id
int64
2
19.8M
revid
stringlengths
1
8
url
stringlengths
37
44
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
2
259k
9,598
183946
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9598
Đại hội Thánh Mẫu
Đại hội Thánh Mẫu (tên chính thức là Ngày Thánh Mẫu) là đại hội chính của dân Mỹ gốc Việt theo Công giáo tổ chức vào mùa hè từ năm 1978 tại Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc ở Carthage, Missouri. Lịch sử. Hội Dòng đã tổ chức Đại Hội Thánh Mẫu đầu tiên tại trụ sở chính ở Hoa Kỳ vào năm 1978, để kỷ niệm Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria. Khoảng 1.500 người Công giáo Việt Nam từ khu vực Carthage đã tham gia trong một tĩnh tâm một ngày. Thông thường, các Đại Hội Thánh Mẫu diễn ra mà không có sự cố lớn. Sở cảnh sát Carthage và các nhà tổ chức sự kiện thực thi các quy tắc chống lại hành vi khiếm nhã và sử dụng ma túy. Các thành viên băng đảng bị cấm tham gia đại hội, sau khi hai băng đảng giết một người đàn ông trong một đánh nhau ​vào năm 2003. Trong Đại hội năm 2008, 17 người hành hương bị thiệt mạng trong một tai nạn xe buýt trên đường đến Carthage từ Houston. Những giám mục nổi bật đã tham dự và đã chủ tế các Thánh Lễ vào Đại Hội Thánh Mẫu là: Đấng đáng kính Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Nguyên Tổng giám mục Phó Tổng giáo phận Sài Gòn và cháu trai cố Tổng thống Ngô Đình Diệm; Đức cố Tổng Giám mục Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục, Nguyên Tổng Giám mục Tổng giáo phận Huế và là anh của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm; Đức Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên, vào thời điểm đó là giám mục chính tòa Giáo phận Hải Phòng; Đức cố Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa, hồi đó là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam và giám mục chính tòa Giáo phận Nha Trang; Hồng y Raymond Leo Burke, hồi đó là Tổng Giám mục Tổng giáo phận St. Louis; Hồng y Wilton Daniel Gregory, hồi đó là Giám mục chính tòa Giáo phận Belleville và Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ; Hồng y Daniel Nicholas DiNardo, Tổng giám mục Tổng giáo phận Galveston–Houston.
9,599
715312
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9599
Microsoft Windows
Microsoft Windows (Windows) là một họ hệ điều hành dựa trên giao diện người dùng đồ hoạ được phát triển và được phân phối bởi Microsoft. Nó bao gồm một vài các dòng hệ điều hành, mỗi trong số đó phục vụ một phần nhất định của ngành công nghiệp máy tính. Các dòng Windows hiện tại gồm Windows NT, Windows Embedded Compact và Windows Phone; chúng có thể bao gồm các phân họ, ví dụ như Windows Embedded Compact (Windows CE) hoặc Windows Server. Các dòng gia đình Windows đã bị ngừng gồm Windows 9x, Windows Mobile và Windows Phone. Microsoft giới thiệu một môi trường điều hành có tên là "Windows" vào 20 tháng 11 năm 1985 như một giao diện hệ điều hành đồ hoạ cho MS-DOS để đáp ứng với sự quan tâm ngày càng tăng với các giao diện người dùng đồ hoạ (GUI). Microsoft Windows dần chiếm ưu thế trong thị trường máy tính cá nhân thế giới với hơn 90% thị phần, vượt qua Mac OS, đã được giới thiệu năm 1984. Tuy nhiên, từ 2012, thị phần của nó đã bị tụt lại so với Android, trước khi trở thành hệ điều hành phổ biến nhất năm 2014, khi tính tất cả các nền tảng máy tính mà Windows chạy (giống như Android) Tính đến tháng 1 năm 2022, phiên bản cập nhật mới nhất cho PC, máy tính bảng và các hệ thống nhúng là Windows 11 đã được phát hành. Phiên bản cập nhật mới nhất dành cho máy chủ, là Windows Server 2019 20H2 và phiên bản Windows chuyên dụng chạy trên hệ máy chơi video game Xbox One.. Các dòng sản phẩm chính. Theo mục đích tiếp thị. Microsoft, nhà phát triển của Windows, đã đăng ký nhiều nhãn hiệu, mỗi nhãn hiệu nhằm biểu thị cho một họ hệ điều hành Windows được nhắm vào một phần cụ thể của ngành công nghiệp máy tính. Tính đến năm 2014, các họ Windows đang được phát triển tích cực là: Các họ Windows sau không còn được phát triển nữa: Lịch sử. Thuật ngữ "Windows" thường được dùng để mô tả chung bất kỳ hoặc tất cả thế hệ hệ điều hành của Microsoft. Những sản phẩm này thường được phân loại như sau: Các phiên bản đầu tiên. Tháng Chín năm 1981, Chase Bishop, một kĩ sư tin học đã thiết kế mẫu thiết bị điện tử đầu tiên và dự án "Interface Manager" được bắt đầu. Nó được công bố vào tháng 11 năm 1983 dưới cái tên "Windows" (Cửa sổ), nhưng mãi đến tháng 11 năm 1985, Windows 1.0 mới được ra mắt. Windows 1.0 được cho là cạnh tranh với hệ điều hành của Apple nhưng lại ít phổ biến hơn. Windows 1.0 là bản mở rộng của MS-DOS. Giao diện của Windows 1.0 thường được biết đến với cái tên MS-DOS Executive. Các tiện ích bao gồm Máy tính (Calculator), Lịch (Calendar), Cardfile (trình quản lý thông tin cá nhân), trình xem bộ nhớ tạm, Đồng hồ (Clock), Bảng điều khiển (Control Panel), Notepad, Paint (Vẽ), Trò chơi Reversi, Dòng lệnh (Command) và Viết (Write). Windows 1.0 không cho phép chồng xếp các cửa sổ. Chỉ có một số hộp thoại mới được chồng lên các cửa sổ khác. Windows 2.0 ra mắt vào tháng 12 năm 1987 và còn phổ biến hơn phiên bản tiền nhiệm. Các tính năng bao gồm cải thiện giao diện và quản lý bộ nhớ.Windows 2.0 đã bắt cho phép các cửa sổ xếp chồng lên nhau. Sau sự thay đổi này, Apple đã cáo buộc Microsoft vi phạm bản quyền của mình. Windows 2.0 còn thêm vào các phím tắt bằng bàn phím và có thể sử dụng với bộ nhớ ngoài. Windows 2.1 ra mắt với 2 phiên bản: Windows/286 và Windows/386. Windows/386 sử dụng chế độ ảo hóa 8086 của Intel 80386 để chạy nhiều chương trình DOS. Windows/286, đúng như tên gọi, chạy trên Intel 8086 và Intel 80286. Nó chạy trên chế độ thực nhưng có thể dùng vùng bộ nhớ lớn. Windows 3.x. Windows 3.0 được ra mắt vào năm 1990 đã cải tiến thiết kế, chủ yếu nhờ dung lượng bộ nhớ ảo và VxDs cho phép Windows chia sẻ các thiết bị tùy ý giữa các chương trình đa nhiệm MS-DOS.Các ứng dụng trên Windows 3.0 có thể chạy trong chế độ bảo vệ giúp cho chúng truy cập đến một vài megabyte bộ nhớ mà không cần phải tham gia vào quá trình bộ nhớ ảo. Windows 3.0 cũng thêm vào một số cải tiến mới cho giao diện người dùng. Microsoft viết lại các hoạt động quan trọng từ C sang hợp ngữ. Windows 3.0 là phiên bản Windows đầu tiên đạt được thành công thương mại lớn. bán được 2 triệu bản trong 6 tháng đầu. Windows 3.1 phát hành rộng rãi vào 1 tháng 3 năm 1992 cho thấy một sự đổi mới. Tháng Tám 1993, Windows cho Workgroups, một phiện bản đặc biệt kèm theo giao thức mạng ngang hàng và cái tên Windows 3.11 được ra mắt và được bán cùng Windows 3.1. Các hỗ trợ cho Windows 3.1 kết thúc vào 31 tháng 12 năm 2001. Windows 3.2, được phát hành năm 1994, là một phiên bản cập nhật cho phiên bản tiếng Trung của Windows 3.1. Bản cập nhật chỉ được phát hành cho phiên bản ngôn ngữ này, và cũng chỉ sửa các lỗi liên quan đến hệ thống viết phức tạp của tiếng Trung. Windows 3.2 được bán ra rộng rãi bởi các hãng sản xuất máy tính với một phiên bản MS-DOS 10 đĩa cùng có ký tự tiếng Trung Giản thể trong các đầu ra cơ bản và một số tiện ích đã được biên dịch. Windows 9X. Phiên bản tiêu dùng theo định hướng lớn tiếp theo và có lẽ là lớn nhất của Windows là Windows 95, được ra mắt vào 24 tháng 8 năm 1995. Trong khi vẫn phụ thuộc vào MS-DOS, Windows 95 được giới thiệu là hỗ trợ các ứng dụng 32-bit, phần cứng Plug and Play, đa nhiệm ưu tiên, tên tập tin dài đến 255 ký tự và cung cấp tăng tính ổn định hơn người tiền nhiệm. Windows 95 cũng giới thiệu một giao diện mới, hướng tới đối tượng, thay thế Trình quản lý chương trình bằng Menu Start, thanh điều hướng và Windows Explorer. Windows 95 là một thành công thương mại lớn cho Microsoft; Ina Fried của CNET nhận xét rằng "vào thời điểm Windows 95 cuối cùng cũng bị khai tử trên thị trường năm 2001, nó đã trở thành vật bất ly thân với mọi máy tính để bàn khắp thế giới." Microsoft đã phát hành bốn bản OSR (OEM Service Releases) cho Windows 95 mỗi bản tương đương với một bản service pack. Bản OSR đầu tiên phiên bản đầu tiên của Windows được đi kèm với trình duyệt web của Microsoft, Internet Explorer. Hỗ trợ chính cho Windows 95 kết thúc vào 31 tháng 12 năm 2000 và hỗ trợ mở rộng kết thúc vào 31 tháng 12 năm 2001. Windows 95 được tiếp nối bằng sự ra mắt của Windows 98 vào 25 tháng 6 năm 1998, giới thiệu Windows Driver Model, hỗ trợ các thiết bị USB tổng hợp, ACPI, chế độ ngủ đông và các thiết lập đa màn hình. Windows 98 cũng kèm theo Internet Explorer 4. Tháng Năm 1999, Microsoft ra mắt Windows 98 Second Edition, một bản cập nhật cho Windows 98. Windows 98 SE thêm vào Internet Explorer 5 (thêm tính năng Internet), Windows Media Player 6.2 và Connect To Internet (Internet Connection Wizard) cùng với một số nâng cấp khác. Hỗ trợ chính cho Windows 98 kết thúc vào 30 tháng 6 năm 2002 và hỗ trợ mở rộng kết thúc vào 11 tháng 7 năm 2006. Ngày 14 Tháng Chín 2000, Microsoft ra mắt Windows ME (Millennium Edition), phiên bản Windows dựa trên nền MS-DOS cuối cùng. Windows ME kết hợp cải tiến giao diện trực quan của nó từ Windows 2000 dựa trên nền Windows NT, có thời gian khởi động nhanh hơn các phiên bản trước (tuy nhiên, nó yêu cầu loại bỏ các khả năng truy cập vào một chế độ thực môi trường DOS, loại bỏ khả năng tương thích với một số chương trình cũ), mở rộng chức năng đa phương tiện (bao gồm Windows Media Player 7, Windows Movie Maker và Windows Image Acquisition để nhận ảnh từ máy scan và máy ảnh kỹ thuật số), một số tiện ích tuỳ chọn như Bảo vệ tập tin hệ thống (System File Protection) và Khôi phục hệ thống (System Restore) và cập nhật các công cụ mạng ở nhà. Tuy nhiên, Windows ME đã phải đối mặt với những lời chỉ trích do tốc độ và sự bất ổn định của nó, cùng với vấn đề tương thích phần cứng và sự loại bỏ hỗ trợ chế độ thực nền DOS. PC World đã cho Windows ME là hệ điều hành tồi nhất mà Microsoft đã từng phát hành, và là sản phẩm công nghệ tồi thứ 4 mọi thời đại. Windows NT. Các phiên bản đầu tiên. Tháng Mười Một 1988, một nhóm lập trình từ Microsoft bắt đầu làm việc với một phiên bản mới của IBM và OS/2 của Microsoft với cái tên "NT OS/2". NT OS/2 được dự định là một hệ điều hành bảo mật, nhiều người dùng với khả năng tương thích POSIX nhân di động với khả năng đa nhiệm ưu tiên và hỗ trợ nền tảng đa nhân. Tuy nhiên với thành công của Windows 3.0, nhóm NT đã quyết định làm lại dự án với bản 32-bit của Windows API với cái tên Win32 thay vì OS/2. Win32 duy trì cấu trúc tương tự như Windows API (cho phép ứng dụng Windows hiện có thể dễ dàng được chuyển đến các nền tảng khác) nhưng vẫn hỗ trợ nhân NT đã có. Sau khi được phê duyệt bởi các nhân viên của Microsoft, các lập trình viên tiếp tục với bản gọi là Windows NT, phiên bản 32-bit đầu tiên của Windows. Tuy nhiên, IBM đã phản đối những thay đổi trên và cuối cùng tự tiếp tục phát triển OS/2 theo riêng họ. Bản phát hành đầu tiên của hệ điều hành này, Windows NT 3.1 (được đặt tên để liên kết với Windows 3.1) được phát hành tháng 7 năm 1993, với các phiên bản cho các máy trạm để bàn và máy chủ. Windows NT 3.5 được phát hành tháng 9 năm 1994, tập trung cải thiện hiệu suất và hỗ trợ NetWare của Novell, và được tiếp nối bởi Windows NT 3.51 vào tháng 5 năm 1995, bao gồm một số cải thiện và hỗ trợ cấu trúc PowerPC. Windows NT 4.0 được phát hành tháng 6 năm 1996, giới thiệu một giao diện được thiết kế mới của Windows 95 lên dòng NT. Ngày 17 tháng 2 năm 2000, Microsoft phát hành Windows 2000, phiên bản kế tiếp Windows NT 4.0. Cái tên Windows NT đến lúc đó đã bị lược đi nhằm tập trung nhiều hơn nữa vào nhãn hiệu Windows. Windows XP. Phiên bản lớn tiếp theo của Windows, Windows XP được ra mắt vào 25 tháng 10 năm 2001. Windows XP được giới thiệu để nhằm hợp nhất dòng Windows 9x hướng tới người tiêu dùng với cấu trúc được giới thiệu trong Windows NT, một thay đổi mà Microsoft đã hứa hẹn sẽ cung cấp một hiệu suất tốt hơn so với các phiên bản trước dựa trên DOS. Windows XP cũng giới thiệu một giao diện người dùng được thiết kế mới (bao gồm menu Start được cập nhật và một phiên bản Windows Explorer được "hướng tới các tác vụ"), các tính năng đa phương tiện và mạng, Internet Explorer 6, tích hợp với dịch vụ .NET Passport của Microsoft, các chế độ giúp tương thích với các phần mềm được thiết kế cho các phiên bản Windows trước, và tính năng Remote Assistance. Windows XP được phân phối và bán lẻ theo 2 phiên bản chính: phiên bản "Home" hướng tới người tiêu dùng, còn bản "Professional" hướng tới môi trường doanh nghiệp và người dùng chuyên nghiệp, và còn kèm theo các tính năng mạng và bảo mật tuỳ chọn. Hai phiên bản trên sau đó được đi kèm với bản "Media Center" (dành cho PC để giải trí tại nhà với trọng tâm là hỗ trợ chơi DVD, card TV, chức năng ghi hình DVR và điều khiển từ xa) và bản "Tablet PC" (được thiết kế cho các thiết bị di động đáp ứng thông số kỹ thuật của nó cho một máy tính bảng, hỗ trợ bút cảm ứng) Hỗ trợ chính cho Windows XP kết thúc vào 14 tháng 4 năm 2009. Hỗ trợ mở rộng kết thúc vào 8 tháng 4 năm 2014. Sau Windows 2000, Microsoft còn đổi kế hoạch ra mắt cho các hệ điều hành máy chủ; phiên bản cho máy chủ của Windows XP, Windows Server 2003 được ra mắt vào tháng 4 năm 2003. Phiên bản tiếp theo của nó là Windows Server 2003 R2 ra mắt vào tháng 12 năm 2005. Windows Vista. Sau một thời gian phát triển dài, Windows Vista được ra mắt vào 30 tháng 11 năm 2006 cho cấp phép số lượng lớn và vào 30 tháng 1 năm 2007 cho người tiêu dùng và nó đi cùng phiên bản dành cho máy chủ, Windows Server 2008 được ra mắt vào năm 2008. Nó chứa một số tính năng mới như giao diện mới (Aero Theme), đặc biệt tập trung vào bảo mật, vấn đề mà mọi người dùng Windows XP vào thời đó luôn gặp phải. Nó được chia ra thành nhiều phiên bản và là đề tài của nhiều lời chỉ trích. Tuy nhiên, phiên bản này đã thất bại thảm hại do yêu cầu cấu hình khá cao so với cấu hình máy tính thời đó. Dù cho như thế, Windows Vista là 1 sự nâng cấp lớn của phiên bản Windows XP trước đó. Một trong số thành phần của Windows Vista vẫn làm nền tảng cho các phiên bản Windows sau, các thay đổi lớn như chuyển giao diện cài đặt DOS trên Windows XP sang giao diện GUI trên Windows PE trực quan hơn. Windows không hỗ trợ cài đặt trên phân vùng FAT32 nữa, cùng với rất nhiều cải tiến khác. Windows 7. Ngày 22 tháng 7 năm 2009, Windows 7 và Windows Server 2008 R2 ra mắt bản RTM, và được ra mắt chính thức vào 22 tháng 10 năm 2009. Windows 7 được dự định là tập trung hơn, là bản nâng cấp lớn vào dòng Windows, với mục tiêu là tương thích với các ứng dụng và phần cứng mà Windows Vista đã tương thích. Windows 7 hỗ trợ cảm ứng đa điểm, giao diện cải tiến với thanh điều hướng mới, hệ thống mạng nhà gọi là HomeGroup và cải thiện hiệu năng. Windows 7 còn là một trong những phiên bản Windows còn nhiều người dùng cho đến hiện nay, dù cho Windows 7 đã kết thúc hỗ trợ vào ngày 14 tháng 1 năm 2020. Windows 8 và 8.1. Windows 8, kế nhiệm Windows 7, được chính thức ra mắt vào 26 tháng 10 năm 2012. Một số thay đổi đáng kể đã được thực hiện trên Windows 8, bao gồm giao diện Metro mới (sau đổi thành Modern vì lý do bản quyền) thích hợp cho các thiết bị cảm ứng như máy tính bảng và máy tính AIO. Các thay đổi này bao gồm màn hình Start sử dụng các ô lớn để dễ dàng hơn trong cảm ứng và hiển thị các thông tin cập nhật, các ứng dụng mới được thiết kế dành riêng cho cảm ứng. Các thay đổi khác gồm tăng độ liên kết với các dịch vụ đám mây và các nền tảng trực tuyến khác (như mạng xã hội và 2 dịch vụ của Microsoft: SkyDrive và Xbox Live), cửa hàng Windows Store để phân phối các ứng dụng, và một biến thể khác là Windows RT sử dụng cho các thiết bị ARM. Một bản cập nhật của Windows 8 là Windows 8.1 ra mắt vào 17 tháng 10 năm 2013, thêm nhiều tính năng mới như các kích cỡ ô vuông mới, liên kết với SkyDrive nhiều hơn... Windows 10. Ngày 30 tháng 9 năm 2014, Microsoft giới thiệu Windows 10, là sự kế thừa cho Windows 8.1. Nó được phát hành vào ngày 29 tháng 7 năm 2015 và nhằm tới những thiếu sót trong giao diện người dùng đầu tiên được giới thiệu với Windows 8. Những thay đổi bao gồm sự trở lại của Start Menu, một hệ thống Desktop ảo, và khả năng chạy các ứng dụng Windows Store trong cửa sổ trên máy tính để bàn hơn là trong chế độ toàn màn hình. Windows 10 sẽ được cập nhật miễn phí cho các máy tính Windows 7 và Windows 8.1 đủ điều kiện từ ứng dụng 'Get Windows 10' (cho Windows 7, Windows 8.1) hoặc Windows Update (Windows 7) Ngày 12 tháng 11 năm 2015, một bản cập nhật cho Windows 10, phiên bản 1511, đã được phát hành. Bản cập nhật này có thể được kích hoạt với một mã sản phẩm của cả các phiên bản Windows 7, 8 hoặc 8.1 cũng như mã sản phẩm Windows 10. Các tính năng bao gồm các biểu tượng và menu chuột phải mới, trình quản lý máy in mặc định, cho phép mở rộng số lượng các ô xếp trong menu Start, tính năng Find My Device, và cập nhật cho Edge. Phiên bản cập nhật mới nhất của hệ điều hành này là phiên bản 21H2 (OS Build 19044), phát hành vào tháng 11 năm 2021. Windows 11. "Bài chi tiết: Windows 11" Windows 11 là một hệ điều hành của Microsoft được công bố vào ngày 24 tháng 6 năm 2021, là một phần của họ hệ điều hành Windows NT. Windows 11 được phát hành rộng rãi vào ngày 5 tháng 10 năm 2021 dưới dạng bản nâng cấp miễn phí thông qua Windows Update cho các thiết bị đủ điều kiện chạy Windows 10. Hỗ trợ đa ngôn ngữ. Hỗ trợ đa ngôn ngữ được tích hợp trong Windows. Ngôn ngữ của cả bàn phím và giao diện có thể được thay đổi qua mục Region and Language ("Vùng và ngôn ngữ") trong Control Panel. Các thành phần cho tất cả các ngôn ngữ nhập vào được hỗ trợ, như các bộ gõ, được tự động cài đặt trong quá trình cài đặt Windows (trong Windows XP về trước, các tập tin cho các ngôn ngữ Đông Á, như tiếng Trung, và các ngôn ngữ bố cục phải qua trái, như tiếng Ả Rập, có thể phải cài đặt riêng biệt, cũng từ trong Control Panel). Các bộ gõ bên thứ ba cũng có thể được cài đặt nếu người dùng thấy bộ gõ có sẵn không đủ cho nhu cầu của họ. Các ngôn ngữ giao diện cho hệ điều hành có thể được tải về miễn phí, nhưng một số ngôn ngữ bị giới hạn trong một số phiên bản nhất định của Windows. Các gói Language Interface Pack ("Gói Ngôn ngữ Giao diện - LIP") được phát hành và có thể được tải về từ Trung tâm Tải xuống của Microsoft và được cài đặt cho bất cứ phiên bản Windows nào (từ XP về sau) - các gói này biên dịch gần hết, nhưng không phải tất cả, giao diện của Windows, và yêu cầu một ngôn ngữ gốc nhất định (ngôn ngữ mà Windows đi kèm lúc đầu). Các gói này được sử dụng cho hầu hết ngôn ngữ tại các thị trường đang phát triển. Các gói Full Language Pack ("Gói Ngôn ngữ Đầy đủ"), biên dịch toàn bộ hệ điều hành, chỉ có sẵn cho một số phiên bản Windows (các phiên bản Ultimate và Enterprise của Windows Vista và 7, và tất cả các phiên bản Windows 8, 8.1,10 và RT ngoại trừ Single Language). Chúng không yêu cầu một ngôn ngữ gốc nào cụ thể, và thường được dùng cho các ngôn ngữ phổ biến hơn cả như tiếng Pháp hay tiếng Trung. Các ngôn ngữ này không thể được tải về qua Trung tâm Tải xuống, nhưng có thể được tải về qua dịch vụ Windows Update dưới dạng bản cập nhật tùy chọn (trừ Windows 8). Ngôn ngữ giao diện của các ứng dụng đã cài đặt không bị ảnh hưởng bởi các thay đổi về ngôn ngữ giao diện Windows. Điều này phụ thuộc vào các nhà phát triển ứng dụng đó. Windows 8 và Windows Server 2012 giới thiệu một Language Control Panel ("Panen Điều khiển Ngôn ngữ") mới, nơi cả ngôn ngữ giao diện cà ngôn ngữ nhập có thể thay đổi cùng lúc, và các gói ngôn ngữ, bất kể thuộc loại nào, đều có thể được tải về từ một vị trí trung tâm. Ứng dụng PC Settings trong Windows 8.1 và Windows Server 2012 R2 cũng bao gồm một trang cài đặt cho việc này. Thay đổi ngôn ngữ giao diện cũng sẽ thay đổi ngôn ngữ của các ứng dụng Windows Store đã được cài đặt sẵn (như Thư, Bản đồ và Tin tức) và một số các ứng dụng do Microsoft phát triển khác (như Remote Desktop). Những giới hạn trên cho các gói ngôn ngữ vẫn có hiệu lực, ngoại trử việc các gói ngôn ngữ đầy đủ có thể được cài đặt cho bất kì phiên bản nào ngoại trừ Single Language, nhằm hướng tới các thị trường đang phát triển. Nền tảng hỗ trợ. Windows NT hỗ trợ một vài nền tảng khác nhau trước khi các máy tính cá nhân dựa trên x86 thống trị thế giới chuyên nghiệp. Windows NT 4.0 và các phiên bản trước hỗ trợ PowerPC, DEC Alpha và MIPS R4000. (Mặc dù một số nền tảng này thực hiện tính toán 64-bit, hệ điều hành lại xử lý chúng như 32-bit.) Tuy nhiên, Windows 2000, phiên bản kế tiếp Windows NT 4.0, ngừng hỗ trợ cho tất cả các nền tảng trên ngoại trừ thế hệ thứ ba của x86 (còn gọi là IA-32) hoặc mới hơn trong chế độ 32-bit. Dòng sản phẩm khách hàng của họ Windows NT vẫn chạy trên IA-32, cho dù dòng Windows Server đã ngừng hỗ trợ nền tảng này từ phiên bản Windows Server 2008 R2. Với sự giới thiệu nền tảng Intel Itanium (IA-64), Microsoft đã phát hành các phiên bản Windows mới để hỗ trợ nền tảng này. Các phiên bản Itanium của Windows XP và Windows Server 2003 được phát hành cùng với phiên bản x86 chính. Windows XP 64-Bit Edition, phát hành năm 2005, là hệ điều hành khách hàng cuối cùng hỗ trợ Itanium. Dòng Windows Server tiếp tục hỗ trợ nền tảng này cho tới phiên bản Windows Server 2012; Windows Server 2008 R2 là hệ điều hành Windows cuối cùng hỗ trợ cấu trúc Itanium. Vào ngày 25 tháng 4 năm 2005, Microsoft phát hành Windows XP Professional x64 Edition và Windows Server 2003 x64 Edition để hỗ trợ x86-64 (hoặc đơn giản là x64), thế hệ thứ tám của cấu trúc x86. Windows Vista là phiên bản khách hàng đầu tiên của Windows NT được cùng phát hành cả hai phiên bản IA-32 và x64 editions. x64 vẫn đang được hỗ trợ. Một phiên bản Windows 8 có tên là Windows RT được tạo ra dành cho các máy tính với cấu trúc ARM và khi ARM vẫn được sử dụng cho các điện thoại thông minh Windows với Windows 10, các máy tính bảng Windows RT sẽ không được cập nhật. Microsoft 365 (trước đây là Office 365). Ngày 14 tháng 7 năm 2021 – Tập đoàn Microsoft chính thức giới thiệu Office 365 (nay là Microsoft 365), một dịch vụ đám mây cho phép doanh nghiệp thuộc mọi quy mô được trải nghiệm Windows 10 hoặc Windows 11 theo một cách thức hoàn toàn mới. Theo đó, Microsoft 365 (trước đây là Office 365) sẽ đưa hệ điều hành Windows lên đám mây Microsoft Cloud, giúp người dùng có được trải nghiệm Windows toàn diện – từ ứng dụng, dữ liệu đến cài đặt – cho dù họ đang sử dụng thiết bị của công ty hay cá nhân. Dịch vụ mới sẽ cho phép sử dụng đa nền tảng, nhằm mục đích cung cấp hệ điều hành cho cả người dùng Apple và Android. Microsoft 365 có thể truy cập được thông qua bất kỳ hệ điều hành nào có trình duyệt web. Microsoft đã công bố cho phép khách hàng doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm Office 365 vào ngày 2 tháng 8 năm 2021. Windows CE. Windows CE (Windows Embeded Compact) là một phiên bản Windows chạy trên các máy tính gọn nhẹ như thiết bị định vị vệ tinh và điện thoại di động.Windows Embedded Compact được dựa trên hạt nhân riêng của nó, có tên là Windows CE. Windows CE được sử dụng trong Dreamcast cùng với hệ điều hành độc quyền của Sega dành cho giao diện điều khiển. Windows CE là cốt lõi mà từ đó Windows Mobile xuất hiện. Người kế nhiệm của nó, Windows Phone 7 dựa trên thành phần của cả Windows CE 6.0 và Windows CE 7.0. Tuy nhiên, Windows Phone 8 lại dựa trên nhân NT của Windows 8. Không nên nhầm lẫn giữa Windows XP Embedded hay Windows NT 4.0 Embedded (2 phiên bản mô-đun của Windows dựa trên nhân WIndows NT) với Windows CE. Xbox OS. Xbox OS là một tên chưa chính thức được đặt cho phiên bản Windows chạy trên Xbox One. Phiên bản này chú trọng vào việc ảo hóa (sử dụng Hyper-V) khi mà có ba hệ điều hành cùng chạy cùng một lúc, bao gồm hệ điều hành chính, hệ điều hành thứ hai được thiết kế cho trò chơi và một môi trường tương tự Windows hơn cho các ứng dụng. Microsoft cập nhật HĐH của Xbox One mỗi tháng, và những bản cập nhật này có thể được tải về tử dịch vụ Xbox Live và có thể được cập nhật sau, hoặc sử dụng các ảnh đĩa hồi phục ngoại tuyến đã được tải về qua một chiếc PC. Phần lõi dựa trên Windows 10 mới đã thay thế phần dựa trên Windows 8 trong bản cập nhật này, và hệ thống mới này đôi khi được gọi là "Windows 10 trên Xbox One" hoặc "OneCore". Hệ thống của Xbox One cũng cho phép tương thích ngược với Xbox 360, và hệ thống của Xbox 360 cũng tương thích ngược với phiên bản Xbox nguyên gốc. Thị phần sử dụng và doanh số các thiết bị. Theo Net Applications, Windows là họ hệ điều hành được sử dụng nhiều nhất cho máy tính cá nhân cho tới tháng 6 năm 2016 với gần 90% thị phần sử dụng. Nếu tính cả máy tính cá nhân với các thiết bị khác, v.d như các thiết bị di động, vào tháng 7 năm 2016, theo StatCounter, cũng phân tích theo việc sử dụng trên web, các HĐH Windows chiếm 46,87% thị phần sử dụng, so sánh với 36,48% của Android, 12.26% của iOS, và 4.81% của OS X. Tính theo số thiết bị được cài đặt sẵn hệ điều hành, trên điện thoại thông minh, Windows Phone là HĐH được cài đặt sẵn nhiều thứ ba (2.6%) sau Android (82.8%) và iOS (13.9%) trong quý hai năm 2015 theo IDC. Nếu tính cả PC và thiết bị di động, trong năm 2014 các HĐH Windows được cài đặt sẵn nhiều thứ hai (333 triệu thiết bị, hay 14%) sau Android (1.2 tỷ, 49%) và nhiều hơn iOS và Mac OS cộng lại (263 triệu, 11%). Việc sử dụng phiên bản mới nhất Windows 10 đã vượt quá Windows 7 trên toàn cầu kể từ đầu năm 2018. Ở hầu hết các quốc gia phát triển, như Nhật Bản, Úc và Mỹ, Windows 10 đã là phiên bản phổ biến nhất kể từ đầu năm 2017. Chia sẻ sử dụng trên máy chủ. Tỷ lệ sử dụng Windows trên các máy chủ - những máy chủ đang chạy một máy chủ web (cũng có các loại máy chủ khác) - ở mức 33,6%. Bảo mật. Phiên bản tiêu dùng của Windows được thiết kế ban đầu cho tính dễ sử dụng trên máy tính một người dùng mà không cần kết nối mạng, và không có tính năng bảo mật được xây dựng từ đầu. Tuy nhiên, Windows NT và những người kế nhiệm của nó được thiết kế cho bảo mật (bao gồm cả trên mạng) và máy tính đa người dùng, nhưng ban đầu không được thiết kế với an ninh Internet, kể từ khi nó được phát triển đầu tiên vào đầu những năm 1990, việc sử dụng Internet ít phổ biến hơn. Những vấn đề thiết kế kết hợp với lỗi lập trình và sự phổ biến của Windows khiến nó trở thành mục tiêu của virus và sâu máy tính. Tháng Sáu 2005, "Counterpane Internet Security "của Bruce Schneier báo cáo rằng trong 6 tháng có tới hơn 1000 mẫu virus và sâu mới. Năm 2005, Kaspersky tìm thấy khoảng 11.000 các chương trình độc hại và virus, Trojan... cho Windows. Microsoft thường tung ra các bản vá lỗi qua Windows Update khoảng 1 tháng một lần (thường vào ngày thứ Ba thứ hai của tháng), còn một vài các cập nhật quan trọng thường được tung ra sớm hơn khi cần. Trong các phiên bản từ Windows 2000 SP3 trở lên, các bản cập nhật có thể được tự động tải xuống và cài đặt khi người dùng cho phép. Kết quả là các Gói dịch vụ (Service Pack) 2 cho Windows XP và 1 cho Windows Server 2003 được cài đặt nhanh chóng hơn nhiều. Trong khi các dòng Windows 9x được cung cấp tùy chọn có các thông tin cho nhiều người dùng, chúng không có khái niệm về quyền truy cập, và không cho phép truy cập đồng thời; và như vậy không phải là hệ điều hành đa người dùng thực sự. Ngoài ra, các HĐH này chỉ thực hiện bảo vệ bộ nhớ một phần. Việc này đã bị chỉ trích nhiều vì sự thiếu an toàn. Dòng hệ điều hành Windows NT thì ngược lại, là hệ điều hành đa người dùng thực sự và thực hiện bảo vệ bộ nhớ tuyệt đối. Tuy nhiên, rất nhiều lợi thế của một hệ điều hành đa người dùng thực sự đã được vô hiệu hóa bởi một thực tế là, trước Windows Vista, tài khoản người dùng đầu tiên được tạo ra trong quá trình cài đặt là một tài khoản quản trị, mà đó cũng là mặc định cho tài khoản mới. Mặc dù Windows XP đã có tài khoản hạn chế, đa số người dùng gia đình không thay đổi một loại tài khoản có ít quyền - một phần do số lượng các chương trình không cần yêu cầu quyền quản trị - và vì vậy hầu hết người dùng gia đình vẫn chạy tài khoản quản trị. Windows Vista đã thay đổi điều này bằng cách giới thiệu một hệ thống đặc quyền cao được gọi là User Account Control (UAC). Khi đăng nhập như một người dùng chuẩn, một phiên đăng nhập được tạo ra và một thẻ chỉ chứa các đặc quyền cơ bản nhất được đưa ra. Bằng cách này, các phiên đăng nhập mới sẽ không có khả năng làm những thay đổi ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Khi một ứng dụng yêu cầu đặc quyền cao hơn hoặc "Run as administrator" được nhấp, UAC sẽ yêu cầu để xác nhận, và nếu đồng ý (bao gồm cả thông tin quản trị nếu tài khoản yêu cầu độ cao không phải là một thành viên của nhóm quản trị viên), bắt đầu quá trình sử dụng các mã thông báo không hạn chế. Các tài liệu bị rò rỉ do WikiLeaks xuất bản, có tên mã Vault 7 và ngày 2013 20132016, chi tiết về khả năng của CIA để thực hiện giám sát điện tử và chiến tranh mạng, như khả năng thỏa hiệp các hệ điều hành như Microsoft Windows. Quyền truy cập tập tin. Tất cả các phiên bản Windows từ Windows NT 3 đã được dựa trên hệ thống cấp phép hệ thống tập tin được gọi là AGDLP (Tài khoản, Toàn cầu, Địa phương, Quyền) trong đó quyền truy cập tập tin được áp dụng cho tập tin / thư mục ở dạng 'nhóm cục bộ' sau đó có các "nhóm toàn cầu" khác làm thành viên. Các nhóm toàn cầu này sau đó giữ các nhóm hoặc người dùng khác tùy thuộc vào các phiên bản Windows khác nhau được sử dụng. Hệ thống này khác với các sản phẩm của nhà cung cấp khác như Linux và NetWare do phân bổ quyền 'tĩnh' đang được áp dụng cho tập tin hoặc thư mục. Tuy nhiên, sử dụng quy trình AGLP / AGDLP / AGUDLP này cho phép áp dụng một số lượng nhỏ quyền tĩnh và cho phép dễ dàng thay đổi các nhóm tài khoản mà không cần áp dụng lại quyền truy cập tập tin trên các tập tin và thư mục. Windows Defender. Ngày 06 tháng 1 năm 2005, Microsoft phát hành phiên bản Beta của Microsoft AntiSpyware, dựa trên bản phát hành trước đó Giant AntiSpyware. Ngày 14 tháng 2 năm 2006, Microsoft AntiSpyware đã trở thành Windows Defender với việc phát hành bản Beta 2. Windows Defender là một chương trình phần mềm miễn phí được thiết kế để bảo vệ chống lại phần mềm gián điệp và phần mềm không mong muốn. Người dùng Windows XP và Windows Server 2003 có bản sao chính hãng của Microsoft Windows có thể tự do tải chương trình từ trang web của Microsoft và Windows Defender như một phần của Windows Vista và 7. Trong Windows 8, Windows Defender và Microsoft Security Essentials được kết hợp thành một chương trình duy nhất, có tên là Windows Defender. Nó dựa trên Microsoft Security Essentials, vay mượn những tính năng và giao diện người dùng. Mặc dù nó được kích hoạt theo mặc định, nó có thể được tắt để sử dụng một giải pháp chống virus khác. Windows Malicious Software Removal Tool và Microsoft Safety Scanner là hai sản phẩm bảo mật miễn phí khác được cung cấp bởi Microsoft. Phân tích bên thứ ba. Trong một bài viết dựa trên báo cáo của Symantec, internetnews.com đã mô tả Microsoft Windows có "số lượng bản vá ít nhất và thời gian phát triển bản vá trung bình ngắn nhất trong số 5 hệ điều hành được theo dõi trong sáu tháng cuối năm 2006. "Một nghiên cứu được thực hiện bởi Kevin Mitnick và công ty truyền thông tiếp thị Avantgarde năm 2004, đã phát hiện ra rằng một hệ thống Windows XP không được bảo vệ và chưa được vá với Gói dịch vụ 1 chỉ tồn tại bốn phút trên Internet trước khi nó bị xâm nhập và hệ thống Windows Server 2003 không được bảo vệ và cũng không được bảo vệ bị xâm nhập sau khi được kết nối với internet trong 8 giờ. Máy tính đang chạy Windows XP Service Pack 2 không bị xâm phạm. Nghiên cứu an toàn trực tuyến của Liên minh an ninh mạng quốc gia AOL tháng 10 năm 2004, đã xác định rằng 80% người dùng Windows đã bị nhiễm ít nhất một sản phẩm phần mềm gián điệp / phần mềm quảng cáo. [Cần dẫn nguồn] Có nhiều tài liệu mô tả cách tăng tính bảo mật của các sản phẩm Microsoft Windows. Các đề xuất điển hình bao gồm triển khai Microsoft Windows đằng sau tường lửa phần cứng hoặc phần mềm, chạy phần mềm chống vi-rút và chống phần mềm gián điệp và cài đặt các bản vá khi chúng có sẵn thông qua Windows Update. Chương trình giả lập. Do sự phổ biến của hệ điều hành, một số ứng dụng đã được phát hành nhằm cung cấp khả năng tương thích với các ứng dụng Windows, như là một lớp tương thích cho một hệ điều hành khác, hoặc là một hệ thống độc lập có thể chạy phần mềm được viết cho Windows. Bao gồm:
9,612
539970
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9612
Windows (định hướng)
Windows (tiếng Anh: "cửa sổ", số nhiều) có thể có nghĩa là:
9,635
734228
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9635
Mít
Mít (danh pháp hai phần: Artocarpus heterophyllus) là loài thực vật ăn quả, mọc phổ biến ở vùng Đông Nam Á và Brasil. Mít thuộc họ Dâu tằm (Moraceae) và được cho là có nguồn gốc từ Ấn Độ. Quả mít là loại quả quốc gia của Bangladesh. Đặc điểm. Cây mít thuộc loại cây gỗ nhỡ cao từ 8 đến 15 m. Cây mít ra quả sau ba năm tuổi và quả của nó là loại quả phức, ăn được. Mít được coi là loại cây ăn trái với quả chín lớn nhất lớn trong các loài thảo mộc. Mít có giá trị thương mại. Mỗi trái khá lớn hình bầu dục kích thước 30–60 cm x 20–30 cm. Vỏ mít sù sì, có gai nhỏ. Mít ra quả vào khoảng giữa mùa xuân và chín vào cuối mùa hè (tháng 7-8). Nó là một loại quả ngọt nhiệt đới. Ở vùng ôn đới thì mít thường bán trong dạng đóng hộp với siro nhưng sau này ở Mỹ và Âu châu cũng nhập cảng mít tươi. Ngoài dạng mít đóng lon, mít còn được chế biến bằng cách sấy khô hoặc cắt thành lát mỏng rồi chiên giòn. Đóng nõ. Trái mít có nhiều nhựa mít. Ở Việt Nam khi mít chín cắt xuống không bổ ra ngay mà để nguyên quả rồi dùng một thanh gỗ vót nhọn một đầu, đem đóng vào cuống mít để cho chảy bớt nhựa. Đợi thêm hai ba hôm sau, mới bổ mít ra thì bớt dính nhựa. Cách đó gọi là đóng nõ, trong bài thơ "Quả mít" của Hồ Xuân Hương có nhắc đến. Gỗ mít. Gỗ của cây mít thuộc gỗ nhóm IV, đôi khi được sử dụng để sản xuất các dụng cụ âm nhạc như các loại mộc cầm, là một phần của gamelan ở Indonesia (một thể loại dàn nhạc bao gồm chiêng, cồng, trống, các loại nhạc cụ bằng các thanh kim loại hay gỗ). Ở Việt Nam gỗ mít được chuộng dùng làm các tượng thờ. Canh tác. Châu Mỹ. Cây mít được trồng ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới châu Mỹ. Với cộng đồng người Mỹ gốc Việt đáng kể để tiêu thụ, mít từ México được xuất cảng sang Mỹ nhắm vào thị trường này. Việt Nam. Cây mít được trồng phổ biến ở các vùng nông thôn. Mít có nhiều loại như mít mật, mít ướt, mít dai, mít tố nữ (đặc sản của miền Nam) v.v... Ngoài giá trị dinh dưỡng trong ẩm thực như nói trên, nhiều bộ phận của cây mít còn là vị thuốc. Lá mít có địa vị đặc biệt dùng để lót oản cúng Phật. Lá mít cũng được dùng để gói thuốc lào truyền thống. Gỗ mít cũng là loại gỗ được chuộng để tạc tượng thờ trong các đền chùa vì thớ gỗ mịn, dễ khắc nhưng nặng và chắc. Lưu ý khi canh tác trồng nếu cây hay bị ngập nước quả hay bị thối, nứt vỏ trước khi chín. Ở miền Bắc, trái mít chín vào tháng 7 - 8 múi thường sượng và ít ngọt (tục gọi là mít mùa thị). Cách nhận biết quả mít ngon là gai to rộng thì múi to, gai nhỏ cao mau và lồi lõm thì múi bé nhiều sơ. Bắt đầu ngửi thấy mùi thơm thì trẩy sau đó đóng cọc phơi nắng khi ngửi thấy mùi thơm đậm thì ăn. Nếu phơi quá cũng làm thối múi. Cơ bản có hai loại là mít dai và mít mật. Trong đó mít dai được trồng phổ biến hơn cả có thể ăn được sơ cái và cả sơ con. Mít mật ăn không nóng như mít dai nhưng nát và ngọt khó ăn hơn. Ngày nay giống mít Thái được trồng khá phổ biến nhưng không ăn được sơ và thơm ngọt như giống mít dai. Mít trong ngôn ngữ. Trái mít non là bông cái đã được thụ phấn còn rất nhỏ cỡ ngón tay. Cái gọi dái mít là bông đực chỉ nở ra nhị phát tán phấn hoa rồi rụng đi (địa phương Huế gọi là mít đái). Dái mít có vị chát thơm nhẹ được dùng trộn làm gỏi hay làm thức ăn chay. Thành ngữ, tục ngữ Việt Nam có câu: Thơ Hồ Xuân Hương có bài "Quả mít": Tuy không hẳn trực tiếp liên quan đến cây mít, hoặc trái mít nhưng dưới thời Pháp thuộc, người Việt còn gọi đùa nhau là "mít" vốn nhại âm "annamite" mà người Pháp áp dụng để chỉ dân tộc Việt.
9,637
715442
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9637
Florida
Florida (phát âm tiếng Anh: ) là một tiểu bang ở đông nam bộ của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, giáp vịnh Mexico ở phía tây, giáp Alabama và Georgia ở phía bắc, giáp Đại Tây Dương ở phía đông, và ở phía nam là eo biển Florida. Florida là tiểu bang rộng lớn thứ 22, đông dân thứ 4, và có mật độ dân số đứng thứ 8 trong số 50 tiểu bang của Hoa Kỳ. Thủ phủ là Tallahassee, thành phố lớn nhất là Jacksonville, và vùng đô thị Miami là vùng đô thị lớn nhất. Về mặt địa thế, phần lớn lãnh thổ Florida là một bán đảo nằm giữa vịnh Mexico, Đại Tây Dương, và eo biển Florida. Florida có đường bờ biển dài nhất trong số 48 bang liền kề của Hoa Kỳ, với xấp xỉ , và là tiểu bang duy nhất tiếp giáp vịnh Mexico lẫn Đại Tây Dương. Địa hình Florida không có núi non, đất đai trũng thấp không cao hơn mực nước biển là bao, cấu tạo bởi đất trầm tích. Khí hậu Florida gồm vùng cận nhiệt đới ở phía bắc; còn phía nam có khí hậu nhiệt đới. Muông thú trong vườn quốc gia Everglades có những loài tiêu biểu của Florida như cá sấu Mỹ, báo, lợn biển. Năm 1513, nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Juan Ponce de León trở thành người châu Âu đầu tiên tiếp xúc với lãnh thổ Florida ngày nay, ông đặt tên cho lãnh thổ này là "La Florida" ( "đất nhiều hoa") khi đổ bộ lên bờ vào mùa Phục Sinh. Florida từ đó trở thành thách thức đối với các cường quốc thực dân châu Âu cho đến khi trở thành một bang của Hoa Kỳ vào năm 1845. Đây là một địa điểm chính trong các cuộc chiến tranh Seminole chống lại người da đỏ, và cách ly chủng tộc sau Nội chiến Mỹ. Ngày nay, Florida đáng chú ý với cộng đồng nói tiếng Tây Ban Nha lớn, tăng trưởng dân số cao, cũng như các mối quan tâm ngày càng tăng lên về môi trường. Kinh tế Florida dựa chủ yếu vào du lịch, nông nghiệp, và vận tải. Florida cũng được biết đến với các công viên giải trí, sản xuất cam, và Trung tâm vũ trụ Kennedy. Văn hóa Florida phản ánh các ảnh hưởng và kế thừa đa dạng; có thể nhận thấy các di sản của người da đỏ, người Mỹ gốc Âu, người gốc Mỹ Latinh, và người Mỹ gốc Phi trên các công trình kiến trúc và ẩm thực. Lịch sử. Nghiên cứu khảo cổ học cho thấy rằng người da đỏ cổ là giống người đầu tiên cư trú tại Florida, có lẽ sớm nhất là từ 14 nghìn năm trước. Khu vực liên tục có người cư trú trong suốt thời kỳ cổ đại. Sau năm 500 TCN, văn hóa cổ xưa tương đối bất biến trước đó bắt đầu hợp lại thành các văn hóa bản địa đặc biệt. Đến khoảng thế kỷ 16, tức lần đầu tiên có ghi chép lịch sử về Flordia, các nhóm người da đỏ lớn là Apalachee (Florida Cán xoong), Timucua (bắc bộ và trung bộ Florida), Ais (trung bộ duyên hải Đại Tây Dương), Tocobaga (khu vực vịnh Tampa), Calusa (tây nam bộ Florida) và Tequesta (duyên hải đông nam bộ). Florida là nơi đầu tiên tại Hoa Kỳ liền kề có người châu Âu đến. Conquistador người Tây Ban Nha Juan Ponce de León phát hiện bán đảo vào ngày 2 tháng 4 năm 1513. Theo biên niên sử của ông, ông đặt tên cho khu vực là "La Florida" ("đất nhiều hoa") vì khi đó là mùa Phục Sinh, trong tiếng Tây Ban Nha gọi là "Pascua Florida", và do thực vật trong khu vực nở hoa. Loài ngựa bị cư dân bản địa dùng làm thực phẩm đến mức tuyệt chủng vào khoảng 10.000 năm trước, và đến năm 1538 những nhà thám hiểm người châu Âu lại đưa chúng đến Bắc Mỹ và đến Florida. Trong thế kỷ sau đó, cả người Tây Ban Nha và người Pháp đều thiết lập các khu định cư tại Florida với mức độ thành công khác nhau. Năm 1559,Tristán de Luna y Arellano thiết lập một thuộc địa tại Pensacola ngày nay, đây là một trong những nỗ lực đầu tiên của người châu Âu nhằm định cư tại Hoa Kỳ lục địa. Những người Huguenot từ Pháp thành lập pháo đài Caroline tại Jacksonville ngày nay vào năm 1564. Diện tích của Florida thuộc Tây Ban Nha bị thu nhỏ do Anh thiết lập các thuộc địa ở phía bắc và Pháp thiết lập các thuộc địa ở phía tây. Người Anh làm suy yếu quyền lực của người Tây Ban Nha trong khu vực bằng cách cung cấp vũ khí cho các đồng minh Creek và Yamasee, thúc giục họ tấn công các bộ lạc đối tác của người Tây Ban Nha là Timucuan và Apalachee. Florida thu hút nhiều người da đen đến từ các thuộc địa phía nam của Anh tại Bắc Mỹ nhằm thoát khỏi thân phận nô lệ. Khi họ đến Florida, người Tây Ban Nha cải đạo cho họ sang Công giáo La Mã và ban cho họ quyền tự do. Anh Quốc giành quyền kiểm soát Florida và các lãnh thổ khác bằng phương thức ngoại giao vào năm 1763 theo Hòa ước Paris trong Chiến tranh Bảy năm. Anh Quốc chia lãnh thổ họ mới thu được thành Đông Florida với thủ phủ tại St. Augustine, và Tây Florida với thủ phủ tại Pensacola. Anh Quốc cố gắng phát triển hai thuộc địa Florida thông qua nhập di dân để có thêm lao động, song dự án này cuối cùng thất bại. Tây Ban Nha nhận lại hai thuộc địa Florida sau khi Anh Quốc bị các 13 thuộc địa Bắc Mỹ đánh bại và theo Hòa ước Versailles năm 1783, và vẫn tiếp tục được phân thành Đông và Tây Florida. Tây Ban Nha cấp đất cho những ai đến định cư tại thuộc địa, và nhiều người Mỹ chuyển đến đây. Sau khi những người định cư tấn công các đô thị của người da đỏ, người da đỏ Seminole tại Đông Florida bắt đầu tấn công các khu định cư tại Georgia, tuyên bố là theo mệnh lệnh của người Tây Ban Nha. Quân đội Hoa Kỳ dẫn đầu các cuộc xâm nhập ngày càng sâu vào lãnh thổ Tây Ban Nha, bao gồm chiến dịch chống người Seminole vào năm 1817-1818. Sau chiến tranh, Hoa Kỳ kiểm soát Đông Florida trên thực tế. Năm 1819, theo các điều khoản của Hiệp định Adams-Onís, Tây Ban Nha nhượng Florida cho Hoa Kỳ để đổi lấy 5 triệu USD và Hoa Kỳ từ bỏ mọi tuyên bố chủ quyền tại Texas mà họ có thể từ Thương vụ Louisiana. Người da đen tự do và các nô lệ người da đỏ, người Seminole Đen, sống gần St. Augustine, chạy sang La Habana của Cuba để tránh phải chịu sự quản lý của Hoa Kỳ. Một số người Seminole cũng bỏ các khu định cư của họ và di chuyển xa hơn về phía nam. Hàng trăm người Seminole Đen và nô lệ bỏ trốn đã chạy thoát vào đầu thế kỷ 19 từ mũi Florida sang Bahamas, định cư trên đảo Andros. Năm 1830, do Đạo luật người da đỏ Di dời được thông qua và do định cư tăng lên, chính phủ Hoa Kỳ chịu áp lực lớn hơn trong việc di dời người da đỏ khỏi các vùng đất của họ tại Florida. Để cản trở các địa chủ Georgia, người Seminole chứa chấp và tích hợp những người da đen chạy trốn, gọi là người Seminole da đen, và xung đột giữa người da trắng và người da đỏ tăng lên cùng với dòng người đến định cư. Năm 1832, chính phủ Hoa Kỳ ký kết Hiệp định Payne's Landing với một số tù trưởng người Seminole, hứa hẹn với họ về các vùng đất phía tây sông Mississippi nếu họ chấp thuận tự nguyện dời khỏi Florida. Khi đó, một số người Seminole dời đi, song một số còn lại vẫn chuẩn bị phòng phủ bảo vệ đất đai mà họ tuyên bố. Quân đội Hoa Kỳ đến vào năm 1835 và bắt người Seminole phải thi hành hiệp ước trước áp lực từ những người định cư da trắng. Chiến tranh Seminole lần thứ hai kết thúc khi Hoa Kỳ từ bỏ việc chiến đấu do chi phí quá lớn. Ngày 3 tháng 3 năm 1845, Florida trở thành bang thứ 27 của Hoa Kỳ, là bang duy trì chế độ nô lệ, song ban đầu dân số tăng trưởng chậm. Những người định cư da trắng tiếp tục xâm phạm các vùng đất mà người Seminole đang sử dụng, và chính phủ Hoa Kỳ quyết định tiến hành nỗ lực khác nhằm chuyển những người Seminole còn lại về phía tây. Chiến tranh Seminole lần thứ ba kéo dài từ năm 1855 đến năm 1858, kết quả là di dời hầu hết những người Seminole còn lại. Song sau ba cuộc chiến, Hoa Kỳ vẫn thất bại trong việc buộc toàn bộ người da đỏ Seminole tại Florida dời về phía tây. Hàng trăm người Seminole vẫn ở lại và hậu duệ của họ vẫn sinh sống tại bang, hai bộ lạc tại Florida được công nhận ở cấp liên bang. Những người định cư da trắng bắt đầu lập các đồn điền trồng bông tại Florida, do đây là lĩnh vực đòi hỏi nhiều lao động nên họ mua nô lệ trong thị trường nội địa. Ngày 10 tháng 1 năm 1861, trước khi nổ ra Nội chiến Hoa Kỳ, Florida tuyên bố ly khai khỏi Liên bang; mười ngày sau, bang trở thành một thành viên sáng lập của Liên minh quốc châu Mỹ. Sau Nội chiến, ngày 25 tháng 6 năm 1868, Florida phục hồi đại diện trong quốc hội liên bang. Sau thời kỳ Tái thiết, các đảng viên Dân chủ giành được quyền lực trong quốc hội bang vào thập niên 1870. Năm 1885, họ tạo ra một hiến pháp mới, sau đó là các điều luật mà trên thực tế tước quyền bầu cử của hầu hết người da đen và nhiều người da trắng nghèo khổ trong vài năm sau đó, với các yêu cầu về thuế khoán, kiểm tra việc biết chữ, và đòi hỏi về cư trú. Việc tước quyền bầu cử đối với hầu hết người da đen trong bang kéo dài cho đến Phong trào dân quyền vào thập niên 1960. Cho đến giữa thế kỷ 20, Florida vẫn là bang miền Nam ít dân nhất, với chỉ 528.542 người vào năm 1900, trong đó 44% là người Mỹ gốc Phi. Mọt bông tàn phá các vụ mùa bông, các tư hình và bạo lực sắc tộc vào đầu thế kỷ 20 dẫn đến một số lượng kỷ lục người Mỹ gốc Phi rời khỏi bang trong Đại di cư để đến các thành thị công nghiệp ở phía bắc và trung tây. Bốn mươi nghìn người da đen, chiếm khoảng 1/5 dân số của họ vào năm 1900, dời đi để tìm các cơ hội tốt hơn. Về mặt lịch sử, kinh tế Florida dựa trên các nông sản như chăn nuôi gia súc, đường, cam, cà chua, dâu tây. Thịnh vượng kinh tế trong thập niên 1920 tại Hoa Kỳ thúc đẩy du lịch đến Florida và các phát triển liên quan về khách sạn và cộng đồng nghỉ dưỡng. Cuộc bùng nổ đất đai tại Florida trong thập niên 1920 khiến bất động sản phát triển mãnh liệt trong một giai đoạn ngắn. Florida bị tàn phá trong các trận bão năm 1926 và 1928, tiếp theo là thị trường chứng khoán sụp đổ và Đại suy thoái. Kinh tế Florida không phục hồi hoàn toàn cho đến khi Hoa Kỳ tiến hành tăng cường quân sự trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Khí hậu được điều hòa và mức phí sinh hoạt thấp khiến Florida trở thành một nơi cư trú lý tưởng. Di dân từ Rust Belt và đông bắc khiến dân số bang tăng mạnh sau chiến tranh. Trong các thập niên gần đây, có thêm nhiều di dân đến Florida để tìm việc làm trong nền kinh tế đang phát triển của bang. Địa lý. Địa hình. Phần lớn bang Florida nằm trên một bán đảo giữa vịnh Mexico, Đại Tây Dương và eo biển Florida. Florida trải dài trên hai múi giờ, duỗi thẳng về tây bắc tạo thành một cán xoong, dọc theo phía bắc của vịnh Mexico. Ở phía bắc, Florida giáp với các bang Georgia và Alabama, và ở cực tây, cũng là phần cuối của cán xoong, là Alabama. Florida lân cận với hai quốc gia Bahamas và Cuba. Florida là một trong các bang lớn nhất ở phía đông của sông Mississippi, và chỉ xếp sau Alaska và Michigan về diện tích nội thủy. Đồi Britton là điểm cao nhất tại Florida với cao độ , cao độ thấp nhất trong các điểm cao nhất bang tại Hoa Kỳ. Phần lớn diện tích nằm ở phía nam của Orlando thấp và bằng phẳng; phần lớn Florida có cao độ dưới , bao gồm nhiều khu vực dân cư như Miami. Miami và những nơi khác tại nam Florida là những khu vực dễ bị tổn thương nhất trên thế giới do mực nước biển dâng có liên hệ với sự ấm lên toàn cầu. Tuy nhiên, tại một số nơi như Clearwater có các cảnh quan cao so với mực nước biển. Phần lớn Trung và Bắc Florida, đặc biệt là những nơi cách đường bờ biển hoặc hơn, có các đồi lượn sóng với cao độ biến đổi từ . Điểm cao nhất trên bán đảo Florida (đông và nam sông Suwanee) là núi Sugarloaf với một đỉnh cao tại quận Lake. Khí hậu. Khí hậu tại Florida được điều hòa phần nào vì mọi nơi tại bang đều năm không quá xa biển. Ở phía bắc hồ Okeechobee, kiểu khí hậu thường thấy là cận nhiệt đới ẩm (Köppen: "Cfa"), trong khi các khu vực duyên hải ở phía nam của hồ có khí hậu nhiệt đới (Köppen: "Aw"). Nhiệt độ tối cao trung bình vào cuối tháng 7 là khoảng 90 °F (32–34 °C). Nhiệt độ tối thấp trung bình từ đầu đến giữa tháng 1 dao động từ khoảng 40 °F (4–7 °C) tại bắc bộ Florida đến trên từ Miami về phía nam. Với nhiệt độ trung bình ngày là , Florida là bang ấm nhất tại Hoa Kỳ. Biệt danh của Florida là "bang ánh nắng", song thời tiết khắc nghiệt là điều diễn ra phổ biến trong bang. Trung Florida được gọi là thủ đô tia sét của Hoa Kỳ do là nơi bị sét đánh nhiều nhất quốc gia. Florida nằm trong số các bang có lượng mưa bình quân cao nhất, phần lớn là do dông vào buổi chiều là hiện tượng phổ biến, chúng diễn ra tại bang từ cuối mùa xuân đến đầu mùa thu. Một phần nhỏ ở phía đông của Florida, gồm có Orlando và Jacksonville, có số giờ nắng hàng năm từ 2.400 đến 2.800. Phần còn lại của bang, gồm có Miami, nhận được từ 2.800 đến 3.200 giờ nắng mỗi năm. Xoáy thuận nhiệt đới là một mối đe dọa nghiêm trọng trong mùa bão, vốn kéo dài từ tháng 6 đến hết tháng 11, song một số cơn bão xuất hiện ngoài mùa này. Florida là bang chịu nhiều bão nhất, với vùng nước cận nhiệt đới và nhiệt đới và một đường bờ biển dài. Từ năm 1851 đến năm 2006, Florida bị 114 cơn bão tấn công, 37 trong số đó ở cấp 3 hoặc lớn hơn theo thang bão tại Hoa Kỳ. Môi trường và tài nguyên. Florida có tiêu thụ năng lượng bình quân ở mức thấp. Có ước tính rằng khoảng 4% năng lượng của bang được phát từ các nguồn tài nguyên tái tạo. Sản xuất năng lượng của Florida chiếm 6% tổng sản phẩm năng lượng quốc gia, trong khi sản sinh các chất gây ô nhiễm ở mức thấp hơn, với 5.6% đối với nitơ oxide, 5,1% với các bon dioxide, và 3,5% đối với sunphua dioxide. Các nguồn tài nguyên dầu khí quan trọng được cho là nằm ngoài khơi bờ biển phía tây của Florida trong vịnh Mexico, song khu vực này đóng cửa đối với thăm dò kể từ năm 1981. Nhân khẩu. Cục Thống kê Hoa Kỳ ước tính dân số Florida vào ngày 1 tháng 7 năm 2013 là 19.552.860, tăng 4,0% kể từ cuộc điều tra nhân khẩu Hoa Kỳ năm 2010. Dân số Florida trong cuộc điều tra nhân khẩu năm 2010 là 18.801.310. Năm 2010, trung tâm dân số của Florida nằm giữa Fort Meade và Frostproof. Trung tâm dân số dời ít hơn 5 dặm về phía đông và xấp xỉ 1 dặm về phía bắc từ năm 1980 đến 2010 và nằm trong quận Polk kể từ điều tra nhân khẩu năm 1960. Khoảng hai phần ba dân số Florida sinh ra tại bang khác, đây là tỷ lệ cao thứ hai tại Hoa Kỳ. Năm 2010, di dân bất hợp pháp chiếm khoảng 5,7% dân số Florida, đây là tỷ lệ cao thứ sáu tại Hoa Kỳ. Có khoảng 675.000 di dân bất hợp pháp tại bang trong năm 2010. Năm 2008, có 186.102 người hưu trí từng là nhân viên quân sự tại bang. Một thăm dò của Gallup vào năm 2013 cho thấy 47% cư dân Florida chấp thuận rằng bang nhà là bang tốt nhất để sống. Theo điều tra nhân khẩu Hoa Kỳ năm 2010, Florida có thành phần dân tộc: Trong cùng năm, người gốc Mỹ Latinh và Iberia chiếm 22,5% dân số. Các nguồn gốc được thuật lại lớn nhất trong cuộc điều tra nhân khẩu năm 2000 là người Đức (11,8%), người Ireland (10,3%), người Anh (9,2%), người Mỹ (8%), người Ý (6,3%), người Cuba (5,2%), người Puerto Rico (3,0%), người Pháp (2,8%), người Ba Lan (2,7%) và người Scotland (1,8%). Trong cuộc điều tra này, 1.278.586 người tại Florida tự xác định có tổ tiên "người Mỹ"; hầu hết những người này có nguồn gốc người Anh, một số có nguồn gốc Scotland-Ireland; tuy nhiên gia đình họ sống tại Hoa Kỳ từ rất lâu, có trường hợp là từ thời kỳ thuộc địa, do vậy họ chọn tự xác định đơn giản là có tổ tiên "người Mỹ" hoặc không biết rõ về tổ tiên họ. Trong điều tra nhân khẩu Hoa Kỳ năm 1980, nhóm dân tộc lớn nhất ghi nhận tại Florida là người Anh với 2.232.514 người Florida tuyên bố rằng họ là người Anh hoặc hầu hết tổ tiên là người Anh. Trước Nội chiến Mỹ, khi chế độ nô lệ còn hợp pháp, và trong thời kỳ Tái thiết sau đó, người da đen chiếm gần một nửa dân số của bang. Thành phần của họ suy giảm trong thế kỷ sau đó, do nhiều người da đen tại Florida chuyển đến phía bắc trong Đại di cư, trong khi có một lượng lớn người da trắng chuyển đến bang từ phía bắc. Vào năm 1970, người da trắng phi Hispanic chiếm gần 80% dân số của Florida. Gần đây, thành phần cư dân de đen tại Florida lại tăng lên, hiện những nơi tập trung đông người da đen là bắc bộ Florida, vùng vịnh Tampa, khu vực Orlando. Người gốc Mỹ Latinh và Iberia (Hispanic) tại Floria gồm có các cộng đồng lớn của người Mỹ gốc Cuba tại Miami và Tampa, của người Puerto Rico tại Orlando và Tampa, và của các công nhân di cư người Trung Mỹ tại nội địa Tây-Trung và Nam Florida. Cộng đồng Hispanic tiếp tục phát triển đông hơn và lưu động hơn. Năm 2011, 57% trẻ em Florida dưới 1 tuổi thuộc các nhóm dân thiểu số. Năm 2012, 75% dân cư Florida sống cách bờ biển dưới . Do có số lượng lớn người nhập cư và công dân Hoa Kỳ chuyển đến Florida từ toàn quốc (đặc biệt là từ đông bắc), có nhiều phương ngôn của tiếng Anh được nói tại Florida. Có thể nghe thấy phương ngữ khu vực thành phố New York và nhiều loại tiếng Anh New England dọc theo vùng bờ biển Đại Tây Dương, đặc biệt la dọc theo Gold Coast và Nam Florida. Vùng bờ biển phía tây dọc theo vịnh Mexico có nhiều người nói tiếng Anh Mỹ nội địa đông bắc hơn, họ có nguồn gốc từ Trung Tây và Đại Hồ và chuyển đến Tây Nam Florida hay vịnh Tampa Bay. Trung Florida có xu hướng hiện diện tất cả các phương ngôn chiếm ưu thế. Giọng Miami có xu hướng được nói bởi những người sinh ra và/hoặc lớn lên tại hoặc quanh quận Miami-Dade và một vài nơi khác tại Nam Florida, không phân biệt bối cảnh chủng tộc hay dân tộc, song nổi bật hơn trong cộng đồng người Hispanic. Tại Trung Florida và vùng vịnh Tampa, tiếng Anh Latinh New York có thể phổ biến hơn với các thế hệ người Puerto Rico tại Hoa Kỳ, người Mỹ gốc Dominica, người Mỹ gốc Colombia, và những người Mỹ gốc Hispanic khác tiếp tục chuyển khỏi vùng đô thị New York với số lượng lớn. Năm 2010, 73,36% cư dân Florida 5 tuổi hoặc lớn hơn nói tiếng Anh tại nhà như ngôn ngữ chính, trong khi 19,54% nói tiếng Tây Ban Nha, 1,84% nói tiếng Pháp bồi (hầu như toàn bộ là tiếng Haiti bồi), 0,60% nói tiếng Pháp, và tiếng Bồ Đào Nha được 0,50% dân số nói. Tổng cộng, 26,64% dân số Florida 5 tuổi hoặc lớn hơn có ngôn ngữ mẹ đẻ không phải là tiếng Anh. Năm 2010, ba giáo phái chi phối tại Florida là Giáo hội Công giáo Rôma, Hội Báp-tít phương Nam, và Giám hội Giám Lý Thống nhất. Tại Florida có một cộng đồng Do Thái đáng kể, tập trung chủ yếu tại nam Florida; đây là cộng đồng Do Thái lớn nhất tại miền Nam Hoa Kỳ và lớn thứ ba toàn quốc sau New York và California. Tín đồ các tôn giáo hiện nay tại Florida gồm Tin Lành với 48%, Công giáo La Mã với 26%, Do Thái với 3%, Nhân Chứng Giê-hô-va với 1%, Hồi giáo với 1%, Chính Thống giáo với 1%, Phật giáo với 0,5% và Ấn Độ giáo với 0,5%. Người vô thần, thần luận tự nhiên và không tôn giáo khác chiếm 16% dân số của Florida. Quản trị. Cấu trúc, nhiệm vụ, chức năng và hoạt động cơ bản của chính phủ bang Florida được xác định thông qua Hiến pháp Florida, văn kiện này thiết lập các luật cơ bản của bang và đảm bảo nhiều quyền lợi và tự do khác nhau của nhân dân. Chính phủ bang gồm ba nhánh riêng biệt là tư pháp, hành pháp, và lập pháp. Các dự luật do Cơ quan lập pháp Florida ban hành sẽ trở thành luật khi được thống đốc ký. Cơ quan lập pháp Florida gồm có Tham nghị viện tức Thượng viện Florida với 40 thành viên, và Chúng nghị viện tức Hạ viện Flordia với 120 thành viên. Tòa án Tối cao Florida gồm một chánh án và sáu thẩm phán. Florida gồm có 67 quận, một số tài liệu chỉ ghi 66 do Duval County được đồng nhất với Thành phố Jacksonville. Florida có 379 thành phố (trong tổng số 411) báo cáo thường xuyên đến Bộ Thuế Florida, song nhiều khu tự quản hợp nhất khác không thực hiện. Nguồn thu chính của chính phủ bang là thuế tiêu thụ, nguồn thu chính của các thành phố và quận là thuế tài sản. Mặc dù hầu hết cử tri đăng ký theo Đảng Dân chủ, song từ năm 1952 thì bang bỏ phiếu cho các ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa ngoại trừ vào năm 1964, 1976, 1996, 2008 và 2012. 2008 đánh dấu lần đầu tiên kể từ thời Franklin D. Roosevelt mà Florida bỏ phiếu cho một ứng cử viên Dân chủ miền Bắc. Đại biểu quốc hội đầu tiên thuộc Đảng Cộng hòa tại Florida thời hậu Thái thiết đắc cử vào năm 1954. Thượng nghị sĩ Cộng hòa đầu tiên đắc cử thời hậu Tái thiết là vào năm 1968, hai năm sau khi thống đốc Cộng hòa đầu tiên thời hậu Tái thiết đắc cử. Năm 1972, Florida thực hiện bảo hộ thiệt hại cá nhân bảo hiểm ô tô bắt buộc đối với các lái xe, trở thành bang thứ nhì trong toàn quốc ban hành một luật bảo hiểm không kể bên có lỗi. Việc dễ dàng được nhận tiền theo luật này được cho là dẫn đến gia tăng gian lận bảo hiểm. Florida được xếp hạng bang nguy hiểm thứ năm vào năm 2009, xếp hạng này dựa trên báo cáo các tội ác nghiêm trọng trong năm 2008. Florida xếp hạng sáu về lừa đảo vào năm 2010. Bang xếp hạng nhất về lừa đảo thế chấp vào năm 2009. Năm 2009, 44% tai nạn trên xa lộ liên quan đến đồ uống có cồn. Florida là một trong bảy bang cấm mang súng ngắn công khai (tức không để người khác trông thấy), luật này được ban hành vào năm 1987. Kinh tế. Trong thế kỷ 20, du lịch, công nghiệp, xây dựng, ngân hàng quốc tế, y sinh học và khoa học sinh mệnh, nghiên cứu y tế, đào tạo mô phỏng, không gian và phòng thủ, và du hành không gian thương mại đóng góp cho sự phát triển kinh tế của bang. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Florida trong năm 2010 là $748 tỷ. GDP của bang cao thứ tư tại Hoa Kỳ. Năm 2010, Florida trở thành bang xuất khẩu hàng hóa thương mại lớn thứ tư. Đóng góp chính cho tổng sản phẩm của bang trong năm 2007 là dịch vụ tổng hợp, dịch vụ tài chính, mậu dịch, giao thông vận tải và tiện ích công cộng, chế tạo và xây dựng. Trong năm 2010–11, ngân sách của bang là $70,5 tỷ, từng đạt đến $73,8 tỷ trong năm 2006–07. Chief Executive Magazine cho rằng Florida là bang tốt thứ ba để kinh doanh vào năm 2011. Kinh tế được thúc đẩy hầu như hoàn toàn nhờ 19 khu vực đô thị trong bang, vào năm 2004 chúng chiếm tổng cộng 95,7% tổng sản phẩm nội địa của bang. Năm 2011, thu nhập bình quân đầu người của Florida là $39.563, xếp thứ 27 toàn quốc. Trong tháng 2 năm 2011, tỷ lệ thất nghiệp của bang là 11,5%. Florida là một trong bảy bang không áp đặt thuế thu nhập cá nhân. Hiến pháp Florida thiết lập một mức lương tối thiểu cấp bang, nó được điều chỉnh theo lạm phát thường niên. Tính đến 1 tháng 1 năm 2012, mức lương tối thiểu của Florida là $4,65 đối với vị trí "được tip"', và $7,67 cho vị trí "không được tip"- cao hơn mức của liên bang là $7,25. Florida có 4 thành phố trong 25 thành phố đứng đầu toàn quốc về nợ thẻ tín dụng (2011). Bang cũng có tỷ lệ nợ quá hạn thẻ tín dụng cao thứ hai. Có 2,4 triệu người Florida sống trong nghèo khổ vào năm 2008. 18,4% trẻ 18 tuổi và nhỏ hơn sống trong nghèo khổ. Miami là thành phố lớn nghèo thứ sáu tại Hoa Kỳ (2010). Năm 2010, trên 2,5 triệu người Florida dựa vào tem thực phẩm, tăng từ 1,2 triệu vào năm 2007. Để đủ điều kiện, người Florida cần có thu nhập ít hơn 133% mức nghèo liên bang, tức là dưới $29.000 cho một gia đình bốn người. Đầu thế kỷ 20, các nhà đầu cơ đất chú ý đến Florida, và các doanh nhân như Henry Plant và Henry Flagler phát triển các hệ thống đường sắt, điều này khiến dân chúng chuyển đến do hấp dẫn từ khí hậu và kinh tế địa phương. Từ đó trở đi, du lịch bùng nổ, thúc đẩy một chu kỳ chôn vùi một phần lớn đất nông nghiệp. Bùng nổ xây dựng đầu thế kỷ 21 để lại cho Florida 300.000 nhà trống vào năm 2009, theo số liệu của bang. Năm 2009, Cục điều tra nhân khẩu Hoa Kỳ ước tính rằng người Florida dành trung bình 49,1% thu nhập cá nhân cho các phí tổn liên quan đến nhà ở, một tỷ lệ cao thứ ba toàn quốc. Du lịch là lĩnh vực lớn nhất trong kinh tế Florida. Thời tiết ấm, ánh nắng mặt trời và hàng trăm dặm bãi biển thu hút khoảng 60 triệu du khách đến bang mỗi năm. Florida là địa điểm đứng đầu trong năm 2011. Nhiều đô thị bãi biển là các địa điểm du lịch phổ biến, đặc biệt là trong mùa đông và nghỉ xuân. 23 triệu du khách đến các bãi biển của Florida vào năm 2000, chi tiêu $22 tỷ. Công chúng có quyền tiếp cận bãi biển theo thuyết tín thác công cộng, song một số khu vực thực tế có thể bị chủ sở hữu tư nhân ngăn tiếp cận trong một khoảng cách dài. Nông nghiệp là ngành kinh tế lớn thứ hai tại Florida. Các loại quả thuộc chi Cam chanh, đặc biệt là cam, là một phần quan trọng trong kinh tế, và Florida sản xuất phần lớn các loại quả thuộc chi Cam chanh trồng tại Hoa Kỳ. Năm 2006, 67% quả thuộc chi Cam chanh, 75% quả cam, 58% quả quýt, và 54% quả bưởi chùm được trồng tại Florida. Khoảng 95% số cam thương mại sản xuất trong bang là dành cho chế biến (hầu hết là nước cam ép, đồ uống chính thức của bang). Các nông sản khác gồm có mía, dâu tây, cà chua và cần tây. Bang đứng đầu Hoa Kỳ về sản xuất ngô ngọt và đậu cô ve. Năm 2009, giá trị ngư nghiệp tại Florida là $6 tỷ, tạo 60.000 việc làm cho các mục đích thể thao và thương mại. Khai mỏ Phosphat tập trung tại Thung lũng Bone, đây là ngành kinh tế lớn thứ ba tại Florida. Bang sản xuất khoảng 74% nhu cầu phosphat của các nông dân tại Hoa Kỳ và chiếm 25% nguồn cung thế giới, với khoảng 95% sử dụng cho nông nghiệp. Từ khi NASA cho lập các địa điểm phóng Merritt Island trên mũi Canaveral (nổi tiếng nhất là Trung tâm vũ trụ Kennedy) vào năm 1962, Florida phát triển một ngành công nghiệp không gian đáng kể. Lĩnh vực kinh tế chính khác tại Florida là quân sự, có 24 căn cứ quân sự trong bang, Bộ Tư lệnh Trung ương Hoa Kỳ nằm tại Tampa, Bộ Tư lệnh miền Nam Hoa Kỳ nằm tại Doral, và Bộ Tư lệnh các hoạt động đặc biệt Hoa Kỳ nằm tại Tampa. Có khoảng 100 nghìn nhân viên quân sự Hoa Kỳ đóng tại Florida, đóng góp trực tiếp và gián tiếp $52 tỷ mỗi năm cho kinh tế bang.
9,654
584663
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9654
Báp-tít
Báp-tít là một nhóm các giáo hội Cơ Đốc giáo cho rằng phép báp têm chỉ nên được cử hành cho những người tự tuyên xưng đức tin. Họ được xem là một trong những giáo phái thuộc cộng đồng Kháng Cách ("Protestantism"), và về mặt giáo lý, hầu hết có quan điểm theo phong trào Tin Lành ("evangelicalism"). Tín hữu Báp-tít nhấn mạnh đến nghi thức báp têm theo cách dầm mình, xem nghi thức này là sự xưng nhận đức tin vào Chúa Giê-xu là Chúa và Cứu Chúa. Cấu trúc tổ chức theo thể chế tự trị giáo đoàn ("congregationalism"), chú trọng vào quyền tự trị dành cho các nhà thờ địa phương. Thường thì các nhà thờ Baptist tự nguyện kết hợp lại với nhau trong các tổ chức như Liên hiệp Báp-tít Nam phương. Tín hữu Baptist gọi nhà thờ địa phương là hội thánh, vì họ bác bỏ các khái niệm về giáo hội cấp quốc gia hoặc cấp khu vực. Như vậy, trong cộng đồng Baptist, các cấu trúc tổ chức cấp quốc gia hoặc khu vực chỉ được xem là những tổ chức có tính hội đoàn (không phải giáo hội), liên kết các hội thánh địa phương nhằm phục vụ một số mục đích như hợp tác trong truyền bá phúc âm, hoặc hỗ trợ nhau Xác tín. Vì không chấp nhận một cơ chế tập trung quyền lực vào trung ương, các xác tín được chấp nhận trong vòng các hội thánh Báp-tít là đa dạng. Tuy nhiên, có một số xác tín được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng Báp-tít, tương tự với các tín lý của nhiều giáo phái sản sinh từ cuộc Cải cách Kháng Cách. Đặc điểm. Những xác tín của cộng đồng Báp-tít được thể hiện qua cách trình bày sau với nội dung xuất phát từ những chữ cái đầu dòng (theo tiếng Anh): Báp têm là thánh lễ dành cho một cá nhân sau khi người ấy xưng nhận Giê-xu là Chúa và Cứu Chúa. Tín hữu Báp-tít chấp nhận báp têm theo ý nghĩa là một sự thể hiện có tính biểu trưng cho sự tẩy sạch tội lỗi từ bên trong, khi một người chấp nhận Giê-xu là Cứu Chúa, cũng là cơ hội để một tín hữu gia nhập vào cộng đồng Cơ Đốc giáo nói chung, và vào một hội thánh địa phương nói riêng. Hầu hết các hội thánh Báp-tít đều xem Lễ Báp têm là điều kiện căn bản để gia nhập hội thánh. Tín hữu Báp-tít nhấn mạnh (dù không luôn luôn) đến nghi thức báp têm theo cách dầm mình. Nghi thức này được cho là được thực hành bởi Giăng Báp-tít ("John the Baptist"), theo đó người thụ lễ được ấn sâu vào trong nước. Người hành lễ (thường là mục sư, nhưng tín hữu cũng có thể hành lễ) nhân danh Ba Ngôi theo Phúc âm Mátthêu 28. 19 ("hãy nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Linh mà làm báp têm cho họ"). Nghi thức này được xem là biểu trưng cho sự chết, sự chôn và sự phục sinh của Chúa Giê-xu. Trong những trường hợp đặc biệt như người thụ lễ là người bệnh hoặc người lớn tuổi, lễ báp têm được cử hành theo cách rảy nước có thể được chấp nhận như một nghi thức thay thế. Một số hội thánh Báp-tít công nhận lễ báp têm của các giáo phái khác miễn là không phải báp têm dành cho trẻ em. Tuy nhiên, theo quan điểm phổ biến trong cộng đồng Báp-tít, nghi thức báp têm theo cách dầm mình là chọn lựa tốt nhất. Tín hữu Báp-tít bác bỏ nghi thức báp têm dành cho trẻ em vì họ tin rằng, trong phạm trù của sự cứu rỗi linh hồn, cha mẹ không thể quyết định thay cho con cái của mình. Chỉ có những người đã đến "tuổi chịu trách nhiệm" mới có thể thụ lễ báp têm. Đó là tuổi mà con người có đủ hiểu biết để chịu trách nhiệm về tội lỗi của mình. Nhiều tín hữu Báp-tít tin rằng ở tuổi 12, Chúa Giê-xu bắt đầu thi hành công việc của Thiên Chúa, nên tuổi này có thể là một gợi ý điển hình cho "tuổi chịu trách nhiệm". Thể chế. Thể chế tự trị giáo đoàn, được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng Báp-tít, giành quyền tự trị cho các hội thánh địa phương trong các lãnh vực như điều hành, tổ chức và thần học. Nhiều hội thánh Báp-tít từ chối đặt mình dưới quyền kiểm soát của bất cứ cấu trúc hành chính nào như hội đồng quốc gia hay bất cứ chức sắc nào như giám mục hay giáo hoàng. Về tổ chức, việc chọn các viên chức lãnh đạo hội thánh, chấp nhận hoặc bác bỏ một học thuyết, sẽ được quyết định bởi toàn thể thành viên trong hội thánh theo một tiến trình dân chủ. Tuy nhiên, một số đại giáo đoàn ("megachurch") chấp nhận một thể chế trao nhiều quyền hạn cho các mục sư, khi ấy các thành viên sẽ không còn nhiều cơ hội tham gia vào các quyết định của hội thánh qua lá phiếu của mình. Ngay từ đặc tính của mình, vì nhu cầu hợp tác để tồn tại và phát triển, thể chế tự trị giáo đoàn là vườn ươm sản sinh nhiều cấu trúc liên kết các hội thánh địa phương vào các hiệp hội như Liên hiệp Báp-tít Nam phương ("Southern Baptist Convention"), tổ chức Báp-tít lớn nhất Hoa Kỳ với gần 16 triệu tín hữu. Những hiệp hội này được hình thành nhằm hỗ trợ các công tác như truyền giáo hay các hoạt động từ thiện, nhưng các hiệp hội không có bất kỳ thẩm quyền nào trên các hội thánh địa phương; các hội thánh địa phương tự quyết định cho mình mức độ họ muốn tham gia vào các hiệp hội. Dù đang hiện hữu hàng trăm hiệp hội Baptist, nhiều hội thánh địa phương lại không muốn tham gia vào bất cứ hiệp hội nào. Phân lập giữa Giáo hội và Nhà nước. Tín hữu Báp-tít, nhiều người đã bị cầm tù hoặc hi sinh mạng sống vì niềm tin của họ, đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo và nguyên tắc phân lập giữa giáo hội và nhà nước tại Anh Quốc và Hoa Kỳ. Năm 1612, Smyth viết "các viên chức chính phủ, chiếu theo chức trách của mình, không nên can thiệp vào tôn giáo, hay các vấn đề của lương tâm". Cũng vào năm ấy, Thomas Helwys viết, Hoàng đế Anh có thể "đòi hỏi nơi thần dân những điều nhà vua muốn, và chúng ta phải vâng phục, nhưng đối với Vương quốc của Thiên Chúa, nhà vua không nên can dự vào". Ủng hộ nguyên tắc phân lập giữa giáo hội và nhà nước không có nghĩa là rút lui khỏi lãnh vực chính trị, và tín hữu Báp-tít thường không tránh né các hoạt động chính trị. Gần đây tại Hoa Kỳ, tín hữu Báp-tít thường tham gia các hoạt động chính trị gây tranh cãi như chống cờ bạc, rượu, phá thai, hôn nhân đồng tính... Tại một số tiểu bang miền Nam, nơi tín hữu Báp-tít cấu thành đại bộ phận dân số, họ đã thành công trong nỗ lực thông qua các đạo luật cấm bán rượu và ngăn cản một số hình thức cờ bạc. Thẩm quyền của Kinh Thánh. Thẩm quyền của Kinh Thánh, hay "sola scriptura", ngụ ý Kinh Thánh là nguồn thẩm quyền duy nhất đến từ Thiên Chúa để trình bày chân lý, nên được hiểu trong nội dung của sự tương phản với thẩm quyền của truyền thống tông đồ trong Giáo hội Công giáo Rôma. Bất cứ quan điểm nào không được hậu thuẫn bởi Kinh Thánh đều được xem là dựa vào truyền thống của con người hơn là theo sự dẫn dắt của Thiên Chúa. Mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm trước Thiên Chúa về cách người ấy hiểu biết Kinh Thánh, vì vậy tín hữu được khuyến khích tìm kiếm sự cứu rỗi bằng cách nghiên cứu Kinh Thánh với nhiệt tâm và lòng tôn kính. Tín hữu Báp-tít thuộc Phong trào Nền tảng ("Fundamentalism") chia sẻ một quan điểm chung về tính chân xác của Kinh Thánh cùng với cách giải thích Kinh Thánh theo nghĩa đen và một số vấn đề thần học khác. Tuy nhiên, do tính đa nguyên của thể chế tự trị giáo đoàn, nhiều tín hữu Báp-tít không giải thích Kinh Thánh theo nghĩa đen, cũng không theo khuynh hướng Nền tảng; dù phần lớn tín hữu Báp-tít đều tin vào thẩm quyền của Kinh Thánh. Hầu hết những người theo khuynh hướng trung dung trong cộng đồng Báp-tít thích dùng thuật ngữ "soi dẫn" để miêu tả Kinh Thánh hơn là thuật ngữ "không sai lầm". Dù tín hữu Báp-tít vẫn xem Kinh Thánh là nguồn thẩm quyền duy nhất, họ lại thích trích dẫn những tác phẩm có tính minh hoạ cho Kinh Thánh, nhiều nhất là "Thiên lộ Lịch trình" của John Bunyan. Chức Tư tế cho mọi tín hữu. Mệnh đề này ngụ ý mọi tín hữu Cơ Đốc đều có quyền trực tiếp đến với Thiên Chúa, và chân lý có thể được tìm thấy trong Kinh Thánh mà không cần có sự giúp đỡ của một giai cấp trung gian. Học thuyết này đặt nền tảng trên 1 Peter ("Phêrô" hoặc "Phi-e-rơ") 2.9 ("Anh em là dòng dõi được lựa chọn, là chức tư tế của nhà vua, là dân thánh, là dân thuộc về Thiên Chúa"). Martin Luther, tiếp bước John Wycliff, rao giảng học thuyết này trong cuộc Cải cách Kháng Cách vào thế kỷ 16. Đây là một trong những tín lý căn bản giúp xây dựng niềm xác tín của tín hữu Báp-tít về quyền tự do tôn giáo. Công chính bởi đức tin. Được xưng công chính bởi đức tin, hay "sola fide", ngụ ý rằng chỉ bởi đức tin (không phải bởi công đức) mà tín hữu nhận lãnh sự cứu rỗi. Thần học Báp-tít cho rằng nhân loại đã bị ô uế bởi tội lỗi vì cớ sự phản loạn của Adam và Eva chống nghịch Thiên Chúa, vì tội nguyên thủy này mà con người bị hư mất đời đời. Nhưng Chúa Cơ Đốc chết trên thập tự giá để ban cho con người sự sống vĩnh hằng, miễn là họ chấp nhận Chúa Cơ Đốc vào trong đời sống của mình và khẩn cầu Ngài tha thứ tội lỗi. Nghi thức. Tâm điểm của nghi thức thờ phụng Báp-tít là phần giảng luận. Bài giảng thường có độ dài từ 30 đến 60 phút. Diễn giả có thể chọn trình bày bài giảng của mình theo phương pháp luận giải - tập chú vào một đoạn kinh thánh và giải thích ý nghĩa của nó - hay theo chủ đề, biện luận về một chủ đề đang được quan tâm, với sự hỗ trợ của các đoạn Kinh Thánh liên quan. Bên cạnh đó là phần âm nhạc, với sự tham gia của các ca đoàn và toàn thể giáo đoàn. Hiện nay có hai chọn lựa cho phần âm nhạc trong nghi thức thờ phụng, các bài thánh ca truyền thống hay âm nhạc Cơ Đốc đương đại. Thánh lễ Tiệc Thánh có thể được cử hành hằng tuần, hằng tháng hoặc ba tháng một lần, thường vào cuối lễ thờ phụng. Tín hữu dự tiệc thánh để tưởng niệm sự chết của Chúa Cơ Đốc và để dự phần vào thân thể và huyết của Chúa Giê-xu, được biểu trưng bởi bánh và nước. Nguồn gốc. Có một số quan điểm cho rằng đức tin Báp-tít đã hiện hữu ngay từ thời kỳ hội thánh tiên khởi, từ những ngày của Giăng Báp-tít ("Gioan Tẩy giả") và Chúa Giê-xu. Những người ủng hộ quan điểm này cho rằng truyền thống Baptist được lưu truyền qua sự tiếp nối của các giáo đoàn Cơ Đốc. Đức tin Baptist được thể hiện qua thần học và sống đạo của các giáo đoàn này, dù thuật ngữ Baptist không được biết đến. Quan điểm này đặt nền tảng trên Phúc âm Mátthêu ("Matthêu" hoặc "Ma-thi-ơ") 16. 18, "..."ta sẽ lập hội thánh ta trên đá này; và cửa âm phủ không thể thắng hơn hội thánh"". Thành viên. Thống kê. Ước tính có hơn 90 triệu tín hữu Báp-tít trên toàn thế giới tập trung trong gần 300 000 giáo đoàn, với khoảng 47 triệu tín hữu Báp-tít tại Hoa Kỳ. Những cộng đồng Baptist đông đảo có mặt ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latin, đáng kể nhất là tại Ấn Độ (2,4 triệu), Nigeria (2,3 triệu), Cộng hòa Dân chủ Congo (1,9 triệu), và Brasil (1,5 triệu). Theo một cuộc khảo sát trong thập niên 1990, cứ năm người Mỹ có một người tự nhận mình là tín hữu Báp-tít. Cộng đồng Báp-tít tại Hoa Kỳ có hơn năm mươi nhóm khác nhau, nhưng có đến 92% số thành viên gia nhập một trong năm giáo phái sau: Liên hữu Baptist Nam phương (SBC); Liên hữu Báp-tít Quốc gia (NBC); Liên hữu Baptist Quốc gia Mỹ (NBCA); Hội thánh Baptist Mỹ (ABC); và Thông công Baptist Quốc tế (BBFI). Tư cách Thành viên. Chỉ có những tín hữu đã chịu lễ báp têm mới được công nhận là thành viên của một giáo đoàn địa phương thuộc cộng đồng Báp-tít. Mặc dù không giới hạn số tuổi để gia nhập giáo đoàn, hầu hết nhà thờ Baptist đều không xem trẻ em là thành viên chính thức. Theo quan điểm của họ, trẻ em chưa trưởng thành đủ để có thể hiểu biết và xưng nhận đức tin theo sự chọn lựa và nhận thức của mỗi cá nhân. Cũng có những người công khai xưng nhận đức tin nhưng không hội đủ phẩm chất để trở nên thành viên chính thức. Nếu kể cả những người chưa chịu lễ báp têm (trong đó có trẻ em chưa đủ tuổi), con số ước tính lên đến 120 triệu người Baptist trên toàn thế giới.
9,676
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9676
Tẩu pháp
Tẩu pháp ("fugue") là tiến trình nhạc Phức điệu trong đó một chủ đề được trình bày lúc ban đầu bằng mối tương quan chủ âm/át âm, sau đó được khai triển bằng kỹ thuật Đối âm. Thuật ngữ Tẩu pháp còn ám chỉ một tác phẩm "âm nhạc nhiều chương" (tương tự như thuật ngữ Sonata) có "cấu trúc chặt chẽ", với quá trình sáng tác có tính cách luận lý ("logic") và quá trình sáng tác này được mệnh danh là Luận Nhạc ("composition"). Tính chất của Tẩu pháp. Một bản tẩu pháp tổng quát có chứa một chuỗi những đoạn trình bày và những đoạn phát triển không giới hạn số lượng. Đơn giản nhất, một khúc tẩu pháp chỉ có một đoạn trình bày và một đoạn phát triển tự do. Một bản tẩu pháp phức tạp hơn gồm một đoạn trình bày và nhiều đoạn phát triển, hoặc có thêm một đoạn trình bày khác với một hoặc nhiều đoạn phát triển. Loại tẩu pháp "cung thể trung tâm" sẽ trình bày chủ đề không có chuyển cung ra ngoài mối tương quan chủ âm/át âm ban đầu.
