id
int64
2
19.8M
revid
stringlengths
1
8
url
stringlengths
37
44
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
2
259k
9,045
914225
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9045
Protein liên kết hộp TATA
Prôtêin liên kết hộp TATA là một loại prôtêin đặc hiệu chỉ liên kết với đoạn nuclêôtit có trình tự "TATA..." trên vùng khởi động của gen gọi là hộp TATA (TATA box). Sự liên kết của prôtêin này góp phần quyết định bước đầu cho quá trình phiên mã xảy ra được hay không kể cả ở sinh vật nhân thực và vi khuẩn (nhân sơ). Thuật ngữ này dịch từ nguyên gốc tiếng Anh "TATA-box Binding Protein" và do đó viết tắt là TBP. Bạn chú ý rằng chữ tắt này chỉ dùng và hiểu theo nội hàm trên trong lĩnh vực sinh học, bởi vì trong tiếng Anh hiện nay thì TBP có hơn 100 nghĩa khác nữa. Ngoài ra, trong sinh học phân tử, thì TBP còn là ký hiệu của gen mã hoá prôtêin này, tức là gen mã hoá TATA-box binding protein. Chẳng hạn ở người, các nhà nghiên cứu đã xác định được gen TBP ở lô-cut gen 6q27 (hình 2). TBP (TATA-box binding protein) có nhiều loại khác nhau và được chia thành nhiều họ, dù ở cả sinh vật nhân thực và vi khuẩn (nhân sơ) đều có, nhưng cấu trúc và hoạt động khác nhau rất nhiều, tuy nhiên đều có chức năng giống nhau là: TBP góp phần quyết định bước đầu cho enzym RNA-pôlymêraza tiến hành quá trình phiên mã, từ đó gen mới biểu hiện và sự sống trong tế bào mới tiếp diễn. Sơ đồ trên cùng của hình 1 mô tả hộp TATA trong quá trình tiền khởi đầu phiên mã nhân thực là đoạn màu vàng, các yếu tố phiên mã TF (Trannscription Factor) là các mảnh màu tím, enzym RNA pôlymêraza là hình trứng màu hồng, là sơ đồ tổng quát chung cho phiên mã nhân thực. Hộp TATA thường nằm ở vị trí 25 - 35 bp trước vị trí bắt đầu phiên mã. Hộp TATA không chỉ xác định hướng phiên mã của Pol (RNA-pôlymêraza), mà còn chỉ rõ cho nó mạch đơn nào của gen là khuôn mà Pol cần đọc để phiên. Chính TBP (mảnh màu đỏ) là "người" đầu tiên nhận ra TATA, liên kết với vị trí này và "lôi kéo" các prôtêin khác (màu tím) vào, từ đó hình thành ra phức hợp tiền khởi đầu phiên mã giúp Pol chuẩn bị vào giai đoạn khởi đầu phiên mã. Cấu tạo. Các thí nghiệm ở "S. cerevisiae" đã chỉ ra rằng sự chiếm chỗ TBP của một số chất kích thích Pol II có tương quan với hoạt động phiên mã và sự gắn kết của TBP được kích thích bởi các chất kích hoạt và các yếu tố phiên mã chung. TBP liên kết không chỉ với hộp TATA, mà còn giúp cả ba loại Pol (Pol I, Pol II và Pol III) hoạt động trên gen không có hộp TATA. Danh sách. Một số loại TBP đã được nghiên cứu, thuộc họ prôtêin này liệt kê ở bảng sau:
9,054
763210
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9054
Gái mại dâm
Gái mại dâm, gái bán dâm (từ bình dân là "ca ve", "gái", "gái đĩ", "gái điếm", "gái bao", "gái "ngành"", "phò", "gái bán hoa", "gái đứng đường", ...) là những phụ nữ phục vụ đàn ông thỏa mãn hành vi tình dục, thường là ngoài hôn nhân để được trả tiền hoặc được hưởng các lợi ích vật chất khác. Ước tính tại Đức cho thấy gái mại dâm chiếm 96% số người bán dâm, chỉ có 4% là nam giới (số nam giới này lại chủ yếu phục vụ đồng tính nam), bởi số phụ nữ đi mua dâm là rất ít so với nam giới. Do vậy khi nói về mại dâm, người ta thường chỉ liên tưởng tới gái bán dâm mà bỏ qua bộ phận nhỏ nam giới bán dâm. Các quan niệm xã hội cho rằng đa số gái mại dâm đi bán dâm là do thu nhập cao và yêu cầu ít lao động, số còn lại là do nguyên nhân khác như hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc bị lừa đảo, lôi kéo, các hoạt động buôn người hoặc nghiện ma túy, nghiện tình dục... Tại Việt Nam, theo công bố của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam năm 2012, trên 53% gái bán dâm tại 3 thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh cho biết nguyên nhân chủ yếu khiến họ bán dâm là do thu nhập cao và 25% số người hoạt động mại dâm tự tìm tới công việc này, có cả những cô gái nhà khá giả nhưng bị cha mẹ quản lý tiền chặt chẽ, muốn có tiền ăn chơi nên tự đi bán dâm. Cũng theo thống kê năm 2012, sau khi thực hiện khảo sát tại 3 thành phố trên, hoàn cảnh gia đình của gái mại dâm phần lớn ở mức trung bình, với 42,4% có gia cảnh nghèo, 55,2% có gia cảnh trung bình và 2,4% có gia đình khá giả. Một số diễn viên, người mẫu, ca sĩ... có thu nhập cao nhưng vẫn đi bán dâm để kiếm tiền thật nhanh, một số còn kiêm luôn vai trò "tú bà", chăn dắt và môi giới mại dâm... Về luật pháp, đa số các quốc gia nghiêm cấm hành vi mại dâm. Một số nước chấp nhận hành vi mại dâm nhưng phải nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước, tuy nhiên việc thực hiện quản lý Nhà nước thường không đạt hiệu quả, mại dâm chủ yếu vẫn nằm dưới sự khống chế của xã hội đen và tiếp tục là vấn nạn gây nhức nhối tại các nước này. Một số nước sau một thời gian hợp pháp hóa mại dâm càng khiến tệ nạn này lan tràn thêm, lại phải quay về biện pháp cấm hoàn toàn mại dâm (như Thụy Điển, Na Uy và Hàn Quốc). Tên gọi. Do sự đa dạng về hình thức hoạt động nên đã xuất hiện những tên gọi khác nhau để chỉ đến gái mại dâm. Trong tiếng Việt có nhiều tên gọi khác nhau để nói về đối tượng này như: "gái", "gái ăn sương", "gái ngành", "gái làng chơi", "gái bán hoa", "đĩ", "gái bán dâm", "gái lầu xanh", "gái điếm", "gái giang hồ", "gái bao", "gái gọi", "cave" (được Việt hóa từ tiếng Pháp "cavalière", nghĩa là "bạn nhảy nữ" hay "gái nhảy"), "gái làm tiền", "hàng", "phò", "phạch", "bớp", "gà lạc", "em út"... Một số từ điển dùng cụm từ "gái mãi dâm" thay cho "gái mại dâm", tuy nhiên nếu cho rằng cụm từ mãi, mại có nguồn gốc từ chữ Hán thì mãi là mua, mại là bán (thương mại là buôn bán chẳng hạn) thì dùng cụm từ "gái mại dâm" chính xác hơn. Đặc biệt, trong tiếng Việt có một từ khá đặc biệt là "kỹ nữ", từ này có thể dùng để chỉ gái bán dâm, nhưng cũng có thể dùng để chỉ những phụ nữ "bán nghệ không bán sắc" (tức là phụ nữ mua vui cho đàn ông bằng nghệ thuật chứ không bán dâm, tương tự như geisha ở Nhật Bản). Từ lóng. Vào đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam, ngành hát cô đầu, tức hát ả đào, có khi được dùng trá hình làm nơi bán dâm. Những ca nhi loại này được gọi là "cô đào rượu" để phân biệt với "cô đào hát" là những ca nhi không bán dâm. Một số gái mại dâm để lại số điện thoại tại các nhà hàng, quán cà phê, quán ăn, spa, khách sạn... hoặc chủ chứa, môi giới... Khi khách làng chơi có nhu cầu thì sẽ gọi điện cho họ đến phục vụ. "Gái gọi" ra đời từ đó. Khi phụ nữ đi "bán thân" thì có nghĩa họ bị coi như hàng hóa và vì thế gái mại dâm còn được gọi khinh miệt (nhưng cũng đúng với bản chất hành vi của họ) là "hàng". Ở những địa phương khác nhau có thể có những cách gọi khác nhau để nói về gái mại dâm. Ở Quảng Bình chẳng hạn, người ta gọi gái mại dâm là "gà" hay "gà công nghiệp" (ví dụ, "hắn bị nhiễm HIV do thường xuyên đi "đá gà""). Những gái đứng đường ăn sương vào ban đêm được gọi là "bò lạc". Những gái mại dâm hoạt động ở những bãi biển được gọi là "ghẹ" ("ghẹ 2 chân"). Do gái mại dâm chủ yếu hoạt động vào ban đêm, họ còn được gọi là "bướm đêm". Mánh lới. Không chỉ bán dâm, gái làng chơi còn có những mánh khóe đánh vào tâm lý khách mua dâm để bòn rút, làm sao cho khách làng chơi mê mẩn mà đổ hết tiền bạc vào trò chơi hương phấn. Theo truyện "Kim Vân Kiều" của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) thì gái bán dâm có những mánh lới là: Đây là những mánh khóe có từ thời xưa, hiện nay những mánh này đổi khác và tinh vi hơn, nhưng mục tiêu thì vẫn vậy: cốt bòn rút được càng nhiều tiền càng tốt, cho tới khi khách cạn tiền mới thôi. Vì những mánh lới giả dối này nên dân gian đã có những câu như "Gái đĩ già mồm", "Không nghe cave kể chuyện, không nghe con nghiện trình bày". Nguyên nhân. Gái mại dâm tồn tại trong xã hội vì nhiều lý do: một số bị bọn buôn người lừa gạt ép buộc vào nhà chứa, một số do hoàn cảnh kinh tế phải hành nghề mại dâm để tồn tại, số khác tự nguyện làm mại dâm vì muốn hưởng thụ, kiếm tiền nhanh, không phải lao động nặng nhọc mà có thu nhập cao. Tại Việt Nam, theo khảo sát của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam, có tới 53% số người hành nghề mại dâm là tự nguyện do muốn có thu nhập cao mà không phải làm việc vất vả, hoặc do cần tiền hút ma túy (51% gái mại dâm được khảo sát nghiện ma túy), trong đó có cả những cô gái nhà khá giả nhưng bị cha mẹ quản lý tiền chặt chẽ, muốn có tiền ăn chơi đua đòi nên tự bước vào nghề mại dâm. 57,6% có gia cảnh trung bình hoặc khá giả chứ không hề nghèo. 27,6% đi bán dâm là do nghe bạn bè rủ rê, 63,9% cho biết bị lôi kéo bởi chính những gái mại dâm khác, chỉ có 6% là do bị lừa hoặc cưỡng bức. Một số gái mại dâm còn là người mẫu, diễn viên, hoa hậu... có thu nhập cao, nhưng vì muốn ăn chơi xa hoa mà đi bán dâm. Như người mẫu bán dâm Hồng Hà nói: "Em định làm một thời gian khi nào mua được nhà lầu, xe ôtô thì sẽ dừng lại". Tuy nhiên, ở Việt Nam cũng có nhiều tình trạng hiếp dâm, buôn người, ép buộc bán dâm. mà thiếu số liệu thống kê minh bạch. Theo quy luật có "cầu" thì có "cung", một trong những nguyên nhân xuất phát từ nhu cầu thỏa mãn tình dục của một số đàn ông có tiền nhưng thiếu đạo đức lại "ham của lạ", muốn tìm "cảm giác mới", nên gái mại dâm có điều kiện tồn tại và phát triển. Cùng sự phát triển của các ngành giải trí khác và du lịch, mại dâm cũng lan tràn theo. Một minh họa điển hình cho quy luật "cung" - "cầu" về mại dâm là hiện tượng tại các vòng chung kết World Cup, Euro gần đây, gái mại dâm đổ về nước đăng cai để đón một lượng khách là nam giới - các cổ động viên và khán giả chủ yếu của môn bóng đá - vì lượng "cầu" tại nơi này tăng đột biến, sẽ thu được nhiều khách hơn. Một tuyên truyền viên chống HIV cho biết: "Tôi đã tiếp xúc với rất nhiều gái mại dâm, số cô mà tôi đã gặp, đã trò chuyện, chắc phải đến đôi trăm. Trong số đó, có lẽ chỉ 1/10 là hoàn cảnh thực sự quá khó khăn, buộc phải làm gái. Còn lại, đa số là lười lao động, thích chưng diện, thích ăn sung mặc sướng... Với những người đó, tôi không thể thông cảm hay xót xa được..." Có gái mại dâm mới 16 tuổi khi bị bắt đã trả lời rằng: "Ở nhà mỗi lần xin 5-10 ngàn đi chơi game mà ông bà già cứ cằn nhằn nên em mới đi làm kiếm tiền chơi, khỏi bị cằn nhằn nhức đầu" ! Luật pháp. Ở đa số các nước (khoảng 160/207 nước), mại dâm bị nghiêm cấm. Ở một số ít nước như Hà Lan, Đức, Áo, Peru, Colombia, Bangladesh, việc mua bán dâm được pháp luật thừa nhận, vì vậy gái mại dâm và hoạt động mua bán dâm tồn tại một cách công khai nhưng phải ở những địa điểm quy định và không được tiến hành các hoạt động quảng bá công khai. Ở một số nước khác như Bỉ, Pháp, Tây Ban Nha, việc mua bán dâm không có bộ luật nghiêm cấm nhưng có những bộ luật khác để triệt tiêu điều kiện hoạt động của mại dâm (như nhà chứa, môi giới, quảng cáo...), nên về cơ bản mại dâm vẫn là bất hợp pháp. Nhưng dù sao, mại dâm vẫn là một loại tệ nạn xã hội và chính phủ các nước này vẫn tìm cách ngăn chặn. Ví dụ như tại Pháp, chính phủ vẫn đề ra những biện pháp ngăn chặn nạn mại dâm (bán dâm) bằng cách phạt tiền và phạt tù những người mua dâm (mãi dâm). Theo quy định của Pháp, Những người mua dâm sẽ phải chịu án phạt 6 tháng tù giam và phạt tiền 3.000 Euro (tương đương 2.580 bảng Anh hoặc 4.000 Đô la Mỹ). Theo luật hiện hành của Pháp, hoạt động mại dâm sẽ bị truy tố khi gây rối trật tự công cộng hoặc trở thành có tổ chức (hoạt động kiểu nhà chứa). Người môi giới mại dâm có thể bị phạt tù 7 năm. Nghị sĩ Guy Geoffroy nói rằng, cứ 10 gái bán dâm thì có chín người là nạn nhân của bọn buôn người, nên mại dâm sẽ được xem xét dưới góc độ bạo lực chống lại phụ nữ. Năm 1999, chính quyền Thụy Điển đã đưa ra biện pháp mới để ngăn chặn mại dâm vốn là bất hợp pháp tại nước này. Đó là thay vì xử lý gái bán dâm thì chính phủ sẽ xử phạt nặng những hành vi mua dâm, qua đó từng bước xóa bỏ tệ nạn mại dâm đang lan tràn. Biện pháp này thu được hiệu quả tốt, và năm 2006, chính phủ Ireland và Phần Lan đã học theo mô hình này. Tại Anh, hoạt động mại dâm về bản chất là bất hợp pháp, kể cả các hoạt động liên quan (như là gạ gẫm bán dâm). Tại tất cả các bang ở Mỹ, mại dâm là hoạt động bất hợp pháp, trừ bang Nevada Tại Hàn Quốc, mại dâm từng được các chính phủ quân phiệt thân Mỹ cho tồn tại hợp pháp để phục vụ cho quân đội Hoa Kỳ đồn trú ở đây. Sau khi chính phủ quân phiệt sụp đổ, để chuẩn bị cho Olympic Seoul 1988 và giúp hình ảnh của Hàn Quốc khỏi bị hoen ố trên bình diện quốc tế, chính phủ mới của Hàn Quốc đã tuyên bố xóa sổ mại dâm. Mặc dù vậy, ngành này vẫn tồn tại ngấm ngầm cho tới bây giờ dưới nhiều hình thức khác nhau... Chính phủ Hàn Quốc đã đề ra những hình phạt nặng cho tội mua bán dâm, nhờ vậy tệ nạn mại dâm năm 2007 đã giảm gần một nửa so với 2002. Thái Lan là một ví dụ khá đặc biệt, mại dâm bị cấm nhưng các nhà chứa vẫn hoạt động công khai dưới bảo kê của mafia và sự làm ngơ của chính quyền, đến nỗi nhiều người lầm tưởng mại dâm ở Thái Lan là hợp pháp. Nguyên nhân là năm 1967, Mỹ đã ký một hiệp định với Thái Lan để cung cấp mại dâm cho lính Mỹ. Bằng việc hy sinh thân xác và nhân phẩm của phụ nữ Thái Lan, một luồng tiền đã đổ vào nền kinh tế Thái. Liên tục từ năm 1962 tới 1976, gần 700.000 lính Mỹ được đưa tới các nhà thổ ở Thái Lan mỗi năm để giải tỏa căng thẳng của chiến tranh. Kritaya Archavanitkul, nhà hoạt động vì quyền con người Thái Lan, nói: Chuwit Kamolvisit, được coi là "ông trùm của mại dâm" ở Thái Lan, nói rằng ông đã hối lộ khoảng 1,5 triệu bảng Anh (khoảng 3 triệu đôla) trong suốt 10 năm cho các chính khách và cảnh sát để họ làm ngơ cho việc kinh doanh tình dục của mình. Theo UNODC, Thái Lan là một điểm đến hàng đầu cho các nạn nhân của tệ nạn buôn người làm nô lệ tình dục. Năm 2006, một nô lệ như vậy đã trốn thoát sau khi bị buộc phải giết hại chủ chứa, và đã đứng ra tố cáo một đường dây mại dâm do Mafia Nhật (Yakuza) kiểm soát. Tại Úc, tình hình buôn người và tội phạm có tổ chức đã trở nên tồi tệ hơn khi mại dâm được hợp pháp hóa. Bà Sheila Jeffeys, giáo sư về Chính trị Giới tính - Bộ môn Khoa học Xã hội và Chính trị của trường Đại học Melbourne, gọi tình hình đang diễn ra ở đây là "cuộc thử nghiệm thất bại của việc hợp pháp hóa mại dâm". Bà nói: Tiến sĩ Janice G. Raymond, thuộc Ủy ban phòng chống buôn bán phụ nữ quốc tế (CATW), thông qua số liệu thực tế tại các nước đã hợp pháp hóa mại dâm, đã liệt kê 10 thất bại và tác hại của biện pháp này, đặc biệt với gái bán dâm: Cuối cùng bà kết luận: "Hợp pháp hóa mại dâm chỉ làm trầm trọng thêm những vấn nạn của nó. Đó chỉ là sự thoái thác trách nhiệm của chính phủ trước những vấn nạn mà mại dâm gây ra cho con người và xã hội". Còn ở đa số các nước, mại dâm bị nghiêm cấm. Tuy nhiên do sự quản lý của nhà nước chưa đủ mạnh, quy định của pháp luật chưa được thực thi một cách hiệu quả, trình độ văn hóa thấp và sự tha hóa đạo đức của một bộ phận dân cư, và các nguyên nhân khách quan khác dẫn đến hiện tượng mại dâm và gái mại dâm vẫn ngầm tồn tại với nhiều biến tướng. Đối tượng. Phân loại. Đối tượng hành nghề mại dâm đủ các độ tuổi và nghề nghiệp khác nhau. Tại đa số các nước, tệ nạn mại dâm không được pháp luật và đạo đức thừa nhận. Vì thế, gái mại dâm thường hoạt động lén lút. Có các loại gái mại dâm công khai và loại hình khác, núp bóng dưới các "vỏ bọc" khác nhau: Ở các nước. Gái mại dâm ở các nước châu Âu hiện nay đa số là người nước ngoài. Trong số 25.000 đến 30.000 gái mại dâm ở Hà Lan có đến 15.000 là người nước ngoài. Phần lớn gái mại dâm Tây Âu đến từ Trung và Đông Âu (Moldavia, Ukraine, Bulgaria, Ba Lan, Romania, Nga) và châu Phi (phân nửa là người Nigeria), và là nạn nhân của bọn buôn người. Riêng tại Hàn Quốc, hầu hết những khu đèn đỏ đều từ chối phục vụ khách nước ngoài, đặc biệt là khách phương Tây. Trừ ngoại lệ đối với những người nước ngoài nói giỏi tiếng Hàn, những cô gái bán dâm ở Hàn Quốc tiếp đón khách phụ thuộc vào quốc tịch của họ. Về mặt pháp luật, chỉ có loại 1 và loại 2 bị coi là hoạt động "bất hợp pháp" và bị xử lý khi bị "bắt quả tang" hành nghề. Đối tượng loại 3 thường chỉ bị lên án về đạo đức vì bề ngoài họ là những người hành nghề hợp pháp và chỉ quan hệ với một hoặc một số ít người đàn ông trong một thời gian khá dài. Nơi sinh sống và làm việc của họ cũng như những người lương thiện khác chứ không thuộc diện nhạy cảm như nhà nghỉ, quán gội đầu, massage... Đôi khi, những đối tượng loại 3 phải tìm tới nơi hành nghề như đối tượng loại 2, lộ diện là những "gái gọi" đi khách, điển hình ở Việt Nam là các diễn viên, người mẫu, ca sĩ Yến Vy, Kim Tính, Hồng Hà, Võ Thị Mỹ Xuân... Một số còn kiêm luôn vai trò "tú bà", chăn dắt và môi giới mại dâm... Theo số liệu của Cục Phòng chống tệ nạn xã hội Việt Nam, có ít nhất 30% đến 40% số gái bán dâm trên toàn thế giới nhiễm HIV/AIDS và tỷ lệ gái mại dâm nhiễm HIV cao thứ 3 trong các nhóm đối tượng chỉ sau tiêm chích ma túy và nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới. Đánh giá tại Hội nghị tổng kết phòng, chống mại dâm giai đoạn 2006 - 2010 của Việt Nam cho thấy: hiện trên cả nước ước tính có gần 31.000 người bán dâm; gái bán dâm ngày càng trẻ hóa, từ 16 - 18 tuổi chiếm 15,3%, từ 25 - 35 tuổi chiếm 35% và đông nhất là lứa tuổi rất trẻ: từ 18 - 25 tuổi chiếm 42%. Đầu năm 2012, Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ LĐ-TB&XH đưa ra thống kê: Cả nước hiện có trên 73.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ "nhạy cảm" với trên 48.000 nữ nhân viên phục vụ, trong đó có 2.788 cơ sở và 3.212 nữ nhân viên nghi hoạt động mại dâm. Kết quả nghiên cứu năm 2001 ở Việt Nam cho biết tần suất quan hệ tình dục của gái mại dâm là 60 lần mỗi tháng, trong đó 51% gái mại dâm có liên quan tới ma túy và 27% nhiễm HIV. Khảo sát của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam cho biết, vào thời điểm đầu năm 2012, thu nhập trung bình của gái mại dâm đạt 10,6 triệu đồng/tháng, chưa kể các khoản phụ khác, cao gấp 2,5 lần thu nhập trung bình của nhóm 20% người có thu nhập cao ở Việt Nam. Trung bình một ngày gái mại dâm làm việc 6 giờ, một tháng làm việc khoảng 19 ngày. Trình độ của gái mại dâm tại Việt Nam hiện nay đã cao hơn trước, nếu trước đây nhiều người thất học thì hiện nay gần 50% có trình độ trung học cơ sở (cấp 2) trở lên. Trên 53% gái bán dâm thú nhận nguyên nhân chủ yếu khiến họ bán dâm là do thu nhập cao, trong khi bản thân họ lười lao động lại thích hưởng thụ, trong đó có cả những cô gái nhà khá giả nhưng bị cha mẹ quản lý tiền chặt chẽ, muốn có tiền ăn chơi nên tự bước vào mại dâm. Một bộ phận khác bán dâm chỉ để có tiền thỏa mãn cơn nghiện ma túy. Hơn một nửa ý thức được tác hại của mại dâm, nhưng vẫn có 34,9% muốn tiếp tục bán dâm trong khoảng 3 năm tới vì muốn duy trì khoản thu nhập cao này trong khi bản thân đã quen tiêu xài phung phí. Tuy vậy, phần lớn thu nhập kiếm được lại được ném vào nghiện ngập, hút chích, vũ trường nên "tiền vào thì nhanh mà ra cũng nhanh". Hoàn lương. Những phụ nữ bán dâm, khi từ bỏ con đường này làm những nghề hợp pháp, được xã hội chấp nhận thì gọi là "hoàn lương". Vương Thúy Kiều trong 'truyện Kiều' đã 2 lần hoàn lương từ lầu xanh khi lấy Thúc Sinh và Từ Hải. Nhiều gái mại dâm sau khi vào trại cải tạo được học nghề và lao động chân chính để kiếm sống, có người hoàn lương và lập gia đình. Trong dân gian Việt Nam có câu: "Lấy đĩ làm vợ chứ không lấy vợ làm đĩ" tỏ sự cảm thông nếu gái mại dâm thực sự muốn trở về với cộng đồng trong cuộc sống lương thiện, từ bỏ được con đường ô nhục và sống tốt. Tại Việt Nam có các Trung tâm phục hồi nhân phẩm, gái mại dâm nếu bị bắt sẽ được đưa vào đó giáo dục, dạy nghề để sau này có nghề nghiệp mưu sinh, không phải quay lại con đường cũ. Có gái mại dâm tâm sự: "Bao nhiêu tiền kiếm được, em lại ném vào nghiện ngập, hút chích. Bây giờ bị bắt đưa vào đây rồi, được quản lý trại tạo công ăn việc làm, em mới thấm thía giá trị của đồng tiền kiếm được bằng nghề lương thiện". Tuổi đời. Vì mại dâm phụ thuộc vào nhan sắc để hấp dẫn khách, những gái mại dâm khi luống tuổi và không hoàn lương phần lớn gặp bi kịch. Một số trở thành chủ chứa, tức Tú Bà, còn phần lớn gái bán hoa già đều chịu đựng nỗi đau đớn khi bị những người thân, gia đình, con cái và bạn bè ruồng rẫy. Tại Mexico, người ta đã xây dựng những ngôi nhà từ thiện làm nơi cư trú cho các gái mại dâm cao tuổi không nơi nương tựa từ năm 2006. Trong nghệ thuật. Tuy mại dâm bị kỳ thị ngoài xã hội, nhưng kết cục bi đát của những phụ nữ mại dâm (bị xa lánh, chết mà không có chồng con, không người thân thích) vẫn được sự xót xa từ một số người, điển hình là câu thơ mà Nguyễn Du viết trong "Truyện Kiều": Văn chương. Gái mại dâm là chủ đề của nhiều tác phẩm văn học, nhất là các chủ đề bi kịch hoặc châm biếm (như Marguerite trong "Trà hoa nữ" đã gây nên niềm cảm thương cho nhiều thế hệ độc giả), hay như "Làm đĩ" của Vũ Trọng Phụng được viết với lời kể của một cô gái nói về con đường dẫn đến mại dâm của mình. Bên cạnh đó cũng có một số tác phẩm viết vì hứng thú, như "120 days of Sodom" của Hầu tước Sade, một tác phẩm về vụ bạo dâm với kỹ nữ bị Raymond Josue Seckel nhận xét là "đáng kinh tởm"; "Xin lỗi em chỉ là con đĩ" viết về Hạ Âu - một cô gái điếm với tấm lòng bao dung, cao cả, sẵn sàng hy sinh vì người mình yêu. Thơ. Gái mại dâm là một nguồn cảm hứng đối với các nhà thơ. Một số thi sĩ viết về những cô kỹ nữ và những mối tình một cách đầy say đắm, không e ngại và lắm khi tả cảm giác thất tình với kỹ nữ. Thi hào Nguyễn Du trong bài "Văn tế thập loại chúng sinh" tỏ lời thương hại cho những người đàn bà vướng vào cái nghiệp oan trái: Ngược lại, nhà thơ Pháp Charles Baudelaire làm nhiều bài thơ về gái điếm, nhưng ông ít khi tỏ ý thương xót và coi đó là cái giá mà họ phải trả khi đưa mình vào chốn ô nhục. Thi sĩ Đỗ Mục đời nhà Đường, Trung Quốc nổi tiếng ăn chơi một thời, thường hay làm thơ nhắc đến kỹ nữ: "Thương nữ bất tri vong quốc hận, Cách giang do xướng Hậu đình hoa" (Kỹ nữ đâu biết hận vì mất nước, bên sông vẫn hát Hậu đình hoa), trong bài "Khiển hoài" của ông có gợi nên dư vị về những cuộc tình chóng vánh ở chốn lầu xanh: Tạm dịch: Một thi sĩ đời nhà Đường khác là Bạch Cư Dị có bài "Đại mại tân nữ tặng chư kỹ" (Thay lời chị bán củi tặng các kỹ nữ), nhìn nhận các kỹ nữ với thái độ khác - sự coi thường các cô gái kỹ nữ "ăn trắng mặc trơn" khi thấy hình ảnh họ đối lập với những phụ nữ lao động nặng nhọc, vất vả lam lũ: Tản Đà dịch: Nhà thơ Xuân Diệu của Việt Nam cũng có bài thơ "Lời kỹ nữ" rất nổi tiếng, có những câu rất cảm động về tâm trạng người kỹ nữ: Nguyễn Khuyến có bài "Đĩ cầu Nôm" để châm biếm như sau: Tú Xương thì có bài hài hước "Tết tặng cô đầu":
9,057
877710
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9057
Mãi dâm
Mãi dâm, hay mua dâm, là hành động dùng tiền bạc, vật chất hay quyền lợi để đổi lấy các hoạt động tình dục ngoài hôn nhân. Đây là một hành động bất hợp pháp ở nhiều nơi trên thế giới. Từ nguyên. "Mãi dâm" (買淫) thường bị nhầm với "mại dâm" (賣淫). Theo nghĩa chữ Hán, "mãi" (買) là "mua", "mại"(賣) là "bán", do đó "mãi dâm" là hành vi mua dâm, người mua dâm là "khách mãi dâm". người bán dâm là "người mại dâm". Một trường hợp nhầm lẫn tương tự là khuyến mại và "khuyến mãi". Lịch sử. Ngay từ thời xa xưa, mãi dâm đã có, xuất phát từ nhu cầu giải quyết sinh lý hoặc tâm lý "ham của lạ" của đàn ông, và tâm lý thích nương tựa vật chất nơi một số phụ nữ kém cỏi hoặc muốn kiếm tiền nhanh chóng. Nó luôn luôn gắn liền với hoạt động mại dâm. Sức khỏe. Ngay cả khi có sử dụng các biện pháp an toàn tình dục thì khả năng mắc bệnh hoa liễu khi mua bán dâm vẫn rất cao. Ví dụ, dù có sử dụng bao cao su, tỉ lệ rủi ro lây nhiễm bệnh vẫn vào khoảng 8-9% (do rách, tuột hoặc do tinh dịch thẩm thấu qua màng cao su).. Đặc biệt, dù có sử dụng bao cao su, nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS trong mỗi lần quan hệ vẫn lên tới 15-33% vì kích thước virus rất nhỏ, có thể xâm nhập được qua bao cao su (nếu bao chất lượng thấp thì tỷ lệ lây nhiễm còn cao hơn nữa).. Điều này càng trở nên nguy hiểm khi nhiều người lầm tưởng rằng sử dụng bao cao su thì sẽ ngăn ngừa được tuyệt đối nguy cơ lây nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, nhiều bệnh như Chlamydia, viêm gan, nấm, sùi mào gà... lây nhiễm rất phức tạp qua cả đường miệng, quần áo, khăn tắm, ga đệm... nên bao cao su cũng không thể phòng tránh. Nhiều bệnh như lậu mủ, Herpes sinh dục, HPV... dù không chết người nhưng cũng không thể chữa khỏi, sẽ để lại di chứng lâu dài và nặng nề (nhất là khi mang thai sẽ lây cho đứa con). Kết quả nghiên cứu năm 2001 ở Việt Nam cho biết 51% gái mại dâm nghiện ma túy và 27% bị nhiễm HIV, chưa kể các bệnh khác như viêm gan, bệnh lậu, giang mai... Theo Cục Phòng chống TNXH Hà Nội, ở đây có khoảng 7.000 gái mại dâm, trong đó 2.000 là gái đứng đường, 80% số này nghiện ma tuý và nhiễm HIV. Đáng báo động, do tâm lý buông xuôi khi biết mình đã nhiễm bệnh, tỷ lệ gái mại dâm sử dụng bao cao su ở nhóm gái mại dâm nhiễm HIV chỉ có 23,3%.. Theo thống kê của Bộ Y tế, năm 2000 chỉ có 25.000 khách làng chơi nhiễm HIV từ gái bán dâm nhưng 5 năm sau đó đã lên tới 60.000. Mãi dâm tại Việt Nam. Mãi dâm cũng như mại dâm tại Việt Nam bị cho là tệ nạn xã hội, là bất hợp pháp. Hành vi mua dâm sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Trường hợp mua dâm nhiều người cùng một lúc sẽ bị phạt nặng hơn, từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
9,060
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9060
Mại dâm
Mại dâm, hay mua bán dâm, là hoạt động dùng các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân giữa người mua dâm và người bán dâm (gái mại dâm/mại dâm nam) để trao đổi lấy tiền bạc, vật chất hoặc một số quyền lợi và ưu đãi nào đó. Nhà chứa là các tòa nhà chuyên dành cho hoạt động mại dâm. Mại dâm hộ tống là mua bán dâm tại nhà của khách hàng hoặc tại khách sạn thuê riêng. Ngoài ra còn một dạng khác là mại dâm đứng đường, tức là chào mời mua bán dâm trên đường phố. Hầu hết khách mua dâm là nam giới và người bán dâm là nữ giới, tuy vậy người bán dâm và mua dâm có thể thuộc bất kỳ giới tính và thiên hướng tình dục nào. Người bán dâm được gọi là gái mại dâm/mại dâm nam, hoặc dùng từ trung lập là người lao động tình dục. Mại dâm là một nhánh của công nghiệp tình dục, cùng với phim ảnh khiêu dâm, múa thoát y và nhảy gợi tình. Tùy theo văn hóa và luật pháp ở từng quốc gia, mại dâm có thể là hợp pháp hay bất hợp pháp, là một tội phạm cho đến mức là một ngành kinh doanh có quản lý. Tổng doanh thu hàng năm của mại dâm trên toàn cầu ước tính là trên 100 tỷ USD. Trong tổng số 221 quốc gia và vùng lãnh thổ, có 20 nước xem mại dâm là hợp pháp, 41 nước không có bộ luật cấm mại dâm nhưng có các bộ luật khác để cấm các hoạt động như nhà chứa, môi giới, quảng cáo mua bán dâm... Khoảng 160 quốc gia còn lại đã ra những văn bản luật cấm các hình thức mại dâm. Tại khu vực châu Á, tất cả các quốc gia (trừ Bangladesh) đều coi mại dâm là bất hợp pháp (một số người nghĩ rằng mại dâm ở Thái Lan là hợp pháp, nhưng thực ra luật nước này coi mại dâm là bất hợp pháp). Có những quan điểm cho rằng mại dâm là một hình thức bóc lột hoặc bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, giúp tạo ra động lực cho việc buôn người phát triển. Trong 30 năm, mại dâm từng là hợp pháp ở Thụy Điển, nhưng từ năm 1998 đã bị xem là bất hợp pháp, sau khi nước này xét thấy hợp pháp hóa mại dâm càng khiến nó lan tràn ngoài tầm kiểm soát, trong khi tổn hại về giá trị đạo đức xã hội lại quá lớn. Một số nhà phê bình về mại dâm là những người ủng hộ cách tiếp cận của Thụy Điển, cũng đã được Canada, Iceland, Cộng hoà Ireland, Bắc Ailen, Na Uy và Pháp thông qua, theo đó luật pháp các nước này coi việc mua dâm là hành vi bạo hành giới và sẽ phạt nặng người mua dâm. Trong văn hóa và xã hội. Mại dâm bắt nguồn từ tiếng Latinh là prostituere, có nghĩa là "bày ra để bán". Trong Xã hội học và Tội phạm học, theo nghĩa rộng, mại dâm có thể được định nghĩa như việc trao đổi sự thỏa mãn tình dục để lấy tiền hoặc bất cứ một giá trị vật chất nào. Theo nhà xã hội học Pháp Émile Durkheim thì mại dâm cũng giống như nạn tự sát, là dấu hiệu của một xã hội rối loạn kỷ cương và suy đồi về đạo đức. Karl Marx và Lenin xem mại dâm là sự buôn bán xác thịt con người, phản ánh sự tha hóa đạo đức và áp bức bóc lột xuyên suốt lịch sử từ chế độ nô lệ, phong kiến cho tới chủ nghĩa tư bản, là điều cần phải xóa bỏ trong chủ nghĩa xã hội vốn chú trọng đạo đức và công bằng. Các tổ chức nữ quyền phản đối mại dâm, xem nó là điển hình của sự bóc lột, chà đạp nhân phẩm phụ nữ và thể hiện sự thống trị của nam giới với phụ nữ, là kết quả của các trật tự xã hội gia trưởng, trong đó phụ nữ bị coi là công cụ thỏa mãn dục vọng cho nam giới. Tổ chức vận động phụ nữ châu Âu, tổ chức liên hiệp phụ nữ lớn nhất Liên minh châu Âu (EU), phụ trách các chương trình thúc đẩy quyền bình đẳng cho phụ nữ - đã lên án mại dâm là "một hình thức không thể chấp nhận của bạo lực chống lại phụ nữ". Trong thập niên 1920, dưới thời Pháp thuộc, mại dâm được thực dân Pháp tổ chức hợp pháp để thu lợi nhuận. Năm 1924, nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc viết báo lên án: "Hai tệ nạn: Đa thê và mại dâm, nay được tổ chức theo kiểu châu Âu", và "Nước Pháp núp sau lá cờ ba sắc tự do - bình đẳng - bác ái, đang đưa vào các thuộc địa của nó rượu, thuốc phiện, mại dâm và gieo rắc nghèo đói, lụi bại và chết chóc cho dân bản xứ bên cạnh sự giàu sang kiếm được bằng cách bất lương của nó" Ngay từ năm 1930, Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương "chống chế độ đa thê, phản đối chính phủ Pháp duy trì và lợi dụng chế độ làm đĩ để thu thuế" Các truyền đơn chống Pháp của Đảng thường đề ra các khẩu hiệu như: chống nạn mại dâm, vận động phụ nữ tham gia vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới văn minh, bình đẳng. Xoá bỏ nạn mại dâm được Đảng Cộng sản xem là một biện pháp để nâng cao địa vị xã hội cũng như tôn trọng phẩm giá của phụ nữ. Năm 2016, Pháp thông qua luật trừng phạt nặng khách mua dâm. Lý giải nguyên nhân Pháp lựa chọn chính sách này thay vì hợp pháp hóa mại dâm, bà Roselyne Bachelot, Bộ trưởng Các vấn đề xã hội Pháp cho hay: "Chúng tôi không thể chấp nhận những việc làm kiểu tùy tiện vui thú trên cơ thể người phụ nữ. Hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh này (mại dâm) khiến nhiều người cho rằng, cơ thể phụ nữ luôn sẵn sàng để làm trò tiêu khiển cho đàn ông". Bà Yael Mellul - Chủ tịch Hiệp hội Phái nữ Tự do và nhà khoa học chính trị, lý giải: "Mua dâm là hành vi quan hệ tình dục bằng cách tạo áp lực lên người khác: áp lực của đồng tiền. Sự hiện diện của đồng tiền là bằng chứng không thể chối cãi được cho thấy một bên không hề tự nguyện trong quan hệ tình dục này, dù về lý thuyết họ có tự nguyện đi chăng nữa. Nói cách khác thì chính phủ Pháp coi mại dâm là một dạng bạo lực tình dục... Ở những nước công nhận mại dâm là một nghề và các nhà chứa được coi như là những cơ sở kinh doanh thì nạn buôn bán phụ nữ diễn ra rất kinh khủng, vì có cầu ắt có cung. Có thể nhìn thấy điều này các nước Đức, Úc, Tây Ban Nha, Hà Lan. Việc buôn bán phụ nữ này không khác gì chế độ buôn bán nô lệ ngày xưa" Công ước Liên hiệp quốc về chống mại dâm. Liên Hợp Quốc trong "Công ước ngăn chặn mua bán người và nạn khai thác mại dâm" quy định những hoạt động mua dâm, ép buộc người khác bán dâm là tội ác. Các nước tham gia Công ước đã ra tuyên bố chung "Mại dâm và các dạng tội ác khác đi kèm là hành vi chà đạp lên phẩm giá và giá trị của con người". Điều 6 Công ước về quyền phụ nữ kêu gọi ngăn chặn mọi hình thức buôn bán và khai thác mại dâm từ phụ nữ. Báo cáo năm 2009 của Liên Hợp Quốc cho thấy 79% nạn nhân của bọn buôn người là để phục vụ mại dâm, và mại dâm đã được coi là "chế độ nô lệ lớn nhất trong lịch sử". Công ước Liên Hiệp quốc về trấn áp buôn bán người và bóc lột mại dâm người khác năm 1949, phê chuẩn ngày 02/12/1949 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, quy định: Mại dâm và tâm lý xã hội. Theo nhà tâm lý học Sigmund Freud, do có sự "thèm muốn nhục dục" (hay còn gọi là "ham của lạ") nên nhiều đàn ông không thể thỏa mãn ham muốn tình dục chỉ với người đàn bà mà họ gắn bó (vợ/người yêu). Họ cần một "ảo giác dâm dục" để đạt được sự hứng thú. Đó là tâm lý "chiếm hữu thật nhiều con giống cái" của "con đực" còn sót lại từ thời nguyên thủy, nếu đạo đức và lý trí của người đàn ông không đủ chế ngự thì nó sẽ bộc lộ ra. Tình yêu, sự gắn bó với vợ khiến họ không có được ảo giác này nên họ muốn tìm đến gái mại dâm. Vì vậy, đối với nhóm đàn ông này, đàn bà chia làm hai loại: một loại để yêu thương và bảo vệ, còn loại kia chỉ là công cụ để thỏa mãn nhục dục. Martin Monto, nhà xã hội học tại Đại học Portland, cho biết: mại dâm thu hút một bộ phận đàn ông, bởi nó là một sự kết hợp giữa "phấn khích" (quan hệ tình dục với người khác ngoài bạn đời của họ) và "mạo hiểm" (về mặt đạo đức, pháp luật, hôn nhân, bệnh hoa liễu...) Khảo sát năm 2011 của tổ chức Prostitution Research & Education với 2 nhóm đàn ông (một nhóm đã từng mua dâm, nhóm kia thì không) đã phát hiện ra rằng "hầu hết những người đàn ông (thuộc cả hai nhóm) biết rằng mại dâm là có hại", đồng thời "những người đàn ông trả tiền cho quan hệ tình dục cũng có tỷ lệ cao hơn là đã từng phạm tội, chẳng hạn như hiếp dâm". Theo "Tuyên ngôn toàn cầu về quyền tình dục" tổ chức tại Hồng Kông năm 1999, tự do tình dục là quyền bất khả xâm phạm của con người. Khi dùng tiền mua dâm, thì có nghĩa là quyền bất khả xâm phạm về tình dục (không vật chất nào chiếm đoạt được) của người bán dâm đã bị người mua dâm tước đoạt chỉ bằng một số tiền, nhiều khi là rất nhỏ. Mại dâm khiến phụ nữ (là đối tượng bán dâm chủ yếu) bị giảm giá trị nhân phẩm đi rất nhiều, vì chỉ cần một số tiền nhỏ là có thể sở hữu tình dục một phụ nữ. Mại dâm đã tách hành vi tình dục của con người ra khỏi yếu tố tình yêu và nghĩa vụ hôn nhân, tức là "đê tiện hóa" hành vi tình dục của con người: người ta làm tình với nhau không phải vì tình yêu mà chỉ vì bản năng bừa bãi như của động vật. Điều này giải thích tại sao nhân loại coi mại dâm là hành vi hạ thấp nhân phẩm của con người. Có một số người cho rằng mại dâm giúp "giải quyết nhu cầu sinh lý", vì vậy cần hợp pháp hóa mại dâm và cho rằng nên coi đây là một "nghề bình thường". Nhưng chính những người này cũng sẽ không muốn lấy một người bán dâm làm vợ/chồng; và cũng không muốn người trong gia đình mình đi mua/bán dâm. Như vậy, thực ra trong suy nghĩ của những người này, họ vẫn coi mại dâm là một việc xấu và gia đình của họ cần tránh xa, việc họ cổ vũ hợp pháp hóa mại dâm chủ yếu là để bản thân họ không bị pháp luật trừng phạt khi mua dâm Giáo sư xã hội học Lê Thị Quý cho rằng: lý do "giải quyết nhu cầu sinh lý" để biện hộ cho hành vi mua bán dâm chủ yếu là sự ngụy biện của những người "khuyết tật về mặt nhận thức, tình cảm". Quan niệm này đang làm "đê mạt hóa" quan niệm về tình dục, bởi "tình dục là hoạt động thiêng liêng khi con người có sự hòa hợp về tinh thần, tình cảm, cảm xúc. Ngược lại, khi mua bán dâm, người ta đã bỏ tiền ra để mua vui trên thân xác phụ nữ mà không tính đến các yếu tố tình cảm, gây hệ lụy xấu cho gia đình, xã hội". Mại dâm trong các tôn giáo. Tất cả những tôn giáo lớn trên thế giới đều lên án mại dâm, coi đây là tội lỗi làm nhơ bẩn phẩm giá con người và các giá trị đạo đức mà xã hội cần hướng tới. Với Hồi giáo, mãi/mại dâm là trọng tội, có thể bị tử hình, nhưng ở nhánh Shia có cách lách luật: "Hôn nhân tưởng thức". Một người đàn ông theo dòng Shia được phép "cưới" một phụ nữ trong một thời gian từ 1 tiếng đồng hồ đến nhiều năm và sau đó phải trả cho người phụ nữ này một phần đã định trước. Ở người theo đạo Hồi Sunni, hình thức hôn nhân này bị cấm bởi nhà tiên tri Muhammad và được xem là mại dâm. Trong Giáo hội Công giáo Rôma, ở Mười điều răn của Thiên Chúa, điều thứ 6 và thứ 9: "Chớ làm sự gian dâm… Chớ ham muốn vợ chồng người" (Xuất hành 20,14,17). Gian dâm bị coi là hành vi đi ngược lại sự công chính của nước Trời, Chúa Giêsu xếp tội này chung với tội ngoại tình và là điều xấu xa nhất xuất phát từ lòng tham của con người, làm con người bị ô uế. Thánh Phao-lô dạy: "Những kẻ dâm đãng, ngoại tình, trụy lạc… sẽ không được nước Chúa làm cơ nghiệp... việc quan hệ với đĩ điếm và tìm sự thỏa mãn tình dục bất chính dưới mọi hình thức đều làm nguy hại nặng nề tới mối quan hệ thần thánh giữa người Kitô hữu và Thiên Chúa." Sách giáo lý ghi: "Mại dâm làm tổn thương phẩm giá của kẻ tham gia. Kẻ mua dâm đã gây ra tội lỗi nghiêm trọng chống lại chính mình: kẻ đó đã vi phạm đức khiết tịnh và làm ô uế chính cơ thể mình, ngôi đền thiêng của Chúa Thánh Linh. Mại dâm là một tai họa cho xã hội." Các nhà kinh điển Nho giáo thì dạy: ""Sóng cồn gió táp tuy nguy hiểm, nhưng cũng không nguy hiểm bằng dục vọng con người. Con người ham muốn nhiều thứ, nhưng không gì làm đắm đuối lòng người bằng tửu sắc (rượu và nữ sắc). Kẻ tiểu nhân thấy nữ sắc thì quên hết Lễ nghĩa liêm sỉ mà hùa với nhau làm bậy, còn Người quân tử thì phải uốn nắn khuyên răn nhau mà tránh cái mầm họa của sắc dục. Người xưa có nói: "Nơi nguy hiểm nhất là ở trên giường ngủ và chốn ăn nhậu. Phải cẩn thận mà tránh."" Khổng Tử từng khuyên Lỗ Ai công: "Vua Kiệt nhà Hạ, vua Trụ nhà Thương đều giàu có bạc vạn, uy chấn bốn biển. Cuối cùng chỉ vì đam mê nữ sắc mà mang họa vong quốc, nước mất mạng vong." Phật giáo. Trong Phật giáo, mại dâm bị khép vào tội "Tà dâm". Khi tại thế, Đức Phật Thích Ca từng giáo hóa, cứu độ nhiều kỹ nữ, tiêu biểu như nàng Phệ Sa. Ngài dạy: Trong kinh A Hàm và Nikaya, Phật khuyên người cư sĩ không nên làm 6 nghề ác vì không phù hợp với tâm từ bi của đạo Phật, gây khổ đau cho nhiều chúng sinh, tạo ra Ác nghiệp và sẽ bị đọa vào ba ác đạo (Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh). Một trong 6 nghề đó là buôn bán người, bao gồm hai loại: buôn nô lệ lao động khổ sai - là mãi nô, buôn xác thịt phục vụ dâm dục - là mãi dâm. Phật nói rằng kẻ làm nghề này rất độc ác, dùng thế lực, tiền bạc bắt ép những người bất hạnh phải bán thân làm nô lệ, làm gái mại dâm, khiến cho bao gia đình khổ đau và tan nát. Mại dâm là một hành vi đồi bại làm mất nhân phẩm của con người, khiến con người không còn đạo đức và hành xử còn tệ hơn loài thú vật, vậy nên kẻ làm nghề này cũng gây ra Ác Nghiệp rất lớn. Luật nhân quả không chừa một ai, khi báo ứng ập tới thì không ai có thể cứu được những kẻ này Theo Phật giáo, mại dâm sẽ gây ra một nghiệp rất lớn, kẻ mua bán, chứa chấp, cổ xúy mại dâm không thể tránh khỏi nhận lãnh quả báo dù ở kiếp này hay kiếp sau theo nguyên lý "Nhân quả tuần hoàn, Tất có báo ứng". Lạc thú từ tà dâm chỉ là nhất thời, nhưng tội nghiệt thì to như núi, quả báo là nghiêm trọng nhất. Kẻ bán dâm vì tiền mà đem nhân phẩm, thân thể làm đồ chơi cho kẻ khác, gây ô nhục bản thân, gia đình và xã hội; kẻ mua dâm thì dùng kim tiền để chà đạp nhân phẩm con người, làm bại hoại nhân luân, kỷ cương xã hội. Trong Bát nhiệt địa ngục, có nhiều ngục dành cho những kẻ mua bán dâm: "Dầu Oa Địa Ngục" (Ngục dầu sôi), "Tiểu Phẩn Niệu Nê Địa Ngục" (Ngục Bùn phân nước tiểu - đọa cho kẻ bán dâm), "Ngục cát thâm thử giáo" (chuột cắn xé tinh hoàn - cho kẻ mua dâm tham dục hiếu sắc), "Ngục bát trường" (Ngục moi ruột - cho kẻ chứa chấp dắt mối mại dâm), "Ngục trát diều thoát xát" (Bửa sọ - cho những kẻ có học mà lại viết báo, làm luật cổ xúy mại dâm). Tại đó tội nhân bị hành hạ thiêu đốt để trả nghiệp báo cho sự dâm dục vô đạo khi còn sinh thời, khi đầu thai sẽ bị đưa vào súc sinh giới vô tri chỉ biết sống theo bản năng, đúng như nguyên tắc "Gieo Nhân nào gặt Quả nấy". Nếu phạm tội nặng (con đưa cha đi mua dâm, mẹ ép con bán dâm, cưỡng ép nhiều phụ nữ phải lâm vào con đường bán dâm...) thì sẽ đọa vào A Tì địa ngục, phải chịu khổ hình rất lâu dài. Phật Thích Ca dạy, sự đau khổ trong địa ngục là ngoài sức mô tả. Một khi rơi vào ngục Vô Gián thì sẽ không còn đường ra nữa. Càng cố thỏa mãn lòng tham sắc dục thì kẻ u mê chỉ càng chìm trong vũng bùn Tội nghiệt. Sự dâm dục phóng túng chỉ là thoáng chốc, nhưng quả báo thì ghê gớm vô cùng. "Có Nhân ắt có Quả, hại người ắt hại mình... Biết lấy điều hổ thẹn để tự răn mình, thế gian ít người làm được. Nhưng người đã làm được, họ khéo tránh điều khổ nhục như ngựa hay khéo tránh roi da." - Một người khôn ngoan, nghe được Phật pháp nên hiểu rõ điều này mà chiêm nghiệm, giữ mình khỏi cám dỗ của lòng dâm dục bất chính. Những ngộ nhận về mại dâm. "Xem chi tiết tại Hợp pháp hóa mại dâm và các hệ lụy" Tác hại. Tác hại về sức khỏe. Trường Y tế công cộng Johns Hopkins ở Baltimore đã tổng kết các nghiên cứu từ tháng 1/2007 đến 6/2011 để đánh giá tỉ lệ nhiễm AIDS ở 99.878 gái mại dâm tại hơn 50 quốc gia. Kết quả tỉ lệ nhiễm HIV tính chung là 11,8%. Tổng cộng có 30,7% gái mại dâm nhiễm HIV trong nhóm 26 nước có tỉ lệ nhiễm HIV cơ bản ở mức trung bình và cao., đó là chưa kể các loại bệnh khác như giang mai, lậu, viêm gan... Một người bán dâm thường có quan hệ tình dục với hàng ngàn lượt khách mua dâm, nên tỉ lệ lây nhiễm cũng như truyền bệnh cho nhau là rất cao. Ngay cả khi có sử dụng các biện pháp an toàn tình dục thì khả năng mắc bệnh hoa liễu khi mua bán dâm vẫn rất cao. Ví dụ, dù có sử dụng bao cao su, tỉ lệ rủi ro lây nhiễm bệnh vẫn vào khoảng 8-9% (do rách, tuột hoặc do tinh dịch thẩm thấu qua màng cao su). Nếu bao cao su có chất lượng thấp thì tỷ lệ lây nhiễm còn cao hơn nữa. Điều này càng trở nên nguy hiểm khi nhiều người lầm tưởng rằng chỉ cần sử dụng bao cao su thì sẽ ngăn ngừa được tuyệt đối nguy cơ lây nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, nhiều bệnh như Chlamydia, viêm gan, nấm, sùi mào gà... lây nhiễm rất phức tạp qua cả đường miệng, quần áo, khăn tắm, ga đệm... nên bao cao su cũng không thể phòng tránh. Nhiều bệnh như lậu mủ, Herpes sinh dục, HPV... dù không chết người nhưng sẽ để lại di chứng lâu dài và nặng nề (nhất là khi mang thai sẽ lây cho đứa con). Bên cạnh các bệnh "cổ điển" như AIDS, giang mai, lậu mủ, hột xoài... các tổn thương về thể xác khác như viêm khớp và dị dạng ở đầu gối, khớp chân, hông, lưng (hậu quả của việc đứng lâu trên đường phố) cũng rất thường xuyên. Thêm vào đó là viêm bể thận ("pyelitis") và viêm bàng quang ("cystitis") mạn tính do nhiễm lạnh, các bệnh tật ở tử cung và nhiều bệnh khác. Kết quả nghiên cứu năm 2001 ở Việt Nam cho biết 51% gái mại dâm nghiện ma túy và 27% bị nhiễm HIV, chưa kể các bệnh khác như viêm gan, bệnh lậu, giang mai... Theo Cục Phòng chống TNXH Hà Nội, ở đây có khoảng 7.000 gái mại dâm, trong đó 2.000 là gái đứng đường, 80% số này nghiện ma tuý và nhiễm HIV. Đáng báo động, do tâm lý buông xuôi và "hận đời" khi biết mình đã nhiễm bệnh, tỷ lệ sử dụng bao cao su ở nhóm gái mại dâm nhiễm HIV chỉ có 23,3%. Năm 2000 chỉ có 25.000 khách làng chơi nhiễm HIV từ gái bán dâm nhưng 5 năm sau đó đã lên tới 60.000. Thống kê 6 tháng đầu năm 2012 đã phát hiện thêm gần 6.000 ca nhiễm HIV mới, lây qua đường tình dục là nguyên nhân đứng đầu với tỷ lệ 45,6%, chủ yếu là do mua bán dâm gây ra. Tổn thương tinh thần. Tổn thương tâm lý ("trauma") có thể là một hậu quả ở những người bị cưỡng bức bán dâm mà kết quả có thể là những bệnh như rối loạn nhân cách ranh giới (tiếng Anh: "borderline personality disorder"), rối loạn thần kinh chức năng ("neurosis") tình dục nặng đến mức hoàn toàn mất khả năng cảm nhận bất kỳ một cảm hứng tình dục cá nhân nào trong lãnh vực riêng tư. Một phần những người bị tổn thương tâm thần nặng đến mức không có thể xây dựng hay giữ gìn bất kỳ một liên hệ nào về tình bạn lẫn tình cảm. Nhiều gái mại dâm khác thì trở nên chai sạn, không còn tin tưởng và thậm chí trở nên căm thù đàn ông, cho rằng tất cả đàn ông đều là những kẻ xấu xa ích kỷ, chỉ biết thỏa mãn dục vọng bản thân và chuyên lừa dối vợ con. Tác hại về xã hội. Nhà nghiên cứu Maxwell năm 2000 đã công bố các bằng chứng về sự móc nối chặt chẽ giữa mại dâm với buôn ma túy, cùng sự tham gia của các dạng tội phạm khác, đặc biệt là cướp tài sản, buôn người và rửa tiền. Nếu hợp pháp hóa mại dâm thì sẽ kéo theo sự lan tràn của các loại tệ nạn khác vốn còn nguy hiểm hơn như ma túy, buôn người, tham nhũng, tội phạm có tổ chức. Mại dâm càng phát triển thì sẽ càng làm tăng nhu cầu gái mại dâm phục vụ thị trường mua bán dâm, do đó làm nạn buôn người phát triển. Các cơ sở mại dâm cũng cần đến sự bao che của nhân viên công quyền cho những vi phạm pháp luật của họ và các băng đảng để bảo vệ hoạt động của họ do đó làm tăng nạn tham nhũng và các băng đảng bảo kê cho các nhà chứa. Ngành công nghiệp tình dục luôn là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng các tổ chức tội phạm lớn như Hội Tam Hoàng. Khách mua dâm và gái mại dâm thường có thói quen sử dụng ma túy do đó làm tăng nhu cầu ma túy dẫn đến tăng hoạt động mua bán và vận chuyển ma túy. Tham nhũng, buôn bán ma túy, buôn người, băng đảng tăng làm tăng nạn rửa tiền. Ví dụ tại Hà Lan, chỉ sau 10 năm hợp pháp hóa mại dâm, mại dâm đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Các tổ chức tội phạm lớn đã nhúng tay vào hoạt động buôn bán phụ nữ, ma túy, giết người và các dạng tội phạm khác. Chính các quán cà phê cần sa và nhà thổ được cấp phép lại là những nơi ẩn náu hợp pháp cho bọn tội phạm. Nhu cầu cần sa và phụ nữ tăng nhanh khiến cho Hà Lan trở thành thị trường béo bở cho tội phạm có tổ chức. Hoặc tại Đức, chỉ sau 5 năm hợp pháp hóa mại dâm, nạn buôn người đã tăng 70%. 2/3 số gái mại dâm ở Đức là phụ nữ từ Đông Âu; Columbia, Thái Lan và châu Phi, họ bị các băng đảng buôn người đưa vào và cưỡng ép bán dâm. Về mặt đạo đức và văn hóa, mại dâm vừa là sản phẩm, vừa là tác nhân thúc đẩy chủ nghĩa hưởng thụ, sự "tiền tệ hóa giá trị đạo đức và nhân phẩm". Tại đó con người sùng bái đồng tiền một cách mù quáng, thèm khát vô độ dục vọng bản năng mà sẵn sàng vứt bỏ những giá trị về nhân phẩm, danh dự, rằng chỉ cần có tiền thì ngay cả thân thể con người cũng trở thành hàng hóa mua bán. Hành vi tình dục của con người bị mất hết những giá trị thiêng liêng và khuôn khổ đạo đức, trở thành thứ bản năng giống như thú vật. Tóm lại, mại dâm là hành vi chà đạp lên phẩm giá con người, đưa tới sự băng hoại đạo đức lối sống của xã hội, sự "thú tính hóa" hoạt động tình dục của con người, làm sụp đổ những giá trị về hôn nhân, tình yêu và lòng chung thủy. Tại các nước phương Đông vốn chú trọng tinh thần và bản sắc dân tộc, mại dâm (nhất là với khách nước ngoài) còn là hành vi sỉ nhục, xúc phạm đến lòng tự tôn dân tộc, gây hoen ố hình ảnh văn hóa quốc gia và là nỗi hổ thẹn cho toàn đất nước. Suốt từ Chiến tranh thế giới thứ hai tới nay, hai dân tộc Trung Quốc và Triều Tiên vẫn không nguôi nỗi nhục khi phụ nữ của họ trở thành gái điếm phục vụ cho lính Nhật. Ở cấp độ gia đình, việc người vợ/chồng có hành vi mua/bán dâm sẽ gây ra nguy cơ lây nhiễm bệnh hoa liễu cho bạn đời. Tại các nước có nạn mại dâm phát triển như Thái Lan, tỷ lệ nhiễm HIV luôn cao hơn các nước trong khu vực. Đây là gánh nặng đối với xã hội và hệ thống y tế. Hơn nữa, nếu việc mua/bán dâm bị phát hiện sẽ dẫn tới bất hòa, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, đe dọa nghiêm trọng chế độ hôn nhân một vợ một chồng mà con người xác lập. Việc hợp pháp hóa mại dâm sẽ làm tăng nhu cầu mua dâm do đó tăng sự bất hòa gia đình dẫn đến tăng tỷ lệ ly hôn. Tỷ lệ ly hôn tăng dẫn đến nhiều hệ lụy xã hội khác như tỷ lệ trẻ em bỏ học tăng, tội phạm vị thành niên tăng... Lịch sử. Thời cổ đại. Từ thời thượng cổ trước đây hơn 4.000 năm, thí dụ như tại Babylon, đã tồn tại cái gọi là mại dâm tôn giáo. Đổi lại quà tặng, những người phụ nữ ở đó thực hiện những hành động tình dục. Nhưng điều này có liên quan đến việc thờ cúng thần thánh (một dạng của hiến tế) nên bản chất của nó không giống như mại dâm ngày nay. Phải tới thời Thượng cổ Hy Lạp (2.700 năm trước), phụ nữ mại dâm (hetaera) theo khái niệm ngày nay mới ra đời, tức là vì vật chất chứ không phải tế lễ. Các cuộc hành quân của Alexander Đại Đế cũng đã được tháp tùng bởi nhiều gái mại dâm. Trong Hy Lạp cổ đã phân biệt rõ những gái mại dâm bình thường ("porna") và phụ nữ mua vui hạng sang ("hetaera"): Trong Đế quốc La Mã làm việc này phần lớn là những nô lệ nam và nữ. Mại dâm ở Roma thời Cổ đại đã có những chuyên môn hóa giống như ngày nay. Có những người bán dâm sử dụng cả nghĩa địa làm nơi hoạt động. Tiền trả phụ thuộc nhiều vào vị trí và tầng lớp xã hội, những người bán dâm rẻ tiền nhất (phần lớn là nô lệ được phóng thích và con của nô lệ) chỉ có thể đòi hỏi giá tiền không hơn một cái bánh mì là bao. Thế nhưng không chỉ có phụ nữ bình thường bán dâm, ngay cả giới hiệp sĩ và quý tộc cũng có người bán dâm, vợ của hoàng đế La Mã Claudius là Messalina cũng bị đồn đại là đã từng bán dâm. Việc này trong đầu Thời kỳ Hoàng đế Roma có quy mô đến mức hoàng đế Augustus đã ban hành luật cấm việc mại dâm của phụ nữ có địa vị cao. Luật lệ bất lợi cho người bán dâm ở chỗ là chỉ được phép kết hôn với những người có địa vị dưới họ. Kết hôn phần nhiều là con đường duy nhất thoát khỏi mại dâm, nhưng họ lại đứng phía dưới đáy xã hội nên sự lựa chọn rất là ít. Trung cổ. Trong thế kỷ XII các nhà chứa tại châu Âu thời Trung cổ được nhắc đến trong văn kiện. Một trong những nhà chứa lâu đời nhất của Đức (vẫn còn hoạt động) ở tại Minden. Nguyên nhân là do việc tìm đến mại dâm này được coi như là một điều xấu miễn cưỡng nhưng cần thiết để thỏa mãn những đội lính đánh thuê mà các lãnh chúa châu Âu phong kiến tuyển mộ. Trong thành phố thời Trung cổ các nhà chứa thường được đặt trước hay ngay sau thành lũy để người qua đường đi qua đó trước khi vào thành phố. Thời bắt đầu công nghiệp hóa. Tại châu Âu con số người bán dâm tăng nhanh đặc biệt là trong thế kỷ XIX. Việc di dân vào thành phố ngày càng tăng dẫn đến một phần ngày càng đông của dân cư thành phố không có thu nhập đủ cho cuộc sống, đặc biệt là phụ nữ, là những người thông thường chỉ có trình độ thấp và chỉ nhận được những nghề mà tiền lương thấp. Việc này dẫn đến việc có những quốc gia chuyển sang quy định pháp luật cho việc mại dâm. Các quy định như thế, được biện hộ là việc kiểm soát về xã hội, chính sách sức khỏe hay đạo đức, nhưng thực tế lại làm cho người bán dâm không thể thoát ra khỏi con đường đen tối đó. Quy định cũng "đổ bê tông" cho "tiêu chuẩn kép" về tình dục: người bán dâm bị xã hội khinh rẻ, nhưng pháp luật lại nhìn mại dâm như một sự miễn cưỡng cần thiết cho phái nam thỏa mãn dục vọng. Vì sự nước đôi này mà các tổ chức nữ quyền luôn tẩy chay các ý đồ muốn hợp pháp hóa mại dâm, xem đó là sự lạm dụng pháp luật để sỉ nhục nhân phẩm người phụ nữ. Nhiều phụ nữ giới trung lưu chống lại "đạo đức đôi" này. Josephine Butler là một người phụ nữ đấu tranh kiên quyết từ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, dẫn đầu cuộc đấu tranh của "Ladies' National Organisation" chống lại Contagious Diseases Acts (Luật về các bệnh lây). Cuộc vận động này nhìn người bán dâm không phải là "kẻ có tội" mà là nạn nhân của dục vọng của đàn ông. Cuộc vận động này đã cấp tiến hoá nhiều phụ nữ, làm cho họ trở nên cứng rắn hơn đối với những cuộc tấn công và lăng nhục từ công chúng và tạo nên một cơ sở cho việc chống đối về chính trị" (Philipps, trang 86). Trong nghệ thuật thế kỷ XIX có thể thấy một biến đổi trong việc mô tả người bán dâm: Đại diện của trường phái tự nhiên như Richard Dehmel, Max Dauthendey, Otto Erich Hartleben, Otto Julius Bierbaum và Karl Bleibtreu đã nâng người bán dâm lên thành 'venus vulgivaga' theo một ý nghĩa ham muốn bản năng hơn là chính trị." (Gordon A. Craig). Thế kỷ XX. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hàng trăm nhà chứa dành cho quân nhân đã được Đức Quốc xã (tiếng Đức: "Wehrmacht") và lực lượng SS thành lập. Những người phụ nữ nào nhiễm bệnh hoa liễu trong hình thức lao động cưỡng bức này thường chết trong trại hành quyết. Một thí dụ khác là Nhật Bản, họ gọi trại đi là "đàn bà an ủi" (tiếng Nhật: 慰安婦 "úy an phụ"; tiếng Anh: "comfort women"), phần nhiều là phụ nữ Trung Quốc hay Triều Tiên hoạt động ở những cơ sở này. Chính phủ Trung Quốc và Triều Tiên luôn coi đây là nỗi nhục to lớn với dân tộc mình, và luôn yêu cầu Nhật Bản phải chính thức xin lỗi và bồi thường cho những nạn nhân này. Trong suốt cuộc chiến Việt Nam, Mỹ đã ký một hiệp định với Thái Lan năm 1967 để biến Thái Lan thành một cơ sở hậu cần của Mỹ. Hiệp định này mở cửa cho luồng đôla đổ vào nền kinh tế Thái, đổi lại là thân xác phụ nữ Thái Lan trở thành "món đồ chơi" trong tay lính Mỹ. Liên tục từ năm 1962 tới 1976, gần 700.000 lính Mỹ được đưa tới các nhà thổ ở Thái Lan mỗi năm. Tệ nạn mại dâm đã thực sự "bùng nổ" tại Thái Lan trong thời kỳ này. Năm 1957, ước tính Thái Lan có 20 ngàn gái mại dâm, thì tới năm 1964 đã tăng vọt lên 400 ngàn và năm 1972 là 500 ngàn, và duy trì ở mức đó cho tới nay. Doanh số của mại dâm Thái Lan ở thập niên 1990 được ước tính còn lớn hơn cả buôn ma túy. Dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975, hàng triệu lính viễn chinh Mỹ ào ạt đổ bộ vào. Hàng loạt nhà thổ hình thành, nhan nhản khắp Sài Gòn, đặc biệt là quanh các cư xá Mỹ. Mại dâm - gọi là "chợ heo" - được chế độ Sài Gòn làm ngơ. Ước tính toàn miền Nam năm 1975 có trên 200.000 gái bán dâm. So với 30.500 gái bán dâm trên toàn Việt Nam vào năm 2012 thì con số cao gấp 7 lần, nếu xét về tỉ lệ dân số thì gấp tới 30 lần. Năm 1966, từ Sài Gòn về, Thượng nghị sĩ Mỹ William Fulbright nhận xét: "Mỹ đã biến Sài Gòn thành một ổ điếm". Câu nói đó đã phản ánh một thực tế đau lòng: Các giá trị đạo đức truyền thống bị đảo lộn và tha hóa. Người miền Nam có câu vè: "Thứ nhất sở Mỹ, thứ nhì gái đĩ, thứ ba ma cô, thứ tư tướng tá". Một tạp chí ở Sài Gòn mô tả: "Tại chợ heo đó, hằng ngày có 200-300 người con gái Việt Nam đứng sắp hàng cho lính Mỹ đến chọn dắt đi như một con vật. Với một nắm đôla trong tay, lính Mỹ thật là nhiều tự do: tự do phá hoại văn hóa Việt Nam". Học giả Nguyễn Hiến Lê nhận xét: sự tha hóa của đạo đức xã hội mà mại dâm gây ra là một trong các nguyên nhân khiến chế độ chế độ Sài Gòn ngày càng mất lòng dân, cuối cùng sụp đổ hoàn toàn. Nhà thổ phục vụ lính Mỹ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc Mỹ chiếm đóng Philippines. Căn cứ hải quân Olongapo gần Manila, có vấn đề lớn với nạn mãi dâm tới mức Chính phủ Mỹ đã tài trợ xây dựng các bệnh viện cho các gái điếm quân đội để kiểm tra, phát hiện bệnh hoa liễu. Tuy nhiên, chỉ có các gái điếm được cấp phép phục vụ lính Mỹ (khoảng 6.000) mới được tới khám ở những bệnh viện đó. Gần đây nhất là trong chiến tranh Vùng Vịnh ở Iraq. Ngay sau cuộc chiến này, quân đội Mỹ đã được đưa tới Thái Lan để vui chơi tại các tụ điểm mại dâm. Một số chuyên gia nói rằng ở đâu có lính Mỹ, ở đó sẽ có các nhà thổ do Chính phủ Mỹ tài trợ và ủng hộ. Pháp luật. Quy định pháp luật về mại dâm là khác biệt ở từng nước trên thế giới. Có những nước coi mại dâm là hợp pháp, trong khi lại có những nước khác thì coi mại dâm là trọng tội, có thể bị xử tử hình. Tính tới năm 2012, có thể chia luật về mại dâm của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới thành 3 nhóm: Mãi dâm hay mại dâm. Một số không phân biệt được giữa "mãi dâm" với "mại dâm". Thực tế, mãi dâm là hành động mua dâm còn mại dâm là hành động bán dâm. Do vậy, khi viết "gái mãi dâm" (mua dâm) là sai mà phải viết là "gái mại dâm" (bán dâm). Thực ra, không chỉ có "gái mại dâm" (tức những người phụ nữ làm nghề bán dâm), mà còn có "phụ nữ mãi dâm" (tức là bỏ tiền ra để mua dâm từ nam giới). Những người nam theo đuổi hành động bán dâm thoả mãn cho nhu cầu của người mua dâm (cả nam và nữ) thì được gọi một cách dè bỉu trong tiếng Việt là đĩ đực, hay "gigolo" hay "male prostitute" trong tiếng Anh (dù rằng đối tượng này ít khi lọt vào sự chú ý của xã hội, nhưng nó là một thực tế từ xưa đến nay). Tại Việt Nam, theo pháp lệnh phòng chống mại dâm năm 2003 thì mại dâm là hành vi mua, bán dâm (tức là bao gồm cả mua và bán). Mại dâm theo giới tính. Nói đến mại dâm là người ta thường nghĩ đến phụ nữ, nhưng trên thực tế có cả nam giới đi bán dâm. Con số thống kê ở Đức cho thấy, có 96% người bán dâm là phụ nữ và 4% là nam giới. Trong số mại dâm nam thì hơn một nửa chỉ bán dâm cho người đồng tính nam. Mại dâm ngày nay trên thế giới. Châu Âu. Tại Đức có khoảng 400.000 người bán dâm. Thêm vào đó là nhiều người bán dâm cơ hội, số lượng những người này khác nhau tùy theo định nghĩa. Trong đó ước lượng là 96% phụ nữ và 4% nam giới. Với Luật điều chỉnh quan hệ pháp luật của mại dâm, ngày 20 tháng 12 năm 2001) việc mại dâm tại Đức được quy định theo pháp luật. Theo ước lượng của Hội Hydra (tiếng Đức: "Hydra e.V."), và của các tổ chức giúp đỡ khác thì có hơn 250.000 gái bán dâm ngoại quốc tại Đức, trong đó phần lớn là phụ nữ từ Đông Âu, Columbia, Thái Lan và châu Phi phía nam sa mạc Sahara. Phần nhiều trong số này bị băng đảng buôn người đưa vào và bắt buộc làm nghề mại dâm. Tại Pháp, Chính phủ Pháp đã đề ra những biện pháp ngăn chặn nạn mại dâm bằng cách phạt nặng người mua dâm. Theo quy định đề ra năm 2013, mua dâm lần đầu sẽ bị phạt 2.000 USD, nếu tái phạm sẽ bị phạt 6 tháng tù giam cùng với 9.800 USD. Môi giới mại dâm có thể bị phạt tù 7 năm. Nghị sĩ Guy Geoffroy nói rằng, cứ 10 gái bán dâm thì có 9 là nạn nhân của bọn buôn người, nên mại dâm sẽ được xem xét dưới góc độ bạo lực chống lại phụ nữ. Ngày 6/4/2016, Pháp thông qua luật cấm khách mua dâm, ai vi phạm sẽ bị phạt 3.750 euro. Như vậy, Pháp trở thành nước châu Âu thứ năm cấm hành vi mua dâm, cùng với Thụy Điển, Na Uy, Iceland, và Anh. Bà Yael Mellul - Chủ tịch Hiệp hội Phái nữ Tự do và nhà khoa học chính trị, nhà tư tưởng Lise Bouvet lý giải: "Mua dâm là hành vi quan hệ tình dục bằng cách tạo áp lực lên người khác: áp lực của đồng tiền. Sự hiện diện của đồng tiền là bằng chứng không thể chối cãi được cho thấy một bên không hề tự nguyện trong quan hệ tình dục này, dù về lý thuyết họ có tự nguyện đi chăng nữa. Nói cách khác thì chính phủ Pháp coi mại dâm là một dạng bạo lực tình dục... Ở những nước công nhận mãi dâm là một nghề và các tú ông, tú bà được coi như là những nhà kinh doanh thì nạn buôn bán phụ nữ diễn ra rất kinh khủng vì có cầu ắt có cung. Có thể nhìn thấy điều này các nước Đức, Úc, Tây Ban Nha, Hà Lan. Việc buôn bán phụ nữ này không khác gì chế độ buôn bán nô lệ ngày xưa" Roselyne Bachelot, Bộ trưởng Các vấn đề xã hội cho hay: "Không thể chấp nhận những việc làm kiểu tùy tiện vui thú trên cơ thể người phụ nữ. Hoạt động kinh doanh này khiến nhiều người cho rằng, cơ thể phụ nữ luôn sẵn sàng để làm trò tiêu khiển cho đàn ông" Năm 1999, Thụy Điển là nước châu Âu đầu tiên đưa ra luật định phạt hành vi mua dâm. Mại dâm tại Thụy Điển bị nghiêm cấm, nhưng trái lại với các quy định thường lệ khác, mua dâm là tội phạm chứ không phải bán dâm. Nhà nước Thụy Điển cung cấp các khoản phúc lợi lớn và dịch vụ chuyên môn giúp phụ nữ bán dâm thoát khỏi tệ nạn này, cũng như giáo dục ý thức để công dân tẩy chay nạn mại dâm. Nhờ hiệu quả mang lại, năm 2009, Na Uy và Iceland đã học theo mô hình này. Tại Nga, mại dâm là bất hợp pháp. Cũng như Thụy Điển, hướng ngăn chặn quan trọng là phạt nặng người mua dâm đã được thực hiện. Năm 2012, Duma Quốc gia Nga thông qua điều luật xử phạt 5.000 rúp với người mua dâm. Bên cạnh đó, giấy báo sẽ được gửi tới tận nơi làm việc của người mua dâm. Chính phủ Nga tin rằng, những biện pháp cứng rắn sẽ khiến mại dâm tại nước này giảm đáng kể. Tháng 12-2012, Croatia cũng thông qua mức phạt lên tới 1.700 USD với người mua dâm. Chính quyền Moldova cũng đang xem xét một dự luật về xử phạt người mua dâm với mức phạt là 500 đôla Mỹ và/hoặc 60 giờ lao động công ích. Ở Tây Ban Nha, mại dâm không có luật cấm, nhưng các bộ luật khác cấm mọi hoạt động liên quan, kể cả các hành vi như gạ gẫm bán dâm, nên về cơ bản mại dâm vẫn là bất hợp pháp. Hướng đấu tranh quan trọng là phạt nặng cả người bán dâm lẫn mua dâm. Tại các thành phố Albacete và Granade, cảnh sát địa phương phạt 3.000 Euro đối với khách mua dâm. Thành phố Barcelona còn mạnh tay hơn, mức phạt lên tới 30.000 Euro mỗi người, kể cả bán dâm lẫn mua dâm. Đồng thời biên lai phạt sẽ được gửi đến tận nhà những người mua bán dâm. Bộ trưởng Nội vụ Tây Ban Nha tuyên bố sẽ đấu tranh chống nạn mại dâm trong khuôn khổ cả luật dân sự lẫn hình sự. Tại Anh, quy định pháp lý về mại dâm tương tự như Tây Ban Nha. Đạo luật về tội phạm đường phố năm 1959 cấm mọi hình thức gạ gẫm và lang thang trên phố của gái mại dâm. Chính phủ Anh từng cử 3 bộ trưởng đến thăm Hà Lan để nghiên cứu hợp pháp hóa mại dâm, nhưng kết luận họ đưa ra là biện pháp này chỉ gây thêm nguy hại, và do đó đề xuất hợp pháp hoá mại dâm đã bị bác bỏ. Cần phải lưu ý rằng, dù chính phủ một số nước châu Âu đã chấp nhận hợp pháp hóa mại dâm, nhưng về mặt xã hội, dư luận những nước này vẫn coi đó là hành vi vô đạo đức chứ không hề coi đó là "chuyện bình thường". Nhiều scandal mại dâm đã nổ ra khiến nhiều chính khách phương Tây mất uy tín hoặc phải từ chức. Ví dụ, cựu chủ tịch IMF là Dominique Strauss-Kahn đã bị điều tra vì nghi ngờ có hành vi mua dâm. Vợ của Tổng thống Đức Christian Wulff thì rất tức giận vì một số trang web tung tin rằng bà từng làm gái mại dâm Tại Anh, thủ tướng David Cameron đã vô cùng tức giận khi biết vợ một nghị sĩ từng làm gái điếm, ông gọi đây là "sự hổ thẹn đối với chính quyền và làm vấy bẩn cả tòa nhà quốc hội" . Hoặc tại Úc, nghị sĩ Đảng Lao động Craig Thomson bị cáo buộc đã sử dụng hàng ngàn đôla để mua dâm suốt từ năm 2002 đến 2007. Ngày 26/2/2014, Nghị viện châu Âu đã thông qua luật mại dâm mới nhằm hình sự hóa tội danh mua dâm. Mary Honeyball, đại diện thành phố Luân Đôn trong Nghị viện châu Âu, cho biết Luật này sẽ trừng phạt những người coi cơ thể phụ nữ như hàng hóa. Theo bà Mary, quyết định của Nghị viện châu Âu là tín hiệu cho thấy người dân châu Âu không muốn tiếp tục làm ngơ trước tình trạng lạm dụng phụ nữ. "Nhiều người nghĩ mại dâm là nghề cổ xưa nhất trên thế giới. Vì thế một bộ phận dư luận nghĩ rằng chúng ta nên coi mại dâm là một phần tất yếu của cuộc sống và việc duy nhất chúng ta có thể làm là quản lý nó tốt hơn. Kiểu tư duy đó chỉ khiến mại dâm phát triển hơn, khiến mua dâm trở nên bình thường và khiến phụ nữ dễ bị lạm dụng hơn". Đa số nghị sĩ Nghị viện châu Âu đồng ý với quan điểm, hành vi mua dâm là vi phạm nhân quyền và là một hình thức bạo lực chống lại phụ nữ. Hoa Kỳ. Mại dâm cũng như các dịch vụ tình dục đều là tội phạm ở 49/50 bang của Mỹ (ngoại trừ 8/16 hạt của tiểu bang Nevada). Đạo luật liên bang Mann (đạo luật buôn bán nô lệ trắng năm 1910) cấm việc chuyên chở phụ nữ giữa các bang với mục đích vô đạo đức, luật chống làm tiền ban hành năm 1961 cũng có hiệu lực của lệnh cấm này. Mại dâm ở tiểu bang Rhode Island từng được hợp pháp hóa vào năm 1980, nhưng tới năm 2009 đã có luật nghiêm cấm. Hình phạt cho mại dâm là khác nhau ở mỗi bang. Ở một số bang, cả người bán dâm lẫn mua dâm đều bị phạt tới 1 năm tù giam và phạt 6.000 USD, nếu tái phạm thì có thể bị phạt tù tới 3 năm. Ma cô và chủ chứa có thể bị phạt tới 15 năm tù và/hoặc 30.000 USD. (xem chi tiết mức hình phạt tại đây). Mỗi năm ở Mỹ có khoảng 70.000-80.000 người bị bắt vì liên quan mại dâm, 70% là gái mại dâm và chủ chứa, 30% là mại dâm nam và ma cô, 10% là khách hàng. Ở Hoa Kỳ từng có những đề xuất cho mại dâm được hợp thức, nhưng đều bị bác bỏ. Năm 2004, chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố: "Chính phủ Hoa Kỳ có một lập trường vững chắc chống lại đề nghị hợp pháp hóa mại dâm, vì mại dâm trực tiếp góp phần vào việc buôn bán nô lệ hiện đại và chà đạp lên phẩm giá con người. Việc hợp pháp hóa hoặc dung túng cho mại dâm là tiếp tay cho nạn buôn người." Năm 2007, Carolyn Maloney, nghị sĩ của đảng Dân chủ đến từ New York, đã viết về những hậu quả của việc hợp pháp hóa mại dâm tại các thánh địa cờ bạc ở Las Vegas. "Đã có thời gian, có một niềm tin ngây thơ rằng hợp pháp hóa mại dâm có thể cải thiện cuộc sống cho gái mại dâm, đưa nó vào những địa điểm quy hoạch và loại bỏ tội phạm có tổ chức chuyên kinh doanh mại dâm. Giống như tất cả các câu chuyện cổ tích, điều này hóa ra lại là ảo tưởng tuyệt đối." Châu Á. Hàn Quốc Trong những năm 1950, khi nổ ra chiến tranh Triều Tiên, Hàn Quốc coi Quân đội Mỹ như một cơ hội thu lợi về kinh tế, và món lợi này đã được trả giá bằng thân xác phụ nữ Hàn Quốc. Những thị trấn mại dâm do chế độ quân sự cầm quyền Hàn Quốc và Mỹ thiết lập và ủng hộ. Lúc cao điểm đã có hơn 18.000 gái điếm phục vụ 43.000 lính Mỹ đóng tại Hàn Quốc. Năm 1986, chế độ độc tài quân sự ở Hàn Quốc bị lật đổ. Trước Olympic Seoul 1988, để chuẩn bị cho Olympic và bảo vệ hình ảnh đất nước khỏi bị tiếp tục hoen ố, chính phủ mới của Hàn Quốc đã tuyên bố xóa sổ các khu mại dâm, đồng thời quân đội Mỹ tại Seoul cũng ra lệnh cấm binh lính tìm tới gái mại dâm. Dù vậy, mại dâm này vẫn ngấm ngầm tồn tại cho tới nay dưới nhiều hình thức khác nhau. Do tệ nạn mại dâm diễn ra quá nhức nhối, chính phủ Hàn Quốc đã đề ra những điều luật phạt nặng mại dâm. Cả người mua lẫn bán dâm đều sẽ bị phạt khoảng 3.000 USD hoặc 1 năm tù giam, còn chủ nhà thổ sẽ bị phạt tới 10 năm tù và 86.000 USD. Nhờ các biện pháp mạnh, nạn mại dâm đã dần được khống chế. Doanh số mại dâm năm 2002 là 24 ngàn tỷ won đã giảm xuống gần một nửa, còn khoảng 14 ngàn tỷ vào năm 2007, tăng lên 15 ngàn tỷ những năm gần đây. Bắc Triều Tiên Nhật Bản Tại Nhật Bản, dù có công nghiệp khiêu dâm phát triển nhưng mại dâm vẫn là bất hợp pháp. Đạo luật chống mại dâm năm 1956 đã nghiêm cấm các hành vi mua bán dâm và cảnh sát Nhật luôn tiến hành các chiến dịch truy quét các đường dây mại dâm. Việt Nam Theo báo cáo của Bộ Lao động - thương binh & Xã hội, ước tính năm 2013 cả nước có gần 33.000 gái mại dâm. Theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP về "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình" có hiệu lực từ 28/12/2013, người bán dâm sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Người mua dâm sẽ bị phạt nặng hơn, từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Hành vi lôi kéo người khác mua dâm sẽ bị phạt 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Trung Quốc Các nước thế giới thứ ba. Một số nước là điểm đến của du lịch tình dục thí dụ như Kenya, Thái Lan và một số nước tại vùng Caribbean. Tại những nước này, mại dâm khá đặc biệt: Dù luật pháp chính thức cấm mua bán dâm nhưng mại dâm lại tồn tại khá phổ biến, nhiều du khách nước ngoài tìm đến để mua dâm. Có tình trạng này là do việc thực thi pháp luật ở các nước này không hiệu quả, chủ chứa mại dâm thường hối lộ quan chức địa phương để làm ngơ cho các nhà chứa mại dâm hoạt động Thái Lan là một ví dụ, mại dâm bị luật pháp nghiêm cấm, nhưng các nhà chứa vẫn hoạt động công khai dưới sự làm ngơ của quan chức chính quyền (đã nhận hối lộ) và sự bảo kê của mafia, đến nỗi nhiều người lầm tưởng mại dâm ở Thái Lan là hoàn toàn hợp pháp. Tại đa số các nước khác, thí dụ như ở Việt Nam, mại dâm bị cấm hoàn toàn. Tại một số nước Hồi Giáo, mại dâm là trọng tội và bị coi là sự phỉ báng thánh Alla, có thể bị xử tử hình. Hợp pháp hóa mại dâm và các hệ lụy. Một số chính phủ cho rằng nên "hợp pháp hóa mại dâm để dễ kiểm soát". Tại một số nước, ở các khách sạn lớn, các khu giải trí, các vùng du lịch đều có các "dịch vụ hộ tống". Các chính phủ và các nhà làm luật ở các nước này tin rằng: việc cho phép mại dâm công khai với các biện pháp như cấp giấy phép, quy hoạch khu đèn đỏ... sẽ giúp quản lý tốt hơn các vấn nạn mà mại dâm gây ra, ngăn ngừa lây nhiễm bệnh hoa liễu. Thậm chí còn có cá nhân cho rằng "h"ợp pháp hóa mại dâm sẽ tạo ra một xung động lớn về tự do và âm hưởng của nó sẽ còn vang vọng mãi"". Nhà nghiên cứu Melissa Farley cho rằng có nhiều nhận định sai lầm về mại dâm, nhất là từ phía những người ủng hộ hợp thức hóa nó hoặc thường xuyên đi mua dâm. Nhưng các số liệu thực tế đã bác bỏ, cho thấy đây chỉ là những ngộ nhận. Thực tế sau nhiều năm lại khác hẳn, hợp pháp hóa mại dâm đã trở thành "một giấc mơ quan liêu ướt át". Các nước này thường không đạt được những mục tiêu đề ra mà còn làm vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn, điều này đặc biệt đúng ở các quốc gia nghèo, vốn có hệ thống quản lý, pháp luật lỏng lẻo (như Peru, Colombia, Bangladesh). Mặt khác, tại các nước nghèo ở Trung-Nam Mỹ, "hợp pháp mại dâm để quản lý" chỉ là cái cớ, mục đích thực sự là để tạo thuận lợi cho việc buôn bán người của giới Mafia vốn lũng đoạn chính quyền các nước này. Vì sự bế tắc này, một số nước sau một thời gian đã phải quay lại biện pháp cấm hoàn toàn mại dâm (tiêu biểu là Thụy Điển, Na Uy và Hàn Quốc). Như một hệ quả, nếu như giai đoạn 1990-2003 có tới 12 nước thực hiện hợp pháp hóa mại dâm, thì từ 2003 tới nay, chỉ có 1 quốc gia làm theo, bởi bài học thực tế từ các nước đi trước đã cho thấy thất bại của phương thức này. Việc cho phép hành nghề mại dâm hợp pháp, về bản chất không phải là sự nhân đạo như người ta nhầm tưởng. Ngược lại, việc một người phải phục vụ tình dục cho người khác để đổi lấy tiền bạc là hành động vô nhân đạo, phải đánh đổi nhân quyền (quyền tự do tình dục) của mình để có được những đồng tiền kiếm sống. Xét về lí luận, khi Nhà nước hợp pháp hóa mại dâm, là đã chứng tỏ sự bất lực buông xuôi của Nhà nước trước cái xấu, dẫn đến tiếp tay cho cái xấu, làm mất uy tín của nhà nước. Xét về hệ quả tới gia đình và xã hội, mại dâm được hợp pháp sẽ kéo theo hoạt động mua bán tình dục ngày càng phổ biến, mọi người đều có thể đi mua bán tình dục, khiến đạo đức xã hội bị suy đồi, khái niệm vợ chồng có nghĩa vụ phải chung thủy sẽ bị vô hiệu. Nề nếp gia đình, tôn ti trật tự xã hội bị phá vỡ. Những người đề xuất và ủng hộ công nhận mại dâm là một nghề cũng thường không lường trước đến một ngày nào đó, chính gia đình, người thân của họ lại phải chịu hệ lụy từ chính sách do họ đề xuất, tức là "gậy ông đập lưng ông" Manfred Paulus, một sĩ quan cảnh sát Đức giám sát lĩnh vực mại dâm trong hơn 30 năm, cho rằng quan điểm "hợp pháp hóa mại dâm sẽ giúp quản lý tốt" là hoàn toàn ngây thơ. Khi mại dâm là hợp pháp, bọn tội phạm sẽ trở thành những doanh nhân hợp pháp, trong khi vai trò của Nhà nước lại biến thành một ma cô dắt gái. Tiến sĩ Ingeborg Kraus khẳng định: ""Hợp pháp hóa mại dâm có nghĩa là củng cố sự bất bình đẳng giữa nam và nữ và chấp nhận bạo lực đối với phụ nữ. Quản lý mại dâm hợp pháp không phải là một giải pháp. Nó gửi đi một tín hiệu sai với đàn ông rằng: có thể dùng tiền để mua một phụ nữ. Hợp pháp hóa mại dâm là sự công nhận và "bình thường hóa" một hình thức lạm dụng tình dục, thông qua sự công nhận của pháp luật"". Năm 2014, Mary Honeyball, đại diện thành phố Luân Đôn phát biểu trước Nghị viện châu Âu: "Nhiều người nghĩ mại dâm là nghề cổ xưa nhất trên thế giới. Vì thế một bộ phận dư luận nghĩ rằng chúng ta nên coi mại dâm là một phần tất yếu của cuộc sống và việc duy nhất chúng ta có thể làm là quản lý nó tốt hơn. Kiểu tư duy đó chỉ khiến mại dâm phát triển hơn, khiến mua dâm trở nên bình thường và khiến phụ nữ dễ bị lạm dụng hơn". Đa số nghị sĩ tại Nghị viện châu Âu đồng ý với quan điểm rằng: hành vi mua dâm là vi phạm nhân quyền và là một hình thức bạo hành chống lại phụ nữ. Đức. Mại dâm ở Đức được hợp pháp hoá năm 2001, chính phủ tin rằng như vậy sẽ giúp quản lý mại dâm tốt hơn, chống bệnh hoa liễu và thu được thuế. Nhưng giờ đây, nhiều người Đức cho rằng chính quyền đã không đạt được mục tiêu đó mà chỉ làm vấn đề tồi tệ hơn. Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng: "Việc hợp pháp hoá mại dâm đã thất bại". Những quy định về giấy phép hành nghề, khám sức khỏe... thực tế là vô tác dụng, vì các nhóm tội phạm có thể dễ dàng làm giả giấy tờ và đe dọa những người nào định tố cáo. Chính sách hợp pháp hóa đã thất bại trên tất cả các mặt. Nô lệ tình dục ở Đức đã lan tràn kể từ khi mại dâm và các nhà thổ được hợp pháp hóa. Trong thực tế, những quy định quản lý của pháp luật hầu như không có tác dụng. Trên toàn nước Đức, số hợp đồng bảo hiểm mại dâm được ký không quá vài chục bản. Trong số hơn 400.000 gái mại dâm ở Đức, chỉ có... 100 người đăng ký hành nghề với chính phủ (tỷ lệ 0,025%), số còn lại vẫn hoạt động lén lút như trước hoặc dùng giấy tờ giả, vì chẳng gái mại dâm nào muốn tự tiết lộ danh tính của mình để rồi chuốc lấy sự hổ thẹn. Quy định về giấy phép hành nghề do vậy đã "thất bại từ trong trứng". Để đáp ứng nhu cầu mua dâm tăng mạnh, số gái mại dâm tăng vọt từ 100 ngàn (năm 2002) lên tới 400 ngàn (năm 2009). Để tăng "nguồn cung", phụ nữ Đông Âu ngày đêm bị bọn buôn người săn lùng và đưa vượt biên vào Đức. Công bố năm 2010 cho thấy nạn buôn người đã tăng 70% sau 5 năm mại dâm được hợp pháp hóa. Phần lớn sự gia tăng này là phụ nữ và trẻ em gái bị buôn bán vào nhà thổ, với ít nhất 20% nạn nhân là vị thành niên. 75% gái mại dâm ở Đức là phụ nữ Đông Âu, phần nhiều là nạn nhân của bọn buôn người. Năm 2014, một số nguồn từ chính phủ Đức tin rằng 90% số gái mại dâm ở Đức là do bị cưỡng ép hoặc là nạn nhân của bọn buôn bán người Đối với phụ nữ Đức, đã có những trường hợp bị cơ quan bảo trợ xã hội gợi ý phải đi... bán dâm, nếu từ chối sẽ bị cắt trợ cấp thất nghiệp. Hợp pháp hoá mại dâm cũng làm gia tăng tình trạng phụ nữ Đức đi bán dâm do họ không còn sợ bị pháp luật xử phạt. Theo khảo sát của Trung tâm Khoa học Berlin, có tới 4% trong tổng số 3.200 nữ sinh viên tại Berlin cho biết đã tham gia một số công việc liên quan đến mại dâm. Bernd Finger, Trưởng cơ quan điều tra của Cục cảnh sát hình sự bang Berlin cho biết, mafia Nga tại Béclin ngày một bám rễ, hoạt động chính là tổ chức mại dâm. Mafia làm việc với sự phân chia lao động hoàn hảo theo ba cấp. Cấp cao là rửa tiền, cấp trung là mại dâm và buôn người, cấp dưới là ăn cắp ô tô. Gái bán dâm thường phải ăn chia thu nhập với ông chủ nhà thổ và các bên liên quan khác (như đám mafia bảo kê núp bóng chính quyền). Để hút khách, nhiều chủ chứa còn tung ra những chiêu "khuyến mãi" rất vô đạo đức như "Tiệc Buffet mại dâm", trong khi chính phủ thì bất lực vì hành vi này không còn là phạm pháp nữa Các chủ nhà chứa đều chuẩn bị sẵn sàng đối với các đợt kiểm tra của chính quyền, và họ cũng dặn gái mại dâm cách khai với cảnh sát. Thường thì các gái bán dâm vẫn khai họ biết về các nhà thổ qua mạng Internet và tự mua vé xe buýt rồi đến đây một cách tự nguyện. Cơ quan chức năng giám sát khu vực đèn đỏ phải nghe những lời nói dối đó không biết bao nhiêu lần nhưng chẳng thể làm gì. Mục đích của chủ nhà thổ là che giấu mạng lưới buôn bán người, với rất nhiều phụ nữ bị bán tới Đức và bị bóc lột tối đa Kỳ vọng về việc thu lợi cho ngân sách từ mại dâm cũng phá sản. Ban đầu Đức kì vọng sẽ thu hàng chục triệu USD thuế từ mại dâm, nhưng rốt cục trên 99% là trốn thuế, bởi lẽ đơn giản: "Tội phạm không bao giờ muốn đóng thuế". Năm 2011, Đức chỉ thu được 326.000 USD (thế đã là "thành công" so với các năm trước), quá ít ỏi so với hàng triệu USD phải bỏ ra để quản lý mại dâm mỗi năm. Ví dụ ở Hamburg, nơi có khu đèn đỏ nổi tiếng nhất nước, trong suốt 10 năm chỉ có 153 gái mại dâm chịu đăng ký với cơ quan thuế của thành phố. Hoặc tại Bonn, năm 2011 thành phố thu được 18.200 USD thuế từ mại dâm, nhưng đã phải chi tới 116.000 USD để đảm bảo an ninh cho các khu đèn đỏ, chưa kể chi phí quản lý giấy tờ, khám chữa bệnh và chống các dạng tội phạm khác phát sinh từ mại dâm. Ví dụ, nếu cho tất cả gái mại dâm ở Đức đi xét nghiệm mỗi tháng 1 lần như quy định (gói Level 2 tốn khoảng 400 USD/lần), chính phủ Đức sẽ phải chi gần 2 tỷ USD mỗi năm, gấp... 6000 lần số thuế thu được và còn lớn hơn ngân sách hàng năm cho nhiều lĩnh vực khác. Hệ thống y tế cũng sẽ quá tải với gần 5 triệu lượt xét nghiệm tăng thêm mỗi năm. Hiện nay ở Đức, có những chính khách và nhà nghiên cứu đã lên tiếng đòi bãi bỏ đạo luật hợp pháp hoá mại dâm. Sau 10 năm đạo luật này được thông qua, theo một nghiên cứu của Ủy ban EU, họ đi đến một kết luận: "Nạn buôn người để buộc mại dâm ở Đức không những không giảm mà ngày càng tăng". Bộ trưởng Tư pháp Đức và đại diện cảnh sát đều thừa nhận tình trạng của gái mại dâm không hề được cải thiện gì từ đó đến nay, thậm chí sức khỏe của họ còn tồi tệ hơn, tỷ lệ nghiện ma túy cao hơn. Stephan Mayer, chuyên gia hàng đầu về các vấn đề pháp luật khẳng định, đạo luật này là một sai lầm và chỉ làm tăng thêm tình trạng tội phạm tại các khu đèn đỏ. Người đứng đầu nghiệp đoàn cảnh sát Bernhard Witthaut cũng khẳng định, hợp pháp hoá mại dâm ở Đức đã thất bại và đề nghị xem xét lại đạo luật này. Ông nhấn mạnh, kể từ khi đạo luật được thông qua, giới ma cô đã nhiều hơn trước và chúng ngày càng tỏ ra táo tợn hơn trong việc ép buộc phụ nữ phải bán dâm. Hợp pháp hóa mại dâm thực tế chỉ tạo thêm vỏ bọc "hợp pháp" giúp bọn tội phạm bành trướng hoạt động. Dư luận cho rằng, những các nước EU cần học cách làm của người Thụy Điển - nước từng hợp thức hoá nghề mại dâm cách đây 30 năm. Năm 1998, Quốc hội Thụy Điển đã xét lại, coi mại dâm là bất hợp pháp, sau khi quốc hội nước này xét thấy không thể kiểm soát nổi việc hợp pháp hóa mại dâm, trong khi tổn hại về giá trị đạo đức xã hội là quá lớn. Úc. Hiện nay, có hàng trăm nhà thổ hoạt động trên khắp nước Úc, trong đó không ít chủ chứa liên quan đến nạn buôn người. Mặc dù mại dâm là hợp pháp ở các bang phía đông nước Úc, nhưng vẫn có tới 90% nhà thổ và gái mại dâm tại Queensland hoạt động không giấy phép để buôn người, trốn thuế, rửa tiền. Sau khi hợp pháp hóa mại dâm, số nhà thổ bất hợp pháp chẳng những không giảm mà còn tăng thêm đến 300%. Tại bang Victoria, số gái bán dâm đã tăng nhanh chóng mặt (tới 7 lần) chỉ sau 20 năm. Tuy vậy, ước tính 3/4 số nhà thổ tại đây vẫn là bất hợp pháp (hoạt động không có giấy phép), và cứ 5-6 gái bán dâm thì mới có 1 chịu đăng ký hành nghề, số còn lại vẫn hoạt động bất hợp pháp (gái đứng đường). Gái đứng đường được kỳ vọng là sẽ dồn vào các khu đèn đỏ để dễ quản lý, nhưng rốt cục số này lại càng hiện diện nhiều và khó kiểm soát hơn trước. Tất nhiên với bộ phận bất hợp pháp này, những quy định mà chính phủ đề ra như điều kiện an toàn, kiểm tra sức khỏe... hoàn toàn chẳng có giá trị. Sự gia tăng số nhà chứa bất hợp pháp, đến lượt nó, lại làm gia tăng tình trạng tham nhũng và nhận hối lộ của cảnh sát. Theo một cuộc khảo sát ở Queensland, 54,4% gái mại dâm đường phố cho biết họ bị quấy rối ít nhất một lần trong 5 năm qua bởi chính tay cảnh sát. Nhà bình luận Youngbee Dale cho rằng chỉ có 2 điều thay đổi sau khi hợp pháp hóa mại dâm. Thứ nhất, những tên ma cô từ "dã thú" nay trở thành "những doanh nhân thành đạt". Thứ hai, cánh đàn ông từ nay đã có lý do biện minh hợp lý để thoải mái rủ nhau tới nhà thổ. Nghiêm trọng hơn, bệnh tật do mại dâm mang lại đã gia tăng nhanh chóng. Chỉ 2 năm sau khi hợp pháp hóa mại dâm, số lượng phụ nữ Úc nhiễm HIV đã tăng 91% Cũng như ở Đức, nạn buôn người gia tăng nhanh chóng để cung cấp cho cỗ máy mại dâm. Một số thiếu nữ trẻ châu Á khi du học Úc đã rơi vào bẫy của bọn buôn người dưới danh nghĩa các trung tâm môi giới và bị ép bán dâm để trả nợ. Chủ chứa nhà thổ bắt họ làm việc 15 tiếng/ngày suốt cả tuần. Họ bị đối xử tàn tệ, bị đám bảo kê xâm hại tình dục, đánh đập và đe dọa tính mạng. Một số còn bị ép dùng ma túy để có thể tiếp khách cả ngày, mỗi ca phải phục vụ tới 10 đàn ông với các hành vi bạo dâm. Những kỳ vọng của chính phủ Úc về việc "hợp pháp hóa mại dâm để kiểm soát" đã thất bại. Số trường hợp vi phạm bị phát hiện và xử lý là rất ít, chỉ 184 trường hợp trong suốt 8 năm, trong khi mỗi năm ước tính có hơn 1.000 nạn nhân buôn người bị đưa đến Úc. Ở quốc gia lân cận là New Zealand còn diễn ra những chuyện khá nực cười. Dù quá bán dân số chấp nhận hợp pháp hóa mại dâm, nhưng tới khi thảo luận về vị trí đặt phố đèn đỏ thì tất cả lại thay đổi thái độ. Giống như câu chuyện "Đeo lục lạc cho Mèo", chẳng ai muốn đặt nó ở khu dân cư nơi mình sống, nên tới nay chính phủ vẫn loay hoay không tìm được vị trí đặt khu đèn đỏ. Nhiều trung tâm xã hội và dạy nghề, thay vì trợ giúp phụ nữ tìm việc lại gợi ý họ đi... bán dâm để kiếm tiền. Một số nhà thổ thì lại được đặt ngay cạnh trường học dù phụ huynh phản đối dữ dội, học sinh thì ngày ngày phải đi qua những bao cao su và bơm kim tiêm bị vứt đầy ở cạnh trường khiến giáo viên phải kiêm luôn vai trò dọn dẹp vệ sinh Bà Sheila Jeffeys, giáo sư về Chính trị Giới tính - Bộ môn Khoa học Xã hội và Chính trị của trường Đại học Melbourne gọi đây là "cuộc thử nghiệm thất bại của hợp pháp hóa mại dâm". Bà nói: Hiện đang có những tổ chức và chính khách Úc vận động đòi bãi bỏ luật hợp pháp hoá mại dâm. Thay vào đó, Úc sẽ áp dụng mô hình chống mại dâm nghiêm khắc mà Thụy Điển đã áp dụng. Hà Lan. Tại Hà Lan, mại dâm được hợp pháp hóa vào năm 2000. Chỉ sau 10 năm hợp pháp hóa mại dâm, chính quyền giờ đây lo ngại rằng mại dâm đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Các tổ chức tội phạm lớn đã nhúng tay vào hoạt động buôn bán phụ nữ, ma túy, giết người và các hoạt động tội phạm khác. Chính các quán cà phê cần sa và nhà thổ được cấp phép lại là những nơi ẩn náu hợp pháp cho bọn tội phạm. Nhu cầu cần sa và phụ nữ tăng nhanh đã khiến cho nơi đây trở thành một thị trường béo bở cho bọn tội phạm có tổ chức. Chính phủ Anh từng cử 3 bộ trưởng đến thăm Hà Lan để nghiên cứu mô hình hợp pháp hóa mại dâm, và kết luận họ đưa ra là mô hình này chỉ gây thêm nguy hại, nước Anh không được phép làm theo. Theo thống kê, trong số 25.000 đến 30.000 gái mại dâm ở Hà Lan có đến 15.000 là người nước ngoài, phần lớn là nạn nhân của bọn buôn người. Ước tính 70% gái mại dâm tại Hà Lan hoàn toàn không có giấy phép cư trú chứ chưa nói tới giấy phép hành nghề và khám sức khỏe định kỳ. Số gái mại dâm trẻ em (dưới 16 tuổi) đã tăng gần 4 lần, từ 4.000 năm 1996 lên hơn 15.000 vào năm 2001. Quy định về giấy phép hành nghề cũng không thực hiện được, vì sau 3 năm hợp thức hóa, chỉ có 921 gái mại dâm (chiếm 3%) chịu ra đăng ký hành nghề; và sau đó 12 năm, tỷ lệ này cũng chỉ có thể tăng lên thành 5%. Lý do rất dễ hiểu: chẳng ai muốn mình được biết đến như một con điếm - dù nó có thể là hợp pháp. Năm 1999, chính quyền Amsterdam đã phát hiện nhiều viên chức tham gia một đường dây "chạy hộ chiếu" hợp pháp cho 117 gái điếm bị đưa đến từ các nước châu Âu. Thì ra, bọn tội phạm biết trước mại dâm sẽ được hợp pháp hóa năm 2000, nên đã chuẩn bị đâu vào đó. Những cảnh sát tham nhũng móc nối với tội phạm để lách luật là rất dễ xảy ra. Mặt khác, gái điếm cũng chẳng chịu tuân thủ luật lệ mà thích hành nghề chui để tránh các quy định cũng như để trốn thuế. Như vậy, những tệ nạn mới lại được dịp nảy sinh. Job Cohen, cựu thị trưởng Amsterdam nói: "Chúng tôi nhận ra rằng mại dâm không còn ở quy mô nhỏ nữa. Các tổ chức tội phạm lớn đang đổ về đây nhằm tiến hành buôn bán phụ nữ, ma túy, giết người và các hoạt động tội phạm khác... hiện nay chúng ta phải chứng kiến nạn buôn bán người, ép bán dâm và tất cả các thể loại liên quan tới tội phạm ở đây", và rằng "Các quy định về mại dâm đã không được thực hiện, buôn bán phụ nữ vẫn tiếp tục. Phụ nữ đang di chuyển ra xung quanh nhiều hơn, gây cho cảnh sát nhiều khó khăn hơn". Các quan chức chính phủ đã nhận thấy sự gia tăng bạo lực đường phố một cách bất thường, là hệ quả của sự gia tăng nạn buôn người vào Amsterdam làm nô lệ tình dục. Một cư dân ở phố đèn đỏ De Wallen cho biết: "Những tên côn đồ Đông Âu đã mang tới đây phụ nữ, chúng đe dọa và đánh đập họ". Hợp pháp hóa mại dâm đã dẫn tới sự lan tràn các hoạt động tội phạm, khiến chính phủ phải đề ra biện pháp mới, bao gồm cả kế hoạch chi tiết để cứu giúp gái mại dâm thoát khỏi ngành công nghiệp tình dục. Năm 2005, Amma Asante và Karina Schaapman, hai nghị sĩ của Đảng Lao động Hà Lan, đã viết một báo cáo, "Het onzichtbare zichtbaar gemaakt" (Hiểm họa vô hình). Schaapman đã từng là một gái mại dâm và là nhân chứng sống về tội phạm có tổ chức và bạo lực ở khu đèn đỏ. Báo cáo cho thấy phần lớn gái mại dâm ở Amsterdam đã bị cưỡng ép và bị lạm dụng bởi các băng nhóm tội phạm, qua đó kết luận rằng hợp pháp hóa mại dâm đã thất bại. Năm 2008, Karina Schaapman phát biểu trước nghị viện: Bà Nicole Fontaine, đại biểu châu Âu và là chủ tịch của Quỹ tư nhân Scelles, cảnh báo nạn buôn người, du lịch tình dục và khiêu dâm trẻ em đã đến mức báo động tại châu Âu. Bà cho rằng "chính việc hợp pháp hóa mại dâm đã làm gia tăng tác hại của loại tệ nạn xã hội này". Bà Pierrette Pape, phát ngôn viên của Tổ chức vận động Phụ nữ châu Âu, nói về những hậu quả xã hội lâu dài do cách thức mại dâm được xử lý ở các nước khác nhau. "Ngày nay, một cậu bé ở Thụy Điển lớn lên với thực tế rằng mua dâm là phạm pháp. Ngược lại, một cậu bé ở Hà Lan lớn lên với cái nhìn rằng: những phụ nữ ngồi trong cửa sổ có thể được mua như hàng hóa sản xuất hàng loạt. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lối sống của đứa trẻ khi chúng đã trưởng thành." Sau những vấn nạn mà các "phố đèn đỏ" gây ra, trong những năm gần đây, một số lượng đáng kể các nhà thổ đã bị đóng cửa vì nghi ngờ có hoạt động tội phạm. Thành phố Amsterdam có một kế hoạch đầy tham vọng, có thể sẽ mất nhiều năm, để dẹp bỏ tuyến phố này và chuyển đổi những nhà thổ thành các cửa hàng thời trang, phòng tranh. Năm 2008, chính quyền Amsterdam tuyên bố sẽ đầu tư 21 triệu USD để mua lại các nhà thổ ở đây. Lodewijk Asscher, thành viên Hội đồng thành phố chịu trách nhiệm tài chính cho kế hoạch nói: Trong năm 2009, Bộ tư pháp Hà Lan đã công bố kế hoạch đóng cửa 320 khu nhà thổ ở Amsterdam, và 50% trong số 76 quán cà phê bán cần sa ở trung tâm thành phố. 26 quán cà phê trong khu De Wallen sẽ phải đóng cửa từ 1-9-2012 tới 31-8-2015, khách nước ngoài có thể bị cấm vào các quán cà phê cần sa bắt đầu từ 2012 Bộ trưởng Tư pháp đã bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt chịu trách nhiệm về việc đóng cửa các nhà chứa này, ông lý giải quyết định này là do "Amsterdam đang trở thành trung tâm của nô lệ tình dục và các băng nhóm tội phạm đang ráo riết thiết lập các khu nhà chứa để tiến hành rửa tiền." Tạp chí Spectator bình luận: "Phải mất 6 năm cho thị trưởng thừa nhận trước công chúng rằng cuộc thí nghiệm đã trở thành một thảm họa, một thỏi nam châm thu hút nạn buôn bán phụ nữ, buôn bán ma túy và trẻ em vị thành niên... Đối với nhiều người Hà Lan, những lý lẽ của việc hợp pháp hóa mại dâm đã không còn được họ chấp nhận. Nó đã trở thành một thất bại về pháp lý, kinh tế và xã hội; và sự điên rồ đó, cuối cùng, đã đến hồi kết thúc." Tới năm 2018, De Wallen, phố đèn đỏ nổi tiếng ở Amsterdam đã bị thu hẹp đáng kể. Nhiều nhà chứa đã phải đóng cửa. Hầu hết các cơ sở mại dâm hợp pháp tại Hà Lan đã đóng cửa và ngừng hoạt động. Thượng viện Hà Lan đang xem xét một dự luật trừng phạt khách mua dâm nếu họ trả tiền cho quan hệ tình dục với một phụ nữ bị buôn bán, chăn dắt hoặc bị các loại ép buộc khác. Những thay đổi này là kết quả của một phong trào đấu tranh với nạn nô lệ tình dục đang nổi lên ở Hà Lan sau khi mại dâm được hợp pháp hóa vào năm 2000. Chính phủ Hà Lan cho rằng điều này sẽ giúp phụ nữ bán dâm được an toàn và chấm dứt nạn buôn người, nhưng điều ngược lại đã xảy ra. Mại dâm bất hợp pháp, nhà thổ không có giấy phép đã bùng nổ trong quá trình hợp pháp hoá, mua bán phụ nữ đã tăng lên đáng kể, nhu cầu buôn người gia tăng. Các công ty du lịch còn nhận tiền từ các nhà chứa để quảng cáo với du khách rằng "hợp pháp hoá mại dâm là một mô hình hoàn hảo", rằng gái bán dâm "được an toàn và hạnh phúc", dù thực tế thì khác hẳn. phần lớn các báo cáo của cuộc thử nghiệm đã liên kết việc buôn bán phụ nữ với chế độ hợp pháp hóa. Vẫn còn một chặng đường dài để đi, nhưng bây giờ các nhà nữ quyền đang miệt mài lên tiếng chống lại mô hình hợp pháp hoá tàn phá của Hà Lan, thì sẽ không có trở lại. Nhà nghiên cứu Julie Bindel, người đã sống ở Hà Lan và nghiên cứu hậu quả của mại dâm hợp pháp trong suốt 15 năm, nhận xét rằng: một số chính trị gia và các cơ quan thực thi pháp luật nhận thấy rằng hợp pháp hóa mại dâm đã dẫn tới một thảm họa. Việc hợp pháp hóa, từng được coi là cách tiếp cận bước ngoặt đối với mại dâm, hiện giờ được coi là một thảm hoạ bởi tất cả mọi người Hà Lan, trừ những kẻ kiếm được lợi nhuận từ mại dâm. Mọi người mà Julie Bindel tiếp xúc đều nhận ra rằng mại dâm là một hành vi xâm hại nhân quyền, gây hại cho phụ nữ, và rằng việc hợp pháp hóa mại dâm đã tạo ra một tai hoạ. Phần lớn các báo cáo về tội phạm đã liên kết việc buôn bán phụ nữ với chế độ hợp pháp hóa mại dâm. Vẫn còn một chặng đường dài để đi, nhưng hiện các tổ chức nữ quyền đang miệt mài lên tiếng đấu tranh chống lại mô hình hợp pháp hoá mại dâm mang tính tàn phá của Hà Lan để nó không thể quay trở lại.. Thái Lan. Tại Thái Lan, mại dâm bị luật pháp nghiêm cấm. Đạo luật năm 1960, tiếp đó là Đạo Luật phòng chống mại dâm, BE. 2539 (1996) đã quy định cấm các hành vi mua bán dâm. Mua bán dâm sẽ bị phạt 1 tháng tù và/hoặc 1.000 baht (khoảng 40 USD), mua dâm trẻ em có thể bị tù 6 năm, còn chủ chứa sẽ bị phạt tù 3-15 năm. Mua dâm trẻ em dưới 18 tuổi bị phạt 4-20 năm tù và phạt tiền 80.000 - 100.000 baht. Năm 2003, Bộ Tư pháp Thái Lan đã từng đề xuất thảo luận về việc hợp pháp hóa mại dâm. Tuy nhiên, do vấp phải sự phản đối của dư luận và những lo ngại về hệ lụy xã hội nên đề xuất bị bãi bỏ. Luật là như vậy, nhưng trong thực tế, các nhà thổ lại hoạt động công khai dưới sự bảo kê của Mafia và sự làm ngơ (thậm chí hợp tác bảo kê) của chính quyền địa phương. Sự trái ngược giữa pháp luật và việc thực thi lớn đến nỗi nhiều người lầm tưởng mại dâm ở Thái Lan là hoàn toàn hợp pháp. Ở khía cạnh khác, nó cũng cho thấy sự yếu kém, "tiền hậu bất nhất" của hệ thống pháp luật Thái Lan, và thậm chí là cả sự lũng đoạn chính quyền địa phương của tội phạm có tổ chức. Ước tính có hơn 60 ngàn nhà thổ ở Thái Lan, còn nhiều hơn số trường học ở nước này. Nhìn qua vẻ ngoài quy củ của các phố đèn đỏ, nhiều người nước ngoài cho rằng chính phủ Thái Lan đã tổ chức tốt mại dâm và điều đó sẽ làm giảm tác hại mà mại dâm gây ra (như hối lộ, bảo kê, ma túy...). Nhưng thực tế, những góc khuất tội ác ẩn sau các khu đèn đỏ này khác xa so với họ vẫn tưởng. Chính phủ Thái Lan không hề quản lý các khu đèn đỏ, nắm quyền kiểm soát là các băng đảng tội phạm. Các phố đèn đỏ Thái Lan là nơi ẩn náu an toàn của những thế lực tội phạm khét tiếng như Hội Tam Hoàng hay Yakuza. Cuộc đời của người bán dâm tại Thái Lan thực tế luôn đầy rẫy hiểm nguy, bệnh tật, cũng như phải chịu sự kì thị của cộng đồng vốn thấm nhuần tinh thần Phật giáo (giáo lý đạo Phật lên án chuyện gian dâm ngoài vợ chồng). Về mặt xã hội, ước tính 95% nam giới Thái Lan trên 21 tuổi đã từng quan hệ với gái mại dâm. Một khảo sát năm 1992 cho biết 97% nam thanh niên thường xuyên tìm đến gái mại dâm Tình trạng này tạo nên một tâm lý xã hội coi phụ nữ chỉ như một thứ đồ chơi tình dục cho đàn ông, và đến lượt tâm lý này sẽ kích thích những hành vi tội phạm tình dục. Kết quả là Thái Lan có tỷ lệ hiếp dâm cao nhất Đông Nam Á (~7-8 vụ/100 ngàn dân, gấp 2 lần Philipines, 3 lần Singapore và gấp 5 lần Việt Nam). Nếu coi hành vi mua dâm trẻ em cũng là hiếp dâm thì tỷ lệ hiếp dâm của Thái Lan sẽ còn cao hơn con số trên hàng trăm lần, bởi Thái Lan cũng là điểm đến hàng đầu của những kẻ ấu dâm (thích quan hệ tình dục với trẻ em). Khoảng 310.000 trẻ em gái Thái Lan phải bỏ học mỗi năm, và rất nhiều trong số đó đã đi bán dâm. Về chính thức, quan hệ tình dục với người dưới 18 tuổi là bị cấm, nhưng ước tính vẫn có tới 40% gái mại dâm ở nước này là trẻ em dưới 16 tuổi. Ước tính 55% gái mại dâm Thái Lan bắt đầu bán dâm khi chưa đầy 18 tuổi Thực trạng các quan chức và cảnh sát nhận hối lộ để làm ngơ cho các ổ mại dâm là rất phổ biến. Năm 1997, ước tính có 20-30 nghị sĩ dính líu tới các đường dây mại dâm. Chuwit Kamolvisit, được coi là "ông trùm của mại dâm Thái Lan", nói rằng ông ta đã hối lộ khoảng 1,5 triệu bảng Anh (khoảng 3 triệu đôla) trong suốt 10 năm cho các chính khách và cảnh sát để họ làm ngơ cho việc kinh doanh tình dục của ông ta. Chuwit Kamolvisit sau đó còn dùng tiền thu được từ mại dâm để vận động tranh cử nhằm tìm cách tiến thân vào giới chính trị gia. Marut, một ma cô nổi tiếng ở Pattaya và có liên hệ với Mafia Nga, cho biết: Hơn 60% khách hàng của Marut chính là các quan chức chính phủ, bao gồm cả cảnh sát. Marut gọi đó là "dịch vụ đặc biệt" cho các nhân vật uy quyền. Theo UNODC, Thái Lan là một điểm đến hàng đầu của bọn buôn người làm nô lệ tình dục. Hầu hết phụ nữ bị buôn bán đến từ Myanmar, Campuchia, Lào và Trung Quốc. Với đường biên giới dài và hiểm trở của Thái Lan, bọn buôn người có thể dễ dàng vượt biên mà không cần giấy tờ. Phụ nữ từ Thái Lan cũng bị buôn bán tới nhiều nước, đặc biệt là Hà Lan và Đức ở châu Âu, Nhật Bản, Austrlia, Ấn Độ, Malaysia và các quốc gia Trung Đông. Năm 1991, mỗi phụ nữ Thái Lan bị bán cho Mafia Nhật với giá 2.400 - 18.000 USD mỗi người. Năm 2006, một nô lệ tình dục đã trốn thoát sau khi giết chết chủ chứa và tố cáo một đường dây mại dâm do Mafia Nhật (Yakuza) tổ chức, gây chấn động dư luận về sự thực đen tối ẩn sau "những ảo tưởng về hợp pháp hóa mại dâm để kiểm soát" Tháng 1/2018, cảnh sát Bangkok tiếp tục phát hiện một đường dây lớn chuyên buôn bán phụ nữ, tất cả đều nhằm phục vụ mại dâm. Họ giải cứu được 113 người, trong đó phần lớn là người Myanmar Một số nạn nhân còn chưa đầy 15 tuổi, một số nạn nhân cho biết họ đã bị bán vào đây từ năm 12 tuổi. Cảnh sát Thái Lan cho biết họ đang phải rất cố gằng chống lại nạn buôn người để phục vụ mại dâm, nhưng kết quả chưa đủ khả quan Các khu đèn đỏ ở Thái Lan là tụ điểm của các nhóm tội phạm có tổ chức người Hoa (nhiều nhóm có liên hệ với Hội Tam Hoàng) chuyên buôn người, buôn ma túy và tống tiền. Cảnh sát Thái Lan gọi đó là "Các băng nhóm heo con". Thành phố Pattaya có một ngành công nghiệp tình dục nhiều tỷ đôla với các đường dây chuyên buôn bán ma túy, rửa tiền và buôn bán phụ nữ xuyên quốc gia. Nhiều nhóm tội phạm Nga đã thiết lập hoạt động mại dâm, ma túy và giết mướn ẩn sau các doanh nghiệp hợp pháp như các quán bar và nhà hàng ở Pattaya. Các trang web du lịch thì khuyến cáo du khách phải cẩn thận nếu đi vào các khu đèn đỏ như Patpong bởi những nơi này có tỷ lệ tội phạm tụ tập rất cao, nếu không đề phòng có thể bị lừa hoặc tệ hơn là bị cướp. Bệnh dịch do mại dâm đem lại cũng lan tràn, bệnh HIV/AIDS đã trở thành vấn nạn lớn với Thái Lan. Năm 2010, Sở kiểm soát dịch bệnh Thái Lan (DDC) ước tính rằng 40% người bán dâm đã không sử dụng bao cao su. Báo cáo năm 2008 của DDC cho biết có 532.522 người Thái nhiễm HIV, chiếm 1,3% dân số trưởng thành, là tỉ lệ "cao nhất ở châu Á" và thứ 4 thế giới., con số thực có thể còn lớn hơn thế rất nhiều, mà một trong các nguyên nhân chính là do nạn mại dâm gây ra. Một nghiên cứu cho thấy, 20% số gái mại dâm ở Thái Lan có kết quả dương tính với HIV/AIDS. Và để có thể kiếm tiền nhiều hơn, nhiều người bán dâm còn phải dùng đến ma túy để "tăng ca". Đặc biệt, có nhiều chàng trai Thái Lan vì gia cảnh nghèo, đã vay mượn tiền để giải phẫu chuyển giới thành nữ giới để đi bán dâm, trở thành thứ mà người ta gọi là "Thái giám thời hiện đại", và Thái Lan giờ trở thành cái tên gợi cho nhiều người liên tưởng tới "những gã đàn ông bệnh hoạn thích đội lốt nữ giới". Kritaya Archavanitkul, nhà hoạt động vì quyền con người Thái Lan, nói: Một gái bán hoa ở Bangkok có tên Pim cho biết, họ sẽ bị chủ chứa trừng phạt nếu không kiếm đủ khách, đồng thời thường xuyên bị khách mua dâm đe dọa và bạo hành. Họ không dám bỏ trốn vì lũ ma cô dọa sẽ tiết lộ chuyện bán dâm, khiến cho gia đình họ xấu hổ và nhục nhã. Rất nhiều khách làng chơi thích bé gái hoặc thiếu nữ nên những chủ chứa thường tìm cách săn lùng, lừa gạt trẻ vị thành niên từ các ngôi làng nông thôn. Cô cho biết: Cuốn tự truyện của Thanadda Sawangduean, 42 tuổi, một phụ nữ Thái Lan từng làm gái mại dâm, đã được trao giải thưởng Chommanard năm 2010. Cô đã bị lừa bán làm gái mại dâm ở Pattaya. Tại mỗi nơi bị lừa tới, cô đều bị đánh đập. Sawangduean cũng từng bị bắt dùng ma túy và tống vào tù do tàng trữ chất gây nghiện. Cô chia sẻ trên Bangkok Post: Sau cuộc chính biến năm 2014, Chính phủ của Tướng Prayuth Chan-ocha đã truy bắt mại dâm một cách khắc nghiệt hơn. Tướng Prayuth tuyên bố rằng chính phủ cần phải cải cách vấn đề này để khôi phục lại nền đạo đức của đất nước. Ngoài ra, việc chống mại dâm còn nhằm ngăn chặn tình trạng tăng cao về mại dâm tuổi vị thành niên và buôn bán người, bởi Thái Lan đã lâm vào tình trạng "đặc biệt đáng xấu hổ" trong vấn đề này. Năm 2017, Thủ tướng Thái Lan đã nhiều lần nói rằng sẽ tiến hành "tái cấu trúc nền tảng đạo đức" của đất nước. Theo tờ Asian Correspondent, Thái Lan đang nỗ lực để chứng minh sự an toàn và ít tệ nạn để có thể cạnh tranh với các điểm du lịch đang nổi lên của các nước khác trong khu vực. Tháng 7/2016, bà Kobkarn Wattanavrangkul, Bộ trưởng Du lịch Thái Lan tuyên bố "Thái Lan sẽ xóa sổ các hoạt động mua bán tình dục". Theo Telegraph, sự phổ biến của mại dâm ở Thái Lan đã gây "tác dụng ngược", nó thu hút được một số khách du lịch nam giới độc thân nhưng lại khiến các khách du lịch tiềm năng hơn là phụ nữ, các hộ gia đình và các công ty không còn muốn tới đây để tổ chức đám cưới, nghỉ trăng mật, du lịch sinh thái và tìm hiểu văn hóa. Bà Kobkarn nói: "Chúng tôi muốn Thái Lan trở thành một vùng đất du lịch có chất lượng. Chúng tôi muốn nền công nghiệp tình dục được xóa bỏ. Khách du lịch sẽ không đến Thái Lan vì lý do đó nữa. Họ sẽ đến đây bởi những nét đẹp văn hóa của đất nước chúng tôi." Trong một thông báo đầu năm 2018, Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) họ có chiến lược quảng bá và các chính sách trong tương lai nhằm đưa Thái Lan trở thành một điểm đến du lịch chất lượng và "cực lực phản đối các tour du lịch tình dục dù dưới bất kỳ hình thức nào". Mới đây, Bộ Ngoại giao Thái Lan đã lên tiếng phản đối vì cho rằng danh dự của đất nước bị xúc phạm, sau khi Bộ trưởng Du lịch Gambia nói rằng du khách quốc tế nếu quan tâm đến tình dục thì nên đến Thái Lan thay vì đất nước Tây Phi này. Bangladesh. Bangladesh là một trong hai quốc gia hiếm hoi ở châu Á hợp thức hóa mại dâm. Là một quốc gia nghèo với hệ thống pháp luật, y tế sơ sài, sự quản lý lỏng lẻo của nhà nước và nạn tham nhũng cao, việc hợp thức hóa mại dâm rốt cuộc chẳng giúp gì cho việc quản lý mà đã gây ra những hậu quả tai hại, còn vượt xa các quốc gia ở trên. Theo thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, trong số 1,8 triệu gái bán dâm vị thành niên trên thế giới, chiếm số đông là những bé gái Bangladesh. Luật pháp nước này quy định, đối tượng này phải trên 18 tuổi, tuy nhiên do sự quản lý lỏng lẻo, đa số những người tham gia bán dâm đều dưới độ tuổi đó. 13 - 15 tuổi là tuổi đời trung bình của kỹ nữ vị thành niên tại Banglades Những gái mại dâm vị thành niên này thường xuất thân từ các gia đình ở nông thôn nghèo khổ. Do không còn lo bị pháp luật trừng trị vì mại dâm đã trở nên hợp pháp, nhiều gia đình vì túng thiếu đã đem bán con mình cho bọn buôn người với giá khoảng 245 USD (gần 5 triệu VND). Sau đó, những kẻ buôn người sẽ bán lại cho chủ nhà chứa vốn cũng từng là gái mại dâm. Gái mại dâm vị thành niên ở Bangladesh chủ yếu làm việc trong các nhà thổ, danh nghĩa là dưới sự quản lý của Nhà nước, nhưng thực tế là bởi các tên ma cô. Trong nhiều khu đèn đỏ ở Bangladesh, nhiều cặp vợ chồng "gái mại dâm - ma cô" đã sinh con. Những đứa con của họ lớn lên do không được giáo dục tốt cũng như các phương tiện sinh nhai khác, con trai lại đi làm ma cô, con gái lại đi bán dâm. Cái vòng luẩn quẩn cứ thế tiếp diễn hết cha mẹ đến con cái. Ở một nước có hệ thống y tế nghèo nàn như Bangladesh, quy định khám bệnh định kỳ cho gái mại dâm chỉ nằm trên giấy chứ chẳng thể thực hiện được. Bên cạnh đó, để duy trì sự hấp dẫn đối với khách hàng, gái bán hoa tại Bangladesh bị đánh đập, bỏ đói để ép buộc dùng steroid, một loại thuốc được sử dụng để tăng trọng lượng của gia súc. Thuốc sẽ khích thích ngon miệng, làm cho họ tăng cân nhanh chóng để có vẻ ngoài trông khỏe mạnh và nảy nở hơn. Tuy nhiên hậu quả khi dùng thuốc kích thích không thể lường hết được. Chúng làm cơ thể biến dạng và mắc nhiều bệnh nan y khác, như bệnh tiểu đường, cao huyết áp, phát ban da và gây nghiện. Nhiếp ảnh gia GMB Akash là người lặn lội tới những khu đèn đỏ có tiếng tại Bangladesh. Qua những câu chuyện, nhiếp ảnh gia cảm nhận được những nét ngây thơ ẩn sâu trong tâm hồn của các bé gái. Hầu hết trong số đó chán chường với cuộc sống, khát khao được giải thoát khỏi thảm kịch hiện tại để được tới trường, được theo đuổi những nghề nghiệp lương thiện và gây dựng mái ấm gia đình. Nhưng mơ ước đó sẽ không thể thành hiện thực, chừng nào mại dâm vẫn là hợp pháp và các khu đèn đỏ không bị chính phủ triệt phá. Các nước Trung-Nam Mỹ. Không phải châu Âu mà chính Trung-Nam Mỹ mới là khu vực có nhiều nước hợp pháp hóa mại dâm nhất, với 9 nước là México, Panama, Bolivia, Colombia, Ecuador, Paraguay, Peru, Uruguay, Venezuela. Đây đều là những nước có nạn buôn người diễn ra công khai, sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc và tội phạm lũng đoạn chính quyền là phổ biến, tạo ra một môi trường khai thác tình dục phát triển mạnh. Mại dâm được hợp pháp công khai là kết quả của sự sụp đổ kỷ cương xã hội, sự bất lực của pháp luật và sự thao túng chính quyền của giới tội phạm. Các mạng lưới tội phạm có tổ chức, một số liên quan đến các nhóm vũ trang ly khai cát cứ, chịu trách nhiệm về nạn buôn bán người nô lệ tình dục và các cuộc xung đột vũ trang đã đẩy một số lượng lớn các nạn nhân vào con đường bán dâm. Tại các nước này, pháp luật là rất lỏng lẻo nên việc gian lận hộ chiếu, giấy khám sức khỏe và Giấy khai sinh là rất dễ dàng, tạo điều kiện thuận lợi cho buôn bán người. Các quy định quản lý mại dâm nhìn chung chỉ là hình thức, chính quyền gần như bất lực trong việc thực hiện. Phụ nữ và trẻ em từ Brazil, Colombia, Peru, Ecuador, Cộng hòa Dominica bị mua bán công khai như nô lệ, "hàng chất lượng" thì bị đưa sang Tây Âu, đặc biệt là Hà Lan (nơi mại dâm cũng là hợp pháp và bọn buôn người sẽ dễ dàng thu lợi). Trong nhiều trường hợp, buôn bán người được công khai trên các tờ báo và hoặc các trung tâm môi giới việc làm trá hình. Ví dụ, ở Colombia, ước tính có trên 35.000 trẻ em bán dâm, từ 5.000-10.000 trong số đó bán dâm trên các đường phố của Bogotá. Chiến tranh và nạn buôn bán ma túy đã phá hủy cấu trúc gia đình, khiến trẻ em không có nơi an toàn và được nuôi dưỡng. Cuộc chiến cũng đã gây ra sự ly tán của vô số gia đình, một số trẻ em đã bị binh lính bắt đi làm nô lệ tình dục. Colombia cũng là một điểm đến hàng đầu cho du lịch tình dục trẻ em, đặc biệt là các thành phố ven biển như Cartagena và Barranquilla. Nhiều nạn nhân từ chối nhận hỗ trợ trong việc truy tố kẻ buôn người vì họ sợ bị trả thù, bởi thế lực của tội phạm ở đây là rất lớn, ngay cả chính quyền cũng bị chúng lũng đoạn. Tại Bolivia, độ tuổi trung bình của gái mại dâm là 16. Các vấn đề mại dâm trẻ em trở nên trầm trọng hơn bởi sự thi hành pháp luật kém cỏi, các cuộc tấn công của cảnh sát hầu hết là không hiệu quả Ở Ecuador, mại dâm trẻ em cũng lan tràn rộng. Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế năm 2002 ước tính có 5.200 trẻ vị thành niên đã tham gia mại dâm. Nhiều gái mại dâm trẻ em đã bị bỏ rơi hoặc mồ côi, một số gia đình nghèo khó còn bán con đi làm gái mại dâm. Hơn một nửa số gái mại dâm là ở trong các cơ sở bất hợp pháp. Các nạn nhân thường là trẻ em bị bắt cóc, bị cha mẹ bán cho lũ buôn người, hoặc bị bọn buôn người lừa vào nhà thổ bằng các cơ hội việc làm giả. Những trẻ em này lần đầu bị ép bán dâm ở tuổi trung bình là 12. Tổng kết. Tiến sĩ Janice G. Raymond, thuộc Liên minh phòng chống buôn bán phụ nữ quốc tế (CATW), thông qua số liệu thực tế thu thập tại các nước đã hợp pháp hóa mại dâm (Đức, Hà Lan, Úc), cũng như qua phỏng vấn trực tiếp, đã liệt kê 10 thất bại và tác hại của biện pháp hợp thức hóa mại dâm: Hợp pháp hóa mại dâm, nghĩa là người bán dâm phải đăng ký, phải công khai danh tính, nhưng thực tế thì phần lớn họ sẽ không chịu làm việc này. Bởi trong quan điểm của đa số mọi người, thậm chí của những người có suy nghĩ "cởi mở", thì mại dâm luôn bị xem là thấp hèn. Ngay cả những người có tư tưởng cổ vũ hợp pháp hóa mại dâm cũng không muốn lấy người bán dâm làm vợ/chồng; không muốn người trong gia đình mình làm nghề này. Do vậy, ngay cả khi Nhà nước hợp pháp hóa mại dâm thì những người bán dâm vẫn cứ hoạt động lén lút như trước, để không bị lộ danh tính cũng như không phải đóng thuế. Hệ lụy kéo theo là nạn làm giả giấy phép, và rốt cuộc lại tồn tại song hành cả "mại dâm hợp pháp" lẫn "mại dâm bất hợp pháp", việc truy quét vẫn cứ phải tiến hành như trước trong khi việc quản lý càng rắc rối hơn (vì khó có thể xác minh gái mại dâm có hay không có giấy phép hành nghề, giấy phép đó là thật hay giả). Cuối cùng bà kết luận: "Hợp pháp hóa mại dâm chỉ làm trầm trọng thêm những vấn nạn của nó. Đó chỉ là sự thoái thác trách nhiệm của chính phủ trước những vấn nạn mà mại dâm gây ra cho con người và xã hội". Theo nghiên cứu năm 2012 của Viện nghiên cứu kinh tế và chính trị London, thực hiện bởi 3 nhà khoa học (Seo-Young Cho, Axel Dreher và Eric Neumayer), kết quả cho thấy việc hợp pháp hóa mại dâm thực sự dẫn tới việc gia tăng nạn buôn người, và cũng làm gia tăng việc mua bán dâm trong xã hội. Ví dụ: năm 2006, Đức (nước hợp pháp mại dâm) có tỷ lệ người bán dâm trên dân số cao gấp 6 lần so với nước láng giềng là Thụy Điển (nước cấm mại dâm), trong khi số nạn nhân bị bọn buôn người chuyển tới Đức thì cao gấp 62 lần. Ước tính số nạn nhân bị bọn buôn người ép bán dâm ở Đức đã giảm dần từ năm 1997 tới 2001, nhưng sau khi Đức hợp pháp hóa mại dâm vào năm 2002, con số này lại tăng nhanh (năm 2003 đã tăng 25% so với năm 2001 Theo điều tra, nhiều phụ nữ các nước (trong đó có Việt Nam) đã bị bọn buôn người lừa bán để làm nô lệ tình dục, họ bị đối xử rất tàn nhẫn. Nhiều người chỉ mong bị công an nước sở tại bắt trong những cuộc truy quét mại dâm và trục xuất. Đó là cách duy nhất họ có thể trở về quê hương và thoát khỏi sự kìm kẹp kinh hoàng của những kẻ buôn người. Theo Ủy ban Tư pháp Quốc hội Việt Nam, từ 2006-2010 cả nước đã phát hiện 1586 vụ mua bán người, nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, phần lớn là để phục vụ mại dâm, đã giải cứu và tiếp nhận được hơn 4000 nạn nhân. Nhưng nếu mại dâm được hợp pháp hóa, những kẻ kinh doanh xác thịt sẽ chẳng còn bị truy quét, và sẽ không còn lối thoát cho những nạn nhân buôn người đó nữa. Theo GS-TS An ninh Nguyễn Xuân Yêm, các đồng nghiệp cảnh sát quốc tế (Interpol) khi trao đổi cho biết, mặc dù chính phủ một số nước đã lựa chọn các phương pháp quản lý mại dâm, nhưng trong xã hội có rất nhiều ý kiến bất bình vì phương pháp này sẽ gây nguy hại lớn tới xã hội và đạo đức. Năm 2004, chính phủ Hoa Kỳ đã tuyên bố: "Chính phủ Hoa Kỳ có một lập trường vững chắc chống lại đề nghị hợp pháp hóa mại dâm, vì mại dâm trực tiếp góp phần vào việc buôn bán nô lệ hiện đại và chà đạp lên phẩm giá con người. Việc hợp pháp hóa hoặc dung túng cho mại dâm là tiếp tay cho nạn buôn người." Mô hình Thụy Điển về phòng chống mại dâm. Thụy Điển là nước đứng hàng đầu thế giới về kinh tế, chỉ số phát triển con người và bình đẳng xã hội. Đảng Dân chủ xã hội cầm quyền từ năm 1920 đã thành lập một hệ thống pháp chế chính trị và xã hội tiến bộ đồng thời chú trọng thực hiện an sinh xã hội, phát triển văn hóa và bài trừ các loại tệ nạn xã hội, trong đó có mại dâm. Ngày 1/1/1999, Thụy Điển trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới chống mại dâm theo một phương cách mới. Thay vì phạt người bán dâm, chính phủ Thụy Điển sẽ trừng phạt những người mua dâm với mức hình phạt nặng. Ngày bộ luật được thông qua, một nghị sĩ phát biểu: "Tôi tin rằng trong 20 năm nữa, quyết định ngày hôm nay sẽ được mô tả như là bước nhảy vọt lớn trong công cuộc chống lại bạo lực đối với phụ nữ". Chính phủ Thụy Điển tuyên bố đấu tranh không khoan nhượng với nạn mại dâm, và lý giải tầm quan trọng xã hội của việc chống tệ nạn mại dâm: Bộ luật là một phần trong chương trình thực hiện bình đẳng giới ở Thụy Điển. Chính phủ Thụy Điển tin rằng mãi dâm là một hình thức bạo lực chống lại phụ nữ, cần phải được loại bỏ bằng cách giảm "cầu", tức phải phạt nặng "khách hàng" - người mua dâm. Công dân Thụy Điển bị bắt gặp mua dâm tại nhà hay ở nước ngoài đều bị phạt 5.000 USD hoặc ngồi tù 6 tháng (năm 2011 đã nâng lên thành 12 tháng tù),tái phạm có thể bị tù 4 năm. Chính phủ còn thiết lập cả hệ thống camera giám sát tại các "điểm nóng". Cảnh sát cũng cho công khai danh tính kẻ mua dâm ở nơi công cộng để họ phải cảm thấy hổ thẹn mà không dám tái phạm. Chính phủ Thụy Điển tuyên bố "không có nhu cầu của đàn ông và việc sử dụng phụ nữ và trẻ em gái cho việc khai thác tình dục thì mại dâm toàn cầu không thể phát triển và mở rộng" Ngoài ra chính phủ sẽ cung cấp những khoản phúc lợi xã hội để gái bán dâm có thể thoát khỏi con đường này, cũng như tuyên truyền vận động để người dân hiểu rõ tác hại và tẩy chay mại dâm. Tất cả các trường trung học đều triển khai các biện pháp tuyên truyền để giáo dục học sinh về vấn đề mại dâm, rằng mua dâm là hành vi bất hợp pháp và trái đạo đức. Cách tiếp cận pháp lý này đã trở thành thứ được gọi là "Mô hình Thụy Điển" hay gần đây là "Mô hình Bắc Âu", là một phần trong chủ nghĩa nữ quyền cấp tiến, rất nổi bật ở Thụy Điển. Mô hình này nhận được sự ủng hộ lớn từ các tổ chức chống buôn người, và các đại diện ở cấp độ cao hơn như Liên minh châu Âu và Liên Hợp Quốc Sau 10 năm tiến hành, mô hình thu được kết quả ấn tượng. Sợ bị pháp luật trừng phạt cũng như nhận thức về tác hại của mại dâm được nâng cao, số nam giới Thụy Điển đi mua dâm giảm hẳn. Vì lượng khách mua dâm sụt xuống quá thấp nên số gái bán dâm cũng tự động giảm theo. Năm 1995, chính phủ Thụy Điển đã ước tính rằng có 2.500 - 3.000 gái mại dâm tại Thụy Điển (SOU 1995:15), trong đó có 650 là gái đứng đường. Năm 2008, báo cáo của Viện Giới Tính Bắc Âu (NIKK) cho thấy chỉ còn khoảng 300 gái mại dâm đường phố, và 300 phụ nữ và 50 nam giới bán dâm tại nhà. Dữ liệu tương tự từ Đan Mạch, nơi mại dâm không bị cấm, cho thấy có ít nhất 5.567 người bán dâm. So với Đan Mạch, số gái mại dâm của Thụy Điển chỉ bằng 1/10, trong khi Thụy Điển có dân số cao gần gấp đôi Đan Mạch. So sánh với Đức, quốc gia hợp pháp hóa mại dâm để rồi có tới hơn 400.000 gái bán hoa thì con số càng trở nên tương phản. Hơn nữa, báo cáo cho thấy số nam giới từng đi mua dâm Thụy Điển đã giảm từ 12,7% năm 1996 xuống còn 7,6% vào năm 2008 Nạn buôn người cũng gần như không tồn tại được ở Thụy Điển. Năm 2007, theo cảnh sát Thụy Điển, chỉ có từ 400 đến 600 phụ nữ nước ngoài được đưa đến Thụy Điển mỗi năm làm gái mại dâm, trong khi Phần Lan, dân số chỉ bằng một nửa Thụy Điển, con số đó lên tới 10.000-15.000 phụ nữ, hoặc ở Đức con số này là 40.000. Cuộc thăm dò dư luận đã cho thấy sự ủng hộ của công chúng: các cuộc thăm dò thực hiện bởi viện nghiên cứu xã hội, SIFO, cho thấy 81% người dân ủng hộ luật này, chỉ 14% là không ủng hộ. Trong khảo sát năm 2008 được thực hiện bởi NIKK (xem ở trên), 71% người Thụy Điển cho biết họ ủng hộ luật cấm quan hệ tình dục vì tiền. Năm 2005, khảo sát tiến hành trực tuyến của Durex đã chỉ ra rằng trong số 34 quốc gia được khảo sát, Thụy Điển có tỷ lệ người tham gia mua dâm thấp nhất (3% những người trả lời câu hỏi gồm cả nam giới và phụ nữ). Nhờ hiệu quả thu được, năm 2009, các đạo luật tương tự đã được thông qua tại Na Uy và Iceland. Năm 2014, Canada cũng áp dụng biện pháp trừng phạt nặng khách mua dâm, theo đó mại dâm bị nhà nước coi là một hình thức bóc lột tình dục chống lại phụ nữ, và hiện đang diễn ra các cuộc vận động tại các nước khác như Đan Mạch, Úc. Những công dân Na Uy bị bắt gặp mua dâm tại nhà hay ở nước ngoài đều phải đối mặt với một khoản tiền phạt lớn hoặc ngồi tù 6 tháng. Nếu mua dâm trẻ em sẽ có thể phải ngồi tù đến 3 năm. Chỉ 1 năm sau, khảo sát ở Bergen, Na Uy cho thấy số lượng gái mại dâm đường phố đã giảm 20%, gái bán dâm trong nhà giảm 16%, số lượng quảng cáo của gái bán dâm giảm đi 60%. Năm 2013, báo cáo của chính phủ Pháp đã khẳng định "hoạt động lén lút của gái mại dâm không thể phát triển mạnh hơn nếu áp dụng việc trừng phạt khách hàng" và đã đưa ra ví dụ là sự thành công của Thụy Điển. Ngày 6/4/2016, chính phủ Pháp thông qua luật cấm mua dâm, ai vi phạm sẽ bị phạt 3.750 euro. Cùng với xử phạt nặng, chính phủ Pháp cũng sẽ có biện pháp tìm việc làm cho gái bán dâm. Như vậy, Pháp trở thành nước châu Âu thứ năm trừng phạt nặng hành vi mua dâm, cùng với Thụy Điển, Na Uy, Iceland, và Anh. Bà Yael Mellul - Chủ tịch Hiệp hội Phái nữ Tự do lý giải: Cùng với Thụy Điển, Pháp đã nhận ra khách mua dâm là nguyên nhân tạo ra và là yếu tố chính trong thị trường mại dâm. Nếu không có khách mua dâm, sẽ không có thị trường mại dâm, do đó cũng sẽ không có tú ông, tú bà hay buôn bán phụ nữ
9,082
883941
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9082
Danh sách tay đua Vô địch thế giới Công thức 1
Liên đoàn Ô tô Quốc tế ("Fédération Internationale de l'Automobile" hay "FIA") trao giải Vô địch thế giới công thức 1 hàng năm, bắt đầu từ 1950 cho các tay đua và bắt đầu từ 1958 cho các đội. Cho đến nay, hai tay đua Michael Schumacher (Đức) và Lewis Hamilton (Anh) là người đoạt giải nhiều nhất (7 lần) và đội Ferrari là đội chiếm nhiều giải nhất (15 lần).
9,084
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9084
Ribozyme
Ribozyme hay RNA enzyme là những phân tử RNA có khả năng xúc tác một phản ứng hóa học. Trong tự nhiên, nhiều ribozyme xúc tác cho sự phân cắt của chính nó hoặc của những RNA khác. Ngoài ra, ribosome (một loại ribozyme) xúc tác phản ứng như một aminotransferase. Một số ribozyme nổi tiếng là RNase P, Intron nhóm I và nhóm II, leadzyme, hairpin ribozyme, ribozyme đầu búa, hepatitis delta virus ribozyme, và tetrahymena ribozyme.
9,085
877710
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9085
Vi phạm bản quyền
Vi phạm bản quyền, ăn cắp bản quyền hay lậu là việc sử dụng các tác phẩm được bảo vệ bởi luật bản quyền một cách trái phép, trừ khi có sự cho phép, do đó vi phạm một số quyền độc quyền được cấp cho chủ bản quyền, như quyền sao chép, phân phối, hiển thị hoặc thực hiện công việc được bảo vệ, hoặc để thực hiện các tác phẩm phái sinh. Chủ bản quyền thường là người tạo ra tác phẩm hoặc nhà xuất bản hoặc doanh nghiệp khác được giao bản quyền. Chủ bản quyền thường xuyên viện dẫn các biện pháp pháp lý và công nghệ để ngăn chặn và xử phạt vi phạm bản quyền. Tranh chấp vi phạm bản quyền thường được giải quyết thông qua đàm phán trực tiếp, thông báo và xử lý, hoặc kiện tụng tại tòa án dân sự. Vi phạm thương mại tổng hợp hoặc quy mô lớn, đặc biệt là khi liên quan đến hàng giả, đôi khi bị truy tố thông qua hệ thống tư pháp hình sự. Thay đổi kỳ vọng của công chúng, tiến bộ trong công nghệ kỹ thuật số và sự tiếp cận ngày càng tăng của Internet đã dẫn đến sự vi phạm ẩn danh, phổ biến đến mức các ngành công nghiệp phụ thuộc bản quyền hiện nay ít tập trung vào việc theo đuổi các cá nhân tìm kiếm và chia sẻ nội dung được bảo vệ bản quyền trực tuyến, mà tập trung vào việc mở rộng bản quyền pháp luật công nhận và xử phạt, với tư cách là người xâm phạm gián tiếp, các nhà cung cấp dịch vụ và nhà phân phối phần mềm được cho là tạo điều kiện và khuyến khích các hành vi xâm phạm cá nhân của người khác. Ước tính tác động kinh tế thực tế của việc vi phạm bản quyền rất khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, chủ bản quyền, đại diện của các ngành và các nhà lập pháp từ lâu đã mô tả hành vi vi phạm bản quyền là trộm cắp - ngôn ngữ mà một số tòa án Hoa Kỳ hiện nay coi là mang tính miệt thị hoặc gây tranh cãi. Động cơ. Một số động cơ để tham gia vi phạm bản quyền là như sau: Đôi khi nguyên nhân là chỉ tuân thủ một phần với thỏa thuận cấp phép. Ví dụ, vào năm 2013, Quân đội Hoa Kỳ đã giải quyết một vụ kiện với công ty Apptricity có trụ sở tại Texas, nơi sản xuất phần mềm cho phép quân đội theo dõi binh lính của họ trong thời gian thực. Năm 2004, Quân đội Hoa Kỳ đã trả 4,5 triệu đô la Mỹ cho giấy phép 500 người dùng, trong khi bị cáo buộc cài đặt phần mềm cho hơn 9000 người dùng; vụ việc đã được giải quyết với đền bù 50 triệu đô la Mỹ. Các tổ chức chống vi phạm bản quyền lớn, như BSA, thường xuyên tiến hành kiểm toán cấp phép phần mềm để đảm bảo luật bản quyền được tuân thủ đầy đủ. Cara Cusumano, giám đốc của Liên hoan phim Tribeca, tuyên bố vào tháng 4 năm 2014: "Vi phạm bản quyền ít hơn đối với những người không muốn trả tiền và vi phạm nhiều hơn đối với những người muốn có sản phẩm ngay lập tức- mọi người nói, 'Tôi muốn xem Người nhện ngay bây giờ' và tải xuống ". Tuyên bố xảy ra trong năm thứ ba mà lễ hội đã sử dụng Internet để trình bày nội dung của mình, trong khi đó là năm đầu tiên nó giới thiệu một chương trình giới thiệu các nhà sản xuất nội dung mà chỉ làm việc trực tuyến. Cusumano giải thích thêm rằng hành vi tải xuống không chỉ được thực hiện bởi những người chỉ muốn lấy nội dung miễn phí: Các dạng vi phạm bản quyền. Vi phạm về bản quyền một tác phẩm. Lưu ý:<br>Một tác phẩm sẽ không bị xem là vi phạm bản quyền nếu nó là sự tổng hợp có tính sáng tạo riêng từ nhiều hệ thống tác phẩm khác về ý (ý văn, ý nhạc, ý tưởng) và có thông tin rõ ràng về nguồn và tác giả chính. Tuy nhiên, để kết luận rằng một tác phẩm là không hay có vi phạm bản quyền, trường hợp này, thường rất phức tạp và đôi khi phải có sự can thiệp của các luật sư và toà án. Vi phạm bản quyền của một sáng chế. Lưu ý: Các dạng vi phạm khác. Các dạng vi phạm bản quyền khác có thể bao gồm từ việc sao chép, mô phỏng lại các thương hiệu ("trade mark") hay các biểu hiệu ("logo") của một tổ chức, cho đến việc sao chép các chi tiết có tính hệ thống mà phải qua một trình tự thời gian dài mới chứng minh được. Những vi phạm này thường rất khó phân định và nhiều lúc phải tốn nhiều thời gian cũng như tài lực để chứng minh trước toà án rằng có hay không có sự vi phạm về bản quyền. Trong tiếng Việt còn có từ đạo văn chỉ việc ăn cắp bản quyền các văn bản. Một từ tương tự là đạo nhạc, ăn cắp các giai điệu nhạc sáng tác bởi người khác, đạo hình, ăn cắp hoặc chỉnh sửa hình ảnh trái phép hoặc không thuộc về mình. Ví dụ và chiến thuật. <!--vụ đạo văn của Mai Quốc Liên, Nguyễn Quảng Tuân phát hiện và thảo luận trên nhiều báo, tạp chí chuyên ngành (tạp chí Văn học, tạp chí Hán Nôm, báo Văn Nghệ), và website — Văn bản Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi), ngày 19 tháng 6 năm 2009, Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Cục Bản quyền tác giả [[Thể loại:Luật bản quyền]] [[Thể loại:Chia sẻ tập tin]] [[Thể loại:Hoạt động tội phạm có tổ chức]] [[Thể loại:Vi phạm bản quyền| ]] [[Thể loại:Tội phạm có tổ chức]]
9,086
70532821
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9086
Bồ tát
Bồ-tát (chữ Hán: 菩薩), đầy đủ là Bồ-đề-tát-đóa (chữ Hán: 菩提薩埵, tiếng Phạn: 𑀩𑁄𑀥𑀺𑀲𑀢𑁆𑀢𑁆𑀯 "bodhisattva"), dịch ý là Giác hữu tình (chữ Hán: 覺有情) hoặc Đại sĩ (chữ Hán: 大士), là những bậc trong Tam thập tam thiên thế giới, cứu giúp chúng sinh bằng hạnh Bồ-tát (Bồ-tát Maha tát). Bồ-tát thực hành ba mươi pháp Ba-la-mật-đa (theo quan điểm của Phật giáo Thượng Tọa bộ) hoặc sáu pháp Ba-la-mật-đa (theo quan điểm của phần lớn bộ phận Phật giáo Đại thừa). Trong Kinh văn Nikaya, Bồ-tát (pa. Bodhisatta) là thuật ngữ dùng để nhắc đến Phật Thích-ca Mâu-ni (hay Phật Gotama) trước khi giác ngộ trong khi ở văn bản Đại thừa, Bồ-tát được sử dụng để gọi bất kỳ chúng sinh nào phát Bồ-đề tâm (sa. bodhicitta) thành Phật như Bồ-tát Quán Thế Âm, Bồ-tát Địa Tạng, Bồ-tát Phổ Hiền... Tu tập. Bồ-tát muốn tu tập trên con đường Bồ-tát đạo để trở thành Phật, dù cho theo Nam tông hay Bắc tông, thì cần phải có đại nguyện rộng lớn vì lợi ích của chúng sinh (được một vị Phật thụ ký) và có kiến thức Phật pháp thiện xảo như Tứ diệu đế, Duyên khởi, Nhân quả... Phật giáo Nam tông. Theo quan điểm Nam tông, để được một vị Phật thụ ký thì chúng sinh cần phải thỏa mãn tám điều kiện: (1) là con người, (2) là nam nhân, (3) hoàn thiện các điều kiện cần thiết để có thể chứng quả A-la-hán trong kiếp hiện tại, (4) gặp Phật, (5) tu sĩ tin vào thuyết Nghiệp báo hoặc là một tỳ-kheo trong thời kỳ có một vị Phật, (6) có năng lực chứng các tầng thiền định, (7) hành động công đức (có thể xả thân để có thể bảo vệ Đức Phật), (8) có ý nguyện để hoàn thành mục tiêu dù có rơi vào nghịch cảnh. Thời quá khứ về trước, Tu sĩ Sumedha (tiền thân của Phật) đã được Phật Nhiên Đăng thụ ký (Dipamkara) nhờ tám nhân trên. Bồ-tát muốn chứng quả thành Phật vì lòng đại bi (maha-karuna) muốn cứu giúp chúng sinh: ""Nếu chứng đạt được Toàn Giác (là một vị Phật), Ta có thể giúp thế gian cùng với chư thiên thần cùng qua sông"!". Bất kỳ Bồ-tát nào muốn tu tập thành Phật thì cần phải thành tựu ba mươi pháp Ba-la-mật trong đó có thập độ: bố thí, trì giới, xuất gia, trí tuệ, tinh tấn, nhẫn nhục, chân thật, quyết định, bác ái, xả và ba cấp độ: hạ, trung và thượng. Phật giáo Đại thừa. Theo quan điểm Bắc Tông, một chúng sinh được Phật thụ ký chỉ cần thỏa mãn điều kiện là phát tâm Vô thượng vì lợi ích của chúng sinh. Bồ-tát lấy chúng sinh làm sự nghiệp của mình. Quan điểm về Bồ-tát theo Đại thừa linh động hơn so với Thượng Tọa bộ. Một vị Bồ-tát phát đại nguyện và thệ thành tựu đại nguyện trước hoặc sau khi chứng quả thành Phật trong khi Phật giáo Thượng Tọa bộ thì chỉ có Phật Toàn giác mới có khả năng cứu độ chúng sinh. Ví dụ như Bồ-tát Địa Tạng Vương thệ nguyện: "Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật. Chúng sinh độ tận, phương chứng Bồ-đề." (Chừng nào Địa ngục chưa trống không, tôi thề chưa đắc quả thành Phật. Chúng sinh đều được cứu độ hết, lúc đó tôi mới chứng quả Bồ-đề), như vậy Bồ-tát Địa Tạng phát đại nguyện trên và chỉ thành Phật khi hoàn thành hết đại nguyện đó; trong khi Phật A-di-đà phát 48 đại nguyện khi còn là Bồ-tát và Ngài hoàn thành đại nguyện ấy sau khi chứng Phật quả. Trong Đại thừa. Trong các kinh điển Phật giáo Đại thừa, hình ảnh Bồ Tát tương tự như A-la-hán, trong đó A-la-hán thường bị hiểu nhầm là tập trung chủ yếu vào sự giải thoát cho chính mình, xu hướng ít làm lợi nhiều cho chúng sinh, còn Bồ Tát thì có nguyện lực cao cả hơn nhiều, không những tu bổ trí tuệ bản thân mà còn mang lợi ích đến mọi chúng sinh trên con đường giác ngộ. Thực ra, khái niệm Bồ tát đã được tìm thấy trong các kinh điển Phật giáo nguyên thủy, nhất là khi nói về các tiền thân của Tất-đạt-đa Cồ-đàm ("Bản Sinh Kinh"). Trong Kinh văn Đại thừa, khái niệm này được phát triển thêm: khi nói đến Bồ Tát, người ta xem đó là tiền thân của các vị Phật tương lai. Đại thừa chia làm hai hạng Bồ Tát: Bồ Tát đang sống trên Trái Đất và Bồ Tát siêu việt. Các vị đang sống trên Trái Đất là những người đầy lòng từ bi, giúp đỡ chúng sinh, hướng về Phật quả. Bồ Tát siêu việt là người đã thực hạnh các hạnh Ba-la-mật ở mức độ rất cao nhưng chưa nhập Niết-bàn, hoàn toàn bất thối chuyển (không còn thối lui) trên con đường thành Phật, có khả năng tự chủ trong Luân hồi, xuất hiện trong thế gian dưới nhiều dạng khác nhau để cứu độ chúng sinh. Đó là các vị được Phật tử tôn thờ và đảnh lễ, thường là các vị Bồ Tát Quán Thế Âm (觀世音) hay Quan Âm Bồ Tát, Bồ Tát Đại Thế Chí (大勢至), Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi (文殊師利), Bồ Tát Phổ Hiền (普賢) và Bồ TátĐịa Tạng (地藏).Năm vị Bồ Tát này gọi là Ngũ hiền. Chư vị Bồ Tát. Ngoài những vị Bồ Tát trên còn có vô lượng các vị Bồ Tát ở hằng hà sa số thế giới khác.
9,110
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9110
Thiên hà nguyên tố
Thiên hà nguyên tố là cách bố trí mới của bảng tuần hoàn bày ra các nguyên tố hóa học thành hình thiên hà, do Philip Stewart vẽ vào tháng 11 năm 2004. Các nguyên tố có nhiều đặc tính tuần hoàn, phần nhiều vì số điện tử hóa trị. Vào năm 1951, Edgar Longman làm thấy rõ rằng, nếu mà xếp các nguyên tố theo đường xoắn ốc bầu dục, thì thấy rõ được những kiểu mẫu về đặc tính. Điều này cho ông Stewart, lúc đó chỉ 12 tuổi, một ý niệm coi giống thiên hà xoắn ốc. Ông Stewart muốn nó bổ sung cách bố trí bảng tuần hoàn thường.
9,116
376099
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9116
Chủ nghĩa phúc âm
Chủ nghĩa phúc âm (tiếng Anh: "evangelicalism"), cũng gọi là phái phúc âm hay phong trào Tin Lành phúc âm, là thuật từ thường được dùng để chỉ một trào lưu liên hệ phái thuộc Kháng Cách với các đặc điểm: tập chú vào nỗ lực truyền bá phúc âm, trải nghiệm quy đạo, làm chứng về đức tin cá nhân, và có quan điểm truyền thống về Kinh Thánh, duy trì quan điểm rằng trọng tâm của phúc âm chứa đựng trong giáo lý về sự cứu rỗi bởi đức tin vào sự đền tội của Chúa Giê-xu. Phong trào đạt được đà phát triển mạnh trong các thế kỷ 18 và 19 với sự xuất hiện của phong trào Giám lý và các cuộc Đại Tỉnh thức tại quần đảo Anh và Bắc Mỹ, cũng như chịu ảnh hưởng từ phong trào Sùng tín, Thanh giáo, Giáo hội Trưởng lão và Giáo hội Moravia. Từ nguyên. Thuật từ phúc âm (tin lành) có nguồn gốc Hy văn εὐαγγελιον "euangelion", nghĩa là "tin tức tốt lành" hay "vui mừng". Từ "phúc âm" ngụ ý bất cứ niềm xác tín nào xưng nhận Chúa Giê-xu là Cứu Chúa. Như vậy, tín hữu phái phúc âm nhận mình là những người tín hữu Cơ Đốc đặt niềm tin của mình trên, được thúc đẩy bởi, và sống theo sự dạy dỗ của thông điệp phúc âm được chép trong Tân Ước. Thuật từ này cũng thể hiện các đặc trưng của niềm xác tín như nhấn mạnh vào thẩm quyền của Kinh Thánh, sự chết và sự sống lại của Chúa Giê-xu, trải nghiệm qui đạo (được xem là đồng nghĩa với kinh nghiệm được tái sinh trong tâm linh), và tích cực truyền bá phúc âm. Theo cách dùng ở phương Tây, thuật từ Tin Lành thường được dùng như một từ đồng nghĩa với Kháng Cách ("Protestantism"), để phân biệt với Công giáo Rôma. Dù vậy, trong lịch sử lâu dài của mình, thuật ngữ này mang một số ý nghĩa cụ thể khác nhau phụ thuộc vào các biến động trong từng thời điểm: Trong cách sử dụng đương đại tại Bắc Mỹ, thuật từ chủ nghĩa phúc âm (trào lưu tin lành) phản ánh sự va chạm trong cuộc Tranh cãi Cơ yếu–Tân thời (hay Nền tảng–Tân phái) đầu thế kỷ 20. Nhiều người xem thần học phúc âm chủ nghĩa là sự chọn lựa dung hòa giữa một bên là khuynh hướng tân thời của các giáo hội chính lưu, bên kia là khuynh hướng cơ yếu theo đuổi các lập trường truyền thống. Do đó, chủ nghĩa phúc âm thường được miêu tả là "khuynh hướng chủ đạo trong cộng đồng Kháng Cách tại Mỹ, chọn lập trường trung dung giữa những người cơ yếu và các nhóm tự do." Lịch sử. Từ cuối thế kỷ 18, những cuộc phục hưng khởi phát trong vòng các giáo phái khác nhau được gọi chung là trào lưu phúc âm. John Wesley được xem là người có ảnh hưởng lớn trong việc hình thành và phát triển phong trào phúc âm. Khởi phát từ khi Wesley giong ruỗi trên lưng ngựa đi khắp nước Anh để thuyết giáo, phong trào lan truyền sang các khu định cư tại Mỹ, rồi từ đó phát triển đến nhiều nơi trên thế giới, mặc dù Wesley là một mục sư Anh giáo và ông không có ý định tách rời khỏi Anh giáo. Ngay sau cuộc Cách mạng Mỹ, giáo hội Giám Lý đầu tiên được thành lập năm 1784, sau khi các chức sắc Anh giáo từ chối phong chức cho các mục sư Mỹ. Những nhà lãnh đạo ban đầu gồm có Francis Asbury, người được George Washington gọi là "Giám mục của nước Mỹ", và Thomas Coke, một nhà lãnh đạo trong công cuộc truyền giáo. Đến thập niên 1820, đức tin phúc âm chủ nghĩa lan tỏa trên khắp nước Mỹ và tạo lập ảnh hưởng đáng kể trên tiến trình hình thành các định chế xã hội cho đất nước này. Các khái niệm về truyền bá phúc âm, phục hưng hội thánh, và các nguyên tắc chứng đạo đều mang dấu ấn của các nhà truyền bá phúc âm như Charles G. Finney. Tín hữu phúc âm cũng đóng góp tích cực cho nỗ lực cải thiện xã hội Mỹ qua các chương trình cải cách như quảng bá tính tiết độ, các giá trị gia đình, quyền phụ nữ, các hoạt động từ thiện, và phong trào bãi nô. Đặc điểm của phong trào này là nhấn mạnh vào trải nghiệm qui đạo của mỗi cá nhân, lòng sùng tín và sự chuyên cần nghiên cứu Kinh Thánh. Họ cũng quan tâm đến các vấn đề đạo đức xã hội như sự tiết độ, các giá trị gia đình, và chống chủ trương sở hữu nô lệ. Họ bác bỏ tính hình thức trong thờ phụng và trong thần học, cung cấp cho tín hữu ("lay people") và phụ nữ những vai trò quan trọng trong thờ phụng, truyền bá phúc âm, giảng dạy, và lãnh đạo. Họ thường sẵn lòng cộng tác với các giáo phái khác trong công cuộc truyền bá phúc âm. Những nhân vật quan trọng khác của phong trào phúc âm là: Jonathan Edwards, nhà thần học và thuyết giảng người Mỹ; George Whitefield, nhà thuyết giáo Giám Lý người Anh, và Robert Raikes, người khởi xướng lớp học Trường Chúa Nhật đầu tiên với mục đích giúp ngăn ngừa trẻ em trong những khu phố nghèo sa chân vào cuộc sống tội phạm. Giáo thuyết. Kinh Thánh được xem là thẩm quyền tối hậu và đáng tin cậy trong đức tin và sống đạo. Những giáo thuyết của cuộc Cải cách Kháng nghị như Duy Kinh Thánh ("sola scriptura") và Duy Đức Tin ("sola fide") được xem là trọng tâm (xem Năm Tín lý Duy nhất). Tính lịch sử của các phép mầu, sự trinh thai, sự đóng đinh, sự phục sinh và sự tái lâm của Chúa Giê-xu được khẳng quyết mặc dù còn có đôi chút khác biệt khi giải thích về ngày tận thế. Các sử gia và các nhà phê bình thường nêu ra bốn đặc điểm của chủ nghĩa phúc âm: Giữa nhiều dị biệt, các tín hữu phúc âm tìm được sự đồng thuận về bốn xác tín: Phát triển. Thế kỷ 19. Có nhiều nhóm khác nhau trong phong trào phúc âm, một số là nhân tố tích cực trong những phong trào như bãi bỏ chế độ nô lệ, cải thiện lao tù, thiết lập trại mồ côi, xây dựng bệnh viện và thành lập các cơ sở giáo dục. Năm 1846, tám trăm tín hữu Cơ Đốc đến từ mười quốc gia gặp nhau tại Luân Đôn và thành lập Liên hiệp Phúc âm ("Evangelical Alliance"). Họ xem đây là "một sự kiện mới trong lịch sử hội thánh, một tổ chức được thành lập nhằm bày tỏ sự hiệp nhất của các cá nhân đang sinh hoạt trong nhiều giáo hội khác nhau". Dù có đôi chút bất đồng về vấn đề nô lệ, tổ chức này là tác nhân tích cực trong việc hình thành nhiều hội đoàn phúc âm cấp quốc gia và khu vực. Ngày 5 tháng 7 năm 1865, một mục sư Giám Lý, William Booth, thành lập "Christian Mission" tại Luân Đôn, đến năm 1878, tổ chức này trở thành Cứu Thế Quân ("Salvation Army"), một tổ chức từ thiện mô phỏng hình thức tổ chức của quân đội, với nhiều đề án xã hội đang được thực hiện tại nhiều nước trên thế giới. Thế kỷ 20. Liên hiệp Phúc âm Thế giới ("World Evangelical Alliance – WEA") được thành lập năm 1951 bởi các tín hữu từ 21 quốc gia, với mục tiêu kiến tạo sự hợp tác toàn cầu cho cộng đồng phúc âm. Tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội cũng là một đặc điểm của người phúc âm hiện đại, họ nhận ra rằng thái độ co cụm để bảo vệ sự tinh tuyền của đức tin và chủ trương thoả hiệp để hội nhập đều không thích hợp, và họ chọn con đường, theo quan điểm của họ, đã được soi sáng trong Kinh Thánh, "ở giữa thế gian nhưng không thuộc về thế gian". Sự lựa chọn này được thể hiện tích cực trong các đề án xoá nạn mù chữ, nhận con nuôi, ngân hàng thực phẩm, các trung tâm chăm sóc trẻ em cũng như các cuộc vận động chống phá thai và chống việc hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính. Nhiều tín hữu Kháng Cách thuộc những giáo phái chính lưu ("mainline" hay "mainstream") tham gia vào các tổ chức đang nỗ lực đem giáo hội trở về với các giá trị căn bản của Cơ Đốc giáo, được thực hành trong thời kỳ hội thánh tiên khởi, được biết đến dưới tên Phong trào Xưng nhận ("Confessing movement"). Cùng lúc, Phong trào Cổ Chánh tín ("Paleo-Orthodoxy"), với mục tiêu tương tự, hoạt động tích cực trong các giáo hội chính lưu, đặc biệt trong các giáo phái Giám Lý, kêu gọi họ trở về với cội nguồn phúc âm của mình. Phong trào phúc âm khuyến khích tín hữu chuyên cần nghiên cứu Kinh Thánh. Nghi thức thờ phụng của họ thường được tổ chức đơn giản lập nền trên nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước Thiên Chúa. Bên trong phong trào phúc âm vẫn tồn tại những quan điểm khác nhau về Kinh Thánh, giáo nghi và truyền thống giáo hội - một số không quan tâm đến những truyền thống cổ xưa nhưng tập chú vào tính nghệ thuật và sự sáng tạo. Nhưng nhìn chung, tín hữu phúc âm không tin cậy những định nghĩa về đức tin, thường thay đổi theo những biến thiên của lịch sử, nếu chúng không phù hợp với sự dạy dỗ của Kinh Thánh. Trái với những người quan tâm đến tính hoành tráng của giáo nghi, tín hữu phúc âm chọn cho mình sự đơn sơ và giản tiện trong giáo nghi nhưng kêu gọi sự tham gia tích cực của tín hữu vào lễ thờ phượng. Trong thờ phượng, tín hữu phúc âm thường đặt trọng tâm vào sự luận giải Kinh Thánh và tham dự thánh lễ Tiệc Thánh hơn là những chi tiết cầu kỳ của giáo nghi. Chủ nghĩa cơ yếu. Chủ nghĩa cơ yếu hay nền tảng ("fundamentalism") hình thành vào đầu thế kỷ 20 như một phản ứng có tính bảo thủ bởi những tín hữu Kháng Cách theo truyền thống, nhằm đối kháng với các trào lưu tân thời ("modernism") và tự do ("liberalism") đang phát triển mạnh mẽ trong các giáo hội của họ. Những trào lưu này nỗ lực thay đổi các xác tín truyền thống của hội thánh sao cho phù hợp với các giá trị mới của một thế giới luôn luôn thay đổi. Vì vậy, dưới cái nhìn của người cơ yếu, thần học tự do kể trên là mối đe dọa cho đức tin và xã hội khi họ cố thoả hiệp với tư tưởng của Phong trào Khai sáng ("Enlightenment") bằng cách bác bỏ những nguyên lý của cuộc Cải cách Kháng nghị. Bắt đầu có sự tranh chấp trong vòng các giáo phái Kháng Cách, đặc biệt ở Hoa Kỳ và Canada, giữa các nhóm Cơ yếu và Tân thời. Nhiều người cơ yếu rút lui khỏi các giáo hội và định chế chịu ảnh hưởng của tư tưởng tân thời. Những người khác quyết định ở lại và hoạt động bên trong giáo phái của mình để duy trì và phát triển đức tin truyền thống. Những người này tự gọi mình theo "tân chủ nghĩa phúc âm". Tân chủ nghĩa phúc âm. Trong thập niên 20 và 30 của thế kỷ 20, tân chủ nghĩa phúc âm ("neo-evangelicalism") hay chủ nghĩa phúc âm hiện đại, đến phiên mình, là phản ứng của những người Kháng Cách truyền thống đối với chủ trương biệt lập của phong trào cơ yếu. Năm 1947, Harold Ockenga sử dụng thuật từ Tân chủ nghĩa phúc âm để phân biệt phong trào này với trào lưu cơ yếu. Lúc ấy có sự bất đồng bên trong phong trào Cơ yếu về lập trường cần có của hội thánh đối với một thế giới vô tín. Những người phúc âm khuyến khích tín hữu chọn thái độ tham gia tích cực để góp phần kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn, đồng thời bày tỏ sự quan ngại đối với chủ trương "co cụm để phòng thủ" của các nhóm cơ yếu. Theo cách miêu tả của Kenneth Kantzer vào lúc ấy, lập trường cơ yếu đã trở thành "một sự phiền toái thay vì là một niềm vinh dự". Tín hữu phúc âm hiện đại xem trào lưu tân thời và tự do trong các giáo hội Kháng Cách là tự chối bỏ xác tín của mình để thoả hiệp với nhân sinh quan và các giá trị của thế gian. Mặt khác, họ cũng cho rằng việc những người cơ yếu chủ trương biệt lập và bác bỏ phong trào Phúc âm Xã hội là một thái độ cực đoan. Theo nhận xét của họ, người tân thời là người phúc âm đã đánh mất cội rễ của đức tin, và người cơ yếu là người phúc âm đã đánh mất lòng nhân ái của Chúa Cơ Đốc. Họ tin rằng phúc âm cần phải được tái khẳng định và tái công bố trong một cung cách mới. Vì vậy, xuất hiện thuật ngữ "Neo" – mới hoặc được làm cho mới. Họ tìm cách tham gia vào thế giới hiện đại với thái độ tích cực, không phải để thoả hiệp – vẫn giữ mình khỏi tinh thần thế tục nhưng không tách rời khỏi thế gian – họ chọn con đường trung dung giữa khuynh hướng tân thời và khuynh hướng cơ yếung. Ngày nay, với ảnh hưởng rộng lớn trong cộng đồng Kháng Cách, "tân chủ nghĩa phúc âm" được gọi ngắn gọn là "chủ nghĩa phúc âm", đại diện cho những tín hữu Cơ Đốc liên kết đức tin của mình với các giá trị truyền thống của hội thánh tiên khởi. Các tổ chức xuyên giáo phái. Tín hữu phúc âm, từ các giáo phái khác nhau, thường tìm kiếm sự hợp tác vượt qua ranh giới giáo phái nhằm hỗ trợ cho các nỗ lực truyền giáo và truyền bá phúc âm, lại thường có thái độ e dè đối với các định chế mang tính giáo phái. Kết quả là xuất hiện nhiều tổ chức hoặc hội đoàn, dựa trên giáo hội nhưng không phụ thuộc vào giáo hội, được thành lập với các mục tiêu riêng biệt, được gọi là các tổ chức xuyên giáo phái ("parachurch organizations"). Các nhóm này hoạt động "đồng bộ" (para-) với các giáo hội. Qua nhiều tổ chức khác nhau, một trong những chức năng của họ là đóng vai trò cầu nối giữa giáo hội và nền văn hoá bản địa. Hình mẫu này khởi nguồn từ cuộc Đại Tỉnh thức lần thứ hai trong thế kỷ 19, dần dần được hoàn chỉnh vào hạ bán thế kỷ 20. Với mô hình các tổ chức không vụ lợi hoặc các hội đoàn tư nhân, hoạt động như một phần của phong trào phúc âm mà không nhận sự tài trợ của giáo hội, cũng không dẫm chân vào các lãnh vực truyền thống của giáo hội. Các tổ chức xuyên giáo phái chú trọng vào tính hiệu quả của công việc cũng như tinh thần cộng tác nhằm hoàn thành một số sứ mạng đặc biệt, trên quy mô quốc gia hoặc quốc tế, mà các nhà thờ riêng lẻ không có khả năng thực hiện. Một số hội đoàn hoặc tổ chức được xem là hình mẫu cho các tổ chức xuyên giáo phái: Theo một cuộc khảo sát (Green) thực hiện năm 1992, phong trào phúc âm là thành phần đông đảo nhất và năng động nhất trong cộng đồng Cơ Đốc giáo tại Hoa Kỳ và Canada (vượt qua Công giáo La Mã và các nhóm Kháng Cách khác không theo chủ nghĩa phúc âm). Toàn cầu. Trên toàn cầu, cùng với phong trào Ngũ Tuần, phúc âm là phong trào phát triển mạnh nhất và có nhiều ảnh hưởng nhất trong cộng đồng Cơ Đốc giáo. Tốc độ phát triển là đặc biệt nhanh ở châu Phi và Mỹ Latinh. Tại những nơi này, phong trào phát triển theo hướng đa dạng vì không phụ thuộc vào các giáo hội tại châu Âu hoặc Bắc Mỹ. Liên hiệp Phúc âm Thế giới. Liên hiệp Phúc âm Thế giới ("World Evangelical Alliance") là một mạng lưới các giáo hội có mặt trên 127 quốc gia, tại mỗi nước đều có liên hiệp phúc âm cấp quốc gia, với hơn 100 tổ chức quốc tế cùng nhau hội hiệp để lập nên một thiết chế toàn cầu, một tiếng nói và diễn đàn cho hơn 420 triệu tín hữu phúc âm. Hoa Kỳ. Nhóm Nghiên cứu Barna chuyên thực hiện các cuộc khảo sát trong cộng đồng Cơ Đốc giáo tại Hoa Kỳ, trong năm 2004 đã phổ biến chín câu hỏi nhằm xác định xem người trả lời có thật sự chấp nhận quan điểm thần học của chủ nghĩa phúc âm hay không. Bảy trong số các câu hỏi này là: Nhiều người xem đây là những tiêu chí thẩm định đức tin của tín hữu Cơ Đốc thuộc trào lưu phúc âm. Theo các cuộc khảo sát của Gallup, năm 1976 có 34% người Mỹ nhận mình là tín hữu Kháng Cách theo khuynh hướng phúc âm. Tỷ lệ này là 33% trong hai năm 1987 và 1988 (thời điểm bùng nổ những vụ tai tiếng liên quan đến các nhà thuyết giáo Ngũ Tuần). Đến năm 1998 tăng lên 47%. Con số này trong năm 2000 và 2001 lần lượt là 45% và 40%. Dựa trên những kết quả khảo sát kéo dài trong nhiều năm, Gallup ước tính có gần 39% dân số Hoa Kỳ nhận mình là tín hữu khuynh hướng phúc âm. Liên kết ngoài. Thần học và Biện giáo Nghiên cứu Hiệp hội
9,123
738506
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9123
XMPP
Extensible Messaging and Presence Protocol (XMPP), trước đây là Jabber, là giao thức mở và dựa trên nền tảng XML dùng trong nhắn tin nhanh ("instant messaging") và thông tin hiện diện trực tuyến ("presence information"). Theo Hội Tiêu chuẩn XMPP ("XMPP Standards Foundation", trước đây là "Jabber Software Foundation", JSF), phần mềm dựa trên Jabber được triển khai tại hàng ngàn máy phục vụ trên Internet và được hơn 10 triệu người trên khắp thế giới sử dụng 22 tháng 9 năm 2003.php. Jeremie Miller khởi đầu dự án vào năm 1998; phiên bản đầu tiên được công bố vào tháng năm 2000. Sản phẩm chính của dự án là jabberd, một trình phục vụ ("server") để từ đó các trình khách ("client") kết nối đến và trao đổi tin nhắn. Trình phục vụ này có thể tạo mạng Jabber riêng tư (như sau tường lửa) hoặc có thể tham gia vào mạng Jabber công cộng toàn cầu. Đặc tính cốt lõi của Jabber là bản chất của hệ thống tin nhắn nhanh phân tán và việc sử dụng streaming XML. Điểm đặc trưng của hệ thống Jabber là nó có các "transport", còn được gọi là "gateway" (cổng), cho phép người dùng truy cập mạng với các giao thức khác - như AIM và ICQ (dùng OSCAR), MSN Messenger và Windows Messenger (dùng Dịch vụ nhắn tin.NET - ".NET Messenger Service"), Yahoo! Messenger, SMS hay E-mail. Không như các trình khách đa giao thức như Trillian hay Gaim, việc truy cập đến các giao thức khác được Jabber cung cấp ở cấp độ trình phục vụ bằng cách truyền thông tin qua các dịch vụ cổng đặc biệt chạy trên một máy tính ở xa. Bất cứ người dùng nào cũng có thể 'đăng ký' với một trong các cổng này bằng cách cung cấp thông tin cần thiết để đăng nhập vào mạng đó, và từ đó có thể liên lạc với người dùng của mạng khác như thể họ là người dùng Jabber. Điều này có nghĩa là bất cứ trình khách nào hỗ trợ đầy đủ giao thức Jabber đều có thể được dùng để truy cập bất cứ mạng nào có cổng kết nối, mà không cần thêm dòng mã lệnh nào từ trình khách. Nền tảng của giao thức Jabber, hiện được Tổ chức Phần mềm Jabber quản lý, đã được IETF chấp nhận làm giao thức standards-track dưới tên XMPP, với RFC 3920. Nó thường được xem là đối thủ cạnh tranh với SIMPLE, dựa trên giao thức SIP, để làm giao thức chuẩn cho nhắn tin nhanh và thông báo hiện diện; tuy nhiên, thiết kế của XMPP được nhắm đến việc cung cấp các tiện ích trình trung gian ("middleware") liên ứng dụng và mục đích tổng quát. Người dùng Jabber được xác định bằng tên người dùng và tên máy phục vụ, cách nhau bằng dấu @. Căn cước này được gọi là Jabber ID hay JID. JID. JID có dạng thức "tên_người_dùng@tên_miền/tài_nguyên", tương tự như một địa chỉ email. Người dùng Jabber có thể truy cập vào tài khoản của mình cùng lúc tại nhiều điểm truy cập khác nhau, được xác định qua phần "tài_nguyên", ví dụ "tên_người_dùng@tên_miền.com/cơ_quan" và "tên_người_dùng@tên_miền.com/nhà". Không cần thiết chỉ định phần tài nguyên khi liên lạc với người dùng khác. Tương tự như Sendmail, người dùng Jabber có thể truy cập vào các giao thức khác qua cổng giao tiếp Jabber ("Jabber Transport"), ví dụ JID của một địa chỉ MSN Messenger là "tên_người_dùng%[email protected]". Tên người dùng trong JID dài tối đa 1023 ký tự và không được chứa codice_1, codice_2, codice_3, codice_4, codice_5, codice_6, codice_7, khoảng trắng và ký tự điều khiển.
9,129
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9129
Chợ Lớn
Chợ Lớn (chữ Hán: 堤岸; âm Hán-Việt: "Đê Ngạn"; âm Quảng Đông: "Thầy Ngòn"), là một khu vực đông người Hoa sinh sống nằm ven kênh Tàu Hủ trải dài trên địa bàn Quận 5 và Quận 6, về phía nam tới Quận 8 và về phía bắc tới Quận 10 và Quận 11 ở Thành phố Hồ Chí Minh. Khu vực này trước kia lập thành một thành phố riêng biệt với Sài Gòn, gọi là thành phố Chợ Lớn. Trong những năm 1930-1950 do quá trình đô thị hóa, Sài Gòn và Chợ Lớn dần dần sáp nhập với nhau. Khu phố này từ lâu đã là nơi sinh sống của người Hoa và được coi là khu phố Tàu rộng nhất thế giới. Từ nguyên. Giáo sư Trần Chính Hoằng tại Sở Nghiên cứu chỉnh lý cổ tịch, Đại học Phục Đán, Trung Quốc viết: "Như chúng ta đã biết, Đề Ngạn 堤岸 chính là bờ đê (đê Ngạn) Sài Gòn, xưa nay vốn là khu tụ cư của Hoa kiều." Tuy nhiên, học giả An Chi bác bỏ quan điểm này. Ông cho rằng cách giải thích này là "ngớ ngẩn" vì Sài Gòn không hề có đê. Theo ông, ban đầu chữ Đề Ngạn được Hoa Kiều tại Chợ Lớn viết là 提岸 với chữ Đề 提 có bộ "thủ" 扌mà sau này vì cố muốn hiểu là bờ đê nên người ta mới đổi cách viết thành Đê Ngạn 堤岸 với chữ Đê 堤 có bộ "thổ" 土. Cả 提岸 và 堤岸 đều đồng âm và đọc là "Thầy Ngòn" trong tiếng Quảng Đông, và đều là cách phiên âm địa danh "Sài Gòn" trong tiếng Việt. Ông An Chi cũng cho rằng, trước khi thành phố Sài Gòn (khu vực quận 1 và quận 3 hiện nay) được thực dân Pháp thành lập thì Sài Gòn là tên của khu vực mà sau này là trung tâm của Chợ Lớn, còn nơi mà sau này gọi là Sài Gòn thì trước đó có tên Bến Nghé. Lịch sử. Từ trước năm 1698, ở Đề Ngạn (mà sau này gọi là Chợ Lớn) đã có làng Minh Hương của người Hoa (vì không thần phục nhà Thanh, họ đã rời bỏ Trung Quốc sang định cư ở đàng Trong). Tuy nhiên, vùng đất ấy trở nên đông đúc kể từ khi người Hoa ở cù lao Phố (tức Biên Hòa ngày nay) chạy tới đây lánh nạn sau khi nơi ở của họ bị nhà Tây Sơn tàn phá năm 1776 . Rồi do nhu cầu, người Hoa lập chợ (hay phát triển chợ có đã từ trước) để trao đổi hàng hóa. So với chợ Tân Kiểng của người Việt thì chợ Sài Gòn (khu vực Bưu điện Chợ Lớn ngày nay) có lớn hơn nên được người dân gọi là Chợ Lớn. Sau đó, tên chợ cũng được dùng để chỉ vùng đất mà nó tọa lạc. Theo học giả Vương Hồng Sển, thì "Chợ Lớn như nay ta còn gọi, đối với Hoa kiều là Thầy Ngòn (Đề Ngạn) hay Xấy Cung (Tây Cống: Sài Gòn); còn sách cũ Pháp viết là Cholon hay Cholen, Cho Leun". Trong "Gia Định thành thông chí" soạn khoảng năm 1820, tác giả Trịnh Hoài Đức đã mô tả phố chợ Sài Gòn như sau: Thành phố Chợ Lớn thành lập ngày 6 tháng 6 năm 1865 theo nghị định của Thống đốc Nam Kỳ, trên địa bàn một số thôn của ba tổng: Tân Phong Thượng (tổng này mặc nhiên giải thế), Tân Phong Trung và Tân Phong Hạ thuộc huyện Tân Long, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Đến ngày 3 tháng 10 năm 1865, địa giới thành phố được xác định cụ thể với diện tích gần 1 km², chỉ là một phần quận 5 hiện nay. Đến ngày 20 tháng 10 năm 1879, Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers ra Nghị định công nhận thành phố Chợ Lớn ("Ville de Cholon") là đô thị loại 2 ("municipalité de 2e classe") ngang cấp tỉnh, cùng với các thành phố Tourane và Phnôm Pênh được thành lập sau này của Liên bang Đông Dương. Đứng đầu thành phố là Thị trưởng ("Maire"), do Thống đốc Nam Kỳ đề cử và Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm. Thành phố Chợ Lớn là đơn vị hành chính tách biệt hẳn với tỉnh Chợ Lớn. Tuy nhiên, trụ sở các cơ quan chính quyền của tỉnh Chợ Lớn đều đặt tại thành phố Chợ Lớn. Ngày 1 tháng 7 năm 1882, tuyến đường xe điện đầu tiên ở Việt Nam dài 5 kilômét, rộng 1 mét, nối Sài Gòn và Chợ Lớn bắt đầu hoạt động. Theo sách "Bến Nghé xưa" của Sơn Nam thì "Giữa Sài Gòn và Chợ Lớn phía đất thấp, chưa có dự kiến nên nối liền, còn ruộng lúa với người cày, ao nuôi vịt, ngọn rạch cạn, đợi đến năm 1916 mới bắt đầu đắp đường, trải đá ong..." (Đó là đường Galliéni, nay là Trần Hưng Đạo). Đến năm 1930, hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn đã giáp nhau ở chỗ nay là đường Nguyễn Văn Cừ và Nguyễn Thiện Thuật. Ngày 27 tháng 4 năm 1931, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh hợp nhất thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn thành một đơn vị hành chính mới gọi là Khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Đứng đầu khu là một Khu trưởng, do Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm. Khu trưởng là Chủ tịch Hội đồng quản lý khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Chức Thị trưởng vẫn còn tồn tại đến năm 1934, nhưng một số quyền hạn của chức này chuyển sang cho Khu trưởng. Năm 1951, Khu Sài Gòn - Chợ Lớn đổi thành Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn và đến năm 1956 đổi thành Đô thành Sài Gòn. Kể từ đây, địa danh "Chợ Lớn" chỉ còn được dùng để chỉ toàn bộ khu vực quận 5 và quận 6 của Đô thành Sài Gòn. Các điểm tham quan. Ở đây có nhiều chùa, đình và hội quán của người Hoa, như: đình Minh Hương Gia Thạnh, hội quán Tuệ Thành, hội quán Hà Chương, hội quán Ôn Lăng, hội quán Nghĩa An, hội quán Nhị Phủ, hội quán Sùng Chính... Ngoài ra, ở đây còn các chợ luôn là những đầu mối bán sỉ của thành phố, như: chợ An Đông, chợ Xã Tây, chợ Bàu Sen, chợ Bình Tây, chợ Kim Biên, thương xá Đồng Khánh... Tại đây có nhiều quán ăn và tiệm thuốc bắc của người Hoa lẫn thuốc nam của người Việt (khu phố cổ Hải Thượng Lãn Ông).