9,678
589372
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9678
Wolfgang Amadeus Mozart
Wolfgang Amadeus Mozart (; tên đầy đủ là Johannes Chrysostomus Wolfgangus Theophilus Mozart (27 tháng 1 năm 1756 – 5 tháng 12 năm 1791 (35 tuổi)) là nhà soạn nhạc người Áo. Ông là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng, quan trọng và có nhiều ảnh hưởng nhất trong thể loại nhạc cổ điển châu Âu. Các tác phẩm của ông được xem là đỉnh cao trong các thể loại nhạc như piano, nhạc thính phòng, nhạc giao hưởng, nhạc tôn giáo và opera. Tuy phong cách nhạc của ông bị một số người chê bai và khinh thường trong thời điểm đó, ông được nhiều nhà soạn nhạc sau này ngưỡng mộ và các tác phẩm của ông trở thành một phần quan trọng trong nhiều buổi hoà nhạc. Joseph Haydn đã viết rằng: "Hậu thế sẽ không thể nhìn thấy tài năng như vậy trong 100 năm". Tiểu sử. Thời thơ ấu. Wolfgang Amadeus Mozart sinh ngày 27tháng 1 năm 1756. Cha ông là Leopold Mozart (1719–1787) và mẹ là bà Anna Maria, nhũ danh Pertl (1720–1778), cư trú tại căn nhà số 9 đường Getreidegasse ở Salzburg. Thành phố này từng là thủ phủ của Tổng giáo phận Giáo hội Công giáo La Mã, một công quốc giáo hội thuộc Đế quốc La Mã Thần thánh mà sau này thuộc Áo. Ông Leopold Mozart là người gốc Augsburg, Đức, một nhà soạn nhạc nhỏ, một giáo viên có nhiều kinh nghiệm. Năm 1743, ông được bổ nhiệm là nhạc chơi vĩ cầm thứ 4 trong đoàn nhạc được thành lập bởi Giám mục Công giáo Count Leopold Anton vonkkii89jhi8 Giám mục cầm quyền của Salzburg (1213–1803). Bốn năm sau, ông kết hôn với bà Anna Maria ở Salzburg. Leopold trở thành chỉ huy phó của dàn nhạc Kapellmeister vào năm 1763. Vào năm Mozart ra đời, ông Leopold đã xuất bản một cuốn sách giáo khoa về vĩ cầm có tên "Versuch einer gründlichen Violinschule" và đã đạt được thành công vang dội. Mozart là con út trong số 7 người con mà có 5 người đã mất khi còn bé. Chị gái duy nhất còn lại của ông là Maria Anna Mozart (1751–1829) với biệt danh "Nannerl". Mozart được làm lễ rửa tội sau khi sinh tại nhà thờ St. Rupert's Cathedral. Theo hồ sơ rửa tội thì ông được đặt tên tiếng La-tinh là "Joannes Chrysostomus Wolfgangus Theophilus Mozart". Ông thường tự gọi mình là "Wolfgang Amadè Mozart" khi lớn lên nhưng ông còn có nhiều tên gọi khác nhau. Khi chị gái của Mozart là Nannerl lên 7 tuổi, cô bé bắt đầu được cha dạy các bài học về chơi đàn phím, trong lúc đó cậu em trai 3 tuổi Mozart ngồi nhìn. Nhiều năm sau khi Mozart mất, người chị gái đã hồi tưởng lại: Cậu ấy thường dành nhiều giờ liền trên phím đàn, lựa chọn các quãng 3 mà cậu ấn tượng sâu sắc nhất và niềm vui của cậu hiện rõ khi nó nghe có vẻ hay... Ở tuổi lên 4, cha cậu, với một mục tiêu rõ ràng, đã bắt đầu dạy cậu một vài bản nhạc đơn giản trên phím đàn. Với sự mềm mại và chính xác tuyệt vời, cậu chơi đàn không một chút lỗi... Năm 5 tuổi, cậu đã sáng tác những bản nhạc đầu tiên trong khi chơi với cha và Leopold là người ghi lại. Những phần đầu này thuộc Köchel-Verzeichnis. 1–5, được ghi lại trong cuốn hồi ký "Nannerl Notenbuch". Có một số tranh cãi của học giả về việc Mozart lên 4 hay 5 tuổi khi ông tạo ra các tác phẩm âm nhạc đầu tiên của mình, dù có những chút nghi ngờ về việc Mozart đã sáng tác ra những quãng 3 nhạc đầu tiên trong một vài tuần ở các phần các nhau: KVs 1a, 1b and 1c. Solomon lưu ý rằng dù ông Leopold là giáo viên tận tụy cho các con ông, có bằng chứng rằng cậu bé Mozart đã tỏ ra xuất sắc trong việc phát triển xa hơn những gì cậu được dạy. Những sáng tác đầu tiên đầy vết mực loang của ông và những kết quả đạt được cho thấy trí tuệ phát triển sớm với đàn vĩ cầm là nhờ óc sáng tạo của chính bản thân cậu bé và mang đến sự ngạc nhiên vô cùng lớn cho người cha. Ông Leopold cuối cùng đã từ bỏ sự nghiệp sáng tác để tập trung phát triển tài năng của con trai, mà tài năng đó đang ngày càng nở rộ. Trong những năm đầu đời, cha Mozart là giáo viên duy nhất của ông. Cùng với âm nhạc, cha ông đã dạy các con mình nhiều ngoại ngữ và các môn học thuật. 1762–73: Du lịch. Trong suốt thời niên thiếu, Mozart cùng gia đình đã thực hiện nhiều chuyến đi khắp Châu Âu mà tại đó ông cùng người chị gái đã biểu diễn như những thần đồng. Những sự kiện này bắt đầu bằng một buổi triển lãm vào năm 1762 tại cung điện của Tuyển hầu tước Maximilian III Joseph của Bavaria ở Munich và tại Cung điện Hoàng gia ở Viên và Prague. Một chuyến lưu diễn tiếp đó kéo dài 3 năm rưỡi, cả gia đình đã đến các cung điện tại Munich, Mannheim, Paris, London, The Hague, tiếp đến lại tới Paris và trở về nhà qua Zurich, Donaueschingen và Munich. Mozart viết bản giao hưởng đầu tiên năm lên 8 tuổi. Có thể cha ông đã chuyển biên hầu hết cho ông. Trong chuyến đi này, Mozart đã gặp một số nhạc công và tự mình làm quen với các tác phẩm của các nhạc công khác. Một trong những sự ảnh hưởng quan trọng đó là Johann Christian Bach, người mà Mozart ghé thăm ở London trong năm 1764 và 1765. Gia đình ông lại tới Viên vào cuối năm 1767 và ở lại đó cho đến tháng 12 năm 1768. Những chuyến đi này thường gặp khó khăn do điều kiện đi lại còn thô sơ. Cả gia đình phải đợi thư mời và tiền hoàn trả từ giới quý tộc và họ phải chịu đựng các căn bệnh hiểm nghèo, dai dẳng xa nhà: đầu tiên là ông Leopold (London, mùa hè năm 1764), sau đó đến hai con (The Hague, mùa thu năm 1765). Sau một năm về Salzburg, ông Leopold và Mozart bắt đầu lên đường đến Italia, để lại mẹ và chị gái ở nhà. Chuyến đi kéo dài từ tháng 12 năm1769 tới tháng 3 năm 1771. Giống với những hành trình thuở đầu, ông Leopold muốn phô diễn các khả năng của con trai như một nghệ sĩ trình diễn và một nhạc công trưởng thành nhanh chóng. Mozart đã gặp Josef Mysliveček và Giovanni Battista Martini ở Bologna và được nhận làm thành viên của dàn nhạc giao hưởng Học viện nghệ thuật Accademia Filarmonica danh tiếng. Tại Roma, năm 14 tuổi, ông được nghe bản nhạc "Miserere" của Gregorio Allegri hai lần trong buổi biểu diễn tại nhà thờ Sistine Chapelle và đã viết lại theo trí nhớ, nhờ vậy xuất bản các bản sao chép trái phép đầu tiên khi mà bản nhạc này thuộc quyền sở hữu được bảo vệ nghiêm ngặt của tòa thánh Vatican. Tại Milan, Mozart đã viết vở nhạc kịch "Mitridate, re di Ponto" (1770) và đã được trình diễn tạo nên thành công. Điều này đã dẫn đến sự ra đời của các vở nhạc kịch sau này. Ông cùng cha trở lại Milan 2 lần (tháng 8–tháng 12 năm 1771; tháng 10 năm 1772 – tháng 3 năm 1773) với việc sáng tác và cho ra mắt "Ascanio in Alba" (1771) và "Lucio Silla" (1772). Ông Leopold đã hy vọng chuyến viếng thăm này sẽ đem lại kết quả là con trai ông được bổ nhiệm vị trí chuyên nghiệp ở Ý nhưng những hy vọng này chưa bao giờ được thực hiện. Cuối chuỗi hành trình cuối cùng ở Ý, Mozart đã viết nên những tác phẩm thánh ca độc tấu đầu tiên, mà vẫn còn được trình diễn rộng rãi cho đến ngày nay, "Exsultate, jubilate", K. 165. Sự nghiệp. Khoảng cuối năm 1769, năng khiếu âm nhạc sớm phát triển của Mozart đã bắt đầu nở rộ, tuy mới chỉ lên mười ba, cậu bắt đầu sự nghiệp sáng tác một cách nghiêm túc. Đức Tổng Giám mục tại Salzburg là Sigismund von Schrattenbach (1753 - 1771) đã chấp nhận Mozart như một nhạc trưởng, bằng cách cấp một khoản thu nhập cho cậu. Hai cha con Mozart đã thực hiện ba chuyến viễn du sang Ý để công diễn, họ đã được công nhận và gây được sự chú ý đến sự nghiệp của cậu trong giới quý tộc ở đó. Tại Milano Mozart được ủy nhiệm viết opera, vở "Mitridate". Vở này sau đó, do chính Mozart chỉ huy, đã được tán thưởng nồng nhiệt. Trở về Salzburg, Mozart biên soạn một loạt giao hưởng và nhạc phụng sự cho giáo hội. Việc trở về Salzburg của Wolfgang vào 1773 là một trong những cột mốc, lúc ấy có một sự bùng nổ sáng tác khác thường, và một sự chuyển tiếp ra khỏi ảnh hưởng âm nhạc Ý để thiên về phong cách âm nhạc Đức, được đại diện bởi Joseph Haydn. Vị Tổng Giám mục mới, ngài Bá tước Hieronymus von Colloredo (1772 - 1803), không mấy hài lòng với tần suất yêu cầu của Mozart. Về phần Mozart, khi thấy mức sống của Salzburg đã tăng lên nhiều, nhưng sự yêu chuộng nghệ thuật thì xuống dốc đáng đau buồn, lúc ấy, mối quan hệ của Mozart với Bá tước Colloredo ngày càng trở nên gay gắt. Cuối cùng, vào tháng 8 năm 1777, ở tuổi hai mươi mốt, Wolfgang xin từ nhiệm, và Bá tước Colloredo đã đồng ý. Thời gian này, Leopold quyết định rằng ông phải còn ở lại phục vụ nhà thờ. Cho nên Wolfgang cùng mẹ đã chuyển đi München, rồi đến Mannheim. Trong những thành phố này, Mozart có cơ hội để trình diễn với một số những nhạc sĩ tinh tế nhất châu Âu, nhưng không có việc làm lâu dài nào. Tuy vậy, Mozart đã lưu lại Mannheim một ít lâu. Anh đã phải lòng một ca sĩ mười sáu tuổi vừa tài năng vừa xinh đẹp, tiểu thư Aloysia Weber. Wolfgang đã làm kinh hoảng người cha, khiến ông phải ra sức thuyết phục con trai chuyển tới Paris. Tại Paris, Mozart biên soạn giáo trình âm nhạc, tiếp xúc các nhà xuất bản, viết bất cứ cái gì anh có thể bán hoặc trình diễn - những bản sonata cho đàn violin và đàn phím, một concerto cho sáo và thụ cầm, những bản biến tấu đàn phím, và symphony "Paris" của anh. Nhưng thành phố này tỏ ra là sự chán nản khác. Mozart tiếp tục đánh vật với khoản tài chính eo hẹp và lại bị đè nặng thêm bằng cái chết của người mẹ. Buồn bã và miễn cưỡng, anh trở về Salzburg quê cha, mang theo nợ nần, nhưng tin tưởng rằng viễn cảnh của mình sẽ sáng sủa hơn. Người yêu của anh, tiểu thư Aloysia, trong thời gian ấy đã chuyển đi với gia đình tới thành Viên, nơi mà người ta muốn cô ấy kết hôn với một diễn viên kiêm họa sĩ tài tử, Joseph Lange. Khi nhận nhiệm vụ nhạc trưởng và đệm đại phong cầm cho nhà thờ lớn, Mozart cảm thấy những nhiệm vụ đó quá tẻ nhạt. Vào 1781 anh tới München để diễn opera, vở "Idomeneo", một thành công rực rỡ. Sau đó, được tòa Tổng Giám mục triệu hồi về thành Viên, Mozart đã tìm thấy một công việc có uy tín. Nhưng mối quan hệ căng thẳng giữa vị giáo sĩ và nhạc sĩ đã khiến Mozart cuối cùng đã tự rút lui vào tháng 6 năm đó. Có lẽ trong những tháng kế tiếp Mozart đã gặp Haydn lần thứ nhất, người nhạc sĩ này đang viếng thăm thành Viên. Tình bằng hữu phát triển đã mang lại ảnh hưởng cho tốt công việc của cả hai nhạc sĩ về sau. Mozart, trong thời gian ấy, đã cư ngụ với gia đình Weber, và rồi, vào năm 1782, kết hôn với tiểu thư Constanze (1762 - 1842), em gái của Aloysia, mặc dù gặp sự phản đối mạnh mẽ của cha ruột. Từ đó, có một sự lãnh đạm giữa Wolfgang và cha của anh mà không bao giờ hàn gắn được. Trong những vấn đề tài chính, cả Wolfgang lẫn Constanze đều không thận trọng. Họ đã sớm rơi vào tình trạng khó khăn. Không có khả năng để giữ một sự chỉ định lâu dài, Mozart lại soạn giáo trình và viết nhạc để kiếm tiền. Vì muốn được nêu danh như một người chơi piano, ông viết nhiều những concerto piano tuyệt vời cho chính mình. Một thời gian sau, ông đạt được kết quả đáng kể. Thành công vang dội sau vở opera "Le nozze di Figaro" (Đám cưới Figaro), Mozart du lịch tới Praha, nơi ông được ủy nhiệm viết một opera mới. Hợp tác với văn hào Lorenzo da Ponte, trong năm 1787, Mozart hoàn thành vở "Don Giovanni". Đa số mọi người khen ngợi, nhưng có nhiều ý kiến cho rằng âm nhạc của ông ngày càng khó tiếp cận hơn. Phong thái âm nhạc nhẹ nhàng trước đây của ông đang biến mất dần; nhạc công và thính giả có nhiều lời than phiền là ngày càng khó cảm thụ hơn. 10 năm cuối đời của Mozart là một thời kỳ dài của cả sự đau khổ do tài chính kiệt quệ, lẫn sức mạnh sáng tạo khác thường. 3 bản giao hưởng cuối cùng, được viết trong vòng 6 tuần lễ vào năm 1788 đã không bao giờ được trình tấu lúc sinh thời của ông. Tổng cộng, những năm này ông đã sáng tác những hơn 200 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau. Năm 1791, Mozart gặp khó khăn trong việc soạn nhạc cho vở opera "Die Zauberfloete" (Cây sáo thần), khi hợp tác với văn hào Emanuel Schikaneder. Công việc bị gián đoạn trong tháng 7 vì một chuyến viếng thăm của nhân vật lạ mặt huyền bí đã đưa ra đề nghị hậu hĩnh cho tác phẩm "Requiem". Tâm hồn bị chấn động với đề tài này vì cảm nghiệm sự suy tàn do sức khỏe cạn kiệt, Mozart trở nên bị ám ảnh với nhạc đề lễ mồ dành cho sự ra đi của chính mình. Có nhiều giả thuyết cố lý giải rằng ai có thể đã ủy nhiệm một công việc như vậy. Một nhà sáng tác nào đó muốn sử dụng tác phẩm với tên của họ? Một người bạn già cố gắng bí mật giúp đỡ Mozart về mặt tài chính? Tháng 9, tác phẩm "Die Zauberflote" được hoàn thành và trình diễn. Mozart viết tiếp "Requiem", nhưng không thể hoàn thành nó. Ông qua đời vào lúc 0:55 rạng sáng ngày 5 tháng 12 năm 1791. Hôm sau, bạn bè đến tham dự tang lễ ngoài trời; Constanze không đủ sức để có mặt. Sau đó, giữa một cơn bão tuyết dữ dội, thi hài được chuyên chở không có người đưa tiễn tới một đất thánh bên ngoài cổng thành phố, theo tập tục lúc bấy giờ của tầng lớp trung lưu Áo. Gia đình Mozart vì khó khăn đã đưa thi hài chôn trong một nghĩa trang công cộng của người nghèo để Mozart yên giấc ngàn thu. Ông được chôn cất tại nghĩa trang Sankt Marxer Friedhof Tác phẩm. Dưới đây là một số tác phẩm của Mozart theo một vài thể loại. "K." hoặc "KV" là viết tắt của "Köchel Verzeichnis", nghĩa là niên đại (theo ngày sáng tác) các tác phẩm của Mozart theo Ludwig von Köchel. Chú ý rằng danh mục này được cải thiện nhiều lần, dẫn đến một vài sự nhập nhằng ở một vài số KV. Nhạc cụ. Mặc dù một số tác phẩm ban đầu của Mozart được viết cho harpsichord, ông cũng được biết đến trong những năm đầu của mình với những cây đàn piano được chế tạo bởi người thợ vùng Regensburg . Sau đó, khi Mozart đến thăm Augsburg, ông ấn tượng bởi những cây đàn piano Stein và chia sẻ điều này trong một bức thư gửi cho cha mình. Vào ngày 22 tháng 10 năm 1777, Mozart đã công diễn tác phẩm của mình trên các nhạc cụ được cung cấp bởi Stein. Demmler, người chơi đàn organ của Nhà thờ Augsburg, chơi phần đầu tiên, Mozart chơi phần thứ hai và Stein chơi phần thứ ba. Năm 1783 khi sống ở Viên, ông mua một nhạc cụ của Walter. Leopold Mozart xác nhận sự gắn bó mà Mozart đã có với chiếc fortepiano Walter của mình: "Không thể diễn tả được sự hối hả ấy. Đàn piano của anh trai đã được di chuyển ít nhất mười hai lần từ nhà anh ấy đến nhà hát hoặc đến nhà người khác."
9,679
68064750
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9679
Bit
Bit (viết tắt của "Binary digit", nghĩa đen: Số nhị phân) là đơn vị thông tin của máy tính. Một bit chỉ có thể nhận và hiểu được một trong 2 giá trị, có thể là: đúng hoặc sai, bật hoặc tắt, có hoặc không. Nhưng thông thường, nó được coi là 0 hoặc 1. Máy tính sử dụng dãy bit để biểu diễn số, văn bản, hình ảnh, âm thanh, bit cũng là đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin. Tham khảo. là đơn vị nhỏ nhất của thông tin được sử dụng trên máy tính
9,697
887787
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9697
Kofi Annan
Kofi Atta Annan (phát âm như "Cô-phi A-tha A-nan"; 8 tháng 4 năm 1938 – 18 tháng 8 năm 2018), là nhà ngoại giao Ghana và là Tổng Thư ký thứ 7 của Liên Hợp Quốc từ năm 1997 đến cuối năm 2006. Thời thơ ấu. Annan sinh ngày 8 tháng 4 năm 1938 tại Kumasi, Ghana, con của Reginald và Victoria Annan. "Kofi" nghĩa là "cậu bé sinh vào ngày thứ Sáu". Annan là con song sinh, một sự kiện được xem là đặc biệt trong văn hoá Ghana. Người chị song sinh của ông được đặt tên Efua Atta, qua đời năm 1991. Trong tiếng Akan, "Efua" có nghĩa là "cô bé sinh vào ngày thứ Sáu" và "Atta" có nghĩa là "sinh đôi". Gia đình Annan thuộc thành phần ưu tú của đất nước; ông nội, ông ngoại và bác của Annan là tù trưởng bộ tộc. Cha của Annan mang hai dòng máu Asante và Fante; mẹ ông thuộc bộ tộc Fante. Cha của Annan trong một thời gian dài là giám đốc xuất khẩu cho công ty cacao Lever Brothers. Gia đình. Annan kết hôn với Nane Maria Annan, một luật sư và họa sĩ người Thụy Điển, bà là cháu họ của Raoul Wallenberg (nhà ngoại giao thuộc gia tộc Wallenberg danh giá tại Thụy Điển). Hai trong số ba người con của họ, Kojo Annan và Ama Annan, là con của Titi Alakija, người vợ trước của Annan. Annan và Alakija ly hôn vào cuối thập niên 1970. Người con thứ ba, Nina Cronstedt de Groot, là con của người chồng trước của Nane Annan. Kojo Annan là tâm điểm của dư luận vào năm 2005 vì dính líu vào vụ tai tiếng đổi dầu lấy lương thực của Iraq. Học vấn. Từ năm 1954 đến năm 1957, Annan theo học tại trường Mfansipim, một trường nội trú thuộc giáo hội Giám Lý, thành lập vào thập niên 1870 tại Cape Coast. Năm 1957, khi Annan tốt nghiệp, Ghana là thuộc địa đầu tiên của Anh thuộc châu Phi hạ Sahara giành được độc lập. Năm 1958, Annan bắt đầu học chuyên ngành kinh tế tại trường đại học khoa học và kỹ thuật Kumasi. Annan giành được học bổng của Tổ chức Ford để hoàn thành chương trình cử nhân vào năm 1961 tại Đại học Macalester ở St. Paul, Minnesota, Hoa Kỳ. Trong thời gian 1961 – 1962, Annan theo học tại Học viện Cao học Quan hệ quốc tế tại Geneva, Thụy Sĩ, về sau ông đến học tại trường Quản lý Sloan thuộc Viện Công nghệ Massachusetts và được cấp bằng thạc sĩ. Annan thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Kru, các phương ngữ thuộc ngôn ngữ Akan và các ngôn ngữ Phi châu khác. Sự nghiệp. Annan bắt đầu làm việc cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một tổ chức của Liên Hợp Quốc, vào năm 1962. Từ 1974 đến 1976 ông về Ghana làm giám đốc du lịch. Sau đó, ông trở lại Liên Hợp Quốc đảm trách chức vụ Phụ tá Tổng Thư ký chuyên trách các lĩnh vực quản lý nhân lực và phối hợp an ninh từ 1987 đến 1990; Hoạch định chương trình, ngân quỹ và tài chính từ 1990 đến 1992; và phụ trách các chiến dịch gìn giữ hoà bình từ tháng 3 năm 1993 đến tháng 2 năm 1994. Trong tác phẩm "Shake Hands with the Devil: The Failure of Humanity in Rwanda" (Bắt tay với quỷ dữ: Sự thất bại của nhân loại tại Rwanda), tướng Roméo Dallaire cho rằng Annan đã tỏ ra thụ động đối với cuộc diệt chủng năm 1994 tại Rwanda. Ông nói rằng Annan, lúc ấy là phụ tá tổng thư ký đặc trách các chiến dịch gìn giữ hoà bình, không chịu gửi quân Liên Hợp Quốc đến can thiệp để giải quyết cuộc tranh chấp, cũng như không chịu cung cấp thêm viện trợ. Đến tháng 10 năm 1995, Annan được bổ nhiệm làm đặc phái viên cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc tại Nam Tư cũ, phục vụ trong thời gian 5 tháng, rồi trở về đảm trách chức vụ phụ tá tổng thư ký vào tháng 4 năm 1996. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc. Ngày 13 tháng 12 năm 1996, Annan đắc cử tổng thư ký Liên Hợp Quốc, bốn ngày sau ông được phê chuẩn bởi Đại hội đồng và bắt đầu nhiệm kỳ của mình ngày 1 tháng 1 năm 1997. Annan thế chỗ tổng thư ký người Ai Cập Boutros Boutros-Ghali vừa mãn nhiệm và trở nên nhân vật da màu đầu tiên đến từ một quốc gia châu Phi đảm nhận vị trí lãnh đạo Liên Hợp Quốc. Annan tái đắc cử và bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai ngày 1 tháng 1 năm 2002. Sự kiện này được xem như là một ngoại lệ vì theo thông lệ, đại diện từ các châu lục tuần tự đảm nhận chức vụ này trong hai nhiệm kỳ. Vì người tiền nhiệm của Annan, Ghali, đến từ châu Phi, nên theo lệ thường, Annan chỉ nên phục vụ một nhiệm kỳ. Dù vậy, Annan đã có thể bảo đảm cho mình được tái bổ nhiệm cho nhiệm kỳ thứ hai. Tháng 4 năm 2001, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan đưa ra lời hiệu triệu năm điểm "Tiến tới hành động" nhắm vào đại dịch HIV/AIDS. Ông xem việc chống lại đại dịch này là một ưu tiên cá nhân, như là tổng thư ký Liên Hợp Quốc và là một người thường. Ông đưa ra sáng kiến thành lập Quỹ Y tế và AIDS toàn cầu, nhằm khuyến khích gia tăng mức chi tiêu cho mặt trận đối đầu với cuộc khủng hoảng HIV/AIDS tại các quốc gia đang phát triển. Ngày 10 tháng 12 năm 2001, Annan và Liên Hợp Quốc được trao giải Nobel Hoà bình, "vì những nỗ lực giúp kiến tạo một thế giới an bình hơn và được tổ chức tốt hơn". Trong nhiệm kỳ của mình, Tổng Thư ký Annan chứng kiến các diễn biến của cuộc chiến Iraq, ông kêu gọi Hoa Kỳ và Anh không nên hành động mà không có sự hậu thuẫn của Liên Hợp Quốc. Năm 2004, Annan gọi cuộc chiếm đóng Iraq là bất hợp pháp. Tháng 5 năm 2004, Annan nhận một bản báo cáo từ Ban Nội chính Văn phòng Liên Hợp Quốc (OIOS), xác nhận Cao ủy Tị nạn Liên Hợp Quốc Ruud Lubbers có trách nhiệm về những cáo buộc quấy rối tình dục đối với một nữ viên chức thuộc quyền. Tuy nhiên, ngày 15 tháng 7 năm 2004, Annan tuyên bố Lubbers vô tội, mặc dù Lubbers viết một bức thư cho người phụ nữ này có nội dung, theo nhận xét của nhiều người, được hiểu là một lời đe doạ. Tháng 12 năm 2004, thượng nghị sĩ Hoa Kỳ thuộc đảng Cộng hoà Norm Coleman kêu gọi Annan từ chức sau khi xuất hiện các bản báo cáo cho rằng con trai của ông, Kojo Annan, nhận những khoản tiền từ một công ty Thụy Sĩ, Cotecna Inspection SA. Công ty này đã giành được những hợp đồng béo bở từ chương trình đổi dầu lấy lương thực của Liên Hợp Quốc. Annan cho mở cuộc điều tra về cáo giác này. Ủy ban điều tra, dưới quyền của Paul Volcker, trong bản báo cáo tháng 3 năm 2005, không đưa ra kết luận rõ ràng nào, chỉ nhận xét rằng lẽ ra cuộc điều tra nên được tiến hành sớm hơn. A. Yakolev, viên chức phụ trách đấu thầu của Liên Hợp Quốc, vào ngày 8 tháng 8 năm 2005, ra đầu thú với FBI; sau đó, tại toà án Manhattan, New York, Yakolev thú nhận đã nhận "hàng trăm ngàn đô la" từ các công ty làm ăn với chương trình đổi dầu lấy lương thực, ông chấp nhận ba tội danh: nhận hối lộ, gian lận tài chính và rửa tiền. Vụ án này gợi lại những nghi vấn liệu ông tổng thư ký Liên Hợp Quốc có biết những việc làm của con trai mình hay không . Tuy nhiên, bên ngoài Hoa Kỳ, Annan ít gặp chống đối hơn; ông có được sự ủng hộ của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ngày 21 tháng 3 năm 2005, Annan đệ trình Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bản báo cáo về sự tiến bộ "Tự do hơn nữa" ("In Larger Freedom"). Annan ủng hộ sáng kiến mở rộng Hội đồng bảo an cùng với một loạt các kế hoạch cải tổ Liên Hợp Quốc khác. Đối đầu giữa Hoa Kỳ và Liên Hợp Quốc. Kofi Annan ủng hộ Phó Tổng Thư ký Mark Malloch Brown, người đã công khai chỉ trích các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ trong bài diễn văn đọc ngày 6 tháng 6 năm 2006: "Hiện nay đang thịnh hành chủ trương ngấm ngầm sử dụng Liên Hợp Quốc như là một công cụ ngoại giao thay vì ủng hộ tổ chức này chống lại những chỉ trích từ bên trong... Bằng cách này hay cách khác, chúng ta có thể đánh mất LHQ". Người ta nói rằng Đại sứ Mỹ tại LHQ vào lúc ấy, John R. Bolton, đã nói với Annan trên điện thoại: "Tôi đã biết ông từ năm 1989 cho đến nay, tôi muốn bảo cho ông biết đây là sai lầm tệ hại nhất của một viên chức cao cấp LHQ mà tôi từng thấy suốt trong thời gian này." Đề xuất cải cách Liên Hợp Quốc. Ngày 21 tháng 3 năm 2005, Annan đệ trình Đại hội đồng LHQ bản báo cáo "In Larger Freedom". Ông đề nghị mở rộng Hội đồng Bảo an và thêm những cải cách cho LHQ. Ngày 7 tháng 3 năm 2006, Annan đệ trình Đại hội đồng đề án kiểm tra toàn bộ Ban Thư ký LHQ. Bản báo cáo cải cách có tựa đề: "Đầu tư vào LHQ để có một tổ chức toàn cầu hiệu quả hơn". Diễn văn từ biệt. Ngày 19 tháng 9 năm 2006, trước nhiều nhà lãnh đạo từ các quốc gia trên thế giới quy tụ về trụ sở LHQ ở New York, Annan đọc diễn văn từ biệt chuẩn bị cho ngày chấm dứt nhiệm kỳ thứ hai của ông vào 31 tháng 12 năm 2006, trong đó ông nhắc đến ba vấn nạn lớn của thế giới, "nền kinh tế không công bằng, tình trạng hỗn loạn, và sự phát triển khuynh hướng xem thường nhân quyền và thể chế pháp trị", những vấn đề mà ông tin là "không những không được giải quyết mà ngày càng tồi tệ hơn" suốt trong thời gian ông đảm nhiệm chức vụ Tổng Thư ký LHQ. Ông xem tình hình bạo loạn tại châu Phi và sự đối đầu giữa Israel và khối Ả Rập là những vấn đề cần quan tâm. Ngày 11 tháng 12 năm 2006, trong bài diễn văn cuối cùng trong cương vị Tổng Thư ký LHQ đọc tại Thư viện Tổng thống Harry S. Truman tại Independence, Missouri, Annan nhắc đến vai trò lãnh đạo của Truman trong tiến trình thành lập LHQ. Annan kêu gọi Hoa Kỳ trở về với chính sách ngoại giao đa phương của Tổng thống Truman và đi theo cương lĩnh của Truman: "trách nhiệm của các cường quốc là phục vụ chứ không phải thống trị các dân tộc khác trên thế giới", rõ ràng là nhắm vào chính sách đơn phương của chính phủ George W. Bush. Ông cũng nói rằng Hoa Kỳ cần duy trì những cam kết của mình đối với nhân quyền, "ngay cả trong cuộc chiến chống khủng bố". Ông là hội viên danh dự của Câu lạc bộ Madrid. Năm 2007, ông được trao Giải Bruno Kreisky. Sau khi nghỉ hưu và qua đời. Cựu Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan qua đời ngày 18 tháng 8 năm 2018 tại một bệnh viện ở Bern, Thụy Sĩ sau một thời gian ngắn lâm bệnh. Ghana và các cơ quan ngoại giao của nước này sẽ treo cờ rủ trong 7 ngày để tưởng niệm ông, bắt đầu từ 20 tháng 8.
9,713
924036
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9713
Harry Potter và Hòn đá Phù thủy
Harry Potter và Hòn đá Phù thủy (nguyên tác: "Harry Potter and the Philosopher's Stone") là của văn sĩ người Anh J. K. Rowling. Đây là cuốn đầu trong series tiểu thuyết "Harry Potter" và là tiểu thuyết đầu tay của J. K. Rowling. Nội dung sách kể về Harry Potter, một phù thủy thiếu niên chỉ biết về tiềm năng phép thuật của mình sau khi nhận thư mời nhập học tại Học viện Ma thuật và Pháp thuật Hogwarts vào đúng dịp sinh nhật thứ mười một. Ngay năm học đầu tiên, Harry đã có những người bạn thân lẫn những đối thủ ở trường như Ron Weasly, Hermione Granger, Draco Malfoy... Được bạn bè giúp sức, Harry chiến đấu chống lại sự trở lại của Chúa tể Hắc ám Voldemort, kẻ đã sát hại cha mẹ cậu nhưng lại thảm bại khi toan giết Harry dù cậu khi đó chỉ mới 15 tháng tuổi. Sách được Bloomsbury xuất bản lần đầu tại Anh Quốc vào năm 1997. Năm 1998, Scholastic Corporation xuất bản tác phẩm tại Hoa Kỳ với nhan đề "Harry Potter and the Sorcerer's Stone" ("Harry Potter và Hòn đá Phù thủy") và có chút thay đổi về văn phong để phù hợp với độc giả Mỹ; bản dịch tiếng Việt của Nhà xuất bản Trẻ cũng dựa trên ấn bản này. "Harry Potter và Hòn đá Phù thủy" giành hầu hết các giải thưởng về sách ở Anh Quốc do trẻ em bầu chọn cũng như một số giải thưởng khác ở Hoa Kỳ. Tác phẩm đứng đầu danh sách tiểu thuyết bán chạy nhất trong tháng 8 năm 1999 của "Thời báo New York" và liên tục nằm trong top đầu của danh sách này trong suốt gần hai năm tiếp theo (1999 và 2000). Truyện đã được dịch ra ít nhất bảy mươi tư thứ tiếng cũng như được chuyển thể thành phim điện ảnh cùng tên. Tiểu thuyết nhận được nhiều phản hồi tích cực cho tác giả, đó là trí tưởng tượng, sự hài hước, phong cách đơn giản và cách sắp xếp cốt truyện thông minh của Rowling, mặc dù vẫn còn một số ít phàn nàn rằng vài chương cuối của truyện có vẻ hơi gấp gáp. Tiểu thuyết đã được so sánh với tác phẩm của Jane Austen "–" một trong những tác giả yêu thích của Rowling, Roald Dahl "–" nhà văn thống trị lĩnh vực truyện thiếu nhi trước khi Harry Potter xuất hiện, và nhà văn cổ người Hi Lạp Hómēros. Trong khi một vài nhà bình luận cho rằng cuốn sách đi ngược với những câu chuyện về trường nội trú thời Victoria và Edward, một số khác lại đánh giá truyện được đặt vào đúng bối cảnh thế giới hiện đại với việc đan xen các yếu tố đạo đức và xã hội đương đại như bạo lực học đường. Tương tự như sáu tập còn lại của loạt truyện "Harry Potter", "Harry Potter và Hòn đá Phù thủy" bị một số nhóm tôn giáo chỉ trích dữ dội và bị cấm ở một vài quốc gia vì các cáo buộc cho rằng tiểu thuyết cổ xúy cho thuật phù thủy, tuy nhiên các nhà bình luận tôn giáo khác lại cho rằng tác phẩm đã minh chứng cho các luận điểm quan trọng, trong đó có sức mạnh hi sinh và khẳng định rằng nhân cách và phẩm giá con người định hình bởi chính lựa chọn trong hành động của người đó. Loạt truyện được sử dụng làm nguồn tham khảo cho các bài học về phương pháp giáo dục, phân tích xã hội và tiếp thị. Tóm lược. Cốt truyện. Ngày 31/10/1981, một trong những Phù thủy Hắc ám vĩ đại nhất lịch sử, Chúa tể Voldemort, đã sát hại cặp vợ chồng phù thủy James Potter và Lily Potter. Tuy nhiên, khi hắn niệm lời nguyền Chết Chóc ("Avada Kedavra") lên đứa con trai 15 tháng tuổi của họ là Harry Potter, một sức mạnh cổ xưa vô hình đã khiến lời nguyền bị phản ngược, khiến thân xác Voldemort tan biến và linh hồn của hắn vất vưởng trong hư vô. Điều duy nhất hắn làm được với Harry vào đêm đó là để lại một vết sẹo hình tia chớp trên trán cậu bé. Trong khi thế giới phù thủy ăn mừng sự sụp đổ của đế chế Voldemort, giáo sư Albus Dumbledore, Hiệu trưởng Trường đào tạo Ma thuật và Pháp thuật Hogwarts, cùng với hai phụ tá là giáo sư Minerva McGonagall và người giữ khóa Rubeus Hagrid gửi cậu bé Harry đến cho một gia đình Muggle, Vernon và Petunia Dursley cùng với con trai của họ là Dudley chăm sóc. Dù giáo sư McGonagall tỏ ra lo lắng vì đây là gia đình Muggle rất xấu tính, giáo sư Dumbledore vẫn quả quyết để Harry ở lại. Vì bà Petunia chính là chị gái ruột của Lily - mẹ của Harry, và gia đình Dursley là những người thân duy nhất còn sống của cậu bé. Cụ đặt cậu bé lên bậc cửa cùng một bức thư rồi rời đi, để lại một bùa chú bảo vệ, để dòng máu ruột thịt từ người dì Petunia sẽ là lá bùa bảo vệ Harry khỏi những thế lực hắc ám đến năm cậu 17 tuổi. Trong suốt 10 năm sống cùng gia đình dì dượng Dursley, Harry bị đối xử như một người ở trong gia đình. Cậu phải làm tất cả việc nhà, ngủ dưới gầm cầu thang, mặc lại đồ cũ của Dudley, và thường xuyên bị dì dượng mắng nhiếc cũng như bị cậu anh họ hư hỏng bắt nạt. Không những thế, cậu còn không biết gì về cha mẹ cũng như thân phận phù thủy của mình, vì Dursley đã giấu nhẹm chuyện đó, để cậu trở thành một đứa trẻ bình thường. Bước ngoặt xảy đến với Harry khi cậu vô tình nhốt Dudley vào chuồng rắn ở sở thú, xổ lồng con rắn và còn nói chuyện với nó. Đó là lúc Harry phát hiện ra những khả năng đặc biệt của bản thân. Sau đó, Harry nhận được thư nhập học tại Hogwarts. Nhưng dì dượng không muốn cậu đọc được nó nên đã đốt lá thư đi. Nhưng những lá thư vẫn được đàn cú gửi đến mỗi ngày khiến gia đình Dursley sợ hãi đến mức dọn ra một hòn đảo hoang trên biển để tránh bọn chúng. Nhưng vào đêm sinh nhật thứ 11 của Harry, Rubeus Hagrid tìm đến tận căn lều trên đảo hoang, trao tận tay Harry bức thư cùng chiếc bánh sinh nhật, và thông báo rằng cậu là một phù thủy. Nhưng dì dượng Dursley kiên quyết không để cậu đến Hogwarts, thậm chí còn xúc phạm giáo sư Dumbledore. Hagrid lập tức trừng phạt họ bằng cách biến một cái đuôi heo mọc ra sau mông của Dudley rồi đưa Harry đi. Hagrid giới thiệu Harry vào thế giới phù thủy khi đưa cậu tới một con phố bí mật ở London, ẩn mình với Muggle gọi là Hẻm Xéo, nơi cậu được tặng món quà sinh nhật là chú cú trắng "Hedwig" cũng như mọi dụng cụ học tập. Hagrid dẫn Harry đến ngân hàng phù thủy Gringotts, nơi ông tiết lộ về tài sản thừa kế kếch xù từ cha mẹ quá cố của Harry trong hầm của cậu. Tại đây, cậu rất ngạc nhiên khi biết mình rất nổi tiếng trong giới phù thủy. Khi đến cửa tiệm Olivander để sắm một cây đũa phép, chủ cửa tiệm là cụ Garrick Olivander kinh ngạc khi cây đũa chọn Harry làm chủ có cấu tạo giống hệt với cây đũa của kẻ đã gây ra vết sẹo trên trán cậu - Voldemort, giống như một định mệnh. Tại quán rượu, Harry gặng hỏi Hagrid tại sao cậu lại nổi tiếng đến thế trong giới phù thủy, và kẻ đã gây ra vết sẹo trên trán cậu là ai. Hagrid đành phải giải thích mọi thứ, từ việc Voldemort tàn phá cả thế giới phù thủy, sát hại cha mẹ cậu, cho đến việc cậu đã vô tình khiến hắn tan thành mây khói, cũng là lý do cậu được gọi là "cậu bé sống sót". Ông cũng dặn Harry không được nói thẳng tên của hắn khi nói chuyện với người khác. Một tháng sau, Harry rời nhà Dursley để bắt chuyến tàu tốc hành Hogwarts từ sân ga 9¾, một địa điểm bí mật ở nhà ga Ngã Tư Vua. Trên tàu, cậu kết thân với hai người bạn cùng năm nhất là Ron Weasley, một cậu bé đến từ một gia đình phù thủy nghèo nhưng có truyền thống lâu đời và Hermione Granger, một cô phù thủy có cha mẹ đều là Muggle, và cũng trở thành kẻ thù với bạn học cùng năm nhất khác là Draco Malfoy, một thằng bé sinh ra trong một gia đình phù thủy thượng lưu. Harry đã đứng ra bênh vực Ron vì Draco tỏ ra thượng đẳng, khoe mẽ về xuất thân quyền quý của nó và miệt thị Ron vì gia cảnh nghèo khó của cậu. Khi bước chân vào Hogwarts, các học sinh năm nhất được chiếc Nón Phân Loại xếp vào bốn Nhà Gryffindor, Slytherin, Hufflepuff và Ravenclaw. Khi nghe Ron kể về danh tiếng của Nhà Slytherin gắn liền với những phù thủy hắc ám, Harry đã cầu xin Nón Phân Loại không đưa cậu vào đó, dù chiếc nón nói rằng Nhà Slytherin sẽ giúp cậu trở nên vĩ đại. Cuối cùng chiếc nón cũng chấp thuận thỉnh cầu của Harry, và đưa cậu vào Nhà Gryffindor. Khi bắt đầu học tại Hogwarts, Harry trong một lần bênh vực cậu bạn cùng Nhà là Neville Longbottom trước trò đùa ác ý của Draco đã phát hiện tài năng thiên bẩm về cưỡi chổi bay và được chọn làm Tầm thủ trong đội Quidditch (một môn thể thao của giới phù thủy) của Nhà Gryffindor. Cậu không ưa giáo sư Severus Snape, giáo viên môn Độc dược kiêm Chủ nhiệm Nhà Slytherin, vì ông luôn thiên vị học sinh của mình và luôn kiếm cớ để trù dập Nhà Gryffindor. Draco thì luôn tìm cách gây sự với Harry. Nó đã lừa Harry và Ron tham gia một trận giao đấu tại phòng truyền thống để dụ hai cậu lẻn khỏi phòng vào ban đêm, rồi bí mật tiết lộ cho thầy giám thị Argus Filch về chuyện này. Ngăn cản hai cậu bạn không thành, Hermione buộc phải đi cùng vì bị khóa ngoài ký túc xá và Bà Béo, người phụ nữ bảo vệ lối vào ký túc xá của Nhà Gryffindor, đang đi dạo. Harry, Ron và Hermione tìm thấy Neville đang ngủ trên sàn nhà ở bên ngoài vì cậu quên mật khẩu phòng sinh hoạt chung. Khi cả bọn đến phòng truyền thống thì không thấy Draco đâu cả và Flich đột nhiên bước vào phòng tìm họ. Cả bọn chạy trốn và tìm đến một cánh cửa bị khóa, Hermione liền mở cửa với câu thần chú đơn giản. Bốn đứa phát hiện ra một con chó ba đầu đang đứng canh một chiếc cửa sập trong khu vực cấm của trường. Cả bọn sợ hãi cong mông chạy trốn, còn Hermione rất giận dữ với hai cậu bạn vì sự liều lĩnh đã suýt giết chết cả bọn. Năm học đang yên bình thì bị gián đoạn khi một con quỷ khổng lồ xổng ra và đi vòng quanh trường trong ngày lễ Halloween. Khi Harry và Ron tìm Hermione để cảnh báo về con quỷ thì vô tình đụng mặt nó tại nhà vệ sinh nữ, nơi Hermione đang khóc trong đó vì Ron đã thốt ra một lời nhận xét khó chịu về cô bé. Tuy nhiên hai cậu đã kịp thời giải cứu Hermione và hạ gục con quỷ, từ đó cô bé và hai cậu bạn trở thành tri kỷ của nhau. Khi phát hiện vết thương ở chân của Snape, cùng với những sự kiện gần đây thì đám bạn ngày càng nghi ngờ Snape đang tìm cách đột nhập vào cửa sập. Hermione đã cấm hai cậu bạn điều tra vì sợ bị đuổi học, thay vào đó cô bé muốn Harry chú ý nhiều hơn đến trận đấu Quidditch đầu tiên của cậu. Trận đấu diễn ra tốt đẹp đến khi cây chổi của Harry bỗng hóa điên và suýt hất văng cậu xuống đất. Hermione nghi ngờ Snape chơi xấu khi thấy ông đang lẩm bẩm câu thần chú gì đó. Cô bé lẻn ra sau lưng Snape phá đám, giúp cây chổi của Harry bình thường trở lại và giúp Gryffindor thắng trận. Vào dịp Giáng Sinh, Harry nhận được một chiếc Áo choàng Tàng hình từ một người giấu tên nói rằng nó từng thuộc về cha cậu. Sử dụng chiếc áo để khám phá trường vào ban đêm và điều tra đồ vật bí ẩn giấu dưới cửa sâp, cậu vô tình phát hiện ra Tấm gương Ảo ảnh, nơi Harry nhìn thấy cha mẹ của mình, mong ước sâu thẳm của cậu trở thành sự thật. Cụ Dumbledore đột nhiên xuất hiện bên cạnh Harry, nói rằng sẽ chẳng có ích gì nếu cứ chìm đắm trong ảo ảnh quá khứ. Cụ sẽ mang chiếc gương đi nơi khác, và dặn Harry đừng cố tìm nó nữa. Trong chuyến thăm ngôi nhà của Hagrid ở chân đồi, Harry, Ron và Hermione tìm thấy một tờ báo đăng tin về vụ trộm ở hầm Gringotts — cùng nơi mà Harry và Hagrid đã ghé qua trong khi mua dụng cụ học tập. Nhờ lời nói bất cẩn từ Hagrid, Harry và đám bạn phát hiện ra thứ được cất giấu dưới cửa sập là Hòn đá Phù thủy, do một người bạn của cụ Dumbledore là Nicolas Flamel tạo ra. Hòn đá giúp người dùng trở nên bất tử cũng như biến kim loại thành vàng nguyên chất. Đó chính là lý do giúp cụ Nicolas Flamel có thể sống đến hơn 650 tuổi. Nhưng cả ba bị Draco phát hiện và nó lập tức đi tố giác với giáo sư McGonagall vì tội đi lung tung vào buổi tối. Giáo sư McGonagall, với tư cách là Chủ nhiệm Nhà Gryffindor kiêm Phó hiệu trưởng, đã phạt cả bốn đứa, kể cả Draco vì nó cũng đang vi phạm nội quy giống ba đứa kia, phải vào Rừng Cấm với Hagrid để tìm xác một con kỳ lân đã chết. Harry và Draco vô tình nhìn thấy một kẻ lạ mặt đang uống máu kỳ lân. Draco sợ hãi chạy trốn, còn kẻ lạ mặt kia quay lại tấn công Harry. Nhưng Nhân mã Frienze kịp thời đến cứu cậu và khiến tên kia bỏ chạy. Anh ta nói với Harry rằng đó là phiên bản Voldemort suy yếu, phải sống ký sinh trên người kẻ khác và uống máu kỳ lân để tồn tại. Hắn cũng cần Hòn đá Phù thủy để hồi sinh và trở lại thời kỳ thống trị. Ghép các bằng chứng lại, Harry, Ron và Hermione nghi ngờ chính Snape là kẻ lạ mặt kia, và ông ta sẽ đi lấy trộm Hòn đá Phù thủy vào buổi đêm để hồi sinh Voldemort. Cả bọn lập tức đi báo với cụ Dumbledore, nhưng cụ đã đi công tác từ trước đó. Cả bọn quyết định cùng đi xuống cửa sập để bảo vệ hòn đá. Neville biết vậy liền đứng ra ngăn cản, và bị Hermione đóng băng ngay lập tức Sau khi xuống cửa sập, Harry, Ron và Hermione gặp phải một loạt chướng ngại vật. Hermione đã giải cứu cả bọn khỏi Tấm lưới sa tăng đang cuốn chặt chúng bằng phép tạo lửa. Sau đó Harry, với kỹ năng của một Tầm thủ đã lấy được chiếc chìa khóa cửa hầm giữa hàng ngàn chiếc chìa khóa khác. Cuối cùng, Ron đã hy sinh thân mình để giúp cả bọn giành chiến thắng trong ván cờ phù thủy, và Hermione phải ở lại để chăm sóc. Khi chỉ còn một mình Harry bước tới căn phòng cuối cùng, cậu phát hiện giáo sư Quirinus Quirrell, giáo viên dạy môn Phòng chống Nghệ thuật Hắc ám mới là kẻ gây ra mọi chuyện. Hắn là kẻ đã xổ lồng con quỷ vào đêm Halloween, khiến Hermione gặp nguy hiểm và làm Snape bị thương ở chân. Cũng chính hắn đã niệm lời nguyền khiến chiếc chổi của Harry nổi điên trong trận Quidditch, và Snape phải lẩm bẩm câu thần chú giải nguyền. Hắn kéo Harry đến trước Tấm gương Ảo ảnh và bắt cậu khai ra Hòn đá Phù thủy ở đâu. Bằng một cách tình cờ, Harry tìm thấy hòn đá trong túi quần nhưng im lặng không nói. Lúc này, Quirrell tháo khăn xếp trên đầu xuống, để lộ ra khuôn mặt của Voldemort đã suy yếu ở sau đầu. Hắn ra lệnh cho Quirrell tấn công Harry để đoạt lại hòn đá. Nhưng khi Quirrell vừa chạm vào người Harry, hắn đột nhiên bị bỏng nặng. Harry lập tức tận dụng sức mạnh bí ẩn đó để khiến hắn thành tro. Quirrell chết và linh hồn Voldemort thoát ra, đâm xuyên qua người Harry, khiến cậu ngất lịm rồi bay đi mất. Harry tỉnh lại trong bệnh xá của trường. Cụ Dumbledore giải thích khi Harry còn nhỏ, cậu đã sống sót sau cuộc tàn sát của Voldemort bởi mẹ cậu đã hy sinh thân mình để cứu cậu, để lại một phép thuật bảo vệ đầy quyền năng trong máu cậu. Đó chính là nguyên nhân cậu có thể thiêu chết Quirrell. Cụ cũng tiết lộ chính cụ là người gửi cho Harry chiếc Áo choàng Tàng hình của cha cậu, và hiện giờ Hòn đá Phù thủy đã bị phá hủy, đồng nghĩa là cụ Nicolas Flamel cũng sẽ qua đời. Trong bữa tiệc cuối năm, cụ Dumbledore tặng thưởng 50 điểm/người cho Ron và Hermione, 60 điểm cho Harry và 10 điểm cho Neville để giúp Nhà Gryffindor giật Cúp Nhà ngay trước mũi Nhà Slytherin. Năm học kết thúc, Harry tạm biệt hai người bạn để trở về nghỉ hè tại gia đình Dursley. Nhưng với Harry, Hogwarts mới thật sự là nhà của cậu. Nhân vật chính. Những nhân viên và giáo viên khác trong trường gồm có: Giáo sư Pomona Sprout, giáo viên dạy môn Thảo dược học và chủ nhiệm Nhà Hufflepuff, bà có thân hình khá mập; Giáo sư Filius Flitwick, giáo viên dạy môn Bùa chú và chủ nhiệm Nhà Ravenclaw, ông có thân hình nhỏ bé và dễ bị kích động; Giáo sư Binns, giáo viên dạy môn Lịch sử Phép thuật, ông là một hồn ma nhưng dường như chẳng bao giờ để ý rằng mình đã chết; Cô Hooch, huấn luyện viên môn Quidditch tuy là một người nghiêm khắc nhưng dạy rất có phương pháp và chu đáo. Ngoài ra có yêu tinh Peeves thường đi quanh lâu đài để trêu học sinh và gây rắc rối ở bất cứ nơi nào có thể. Trong truyện, Rowling giới thiệu một dàn nhân vật chiết trung. Nhân vật đầu tiên được giới thiệu là dượng của Harry, Vernon Dursley. Hầu hết các hành động đều tập trung vào nhân vật anh hùng cùng tên Harry Potter, một đứa trẻ mồ côi thoát khỏi tuổi thơ khốn khố với gia đình nhà Dursley. Rowling tưởng tượng cậu là "một cậu nhóc mảnh khảnh, tóc đen, đeo kính và không hề biết mình là một phù thủy"; bà cũng cho biết đã truyền tải nỗi đau mất mẹ từ bản thân mình sang cậu. Trong sách, Harry kết thân với hai người bạn là Ronald Weasley và Hermione Granger. Rowling miêu tả Ron là người bạn thân nhất, "luôn có mặt mỗi khi bạn cần cậu ấy". Cô còn miêu tả Hermione là một nhân vật "thẳng thắn, lương thiện và tư duy logic" với "rất nhiều bất an và nỗi sợ hãi thất bại to lớn ẩn dưới sự học gạo miệt mài của mình". Rowling cũng tưởng tượng một dàn diễn phụ là người lớn. Hiệu trưởng trường Hogwarts là Albus Dumbledore, một vị phù thủy quyền năng nhưng tốt bụng, người dần trở thành bạn tri kỷ của Harry trong truyện. Rowling miêu tả ông là "hình mẫu của sự lương thiện". Cánh tay phải của ông là một nhà giáo nghiêm nghị Minerva McGonagall, nhân vật mà theo như tác giả miêu tả, "bên dưới bộ dạng cộc cằn đó" có "một chút yếu đuối già nua". Ngoài ra còn có các nhân vật người lai khổng lồ thân thiện Rubeus Hagrid và thầy giáo nham hiểm Severus Snape. Giáo sư Quirrell cũng xuất hiện trong tiểu thuyết. Những nhân vật phản diện chính là Draco Malfoy, bạn học cùng lớp với Harry có tính trịch thượng và hay bắt nạt; và Chúa tể Voldemort, phù thủy độc ác và quyền năng, bị lìa hồn khỏi xác khi hắn cố giết Harry lúc bé. Theo một cuộc phỏng vấn với Rowling vào năm 1999, bà cho biết nhân vật Voldemort được tạo ra giống như một nét tương phản văn học với Harry, và Rowling đã cố tình không viết rõ ràng về phần tiền truyện của Harry lúc đầu: Phát triển, xuất bản và đón nhận. Phát triển. Tiểu thuyết đầu tay này của Rowling được viết trong thời gian từ khoảng tháng 6 năm 1990 đến năm 1995. Năm 1990, Jo Rowling, bút danh khi đó của tác giả, muốn cùng bạn trai đến sống ở một căn hộ chung cư tại thành phố Manchester và theo lời bà, "Sau một tuần tìm phòng, tôi đón xe lửa một mình về lại Luân Đôn và ý tưởng về Harry Potter bắt đầu nhen nhóm trong đầu... Một chú bé phù thủy gầy gò, nhỏ bé, tóc đen, đeo kiếng dần hiện hữu trong tôi... Tôi bắt đầu viết "Hòn đá Phù thủy" mỗi tối. Mặc dù những trang đầu tiên nhìn chẳng có vẻ gì là một tác phẩm hoàn chỉnh." Không lâu sau, để vượt qua nỗi đau mất mát trước sự ra đi của thân mẫu, Rowling đã truyền tải cảm xúc đau thương đó qua thân phận mồ côi của Harry. Rowling dành sáu năm để hoàn chỉnh tác phẩm "Harry Potter và Hòn đá Phù thủy", và sau khi cuốn sách được Bloomsbury phát hành, tác giả giành được một giải thưởng trị giá 8.000 bảng Anh từ Hội đồng Nghệ thuật Scotland, giúp bà thêm nguồn lực để lên kế hoạch cho các phần sau của bộ truyện. Bà gửi cuốn này đến đại diện xuất bản và một nhà xuất bản, và sau đó, khi đến tay đại diện thứ hai dành suốt một năm để tìm nơi đồng ý xuất bản, hầu hết các nơi đều cho rằng với dung lượng 90.000 từ, cuốn sách này quá dài. Khi Barry Cunningham, đang bổ sung sách thuộc thể loại kỳ ảo từ các tác giả mới cho Tủ sách thiếu nhi Bloomsbury, gợi ý chấp nhận cuốn sách, cô con gái tám tuổi của Tổng Giám đốc Điều hành Nhà xuất bản Bloomsbury nói quyển sách "hay hơn nhiều cuốn sách khác". Phát hành và đón nhận tại Anh Quốc. Bloomsbury đồng ý xuất bản, đặt cọc cho Rowling một khoản 2.500 bảng Anh, và Cunningham cẩn thận gởi bản bông của sách tới các tác giả, nhà phê bình văn học và các đại lý sách chọn lọc để thu thập phản hồi có thể trích dẫn khi cuốn sách được ra mắt độc giả. Ông ít chú tâm tới độ dầy cuốn sách hơn là tên của tác giả, lý do ông đưa ra là bởi nhan đề cuốn sách xem qua có vẻ như dành cho các nam thiếu niên, và ông tin rằng trẻ trai sẽ chuộng sách của các tác giả nam hơn. Thế nên, Rowling chọn bút danh mới là J.K. Rowling vừa trước lúc xuất bản. Tháng 6 năm 1997, Bloomsbury phát hành cuốn "Hòn đá Phù thủy" với 500 bản bìa cứng cho loạt ấn hành đầu tiên, trong đó có 300 cuốn được phát đến các thư viện. Tên thật của tác giả, "Joanne Rowling", được in nhỏ trên trang bản quyền của ấn bản đầu tiên tại Anh Quốc. (Ấn bản đầu tiên tại Mỹ năm 1998 gỡ bỏ hoàn toàn chữ "Joanne"). Lượng ấn bản ít ỏi trong đợt phát hành đầu tiên thường dễ thấy ở các sáng tác đầu tay, Cunningham hy vọng các đại lý sách sẽ chịu đọc sách và giới thiệu nó tới khách hàng. Một quyển sách trong đợt phát hành đầu tiên đã được trả giá khá cao, lên đến 33.460 đô la Mỹ trong một phiên đấu giá năm 2007 do Nhà đấu giá Heritage tổ chức. Lindsey Fraser được cho là người viết bài giới thiệu cho "Harry Potter và Hòn đá Phù thủy" đầu tiên trên tờ "The Scotsman" vào ngày 28 tháng 6 năm 1997. Bà nói rằng "Harry Potter và Hòn đá Phù thủy" là "câu chuyện ly kỳ mang tính giải trí" và Rowling quả là "tác giả hạng nhất cho thiếu nhi". Một nhận xét cũng xuất hiện khá sớm khác, trên "The Herald", nói, "Tôi chưa tìm thấy đứa trẻ nào có thể đặt cuốn sách này xuống." Báo chí xuất bản bên ngoài địa phận Scotland bắt đầu chú ý đến cuốn sách, đi cùng với ngôn từ đánh giá đầy mĩ miều trên các tờ "The Guardian", "The Sunday Times" và "The Mail on Sunday", và đến tháng 9 năm 1997, tờ "Books for Keeps", tạp chí chuyên đề sách thiếu nhi, dành tặng cuốn sách bốn trên năm sao trong phần đánh giá. Tờ "The Mail on Sunday" bầu chọn đây là "tiểu thuyết giả tưởng đầu tay hay nhất kể từ thời Roald Dahl"; một đánh giá gây tiếng vang trên tờ "Sunday Times" ("những sự so sánh với Dahl là, lần này, thật chính đáng"), trong khi "The Guardian" gọi đây là "một cuốn tiểu thuyết được tổ chức chặt chẽ được thăng hoa bởi sự thông minh hóm hỉnh đầy sáng tạo" và "The Scotsman" nói cuốn sách "đang trở thành kinh điển". Năm 1997, ấn bản tại Anh Quốc của cuốn sách thắng Giải Sách Quốc gia và một huy chương vàng cho hạng mục sách cho trẻ từ 9 tới 11 tuổi của giải Nestlé Smarties Book Prize. Giải thưởng "Smarties", do chính trẻ em bầu chọn, giúp cuốn sách được chú ý chỉ sáu tháng sau khi ra mắt độc giả, trong khi hầu hết các sách thiếu nhi khác phải mất tới nhiều năm để làm được điều tương tự. Trong năm kế tiếp, cuốn "Hòn đá Phù thủy" thắng tại hầu hết các giải thưởng lớn khác cũng do trẻ em bình chọn trên toàn Anh Quốc. Tác phẩm cũng nằm trong danh sách rút gọn cho giải thưởng sách trẻ em được người lớn đánh giá, nhưng không thắng giải. Sandra Beckett đưa bình luận rằng cuốn sách tuy được trẻ em yêu thích nhưng bị xem là dễ viết dễ đọc và chưa đạt được những tiêu chí văn học cao nhất – và lấy ví dụ là việc xây dựng tác phẩm của Rowling quả là một sự giễu nhại khi so sánh với các công trình của Roald Dahl, thứ đã làm trẻ em say mê trước khi có sách của Rowling. Năm 2003, cuốn tiểu thuyết đứng vị trí 22 trong kết quả khảo sát The Big Read của đài thông tấn BBC. "Harry Potter và Hòn đá Phù thủy" giành hai giải thưởng xuất bản cho số lượng ấn bản được bán ra chứ không phải do tiêu chí giá trị văn học tại giải thưởng British Book Awards cho hạng mục Sách Thiếu nhi của Năm, và Booksellers' Association / "Bookseller" cho hạng mục Tác giả của Năm. Tính đến tháng 3 năm 1999, lượng sách in tại Anh Quốc đã được tiêu thụ hơn 300.000 bản, và một lần nữa trở thành đầu sách bán chạy nhất tại Anh Quốc vào tháng 12 năm 2001. Bản in chữ nổi Braille được nhà xuất bản Scottish Braille Press phát hành tháng 5 năm 1998. Sân ga 9¾, mà từ đây chuyến xe lửa Tốc hành Hogwarts rời Luân Đôn, đã được đánh dấu kỷ niệm tại nhà ga Ngã Tư Vua ngoài đời thực bằng một tấm bảng và chiếc xe đẩy hành lý như được mô tả trong sách đang vượt qua bức tường. Phát hành và đón nhận tại Mỹ. Scholastic Corporation mua bản quyền phát hành tại Mỹ vào tháng 4 năm 1997 với giá 105.000 đô la Mỹ tại Hội sách thiếu nhi Bologna, mức gia cao bất thường cho một tác phẩm thiếu nhi. Phía Nhà xuất bản nghĩ rằng trẻ con sẽ không thích đọc cuốn sách có từ "philosopher" (nghĩa "nhà hiền triết" khi đứng một mình) ngay tại nhan đề; sau vài cuộc đàm phán, ấn bản tại Mỹ phát hành tháng 9 năm 1998 với tên mới do Rowling đề nghị, "Harry Potter and the Sorcerer's Stone" thay vì "Harry Potter and the Philosopher's Stone". Rowling tỏ vẻ hối tiếc khi phải đổi tên cuốn sách của mình và nói rằng sẽ đấu tranh mạnh mẽ hơn nếu lúc ấy tiếng nói của tác giả có nhiều trọng lượng hơn. Philip Nel chỉ ra việc đổi tên này đã làm mất đi mối liên hệ với giả kim thuật, và ngữ nghĩa câu từ trong tác phẩm cũng thay đổi khi điều chỉnh văn phong, như bánh "crumpet" thành bánh "muffin". Rowling đồng ý thay đổi cả "mum" trong tiếng Anh của người Anh và "mam" là cách nhân vật Seamus Finnigan dùng theo chất giọng Ireland (cả hai từ đều mang nghĩa là "mẹ") thành "mom" trong cuốn "Harry Potter và Hòn đá Phù thủy", tuy vậy, trong các tập sau, bà không chấp thuận kiểu thay đổi này nữa, và cũng trong những lần tái bản sau của cuốn "Hòn đá Phù thủy" phiên bản Mỹ, từ ngữ cũng đổi lại theo nguyên tác. Tuy nhiên, cũng chính Nel lại nhận xét rằng việc biên tập của Scholastic đã được cân nhắc thận trọng hơn hầu hết các sách viết theo văn phong ở Anh Quốc vào thời điểm đó, và rằng trong số những hiệu đính từ nhà xuất bản, cũng có những chỗ hữu ích. Cũng bởi những tập sách Harry Potter đầu tiên tại Anh lên kệ sớm hơn vài tháng so với Mỹ, nhiều độc giả Mỹ nhanh tay đặt hàng qua Internet để sớm có sách và đã quen thuộc với văn phong Anh Quốc qua các bản sách này. Lúc mới đầu, hầu hết các nhà phê bình văn học uy tín nhất đều gạt cuốn sách ra bên lề, phó thác nó cho thị trường sách và các bài điểm sách thư viện như trên tạp chí "Kirkus Reviews" và "Booklist", những nơi chỉ đánh giá sách trên tiêu chí giải trí của một tiểu thuyết dành cho thiếu nhi. Tuy vậy, nhiều bài phê bình sâu sắc của các chuyên gia (như một bài đăng trên "Chọn lọc từ Liên hiệp Trung tâm Sách thiếu nhi", với việc chỉ ra sự phức tạp, sâu sắc và nhất quán mà thế giới của Harry Potter được nhà văn Rowling dựng nên) đã thu hút sự quan tâm từ giới phê bình văn học trên các tờ báo lớn. Mặc dù tờ "The Boston Globe" và Michael Winerip trên tờ "Thời báo New York" cảm thán rằng chương cuối cùng là phần kém nhất trong cuốn sách, họ và hầu hết các nhà phê bình người Mỹ khác đều dành những lời có cánh cho tác phẩm. Một năm sau đó, ấn bản tại thị trường Mỹ được bình chọn là Sách nổi bật của Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ (American Library Association Notable Book), giải Sách hay nhất năm 1998 của tạp chí "Publishers Weekly", giải Sách hay nhất năm 1998 do Thư viện công New York trao tặng. Ấn bản này đồng thời cũng thắng giải Sách của năm 1998 từ tờ "Parenting Magazine", Sách hay nhất năm do "School Library Journal" bình chọn, và giải Sách hay nhất cho thanh niên từ Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ. Tháng 8 năm 1999, "Harry Potter và Hòn đá Phù thủy" dẫn đầu danh sách tiểu thuyết ăn khách nhất trên tờ "Thời báo New York", và dao động ở vị trí đó trong suốt năm 1999 tới năm 2000, cho đến khi "Thời báo New York" phân danh sách này thành hai phần cho riêng cho các tác phẩm thiếu nhi và người lớn dưới áp lực từ các nhà xuất bản khác khi muốn sách của họ lên vị trí cao hơn. Theo báo cáo vào tháng 12 năm 2001 của "Publishers Weekly" thì tổng lượng sách lũy tích của cuốn "Harry Potter và Hòn đá Phù thủy" đạt trên 5 triệu bản bìa cứng (xếp hạng thứ 19 ở hạng mục sách thiếu nhi) và hơn 6,6 triệu bản bìa mềm (đứng hạng 7 ở hạng mục sách thiếu nhi). Tháng 5 năm 2008, Scholastic đưa thông báo ấn bản kỷ niệm 10 năm ngày "Harry Potter và Hòn đá Phù thủy" ra mắt lần đầu tại Hoa Kỳ sẽ được phát hành vào ngày 1 tháng 10 năm 2008. Cho lần kỷ niệm thứ 15, Scholastic tái bản "Hòn đá phủ thủy" và các tập khác trong bộ truyện với hình bìa mới do họa sỹ Kazu Kibuishi minh họa vào năm 2013. Bản dịch. Tới giữa năm 2008, các bản dịch chính thức đã được xuất bản với 67 ngôn ngữ khác nhau. Nhà xuất bản Bloomsbury đã phát hành bản dịch tiếng Latin và Hy Lạp cổ, và phiên bản Hy Lạp cổ đã được miêu tả là "một trong những áng văn Hy Lạp cổ quan trọng nhất trong nhiều thế kỷ trở lại đây". Phong cách và chủ đề. Philip Nel nhấn mạnh sự ảnh hưởng của nữ văn sĩ Jane Austen, một nhân vật mà Rowling đã ngưỡng mộ từ năm mười hai tuổi. Cả hai nhà văn đều khuyến khích việc đọc lại các tác phẩm, bởi vì những chi tiết trông có vẻ thừa thãi lại là điềm báo của những sự kiện hay nhân vật quan trọng xuất hiện sau này trong nội dung câu chuyện – ví dụ như Sirius Black đã được khéo léo nhắc tới trong phần đầu của "Harry Potter và Hòn đá Phù thủy", và trở thành nhân vật trung tâm từ tập ba đến tập năm của bộ truyện. Cũng giống với những nữ anh hùng trong truyện của Austen, Harry Potter thường rà soát lại những ý tưởng của mình ở gần cuối mỗi cuốn sách. Nhiều thái độ cư xử trong bộ "Harry Potter" gợi lại các chi tiết trong những tác phẩm của Austen. Cả hai tác giả đều châm biếm nhiều thái độ cư xử và đặt tên cho các nhân vật của mình theo tính cách riêng của họ. Tuy nhiên theo Nel, tính hài hước của Rowling chủ yếu dựa theo các tranh biếm họa nhiều hơn và những cái tên mà bà nghĩ ra lại nghe giống những cái tên trong những câu chuyện của Charles Dickens hơn, và Amanda Cockrell cũng nhấn mạnh rằng nhiều trong số đó biểu lộ đặc điểm của người sở hữu thông qua lời truyền lại từ các thần thoại La Mã cổ đại cho tới văn học Đức thế kỷ mười tám. Rowling, cũng giống như C.S. Lewis, tác giả của loạt truyện "Biên niên sử Narnia", nghĩ rằng không có một ranh giới cụ thể nào giữa những câu chuyện dành cho trẻ em và người lớn. Nel còn nhận xét, cũng giống như các nhà văn viết cho thiếu nhi khác, J. K. Rowling đã kết hợp nhiều thể loại văn học khác nhau lại với nhau, bao gồm kỳ ảo, truyện giả tưởng cho thiếu niên, những câu chuyện về trường nội trú, "Bildungsroman" và nhiều thể loại khác. Nhiều nhà bình luận so sánh "Harry Potter và Hòn đá Phù thủy" với những tác phẩm của nhà văn Roald Dahl, người đã qua đời vào năm 1990. Nhiều cây viết từ sau thập niên 1970 đều được ví như những truyền nhân của Roald Dahl, tuy nhiên chưa một ai nhận được sự hưởng ứng từ các độc giả thiếu nhi nhiều như ông, và trong một cuộc khảo sát sau khi "Hòn đá Phù thủy" được phát hành, bảy trên mười cuốn sách thiếu nhi ăn khách nhất thuộc về Dahl, trong đó bao gồm cả vị trí dẫn đầu. Chỉ có một tác giả truyện thiếu nhi duy nhất khác gây được khá nhiều tiếng vang vào những năm cuối thập niên 1990 đó là nhà văn R. L. Stine. Nhiều yếu tố trong nội dung của "Hòn đá Phù thủy" gợi lại những câu chuyện trong tác phẩm của Dahl; ví dụ như cậu bé anh hùng trong truyện "James và quả đào khổng lồ" mồ côi cha mẹ từ khi còn bé và phải chuyển đến sống cùng cùng hai người cô khắc nghiệt, một béo và một gầy—‌cũng tương tự như hình ảnh hai ông bà Dursley, những người coi Harry như kẻ đầy tớ trong nhà. Dù sao đi nữa, Harry Potter vẫn là một nhân vật được sáng tạo riêng biệt, với khả năng đảm nhận những trách nhiệm của một người trưởng thành trong khi vẫn chỉ là một đứa trẻ. Librarian Nancy Knapp và giáo sư chuyên ngành marketing Stephen Brown còn chú ý đến sự sống động và chi tiết trong những đoạn miêu tả, đặc biệt là các đoạn miêu tả những cửa tiệm trong Hẻm Xéo. Tad Brennan bình luận rằng cách hành văn của Rowling gợi ta nhớ tới Hómēros: "nhanh gọn, dễ hiểu, và cách diễn đạt đi thẳng vào vấn đề." Nhà văn Stephen King thì khâm phục "những chi tiết khôi hài mà chỉ những tưởng tượng gia của Anh Quốc mới có thể tạo ra được" và kết luận rằng những thứ đó hoàn toàn có tác dụng trong tác phẩm. Nicholas Tucker miêu tả những cuốn đầu trong bộ truyện "Harry Potter" qua việc nhìn lại những mẩu truyện thiếu nhi trong thời đại của Victoria của Anh và Vua Edward VII: Hogwarts là một trường nội trú kiểu cổ, nơi giáo viên thường gọi học trò của mình bằng tên họ, và điểm số của nhà chung mà những học sinh cùng ở được đánh giá rất cao; tính cách của từng nhân vật được miêu tả rõ ràng qua vẻ bề ngoài, bắt đầu với nhà Dursley; các nhân vật xấu xa hay độc ác thường bị tiêu diệt thay vì ăn năn hối cải, trong đó có cả Bà Norris, con mèo của giám thị Filch; và nhân vật anh hùng, một đứa trẻ mồ côi bị ngược đãi sau đó tìm được nơi mà cậu thực sự thuộc về, là một người cuốn hút, giỏi thể thao, ân cần và luôn bảo vệ kẻ yếu. Nhiều nhà bình luận khác cho rằng cuốn sách đã xây dựng nên một cộng đồng có tính phân tầng xã hội cao với nhiều loại người khác nhau. Tuy nhiên, Karin Westerman lại tạo một sự so sánh ngang bằng với hình ảnh nước Anh những năm 1990: một hệ thống lớp học đã bị phá vỡ nhưng lại được bảo vệ bởi những kẻ có quyền lực và địa vị; tính đa sắc tộc của những học sinh trường Hogwarts; sức ép đồng loại giữa những giống loài có cùng mức độ hiểu biết; và vấn đề bạo lực học đường thường xảy ra trong các trường học. Susan Hall viết rằng, hoàn toàn không có một pháp quyền nào được sử dụng trong loạt truyện; những hành động của Bộ Pháp thuật tuyệt đối không bị gò bó bởi luật pháp, trách nhiệm giải trình hay bất cứ một thách thức pháp lý nào. Đây chính là cơ hội để Voldemort đề ra những mệnh lệnh khủng khiếp của hắn. Cũng nhờ vậy Harry và Hermione, những nhân vật đến từ thế giới Muggle, thường tìm ra cách giải quyết vấn đề thông qua việc suy nghĩ theo cách hoàn toàn không giống một phù thủy. Ví dụ, Hermione cho rằng trở ngại trong việc tìm kiếm Hòn đá Phù thủy chính là bài kiểm tra về trí óc thay vì năng lực phép thuật, và hầu hết các phù thủy đều không thể giải được nó. Nel cho rằng những tính cách xấu của một nhà Dursley quá quy tắc, coi trọng địa vị xã hội và đặt nặng về vật chất, đã phản ánh chính thái độ của Rowling đối với các chính sách gia đình của chính phủ Anh vào đầu những năm 1990 khi coi việc kết hôn giữa hai người dị tính luyến ái là "quy chuẩn hàng đầu", trong khi nữ nhà văn lại là một bà mẹ đơn thân. Các mối quan hệ giữa Harry với những phù thủy thiếu niên cũng như trưởng thành ở trong truyện đều xuất phát từ tình cảm và lòng trung thành. Điều này được phản ánh rõ trong suốt loạt truyện, ví dụ như niềm vui của Harry khi cậu trở thành một thành viên tạm thời trong gia đình nhà Weasley, hay việc cậu đối xử với Rubeus Hagrid, và sau đó là Remus Lupin và Sirius Black như cha ruột của mình. Sản phẩm có liên quan. Tập tiếp nối. Cuốn sách thứ hai trong bộ truyện mang tên "Harry Potter và Phòng chứa Bí mật", được xuất bản lần đầu tiên tại Anh Quốc vào ngày 2 tháng 7 năm 1998 và tại Mỹ vào ngày 2 tháng 6 năm 1999. "Harry Potter và tên tù nhân ngục Azkaban" được phát hành một năm sau đó tại Anh Quốc vào ngày 8 tháng 7 năm 1999 và tại Mỹ vào ngày 8 tháng 9 năm 1999. Hai ấn bản của "Harry Potter và Chiếc cốc lửa" do hai nhà xuất bản Bloomsbury và Scholastic thực hiện được phát hành cùng vào ngày 8 tháng 7 năm 2000. "Harry Potter và Hội Phượng Hoàng" là tập truyện dài nhất của loạt tiểu thuyết với 766 trang ở phiên bản của Anh Quốc, 870 trang ở ấn bản tại Mỹ và 1138 trang ở ấn bản tiếng Việt. Phiên bản tiếng Anh của cuốn sách được phát hành trên toàn thế giới vào ngày 21 tháng 6 năm 2003. "Harry Potter và Hoàng tử lai" được phát hành trên toàn thế giới vào ngày 16 tháng 7 năm 2005, và 11 triệu bản in của cuốn sách được tiêu thụ hết chỉ trong 24 giờ đầu ra mắt. Cuốn thứ bảy và cũng là tập truyện cuối cùng, "Harry Potter và Bảo bối Tử thần", được xuất bản vào ngày 21 tháng 7 năm 2007. Cuốn sách cũng bán được tổng cộng 11 triệu bản in trong 24 giờ đầu phát hành, trong đó có 2,7 triệu bản được tiêu thụ tại Anh Quốc và 8,3 triệu bản được tiêu thụ tại Mỹ. Ấn bản minh họa. Một phiên bản minh họa của "Harry Potter và Hòn đá Phù thủy" được phát hành vào tháng 10 năm 2015, với phần minh họa được thực hiện bởi họa sĩ Jim Kay. Phiên bản minh họa tiếng Việt dày 250 trang được Nhà xuất bản Trẻ ấn hành tại Việt Nam vào tháng 2 năm 2016. Cuốn sách bao gồm tổng cộng 100 tranh minh họa và sẽ được tiếp nối bởi phiên bản minh họa của sáu cuốn tiếp theo, với Jim Kay giữ nguyên vai trò họa sĩ minh họa xuyên suốt. Phim điện ảnh. Năm 1999, Rowling bán bản quyền điện ảnh của bốn tập truyện "Harry Potter" đầu tiên cho hãng phim Warner Bros. với giá tổng cộng 1 triệu GBP (tương đương 1,65 triệu USD vào năm 1999). Rowling yêu cầu rằng bộ nhân vật chính bắt buộc phải là người Anh nhưng cho phép một số diễn viên Ireland như Richard Harris vào vai Dumbledore và các diễn viên nước ngoài khác đối với các nhân vật có cùng quốc tịch sẽ xuất hiện trong các cuốn sách tiếp theo. Sau quá trình tuyển diễn viên rộng rãi, công tác quay phim được bắt đầu từ tháng 9 năm 2000 tại Leavesden Film Studios và Luân Đôn, và công việc sản xuất được hoàn tất vào tháng 7 năm 2001. "Harry Potter và Hòn đá Phù thủy" bắt đầu được công chiếu tại Luân Đôn từ ngày 14 tháng 11 năm 2001. Giới chuyên môn dành cho phim nhiều nhận định tích cực, với đánh giá Fresh trên trang Rotten Tomatoes lên tới 80% và điểm số 64% trên trang Metacritic, với chủ yếu là các ý kiến thuận lợi. Trò chơi điện tử. Tổng cộng năm video game riêng biệt do năm nhà phát triển khác nhau thực hiện đã được ra mắt từ năm 2001 tới năm 2003 bởi hãng Electronic Arts, với cốt truyện chủ yếu dựa theo nội dung phim và tiểu thuyết: Minh họa trong kinh doanh và giáo dục. Nhiều tác giả viết về kinh doanh và giáo dục sử dụng sách "Harry Potter và Hòn đá Phù thủy" làm ví dụ minh họa. Về giảng dạy lâm sàng trong các trường y, Jennifer Conn đã nhắc tới chuyên môn và phương pháp sư phạm đáng sợ của Snape đối với học trò của mình. Trái lại, Bà Hooch, giáo viên môn Quidditch, với phương pháp hữu hiệu đã chia nhỏ các động tác phức tạp thành nhiều bước đơn giản cũng như giúp học sinh tránh khỏi những sai sót thường gặp. Joyce Fields viết rằng sách Harry Potter minh họa cho bốn trên năm chủ đề chính của chương trình xã hội học của sinh viên năm nhất: "các khái niệm xã hội học bao gồm văn hóa, xã hội và xã hội hóa; sự phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội; thiết chế xã hội; và lý thuyết xã hội". Stephen Brown lưu ý là các tập truyện "Harry Potter" đầu tiên, nhất là tập "Harry Potter và Hòn đá Phù thủy", vẫn dễ dàng có được thành công dù cho công tác quảng bá nghèo nàn và thiếu thốn. Brown khuyên các nhà điều hành marketing bớt chú tâm đến phân tích số liệu một cách triệt để và mô hình "phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát" trong quản lý. Thay vào đó, anh gợi ý rằng họ nên xem câu chuyện như "một lớp học marketing cao cấp", tràn ngập những sản phẩm và thương hiệu hấp dẫn. Chẳng hạn như một sản phẩm dựa trên thế giới pháp thuật trong truyện là Kẹo dẻo hình hạt đậu đủ vị hiệu Bertie Bott đã được giới thiệu năm 2000 dưới giấy phép của hãng đồ chơi Hasbro.
9,716
539651
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9716
Chi Cau
Chi Cau (danh pháp khoa học: Areca) là một chi của khoảng 50 loài thực vật thuộc họ Cau (Arecaceae, một số tài liệu gọi là Palmacea hay Palmae), mọc ở các cánh rừng ẩm ướt của khu vực nhiệt đới từ Malaysia tới quần đảo Solomon. Thành viên được biết đến nhiều nhất của chi này là "A. catechu" (còn gọi là "A. aleraceae"), tức cây cau hay tân lang hoặc binh lang. Một số loài cau, được biết đến vì vị đắng và thơm nồng của chúng, thông thường được sử dụng để nhai, đặc biệt là với sợi thuốc lào hay thuốc lá hay lá trầu không và vôi tôi (Ca(OH)2) hoặc vôi sống (CaO). Việc nhai như thế rất phổ biến trong những người già ở khu vực Đông Nam Á, và nó thông thường là nguyên nhân của ung thư vòm miệng trong khu vực. Các loài. Chi Cau có khoảng 50 loài. Ở Malabar, Areca dicksoni mọc hoang dã và những người nghèo dùng nó thay cho cau thực thụ.
9,723
69994558
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9723
Requiem (Mozart)
Tác phẩm Requiem được Wolfgang Amadeus Mozart sáng tác ở cung Re thứ (K. 626) trong năm 1791. Nó là tác phẩm cuối cùng và có thể được xem là một trong những tác phẩm mạnh mẽ và tiêu biểu nhất của ông. Sáng tác. Vào mùa hè năm 1791, cuộc sống của Mozart trở nên đầy đủ, hạnh phúc và bận rộn. Tình trạng tài chính trở nên khả quan là do có nhiều ủy nhiệm sáng tác và thu chi ổn định hợp lý. Người bạn Emanuel Schikaneder của ông đã ủy nhiệm vở ôpêra "Die Zauberflöte", và vào tháng Bảy một ủy nhiệm đến từ Praha cho một vở ôpêra, nhân dịp lễ đăng quang của vua Leopold II - quốc vương của Bohemia - kết quả là vở "La clemenza di Tito" được sáng tác. Rồi có một ủy nhiệm khác đến vào mùa hè, giống như chuyện huyền thoại. Một nhân vật lạ mặt giấu tên tiếp xúc với Mozart về việc viết Bộ lễ "Requiem". Mozart không thể nhận biết nguồn gốc là ai đã ủy nhiệm. Vì ông quá bận rộn với những công việc khác, ông không thể khởi sự "Requiem" cho đến tháng Chín. Đến tháng Mười, ông bắt đầu than phiền về tình trạng sức khỏe, vào ngày 20 tháng 11, một cơn bệnh khốc liệt đã bắt đầu, gây ra chứng sốt cao, nôn mửa và thân thể phù nề. Bị quấy rầy bởi những chuyến viếng thăm của người lạ mặt đốc thúc việc biên soạn "Requiem", Mozart trở nên bị ám ảnh rằng ông đang viết cho bộ lễ cầu hồn cho chính mình. Hai tuần lễ trước ngày qua đời, Mozart bỏ dang dở công việc mà ông đang thực hiện với người trợ lý, Sussmayr. Một ngày trước khi ông chết, ông được nghe người ta đọc bản văn "Requiem" với thân nhân và bạn hữu. Tác phẩm chưa viết xong, nhưng bản dự thảo đã được hoàn thành. Bài ca nhập lễ và Kinh thương xót đã được viết đầy đủ, và hầu hết phần khác mới chỉ là dàn ý, ngoại trừ đoạn quan trọng "Lacrimosa", Mozart mới viết được duy nhất tám ô nhịp đầu tiên. Sussmayr đã hoàn thành tác phẩm "Requiem", K.626, sau cái chết của thân chủ. Buổi trình diễn đầy đủ đầu tiên của Bộ lễ này được thực hiện vào ngày 2 tháng 1 năm 1793, mười ba tháng kể từ khi Mozart qua đời, đem lại thu nhập cho vợ ông, phu nhân Constanze. Tổng phổ viết cho hai kèn horn trầm, hai kèn bassoon, ba kèn trombone, hai kèn trumpet, timpani, đại phong cầm và khối đàn dây. Vắng tiếng kèn flute và oboe, cho nên âm thanh hơi đượm vẻ âm u. Phần thanh nhạc bao gồm bốn giọng đơn ca và bốn bè hợp xướng. Lời. Bản dịch tiếng Việt. Thánh, Thánh. Adagio Chúc tụng. Andante Chiên Thiên Chúa. Larghetto Hiệp lễ. Adagio Allegro
9,732
70066457
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9732
Tô Châu
Tô Châu (; tên cổ: 吳-Ngô) là một thành phố với một lịch sử lâu đời nằm ở hạ lưu sông Dương Tử và trên bờ đông Thái Hồ thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Thành phố này nổi tiếng vì những cầu đá đẹp, chùa chiền và các khu vườn (viên lâm) được thiết kế tỉ mỉ, mà ngày nay chúng đã trở thành những điểm thu hút khách du lịch. Tô Châu cũng đã từng là một trung tâm quan trọng của công nghiệp sản xuất tơ lụa Trung Hoa kể từ thời kỳ nhà Tống (960-1279) cũng như tiếp tục nắm giữ vị trí nổi tiếng này trong thời gian gần đây. Thành phố này là một phần của Tam giác vàng thuộc Trung Quốc. Thành phố này đặc biệt nổi tiếng vì những khu vườn. Một số vườn cây cảnh cổ điển đã đượcUNESCO xếp loại là di sản thế giới. Dân số: 6,06 triệu người (trong đó dân số nội thị 2,2 triệu), diện tích: 8.488 km². GDP trên đầu người của thành phố này là ¥178,207 (khoảng US$27,629) vào năm 2021, đứng hàng thứ năm trong số 659 thành phố Trung Quốc. Lịch sử. Tô Châu, các tên gọi cổ là Câu Ngô, Ngô, Cối Kê (), Ngô Châu, Ngô Quận, Bình Giang Đẳng. Tô Châu còn có biệt danh là Ngô Đô, Ngô Hội, Ngô Môn, Đông Ngô, Ngô Trung, Ngô Hạ, Cô Tô, Trường Châu, Mậu Uyển Đẳng. Tô Châu, cái nôi của văn hóa Ngô, là một trong những đô thị cổ nhất trong lưu vực sông Dương Tử. Khoảng 2.500 năm trước, các bộ lạc bản địa, tự gọi mình là "Câu Ngô" vào cuối thời kỳ nhà Thương đã sinh sống trong khu vực mà sau này gọi là Tô Châu. Vào thời kỳ cuối của nhà Thương, Thái Bá đã đến đây để lập ra nước Ngô, đóng kinh đô tại đây và gọi nó là Ngô thành. Năm 514 TCN, trong thời kỳ Xuân Thu, vua Hạp Lư () của nước Ngô đã sai Ngũ Tử Tư xây dựng "Hạp Lư thành" (giới học giả cho là thuộc Tô Châu ngày nay) làm kinh đô của mình. Nước Ngô trọng dụng Tôn Vũ để phát triển quân đội, tiến đánh nước Tề ở phương bắc, xưng bá trung nguyên. Năm 496 TCN, Hạp Lư đã được mai táng tại Hổ Khâu (). Năm 473 TCN, nước Ngô bị nước Việt của Việt vương Câu Tiễn đánh bại. Tô Châu trở thành kinh đô của nước Việt. Năm 306 TCN, nước Việt lại bị nước Sở sát nhập. Thời kỳ hoàng kim của Tô Châu đã qua đi. Các di tích của nền văn hóa này bao gồm các phần còn sót lại của các tường thành và cổng thành có niên đại 2.500 năm tuổi tại Bàn Môn (). Vào thời kỳ nhà Tần, thành phố này được biết dưới tên gọi Ngô huyện. Hạng Vũ () đã bắt đầu sự nổi dậy lịch sử của mình tại đây vào năm 209 TCN và nó đã góp phần vào sự sụp đổ nhanh chóng của nhà Tần. Vào thời kỳ nhà Tùy, thành phố này đã được đổi tên thành Tô Châu vào năm 589. Khi Đại Vận Hà được hoàn thành, Tô Châu nằm ở vị trí có tầm quan trọng chiến lược trên hành trình thương mại chính. Trong suốt lịch sử Trung Hoa nó đã là thủ phủ chính yếu của công nghiệp và thương mại ở khu vực ven biển thuộc miền đông nam Trung Quốc. Trong thời kỳ nhà Đường, năm 825 nhà thơ lớn Bạch Cư Dị () đã cho xây dựng Sơn Đường nhai () để nối thành phố này với Hổ Khâu phục vụ cho du khách. Thời kỳ nhà Tống (960-1279), tại Tô Châu đặt Bình Giang phủ, cai quản Chiết Giang tây đạo. Năm 1035, nhà thơ, nhà văn lớn kiêm chính trị gia Phạm Trọng Yêm () đã cho xây dựng Khổng miếu tại đây. Nó đã trở thành nơi để diễn ra các cuộc thi tuyển chọn quan lại cho triều đình. Tháng Hai năm 1130, quân đội nhà Kim (1115–1234 tiến xuống phía nam đã phá hủy và thảm sát thành phố này. Năm 1275 quân đội nhà Nguyên (1271-1368) cũng đã tiến tới đây và đổi tên Tô Châu thành Bình Giang lộ. Cuối thời nhà Nguyên, Trương Sĩ Thành nổi dậy, tự xưng là Ngô vương, đổi Bình Giang lộ thành Long Bình phủ, lấy Tô Châu làm kinh đô. Năm 1367, quân đội của Chu Nguyên Chương công phá Tô Châu, phá hủy hoàng thành của Trương Sĩ Thành. Trương Sĩ Thành đầu hàng. Nhà Minh (1367-1644) đổi Long Bình phủ thành Tô Châu phủ, cho trực thuộc Nam Kinh. Thời kỳ nhà Thanh (1644-1911), Tô Châu là nơi đặt trụ sở của tuần phủ và bố chánh sứ Giang Tô. Trong thời kỳ hai triều Minh-Thanh, thành phố này đã có nhiều thời kỳ thịnh vượng. Nhiều khu vườn nổi tiếng của các tư nhân đã được các tầng lớp quan lại và người giàu có xây dựng. Tuy nhiên, thành phố này cũng đã phải gánh chịu thảm họa vào năm 1860 khi binh lính của Thái Bình thiên quốc tiến vào chiếm giữ thành phố. Tháng 11 năm 1863, thường thắng quân dưới sự chỉ huy của Charles Gordon đã tái chiếm thành phố này từ tay Thái Bình thiên quốc. Khủng hoảng tiếp theo mà thành phố này vấp phải là sự xâm chiếm của người Nhật năm 1937. Nhiều khu vườn đã bị phá hủy vào cuối cuộc chiến. Đầu thập niên 1950, công việc khôi phục đã được tiến hành đối với Chuyết Chính viên, Đông viên và các khu vườn khác để đua chúng trở lại với cuộc sống. Năm 1981, thành phố cổ này đã được Quốc vụ viện Cộng hòa nhân dân Trung Hoa liệt kê như là một trong bốn thành phố mà sự bảo vệ các di sản lịch sử và văn hóa cũng như cảnh quan thiên nhiên phải được đặt lên hàng đầu (các thành phố khác là Bắc Kinh, Hàng Châu và Quế Lâm). Kể từ đó, với các công trình kinh tế ở ngoại ô, Tô Châu đã phát triển thành một trong những thành phố thịnh vượng nhất ở Trung Quốc. Các khu vườn cổ điển của Tô Châu đã được liệt kê trong danh sách di sản thế giới của UNESCO vào các năm 1997 và 2000. Phân chia hành chính. Là một trong những thành phố thịnh vượng nhất của Trung Quốc, sự phát triển của Tô Châu có sự liên quan trực tiếp với sự lớn mạnh của các thành thị vệ tinh, đáng chú ý nhất là Côn Sơn, Thái Thương và Trương Gia Cảng. Các khu vực thuộc quyền quản lý hành chính của Tô Châu cũng là nơi có nhiều nhà máy, xí nghiệp công nghệ cao. Tô Châu được chia thành 10 đơn vị hành chính cấp huyện. Cụ thể như sau: Phong cảnh đặc sắc. Từ thời cổ đại đã có nhiều nhà thơ viết về phong cảnh Tô Châu. Nổi tiếng nhất trong số đó có lẽ là Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế với Các khu vực đáng chú ý có: Vận tải. Tô Châu nằm ở vị trí thuận tiện trên tuyến đường sắt Kinh Hồ nối liền Thượng Hải và Nam Kinh, thủ phủ của tỉnh, với thời gian đi tới cả hai thành phố này chỉ khoảng trên dưới 1 giờ tàu chạy. Ga đường sắt Tô Châu là một trong những nhà ga bận rộn nhất tại Trung Quốc, với 139 tàu khách dừng tại đây mỗi ngày. Các tàu hỏa chỉ mất 45 phút tới Thượng Hải và khoảng 1,5 giờ tới Nam Kinh. Các đường bộ có thể chọn lựa là đường cao tốc Giang Tô-Thượng Hải, đường cao tốc ven sông Dương Tử, đường cao tốc Tô Châu-Gia Hưng-Hàng Châu. Năm 2005, đường vành đai mới đã hoàn thành, liên kết các huyện cấp thị ở ngoại vi như Thái Thương, Côn Sơn và Thường Thục. Theo đường thủy, Tô Châu được nối với Trương Gia Cảng, Lộ Trực (Phủ Lý), Thường Châu. Mặc dù sân bay Quang Phúc phục vụ như là sân bay nối hai đô thị (Tô Châu-Bắc Kinh, Tô Châu-Phật Sơn, Quảng Đông) và Quốc vụ viện đã phê chuẩn việc xây dựng một sân bay chỉ phục vụ cho Tô Châu vào năm 2003, nhưng vận tải hàng không từ Tô Châu vẫn tiếp tục được thực hiện chủ yếu tại sân bay Hồng Kiều và sân bay quốc tế Phố Đông ở Thượng Hải. Giáo dục. Tại Tô Châu có một số trường đại học và cao đẳng như:
9,746
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9746
Bertha Benz
Bertha Benz (có tên con gái là Cäcilie Bertha Ringer; 3 tháng 5 năm 1849 tại Pforzheim, Đức – 5 tháng 5 năm 1944 tại Ladenburg, Đức) là một nhà tiên phong trong ngành ô tô. Bertha Ringer kết hôn với Carl Benz vào ngày 20 tháng 7 năm 1872 tại Ladenburg. Bà đã góp phần quyết định vào thành công của chồng trở thành một nhà sản xuất ô tô, không chỉ bằng tinh thần mà còn cụ thể bằng các giúp đỡ tài chính: Trước cuộc hôn nhân, Carl Benz lâm vào trình trạng khó khăn về tài chính. Bà đã xin trả trước tiền hồi môn và đã bằng số tiền này đã cứu thoát doanh nghiệp của chồng khỏi cảnh sụp đổ. Sau đó, khi chiếc ô tô đã đăng ký bằng phát minh không được chấp nhận ở giới muốn mua như hy vọng, vào ngày 5 tháng 8 năm 1888, không cho chồng biết, bà đã cùng hai con trai là Richard và Eugen dùng xe chạy 106 kilômét từ Mannheim về Pforzheim thăm cha mẹ của bà. Chuyến đi ô tô đường dài thành công đầu tiên này đã góp phần quan trọng vào việc đánh tan các nghi ngại của khách hàng và sau đó là tạo điều kiện cho doanh nghiệp thành công về mặt kinh tế. Qua chuyến đi bằng ô tô này bà là người lái ô tô đầu tiên trong lịch sử thế giới: Người lái ô tô đầu tiên là một phụ nữ! Carl Benz đã viết về bà trong hồi tưởng của ông: "Anh dũng và can đảm bà đã giương cánh buồm mới của hy vọng".
9,747
763210
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9747
Động cơ hai kỳ
Động cơ hai thì, hoặc động cơ hai kỳ, là một động cơ đốt trong thường được chế tạo theo kiểu động cơ có pít tông đẩy. Ngược với động cơ bốn thì, động cơ hai thì cần hai thì để tạo ra đủ năng lực hoàn thành một vòng quay của trục khuỷu. Một thì là chuyển động của pít tông từ một trạng thái tĩnh theo một hướng về trại thái tĩnh mới (chuyển động từ một điểm chết này về đến điểm chết kia). Trục khuỷu hoàn thành nửa vòng quay trong một thì. Loại động cơ diesel của động cơ hai thì vẫn còn được sử dụng trong tàu thủy, tàu hỏa và các máy phát điện khẩn cấp, loại động cơ xăng được sử dụng trong các loại xe nhỏ có dung tích 50 cm³, máy cắt cỏ và máy cưa. Chu trình của động cơ hai kì. Động cơ Otto hai kì. Thì 1: Tạo công và nén trước Thì 2: Nén và hút Động cơ diesel hai kì. Trong động cơ diesel hai thì, thay vì là một hỗn hợp nhiên liệu và không khí thì không khí nén trước được đưa vào xy lanh trong điểm chết dưới và đẩy khí thải ra ngoài. Giống như động cơ bốn thì, nhiên liệu được phun vào không khí được nén trước và vì vậy mà có nhiệt độ nóng hơn nhiệt độ tự bốc cháy của nhiên liệu, thường là trước điểm chết trên. Lỗ thải khí cũng nằm ở đầu xy lanh. Ưu điểm và nhược điểm. Ưu điểm trên lý thuyết của một động cơ hai thì là có hiệu suất riêng (hiệu suất trên dung tích) cao hơn một động cơ bốn thì, vì mỗi một vòng quay của trục khuỷu là một thì tạo công (ở động cơ bốn thì, hai vòng quay của trục khuỷu tương ứng với một thì tạo công). Trên thực tế động cơ bốn thì đã rút ngắn khoảng cách này rất nhiều nhờ vào những cải tiến gần đây (thí dụ như nhờ vào các hệ thống phun cải tiến) nên các mô tô hay xe máy có động cơ bốn thì không còn chạy chậm hay có gia tốc chậm hơn hơn loại hai thì nữa. Vận tốc tối đa của pít tông chậm hơn so với động cơ bốn thì vì có các ống dẫn khí trong xy lanh, điều này cũng hạn chế hiệu suất của động cơ hai thì. Cách chế tạo đơn giản hơn của động cơ hai thì mang lại nhiều ưu điểm như dễ bảo trì hơn và có khối lượng di động (trục khuỷu, pít tông...) nhỏ hơn rất nhiều so với một động cơ bốn thì tương tự. Hiệu ứng tốt của việc này là mang lại một xung lượng góc nhỏ hơn. Điều này quan trọng trước nhất là ở những mô tô chạy trên nhiều địa hình, ở loại này động cơ hai thì tạo khả năng linh động hơn trong lúc phóng qua vật cản. Động cơ có dung tích lớn (động cơ diesel tàu thủy) hoạt động đa phần theo nguyên tắc hai thì. Khí thải của động cơ hai thì có hàm lượng cacbon monoxit và các chất hyđrocacbon cao vì có nhiều nhớt bôi trơn trong khí được hút vào và vì có lượng khí thải trong buồng đốt cao. Động cơ Otto hai kì. Khuyết điểm đặc biệt của động cơ Otto hai thì là thất thoát nhiên liệu hình thành qua sự pha trộn một phần giữa hỗn hợp khí mới và khí thải, vì thế một phần của hỗn hợp nhiên liệu và không khí thoát ra ngoài theo ống thoát khí gây ô nhiễm môi trường. Ngược với động cơ bốn thì và động cơ diesel hai thì, động cơ Otto hai thì thường không có nhớt bôi trơn thường xuyên mà dùng một hỗn hợp pha trộn giữa xăng và nhớt dùng làm nhiên liệu và chất bôi trơn. Vì nhớt chỉ được đốt cháy một phần nên động cơ Otto hai thì gây ô nhiễm môi trường nhiều hơn động cơ bốn thì. Cách bôi trơn động cơ này là một ưu điểm cho những động cơ hay thay đổi tư thế như máy cưa hay máy cắt cỏ vì ở những động cơ này việc bôi trơn bao giờ cũng được bảo đảm. Có nhiều phương pháp giải quyết cho các vấn đề này đã và đang được đưa ra, thí dụ như cách bôi trơn riêng bằng cách thêm nhớt tùy thuộc vào tải của động cơ hay mới đây là các động cơ hai thì có hệ thống phun trực tiếp, loại động cơ đã có thể chứng minh được ưu thế về mặt nguyên tắc so với động cơ bốn thì và chỉ không được phổ biến vì lý do thương mại của nhiều nhà sản xuất (thí dụ như orbital motor). Động cơ diesel hai kì. Các động cơ diesel hai thì trong tàu thủy được chế tạo và điều khiển phức tạp hơn các động cơ Otto hai thì. Các động cơ này có một hệ thống phun và van thải khí trên đầu xy lanh. Một số động cơ có nhiều van thải được mở đồng thời cùng một lúc. Không khí được nén trước bằng các thiết bị thích hợp (thí dụ như máy nén khí, tiếng Anh: "Turbocharger") và sau đó được nén vào xy lanh. Vì thế mà động cơ diesel hai thì thường không thích hợp cho những ứng dụng nhỏ. Các động cơ diesel hai thì lớn trong tàu thủy (nòng xy lanh 1 mét) nếu so về hiệu suất nhiệt thì dẫn đầu trong các động cơ nhiệt: chúng có thể biến đổi đến 65% năng lượng liên kết hóa học của nhiên liệu trở thành công cơ học sử dụng được. Các động cơ Otto trong ô tô ít khi vượt quá được 30% và chỉ có các ô tô chạy bằng dầu diesel hiện đại là có hiệu suất lớn hơn 40%.
9,771
239475
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9771
Eine kleine Nachtmusik
Eine kleine Nachtmusik ("Tiểu dạ khúc"), K. 525, là một trong những tác phẩm phổ biến nhất của Wolfgang Amadeus Mozart. Được sáng tác xong ngày 10 tháng 8 năm 1787 tại Viên, nó là một trong những serenade tiêu biểu nhất của Mozart. Đoạn trình bày. Chuyển hành thứ nhất, ngắn gọn và không rắc rối, là một thí dụ hoàn hảo của thể loại tiểu khúc sonata. Được viết cho một buổi tối giải trí nhẹ nhàng, nó không yêu cầu kỹ năng cảm thụ phức tạp. Chủ đề này với những ý nhạc giai điệu khác được thiết lập ở cung Sol trưởng. dẫn từ chủ đề chính và chuẩn bị cho chủ đề thứ nhì ở cung át, cung Re trưởng. Chủ đề thứ nhì, với tính cách nhịp nhàng duyên dáng, tạo sự tương phản với chủ đề đầu tiên. Đoạn trình bày chấm dứt với hai đóng những ý tưởng, chủ đề một đằm thắm trữ tình làm dịu đi chủ đề hai mạnh mẽ chấm dứt đoạn nhạc. Một đoạn trình bày thường được so sánh tiềm năng chuẩn bị cho đoạn phát triển kế tiếp nơi người sáng tác có một cơ hội để trình bày trí tưởng tượng và năng lực sáng tạo. Ở đây nhà sáng tác khai triển sự chuyển cung và những ý tưởng giai điệu. Chất liệu giai điệu từ ý tưởng ban đầu có thể được sử dụng hoặc ý tưởng mới có thể được giới thiệu. Đoạn phát triển. Trong Eine Kleine Nachtmusik, đoạn phát triển ít phức tạp hơn, và không có những mánh khóe thông minh. Mozart đơn giản sử dụng chủ đề đầu tiên và ý nhạc thứ nhất của hai ý nhạc kế tiếp trong đoạn trình bày, đặt chúng ở một cung khác trước, cung Re trưởng. Đoạn tái hiện. Sau đoạn phát triển, đoạn tái hiện khẳng định lại cho rõ ràng đoạn trình bày mà không có sự chuyển cung. Cả hai chủ đề thứ nhất và thứ nhì những được nghe ở cung chính, cung Sol trưởng, và chuyển hành chấm dứt bằng một đoạn coda ngắn. Toàn bộ chuyển hành cân bằng hoàn hảo và gọn gàng.
9,775
68028142
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9775
Giao hưởng số 40 (Mozart)
Giao hưởng số 40 cung Sol thứ (KV. 550) là tác phẩm của Wolfgang Amadeus Mozart được sáng tác năm 1788. Giới thiệu tác phẩm. Ánh sáng rực rỡ của thời kỳ Cổ điển, việc sáng tác thách thức các nhạc sĩ thể hiện hiệu quả tối đa, chính là những tác phẩm giao hưởng. Một trong những viên ngọc ấy là bản symphony của Mozart, tác phẩm số 40 cung Sol thứ, K.550. Symphony này được viết vào mùa hè năm 1788, lúc Mozart ba mươi hai tuổi, chỉ trong vòng sáu tuần lễ, ông đã viết xong ba bản symphony. Và bản Symphony số 40 này đã là một trong 3 tác phẩm viết về thể loại này nổi tiếng nhất, hoàn hảo nhất của ông Ông bố trí nhạc cụ cho tác phẩm Symphony số 40 này với khối đàn dây tiêu biểu bao gồm violin, viola và cello, cộng thêm kép đôi contrabass (nghĩa là Đại Hồ cầm có nét nhạc giống với Hồ cầm, nhưng thấp hơn một quãng tám). Khối kèn gỗ sử dụng hai flute, hai kèn oboe và hai kèn bassoon. Khối kèn đồng chỉ có hai french horn, và bộ gõ gồm hai bộ timpani. Không có trumpet hoặc trombone. (Mozart sử dụng kèn trombone trong các opera, nhưng không bao giờ dùng trong symphony). Cũng không có clarinet trong tổng phổ nguyên bản, về sau Mozart mới thêm vào. Những bản symphony vào thời Mozart thông thường bao gồm những ba hoặc bốn chuyển hành. Chuyển hành thứ nhất, thường được ghi là allegro, trình tấu ở tốc độ nhanh, mãnh liệt và kịch tính. Chuyển hành này luôn luôn xuất hiện trong các bản sonata, đôi khi có một đoạn intro ngắn. Chuyển hành thứ nhì thường là một chuyển hành chậm, và có thể là đoạn diễn cảm trong thể loại sonata, thể loại rondo, hoặc thể loại chủ đề và biến tấu. Chuyển hành thứ ba tiêu biểu là một minuet và trio, chơi trong tính cách duyên dáng theo nhịp ba. Đôi khi, chuyển hành này bị bỏ đi, để vào chuyển hành tiếp theo. Chuyển hành kết thúc thông thường luôn có mặt trong thể loại sonata, nhưng cũng có thể được viết theo thể loại rondo hoặc thể loại chủ đề và biến tấu. Nó thường được chơi rất mãnh liệt, đôi khi có tính cách hài hước, và nhất là bằng một tốc độ nhanh. Phân tích cấu trúc. Symphony cung Sol thứ được cấu trúc theo cách viết của đa số các symphony cổ điển. Chuyển hành đầu tiên, theo thể loại sonata-allegro, cần thiết có đoạn trình bày, đoạn phát triển và đoạn tái hiện. Đoạn trình bày. Trong đoạn phát triển mô-típ và chủ đề mở đầu được nghe thấy và sau đó được thay đổi. Có một lúc, mô-típ ba cơ nốt được lặp lại nhiều lần. Kết đoạn sử dụng một chuỗi "chuyển ngược" chơi bằng flute và clarinet trước khi đoạn nhạc nhạc quay về cung chính. Đoạn tái hiện. Chuyển hành kết thúc lại trở về "thể loại sonata", chơi khá nhanh (allegro assai) ở cung chính, cung Sol thứ. Chủ đề mở đầu là một hợp âm rải (arpeggio), một hợp âm trong đó các nốt được chơi nối tiếp nhau. Cách này tạo nên một mô-típ, đôi khi được gọi là chủ đề hỏa tiễn, âm thanh được tạo bằng viôlông và đối đáp với toàn dàn nhạc. Cầu nối gồm có một loạt các âm giai nhanh dẫn về cung Fa giáng trưởng. Đoạn trình bày kết thúc bằng chất liệu âm nhạc từ mệnh đề thứ nhì của chủ đề đầu tiên. Đoạn phát triển, cực nhanh và dữ dội, đẩy tới đoạn cuối. Những hợp âm rải "hỏa tiễn" cung cấp chất liệu thuộc chủ đề trong khi tốc độ nhanh và sự chuyển cung gây nên kích động. Chủ đề "hỏa tiễn" được nghe một lần nữa ở đoạn tái hiện tiếp nối bằng chủ đề thứ nhì, lần này ở cung Sol thứ thay vì cung Si giáng trưởng, tạo ra một giai "kết tránh". Symphony kết thúc bằng với một coda mạnh mẽ.
9,776
843044
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9776
Thượng thư
Thượng thư (尚書) là một chức quan thời quân chủ, là người đứng đầu một bộ trong lục bộ, hàm chánh nhị phẩm. Vào thời nhà Tần, chức quan này được gọi là chưởng thư. Ngày nay, nó có thể được coi tương đương với chức bộ trưởng. Phụ tá cho "Thượng thư" có tả thị lang, hữu thị lang (thời nhà Lý - Trần - Lê) hoặc tham tri (thời nhà Nguyễn), có thể xem tương đương cấp thứ trưởng ngày nay. Dưới nữa là lang trung, viên ngoại lang, tư vụ... (tương đương vụ trưởng, giám đốc các nha hoặc chánh/phó văn phòng ngày nay). Thượng thư Trung Hoa. Chức thượng thư bắt đầu được đặt ra từ thời nhà Tần. Thượng thư Việt Nam. Tại Việt Nam, chức thượng thư được đặt ra lần đầu tiên vào triều nhà Lý, nhưng hiện vẫn chưa rõ việc chia các bộ trong triều đình nhà Lý, cùng với các chức vụ thượng thư phụ trách các bộ này cũng chưa rõ ràng. Đời vua Lý Nhân Tông, có các vị thượng thư: Mạc Hiển Tích, Đoàn Văn Khâm... Đầu thời nhà Trần, thượng thư được chia làm hai loại: "thượng thư hành khiển" và "thượng thư hữu bật". Phải đến khoảng niên hiệu Đại Khánh (1314-1324) đời vua Trần Minh Tông mới chia ra làm thượng thư giữ các bộ của triều đình. Những thượng thư đầu tiên đứng đầu các bộ, đời Đại Khánh gồm: Doãn Bang Hiến thượng thư bộ Lại, Đỗ Nhân Giám thượng thư bộ Binh, Trần Chiêu Ngạn thượng thư bộ Hình. Năm 1351, vua Trần Dụ Tông phong Trương Hán Siêu làm tham tri chính sự như chức Thượng thư. Đến thời nhà Hậu Lê, vào đầu thời Lê sơ ban đầu chỉ đặt có 2 bộ là bộ Lại và bộ Lễ. Đến đời vua Lê Nghi Dân mới đặt đủ 6 bộ (Lục bộ). Vào thời nhà Nguyễn, chức vụ Thượng thư tương đương hàm Chánh nhị phẩm.
9,777
843044
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9777
Biểu thức chính quy
Biểu thức chính quy (tiếng Anh: "regular expression", viết tắt là "regexp", "regex" hay "regxp") là một xâu miêu tả một bộ các xâu khác, theo những quy tắc cú pháp nhất định. Biểu thức chính quy thường được dùng trong các trình biên tập văn bản và các tiện ích tìm kiếm và xử lý văn bản dựa trên các mẫu được quy định. Nhiều ngôn ngữ lập trình cũng hỗ trợ biểu thức chính quy trong việc xử lý xâu, chẳng hạn như Perl có bộ máy mạnh mẽ để xử lý biểu thức chính quy được xây dựng trực tiếp trong cú pháp của chúng. Bộ các trình tiện ích (gồm trình biên tập sed và trình lọc grep) đi kèm các bản phân phối Unix có vai trò đầu tiên trong việc phổ biến khái niệm biểu thức chính quy. Các khái niệm cơ bản. Biểu thức chính quy, thường được gọi là mẫu, là biểu thức được sử dụng để chỉ định một xâu các xâu cần thiết cho một mục đích cụ thể. Một cách đơn giản để xác định một bộ xâu hữu hạn là liệt kê các thành phần hoặc thành viên của nó. Tuy nhiên, thường có nhiều cách ngắn gọn hơn để chỉ định bộ xâu mong muốn. Ví dụ: tập hợp chứa ba xâu "Handel", "Händel" và "Haendel" có thể được chỉ định bởi mẫu H(ä|ae?)ndel; chúng tôi nói rằng mô hình này phù hợp với từng trong ba xâu. Trong hầu hết các xâu, nếu tồn tại ít nhất một biểu thức chính quy khớp với một tập hợp cụ thể thì sẽ tồn tại vô số các biểu thức chính quy khác cũng khớp với nó. Biểu thức chính quy không phải là duy nhất. Hầu hết các hình thức cung cấp các hoạt động sau đây để xây dựng các biểu thức thông thường. Các ký tự đại diện codice_1 phù hợp với bất kỳ ký tự. Ví dụ: codice_2 khớp với bất kỳ xâu nào chứa "a", sau đó là bất kỳ ký tự nào khác và sau đó là "b", codice_3 khớp với bất kỳ xâu nào có chứa "a" và "b" ở một điểm nào sau đó. Các cấu trúc này có thể được kết hợp để tạo thành các biểu thức phức tạp tùy ý, giống như người ta có thể xây dựng các biểu thức tính toán từ các số và các phép toán +, -, × và:. Ví dụ, codice_4 và codice_5 đều là các mẫu hợp lệ khớp với các xâu giống như ví dụ trước đó, codice_6. Cú pháp chính xác cho các biểu thức chính quy khác nhau giữa các công cụ và ngữ cảnh; chi tiết hơn được đưa ra trong phần Cú pháp.
9,785
737590
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9785
Don Giovanni
Don Giovanni là một vở opera hai màn do Wolfgang Amadeus Mozart soạn nhạc và Lorenzo da Ponte viết lời. Nó được trình diễn lần đầu tiên ở Praha vào ngày 29 tháng 10 năm 1787. Viết theo tiếng Ý, tên "Don Giovanni" có thể được phiên âm là "Đông Gioăng". Vài thể loại "opera" khác nhau tồn tại trong thời kỳ Cổ điển. Những vở opera hài hước của Mozart, viết theo phong cách tiêu biểu Đức quốc, gọi là "Singspiel". Có nghĩa là kịch hát, trong đó, lời thoại kịch được hát đơn ca, song ca và đồng ca. Tác phẩm thành công nhất loại này là "Die Zauberflöte", ("Cây sáo thần") viết năm 1791, pha trộn giữa ẩn dụ và thần thoại ("masonic symbolism and mysticism") có những vai diễn thần tiên. Mozart cũng viết opera phong cách nước Ý, "opera seria", với lời đối thoại được "hát kể" ("recitative"). Nội dung thường được xây dựng trên những đề tài sử thi. Một trong những vở opera nổi danh của Mozart thuộc loại này là vở "Idomeneo" (Idomenaeus, Vua của Crete), biên soạn vào năm 1781. Nhưng trong số những biến thể mà do Mozart biên soạn, thành công nhất là những vở opera hài hước tiếng Ý, còn gọi là opera buffa. Ba vở kịch lớn: vở "Nozze di Figaro" ("Đám cưới Figaro") viết năm 1786, vở "Don Giovanni" viết năm 1787 và vở "Cosi fan tutte" năm 1790. Lời thoại cho cả ba vở kịch do Lorenzo da Ponte viết, nhà văn sinh ra trong khu ổ chuột thuộc miền Bắc Italy và trở thành văn hào tại Viên trong thập niên 1780. Vở "Don Giovanni", K.527, dựa trên câu chuyện hư cấu, phiêu lưu mạo hiển của nhân vật Don Juan. Vở kịch bắt đầu với màn Don Giovanni giết cha của một mệnh phụ mà anh ta đã quyến rũ và kết thúc với tội ác giết người, như một pho tượng đá, Don Giovanni bị ném xuống địa ngục. Hầu hết các tình tiết xoay tròn xung quanh ba người phụ nữ mà Don Giovanni đã quyến rũ và những công sức của anh ta là cố để không bị buộc phải làm như vậy. Ba ý nhạc giai điệu quan trọng. Đoạn này có ba ý nhạc giai điệu quan trọng được nghe trong bản song ca.
9,787
788286
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9787
Giả thuyết abc
Giả thuyết abc là một giả thuyết toán học, được phát biểu ban đầu năm 1985 bởi Joseph Oesterlé và được tổng quát hóa sau đó bởi David Masser. Giả định này có thể liên quan đến việc nghiên cứu về các phương trình Diophantine chẳng hạn như là về số nghiệm hữu hạn của định lý Fermat lớn, một định lý nổi tiếng của Pierre de Fermat. Phát biểu. Để hiểu giả thuyết này trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu về một khái niệm gọi là căn của một số nguyên (tạm dịch từ radical of an integer) Trong lý thuyết số, căn của một số nguyên dương "n" được định nghĩa là tích của các số nguyên tố trong phân tích thừa số nguyên tố của "n" với điều kiện mỗi số nguyên tố trong phân tích ra thừa số nguyên tố của "n" chỉ xuất hiện duy nhất một lần trong tích này, ký hiệu là rad(n). Giải thích khái niệm trên như sau, theo định lý cơ bản của số học mọi số tự nhiên lớn hơn 1 có thể viết một cách duy nhất (không kể sự sai khác về thứ tự các thừa số) thành tích các thừa số nguyên tố. Mọi số tự nhiên "n" lớn hơn 1, có thể viết duy nhất dưới dạng: trong đó formula_3 là các số nguyên tố và formula_4 là các số tự nhiên dương. Tuy nhiên do tính giao hoán của phép nhân các số tự nhiên, tính duy nhất bỏ qua các sai khác về thứ tự các thừa số. Vế phải của đẳng thức này được gọi là dạng phân tích tiêu chuẩn của "n". Như vậy:formula_5 Ví dụ: thì: formula_7 thì: formula_9 Phát biểu trên tương đương với phát biểu sau đây Một phát biểu thứ ba tương đương như sau, ta gọi đặc tính "q"("a", "b", "c") của ba số ("a", "b", "c"), định nghĩa bằng biểu thức Ví dụ, Các hệ quả của giả thuyết ABC. Định lí lớn Fermat đã được chứng minh bởi các nhà khoa học là 1 hệ quả của giả thuyết ABC Một số tính toán máy tính. Cho đến năm 2014, ABC@Home đã tìm thấy 23.8 triệu bộ ba. Chú ý: đặc tính "q"("a", "b", "c") của bộ ba ("a", "b", "c") được định nghĩa như trên phần giả thuyết abc III
9,796
631146
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9796
Tổng Abel
Tổng Abel mặc dù đã được phát biểu bởi tên nhà toán học Na Uy Niels Henrik Abel (1802-1829) nhưng các lý thuyết khả tổng được nghiên cứu bởi Euler và Gottfried Wilhelm Leibniz. Định nghĩa khả tổng Abel. Một chuỗi vô hạn các số phức formula_1 có thể tính được theo phương pháp Abel về một tổng số formula_2 nếu chuỗi formula_3 hội tụ với mọi x sao cho 0 < x < 1 và formula_4 thì chuỗi formula_5 gọi là khả tổng theo Abel. Định lý giới hạn Abel. Kết luận rằng với các điều kiện mà tổng Abel đòi hỏi như trên thì tổng formula_5 hội tụ về S. formula_7 Lưu ý. Định lý này vẫn đúng cho trường hợp đặc biệt là chuỗi các số thực.
9,797
880026
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9797
Chiến tranh Bảy Năm
Chiến tranh Bảy Năm (1756–1763) là cuộc chiến xảy ra giữa hai liên quân gồm có Vương quốc Anh/Vương quốc Hannover (liên minh cá nhân), Vương quốc Phổ ở một phía và Pháp, Áo, Nga, Thụy Điển và Vương quốc Sachsen ở phía kia. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sau này cũng bị cuốn vào chiến tranh, trong khi một lực lượng của nước trung lập Hà Lan bị tấn công tại Ấn Độ. Cũng như cuộc chiến tranh Kế vị Áo (1740 - 1748) trước đó, cuộc chiến tranh Bảy năm là cuộc chiến giữa vua Phổ - Friedrich II Đại Đế - và Nữ hoàng Áo Maria Theresia. Tại Bắc Mỹ, cuộc chiến được gọi là Chiến tranh Pháp và người Da đỏ. Nhiều người thổ dân tại Bắc Mỹ đã theo phía Pháp. Tuy nhiên, bất chấp đội quân bản địa đông đảo, Pháp vẫn đại bại và mất gần hết lãnh thổ Bắc Mỹ vào Anh trừ vùng Québec. Chiến tranh bắt đầu ở châu Âu năm 1756 với việc quân Pháp vây hãm Minorca thuộc Anh ở Địa Trung Hải và vua Friedrich II Đại Đế chinh phạt xứ Sachsen ở châu Âu lục địa. Mặc dù là chiến trường chính, các trận đánh đẫm máu ở châu Âu không mang lại thay đổi gì đáng kể so với tình trạng trước chiến tranh. Tuy nhiên, ý nghĩa của cuộc chiến tranh này là nhà vua nước Phổ đã giữ vững quyền kiểm soát tỉnh Silesia của ông ta, và đưa Vương quốc Phổ trở thành một quốc gia hùng mạnh ở miền Bắc Đức. Trong khi đó, kết quả cuộc chiến ở châu Á và châu Mỹ đã làm thay đổi sâu sắc những khu vực này trong giai đoạn sau đó. Những thỏa thuận trong Hiệp ước Paris 1763 kết thúc vị trí cường quốc thuộc địa của Pháp ở châu Mỹ. Pháp mất các vùng đất ở Bắc Mỹ về phía đông sông Mississippi và nhiều vùng khác ở Canada, cộng thêm các đảo ở Tây Ấn. Anh Quốc củng cố các vùng đất thuộc địa ở Ấn Độ và Bắc Mỹ, trở thành cường quốc thực dân hàng đầu thế giới. Với quy mô toàn cầu, một số nhà sử học gọi Chiến tranh Bảy năm là cuộc "Chiến tranh thế giới lần đầu tiên". Từ 900.000 tới 1.400.000 người đã thiệt mạng trong cuộc chiến và nhiều thay đổi quan trọng với cán cân quyền lực cũng như phân bố lãnh thổ đã diễn ra. Tên gọi. Ở Canada, Pháp và Anh, Cuộc chiến Bảy Năm dùng để chi cuộc xung đột ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á kéo dài bảy năm từ 1756 tới 1763. Tại Mỹ, khi chiến tranh bùng nổ năm 1754, cuộc chiến được gọi dưới tên Chiến tranh Pháp và người da đỏ Nhiều học giả và nhà sử học ở Mỹ, như Fred Anderson, không gọi như thế mà cũng sử dụng tên gọi Chiến tranh Bảy Năm. Ở Québec, cuộc chiến được gọi là La Guerre de la Conquête, có nghĩa là Chiến tranh chinh phạt. Ở Ấn Độ, đó là Chiến tranh Carnatic lần thứ ba. Cuộc chiến giữa riêng Phổ và Áo được gọi là Chiến tranh Silesia lần thứ ba. Winston Churchill gọi đây là cuộc "Chiến tranh thế giới lần đầu tiên", bởi nó là xung đột vũ trang đầu tiên của con người diễn ra trên quy mô toàn cầu, dù chiến trường chính là châu Âu và một số vùng đất thuộc địa. Do một phần cuộc chiến là cuộc đối đầu giữa Anh và Pháp, Chiến tranh Bảy Năm cũng là phần quan trọng nhất của Chiến tranh Trăm Năm lần thứ hai vào thế kỷ XVIII. Bối cảnh. Cuộc chiến thường được cho là tiếp nối của Chiến tranh Kế vị Áo kéo dài từ 1740 đến 1748, trong đó vua nước Phổ là Friedrich II, hay Frederick Đại đế, giành được tỉnh giàu có Silesia từ Áo. Nữ hoàng Maria Theresa của Áo ký Hiệp ước Aix-la-Chapelle chỉ để hoãn binh và có thêm thời gian xây dựng lực lượng và liên minh mới. Bản đồ chính trị châu Âu được vẽ lại chỉ trong vài năm sau khi Áo chấm dứt mối liên minh kéo dài 25 năm với Anh. Trong cuộc Cách mạng Ngoại giao năm 1756, những kẻ thù hàng thế kỷ của nhau, Pháp, Áo và Nga, bắt tay thành lập một liên minh chống Phổ. Quân đội Áo tỏ ra hoàn toàn lép vế so với hệ thống quân sự của nước Phổ trong cuộc chiến trước đó. Maria Theresa, với kiến thức quân sự có thể làm nhiều vị tướng của bà phải hổ thẹn, đã thúc đẩy không ngừng nghỉ việc cải cách quân đội. Bà đặc biệt nhấn mạnh phúc lợi cho binh lính, điều giúp bà giành được sự ủng hộ chắc chắn từ quân đội. Quân Áo đã hứng chịu những thất bại quân sự thảm hại trước quân Phổ trong cuộc chiến 1740-1748 và rất không hài lòng vì những hỗ trợ hết sức dè dặt và hạn chế từ đồng minh Anh. Họ quay sang phía Pháp như đồng minh duy nhất có thể giúp Áo lấy lại vùng Silesia và ngăn chặn sự bành trướng của Vương quốc Phổ. Nguyên nhân thứ hai dẫn đến chiến tranh là cuộc tranh giành thuộc địa ngày càng trở nên gay gắt giữa Anh và Pháp ở hai lục địa châu Á và Bắc Mỹ. Công cuộc xâm lấn thuộc địa của hai cường quốc thực dân này gặp nhau ở Ohio, nơi mà cả hai đều coi là vị trí chiến lược trong việc bành trướng ở Bắc Mỹ. Trên thực tế, chiến tranh đã diễn ra từ năm 1754 giữa Anh và Pháp trên đất Mỹ, dù ở châu Âu tình trạng hòa bình mong manh vẫn được duy trì. Mặt trận châu Âu. Trên mặt trận châu Âu, trong những năm đầu Quân đội Phổ đại thắng. Dù Quốc vương Frieidrich II Đại Đế bị bao vây dữ dội, ông hành quân cùng quân nhu một cách tài tình đến đánh từng đội quân một của liên quân chống Phổ, tiêu diệt mọi hiểm họa. Tuy nhiên, vào năm 1759, ông chịu áp lực nặng nề ở khắp nơi trên toàn Vương quốc Phổ và phải chịu một số thất bại. Bên cạnh đó, liên quân chống Phổ cũng chịu tổn thất nặng nề. Khi nước Phổ không còn bị đe dọa ở phía Đông nữa, ông tiếp tục giành thắng lợi trong vài trận đánh cuối cùng ở phía Tây và ông giữ vững được tỉnh Silesia. Năm 1756. Khi vua Phổ Friedrich II Đại Đế đánh quân Sachsen tại Pirna, vào ngày 1 tháng 10 năm 1756, ông kéo 24.000 quân Phổ tấn công đội quân Áo đông đảo hơn của Thống chế Brown. Khi ấy, Thống chế Browne đang kéo quân đến cứu vãn xứ Sachsen, và ông ta phải rút quân sau một trận đánh khốc liệt tại Lobositz, Quân đội Phổ giành chiến thắng. Cả hai phe đều mất khoảng 3.000 binh sĩ. Tuy nhiên, chiến thắng này có ý nghĩa lớn lao đối với nhà vua nước Phổ, 17.000 quân Sachsen và 80 hỏa pháo đầu hàng Quân đội Phổ. Năm 1757. Tuy nhiên, trước năm 1757 chiến tranh chưa chính thức bắt đầu. Vào ngày 17 tháng 1 năm 1757, nữ hoàng Áo là Maria Theresia tuyên chiến với Đại đế Friedrich II. Từ xứ Sachsen, ông bèn xua quân chinh phạt xứ Bohemia vào tháng 4 năm 1757, nhằm "phát động một chiến dịch quyết định diệt sạch Quân đội Áo và khiến họ không có khả năng tham gia chiến tranh nữa". Cùng năm đó, quân Phổ đánh bại quân Áo tại Reichenbach, và quân Pháp xâm lược xứ Westphalia. Vua Friedrich II Đại Đế thân chinh thống lĩnh Quân đội Phổ tiến đánh Vương công Charles xứ Lorraine và Thống chế Browne - những tướng Áo đang phòng thủ kiên cố trên núi Moldau trước kinh thành Praha. Và, ông tấn công Vương công Charles tại thành Praha vào ngày 6 tháng 5 năm 1757. Trận chiến khốc liệt diễn ra từ 9 giờ sáng đến 8 giờ tối, đã đem lại chiến thắng cho Quân đội Phổ, cùng 4.500 tù binh Áo. Thống chế Browne - thống lĩnh đạo quân tiếp viện cho Quân đội Áo - bại trận tử vong. Sau chiến thắng đó, vào ngày 29 tháng 5, Quân đội Phổ bắn phá kinh thành Praha. Nhưng đến ngày 18 tháng 6 cùng năm, 30.000 quân Phổ của Đại Đế Friedrich II bị 50.000 quân Áo đập tan tác tại Kolin, mất 14.000 binh sĩ. Trong trận chiến này Quốc vương đã sáu lần thúc dục quân sĩ tiến công, và khi họ rút lui, ông quát tháo: Và ông đã tập hợp với Quân đội Phổ để thân chinh chém giặc. Ông nhanh chóng tiến đến, nhưng một người Anh khuyên ông: "Muôn tâu Thánh Thượng, chẳng lẽ Người muốn đơn thương độc mã lao vào đâm chém đạo quân kia sao?", do đó ông rút lui. Trong cuộc chiến năm 1757, một trung thần quả cảm của nhà vua là Schwerin tử trận; ông đã chú ý đến Friedrich Wilhelm Freiherr von Seydlitz (1721 – 1773), do vị tướng ấy khéo léo và quả quyết trong việc chỉ huy Kỵ binh Phổ. Sau trận chiến này, ông phong von Seydlitz làm Trung tướng. Còn tướng chỉ huy quân cánh trái là Vương công Moritz xứ Anhalt-Dessau - từng lập chiến công tại Hohenfriedberg - thì bị thất sủng. Sau chiến bại tại Kolin, Quân đội Phổ không còn đủ sức để tiếp tục cuộc vây hãm thành Praha, khiến nhà vua mất hết những gì mà ông chiếm được trước đó, phải rút khỏi xứ Bohemia và tiến về tỉnh Silesia. Đêm sau trận, ông đau buồn ngồi trước một con suối, và dùng gậy vẽ hình người trên bãi cát. Thậm chí, nhà vua còn phải nghe một tin hết sức đau buồn: Thái hậu Sophia Dorothea qua đời. Nữ hoàng Nga là Elizaveta Petrovna đứng về phe đối lập với Friedrich II Đại đế. Bà lo sợ ông sẽ tranh giành Ba Lan với nước Nga, theo ghi nhận của nhà ngoại giao C. Hanbury Williams (người Anh), "vị Nữ hoàng khó có thể giấu giếm sự căm ghét của bà đối với Quốc vương Phổ, vì bà nổi nóng trong mọi phút". Thủ tướng Chính phủ Nga cho rằng nước Phổ là "kẻ thù nguy hiểm nhất trong các nước láng giềng, Nga hoàng cần phải tiêu diệt đế chế này". Nữ hoàng Elizaveta cũng nói: Vào ngày 17 tháng 5 năm 1757 85.000 quân Nga tiến đánh vùng Königsberg. Dưới sự chỉ huy của Bá tước William Fermor, Quân đội Nga đã đánh chiếm vùng Memel ở Đông Phổ. Vào ngày 30 tháng 8 năm đó, Thống chế Hans von Lehwaldt xua 25.000 quân Phổ tấn công quân Nga tại Gross-Jägersdorf, và bị 55.000 quân Nga của Thống soái Stepan Fyodorovich Apraksin đập tan, nhưng sau đó quân Nga rút lui do Apraksin không biết phát huy lợi thế. Lúc bấy giờ, Nga hoàng Elizaveta Petrovna đã già yếu, Apraksin lại không muốn làm mất lòng vị vua tương lai của nước Nga là Pyotr III bằng việc chạm trán với Friedrich II - người anh hùng của Pyotr III. Hơn nữa, quân Nga cũng chịu tổn thất nặng nề trong trận đánh với quân Phổ, và quân lương của quân Nga cũng trở nên hỗn loạn. Dù sao thì thất bại của Quân đội Phổ tại Gross-Jägersdorf đã lôi kéo Vương quốc Thuỵ Điển vào tham chiến. Vào ngày 7 tháng 9 cùng năm, một sủng thần của vua Phổ là Winterfield bị đột kích và giết chết tại Moys. Tuy vậy, nhà vua nước Phổ vẫn giữ một cái đầu lạnh. Có một sự thật rằng những đạo quân đối thủ của ông tỏ ra chậm chạp trong việc phát huy lợi thế của phe mình. Từ ngày 12 đến ngaỳ 24 tháng 10 năm 1757, Quân đội Phổ còn phải đương đầu với cuộc tiến công thành Berlin của tướng Haidik và Quân đội Áo. Vào ngày 5 tháng 11 năm 1757, vua Friedrich II Đại Đế thân chinh cùng 30.000 quân Phổ phải đối mặt với 80.000 quân Áo và Pháp do Thống chế Soubise chỉ huy trong trận Rossbach. Liên quân Áo - Pháp tấn công nhà vua trên đỉnh núi Rossbach. Tuy nhiên, lực lượng Kỵ binh Phổ do Seidlitz chỉ huy phản công quân Áo, đẩy địch vào hỗn loạn, rồi lực lượng Bộ binh Phổ thừa thắng xông lên đập tan tác quân Áo, với tổn thất của liên quân là 4.000 binh sĩ tử trận hoặc thương vong, 7.000 binh sĩ bị bắt, trong số đó có 11 tướng lĩnh và 63 hỏa pháo, bị Quân đội Phổ chiếm lĩnh. Quân đội Phổ chỉ tổn thất 3.000 binh sĩ. Vào ngày 5 tháng 12 năm 1757, Quốc vương Friedrich II Đại Đế thống lĩnh 33.000 quân Phổ đánh trận Leuthen với 90.000 quân Áo do Vương công Charles xứ Lorraine và Bá tước Daun cầm đầu. Ông đánh nghi binh vào cánh phải của quân Áo, sau đó, ông nhờ vào địa hình của vùng Leuthen mà rút quân chính quy, và tấn công quyết liệt vào cánh trái của quân Áo, đẩy lui quân cánh trái của đối phương. Quân cánh trái của Áo đã bị tiêu diệt hoàn toàn trong một cuộc tấn công của lực lượng Kỵ binh Phổ. Quân Áo tổn thất đến 7.000 binh sĩ (trận vong hoặc bị thương), 20.000 tù binh (trong số đó có ba viên tướng lĩnh), và 134 khẩu đại pháo. 5.000 binh sĩ Phổ tử trận hoặc bị thương. Sau chiến thắng này, Quốc vương Phổ mang 18.000 quân tái chiếm Breslau vào ngày 10 tháng 12 năm 1757. Năm 1758. Vào năm 1758, Quốc vương Friedrich II Đại Đế đã gặt hái nhiều chiến công từ năm trước, nên trở nên tự tin hơn. Ông tiến đánh xứ Moravia, để đánh đuổi quân Áo ra khỏi bờ cõi Silesia. Tuy nhiên, ông thất bại. Quân đội Áo giữ được Olmütz, và do họ học được bài học từ chiến bại của họ tại Leuthen, họ không tiến hành một cuộc phản công quyết định. Họ chỉ đẩy lui cuộc tấn công bằng cách đánh lừa các cánh quân của ông. Quân đội Phổ phải rút quân về xứ Bohemia, sau đó kéo nhau về tỉnh Silesia. Trong lúc đó, Quân đội Nga là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với nền quân chủ Phổ thời bấy giờ. Quân Nga chiếm được xứ Đông Phổ không được phòng thủ, sau đó tiến hành vây hãm Custria gần kinh thành Berlin. Với một số Trung đoàn hùng mạnh nhất của ông, Quốc vương Friedrich II Đại Đế kéo quân về phương Bắc. Vào ngày 25 tháng 8 năm 1758, trận Zorndorf giữa ra giữa 52.000 quân Nga do Fermor chỉ huy và 30.000 quân Phổ do vua Friedrich II Đại Đế thân chinh thống lĩnh. Ông tiến hành tấn công các chiến hào của quân Nga, và đánh đuổi quân Nga ra khỏi đây. Trận Zorndorf là trận đánh khốc liệt nhất trong cuộc chiến tranh Bảy năm, Quân đội Nga đã chiến đấu anh dũng dù thất bại thảm hại. Với tổn thất đến 21.000 binh sĩ, quân Nga buộc phải rút quân khỏi trận địa, và chấm dứt cuộc tiến công của họ. Vua Friedrich II Đại Đế giành chiến thắng, Quân đội Phổ mất khoảng 11.000 binh sĩ. Cũng như trận thắng vang dội tại Rossbach năm trước, ông giành chiến thắng lừng lẫy tại Zorndorf là nhờ sự phò tá đắc lực của hai viên chỉ huy Kỵ binh Phổ kiệt xuất là Friedrich Wilhelm von Seydlitz và Hans Joachim von Zieten. Ở phương Bắc, các tướng Phổ đã đánh tan tác các cuộc tấn công của liên quân Nga - Thụy Điển. Quân Nga rút khỏi pháo đài Kolberg và rút về sông Vistula. Vào ngày 23 tháng 6 năm 1758, 32.000 liên quân Hannover - Hessen - Braunschweig do Công tước Ferdinand xứ Braunschweig, đánh trận Crefeld với 50.000 quân Pháp của Tử tước Clermont. Quân đội Hannover giành chiến thắng oanh liệt và gây tổn thất nặng nề cho quân Pháp. Năm 1759. Cuộc chiến năm 1759 có lẽ là thảm họa kinh khủng nhất trong suốt cuộc đời của Quốc vương Friedrich II Đại Đế, nhưng cũng qua chiến dịch này mà ông ta giữ vững Vương hiệu "Đại Đế". Vào ngày 13 tháng 4 năm 1749, Công tước Ferdinand xứ Braunschweig bị quân Pháp của Công tước Broglio đánh bại trong trận Bergen. Không những thế, tại lãnh địa Brandenburg, đạo quân Phổ của tướng Wedel chịu thất baị thảm hại trước quân Nga trong trận Züllichau vào ngày 23 tháng 7 năm 1759. Vào ngày 12 tháng 8 năm 1759, quân Phổ đánh liên quân Nga - Áo trong trận Kunersdorf, một trong những trận đánh khốc liệt nhất trong thời kỳ cận đại. Quân Phổ thất bại và chịu tổn thất nặng nề, liên quân chống Phổ giành chiến thắng kiểu Pyrros. Tuy nhiên, trong tình cảnh ấy, không có một dân tộc hay một người nào khác ngoài Quốc vương Friedrich II Đại Đế và dân tộc Phổ có thể phục hồi lại sau trận thảm bại. Do quân Nga và quân Áo cũng chịu tổn thất rất nặng nề, họ không đánh nữa, và nhà vua nước Phổ có thời gian để tái xây dựng lực lượng. Thế nhưng, với những trận chiến sau đó, tình hình vẫn chưa nghiêng về lợi thế cho nước Phổ. Thậm chí vào ngày 10 tháng 9 cùng năm, trong trận hải chiến Newarp (Stettiner Haff), Hải quân Thuỵ Điển phá hủy một đội tàu nhỏ của người Phổ. Sau đó, ngày 25 tháng 9 năm ấy, quân Phổ của Hoàng tử Heinrich đánh tan quân Áo của tướng Wehla trong trận chiến Hoyerswerda, tiêu diệt 600 binh sĩ đối phương. Nhưng 14.000 quân Phổ dưới sự chỉ huy của Frederick Augustus Finck - một tướng giỏi của nhà vua - lại bị quân Áo đánh bại trong trận Maxen vào ngày 20 tháng 11 năm 1759. Năm 1760. Tuy lâm vào tình thế khó khăn nhưng Quốc vương Friedrich II Đại Đế xuất quân đánh tan tác liên quân Nga - Áo trong trận Liegnitz (1760). Sau đó, ông lại đánh bại quân Áo trong trận Torgau. Năm 1761. Vào năm 1761, lực lượng Hải quân của Vương quốc Phổ đã được tái xây dựng. Trên đường bộ, người Thụy Điển cho 15.000 quân tiến đánh nước Phổ, và bị chặn đứng bởi đội kỵ binh nhẹ của viên Sĩ quan Wilhelm Sebastian von Belling cùng lực lượng dân quân tỉnh Pomerania. Quân đội Áo đã đẩy lùi Quân đội Phổ của Hoàng tử Friedrich Heinrich Ludwig ra khỏi vùng Freiberg trên dòng sông Mulde. Song, ông đã giành thắng lợi giữ vững xứ Sachsen trong tay Quân đội Phổ, không để xứ Sachsen rơi vào tay của Thống chế Daun. Trong lúc đó, bước tiến công của quân Pháp do Broglie chỉ huy đã bị Công tước Ferdinand xứ Braunschweig đánh lui, đánh đuổi quân Pháp ra khỏi xứ Hannover. Vào năm 1761, vua Friedrich II Đại Đế vẫn chặn đứng được liên quân đông đảo hơn hẳn, nhờ vào thiên tài quân sự của ông. Trong cuộc chiến năm 1761, ông không đánh một trận lớn nào cả. Tuy nhiên, nước Phổ gặp không ít khó khăn trong cuộc chiến vào năm 1761. Cuối cùng, nước Phổ đã đứng trước nguy cơ thất bại. Sau vài lần bị Quân đội Phổ đẩy lui, vào tháng 12 năm 1761, liên quân Nga - Thụy Điển do Zakhar Grigoryevich Chernyshov và Pyotr Aleksandrovich Rumyantsev-Zadunaisky chỉ huy chiếm được Kolberg (Pomerania) - một pháo đài quan trọng của Quân đội Phổ trên vùng biển Baltic, đồng thời quân Áo đánh chiếm Schweidnitz. Như vậy là quân Phổ đã mất pháo đài cuối cùng của họ trên biển này. Trong khi Quân đội Áo đã có thể nghỉ đông tại Silesia và miền Tây Sachsen, Quân đội Nga cũng có thể nghỉ đông tại vùng Pomerania. Tuy nhiên, quân Nga thất bại trong việc đánh chiếm Stettin, còn quân Thụy Điển cũng bị quân Phổ của Đại tá Belling đánh bại. Vào năm 1762, nước Anh đánh Tây Ban Nha, vì vậy họ phải cắt giảm quân số hỗ trợ Phổ để tập trung vào việc đánh quân Tây Ban Nha. Không những thế, do Thủ tướng Anh William Pitt Già mất chức vào tháng 10 năm 1761, nước Phổ không thể nhận được viện trợ của Anh Quốc nữa, nên tài nguyên và nhân lực của nước Phổ đều kiệt quệ. Tình hình nước Phổ nguy kịch đến mức vua Friedrich II Đại Đế đã nghĩ đến chuyện hoặc là nhận lấy cái chết anh dũng của nhà chính trị Cato Trẻ thời La Mã cổ đại với bình thuốc độc của ông, hoặc là làm theo những lời răn dạy của lãnh tụ Julius Caesar, cố gắng chiến đấu cho thật tốt. Ông có nói: Toàn dân Phổ cùng vùng lên chiến đấu. Nhưng, toàn dân Phổ không hề tuyệt vọng. Họ trở nên kính trọng vị Quốc Vương của họ, trong hoàn cảnh khó khăn như thế, họ nhiệt liệt hỗ trợ và hoan nghênh ông, thể hiện rõ rệt niềm tin cậy của họ đối với ông. Tầng lớp thanh niên mọi giai cấp, với lòng yêu nước nồng nàn và lòng trung thành tận tụy đối với ông, họ đều nhập ngũ dưới ngọn cờ của vị Quân vương anh dũng. Không những thế, ông đã nhận thấy sức mạnh của đức tin Ki-tô giáo. Những vị tướng theo Ki-tô giáo của ông, Ziethen - lấy cảm hứng từ lòng yêu nước của một người theo Tin Lành được thức tỉnh là Zinzendorf ở vùng Moravia, Spener, Franke thẳng thắn can gián nhà vua, họ cho rằng tự sát là một hành vi trái ngược với đức tin Ki-tô giáo. Trong khi vị Quốc vương vĩ đại thường tuyệt vọng, các vị tướng sùng đạo của ông đã dẫn dắt ông trên con đường đúng đắn, nhờ vào lòng tin của họ vào Thiên Chúa - "Người sẽ bảo vệ và giữ vững nước Phổ - thành lũy của đức tin Kháng Cách, chính nghĩa của Đức Chúa và Phúc Âm". Ở các xứ đạo, những mục sư Tin Lành cũng hợp tác với nhau, kêu gọi muôn dân hết lòng vì Tổ quốc, và giữ vững tỉnh thần dân tộc Phổ. Xưa vị vua thiên tài đã động viên tinh thần của nhân dân Phổ, nay nhân dân Phổ động viên tinh thần của ông. Rõ ràng, chừng nào Quân đội Phổ vẫn còn tiếp tục chiến đấu, lại còn trở nên vững mạnh bởi sự tham chiến của toàn dân Phổ, cả Quốc vương và Quân đội Phổ vẫn có thể thách thức quân xâm lược: Quốc vương, Quân đội và Nhân dân hợp nhất vô cùng chặt chẽ không thể nào rời ra, tất cả đều bị đe dọa bởi sự suy sụp của Vương quốc Phổ; nếu chuyện này là không thể tránh khỏi, tất cả mọi người Phổ nhất định phải nhận lấy nó trong niềm vinh quang. Bản thân ông cũng nói tiếp: Năm 1762. Trong lúc đó, toàn bộ liên quân chống Phổ đều kiệt quệ cả, mệt mỏi vì chiến tranh và suy sụp kinh tế, vì thế họ vẫn không thể diệt nổi nước Phổ. Nước Nga mất vô số nhân lực và tiền của, nước Pháp ngày càng lâm vào tình cảnh hấp hối trong khi Nữ hoàng Áo là Maria Theresia phải sa thải 20.000 binh sĩ vì họ đòi tiền. Tình hình chính trị và quân sự châu Âu trở nên bế tắc, nước Áo gặp những khó khăn về tài chính, nước Nga mệt mỏi với cuộc chiến tranh, nước Thụy Điển còn chuẩn bị rút khỏi cuộc chiến tranh, trong khi Đế quốc Ottoman - Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ra lạnh lùng với nước Pháp. Với ý chí quyết đấu và tài năng tổ chức bộ máy Nhà nước - vốn là một trong những tài năng vĩ đại nhất của ông, nhà vua nước Phổ đã tăng gấp đôi quân số của mình. Vào năm 1762, trong lúc liên quân kiệt quệ, Nữ hoàng Nga Elizaveta Petrovna qua đời, Nga hoàng Pyotr III lên kế ngôi vua. Cuộc chiến tranh Bảy năm là một cuộc chiến tranh tốn kém của nước Nga; người ta nói ông vô cùng ngưỡng mộ vua Friedrich II Đại Đế, và do đó ông đã ký kết Hiệp định Sankt-Peterburg vào ngày 15 tháng 5 năm 1762 - một chuyển biến lớn lao được xem là "Phép lạ của Nhà Brandenburg". Ông đã trả lại đất đai cho nhà vua nước Phổ, lại còn "biếu" cho Quân đội Phổ một quân đoàn của Quân đội Nga. Theo chân nước Nga, Vương quốc Thụy Điển cũng ký kết Hòa ước Hamburg vào ngày 22 tháng 5 năm 1762 với Vương quốc Phổ. Sau khi liên quân chống Phổ đều kiệt quệ và Đế quốc Nga và Vương quốc Thuỵ Điển ký hoà ước với Đại đế Friedrich II, ông đã mở ra chiến dịch năm 1762 và tập trung vào việc đánh bại quân Áo và quân Pháp. Giờ đây, Tướng Zakhar Grigoryevich Chernyshov cùng một đạo quân Nga - từng sát cánh với Thống chế Áo Ernst Gideon von Laudon trước kia - đứng về phe nhà vua Phổ. Quân Anh và quân Phổ đã giành được lợi thế trong cuộc chiến tranh Bảy năm. Trên mặt trận miền Tây, Thống chế - Công tước Ferdinand vùng Braunschweig vẫn duy trì được sự huy hoàng của Vương quốc Phổ. Vào ngày 24 tháng 6 năm 1762, Công tước Ferdinand thống lĩnh quân Phổ cùng liên quân Anh-Hannover-Braunschweig-Hessen đánh thắng quân Pháp của Vương công Charles Rohan xứ Soubise và Duc D’Estrées trong trận chiến Wilhelmstahl, chỉ tổn thất 707 binh sĩ. Vào ngày 9 tháng 7 năm 1762, Nga hoàng Pyotr III bị Hoàng hậu Ekaterina là vợ ông lật đổ. Tuy nhiên, Nữ hoàng Nga mới là Ekaterina II Đại Đế chỉ đề nghị rút đạo quân Nga đang hỗ trợ vua Phổ về nước, chứ vẫn đề cao nền hòa bình. Sở dĩ bà giữ vững nền hòa bình mà hai vua Pyotr III và Friedrich II Đại Đế đã thiết lập là do ngân khố quốc gia Nga đã trống rỗng, và quân sĩ Nga chưa được trả tiền công. Mặc dù có đồng minh, nhà vua nước Phổ bỏ thêm tiền vào ngân khố qua việc cướp phá tàn bạo các xứ Mecklenburg và Sachsen đang bị Quân đội Phổ chiếm đóng; không những thế, ông còn thực hiện một chính sách gây lạm phát cũng tàn nhẫn không kém, làm giảm giá đáng kể đồng tiền. Chính sách này của ông được những thương nhân người Do Thái hỗ trợ. Nhà vua nước Phổ vẫn tiếp tục đập tan tác liên quân Áo - Pháp trong một loạt trận chiến sau đó, với những chiến thắng lừng lẫy nhất là cuộc tái chiếm thành Schweidnitz và giữa vững được vùng Silesia phía Bắc thành Glatz. Trên mặt trận phía Tây, Công tước Ferdinand xứ Braunschweig vẫn đánh bại quân Pháp như các chiến dịch trước, vai trò của ông chỉ là phòng thủ và ông đã thể hiện tài năng xuất chúng. Không những thế, Hoàng tử Heinrich cũng xuất quân đánh tan tác Quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh trong trận Freiberg vào ngày 29 tháng 10 năm 1762. Không những toàn thắng tại xứ Sachsen, vị vua năng nổ Friedrich II Đại Đế đẩy lui quân Áo đến tận bức tường thành Praha, xứ Bohemia. Nhưng vậy, liên quân chống Phổ đã hoàn toàn thất bại và không thể chống nổi sự chống trả của nhà vua và toàn quân Phổ nữa. Trong thời gian đó, quân Thổ Nhĩ Kỳ cũng hỗ trợ ông: họ mở đầu cuộc chinh phạt xứ Hungary. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã kéo đến sông Danube và thắng lợi. Dù Đại Đế Friedrich II đã dè bẹp quân Pháp tại Rossbach (1757), hai nước Pháp - Phổ chưa hề tuyên chiến với nhau; do đó, vua Louis XV ngừng bắn "trên thực tế" với nhà vua nước Phổ, thay vì ký kết hòa ước với ông. Vua Pháp phải trả cho vua Phổ những vùng đất bị quân Pháp chiếm đóng bên sông Rhein: Cleves, Gelders và Mörs. Vào ngày 3 tháng 2 năm 1763, Hòa ước Paris được ký kết, chấm dứt cuộc chiến tranh Anh-Pháp. Mất đồng minh, nước Áo tuyệt vọng, với ngân khố đã kiệt quệ. Với sự hỗ trợ của các nhà ngoại giao người Sachsen, các cuộc đàm phán hòa bình giữa Vương quốc Phổ và Đế quốc Áo đã diễn ra tại lâu đài Hubertusburg của xứ Sachsen. Qua những cuộc tranh luận, Đại Đế Friedrich II giữ vững được toàn bộ những vùng đất mà ông đã chiếm được trong cuộc Chiến tranh Kế vị Áo. Vào ngày 15 tháng 2 năm 1763, cuộc chiến tranh Bảy năm kết thúc: Trong suốt bảy năm qua, Quân đội Phổ đã chiến đấu chống liên quân ba liệt cường quân sự Nga - Áo - Pháp và giữ vững đất nước, giờ đây tất cả mọi quốc gia đều kiệt quệ: sự cương quyết, lòng dũng cảm và tài năng của Đại Đế Friedrich II cuối cùng đã mang lại danh dự và chiến thắng cho ông. Nước Phổ hoàn toàn trở thành một liệt cường. Vào ngày 30 tháng 3 năm 1763, Đại Đế Friedrich II khải hoàn trở về kinh đô Berlin. Tuy toàn thắng nhưng ông không tham dự bất kỳ một lễ mừng chiến thắng nào cả. Hậu quả. Theo ước tính của vua Phổ là Friedrich II Đại Đế: Vua Friedrich II Đại Đế chỉ cho rằng, ông chiến thắng chỉ là do liên quân chống Phổ thiếu tinh thần, những mưu kế thiển cận của quân Áo - vốn luôn giao cho đồng minh của họ mọi trách nhiệm, và cái chết của Nữ hoàng Nga Elizaveta Petrovna - sự kiện dẫn tới sự tan rã của liên quân chống Phổ. Tuy nhiên, lòng quả cảm, kiên cường, bền chí và thiên tài của vua Friedrich II Đại Đế đã giúp cho Quân đội Phổ ít ỏi vẫn vững bền sau những trận bại, và thông qua những trận thắng vốn gây tổn hại hơn hẳn những trận bại, cứu vãn được Vương quốc Phổ nhỏ bé. Do những giáo sĩ Công giáo đã làm phản trong suốt những năm chinh chiến, ông xóa bỏ chính sách buộc các tín đồ Kháng Cách phải nộp thuế cho Giáo hội Công giáo tại tỉnh Silesia, làm mất uy thế của Giáo hội Công giáo. Tuy nhiên, Triều đình Phổ vẫn đối xử tốt đẹp với các tín đồ Công giáo hơn cả so với các Triều đình Kháng Cách khác.
9,801
769406
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9801
Nghịch lý vắng mặt
Nghịch lý vắng mặt là một nghịch lý trong triết học được biết đến từ thế kỷ thứ 19. Đây là một câu chuyện hài hước được kể trong các sảnh đường âm nhạc ở châu Âu, nhưng cũng có thể nó đã có từ thời cổ xưa. Phát biểu. "Không ai có mặt ở đây, bởi vì người đó hoặc không ở Vladivostok hoặc cũng không ở Patagonia, vậy nên người đó phải ở một nơi nào khác. Nếu người đó ở một nào khác, thì chắc chắn người đó không có ở đây!" Nghịch lý trên chỉ ra sự tương đối của cụm trạng từ đã bị hiểu như một ý nghĩa tuyệt đối.
9,803
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9803
Tết Trung thu
Tết Trung thu (chữ Nôm: 節中秋; 中秋節 (Trung thu tiết)/ "Zhōngqiū jié"; Tiếng Hàn: 한가을 축제; Tiếng Nhật: お月見の日、中秋節(ちゅうしゅうせつ)、còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết hoa đăng theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm, là một lễ hội truyền thống được kỉ niệm ở văn hóa của Việt Nam. Một văn hoá lâu đời từ Trung Quốc nhưng đến hiện tại đã phát triển thành ngày trẻ em của Việt Nam. Vào ngày lễ này, các gia đình thường ăn bánh nướng, bánh dẻo. Cúng rằm cũng là một hoạt động trong ngày lễ này. Lễ hội Trung Thu có lịch sử hơn 3.000 năm, được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch của lịch Trung Quốc, khi trăng tròn vào ban đêm, tương ứng với giữa tháng 9 đến đầu tháng 10 trong lịch Gregory. Vào ngày này, người Trung Quốc tin rằng Mặt trăng sáng nhất và tròn nhất, trùng với thời điểm thu hoạch giữa mùa Thu. Những lồng đèn với mọi kích cỡ và hình dạng tượng trưng cho ánh sáng chỉ dẫn con đường của con người đến sự thịnh vượng và may mắn. Bánh trung thu là loại bánh ngọt thường được làm từ nhân đậu đỏ, lòng đỏ trứng gà, thịt hoặc nhân sen, và thường được ăn trong lễ hội này. Lễ hội Trung Thu dựa trên truyền thuyết về Hằng Nga, nữ thần Mặt trăng trong thần thoại Trung Quốc. Các lễ tương tự được tổ chức ở các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Singapore... Nguồn gốc. Tết Trung thu bắt nguồn từ văn hóa Trung Quốc. Có ba truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu đó là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng, và chú Cuội trong cổ tích Việt Nam. Người Trung Hoa đã ăn mừng thu hoạch vào ngày trăng tròn mùa thu kể từ thời Thương (c. 1600–1046 TCN). Từ "Trung thu" (中秋) xuất hiện đầu tiên trong Chu Lễ, bộ sách tổng hợp các nghi lễ từ thời Tây Chu (1046–771 TCN). Trong triều đình, Trung thu là lễ tế thần Thái Âm Tinh Quân (太陰星君). Điều này vẫn đúng trong Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian Trung Quốc. Việc chào đón Tết Trung thu như một lễ hội chỉ trở nên phổ biến từ thời nhà Đường. Truyền thuyết kể rằng Hoàng đế Đường Huyền Tông bắt đầu tổ chức lễ hội Trung Thu sau khi có dịp thăm cung trăng trên thiên đình. Tết Trung Thu sau đó được truyền vào Việt Nam, từ thời nhà Lý đã có tổ chức Tết Trung thu như một lễ hội. Theo Phan Kế Bính trong sách "Việt Nam phong tục", tục treo đèn bày cỗ do điển xưa về việc vua Đường Minh Hoàng. Vào ngày sinh nhật vua Đường Minh Hoàng, truyền cho thiên hạ đâu đâu cũng treo đèn và bày tiệc ăn mừng, từ đó thành tục. Tục rước đèn có từ đời nhà Tống, do tục truyền rằng: Trong đời vua Tống Nhân Tông, có con cá chép thành yêu, cứ đêm trăng hiện lên biến thành con gái để đi hại người. Bấy giờ có viên quan Bao Công mới hạ lệnh cho dân gian làm đèn con cá giống như hình của nó rồi đem mang ra chơi ngoài đường để cho nó sợ mà không dám hại người. Cũng theo Phan Kế Bính, tục hát trống quân có từ đời vua Quang Trung (Nguyễn Huệ), "nguyên khi ông đem quân ra Bắc. Quân sĩ lắm kẻ nhớ nhà. Nguyễn Huệ mới bày ra một cách cho đôi bên giả làm trai gái, hát đối đáp với nhau để cho quân sĩ vui lòng mà đỡ nhớ nhà. Có đánh trống làm nhịp, cho nên gọi là trống quân". Tết trung thu tại Việt Nam. Theo Phan Kế Bính trong sách "Việt Nam phong tục", "dân ta thế kỷ 19, ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng trăng. Đầu cỗ là bánh mặt trăng và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sặc sỡ, xanh đỏ, trắng và vàng. Con gái ở phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa, nặn bột làm con tôm, con cá voi...". Đồ chơi trẻ em trong Tết trung thu là các thứ bồi bằng giấy như bươm bướm, bọ ngựa, voi, ngựa, kỳ lân, sư tử, rồng, hươu, tôm, cá...Trẻ em buổi tối đêm trung thu, dắt díu nhau kéo co, bắt cái hồ khoan, rước đèn, rước sư tử, trống, thanh la. Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên vào buổi tối khi Trăng Rằm vừa mới lên cao. Đồng thời trong ngày này, mọi người thường biếu cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác Bánh Trung Thu, hoa quả, trà và rượu. Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà... Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân và treo đèn kéo quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình". Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, những người lớn bày cỗ cho trẻ em để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa. Rước đèn. Tại một số vùng nông thôn, những nơi mà quan hệ hàng xóm láng giềng vẫn còn được bảo tồn và trân trọng, người ta thường tổ chức cho trẻ em cùng nhau rước đèn đi khắp thôn, xóm, khu phố trong đêm trung thu. Lễ hội rước đèn có thể được phát động bởi chính quyền địa phương hoặc những nhóm thanh niên trong làng xóm. Họ phân công nhau làm những lồng đèn ông sao thật lớn hoặc những lồng đèn thật đẹp để thi thố với nhau trong lễ rước đèn. Tại Phan Thiết (Bình Thuận), người ta tổ chức rước đèn quy mô lớn với hàng ngàn học sinh tiểu học và trung học cơ sở diễu hành khắp các đường phố, lễ hội này được xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam. Đây là lễ hội rước đèn trung thu truyền thống có từ hàng trăm năm nay, và quy mô của lễ hội tại Phan Thiết mỗi năm một hoành tráng và to lớn hơn, tuy nhiên cũng có tính "thương mại" hơn. Tại Tuyên Quang cũng có lễ hội rước đèn lớn, huy động hoàn toàn từ sự sáng tạo của người dân, từng làng từng xóm và chưa bị thương mại hóa. Múa lân. Múa lân (ở miền Bắc thường gọi là múa sư tử) thường được tổ chức vào trước tết Trung Thu nhưng nhộn nhịp nhất là hai đêm 15 và 16. Bày cỗ. Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con béo mũm mĩm, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến. Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước khi đến hôm rằm, và đến đêm Trung Thu, những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng. Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai...và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu. Phong tục trông trăng cũng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng, do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được và đã bị bay lên cung trăng cùng với cây đa của mình. Nhìn lên Mặt Trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng, đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa. Làm đồ chơi Trung Thu. Mặt nạ, đèn ông sư, đèn ông sao và đầu sư tử là các loại đồ chơi phổ biến nhất trong dịp lễ tết Trung thu. Tại miền Nam, hai thành phố Hội An và Sài Gòn nổi tiếng khắp nước về thủ công nghệ làm lồng đèn trang trí và các loại đèn giấy dùng trong ngày tết Trung Thu. Trước đây ở miền Bắc, khi còn trong thời kỳ bao cấp (1976 - 1986), các đồ chơi cho trẻ em vào dịp tết Trung thu rất hiếm, phần lớn các gia đình thường tự làm lấy đồ chơi như trống bỏi, đèn ông sư, đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ, tò he, chong chóng... cho trẻ em trong gia đình. Ngoài ra còn có các mô hình tàu thủy đồ chơi. Các loại mặt nạ thường được làm bằng bìa hoặc bằng giấy bồi, với các hình phổ biến về các nhân vật trẻ em yêu thích bấy giờ như: đầu sư tử, ông Địa, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Bạch Cốt Tinh... Ngày nay, phần lớn đồ chơi ở Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc, các loại mặt nạ được làm bằng nhựa mỏng, không đẹp bằng mặt nạ thời trước. Các loại bánh trung thu. Từ truyền thống đến hiện đại, bánh trung thu ngày càng đa dạng khi các nhà sản xuất sáng tạo trong sử dụng các nguyên liệu và thực phẩm khác nhau đưa vào nhân bánh; dập khuôn kiểu dáng bánh thành nhiều hình thù sinh động; đóng gói với bao bì mẫu mã đẹp mắt. Tuy nhiên, dựa theo công thức làm vỏ bánh thì chỉ có hai loại bánh trung thu là bánh nướng và bánh dẻo. Bánh nướng được làm với lớp vỏ bánh là bột mì và có chút dầu ăn. Đường để trộn vào vỏ bánh thường được nấu với mạch nha để chuyển thành màu hổ phách và để càng lâu càng tốt (thường các nhà làm bánh sau tết trung thu nấu nước đường, cất kỹ để tới tận mùa sau mới dùng). Trước kia tại Việt Nam nhân bánh nướng thường là nhân thập cẩm, có chút lá chanh thái chỉ, thịt mỡ, mứt, hạt dưa, lạp xường. Sau khi nặn bánh, ép khuôn, bánh được cho vào lò nướng. Quy trình nướng chia làm hai giai đoạn trong đó khoảng 2/3 thời gian nướng là giai đoạn đầu tiên. Sau đó bánh được dỡ ra, làm nguội, phết lòng đỏ trứng gà lên rồi cho vào nướng tiếp 1/3 thời gian còn lại. Bánh Pía Loại bánh có vỏ ngoài làm bằng bột mì có nhiều lớp da mỏng bao lấy nhân. Da ngoài dày thường in chữ, nhân làm bằng đậu xanh và mỡ heo. Ở Việt Nam, Bánh Pía là đặc sản của Sóc Trăng, phổ biến ở nhiều tỉnh, thành miền Nam mà đặc biệt là Tây Nam Bộ. Bánh Pía được gọi là bánh trung thu của miền Tây, mang ý nghĩa đón trăng rằm tháng 8. Càng về sau bánh pía lại trở thành món ăn tinh thần, tượng trưng sự sum vầy của gia đình.. Theo truyền thống bánh dẻo trung thu được làm với vỏ bánh là bột gạo nếp rang xay mịn, nước đường kính trắng đun sôi để nguội (không dùng mạch nha như bánh nướng), nước hoa bưởi. Nhân bánh làm từ các thực phẩm, nguyên liệu đã chín. Bánh được nặn xong ép khuôn và có thể sử dụng ngay không cần cho vào lò nướng. Hát trống quân. Tết ở miền Bắc còn có tục hát trống quân. Đôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận tức là hát theo vần, theo ý hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc. Tục tặng quà. Tết Trung thu người ta thường tặng quà cho nhau. Quà thường là các hộp bánh, lồng đèn, áo quần, tiền. Các cơ quan, doanh nghiệp cũng tặng quà cho khách hàng, cán bộ công nhân viên có khi mua cả xe tải bánh trung thu. Nhiều công ty có hàng ngàn công nhân, đặt hàng ngàn hộp bánh với số tiền hoa hồng hậu hĩnh. Tính trên tổng lượng bánh trung thu tiêu thụ năm 2006 (thống kê từ các nhà sản xuất) ước khoảng 6.500- 6.800 tấn, lấy mức giá bình quân của 1 hộp bánh loại 220 - 250gr khoảng 100.000 - 130.000đ, người tiêu dùng đã tiêu pha hết hơn 800 tỉ đồng cho khoảng 7 triệu hộp bánh. Và các hộp bánh đắt như vàng, người nghèo không sao mua nổi cứ chạy lòng vòng từ người nọ sang người kia. Đối tượng tặng quà của người lớn thường là các bề trên như cha mẹ, cấp trên, những người cần nhờ vả, thầy cô giáo hoặc cũng có thể hàng xóm, bạn bè hoặc con cháu trong nhà. Thường đối tượng nhận quà càng quan trọng thì giá trị món quà phải càng cao. Việc tặng quà Trung thu là một thói quen phổ biến khi đời sống khá lên sau Đổi Mới, nó có thể là một hình thức tiêu cực khi giá trị món quà quá lớn. Đối với các doanh nghiệp hoặc cá nhân việc không có quà Tết biếu có thể bị đánh giá là lơ đễnh hoặc coi thường vì vậy đây là chi phí không nhỏ khi đến dịp trung thu. Chi phí tặng quà thường được chi từ chi phí tiếp khách bằng tiền. Do mức hoa hồng hoặc chiết khấu của các hiệu bánh cao (có thể lên đến 35%) nên nhiều người thích dùng tiền cơ quan biếu xén để hưởng lợi. Việc tặng quà trung thu đắt tiền là dịp "ơn nghĩa" của người lớn. Không ít người thường lợi dụng dịp này để biếu xen quà cáp nhằm mua quan bán chức. Những hộp bánh Trung thu đặc mà bên trong nhân bánh "là vàng", "là đô la" đã làm mờ mắt nhiều quan tham và biếu xén trong dịp Tết Trung thu là một lệ của những thành phần này. Ngắm trăng. Người ta thường ngắm trăng vào đêm trung thu vì thời điểm này là tốt nhất để ngắm trăng, vào giữa đêm "Muốn ăn lúa tháng Năm, trông trăng rằm tháng Tám." Tết Trung thu trong văn học - nghệ thuật. Thơ về Tết Trung Thu. Trung Thu vốn là nguốn cảm hứng lớn cho các thi sĩ từ xưa đến nay, trong đó có nhà thơ đời Đường Đỗ Phủ với bài "Trung thu": Bản dịch của Thái Giang: Nhà thơ Tản Đà cũng nhắc đến ngày Trung thu với các câu thơ: Nguyễn Du Câu hát về Tết Trung thu. Bài "Chiếc đèn ông sao": (Nhạc sĩ: Phạm Tuyên) Bài "Đêm trung thu": (Nhạc sĩ:Phùng Như Thạch) Bài "Rước đèn tháng tám: (Nhạc sĩ Đức Quỳnh (tên thật là Vân Thanh)" Nhạc sĩ Lê Thương cũng có bài "Thằng Cuội" viết về chủ đề này, trong bài hát có đoạn ""Bóng trăng trắng ngà có cây đa to, có thằng Cuội già ôm một mối mơ...Có con dế mèn, suốt trong đêm thâu, hát xẩm không tiền, nên nghèo xác xơ...". Nhạc sĩ Ngọc Lễ cũng có tác phẩm "Cắc tùng cắc tùng" về ngày Tết Trung thu cho các em thiếu nhi: "Cắc tùng cắc cắc tùng, Em đi chơi trung thu này, Cắc tùng tiếng trống lân tưng bừng..."" Tết Trung thu ở nước ngoài. Tại Triều Tiên và Hàn Quốc, ngày này là lễ tạ ơn (Chuseok), ngày mà người nông dân làm lễ tạ ơn tổ tiên vì đã cho một mùa màng bội thu, và là ngày tết lớn thứ hai trong năm và ngày nghỉ lễ quốc gia kéo dài 3 ngày. Người Hàn về thăm lại quê quán và ăn những món truyền thống. Trong khi đó ở Nhật Bản mỗi dịp Trung Thu, người dân tụ tập làm những món bánh truyền thống của mình, sau đó họ những khay bánh ở kế bên hiên nhà, gần cửa sổ hay bất cứ chỗ nào để có thể nhìn trăng rõ nhất. Đặc biệt, theo quan niệm của người dân Nhật Bản là nếu có trẻ em đến tự ý ăn bánh nhà mình thì họ sẽ gặp rất nhiều may mắn trong năm. Tết trung thu là dịp mà những người nơi xa xứ trở về, cùng nhau liên hoan và làm những món ăn truyền thống. Họ còn chuẩn bị cho mình những trang phục đẹp để đi lễ hội. Tại Đài Loan, ngày Tết Trung Thu là ngày nghỉ lễ chính thức cho cả nước và những buổi nướng thịt ngoài trời đã trở thành dịp để thắt chặt tình cảm giữa gia đình và đồng nghiệp trong công ty. Đến năm 2011, thành phố Đài Bắc chỉ định 11 công viên ven sông để làm nơi nướng thịt ngoài trời cho công chúng. Tại Hồng Kông và Ma Cao, ngày tiếp sau rằm tháng 8 là ngày nghỉ lễ chính thức, bởi vì có rất nhiều sự kiện lễ hội được tổ chức vào đêm trước. Những năm gần đây, bảo vệ môi trường đã trở thành một mối quan tâm của công chúng, nhiều nhà sản xuất bánh trung thu tại Hồng Kông đã áp dụng việc giảm vật liệu đóng gói để giới hạn rác thải. Các nhà sản xuất bánh trung thu cũng tạo ra các loại mới của bánh trung thu, chẳng hạn như bánh trung thu kem và bánh trung thu da tuyết. Trung Quốc. Xiamen. Một truyền thống độc đáo được tổ chức đặc biệt tại thành phố đảo Xiamen. Trong lễ hội này, gia đình và bạn bè tập trung để chơi trò chơi Bo Bing, một trò đánh bạc sử dụng 6 con xúc xắc. Mọi người lần lượt tung xúc xắc trong một tô sứ và kết quả sẽ quyết định giải thưởng mà họ nhận được. Con số 4 chủ yếu quyết định giải thưởng lớn hay nhỏ. Hồng Kông và Ma Cao. Ở Hồng Kông và Ma Cao, ngày sau Lễ Trung thu là ngày nghỉ lễ chính thức thay vì ngày của lễ hội (trừ khi ngày đó rơi vào Chủ nhật, lúc đó thứ Hai cũng là ngày nghỉ lễ), bởi vì nhiều hoạt động kỷ niệm diễn ra vào buổi tối. Có nhiều hoạt động lễ hội như thắp đèn lồng, nhưng bánh trung thu là yếu tố quan trọng nhất ở đây. Tuy nhiên, người ta thường không mua bánh trung thu cho chính mình, mà mua để tặng cho người thân. Mọi người bắt đầu trao đổi những món quà này từ trước lễ hội một thời gian. Do đó, bánh trung thu được bán trong những hộp sang trọng để trình diễn. Ngoài ra, giá của những hộp này không rẻ - một hộp bánh trung thu gồm bốn chiếc với nhân hạt sen và lòng đỏ trứng, thường có giá từ 40 đô la Mỹ trở lên. Tuy nhiên, vì môi trường bảo vệ đã trở thành một vấn đề quan tâm của công chúng trong những năm gần đây, nhiều nhà sản xuất bánh trung thu ở Hồng Kông đã áp dụng các biện pháp để giảm thiểu vật liệu đóng gói đến mức hợp lý. Các nhà sản xuất bánh trung thu cũng nghiên cứu và tạo ra các loại bánh trung thu mới, như bánh trung thu kem và bánh trung thu vỏ mờ. Ở Hồng Kông cũng có những truyền thống khác liên quan đến Lễ Trung thu. Các khu phố trên khắp Hồng Kông tổ chức triển lãm đèn lồng ấn tượng với các buổi biểu diễn truyền thống, gian hàng chơi game, bói toán và nhiều hoạt động lễ hội khác. Những lễ kỷ niệm trọng đại nhất diễn ra tại Công viên Victoria (Hồng Kông). Một trong những nghi lễ sáng sủa nhất là Múa rồng lửa, được ghi nhận là một phần của di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc. Rồng lửa dài 200 feet cần hơn 300 người tham gia và thay nhau thực hiện. Người dẫn đầu múa rồng lửa sẽ cầu nguyện cho sự bình an, may mắn thông qua các lời chúc trong tiếng Hạc Gia. Sau nghi lễ, rồng lửa sẽ được ném vào biển cùng với đèn lồng và thẻ giấy, điều này có nghĩa là rồng sẽ trở lại biển và mang đi những điều bất hạnh. Trước năm 1941, cũng có một số lễ kỷ niệm Lễ Trung thu diễn ra tại các làng nhỏ ở Hồng Kông. Sha Po sẽ tổ chức Lễ Trung thu vào ngày 15 của tháng Tám âm lịch. Người ta gọi Lễ Trung thu là Lễ Quang Tân, họ tổ chức Pok San Ngau Tsai tại Hồ Đà Đồng ở Sha Po. Pok San Ngau Tsai là một sự kiện kỷ niệm Lễ Quang Tân, mọi người sẽ tập trung xem. Trong suốt sự kiện, có người chơi nhạc cụ gõ, một số người làng sau đó sẽ giả điên và tự gọi mình là "Maoshan Masters". Họ đốt cháy cây nhang và đánh nhau với kiếm và giáo thật. Đài Loan. Ở Đài Loan, cùng với các hòn đảo thuộc ngoại ô như Penghu, Kinmen, và Matsu, Lễ Trung thu là một ngày lễ công cộng. Tiệc nướng ngoài trời đã trở thành một sự kiện phổ biến để bạn bè và gia đình tụ tập và thưởng thức sự hiện diện của nhau. Trẻ em cũng làm và đội những chiếc mũ được làm từ vỏ bưởi. Người ta tin rằng Trường Sinh, nàng tiên trên Mặt Trăng, sẽ nhận ra những đứa trẻ mang trái cây yêu thích của mình và ban phước may mắn cho họ. Các truyền thống tương tự ở các quốc gia khác. Các truyền thống tương tự được tìm thấy ở các vùng khác của châu Á và cũng xoay quanh mặt trăng tròn. Những lễ hội này thường diễn ra vào cùng một ngày hoặc xung quanh Lễ Trung thu. Đông Á. Nhật Bản. Lễ hội xem trăng của người Nhật, được gọi là ("xem trăng"), cũng được tổ chức vào thời điểm này. Mọi người dạo chơi và uống rượu sake dưới ánh trăng tròn để kỷ niệm mùa màng. Hàn Quốc. (; ; [tɕʰu.sʌk̚]), có nghĩa là "Đêm thu", trước đây được gọi là hangawi (; [han.ɡa.ɥi]; từ tiếng Hàn cổ có nghĩa là "giữa mùa thu lớn"), là một lễ hội mừng mùa màng lớn và một kỳ nghỉ ba ngày ở Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc, được tổ chức vào ngày 15 của tháng 8 âm lịch Trung Quốc, tức ngày trăng tròn. Nó đã được tổ chức từ thời kỳ Tam Quốc ở triều đại Silla. Như một dịp kỷ niệm mùa màng tốt, người Hàn Quốc thăm thú quê hương tổ tiên, tưởng nhớ tổ tiên trong một buổi lễ gia đình (차례), và cùng nhau thưởng thức một bữa tiệc với các món ăn truyền thống của Hàn Quốc như (), (), và các loại rượu gạo như và . Đông Nam Á. Nhiều lễ hội xoay quanh trăng tròn cũng được tổ chức ở Campuchia, Lào và Myanma. Giống như Lễ Trung thu, những lễ hội này có nguồn gốc từ Phật giáo và xoay quanh trăng tròn. Tuy nhiên, khác với các quốc gia Đông Á, những lễ hội này diễn ra nhiều lần trong năm tương ứng với mỗi trăng tròn thay vì chỉ một ngày duy nhất trong năm. Các lễ hội diễn ra trong tháng âm lịch "Ashvini" và "Kṛttikā" thường xuyên diễn ra vào thời điểm Lễ Trung thu. Campuchia. Ở Campuchia, lễ hội này thường được gọi là "Lễ hội Nước và Trăng" Bon Om Touk. Lễ hội Nước và Trăng được tổ chức vào tháng 11 hàng năm. Đây là một lễ hội kéo dài ba ngày, bắt đầu bằng cuộc đua thuyền kéo kéo dài hai ngày đầu của lễ hội. Các chiếc thuyền đua được sơn màu sắc tươi sáng và có nhiều thiết kế khác nhau, trong đó thiết kế neak, con rồng biển Campuchia, là phổ biến nhất. Các đàn ông Campuchia tham gia chèo thuyền và đua thuyền trên sông Tonle Sap. Khi đêm xuống, đường phố được lấp đầy người mua đồ ăn và tham dự các buổi hòa nhạc khác nhau. Buổi tối là lễ Sampeah Preah Khae: sự chào đón ánh trăng hoặc cầu nguyện đến ánh trăng. Người Campuchia sắp xếp một loạt các vật phẩm cúng rất được ưa chuộng, chẳng hạn như trái cây và món ăn truyền thống gọi là Ak Ambok trước cửa nhà họ, kèm theo nhang đang cháy để cầu mong ánh trăng. Người Campuchia tin rằng có một truyền thuyết về Con Thỏ và Mặt Trăng, và rằng một con thỏ sống trên Mặt Trăng chăm sóc người Campuchia. Đúng nửa đêm, mọi người lên chùa để cầu nguyện và ước nguyện, và cùng thưởng thức Ak Ambok. Người Campuchia cũng tự làm những chiếc đèn lồng thủ công thường có hình hoa sen hoặc các thiết kế hiện đại khác. Nhang và nến làm sáng lên những chiếc đèn lồng và người Campuchia cầu nguyện rồi thả chúng xuống sông để lời nguyện và ước mong được nghe và nhận được ban cho. Lào. Ở Lào, nhiều lễ hội được tổ chức vào ngày trăng tròn. Lễ hội phổ biến nhất được biết đến là "Lễ hội That Luang", liên quan đến truyền thuyết Phật giáo và được tổ chức tại đền Pha That Luang ở Vientiane. Lễ hội thường kéo dài từ ba đến bảy ngày. Một cuộc diễu hành diễn ra và nhiều người đến thăm đền. Myanmar. Ở Myanmar, nhiều lễ hội được tổ chức vào ngày trăng tròn. Tuy nhiên, "Lễ hội Thadingyut" là lễ hội phổ biến nhất và diễn ra vào tháng Thadingyut. Nó cũng diễn ra xung quanh thời điểm Lễ Trung thu, tùy thuộc vào lịch âm. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất ở Myanmar sau lễ Tết Nguyên đán "Thingyan". Đây là một lễ hội Phật giáo và nhiều người đến chùa để tôn kính các vị sư và cúng thức ăn. Đây cũng là dịp để tri ân và tôn vinh các vị sư Phật giáo, giáo viên, cha mẹ và người cao tuổi. Singapore. Dù không phải là một ngày nghỉ chính thức của chính phủ, ngày Lễ Trung thu vẫn được quan sát một cách không chính thức tại Singapore. Nam Á. Ấn Độ. Ở Ấn Độ, Onam là một lễ hội thu hoạch hàng năm tại bang Kerala. Nó diễn ra vào ngày 22 của nakshatra Thiruvonam trong tháng Chingam của lịch Malayalam, trùng với tháng Tám-Tháng Chín trong lịch Gregory. Theo truyền thuyết, lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ Vua Mahabali, linh hồn của ông được cho là đến Kerala vào thời điểm Onam diễn ra. Onam là một sự kiện hàng năm quan trọng đối với người Malayali trong và ngoài Kerala. Đây là một lễ hội thu hoạch, một trong ba lễ hội Hindu hàng năm quan trọng cùng với Vishu và Thiruvathira, và được tổ chức với nhiều hoạt động vui chơi. Các hoạt động trong lễ hội Onam bao gồm cuộc đua thuyền Vallam Kali, múa hổ Pulikali, Rangoli hoa Pookkalam, lễ thờ cúng Onathappan, vũ điệu Onam Kali, kéo co, múa nhảy Thumbi Thullal của phụ nữ, múa mặt nạ Kummattikali, võ thuật Onathallu, âm nhạc Onavillu, lễ cúng chuối Kazhchakkula, trang phục Onapottan, các bài hát và múa truyền thống Atthachamayam và các hoạt động khác. Onam là lễ hội chính thức của bang Kerala với ngày nghỉ chính thức bắt đầu từ ngày Uthradom (trước ngày Onam). Lễ hội diễn ra tại 30 địa điểm ở Thiruvananthapuram, thủ đô của Kerala. Nó cũng được tổ chức bởi cộng đồng người Malayali trên khắp thế giới. Mặc dù là một lễ hội Hindu, các cộng đồng không Hindu của Kerala cũng tham gia vào lễ hội Onam xem nó như một lễ hội văn hóa. Sharad Purnima là một lễ hội thu hoạch được tổ chức vào ngày trăng tròn trong tháng Ashvin của lịch âm (tháng Chín-Tháng Mười), kết thúc mùa mưa. Sri Lanka. Ở Sri Lanka, mỗi ngày trăng tròn được gọi là "Poya" và mỗi ngày trăng tròn là ngày nghỉ lễ. Cửa hàng và doanh nghiệp đóng cửa trong những ngày này khi người dân chuẩn bị cho đêm trăng tròn. Bên ngoài các tòa nhà được trang trí bằng đèn lồng và người ta thường nấu ăn và đi đến chùa nghe các bài thuyết giảng. "Binara Full Moon Poya Day" và "Vap Full Moon Poya Day" diễn ra vào thời điểm gần với Lễ hội Trung thu và giống các nước Á tính theo Phật giáo, các lễ hội này kỷ niệm sự thăng thiên và đạt đến đỉnh cao của chuyến thăm đến thiên đường của Đức Phật, còn với lễ hội "Maha", nó cũng đánh dấu mùa canh tác. Tây Á. Israel. Lễ hội thu hoạch Sukkot của người Do Thái là một lễ kỷ niệm tương tự, bắt đầu vào ngày mười lăm của tháng Tishrei trong lịch âm, đó là tháng thứ bảy trong lịch Hebrew. Do có sự tương đồng giữa lịch này và lịch Trung Quốc, lễ hội này thường trùng khớp với Lễ Trung Thu. Bắc Mỹ. Canada và Hoa Kỳ. Đến năm 2014, Lễ Trung Thu thường ít được chú ý bên ngoài các siêu thị và cửa hàng thực phẩm Á-Âu, nhưng kể từ đó, lễ hội này đã trở nên phổ biến tại những khu vực có đông đảo người Hoa sinh sống ở nước ngoài, như New York, Chicago, Los Angeles và San Francisco. Khác với truyền thống ở Trung Quốc, các buổi kỷ niệm tại Hoa Kỳ thường giới hạn trong khoảng thời gian ban ngày và thường kết thúc vào sớm tối. Sản xuất đồ chơi Trung thu. Nói đến đồ chơi tết Trung thu là phải nói đến lồng đèn, thứ không thể thiếu để các em đi rước trăng. Từ xưa đến nay, hai thành phố Hội An và Sài Gòn nổi tiếng khắp nước về thủ công nghệ làm lồng đèn trang trí và các loại đèn giấy dùng trong ngày tết Trung Thu. Theo Văn công Lý hiện sống tại Hội An, thì ông tổ ngành làm đèn lồng ở đây tên gọi là Xã Đường. Đèn Hội An độc đáo ít nơi có, đèn lồng Hội An đẹp nhờ có đủ hình thù, kiểu dáng, to nhỏ. Vải bọc đèn thay giấy là loại lụa Hà Đông nổi tiếng, làm cho ánh sáng thêm huyền ảo lung linh. Tại Sài Gòn, từ trước năm 1975 tới bây giờ, Phú Bình thuộc quận 11 Đô Thành Sài Gòn, cũng vẫn là một trung tâm sản xuất lồng đèn trung thu lớn nhất miền Nam Việt Nam, cung cấp cho cả vùng. Đây là một làng di cư năm 1954, nguyên gốc từ làng Báo Đáp thuộc tỉnh Nam Định. Làng này ở Bắc Phần vốn nổi tiếng với nghề thợ nhuộm. Khi vào nam, dân chúng vẫn sống quây quần với nhau bằng nghề nhuộm, dệt vải và làm giày dép. Phú Bình sau năm 1975 nằm trên địa bàn của phường Phú Trung, quận Tân Phú và Phường 5, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh, cách khu du lịch Đầm Sen chừng nửa cây số. Lúc đầu khi vào Nam, Phú Bình chỉ chuyên sản xuất những loại đèn Trung Thu đơn giản như đèn ống sáo, con cá, ngôi sao... cố ý để cho học sinh vui chơi trong đêm lễ. Từ năm 1960-1975, Phú Bình mỗi năm sản xuất hơn nửa triệu đèn lồng trung thu, cung cấp khắp các tỉnh thành từ Bến Hải vào tới Cà Mau. Sau này dân chúng ở dây vẫn tiếp tục nghề cũ. Năm 1994, lồng đèn Trung Quốc ồ ạt xâm nhập thị trường Việt Nam, chèn ép đèn Phú Bình, làm cho dân chúng ở đây lâm cảnh điêu đứng đói khổ vì hàng bị ế ẩm bởi lồng đèn Trung Quốc đẹp, kiểu cách mới lạ, lại rất tiện lợi khi ra gió không sợ cháy vì dùng pin, giá thành lại rẻ. Ở thị trường Việt Nam ngành công nghệ sản xuất đồ chơi cho trẻ em dịp trung thu giúp tạo việc làm và lợi nhuận cho rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, do nguyên liệu thông dụng và công nghệ đơn giản, vốn ít, sau một thời gian để đồ chơi của Trung Quốc thống lĩnh thị trường đến năm 2006 ngành hàng sản xuất lồng đèn Việt Nam hồi phục và chiếm lĩnh lại thị trường nội địa.