9,132
68789943
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9132
Vùng gen khởi động
Vùng gen khởi động là trình tự các nuclêôtit của DNA cho phép một gen có thể tiến hành phiên mã tạo ra phân tử RNA. Trong sinh học, thuật ngữ này thường được gọi là vùng khởi động, dịch từ nguyên gốc tiếng Anh: promoter (phát âm Quốc tế: /prəˈmoʊtər/) là vị trí mà enzym RNA-pôlymeraza bám vào để tiến hành phiên mã. Các thành phần của vùng khởi động. Vùng khởi động là những nhân tố quan trọng phối hợp với enhancer, silencer, nhân tố liên kết trong việc quyết định mức độ biểu hiện của một gene nhất định. Trình tự vùng khởi động. Ở nhân sơ (Prokaryote). Ở sinh vật nhân sơ (prokaryote), vùng khởi động chứa hai đoạn trình tự ngắn tại vị trí -10 và -35 "thượng nguồn" của gene, nghĩa là phía trước gene theo chiều phiên mã. Trình tự tại -10 được gọi là Hộp Pribnow và thường chứa sáu nucleotide TATAAT. Hộp Pribnow là tối cần thiết để khởi động quá trình phiên mã ở prokaryote. Ngoài ra, trình tự -35 thường chứa 6 nucleotde là TTGACA cho phép gene được phiên mã với tần số cao. <-- upstream downstream --> 5'-XXXXXXXPPPPPXXXXXXPPPPPPXXXXGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGXXXX-3' -35 -10 Gene to be transcribed T A T A A T 77% 76% 60% 61% 56% 82% T T G A C A 69% 79% 61% 56% 54% 54% Ở nhân thực (Eukaryote). Vùng khởi động (promoter) của sinh vật nhân thực (eukaryote) thường rất đa hình và khó xác định. Chúng thường nằm ở thượng nguồn của gene và có thể có các yếu tố điều hòa nằm cách điểm khởi đầu phiên mã vài kilobase. Ngoài ra, phức hệ phiên mã cũng có thể "uốn cong" phân tử DNA tạo điều kiện đưa các vùng điều khiển ở xa tiến lại trong không gian. Nhiều vùng khởi động của eukaryote (không phải tất cả) chứa hộp TATA liên kết với Protein bám hộp TATA có chức năng hỗ trợ việc hình thành phức hệ phiên mã của RNA polymerase. Hộp TATA thường nằm khá gần vị trí khởi đầu phiên mã (trong khoảng 50 base). Trình tự điều hòa vùng khởi động của eukaryote thường liên kết với các protein gọi là nhân tố phiên mã. Những protein này tham gia vào việc tạo thành phức hệ phiên mã. Ví dụ hộp E (trình tự CACGTG), liên kết với nhân tố phiên mã trong họ protein xoắn vòng xoắn kiềm ("bHLH") (vd. BMAL1-Clock, cMyc). "Xem thêm Michael Levine and Robert Tjian. "Transcription regulation and animal diversity". "Nature" 424, 147 - 151 (10 July 2003) Động lượng liên kết. Động lượng của phản ứng liên kết giữa vùng khởi động (promoter, dưới đây kí hiệu là P) đối với yếu tố sigma - RNAP (dưới đây kí hiệu là R) là một quá trình gồm 2 bước: Sử dụng từ "vùng khởi động". Khi nói đến vùng gen khởi động, một số tác giả nhắc đến " vùng khởi động + vùng vận hành"
9,146
70618039
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9146
Hai Bà Trưng
Hai Bà Trưng (13 tháng 9 năm 14 – 5 tháng 3 năm 43) là tên chỉ chung hai chị em Trưng Trắc (徵側) và Trưng Nhị (徵貳), hai người phụ nữ được đánh giá là anh hùng dân tộc của người Việt. Trong sử sách, hai bà được biết đến như là những thủ lĩnh khởi binh chống lại chính quyền đô hộ của Đông Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và Trưng Trắc tự phong là Nữ vương. Thời kì của hai Bà xen giữa thời kỳ Bắc thuộc lần 1 và Bắc thuộc lần 2 trong lịch sử Việt Nam. Đại Việt sử ký toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử, với tên gọi Trưng Nữ vương (徵女王). Xuất thân và tên gọi. Thư Hán. Nguồn sử liệu đầu tiên đề cập đến chị em Hai Bà Trưng là cuốn "Hậu Hán Thư" viết vào thế kỷ thứ 5 (Công nguyên) bởi học giả Phạm Diệp, cuốn sách nói về lịch sử nhà Hán từ năm 6 đến năm 189 Công nguyên. Các tài liệu cổ của Trung Quốc đề cập đến hai chị em Bà Trưng khá ngắn gọn, được tìm thấy trong hai chương của Hậu Hán Thư mô tả về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà thời kỳ nhà Tây Hán. Ở quyển 86 của "Hậu Hán Thư", phần "Tây Nam di liệt truyện" có viết: Việt sử. Bộ sử cổ nhất của Việt Nam đề cập đến Hai Bà Trưng là "Đại Việt sử lược". Theo sách này, thời Việt Nam còn là Giao Chỉ, Trưng Trắc là con gái Lạc tướng ở huyện Mê Linh, lấy chồng là Thi Sách ở huyện Chu Diên. Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", Hai Bà Trưng vốn "họ Lạc", là dòng dõi Lạc tướng ở Mê Linh. Chồng bà Thi Sách cũng là con Lạc tướng, con hai nhà tướng kết hôn với nhau. Khi lên ngôi, Hai Bà mới đổi sang "họ Trưng". Nguồn khác. Truyền thuyết xác nhận quê nội Hai Bà ở làng Hạ Lôi và quê ngoại Hai Bà ở làng Nam Nguyễn thuộc Ba Vì, Hà Nội. Mẹ Hai Bà là Man Thiện, người được biết đến qua thần phả, còn được ghi với tên gọi Trần Thị Đoan. Tuy nhiên, theo các sử gia hiện đại, thời đầu Công nguyên, người Việt chưa có họ. Tên Trần Thị Đoan của mẹ Hai Bà chỉ là tên thần phả đặt sau này, khoảng thế kỷ 17, 18. Cả cái tên Man Thiện có nghĩa là "người Man tốt" có thể do người Hán gọi. Theo một số dẫn chứng biện giải không rõ luận cứ và nguồn gốc cho rằng, tên của Hai Bà có nguồn gốc từ nghề dệt lụa truyền thống của Việt Nam, tương tự như cách đặt tên theo các loài cá của các vua nhà Trần sau này vốn xuất thân từ nghề chài lưới. Xưa kia nuôi tằm, tổ kén tốt gọi là "kén chắc", tổ kén kém hơn gọi là "kén nhì"; trứng ngài tốt gọi là "trứng chắc", trứng ngài kém hơn gọi là "trứng nhì". Do đó, theo Nguyễn Khắc Thuần, tên Hai Bà vốn rất giản dị là "Trứng Chắc" và "Trứng Nhì", phiên theo tiếng Hán gọi là "Trưng Trắc" và "Trưng Nhị". Khi chữ Hán chưa được truyền bá hoặc chưa có điều kiện thấm sâu vào nhận thức xã hội thì xu hướng đặt tên người rất giản dị và mộc mạc, thể hiện sự gắn bó với cuộc sống đời thường và xu hướng này còn tiếp tục trong các thế hệ sau. Sau này các sử gia phương Bắc viết chệch tên Hai Bà thành Trắc và Nhị với nghĩa "phản trắc" và "nhị tâm". Tuy nhiên, những luận điểm trên hoàn toàn thiếu nguồn gốc và sự chứng minh một cách khoa học, mà thiên về tự biện giải của tác giả. Tên của ông Thi Sách, theo "Thủy kinh chú" của Trung Quốc xác định: chồng bà Trưng Trắc tên là Thi. Khởi nghĩa. Cuộc nổi dậy của Trưng Trắc, theo Hán thư cùng Việt sử ghi lại, chỉ gói gọn trong lý do vì Thái thú khi ấy là Tô Định dùng biện pháp khắc chế, nên Trưng Trắc cùng phẫn mà nổi dậy. Hán thư không đưa ra lý do Thi Sách bị giết, trong khi Việt sử thì chỉ có "Đại Việt sử ký toàn thư" ghi lý do này, "Đại Việt sử lược" trước đó thì không. Theo một số học giả như Đào Duy Anh, Trần Quốc Vượng..., do chính sách đồng hóa gắt gao và bóc lột hà khắc của nhà Đông Hán đối với người Việt tại Giao Chỉ đương thời, các Lạc tướng người Việt liên kết với nhau để chống lại nhà Hán. Trưng Trắc kết hôn với con trai Lạc tướng ở Chu Diên là Thi Sách, hai nhà cùng có chí hướng chống Hán. Khoảng năm 39-40, nhằm trấn áp người Việt chống lại, Thái thú Tô Định giết Thi Sách. Trưng Trắc và các Lạc tướng càng căm thù, cùng Trưng Nhị mang quân bản bộ về giữ Hát Giang nay là xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Sau một thời gian chuẩn bị, tháng 2 năm 40, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị chính thức phát động khởi nghĩa chống lại nhà Đông Hán. Cuộc khởi nghĩa được sự hưởng ứng của nhiều đội quân và nhân dân các nơi thuộc Âu Lạc và Nam Việt cũ. Quân Hai Bà đánh hãm trị sở Luy Lâu. Tô Định phải chạy về Nam Hải (Trung Quốc). Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai Bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam. Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương, hay còn gọi là Trưng Vương. Cai trị. Hai Bà Trưng cai trị lãnh thổ vùng Lĩnh Nam của người Việt, tương đương với Bộ Giao Chỉ của nhà Hán trong ba năm. Thời gian cai trị ngắn ngủi và phải toan tính chuẩn bị chống lại cuộc chiến của nhà Hán khiến Hai Bà Trưng không có hoạt động gì đáng kể trong việc xây dựng lãnh thổ mà mình cai quản. Hành chính. Do thời gian cai trị của Hai Bà Trưng không dài và không còn tài liệu để khôi phục lại hệ thống tổ chức bộ máy thời Hai Bà Trưng. Tuy nhiên, các sử gia căn cứ trên các sử liệu liên quan đến sự cai trị của nhà Hán trước và sau thời Hai Bà Trưng cho rằng, về cơ bản Hai Bà Trưng vẫn duy trì hệ thống quản lý của nhà Hán trước đó, do người Việt nắm giữ. Các quận, huyện do nhà Hán lập ra trên đất Nam Việt cũ. Ghi chép về Mê Linh trong hai tài liệu cổ nhất của Việt Nam, đều thuộc thời Hậu Lê và cách nhau 44 năm đã mâu thuẫn về kinh đô của Hai Bà: "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi (năm 1434) chép: Mê Linh là Hát Môn thuộc huyện Phúc Lộc bây giờ… huyện Phúc Lộc là Mê Linh ngày xưa "Đại Việt sử ký toàn thư" (năm 1479) chép: Thời Tây Hán trị sở của thái thú (Giao Châu) tại Long Uyên tức Long Biên. Thời Đông Hán tại Mê Linh tức Yên Lãng. Do đó, ba thế kỷ sau Lê Quý Đôn viết "Vân đài loại ngữ" (năm 1773) rất lộn xộn, chép Yên Lãng thuộc về ba quận khác nhau cùng tồn tại trong một thời kỳ: Mê Linh nay là Yên Lãng… Phong Khê là đất Yên Lãng… Chu Diên nay là Yên Lãng "Cương mục" nhà Nguyễn chép: Mi Linh là Phong Châu… ở địa phận hai huyện Phúc Lộc và Đường Lâm Do đó đã xuất hiện các tranh cãi về Mê Linh, một số cho rằng Mê Linh ở phía nam sông Hồng và số khác cho là ở phía bắc, ngay gần thành Cổ Loa của Thục Phán. Ở huyện Yên Lãng này cũng có làng Hạ Lôi nhưng không có tên Nôm. Năm 1977 huyện này được đổi tên thành Mê Linh. Từ năm 1973-1990, nhà nghiên cứu Đinh Văn Nhật "" sử dụng phương pháp địa lý học lịch sử để nghiên cứu về các địa danh thời Hai Bà Trưng. Ông sau đó kết luận huyện Mê Linh nằm ở phía nam sông Hồng, cụ thể là phía tây sông Đáy của Hà Nội. Ở đây có các địa danh là Cấm Khê, Hạ Lôi, Đền Hát Môn và Miếu Mèn thờ mẹ Hai Bà là Bà Man Thiện. Các bài viết đều đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Quận Giao Chỉ được xác định vị trí là đất Bắc Bộ Việt Nam và một phần phía tây nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) hiện nay (từ sông Uất hay Tây Giang về phía nam), trừ đi những phần đất sau: Quận Giao Chỉ gồm có 10 huyện (縣) theo Đào Duy Anh như sau: Quận trị Giao Chỉ lần lượt đặt ở Mê Linh, Luy Lâu và Quảng Tín. Quận Cửu Chân thời Hán được xác định vị trí từ góc tây nam tỉnh Ninh Bình đến tỉnh Hà Tĩnh hiện nay. Quận trị Cửu Chân được xác định ở huyện Tư Phố. Cửu Chân gồm có bảy huyện như sau: Vị trí Nhật Nam được xác định là từ Quảng Bình tới địa giới Bình Định, Phú Yên hiện nay. Nhật Nam gồm có năm huyện như sau: Quận Hợp Phố gồm năm huyện: Hợp Phố (合浦), Từ Văn (徐聞), Cao Lương (高涼), Lâm Nguyên (臨元), Chu Nhai (朱崖). Hợp Phố được xác định vị trí là vùng duyên hải vịnh Bắc Bộ tỉnh Quảng Tây và địa cấp thị Trạm Giang tỉnh Quảng Đông. Quận Thương Ngô gồm có 10 huyện: Quảng Tín (廣信), Tạ Mộc (謝沐), Cao Yếu (高要), Phong Dương (封陽), Lâm Hạ (臨賀), Đoan Khê (端谿), Phùng Thừa (馮乘), Phú Xuyên (富川), Lệ Phổ (荔浦), Mãnh Lăng (猛陵). Thương Ngô thời Hán được xác định vị trí tương đương với khu vực dãy núi Đô Bàng tỉnh Quảng Tây, phía đông núi Đại Dao, địa cấp thị Triệu Khánh tỉnh Quảng Đông, phía tây huyện cấp thị La Định, huyện Giang Vĩnh tỉnh Hồ Nam, phía nam huyện Giang Hoa, huyện Đằng tỉnh Quảng Tây, phía bắc thành phố cấp huyện Tín Nghi tỉnh Quảng Đông. Quận Uất Lâm thời Hán gồm có 12 huyện: Bố Sơn (布山), An Quảng (安廣), Hà Lâm (河林), Quảng Đô (廣都), Trung Lưu (中留), Quế Lâm (桂林), Đàm Trung (譚中), Lâm Trần (臨塵), Định Chu (定周), Lĩnh Phương (領方), Tăng Thực (增食), Ung Kê (雍雞). Uất Lâm được xác định vị trí là từ các địa cấp thị Nam Ninh, Bách Sắc đến đại bộ phận Liễu Châu, phía bắc Ngọc Lâm, phía đông và phía nam Hà Trì đều thuộc Quảng Tây. Quận Nam Hải gồm có sáu huyện: Phiên Ngung (番禺), Trung Túc (中宿), Bác La (博羅), Long Xuyên (龍川), Tứ Hội (四會), Yết Dương (揭陽). Nam Hải được xác định vị trí bao trùm tỉnh Quảng Đông và phần đất phía đông nam tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc hiện nay. Như vậy tổng số huyện thành đương thời chỉ có 54 huyện. Ngô Sĩ Liên dẫn thêm hai huyện mới đặt trong quận Giao Chỉ là Vọng Hải và Phong Khê do Mã Viện mới tách đặt sau thời Hai Bà Trưng, được chép gộp vào danh sách các huyện thuộc Giao Chỉ lúc đó, tổng cộng là 56 huyện thành. Những mặt khác. Theo "Viện Sử học", đội ngũ các cánh quân mới tập hợp của các Lạc hầu, Lạc tướng, thủ lĩnh địa phương chưa có điều kiện tổ chức theo kiểu chính quy thành các đơn vị, quân thứ kiểu hệ thống, cấp bậc quy củ như các triều đại sau này. Thành phần họ gồm bình dân trong kẻ, chạ… gia nô, nô tỳ thuộc quyền quản lý của các thủ lĩnh vùng. Các sử gia nhìn nhận lực lượng mới họp này chưa được tổ chức chặt chẽ nên có những yếu điểm bộc lộ trong cuộc chiến chống Mã Viện sau này. Sử sách không ghi lại bất cứ hoạt động chính trị nào khác thời kì này. Ngoại trừ "Viện Sử học" ghi lại một sự kiện duy nhất liên quan tới kinh tế thời Hai Bà Trưng là Trưng vương cho xá thuế trong hai năm cho dân chúng. Luật pháp chưa có văn bản chính thức. Các sử gia xác định luật thời Hai Bà Trưng là một thứ “tập quán pháp”, “luật tục” của nhiều đời trước được khôi phục và sử dụng điều hành xã hội. Sách "Hậu Hán thư" của Phạm Diệp dẫn lời tâu báo của Mã Viện lên Hán Quang Vũ Đế rằng luật Việt khác với luật nhà Hán đến hơn 10 điều. Thất bại. Ngày 30 tháng 1 năm Tân Sửu (41), nhà Hán thấy Trưng Trắc xưng Vương dấy quân đánh lấy các thành ấp, nên hạ lệnh cho các quận Trường Sa, Hợp Phố và Giao Châu sắp sẵn xe thuyền, sửa sang cầu đường, thông các núi khe, chứa thóc lương, cho Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, Phù Lạc hầu Lưu Long làm phó tướng, chỉ huy đạo quân lớn khoảng 2 vạn người, chia làm 2 cánh thủy, bộ sang xâm lược. Cánh quân bộ tiến vào vùng Đông Bắc Mã Viện tiến theo đường ven biển, san núi làm đường hơn nghìn dặm, đến Lãng Bạc (ở phía tây Tây Nhai của La Thành) đánh nhau với Hai Bà. Quân Nam bấy giờ ô hợp, rất nhiều thủ lĩnh không phục hai vua là đàn bà, lớp tan rã, lớp tự ly khai hoặc đầu hàng quân Hán. Hai Bà thấy thế giặc mạnh lắm, không chống nổi, bèn lui quân về giữ Cấm Khê (sử chép là Kim Khê). Năm Quý Mão (43), Hai Bà Trưng chống cự lại với quân nhà Hán ở Cấm Khê, thất thế, đều tử trận. Theo truyền thuyết Việt Nam, Hai Bà đã nhảy xuống sông Hát (Hát Môn, Phúc Thọ, Hà Nội) tự vẫn để bảo toàn khí tiết. Còn theo Hậu Hán thư, sách sử của Trung Quốc, Hai Bà đã bị quân Mã Viện bắt được và chặt đầu đem về Lạc Dương. Tướng Đô Dương tiếp tục cầm quân chống lại quân Hán đến cuối năm 43. Mã Viện đuổi theo đánh quân còn sót lại huyện Cư Phong, cuối cùng lực lượng này cũng bị dẹp. Ngoài các cừ súy bị giết, hơn 300 cừ súy người Việt bị bắt và đày sang Linh Lăng (Hồ Nam). Mã Viện thu gom, phá hủy nhiều trống đồng và đúc rồi dựng cột đồng (tương truyền ở trên động Cổ Lâu châu Khâm) làm giới hạn biên giới của nhà Hán, và khắc lên đó dòng chữ thề: "Cột đồng gãy thì Giao Chỉ diệt" ("Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt"). Từ đây, nước Việt lại thuộc quyền kiểm soát của nhà Hán, bắt đầu thời Bắc thuộc lần 2. Thời kỳ Hai Bà Trưng chỉ kéo dài được hơn ba năm. Sau khi Hai Bà Trưng thất bại, chế độ giao quyền cai quản cấp huyện ở Bộ Giao Chỉ cho các Lạc tướng không còn, quyền lực của các Lạc tướng, Lạc hầu bị thủ tiêu. Theo như cách gọi của sử gia Madrolle thì chế độ bảo hộ chấm dứt, bắt đầu chế độ cai trị trực tiếp. Nhà Hán đặt quan lại cai trị đến cấp huyện. Đánh giá. Sử gia Lê Văn Hưu viết trong "Đại Việt sử ký" "toàn thư": Theo sử gia Nguyễn Nghiễm thời Lê trung hưng: Vua Tự Đức viết trong "Khâm định Việt sử Thông giám cương mục:" Hai Bà Trưng và hàng chục, hàng trăm nữ tướng tham gia phong trào kháng Hán, được người Việt Nam hiện đại xem là một biểu tượng đáng tuyên dương và tôn sùng. Theo quan điểm này, việc khởi nghĩa này đã góp phần tạo nên truyền thống anh hùng bất khuất cho giới nữ và cho cả dân tộc Việt Nam. Nguyên lý Mẹ và sắc thái bình quyền trai gái in đậm nét trong nền văn hóa dân tộc, dân gian Việt Nam đến nỗi nhiều học giả cho rằng đấy là điểm vượt trội không còn phải bàn cãi gì nữa của Việt Nam so với Trung Quốc và phương Tây. Di sản. Các công trình gắn liền với tên tuổi của Hai Bà Trưng. Hiện nay, trên cả nước Việt Nam có 103 nơi thờ Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh ở 9 tỉnh, thành phố như: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình trong đó riêng huyện Mê Linh có 25 di tích ở 13 xã. Trong văn hóa đại chúng. "Đại Nam quốc sử diễn ca" có đoạn kể về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã trở thành quen thuộc đối với người Việt: Bài hát "Hồn tử sĩ" có nguyên bản là Hát Giang Trường Hận, gợi nhớ đến công ơn và sự hy sinh của Hai Bà Trưng. Sự kiện. Hàng năm, vào ngày 6 tháng 2 âm lịch, ngày giỗ hay lễ hội tưởng nhớ Hai Bà được tổ chức là ngày lễ chính thức của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1955 đến 1975 có diễu hành. Ngày này cũng là Ngày Phụ nữ Việt Nam của miền Nam Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa. Từ năm 1976 trở đi, sau khi hai miền thống nhất thì ngày lễ Hai Bà Trưng không còn là ngày lễ ở Việt Nam nữa. Về sau, về truyền thuyết Hai Bà Trưng đã được lan rộng khắp người dân Việt Nam nhiều thế hệ sau này, và hình tượng của 2 bà tiếp tục được đưa vào những trò chơi dân gian, truyện tranh và tác phẩm thơ văn. Tướng lĩnh của Hai Bà Trưng. Theo một số nguồn dã sử, cuộc khởi nghĩa Trưng Vương có đến hơn 70 tướng lĩnh, trong đó có nhiều thủ lĩnh các nghĩa quân địa phương, hiện còn nhiều đền thờ lập Thành hoàng làng ở miền Bắc Việt Nam và miền Nam Trung Quốc. Đặc biệt, trong số này có nhiều nữ tướng lĩnh.
9,147
70636947
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9147
Trưng Trắc
Trưng Trắc (chữ Hán: 徵側, 13 tháng 9 năm 14 - 5 tháng 3 năm 43) là nữ vương của vương quốc Lĩnh Nam và anh hùng dân tộc của người Việt, người đứng đầu cuộc khởi nghĩa chống lại sự đô hộ của nhà Đông Hán trong lịch sử Việt Nam, lập ra một chính quyền riêng của người Việt trong 3 năm với trung ương tại Mê Linh. Vì vậy, bà là nữ quân chủ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam cũng như nữ vương đầu tiên của chế độ phong kiến Việt Nam (Lý Chiêu Hoàng là vị nữ quân chủ thứ hai và là nữ hoàng duy nhất). Tuy về sau cuộc khởi nghĩa bị quân Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, nhưng trong văn hóa người Việt, khởi nghĩa tượng trưng cho sự quật khởi, phục hưng tinh thần quốc gia. Sử gia Lê Văn Hưu đã nhận xét: "Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng. Việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, đủ biết tình thế đất Việt ta có thể dựng được nghiệp bá vương". Danh tính và thân thế. Tài liệu sử học đầu tiên được cho là đã ghi nhận danh tính bà lại là sách Hậu Hán thư của Phạm Diệp, được viết vào khoảng năm 432 đến 445. Theo đó, nội dung được cho là ghi nhận tên bà là Trưng Trắc (徵側) và em gái là Trưng Nhị được viết như sau: Một tài liệu cổ sử khác của Trung Quốc là Thủy kinh chú do Lịch Đạo Nguyên viết vào khoảng năm 515 đến 524, dẫn theo một tài liệu khác là "Giao Châu ngoại vực ký", cũng chép tên bà là Trung Trắc. Sách này cũng cho biết thêm bà là con gái của Lạc tướng Mê Linh và có chồng là con trai của Lạc tướng Chu Diên. Tài liệu chính sử Việt Nam đầu tiên là Đại Việt sử ký toàn thư chép bà vốn họ Lạc, là dòng dõi Lạc tướng ở Mê Linh, là vợ của Thi Sách, dòng dõi Lạc tướng ở Chu Diên.. Thông tin này có lẽ được ghi theo Hậu Hán thư, bản đã được Thái tử Lý Hiền bổ sung. Tuy nhiên, theo các sử gia hiện đại, thời đầu công nguyên, người Việt chưa có họ. Còn tên của hai Bà, có nguồn gốc từ nghề dệt lụa truyền thống của Việt Nam, tương tự như cách đặt tên theo các loài cá của các vua nhà Trần sau này vốn xuất thân từ nghề chài lưới. Xưa kia nuôi tằm, tổ kén tốt gọi là "kén chắc", tổ kén kém hơn gọi là "kén nhì"; trứng ngài tốt gọi là "trứng chắc", trứng ngài kém hơn gọi là "trứng nhì". Do đó, theo Nguyễn Khắc Thuần, tên hai bà vốn rất giản dị là "Trứng Chắc" và "Trứng Nhì", phiên theo tiếng Hán gọi là "Trưng" Trắc và "Trưng Nhị". Khi chữ Hán chưa được truyền bá hoặc chưa có điều kiện thấm sâu vào nhận thức xã hội thì xu hướng đặt tên người rất giản dị và mộc mạc, thể hiện sự gắn bó với cuộc sống đời thường và xu hướng này còn tiếp tục trong các thế hệ sau. Sau này các sử gia phương Bắc viết chệch tên hai bà thành Trắc và Nhị với nghĩa “phản trắc” và “nhị tâm”. Khởi nghĩa. Sách Thủy kinh chú dẫn theo "Giao Châu ngoại vực ký", mô tả bà là "người có đảm dũng". Dưới sự cai trị tàn bạo và chính sách Hán hóa gắt gao của nhà Đông Hán, người Việt ở Giao Chỉ đều phẫn nộ và có ý định chống lại. Vợ chồng bà Trắc và ông Thi Sách trong số những thủ lĩnh người Việt đó. Thái thú Tô Định nhà Đông Hán bèn bắt giết ông Thi Sách để trấn áp tinh thần người Việt. Trưng Trắc cùng Trưng Nhị mang quân bản bộ về giữ Hát Môn. Bà kết hôn với ông Thi cũng là dòng dõi Lạc tướng ở Chu Diên Tháng 3, năm Canh Tý (40), thù Tô Định giết chồng mình, cộng thêm sự căm phẫn bị đô hộ, bà Trắc cùng với em gái là bà Nhị tập hợp lực lượng ủng hộ từ các nơi cùng phát động khởi nghĩa chống nhà Hán. Đề cập đến sự kiện này, sách Hậu Hán thư chép: Sách Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sĩ ghi lại lời chép trong dã sử cho biết, khi bà Trắc xuất quân vẫn chưa hết tang chồng, bà trang điểm rất đẹp. Các tướng hỏi vì sao, bà đáp rằng: Mọi người nghe đều thán phục là không bằng bà. Tương truyền, Hai Bà Trưng đã đọc lời thề trước khi xuất binh: Cuộc khởi nghĩa được sự hưởng ứng của nhiều đội quân và nhân dân các nơi thuộc Âu Lạc và Nam Việt cũ. Quân Hai Bà đánh hãm trị sở Luy Lâu. Thái thú Tô Định bỏ chạy, quân khởi nghĩa giành được hơn 50 thành. Khởi nghĩa thắng lợi, bà đổi sang họ Trưng và xưng vương, sử gọi là Trưng vương. Bà cùng em là Trưng Nhị cai trị lãnh thổ vùng Lĩnh Nam của người Việt tương đương với bộ Giao Chỉ của nhà Hán trong 3 năm. Chống Hán thất bại. Ngày 30 tháng 1 năm Tân Sửu (41), nhà Hán thấy bà xưng vương dấy quân đánh lấy các thành ấp, nên hạ lệnh cho các quận Trường Sa, Hợp Phố và Giao Châu sắp sẵn xe thuyền, sửa sang cầu đường, thông các núi khe, chứa thóc lương, cho Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, Phù Lạc hầu Lưu Long làm phó tướng sang xâm lược. Cánh quân bộ tiến vào vùng Đông Bắc Mã Viện tiến theo đường ven biển, san núi làm đường hơn nghìn dặm, đến Lãng Bạc (ở phía tây Tây Nhai của La Thành) đánh nhau với quân Hai Bà. Quân Nam bấy giờ ô hợp nên nhanh chóng tan rã. Hai bà thấy thế quân Hán mạnh, không chống nổi, bèn lui quân về giữ Cấm Khê (sử chép là Kim Khê). Năm 43, Trưng Vương cùng Trưng Nhị chống cự với quân nhà Hán ở Cấm Khê. Quân Hai Bà thế cô không địch nổi quân Hán mạnh hơn nên bị thua. Trưng Vương và Trưng Nhị đều mất tại đây. Theo tục truyền, hai bà đã nhảy xuống sông Hát (Hát Môn, Hà Tây cũ) tự vẫn để bảo toàn khí tiết. Theo Hậu Hán thư thì hai bà đã bị Mã Viện giết. Sách Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sĩ còn dẫn sách Biệt Lục chép rằng: Hai Bà thua trận, lên núi Hy Sơn rồi không biết đi đâu. Bộ tướng của Trưng Vương là Đô Dương còn chống quân Hán thêm một thời gian nữa rồi thất bại. Trưng Vương khởi nghĩa và ở ngôi được 3 năm.
9,148
70527820
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9148
Trưng Nhị
Trưng Nhị (chữ Hán: 徵貳; 13 tháng 9 năm 14 - 5 tháng 3 năm 43) là nữ phó vương vương quốc Lĩnh Nam và là nữ thủ lĩnh chống sự đô hộ của nhà Đông Hán thời Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam. Bà cùng chị là nữ vương Trưng Trắc đã lãnh đạo người Việt đánh đuổi thái thú Tô Định nhà Đông Hán. Sau khi cuộc khởi nghĩa này bị quân Đông Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, theo sử Trung Quốc, hai bà đã bị chặt đầu đem về Lạc Dương. Còn theo sử Việt Nam thì vì không muốn chịu khuất phục, Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống dòng sông Hát Giang tuẫn tiết. Nguồn gốc, tên gọi. Bộ sử cổ nhất của Việt Nam đề cập đến Trưng Nhị là "Đại Việt sử lược". Theo sách này, Trưng Nhị là em của Trưng Trắc, con gái Lạc tướng ở Mê Linh. Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", Trưng Nhị vốn họ Lạc, là dòng dõi Lạc tướng ở Mê Linh. Truyền thuyết xác nhận quê nội Hai Bà ở làng Hạ Lôi và quê ngoại hai Bà ở làng Nam Nguyễn thuộc Ba Vì, Hà Nội. Mẹ Hai Bà là Man Thiện, được thần phả ghi tên là Trần Thị Đoan. Tuy nhiên, theo các sử gia hiện đại, thời đầu công nguyên, người Việt chưa có họ. Tên của bà, có nguồn gốc từ nghê dệt lụa truyền thống của Việt Nam. Xưa kia nuôi tằm, tổ kén tốt gọi là "kén chắc", tổ kén kém hơn gọi là "kén nhì"; trứng ngài tốt gọi là "trứng chắc", trứng ngài kém hơn gọi là "trứng nhì". Do đó, theo các sử gia tên Trưng Nhị vốn là "Trứng Nhì", phiên theo tiếng Hán gọi là "Trưng Nhị". Khi chữ Hán chưa được truyền bá hoặc chưa có điều kiện thấm sâu vào nhận thức xã hội thì xu hướng đặt tên người rất giản dị và mộc mạc, thể hiện sự gắn bó với cuộc sống đời thường và xu hướng này còn tiếp tục trong các thế hệ sau. Sự nghiệp. Theo "Đại Việt sử lược", Trưng Nhị có cá tính mạnh mẽ như Trưng Trắc, không chịu ràng buộc theo pháp luật mà Tô Định áp đặt. Các Lạc tướng Mê Linh và Chu Diên có ý chống lại sự cai trị tàn bạo của Thái thú Tô Định. Tô Định bèn bắt giết anh rể Trưng Nhị là Thi Sách để trấn áp tinh thần người Việt. Trưng Nhị cùng Trưng Trắc mang quân bản bộ về giữ Hát Môn. Tháng 3, năm 40, Trưng Nhị theo chị là Trưng Trắc tập hợp các lực lượng ủng hộ nổi dậy đánh hãm trị sở ở Luy Lâu (thuộc huyện Thuận Thành, Bắc Ninh ngày nay). Thái thú Tô Định bỏ chạy. Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam. Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Trưng Vương. Thần phả cho biết Trưng Nhị được phong làm Phó Vương. Sách Việt Nam sử lược ghi nhận Trưng Nhị cùng Trưng Trắc đều xưng vương. Các bộ sử ra đời trước đó như Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt sử lược, Khâm định Việt sử thông giám cương mục không xác nhận điều này. Ngày 30 tháng 1 năm Tân Sửu (41), Hán Quang Vũ Đế thấy hai bà dấy quân đánh lấy các thành ấp, nên hạ lệnh cho Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, Phù Lạc hầu Lưu Long làm phó tướng sang đánh. Năm 42, Trưng Nhị cùng chị cầm quân đụng độ với quân Hán ở Lãng Bạc. Do thế quân Hán mạnh hơn, bà cùng Trưng Trắc không chống nổi, bèn lui quân về giữ Cấm Khê (sử chép là Kim Khê). Năm 43, Trưng Nhị cùng Trưng Trắc chống cự với quân nhà Hán ở Cấm Khê. Quân Hai Bà thế cô không địch nổi quân Hán mạnh hơn nên bị thua. Trưng Trắc và Trưng Nhị đều mất tại đây. Hai bà đã nhảy xuống sông Hát (Hát Môn, Hà Tây cũ) tự vẫn để bảo toàn khí tiết. Tuy nhiên, theo Hậu Hán Thư, một cuốn sử của Trung Quốc, "truyện Mã Viện" chép rằng hai bà đã bị Mã Viện giết. Trong khi đó, "truyện Lưu Long" lại cho rằng Trưng Nhị bị Lưu Long bắt rồi bị giết. Thế nhưng, sách Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sĩ còn dẫn sách "Biệt Lục" chép rằng: Hai Bà thua trận, lên núi Hy Sơn rồi không biết đi đâu. Cuộc đời hoạt động của Trưng Nhị trước sau gắn bó ở bên cạnh với Trưng Trắc, từ khi khởi nghĩa đến khi chống Hán thất bại và cái chết. Trong khởi nghĩa, bà là tướng đắc lực bên cạnh Trưng Vương. Tuy nhiên, sử sách không nhắc đến gia đình riêng tư của bà như Trưng Trắc. Tưởng nhớ. Do cuộc đời sự nghiệp của Trưng Nhị luôn gắn liền với Trưng Trắc, sử sách khi nhắc đến Trưng Trắc thường đi cùng với Trưng Nhị, hoặc gọi chung là Hai Bà Trưng. Hàng năm, vào ngày 6 tháng 3 âm lịch, là ngày giỗ hay là lễ hội tưởng nhớ Hai bà (cũng là Ngày Phụ nữ Việt Nam tại miền Nam trước kia) được tổ chức tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975 và hiện nay tại nhiều nơi trong nước Việt Nam cũng như cộng đồng người Việt tại nước ngoài.
9,168
910428
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9168
Mã hóa
Trong mật mã học – một ngành toán học ứng dụng cho công nghệ thông tin, mã hóa là phương pháp để biến thông tin (phim ảnh, văn bản, hình ảnh...) từ định dạng bình thường sang dạng thông tin không thể hiểu được nếu không có phương tiện giải mã. Giải mã là phương pháp để đưa từ dạng thông tin đã được mã hóa về dạng thông tin ban đầu, quá trình ngược của mã hóa. Một hệ thống mã hóa bao gồm các thành phần: Quá trình mã hóa được tiến hành bằng cách áp dụng hàm toán học "E" lên thông tin "P", vốn được biểu diễn dưới dạng số, để trở thành thông tin đã mã hóa "D" Quá trình giải mã được tiến hành ngược lại: áp dụng hàm "D" lên thông tin "C" để được thông tin đã giải mã "P" Các hệ thống mã hóa. Có hệ thống mã hóa đối xứng và hệ thống mã hóa bất đối xứng. Hai loại mã khóa này khác nhau ở số lượng khóa. Mã hóa đối xứng sử dụng cùng một khóa để mã hóa/giải mã. Trong khi đó, mã hóa bất đối xứng sử dụng hai khóa khác nhau để mã hóa và giải mã thông tin. Mỗi hệ thống mã hóa có ưu nhược điểm riêng. Mã hóa đối xứng xử lý nhanh nhưng độ an toàn không cao. Mã hóa bất đối xứng xử lý chậm hơn, nhưng độ an toàn và tính thuân tiện trong quản lý khóa cao. Trong các ứng dụng mã hóa hiện tại, người ta thường kết hợp các ưu điểm của cả hai loại mã hóa này. Ứng dụng. Mã hóa có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong giao dịch điện tử bằng các loại tiền mã hóa như Bitcoin chẳng hạn. Nó giúp đảm bảo bí mật, toàn vẹn của thông tin, khi thông tin đó được truyền trên mạng. Mã hóa cũng là nền tảng của kĩ thuật chữ ký điện tử, hệ thống PKI... Phân loại. Các loại mã hóa SHA: SHA-64 SHA-128 SHA-256 SHA-512
9,169
852684
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9169
Gioan Bosco
Gioan Bosco (1815-1888), hay Don Bosco (theo tiếng Ý truyền thống thì chữ "Don" là một từ xưng hô tôn kính) hoặc Giovanni Bosco, là một vị thánh của Giáo hội Công giáo Rôma. Nổi tiếng là một nhà hùng biện ở Torino, tuy nhiên, ông được biết nhiều nhất với tư cách là người sáng lập ra tu hội Salesian vào năm 1852. Thân thế và sự nghiệp. Ông tên đầy đủ là Giovanni Melchiorre Bosco, sinh ngày 16 tháng 8 năm 1815 tại làng Becchi, thuộc tỉnh Piémont miền Bắc nước Ý, trong một gia đình nông dân nghèo. Cha ông là Phanxicô Bosco mất khi ông mới lên hai tuổi. Mẹ ông là bà Magarita. Bà qua đời cuối năm 1865. Gia cảnh khó khăn, từ nhỏ, để có tiền đi học, ông đã phải làm nhiều việc khác nhau: chăn bò, việc đồng áng, bồi bàn cà phê, may quần áo, may giầy... Năm 11 tuổi, ông mới bắt đầu được đi học, tuy nhiên đến năm 16 tuổi ông đã vào được bậc trung học. Tuy vậy, từ nhỏ ông đã có chí nguyện tu hành giúp đời. Vì vậy, năm 1835, ông vào Đại chủng viện Torino, được thụ phong linh mục 6 năm sau đó, vào ngày 5 tháng 6 năm 1841 (26 tuổi). Sau khi chịu chức, ông khởi đầu mục vụ tông đồ bằng cách đi thăm các Trại Giáo hóa dành cho các thanh thiếu niên phạm pháp tại Giáo phận Torino. Cuối năm 1841, ông nhận nuôi dưỡng Bartôlômêô Garelli, một trẻ em vô gia cư. Dần dà, ông nhận nuôi thêm nhiều trẻ em vô gia cư hoặc mồ côi. Ban đầu, ông quy tụ các em để tổ chức vui chơi, tham dự Thánh Lễ và học giáo lý. Sau khi có nơi ở cố định ở Valdocco, Thành Torinô, ông đã cho xây nhà nội trú, mở các lớp dạy học và các xưởng dạy nghề. Số lượng trẻ em ngày càng đông, khiến nghĩa cử của ông ngày càng vất vả, khiến ông từng ngã bệnh do bị sưng phổi nặng nhưng may mắn qua khỏi. Do bấy giờ chính phủ Ý gây nhiều rắc rối, nên ông đã phải nhờ một số tu sĩ đến giúp đỡ trong việc lo cho các trẻ mồ côi. Các tu sĩ này là những hạt nhân đầu tiên của một tu hội mới, ra đời với mục đích chăm lo giáo dục các trẻ em mồ côi nghèo khổ, noi gương Thánh Phanxicô Salê. Chính vì thế, từ năm 1854, các Cộng sự của Gioan Bosco được gọi là "Salêdiêng" (Salésienne). Năm 1859, Gioan Bosco cùng với các đồng chí của mình chính thức thành lập Hội dòng của Thánh Phanxicô Đệ Salê (tiếng Latin: "Societas Sancti Francisci Salesii"), với hàm ý noi gương Đức ái Tông đồ, sự Hiền lành và lòng kiên nhẫn. Ngày 25 tháng 3 năm 1855, Micae Rua trở thành tu sĩ đầu tiên thực hiện lời tuyên khấn dòng. Năm 1860, Giuse Rossi trở thành Sư huynh đầu tiên được đón nhận vào Dòng. Sau đó, ngày 14 tháng 6 năm 1862, 22 tu sĩ Salêdiêng khác đã thực hiện lời tuyên khấn. Gioan Bosco cũng đã thành lập Dòng Con Đức Mẹ phù hộ (còn được gọi là Dòng Nữ Salêdiêng Don Bosco) vào ngày 5 tháng 8 năm 1872. Năm 1876, ông thành lập Hiệp hội Cộng tác viên Salêdiêng. Ba Nhóm này và nhiều Nhóm được thành lập sau này liên kết với nhau thành Gia đình, một tổ chức xã hội Công giáo thống nhất. Vào năm 1872, ông tiếp tục lập thêm hai hội dòng khác: Hội Đức Mẹ hằng Cứu giúp để bảo trợ ơn gọi linh mục; Hội Dòng nữ Salésienne nhằm giáo dục các em cô nhi. Các tổ chức này có tầm ảnh hưởng rộng khắp ngay khi ông còn tại thế. Với những nỗ lực không mệt mỏi của mình, Gioan Bosco kiệt sức, lâm bệnh và qua đời ngày 31 tháng 1 năm 1888 tại Torino, hưởng thọ 73 tuổi. Ghi nhận những công lao của ông với giáo hội và xã hội, 1909 được phong Á thánh, 2/6/1929 được phong Chân phước và 1/4/1934 Giáo hoàng Piô XI đã phong ngài lên bậc hiển thánh với biệt hiệu: "CHA" và "THẦY" của thanh thiếu niên.
9,179
859204
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9179
Dược điển Anh
Dược điển Anh ("British Pharmacopoeia") là bộ sách có thẩm quyền tập họp các tiêu chuẩn cho dược phẩm của Anh. Nó là tài liệu tham khảo chính yếu cho những ai làm trong ngành nghiên cứu, phát triển và sản xuất dược phẩm. Tài liệu này cũng bao gồm công thức chế tạo và thuốc dùng trong thú y.
9,180
814981
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9180
Dược điển Hoa Kỳ
Dược điển Hoa Kỳ ("United States Pharmacopoeia") là tiêu chuẩn quốc gia về thuốc được Hội đồng Dược điển Hoa Kỳ xuất bản hàng năm. Bao gồm các tiêu chuẩn của từng loại chất hóa học, sinh học (hoạt chất), làm thuốc. Nó cũng đề ra phương pháp thử nghiệm, kiểm tra chất lượng của hoạt chất. Trong dược điển còn nêu các phương pháp thử nghiệm, thuốc thử, dụng cụ, máy móc áp dụng cho các phương pháp kiểm tra chất lượng thuốc. Nó cũng được một số nước áp dụng khi các nước này chưa có dược điển (các nước chậm phát triển) hoặc một số nước mà trong dược điển của nước này chưa có các chuyên luận hoặc phương pháp kiểm tra chất lượng khi cần tham khảo. Với những người trong ngành, dược điển này được gọi đơn giản là USP. Từ viết tắt chữ đầu USP cũng được thêm vào tên tên thuốc hay các nguyên liệu, hóa chất dùng làm thuốc để cho biết chúng tuân theo các quy định của USP (hay đạt tiêu chuẩn dược điển Hoa Kỳ).
9,188
845147
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9188
Pythagoras
Pythagoras xứ Samos (hoặc ; trong tiếng Hy Lạp Ionia; ), hay Py-ta-go theo phiên âm tiếng Việt, là một nhà triết học Hy Lạp Ionian cổ đại, đã có công sáng lập học phái Pythagoras. Những lời dạy của ông về chính trị và tôn giáo từng một thuở rất có tiếng tăm ở Magna Graecia, đã gây ảnh hưởng đến các triết gia lỗi lạc như Platon, Aristoteles. Và cũng chính qua những vị này mà ảnh hưởng đến triết học phương Tây nói chung. Tuy còn nhiều khuất tất xung quanh thân thế của Pythagoras, song ông có lẽ là con trai của Mnesarchus, một người thợ khắc ngọc quý trên hòn đảo Samos. Các học giả hiện đại bất đồng về học vấn và tầm ảnh hưởng của Pythagoras, nhưng nhất trí rằng, vào khoảng năm 530 TCN, ông đã lữ hành tới Croton miền nam Ý, nơi ông thu nạp nhiều đồ đệ và dạy cách sống khổ tu theo kiểu công xã dưới ngôi trường do mình thành lập. Học thuyết được xác định một cách chắc chắn thuộc về Pythagoras là "metempsychosis", hay "sự đầu thai/luân hồi của hồn". Theo đó, ông cho rằng hồn là thứ bất tử, sau khi chết đi, sẽ nhập vào cơ thể khác. Ngoài ra, ông có lẽ là người đề xướng thuyết "musica universalis", cho rằng các hành tinh di chuyển theo quy luật của các phương trình toán học, vì thế cộng hưởng và tạo nên bản hòa tấu ca mà ta không thể nghe thấy. Hiện còn nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề liệu Pythagoras có thực sự đã phát triển các học thuyết số học và nhạc lý được quy cho ông hay không, hay chúng chỉ là sáng kiến từ các học trò của ông, đặc biệt là Philolaus xứ Croton. Sau chiến thắng của Croton trước thị quốc Sybaris vào khoảng năm 510 TCN, môn phái Pythagoras mâu thuẫn với những người ủng hộ chế độ dân chủ. Cuộc xung đột đã dẫn đến việc các hội quán Pythagoras bị thiêu rụi; bản thân Pythagoras có lẽ đã bị giết trong sự biến ấy, hoặc ông đã chạy trốn kịp thời tới Metapontum và dành phần đời còn lại ở đó. Nguồn tiểu sử. Hiện không có bất kỳ một bản thảo xác tín nào của Pythagoras còn tồn tại, và ta hầu như không biết gì về cuộc đời ông. Những nguồn sớm nhất về cuộc đời Pythagoras rất vắn tắt, mơ hồ, và thường mang dụng ý châm biếm. Nguồn sớm nhất về những giáo huấn của Pythagoras là một bài thơ châm biếm, có lẽ được viết sau khi ông qua đời bởi Xenophanes xứ Colophon, một người cùng thời với Pythagoras. Trong bài thơ, Xenophanes miêu tả cảnh Pythagoras đứng ra bênh vực một con chó đang bị đánh đập, giãi bày rằng ông nhận ra giọng nói của một người bạn quá cố trong tiếng kêu khẩn của con chó. Alcmaeon xứ Croton, một dược sĩ sống ở Croton đồng thời với khi Pythagoras lưu trú tại đó, đã hợp nhất rất nhiều giáo huấn của Pythagoras vào các trước tác của mình và cũng dường như quen biết Pythagoras. Nhà thơ Heraclitus xứ Ephesus, sinh ra ở nơi cách xa Samos vài dặm đường biển và có lẽ sống cùng thời với Pythagoras, gièm pha Pythagoras là một kẻ bịp bợm, nhận định rằng "Pythagoras, con trai của Mnesarchus, rèn luyện khả năng chiêm nghiệm hơn bao kẻ khác, và lựa chọn từ những trước tác này mà ông ta đã có thể tạo nên một trí khôn cho bản thân — [kiểu trí khôn] đểu giả tinh ranh, học lắm." Tiểu sử. Thuở đầu. Herodotus, Isocrates, và văn tịch thuở sớm đồng thuận rằng Pythagoras là con trai của Mnesarchus, và rằng ông chào đời trên hòn đảo Samos thuộc Hy Lạp phía đông Biển Aegean. Theo như những tường thuật ấy, cha Pythagoras không phải là thổ dân của hòn đảo, mặc dù ông đã nhập tục với nơi đó, song Iamblichus lại cho rằng ông đúng là dân bản địa. Tương truyền Mnesarchus là một thợ khắc ngọc hoặc một thương nhân khá giả, song lai lịch của ông còn mơ hồ và nhiều mâu thuẫn. Mẹ Pythagoras xuất thân trong một gia đình geomoroi tại Samos. Apollonius xứ Tyana cho biết tên bà là Pythaïs. Theo lời kể của Iamblichus, bà ấy khi mang thai Pythagoras đã nghe lời sấm của nữ tư tế Pythia, rằng bà sẽ hạ sinh một cậu trai hết mực tuấn tú, khôi ngô, và phước đức cho toàn nhân loại. Aristoxenus khẳng định Pythagoras rời Samos dưới thời Polycrates cai trị, ở tuổi 40; điều này ngụ ý ông sinh năm 570 TCN. Tên của Pythagoras dường như có mối tương liên với thần Apollo của Pythia (Pūthíā); Aristippus xứ Cyrene vào thế kỷ thứ 4 TCN đã giải thích tên gọi này như sau: "Ông ấy nói [, ] sự thật thường xuyên chẳng khác nào vị Pythia [ ]". Trong những năm hình thành của Pythagoras, Samos là một trung tâm văn hóa thịnh vượng được biết đến với những kỳ tích về kỹ thuật kiến ​​trúc tiên tiến, bao gồm cả việc xây dựng Đường hầm Eupalinos, và văn hóa lễ hội náo nhiệt của nó. Đó là một trung tâm thương mại lớn ở Aegean, nơi các thương nhân mang hàng hóa từ vùng Cận Đông đến. Theo Christiane L. Joost-Gaugier, những thương nhân này gần như chắc chắn đã mang theo những tư tưởng và truyền thống Cận Đông. Thời thơ ấu của Pythagoras nằm trong giai đoạn nở rộ của triết học tự nhiên thời kỳ đầu của người Ionia. Ông là người cùng thời với triết gia Anaximander,Anaximenes, và nhà sử học Hecataeus, tất cả đều sống ở Miletus, bên kia biển Samos.
9,193
321789
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9193
Vienna (định hướng)
Vienna có thể là:
9,200
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9200
Phong trào Giám lý
Phong trào Giám lý là một nhóm các giáo hội có mối quan hệ lịch sử với nhau thuộc cộng đồng Kháng Cách. Bắt nguồn từ cuộc chấn hưng tôn giáo khởi phát bởi John Wesley tại Anh Quốc vào thế kỷ 18. John Wesley, một mục sư Anh giáo, cố giữ phong trào chấn hưng tâm linh này phát triển bên trong Giáo hội Anh, và cũng có khá đông chức sắc Anh giáo gia nhập phong trào. Tín hữu Giám lý đến từ mọi giai tầng trong xã hội, kể cả giới thượng lưu nhiều quyền lực. Song, các nhà thuyết giáo Giám lý thường tìm đến các khu vực có nhiều người lao động nghèo và tội phạm là những người bị các giáo hội bỏ rơi, đem đến cho họ thông điệp phúc âm. Sau một thời gian chần chừ, Wesley tiếp bước Whitefield tổ chức những buổi truyền giảng bên ngoài khuôn viên các nhà thờ. Về thần học, đa số tín hữu Giám lý chấp nhận tư tưởng Arminius, trong khi Howell Harris và George Whitefield thiên về thần học Calvin. Từ những thập niên đầu tiên của phong trào Giám lý đã có sự khác biệt này, trong đó phong trào Giám lý xứ Wales và hội đoàn Giám lý của Selina Hastings, Nữ bá tước Huntingdon áp dụng thần học Calvin theo ảnh hưởng của Whitefield. Wesley đã không để những dị biệt thần học này làm tổn thương tình bạn giữa ông và Whitefield, bài giảng của ông trong tang lễ của Whitefield bộc lộ tình cảm sâu sắc và sự tôn trọng Wesley dành cho người bạn quá cố. Nhờ những hoạt động truyền giáo tích cực và hiệu quả, đức tin Giám lý lan toả khắp Đế quốc Anh, Hoa Kỳ và nhiều nước trên thế giới. Giáo nghi Giám lý thường đơn giản và chú trọng đến sự thành tâm khi thờ phượng theo giáo huấn của Chúa Giê-xu, "Thiên Chúa là Thần, nên ai thờ lạy Ngài phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy". Đến năm 2006, có khoảng 75 triệu tín hữu Giám lý trên khắp thế giới. Phấn hưng. Cuộc phấn hưng Giám lý bắt đầu từ nước Anh, khởi phát bởi John Wesley, em ông, Charles Wesley, và George Whitefield. Ban đầu là một phong trào canh tân bên trong Giáo hội Anh vào thế kỷ 18, tập chú vào việc nghiên cứu Kinh Thánh và chú trọng đến việc sử dụng các phương pháp để học Kinh Thánh. "Methodist" là biệt danh dùng để chế giễu một hội đoàn được thành lập bởi một nhóm sinh viên Đại học Oxford, họ nhóm lại với nhau từ năm 1729 đến năm 1735 vì mục đích bồi dưỡng tâm linh, dự tiệc thánh mỗi tuần, thường xuyên kiêng ăn để cầu nguyện, tránh xa nếp sống xa hoa và hầu hết các hình thức giải trí vui chơi. Họ tìm đến thăm viếng người nghèo, người bệnh và tù nhân trong lao xá. Những tín hữu Giám lý tiên khởi đề kháng thái độ vô cảm của Giáo hội Anh, trở thành những nhà thuyết giáo ngoài trời và bắt đầu thành lập các hội đoàn Giám lý bất cứ nơi nào họ đặt chân đến. Nhiều người nhìn xem họ với ít nhiều ác cảm vì cớ những bài giảng đầy nhiệt tâm của họ, nhiều người khác cáo buộc họ là cuồng tín. Nhiều tín hữu Anh giáo lo sợ các học thuyết mới như cần thiết phải trải nghiệm sự tái sinh sau khi được cứu, về sự xưng công chính bởi đức tin, và về sự vận hành của Chúa Thánh Linh trong linh hồn của tín hữu, sẽ gây ra hệ quả xấu trên những người có tâm trí yếu đuối. William Hogarth gọi người Giám lý là "những kẻ cuồng nhiệt, cả tin, mê tín và cuồng tín". John Wesley chịu ảnh hưởng của giáo phái Moravia và nhà thần học người Hà Lan Jacobus Arminius, trong khi Whitefield chấp nhận quan điểm thần học của John Calvin. Do đó, những người theo họ bắt đầu phân rẽ, những người ủng hộ Whitefield thành lập các giáo hội Giám lý theo tư tưởng Calvin, những người còn lại theo Wesley, chấp nhận quan điểm thần học của Arminius. Ly giáo. Dù Wesley không hề có ý định rời bỏ Giáo hội Anh nhưng sau cuộc Cách mạng Hoa Kỳ, Giáo hội Anh từ khước những người Mỹ theo Anh giáo và từ chối phong chức mục sư cho họ. Wesley quyết định làm lễ phong chức cho những người này, và vì ông không phải là Giám mục nên điều này đặt ông vào thế đối kháng với giáo hội. Năm 1784, Wesley và các nhà lãnh đạo khác thành lập Giáo hội Giám lý như là một thực thể độc lập với Anh giáo. Dù vậy, Wesley vẫn tiếp tục thi hành mục vụ của một mục sư Anh giáo cho đến khi qua đời. Thần học và giáo nghi. Tín hữu Giám lý, theo thần học Arminius, tin vào ý chí tự do của con người, qua ân điển tiên kiến của Thiên Chúa, vì vậy bất đồng với thuyết tiền định, là thuyết được chấp nhận rộng rãi trong các giáo phái theo thần học Calvin như Trưởng lão phái. Tuy nhiên, tại những vùng chịu ảnh hưởng của tư tưởng Calvin như xứ Wales, vẫn tồn tại các giáo hội Giám lý theo Calvin. John Wesley không phải là một nhà thần học, mặc dù nhiều sinh viên chủng viện vẫn thường nghiên cứu các bài giảng của Wesley để tìm hiểu tư tưởng thần học của ông. Thần học Giám lý lại được thể hiện và được chấp nhận rộng rãi qua các bài thánh ca được sáng tác bởi Charles Wesley. Tín hữu Giám lý tin vào giáo lý Ba Ngôi, Thiên Chúa hiện hữu trong ba thân vị Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Linh. Niềm xác tín bao hàm lời chứng của Kinh Thánh rằng Thiên Chúa tạo dựng thế giới, kiểm soát dòng lịch sử của nhân loại và tể trị đời đời. Họ chỉ cử hành hai thánh lễ: Báp têm và Tiệc Thánh. Quan điểm truyền thống của giáo hội là bất cứ tư tưởng thần học nào cũng cần quan tâm đến yếu tố lý trí. Nhờ lý trí, tín hữu đọc và giải thích Kinh Thánh, xét xem lời chứng nào là đúng, và tra vấn về đức tin cho đến khi thông hiểu ý chỉ của Thiên Chúa. Tín hữu Giám lý cũng nhấn mạnh rằng sự cứu rỗi luôn luôn nối kết với truyền bá phúc âm và phục vụ người khác. Sự thánh khiết theo Kinh Thánh là trỗi hơn lòng mộ đạo; yêu Thiên Chúa có nghĩa là yêu người lân cận, khao khát sự công chính và sự sống viên mãn. Một nét đặc thù về giáo nghi của phong trào Giám lý là lễ Giao Ước. Với một ít khác biệt trong nghi thức, hầu hết các giáo hội Giám lý làm theo lời dạy của Wesley, hằng năm làm mới lại giao ước với Thiên Chúa mà tâm điểm là lời cầu nguyện cho giao ước được viết bởi Wesley. Giám lý tại Anh Quốc. Tại Anh, phong trào Giám lý luôn được biểu trưng với cơ cấu tập quyền, hội đoàn ("connexion"), tổ chức hội nghị hằng năm. Hội đoàn được chia thành nhiều hạt ("district"), đặt dưới quyền lãnh đạo của một chủ tọa (có thể là nam hay nữ). Hạt lại được chia thành các khu vực ("circuit") đứng đầu là một mục sư chủ nhiệm ("superintendent minister"). Giám lý ở nước Anh không thiết lập chức Giám mục. Các mục sư được bổ nhiệm vào những khu vực hơn là vào những nhà thờ riêng lẻ (mặc dù một số nhà thờ tại trung tâm các thành phố lớn, gọi là central hall, xem mình là ngang bằng một khu vực (nhà thờ Methodist Central Hall, đối diện Westminster Abbey tại trung tâm Luân đôn là một điển hình). Hầu hết các khu vực có số mục sư ít hơn số lượng nhà thờ, nên lễ thờ phụng thường được hướng dẫn bởi các truyền đạo địa phương ("local preacher"), hay bởi các mục sư hưu trí. Phong trào Giám lý có ảnh hưởng lớn tại xứ Wales và Cornwall, tại đây người dân không mấy thiện cảm với Giáo hội Anh. Những cuộc ly giáo từ bên trong giáo hội Giám lý nguyên thủy, cùng với các cuộc phấn hưng dẫn đến việc hình thành nhiều giáo phái độc lập tự xem mình là Giám lý. Lớn nhất trong các giáo phái này là Giáo hội Giám lý Tiên khởi, xuất phát từ một cuộc phấn hưng tại Mow Cop, Staffordshire, và Giáo hội Giám lý Hiệp nhất (không phải giáo phái có cùng tên tại Hoa Kỳ). Từ đó, Giáo hội nguyên thủy được biết đến với tên Giáo hội Giám lý Wesley. Năm 1933, ba nhánh chính của Giám lý nước Anh quyết định hiệp nhất để trở thành Giáo hội Giám lý Anh. Sau thất bại của những nỗ lực hiệp nhất với Giáo hội Anh, những cuộc đàm phán và hợp tác vẫn được duy trì, dẫn đến việc ký kết một giao ước giữa hai giáo hội vào năm 2003. Từ những năm 1970, giáo hội Giám lý tiến hành các đề án hợp tác với Giáo hội Anh và với Giáo hội Cải cách Hiệp nhất nhằm chia sẻ với nhau các cơ sở của nhà thờ, trường học, và trong một số trường hợp, các mục sư. Truyền giáo đến Hoa Kỳ. Từ cuối thập niên 1760, đã có các người truyền đạo tình nguyện di cư đến Mỹ và thành lập những hội đoàn Giám lý đầu tiên ở vùng đất mới. Philip Embury bắt đầu ở New York. Không lâu sau đó, Đại uý Webb thuộc quân đội Anh đến trợ giúp Embury, ông thành lập một hội đoàn ở Philadelphia đồng thời tìm đến các khu dân cư dọc bờ biển để thuyết giáo. Trong năm 1770, hai nhà truyền giáo, Richard Boardman và Joseph Pilmoor, được gởi đến từ Anh. Rồi Francis Asbury đặt chân đến nước Mỹ, ông bắt tay tái tổ chức các hoạt động của hội thánh thuộc khu vực trung Đại Tây Dương theo mô hình của Wesley, mặc dù nảy sinh một số bất đồng nội bộ. Việc những giáo sĩ đến thay thế các người truyền đạo địa phương đã gây bất bình cho một số nhà lãnh đạo hàng đầu trong cộng đồng tín hữu. Song, do bùng nổ chiến tranh và do yêu cầu của Wesley, tất cả giáo sĩ đều rời khỏi khu vực này. Khoảng năm 1778, khu vực trung Đại Tây Dương chỉ còn lại một giáo hạt. Nhưng Asbury từ chối ra đi, ông ở lại Delaware suốt trong thời kỳ khó khăn này. Robert Strawbridge bắt đầu phục hồi các hoạt động của phong trào Giám lý ở Maryland, cùng lúc Embury cũng khởi đầu một công tác tương tự tại New York. Hai người không cộng tác với nhau, cũng không biết về sự hiện hữu của người kia. Strawbridge tự phong chức cho mình và thiết lập một giáo hạt. Ông đào tạo nhiều phụ tá tài năng, sau này trở nên những nhà lãnh đạo đầu tiên có nhiều ảnh hưởng trên phong trào Giám lý tại Mỹ. Công việc của ông tiến triển nhanh chóng, thu hút nhiều tân tín hữu cũng như mở rộng địa bàn hoạt động. Lúc này, các truyền đạo địa phương cộng tác mật thiết với các giáo sĩ, tiếp tục tuyển dụng, đào tạo và sai phái nhiều truyền đạo tình nguyện hơn vào công trường thuộc linh. Trong khi đó, ở miền Nam, phong trào Giám lý không phụ thuộc vào các giáo sĩ như ở khu vực trung Đại Tây Dương. Cho đến lúc này, ngoại trừ Strawbridge, không ai trong số các giáo sĩ và truyền đạo người Mỹ được phong chức, do đó họ tiếp tục nhận thánh lễ từ các chức sắc thuộc Anh giáo. Nhưng hầu hết mục sư Anh giáo đều đi đến Anh Quốc, New York hoặc Canada trong lúc chiến tranh. Để đáp ứng nhu cầu của hội thánh, một nhóm truyền đạo địa phương tự phong chức cho mình. Động thái này gây ra sự phân rẽ giữa Asbury và các truyền đạo phương Nam. Asbury tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng bằng cách thuyết phục những người này chờ đợi một giải pháp đến từ John Wesley. Năm 1784, Wesley cử Mục sư Thomas Coke đến Mỹ để thành lập một giáo hội độc lập tại đây. Một hội đồng được tổ chức vào tháng 12. Coke được uỷ nhiệm tấn phong Asbury để đồng lãnh đạo giáo hội. Nhưng Asbury trông đợi sự uỷ nhiệm từ đại biểu của hội đồng, tuyên bố ông sẽ không chấp nhận sự tấn phong trừ khi hội đồng biểu quyết bầu ông vào chức vụ ấy. Kể từ thời điểm ấy, các chức vụ lãnh đạo của giáo hội đều đến từ sự uỷ nhiệm của hội đồng. Về sau, Coke thuyết phục hội đồng chấp nhận chức vụ Giám mục và hội đồng đã tấn phong Coke và Asbury là những Giám mục đầu tiên của Giáo hội Giám lý, mặc dù quyết định này đã gây nhiều tranh cãi và Wesley cũng không phê chuẩn việc thiết lập chức danh Giám mục. Đến kỳ đại hội đồng Giáo hội Giám lý tổ chức năm 1792, vấn đề chức danh Giám mục lại được đem ra bàn cãi; cuối cùng các đại biểu đồng ý với quan điểm của Giám mục Asbury. Tuy nhiên, trong đầu thập niên 1790, một số người tách khỏi giáo hội và thành lập Giáo hội Giám lý Tiên khởi và Giáo hội Giám lý Cộng hoà. Asbury tiếp tục được nhìn nhận là nhà lãnh đạo phong trào Giám lý tại Mỹ trong khi Coke gặp nhiều bất đồng với các người truyền đạo địa phương và ông mất dần ảnh hưởng. Giám lý tại Hoa Kỳ. Thập niên 1730 và 1740, bùng nổ ở Mỹ trong những khu định cư phong trào phấn hưng tôn giáo gọi là Đại Tỉnh thức. Nhà thuyết giáo người Anh George Whitefield là người thủ giữ vai trò quan trọng trong phong trào. Ông tìm đến các khu định cư trên khắp đất nước để rao giảng Phúc âm với sức thuyết phục mạnh mẽ và khơi dậy các tình cảm tôn giáo. Cung cách thuyết giảng mới lạ và sinh động cùng nhiệt tâm sống đạo của tín hữu đã thổi một luồng sinh khí mới vào đời sống tôn giáo tại Mỹ. Người ta bày tỏ sự quan tâm đến tôn giáo với lòng nhiệt thành và đầy xúc cảm thay vì thụ động lắng nghe cách vô cảm những bài thuyết giảng thông thái. Họ bắt đầu nghiên cứu Kinh Thánh ngay tại nhà, điều này làm suy giảm ảnh hưởng của phương pháp phổ biến đức tin trong các buổi lễ tôn giáo, và đến gần với khuynh hướng chú trọng đến những trải nghiệm cá nhân trong qui đạo và sống đạo, được quảng bá ở Âu châu trong cuộc Cải cách Kháng nghị. Những Giám mục đầu tiên của Giáo hội Giám lý tại Mỹ là Thomas Coke và Francis Asbury. Vào Hội đồng Giáng sinh Baltimore năm 1784 khai sinh Giáo hội Giám lý Hoa Kỳ, Coke (đã được phong chức trong Giáo hội Anh) tấn phong cho Asbury các chức vụ chấp sự, trưởng lão và Giám mục trong ba ngày liên tiếp. Các truyền đạo khu vực, hầu hết là tình nguyện, dong ruỗi trên lưng ngựa đi khắp nơi để rao giảng phúc âm và thành lập giáo đoàn cho đến khi khó có thể tìm thấy một cộng đồng dân cư nào ở Mỹ mà không tiếp xúc với thông điệp Cơ Đốc giáo theo cung cách giãi bày của người Giám lý. Một trong những nhà truyền đạo nổi tiếng nhất là Robert Strawbridge, sống ở vùng phụ cận Quận Carroll, Maryland ngay sau khi ông đặt chân đến đất Mỹ trong năm 1760. Cuộc Đại Tỉnh thức lần thứ hai là một làn sóng phấn hưng tôn giáo lan toả khắp đất nước. Tại vùng New England, mối quan tâm về tôn giáo vừa được hồi sinh đã mở lối cho một làn sóng hoạt động xã hội trong vòng dân cư trong vùng; Phong trào Giám lý phát triển mạnh mẽ và thiết lập nhiều trường đại học, nổi tiếng nhất là Đại học Boston. Trong "khu vực bùng cháy" ở phía tây New York, tinh thần phấn hưng bùng phát mãnh liệt. Phong trào Giám lý chứng kiến sự xuất hiện của Phong trào Thánh khiết. Ở miền Tây, nhất là tại Cane Ridge, Kentucky và tại Tennessee, cuộc phấn hưng tôn giáo củng cố và phát triển đức tin Giám lý và Baptist. Cuộc Đại Tỉnh thức lần thứ ba từ năm 1858 đến năm 1908 chứng kiến sự gia tăng vượt bậc số tín hữu Giám lý, và phát triển mạnh mẽ con số các định chế xã hội như các trường đại học. Tín hữu Giám lý thường tham gia tích cực vào phong trào truyền giáo và phong trào phúc âm xã hội. Những bất đồng về vấn đề nô lệ đặt phong trào Giám lý vào một giai đoạn khó khăn trong thượng bán thế kỷ 19. Trong khi các nhà lãnh đạo miền Bắc không bày tỏ lập trường rõ ràng vì e sợ xảy ra ly giáo, thì Giáo hội Giám lý Wesley và Giáo hội Giám lý Tự do, chủ trương chống nô lệ, hoạt động tích cực trong Tuyến hoả xa ngầm ("Underground Railroad"), giúp giải thoát nô lệ. Năm 1845, các giáo hội chủ trương sở hữu nô lệ gặp nhau tại Louisville để thành lập Giáo hội Giám lý miền Nam, nhưng đến năm 1939, giáo hội tại hai miền quyết định tái hiệp nhất khi nô lệ không còn là vấn đề quan trọng. Giáo hội Giám lý Hiệp nhất, thành lập năm 1968, là sự sáp nhập của Giáo hội Giám lý và Giáo hội Tin lành Anh em của các tín hữu Giám lý gốc Đức, họ không còn muốn duy trì sự thờ phụng bằng tiếng Đức. Giáo hội Giám lý Hiệp nhất có xấp xỉ 9 triệu tín hữu vào cuối thập niên 1990. Ngày nay, trong khi Giám lý tại Hoa Kỳ đang suy yếu dần thì phong trào này lại tăng trưởng mạnh tại các quốc gia đang phát triển. Về thể chế, Giám lý tại Hoa Kỳ áp dụng mô hình liên kết. Mục sư được bổ nhiệm đến các nhà thờ bởi Giám mục. Các giáo phái Giám lý dành cho tín hữu quyền đại biểu tại các hội đồng cấp khu vực và cấp quốc gia, là các định chế có thẩm quyền xem xét và quyết định mọi vấn đề của giáo hội. Như vậy, về tổ chức, cấu trúc này khác với thể chế Giám mục ("episcopalian") như Anh giáo, cũng khác với mô hình tự trị giáo đoàn ("congregational") như Baptist và những giáo phái khác. Ngoài Giáo hội Giám lý Hiệp nhất, có hơn 40 giáo phái khác bắt nguồn từ phong trào Giám lý khởi xướng bởi John Wesley. Tổ chức từ thiện Cứu Thế Quân ("Salvation Army") được thành lập bởi William Booth, một mục sư Giám lý. Tổ chức này cũng chấp nhận nền thần học Giám lý. Một giáo phái có liên hệ với phong trào là Giáo hội Nazarene. Một số giáo phái Ngũ tuần ("pentecostal") như "Assemblies of God" cũng có nguồn gốc hoặc chịu ảnh hưởng của tư tưởng Wesley. Giáo hội Giám lý Hiệp nhất chấp nhận một quan điểm rộng mở về các xác tín thần học và chính trị. Điển hình là trong số các tín hữu nổi tiếng thuộc giáo hội này, Tổng thống George W. Bush và Phó Tổng thống Dick Cheney (thường xuyên đi nhà thờ dù không phải là thuộc viên) thuộc Đảng Cộng hoà, trong khi Hillary Clinton và John Edwards là đảng viên Dân chủ. Phong trào Giám lý, khởi phát tại nước Anh từ những năm 1720, sớm quan tâm đến các hoạt động xã hội và giáo dục. Nhiều định chế xã hội và giáo dục được thành lập tại Hoa Kỳ từ đầu thế kỷ 19, cho đến nay có khoảng hai mươi viện đại học được đặt theo tên John Wesley. Giáo hội Giám lý Hiệp nhất hình thành từ sự kết hợp giữa Liên hữu Tin Lành ("Evangelical United Brethren") và Giáo hội Giám lý. Trước đó, Liên hữu Tin Lành cũng là thành quả từ sự hiệp nhất giữa các nhóm Giám lý gốc Đức. Trong thập niên 1990, Giáo hội Giám lý Hiệp nhất có khoảng 9 triệu thuộc viên. Các quốc gia khác. Ước tính có khoảng 75 triệu tín hữu Giám lý trên thế giới, mặc dù con số này đang trên đà sụt giảm nghiêm trọng, nhất là ở Bắc Mỹ, khi nhiều thuộc viên Giám lý ở đây có khuynh hướng gia nhập các giáo hội theo khuynh hướng truyền thống trong thần học. Phần lớn các giáo hội Giám lý đều là thành viên của Hội đồng Giám lý Thế giới, trụ sở đặt ở Lake Junaluska, Bắc Carolina, Hoa Kỳ. Có hai thời điểm đánh dấu sự kiện đức tin Giám lý truyền bá đến Ấn Độ: năm 1817 và 1856. Tiến sĩ Thomas Coke và sáu nhà truyền giáo lên tàu hướng về Ấn Độ đúng ngày đầu tiên năm 1814. Tiến sĩ Coke, khi ấy đã 66 tuổi, qua đời trong chuyến hải hành. Mục sư James Lynch là người duy nhất trong đoàn đặt chân lên Madras (nay là Chennai) trong năm 1817, tại một địa điểm gọi là Black Town (Broadway), về sau đổi tên thành George Town. Ngày 25 tháng 4 năm 1822, Lynch hướng dẫn lễ thờ phượng đầu tiên tại Ấn Độ theo giáo nghi Giám lý trong một chuồng ngựa. Nhà thờ Giám lý đầu tiên được cung hiến tại Royapettah năm 1819. Một nhà nguyện được xây dựng tại Broadway và được cung hiến ngày 25 tháng 4 năm 1822. Vào lúc này có khoảng 100 tín hữu Giám lý ở Madras, họ là người Âu hoặc người lai Á Âu. Năm 1874, Giáo hội Giám lý Mỹ khởi sự hoạt động tại Ấn Độ với những nhà truyền bá phúc âm nổi tiếng như William Taylor. Năm 1947, Giáo hội Giám lý hiệp nhất với Anh giáo, Trưởng Lão, và một số giáo hội Kháng Cách khác để thành lập Giáo hội Nam Ấn. Tại Úc, sự hiệp nhất giữa Giáo hội Giám lý với Giáo hội Trưởng lão và Tự trị giáo đoàn ("Congregational") vào năm 1977 giúp hình thành Giáo hội Hiệp nhất. Tương tự, tại Canada, Giáo hội Hiệp nhất Canada là kết quả của một chuỗi các nỗ lực hiệp nhất khởi đầu từ năm 1884 đến năm 1968. Tồn tại một số nhà thờ Giám lý ở Âu châu, mạnh nhất là tại Đức. Ở Âu châu, tư tưởng Giám lý được truyền bá từ Hoa Kỳ chứ không phải từ Anh. Giáo hội Giám lý mạnh nhất có lẽ là tại Hàn Quốc (Xem Cơ Đốc giáo tại Hàn Quốc). Cũng có mặt tại Bắc Mỹ nhiều nhà thờ Giám lý nói tiếng Hàn, chăm sóc dân nhập cư nói tiếng Hàn, dù nhiều người trong số họ không phải là tín hữu Giám lý. Quốc gia có tỷ lệ dân số là tín hữu Giám lý cao nhất trên thế giới là đảo quốc Fiji. Các giáo sĩ đến từ Anh, Mỹ và Úc thành lập nhiều giáo hội Giám lý tại những quốc gia thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh. Ngày nay, họ trở thành những giáo hội độc lập và lớn mạnh hơn các giáo hội "mẹ". Hầu hết các giáo hội Giám lý đều gia nhập một tổ chức có tính biểu trưng gọi là Hội đồng Giám lý Thế giới, đặt trụ sở tại Lake Junaluska, Bắc Carolina, Hoa Kỳ.
9,212
881995
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9212
Gel
Gel (gheo) – từ tiếng Latinh "gelu" (đá, đông cứng, lạnh) hoặc từ chữ "gelatus" (đóng băng, cố định) – là một trạng thái vật chất của một hệ keo có môi trường phân tán ở thể rắn và chất phân tán ở thể lỏng. (Ở một số nơi người ta còn gọi gel là dung dịch keo đặc Gel và sol có thể biến đổi lẫn nhau. Sol được tạo thành từ gel ví dụ như bằng cách pha loãng hay đun nóng và ngược lại gel được tạo thành từ sol bằng phương pháp keo tụ (đông tụ). Gel có thể được sử dụng làm môi trường chứa cho các loại thuốc cao (thuốc xoa) và kem, gel xoa tóc và cũng được sử dụng làm mực cho bút bi. Gel còn được dùng làm tấm nền (tiếng Anh: "matrix") trong phương pháp phân tách điện di trên gel.
9,215
722369
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9215
Quận 6
Quận 6 một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Quận có Chợ Bình Tây (thường gọi là Chợ Lớn), đây được xem một khu trung tâm thương mại lớn nhất của người Hoa ở Việt Nam. Địa lý. Quận 6 thuộc nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý: Quận có diện tích 7,14 km², dân số năm 2019 là 233.561 người, mật độ dân số đạt 32.712 người/km². Hành chính. Quận 6 có 14 phường trực thuộc, bao gồm: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14. Lịch sử. Địa giới hành chính quận 6 trước và sau năm 1959 đều khác nhau hoàn toàn. Thời Pháp thuộc. Năm 1874, Pháp đổi tên hạt Tham biện thành Địa hạt. Năm 1876, Pháp xoá bỏ lục tỉnh mà phân chia thành bốn khu vực mang tính quân sự, trong đó vùng quận 6 thuộc khu vực Sài Gòn. Ngày 27 tháng 4 năm 1931, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh hợp nhất thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn thành một đơn vị hành chính mới gọi là Khu (một số tài liệu gọi là "Địa phương") Sài Gòn - Chợ Lớn ("Région Saigon - Cholon" ou "Région de Saigon - Cholon"). Ngày 22 tháng 9 năm 1941, Khu Sài Gòn - Chợ Lớn thành lập thêm quận 6. Quận 6 khi đó thuộc khu vực thành phố Sài Gòn cũ trước năm 1931, ngày nay thuộc địa giới quận 4 của Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 30 tháng 6 năm 1951, Thủ tướng chính quyền Quốc gia Việt Nam ký sắc lệnh số 311-cab/SG đổi tên Khu Sài Gòn - Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn. Lúc này, Quận 6 thuộc Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn. Thời Việt Nam Cộng hòa. Theo sắc lệnh số 143/NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn đổi tên thành Đô thành Sài Gòn. Khi đó, quận 6 lại thuộc Đô thành Sài Gòn. Ngày 27 tháng 3 năm 1959, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số 110-NV về việc phân chia sáu quận đang có thành tám quận mới: Nhứt, Nhì, Ba, Tư, Năm, Sáu, Bảy và Tám (trừ ba quận: Nhứt, Nhì, Ba giữ nguyên, các quận còn lại đều đổi tên và thay đổi địa giới hành chính). Lúc này, quận 6 (quận Sáu) trùng với một phần địa giới của quận 5 cũ. Năm 1959, quận Sáu có 07 phường: Bình Tây, Bình Tiên, Chợ, Phú Lâm, Bình Thới, Cầu Tre, Phú Thọ Hoà. Năm 1969 tách đất của hai quận: Năm, Sáu để lập mới quận 11 (quận Mười Một) với 04 phường (Phú Thọ, Bình Thới, Cầu Tre, Phú Thọ Hòa). Như thế quận Sáu còn 04 phường. Năm 1972, lập thêm phường Bình Phú tại quận Sáu (quận này có 05 phường). Cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, quận 6 (quận Sáu) gồm 05 phường: Bình Phú, Bình Tây, Bình Tiên, Chợ Lớn, Phú Lâm. Từ năm 1975 đến nay. Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn - Gia Định được thành lập. Lúc này, quận 6 (quận Sáu) thuộc thành phố Sài Gòn - Gia Định cho đến tháng 7 năm 1976. Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn - Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định). Theo đó, vẫn giữ nguyên quận 6 cũ có từ trước đó. Lúc này, các phường cũ đều giải thể, lập các phường mới có diện tích, dân số nhỏ hơn và mang tên số. Quận 6 bao gồm 20 phường và đánh số từ 1 đến 20. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 6 trở thành quận trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 17 tháng 2 năm 1979, theo Quyết định số 52-CP của Hội đồng Chính phủ về việc giải thể 3 phường: 3, 11 và 15, địa bàn 3 phường giải thể nhập vào các phường kế cận với số lượng phường trực thuộc còn 17: Ngày 14 tháng 2 năm 1987, theo Quyết định số 33-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc giải thể 17 phường hiện hữu để thay thế bằng 14 phường mới và đánh số từ 1 đến 14 với sự phân chia đơn vị hành chính và giữ ổn định cho đến ngày nay: Đường phố. Các đường đặt tên số<br>Bà Hom<br>Bà Ký<br>Bà Lài<br>Bãi Sậy<br>Bến Phú Lâm<br>Bình Phú<br>Bình Tây<br>Bình TiênBửu Đình<br>Cao Văn Lầu<br>Chợ Lớn<br>Chu Văn An<br>Đặng Nguyên Cẩn<br>Gia Phú<br>Hậu Giang<br>Hoàng Lê Kha<br>Hồng Bàng<br>Hùng VươngKinh Dương Vương<br>Lê Quang Sung<br>Lê Tấn Kế<br>Lê Trực<br>Lê Tuấn Mậu<br>Lò Gốm<br>Kênh Tân Hóa<br>Lý Chiêu Hoàng<br>Mai Xuân Thưởng<br>Minh PhụngNgô Nhân Tịnh<br>Nguyễn Đình Chi<br>Nguyễn Hữu Thận<br>Nguyễn Phạm Tuân<br>Nguyễn Thị Nhỏ<br>Nguyễn Văn Luông<br>Nguyễn Xuân Phụng<br>Phạm Đình Hổ<br>Phạm Phú Thứ<br>Phạm Văn Chí<br>Phan Văn KhỏeTân Hóa<br>Tân Hòa Đông<br>Tháp Mười<br>Trang Tử<br>Trần Bình<br>Trần Trung Lập<br>Trần Văn Kiểu<br>Vành Đai<br>Văn Thân<br>Võ Văn Kiệt
9,216
852840
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9216
Quận 6 (định hướng)
Quận 6 có thể là:
9,221
209006
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9221
Quận 5
Quận 5 là một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Quận 5 cùng với Quận 6 còn được gọi chung là Chợ Lớn, khu trung tâm thương mại lớn nhất của người Hoa ở Việt Nam. Địa lý. Quận 5 nằm ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý: Quận có diện tích 4,27 km², dân số năm 2019 là 159.073 người, mật độ dân số đạt 37.254 người/km². Hành chính. Quận 5 có 14 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14. Lịch sử. Địa giới hành chính Quận 5 trước và sau năm 1959 đều khác nhau hoàn toàn. Thời phong kiến. Lịch sử Quận 5 ngày nay gắn liền với sự hình thành, phát triển của khu vực Chợ Lớn và lịch sử hơn 300 năm Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1623, chúa Nguyễn Phúc Nguyên (chúa Sãi) cho thành lập đồn thu thuế Brai Konor (đồn Sài Gòn) tại Quận 5. Như vậy địa danh Sài Gòn nghĩa hẹp là để chỉ Quận 5. Năm 1820, vùng đất này thuộc huyện Tân Long, phủ Tân Bình, trấn Phiên An. Năm 1836 thuộc huyện Tân Long, tỉnh Gia Định. Sau thuộc thành phố Chợ Lớn, tỉnh Chợ Lớn. Thời Pháp thuộc. Ngày 27 tháng 4 năm 1931, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh hợp nhất thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn thành một đơn vị hành chính mới gọi là Khu (một số tài liệu gọi là "Địa phương") Sài Gòn - Chợ Lớn ("Région Saigon - Cholon" ou "Région de Saigon - Cholon"). Ngày 31 tháng 8 năm 1933, Khu Sài Gòn - Chợ Lớn thành lập thêm quận 5. Quận 5 khi đó thuộc khu vực thành phố Chợ Lớn cũ trước năm 1931, ngày nay thuộc địa giới Quận 6, Quận 8 và Quận 11 của Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 30 tháng 6 năm 1951, Thủ tướng chính quyền Quốc gia Việt Nam ký sắc lệnh số 311-cab/SG đổi tên Khu Sài Gòn - Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn. Lúc này, Quận 5 thuộc Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn. Thời Việt Nam Cộng hòa. Theo sắc lệnh số 143/NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn đổi tên thành Đô thành Sài Gòn. Khi đó, Quận 5 lại thuộc Đô thành Sài Gòn. Ngày 27 tháng 3 năm 1959, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số 110-NV về việc phân chia sáu quận đang có thành tám quận mới: Nhứt, Nhì, Ba, Tư, Năm, Sáu, Bảy và Tám (trừ ba quận: Nhứt, Nhì, Ba giữ nguyên, các quận còn lại đều đổi tên và thay đổi địa giới hành chính). Lúc này, Quận 5 (Quận Năm) trùng với địa giới Quận 7 và phần địa giới thuộc Quận 4 cũ, phía bắc Kênh Tàu Hủ. Năm 1959, Quận Năm có 06 phường: An Đông, Chợ Quán, Trung ương, Minh Mạng, Nguyễn Tri Phương, Phú Thọ. Năm 1962, Quận Năm giải thể phường Trung ương; lập mới năm phường: Đồng Khánh, Hồng Bàng, Khổng Tử, Nguyễn Huỳnh Đức và Trang Tử. Như thế lúc này quận có 10 phường. Năm 1969, tách đất của ba quận: Ba, Năm và Sáu, để lập mới quận Mười với 04 phường (Minh Mạng, Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản, Chí Hòa) và quận Mười Một với 04 phường (Phú Thọ, Bình Thới, Cầu Tre, Phú Thọ Hòa). Như thế Quận Năm còn 07 phường. Năm 1974, lập thêm phường Nguyễn Trãi tại Quận Năm, lúc này Quận có 08 phường. Cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, Quận 5 (Quận Năm) gồm 08 phường: An Đông, Chợ Quán, Đồng Khánh, Hồng Bàng, Khổng Tử, Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Trãi, Trang Tử. Từ năm 1975 đến nay. Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn - Gia Định được thành lập. Lúc này, Quận 5 (Quận Năm) thuộc Thành phố Sài Gòn - Gia Định cho đến tháng 7 năm 1976. Đồng thời, có những điều chỉnh do phường hiện hữu có diện tích quá nhỏ hoặc tương đối ít dân cư, trong đó sáp nhập Phường Hồng Bàng vào Phường Nguyễn Trãi và sáp nhập Phường Khổng Tử vào Phường Trang Tử. Như thế lúc này còn 06 phường. Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn - Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định). Theo đó, vẫn giữ nguyên Quận 5 cũ có từ trước đó. Lúc này, các phường cũ đều giải thể, lập các phường mới có diện tích, dân số nhỏ hơn và mang tên số. Quận 5 bao gồm 24 phường và đánh số từ 1 đến 24. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 5 trở thành quận trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 26 tháng 4 năm 1986, theo Quyết định số 51-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc giải thể 24 phường hiện hữu để thay thế bằng 15 phường mới và đánh số từ 1 đến 15: Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021). Theo đó, sáp nhập Phường 15 vào Phường 12. Quận 5 có 14 phường như hiện nay. Quận 5 nằm trong danh sách các quận của Thành phố Hồ Chí Minh dưới 7 km2, dân số dưới 300.000 người, phải sáp nhập trước năm 2025. Xã hội. Y tế. Quận 5 là nơi tọa lạc của các bệnh viện lớn và nổi tiếng như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược và rất nhiều bệnh viện lớn nhỏ khác như: Giáo dục. Quận 5 là nơi tọa lạc của các trường trung học nổi tiếng như Trường Phổ thông Năng khiếu, THPT chuyên Lê Hồng Phong, cũng như các trường đại học lớn. Các trường Đại học: Văn hóa - du lịch. Món ăn đặc trưng. 1. Vịt quay, đặc biệt là vịt quay Bắc Kinh. 2. Bánh bao nhiều màu sắc, bánh bao Cả Cần 3. Dimsum, há cảo, sủi cảo, hoành thánh 4. Gà hấp muối mỡ (gà Lão Mã) 5. Hủ tiếu sa tế nai 6. Mỳ xào Phúc Kiến (xào tôm, xào hải sản, xào bò...) xào giòn, xào mềm, mỳ vịt tiềm. 7. Đậu phụ thối 8. Chân gà hấp tàu xì 9. Phật nhảy tường 10. Các loại chè: chè mè đen, chè trứng hồng trà, chè đu đủ tiềm, chè ỷ, đậu hũ hạnh nhân, quy linh cao, bo bo sữa Hồng Kông... Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật. Di tích cấp quốc gia: Di tích cấp Thành phố: Du lịch. Các hoạt động du lịch đặc trưng ở Quận 5 là xem biểu diễn Lân sư rồng, biểu diễn võ thuật như múa kiếm, đao, thương... ca múa hát, thắp đèn trời, treo đèn lồng, đố đèn, đấu giá đèn lồng, dán câu đối, thả cá, đi lễ chùa, đi mua sắm quần áo, đồ gia dụng, đi ăn uống, đi massage thư giãn, viết thư pháp/vẽ tranh/triển lãm tranh, thi đánh cờ... Quận 5 thu hút du lịch nhất là vào các đêm trăng rằm, đặc biệt là Tết Nguyên Tiêu. Một số địa điểm nổi tiếng thu hút du khách trong và ngoài nước: Giao thông. Đường phố. An Bình<br>An Dương Vương<br>An Điềm<br>Bà Triệu<br>Bãi Sậy<br>Bạch Vân<br>Bùi Hữu Nghĩa<br>Cao Đạt<br>Châu Văn Liêm<br>Chiêu Anh Các<br>Dương Tử Giang<br>Đào Tấn<br>Đặng Thái Thân<br>Đỗ Ngọc Thạnh<br>Đỗ Văn Sửu<br>Gia Phú<br>Gò Công<br>Hà Tôn Quyền<br>Hàm Tử<br>Hải Thượng Lãn Ông<br>Học Lạc<br>Hồng Bàng<br>Hùng Vương<br>Huỳnh Mẫn ĐạtKim Biên<br>Ký Hòa<br>Lão Tử<br>Lê Hồng Phong<br>Lê Quang Định<br>Lê Quang Sung<br>Lương Nhữ Học<br>Lưu Xuân Tín<br>Lý Thường Kiệt<br>Mạc Cửu<br>Mạc Thiên Tích<br>Nghĩa Thục<br>Ngô Gia Tự<br>Ngô Nhân Tịnh<br>Ngô Quyền<br>Nguyễn An Khương<br>Nguyễn Án<br>Nguyễn Biểu<br>Nguyễn Duy Dương<br>Nguyễn Kim<br>Nguyễn Thi<br>Nguyễn Thị Nhỏ<br>Nguyễn Thời Trung<br>Nguyễn TrãiNguyễn Tri Phương<br>Nguyễn Văn Cừ<br>Nguyễn Văn Đừng<br>Nhiêu Tâm<br>Phan Huy Chú<br>Phan Phú Tiên<br>Phan Văn Khỏe<br>Phan Văn Trị<br>Phạm Bân<br>Phạm Đôn<br>Phạm Hữu Chí<br>Phó Cơ Điều<br>Phú Định<br>Phú Giáo<br>Phú Hữu<br>Phù Đổng Thiên Vương<br>Phùng Hưng<br>Phước Hưng<br>Sư Vạn Hạnh<br>Tản Đà<br>Tạ Uyên<br>Tân Hàng<br>Tân Hưng<br>Tân ThànhThuận Kiều<br>Tống Duy Tân<br>Trang Tử<br>Trần Bình Trọng<br>Trần Chánh Chiếu<br>Trần Điện<br>Trần Hòa<br>Trần Hưng Đạo<br>Trần Phú<br>Trần Tuấn Khải<br>Trần Tướng Công<br>Trần Xuân Hòa<br>Triệu Quang Phục<br>Trịnh Hoài Đức<br>Vạn Kiếp<br>Vạn Tượng<br>Võ Trường Toản<br>Võ Văn Kiệt<br>Vũ Chí Hiếu<br>Xóm Chỉ<br>Xóm Vôi<br>Yết Kiêu Dự án "Bảo tồn và cải tạo khu phố cổ Chợ Lớn" rộng 68 hecta, trải dài trên Quận 5 và Quận 6 đang được thảo luận và lấy ý kiến nhân dân. Tên đường của quận 5 trước năm 1975. <br>Bến Hàm Tử, Lê Quang Liêm nay là đường Võ Văn Kiệt<br>Đại lộ Đồng Khánh nay là đường Trần Hưng Đạo B<br>Đại lộ Nguyễn Hoàng nay là đường Trần Phú<br>Đại lộ Thành Thái nay là đường An Dương Vương<br>Đại lộ Pétrus Ký nay là đường Lê Hồng Phong<br>Đường Nguyễn Huỳnh Đức nay là đường Trần Tuấn Khải<br>Đường Bùi Duy Thanh nay là đường Nguyễn Văn Đừng<br>Đường Châu Văn Tiếp nay là đường Trần Xuân Hòa<br>Đường Ngô Quyền, Triệu Đà nay là đường Ngô Quyền<br>Đại lộ Nguyễn Văn Thoại nay là đường Lý Thường Kiệt<br>Đại lộ Trần Hoàng Quân nay là đại lộ Nguyễn Chí Thanh<br><br>Đại lộ Tổng Đốc Phương nay là đường Châu Văn Liêm<br>Đại lộ Khổng Tử, Trần Thanh Cần nay là đường Hải Thượng Lãn Ông<br>Đường Nguyễn Văn Thạch nay là đường Nguyễn Thi<br>Đường Lý Thành Nguyên nay là đường Đỗ Ngọc Thạnh<br>Đại lộ Tôn Thọ Tường nay là đường Tạ Uyên<br>Bến Dương Công Trừng nay là đường Nguyễn Thị Nhỏ<br>Đường Mạnh Tử nay là đường Dương Tử Giang<br>Đại lộ Minh Mạng nay là đường Ngô Gia Tự<br>Bến Nguyễn Văn Thành nay là đường Phan Văn Khỏe
9,230
70562114
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9230
Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm
Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm là một phong trào văn hóa mang xu hướng chính trị của một số văn nghệ sĩ, trí thức sống ở miền Bắc dưới chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khởi xướng đầu năm 1955 và chính thức bị kết thúc vào tháng 6 năm 1958. Phong trào này tuyên bố mục tiêu là đòi tự do thể hiện quan điểm chính trị cho giới nghệ sĩ. Tuy nhiên, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho rằng phong trào đã lợi dụng việc sáng tác văn nghệ để tuyên truyền chống Nhà nước, khởi nguồn từ một nhóm trí thức bị tình báo nước ngoài được cài ở miền Bắc lôi kéo, nhằm phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ, phủ nhận quyền lãnh đạo chính trị và nhà nước duy nhất của Đảng Lao động Việt Nam, gây phương hại đến sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Bối cảnh. Tháng 2 năm 1956, Đảng Cộng sản Liên Xô tổ chức đại hội lần thứ 20. Trong đại hội này, Nikita Khrushchev đọc báo cáo "Về sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó," còn Trung Quốc công bố chính sách "Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng". Tháng 4 năm 1956, Phó Thủ tướng thứ nhất của Liên Xô đến Bắc Kinh và Hà Nội để giới thiệu đường lối mới của Liên Xô. Nhiều trí thức tại Việt Nam tìm đọc diễn văn của Lục Định Nhất cổ vũ "Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng". Tại Hội nghị của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội từ cuối tháng 7 năm 1956 đến đầu tháng 8 năm 1956, các đại biểu của ủy ban phê phán nhiều chính sách của Đảng, từ việc thiếu thực phẩm đến thuế. Hội nghị của Hội Văn Nghệ Việt Nam (1/8 đến 18/8) với chừng 300 đại biểu, nhằm học tập tinh thần của nghị quyết Đại hội 20 Đảng Cộng sản Liên Xô và chính sách văn hóa mới của Trung Quốc đưa ra 5 đòi hỏi, trong đó có việc dịch và công bố chính sách "Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng" của Trung Quốc. Tháng 8 năm 1956, Đảng Lao động Việt Nam đề ra chính sách nhấn mạnh đoàn kết, tin tưởng và hợp tác với trí thức chứ không nói đến cải tổ. Việt Nam gửi đại diện sang Trung Quốc theo dõi phong trào "Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng". Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp từ đầu tháng 9 và kéo dài đến cuối tháng 10. Sau hội nghị, Đảng ra tuyên bố công khai thừa nhận các sai lầm trong chiến dịch cải cách ruộng đất và một số lĩnh vực khác. Tổng Bí thư Đảng Trường Chinh cùng với Thứ trưởng Bộ Nông Lâm Hồ Viết Thắng từ chức. Ngày 30 tháng 10 năm 1956, Đài Phát thanh Hà Nội tường thuật về Hội nghị 10, nói rằng dân chủ hóa và cải thiện đời sống nhân dân nay là hai trọng tâm đầu tiên của Đảng, trong khi việc thống nhất đất nước từ số một chuyển xuống số ba. Trong bối cảnh này tại Việt Nam và tình hình quốc tế, một nhóm trí thức Việt Nam đã thực hiện Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm, trong một giai đoạn ngắn từ tháng 8 tháng 1956 đến tháng 11 năm 1956. Khởi nguồn. Tháng 2/1955, khoảng 30 văn nghệ sĩ trong Quân đội Nhân dân Việt Nam viết bản "Dự thảo đề nghị cho một chính sách văn hóa", bao gồm ba đề nghị: Cùng thời điểm đó, nhà thơ Trần Dần dẫn đầu khoảng 20 văn nghệ sĩ đến gặp tướng Nguyễn Chí Thanh, người đứng đầu Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, để đề nghị ba yêu cầu này. Đề nghị này bị tướng Nguyễn Chí Thanh từ chối, ông lên án các văn nghệ sĩ này đã xa rời nguyên tắc kỷ luật và tinh thần chính trị của quân đội, và rằng hành động của họ "chứng tỏ ý thức hệ tư bản đã bắt đầu tấn công các đồng chí". Cơ quan ngôn luận của phong trào này là "báo Nhân Văn", một tờ báo văn hóa, xã hội có trụ sở tại 27 Hàng Khay, Hà Nội, do Phan Khôi làm Chủ nhiệm và Trần Duy làm Thư ký Tòa soạn, cùng với tạp chí "Giai Phẩm", hình thành nên nhóm Nhân Văn–Giai Phẩm. Đến tháng 4/1955, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, bạn thân và đồng nghiệp làm cùng tòa soạn báo với Nguyễn Hữu Đang (người sau này cầm đầu phong trào) bắt đầu khó chịu về tư tưởng của người bạn. Ông ghi trong nhật ký: ""Nguyễn Hữu Đang có thái độ tiêu cực. Ở đâu cũng thấy không vừa ý. Người có caractère, ở đâu cũng có ảnh hưởng đến anh em. Anh em tòa soạn khen là chí công, vô tư, nhưng tư tưởng rất là nguy hiểm. Một điển hình của một chiến sĩ làm cách mạng bất mãn"." Trong tạp chí "Giai phẩm Mùa xuân" được ấn hành tháng 1 năm 1956, do nhà thơ Hoàng Cầm và Lê Đạt chủ trương, có bài "Nhất định thắng" của Trần Dần, miêu tả hoàn cảnh đời sống miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong những ngày đầu đất nước chia cắt. Nhạc sĩ Đỗ Nhuận cho là bài thơ mang nặng thái độ chống phá, "bôi đen" chế độ. Đỗ Nhuận cũng kể rằng sau khi về Hà Nội, Trần Dần đã bắt đầu thể hiện sự lệch lạc tư tưởng: ông nói khi trở về Hà Nội điều trước tiên sẽ là đi tìm "gái nhà thổ", tập hợp gái nhà thổ để liên hoan, rồi lại đặt tên cho chiêu đãi sở của quân đội là cái "nhà phe" Tháng 8 năm 1956, Phan Khôi có bài "Phê bình lãnh đạo văn nghệ", đăng trong "Giai phẩm Mùa thu". Trong số ra mắt ngày 20 tháng 9 năm 1956, bán nguyệt san "Nhân Văn" đã đăng ngay trên trang nhất bài "Chúng tôi phỏng vấn về vấn đề mở rộng tự do và dân chủ". Người được phỏng vấn đầu tiên là luật sư Nguyễn Mạnh Tường. Ông nêu hai nguyên nhân khiếm khuyết về dân chủ thời bấy giờ: Loạt bài được dự định tiếp tục với bác sĩ Đặng Văn Ngữ, nhà sử học Đào Duy Anh, nhà văn Nguyễn Đình Thi... nhưng cho đến số cuối cùng được ra mắt là số 5, ngày 20 tháng 11 cùng năm, "Nhân Văn" chỉ có thể công bố bài phỏng vấn Đặng Văn Ngữ và Đào Duy Anh. Cũng trong Nhân Văn số 1, Nguyễn Hữu Đang ký tên XYZ (một trong những bút hiệu của Hồ Chí Minh). Trong bài này, Nguyễn Hữu Đang cố ý nhại lại giọng văn của Hồ Chí Minh khi nói chuyện với cán bộ, nhằm tỏ ý giễu cợt Hồ Chí Minh. "Nhân Văn" số 3 ra ngày 15 tháng 10 đăng bài của Trần Đức Thảo về mở rộng dân chủ, phát triển phê bình trong nhân dân. Trong số cuối cùng, số 5 báo "Nhân Văn", Nguyễn Hữu Đang nhận xét về những điều bảo đảm tự do dân chủ trong Hiến pháp Việt Nam 1946 và so sánh với tình hình thực tế lúc bấy giờ. Hai tác phẩm gây tức giận nhất là của Lê Đạt và Phan Khôi. Lê Đạt viết bài thơ về "ông bình vôi" (cái bình mà người ăn trầu dùng đựng vôi, người ta đổ nước vào rồi lấy cục vôi sống thả vào thành vôi tôi, qua nhiều năm như vậy thì miệng bình ngày càng nhỏ lại do vôi bám vào, cuối cùng bị vứt đi), Nhà nước Việt Nam cho rằng bài thơ mang hàm ý chế giễu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã già và vô dụng. Phan Khôi đã viết một bài khảo cứu nhỏ dựa trên bài thơ bốn câu này, ông kể khi 18 tuổi ông đã "hất một loạt ‘ông bình vôi’ thờ trên tường thành xuống đất", được chính quyền hiểu là Phan Khôi muốn ám chỉ về việc lật đổ chính quyền hiện tại. Điều này khiến Đảng Lao động Việt Nam giận dữ. Nghệ sĩ Mạnh Phú Tư buộc tội Trần Hữu Đang cố ý đứng sau tờ Nhân Văn để bí mật tập hợp các nghệ sỹ có tư tưởng bất mãn: Trong thời gian này, một loạt các vụ biểu tình đã biến thành bạo động ở Đông Âu (như cuộc nổi dậy Posener ở Ba Lan, cuộc bạo động ở Hungary, cuộc bạo động ở Tiflis), cũng như tình hình miền Nam Việt Nam đang có những diễn biến phức tạp, gây lo ngại cho Đảng Lao động Việt Nam. Trong khi đó, cuối năm 1956, vài người cầm đầu Nhân Văn-Giai Phẩm đã bộc lộ tư tưởng chống Nhà nước ngày càng công khai trên báo chí. Báo Nhân văn số 6 có bài kích động người dân xuống đường biểu tình. Song Đảng viên, công nhân Nhà in Xuân Thu (nơi in báo Nhân văn) đã phát hiện ra và thông báo với chính quyền để xử lý. Ngày 15 tháng 12 năm 1956, Ủy ban Hành chính Hà Nội ra thông báo đóng cửa báo "Nhân Văn". Số 6 không được in và phát hành. Ngoài ra còn tồn tại một mối quan ngại về việc thống nhất đất nước vốn bị chia cắt từ giữa năm 1954, khi những văn nghệ sỹ bất mãn đã tập hợp được một diễn đàn công cộng thì các bài viết của họ sẽ được Hoa Kỳ và chế độ Ngô Đình Diệm ở miền Nam sử dụng cho các hoạt động tuyên truyền làm mất uy tín chính phủ. Ở Sài Gòn, chế độ Ngô Đình Diệm đã cho in lại các bài báo Nhân văn–Giai phẩm để làm tài liệu tuyên truyền chống cộng. Ảnh hưởng từ sức ép quốc tế và nguy cơ chính trị trong nước khiến Đảng Lao động Việt Nam phải hành động dứt khoát. Tổng cộng "Nhân Văn" ra được 5 số báo và "Giai Phẩm" ra được 4 số báo (Tháng Ba, Tháng Tư, Tháng Mười và Tháng Chạp 1956) trước khi phải đình bản. Một số nhân vật liên quan. Một số văn nghệ sĩ tham gia phong trào, hoặc không tham gia nhưng từng viết bài đăng trên báo của phong trào này Ngược lại, cũng có nhiều văn nghệ sĩ phản đối phong trào này bởi nhiều nguyên nhân khác nhau (người thì phê phán phong trào lợi dụng phê bình nghệ thuật để chệch hướng sang chống đối chính trị, người thì cho rằng phong trào ca ngợi thái quá tác phẩm của họ và cố ý hạ thấp tác phẩm của nghệ sỹ khác) Trong tập tài liệu "Bọn Nhân Văn Giai Phẩm trước tòa án dư luận" in tháng 6/1959 tại Hà Nội đã tập hợp bài viết lên án phong trào của 83 văn nghệ sỹ, với những tên tuổi như: Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Phạm Huy Thông, Trần Hữu Tước, Đặng Thai Mai, Nguyễn Huy Tưởng, Hồng Cương, Nguyễn Văn Bổng, Hoài Thanh, Hoàng Trung Thông, Hồ Đắc Di, Vũ Đức Phúc, Quang Đạm, Bàng Sĩ Nguyên, Ngụy Như Kontum, Hằng Phương, Lương Xuân Nhị v.v… Ngày 5/6/1958, tại Hà Nội, hơn 800 văn nghệ sĩ đã ký vào bản nghị quyết có tên là "Nghị quyết của 800 văn nghệ sĩ" tuyên bố ủng hộ Nghị quyết của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, theo đó lên án phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm, ủng hộ việc khai trừ tư cách hội viên đối với một số cá nhân cầm đầu phong trào. Chấm dứt phong trào. Ngày 8/7/1957, chiến dịch chống phái hữu ở Trung Quốc bắt đầu. Trong ngày đó, Hồ Chí Minh ghé Bắc Kinh trên đường đi Triều Tiên, Liên Xô và Đông Âu. Trên đường quay về Việt Nam, vào cuối tháng 8/1957, Hồ Chí Minh một lần nữa ghé thăm Trung Quốc và gặp các lãnh đạo Trung Quốc lúc ấy đang bận rộn với chiến dịch chống phái hữu. Theo Trình Ánh Hồng (một nhà nghiên cứu Trung Quốc), có lẽ ông đã bị ấn tượng mạnh về phong trào "Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng" và ý định cũng như chiến lược của Mao Trạch Đông nhằm buộc những người có quan điểm phản đối Đảng Cộng sản Trung Quốc lộ mình. Đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tình hình quốc tế cuối năm 1957 và đầu năm 1958 đã chuyển biến rất khác giai đoạn trước đó. Một loạt các vụ biểu tình đã biến thành bạo động ở Đông Âu (như bạo động ở Ba Lan, cuộc bạo động ở Hungary, cuộc bạo động ở Gruzia). Tình hình miền Nam Việt Nam cũng đang có những diễn biến phức tạp (Mỹ tăng cường can thiệp, hậu thuẫn chế độ Ngô Đình Diệm khiến 2 miền bị chia cắt), những điều này gây lo ngại cho Đảng Lao động Việt Nam rằng đất nước sẽ bị xáo trộn nếu người dân bị kích động gây bạo loạn. Khoảng hai tuần sau khi trở về nước, Hồ Chí Minh dùng bút danh "Trần Lực", đăng một bài trên báo Nhân dân ngày 16/9/1957 với tựa đề "Đập tan tư tưởng hữu khuynh", lên án đó là tư tưởng độc hại và dễ lan tràn như cỏ dại, sau đó Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm bị dập tắt. Trước đó, một xã luận của báo Nhân dân ở Việt Nam có viết rằng: "Chúng ta không thể cho phép bất kỳ ai lợi dụng tự do dân chủ và tự do ngôn luận để tách rời nhân dân khỏi Đảng." Tháng 11/1957, tại Hội nghị Moskva của các đảng cộng sản thế giới, Trung Quốc hợp tác với Liên Xô lên án "khuynh hướng xét lại" trong phong trào cộng sản quốc tế. Ngày 6/1/1958, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 30 về Văn nghệ, trong đó có đoạn: ""Sự hoạt động của những phần tử phá hoại trong giới văn nghệ là một hiện tượng hết sức nguy hiểm, một vấn đề cấp bách cần giải quyết (...) Chúng truyền bá những tài liệu và những báo chí phản động. Dưới chiêu bài "chống giáo điều, máy móc", chúng gieo rắc những nọc độc của chủ nghĩa xét lại trong văn nghệ, nhằm lôi kéo văn nghệ sĩ đi vào con đường nghệ thuật tư sản suy đồi. Trước những hoạt động có hại đó, số đông văn nghệ sĩ, kể cả một số văn nghệ sĩ đảng viên, đã mất cảnh giác hoặc bị động, không kiên quyết đấu tranh, thậm chí một số còn hùa theo chúng"." Nhà văn Tố Hữu, khi ấy là Ủy viên Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, phụ trách về công tác văn hóa văn nghệ tuyên truyền, được coi là người ủng hộ việc dập tắt phong trào. Trong cuốn "Qua cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại "Nhân Văn - Giai Phẩm" trên mặt trận văn nghệ" mà ông là tác giả, Nhà Xuất bản Văn Hóa in năm 1958, Tố Hữu đã nhận định về phong trào này và những người bị coi là dính líu như sau: Báo cáo tổng kết vụ "Nhân Văn – Giai Phẩm" cũng do Tố Hữu viết có kết luận về tư tưởng chính trị và quan điểm văn nghệ của phong trào Nhân Văn–Giai Phẩm như sau: Báo Nhân văn số 6 có bài kích động người dân xuống đường biểu tình. Song Đảng viên, công nhân Nhà in Xuân Thu (nơi in báo Nhân văn) đã phát hiện ra và thông báo với chính quyền để xử lý. Nhà thơ Chính Hữu nhận xét: Hồng Cương viết: ""Nhân cơ hội đó, tất cả các lực lượng đối lập với chủ nghĩa xã hội đều ngóc đầu dậy chống lại sự lãnh đạo của Đảng và chính phủ. Bọn phản động trong Công giáo hành động phá rối trật tự ở Nghệ An, Nam Định v.v… Sự chống đối của chúng (Nhân Văn Giai Phẩm) không còn tính chất văn nghệ nữa mà đã trở thành một cuộc chống đối về chính trị công khai. Nhóm Giai Phẩm chống Đảng về văn nghệ đã biến thành nhóm phá hoại chính trị trắng trợn... Từ Nhân Văn số 4 trở đi thì chúng đã chuyển hẳn sang chống đối về chính trị, kích động quần chúng biểu tình chống lại Đảng và chính phủ ta nhân lúc Quốc Hội ta đang họp"." Ở Sài Gòn, chế độ Ngô Đình Diệm còn cho in lại các bài báo Nhân văn–Giai phẩm và phân phát rộng rãi để làm tài liệu tuyên truyền chống cộng. Ảnh hưởng từ sức ép quốc tế và nguy cơ chính trị trong nước khiến Đảng Lao động Việt Nam phải hành động dứt khoát để chấm dứt phong trào này. Sau đó, phần lớn các văn nghệ sĩ tham gia phong trào phải tham gia học chỉnh huấn vì có tư tưởng bị xem là chống lại đường lối của Đảng Lao động Việt Nam. Một số phải ngừng sáng tác một thời gian như Lê Đạt, Trần Dần, số khác không tiếp tục con đường sự nghiệp văn chương. Có 5 người cầm đầu bị tuyên án tù vì tội kích động bạo loạn, hoạt động gián điệp và tiếp tục bị giám sát trong nhiều năm như trường hợp Nguyễn Hữu Đang (cùng Thụy An bị kết án 15 năm tù trong phiên tòa ngày 21/1/1960 tại Hà Nội, đến năm 1973 mới được ra tù nhưng bị quản thúc thêm một thời gian nữa); 3 người còn lại là Minh Đức, Phan Tại và Lê Nguyên Chí cũng chịu phạt giam từ 5 đến 10 năm. Ngoài những nhân vật liên quan trực tiếp đến phong trào, dư âm của phong trào này kéo dài sang năm kế tiếp. Tháng 2/1957, Đảng Lao động cho thành lập một tổ chức mới là Hội Văn nghệ để tập hợp văn nghệ sĩ. Văn Cao được bầu làm Hội trưởng. Hội đoàn này cho ra tạp chí "Văn", số đầu tiên phát hành 5/1957 nhưng được 37 số đến đầu năm 1958 thì bị đình bản. Bộ Chính trị ra quyết nghị đưa gần 500 văn nghệ sĩ đi học chỉnh huấn. Hơn 300 người đã ký tên cam kết chấp hành đường lối chính trị của Đảng. Các quan điểm. Học giả Việt Nam. Theo cuốn "Đại cương Lịch sử Việt Nam" tập 3 của giáo sư sử học Lê Mậu Hãn, các tài liệu của Đảng Lao động Việt Nam ghi rằng: trong bối cảnh phương Tây đang tiến hành gây rối loạn ở hệ thống xã hội chủ nghĩa, lực lượng tình báo nước ngoài đã kích động một bộ phận văn nghệ sĩ có quan điểm đối lập với Nhà nước tạo nên phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm. Ban đầu, Nhân Văn – Giai Phẩm chỉ phê phán những sai lầm trong chính sách, nhưng về sau dần chuyển sang phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ, phủ nhận quyền lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam về Chính trị và Nhà nước. Báo Nhân Văn số 6 thậm chí đã có bài kích động người dân biểu tình, nhưng bị công nhân nhà máy in Xuân Thu phát hiện và ngăn chặn. Sau các biến động trên thế giới, chính quyền quyết định chấm dứt Nhân Văn – Giai Phẩm. Qua đấu tranh, một số người trong nhóm "Nhân Văn-Giai Phẩm" đã tự kiểm điểm, tự phê bình và nhận những sai lầm, đồng thời tiếp tục rèn luyện tư tưởng chính trị. Một số bị xử lý hành chính do những sai phạm, chỉ có số ít hoạt động phạm pháp thì bị xử lý bằng pháp luật. Các nhân vật trong phong trào. Trong các buổi học chỉnh huấn, Lê Đạt nói rằng Nguyễn Hữu Đang đã lợi dụng ông và các nghệ sĩ khác để phục vụ cho mưu đồ chính trị: Sau này, trong nhật ký của Trần Dần (một nhà văn chủ chốt tham gia phong trào), ông viết rằng sau khi đi học chỉnh huấn chính trị, ông đã nhận ra việc Nhân Văn – Giai Phẩm lợi dụng văn nghệ để hoạt động chống đối chính trị, và tỏ ra hối hận khi tham gia phong trào này: Tháng 9 năm 1995, Nguyễn Hữu Đang trả lời phỏng vấn của Thụy Khuê cho rằng: Ý kiến khác. Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, trong nhật ký của mình, sau khi nhắc tới tên một số người trong nhóm Nhân văn – Giai phẩm đã phê phán tư tưởng văn nghệ của nhóm này: ""Bọn họ có người nói: "Đừng viết nữa, để dành cho trẻ viết". Vô luận một bài, một sáng tác nào của anh em mà họ gọi là "cây đa cây đề", họ đều gạt đi, cho là tồi. Trong khi đó thì họ tâng bốc những bài của họ mà phần lớn là không ngửi được!"" (trích nhật ký ngày 23-1-1956). Nhà giáo Nguyễn Lân tham gia phê phán phong trào Nhân văn Giai phẩm: Nhà văn Vũ Ngọc Phan nói thêm: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận nhận xét: Theo nhà văn Phạm Khải, việc nhà thơ Tố Hữu tham gia phê phán phong trào này là đúng với nhiệm vụ của ông khi đó (Trưởng ban phụ trách về Tuyên giáo và Văn nghệ). Nhưng về sau, khi một số vụ việc trong quá khứ đã lùi xa, lợi dụng sự thiếu thông tin, một số người đã cố tình tung ra những cách đặt vấn đề làm sai lệch nhận thức của các bạn đọc trẻ, khiến họ lầm tưởng rằng Tố Hữu phê phán phong trào vì họ chê thơ của ông. Qua việc tung tin giả, những người này có một mục đích "sâu xa" khác là hạ uy tín cũng như giá trị sáng tác thơ của Tố Hữu. Giải thưởng Nhà nước. Vào thời kỳ đổi mới, khi hoàn cảnh thời chiến tranh đã đi qua, một số nghệ sĩ từng tham gia Nhân Văn – Giai Phẩm đã được phong tặng các giải thưởng quan trọng, nhưng một số đã qua đời vì già yếu: Trả lời phỏng vấn đài BBC ngày 22 tháng 2 năm 2007, nhà thơ Hoàng Cầm tỏ ý buồn rằng các bạn cũ như Trần Dần, Phùng Quán, Phùng Cung... đã không còn sống để nhận được giải thưởng. Theo ông, thực tế là từ năm 1958 đến nay, tức là gần 50 năm, vụ Nhân Văn – Giai Phẩm mới "được giải tỏa", vì trước đó từ thời Đổi Mới, mọi thứ được bắt đầu phục hồi nhưng không công khai. Cùng ngày, khi trả lời phỏng vấn báo điện tử VietNamNet, nhà thơ Lê Đạt nói: "Tôi nghĩ chuyện giải thưởng này như một câu của ông Đỗ Chu (thành viên của Hội đồng Giải thưởng chuyên ngành Văn học) đã phát biểu: "Có thể cho đây là lời xin lỗi của anh em đối với các anh". Giải thưởng này là cử chỉ đẹp, cho dù là muộn, nhưng muộn còn hơn không".
9,235
721473
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9235
Đô la
Đô la (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp "dollar" /dɔlaʁ/), ký hiệu là $, là đơn vị tiền tệ chính thức ở một số quốc gia, khu vực và vùng phụ thuộc trên thế giới. Trong tiếng Việt, từ "đô la" nếu không có tên quốc gia hay khu vực đặt đằng sau thường được dùng để chỉ đô la Mỹ. Từ nguyên. Từ "đô la" trong tiếng Việt bắt nguồn từ từ tiếng Pháp "dollar" /dɔlaʁ/. Từ "dollar" trong tiếng Pháp thì bắt nguồn từ từ tiếng Anh "dollar". Tên gọi tiếng Anh "dollar" liên quan đến các đơn vị tiền trong quá khứ như "Tolar" ở Bohemia, "Thaler" hay "Taler" ở Đức, "Daalder" ở Hà Lan, và "Daler" ở Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy. Tên "thaler" (từ "Thal", nay được viết là "tal" có nghĩa là "thung lũng") có nguồn gốc từ đồng Guildengroschen ("gulden vĩ đại", được đúc bằng bạc nhưng có giá trị bằng đồng guilden bằng vàng) được đúc từ bạc từ một mỏ ở Joachimsthal tại Bohemia (lúc đó một phần của Đế quốc Habsburg). Tên gọi "đô la Tây Ban Nha" ("Spanish dollar") được sử dụng cho một đồng tiền bạc của Tây Ban Nha, tên thật là peso, có giá trị tám real, được thịnh hành trong thế kỷ 18 ở các thuộc địa của Tây Ban Nha tại Tân Thế giới. Việc sử dụng của đô la Tây Ban Nha và thaler Maria Theresa làm tiền tệ chính thức trong những năm đầu tiên của Hoa Kỳ là lý do đơn vị tiền tệ của nước này có tên đó. Từ "dollar" đã được sử dụng trong tiếng Anh để chỉ đồng thaler khoảng 200 năm trước Cách mạng Hoa Kỳ. Đồng đô la Tây Ban Nha, còn được gọi là "tám phần" ("pieces of eight"), được phổ biến ở 13 thuộc địa sau này trở thành Hoa Kỳ, và cũng là tiền tệ chính thức của Virginia. Trong thế kỷ 17, đồng đô la cũng được sử dụng ở Scotland, và có người cho rằng nó được phát minh tại Đại học St. Andrews.
9,237
859853
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9237
Chấm (da liễu học)
Chấm (Latinh: "macula") là một vùng da đổi màu so với màu bình thường, có bờ, không gồ hay lõm so với da xung quanh nên không sờ được. Một số sang thương có thể giống chấm, nhưng lại gồ (tức là sẩn) khi chiếu ánh sáng nghiêng. Điều này quan trọng đối với sang thương nhiễm sắc tố. Chấm có thể có bất kì kích thước nào, nếu lớn hơn 10 mm đường kính nó thường được gọi là đốm (patch). Nguyên nhân của chấm có thể là: Ép một lam kính (kính khám da) lên bờ của sang thương đỏ là cách đơn giản và hiệu quả để phát hiện hồng cầu thoát mạch. Nếu màu đỏ vẫn còn sau khi ép tấm kính, đó có thể là sang thương xuất huyết; nếu màu đỏ biến mất, đó là sang thương ban đỏ do dãn mạch.
9,238
343833
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9238
Sẩn (da liễu học)
Sẩn (Latinh: "papula") là sang thương nông, rắn, thường dưới 0,5 cm đường kính. Sẩn gồ khỏi bề mặt da xung quanh nên sờ được. Sẩn da gồ lên là do lắng đọng chuyển hoá hay thâm nhiễm khu trú hay tăng sản khu trú các yếu tố tế bào ở thượng bì. Sẩn nông có bờ rõ. Sẩn da sâu do thâm nhiễm tế bào có bờ không rõ. Sẩn có bờ rõ thường gặp khi sang thương là kết quả của sự tăng số lượng tế bào thượng bì hay tế bào melanin. Bề mặt sẩn có thể gồm nhiều sùi nhỏ, xếp sát nhau. Mật độ sẩn dày đặc tạo thành mảng.
9,239
390197
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9239
Mảng (da liễu học)
Mảng (tiếng Pháp: "plaque") là một gồ dạng cao nguyên và chiếm một khoảng da tương đối rộng so với chiều cao của nó. Mảng thường có bờ rõ và thường được tạo thành do nhiều sẩn tập họp lại như trong bệnh vẩy nến hay u sùi dạng nấm (mycosis fungoides). Mảng lichen hoá là mảng rộng, bờ kém rõ ở vùng da trở nên dày và hiện rõ những vết ngang dọc trên da. Quá trình này là kết quả của việc gãi lặp đi lặp lại trên da và thường xuất hiện ở những người có cơ địa dị ứng. Mảng lichen hoá xảy ra điển hình ở viêm da dạng chàm (eczematous dermatitis), nhưng cũng có thể gặp ở bệnh vẩy nến hay u sùi dạng nấm.
9,241
345883
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9241
Nốt (da liễu học)
Nốt (Latinh: "nodulus") là sang thương tròn hay bầu dục, rắn, sờ được và có thể liên quan đến lớp thượng bì, bì hay mô dưới da. Độ sâu của thương tổn và kích thước giúp phân biệt nốt với sẩn. Nguyên nhân của nốt là do thâm nhiễm, tân sản hay lắng đọng chuyển hoá ở lớp bì hay mô dưới da và thường là biểu hiện cho bệnh hệ thống. Thí dụ như lao, nhiễm nấm sâu, lymphoma, khối tân sinh di căn có thể có biểu hiện nốt ở da. Nốt có thể do tăng sinh lành tính hay ác tính tế bào keratin như trong u gai giác mạc (keratocanthoma) và carcinoma tế bào vẩy và tế bào đáy. Các nốt da không đau, tồn tại lâu là dấu hiệu quan trọng của bệnh đa hệ thống, cần thiết làm sinh thiết và cấy mẫu da.
9,249
70612188
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9249
Hòa Bình
Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc Bộ, Việt Nam. Tỉnh Hòa Bình có diện tích lớn thứ 29 trong 63 tỉnh thành của Việt Nam và là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 49 về số dân (năm 2018). Năm 2018, xếp thứ 47 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 30 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 20 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 846,1 nghìn dân, GRDP đạt 40.867 tỉ Đồng (tương ứng với 1,7749 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 48,3 triệu đồng (tương ứng với 2.098 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,36%. Hòa Bình có vị trí ở phía nam Bắc Bộ, giới hạn ở tọa độ 20°19' - 21°08' vĩ độ Bắc, 104°48' - 105°40' kinh độ Đông, tỉnh lỵ là thành phố Hòa Bình nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 73 km. Địa lý. Cũng giống như Ninh Bình và Thanh Hóa, tỉnh Hòa Bình nằm giáp ranh giữa ba khu vực: Tây Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ của Việt Nam. Tỉnh Hòa Bình có vị trí địa lý: Các điểm cực của tỉnh Hòa Bình: Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 4.662.5 km², chiếm 1,41% tổng diện tích tự nhiên của Việt Nam. Hòa Bình là tỉnh miền núi, tiếp giáp với phía tây đồng bằng sông Hồng, Hòa Bình có địa hình núi trung bình, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theo hướng tây bắc - đông nam, phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao nằm về phía tây bắc có độ cao trung bình từ 600 – 700 m, địa hình hiểm trở, diện tích 212.740 ha, chiếm 44,8% diện tích toàn vùng; vùng núi thấp nằm ở phía đông nam, diện tích 262.202 ha, chiếm 55,2% diện tích toàn tỉnh, địa hình gồm các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20 – 250, độ cao trung bình từ 100 – 200 m. Bên cạnh đó, hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh phân bố tương đối đồng đều với các sông lớn như sông Đà, sông Mã, sông Bưởi, sông Lạng, sông Bùi... Hòa Bình có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa đông phi nhiệt đới khô lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm trên 23 °C. Tháng 7 có nhiệt độ cao nhất trong năm, trung bình 27 - 29 °C, ngược lại tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất, trung bình 15,5 - 16,5 °C. Hành chính. Tỉnh Hòa Bình có 10 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 1 thành phố và 9 huyện với 151 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 12 phường, 10 thị trấn và 129 xã. Lịch sử. Tỉnh Hòa Bình được thành lập ngày 22 tháng 6 năm 1886 theo nghị định của Kinh lược Bắc Kỳ với tên gọi là tỉnh Mường, tách phần đất có người Mường cư trú từ các tỉnh Hưng Hóa, Sơn Tây và Ninh Bình. Tỉnh lỵ đặt tại thị trấn Chợ Bờ (thuộc châu Đà Bắc) nên cũng còn gọi là tỉnh Chợ Bờ. Ngày 29 tháng 11 năm 1886, Tổng sứ Trung - Bắc Kỳ ra quyết định chuyển tỉnh lỵ về Phương Lâm (trước đó thuộc huyện Bất Bạt, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây). Theo Nghị định ngày 27/12/1888, tỉnh lỵ lại chuyển về Chợ Bờ, do Phó công sứ Moulié (1888 - 1890) cầm đầu. Ban đầu tỉnh gồm cả Mộc Châu, Yên Châu và Phù Yên Châu (tháng 7 năm 1888, cắt 3 châu này để nhập vào Đạo Quan binh thứ tư, sau thuộc Sơn La), cùng với vùng có dân tộc Mường thuộc hai châu Thanh Sơn và Yên Lập (tháng 10 năm 1888, cắt 2 châu này về tỉnh Hưng Hóa). Sau cuộc tấn công bất ngờ của nghĩa quân Đốc Ngữ vào Chợ Bờ đêm 29 rạng ngày 30 tháng 1 năm 1891, phó công sứ Pháp Rougery (người thay thế J. Morel cuối năm 1890) bị giết chết ở sở tại. Sau khi De Goy lên làm Công sứ Hoà Bình ít lâu (thay thế Rougery), ngày 18 tháng 3 năm 1891, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuyển tỉnh lỵ tỉnh Mường về làng Vĩnh Diệu, xã Hòa Bình (nằm ở tả ngạn sông Đà, đối diện với Phương Lâm) và đổi tên tỉnh thành Hòa Bình, nhưng vẫn duy trì nhiệm sở ở Chợ Bờ. Đến ngày 5 tháng 9 năm 1896, tỉnh lỵ chính thức được chuyển về xã Hòa Bình, do Ganella làm Công sứ Hoà Bình (1891 - 1899). Tỉnh Hòa Bình khi đó có 6 châu: Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn, Mai Châu (châu Mai) và Đà Bắc. Ngày 24 tháng 10 năm 1908, thời Regnier làm Công sứ (1908 - 1910), châu Lạc Thủy chuyển sang tỉnh Hà Nam, và đến ngày 1 tháng 12 năm 1924, một số xã của Lạc Thủy được nhập vào phủ Nho Quan thuộc tỉnh Ninh Bình - Công sứ Hoà Bình lúc ấy là Collet (1924 - 1925) Năm 1939, hợp nhất châu Mai (tức Mai Châu) và châu Đà Bắc thành châu Mai Đà. Trong kháng chiến chống Pháp, Hòa Bình có 4 huyện: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Mai Đà, riêng huyện Lạc Thủy vẫn thuộc tỉnh Hà Nam, sau này mới trả về Hòa Bình. Ba huyện của Hòa Bình (Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn) thuộc Liên khu 3, trong khi huyện Mai Đà lại thuộc Liên khu Việt Bắc từ tháng 11 năm 1949 cho đến ngày 9 tháng 8 năm 1950 mới trả về Liên khu 3. Ngày 21 tháng 9 năm 1956, huyện Mai Đà chia thành 2 huyện: Đà Bắc ở phía bắc sông Đà và Mai Châu ở phía nam sông Đà. Ngày 15 tháng 10 năm 1957, huyện Lạc Sơn chia thành 2 huyện: Lạc Sơn và Tân Lạc. Ngày 17 tháng 4 năm 1959, huyện Lương Sơn chia thành 2 huyện: Lương Sơn và Kim Bôi. Ngày 17 tháng 8 năm 1964, huyện Lạc Thủy chia thành 2 huyện: Lạc Thủy và Yên Thủy. Ngày 27 tháng 12 năm 1975, tỉnh Hòa Bình hợp nhất với tỉnh Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình. Theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ 9 ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Hà Sơn Bình tách ra thành 2 tỉnh Hòa Bình và Hà Tây. Khi đó tỉnh có diện tích là 4.697 km², với dân số 670.000 người, gồm thị xã Hòa Bình và 9 huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Kim Bôi, Tân Lạc, Yên Thủy. Ngày 12 tháng 12 năm 2001, huyện Kỳ Sơn chia thành 2 huyện: Kỳ Sơn và Cao Phong. Tỉnh Hòa Bình có 11 đơn vị hành chính cấp huyện. Ngày 27 tháng 10 năm 2006, chuyển thị xã Hòa Bình thành thành phố Hòa Bình. Ngày 1 tháng 8 năm 2008, 4 xã: Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn được sáp nhập vào thành phố Hà Nội (nay thuộc các huyện Thạch Thất và Quốc Oai). Ngày 1 tháng 1 năm 2020, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của huyện Kỳ Sơn vào thành phố Hòa Bình. Tỉnh Hòa Bình có 1 thành phố và 9 huyện như hiện nay. Dân cư. Hòa Bình hiện có 854.131 dân (tính đến ngày 1/4/2019). Theo thống kê dân số toàn quốc năm 1999, trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc sinh sống, đông nhất là người Mường chiếm 63,3%; người Kinh chiếm 27,73%; người Thái chiếm 3,9%; người Dao chiếm 1,7%; người Tày chiếm 2,7%; người Mông chiếm 0,52%; ngoài ra còn có người Hoa sống rải rác ở các địa phương trong tỉnh. Người Hoa trước đây sống tập trung ở Ngọc Lương, Yên Thủy; nhưng sau năm 1979 còn lại một số gia đình và hiện nay sống phân tán ở các xã Yên Trị, Ngọc Lương và Phú Lai huyện Yên Thủy. Ngoài ra, còn có một số người thuộc các dân tộc khác chủ yếu do kết hôn với người Hòa Bình công tác ở các tỉnh miền núi khác. 15,7% dân số sống ở đô thị và 84,3% dân số sống ở nông thôn. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2022 đặt 33,42%. Hòa Bình là một trong chín tỉnh của Việt Nam mà trong đó có người Việt (Kinh) không chiếm đa số, đồng thời tỉnh này cũng được coi là thủ phủ của người Mường, vì phần lớn người dân tộc Mường sống tập trung chủ yếu ở đây. Người Mường xét về phương diện văn hóa - xã hội là dân tộc gần gũi với người Kinh nhất. Địa bàn cư trú của người Mường ở khắp các địa phương trong tỉnh, sống xen kẽ với người Kinh và các dân tộc khác. Người Kinh, sống ở khắp nơi trong tỉnh. Những người Kinh sống ở Hòa Bình đầu tiên đã lên tới 4-5 đời; nhưng đa số di cư tới Hòa Bình từ những năm 1960 của thế kỉ trước, thuộc phong trào khai hoang từ các tỉnh đồng bằng lân cận (Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Tây...). Trong những năm gần đây, sự giao lưu về kinh tế và văn hóa mở rộng, nhiều người Kinh từ khắp các tỉnh thành đều tìm kiếm cơ hội làm ăn và sinh sống ở Hòa Bình. Người Thái, chủ yếu sống tập trung ở huyện Mai Châu. Tuy sống gần với người Mường lâu đời và đã bị ảnh hưởng nhiều về phong tục, lối sống (đặc biệt là trang phục), nhưng vẫn giữ được những nét văn hóa độc đáo. Đây là vốn quý để phát triển du lịch công động và bảo lưu vốn văn hóa truyền thống. Hiện nay, khu du lịch Bản Lác là một trong những điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước hàng đầu ở Hòa Bình. Người Tày, chủ tập trung ở huyện Đà Bắc, sống xen kẽ với người Mường, người Dao. Người Tày có tập quán và nhiều nét văn hóa gần giống với người Thái, đặc biệt là ngôn ngữ. Tuy nhiên, xét theo khía cạnh trang phục thì người Tày ở Đà Bắc giống người Thái trắng thuộc các huyện Phù Yên, Bắc Yên (tỉnh Sơn La). Người Dao sống thành cộng đồng ở các huyện Đà Bắc, Lương Sơn, Kim Bôi, Cao Phong và thành phố Hòa Bình. Người H'mông sống tập trung ở xã Hang Kia và Pà Cò của huyện Mai Châu. Trước đây hai dân tộc này sống du canh du cư, nhưng từ những năm 70-80 đã chuyển sang chế độ đinh canh, định cư và đã đạt được những thành tựu đáng kể về phương diện kinh tế - xã hội. Với sự đa dạng về sắc tộc như vậy và đặc biệt gần với đồng bằng Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội chỉ khoảng từ 80 tới 100 km, kết hợp với các điều kiện địa hình, phong cảnh của tỉnh; thì đây là tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 7 tôn giáo khác nhau đạt 35.836 người, nhiều nhất là Công giáo có 27.660 người, tiếp theo là Phật giáo có 2.120 người. Còn lại các tôn giáo khác như Hồi giáo có 25 người, đạo Tin Lành có 23 người, Phật giáo Hòa Hảo có năm người, đạo Cao Đài có hai người và 1 người theo Bửu Sơn Kỳ Hương. Văn hóa du lịch. Văn hóa. Hòa Bình là mảnh đất mà các nhà khoa học đã chứng minh có người Việt cổ sinh sống. Nơi đây đọng lại nhiều dấu ấn của một nền văn hóa rực rỡ qua việc tìm thấy 47 chiếc trống đồng cổ trong đó có trống đồng sông Đà và Miếu Môn (địa danh nay thuộc Hà Nội giáp ranh Hòa Bình) thuộc loại đẹp và cổ. Trên địa bàn tỉnh cơ bản có bảy thành phần dân tộc sinh sống. Các dân tộc vừa giữ gìn bản sắc văn hóa riêng của mình, vừa bảo tồn tính đa dạng của văn hóa các dân tộc khác trong cộng đồng. Người Tày Thái sinh sống trong tỉnh có nhiều nét giống nhau trong phong tục và sinh hoạt. Dân tộc Mường có nền văn học dân gian phong phú như: hát ví Mường với nhạc trống đồng, nhạc cồng, trường ca Đẻ đất đẻ nước... Dân tộc Thái có làn điệu dân ca Thái tính cộng đồng cao. Số ít người Mông trong tỉnh có múa khèn, múa ô... Sản phẩm rượu cần trong các dịp lễ tết, hội hè tiếp khách quý của người Mường, người Thái là nét văn hóa độc đáo không thể thiếu trong bản sắc của con người sinh sống trên mảnh đất miền hạ sông Đà. Ẩm thực. Hòa Bình là tỉnh chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng sông Hồng và vùng núi Tây Bắc, Việt Bắc, vùng Bắc Trung Bộ. Là nơi có nhiều dân tộc sinh sống nên đặc sản, ẩm thực của tỉnh rất phong phú: cơm lam Hòa Bình, cam Cao Phong, lợn mán thui luộc, chè san tuyết Pà Cò, rượu Đù Địn, bánh uôi, mận Hang Kia, gà đồi Hương Nhượng, khoai sọ Phúc Sạn, rau rừng đồ, quýt đường Ôn Châu, rượu cần Mường, tiết canh Hòa Bình, ong rừng xáo măng Mai Châu, su su Lũng Vân, rau sắn nấu chua, rượu cần, hạt dổi Lạc Sơn, cá nướng sông Đà, sâu Lạc Sơn, canh loóng chuối, mía tím Hòa Bình, quất hồng bì Kỳ Sơn, dê núi, bánh dày Hang Kia, chả rau đáu, hạt dổi Chí Đạo, khoai lang Ba Khan, măng đắng Hòa Bình, mật ong Tự Do, lợn rừng xiên nướng bản Lác, canh rau đắng Lạc Sơn, bí đao Kim Bôi, chả cuốn lá bưởi, rượu Mai Hạ, nậm pịa Mai Châu, nhãn Sơn Thủy, quả lặc lè, vịt bầu Bến, cá ngần sông Đà, mật ong Lạc Sỹ, quýt Nam Sơn, thịt trâu lá lồm, dưa bở Mỵ Hòa, thịt lợn muối chua, rau sắng, gà chạy bộ Thung Nai, ốc núi Hòa Bình, củ dong Cao Sơn, xôi nếp nương Mai Châu, gà ri Lạc Thủy, tỏi tía Thành Sơn, gà nấu măng chua hạt dổi, bưởi đỏ Tân Lạc. Giao thông. Đường bộ. Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh như: Các tuyến đường chính này nối với hệ thống đư­ờng nối liền các huyện, xã trong tỉnh với thị xã và với các huyện, tỉnh bạn rất thuận lợi cho giao lư­u kinh tế - xã hội. Đường thủy. Hệ thống sông ngòi thủy văn: Hòa Bình có mạng lưới sông suối phân bổ tương đối dày và đều khắp ở các huyện. Sông Đà là sông lớn nhất chảy qua tỉnh có lưu vực 15.000 km² chảy qua các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc và thành phố Hòa Bình với tổng chiều dài là 151 km. Hồ sông Đà có dung tích 9,5 tỷ m3 nước nối liền với Sơn La, phần hạ l­ưu chảy qua Phú Thọ, Hà Tây thông với sông Hồng, đ­ược điều tiết n­ước bởi hồ sông Đà, tại đây có thể phát triển vận tải thủy thuận lợi, có hiệu quả; sông Bưởi bắt nguồn từ xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, dài 55 km; sông Bôi bắt nguồn từ xã Thượng Tiến, huyện Kim Bôi, dài 125 km; sông Bùi bắt nguồn từ xã Lâm Sơn huyện Lương Sơn, dài 32 km; sông Lạng bắt nguồn từ xã Bảo Hiệu huyện Yên Thủy, dài 30 km. Kinh tế. Sức hấp dẫn du khách của Hòa Bình, một vùng đất đa dân tộc, là giá trị nhân văn đa dạng, phong phú của cộng đồng cư dân. Phong cảnh du lịch Hòa Bình. Địa hình đồi núi trùng điệp với các động thác Bờ, Hang Rết, động Hoa Tiên, vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Noọc mở ra những tuyến du lịch mạo hiểm leo núi, đi bộ, săn bắn, tắm suối. Sức người và thiên nhiên đã tạo cho Hòa Bình một vùng hồ sông Đà thơ mộng cho phép phát triển du lịch vùng lòng hồ và ven hồ có đầy đủ vịnh, đảo và bán đảo mà ở đó động thực vật quý hiếm được bảo tồn. Thấp thoáng các bản Mường, bản Dao, bản Tày rải rác ven hồ, ven thung lũng tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình. Hòa Bình là một tỉnh có khá nhiều những suối nước khoáng nóng, những thung lũng hoang sơ huyền bí. Tiêu biểu nổi bật như: Những hang động thiên tạo đa dạng hình thù có đỉnh Phù Bua bốn mùa mây phủ. Có bản Nanh, bản Nưa của người Mường, người Dao và xen kẽ một số gia đình người Thái, với những mái nhà sàn cổ. Thủy điện. Hòa Bình cũng là nơi đặt Nhà máy Thủy điện Hòa Bình công suất thiết kế đạt 1.920 megawatt, được xây dựng tại hồ Hòa Bình, trên dòng sông Đà. Nhà máy Thủy điện Hòa Bình là một trong các nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Đây là một công trình do Liên Xô viện trợ cho Việt Nam. Công trình khởi công ngày 6 tháng 11 năm 1979, khánh thành ngày 20 tháng 12 năm 1994. Ngoài tác dụng phát điện, nhà máy này còn có chức năng ngăn lũ cho sông Hồng, cung cấp nước tưới tiêu và cải thiện giao thông đường thủy. Nông nghiệp. Nhiều vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh nguyên liệu tập trung được phát triển và nhân rộng như: vùng cam huyện Cao Phong; vùng mía tím huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao phong; vùng gỗ, luồng nguyên liệu ở huyện Đà Bắc, Mai Châu; vùng lạc, đậu ở huyện Lạc Sơn, Yên Thủy; vùng cây dưa hấu ở huyện Lạc Thủy, Kim Bôi; vùng cây dược liệu ở Tân Lạc, Lạc Sơn; vùng chè ở huyện Lương Sơn, Mai Châu, Đà Bắc. Đá thủ công mỹ nghệ. Làng nghề đá thủ công mỹ nghệ Sỏi, huyện Lạc Thủy là cái nôi của những sản phẩm đồ đá nổi tiếng như bàn ghế đá, lavabo đá (chậu rửa đá), tượng đá... Với nguồn nguyên liệu đá sẵn có, cùng bàn tay điêu luyện lành nghề của những nghệ nhân hàng chục năm trong nghề các sản phẩm luôn được đánh giá cao. Làng Sỏi bao bọc những cụm KCN Phú Thành I, II và là nơi có nhiều công ty toạ lạc mang đến sự phát triển vượt bậc cho địa phương nói riêng và toàn tỉnh nói chung. Hiện nay các sản phẩm đá mỹ nghệ đã được xuất khẩu sang một số nước khu vực Đông Nam Á (Singapo, Úc), Trung Đông (israel) bởi công ty TNHH Đá Tự Nhiên Thiên An - Đơn vị cực kỳ uy tín trong lĩnh vực chế biến và khai thác đá thiên nhiên.
9,250
536098
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9250
Tên gọi Việt Nam
Việt Nam qua các thời kỳ, triều đại nhà nước khác nhau với những tên gọi hoặc quốc hiệu khác nhau. Bên cạnh đó, cũng có những danh xưng chính thức hay không chính thức để chỉ một vùng lãnh thổ thuộc Việt Nam. Tên gọi của các nhà nước/triều đại. Dưới đây là danh sách tên gọi các nhà nước/triều đại từng tồn tại ở Việt Nam theo dòng lịch sử. Các quốc hiệu này đều được ghi chép trong các sách sử Việt Nam, hoặc được chính thức sử dụng trong nghi thức ngoại giao quốc tế. Văn Lang. Văn Lang (chữ Hán: 文郎) được coi là quốc hiệu đầu tiên của Việt Nam. Quốc gia này có kinh đô đặt ở Phong Châu nay thuộc tỉnh Phú Thọ. Lãnh thổ bao gồm khu vực đồng bằng sông Hồng và 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ. Quốc gia này tồn tại cho đến năm 258 TCN rồi bị thay thế bởi Âu Lạc. Âu Lạc. Năm 257 TCN, nước Âu Lạc (甌雒, 甌駱, 甌貉) được dựng lên, từ việc liên kết các bộ lạc Lạc Việt (Văn Lang) và Âu Việt, dưới uy thế của Thục Phán – An Dương Vương. Âu Lạc có lãnh thổ bao gồm phần đất của Văn Lang trước đây cộng thêm vùng núi Đông Bắc Việt Nam và 1 phần Tây Nam Quảng Tây (Trung Quốc). Khoảng cuối Thế kỷ 3 TCN, đầu Thế kỷ 2 TCN (năm 208 TCN hoặc 179 TCN), Triệu Đà (Quận úy Nam Hải – nhà Tần) tung quân đánh chiếm Âu Lạc. Cuộc kháng cự của An Dương Vương thất bại, nhà nước Âu Lạc bị xóa sổ. Lĩnh Nam. Năm 40, Hai Bà Trưng đã khởi nghĩa chống lại sự cai trị của nhà Hán. Sử cũ ghi chép hai bà đã lấy được 65 thành trì của nhà Hán tại các quận Nhật Nam, Cửu Chân, Giao Chỉ, Hợp Phố, Nam Hải... Hai bà xưng vương, với câu hịch "nối lại nghiệp xưa vua Hùng", lập tên nước là Lĩnh Nam (嶺南), đóng đô tại Mê Linh, ngày nay thuộc huyện Mê Linh, Hà Nội. Trưng Trắc được bầu làm vua (Đế) của Lĩnh Nam, Trưng Nhị được bầu làm vương của Giao Chỉ, 6 quận của Lĩnh Nam là: Nhật Nam, Cửu Chân, Giao Chỉ, Tượng Quận, Nam Hải và Quế Lâm mỗi quận có 1 vương gia. Năm 43, khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị đàn áp, bắt đầu thời kỳ Bắc thuộc lần II. Vạn Xuân. Vạn Xuân (萬春) là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi khỏi triều đình trung ương Trung Hoa của nhà Tiền Lý dưới sự lãnh đạo của Lý Nam Đế. Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602 thì bị nhà Tùy tiêu diệt. Đại Cồ Việt. Đại Cồ Việt (大瞿越) là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Đinh đến đầu thời nhà Lý, do Đinh Tiên Hoàng thiết đặt năm 968. Quốc hiệu này tồn tại 87 năm cho đến năm 1054, đời vua Lý Thánh Tông thì đổi sang quốc hiệu khác. Đại Việt. Đại Việt (大越) là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Lý, bắt đầu từ năm 1054, khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi. Quốc hiệu này tồn tại lâu dài nhất, dù bị gián đoạn 7 năm thời nhà Hồ và 20 năm thời thuộc Minh, kéo dài đến năm 1804, trải qua các vương triều Lý, Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn, khoảng 724 năm. Đại Ngu. Đại Ngu (大虞) là quốc hiệu của Việt Nam thời nhà Hồ. Quốc hiệu Đại Việt được đổi thành Đại Ngu năm 1400 khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền. Sau khi nhà Hồ bị thất bại trước nhà Minh, và nhà Hậu Lê giành lại độc lập cho Việt Nam, quốc hiệu của Việt Nam đổi lại thành Đại Việt. Về quốc hiệu này, theo truyền thuyết, họ Hồ là con cháu vua Ngu Thuấn (là một trong Ngũ Đế nổi tiếng ở Trung Hoa thời thượng cổ); sau này con Ngu Yên là Vĩ Mãn được Chu Vũ vương của nhà Chu phong cho ở đất Trần gọi là Hồ Công, sau dùng chữ Hồ làm tên họ. Hồ Quý Ly nhận mình là dòng dõi họ Hồ, con cháu Ngu Thuấn, nên đặt quốc hiệu là Đại Ngu. Chữ Ngu (虞) ở đây có nghĩa là "sự yên vui, hòa bình", chứ không phải là từ "ngu" trong từ "ngu si" (愚癡). Việt Nam. Quốc hiệu Việt Nam (越南) chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn. Vua Gia Long đã dâng biểu đề nghị vua Gia Khánh nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt, với lý lẽ rằng "Nam" có ý nghĩa "An Nam" còn "Việt" có ý nghĩa "Việt Thường". Tuy nhiên, tên Nam Việt trùng với quốc hiệu của quốc gia cổ Nam Việt thời nhà Triệu, gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa lúc bấy giờ. Nhà Thanh yêu cầu nhà Nguyễn đổi ngược lại thành Việt Nam để tránh nhầm lẫn, và chính thức tuyên phong tên này năm 1804.Giáp Tý, Gia Long năm thứ 3 [1804] (nhà Thanh năm Gia Khánh thứ 9), mùa xuân, tháng Giêng, sứ nhà Thanh là Án sát Quảng Tây Tề Bố Sâm đến cửa Nam Quan. [Trước đó] mùa hạ năm Nhâm Tuất [1801], [Gia Long] sai Trịnh Hoài Đức vượt biển đưa những sắc ấn của Tây Sơn trả lại nhà Thanh. [Sau đó] lại sai Lê Quang Định sang xin phong và xin đổi quốc hiệu: ""Các đời trước mở mang cõi viêm bang, mỗi ngày một rộng, bao gồm cả các nước Việt Thường, Chân Lạp, dựng quốc hiệu là Nam Việt, truyền nối hơn 200 năm. Nay đã quét sạch miền Nam, vỗ yên được toàn cõi Việt, nên khôi phục hiệu cũ để chính danh tốt". Vua Thanh trước cho rằng chữ Nam Việt giống chữ Đông Tây Việt nên không muốn cho... Vua Thanh gửi thư lại nói: "Khi trước mới có Việt Thường đã xưng Nam Việt, nay lại được toàn cõi An Nam, theo tên mà xét thực thì nên tóm cả đất đai mở mang trước sau, đặt cho tên tốt, định lấy chữ Việt mào ở trên để tỏ rằng nước ta nhân đất cũ mà nối được tiếng thơm đời trước, lấy chữ Nam đặt ở dưới để tỏ rằng nước ta mở cõi Nam giao mà chịu mệnh mới, tên [Việt Nam] xưng chính đại, chữ nghĩa tốt lành, mà đối với tên gọi cũ của Lưỡng Việt ở nội địa [Trung Quốc] lại phân biệt hẳn""... Ngày Quý Mão, làm đại lễ bang giao... Sứ giả nhà Thanh đến, vào điện Kính Thiên làm lễ tuyên phong... Tháng 2, đặt quốc hiệu là Việt Nam. Ngày Đinh Sửu, đem việc cáo Thái miếu. Chiếu rằng: "... "lấy ngày 17 tháng 2 năm nay, kính cáo Thái miếu, cải chính quốc hiệu là Việt Nam, để dựng nền lớn, truyền lâu xa. Phàm công việc nước ta việc gì quan hệ đến quốc hiệu và thư từ báo cáo với nước ngoài, đều lấy Việt Nam làm tên nước, không được quen xưng hiệu cũ là An Nam nữa"".Tuy nhiên, tên gọi Việt Nam có thể đã xuất hiện sớm hơn. Ngay từ cuối thế kỷ XIV, đã có một bộ sách nhan đề "Việt Nam thế chí" (nay không còn) do Hàn lâm viện học sĩ Hồ Tông Thốc biên soạn. Cuốn "Dư địa chí" viết đầu thế kỷ XV của Nguyễn Trãi (1380 – 1442) nhiều lần nhắc đến 2 chữ "Việt Nam". Điều này còn được đề cập rõ ràng trong những tác phẩm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585), ngay trang mở đầu tập "Trình tiên sinh quốc ngữ" đã có câu: "Việt Nam khởi tổ xây nền". Người ta cũng tìm thấy 2 chữ "Việt Nam" trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ XVI – XVII như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Dương, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Nội, bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh... Đặc biệt bia Thủy Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu: "Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan" (đây là cửa ngõ yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc). Về ý nghĩa, phần lớn các giả thuyết đều cho rằng từ "Việt Nam" kiến tạo bởi hai yếu tố: chủng tộc và địa lý (người Việt ở phương Nam). Đại Nam. Năm 1820, vua Minh Mạng lên ngôi xin nhà Thanh cho phép đổi quốc hiệu Việt Nam thành Đại Nam (大南), ngụ ý 1 nước Nam rộng lớn. Tuy nhiên, nhà Thanh đã không chính thức chấp thuận. Khi nhà Thanh bắt đầu suy yếu, vua Minh Mạng chính thức đơn phương công bố quốc hiệu mới là Đại Nam (hay Đại Việt Nam) vào ngày 15/2/1839. Quốc hiệu này tồn tại đến năm 1945. Sách "Quốc sử di biên chép": ""Tháng 3, ngày 2 (Mậu Tuất, 1838, Minh Mạng thứ 19), bắt đầu đổi quốc hiệu là Đại Nam. Tờ chiếu đại lược: [...] Vậy bắt đầu từ năm Minh Mạng thứ 20 (1839) đổi quốc hiệu là Đại Nam, hoặc xưng là Đại Việt Nam cũng được"." Đế Quốc Việt Nam. Sau khi Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9/3/1945, hoàng đế Bảo Đại tuyên bố xóa bỏ các hiệp ước với Pháp và thành lập chính phủ vào ngày 17/4/1945, đứng đầu là nhà học giả Trần Trọng Kim, với quốc hiệu Đế quốc Việt Nam. Trong thực tế, Đế quốc Nhật Bản vẫn cai trị Việt Nam. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, Nam Kỳ mới được trao trả ngày 14/8/1945, nhưng 10 ngày sau đó Hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Hoàng đế Bảo Đại tuyên bố trao lại chủ quyền Việt Nam cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tên gọi của cả nước Việt Nam 1945 – 1954 và miền Bắc Việt Nam từ 1954 – 1976. Nhà nước này được thành lập vào ngày 2/9/1945 (Ngày Quốc khánh của Việt Nam ngày nay). Năm 1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức Tổng tuyển cử trên phạm vi cả nước để chính thức trở thành người đại diện hợp pháp của nhân dân Việt Nam trên cả hai miền Nam-Bắc. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối đầu với thực dân Pháp và Quốc gia Việt Nam được lập ra dưới cái ô của Pháp năm 1949. Trong thời kỳ 1954 – 1975, chính thể này tiếp tục phải đối đầu với Việt Nam Cộng hòa tại miền Nam Việt Nam. Tới năm 1976, chính thể này cùng với chính thể Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tổ chức Tổng tuyển cử để thống nhất thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc gia Việt Nam. Quốc gia Việt Nam là danh xưng của 1 phần vùng lãnh thổ Việt Nam thuộc quyền kiểm soát của quân Pháp (mặc dù tuyên bố đại diện cho cả nước), ra đời chính thức từ Hiệp ước Élysée ký ngày 8/3/1949, giữa Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại. Thực tế, chính quyền Quốc gia Việt Nam vẫn thuộc khối Liên hiệp Pháp, đối kháng và tồn tại trên cùng lãnh thổ với chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong suốt thời gian tồn tại, Quốc gia Việt Nam chưa từng tổ chức được Tổng tuyển cử trên phạm vi cả nước như Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã làm năm 1946. Danh xưng Quốc gia Việt Nam tồn tại trong 6 năm (1949 – 1955). Năm 1955, Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, đổi tên Quốc gia Việt Nam thành Việt Nam Cộng hòa. Việt Nam Cộng hòa. Việt Nam Cộng hòa là tên gọi của một chính thể được Hoa Kỳ thành lập tại miền Nam Việt Nam, kế thừa Quốc gia Việt Nam (1949 – 1955). Trong Cuộc trưng cầu dân ý miền Nam Việt Nam, 1955, thủ tướng Ngô Đình Diệm đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, đổi tên chính phủ Quốc gia Việt Nam thành Việt Nam Cộng hòa. Ở miền Nam Việt Nam giai đoạn đó, chính thể này tồn tại song song với chính thể Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Chính thể này sụp đổ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 sau khi đầu hàng Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Sau đó, Cộng hòa miền Nam Việt Nam có tuyên bố kế thừa các nghĩa vụ, tài sản, quyền và các lợi ích của Việt Nam Cộng hòa. Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Cộng hòa Miền Nam Việt Nam là 1 chính thể cũng ở miền Nam Việt Nam, tồn tại từ năm 1969-1976, tên đầy đủ là "Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam". Chính thể này được thành lập dựa trên cơ sở là những cán bộ Việt Minh được giữ lại miền Nam để chuẩn bị cho Tổng tuyển cử thống đất nước dự kiến được tổ chức năm 1957 (theo Hiệp định Genève 1954 thì chỉ tập kết quân sự, các thành phần chính trị ở nguyên tại chỗ để chuẩn bị tổng tuyển cử thành lập chính phủ hòa hợp dân tộc). Cộng hòa miền Nam Việt Nam có mục tiêu chống Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa đế thống nhất đất nước. Sau cuộc Tổng tuyển cử 1976, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hợp nhất thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sau khi cuộc Tổng tuyển cử 1976 do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tổ chức để thống nhất đất nước về mặt chính trị, ngày 2/7/1976, Quốc hội khóa VI quyết định thống nhất Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam với tên gọi Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hiệu này được sử dụng từ đó đến nay. Các danh xưng không chính thức. Dưới đây là những danh xưng không rõ về tính xác thực, hoặc do nước ngoài sử dụng để chỉ vùng lãnh thổ quốc gia Việt Nam. Những danh xưng không chính thức này được ghi nhận lại từ cổ sử, truyền thuyết hoặc từ các tài liệu nước ngoài từ trước năm 1945. Xích Quỷ. Xích Quỷ (赤鬼), theo "Việt Nam sử lược" là quốc hiệu trong truyền thuyết về thủy tổ của dân Việt là Kinh Dương Vương. Sách chép: Nam Việt. Nam Việt (南越) là quốc hiệu thời nhà Triệu (204 TCN – 111 TCN). Nói chính xác thì đối tượng tranh cãi ở đây không phải là bản thân tên gọi Nam Việt, mà vấn đề là quốc hiệu này có đại diện cho nước Việt Nam ngày nay hay không. Thời phong kiến xem Nam Việt chính là quốc hiệu cũ của nước Việt, nhưng từ thời Hậu Lê trở về sau, cũng như quan điểm chính thống hiện nay cho rằng quốc gia Nam Việt khi đó là của người Trung Hoa. Lý do không thể coi Nam Việt là của người Việt Nam vì: Triệu Đà là người Hán, quê ở huyện Chân Định, tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc), nhân lúc nhà Tần suy loạn đã nổi lên lập ra nhà Triệu, lấy quốc hiệu là Nam Việt. Các ý kiến cho rằng quốc hiệu này là của nước Việt có các nhận định của các học giả như Lê Văn Hưu hay Ngô Sĩ Liên. Lê Văn Hưu nói: ""Đất Liêu Đông không có Cơ Tử thì không thành phong tục mặc áo đội mũ (như Trung Hoa), đất Ngô Cối không có Thái Bá thì không thể lên cái mạnh của bá vương. Đại Thuấn là người Đông Di nhưng là bậc vua giỏi trong Ngũ Đế. Văn Vương là người Tây Di mà là bậc vua hiền trong Tam Đại. Thế mới biết người giỏi trị nước không cứ đất rộng hay hẹp, người Hoa hay Di, chỉ xem ở đức mà thôi. Triệu Vũ Đế khai thác đất Việt ta mà tự làm đế trong nước, đối ngang với nhà Hán, gửi thư xưng là "lão phu", mở đầu cơ nghiệp đế vương cho nước Việt ta, công ấy có thể nói là to lắm vậy. Người làm vua nước Việt sau này nếu biết bắt chước Vũ Đế mà giữ vững bờ cõi, thiết lập việc quân quốc, giao thiệp với láng giềng phải đạo, giữ ngôi bằng nhân, thì gìn giữ bờ cõi được lâu dài, người phương Bắc không thể lại ngấp nghé được". Ngô Sĩ Liên nói: "Truyện Trung Dung có câu: "Người có đức lớn thì ắt có ngôi, ắt có danh, ắt được sống lâu". Vũ Đế làm gì mà được như thế? Cũng chỉ vì có đức mà thôi. Xem câu trả lời Lục Giả thì oai anh vũ kém gì Hán Cao. Đến khi nghe tin Văn Đế đặt thủ ấp trông coi phần mộ tổ tiên, tuế thời cúng tế, lại ban thưởng ưu hậu cho anh em, thì bấy giờ vua lại khuất phục nhà Hán, do đó tông miếu được cúng tế, con cháu được bảo tồn, thế chẳng phải là nhờ đức ư? Kinh Dịch nói: "Biết khiêm nhường thì ngôi tôn mà đức sáng, ngôi thấp mà không ai dám vượt qua". Vua chính hợp câu ấy"". Hoặc vua Quang Trung sau khi đánh bại đội quân nhà Thanh năm 1789 đã có ý định đòi lại đất hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây với lý do đây là đất cũ của Nam Việt thời nhà Triệu. An Nam. An Nam (安南) là danh xưng của người nước ngoài và với cả người Việt Nam để chỉ lãnh thổ Việt Nam cho đến khoảng giữa thế kỷ 20. Nguồn gốc danh xưng này từ thời Bắc thuộc (Việt Nam bị Trung Quốc đô hộ), nhà Đường ở Trung Quốc đã đặt tên cho khu vực lãnh thổ tương ứng với khu vực miền Bắc Việt Nam ngày nay là "An Nam đô hộ phủ" (673 – 757 và 768 – 866). Sau khi giành được độc lập, các triều vua Việt Nam thường phải nhận thụ phong của Trung Quốc, danh hiệu là "An Nam quốc vương" (kể từ năm 1164). Từ đó người Trung Quốc thường gọi nước Việt Nam là An Nam, bất kể quốc hiệu là gì. Cách gọi này đã ảnh hưởng đến cách gọi của người châu Âu trước năm 1945. Thời kỳ thuộc Pháp, "Annam" (gọi theo tiếng Pháp) là tên gọi chỉ vùng lãnh thổ Trung Kỳ do nhà Nguyễn cai trị dưới sự bảo hộ của Pháp. Tuy vậy, người Pháp vẫn dùng danh xưng Annam để chỉ người Việt nói chung ở cả ba vùng Bắc Kỳ ("Tonkin"), Trung Kỳ ("Annam") và Nam Kỳ ("Cochinchine"). Nhiều khi từ này được người Pháp dùng với ý miệt thị người Việt. Các danh xưng thời Bắc thuộc và Pháp thuộc. Các danh xưng này không được xem là quốc hiệu của Việt Nam vì các giai đoạn này Việt Nam bị nước ngoài đô hộ. Đây là tên gọi mà Trung Quốc và Pháp sử dụng để chỉ vùng lãnh thổ Việt Nam mà họ chiếm đóng. Giao Chỉ. Là tên gọi của Việt Nam thời Bắc thuộc lần I từ 111 TCN – 39 CN; thời Bắc thuộc lần 2 từ 43–203, và thời Bắc thuộc lần 4 từ 1407–1427. Tổng cộng khoảng 262 năm. Giao Châu. Là tên gọi của Việt Nam thời Bắc thuộc lần 2 từ 203 – 544 và thời Bắc thuộc lần 3 từ 602–679. Tổng cộng khoảng 420 năm. An Nam. Là tên gọi của Việt Nam thời Bắc thuộc lần 3 từ 679 – 757 và 766 – 866. Tổng cộng khoảng 180 năm. Trấn Nam. Là tên gọi của Việt Nam thời Bắc thuộc lần 3 từ 757 – 766. Tổng cộng khoảng 10 năm. Tĩnh Hải quân. Là tên gọi của Việt Nam cuối thời Bắc thuộc lần 3, thời kỳ tự chủ của Họ Khúc và thời kỳ độc lập của Nhà Ngô, từ 866 – 967. Tổng cộng khoảng 102 năm. Liên bang Đông Dương. Là tên gọi của Việt Nam, Campuchia và Lào (lúc bấy giờ Việt Nam bị chia thành Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ) thời Pháp thuộc, từ 1887 – 1954. Tổng cộng khoảng 68 năm. Tại các nước trên thế giới. Đối với nước ngoài, tên gọi "Việt Nam" thường được viết trong các ngôn ngữ dùng ký tự Latinh là "Vietnam". Một số ngoại lệ như: Trong các ngôn ngữ dùng hệ chữ viết khác:
9,252
807300
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9252
Sơn La
Sơn La là một tỉnh miền núi, vùng cao, nằm ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Năm 2018, Sơn La là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 31 về số dân, xếp thứ 40 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 49 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 63 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.242.700 người dân, GRDP đạt 47.223 tỉ Đồng (tương ứng với 2,0509 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 38 triệu đồng (tương ứng với 1.650 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 5,59%. Sơn La cũng là tỉnh có diện tích lớn nhất Bắc Bộ. Lịch sử. Vào thời nhà Lý, thế kỷ 11-12, vùng trung tâm tỉnh Sơn La ngày nay (gồm thành phố Sơn La, các huyện Mường La, Thuận Châu (Mường Muổi), Mai Sơn...) là khu vực lãnh thổ định cư của một vương quốc được ghi nhận trong Đại Việt sủ ký toàn thư tên là Ngưu Hống. Ngày 24 tháng 5 năm 1886, thành lập châu Sơn La (thuộc phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hoá), tách từ tỉnh Hưng Hóa thành cấp tương đương với tỉnh. Thiếu tá De Chateaurochet làm Phó công sứ Sơn La. Kế nhiệm là Moulié (11/1886). Ngày 9 tháng 9 năm 1891, thuộc Đạo Quan binh 4. Ngày 27 tháng 2 năm 1892, thành lập tiểu quân khu Vạn Bú gồm 2 phủ và 8 châu, do thiếu tá Pennequin làm chỉ huy trưởng. Kế nhiệm ông là Đại uý Diguet (1893 - 1895) và thiếu tá Norminot (1895). Ngày 10 tháng 10 năm 1895, thành lập tỉnh Vạn Bú, tỉnh lỵ ở Vạn Bú (tức Tạ Bú). Lúc này M.Caillat lên thay thiếu tá Norminot làm Công sứ Pháp ở tỉnh Vạn Bú. Ngày 23 tháng 8 năm 1904, đổi tên thành tỉnh Sơn La, tỉnh lỵ chuyển về nơi ngày nay là thành phố Sơn La. Công sứ Pháp đầu tiên là Jean G. Monpeyrat, lên cầm quyền thay công sứ Sévénier từ năm 1902 đến năm 1909. Kế nhiệm ông là các công sứ Pháp như Hernandez (1909 - 1911), Fillion, Bonnermain, Louis Rene, Pierre Grossin, Nempont, Romanetti, Saint Poulof (1928 - 1933), Cousseau, Gabon, Robert. Năm 1907, công sứ Monpeyrat cho xây dựng nhà tù Sơn La. Năm 1917, công sứ Pháp Laumet mở trường dạy chữ quốc ngữ và chữ Pháp. Năm 1933, công sứ Gabriel M. de Saint-Poulof (cầm quyền thay Romanetti từ năm 1928) bị đầu độc chết trong cuộc chiến đấu đòi vượt ngục của tù nhân ở Sơn La. Năm 1939, công sứ Cousseau lên thay. Năm 1944, Robert thay ông ta làm công sứ Sơn La và cai trị đến tận năm 1945. Sau năm 1946, tỉnh Sơn La cùng với hai tỉnh Lai Châu và Phong Thổ (do Pháp lập ra) lập thành "Xứ Thái tự trị"nằm dưới sự chỉ đạo của Pháp. Bạc Cầm Quý làm tỉnh trưởng Sơn La. Từ nằm 1948 đến 1953, thuộc Liên khu Việt Bắc. Lúc này tỉnh Sơn La có 6 huyện: Mường La, Thuận Châu, Phù Yên, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu. Từ năn 1953 đến 1955, Sơn La thuộc Khu Tây Bắc. Từ năm 1955 đến 1962, bỏ cấp tỉnh, thuộc Khu tự trị Thái Mèo. Từ năm 1962 đến 1975, tái lập tỉnh, thuộc Khu tự trị Tây Bắc (đổi tên từ Khu tự trị Thái Mèo), có 7 huyện: thêm huyện Quỳnh Nhai và Sông Mã, còn huyện Phù Yên chuyển sang tỉnh Nghĩa Lộ mới thành lập. Đến cuối năm 1975, tỉnh Sơn La có tỉnh lị là thị xã Sơn La và 7 huyện: Mai Sơn, Mộc Châu, Mường La, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Thuận Châu, Yên Châu. Sau khi giải thể Khu tự trị Tây Bắc, tỉnh Sơn La nhập thêm 2 huyện của tỉnh Nghĩa Lộ vừa giải thể là Phù Yên và Bắc Yên. Từ đó, tỉnh Sơn La có tỉnh lị là thị xã Sơn La và 9 huyện: Bắc Yên, Mai Sơn, Mộc Châu, Mường La, Phù Yên, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Thuận Châu, Yên Châu. Ngày 2 tháng 12 năm 2003, chia huyện Sông Mã thành 2 huyện: Sông Mã và Sốp Cộp. Ngày 3 tháng 9 năm 2008, chuyển thị xã Sơn La thành thành phố Sơn La. Ngày 10 tháng 6 năm 2013, chia huyện Mộc Châu thành 2 huyện: Mộc Châu và Vân Hồ. Tỉnh Sơn La có 1 thành phố và 11 huyện như hiện nay. Địa lý. Vị trí và lãnh thổ. Tỉnh Sơn La có diện tích 14.174,5 km² chiếm 4,27% tổng diện tích Việt Nam, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố. Toạ độ địa lý: 20o37' - 22o02' vĩ độ Bắc và 103o11’ - 105o02' kinh độ Đông. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Sơn La, nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 302 km, có vị trí địa lý: Sơn La có đường biên giới quốc gia dài 250 km, chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628 km. Địa hình. Sơn La nằm cách Hà Nội 302 km trên trục Quốc lộ 6 Hà Nội - Sơn La - Điện Biên, Sơn La là một tỉnh nằm sâu trong nội địa. Tỉnh này có 3 cửa khẩu với Lào là cửa khẩu quốc tế Chiềng Khương, Cửa khẩu Lóng Sập và Nà Cài. Sơn La có độ cao trung bình 600 - 700m so với mặt biển, địa hình chia cắt sâu và mạnh, 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực sông Đà, sông Mã, có 2 cao nguyên là Cao nguyên Mộc Châu và Cao nguyên Sơn La, địa hình tương đối bằng phẳng. Cùng với các tỉnh Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La là mái nhà của khu vực Bắc Bộ. Địa hình phần lớn là đồi núi, trong đó các đồi núi cao tập trung ở các huyện Sốp Cộp, Thuận Châu, Bắc Yên... Sơn La có dòng sông Mã, sông Đà đi qua, phù sa từ hai con sông này đã bồi nên những thung lũng, 2 dòng sông này còn gây ra tình trạng xâm thực, sức nước mạnh khoét sâu vào các ngọn đồi, làm sụp những phần đất cao và mở rộng thung lũng ra. Phía Đông là các cao nguyên rộng lớn như cao nguyên Mộc Châu, đây là nơi có đồng cỏ lớn, là nơi chăn nuôi gia súc phù hợp. Địa hình bị chia cắt mạnh, sông suối nhiều, lắm thác ghềnh, nên đây là nơi có nguồn thủy điện dồi dào, nhà máy thủy điện Sơn La được xây dựng ở đây là nhà máy lớn nhất Đông Nam Á hiện tại. Phía Bắc và Đông là những dãy núi cao vắt ngang chắn lại các lối giao thông, vì thế đã tạo ra các đèo như đèo Pha Đin, đèo Tà Xùa, đèo Chiềng Đông, đèo Cón, đèo Lũng Lô... Khí hậu. Sơn La có khí hậu cận nhiệt đới ẩm vùng núi, mùa đông phi nhiệt đới lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Do địa hình bị chia cắt sâu và mạnh nên hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu, cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong phú. Vùng cao nguyên Mộc Châu phù hợp với cây trồng và vật nuôi vùng ôn đới. Vùng dọc sông Đà phù hợp với cây rừng nhiệt đới xanh quanh năm. Thống kê nhiệt độ trung bình năm của Sơn La có xu hướng tăng trong 20 năm lại đây với mức tăng 0,5 °C - 0,6 °C, nhiệt độ trung bình năm của Thành phố Sơn La hiện ở mức 21,1 °C, Yên Châu 23 °C; lượng mưa trung bình năm có xu hướng giảm (thành phố hiện ở mức 1.402 mm, Mộc Châu 1.563 mm); độ ẩm không khí trung bình năm cũng giảm. Mùa mưa kết thúc khá sớm vào khoảng đầu tháng 9 và bắt đầu một mùa khô kéo dài khốc liệt đến tận cuối tháng 4 năm sau gây ra tình trạng khô hạn và thiếu nước, gió tây khô nóng vào những tháng cuối mùa khô đầu mùa mưa (tháng 4-6) là yếu tố gây ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Sương muối, mưa đá, lũ quét là yếu tố bất lợi. Dân số. Theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2019, tỉnh Sơn La có 1.248.415 người, tổng số hộ là 289,516 hộ, nam có 632,598 người, nữ có 615,917 người. Sơn La là tỉnh đông dân nhất vùng Tây Bắc Bộ. 16.6% dân số sống ở thành thị và 83,4% dân số sống ở nông thôn. Sơn La có tổng cộng 39 dân tộc anh em, trong đó người Thái là nhiều nhất với 669,265 người, người Kinh 203,008 người, người Mông 200,480 người. Hành chính. Tỉnh Sơn La có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1 thành phố và 11 huyện; 204 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 188 xã, 7 phường và 9 thị trấn. Văn hóa, du lịch. Sơn La là tỉnh có nhiều dân tộc cư trú nên có sự đa dạng về văn hoá truyền thống, đời sống, tập tục. Sơn La có nhiều lễ hội của các dân tộc, mỗi lễ hội đều có nét đặc sắc riêng như Tết cơm mới của người Khơ Mú, Lễ hội hoa ban, Lễ hội Pang Cẩu Nỏ của dân tộc Khơ Mú, Xinh Mun; Lễ hội dâng hoa măng của người La Ha; Lễ cầu phúc của người Mường; Lễ hội xên bản, cầu mưa của người Thái, Lễ mừng măng mọc của nhiều dân tộc vùng Tây Bắc... Sơn La còn có các di tích như Nhà tù Sơn La, bảo tàng Sơn La ở thành phố Sơn La, chùa Chiền Viện ở Mộc Châu... Bên cạnh đó thiên nhiên còn tạo hóa cho Sơn La nhiều khu du lịch, khu danh thắng đẹp rất thích hợp với loại hình du lịch nghỉ dưỡng, dã ngoại và khám phá như: Suối nước nóng Bản Mòng (Hua La), danh thắng Yên Châu, các hang Thẩm Tát, Thẩm Ké... ở Chiềng An, Bản Hìn, cao nguyên Mộc Châu, khám phá chinh phục các đỉnh núi ở Bắc Yên... Ẩm thực. Các đặc sản, ẩm thực địa phương trong tỉnh: táo mèo Bắc Yên, bánh dày Mông, rượu chuối Yên Châu, nộm da trâu, pa tỉnh tộp, măng trúc muối ớt Háng Đồng, nhót xanh chấm chéo, mận Phiêng Khoài, canh mọ, rượu thóc men lá Hang Chú, thảo quả Bắc Yên, mẳm cá, long nhãn Chiềng Khoong, cà rừng, cá ngần sông Đà, cam Phù Yên, hoa gừng, rượu hoẵng Mộc Châu, tỏi Chiềng Đông, thịt thối, trám, pa giảng, khoai sọ Cụ Cang, bọ xít rang, chè Mộc Châu, mắc ten, nậm pịa, quýt Chiềng Cọ, canh bon, tỏi tía Phù Yên, thịt trâu gác bếp, gỏi cá Thái, na dai Mai Sơn, ốc đá suối Bàng, nộm hoa ban, gà đen Mông, vịt Chiềng Mai, ớt ngâm Na Viên, mơ Mộc Châu, rau thối, thịt chua người Dao, dưa mèo, gân bò xé Mường Tấc, hạt dổi, mắc khén, thịt dơi Chiềng Khoi, nhãn Sông Mã, xôi sắn, cháo mắc nhung, nếp tan Mường Và, đào Mộc Châu, mẳm hén, bánh gai Hát Lót, măng, xôi ngũ sắc, cá tép dầu Quỳnh Nhai, xoài tròn Yên Châu, đọt song mây, rượu cần Thái, núc nác, xôi trám, mận hậu Mộc Châu, hoa đu đủ đực, bê chao Mộc Châu, chẳm chéo, cốm Mường Tấc, rêu đá, khoai sọ Thuận Châu, chè Tà Xùa. Chè Tà Xùa Chè Tà Xùa là loại búp trắng cánh vàng xuất xứ từ xã vùng cao Tà Xùa (Bắc Yên). Chè được bà con dân tộc Mèo sao tẩm trực tiếp. Nước chè vị đắng chát khi mới nhấp nhưng lại ngọt dần. Chè Tà Xùa kén nước, tốt nhất là pha bằng nước suối vùng này, nếu dưới xuôi phải là nước khoáng đun sôi mới ngon. Thịt dơi Chiềng Khoi Tại bản người Thái, bản Hiêm, Chiềng Khoi (Yên Châu) có một hang đá là hang Dơi. Đây là hang rộng, nhiều ngách rất nhiều Dơi. Từ xưa, người Thái nơi đây đã bắt Dơi về chế biến các món ăn như: Hăm pịch kia, Lám kia... Đây là món được coi là quý hiếm để biếu cha mẹ. Theo dân gian người Thái trẻ em ăn thịt Dơi thì chóng lớn, nhanh nhẹn, người già ăn thì khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ. Sơn tra Sơn tra ở đây có vị đậm đà hương thơm đặc trưng. Càng lên cao, khí hậu lạnh táo mèo sơn tra càng vàng tươi, thơm hơn và có vị chua ngọt. Sơn tra tiếng dân tộc Mông gọi là Tu Di. Mùa sơn tra ra hoa, màu trắng thấp thoáng giữa khu rừng trên những dãy núi cao càng làm vẻ đẹp nơi đây thêm thi vị. Rêu Sông Mã Người Thái ở đây chế biến rêu từ những tảng đá ngầm ở thượng nguồn sông Mã (thuộc huyện Sông Mã) thành món nướng, món xào ăn vừa thơm, vừa ngọt mát. Tháng giêng, sông Mã chỉ như một con suối hiền hòa, nước mát rượi, tinh khiết, xanh trong đó cũng là bắt đầu mùa rêu, một loại đặc sản của người Thái. Kinh tế. Sơn La là một tỉnh thuộc Trung du và miền núi phía Bắc, rất khó khăn về mặt kinh tế. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2018 ước tính tăng 5,59% so với năm 2017, trong đó 6 tháng đầu năm tăng 5,62%, mức tăng trưởng năm nay tuy không đạt mục tiêu tăng trưởng 8,5% đề ra nhưng trong bối cảnh kinh tế địa phương gặp nhiều khó khăn do thời tiết và biến đổi khí hậu thì đạt được mức tăng trưởng trên cũng đã khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng thực hiện. Trong mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,18%, đóng góp 1,40 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 4,33%, đóng góp 1,44 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,33%, đóng góp 2,40 điểm phần trăm; thuế sản phẩm tăng 5,67%, đóng góp 0,35 điểm phần trăm. Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 3,67% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,97 điểm phần trăm vào mức tăng chung, trong đó sản xuất và phân phối điện đạt mức tăng 2,53%, đóng góp 0,57 điểm phần trăm; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 9,87%, đóng góp 0,32 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và hoạt động xử lý rác thải, nước thải giảm 1,69%, làm giảm 0,005 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 34,66%, làm tăng 0,08 điểm phần trăm mức tăng trưởng chung. Ngành xây dựng tăng trưởng khá với tốc độ 6,95%, đóng góp 0,46 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Trong khu vực dịch vụ, các ngành vẫn giữ mức tăng ổn định so với cùng kỳ năm trước đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, trong đó đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng chung như sau: Ngành giáo dục và đào tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt mức tăng 5,52% so với năm 2017, đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy năm nay có mức tăng trưởng khá cao 7,62%, đóng góp 0,43 điểm phần trăm; hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị xã hội tăng 6,02%, đóng góp 0,33 điểm phần trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 4,27%, đóng góp 0,19 điểm phần trăm... Về cơ cấu kinh tế năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 22,28%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,44%; khu vực dịch vụ chiếm 38,11%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6,17% (cơ cấu tương ứng của năm 2017 là 21,88%; 34,59%; 37,36%; 6,17%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp thủy sản, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Giao thông. Sơn La là một trong những tỉnh có hệ thống giao thông chưa đồng bộ, thiếu sót: đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Trên toàn tỉnh có 4 tuyến đường bộ của Việt Nam: Quốc lộ 6 (AH13) mở rộng, Quốc lộ 37, Quốc lộ 43, Quốc lộ 279, Quốc lộ 32B và đường tỉnh lộ, huyện lộ. Đường thủy của Sơn La còn hạn chế chủ yếu dọc sông Đà bởi cảng Tà Hộc tại huyện Mai Sơn. Đường hàng không của tỉnh Sơn La hiện tại đã ngừng hoạt động từ năm 2004 với sân bay Nà Sản đặt tại huyện Mai Sơn, cách thành phố Sơn La khoảng 20 km. Sân bay Nà Sản hiện đang trong quá trình trùng tu và nâng cấp, dự kiến sẽ hoàn thành trước năm 2020. Mục tiêu quy hoạch đến năm 2020 là sân bay nội địa cấp 4C theo quy định Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) với mức khai thác ban đầu đạt 0,9 triệu hành khách/năm. Vận tải công cộng, đến năm 2019, Sơn La đã phát triển mạng lưới xe buýt tư nhân gồm 6 tuyến kết nối Thành phố Sơn La đi các huyện lân cận. Ngã ba Cò Nòi - Thống Nhất - 19/5 - thị trấn Hát Lót - sân bay Nà Sản - Chiềng Mung - Bệnh viện Đa khoa Sơn La khu vực Tây Bắc - ngã tư Quốc lộ 4G - Đại học Tây Bắc - Vincom Center Plaza Sơn La - Bệnh viện Đa khoa Sơn La - Bản Cá
9,277
851946
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9277
Phản ứng thế
Phản ứng thế trong hóa học được hiểu theo hóa vô cơ và hóa hữu cơ hơi khác nhau một chút. Trong hóa vô cơ, nó là phản ứng hóa học, trong đó một nguyên tố có độ hoạt động hóa học mạnh (ở các điều kiện cụ thể về nhiệt độ, áp suất) sẽ thay thế cho nguyên tố có độ hoạt động hóa học yếu hơn trong hợp chất của nguyên tố này, theo phản ứng sau: Trong hóa hữu cơ, phản ứng thế là phản ứng hóa học, trong đó một nhóm của một hợp chất được thay bằng một nhóm khác. Phản ứng thế thân hạch. Trong hóa hữu cơ và hóa vô cơ, phản ứng thế thân hạch, hay còn gọi là phản ứng thế nucleophile, là một loại phản ứng cơ bản trong đó các tác nhân thân hạch (tiếng Anh: nucleophille; ký hiệu Nuc:) liên kết hoặc tấn công các nguyên tử hoặc phân tử có điện tích hay phân cực dương một cách có chọn lọc. Trong quá trình này, tác nhân thân hạch sẽ thế chỗ cho tác nhân thân hạch yếu hơn. Khi tác nhân thân hạch yếu hơn tách ra khỏi một nguyên tử hay phân tử và trở thành nhóm xuất (ký hiệu: LG), nguyên tử hoặc phân tử đó sẽ mang điện tích hoặc phân cực dương sẽ trở thành nhóm electrophile. Nhóm thực thể phân tử bao gồm nhóm electrophile và nhóm xuất thường được gọi chung là chất nền. Với R-LG là chất nền, dạng tổng quát của loại phản ứng này có thể được viết như sau: Nuc: + R-LG → R-Nuc + LG: Cặp electron (:) từ tác nhân thân hạch tấn công chất nền để tạo nên một liên kết cộng hóa trị mới Nuc-R-LG. Điện tích ban đầu được phục hồi khi nhóm xuất (LG) tách khỏi phân tử mang theo một cặp electron, và sản phẩm chính sẽ là R-Nuc. Trong những phản ứng như thế này, tác nhân thân hạch sẽ mang điện tích trung tính hoặc có phân cực âm, và chất nền thường sẽ trung tính hoặc mang phân cực dương. Một ví dụ điển hình của phản ứng thế thân hach là phản ứng thủy phân của ankyl bromide (ký hiệu: R-Br) trong điều kiện kiềm. Trong phản ứng này, nhóm thân hạch sẽ là gốc kiềm OH− và nhóm xuất sẽ là Br−. R-Br + OH− → R-OH + Br− Các phản ứng thế thân hạch được sử dụng rất phổ biến trong hóa học hữu cơ. Loại phản ứng này có thể được phân loại dựa vào thành phần tham gia phản ứng. Phản ứng thế thân hạch thường xảy ra ở 1 nguyên tử cacbon của 1 hợp chất no không vòng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phản ứng này có thể xảy ra ở 1 nguyên tố cacbon của một hợp chất vòng hoặc ở các trung tâm cacbon của một hợp chất không no. Cơ chế. Các phản ứng thế hạch nhân có thể diễn ra theo hai loại cơ chế là: cơ chế phản ứng thế đơn phân (SN1) và cơ chế phản ứng thế lưỡng phân (SN2). Cơ chế SN1 cần đến 2 bước phản ứng để tạo thành sản phẩm. Ở bước đầu tiên, nhóm xuất sẽ tách khỏi phân tử và giúp hình thành cacbocation C+ tại điểm tách rời. Ở bước thứ hai, tác nhân thân hạch (Nuc:) sẽ tấn công cacbocation và tạo nên liên kết cộng hóa trị sigma. Nếu chất nền là một cacbon bất đối, cơ chế này có thể đảo ngược cấu trúc lập thể hoặc sẽ giữ nguyên cấu trúc như ban đầu của sản phẩm. Sản phẩm bao gồm cả hai cấu trúc lập thể nguyên bản và đảo ngược sẽ được gọi là biến thể raxemic. Cơ chế SN2 diễn ra chỉ trong 1 bước duy nhất. Trong cơ chế này, tác nhân thân hạch sẽ tấn công vào phân tử cùng thời điểm nhóm xuất tách khỏi phân tử đó. Nếu chất nền trong cơ chế này là một hợp chất bất đối, phản ứng này sẽ đảo ngược cấu trúc lập thể của sản phẩm và điều này được gọi là nghịch đảo Walden. Cơ chế tấn công SN2 chỉ có thể xảy ra khi việc tấn công từ phía sau của các tác nhân thân hạch không bị cản trở trong không gian bởi các nhóm thế liên kết với chất nền. Do đó, cơ chế này thường diễn ra ở các chất nền có trung tâm cacbon bậc 1 khi mà các trung tâm này chỉ liên kết với 1 nhóm thế cacbon duy nhất. Trong trường hợp chất nền có trung tâm cacbon bậc 3, khi mà nhóm xuất bị che lấp bởi 3 nhóm chất nền cacbon trong không gian và rất khó để tách rời, phản ứng thế sẽ diễn ra theo cơ chế SN1 thay vì SN2 bởi cấu trúc này giúp ổn định điện tích của tiểu phân cacbocation trung gian và khiến cơ chế SN1 có thể xảy ra dễ dàng hơn. Phản ứng thế gốc. Phản ứng này thường gặp ở các hydrocarbon no, được ký hiệu là "S" (từ tiếng Anh "substitution" nghĩa là "thế"). Phản ứng thế halogen trong các phân tử ankan xảy ra theo cơ chế thế gốc (cơ chế SR). Đây là một phản ứng dây chuyền. Muốn khơi mào phản ứng, cần phải chiếu sáng hoặc thêm các chất dễ phân huỷ thành gốc tự do hoạt động vào. Ví dụ:. Xét quá trình phản ứng giữa metan (CH4) và clo (Cl2), phản ứng xảy ra theo cơ chế thế gốc, trải qua 3 giai đoạn: khơi mào, phát triển mạch, tắt mạch. Khơi mào: Phát triển mạch: Tắt mạch: Cơ chế này giải thích sự tạo thành sản phẩm phụ etan (CH3-CH3) trong quá trình clo hoá metan.