9,804
501647
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9804
Hàm số Ackermann
Hàm số Ackermann là một hàm thực được mang tên nhà toán học người Đức Wilhelm Ackermann (1896–1962). Hàm Ackermann đôi khi còn được gọi là hàm Ackermann-Peter. Lịch sử. Hàm Ackermenn được trình bày lần đầu tiên trong một cuốn sách về logic (mà nhà toán học David Hilbert là đồng tác giả) tựa đề Đức ngữ là "Grundzuege der Theoretischen Logik" (dịch nghĩa: "Nền tảng của Lý thuyết Logic") xuất bản năm 1928. Nguyên thủy thì hàm này được miêu tả với 3 biến số A (x, y, z). Sau đó, Rosza Peter đã đơn giản hóa bớt sang chỉ còn là hàm hai biến với các điều kiện ban đầu. Dạng ngày nay (thường được trình bày trong các sách giáo khoa) của hàm Ackermann là sự đơn giản hóa của Raphael Robinson. Định nghĩa. Cho hàm A(x, y), với miền xác định formula_1 và miền giá trị là formula_2 A (0, y) = 1, nếu y ≥ 0<BR> A (1, 0) = 2<BR> A (x, 0) = x + 2, nếu x ≥ 0<BR> A (x, y) = A (A (x - 1, y), y - 1), nếu x ≥ 1 và y ≥ 1 Tính chất. formula_3 formula_4 formula_5 Sự tăng nhanh của hàm này khiến cho formula_6 không thể dùng các ký hiệu toán thông thường để biểu thị được và nó sẽ không có hiệu quả trong các tính toán khả dĩ. Mã giả. int Ackermann(m,n) if(m==0) Ackermann = n+1; else if(n==0) Ackermann=Ackermann(m-1,1); else Ackermann = Ackermann(m-1,Ackermann(m,n-1));
9,806
67910421
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9806
Tiêu chuẩn Leibniz
Tiêu chuẩn Leibniz cho chuỗi đan dấu được mang tên của nhà toán học, triết học, khoa học và lôgíc học người Đức Gottfried Wilhelm Leibniz (1646-1716). Tiêu chuẩn chỉ ra điều kiện cho một chuỗi hội tụ. Đây là một dấu hiệu để kiểm tra ("test") về tính hội tụ của một chuỗi đan dấu. Phát biểu. Một chuỗi có dạng trong đó mọi "an" hoặc là dương toàn bộ hoặc âm toàn bộ, được gọi là một chuỗi đan dấu. Tiêu chuẩn Leibniz phát biểu rằng: nếu formula_2 đơn điệu giảm và formula_3 thì chuỗi đan dấu hội tụ. Hơn nữa, ký hiệu "L" là tổng hội tụ của chuỗi, thì tổng riêng xấp xỉ "L" với sai số bị chặn bởi số hạng tiếp theo đã bỏ đi: Chứng minh. Giả sử ta có một chuỗi có dạng formula_6, trong đó: formula_7 và formula_8 với mọi số tự nhiên "n". (Trường hợp formula_9 có thể suy ra bằng cách lấy dấu âm của dãy.) Chứng minh sự hội tụ. Ta sẽ chứng minh rằng cả hai dãy tổng riêng: formula_10 với một số lẻ các số hạng, và formula_11 với một số chẵn các số hạng, đều hội tụ đến cùng một số giới hạn "L". Vì thế dãy tổng riêng chung formula_12 cũng hội tụ đến "L". Dãy tổng riêng lẻ giảm đơn điệu vì: trong khi dãy tổng riêng chẵn tăng đơn điệu: đều là bởi theo giả thiết "an" giảm đơn điệu với "n". Hơn nữa, vì các "an" dương nên formula_15. Vì thế ta có thể cho tất cả những điều này vào bất đẳng thức nối tiếp sau: Bây giờ chú ý rằng "a1" − "a2" là một cận dưới của dãy đơn điệu giảm "S2m+1", theo định lý hội tụ đơn điệu ta có dãy này hội tụ khi "m" tiến đến vô cùng. Tương tự, dãy tổng riêng chẵn cũng hội tụ. Cuối cùng, chúng phải hội tụ đến cùng một số do Gọi giới hạn là "L", định lý hội tụ đơn điệu còn cho ta thông tin rằng với "m" bất kỳ. Điều này nghĩa là các tổng riêng của một chuỗi đan dấu cũng chạy "luân phiên" bên trên và dưới giới hạn cuối cùng. Nói chính xác hơn, khi nào có một số lẻ (hay chẵn) các số hạng, tức là số hạng cuối là một số hạng dương (hay âm) thì tổng riêng ở trên (ở dưới) giới hạn cuối cùng. Cách hiểu này dẫn ngay đến sự bị chặn của sai số của tổng riêng, được chứng minh dưới đây. Chứng minh sai số của tổng riêng bị chặn. Ta chứng minh rằng formula_19 bằng cách chia ra hai trường hợp. Khi "k" = 2"m"+1, tức là lẻ thì Khi "k" = 2"m", tức là chẵn thì đều tiến đến 0 như mong muốn. Cả hai trường hợp này đều có được dựa vào bất đẳng thức suy ra ở đoạn cuối của chứng minh trước. Thí dụ. Chuỗi formula_22 là một chuỗi hội tụ vì formula_23 giảm đều về 0 khi giá trị của "n" tiến ra vô cùng. Một phản ví dụ: tất cả các điều kiện của dấu hiệu hội tụ này, tức là dãy phải hội tụ đến 0 và là đơn điệu giảm, đều phải thỏa mãn để có kết luận đúng. Xét chuỗi là chuỗi đan dấu và các số hạng dần đến 0. Tuy nhiên sự đơn điệu dãy lại không có và ta không thể áp dụng dấu hiệu này. Thực ra chuỗi này là phân kỳ. Thật vậy, với tổng riêng formula_25 ta có: formula_26 tức là bằng hai lần tổng riêng của chuỗi điều hòa là một chuỗi phân kỳ. Vì vậy chuỗi ban đầu là phân kỳ. Xem thêm. Một cách chứng minh khác sử dụng tiêu chuẩn hội tụ Cauchy, xem tại bài Chuỗi đan dấu. Tổng quát hóa ta có dấu hiệu Dirichlet.
9,808
529523
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9808
Jean Calvin
Jean Calvin (tên khai sinh là "Jehan Cauvin", 10 tháng 7 năm 1509 – 27 tháng 5 năm 1564) là nhà thần học có nhiều ảnh hưởng trong thời kỳ Cải cách Kháng Cách. Tại Geneva, Calvin lên tiếng bác bỏ thẩm quyền giáo hoàng và biến thành phố này thành trung tâm quảng bá thần học cải cách. Chính tư tưởng và các tác phẩm của Calvin đã khiến ông trở thành một nhân vật nổi tiếng. Ông là nhân tố chính đóng góp cho sự phát triển của hệ thống thần học Cơ Đốc giáo gọi là Thần học Calvin. Lúc đầu được đào tạo để trở thành luật sư, Calvin tách khỏi Giáo hội Công giáo Roma vào khoảng năm 1530. Sau những căng thẳng tôn giáo dẫn đến những cuộc bạo động chống người Kháng Cách ở Pháp, Calvin lánh nạn đến Basel, Thụy Sĩ, ở đây ông phát hành ấn bản đầu tiên của tác phẩm kinh điển "Nguyên lý Cơ Đốc giáo" trong năm 1536. Cũng trong năm ấy, William Farel mời Calvin hợp tác để cải cách giáo hội ở Geneva. Song, hội đồng thành phố chống lại việc thực thi ý tưởng của Calvin và Farel, cả hai bị trục xuất. Theo lời mời của Martin Bucer, Calvin đến Strasbourg, ông làm quản nhiệm một nhà thờ dành cho người tị nạn đến từ Pháp. Tiếp tục ủng hộ phong trào cải cách, sau cùng Calvin được chào đón trở lại Geneva để lãnh đạo giáo hội tại đây. Sau khi trở lại, Calvin giới thiệu thể chế và giáo nghi mới cho giáo hội, bất kể sự chống đối từ một vài gia tộc quyền thế trong thành phố khi họ cố hạn chế thẩm quyền của ông. Trong lúc này, những người tự do mở rộng vụ xét xử Michael Servetus nhằm gây khó khăn cho Calvin. Do trước đó Servetus đã bị kết án bởi Tòa án dị giáo, áp lực từ khắp Âu châu buộc vụ xét xử phải tiếp diễn. Theo sau một đợt di dân trong đó có nhiều người ủng hộ Calvin, và sau những kỳ bầu cử mới chọn đại biểu cho hội đồng thành phố, phe chống đối Calvin bị mất quyền lực. Calvin nỗ lực phát triển cuộc Cải cách ở Geneva và trên toàn châu Âu. Bằng ngòi bút của mình, Calvin là nhà biện giáo không hề mệt mỏi, ông cũng là người khởi phát nhiều cuộc tranh luận. Mặt khác, Calvin thường trao đổi thư từ trong tình thân ái và ước muốn hỗ trợ lẫn nhau với nhiều nhà cải cách, trong đó có Philipp Melancthon và Heinrich Bullinger. Ngoài quyển Nguyên lý Cơ Đốc giáo, Calvin viết luận giải cho hầu hết các sách trong Kinh Thánh, soạn các bản tín điều, và thường xuyên giảng luận ở Geneva. Do chịu ảnh hưởng truyền thống Augustine, Calvin trình bày giáo thuyết tiền định và quyền tể trị tuyệt đối của Thiên Chúa trong sự cứu rỗi loài người khỏi sự chết và sự đoán phạt đời đời. Giáo huấn của Calvin cung cấp hạt giống cho nền thần học mang tên ông. Các giáo hội Cải cách và Trưởng Lão, hiện diện trên khắp thế giới, xem Calvin là người trình bày và luận giải đức tin của họ. Thiếu thời. Calvin chào đời ngày 10 tháng 7 năm 1509 với tên Jean Cauvin, tại thị trấn Noyon thuộc vùng Hauts-de-France nước Pháp. Ông là con đầu trong bốn con trai còn sống đến tuổi trưởng thành. Cha ông, Gérard Cauvin, là công chứng viên của nhà thờ lớn và là hộ tịch viên của tòa án giáo hội. Mẹ ông, Jeanne le Franc, là con gái một chủ quán trọ ở Cambrai. Bà mất chỉ vài năm sau khi sinh Calvin. Gérard dự định cho ba người con trai của ông làm linh mục. Jean là cậu bé thông minh trước tuổi; mới 12 tuổi cậu đã làm việc cho vị Giám mục như là một thư ký, và chịu cạo đầu để bày tỏ sự hiến mình cho giáo hội. Cậu cũng chiếm được cảm tình của một gia đình quyền thế ở đó, nhà Montmor. Nhờ sự giúp đỡ của họ mà Calvin theo học tại Collège de la March ở Paris; cậu học tiếng Latin từ một trong những giáo sư giỏi nhất trường, Mathurin Cordier. Sau khi hoàn tất khóa học, Calvin đến Collège de Montaigu để theo học môn triết học. Trong năm 1525 hoặc 1526, Gérard cho con trai đến học luật tại Đại học Orléans. Theo những người viết tiểu sử thời ấy, Theodore Beza và Nicolas Colladon, Gérard tin rằng con trai ông có thể kiếm nhiều tiền hơn trong cương vị một luật sư thay vì làm linh mục. Sau vài năm lặng lẽ học tập, năm 1529, Calvin đến Đại học Bourges. Lúc ấy, chủ nghĩa nhân văn, tập chú vào việc nghiên cứu các tác phẩm cổ điển, đang thịnh hành trong giới trí thức châu Âu. Trong 18 tháng ở Bourges, Calvin học Hi văn, kỹ năng cần thiết để nghiên cứu Tân Ước. Mùa thu năm 1533, Calvin kinh nghiệm một sự thay đổi quan trọng trong đức tin. Sau này, trong hai cơ hội khác nhau, Calvin đã thuật lại trải nghiệm này. Trong quyển "Luận giải Sách Thi thiên", ông viết: Trong một chỗ khác, Calvin nói về những ngày dài bất an trong nội tâm, những trăn trở về tâm linh, và những khổ não trong tâm hồn: Dù còn có những tranh luận về ý nghĩa chính xác của trải nghiệm qui đạo của Calvin, các học giả đồng ý rằng trải nghiệm này tương ứng với việc Calvin tách khỏi Giáo hội Công giáo Rô-ma. Người viết tiểu sử Calvin, Bruce Gordon, nhấn mạnh rằng "không có gì mâu thuẫn giữa hai hồi ức này, ngược lại chúng bày tỏ một sự nhất quán trong ký ức của Calvin, đúng hơn chúng là hai cách trình bày khác nhau về một sự việc." Năm 1532, Calvin nhận văn bằng luật và xuất bản cuốn sách đầu tay của ông bình giải về tác phẩm "De Clementia" của Seneca. Sau những chuyến đi đến Orléans và về quê nhà Noyon, tháng 10 năm 1533 Calvin quay trở lại Paris. Suốt trong giai đoạn này tình trạng căng thẳng gia tăng ở Collège Royal, về sau mang tên Collège de France, giữa nhóm cải cách và thành phần bảo thủ trong trường. Một trong những nhà cải cách, Nicolas Cop, được bổ nhiệm viện trưởng đại học. Ngày 1 tháng 11 năm 1533, trong bài diễn văn nhậm chức, Cop nói đến nhu cầu cải cách và chấn hưng Giáo hội Công giáo. Bị phản ứng dữ dội và bị cáo buộc là dị giáo, Cop buộc phải đào thoát đến Basel. Calvin, bạn thân của Cop, cũng bị nhắc tên trong cáo buộc, năm sau phải đi ẩn mình. Trên đường lẩn tránh, Calvin đến Angoulême, sau đến Noyon, rồi Orléans. Cuối cùng, ông phải rời khỏi nước Pháp lúc xảy ra biến cố Áp phích vào giữa tháng 10 năm 1534, khi một nhóm người bí mật dán áp phích tại các thành phố đả kích lễ misa của Công giáo, dẫn đến sự trả đũa bạo động đối với người Kháng Cách. Tháng 1 năm 1535, Calvin đến gặp Cop ở Basel, thành phố đang ở dưới ảnh hưởng của nhà cải cách Johannes Oecolampadius. Khởi phát cuộc cải cách. Tháng 3 năm 1536, Calvin công bố ấn bản đầu tiên quyển "Institutio Christianae Religionis" ("Nguyên lý Cơ Đốc giáo"). Đây là một tác phẩm biện giáo, bảo vệ đức tin và trình bày quan điểm thần học của những nhà cải cách. Ông định dùng tác phẩm này như là sách hướng dẫn nhập môn cho những ai quan tâm đến Cơ Đốc giáo, và là sự trình bày đầu tiên về nền thần học Calvin. Suốt đời mình, Calvin cập nhật và phát hành các ấn bản mới của công trình này. Sau đó không lâu, Calvin rời Basel đến Ferrara, Ý, lưu lại trong một thời gian ngắn làm thư ký cho Hoàng tử Renée của Pháp. Tháng 6, cùng với em trai Antoine, ông trở lại Paris để giải quyết một số công việc cho cha. Chỉ dụ Coucy được ban hành ấn định hạn kỳ sáu tháng cho người dị giáo hòa giải với giáo hội, Calvin hiểu ra rằng không có chỗ cho ông ở nước Pháp. Tháng 8, ông đến Strasbourg, một thành phố tự do thuộc Đế quốc La Mã thần thánh và là nơi tị nạn cho những nhà cải cách. Do những vận động từ Pháp, Calvin bị buộc phải vòng về phía nam, dừng chân ở Geneva. Lúc đầu, Calvin dự định chỉ qua đêm ở Geneva, nhưng William Farel, nhà cải cách người Pháp đang sống tại thành phố này, cố thuyết phục Calvin ở lại và hỗ trợ ông trong nỗ lực cải cách hội thánh – đây là bổn phận trước Chúa, Farel nhấn mạnh. Nhưng Calvin chỉ muốn được sống bình an mà không bị ai quấy rầy. Cuối cùng thì nỗ lực của Farel cũng đạt kết quả, nhưng chỉ sau khi ông ngụ ý đến sự đoán phạt nghiêm khắc nhất của Chúa. Calvin kể lại cuộc nói chuyện căng thẳng này: Calvin chấp nhận sứ mạng mà không có điều kiện tiên quyết nào, mặc dù lúc đầu chức vụ giao phó cho ông còn mơ hồ. Dần dà ông được giao nhiệm vụ "thuyết trình viên" đảm trách công việc giải nghĩa Kinh Thánh. Đến năm 1537 ông được chọn làm "quản nhiệm" mà không trải qua lần phong chức nào. Lần đầu tiên, nhà thần học kiêm luật gia này nhận trách nhiệm cử hành các thánh lễ như báp têm, hôn lễ, và lễ thờ phượng. Suốt mùa thu năm 1536, trong khi Farel soạn thảo bản tín điều thì Calvin viết chuyên đề về tái tổ chức giáo hội tại Geneva. Ngày 16 tháng 1 năm 1537, Farel và Calvin trình hội đồng thành phố "Đề cương về sự tổ chức và thờ phượng của Hội thánh tại Geneva". Ngay trong ngày, hội đồng đã chấp nhận văn kiện này. Tuy nhiên, cũng trong năm ấy, ảnh hưởng của Calvin và Farel đối với hội đồng bị sút giảm; cùng lúc, Pháp bắt đầu quan tâm đến việc thành lập liên minh với Geneva. Rồi bùng nổ những cuộc tranh cãi về việc sử dụng bánh trong lễ Tiệc Thánh. Cuối cùng, hội đồng thành phố ra lệnh trục xuất các mục sư khỏi Geneva. Farel và Calvin đến Bern và Zurich để trình bày luận cứ của mình. Hội nghị ở Zurich cho rằng Calvin đã không hòa đồng đủ với người dân Geneva, mặc dù họ yêu cầu Bern làm trung gian để đem các mục sư trở lại Geneva, nhưng bị từ chối. Farel và Calvin đến lưu trú ở Basel. Farel nhận lời đến lãnh đạo giáo hội ở Neuchâtel, còn Calvin nhận lời mời của Martin Bucer và Wolfang Capito đến làm quản nhiệm một nhà thờ của dân Pháp tị nạn tại Strasbourg. Tháng 9 năm 1538, Calvin đến Strasbourg, vài tháng sau ông nhận quyền công dân của thành phố. Strasbourg. Trong thời gian ở Strasbourg, Calvin phục vụ tại các nhà thờ Saint-Nicolas, Sainte-Madeleine, và Temple Neuf, những ngôi giáo đường ngày nay vẫn còn hiện hữu dù đã thay đổi hình thái kiến trúc. Calvin thuyết giảng mỗi ngày, riêng Chúa nhật ông giảng luận đến hai lần. Ông cử hành lễ Tiệc Thánh mỗi tháng, và khuyến khích giáo đoàn hát Thi thiên. Ông cũng viết phiên bản thứ hai cho quyển "Nguyên lý Cơ Đốc giáo". Dù tác phẩm này đã được bán sạch trong vòng một năm, Calvin vẫn chưa hoàn toàn hài lòng với nó. Từ ấn bản thứ hai, xuất bản năm 1539, Calvin thay đổi cấu trúc tác phẩm để trình bày cách hệ thống những giáo lý chính của Kinh Thánh. Quyển sách được mở rộng từ sáu chương lên đến mười bảy chương. Ông cũng viết quyển "Luận giải sách Roma", xuất bản vào tháng 3 năm 1540, là hình mẫu cho những sách luận giải Kinh Thánh của ông sau này. Mặc dù bạn hữu thúc ép ông lập gia đình, Calvin không mấy lãng mạn trong việc này, ông viết trong một bức thư: "Tôi không thiện cảm với nếp sống độc thân, nhưng tôi vẫn chưa kết hôn và không biết đến khi nào mới kết hôn. Nếu tôi cưới vợ, ấy là vì tôi sẽ khỏi phải bận tâm đến nhiều việc khác để tôi có thể tận tâm với Chúa." Tháng 8 năm 1540, Calvin kết hôn với Idelette de Bure, một góa phụ đã có hai con trong cuộc hôn nhân trước. Geneva bắt đầu xem xét lại quyết định trục xuất Calvin. Số lượng tín hữu đến nhà thờ đang suy giảm, không khí chính trị cũng thay đổi, và xảy ra tranh chấp lãnh thổ giữa Bern với Geneva khiến liên minh giữa hai thành phố cũng trở nên mong manh. Khi Hồng y Jacopo Sdoleto viết thư gởi hội đồng thành phố Geneva kêu gọi họ quay lại với đức tin Công giáo, hội đồng nhận ra rằng họ cần có một nhân vật có thẩm quyền tôn giáo để đối thoại. Sau sự từ chối của Pierre Viret, hội đồng mời Calvin và ông đồng ý. "Responsio ad Sadoletum" ("Thư gởi Sadoleto") của Calvin mạnh mẽ bảo vệ quan điểm của Geneva về cải cách giáo hội. Ngày 21 tháng 9 năm 1540, hội đồng cử một trong các nghị viên, Ami Perrin, tìm cách triệu hồi Calvin. Một đặc sứ được gởi đến gặp Calvin khi ông đang tham dự một cuộc tranh luận tôn giáo tại Worms. Phản ứng của Calvin là kinh hãi, như ông viết, "Tôi thà chịu chết một trăm lần hơn là mang vác cây thập tự ấy để bị hủy hoại một ngàn lần mỗi ngày". Tuy nhiên, Calvin cũng viết rằng ông sẵn lòng bước đi theo tiếng gọi của Chúa. Một kế hoạch được lập ra, theo đó Viret sẽ tạm thời lãnh đạo Geneva trong khi Bucer và Calvin sẽ đến thăm thành phố để quyết định bước kế tiếp. Song, hội đồng thành phố muốn Calvin được bổ nhiệm ngay lập tức. Mùa hè năm 1541, Strasbourg quyết định cho Geneva mượn Calvin trong sáu tháng. Ngày 13 tháng 9 năm 1541, Calvin và gia đình chính thức trở lại Geneva. Cải cách ở Geneva. Tiến hành cuộc cải cách theo đề án của Calvin, ngày 20 tháng 11 năm 1541, Hội đồng Thành phố Geneva ban hành "Ordonnances ecclésiastiques" ("Sắc lệnh Giáo hội"), ấn định bốn chức năng mục vụ: "Mục sư" chuyên trách giảng luận và ban hành thánh lễ; "Học giả" hướng dẫn tín hữu trong lĩnh vực đức tin; "Trưởng lão" chăm lo phần kỷ luật, và "Chấp sự" chăm sóc người nghèo và người đang khó khăn. Họ cũng kêu gọi thành lập "Consistoire", một loại hình tòa án giáo hội bao gồm các trưởng lão được chọn trong vòng các tín hữu và các mục sư. Chính quyền giữ quyền triệu tập đương sự, thẩm quyền tài phán của Consistoire bị giới hạn trong các vấn đề liên quan đến giáo hội. Lập nền trên giáo huấn của Kinh Thánh, Calvin xây dựng một thể chế mới cho giáo hội, lúc ấy được xem là duy nhất, đặt tín hữu vào vị trí quan trọng trong cơ cấu tổ chức, để họ có thể cộng tác bình đẳng với các mục sư thông qua một hệ thống chức trách được thiết lập bởi tiến trình bầu cử dân chủ nhằm duy trì sự hiệp nhất của hội thánh. Về giáo nghi, khác với Martin Luther, người chủ trương duy trì những truyền thống cũ được xem là có giá trị, Calvin quay về với Kinh Thánh để thiết lập các nguyên lý căn bản cho hệ thống giáo nghi của hội thánh. Trong thời gian ở Geneva, Calvin đã thuyết giảng hơn hai ngàn lần. Lúc đầu, ông giảng luận hai lần mỗi Chúa nhật, và ba lần trong tuần. Điều này là quá sức ông nên hội đồng quyết định ông chỉ giảng một lần vào Chúa nhật. Bài giảng của ông thường kéo dài hơn một giờ mà không sử dụng ghi chú. Đến năm 1549, Denis Raguenier, học biết và phát triển phương pháp tốc ký, bắt đầu ghi chép những bài giảng của Calvin. Một phân tích của T. H. L. Parker cho thấy Calvin trung thành với một phương pháp giảng luận. Người ta không biết gì nhiều về đời sống cá nhân của Calvin. Ngôi nhà ông ở và vật dụng bên trong đều là tài sản của hội đồng thành phố. Ngôi nhà đủ rộng cho gia đình ông và gia đình của Antoine với vài người giúp việc. Ngày 28 tháng 7 năm 1542, Idelette sinh một con trai, Jacques, nhưng cháu bé bị sinh non và chết sớm. Năm 1545, Idelette mắc bệnh, ngày 29 tháng 3 năm 1549, bà qua đời. Calvin không bao giờ tái hôn. Trong một bức thư gởi Viret, ông viết: "Tôi vừa mất người bạn tốt nhất trong đời, người sẵn lòng chia sẻ không chỉ sự nghèo khó mà cả cái chết. Suốt cuộc đời, cô ấy là người hỗ trợ trung thành cho chức vụ của tôi. Tôi chưa hề thấy một trở ngại nào từ cô ấy, dù là nhỏ nhất." Ở Geneva, Calvin tiếp tục duy trì tình bạn với những thân hữu như Montmor, Codier, Cop, Farel, Melanchthon, và Bullinger. Đề kháng. Tại Geneva, Calvin phải đối đầu với không ít sự đề kháng. Năm 1546 chứng kiến sự hình thành một nhóm đối kháng mà ông gọi là những kẻ phóng túng. Theo Calvin, sau khi được giải phóng bởi ân điển, những người này tin rằng họ được miễn trừ khỏi luật pháp dân sự và luật lệ giáo hội. Họ thuộc những gia đình giàu có và có nhiều ảnh hưởng chính trị ở Geneva. Đầu năm 1546, Pierre Ameaux tấn công Calvin bằng cách gọi ông là "Picard", một cách nói chế giễu nguồn gốc Pháp của Calvin, và cáo buộc ông là tà giáo. Hội đồng thành phố trừng phạt Ameaux bằng cách buộc ông đi diễu hành qua thành phố, và nài xin sự tha thứ của Chúa. Chỉ vài tháng sau Ami Perrin, người từng giúp đưa Calvin đến Geneva, công khai chống đối ông. Vợ của Perrin, Françoise Favre, là con gái của François Favre, một thương gia giàu có ở Geneva. Cả Françoise Favre và cha bà từng có tranh cãi với tòa án giáo hội. Tòa nhận thấy nhiều người quý tộc, trong đó có Perrin, vi phạm luật về khiêu vũ. Lúc đầu, Perrin phớt lờ lệnh triệu tập của tòa, nhưng sau khi nhận một bức thư của Calvin, ông đến hầu tòa với thái độ hòa nhã. Năm 1547, những người tự do chống đối Calvin và các mục sư đến từ nước Pháp chiếm đa số trong tòa án dân sự của Geneva. Ngày 27 tháng 6, một bức thư có nội dung đe dọa, không ký tên và viết bằng phương ngữ Geneva, được đặt trên tòa giảng của Đại giáo đường St. Pierre, nơi Calvin thuyết giảng. Nghi ngờ có âm mưu chống lại giáo hội và đất nước, hội đồng thành phố bổ nhiệm một ủy ban để điều tra. Jacques Gruet, một thành viên của nhóm Favre, bị bắt giữ khi tìm thấy chứng cứ tội phạm trong nhà của ông. Bị tra tấn, Gruet khai nhận các tội danh như viết thư để trên tòa giảng xúc phạm Chúa và các mục sư cũng như mưu lật đổ giáo hội. Tòa án thành phố kết án tử hình, với sự đồng thuận của Calvin, Gruet bị chém đầu ngày 26 tháng 7. Dù xuất thân từ một gia đình danh giá, Gruet sớm buông mình vào nếp sống phóng túng, chống đối mọi lề luật và qui ước của chính quyền và giáo hội, phỉ báng Chúa Giê-xu và các sứ đồ, chế giễu Kinh Thánh, và khinh miệt các tôn giáo. Đó là những điều không thể dung chịu tại châu Âu thế kỷ 16. Sự đề kháng vẫn tiếp diễn, những người chống đối sử dụng mọi cơ hội để khơi dậy sự bất bình, lăng mạ các mục sư, và thách thức thẩm quyền tòa án giáo hội. Hội đồng thành phố chao đảo giữa hai bên, khi thì khiển trách, lúc thì ủng hộ Calvin. Tháng 2 năm 1552 lúc Perrin đắc cử vào tòa án dân sự, thẩm quyền của Calvin bị sút giảm đến mức thấp nhất. Ngày 24 tháng 7 năm 1553, Calvin xin từ chức. Mặc dù nhóm chống đối đang kiểm soát hội đồng, đề nghị của Calvin bị từ chối. Họ biết rằng, dù đã có thể kiềm chế thẩm quyền của Calvin, họ chưa đủ mạnh để trục xuất ông. Michael Servetus. Michael Servetus, người đang trốn tránh giới thẩm quyền giáo hội, đến Geneva vào ngày 13 tháng 8 năm 1553. Servetus là thầy thuốc người Tây Ban Nha, cũng là nhà thần học bác bỏ giáo lý Ba Ngôi và lễ báp têm cho trẻ em. Trước đó, năm 1530 ông tranh luận với Johannes Oecolampadius tại Basel, cuối cùng ông bị trục xuất. Đến Strasbourg, ông xuất bản một tiểu luận chống giáo lý Ba Ngôi. Bucer công khai bác bỏ luận thuyết này và yêu cầu Servetus rời khỏi thành phố. Sau khi trở lại Basel, Servetus xuất bản Hai cuốn sách về cuộc Đối thoại về giáo lý Ba Ngôi, gây nhiều bất bình trong vòng những người cải cách và người Công giáo. Tòa án Dị giáo Tây Ban Nha ra lệnh bắt giữ ông. Trước đó, từ năm 1546, qua một người quen, Jean Frellon thành Lyon, Calvin và Servetus đã tiếp xúc với nhau. Qua trao đổi thư từ, hai người tranh luận về các giáo lý, nhưng dần dà, Calvin mất kiên nhẫn và từ chối trả lời thư của Servetus; trong thời gian này Servetus đã viết cho Calvin khoảng ba mươi lá thư. Khi Tổng lãnh Tòa án Dị giáo ở Pháp biết Servetus đang trốn lánh ở Vienne dưới một tên khác, ông đã thông báo cho Hồng y François de Tournon, Servetus bị bắt giữ và bị thẩm vấn. Những bức thư ông gởi Calvin được xem là bằng chứng về dị giáo, nhưng ông chối không viết chúng, về sau ông nói rằng không chắc chúng là chữ viết của ông. Sau khi thề trước phúc âm, ông nói, "ông là Michel De Villeneuve Bác sĩ Y khoa khoảng 42 tuổi, dân thành Tudela thuộc Vương quốc Navarre, một thành phố đang thần phục Hoàng đế". Hôm sau, ông nói sau khi thề trước phúc âm, "…mặc dù không phải là Servetus ông đã dùng bút danh Servet để tranh luận với Calvin". Servetus đào thoát khỏi nhà tù, giới thẩm quyền Công giáo tuyên án "vắng mặt" Servetus với án tử hình bằng hỏa thiêu chậm. Trên đường đến Ý, Servetus ghé lại Geneva dù không ai biết rõ lý do, ông đến nghe Calvin thuyết giảng tại nhà thờ St Pierre. Calvin cho bắt giữ ông, thư ký của Calvin, Nicholas de la Fontaine, liệt kê những cáo buộc và trình trước tòa. Công tố viên Philbert Berthelier là một thành viên của nhóm tự do. Pierre Tissot, em rể của Perrin, chủ tọa phiên tòa. Nhóm tự do cố kéo dài vụ xử để gây phiền hà cho Calvin. Tuy nhiên, không dễ dàng gì khi dùng Servetus như một vũ khí chống lại Calvin vì tai tiếng dị giáo của Servetus đã lan tỏa khắp nơi, hầu hết các thành phố khắp châu Âu đang quan sát và chờ đợi kết quả vụ án. Đây là tình trạng khó xử cho nhóm tự do nên ngày 21 tháng 8, hội đồng gởi thư đến các thành phố khác ở Thụy Sĩ yêu cầu góp ý, như vậy giúp giảm nhẹ trách nhiệm của họ. Trong khi chờ đợi, hội đồng hỏi Servetus muốn được xét xử ở Vienne hay Geneva, ông xin được xét xử tại Geneva. Ngày 20 tháng 10, sau khi thư hồi đáp từ Zurich, Basel, Bern, và Schaffhausen được đọc lên, hội đồng phán quyết Servetus là kẻ dị giáo. Ngày hôm sau ông bị kết án hỏa thiêu, giống phán quyết tại Vienne. Calvin và các mục sư xin Servetus bị xử chém thay vì hỏa thiêu, nhưng bị từ chối. Ngày 27 tháng 10, Servetus bị thiêu sống cùng với sách của ông tại Le plateau de Champel, ngoại ô Geneva. "Đây là chương sử đen tối trong sự nghiệp của Calvin," nhận xét của sử gia Cơ Đốc Philip Schaff, "phủ bóng mờ lên thanh danh ông, và phơi bày ông trước những cáo buộc, không phải là không chính đáng, về tính cố chấp và sự bức hại, những điều mà ông chia sẻ với thời đại của ông." Củng cố. Nhóm tự do bắt đầu mất quyền lực kể từ cuộc bầu cử tổ chức vào tháng 2 năm 1555. Khi ấy, nhiều người tị nạn từ Pháp đã được nhập tịch, và với lá phiếu của họ những người ủng hộ Calvin chiếm đa số tại hội đồng và tòa án. Nhóm tự do âm mưu bạo loạn khi họ đốt phá một ngôi nhà được cho là có nhiều người Pháp cư ngụ. Quan tòa Henri Aulbert đến, mang theo quyền trượng biểu trưng cho thẩm quyền của ông. Perrin phạm sai lầm khi giật quyền trượng khỏi tay Aulbert, điều này bị xem như là hành vi manh động đảo chính. Cuộc nổi dậy kết thúc khi một quan tòa khác xuất hiện và ra lệnh Perrin về tòa thị sảnh với ông. Perrin và những thủ lĩnh khác bị buộc phải rời khỏi thành phố. Cuối đời. Trong những năm cuối đời, thẩm quyền của Calvin được củng cố, uy tín quốc tế của ông cũng gia tăng, ông được xem là một nhà cải cách có nhiều ảnh hưởng như Martin Luther, mặc dù có sự khác biệt giữa hai nhà cải cách, cả trong tính cách lẫn thần học. Calvin là nhà tư tưởng thông thái, súc tích, và mạch lạc; ông sống kín đáo và nghiêm khắc với bản thân. Luther thì dễ gần, vui vẻ, cởi mở trong nếp sống, và sôi nổi trong thần học. Calvin biết chính xác mục tiêu ông nhắm đến, Luther ứng phó theo sự thay đổi của tình thế. Cả hai nhà cải cách đều khởi đầu với giáo lý xưng công chính bởi đức tin, nhưng Luther chấp nhận vai trò của ý chí tự do, trong khi Calvin nhấn mạnh đến bản chất bại hoại của con người. Lúc đầu có sự tương kính giữa hai nhà cải cách, nhưng khi bùng nổ sự mâu thuẫn thần học về giáo lý Tiệc Thánh giữa Luther và nhà cải cách ở Zurich, Huldrych Zwingli, Luther xem Calvin là người ủng hộ Zwingli. Dù tích cực tham gia vào cuộc tranh luận giữa hai nhóm cải cách. Calvin thất vọng vì sự thiếu đoàn kết trong cộng đồng cải cách. Ông hướng về việc tái lập quan hệ với Bullinger bằng việc ký kết "Consensus Tigurinus", một thỏa ước giữa giáo hội Zurich và giáo hội Geneva. Ông tiếp xúc với Anh Quốc khi Tổng Giám mục Canterbury Thomas Cranmer kêu gọi tổ chức một hội nghị liên hệ phái trong vòng cộng đồng Tin Lành. Calvin ca ngợi ý tưởng này, song cuối cùng thì Cranmer không thể thực hiện được. Đóng góp lớn nhất của Calvin cho cộng đồng nói tiếng Anh là cung cấp chỗ lưu trú tại Geneva cho những người Anh Kháng Cách lưu vong năm 1555 do bị bức hại dưới thời trị vì của Nữ vương Mary I. Dưới sự bảo trợ của thành phố, họ thành lập nhà thờ do John Knox và William Whittingham quản nhiệm, dần dà họ đã có thể quảng bá tư tưởng và thần học Calvin trở lại nước Anh và Scotland. Calvin đặc biệt quan tâm đến công cuộc cải cách ở nước Pháp, quê hương ông. Ông hỗ trợ việc xây dựng các giáo hội bằng cách phổ biến các văn kiện và cung ứng mục sư. Từ năm 1555 đến 1562, hơn 100 mục sư được cử về Pháp. Giáo hội ở Geneva cung cấp ngân quỹ cho nỗ lực này khi hội đồng thành phố từ chối dính líu đến các hoạt động truyền giáo. Với Chiếu chỉ Chateaubriant, Henri II mạnh tay bức hại người Kháng Cách, và khi giới chức Pháp than phiền với Geneva về các hoạt động truyền giáo ở Pháp, chính quyền Geneva đã có thể bác bỏ trách nhiệm của mình. Mối quan tâm chính của Calvin dành cho Geneva là xây dựng một trường học cho trẻ em, khai giảng ngày 5 tháng 6 năm 1559. Trường được chia thành 2 cấp: trường ngữ pháp gọi là "collège" hay "schola privata", và trường cấp cao hơn gọi là "académie" hay "schola publica". Theodore Beza được mời làm hiệu trưởng. Chỉ trong vòng 5 năm đã có 1.200 học sinh trường ngữ pháp và 300 học sinh "académie". Dần dà, "collège" trở thành Collège Calvin, một trong những trường trung học uy tín ở Geneva, trong khi "académie" trở thành Đại học Geneva. Mùa thu năm 1558, Calvin lâm bệnh. Sợ qua đời trước khi hoàn tất bản hiệu đính cuối cùng cho quyển "Nguyên lý Cơ Đốc giáo", ông tự ép mình vào công việc, mở rộng từ 21 chương của ấn bản trước lên đến 80 chương. Không lâu sau khi phục hồi, trong khi giảng luận, Calvin bị vỡ mạch máu phổi, sức khỏe ông suy kém dần. Calvin thuyết giảng lần cuối tại St Pierre ngày 6 tháng 2 năm 1564. Ngày 25 tháng 4, ông lập di chúc, để lại một số tiền nhỏ cho gia đình và cho "collège". Vài ngày sau, khi các mục sư đến thăm Calvin, ông nói lời từ biệt, được ghi lại trong "Discours d'adieu aux ministres". Calvin từ trần ngày 27 tháng 5 năm 1564 ở tuổi 54. Lúc đầu có tổ chức lễ viếng, nhưng vì có quá nhiều người đến, các nhà cải cách e sợ điều này có thể dẫn đến sự thờ phụng một vị thánh mới. Ngày hôm sau, ông được an táng trong một mộ phần không có bia mộ trong Cimetière de Plainpalais. Dù không biết chính xác vị trí ngôi mộ, đến thế kỷ 19 một tảng đá được đặt tại một mộ phần người ta vẫn tin là của Calvin. Thần học. Giống Zwingli, Calvin nhấn mạnh đến quyền tể trị của Thiên Chúa – quyền tể trị của Thiên Chúa được thể hiện trong lịch sử, trong ân điển theo quyền tể trị của Ngài được trải nghiệm qua sự cứu rỗi, và quyền tể trị ấy được mặc khải trong Kinh Thánh. Calvin phát triển nền thần học của ông qua luận giải Kinh Thánh, những bài giảng, và những luận văn. Song, sự trình bày súc tích nhất những luận điểm của ông được tìm thấy trong kiệt tác Nguyên lý Cơ Đốc giáo, với chủ đích sử dụng tác phẩm này như là bản khái lược quan điểm của ông về thần học Cơ Đốc, và để đọc với những quyển luận giải Kinh Thánh. Việc hiệu đính tác phẩm với các phiên bản khác nhau kéo dài hầu như suốt cuộc đời của nhà cải chính, các phiên bản ấy chứng tỏ rằng nền thần học của ông luôn nhất quán kể từ khi tác giả còn trẻ tuổi. Ấn bản đầu tiên năm 1536 chỉ có sáu chương. Ấn bản thứ hai (1539), được mở rộng gấp ba lần bởi vì Calvin thêm vào những chương tập chú vào các chủ đề đã xuất hiện trong tác phẩm "Loci Communes" ("Những luận đề thần học căn bản") của Melanchthon. Năm 1543, Calvin thêm vào một chương về bản Tín điều các Sứ đồ. Ấn bản sau cùng phát hành năm 1559. Lúc ấy, tác phẩm gồm 4 quyển, 80 chương, mỗi quyển được đặt tên theo các tuyên đề của bản tín điều: Quyển 1 về Thiên Chúa Đấng Tạo Hóa, Quyển 2 về Đấng Cứu Chuộc, Quyển 3 về việc nhận lãnh Ân điển của Chúa Cơ Đốc qua Chúa Thánh Linh, và Quyển 4 về Hội thánh. Trước tiên Nguyên lý Cơ Đốc giáo trình bày rằng sự khôn ngoan của con người gồm có hai phần: sự hiểu biết về Thiên Chúa và sự hiểu biết về con người. Calvin lập luận rằng sự hiểu biết về Thiên Chúa là không di truyền trong nhân loại, cũng không đạt được qua sự quan sát thế giới. Cách duy nhất có được sự hiểu biết này là nghiên cứu Kinh Thánh. Ông viết, "Bất cứ ai muốn tiếp cận Thiên Chúa Đấng Tạo Hóa người ấy cần có Kinh Thánh là người dẫn đường và là người thầy dạy dỗ". Ông không cố chứng minh thẩm quyền của Kinh Thánh mà chỉ miêu tả Kinh Thánh là chân thật và chính xác. Calvin bảo vệ giáo lý Ba Ngôi, và trong một bài luận chiến chống lại Giáo hội Công giáo, ông lập luận rằng ảnh tượng tôn giáo về Thiên Chúa chỉ dẫn đến tội thờ lạy hình tượng. Cuối quyển 1, khi bàn về ơn thần hựu, Calvin viết, "Bởi Quyền năng Ngài, Thiên Chúa chăm sóc và bảo vệ Thế giới Ngài đã tạo nên, và bởi ơn Thần hựu Ngài cai trị thế giới trong từng lĩnh vực". Con người không thể hiểu biết đầy đủ mục đích của Thiên Chúa qua các hành động riêng lẻ của Ngài, nhưng khi con người làm điều thiện hay ác, họ đang thực thi ý chỉ và sự đoán xét của Ngài. Quyển thứ nhì gồm có vài tiểu luận về nguyên tội, và sự sa ngã của loài người, trực tiếp nhắc đến Agustine, người đã phát triển những giáo lý này. Calvin cũng thường trích dẫn các Giáo phụ nhằm bảo vệ chính nghĩa của cuộc cải cách chống lại những cáo buộc cho rằng những nhà cải cách đã tạo ra nền thần học mới. Theo Calvin, tội lỗi bắt đầu từ sự sa ngã của Adam rồi truyền cho toàn thể nhân loại. Sự thống trị của tội lỗi là triệt để đến mức con người bị trói buộc bởi điều ác. Như vậy, nhân loại sa ngã cần sự cứu rỗi chỉ có thể tìm thấy nơi Chúa Cơ Đốc. Trước khi trình bày giáo lý này, Calvin miêu tả tình trạng đặc thù của người Do Thái trong thời Cựu Ước. Thiên Chúa lập giao ước với Abraham, thực chất của giao ước là việc Chúa Giê-xu đến thế gian. Như thế, giao ước cũ không hề mâu thuẫn với Chúa Cơ Đốc nhưng đúng hơn là sự tiếp nối của lời hứa của Thiên Chúa. Calvin đã sử dụng những đoạn văn trong bản Tín điều các Sứ đồ thuật lại sự khổ nạn Chúa Giê-xu trải qua dưới tay Pontius Pilate, và sự trở lại của Ngài để đoán xét người sống và kẻ chết để miêu tả giao ước mới. Theo Calvin, toàn bộ diễn biến thể hiện sự vâng phục tuyệt đối của Chúa Giê-xu đối với Chúa Cha đã dời bỏ mối bất hòa giữa con người và Thiên Chúa. Trong quyển thứ ba, Calvin miêu tả sự hiệp nhất về tâm linh giữa Chúa Cơ Đốc và nhân loại. Trước tiên, Calvin định nghĩa đức tin là sự hiểu biết vững vàng và chắc chắn về Thiên Chúa trong Chúa Cơ Đốc. Hiệu quả tức thời của đức tin là lòng ăn năn và sự tha thứ tội lỗi. Tiếp đó là trải nghiệm tái sinh phục hồi cho người có đức tin tình trạng thánh khiết trước khi A-đam phạm tội. Tuy nhiên, sự toàn hảo tuyệt đối là không thể đạt đến trong đời này, và người tín hữu nên biết rằng cần tiếp tục tranh đấu chống tội lỗi. Một vài chương được sử dụng để bàn về giáo lý xưng công chính chỉ bởi đức tin. Calvin định nghĩa sự xưng công chính là "Thiên Chúa chấp nhận chúng ta và kể chúng ta là công chính". Do đó, hiển nhiên Thiên Chúa là đấng khởi sự và tiến hành việc xưng công chính, con người không làm gì được; Thiên Chúa hành xử quyền tể trị tuyệt đối trong sự cứu rỗi. Gần cuối quyển, Calvin trình bày và bảo vệ giáo lý tiền định được phát triển từ giáo huấn của Augustine khi ông chống lại giáo thuyết của Pelagius. Thomas Aquinas và Martin Luther ở trong số những nhà thần học có quan điểm theo truyền thống Augustine. Theo cách diễn đạt của Calvin, đó là "Thiên Chúa chấp nhận một số người để có hi vọng cho sự sống và đoán phạt những người khác bị sự chết đời đời." Quyển cuối miêu tả, theo quan điểm của Calvin, hội thánh thật cùng sứ mạng, thẩm quyền và thánh lễ của hội thánh. Ông bác bỏ thẩm quyền của Giáo hoàng, và phản bác luận cứ cho rằng các nhà cải chính là ly giáo. Đối với Calvin, hội thánh là thân thể bao gồm các tín hữu mà Chúa Cơ Đốc là đầu của hội thánh. Theo định nghĩa này, chỉ có một Hội thánh chung duy nhất. Vì vậy, ông lập luận rằng những nhà cải cách "phải rời bỏ họ để có thể đến với Chúa Cơ Đốc". Các chức trách trong Hội thánh đã được liệt kê trong sách Ê-phê-sô, gồm có: sứ đồ, tiên tri, nhà truyền bá phúc âm, quản nhiệm, và học giả. Calvin xem ba chức trách đầu là chỉ hiện hữu trong thời Tân Ước. Hai chức trách sau được thiết lập trong hội thánh ở Geneva. Calvin tin rằng cần có sự phân lập giữa thẩm quyền hội thánh với thẩm quyền dân sự, hai bên không nên can thiệp vào công việc của nhau. Calvin định nghĩa bí tích là dấu hiệu trên đất nối kết với lời hứa của Thiên Chúa. Ông chỉ chấp nhận hai bí tích: Báp têm và Tiệc Thánh (khác với quan điểm Công giáo với Bảy phép Bí tích). Ông bác bỏ hoàn toàn giáo lý Thánh thể của Công giáo (theo đó trong bí tích Thánh thể, qua việc truyền phép mà chất thể bánh rượu biến thành Mình máu Thánh Chúa). Calvin cũng không chấp nhận giáo lý Lutheran về thuyết hiệp nhất trong thánh lễ cho rằng Chúa Christ hiện diện "trong, với, và dưới" các nguyên tố. Quan điểm của Calvin gần gũi, tuy không hoàn toàn đồng nhất, với quan điểm biểu tượng của Zwingli. Thay vì chấp nhận quan điểm cho rằng bánh và nước hoàn toàn chỉ là biểu tượng, Calvin tin rằng với sự dự phần của Chúa Thánh Linh, đức tin của tín hữu sẽ được củng cố và được làm cho tươi mới qua thánh lễ. Theo Calvin, thánh lễ Tiệc Thánh là "quá huyền nhiệm để tôi có thể hiểu hay bày tỏ bằng lời nói. Đối với tôi, đó là sự trải nghiệm hơn là sự hiểu biết." Phê phán. Cũng giống bất cứ nhà thần học nào khác, Calvin cũng là mục tiêu của sự phê bình. Phản hồi những cáo buộc của Pierre Caroli, Calvin bảo vệ niềm tin của ông về giáo lý Ba Ngôi trong "Confessio de Trinitate propter calumnias P. Caroli". Năm 1551, Jérôme-Hermès Bolsec, một thầy thuốc ở Geneva, tấn công giáo lý tiền định của Calvin, và cáo buộc ông đã biến Thiên Chúa thành tác nhân gây ra tội lỗi. Bolsec bị trục xuất khỏi thành phố. Sau khi Calin qua đời, Bolsec viết một quyển tiểu sử phỉ báng Calvin thậm tệ. Trong năm sau, Joachim Westphal, một quản nhiệm ở Hamburg, gọi Calvin và Zwingli là dị giáo vì đã bác bỏ giáo thuyết về sự hiệp nhất của thân thể Chúa Cơ Đốc với bánh và nước trong Tiệc thánh. Cuốn "Defensio sanae et orthodoxae doctrinae de sacramentis" được ấn hành năm 1555 của Calvin là câu trả lời cho vấn đề này. Năm 1556, Justus Velsius, một nhà bất đồng chính kiến người Hà Lan, mở một cuộc tranh luận công khai với Calvin về giáo lý tiền định. Sau vụ án Servetus, một đồng sự thân cận với Calvin, Sebastian Castellio, công khai bất đồng với Calvin về vấn đề ly giáo. Trong quyển "Chuyên luận về Ly giáo" (1554), Castellio cho rằng cần quan tâm nhiều hơn về giáo huấn đạo đức của Chúa Giê-xu thay vì tập chú quá nhiều vào những lập luận hư không của thần học, về sau ông phát triển chủ trương bao dung lập nền trên những nguyên lý của Kinh Thánh. Calvin và người Do Thái. Cũng còn bất đồng trong vòng các học giả về quan điểm của Calvin đối với người Do Thái và đạo Do Thái. Một số học giả cho rằng trong số những nhà cải cách cùng thời với Calvin, nhất là khi so sánh với Martin Luther, Calvin là người ít chống Do Thái nhất, trong khi những người khác suy nghĩ ngược lại. Tuy nhiên, có sự đồng thuận rằng cần có sự phân biệt giữa quan điểm của Calvin đối với người Do Thái trong Kinh Thánh và thái độ của ông đối với người Do Thái đương thời. Trong thần học, Calvin không thấy có sự khác biệt giữa dân Israel và Giao ước mới. Ông viết, "tất cả con dân của lời hứa, được tái sinh bởi Thiên Chúa, bởi đức tin thể hiện qua tình yêu thương vâng phục mạng lịnh của Ngài, đều thuộc về Giao ước mới kể từ lúc khởi thủy của thế giới." Mặt khác, ông tin rằng dân Do Thái là một dân tộc bị từ bỏ cho đến khi họ chấp nhận Chúa Giê-xu để được phục hồi địa vị trong giao ước mới. Trong thời ấy, hầu hết cơ hội để Calvin bày tỏ lập trường của ông về người Do Thái đều xảy ra trong khuôn khổ các cuộc bút chiến. Lấy thí dụ, đã một lần Calvin viết, "Tôi tranh luận nhiều lần với nhiều người Do Thái: chưa bao giờ tôi thấy một chút lòng sùng kính hay một ít chân lý hoặc sự chân thật – không chút nào, tôi chưa bao giờ thấy đồng cảm với người Do Thái." Trong khía cạnh này, chẳng có sự khác biệt nào giữa Calvin với những nhà thần học Kháng Cách hoặc Công giáo cùng thời với ông. Không chỉ xem xét vấn đề người Do Thái và Do Thái giáo trong tiểu luận "Trả lời những câu hỏi và chống đối của một người Do Thái", Calvin còn lập luận rằng người Do Thái đã hiểu sai Kinh Thánh của họ bởi vì họ không tin vào sự nhất quán giữa Cựu Ước và Tân Ước. Calvin viết rằng sự bại hoại và sự cố chấp của người Do Thái khiến họ bị đàn áp triền miên và họ sẽ chết trong sự khốn cùng mà không được ai thương xót." Tác phẩm. Tác phẩm đầu tay của Calvin luận giải về quyển "De Clementia" của Seneca. Do tác giả tự bỏ tiền ra để xuất bản năm 1532, tác phẩm này thể hiện tính nhân bản theo truyền thống Erasmus của Calvin với sự hiểu biết thấu đáo về học thuật kinh điển. Calvin luận giải hầu hết các sách trong Kinh Thánh. Sách luận giải đầu tiên của ông xuất bản năm 1540 là về sách Roma. Ông dự định viết sách luận giải cho toàn bộ Tân Ước. Sáu năm trôi qua trước khi Calvin viết quyển thứ hai, luận giải sách I Cô-rin-tô, từ đó ông tập trung nhiều hơn cho mục tiêu đề ra. Trong vòng bốn năm, ông cho xuất bản các sách luận giải toàn bộ thư tín của Phao-lô, và hiệu đính sách luận giải thư Roma, rồi quay sang các thư tín chung, gởi tặng chúng cho Vua Edward VI. Năm 1555, Calvin hoàn tất các sách luận giải Tân Ước, chỉ bỏ qua sách Khải Huyền, cùng I Giăng và II Giăng. Về Cựu Ước, Calvin viết luận giải cho sách Ê-sai, Ngũ Kinh của Môi-se, Thi thiên, và sách Giô-suê, dựa trên những bài thuyết giảng của ông cho sinh viên và mục sư. Từ năm 1557, do không có thì giờ, ông cho ấn hành các bài giảng luận được ghi lại theo phương pháp tốc ký, luận giải các sách tiểu tiên tri, Đa-ni-ên, Giê-rê-mi, Ca thương, và một phần sách Ê-xê-chi-ên. Calvin viết nhiều thư tín và chuyên luận. Sau "Responsio ad Sadoletum", năm 1543 theo yêu cầu của Bucer viết thư mở "Supplex exhortatio ad Caesarem" gởi Charles V nhằm bảo vệ đức tin cải cách. Trước đó, năm 1544, Calvin đã gởi một thư mở cho Giáo hoàng ("Admonitio paterna Pauli III") phản đối Paul III vì đã tước đoạt những nhà cải cách mọi triển vọng hiệp nhất với giáo hội. Giáo hoàng triệu tập Công đồng Trent ra nghị quyết chống lại những nhà cải cách. Năm 1547, Calvin viết "Acta synodi Tridentinae cum Antidoto" phản bác các nghị quyết của công đồng. Năm 1549, theo yêu cầu của Bucer và Bullinger, Calvin viết chuyên luận, "Vera Christianae pacificationis et Ecclesiae reformandae ratio" trình bày những giáo lý cần được tuân giữ, trong đó có giáo lý xưng công chính bởi đức tin. Calvin cung cấp nhiều văn kiện nền tảng cho các giáo hội cải cách, trong đó có sách giáo lý, và thể chế hội thánh. Ông cũng viết những bản tuyên tín nhằm hiệp nhất các giáo hội. Năm 1559, ông soạn một bản tuyên tín bằng tiếng Pháp, Tín điều Gallic, được giáo hạt Paris chấp nhận với một ít sửa đổi. Tín điều Belgic năm 1561, một bản tuyên tín viết bằng tiếng Hà Lan dựa một phần trên Tín điều Gallic. Di sản. Sau khi Calvin và người kế nhiệm, Beza, qua đời, hội đồng thành phố Geneva dần dà giành quyền kiểm soát các lĩnh vực trước đây thuộc thẩm quyền giáo hội. Tình trạng thế tục hóa ngày càng gia tăng cùng lúc với sự suy thoái của hội thánh. Ngay cả uy tín học thuật của Geneva cũng bị phủ bóng bởi các đại học Leiden và Heidelberg, những đại học này trở nên thành trì của tư tưởng Calvin, lần đầu tiên được mệnh danh là Thần học Calvin vào năm 1552 bởi Joachim Westphal. Đến năm 1585 Geneva, từng là suối nguồn của phong trào cải cách, chỉ còn là một biểu tượng. Sinh thời, Calvin luôn cảnh báo chống lại mọi nỗ lực miêu tả ông như là một "thần tượng" và Geneva là một "Jerusalem mới". Ông khuyến khích mọi người cố thích ứng với môi trường sống của mình. Ông đã khuyên những người tị nạn nói tiếng Pháp đang định cư ở Wesel, Đức, nên gia nhập Giáo hội Luther. Bất kể những dị biệt với Giáo hội Luther, Calvin tin rằng họ là hội thánh thật của Chúa. Sự nhìn nhận của Calvin đối với nhu cầu thích ứng với các điều kiện tại mỗi địa phương là đặc điểm quan trọng của phong trào cải cách đang lan tỏa khắp châu Âu. Nhờ nỗ lực truyền giáo của Calvin ở Pháp, chương trình cải cách của ông cuối cùng cũng tiến đến những tỉnh nói tiếng Pháp ở Hà Lan. Thần học Calvin được chấp nhận trong lãnh thổ Palatinate của Vương hầu Frederick III, dẫn đến việc hình thành sách giáo lý Heidelberg năm 1563. Sách giáo lý này và Tín điều Belgic năm 1571 trở thành chuẩn mực tuyên tín tại hội nghị thứ nhất của Giáo hội Cải cách Hà Lan. Những nhà thần học hàng đầu ở Anh (Martin Bucer, Peter Martyr, Jan Laski) và Scotland (John Knox) đều chịu ảnh hưởng của tư tưởng Calvin. Trong cuộc Nội chiến Anh, những người Thanh giáo đã soạn bản Tín điều Westminster, trở nên chuẩn mực tuyên tín cho các giáo hội Trưởng Lão trong thế giới nói tiếng Anh. Sau khi được vững lập tại Âu châu, phong trào Trưởng Lão lan tỏa đến Bắc Mỹ, Nam Phi, và Hàn Quốc. Sinh sau Martin Luther 26 năm, John Calvin ở trong số những nhà cải cách thuộc thế hệ thứ hai, khi Giáo hội Công giáo đã phục hồi đủ để có thể trấn áp cộng đồng Kháng Cách đang lúc chia rẽ và suy yếu. Calvin đã hoạt động hiệu quả để củng cố, tái tổ chức, và phát triển những nỗ lực cải cách. Ông cũng thành lập một giáo hội bền vững và lan tỏa đến nhiều nơi trên thế giới. Calvin không sống lâu đủ để nhìn thấy những thành quả ban đầu của ông phát triển thành một phong trào quốc tế; nhưng sau khi mất, tư tưởng Calvin vượt tầm thành phố Geneva, gặt hái những thành công bên ngoài địa giới của nó, và thiết lập cho mình những đặc thù của một hệ phái trong cộng đồng Kháng Cách.
9,811
851946
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9811
Định lý Apéry
Định lý Apéry là một định lý toán học mang tên nhà toán học người Pháp Roger Apéry (1916 - 1994) chứng minh ra nó vào năm 1978. Phát biểu. "Giá trị của hàm Riemann Zeta ζ(3) là số vô tỉ": formula_1=formula_2 Lưu ý. ζ(3) là một chuỗi vô hạn nghịch đảo của lập phương (của các số nguyên đương) Chứng minh ban đầu đã rất phức tạp và khó hiểu. Sau đó, một chứng minh tương đối ngắn đã tìm thấy bởi ứng dụng của đa thức Legendre. Kết quả hiện còn khá cô lập: người ta biết rất ít về ζ("n") trong đó n là các số lẻ khác. Do tính chất quan trọng ζ(3) đã được đặt tên là Hằng số Apéry
9,813
892526
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9813
Đại học Pennsylvania
Viện Đại học Pennsylvania hay Đại học Pennsylvania ("tên tiếng anhː" University of Pennsylvania, gọi tắt là Penn hoặc UPenn) là một viện đại học tư thục phi lợi nhuận nằm trong Liên đoàn Ivy tọa lạc tại trung tâm thành phố Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ. Được tuyên bố ngày thành lập năm 1740, đây là một trong 9 trường đại học lâu đời nhất nước Mỹ được thành lập khi còn là thuộc địa Anh Quốc (trước Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ). Trường có thế mạnh về các ngành khoa học cơ bản, nhân học, luật học, y dược, giáo dục học, kỹ thuật và kinh doanh theo một chuơng trình giáo dục khai phóng hiện đại được ủng hộ bởi Benjamin Franklin, người sáng lập và là Hiệu trưởng đầu tiên của Penn. Penn có bốn trường cử nhân cũng như mười hai trường sau đại học và chuyên nghiệp. Đại học này cũng sở hữu trường y khoa đầu tiên ở Bắc Mỹ là Trường Y học Perelman mở cửa vào năm 1765, trường kinh doanh đại học đầu tiên trên thế giới là Trường Kinh doanh Wharton khai giảng vào năm 1881, và là nơi có "hội sinh viên" đầu tiên được tổ chức trên thế giới vào năm 1896. Năm 2019, trường Đại học này có khoản tài trợ 14,7 tỷ đô la (lớn thứ bảy trong tất cả các trường Đại học ở Hoa Kỳ) và sở hữu ngân sách nghiên cứu là 1,02 tỷ đô la. Chương trình điền kinh của trường đại học mang tên Quakers bao gồm 33 môn thể thao thi đấu trong NCAA Division I của Liên đoàn Ivy. Tính đến năm 2018, các cựu sinh viên xuất sắc bao gồm 14 nguyên thủ quốc gia, 64 tỷ phú, 3 thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, 33 Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, 44 Thống đốc Hoa Kỳ, 159 thành viên Hạ viện Hoa Kỳ, 8 người ký Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, 12 người ký Hiến pháp Hoa Kỳ, 24 thành viên của Quốc hội Lục địa Mỹ, 2 Tổng thống Hoa Kỳ. Tính đến tháng 10 năm 2019, 36 người đoạt giải Nobel, 169 Nghiên cứu sinh Guggenheim, 80 thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ và nhiều CEO của các tập đoàn trong danh sách Fortune 500 từng là giảng viên hoặc cựu sinh viên của trường đại học này. Các cựu sinh viên đáng chú ý khác bao gồm 29 học giả Rhodes, 15 học giả Marshall, 16 người đoạt giải Pulitzer và 48 học giả Fulbright. Penn có số lượng cựu sinh viên đại học là tỷ phú cao hơn bất kỳ trường học nào ở Mỹ. Học thuật. Đại học này có bốn trường cử nhân cũng như mười hai trường sau đại học và chuyên nghiệp Bằng cử nhân về các môn Khoa học và Nghệ thuật được cấp thông qua Đại học Nghệ thuật và Khoa học. Các văn bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ và Chuyên nghiệp các môn trên được cấp thông qua Khoa sau đại học và Đại học Tự do và Nghiên cứu Chuyên nghiệp. Wharton là trường kinh doanh danh tiếng của Đại học Pennsylvania và cấp các văn bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ và Chuyên nghiệp về Quản trị, Kinh tế, Quản lý. Viện Nghiên cứu Chính phủ Fels có các chương trình thạc sĩ về Tổ chức Quản lý và Chương trình Nghiên cứu Môi trường. Các trường khác có chương trình đào tạo cử nhân bao gồm Trường Điều dưỡng và Trường Kỹ thuật và Khoa học Ứng dụng (SEAS). Penn có thế mạnh về việc học tập và nghiên cứu liên ngành. Trường cung cấp các chương trình bằng kép, chuyên ngành độc đáo và linh hoạt trong học thuật. Chính sách "Một trường đại học" của Đại học này cho phép sinh viên đại học có thể tham gia các lớp học tại tất cả các trường đại học và sau đại học của Penn ngoại trừ các trường y tế, thú y và nha khoa. Các sinh viên tại Penn cũng có thể tham gia các khóa học tại Bryn Mawr, Haverford và Swarthmore theo một thỏa thuận đối ứng được gọi là Hiệp hội Quaker. Mức độ chọn lọc trong tuyển sinh. "Tạp chí Princeton" xếp hạng Penn là trường khó vào thứ 6 tại Hoa Kỳ. Vào năm 2019, Trường đã nhận được 44.960 đơn đăng ký nhập học và chỉ chấp nhận 7,44% số người đăng ký (thực tế là chỉ hơn 5,46% trong Kỳ xét tuyển Tiêu chuẩn). "Tạp chí Atlantic" cũng xếp hạng Penn trong số 10 trường chọn lọc trong khâu tuyển sinh nhất nước này. Ở cấp độ sau đại học, dựa trên số liệu thống kê nhập học từ "US News & World Report", các chương trình chọn lọc nhất của Penn bao gồm trường luật, trường chăm sóc sức khỏe (y học, nha khoa, điều dưỡng, công tác xã hội và thú y) và trường kinh doanh. Xếp hạng. Bảng xếp hạng chung. Bảng xếp hạng năm 2020 của "US News & World Report" xếp trường Đại học Pennsylvania ở vị trí thứ 6 trong số các "trường Viện Đại học quốc gia" tốt nhất tại Hoa Kỳ. "US News" cũng đánh giá Penn trong danh sách các trường đại học quốc nổi tiếng nhất nước Mỹ và "Tạp chí Princeton" cũng xếp trường này trong danh sách các trường đáng mơ ước nhất của học sinh và phụ huynh. Theo báo cáo của "USA Today", Penn đã được College Factual xếp hạng 1 tại Hoa Kỳ vào năm 2015. Penn được xếp hạng thứ 15 toàn cầu trong "Bảng Xếp hạng Đại học Thế giới QS vào" năm 2020, thứ 17 theo "Xếp hạng Học thuật các Đại học Thế giới" (ARWU) vào năm 2019, thứ 12 theo "Xếp hạng Đại học Thế giới của Thời đại Giáo dục" (THE) vào năm 2019, và thứ 12 trong "Xếp hạng Đại học thế giới của Tổ chức SCImago" vào năm 2015. Theo bảng xếp hạng ARWU 2015, Penn cũng là trường đại học tốt thứ 8 trên thế giới về nghiên cứu kinh tế, nghiên cứu kinh doanh và thứ 9 về khoa học xã hội. Đại học Pennsylvania xếp thứ 12 trong số 300 trường đại học tốt nhất thế giới năm 2012 do "Tạp chí Nhân sự & Lao động" (HRLR) biên soạn dựa trên các phép đo hiệu suất của 300 trường đại học hàng đầu thế giới. Bảng xếp hạng nghiên cứu. "Trung tâm Đo lường Hiệu suất Đại học" đánh giá Penn vào hạng nhất trong các trường Đại học nghiên cứu hàng đầu của Hoa Kỳ (cùng nhóm với Columbia, MIT, Harvard và Stanford) dựa trên chi tiêu cho nghiên cứu, giải thưởng của giảng viên, số bằng tiến sĩ được cấp và các tiêu chí học thuật khác. Penn cũng được xếp hạng thứ 18 trong số tất cả các trường Đại học Hoa Kỳ về chi phí Đầu tư & Nghiên cứu trong năm 2013 theo "Quỹ Khoa học Quốc gia". Penn cũng sở hữu chỉ số hiệu suất nghiên cứu có tác động cao thứ 8 trên thế giới, và đứng thứ 11 trên thế giới trong "Bảng xếp hạng Hiệu suất Báo cáo khoa học" vào năm 2010. Báo cáo nghiên cứu toàn cầu của tổ chức "SCImago" vào 2012 dựa trên sản lượng nghiên cứu xếp Đại học này đứng thứ 7 toàn Hoa Kỳ (đứng thứ 2 trong Ivy League chỉ sau Harvard) và thứ 28 trên toàn thế giới (vị trí dẫn đầu thuộc về Trung tâm Quốc gia de la Recherche Victifique của Pháp). Cựu sinh viên và giảng viên nổi bật. Penn đã sản sinh ra nhiều cựu sinh viên nổi bật trong nhiều lĩnh vực từ khoa học, học thuật, chính trị, quân sự đến nghệ thuật và truyền thông. 14 nguyên thủ quốc gia đã tham gia hoặc tốt nghiệp từ Penn, bao gồm cả Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump, cựu tổng thống William Henry Harrison, cựu Thủ tướng Philippines Cesar Virata, Tổng thống đầu tiên của Nigeria Nnamdi Azikiwe, Tổng thống đầu tiên của Ghana Kwame Nkrumah, và Tổng thống đương nhiệm của Bờ Biển Ngà Alassane Ouattara. Các chính trị gia đáng chú ý khác có bằng cấp ở Penn bao gồm Bộ trưởng Bộ Tài chính Ấn Độ Jayant Sinha, Jon Huntsman, Jr. (từng giữ chức cựu Đại sứ Mỹ tại Nga, cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, cựu Ứng cử viên tổng thống năm 2012, và Cựu thống đốc bang Utah), Bộ trưởng Tài chính đương nhiệm của Mexico Ernesto J. Cordero, cựu Thượng nghị sĩ Pennsylvania Arlen Specter, và cựu Thống đốc Pennsylvania kiêm Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Đảng dân chủ Hoa Kỳ Ed Rendell.
9,815
286106
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9815
Định lý Apollonius
Định lý Apollonius là định lý hình học phẳng nói về mối quan hệ giữa độ dài đường trung tuyến trong tam giác và độ dài của các cạnh tam giác. Đây là một định lý cổ điển dược phát hiện bởi nhà toán học Apollonius của Perga (255 TCN-170 TCN) vào khoảng năm 200 TCN. Với tam giác "ABC", và "AD" là đường trung tuyến ta có: Định lý về đường trung tuyến của Apollonius là trường hợp đặc biệt của định lý Stewart. Khi tam giác là một tam giác vuông định lý sẽ suy biến thành Định lý Pytago. Chứng minh. Ký hiệu như hình vẽ, độ dài các cạnh BC,CA,AB lần lượt là a, b, c độ dài đường trung tuyến là d, m là độ dài nửa cạnh a, góc hợp bởi giữa đường trung tuyến ứng với đỉnh A và cạnh BC là formula_2 và formula_3; áp dụng định lý cos ta có: Từ hai phương trình trên ta có: Đó là điều phải chứng minh,
9,816
697708
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9816
Mạch điện
Mạch điện là một tập hợp các phần tử hay linh kiện điện được kết nối với nhau bởi dây dẫn, tạo thành một thiết bị hay mạng điện, thực hiện những chức năng công tác xác định nào đó . Mạch điện nói chung được chia ra ba loại: Mạch truyền dẫn năng lượng là khái niệm ít nói đến trong thực tế. Giữa mạch điện tử và điện công nghiệp thì có vùng chồng lấn, do các thiết bị điện tử được sử dụng vào thiết bị phục vụ hoạt động công nghiệp hay dân dụng ngày một nhiều. Ví dụ mạch điện của ti vi, máy tính được coi là mạch điện tử thuần túy, nhưng mạch của lò vi sóng, của ô tô có mắt thần kiểm soát dịch chuyển đỗ xe... là dạng lai. Mạch điện trong nhà máy điện nói chung là mạch điện công nghiệp, và thường có nhiều bộ phận đo đạc và điều khiển là mạch điện tử. Biểu diễn mạch. Mạch điện được biểu diễn bằng sơ đồ mạch điện, là bản vẽ trong đó dùng các ký hiệu điện để thể hiện các phần tử dùng đến và được kết nối với nhau như thế nào. Tùy theo quy mô và độ phức tạp của mạch điện mà sơ đồ mạch điện có thể gồm nhiều tờ ghép lại. Việc chia tờ để biểu diễn tùy thuộc cảm nhận trực quan của nhóm thiết kế mạch, nhưng theo khuyến nghị chung là đảm bảo dễ theo dõi, bảo hành sửa chữa. Trong đó thì các modul có khối chức năng xác định và có thể được đặt trong hộp xác định sẽ thường biểu diễn thành tờ hay ô riêng. Khi biểu diễn hệ thống có nhiều luồng tín hiệu, thì tín hiệu trên một dây dẫn kết nối được đặt "nhãn" (label) bằng tên gợi nhớ cho tín hiệu, và để cho bản vẽ thoáng thì có thể bỏ qua việc vẽ đường dây nối. Ví dụ đường nối nguồn cho một vi mạch vào "nguồn +5V thứ nhất" thường chỉ vẽ ở dạng mũi tên kèm theo ký hiệu nguồn: →Vcc1. Một số mạch điện cơ bản. Các mạch điện cơ bản hợp thành từ số ít các phần tử cơ bản, mà ta có thể tính được định lượng các đặc trưng của mạch, ví dụ mạch gồm 1 điện trở thuần thì ta có đặc trưng V-A (hay I-V) là formula_1. Trong thực tế chỉ có thể tính được với phần tử tuyến tính lý tưởng, và chỉ có ba loại, là điện trở, tụ điện và điện cảm lý tưởng hóa là đáp ứng yêu cầu trên. Với các linh kiện phi tuyến như điốt, tranzito thì không thể tính được một cách chính xác. Thiết kế và sản xuất mạch điện tử. Trong thiết kế và sản xuất mạch điện tử thì thiết kế được sự hỗ trợ của máy tính CAD , và chế tạo CAM đã được bắt đầu từ lâu, cỡ những năm 1960. Từ đó các thiết kế và sản xuất các thiết bị điện tử phổ thông như máy tính cá nhân (computer, laptop), điện tử công nghiệp, điện tử gia dụng được tự động hóa cao, cho ra giá thành ngày một hạ. Phục vụ thiết kế với số lượng sản xuất ít hoặc đơn lẻ, thiết kế nghiệp dư... là các phần mềm hỗ trợ thiết kế chạy trên máy tính cá nhân, như OrCAD. Khi vẽ sơ đồ mạch điện tuân thủ đúng quy tắc biểu diễn của phần mềm thì người thiết kế có thể kiểm tra mô phỏng vận hành, tìm ra lỗi mạch. Từ sơ đồ mạch điện đã lập có thể tự động tạo ra bản thiết kế "bảng mạch in" (PCB) và bản điều khiển khoan lỗ các chân linh kiện.
9,824
904556
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9824
Hàn (công nghệ)
Trong công nghệ chế tạo cơ khí, hàn là quá trình liên kết các chi tiết (kết cấu) hoặc đắp phủ lên bề mặt vật liệu (kim loại hoặc phi kim) để tạo nên một lớp bề mặt có tính năng đáp ứng yêu cầu sử dụng. Hàn là quá trình công nghệ để nối các chi tiết với nhau thành liên kết không tháo rời được mang tính liên tục ở phạm vi nguyên tử hoặc phân tử, bằng cách đưa chỗ nối tới trạng thái nóng chảy, thông qua việc sử dụng một trong hai yếu tố là nhiệt và áp lực, hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó. Khi hàn, có thể sử dụng hoặc không sử dụng vật liệu phụ bổ sung. Hiện nay, có các phương pháp hàn chính sau đây:
9,828
859204
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9828
Hàn
Hàn trong tiếng Việt có thể là: Hàn (韓). Bán đảo Triều Tiên. Dân tộc hay quốc gia tại bán đảo Triều Tiên: Trung Quốc. Các chính thể cũ của Trung Quốc cổ đại:
9,836
15735
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9836
Quốc kỳ Việt Nam
Quốc kỳ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (còn gọi là "Cờ đỏ sao vàng" hay "Cờ Tổ quốc"), nguyên gốc là quốc kỳ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được ra đời và xuất hiện lần đầu vào năm 1940, sau đó chính thức trở thành quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào tháng 9 năm 1945. Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc và hai miền thống nhất, "Cờ đỏ sao vàng" tiếp tục trở thành quốc kỳ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Việt Nam khóa VI. Thiết kế của lá cờ có hình chữ nhật, chiều rộng bằng ⅔ chiều dài, nền đỏ, ở giữa là ngôi sao vàng năm cánh lớn. Ý nghĩa của lá cờ với nền màu đỏ tượng trưng cho màu của cách mạng, máu của các anh hùng, ngôi sao vàng tượng trưng cho linh hồn dân tộc và năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp tham gia cách mạng sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết kháng chiến. Lịch sử. Thời phong kiến. Quốc kỳ là lá cờ đại diện cho chủ quyền quốc gia, xuất hiện trước tiên ở các quốc gia chủ quyền phương Tây cận đại. Trước thế kỷ XX ở Việt Nam không tồn tại khái niệm "quốc kỳ". Thời bấy giờ, cờ của hoàng gia hoặc hoàng đế được coi là biểu tượng chung của cả quốc gia đó. Liên bang Đông Dương thuộc Pháp (1883–1945). Trong thời kỳ Pháp thuộc, Nam Kỳ là thuộc địa nên treo cờ tam tài của Pháp. Hai xứ bảo hộ Trung Kỳ và Bắc Kỳ treo cờ Bảo hộ màu vàng, ở góc trên bên trái có cờ tam tài của Pháp từ khoảng năm 1900. Vào đầu thập niên 1940, cờ Long tinh với nền màu vàng, ở giữa có dọc màu đỏ, thiết kế theo mẫu dải băng đeo của Đại Nam Long tinh được đặt làm quốc kỳ của Đại Nam. Đế quốc Việt Nam (1945). Sau khi Đế quốc Nhật đảo chính thực dân Pháp, ngày 11 tháng 3 năm 1945, Hoàng đế Bảo Đại tuyên bố Đế quốc Việt Nam độc lập, cộng tác với Nhật Bản trong Khối Đại Đông Á. Ông tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Quý Mùi 1883 và Hòa ước Giáp Thân 1884. Chính phủ mới được thành lập ngày 17 tháng 4 năm 1945, đứng đầu là học giả Trần Trọng Kim. Ngày 12 tháng 6, Hoàng đế Bảo Đại ký Dụ số 52 khẳng định quốc hiệu là Việt Nam và quy định quốc kỳ mới là cờ quẻ Ly. Cờ này cũng nền vàng, ở chính giữa có một quẻ Ly màu đỏ. Quẻ Ly là 1 trong 8 quẻ của bát quái và gồm một vạch liền, một vạch đứt và một vạch liền; bề dài của các vạch này bằng 2 phần 3 bề dài chung của lá cờ. Tác giả lá cờ là Lê Quý Trinh. Ông giải thích quẻ Ly "ứng vào phương Nam", là biểu hiện của sự "sốt sắng, mãnh liệt, [...] tiến bộ, văn minh". Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2 tháng 9 năm 1945 – 1976). Quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lấy mẫu từ hiệu kỳ "Cờ đỏ sao vàng" (hay còn gọi là "Cờ sao mai") của Mặt trận Việt Minh ở Bắc kỳ từ trước tháng 8 năm 1945. Lá cờ đỏ sao vàng hiện nay được ghi nhận xuất hiện lần đầu tiên trong sự kiện Nam Kỳ khởi nghĩa ngày 23 tháng 11 năm 1940. Theo Võ Nguyên Giáp, hiệu kỳ này lần đầu do Hồ Chí Minh sử dụng tại buổi mở lớp "Con đường giải phóng" huấn luyện cán bộ chuẩn bị thành lập mặt trận đại đoàn kết dân tộc vào cuối năm 1940, và được chính thức treo lần đầu tiên vào ngày ""19 tháng 5 năm 1941, lá cờ được treo giữa hang Pắc Bó, khai mạc Hội nghị thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội"." Vào năm 1944, Văn Cao sáng tác Tiến quân ca, tuy trong ca khúc có những câu như "...Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước... Sao vàng phấp phới..." nhưng lúc đó ông cũng chưa thấy lá cờ mà chỉ tưởng tượng ra. Ngày 22 tháng 12 năm 1944, lá cờ đỏ sao vàng được Hồ Chí Minh trao cho Võ Nguyên Giáp làm lễ khai sinh Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Lá cờ đỏ sao vàng được lực lượng Việt Minh sử dụng hiệu triệu nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc. Tháng 8 năm 1945, Quốc dân Đại hội Tân Trào đã quyết nghị lấy cờ đỏ sao vàng làm quốc kỳ của nước Việt Nam độc lập. Trong thời gian Cách mạng Tháng Tám, tại Bắc Bộ và Trung Bộ, nhân dân hầu hết các nơi dưới sự lãnh đạo của Việt Minh sử dụng lá cờ này. Riêng tại một số nơi Nam Bộ, Thanh niên Tiền phong là tổ chức chính tham gia giành chính quyền, lúc này đã gia nhập Việt Minh nên tùy từng nơi sử dụng lá cờ đỏ sao vàng, hay sử dụng cả hai lá cờ (của Việt Minh và lực lượng Thanh niên Tiền phong) hay sử dụng cờ vàng sao đỏ của Thanh niên tiền phong, hoặc kết hợp với cờ búa liềm của Đảng Cộng sản Đông Dương. Sau khi giành được chính quyền, thì cờ Việt Minh được sử dụng biểu tượng một nước Việt Nam mới. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập tại quảng trường Ba Đình. Ngày 5 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh ký sắc lệnh quyết định quốc kỳ Việt Nam là cờ đỏ sao vàng. Trong cuộc họp Quốc hội khóa I đã thông qua quy định cụ thể về quốc kỳ vào ngày 2 tháng 3 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu Á sang châu Âu, từ châu Âu về châu Á; cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca". Theo cuốn "Hồ Chí Minh", của tác giả Yevgeny Kobelev, Progress Publishers (1989 Moscow) thì câu nói tương tự trên của Hồ Chí Minh tại kỳ họp lần thứ hai Quốc hội, trước đó tại kỳ họp thứ nhất các đại biểu Việt Quốc và Việt Cách có ý kiến thay đổi cờ vì nó có màu đỏ giống với cờ Quốc tế cộng sản vốn xa lạ với tinh thần dân tộc của người Việt Nam, và lặp lại tại kỳ họp thứ hai. Trả lời những ý kiến này, Hồ Chí Minh cho biết màu đỏ chính là tượng trưng cho máu của những người chiến đấu vì nền độc lập của đất nước, và chỉ có trưng cầu ý kiến toàn dân thì mới có quyền thay đổi cờ. Câu nói nguyên văn (tạm dịch từ bản tiếng Anh): ""Đó là sự thật, một số thành viên chính phủ trước đó đã muốn thay đổi màu sắc cờ của quốc gia, và chúng tôi thực sự muốn để gửi câu hỏi này cho Ban thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, có nhiều thay đổi kể từ cơ thể con người. Đỏ của chúng ta với một ngôi sao vàng tượng trưng cho máu của hàng ngàn người chiến đấu ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Nó đã được nhìn thấy ở châu Âu và trở lại tới châu Á và đã được chào mừng với sự tôn kính ở khắp mọi nơi. Và ngày hôm nay, không có một người Việt nào ngoài 25.000.000 đồng bào có quyền thay đổi lá cờ này". Kỳ họp thứ I, Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 2 tháng 3 năm 1946 một đại biểu nêu ý kiến: "Hiện nay lá quốc kỳ của ta chưa có. Lá cờ nền đỏ sao vàng chỉ là tạm thời, nếu đem ra bắt quốc dân công nhận sợ đó là sự bắt ép. Vậy ta cứ tạm nhận lá cờ ấy và giao cho tiểu ban dự thảo hiến pháp nghiên cứu sau, cả quốc ca cũng vậy."" Đa số đại biểu tán thành với đề nghị này. Ngày 9 tháng 11, Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1946 được thông qua, trong đó xác nhận lá cờ đỏ sao vàng. Sau năm 1954, Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1959 cũng xác nhận lại cờ đỏ sao vàng là cờ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau khi Việt Nam thống nhất năm 1976, lá cờ này được sử dụng làm quốc kỳ của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến tận ngày nay. Những lá cờ chỉ tồn tại trong một khu vực. Cộng hòa tự trị Nam Kỳ (1946–1948). Sau khi quân đội Đế quốc Nhật Bản đầu hàng khối Đồng Minh (bao gồm cả Việt Minh), lãnh thổ Việt Nam được Đế quốc Nhật Bản trao cho Việt Minh. Sau này, với lý do giải giáp quân đội Đế quốc Nhật Bản, quân đội Anh tiến vào miền Nam Việt Nam (từ vĩ tuyến 16). Sau đó, Anh đã nhượng lại quyền kiểm soát cho Pháp. Chính quyền Pháp đã ra sức cổ súy một phong trào gọi là "Nam Kỳ tự trị". Ngày 26 tháng 3 năm 1946, Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ (tiếng Pháp: "République de Cochinchine") đã được Pháp dựng lên. Từ ngày 1 tháng 6, quốc gia này dùng quốc kỳ nền vàng, với 3 sọc xanh chen 2 sọc vàng vắt ngang ở giữa. Hình dạng lá cờ có ý nghĩa biểu trưng cho ba con sông Đồng Nai, Tiền Giang và Hậu Giang trên đất Nam Kỳ. Lá cờ này chỉ tồn tại được 2 năm do chính quyền Cộng hòa tự trị Nam Kỳ giải thể và sáp nhập vào Quốc gia Việt Nam do Quốc trưởng Bảo Đại đứng đầu (2 tháng 6 năm 1948). Khu tự trị Thái (1948–1955). Vào cuối thập niên 1940 khi tình hình Chiến tranh Đông Dương ngày càng lan rộng, người Pháp quyết định tách xứ Thái ra khỏi Bắc Kỳ và chính thức thiết lập Khu tự trị Thái vào tháng 7 năm 1948. Nằm trong đơn vị này là các sắc dân Lô Lô, Khơ Mú, Dao và H'Mông đều thuộc quyền cai quản của lãnh chúa Thái. Chủ tâm của người Pháp là để tranh thủ sự ủng hộ của dân địa phương trong khi đánh dẹp Việt Minh. Khu tự trị Thái bao gồm tỉnh Lai Châu, Sơn La và Phong Thổ. Thủ phủ đặt ở thị xã Lai Châu (nay là thị xã Mường Lay). Tiếng Thái và tiếng Pháp là 2 ngôn ngữ chính thức của xứ Thái. Quốc kỳ của Liên bang Thái tự trị được ấn định vào ngày 4 tháng 3 năm 1948, tỉ lệ 2:3 với sọc trắng chen giữa 2 sọc lam, chính giữa sọc trắng có thêm ngôi sao đỏ 16 cánh (ban đầu là 12 cánh). Kết cấu lá cờ dựa trên quốc kỳ Pháp, màu sắc lấy từ trang phục lễ hội của phụ nữ Thái Đen (Táy Đăm), ngôi sao 16 cánh tượng trưng cho 16 châu liên minh. Trong khoảng 1946–1949, lá cờ này được sử dụng làm chiến kỳ của binh sĩ người Thái trong quân đội Pháp. Năm 1950, dưới chính thể Quốc gia Việt Nam của Quốc trưởng Bảo Đại, chiếu theo Dụ số 6 ký ngày 15 tháng 4 thì Khu tự trị Thái được gom vào cùng với tỉnh Hải Ninh và Xứ Thượng Nam Đông Dương ở Cao nguyên Trung phần để thành Hoàng triều Cương thổ (tiếng Pháp: "Domaine de la Couronne"). Theo đó thì xứ Thái có vị khâm mạng cai trị nhân danh hoàng đế Bảo Đại. Khi người Pháp thất trận tại Đông Dương thì thực thể này tan rã. Quốc gia Việt Nam (1949–1955) và Việt Nam Cộng hòa (1949–1975). Nhiều nguồn cho rằng cờ này do họa sĩ Lê Văn Đệ vẽ và đã trình cho vua Bảo Đại chọn trong một phiên họp ở Hồng Kông năm 1947, với ý nghĩa màu vàng và đỏ của lá cờ vì người Việt Nam "da vàng máu đỏ" và 3 sọc tượng trưng cho 3 miền Bắc, Trung, Nam. Nguồn khác thì cho rằng lá cờ do Trần Văn Đôn và Lê Văn Kim đề xuất với Nguyễn Văn Xuân vào một hội nghị năm 1948, với ý nghĩa "ba sọc đỏ tượng trưng dòng máu dân của ba miền". Cờ có nền vàng với 3 sọc đỏ và 2 sọc vàng chen nhau nằm vắt ngang ở giữa, tượng trưng cho quẻ Càn trong Bát Quái, màu vàng thuộc hành thổ và ở vị trí trung ương thể hiện cho chủ quyền quốc gia, màu đỏ thuộc hành hỏa và chỉ phương Nam. Bề ngang của mỗi sọc đỏ và vàng này bằng nhau và bề ngang chung của 5 sọc bằng ⅓ bề ngang chung của lá cờ. Ngày 2 tháng 6 năm 1948, Chính phủ Trung ương lâm thời Việt Nam của Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân chính thức dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ. Lá cờ vàng ba sọc đỏ sau này tiếp tục là quốc kỳ dưới thời Quốc gia Việt Nam (1949–1955), và sau đó là quốc kỳ cho suốt thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng hòa (1955–1975). Ông Đỗ Mậu, trong cuốn Tâm thư (Hòa Trân và Thân Hữu xuất bản, Houston, Mỹ, 1995), cho biết Việt Nam Cộng hòa sau khi thành lập đã kế thừa luôn cờ của Quốc gia Việt Nam, không có văn kiện nào của Tổng thống Ngô Đình Diệm ký hợp thức hóa lá cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa, cũng chẳng thấy văn kiện nào của quốc hội biếu quyết về lá cờ đó. Cũng trong sách đã dẫn, Đỗ Mậu cho biết tình cờ đọc thấy "“một tác phẩm của Tiziano Terzani cho biết linh mục Thanh là tác giả đã vẽ nên lá cờ ba sọc tượng trưng cho ba miền - nhưng “cũng có nghĩa là Chúa Ba Ngôi (Chúa cha, Chúa con và thánh thần) như “ông (linh mục Thanh) đã có lần giải nghĩa cho tôi (Terzani) nghe thế”". Đỗ Mậu viết: "“Như vậy, người vẽ ra lá cờ vàng ba sọc đỏ là Linh mục dòng Tên: Trần Hữu Thanh, người chấp nhận là quốc trưởng Bảo Đại... người ký pháp quy tạm thời cho thi hành treo quốc kỳ vàng ba sọc đỏ và bài quốc ca của Lưu Hữu Phước vào ngày 1 tháng 6 năm 1948 là thủ tướng dân Tây Nguyễn Văn Xuân có vợ đầm, có đổng lý văn phòng phủ thủ tướng của mình là ông Tây André Bauvais. Người đề nghị lấy lá cờ vàng ba sọc đỏ thay lá cờ quẻ Ly là André Trần Văn Đôn... Tôi chẳng thấy có chỗ nào là có tính dân chủ hoặc biểu quyết cả... và cũng chẳng thấy chỗ nào là biểu tượng quốc gia”". Thời Ngô Đình Diệm dự định thay lá cờ này và đã tuyển 350 mẫu cờ của 350 người dự thi, nhưng không chọn được mẫu cờ thay thế nào cả. Hiện nay, lá cờ này không được phép sử dụng tại Việt Nam và cũng không được Liên Hợp Quốc và các quốc gia khác trên thế giới công nhận. Tuy nhiên lá cờ này qua Chiến dịch Cờ Vàng đã được chính quyền của một số thành phố và tiểu bang thuộc Hoa Kỳ coi như là "Lá Cờ Tự Do và Di Sản" ("Heritage and Freedom Flag") và là biểu tượng cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại địa phương. Tuy nhiên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã bày tỏ sự không đồng tình với tiến trình lập pháp công nhận cờ vàng ba sọc đỏ của một số bang và nêu rõ những hành động như vậy có thể gây hậu quả tiêu cực, làm "phương hại đến quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam". Trên mạng Internet hiện nay xuất hiện một số thông tin cho rằng lá cờ vàng 3 sọc này đã được vua Thành Thái (1889-1907) sử dụng như là quốc kỳ. Thông tin này xuất hiện sớm nhất trong bài "Quốc Kỳ Việt Nam: Nguồn Gốc và Lẽ Chính Thống" của Nguyễn Đình Sài, một thành viên cao cấp của tổ chức Việt Tân và nó được đăng trên trang web của Việt Tân tháng 9/2004. Ông Sài tuyên bố mình lấy thông tin này từ trang mạng Worldstatesmen của Ben Cahoon, nhưng thực tế trang web này không hề có thông tin như vậy. Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, từng nắm nhiều chức vụ giáo dục và chính trị quan trọng thời VNCH, khẳng định thông tin này là giả mạo, vì trước Đệ Nhị Thế Chiến thì Việt Nam không có quốc kỳ, và lá cờ vàng 3 sọc chỉ xuất hiện kể từ năm 1948. Trong rất nhiều hình ảnh trên mạng và trong sách báo cũng không thấy lá cờ vàng ba sọc nào xuất hiện trước năm 1948 Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam/Chính phủ lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (1960 - 1976). Trước khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập, trong các phong trào đấu tranh của những người cộng sản tại miền Nam Việt Nam chống lại chính quyền Việt Nam Cộng hòa (tiêu biểu là phong trào Đồng khởi), hiệu kỳ cờ đỏ sao vàng thường được sử dụng để hiệu triệu dân chúng như một biểu tượng nhắc nhở về những thắng lợi trong cuộc Chiến tranh Đông Dương của Việt Minh. Khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam thành lập vào ngày 20 tháng 12 năm 1960, với thành phần chủ chốt là lực lượng Việt Minh hoạt động ở miền Nam Việt Nam, với mục tiêu đấu tranh chính trị và vũ trang, chống Mỹ và tiến tới thống nhất đất nước, đã sử dụng hiệu kỳ cờ có nền gồm nửa trên màu đỏ, nửa dưới màu xanh, ở giữa là sao vàng. Khi chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập năm 1969 để đối trọng với chính phủ Việt Nam Cộng hòa, hiệu kỳ này được dùng làm quốc kỳ cho Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Nó được sử dụng đến khi sáp nhập 2 nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Theo một số văn bản của Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ngày 30 tháng 4 năm 1975 và sau năm 1975 thì khi giải phóng Sài Gòn sử dụng cờ Chính phủ Cách mạng Lâm thời, ngày mừng chiến thắng sử dụng 2 cờ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; các ngày lễ sau đó cả hai miền sử dụng treo 2 cờ, miền Bắc cờ Mặt trận treo các công sở, cơ quan, còn ngày thường miền Nam sử dụng cờ Mặt trận. Thiết kế tiêu chuẩn. Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có khung hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền cờ màu đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh. Tâm của ngôi sao vàng trùng với tâm hình chữ nhật (điểm giao nhau của 2 đường chéo hay điểm giao nhau giữa 2 đường thẳng nối trung điểm 2 cạnh đối nhau). Khoảng cách từ tâm ngôi sao đến đầu cánh sao bằng 1/5 chiều dài của Quốc kỳ. Một cánh sao có trục vuông góc với cạnh dài Quốc kỳ và hướng thẳng lên phía trên theo đầu cột treo Quốc kỳ (do vậy nếu treo hay giơ Quốc kỳ mà cánh sao này hướng xuống dưới thì coi như Quốc kỳ bị lộn ngược, nên cần phải chú ý). Tạo hình ngôi sao: từ đầu cánh sao này đến đầu cánh sao đối diện là đường thẳng, không phình ở giữa, cánh sao không bầu. 2 mặt của Quốc kỳ đều có ngôi sao vàng trùng khít nhau. Nền Quốc kỳ màu đỏ máu, ngôi sao màu vàng tươi (không phải màu vàng kim, tuy nhiên trong tiếng Anh thì ngôi sao này hay được gọi là "Gold star" thay vì "Yellow star"). Trên thực tế, thiết kế tiêu chuẩn ở trên không được chú ý và thường xuyên bị vi phạm khi sản xuất hay vẽ lại quốc kỳ. Màu sắc chỉ được mô tả bằng chữ ("đỏ tươi" và "vàng", "vàng tươi"), không được chuẩn hóa nên các lá cờ thường xuyên xuất hiện với các sắc màu đậm nhạt ngẫu nhiên. Các lá cờ sử dụng tỉ lệ chiều dài/chiều rộng là 1/2 (thay vì tỉ lệ 2/3 đúng theo Hiến pháp và TCVN) hoặc các tỉ lệ "lệch chuẩn" khác cũng thường xuyên xuất hiện, ngôi sao cũng thường xuyên bị đặt lệch tâm cùng với kích thước của ngôi sao cũng hay được làm to nhỏ tùy hứng. "Lá cờ đỏ với ngôi sao vàng ở giữa" gần như là "tiêu chuẩn" duy nhất được ghi nhận khi thiết kế, sao chép và sản xuất lá cờ Việt Nam. Quốc kỳ hiện tại. Năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất, Quốc hội Việt Nam khóa VI đã lấy quốc kỳ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa làm quốc kỳ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với vài thay đổi nhỏ so với mẫu cờ nguyên thủy năm 1940. Đây chính là lá quốc kỳ chính thức đại diện cho nước Việt Nam thống nhất từ năm 1976 đến nay. Những giả thuyết về tác giả. Nguyên mẫu của quốc kỳ Việt Nam hiện nay được ghi nhận xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc Nam Kỳ khởi nghĩa ngày 23 tháng 11 năm 1940. Tuy nhiên, dù đã tồn tại trong một thời gian dài nhưng tác giả của lá cờ vẫn không được xác định một cách chính xác. Từ năm 1976, theo tìm hiểu của nhà văn Sơn Tùng, lá cờ này đã được dùng lần đầu tiên trong cuộc Nam Kỳ khởi nghĩa 1940 và tác giả là ông Nguyễn Hữu Tiến, lúc đó thường được gọi là "ông Hai Bắc Kỳ". Ông cũng ghi nhận hoàn cảnh ra đời của lá cờ là khoảng cuối năm 1940, phong trào kháng chiến chống Thực dân Pháp và Phát xít Nhật diễn ra mạnh mẽ ở các tỉnh Nam kỳ. Từ ngày 21 đến 23 tháng 9 năm 1940, Xứ ủy Nam kỳ họp mở rộng bàn kế hoạch khởi nghĩa. Để tiến tới khởi nghĩa, một vấn đề được đặt ra là cần có một lá cờ để khẳng định tổ chức, thống nhất hiệu lệnh chỉ huy và động viên quần chúng. Một đảng viên Cộng sản là Nguyễn Hữu Tiến, được giao nhiệm vụ thể hiện và mẫu cờ được ban lãnh đạo cuộc khởi nghĩa gồm Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ... chuẩn y ngay sau đó. Tuy nhiên, trong công văn số 1393/VHTT-BTCM do Thứ trưởng Bộ Văn hóa – thông tin Lưu Trần Tiêu ký ngày 18 tháng 4 năm 2001 có ghi: "Tất cả các nguồn tài liệu hiện có tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, tại Viện Lịch sử Đảng trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đều không có tài liệu nào chứng minh đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là người vẽ lá cờ Tổ quốc". Giả thuyết thứ hai mới đặt lại vấn đề tác giả lá cờ này trong thời gian gần đây và cho là ông Lê Quang Sô mới là tác giả và do Tỉnh ủy tại Mỹ Tho đề nghị đầu tiên. Treo rủ. Quốc kỳ Việt Nam được treo rủ khi có quốc tang. Cách thức treo cờ rủ ở Việt Nam có sự thay đổi theo thời gian: Theo đó, cán bộ đã và đang giữ 1 trong 4 chức vụ dưới đây sau khi qua đời thì quốc kỳ được treo rủ: Ngoài ra, Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức lễ Quốc tang đối với các chức vụ sau: Khi kết thúc quốc tang, cờ rủ được hạ xuống, gỡ dải băng đen ra khỏi lá cờ và sau đó thăng lên đỉnh cột như bình thường.
9,837
872388
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9837
Quốc kỳ
Quốc kỳ (chữ Hán: 國旗, nghĩa: "Lá cờ của Quốc gia") là loại cờ được dùng làm biểu trưng cho 1 quốc gia. Những công trình công cộng và tư nhân như trường học và cơ quan chính phủ thường treo quốc kỳ. Ở 1 vài nước, quốc kỳ chỉ được treo ở những công trình phi quân sự vào những ngày treo cờ cụ thể. Có ba loại quốc kỳ phân biệt để sử dụng trên đất liền, và ba loại để sử dụng trên biển, mặc dù nhiều nước sử dụng cùng 1 kiểu thiết kế cho vài (đôi khi tất cả) các loại cờ. Nguồn gốc quốc kỳ. Từ xa xưa, người ta đã biết dùng lá cờ để biểu trưng cho 1 nhân vật lãnh đạo hay 1 gia tộc lãnh chúa. Trong quân sự, các vị thống lãnh đều dùng lá cờ của bên mình làm điểm hội tập binh sĩ, nơi xuất phát các hiệu lệnh hành quân. Trong các cuộc giao chiến, việc cắm được cờ của mình trên đất địch hay cướp đoạt được cờ của địch đều được xem là 1 chiến công rạng rỡ. Thời quân chủ chuyên chế, lá cờ của nhà vua cũng là biểu tượng của quốc gia, nhưng chỉ được dựng lên tại những nơi có vua ở. Ở những nơi khác thì dựng cờ của các vị lãnh chúa địa phương. Ý niệm quốc kỳ là biểu tượng chủ quyền quốc gia trên toàn thể lãnh thổ chỉ mới xuất hiện về sau này. Quốc kỳ sử dụng trên đất liền. Trên đất liền, có sự phân biệt giữa cờ dân sự (ký hiệu FIAV ), cờ chính quyền () và cờ chiến tranh hay quân sự (). Cờ chính quyền là những loại cờ được sử dụng chính thức bởi những cơ quan chính phủ, trong khi cờ dân sự có thể được treo bởi bất cứ ai bất kể họ có liên quan đến chính phủ hay không. Cờ chiến tranh được sử dụng bởi những tổ chức quân sự như quân đội. Trong thực tế, nhiều quốc gia (trong đó có Hoa Kỳ và Anh) dùng chung một loại cờ cho 3 mục đích trên; "quốc kỳ" đôi khi được dùng như 1 thuật ngữ trong môn kỳ học để chỉ loại cờ dùng chung cho 3 mục đích () như vậy. Tuy nhiên, ở một số quốc gia - đặc biệt là ở Châu Mỹ Latinh - có 1sự khác nhau rõ ràng giữa cờ dân sự và cờ chính quyền. Đa phần cờ dân sự là phiên bản đơn giản hóa của cờ chính quyền, sự khác nhau thường ở chỗ cờ chính quyền có hình huy hiệu của chính quyền, còn cờ dân sự thì không có. Một số rất ít quốc gia sử dụng lá cờ quân sự khác với cờ chính quyền; Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 1 ngoại lệ đáng chú ý. Cờ hiệu quốc gia trên biển. Nhiều quốc gia có những quốc kỳ đặc biệt để sử dụng trên biển gọi là cờ hiệu quốc gia. Cũng như vậy, có ba loại khác nhau: cờ hiệu dân sự (), được treo trên các tàu tư nhân; cờ hiệu chính quyền (còn được gọi là cờ hiệu chính phủ ), được treo trên tàu thủy của chính quyền; và cờ hiệu chiến tranh (còn được gọi là cờ hiệu hải quân ), được treo trên tàu hải quân. Cờ hiệu được treo trên 1 cột cờ hiệu nằm ở đuôi tàu, hoặc từ 1 cây lao khi di chuyển. Cả 1 vị trí này phải là điểm cao nhất trên con tàu, ngay cả đỉnh cột buồm cao hơn. Khi không có cột cờ, cờ hiệu có thể được treo trên mũi tàu. Quốc kỳ cũng có thể được treo trên hàng không mẫu hạm và những phương tiện đi lại của những quan chức quan trọng. Ở một vài quốc gia, như Hoa Kỳ và Pháp, cờ hiệu quốc gia đồng nhất với quốc kỳ, trong khi ở những nước khác, như Anh và Nhật Bản, có những cờ hiệu riêng để sử dụng trong hàng hải. Đa số các quốc gia không có cờ hiệu chính quyền riêng biệt, mặc dù Anh là một ngoại lệ hiếm hoi, cờ hiệu đỏ dùng cho dân sự, cờ hiệu trắng dùng cho hải quân và cờ hiệu xanh dương dùng cho những con tàu phi quân sự của chính quyền. Những lá cờ tương tự nhau. Mặc dù quốc kỳ đồng nghĩa với 1 biểu tượng độc nhất của 1 quốc gia, nhiều quốc gia có những lá cờ khá giống và do đó rất dễ nhầm với nhau. Ví dụ như cờ của Monaco và Indonesia, chỉ khác nhau rất ít về tỷ lệ cờ; của Hà Lan và Luxembourg, khác nhau về tỷ lệ và độ đậm nhạt của màu xanh trên cờ; và của România và Tchad, gần như giống hệt nhau, chỉ khác về độ đậm nhạt của màu xanh trên cờ. Trong khi 1 vài sự tương đồng là tình cờ, những sự tương đồng khác lại xuất phát từ những lịch sử chung. Ví dụ như lá cờ của Venezuela, Colombia và Ecuador tất cả đều là những biến thể của lá cờ Đại Colombia, 1 đất nước bao gồm các quốc gia trên cho đến khi họ độc lập khỏi Tây Ban Nha, được lập nên bởi anh hùng giải phóng người Venezuela Francisco de Miranda; còn lá cờ của Ai Cập, Iraq, Syria và Yemen đều là những biến thể tương tự nhau từ lá cờ của cuộc khởi nghĩa Ả rập vào 1916-1918. Nhiều sự tương đồng khác có thể được tìm thấy giữa những quốc kỳ hiện thời, nếu xem xét đến sự đảo thứ tự các màu (như cờ của Bờ Biển Ngà với cờ Ireland, cờ Ba Lan với cờ Indonesia, Monaco và cờ Serbia với cờ Liên Bang Nga). Còn nhiều sự đồng nhất hoặc gần giống nhau hơn nữa nếu so sánh những lá cờ hiện nay và trong lịch sử; ví dụ như, quốc kỳ hiện nay của Albania chính là cờ chiến tranh của Đế chế Byzantine (Đông Roma). Ngoài ra có thể tìm thấy một vài điểm tương đồng như nền cờ đỏ và ngôi sao vàng trên cờ những nước khối xã hội chủ nghĩa là Việt Nam (5/9/1945-nay), Trung Quốc (27/9/1949-nay) và Liên Xô (12/11/1923-25/12/1991). Mặt khác, nền đỏ cùng búa, liềm vàng vốn là biểu tượng của sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân trên thế giới. Quy ước chung của quốc kỳ. Có rất nhiều quy ước liên quan đến cách trình bày quốc kỳ sao cho đúng nhưng quy tắc chung đó là quốc kỳ phải được treo ở vị trí danh dự, và không bao giờ ở vị trí thấp hơn các lá cờ khác. Những quy định sau là tiêu biểu:
9,838
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9838
Động cơ Otto
Động cơ Otto là một động cơ bốn kỳ đốt trong xi-lanh đơn cố định lớn do Nicolaus Otto của Đức thiết kế. Đó là một cỗ máy có RPM thấp, và chỉ đánh lửa trong mỗi 2 chu kỳ do chu trình Otto, cũng do Otto thiết kế. Phân loại. Ba loại động cơ đốt trong được thiết kế bởi nhà phát minh người Đức Nicolaus Otto và đối tác của ông là Eugen Langen. Các mô hình là một động cơ nén 1862 thất bại, động cơ khí quyển 1864 và động cơ chu trình Otto 1876 ngày nay được gọi là "Động cơ xăng". Các động cơ ban đầu được sử dụng để lắp đặt cố định, vì Otto không có hứng thú với việc vận chuyển. Các nhà sản xuất khác như Daimler đã hoàn thiện động cơ Otto để sử dụng cho vận chuyển. Mốc thời gian. Nicolaus August Otto khi còn trẻ là một nhân viên bán hàng du lịch cho một mối quan tâm hàng tạp hóa. Trong chuyến đi của mình, anh đã gặp phải động cơ đốt trong được chế tạo tại Paris bởi Jean Joseph Etienne Lenoir, người nước ngoài người Bỉ. Năm 1860, Lenoir đã thành công trong việc tạo ra một động cơ tác động kép chạy bằng khí chiếu sáng với hiệu suất 4%. Động cơ Lenoir 18 lít chỉ có thể sản xuất 2 mã lực. Khi thử nghiệm một bản sao của động cơ Lenoir vào năm 1861 Otto đã nhận thức được tác động của việc nén đối với việc nạp nhiên liệu. Năm 1862 Otto đã cố gắng sản xuất một động cơ để cải thiện hiệu quả và độ tin cậy kém của động cơ Lenoir. Ông đã cố gắng tạo ra một động cơ sẽ nén hỗn hợp nhiên liệu trước khi đánh lửa, nhưng không thành công, vì động cơ đó sẽ chạy không quá vài phút trước khi bị phá hủy. Nhiều kỹ sư cũng đã cố gắng giải quyết vấn đề này nhưng không thành công. Năm 1864 Otto và Eugen Langen thành lập công ty sản xuất động cơ đốt trong đầu tiên NA Otto và Cie (NA Otto and Company). Otto và Cie đã thành công trong việc tạo ra một động cơ khí quyển thành công cùng năm đó. Nhà máy hết không gian và được chuyển đến thị trấn Deutz, Đức vào năm 1869, nơi công ty được đổi tên thành Gasmotoren-Fabrik Deutz (Công ty sản xuất động cơ khí Deutz). Gottlieb Daimler là giám đốc kỹ thuật và Wilhelm Maybach là người đứng đầu thiết kế động cơ. Daimler là một tay súng đã từng làm việc trên động cơ Lenoir trước đây.
9,842
387563
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9842
Lý thuyết xấp xỉ
Lý thuyết xấp xỉ được nghiên cứu nhiều bởi Folklore và xuất hiện trong thế kỉ 20. Lý thuyết này nghiên cứu làm thế nào các hàm số có thể được xấp xỉ (hay theo nghĩa khoa học máy tính là được thay thế) bởi các hàm khác đơn giản hơn và trong mức độ nào đó kiểm soát được các sai sót do sự xấp xỉ gây ra.
9,843
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9843
Tiên đề Archimede
Tiên đề Archimede là một tính chất trên trường số thực được mang tên nhà toán học, vật lý học, và nhà phát minh người Hy Lạp Archimedes (287 TCN - 212 TCN) Tiên đề này còn được gọi là tiên đề thứ tự cho số thực. Phát biểu. "Với mọi số thực formula_1 và mọi số thực formula_2 thì tồn tại một số tự nhiên formula_3 sao cho formula_4. Chứng minh. Việc chứng minh chủ yếu dựa vào tiên đề cận trên đúng phát biểu như sau: Mọi tập hợp con formula_5 của tập số thực formula_6, trong đó formula_5 bị chặn trên, đều có cận trên đúng là số thực, tức là formula_8 formula_4, nên formula_11. formula_24\, trong đó formula_25. Hệ quả. "Với mọi số thực formula_28 và mọi số thực formula_2 thì tồn tại một số tự nhiên formula_3 sao cho formula_31. Cách chứng minh gần như tương tự, chỉ cần thay formula_32 bởi formula_33 Ý nghĩa. Tiên đề này cho thấy:
9,844
389691
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9844
Định lý Ascoli
Định lý này mang tên nhà toán học người Ý là Julio Ascoli (1843-1896) Phát biểu. "Nếu một họ hàm số liên tục đồng bậc và bị chận từng điểm thì chúng hoàn toàn bị chận trong một chuẩn đồng đều." Hệ quả. "Giới hạn của một dãy hàm liên tục là một hàm liên tục." Lưu ý. Đây chỉ là trường hợp đặc biệt của một định lý tổng quát hơn của toán học tô pô là định lý Arzela Ascoli
9,845
781648
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9845
Định lý Arzela-Ascoli
Định lý này được mang tên của hai nhà toán học người Ý Cesare Arzelà (1847-1912) và Giulio Ascoli, (1843–1896). Định lý nêu ra một tiêu chuẩn để xác định khi nào một tập các hàm liên tục từ một không gian metric compact đến một không gian metric là compact trong không gian tô pô của sự hội tụ đều. Phát biểu. Cho formula_1 là một không gian metric compact và formula_2 là một không gian metric. Khi đó, một tập con formula_3 của formula_4 là compact nếu và chỉ nếu nó liên tục đồng bậc, bị chặn từng điểm và đóng. Trong đó, formula_5 là không gian metric với phần tử là tất cả các hàm liên tục từ formula_1 tới formula_2 và metric được xác định bởi công thức formula_8. Tập con formula_3 được gọi là "bị chặn từng điểm" nếu với mọi formula_10, tập hợp formula_11 là bị chặn trong formula_2. Tập formula_3 được gọi là liên tục đồng bậc trên formula_14 nếu formula_15 Lưu ý. Đây là sự tổng quát hóa của định lý Ascoli bởi Cesare Arzelà.
9,850
843044
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9850
Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ
Trợ lý Tổng thống về các vấn đề an ninh quốc gia, thường được gọi là Cố vấn An ninh Quốc gia, là cố vấn trưởng cho Tổng thống Hoa Kỳ về các vấn đề an ninh quốc gia. Viên chức này làm việc tại Hội đồng An ninh Quốc gia, một định chế thuộc Văn phòng điều hành của Tổng thống Hoa Kỳ. Cố vấn An ninh Quốc gia được tổng thống bổ nhiệm mà không cần qua Thượng viện phê chuẩn. Tương tự, viên chức này cũng không bị ràng buộc với bộ máy hành chính của Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng, do đó có thể đưa ra những lời khuyên độc lập. Quyền hạn và vai trò của Cố vấn An ninh Quốc gia phụ thuộc vào từng chính phủ trong từng giai đoạn. Trong lúc có khủng hoảng, Cố vấn An ninh Quốc gia điều hành Phòng theo dõi tình hình, cập nhật cho tổng thổng các tin tức mới nhất về cuộc khủng hoảng. Chức vụ Cố vấn An ninh Quốc gia bắt đầu từ năm 1953. Cố vấn An ninh Quốc gia đương nhiệm hiện nay là ông Jake Sullivan. Danh sách Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ. Brent Scowcroft held the job in two non-consecutive administrations: the Ford administration and the G.H.W. Bush administration. Robert Cutler also held the job twice, both times during the Eisenhower administration. Henry Kissinger holds the record for longest term of service (2,478 days). Michael Flynn holds the record for shortest term of service (24 days).
9,851
705327
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9851
Condoleezza Rice
Condoleezza "Condi" Rice (sinh ngày 14 tháng 11 năm 1954) là ngoại trưởng thứ 66 của Hoa Kỳ. Bà phục vụ trong chính phủ của Tổng thống George W. Bush từ ngày 26 tháng 1 năm 2005 đến ngày 20 tháng 1 năm 2009. Rice là phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên, và là người Mỹ gốc Phi thứ hai (sau Colin Powell), bà cũng là người phụ nữ thứ hai (sau Madeleine Albright) phục vụ chính phủ trong chức vụ này. Trước đó, Rice là Cố vấn An ninh Quốc gia cho Tổng thống Bush trong nhiệm kỳ thứ nhất của ông. Bà là người Mỹ gốc Phi thứ hai (sau Colin Powell), và là phụ nữ đầu tiên đảm nhận chức vụ cố vấn này. Trước khi là thành viên của chính phủ Bush, Rice là giáo sư môn khoa học chính trị tại Đại học Stanford và được bổ nhiệm vào chức vụ Phó Viện trưởng ("Provost") từ 1993 đến 1999. Ngoài Anh ngữ, Rice có thể nói, với các mức độ thông thạo khác nhau, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Pháp, và tiếng Tây Ban Nha. Vào tháng 8 năm 2004, và một lần nữa vào tháng 8 năm 2005, Tạp chí Forbes chọn Rice là người phụ nữ quyền thế nhất thế giới. Đến tháng 9 năm 2006, Rice nhường vị trí đầu cho Thủ tướng Đức, Angela Merkel, để đứng thứ nhì trong danh sách 100 phụ nữ nhiều quyền lực nhất thế giới. Thời thơ ấu. Condoleezza Rice sinh ngày 14 tháng 11 năm 1954 tại Birmingham, tiểu bang Alabama, con duy nhất của Mục sư John Wesley Rice, Jr. và Angelena Rice. Cha của bà là mục sư tại Nhà thờ Trưởng Lão Westminster và mẹ là giáo viên dạy các môn khoa học, âm nhạc, và thuật hùng biện. Tên Condoleezza có nguồn gốc từ thuật ngữ âm nhạc "con dolcezza" (tiếng Ý), nghĩa là "(tấu nhạc) một cách ngọt ngào". Trong một bài viết trên báo "New Yorker", Nicholas Lemann, hiệu trưởng Trường Cao học Báo chí thuộc Đại học Columbia, viết "Birmingham chỉ có một gia đình giàu có đáng kể là nhà Gaston, kinh doanh ngành bảo hiểm. Kế đó là gia đình Alma Powell; cha và chú của Alma Powell là hiệu trưởng hai trường trung học da đen tại thành phố. Cha của Rice, John Wesley Rice, Jr., làm việc cho chú của Alma như là một nhà tư vấn tâm lý. Ông Rice là mục sư, chỉ thuyết giảng vào những ngày cuối tuần; mẹ của Rice, Angelena, là giáo viên". (Alma Powell là vợ của Colin Powell). Thành phố miền Nam Birmingham, được biết đến với thái độ phân biệt chủng tộc không khoan nhượng của cư dân da trắng, không phải là môi trường tốt cho một cô bé da màu như Rice, cũng không thuận lợi cho các hoạt động của Phong trào Dân quyền của Mục sư Martin Luther King, Jr.. Rice thuật lại, "Tôi đã mất nhiều ngày không thể đến lớp vì những lời đe dọa đặt bom". Ngay từ khi còn bé, Rice đã học biết cách bước đi tự tin ở nơi công cộng, và chỉ sử các tiện nghi trong nhà thay vì chịu đựng cách đối xử kỳ thị đối với người da màu khi sử dụng các tiện ích trong thành phố. Rice nhận xét về song thân, "ba mẹ tôi không chịu để các hạn chế và bất công trong thời của họ giới hạn chân trời của tôi." Rice thường nhắc lại những lần cô bị kỳ thị do màu da của mình, trong đó có lần cô bị buộc phải vào phòng chứa đồ tại một cửa hàng bách hóa thay vì được sử dụng một phòng thay đồ bình thường, cô bị ngăn không được vào xem xiếc hay vào công viên giải trí, không được sử dụng phòng khách sạn, và chỉ được dọn những món ăn xoàng xĩnh trong nhà hàng. Cha mẹ của Rice cố giữ con gái tránh xa những nơi cô có thể bị kỳ thị. Mục sư Rice dạy con gái và các học trò của ông rằng người da đen cần phải chứng tỏ mình có thể tiến bộ, và cần phải sống tốt "bội phần hơn" để có thể vượt qua các bất công của chế độ phân biệt chủng tộc. Rice thuật lại, "Ba mẹ tôi là những người có đầu óc chiến lược, tôi được chuẩn bị rất tốt, và tôi làm tốt mọi điều được xã hội da trắng tôn trọng, một cách nào đó tôi được trang bị tốt để đối phó với sự kỳ thị. Tôi có thể đương đầu với xã hội da trắng theo cách của họ." "Ba mẹ cố gắng giải thích cho tôi hiểu, có thể tôi không có được một chiếc bánh Hamburger trong một nhà hàng dành riêng cho người da trắng. Nhưng một ngày nào đó, tôi có thể trở thành Tổng thống Hoa Kỳ." Trong khi cha mẹ của Rice ủng hộ cuộc đấu tranh của Phong trào Dân quyền, họ không chịu để con mình bị nguy hiểm. Khi Rice lên tám, cô bạn cùng lớp, Denise McNair 11 tuổi, bị giết chết trong một vụ đánh bom mà mục tiêu là Nhà thờ Baptist Đường Mười sáu dành cho người da đen vào ngày 15 tháng 9 năm 1963. Rice kể về thời khắc ấy trong đời bà: "Tôi vẫn nhớ vụ đánh bom vào lớp học Trường Chúa Nhật tại Nhà thờ Baptist Đường Mười sáu ở Birmingham năm 1963. Tôi không nhìn thấy, nhưng tôi nghe và cảm nhận được nó, chỉ vài khu phố cách ngôi nhà thờ của ba tôi. Đó là âm thanh mà tôi không bao giờ quên được, sẽ còn vang vọng mãi trong tai tôi. Quả bom cướp mạng sống của bốn bé gái, trong đó có người bạn vẫn thường vui đùa với tôi, Denise McNair. Tội ác này được tính toán để hút cạn niềm hi vọng của bọn trẻ, và chôn vùi mọi ước mơ của chúng. Nhưng sự sợ hãi không lan rộng, bọn khủng bố đã thất bại." Khi kể về đám tang của các bạn mình, Rice nói, "Hơn mọi điều gì khác, tôi vẫn nhớ đến những chiếc quan tài, những chiếc quan tài nhỏ. Và cái cảm giác Birmingham không phải là nơi chốn bình an để sống". Rice thuật lại rằng những năm tháng lớn lên trong thời kỳ phân biệt chủng tộc dạy bà lòng quyết tâm đương đầu với nghịch cảnh, và học biết cần phải sống tốt bội phần hơn người da trắng. Sự kỳ thị cũng hun đúc lập trường của bà về quyền tự trang bị vũ khí; Rice nhận xét trong một cuộc phỏng vấn, nếu thời đó người dân bị buộc phải đăng ký súng, thì người ta đã tịch thu vũ khí của cha bà, và gia đình bà vô phương tự vệ trước những nhóm Ku Klux Klan bạo hành trong đêm. Năm 1967, gia đình của Rice dời đến Denver khi cha của cô nhận một vị trí quản trị tại Đại học Denver. Học vấn. Từ lúc lên ba, Rice đã bắt đầu học tiếng Pháp, âm nhạc, trượt băng nghệ thuật và vũ ballet. Đến khi 15 tuổi, Rice bắt đầu tham gia các lớp học nhạc với mục tiêu trở thành một nghệ sĩ dương cầm cho các buổi hòa nhạc. Nhưng kế hoạch này bị thay đổi khi Rice nhận ra rằng tài năng âm nhạc của cô không đủ để nuôi sống bản thân. Dù Rice không phải là một nghệ sĩ dương cầm chuyên nghiệp, cô vẫn thường thực hành với các nhóm nhạc. Rice đã sử dụng kỹ năng của mình để đệm dương cầm cho nghệ sĩ cello Yo-Yo Ma trong một nhạc phẩm của Brahms "Violin Sonata in D Minor", trình diễn tại Constitution Hall trong tháng 4 năm 2002 nhân lễ trao Giải Huy chương Nghệ thuật Quốc gia ("National Medal of Arts"). Sau khi học dương cầm tại trại âm nhạc Aspen, Rice ghi danh vào Đại học Denver, nơi cha cô đảm nhiệm công việc của một phụ tá hiệu trưởng, đồng thời dạy một lớp gọi là "Kinh nghiệm Da đen tại Hoa Kỳ". Rice tham dự một lớp học về chính trị quốc tế được giảng dạy bởi Josef Korbel, cha của cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Madeleine Albright. Kinh nghiệm này giúp kích hoạt trong cô lòng ham thích nghiên cứu về Liên bang Xô viết, tiểu bang giao quốc tế, và khiến cô gọi Korbel là "một trong những nhân vật trung tâm trong cuộc đời tôi". Korbel từ trần năm 1977, không kịp nhìn thấy hai người phụ nữ mà ông ưu ái lần lượt trở thành Bộ trưởng Ngoại giao thứ 64 và thứ 66 của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ. Năm 1974, ở tuổi 19, Rice nhận văn bằng cử nhân chuyên ngành khoa học chính trị tại Đại học Denver. Rice nhận học vị thạc sĩ năm 1975 tại Đại học Notre Dame. Trước tiên, Rice làm việc tại bộ Ngoại giao vào năm 1977, trong nhiệm kỳ của chính phủ Jimmy Carter, như là một thực tập sinh nội trú tại văn phòng văn hoá giáo dục. Năm 1981, 26 tuổi, Rice tốt nghiệp Trường Quan hệ quốc tế thuộc Đại học Denver với học vị tiến sĩ. Luận án tiến sĩ và các nghiên cứu ban đầu của Rice đều tập chú vào chính sách quân sự và nền chính trị Tiệp Khắc. Giống phần lớn những người Mỹ gốc Phi tại Hoa Kỳ, Rice đăng ký cho đảng Dân chủ mãi đến năm 1984, khi bà thay đổi chính kiến và quay sang đảng Cộng hòa. Rice thuật lại rằng, tại diễn đàn Đại hội Đảng Dân chủ năm 1984, người ta nói về "phụ nữ, những người thuộc các chủng tộc thiểu số, và người nghèo" thật sự là "những con người tuyệt vọng và đáng thương", Rice nói, "tôi quyết định thà làm một người bị bỏ quên hơn là một người bị thương hại". Dạy học. Rice nhận làm phụ tá giáo sư môn khoa học chính trị tại Đại học Stanford (1981-1987), phó giáo sư (1987-1993), giáo sư môn khoa học chính trị (1993–tháng 7 năm 2000). Rice là chuyên gia về Liên bang Xô viết. Vào thời ấy, bà được xem là một người bảo thủ ôn hòa. Nhưng bà đã biết cách giữ quan điểm chính trị của mình tách rời khỏi học thuật. Rice cũng là một người say sưa đọc Tolstoy và Dostoyevsky, và có lần đã nói với một người bạn là thế giới quan của bà gần gũi với Dostoyevsky hơn. Bà là người trầm tĩnh, trí tuệ, thân thiện, cư xử đúng mực và luôn được sinh viên yêu quý. Họ thấy bà thường xuyên đến phòng tập thể dục. Từ năm 1993 đến 1999, bà phục vụ với cương vị phó viện trưởng ("provost") phụ trách ngân quỹ và học vụ của Đại học Stanford. Rice là tác giả và đồng tác giả của một số tác phẩm, trong đó có: "Nước Đức thống nhất và Âu châu thay đổi" (1995), "Kỷ nguyên Gorbachev" (1986) và "Sự trung thành không chắc chắn: Liên bang Xô viết và quân đội Tiệp Khắc" (1984). Tham chính. Năm 1986, Rice đảm nhiệm chức vụ phụ tá đặc biệt cho giám đốc Hội đồng Tham mưu Liên quân. Từ năm 1989 đến tháng 3 năm 1991 (giai đoạn chứng kiến bức tường Berlin sụp đổ và những ngày cuối cùng của Liên bang Xô viết), Rice phục vụ trong chính phủ George H. W. Bush với cương vị giám đốc, rồi tổng giám đốc Vụ Xô viết và Đông Âu thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia, và là phụ tá đặc biệt cho tổng thống về các vấn đề an ninh quốc gia. Trong cương vị này, Rice giúp phát triển chính sách của ngoại trưởng James Baker theo hướng ủng hộ tiến trình thống nhất nước Đức. Rice tạo được ấn tượng tốt đối với tổng thống Bush đến nỗi có lần ông giới thiệu Rice với nhà lãnh đạo Xô viết Mikhail Sergeyevich Gorbachov như là một trong những người "bảo cho tôi biết mọi điều về Liên bang Xô viết". Năm 1989, khi phụ trách Vụ Xô viết và Đông Âu, Rice được phép báo cáo trực tiếp với Cố vấn An ninh Quốc gia Brent Scowcroft, người đã gặp Rice mười hai năm trước trong một bữa ăn tối tại Standford, và bị thuyết phục bởi kiến thức và sự tự tin của bà. Khi được tổng thống tân cử George H. W. Bush mời trở về làm việc trong cương vị Cố vấn An ninh Quốc gia, tên của Rice có trong danh sách những người đầu tiên được Scowcroft chọn đến làm việc cho Hội đồng An ninh Quốc gia. Chẳng bao lâu sau đó, Rice thiết lập được mối quan hệ thân tình với gia đình Bush. Năm 1990, bà trở thành cố vấn trưởng cho George H. W. Bush về Liên bang Xô viết. Suốt trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2000 của Georg W. Bush, Rice xin nghỉ phép một năm tại Đại học Stanford để dành thời gian làm việc với Bush trong cương vị cố vấn về chính sách ngoại giao. Rice đọc bài diễn văn then chốt tại Đại hội Toàn quốc Đảng Cộng hòa năm 2000, bà nhấn mạnh, "...Lực lượng vũ trang của Mỹ không phải là cảnh sát toàn cầu, mà là dịch vụ khẩn cấp 911 cho thế giới." Cố vấn An ninh Quốc gia. Tháng 12 năm 2000, Rice từ nhiệm khỏi Stanford để đảm nhiệm chức vụ Cố vấn An ninh Quốc gia. Bà là phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm vào vị trí này. Rice được đặt cho biệt danh "Công chúa Chiến binh" do bà sở hữu hệ thần kinh thép bên trong phong cách dịu dàng. Rice ở trong số những người ủng hộ Chiến tranh Iraq mạnh mẽ nhất. Tháng 3 năm 2004, Rice từ chối ra làm chứng trước ủy ban 9/11. Toà Bạch ốc viện dẫn đặc quyền hành pháp trong nội dung của nguyên tắc tam quyền phân lập để bác bỏ các yêu cầu đòi Rice ra làm chứng. Về sau, Bush đồng ý để Rice ra làm chứng, miễn là điều này không được xem như là một tiền lệ buộc nhân viên của tổng thống phải ra làm chứng trước quốc hội khi được yêu cầu. Cuối cùng, việc Rice ra làm chứng trước uỷ ban 9/11 là giải pháp ổn thoả vì bà không thật sự ra trước quốc hội. Rice là Cố vấn an ninh quốc gia đương nhiệm đầu tiên phải ra làm chứng về các vấn đề chính sách. Tiến tới cuộc bầu cử tổng thống năm 2004, Rice là cố vấn an ninh quốc gia đầu tiên vận động cho một tổng thống đương chức. Dùng cơ hội này để bày tỏ quan điểm của mình, Rice cho rằng chính quyền Saddam góp phần tạo điều kiện cho các cuộc tấn công khủng bố như vụ 9/11. Bộ trưởng Ngoại giao. Ngày 16 tháng 11 năm 2004, Bush đề cử Rice nhận chức Bộ trưởng Ngoại giao thế chỗ của Powell, người vừa tuyên bố từ chức. Bush cũng bổ nhiệm phụ tá của Rice, Stephen Hadley, vào chức vụ cố vấn an ninh quốc gia thay thế Rice. Ngày 19 tháng 1 năm 2005, ủy ban ngoại giao thượng viện biểu quyết 16–2 phiếu trình quốc hội phê chuẩn sự đề cử, hai phiếu chống là của John Kerry và Barbara Boxer thuộc đảng Dân chủ. Ngày 26 tháng 1 năm 2005, thượng viện phê chuẩn với 85–13 phiếu. Số phiếu chống cao nhất trong một lần biểu quyết phê chuẩn bộ trưởng ngoại giao kể từ năm 1825. Các thượng nghị sĩ bỏ phiếu chống nhằm đòi hỏi "Tiến sĩ Rice và chính phủ Bush phải chịu trách nhiệm về những thất bại của họ tại Iraq và trong cuộc chiến chống khủng bố." Tất cả phiếu chống đều đến từ các thượng nghị sĩ Dân chủ hay độc lập. Người ta cho rằng Bush và Rice có mối quan hệ rất thân tình. Họ gặp nhau trong thập niên 1990 sau khi Rice làm việc cho cựu Tổng thống George H. W. Bush trong cương vị của một cố vấn hàng đầu về Liên Xô và Đông Âu. Cả hai cùng chia sẻ với nhau niềm đam mê dành cho thể thao, thể hình và niềm tin tôn giáo, từ đó tạo dựng một tình bạn thân thiết. Một số nhà phân tích tin rằng đó là mối quan hệ gần gũi nhất giữa một tổng thống và một bộ trưởng ngoại giao nếu không kể một mối giao hảo tương tự giữa Tổng thống Richard Nixon và Bộ trưởng Ngoại giao Henry Kissinger vào đầu thập niên 1970. Ngày 30 tháng 10 năm 2005, Rice trở về quê nhà, tiểu bang Alabama, để tham dự lễ tưởng niệm Rosa Parks, người từng là nhân tố kích hoạt Phong trào Dân quyền Mỹ. Rice nói rằng bà cùng những người lớn lên ở Alabama trong giai đoạn hoạt động tích cực của Parks có thể không nhận biết ảnh hưởng của Parks trên cuộc đời mình, "nhưng tôi có thể nói rằng nếu không có bà Parks, có lẽ tôi không thể có mặt tại đây với tư cách là một bộ trưởng ngoại giao". Cải tổ Bộ Ngoại giao. Sau khi nhậm chức vào tháng 1 năm 2005, Rice bắt tay cải tổ và tái cấu trúc toàn bộ guồng máy của bộ ngoại giao, nhắm vào mục tiêu "làm việc với nhiều đối tác của chúng ta trên khắp thế giới...cùng xây dựng và củng cố những thể chế dân chủ đang điều hành tốt đất nước, đáp ứng các nhu cầu của người dân và theo đuổi những đối sách có tính xây dựng trên bình diện quốc tế". Kế hoạch cải tổ của Rice dựa trên năm yếu tố nền tảng: Rice nói rằng các cải tổ trên là cần thiết để giúp "duy trì an ninh, chống nạn nghèo đói, và tiến hành các cải cách dân chủ" ở các quốc gia này, và giúp cải thiện hệ thống pháp lý, kinh tế, y tế và giáo dục ở hải ngoại. Suốt trong thời gian tiến hành kế hoạch cải tổ, được công bố tại Đại học Georgetown ngày 18 tháng 1 năm 2006, Rice nêu rõ sự mất cân đối giữa con số nhân viên ngoại giao của Hoa Kỳ với dân số tại các quốc gia họ đang phục vụ. Rice dẫn chứng, "Số nhân viên ngoại giao của chúng ta tại Đức, quốc gia có 82 triệu dân, ngang bằng với con số nhân viên chúng ta đang có ở Ấn Độ, mà dân số nước này là một tỉ". Bà nhận xét rằng nhiều nhân viên ngoại giao làm việc tại những nơi có điều kiện tốt, như Âu châu, cần được điều chuyển đến những nước như Trung Quốc, Brazil, Ai Cập, Nigeria, Indonesia, Nam Phi và Liban, những nơi đó, theo lời bà, là "tuyến đầu trên mặt trận ngoại giao của chúng ta". Rice cũng yêu cầu tất cả nhân viên ngoại giao Mỹ phải có thời gian phục vụ tại "những tiền đồn gian khổ", đối diện với "những thách thức trong công việc" tại "những quốc gia bất ổn như Iraq, Afghanistan, Sudan và Angola". Rice nhấn mạnh rằng điều này sẽ giúp cải thiện hệ thống pháp lý, kinh tế, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục tại các nước ấy. Trong bài diễn văn của mình, Rice nhấn mạnh đến tính thiết yếu của việc tìm kiếm các giải pháp riêng cho các vấn đề của khu vực, hơn là dựa vào một đáp án duy nhất áp dụng cho mọi tình thế. Rice cũng nêu rõ sự cần thiết phải tìm kiếm các giải pháp xuyên quốc gia, cho rằng "trong thế kỷ XXI, các khu vực địa lý ngày càng trở nên đồng nhất trong phương diện kinh tế, chính trị và văn hóa. Điều này tạo ra những cơ hội mới nhưng cũng đem đến nhiều thách thức mới, đặc biệt là những hiểm họa xuyên quốc gia như khủng bố, buôn bán vũ khí, buôn bán và vận chuyển ma tuý, và bệnh tật". Một khía cạnh khác cần được quan tâm khi thiết lập các giải pháp cấp vùng là tính sẵn sàng của các đội "phản ứng nhanh" hầu có thể giải quyết các vấn đề như bệnh tật, thay vì phải chờ đợi chuyên gia được gởi đến từ toà đại sứ như trước đây. Điều này có nghĩa là các nhà ngoại giao phải rời bỏ văn phòng và nỗ lực nhiều hơn nhằm "địa phương hoá" các hoạt động ngoại giao tại nước ngoài. Bà bộ trưởng yêu cầu các nhà ngoại giao phải đến những "trung tâm dân cư mới đang bùng nổ" và đi nhiều hơn để trở nên quen thuộc với người dân địa phương và những vấn nạn của họ. Cuối cùng, Rice công bố kế hoạch tái cấu trúc cơ quan hỗ trợ hải ngoại của Hoa Kỳ, trong đó bà đề cử Randall L. Tobias vào vị trí đứng đầu Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Tobias, hàm thứ trưởng, sẽ tập chú vào các nỗ lực giúp đỡ các nước khác và thống nhất các hoạt động viện trợ riêng lẻ. Các viên chức bộ ngoại giao miêu tả động thái này là để "bảo đảm các khoản chi tiêu ở hải ngoại tập trung hơn và hiệu quả hơn". Rice nói rằng những sáng kiến này là cần thiết để thích ứng với thời kỳ hết sức đặc biệt hiện nay. Bà so sánh chúng với những sáng kiến lịch sử được đưa ra ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai mà bà cho rằng đã giúp ổn định Âu châu cho đến ngày nay. Rice tin rằng kế hoạch cải tổ của bà không chỉ ảnh hưởng đến chính phủ các nước mà còn giúp thay đổi cuộc sống của người dân thông qua những biện pháp hữu hiệu nhằm giải quyết các vấn đề như AIDS, giáo dục cho phụ nữ, và chủ nghĩa bạo lực cực đoan. Công du. Trong cương vị bộ trưởng ngoại giao, Rice đã du hành hàng trăm ngàn dặm để đến thăm gần 70 quốc gia. Ngay trong năm đầu tiên Rice đã trải qua nhiều dặm đường hơn người tiền nhiệm của mình, Colin Powell, đã đi trong năm năm tại chức. Tháng 2 năm 2005, Rice bắt đầu chuyến viếng thăm mở rộng đến Âu châu và Trung Đông lần đầu tiên trên cương vị bộ trưởng ngoại giao. Bà đến thăm Đức, Anh, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Palestine, Ý, Pháp, Bỉ và Luxembourg. Tháng 4 năm 2005, Rice đến Nga để hội kiến với tổng thống Vladimir Putin, viếng thăm một đất nước mà bà đã hiểu biết về nó với tư cách là một chuyên gia trong thời gian dạy đại học, cũng như trong thời gian phục vụ tại hội đồng an ninh quốc gia. Trên máy bay, Rice đã có nhận xét với các phóng viên: "Có những diễn biến không tích cực về mặt dân chủ", nhưng bà tiếp "Mặc dù có một số diễn biến tiêu cực, tôi nghĩ rằng đã có nhiều tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực tự do cá nhân tại Nga, và đó là điều quan trọng." Khi gặp riêng Putin, Rice nói "Chúng tôi xem nước Nga là đối tác trong nỗ lực giải quyết các vấn đề cấp vùng, như Balkans hay Trung Đông." Trong một chương trình phỏng vấn của đài phát thanh "Echo Moscow", khả năng nói tiếng Nga của Rice bị thử thách khi được hỏi về những dự định liên quan đến khả năng tranh cử tổng thống. Một nữ sinh hỏi, "Một ngày nào đó bà sẽ ra tranh cử tổng thổng?" Rice trả lời "Tổng thống, da, da" trước khi vội vàng nói "nyet, nyet, nyet." Khi một cô gái Nga hỏi làm thế nào để trở nên giống như bà, Rice trả lời bằng tiếng Anh, "Tôi không muốn nói về mình." Ngày 15 tháng 8 năm 2008, một tuần sau khi hàng ngàn lính Nga tiến vào Nam Ossetia và phần còn lại của Gruzia, bà Rice rời Pháp để sang Gruzia với hy vọng sẽ thúc đẩy được việc thi hành thỏa thuận ngưng bắn do Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy làm trung gian. "Đã đến lúc cuộc khủng hoảng này phải chấm dứt," bà Rice nói ngày 14 tháng 8 sau khi gặp ông Sarkozy ở miền Nam nước Pháp. Bà kêu gọi Moskva và Tbilisi hãy ký kết thỏa thuận ngưng bắn ngay lập tức. Sau khi Nga chính thức công nhận những lãnh thổ đã ly khai khỏi Gruzia, ngày 26 tháng 8 năm 2008, Ngoại trưởng Rice nói quyết định công nhận nền độc lập của hai vùng ly khai ở Gruzia là điều "vô cùng đáng tiếc." Bà nói Hoa Kỳ coi Abkhazia và Nam Ossetia như nằm trong "những đường biên giới đã được quốc tế thừa nhận của Gruzia" và sẽ sử dụng quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để ngăn chặn bất cứ cố gắng nào của Nga nhằm thay đổi quy chế của những vùng đó. Anh, Đức và Pháp cũng chỉ trích quyết định của Nga. Tiền đồ. Rice đã leo đến đỉnh cao sự nghiệp chính trị mà một phụ nữ có thể đạt được trong lịch sử Hoa Kỳ, và là nữ chính khách người Mỹ gốc Phi có thế lực nhất. Hệ quả là nhiều người ủng hộ bà đang xem xét khả năng trong tương lai, bà có thể là ứng cử viên phó tổng thống hoặc tổng thống. Sau cuộc tuyển cử năm 2004, người ta nói đến cuộc bẩu cử tổng thống năm 2008 như là một cơ hội cho Rice. Nhà tư vấn chính trị Dick Morris, từng làm việc cho Bill Clinton, ủng hộ Rice cho ghế tổng thống. "Nước Mỹ cho Tiến sĩ Rice" là một nhóm độc lập ủng hộ Rice cho cuộc chạy đua vào Toà Bạch Ốc năm 2008. Về phần mình, Rice tuyên bố không có ý định, cũng không quan tâm đến việc ra tranh cử tổng thống. Ngày 21 tháng 4 năm 2005, khi được phỏng vấn bởi chương trình phát thanh "Echo Moscow", Rice cho rằng bà đã nhầm lẫn trả lời "da" (nghĩa là có) khi được hỏi về dự định ra tranh cử tổng thống năm 2008. Tháng 5 năm 2005, một vài phụ tá của Rice nói rằng bà có quan tâm đến cuộc chạy đua cho chức tổng thống, nhưng chỉ trên đề cương mà thôi. Nhiều người xem Rice là đối thủ trong tương lai của Hillary Clinton trong cuộc tuyển cử năm 2008, đó cũng là chủ đề của một quyển sách sẽ xuất bản vào tháng 10 năm 2005 của Morris và Eileen McGan, "Condi đối đầu với Hillary: Cuộc đua lớn sắp diễn ra". Có những nhân vật tiếng tăm trong chính trường như Đệ Nhất Phu nhân Laura Bush, cựu phát ngôn nhân Toà Bạch Ốc Scott Mc Clellan, cùng những nhà lãnh đạo như Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Úc John Howard đã lên tiếng ủng hộ. Có lẽ Laura Bush là người cổ vũ mạnh mẽ nhất. Ngày 17 tháng 1 năm 2006, trong một cuộc phỏng vấn của CNN, Laura đã ám chỉ Rice khi được hỏi về khả năng nước Mỹ sắp có một nữ tổng thống, "Tôi muốn bà ấy ra tranh cử. Bà ấy thật tuỵệt vời". Trong một cuộc phỏng vấn khác của CNN trong chương trình Larry King Live ngày 24 tháng 3 năm 2006, Bà Bush nhận xét rằng Tiến sĩ Rice sẽ là một "tổng thống xuất sắc", và mong muốn người dân Mỹ sẽ "yêu cầu Rice ra tranh cử".
9,852
814981
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9852
Định lý phạm trù Baire
Định lý phạm trù Baire là định lý quan trọng trong topo, trong giải tích hiện đại, định lý mang tên nhà toán học người Pháp René-Louis Baire (1874 - 1932). Định lý có hai dạng, mỗi dạng cung cấp một điều kiện đủ để một không gian topo trở thành một không gian Baire. Phát biểu. Định nghĩa không gian Baire. Cho "(X,τ)" là một không gian topo. "(X,τ)" được giọi là không gian Baire nếu như cho bất kì một họ {"A""n"} đếm được các tập đóng có phần trong rỗng (trong "(X,τ)") thì ∪"A""n" có phần trong rỗng (trong "(X,τ)"). Chứng minh. Dưới đây là chứng minh cho mọi không gian Compact địa phương Hasdroff là không gian Baire. Cho "S" là một không gian Compact địa phương Hasdroff, chứng minh cho "S" là không gian Baire. Cho "V1","V2","V3"...là các tập mở và trù mật trong "S", cho "B0" là tập mở (khác rỗng) bất kì trong "S". Chứng minh cho (∩"Vn")∩"B0"≠ ∅. Vì "V1" trù mật trong "S" nên "V1"∩"B0"≠∅. Sử dụng mệnh đề sau: Cho "(X,τ)" là một không gian Compact địa phươngHausdroff, "K" là tập Compact trong "(X,τ)" và "U" là một tập mở của "(X,τ)" thỏa "K" ⊆ "U". Khi đó, tồn tại tập mở "V" trong "(X,τ)" với Cl("V") là tập Compact và thỏa "K" ⊆ "V" ⊆ Cl("V") ⊆ "U". Khi đó tìm được tập mở "B1" trong "S" sao cho Cl("B1") ⊆ "V1"∩"B0" thỏa "B1" là tập Compact và khác rỗng. Tìm tập mở "B2" thỏa mãn Cl("B2") ⊆ "V2"∩"B1" thỏa Cl("B2") là Compact. Dựa vào tính chất trù mật của "V2" nên "V2"∩"B1"≠∅. Cách tìm "B2" tương tự cách tìm với "B1". Với cách xây dựng các "Bn" tương tự, được một dãy tập mở "B0", "B1", "B2", "B3"... trong "S" với "B0" ⊇ Cl("B1") ⊇ Cl("B2") ⊇... thỏa Cl("Bn") ⊆ "Vn"∩"Bn-1" ∀n≥1, sao cho Cl("Bn") Compact và không rỗng. Cuối cùng, sử dụng lý luận căn bản về các phép toán trên tập hợp, chứng minh (∩"Vn")∩"B0"≠∅.
9,865
827006
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9865
Tâm
Tâm có thể chỉ đến một trong các nghĩa sau:
9,867
69867922
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9867
Tâm (Phật giáo)
Tâm (zh. "xīn" 心, en. "mind", ja. "shin", sa. "citta", "hṛdaya", "vijñāna"), là một thuật ngữ quan trọng của đạo Phật, có nhiều nghĩa: Tổng quát, người ta có thể phân biệt sáu loại tâm: Tâm trong Phật giáo nguyên thủy do đức Phật Thích Ca thuyết là cái biết của 6 căn: mắt,tai, mũi, miệng, thân và ý thức. Tất cả 6 căn này hợp lại được gọi là Tâm ( tâm không có tâm căn mà chỉ là quả của ý căn.
9,877
715442
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9877
Chim
Chim (danh pháp khoa học: Aves) là tập hợp các loài động vật có xương sống, máu nóng, đi đứng bằng hai chân, có mỏ, đẻ trứng, có cánh, có lông vũ và biết bay (phần lớn). Trong lớp Chim, có hơn 10.000 loài còn tồn tại, giúp chúng trở thành lớp đa dạng nhất trong các loài động vật bốn chi. Tổng quan. Lớp chim cư trú ở các hệ sinh thái khắp toàn cầu, từ vùng Bắc Cực cho tới châu Nam Cực. Các loài chim có kích thước dao động khác nhau, từ nhỏ cỡ 5 cm (như chim ruồi ong) cho tới lớn cỡ 2,7 m (như đà điểu). Các bằng chứng hóa thạch cho thấy, chim được tiến hóa từ các loài khủng long chân thú ("Theropoda") trong suốt kỷ Jura, vào khoảng 150-200 triệu năm về trước, với đại diện đầu tiên được biết đến, xuất hiện từ cuối kỷ Jura là "Archaeopteryx" (vào khoảng 155–150 triệu năm trước). Hầu hết các nhà cổ sinh vật học đều coi chim là nhánh duy nhất của khủng long còn sống sót qua sự kiện tuyệt chủng Phấn Trắng–Cổ Cận vào xấp xỉ 65,5 triệu năm trước. Các loài chim hiện đại mang các đặc điểm tiêu biểu như: có lông vũ, có mỏ và không răng, đẻ trứng có vỏ cứng bằng đá vôi, chỉ số trao đổi chất cao, tim có bốn ngăn, cùng với một bộ xương nhẹ, xốp nhưng chắc. Tất cả các loài chim đều có chi trước đã biển đổi thành cánh và hầu hết có thể bay, trừ những ngoại lệ như các loài thuộc bộ Chim cánh cụt, bộ Đà điểu và một số đa dạng những loài chim đặc hữu sống trên đảo. Chim cũng có hệ tiêu hóa và hô hấp độc nhất mà đáp ứng cao cho hoạt động bay. Vài loài chim, đặc biệt là quạ và vẹt, nằm trong những loài thông minh nhất của giới động vật; một số được quan sát đang chế tạo và sử dụng công cụ, nhiều loài sống thành bầy lại có thể truyền đạt những kinh nghiệm hiểu biết cho thế hệ sau. Nhiều loài chim hàng năm thường di trú đến những nơi rất xa, cùng rất nhiều loài lại thực hiện những chuyến bay ngắn hơn và bất thường. Chim là động vật sống bầy đàn, chúng giao tiếp với nhau thông qua tiếng kêu và tiếng hót, tham gia vào những hoạt động bầy đàn như hợp tác trong việc sinh sản, săn mồi, di chuyển và tấn công chống lại kẻ thù. Phần lớn chim là những loài đơn phối ngẫu xã hội, thường vào mùa giao phối trong một thời gian nhất định. Trứng chim thường được đẻ trong tổ và ấp bởi chim bố mẹ. Hầu hết chim non sau khi nở đều có thêm một thời gian được chim bố mẹ chăm sóc. Nhiều loài chim có tầm quan trọng đối với con người, đa phần được sử dụng làm thức ăn thông qua việc săn bắn hay chăn nuôi. Một vài loài, như phân bộ Sẻ hay bộ Vẹt, được biết đến với vai trò vật nuôi làm cảnh. Hình tượng chim xuất hiện trong tất cả các mặt của văn hóa con người, từ tôn giáo, thần thoại đến thi ca và âm nhạc phổ thông. Khoảng 120-130 loài chim đã bị tuyệt chủng do hành động con người trong thế kỷ XVII, cùng với hàng trăm loài khác sau đó. Hiện nay, có khoảng 1.200 loài đang trong tình trạng đe dọa tuyệt chủng bởi các hoạt động từ loài người, cho dù vẫn đang có những nỗ lực bảo vệ chúng. Tiến hóa và phân loại. Chim được phân loại lần đầu tiên bởi Francis Willughby và John Ray, đưa ra trong tập sách "Ornithologiae" năm 1676. Carolus Linnaeus sau đó đã sửa đổi công trình này vào năm 1758 và để lại hệ thống phân loại vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. Trong hệ thống phân loại Linnaeus, các loài chim được phân vào lớp "Aves". Việc phân loại dựa trên nguồn gốc phát sinh đã xếp Aves vào trong nhánh khủng long Theropoda (Khủng long chân thú). Aves cùng với nhóm chị em Crocodilia (Bộ Cá sấu) là những thành viên duy nhất còn sống sót của nhánh bò sát Archosaur. Xét theo phát sinh chủng loại, Aves được xác định là tất cả các hậu duệ của tổ tiên chung gần nhất của các loài chim hiện đại và "Archaeopteryx lithographica". Theo định nghĩa này, "Archaeopteryx", xuất hiện từ giai đoạn Tithonia của Jura muộn (150-145 triệu năm trước), là chi chim sớm nhất được biết đến. Những luận điểm khác, bao gồm Jacques Gauthier và những người ủng hộ hệ thống PhyloCode, đã xác định Aves chỉ bao gồm các nhóm chim hiện đại, chứ không gồm hầu hết các nhóm chim chỉ được biết đến qua hóa thạch, và thay vào đó đã xếp chúng vào nhóm lớn Avialae, một phần để tránh được sự không rõ ràng về vị trí của Archaeopteryx trong giới động vật mà theo quan điểm truyền thống thường coi chúng là những khủng long chân thú. Tất cả các loài chim hiện đại đều nằm trong phân lớp Neornithes, chia thành hai nhóm: Paleognathae, bao gồm hầu hết các loài không biết bay như đà điểu, và Neognathae đa dạng hơn, chứa tất cả những loài còn lại. Hai nhóm này thường được xếp ở cấp bậc siêu bộ, dù Livezey & Zusi đã đặt chúng ở cấp "cohort". Tùy vào quan điểm phân loại khác nhau, số lượng loài chim còn tồn tại dao động từ 9.800 cho đến 10.050 loài. Khủng long và nguồn gốc của chim. Các bằng chứng hóa thạch và phân tích sinh học chuyên sâu đã chứng minh vượt qua bất cứ nghi ngờ có lý nào rằng chim là những loài khủng long chân thú. Cụ thể hơn, chúng là thành viên của Maniraptora, cùng với các nhóm khác như họ Dromaeosauridae và họ Oviraptoridae. Khi càng nhiều loài khủng long chân thú có mối quan hệ gần gũi với chim được các nhà khoa học phát hiện, thì những điểm khác biệt rõ ràng trước đây giữa chim và loài không phải chim lại càng bị xóa nhòa. Những phát hiện gần đây tại tỉnh Liêu Ninh phía Đông Bắc Trung Quốc, đã chứng tỏ rằng có nhiều khủng long chân thú cỡ nhỏ có lông vũ, lại càng góp phần thêm cho sự không rõ ràng này. Quan điểm đồng thuận trong giới cổ sinh vật học hiện đại cho rằng lớp Chim (Aves), chính là họ hàng gần gũi nhất của cận bộ Deinonychosauria, mà bao gồm hai họ Dromaeosauridae và Troodontidae. Chúng cùng nhau tạo thành một nhóm gọi là Paraves. Ở chi cơ sở "Microraptor" của họ Dromaeosauridae, cũng có bộ lông vũ mà có thể được chúng sử dụng để bay lượn. Hầu hết những loài Deinonychosauria cơ sở đều rất nhỏ bé; điều này gia tăng khả năng rằng tổ tiên của tất cả các loài Paraves có thể đã từng sống trên cây, và/hoặc có khả năng chao lượn. "Archaeopteryx" của thời kỳ Jura muộn được biết đến như là một trong những hóa thạch chuyển tiếp đầu tiên được tìm thấy, và điều này cũng giúp ủng hộ thêm cho học thuyết tiến hóa vào cuối thế kỷ XIX. "Archaeopteryx" có những đặc điểm của động vật bò sát như: có răng, tay có móng vuốt, cùng một chiếc đuôi dài và giống thằn lằn, tuy nhiên nó cũng được trang bị riêng một đôi cánh tinh vi với những chiếc lông bay mà giống hệt như những con chim hiện đại. Nó không được công nhận là tổ tiên trực tiếp của chim hiện đại, nhưng vẫn là thành viên cổ xưa và nguyên thủy nhất của nhóm Aves hay Avialae, và gần như chắc chắn là có mối quan hệ gần gũi với chim tổ tiên thực sự. Tuy vậy, vẫn có giả thuyết cho rằng "Archaeopteryx" thực sự là khủng long và không có mối quan hệ gần gũi nào hơn với chim so với các nhóm khủng long khác, và rằng "Avimimus" còn giống với tổ tiên các loài chim hơn cả loài này. Các thuyết và tranh luận khác. Đã có rất nhiều tranh luận nổ ra về nguồn gốc các loài chim. Khởi đầu, người ta tranh luận về chim bắt nguồn từ khủng long hay từ những Archosaur cổ xưa hơn. Trong phía ủng hộ giả thuyết khủng long, cũng có những bất đồng về Ornithischia hay khủng long chân thú mới gần hơn với những loài thủy tổ. Dù Ornithischia (khủng long "hông chim") có cấu trúc hông tương đồng với những loài chim hiện đại, chim vẫn được coi là bắt nguồn từ giống khủng long Saurischia ("hông thằn lằn"), mà đã tiến hóa cấu trúc hông của chúng một cách độc lập. Trên thực tế, bên cạnh hai nhóm trên, cấu trúc hông giống chim cũng được tiến hóa trong một nhóm khủng long chân thú riêng biệt, được biết đến là Therizinosauridae. Hai nhà khoa học Larry Martin và Alan Feduccia tin rằng chim không phải là khủng long, mà tiến hóa từ những loài Archosaur sơ khai như "Longisquama". Luận điểm chính trong công bố của họ cho rằng những tương đồng giữa chim và khủng long Maniraptora thực tế là do tiến hoá hội tụ, và cả hai không liên quan gì tới nhau. Vào cuối những năm 1990, bằng chứng về chim là Maniraptora trở nên không thể chối cãi, nên Martin và Feduccia đã chấp nhận phiên bản sửa đổi trong giả thuyết của họ bởi nghệ sĩ dàn dựng khủng long Gregory S. Paul; trong đó những Maniraptora là những loài chim không biết bay thứ cấp, tuy nhiên trong phiên bản đó, chim lại tiến hóa trực tiếp từ "Longisquama". Theo như vậy thì chim vẫn không phải khủng long, nhưng cũng không phải là hầu hết các loài được biết đến mà hiện tại đã được phân loại như khủng long chân thú. Maniraptora, thay vì thế, lại là những loài chim thuộc nhóm Archosaur và không biết bay. Giả thuyết của Martin và Feduccia không được thừa nhận bởi hầu hết các nhà cổ sinh vật học.. Những đặc điểm mà xem như bằng chứng của sự không bay được, theo xu thế chủ đạo của những nhà cổ sinh vật, được giải thích là "sự thích nghi ban đầu" ("pre-adation" hay "exaptation"), rằng Maniraptora đã thừa hưởng những đặc điểm từ tổ tiên chung của chúng cùng với các loài chim. "Protoavis texensis" được miêu tả năm 1991, coi là loài chim cổ hơn cả Archaeopteryx. Tuy nhiên, những người chỉ trích cho rằng hóa thạch phát hiện có chất lượng bảo quản kém, được phục dựng lại phần lớn, và có thể là một "chimera" (tức được tạo nên từ hóa thạch xương của nhiều loại động vật khác nhau). Hộp sọ của chúng thì gần như rất giống với một loài Coelurosauria thuở ban đầu. Tiến hóa sơ khai của chim. Chim đã phát triển đa dạng khác nhau trong suốt thời kỳ Phấn trắng. Nhiều nhóm vẫn giữ những đặc điểm nguyên thủy ("symplesiomorphy"), như cánh có móng vuốt và có răng, dù đã mất đi một cách độc lập ở một số nhóm chim phía sau, bao gồm chim hiện đại (Neornithes). Trong khi những dạng ban đầu, như "Archaeopteryx" và "Jeholornis", vẫn mang những chiếc đuôi dài và nhiều xương như tổ tiên chúng, thì chiếc đuôi của những dạng tiến hóa sau (nhánh Pygostylia) đã ngắn hơn với kiểu xương bánh lái bên trong. Giống lớn và đa dạng đầu tiên mà các chim đuôi ngắn tiến hóa là Enantiornithes, hay "chim đảo ngược", được mang tên này bởi kết cấu xương vai của chúng đảo ngược lại so với các loài chim hiện đại. Những Enantiornithes chiếm lĩnh đa dạng các ổ sinh thái, từ những loài chim cao cẳng tìm kiếm trong cát và ăn cá cho tới những loài sống trên cây và ăn hạt cây. Nhiều loài tiến hóa sau cũng thích ứng với việc ăn cá, trong đó tiêu biểu như phân lớp Ichthyornithes ("chim cá") có hình dáng giống mòng biển. Bộ chim biển Đại Trung sinh, Hesperornithiformes, cũng trở nên thích nghi cao cho việc săn bắt cá trong môi trường biển, khi chúng mất đi khả năng bay và chủ yếu bơi lội trong nước. Mặc dù có tính chuyên hóa rất cao, Hesperornithiformes vẫn là đại diện tiêu biểu cho những họ hàng gần nhất của các loài chim hiện đại. Phân tỏa chim hiện đại. Bao gồm tất cả các loài chim hiện đại, phân lớp Neornithes, dựa trên sự khám phá chi "Vegavis", hiện nay được coi là tiến hóa từ một số giống cơ bản vào cuối kỷ Phấn trắng (Creta), và sau đó đã tách thành hai phân bộ Paleognathae và Neognathae. Paleognathae bao gồm bộ Chim tinamou, sống tại khu vực Trung và Bắc Mỹ, cùng các loài thuộc bộ Đà điểu. Ở nhóm Neognathae cũng có sự phân ly cơ bản, tạo nên phân bộ Galloanserae, bao gồm bộ Ngỗng và bộ Gà, cùng phân bộ Neoaves gồm các loài còn lại. Thời điểm bắt đầu những quá trình tách ra được tranh cãi nhiều bởi nhà khoa học. Họ đồng ý với nhau rằng Neornithes đã tiến hóa trong kỷ Phấn trắng, và sự tách ra của Galloanserae khỏi các Neognathae khác được xảy ra trước sự kiện tuyệt chủng K-T, tuy nhiên có những ý kiến khác nhau về việc sự phát xạ tiến hóa của nhóm Neognathae diễn ra trước hay sau sự tuyệt chủng của các loài khủng long khác. Sự bất đồng này một phần bởi sự khác biệt giữa hai loại bằng chứng: phân tích về phân tử cho thấy sự phát xạ thuộc về kỷ Creta, nhưng bằng chứng hóa thạch lại ủng hộ cho việc thuộc về phân đại Đệ Tam. Những cố gắng dung hòa giữa hai bằng chứng hóa thạch và phân tử đều dẫn đến tranh cãi. Bên cạnh đó, hệ thống phân loại chim cũng là vấn đề gây tranh luận. Sibley và Ahlquist trong cuốn "Phylogeny and Classification of Birds" (Phát sinh và phân loại chim) (1990) đã đưa ra một công trình mang tính bước ngoặt trong việc phân loại chim, mặc dù nó thường xuyên bị tranh cãi và liên tục sửa đổi. Hầu hết các bằng chứng cho thấy dường như sự phân chia các bộ của lớp Chim là chính xác, nhưng các nhà khoa học vẫn không thống nhất được về mối quan hệ giữa các bộ với nhau; các bằng chứng từ giải phẫu, hóa thạch và DNA hiện đại đều được quy vào vấn đề, nhưng lại không có sự đồng thuận nào đủ mạnh. Những bằng chứng mới về hóa thạch và phân tử gần đây đang cung cấp thêm, giúp rõ ràng hơn cho bức tranh về sự tiến hóa của các bộ chim hiện đại. Phát sinh chủng loài. Phân loại và phát sinh chủng loài chim là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Tác phẩm "Phylogeny and Classification of Birds" của Sibley và Ahlquist xuất bản năm 1990 là một công trình quan trọng trong phân loại chim, mặc dù nó thường xuyên gây tranh luận và liên tục bị sửa đổi. Phần lớn chứng cứ dường như gợi ý rằng việc gán các bộ chim là khá chính xác, nhưng các nhà khoa học thì không đồng thuận về các mối quan hệ giữa chính các bộ; các chứng cứ từ giải phẫu học chim hiện đại, hóa thạch và phân tích DNA tất cả đều nhằm mục đích giải quyết vấn đề này, nhưng sự đồng thuận cao thì chưa thấy có. Gần đây hơn, các chứng cứ mới từ hóa thạch và phân tích phân tử ngày càng đưa ra bức tranh rõ ràng hơn về lịch sử tiến hóa của các bộ chim hiện đại. Các nỗ lực gần đây nhất được vẽ ra như hai biểu đồ dưới đây, tất cả đều dựa trên các dữ liệu lấy trình tự bộ gen của các loài đại diện tiêu biểu nhất cho mỗi bộ, với công trình năm 2014 là 48 loài, và công trình năm 2015 là 198 loài. Biểu đồ nhánh thứ nhất về các mối quan hệ phát sinh chủng loài chim hiện đại dựa theo Jarvis E.D. (2014) với một số nhánh đặt tên theo bài báo của Yury T. (2013). Năm 2015 Prum đã đưa ra một biểu đồ phát sinh chủng loài khác của chim, trong đó khác biệt cơ bản với cây phát sinh chủng loài trên đây là mối quan hệ giữa các nhánh trong phát sinh chủng loài của chim hiện đại (Neoaves) Phân bố. Chim sống và sinh sản ở hầu hết các môi trường trên cạn cũng như ở cả bảy lục địa, trong đó nắm giữ kỷ lục phương Nam là loài hải âu pêtren tuyết ("Pagodroma nivea") khi có thể sinh sản ở khu vực lấn sâu tới 440 kilômét trong châu Nam Cực. Tính đa dạng cao nhất về các loài chim thuộc những khu vực nhiệt đới. Trước đây, người ta nghĩ rằng tính đa dạng cao là kết quả của tốc độ hình thành loài cao ở những khu vực này, nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy, ở khu vực có vĩ độ cao, tốc độ hình thành loài dù cao hơn nhưng lại bị bù trừ bởi tốc độ tuyệt chủng mà cũng lớn hơn so với vùng nhiệt đới. Vài họ chim lại có cuộc sống thích nghi ở cả môi trường đại dương, trong số đó, có những loài chim biển vào bờ để sinh sản, và một số chim cánh cụt lại được ghi nhận là có thể lặn ở độ sâu tới 300 mét (980 ft). Nhiều loài chim đã thành lập những quần thể giao phối ở những vùng mà chúng được nhập nội bởi con người. Có những loài được nhập nội có chủ ý, ví dụ như loài trĩ đỏ, đã được đưa đi trên toàn thế giới như một loại chim để săn bắt. Số khác lại mang tính ngẫu nhiên, một ví dụ là sự thành lập của quần thể vẹt thầy tu đuôi dài ("Myiopsitta monachus") ở vài thành phố của Bắc Mỹ, sau khi chúng thoát ra khỏi tình trạng nuôi nhốt. Vài loài khác, bao gồm cò ruồi, diều vằn đầu vàng và vẹt mào ngực hồng (galah) đã mở rộng phân bố một cách tự nhiên bên cạnh khu vực phân bố gốc, bởi các hoạt động nông nghiệp đã tạo nên sinh cảnh mới thích hợp cho chúng. Giải phẫu và sinh lý. Xét hình thái bên ngoài, chim có cơ thể dạng hình bầu dục ngắn, cổ dài, đầu tròn, nhỏ. Toàn thân chim được phủ lông vũ, hai chi trước là cánh, hai chi sau có bàn chân hình trụ giúp chim đi đứng trên mặt đất. So với những động vật có xương sống khác, cơ thể chim có những đặc điểm thích nghi đặc biệt, chủ yếu để phù hợp cho hoạt động bay. Bộ xương và hệ cơ. Chim có bộ xương với những chiếc xương nhẹ và xốp nhưng cứng cáp.. Xương chim có những khoang chứa đầy khí, được liên kết với hệ hô hấp. Xương sọ được nối liền và không có các đường khớp sọ. Ổ mắt lớn và được ngăn cách bởi một vách xương. Cột sống của chim được chia làm 4 phần: cổ, ngực, chậu và đuôi, với các đốt sống cổ có tính biến đổi cao và đặc biệt linh hoạt; tuy nhiên khả năng cử động chỉ ở các đốt sống ngực trở đi chứ không có ở các đốt sau. Những đốt cuối kết hợp với khung chậu tạo thành khối xương cùng, làm chỗ dựa vững chắc cho các chi sau. Trừ những loài không biết bay, xương sườn chim dẹt và xương ức phát triển có gờ lưỡi hái nhằm gắn kết với các cơ vận động bay. Hai chi trước của chim đã biến đổi thành cánh. Chim có tổng cộng khoảng 175 cơ trên cơ thể, trong đó các cơ phát triển liên quan đến những hoạt động như bay (cơ vận động cánh), chạy (cơ đùi và cơ ống chân ở các chim chạy), xù lông (cơ da) hay cử động đầu (cơ cổ). Cơ lớn nhất là cơ ngực (cơ hạ cánh) có thể chiếm từ 15-20% khối lượng cơ thể con chim. Bàn chân của chim không có cơ, tuy nhiên lại có các gân có thể tự động siết chặt khép quặp các ngón chân quanh cành cây khi chim đậu, giúp chúng bám lâu và chắc trên cành mà không bị mỏi. Bài tiết và tiêu hóa. Giống như bò sát, chim căn bản là loài bài tiết axít uric ("uricotelic"): cật chim lọc các chất thải gốc nitơ từ máu và bài tiết chúng dưới dạng axít uric thay vì urê hay amonia thông qua ống niệu trong ruột. Chim không có bóng đái hay niệu đạo mở bên ngoài, nên nước tiểu của chim được thải ra đi kèm với phân tạo thành chất thải nửa rắn. Tuy vậy, vẫn có những loài như chim ruồi lại thải hầu hết các chất thải nitơ dưới dạng amonia. Các loài chim thường thải creatin, hơn là creatinin như ở động vật có vú. Loại chất này, cũng như các chất thải khác của quá trình tiêu hóa, được thải ra từ huyệt của chim. Huyệt chim là một ống mở đa chức năng, từ tống các chất thải ra ngoài tới giao phối và đẻ trứng. Ngoài ra, nhiều loài chim cũng ợ (đưa quay trở lại đẳng miệng) các thức ăn chưa tiêu hóa còn dư ("pellet"). Hệ tiêu hóa chim có đặc điểm độc nhất, với bộ phận diều để lưu trữ thức ăn và mề, chứa các hòn đá được chim nuốt, có khả năng nghiền thức ăn thay thế cho bộ răng chúng không có. Nhiều loài chim thích nghi cao với việc tiêu hóa nhanh giúp cho hoạt động bay trở nên dễ dàng hơn nhiều so với những loài động vật khác.. Một số loài chim cũng thích nghi bằng cách sử dụng protein từ nhiều bộ phận của cơ thể. để cung cấp thêm năng lượng trong quá trình di trú. Hệ hô hấp và hệ tuần hoàn. Chim có một trong những hệ hô hấp phức tạp nhất của tất cả các loài động vật. Bên cạnh phổi, chim còn có 9 túi khí, là các vi khí quản xuyên qua phổi tạo thành, dung tích hơn phổi nhiều lần, có vai trò chứa khí để hô hấp cũng như làm nhẹ cơ thể và điều hòa thân nhiệt. Lúc chim hít vào, 75% lượng không khí sạch không đi qua phổi mà tới trực tiếp các túi khí sau để sau đó lấp đầy các khoang trong xương. 25% lượng khí còn lại đi trực tiếp vào phổi. Khi chim thở ra, những luồng khí đã được sử dụng đi ra ngoài phổi và những khí sạch chứa trong xương cùng lúc đó lại đi vào phổi. Theo cách đó, phổi của chúng luôn được duy trì cung cấp không khí sạch trong cả khi thở ra và hít vào. Cơ quan tạo âm thanh của chim là minh quản ("syrinx"), một khoang cơ với một số màng nhĩ, đặt ở vị trí điểm cuối của khí quản, nơi khí quản phân thành hai phế quản. Tim chim có bốn ngăn, cung động mạch chủ phải tham gia vào vòng tuần hoàn lớn (không giống như động vật có vú là cung động mạch chủ trái). Tĩnh mạch chủ dưới nhận máu từ các chi thông qua một hệ gánh thận. Tim chim đập nhanh và nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể. Ở gà, tim đập khoảng 250 lần/phút, ở sơn tước đầu đen khi ngủ là 500 lần, khi hoạt động lên tới 1000 lần/phút, riêng với loài chim ruồi ức đỏ ("Archilochus colubris"), tim mỗi phút có thể đập 1200 lần (20 lần/giây). Điều này giúp cho máu chim lưu thông nhanh, giúp vận chuyển nhanh oxy và chất dinh dưỡng cho các cơ quan, cung cấp kịp thời năng lượng để bay và duy trì hoạt động mức độ cao. Bên cạnh đó, hồng cầu chim có nhân (khác với các loài thú), nhiều và lồi hai mặt, hemoglobin liên kết với oxy và cacbonic yếu nên việc giải phóng các khí này diễn ra nhanh trong máu. Đây là lý do vì sao chim có thân nhiệt cao, vào khoảng từ 38-45,5oC, tuỳ mỗi loài. Điều hòa thân nhiệt. Chim là động vật máu nóng, thân nhiệt ổn định không phụ thuộc vào môi trường bên ngoài. Là sinh vật có chỉ số trao đổi chất cao, thân nhiệt chim cao và thường biến đổi từ 40-42oC. Các loài chim nhỏ thường có thân nhiệt ít ổn định hơn các loài chim lớn, thay đổi theo mùa hay thậm chí hàng đêm, một ví dụ là hồng tước nhà ("Troglodytes aedon") có biến thiên thân nhiệt trong 24 giờ lên tới 8oC. Ở chim sơ sinh, dù cũng có thân nhiệt cao (xấp xỉ khoảng 38oC ở nhiều loài), nhưng lại chưa có cơ chế hằng nhiệt như chim trưởng thành, nên chúng phải dựa vào nhiệt độ cơ thể bố mẹ và tổ để giữ ấm. Bên cạnh trao đổi chất, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp, chim thường xù lông để ngăn không cho không khí tiếp xúc với da, co các mạch máu da, hay đôi khi run để tăng nhiệt độ cơ thể. Khả năng điều hòa thân nhiệt là một nguyên nhân giúp các loài chim có thể phân bố rộng trên khắp thế giới.. Thần kinh và giác quan. Hệ thần kinh của chim phụ thuộc nhiều vào kích thước cơ thể. Phần phát triển nhất của não điều khiển các chức năng liên quan đến hoạt động bay, trong khi tiểu não phối hợp sự cử động và đại não thì điều khiển các kiểu tập tính, tìm đường, giao phối và làm tổ. Đa phần các loài chim đều có khứu giác kém, ngoại trừ một số trường hợp nổi bật như kiwi, kền kền Tân Thế giới và bộ Chim báo bão (Procellariiformes). Ngược lại, thị giác của chúng thường phát triển ở mức độ cao. Các loài chim ở nước có thủy tinh thể linh hoạt đặc biệt, cho phép thích nghi với việc nhìn trong nước lẫn không khí. Một số loài trong mắt còn có hai vùng hoàng điểm ("fovea"). Các loài chim có khả năng nhận biết bốn loại nguồn sáng ("tetrachromacy"), có các tế bào hình nón nhạy cảm với tia cực tím bên cạnh các dải màu đỏ, xanh lam và xanh lá cây. Điều này cho phép chúng quan sát được các tia cực tím (UV), có liên quan trong quá trình ve vãn. Nhiều loài chim có những bộ lông sặc sỡ trong dải tia cực tím mà mắt người không nhìn thấy; một số loài mà hai giới tính tưởng như giống nhau với mắt thường, nhưng lại khác nhau dưới tia cực tím khi phản chiếu những vết đốm trên bộ lông của chúng. Tia cực tím còn được sử dụng trong việc kiếm ăn - một số loài cắt tìm kiếm con mồi là những loài gặm nhấm bằng cách xác định tia UV phản chiếu từ dấu nước tiểu trên mặt đất. Mí mắt của chim không được sử dụng để nháy mắt, thay vì thế chúng dùng một mí mắt thứ ba di chuyển theo chiều ngang, gọi là màng nháy. Màng nháy cũng bao phủ mắt và có vai trò như một loại kính áp tròng ở nhiều loài chim sống ở nước. Võng mạc chim có một hệ thống cung cấp máu hình quạt gọi là lược ("pecten"). Hầu hết chim không thể di chuyển mắt của chúng, trừ một số ngoại lệ, như chim cốc đế. Những loài chim với mắt ở hai bên đầu có tầm nhìn rộng, còn những loài có mắt ở trước mặt, như cú, có thị giác hai mắt ("binocular vision") và có thể ước tính được chiều sâu của tầm nhìn. Chim không có tai ngoài nhưng tai chúng được bao phủ bởi lông vũ, dù ở một số chim, như các chi cú "Asio", "Bubo" và "Otus", lông vũ tạo nên những búi mà tương tự như tai. Tai trong có một ốc tai, nhưng không có dạng xoắn như các loài thú có vú. Tai chim có thể nghe được âm thanh có tần số gần với tai người nhưng lại hơn người nhiều lần về khả năng phân biệt cường độ âm thanh. So với các động vật xương sống ở cạn khác, xúc giác chim kém phát triển. Chất hóa học. Một vài giống chim có khả năng sử dụng chất hóa học để chống lại kẻ thù; vài loài thuộc bộ Chim báo bão có thể phun ra một loại dầu nhờn khó chịu lên những kẻ gây hấn hay một số loài pitohui từ New Guinea, lại có một loại neurotoxin (độc tố thần kinh) mạnh nằm ở trên da và lông. Lông vũ. Lông vũ là đặc điểm duy nhất chỉ có ở các loài chim. Nó hỗ trợ cho việc bay, tạo ra một lớp cách ly giúp điều hòa thân nhiệt, ngoài ra còn được sử dụng để phô bày, ngụy trang hay làm tín hiệu. Có một số loại lông vũ, được sử dụng cho từng mục đích. Lông vũ mọc lên từ lớp biểu bì của da, chỉ ở những vùng đặc biệt gọi là vùng lông ("pterylae"). Kiểu phân bố của những vùng lông ("pterylosis") được ứng dụng trong phân loại và hệ thống học. Sự sắp xếp và vẻ ngoài của lông vũ trên cơ thể, gọi là bộ lông vũ ("plumage"), có thể khác nhau trong loài dựa trên tuổi, địa vị bầy đàn và giới tính. Các loài chim thay lông theo định kỳ; bộ lông thông thường của một con chim mà đã thay sau mùa sinh sản gọi là bộ lông "không sinh sản" ("non-breeding") - hay theo thuật ngữ Humphrey-Parkes là bộ lông "cơ bản" ("basic"); còn bộ lông khi sinh sản hay các dạng khác của bộ lông cơ bản gọi theo Humphrey-Parkes là bộ lông "luân phiên" ("alternate"). Việc thay (rụng) lông là thường niên ở hầu hết các loài chim, dù có những loài thay hai lần trong năm, hoặc các loài chim săn mồi lớn có thể chỉ thay lông một lần duy nhất cho vài năm. Có các kiểu thay lông khác nhau giữa các loài. Ở các loài chim sẻ, lông bay (lông trên cánh và đuôi giúp cho việc bay) được thay thế một lần trong một thời gian với những chiếc lông vũ sơ cấp trong cùng sẽ thay đầu tiên. Sau khi lông sơ cấp được thay thế lần thứ năm hay thứ sáu, những chiếc lông bậc ba ngoài cùng bắt đầu rụng, sau đó đến lông thứ cấp và cuối cùng quá trình này lại đi tới những chiếc lông phía ngoài (rụng lông ly tâm). Những lông bao ("tetrix") lớn được rụng lẫn đồng thời với lông sơ cấp. Một số nhỏ các loài, như vịt và ngỗng, lại có thể rụng tất cả các lông bay cùng lúc, khiến chúng tạm thời không bay được Theo một quy luật chung, lông đuôi lại rụng và thay khởi đầu từ những cặp trong cùng. Dù thế, việc rung lông ly tâm cũng tìm thấy ở các loài thuộc họ Trĩ. Bên cạnh đó, sự rụng lông ly tâm ở đuôi có sự thay đổi ở các loài chim gõ kiến và họ Đuôi cứng, khi khởi đầu với những cặp lông trong cùng thứ hai và kết thúc với cặp lông giữa, và vẫn giữa một cặp lông với chức năng leo trèo. Ở các loài sẻ, kiểu thay lông chung là lông cánh sơ cấp thay trước, lông thứ cấp thay sau, còn đuôi thì khởi đầu với những lông ở giữa. Trước khi xây tổ, đa phần các con chim mái đều rụng phần lông gần bụng tạo thành một "vết ấp" ("brood patch"). Phần da ở đấy sẽ được cung cấp tốt từ các mạch máu và hỗ trợ chim trong việc ấp trứng. Lông vũ đòi hỏi được giữ gìn và chim thường dành khoảng 9% thời gian mỗi ngày dành cho việc rỉa hay chải lông. Chim dùng mỏ để chải đi các hạt nhỏ từ bên ngoài, đồng thời bôi lên đó một loại sáp tiết ra từ tuyến phao câu; loại sáp này sẽ giúp giữ gìn tính linh hoạt của lông và là một tác nhân chống vi sinh vật, ngăn chặn sự phát triển của những vi khuẩn làm giảm chất lượng lông. Ngoài ra chất này còn giúp lông không thấm nước và cung cấp vitamin D (chứa ergosterol biến đổi thành vitamin D dưới ánh mặt trời). Bên cạnh đó, một số chim còn có hành động chà kiến (hay côn trùng khác) lên bộ lông của chúng, nhằm lấy axít formic tiết ra từ kiến, có vai trò tiêu diệt những sinh vật ký sinh trên lông. Mỏ, chân và vảy. Mỏ là một cấu trúc bên ngoài của chim, được sử dụng cho việc ăn và nhiều mục đích khác. Trong mỏ không có răng, mỏ bao gồm 2 phần, phần hàm trên được bao phủ bởi một bao vỏ sừng ("rhamphotheca"), cấu tạo từ keratin. Giữa phần trên mỏ có hai lỗ mũi, ăn thông với hệ hô hấp. Ở một số loài, mỏ và lỗ mũi được bao bởi một phần mô mềm, sáp, được gọi là da gốc mỏ ("cere"). Bàn chân chim được bao phủ bởi vảy và có các ngón chân với móng vuốt. Đa phần các loài chim đều có 4 ngón, được chia thành 5 kiểu sắp xếp ("dactyly") chính, bao gồm: "anisodactyl" (ngón không đều), "zygodactyl" (ngón kiểu chân trèo), "heterodactyl" (khác ngón), "syndactyl" (dính ngón) và "pamprodactyl" (ngón nhọn). Ở nhiều loài chim, chân có màng, và cũng có các loại: có nửa màng ("semipalmate"), có màng hoàn toàn ("totipalmate"), có màng kiểu chân vịt và có thùy. Mỏ cùng móng vuốt đều không ngừng phát triển về kích cỡ. Kiểu chân và mỏ của mỗi loài nhiều khi rất khác nhau, phụ thuộc vào lối sống và thức ăn của chúng. Ở gà trống và một số loài chim khác, chân có phần sừng cứng mọc lên, được gọi là cựa. Giống các bộ phận mỏ, vuốt và cựa, vảy chim là sản phẩm của da, được tạo thành từ cùng một loại keratin. Vảy được tìm thấy chủ yếu ở ngón chân và bàn chân, nhưng cũng có thể xuất hiện ở mắt cá chân một vài loài. Hầu hết ở các loài chim, vảy không che phủ đáng kể, ngoại trừ trường hợp gõ kiến và đuôi cứng. Vảy của chim được cho là tương đồng với vảy của động vật có vú và bò sát. Đặc điểm sinh học. Di chuyển. Bay. Phần lớn chim đều có thể bay, điều này tạo nên sự khác biệt giữa chúng và hầu hết các loài động vật có xương sống khác. Bay là phương tiện chính để di chuyển của đa số loài chim, sử dụng cho các hoạt động sinh sản, kiếm thức ăn hay chạy trốn kẻ thù. Chim có nhiều đặc điểm thích nghi cho việc bay, bao gồm bộ xương khối lượng nhẹ, hai khối cơ vận động cánh lớn (cơ ngực và cơ quạ trên - "supracoracoideus"), cũng như hai chi trước đã biến đổi thành cánh, có vai trò tương tự như cánh máy bay. Hình dạng và kích thước cánh thông thường xác định kiểu bay của mỗi loài; nhiều loài chim có khả năng phối hợp giữa những cú đập cánh mạnh mẽ và kiểu chao liệng đòi hỏi ít năng lượng. Chim ruồi là một trường hợp đặc biệt của lớp Chim, khi chúng có thể bay lởn vởn tại chỗ bằng cách đập cánh 15-80 lần một giây (tùy mỗi loài), và đặc biệt có thể bay ngược phía sau, một khả năng mà không nhóm chim nào khác có. Chim cắt "Falco peregrinus" với sải cánh rộng là kẻ nhanh nhất trong giới động vật, với những cú liệng xuống dưới đạt tốc độ hơn . Khoảng 60 loài chim còn tồn tại không biết bay, cũng như với nhiều loài chim đã tuyệt chủng. Việc không biết bay chủ yếu xuất hiện ở các loài sống biệt lập trên các đảo, phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên giới hạn và không có kẻ săn mồi. Dù không biết bay, những con chim cánh cụt vẫn sử dụng cơ và cách di chuyển tương đồng để "bay" xuyên qua làn nước, tương tự các loài chim anca, hét nước hay chim báo bão. Các kiểu di chuyển khác. Bên cạnh bay, các loài chim còn có các kiểu di chuyển khác như leo trèo, bơi lặn hay đi trên mặt đất. Leo trèo là kiểu di chuyển nguyên thủy của nhiều loài chim tiền sử, ví dụ như "Archaeopteryx" sử dụng móng vuốt để leo lên cây sau đó thả mình lướt xuống đất. Trải qua thời gian, chân của các loại chim leo trèo nguyên thủy (với 3 ngón phía trước, 1 ngón phía sau) được biến đổi thành chân của các chim leo trèo hiện đại, với móng khỏe cùng 2 ngón trước và 2 ngón sau (kiểu ngón "zygodactyly"). Số loài chim leo trèo còn tồn tại không nhiều, bao gồm các loài thuộc các họ Gõ kiến, Đuôi cứng, Trèo cây cũng như vẹt và một số loài khác. Các loài này đều có cách leo trèo riêng của mình, một số loài như vẹt sử dụng mỏ như một chân thứ ba để trèo cây. Chim gõ kiến dùng móng sắc để bám và dùng đuôi cứng như một điểm tựa, di chuyển trên các thân cây. Các loài chim sống gần nước có các kiểu di chuyển khác nhau. Những loài bơi lặn giỏi có những đặc điểm thích nghi như chân có màng hay bộ lông không thấm nước. Chúng được chia làm hai loại dựa trên cách thức bơi: nhờ chân, tức dùng chân như một mái chèo để tạo sức đẩy, ví dụ chim cốc, chim lặn, gavia và họ Vịt, và nhờ cánh - chủ yếu là các loài sống ở biển, tiêu biểu là chim cánh cụt, chim anca hay hải âu pêtren lặn. Các loài chim lặn nhờ cánh nhìn chung thường nhanh hơn các loài sử dụng chân. Tuy nhiên, dù dùng chân hay dùng cánh thì đều khiến các loài này bị hạn chế ở các cách di chuyển khác, như bay hay di chuyển trên mặt đất. Các loài chim cánh cụt không biết bay có thể là sinh vật thích nghi với nước nhất trong số các loài chim bơi lặn, đặc biệt chim cánh cụt Gentoo ("Pygoscelis papua") là loài chim bơi nhanh nhất, với tốc độ đạt . Bên cạnh đó, còn có các loài lặn bằng cách lao thẳng từ trên cao xuyên qua làn nước để bắt mồi, ví dụ chim điên, ó biển, bồ nông nâu và một số nhạn biển. Những loài chim như hồng hạc, sếu, diệc, cò... và nhỏ hơn như dẽ hay choi choi là những loài chim lội nước, với đôi chân dài, mảnh, có thể đi qua nước dễ dàng mà cơ thể không bị ướt, dùng chân hay mỏ để kiếm thức ăn. Hầu hết các loài chim đều có thể di chuyển trên mặt đất qua hai cách: đi và chạy, với khả năng khác nhau ở mỗi loài. Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ như chim yến, khi không có khả năng đậu hay chạy do đôi chân quá yếu ớt, mà chỉ có thể dùng chân bám lên các bề mặt thẳng; hay hầu hết các loài chim lặn gavia cũng không thể đi đứng bình thường trên mặt đất do kết cấu đôi chân chỉ phù hợp với việc bơi lặn. Ngược lại, có những chim như bộ Đà điểu, tinamou, ô tác, gà maleo cũng như nhiều loài thuộc bộ Gà, đã phát triển kết cấu chân thích hợp, là đại diện của những loài chim di chuyển tốt trên mặt đất. Các loài chim ở nước thường di chuyển trên mặt đất rất khó khăn; dù thế, để di chuyển nhanh hơn, chim cánh cụt lại có một phương thức đặc biệt, đó là "lướt ván" trên phần bụng của chúng, sử dụng cánh và chân để đẩy thân mình lướt đi trên băng tuyết. Di truyền. Chim có hai giới tính: trống (đực) và mái (cái). Giới tính của chim được xác định bởi hai nhiễm sắc thể giới tính Z và W, không giống cặp nhiễm sắc thể (NST) X và Y ở động vật có vú. Các con trống có hai nhiễm sắc thể Z (ZZ) và con mái có một NST Z và một NST W (WZ). Gần như ở toàn bộ các loài chim, giới tính một cá thể được xác định tại thời điểm thụ tinh. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây đã cho thấy sự xác định giới tính phụ thuộc nhiệt độ ở những con gà tây bụi rậm Úc ("Alectura lathami"), khi mà nhiệt độ càng cao trong quá trình ấp trứng thì sẽ tạo tỉ lệ mái trên trống cao hơn. Thính giác. Chim dùng âm thanh để xác định ranh giới vùng làm tổ, cảnh báo kẻ thù xâm phạm lãnh thổ, bày tỏ tình cảm, báo hiệu thức ăn, dẫn đường chim di cư trong đêm tối, báo hiệu nguy hiểm, nhận biết con cái. Thính giác của chim gấp 10 lần người. Sức khỏe. Tuổi thọ. Tuổi thọ của chim rất khác nhau tùy theo loài, có thể từ ba đến bốn năm tuổi đối với một số loài chim sẻ và hơn 50 năm đối với một số loài hải âu, và thậm chí hơn 60 năm tuổi đối với một số loài hiếm có như chim kakapo ("Strigops habroptilus"). Trong cùng một loài chim, việc thay lông không những phụ thuộc vào mùa, mà còn vào độ tuổi của chim, do vậy việc biết rõ các thông tin này sẽ giúp tính ra tuổi của nhiều loài chim hoang dã. Ngoài ra mức độ khí hóa khung xương cũng là một đặc điểm được sử dụng để ước tính ra tuổi của chim. Tuổi thọ của chim nuôi và chim hoang dã khác nhau do điều kiện môi trường sống thay đổi. Trung bình tuổi thọ các loài cú là 15 năm, vet 20 năm, bồ câu 12 năm, gà 13 năm (gà nhà 30 năm). Ký sinh. Các sinh vật ký sinh phổ biến ở chim chủ yếu thuộc về các nhóm ghẻ, rận và chấy. Các loài ký sinh khác nhỏ hơn như một số loài thuộc động vật nguyên sinh, thường gây bệnh cho chim. Ít nhất 2.500 loài ghẻ thuộc 40 họ sống gắn với các loài chim, từ tổ chim, lông, thậm chí mỏ chim như một số loài ghẻ ký sinh trên chim ruồi. Các loài ghẻ này có thể chỉ đơn thuần là ký sinh vô hại hoặc có thể gây ngứa cho động vật chủ, thậm chí là ký sinh có hại như các loài thuộc chi "Dermanyssus" và "Ornithonyssus". Tất cả các loài chim đều bị ảnh hưởng bởi sinh vật ký sinh, ngay cả chim cánh cụt cũng có ve ký sinh trên cơ thể. Đời sống các loài ve tất nhiên phụ thuộc vào từng giống chim cụ thể; tuy thế, ấu trùng ve thường sống trong tổ chim. Các loài ký sinh này có chu kỳ sinh sản ngắn và có thể sinh sôi rất nhanh chóng. Một số loài ký sinh sống bằng lớp da chết của chim, số khác như các loài ký sinh ở chim ruồi thì được mang từ bông hoa này sang bông khoa khác và sống bằng mật hoa. Trong các tổ chim, người ta thậm chí còn phát hiện thấy các loài ký sinh nhỏ sống bám vào các loài ký sinh lớn hơn. Một số lớn các loài ký sinh có thể gây hại cho chim non hoặc gà con. Tuy thế, một số nghiên cứu cho thấy sự hội sinh này không phải chỉ có hại cho chim. Có khá nhiều nghiên cứu về các tương tác phức tạp giữa sinh vật ký sinh và chim, và nhiều yếu tố đã được tìm hiểu. Và các nghiên cứu cho thấy việc đưa ra các quy tắc đơn giản trong trường hợp này là không dễ dàng. Một số loài thuộc bộ Ăn lông (như "Ischnocera") thường sống bám ở một số loài chim nhất định. Rất nhiều loài thuộc ngành Giun dẹp như sán dây hay sán lá có thể lây nhiễm các loài chim và các con chim này có thể mang chúng đi từ lục địa này sang lục địa khác. Chẳng hạn như các loài chim biển khi ăn các loài nhuyễn thể thuộc chi "Cerastoderma", có thể phát tán các loài sán lá ký sinh (các chi "Meiogymnophalus", "Himasthla"...), truyền sang các động vật chủ khác như các loài chim hoặc các loài động vật thân mềm khác. Bệnh tật. Chim và gia cầm là một trong những véc tơ truyền bệnh chủ yếu ở các cự ly xa đối với con người như các bệnh virút vẹt, bệnh vi khuẩn "Salmonella", bệnh vi khuẩn xoắn (do "Campylobacter"), bệnh lao gia cầm (do "Mycobacterium"), cúm gia cầm, sốt hải ly (bệnh do loài ký sinh "Giardia lamblia", và bệnh Cryptosporidium. Các bệnh này cũng như sự lây lan của chúng cũng được nghiên cứu rất kỹ. Cũng do tầm phổ biến của ngành nuôi gia cầm, việc phát hiện ra các ổ bệnh gia cầm có thể khiến chính quyền địa phương áp dụng các biện pháp triệt để và ngặt nghèo đối với việc chăn nuôi này. Vào tháng 9 năm 2007, 205.000 con gia cầm tại Bavière đã bị thiêu hủy, 160.000 gia cầm tại Bangladesh cũng đã bị thiêu hủy vào tháng 2 năm 2008 do phát hiện ra ổ dịch cúm gia cầm... Một số bệnh đặc thù như bệnh Pacheco chỉ có ở các loài thuộc bộ Vẹt.