9,282
629007
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9282
Quốc hội Hoa Kỳ
Quốc hội Hoa Kỳ là cơ quan lập pháp lưỡng viện của Hoa Kỳ, bao gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 435 hạ nghị sĩ, Thượng viện có 100 thượng nghĩ sĩ. Nghị sĩ Quốc hội do nhân dân bầu trực tiếp, nhưng thống đốc các bang có quyền bổ nhiệm thượng nghị sĩ tạm quyền. Phó tổng thống Hoa Kỳ chủ tọa phiên họp của Thượng viện nhưng chỉ được biểu quyết nếu Thượng viện biểu quyết hòa. Hạ viện có sáu đại biểu không biểu quyết. Quốc hội Hoa Kỳ họp ở Nhà Quốc hội tại Washington, D.C. Thời gian một khóa Quốc hội là hai năm, bắt đầu từ tháng 1. Bầu cử Quốc hội được tổ chức vào năm chẵn vào thứ Ba tiếp theo sau thứ Hai thứ nhất trong tháng 11. Nhiệm kỳ của Hạ viện là hai năm. Pháp luật quy định số hạ nghị sĩ là 435, mỗi khu vực bầu cử bầu một hạ nghị sĩ. Mỗi tiểu bang được phân bổ một số lượng hạ nghị sĩ nhất định dựa theo dân số của tiểu bang căn cứ kết quả Điều tra dân số Hoa Kỳ nhưng mỗi tiểu bang được ít nhất một hạ nghị sĩ. Cứ mười năm là phân bổ lại số hạ nghị sĩ. Thượng nghị sĩ do nhân dân toàn tiểu bang bầu, nhiệm kỳ sáu năm. Cứ hai năm là bầu lại một phần ba số thượng nghị sĩ. Mỗi bang có hai thượng nghị sĩ, bất kể dân số hay diện tích. Hiện tại có 100 thượng nghị sĩ. Hạ nghị sĩ phải là công dân Hoa Kỳ trong bảy năm và đủ 25 tuổi trở lên. Thượng nghị sĩ phải là công dân Hoa Kỳ trong chín năm và đủ 30 tuổi trở lên. Nghị sĩ phải thường trú ở tiểu bang bầu nơi ứng cử. Nghị sĩ không bị giới hạn số lần được tái cử. Quốc hội Hoa Kỳ do Hiến pháp Hoa Kỳ thành lập thay thế Quốc hội Hợp bang. Quốc hội họp lần đầu tiên vào năm 1789. Kể từ thế kỷ 19, nghị sĩ Quốc hội thường là đảng viên Đảng Dân chủ hoặc Đảng Cộng hòa, hiếm khi là đảng viên những đảng khác hoặc không đảng phái. Nghị sĩ không đảng phái có thể liên minh với những nghị sĩ có đảng tịch. Nghị sĩ cũng có thể tùy nghi đổi đảng tịch nhưng trường hợp này khá hiếm. Tổng quan. Quốc hội Hoa Kỳ thực hiện quyền lập pháp. Hạ viện và Thượng viện ngang quyền: luật phải được Hạ viện và Thượng viện thông qua. Mỗi viện có một số đặc quyền. Thượng viện phê chuẩn điều ước và đề nghị bổ nhiệm của tổng thống. Hạ viện được trình dự án luật thu ngân sách nhà nước trước. Hạ viện đàn hặc quan chức, Thượng viện luận tội quan chức. Kết tội phải được hai phần ba tổng số thượng nghị sĩ biểu quyết tán thành. Quan chức bị Thượng viện kết tội thì bị cách chức. Thời gian một khóa Quốc hội là hai năm. Tu chính án XX Hiến pháp Hoa Kỳ quy định mỗi khóa Quốc hội kết thúc vào buổi trưa ngày thứ ba trong tháng Giêng vào năm lẻ. Quốc hội Hoa Kỳ luôn luôn thay đổi. Gần đây, miền Nam và miền Tây Hoa Kỳ được phân bổ nhiều hạ nghị sĩ hơn do dân số gia tăng. Quốc hội ngày càng nhiều nữ nghị sĩ và thiểu số. Nghị sĩ Quốc hội thay mặt hai nhóm khác nhau: hạ nghị sĩ thay mặt địa phương, thượng nghị sĩ thay mặt tiểu bang. Hầu hết các nghị sĩ đương nhiệm đều ứng cử lại. Căn cứ sử liệu thì cứ mười nghị sĩ là hơn chín người tái đắc cử. Thủ đô Washington, D.C. trực thuộc Quốc hội Hoa Kỳ. Lịch sử. Các đại biểu của mười hai trong Mười ba thuộc địa Mỹ họp lần đầu ở Hội nghị Lục địa khóa Một. Ngày 4 tháng 7 năm 1776, Hội nghị Lục địa khóa Hai thông qua Tuyên ngôn Độc lập, sáng lập nước "Hợp chúng quốc Mỹ". Hội nghị Lục địa khóa Hai ban hành Điều khoản Hợp bang, thành lập Quốc hội Hợp bang. Quốc hội Hợp bang gồm đại biểu các bang, mỗi bang được số đại biểu bằng nhau, đại biểu mỗi bang có quyền phủ quyết hầu hết các quyết định của Quốc hội Hợp bang. Quốc hội Hợp bang có quyền hành pháp, nhưng không có quyền lập pháp, quyền cưỡng chế thu thuế, quản lý nền kinh tế hay thi hành luật. Tư pháp thì Quốc hội Hợp bang chỉ được thành lập tòa án hàng hải. Đối mặt sự bất lực của chính phủ trung ương, đại biểu các bang họp Hội nghị Lập hiến vào năm 1787. Đại biểu trình dự thảo hiến pháp cải tổ Quốc hội hợp bang thành Quốc hội gồm hai viện, bởi vì chế độ lưỡng viện hoạt động tốt trong chính quyền các bang. Những bang thưa dân chủ trương mỗi bang có số nghị sĩ bằng nhau. Những bang đông dân chủ trương phân bổ số nghị sĩ theo dân số. Các đại biểu thỏa hiệp rằng hạ nghị sĩ được phân bổ theo dân số, mỗi bang có hai thượng nghị sĩ do chính quyền bang cử. Hội nghị Lập hiến ban hành Hiến pháp Hoa Kỳ, thành lập chế độ liên bang gồm chính phủ liên bang và chính phủ các bang. Quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp khống chế lẫn nhau theo nguyên tắc tam quyền phân lập. Hai viện Quốc hội khống chế lẫn nhau. Hiến pháp Hoa Kỳ có hiệu lực vào năm 1789. Thập niên 1780 đến thập niên 1820: Quốc hội non trẻ. Các đảng chính trị bắt đầu định hình. Phe ủng hộ Hiến pháp Hoa Kỳ thành lập Đảng Liên bang. Phe đối lập vào Đảng phản chính quyền do James Madison và Thomas Jefferson sáng lập, là tiền thân của Đảng Dân chủ Cộng hòa. Đảng phản chính quyền phản đối chính sách của Bộ trưởng Tài chính Alexander Hamilton. Đảng Liên bang và Đảng Dân chủ Cộng hòa tranh giành chính quyền. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1800, Thomas Jefferson thuộc Đảng Dân chủ Cộng hòa đánh bại John Adams thuộc Đảng Liên bang. Năm 1803, Tòa án tối cao ra quyết định rằng Tòa án Tối cao có quyền hủy bỏ luật của Quốc hội. Thập niên 1830 đến thập niên 1900: đảng phái tranh quyền. Các đảng chính trị tăng thế lực. Sự kiện bước ngoặt của thời kỳ này là Nội chiến Hoa Kỳ: chế độ nô lệ bị thủ tiêu, chính phủ liên bang được củng cố, chính quyền các bang bị suy yếu. Vào Thời kỳ mạ vàng (1877–1901), Đảng Cộng hòa thống trị Quốc hội. Hoạt động vận động hành lang trở nên mạnh mẽ. Ví dụ: vào thời chính quyền Tổng thống Ulysses S. Grant, những nhóm lợi ích vận động chính phủ trợ cấp ngành đường sắt và đánh thuế quan đối với len nhập khẩu. Dân số Hoa Kỳ tăng chóng mặt do tỷ lệ nhập cư và sinh đẻ cao. Vào Thời kỳ Tiến bộ, hai đảng lãnh đạo Quốc hội một cách hiệu quả. Những nhóm cải cách kêu gọi cải cách chính trị xã hội, chỉ trích các nhóm vận động hành lang thao túng chính trị. Quyền thế của Chủ tịch Hạ viện trở nên cực kỳ lớn mạnh. Thượng viện chịu sự kiểm soát của nửa tá thượng nghị sĩ. Thập niên 1910 đến thập niên 1960: ủy ban nắm quyền. Trong Quốc hội, những nghị sĩ càng thâm niên càng dễ được bầu vào ủy ban, phân nhiệm vụ quan trọng, cho nên nghị sĩ của cả hai đảng thường xuyên ứng cử lại. Chủ nhiệm ủy ban của hai viện có thế lực lớn cho đến khi Quốc hội thông qua cải cách vào thập kỷ 1970. Tu chính án XVII quy định bầu cử trực tiếp thượng nghị sĩ. Một mặt, các thượng nghị sĩ nhạy cảm hơn đối với dư luận. Mặt khác, chính quyền các bang bị suy yếu do mất quyền lựa chọn thượng nghị sĩ. Tu chính án 20 quy định khóa cũ Quốc hội kết thúc cùng ngày khóa mới bắt đầu, giảm quyền lực của những nghị sĩ Quốc hội thất cử. Tòa án tối cao mở rộng quyền hạn quản lý nền kinh tế của Quốc hội. Vào thời kỳ Đại khủng hoảng, Đảng Dân chủ chiếm đa số trong cả Quốc hội. Sau khi đắc cử tổng thống vào năm 1932, Franklin D. Roosevelt bắt đầu tập trung quyền hạn vào tay tổng thống để thi hành chính sách kinh tế mới. Tổng thống Roosevelt cắt cử nhân viên vào những ủy ban Thượng viện để dễ thực hiện chương trình nghị sự của mình trong Quốc hội. Đảng Cộng hòa liên minh với phe bảo thủ miền nam trong Đảng Dân chủ để chống Roosevelt. Suốt Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Dân chủ giữ được đa số trong Quốc hội. Sau khi chiến tranh kết thúc, Quốc hội vừa tinh giản số ủy ban để tăng hiệu quả làm việc, vừa thành lập những ủy ban về những vấn đề mới như hàng không vũ trụ và năng lượng hạt nhân. Phe miền nam trong Đảng Dân chủ vào được nhiều ủy ban quan trọng. Từ cuối thập niên 40 tới đầu thập niên 50, Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy lợi dụng tâm lý chống cộng của dân Mỹ để lên truyền hình vu khống người khác. Năm 1960, John F. Kennedy đắc cử tổng thống, chính quyền lại về tay Đảng Dân chủ tới năm 1994. Từ năm 1970. Từ năm 1964 tới năm 1965, Quốc hội thông qua chương trình giảm nghèo của Tổng thống Lyndon B. Johnson. Sau vụ bê bối Watergate, Quốc hội bắt đầu tăng cường giám sát đối với chính phủ. Năm 1971, Quốc hội thông qua luật hạn chế việc quyên góp tiền cho các ứng viên, nhưng các nhóm vận động lợi dụng những kẽ hở trong pháp luật để tiếp tục tài trợ những ứng viên mà ảnh hưởng kết quả bầu cử cho có lợi cho mình. Từ năm 1974 tới năm 1984, tổng số tiền quyên góp tăng từ 12,5 triệu đô la Mỹ tới 120 triệu đô la Mỹ. Năm 2002, Quốc hội tiếp tục thông qua luật hạn chế tài chính tranh cử. Từ năm 2007 tới năm 2008, có 175 nghị sĩ Quốc hội nhận "ít nhất một nửa số tiền tranh cử" từ các nhóm vận động. Năm 2009, có 4,600 nhóm vận động, bao gồm nhóm của luật sư, thợ điện và môi giới nhà đất. Từ năm 1970, Puerto Rico, Washington, D.C., Quần đảo Virgin, Guam, Samoa và Quần đảo Bắc Mariana lần lượt được cử một đại biểu vào Hạ viện. Sáu đại biểu này có quyền đề nghị dự án luật, dự thảo nghị quyết và bỏ phiếu trong các ủy ban Hạ viện. Mỗi đại biểu được cấp văn phòng gần Quốc hội, nhân viên và hai dịp thăm bốn học viện quân sự của Hoa Kỳ mỗi năm. Đại biểu không được biểu quyết đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết. Từ cuối thế kỷ 20, báo chí bắt đầu ảnh hưởng đến công tác của Quốc hội. Hiện tượng "báo lá cải hóa" chỉ nhấn mạnh tiêu cực trong Quốc hội và tạo cơ hội cho một nghị sĩ bất kỳ tác động quá đáng đến quyết định của Quốc hội. Tháng 10 năm 2013, Quốc hội không kịp nâng trần nợ chính phủ, khiến cho cả chính phủ liên bang ngừng hoạt động một vài tuần và gây ra nguy cơ vỡ nợ nghiêm trọng. Dư luận cực kỳ bất bình: 60% người dân trả lời thăm dò rằng họ sẵn lòng "đuổi việc tất cả các nghị sĩ Quốc hội", kể cả nghị sĩ do họ bầu lên; chỉ 5% tán thành công tác của Quốc hội. Hiện nay dư luận vẫn không tán thành tác phong của Quốc hội. Ngày 6 tháng 1 năm 2021, những người ủng hộ tổng thống thất cử Donald Trump xông vào Quốc hội lúc Quốc hội đang kiểm phiếu xác nhận Joe Biden đắc cử tổng thống, khiến cho các nghị sĩ Quốc hội phải sơ tán. Đám đông ở lại Quốc hội tới khi bị cảnh sát giải tán. Đây là lần đầu tiên Quốc hội Hoa Kỳ bị chiếm đóng kể từ Trận đốt cháy Washington. Vai trò. Quyền hạn. Tổng quan. Điều I Hiến pháp Hoa Kỳ quy định tổ chức và quyền hạn của Quốc hội. Khoản 1-6 quy định cách bầu và tổ chức của Hạ viện, Thượng viện. Khoản 7 quy định quy trình lập pháp. Khoản 8 liệt kê những quyền hạn của Quốc hội. Khoản 9 liệt kê giới hạn đối với quyền của Quốc hội. Khoản 10 quy định quyền hạn của Quốc hội đối với các bang. Quốc hội được những tu chính án bổ sung quyền hạn. Ngoài quyền hạn được liệt kê ra thì Quốc hội có những quyền hạn cần thiết để thực hiện những quyền hạn được liệt kê. Quốc hội quy định các thứ thuế, thuế quan và thuế môn bài. Tu chính án XVI cho phép Quốc hội đánh thuế thu nhập mà không cần phải phân bổ giữa các bang theo dân số. Quốc hội quyết định ngân sách nhà nước, là một trong những cơ chế chính để kiểm soát chính phủ. Quốc hội có quyền vay tiền, quy định về thương mại với nước ngoài, giữa các bang và phát hành tiền. Ngân sách nhà nước phải trình lên Hạ viện trước. Quốc hội quyết định tuyên chiến, kinh phí quân sự và các quy chế về quân đội. Trước đây, tổng thống yêu cầu Quốc hội tuyên chiến trước khi động binh, ví dụ như Chiến tranh Hoa Kỳ–Anh Quốc, Chiến tranh Hoa Kỳ–México, Chiến tranh Tây Ban Nha–Mỹ, Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai. Tuy nhiên, có nhận định rằng Quốc hội đã bị tổng thống lấn quyền. Khi quân Mỹ tham dự Chiến tranh Triều Tiên, Tổng thống Harry S. Truman không yêu cầu Quốc hội tuyên chiến mà gọi nó là "chiến dịch trị an". Năm 1970, tạp chí "Time" thống kê rằng các tổng thống Mỹ đã động binh mà không được Quốc hội cho phép tổng cộng 149 lần. Suốt lịch sử Hoa Kỳ luôn có tranh luận về quyền hạn của Quốc hội và tổng thống đối với vấn đề chiến tranh. Quốc hội quyết định thành lập các bưu điện và mạng lưới bưu điện, quy định về quyền sở hữu trí tuệ, xác định tiêu chuẩn đo lường, thành lập các tòa án dưới quyền của Tòa án tối cao và làm những luật cần thiết để thực hiện quyền hạn của Quốc hội và chính phủ Hoa Kỳ. Điều IV quy định Quốc hội quyết định kết nạp bang mới. Quốc hội thực hiện quyền giám sát đối với chính phủ. Ủy ban Quốc hội có quyền triệu tập người ra ủy ban để phục vụ điều tra về một vấn đề nhất định. Quốc hội đã bị chỉ trích do lỏng lẻo trong việc giám sát chính phủ, tuy có điều tra về tính hợp pháp của những quyết định của tổng thống. Một nguyên nhân có thể là các nghị sĩ không thể tranh cử thành công bằng thành tích giám sát nên không tích cực yêu cầu Quốc hội thực hiện quyền giám sát. Quốc hội có quyền cách chức tổng thống, thẩm phán và những công chức khác. Có nhận định rằng những tổng thống gần đây đã lấn quyền của Quốc hội bằng những thủ đoạn như thi hành luật theo ý mình mà không kể tới dự định làm luật của Quốc hội. Ví dụ: những tổng thống Ronald Reagan, George H. W. Bush, Bill Clinton và George W. Bush đều tuyên bố cách hiểu của mình về luật của Quốc hội khi công bố luật. Quyền hạn được tu chính án bổ sung. Tu chính án XIII, XIV và XV cho phép Quốc hội làm luật bảo đảm quyền lợi của người Mỹ gốc Phi, bao gồm quyền bầu cử, quyền bình đẳng trước pháp luật và các quyền lợi chính đáng. Quyền hạn phái sinh. Quốc hội có những quyền hạn phái sinh từ các quyền hạn được liệt kê. Nhờ tòa án giải thích rộng rãi những quyền hạn phái sinh và quyền quản lý thương mại mà Quốc hội đã được mở rộng quyền hạn lập pháp của mình vượt dự định của Khoản 8. Quyền hạn đối với các lãnh thổ, thành phố trực thuộc. Quốc hội trực tiếp quản lý thủ đô Washington, D.C., Guam, Samoa thuộc Mỹ, Puerto Rico, Quần đảo Virgin thuộc Mỹ và Quần đảo Bắc Mariana. Quốc hội đã thành lập chính quyền địa phương ở các khu vực này, gồm hội đồng lập pháp và thống đốc dân cử (D.C. thì là thị trưởng). Mỗi lãnh thổ và Washington D.C. được cử một đại biểu vào Hạ viện. Đại biểu có các quyền giống như hạ nghị sĩ, trừ quyền biểu quyết ra. Ví dụ: đại biểu có quyền tiến cử người vào bốn học viện của Lục quân, Hải quân, Không quân và Tuần duyên Hoa Kỳ. Đại biểu được cấp văn phòng và nhân viên. Cơ chế kiểm soát quyền lực. Hiến pháp Hoa Kỳ quy định các cơ chế cho quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp khống chế lẫn nhau. Các nhà lập hiến dự liệu cho Quốc hội có quyền lực cao nhất. Ảnh hưởng của Quốc hội đối với tổng thống thay đổi tùy theo những nhân tố như lãnh đạo trong Quốc hội, thế lực của tổng thống, bối cảnh lịch sử và nỗ lực của các nghị sĩ Quốc hội. Sau khi Quốc hội đàn hặc Tổng thống Andrew Johnson, tổng thống chịu lép vế Quốc hội trong khoảng thời gian dài. Vào thế kỷ 20 và 21, một loạt tổng thống như Theodore Roosevelt, Woodrow Wilson, Franklin D. Roosevelt, Richard Nixon, Ronald Reagan và George W. Bush bắt đầu tập trung quyền hạn lại vào tay tổng thống. Quốc hội đối phó với tổng thống bằng cách tăng cường quyền hạn của mình đối với ngân sách nhà nước và vấn đề chiến tranh. Tuy nhiên, tổng thống hiện nay vẫn có nhiều quyền hạn hơn thế kỷ 19. Quốc hội và tổng thống hiếm tin tưởng nhau: chính phủ thì sợ báo cáo thông tin bí mật cho Quốc hội sẽ bị lộ, Quốc hội thì thấy chính phủ ngại báo cáo mà đâm nghi có điều mờ ám. Hạ viện quyết định đàn hặc tổng thống, phó tổng thống và những công chức liên bang khác khi có ít nhất đa số hạ nghị sĩ biểu quyết tán thành. Thượng viện luận tội các công chức bị đàn hặc. Trường hợp kết tội phải được ít nhất hai phần ba số thượng nghị sĩ biểu quyết tán thành. Công chức mà bị kết tội thì tất nhiên bị cách chức. Thượng viện có quyền cấm người bị cách chức giữ chức vụ khác. Xưa nay 16 người đã bị đàn hặc, bảy người đã bị cách chức, một người từ chức trước khi Thượng viện bắt đầu luận tội. Chỉ có ba tổng thống bị đàn hặc: Andrew Johnson vào năm 1868, Bill Clinton vào năm 1999, Donald Trump vào năm 2019 và 2021. Không tổng thống nào bị kết tội; Johnson thoát án chỉ nhờ Thượng viện thiếu một phiếu để kết tội. Tổng thống Richard Nixon từ chức vào năm 1974 sau khi thấy rằng Quốc hội sẽ cách chức ông do vụ bê bối Watergate. Thượng viện phê chuẩn bổ nhiệm bộ trưởng, thẩm phán và những công chức khác của tổng thống. Thượng viện phê chuẩn điều ước quốc tế do tổng thống ký khi có ít nhất hai phần ba số thượng nghị sĩ biểu quyết tán thành. Hạ viện không có vai trò trong việc phê chuẩn bổ nhiệm hay phê chuẩn điều ước. Tuy nhiên, trường hợp khuyết phó tổng thống thì mỗi viện phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm phó tổng thống của tổng thống. Quyền lập pháp của Quốc hội bị các tòa án hạn chế. Án lệ "Marbury v. Madison" năm 1803 xác định quyền giám sát hiến pháp của tòa án các cấp, tuy Hiến pháp Hoa Kỳ không quy định thành văn. Những quốc phụ của Hoa Kỳ đã nói tới quyền giám sát hiến pháp trong lúc tranh luận soạn thảo hiến pháp mới. Năm 1857, Tòa án tối cao ra quyết định hủy bỏ luật cấm chế độ nô lệ của Quốc hội là vi hiến. Một mặt quyền giám sát hiến pháp hạn chế phạm vi lập pháp của Quốc hội, một mặt các tòa án có thể mở rộng quyền hạn của Quốc hội bằng cách giải thích rộng rãi các điều khoản hiến pháp. Quốc hội lần đầu tiên thực hiện quyền giám sát đối với chính phủ vào năm 1791 sau khi quân đội Hoa Kỳ thua trận trước người Mỹ bản địa. Ủy ban Quốc hội có quyền tổ chức phiên điều trần và triệu tập người ra điều trần trước ủy ban. Người nào mà không chịu hầu ủy ban hay khai man thì có thể bị phạt. Phần lớn các phiên điều trần đều công khai, trừ phiên điều trần của ủy ban tình báo hai viện ra. Quốc hội công bố kết quả điều tra, nghiên cứu của các ủy ban và có cơ sở dữ liệu lưu trữ các ấn phẩm điện tử. Sau cuộc bầu cử tổng thống, Quốc hội họp kiểm phiếu bầu vào ngày 6 tháng 1 theo thường lệ. Trường hợp không có ứng viên được đa số phiếu thì Quốc hội bầu tổng thống. Tổ chức. Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện và Thượng viện thành lập các ủy ban về những vấn đề chuyên môn. Ngoài ra, Quốc hội có các cơ quan giúp việc như Phòng Trách vấn chính phủ và Thư viện Quốc hội phụ trách cung cấp thông tin cho Quốc hội. Nghị sĩ Quốc hội được cấp văn phòng và nhân viên. Ủy ban Quốc hội. Chuyên môn. Ủy ban Quốc hội điều tra, nghiên cứu những vấn đề chuyên môn và báo cáo Quốc hội. Ở Thượng viện, hai thượng nghị sĩ của mỗi bang thường vào ủy ban khác nhau để tránh bị trùng lặp. Một số ủy ban có ảnh hưởng lớn đối với tất cả dự án luật ở Quốc hội. Ví dụ: Ủy ban Thuế vụ của Hạ viện thẩm tra các dự án luật về thuế. Nhiệm vụ. Ủy ban Quốc hội soạn thảo, thẩm tra các dự án luật. Dự án luật phải được ủy ban Quốc hội thẩm tra trước khi đưa ra Quốc hội thảo luận, trừ trường hợp thủ tục đặc biệt ra. Mỗi ủy ban Quốc hội gồm các tiểu ban được phân công nhiệm vụ giấy tờ, giám sát và lập pháp. Chủ tịch Hạ viện và Thượng viện. Đầu mỗi khóa Quốc hội, Hạ viện bầu Chủ tịch Hạ viện. Chủ tịch Hạ viện là lãnh đạo của đảng đa số trong Hạ viện nhưng thường không chủ trì phiên họp Hạ viện. Ở Thượng viện, Phó Tổng thống đương nhiên là Chủ tịch Thượng viện. Ngoài ra, Thượng viện bầu Chủ tịch Thượng viện tạm quyền, thường là thượng nghị sĩ thâm niên nhất thuộc đảng đa số trong Thượng viện. Người chủ trì phiên họp Hạ viện và Thượng viện thường là nghị sĩ mới thuộc đảng đa số, mục đích là tập cho quen nội quy của viện. Cơ quan giúp việc. Thư viện Quốc hội. Thư viện Quốc hội được thành lập vào năm 1800. Trụ sở chính của Thư viện Quốc hội gồm ba tòa nhà đặt ở Đồi Quốc hội, ngoài ra còn có những cơ sở khác ở Washington, D.C., Culpeper, Virginia, Fort Meade, Maryland và các văn phòng ở nước ngoài. Năm 1812, Thư viện Quốc hội bị quân Anh thiêu trụi nhưng về sau được khôi phục và mở rộng nhờ Quốc hội mua lại thư viện riêng của Thomas Jefferson. Thư viện Quốc hội là thư viện lớn nhất trên thế giới, có gần 150 triệu tư liệu trong 470 thứ tiếng bao gồm sách, bản thảo, bản đồ, hình vẻ, phim ảnh và nhạc. Phòng Nghiên cứu Quốc hội. Phòng Nghiên cứu Quốc hội thuộc Thư viện Quốc hội có nhiệm vụ cung cấp thông tin chi tiết, chính xác và khách quan cho các hạ nghị sĩ và thượng nghị sĩ. Phòng Nghiên cứu Quốc hội có khoảng 900 nhân viên. Phòng Ngân sách Quốc hội. Phòng Ngân sách Quốc hội có nhiệm vụ cung cấp thông tin về kinh tế và ngân sách cho Quốc hội. Phòng Ngân sách Quốc hội được thành lập vào năm 1974. Phòng Ngân sách Quốc hội ước tính dự toán thu ngân sách nhà nước và những số liệu khác như nợ chính phủ và kinh phí của các dự án luật. Hàng năm Phòng Nghiên cứu Quốc hội trình báo cáo về triển vọng kinh tế và ngân sách lên Quốc hội. Thủ tục. Kỳ họp. Hiến pháp Hoa Kỳ quy định Quốc hội họp ít nhất một lần mỗi năm và cấm Hạ viện hoặc Thượng viện họp ở nơi khác mà chưa có viện kia cho phép. Một khóa Quốc hội gồm hai kỳ họp. Mỗi kỳ họp khai mạc vào ngày 3 tháng 1, trừ phi Quốc hội quyết định thời gian khác. Quốc hội họp bất thường theo lệnh triệu tập của tổng thống. Phiên họp chung. Quốc hội họp chung trong những trường hợp như kiểm phiếu bầu tổng thống sau cuộc bầu cử và nghe Thông điệp Liên bang của tổng thống. Phiên họp chung của Quốc hội thường do Chủ tịch Hạ viện chủ trì. Trường hợp kiểm phiếu bầu tổng thống thì Chủ tịch Thượng viện chủ trì. Luật và nghị quyết. Chỉ nghị sĩ Quốc hội có quyền trình dự án luật và nghị quyết nhưng thực tế là hầu hết các dự án luật đều do chính phủ hay các nhóm lợi ích soạn trước rồi đưa cho nghị sĩ trình Quốc hội. Có bốn loại dự án trình Quốc hội: Dự án luật được ủy ban của mỗi viện thẩm tra và lấy ý kiến của Phòng Giám sát Chính phủ. Hạ viện có 20 ủy ban, Thượng viện có 16 ủy ban. Ủy ban Quốc họp họp ít nhất một lần mỗi tháng. Phiên họp ủy ban Quốc hội phải công khai, trừ phi các thành viên yêu cầu họp kín. Chủ nhiệm ủy ban Quốc hội là thành viên thuộc đảng đa số. Ủy ban mời công chúng dự họp đối với những dự án luật quan trọng và có thể gọi chuyên gia ra ủy ban góp ý kiến về dự án luật. Thành viên ủy ban thảo luận dự án luật và có thể đề nghị sửa đổi nhưng mỗi viện có quyền bác bỏ đề nghị của ủy ban. Sau khi thảo luận thì ủy ban biểu quyết trình dự án luật lên toàn viện. Hạ viện và Thượng viện có thủ tục đặc biệt cho phép bỏ qua giai đoạn thẩm tra của ủy ban nhưng hiếm khi áp dụng. Sau khi được một viện thông qua thì dự án luật được chuyển đến viện kia. Hạ viện và Thượng viện phải thông qua cùng nội dung. Trường hợp viện kia sửa đổi dự án luật thì Quốc hội thành lập một ủy ban hiệp thương gồm những hạ nghị sĩ và thượng nghị sĩ để thống nhất nội dung dự án luật. Trường hợp Hạ viện và Thượng viện tán thành dự thảo của ủy ban hiệp thương thì dự án luật được thông qua. Hiến pháp Hoa Kỳ quy định cần phải có ít nhất đa số nghị sĩ của mỗi viện có mặt để tiến hành thảo luận. Tuy nhiên, nội quy là trừ phi có yêu cầu điểm danh thì mặc nhiên có đủ nghị sĩ nên mỗi viện thường thảo luận mà không có đa số nghị sĩ có mặt. Biểu quyết ở Quốc hội có nhiều hình thức. Hạ viện và Thượng viện phần lớn biểu quyết bằng miệng, nghị sĩ chủ trì công bố phiên họp kết quả biểu quyết. Trường hợp ít nhất một phần năm số nghị sĩ có mặt yêu cầu hay biểu quyết chống phủ quyết của tổng thống thì mỗi viện ghi sổ biểu quyết của từng nghị sĩ. Biểu quyết ở Thượng viện thường bằng hình thức điểm danh. Trường hợp ngang phiếu thì Phó Tổng thống được biểu quyết. Biểu quyết ở Hạ viện thường bằng thẻ nghị sĩ Quốc hội: sau khi cắm thẻ vào khe cắm thẻ thì nghị sĩ có thể biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết. Chỉ biểu quyết bằng điểm danh đối với các vấn đề nghiêm trang nhất do có tới 435 hạ nghị sĩ. Đôi khi có biểu quyết bằng phiếu giấy. Nghị sĩ không được ủy quyền nghị sĩ khác biểu quyết. Kết quả biểu quyết ở Hạ viện và Thượng viện được công bố. Sau khi được Hạ viện và Thượng viện thông qua thì luật được chuyển lên tổng thống. Tổng thống hoặc công bố hoặc phủ quyết luật mà trả về Quốc hội kèm ý kiến của mình. Trường hợp Hạ viện và Thượng viện thông qua luật có hai phần ba số nghị sĩ biểu quyết tán thành thì luật tất nhiên được công bố. Trường hợp tổng thống không công bố hay trả luật về Quốc hội thì luật tất nhiên được công bố sau mười ngày (không tính chủ nhật), trừ phi Quốc hội đang hoãn họp thì luật không được công bố. Quyền lợi của nghị sĩ Quốc hội. Quyền miễn trừ. Không được bắt nghị sĩ Quốc hội trong thời gian Quốc hội họp hoặc trong lúc nghị sĩ đi họp hay đi họp về, trừ trường hợp phạm tội phản quốc, tội gây rối trật tự công cộng và trọng tội khác. Sự "bắt" được hiểu rộng là bao gồm việc bị cảnh sát giam giữ, bị triệu hầu tòa và bị triệu điều trần. Hạ nghị sĩ không được tự ý từ bỏ đặc quyền của mình mà phải xin phép Hạ viện. Thượng nghị sĩ thì không cần phải xin phép Thượng viện. Hiến pháp Hoa Kỳ quy định nghị sĩ Quốc hội không thể bị truy cứu trách nhiệm về ngôn luận ở Quốc hội nên nghị sĩ không thể bị kiện vu khống. Tuy nhiên, mỗi viện có quyền kỷ luật nghị sĩ có ngôn luận phản cảm. Người nào mà cản trở công việc của Quốc hội thì bị phạt tù đến một năm. Một nghị sĩ bất kỳ có quyền yêu cầu công tố viên khởi tố người cản trở công việc của Quốc hội. Miễn bưu phí. Nghị sĩ Quốc hội được miễn bưu phí khi gửi thư từ cho cử tri, trừ phi là thư từ tranh cử, nhưng thực tế là các nghị sĩ đều vận động cử tri qua bưu điện, nhất là trước những cuộc bầu cử ngang sức. Lương, phụ cấp và các chế độ khác. Từ năm 1789 đến năm 1815, nghị sĩ Quốc hội được trả 6 đô la Mỹ mỗi ngày trong lúc Quốc hội họp. Từ năm 1815 đến năm 1817, được nhận mức lương hàng năm 1.500 đô la Mỹ. Từ năm 1818 đến năm 1855, được nhận công tác phí 8 đô la Mỹ mỗi ngày. Kể từ năm 1855, nghị sĩ Quốc hội chỉ được hưởng lương hàng năm. Năm 1855, mức lương hàng năm là 3.000 đô la Mỹ. Năm 1907, được tăng đến 7.500 đô la Mỹ mỗi năm, bằng 173.000 đô la Mỹ vào năm 2010. Năm 2006, mức lương là 165.200 đô la Mỹ. Năm 2008, tăng đến 169.300 đô la Mỹ. Chủ tịch Hạ viện được hưởng mức lương 212.100 đô la Mỹ, Chủ tịch Thượng viện tạm quyền được hưởng mức lương 183.500 đô la Mỹ. Kể từ năm 1984, nghị sĩ Quốc hội được hưởng chế độ hưu trí. Nghị sĩ Quốc hội đóng 1,3% vào quỹ hưu trí, 6,2% vào bảo hiểm xã hội và được bảo hiểm y tế trả hai phần ba chi phí khám, chữa bệnh. Mức lương hưu của nghị sĩ Quốc hội phụ thuộc vào số năm nhiệm kỳ và trung bình ba năm mức lương cao nhất. Mức lương hưu hàng năm không được vượt quá 80% mức lương cuối cùng của nghị sĩ . Năm 2018, mức lương hưu hàng năm của các nghị sĩ dưới chế độ hưu trí cũ là 75.528 đô la Mỹ, dưới chế độ hiện tại là 41.208 đô la Mỹ. Nghị sĩ Quốc hội được cấp công tác phí để đi nước ngoài nhưng đã bị chỉ trích vì lãng phí tiền của vào các chuyến công du vô bổ. Ví dụ: năm 2009, nghị sĩ Quốc hội đi công tác ở nước ngoài chi tiền vào spa, phòng khách sạn trống và mua sắm. Tu chính án XVII quy định việc tăng giảm mức lương của nghị sĩ Quốc hội không được áp dụng đối với khóa Quốc hội đó. Tuy nhiên, Quốc hội được điều chỉnh mức lương cho theo kịp chi phí sinh hoạt.
9,284
69292248
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9284
RNA thông tin
RNA thông tin là một loại RNA mang bộ ba mã di truyền được tổng hợp trực tiếp từ gen trên DNA trong nhân, ra ngoài vùng nhân làm khuôn dịch mã tổng hợp nên chuỗi pôlypeptit. Về mặt chức năng, thì RNA thông tin như là một bản sao của các thông tin di truyền gốc ở gen, nghĩa là nó làm nhiệm vụ truyền đạt bản thiết kế prôtêin bậc I do gen quy định. Bởi thế, người ta còn có thể gọi nó là RNA liên lạc hoặc RNA làm nhiệm vụ truyền đạt thông tin. Khái niệm này dịch từ thuật ngữ tiếng Anh: "messenger RNA" có kết hợp với tiếng Pháp: ARN "messager" và đã được quy ước viết tắt trong sinh học phổ thông là mARN. Sự tồn tại của mRNA được Francis Crick tiên đoán từ khoảng những năm 1954 - 1955, sau phát hiện vĩ đại của ông cùng James Watson về mô hình DNA không lâu, trong đó ông cho rằng phải có sự tồn tại của loại vật chất trung gian từ DNA đến Prôtêin. Bởi thế, nó cũng đã từng được gọi là RNA trung gian. Phân tử mRNA được mô tả lần đầu tiên vào năm 1956 nhờ hai nhà khoa học Elliot Volkin và Lazarus Astrachan. "Vòng đời" một RNA thông tin. Vòng đời của một phân tử RNA thông tin được tính từ khi bắt đầu quá trình phiên mã và kết thúc khi phân tử này bị phân hủy bởi các RNase. Trong quá trình này, RNA thông tin có thể được chế biến, chỉnh sửa, và được vận chuyển trước khi xảy ra quá trình dịch mã. Những RNA thông tin của sinh vật nhân chuẩn thường phải trải quá nhiều quá trình chế biến và vận chuyển phức tạp hơn nhiều so với ở tế bào sinh vật nhân sơ. Phiên mã. Trong quá trình phiên mã, trình tự nucleotide của các gen trên DNA được sao chép lại trên phân tử RNA thông tin nhờ sự hoạt động của RNA polymerase. Quá trình này tương đối giống nhau ở cả tế bào sinh vật nhân sơ và nhân chuẩn. Điều khác biệt đáng chú ý là ở sinh vật nhân chuẩn, RNA polymerase kết hợp với một số enzyme tham gia vào quá trình chế biến RNA thông tin, điều này cho phép quá trình chế biến RNA thông tin có thể diễn ra ngay khi khởi đầu sự phiên mã. Phân tử RNA thông tin mới đầu được tạo thành có tuổi thọ ngắn, chưa được hoặc chỉ mới xử lý một phần được gọi là tiền RNA thông tin ("pre-mRNA") đến khi hoàn thành quá trình chế biến thì gọi là RNA thông tin trưởng thành. Chế biến. Việc chế biến (xử lý) RNA thông tin rất khác nhau giữa sinh vật nhân chuẩn và nhân sơ. RNA thông tin của sinh vật nhân sơ là khá hoàn chỉnh việc phiên mã và không cần chế biến gì (ngoại trừ vài trường hợp hiếm). Còn RNA thông tin của sinh vật nhân chuẩn đòi hỏi xử lý rất nhiều. Sửa chữa. Trong một vài trường hợp, một RNA thông tin sẽ được sửa chữa, thành phần nucleotide của RNA thông tin lúc này được thay đổi. Một ví dụ trong cơ thể người đó là RNA thông tin apolipoprotein B, ở đó nó được sửa chữa ở một vài mô, nhưng không ở các mô khác. Sự sửa chữa làm ngừng sớm mã gen của bộ ba mã hóa, dẫn đến quá trình dịch mã, sản xuất các protein ngắn hơn. Vận chuyển. Một sự khác biệt khác giữa các sinh vật nhân chuẩn và nhân sơ là ở quá trình vận chuyển RNA thông tin. Do sự phiên mã và dịch mã của các sinh vật nhân chuẩn diễn ra tách biệt nhau trong không gian tế bào, nên mRNA trưởng thànhcủa sinh vật nhân chuẩn phải được chuyển từ nơi nó được tổng hợp là nhân tế bào qua các lỗ nhân tới tế bào chất. Dịch mã. Do RNA thông tin không nhất thiết phải được chế biến hay vận chuyển, quá trình dịch mã bởi ribosome có thể bắt đầu ngay sau khi quá trình phiên mã được thực hiện. Do vậy, người ta nói rằng quá trình dịch mã ở sinh vật nhân sơ là "kép" với quá trình phiên mã, và diễn ra sự " cùng sao chép". RNA thông tin của sinh vật nhân chuẩn đã qua quá trình chế biến và vận chuyển tới tế bào chất (mRNA trưởng thành) có thể được dịch mã bởi ribosome. Quá trình dịch mã diễn ra tại các ribosome có thể trôi nổi trong chất nền trong tế bào chất hoặc ở trong mạng lưới nội chất. Do vậy, không giống như sinh vật nhân sơ, quá trình dịch mã của sinh vật nhân chuẩn không đồng thời với quá trình phiên mã. Phân hủy. Sau một khoảng thời gian nhất định, các RNA thông tin phân hủy thành các thành phần nucleotide của nó, thường nhờ sự hỗ trọ của các RNase. Ứng với quá trình chế biến RNA thông tin, RNA thông tin của sinh vật nhân chuẩn được tổng hợp một cách ổn định hơn là RNA thông tin của các sinh vật nhân sơ. Cấu trúc RNA thông tin. Vùng mã hóa. Các vùng mã là tổ hợp của các bộ ba mã hóa (codon), thứ được giải mã và dịch mã vào trong protein bởi ribosome. Các vùng mã bắt đầu với bộ ba đầu và kết thúc bởi một trong ba cuối. Trong quá trình mã hóa protein, các thành phần của các vùng mã hóa vẫn hoạt động như các chuỗi bình thường (xem exonic splicing enhancers, exonic splicing silencers) Vùng không mã hóa. Có những đoạn của RNA trước và sau khi các chuỗi khởi động và ngừng của nó không tham gia quá trình dịch mã. Các đoạn này tạo bởi các sợi DNA mẫu, nơi mà RNA được sao chép. Những vùng này, được biết với cái tên 5' UTR và 3' UTR (các cùng không dịch mã 5' UTR và 3'UTR, ở đó DNA và RNA chuyển từ gốc 5' đến gốc 3' và nằm ở đuôi của chuỗi RNA) mã hóa cho các chuỗi không có protein. Tuy nhiên, tầm quan trọng của nó lại ở chỗ các chuỗi đuôi 5' UTR và 3' UTR có thể hấp dẫn với những loại enzyme RNase nhất định, đẩy mạnh hoặc ngăn chặn sự ổn định tương đối của các phân tử RNA. Các UTRs nhấn định có thể cho phép RNA tồn tại lâu hơn trong tế bào chất trước khi phân hủy, dẫn đến việc cho phép chúng sản xuất nhiều protein hơn, trong khi những RNA khác có thể bị phân hủy sớm hơn, dẫn đến vòng đời ngắn hơn và ứng với việc tạo ra số lượng protein ít hơn. Một vài chức năng cơ sở chứa trong các vùng không mã hóa hình thành một dạng cấu trúc cấp II khi phiên mã vào trong RNA. Những RNA thông tin cấu trúc cơ sở này được gộp vào trong RNA thông tin thông thường. Một số chúng như SECIS cơ sở là mục tiêu để cho các protein kết lại. Một phân loại của RNA thông tin cơ sở, riboswitch, lại trực tiếp liên kết với các phân tử nhỏ, thay đổi sự cuốn gấp của chúng để chỉnh sửa các lớp của phiên mã hay dịch mã. Trong những trường hợp này, RNA thông tin tự chỉnh sửa nó. RNA thông tin đối mã (anti-sense RNA thông tin). Đối mã RNA thông tin có thể ngăn chặn quá trình dịch mã các gen trong nhiều sinh vật nhân chuẩn, khi các chuỗi đối mã RNA thông tin gắn với các RNA thông tin của gen. Điều này có nghĩa, một gen không biểu lộ như protein nếu nó hiện lên một đối mã RNA thông tin trong tế bào. Điều này có thể là một cơ chế bảo vệ, để chống lại quá trình dịch chuyển retrotransposon, ở đó sử dụng các RNA mạch kép làm trạng thái trung gian, hoặc virut, bởi vì cả hai đều sử dụng RNA thông tin mẫu kép như một hợp chất trung gian. Trong nghiên cứu hóa sinh, hiệu ứng này đã được sử dụng để nghiên cứu chức năng của gen, đơn giản như việc làm ngừng các gen nghiên cứu bằng việc cho thêm các phiên đối mã RNA thông tin. Các nghiên cứu này đã được thực hiện ở loài giun.
9,295
790155
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9295
Tế bào tua
Tế bào tua (tiếng Anh là "Dendritic cells", DC) là tế bào chuyên trình diện kháng nguyên (tế bào APC) cho các tế bào lympho T trong đáp ứng miễn dịch của động vật có vú. Chúng có các tua dài giống như các tua của tế bào thần kinh.Các tế bào có số lượng nhỏ và chủ yếu ở các mô có tiếp xúc với môi trường như da (gọi là tế bào Langerhans), ở dịch nhầy trong xoang mũi, phổi, dạ dày và biểu mô ruột. Các tế bào tua còn non có thể di chuyển trong máu. Sau khi thực bào các tác nhân gây bệnh, những tế bào tua được hoạt hoá và di chuyển về các mô thuộc hệ bạch huyết tìm kiếm các tế bào lympho. Cấu trúc. Trên bề mặt của chúng có nhiều phân tử MHC lớp II, chúng hoạt động như những tế bào giúp kháng nguyên nhận biết để hoạt hoá tế bào T. Chức năng. Sau khi thâu tóm được kháng nguyên ở các mô, các tế bào có tua di chuyển đến các cơ quan dạng lympho khác nhau. Tại đây chúng giới thiệu kháng nguyên cho các tế bào lympho. Các tế bào có tua có mặt cả trong các cơ quan và mô dạng lympho, máu và dịch lympho cũng như các cơ quan và mô không thuộc hệ lympho (bảng). Các tế bào nằm trong các mô không thuộc hệ lympho bao gồm các tế bào Langerhan ở da và các tế bào có tua ở các mô khác (tim, phổi, gan, thận, đường tiêu hoá). Các tế bào này thâu tóm kháng nguyên và chuyển kháng nguyên đến các hạch lympho khu vực. Khi những tế bào có tua không nằm trong các hệ thống lympho di chuyển vào máu và dịch lympho, chúng thay đổi hình thái và trở thành các tế bào mạng (veiled cells). Trong máu những tế bào này chiếm khoảng 0,1% tổng số bạch cầu. Khi ghép cơ quan các tế bào có tua của cơ quan ghép có thể di chuyển từ cơ quan ghép vào các hạch lympho khu vực hoạt hoá tế bào lympho T của người nhận sinh ra đáp ứng miễn dịch chống lại các kháng nguyên có mặt trên mảnh ghép. Trong một số giai đoạn phát triển, các tế bào tua có các "cánh tay dài" như những cái tua nên được gọi là "dendritic cell". Mặc dù các tế bào neuron cũng có hình thái tương tự nhưng không phải là các tế bào tua. Các loại tế bào có tua của mô lympho. Tế bào có tua xoè ngón. Những tế bào có tua xòe ngón có ở trong những vùng giàu tế bào T của cơ quan dạng lympho (lách, hạch lympho, tuyến ức). Các tế bào T và những tế bào có tua xòe ngón này tạo thành những đám ngưng tập lớn gồm nhiều tế bào thúc đẩy sự giới thiệu kháng nguyên cho các tế bào T. Tế bào tua có nang. Chỉ được tìm thấy trong những vùng có cấu trúc nang lympho của hạch lympho vì vậy được gọi là tế bào có tua nang. Tại đây có nhiều tế bào B và người ta cho rằng các tế bào có tua nang làm nhiệm vụ bẫy kháng nguyên và thúc đẩy quá trình hoạt hoá tế bào B. Các tế bào có tua nang có nhiều thụ thể trên màng tế bào dành cho kháng thể và bổ thể. Các phức hợp kháng nguyên-kháng thể tuần hoàn sẽ gắn vào các thụ thể này và tồn tại trên màng tế bào có tua trong một thời gian dài từ vài tuần đến hàng tháng. Một lớp đậm đặc điện tử của các phức hợp kháng nguyên-kháng thể bao phủ các tua của tế bào này. Sự có mặt của các phức hợp kháng nguyên-kháng thể ở trên màng tế bào có tua nang có thể có vai trò trong quá trình phát triển tế bào B làm nhiệm vụ ký ức miễn dịch.
9,320
70635164
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9320
Vô thường
Vô thường, còn gọi là vấn đề triết học về sự thay đổi, là một khái niệm triết học được đề cập trong nhiều tôn giáo và triết học. Các tôn giáo Ấn độ. Ấn Độ giáo. Thuật ngữ Vô thường (अनित्य, "anitya"), theo nghĩa về tính không cố định của đối tượng và sự sống, xuất hiện trong dòng 1.2.10 của Áo-nghĩa-thư Katha, một trong Các Áo-nghĩa-thư Căn bản của Ấn Độ giáo. Phật giáo và Ấn Độ giáo chia sẻ học thuyết Vô thường (zh. 無常; sa. "anitya"; pi. "anicca"), nghĩa là "không có gì tồn tại mãi mãi, mọi thứ đều ở trong trạng thái thay đổi liên tục"; tuy nhiên, họ không đồng ý với giáo lý về Vô ngã, đó là liệu linh hồn có tồn tại hay không. Theo Frank Hoffman và Deegalle Mahinda, ngay cả trong các chi tiết về lý thuyết vô thường của họ, cũng khác nhau. Phật giáo khẳng định sự thay đổi liên quan đến Vô thường và các chấp trước liên quan tạo ra nỗi buồn hoặc khổ đế (Dukkha) và do đó cần phải bị loại bỏ để giải phóng (nibbana: niết bàn), trong khi Hindu giáo khẳng định rằng không phải tất cả sự thay đổi và chấp trước dẫn đến Dukkha và một số thay đổi - tinh thần hoặc thể chất hoặc tự-tri kiến dẫn đến hạnh phúc và do đó cần phải được tìm kiếm để giải phóng (moksha). Nicca (vĩnh cửu) trong Phật giáo là anatta (không phải linh hồn), Nitya trong Ấn Độ giáo là atman (linh hồn). Phật giáo. Vô thường là một trong ba tính chất (Tam pháp ấn, sa. "trilakṣaṇa, bao gồm Ấn Vô thường, Ấn Khổ và Ấn Vô ngã") của tất cả các sự vật. Vô thường là đặc tính chung của mọi sự sinh ra có điều kiện, tức là Thành, Trụ, Hoại, Không (sinh, trụ, dị, diệt). Có thể nói, Vô thường là phép quán chiếu, hay nói một cách khác, vô thường là một đối tượng trong tu tập quán chiếu. Từ đó, Vô Thường là một phép thực tập Định trên Vô Thường. Rất sâu sắc và lớn rộng về nghĩa và về tính diệu dụng của định vô thường. Giáo lý vô thường rất quan trọng cho toàn bộ cơ sở triết lý và thực hành trong Phật giáo. Nó mang đến một sự xác nhận như một sự phát hiện chân chính, đó là tất cả những hiện tượng – dù thuộc tâm lý, hay thuộc ngoại cảnh tự nhiên, không có ngoại hạng – đều là vô thường. Mặc dù chân lý này hoàn toàn hiển nhiên, có thể chứng nghiệm được mọi nơi, mọi lúc, nhưng chúng ta vẫn bị màn vô minh (sa. "avidyā") vây phủ, không nhận thức được chân lý này một cách chân chính. Sự chuyển tiếp từ trạng thái không hiểu biết đến trạng thái ý thức (và thừa nhận) tính chất vô thường của vạn vật, cùng với sự thừa nhận hai tính chất kia, lập nên con đường tu học, và con đường này được Phật vạch ra trong giáo lý của mình. Cách thể hiện của vô thường. Có nhiều dạng trình bày tính chân xác có giá trị chung của nguyên lý vô thường. Bằng một cách minh họa, ảnh hưởng của thời gian được so sánh với bánh xe của một chiếc xe đang chạy (chỉ chạm đất ở một khoảnh khắc nhất định nào đó), với một khe suối luôn luôn tuôn chảy, với một bọt nước, một dương diệm, âm thanh của một chuông đồng. Trong lúc thiền quán, chúng ta có thể xác nhận chân lý vô thường khi chứng kiến tư duy và cảm nhận không bao giờ giống nhau, mà thay vào đó, luôn nằm trong một dòng chảy (ví dụ như khoảnh khắc thật ngắn của một mối tư duy duy nhất không bao giờ đứng yên, mà luôn chuyển tiếp đến một mối tư duy kế tục). Nếu quan sát một cách phân tích thì vô thường được xem như một sự thật, là vạn vật tồn tại trên cơ sở lệ thuộc vào cái khác nào đó, phát sinh từ cái khác nào đó và chuyển biến thành cái khác nào đó. Không một vật nào tồn tại độc lập, không vật nào thường còn. Chính ngay ở điểm này thì Niết-bàn được hiểu như thuyết tương phản trực tiếp của vô thường, có nghĩa là Niết-bàn mang những tính chất "thường", "lạc", "tịnh" và như vậy – khác với trường hợp các pháp thế tục – đáng được thành đạt hơn. Ý nghĩa tối trọng của vô thường được làm sáng tỏ nếu chúng ta nhớ đến những lời cuối của Phật: "Hoại diệt là bản chất của chữ hành, hãy cố gắng hết lòng." (pi. "vayadhammā saṃkhārā, appamādena sampādethāti"). Thực hành. Như một kết quả của tất cả những điểm nêu trên, Phật giáo dạy chúng ta phương pháp Quán vô thường (pi. "aniccānupassanā") để chứng nghiệm nguyên lý vô thường này. Truyền thống Phật giáo cho rằng, nếu việc thực hành quán vô thường này chỉ kéo dài như thời gian của một cái khảy tay thì nó hoàn toàn vô bổ, và qua đó cho thấy chúng ta ít quan tâm đến khái niệm vô thường như thế nào. Việc nhận thức nguyên lý vô thường không phải để thoả mãn tri thức. Nó rất quan trọng và thực tiễn, vì có thể giải thoát con người ra khỏi sự bám chặt vào các đối tượng (thuộc tâm thức cũng như ngoại cảnh). Nếu vạn vật vô thường thì chúng cũng không thật có giá trị, và đây cũng là lý do vì sao chúng không đáng được lưu ý. Đặc biệt là người ta nhấn mạnh đến tính vô thường của thân thể, cảm nhận và các tầng lớp tâm thức (khổ, lạc và trung tính), vì chúng không những là đối tượng của kinh nghiệm chúng ta thường có, mà cũng là những kênh mạch mà qua đó, các đối tượng trong thế gian được chúng ta nhận thức. Quá trình quán chiếu vô thường bao gồm "sự chú ý" đến sự xuất hiện của một đối tượng đã được đề ra (để quán chiếu), và sự "xác định" tính "tùy thuộc" cũng như "nguyên nhân" của nó; sau đó ta "chú ý" đến sự tiêu giảm cũng như diệt vong, và nhận thức được tính chất "tạm thời" của nó. Nơi đây, một đối tượng được đề ra trước đây không đơn thuần được "thấy" là vô thường, mà còn được "diễn sinh" từ một cơ sở sự thật, là nó tồn tại trên cơ sở tùy thuộc vào một đối tượng khác và chính đối tượng khác này cũng vô thường. Ví dụ như "cảm nhận" là vô thường vì tùy thuộc vào "thân" cũng là vô thường, và v.v... Quán vô thường là một quá trình mà qua đó, hành giả đi từ cái biệt thể đến cái tổng thể, và ngược lại, từ tổng đến biệt thể, cho đến khi đạt được nhận thức sâu sắc, tức là trí huệ (sa. "prajñā"), là "tất cả đều vô thường" (sa. "sarvam anityam"). Trong thiền định vô thường phải được tu tập đến mức cao nhất gọi là thể nhập. Thể nhập là trạng thái người hành thiền luôn biết rõ như thật thế giới bên ngoài và tự thân là vô thường để không còn bám víu vào những gì đang hiện hữu kể cả tưởng (tưởng là những suy nghĩ ở trong đầu). Nông hay sâu trong phép quán có thể ví dụ như sau: chúng ta biết Chùa Một Cột nằm ở đâu, đẹp xấu làm sao, tại vị trí nào của Hà Nội. Một người không biết, nếu ta có chỉ cho rằng, nó ở chố này, chỗ này, như thế này, hôm sau có ai hỏi người ấy đã quên mất, hoặc nói lại một cách không rành mạch, và không thể chỉ vì người ấy đâu có biết rõ. Còn một người đã biết rõ thì dù ai có nói khác đi, hay đẹp hoành tráng đến mấy, thì người ấy có tin không? Không thể tin phải không, vì người ấy đã quá thạo, quá rõ, quá chắc chắn về nó. Như vậy là sự tu tập đã được thể nhập, sẽ nhận ra giải thoát là gì. Điều này không gì có thể thay đổi được! Giá trị của tri kiến vô thường. Tri kiến vô thường chính là sự đập tan tất cả những tà kiến vì mỗi cấu trúc của một hệ thống siêu nhiên tất nhiên phải lập cơ sở trên một khái niệm, một kiến giải "trường tồn" nào đó, hoặc một nhân tố "trường tồn" nào đó chính bên trong nó. Thế nên, việc thừa nhận nguyên lý vô thường chống lại khuynh hướng kiến lập các kết cấu gán vào hiện thật. Triết học phương Tây. Vô thường lần đầu tiên xuất hiện trong triết học Hy Lạp trong các tác phẩm của Heraclitus và học thuyết của ông về "panta rhei" (mọi thứ đều chảy). Heraclitus nổi tiếng vì nhấn mạnh sự thay đổi luôn luôn là bản chất cơ bản của vũ trụ, như trong câu nói nổi tiếng "Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông."
9,321
345883
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9321
Vô thường (định hướng)
Trong tiếng Việt, vô thường có thể là:
9,326
887787
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9326
Hiệu ứng nhiệt điện
Hiệu ứng nhiệt điện là sự chuyển đổi trực tiếp sự chênh lệch nhiệt độ thành hiệu điện thế và ngược lại thông qua một cặp nhiệt điện. Một thiết bị nhiệt điện tạo ra một hiệu điện thế khi có nhiệt độ khác nhau ở mỗi bên. Ngược lại, khi đặt một hiệu điện thế vào nó, nhiệt sẽ truyền từ bên này sang bên kia, tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ. Hiệu ứng này là cơ sở cho ứng dụng trong một số máy lạnh và pin nhiệt điện, không có các bộ phận chuyển động. Hiệu ứng này có thể được sử dụng để tạo ra điện, đo nhiệt độ hoặc thay đổi nhiệt độ của các vật thể. Vì hướng sưởi ấm và làm mát bị ảnh hưởng bởi điện áp đặt vào, các thiết bị nhiệt điện có thể được sử dụng như bộ điều khiển nhiệt độ. Thuật ngữ "hiệu ứng nhiệt điện" bao gồm ba hiệu ứng được xác định riêng biệt: hiệu ứng Seebeck, hiệu ứng Peltier và hiệu ứng Thomson. Định luật Joule–Lenz, nhiệt được tạo ra bất cứ khi nào dòng điện chạy qua vật liệu dẫn điện, thường không được gọi là hiệu ứng nhiệt điện. Hiệu ứng Peltier–Seebeck và Thomson có thể đảo ngược về mặt nhiệt động lực học, trong khi định luật Joule-Lenz thì không. Chú ý phân biệt hiệu ứng vật lý này với từ nhiệt điện, chỉ các phương pháp chuyển hóa nhiệt năng sang điện năng một cách tổng quát, trực tiếp hay gián tiếp, sử dụng hệ thống có hay không có các bộ phận chuyển động. Lịch sử. Hiệu ứng Peltier do Jean Charles Athanase Peltier, nhà vật lý người Pháp, phát hiện vào năm 1834. Khi bạn nối hai sợi dây đồng và sắt với nhau, một đầu nhúng vào nước đá, một đầu vào nước sôi, sẽ có sự dịch chuyển của các điện tử. Như vậy, sự chênh lệch nhiệt độ sinh ra điện và ngược lại, sự dịch chuyển của các điện tử cũng tạo ra sự thay đổi nhiệt độ. Ông Peltier đã nối một mẩu dây đồng với một dây bismuth với một nguồn điện, tạo thành mạch kín. Ông nhận thấy, một mặt trở nên nóng, còn mặt kia lạnh đi. Nếu bạn đặt mặt lạnh vào một hộp kín, bạn sẽ có một chiếc tủ lạnh. Ưu điểm của hiệu ứng này là thiết bị lạnh hoạt động ổn định, tin cậy vì không cần sử dụng máy nén gas, van tiết lưu… Nhược điểm là công suất làm lạnh không cao. Ứng dụng. Phương pháp truyền thống để phát điện là sử dụng lò hơi, tuabin hơi, máy phát điện; phương pháp này gây ra lãng phí lớn về nhiệt, kèm theo đó là phát thải quá mức khí gây ra hiệu ứng nhà kính. Từ hàng chục năm nay, các nhà khoa học đã thăm dò tìm hiểu về hiệu ứng Seebeck, hiện tượng tạo ra điện áp khi duy trì các mối nối các kim loại khác nhau ở nhiệt độ khác nhau. Tuy nhiên các nguồn điện sử dụng hiệu ứng nhiệt điện loại này cao nhất cũng chỉ đạt được hiệu suất nhỏ nhoi là 7 phần trăm. Các nhà nghiên cứu đã dùng nhiệt để phát ra điện bằng cách kẹp giữ các phân tử hữu cơ giữa các hạt nano kim loại, mở ra tiềm năng mới về khai thác năng lượng - Đây có thể là mốc quan trọng trên con đường tiến tới biến đổi trực tiếp nhiệt thành điện. Ví dụ: Phân tử hữu cơ bị kẹp giữ giữa hai bề mặt bằng vàng; tạo ra chênh lệch nhiệt độ giữa hai mặt kim loại sẽ sinh ra điện áp và dòng điện. Đây là minh chứng đáng kể cho ý tưởng thiết kế và là bước đi đầu tiên của ngành "nhiệt điện phân tử". Ngày nay, hiện tượng áp điện (hiệu ứng Seebeck) được ứng dụng rất rộng rãi trong kỹ thuật phục vụ cho cuộc sống hàng ngày như: máy bật lửa, cảm biến, máy siêu âm, điều khiển góc quay nhỏ gương phản xạ tia lade, các thiết bị, động cơ có kích thước nhỏ, hiện nay người ta đang phát triển nhiều chương trình nghiên cứu như máy bay bay đập cánh như côn trùng, cơ nhân tạo, cánh máy bay biến đổi hình dạng, phòng triệt tiêu âm thanh, các cấu trúc thông minh, hầu hết các máy in hiện nay... một trong những ứng dụng quan trọng hiện nay trong kỹ thuật là dùng làm động cơ piezo. Nguyên lý cơ bản. Giới thiệu các hệ số Seebeck, Peltier và Thomson. Hệ số Seebeck. Hệ số Seebeck, còn gọi là độ nhạy nhiệt điện, của một chất là mức độ cường độ điện áp nhiệt gây ra do phản ứng với sự khác biệt về nhiệt độ giữa vật liệu đó, như được gây ra bởi hiệu ứng Seebeck. Trong hệ đơn vị SI hệ số Seebeck là V/°K (volts/độ Kelvin), song phần lớn vật chất có ở mức microvolt mỗi độ Kelvin (μV/K). Việc sử dụng các vật liệu có hệ số Seebeck cao là một trong nhiều yếu tố quan trọng cho hoạt động hiệu quả của máy tạo nhiệt điện và bộ làm mát bằng nhiệt điện. Thông tin thêm về vật liệu nhiệt điện hiệu năng cao có thể tìm thấy trong bài báo về vật liệu nhiệt điện. Trong các cặp nhiệt điện, hiệu ứng Seebeck được sử dụng để đo nhiệt độ, và để đạt chính xác cao cần sử dụng các vật liệu có hệ số Seebeck ổn định theo thời gian. Về mặt vật lý độ lớn và dấu của hệ số Seebeck có thể được hiểu là được cho bởi entropy trên một đơn vị tích điện chạy bằng dòng điện trong vật liệu. Nó có thể là dương hoặc âm. Trong các chất dẫn điện có thể hiểu được về các vận chuyển điện tử độc lập, các hạt tải điện gần như tự do, hệ số Seebeck là âm đối với các tải điện mang điện tích âm (như điện tử), và là dương đối với các tải điện mang điện tích dương (như các lỗ trống).
9,334
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9334
Fortran
Fortran (hay FORTRAN) là một ngôn ngữ lập trình biên dịch, tĩnh, kiểu mệnh lệnh được phát triển từ thập niên 1950 và vẫn được dùng nhiều trong tính toán khoa học hay phương pháp số cho đến hơn nửa thế kỷ sau đó. Tên gọi này ghép lại từ tiếng Anh "Formula Translator/Translation" nghĩa là "dịch công thức". Các phiên bản đầu có tên chính thức là FORTRAN, nhưng chữ hoa được chuyển sang chữ thường từ phiên bản Fortran 90. Tiêu chuẩn quốc tế cho tên gọi này ngày nay là "Fortran". Fortran được phát triển ban đầu như là một ngôn ngữ thủ tục. Tuy nhiên các phiên bản mới của Fortran (từ Fortran 90) đã có các tính năng hỗ trợ lập trình hướng đối tượng. Lịch sử. Một số phiên bản Fortran tiêu biểu: Cú pháp. Các phiên bản cũ hơn cho đến Fortran 77 có sử dụng định dạng theo cột ("fixed column") theo quy định: Các phiên bản mới hơn (từ Fortran 90 trở đi) cho phép dùng định dạng tự do ("free-form"), không có ràng buộc về vị trí các cột trong chương trình. Dưới đây sẽ trình bày một số ví dụ cú pháp theo định dạng tự do này. Lệnh gán. Dạng của lệnh gán tương tự như ngôn ngữ lập trình BASIC: ! Tên_biến = Giá_trị A = 5 LoiChao = "Hello" Lệnh gọi chương trình con. Các chương trình con được gọi bằng lệnh codice_1: ! CALL tenCTC tham_so1, tham_so2... Các cấu trúc. IF T > 1.0 THEN W = 23.7 * T ELSE W = 23.7 * (T ** 0.75) END IF DO I = 1, N B(I) = 2.8 * (I - 0.3) END DO Ví dụ. Chương trình "Hello world". Chương trình "Hello world" có thể chạy được sau khi dịch bằng bất cứ trình dịch nào kể từ Fortran 90 trở đi. program helloworld print*,"Hello world" end program helloworld Chương trình tìm diện tích hình trụ. Chương trình này, tính diện tích của hình trụ, chạy khi được dịch bởi bất cứ trình dịch nào kể từ Fortran 90 trở đi. Các chữ đứng sau dấu codice_2 trên cùng dòng sẽ không được dịch, và coi như chú thích của người viết chương trình, để giúp người đọc dễ hiểu hơn. program HinhTru ! Tinh dien tich Hinh tru. ! Khai bao bien. implicit none ! Yeu cau moi bien can duoc khai bao -- danh cho Fortran 90. integer:: Loi real:: BanKinh,ChieuCao,DienTich real, parameter:: Pi = 3.14159 do ! Nhac nguoi dung nhap Ban kinh va Chieu cao. write (*,*) "Nhap Ban kinh va Chieu cao, nhan 't' de thoat." read (*,*,iostat=Loi) BanKinh,ChieuCao ! Neu khong nhap duoc, thoat. if (Loi /= 0) stop "thoat" ! Tinh dien tich. Ky hieu ** nghia la "luy thua". DienTich = 2*Pi*(BanKinh**2 + BanKinh*ChieuCao) ! Viet (BanKinh, ChieuCao) va (DienTich) ra man hinh. write (*,"(1x,'BanKinh=',f6.2,5x,'ChieuCao=',f6.2,5x,'DienTich=',f6.2)") BanKinh,ChieuCao,DienTich end do end program HinhTru Chú ý: câu lệnh write (*,"(1x,'BanKinh=',f6.2,5x,'ChieuCao=',f6.2,5x,'DienTich=',f6.2)") BanKinh,ChieuCao,DienTich có sử dụng khai báo định dạng trong Fortran. Có thể giải thích sơ lược như sau: Kiểu định dạng chuỗi này của riêng Fortran, nó rất khác so với chuẩn định dạng codice_6 của ngôn ngữ lập trình C vốn được sử dụng rộng rãi.
9,342
664101
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9342
Bồ đề (định hướng)
Trong tiếng Việt, bồ đề hay Bồ Đề có thể có các nghĩa sau: Phật giáo. Trong Phật giáo thì từ "Bồ đề" có thể có các nghĩa sau:
9,345
69850782
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9345
Tịnh độ tông
Tịnh độ tông hay Tịnh thổ tông (zh. "jìngtǔ-zōng" 淨土宗, ja. "jōdo-shū"), có khi được gọi là Liên tông (zh. 蓮宗), là một pháp môn quyền khai của Phật giáo, trường phái này được lưu hành rộng rãi tại Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam do Cao tăng Trung Quốc Huệ Viễn (zh. 慧遠, 334-416) sáng lập và được Pháp Nhiên (法然, ja. "hōnen") phát triển tại Nhật. Mục đích của Tịnh độ tông là tu học nhằm được tái sinh tại Tây phương Cực lạc (sa. "sukhāvatī") Tịnh độ của Phật A-di-đà. Đặc tính của tông này là lòng tin nhiệt thành nơi Phật A-di-đà và sức mạnh cứu độ của vị Phật này, là vị đã thệ nguyện cứu độ mọi chúng sinh quán tưởng đến mình. Vì thế chủ trương tông phái này có khi được gọi là "tín tâm", thậm chí có người cho là "dễ dàng", vì chỉ trông cậy nơi một lực từ bên ngoài (tha lực) là Phật A-di-đà. Phép tu của Tịnh độ tông chủ yếu là niệm danh hiệu Phật A-di-đà và quán tưởng Cực lạc. Ba bộ kinh quan trọng của Tịnh Độ tông là: Vô lượng thọ kinh" (sa. "sukhāvatī-vyūha"), A-di-đà kinh" (sa. "amitābha-sūtra") và Quán Vô Lượng Thọ kinh" (sa. "amitāyurdhyāna-sūtra"). Ngày nay Tịnh độ tông là tông phái Phật giáo phổ biến nhất tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Lịch sử. Năm 402, Huệ Viễn thành lập Bạch Liên xã, trong đó tăng sĩ và cư sĩ tụ tập trước tượng A-di-đà và nguyện thác sinh về cõi Cực lạc phương Tây. Như thế, Huệ Viễn được xem là sơ tổ của Tịnh độ tông. Sau đó Đàm Loan (zh. 曇鸞, 476-542) là người phát triển tích cực tông Tịnh độ. Sư cho rằng trong thời mạt pháp thì tự lực không còn đủ sức để giải thoát, Sư từ chối con đường "gian khổ" của những tông phái khác và chấp nhận giải pháp "dễ dãi" là dựa vào một tha lực là đức A-di-đà. Theo Sư, chỉ cần nhất tâm quán niệm danh hiệu A-di-đà là đủ để sinh về cõi của ngài. Sư viết nhiều luận giải về "Quán vô lượng thọ kinh". Trong thời này tông Tịnh độ được truyền bá rộng rãi - vì so với các môn phái khác, tông này xem ra "dễ" hơn. Phép niệm Phật. Mục đích của phép niệm danh hiệu A-di-đà là tìm cách chế ngự tâm. Thường thường hành giả tự đặt cho mình một chỉ tiêu niệm bao nhiêu lần. Phép quán niệm này được xem là có thể giúp hành giả "thấy" được A-di-đà và hai vị Bồ Tát tả hữu là Quán Thế Âm (sa. "avalokiteśvara") và Đại Thế Chí (sa. "mahāsthāmaprāpta") và biết trước được giờ chết của mình. Phép niệm này có thể thực hiện bằng cách đọc to hay đọc thầm, không nhất thiết phải có tranh tượng A-di-đà. Đó là cách tu thông thường nhất. Ngoài ra hành giả có thể thực hiện phép thứ 16 trong Vô lượng thọ kinh, bằng cách tạo linh ảnh của A-di-đà và thế giới Cực lạc, xem như hiển hiện trước mắt. Phép tu cao nhất của tông này là tự xem thể tính của mình chính là A-di-đà. Tất cả mọi hành giả của Tịnh độ tông đều mong muốn được thấy A-di-đà trong một linh ảnh, đó là bằng chứng chắc chắn nhất sẽ được tái sinh trong cõi Cực lạc. Niệm danh hiệu và tạo linh ảnh là điều kiện "bên ngoài", lòng tin kiên cố nơi A-di-đà là điều kiện "bên trong" của phép tu này, với hai điều kiện đó thì hành giả mới được tái sinh nơi cõi Cực lạc. Tịnh độ tông Nhật Bản. Tịnh độ tông Nhật Bản vốn có nguồn gốc từ Tịnh độ tông Trung Quốc, được Viên Nhân (zh. 圓仁, ja. "ennin", 793-864) truyền sang Nhật song song với giáo lý của Thiên Thai tông và Mật tông mà sư đã hấp thụ trong thời gian du học tại Trung Quốc. Sư là người truyền bá phương pháp Niệm Phật, niệm danh hiệu của Phật A-di-đà. Những vị nổi danh của tông này trong thời gian đầu là Không Dã Thượng Nhân (空也上人, ja. "kūya shōnin", 903-972), cũng được gọi là Thị Thánh (市聖), "Thánh ở chợ", và Nguyên Tín (源信, ja. "genshin", 942-1017). Trong thời này, niệm Phật là một thành phần trong việc tu hành của tất cả các tông phái tại Nhật, đặc biệt là Thiên Thai và Chân ngôn tông. Trong thế kỉ 12, Pháp Nhiên (zh. 法燃, ja. "hōnen", 1133-1212) chính thức thành lập tông Tịnh độ. Sư muốn mở một con đường tu tập mới, "dễ đi" trong thời mạt pháp cho những người sống đau khổ. Sư rất thành công trong việc thuyết phục quần chúng và rất nhiều người quy tụ lại, thành lập một trường phái rất mạnh. Vì sư tự tôn giáo lý mình - cho rằng đó là giáo lý tột cùng - nên không thoát khỏi sự tranh chấp dèm pha. Sư bị đày ra một vùng hoang vắng năm 74 tuổi. Giáo lý cơ sở của Pháp Nhiên dựa trên các bộ "Vô Lượng Thọ kinh" (sa. "sukhāvatī-vyūha"), "A-di-đà kinh" (sa. "amitābha-sūtra") và "Quán vô lượng thọ kinh" (sa. "amitāyurdhyāna-sūtra"). Cách tu hành của tông này chỉ là việc tụng câu "Nam-mô A-di-đà Phật" (ja. "namu amida butsu"). Việc niệm danh Phật rất quan trọng để phát triển lòng tin nơi Phật A-di-đà, nếu không thì hành giả không thể nào thác sinh vào cõi của ngài, mục đích chính của việc tu hành của tông này. Ngược với Tịnh độ chân tông, hành giả của tông này sống một cuộc đời tăng sĩ. Không Dã Thượng Nhân là người đầu tiên tín ngưỡng đức A-di-đà và truyền bá công khai việc niệm Phật giữa chợ và vì vậy mang biệt hiệu là Thị Thánh. Sư nhảy múa ở ngoài đường và ca tụng danh hiệu A-di-đà theo nhịp gõ của bình bát trên tay. Lương Nhẫn (zh. 良忍, ja. "ryōnin"), một Cao tăng thuộc Thiên Thai tông đã nổi danh trong việc tín ngưỡng và tán tụng đức A-di-đà trong những bài hát. Sư chịu ảnh hưởng mạnh của hai tông Thiên Thai và Hoa Nghiêm và trên cơ sở này, Sư phát triển một cách "Dung thông niệm Phật" (zh. 融通念佛): Nếu một người nào đó niệm Phật thì công đức này sẽ đến với tất cả những người khác và ngược lại, ai cũng có phần của mình trong việc tụng niệm danh Phật. Cách diễn giảng giáo lý của sư như trên thuyết phục được nhiều người trong vương triều và sau khi tịch, giáo lý này được các vị đệ tử kế thừa. Nguyên Tín (zh. 源信, ja. "genshin"), một Cao tăng trên núi Tỉ Duệ (zh. 比叡) - trung tâm của các trường phái tín ngưỡng A-di-đà - tin chắc rằng, có một con đường đưa tất cả chúng sinh đến giải thoát. Sư trình bày phương pháp tu tập của mình trong "Vãng sinh yếu tập" (zh. 往生要集), một quyển sách nói về niềm tin nơi đức A-di-đà. Trong sách này, Sư trình bày trong mười phẩm những hình phạt khủng khiếp dưới Địa ngục và ích lợi của cách tu hành niệm Phật. Sư tự tin là mình đã tìm biết được hai tính chất đặc thù của con người là: tâm trạng sợ hãi kinh khiếp địa ngục và lòng khao khát được tái sinh vào cõi Cực lạc. Quyển sách này là một trong những tác phẩm có ảnh hưởng lớn nhất trong truyền thống tín ngưỡng Phật A-di-đà tại Nhật. Sư không những viết sách phổ biến giáo lý của mình mà còn sử dụng hội họa, nghệ thuật tạc tượng để truyền bá tông phong của mình đến những người ít học. Nhưng đến đây, việc tôn thờ A-di-đà Phật vẫn chưa là một trường phái độc lập, mà chỉ là một thành phần tu học của những tông phái tại đây. Với Pháp Nhiên, Tịnh độ tông chính thức được hình thành. Sư quan niệm rằng, đa số con người không thể đi con đường khó, hoàn toàn tin vào tự lực trong thời mạt pháp và cơ hội duy nhất của họ là tin vào sự hỗ trợ của Phật A-di-đà, tin vào tha lực. Tịnh độ tông Việt Nam. Ở miền Nam, có cư sĩ Minh Trí thành lập "Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Hội Việt Nam", tổ đình đặt tại Minh Hưng Tự số 101 đường Lý Chiêu Hoàng, quận 6, thành phố Sài gòn, xây cất năm 1934. Hội này chọn phương pháp "Phước Huệ song tu" lấy pháp môn niệm Phật làm căn bản, mỗi chùa thuộc hội đều có một phòng thuốc Nam để hốt thuốc chữa bệnh miễn phí cho đồng bào. Minh Trí được tôn xưng là Giáo chủ Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Hội Việt Nam. Ông Đoàn Trung Còn, một dịch giả Phật Học nổi tiếng trong nhiều thập kỷ qua. Năm 1955, chư Hòa Thượng Chơn Mỹ trụ trì chùa Giác Hải Phú Lâm Chợ Lớn, Hòa Thượng Chơn Minh, trụ trì chùa Giác Chơn, Chợ Lớn cùng ông Lý Trung Hiếu, Đốc công, Sở Công Chánh Sài Gòn đã thành lập Giáo hội Tịnh Độ Tông Việt Nam, trụ sở đặt tại chùa Giác Hải, sau dời về Liên Tông Tự, 145 đường Đề Thám, quận I, thành phố Sàigòn, Vào thập niên 60, ông Đoàn Trung Còn xuất gia, trở thành tu sĩ, pháp danh Hồng Tại, ông giữ chức vụ Trị sự trưởng của Giáo hội nầy, ông viên tịch năm 1988. Các chùa thuộc hệ phái Non Bồng của Hòa Thượng Thích Thiện Phước, ở tổ đình Linh Sơn Cổ Tự trên núi Dinh, gần Thị Trấn Bà Rịa, cũng thuộc giáo hội Tịnh Độ Tông này, Hòa Thượng Thiện Phước đã viên tịch năm 1986, nay do ni trưởng Huệ Giác quản lý Tăng, Ni của gần 200 ngôi chùa khắp Miền Nam và Nam Trung Phần. Tông môn này thực hành rốt ráo theo pháp môn Niệm Phật. Ngoài những thời công phu, chấp tác, vào 11 giờ đêm đều dành riêng một thời niệm Phật A Di Đà. Riêng Nhất Nguyên Bửu Tự ở Xã Vĩnh Phú (Lái Thiêu), huyện Thuận An, tỉnh Sông Bé, hàng năm đều có tổ chức Khóa Bá Nhật Niệm Phật (100 ngày đêm liên tục niệm Phật). Từ năm 1964 bắt đầu tổ chức khóa Niệm Phật này, khai kinh vào đêm mồng 7 tháng 8 và hoàn kinh vào đêm 16 rạng ngày 17 tháng 11, nhằm ngày vía Đức A Di Đà Phật. Bất cứ ai cũng có thể đến đây niệm Phật 1 thời (2 giờ), một buổi, một ngày, nhiều ngày hay cả khóa, việc ăn ở do chùa cung cấp, phật tử chỉ có chuyên dùng thì giờ niệm Phật mà thôi. Mỗi năm phật tử Biên Hòa, Bình Dương, Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre, Vĩnh Long, Long Xuyên... đều về đây tham gia khóa Niệm Phật, người ta thường nói "cửa chùa rộng mở", đặc biệt chùa này không có cánh cửa để đóng hay mở. Quan Âm tu viện, ở phường Bửu Hòa (gần Cầu Hang, Biên Hòa), thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, do ni trưởng Huệ Giác làm viện chủ, Phật tử đi hành hương, viếng chùa, nhằm giờ thọ trai, đều được dọn một phần ăn như phần thọ trai của chư Tăng Ni ở chùa, những năm khó khăn về thực phẩm, chùa vẫn giữ được nề nếp nầy, mặc dù Tăng Ni sáng cháo, trưa cơm, chiều cháo. Tịnh Độ Tông ngày nay có lẽ hệ phái Non Bồng, là một hệ phái lớn nhất có nhiều chùa từ miền Tây, miền Đông và miền Trung Việt Nam.
9,351
855455
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9351
Âm phủ
Âm phủ hay âm gian, âm giới là thế giới được cho là ở sâu trong lòng đất hoặc bên dưới trần gian, theo hầu hết các tôn giáo và thần thoại. Đây thường được cho là nơi linh hồn của con người đến sau khi chết. Các nền tín ngưỡng và văn hóa có các quan niệm khác nhau về âm phủ và địa ngục. Trong tín ngưỡng Đông Á. Trong tín ngưỡng Đông Á, địa ngục (地獄, phát âm tiếng Trung "dìyù", phát âm tiếng Nhật "jigoku") là tù ngục trong lòng đất, nơi đó tội nhân phải chịu mọi loại tra tấn do kết quả của mọi việc ác đã làm khi còn sống. Trong Phật giáo. Trong Phật giáo, địa ngục (地獄 "naraka") được xem là nơi nhiều khổ ải, nhưng sau khi nghiệp ác chấm dứt có thể tái sinh trên những thiện đạo. Địa ngục là một thế giới có vị trí địa dư thông thường vừa là một trạng thái của tâm thức, nên hiểu Tịnh độ và 6 nẻo luân hồi cũng là như thế. Địa ngục là một trong ba ác đạo, song song với ngạ quỷ (quỷ đói) và súc sinh. Trong quan điểm vũ trụ của Phật giáo, địa ngục có nhiều dạng khác nhau, gần giống với quan điểm của Ấn Độ giáo: hỏa ngục và hàn ngục, chia làm 8 ngục chính với 16 ngục phụ, mà A-tì địa ngục ("avīcī") là ngục khủng khiếp nhất. Chúng sinh trong địa ngục chịu nhiều khổ hình trong những thời gian khác nhau, như bị lột da lóc thịt, bị cắn mổ... Địa ngục của Phật giáo được Diêm vương ("yama") cai trị. Từ gốc trong thuật ngữ Ấn Độ là "naraka" (tiếng Phạn) và "niraya" (tiếng Pāli), dịch sang tiếng Hán là Nại-lạc (奈落), Na-lạc (那落) và Nê-lê (泥黎). Được xem là một trong 3 đường ác (Tam ác đạo 三惡道, Tam ác thú 三惡趣), hoặc là một trong Ngũ thú (五趣), Lục đạo (六道), hay Thập giới (十界). Kinh điển đề cập đến nhiều loại và tên các địa ngục, trong đó, nổi tiếng nhất là Bát nhiệt địa ngục (八熱地獄, hoặc Bát đại địa ngục 八大地獄) và Bát hàn địa ngục (八寒地獄), kéo dài từ địa ngục Đẳng hoạt (等活) đến Địa ngục A-tì (阿鼻, "avīci"), là toàn phần của Căn bản địa ngục (根本地獄). Còn có địa ngục nhỏ hơn, kế tiếp hoặc sát bên cạnh. Tầng thứ ba địa ngục gọi là những địa ngục biệt lập (Cô địa ngục 孤地獄) ở trong núi, sa mạc ở bên trên mặt đất. Sự tạo thành và tương quan giữa các địa ngục được giải thích chi tiết trong những kinh luận như A-tì-đạt-ma Câu-xá luận. Như người ta nghĩ, giáo lý chung về địa ngục được phát triển qua một thời gian dài, căn cứ vào nhiều nguồn và ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ. Mọi cuốn từ điển Phật giáo đều có ghi đề mục này, bao gồm nhiều chi tiết về danh mục và thuộc tính của từng địa ngục. Vị Bồ Tát cai quản địa ngục trong Phật giáo là Địa Tạng. Trong Kitô giáo. Nơi người chết ngủ, cho đến khi sự sống lại:Truyền-đạo 9:10: Mọi việc tay ngươi làm được, hãy làm hết sức mình; vì dưới âm phủ, là nơi ngươi đi đến, chẳng có việc làm, chẳng có mưu kế, cũng chẳng có tri thức, hay là sự khôn ngoan.Kinh Thánh phân biệt địa ngục (trũng con trai Hi-nôm Hinnom, Gehenna) và âm phủ (Sheol, Hades). "Géhenne" là lối người Hy Lạp viết tiếng Hê-bơ-rơ ge-Hinom (trũng của Hi-nôm), là nơi người ta đưa con cái mình qua lửa cho Mô-lóc (II Các vua 23:10).
9,354
69723580
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9354
Tịnh độ
Tịnh độ (zh. "jìngtǔ" 淨土, sa. "buddhakṣetra", ja. "jōdo") nguyên nghĩa Phạn ngữ là Phật ("buddha") độ ("kṣetra"), cõi Phật, cõi thanh tịnh. Trong Bắc tông, người ta hiểu mỗi Tịnh độ thuộc về một vị Phật đã tạo ra, và vì có vô số chư Phật nên có vô số Tịnh độ. Được nhắc nhở nhiều nhất là Tịnh độ mang tên Cực Lạc (sa. "sukhāvatī") của Phật A-di-đà (sa. "amitābha") ở phương Tây. Tịnh độ phía Đông là cõi Phật Dược Sư (sa. "bhaiṣajyaguru-buddha") có tên là Tịnh Lưu Ly, có khi Tịnh độ đó được gọi là Điều hỉ quốc (sa. "abhirati") của Phật Bất Động (sa. "akṣobhya"). Phía Nam là Tịnh độ của Phật Bảo Sinh (sa. "ratnasambhava"), phía Bắc là Tịnh độ của Phật Cổ Âm (sa. "dundubhisvara"). Vị Phật tương lai Di-lặc (sa. "maitreya"), là vị đang giáo hoá ở cõi Đâu-suất (sa. "tuṣita"), sẽ tạo một Tịnh độ mới. Nhưng được sanh về Tịnh độ rất khó, sách xưa có câu: Nhân thân nan đắc, Phật pháp nan văn, Thiện duyên nan ngộ, Phật quốc nan sanh. Tịnh độ được xem là "hoá thân" của thế giới mới tốt đẹp hơn, là cõi của người tu hành muốn được tái sinh. Muốn đạt được cõi này, hành giả không phải chỉ trau dồi thiện nghiệp, công đức phước báu mà còn phải nguyện cầu các đức Phật của các cõi đó cứu độ được tái sinh. Trong nhân gian, người ta thường hiểu Tịnh độ là một nơi có vị trí địa lý nhất định, nhưng thật ra Tịnh độ là một dạng của tâm thức giác ngộ vì thế giới vốn là ảo kể cả Ta Bà, sẽ không bị ô nhiễm và các phương hướng Đông, Tây, Nam, Bắc chỉ có tính chất hình tượng. Nên nhớ là trong Đạo Phật, Tịnh độ chưa phải là mục đích cuối cùng trên con đường tu tập - chỉ là nơi được xem là cõi cuối cùng mà hành giả phải tái sinh để rồi đạt Niết-bàn (trừ phi có hạnh nguyện riêng trên con đường Bồ tát muốn đến các cõi khác để cứu độ). Và trong tinh thần Đại thừa, Đức Phật đặc biệt nói những bộ Kinh cứu cánh như Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Niết Bàn, ý chỉ nêu rõ "Những cõi nước do Đức Phật biến hóa, để làm phương tiện để an ủi chúng sanh những lúc cảm thấy mệt mỏi, chán nản đều gọi đó là cõi Phương tiện, Hóa thành. Chỉ có Niết Bàn của Phật mới là mới gọi là Bảo Sở". Như vậy cõi Tịnh độ chưa được xem là cõi cuối cùng, cho nên cõi Tinh độ là cõi Phương tiện.
9,357
859204
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9357
Cung Giũ Nguyên
Cung Giũ Nguyên (28 tháng 4 năm 1909 – 7 tháng 11 năm 2008) là một nhà văn, nhà báo Việt Nam gốc Hoa được biết đến với những tác phẩm tiếng Pháp. Về mặt văn chương, tên tuổi ông được ít người Việt biết đến vì các tác phẩm của ông được viết bằng tiếng Pháp. Tuy nhiên về mặt hoạt động xã hội, ông là một huynh trưởng nổi bật thuộc thế hệ sáng lập ra phong trào Hướng đạo Việt Nam. Cuối đời, ông sống tại thành phố Nha Trang và mất tại đây. Tiểu sử. Ông sinh tại Huế, họ thật là họ Hồng. Tổ tiên của ông, người Phúc Kiến, đã qua lập nghiệp tại Việt Nam từ giữa thế kỷ 19. Cha là ông Cung Quang Bào, một Đốc học. Mẹ là Nguyễn Phúc Thị Bút, trưởng nữ của Quận công Hồng Ngọc và cháu nội của An Thành Vương Nguyễn Phúc Miên Lịch (con út vua Minh Mạng). Sinh trưởng trong một gia đình nghèo và đông con, học xong trung học tại trường Quốc học Huế những năm 1922-27, ông phải từ bỏ giấc mộng học trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội để đi làm việc. Năm 1928 ông được bổ làm trợ giáo tập sự tại trường Nam Tiểu học Nha Trang, nhưng đến đầu năm 1930 bị bãi chức, vì lý do chính trị. Sau đó ông phiêu lưu vào Sài Gòn, Đà lạt, Huế, Nha Trang. Năm 1936 cha của ông mất. Vì trách nhiệm đối với gia đình, ông về lại Nha Trang và năm 1941 trở lại nghề dạy học. Ông đã dạy các môn Việt văn, Hán văn, La tinh, Pháp văn, Anh văn, sử địa, kinh tế học, triết học, văn học... ở các trường Kim Yến, Trường Dòng Thánh Giuse Bình Tân, La San, Phanxicô, Collège Français de Nha Trang, Võ Tánh, Lê Quý Đôn... Trong khoảng 1955-75, ông làm hiệu trưởng trường Trung học đệ nhị cấp Lê Quý Đôn, Nha Trang. Trong thời gian 1972-1975 ông là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Cộng đồng duyên hải, Nha Trang. Từ 1989 đến 1999, ông là giáo sư thỉnh giảng môn ngôn ngữ và văn chương Pháp tại khoa Pháp văn, Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang.
9,361
655
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9361
Mụn mủ
Mụn mủ (Latinh: "pustula"), hay còn gọi là nhọt, là một ổ nông ở da, được bao bọc, chứa dịch tiết mưng mủ, có thể có màu trắng, vàng, vàng xanh hay xuất huyết. Quá trình này có thể phát sinh trong một nang lông hay độc lập với nang lông. Mụn mủ có thể khác nhau về kích thước và hình dạng; tuy nhiên mụn mủ nang lông luôn có hình nón và thường chứa một cọng lông ở trung tâm. Sang thương mụn nước do nhiễm herper simplex và varicella zoster virus có thể trở thành mụn mủ. Nhuộm Gram và cấy nên được thực hiện để định danh vi khuẩn và nấm.
9,362
655
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9362
Mụn nước
Mụn nước (Latinh: "vesicula", nhỏ hơn 0,5 cm) và bóng nước (Latinh: "bulla", lớn hơn 0,5 cm) là một ổ nông chứa dịch, gồ lên và được bao bọc. Thường thành rất mỏng nên có thể được nhìn xuyên thấu và thấy được huyết thanh, dịch lymph, máu hay dịch ngoại bào. Mụn nước và bóng nước hình thành do sự bóc tách da ở các mức khác nhau; sự bóc tách có thể bên trong thượng bì (giộp nội thượng bì) hay ở mặt phân cách thượng bì-bì (dưới thượng bì). Các mụn nước giống herpes có chỉ định thử nghiệm Tzanck và/hoặc cấy virus.
9,364
803827
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9364
Mào
"Bài này nói về một hiện tượng bệnh lý. Các nghĩa khác xem bài: Mào (định hướng)." Mào (Latinh: "crusta") hình thành khi huyết thanh, máu hay dịch tiết mủ khô trên bề mặt da. Mào có thể mỏng, dễ vụn (chốc khô) hay dày và dính (chốc loét). Mào có màu vàng khi được hình thành từ huyết thanh khô, màu xanh hay vàng xanh khi từ dịch tiết mủ, màu nâu khi hay đỏ đậm khi từ máu. Mào nông thường xuất hiện như những hạt mỏng, lấp lánh, có màu mật ong, điển hình như trong chốc khô (impetigo). Khi chất tiết xâm nhập vào toàn bộ thượng bì, mào có thể dày và dính, và nếu kèm theo hoại tử mô sâu hơn, nó được gọi là chốc loét (ecthyma). Bệnh sùi mào gà là gì? Sùi mào gà (Genital Warts) còn được gọi là mụn cóc sinh dục, đặc trưng bởi sự xuất hiện của các u nhú trông giống như súp lơ hoặc mào gà, tập trung chủ yếu ở bộ phận sinh dục và hậu môn của bệnh nhân. Người bị bệnh sùi mào gà không chỉ bị ảnh hưởng trầm trọng đến tâm sinh lý và quan hệ vợ chồng, mà còn có nguy cơ ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật và ung thư hậu môn sau này. Bệnh sùi mào gà là bệnh xã hội lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn, gây ra bởi một hoặc một vài chủng vi rút HPV (Human papilloma virus). Đây là căn bệnh phổ biến trên thế giới do tốc độ lây truyền nhanh qua quan hệ tình dục không an toàn. Bệnh sùi mào ở nam giới và nữ giới sẽ gây ra mụn cóc và ung thư nếu không điều trị kịp thời.
9,365
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9365
Tróc vảy
Tế bào thượng bì được thay thế mỗi 27 ngày. Sản phẩm cuối của quá trình toàn tiết ("holocrine") này là lớp sừng, là lớp ngoài cùng của da và không chứa hạt nhân và bị mất đi mà không cảm thấy được. Khi tốc độ tăng sinh của tế bào thượng bì cao, như trong bệnh vảy nến, lớp sừng không được hình thành như bình thường mà các lớp ngoài cùng của da vẫn còn chứa hạt nhân (á sừng), biểu hiện như là vảy trên lâm sàng, và hiện tượng này được gọi là tróc vảy (tiếng Anh: "desquamation", "scaling"). Vì vậy vảy là các mảnh của lớp sừng. Chúng có thể rộng (như màng) hay nhỏ (như bụi), dính hay lỏng lẻo. Vảy dày và dính tạo cảm giác sạn (như giấy nhám) do tăng lớp sừng khu trú và là đặc điểm của dày sừng do nắng ("solar ketarosis").
9,366
462626
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9366
Loét (da liễu học)
Loét (Latinh:"ulcus") là tổn thương da do mất thượng bì và phần trên lớp nhú của lớp bì. Nó có thể mở rộng vào lớp dưới da và luôn luôn xảy ra trong mô có thay đổi về bệnh học. (Điều này phân biệt loét với vết thương, ở vết thương tổn thương da trên nền mô bình thường.) Một vết xước ("erosion") chỉ tổn thương lớp thượng bì, không vào đến lớp bì và khi lành không để lại sẹo trong khi loét luôn luôn tạo sẹo khi lành. Một vài đặc điểm giúp xác định nguyên nhân loét gồm vị trí, bờ, đáy, dịch tiết và các đặc điểm bề mặt có liên quan như nốt, mất da ("excoriation"), dãn tĩnh mạch, phân bố lông, có/mất mồ hôi và mạch. Loét không liên quan đến bệnh mạch máu cần được làm sinh thiết nêm ("wedge biopsy") để khảo sát mô học và cấy mô tìm vi sinh vật.
9,367
294696
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9367
Mào (định hướng)
Mào trong tiếng Việt có nhiều hơn một nghĩa. Nó có thể là:
9,374
309098
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9374
Bóng nước
Bóng nước có thể là
9,377
655
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9377
Đại thừa
Đại thừa (,'; chữ Hán: 大乘), phiên âm Hán-Việt là Ma-ha-diễn-na (摩訶衍那) hay Ma-ha-diễn (摩訶衍), tức là "cỗ xe lớn" hay còn gọi là Đại Thặng tức là "bánh xe lớn" là một trong hai trường phái lớn của đạo Phật, phổ biến tại các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc và Triều Tiên. Trong một số tài liệu hiện đại, các danh xưng Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Bắc truyền hay Phật giáo Phát triển, cũng được xem là tương đương và có thể được dùng để thay thế thuật ngữ Phật giáo Đại thừa. Theo các học giả nghiên cứu, Phật giáo Đại thừa phát triển ở Ấn Độ vào khoảng từ thế kỷ 1 trước Công nguyên trở đi. Đại thừa chấp nhận các kinh điển và giáo lý chính của Phật giáo sơ kỳ, nhưng được bổ sung nhiều học thuyết và kinh điển mới. Ban đầu, Đại thừa chỉ là một phong trào cải cách Phật giáo nhỏ ở Ấn Độ, nhưng trường phái này dần phát triển thành trường phái có ảnh hưởng trong Phật giáo Ấn Độ. Các trung tâm học thuật lớn liên quan đến Đại thừa như Nalanda và Vikramashila phát triển mạnh trong khoảng từ thế kỷ VII đến thế kỷ XII. Theo dòng lịch sử, Phật giáo Đại thừa lan rộng khắp Nam Á, Trung Á, Đông Á và Đông Nam Á, trở thành truyền thống Phật giáo lớn nhất có ngày nay, với 53% Phật tử thuộc Đại thừa Đông Á và 6% theo Kim cương thừa, so với 36% của Phật giáo Thượng toạ bộ (khảo sát năm 2010), có ảnh hưởng mạnh mẽ ở Trung Quốc, Đài Loan, Mông Cổ, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Nepal, Malaysia và Bhutan. Phật giáo Đại thừa đề cao con đường của Bồ Tát phấn đấu để đạt được giác ngộ hoàn toàn ("samyaksaṃbuddha") vì lợi ích của tất cả chúng sinh, và do đó còn được gọi là "Bồ tát thừa" (,""). Nhìn chung, Phật giáo Đại thừa xem mục tiêu trở thành Phật thông qua con đường bồ tát là có sẵn cho tất cả mọi người và xem trạng thái của quả vị A-la-hán là chưa hoàn thiện. Các hình tượng giác ngộ trong Phật giáo Đại thừa rất đa dạng và phong phú, nhiều vị Phật và Bồ tát không hiện diện trong kinh điển của Phật giáo Nguyên thủy (như hình tượng A-di-đà). Triết học Đại thừa cũng thúc đẩy phát triển các tông phái với những học thuyết độc đáo, chẳng hạn như Trung quán tông với Thuyết tính Không ("śūnyatā"), Duy thức tông và thuyết Phật tính. Truyền thống Kim Cương thừa được các nhà nghiên cứu xem là một nhánh của Đại thừa, chú trọng sử dụng chân ngôn (sa. "mantra"), và những nghi lễ bao gồm những phương pháp dùng các ấn thủ trong tu tập, một phương pháp mà các tu sĩ thuộc truyền thống này cho rằng có hiệu quả mạnh mẽ hơn và nhanh hơn trong việc đạt được Phật quả. Từ nguyên. Xuất hiện ý nghĩa trong các Kinh nguyên thủy, nhưng được triển khai vào thế kỉ thứ nhất trước công nguyên, Đại thừa là tâm tánh rộng lớn, tròn đồng thái hư, không thiếu không dư, là cỗ xe lớn nhờ dựa trên tính đa dạng của giáo pháp để mở đường cho số lớn chúng sinh có thể giác ngộ, giải thoát sinh tử, lìa khổ được vui. Cả hai Tiểu thừa và Đại thừa đều bắt nguồn từ vị Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni, nhưng khác nhau nơi sự quan tâm về thực hành giáo pháp và tư tưởng.(sa. "sarvasattva"). Hình tượng tiêu biểu của Đại thừa là Bồ Tát (sa. "bodhisattva") với đặc tính vượt trội là lòng bi (sa., pi. "karuṇā"). Bộ kinh được xem là kinh văn Đại thừa đầu tiên là "Bát-nhã bát thiên tụng" (般若八千頌, sa. "aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā"). Sơ kỳ, các đại sư của phái này gọi pháp môn của mình là Đại thừa để phân biệt với Phật giáo Nguyên thủy, mà họ gọi là Tiểu thừa hay Tiểu Thặng, nghĩa là "cỗ xe nhỏ" hay "bánh xe nhỏ" (sa. "hīnayāna"), còn có cả Nhị thừa, Tam thừa... Ngoài ra còn một trường phái Phật giáo thứ ba là Kim cương thừa, còn gọi là Mật tông hoặc Chân ngôn, cũng phát sinh từ phái Đại thừa. Vấn đề Đại Thừa và Tiểu Thừa. Trước đây người thường cho rằng giáo lý Tiểu thừa không đưa đến quả vị tối hậu thành Phật, chỉ có giáo lý Đại thừa mới là giáo lý chân chính của Phật. Ngược lại, các nhà sư Tiểu thừa thì cho rằng giáo lý Tiểu thừa mới chính là giáo lý nguyên thủy của Phật, còn giáo lý Đại thừa là ngoại đạo. Sự bất đồng quan điểm ấy đã làm băng giá mối quan hệ của hai truyền thống cả ngàn năm. Ngày nay với những phương tiện tiến bộ, mọi mặt trong xã hội đều thay đổi, những quan điểm Tiểu thừa và Đại thừa không còn thích hợp. Qua nghiên cứu, cho thấy rằng: 1. Thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy cho đến thời kỳ Bộ phái (sau Đức Phật 400 năm) chưa có danh từ Đại thừa hay Tiểu thừa. 2. Danh từ Tiểu thừa nên hiểu là Thượng tọa bộ và Thuyết nhất thiết hữu bộ. Ngày nay chỉ còn 2 hệ Tiểu thừa này có mặt trên thế giới. 3. Từ ít lâu nay người ta có khuynh hướng tránh dùng từ ngữ "Tiểu thừa" vì một số người không thông hiểu Phật pháp kỹ càng có thể cảm thấy bị tổn thương. Do đó, 2 khái niệm Phật giáo Bắc Tông và Phật giáo Nam Tông ra đời. 4. Giáo lý được phân làm hai truyền thống theo địa lý, truyền thừa, và được gọi là Phật giáo Bắc tông và Phật giáo Nam tông. Sử dụng từ ngữ Bắc tông và Nam tông nói lên tính xuyên suốt của cây đại thọ, giáo lý đạo Phật. 5. Mặc dù truyền thống Bắc Tông và Nam Tông có những khác biệt, tuy nhiên, những khác biệt ấy không cơ bản. Trái lại, những điểm tương đồng lại rất cơ bản như sau: a/. Cả hai đều nhìn nhận Đức Phật là bậc Đạo sư. b/. Cả hai đều chấp nhận và hành trì giáo lý Tứ thánh đế, Bát chính đạo, Duyên khởi...; đều chấp nhận Tam pháp ấn Vô thường, Khổ, Vô ngã; đều chấp nhận con đường tu tập: Giới-Định-Tuệ. c/. Cả hai đều từ chối có đấng tối cao tự sáng tạo và ngự trị thế giới. Ngược lại với quan điểm nguyên thủy, Đại thừa không quá nhấn mạnh đến đời sống xuất gia, cho rằng cư sĩ tại gia cũng có thể đạt Niết-bàn với sự tế độ của chư Phật và chư Bồ Tát. Hình tượng cư sĩ Duy-ma-cật trong "Duy-ma-cật sở thuyết kinh" là ví dụ tiêu biểu nhất cho trường hợp này. Cách xưng hô trong kinh cũng có khác đi đôi chút. Những lời dạy trong kinh giờ đây được hướng thẳng đến giới cư sĩ như: "Thiện nam tử" (sa. "kulaputra"), "thiện nữ nhân" (sa. "kuladuhitṛ"), như câu hỏi của tôn giả Tu-bồ-đề trong "Kim Cương kinh" cho thấy: Theo quan điểm Đại thừa, Niết-bàn không phải chỉ là giải thoát khỏi Luân hồi—mà hơn thế nữa, hành giả giác ngộ về Chân tâm và an trụ trong đó, đã tiến vào " cửa vô sinh vô tử". Mỗi chúng sinh đều mang Phật tính (sa. "buddhatā") và giác điều đó là điều tuyệt đối quan trọng. Đại thừa lại được chia ra nhiều bộ phái khác nhau, xuất phát từ Ấn Độ và truyền qua Tây Tạng, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Tại Ấn Độ, Đại thừa đã chia ra Trung quán tông (sa. "mādhyamika") do Long Thụ (sa. "nāgārjuna") đề xuất và Duy thức tông (sa. "vijñānavādin", "yogācārin") do Vô Trước (sa. "asaṅga") và Thế Thân (sa. "vasubandhu") sáng lập. Song song với Tantra (Mật tông) của Ấn Độ giáo, đạo Phật cũng sản sinh ra một trường phái là Kim cương thừa (sa. "vajrayāna"), rất thịnh hành tại Tây Tạng. Thuộc về Đại thừa tại Trung Quốc và Nhật Bản, người ta có thể kể đến Thiền tông, Hoa Nghiêm tông, Thiên Thai tông, Tịnh Độ tông. Giáo lý căn bản của Đại thừa được chứa đựng trong những bộ kinh (sa. "sūtra") và luận (sa. "śāstra"). Nói chung, Đại thừa phát triển một cách uyển chuyển, thích nghi, tùy thuận, để phù hợp với khả năng Giác ngộ của căn cơ mọi người. Một số học giả nghiên cứu về Phật giáo cho rằng: vấn đề về Tiểu thừa và Đại thừa ngày nay có thể hiểu đơn giản qua hình ảnh của một cái cây. Một cái cây gồm rễ, thân và lá từ lúc còn nhỏ đến lúc đang phát triển chính là Tiểu thừa. Khi cây phát triển ra nhánh và thêm nhiều lá thì nhánh và lá là Đại thừa, còn thân, rễ, và những nhánh cũ là Tiểu thừa. Cũng như vậy, khi cây ra quả, quả đó là Mật tông. Vì là cùng một cây nên việc phân biệt Tiểu thừa và Đại thừa chỉ mang tính hình tượng (giống như so sánh bạn lúc nhỏ và bạn khi lớn lên, trưởng thành). Hay nói cách khác, dù là Tiểu thừa hay Đại thừa thì mục đích cuối cùng của Phật giáo là đưa con người đạt được sự giải thoát mọi khổ đau, sống an vui hạnh phúc trọn vẹn mãi mãi. Tiểu thừa nói về giáo lý của Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế. Đại thừa nói về giáo lý của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lúc tại thế và lúc sống tại cõi Niết Bàn cùng với các Chư Phật và Bồ Tát (đệ tử của ngài).