9,879
518158
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9879
Lưỡng Hà
Lưỡng Hà hay Mesopotamia là một khu vực lịch sử ở Tây Á nằm trong hệ thống sông Tigris và Euphrates ở phía bắc của Lưỡi liềm màu mỡ. Ngày nay, Lưỡng Hà nằm ở Iraq. Theo nghĩa rộng nhất, khu vực lịch sử bao gồm Iraq, Kuwait, một phần của Iran, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Nó được coi là một trong những trung tâm văn hóa đầu tiên trên thế giới, và các nền văn minh nổi tiếng nhất của nó là người Sumer, Akkadia, Assyria và Babylonia. Lưỡng Hà là nơi có những phát triển sớm nhất của Cách mạng Đồ đá mới từ khoảng 10.000 năm trước Công nguyên. Nó đã được xác định là đã "truyền cảm hứng cho một số phát triển quan trọng nhất trong lịch sử loài người, bao gồm việc phát minh ra bánh xe, trồng những cây ngũ cốc đầu tiên và sự phát triển của chữ thảo, toán học, thiên văn học, nông nghiệp và sự phát triển của đế chế đầu tiên trong lịch sử (đế quôc Akkad) do Sargon of Akkad lãnh đạo”. Nó đã được biết đến như một trong những nền văn minh sớm nhất trên thế giới. Một số nền văn minh theo sau nó, nền đầu tiên là nền văn minh Sumer (4500 TCN–1900 TCN), sau đó là các đế chế, đáng chú ý nhất là Đế quốc Akkad (2334 TCN–2154 TCN), Đế quốc Tân Assyria (911 TCN–609 TCN) và Văn minh cổ Babylon (626 TCN–539 TCN). Người Sumer và người Akkadia (bao gồm cả người Assyria và người Babylonia) lớn lên ở các vùng khác nhau của Iraq - Mesopotamia - đã cai trị Lưỡng Hà từ khi bắt đầu viết nên lịch sử vào khoảng năm 3100 TCN cho đến khi cuộc xâm lược của người Achaemenid và sự sụp đổ của Babylon vào năm 539 TCN, sau đó. rơi vào tay Alexander anh cả vào năm 332 trước Công nguyên và khi ông qua đời, nó trở thành một phần của Đế chế Seleucid Hy Lạp. Vào khoảng năm 150 trước Công nguyên, Lưỡng Hà bị nhà nước Parthia xâm chiếm. Trong bối cảnh xung đột tiếp diễn giữa người La Mã và người Parthia, các phần phía tây của khu vực nằm dưới sự kiểm soát của người La Mã. Năm 226 sau Công Nguyên, các vùng phía đông của Lưỡng Hà rơi vào tay người Ba Tư Sassanids. Sự phân chia khu vực giữa đế chế La Mã (Byzantine từ năm 395 sau Công nguyên) và Sassanian tiếp tục cho đến thế kỷ thứ bảy sau Công nguyên, Cho đến khi đạo Hồi xâm nhập vào Iraq và Ba Tư và sự sụp đổ của Đế chế Sassanid Có một số quốc gia Mesopotamian bản địa Neo-Assyrian và Cơ đốc giáo giữa thế kỷ 1 trước Công nguyên và thế kỷ 3 sau Công nguyên, bao gồm Hadyab, Asrouna và Hatra. Từ nguyên. Khái niệm địa danh "Mesopotamia" ("[vùng đất] giữa các dòng sông"; ' hoặc '; "miyân rudân"; "Beth Nahrain" "Vùng đất bên sông") xuất phát từ từ gốc Hy Lạp cổ μέσος "(mesos)" "giữa" và ποταμός "(potamos)" "sông", nghĩa đen là "(vùng đất) giữa các dòng sông". Thuật ngữ này được sử dụng trong bản Septuagint Hy Lạp (k. 250 TCN) để dịch từ tương đương trong tiếng Do Thái và tiếng Aram "Naharaim". Thuật ngữ tiếng Aram "biritum/birit narim" tương ứng để chỉ khái niệm địa lý tương tự. Sau đó, thuật ngữ "Mesopotamia" thường được áp dụng cho tất cả các vùng đất giữa Euphrates và Tigris, bao gồm không chỉ Syria mà còn gần như toàn bộ Iraq và đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Các thảo nguyên lân cận ở phía tây Euphrates và phía tây của dãy núi Zagros cũng thường được gộp vào trong thuật ngữ Lưỡng Hà nghĩa rộng. Thường có sự phân biệt giữa Bắc/Thượng Lưỡng Hà và Nam/Hạ Lưỡng Hà. Thượng Lưỡng Hà, còn được gọi là "Jazira", là khu vực giữa Euphrates và Tigris từ đầu nguồn xuống Baghdad. Hạ Lưỡng Hà là khu vực từ Baghdad đến Vịnh Ba Tư, bao gồm Kuwait và một phần của miền tây Iran. Trong cách sử dụng hiện đại, thuật ngữ Lưỡng Hà/Lưỡng Hà bao gồm cả khía cạnh thời kỳ lịch sử. Nó thường được sử dụng để chỉ khu vực này cho đến khi các cuộc chinh phục Hồi giáo Ả Rập vào thế kỷ thứ 7 CN, từ đó tên để chỉ khu vực được thay bằng các tên tiếng Ả Rập như Syria, Jezirah và Iraq. Cũng có tranh cãi cho rằng những uyển ngữ này là những cái tên mang tính Âu châu trung tâm chủ nghĩa được gán cho khu vực ở thời kỳ phương Tây xâm lấn thế kỷ 19. Địa lý. Lưỡng Hà bao gồm vùng đất nằm giữa sông Euphrates và sông Tigris, cả hai đều bắt nguồn từ dãy núi Taurus. Hai con sông được cấp nước bởi nhiều phụ lưu và toàn bộ hệ thống sông chảy qua một vùng núi rộng lớn. Các tuyến đường bộ ở Lưỡng Hà thường men theo Euphrates vì bờ sông Tigris thường dốc và trắc trở. Khu vực có khí hậu bán khô hạn với một sa mạc rộng lớn ở phía bắc và một khu vực đầm lầy, đầm phá, bãi bùn và bờ lau sậy ở phía nam. Ở cực nam, Euphrates và Tigris hợp dòng và đổ vào Vịnh Ba Tư. Môi trường khô hạn trải dài từ các khu vực phía bắc nhưng chưa chắc làm nông nghiệp dùng nước mưa cho đến ở phía nam dùng thủy lợi. Hệ thống tưới tiêu được hỗ trợ bởi mực nước cao và nước tuyết tan từ trên các đỉnh núi cao phía bắc dãy Zagros và từ Cao nguyên Armenia. Hệ thống thủy lợi đòi hỏi khả năng huy động lực lượng lao động lớn để xây dựng và bảo trì kênh rạch, dẫn đến sự phát triển của đô thị và hệ thống chính quyền tập trung ở thời kỳ sơ khai. Nông nghiệp trong khu vực cũng được kết hợp với chăn thả du mục cừu và dê (và sau đó là lạc đà) từ thảo nguyên ven sông vào những tháng mùa hè khô ráo tới vùng rìa sa mạc vào mùa đông ẩm ướt. Khu vực này có ít đá xây dựng, kim loại quý và gỗ, vì vậy phải phụ thuộc vào buôn bán nông sản đường dài để trao đổi các mặt hàng này từ các khu vực xa xôi. Ở vùng đầm lầy ở phía nam, một nền văn hóa ngư nghiệp phức tạp đã tồn tại từ thời tiền sử, cũng đóng góp vào sự đa dạng văn hóa. Khu vực thường xảy ra những sự đứt gãy văn hóa định kỳ vì một số lý do. Nhu cầu lao động theo thời gian đã dẫn đến sự gia tăng dân số, đẩy khả năng chịu đựng của hệ sinh thái tới giới hạn. Giai đoạn bất ổn khí hậu xảy ra có thể kéo theo sự sụp đổ của chính quyền trung ương và suy giảm dân số. Ngoài ra, những cuộc tấn công từ các bộ lạc trung du hoặc người du mục đã dẫn đến thương mại sụp đổ và các hệ thống thủy lợi bị bỏ bê. Cùng với đó, xu hướng trung tâm hóa của các thành bang khiến cho quyền lực của chính quyền trung ương trên toàn khu vực bị phân mảnh. Những xu hướng này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay ở Iraq. Lịch sử. Thời tiền sử của vùng Cận Đông cổ đại bắt đầu từ thời kỳ đồ đá cũ. Chữ viết xuất hiện dưới dạng chữ tượng hình ở thời kỳ Uruk IV (khoảng thiên niên kỷ thứ 4 TCN), còn các ghi chép lịch sử bắt đầu từ giữa thiên niên kỷ thứ ba TCN với các tài liệu chữ hình nêm về các vị vua Sơ kỳ triều đại. Lịch sử Lưỡng Hà kết thúc với việc bị Đế chế Achaemenes thôn tính vào cuối thế kỷ thứ 6 TCN, hoặc tại thời điểm cuộc chinh phạt của người Hồi giáo và thành lập Caliphate vào cuối thế kỷ thứ 7 CN, kể từ sau đó khu vực này được gọi là Iraq. Trong suốt lịch sử tồn tại, Lưỡng Hà là vùng đất của một số trong những xã hội cổ đại phức tạp và phát triển nhất thế giới. Khu vực này là một trong bốn nền văn minh châu thổ phát minh ra chữ viết, cùng với thung lũng sông Nile ở Ai Cập cổ đại, Văn minh lưu vực sông Ấn ở tiểu lục địa Ấn Độ và văn minh sông Hoàng Hà ở Trung Quốc cổ đại. Lưỡng Hà có các thành phố quan trọng trong lịch sử như Uruk, Nippur, Nineveh, Assur và Babylon, cũng như các vùng lãnh thổ lớn như thành phố Eridu, các vương quốc Akkad, Triều đại thứ ba của Ur và các đế chế Assyria. Một số nhân vật lịch sử quan trọng của Lưỡng Hà là Ur-Nammu (vua của Ur), Sargon của Akkad (người thành lập Đế chế Akkad), Hammurabi (người thành lập nhà nước Babylon cổ), Ashur-uballit II và Tiglath-Pileser I (người thành lập Đế quốc Assyria). Chính trị. Địa lý Lưỡng Hà có tác động sâu sắc đến sự phát triển chính trị của khu vực. Giữa các dòng sông và suối, người Sumer đã xây dựng những thành phố đầu tiên cùng với các kênh đào thủy lợi được ngăn cách bởi những dải sa mạc rộng lớn hoặc đầm lầy nơi các bộ lạc du mục sinh sống. Giao tiếp giữa các thành phố bị hạn chế vì khó khăn và đôi khi nguy hiểm. Do đó, mỗi thành phố Sumer dần trở thành một thành bang, độc lập với các thành phố khác. Đôi khi có một thành phố cố gắng chinh phục và thống nhất khu vực, nhưng thường kết thúc thất bại. Do đó, lịch sử chính trị của Sumer là một chuỗi những cuộc chiến gần như liên tục. Cuối cùng Sumer được thống nhất bởi Eannatum nhưng cũng không tồn tại được lâu khi chỉ một thế hệ sau đã bị người Akkad chinh phục vào năm 2331 TCN. Đế chế Akkad là đế chế đầu tiên thành công tồn tại hơn một thế hệ và chứng kiến các vị vua kế vị trong hòa bình. Tuy nhiên, chỉ trong một vài thế hệ, đế chế Akkad suy tàn, từ đó phần lớn thời gian Lưỡng Hà bị các dân tộc ngoại bang thay phiên nhau cai trị. Vương quyền. Người Lưỡng Hà tin rằng các vị vua và vương hậu của họ là hậu duệ từ Thiên giới, nhưng không giống như người Ai Cập cổ đại, họ không bao giờ cho rằng các vị vua của họ là các vị thần thực sự. Hầu hết các vị vua tự xưng là "vua của vũ trụ", hay "đại vương". Một tên gọi phổ biến khác là "người chăn cừu", thể hiện các vị vua chăm nom thần dân của mình. Quyền lực. Khi Assyria phát triển thành một đế chế, nó được chia thành các phần nhỏ hơn, được gọi là các tỉnh. Mỗi tỉnh được đặt theo tên của các thành phố chính như Nineveh, Samaria, Damascus và Arpad, và đều có tổng trấn riêng có nhiệm vụ giám sát việc thu thuế. Tổng trấn cũng là người chịu trách nhiệm thực thi pháp luật, huy động binh lính nhập ngũ và cung cấp công nhân để xây dựng đền thờ. Theo cách này, việc kiểm soát một đế chế rộng lớn trở nên dễ dàng hơn. Mặc dù Babylon là một thành bang khá nhỏ ở Sumer, nó đã phát triển vượt bậc dưới thời Hammurabi. Ông được gọi là "nhà lập pháp", và Babylon nhanh chóng trở thành một thành phố lớn ở Lưỡng Hà, và là một trung tâm tôn giáo, văn hóa và học thuật quan trọng ở Lưỡng Hà. = Chiến tranh = Khi kết thúc giai đoạn Uruk, các thành phố có tường bao phát triển còn nhiều làng mạc văn hóa Ubaid biệt lập bị bỏ hoang, cho thấy sự gia tăng của bạo lực. Một trong vị vua đầu tiên, Lugalbanda, được cho là đã xây dựng những bức tường trắng xung quanh thành phố. Khi thành bang bắt đầu phát triển, phạm vi ảnh hưởng của chúng chồng chéo lên nhau gây ra tranh chấp giữa các thành bang, đặc biệt là trên đất liền và kênh rạch. Những tranh chấp này đã được ghi lại trong các phiến đất sét từ thời điểm vài trăm năm trước khi xảy ra bất kỳ cuộc chiến lớn nào. Chiến tranh lần đầu được ghi lại vào k. 3200 TCN, nhưng không phổ biến cho đến k. 2500 TCN. Một vị vua (Ensi) nửa lịch sử nửa thần thoại của thành Uruk sơ kỳ triều đại II, Gilgamesh (k. 2600 TCN), đã được ca tụng vì các chiến công chống lại Humbaba của Núi tuyết tùng trong nhiều bài thơ và bài hát sau này. Tấm bia Kền kền vào cuối sơ kỳ triều đại III (2600–2350 TCN), kỷ niệm chiến thắng của Eannatum của Lagash trước thành phố đối thủ Umma lân cận, là tượng đài lâu đời nhất trên thế giới về một vụ thảm sát. Từ thời điểm này trở đi, chiến tranh đã trở thành một phần của hệ thống chính trị Lưỡng Hà. Đôi khi một thành phố trung lập có thể đóng vai trò trung gian cho hai thành phố đối thủ. Điều này đã giúp hình thành các liên minh giữa các thành phố, dẫn đến sự thành lập các quốc gia trong khu vực. Các đế chế hình thành và hướng các chiến dịch quân sự ra bên ngoài. Chẳng hạn, vua Sargon đã chinh phục tất cả các thành phố Sumer, một số thành phố ở Mari và sau đó tiến hành chiến tranh với miền bắc Syria. Nhiều bức tường cung điện Assyria và Babylon được trang trí bằng những hình ảnh của các trận thắng và kẻ thù tuyệt vọng trốn thoát hoặc ẩn náu giữa đám lau sậy. Pháp luật. Các thành bang Lưỡng Hà đã ban hành các bộ luật đầu tiên, dựa trên quyền ưu tiên pháp lý và các quyết định của vua, tiêu biểu như Urukagina, Lipid Ishtar và Hammurabi. Bộ luật Hammurabi (1780 TCN) là một trong những bộ luật đầu tiên được biết đến và được bảo tồn tốt nhất của Lưỡng Hà cổ đại, bao gồm hơn 200 điều luật cho. Các bộ luật cho thấy sự suy yếu dần dần về quyền của phụ nữ và mức độ tàn khốc tăng dần trong việc đối xử với nô lệ. Ngôn ngữ và chữ viết. Ngôn ngữ viết đầu tiên ở Lưỡng Hà là Sumer, một ngôn ngữ chắp dính độc lập. Cùng với tiếng Sumer, các ngôn ngữ Semit cũng được sử dụng ở Lưỡng Hà thời đầu. Tiếng Subartu ở vùng núi Zagros, có thể thuộc họ ngôn ngữ Hurro-Urartuan, xuất hiện trong tên người, sông, núi và trong các nghề thủ công khác nhau. Tiếng Akkad trở thành ngôn ngữ chính của Đế chế Akkad và các đế chế Assyria, nhưng tiếng Sumer vẫn được sử dụng cho các mục đích hành chính, tôn giáo, văn học và khoa học. Các phương ngữ Akkad khác nhau đã được sử dụng cho đến cuối thời Tân Babylon. Tiếng Aram cổ, vốn đã trở nên phổ biến ở Lưỡng Hà, sau đó trở thành ngôn ngữ hành chính chính thức của Đế quốc Tân Assyria, rồi sau đó là Đế chế Achaemenes. Tiếng Akkad dần không còn được sử dụng, nhưng vẫn được sử dụng cùng với tiếng Sumer trong đền thờ sau một vài thế kỷ. Các văn bản tiếng Akkad cuối cùng có niên đại khoảng thế kỷ 1 CN. Trong thời kỳ đầu lịch sử của Lưỡng Hà (khoảng giữa thiên niên kỷ thứ 4 TCN), tiếng Sumer bắt đầu được viết bằng chữ hình nêm, có tên như vậy do được viết bằng bút có đầu hình tam giác khắc trên đất sét ướt. Các dạng chuẩn hóa của kí tự hình nêm rất có thể được phát triển từ chữ tượng hình. Hệ thống kí hiệu tượng hình ban đầu của chữ hình nêm đòi hỏi nhiều năm để thành thạo, vì vậy, chỉ có một số người làm kinh sư mới được đào tạo để sử dụng nó. Đến khi hệ thống chữ kí âm trở nên phổ biến dưới thời Sargon, một phần đáng kể dân số Lưỡng Hà mới có thể đọc và viết. Nhiều kho lưu trữ văn bản lớn đã được tìm thấy và khôi phục từ các di tích khảo cổ học của các trường học kinh sư ở Babylon cổ đại. Hầu hết các thị trấn và đền thờ đều có thư viện. Có một câu ngạn ngữ cổ của người Sumer rằng "Một kinh sư ưu tú thường dậy từ lúc bình minh". Phụ nữ cũng như đàn ông đều được học đọc và viết, và trong thời kỳ Semit, việc này yêu cầu cả kiến thức về ngôn ngữ Sumer đã tuyệt chủng, với hệ thống âm tiết phức tạp và sâu rộng. Một lượng đáng kể văn học Babylon là tác phẩm dịch từ bản gốc Sumer, tôn giáo và luật pháp tiếp tục được viết bằng tiếng Sumer. Từ vựng, ngữ pháp và bản dịch song ngữ được biên soạn để cho học trò sử dụng, cũng như các bài bình luận về các văn bản cũ và giải thích các từ và cụm từ tối nghĩa. Người ta sắp xếp và đặt tên tất cả chữ cái kí âm, cũng như soạn thảo chúng thành các danh sách công phu. Có rất nhiều tác phẩm văn học Babylon đã được biết đến ngày nay. Nổi tiếng nhất trong số đó là Sử thi Gilgamesh nằm trong mười hai phiến đất sét, được biên soạn từ các văn bản tiếng Sumer bởi Sin-liqi-unsinni. Sử thi nói về những cuộc phiêu lưu của Gilgamesh, vị vua bán lịch sử/thần thoại của Uruk, có thể được tổng hợp từ nhiều nguồn cổ xưa và các câu chuyện khác nhau. Tôn giáo và triết học. Tôn giáo. Tôn giáo Lưỡng Hà cổ đại bao gồm tín ngưỡng và tập tục tôn giáo của các nền văn minh Lưỡng Hà trong khoảng năm 3500 TCN đến 400 CN, sau đó phần lớn bị thay thế bởi Kitô giáo Syria. Sự phát triển tôn giáo ở Lưỡng Hà và văn hóa Lưỡng Hà nói chung không bị ảnh hưởng bởi dòng di chuyển đến và đi khắp khu vực của các dân tộc khác nhau, đặc biệt là ở phía nam. Thay vào đó, tôn giáo Lưỡng Hà là một truyền thống nhất quán và mạch lạc, phù hợp với nhu cầu nội tại của các tín đồ qua hàng thiên niên kỷ phát triển. Những khởi nguồn sớm nhất của tư tưởng tôn giáo Lưỡng Hà có từ giữa thiên niên kỷ thứ 4 TCN, có nền tảng từ sự thờ phụng thiên nhiên. Trong thiên niên kỷ thứ 3 TCN, các đối tượng thờ phụng đã được nhân cách hóa và trở thành một nhóm các vị thần với các chức năng cụ thể. Các giai đoạn cuối cùng của đa thần giáo Lưỡng Hà phát triển trong thiên niên kỷ thứ 2 và thứ 1, tập trung hơn vào tôn giáo thờ phụng cá nhân và sắp xếp các vị thần thành một hệ thống phân cấp quân chủ với vị thần quốc gia là người đứng đầu các thần. Tôn giáo Lưỡng Hà cuối cùng bị suy tàn trước sự truyền bá của các tôn giáo Iran thời Đế chế Achaemenes và sự Kitô giáo hóa. Triết học. Nhiều nền văn minh của khu vực có ảnh hưởng lớn đến các tôn giáo Abraham, đặc biệt là Kinh thánh tiếng Do Thái; giá trị văn hóa và ảnh hưởng văn học của nó được thể hiện đặc biệt rõ ràng trong Sách Sáng thế. Giorgio Buccellati cho rằng khởi nguồn của triết học đến từ các triết lý sơ khai về cuộc sống ở Lưỡng Hà, đặc biệt là về đạo đức, dưới các hình thức biện chứng, đối thoại, sử thi, văn hóa dân gian, thánh ca, lời bài hát, văn xuôi và tục ngữ. Lý luận và lý tính thời Babylon đã phát triển vượt ra ngoài quan sát thực nghiệm. Tư duy triết học Babylon có ảnh hưởng đến triết học Hy Lạp cổ đại, đặc biệt là triết học Hy Lạp hóa. Văn bản Babylon "Đối" "thoại của người bi quan" có điểm tương đồng với các suy nghĩ chủ vận của các nhà ngụy biện và các học thuyết Heraclitus về sự tương phản, và các đối thoại của Plato, cũng như là tiền thân cho phương pháp gợi hỏi của Socrates. Nhà triết học người Ionia Thales cũng bị ảnh hưởng bởi các ý tưởng vũ trụ học của Babylon. Văn hóa xã hội. Lễ hội. Người Lưỡng Hà cổ đại tổ chức nghi lễ mỗi tháng. Chủ đề của các nghi lễ và lễ hội cho mỗi tháng được xác định bởi ít nhất sáu yếu tố quan trọng: Âm nhạc. Các ca khúc được viết để dâng lên các vị thần hoặc để kể về các sự kiện quan trọng. Âm nhạc được yêu thích bởi cả giới quý tộc và thường dân. Dân chúng thích hát và nhảy trong nhà hoặc ở chợ. Các ca khúc được truyền miệng qua nhiều thế hệ cho đến khi chữ viết trở nên phổ biến hơn. Những ca khúc này là một phương tiện truyền tải thông tin quan trọng về các sự kiện lịch sử qua nhiều thế kỷ. "Oud" (tiếng Ả Rập: العود) là một nhạc cụ có dây nhỏ được sử dụng bởi người Lưỡng Hà. Hình ảnh lâu đời nhất về Oud có từ thời Uruk ở Nam Lưỡng Hà hơn 5000 năm trước, ở trên một con dấu hình trụ hiện đang được lưu trữ tại Bảo tàng Anh. Con dấu mô tả một phụ nữ đang cúi mình xuống chơi nhạc ở trên thuyền. Nhạc cụ này xuất hiện nhiều lần trong suốt lịch sử Lưỡng Hà và cả ở Ai Cập cổ đại từ triều đại thứ 18 trở đi với các biến thể cổ dài hoặc ngắn. Oud được coi là tiền thân của đàn lute châu Âu. Trò chơi. Săn bắn là hoạt động phổ biến của các vị vua Assyria. Đấm bốc và đấu vật cũng thường xuyên xuất hiện trong nghệ thuật. Một số hình thức polo có thể rất phổ biến, nhưng với người cưỡi trên vai người khác thay vì cưỡi ngựa. "Majore" là một trò chơi tương tự như môn bóng bầu dục nhưng với bóng gỗ. Họ cũng có một trò chơi trên bàn tương tự như senet và backgammon, hiện được gọi là ""Trò chơi Hoàng gia của Ur" ". Gia đình. Như được thể hiện trong các bộ luật nối tiếp nhau, Urukagina, Lipid Ishtar và Hammurabi, xã hội Lưỡng Hà ngày càng trở nên gia trưởng. Ở thời Sumer sơ kỳ, "en", hay đại tư tế, của các nam thần ban đầu là phụ nữ, còn "en" của nữ thần thì là đàn ông. Thorkild Jacobsen, cũng như nhiều người khác, cho rằng xã hội Lưỡng Hà thời kỳ đầu được cai trị bởi một "hội đồng trưởng lão" mà ở đó đàn ông và phụ nữ đều được đại diện bình đẳng, nhưng theo thời gian, địa vị của phụ nữ giảm xuống còn của đàn ông tăng lên. Chỉ có hậu duệ hoàng tộc và con trai của các gia đình giàu có, hoặc các nghề nghiệp như thầy giáo, thầy thuốc, tư tế mới được đi học. Hầu hết các bé trai học nghề của cha hoặc được đi học nghề. Các bé gái phải ở nhà với mẹ để học nội trợ và nấu ăn, và chăm sóc trẻ em trong nhà. Tuy nhiên, phụ nữ ở Lưỡng Hà cũng có một số quyền nhất định. Họ có thể sở hữu tài sản và có thể ly hôn nếu có lý do chính đáng. Chôn cất. Hàng trăm ngôi mộ đã được khai quật tại nhiều khu vực ở Lưỡng Hà, cung cấp thông tin về thói quen chôn cất của người Lưỡng Hà. Tại thành phố Ur, hầu hết mọi người được chôn cất trong các ngôi mộ gia đình dưới nhà của họ, cùng với một số tài sản. Một số hài cốt được tìm thấy được bọc trong chiếu và thảm. Trẻ em chết non được đặt trong những chiếc "lọ" lớn để ở nhà nguyện gia đình. Những hài cốt khác đã được tìm thấy trong nghĩa địa thành phố. 17 ngôi mộ đã được tìm thấy với những đồ vật rất quý giá bên trong nên được cho là những ngôi mộ hoàng gia. Kinh tế và nông nghiệp. Nền nông nghiệp sử dụng thủy lợi lan tỏa từ vùng đồi Zagros với văn hóa Samara và Hadji Muhammed xuống phía nam vào khoảng 5.000 TCN. Các ngôi đền Sumer có chức năng như ngân hàng và đã phát triển hệ thống cho vay và tín dụng quy mô lớn, nhưng đến thời người Babylon mới phát triển hệ thống ngân hàng thương mại đầu tiên. Nó có nhiều nét tương đồng với kinh tế học hậu Keynes thời hiện đại, nhưng với cách tiếp cận cởi mở hơn. Từ sơ kỳ triều đại đến thời Ur III, các đền thờ sở hữu tới một phần ba tổng diện tích đất, giảm dần theo thời gian khi hoàng gia và các tổ chức tư nhân khác tăng lên. Từ Ensi chỉ chức quan cai quản nền nông nghiệp phụ thuộc vào đền thờ. Nông nô chủ yếu làm việc ở trên đất của đền thờ hoặc cung điện. Nền nông nghiệp ở Lưỡng Hà đòi hỏi phải có hệ thống tưới tiêu và thoát nước tốt. Nhu cầu tưới tiêu khiến người Sumer, sau đó là người Akkad, xây dựng các thành phố dọc theo sông Tigris, Euphrates và các chi lưu. Các con sông cung cấp thủy sản (được sử dụng làm cả thực phẩm và phân bón), lau sậy và đất sét (làm vật liệu xây dựng). Với hệ thống tưới tiêu, nguồn cung cấp thực phẩm ở Lưỡng Hà có thể so sánh với với vùng thảo nguyên Canada. Các thung lũng sông Tigris và Euphrates tạo thành phần phía đông bắc của Lưỡi liềm Màu mỡ, bao gồm cả thung lũng sông Jordan và sông Nile. Mặc dù đất phù sa châu thổ phì nhiêu và có lợi cho mùa màng, những vùng cách xa nước lại khô cằn và không thể ở được. Vì vậy sự phát triển của thủy lợi rất quan trọng đối với những người định cư ở Lưỡng Hà. Người Lưỡng Hà đã tìm ra cách kiểm soát nước bằng đập và cống. Những người định cư ban đầu đã biết sử dụng cày gỗ để làm tơi đất trước khi gieo trồng lúa mạch, hành tây, nho, củ cải và táo. Họ cũng là một trong những người đầu tiên làm ra bia và rượu vang. Mặc dù các dòng sông duy trì sự sống nhưng chúng cũng gây ra lũ lụt thường xuyên tàn phá các thành phố. Thời tiết Lưỡng Hà thất thường gây khó khăn và mất mùa cho nông dân; vì vậy phải có thêm các nguồn thức ăn dự phòng như bò và cừu. Theo thời gian, đất đai phần cực nam của Lưỡng Hà Sumer bị mặn hóa, dẫn đến sự suy tàn dần dần và quyền lực bị dịch chuyển lên Akkad ở phía bắc. Khoa học kỹ thuật. Toán học. Toán học và khoa học Lưỡng Hà dựa trên hệ đếm lục thập phân (cơ sở 60). Đây là nguồn gốc của cách sử dụng 60 giây một phút, 60 phút một giờ và 360 độ (60 × 6) một vòng tròn thời hiện đại. Lịch Sumer được tính theo tuần có bảy ngày. ( chắc vậy ) Người Babylon có thể đã biết sử dụng các quy tắc đo diện tích. Họ tính chu vi đường tròn bằng ba lần đường kính và diện tích bằng một phần mười hai bình phương của chu vi, điều này là đúng trong trường hợp lấy π bằng 3. Thể tích của một hình trụ là tích của đáy và chiều cao, tuy nhiên, thể tích của sự hình nón hoặc hình chóp vuông được tính không chính xác bằng chiều cao nhân với một nửa diện tích đáy. Ngoài ra, có một phát hiện gần đây tìm được một phiến đấy sét sử dụng số π bằng 3 và 1/8. Người Babylon cũng có đơn vị dặm Babylon, tương đương với 11 km ngày nay. Đơn vị khoảng cách này cuối cùng được chuyển đổi thành đơn vị dặm thời gian, sử dụng để đo thời gian theo hành trình của Mặt trời. Thiên văn học. Từ thời Sumer, các tư tế đền thờ thường giải đoán các sự kiện xảy ra dựa theo vị trí của các thiên thể. Điều này tiếp tục đến thời Assyria, với truyền thống ban hành limmu, danh mục các ngày lễ vọng dựa theo vị trí hành tinh, mỗi năm. Các phiến đất sét có niên đại từ thời Babylon cổ ghi lại việc ứng dụng toán học vào tính toán sự biến thiên độ dài của ngày trong một năm mặt trời. Hàng thế kỷ quan sát của người Babylon về các hiện tượng thiên thể được ghi lại trong các bảng chữ chữ hình nêm được gọi là 'Enūma Anu Enlil'. Văn bản thiên văn quan trọng lâu đời nhất cho đến nay là Phiến 63 của 'Enūma Anu Enlil', phiến Venus của Ammi-Saduqa, liệt kê những lần mọc đầu và cuối của Sao Kim trong khoảng 21 năm và là bằng chứng sớm nhất của việc nhận biết chu kì của một hành tinh. Thước trắc tinh hình chữ nhật cổ nhất có từ thời Babylon k. 1100 TCN, goi là MUL. APIN, chứa các danh mục sao và chòm sao cũng như các sơ đồ dự đoán mọc lúc rạng đông và đặc điểm của các hành tinh, độ dài của ban ngày được đo bằng đồng hồ nước, gnomon, bóng và nhuận. Văn bản GU của Babylon sắp xếp các ngôi sao thành "chuỗi" nằm dọc các vòng xích vĩ để đo xích kinh độ hoặc khoảng thời gian, và cũng bao gồm cả các ngôi sao nằm ở thiên đỉnh, phân tách bằng các khác biệt về xích kinh độ. Cung hoàng đạo là một phát minh của người Babylon thời cổ đại. Có nhiều văn bản chữ hình nêm ghi chép về các quan sát nhật thực gốc của người Lưỡng Hà. Đến thời Tân Babylon, trong số các ngành khoa học, thiên văn học và chiêm tinh học vẫn chiếm một vị trí danh giá trong xã hội. Thiên văn học Babylon là nền tảng cho thiên văn học Hy Lạp cổ đại, thiên văn học cổ điển Ấn Độ, Sasan, Byzantine và Syria, thiên văn học Hồi giáo thời trung cổ, và thiên văn học ở Trung Á và Tây Âu. Do đó, thiên văn học Tân Babylon có thể được coi là tiền thân trực tiếp của phần lớn toán học và thiên văn học Hy Lạp cổ đại, đến lượt nó lại là tiền thân lịch sử của cuộc cách mạng khoa học châu Âu (phương Tây). Trong thế kỷ thứ 8 và 7 TCN, các nhà thiên văn học Babylon đã phát triển một hướng tiếp cận mới đối với thiên văn học. Họ bắt đầu nghiên cứu triết học về bản chất lý tưởng của vũ trụ sơ khai và sử dụng logic nội tại trong hệ thống hành tinh dự đoán của họ. Đây là một đóng góp quan trọng cho thiên văn học và triết học khoa học, một số học giả đã gọi phương pháp mới này là cuộc cách mạng khoa học đầu tiên. Cách tiếp cận mới này đối với thiên văn học đã được đón nhận và phát triển hơn nữa trong thiên văn học Hy Lạp cổ điển và Hy Lạp hóa. Đến thời Seleukos và Parthia, các ghi chép thiên văn có tính khoa học toàn diện. Sự phát triển phương pháp dự đoán chuyển động của các hành tinh của người Babylon được coi là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử thiên văn học. Nhà thiên văn học Babylon duy nhất được biết đến là người ủng hộ mô hình nhật tâm là Seleukos của Seleucia (sinh 190 TCN), được nhắc đến trong các tác phẩm của Plutarch. Ông cho rằng Trái đất quay quanh trục của chính nó, và quay quanh Mặt trời. Theo Plutarch, Seleukos thậm chí đã chứng minh hệ thống nhật tâm, nhưng không rõ ông đã sử dụng những luận cứ nào. Y học. Các văn bản lâu đời nhất của Babylon (bằng tiếng Akkad) về y học bắt nguồn từ triều đại Babylon đầu tiên trong nửa đầu thiên niên kỷ thứ 2 TCN mặc dù các đơn thuốc sớm nhất xuất hiện ở Sumer trong triều đại thứ ba của Ur. Tuy nhiên, văn bản y học Babylon chi tiết nhất là "Cẩm nang Chẩn đoán" được viết bởi một "ummânū", hay Đại học giả, Esagil-kin-apli của Borsippa, dưới triều đại của Adad-apla-iddina (1069–1046 TCN). "Cẩm nang Chẩn đoán" đã giới thiệu các phương pháp trị liệu và bệnh lí, sử dụng phương pháp kinh nghiệm, logic và lý tính trong chẩn đoán, tiên lượng và điều trị. Văn bản chứa một danh sách các triệu chứng y khoa và quan sát chi tiết theo kinh nghiệm, cùng với các quy tắc logic kết hợp các triệu chứng quan sát được trên cơ thể bệnh nhân với chẩn đoán và tiên lượng. Cùng với y học Ai Cập cổ đại cũng thời, người Babylon đã đưa ra các khái niệm chẩn đoán, tiên lượng, thực khám và kê đơn thuốc. Các triệu chứng và bệnh được điều trị thông qua các phương pháp trị liệu như băng bó, bôi thuốc mỡ và uống thuốc. Nếu một bệnh nhân không thể được chữa khỏi về mặt thể chất, các y sĩ Babylon thường tiến hành trừ tà để thanh tẩy bệnh nhân khỏi nguyền rủa. Y học Babylon thời kì sau cũng tương tự với y học Hy Lạp thời kỳ đầu ở nhiều mặt. Đặc biệt, các chuyên luận đầu tiên của Hippocrates thể hiện ảnh hưởng của y học Babylon về cả nội dung và hình thức. Công nghệ. Người Lưỡng Hà đã phát minh ra nhiều công nghệ bao gồm gia công đồng và kim loại khác, làm thủy tinh và đèn, dệt vải, trị thủy, trữ nước và tưới tiêu. Họ cũng là một trong những xã hội đồ đồng đầu tiên trên thế giới. Theo một giả thuyết gần đây, hệ thống bơm ốc vít Archimedes có thể đã được Sennacherib của Assyria áp dụng cho hệ thống nước tại Vườn treo Babylon và Nineveh vào thế kỷ thứ 7 TCN, mặc dù các học giả chính thống cho rằng nó là một phát minh của Hy Lạp sau này. Trong thời kỳ Parthia hoặc Sasan, Pin Baghdad, có thể là loại pin đầu tiên trên thế giới, được phát minh ở Lưỡng Hà. Nghệ thuật và kiến trúc. Nghệ thuật. Nghệ thuật Lưỡng Hà cạnh tranh với với Ai Cập cổ đại ở mức độ kì vĩ, tinh xảo và công phu. Các mảng nghệ thuật chính là các hình thức điêu khắc khác nhau trên đá và đất sét; một số bức tranh nhỏ cũng tồn tại, nhưng chủ yếu được sử dụng để trang trí, mặc dù hầu hết các tác phẩm điêu khắc đều được sơn màu. Thời kỳ Tiền-Văn tự, với sự thống trị của Uruk, đã cho ra đời các tác phẩm tinh xảo như bình gốm Warka và con dấu hình trụ. Thời kỳ sau có một số tượng tu sĩ và tín đồ với đôi mắt to bằng thạch cao dùng trong nghi lễ thờ cúng, nhưng rất ít trong số này còn tồn tại. Các tác phẩm điêu khắc hình người thời Sumer và Akkad thường có đôi mắt to nhìn chằm chằm và bộ râu dài. Nhiều kiệt tác cũng đã được tìm thấy tại Nghĩa trang Hoàng gia tại Ur (k. 2650 TCN), bao gồm hai bức tượng "Ram trong bụi cây", "Bò mộng bằng đồng" và đầu bò gắn trên một cây đàn lia của Ur. Ở các thời kỳ tiếp theo, trước sự lên ngôi của Đế chế Tân Assyria, nghệ thuật Lưỡng Hà tồn tại dưới một số hình thức: con dấu hình trụ, các bức tượng nhỏ trong vòng tròn và phù điêu với nhiều kích cỡ khác nhau. Phù điêu Burney là một tác phẩm nổi bật và tương đối lớn (51 x 38 cm) bằng đất nung, thể hiện một nữ thần có cánh với đôi chân của một con chim săn mồi, cùng với cú và sư tử. Nó có niên đại từ thế kỷ 18 hoặc 19 TCN, và cũng có thể được đúc bằng khuôn. Các tấm bia đá, lễ vật cúng tế, hoặc các phù điêu kỷ niệm chiến thắng và tiệc mừng, cũng được tìm thấy tại các đền thờ; Tấm bia Kền kền là một ví dụ thời đầu của phù điêu khắc, còn Bút tháp đen của Shalmaneser III ở Assyria là loại bia lớn đồ sộ thời kỳ sau. Cuộc chinh phạt toàn bộ Lưỡng Hà và các vùng lãnh thổ xung quanh của người Assyria đã tạo ra một quốc gia rộng lớn và giàu có, với nghệ thuật tráng lệ ở các cung điện và nơi công cộng. Người Assyria đã phát triển một phong cách nghệ thuật bao gồm những bộ tranh khắc cực kỳ lớn với các bức phù điêu kể chuyện vô cùng tinh xảo bằng đá tại các cung điện, với những cảnh chiến tranh hoặc săn bắn; một bộ sưu tập như vậy hiện đang lưu trữ ở Bảo tàng Anh. Có rất ít tác phẩm điêu khắc trong vòng tròn, ngoại trừ các hình nhân bảo vệ khổng lồ, thường là lamassu đầu người, được điêu khắc hai bên của một khối hình chữ nhật. Ngay cả trước khi thống trị khu vực, người Assyria đã tiếp nối truyền thống đúc con dấu hình trụ với các thiết kế mạnh mẽ và tinh tế. Kiến trúc. Nghiên cứu về kiến trúc Lưỡng Hà cổ đại dựa trên các bằng chứng khảo cổ học có sẵn, hình ảnh của các tòa nhà thể hiện trên cổ vật và các văn bản về việc xây dựng. Văn học học thuật thường tập trung vào các đền thờ, cung điện, tường thành và cổng, và các tòa nhà hoành tráng khác, nhưng đôi khi người ta cũng tìm thấy các tác phẩm nói về kiến trúc dân dụng. Khảo sát bề mặt khảo cổ cũng cho phép nghiên cứu hình thái đô thị ở các thành phố Lưỡng Hà thời đầu. Gạch là vật liệu chủ yếu vì có sẵn, còn đá xây dựng phải được vận chuyển từ khá xa. Ziggurat là hình thức kiến trúc đặc biệt nhất; các thành phố thường có cổng lớn, nổi tiếng trong đó là Cổng Ishtar ở Babylon thời Tân đế quốc, được trang trí với thú vật bằng gạch nhiều màu, hiện được trưng bày trong Bảo tàng Pergamon ở Berlin. Các di tích kiến trúc đáng chú ý nhất từ thời Lưỡng Hà sơ kỳ là các quần thể đền thờ tại Uruk từ thiên niên kỷ thứ 4 TCN, các đền thờ và cung điện ở thung lũng sông Diyala như Khafajah và Tell Asmar, di tích Triều đại thứ ba của Ur ở Nippur (Thánh địa Enlil) và Ur (Thánh địa Nanna), di tích thời đồ đồng giữa ở Ebla, Mari, Alalakh, Aleppo và Kultepe của Syria, di tích thời đồ đồng muộn ở Bogazkoy (Hattusha), Ugarit, Ashur và Nuzi, cung điện và đền đài thời đồ sắt tại Assyria (Kalhu/Nimrud, Khorsabad, Nineveh), Babylon (Babylon), Urartia (Tushpa/Van, Kalesi, Cavustepe, Ayanis, Armavir, Erebuni, Bastam) và các di tích Tân Hitti (Karkamış, Tell Halaf, Karatepe). Nhà cửa hầu hết được tìm được tại di tích Cổ Babylon tại Nippur và Ur. Trong số các nguồn văn bản về xây dựng và các nghi lễ liên quan, đáng chú ý là là con dấu hình trụ của Gudea từ cuối thiên niên kỷ thứ 3, cũng như các bản khắc của hoàng gia Assyria và Babylon từ thời đồ sắt.
9,884
70042788
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9884
Bản cantat của Johann Sebastian Bach
Bản cantat của Johann Sebastian Bach. Danh mục Cantata - BWV:
9,885
798851
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9885
Bản Motet
=Bản Motet - BWV=
9,892
889025
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9892
Vĩ cầm
Vĩ cầm hay Vi-ô-lông, Tiểu Đề cầm là loại đàn có kích thước nhỏ nhất và có âm vực cao nhất trong họ vĩ cầm. Đàn gồm có bốn dây, mỗi dây cách nhau một quãng năm đúng. Vĩ cầm phát triển vào thế kỉ 16 ở Ý và tiếp tục được cải tiến trong suốt thế kỉ 18 và 19. Loại đàn dùng cho người lớn có chiều dài khoảng 60 cm, rộng khoảng 20 cm, và luôn có kèm một cây vĩ có dây làm bằng lông đuôi ngựa, loại cao cấp hơn có thể làm bằng vây của cá voi nhưng ngày nay thường được làm bằng chất liệu ni lông hóa học có tính đàn hồi và khả năng sử dụng cao hơn. Đàn được làm từ các loại gỗ khác nhau như gỗ phong, vân sam... còn dây đàn được làm bằng thép hoặc ni lông. Người chơi vĩ cầm tạo ra âm thanh nhờ kéo hoặc gẩy đàn bằng tay phải và bấm nốt bằng tay trái. Vĩ cầm được sử dụng trong nhiều thể loại nhạc, bao gồm nhạc cổ điển, nhạc Baroque, jazz, âm nhạc dân gian và cả nhạc rock. Họ vĩ cầm còn có ba loại khác là: viola, cello và contrebasse Lịch sử. Nhạc cụ dây ra đời sớm nhất chủ yếu được chơi bằng cách gẩy vào dây đàn (ví dụ như đàn lyre của Hi Lạp). Nhạc cụ dây dùng vĩ có lẽ bắt nguồn từ vùng đất Trung Á. Những người thuộc dân tộc Turk và Mông Cổ được xem như là những nhạc công đầu tiên sử dụng nhạc cụ dây dùng vĩ. Nhạc cụ của họ gồm hai dây, cả dây đàn và vĩ kéo đều làm từ lông đuôi ngựa. Nhạc cụ dây lan rộng đến Trung Quốc, Ấn Độ, Đế quốc Đông La Mã (Byzantine) và Trung Đông, sau đó được phát triển thành đàn erhu, đàn rebab, đàn lyra và đàn esraj. Vĩ cầm bốn dây đầu tiên được cho là của Andrea Amati, sản xuất năm 1555 (các loại vĩ cầm khác xuất hiện sớm hơn và chỉ có ba dây, được gọi là "violetta"). Vĩ cầm lập tức trở nên phổ biến với những nhạc công đường phố cho đến giới quý tộc. Những thợ làm đàn nổi tiếng nhất từ thế kỉ 16 đến thế kỉ 18 tập trung ở Brescia và Cremona, Ý, gồm có Dalla Corna, Micheli, Inverardi, Gasparo da Salò, Giovanni Paolo Maggini, Amati, Guarneri và Stradivari. Ngày nay, các nhạc cụ từ thời hoàng kim của chế tác vĩ cầm, nhất là những cây đàn được làm bởi Stradivari và Guarneri del Gesù, được nhiều nghệ sĩ và các nhà sưu tầm săn lùng. Kỉ lục hiện nay là cây đàn "Lady Blunt" của Stradivari, được bán với giá 9.8 triệu bảng Anh vào ngày 20/6/2011. Cấu tạo. Thân vĩ cầm hầu như được làm toàn bộ bằng gỗ. Một cây vĩ cầm truyền thống thường có mặt trước và mặt sau làm bằng gỗ vân sam, hai bên và cổ làm bằng gỗ thông. Hai mặt đàn thường được chế tạo thủ công. Để chế tạo mặt bên đàn, người ta hun nóng gỗ và uốn quanh các khuôn. Nhìn từ phía trước, thân vĩ cầm có thể chia làm ba bộ phận: phần trên và phần dưới nở rộng, phần giữa hẹp giới hạn bởi hai chữ C quay lưng vào nhau. Hai khe hình chữ S và tấm nâng nằm ở gần như chính giữa thân đàn. Phía trên thân đàn là cần đàn, tiếp đến là hộp chốt và cuộn xoắn ốc. Cần đàn, hộp chốt và cuộn xoắn thường được tạc từ một mảnh gỗ nguyên. Gắn liền với cần đàn và kéo dài xuống đến phần giữa của thân đàn là bàn phím. Bàn phím là một thanh gỗ, thường là gỗ thông, được đẽo cong về hai bên và được dán lên cần đàn. Nơi tiếp nối giữa bàn phím và hộp chốt có một mảnh gỗ nhô lên đỡ lấy dây đàn gọi là mấu. Hộp chốt gồm bốn chốt lên dây. Người ta thường dùng gỗ mun để làm các chốt lên dây, bàn phím và mấu, ngoài ra có thể dùng các loại gỗ khác có màu tối như hoàng dương hoặc hồng mộc. Chốt mắc dây gắn ở phần dưới thân đàn, thường được làm bằng gỗ mun hoặc các loại gỗ khác có màu tối, nhưng ngày nay có thể làm bằng nhựa hoặc các vật liệu tổng hợp. Chốt mắc dây vừa dùng để gắn dây với thân đàn, vừa có thể dùng để lên dây với biên độ hẹp và độ chính xác cao. Ngựa đàn là một mảnh gỗ hoặc nhựa nâng dây đàn lên khỏi mặt đàn, truyền dao động của dây đến cột trụ và thanh dọc bên trong. Ngựa đàn không bị gắn chặt vào thân đàn mà được các dây đàn giữ ở đúng vị trí. Các khe hình chữ S ở hai bên ngựa đàn, làm nhiệm vụ cho không khí đi vào và đi ra khỏi hộp đàn, tạo nên âm thanh. Ngoài ra các khe hình chữ S còn cho phép tiếp cận với những phần bên trong hộp đàn nếu cần sửa chữa. Bên trong vĩ cầm có hai bộ phận quan trọng: que chống và thanh dọc. Que chống bị kẹp giữa mặt trước và mặt sau của đàn, còn thanh dọc thì được dán lên phía trong của mặt trước, song song với dây đàn. Ngoài chức năng tăng cường sức chịu lực của mặt đàn, hai bộ phận trên còn có tác dụng truyền dao động của dây xuống hộp đàn. Dây vĩ trước kia được làm từ ruột ngựa (hoặc trâu, bò, cừu). Ngày nay dây đàn có thể làm bằng ruột động vật, thép hoặc các vật liệu tổng hợp và được bọc ngoài bởi dây kim loại. Dây mi thường không được bọc ngoài và làm bằng thép trần hoặc được mạ vàng. Người chơi vĩ cầm thường phải thay dây khi nó không còn giữ được âm thanh và độ căng như ban đầu. Theo truyền thống, vĩ được làm bằng gỗ còn dây vĩ làm từ lông đuôi ngựa, nhưng cũng có lúc lông nhân tạo được dùng để thay thế. Ngày nay, người ta còn dùng thủy tinh hữu cơ và sợi carbon để làm vĩ. Dây vĩ được phủ colophane (nhựa thông) định kì để làm tăng độ ma sát với dây đàn. Dây vĩ được kéo căng nhờ một con ốc gắn ở quai (bộ phận mà người chơi giữ lấy khi đang chơi đàn). Vĩ dành cho violin dài khoảng 29 inch (75 cm), rộng 3 cm và nặng khoảng 60 g (2.1 oz). Kích cỡ. Vĩ cầm có nhiều kích cỡ khác nhau để phù hợp với người chơi đàn. Ngoài cỡ lớn nhất 4/4, còn có cỡ 3/4, 1/2, 1/4, 1/8, 1/10, 1/16, 1/32, thậm chí là 1/64. Đàn với kích cỡ nhỏ thường hiếm được sản xuất và chủ yếu là được đặt hàng riêng. Độ dài của riêng phần hộp đàn đối với cỡ 4/4 là khoảng 14 inch (35 cm), cỡ 3/4 là khoảng 13 inch (33 cm) và cỡ 1/2 là khoảng 12 inch (30 cm). Lên dây đàn. Cao độ của các nốt trên vĩ cầm thường được điều chỉnh bằng cách vặn chốt hoặc dùng dụng cụ chỉnh gắn trên chốt mắc dây. Dây vĩ cầm được lên với cao độ sol - rê - la - mi. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, người chơi có thể lên dây không đúng với cao độ chuẩn, ví dụ dây sol được điều chỉnh lên một cung thành la. Cách lên dây không đúng chuẩn này được gọi là "scordatura" hoặc "cross-tuning". Ví dụ như trong "Danse Macabre" của Saint-Saëns, đàn violin solo có dây mi được hạ thấp xuống thành mi giáng hoặc trong chương thứ ba của bản "Contrast" (Béla Bartók), dây mi cũng được hạ xuống thành mi giáng và dây sol được nâng lên thành sol thăng. Thông thường, người chơi lên dây la trước tiên (440 Hz) sau đó kéo hai dây liền một lúc để kiểm tra cao độ. Kĩ thuật chơi đàn. Cách cầm đàn: Đặt đàn lên vai trái, để cằm lên trên miếng đỡ cằm ("chinrest"). Tay trái cầm vào cần đàn, làm nhiệm vụ bấm nốt, còn tay phải cầm vĩ. Có hai cách chơi đàn là kéo ("arco") và gẩy ("pizzicato"). Vĩ cầm không có phím như dương cầm hay ghi-ta nên người chơi phải nhớ chính xác vị trí các nốt trên dây qua việc luyện tập và luyện nghe thường xuyên. Người mới bắt đầu có thể dùng băng dính dán lên các vị trí nốt nhạc hoặc chấm bút xóa trắng lên cần đàn. Các ngón tay được đánh số từ 1 đến 4, trong đó ngón trỏ là số 1, ngón giữa là số 2, ngón áp út là số 3 và ngón út là số 4. Số 0 dùng để chỉ dây buông. Thường thì các bản nhạc được đánh số ngón tay chỉ dẫn để tạo thuận lợi cho người chơi. Vị trí của các thế tay trên cần đàn được gọi là thế bấm. Người mới bắt đầu thường học thế bấm thứ nhất trước tiên vì đây là thế bấm thông dụng nhất trong các loại đàn dây (tuy nhiên một số phương pháp dạy thế bấm thứ ba trước). Nốt thấp nhất trong hệ âm chuẩn là dây buông sol, nốt cao nhất trong thế một là si, hoặc với tay lên nửa cung thành nốt đô. Di chuyển ngón cái dọc cần đàn, bấm ngón 1 vào nốt thứ hai của thế bấm thứ nhất tức là chuyển lên thế hai, bấm ngón 1 vào nốt thứ ba của thế bấm thế nhất tức là chuyển lên thế ba... Chuyển từ thế bấm này sang thế bấm khác được gọi là chuyển thế ("shifting"). Người ta thường gọi tên các thế tay thấp hơn thế 7, các thế cao hơn thường không gọi tên. Thế tay cao nhất thực ra là thứ 15. Kéo hoặc gẩy vào các dây buông tạo ra âm thanh khác so với những nốt bấm cùng cao độ. Ngoại trừ dây buông thấp nhất là sol, các dây buông khác thường bị tránh trong một số lối chơi cổ điển vì có âm thanh sắc hơn và không thể rung được. Trong một vài trường hợp, các nhà sọan nhạc cố ý sử dụng dây buông để tạo ra âm thanh đặc biệt hoặc dùng để chơi trong những đoạn nhạc có tốc độ nhanh. Dây buông cũng được kéo đồng thời với nốt bấm cùng cao độ để tăng âm lượng, nhất là khi chơi trong dàn nhạc giao hưởng. Hợp âm là hai hay nhiều nốt được chơi cùng một lúc. Trong khi tay trái chặn các phím, tay phải kéo trên hai dây hoặc lướt qua các dây. Âm bồi ("harmonic") Khoảng cách giữa âm chính và âm hờ càng gần thì âm 3 càng cao. Rung ("vibrato") là một kĩ thuật của bàn tay và cánh tay trái. Ngón bấm phải di chuyển nhanh và nhẹ trên một quãng rất ngắn, làm cho các nốt ngân dài hay và truyền cảm hơn. Có hai cách rung là rung cổ tay và rung cánh tay. Thường thì các nghệ sĩ kết hợp giữa hai kiểu rung này để tạo ra sự đa dạng trong hiệu ứng âm thanh. Ngoài ra, còn có các kĩ thuật kéo đàn khác như Legato, Collé, Ricochet, Sautillé, Martelé, Cog legno, Tremolo, Sordino (mute), Spiccato và Staccato... Kĩ thuật gẩy trên dây đàn được gọi là "pizzicato" hoặc "pizz.". Tay phải giữ chắc vĩ và gẩy bằng ngón giữa. Trong một vài trường hợp khi không thể gẩy bằng tay phải hoặc với mục đích trình diễn ấn tượng, các nghệ sĩ gẩy đàn bằng tay trái. Một ngón tay (thường là ngón giữa), bấm vào nốt cần chơi, còn ngón áp út hoặc ngón út làm nhiệm vụ gẩy. Ký hiệu gẩy bằng tay trái trong bản nhạc là một dấu cộng (+) ở phía trên hoặc ngay dưới nốt nhạc.
9,893
65247173
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9893
Viola
Viola, tiếng Việt vĩ cầm trầm hay trung đề cầm là một loại đàn thuộc cùng họ với vĩ cầm. Về kích thước, viola nằm giữa vĩ cầm và trung vĩ cầm; theo cách nói đơn giản, nó là vĩ cầm được phóng to hơn một chút để tạo nên một số nốt trầm hơn mà vĩ cầm không thể có. Về kỹ thuật, các thủ pháp tương tự như vĩ cầm, nhưng thế bấm của tay trái doãng rộng hơn. Khi chơi, đuôi của viola dựa trên vai của nhạc công như khi chơi vĩ cầm. Đàn viola còn là loại đàn khá nổi tiếng.Viola đã được phổ biến rộng rãi từ thế kỉ 18 đến 20
9,894
814981
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9894
Cello
Cello ("Xen-lô") hay Violoncelle ("Vi-ô-lông-xen"), còn được gọi trung vĩ cầm, là một loại đàn cùng họ với vĩ cầm, thuộc họ nhạc cụ dây dùng cây vĩ. Giống như vĩ cầm, cello được chơi bằng cách dùng một cây vĩ có căng lông đuôi ngựa, kéo ngang những dây đàn và làm cho dây đàn rung lên thành âm điệu. Cello có kích thước lớn hơn vĩ cầm và thường được chơi bằng một nhạc công ngồi trên ghế kẹp hồ cầm giữa hai chân.
9,896
68703203
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9896
Contrebasse
Contrebasse, Contrabass, contrabasso, hay đại vĩ cầm, hay gọi tắt là bass, là cây đàn có kích thước lớn nhất trong họ nhạc cụ dây dùng cây vĩ. Chiều cao khoảng 1,9m, rộng 60cm, có 4 dây. Khi sử dụng cây đàn này, người nhạc công đứng thẳng người và dùng cây vĩ kéo ngang các sợi dây đàn để tạo ra âm thanh. Cây vĩ dùng cho đàn này ngắn hơn, nhưng dày, rộng và nặng hơn so với các loại cây vĩ khác. Về mặt kỹ thuật, contrabass không có ưu thế giai điệu vì âm thanh của nó khá nặng nề. Cách kéo vĩ tương tự như kéo vĩ cầm, nhưng do cây vĩ quá ngắn nên hướng kéo vĩ phải thay đổi luôn.
9,897
790036
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9897
Sáo (nhạc cụ)
Mỗi loại sáo có tông riêng nên người diễn thường chọn loại sáo làm sao để phù hợp với bài bản. Một số sáo cải tiến được khoét thêm một số lỗ bấm phụ trên thân sáo, giúp việc diễn tấu các nốt thăng/giáng dễ dàng. Nhìn chung sáo ngang thường làm bằng ống trúc, ống nứa hoặc ống rùng, thỉnh thoảng người ta tạo ra loại sáo bằng kim loại hoặc bằng gỗ đều sử dụng tốt. Về cơ bản, sáo ngang có 1 lỗ thổi nằm cùng hàng với 6 lỗ bấm. Ngoài ra còn 1 lỗ dán màng (sáo Trung Quốc), lỗ âm cơ bản và những lỗ để buộc dây treo hay tua trang trí. Lỗ âm cơ bản là lỗ khoét cuối ống, quyết định âm trầm nhất khi ta bịt kín tất cả những lỗ bấm. Âm trầm này dùng để xác định tên gọi của loại sáo. Tuy nhiên, có những cây sáo không có lỗ âm cơ bản nếu chúng bị cắt cụt ngay chỗ đó. Để xác định tên gọi người ta căn cứ vào đầu lỗ của ống sáo và cho đó là lỗ âm cơ bản. Tuỳ vào từng loại sáo, lỗ âm này có thể có hoặc không. Thông thường sáo ngang có âm vực rộng 2 quãng tám. Dù sáo âm thấp hay cao đều có âm sắc trong sáng, tươi tắn, gợi nhớ khung cảnh đồng quê. Tuy nhiên người ta có thể sử dụng chúng để diễn tả những giai điệu buồn man mác. Về cách thổi nghệ sĩ thường sử dụng kỹ thuật rung, đánh lưỡi (đơn, kép và tam) hoặc phi (một cách rung lưỡi cổ truyền). Ngoài ra còn cách nhấn hơi, luyến hơi, vuốt hơi, âm bội và ngón vỗ... Lịch sử. Cây sáo cổ nhất từng được phát hiện có thể là một mảnh xương đùi gấu hoang, có hai đến bốn lỗ, được tìm thấy tại Divje Babe ở Slovenia và có niên đại khoảng 43.000 năm trước. Tuy nhiên, ý kiến này bị tranh cãi. Năm 2008, một cây sáo khác có niên đại ít nhất 35.000 năm trước đã được phát hiện trong hang Hohle Fels gần Ulm, Đức. Sáo năm góc có ống ngậm hình chữ V và được làm từ xương cánh kền kền. Các nhà nghiên cứu liên quan đến khám phá đã chính thức công bố phát hiện của họ trên tạp chí Nature tháng 8 năm 2009. Đây từng là phát hiện về nhạc cụ lâu đời nhất được xác nhận trong lịch sử, cho đến khi một cây sáo được tìm thấy trong hang Geißenklösterle cho thấy thậm chí còn lâu đời hơn với độ tuổi từ 42.000 đến 43.000 năm. Sáo, một trong nhiều loại được tìm thấy, được tìm thấy trong hang Hohle Fels bên cạnh Sao Kim của Hohle Fels và một khoảng cách ngắn từ chạm khắc con người lâu đời nhất được biết đến. Khi công bố phát hiện này, các nhà khoa học cho rằng "những phát hiện đã chứng minh sự hiện diện của một truyền thống âm nhạc được thiết lập tốt vào thời điểm con người hiện đại xâm chiếm châu Âu". Các nhà khoa học cũng cho rằng việc phát hiện ra cây sáo có thể giúp giải thích "khoảng cách nhận thức và hành vi có thể xảy ra giữa" người Neanderthal và người hiện đại ban đầu. Một loại sáo ba lỗ, dài 18,7 cm, được làm từ ngà voi (từ Geißenklösterle hang, gần Ulm, ở phía nam Đức Swabian Alb và ghi ngày tháng đến 30.000 đến 37.000 năm trước) đã được phát hiện vào năm 2004, và hai sáo được làm từ xương thiên nga khai quật một thập kỷ trước đó (từ cùng một hang động ở Đức, có niên đại khoảng 36.000 năm trước) là một trong những nhạc cụ lâu đời nhất được biết đến. Cốt địch (sáo xương) có thể chơi được, được làm từ xương cánh của hạc. Giai đoạn đầu tiên của Giả Hồ chỉ có hai loại sáo, là tứ cung và ngũ cung. Giai đoạn giữa của Giả Hồ, Trung Quốc xuất hiện một vài loại sáo, đáng chú ý là một cặp sáo lục cung. Một chiếc sáo trong cặp đã bị vỡ, và chiếc còn lại dường như là bản sao của chiếc đầu tiên, vì có những bằng chứng cho thấy nó được điều chỉnh để ứng với âm của các đầu tiên. Giai đoạn cuối có điểm cách tân là việc sử dụng sáo thất cung. Nguyên lí phát ra âm thanh. Khi ta thổi sáo, cột khí bên trong ống sáo bị dao động và phát ra âm thanh. Âm thanh đó cao (bổng) hay thấp (trầm) phụ thuộc vào khoảng cách từ miệng sáo tới lỗ mở mà ngón tay vừa nhấc lên. Sáu ngón tay bịt kín sáu lỗ, thổi nhẹ ra nốt Đô. Mở tiếp ngón thứ sáu, thổi nhẹ ra nốt Rê. Mở tiếp ngón thứ năm, thổi nhẹ ra nốt Mi. Mở tiếp ngón thứ tư, thổi nhẹ ra nốt Fa. Mở tiếp ngón thứ ba, thổi nhẹ ra nốt Sol. Mở tiếp ngón thứ hai, thổi nhẹ ra nốt La. Mở tiếp ngón cuối cùng, thổi nhẹ ra nốt Si. Ngoài việc chơi sáo bằng miệng, một số người (như dân tộc hay người khuyết tật hay cả nghệ sĩ) còn chơi sáo bằng mũi, một điều vô cùng phi thường mà không phải ai cũng làm được. Các loại sáo. Dựa theo cách thổi, sáo có thể phân thành hai loại: sáo ngang hoặc sáo dọc. Mỗi loại đều rất phong phú về thể loại tuỳ theo quốc gia và khu vực. Tuy nhiên, phổ biến và đa dạng hơn vẫn là các loại sáo ngang. Hiện nay, trên thế giới có một số loại sáo được thổi theo tư thế ngang với tên gọi như sau: Sáo ngang dùng trong dàn nhạc hiện nay có ba loại: sáo ngang tông Do (loại tiêu chuẩn), sáo ngang tông Re giáng (âm thanh cao hơn nốt viết ½ cung) và sáo ngang tông Mi giáng (âm thanh cao hơn nốt viết 1 cung ½). Sáo ngang tông Do được dùng trong dàn nhạc giao hưởng, hai loại sau thường dùng trong dàn kèn của Quân nhạc. Về mặt kỹ thuật, sáo ngang là một thứ nhạc khí rất linh hoạt, chạy được tốc độ nhanh, đáp ứng nhiều lối viết nhạc khác nhau. Dùng sáo ngang rất tốn hơi, nên câu nhạc thường không viết quá dài và phải chú ý dành chỗ lấy hơi. Nhóm nhạc cụ này còn có piccolo flute, alto flute. Sáo ngang và tiêu (Việt Nam). Tại Việt Nam, phổ biến loại sáo 6 lỗ bấm, 1 lỗ thổi, 1 lỗ âm cơ bản và 2 lỗ treo dây/định âm, âm vực rộng 2 quãng 8, được làm bằng trúc hoặc nứa theo hệ thất cung. Một số sáo cải tiến có nhiều lỗ bấm hơn để thổi các nốt thăng/giáng. Ngoài ra còn có loại gọi là tiêu (sáo dọc), với đầu thổi được thiết kế ở phần đầu thay vì ở phần thân của sáo, các lỗ và thế bấm cũng tương tự như sáo ngang. Loại sáo dọc này sử dụng đầu ngậm để thổi nên dễ điều khiển luồng hơi vào thân sáo để phát ra tiếng hơn sáo ngang. Tuy nhiên, loại sáo này ít được sử dụng phổ biến và đôi khi bị nhầm với tiêu vì cùng thổi dọc. Điểm khác biệt cơ bản giữa sáo dọc và tiêu là ở kích thước, chiều dài, lỗ thổi và vị trí các lỗ bấm. Vào giữa thế kỷ 20, Xuân Lôi, anh của nhạc sĩ Xuân Tiên đặt ra hai loại sáo 10 và 13 lỗ để đáp ứng nhu cầu của tân nhạc Việt Nam khi muốn tấu đúng cung bậc âm nhạc của Tây phương. Tháng 10 năm 2022, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 2989 cho Sáo cải tiến của ông Đặng Viễn Phương. Sáo cải tiến này đã thiết kế lại vị trí các lỗ thổi trên cây sáo để có thể thổi được 12 nốt trong một bát độ một cách dễ dàng. Recorder. Recorder là loại sáo dọc thuộc bộ nhạc cụ gỗ, thịnh hành ở châu Âu. Đặc điểm là dễ thổi và không tốn nhiều hơi, dễ điều khiển luồng hơi hơn sáo ngang. Recorder có bốn loại là Sopranino, Soprano, Tenor và Bass. Dizi. Dizi (笛子, bính âm: dízǐ, Hán-Việt: địch tử, có nghĩa là cây sáo) hay còn gọi là sáo Tàu, là một loại sáo đặc trưng của Trung Quốc với cấu tạo cơ bản gồm 6 lỗ bấm (các cây cải tiến có nhiều lỗ bấm hơn), 1 lỗ thoát âm và 2 lỗ buộc dây trang trí, cũng có tác dụng định âm. Các lỗ bấm này thiết kế theo hệ thống Ngũ cung của âm nhạc Trung Quốc. Sáo Dizi sử cũng như các nhạc cụ khác của Trung Quốc (dùng sheet số) từ 1-7 lần lượt (fa, sol, la, si giáng, đô, rê và mi) khác với sáo của các nước như Việt Nam, Ấn Độ... sáo Dizi không sử dụng nốt si mà sử dụng si giáng (4b) nên thường trên cây sáo nốt si sẽ thấp hơn 1/3 - 1/4 cung để đảm bảo nốt si giáng chuẩn nhất. Ngoài ra một đặc trưng khác của sáo Dizi là có lỗ dán màng nằm giữa lỗ thổi và những lỗ bấm để tạo âm rung. Lỗ này dán 1 màng mỏng làm từ lõi cây sậy hoặc bằng giấy bóng mỏng hoặc giấy chuyên dụng. Dizi thường có nhiều dây cước quấn quanh thân sáo, ngoài vai trò trang trí, các dây này còn giúp cố định thân sáo chắc chắn, hạn chế các tác động và bị nứt. Dizi thường được ghép lại từ 2 đoạn thông qua khớp nối, có chạm khắc rồng hoặc hoa văn. Có 2 nguyên liệu cơ bản làm sáo Dizi đó là trúc đắng hoặc trúc tím, trúc đắng phổ biến hơn nhiều vì nguồn nguyên liệu dồi dào, âm thanh tốt, trúc tím ít phổ biến hơn vì khá khan hiếm, âm thanh của mỗi loại có đặc trưng và cái hay riêng. Bawu. Bawu (Hán-Việt: ba ô) hay còn được gọi là sáo Mèo Trung Quốc, có nguồn gốc từ tỉnh Vân Nam, là một loại sáo dân tộc nhưng đã dần trở thành nhạc cụ tiêu chuẩn và phổ biến ở Trung Quốc, dùng trong những bản nhạc Hoa hiện đại hay truyền thống. Loại sáo này cũng được một số nhà soạn nhạc và biểu diễn phương Tây sử dụng. Bawu có cấu trúc đầu lỗ thổi gắn lưỡi gà bằng đồng, 7 hoặc 8 lỗ bấm. Lỗ để xác định âm của cây sáo không tính bằng lỗ cuối mà bằng lỗ bấm thứ 4 tính từ lỗ thổi xa nhất. Bawu thường được làm từ trúc hoặc bằng gỗ. Nếu kết hợp 2 thanh sáo có tông khác nhau sẽ tạo thành bawu kép (còn gọi là sáo Mèo kép), có thể thổi được nhiều quãng âm hơn. Ngoài ra còn có bawu dọc (còn gọi là sáo Mèo dọc) dựa theo nguyên lý của bawu thổi ngang, sáo Mèo và sáo bầu. Thay vì cái bầu ốp lên, người ta thường dùng ống to hơn một chút, cấu tạo vẫn giống sáo bawu, sáo Mèo và sáo bầu. Đầu thân bawu có gắn lam (lưỡi gà) đồng. Bawu dọc có 2 tone chính là C & D. Đầu thổi của bawu dọc giống đầu thổi sao dọc Oboe dùng trong nhạc giao hưởng phương Tây. Cả bawu & dizi đều được trang trí với dây đồng tâm kết. Sáo Mèo. Sáo Mèo là loại nhạc cụ của người H'Mông miền Bắc Việt Nam và Trung Quốc. Đặc trưng của sáo Mèo là ở đầu lỗ thổi có gắn thêm lưỡi gà (còn gọi là lam) bằng đồng, và bên dưới cây sáo, gần lỗ thổi có thêm 1 lỗ bấm. Cách thổi của sáo Mèo khác với sáo thông thường. Sáo Mèo Việt Nam phân biệt thành hai loại riêng là sáo Mèo nam/sáo Mèo nữ (sáo Mèo nam có đường kính ống sáo lớn hơn hẳn sáo Mèo nữ). Lam sáo Mèo cũng có nhiều dạng khác nhau, mỗi loại có ưu nhược điểm riêng. Sáo Mèo có âm sắc dân tộc vùng núi. Tuy nhiên, đây là loại sáo khó chế tạo và tuổi thọ không cao vì lưỡi gà dễ hư, khó sửa chữa hoặc thay thế. Sáo bầu. Sáo bầu (Hán-Việt: hồ lô ti, nghĩa là tơ hồ lô, ý chỉ âm thanh mượt mà như sợi tơ) hay còn được gọi là sáo bầu tơ, là một loại sáo của dân tộc thiểu số Trung Quốc (ví dụ như người A Xương, người Miêu) với nguồn gốc lâu đời từ trước công nguyên, có hình dạng một quả bầu hồ lô với phần đầu dùng để thổi, phần đáy cắm liền với 3 cây sáo ngắn: một cây thổi chính và 2 cây dùng để bè, kèm theo đó 3 miếng lưỡi gà. Thân quả bầu đóng vai trò như hộp âm của cây sáo, bên ngoài có thể được vẽ, khắc trang trí hoa văn hoặc không. Ống sáo chính của sáo bầu có khoét 7 lỗ dùng để bấm. Hai ống phụ chỉ để tạo hoà âm. Sáo bầu có âm lượng tương đối nhỏ nhưng êm dịu. Khlủi. Khlủi (tiếng Thái: ขลุ่ย) là một loại sáo dọc từ Thái Lan. Xuất xứ trước hoặc trong thời kỳ Sukhothai (1238-1583AD) cùng với nhiều nhạc cụ Thái. Tuy nhiên, nó đã chính thức được ghi nhận như một công cụ Thái bởi vua Trailokkanat (1431-1488), người đã thiết lập mô hình chính thức của các cụ. Nó là một công cụ reedless, thường làm bằng tre, mặc dù công cụ này cũng được làm từ gỗ cứng hoặc nhựa. Sau nhiều thế hệ thay đổi, nó tồn tại cho đến ngày nay. Có ba loại Khlui, đó là vẫn còn phổ biến cho tới ngày nay là khlui phiang aw (khlủi phiềng au),khlui lib (khlủi líp) và khlui u (khlủi u). Pí Phu Thái. Pí Phu Thái (tiếng Thái: ปี่ภูไท) hay pí Luk Kha (ปี่ลูกแคน) là một nhạc cụ của dân tộc Phu Thái thuộc các tỉnh như Nakhon Phanom, Udon Thani, Mukdahan ở phía đông bắc của Thái Lan và trong Savannakhet, các quận Xiengkhuang và Khammuane ở Lào. Hầu hết các loại sáo này đã biến mất. Bởi vì tre hoặc nứa đang bắt đầu khan hiếm vì pí Phu Thái không có nhiều như ngày xưa tương tự như sáo pí của miền bắc vì nó có lưỡi gà làm bằng kim loại, như vàng, đồng.Âm thanh pí Phu Thái nghe giống như tiếng sáo ba ô Trung Quốc hay sáo mèo. Pí Phu Thái là ống nứa tép dài từ 20 đến 60 cm, đường kính từ 1,5 đến 2 cm. Nó có 1 đầu bịt mấu kín, ngay sát mấu kín là 1 lỗ hình chữ nhật có cạnh ngắn 1 cm và cạnh dài 2 cm, được bịt kín bằng đầu bát mỏng chứa lưỡi gà tam giác, phần dưới của nó nhọn và được cắt vát chéo. Pí chum. Pí chum (ปี่จุม) là loại sáo thổi gắn lưỡi gà của người Thái vùng Làn Nà làm từ ống nứa tép hoặc tre. Nó được dùng để đệm hát cho dân ca Làn Nà, theo phân loại về kích thước thì pí chum có các loại sau: Sáo Flute. Flute thường dùng trong hoà tấu dàn nhạc phương Tây, có thân và nút bấm nổi bằng kim loại, nó có độ dài khoảng 2 feet (60,96 cm). Ống sáo được chia làm 3 phần để dễ dàng di chuyển và bảo quản: phần đầu, phần thân và phần chân. Mỗi phần sẽ mang một nhiệm vụ riêng và đòi hỏi người chơi phải thật sự am hiểu về nhạc lý. Sáo ống (panflute/panpipes). Sáo ống là một trong những nhạc cụ cổ xưa nhất của nhạc cụ bộ hơi, bắt nguồn từ châu Âu cổ đại và sáo ống Trung Quốc (thược). Sáo ống có hình dạng như khèn của các dân tộc Đông Nam Á, gồm nhiều ống ghép lại với nhau. Có thể ghép cong hoặc thẳng. Sáo ống dạng thẳng còn có tên gọi là "siku". Wot Thái Lan. Wot hay vot (tiếng Thái: โหวด) là loại sáo panpipe tròn được sử dụng trong âm nhạc truyền thống của Lào và vùng Isan ở đông bắc Thái Lan. Nó đã trở thành một trong những nhạc cụ ở Thái Lan vài thập kỷ trước, theo Songsak Pratumsin (Giảng viên, Đại học Nghệ thuật Sân khấu Thái Lan), người đã phát minh ra vào năm 1968. Các wot thường được làm bằng thân cây tre hoặc Ku (một loại gỗ). Nói chung, âm thanh được tạo ra bằng cách thổi. Âm lượng cao hay thấp phụ thuộc vào đường kính và chiều dài của wot hoặc cụ thể hơn, nó phụ thuộc vào công suất âm lượng của gió đi qua wot. Nếu công suất cao, nó cho âm thanh thấp và ngược lại. Wot tiêu chuẩn bao gồm 13 miếng gỗ và có thể tạo ra bốn nốt theo thang ghi chú Isan, đó là Sol, La, Do và Re có thể phát nhạc chính hoặc chỉ một vài nét. Các phím cũng có thể được điều chỉnh bằng cách tăng các ghi chú cho các mẫu khóa cao hơn là La, Do, Re, Mi, Fa và Sol. Wot nói chung có thể tạo các phím thoại lên đến 6 nốt, có thể phát cho mẫu lớn hơn. Hơn nữa, các wots tùy chỉnh với bảy nốt có thể được phát cho quy mô âm nhạc đầy đủ, thường khó hơn các nốt bình thường. Có các loại wot khác nhau như: 1. Tail swing wot: Wot trước đây là một thiết bị để giải trí thường không được coi là một nhạc cụ chuyên nghiệp vì nó hoạt động nhiều hơn như một món đồ chơi. Trong quá khứ, loại wot này bao gồm lõi, được làm bằng thân tre đã phát triển trong một thời gian thích hợp. 2. Wot dạng chuông gió: Wot này đã được cải thiện bởi Songsak Pratumsin bằng cách sử dụng các tính năng chính của Tail Wot. Nó chỉ tạo ra năm nốt, theo đặc điểm của mẫu dân gian. 3. Panel wot 4. Tail Wot (được sử dụng để chơi cho nhịp điệu vui vẻ và vui vẻ và dễ chơi): Wot này được sử dụng trong mùa thu hoạch khi nông dân có một hoạt động phổ biến được gọi là Cạnh tranh ném Wot ném. Người nào ném được wot xa nhất là người chiến thắng. Tail Wot tạo ra hai loại tiếng ồn là bass và treble, nhưng không sắp xếp thành các nốt cũng như không điều chỉnh âm thanh phát nhạc. Vì vậy, nó không được coi là một nhạc cụ. Ocarina. Ocarina là dạng sáo thường được làm từ gốm sứ, tuy nhiên ngày này cũng có thể làm từ những nguyên liệu khác như nhựa, gỗ, thủy tinh, kim loại hoặc xương động vật. Ocarina có rất nhiều biến thể, nhưng thường là một không gian kín có từ 4 đến 12 lỗ bấm và 1 lỗ thổi, có thể trang trí nhiều hình vẽ, màu sắc, hoa văn trên bề mặt hoặc không. Bansuri. Bansuri là loại sáo ngang của người vùng Nam Á, nhất là Ấn Độ được làm từ một trục rỗng duy nhất của tre với sáu hoặc bảy lỗ ngón tay. Nó được gắn liền với những câu chuyện tình yêu của Krishna và Radha và cũng được mô tả trong tranh Phật giáo va đạo Hindu từ khoảng 100 CE. Bansuri được tôn kính như là công cụ của Thiên Chúa Chúa Krishna và thường được kết hợp với Krishna Rasa lila; tài khoản trong thần thoại nói về các giai điệu của tiếng sáo của Krishna có một hiệu ứng đầy mê và khuất phục không chỉ về những người phụ nữ của Braj, nhưng ngay cả trên các động vật của khu vực. Các bansuri Bắc Ấn Độ, thường khoảng 14 inch chiều dài, được sử dụng như một công cụ chủ yếu cho soprano đệm trong tác phẩm nhẹ hơn bao gồm cả nhạc phim. Sự đa dạng bass (khoảng 30 ", E3 tăng lực với A440Hz), đi tiên phong bởi Pannalal Ghosh bây giờ đã là không thể thiếu trong Hindustani âm nhạc cổ điển trong hơn nửa thế kỷ. Bansuri có kích thước từ nhỏ hơn 12" đến gần 40". Sáo chơi bằng mũi. Sáo mũi là loại nhạc cụ được chơi phổ biến trong cộng đồng các dân tộc Polynesia và vùng Vành đai Thái Bình Dương. Các phiên bản khác được tìm thấy ở Châu Phi. Hawaii. Ở Bắc Thái Bình Dương, ở các đảo Hawaii , sáo mũi là một nhạc cụ tán tỉnh phổ biến.. Trong tiếng Hawaii, nó được gọi khác nhau là hano , "sáo mũi" bằng thuật ngữ cụ thể hơn là ʻohe hano ihu , " sáo trúc [dùng] mũi," hoặc ʻohe hanu ihu , " sáo tre [dùng bằng cách] thở mũi". Nó được làm từ một đoạn tre. Theo Nghệ thuật và Thủ công mỹ nghệ Hawai`i của Te Rangi Hiroa, những cây sáo cổ trong bộ sưu tập của Bảo tàng Bishop có một lỗ ở mũi để lấy hơi và hai hoặc ba lỗ bấm. Trong đó, một lỗ bấm được đặt gần lỗ thổi. Chiều dài từ 10–21 inch (250–530 mm). Truyền thống truyền miệng trong các gia đình khác nhau nói rằng số lượng lỗ xỏ bấm dao động từ một đến bốn, và vị trí của các lỗ khác nhau tùy thuộc vào gu âm nhạc của người chơi. Mặc dù chủ yếu là một nhạc cụ tán tỉnh được chơi riêng tư và để thưởng thức cá nhân, nó cũng có thể được sử dụng cùng với các bài thánh ca, bài hát và hula . Kumu hula (các bậc thầy khiêu vũ), được cho là có thể tạo ra âm thanh sáo như thể nó đang tụng kinh, hoặc tụng kinh khi họ chơi. Kumu hula Leilehua Yuen là một trong số ít nhạc sĩ Hawaii đương đại biểu diễn bằng sáo mũi theo cách này. Congo. Ở Congo , sáo mũi được chơi bởi tám nhóm dân tộc. Philippines. Ở Philippines , sáo mũi ( pitung ilong trong tiếng Tagalog), hoặc kalaleng của người Bontok phía bắc (tiếng tongali của người Kalinga ), được chơi với mép hướng về phía trước của lỗ mũi phải hoặc trái . Vì kalaleng dài và có đường kính trong hẹp, nên có thể phát ra các sóng hài khác nhau bằng cách thổi quá mức — ngay cả khi luồng không khí khá yếu từ một lỗ mũi. Như vậy, cây sáo mũi này có thể chơi các nốt trong phạm vi hai quãng tám rưỡi . Các lỗ bấm ở mặt bên của ống tre thay đổi độ dài hoạt động, tạo ra nhiều quy mô khác nhau. Người chơi bịt lỗ mũi bên kia để tăng lực thở qua ống sáo. Đài Loan. Ở miền Nam Đài Loan , người Bài Loan chơi sáo mũi ống đôi. Họ cũng chơi sáo miệng ống đôi. New Zealand. Trong lịch sử ở New Zealand , dân tộc Maori đã chạm khắc sáo mũi nguru từ gỗ, thân của một quả bầu và răng của cá voi. Nguru thường được trang trí bằng những chạm khắc rất tinh xảo, phù hợp với những gì được coi là một vật linh thiêng. Mặc dù Nguru thường được gọi là sáo mũi, nhưng nó chỉ là những nhạc cụ nhỏ hơn có thể chơi bằng mũi, phổ biến hơn là Nguru được chơi bằng miệng. Māori kōauau ponga ihu, một loại sáo mũi bầu , cũng là một phần của truyền thống sáo mũi; lưu ý rằng một loại sáo mũi bầu có cấu tạo tương tự, ipu ho kio kio cũng được sử dụng ở Hawaii. Người chế tạo sẽ tạo một lỗ mũi trên cổ (hoặc thân) của quả bầu, bằng cách cắt bỏ cổ ở một mặt cắt ngang khá nhỏ. Lỗ nhỏ này được đặt dưới lỗ mũi của người chơi, để tạo ra âm thanh của sáo. "Kōauau ponga ihu" hoạt động như một ocarina trong các nguyên tắc âm thanh của nó. Có thể thu được một số nốt của thang âm bằng cách khoan lỗ bấm vào "bát" của quả bầu. Tonga. Một biến thể, sáo mũi 'Fangufangu' của đảo Tonga được làm với các thành nút nguyên vẹn ở cả hai đầu của ống tre, với các lỗ mũi ở phía trước các nút (cùng với lỗ bấm bên) và một lỗ ở giữa ống, hoạt động như một lỗ thông hơi, và thế chỗ của đầu đã mở. Vì vậy, 'Fangufangu' có thể được chơi từ cả hai đầu, và vị trí của các lỗ bấm khác nhau giữa các nút và lỗ thông hơi nên có thể chơi hai thang âm xen kẽ, nhưng chỉ một thang âm tại một thời điểm. Sáo ống (pan flute). Sáo ống là một loại nhạc cụ hoạt động dựa trên nguyên tắc của một ống kín , bao gồm nhiều ống có chiều dài tăng dần (và đôi khi có chu vi). Nhiều loại sáo ống đã được sử dụng phổ biến như một nhạc cụ dân gian. Các đường ống thường được làm từ tre, trúc, hoặc lau sậy địa phương. Các vật liệu khác bao gồm gỗ, nhựa, kim loại, ngà voi hoặc xương động vật. Sáo bài tiêu () của Trung Quốc được phát hiện sớm nhất cho đến nay trên thế giới là loại sáo ống bằng xương vào đầu thời Tây Chu cách đây 3000 năm. Một điểm khác biệt chính giữa sáo bài tiêu của Trung Quốc và các loại pan flute được sử dụng trong truyền thống Châu Âu và Nam Mỹ, đó là ở phần trên cùng của nhạc cụ Trung Quốc, các lỗ trên ống đều được cắt theo góc hoặc có khía. Điều này cho phép bẻ cong cao độ với công suất tương tự như động tiêu xuống một phần nhỏ. Điều này cho phép bài tiêu của Trung Quốc có đầy đủ sắc độ mà không bị mất âm sắc. Phương pháp thổi như vậy là giữ đầu khung bằng cả hai tay, với ống ngậm hướng về phía trước, đặt môi dưới lên ống ngậm, tìm và thổi từng ống. Hai cây bài tiêu cổ được khai quật từ lăng mộ của Tăng hầu Ất vào thời Chiến quốc cách đây hơn 2400 năm. Chúng có hình dạng giống như đôi cánh của một con Phượng hoàng. Tất cả đều được làm từ 13 ống tre có độ dài khác nhau xếp lần lượt và được quấn bằng ba ống tre. Bề mặt được trang trí bằng các hoa văn ba góc màu đỏ trên nền đen. Trong thời cổ đại, đôi nam nữ thường được sử dụng như một bản hòa tấu để biểu diễn lẫn nhau, giống như những màn song ca nam nữ. Trong suốt 1600 năm từ thời Xuân Thu đến cuối thời Đường, số lượng và độ dài của sáo bài tiêu đã khác nhau, được truyền bá qua các thời đại và được cải tiến bởi các nhạc cụ. Trong Viện âm nhạc Trung Quốc ở Bắc Kinh, có một chiếc bài tiêu được làm vào thời Càn Long (1736-1795) của nhà Thanh. Tổng cộng có 16 ống. Mỗi ống được khắc một tên âm thanh. Thủ công rất tinh tế và hình dạng đẹp. Có hai con rồng vàng bay lên từ những đám mây trên khung thiết lập. Nguyên liệu làm sáo. Sáo thường được làm từ tre, trúc, nứa hoặc gỗ, ngoài ra còn có thể làm từ nhựa, kim loại (nhôm, inox), xương... hoặc thậm chí bằng vàng. Mỗi loại vật liệu cho ra một âm sắc đặc trưng khác nhau. Chất lượng vật liệu ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng âm thanh mà cây sáo phát ra. Riêng với sáo trúc, nứa thì vật liệu dùng để làm sáo thường là cây trưởng thành hoặc tốt hơn là loại đã già, nhiều năm tuổi (nhưng không quá già), âm chắc, đanh, không sâu bệnh hay mối mọt. Sáo làm từ nhựa hoặc kim loại thường chế biến công nghiệp nên độ chuẩn xác của nốt cao, ít bị sai lệch. Sáo trúc, nứa hoặc gỗ thường chế tạo thủ công nên độ chuẩn xác đòi hỏi rất nhiều ở vật liệu và tay nghề của người chế tạo. Tuy nhiên, các loại sáo này lại cho ra âm sắc hay hơn. Các tông của sáo. Sáo được chế tạo với nhiều tông (tone) khác nhau. Các tông của sáo được liệt kê theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: Các tông cao hơn hoặc thấp hơn vẫn có thể chế tạo nhưng rất hiếm khi được sử dụng. Sáo trong dân gian. Trong âm nhạc các nước Á Đông, sáo thuộc loại "Trúc" (nhạc khí dùng hơi để thổi và thường được làm từ cây trúc, tre) trong bát âm (gồm 8 chủng loại nhạc khí khác nhau là Thạch – Thổ – Kim – Mộc – Trúc – Bào – Ti – Cách). Trong nghệ thuật đờn ca tài tử nói riêng, sáo thuộc bộ hơi. Nó là một phần không thể thiếu trong các buổi biểu diễn; tiếng sáo vi vu, trong trẻo hay những âm thanh buồn rầu đau thương cũng từ sáo mà ra. Trong tác phẩm nổi tiếng "Vợ chồng A Phủ" (1952) của Tô Hoài có chi tiết tiếng sáo đêm xuân, tiếng sáo ngân nga, êm dịu đã đánh thức tâm hồn của Mị. Tiếng sáo được miêu tả chi tiết từ xa đến gần và hơn nữa, hình ảnh này đầy sức gợi hình, gợi cảm về một miền núi phía Tây Bắc, trong núi rừng mùa xuân. Trong các bức tranh dân gian miêu tả đồng quê yên ả ta thường thấy một hình ảnh rất quen thuộc của một mục đồng nhỏ tuổi cưỡi trâu thổi sáo. Nó như một biểu tượng của làng quê Việt Nam, một hình ảnh biểu trưng cho văn hóa dân tộc. Tác phẩm tiêu biểu của Sáo Trúc (Việt Nam). - Bình Minh Trên Cao Nguyên - St Trần Thanh Trung - Bình Minh Quê Hương - St Đức Liên - Trên đường chiến thắng - St Đinh Thìn - Phiên chợ vùng cao - St Triệu Tiến Vượng
9,898
618593
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9898
Ô-boa
Ô-boa (gốc tiếng Pháp: "hautbois", "haut" là "cao", "bois" là "kèn gỗ") là một loại kèn có miệng thổi bằng dăm kép ("double reed"). Nó có âm thanh dễ nổi hơn các loại khác (tương tự như trompet trong bộ đồng), vì màu sắc riêng biệt này nên khi sử dụng trong dàn nhạc phải thật khéo, để tránh tình trạng lạc lõng, thiếu ăn ý với dàn nhạc. Âm sắc giọng mũi, biểu hiện nội tâm rất tốt, có tính chất ca xướng, âm chất đẹp, nhưng không thiên về loại biểu hiện kỹ xảo như Sáo ngang (sáo fluýt) và kèn Clarinet. Về mặt kỹ thuật, kèn Ô boa thổi nặng hơn sáo fluýt, tốn nhiều hơi nén, do đó giai điệu dùng cho kèn Ô boa có thể tương đối dài. Nhóm nhạc cụ này còn có Soprano Oboe, Alto Oboe (Co Anh) và Baryton Oboe.
9,899
390197
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9899
Pha-gốt
Kèn Pha-gốt đảm nhiệm bè trầm trong khối kèn gỗ, đầu thổi của nó là loại dăm kép ("double reed") giống như sáo dọc. Nó có mặt trong dàn nhạc cùng thời với các nhóm Sáo và Ô-boa. Kích thước của nó lớn hơn rất nhiều so với các nhạc cụ cùng bộ. Âm thanh của nó hơi tối, có thể gợi kịch tính, hoặc cũng có tính chất "châm biếm, hài hước" do âm sắc có pha giọng mũi. Nhóm nhạc cụ này chỉ có hai loại: Pha-gốt thường và Pha-gốt trầm. Kèn Pha-gốt là "thành viên cố định" của dàn nhạc giao hưởng dù ở bất cứ biên chế lớn hay nhỏ. Nó cũng thường thấy trong các dàn nhạc jazz và nhạc Opera, và hay đi cùng với Sáo, Ô-boa và Clarinet
9,901
68670036
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9901
Kèn cor
Kèn thợ săn, hay kèn săn, là một loại kèn đồng trong bộ đồng của các nhạc cụ, có hình dạng cuốn vòng tròn. Loại kèn này được phát minh tại Pháp vào khoảng 1650 để dùng trong các cuộc đi săn, do đó, có tên là "cor de chasse" (hay "kèn đi săn").
9,903
618593
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9903
Trống định âm
Trống định âm là một nhạc cụ thuộc bộ gõ, được sử dụng nhiều nhất trong các dàn nhạc hòa tấu. Trống định âm thường bằng đồng, có hình dáng một nửa quả cầu, mặt trống có căng da, đường kính mặt da trong khoảng từ 60 cm đến 80 cm. Mặt da càng lớn âm thanh càng trầm. Sử dụng trong dàn nhạc. Trống định âm đã có một thời kỳ được dùng làm bè trầm cho bộ kèn đồng, khi chưa xuất hiện kèn Tuba. Khi kết hợp với đàn Đại Hồ cầm, trống định âm bồi bổ cho bè trầm để tạo những âm thanh kịch tính: tạo tiếng sấm, tạo nền đen đe dọa, tạo uy lực hành khúc, tạo tiết tấu nhộn nhịp trong vũ đạo...
9,912
3200
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9912
Trombone
Trombone là một loại kèn đồng tương tự như trumpet nhưng có âm thanh thấp hơn. Trombone có tông thấp hơn kèn trumpet 1 nốt, thường có 1 hay hai cây trong dàn nhạc. Có 7 thế âm cơ bản được phát triển từ kèn trompette khoảng thế kỷ 16 – thế kỷ 17. Trong dàn nhạc nhạc giao hưởng, trombone giữ bè trầm, ít đi giai điệu, chủ yếu đi phần nền hòa âm. Với tầm âm thấp, trombone thích hợp cho các bài độc tấu trữ tình êm dịu, đặc biệt với tính năng không giống các loại nhạc cụ khác nên được ưa chuộng nhiều trong nhạc jazz. Nguồn gốc. Nguồn gốc của kèn trombone cũng tư­ơng tự như­ của kèn cor và trompette. Thời Trung cổ nó chỉ đóng vai trò một thứ kèn trầm trong dòng họ trompette. Thoạt đầu, trombone có chiều dài gấp đôi trompette. Nhưng đến nửa sau thế kỷ 15, trombone đã có hình dáng như­ ngày nay, và ngay từ khi xuất hiện, nó đã là một nhạc cụ chơi thang âm cromatic nhờ một kết cấu gọi là "coulisse". Đây là một ống phụ có hình dáng chữ U, lắp vào ống chính và giúp cho ống này dài thêm ra. Ống phụ này trư­ợt trên rãnh nên ngư­ời chơi có thể dễ dàng kéo ống ra, vào, khiến ống kèn lúc dài, lúc ngắn, tạo ra những âm thanh cao thấp khác nhau. Người thổi di chuyển ống phụ bằng tay phải, tay trái đỡ lấy kèn. Tính từ thế kỷ 17, trombone không thay đổi gì về hình dáng cũng như về nguyên tắc cấu trúc, có chăng là ống kèn và miệng thổi (embouchure) được chế tác to hơn khiến phát âm thuận tiện hơn, âm thanh phong phú hơn. Lịch sử. Từ xư­a, kèn trombone đã có cả một họ với những độ dài ngắn, to nhỏ khác nhau: trombone alto, trombone tenor, trombone basse. Ngày nay trong dàn nhạc giao hư­ởng ngư­ời ta chủ yếu sử dụng loại trombone tenor và trombone tenor-basse. Sử dụng trombone rất tốn hơi, và do việc kéo ra kéo vào phần ống phụ mất nhiều thời gian, nên trombone kém linh hoạt hơn so với các nhạc cụ khác trong bộ đồng: chạy gamme chậm, không thật rành rọt, ở sắc thái "forte" nghe nặng nề, khó thổi theo kiểu "legato". Như­ng nó lại có những ư­u thế về sức mạnh và sự hùng dũng. Nhạc sĩ Nga Rimsky-Korsakov cho rằng âm sắc của trombone "ảm đạm, hung hãn ở các âm trầm và trong sáng, huy hoàng ở những âm cao." Nhạc sĩ Monteverdi, cha đẻ của thể loại opera, đã cảm nhận được tính bi thảm của trombone và đã sử dụng đến 4 cây trombone để tạo hiệu quả ấy trong vở "Orphée" của ông. Kèn trombone rất được trọng vọng trong suốt thời kỳ hưng thịnh của phong cách phức điệu. Nhạc sĩ Pháp gốc Italia thế kỷ 17 Jean-Baptiste Lully dùng trombone trong bản "Te Deum" nổi tiếng của ông, còn các nhạc sĩ G.F.Haendel và J.S.Bach, hai nhạc sĩ vĩ đại thời tiền cổ điển, cũng đã sử dụng cây kèn này trong một số tác phẩm của mình. Trombone cũng đã tỏ ra bi thảm, kịch tính trong bản "Requiem" của Mozart, trang nghiêm oai vệ trong opera "Alceste" của Gluck, nhà cải cách opera vĩ đại thuộc trường phái cổ điển Vienne. Bắt đầu từ Gluck, trong dàn nhạc opera nhất thiết phải có 3 kèn trombone và chúng thường xuất hiện vào lúc cao trào, đỉnh điểm của diễn biến kịch. Từ nửa sau thế kỷ 19, nhóm trombone trong dàn nhạc giao hưởng được bổ sung thêm một cây kèn trầm – kèn tuba. 3 cây trombone cộng với 1 kèn tuba hợp thành một dàn tứ tấu “nặng” của bộ đồng. Tchaikovsky đã sử dụng bộ đồng “nặng” này để tạo hiệu quả bi thảm trong chương kết của bản giao hưởng số 6 của ông. Cây kèn này có thể chơi những nốt "trượt (glissando)" để tạo một hiệu quả rất độc đáo. Haydn – cha đẻ của hình thức cấu trúc "liên khúc giao hưởng" và "dàn nhạc giao hưởng," đã sử dụng thủ pháp "glissando" này trong thanh xướng kịch (oratorio) "Bốn mùa" của ông để bắt chước tiếng chó sủa. Ngày nay các nhạc sĩ sáng tác sử dụng khá phổ biến thủ pháp này trong tác phẩm, chẳng hạn đoạn trombone chơi "glissando" như rú rít trong điệu "Múa kiếm" ở vở opera "Gaiannê" của Aram Khachatourian, nhạc sĩ người ácmêni thế kỷ 20. Trombone của các hãng Selmer, Courtois và Couesnon của Pháp thuộc vào số những nhạc cụ đ­ược ư­a chuộng trên thế giới.
9,913
781648
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9913
Trumpet
Kèn trông-pét (phát âm bắt nguồn từ tiếng Pháp: "trompette"), còn gọi là trumpet, là một kèn đồng có âm thanh cao nhất trong bộ đồng. Trumpet là một trong những nhạc cụ cổ nhất, được dùng từ năm 1500 trước CN. Trumpet được chơi bằng cách thổi một dòng không khí qua miệng, dòng không khí này tạo ra một hiệu ứng kích âm, tạo ra một dao động sóng đứng trong cột không khí bên trong kèn. Kể từ cuối thế kỷ 15 các kèn trumpet đã được xây dựng chủ yếu từ các ống đồng, thường uốn cong hai lần thành một hình xoắn tròn gần giống hình chữ nhật. Có một số loại trumpet. Phổ biến nhất là một loại chuyển vị cùng khả năng kêu nốt cao nhất là B♭, với chiều dài ống khoảng 148 cm. Trumpet cổ không có van, nhưng kèn hiện đại thường có ba van piston, hoặc hiếm hơn là ba van quay. Mỗi van làm tăng chiều dài của ống khi sử dụng, do đó làm giảm cao độ của âm thanh phát ra. Lịch sử. Trumpet có mặt rất sớm, từ năm 1500 trước Công nguyên và trước đó. Các kèn đồng và bạc từ mộ của Tutankhamun ở Ai Cập, kèn đồng từ Scandinavia, và kèn kim loại từ Trung Quốc được ghi nhận trong giai đoạn này. Kèn trumpet từ nền văn minh Oxus (thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên) của Trung Á được trang trí ở giữa kèn, nhưng thời đó người ta chưa biết làm kèn từ một tấm lớn kim loại. Việc quấn kèn từ một tấm kim loại cán phẳng được coi là một kỳ quan kỹ thuật vào thời sau này. Người Moche của Peru cổ đại đã mô tả kèn trong văn hóa nghệ thuật của họ từ năm 300 sau Công nguyên. Kèn trumpet sớm nhất được dùng như là thiết bị phát tín hiệu sử dụng trong quân sự hoặc mục đích tôn giáo, chứ không phải là một nhạc cụ theo nghĩa hiện đại bây giờ. Thậm chí các loại kèn hiện đại bây giờ vẫn được sử dụng cho hai mục đích trên. Các cải tiến về thiết kế kèn và đúc kim loại ở cuối thời kỳ Trung cổ và Phục hưng đã dẫn đến việc dùng kèn phổ biến hơn như một nhạc cụ. Các kèn trumpet của thời đại này bao gồm một ống xoắn duy nhất không có van và do đó chỉ có thể phát ra một nốt nhạc duy nhất. Để thay đổi nốt nhạc buộc người chơi phải chuyển qua lại giữa các kèn khác nhau. Sự phát triển kèn "clarino" do Cesare Bendinelli, nghệ sĩ chơi kèn nổi tiếng là đặc trưng của thời kỳ Baroque. Thời kỳ này cũng được gọi là "thời kỳ vàng son của kèn trumpet tự nhiên." Trong thời gian này, rất nhiều bản nhạc và phối khí đã được viết cho kèn trumpet. Việc sáng tác này đã được hồi sinh trong giữa thế kỷ 20 và nghệ thuật chơi kèn tự nhiên lại phát triển mạnh trên thế giới. Các nghệ sĩ chơi kèn hiện nay sử dụng một phiên bản của kèn tự nhiên gọi là kèn baroque. Nó được trang bị một hoặc nhiều lỗ thông hơi để hỗ trợ việc điều chỉnh cao độ âm thanh. Các bản nhạc với giai điệu chiếm ưu thế của những thời kỳ cổ điển và lãng mạn đã khiến các nhà soạn nhạc lớn chọn kèn trumpet là nhạc cụ thứ yếu do những hạn chế của nó. Năm 1844, Berlioz đã viết như sau: Mặc dù có vẻ ngoài hoành tráng và âm sắc sáng rõ, không có nhạc cụ nào bị hạ cấp nhiều như kèn trompet. Từ Beethoven đến Weber, thậm chí cả thiên tài Mozart, đều chỉ dùng kèn để lấp chỗ trống, hoặc chơi hai hoặc ba đoạn giai điệu phổ thông. Nỗ lực để cung cấp cho kèn âm sắc đa dạng hơn đã được giải quyết phần nào khi kèn trompet có nút bấm ra đời, nhưng đây là một thử nghiệm không thành công do chất lượng âm thanh của nó quá kém. Mặc dù kèn với van ống được phát minh rất sớm từ năm 1793, nhưng phải mãi đến năm 1818 Friedrich Bluhmel và Heinrich Stölzel mới đăng ký một bằng sáng chế chung cho kèn với các hộp van do W. Schuster sản xuất. Những bản giao hưởng của Mozart, Beethoven, và muộn nhất, của Brahms, vẫn chơi trên kèn thường. Bằng việc lắp vào kèn các ống rời độ dài khác nhau để chỉnh cao độ của nốt nhạc phát ra, kèn trumpet đã trở thành nhạc cụ tiêu chuẩn ở Pháp trong giai đoạn đầu thế kỷ 20. Do phát triển quá muộn, số lượng các bản nhạc và hợp xướng viết cho nhạc cụ này là tương đối nhỏ so với các nhạc cụ khác. Thế kỷ 20 đã chứng kiến ​​sự bùng nổ về số lượng và sự đa dạng của các bản nhạc viết riêng cho kèn. Cấu tạo. Để làm kèn, người ta lấy một ống đồng uốn cong hai lần thành một hình chữ nhật có bốn góc tròn. Như với tất cả các nhạc cụ hơi, âm thanh được tạo ra bằng cách thổi không khí qua môi, tạo ra một âm thanh đi qua ống, kích rung động sóng đứng trong cột không khí bên trong kèn trumpet. Người chơi có thể chọn nốt trong một loạt các âm bội hoặc giai điệu bằng cách thay đổi khẩu độ môi và lực ép. Đầu kèn có một vành tròn, cho phép môi có thể rung động một cách khá thoải mái. Trực tiếp phía sau vành tròn là một hộp kèn đẩy không khí vào một lỗ nhỏ hơn nhiều được điều chỉnh để phù hợp với đường kính ống dẫn của kèn. Các kích thước của các bộ phận trên làm thay đổi âm sắc hoặc chất lượng của âm thanh phát ra, và làm cho việc sử dụng kèn thoải mái. Nói chung, hộp kèn càng lớn thì âm thanh và âm sắc càng tốt. Kèn hiện đại có ba (hoặc bốn) van piston, mỗi van làm tăng chiều dài của ống khi tham gia, do đó làm giảm cao độ của nốt nhạc phát ra. Van đầu tiên làm giảm 1 cung (2 bán cung), van thứ hai giảm 1 bán cung, và van thứ ba giảm 1 1/2 cung (3 bán cung). Với van thứ tư, trong một số kèn/sáo, nó thường làm giảm 4 cung hoàn chỉnh (5 bán cung). Bấm riêng lẻ hoặc kết hợp bấm cùng lúc các van làm cho kèn trompet có thể chơi tất cả mười hai nốt của âm nhạc cổ điển. Các loại kèn trumpet. Có nhiều loại kèn trumpet thổi các cung khác nhau. Loại thường gặp nhất là loại kèn trumpet thổi ở cung Si giáng, tuy nhiên ta cũng có thể thấy các loại kèn trumpet thổi ở cung Đô, Rê, Mi giáng, Mi, Fa, Sol. Kèn trumpet cung Đô thường được sử dụng trong dàn nhạc vì nó hơi nhỏ hơn so với loại trumpet cung Si giáng, vì thế nó cho âm thanh sáng hơn, sinh động hơn. Bởi vì các bản nhạc viết cho trumpet thường sử dụng nhiều loại kèn trumpet với mỗi khóa (chúng không có van và vì thế không thể thổi các nốt thăng, giáng) và bởi vì người chơi trumpet có thể chọn các lối chơi riêng cho từng loại trumpet, nên người chơi trumpet trong dàn nhạc phải giỏi dịch giọng khi xem bản nhạc.
9,914
387563
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9914
Clarinet
Kèn Cla-ri-nét có hình dáng tương tự sáo dọc, nhưng có miệng thổi bằng dăm đơn ("single reed"). Nó có âm thanh rất hay, phong phú đẹp đẽ và có nhiều kỹ xảo nên được mệnh danh là "Vua Kèn gỗ". Trong dàn nhạc, thường có ba loại: Cla-ri-nét "giọng Si giáng", Cla-ri-nét "giọng La" và, ít dùng hơn, Cla-ri-nét "giọng Do". Về mặt kỹ thuật, khi viết cho Cla-ri-nét phải dịch giọng lên một cung (giọng Si giáng) hoặc một cung rưỡi (giọng La). Về mặt kỹ xảo, Cla-ri-nét có những đặc đỉểm như sau: Ghi chú: Nhóm nhạc cụ này còn có Piccolo Clarinet, Alto Clarinet và Bass Clarinet (xem hình bên dưới).
9,920
345883
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9920
.at
.at là tên miền Internet quốc gia (ccTLD) dành cho Áo. Nó được quản lý bởi NIC.AT.
9,922
589372
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9922
Hình thức Sonata
Sonata (Tiếng Ý: ; "sonate", "sonare") là một thuật ngữ chỉ định một loạt các hình thức sáng tác, đến thời kỳ cổ điển có tầm quan trọng ngày một tăng và đầu thế kỷ 19 đại diện cho một nguyên tắc sáng tác các tác phẩm quy mô lớn. Sau thời kỳ Baroque hầu hết các tác phẩm được thực hiện bởi một nhạc cụ độc tấu, thường là một nhạc cụ chính (solo), hoặc bởi một nhạc cụ độc tấu (solo) đi kèm với một nhạc cụ phụ họa. Về hình thức soạn một sonata cũng giống như Concerto là từ 2 đến 4 phần, thường thấy là 3 (movement). Một nhạc cụ solo chính và có khi cùng một nhạc cụ phụ. Bản Sonata Ánh Trăng nổi tiếng chính là phần thứ nhất của bản Piano sonata thứ 14 của Beethoven.
9,923
713006
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9923
Rondo
Thể rondo, hay thể Luân khúc, gồm có một chủ đề chính xen kẽ với những chủ đề nhỏ hơn. Chủ đề chính thông thường được chơi ở "cung chính", những giai điệu khác nằm ở những "cung tương phản". Sơ đồ tiêu biểu:
9,945
827781
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9945
Hợp xướng của Johann Sebastian Bach
=Hợp xướng - BWV=
9,949
888691
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9949
Danh sách bài hát và các giai điệu của Johann Sebastian Bach
Tuyển tập nhạc Chúc tụng của Schemelli là tác phẩm nhạc có lời của Johann Sebastian Bach.
9,951
679363
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9951
Minuet
Minuet (; hay "menuet") là một điệu nhảy có nguồn gốc từ Pháp ở nhịp 3/4. Lịch sử. Điệu nhảy phổ biến ở Pháp từ thế kỷ 17, điệu nhảy lần đầu được giới thiệu trong opera bởi Jean-Baptiste Lully. Vào cuối thế kỷ 17, minuet đã được soạn cho các tổ khúc, đôi khi được viết ở nhịp 3/8 hoặc 6/8.
9,966
859204
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9966
YUV
Mô hình YUV quy định một không gian màu được tạo bởi một độ sáng và hai thành phần màu ("chrominance"). YUV được sử dụng trong hệ thống phát sóng truyền hình theo chuẩn PAL, đây là chuẩn ở phần lớn các nước. Mô hình YUV giúp tạo ra màu đúng với nhận thức của con người hơn chuẩn RGB, là loại được dùng trong các thiết bị đồ hoạ máy tính, nhưng không chuẩn bằng không gian màu HSB. Y đại diện cho thành phần độ sáng, U và V là đại diện cho các thành phần màu. Không gian màu YCbCr hay YPbPr, được sử dụng trong các thiết bị phát hình, đều xuất phát từ nó (Cb/Pb và Cr/Pr là những phiên bản biến thể của U và V), và đôi khi bị gọi một cách không chính xác là "YUV". Không gian màu YIQ được dùng trong các hệ thống truyền hình NTSC cũng liên quan đến nó, tuy nhiên lại đơn giản hơn nó nhiều. Các tín hiệu YUV đều xuất phát từ các nguồn RGB. Các giá trị trọng số của R, G và B được cộng lại với nhau để tạo ra một tín hiệu Y đơn, để biểu diễn độ sáng chung tại một điểm đó. Tín hiệu U sau đó được tạo ra bằng các trừ Y khỏi tín hiệu xanh lam (B của RGB), và được nhân với một tỉ lệ có sẵn; còn V được tính bằng cách trừ Y khỏi màu đỏ (R của RGB), và nhân tỉ lệ với một hệ số khác. Các công thức sau có thể dùng để tính toán "Y", "U" và "V" từ "R", "G" và "B": hay dùng ma trận formula_1 Ở đây, "R", "G" và "B" được giả sử là nằm trong khoảng 0 đến 1, với 0 biểu diễn cường độ bé nhất còn 1 là lớn nhất. Có hai điều cần chú ý: Tuy có thể chuyển từ RGB->YUV bằng công thức toán, nhưng thường để tiện lợi dùng số xấp xỉ. Khái quát về hệ thống luminance/chrominance. Thuận lợi chính của hệ thống luminance/chrominance như ở trong YUV và các họ hàng của nó, YIQ và YDbDr, là ở chỗ chúng vẫn tương thích (nhờ Georges Valensi) với hệ màu đen trắng của tivi tương tự. Tín hiệu Y về cơ bản giống với tín hiệu được truyền từ một máy thu hình trắng đen bình thường (với một ít thay đổi không đáng kể), và các tín hiệu U và V có thể được bỏ qua. Khi được dùng trong một thiết lập màu thì quá trình trừ đi được bảo toàn, kết quả là không gian màu gốc RGB. Một lợi điểm khác là tín hiệu trong YUV có thể dễ dàng được xử lý để có thể loại bỏ bớt một số thông tin để giảm băng thông ("bandwidth"). Mắt con người thực sự có độ phân giải màu khá thấp: các ảnh màu có độ phân giải cao mà chúng ta thấy đều được xử lý bởi hệ thống hình ảnh ("visual system") bằng cách kết hợp ảnh đen và trắng có độ phân giải cao và ảnh màu với độ phân giải thấp. Lợi dụng điểm này, các chuẩn như NTSC làm giảm lượng thông tin trong phần màu ("chrominance") một cách đáng kể, để cho mắt người tự kết hợp chúng lại. Chẳng hạn, NTSC chỉ lưu lại 11% của màu xanh gốc và 30% của màu đỏ gốc, loại bỏ phần còn lại. Vì màu xanh đã được mã hoá trong tín hiệu Y, kết quả của tín hiệu U và V là khá nhỏ hơn so với tín hiệu RGB hay YUV được gởi đi. Việc lọc bỏ các tín hiệu xanh ("blue") và đỏ ("red") là không cần thiết nếu tín hiệu là ở định dạng YUV. Tuy nhiên, quá trình này làm giảm chất lượng ảnh. Vào thập niên 1950 khi NTSC được tạo ra thì điều này không phải là mối bận tâm vì hầu hết các thiết bị đều không thể hiển thị hình ảnh tốt hơn chất lượng của tín hiệu vào. Nhưng ngày nay, một tivi hiện đại có thể hiển thị hình ảnh với nhiều thông tin hơn so với tín hiệu vào. Điều này dẫn đến việc cố gắng để mã hoá thêm thông tin càng nhiều càng tốt vào trong tín hiệu YUV, kể cả S-Video của VCR. YUV còn được sử dụng là định dạng chuẩn cho các giải thuật nén chung cho video compression như MPEG-2, được dùng trong truyền hình số và cho DVD. Định dạng giải mã video chuyên nghiệp CCIR 601 cũng dùng không gian màu YUV, để tương thích với các định dạng video analog trước, là định dạng có thể chuyển thành bất cứ định dạng ra nào một cách dễ dàng. YUV là một định dạng uyển chuyển có thể kết hợp dễ dàng vào bất cứ định dạng video nào khác. Chẳng hạn nếu bạn điều biên tín hiệu U và V vào trong giai đoạn quadrature của 1 subcarrier thì bạn sẽ được một tín hiệu đơn gọi là C, cho "chroma", rồi nó có thể tạo ra tín hiệu YC chính là S-Video. Nếu bạn trộn lẫn tín hiệu Y và C, bạn sẽ được một composite video, thứ mà mọi tivi đều có. Tất cả những việc điều mã ("modulating") này có thể thực hiện một cách dễ dàng bằng những mạch với chi phí thấp, trong khi việc giải mã ("demodulation") thì thực sự khó. Để tín hiệu ở dạng YUV nguyên thủy sẽ làm cho việc tạo dựng DVD dễ dàng, vì chúng có thể dễ dàng downmix để có thể hỗ trợ hoặc S-video hay composite và vì thể đảm bảo tính tương thích với các mạch đơn giản, trong khi vẫn giữ lại mọi thông tin gốc từ tín hiệu RGB nguồn. Cách lấy mẫu. Để lấy một tín hiệu số, các ảnh dạng YUV có thể được lấy mẫu theo nhiều cách; xem thêm chroma subsampling.
9,972
341087
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9972
La Quán Trung
La Bản (chữ Hán: 羅本; bính âm: "Luó Běn"; khoảng 1330 – 1400), tự là Quán Trung (貫中), biệt hiệu "Hồ Hải tản nhân" (湖海散人), là một tiểu thuyết gia nổi tiếng người Trung Hoa sống vào cuối thời nhà Nguyên, đầu thời nhà Minh. Ông được biết đến là tác giả cuốn tiểu thuyết dã sử nổi tiếng Tam quốc diễn nghĩa, một trong Tứ đại danh tác của văn học cổ điển Trung Hoa. Tiểu sử. La Quán Trung có thể là người Thái Nguyên (còn có thuyết cho rằng ông là người Lư Lăng, Tiền Đường, Đông Nguyên. v. v...). Ông sinh vào cuối đời Nguyên, mất vào đầu đời Minh, ước chừng vào khoảng năm 1330 đến năm 1400 giữa thời thống trị của nhà Nguyên Thuận Đế và Minh Thái Tổ. Có thuyết còn nói rõ ông sinh năm 1328 và mất năm 1398. Ông rất có tài văn chương, rất giỏi về từ khúc, câu đối, lại viết cả các loại kịch, nhưng nổi tiếng nhất là về tiểu thuyết. Ông là tác giả của cuốn tiểu thuyết "Tam quốc diễn nghĩa" và còn có thuyết cho rằng: La Quán Trung cũng là một người tham gia soạn và chỉnh biên tác phẩm "Thủy hử", câu chuyện kể về cuộc khởi nghĩa Lương Sơn Bạc cuối đời Bắc Tống do Tống Công Minh lãnh đạo, đó là hai cuốn tiểu thuyết trong Tứ đại danh tác – bốn tác phẩm nổi tiếng nhất trong văn học cổ điển Trung Hoa. Ông là người đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử đời Minh-Thanh. La Quán Trung xuất thân từ một gia đình quý tộc. Tuổi thanh niên ông nuôi chí phò vua giúp nước; song lúc đó, triều đình nhà Nguyên đang suy tàn, ông bỏ đi phiêu lãng nên có biệt hiệu là "Hồ Hải tản nhân". Ông là một trong những người "có chí mưu đồ sự nghiệp bá vương". Tiếc rằng tình hình tường tận thế nào nay không thể biết rõ được. La Quán Trung tương truyền từng tham gia cuộc khởi nghĩa chống nhà Nguyên của Trương Sĩ Thành. Sau khi Trương Sĩ Thành thất bại, Minh Thái Tổ lên ngôi, thống nhất Trung Hoa, ông lui về quy ẩn, sưu tầm và biên soạn tiểu thuyết dã sử. Tác phẩm. Về tiểu thuyết thì ngoài "Tam quốc diễn nghĩa", tương truyền có tất cả hơn 10 bộ, như nay ta biết còn có: "Tùy Đường chí, Tản Đường ngũ đại sử diễn ca, Tam toại bình yêu truyện"... (hiện nay những bản còn lưu truyền đã bị người đời sau sửa đổi, viết lại, không còn nguyên bản của ông nữa)
9,977
827006
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9977
Tây du ký
Tây Du Ký (), là một trong những tác phẩm kinh điển trong văn học Trung Hoa. Được xuất bản với tác giả giấu tên trong những năm 1590 và không có bằng chứng trực tiếp còn tồn tại để biết tác giả của nó, nhưng tác phẩm này thường được cho là của tác giả Ngô Thừa Ân. Tiểu thuyết thuật lại chuyến đi đến Ấn Độ của nhà sư Huyền Trang (Đường Tam Tạng) đi lấy kinh. Nội dung. Trong tiểu thuyết, Trần Huyền Trang (陳玄奘) được Quan Âm Bồ Tát bảo đến Tây Trúc (Ấn Độ) thỉnh kinh Phật giáo mang về Trung Quốc. Theo ông là 4 đệ tử - một khỉ đá tên Tôn Ngộ Không (孫悟空), một yêu quái nửa người nửa lợn tên Trư Ngộ Năng (豬悟能) và một thủy quái tên Sa Ngộ Tĩnh (沙悟淨) - họ đều đồng ý giúp ông thỉnh kinh để chuộc tội. Con ngựa Huyền Trang cưỡi cũng là một hoàng tử của Long Vương (Bạch Long Mã). Những chương đầu thuật lại những kì công của Tôn Ngộ Không, từ khi ra đời từ một hòn đá ở biển Hoa Đông, xưng vương ở Hoa Quả Sơn, tìm sư học đạo, đại náo thiên cung, sau đó bị Phật Tổ Như Lai bắt nhốt trong Ngũ Hành Sơn 500 năm. Truyện kể lại Huyền Trang trở thành một nhà sư ra sao và được hoàng đế nhà Đường gửi đi thỉnh kinh sau khi hoàng đế thoát chết. Phần tiếp của câu chuyện kể về các hiểm nguy mà thầy trò Đường Tam Tạng phải đối đầu, trong đó nhiều yêu quái là đồ đệ của các vị Tiên, Phật. Một số yêu tinh muốn ăn thịt Huyền Trang, một số khác muốn cám dỗ họ bằng cách biến thành những mỹ nhân. Tôn Ngộ Không phải sử dụng phép thuật và quan hệ của mình với thế giới yêu quái và Tiên, Phật để đánh bại các kẻ thù nhiều mánh khóe, như Ngưu Ma Vương hay Thiết Phiến Công chúa... Cuối cùng khi đã đến cửa Phật, thầy trò họ lại phải đổi Bát vàng của Hoàng đế Đường Thái Tông tặng để nhận được kinh thật. Đây cũng được tính là một khổ nạn cho bốn thầy trò. Khi qua sông Thông Thiên, Tam Tạng gặp lại Lão Rùa năm xưa chở ông qua sông. Khi đang chở Tam Tạng qua giữa sông, Lão Rùa hỏi Tam Tạng rằng ông có hỏi Phật Tổ giúp lão rằng bao giờ lão tu đắc chính quả không, vì Tam Tạng quên hỏi nên bị Lão Rùa hất cả bốn thầy trò lẫn kinh văn xuống sông. Kinh văn bị ướt, sau khi phơi khô một số bị rách. Vì thế mà kinh về đến Trung thổ không được toàn vẹn. Vị trí, tác giả. Một số học giả cho rằng tiểu thuyết châm biếm sự suy yếu của chính quyền phong kiến Trung Hoa thời đó. Nó là tác phẩm văn học với chất lượng đạt tới đỉnh cao, đứng trong 4 tác phẩm vĩ đại nhất trong văn học cổ điển Trung Hoa (cùng với "Hồng Lâu Mộng" của "Tào Tuyết Cần", "Thủy hử" của "Thi Nại Am" và "Tam quốc diễn nghĩa" của "La Quán Trung"). Tuy nhiên, nhiều nhà bình luận khác cho rằng hình ảnh kết hợp của thầy trò Tam Tạng lại ẩn giấu một khái niệm sâu sắc hơn nhiều, đó là về "tâm" (bản chất con người). Từ Đường Tam Tạng đến con ngựa đều biểu trưng cho một đặc tính thường thấy của "tâm", 5 thầy trò chính là 5 yếu tố cấu thành bản chất con người: Ngoài ra có những chi tiết mang ẩn ý sâu xa, nếu không am hiểu kĩ thì dễ gây hiểu nhầm. Ví dụ, chi tiết A Nan và Ca Diếp đòi Đường tăng phải dâng bát vàng mới truyền kinh thư. Đọc lơ mơ, nhiều người hiểu thô thiển rằng A Nan và Ca Diếp đòi hối lộ. Thực ra, làm gì có chuyện vòi vĩnh của đút lót ở cửa Phật. Trong mười đại đệ tử của Phật, Ca Diếp đứng hạng ba, A Nan đứng thứ mười, đều đắc quả A-la-hán, dứt bỏ hết các lậu hoặc (nhất thiết lậu tận), họ không còn vướng lụy vào những của cải châu báu trên thế gian. Chiếc bình bát bằng vàng nguyên là của vua Đường tặng cho Đường Tăng. Vì thế, trong tình huống này, nó là tượng trưng cho của cải và danh vọng ở thế gian. Để lãnh kinh báu của Phật, dâng nạp bình bát là ngụ ý: muốn thọ lãnh đạo giải thoát của Phật, con người phải chịu lìa bỏ danh vọng và của cải thế tục. Hành động đòi bát của Đường Tăng ở đây là ẩn dụ, có tính biểu tượng về Phật pháp. Cũng nên chú ý đến lời nói của A Nan và Ca Diếp: "Hai vị tôn giả cười nói: Hà Hà! Tay trắng trao kinh truyền đời, người sau đến chết đói mất." Đạo pháp cao thâm thì không thể truyền thụ dễ dàng "(đạo pháp bất khinh truyền)", cho nên kẻ học đạo, muốn thụ pháp thì phải biết đánh đổi. Dâng bát vàng chính là mang ý nghĩa đánh đổi. Nếu dễ dàng truyền đạo pháp cho người không xứng đáng, không muốn từ bỏ danh lợi thế tục, chẳng những kẻ ấy không thể hoằng dương được chính pháp mà còn khiến cho đạo pháp suy tàn, bế tắc. Như thế, đời sau sẽ không còn hưởng được pháp thực nữa, nghĩa là tâm linh con người sẽ "đói". Ý nghĩa sâu xa trong câu nói của A Nan - Ca Diếp là như vậy. Ngoài ra còn một ý nghĩa khi phải để lại bát vàng (Bát Chánh Đạo) lúc đã tới được cảnh giới Chân Như, gặp được Phật Như Lai, đó là: cái bát vàng tượng trưng cho sự khất thực, truyền Pháp, hóa Duyên... nay phải bỏ lại vì công quả đã viên mãn, vượt qua được các kiếp nạn. Tức là đã tu đắc Đạo, tu hành chứng quả vị Phật. Bát vàng tượng trưng cho công cụ giúp hành giả vượt qua biển khổ, chướng ngại, khi đã tới được bến Giác thì cũng không còn cần thiết nữa. Nhân vật. Phản diện. Dưới đây là một số yêu quái tiêu biểu trong Tây Du Ký: Bảo bối. Phi Long Trượng. Là một trong 2 bảo bối Phật Tổ Như Lai trao lại cho Linh Cát Bồ Tát, món này dùng để trị Hoàng Phong Quái. Định Phong Đơn. Là một trong 2 bảo bối Phật Tổ Như Lai trao lại cho Linh Cát Bồ Tát, món này dùng để trị giúp Tôn Ngộ Không không bị thổi bay bởi Quạt Ba Tiêu. Quạt ba tiêu. Là quạt gió tiên của Thiết Tiến công chúa còn gọi là Bà La Sát. Thái Thượng Lão Quân cũng có một cái là quạt lửa. Quạt Ba Tiêu sanh tại núi Côn Luân, từ thuở khai thiên lập địa. Quạt có thể quạt một cái thì lửa tắt, quạt hai cái thì sanh gió, quạt ba cái thì mưa xuống. Khi quạt nhằm con người bay tới năm mươi bốn ngàn dặm mới ngừng. Có thể biến to thu nhỏ. Tôn Ngộ Không đã dùng Định Phong Đơn do Linh Cát Bồ Tát ban cho để khắc chế Quạt Ba Tiêu. Kim Cang Trát. Kim Cang Trát còn có tên Kim Cang sào. Kim Cang Trát là một chiếc vòng hộ thân của Thái Thượng Lão Quân. Có chức năng không kị ngũ hành, có thể thâu mọi bảo vật. Khi Tôn Ngộ Không đang đánh với Nhị Lang thần Dương Tiễn, Thái Thượng Lão Quân đã ném Kim Cang Trát trúng đầu của Ngộ Không làm cho con Khỉ té nhào chết giấc nên mới bị bắt. Con Thanh ngưu của Thái Thượng Lão Quân đã đánh cắp Kim Cang Trát xuống trần hóa làm yêu tinh Độc Giác Tỉ đã dùng chiếc vòng này để thâu gậy Như Ý của Ngộ Không, vũ khí của thiên binh thiên tướng, lửa của Hỏa Đức tinh quân, nước của Thủy Đức tinh quân, hột kim đơn sa của Phật. Tuy thần thông là vậy nhưng Kim Cang Trát kị quạt Ba Tiêu. Thái Thượng Lão Quân đã dùng quạt Ba Tiêu để thâu lại Kim Cang Trát. Hồ lô Tử Kim & Bình Ngọc Tịnh. Hồ lô Tử Kim & Bình Ngọc Tịnh là hai món bảo bối được Thái Thượng Lão Quân lấy ở núi Côn Lôn. Hai món bảo bối này có thể hút và đựng cả vạn người. Các món này được dùng để đựng tiên đơn và đựng nước. Ngân Giác Đại Vương và Kim Giác Đại Vương đã lấy trộm nó xuống là làm yêu quái. Dây thừng Hoàng Kim,Tháp Thất Bảo lung linh. Dây thừng Hoàng Kim là thắt lưng của Thái Thượng Lão Quân, có thể tự động thắt lại nhưng muốn tháo ra phải có thần chú, do đó khi Ngân Giác Đại Vương và Kim Giác Đại Vương đem nó xuống trần gian đã có lợi ích khi bắt Tôn Ngộ Không. Chụp vàng. Chụp Vàng là bảo bối của Phật Di Lặc, nó bị đệ tử của ngài là Hoàng Mi mang xuống trần gian làm bảo vật, nó có thể nhốt người và làm tan chảy trong vài canh giờ. Tôn Ngộ Không đã rất khó khăn để thoát khỏi cái chụp này. Túi Nhân Chủng. Túi Nhân Chủng cũng là một bảo vật của Phật Di Lặc, bị đệ tử của ngài là Hoàng Mi mang xuống trần gian làm bảo vật, nó có thể hút rất nhiều người. Nhị Thập Bát Tú đã từng bị bắt. Bản dịch tiếng Việt. Ở Việt Nam đã có nhiều người dịch Tây du ký ra tiếng Việt. Hai bản dịch thành công nhất là:
9,992
15735
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9992
Alan Turing
Alan Mathison Turing OBE FRS (23 tháng 6 năm 1912 – 7 tháng 6 năm 1954) là một nhà toán học, logic học và mật mã học người Anh, được xem là một trong những nhà tiên phong của ngành khoa học máy tính và A.I (Trí tuệ nhân tạo). Phép thử Turing ("Turing test") là một trong những cống hiến lớn nhất của ông trong ngành trí tuệ nhân tạo: thử thách này đặt ra câu hỏi rằng máy móc có khi nào đạt được ý thức và có thể suy nghĩ được hay không. Ông đã hình thức hóa khái niệm thuật toán và tính toán với máy Turing, đồng thời đưa ra phiên bản của "Turing", mà ngày nay được đông đảo công chúng chấp nhận, về luận đề Church-Turing, một luận đề nói rằng tất cả những gì tính được bằng thuật toán đều có thể tính được bằng máy Turing. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Turing đã từng làm việc tại Bletchley Park, trung tâm giải mật mã của Anh, và một thời là người chỉ huy của HUT 8, một bộ phận của Anh có trách nhiệm giải mật mã của hải quân Đức. Giáo sư Turing đã cùng các cộng sự của tại HUT 8 đã phát triển một số kỹ thuật nhằm tăng tốc độ phá mã của quân phát xít Đức, trong đó bao gồm việc cải tiến máy bombe (máy này do các chuyên gia giải mã người Ba Lan sáng chế trước Thế chiến 2), một cỗ máy cơ-điện tử khổng lồ có khả năng tìm, dịch và đọc được các dòng thông tin đã được mã hóa thành các thông điệp vô nghĩa của đối phương. HUT 8 và giáo sư Turing đóng một vai trò quan trọng trong việc giải mã các bức điện của quân phát xít Đức trong các trận đánh quan trọng ở châu Âu, nhất là trận Đại Tây Dương. Một số nguồn báo chí sau này đã nhầm lẫn, cho rằng ông là người đã chế tạo máy giải mật mã của Đức, nhưng thực ra ông chỉ là "người cải tiến máy giả mã để nó hoạt động nhanh hơn", còn máy giải mã nguyên bản là phát minh của các chuyên gia Ba Lan. Sau chiến tranh, ông công tác tại Phòng thí nghiệm Vật lý Quốc gia ("National Physical Laboratory"), và đã tạo ra một trong những đồ án thiết kế đầu tiên của máy tính có khả năng lưu trữ chương trình ("stored-program computer"), nhưng nó không bao giờ được kiến tạo thành máy. Năm 1947 ông chuyển đến Đại học Victoria tại Manchester để làm việc, đa số trên phần mềm cho máy Manchester Mark I, lúc đó là một trong những máy tính hiện đại đầu tiên, và trở nên quan tâm tới sinh học toán học. Ông đã viết bài báo về cơ sở hóa học của sự tạo hình, và ông cũng đã dự đoán được các phản ứng hóa học dao động chẳng hạn như phản ứng Belousov–Zhabotinsky, được quan sát thấy lần đầu tiên trong thập niên 1960. Năm 1952, Turing bị kết án với tội đã có những hành vi khiếm nhã nặng nề, sau khi ông tự thú đã có quan hệ đồng tính luyến ái với một người đàn ông ở Manchester. Ông chấp nhận dùng liệu pháp hoóc môn nữ (thiến hóa học) thay cho việc phải ngồi tù. Ông mất năm 1954, chỉ 2 tuần trước lần sinh nhật thứ 42, do ngộ độc xyanua. Một cuộc điều tra đã xác định nguyên nhân chết là tự tử, nhưng mẹ ông và một số người khác tin rằng cái chết của ông là một tai nạn. Ngày 10 tháng 9 năm 2009, sau một chiến dịch Internet, thủ tướng Anh Gordon Brown đã thay mặt chính phủ Anh chính thức xin lỗi về cách đối xử với Turing sau chiến tranh. Thời thơ ấu và thiếu niên. Mẹ của Alan Turing mang thai ông vào năm 1911, tại Chatrapur, Orissa, Ấn Độ. Cha ông, Julius Mathison Turing, lúc đó là một công chức trong ngành Dân chính Ấn Độ ("Indian Civil Service"), lúc đó vẫn dưới sự cai quản của chính phủ Anh. Julius và vợ mình, bà Ethel (nguyên họ là Stoney) muốn con mình lớn lên tại Anh, nên họ đã trở về Maida Vale, Paddington, Luân Đôn, nơi Alan Turing được sinh ra vào ngày 23 tháng 6 năm 1912, theo thông tin trên một tấm biển màu xanh ở ngoài ngôi nhà ông sinh ra, sau này là khách sạn Colonnade. Ông có một người anh trai tên là John. Vì nhiệm vụ với ngành dân chính của cha ông vẫn còn, trong lúc Alan còn nhỏ, cha mẹ của ông thường phải di chuyển giữa Guildford (Anh) và Ấn Độ, để hai đứa con trai của họ cho các người bạn tại Anh giữ hộ, vì tình trạng y tế ở Ấn Độ còn thấp kém. Ngay từ lúc còn nhỏ, ông đã thể hiện các dấu hiệu thiên tài. Ông tự tập đọc trong vòng ba tuần, và có biểu lộ ham thích toán học, cùng với giải đáp các câu đố. Lúc Alan 6 tuổi, cha mẹ cho ông học tại trường St. Michael's. Bà hiệu trưởng của trường đã nhận thấy thiên tài của Alan từ lúc ban đầu, cũng như các giáo viên của ông sau này. Năm 1926, khi ông 14 tuổi, ông đến học tại trường nội trú Sherborne ở Dorset. Ngày khai giảng của khóa đầu xảy ra cùng ngày với một cuộc tổng đình công tại Anh, nhưng vì ông quyết chí muốn đến lớp, ông đã chạy xe đạp trên từ Southampton đến trường, không có người dẫn, chỉ dừng lại và trọ qua đêm tại một quán trọ trên đường. Sự kiện này đã được báo chí địa phương tường trình. Tuy có năng khiếu toán và khoa học, Turing không được các thầy cô coi trọng tại Sherborne, một trường công nổi tiếng và đắt đỏ (thật sự đây là một trường tư ở Anh nổi tiếng với tính từ thiện) vì trường này đánh giá các môn kinh điển cao hơn. Hiệu trưởng của ông đã viết thư cho cha mẹ ông nói "Tôi hy vọng rằng anh ta không cố gắng cả đôi đường mà hỏng cả hai. Nếu anh ta muốn ở lại trường công, thì anh ta nhất định phải đặt mục tiêu để trở thành một người "có giáo dục". Còn nếu anh ta chỉ muốn trở thành một "Nhà khoa học chuyên ngành" thì anh ta đang phung phí thời gian của mình tại trường công" . Mặc dầu vậy, Alan vẫn biểu hiện năng khiếu trong các môn ông ưa thích. Ông đã giải được nhiều bài toán bậc cao năm 1927 trước khi học đến giải tích cơ bản. Khi ông 16 tuổi (1928), ông đã hiểu được các tác phẩm của Albert Einstein, không những nắm được nội dung, ông còn suy luận được về những thắc mắc của Einstein đối với các định luật của Newton về chuyển động trong một bài viết mà Einstein không nói thẳng ra. Trong lúc học tại Sherborne, Turing đã ngầm yêu Christopher Morcom, một người bạn, nhưng mối tình không được đáp lại. Morcom qua đời vào ngày 13 tháng 2 năm 1930, một vài tuần trước khi ra trường vì bệnh lao bò đã mắc phải sau khi uống sữa bò có vi khuẩn lao lúc còn nhỏ. Turing rất đau lòng vì sự việc này. Đức tin tôn giáo của ông bị tan vỡ và ông trở thành người vô thần. Ông tin rằng tất cả các hiện tượng, bao gồm cả hoạt động của bộ não con người, đều là vật chất, nhưng ông cũng tin vào sự tồn tại của linh hồn sau khi chết. Đại học và các nghiên cứu trong toán học. Vì Turing không chịu học các môn ngoài toán và khoa học, ông không nhận được học bổng để học tại Học viện Trinity của Đại học Cambridge, mà phải học tại King's college của Đại học Cambridge từ năm 1931 đến 1934 và tốt nghiệp đại học với bằng danh dự. Năm 1935 ông được chọn làm nghiên cứu sinh tại trường King's, nhờ chất lượng của luận văn trong đó ông đã chứng minh định lý giới hạn trung tâm, mặc dù ông không nhận ra rằng nó đã được chứng minh năm 1922 bởi Jarl Waldemar Lindeberg. Năm 1928, nhà toán học người Đức David Hilbert kêu gọi sự chú ý đến "Entscheidungsproblem" (bài toán quyết định). Trong bài viết nổi tiếng của ông, tựa đề "Các số khả tính, với áp dụng trong Vấn đề về lựa chọn" ("On Computable Numbers, with an Application to the Entscheidungsproblem") - thuật toán lôgic - (nộp ngày 28 tháng 5 năm 1936 và nhận được ngày 12 tháng 11), Turing tái dựng lại kết quả của Kurt Gödel hồi năm 1931 về những hạn chế trong chứng minh và tính toán, thay đổi thuật ngữ tường trình số học chính quy của Gödel, bằng cái mà ngày này người ta gọi là máy Turing, một dụng cụ chính quy và đơn giản. Ông đã chứng minh rằng một cái máy như vậy sẽ có khả năng tính toán bất cứ một vấn đề toán học nào, nếu vấn đề ấy có thể được biểu diễn bằng một thuật toán. Máy Turing, cho đến nay, vẫn là một vấn đề nghiên cứu trung tâm trong lý thuyết về máy tính. Ông còn tiếp tục chứng mình rằng vấn đề về lựa chọn ("Entscheidungsproblem") là một vấn đề không giải được, bằng cách đầu tiên chứng minh rằng bài toán dừng trong máy của Turing là bất khả định; nói chung, không thể quyết định bằng một thuật toán liệu một máy Turing cho trước có bao giờ dừng hay không. Tuy chứng minh của ông được đăng công khai sau chứng minh tương tự của Alonzo Church đối với phép tính lambda ("lambda calculus"), chứng minh của Turing được coi là dễ hiểu và trực giác hơn. Chứng minh của ông còn có một đóng góp quan trọng là đưa ra khái niệm "máy Turing vạn năng" ("Universal (Turing) Machine"), với ý tưởng rằng một máy như vậy có thể làm bất cứ việc gì mà các máy khác làm được. Bài viết còn giới thiệu khái niệm về số khả định ("definable number"). Trong hồi ký, Turing viết rằng ông đã rất thất vọng về những phản hồi cho bài báo năm 1936, khi chỉ có hai người có phản hồi, là Heinrich Scholz và Richard Bevan Braithwaite. Từ tháng 9 năm 1936 đến tháng 7 năm 1938, ông cư trú tại đại học Princeton, nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của Alonzo Church. Năm 1938, ông đạt được bằng Tiến sĩ tại trường này. Luận văn của ông giới thiệu quan niệm tính toán tương đối ("relative computing"). Trong khái niệm này, máy Turing được mở rộng bằng cách cho phép hỏi máy tiên tri ("oracle machine"), cho phép nghiên cứu những bài toán không thể giải được bằng máy Turing. Sau khi quay trở lại Cambridge vào năm 1939, ông dự thính bài giảng của Ludwig Wittgenstein về nền tảng của toán học ("foundations of mathematics"). Hai người tranh cãi và bất đồng ý kiến một cách kịch liệt. Trong khi Turing bảo vệ lập trường của chủ nghĩa hình thức ("formalism"), thì Wittgenstein lại tranh cãi rằng toán học được đánh giá quá mức, và bản thân nó không thể tìm ra bất cứ một chân lý cuối cùng nào ("absolute truth") (Wittgenstein 1932/1976). Giải mật mã. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Turing là một người tham gia đóng góp quan trọng tại Bletchley Park, trong việc phá mật mã của Đức. Ông đóng góp những hiểu biết sâu sắc về việc giải mã cả hai máy Enigma và máy Lorenz SZ 40/42 (một máy điện báo đánh chữ dùng làm bộ mã hoá ghép thêm, được quân đội Anh đặt tên là "Tunny"), và ông đã từng một thời là trưởng phòng Hut 8, bộ phận chịu trách nhiệm thu và đọc tín hiệu của hải quân Đức. Từ tháng 9 năm 1938, Turing làm thêm giờ tại Trường mật mã của chính phủ ("Government Code and Cypher School"). Turing có mặt và báo cáo tại Bletchley Park vào ngày 4 tháng 9 năm 1939, ngay sau ngày Anh tuyên bố chiến tranh với Đức. Máy bombe của Turing và Welchman. Chỉ trong vài tuần sau khi đến Bletchley Park, Turing đã sáng chế ra một cái máy cơ-điện tử ("electromechanical machine") giúp vào việc giải mã máy Enigma, đặt tên là máy bombe, lấy tên theo cái máy "bomba" được sáng chế tại Ba Lan. Máy bombe, với một nâng cấp được đề bạt bởi nhà toán học Gordon Welchman, trở thành dụng cụ chủ yếu dùng để đọc nguồn tin truyền qua lại từ máy Enigma. Máy bombe dò tìm công thức cài đặt của khối quay trong máy Enigma, và nó cần phải có một bộ mã ("crib"), tức là một dòng chữ chưa mã hóa và một dòng mật mã tương ứng. Với mỗi dự kiến cài đặt của khối quay, máy bombe hoàn thiện một chuỗi các tiến trình suy luận lôgic, dựa vào bộ mã, dùng các cấu kết mạch điện tử đã được lắp ráp. Máy bombe lùng tìm và phát hiện mâu thuẫn khi nó xảy ra, loại bỏ công thức cài đặt gây nên sự mâu thuẫn ấy, rồi tiếp tục lùng tìm một công thức khác, hợp lý hơn. Đa số các công thức cài đặt khả quan đều gây nên sự mâu thuẫn, và bị loại bỏ, chỉ để lại một số ít các công thức khả dĩ để được nghiên cứu chi tiết hơn. Máy bombe của Turing lần đầu tiên được lắp ráp vào ngày 18 tháng 3 năm 1940. Máy giải mã điện cơ Turing Bomb dựa trên phương pháp nối các máy giải mã lại với nhau thành một hệ thống để tìm ra công thức cài đặt của Enigma. Turing Bomb có thể đọc được 159.000 tỉ ký tự phức tạp. Nhờ nó, mỗi ngày, người Anh giải mã thành công khoảng 3.000 bức điện mật của quân đội Đức chỉ trong vài phút sau khi các dữ liệu chặn thu được nạp vào. Từ thời điểm đó, tất cả các tin nhắn có thể được đọc trong thời gian thực. Có tới 210 bombe Anh được xây dựng trong thời gian chiến tranh và tất cả đã bị phá hủy vào những ngày cuối của cuộc chiến Hut 8 và máy Enigma của hải quân Đức. Vào tháng 12 năm 1940, Turing khám phá ra hệ thống chỉ thị của máy Enigma của hải quân Đức, một hệ thống chỉ thị phức tạp hơn tất cả các hệ thống chỉ thị khác đang được dùng bởi các chi nhánh trong quân đội. Turing cũng sáng chế ra công thức xác suất Bayes (Bayesian), một kỹ thuật trong thống kê được đặt tên là "Banburismus", để giúp vào việc giải mã Enigma của hải quân Đức. Banburismus cho phép loại bỏ một số công thức cài đặt của khối quay của máy Enigma, giảm lượng thời gian kiểm nghiệm các công thức cài đặt cần thiết trên các máy bombe. Vào mùa xuân năm 1941, Turing đính hôn với một nhân viên cùng làm việc tại Hut 8, tên là Joan Clarke, nhưng chỉ đến mùa hè, cả hai đã thoả thuận hủy bỏ cuộc hôn nhân. Tháng 7 năm 1942, Turing sáng chế ra một kỹ xảo, đặt tên là "Turingismus" hoặc "Turingery", dùng vào việc chống lại máy mật mã Lorenz. Rất nhiều người lầm tưởng rằng Turing là một nhân vật quan trọng trong việc thiết kế máy tính Colossus, song điều này không phải là một sự thật . Tháng 11 năm 1942, Turing du lịch sang Mỹ và bắt liên lạc với những nhân viên phân tích mật mã của hải quân Mỹ tại Washington, D.C., thông báo cho họ biết về máy Enigma của hải quân Đức, cùng với sự việc lắp ráp máy bombe. Ông đồng thời trợ lý việc kiến tạo các công cụ truyền ngôn bảo mật ("secure speech") tại Bell Labs. Tháng 3 năm 1948, ông quay trở lại Bletchley Park. Trong khi ông vắng mặt, Hugh Alexander thay thế ông làm trưởng phòng Hut 8, tuy trên thực tế Hugh Alexander đã nắm quyền trưởng phòng trong một thời gian khá lâu. Turing rất ít quan tâm đến việc quản lý công việc hằng ngày của bộ phận. Turing trở thành cố vấn chung về phân tích mật mã tại Bletchley Park. Trong những ngày sau rốt của chiến tranh, ông tự trau dồi về công nghệ điện tử, trong khi chịu trách nhiệm (được sự hỗ trợ của kỹ sư Donald Bayley) thiết kế một cái máy di động - mật hiệu là "Delilah" - cho phép thông tin truyền âm bảo mật ("secure voice"). Với xu hướng ứng dụng trong các công dụng khác, máy Delilah thiếu khả năng truyền sóng radio trường tuyến ("long-distance radio transmission"), và không được sử dụng trong chiến tranh vì sự hoàn thành của nó quá muộn. Tuy Turing đã thao diễn chức năng của máy cho các quan chức cấp trên, bằng cách mật mã hóa và giải mã một bản ghi âm lời nói của Winston Churchill, máy Delilah vẫn không được chọn và sử dụng. Trong năm 1945, Turing đã được tặng huy chương OBE ("Order of the British Empire") vì thành tích phục vụ trong cuộc chiến tranh. Những máy tính đầu tiên và kiểm nghiệm của Turing. Từ năm 1945 đến năm 1947, Turing đã làm việc tại Phòng thí nghiệm Vật lý Quốc gia ("National Physical Laboratory"). Tại đây, ông thiết kế máy tính ACE ("Automatic Computing Engine" - Máy tính tự động). Ngày 19 tháng 2 năm 1946, ông đệ trình một bản thiết kế hoàn chỉnh đầu tiên của Anh về máy tính với khả năng lưu trữ lập trình (xem kiến trúc Von Neumann). Tuy ông đã thành công trong việc thiết kế máy ACE, song do những trì hoãn trong việc khởi công đề án, ông trở nên thất vọng và chán nản. Cuối năm 1947, ông quay trở lại Cambridge, bắt đầu một năm nghỉ ngơi của mình ("sabbatical year"). Trong khi ông đang nghỉ ngơi tại Cambridge, công việc xây dựng máy ACE đã bị huỷ bỏ hoàn toàn, trước khi nó được khởi công xây dựng. Năm 1949, ông trở thành phó giám đốc phòng thí nghiệm máy tính ("computing laboratory") của Đại học Manchester, và viết phần mềm cho một trong những máy tính đầu tiên — máy Manchester Mark I. Trong thời gian này, ông tiếp tục làm thêm những công việc trừu tượng, và trong bài viết "Vi tính máy móc và trí thông minh" ("Computing machinery and intelligence") - tờ "Mind", tháng 10 năm 1950 - ông nói đến vấn đề về "trí tuệ nhân tạo" ("artificial intelligence") và đề đạt một phương thức kiểm nghiệm, mà hiện giờ được gọi là kiểm nghiệm Turing ("Turing test"), một cố gắng định nghĩa tiêu chuẩn cho một cái máy được gọi là "có tri giác" ("sentient"). Năm 1948, Turing, hiện đang làm việc với một người bạn học cũ, D.G. Champernowne, bắt đầu viết một chương trình đánh cờ vua cho một máy tính chưa từng tồn tại. Năm 1952, tuy thiếu một máy tính đủ sức để thi hành phần mềm, Turing đã chơi một ván cờ. Trong ván cờ này, ông bắt chước cái máy tính, đợi nửa tiếng đồng hồ trước khi đi một quân cờ. Ván cờ đã được ghi chép lại; phần mềm thua người bạn đồng hành của Turing, Alick Glennie, song lại thắng người vợ của ông Champernowne. Tạo mẫu hình và sinh toán học. Turing nghiên cứu vấn đề sinh toán học ("mathematical biology") từ năm 1952 cho đến khi qua đời năm 1954, đặc biệt về hình thái học ("morphogenesis"). Năm 1952, ông đã cho xuất bản một bài viết về vấn đề này, dưới cái tên "Cơ sở hoá học của hình thái học" ("The Chemical Basis of Morphogenesis"). Điểm trọng tâm thu hút sự chú ý của ông là việc tìm hiểu sự sắp xếp lá theo chu trình của dãy số Fibonacci, sự tồn tại của dãy số Fibonacci trong cấu trúc của thực vật. Ông dùng phương trình phản ứng phân tán, cái mà hiện nay là trung tâm của ngành Tạo mẫu hình ("pattern formation"). Những bài viết sau này của ông không được xuất bản, cho mãi đến năm 1992, khi loạt các cuốn "Những nghiên cứu và sáng chế của A.M. Turing" ("Collected Works of A.M. Turing") được xuất bản. Bị khởi tố vì hành vi đồng tính luyến ái. Turing là một người đồng tính luyến ái sống vào thời điểm mà các hành vi đồng tính luyến ái bị coi là phạm pháp. Năm 1952, người tình lâu năm của ông lúc bấy giờ là Arnold Murray đã lén lút giúp một kẻ đột nhập vào nhà Turing. Turing báo cáo sự vụ này đến đồn cảnh sát. Dưới sự khám xét của cảnh sát, Turing công nhận là ông có quan hệ tình dục với Murray, và cả hai bèn bị kết tội có hành vi không đúng đắn theo điều 11, bộ luật hình sự năm 1885 của Anh Section 11. Turing không tỏ ra hối lỗi vì ông cho rằng quan hệ đồng tính là chuyện cá nhân của ông, cuối cùng ông vẫn bị kết án bởi đây là một hành vi phạm tội theo luật pháp thời đó. Ông buộc phải lựa chọn giữa hai hình phạt, án tù giam hoặc là quản thúc tại gia, với điều kiện là ông phải chấp nhận dùng "điều trị" bằng hormone ("chemical castration"), một phương pháp điều trị nhằm ức chế khát khao tình dục ("libido") bằng chất hóa học. Để tránh bị giam, ông chấp nhận tiêm hormone estrogen trong vòng khoảng 1 năm, và việc này gây các hiệu ứng phụ như sự phát triển vú. Bản án còn khiến cho ông việc bị tước bỏ giấy phép làm việc trong bộ phận bảo mật của chính phủ, ngăn cản ông tiếp tục với công việc tư vấn cho Trung tâm truyền tin của chính phủ ("Government Communications Headquarters") trong các vấn đề về mật mã. Qua đời. Từng được xem là "Einstein của toán học", ông Turing bị kết tội là có "hành vi khiếm nhã nghiêm trọng" vào năm 1952 vì có quan hệ đồng tính và phải trải qua liệu trình bằng chất hóa học. Ngày 7 tháng 6 năm 1954, người phục vụ dọn dẹp tìm thấy Turing đã mất. Khám nghiệm tử thi cho thấy ông bị nhiễm độc cyanide. Bên cạnh thi thể ông là một quả táo đang cắn dở. Quả táo này chưa bao giờ được xét nghiệm là có nhiễm độc cyanide, nhưng nhiều khả năng cái chết của ông do từ quả táo tẩm cyanide ông đang ăn dở. Hầu hết mọi người tin rằng cái chết của Turing là có chủ ý và bản điều tra vụ tử vong đã được kết luận là do tự sát. Có dư luận cho rằng phương pháp tự ngộ độc này được lấy ra từ bộ phim mà Turing yêu thích - bộ phim "Bạch Tuyết và bảy chú lùn" ("Snow White and the Seven Dwarfs"). Tuy vậy, mẹ của ông không nghĩ như mọi người, mà khăng khăng cho rằng, cái chết đến từ tính bất cẩn trong việc bảo quản các chất hóa học của Turing. Bạn bè của ông có nói rằng Turing có thể đã chủ ý tự sát để cho mẹ ông có lý do từ chối một cách rõ ràng. Khả năng ông đã bị ám hại cũng đã từng được kể đến, do sự tham gia của ông trong cơ quan bí mật, và do việc họ nhận thức rằng bản chất đồng tính luyến ái của ông sẽ "gây nguy hiểm cho việc bảo vệ bí mật". Trong cuộc đời mình, nhà toán học này đã góp phần đặt nền tảng cho tin học hiện đại và đưa ra những lý thuyết đầu tiên về trí thông minh nhân tạo. Ông Turing cũng chính là người cải tiến máy giải mật mã Enigma do các chuyên gia Ba Lan để lại, giúp phán đoán hoạt động của các tàu ngầm phát xít Đức ở Bắc Đại Tây Dương vào Thế chiến 2. Nhiều sử gia đánh giá đây là đòn quan trọng góp phần khiến Hitler bại trận sớm. Năm 2012, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Turing, 11 nhà khoa học Anh đã cùng yêu cầu hủy bản án của ông. Trước đó, năm 2009, Thủ tướng Anh khi ấy là Gordon Brown cũng chính thức xin lỗi vì "cách hành xử khủng khiếp" cũng như là gián tiếp gây ra cái chết tự vẫn đối với nhà toán học này. Ngày 24 tháng 12 năm 2013, nhà toán học người Anh Alan Turing được Nữ hoàng Elizabeth II đặc xá sau hơn 60 năm bị kết án vì đồng tính luyến ái. Vinh danh. Bắt đầu từ năm 1966, Giải thưởng Turing đã được Association for Computing Machinery (Hiệp hội Máy tính) trao cho cá nhân có đóng góp kĩ thuật cho cộng đồng máy tính. Giải này được coi như tương đương với giải Nobel trong cộng đồng này. Ngày 23 tháng 6 năm 2001, kỷ niệm ngày sinh của Alan Turing, một bức tượng của Turing được đặt tại công viên Sackville Gardens tại thành phố Manchester, giữa tòa nhà của Đại học Manchester trên phố Whitworth và khu Gay Village của phố Canal. Bên dưới chân bức tượng có gắn tấm bảng đồng vinh danh ông: "Alan Mathison Turing (1912-1954). Cha đẻ của Khoa học Máy tính." Để kỉ niệm 50 năm ngày mất của ông, một tấm bảng kỉ niệm đã được khánh thánh tại nơi ông ở trước đây, Hollymeade, Wilslow, vào ngày 6 tháng 7 năm 2004. Viện khoa học Alan Turing ("Alan Turing Institute") được sáng lập bởi các trường đại học hàng đầu Anh quốc như Cambridge, Oxford, Edinburgh... vào năm 2015. Lễ kỉ niệm cuộc đời và sự nghiệp của Turing đã được tổ chức tại Đại học Manchester vào ngày 5 tháng 6 năm 2004 do British Logic Colloquium (Hội Logic Anh) và British Society for the History of Mathematics (Nhóm nghiên cứu Lịch sử Toán học Anh) tổ chức. Vào ngày 28 tháng 10 năm 2004, bức tượng đồng của Alan Turing, tạc bởi John W. Mills, được khánh thành tại Đại học Surrey. Bức tượng kỷ niệm 50 năm ngày Turing mất. Nó diễn tả Turing đang cầm sách đi trong viện đại học này. Holtsoft đã sản xuất ngôn ngữ lập trình mang tên Turing. Ngôn ngữ này dành cho người mới bắt đầu lập trình và không tương tác trực tiếp với phần cứng. Năm 2015, bộ phim Imitation Game (tựa Việt: Người giải mã) dựa theo cuốn hồi ký Alan Turing: The Enigma của Andrew Hodges kể về cuộc đời cùng những đóng góp của ông. Ngày 13 tháng 4 cùng năm, tại chi nhánh Nhà bán đấu giá Bonhams ở New York (Mỹ) diễn ra phiên đấu giá bản giải mã của ông. Số tiền thu được sẽ dành cho mục đích từ thiện, dựa theo ý nguyện của nhà toán học Anh Robin Gandy (1919-1995), người đồng nghiệp được Alan Turing tặng tờ bản thảo giải mã khi còn sống. Ngày 23 tháng 6 năm 2021, Ngân hàng Trung ương Vương quốc Anh (BoE) cho phép lưu hành tờ tiền 50 Bảng Anh mới tưởng niệm Alan Turing nhân dịp sinh nhật ông. Tờ tiền 50 bảng Anh mới có hình ảnh của Alan Turing, các công thức toán học từ một tờ giấy mà ông viết vào năm 1936, đặt ra nền tảng cho khoa học máy tính hiện đại và các bản vẽ kỹ thuật cho các máy dùng để giải mã Máy Enigma và một câu trích dẫn của Turing về sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo: "Đây chỉ là phần mở đầu về những gì là sẽ đến, và chỉ là cái bóng của những gì sắp xảy ra".
9,994
730776
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9994
Kursk
Kursk là một thành phố ở miền trung nước Nga. Thủ phủ của tỉnh Kursk (Kypckaя областб). Toạ độ: 51°48' vĩ bắc, 36°06' kinh đông. Dân số 441.000 người (thống kê 2001). Địa điểm dân cư được thành lập từ năm 1032 trở thành thành phố từ năm 1771. Trong thập niên 1860 mới chỉ là đầu mối giao thông đường sắt đến cuối thế kỷ 19 đã là một trung tâm công nghiệp lớn. Có 3 quận nội thành: Trung tâm, Đường sắt và Xeimski. Nơi đây vào mùa hạ năm 1943 đã diễn ra Trận Vòng cung Kursk nổi tiếng trong lịch sử Thế chiến thứ hai. Nhân vật nổi tiếng. Nikita Sergeyevich Khrushchyov sinh ra và lớn lên ở đây cho tới khi ông được 14 tuổi.
9,995
876807
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9995
Volgograd
Volgograd (Волгогра́д - một số tài liệu Việt Nam phiên âm là Vôngagrát) là một thành phố lớn nằm trên bờ tây hạ lưu sông Volga, một trong những trung tâm công nghiệp lớn của nước Nga. Trong lịch sử, thành phố còn có tên là Tsaritsyn (Цари́цын - Xarítxưn) (1598-1925). Từ năm 1925 đến năm 1961, thành phố mang tên Stalingrad (Сталингра́д - Xtalingrát), mang tên lãnh tụ Liên Xô Stalin. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đây là nơi diễn ra những trận đánh khốc liệt nhất giữa phát xít Đức và Hồng quân Liên Xô. Tại đây hiện còn có tổ hợp kiến trúc tượng đài gắn liền với một trận đánh nổi tiếng giữa Hồng quân Liên Xô và Quân đội Đức Quốc xã trong cuộc Chiến tranh Xô-Đức (trận Stalingrad trong thời gian 1942 - 1943), đó là viện bảo tàng lịch sử-trận chiến Stalingrad. Năm 2018, nơi đây đã diễn ra các trận đấu của giải vô địch bóng đá thế giới. Có một điều khá thú vị là các du khách khi đến xem bóng đá tại đây có một trải nghiệm thú vị về vùng này, đó là đặc sản vấn nạn côn trùng, đặc biệt là ruồi muỗi và nhiều du khách đã bị đốt nhưng có nhiều người thì lại cảm thấy khá bình thường, nhất là người dân vùng này hoặc các du khách đến từ châu Phi, nơi có khí hậu nóng ẩm khá giống vùng này.
9,999
68600991
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9999
Sol thứ
Sol thứ (thường được viết tắt là Gm) là một cung thứ có chất liệu sáng tác âm nhạc với cung chính là nốt Sol (G), bao gồm các nốt nhạc Sol (G), Fa (F), Mi giáng (E), Rê (D), Đô (C), Si giáng (B), La (A) và Sol. Bộ khóa của nó có hai dấu giáng. Cung thể tương đương (relative key) với nó là cung Si giáng trưởng và cung thể cùng bậc (parallel key) với nó là cung Sol trưởng. Các sự thay đổi về giai điệu hay hoà âm trong các phiên bản khác nhau của cung này được viết lại khi cần thiết. Vị trí âm giai Sol thứ hòa âm trên phím Dương cầm
10,000
69601850
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=10000
Chi (sinh học)
Chi, một số tài liệu về phân loại động vật trong tiếng Việt còn gọi là giống (tiếng Latinh số ít "genus", số nhiều "genera"), là một đơn vị phân loại sinh học dùng để chỉ một hoặc một nhóm loài có kiểu hình tương tự và mối quan hệ tiến hóa gần gũi với nhau. Trong danh pháp hai phần, in nghiêng, tên một loài gồm chữ thứ nhất là tên chi được viết hoa, chữ thứ hai chỉ một đặc điểm nổi bật của loài. Ví dụ loài người có tên khoa học "Homo sapiens", thuộc chi Homo; loài hổ có tên khoa học là "Panthera tigris", thuộc chi Panthera.
10,003
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=10003
RNA
Acid ribonucleic (ARN hay RNA) là một phân tử polyme cơ bản có nhiều vai trò sinh học trong mã hóa, dịch mã, điều hòa, và biểu hiện của gen. RNA và DNA là các acid nucleic, và, cùng với lipid, protein và carbohydrat, tạo thành bốn loại đại phân tử cơ sở cho mọi dạng sự sống trên Trái Đất. Giống như DNA, RNA tạo thành từ một chuỗi nucleotide, nhưng không giống DNA là thường tìm thấy nó ở dạng tự nhiên là một sợi đơn gập lại vào chính nó, hơn là sợi xoắn kép. Các sinh vật tế bào sử dụng RNA thông tin (mRNA) đề truyền đạt các thông tin di truyền (sử dụng các base nitric guanine, uracil, adenine, và cytosine, ký hiệu tương ứng bằng các chữ cái G, U, A, và C) cho phép tổng hợp trực tiếp lên các protein chuyên biệt. Nhiều virus mã hóa thông tin di truyền của chúng trong bộ gene RNA. Một số phân tử RNA đóng vai trò hoạt động bên trong tế bào như là những chất xúc tác cho các phản ứng sinh học, kiểm soát biểu hiện gen, hoặc những đáp ứng cảm nhận và liên lạc trong quá trình truyền tín hiệu tế bào. Một trong những quá trình hoạt động chính là sinh tổng hợp protein, một chức năng phổ biến mà các phân tử RNA trực tiếp tham gia tổng hợp protein trên phân tử ribosome. Quá trình này sử dụng các phân tử RNA vận chuyển (tRNA) mang các amino acid đến phức hệ ribosome, nơi các phân tử RNA ribosome (rRNA) thực hiện ghép nối các amino acid với nhau tạo thành chuỗi tiền protein. So sánh với DNA. Cấu trúc hóa học của RNA có những điểm giống với DNA, nhưng có ba điểm khác biệt cơ bản: Giống như DNA, hầu hết các hoạt động sinh học của RNA, bao gồm mRNA, tRNA, rRNA, snRNA, và các RNA không mã hóa khác, chứa các trình tự bổ sung cho phép một phần RNA gập lại và bắt cặp với chính nó để tạo thành sợi kép xoắn ốc. Phân tích những RNA này cho thấy chúng có dạng cấu trúc bậc cao. Không giống như DNA, không chứa một sợi xoắn kép quá dài, mà là một hệ bao gồm các sợi xoắn kép ngắn đính cùng các cấu trúc tương tự như ở protein. Theo dạng cấu trúc này, RNA có thể trở thành các chất xúc tác (giống như enzyme). Ví dụ, khi xác định cấu trúc của ribosome—một phức hợp RNA-protein tham gia xúc tác hình thành chuỗi peptide—các nhà sinh học phát hiện thấy vị trí hoạt động của nó chứa hoàn toàn của RNA. Cấu trúc. Mỗi nucleotide trong RNA chứa một đường ribose, với carbon được đánh thứ tự từ 1' đến 5'. Nhìn chung, một base được gắn vào vị trí 1' là adenine (A), cytosine (C), guanine (G), hoặc uracil (U). Adenine và guanine là các purine, cytosine và uracil là các pyrimidine. Một nhóm phosphat gắn vào vị trí 3' của một đường ribose và vào vị trí 5' của đường ribose tiếp theo. Nhóm phosphat tích điện âm, khiến cho RNA là phân tử mang điện (polyanion). Các base tạo thành liên kết hiđrô giữa các cytosine và guanine, giữa adenine và uracil và giữa guanine và uracil. Tuy thế, cũng có thể có những tương tác khác, như một nhóm base adenine liên kết với một nhóm khác trong chỗ phình, hoặc tại vòng bốn (tetraloop) GNRA có liên kết cặp base guanine–adenine. Một thành phần cấu trúc quan trọng của RNA khác biệt với DNA đó là sự có mặt của nhóm hydroxyl tại vị trí 2' trong đường ribose. Sự có mặt của nhóm chức này làm cho dạng xoắn của RNA có dạng A-hình học (A-form geometry), mặc dù trong trường hợp sợi đơn dinucleotide, có thể hiếm gặp RNA trong dạng B-hình học như quan sát thấy ở hầu hết DNA. Dạng A-hình học khiến cho trên phân tử RNA có rãnh (groove) lớn hẹp và rất sâu và một rãnh nhỏ rộng và nông. Hệ quả thứ hai của sự có mặt nhóm 2'-hydroxyl đó là trong các vùng có hình dáng linh hoạt (conformationally flexible regions) của một phân tử RNA (tức là không tham gia vào sự tạo thành sợi xoắn kép), có thể tấn công hóa học vào liên kết phosphodiester bên cạnh để cắt bộ khung RNA. RNA được phiên mã chỉ ở bốn base (adenine, cytosine, guanine và uracil), nhưng các base này và nhóm đường gắn cùng có thể được chỉnh sửa theo nhiều cách khi RNA trưởng thành. Ở pseudouridine (Ψ), mà trong đó mối liên kết giữa uracil và ribose bị chuyển từ liên kết C–N thành liên kết C–C, và ribothymidine (T) được tìm thấy ở nhiều nơi (nổi bật nhất là nó xuất hiện ở vòng TΨC của tRNA). Một ví dụ base biến đổi khác đó là hypoxanthine, một base adenine đã khử amin mà nucleoside của nó được gọi là inosine (I). Inosine đóng vai trò quan trọng trong giả thuyết cặp base linh hoạt (wobble hypothesis) của mã di truyền. Có hơn 100 nucleoside biến đổi xuất hiện trong tự nhiên. Sự đa dạng lớn nhất trong cấu trúc của sửa đổi này có thể tìm thấy ở tRNA, trong khi pseudouridine và nucleoside với 2'-O-methylribose thường có mặt trong rRNA là dạng phổ biến nhất. Các nhà sinh học vẫn chưa hiểu đầy đủ vai trò đặc trưng của nhiều biến đổi này trong RNA. Tuy nhiên, đáng chú ý là, trong RNA ribosome, nhiều thay đổi sau phiên mã xảy ra ở những vùng có chức năng cao như trung tâm peptidyl transferase và giao diện tiểu đơn vị, ngụ ý rằng chúng quan trọng đối với chức năng bình thường. Dạng chức năng của các phân tử RNA sợi đơn, giống như các protein, thường đòi hỏi một cấu trúc bậc ba cụ thể. Các bộ khung cho cấu trúc này được cung cấp bởi các yếu tố cấu trúc bậc hai là liên kết hydro trong phân tử. Điều này dẫn đến một số "miền" có thể nhận biết được của cấu trúc bậc hai như vòng kẹp tóc (hairpin loop), phình và vòng lặp nội bộ (internal loop). Vì RNA mang điện tích, các ion kim loại như Mg2+ cần thiết có mặt để ổn định nhiều cấu trúc bậc hai và bậc ba của RNA. Dạng đồng phân lập thể enantiomer xuất hiện tự nhiên của RNA là -RNA chứa các -ribonucleotide. Mọi trung tâm đối xứng đều nằm trong -ribose. Bằng cách sử dụng -ribose hoặc -ribonucleotide, có thể tổng hợp được -RNA.-RNA có tính ổn định lớn hơn chống lại sự thoái biến của RNase. Giống như các phân tử sinh học có cấu trúc khác như protein, có thể định nghĩa tô pô của một phân tử RNA đã gập. Điều này thường dựa trên sự sắp xếp các vị trí tiếp xúc nội chuỗi bên trong RNA đã gập, gọi là mạch tô pô (circuit topology). Tổng hợp. Quá trình tổng hợp RNA gọi là phiên mã, luôn cần sự xúc tác của enzym RNA polymerase sử dụng một mạch khuôn của gen trên DNA. Sự khởi đầu phiên mã bắt đầu bằng enzyme gắn kết vào trình tự khởi động trong DNA ở phía "thượng nguồn" của gen. Quá trình trên được thực hiện nhờ nhiều nhân tố, nhưng quan trọng nhất là spliceosome (thể chế biến) là một tổ hợp phân tử lớn và phức tạp. Sau khi chế biến hoàn tất, RNA trưởng thành được tạo ra và mới được xuất ra tế bào chất qua lỗ nhân. Ở một số ít nhóm sinh vật, còn có một số RNA polymerase phụ thuộc RNA (RNA-dependent RNA polymerase) sử dụng RNA làm khuôn mẫu cho tổng hợp lên sợi RNA mới. Ví dụ, một số virus RNA (như poliovirus) sử dụng loại enzyme này để sao chép vật liệu di truyền của chúng. Cũng vậy, RNA polymerase phụ thuộc RNA là một phần trong lộ trình can thiệp RNA ở nhiều sinh vật. Các loại RNA. Tổng quan. RNA thông tin (mRNA) là RNA mang thông tin từ DNA đến ribosome, các vị trí dịch mã để sinh tổng hợp protein trong tế bào. Trình tự mã hóa của mRNA xác định lên trình tự amino acid trong protein được tổng hợp ra. Tuy nhiên, nhiều RNA không có vai trò mã hóa cho protein (khoảng 97% sản phẩm RNA từ quá trình phiên mã là những protein không mã hóa trong sinh vật nhân thực). Những RNA không mã hóa ("ncRNA") này có thể được mã bởi chính bộ gene của chúng (RNA gene), nhưng cũng có thể được tạo thành từ các intron mRNA. Ví dụ nổi bật nhất cho các RNA không mã hóa đó là RNA vận chuyển (tRNA) và RNA ribosome (rRNA), mà cả hai đều tham gia vào quá trình dịch mã. Có các RNA không mã hóa tham gia vào điều hòa biểu hiện gene, xử lý RNA và các vai trò khác. Một số RNA có thểm làm chất xúc tác cho phản ứng sinh hóa như cắt và nối các phân tử RNA khác, và xúc tác tạo thành liên kết peptide trong ribosome; chúng được biết với tên gọi ribozyme. Theo độ dài. Nếu phân theo độ dài của một chuỗi RNA, có thể chia RNA thành các RNA nhỏ và RNA dài. Bình thường, các RNA nhỏ có độ dài ngắn hơn 200 nt, và các RNA dài có độ dài hơn 200 nt. Các phân tử RNA dài, hay còn gọi là RNA lớn, chủ yếu bao gồm các RNA không mã hóa dài (lncRNA) và mRNA. Phân tử RNA nhỏ bao gồm chủ yếu tiểu đơn vị 5.8S RNA ribosome (rRNA), 5S rRNA, RNA vận chuyển (tRNA), microRNA (miRNA), RNA can thiệp nhỏ (small interfering RNA, siRNA), RNA neucleolar nhỏ (small nucleolar RNA, snoRNAs), RNA tương tác Piwi (Piwi-interacting RNA, piRNA), RNA nhỏ bắt nguồn từ tRNA (tRNA-derived small RNA, tsRNA) và RNA nhỏ bắt nguồn từ rDNA (small rDNA-derived RNA, srRNA). Theo dịch mã. RNA thông tin (mRNA) mang các thông tin di truyền về trình tự của một protein đến ribosome, nhà máy tổng hợp protein bên trong tế bào. Nó mã hóa sao cho cứ mỗi ba nucleotide (bộ ba mã hóa hay một codon) tương ứng với một amino acid. Trong tế bào sinh vật nhân thực, một phân tử tiền mRNA (pre-mRNA) được phiên mã từ DNA, sau đó nó được xử lý để trở thành mRNA trưởng thành. Quá trình này bao loại bỏ các đoạn intron—các vùng không mã hóa của pre-mRNA. Sau đó mRNA được đẩy từ nhân tế bào vào bào tương, nơi nó sẽ tìm đến các ribosome và thực hiện dịch mã thành protein tương ứng với sự tham gia cùng tRNA. Trong tế bào sinh vật nhân sơ, mà không có nhân và các gian xoang bào, mRNA có thể liên kết ngay với ribosome trong khi nó đang được phiên mã từ DNA. Sau một thời gian nhất định, các phân tử thông tin này thoái hóa thành các thành phần nucleotide với sự trợ giúp của ribonuclease. RNA vận chuyển (tRNA) là một sợi RNA nhỏ dài khoảng 80 nucleotide mà vận chuyển một loại amino acid nhất định đến gắn vào chuỗi polypeptide đang dài dần tại vị trí của ribosome đang tổng hợp lên protein trong quá trình dịch mã. Nó có các vị trí cho phép gắn amino acid và một vùng codon đối mã (anticodon) cho phép nhận ra codon gắn trên mRNA thông tin thông qua liên kết hydro. RNA ribosome (rRNA) là thành phần xúc tác của ribosome. Ribosome ở sinh vật nhân thực chứa bốn loại phân tử rRNA khác nhau: 18S, 5.8S, 28S và 5S rRNA. Ba phân tử rRNA được tổng hợp trong nhân con, và phân tử còn lại được tổng hợp ở nơi khác. Trong bào tương, RNA ribosome và protein kết hợp lại thành phức hệ nucleoprotein gọi là ribosome. Ribosome gắn với mRNA và thực hiện quá trình tổng hợp protein. Một số ribosome thường lúc nào cũng gắn với một sợi mRNA. Gần như mọi RNA tìm thấy trong mọi tế bào sinh vật nhân thực là rRNA. RNA thông tin-vận chuyển (transfer-messenger RNA, tmRNA) được tìm thấy ở nhiều vi khuẩn và lạp thể. Nó đánh dấu các protein mã hóa bởi mRNAs mà thiếu những codon kết thúc cho sự thoái hóa và ngăn cản ribosome khỏi bị dừng. RNA điều hòa. Một vài loại RNA có khả năng điều hòa làm sụt giảm quá trình biểu hiện gene bằng cách gắn bổ sung vào một phần của mRNA hoặc đoạn DNA của gene. Các microRNA (miRNA; dài 21-22 nt) đã được tìm thấy ở sinh vật nhân thực và tác động thông qua can thiệp RNA (RNAi), nơi một phức hệ bộ phận tác động của miRNA và các enzyme có thể cắt mRNA, cản trở mRNA đang trong quá trình dịch mã, hoặc làm tăng tốc sự thoái hóa của nó. Trong khi các RNA can thiệp nhỏ (small interfering RNA, siRNA; 20-25 nt) thường được tạo ra bằng cách phá vỡ RNA của virus, cũng có những nguồn nội sinh siRNA. siRNAs hoạt động thông qua quá trình can thiệp RNA theo cách tương tự như miRNA. Một số miRNAs và siRNAs có thể gây cho các gene chúng tác động tới bị methyl hóa, do đó làm giảm hoặc tăng hoạt động phiên mã ở các gene này. Ở những động vật có RNA tương tác Piwi (piRNA; 29-30 nt) mà hoạt động trong các tế bào dòng mầm (germline) và được cho là những phân tử phòng thủ chống lại transposon và đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành giao tử (gametogenesis). Nhiều sinh vật nhân sơ có các RNA CRISPR, một hệ thống điều hòa tương tự như của can thiệp RNA. Các RNA đối nghĩa (antisense RNA) được lan rộng; mà hầu hết điều hòa làm giảm sự hoạt động của một gene, nhưng có một số là những phân tử kích hoạt quá trình phiên mã. Một cách RNA đối nghĩa hoạt động là khi nó gắn vào một mRNA, tạo thành sợi kép RNA mà chức năng enzyme bị suy giảm đi. Có nhiều RNA không mã hóa sợi dài tham gia điều hòa gene ở sinh vật nhân thực, ví dụ những RNA như thế là Xist, mà nó bao lấy nhiễm sắc thể X ở con cái trong động vật có vú và bất hoạt nó. Một mRNA có thể chứa những phần tử điều hòa trong chính nó, như các đoạn riboswitch, nằm trong vùng đầu 5' không được dịch mã hoặc vùng đầu 3' không được dịch mã; các yếu tố điều hòa trong vùng (cis-regulatory element) này điều hòa sự hoạt động của chính mRNA. Những vùng không tham gia dịch mã cũng có thể chứa các đoạn mà tham gia vào điều hòa ở các gene khác. Theo xử lý RNA. Nhiều RNA tham gia vào sửa đổi các RNA khác. Những đoạn intron bị cắt ra khỏi pre-mRNA bởi spliceosome, mà trong nó chứa một vài RNA hạt nhân nhỏ (small nuclear RNA, snRNA), hoặc các intron có thể là ribozyme mà dùng để cắt chính những đoạn intron khác. RNA cũng có thể được chỉnh sửa bằng dùng các nucleotide A, C, G và U trong một RNA này để thay đổi các nucleotide trong một RNA khác. Ở sinh vật nhân thực, sự chỉnh sửa các nucleotide của RNA nói chung được điều khiển bởi các RNA nucleolar nhỏ (small nucleolar RNA, snoRNA; 60–300 nt), được tìm thấy trong nhân con và các thể Cajal. snoRNAs phối hợp với các enzyme đến một vị trí trên RNA bằng cách bắt cặp base với RNA. Các enzyme này sau đó thực hiện sửa đổi nucleotide. rRNA và tRNA là những phân tử được sửa đổi rất nhiều, nhưng snRNA và mRNA cũng có thể là những mục tiêu cho sửa đổi base. RNA cũng có thể bị methyl hóa. Bộ gene RNA. Giống như DNA, RNA có thể được dùng để mang thông tin di truyền. Các virus RNA có bộ gene chứa RNA mã hóa cho các protein của chúng. Bộ gene virus được tái bản bằng một số protein này, trong khi các protein khác có chức năng bảo vệ bộ gene khi hạt virus chuyển sang tế bào vật chủ mới. Viroid là một nhóm thể sinh bệnh khác, nhưng chúng chỉ chứa RNA, và không mã hóa cho bất kỳ một protein nào và được sao chép nhờ các polymerase của tế bào thực vật chủ. Theo phiên mã ngược. Các virus có bộ gen là RNA phải được tổng hợp ngược trở lại thành DNA nhờ enzyme phiên mã ngược; từ đó tạo nên DNA bổ sung rồi sau đó mới được phiên mã thành những RNA mới để làm khuôn dịch mã. Retrotransposon cũng được lan rộng nhờ cách sao chép DNA và RNA từ tế bào này sang tế bào khác, và telomerase chứa một RNA được sử dụng làm khuôn mẫu cho việc lắp ráp những đoạn cuối của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực. RNA sợi kép. RNA sợi kép (dsRNA) là RNA mà có hai sợi bổ sung, tương tự như ở DNA trong mọi tế bào. dsRNA tạo thành vật liệu di truyền ở một số virus (virus có RNA sợi kép, double-stranded RNA viruses). RNA sợi kép chẳng hạn như ở RNA virus hoặc siRNA có thể kích hoạt can thiệp RNA ở sinh vật nhân thực, cũng như hoạt hóa các protein interferon trong động vật có xương sống. RNA vòng. Cuối thập niên 1990, các nhà sinh học đã phát hiện có một loại sợi đơn RNA khép kín ở động vật. Sau đó loại này được chính thức xác nhận và gọi là RNA vòng (circRNA). Xem chi tiết về loại này ở trang RNA vòng. Các khám phá quan trọng về RNA sinh học. Nghiên cứu về RNA đã dẫn đến nhiều khám phá sinh học quan trọng cũng như nhiều giải Nobel. Acid nucleic được Friedrich Miescher khám phá ra lần đầu tiên vào năm 1868, khi ông gọi các vật liệu này là 'nuclein' do chúng được tìm thấy trong nhân tế bào. Sau đó người ta khám phá ra tại các tế bào sinh vật nhân sơ, mà không có nhân, cũng thấy chứa acid nucleic. Giải thuyết về vai trò của RNA trong sinh tổng hợp protein đã được nêu ra từ năm 1939. Severo Ochoa nhận giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1959 (cùng với Arthur Kornberg) cho khám phá của ông về một enzyme cho phép tổng hợp được RNA trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, loại enzyme khám phá bởi Ochoa (polynucleotide phosphorylase) sau này được chứng minh là có vai trò làm thoái hóa RNA, chứ không phải tổng hợp lên RNA. Năm 1956 Alex Rich và David Davies cho lai hai dòng RNA để tạo thành tinh thể RNA đầu tiên mà cấu trúc của nó có thể xác định bằng kỹ thuật nhiễu xạ tia X (tinh thể học tia X). Trình tự của 77 nucleotide trong tRNA của một loài nấm men được Robert W. Holley xác định lần đầu tiên vào năm 1965, giúp Holley đoạt giải Nobel Sinh lý học và Y khoa 1968 (cùng với Har Gobind Khorana và Marshall Nirenberg). Trong đầu thập niên 1970, các retrovirus và enzyme phiên mã ngược được phát hiện, và lần đầu tiên chứng tỏ rằng các enzyme tham gia quá trình sao chép từ RNA vào DNA (quá trình ngược so với chu trình thông thường của sự truyền thông tin di truyền). Nhờ khám phá này, David Baltimore, Renato Dulbecco và Howard Temin được trao giải Nobel Y học năm 1975. Năm 1976, Walter Fiers cùng các đồng nghiệp lần đầu tiên đã giải trình tự thành công RNA trong một bộ gene của virus, hay bacteriophage MS2. Năm 1977, các intron và quá trình ghép RNA (RNA splicing) được phát hiện ở cả virus trên động vật và ở gene tế bào, đưa Philip Sharp và Richard Roberts đến giải Nobel năm 1993. Các phân tử RNA xúc tác (ribozyme) được phát hiện vào đầu thập kỷ 1980, và mang lại cho Thomas Cech và Sidney Altman giải Nobel năm 1989. Năm 1990, người ta tìm thấy trong thực vật "Petunia" (dã yên thảo) là có thể dùng các gene để tắt các gene tương tự trong chính loài thực vật này, một khám phá đã mở đường cho kỹ thuật can thiệp RNA sau này. Trong khoảng cùng thời gian này, các sợi RNA dài 22 nt, mà hiện nay gọi là microRNA, được tìm thấy có vai trò trong sự phát triển của "C. elegans". Nghiên cứu can thiệp RNA đưa đến giải Nobel Y học năm 2006 cho Andrew Fire và Craig Mello, và giải Nobel Hóa học cho nghiên cứu về quá trình phiên mã RNA trao cho Roger Kornberg trong cùng năm. Sự khám phá các RNA điều hòa biểu hiện gene đã dẫn đến những nỗ lực phát triển các loại thuốc là từ RNA, như siRNA, có chức năng làm tắt một số gene. Liên quan đến hóa học tiền sinh học và thuyết phát sinh sinh vật. Năm 1967, Carl Woese nêu ra giả thuyết rằng RNA có thể là chất xúc tác và gợi ý những dạng sống nguyên thủy nhất (các phân tử tự tái bản) có thể dựa trên RNA cả về mặt chứa đựng thông tin di truyền và làm chất xúc tác cho các phản ứng hóa sinh—hay còn gọi là giả thuyết thế giới RNA. Tháng 3 năm 2015, các nucleotide phức tạp của DNA và RNA, bao gồm uracil, cytosine và thymine, được thông báo là đã tổng hợp được trong phòng thí nghiệm dưới những điều kiện của không gian ngoài thiên thể, sử dụng các hóa chất ban đầu, như pyrimidine, một hợp chất hữu cơ phổ biến tìm thấy trong các vẫn thạch. Pyrimidine, giống như các hydrocarbon thơm đa vòng (polycyclic aromatic hydrocarbons, PAHs), là một trong những hợp chất giàu carbon nhất tìm thấy trong Vũ trụ và có thể hình thành trong môi trường quanh các sao khổng lồ đỏ hoặc các đám mây bụi và khí liên sao.
10,005
536098
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=10005
RNA polymerase
RNA polymerase thường được gọi trong tiếng Việt là RNA pôlymêraza là một loại enzym chuyên xúc tác quá trình tổng hợp các loại phân tử RNA từ gen. RNA pôlymêraza còn được gọi tên theo chức năng của nó là enzym phiên mã. Chức năng. RNA polymeraza có khả năng nhận biết gen khuôn mẫu tương ứng, gắn vào vùng điều hoà của gen này và tiến hành phiên mã. Sau khi đã gắn vào vùng điều hoà của gen, RNA pôlymêraza có khả năng chuyển đổi trình tự pôliđêôxiribônuclêôtit (DNA) (poly DRN) thành trình tự chuỗi ribônuclêôtit (poly RN) mang mã phiên, từ đó dịch mã mới tiến hành được. Sự tổng hợp (tạo thành) hoặc phân giải (loại bỏ) enzym này có liên quan đến biểu hiện gen. Cấu tạo. Gồm có nhân tố xích ma(nhận biết promoter). Enzym lõi(kéo dài chuỗi ribonucleotid) enzym lõi có hai chuỗi anpha, 1 chuỗi beta, 1 chuỗi beta ‘ Tham khảo. Phiên mã. Danh sách RNA.