9,384
769406
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9384
Ảnh ảo
Trong quang học, đặc biệt là trong quang hình, ảnh ảo là thuật ngữ để chỉ các hình ảnh quan sát được khi thấy các quang tuyến ánh sáng, hay bức xạ điện từ nói chung, như cùng đi ra từ nơi đó mà trên thực tế thì đường đi qua của các quang tuyến không đi qua các điểm trên hình ảnh ảo này. Tính chất ảnh ảo qua các loại gương. – Ảnh ảo qua gương phẳng có kích thước lớn bằng vật – Ảnh ảo qua gương cầu lồi có kích thước nhỏ hơn vật – Ảnh ảo qua gương cầu lõm có kích thước lớn hơn vật Ví dụ. Phản xạ. Gương phẳng hay gương cầu lồi luôn tạo ra ảnh ảo nằm sau gương nhờ phản xạ ánh sáng của vật thể đặt trước chúng. Đối với người quan sát trước gương, các tia sáng dường như phát ra từ ảnh nằm sau gương, nhưng thực tế các tia chỉ đi lại trong không gian nằm trước gương. Khúc xạ. Thấu kính phân kỳ luôn tạo ra ảnh ảo của vật thể đặt xa hơn tiêu cự của kính. Sự khúc xạ tia sáng đi từ dưới nước lên không khí cũng tạo ra ảnh ảo của vật thể dưới nước, còn gọi là bóng nước.
9,385
501647
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9385
Côngxoocxiom
Côngxoocxiom hay công-xooc-xi-om là từ phiên âm từ tiếng Latinh của "consortium", có nghĩa gần giống như "hiệp hội" hay "liên đoàn", có nguồn gốc ở từ "consors" có nghĩa là "người sở hữu của các phương tiện" hay "đồng đội". Từ này chỉ tới sự cộng tác tạm thời để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó hay để đưa ra một dịch vụ hoặc sản phẩm nhất định một cách có hiệu quả hơn. Một côngxoocxiom là sự liên kết của hai hay nhiều các cá nhân (thuật ngữ pháp lý là thể nhân), công ty, trường đại học, hoặc chính quyền (hoặc bất kỳ tổ hợp nào của các thực thể pháp lý này) với mục đích tham dự vào các hoạt động chung hoặc đóng góp các tài nguyên của mình để đạt được mục tiêu chung. Mỗi bên tham gia vẫn duy trì tư cách pháp nhân riêng biệt của mình và nhờ thế, việc kiểm soát của côngxoocxiom đối với mỗi bên tham gia nói chung bị giới hạn trong các hoạt động tham dự vào các nỗ lực chung, cụ thể là phân chia lợi nhuận. Một côngxoocxiom được tạo lập ra bởi hợp đồng, trong đó miêu tả quyền lợi và trách nhiệm của mỗi thành viên. Các côngxoocxiom nói chung là phổ biến trong các lĩnh vực phi lợi nhuận. Ví dụ, "Five Colleges, Inc." (Massachusetts) là một trong những côngxoocxiom lâu đời và thành đạt nhất tại Mỹ. Các bên tham gia vào Five Colleges, Inc. là: Đại học Amherst, Đại học Hampshire, Đại học Mount Holyoke, Đại học Smith, và Đại học tổng hợp Massachusetts Amherst. Một ví dụ khác về côngxoocxiom thành đạt là Năm trường đại học ở Ohio: Đại học Oberlin, Đại học tổng hợp Ohio Wesleyan, Đại học Kenyon, Đại học Wooster và Đại học tổng hợp Denison. Các côngxoocxiom này sử dụng các tài nguyên của các thành viên như trong việc chia sẻ các tài sản vật chất và nguồn nhân lực cũng như liên kết các tài nguyên kinh điển và quản lý hành chính. Ví dụ về côngxoocxiom để thu lợi nhuận là Airbus Industrie ("Airbus"). Được lập ra năm 1970, Airbus là một trong những nhà sản xuất máy bay dân dụng hàng đầu thế giới. Airbus do Công ty vũ trụ và phòng thủ hàng không châu Âu (EADS) (sở hữu 80%) và British Aerospace (sở hữu 20%) lập ra. EADS tự bản thân nó là sự hợp thành của Aérospatiale-Matra của Pháp, Daimler-Chrysler Aerospace của Đức, và Construcciones Aeronáuticas của Tây Ban Nha, mà nguyên thủy là các đối tác riêng biệt trong côngxoocxiom, sở hữu tương ứng 37,9%, 37,9% và 4,2% cổ phần trong Airbus. Địa vị pháp lý của Airbus như là một côngxoocxiom có nghĩa là lợi nhuận (hay khoản thua lỗ) được tích lũy cho các công ty đối tác thể hiện cho các lợi ích của họ. Công việc cũng được phân bổ trên cùng nguyên lý như lợi nhuận (hay thua lỗ). Một ví dụ khác của côngxoocxiom thu lợi nhuận là khi các nhóm ngân hàng hợp tác với nhau để cho vay tiền (các khoản vay mà một ngân hàng sẽ rất khó để thực hiện do lượng tiền lớn cũng như thời hạn kéo dài và rủi ro cao). Phân biệt với hiệp hội hay liên đoàn. Một hiệp hội hay một liên đoàn cũng là tổ chức do các thành viên tự nguyện tham gia với nhau giống như côngxoocxiom nhằm mục đích bảo vệ các quyền lợi và chia sẻ các trách nhiệm chung. Các thành viên của các tổ chức này vẫn là các thể nhân hay pháp nhân riêng biệt. Tuy nhiên, giữa các hình thức liên kết này có nhiều điểm khác biệt. Cụ thể như sau:
9,390
68373757
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9390
Chi Mào gà
Mào gà còn gọi là kê quan, kê đầu hay mồng gà là tên gọi chung của một số loài thực vật thuộc chi Celosia, chi thực vật có hoa trong họ Amaranthaceae. Chúng là những cây làm cảnh hay có thể ăn được, có hình dạng và sử dụng tương tự như cây rau dền. Chúng được gọi là cây mào gà do màu sắc và hình dạng hoa giống như mào của gà. "Celosia argentea" là loài cây làm rau và lấy hạt làm ngũ cốc, đặc biệt ở Tây Phi, Trung Phi và Đông Nam Á. Nó là loại rau quan trọng nhất ở miền nam Nigeria, ở đó nó có tên gọi là "soko". "Celosia cristata" là loài cây cảnh phổ biến trong vườn ở Trung Quốc và một số nơi khác. Y học. Ở Việt Nam, loài "Celosia cristata" là phổ biến và còn có tên gọi khác là kê quan hoa hay kê đầu. Hoa và hạt cây mào gà dùng làm thuốc thu liễm. Có công dụng cầm huyết, chứa nốt trĩ ra huyết, thổ huyết, đổ máu cam, lỵ ra máu. Liều dùng: Hoa mào gà đỏ khô 10 g (tươi 25-30 g) sấy khô tán nhỏ dùng trong ngày. Mỗi lần uống 1-2 g.
9,392
763210
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9392
Không (định hướng)
Trong tiếng Việt chữ không có nghĩa phủ định hoặc trống rỗng; nó có thể chỉ các khái niệm sau:
9,401
891443
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9401
Java (ngôn ngữ lập trình)
Java (phiên âm Tiếng Việt: "Gia-va") là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, dựa trên lớp được thiết kế để có càng ít phụ thuộc thực thi càng tốt. Nó là ngôn ngữ lập trình có mục đích chung cho phép các nhà phát triển ứng dụng "viết một lần, chạy ở mọi nơi" (WORA), nghĩa là mã Java đã biên dịch có thể chạy trên tất cả các nền tảng hỗ trợ Java mà không cần biên dịch lại. Các ứng dụng Java thường được biên dịch thành bytecode có thể chạy trên bất kỳ máy ảo Java (JVM) nào bất kể kiến trúc máy tính bên dưới. Cú pháp của Java tương tự như C và C++, nhưng có ít cơ sở cấp thấp hơn các ngôn ngữ trên. Java runtime cung cấp các khả năng động (chẳng hạn như phản ánh và sửa đổi mã thời gian chạy) thường không có sẵn trong các ngôn ngữ biên dịch truyền thống. Java là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất được sử dụng theo GitHub, đặc biệt cho các ứng dụng web máy khách-máy chủ, với 9 triệu nhà phát triển đã được báo cáo. Java ban đầu được James Gosling tại Sun Microsystems (sau đó đã được Oracle mua lại) phát triển và được phát hành vào năm 1995 như một thành phần cốt lõi của nền tảng Java của Sun Microsystems. Các trình biên dịch Java, máy ảo và thư viện lớp thực thi gốc và tham chiếu ban đầu được Sun phát hành theo giấy phép độc quyền. Kể từ tháng 5 năm 2007, tuân theo các thông số kỹ thuật của Quy trình Cộng đồng Java, Sun đã cấp phép hầu hết các công nghệ Java của mình theo Giấy phép Công cộng GNU. Oracle cung cấp Máy ảo Java HotSpot của riêng mình, tuy nhiên việc triển khai tham chiếu chính thức là OpenJDK JVM, là phần mềm mã nguồn mở miễn phí và được hầu hết các nhà phát triển sử dụng và là JVM mặc định cho hầu hết các bản phân phối Linux. Tính đến tháng 9 năm 2020, phiên bản mới nhất là Java 15, với Java 11, một phiên bản hỗ trợ dài hạn (LTS), được phát hành vào 25 tháng 9 năm 2018. Oracle phát hành bản cập nhật miễn phí cho công chúng với phiên bản kế thừa Java 8 LTS vào tháng 1 năm 2019 cho mục đích sử dụng thương mại, mặc dù nếu không nó sẽ vẫn hỗ trợ Java 8 với các bản cập nhật công khai cho mục đích sử dụng cá nhân vô thời hạn. Các nhà cung cấp khác đã bắt đầu cung cấp các bản miễn phí của OpenJDK 8 và 11 mà vẫn đang nhận được bảo mật và các nâng cấp khác. Oracle (và những công ty khác) khuyên người dùng nên gỡ cài đặt các phiên bản Java đã lỗi thời vì những rủi ro nghiêm trọng do các vấn đề bảo mật chưa được giải quyết. Vì Java 9, 10, 12, 13 và 14 không còn được hỗ trợ, Oracle khuyên người dùng nên chuyển ngay sang phiên bản mới nhất (hiện tại là Java 15) hoặc bản phát hành LTS. Lịch sử. James Gosling, Mike Sheridan và Patrick Naughton khởi xướng dự án ngôn ngữ Java vào tháng 6 năm 1991. Java ban đầu được thiết kế cho truyền hình tương tác, nhưng nó quá tiên tiến đối với ngành truyền hình cáp kỹ thuật số vào thời điểm đó. Ban đầu ngôn ngữ này được gọi là "Oak" theo tên một cây sồi bên ngoài văn phòng của Gosling. Sau đó, dự án có tên là "Green" và cuối cùng được đổi tên thành "Java", từ cà phê Java, loại cà phê đến từ Indonesia. Gosling đã thiết kế Java với cú pháp kiểu C/C++ mà các lập trình viên hệ thống và ứng dụng đã quen thuộc. Sun Microsystems đã phát hành bản triển khai công khai đầu tiên dưới dạng Java 1.0 vào năm 1996. Nó hứa hẹn khả năng Viết một lần, Chạy mọi nơi (WORA), cung cấp thời gian chạy miễn phí trên các nền tảng phổ biến. Khá an toàn và có tính năng bảo mật có thể định cấu hình, nó cho phép các hạn chế truy cập mạng và tệp. Các trình duyệt web lớn đã sớm kết hợp khả năng chạy các ứng dụng Java trong các trang web và Java nhanh chóng trở nên phổ biến. Trình biên dịch Java 1.0 được viết lại bằng Java bởi Arthur van Hoff để tuân thủ nghiêm ngặt đặc tả ngôn ngữ Java 1.0. Với sự ra đời của Java 2 (ban đầu được phát hành với tên gọi J2SE 1.2 vào tháng 12 năm 19981999), các phiên bản mới có nhiều cấu hình được xây dựng cho các loại nền tảng khác nhau. J2EE bao gồm các công nghệ và API cho các ứng dụng doanh nghiệp thường chạy trong môi trường máy chủ, trong khi các API đặc trưng của J2ME được tối ưu hóa cho các ứng dụng di động. Phiên bản dành cho máy tính để bàn được đổi tên thành J2SE. Năm 2006, vì mục đích tiếp thị, Sun đã đổi tên các phiên bản J2 mới lần lượt là "Java EE", "Java ME" và "Java SE". Năm 1997, Sun Microsystems đã tiếp cận cơ quan tiêu chuẩn ISO/IEC JTC 1 và sau đó là Ecma International để chính thức hóa Java, nhưng sau đó công ty nhanh chóng rút khỏi quy trình này. Java vẫn là một tiêu chuẩn "thực tế", được kiểm soát thông qua Quy trình cộng đồng Java. Đã có lúc, Sun cung cấp hầu hết các triển khai Java của mình mà không tính phí, bất chấp trạng thái phần mềm độc quyền của họ. Sun đã tạo ra doanh thu từ Java thông qua việc bán giấy phép cho các sản phẩm chuyên biệt như Hệ thống Doanh nghiệp Java. Vào ngày 13 tháng 11 năm 2006, Sun đã phát hành phần lớn máy ảo Java (JVM) của mình dưới dạng phần mềm mã nguồn mở và miễn phí (FOSS), theo các điều khoản của Giấy phép Công cộng GNU (GPL). Vào ngày 8 tháng 5 năm 2007, Sun đã hoàn thành quá trình, cung cấp tất cả mã cốt lõi của JVM theo các điều khoản phân phối phần mềm miễn phí / nguồn mở, ngoại trừ một phần nhỏ mã mà Sun không giữ bản quyền. Phó chủ tịch Rich Green của Sun nói rằng vai trò lý tưởng của Sun đối với Java là như một "nhà truyền giáo". Sau khi Tập đoàn Oracle mua lại Sun Microsystems vào năm 2009–10, Oracle đã tự mô tả mình là người quản lý công nghệ Java với cam kết không ngừng thúc đẩy cộng đồng tham gia và minh bạch. Điều này không ngăn được Oracle đệ đơn kiện Google ngay sau đó vì đã sử dụng Java bên trong Android SDK. Ngày 2 tháng 4 năm 2010, James Gosling từ chức tại Oracle. Vào tháng 1 năm 2016, Oracle đã thông báo rằng môi trường thời gian chạy Java dựa trên JDK 9 sẽ ngừng cung cấp plugin trình duyệt. Phần mềm Java chạy trên mọi thứ, từ máy tính xách tay đến trung tâm dữ liệu, bảng điều khiển trò chơi đến siêu máy tính khoa học. Nguyên tắc. Có 5 mục tiêu chính trong việc xây dựng ngôn ngữ Java: Phiên bản. Các phiên bản Java đã phát hành: Phiên bản. Sun đã xác định và hỗ trợ bốn phiên bản Java nhắm mục tiêu các môi trường ứng dụng khác nhau và phân đoạn nhiều API của nó để chúng thuộc về một trong các nền tảng. Các nền tảng là: Các lớp trong Java API được tổ chức thành các nhóm riêng biệt gọi là gói. Mỗi gói chứa một tập hợp các giao diện, lớp, gói con và ngoại lệ liên quan. Sun cũng cung cấp một phiên bản có tên là Personal Java đã được thay thế bằng các cặp cấu hình Java ME dựa trên tiêu chuẩn sau này. Hệ thống thực thi. Java JVM và bytecode. Một mục tiêu thiết kế của Java là tính di động, có nghĩa là các chương trình được viết cho nền tảng Java phải chạy tương tự nhau trên bất kỳ sự kết hợp nào giữa phần cứng và hệ điều hành với hỗ trợ thời gian chạy thích hợp. Điều này đạt được bằng cách biên dịch mã ngôn ngữ Java sang một đại diện trung gian được gọi là Java bytecode, thay vì trực tiếp tới mã máy cụ thể về kiến trúc. Các lệnh mã bytecode trong Java tương tự như mã máy, nhưng chúng được thiết kế để thực thi bởi một máy ảo (VM) được viết riêng cho phần cứng máy chủ. Người dùng cuối thường sử dụng Java Runtime Environment (JRE) được cài đặt trên máy của họ cho các ứng dụng Java độc lập hoặc trong trình duyệt web cho các ứng dụng Java. Các thư viện tiêu chuẩn cung cấp một cách chung để truy cập các tính năng dành riêng cho máy chủ như đồ họa, phân luồng và mạng. Việc sử dụng bytecode phổ biến làm cho việc chuyển cổng trở nên đơn giản. Tuy nhiên, chi phí của việc thông dịch bytecode thành các lệnh máy làm cho các chương trình được thông dịch hầu như luôn chạy chậm hơn các chương trình thực thi gốc. Các trình biên dịch Just-in-time (JIT) biên dịch mã byte thành mã máy trong thời gian chạy đã được giới thiệu từ giai đoạn đầu. Bản thân Java độc lập với nền tảng và được điều chỉnh cho phù hợp với nền tảng cụ thể mà máy ảo Java (JVM) chạy trên nó, máy này sẽ dịch mã bytecode của Java sang ngôn ngữ máy của nền tảng. Hiệu suất. Các chương trình được viết bằng Java nổi tiếng là chậm hơn và đòi hỏi nhiều bộ nhớ hơn các chương trình được viết bằng C++. Tuy nhiên, tốc độ thực thi của các chương trình Java được cải thiện đáng kể với sự ra đời của tính năng biên dịch đúng lúc vào năm 1997/1998 cho Java 1.1, việc bổ sung các tính năng ngôn ngữ hỗ trợ phân tích mã tốt hơn (chẳng hạn như các lớp bên trong, lớp StringBuilder, các xác nhận tùy chọn, v.v.) và tối ưu hóa trong máy ảo Java, chẳng hạn như HotSpot trở thành mặc định cho JVM của Sun vào năm 2000. Với Java 1.5, hiệu suất đã được cải thiện với việc bổ sung gói java.util.concurrent, bao gồm khóa các triển khai miễn phí của ConcurrentMaps và các bộ sưu tập đa lõi khác và nó đã được cải thiện hơn nữa với Java 1.6. Không JVM. Một số nền tảng cung cấp hỗ trợ phần cứng trực tiếp cho Java; có những bộ điều khiển vi mô có thể chạy Java bytecode trong phần cứng thay vì máy ảo Java phần mềm, và một số bộ xử lý dựa trên ARM có thể có hỗ trợ phần cứng để thực thi Java bytecode thông qua tùy chọn Jazelle của chúng, mặc dù hỗ trợ hầu hết đã bị loại bỏ trong các triển khai hiện tại của ARM. Quản lý bộ nhớ tự động. Java sử dụng bộ thu gom rác tự động (AGC) để quản lý bộ nhớ trong vòng đời đối tượng. Lập trình viên xác định thời điểm các đối tượng được tạo và thời gian chạy Java chịu trách nhiệm khôi phục bộ nhớ khi các đối tượng không còn được sử dụng. Khi không còn tham chiếu đến một đối tượng, bộ nhớ không thể truy cập sẽ đủ điều kiện để được giải phóng tự động bởi bộ thu gom rác. Một cái gì đó tương tự như rò rỉ bộ nhớ vẫn có thể xảy ra nếu mã của lập trình viên giữ một tham chiếu đến một đối tượng không còn cần thiết, thường là khi các đối tượng không còn cần thiết được lưu trữ trong các bộ chứa vẫn đang được sử dụng. Nếu các phương thức cho một đối tượng không tồn tại được gọi, một ngoại lệ con trỏ null sẽ được đưa ra. Một trong những ý tưởng đằng sau mô hình quản lý bộ nhớ tự động của Java là các lập trình viên có thể không phải chịu gánh nặng khi phải thực hiện quản lý bộ nhớ thủ công. Trong một số ngôn ngữ, bộ nhớ để tạo các đối tượng được cấp phát ngầm trên ngăn xếp hoặc được cấp phát và phân bổ rõ ràng từ heap. Trong trường hợp thứ hai, trách nhiệm quản lý bộ nhớ thuộc về lập trình viên. Nếu chương trình không phân bổ một đối tượng, một rò rỉ bộ nhớ sẽ xảy ra. Nếu chương trình cố gắng truy cập hoặc phân bổ bộ nhớ đã được phân bổ, kết quả là không xác định và khó dự đoán, và chương trình có thể trở nên không ổn định hoặc gặp sự cố. Điều này có thể được khắc phục một phần bằng cách sử dụng các con trỏ thông minh, nhưng chúng làm tăng thêm chi phí và sự phức tạp. Lưu ý rằng việc thu gom rác không ngăn chặn rò rỉ bộ nhớ logic, tức là những nơi bộ nhớ vẫn được tham chiếu nhưng không bao giờ được sử dụng. Việc thu gom rác có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Lý tưởng nhất, nó sẽ xảy ra khi một chương trình không hoạt động. Nó được đảm bảo sẽ được kích hoạt nếu không có đủ bộ nhớ trống trên heap để cấp phát một đối tượng mới; điều này có thể khiến một chương trình bị dừng trong giây lát. Không thể quản lý bộ nhớ rõ ràng trong Java. Java không hỗ trợ số học con trỏ kiểu C/C++, trong đó địa chỉ đối tượng có thể được thao tác số học (ví dụ: bằng cách thêm hoặc trừ một phần bù). Điều này cho phép bộ thu gom rác di chuyển các đối tượng được tham chiếu và đảm bảo an toàn và bảo mật kiểu. Giống như trong C++ và một số ngôn ngữ hướng đối tượng khác, các biến của kiểu dữ liệu nguyên thủy của Java hoặc được lưu trữ trực tiếp trong các trường (đối với các đối tượng) hoặc trên ngăn xếp (đối với các phương thức) chứ không phải trên heap, điều này thường đúng đối với dữ liệu không nguyên thủy các loại (nhưng hãy xem phân tích thoát). Đây là một quyết định có ý thức của các nhà thiết kế của Java vì lý do hiệu suất. Java chứa nhiều loại trình thu gom rác. Theo mặc định, HotSpot sử dụng bộ thu gom rác quét song song. Tuy nhiên, cũng có một số trình thu gom rác khác có thể được sử dụng để quản lý đống rác. Đối với 90% ứng dụng trong Java, bộ thu gom rác đồng thời Mark-Sweep (CMS) là đủ. Oracle đặt mục tiêu thay thế CMS bằng Garbage-First Collector (G1). Giải quyết được vấn đề quản lý bộ nhớ không giúp lập trình viên bớt gánh nặng xử lý đúng cách các loại tài nguyên khác, như kết nối mạng hoặc cơ sở dữ liệu, xử lý tệp, v.v., đặc biệt là khi có lỗi. Các lớp đặc biệt. Applet. Java applet là các chương trình được nhúng vào trong các ứng dụng khác, thường là trong một trang web hiển thị trong trình duyệt web. API của Java applet hiện không còn được dùng nữa kể từ ngày 9 tháng 1 năm 2017. Servlet. Công nghệ Java servlet cung cấp cho các nhà phát triển Web một cơ chế nhất quán, đơn giản để mở rộng chức năng của máy chủ Web và để truy cập các hệ thống kinh doanh hiện có. Servlet là các thành phần Java EE phía máy chủ tạo ra các phản hồi (thường là các trang HTML) cho các yêu cầu (thường là các yêu cầu HTTP) từ máy khách. Ở một mức độ nào đó, API của Java servlet đã được thay thế bởi hai công nghệ Java cho dịch vụ web: Sự phổ biến. Tính đến ngày 21 tháng 1 năm 2021, Java là ngôn ngữ lập trình phổ biến thứ nhì thế giới với tỉ lệ 11,96% chỉ xếp sau ngôn ngữ C. Qua nhiều năm Java và C vẫn luôn chiếm hai vị trí đầu tiên trong bảng các ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất suốt 20 năm qua, tuy những năm gần đây độ phổ biến có xu hướng giảm nhưng Java vẫn giữ được tỉ lệ trên 10% mặc cho sự phát triển chóng mặt của thế giới công nghệ, Java thể hiện đẳng cấp một ngôn ngữ lập trình chất lượng của nhân loại.
9,407
529523
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9407
Sa hoàng
Sa hoàng (tiếng Anh: "Tsar"; hay ; Tiếng Slav Giáo hội cổ: ц︢рь), còn gọi là Nga hoàng, là tước vị chính thức của các vua trong lịch sử Nga từ năm 1547 đến năm 1721 và là tên gọi không chính thức của các Hoàng đế của Đế quốc Nga từ đó về sau. Thực ra, vị vua đầu tiên xưng Sa hoàng là Simeon I của Bulgaria. Đây cũng là tước vị của các vị vua của Bulgaria trong thời gian 893-1014, 1085-1396 và 1908-1946; và của các vua Serbia trong thời gian 1346-1371. Trên thực tế, Sa hoàng được xem là nguyên thủ quốc gia suốt chiều dài lịch sử Nga kể từ khi Moskva trở thành một công quốc độc lập cho đến chế độ quân chủ bị lật đổ vào tháng 2 năm 1917. Như vậy Sa hoàng kế thừa các đại công tước Moskva, và là tiền thân của các Hoàng đế Nga. Trong những thời kỳ thiếu Sa hoàng, như "Thời kì lộn xộn" (1610 - 1613), Giáo trưởng Moskva, là người đứng đầu Giáo hội Chính thống giáo Nga, đóng vai trò như vua Nga và nguyên thủ quốc gia. Lịch sử. Từ nguyên của "Tsar" có nghĩa là "nguyên thủ quốc gia", "quân vương", "người đứng đầu", và cũng là tước vị chính thức của quân vương, hoặc người mang danh hiệu đó. Từ này bắt nguồn từ danh hiệu "Caesar" có từ thời La Mã cổ đại. Theo nghĩa hẹp, từ Царь (tiếng Anh: "Tsar", gốc từ tiếng Latin "Caesar", viết theo tiếng Nga là Цезарь) có họ hàng với từ tiếng Đức "Kaiser" và là tước vị chính thức của các vua Nga từ năm 1547 đến năm 1721. Trước năm 1547, đứng đầu quốc gia Moskva là một Đại công tước (Великий князь, Velikiy Knyaz). (Hồi đó các vua Nga thực ra là lãnh chúa từng vùng, phạm vi quyền lực hạn chế nên chỉ là Đại công tước). Năm 1547 Đại công tước Moskva là Ivan IV, tức Ivan Hung đế (Иван Грозный) xưng là Sa hoàng (Царь) để khẳng định vị trí đặc biệt hơn hẳn các đại công tước khác. Tước vị đó đặt Ivan IV ngang hàng với các vua chúa châu Âu, coi như ông là ngưởi kế thừa các hoàng đế Đông La Mã năm xưa. Thực ra, sau khi Đông La Mã sụp đổ thì các đại công tước Ivan III và Vasily III xứ Moskva đã xưng làm "Sa hoàng" khi giao tiếp với các nước nhỏ như Livonia. Đế hiệu chính thức của các Sa hoàng Nga là "Sa hoàng và Đấng cầm quyền chuyên chính của toàn Nga". Năm 1721, Pyotr I, tức Pyotr Đại đế (Пётр Великий), đổi tước hiệu từ Sa hoàng thành Hoàng đế (Император "Imperator"), là từ cùng gốc với từ "Emperor" của Tây Âu, nhưng tước vị Sa hoàng vẫn được dùng một cách không chính thức để gọi hoàng đế Nga cho đến khi Cách mạng tháng Hai năm 1917 lật đổ chế độ quân chủ. Hoặc, xem tước hiệu đầy đủ của Hoàng đế Nikolai II, ông xưng làm "Hoàng đế và Đấng cầm quyền chuyên chính của Nga" kèm theo nhiều danh hiệu khác như "Sa hoàng của Moskva, Kiev, Vladimir, Novgorod, Kazan, Astrakhan, Siberia, Chersonesos dãy Taurus, Gruzia…". Các Sa hoàng trong lịch sử Nga. Thời kỳ hỗn độn (1598 - 1613). Giai đoạn Hội đồng 7 vị Boyars (27 tháng 7 1610 - 4 tháng 11 1612). (Từ ngày 6 tháng 12 năm 1610 (thiếu Władysław IV Vasa):
9,411
859204
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9411
Đại Tỉnh thức
Thuật từ Đại Tỉnh thức được dùng để chỉ các cuộc phục hưng tôn giáo trong lịch sử Hoa Kỳ và Anh Quốc, cũng được dùng để miêu tả các giai đoạn cách mạng về tư tưởng tôn giáo tại Hoa Kỳ. Phong trào này, với mục tiêu đánh thức sự sùng tín đã ngủ yên trong lòng tín hữu, lại kiến tạo cho mình ảnh hưởng đáng kể trong xã hội qua nỗ lực tuyên xưng các giá trị đạo đức, sự công chính và lòng nhân ái. Theo sự phân loại được chấp nhận rộng rãi nhất, có cả thảy bốn cuộc đại tỉnh thức xảy ra trong lịch sử Hoa Kỳ: Đặc điểm. Joseph Tracy - một mục sư và sử gia, người đã mang đến cho hiện tượng tôn giáo này thuật ngữ "Đại Tỉnh thức" (cũng là tựa đề một tác phẩm của ông được xuất bản vào năm 1842) - cho rằng cuộc đại tỉnh thức lần thứ nhất là tiền thân của cuộc chiến dành độc lập của Hoa Kỳ. Cũng theo lập luận của Tracy, phong trào bãi nô, một phần của cuộc đại tỉnh thức lần thứ hai và là một trong những nhân tố kiến tạo sự phân hóa trong nước Mỹ về vấn đề nô lệ, được xem như là một trong những yếu tố dẫn nước Mỹ vào cuộc Nội chiến với mục tiêu chính là giải phóng nô lệ. Trong các cuộc Đại Tỉnh thức xuất hiện những hiện tượng nổi bật như bùng phát nhiều giáo phái, ngay cả một số tôn giáo mới, và các hệ thống tín ngưỡng mới xuất hiện cũng như các giáo hội truyền thống đều phát triển mạnh mẽ và tạo nhiều ảnh hưởng trong xã hội. Mặc dù chịu ảnh hưởng từ những trào lưu thần học khởi phát ở châu Âu, hiện tượng tôn giáo này chủ yếu diễn ra trong vòng nước Mỹ và thể hiện những đặc thù của đất nước này. Một phần có lẽ do Hoa Kỳ là vùng đất màu mỡ cho sự phát triển nhiều giáo phái, dù hầu hết đều chia sẻ những giá trị chung của cộng đồng Kháng Cách. Truyền thống Kháng Cách khuyến khích sự tự do bày tỏ các xác tín khác nhau. Sự thiếu vắng một tôn giáo chủ đạo hoặc một hệ thống quốc giáo là môi trường thuận lợi cho việc truyền bá những ý tưởng mới mà không cần nỗ lực, thường khi chậm chạp, cải cách từ bên trong. Đại Tỉnh thức lần thứ nhất. Cuộc Đại Tỉnh thức thứ nhất là phong trào tôn giáo bùng phát trong cộng đồng Kháng Cách ("Protestant") tại các khu định cư tại Bắc Mỹ trong những năm thuộc các thập niên 1730 và 1740. Khởi phát bởi Jonathan Edwards, một nhà thuyết giáo sống tại Massachusetts, người tìm cách phục hồi các giá trị cội rễ của Thần học Calvin (đã được chấp nhận và truyền bá rộng rãi trong thời kỳ lập quốc), và nỗ lực đánh thức tình cảm kính yêu Thiên Chúa đang phôi phai trong lòng tín hữu. Bài giảng "Tội nhân trong tay Thiên Chúa đang thịnh nộ" là một trong những bài giảng nổi tiếng nhất của ông. Edwards là diễn giả có sức thuyết phục lớn, và nhiều người tìm đến để nghe ông thuyết giảng. Nhà thuyết giáo người Anh George Whitefield tiếp nối phong trào, du hành khắp các khu định cư và thu hút số lượng thính giả đông đảo với cung cách thuyết giáo sinh động và đầy cảm xúc. Phương pháp giảng dạy mới cùng cung cách sống đạo của những người theo phong trào này đã thổi sức sống mới vào đời sống tôn giáo tại Mỹ. Người ta tìm đến tôn giáo với lòng nhiệt tâm, chứ không còn chịu ngồi nghe các bài luận thuyết tôn giáo cách lặng lẽ và xa cách. Nhiều người bắt đầu thói quen nghiên cứu Kinh Thánh tại nhà, tập quán này làm suy giảm ảnh hưởng của các nghi thức thờ phụng công cộng, và đem tín hữu đến gần với khynh hướng chú trọng vào sự trải nghiệm cá nhân đã được rao giảng tại Âu châu trong cuộc Cải cách Kháng Cách. Tất cả những điều này tạo nên sức mạnh thuyết phục cho thông điệp của Jonathan Edwards và các truyền đạo du hành ("itinerant preacher"), những người dong ruỗi dọc ngang nước Mỹ, tìm đến các khu định cư để giảng đạo. Họ thường được xem là thuộc về nhóm "Tân Quang", để phân biệt với nhóm "Cựu Quang". Sự tranh chấp giữa hai nhóm này dẫn đến việc thành lập một số viện đại học, nay được xếp vào danh sách của Ivy League, như "Kings College" (Đại học Columbia) và Đại học Princeton. Cuộc đại tỉnh thức có lẽ là biến cố thuần Mỹ nhất cho đến lúc ấy, nên thường được xem là một trong những yếu tố thúc đẩy tiến trình thống nhất các khu định cư và làm gia tăng quyết tâm dành độc lập và quyền tự quyết của người định cư. Cuộc đại tỉnh thức cũng được giải thích là sự thể hiện sau cùng các lý tưởng tôn giáo; vì cớ các lý tưởng này mà các khu định cư vùng New England được thành lập. Lòng sùng tín đang trên đà suy giảm trong các thập niên trước cuộc đại tỉnh thức, một phần là do ảnh hưởng của phong trào Khai sáng ("Englightenment"), cùng với phản ứng tiêu cực của công chúng đối với vụ án xét xử các phù thủy tại Salem. Sau cuộc đại tỉnh thức, lòng sùng tín lại thoái trào, mặc dù lịch sử Hoa Kỳ luôn điểm xuyết bởi các cuộc phục hưng tôn giáo (đáng kể nhất là cuộc đại tỉnh thức thứ nhì). Sức mạnh dẫn dắt các khu định cư trong suốt 60 năm kế tiếp căn bản là thế tục, mặc dù Hoa Kỳ vẫn còn là một quốc gia sùng đạo sâu sắc (nhiều vùng trên nước Mỹ vẫn duy trì lòng sùng tín cho đến ngày nay). Ảnh hưởng. Các sử gia vẫn tiếp tục tranh luận về ảnh hưởng chính trị của cuộc đại tỉnh thức đối với cuộc Cách mạng Mỹ, diễn ra ngay sau đó. Heimert (1966) lập luận rằng trong thời kỳ trước khi xảy ra cuộc Cách mạng Mỹ, Thần học Calvin và Jonathan Edwards là nguồn cung ứng ý thức hệ chính trị cấp tiến theo khuynh hướng dân chủ xã hội; mặt khác, tôn giáo Tin Lành thể hiện và khuyến khích chủ nghĩa quốc gia. Thần học Calvin được vun trồng tại các khu định cư Mỹ lập nền cho hiện tượng thức tỉnh tâm linh, cùng lúc là tác nhân thúc đẩy cuộc Cách mạng Mỹ. Theo Heimert, ảnh hưởng chủ đạo của cuộc đại tỉnh thức là kiến tạo tinh thần quốc gia cho người Mỹ, đây là nhân tố quyết định dẫn đến cuộc cách mạng. Cuộc Đại Tỉnh thức lần thứ nhất khởi phát từ những lời thuyết giáo mạnh mẽ và đầy sức thuyết phục tập chú vào việc quở trách tội lỗi và nhu cầu nhận lãnh ơn cứu chuộc qua hành động công khai xưng tội để tiếp nhận ân điển của Thiên Chúa, dẫn người nghe đến "trải nghiệm tiếp xúc với Thiên Chúa theo cách riêng của mỗi người". Các diễn giả tra xem bản chất của điều người Mỹ thường xem là giao ước của Thiên Chúa dành cho dân tộc họ, và quở trách nếp sống suy đồi, chuộng vật chất, thích hưởng thụ tại các khu định cư đang trở nên giàu có tại Mỹ. Họ xem đó là ảnh hưởng đến từ Anh, như thế, cần cắt đứt quan hệ với mẫu quốc để có thể tái cung hiến nước Mỹ cho Thiên Chúa. Cuộc Đại Tỉnh thức biến tôn giáo trở thành trải nghiệm cá nhân cho người bình thường bằng cách kiến tạo nhận thức sâu sắc về tội lỗi và ơn cứu chuộc, cùng lúc với sự tra xét nội tâm và tinh thần tận hiến cho những chuẩn mực mới trong đời sống tâm linh. Nhà sử học Sydney E. Ahlstrom nhận thấy yếu tố này trong các cuộc phục hưng tôn giáo xảy ra ở những nơi khác như Phong trào Sùng tín tại Đức, cuộc Phục hưng Tin Lành và Phong trào Giám Lý tại Anh. Đại Tỉnh thức lần thứ nhì. Cuộc Đại Tỉnh thức thứ nhì là phong trào phục hưng tôn giáo lớn xảy ra trong lịch sử Hoa Kỳ. Nảy sinh từ phong trào này là nhiều loại hình hoạt động khác nhau, nổi trội nhất là tính chủ động của các địa phương và sự bày tỏ nhiệt tâm tôn giáo. Tại vùng New England, sự quan tâm về tôn giáo vừa được hồi sinh dẫn đến một làn sóng hoạt động xã hội. Tại miền tây tiểu bang New York, tinh thần của cuộc phục hưng mở đường cho sự xuất hiện của các giáo phái tân lập, và tạo ra ảnh hưởng đáng kể trên Phong trào Thánh khiết. Tại vùng Appalachia của Kentucky và Tennessee, cuộc phục hưng đã tăng cường sức mạnh cho các giáo phái Giám Lý và Baptist, và sản sinh một hình thức truyền đạo mới - giảng phúc âm trong các lều trại. Vào cuối thế kỷ 18, nhiều người Mỹ thuộc giới trí thức không còn quan tâm đến đức tin Cơ đốc truyền thống, và cuộc phục hưng tôn giáo quét qua miền tây vào thượng bán thế kỷ 19 là một phản ứng đối với trào lưu thế tục của thời kỳ này. New England. Phong trào Tin Lành bùng phát tại đây sản sinh nhiều hội đoàn truyền giáo liên giáo phái với mục tiêu truyền bá phúc âm cho vùng đất miền Tây còn hoang sơ. Thành viên của các hội đoàn này không chỉ hoạt động như nhà truyền giáo mà còn là nhà giáo dục, truyền bá các giá trị văn hóa đô thị của miền Đông, trong khi những hiệp hội xuất bản và giáo dục chăm lo phát triển giáo dục Cơ đốc, nổi bật nhất là Thánh Kinh Hội Hoa Kỳ, ra đời năm 1816. Cũng từ cuộc phục hưng này, xuất hiện Hội Tiết độ và các nhóm vận động bãi bỏ chế độ nô lệ, khởi phát các nỗ lực nhằm cải cách chế độ lao tù, chăm sóc người tàn tật và người mắc bệnh tâm thần. New York. Cuộc phục hưng tại miền tây tiểu bang New York chịu nhiều ảnh hưởng của Charles Grandison Finney, một luật sư đến từ Adam, New York. Một vùng rộng lớn từ hồ Ontario đến dãy núi Adriondack chứng kiến quá nhiều cuộc phục hưng tôn giáo đến nỗi nó thường được nhắc đến với tên "Khu vực Bùng cháy" ("Burned-over district"). Năm 1821, Finney trải nghiệm một sự soi dẫn tâm linh trong khi đang tìm kiếm niềm xác tín tôn giáo cho mình. Ông khởi sự rao giảng Phúc âm tại miền tây tiểu bang New York. Các cuộc phục hưng của Finney nổi bật bởi những đặc điểm như chuẩn bị chu đáo, thuyết giáo với sức thuyết phục mạnh mẽ và kết quả sung mãn với số lượng lớn người qui đạo. Finney thuyết giảng tại khu vực này suốt từ những năm 1820 sang đến những năm đầu thập niên 1830 trước khi nhận lời giảng dạy môn thần học, và về sau trở thành viện trưởng, tại Đại học Oberlin. Cũng từ khu vực này đã sản sinh hai giáo phái quan trọng tại Hoa Kỳ - phong trào Thánh hữu Ngày sau (Mormon) với 12 triệu tín hữu và phong trào Phục lâm – dù cả hai đều không được cộng đồng Cơ Đốc giáo công nhận vì những dị biệt của họ về các vấn đề thần học. Appalachia. Trong vùng núi Appalachia, cuộc phục hưng mang những đặc điểm tương tự với cuộc đại tỉnh thức thứ nhất của thế kỷ trước. Nhưng tại đây, tâm điểm của cuộc phục hưng là những buổi truyền giảng trong lều trại ("camp meeting"), thường kéo dài trong vài ngày, dành cho các nhóm cư dân, vì đòi hỏi của công việc, phải sống xa gia đình. Những con người lang bạt này nhìn xem các buổi truyền giảng trong lều bạt như là một nơi trú ẩn cho cuộc đời cô độc của họ tại vùng đất biên cương hoang dã. Bối cảnh đặc thù cộng với sự phấn khích khi tham dự các cuộc phục hưng tôn giáo đã nảy sinh một phong cách mới trong việc biểu lộ các tình cảm tôn giáo như nhảy múa, kêu la và ca hát, những đặc điểm thường được nối kết với các cuộc phục hưng xảy ra tại đây. Buổi truyền giảng trong lều bạt được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 7 năm 1800 tại Nhà thờ Gasper River, tây nam Kentucky. Một buổi truyền giảng khác lớn hơn được tổ chức tại Cane Ridge, Kentucky vào tháng 8 năm 1801 với sự tham dự của từ 10 ngàn đến 25 ngàn người; cũng có mặt nhiều mục sư thuộc các giáo phái Trưởng lão, Baptist và Giám Lý. Buổi truyền giảng này đã giúp định hình các chương trình truyền giảng phục hưng có tổ chức, để trở nên hình mẫu cho sự phát triển của các giáo phái như Giám Lý hay Baptist. Nó cũng là công cụ giúp sản sinh các giáo phái thuộc phong trào Hồi cố như Disciples of Christ và Church of Christ. Cuộc phục hưng mau chóng quét qua khắp Kentucky, Tennessee và miền nam Ohio cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các giáo phái Giám Lý và Baptist. Mỗi giáo phái có thế mạnh của mình để thu hoạch từ cuộc phục hưng. Giáo phái Giám Lý với cơ cấu tổ chức hiệu quả, dựa vào các truyền đạo khu vực ("circuit rider"), những người này tìm đến các vùng xa xôi, hẻo lánh để giảng đạo. Thường xuất thân từ giới bình dân, họ dễ dàng tìm được sự đồng cảm từ các gia đình sinh sống tại vùng biên cương. Trong khi đó, giáo phái Baptist chọn lựa cấu trúc tổ chức mềm dẻo. Những người truyền đạo nông dân của họ, những người nhận lãnh "ơn gọi" từ Thiên Chúa, chuyên cần nghiên cứu Kinh Thánh và đi ra thành lập nhà thờ; sau đó, họ được phong chức bởi giáo đoàn của họ. Các giáo đoàn này đào tạo nhiều mục sư và gởi họ đến các vùng xa hơn, sâu trong các hoang mạc để thành lập nhà thờ. Nhờ tính hiệu quả của phương pháp này, giáo phái Baptist chiếm vai trò chủ đạo trong đời sống tôn giáo tại những tiểu bang biên giới và hầu hết các tiểu bang miền Nam. Cuộc đại tỉnh thức thứ nhì có ảnh hưởng sâu sắc trên lịch sử Hoa Kỳ. Với số lượng tín hữu gia tăng mạnh, các giáo phái Baptist và Giám Lý đạt đến vị trí cân bằng, về sau vượt trội các giáo phái truyền thống có ảnh hưởng lớn trong thời kỳ thuộc địa như Anh giáo, Trưởng Lão, Tự trị giáo đoàn và Quaker. Trong vòng các tín hữu Quaker, những nỗ lực nhằm ứng dụng tư tưởng Cơ đốc giáo vào các giải pháp xã hội là tiền thân của phong trào Phúc âm xã hội của thế kỷ 19. Đến giữa thế kỷ 19, nước Mỹ trở nên một quốc gia đa dạng, và những dị biệt bên trong cộng đồng Kháng Cách tại Mỹ vừa phản ánh vừa đóng góp vào tình trạng đa dạng này. Ảnh hưởng. Cùng lúc với những canh tân trong thần học và cấu trúc hội thánh là những cải cách xã hội xảy ra trong giai đoạn này. Các tín hữu Cơ Đốc tích cực tham gia vào các cải cách xã hội như chống nạn nghiện rượu, bảo vệ nữ quyền, phong trào bãi nô, và các hoạt động nhằm giải quyết những vấn nạn khác của xã hội từ nhận thức về vai trò của họ trong xã hội là thanh tẩy thế giới qua nỗ lực giới thiệu ơn cứu rỗi đến cho từng cá nhân. Đại Tỉnh thức lần thứ ba. Đây là thời kỳ kéo dài từ thập niên 1850 đến thập niên 1900 ảnh hưởng đến nhiều giáo phái Kháng Cách. Công cuộc truyền giáo đem thông điệp Phúc âm đến khắp nơi trên thế giới và Phong trào Phúc âm Xã hội khởi phát trong giai đoạn này. Cũng xuất hiện một số hiện tượng như Phong trào Thánh khiết, Phong trào Nazarene và giáo phái Cơ Đốc Khoa học. Cuộc Đại Tỉnh thức bùng phát tại nhiều thành phố trong năm 1858, nhưng bị cắt đứt bởi cuộc Nội chiến Mỹ. Tuy vậy, ở miền Nam, chính cuộc nội chiến là nhân tố phát triển các cuộc phục hưng tôn giáo, đặc biệt trong vòng các binh sĩ dưới quyền Tướng Robert E. Lee. Sau chiến tranh, Dwight L. Moody xem chấn hưng niềm tin là trọng tâm trong các hoạt động của ông ở Chicago, dẫn đến việc thành lập Học viện Kinh Thánh Moody. Các giáo hội Kháng Cách mở rộng hoạt động truyền giáo ở Hoa Kỳ và tại nhiều nước trên khắp thế giới. Số lượng các đại học do các giáo hội thành lập tăng trưởng nhanh cùng với chất lượng giáo dục. YMCA có mặt ở nhiều thành phố, cùng lúc với các nhóm thanh niên Cơ Đốc như Epworth League (Giám Lý), và Walther League (Lutheran). Ảnh hưởng. Cuộc Đại Tỉnh thức lần thứ ba được xem là ảnh hưởng chủ đạo dẫn dắt nước Mỹ qua những ngày khó khăn khi phải gánh chịu hậu quả nặng nề của cuộc Đại Suy thoái và chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ý nghĩa của thuật từ "thức tỉnh" ngụ ý một xã hội mê ngủ hoặc trì trệ, thụ động và bị thế tục hóa. Như thế, "thức tỉnh" là thuật từ bắt nguồn từ những người Tin Lành và được sử dụng thường xuyên bởi cộng đồng này, kéo dài cho đến ngày nay như trong trường hợp của Tổng thống George W. Bush. Đại Tỉnh thức lần thứ tư. Dù vẫn còn bất đồng về việc liệu có nên áp dụng thuật từ "Đại Tỉnh thức" cho giai đoạn từ cuối thập niên 1960 đến đầu thập niên 1970 hay không, thời kỳ này chứng kiến nhiều sự thay đổi đáng kể trong lĩnh vực tôn giáo tại Hoa Kỳ. Trong khi các giáo hội "chính lưu" thuộc cộng đồng Kháng Cách sút giảm đáng kể số lượng tín hữu và ảnh hưởng xã hội thì một số giáo phái truyền thống như Baptist Nam phương và "Missouri Synod Lutheran" phát triển mạnh mẽ số lượng thành viên, mở rộng ảnh hưởng trên khắp nước Mỹ, tham gia các cuộc tranh luận thần học, và trở nên các thế lực chính trị hùng mạnh. Cùng lúc, là sự lớn mạnh của chủ nghĩa thế tục, và các giáo hội phải đối đầu với các vấn đề như quyền của người đồng tính, quyền phá thai và phải nỗ lực bảo vệ học thuyết sáng tạo. Thời kỳ này cũng chứng kiến sự phát triển của các nhà thờ độc lập có chủ trương liên phái, và các "trung tâm đức tin cộng đồng", cùng lúc là sự trỗi dậy của hiện tượng đại giáo đoàn, và các tổ chức truyền giáo và công tác xã hội phi giáo phái. Phong trào Giê-xu được xem là một phần trong cuộc đại tỉnh thức lần thứ tư. Cũng thuộc thời kỳ này, theo quan điểm của một số người, là cuộc Phong trào Ân tứ từ năm 1961 đến 1982. Khởi nguồn từ Phong trào Ngũ Tuần, tập chú vào trải nghiệm mà họ xem là những "ân tứ" của Chúa Thánh Linh như nói tiếng lạ, chữa bệnh bằng đức tin và nói tiên tri; các "ân tứ" này cũng được xem là dấu chứng của trải nghiệm "đầy dẫy Chúa Thánh Linh". Dù khởi phát từ cộng đồng Kháng Cách, ảnh hưởng của phong trào này lan rộng trong Giáo hội Công giáo La Mã vào lúc các nhà lãnh đạo giáo hội tỏ thái độ rộng mở với chủ trương đại kết, bớt nhấn mạnh đến cấu trúc giáo hội, đồng thời quan tâm nhiều hơn đến vai trò của giáo dân trong giáo hội.
9,412
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9412
Jonathan Edwards
Jonathan Edwards (sinh 5 tháng 10 năm 1703 – mất 28 tháng 3 năm 1758) là nhà thần học và nhà thuyết giáo người Mỹ thuộc giáo phái Tự trị Giáo đoàn ("Congregational"). Ông được biết đến như là nhà thần học lớn nhất và sâu sắc nhất trong cộng đồng Tin lành ("Evangelical") tại Hoa Kỳ. Tuy Edwards viết về nhiều lãnh vực khác nhau, ông thường được xem là người nhiệt tâm bảo vệ nền thần học Calvin và di sản Thanh giáo. Tuổi trẻ. Jonathan là con của Timothy Edwards (1669-1729), một mục sư tại East Windsor, Timothy phải tìm cách bù đắp phần lợi tức ít ỏi của mình bằng cách dạy kèm các sinh viên. Vợ của Timothy, Esther Stoddard, là con gái của Mục sư Solomon Stoddard ở Northampton, bà là một phụ nữ có nhiều khả năng về trí tuệ cùng với một cá tính độc lập. Jonathan, con trai duy nhất và là người con thứ năm trong số chín người con của họ. Cha và chị của Jonathan, cả hai đều được hưởng một nền giáo dục tốt, dạy cậu bé học. Năm lên mười, Jonathan viết một luận đề khá hài hước về tính phi vật chất của linh hồn; cậu bé tỏ ra thích thú môn lịch sử thiên nhiên, và viết một tiểu luận khá xuất sắc về tập quán của "loài nhện bay". Jonathan nhập học tại Đại học Yale năm 1716 khi chưa đủ tuổi 13. Năm sau, cậu bắt đầu làm quen và chịu thuyết phục bởi những luận văn của John Locke. Trước khi tốt nghiệp vào tháng 9 năm 1720 với tư cách là thủ khoa và trưởng lớp, xem ra trong tâm trí của chàng trai này đã định hình một hệ thống triết học. Jonathan dành hai năm kế tiếp để theo học môn thần học tại New Haven. Từ năm 1720 đến năm 1726, theo những điều ghi lại trong nhật ký, Jonathan khao khát tìm kiếm sự cứu rỗi và không chịu hài lòng cho đến khi có được một trải nghiệm vào năm cuối tại trường đại học, khi cậu không còn cảm giác rằng, theo sự tuyển chọn của Thiên Chúa, một số người được dành sẵn cho sự cứu chuộc trong khi những người khác bị phó cho sự hư mất đời đời, là "một học thuyết đáng ghê sợ"; nhưng ngược lại, cậu nhận biết đây là "một điều hết sức vui thỏa, tươi sáng và ngọt ngào". Jonathan nhận được niềm vui lớn lao khi ngắm xem vẻ đẹp của thiên nhiên, và vui thú khi thưởng thức ý nghĩa ẩn giấu đằng sau những dòng chữ của sách Nhã ca trong Cựu Ước. Jonathan được phong chức mục sư tại Northampton vào ngày 5 tháng 2 năm 1727 và nhận làm phụ tá quản nhiệm cho ông ngoại ông, Solomon Stoddard. Trong năm này, ông kết hôn với Sarah Pierpont, cô con gái 17 tuổi của James Pierpont, người sáng lập Đại học Yale. Năm 1729, Stoddard qua đời, để lại cho người cháu nhiệm vụ khó khăn của một quản nhiệm, chăm sóc một trong những giáo đoàn lớn nhất và giàu có nhất tại khu định cư. Đại Tỉnh thức. Năm 1731 Edwards bắt đầu một loạt bài giảng tại Boston, về sau được xuất bản dưới tựa đề "Thiên Chúa được Tôn vinh khi con người Phụ thuộc vào Ngài", nhằm phản bác tư tưởng của nền thần học Arminius. Năm 1733, một cuộc phục hưng tôn giáo bùng phát tại Northampton, lên đến đỉnh điểm vào mùa đông năm 1734 và kéo dài cho đến mùa xuân năm sau. Cuộc phục hưng thu hút sự quan tâm đặc biệt của dân chúng trong thị trấn đến nỗi họ xao lãng công việc hằng ngày. Trong sáu tháng, có gần ba trăm người gia nhập giáo đoàn. Đây cũng là cơ hội cho Edwards nghiên cứu tiến trình qui đạo trong mọi giai đoạn của nó, ông ghi lại những quan sát của mình với nhiều chi tiết về tâm lý cùng với các nhận xét trong "Câu chuyện về Hành động của Thiên Chúa trong Kinh nghiệm Qui đạo của hàng trăm người tại Northampton" (1737). Năm 1741, Edwards cho xuất bản tác phẩm "Những Dấu chỉ Đặc trưng khi Linh của Thiên Chúa Hành động", đặc biệt xem xét đến một hiện tượng thường bộc phát trong các cuộc truyền giảng phục hưng: tình trạng ngất xỉu, kêu la, và co giật. Những "hiệu ứng thể chất" này, theo quan điểm của Edwards, không phải là những dấu hiệu đặc trưng khi Linh của Thiên Chúa vận hành. Năm 1742, ông viết một luận văn khác, "Những Suy nghĩ về Phục hưng ở New England", những luận cứ trình bày trong tác phẩm này góp phần đáng kể giúp cải thiện tình trạng đạo đức của xứ sở. Edward cho rằng những biểu lộ cảm xúc khi người nghe chịu thuyết phục về tội lỗi là tình trạng tự nhiên, ông cũng biện hộ cho phương cách thuyết giảng nhấn mạnh đến cơn thịnh nộ và sự trừng phạt của Thiên Chúa dành cho người có tội. Mùa xuân năm 1735, cuộc phục hưng bắt đầu thoái trào và tinh thần thế tục quay trở lại. Nhưng thời kỳ này kéo dài không lâu, và cuộc phục hưng lại bùng phát khắp thung lũng Connecticut, tiếng tăm của nó lan đến Anh và Scotland. Cuộc phục hưng được tiếp bước bởi cuộc Đại Tỉnh thức dưới sự dẫn dắt của Edwards. Vào thời gian này, ông bắt đầu tiếp xúc với George Whitefield và thuyết giảng một trong những bài giảng nổi tiếng nhất của ông Tội nhân trong tay Thiên Chúa đang thịnh nộ tại Enfield, Connecticut năm 1741. Dù vậy, cuộc phục hưng được tiếp nhận với thái độ lạnh nhạt của giới lãnh đạo giáo hội. Năm 1749 Edwards cho xuất bản hồi ký về David Brainerd, một mục sư trẻ tuổi tìm đến rao giảng Phúc âm cho người da đỏ, đính hôn với Jerusha, con gái của Edwards, đến sống với gia đình ông trong vài tháng và qua đời tại Northampton vào ngày 7 tháng 10 năm 1747. Năm 1748 xảy ra sự bất đồng giữa Edwards và giáo đoàn của ông liên quan đến các điều kiện được áp dụng cho lễ báp têm, cuối cùng dẫn đến việc Edwards phải rời khỏi nhà thờ ông đã phục vụ trong gần hai mươi năm. Năm 1750, ông nhận lời làm quản nhiệm cho một nhà thờ tại Stockbridge, cùng lúc đến giảng đạo cho người da đỏ Housatonic. Ông đứng ra bảo vệ người da đỏ chống lại những người da trắng đang tìm cách bóc lột họ. Năm 1757, nhân cái chết của Mục sư Aaron Burr, người đã kết hôn với Esther, con gái của Edwards năm năm trước (con trai của họ, Aaron Burr, sau này là Phó Tổng thống Hoa Kỳ), Edwards miễn cưỡng nhận lời thế chỗ con rể của mình để làm viện trưởng Đại học New Jersey (nay là Đại học Princeton) vào tháng 2 năm 1758, nhưng ông qua đời chỉ 40 ngày sau đó, vào ngày 28 tháng 3 năm 1758. Khoa học. Edwards tỏ ra thích thú với những phát minh của Isaac Newton và các nhà khoa học đương thời. Trước khi dành trọn thời gian cho chức vụ mục sư, Edwards đã viết về các chủ đề khác nhau trong ngành triết học tự nhiên. Trong khi bày tỏ sự quan ngại vì nhiều người bị thu hút bởi chủ nghĩa vật chất và thái độ tin tưởng tuyệt đối vào lý trí, ông nhận biết rằng những quy luật thiên nhiên được tạo lập bởi Thiên Chúa nhằm bày tỏ sự khôn ngoan và sự quan tâm của ngài dành cho thế giới. Do đó, những khám phá khoa học không phải là hiểm họa cho đức tin của ông; đối với Edwards, không hề có sự mâu thuẫn nào giữa tâm linh và vật chất. Di sản. Trong số những người chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng thần học của Jonathan Edwards có những tên tuổi lớn như Samuel Hopkins, Joseph Bellamy, Gideon Hawley và con trai ông, Jonathan Edwards, Jr. Nhiều người trong số các hậu duệ của Jonathan và Sarah Edwards sau này là các công dân nổi tiếng của Hoa Kỳ như Phó Tổng thống Aaron Burr, viện trưởng các đại học như Timothy Dwight, Jonathan Edwards, Jr. và Merril Edwards Gates. Jonathan và Sarah Edwards cũng là tổ phụ của Đệ Nhất Phu nhân Edith Roosevelt (vợ của Tổng thống Theodore Roosevelt), nhà văn O. Henry, nhà xuất bản Frank Nelson Doubleday và nhà văn Robert Lowell. Tác phẩm. Cho đến nay nhiều tác phẩm của Edwards vẫn được xuất bản. Một số trong những tác phẩm quan trọng của ông:
9,413
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9413
Charles Grandison Finney
Charles Grandison Finney (29 tháng 8 năm 1792 – 16 tháng 8 năm 1875) thường được xem là "nhà phục hưng tôn giáo hàng đầu của Hoa Kỳ", và là nhân tố chính khởi phát cuộc Đại Tỉnh thức thứ nhì. Sự thức tỉnh tâm linh này đã tạo ra ảnh hưởng sâu sắc trên lịch sử Hoa Kỳ. Cuộc đời và tư tưởng. Chào đời tại Warren, Connecticut, là con út trong một gia đình có bảy người con, Finney có một xuất thân khiêm nhường. Cha mẹ ông là nông dân, còn Finney chưa bao giờ có cơ hội hưởng một nền học vấn đại học. Dù vậy, chàng trai cao 6 feet 2 inch (188 cm) với năng khiếu âm nhạc và khả năng lãnh đạo này đã giành được vị trí tốt trong cộng đồng. Đến tập sự và học luật tại một văn phòng luật sư với dự tính hành nghề luật, nhưng Finney trải nghiệm một sự soi dẫn tâm linh dẫn đến quyết định tiếp nhận đức tin Cơ Đốc vào tuổi 29 tại Adams, New York. Sau đó, Finney nhận lãnh chức vụ mục sư thuộc giáo phái Trưởng Lão, dù ông không hoàn toàn đồng ý với Bản Tín điều Westminster của giáo hội, ông thích xây dựng đức tin cho mình trực tiếp từ Kinh Thánh. Finney đến Thành phố New York vào năm 1832 để quản nhiệm nhà thờ Broadway Tabernacle. Cung cách trình bày thông điệp phúc âm cách khúc chiết với tính luận lý cao của ông giúp đem hàng ngàn người tiếp xúc với tình yêu và sự sống viên mãn của Chúa Giê-xu. Một số ước tính cho rằng những bài giảng của Finney đã dẫn dắt hơn 500 000 người tiếp nhận niềm tin Cơ Đốc. Các tác phẩm của ông cho đến nay vẫn tiếp tục thách thức nhiều người đi đến quyết định theo đuổi nếp sống thánh khiết và đẹp lòng Thiên Chúa. Tác phẩm nổi tiếng nhất của Finney là "Những Luận văn về Phục hưng Tôn giáo". Ca sĩ hát nhạc Cơ Đốc Keith Green chịu ảnh hưởng của ông, các nhân vật nổi tiếng khác thuộc cộng đồng Tin lành ("Evangelical") như Billy Graham trân trọng ông. Về sau Finney gia nhập giáo phái Tự trị Giáo đoàn ("Congregational") và, vì vậy, nhận nhiều sự chỉ trích từ những người Trưởng Lão bảo thủ. Về thần học, Finney chấp nhận những yếu tố căn bản từ nhà thần học và thuyết giáo của thế kỷ 18, Jonathan Edwards, và nền thần học "New Divinity" theo tư tưởng Calvin. Đang khi là một nhà truyền bá phúc âm rất thành công, cùng lúc Finney tham gia vào Phong trào Bãi nô thường xuyên dùng toà giảng để đả kích chế độ sở hữu nô lệ. Từ thập niên 1830 ông từ chối ban lễ tiệc thánh cho các chủ nô trong nhà thờ của ông. Năm 1835, ông đến Ohio để giảng dạy, sau đó trở thành viện trưởng của Đại học Oberlin. Oberlin sớm trở thành vườn ươm cho phong trào chống sở hữu nô lệ khi ấy còn trong thời kỳ sơ khai. Oberlin cũng là viện đại học đầu tiên tại Mỹ cho phép người da đen và phụ nữ theo học chung lớp với nam giới da trắng. Vai trò lịch sử. Là một quốc gia tân lập, Hoa Kỳ trong suốt thế kỷ 19 chứng kiến nhiều biến động xã hội. Thời kỳ này sản sinh một loạt các phong trào tôn giáo như Chứng nhân Giêhôva (1870), Cơ Đốc Phục lâm (1863), đạo Miller (1830 trở về sau) và đạo Mormon (1830). Cuộc di dân Tây tiến mang đến nhiều cơ hội cho cuộc sống và khiến người ta dễ dàng chối bỏ tư duy cũ. Thái độ này cũng được áp dụng cho tôn giáo. Cần lưu ý rằng các giáo phái kể trên không được công nhận bởi cộng đồng Cơ Đốc giáo. "Khu vực bùng cháy" ("Burned-over district") là một vùng địa lý được miêu tả bởi Finney như là vườn ươm cho phong trào phục hưng tôn giáo; đó là một khu vực thuộc miền tây Tiểu bang New York, nơi Finney gặt hái nhiều thành công. Vì thiếu hụt các chức sắc nên hoạt động tôn giáo trong vùng ít chịu ảnh hưởng bởi các giáo hội truyền thống. Điều Finney cố làm trong khu vực đã khiến ông trở nên nhà truyền bá phúc âm thành công nhất vào thời kỳ này. Trong khi những nhóm như Chứng nhân Giê-hô-va, Mormon và Cơ Đốc Phục lâm trở nên những cộng đồng khép kín thì Finney có được ảnh hưởng rộng lớn trong vòng các giáo phái chính lưu ("mainstream"). Finney không bao giờ thiết lập cho mình một giáo phái riêng, cũng không tự nhận một vị trí lãnh đạo đặc biệt nào nhằm tỏ ra vượt trội hơn các nhà truyền bá phúc âm khác. Các giáo phái có cấu trúc tổ chức linh hoạt như Baptist và Giám Lý thu hoạch nhiều từ những thành quả của Finney, trong khi các giáo phái có khuynh hướng thủ cựu như Trưởng Lão tỏ ra không mấy thành công. Thái độ tích cực của Finney đối với phong trào chống chế độ nô lệ đã giúp các tiểu bang miền Bắc kiến tạo một nền tảng tôn giáo ủng hộ lập trường chống chế độ nô lệ. Vào thời điểm ấy, niềm tin tôn giáo của người miền Nam tỏ ra bảo thủ và liên kết chặt chẽ với các tôn giáo truyền thống. Trong ý nghĩa này, tư tưởng của Finney được chấp nhận dễ dàng hơn ở miền Bắc. Nó cũng thiết lập một sự nối kết trực tiếp giữa phong trào phục hưng và phúc lợi xã hội, một sự nối kết trở nên chặt chẽ hơn trong hội thánh sau cuộc Nội chiến. Thần học. Finney chịu ảnh hưởng sâu đậm tinh thần "phục hưng" của nền thần học xuất hiện từ thế kỷ 19. Mặc dù lập nền trên Thần học Calvin, Finney bác bỏ khuynh hướng "Old Divinity" của nên thần học này bởi vì ông xem nó là không phù hợp với Kinh Thánh và cản trở các nỗ lực truyền giáo và truyền bá phúc âm. Một số luận điểm của Finney đi ngược lại Thần học Calvin, như được trình bày trong tác phẩm chính của ông, "Religious Revivals" (Phục hưng Tôn giáo). Finney cho rằng sự cứu rỗi có phụ thuộc vào ý chí con người muốn ăn năn, chứ không phải là sự áp đặt ngược với ý muốn của họ. Tuy nhiên, Finney không bác bỏ toàn bộ Thần học Calvin. Trong "Systematic Theology" (Thần học Hệ thống), Finney chấp nhận hoàn toàn học thuyết "Bảo tồn các Thánh đồ" với nhận xét "Tôi cảm thấy dè dặt hơn khi thành lập và trình bày quan điểm của tôi về giáo lý Bảo tồn các Thánh đồ so với các vấn đề thần học khác". Cùng lúc, Finney thừa nhận tình trạng vẫn còn những tội lỗi che giấu trong đời sống các tín hữu, và mạnh mẽ khuyến cáo rằng họ cần phải ăn năn xưng tội ngay lập tức hoặc sẽ bị hư mất. Hậu thuẫn cho luận điểm này, theo Finney, là các hành xử của Sứ đồ Peter đối với Simon được chép trong Công vụ các Sứ đồ 8, và những chỉ dẫn của Sứ đồ Phao-lô đối với hội thánh Corinth (1Corinthians 5). Quan điểm này của Finney làm nổi bật quan điểm tập chú vào đời sống thánh khiết được trình bày trong các tác phẩm của ông. Trong khi một số nhà thần học nối kết tên tuổi Finney với tư tưởng Pelagius, cần biết rằng Finney mạnh mẽ hậu thuẫn giáo lý cứu rỗi bởi ân điển chỉ qua đức tin, không phải bởi việc lành hoặc lòng vâng phục. Tuy nhiên, Finney khẳng định rằng việc lành là chứng cứ của đức tin; khó có thể tin rằng một đời sống chứa chấp tội lỗi là người có đức tin để được cứu.
9,418
390197
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9418
Mề đay (định hướng)
Mề đay có thể là:
9,419
812749
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9419
Thấu kính
Trong quang học, một thấu kính là một dụng cụ quang học dùng để hội tụ hay phân kỳ chùm ánh sáng, nhờ vào hiện tượng khúc xạ, thường được cấu tạo bởi các mảnh thủy tinh được chế tạo với hình dạng và chiết suất phù hợp. Khái niệm thấu kính cũng được mở rộng cho các bức xạ điện từ khác, ví dụ, thấu kính cho vi sóng được làm bằng chất nến. Trong ngữ cảnh mở rộng, các thấu kính làm việc với ánh sáng và bằng kỹ thuật truyền thống được gọi là thấu kính quang học. Lịch sử. Từ thấu kính trong tiếng Anh xuất phát từ tên Latinh là lentil, nghĩa là loài họ Đậu có hoa, vì thấu kính có 2 mặt lồi giống như loại thực vật này. Các loại thấu kính. 1 - Thấu kính lồi kép đối xứng. 2 - Thấu kính hai mặt lồi không đối xứng 3 - Thấu kính lồi. 4 - Thấu kính khum dương. 5 - Thấu kính hai mặt lõm đối xứng. 6 - Thấu kính hai mặt lõm không đối xứng. 7 - Thấu kính lõm Plano. 8 - Thấu kính khum âm. Thấu kính hội tụ. Thấu kính hội tụ (còn gọi là thấu kính rìa mỏng) là thấu kính mà chùm tia sáng song song sau khi đi qua kính sẽ được hội tụ tại 1 tâm nhất định tùy theo hình dạng của thấu kính. Thấu kính phân kỳ. Thấu kính phân kỳ (còn gọi là thấu kính rìa dày) là thấu kính mà chùm tia sáng song song sau khi đi qua thấu kính sẽ bị phân tán ra. Thông thường, trong điều kiện chiết suất của vật liệu làm thấu kính lớn hơn chiết suất của môi trường chung quanh thì thấu kính phân kỳ có hình dạng lõm. Thấu kính lồi. Thấu kính lồi hay còn gọi là thấu kính hội tụ là thấu kính có phần trung tâm dày hơn phần rìa. Thấu kính lõm. Thấu kính lõm hay thấu kính phân kỳ là thấu kính có phần trung tâm mỏng hơn phần rìa, có tác dụng phân kỳ chùm tia sáng sau khi đi qua thấu kính. Về cấu tạo, thấu kính lõm được phân thành: phẳng_Lõm và lõm_Lõm. Thấu kính mỏng. Là thấu kính có khoảng cách giữa hai đỉnh của 2 chỏm cầu ("d") rất nhỏ so với bán kính "R"1 và "R"2 của 2 chỏm cầu. Thấu kính mỏng có thể là thấu kính hội tụ, nhưng cũng có thể là thấu kính phân kỳ. Với thấu kính mỏng, một số tính toán quang hình có thể được làm xấp xỉ về dạng đơn giản. Thấu kính hấp dẫn. Thấu kính hấp dẫn là các thấu kính tự nhiên, thường có kích thước lớn, ví dụ như các lỗ đen thiên hà, sao neutron... Hệ thấu kính. Hệ thấu kính là một quang cụ kết hợp từ 2 thấu kính đồng loại trở lên nhằm mục đích tạo ra công cụ mới có tính năng tạo ảnh tốt hơn. Ví dụ như kính hiển vi, kính thiên văn. Ứng dụng. Thấu kính hội tụ: - Dùng làm vật kính và thị kính ở kính hiển vi và kính thiên văn. - Dùng làm vật kính ở máy ảnh. - Dùng làm kính lúp. - Dùng làm kính chữa tật viễn thị, lão thị. Thấu kính phân kì: - Dùng làm kính chữa tật cận thị. - Sử dụng ở lỗ nhìn trên cánh cửa ra vào nhà.
9,426
160043
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9426
Khoa điện toán
Khoa điện toán là một danh từ được dùng ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 và hiện nay vẫn được một số nơi, nhất là ở hải ngoại, dùng để chỉ:
9,440
918668
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9440
Phương thức sản xuất
Phương thức sản xuất (tiếng Đức: "Produktionsweise"), một khái niệm trong kinh tế chính trị và học thuyết duy vật lịch sử của chủ nghĩa Marx, là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người. Khái niệm. Theo Karl Marx, phương thức sản xuất là tổ hợp hữu cơ cụ thể của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Hay nói khác đi, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng, tạo thành sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đối với Marx, 'bí mật' tổng thể của "tại sao/như thế nào" mà trật tự xã hội tồn tại và các nguyên nhân của các thay đổi xã hội cần phải khám phá trong phương thức sản xuất cụ thể mà xã hội đó có. Ông còn chứng minh xa hơn rằng phương thức sản xuất thể hiện sự tồn tại qua bản chất của phương thức phân phối, phương thức lưu thông và phương thức tiêu thụ, tất cả chúng cùng nhau tạo thành môi trường kinh tế. Để hiểu cách thức mà của cải được phân bổ và tiêu thụ, thì cần thiết phải hiểu các điều kiện mà nó đã được sản xuất ra. Phương thức sản xuất là đặc biệt lịch sử đối với Marx vì nó tạo thành 'tổng thể hữu cơ' (hay tái sản xuất tổng thể), mà nó có khả năng tái tạo liên tục các điều kiện ban đầu của chính nó, và vì thế nó tồn tại theo những cách thức ổn định nhiều hay ít trong hàng thế kỷ hoặc thậm chí hàng thiên niên kỷ. Bằng cách tạo ra lao động thặng dư xã hội trong một hệ thống cụ thể, các giai cấp lao động tái sản xuất liên tục những nền tảng của trật tự xã hội. Khi các lực lượng sản xuất mới hay các quan hệ xã hội mới phát triển đến mức mâu thuẫn với phương thức sản xuất hiện hành, phương thức sản xuất này sẽ hoặc là tiến hóa mà không làm mất đi cấu trúc cơ sở của nó, hoặc là bắt đầu bị phá vỡ. Khi đó nó chuyển sang thời kỳ chuyển tiếp của bất ổn và mâu thuẫn xã hội, cho đến khi trật tự xã hội mới được thiết lập với phương thức sản xuất mới. Lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động để tạo ra sức sản xuất vật chất nhất định. Kết cấu của lực lượng sản xuất bao gồm: Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất. Khuynh hướng chung của sản xuất vật chất là không ngừng phát triển. Sự phát triển đó xét đến cùng bắt nguồn từ sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất mà trước hết là công cụ lao động. Sự phát triển của lực lượng sản xuất được đánh dấu bằng trình độ của lực lượng sản xuất; được thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người trong những giai đoạn lịch sử nhất định; được biểu hiện ở trình độ của công cụ lao động, kinh nghiệm, kỹ năng lao động của con người, trình độ tổ chức và phân công lao động xã hội, trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất... Gắn với trình độ của lực lượng sản xuất là tính chất của lực lượng sản xuất. Trong lịch sử xã hội, lực lượng sản xuất đã phát triển từ chỗ có tính chất cá nhân lên tính chất xã hội hoá. Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định làm cho quan hệ sản xuất trở thành không phù hợp, kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển, tất yếu dẫn đến việc thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới để thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới cũng có nghĩa là phương thức sản xuất cũ mất đi, phương thức sản xuất mới ra đời. Quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong sản xuất vật chất. Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của sản xuất, nó do con người tạo ra, nhưng lại hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Các quan hệ kiểm soát và phân chia sản phẩm được sản xuất ra trong xã hội, thông thường được đưa ra trong các hình thức của luật, lệ và các quan hệ giữa các giai cấp xã hội. Quan hệ sản xuất bao gồm: Quan hệ sản xuất có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển; nếu không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi đó, theo quy luật chung, quan hệ sản xuất cũ sẽ được thay thế bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Theo Marx, tổ hợp của lực lượng và quan hệ sản xuất có nghĩa là cách thức mà con người tác động tới thế giới vật chất và cách thức mà con người có quan hệ xã hội với nhau, được gắn kết cùng nhau theo những cách thức cần thiết và cụ thể nào đó. Con người cần phải tiêu dùng để tồn tại, nhưng để tiêu dùng thì con người phải sản xuất, và trong quá trình sản xuất họ cần thiết phải tham gia vào các quan hệ mà chúng tồn tại độc lập với ý chí của họ. Các phương thức sản xuất. Theo Marx, xã hội loài người trong các giai đoạn lịch sử và ở các khu vực khác nhau có thể trải qua 7 phương thức sản xuất khác nhau. Cụ thể là:
9,454
15735
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9454
Tháng 7 năm 2005
Trang này liệt kê những sự kiện quan trọng vào tháng 7 năm 2005.
9,460
739642
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9460
Kính lúp
Kính lúp, hay kiếng lúp, (tiếng Pháp: "loupe") là một thấu kính hội tụ thường được dùng để khuếch đại hình ảnh. Nó có đường kính từ vài cm đến khoảng vài chục cm, thường được bảo vệ bởi một khung, có thể có thêm tay cầm. Nó là dạng đơn giản nhất của kính hiển vi. Chữ "lúp" có gốc từ chữ "loupe" trong tiếng Pháp, tên của loại kính này. Kính lúp hoạt động nhờ tạo ra một ảnh ảo nằm đằng sau kính, cùng phía với vật thể cần phóng đại. Để thực hiện được điều này, kính phải đặt đủ gần vật thể, để khoảng cách giữa vật và kính nhỏ hơn tiêu cự của kính. Một số kính có tấm bảo vệ gập lại được khi không dùng, tránh việc xây xước mặt kính. Một số kính được chế tạo giống như thấu kính Fresnel, để giảm độ dày xuống như một miếng thẻ, gọi là thẻ lúp. Kính lúp thường phục vụ trong việc đọc chữ hay quan sát các vật thể nhỏ, và dùng trong một số thí nghiệm khoa học đơn giản ở các trường học. Nó cũng từng là biểu tượng cho các chuyên gia trinh thám, khi họ dùng kính lúp để quan sát dấu vết tội phạm. Kính lúp sơ khai được phát hiện khi một người nông dân tìm được một hòn ngọc mà khi nhìn qua thì vật rõ hơn và có thể đốt cháy cỏ và vải. Sau này kính lúp được các nhà chế tác đá quý khác thành hình cầu lồi và được sử dụng bởi quý tộc để đọc sách báo. Nhưng khi thuật thổi thủy tinh ra đời thì kính lúp được phổ biến rộng rãi và dùng để làm kính hiển vi, ống nhòm, kính thiên văn...
9,474
501647
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9474
Hệ keo
Hệ keo, còn gọi là hệ phân tán keo, là một hệ thống có hai thể của vật chất, một dạng hỗn hợp ở giữa "hỗn hợp đồng nhất" và "hỗn hợp không đồng nhất". Rất nhiều chất quen thuộc bao gồm cả bơ, sữa, kem sữa, các aerosol (Ví dụ như sương mù, khói sương (tiếng Anh: "Smog", kết hợp của từ "smoke" và "fog"), khói xe), nhựa đường, mực, sơn, bọt biển đều là hệ keo. Bộ môn nghiên cứu về hệ keo được nhà khoa học người Scotland Thomas Graham mở đầu vào năm 1861. Các hạt phân tán trong một hệ keo có kích thước từ 0,001 đến 1 micrômét. Một số tài liệu khác định nghĩa là các hạt keo có kích thước không nhìn được bằng kính hiển vi quang học thông thường, tức là các hạt keo có kích thước lớn nhất vào khoảng 0,1 micrômét. Các hệ phân tán với kích thước hạt phân tán nằm trong khoảng này gọi là aerosol keo, nhũ tương keo, bọt keo, huyền phù keo hay hệ phân tán keo. Hệ keo có thể có màu hay mờ đục vì hiệu ứng Tyndall, là sự tán xạ ánh sáng bởi các chất phân tán trong hệ keo. Phân loại. Thường các hệ keo được phân loại theo trạng thái vật lý của môi trường phân tán và của các hạt keo: Ngoài ra còn có cách phân biệt các hệ keo theo đặc tính tương tác giữa chất phân tán và môi trường phân tán: kỵ nước hay ưa nước. Tương tác giữa những hạt keo. Các hạt keo thường có kích thước lớn nên không bị tác động của hiệu ứng lượng tử. Mặc dầu vậy chúng đủ nhỏ để có thể bị tác động bởi các chuyển động nhiệt trong hệ keo. Các lực sau đây đóng vai trò quan trọng trong tương tác giữa những hạt keo: Độ bền. Một hệ keo được gọi là hệ keo bền khi các hạt keo không lắng xuống đáy của môi trường phân tán và không kết dính lại với nhau. Ổn định không gian và ổn định tĩnh điện là hai phương pháp chính để ổn định một hệ keo. Ổn định tĩnh điện dựa trên lực đẩy tương tác giữa những phần tử có cùng điện tích. Các thể khác nhau thường có tính hấp thụ điện khác nhau, vì thế mà tạo thành hai lớp tích điện trên mọi bề mặt. Các hạt keo có kích thước nhỏ dẫn đến tỷ lệ bề mặt rất lớn (so với thể tích của hạt keo) nên hiệu ứng này được tăng cường rất nhiều trong các hệ keo. Trong một hệ keo bền, trọng lượng của chất phân tán rất nhỏ nên lực đẩy của chất lỏng hay động năng không đủ lớn để vượt qua được lực đẩy tĩnh điện giữa các lớp tích điện của môi trường phân tán. Hạt keo có tích điện có thể quan sát thấy bằng cách đưa hệ keo vào một điện trường: tất cả các hạt đều đi về cùng một điện cực và vì thế phải có cùng điện tích. Sự phá vỡ một hệ keo gọi là đông tụ hay keo tụ, có thể thực hiện bằng cách đun nóng hay cho thêm chất điện phân. Đun nóng sẽ làm tăng vận tốc của các hạt keo, làm cho chúng có đủ năng lượng xuyên qua lớp cản và kết hợp lại với nhau. Vì được lặp lại nhiều lần, các hạt keo lớn đủ để lắng xuống. Chất điện phân được thêm vào sẽ trung hòa các lớp ion trên bề mặt các hạt keo. Hệ keo như là mô hình cho nguyên tử. Trong vật lý hệ keo là một hệ mô hình thú vị cho các nguyên tử. Ví dụ như sự kết tinh và chuyển đổi trạng thái đều có thể quan sát được Hệ keo trong sinh vật học. Đầu thế kỷ 20, trước khi enzim học phát triển, hệ keo được xem như là chìa khóa cho các tác dụng của enzim; Ví dụ cho thêm một lượng nhỏ enzim vào một lượng nước sẽ làm thay đổi tính chất của nước, phá hủy chất nền (tiếng Anh: "Substrate") đặc trưng của enzim như dung dịch của ATPase phá hủy ATP. Chính sự sống cũng đã có thể được giải thích bằng các tính chất chung của tất cả các chất keo tạo thành một sinh vật. Tất nhiên là từ khi sinh vật học và sinh hóa học phát triển, lý thuyết hệ keo được thay thế bởi lý thuyết cao phân tử, xem enzim như là một tập hợp của nhiều phân tử lớn giống nhau, hoạt động như các bộ máy rất nhỏ, chuyển động tự do giữa những phân tử nước trong dung dịch và hoạt động riêng lẻ trên các chất nền, không bí hiểm hơn một nhà máy chứa đầy những cỗ máy. Tính chất của nước trong hệ keo không bị thay đổi, khác với những thay đổi thẩm thấu đơn giản mà nguyên nhân có thể là sự hiện diện của một chất được hòa tan trong nước.
9,498
812749
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9498
Thiên Bình (chòm sao)
Thiên Bình (hay còn gọi Thiên Xứng, Hán ngữ: 天秤/天稱, ♎, trong ngôn ngữ một số nước phương Tây và tiếng Latinh là Libra để chỉ "cái cân đĩa") là một chòm sao trong hoàng đạo. Nó là một chòm sao khá mờ và không có ngôi sao nào có độ sáng cấp một, nằm giữa Xử Nữ về phía tây và Thiên Yết về phía đông. Như tên gọi của các sao sáng hơn cả, nó là một phần trong các vuốt của Bọ Cạp. Các đặc trưng nổi bật. Các ngôi sao sáng nhất trong Thiên Bình tạo ra một hình tứ giác: α và β Librae là đòn cân, còn γ và σ là đĩa cân. σ Librae trước đây được coi là γ Scorpii mặc dù nó nằm trong ranh giới của Thiên Bình. Nó đã không được đặt lại tên là σ Librae cho tới tận năm 1851 (bởi Benjamin A. Gould). Huyền thoại. Chòm sao này nguyên thủy được coi là tạo thành một phần vuốt của con bọ cạp (Bọ Cạp), là cung chiêm tinh xuất hiện muộn nhất và là cung duy nhất không có đại diện tượng trưng là các thực thể sống. Trong thần thoại Hy Lạp sau này, chòm sao khi quan sát nó riêng rẽ thì lờ mờ giống như bộ cân đĩa và được miêu tả như là cái cân được giữ bởi nữ thần công lý Astraea. Bởi vì Thiên Bình nguyên thủy là một phần của Xử Nữ (Virgo) (như là cái cân), và trước đó là của Thiên Hạt, nên nó đã không phải là một thực thể rõ rệt mà cung hoàng đạo đã được đặt tên theo. Vị trí của nó có thể bị chiếm bởi Mục Phu, là chòm sao gần nhất đối với hoàng đạo. Do vị trí của Mục Phu (Boötes) cần phải được giữ trên hoàng đạo là bị khuyết, nó có thể cùng với Đại Hùng, Thiên Long (Draco) và Tiểu Hùng, cũng trong Thiên Bình, dẫn tới huyền thoại về các quả táo của Hesperides, một trong Mười hai kỳ công của Hercules. Các ngôi sao. Các sao có tên chính xác: Các sao theo danh pháp Bayer: Các sao theo danh pháp Flamsteed:
9,499
886765
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9499
Áo dài
Áo dài là trang phục được cách tân theo hướng Tây hóa từ Áo ngũ thân lập lĩnh. Chính vì thế, áo dài còn gọi là "áo tân thời" (sau này còn được chiết eo). Chúa Nguyễn Phúc Khoát là người được xem là có công sáng chế chiếc áo ngũ thân - tiền thân của áo dài. Họa sĩ Le Mur Nguyễn Cát Tường là người có công định hình áo tân thời như ngày nay. Đặc điểm của trang phục này là dáng áo bó, 2 tà thẳng trước sau và hai bên. Các nhà thiết kế không áp dụng hoa văn truyền thống, phụ kiện trang sức truyền thống lên Áo dài. Cấu tạo áo dài. Điểm yếu của áo dài tân thời là không dùng hoa văn cổ truyền, cách may hiện đại không sử dụng triết lý ngũ hành, không kết hợp được với các phụ kiện được sử dụng thời xưa như áo ngũ thân, nên không dùng để giao lưu văn hóa. Trong sinh hoạt thường nhật, áo dài tân thời khá bất tiện vì bó sát. Lịch sử. Áo ngũ thân (có 2 quan điểm thời gian ra đời là năm 1627-1634 hoặc năm 1744). Quan điểm thứ nhất: Từ năm 1627-1634,Đào Duy Từ phò chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã khuyên chúa"đổi tập tục cho khác hẳn dân bắc, như bỏ nón thượng, đội nón chóp, bỏ quần màu đen, mặc quần màu nâu, đàn bà bỏ áo 4 thân mà mặc áo 5 thân gài khuy, bỏ tóc bao mà búi tó, bỏ váy để mặc quần" Quan điểm thứ 2: Năm 1744,Áo ngũ thân được chúa Nguyễn Phúc Khoát tạo ra trong cuộc cải cách trang phục Đàng Trong có xam khảo sách "Tam tài đồ hội"... Trước năm 1930, nữ vẫn mặc áo ngũ thân lập lĩnh truyền thống, xỏ hài và búi tóc khi học trường nữ sinh. Năm 2018, áo ngũ thân lập lĩnh đã được thế hệ trẻ phục dựng.Từ năm 2023 các dạng trang phục truyền thống(Việt phục)tiếp tục được khôi phục.Tuy nhiên đa số người Việt hiện đại chỉ biết đến áo dài tân thời,nón lá(đứt gãy văn hóa). Áo dài tân thời (1934) (do Lemur). Sự khởi đầu của đứt gãy văn hóa với các lễ tiết cổ truyền và các cổ nghệ.Dần dần làm biến mất các kiểu cách truyền thống như nón ba tầm,các kiểu vấn khăn lượt,khăn chit,búi tóc,trang sức,mũ mã vĩ, xiêm thường, vân kiên, nghê thường,áo bát bột (áo tơi đi mưa), dép da cong, guốc kinh, thuyền hài,và các loại trang phục có tính lễ nghi... Áo dài tân thời ban đầu bị các bậc trí thức phản đối kịch liệt vì "me tây" (theo Nguyễn Công Hoan).Sau năm 1940, áo dài kết hợp với nón lá(theo truyền thống thời Nguyễn trở về trước chỉ đàn ông đội nón chóp) hay khăn đóng.Áo tân thời có 2 vạt với chiều dài khác nhau, vạt trước sẽ có tà ngắn hơn một đoạn khoảng 5 cm đối với vạt sau. Áo dài Lemur (1934). "Lemur" chính là cách dịch sang tiếng Pháp của Cát Tường, một họa sĩ tên Lemur Nguyễn Cát Tường vào thập niên ba mươi đã thực hiện một cải cách quan trọng trên chiếc áo ngũ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau mà thôi. Vạt trước được họa sĩ nối dài chấm đất để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bước đi đồng thời thân trên được may ôm sát theo những đường cong cơ thể người mặc tạo nên vẻ yêu kiều và gợi cảm rất độc đáo. Để tăng thêm vẻ nữ tính, hàng nút phía trước được dịch chuyển sang một chỗ mở áo dọc theo vai rồi chạy dọc theo một bên sườn, điểm chia hai tà áo trước - sau cũng trễ dưới eo độ 8 cm. Điều khác biệt nhất là eo áo được nhấn nhẹ. Áo này khi mặc lên hơi sát vào bụng, nên trông như ngực nở ra. Đó là nét mỹ thuật Âu Tây đầu tiên được đưa vào y phục phụ nữ Việt mà cũng vì chuyện này từng gây phản ứng mạnh một thời trong dư luận. Tuy nhiên, áo dài Le Mur có nhiều biến cải mà nhiều người thời đó cho là "lai căng" thái quá, như áo may ráp vai, ráp tay phồng, cổ bồng hoặc cổ hở. Thêm nữa áo Le Mur mặc cho đúng mốt phải với quần xa tanh trắng, đi giày cao, một tay cắp ô và quàng vai thêm chiếc bóp đầm. Lối tân thời này tuy được nhiều người yêu thích nhưng cũng đã bị một số dư luận khi đó tẩy chay và cho là "đĩ thõa" (như được phản ảnh không hề thiện cảm trong tác phẩm "Số đỏ" của Vũ Trọng Phụng). Theo sách "Áo dài Lemur và bối cảnh Phong Hóa & Ngày Nay" của tác giả Phạm Thảo Nguyên (do Khai Tâm và Nhà xuất bản Hồng Đức phát hành năm 2019 và tư liệu trong cuốn sách do Nguyễn Trọng Hiền, con trai họa sĩ Lemur Nguyễn Cát Tường sưu tầm và gìn giữ) thì trên báo Phong Hóa số 90 ra ngày 23 tháng 3 năm 1934, ông Cát Tường mạnh dạn đưa ra mẫu áo dài Lemur ("Le Mur" chính là cách dịch sang tiếng Pháp của Cát Tường) đầu tiên. Theo đó, khi phát hiện chiếc áo dài mà người phụ nữ mặc, ở trong lót áo yếm làm thân hình phẳng lì quá, họa sĩ tìm tới chủ hiệu Cự Chung chuyên sản xuất áo khoác, áo bơi ở phố Hàng Bông, đề nghị dệt thêm… áo ngực để nâng ngực cho người mặc. Đến năm 1935 thì cho xuất xưởng những chiếc áo đầu tiên. Do được nội hóa, giá cả vừa phải, hợp túi tiền người mua nên từ đó, phụ nữ Việt Nam có đầy đủ “phụ tùng”, hết ngại mặc chiếc áo dài Lemur tân thời duyên dáng mà sắc đẹp lại được nổi bật, sang trọng khiến các bà, các cô hãnh diện bước ra đường, tạo ra một phong trào đổi mới y phục phụ nữ quy mô sâu rộng nhất ở Việt Nam. Cũng trong năm 1935, họa sĩ Cát Tường đã thực hiện một chuyến đi xuyên Việt để giới thiệu cho phụ nữ toàn quốc chiếc áo dài tân thời Lemur. Tại Huế, ông may mắn gặp bà Công Tằng Tôn Nữ Trinh Diêu, người từng được nhiếp ảnh gia Võ An Ninh chụp nhiều ảnh nghệ thuật, và ông được nhà Nguyễn mời thực hiện riêng một tủ áo dài tân thời Lemur cho Hoàng hậu Nam Phương. Sau này ông còn tiếp tục đi vào Nam vẽ áo dài cho nhiều nghệ sĩ cải lương, trong đó có nghệ sĩ Phùng Há. Họa sĩ Lê Phổ cũng không có cải tiến áo dài Lemur theo cách dung hòa giữa váy phương Tây với áo ngũ thân truyền thống như nhiều lời đồn. Khi tiệm Marie khánh thành (tiệm của Lê Nghi Sương là cháu của họa sĩ Lê Phổ), họa sĩ Cát Tường có giới thiệu một thợ may giỏi cho Lê Phổ. Trong cuốn đặc san ĐẸP Mùa Nực 1934 của Cát Tường, Lê Phổ có một trang vẽ nữ trang, chứ ông không hề thiết kế áo dài. Tới cuối tháng 10 năm 1937, Lê Phổ trả người thợ may giỏi lại cho hiệu may Lemur để đi Pháp lần thứ hai, sau khi chuyện tình duyên của ông với người bạn gái bị tan vỡ thì Lê Phổ không trở về nữa mà lấy vợ và ở lại hẳn nước Pháp vẽ tranh tới khi mất. Trên Báo Phong Hóa số 115 ngày 14 tháng 9 năm 1934 có đăng một quảng cáo: “"May quần áo phụ nữ lối mới và lối cũ. Có họa sĩ Lê Phổ cho kiểu"”. (Cho kiểu không phải là vẽ kiểu mới, mà chỉ là chọn một kiểu trong số kiểu áo Lemur có sẵn cho mỗi khách hàng. Có thể chỉnh sửa chút ít cho hợp dáng người, cũng như chọn hàng hợp với màu da khách. Như bác sĩ “cho thuốc” là cho đơn, đi mua thuốc làm sẵn). Đời sống mới (1945). Năm 1947 trong bối cảnh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới tuyên bố độc lập và các phong trào "diệt giặc đói, giặc dốt" đang được phát động, nhằm phát động phong trào tiết kiệm. Ngày 20 tháng 3 năm 1947, Hồ Chí Minh với bút hiệu Tân Sinh, đã viết bài"Đời sống mới"vận động dân bỏ thói quen mặc áo dài để thay bằng áo vắn vì mặc áo dài đi đứng, làm việc bất tiện, lượt thượt, luộm thuộm. Áo dài tốn vải, khoảng 2 cái áo dài may được 3 cái áo vắn, nếu chỉ mặc áo vắn có thể sẻn được 200 triệu đồng/năm.Áo dài không hợp với phụ nữ Việt Nam đời sống mới. Cuộc vận động này dần đã được người dân hưởng ứng và áo dài không còn là trang phục thông dụng của phụ nữ Việt Nam trong một thi gian ở miền bắc vĩ tuyến 17. Áo dài Lê Phổ (1950) Lúc này dáng áo dài vẫn giữ cách may nách truyền thống,cổ lập lĩnh,tay áo ôm sát,Áo 3 thân & hơi chit eo Áo dài Trần Lệ Xuân (1958). Cuối năm 1958 khi bà Trần Lệ Xuân còn tại vị Đệ Nhất Phu Nhân của nước Việt Nam Cộng Hòa, bà đã thiết kế ra kiểu áo dài cách tân mới bỏ đi phần cổ áo gọi là áo dài cổ thuyền, cổ hở, cổ khoét, dân gian gọi là "áo dài Trần Lệ Xuân" hay "áo dài bà Nhu". Không chỉ lạ về mẫu áo, chiếc áo dài hở cổ còn được ‘phá cách’ với họa tiết trang trí trên áo: nhành trúc mọc ngược. Một số nhà phê bình phương tây cho rằng nó hợp lý với thời tiết nhiệt đới của miền nam Việt Nam. Nhưng kiểu áo này khiến những người theo cổ học lúc đó tức giận và lên án nó không hợp với thuần phong mỹ tục. Loại áo dài không có cổ này vẫn phổ biến đến ngày nay và phần cổ được khoét sâu cho tròn chứ không ngắn như bản gốc. Áo dài với tay Raglan (1960). Thập niên 1960 có nhà may Dung ở Dakao, Sài Gòn đưa ra kiểu may áo dài với cách ráp tay Raglan (giác lăng). Cách ráp này đã giải quyết được vấn đề khó khăn nhất khi may áo dài: những nếp nhăn thường xuất hiện hai bên nách. Cách ráp này cải biến ở chỗ hàng nút cài được bố trí chạy từ dưới cổ xéo xuống nách, rồi kế đó chạy dọc một bên hông. Với cách ráp tay Raglan làn vải được bo sít sao theo thân hình người mặc từ dưới nách đến lườn eo, khiến chiếc áo dài ôm khít từng đường cong của thân hình người phụ nữ, tạo thêm tính thẩm mỹ theo đánh giá của một số nhà thiết kế. Lúc này áo vẫn giữ vị trí nút áo như áo 5 thân truyền thống nhưng cổ áo bị thay thế bằng cổ Tàu. Áo dài mini raglan (1971). Áo áp dụng rộng rãi cho nữ sinh. Theo phiên bản gốc này, áo ngắn tay Raglan có tà chỉ ngắn tới bàn chân, nhưng hai ống quần ôm lòa xòa phủ kín đôi chân, quần dùng fecmotuy để cố định. Lúcúc này vị trí nút áo biến đổi, tay áo loe và có thêm túi. Áo dài tân thời hiện đại (1980) Áo chit eo mạnh, tà áo dài đến mắt cá chân. Đây là kiểu áo phổ thông đến hiện tại. Áo dài ren, hở cổ, tay lỡ (2007). Áo dài cưới có chất liệu, kiểu dáng gần với váy cưới soiree (quần đủ các màu, kim tuyến, thêu hiện đại, phéc-mơ-tuya sau lưng, tà áo sau dài xếp ly ra sau để phù dâu cầm). Thời kỳ này, người Việt Nam gần như đã quên hình ảnh truyền thống áo ngũ thân cổ đứng, vấn khăn (hoặc cài trâm), đội nón 3 tầm, chân xỏ hài (hoặc guốc cong). Áo dài trong nghệ thuật. Thơ văn. Hình ảnh phụ nữ Việt Nam với chiếc áo dài đã được nhiều nhà nghệ sĩ ghi lại, nổi bật nhất là trong thơ và nhạc. Bài thơ nổi tiếng về chiếc áo dài có thể kể là "Áo lụa Hà Đông" của Nguyên Sa, bài này được phổ nhạc thành một bài hát nổi tiếng và là cảm hứng cho một bộ phim điện ảnh cùng tên, với những câu: Nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc bài này cũng không quên làm nổi bật hình ảnh áo dài khi sửa thành: Áo dài cũng in đậm nét trong những vần thơ nghịch ngợm của Nguyễn Tất Nhiên: Trong thơ Bùi Giáng, màu áo dài của ký ức được nâng lên thành huyền thoại: Và có lẽ trong những vần thơ rất dung dị sau đây của Huy Cận cũng có hình bóng của chiếc áo dài trắng nữ sinh: Hay vô cùng gợi cảm trong bài thơ Chiếc áo dài Việt Nam của nhà thơ Đinh Vũ Ngọc ở Quảng Nam: Âm nhạc. Chiếc áo dài cũng phảng phất hay xuất hiện nhiều trong các ca khúc Việt Nam. Trong nhạc Trịnh Công Sơn có thể nhìn thấy khá nhiều. Theo hồi ký, chính những bước chân hoàng cung của những nữ sinh áo tím Huế đã làm cho nhạc sĩ họ Trịnh viết nên bài "Diễm xưa" nổi tiếng. Hay trong bài "Hạ trắng", hình ảnh áo dài cũng chập chờn: "Bé ca" của Phạm Duy viết cho con gái mới lớn, có bài "Tuổi ngọc" tả về niềm hân hoan của cô bé khi bước chân vào trung học, lần đầu khoác lên mình "một chiếc áo như mây hồng": Phạm Duy cũng không quên nhắc về chiếc áo này trong một giấc mơ hòa bình từ thập niên 1940: Bài "Một thoáng quê hương" của Từ Huy nổi tiếng một thời với câu: Nhạc sĩ Sỹ Luân cũng có bài "Áo dài ơi" vui tươi: Nhạc sĩ Huỳnh Nhật Tân với bài "Cô gái Việt Nam": Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng với ca khúc "Một đời áo mẹ áo em" kể lại lịch sử và sự gắn kết nhiều thế hệ của chiếc áo dài. Nhạc sĩ Jo Marcel và ca khúc "Áo dài Việt Nam": Gần đây, nhạc sĩ Nguyễn Đức Cường với ca khúc "Em trong mắt tôi": Các nhạc sĩ tiền chiến cũng hay ca ngợi áo dài như bài "Tà áo xanh" của Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Và cảm xúc về chiếc áo dài cũng làm nên những câu hát nổi tiếng của Hoàng Trọng: Bài hát "Áo trắng đến trường" của nhạc sĩ Xuân Phương được phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhạc sĩ Trần Hoàng Vy: Bài Hát "Cho tôi một vé đi tuổi thơ" có câu: Ca khúc Bốn màu áo nói việc cô gái mặc áo dài đi gặp người mình yêu của nhạc sĩ Anh Thy. Hội họa. Bức tranh "Thiếu nữ bên hoa huệ" của họa sĩ Tô Ngọc Vân sáng tác năm 1943, là một trong những tác phẩm hội họa hiện đại Việt Nam đầu tiên và nổi tiếng bậc nhất, miêu tả một cô gái mặc áo dài trắng ngồi bên một bình hoa huệ. Trình diễn thời trang. Đã có rất nhiều cuộc thi thiết kế và trình diễn áo dài được tổ chức tại Việt Nam cũng như ở nước ngoài. Nhà thiết kế Minh Hạnh, người từng giữ vị trí cao nhất ở nhiều Tuần lễ thời trang Việt Nam hay các lễ hội lớn, là một trong những người đã gặt hái được nhiều thành công khi giới thiệu và quảng bá các bộ sưu tập áo dài do chính mình thiết kế tới Nhật Bản với bộ sưu tập được thiết kế trên nền vải lụa sống hai da, cổ và tay áo được xếp thành nhiều lớp áo như kimono. Gam màu chủ đạo là hồng phấn và hồng đào lấy cảm hứng từ màu hoa anh đào; tới Anh với 100 mẫu áo dài lấy ý tưởng từ các họa tiết trong trang phục của Hoàng gia Anh được kết hợp với các màu sắc trang phục dân tộc Việt; cùng nhà thiết kế Lan Hương tới Mỹ trong bộ sưu tập từ chất liệu jeans và hoa sen vừa kết hợp truyền thống và hiện đại, vừa thể hiện những giao hoa văn hóa Việt Mỹ. Bà cũng là người thiết kế bộ trang phục áo dài mới cho Vietnam Airline với những cách tân táo bạo gây nên những tranh luận đa chiều. Đại nhạc hội Paris By Night 106 mang tên Silk Lụa, trực tiếp thu hình trong hai ngày 1 và 2 tháng 9 năm 2012 tại Planet Hollywood Resorts and Casino, Las Vegas trình diễn bộ sưu tập áo "Dáng Lụa" được thiết kế trên công nghệ in hiện đại của nhà thiết kế Thái Tuấn, Việt Nam. Trong các cuộc thi nhan sắc tầm cỡ thế giới như Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu Hoàn vũ, Hoa hậu Trái đất, những người đẹp đại diện Việt Nam luôn đầu tư và chuẩn bị kỹ lưỡng cho phần thi trang phục dân tộc, và đã không hiếm lần tà áo dài đồng hành cùng chiến thắng với chủ nhân của trang phục. Bộ áo dài đen cách điệu với đuôi công kết cườm và kim sa đã giúp Mai Phương Thúy lọt top 20 thí sinh mặc trang phục dân tộc đẹp nhất cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2006. Bộ áo dài "vũ khúc hạc" của nhà thiết kế Thuận Việt với cách thiết kế hai lớp áo theo kiểu dáng áo của Nam Phương Hoàng Hậu giúp hoa hậu Thùy Lâm lọt top 10 người đẹp trình diễn trang phục truyền thống đẹp nhất tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008. Bộ áo dài lấy cảm hứng từ rồng phương Đông, với các họa tiết thổ cẩm đặc trưng của dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam, được hoa hậu Lưu Thị Diễm Hương lựa chọn tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2012 cũng lọt Top 10 trang phục dân tộc đẹp nhất do trang web nổi tiếng về các cuộc thi sắc đẹp Missosology bình chọn. Đặc biệt bộ áo dài lấy ý tưởng từ bông sen với hai màu chủ đạo là đỏ và vàng, điểm xuyết đá pha lê đậm chất hoàng gia của á hậu Trương Thị May tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ năm 2013 được Missology bình chọn đứng đầu bảng xếp hạng những bộ quốc phục đẹp nhất; và trong chính cuộc thi, bộ áo dài này cũng đứng thứ 4 trong Top 10 trang phục dân tộc đẹp nhất
9,501
309098
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9501
Albert Calmette
Léon Charles Albert Calmette (12 tháng 7 năm 1863 – 29 tháng 10 năm 1933) là một bác sĩ, một nhà vi khuẩn học, miễn dịch học người Pháp và là một thành viên quan trọng của viện Pasteur (tiếng Pháp: Institut Pasteur). Ông nổi tiếng nhờ công trình nghiên cứu vắc xin chống bệnh lao. Ông còn phát triển thành công kháng độc tố đầu tiên chống nọc độc của rắn. Khi trẻ, ông đã đến và làm việc ở nhiều nơi trên thế giới, cuối thế kỉ 19 ông làm việc tại Pháp đến cuối đời. Các nghiên cứu. Calmette sinh ra ở Nice, Pháp. Ông mong muốn trở thành thầy thuốc phục vụ cho Hải quân, vì thế ông đã vào trường Y tế Hải quân ở Brest vào năm 1881. Năm 1883, ông bắt đầu phục vụ trong Vụ Y tế Hải quân tại Hồng Kông, nơi ông nghiên cứu bệnh sốt rét, đến năm 1886 ông nhận học vị tiến sĩ với đề tài này. Sau đó ông phục vụ ở Tây Phi, tại Gabon và Congo, tại đây ông tiếp tục các nghiên cứu về sốt rét, bệnh ngủ và bệnh pelagrơ. Trong thời gian trở về Pháp năm 1890, Calmette đã gặp Louis Pasteur (1822-1895) và Emile Roux (1853-1933), là giáo sư dạy ông về khóa học trong vi khuẩn học. Ông đã trở thành hội viên và được Pasteur giao trách nhiệm xây dựng và chỉ đạo một chi nhánh của viện Pasteur tại Sài Gòn, Đông Dương vào năm 1891. Tại đây, ông đã cống hiến cuộc đời mình cho những ngành mới ra đời của độc tính học, mà chúng có mối tương quan quan trọng với miễn dịch học. Ông nghiên cứu nọc độc của rắn và ong, nhựa và các chất độc của thực vật. Ông cũng tổ chức sản xuất các vắc xin chống bệnh đậu mùa, bệnh dại và thực hiện nghiên cứu về bệnh tả, cũng như sự lên men của thuốc phiện và gạo. Năm 1894, ông trở lại Pháp một lần nữa và phát triển kháng độc tố đầu tiên, chống các vết cắn của rắn độc bằng cách sử dụng huyết thanh miễn dịch lấy từ các con ngựa đã được tiêm chủng vắc xin (huyết thanh Calmette). Ông cũng tham gia vào việc phát triển huyết thanh miễn dịch đầu tiên chống dịch hạch, dựa trên phát hiện của Alexandre Yersin (1863-1943) về tác nhân gây nhiễm của nó là "Yersinia pestis", sau đó ông đến Bồ Đào Nha để nghiên cứu để chống bệnh dịch ở Oporto. Albert Calmette đi đến kết luận rằng, một động vật có thể miễn dịch đối với vết rắn cắn bằng cách tiêm cho động vật đó một liều lượng nọc cực nhỏ và sau đó tăng dần liều lượng. Động vật bị rắn độc cắn có thể cứu sống nếu được tiếp huyết thanh của sinh vật miễn dịch. Ngày nay, phát hiện này vẫn là cơ sở của quá trình sản xuất các loại thuốc chống nọc rắn. Năm 1895, Roux giao cho ông làm giám đốc chi nhánh của viện Pasteur ở Lille, là nơi ông đã làm việc trong 25 năm tiếp theo. Năm 1909, ông đã giúp đỡ để thành lập chi nhánh của viện tại Algérie. Năm 1901, ông đã thành lập phòng khám chữa bệnh lao đầu tiên tại Lille, và đặt tên cho nó là Emile Roux. Năm 1904, ông thành lập "Ligue du Nord contre la Tuberculose" (Liên đoàn phòng chống bệnh lao miền bắc), là tổ chức tồn tại đến nay. Năm 1918, ông nhận vị trí trợ lý giám đốc của viện tại Paris. Nghiên cứu về bệnh lao. Công trình nghiên cứu khoa học chính của Calmette, đã làm ông nổi tiếng trên thế giới và đã gắn liền tên tuổi của ông với lịch sử y học là công sức của ông trong việc phát triển vắc xin chống bệnh lao, đúng trong thời kì mà bệnh lao là một loại bệnh nan y, đã cướp đi nhiều mạng sống. Vào năm 1882, nhà vi sinh học người Đức Robert Koch đã phát hiện ra các khuẩn que u lao (Mycobacterium tuberculosis), là tác nhân gây bệnh lao và Louis Pasteur cũng nghiên cứu chúng. Năm 1906, nhà thú y và miễn dịch học Camille Guérin đã khẳng định rằng cơ chế miễn dịch chống lại bệnh lao gắn liền với số lượng khuẩn que u lao sống trong máu. Sử dụng cách tiếp cận của Pasteur, Calmette kiểm tra xem cơ chế miễn dịch đã phát triển như thế nào để phản ứng lại với khuẩn que lấy từ bò đã bị làm suy yếu, được tiêm vào các động vật khác. Cách điều chế này đã được đặt tên theo hai người phát hiện ra nó ("Bacillum Calmette-Guérin", hay viết tắt là BCG). Sự làm suy yếu thu được nhờ việc nuôi cấy chúng trong chất môi trường chứa mật, dựa trên ý tưởng của nhà nghiên cứu người Na Uy Kristian Feyer Andvord (1855-1934). Từ năm 1908 đến năm 1921, Guérin và Calmette đã cố gắng sản xuất các mẫu dược phẩm ngày càng ít độc hơn của khuẩn que, bằng cách dịch chuyển chúng trong các môi trường nuôi dưỡng kế tiếp nhau. Cuối cùng, năm 1921, họ đã sử dụng BCG để chủng vắc xin thành công cho trẻ sơ sinh tại Charité ở Paris. Tuy nhiên, chương trình chủng vắc xin đã gặp phải cản trở nghiêm trọng khi 72 trẻ em đã mắc bệnh lao vào năm 1930 tại Lübeck (Đức) sau khi được tiêm chủng lô vắc xin bị sản xuất sai tại Viện Pasteur. Việc chủng vắc xin đại trà cho trẻ em ở nhiều nước chỉ được khôi phục trở lại sau năm 1932, khi công nghệ sản xuất mới và an toàn hơn đã được hoàn thiện. Sự kiện này đã làm Calmette bị chấn động mạnh và ông mất một năm sau đó ở Paris. Chuyện ngoài lề. Ông là em trai của Gaston Calmette (1858-1914), Giám đốc (chủ báo) của "Le Figaro" - là người đã bị bắn chết năm 1914 bởi Henriette Caillaux, người vợ có tiếng trong xã hội của bộ trưởng tài chính Pháp Joseph Caillaux.
9,515
816786
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9515
NNP
NNP là từ viết tắt trong tiếng Anh của "Net National Product" tức Tổng sản phẩm ròng quốc gia, là tổng giá trị thị trường của tất cả sản phẩm cuối cùng và các dịch vụ được sản xuất hay cung ứng bởi công dân của một quốc gia (GNP) trong một khoảng thời gian nào đó trừ đi khấu hao. Khấu hao được đo bằng giá trị của một phần GNP mà cần phải chi tiêu vào các sản phẩm vốn nhằm duy trì luồng vốn hiện tại. NNP là giá trị ròng của sản phẩm trong một năm cụ thể nào đó mà có thể tiêu dùng không có khấu trừ đi phần giá trị mà có thể tiêu dùng trong tương lai. Việc để ra một phần của NNP vào đầu tư sẽ giúp cho việc tăng trưởng của luồng vốn và việc tiêu dùng được nhiều sản phẩm hơn trong tương lai.
9,517
816786
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9517
NNI
NNI là từ viết tắt trong tiếng Anh của "Net National Income", tức Tổng thu nhập ròng quốc gia, là một thuật ngữ kinh tế được sử dụng trong thống kê thu nhập quốc dân. Nó có thể xác định như là Tổng sản phẩm ròng quốc gia (NNP) trừ đi các loại thuế gián tiếp. Nó có thể biểu diễn như sau: hay: Trong đó: Công thức này sử dụng phương pháp chi tiêu trong thống kê thu nhập quốc gia.
9,521
539651
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9521
Tội nhân trong tay Thiên Chúa đang thịnh nộ
Tội nhân trong tay Thiên Chúa đang thịnh nộ ("Sinners in the Hands of an Angry God") là bài giảng nổi tiếng nhất trong số các bài giảng theo thể loại "lửa và diêm sinh", nhấn mạnh đến sự đoán phạt dành cho những người khước từ ân điển của Thiên Chúa. Jonathan Edwards, một mục sư Thanh giáo, trình bày bài thuyết giáo này lần đầu vào năm 1741 tại Enfield, Connecticut. Theo thông lệ tại vùng Tân Anh cát lợi ("New England") vào thế kỷ 18, bài giảng được in ra nhiều bản và được phân phối rộng rãi. Bài giảng là một thông điệp của nền thần học Calvin, nghiêm khắc và không thoả hiệp, được rao giảng lần đầu và suốt một thời gian dài trong khi xảy ra cuộc Đại Tỉnh thức. Khi nghe giảng, nhiều người đã kinh hãi đến độ bật lên la khóc, cũng có các ghi nhận về những biểu hiện của trạng thái cảm xúc cao độ như co giật, kêu la và ngất xỉu. Ngày nay, cung cách thuyết giảng này không còn thịnh hành trong vòng các nhà truyền bá phúc âm và các nhà thuyết giáo. Họ thường thích trình bày với thính giả của mình về tình yêu thương và sự tha thứ của Thiên Chúa thể hiện qua Chúa Giê-xu. Dù vậy, nhiều tín hữu thuộc các giáo phái khác nhau trong cộng đồng Kháng Cách, đang tổ chức các nhóm cầu nguyện liên hoàn, theo quan điểm của họ, khẩn nài Thiên Chúa sai một Jonathan Edwards khác đến để phục hưng hội thánh tại Hoa Kỳ. Nội dung. Edwards cung cấp những hình ảnh sinh động miêu tả số phận của những người cương quyết khước từ ân điển của Thiên Chúa. Cảm xúc kinh hãi của cử tọa khi nhận thức được số phận của tội nhân trước Thiên Chúa công chính đang thịnh nộ lớn đến nỗi, theo tường thuật của Stephen Williams (một nhân chứng và là người ghi chép các sự kiện liên quan đến bài thuyết giáo), Edwards phải yêu cầu họ giữ yên lặng để ông có thể tiếp tục truyền đạt thông điệp của bài thuyết giáo. Khi thuyết giảng, Edwards phải cố kiềm giữ giọng nói nhẹ nhàng để tránh khích động người nghe đến trạng thái hoảng loạn. Đây là chủ đề Edwards thường xuyên đề cập trong các bài giảng của ông. Những gợi ý sống động về sự hiện hữu của hỏa ngục như là một phần trong sự thể hiện tình yêu của Thiên Chúa qua ân điển cứu chuộc của Chúa Giê-xu, là luận đề có thể dễ dàng tìm thấy trong các tuyển tập những bài thuyết giáo của Edwards. Edwards không có ý định chất thêm gánh nặng trên vai của tội nhân, ông chỉ muốn đánh thức họ khỏi tình trạng hiểm nghèo bằng cách trình bày cho họ thấy số phận thảm khốc của những người đang bị đặt dưới cơn thịnh nộ của Thiên Chúa thánh khiết, nếu họ không chịu quay trở lại. Mục đích của Edwards không phải là nói về hỏa ngục, nhưng về sự hư mất đời đời dành cho những người không chịu tiếp nhận ân điển, và ông nhấn mạnh hôm nay là kỳ thuận tiện để họ ăn năn và được cứu rỗi. Bởi vì, theo quan điểm này, Thiên Chúa yêu thương cũng là Thiên Chúa công chính và thánh khiết, ngài không thể dung chịu tội lỗi. "Nếu chúng ta căm ghét cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, ấy là vì chúng ta căm ghét chính Thiên Chúa. Có thể chúng ta sẽ mạnh mẽ phản bác luận cứ này, nhưng chính thái độ ấy khẳng định sự thù nghịch của chúng ta đối với Thiên Chúa." (Sproul, "God in the Hands ò Angry Sinners) Ảnh hưởng. Tội nhân trong tay Thiên Chúa đang thịnh nộ là bài thyết giáo kiểu mẫu trong cuộc Đại Tỉnh thức, nhấn mạnh đến niềm xác tín được chấp nhận rộng rãi về sự hiện hữu của hỏa ngục. Edwards hi vọng rằng thông điệp và những phác họa của bài giảng sẽ đánh thức cử tọa đến một thực tế kinh hoàng đang chờ đợi họ, nếu họ tiếp tục khước từ ân điển. Điểm mấu chốt của bài giảng là Thiên Chúa ban cho con người cơ hội thay đổi nếp sống tội lỗi. Edwards nói rằng ấy chính là ý chỉ của Thiên Chúa đang cầm giữ những người gian ác khỏi vực thẳm hỏa ngục; hành động tự kiềm chế này của Thiên Chúa nghĩa là ngài đang chờ đợi con người từ bỏ nếp sống tội lỗi để quay về với Chúa Cơ Đốc.
9,522
904556
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9522
Đăng nhập
Đăng nhập (login) là một thủ tục khi bắt đầu tham gia vào một trang web nào đó có mục đăng ký thành viên. Người muốn đăng nhập phải theo trình tự hướng dẫn để nhập tên thường dùng ID và mật khẩu (password). Muốn đăng nhập thì người dùng trước đó đã phải đăng ký làm thành viên với một trình tự thủ tục thường là chọn và ghi tên thường dùng (user name), chọn và ghi mật khẩu. Ngoài ra còn có thể phải điền (fill in) một số thông tin cá nhân khác như mã điện thoại của nước mình sinh sống, mã xác minh, địa chỉ thư điện tử... Thủ tục trên giúp hệ thống máy tính phân biệt các người dùng khác nhau trước khi phục vụ hoặc từ chối các dịch vụ nhất định. Đối với web, thủ tục nói trên để đảm bảo sự nghiêm túc và an ninh cho trang web và dịch vụ của nó cũng như cho chính người dùng. Quy trình. Đăng nhập thường được sử dụng để vào một trang, trang web hoặc ứng dụng cụ thể mà những người xâm phạm không thể nhìn thấy. Khi người dùng đã đăng nhập, mã thông báo đăng nhập có thể được sử dụng để theo dõi những hành động mà người dùng đã thực hiện khi kết nối với trang web. Đăng xuất có thể được thực hiện rõ ràng bởi người dùng thực hiện một số hành động, chẳng hạn như nhập lệnh thích hợp hoặc nhấp vào nhãn liên kết trang web như vậy. Nó cũng có thể được thực hiện hoàn toàn, chẳng hạn như bằng cách người dùng tắt nguồn máy trạm của họ, đóng cửa sổ trình duyệt web, rời khỏi trang web hoặc không làm mới trang web trong một khoảng thời gian xác định. Trong trường hợp các trang web sử dụng cookie để theo dõi phiên, khi người dùng đăng xuất, cookie chỉ phiên từ trang web đó thường sẽ bị xóa khỏi máy tính của người dùng. Ngoài ra, máy chủ làm mất hiệu lực mọi liên kết với phiên, do đó làm cho bất kỳ trình xử lý phiên nào trong cửa hàng cookie của người dùng đều vô dụng. Tính năng này rất hữu ích nếu người dùng đang sử dụng máy tính công cộng hoặc máy tính đang sử dụng kết nối không dây công cộng. Để phòng ngừa bảo mật, người ta không nên dựa vào các phương tiện ngầm để đăng xuất khỏi hệ thống, đặc biệt là không sử dụng máy tính công cộng; thay vào đó, người ta nên đăng xuất một cách rõ ràng và chờ xác nhận rằng yêu cầu này đã diễn ra. Đăng xuất khỏi máy tính, trước khi rời khỏi, là một thực tiễn bảo mật phổ biến ngăn người dùng trái phép giả mạo. Cũng có những người chọn cài đặt trình bảo vệ màn hình được bảo vệ bằng mật khẩu để kích hoạt sau một thời gian không hoạt động, do đó yêu cầu người dùng nhập lại thông tin đăng nhập của mình để mở khóa trình bảo vệ màn hình và truy cập vào hệ thống. Có thể có các phương pháp đăng nhập khác nhau có thể thông qua hình ảnh, dấu vân tay, quét mắt, mật khẩu (nhập bằng miệng hoặc bằng văn bản), v.v.
9,523
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9523
Origami
Origami (tiếng Nhật: 折り紙) là một loại nghệ thuật gấp giấy có xuất xứ từ Nhật Bản. Chữ "origami" trong tiếng Nhật bắt nguồn từ hai chữ: "ori" là gấp hay xếp và "kami" là giấy. "Origami" chỉ được dùng từ 1880; trước đó, người Nhật dùng chữ "orikata". Origami kết hợp những cách gấp đơn giản để biến miếng giấy hình chữ nhật (2 chiều), mà thường là hình vuông, thành những hình phức tạp (3 chiều), không cắt dán trong quá trình gập, đây cũng là xu hướng của origami hiện đại. Không giống như người ta thường nghĩ, các quy tắc origami truyền thống của Nhật Bản (bắt đầu từ khoảng triều Edo 1603-1867), lại ít nghiêm ngặt hơn origami hiện đại: giấy gấp có thể là hình tròn, tam giác, và có thể cắt dán trong quá trình gấp. Lịch sử. Thuật xếp giấy đã có từ khoảng thế kỷ thứ 1 hay thứ 2 ở Trung Hoa. Sau đó, thuật xếp giấy này đã lan sang Nhật vào thế kỷ thứ 6 và dần dà trở thành một nghệ thuật độc đáo của xứ Hoa Anh Đào. Origami truyền thống Nhật Bản có thể là để phục vụ lễ nghi, như noshi (triều Muromachi 1392–1573). Các mẫu origami. Mẫu origami có thể đơn giản như chiếc thuyền hay máy bay giấy chúng ta thường gặp, nhưng cũng có thể hết sức phức tạp như hình rồng, phượng, tháp Eiffel. Những mẫu origami phức tạp có thể dùng lá kim loại mỏng thay vì giấy thường để có thể giảm độ dày của mẫu gập. Origami hiện đại thay đổi rất nhiều, các mẫu thường được gấp khi ướt (gấp ướt) hoặc sử dụng vật liệu ngoài giấy và lá kim loại. Người Nhật xem origami như một phần văn hoá và truyền thống đất nước hơn là một hình thức nghệ thuật. Một trong số những mẫu origami được biết tới nhiều nhất là hình con hạc. Con hạc là điềm tốt lành trong quan niệm của người Nhật. Truyền thuyết kể rằng ai gấp được 1000 con hạc giấy có thể biến điều ước thành thật. Sau câu chuyện về bé gái Nhật Sasaki Sadako năm 1955, hình ảnh hạc giấy cũng trở thành một biểu tượng của hoà bình. Hướng dẫn căn bản. Hầu như mọi mẫu gập phức tạp nhất đều có thể quy về các bước đơn giản theo lý thuyết hình cây. Ví dụ bạn muốn gập một con mèo thì đầu, thân và đuôi là một đường thẳng tựa như thân cây, 4 chân tạo thành bốn nhánh như các cành. Ứng dụng các nguyên tắc trong hình học topo để tạo hình chiếu, tìm ra các góc giấy là chân, đầu...vv... Ngày nay có rất nhiều tài liệu hướng dẫn origami. Máy tính cũng góp phần không nhỏ trong việc sáng tác ra các mẫu mới. Ngày nay vẫn còn một số lượng lớn người yêu thích origami, tuy nhiên để theo đuổi và học cách gấp, cách sáng tác những mẫu mới thì không phải ai cũng làm được, vì nó đòi hỏi người ta có lòng kiên nhẫn và sự cẩn thận trong từng bước gập. Hơn nữa số lần gấp lại tỉ lệ thuận với sự phức tạp của mẫu, một mẫu gấp đơn giản như hình con bướm cũng trải qua trên dưới 100 bước. Tại Việt Nam, cũng có các nhóm bạn yêu thích origami hoạt động online, offline, trao đổi thông tin và gửi các sáng tác mới. Tác dụng với tâm lý. Origami là một nghệ thuật nhẹ nhàng tỉ mỉ. Nó đã chứng minh trong rất nhiều trường hợp có tác dụng làm êm dịu thần kinh, chữa bệnh mất ngủ và chống stress. Nhiều bác sĩ và chuyên gia vật lý trị liệu đã dùng origami như một liệu pháp bổ ích vật lý và tinh thần. Bác sĩ Ronald S. Levy, tại Hội Thảo Quốc tế lần thứ nhì về origami đối với giáo dục và trị liệu, đã kêu gọi dùng origami để phục hồi chức năng và trị liệu về tay. Với nhiều người, Origami là thứ giải trí rất hữu hiệu, đặc biệt khi sáng tác một mẫu mới: tự do bay bổng, tự do tìm kiếm một thứ gì đó, mang màu sắc của riêng mình. Khi tự tay hoàn thành một mẫu khó, hay tự tay sáng tác một mẫu hay, thì cảm giác thật vui thích. Origami với toán học. Việc tạo được mẫu origami mới liên quan đến rất nhiều quy tắc hình học. Không phải ngẫu nhiên mà các cao thủ origami sáng tác được những mẫu phức tạp. Các cao thủ origami có phương châm ""bạn nhìn thấy gì, tôi tưởng tượng được; bạn tưởng tượng gì, tôi gấp được"." Một số nơi trên thế giới đã có nơi đưa origami vào thành một môn học, khởi điểm là ở mẫu giáo. Việc gấp giấy đem lại cho trẻ nhiều nhận thức hình học, và cả hình học trừu tượng: nhận biết hình tam giác, hình vuông, hình lục giác, tia phân giác một góc, đoạn thẳng, các đường nét, hình không gian, các khối 3 chiều. Liên kết ngoài. [[Thể loại:Origami| ]] [[Thể loại:Giấy Nhật Bản]] [[Thể loại:Phát minh của Nhật Bản]] [[Thể loại:Nghệ thuật từ giấy]] [[Thể loại:Thuật ngữ tiếng Nhật]] [[Thể loại:Hoạt động giải trí]] [[Thể loại:Gấp giấy]] [[Thể loại:Nghệ thuật Nhật Bản]]
9,532
70616014
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9532
Vô ngã
Vô ngã (無我, sa. "anātman", pi. "anattā"), là một trong Ba pháp ấn (sa. "trilakṣaṇa") (Tam Pháp Ấn) của sự vật theo Phật giáo. Vô ngã là pháp ấn chỉ có trong Phật giáo, cho rằng, không có một Ngã (sa. "ātman", pi. "attā"), một cái gì trường tồn, bất biến, cốt tủy, vững chắc, tồn tại mà không phụ thuộc vào cái khác. Nghĩa là sự vật có mặt là do duyên sinh (tùy thuộc điều kiện) khởi phát, chứ sự vật không có quyền gì với sự sinh ra và sự hoại diệt của chính nó. Như thế, theo đạo Phật, cái ngã, cái "tôi" là không có mà chỉ là một tập hợp của Ngũ uẩn (sa. "pañcaskandha"), luôn luôn thay đổi, sinh diệt. Vô Ngã là một trong 3 pháp ấn. Hai pháp ấn còn lại là Khổ và Vô Thường. Cái gì có sinh thì phải có diệt là vô thường; cái gì vô thường thì là khổ; cái gì khổ mà nó biến đổi theo duyên sinh (không tùy thuộc vào ý muốn của nó) thì là vô ngã. Mọi pháp hữu vi (pháp có sinh thì có diệt) thì là Khổ, Vô Thường, Vô Ngã. Pháp Vô Vi (pháp không có sự tạo tác nên không có sự diệt) cũng là vô ngã. Pháp Vô Vi không có tính chất Vô thường và Khổ như pháp hữu vi. Kinh văn. Kinh Vô ngã tướng (pi. "anattālakkhaṇasutta", Saṃyutta Nikāya 22.59, bản dịch của Thích Minh Châu) bàn về vô ngã. Thuyết Vô ngã trong Thượng Toạ bộ. Câu hỏi giáo lý vô ngã thật sự là gì và có đúng là giáo lý của đức Phật lịch sử hay không đã gây nhiều cuộc tranh luận dài dẳng trong giới Phật học. Thượng Toạ bộ (sa. "sthaviravādin", pi. "theravādin") và Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ diễn giảng những lời dạy của Phật bằng một cách mà, qua đó, họ quả quyết là không có một tự ngã nào, như chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy trong các tác phẩm của họ. Từ "attā" (thân danh từ "attan") trong tiếng Pali là một đại từ phản thân chính quy ("regular reflexive pronoun"), được dịch thành "nơi chính người ấy", "chính tôi" tuỳ trường hợp. Nếu "attā" là một thật danh từ ("substantive") thì cũng không phải lúc nào dịch là "ngã" cũng đúng, mà thỉnh thoảng chính xác hơn nếu ta sử dụng từ "bản chất", hay "nội tại [của người ấy]". Để diễn tả một "cá nhân" thì Thượng Toạ bộ dùng chữ Pali "puggala" (bổ-đặc-già-la 補特伽羅, sa. "pudgala"), trong ngôn ngữ hằng ngày ta cũng có thể hiểu đây là chủ thể của các hoạt động tâm lý cũng như thân thể. Hai chữ khác thường gặp là "satta" (chúng sinh, sa. "sattva") hoặc từ ghép "nāmarūpa" (danh sắc), trong trường hợp này đặc biệt chỉ một "cá nhân được hợp thành". Thượng Toạ bộ cũng tìm cách tiếp cận vấn đề vô ngã, nhưng lại không hoàn toàn sa lạc vào phương pháp thuần lý luận như Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ. Họ cũng không tìm cách giải quyết những gì đức Phật lịch sử để lại không giải thích. Tuy nhiên, họ vẫn muốn kiến lập một toà nhà tư tưởng tiền hậu nhất trí, tổng hợp và giải thích những vấn đề triết học và thuộc về những vấn đề triết học này – điều dĩ nhiên – là vô ngã, một vấn đề "par excellence" được ghi lại trong nhiều bộ kinh. A-tì-đạt-ma bảy phần của Thượng Toạ bộ được hình thành trên chính cơ sở này. Sự tái sinh không có một tự ngã được đức Phật giải thích qua thuyết Duyên khởi với mười hai nhân duyên hệ thuộc. Các vị Cao tăng Thượng Toạ bộ phát triển từ cơ sở này một thế giới quan mang tính chất năng động tương quan. Tất cả những gì hiện hữu, kể cả con người, đều là một tiến trình được hình thành bởi những tính chất đặc thù, được gọi là Pháp (hoặc đạt-ma, pi. "dhamma", sa. "dharma"), H.W. Schumann tóm tắt như sau ("Buddhismus", tr. 118.): Người ta phân biệt hai tiến trình của chư pháp, bên trong và bên ngoài. Tiến trình bên trong giải thích những hiện tượng xảy ra nội tâm, sự thăng trầm của tâm thức chúng ta và sự biến chuyển liên tục của các mối tư duy. Vì Phật định nghĩa "thế giới" chính là những gì được phản ánh trong tâm thức cho nên tiến trình bên trong này của Thượng Toạ bộ cũng giải thích hiện tượng "thế giới chủ quan". Tuỳ theo sự xuất hiện của chư pháp và sự kết hợp của chư pháp trong tâm thức mà hình tượng của thế giới bên ngoài biến chuyển. Tiến trình bên ngoài tạo cơ sở lý thuyết cho sự tái sinh không một chủ thể. Một tiến trình được khởi động bằng nghiệp và hình thành một "cá nhân" nhất định tuỳ theo chất lượng của chính nghiệp này. Mặc dù các biểu thị như "khổ", "nghiệp" và "giải thoát" được quy về một chủ thể, nhưng theo Thượng Toạ bộ thì chủ thể này chỉ là một cái gì đó mang tính chất kinh nghiệm, một khối tổng hợp tạm thời của chư pháp, không có một thật thể nào. Đại luận sư Phật Âm (pi. "buddhaghosa") viết như sau trong bộ luận "Thanh tịnh đạo" (Bản dịch của Nyānatiloka, "Der Weg zur Reinheit", tr. 597, 719-720): Thượng Toạ bộ liệt kê 82 pháp khác nhau và quan trọng ở đây là sự phân loại chư pháp thành hữu vi (pi. "saṅkhata") và vô vi (pi. "asaṅkhata"). Các pháp hữu vi chính là những nhân tố hình thành cuộc sống, thế giới và khổ ách. Pháp vô vi duy nhất là Niết-bàn. Như đặc tính "vô vi" cho thấy, pháp này không được tạo bởi nghiệp lực mà tồn tại thường hằng. Như vậy thì theo Thượng Toạ bộ, thế giới chung quy được hình thành bởi chư pháp. Chỉ chư pháp mới là hiện thật. Thượng Toạ bộ nhấn mạnh vai trò của ngôn ngữ trong thế giới chúng ta. Tỉ-khâu Na-tiên nói với vua Di-lan-đà: "Xe" chỉ là một biểu thị, một cách gọi, một tên được sử dụng khi các yếu tố quy tụ, và trường hợp "cá nhân" cũng tương tự như vậy (Frauwallner: "Geschichte der Buddhistischen Philosophie", tr. 69-70). Nhưng qua đó thì một vấn đề khác lại xuất hiện: Sự thừa nhận chư pháp mang một thật thể, một ngã. Tuy nhiên, giữa lập trường chấp pháp ngã này và chấp ngã của Bà-la-môn giáo có một điểm tương phản rất lớn, được Volker Zotz ghi lại rất chính xác ("Die Geschichte der buddhistischen Philosophie", S. 73.): Bổ-đặc-già-la của Độc Tử bộ. Độc Tử bộ được khai sáng bởi một cao tăng tên Độc Tử (sa. "vātsīputra") thuộc nhánh Trưởng lão bộ. Trước khi hoà nhập tăng-già, vị này theo giáo lý Bà-la-môn. Tài liệu của trường phái này đã bị huỷ gần hết, chỉ còn bốn tác phẩm đã được dịch sang Hán văn trong Đại Chính Tân tu Đại Tạng kinh. Ngoài ra, người ta có thể tìm thấy lập trường của Độc Tử bộ trong các bộ luận của các trường phái khác. Đối nghịch quan điểm của các trường phái Phật giáo khác, Độc Tử bộ thừa nhận một bổ-đặc-già-la (पुद्गल, "pudgala"), một "cá nhân" và cá nhân này là chủ thể của sự tồn tại, sự chuyển biến và sự tịch diệt. Ba đặc tướng của bổ-đặc-già-la. Theo "Tam-di-để bộ luận" thì ba đặc tướng xác định một bổ-đặc-già-la như sau: 1. Bổ-đặc-già-la được xác định qua cơ sở (sa. "āśrayaprajñaptapudgala"). Cơ sở đây chính là ngũ uẩn. Bổ-đặc-già-la này hơn là sự tổng hợp của ngũ uẩn và là nhân tố chính phối hợp đời sống của một cá nhân. Nói cách khác: Bổ-đặc-già-la chính là nhân vật nắm giữ một thân thể, gìn giữ nó một khoảng thời gian nhất định để rồi tiếp nhận một thân thể khác sau khi chết. Bổ-đặc-già-la tương tự một người mang nhiều quần áo khác nhau. Mối tương quan đặc thù giữa ngũ uẩn và bổ-đặc-già-la được gọi là tương tục thống nhất thể của một cá nhân và tương tục thống nhất thể này là một cái gì đó độc lập không hệ thuộc. Nếu có một tương tục thống nhất thể thì phải có người chủ của sự tương tục này. Bổ-đặc-già-la chính là người sống một thời gian, là người vui mừng hoặc âu lo về nghiệp quả của mình. Bổ-đặc-già-la là cơ sở của trí nhớ, của tâm thức v.v... 2. Bổ-đặc-già-la được xác định qua sự chuyển đổi (sa. "saṃkramaprajñaptapudgala"). Bổ-đặc-già-la được xác định qua sự chuyển đổi là một cách gọi tương ưng với ba chi phần khác: Quá khứ, vị lai và hiện tại. Sự kiện này chứng minh việc tương tục thống nhất thể không những lưu chuyển trong hiện tại, mà có nguồn gốc từ dĩ vãng và sẽ tiếp tục lưu chuyển trong tương lai. Hơn nữa, đây cũng là cách giải thích của Độc Tử bộ về "người tiếp nhận quả báo", mối tương quan giữa người tạo nghiệp và người thụ nhận. 3. Bổ-đặc-già-la được xác định qua sự diệt độ (sa. "nirodhaprajñaptapudgala"). Mục đích ở đây là đề cao sự kiện Phật hoặc một A-la-hán, sau khi đạt vô dư y Niết-bàn là hiện thân của một người đạt giải thoát, lưu trú trong an lạc. Theo Độc Tử bộ thì có năm nhân tố có thể nhận thức được (sa. "jñeya") mà trong đó, ba nhân tố đầu là ba loại pháp hữu vi, là các pháp ta có thể tìm thấy trong quá khứ, hiện tại và vị lai. Nhân tố thứ tư là một pháp vô vi, là Niết-bàn. Nhân tố thứ năm là cái "bất khả thuyết" (sa. "avaktavya"), chính là bổ-đặc-già-la, chẳng thuộc vào pháp vô vi, mà cũng chẳng thuộc vào pháp hữu vi. Bổ-đặc-già-la không khác nhưng cũng không giống ngũ uẩn. Bổ-đặc-già-la không thể là ngũ uẩn, vì nếu như vậy, y phải xuất hiện và huỷ diệt cùng với ngũ uẩn. Bổ-đặc-già-la cũng không khác ngũ uẩn, bởi vì nếu khác, y có thể tồn tại bên ngoài ngũ uẩn, và trường tồn, không mang một đặc tính nào, giống như hư không, không có khả năng hoạt động. Ngoài ra, Độc Tử bộ còn đề xướng 15 thuyết mà trong đó, hai điểm rất quan trọng quy về thuyết vô ngã: 1. Có một thật thể bất hoại và 2. Chỉ có một cái tuyệt đối, là Niết-bàn. Giáo lý của Độc Tử bộ có thể xem là phản ứng trực tiếp đối đầu thuyết đạt-ma của Thượng Toạ bộ, đặc biệt là các học giả chuyên theo A-tì-đạt-ma. Độc Tử bộ tìm cách giải quyết vấn đề Phật lưu lại hiển nhiên khi nói đến thuyết vô ngã: Một mặt nói về sự tái sinh và giải thoát của một chúng sinh có vẻ như chúng sinh này tồn tại một cách cụ thể và mặt khác nói đến thuyết nhân duyên sinh và vô ngã mà vì thế, chúng sinh ấy không thể tồn tại. Độc Tử bộ biện luận rằng, nếu có tái sinh và giải thoát thì tất nhiên có một chủ thể tái sinh và đạt giải thoát. Song song với vấn đề phải suy nghĩ như "làm mà không có người làm" cũng có một vấn đề thực tế khác: Tại sao một người nào đó phải trau dồi kiến thức, tuân thủ giới luật và thực hành thiền định nếu không phải chính ông ta thâu nhận những kết quả ấy? Đối với Độc Tử bộ thì luật nhân quả chỉ có ý nghĩa khi có một chủ thể tiếp nhận quả báo của chính mình làm, tốt cũng như xấu.
9,538
877710
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9538
Onigiri
O-nigiri (お握り hay là 御握り; おにぎり), còn gọi là o-musubi (お結び; おむすび), nigirimeshi (握り飯; にぎりめし) là cơm nắm của người Nhật. Nó thường có hình tam giác hoặc bầu dục và được phủ (hoặc gói) bằng rong biển (nori). Theo truyền thống, onigiri có chứa umeboshi (mơ muối), shake (cá hồi muối), katsuobushi hay các thành phần được muối hay chua khác. Onigiri vừa có tính cơ động, vừa tiện lợi trong việc bảo quản cơm. Lịch sử. Các tài liệu viết vào khoảng những năm 1600 cho thấy nhiều samurai giữ cơm nắm bọc trong lá tre để dùng cho bữa trưa ăn nhanh vào lúc chiến tranh, nhưng nguồn gốc của onigiri có từ lâu trước đó. Trước khi việc dùng đũa phổ biến vào thời kì Nara, cơm được nắm thành nắm nhỏ để dễ cầm. Vào thời kì Heian, cơm cũng được nắn thành hình tứ giác nhỏ để dễ xếp chồng lên nhau trên đĩa và dễ ăn. Từ thời kì Kamakura đến đầu thời kì Edo, onigiri được dùng trong bữa ăn nhanh. Điều này có ý nghĩa vì đầu bếp chỉ cần nghĩ làm thế nào để làm đủ onigiri mà không cần lưu tâm đến việc phục vụ. Onigiri lúc bấy giờ chỉ là nắm cơm có rắc muối. Việc thêm nori vào onigiri chỉ trở nên rộng rãi kể từ thời kì Meiji khi nori được trồng và làm thành tấm mỏng phổ biến. Trước đây người ta cho rằng onigiri không thể được sản xuất với máy móc vì kĩ thuật nắn thành nắm quá khó để máy móc có thể thực hiện được. Vào những năm 1980, máy làm onigiri hình tam giác được chế tạo. Lúc đầu nó đã phải đương đầu với những người hoài nghi nhờ vào việc thay vì cuộn phủ thứ được thêm vào, thứ thêm vào này chỉ cần được đặt vào lỗ trong onigiri và lỗ này được nori che phủ. Thêm vào đó, onigiri làm bằng máy này luôn được bọc sẵn nori, và sau một thời gian nori trở nên ẩm và dính. Lối bao bọc đã được cách tân bằng cách cho phép nori được bọc riêng biệt với cơm. Vào lúc dùng, người ăn có thể mở gói nori và bọc lên onigiri. Việc thành phần thêm vào onigiri được lắp vào thay vì được cuộn bọc, vốn là một hạn chế, nhưng lại làm cho việc thay đổi thành phần được dễ dàng. Tính sẵn có. Ở Nhật Bản hầu hết các cửa hàng tiện dụng ("convenience store") đều có bán onigiri với nhiều loại thành phần. Các cửa hàng chuyên biệt, gọi là Onigiri-ya, cung cấp cơm nắm làm bằng tay. Ngày nay, do ẩm thực phương Tây du nhập vào Nhật Bản nên người Nhật có món cơm nắm kiểu sandwich có tên Onigirirazu (おにぎらず).
9,539
715442
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9539
Đa
Cây đa (tên khác: cây đa đa, dây hải sơn, cây dong, cây da) có danh pháp hai phần (theo Bailey năm 1976) là Ficus bengalensis, một loài cây thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), nó có thể phát triển thành loài cây khổng lồ mà tán của nó che phủ đến một vài nghìn mét vuông. Tại Việt Nam, một số người nhầm nó với cây sanh là cây cùng chi nhưng có tên khoa học khác hẳn (xem dưới đây). Giống như nhiều loài cây thuộc chi "Ficus" khác như si ("Ficus stricta"), sanh ("Ficus benjamina"), vả ("Ficus auriculata"), quả vả hoặc vô hoa quả ("Ficus carica"), đa lông ("Ficus drupacea"), gừa ("Ficus microcarpa"), trâu cổ ("Ficus pumila"), sung ("Ficus racemosa"), bồ đề hay đề ("Ficus religiosa") v.v. Đa có phương thức sinh trưởng không bình thường. Chúng là loài cây lớn mà thông thường bắt đầu sự sống như là loại cây biểu sinh trồng từ hạt trên các loại cây khác (hoặc trên các công trình kiến trúc như nhà cửa, cầu cống) do các loài chim ăn quả phân tán hạt. Cây trồng từ hạt nhanh chóng phát triển các rễ khí từ các cành cây, và các rễ khí này sẽ phát triển thành thân cây thực thụ khi chúng chạm tới mặt đất. Cây chủ cuối cùng sẽ bị bóp nghẹt hay bị phân chia ra bởi sự phát triển nhanh của cây đa. Đặc trưng này cho phép một cây lan tỏa trên một diện tích rộng. Cây đa lớn nhất còn sống tại Pune (Ấn Độ) có đường kính tán tới 800 m xung quanh thân chính của nó. Sinh học và sinh thái học. Nuôi trồng: Cây đa được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới (Bailey và Bailey 1976). Cây đa là loài cây lớn nhất thế giới tính theo bề rộng thân và cành cây (Riffle 1998) với một số cây đa cổ thụ có thể che phủ một diện tích tới vài nghìn mét vuông. Loài cây này có quả màu huyết dụ và các rễ khí mọc từ các cành cây đâm xuống đất. Phổ biến: Cây đa có thể sinh sôi phát triển ở những vùng mà loài sinh vật thụ phấn cho nó là loài ong bắp cày ("Eupristina masoni") (theo Nadel 1991) có mặt. Cây đa cũng có thể phát triển nhờ các kỹ thuật sinh sản vô tính như chiết hay giâm cành. Nó có thể bắt đầu cuộc sống biểu sinh trên các loại cây khác. Phân tán: Loài cây này có thể phân tán nhờ một số loài chim ăn quả như sáo nâu ("Acridotheres tristis"), một số loài bồ câu như bồ câu vằn ("Geopelia striata") hay chim cu gáy ("Streptopelia chinensis") và chim sẻ ("Passer domesticus"). Phân bổ. Nguồn gốc: Theo Neal (1965) thì cây đa có nguồn gốc từ Ấn Độ, nó sinh sống được với cao độ tới khoảng 600 m (khoảng 2.000 ft), đặc biệt trong những khu vực khô ráo. Theo Riffle (1998)thì cây đa có nguồn gốc trong một khu vực rộng lớn của châu Á, từ Ấn Độ tới Myanmar, Thái Lan, Đông Nam Á, nam Trung Quốc và Malaysia. Phân bổ toàn cầu: Cây đa được trồng rộng khắp khu vực nhiệt đới và mọc hoang tại phần lớn các khu vực nhiệt đới ẩm ướt trên Trái Đất (Riffle 1998). Cây đa tại Việt Nam. Tại Việt Nam, cây đa được tìm thấy tại nhiều đình, chùa và khu vực làng quê. Hầu như làng quê truyền thống ở Bắc Bộ nào cũng có những cây đa cổ thụ trong làng và bên cạnh các di tích. Ý nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Cây đa còn là biểu tượng thần quyền và tâm linh của con người. Trong làng, cây đa có mặt ở nhiều nơi khác nhau nhưng hầu như nó không vắng bóng ở các di tích, đặc biệt là đình chùa. Dưới gốc đa người Việt thời xưa hay dựng miếu thờ và lại có lệ khi bình vôi không dùng được nữa, thay vì vất bỏ thì đem treo ở cây đa. Nó còn gắn liền với hình ảnh của làng quê Việt Nam qua những hình tượng như "cây đa, giếng nước, sân đình" hay "cây đa, bến nước, con đò", qua điệu dân ca lý cây đa. Nó cũng xuất hiện trong sự tích Thằng Cuội trên Cung Quảng Hàm. Ở Hải Phòng, có một cây đa nhiều gốc (13 gốc), tên gọi của nó trở thành một địa danh: Cây đa 13 gốc, ở tại xóm Trại, xã Đằng Giang, quận Ngô Quyền. Cây đa 13 gốc là một cảnh quan đẹp, thu hút nhiều khách tới tham quan. Ngày rằm, mùng 1 hằng tháng, đặc biệt là đêm giao thừa, người ta tới thắp hương, cầu may đông như trảy hội. Liên kết ngoài. Bằng tiếng Việt: Bằng tiếng Anh:
9,543
70547331
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9543
Trần Đăng Khoa (nhà thơ)
Trần Đăng Khoa (sinh ngày 26 tháng 4 năm 1958), quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Ông nguyên là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam. Hiện nay, ông giữ chức Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên hiệp VHNT Hà Nội. Ông cũng là Trưởng Ban Chung khảo, Hội đồng Giám khảo Quốc gia của cuộc thi Viết thư quốc tế UPU tại Việt Nam từ năm 2016 đến nay, thay cho Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (Nguyễn Trí Huân). Tiểu sử. Từ nhỏ, ông đã được nhiều người cho là thần đồng thơ văn. Lên 8 tuổi, ông đã có thơ được đăng báo. Năm 1968, khi mới 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của ông: "Từ góc sân nhà em" (tập thơ tiếp theo là "Góc sân và khoảng trời") được nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản. Có lẽ tác ph người biết đến nhất của ông là bài thơ "Hạt gạo làng ta", sáng tác năm 1968, được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc (1971). Ông cũng được biết đến nhiều với câu chuyện khi mới hơn 10 tuổi đã đề nghị đổi câu thơ ""Đường ta đi rộng thênh thang tám thước" thành "Đường ta rộng thênh thang ta bước"" trong bài thơ "Ta đi tới" của nhà thơ nổi tiếng thời bấy giờ là Tố Hữu. Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngày 26 tháng 2 năm 1975 khi đang học lớp 10 trường phổ thông cấp 3 Nam Sách, quân số tại Tiểu đoàn 691 Trung đoàn 2 Quân tăng cường Hải Hưng. Sau khi thống nhất, việc bổ sung quân cho chiến trường không còn cần thiết nữa, ông được bổ sung về Quân chủng Hải quân, ông cũng từng chiến đấu ở Chiến trường Tây Nam Việt Nam giai đoạn 1978-1979. Sau đó ông theo học Trường Viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại Viện Văn học Thế giới M. Gorki thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga. Khi trở về nước ông làm biên tập viên Tạp chí Văn nghệ quân đội. Từ tháng 6 năm 2004, khi đã mang quân hàm thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam, ông chuyển sang công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, giữ chức Phó Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, sau đó là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 2008, khi Đài tiếng nói Việt Nam thành lập Hệ phát thanh có hình VOVTV (tiền thân của Kênh truyền hình VOV và nay là Kênh truyền hình Văn hóa - Du lịch Vietnam Jouney), ông được phân công làm Giám đốc đầu tiên của hệ này. Đến khoảng giữa năm 2011, chức vụ này được chuyển giao cho ông Vũ Hải – Phó Tổng Giám đốc của Đài kiêm nhiệm để ông chuyển sang làm Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam VOV. Hiện nay ông là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa IX. Tác phẩm. Trần Đăng Khoa không có nhiều tác phẩm, và danh hiệu "thần đồng thơ trẻ" của nhà thơ thời thơ ấu không hề liên quan hay được nối tiếp đến quãng đời về sau khi nhà thơ tham gia nhập ngũ, theo học ở Nga, khi về nước làm biên tập viên, làm báo. Thi hứng một thời không là động lực cho cảm xúc khi tác giả đã cao tuổi. Những tác phẩm nổi bật của Trần Đăng Khoa : Giải thưởng. Ông ba lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong (các năm 1968, 1969, 1971), Giải nhất báo Văn nghệ (1982) và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (năm 2001). Gia đình. Trần Đăng Khoa có một anh trai là nhà thơ, nhà báo Trần Nhuận Minh – tác giả các tập thơ ""Nhà thơ và Hoa cỏ", "Bản xô nát hoang dã", "45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh""..., từng là Chủ tịch Hội văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh. Một chị gái là Trần Thị Bình, hiện sống ở quê cùng với thân mẫu của nhà thơ. Ông còn có một người em gái tên là Trần Thị Thuý Giang, hiện làm giáo viên tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Nhận xét. Về việc Trịnh Xuân Thanh trở về Việt Nam. Viết trên trang trực tuyến của đài ông (hiện là người duy nhất trong Đảng phát biểu): "Tôi rất ngạc nhiên khi một số người Việt, trong đó có cả trí thức lại tỏ ra ngờ vực việc đầu thú của Trịnh Xuân Thanh, rồi có những việc làm mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao ta đã phải lên tiếng và "rất lấy làm tiếc."
9,546
850399
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9546
Voọc Cát Bà
Voọc Cát Bà (còn gọi là voọc đầu vàng, voọc thân đen đầu vàng Cát Bà) (tên khoa học: Trachypithecus poliocephalus và 1 phân loài "poliocephalus") là động vật có vú thuộc bộ linh trưởng, phân bộ Haplorrhini, siêu họ Cercopithecoidea, họ Cercopithecidae, phân họ Colobinae, chi Trachypithecus, nhóm francoisi, là họ hàng gần với voọc đầu trắng ở Trung Quốc. Phân biệt. Có hai phân loài của voọc đầu trắng là "poliocephalus" và "leucocephalus". Phân loài đầu tiên có lông trên đầu màu trắng vàng, là voọc Cát Bà, phân loài sau là voọc có lông đầu màu trắng thuần túy, sinh sống ở Trung Quốc. Voọc Cát Bà là loài linh trưởng rất quý hiếm chỉ có trong các cánh rừng nhiệt đới ẩm ướt của đảo Cát Bà, Hải Phòng với diện tích sinh sống nhỏ hơn 100 km² và có tên trong danh sách 25 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới và có lẽ là dạng linh trưởng hiếm nhất ở châu Á. Lý do. Một số tài liệu vẫn gọi là "voọc đầu trắng" vì trước đây người ta chỉ biết loài voọc đầu trắng nói chung là "Trachypithecus poliocephalus", sau này khi phát hiện ra voọc Cát Bà là phân loài của loài này, có đặc điểm và đặc tính không hoàn toàn giống với voọc đầu trắng Trung Quốc thì mới tách ra làm hai phân loài là "poliocephalus" và "leucocephalus". Voọc đầu trắng cũng là loài đang gặp nguy hiểm, nhưng mức độ thấp hơn của voọc Cát Bà. Giống như mọi thành viên của nhóm loài "Trachypithecus francoisi", phân loài này có tập tính sinh sống tập thể, kiếm ăn ban ngày trong các khu rừng đá vôi. Sinh sản trong bảo tồn. Ngày 2 tháng 6 năm 2003, tại Trung tâm cứu hộ linh trưởng thuộc Vườn Quốc gia Cúc Phương, lần đầu tiên trên thế giới một con voọc Cát Bà đã sinh được một voọc con khỏe mạnh. Cặp voọc bố mẹ được lực lượng kiểm lâm Cát Bà cứu thoát từ tay thợ săn năm 1998 và 2000 sau đó đưa về nuôi dưỡng tại Trung tâm cứu hộ linh trưởng. Hiện nay, số lượng loài này trong tự nhiên chỉ còn từ 50 đến 60 cá thể (nguồn IUCN) và chúng đang phải đối mặt với việc mất môi trường sinh sống từ các mối đe doạ lớn nhất là: nạn săn bắt trộm, việc phá rừng làm đất trồng trọt và sự phát triển du lịch ồ ạt tại đảo Cát Bà.
9,549
737590
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9549
Đa đa
Đa đa trong tiếng Việt có thể là:
9,551
655
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9551
Gà rừng
Gà rừng (tên khoa học Gallus) là một chi gồm 4 loài chim thuộc họ Trĩ ("Phasianidae") tồn tại ở Ấn Độ, Sri Lanka và khu vực Đông Nam Á. Chúng là các loài chim lớn, với con trống có bộ lông sáng và tươi màu, nhưng nói chung khó phát hiện trong các khu vực rừng rậm rạp, nơi chúng sinh sống. Giống như nhiều loài chim khác trong họ Trĩ, con trống không tham gia vào việc ấp trứng hay nuôi nấng các con non có thể sống độc lập ngay từ khi mới sinh ra. Các công việc này do con mái có bộ lông nâu xám và dễ ngụy trang đảm nhận. Gà rừng là chim ăn hạt, nhưng chúng cũng ăn cả sâu bọ khi có thể, đặc biệt là ở các con non. Một loài trong chi này, gà rừng lông đỏ, có tầm quan trọng lịch sử đối với con người, như là tổ tiên có thể nhất của gà nhà, mặc dù một số tác giả cho rằng gà rừng lông xám cũng có thể là tổ tiên của gà nhà. Các loài. Trong quá khứ, chi "Gallus" được tìm thấy trên khắp đại lục Á-Âu; trên thực tế chúng dường như cũng có mặt tại đông nam châu Âu. Một vài loài hóa thạch đã được miêu tả, nhưng các khác biệt của chúng không phải là chắc chắn trong mọi trường hợp:
9,553
728554
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9553
Ngụy Bảo La
Ngụy Bảo La hay Paul Wei (魏保羅, 1877–1919), là một thương gia tại Hà Bắc, Trung Quốc; trước kia ông là một thành viên của Hội truyền giáo Luân Đôn ("London Missionary Society") nhưng sau khi nghiên cứu giáo hội Cơ đốc Phục lâm An Thất Nhật ("Seventh Day Adventist") ông trở thành một tín đồ của giáo hội này. Sau khi ông bị bệnh trầm trọng không có thuốc chữa, nhưng sau khi có một trưởng lão từ Tín tâm hội ("Apostolic Faith Mission") đặt tay lên mình ông, ông được chữa khỏi và, do đó, trở thành một tín đồ của giáo hội này. Dưới sự chỉ đạo của mục sư Fendelson người Mỹ, ông đã được rửa chân và rất cảm động trong lễ này. Một hôm ông đang cầu nguyện tại một nhà thờ ở Bắc Kinh, ông được báp têm của Thánh Linh và bắt đầu nói linh ngôn. Năm 1917 ông đến một sông lớn và quỳ xuống cầu nguyện và cảm thấy linh hồn được rửa tội. Sau khi tuyệt thực 39 ngày, ông khởi đầu Chân Giê-xu Giáo hội (真耶穌教會). Sau khi truyền đạo được hai năm, ông qua đời năm 1919 và được chôn tại quê nhà.
9,557
912316
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9557
Thảm sát Katyn
Thảm sát Katyn là một cuộc xử bắn hàng loạt những tù binh Ba Lan do Bộ Dân ủy Nội vụ (NKVD), cảnh sát mật Liên Xô thực hiện vào tháng 4 và tháng 5 năm 1940, khởi đầu từ đề xuất của L. P. Beriya đề nghị xử bắn tất cả các sĩ quan Ba Lan vào ngày 5 tháng 3 năm 1940. Tài liệu chính thức này đã được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô, gồm cả lãnh đạo I. V. Stalin ký và đóng dấu. Số tù binh bị xử bắn được ước tính khoảng 22.000 người, với con số thấp hơn là 21.768 người. Các tù binh bị xử bắn tại rừng Katyn, các trại tù Kalinin, Kharkiv và những nơi khác. Trong tổng số người bị xử bắn, khoảng 8.000 là các sĩ quan Ba Lan bị bắt làm tù binh trong cuộc tấn công Ba Lan của Liên Xô năm 1939, 6.000 người khác là các sĩ quan cảnh sát, số còn lại là những người thuộc giới trí thức Ba Lan bị bắt giữ vì bị kết tội là các thành phần "gián điệp, sen đầm, địa chủ, những kẻ phá hoại, chủ nhà máy, luật sư, viên chức và thầy tu". Chính phủ Đức Quốc xã đã thông báo việc phát hiện những ngôi mộ tập thể ở rừng Katyn năm 1943. Khi Chính phủ Ba Lan lưu vong tại Luân Đôn yêu cầu Chữ thập đỏ quốc tế điều tra, Stalin ngay lập tức chấm dứt quan hệ ngoại giao với chính phủ này. Liên Xô tuyên bố các nạn nhân đã bị phát xít Đức giết hại, và tiếp tục phủ nhận trách nhiệm với các vụ xử bắn cho tới năm 1990, khi tổng thống Gorbachev chính thức thừa nhận và lên án việc xử bắn tù binh của NKVD, cũng như sự từ chối sau đó của chính phủ Liên Xô. Ngày 7 tháng 4 năm 2010, Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã đến đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm dành cho các nạn nhân của vụ xử bắn Katyn. Trong bài phát biểu tại buổi lễ tưởng niệm, Putin tuyên bố rằng vụ thảm sát Katyn là một "tội ác không thể biện minh bằng bất cứ cách nào". Cũng trong bài phát biểu, ông Putin cho rằng Stalin đã ra lệnh thực hiện vụ xử bắn như một cách để "trả thù cho 32.000 tù binh Hồng quân đã chết" vì đói khát và dịch bệnh trong những trại giam của Ba Lan trong cuộc chiến năm 1919-1921. (ít nhất 20.000 tù binh đã chết trong trại giam Ba Lan trong cuộc chiến này) Theo một cuộc khảo sát năm 2009, 54% số người Nga được hỏi không biết một chút gì về sự kiện này và đa số người dân Nga không muốn chính phủ Nga đưa ra lời xin lỗi. Trong tháng 11 năm 2010, Quốc hội Nga đã chính thức thông qua một tuyên bố quy kết trách nhiệm cho Stalin và các viên chức Liên Xô khác đã đích thân ra lệnh cho vụ xử bắn. Bối cảnh. Ngày 1 tháng 9 năm 1939, Phát xít Đức xâm lược Ba Lan. Cùng lúc đó, Anh và Pháp đã yêu cầu Đức rút quân do họ bị ràng buộc bởi Hiệp ước Phòng thủ chung Ba Lan-Anh và Liên minh quân sự Ba Lan-Pháp buộc phải tuyên chiến với Đức trong trường hợp xảy ra một cuộc xâm lược như vậy. Ngày 3 tháng 9 năm 1939, sau khi Đức không thực hiện rút quân, Pháp, Anh và hầu hết các nước thuộc Khối thịnh vượng chung Anh tuyên chiến với Đức nhưng không có nhiều sự hỗ trợ quân sự cho Ba Lan. Họ ít thực hiện hành động quân sự lớn trong cái sẽ được gọi là cuộc Chiến tranh Giả vờ. Liên Xô cũng bắt đầu cuộc tấn công của mình vào ngày 17 tháng 9 theo Hiệp ước Molotov-Ribbentrop. Hồng quân tiến nhanh chóng và gặp ít kháng cự, bởi các lực lượng Ba Lan đối mặt với họ nhận được lệnh không tham chiến với quân Liên Xô. Khoảng 250.000 - 454,700 binh sĩ và cảnh sát Ba Lan đã bị bắt làm tù binh và bị chính quyền Liên Xô giam giữ. Khoảng một nửa số tù binh được trả tự do hoặc trốn thoát, trong khi 125.000 người bị giam tại các trại do NKVD điều hành. Trong số đó, có 42.400 binh sĩ, chủ yếu là người thuộc sắc tộc Ukraina và Belarus phục vụ trong quân đội Ba Lan và sống tại các lãnh thổ cũ của Ba Lan khi ấy đã bị Liên Xô sáp nhập, và được thả ra vào tháng 10. 43.000 binh sĩ sinh ra tại Tây Ba Lan, khi ấy thuộc quyền kiểm soát của Đức, được chuyển cho người Đức; đổi lại Người Liên Xô nhận được 13.575 tù nhân Ba Lan từ phía Đức. Ngoài những quân nhân và viên chức chính phủ, các công dân Ba Lan khác cũng bị trấn áp nếu bị kết tội chống chính quyền. Hàng ngàn thành viên giới trí thức Ba Lan cũng bị bắt giam vì bị kết án là "nhân viên tình báo, sen đầm, địa chủ, những kẻ phá hoại, chủ nhà máy, luật sư và thầy tu." Bởi hệ thống đăng lính của Ba Lan yêu cầu tất cả những người tốt nghiệp đại học không thuộc diện miễn trừ phải đăng ký làm sĩ quan dự bị, NKVD đã bắt giữ một lượng lớn giới trí thức Ba Lan. Theo những ước tính của Viện Tưởng niệm Quốc gia (IPN), khoảng 320.000 công dân Ba Lan đã bị trục xuất sang Liên Xô (con số này bị một số nhà sử học, những người ủng hộ ước tính cũ khoảng 700.000 - 1.000.000 người, nghi ngờ). IPN ước tính con số công dân Ba Lan chết dưới chế độ cai trị Liên Xô trong Thế chiến II là 150.000 người (một con số đã được sửa đổi so với ước tính cũ là 500.000). Trong một nhóm 12.000 người Ba Lan bị gửi tới trại Dalstroy (gần Kolyma) năm 1940 - 1941, hầu hết là tù binh chiến tranh, chỉ 583 người còn sống sót, họ được thả ra năm 1942 để gia nhập Các lực lượng vũ trang Ba Lan ở phía Đông. Theo Tadeusz Piotrowski, "...trong cuộc chiến và sau năm 1944, 570.387 công dân Ba Lan đã là đối tượng của một số hình thức trấn áp chính trị của Liên Xô." Ngay từ ngày 19 tháng 9, Dân ủy Nội vụ và Dân ủy hạng nhất về An ninh Quốc gia, Lavrentiy Beria, đã ra lệnh cho NKVD thành lập "Cơ quan quản lý tù binh chiến tranh và những người bị giam giữ" để quản lý tù binh Ba Lan. NKVD nhận các tù binh Ba Lan từ Hồng quân, và tiến hành tổ chức một mạng lưới các trung tâm tiếp nhận và chuyển tiếp và thu xếp việc vận chuyển bằng đường sắt tới các trại tù binh chiến tranh ở phía tây Liên bang Xô viết. Các trại lớn nhất nằm tại Kozelsk (Tu viện Optina), Ostashkov (Đảo Stolbnyi trên Hồ Seliger gần Ostashkov) và Starobelsk. Các trại khác nằm ở Jukhnovo (ga "Babynino"), Yuzhe (Talitsy), ga "Tyotkino" 90 kilômét/56 dặm từ Putyvl), Kozelshchyna, Oranki, Vologda (ga "Zaonikeevo") và Gryazovets. Kozelsk và Starobelsk chủ yếu giam các sĩ quan quân đội, trong khi Ostashkov được dùng chủ yếu cho các hướng đạo sinh Ba Lan, sen đầm, cảnh sát và cai ngục. Một số tù nhân là thành viên của các nhóm trí thức khác của Ba Lan, như tu sỹ, địa chủ và những người làm trong ngành luật. Con số tù nhân xấp xỉ tại các trại như sau: Kozelsk: 5.000; Ostashkov: 6.570; và Starobelsk: 4.000. Tổng số là 15.570 người. Theo một báo cáo từ ngày 19 tháng 11 năm 1939, NKVD có khoảng 40.000 tù nhân chiến tranh người Ba Lan: khoảng 8.000 - 8.500 sĩ quan và sĩ quan dự bị, 6.000 - 6.500 sĩ quan cảnh sát và 25.000 binh sĩ và NCO vẫn đang bị giam giữ như tù binh chiến tranh. Trong tháng 12, một làn sóng bắt giữ khiến một số sĩ quan Ba Lan chưa bị bỏ tù bị giam cầm, Ivan Serov đã báo cáo với Lavrentiy Beria ngày 3 tháng 12 rằng "tổng cộng 1.057 cựu sĩ quan Quân đội Ba Lan đã bị bắt giữ." 25.000 binh sĩ và sĩ quan không chính quy bị đưa vào các trại cưỡng bức lao động (xây dựng đường, công nghiệp nặng). Khi đã bị đưa vào các trại, từ tháng 10 năm 1939 đến tháng 2 năm 1940, những người Ba Lan phải qua những cuộc thẩm vấn dài dằng dặc và bị các sĩ quan NKVD như Vasily Zarubin lung lạc chính trị. Các tù nhân cho rằng họ sẽ sớm được thả ra sớm, nhưng những cuộc thẩm tra thực tế là một quá trình lựa chọn để quyết định ai là người sẽ được sống và ai sẽ phải chết. Theo các báo cáo của NKVD, nếu các tù nhân không thể bị thuyết phục chấp nhận có một thái độ ủng hộ Liên Xô, họ bị coi là "những kẻ thù tiềm năng cứng rắn và không thể thỏa hiệp của chính quyền Xô viết." Ngày 5 tháng 3 năm 1940, theo một bức thư gửi Joseph Stalin từ Beria, bốn thành viên của Bộ chính trị - Stalin, Vyacheslav Molotov, Kliment Voroshilov và Anastas Mikoyan – đã ký một sắc lệnh hành quyết 25.700 "người quốc gia và phản cách mạng" Ba Lan đang bị giữ tại các trại và các nhà tù tại vùng phía Tây Ukraina và Belarus đang bị chiếm đóng. Lý do cho cuộc xử bắn hàng loạt, theo nhà sử học Gerhard Weinberg, là Stalin muốn loại bỏ một phần lớn nhân tài của quân đội Ba Lan trong tương lai: "Đã có ý kiến cho rằng động cơ của hành động kinh hoàng này [vụ thảm sát Katyn] là để đảm bảo với người Đức về chiến lược chống Ba Lan thực sự của Liên xô. Sự giải thích này hoàn toàn không có cơ sở từ góc nhìn rằng chế độ Liên xô đã cố gắng giữ bí mật vụ xử bắn khỏi chính phủ Đức, đối tượng họ muốn gây tác động... Một sự giải thích có khả năng hơn khác rằng... [vụ thảm sát] phải được coi như một ý định cho tương lai theo đó sẽ lại có một nước Ba Lan ở biên giới phía tây Liên bang Xô viết. Bởi muốn giữ vùng phía tây đất nước trong mọi tình huống, Stalin có thể chắc chắn rằng một nước Ba Lan được khôi phục sẽ không thể thân thiện. Theo những hoàn cảnh đó, việc loại bỏ đi của Ba Lan một phần lớn lực lượng vũ trang và giới tinh hoa công nghệ sẽ khiến nước này yếu ớt hơn." Ngoài ra, những người Xô viết nhận ra rằng những tù nhân chiếm một phần lớn trong số những người Ba Lan có trình độ và khuynh hướng không chấp nhận một hành động phân chia Ba Lan lần thứ tư. Những vụ xử bắn. Thuật ngữ "thảm sát Katyn " ban đầu chỉ đề cập tới vụ xử bắn hàng loạt tại Rừng Katyn, gần các ngôi làng Katyn và Gnezdovo (xấp xỉ 19 kilômét, 12 dặm phía tây Smolensk, Nga), và nạn nhân là các sĩ quan quân đội Ba Lan tại trại tù binh Kozelsk. Đây là vụ lớn nhất trong số các vụ hành quyết tù binh chiến tranh cùng thời điểm. Các vụ xử bắn khác xảy ra ở khá xa tại các trại Starobelsk và Ostashkov, tại trụ sở NKVD ở Smolensk, và các nhà tù tại Kalinin (Tver), Kharkiv, Moskva và các thành phố Liên Xô khác. Các vụ xử bắn khác diễn ra ở nhiều địa điểm tại Belarus và Tây Ukraina, dựa trên các danh sách đặc biệt về tù binh Ba Lan, do NKVD chuẩn bị đặc biệt cho các vùng đó. Cuộc điều tra thời hiện đại của Ba Lan về những vụ xử bắn không chỉ hướng tới vụ xử bắn tại rừng Katyn, mà cả những vụ xử bắn khác được đề cập ở trên. Các tổ chức của Ba Lan như, Ủy ban Katyn và Liên hiệp các gia đình Katyn, coi những tù binh bị xử bắn tại các địa điểm khác ngoài Katyn cũng là một phần của vụ xử bắn hàng loạt. Số lượng người bị xử bắn được ước tính khoảng 22.000, với con số người chết thấp nhất được xác nhận là 21.768. Theo các tài liệu của Liên Xô được giải mật năm 1990, 21.857 tù nhân và người bị giam giữ đã bị xử bắn sau ngày 3 tháng 4 năm 1940: 14.552 tù nhân chiến tranh (hầu hết trong số họ thuộc ba trại giam) và 7.305 tù nhân ở những vùng phía tây các Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Belarus và Ukraina. Trong số họ 4.421 người từ Kozelsk, 3.820 từ Starobelsk, 6.311 từ Ostashkov, và 7.305 từ các nhà tù Belarus và Ukraina. Lãnh đạo phòng tù binh chiến tranh của NKVD, Thiếu tướng P.K. Soprunenko, đã tổ chức "các cuộc lựa chọn" sĩ quan Ba Lan sẽ bị xử bắn tại Katyn và những nơi khác. Những người chết tại Katyn bao gồm cả một vị đô đốc, hai tướng, 24 đại tá, 79 trung tá, 258 thiếu tá, 654 đại úy, 17 thuyền trưởng hải quân, 3.420 sĩ quan dự bị, bảy giáo sĩ, ba địa chủ, một quý tộc, 43 quan chức, 85 binh nhì, 131 người tị nạn, 20 giáo sư đại học, 300 nhà vật lý; hàng trăm luật sư; kỹ sư và giáo viên; và hơn 100 tác gia và nhà báo cũng như khoảng 200 phi công. Tổng cộng, NKVD đã hành quyết một nửa số sĩ quan của Ba Lan. Tổng thể, trong vụ xử bắn, NKVD đã xử bắn 14 tướng lĩnh Ba Lan: Leon Billewicz (đã nghỉ hưu), Bronisław Bohatyrewicz (đã nghỉ hưu), Xawery Czernicki (đô đốc), Stanisław Haller (đã nghỉ hưu), Aleksander Kowalewski (đã nghỉ hưu), Henryk Minkiewicz (đã nghỉ hưu), Kazimierz Orlik-Łukoski, Konstanty Plisowski (đã nghỉ hưu), Rudolf Prich (bị giết tại Lviv), Franciszek Sikorski (đã nghỉ hưu), Leonard Skierski (đã nghỉ hưu), Piotr Skuratowicz, Mieczysław Smorawiński và Alojzy Wir-Konas (được truy thăng). Không phải tất cả những người bị xử bắn đều mang quốc tịch Ba Lan bởi từ Đệ nhị Cộng hòa Ba Lan đây đã là một quốc gia đa sắc tộc, và các sĩ quan Ba Lan bao gồm cả những người Belarus, Ukraina, và Do Thái. Ước tính 8% nạn nhân vụ xử bắn ở Katyn là người Do Thái Ba Lan. 395 tù nhân được thoát chết, trong số đó có Stanisław Swianiewicz và Józef Czapski. Họ được đưa tới trại Yukhnov và sau đó tới Gryazovets. Có tới 99% số tù nhân còn lại sau đó cũng bị xử bắn. Những người ở trại Kozelsk bị xử bắn tại các điểm tập trung ở vùng đồng quê Smolensk, trong rừng Katyn; những người từ trại Starobelsk bị xử bắn trong các trại tù của NKVD ở Kharkiv và các thi thể bị chôn gần Piatykhatky; và các sĩ quan ở trại Ostashkov bị xử bắn trong các nhà tù của NKVD tại Kalinin (Tver) và bị chôn tại Mednoye. Thông tin chi tiết về các vụ xử bắn tại nhà tù của NKVD tại Kalinin đã được hé lộ trong một phiên tòa xử Dmitrii Tokarev, cựu lãnh đạo Bộ phận của NKVD tại Kalinin. Theo Tokarev, việc xử bắn bắt đầu vào buổi tối và chấm dứt lúc bình minh. Lần chuyển tù đầu tiên ngày 4 tháng 4 năm 1940, với 390 người, và những đội thi hành án đã khá khó khăn trong việc xử bắn nhiều người tới vậy trong một đêm. Chuyến vận chuyển tiếp theo với số tù nhân không hơn 250 người. Các vụ xử bắn thường được tiến hành bằng các khẩu súng lục Walther PPK 7,65 mm của Đức sản xuất do Moskva cung cấp song các khẩu súng lục ổ quay 7.62x38R Nagant M1895 cũng được sử dụng. Những người hành quyết dùng súng Đức thay vì những khẩu súng lục ổ quay tiêu chuẩn của Liên Xô, bởi súng của Liên Xô có độ giật quá lớn, khiến phát bắn trở nên khó khăn sau mười hai viên đầu tiên. Vasili Mikhailovich Blokhin, lãnh đạo hành quyết của NKVD—và có lẽ cũng là người thi hành án xử bắn nhiều nhất trong lịch sử - được cho là đã đích thân xử bắn khoảng 7.000 người bị kết án, một số mới 18 tuổi, từ trại Ostashkov ở nhà tù Kalinin trong giai đoạn 28 ngày trong tháng 4 năm 1940. Các vụ xử bắn được tiến hành có phương pháp. Sau khi thông tin cá nhân của người bị kết án được kiểm tra, anh ta bị trói tay và dẫn tới một xà lim cách ly với các bao cát dọc theo các bức tường và một nỉ lót, cánh cửa nặng. Nạn nhân phải quỳ giữa phòng, sau đó kẻ hành quyết tiến lại từ phía sau và lập tức bắn vào sau đầu anh ta. Thi thể sau đó được mang qua cánh cửa đối diện và bị bỏ vào năm hay sáu chiếc xe tải đợi sẵn, và người bị hành quyết tiếp sau vào phòng. Ngoài việc cách ly kín phòng hành quyết, tiếng nổ của đạn còn được ngụy trang bằng cách cho hoạt động những loại máy có tiếng ồn lớn (có lẽ là những chiếc quạt) cả đêm. Quy trình này diễn ra hàng đêm, ngoại trừ Ngày Quốc tế Lao động. Khoảng 3.000 tới 4.000 tù nhân Ba Lan tại các nhà tù Ukraina và những người từ các nhà tù Belarus có lẽ đã bị chôn tại Bykivnia và tại Kurapaty. Porucznik Janina Lewandowska, con gái của tướng Józef Dowbor-Muśnicki, là phụ nữ duy nhất bị hành quyết trong vụ xử bắn tại Katyn. Phát hiện. Số phận của những tù nhân Ba Lan được đề cập tới ngay sau khi phe Trục tấn công Liên xô tháng 6 năm 1941. Chính phủ Ba Lan lưu vong và chính phủ Liên Xô đã ký Thỏa thuận Sikorski-Mayski, thông báo ý định cùng chiến đấu chống lại Phát xít Đức và nhanh chóng thành lập một quân đội Ba Lan trên lãnh thổ Liên Xô. Tướng Ba Lan Władysław Anders đã bắt đầu tổ chức đội quân của mình, và lập tức ông yêu cầu thông tin về các sĩ quan Ba Lan bị mất tích. Trong một cuộc gặp cá nhân, Stalin đã đảm bảo với ông và Władysław Sikorski, Thủ tướng Ba Lan, rằng tất cả tù binh người Ba Lan đã được trả tự do, và rằng không phải tất cả đều có thông tin bởi người Liên Xô "đã mất dấu" họ tại Mãn Châu. Năm 1942 các công nhân đường sắt Ba Lan nghe từ phía những người dân địa phương về một hố chôn tập thể các binh sĩ Ba Lan tại Kozielsk gần Katyn, và đã tìm thấy một mộ chôn tập thể và thông báo tới Nhà nước Bí mật Ba Lan. Sự phát hiện không được coi là quan trọng, bởi không ai nghĩ ngôi mộ đó lại chứa nhiều nạn nhân đến vậy. Đầu năm 1943, Rudolf Christoph Freiherr von Gersdorff, một sĩ quan Đức là liên lạc tình báo giữa Đội quân Trung tâm và Abwehr của Wehrmacht, nhận được những báo cáo về các hố chôn tập thể các sĩ quan Ba Lan. Những báo cáo đó nói rằng các ngôi mộ nằm trong rừng ở Goat Hill gần Katyn. Ông đã chuyển các báo cáo lên cấp trên (các nguồn nói khác nhau về thời điểm chính xác khi người Đức biết về các ngôi mộ — từ "cuối 1942" tới tháng 1/2 năm 1943, và khi những người đứng đầu nước Đức tại Berlin nhận được những báo cáo đó (ngay từ 1 tháng 3 hay chậm là ngày 4 tháng 4). Joseph Goebbels coi sự phát hiện này là một công cụ tuyệt vời để chia rẽ Ba Lan, Đồng minh phương Tây và Liên bang Xô viết, và tăng cường tuyên truyền về những sự kinh hoàng của chủ nghĩa Bolshevik và sự che giấu của Mỹ và Anh với việc này. Sau khi được chuẩn bị kỹ lưỡng, ngày 13 tháng 4, Đài tiếng nói Berlin phát sóng ra thế giới rằng các lực lượng quân đội Đức ở rừng Katyn gần Smolensk đã phát hiện "một hố đào... 28 mét chiều dài và 16 mét chiều rộng [92 ft nhân 52 ft], trong đó có thi thể 3.000 các sĩ quan Ba Lan được chất thành 12 lớp." Chương trình truyền thông tiếp theo lên án Liên xô chịu trách nhiệm về vụ thảm sát diễn ra năm 1940. Người Đức đưa tới một ủy ban của châu Âu gồm 12 chuyên gia pháp lý và các nhân viên của họ từ Bỉ, Bulgaria, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Ý, Croatia, Hà Lan, România, Thụy Điển, Slovakia, và Hungary. Họ có mục tiêu chứng minh rằng người Liên Xô đứng đằng sau vụ thảm sát và thậm chí họ còn đưa vào cả một số tù binh chiến tranh Đồng Minh, kể cả tác gia Ferdynand Goetel, AK tù nhân Ba Lan từ Pawiak. Sau chiến tranh, Goetel bỏ trốn với một hộ chiếu giả vì có trát bắt ông ta; hai trong số 12 người, Marko Markov người Bulgaria, và Frantisek Hajek người Séc, vì đất nước họ bị Liên Xô chiếm đóng, bị buộc phải rút bằng chứng, bảo vệ người Liên Xô và lên án người Đức. Vụ thảm sát Katyn thực sự mang lại lợi ích cho Phát xít Đức, họ dùng nó để làm mất uy tín Liên Xô. Goebbels viết trong nhật ký của mình ngày 14 tháng 4 năm 1943: "Chúng ta đang sử dụng việc phát hiện ra 12.000 sĩ quan Ba Lan, bị GPU giết hại, để tuyên truyền chống Bolshevik trên diện rộng. Chúng ta đã gửi các nhà báo trung lập và các nhà trí thức người Ba Lan tới nơi những mồ chôn tập thể được tìm thấy. Các báo cáo gửi về cho chúng ta thật khủng khiếp. Quốc trưởng cũng đã cho phép chúng ta đưa ra một chủ đề mạnh mẽ và mới mẻ cho báo chí Đức. Tôi đã ra lệnh sử dụng chúng ở mức cao nhất cho mục đích tuyên truyền. Chúng ta sẽ có thể bám lấy chúng trong vài tuần." Người Đức đã có một thắng lợi tuyên truyền to lớn, phác họa chủ nghĩa cộng sản như một mối hiểm nguy với văn minh phương Tây. Chính phủ Liên Xô lập tức bác bỏ những cáo buộc của Đức và tuyên bố rằng những tù binh chiến tranh người Ba Lan đã tham gia vào công việc xây dựng ở phía tây Smolensk và sau đó bị các đơn vị xâm lược của Đức bắt giữ và hành quyết vào tháng 8 năm 1941. Người Liên Xô trả lời vào ngày 15 tháng 4 đáp trả chương trình phát thanh đầu tiên của Đức ngày 13 tháng 4, được chuẩn bị bởi Văn phòng Thông tin Liên xô, nói rằng "[...] Các tù nhân chiến tranh người Ba Lan năm 1941 đang tham gia vào công việc xây dựng ở phía Tây Smolensk và [...] rơi vào tay những kẻ sát nhân Phát xít Đức [...]." Tháng 4 năm 1943 chính phủ Ba Lan lưu vong nhấn mạnh việc đưa vấn đề này ra trước bàn đàm phán với người Liên Xô và về việc mở một cuộc điều tra do Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế tiến hành. Stalin, đổi lại, buộc tội chính phủ Ba Lan hợp tác với Phát xít Đức, hủy bỏ quan hệ ngoại giao với họ, và bắt đầu một chiến dịch để Đồng minh phương Tây công nhận chính phủ Ba Lan ủng hộ Liên xô ở Moskva dưới sự lãnh đạo của Wanda Wasilewska. Sikorski chết trong một vụ đâm máy bay vào tháng 7—một sự kiện khiến các lãnh tụ Đồng minh cảm thấy dễ chịu. Các hành động của Liên Xô. Trong khi đó, vào tháng 9 năm 1943, khi Goebbels được thông tin rằng quân đội Đức đang phải rút khỏi khu vực Katyn, ông đã viết một dự báo trong nhật ký của mình. Đoạn nhật ký viết ngày 29 tháng 9 năm 1943 viết: "Không may thay là chúng ta phải rời bỏ Katyn. Những người Bolshevik chắc chắn sẽ nhanh chóng 'tìm ra' rằng chúng ta đã bắn 12.000 sĩ quan Ba Lan. Việc này sẽ gây ra chút ít khó khăn cho chúng ta trong tương lai. Người Xô viết chắc chắn sẽ tuyên bố việc mình tìm thấy càng nhiều hố chôn càng tốt và sau đó buộc tội chúng ta." Việc chiếm lại vùng Katyn diễn ra hầu như ngay sau khi Hồng quân tái chiếm Smolensk, khoảng tháng 9/10 năm 1943, các lực lượng NKVD bắt đầu một chiến dịch che giấu. Một nghĩa trang mà người Đức đã cho phép Chữ thập Đỏ Ba Lan xây dựng bị phá hủy và các bằng chứng khác bị xóa bỏ. Các nhân chứng "được phỏng vấn", và bị đe dọa sẽ bị bắt với tư cách là những kẻ cộng tác với Đức nếu lời chứng của họ không giống với sự tuyên truyền chính thức. Bởi không một tài liệu nào được tìm thấy trên xác những người chết muộn hơn tháng 4 năm 1940, cảnh sát mật Liên Xô đã đưa những bằng chứng giả đẩy thời điểm diễn ra vụ xử bắn thành mùa hè năm 1941 khi Phát xít Đức kiểm soát vùng này. Một báo cáo ban đầu do mật vụ NKVD Vsevolod Merkulov và Sergei Kruglov, ngày 10–11 tháng 1 năm 1944, kết luận rằng các sĩ quan Ba Lan đã bị người Đức bắn. Tháng 1 năm 1944, Liên Xô gửi một ủy ban khác, Ủy ban Đặc biệt để Xác định và Điều tra vụ bắn giết các tù binh Ba Lan của quân Phát xít Đức xâm lược tại rừng Katyn ("Spetsial'naya Kommissiya po ustanovleniyu i rassledovaniyu obstoyatel'stv rasstrela nemetsko-fashistskimi zakhvatchikami v Katynskom lesu voyennoplennyh polskih ofitserov") tới khu vực; cái tên của ủy ban đã ẩn chứa một kết luận được đưa ra từ trước. Ủy ban nằm dưới sự dẫn đầu của Nikolai Burdenko, Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học Y khoa Liên Xô (vì thế nó thường được gọi là "Ủy ban Burdenko"), người được Moskva chỉ định, tới điều tra vụ việc. Các thành viên của ủy ban gồm những nhân vật nổi bật người Liên Xô như tác gia Alexei Tolstoy, nhưng không có người ngoại quốc nào được tham gia ủy ban. Ủy ban Burdenko khai quật các tử thi, bác bỏ những phát hiện của người Đức vào năm 1943 cho rằng những người Ba Lan đã bị người Liên Xô giết hại, quy trách nhiệm cho người Đức và kết luận rằng tất cả những vụ xử bắn đều do các lực lượng chiếm đóng của Đức thực hiện vào mùa thu năm 1941. Dù thiếu bằng chứng, ủy ban cũng cáo buộc người Đức đã bắn giết các tù binh chiến tranh Nga được dùng để đào các hố chôn. Không rõ bao nhiêu thành viên của ủy ban bị lừa bịp bởi những báo cáo và bằng chứng giả, và bao nhiêu người nghi ngờ sự thực; Cienciala và Materski ghi chú rằng ủy ban không có lựa chọn nào khác ngoài việc đưa ra những bằng chứng phù hợp với báo cáo của Merkulov-Kruglov, và rằng chính Burdenko đã biết được về sự che giấu sự thực. Ông được cho là đã thừa nhận điều đó với người thân và bạn bè một thời gian ngắn trước khi chết. Các kết luận của ủy ban Burdenko thường được các nguồn tin Liên xô viện dẫn cho tới khi có sự thừa nhận chính thức về tội ác của chính phủ Xô viết ngày 13 tháng 4 năm 1990. Tháng 1 năm 1944, Liên Xô cũng đã mời một nhóm hơn 12 nhà báo chủ yếu từ Anh và Mỹ, cùng với Kathleen Harriman, con gái của Đại sứ mới của Mỹ W. Averell Harriman), và John Melby thư ký thứ ba của Đại sứ quán Mỹ tại Moskva tới Katyn. Melby và Harriman được mời vào là động thái mà một số người ở thời điểm ấy coi là nỗ lực của Liên xô nhằm mang lại một số trọng lượng cho sự tuyên truyền của họ. Báo cáo của Melby chỉ ra những thiếu sót trong dẫn chứng của Liên Xô; những lời chứng có hệ thống; những nỗ lực để phỏng vấn người làm chứng bị ngăn cản; những tuyên bố của người làm chứng rõ ràng đưa ra một bản khai gần như thuộc lòng, và rằng "vụ việc đã được dựng ra để lợi dụng các phóng viên". Tuy nhiên Melby, ở thời điểm ấy, cảm thấy rằng người Nga cũng có một số sức thuyết phục. Báo cáo của Harriman có cùng kết luận và cả hai người sau chiến tranh đã bị yêu cầu giải thích tại sao những kết luận của họ không tương thích với những bằng chứng họ tìm thấy và sự nghi ngờ rằng họ đã báo cáo những gì mà Bộ ngoại giao muốn nghe. Các nhà báo ít ấn tượng hơn, và không hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi màn kịch do người Liên Xô dựng lên. Phản ứng của phương Tây. Cuộc khủng hoảng Ba Lan-Xô viết ngày càng gia tăng đe dọa tới các quan hệ Phương Tây-Liên Xô ở thời điểm khi tầm quan trọng của người Ba Lan với Đồng minh bắt đầu giảm bớt, dẫu cho nó đã khá lớn trong những năm đầu tiên của cuộc chiến, lý do là vì sự tham dự vào cuộc xung đột của hai cường quốc quân sự và chính trị là Liên bang Xô viết và Hoa Kỳ. Phản ứng trước vụ việc, cả Thủ tướng Anh Winston Churchill và Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt đều dần xa rời những cam kết của mình với đồng minh Ba Lan và những yêu cầu của Stalin và các nhà ngoại giao Liên xô. Một cách cá nhân, Churchill đồng ý rằng vụ việc dường như do người Liên Xô thực hiện. Theo Edward Raczyński, vào ngày 15 tháng 4 năm 1943 trong một cuộc trò chuyện với Tướng Sikorski, Churchill đã nói: "Than ôi, những phát hiện của người Đức có lẽ là sự thật. Những người Bolshevik quả rất man rợ." Tuy nhiên, cùng thời điểm ngày 24 tháng 4 năm 1943 Churchill đảm bảo với người Liên Xô rằng: "Chúng tôi chắc chắn sẽ phản đối mạnh mẽ bất kỳ cuộc 'điều tra' nào của Chữ thập Đỏ Quốc tế hay bất kỳ tổ chức nào khác tại bất kỳ lãnh thổ nào dưới quyền kiểm soát của Đức. Một cuộc điều tra như vậy sẽ là một sai lầm và những kết luận của nó chỉ có được nhờ hành động khủng bố." Các tài liệu giải mật hay không chính thức của Anh kết luận rằng tội ác của Liên Xô là "hầu như chắc chắn", nhưng sự liên minh với người Liên Xô được cho là có tầm quan trọng hơn các vấn đề đạo đức; vì thế trên chính thức họ vẫn ủng hộ Liên Xô, tới mức kiểm duyệt bất kỳ nguồn thông tin trái ngược nào. Churchill đã yêu cầu Owen O'Malley điều tra vấn đề, nhưng trong một bức thư gửi Ngoại trưởng ông đã viết: "Tất cả những thứ này chỉ đơn giản là để xác định các sự thực, bởi không một ai trong chúng ta nên nói một lời nào về vấn đề này.". O'Malley đã chỉ ra nhiều mâu thuẫn và những điều phi lý trong các lý lẽ của Liên Xô. Sau này, Churchill đã gửi một bản sao của báo cáo tới Roosevelt ngày 13 tháng 8 năm 1943. Bản báo cáo bác bỏ tường thuật của phía Liên Xô về vụ xử bắn và ám chỉ tới những hậu quả chính trị bên trong một khuôn khổ đạo đức nhưng ghi nhận rằng không có một khả năng nào khác thay thế cho chính sách hiện tại. Không có bình luận nào của Roosevelt về bản báo cáo của O'Malley được ghi nhận. Quan điểm của chính Churchill thời hậu chiến về vụ việc Katyn không đưa lại thêm nhiều thông tin. Trong hồi ký của mình, ông có đề cập tới cuộc điều tra năm 1944 của Liên Xô với kết luận đổ tội cho người Đức và thêm, "lòng tin có lẽ là một hành động của đức tin." Đầu năm 1944, một điệp viên của Anh đồng thời là tình báo của Ba Lan là Ron Jeffery đã trốn khỏi Abwehr và đi tới Luân Đôn với một báo cáo từ Ba Lan gửi chính phủ Anh. Những nỗ lực của ông ban đầu được người Anh đánh giá cao nhưng sau đó lại bị bỏ lơ, với hình ảnh một Jeffery bị cho có liên quan tới sự phản bội của Kim Philby và các điệp viên cộng sản cao cấp khác trong chính quyền Anh. Jeffery đã cố thông tin cho chính phủ Anh về vụ xử bắn Katyn nhưng cuối cùng lại bị thải hồi khỏi quân đội. Tại Hoa Kỳ cũng có tình trạng tương tự, không kể hai báo cáo tình báo chính thức về vụ xử bắn Katyn trái ngược với quan điểm chính thức. Năm 1944, Roosevelt đã cử các phái viên đặc biệt của mình tới Balkan, Thiếu tá hải quân George Earle, để thực hiện một báo cáo về vụ Katyn. Earle kết luận rằng vụ xử bắn hàng loạt do người Liên Xô tiến hành. Sau khi đã tham vấn với Elmer Davis, giám đốc Phòng Thông tin Chiến tranh, Roosevelt bác bỏ kết luận (chính thức), tuyên bố rằng ông tin người Đức chịu trách nhiệm, và ra lệnh che giấu báo cáo của Earle. Khi Earle chính thức yêu cầu cho phép xuất bản những phát hiện của mình, Tổng thống đã ra một sắc lệnh bằng văn bản ngăn cấm việc này. Earle được bố trí công việc khác và trải qua thời gian còn lại của cuộc chiến tại Samoa thuộc Mỹ. Một bản báo cáo nữa năm 1945, ủng hộ cùng kết luận, được đưa ra và bị ngăn cản. Năm 1943, hai tù binh chiến tranh Hoa Kỳ – Trung tá Donald B. Stewart và Đại tá John H. Van Vliet – đã được người Đức đưa tới Katyn trong một cuộc hội thảo thông tin quốc tế. Sau này, vào năm 1945, Van Vliet đã đệ trình một báo cáo kết luận rằng người Liên Xô chịu trách nhiệm về vụ xử bắn. Thượng cấp của ông, Thiếu tướng Clayton Bissell, trợ lý của Tướng George Marshall lãnh đạo Ban tham mưu tình báo, đã tiêu hủy bản báo cáo. Trong cuộc điều tra năm 1951–1952 của Nghị viện về vụ Katyn, Bissel đã bảo vệ hành động của mình trước Quốc hội, cho rằng việc gây ra sự thù địch từ một đồng minh (Liên Xô) không mang lại lợi ích cho nước Mỹ, và Mỹ vẫn cần sự hỗ trợ của Liên Xô để chống lại Nhật Bản. Tại các phiên tòa Nürnberg. Từ ngày 28 tháng 12 năm 1945 đến ngày 4 tháng 1 năm 1946, bảy người làm việc cho Wehrmacht Đức bị một tòa án quân sự Liên Xô tại Leningrad đưa ra xét xử. Một người trong số đó, Arno Diere, bị buộc tội tham gia vào việc đào các hố chôn tập thể tại Katyn trong các vụ xử bắn. Diere, người bị buộc tội dùng súng máy xử bắn tại các làng Liên xô, thú nhận tham gia vào việc chôn cất (dù không phải tham gia vào việc hành quyết) 15-20 nghìn tù binh chiến tranh Ba Lan tại Katyn. Vì việc này anh ta thoát chết và bị kết án 15 năm lao động khổ sai. Lời khai của anh ta đầy những điều vô lý, và vì thế anh ta đã không được sử dụng như một nhân chứng cho bên nguyên trong Tòa án Nürnberg. Trong một bức thư ngày 29 tháng 11 năm 1954 anh ta đã rút lời thú tội, tuyên bố rằng mình đã bị những người điều tra buộc phải thú nhận. Tại hội nghị Luân Đôn để lập ra các bản cáo trạng cho các tội ác chiến tranh của Đức trước các phiên tòa Nuremberg, những nhà đàm phán Liên xô đã đưa ra cáo buộc, "Vào tháng 9 năm 1941, 925 sĩ quan Ba Lan đang là tù binh chiến tranh đã bị xử bắn tại Rừng Katyn gần Smolensk." Những nhà đàm phán Hoa Kỳ đồng ký đưa vào cáo buộc này, nhưng "cảm thấy bối rối" với việc đó (lưu ý rằng cáo buộc đã được tranh luận rất nhiều trên báo chí) và kết luận rằng người Liên xô có trách nhiệm phải chứng minh điều đó. Tại các cuộc xét xử năm 1946, Tướng Liên Xô Roman Rudenko, nêu ra cáo trạng, nói rằng "một trong những hành động tội ác quan trọng nhất mà các tội phạm chiến tranh chủ chốt phải chịu trách nhiệm là việc xử bắn hàng loạt các tù binh chiến tranh Ba Lan trong rừng Katyn gần Smolensk của những kẻ xâm lược Phát xít Đức," nhưng không thể hoàn thành việc tố tụng và các thẩm phán Hoa Kỳ và Anh đã loại bỏ các cáo buộc. Phiên tòa không có mục đích quyết định liệu nước Đức hay Liên bang Xô viết phải chịu trách nhiệm về tội ác, mà để buộc tội cho ít nhất một trong những bị đơn, là điều mà tòa không thể làm. Các quan điểm thời Chiến tranh Lạnh. Năm 1951 và 1952, với bối cảnh là cuộc Chiến tranh Triều Tiên, một ủy ban điều tra của Quốc hội Hoa Kỳ do nghị sĩ Ray J. Madden làm chủ tịch được gọi là Ủy ban đã điều tra vụ xử bắn Katyn. Ủy ban kết luận những người Ba Lan đã bị Liên Xô xử bắn và đề xuất rằng nên đưa những người Liên Xô có trách nhiệm ra trước Tòa án Công lý Quốc tế. Tuy nhiên, câu hỏi về trách nhiệm vẫn còn gây tranh cãi ở phương Tây cũng như phía sau Bức màn sắt. Một kế hoạch xây dựng đài tưởng niệm ghi năm 1940 (thay vì 1941) của Anh đã bị lên án là khiêu khích trong bối cảnh chính trị của cuộc Chiến tranh Lạnh. Cũng có ý kiến cho rằng sự lựa chọn vị trí đài tưởng niệm chiến tranh năm 1969 tại nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Belorussia tại ngôi làng cũ của Belarusia mang tên Khatyn, một địa điểm của vụ thảm sát của Phát xít Đức năm 1943 đã được đưa ra để gây sự nhầm lẫn với Katyn. Hai cái tên gần tương tự trong nhiều ngôn ngữ, và thường bị nhầm lẫn. Tại Ba Lan, chính quyền thân Liên Xô đã che giấu vụ việc theo tuyên truyền chính thức của Liên Xô, cố ý kiểm duyệt bất kỳ nguồn tin nào có thể cung cấp thông tin về tội ác. Katyn là một chủ đề cấm kỵ ở nước Ba Lan thời hậu chiến. Kiểm duyệt tại Cộng hòa Ba Lan được thực hiện ở diện rộng và Katyn đã được đề cập tới một cách đặc biệt trong "Sách Đen kiểm duyệt" được chính quyền sử dụng để kiểm soát truyền thông và giới hàn lâm. Không chỉ chính phủ kiểm duyệt toàn bộ những sự đề cập tới nó, mà ngay cả việc nhắc tới sự tàn bạo cũng là một sự nguy hiểm. Vào cuối thập niên 1970, các nhóm dân chủ như Ủy ban Bảo vệ Công nhân và Uniwersytet Latający do không tuân thủ sự kiểm duyệt và bàn luận về cuộc xử bắn, đã phải đối mặt với sự đánh đập, bắt giữ, giam cầm, và khai trừ. Năm 1981, Công đoàn Đoàn kết Ba Lan đã dựng một đài tưởng niệm với dòng chữ đơn giản "Katyn, 1940". Nó đã bị cảnh sát tịch thu và thay thế bằng một đài tưởng niệm chính thức với dòng chữ: "Cho những binh sĩ Ba Lan – nạn nhân của chủ nghĩa phát xít Hitler – yên nghỉ trên mảnh đất Katyn". Tuy nhiên, hàng năm vào Lễ các linh hồn, những thánh giá tưởng niệm tương tự được dựng lên tại nghĩa trang Powązki và nhiều nơi khác ở Ba Lan, và lại bị cảnh sát giải tán. Katyn vẫn là một điều cấm kỵ chính trị tại nước Ba Lan cộng sản cho tới khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ năm 1989. Tại Liên bang Xô viết trong thập niên 1950, lãnh đạo KGB, Aleksandr Shelepin đã đề xuất tiến hành việc tiêu hủy nhiều tài liệu liên quan tới vụ xử bắn Katyn nhằm giảm nguy cơ sự thực bị phơi bày. Bức thư ngày 3 tháng 3 năm 1959 của ông gửi Nikita Khrushchev, với thông tin về vụ hành quyết 21.857 người Ba Lan cùng đề xuất tiêu hủy các hồ sơ cá nhân của họ, trở thành một trong những tài liệu được lưu giữ và cuối cùng được công khai. Những tiết lộ của Liên Xô. Từ cuối những năm 1980 về sau đã có sự gia tăng áp lực với cả chính phủ Ba Lan và Liên Xô yêu cầu giải mật các thông tin liên quan tới vụ xử bắn. Viện hàn lâm Ba Lan đã tìm cách đưa vụ Katyn vào trong lịch làm việc của ủy ban hỗn hợp Ba Lan-Liên Xô năm 1987 để điều tra những khoảng thời gian bị kiểm duyệt trong lịch sử Ba Lan-Liên Xô. Năm 1989 các học giả Liên Xô đã tiết lộ rằng quả thực Joseph Stalin đã ra lệnh tiến hành vụ xử bắn, vào năm 1990 Mikhail Gorbachev thừa nhận rằng NKVD đã hành quyết những người Ba Lan và xác nhận hai địa điểm chôn cất tương tự khác ở địa điểm gần Katyn: Mednoye và Piatykhatky. Ngày 30 tháng 10 năm 1989 Gorbachev đã cho phép một phái đoàn gồm hàng trăm người Ba Lan, được tổ chức bởi hội "Các gia đình nạn nhân Katyń", tới thăm đài tưởng niệm Katyn. Nhóm này bao gồm cả cựu Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Zbigniew Brzezinski. Một buổi lễ đã được tổ chức và các biểu ngữ có tên Công đoàn Đoàn kết được dựng lên. Một người tham gia đã dán chữ "NKVD" trên đài tưởng niệm, che đi từ "Phát xít" trong đoạn văn thành "Để tưởng niệm những sĩ quan Ba Lan bị NKVD giết hại năm 1941." Nhiều vị khách đã trèo qua hàng rào của KGB và để những cây nến cháy sáng trên mặt đất. Brzezinski bình luận rằng: "Không phải một nỗi đau cá nhân đã đưa tôi tới đây, bởi đây là trường hợp của hầu hết mọi người có mặt, mà là sự công nhận sự thực mang tính biểu tượng của Katyń. Những người Nga và người Ba Lan, bị tra tấn đến chết, đã yên nghỉ ở đây cùng nhau. Có lẽ điều rất quan trọng với tôi là sự thực phải được nói ra về điều đã diễn ra, bởi chỉ với sự thực giới lãnh đạo mới của Liên Xô mới có thể tách mình khỏi những tội ác của Stalin và NKVD. Chỉ sự thực mới có thể là nền tảng của một tình hữu nghị thực sự giữa người dân Liên Xô và Ba Lan. Sự thực sẽ tự tạo con đường cho riêng nó. Tôi tin vào điều này bởi sự thực rằng tôi đã có thể đến đây." Brzezinski còn nói thêm: "Sự thực rằng chính phủ Liên Xô đã cho phép tôi có mặt ở đây – và người Liên Xô biết quan điểm của tôi – là biểu tượng của sự chia tách với chủ nghĩa Stalin mà Cải tổ đại diện." Những lời nói của ông được đưa tin liên tục trên vô tuyến truyền hình Liên xô. Tại buổi lễ ông đã đặt một bó hồng đỏ với dòng chữ viết tay bằng cả tiếng Ba Lan và tiếng Anh: "Cho các nạn nhân của Stalin và NKVD. Zbigniew Brzezinski." Ngày 13 tháng 4 năm 1990, kỷ niệm lần thứ 47 việc khám phá những hố chôn tập thể, Liên bang Xô viết chính thức bày tỏ sự "hối tiếc sâu sắc" và thừa nhận trách nhiệm của mật vụ Liên Xô. Ngày này được tuyên bố là Ngày Tưởng niệm Katyn trên toàn thế giới (). Một cuộc điều tra do Văn phòng Trưởng Công tố Liên Xô (1990–1991) và Liên bang Nga (1991–2004) tiến hành, đã xác nhận trách nhiệm của Liên Xô với các vụ xử bắn. Cuộc điều tra đã xác nhận cái chết của 1.803 công dân Ba Lan nhưng từ chối coi hành động này là một tội ác chiến tranh. Cuộc điều tra bị đóng lại, với lý do là những nhân vật thực hiện vụ xử bắn hàng loạt đã chết, và bởi chính phủ Nga không coi những người chết là nạn nhân của cuộc đàn áp của Stalin, việc chính thức khôi phục cho các nạn nhân đã bị loại bỏ. Tổ chức nhân quyền Memorial đã ra một tuyên bố nói rằng "sự chấm dứt điều tra này là không thể chấp nhận" và việc họ chỉ xác nhận 1.803 người bị xử bắn "đòi hỏi sự giải thích bởi mọi người đều thừa nhận rằng có hơn 14.500 người đã bị xử bắn." Tháng 11 năm 2010, Duma Quốc gia Nga đã thông qua một tuyên bố lên án I. V. Stalin và các quan chức Liên Xô khác vì đã ký lệnh thực hiện vụ xử bắn hàng loạt. Những diễn biến thời hậu Liên Xô. Nga và Ba Lan tiếp tục chia rẽ về cách miêu tả pháp lý cho vụ xử bắn Katyn. Người Ba Lan coi đó là một vụ diệt chủng và yêu cầu những cuộc điều tra thêm nữa, cũng như việc giải mật hoàn toàn các tài liệu thời Xô viết. Sau khi người Ba Lan và người Mỹ khám phá thêm bằng chứng năm 1991 và 1992, Tổng thống Nga Boris Yeltsin đã giải mật các tài liệu tối mật thuộc "Gói №1" và chuyển chúng tới Tổng thống mới của Ba Lan Lech Wałęsa, Trong số các tài liệu có một bản đề xuất của Lavrenty Beria, ngày 5 tháng 3 năm 1940, để hành quyết 25.700 người Ba Lan từ các trại Kozelsk, Ostashkov và Starobels, và từ một số nhà tù ở Tây Ukraina và Belarus, được Stalin (cùng những người khác) ký. Tài liệu khác được chuyển cho người Ba Lan là bức thư ngày 3 tháng 3 năm 1959 của Aleksandr Shelepin gửi Nikita Khrushchev, với thông tin về vụ hành quyết 21.857 người Ba Lan, cũng như một đề xuất tiêu hủy các hồ sơ cá nhân của họ để giảm nguy cơ các tài liệu về vụ xử bắn bị phát hiện sau này. Những phát hiện cũng được công bố trên báo chí Nga, nơi chúng được thể hiện như một trong những chủ đề của cuộc cạnh trạnh quyền lực đang diễn ra giữa Yeltsin và Gorbachev. Năm 1991, Trưởng Công tố Quân đội Liên bang Xô viết bắt đầu tố tụng chống lại P.K. Soprunenko vì vai trò của ông trong vụ xử bắn Katyn, nhưng cuối cùng đã hủy bỏ truy tố vì Soprunenko đã 83 tuổi, hầu như mù, và vừa hồi phục sau một cuộc phẫu thuật ung thư. Trong khi hỏi cung, Soprunenko đã bảo vệ mình bằng cách bác bỏ chữ ký của mình. Tháng 6 năm 1998, Yeltsin và Aleksander Kwaśniewski đồng ý xây dựng một khu phức hợp tưởng niệm tại Katyn và Mednoye, hai địa điểm hành quyết của NKVD trên lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, vào tháng 9 năm ấy Nga cũng nêu ra vấn đề các tù binh chiến tranh Nga chết tại các trại tù binh Nga và người Nga bị giam giữ tại Ba Lan (1919–1924). Khoảng 16.000 tới 20.000 tù binh chiến tranh đã chết tại các trại đó vì các bệnh lây truyền. Một số quan chức Nga cho rằng 'so với vụ Katyn đó cũng là một cuộc diệt chủng'. Một tuyên bố tương tự được đưa ra năm 1994; những nỗ lực như vậy bị một số người, đặc biệt tại Ba Lan coi là một nỗ lực mang ý nghĩa khiêu khích của Nga để tạo ra một vụ 'phản Katyn' và một sự 'cân bằng phương trình lịch sử'. Trong chuyến thăm của Kwaśniewski tới Nga vào tháng 9 năm 2004, các quan chức Nga thông báo rằng họ muốn chuyển tất cả thông tin về vụ xử tử ở Katyn cho chính quyền Ba Lan ngay khi chúng được giải mật. Tháng 3 năm 2005 Văn phòng Trưởng Công tố Liên bang Nga kết luận một vụ điều tra đã kéo dài một thập kỷ về vụ xử bắn. Trưởng Công tố Quân đội Alexander Savenkov thông báo rằng cuộc điều tra đã có thể kết luận cái chết của 1.803 người trong số 14.542 công dân Ba Lan bị xem là đã bị kết án tử hình ở ba trại giam của Liên Xô. Ông không đề cập tới số phận của 7.000 nạn nhân, những người không ở trong các trại giam giữ tù binh chiến tranh, mà trong các nhà tù. Savenkov đã tuyên bố rằng vụ xử bắn không phải là một sự diệt chủng, rằng các quan chức Liên xô bị kết án có tội trong vụ việc đã chết và rằng, vì thế "hoàn toàn không có cơ sở để đàm phán về nó theo các thuật ngữ pháp lý ". 116 trong số 183 tập hồ sơ được thu thập trong cuộc điều tra của Nga, bị tuyên bố có chứa các bí mật quốc gia và bị giữ kín. Ngày 22 tháng 3 năm 2005 Sejm (Hạ viện) Ba Lan nhất trí thông qua một đạo luật yêu cầu giải mật các tài liệu của Nga. Sejm cũng yêu cầu Nga xem vụ xử bắn hàng loạt ở Katyn là một tội ác diệt chủng. Nghị quyết nhấn mạnh chính quyền Nga "tìm cách gỡ bỏ gánh nặng của tội ác bằng cách từ chối thừa nhận nó là một sự diệt chủng và không cho tiếp cận các hồ sơ điều tra về vụ việc, khiến khó xác định toàn bộ sự thật về vụ giết hại và những kẻ gây ra nó." Năm 2008, Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan yêu cầu Nga về cái gọi là hình ảnh về nhữung vụ xử bắn được NKVD quay lại trong các vụ thi hành án. Các quan chức Ba Lan tin rằng những thước phim tài liệu này cũng như các tài liệu khác thể hiện sự hợp tác giữa Liên xô và Đức trong các chiến dịch, là lý do để Nga quyết định bảo mật hầu hết tài liệu về vụ xử bắn. Tháng 6 năm 2008, các tòa án Nga đã đồng ý nghe xét xử một vụ về việc giải mật các tài liệu về vụ Katyn và việc phục hồi pháp lý cho các nạn nhân. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với một tờ báo Ba Lan, Vladimir Putin đã gọi Katyn là một "tội ác chính trị." Ngày 4 tháng 2 năm 2010 Thủ tướng Nga, Vladimir Putin, đã mời người đồng cấp Ba Lan, Donald Tusk, tham giữ một cuộc tưởng niệm Katyn vào tháng 4. Chuyến viếng thăm diễn ra ngày 7 tháng 4 năm 2010, khi Tusk và Putin cùng kỷ niệm lần thứ 70 ngày diễn ra vụ thảm sát. Trước chuyến thăm, bộ phim "Katyń" năm 2007 lần đầu tiên được chiếu trên truyền hình Nga. Tờ "The Moscow Times" bình luận rằng việc bộ phim lần đầu được chiếu ở Nga dường như là kết quả của một sự can thiệp của Putin. Ngày 10 tháng 4 năm 2010, chiếc máy bay chở Tổng thống Ba Lan Lech Kaczyński cùng phu nhân và 87 chính trị gia và các sĩ quan cao cấp khác đâm xuống đất tại Smolensk, làm thiệt mạng toàn bộ 96 người trên máy bay. Các hành khách đang trên đường tới dự một lễ tưởng niệm 70 năm vụ xử bắn ở Katyn. Đất nước Ba Lan choáng váng; Thủ tướng Donald Tusk, người không ở trên máy bay, gọi đây là "sự kiện bi thảm nhất của Ba Lan từ cuộc chiến tranh." Sau đó, một số giả thuyết âm mưu bắt đầu lan truyền. Thảm họa cũng gây tiếng vang lớn trên thế giới và đặc biệt là trên báo chí Nga, dẫn tới việc chiếu lại "Katyń" trên truyền hình Nga. Tổng thống Ba Lan, Lech Kaczyński dự định có bài diễn văn tại các buổi lễ tưởng niệm chính thức. Bài diễn văn để vinh danh cách nạn nhân, nêu lên tầm quan trọng của các vụ xử bắn trong bối cảnh lịch sử chính trị cộng sản thời hậu chiến, cũng như nhấn mạnh trên nhu cầu giúp hòa giải quan hệ Ba Lan-Nga. Dù bài diễn văn không bao giờ được đọc, nó đã được xuất bản với một bài tường thuật trong phiên bản gốc tiếng Ba Lan và một bản dịch bằng tiếng Anh. Ngày 21 tháng 4 năm 2010, có thông báo rằng Tòa án Tối cao Nga đã ra lệnh cho Tòa án Thành phố Moskva xét xử phúc thẩm một vụ việc pháp lý đang diễn ra về Katyn. Một nhóm nhân quyền, Memorial, nói rằng sự chi phối có thể dẫn tới một quyết định của tòa án công bố các tài liệu mật cung cấp thông tin về hành động xử bắn hàng nghìn sĩ quan Ba Lan. Ngày 8 tháng 5 năm 2010, Nga đã chuyển cho 67 tập "hồ sơ tội phạm Số.159," được đưa ra trong những năm 1990 để điều tra hành động xử bắn hàng loạt các sĩ quan Ba Lan thời Liên Xô. Các bản sao của 67 tập, mỗi tập 250 trang, được đóng trong sáu hộp. Mỗi hộp nặng xấp xỉ 12 kg (26.5 lbs), tổng trọng lượng hồ sơ khoảng 70 kg (153 lbs). Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã giao một trong các tập cho Tổng thống tạm quyền, Bronislaw Komorowski. Medvedev và Komorowski đồng ý rằng hai quốc gia nên tiếp tục các nỗ lực của mình nhằm tìm ra sự thực của tấn thảm kịch. Tổng thống Nga nhấn mạnh rằng Nga sẽ tiếp tục giải mật các hồ sơ về vụ xử bắn Katyn. Tổng thống tạm quyền của Ba Lan nói rằng hành động của Nga có thể tạo một nền móng tốt để cải thiện quan hệ song phương. Tháng 11 năm 2010, Duma Quốc gia (hạ viện Nga) đã thông qua một nghị quyết tuyên bố rằng các tài liệu từ lâu đã bị giữ bí mật "cho thấy rằng tội ác Katyn được tiến hành theo các chỉ thị trực tiếp của Stalin và các quan chức Nga khác". Tuyên bố cũng kêu gọi tiếp tục điều tra vụ xử bắn nhằm xác định danh sách các nạn nhân. Các thành viên Duma thuộc Đảng Cộng sản bác bỏ rằng Liên bang Xô viết đã bị buộc tội về vụ xử bắn ở Katyn và bỏ phiếu chống lại tuyên bố. Ngày 6 tháng 12 năm 2010, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hứa hẹn toàn bộ sự thực về vụ xử bắn, tuyên bố rằng "Gần đây Nga đã thực hiện một số hành động chưa từng có nhằm xóa bỏ hoàn toàn di sản của quá khứ. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo hướng này." Năm 2011, Tòa án Nhân quyền châu Âu tuyên bố có thể chấp nhận hai khiếu nại của người thân các nạn nhân vụ xử bắn chống lại Nga liên quan tới sự điều tra thích đáng.. Các ý kiến tranh cãi về vụ thảm sát Katyn. Cho tới năm 2007 một số chính trị gia, nhà bình luận và các đảng viên Đảng Cộng sản Nga ủng hộ Liên Xô vẫn tiếp tục bác bỏ mọi cáo buộc đối với Liên Xô, họ cho rằng các tài liệu được giải mật là tài liệu giả, và nhấn mạnh quan điểm ban đầu của Liên Xô – các tù nhân Ba Lan bị người Đức giết năm 1941 – là đúng. Cuối năm 2007 và đầu năm 2008, nhiều báo chí Nga, gồm cả tờ "Rossiyskaya Gazeta", "Komsomolskaya Pravda" và "Nezavisimaya Gazeta" đưa ra các câu chuyện ám chỉ Phát xít Đức phải chịu trách nhiệm về vụ xử bắn chứ không phải Liên Xô. Một số học giả có cách nghĩ khác như Yuriy Murkhin đã xuất bản tác phẩm "Bí ẩn vụ giết người Katyn" (1995), trong đó tuyên bố rằng "gói tài liệu mật số 1" do chính phủ Nga công bố năm 1992 là giả mạo. Murkhin và các đồng sự đã tiếp tục xuất bản những bài viết khác có hướng đi tương tự. Ý kiến này nhận được sự ủng hộ của những người cánh tả tại Nga. Không nhiều nhà nghiên cứu ở phương Tây cũng ủng hộ các quan điểm trên, như trong cuốn sách "The War Against the Working Class" (Cuộc chiến chống lại giới cần lao) của Will Podmore, dẫn lại nghiên cứu của giáo sư văn học Grover Furr cho rằng Bộ trưởng tuyên truyền Đức là Goebbel viết trong nhật ký: "Thật không may là các viên đạn của Đức đã được tìm thấy trong các ngôi mộ tại Katyn. Điều này phải được giữ tuyệt đối bí mật". Theo như Podmore viết trong cuốn sách này thì các viên đạn tìm thấy trong các ngôi mộ phần lớn là loại 7,65mm của Đức, một số khác là đạn 9mm, nhưng Liên Xô không có cỡ đạn này cho tới sau thế chiến. Viên tướng chống Xô viết người Ba Lan là Wladyslau Anders cũng công nhận rằng các thi thể bị bắn bởi đạn của Đức và không có những viên đạn của Liên Xô được dùng. Cuộc khai quật năm 2011-2012 của Ba Lan và Ucraina tìm ra rằng phần lớn các viên đạn tại hiện trường là đạn của Đức, và chúng không có sớm hơn năm 1941. Các bằng chứng này cho thấy vụ xử bắn là do Đức tiến hành, không phải Liên Xô Trong chính tài liệu gốc, Grover Furr còn cho rằng cách diễn dịch "chính thức" về sự kiện Katyn hàm chứa nhiều vấn đề, và ông này còn kết luận là chỉ có một phần nhỏ các tù binh Ba Lan đúng là bị Liên Xô xử bắn và có thể là những người này có thể đã bị Liên Xô trừng trị vì tham gia vào các hoạt động đàn áp chủ nghĩa cộng sản, đàn áp người Belarus, Ukraina, và ngược đãi tù binh Hồng quân. Một số khác chỉ bị chuyển đi giam giữ trong các trại cải tạo, phần lớn tù binh còn lại đã bị quân Đức bắt giết khi phát xít Đức xâm lược Liên Xô năm 1941; và Furr còn cho rằng bức thư Beria gửi Stalin là giả. Trong văn học và nghệ thuật. Thảm sát Katyn là một chủ đề trong nhiều bộ phim, tác phẩm văn học và nghệ thuật. Ví dụ, nó là cốt truyện cho tiểu thuyết "The Lieutenants" (Trung úy) của W.E.B. Griffin, là một phần của tập sách "Brotherhood of War" (Tình anh em của Chiến tranh) cũng như trong tiểu thuyết "Enigma" (Điều bí ẩn) của Robert Harris và bộ phim cùng tên. Rag and Bone (loạt truyện Billy Boyle) của James R. Benn cũng sử dụng vụ Thảm sát Katyn làm cốt truyện. Nhà thơ người Ba Lan Jacek Kaczmarski đã dành một trong những thơ hát (sung poetry) của mình cho sự kiện này. Trong một tuyên bố chính trị liều lĩnh thời điểm cao điểm Chiến tranh Lạnh, nhà đạo diễn và biên kịch người Serb Dušan Makavejev đã sử dụng đoạn phim nguyên bản của Phát xít trong bộ phim "Sweet Movie" năm 1974 của mình. Nhà soạn nhạc người Ba Lan Andrzej Panufnik đã viết một bản phổ năm 1967 gọi là "Văn bia Katyn" để tưởng nhớ vụ thảm sát. Năm 2000, nhà làm phim người Mỹ Steven Fischer đã sản xuất một thông báo công cộng với tựa đề Silence of Falling Leaves ("Sự im lặng của lá rơi") vinh danh những binh sĩ đã ngã xuống, gồm cả hình ảnh những chiếc lá mùa thu rơi rụng với một đoạn nhạc và tường thuật bằng tiếng Ba Lan của nghệ sĩ Bożena Jędrzejczak sinh ra tại Warszawa. Nó đã được một đề cử cho giải Emmy. Người nhận Giải Oscar danh dự năm 1999, nhà đạo diễn phim người Ba Lan Andrzej Wajda, người có cha là Đại úy Jakub Wajda, bị xử bắn trong nhà tù của NKVD ở Kharkiv, đã thực hiện một bộ phim thể hiện sự việc, "Katyn". Bộ phim tập trung vào số phận của một số người mẹ, người vợ và con gái của các sĩ quan Ba Lan bị người Liên Xô xử bắn. Một số cảnh rừng Katyn được dựng lại. Kịch bản dựa trên cuốn sách "Post mortem—the Katyn story" của Andrzej Mularczyk. Bộ phim được sản xuất bởi Akson Studio, và giới thiệu tại Ba Lan ngày 21 tháng 9 năm 2007. Bộ phim đã được đề cử Academy Award năm 2008 cho mục Phim nước ngoài hay nhất. Năm 2008, nhà sử học người Anh Laurence Rees đã sản xuất loạt phim tài liệu truyền hình thời lượng 6 giờ cho BBC/PBS với tiêu đề "". Thảm sát Katyn là chủ đề trung tâm của phim. Đài tưởng niệm. Nhiều đài tưởng niệm vụ thảm sát đã được dựng lên trên khắp thế giới. Trong Chiến tranh Lạnh, chính phủ Anh phản đối các kế hoạch xây dựng một đài tưởng niệm chính cho vụ thảm sát Katyn tại Anh Quốc. Liên bang Xô viết không muốn vụ thảm sát Katyn được nhớ tới, và đã yêu cầu chính phủ Anh ngăn cản việc dựng đài tưởng niệm. Chính phủ Anh không muốn tạo sự thù địch với người Liên Xô, và việc dựng tượng đài đã bị hoãn lại trong nhiều năm. Khi cộng đồng địa phương có được quyền dựng tượng đài, không một đại diện nào của chính phủ có mặt tại buổi lễ (dù đại diện của Đảng Bảo thủ đối lập có mặt). Một công trình tưởng niệm cuối cùng được khánh thành ngày 18 tháng 9 năm 1976 tại Nghĩa trang Gunnersbury trong sự tranh cãi. Đài tưởng niệm khác tại Anh Quốc được dựng lên ba năm sau đó, năm 1979, tại Cannock Chase, Staffordshire. Tại Nga, năm 2000, đài tưởng niệm tại nghĩa trang chiến tranh Katyn được khai trương. Trước đó, địa điểm này là một công trình tưởng niệm "các nạn nhân của Hitler". Tại Canada, một công trình điêu khắc lớn bằng kim loại được dựng lên tại cộng đồng người Ba Lan ở Roncesvalles, Toronto, Ontario, để tưởng nhớ các vụ xử bắn. Tại Nam Phi, một đài tưởng niệm ở Johannesburg tưởng nhớ các nạn nhân vụ Katyn cũng như các phi công Nam Phi và Ba Lan đã thực hiện các phi vụ thả đồ tiếp tế cho cuộc Cuộc nổi dậy Warszawa. Tại Wrocław, Ba Lan, một tác phẩm của nhà điêu khắc Ba Lan Tadeusz Tchórzewski được dành cho các tù binh bị xử bắn tại Katyń. Được khai trương năm 2000, nó nằm trong một công viên phía đông trung tâm thành phố, gần tòa nhà Racławice Panorama. Nó thể hiện 'Người mẹ Tổ quốc' tuyệt vọng trên thi thể một người lính đã chết, trong khi trên một bệ cao hơn thần chết đang hiện ra, tựa về phía trước trên một thanh kiếm. Tại Hoa Kỳ, một bức tượng vàng, được gọi là "Tưởng niệm Thảm sát Katyn Quốc gia", nằm ở Baltimore, Maryland, trên Phố Aliceanna tại Inner Harbor East. Người Mỹ gốc Ba Lan tại Detroit đã dựng một bức tượng tưởng niệm nhỏ bằng đá trắng theo hình một cây thập tự với một tấm bảng tại Nhà thờ Công giáo Rôma St. Albertus. <ref name="/ Polish-American Artist Among Victims of Plane Crash"></ref> Một bức tượng, Đài tưởng niệm Katyń, tưởng nhớ vụ thảm sát đã được dựng lên tại Exchange Place trên Sông Hudson ở Thành phố. Các công trình tưởng niệm khác nằm ở Doylestown, Pennsylvania và Niles, Illinois. Tại Ukraina, một khu phức hợp tưởng niệm được xây dựng để tưởng niệm hơn 4.300 sĩ quan là nạn nhân vụ xử bắn Katyn bị xử bắn ở Pyatykhatky, 14 kilômét/8,7 dặm về phía bắc Kharkiv ở Ukraina; khu phức hợp nằm ở một góc của khu nghỉ dưỡng cũ cho các sĩ quan NKVD. Trẻ em đã phát hiện ra hàng trăm cúc áo sĩ quan trong khi vui chơi trên khu vực này.
9,567
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9567
Trần Quốc Vượng (sử gia)
Trần Quốc Vượng (12 tháng 12 năm 1934 – 8 tháng 8 năm 2005) là một giáo sư, nhà sử học, nhà khảo cổ học Việt Nam. Tiểu sử. Ông sinh tại huyện Kinh Môn, Hải Dương nhưng quê quán ở thôn Lê Xá, xã Châu Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Sau khi tốt nghiệp thủ khoa cùng với Phan Huy Lê, Đinh Xuân Lâm năm 1956 ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội). Ngày 22 tháng 9 năm 2003 ông lập gia đình lần thứ hai với người vợ trẻ kém ông gần 30 tuổi (sinh năm 1963). Người vợ trước của ông đã mất trước đó khá lâu. Tứ trụ sử học Việt Nam đương đại. Ông được xem là một trong "tứ trụ" "Lâm, Lê, Tấn, Vượng" (tức gồm các Giáo sư Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn và Trần Quốc Vượng) của sử học Việt Nam đương đại. Theo lời giải thích của chính ông, đó là chuyện huyền thoại có lẽ hình thành vào cuối thập kỷ 1960, khi cả bốn ông đều nổi tiếng học giỏi. Ra trường vào giữa thập kỷ 1950, ba ông "Lâm, Lê, Vượng" học cùng khoá, còn ông "Tấn" học sau (thủ khoa năm 1957). Sau đó, theo lệnh của khoa, ông và giáo sư Hà Văn Tấn góp sức xây dựng ngành Khảo cổ học của khoa Sử, vì sau năm 1954, khi Pháp rút khỏi Việt Nam thì ngành Khảo cổ Việt Nam hầu như chỉ còn là con số 0, không có một nhà khảo cổ học nào. Ông đã lên lớp đầu tiên về Khảo cổ học Việt Nam niên khoá 1959 – 1960, cùng với sự giúp đỡ tư liệu của giáo sư Hà Văn Tấn. Tác phẩm. Ông đã viết nhiều bài nghiên cứu khoa học (trên 400 bài) đăng trên các tạp chí chuyên môn trong nước (Khảo cổ, Lịch sử, Văn học, Văn hoá Dân gian, Văn hoá Nghệ thuật...) và ngoài nước (Cornell University Press, North Ilinois, Yale University (Mỹ), Tokyo, Kyoto, Osaka University (Nhật), Seoul University (Hàn Quốc), Oxford University Press (Anh)…). Ngoài ra, ông đã viết và được in ấn nhiều sách (trên 40 cuốn) ở cả trong và ngoài nước, có thể kể đến như: Các hoạt động khác. - Tổng Thư ký Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội (từ 1976 đến 2005) - Phó Tổng Thư ký Hội Văn hoá Văn nghệ Dân gian Việt Nam (từ 1989 đến 2005) - Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội (từ 1990 đến 1996) - Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Sử học Việt Nam (từ 1993 đến 2005) - Chủ tịch Câu lạc bộ Ngành nghề thủ công truyền thống - Chủ nhiệm câu lạc bộ Văn hoá Ẩm thực Việt Nam (từ 1995 đến 2005) - Cố vấn Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin về Chương trình thiết kế - tu bổ - tôn tạo các di tích lịch sử (từ 1995 đến 2005) - Tư vấn Uỷ ban nhân dân Hà Nội về các di tích lịch sử Hà Nội và Chương trình "Ngàn năm Thăng Long" (từ 1995 đến 2005) - Uỷ viên Hội đồng tư vấn của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam về Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (2003-2004) Khen thưởng. Ông đã được Chính phủ Việt Nam tặng Huân chương Lao động hạng Nhất (1997) và rất nhiều Huân Huy chương khác. Ngày 20 tháng 1 năm 2012, ông được Chủ tịch nước ký quyết định truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt IV về Khoa học - công nghệ với cụm công trình Văn hóa Việt Nam: Truyền thống và Hiện đại gồm 3 tác phẩm: Văn hóa Việt Nam - Tìm tòi và Suy ngẫm, Việt Nam cái nhìn Địa - Văn hóa, Trên mảnh đất ngàn năm văn vật . Vinh danh. Tên ông được đặt cho một phố ở quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, đoạn từ ngã ba giao cắt với đường Xuân Thủy (tại số nhà 165) đến ngã ba giao cắt đường Phạm Hùng (đối diện Bệnh viện Y học Cổ truyền), dài 750 m, rộng 13,5 m. Tên ông cũng được đặt cho một phố tại Khu đô thị Liêm Chính, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, dài 1000 m, rộng 18 m, đoạn từ điểm giao cắt phố Trần Quang Tặng đến đoạn giao cắt với đường 68 m. Theo Nghị quyết số 120/2017/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khóa IX ngày 7 tháng 12 năm 2017, tên ông được đặt cho đoạn đường từ đường Đào Duy Tùng đến giáp đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, thuộc khu đô thị Phú Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, chiều dài 1.260m. Theo Nghị quyết 04/2020/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam khoá XVIII ngày 12 tháng 5 năm 2020, tên ông được đặt cho đoạn đường từ Tuyến D4, KĐT Hòa Mạc (phố Cao Bá Quát) tới Tuyến D1, KĐT Hòa Mạc (phố Lê Quý Đôn), thuộc phường Hòa Mạc, thị xã Duy Tiên, dài 561m, rộng 24m.
9,570
851579
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9570
Sol (hệ keo)
Sol, còn gọi là dung dịch keo, là một hệ phân tán các hạt rắn kỵ dung môi có kích thước từ 1 đến 1000 nanômét trong một chất lỏng, có thể được tạo thành từ một huyền phù hay bằng cách ngưng kết. Các kỹ thuật huyền phù bao gồm cả việc nghiền nát chắt rắn trong một máy nghiền. Ngưng kết hay các phương pháp kết tủa dùng chất kết tủa (muối) hay thay đổi nhiệt độ để các hạt keo chuyển từ trạng thái dung dịch sang trạng thái hệ keo. Người ta dùng các chất tạo huyền phù để tăng độ bền cho sol. Một hình ảnh để ta có thể dễ hình dung đó là "Sự hình thành chân giả" ở Tế bào, khi di chuyển bằng cách này (trườn) tế bào chất có sự chuyển đổi từ dạng sol sang dạng gel (nguồn Cambell ver.8th)
9,571
69718595
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9571
Bill Clinton
William Jefferson Clinton (tên khai sinh là William Jefferson Blythe III) sinh ngày 19 tháng 8 năm 1946, là Tổng thống thứ 42 của Hoa Kỳ từ năm 1993 đến năm 2001. Trước khi vào Nhà Trắng, Clinton đã phục vụ hai nhiệm kỳ thống đốc tiểu bang Arkansas. Clinton được xem là thuộc cánh Tân Dân chủ có khuynh hướng trung dung trong Đảng Dân chủ. Có nhiều nhãn hiệu được gán cho ông như "ôn hòa" hoặc "trung dung", nhưng chính xác hơn, có lẽ ông nên được xem là người của quần chúng ("populist"). Suốt trong nhiệm kỳ của mình, ưu tiên hàng đầu của Tổng thống trong các vấn đề trong nước là thúc đẩy thông qua các đạo luật nâng cấp giáo dục, hạn chế bán súng ngắn, củng cố các quy định về môi trường và bảo vệ việc làm cho các cá nhân cần nghỉ hộ sản hoặc nghỉ bệnh. Trên trường quốc tế, ông thiết lập ưu tiên cho nỗ lực giảm thiểu hàng rào mậu dịch giữa các quốc gia, và làm trung gian hòa giải cho các cuộc tranh chấp tại Bắc Ireland và Trung Đông (giữa Israel và Palestine). Nhằm tìm kiếm sự ủng hộ từ giới bảo thủ, Clinton đưa vào danh mục các ưu tiên cuộc chiến chống ma tuý và án tử hình. Năm 1996, chính phủ Clinton một mình phủ quyết việc tái bổ nhiệm tổng thư ký Liên hiệp quốc Boutros Boutros-Ghali. Là Tổng thống trẻ tuổi thứ ba trong lịch sử Hoa Kỳ và là người đầu tiên thuộc thế hệ Baby Boomer (sinh trong thời gian 1946–1964), nhiệm kỳ Tổng thống của Clinton đánh dấu sự chuyển giao quyền lực từ thế hệ các Tổng thống tiền nhiệm là cựu binh Chiến tranh thế giới thứ hai, và là những người chứng kiến sự khởi đầu của cuộc Chiến tranh Lạnh trong thập niên 1950. Nhiệm kỳ của Clinton cũng được đánh dấu bởi mối quan hệ thù địch với Đảng Cộng hòa đang kiểm soát Quốc hội. Ông cũng là mục tiêu của một loạt các cuộc điều tra tiến hành bởi công tố viên độc lập được bổ nhiệm bởi quốc hội, như vụ Whitewater, khi một vài phụ tá của ông bị truy tố về những tội danh mà gia đình Clinton không dính líu, Clinton cũng được tuyên bố vô tội trong vụ tai tiếng Whitewater. Ông là người thứ hai trong số các Tổng thống Hoa Kỳ bị đem ra luận tội về các tội danh man khai và ngăn cản công lý trước một đại bồi thẩm đoàn do cung cách hành xử của ông trong mối quan hệ tình cảm với Monica Lewinsky. Vụ bê bối về tình cảm này của ông đã bị Kenneth Starr – một công tố viên độc lập phanh phui, nhưng cuối cùng ông được tha bổng bởi Thượng viện. Một trong những đặc điểm nổi trội nhất trong giai đoạn cầm quyền của Clinton là thời kỳ bùng nổ kinh tế lâu dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, có lẽ được cấu thành bởi các nhân tố như cơn sốt tăng giá tại thị trường chứng khoán, chiến dịch gìn giữ hòa bình của NATO trong cuộc chiến Kosovo, và sự chuyển đổi ngoạn mục từ mức thâm hụt ngân sách khoảng 250 tỷ đô la vào lúc bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống, trở nên thặng dư ngân sách vào khoảng 523 tỷ vào cuối nhiệm kỳ của ông. Thời thơ ấu. Clinton chào đời với tên William Jefferson Blythe III tại Hope, tiểu bang Arkansas và lớn lên tại Hot Spring, Arkansas. Clinton được đặt tên theo tên cha, William Jefferson Blythe Jr., một người chào hàng lưu động, qua đời trong một tai nạn xe hơi tại hạt Scott, tiểu bang Missouri, ba tháng trước khi con trai của ông chào đời. Mẹ ông, Virginia Dell Cassidy, tái hôn vào năm 1950 với Roger Clinton. Billy được nuôi dưỡng bởi mẹ và cha kế, sử dụng họ Clinton cho mình suốt những năm tiểu học, nhưng không chịu chính thức đổi họ cho đến năm 14 tuổi. Cậu bé lớn lên trong một gia đình truyền thống, nhưng cha kế của cậu, nghiện cả rượu và cờ bạc, thường ngược đãi mẹ cậu, và đôi khi, cả người em cùng mẹ khác cha với cậu, Roger Clinton, Jr.. Năm 1963, xảy ra hai sự kiện khiến Clinton quyết định trở thành người của công chúng. Đó là khi cậu được chọn vào đoàn học sinh trung học đến thăm Nhà Trắng và gặp Tổng thống John F. Kennedy. Sự kiện thứ hai là khi cậu nghe bài diễn văn "Tôi có một giấc mơ" của Martin Luther King, Jr. đọc trong cuộc Tuần hành vì Tự do và Việc làm tại Washington, D.C.. Tiểu bang Arkansas. Clinton theo học tại trường ngoại giao Edmund A. Walsh thuộc Đại học Georgetown tại Washington, D.C., tại đây Clinton làm việc cho thượng nghị sĩ J. William Fulbright, rồi giành được học bổng Rhodes để theo học tại Đại học Oxford. Trở về từ Oxford, Clinton đến học tại trường luật thuộc Đại học Yale, nơi ông gặp người bạn cùng lớp và sau này là vợ của ông, Hillary Rodham. Sau khi tốt nghiệp từ Yale, Clinton về dạy môn luật tại Đại học Arkansas. Trong thời gian này, ông ra tranh cử dân biểu năm 1974, đối đầu với John Paul Hammerschmidt, một dân biểu đương nhiệm, và thất cử. Năm 1976, ông được bầu làm bộ trưởng tư pháp tiểu bang Arkansas; hai năm sau, năm 1978, ông đắc cử thống đốc tiểu bang Arkansas, trở thành thống đốc tiểu bang trẻ tuổi nhất vào lúc ấy, và là người trẻ tuổi nhất từng được bầu vào chức vụ thống đốc kể từ năm 1938. Nhiệm kỳ đầu của ông sa lầy trong nhiều khó khăn như kế hoạch thuế đánh trên xe hơi rất mất lòng dân, và sự phẫn nộ của công luận về vụ đào thoát vào năm 1980 của các tù nhân Cuba (là các thuyền nhân đến nước Mỹ trong đợt Mariel boatlift) bị giam giữ tại nhà tù Fort Chafee. Thêm vào đó, quyết định của Hillary Rodham duy trì họ của bà khi đang là Phu nhân Thống đốc một bang có truyền thống bảo thủ như Arkansas đã gây ra nhiều bực tức ở đây. Cuối cùng, Hillary cũng chấp nhận họ của chồng và vai trò truyền thống làm vợ của một chính trị gia, trong khi lặng lẽ gây dựng cho mình sức mạnh chính trị qua kỹ năng của một luật sư. Hết nhiệm kỳ đầu, Clinton bị đánh bại bởi một đối thủ thuộc Đảng Cộng hòa, Frank D. White, vào năm 1980; và theo cách nói đùa của ông, trở thành cựu thống đốc trẻ tuổi nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Trong kỳ tuyển cử kế tiếp vào năm 1982, ông đắc cử và đảm nhiệm chức vụ thống đốc trong bốn nhiệm kỳ liên tiếp cho đến năm 1992, khi ông trở thành ông chủ Nhà Trắng. Năm 1984, Clinton đã gặt hái thành công khi cố tu chính để thay đổi nhiệm kỳ thống đốc từ 2 năm trở thành 4 năm. Thái độ thân thiện với giới doanh nghiệp làm giảm thiểu các chỉ trích từ phe bảo thủ trong suốt nhiệm kỳ này của Clinton, nhưng một vài giao dịch của ông trong giai đoạn này dẫn đến cuộc điều tra Whitewater, theo đuổi ông trong suốt nhiệm kỳ Tổng thống sau này. Tổng thống Hoa Kỳ. Clinton xuất hiện lần đầu trên sân khấu chính trị quốc gia khi đăng đàn diễn thuyết tại đại hội Đảng Dân chủ năm 1988, giới thiệu ứng cử viên Michael Dukakis. Bài diễn văn là một thất bại thảm hại khi ông nói dông dài đến nửa giờ thay vì giới hạn trong 15 phút cho phép. Bốn năm sau, Clinton chuẩn bị tranh cử chống lại Tổng thống đương nhiệm George H. W. Bush. Sau cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh, Bush được xem như bất khả chiến bại. Đặt mình vào vị trí của một người đơn độc thích nói thẳng, Clinton khéo léo giành được sự đề cử của Đảng Dân chủ. Ngày 9 tháng 7 năm 1992, Clinton chọn thượng nghị sĩ Albert A. Gore, Jr. (Dân chủ – Tennessee) là người đứng cùng liên danh với mình. Lúc đầu, sự chọn lựa này bị chỉ trích bởi nhiều nhà chiến lược với lý do Gore đến từ tiểu bang Tennessee kề cận với tiểu bang quê hương của Clinton. Nay nhìn lại, nhiều người nhận thấy Gore là nhân tố hữu dụng dẫn đến sự thành công của chiến dịch tranh cử năm 1992. Trong suốt chiến dịch, các đối thủ của Clinton nêu lên nhiều điểm yếu của ông như việc trốn quân dịch trong Chiến tranh Việt Nam, cung cách ông giải thích về việc sử dụng cần sa trước đây, theo lời miêu tả của ông, "hút nhưng không hít", cùng với những cáo buộc về tính trăng hoa và một số giao dịch mờ ám. Dù những cáo buộc này không ngăn được Clinton bước chân vào Nhà Trắng, chúng đã khuấy động được sự chống đối mạnh mẽ từ những người bảo thủ ngay từ những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ Tổng thống. Nhờ chọn lựa chiến lược thích hợp cho chiến dịch tranh cử, tập chú vào các vấn đề trong nước, đặc biệt là tình trạng suy thoái kinh tế trong giai đoạn ngay trước cuộc tuyển cử năm 1992, Clinton trở thành người chiến thắng với 42,9% số phiếu bầu; George H. W. Bush giành được 37,4%, và ứng cử viên độc lập H. Ross Perot được 18,9%. Kể từ Franklin D. Roosevelt, Clinton là Tổng thống đầu tiên thuộc Đảng Dân chủ phục vụ đủ hai nhiệm kỳ, mặc dù ông cũng là Tổng thống đầu tiên kể từ John F. Kennedy không giành được đa số phiếu phổ thông, vì bị chia phiếu bởi ứng cử viên đảng thứ ba. Chiến thắng của Clinton chấm dứt thời kỳ thống trị của Đảng Cộng hòa nắm giữ chức vụ Tổng thống trong 12 năm liên tiếp, và trong suốt 20 năm trong số 24 năm trước đó. Chiến thắng này cũng trao quyền kiểm soát cho Đảng Dân chủ tại các nhánh của Chính phủ liên bang, bao gồm hai viện quốc hội và chức vụ Tổng thống, lần đầu tiên kể từ chính phủ của Tổng thống Dân chủ sau cùng, Jimmy Carter. Đề án quan trọng nhất trong nghị trình lập pháp của Clinton là kế hoạch cải cách hệ thống chăm sóc sức khỏe, thực hiện bởi Hillary Clinton, nhắm vào mục đích thiết lập một hệ thống chăm sóc sức khoẻ cho toàn dân. Dù được chào đón vào lúc đầu, cuối cùng kế hoạch này bị sụp đổ khi gặp sự chống đối có tổ chức từ những người bảo thủ và từ ngành công nghiệp bảo hiểm; họ thuyết phục người dân Mỹ hãy đọc kỹ từng chi tiết của kế hoạch. Đây là thất bại quan trọng đầu tiên của chính phủ Clinton. Sau hai năm cầm quyền dưới sự lãnh đạo của Clinton, Đảng Dân chủ thất bại thảm hại trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 1994. Họ mất quyền kiểm soát tại hai viện quốc hội lần đầu tiên trong suốt 40 năm, phần lớn là do những dự luật đang bị cầm giữ tại quốc hội như việc không thể xây dựng một hệ thống chăm sóc sức khỏe phổ thông trong khuôn khổ của kế hoạch được thiết lập bởi Đệ Nhất Phu nhân Hillary Rodham Clinton. Sau cuộc tuyển cử năm 1994, sự quan tâm của công luận chuyển sang sáng kiến Khế ước với nước Mỹ ("Contract with America") đang được đẩy mạnh bởi Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich. Với quốc hội đang ở trong tay của Đảng Cộng hòa, Clinton phải chống đỡ dữ dội để bảo vệ ngân sách, dẫn đến sự tê liệt của chính quyền, vì chính phủ Clinton và quốc hội không đồng ý được với nhau về một biện pháp thoả hiệp. Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1996, Clinton tái đắc cử với 49,2% số phiếu phổ thông, ứng viên Đảng Cộng hòa Bob Dole nhận được 40,7% và ứng viên Đảng Cải cách Ross Perot 8,4%, trong khi Đảng Cộng hòa vẫn duy trì quyền kiểm soát quốc hội dù mất một ít ghế. Clinton xây dựng mối quan hệ công việc thân thiết với Tony Blair, thủ tướng Anh, khi Blair đắc cử năm 1997. Năm 1999, qua những nỗ lực của Clinton, Hoa Kỳ có được thặng dư ngân sách liên bang lần đầu tiên kể từ năm 1969. Clinton quan tâm đến các cuộc bạo động xảy ra tại Bắc Ireland; ba lần trong nhiệm kỳ Tổng thống, ông đến thăm Bắc Ireland nhằm cổ vũ cho hòa bình tại vùng đất này. Sự can thiệp của ông giúp thúc đẩy tiến trình giải giới PIRA bắt đầu từ ngày 23 tháng 10 năm 2001. Năm 2002, một mẫu tin của UPI trình bày những tư liệu được tìm thấy tại Afghanistan cho thấy al-Qaeda đang âm mưu hạ sát Clinton vào lúc cuối nhiệm kỳ của ông. Bổ nhiệm. Tối cao Pháp viện. Clinton bổ nhiệm hai thẩm phán cho Tối cao Pháp viện Kinh tế. Trong hai nhiệm kỳ Tổng thống của Clinton, người dân Mỹ hưởng một sự phát triển liên tục về kinh tế, số người thất nghiệp sụt giảm, tài sản gia tăng qua sự tăng giá ào ạt tại thị trường chứng khoán. Mặc dù còn nhiều tranh cãi về nguyên nhân của sự phát triển kinh tế, Clinton có thể tự hào về một số thành tựu sau: Nguyên nhân của sự tăng trưởng vẫn còn đang tranh cãi, nhưng nhiều người cho rằng nhờ kế hoạch tăng thuế vào năm 1993 kéo mức thâm thủng xuống thấp, dẫn đến việc hạ lãi suất, nhờ vậy mà kích cầu và làm gia tăng mức tiêu dùng. Cần biết rằng Chủ tịch Quỹ dự trữ liên bang Alan Greenspan ủng hộ kế hoạch này, trong khi những người chỉ trích Clinton cho rằng sự tăng trưởng là thành quả đến từ Alan Greenspan, chương trình cắt giảm chi tiêu của quốc hội năm 1995 (dưới quyền kiểm soát của Đảng Cộng hòa), những đề xuất của "Hợp đồng với nước Mỹ" và ngay cả kế hoạch giảm thuế của chính phủ Ronald Reagan năm 1980. Đối ngoại. Vài lần Clinton đã gởi quân đến những vùng đất thù nghịch. Năm 1993, quân đội Hoa Kỳ chiến đấu tại Mogadishu để cố bắt giữ lãnh chúa Mohamed Farah Aidid tại Somalia. Năm 1994, Clinton gởi quân đến Haiti để phục hồi chế độ Jean-Bertrand Aristide, chấm dứt một thời kỳ bạo loạn. Aristide đắc cử Tổng thống, nhưng bảy tháng sau lại bị lật đổ trong một cuộc đảo chính vào năm 1997. Quân đội Hoa Kỳ cũng hai lần có mặt tại Kosovo để ngăn chặn những cuộc bạo động giữa các sắc tộc. Thêm vào đó, Clinton đã cho quân đội đột kích vào Iraq vài lần với mục đích trừng phạt chính quyền Saddam Hussein vì vi phạm lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc và vì âm mưu ám sát cựu Tổng thống George H. W. Bush. Tuy nhiên, vì bị ám ảnh bởi sự thất bại và sỉ nhục tại Somalia, Clinton từ chối can thiệp vào Rwanda, lúc đó đang đẫm máu vì những cuộc tàn sát diệt chủng. Vào tháng 1 năm 1994, chính phủ Clinton gỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế và thương mại đối với Việt Nam; tháng 5 năm 1994, hai bên tuyên bố thiết lập văn phòng liên lạc tại Hà Nội và Washington, D.C.. Mười lăm tháng sau, ngày 15 tháng 7 năm 1995, Clinton tuyên bố thiết lập bang giao đầy đủ với Việt Nam. Ngày 17 tháng 11 năm 2000, Bill Clinton, cùng với vợ và con gái, Hillary và Chelsea Clinton, bắt đầu chuyến viếng thăm Việt Nam kéo dài bốn ngày. Clinton là Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến thăm đất nước "hình chữ S" kể từ lúc chấm dứt cuộc chiến Việt Nam 25 năm trước. Sau khi rời Nhà Trắng, Clinton cho rằng thành quả ngoại giao lớn nhất của ông là dàn xếp những cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine, dẫn đến Thoả ước Oslo. Theo Clinton, thất bại lớn nhất trong chính sách đối ngoại của ông là không chịu làm gì khi cuộc bạo động diệt chủng xảy ra tại Rwanda năm 1994. Cùng với Liên hiệp quốc, chính phủ Clinton lúc ban đầu không chịu thừa nhận là cuộc diệt chủng đang xảy ra. Luận tội. Clinton, với tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ, bị đem ra luận tội ngày 19 tháng 12 năm 1998 bởi Hạ viện. Các cáo buộc là man khai và ngăn cản công lý. Thượng viện tha bổng Clinton vào ngày 12 tháng 2 năm 1999. Một ngày trước khi rời chức vụ, Clinton đồng ý chịu đình chỉ 5 năm giấy phép hành nghề luật tiểu bang Arkansas, như là một phần trong một thoả thuận với công tố viên độc lập nhằm chấm dứt cuộc điều tra. Dựa vào sự đình chỉ này, Clinton đương nhiên bị đình chỉ tại luật sư đoàn toà án tối cao, lần này Clinton quyết định xin rút khỏi luật sư đoàn mặc dù trong thực tế ông chưa bao giờ hành nghề luật tại toà tối cao, cũng không dự tính làm công việc này trong tương lai. Ngoài chuyện bị luận tội, Nhà Trắng dưới thời Clinton còn là mục tiêu trong nhiều vụ tai tiếng khác. "Travelgate" liên quan đến vụ sa thải các nhân viên văn phòng du lịch tại Nhà Trắng. "Tập tingate" liên quan đến cung cách Nhà Trắng xử lý hàng trăm hồ sơ nhân viên mà không xin phép họ. "Chinagate" dính líu đến các đảng viên Dân chủ nhận những khoản đóng góp bất hợp pháp cho chiến dịch tranh cử; người ta cho rằng số tiền này đến từ chính quyền Trung Quốc. "Pardongate" là chuyện ân xá cho các thành viên của FALN (một tổ chức khủng bố) vào năm 1999, lệnh ân xá cho Marc Rich và những người khác vào ngày cuối cùng của nhiệm kỳ Tổng thống năm 2001. Tháng 3 năm 1998, Kathleen Willey, một nhân viên Nhà Trắng, cáo buộc Clinton về tội cưỡng bức tình dục. Cũng trong năm 1998, Juanita Broaddrick nói rằng đã bị Clinton cưỡng bức vào năm 1978. Uy tín. Là Tổng thống đầu tiên thuộc thế hệ Baby Boomer, Clinton được xem là dấu mốc của sự chuyển đổi từ các Tổng thống thuộc thế hệ Chiến tranh thế giới thứ hai. Với kỹ năng cao trong thuật dụng ngữ nhằm nhấn mạnh vào trọng tâm của chủ đề khi đối thoại, và đi tiên phong trong việc du nhập văn hoá bình dân vào các chiến dịch tranh cử của mình, Clinton thường được miêu tả, một cách tiêu cực, là "Tổng thống MTV". Bất kể những chỉ trích cho rằng sức thu hút của ông đối với giới trẻ là thiếu nền tảng, Clinton giành được đa số phiếu của cử tri thuộc thế hệ trẻ trong cuộc tuyển cử năm 1992. Clinton rất được yêu thích trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi, ông cũng xem việc cải thiện các quan hệ chủng tộc là chủ đề chính cho nhiệm kỳ Tổng thống của mình. Nhà văn Toni Morrison gọi Clinton là "Tổng thống da đen đầu tiên", giải thích rằng "xuất thân của Clinton phô bày mọi đặc điểm của một người da đen tiêu biểu: một cậu bé Arkansas sống trong một gia đình thiếu cha hoặc mẹ, luôn túng thiếu, lao động chân tay, chơi kèn saxophone, thích thức ăn McDonald". Ảnh hưởng lớn của Hillary Clinton trong chính phủ dẫn đến nhiều chỉ trích nhất nhắm vào một Đệ Nhất Phu nhân kể từ Eleanor Roosevelt. Nhiều người xem Bill và Hillary Clinton là cặp bài trùng chưa từng có trên chính trường nước Mỹ, trong khi nhiều người khác cho rằng chính Hillary, chứ không phải Clinton, là sức mạnh chủ đạo đằng sau bộ máy cầm quyền. Sự kiện Clinton từng thử cần sa - được bào chữa cách vụng về là "hút chứ không hít" – làm hoen ố hình ảnh của ông đối với một số cử tri. Clinton ủng hộ án tử hình, giới nghiêm, đồng phục trong trường công, và một số biện pháp khác đi ngược lại quan điểm của những người ủng hộ quyền của giới trẻ, ông cũng đẩy mạnh cuộc chiến chống ma túy. Từ khi bắt đầu chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 1992, đã có nhiều lời đồn đại về vụ ngoại tình của Clinton. Tuy nhiên, điều này được công luận quan tâm khi Paula Jones cáo buộc ông về hành vi quấy rối tình dục. Tiếp bước Paula Jones là Gennifer Flower và Kathleen Willey với những cáo buộc tương tự. Cuộc sống tình dục của Clinton đã trở thành tâm điểm của công luận vào tháng 1 năm 1998 khi những lời tự sự của Monica Lewinsky, bị ghi âm bí mật bởi Linda Tripp, nói về những kinh nghiệm kích thích dương vật bằng miệng thực hành với Clinton được đưa ra công luận. Di sản. Những năm cầm quyền của Clinton là giai đoạn phát triển kinh tế lâu dài nhất trong lịch sử hiện đại của Mỹ. Cùng với Hội đồng lãnh đạo Đảng Dân chủ, Clinton dẫn dắt Đảng Dân chủ tách rời khỏi khuynh hướng thiên tả, hướng về chủ trương trung dung ôn hòa. Suốt trong thập niên 1990, Đảng Dân chủ bị cáo buộc là bỏ rơi các thành trì truyền thống của họ (nghiệp đoàn, giới lao động, các nhóm thiểu số) để chấp nhận khuynh hướng trung hữu, hầu có thể có được những khoản đóng góp từ các tập đoàn và từ những bà mẹ mẫu mực ("soccer mom"). Trong mắt của nhiều người Mỹ, những khuyết tật của Clinton về mặt đạo đức đã vấy bẩn lên di sản của ông bất kể những thành quả kinh tế đạt được vào cuối thập kỷ 1990. Cơn sốt giá tại thị trường chứng khoán cùng với tình trạng tham nhũng tại Enron đã làm suy yếu những thành quả kinh tế có được trước đó. Thêm vào đó là những tranh cãi về các quyết định của Clinton trong chính sách đối ngoại; nhiều người cho rằng chính sách ngoại giao của ông đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho phép những tay khủng bố như Osama bin Laden và mạng lưới al-Qaeda chuẩn bị và tổ chức các cuộc tấn công như Sự kiện 11 tháng 9. Cũng vậy, trong mắt của những người chỉ trích ông, Clinton là một Tổng thống dựa vào hình ảnh của mình được khuếch trương trên TV, cùng với khả năng dụng ngữ điêu luyện nhằm che giấu sự thiếu thực chất. Mãn nhiệm. Ngày 18 tháng 1 năm 2001, tại Phòng Bầu dục ("Oval Office"), Clinton đọc bài diễn văn trước toàn thể quốc dân lần cuối cùng, hai ngày trước khi bàn giao cho George W. Bush, con trai của người tiền nhiệm mà Clinton đã đánh bại trong cuộc tuyển cử năm 1992. Hiện nay, ông là hội viên của Câu lạc bộ Madrid. Diễn thuyết. Giống các Tổng thống tiền nhiệm, Clinton hoạt động tích cực trong cương vị một diễn giả về các đề tài khác nhau. Trong những chuyến du hành diễn thuyết trên khắp thế giới, Clinton tiếp tục nhận định về những khía cạnh của nền chính trị đương đại. Một trong những chủ đề ông thích đề cập là các giải pháp đa phương nhằm giải quyết các vấn nạn đang thách thức thế giới. Mối quan hệ mật thiết với cộng đồng người Mỹ gốc Phi là điểm nổi bật trong các hoạt động của vị Tổng thống mãn nhiệm với chọn lựa đặt văn phòng của ông tại khu Harlem (một trung tâm văn hóa và doanh nghiệp của người da đen) thuộc Thành phố New York. Tại đây, với sự hỗ trợ từ chồng, Hillary Clinton đã giành được ghế tại Thượng viện Hoa Kỳ đại diện cho tiểu bang New York. Ngày 26 tháng 7 năm 2004, Clinton đăng dàn diễn thuyết lần thứ năm liên tiếp tại Đại hội Toàn quốc Đảng Dân chủ, sử dung cơ hội này để ủng hộ ứng cử viên John Kerry. Nhiều đảng viên Dân chủ tin rằng đây là một trong những bài diễn văn hay nhất trong lịch sử các kỳ đại hội. Ngày 9 tháng 12 năm 2005, khi diễn thuyết trước Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Thay đổi Khí hậu tổ chức tại Montréal, Clinton công khai phê phán chủ trương của chính phủ Bush về hạn chế khí thải. Trong năm 2006, hai lần Clinton đến thăm Đại học California tại Los Angeles, để cổ xúy cho những sáng kiến liên quan đến bảo vệ môi trường. Lần đầu vào ngày 1 tháng 8 năm 2006, Clinton hội kiến với Tony Blair, Ken Livingstone, Antonio Villaraigosa và Gavion Newsom để quảng bá Nhóm Lãnh đạo về Khí hậu tại các thành phố lớn. Lần sau, ông vận động cho Đề án California 87, về sau đề án này bị bác bỏ. Ngày 22 tháng 6 năm 2004, Clinton cho phát hành cuốn hồi ký "My Life" (Đời tôi), lập kỷ lục ba lần có tên trong danh mục sách bán chạy nhất của Amazon.com. Trong một cuộc phỏng vấn phát trên sóng BBC ngày 23 tháng 6 năm 2004, khi được hỏi về những ảnh hưởng của vụ tai tiếng Monica Lewinsky đối với chức vụ Tổng thống của ông, Clinton thừa nhận ông đã phạm nhiều sai lầm trong thời gian đương chức. Ông cũng nói về triển vọng cho nhiệm kỳ Tổng thống của một Clinton khác khi vợ ông, Hillary Clinton, có thể quyết định ra tranh cử vào năm 2008. Ngày 18 tháng 11 năm 2004, ông khánh thành thư viện Tổng thống, Trung tâm William J. Clinton, tại Little Rock, tiểu bang Arkansas. Dưới trời mưa, Clinton nhận những lời khen ngợi từ các cựu Tổng thống Jimmy Carter và George H. W. Bush, cũng như Tổng thống đương nhiệm George W. Bush. Hoạt động từ thiện. Khi tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Toàn cầu ở Sydney, Clinton ký kết bản ghi nhớ với chính phủ Úc nhằm quảng bá các chương trình phòng chống HIV/AIDS trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Ngày 5 tháng 12 năm 2006, Việt Nam là điểm dừng chân sau cùng của Clinton trong hành trình châu Á thăm các nước bị ảnh hưởng bởi Thảm họa Sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004 và thăm các dự án sáng kiến phòng chống HIV/AIDS của Quỹ Clinton. Tại đây, ông ký một biên bản thỏa thuận với Bộ Y tế Việt Nam về việc cung cấp thuốc điều trị và thuốc thử nghiệm HIV cho 1.200 trẻ em nhiễm HIV ở Việt Nam đến cuối năm 2007. Clinton cũng tham dự một buổi tọa đàm với sinh viên và học sinh Việt Nam về vai trò của thanh niên trong nỗ lực chống HIV/AIDS. Tình bạn với George H. W. Bush. Có những dấu hiệu cho thấy mối thân tình đang phát triển giữa hai cựu Tổng thống, Clinton và George H.W. Bush. Sau buổi lễ giới thiệu chân dung Clinton tại Nhà Trắng vào tháng 6 năm 2004, thảm họa sóng thần châu Á, Bão Katrina, và kỳ bầu cử năm 2004, Clinton và Bush đã gặp nhau. Ngày 3 tháng 1 năm 2005, Tổng thống George W. Bush ủy nhiệm Clinton và George H.W. Bush lãnh đạo chiến dịch toàn quốc trợ giúp nạn nhân thảm họa động đất Ấn Độ Dương năm 2004. Ngày 1 tháng 2 năm 2005, Clinton được Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan mời cầm đầu những nỗ lực của LHQ về cứu trợ và tái thiết sau thảm họa. Năm ngày sau đó, Clinton cùng xuất hiện với Bush trong một chương trình của đài truyền hình Fox biểu thị sự ủng hộ dành cho nỗ lực của hai chính đảng nhằm quyên góp tiền cứu trợ, một hành động mà Bush mô tả là "vượt qua các lằn ranh chính trị". Mười ba ngày sau, cả hai cùng đến thăm những khu vực bị ảnh hưởng. Ngày 31 tháng 8 năm 2005, sau những thiệt hại nặng nề bởi Cuồng phong Katrina, Clinton lại cộng tác với George H.W. Bush để điều phối các quỹ từ thiện trong khuôn khổ của một chiến dịch đáp ứng các nhu cầu cấp thiết cho nạn nhân. Ngày 2 tháng 4 năm 2005, cùng với Tổng thống George W. Bush và cựu Tổng thống George H. W. Bush, Bill Clinton tham dự tang lễ của Giáo hoàng John Paul II tại Vatican. Sang Bắc Triều Tiên năm 2009. Clinton đã thực hiện một chuyến đi không được thông báo tới Bắc Triều Tiên, mà Hoa Kỳ không có quan hệ ngoại giao, ngày 4 tháng 8 năm 2009. Clinton tới Bình Nhưỡng để đàm phán giải thoát các công dân Mỹ Euna Lee và Laura Ling, đã bị các lực lượng Bắc Triều Tiên bỏ tù do xâm nhập bất hợp pháp nước này từ Trung Quốc khi đang quay một phim tài liệu và tuyên án 12 năm tù. Chuyến thăm Bắc Triều Tiên của ông là chuyến đi thứ hai như thế của một cựu Tổng thống Mỹ, chuyến viếng thăm kia xảy ra khi Jimmy Carter tới nước này năm 1994. Sau khi gặp gỡ với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-il, Kim đã ra một lệnh ân xá đặc biệt cho 2 nhà báo Mỹ. Buổi sáng ngày 5 tháng 8, 2 nhà báo được thả và bay về Mỹ với Clinton.
9,572
31130
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9572
Sol
Sol có thể là:
9,576
669471
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9576
Hóa keo
Hóa keo là lĩnh vực hóa học nghiên cứu về các cách chế tạo, đặc điểm và biến đổi các hệ keo. Hệ keo là một hệ thống phân tán các phần tử có kích thước từ một phần triệu cho đến vài phần ngàn milimét. Các phần tử này được phân tán trong một môi trường phân tán. Hệ keo là một hệ phân tán giữa dung dịch và huyền phù. Hệ keo không có áp suất thẩm thấu, không tăng nhiệt độ sôi và không giảm nhiệt độ đông đặc của môi trường phân tán (gọi là các tính chất của hệ keo). Các hạt keo thường mang điện tích hấp thụ vì thế mà có thể tách chúng ra bằng phương pháp điện di. Các hạt keo chống sự kết tụ của các loại hạt keo khác thường được gọi là keo bảo vệ, ví dụ như dextrin. Trong cơ thể động vật và thực vật có rất nhiều hoạt chất tồn tại trong hệ keo.
9,578
837687
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9578
Huyền phù
Huyền phù (nổi lơ lửng, từ "phù" có nghĩa là nổi và "huyền" là treo hay đeo lơ lửng) là một hệ gồm pha phân tán là các hạt rắn lơ lửng trong môi trường phân tán lỏng ("hỗn hợp dị thể"); các hạt rắn không tan hoặc khó tan vào môi trường phân tán. Nếu để yên một huyền phù thì ngược lại với dung dịch, chất rắn có kích thước không nhỏ lắm sẽ lắng xuống dưới tạo thành một lớp cặn (sa lắng hay trầm tích). Chất lỏng phía trên có thể được chiết ra (lắng gạn) và tách chất rắn ra khỏi chất lỏng. Ở các phần tử có kích thước nhỏ có thể tăng nhanh quá trình sa lắng bằng phương pháp ly tâm vì kích thước các phần tử rắn càng nhỏ thì sự sa lắng càng chậm. Huyền phù đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực kĩ thuật như vật liệu sơn, vescni, giấy, vật liệu xây dựng... Một vài ví dụ về thí nghiệm hóa học liên quan đến huyền phù:
9,579
809000
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9579
Xứ tuyết
Xứ tuyết (tiếng Nhật: 雪国 "Yukiguni", "Tuyết quốc") là tiểu thuyết của văn hào Nhật Bản Kawabata Yasunari, được khởi bút từ 1935 và hoàn thành năm 1947. Trước khi xuất bản dưới dạng ấn phẩm hoàn chỉnh, tác phẩm đã được đăng tải thành nhiều kỳ trên nhật báo. "Xứ tuyết" được đánh giá là quốc bảo của nền văn học Nhật Bản. Cùng với "Ngàn cánh hạc" (千羽鶴 "Senbazuru", "Thiên vũ hạc") và "Cố đô" (古都 "Koto", "Cổ đô"), "Xứ tuyết" đã mang lại cho tác giả giải thưởng Nobel văn học vào năm 1968, nhân kỷ niệm 100 năm (1868-1968) hiện đại hóa văn học Nhật Bản với công cuộc cải cách Minh Trị. Cốt truyện. "Xứ tuyết" mang âm hưởng truyền thống lữ hành của các thi nhân văn sĩ Nhật Bản từ xa xưa. Câu chuyện theo bước chân của chàng trai trẻ Shimamura du hành ngoạn cảnh và tắm suối nước nóng. Shimamura, sinh ra và lớn lên ở một khu phố thương mại của Tokyo, đã lập gia đình, nhưng lại say mê với cái đẹp như bị một huyền lực điều khiển, vì vậy chàng đam mê theo học nghệ thuật vũ đạo Tây phương và hoạt kịch. Là một chàng trai tài tử nhàn rỗi thiếu thành khẩn với chính mình, lại có đôi lúc khát vọng tự tìm hiểu bản thân thôi thúc, nên chàng thích lên miền núi một mình và đã ba lần lên xuống xứ tuyết phía Bắc Nhật Bản trong ba mùa khác nhau Xuân - Thu - Đông. Trong lần thứ nhất vào thời điểm mở cửa mùa leo núi, mùa xuân bắt đầu với chồi non xanh thẳm và hương thơm ngát, chàng gặp nàng ca kỹ (geisha) Komako. Komako là một cô gái đại diện cho vẻ đẹp tràn trề nữ tính, mạnh mẽ, tương phản giữa thánh thiện và trần tục, giữa tỉnh táo và đam mê, giữa vẻ đẹp sáng ngời nét thơ ngây bên ngoài và sức trầm lắng của nội cảm. Cảm giác mà nàng đem lại cho Shimamura là sự tươi mát và thanh sạch tuyệt vời. Trong những đêm khi mà nàng giúp vui tiệc tùng bằng cách đánh đàn samisen cho những khách du hành, uống rượu say và mệt lả, nàng về bên Shimamura với sự nồng nhiệt khiến chàng rung động đến tận tơ lòng. Con tàu đưa Shimamura vượt qua đường hầm đến xứ tuyết lần thứ hai để gặp lại Komako vào mùa đông, vài tuần trước khi mở mùa trượt tuyết. Trong ánh sáng mờ ảo, Shimamura mê mẩn ngắm khuôn mặt người thiếu nữ ngồi đối diện với chàng ngời lên trên tấm kính cửa sổ toa tàu, với vẻ đẹp vừa huyền ảo vừa siêu phàm, với sự duyên dáng kỳ lạ của khuôn mặt trôi qua phong cảnh ban đêm. Cô gái đó, chàng còn gặp lại ở vùng băng tuyết, chính là Yoko. Một cô gái với vẻ đẹp trong trắng và xa vời, mong manh và mờ ảo, tin cậy và thơ ngây ngay cả trong cách nàng thể hiện tình cảm với Shimamura, với giọng nói "truyền cảm, trong thanh và đẹp đến não lòng", khiến chàng mỗi lần tiếp xúc là mỗi lần khám phá thêm một nét quyến rũ nơi nàng. Rồi những ngày đầu mùa thu với lá phong đỏ thắm, Shimamura lại rời Tokyo để đi nghỉ ở xứ tuyết. Ở đó, giữa hai người con gái xứ tuyết, trong khung cảnh của một vương quốc mà cảnh sắc, con người, phong tục, lối sống đều hồn hậu, chất phác và dịu dàng, chàng mẫn cảm sâu sắc trước cái đẹp nhưng lại đắn đo lưỡng lự giữa hai mối tình, một nặng về thể xác, một nặng về tâm hồn. Say đắm Komako nhưng trong Shimamura luôn hiện diện ánh sáng kỳ ảo lóe lên từ Yoko. Xúc cảm tình yêu của chàng dành cho Yoko ngày càng lớn dần khi chàng cảm nhận được cái mờ ảo và mong manh của vẻ đẹp khó diễn tả ấy, một vẻ đẹp chàng khao khát theo đuổi và nắm bắt cả đời. Trong khi Komako càng đến bên chàng thân thiết, gần gũi, mãnh liệt và hy sinh bao nhiêu, thì cứ mỗi lần rời xa xứ tuyết chàng lại thấy nàng biến mất không còn lưu lại chút dư tình trong tâm trí. Tình yêu của Shimamura với Komako bắt đầu chớm những giận hờn đầu tiên. Komako hoang mang không biết Shimamura còn yêu mình thật hay không, còn chàng cũng không sao hiểu nổi sự lạnh lùng của lòng mình, tại sao mình không thể sống được mãnh liệt, trọn vẹn và hy sinh trong dâng hiến không đòi hỏi chút gì trả lại như nàng. Đúng vào lúc Shimamura quyết định rời xa trạm nước nóng ở xứ tuyết để tránh cơn bão lòng và cắt đứt duyên nợ một cách lặng lẽ thì mọi sự đã kết thúc trong bi thảm. Trong một buổi chiếu bóng tại một nhà kho gần nơi chàng ở, một đám cháy dữ dội đã xảy ra. Mặt đất rừng rực trong tia lửa và tàn tro bốc cao lên tận bầu trời đêm, một bầu trời với dải Ngân Hà lóng lánh trong ánh sáng đẹp một cách ma quái. Yoko, người yêu thuần khiết và mối tình lý tưởng của chàng đã chết trong đám cháy đó. Khi chàng chạy tới thì thấy thân hình bất động của Yoko với gương mặt thanh tú và thánh thiện trên đôi tay Komako, còn Komako thì lời nói như mê sảng và vẻ mặt như sắp hóa điên. Chàng lảo đảo ngẩng mặt lên trời và có cảm giác dải Ngân Hà trôi tuột vào trong người chàng với tiếng gầm thét dữ dội. Ý nghĩa. Đánh giá về tác phẩm, dịch giả người Pháp Armel Guerne cho rằng "Đây là một tác phẩm thuần túy Nhật Bản khác với lối tư duy trong ngôn ngữ phương Tây vốn nặng về gò bó duy lý. Nghệ thuật mờ ảo, cái Đẹp được miêu tả tinh tế lộng lẫy, lối kết cấu gần như vô hình". Quả thật, về phương diện kết cấu, Xứ tuyết có một cốt truyện đơn giản, nhưng nó thể hiện đỉnh cao mỹ học của Kawabata, một "thẩm mĩ của chiếc gương soi" như trước đó đã từng biểu hiện trong truyện ngắn nổi danh "Thủy nguyệt", thông qua cái nhìn huyền ảo hóa thế giới thực. Ngay đầu tác phẩm người đọc đã thấy vùng đất tuyết được miêu tả như một thế giới khác, ở bên kia đường hầm: "Một đường hầm dài ngăn cách giữa hai vùng và đây đã là vào "Xứ tuyết". Chân trời đã rạng trong bóng đêm. Con tàu chậm lại...". Từ đây Shimamura, một lữ khách u buồn, bước vào thế giới đó như bước vào truyện cổ tích, nơi mà mọi thứ đều xưa cũ với sàn nhà cũ, với tấm biển cũ rích của phòng trà, với chiếc mặt nạ cổ xưa, cỗ xe đã tròn một thế kỷ v.v. Nhưng đó không phải là một thế giới của cổ tích, của những yếu tố hoang đường mà là một thế giới được cảm nhận như một đối chứng với thế giới thực về bản ngã và cái đẹp. Thi pháp ảo hóa cũng thể hiện trong tái họa nhân vật, nhân vật nữ - và cả đàn ông cũng vậy - trong các tác phẩm của Kawabata thường được phác thảo mờ nhạt và mong manh xét về mặt con người, họ chỉ được miêu tả như một yếu tố của khung cảnh được ghi lại qua sự cảm nhận của giác quan. Mặc dù Komako, theo Kawabata, là một nhân vật có thực và chính điều đó tạo sức sống sinh động tuyệt vời của nhân vật trong tác phẩm, nhưng qua cái nhìn huyền ảo của tác giả, hóa thân trong hình tượng nhân vật Shimamura, luôn thể hiện vẻ đẹp của Komako qua những tấm gương soi, qua ánh trăng hắt xuống và khi trực diện thì mọi chi tiết đều chiếu vào nhau, hóa lung linh. Cứ thế, "Xứ tuyết" thực sự là bản giao hưởng ngân vang trong lòng người một nỗi u buồn, một hoài niệm về cái Đẹp, về cành hoa tuyết đã tan, về mối tình đã mất, và tất cả được tái họa trước mắt độc giả như trong một bức tranh thủy mạc với một ngôn ngữ miêu tả chính xác vô song, phản ánh được thế giới cảm giác rất riêng của tác giả. Cái nhìn huyền ảo xuyên suốt qua cõi thực và hư, nhưng Xứ tuyết không phải là một thế giới trong một tấm gương soi, mà quan trọng hơn là có một thế giới thực và một thế giới ảo cùng soi chiếu vào nhau, tồn tại trong nhau bằng những sắc màu lung linh, huyền ảo. Đó là sự tương giao của nội tâm và khung cảnh; của sự nối tiếp thời tiết Xuân, Đông rồi Thu; của sự hội ngộ và chia ly; của sự sống và cái chết; của màu tuyết trắng và màu lửa đỏ; của tình yêu thuần khiết và tình yêu đam mê. Ở nơi đó con người dường như đạt tới sự tự do về tinh thần trong hành trình tìm lại chính mình, với sự nảy nở của tình yêu và những rung động sâu xa trước cái mĩ lệ đang hiện hữu.
9,580
501647
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9580
Nhũ tương
Nhũ tương là một hệ phân tán cao của hai chất lỏng mà thông thường không hòa tan được vào nhau. "Nhũ tương" là một dạng phân loại của "hệ keo", mặc dù "hệ" "keo" và "nhũ tương" đôi khi được dùng thay thế cho nhau, về bản chất "nhũ tương" nên được dùng khi cả hai pha, pha phân tán và pha liên tục là chất lỏng. Trong một nhũ tương, một chất lỏng (pha phân tán, pha nội) được phân tán trong một chất lỏng khác (pha liên tục, pha ngoại). Ví dụ về các nhũ tương bao gồm dầu giấm, sữa, mayonnaise, và một số chất lỏng cắt kim loại trong gia công kim loại. Từ ""nhũ tương" xuất phát từ chữ Latin có nghĩa là "vắt sữa", vì sữa là một nhũ tương của chất béo trong nước, và một số thành phần khác. Tùy theo môi trường chất phân tán mà người ta gọi ví dụ như là nhũ tương nước trong "dầu-trong -nước" (dầu là pha phân tán, nước là môi trường phân tán, như lipoprotein) hay nhũ tương "nước-trong-dầu" (nước là pha phân tán, dầu là môi trường phân tán). Trong một số trường hợp, có thể có "nhũ trương kép", có thể là nhũ tương "nước/dầu/nước" và nhũ tương "dầu/nước/dầu"".  Để tạo độ bền cho nhũ tương có thể cho thêm các chất hoạt tính bề mặt (chất nhũ hóa, xà phòng...), các chất này ngăn trở hỗn hợp lại tự tách ra thành các thành phần riêng lẻ. Nhìn về mặt nhiệt động lực học thì nhũ tương lại là một hệ thống không bền. Các chất lỏng hoặc là có thể hòa tan tốt vào nước (chất lỏng ưa nước) hoặc là có thể hòa tan tốt vào dầu (chất lỏng kỵ nước). Nguyên nhân là do các phân tử nước chỉ tạo thành các lực liên kết hiđrô trong khi các phân tử mỡ chỉ tạo thành các lực van der Waals. Chất nhũ hóa như xà phòng có thể liên kết các chất lỏng này. Chúng có tính chất này vì các phân tử của chất nhũ hóa có một phần phân cực và một phần không phân cực. Phần phân cực có thể tạo liên kết hiđrô và liên kết với các chất lỏng ưa nước trong khi phần không phân cực của phân tử tạo nên lực van der Waals và liên kết với các chất kỵ nước. Điều này giải thích tác dụng tẩy rửa của xà phòng: xà phòng làm giảm sức căng bề mặt của nước và tạo điều kiện rửa các chất chỉ tan trong dầu mỡ bằng cách cho thêm nước vào. Trong sữa, chất nhũ hóa là các prôtêin có trong sữa. Chất nhũ hóa. Chất nhũ hóa là một chất phụ gia được sử dụng làm giảm sức căng bề mặt của các pha trong hệ, từ đó duy trì được sự ổn định cấu trúc của hệ nhũ tương. Hệ nhũ tương bao gồm hai chất lỏng không hòa tan nhưng lại được trộn lẫn với nhau. Trong đó sẽ có một chất lỏng tồn tại dưới dạng "pha phân tán" trong cùng một hệ, chất lỏng còn lại được gọi là "pha liên tục". Cấu trúc phân tử của chất nhũ hóa có cả phần háo béo và phần háo nước nên được sử dụng nhằm tạo sự ổn định của hệ keo phân tán trong pha liên tục. Mặt khác nó còn làm giảm sức căng bề mặt của pha phân tán từ đó làm giảm năng lượng hình thành các giọt trong hệ. Hiện nay các chất nhũ hóa đa số là ester của acid béo và rượu. Mức độ ưa béo hay ưa béo được đánh giá bằng HBL. Nếu HBL thấp thì chất nhũ hóa phù hợp với hệ nước trong dầu và ngược lại.
9,581
15735
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9581
Carl Benz
Carl Friedrich Benz (tên tiếng Đức: Karl Friedrich Michael Benz; 25 tháng 11 năm 1844 tại Karlsruhe, Đức – 4 tháng 4 năm 1929 tại Ladenburg, Đức) là một kỹ sư người Đức và là người tiên phong trong ngành ô tô. Cuộc đời. Benz sinh vào ngày 25 tháng 11 năm 1844 dưới tên là "Karl Friedrich Michael Vaillant" trong khu phố Mühlburg thuộc thành phố Karlsruhe ngày nay. Một năm sau khi sinh ra ông, mẹ là bà Josephine Vaillant thành hôn với cha của ông là Johann Georg Benz. Người lái tàu hỏa này mất năm 1846, một năm sau khi cưới. Tên ông trở thành "Karl Friedrich Michael Benz", sau này ông đổi tên thành Carl Friedrich Benz. Từ năm 1853 ông đi học trường trung học Gymnasium (tiếng Pháp: "Lycée - trường lít xê") có xu hướng nghiên về khoa học tự nhiên tại Karlsruhe. Năm 15 tuổi Carl Benz thi đậu vào trường Đại học Bách khoa (sau này là trường Đại học Kỹ thuật) tại Karlsruhe vào ngày 30 tháng 9 năm 1860. Ông tốt nghiệp sau bốn năm học vào ngày 9 tháng 7 năm 1864. Ngày 20 tháng 7 năm 1872 ông thành hôn với bà Bertha Ringer. Nhà kỹ sư chế tạo máy người Đức trở thành người tiên phong trong ngành công nghiệp ô tô. Ngày 25 tháng 11 năm 1914 Trường Đại học Kỹ thuật Karlsruhe đã trao tặng bằng tiến sĩ danh dự cho Carl Friedrich Benz. Ông mất ngày 4 tháng 4 năm 1929 tại Ladenburg vì hậu quả của bệnh viêm phổi, thọ 84 tuổi. Karl hay Carl? Cách viết tên của ông Benz vẫn còn gây rắc rối cho đến ngày nay. Nếu thành phố này có quảng trường Karl Benz thì làng lân cận lại có trường Carl Benz. Chính nhà tiên phong ô tô đã tự tạo ra sự lộn xộn trong chính tả này. Trong sổ khai sinh của Mühlburg, trong phần ngày 25 tháng 11 năm 1844, tên ông được ghi là Karl Friedrich Michael. Năm 1860 ông cũng đã tự viết tên mình là Karl Benz khi nhập học trường Đại học Bách khoa Karlsruhe và trong bằng phát minh đầu tiên của ông vào năm 1880 tên của ông cũng được viết là Karl Benz từ Mannheim. Cuối thế kỷ 19 việc viết tên họ Đức theo cách viết của tiếng Pháp trở thành mốt, Karlsruhe trở thành Carlsruhe và Karl Benz cũng từ đó thường ký tên là Carl Benz. Bằng phát minh kế tiếp của ông vào năm 1882 là bằng phát minh của Carl Benz ở Mannheim. Nhà máy ở Ladenburg của ông cũng hoạt động dưới tên là "Carl Benz Söhne KG" ("Công ty hợp danh Carl Benz và các con"). Benz cung cấp cho cả "phái C" và lẫn "phái K" lý do chính đáng cho cả hai cách viết mà không có cách nào thật sự là sai cả. Công ty cổ phần Daimler đã quyết định viết theo lối "K" như là lối viết rõ ràng hơn trong lịch sử. Ít nhất thì cơ quan lưu trữ tiểu bang tại Karlsruhe cũng đã công nhận cách viết này dựa trên các ghi chú trong sổ khai sinh. Các phát minh kỹ thuật. Trong khoảng thời gian 1878/1879 Benz đã phát triển một động cơ đốt trong hai thì và sau đó là một động cơ bốn thì loại nhẹ. Ông cũng đã phát triển hay cải tiến nhiều bộ phận khác của xe cơ giới như bộ truyền động vi sai, trục lái nối khuỷu, bộ phận đánh lửa ("bu gi"), bộ chế hòa khí, bộ làm mát bằng nước và hộp số. Năm 1885 ông chế tạo chiếc "ô tô" đầu tiên, một chiếc xe 3 bánh với một động cơ đốt trong và bộ phận đánh lửa bằng điện chạy lần đầu trong Mannheim (Đức) vào năm 1886. Chiếc xe có 0,8 mã lực (0,6 kW) và đạt vận tốc nhanh nhất là 16 km/h. Ngày 29 tháng 1 năm 1886 Carl Friedirch Benz đã viết lịch sử công nghiệp bằng cách đăng ký bằng phát minh số 37435 cho chiếc xe này tại Cơ quan quản lý bằng phát minh Đế chế (tiếng Đức: "Reichspatentamt"). Carl Benz đã bị nhiều chế giễu từ giới công khai vì công việc làm của ông. Chiếc xe này đã được chế giễu như là "cỗ xe không ngựa". Nhưng mặt khác tờ báo "Generalanzeiger der Stadt Mannheim" trong tháng 9 năm 1886 đã bình luận là "chiếc xe này sẽ có một tương lai tốt đẹp", vì nó "có thể sử dụng không phức tạp lắm và vì nó sẽ trở thành phương tiện chuyên chở rẻ tiền nhất với vận tốc nhanh cho các nhà doanh thương phải đi lại và cũng có thể cho cả khách du lịch". Carl Benz cũng nhận thấy tương tự như vậy và liên tục cải tiến xe của ông. Năm 1888 vợ của ông, Bertha Benz, thực hiện chuyến đi xa đầu tiên từ Mannheim về Pforzheim (Đức). Năm 1888 nhờ tham gia vào cuộc "Triển lãm máy làm việc và máy năng lực" tại München (Đức) loại xe mới này ("thay thế hoàn toàn xe ngựa!") bắt đầu được biết đến bên ngoài nước Đức, thế nhưng những người có thể là khách hàng vẫn còn hoài nghi. Việc phổ biến ô tô bắt đầu tại Pháp, nước có hệ thống đường bộ tốt nhất thời bấy giờ. Các kiểu xe mới của Carl Benz được trình bày trong cuộc Triển lãm quốc tế tại Paris vào năm 1889. Các nhà máy của Carl Benz. Năm 1871 Benz thành lập "Eisengießerei und mechanische Werkstätte" ("Nhà máy đúc sắt và phân xưởng cơ khí"), sau đó đổi tên thành "Fabrik für Maschinen zur Blechbearbeitung" ("Nhà máy chế tạo máy gia công thép lá"). Việc phát triển tốn kém dẫn đến ngân hàng yêu cầu ông phải chuyển nhà máy thành một công ty cổ phần và qua đó tên cũng được đổi thành "Gasmotorenfabrik in Mannheim" ("Nhà máy động cơ khí tại Mannheim"). Nhà thiết kế không nhận được nhiều sự đồng ý từ phía hội đồng giám sát cho những hoài bão của ông, vì thế Benz rời bỏ công ty và thành lập một công ty mới vào năm 1883, "Benz & Co. Rheinische Gasmotorenfabrik Mannheim" ("Nhà máy động cơ khí Rhein Mannheim Benz & Co.") (từ 1899 là công ty cổ phần), là nhà máy ô tô lớn nhất thế giới vào khoảng năm 1900. Từ năm 1903 Benz không tham gia trực tiếp vào các công việc của nhà máy nữa. Ông cùng các con trai thành lập công ty "Carl Benz Söhne" ("Carl Benz và các con") chuyên về sản xuất xe cơ giới. Năm 1926 hai công ty "Benz & Co. Rheinische Gasmotorenfabrik Mannheim" và "Daimler Motorengesellschaft" ("Công ty động cơ Daimler") hợp nhất thành Daimler-Benz AG ("Công ty cổ phần Daimler-Benz"). Benz chưa từng quen biết cá nhân với nhà thiết kế Gottlieb Daimler, người cùng với bạn là Wilhelm Maybach đã cho chạy chiếc mô tô đầu tiên (còn có bánh chống phụ) vào năm 1885 tại Cannstatt (Đức) và mất năm 1900.
9,589
705724
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9589
Bát-nhã tâm kinh
Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh (phiên latinh từ Phạn ngữ: " Maha Prajñā Pāramitā Hridaya Sūtra", "Prajnaparamitahridaya Sutra"; Anh ngữ: "Heart of Perfect Wisdom Sutra", tiếng Hoa: 般若波羅蜜多心經) còn được gọi là Bát-nhã tâm kinh, hay Tâm Kinh. Đây là kinh ngắn nhất chỉ có khoảng 260 chữ của Phật giáo Đại thừa và Thiền tông. Nó cũng là kinh tinh yếu của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn. Kinh này được hầu hết các Phật tử tại Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, Tây Tạng, và Trung Quốc biết đến và rất thường dùng trong việc đọc tụng. Lịch sử. Tình trạng xuất hiện của kinh này không được các tác giả thống nhất. Thời điểm ra đời của nó có thể là từ năm 100 TCN đến thế kỷ thứ 2 và một số tác giả cho rằng bài kinh này do bồ tát Long Thọ ("Nàgàrjuna") viết. Tuy nhiên, lời thoại của trong Kinh này vẫn là lời thoại chúng thời Phật tại thế. vì vậy những tác giả cho rằng "Kinh có sau thời Đức Phật" đó vẫn là giả thuyết mơ hồ. Bản kinh phổ biến nhất ở Việt Nam là bản của sư Trần Huyền Trang (Tam Tạng) sau khi thỉnh kinh về đã dịch lại vào năm 649. Trước đó đã có nhiều sư dịch từ tiếng Phạn ra Hán ngữ trong đó có Cưu Ma La Thập (402-412), Nghĩa Huyền, Pháp Nguyệt, Bát Nhã và Lợi Ngôn, Trí Tuệ Luận, Pháp Thành, và Thi Hộ. Kinh cũng đã được sự chú giải của rất nhiều sư từ nhiều quốc gia. Riêng ở Việt Nam, người chú giải kinh này đầu tiên là thiền sư Đạo Tuân Minh Chánh ở chùa Bích Động (tỉnh Ninh Bình) thời vua Minh Mạng. Dị bản. Về đại cương thì các bản văn đều khá rõ và giống nhau nhưng về chi tiết ngay các bản chữ Phạn để lại cũng có chi tiết khác nhau. Dĩ nhiên là trong các bản dịch đều có những chi tiết khác nhau nhỏ (tiếng Hán, tiếng Pháp và tiếng Việt). Trong thập niên cuối của thế kỷ 19 thì bản kinh mới được Samuel Beal dịch ra Anh ngữ. Edward Conze, một nhà nghiên cứu Phật học Anh (1904-1979) với nhiều công nghiên cứu đã không thể tìm thấy được bài văn nguyên thủy của kinh này, mặc dù đã có nhiều bằng chứng cho thấy có một nguyên bản ban đầu của kinh này. Toàn bộ bộ kinh lớn Đại Bát Nhã cũng đã bị quân Hồi giáo tiêu hủy khi họ đánh chiếm Đại học Phật giáo Nalanda. (Xem thêm Lịch sử Phật giáo.) Khi so lại bản dịch phổ biến hiện nay hầu hết dịch lại từ bản Hán ngữ của sư Trần Huyền Trang với một phiên bản khác còn lưu lại được trong Tạng ngữ thì bộ kinh này thiếu vắng phần khai kinh và phần kết luận hoan hỉ vâng làm theo của chư vị nghe giảng kinh. Trong bản dịch từ Tạng ngữ, phần này vẫn còn đầy đủ