10,007
863320
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=10007
Friedrich Paulus
Friedrich Wilhelm Ernst Paulus (1890 – 1957) là Thống chế quân đội Đức Quốc xã. Ông là vị chỉ huy cao cấp nhất của lực lượng quân Đức và đồng minh công phá Stalingrad, thất trận và bị bắt chỉ một ngày sau khi Adolf Hitler thăng lên cấp bậc Thống chế. Cuộc đời. Thuở thiếu thời. Friedrich Paulus sinh ngày 23 tháng 9 năm 1890, tại Breitenau, Hesse-Nassau. Ông là con trai của một giáo viên. Bước vào thời thanh niên, ông đã xin vào làm học viên của Học viện Kaiserliche Marine nhưng không thành. Sau đó, ông đã nộp đơn xin học luật tại trường đại học Marburg. Sau khi rời trường đại học mà không có một bằng cấp nào, tháng 2 năm 1910, ông gia nhập quân đội, phục vụ trong Trung đoàn bộ binh 111 với tư cách là một sĩ quan thực tập. Ông lập gia đình với bà Elena Rosetti-Solescu vào ngày 4 tháng 7 năm 1912. Trước khi đến Stalingrad. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, trung đoàn của Paulus tham gia mũi tấn công vào nước Pháp. Một thời gian sau đó, ông là sĩ quan tham mưu phục vụ trong Quân đoàn Alpen ("Alpenkorps") cho đến hết chiến tranh. Kết thúc Thế chiến I, ông mang quân hàm Đại úy. Sau Hiệp ước Versailles, ông được chỉ định vào chức vụ Đại đội trưởng trong Trung đoàn Bộ binh 13 ở Stuttgart (1921-1933), rồi chỉ huy trưởng tiểu đoàn môtô cơ giới (1934-1935), trước khi trở thành Tham mưu trưởng Lực lượng Thiết giáp Panzer vào tháng 10 năm 1935, được phân công nhiệm vụ tổ chức và xây dựng 3 sư đoàn Panzer. Tháng 5 năm 1939, ông được thăng Thiếu tướng ("Generalmajor") và làm Tham mưu trưởng Tập đoàn quân X tấn công Ba Lan. Qua 2 chiến dịch, đơn vị được đổi thành Tập đoàn quân VI và chinh chiến qua các mặt trận Hà Lan và Bỉ. Tháng 8 năm 1940, ông được thăng Trung tướng ("Generalleutnant") và được cử làm Tham mưu phó Lục quân, và trên cương vị này ông tham gia việc trù định chiến dịch xâm lăng Nga. Tháng 1 năm 1942, ông là Tư lệnh Tập đoàn quân VI trong mũi tiến công đến Stalingrad. Chỉ huy trận Stalingrad. Chiến sự đầu ở Stalingrad. Trong thế trận của quân Đức năm 1942, Tập đoàn quân VI dưới quyền Paulus giữ vị trí chủ chốt. Đích thân Hitler ra lệnh Tập đoàn quân VI và Tập đoàn quân thiết giáp IV tiến quân dọc sông Volga thành một vòng cung rộng để sau cùng ép vùng trung nước Nga và Moskva giữa hai gọng kìm phía đông và phía tây. Ngày 23 tháng 8 năm 1942, Tập đoàn quân VI đã tiến đến sông Volga, kế cận phía bắc Stalingrad. Hitler không hề ngờ vực tin tức quân báo của Đức ngày 9 tháng 9 cho rằng Liên Xô đã tung ra hết lực lượng dự phòng trên toàn mặt trận. Tuy nhiên, quân Đức không có đủ nguồn lực để đảm bảo cho các mục tiêu của mình. Sườn bắc của Tập đoàn quân VI bị kéo dài hơn 560 kilômét dọc phòng tuyến sông Đông từ Stalingrad đến Voronezh. Để tạm thời che chắn cho điểm yếu này, Hitler đã đặt ba Tập đoàn quân của quân chư hầu: Tập đoàn quân II Hungari phía nam Voronezh, Tập đoàn quân VIII của Ý xa hơn về phía đông-nam, và Tập đoàn quân III Rumani phía tây Stalingrad. Dù thế, ngoài năng lực tác chiến đáng nghi ngờ, tất cả các đơn vị này đều thiếu trang bị, thiếu hỏa lực thiết giáp và đại pháo, thiếu cả phương tiện vận chuyển. Thêm nữa, họ bị trải mỏng trên phòng tuyến quá dài. Tập đoàn quân III Rumani trấn giữ phòng tuyến dài gần 170 kilômét mà chỉ có 69 tiểu đoàn. Nhưng Hitler chỉ có thể huy động những đơn vị quân chư hầu đến thế. Nhưng chính phòng tuyến này là mấu chốt cho cả Tập đoàn quân VI cùng Tập đoàn quân thiết giáp IV ở Stalingrad cũng như Cụm Tập đoàn quân A ở Kavkaz. Nếu sườn sông Đông bị xuyên thủng, các lực lượng Đức ở Stalingrad sẽ bị bao vây và quân Đức ở Kavkaz sẽ bị cắt đứt đường tiếp vận hoặc đường về. Trận chiến cứ mãi dằng dai cho đến tháng 9 năm 1942, với hai mũi tiến công của quân Đức đến Stalingrad và Kavkaz đều phải dừng lại vì Liên Xô chống cự mãnh liệt. Suốt tháng 10 năm 1942, nhiều trận đánh ác liệt diễn ra trên đường phố Stalingrad. Quân Đức đạt được vài thành công, tiến đánh từ tòa nhà này sang tòa nhà khác, nhưng chịu thiệt hại nặng nề. Nhiều vùng đổ nát của thành phố vĩ đại này tạo cơ hội mà quân Nga khai thác cho việc phòng thủ kiên cường và dằng dai. Dù Đại tướng Franz Halder (bị Hitler cách chức ngày 24 tháng 9) và người kế nhiệm Zeitzler cảnh báo Hitler rằng binh sĩ ở Stalingrad đã kiệt sức, Hitler vẫn thúc đẩy họ phải tiến. Từng sư đoàn còn nguyên vẹn được tung vào rồi bị nghiền nát trong chiến trường địa ngục. Dù bước tiến khó khăn và thiệt hại nặng nghiêm trọng, ngày 25 tháng 10 năm 1942 tướng Paulus gọi vô tuyến về thông báo với Hitler rằng ông hy vọng sẽ chiếm được hoàn toàn Stalingrad chậm lắm là vào ngày 10 tháng 11. Phấn khích với lời trấn an này, Hitler ra lệnh Tập đoàn quân VI và Tập đoàn quân Thiết giáp IV, lúc này đang giao chiến ở phía nam thành phố, phải chuẩn bị để tiến công theo hướng bắc và nam dọc sông Volga sau khi chiếm được Stalingrad. Liên Xô phản công. Trong khi chiến sự diễn ra phần nào có vẻ có lợi cho quân Đức thì những tin tức về đợt phản công của Liên Xô rạng sáng ngày 19 tháng 11 đi đến. Bộ tổng chỉ huy quân Liên Xô cuối cùng cũng đã phát hiện và chuẩn bị sẵn sàng để khai thác điểm yếu ở cạnh sườn trái của cánh quân Paulus. Để phản công trên mặt trận quanh Stalingrad, họ đã tập trung một lực lượng mạnh mẽ dưới sự chỉ huy của tướng G.K.Zhukov gồm có 3 Phương diện quân (Tây Nam, Sông Don và Stalingrad) với nhiều đơn vị xe tăng, cơ giới, với 13.500 pháo và cối, hơn 1.000 pháo phòng không, 115 tiểu đoàn pháo phản lực, gần 900 xe tăng, 1.115 máy bay. Trong vòng vài tiếng đồng hồ, lực lượng xung kích của Phương diện quân Tây Nam gồm tập đoàn quân 21 và tập đoàn quân xe tăng 5, một phần lực lượng của tập đoàn quân cận vệ 1, với sự hỗ trợ của các đơn vị thiết giáp có hỏa lực vượt trội đã đánh xuyên qua Tập đoàn quân III Rumani dọc sông Đông, tây-bắc Stalingrad. Về phía nam thành phố, các tập đoàn quân 24, 65 và 66 của Phương diện quân Sông Don cũng tấn công mãnh liệt Tập đoàn quân Thiết giáp IV của Đức và Tập đoàn quân IV Rumani. Mục đích của quân Liên Xô rất rõ ràng là để cắt đứt Stalingrad và ép Tập đoàn quân VI của Đức hoặc phải vội vã rút về hướng tây hoặc chịu bao vây. Ngay nhận thấy tình hình diễn ra, Zeitzler thúc giục Hitler cho phép Tập đoàn quân VI rút ra khỏi Stalingrad để quay về khúc rẽ của sông Don rồi tái lập phòng tuyến ở đây. Tuy nhiên, điều này chỉ Hitler nổi cơn giận dữ và ra một quyết định dẫn đến thảm họa: Tập đoàn quân VI phải trụ lại quanh Stalingrad. Ngày 22 tháng 11, 2 cánh quân Liên Xô đã hợp vây hoàn tất ở Kalach, cách Stalingrad 60 kilômét về hướng tây trên khúc rẽ của sông Don. Vào buổi tối, tướng Paulus gửi điện về xác nhận đơn vị của ông đã bị bao vây. Hitler lập tức ra lệnh Paulus dời tổng hành dinh vào thành phố và lập cứ điểm phòng vệ. Tập đoàn quân VI sẽ được tiếp tế bằng máy bay cho đến khi được giải cứu. Nhưng đấy chỉ là động thái vô vọng. Hiện giờ có 20 sư đoàn Đức và 2 sư đoàn Rumani bị cắt đứt tại Stalingrad. Paulus cho biết họ cần tối thiểu 750 tấn hàng hậu cần mỗi ngày. Số lượng này vượt quá khả năng của Không quân vì thiếu máy bay vận tải. Ngay cả nếu có đủ máy bay, họ bị trở ngại vì bão tuyết và phải bay trên vùng trời mà không quân Liên Xô đã chiếm ưu thế. Tuy thế, Tư lệnh Không quân Hermann Göring trấn an Hitler rằng Không quân sẽ thực hiện nhiệm vụ. Có tài liệu ghi Không quân Đức không hề thực hiện nhiệm vụ này và có tài liệu cho biết Không quân Đức thật sự tiến hành đưa hàng tiếp tế đến nhưng chỉ thỏa mãn được khoảng 10% nhu cầu của 500 tấn hàng tiếp tế mỗi ngày, vì lý do súng phòng không và chiến đấu cơ Nga ngăn chặn, thời tiết xấu... Giải cứu Tập đoàn quân VI. Việc giải cứu Tập đoàn quân VI là biện pháp thực tế hơn. Ngày 25 tháng 11, Hitler triệu hồi Thống chế Erich von Manstein, vị Tư lệnh chiến trường tài ba nhất, từ mặt trận Leningrad xuống và giao cho ông chỉ huy một đơn vị được thành lập mới: Cụm Tập đoàn quân Don. Nhiệm vụ của Manstein là đánh lên từ phía tây-nam để giải cứu Tập đoàn quân VI tại Stalingrad. Kế hoạch của Manstein là cho Tập đoàn quân VI rút ra khỏi Stalingrad đi về hướng tây trong khi Cụm Tập đoàn quân Don do Tập đoàn quân Thiết giáp IV dẫn đầu tiến lên hướng đông-bắc, đánh xuyên qua quân Liên Xô đang ở giữa hai lực lượng của Đức. Nhưng một lần nữa, Hitler từ khước việc rút khỏi sông Volga. Tập đoàn quân VI phải trụ lại Stalingrad và Manstein phải tiến công đến đấy. Bị buộc phải tuần lệnh, ngày 12 tháng 12 Manstein mở cuộc tấn công mang tên "Chiến dịch Bão mùa Đông". Khởi đầu, cuộc tiến công đạt tiến bộ; Tập đoàn quân Thiết giáp IV dưới quyền Thượng tướng Hermann Hoth mở đường tiến lên hướng đông-bắc theo hai bên tuyến đường sắt hướng đến Stalingrad cách xa 120 kilômét. Ngày 19 tháng 12, họ tiến đến cách chu vi phía nam của thành phố hơn 60 kilômét; ngày 21 còn cách 50 kilômét, và qua vùng thảo nguyên phủ tuyết vào ban đêm binh sĩ của Tập đoàn quân VI có thể nhìn thấy ánh sáng của hỏa châu do quân bạn đến giải cứu bắn lên. Theo lời khai sau này của tướng lĩnh Đức, lúc ấy Tập đoàn quân VI có thể đánh ra hướng về phía Tập đoàn quân Thiết giáp IV đang tiến đến họ. Nhưng một lần nữa, Hitler lại ngăn cấm. Ngày 21 tháng 12, Zeitzler cố thúc giục, Hitler đồng ý cho binh sĩ của Paulus đánh ra miễn là họ vẫn giữ được Stalingrad. Lệnh điên rồ này khiến cho Zeitzler gần nổi khùng. Ông kể lại: Khi gặp sức kháng cự càng lúc càng mạnh của quân Liên Xô phía trước và hai bên sườn, Tướng Hoth không có đủ lực lượng để tiến thêm 50 kilômét còn lại. Ông tin rằng nếu Tập đoàn quân VI đánh ra, ông vẫn có thể bắt tay với họ rồi cả hai lực lượng cùng rút về. Trong quyển hồi ký sau chiến tranh, Thống chế von Manstein nói rằng vào ngày 19 tháng 12, ông trái lệnh Hitler mà thật sự chỉ đạo cho Tập đoàn quân VI đánh ra khỏi Stalingrad về hướng đông-nam để bắt tay với Tập đoàn quân Thiết giáp IV. Có lẽ họ làm được việc này trong một hoặc hai ngày – giữa 21 và 22 tháng 12 – nhưng sau đấy là bất khả thi. Vì lẽ, Hoth không biết rằng Hồng quân đã đánh về hướng bắc và bây giờ đang đe dọa sườn trái của cả Cụm Tập đoàn quân Don dưới quyền Manstein. Ngày 23 tháng 12, Manstein ra lệnh Hoth dỡ bỏ bước tiến, điều một trong số ba sư đoàn thiết giáp về phòng tuyến phía bắc và tự bảo vệ tại chỗ với lực lượng còn lại. Nỗ lực giải cứu đã thất bại. Quân Đức sụp đổ. Manstein ra lệnh mới sau khi nhận được tin đáng lo ngại vào ngày 17 tháng 12. Sáng hôm ấy, quân Liên Xô đã xuyên thủng phòng tuyến của Tập đoàn quân VIII của Ý phía thượng nguồn sông Đông, và đến tối đã mở ra một khoảng hở rộng hơn 40 kilômét. Trong vòng ba ngày, khoảng hở rộng hơn 140 kilômét, quân Ý đang hoảng hốt tháo chạy, còn Tập đoàn quân III Rumani về phía nam cũng tan rã sau khi đã bị đánh vùi dập từ ngày đầu 19 tháng 11 của cuộc phản công từ Liên Xô. Không lạ gì mà Manstein phải lấy về một phần lực lượng thiết giáp của Hoth để lấp vào khoảng hở. Tiếp theo đấy là phản ứng dây chuyền. Không những Cụm Tập đoàn quân Don mà cả lực lượng của Hoth cũng phải rút lui sau khi đã tiến gần Stalingrad đến thế. Những cuộc rút lui này gây nguy hiểm cho quân Đức ở Kavkaz: họ sẽ bị cắt đứt nếu quân Nga tiến đến Rostov trên bờ biển Azov. Một hoặc hai ngày sau Giáng sinh, Zeitzler vạch rõ với Hitler: "Nếu ông không ra lệnh rút lui từ Kavkaz, chẳng bao lâu ta sẽ có một Stalingrad thứ hai". Ngày 29 tháng 12, Hitler đành phải ra lệnh cho Cụm Tập đoàn quân A của Thống chế Paul von Kleist, gồm Tập đoàn quân Thiết giáp I và Tập đoàn quân XVII đã thất bại trong việc tiến chiếm các mỏ dầu Grozny, phải rút về. Quân Đức ở Kavkaz và bên sông Đông không tháo chạy, nhưng đang rút lui càng nhanh càng tốt để tránh bị cắt đứt. Mỗi ngày khi năm 1943 bắt đầu, họ càng rời xa Stalingrad hơn một chút. Giờ đã đến lúc quân Nga xử lý quân Đức còn lại ở đây. Nhưng trước nhất, họ cho binh sĩ của Tập đoàn quân VI một cơ hội để tự cứu mạng sống. Vào buổi sáng 8 tháng 1 năm 1943, ba sĩ quan trẻ của Hồng quân, với một lá cờ trắng, đi vào phòng tuyến của quân Đức trên chu vi phía bắc của Stalingrad, trao cho tướng Paulus tối hậu thư của tướng Rokossovski, Tư lệnh các lực lượng Liên Xô trên mặt trận sông Đông. Đấy là những điều kiện danh dự. Tất cả tù binh sẽ được cung cấp "khẩu phần bình thường", có thể giữ lại quân phù, huy chương và vật dụng cá nhân. Người bị thương, bị bệnh và cóng lạnh sẽ được điều trị. Paulus có 24 tiếng đồng hồ để trả lời. Ông lập tức gọi cho Hitler về nội dung tối hậu thư và yêu cầu được tự do hành động. Hitler bác bỏ yêu cầu của ông. Buổi sáng ngày 10 tháng 1, 24 giờ sau khi thời hạn đầu hàng đã hết, quân Liên Xô mở đợt tấn công cuối bằng trận địa pháo với 5.000 đại bác. Trận chiến diễn ra dữ dội và đẫm máu. Cả hai bên chiến đấu với lòng dũng cảm và liều lĩnh khó tin trên vùng không người lạnh giá của đống gạch vụn của thành phố – nhưng không được lâu. Trong vòng 6 ngày, quân Đức co cụm lại còn phân nửa diện tích với phòng tuyến dài 24 kilômét và rộng 15 kilômét. Đến ngày 24 tháng 1 năm 1943, quân Đức bị cắt ra làm hai khu vực và mất quyền kiểm soát đường băng khẩn cấp cuối cùng. Máy bay Đức không còn có thể hạ cánh để mang đến hàng hậu cần, nhất là thuốc men cho thương bệnh binh. Một lần nữa, quân Liên Xô cho kẻ thù dũng cảm của họ một cơ hội để đầu hàng. Đại diện phía Nga đi đến phòng tuyến của Đức ngày 24 tháng 1 với lời đề nghị mới. Một lần nữa, bị dằng co giữa nghĩa vụ phải tuân lệnh Lãnh tụ điên rồ và trách nhiệm cứu vớt các binh sĩ còn lại để tránh cho họ bị tiêu diệt, Paulus kêu gọi đến Hitler: Câu trả lời của Hitler vẫn là bảo lưu: Thế giới phương Tây! Đấy là liều thuốc đắng cho những người lính của Tập đoàn quân VI đã xâm lăng thế giới này ở Hà Lan và Bỉ không lâu trước đây. Paulus đầu hàng và phản ứng của Hitler. Chống cự thêm không những là vô nghĩa, vô vọng mà còn bất khả thi. Đến ngày 28 tháng 1, một Tập đoàn quân có thời hùng mạnh bị cắt ra làm 3 mảnh nhỏ, mảnh phía nam là nơi Paulus đặt tổng hành dinh trong một trung tâm bách hóa một thời phát đạt Univermag. Theo một nhân chứng, vị Tư lệnh hay ngồi trên chiếc giường dã chiến đặt ở một góc tối trong tình trạng thần kinh gần như sụp đổ. Ông cũng như các binh sĩ không còn lòng dạ nào mà đón nhận những cuộc gọi vô tuyến tới tấp chúc mừng họ. Sau khi đã vui hưởng mùa đông trên nước Ý ấm áp và khệnh khạng đây đó trong chiếc áo choàng lông thú và phô bày các món trang sức bằng đá quý, ngày 29 tháng 1 Hermann Göring gọi vô tuyến đến, dùng những từ ngữ "kiên cường", "gan lì", "dũng cảm" và "tự xả thân." Cũng không ai lấy làm phấn khởi vào buổi tối 30 tháng 1 năm 1943, kỷ niệm 10 năm Quốc xã lên cầm quyền, khi họ nghe giọng của Göring trên sóng vô tuyến: Vinh quang và nỗi thống khổ khủng khiếp của Tập đoàn quân VI bây giờ đã đến lúc chấm dứt. Ngày 30 tháng 1, Paulus gọi vô tuyến cho Hitler: "Sự sụp đổ cuối cùng sẽ đến trong vòng 24 tiếng đồng hồ". Tin báo này khiến cho Bộ Tư lệnh Tối cao của Hitler ban một cơn mưa thăng thưởng cho các sĩ quan, với hy vọng là những vinh dự như thế sẽ củng cố quyết tâm muốn hy sinh một cách vinh quang ngay tại mặt trận đẫm máu. Hitler nhận xét với Jodl: "Lịch sử quân sự chưa từng ghi thống chế Đức nào đã bị bắt làm tù binh". Rồi ông phong cho Paulus, qua sóng vô tuyến, quân hàm thống chế. Khoảng 117 sĩ quan khác cũng được thăng cấp. Đấy là một động thái trong trò ma quỷ: Hitler muốn Paulus chiến đấu cho đến chết. Cuối ngày 31 tháng 1 năm 1943, Paulus gửi tin cuối cùng đến tổng hành dinh: Lúc 19 giờ 45 phút, nhân viên trực vô tuyến của Tập đoàn quân VI gửi bản tin cuối cùng: "Quân Nga đang tiến vào cửa boong-ke của chúng tôi. Chúng tôi đang phá hủy máy móc". Anh thêm chữ "CL" – ký hiệu vô tuyến có nghĩa "Đài này không còn truyền tín hiệu nữa." Tại tổng hành dinh không xảy ra cuộc đọ súng nào. Paulus và quân nhân dưới quyền không chiến đấu đến người cuối cùng. Một toán quân Liên Xô do một sĩ quan cấp thấp dẫn đầu ghé mắt nhìn vào khu vực tối tăm của vị Tư lệnh dưới tầng hầm. Quân Nga yêu cầu đầu hàng và Tham mưu trưởng Tập đoàn quân VI, Tướng Schmidt chấp nhận. Paulus ngồi trên giường của ông với vẻ buồn nản. Schmidt nói với ông: "Tôi xin hỏi Thống chế có lời nào cần nói thêm không?." Paulus không trả lời. Về phía bắc, một nhóm nhỏ quân Đức – tàn quân của 2 sư đoàn thiết giáp và 3 sư đoàn bộ binh – vẫn còn trụ lại trong đống đổ nát của một xưởng chế tạo máy kéo. Vào đêm 1 tháng 2 năm 1943, họ nhận tin từ Hitler: Ngay trước giữa trưa ngày 2 tháng 2, nhóm quân này cũng đầu hàng sau khi đã gửi bản tin cuối cùng đến Tư lệnh Tối cao: Cả bãi chiến trường phủ tuyết, đẫm máu trở nên yên ắng. Lúc 14 giờ 46 phút ngày 2 tháng 2, một máy bay trinh sát của Đức lượn trên thành phố và gọi điện về: "Không thấy dấu hiệu giao chiến tại Stalingrad". Vào lúc này, 91.000 chiến binh Đức – kể cả 24 tướng lĩnh – đói khát, cóng lạnh, nhiều người mang thương tích, tất cả đều mê mụ, đau khổ, níu lấy tấm chăn lấm máu phủ lên đầu chống lại giá lạnh ở -24 °C, đi khập khiễng trên lớp băng tuyết hướng đến các trại tù binh ở Siberia. Trừ 20.000 quân Rumani và 29.000 thương binh đã được đưa về bằng máy bay, đấy là tất cả những gì còn lại của một Tập đoàn quân có quân số 285.000 người chỉ hai tháng trước. Những người khác đã bị tàn sát. Trong số 91.000 người vào ngày mùa đông ấy đi đến chốn giam cầm, chỉ có 5.000 người được trở về Tổ quốc của họ. Trong lúc ấy, tại tổng hành dinh được sưởi ấm ở Đông Phổ, nhà độc tài Quốc xã Hitler nhiếc móc các tướng lĩnh ở Stalingrad, trong khi chính ông vì ương ngạnh và ngu xuẩn phải nhận trách nhiệm về thảm họa này. Biên bản ghi buổi họp ngày 1 tháng 2 năm 1943 sau này được tìm lại và cho thấy rõ bản chất của Hitler trong giai đoạn thử thách của cuộc đời ông cũng như của Quân đội và đất nước ông: Lời nói của Hitler đối với Paulus càng độc địa hơn khi ông tiếp tục mắng nhiếc: Hitler đã tiên đoán đúng sự kiện Paulus sẽ phát biểu trên sóng truyền thanh Liên Xô, nhưng sai về thời gian. Vào tháng 7 năm sau, Paulus và Seydlitz lên tiếng trên đài phát thanh Moskva kêu gọi Quân đội Đức loại trừ Hitler. Ngày 3 tháng 2 năm 1943, Bộ Tổng tham mưu Đức ra một bản tin đặc biệt: Đài truyền thanh Đức phát một loạt trống trận và đoạn thứ hai trong Bản Giao hưởng thứ Năm của Beethoven trước khi đọc bản tin. Hitler tuyên bố bốn ngày quốc tang. Tất cả nhà hát, rạp chiếu phim và nhà văn nghệ tạp lục đều đóng cửa trong thời gian này. Cuối đời. Hitler đã có đề nghị với Stalin trao đổi Paulus với Iacov Dzugashvili (con trai của Stalin) nhưng Stalin bác bỏ. Sau chiến tranh Paulus đã ra làm nhân chứng trong Tòa án Nürnberg xử các lãnh tụ Phát xít Đức. Năm 1953, Paulus được thả. 2 năm sau đó, toàn bộ những tù binh Đức còn sống sót (chủ yếu là tù binh sau trận Stalingrad) cũng được phía Liên Xô cho hồi hương. Trong số 91.000 tù binh Đức, chỉ còn khoảng 6.000 người trở về nhà. Paulus trở thành thanh tra cảnh sát tại Dresden, Cộng hòa Dân chủ Đức vào lúc cuối đời. Ông mất ngày 1 tháng 2 năm 1957 vì một căn bệnh thần kinh.
10,009
734228
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=10009
Chi (định hướng)
Chi trong tiếng Việt có thể hiểu theo các nghĩa sau: Chi (giải phẫu) để chỉ bộ phận tay và/hoặc chân của cơ thể động vật bậc cao.
10,022
8588
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=10022
Saint Petersburg
Thành phố Saint-Petersburg có một lịch sử gắn liền với các bước thăng trầm của nước Nga từ thời Peter Đại Đế đến nay. Nằm bên sông Neva chảy ra vịnh Phần Lan, đây vốn là vùng đất tranh chấp giữa các tộc người Nga từ Novogrod với người Thuỵ Điển. Chiến thắng năm 1240 của Quận công Alexander Nevsky đẩy lùi quân Thụy ̣Điển đưa vị trí này vào lịch sử, với ban đầu chỉ là một pháo đài của Nga. Trong nhiều thế kỷ sau đó, nó là vị trí mang tính quân sự nhiều hơn là kinh tế, xã hội và là cứ điểm của phong kiến Nga nhằm phòng ngự lối ra biển Baltic. Phải đến năm 1703, dưới thời Peter Đại Đế thành phố mới chính thức được thành lập. Viễn kiến của vị Sa Hoàng vĩ đại nhất trong lịch sử Nga là biến đây thành cửa ngõ giao thương của nước Nga với Phương Tây bằng đường biển. Năm 1712, Nga thiên đô từ Matxcơva về Saint-Petersburg, đánh dấu thời kỳ hiện đại hóa, mở cửa và liên kết với châu Âu. Giao lưu thương mại, quân sự và văn hóa với các nước giàu mạnh nhất châu Âu thời đó đã biến đổi hoàn toàn thành phố này, đặt nền móng cho thời kỳ bàng trướng của Đế Chế Nga. Từ thế kỷ XX Từ 1914 đến 1924, nó được đổi tên thành Petrograd, còn trong thời cộng sản từ 1924 đến 1991, thành phố mang tên Leningrad để ca ngợi lãnh tụ Lenin và cuộc Cách mạng tháng Mười khởi phát tại đây. Sau khi Liên Xô sụp đổ thành phố trở về với tên cũ là Saint-Petersburg Sau khi Liên Xô sụp đổ người ta trả lại cái tên lịch sử cho thành phố là Saint-Petersburg. Với Cung điện Mùa Đông nổi tiếng, 140 bảo tàng và 100 nhà hát, Saint-Petersburg là thành phố văn hóa nhất và chịu ảnh hưởng châu Âu nhất của Nga. Những cảnh cổ kính của thành phố này cũng được cả Hollywood đưa vào một trong những bộ phim Điệp viên 007 với đoạn xe tăng chạy qua các cây cầu chằng chịt trên sông Neva, đập vỡ nhiều nhà cửa, tường và cửa của di tích. Trong lịch sử Nga, tình cảm với Saint-Petersburg cũng phần nào phản ánh tính cách con người. Peter Đại Đế và Nữ Hoàng Catherine II là những người yêu quý thành phố này tới mức tìm mọi cách tạo ra phong cách riêng cho nó trong kiến trúc, hội họa v.v. Dưới thời Catherine II, phong cách cổ điển-classisism, được đưa vào Saint-Peterburg, biến nó thành một trong những đô thị đẹp nhất thế giới. Lenin cũng là người yêu mến Saint-Peterburg và luôn muốn được chôn cạnh mẹ ông ở đây. Stalin, một người vốn ít học, rất ghét Saint-Petersburg vì hai lý do. Thành phố vừa có các biểu tượng gắn liền với chế độ Sa Hoàng và cũng là nơi bắt đầu của các nhóm cách mạng cựu trào, thuộc lớp đàn anh và trí thức hơn Stalin. Thời Stalin, một nhân vật chính trị nổi tiếng, gắn liền với thành phố này là Kirov (Sergey Mironovich Kostrikov) bị ám sát chết năm 1934, đánh dấu thời kỳ Stalin tiêu diệt toàn bộ phe cách mạng cũ để làm vị chúa tể mới của nước Nga cộng sản. Hai thành phố, hai xu hướng Nhìn chung trong lịch sử Nga luôn có sự giằng xé giữa hai xu hướng: St.Petersburg và Matxcơva. Gia đình Nga Hoàng Nicholas II gồm cả năm trẻ em đã bị cộng sản hành quyết năm 1918 Một bên là mở ra Phương Tây, tìm các con đường lớn ra thế giới, bên kia là đứng ở trung tâm để làm bá chủ một vùng đất rộng lớn. Một bên nhắm vào thương mại, bên kia vào đất đai, nông nghiệp. Có thể vì thế, khi chọn Saint-Petersburg làm nơi họp G8, Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa muốn ngầm nhắc đến ý vươn ra bên ngoài, vừa nêu bật niềm tự hào về văn hóa của nước Nga. Bởi chỉ vài năm trước, thành phố kỷ niệm 300 năm thành lập. Tuy nhiên, chính trị Nga ngày nay không chỉ đơn giản là vấn đề phong cách của một thành phố. Với 4,7 triệu dân, Saint-Peterburg không thể nào cạnh tranh được với Maxcơva (10,4 triệu). Quan hệ với vùng Viễn Đông và Thái Bình Dương cũng tăng lợi thế của Matxcơva. Gần đây, danh tiếng Saint-Petersburg cũng bị hoen ố bởi các vụ tấn công và giết người nước ngoài mang tính phân biệt chủng tộc. Được biết, chính Maxcơva đã làm mạnh tay với các nhóm tân phát-xít Nga nên chúng kéo về St.Petersburg. Trước hội nghị G8, truyền thông nước ngoài đã từng lên tiếng đề nghị ông Putin, người gốc Saint-Petersburg, phải tích cực hơn trong việc ngăn ngừa các vụ tấn công kiểu phát-xít ở đây. Nếu không phục hồi lại tinh thần cởi mởi, khai phóng của Saint-Peterburg trong các chính sách đối nội và đối ngoại thì ông Putin và nước Nga bây giờ có lẽ chỉ biết dùng thành phố này như một phòng triển lãm văn hóa mỗi khi có khách đến. Giữ nó để trưng bày là việc chẳng khó bởi Saint-Peterburg
10,023
827006
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=10023
Gen
Gen là một đoạn xác định của phân tử acid nucleic có chức năng di truyền nhất định. Trong hầu hết các trường hợp, phân tử acid nucleic này là DNA, rất ít khi là RNA (trường hợp gen là RNA hiện mới chỉ phát hiện ở một số virut). Thuật ngữ này dịch theo phiên âm kết hợp Việt hoá từ tiếng Anh gene, cũng như từ tiếng Pháp gène (phát âm Quốc tế đều là /jēn/). Trong sinh học phổ thông cũng viết là gen (đọc là gien hoặc zen). Gen có thể tạo ra sản phẩm của nó, gọi là sản phẩm của gen. Thuật ngữ "gen" đóng vai trò cơ bản thiết yếu và quan trọng hàng đầu trong di truyền học. Nội hàm của thuật ngữ "gen" đã thay đổi nhiều kể từ khi di truyền học (genetics - tức khoa học về gen) ra đời (từ năm 1900) cho đến thế kỷ XIX hiện nay. Trong sinh học phân tử hiện đại cũng như di truyền học phân tử hiện đại, tính từ đầu năm 2000 đến nay, đã có ít nhất 6 định nghĩa mới về gen. Bài viết này mới chỉ đề cập đến nội hàm của thuật ngữ gen ở thời kỳ mà nhiều nhà nghiên cứu lịch sử di truyền học gọi là "thời kỳ tân cổ điển" của di truyền học (khoảng từ những năm 1940 đến những năm 1970) và ít nhiều đề cập tới nội hàm tương đối mới đến những năm 1980. Trong quá trình biểu hiện gen, trước tiên DNA được sao chép sang RNA. Phân tử RNA hoặc là có chức năng biệt hóa trực tiếp hoặc làm khuôn mẫu trung gian để tổng hợp lên protein thực hiện một chức năng nào đó. Sự chuyển giao gen đến các sinh vật thế hệ con cháu là cơ sở của tính thừa kế các tính trạng kiểu hình. Các gen tạo thành từ các trình tự DNA khác nhau gọi là kiểu gen. Kiểu gen cùng với các yếu tố môi trường và phát triển xác định lên tính trạng kiểu hình. Đa số các tính trạng sinh học chịu ảnh hưởng bởi nhiều gen (polygene, tức một tính trạng do nhiều gen khác nhau quyết định gọi là tương tác gen) cũng như tương tác giữa gen với môi trường. Một số tính trạng di truyền có thể trông thấy ngay lập tức, ví như màu mắt hoặc số chi, và một số khác thì không, như nhóm máu, nguy cơ mắc các bệnh, hoặc hàng nghìn quá trình sinh hóa cơ bản cấu thành sự sống. Gene có thể thu nạp các đột biến sinh học nằm trong trình tự của chúng, dẫn đến những biến thể, gọi là các allele, trong quần thể. Các allele này mã hóa một số phiên bản hơi khác nhau của cùng một protein, làm biểu hiện tính trạng kiểu hình khác nhau. Việc sử dụng thuật ngữ "có một gen" (v.d., "các gen tốt," "gen màu tóc") thông thường nhắc tới việc bao gồm một allele khác nữa của cùng chung một gen. Khái niệm gen liên tục được tinh chỉnh để cho phù hợp với những hiện tượng mới khám phá gần đây. Ví dụ, các vùng điều hòa của một gen có thể nằm rất xa các vùng mã hóa của nó, và các vùng mã hóa này có thể xen kẽ bởi các đoạn exon. Một số virus lưu trữ bộ gen của chúng trong RNA thay vì ở DNA và một số sản phẩm gen là những RNA không mã hóa có chức năng chuyên biệt. Do đó, theo nghĩa rộng, định nghĩa khoa học hiện đại về gen là bất cứ đoạn locus di truyền được, đoạn trình tự trong bộ gen ảnh hưởng tới các tính trạng của sinh vật được biểu hiện thành sản phẩm chức năng hoặc tham gia điều hòa biểu hiện gen. Thuật ngữ "gen" do nhà thực vật học, sinh lý học thực vật và di truyền học người Đan Mạch Wilhelm Johannsen giới thiệu năm 1905. Ông lấy gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại: γόνος, "gonos", có nghĩa là thế hệ con cháu và sinh sản. Lịch sử. Khám phá các đơn vị di truyền độc lập. Sự tồn tại của các đơn vị độc lập có khả năng di truyền được đề xuất lần đầu tiên bởi nhà thực vật học Gregor Mendel (1822–1884). Từ năm 1854 đến 1863, trong một tu viện ở Brno, ông đã tiến hành trồng (gần 28.000 cây) và nghiên cứu các mẫu thế hệ con cháu của 12.835 cây thực vật đậu Hà Lan, theo dõi các đặc điểm khác biệt truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ông miêu tả các đặc điểm này như là tổ hợp toán học 2n với n là số các đặc điểm khác nhau trong các cây đậu gốc. Mặc dù ông không sử dụng thuật ngữ "gen", ông đã giải thích các kết quả theo thuật ngữ các "đơn vị rời rạc có khả năng di truyền" làm xuất hiện các "đặc điểm thực tế quan sát được". Nội dung miêu tả này đã có trước phát hiện phân biệt của Wilhelm Johannsen về giữa kiểu gen (vật liệu di truyền của một sinh vật) và kiểu hình (các đặc điểm trông thấy của sinh vật đó). Mendel cũng lần đầu tiên chứng tỏ quy luật phân ly độc lập, sự khác biệt giữa các tính trạng trội và tính trạng lặn, sự khác biệt giữa dị hợp tử (heterozygote) và đồng hợp tử (homozygote), và hiện tượng di truyền không liên tục. Trước khi có nghiên cứu của Mendel, ngành sinh học đã có một số tiến bộ như: nhờ phát minh kính hiển vi sơ khai của Antonie van Leeuwenhoek (thế kỷ XVII) đã mở đường cho việc quan sát thế giới vi sinh vật, sự ra đời thuyết tế bào của Matthias Schleiden và Theodor Schwann (1838, 1839). Nhìn chung quan niệm phổ biến về di truyền thời đó vẫn là "di truyền các tính trạng tập nhiễm" và "di truyền hòa hợp" (blending inheritance), cho rằng các cá thể thừa kế từ bố mẹ một hỗn hợp pha trộn các tính trạng, ví dụ như lai cây hoa đỏ với hoa trắng sẽ cho ra hoa hồng. Charles Darwin đã phát triển một lý thuyết về di truyền mà ông gọi là pangenesis (thuyết mầm, thuyết pangen), từ tiếng Hy Lạp cổ pan ("mọi, toàn thể") và genesis ("sự sinh") / genos ("nguồn gốc"). Darwin sử dụng thuật ngữ "gemmule" ("mầm sinh") để miêu tả các hạt giả thuyết mà chúng được trộn với nhau trong quá trình sinh sản. Tuy nhiên giới khoa học đương thời đã không hiểu và đánh giá được tầm vóc của khám phá Mendel sau khi ông công bố nghiên cứu vào năm 1866. Mãi đến năm 1900 ba nhà sinh học Hugo de Vries, Carl Correns, và Erich von Tschermak độc lập nhau đã thực hiện các thí nghiệm và đi đến các kết luận tương tự trước khi họ biết tới các nghiên cứu của Mendel. Đặc biệt, năm 1889, Hugo de Vries xuất bản cuốn sách của ông "Intracellular Pangenesis", trong đó ông dự đoán rằng các tính trạng riêng biệt có từng đơn vị di truyền độc lập và sự kế thừa các tính trạng này trong sinh vật đến từ các hạt mầm. De Vries gọi những đơn vị này là "pangenes" ("Pangens" trong tiếng Đức), dựa theo lý thuyết pangenesis năm 1868 của Darwin. Trong các năm 1902-1903, dựa trên các quan sát của nhiều nhà khoa học, trong đó có Walther Flemming về nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào, hai nhà khoa học Walter Sutton và Theodor Boveri đã độc lập với nhau cùng khởi xướng Học thuyết di truyền nhiễm sắc thể. Trong bài báo của ông, Sutton nhấn mạnh vào sự quan trọng khi ông quan sát thấy nhóm NST lưỡng bội chứa hai tập hợp có hình thái (morphology) giống nhau, và trong giảm phân, mỗi giao tử chỉ nhận được một NST từ mỗi cặp NST tương đồng. Sau đó ông sử dụng quan sát này để giải thích các kết quả của Mendel bằng cách giả thiết rằng các gen nằm trên nhiễm sắc thể. Năm 1905, Wilhelm Johannsen đã giới thiệu các thuật ngữ 'gene', 'genotype' và 'phenotype' và William Bateson đưa ra thuật ngữ 'di truyền học' ('genetic'). Trong thập niên 1910, Thomas Hunt Morgan cùng với cộng sự đã xây dựng thành công thuyết di truyền nhiễm sắc thể (chromosome theory of inheritance) dựa trên đối tượng nghiên cứu là ruồi giấm Drosophila melanogaster. Học thuyết này xác nhận rằng gen là đơn vị cơ sở của tính di truyền nằm trên nhiễm sắc thể (ở trong nhân); trên đó các gen sắp xếp theo đường thẳng tạo thành nhóm liên kết. Sự khám phá DNA. Quá trình nghiên cứu gen và di truyền tiếp tục đạt được những tiến bộ trong thế kỷ XX. Trước đó Friedrich Miescher (1869) đã khám phá ra một hỗn hợp trong nhân tế bào gọi là 'nuclein' mà sau đó Albrecht Kossel (1878) đã cô lập được thành phần không phải protein trong nuclein gọi là axit deoxyribonucleic. DNA được chứng tỏ là những phân tử chứa thông tin di truyền qua các thí nghiệm thực hiện trong thập niên 1940 đến thập niên 1950 (xem thí nghiệm Avery–MacLeod–McCarty, thí nghiệm Hershey–Chase). Nhờ kết quả nghiên cứu cấu trúc DNA bởi Rosalind Franklin và Maurice Wilkins bằng phương pháp tinh thể học tia X, đã giúp James D. Watson và Francis Crick đề xuất ra mô hình đúng về phân tử sợi xoắn kép DNA mà nguyên tắc ghép cặp nucleobase hàm ý giả thiết cho cơ chế sao chép vật liệu di truyền. Những năm đầu thập niên 1950, đa số các nhà sinh học có quan điểm cho rằng các gen trong một nhiễm sắc thể hoạt động giống như những đoạn rời rạc, không thể phân chia được bằng cách tái tổ hợp và sắp xếp như những hạt trên một chuỗi. Thí nghiệm của Seymour Benzer sử dụng các khuyết tật đột biến ở vùng rII của thể thực khuẩn T4 (1955-1959) đã chứng tỏ từng gen có một cấu trúc thẳng đơn giản và dường như là tương đương với một đoạn của sợi DNA. Bằng các thí nghiệm gây đột biến các gen liên quan đến các con đường sinh hóa trên nấm mốc bánh mỳ Neurospora crassa, năm 1941 George Beadle và Edward Tatum xác nhận mỗi gen kiểm soát phản ứng sinh hóa tổng hợp một enzyme đặc thù. Kết quả này đưa hai ông đến giả thuyết một gen - một enzym về sau được chính xác hóa là một gen xác định chỉ một chuỗi polypeptide, cấu trúc bậc 1 của protein, trong đó có các enzyme. Từ những kết quả nghiên cứu thu nạp dần đã hình thành lên luận thuyết trung tâm của sinh học phân tử, phát biểu rằng các protein được dịch mã từ RNA, mà đến lượt RNA được phiên mã từ DNA. Tuy vậy, sau này luận thuyết được chỉ ra có những ngoại lệ, ví dụ như phiên mã ngược ở retrovirus. Ngành di truyền hiện đại nghiên cứu ở cấp độ DNA được biết đến là di truyền phân tử. Năm 1972, Walter Fiers và cộng sự ở Đại học Ghent đã lần đầu tiên xác định được trình tự của một gen: đó là gen mã hóa cho protein vỏ bọc của thể thực khuẩn MS2. Những phát triển sau đó của xác định trình tự DNA bằng kỹ thuật gián đoạn chuỗi bởi Frederick Sanger năm 1977 đã nâng cao hiệu quả giải trình tự và giúp nó trở thành công cụ thường xuyên trong các phòng thí nghiệm. Một kỹ thuật tự động của phương pháp Sanger đã được áp dụng ở giai đoạn đầu của dự án giải mã bộ gen ở người. Thuyết tổng hợp hiện đại. Một số lý thuyết đã được phát triển đầu thế kỷ XX nhằm kết hợp giữa di truyền Mendel với thuyết tiến hóa Darwin được gọi là thuyết tổng hợp hiện đại, một thuật ngữ do Julian Huxley giới thiệu. Các nhà sinh tiến hóa sau đó đã chỉnh sửa bổ sung khái niệm này, như quan điểm gen là đối tượng trung tâm của tiến hóa nêu ra bởi George C. Williams. Ông đề xuất một khái niệm gen tiến hóa như là một đơn vị của chọn lọc tự nhiên với định nghĩa: "nó là cái tách biệt và tái kết hợp với tần số phù hợp." Theo quan điểm này, phân tử gen "phiên mã" như là một đơn vị, và gen tiến hóa "kế thừa" như là một đơn vị. Các ý tưởng liên quan nhấn mạnh vào vai trò trung tâm của gen trong tiến hóa được Richard Dawkins thảo luận trong các cuốn sách phổ biến khoa học. Cơ sở phân tử. DNA. Hầu hết các sinh vật sống mã hóa gen của chúng trong những chuỗi dài DNA (axit deoxyribonucleic). DNA bao gồm một chuỗi cấu thành từ bốn loại tiểu đơn vị nucleotide, mỗi tiểu đơn vị cấu tạo bởi: một đường năm cacbon (2'-deoxyribose), một nhóm phosphat, và một trong bốn base adenine, cytosine, guanine, và thymine. Hai sợi DNA xoắn quanh nhau tạo thành chuỗi xoắn kép DNA với bộ khung xoắn đường-phosphat bao ngoài, và các base hướng vào trong mà adenine bắt cặp với thymine và guanine bắt cặp với cytosine. Sự bắt cặp base đặc biệt này xảy ra bởi vì ở mỗi adenine và thymine hình thành 2 liên kết hiđrô với nhau, trong khi ở mỗi cytosine và guanine hình thành 3 liên kết hiđrô với nhau. Do vậy hai sợi trong chuỗi xoắn kép liên kết với nhau tuân theo nguyên tắc bổ sung, với trình tự của các base bắt cặp sao cho các adenine của một sợi được bắt cặp với các thymine sợi kia, và cứ tương tự như thế. Do tính chất hóa học của phần dư pentose của các base, các sợi DNA có tính xác định hướng. Một đầu cuối của polyme DNA chứa nhóm hydroxyl lộ ra khỏi deoxyribose; vị trí này được gọi là đầu 3' của phân tử. Đầu cuối còn lại chứa nhóm phosphat lộ ra; hay còn gọi là đầu 5'. Hai sợi của chuỗi xoắn kép chạy theo hướng ngược nhau. Các quá trình tổng hợp axit nucleic, bao gồm tái bản DNA và phiên mã diễn ra theo chiều đầu 5'→3', bởi vì các nucleotide mới được ghép vào thông qua phản ứng khử nước khi sử dụng đầu 3' hydroxyl như là chất phản ứng nucleophile (chất cho một cặp electron để tạo thành liên kết hóa học). Sự biểu hiện gen được mã hóa trong DNA bắt đầu bằng quá trình phiên mã gen thành RNA, một loại axit nucleic thứ hai rất giống với DNA, nhưng các monome chứa đường ribose thay cho đường deoxyribose. RNA cũng chứa base uracil thay cho thymine. Các phân tử RNA ít bền hơn DNA và thường là sợi đơn trong dạng điển hình. Các gen mã hóa cho các protein chứa một dãy các trình tự ba nucleotide được gọi là các codon, phục vụ như các "từ" trong "ngôn ngữ" di truyền. Mã di truyền xác định lên protein trong quá trình dịch mã giữa codon và amino acid. Mã di truyền gần như là như nhau ở mọi sinh vật sống đã biết. Nhiễm sắc thể. Toàn bộ các gen trong một sinh vật hoặc trong một tế bào được gọi là bộ gen (genome) của chúng, mà chúng lưu trữ trong nhiễm sắc thể. Một NST chứa một chuỗi xoắn kép DNA rất dài (cùng với các protein hỗ trợ khác) mà trên đó có hàng nghìn gen mã hóa. Vùng NST tại đó chứa một gen được gọi là lô-cut. Mỗi lô-cut chứa một alen của gen; tuy nhiên, các thành viên trong một quần thể có thể có các allele khác nhau tại lô-cut, mà mỗi alen có thể giống nhau hoặc khác nhau ít nhiều về trình tự nuclêôtit. Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực được lưu trong một tập lớn, các sợi NST. Các NST được vo lại trong nhân tế bào như búi với sự hỗ trợ của các protein histone để tạo thành một đơn vị gọi là nucleosome. DNA đóng gói và cô đặc theo cách này được gọi là chromatin (chất nhiễm sắc). Cách thức DNA quấn bao quanh các histone, cũng như các sửa đổi hóa học của chính histone, giúp điều hòa một vùng DNA cụ thể nơi quá trình biểu hiện gen có thể thực hiện được. Ngoài các đoạn gene, trong nhiễm sắc thể của sinh vật nhân thực còn chứa các trình tự giúp đảm bảo quá trình tái bản DNA diễn ra bình thường mà không làm suy giảm các vùng đầu cuối DNA và giúp sắp xếp chúng vào các tế bào con trong quá trình phân bào: vùng khởi điểm tái bản (replication origin), telomere và tâm động (centromere). Vùng khởi điểm tái bản là những vùng trình tự nơi quá trình tái bản DNA được bắt đầu diễn ra (có thể tại một hoặc nhiều vị trí trên NST). Telomere (đầu mút) là những đoạn trình tự dài và lặp lại nằm ở những đoạn đầu hoặc cuối cùng của NST có chức năng ngăn cản sự thoái hóa của các vùng trình tự điều hòa và mã hóa trong quá trình tái bản DNA. Độ dài của các telomere giảm đi mỗi lần bộ gen được sao chép và được phát hiện có liên quan đến quá trình lão hóa tế bào. Vị trí tâm động là nơi các sợi thoi (spindle fibre, hoặc microtubule) bám vào để tách hai chromatid chị em dính nhau ở tâm động trong quá trình phân bào. Sinh vật nhân sơ (vi khuẩn và vi khuẩn cổ) thông thường lưu giữ bộ gen của chúng trên một sợi nhiễm sắc thể dạng vòng có kích thước lớn (circular chromosome, xem DNA siêu xoắn). Tương tự, ở một số bào quan ở sinh vật nhân thực có chứa một NST mạch vòng còn sót loại mà trên đó có một số ít các gen. Thỉnh thoảng sinh vật nhân sơ bổ sung vào NST của chúng thêm những vòng nhỏ DNA gọi là plasmid, mà thường chỉ mã hóa một số gen và có thể trao đổi được giữa các cá thể. Ví dụ, các gen có khả năng giúp vi sinh vật kháng kháng sinh và mang lại cho plasmid khả năng tự sao chép độc lập giữa các tế bào, thậm chí của các chủng loài khác nhau, thông qua cơ chế chuyển gen ngang (horizontal gene transfer). Trong khi ở nhiễm sắc thể của sinh vật nhân sơ có mật độ tập trung gen tương đối cao, thì ở sinh vật nhân thực thường chứa các vùng DNA mà chức năng của nó không rõ ràng. Sinh vật nhân thực đơn bào đơn giản có tương đối ít lượng DNA như thế, trong khi bộ gen phức tạp của những sinh vật đa bào, bao gồm con người, chứa rất nhiều đoạn DNA mã vẫn chưa giải mã được chức năng của chúng. Các nhà sinh học phân tử thường coi những vùng này là những "đoạn DNA rác" ("junk DNA"). Tuy nhiên, những phân tích gần đây gợi ý rằng mặc dù các vùng DNA mã hóa protein chỉ chiếm 2% trong bộ gen người, khoảng 80% số lượng base trong bộ gen có thể được biểu hiện, do đó "đoạn rác DNA" có thể bị sử dụng nhầm tên gọi. Cấu trúc. Cấu trúc của một gen chứa nhiều yếu tố mà những trình tự mã hóa protein thực sự chỉ là một phần nhỏ trong đó. Chúng bao gồm các vùng DNA không được phiên mã cũng như các vùng RNA không được dịch mã. Tại hai bên khung đọc mở, mỗi gene chứa một trình tự điều hòa cần thiết cho sự biểu hiện của nó. Đầu tiên, gene cần một trình tự khởi động (promoter). Các yếu tố phiên mã (transcription factors) nhận ra và liên kết với vùng trình tự khởi động, sau đó RNA polymerase thực hiện khởi phát quá trình phiên mã. Việc nhận ra này thường nằm ở hộp TATA trong vùng khởi động. Một gene có thể có nhiều hơn một vùng khởi động, làm cho các RNA thông tin (mRNA) khác nhau ở độ dài của đầu 5'. Những gene thường xuyên được phiên mã có những trình tự khởi động "mạnh" tức là tạo thành liên kết mạnh với các yếu tố phiên mã, do vậy khởi phát phiên mã ở tốc độ cao. Những gene khác có những vùng trình tự khởi động "yếu" mà liên kết yếu với các yếu tố phiên mã và do vậy sự phiên mã đối với các gen này xảy ra ít hơn. Các vùng trình tự khởi động ở sinh vật nhân thực có cấu trúc phức tạp hơn và khó nhận diện hơn so với ở sinh vật nhân sơ. Thêm vào đó, các gen có thể chứa những vùng điều hòa có độ dài hàng kilobase nằm ở bên trái hoặc bên phải khung đọc mở dẫn đến làm thay đổi mức độ biểu hiện. Những vùng này hoạt động bằng cách liên kết với các yếu tố phiên mã khiến cho DNA tạo thành mạch vòng do đó trình tự điều hòa (và yếu tố phiên mã bám vào) trở lên rất gần với RNA polymerase tại vị trí liên kết. Ví dụ, các vùng tăng cường (enhancer) làm tăng tốc độ phiên mã bằng cách liên kết với một protein kích hoạt (activator protein) giúp kéo phân tử RNA polymerase đến vùng khởi động; ngược lại vùng bất hoạt (silencer) bám với protein ức chế (repressor protein) làm cho DNA trở lên ít hoạt động với RNA polymerase. Phân tử tiền mRNA (pre-mRNA) chứa những vùng không dịch mã ở cả hai đầu mà trong mỗi đầu chứa vị trí liên kết ribosome, vùng kết thúc (terminator) và các codon khởi đầu và codon kết thúc. Thêm vào đó, ở hầu hết khung đọc mở của sinh vật nhân thực chứa các đoạn intron không dịch mã mà sẽ được loại bỏ trước khi các đoạn exon được dịch mã. Các trình tự ở cuối mỗi intron, quyết định các vị trí cắt (splice site, RNA splicing) để tạo ra mRNA thành thục cuối cùng, dùng để mã hóa cho protein hoặc sản phẩm RNA khác. Nhiều gene ở sinh vật nhân sơ được tổ chức thành các đơn vị operon, với nhiều trình tự mã hóa protein được phiên mã nằm trong nó. Các gene trong một operon được phiên mã như là một mRNA liên tục, mà coi nó như là polycistronic mRNA. Thuật ngữ cistron trong bối cảnh này tương đương với khái niệm gen. Sự phiên mã của một operon của mRNA thường bị kiểm soát bởi phân tử ức chế (repressor), mà trạng thái hoạt động hay bị cấm của sự phiên mã phụ thuộc vào sự có mặt những chất chuyển hóa nhất định. Khi phân tử ức chế hoạt động, nó bám vào một trình tự DNA nằm ở vị trí khởi đầu của operon, được gọi là vùng operator, làm cản trở sự phiên mã của operon; khi phân tử ức chế bất hoạt, sự phiên mã ở operon có thể xảy ra (xem ví dụ Lac operon). Các sản phẩm của gene operon thường có những chức năng liên quan và tham gia vào cùng mạng lưới điều hòa gene. Định nghĩa theo chức năng. Các nhà sinh học phân tử gặp phải khó khăn khi muốn định nghĩa chính xác phần nào của một trình tự DNA chứa một gen. Các vùng điều hòa của một gen như vùng tăng cường không cần thiết phải nằm gần với trình tự mã hóa trên mạch dài phân tử bởi vì các đoạn DNA trung gian có thể tạo vòng lồi ra (loop out) giúp mang gene và vùng trình tự điều hòa của nó đến gần nhau. Tương tự, các đoạn intron của một gen có thể dài hơn rất nhiều so với các đoạn exon của nó. Các vùng điều hòa thậm chí có thể nằm hoàn toàn trên nhiễm sắc thể khác và hoạt động từ xa ("in trans") khi cho phép vùng điều hòa trên một nhiễm sắc thể đến gần với các gen đích nằm trên nhiễm sắc thể khác. Những nghiên cứu ban đầu trong di truyền phân tử gợi ra khả năng một gen tạo một protein. Khái niệm này (ban đầu gọi là giả thuyết một gen-một enzym) bắt nguồn từ bài báo có tầm ảnh hưởng năm 1941 bởi George Beadle và Edward Tatum công bố kết quả nghiên cứu các thí nghiệm gây đột biến trên nấm mốc bánh mỳ Neurospora crassa. Norman Horowitz, một trong các cộng sự ban đầu tham gia vào nghiên cứu "Neurospora", nhớ lại vào năm 2004 rằng "những thí nghiệm này là cơ sở của khoa học mà Beadle và Tatum từng gọi là "di truyền sinh hóa". Thực sự các kết quả của họ đã khai sinh ra ngành di truyền phân tử và tất cả những phát triển sau đó." Khái niệm một gen-một protein đã được tinh chỉnh dần từ lúc khám phá ra các gen có thể mã hóa nhiều protein bằng quá trình điều hòa cắt-nối có chọn lọc (alternative splicing) và các trình tự mã hóa tách thành những đoạn ngắn trên bộ gene mà các mRNA được ghép nối bằng quá trình xử lý cắt-nối chéo (trans-splicing). Một định nghĩa có tầm hoạt động rộng thỉnh thoảng được sử dụng để bao quát được tính phức tạp của nhiều hiện tượng phong phú, nơi một gen được định nghĩa như là hợp của các trình tự mã hóa cho một tập nhất quán các sản phẩm chuyên biệt có khả năng xen phủ lẫn nhau. Định nghĩa này phân loại gene theo các sản phẩm có chức năng riêng (như protein hay RNA) hơn là theo những vị trí locus cụ thể trên đoạn DNA, với các yếu tố điều hòa được phân loại như là các vùng "kết hợp với gene". Biểu hiện gene. Trong mọi sinh vật, có hai bước cần thiết để đọc thông tin mã hóa trong DNA của gene và tổng hợp lên sản phẩm protein mà gene mã hóa cho. Đầu tiên, các đoạn DNA của gene được "phiên mã" thành RNA thông tin (mRNA). Thứ hai, mRNA được "dịch mã" thành protein. Các gene mã hóa trong RNA vẫn phải trải qua bước đầu tiên, nhưng không nhất thiết dịch mã thành protein. Quá trình tổng hợp ra một phân tử chức năng sinh học hoặc là RNA hay protein được gọi là biểu hiện gen, và phân tử tạo thành được gọi là sản phẩm gene. Mã di truyền. Trình tự nucleotide của DNA trong một gen xác định lên trình tự amino acid tương ứng của protein thông qua mã di truyền. Tập hợp các bộ ba nucleotide, gọi là bộ ba mã hóa hay codon, mà mỗi codon mã hóa cho một amino acid. Nguyên lý phát biểu rằng cứ ba base trong trình tự DNA mã hóa cho mỗi amino acid được minh chứng bằng thí nghiệm năm 1961 khi tạo đột biến dịch chuyển khung trong gene rIIB của thể thực khuẩn T4 (xem thí nghiệm Crick, Brenner và cộng sự). Ngoài ra, một "codon khởi động", và ba "codon kết thúc" đánh dấu sự bắt đầu và kết thúc của vùng mã hóa protein. Có tất cả 64 codon khả dĩ (vì có bốn nucleotide ở mỗi một trong ba vị trí, do vậy tổ hợp có tất cả 43 codon) và trong tự nhiên chỉ có 20 amino acid cơ bản; do vậy số bộ ba là thừa và có nhiều codon cùng mã hóa cho một amino acid. Sự tương ứng giữa các codon và amino acido gần như là phổ biến rộng rãi ở mọi sinh vật sống đã biết trên Trái Đất. Phiên mã. Phiên mã tạo ra phân tử RNA sợi đơn được biết đến là mRNA, mà các trình tự nucleotide trong nó tuân theo nguyên tắc bổ sung với của DNA làm gốc để phiên mã nó. mRNA có vai trò làm khuôn mẫu trung gian giữa DNA của gene và sản phẩm protein cuối cùng. DNA của gene được sử dụng làm khuôn để tổng hợp lên mRNA theo nguyên tắc ghép cặp bổ sung. mRNA khớp với trình tự của dải mã hóa (coding strand) trong DNA của gene bởi vì nó được tổng hợp như là sợi bổ sung của dải khuôn mẫu (template strand). Phiên mã được thực hiện bằng enzyme gọi là RNA polymerase, khi nó đọc và thực hiện trượt theo dải khuôn mẫu theo hướng đầu 3' đến đầu 5'; và tổng hợp lên RNA theo hướng ngược lại từ đầu 5' đến đầu 3'. Để khởi phát phiên mã, phân tử polymerase đầu tiên nhận ra và bám vào vùng khởi động của gen. Do vậy, cơ chế chính của điều hòa biểu hiện gen là ngăn chặn hoặc cô lập vùng khởi động, hoặc thông qua các phân tử ức chế (repressor) có chức năng ngăn chặn polymerase, hoặc bằng cách tổ chức DNA sao cho không thể tiếp cận được vùng khởi động. Ở sinh vật nhân sơ, quá trình phiên mã xảy ra trong tế bào chất; đối với phân tử phiên mã rất dài, sự dịch mã có thể bắt đầu tại đầu 5' của RNA trong khi ở đầu 3' của nó vẫn đang trong quá trình phiên mã. Ở sinh vật nhân thực, phiên mã xảy ra trong nhân tế bào, nơi lưu giữ DNA và nhiễm sắc thể. Phân tử RNA được tổng hợp bằng polymerase được gọi là bản sao sơ cấp (primary transcript) và trải qua một quá trình sửa đổi hậu phiên mã (post-transcriptional modification) trước khi trở thành mRNA thành thục và được chuyển ra khỏi nhân vào tế bào chất để chuẩn bị cho dịch mã. Một trong những sửa đổi được thực hiện đó là cắt-nối các đoạn intron là những trình tự trong vùng phiên mã nhưng không mã hóa cho protein. Cơ chế cắt-nối có chọn lọc (alternative splicing) có thể cho các bản sao thành thục từ cùng một gen nhưng mRNA có trình tự khác vào do vậy nó mã hóa cho những protein khác. Đây là cơ chế điều hòa chính ở tế bào nhân thực và cũng xuất hiện ở một vài tế bào nhân sơ. Dịch mã. Dịch mã là quá trình trong đó một phân tử mRNA thành thục được sử dụng là khuôn mẫu để tổng hợp lên protein mới. Dịch mã được thực hện bằng các ribosome, những phức hợp lớn chứa RNA và protein chịu trách nhiệm thực hiện các phản ứng hóa sinh để ghép nối thêm những amino acid mới do tRNA mang đến tạo thành một chuỗi polypeptide đang dài dần ra dựa trên liên kết peptide. Mã di truyền được đọc ba nucleotide trong một lần, theo các đơn vị gọi là codon mã hóa, thông qua tương tác với các phân tử RNA biệt hóa gọi là RNA vận chuyển (tRNA). Mỗi tRNA có ba base không được ghép cặp gọi là các codon đối mã (anticodon) mà bắt cặp bổ sung với codon nó đọc được từ mRNA. tRNA thông qua liên kết cộng hóa trị gắn với amino acid mà chỉ khớp riêng với codon của tRNA đó. Khi tRNA bắt khớp với codon bổ sung trên dải mRNA, ribosome lập tức gắn amino acid nó mang tới vào chuỗi polypeptide đang được tổng hợp, mà có chiều từ đầu amin đến đầu carboxyl. Trong lúc và sau tổng hợp, hầu hết protein mới hình thành phải trải qua bước uốn gập về cấu trúc ba chiều hoạt động trước khi chúng thực hiện tham gia các chức năng trong tế bào hoặc được đẩy ra khỏi tế bào. Điều hòa. Các gene được điều hòa sao cho chúng chỉ biểu hiện khi các sản phẩm gene ở mức cần thiết, vì quá trình biểu hiện tiêu tốn những nguồn dự trữ hạn chế. Một tế bào điều hòa biểu hiện các gen của nó phụ thuộc vào môi sinh (ví dụ chất dinh dưỡng nhiều hay ít, nhiệt độ và các sức ép-stress), môi trường bên trong tế bào (ví dụ chu kỳ phân bào, trao đổi chất, trạng thái lây nhiễm), và vai trò cụ thể của nó trong một sinh vật đa bào. Biểu hiện gene có thể được điều hòa ở bất kỳ một bước nào: từ lúc khởi phát phiên mã, đến xử lý RNA, đến sửa đổi sau dịch mã đối với protein. Sự điều hòa các gen kiểm soát trao đổi chất của đường lactose ở "E. coli" ("lac" operon) là một trong những cơ chế điều hòa đầu tiên được François Jacob và Jacques Monod miêu tả vào năm 1961. Các gene sinh RNA không mã hóa. Một gene mã hóa protein điển hình thường đầu tiên sao chép sang RNA như là một phân tử trung gian trong quá trình tổng hợp ra protein cuối cùng. Trong trường hợp khác, các phân tử RNA là những sản phẩm có chức năng chuyên biệt, như vai trò trong tổng hợp RNA ribosome và RNA vận chuyển. Một số RNA được biết đến là các ribozyme có khả năng hoạt động như enzyme, và microRNA có vai trò điều hòa. Trình tự DNA từ đó mà RNA được phiên mã thành các RNA có chức năng chuyên biệt được gọi là các gene sinh RNA không mã hóa. Ở một số virus chúng lưu trữ toàn bộ bộ gene của chúng trong dạng của RNA, và không hề chứa một trình tự DNA nào. Bởi vì chúng sử dụng RNA để lưu giữ các gene, các tế bào vật chủ có thể tổng hợp lên các protein cần thiết cho virus ngay khi chúng lây nhiễm vào vật chủ và không cần phải đợi xảy ra giai đoạn phiên mã. Mặt khác, ở các RNA retrovirus, như HIV, chúng đòi hỏi phải có quá trình phiên mã ngược từ bộ gene của chúng là RNA sang DNA trước khi protein của virus được tổng hợp ra. Di truyền học ngoài gene (epigenetics) do RNA trung gian cũng đã được quan sát thấy ở một số thực vật nhưng rất hiếm có ở động vật. Di truyền. Bộ gene các sinh vật được kế thừa từ gene trong thế hệ bố mẹ của chúng. Các sinh vật sinh sản vô tính chỉ đơn giản là kế thừa bản sao đầy đủ của bộ gene bố mẹ chúng. Các sinh vật sinh sản hữu tính có hai bản sao ở mỗi nhiễm sắt thể bởi vì chúng thừa hưởng một bộ đầy đủ từ mỗi con cái và con đực. Di truyền Mendel. Theo di truyền Mendel, các biến dị trong kiểu hình của một sinh vật (các đặc điểm vật lý và cư xử quan sát được) là một phần do những biến đổi trong kiểu gene (đặc biệt là các gen tương ứng). Mỗi gene xác định một tính trạng riêng với các trình tự khác nhau trên cùng một gen (các allele) làm xuất hiện nhiều kiểu hình khác nhau. Hầu hết các sinh vật nhân thực (như ở cây đậu Hà Lan mà Mendel dùng để nghiên cứu) có hai allele cho mỗi tính trạng, mỗi allele được kế thừa từ bố hoặc mẹ. Tại locus các allele có thể là trội hoặc lặn; các allele trội thể hiện những kiểu hình tương ứng khi nó ghép cặp với bất kỳ một allele khác của tính trạng, trong khi các allele lặn chỉ thể hiện kiểu hình tương ứng khi nó ghép cặp với cùng một bản sao allele khác. Nếu biết kiểu hình của sinh vật, có thể xác định được allele trội và allele lặn. Ví dụ, nếu allele xác định thân cây cao ở đậu Hà Lan là tính trạng trội so với allele xác định thân cây thấp, thì ở thực vật đậu thừa hưởng một allele allele cao từ bố mẹ và một allele thấp từ bố mẹ thì nó sẽ là thân cây cao. Nghiên cứu của Mendel chứng tỏ rằng các allele phân ly độc lập trong hình thành giao tử, hoặc các tế bào gốc, đảm bảo biến đổi ở thế hệ tiếp theo. Mặc dù di truyền Mendel vẫn là một mô hình tốt cho nhiều tính trạng xác định bởi các gen riêng rẽ (bao gồm một số bệnh di truyền hay gặp) nó không kể đến những quá trình sinh hóa trong tái bản DNA và phân bào. Tái bản DNA và phân bào. Các sinh vật sinh trưởng, phát triển và sinh sản dựa vào sự phân bào; quá trình trong đó một tế bào phân chia thành hai tế bào con. Để thực hiện được như vậy đầu tiên trong nhân tế bào cần tiến hành sao chép từng gene trong bộ gene thông qua cơ chế tái bản DNA. Quá trình tái bản được thực hiện nhờ những enzyme chuyên biệt mà trong số đó là DNA polymerase, phân tử này thực hiện "đọc" một sợi trong hai sợi xoắn kép DNA đã được tháo xoắn, hay còn gọi sợi này là sợi khuôn, và tổng hợp lên một sợi bổ sung mới. Bởi vì chuỗi xoắn kép DNA được liên kết với nhau bởi các cặp base bổ sung, từ trình tự của một sợi có thể hoàn toàn xác định lên trình tự bổ sung; do vậy enzyme chỉ cần đọc một sợi là có thể tạo ra một bản sao đầy đủ. Quá trình tái bản DNA tuân theo nguyên tắc bán bảo toàn; tức là, bản sao của bộ gene thừa kế trong mỗi tế bào con chứa một sợi gốc từ bố mẹ và một sợi DNA mới tổng hợp. Tốc độ tái bản DNA trong tế bào sống lần đầu tiên được xác định là ở tốc độ kéo dài DNA của thể thực khuẩn T4 trong "E. coli" bị nhiễm phage và các nhà sinh học phát hiện thấy nó có một tốc độ nhanh đáng kinh ngạc. Trong giai đoạn sao chép DNA ở nhiệt độ 37 °C, tốc độ kéo dài bằng 749 nucleotide trên một giây. Sau khi quá trình tái bản DNA kết thúc, tế bào phải trải qua sự chia tách của hai bản sao bộ gene và phân chia thành hai tế bào có màng phân biệt. Ở sinh vật nhân sơ (vi khuẩn và vi khuẩn cổ) quá trình này tương đối đơn giản thể hiện qua sự phân chia đôi (binary fission), trong đó mỗi bộ gene trên mạch vòng gắn vào màng tế bào và được tách ra thành các tế bào khi màng tế bào lộn vào trong (invagination) và tách tế bào chất ra thành hai phần ngăn nhau bởi màng tế bào. Quá trình phân chia đổi xảy ra cực kỳ nhanh so với tốc độ phân bào ở sinh vật nhân thực. Tế bào của sinh vật nhân thực phân chia diễn ra phức tạp hơn như trong chu kỳ tế bào; sự tái bản DNA xảy ra trong pha S, trong khi quá trình tách nhiễm sắc thể và bào tương xảy ra trong pha M. Di truyền phân tử. Sự tái bản và truyền vật liệu di truyền từ một thế hệ tế bào sang thế hệ tiếp theo là cơ sở của di truyền phân tử, và là mối liên hệ giữa bức tranh phân tử với bức tranh cổ điển của gen. Sinh vật thừa hưởng những đặc tính từ bố mẹ bởi vì các tế bào con chứa các bản sao của gene từ trong tế bào của bố mẹ chúng. Ở các sinh vật sinh sản vô tính, ở thế hệ con sẽ chứa bản sao di truyền hay dòng hóa từ các sinh vật bố mẹ. Ở sinh vật sinh sản hữu tính, một giai đoạn đặc biệt của quá trình phân bào gọi là giảm phân tạo thành các tế bào giao tử hoặc tế bào mầm phôi đơn bội, và chỉ chứa gene trong nhiễm sắc thể đơn bội. Giao tử phát sinh từ con cái gọi là trứng hay ova, và giao tử phát sinh từ con đực gọi là tinh trùng. Hai giao tử kết hợp với nhau tạo thành hợp tử lưỡng bội trứng đã được thụ tinh, một tế bào trong nó chứa hai tập hợp gene, với một bản sao của mỗi gene đến từ con cái và một bản sao còn lại từ con đực. Trong quá trình phân bào giảm phân, thỉnh thoảng xuất hiện sự kiện tái tổ hợp di truyền hay "trao đổi chéo" ở một số đoạn giữa hai nhiễm sắc thể tương đồng, kéo theo sự trao đổi các gen giữa chúng. Ở sự kiện này, một đoạn DNA trên một chromatid được hoán vị bằng một đoạn DNA có độ dài bằng nhau nằm trên chromatid tương đồng khác chị em. Hiện tượng này có thể dẫn đến sự tổ chức lại các allele đã có liên kết với nhau. Quy luật phân ly độc lập của Mendel khẳng định mỗi gene từ bố hoặc mẹ cho mỗi tính trạng sẽ sắp xếp một cách độc lập trong giao tử; hay các allele của các gen khác nhau thì phân ly một cách độc lập với nhau trong quá trình hình thành giao tử. Điều này chỉ đúng cho những gene mà không nằm trên cùng một nhiễm sắc thể, hoặc nằm trên cùng một nhiễm sắc thể nhưng cách rất xa nhau. Hai gene nằm càng gần nhau trên cùng một nhiễm sắc thể, chúng sẽ càng có mặt cùng nhau trong giao tử và các tính trạng chúng biểu hiện sẽ xuất hiện cùng nhau thường xuyên; những gene nằm rất gần nhau hoặc cạnh nhau về cơ bản không bao giờ bị tách biệt bởi vì rất hiếm khi điểm trao đổi chéo sẽ xuất hiện giữa hai gene này. Đây là cơ sở của hiện tượng di truyền liên kết gene hoàn toàn (genetic linkage). Ruồi giấm "Drosophila melanogaster" đã được nhà di truyền học người Mỹ, Thomas Hunt Morgan (1866-1945), sử dụng trong nghiên cứu di truyền học từ những năm đầu của thế kỷ XX, trong khi đang làm việc tại Học viện Công nghệ California. Nhờ sử dụng ruồi giấm này, Morgan và các cộng sự của mình đã xây dựng thành công học thuyết di truyền nhiễm sắc thể. Lý thuyết này đã khẳng định gene - đơn vị di truyền then chốt đóng ba vai trò: (i) Gene là "đơn vị chức năng", nghĩa là gene được xem như một thể thống nhất toàn vẹn kiểm soát một tính trạng cụ thể. (ii) Gene là "đơn vị tái tổ hợp", nghĩa là gene không bị chia nhỏ bởi sự trao đổi chéo (vì theo quan điểm này, trao đổi chéo không xảy ra bên trong phạm vi một gen mà chỉ xảy ra giữa các gene); như thế gene được coi là "đơn vị cấu trúc cơ sở của vật chất di truyền", nhiễm sắc thể. (iii) Gene là "đơn vị đột biến", nghĩa là nếu đột biến xảy ra trong gene dù ở bất kỳ vị trí nào hoặc với phạm vi ra sao, chỉ gây ra một trạng thái cấu trúc mới tương ứng với một kiểu hình mới, kiểu hình đột biến, khác với kiểu hình bình thường. Tuy nhiên, quan niệm này vẫn còn chưa rõ ràng và không thực sự chính xác theo quan điểm của di truyền học hiện đại Các biến đổi ở mức phân tử. Đột biến. Giai đoạn tái bản DNA diễn ra phần lớn có độ chính xác cao, tuy vậy cũng có lỗi (đột biến) xảy ra. Tần suất lỗi ở tế bào sinh vật nhân thực có thể thấp ở mức 10−8 trên nucleotide trong mỗi lần tái bản, trong khi ở một số virus RNA có thể cao tới mức 10−3. Điều này có nghĩa là ở mỗi thế hệ, trong bộ gene ở người thu thêm 1–2 đột biến mới. Những đột biến nhỏ xuất hiện từ quá trình tái bản DNA và hậu quả từ phá hủy DNA và bao gồm đột biến điểm trong đó một base bị thay đổi và đột biến dịch chuyển khung trong đó một base được thêm vào hay bị xóa. Hoặc là những đột biến này làm thay đổi gene theo cách làm sai nghĩa (missense mutation, thay đổi một codon làm nó mã hóa cho amino acid khác) hoặc làm cho gene trở nên vô nghĩa (nonsense mutation, làm quá trình tái bản DNA sớm kết thúc khi đọc đến codon kết thúc và sản phẩm gene là protein không hoạt động được). Những đột biến lớn hơn có thể gây ra lỗi trong tái tổ hợp dẫn đến những bất thường ở nhiễm sắc thể (chromosomal abnormality) bao gồm nhân đôi một gen (gene duplication), xóa, sắp xếp lại hoặc đảo ngược những đoạn dài trong một NST. Thêm vào đó, cơ chế sửa chữa DNA có thể dẫn ra vài đột biến mới khi thực hiện sửa chữa những sai hỏng vật lý ở phân tử. Sự sửa chữa, ngay cả khi đi kèm với đột biến, là quan trọng hơn đối với sự tồn tại hơn là khôi phục lại bản sao chính xác, ví dụ khi thực hiện sửa chữa chuỗi xoắn kép bị gãy. Khi nhiều allele khác nhau của cùng một gen có mặt trong quần thể một loài thì hiện tượng này được gọi là "đa hình" (polymorphism). Phần lớn các allele khác nhau hoạt động tương tự nhau, tuy nhiên ở một số allele có thể làm xuất hiện các tính trạng kiểu hình khác nhau. Allele phổ biến nhất của một gen được gọi là kiểu dại (wild type), và những allele hiếm được gọi là allele đột biến. Biến dị di truyền trong tần số tương đối của các allele khác nhau trong một quần thể có nguyên nhân từ cả chọn lọc tự nhiên và biến động di truyền (genetic drift, những sự biến đổi ngẫu nhiên vô hướng về tần số allele trong tất cả các quần thể, nhưng đặc biệt là ở các quần thể nhỏ). Phần lớn các đột biến bên trong các gen là đột biến trung tính (neutral mutation), không có ảnh hưởng đến kiểu hình của sinh vật (đột biến lặng, silent mutation). Một số đột biến không làm thay đổi trình tự amino acid bởi vì một số codon mã hóa cho cùng một amino acid (đột biến đồng nghĩa, synonymous mutation). Các đột biến khác trở thành trung tính nếu tuy nó làm thay đổi trình tự amino acid, nhưng protein vẫn gập nếp và hoạt động bình thường với amino acid mới (đột biến bảo toàn, conservative mutation). Tuy nhiên, nhiều đột biến là có hại (deleterious mutation) hay thậm chí gây chết (lethal allele), và bị loại bỏ khỏi quần thể bằng quá trình chọn lọc. Rối loạn di truyền (genetic disorders) là kết quả của các đột biến có hại và có thể do đột biến tự phát trong cá thể bị ảnh hưởng, hoặc có thể di truyền sang thế hệ sau. Cuối cùng, có một tỷ lệ nhỏ các đột biến là có lợi (beneficial mutation), tăng cường độ phù hợp (fitness) ở sinh vật, và trở thành một trong những luận điểm quan trọng của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, vì trong chọn lọc có hướng dẫn đến tiến hóa thích nghi. Trình tự tương đồng. Gene có nguồn gốc tổ tiên chung gần nhất, và do vậy chia sẻ cùng một lịch sử khám phá, được biến đến có tính tương đồng. Những gene này xuất hiện hoặc từ sự lặp đoạn gene bên trong bộ gene của sinh vật, nơi chúng được gọi là các gen môi sinh, hoặc là kết quả của sự phân tán gene sau một sự kiện hình thành loài, và thường thực hiện các chức năng giống nhau hoặc tương tự như ở sinh vật liên quan. Người ta thường giả sử rằng những gene này có sự giống nhau nhiều hơn so với gene môi sinh, mặc dù sự khác nhau là nhỏ. Mối liên hệ giữa các gen có thể đo được bằng cách so sánh sắp trình tự trong DNA của chúng. Độ giống nhau giữa các gen tương đồng được gọi là trình tự bảo toàn (conserved sequence). Theo thuyết tiến hóa phân tử trung tính, phần lớn những thay đổi trong trình tự của một gen không ảnh hưởng đến chức năng của nó và do vậy gene tích lũy các đột biến theo thời gian. Thêm vào đó, bất kỳ chọn lọc nào trên một gen sẽ làm cho trình tự của nó phân tán với tốc độ khác. Các gene chịu ảnh hưởng chọn lọc ổn định có tính ổn định cao và sự thay đổi đối với chúng diễn ra chậm trong khi các gen chịu ảnh hưởng chọn lọc định hướng thay đổi trình tự một cách nhanh chóng. Sự khác nhau trong trình tự giữa các gen có thể được ứng dụng để phân tích phát sinh chủng loài để nghiên cứu các gen đã tiến hóa bằng cách nào và bằng cách nào mà các sinh vật trở lên có liên quan đến nhau. Nguồn gốc các gen mới. Nguồn gốc chung phổ biến ở các gen mới trong nòi giống sinh vật nhân thực là lặp đoạn gene, trong đó tạo ra một bản sao gene mới từ gene đã có trong bộ gene. Những gene tạo ra này sau đó có thể phân tán trong trình tự và chức năng. Tập hợp các gen hình thành theo cách này tạo thành gia đình gene (gene family). Các nhà tiến hóa cho rằng lặp đoạn gene và mất gene trong một gia đình là phổ biến và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự đa dạng sinh học. Thình thoảng, lặp đoạn gene có thể tạo ra một bản sao không hoạt động bình thường, hoặc bản sao chức năng chịu ảnh hưởng của đột biến làm mất chức năng; những gene không hoạt động này được gọi là gene giả (pseudogene). Các gene "mồ côi", mà trình tự không giống với một gen đã có nào, ít gặp hơn so với lặp đoạn gen. Ước tính số lượng gene mà không có trình tự tương đồng nằm bên ngoài con người từ 18 đến 60. Hai nguồn chủ yếu của các gen mồ côi mã hóa protein đó là quá trình lặp đoạn gene theo sau bởi sự thay đổi trình tự cực lớn, như mối liên hệ gốc là không xác định được từ việc so sánh trình tự, và sự chuyển đổi mới từ một trình tự không mã hóa trước đó thành một gen mã hóa protein. Các gene mới thường ngắn hơn và đơn giản hơn về cấu trúc so với các gen ở sinh vật nhân thực, mà chỉ có vài intron (nếu có). Các nhà sinh tiến hóa cho rằng trong thời gian tiến hóa dài, gene mới sinh có thể chịu trách nhiệm cho một tỷ lệ đáng kể các gia đình gene bị giới hạn về mặt chủng loại. Quá trình chuyển gene ngang nhắc tới sự truyền vật liệu di truyền thông qua một cơ chế hơn là sự sinh sản. Cơ chế này là nguồn thường gặp tạo gene mới ở sinh vật nhân sơ, mà đôi lúc được cho là đóng góp nhiều hơn vào biến dị di truyền so với lặp đoạn gene. Nó là một cách phổ biến để phát tán kháng thuốc kháng sinh, độc lực, và các chức năng trao đổi chất thích ứng. Mặc dù chuyển gene ngang hiếm xảy ra ở sinh vật nhân thự, một số trường hợp tương tự đã được phát hiện ở bộ gene của sinh vật nguyên sinh và tảo chứa các gen có nguồn gốc từ vi khuẩn. Bộ gene. Bộ gene là tổng thể toàn bộ vật liệu di truyền của một sinh vật và bao gồm cả các gen và những trình tự không mã hóa. Số lượng gene. Kích thước bộ gene, và số lượng gene mã hóa ở mỗi loài sinh vật là khác nhau. Virus, và viroid (mà hoạt động như là một gen RNA không mã hóa) có bộ gene nhỏ nhất. Ngược lại, ở thực vật có những bộ gene cực kỳ lớn, chẳng hạn ở cây lúa gạo chứa hơn 46.000 gene mã hóa protein. Tổng số lượng gene mã hóa protein (bộ protein, proteome, trên Trái Đất) ước tính bằng 5 triệu trình tự. Mặc dù số lượng cặp base của DNA ở bộ gene người đã được biết đến từ thập niên 1960, ước tính số lượng gene có sự thay đổi theo thời gian khi định nghĩa về gene, và phương pháp xác định chúng liên tục được cập nhật và tinh chỉnh. Các dự đoán lý thuyết ban đầu về số lượng gene ở người cao tới mức 2.000.000 gene. Trong khi các kết quả đo thực nghiệm sơ bộ ban đầu cho thấy số lượng này trong khoảng 50.000–100.000 gene "được phiên mã" (bằng phương pháp đánh dấu trình tự biểu hiện). Sau đó, kết quả giải trình tự ở Dự án Bản đồ gene ở Người cho thấy nhiều trình tự được phiên mã là những biến thể khác của cùng một gen, và tổng số lượng gene mã hóa protein giảm xuống còn ~20.000 trong đó có 13 gene mã hóa nằm trong bộ gene ty thể. Nghiên cứu sâu hơn từ dự án GENCODE, tiếp tục cho ước lượng số gene giảm xuống còn ~19.900. Trong bộ gene ở người, chỉ 1–2% trong 3 tỷ cặp base DNA là đoạn mã hóa protein, những đoạn còn lại là các DNA 'không mã hóa' bao gồm intron, retrotransposon, các trình tự điều hòa DNA và các đoạn DNA phiên mã thành RNA không mã hóa. Trong mỗi tế bào ở sinh vật đa bào chứa toàn bộ gene nhưng không phải tất cả gene hoạt động trong từng tế bào. Gene cơ bản. Các gene cơ bản là tập hợp những gene được cho là trọng yếu đối với sự sinh tồn của một sinh vật. Định nghĩa này dựa trên giả sử sinh vật được cung cấp nguồn chất dinh dưỡng đầy đủ và không chịu các áp lực từ môi trường nó sống. Chỉ một phần nhỏ gene của một sinh vật là gene cơ bản. Ở vi khuẩn, ước tính có khoảng 250–400 gene cơ bản đối với "Escherichia coli" và "Bacillus subtilis", mà số lượng này nhỏ hơn 10% tổng số gene của chúng. Một nửa các gen này là ortholog trong cả hai vi khuẩn và phần lớn tham gia vào sinh tổng hợp protein. Ở nấm men "Saccharomyces cerevisiae" số lượng gene cơ bản cao hơn một chút, ở mức 1000 gene (~20% bộ gene của nó). Mặc dù số lượng này càng khó xác định hơn ở sinh vật nhân thực bậc cao, ước tính ở chuột và người có khoảng 2000 gene cơ bản (~10% bộ gene). Sinh vật tổng hợp, "Syn 3", chứa 473 gene cơ bản và một số gene gần cơ bản (cần thiết cho sự sinh trưởng nhanh), mặc dù có 149 gene là chưa rõ chức năng. Các gene cơ bản bao gồm gene giữ nhà (housekeeping gene, chúng đặc biệt quan trọng cho các chức năng cơ bản của tế bào) cũng như các gen được biểu hiện ở những thời điểm khác nhau trong các giai đoạn phát triển hoặc vòng đời sinh học. Các gene giữ nhà được sử dụng trong kiểm soát khoa học khi thực hiện phân tích biểu hiện gen, vì chúng được biểu hiện cấu thành ở mức độ tương đối không đổi. Định danh gene và bộ gene. Định danh gene được quản lý bởi Ủy ban định danh gene (HUGO) cho mỗi gene đã biết ở người tuân theo dạng thức đã được phê chuẩn về tên của một gen và ký hiệu tương ứng của nó, cho phép dữ liệu về nó có thể truy cập được thông qua cơ sở dữ liệu quản lý bởi Ủy ban này. Các ký hiệu được chọn duy nhất cho từng gene (mặc dù đôi lúc phê duyệt lại ký hiệu thay đổi). Các ký hiệu được ưu tiên đặt sao cho giữ sự nhất quán với các thành viên khác trong một gia đình gene và với các gen tương đồng ở những loài khác, đặc biệt là ở chuột do nó được sử dụng là một trong những sinh vật mô hình. Kỹ thuật di truyền. Kỹ thuật di truyền là các phương pháp chỉnh sửa bộ gene của một sinh vật nhờ các công nghệ sinh học. Từ thập niên 1970, nhiều kỹ thuật đã được phát triển để thực hiện thêm, loại bỏ hoặc sửa đổi các gen trong sinh vật. Các kỹ thuật chỉnh sửa bộ gene được phát triển gần đây sử dụng các enzyme nuclease để tạo ra các đích sửa chữa DNA trong nhiễm sắc thể hoặc là phá vỡ hay chỉnh sửa một gen khi vị trí đứt gãy được sửa đổi. Ngành sinh học tổng hợp (synthetic biology) đôi khi sử dụng các kỹ thuật liên quan để mở rộng nghiên cứu di truyền trên một sinh vật. Kỹ thuật di truyền hiện nay là công cụ nghiên cứu thường xuyên áp dụng cho các sinh vật mô hình. Ví dụ, có thể dễ dàng thêm vào các gen ở vi khuẩn và nòi giống ở chuột knockout với một chức năng gene đặc biệt bị bất hoạt nhằm nghiên cứu chức năng của các gen. Nhiều sinh vật đã được sửa đổi về mặt di truyền để ứng dụng trong nông nghiệp (thực phẩm biến đổi gene), công nghiệp công nghệ sinh học, và y học. Đối với sinh vật đa bào, đặc biệt là các phôi được tác động theo ý muốn trước khi trưởng thành hay các sinh vật chỉnh sửa gen (GMO). Tuy nhiên, bộ gene của các tế bào trong sinh vật trưởng thành có thể chỉnh sửa bằng cách sử dụng các kỹ thuật liệu pháp gen để điều trị các bệnh liên quan tới di truyền. Tham khảo. Sách tham khảo chính. – Có thể truy cập miễn phí ấn bản lần 4 của cuốn sách tại trang của NCBI.
10,026
70452565
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=10026
Rice
Rice, trong tiếng Anh có nghĩa là "lúa" hay "gạo", có thể là:
10,030
68628355
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=10030
Si giáng trưởng
Si giáng trưởng (viết tắt là B) là một cung thứ có chất liệu sáng tác âm nhạc với cung chính là nốt Si giáng (B), bao gồm các nốt nhạc Si giáng (B), Đô (C), Rê (D), Mi giáng (E), Fa (F), Sol (G), La (A) và Si giáng (B). Bộ khóa của nó có hai dấu giáng. Cung thể tương đương (relative key) với nó là cung Sol thứ và cung thể cùng bậc (parallel key) với nó là cung Si giáng thứ. Các sự thay đổi về giai điệu hay hoà âm trong các phiên bản khác nhau của cung này được viết lại khi cần thiết. Vị trí âm giai Si giáng trên phím Dương cầm
10,033
435299
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=10033
Wiener Linien
Wiener Linien GmbH & Co KG (viết tắt "WL", tên gốc Wiener Stadtwerke-Verkehrsbetriebe (tiếng Việt: "Nhà máy phục vụ giao thông Wien") là một công ty giao thông của thành phố Viên và một phần của "Tổng công ty cổ phần các nhà máy phục vụ công cộng Wien". Về công ty. "Công ty Wiener Linien" hiện giờ (2007) có 7772 nhân viên, khoảng 400 người ít hơn so với năm trước. Năm 2007 793 triệu khách được chở, vì vậy từ những năm 1970 số khách được tăng lên và số khách hàng hơn số năm 2005 khoảng 50 triệu. Số người có vé năm tăng lên đến 334577 người, khoảng một phần ba là người đã nghỉ hưu. 24 phần trăm là sinh viên. Tiền lãi 2994 được tăng lên một ít đến 345,2 triệu Euro. Ở Wien 36 phần trăm đường đi được đi qua những phương tiện giao thông công cộng, so với Châu Âu đó là số cao nhất. "Công ty Wiener Linien GmbH", một phần của "Wiener Linien GmbH & Co KG", là chủ của "Công ty cổ phần tàu địa phương Wien" (tiếng Đức: "Aktiengesellschaft der Wiener Lokalbahnen"). Hệ thống đường xe (2007). Độ dài của đường xe là độ tổng dài của độ dài mỗi đường xe, lúc khi có nhiều xe tàu điện đi cùng trên một đường cùng nhau số lượng của mỗi xe sẽ cũng được tính. Còn độ dài của đường dùng nói ra là bao nhiêu đường được dùng, tức là không có lần tính nhiền lần. Số khách của tàu điện ngầm đang được tăng lên rất nhiều và hệ thống được xây thêm, nhưng số khách của tàu điện lại ít đi chút và độ dài của đường xe cũng ít đi lại trong những năm cuối cùng (trước năm 2004 là 231,4 km, sau đó là 227,3 km). Độ dài hệ thống xe buýt đang cũng được tăng lên, và đướng xe buýt chủ yếu xây đến ngoài thành phố. Có đường xe buýt có công ty khác quản lý. Số thường của những đường xe ban ngày chạy trong thời gian thừ 5 đến 0 giờ 30 phút. Lúc thời gian đi làm nhiều đường xe đi trong khoảng cách 2 đến 5 phút, lúc tiếng ban đêm tàu điện ngầm đi trong khoảng cách 7,5 phút, tàu điện và xe buýt trong khoảng cách 10 đến 15 phút. Trong thời gian 0:30 đến 5 giờ đường xe ban đêm chạy trong khoảng cách 15 đến 30 phút. Theo giá cả "công ty Wiener Linien" kết hợp với "Verkehrsbund Ost-Region" (tắt "VOR", tiếng Việt: "Liên minh giao thông khu vục phía đông"). Hệ thống của "Wiener Linien" hoàn toàn nằm ở trong khu vục chúng tâm (Khu vực 100). Tàu điện ngầm. Tên "Tàu điện ngầm Wien" ("Wiener U-Bahn") có từ năm 1976, lúc khi một phần của "Tàu thành phố Wien" ("Wiener Stadtbahn") thành một đường tàu điện ngầm và lúc khi tàu U4 bắt đầu đi. 4 đường tàu được xây tiếp theo trong những bậc mở rộng khách nhau, và trong những bậc đó đường tàu đã được và đang được mở rộng. Tên của đường tàu Hệ thống tàu điện ngầm Wien hiện giờ có 5 đường tàu (U1 đến U4 và U6), độ dài la 69,5 km và có 84 bến tàu. Tàu điện. "Tàu điện Wien" có từ năm 1865, lúc khi tàu ngựa đầu tiên bắt đầu đi. Những thời kỳ tiếp theo hệ thống lớn rất nhanh. Sau thời gian chiến tranh nhiều đường xe bỏ đi để thay cho giao thông ôtô hoạc tại vì không làm ăn được tốt thay cho xe buýt. Cả lúc xây tàu điện ngầm đường xe nào chạy cùng đường của tàu điện ngầm được bỏ đi. Nhưng hệ thống tàu điện của thành phố Wien vẫn là một trong những hệ thống lớn nhất thế giới. Hiện nay 31 đường xe đi trên một hệ thống đường dài 227,3 km. Cuối cùng trong những năm tiếp theo sẽ lại có đường xe được bỏ đi tại vì công trình mở rộng của tàu điện ngầm. Hiện giờ đang có dự án mở rộng hệ thống tàu điện và xây đường xe mới. Xe buýt. Hiện nay có 42 đường xe ban ngày và 27 đường xe ban đêm dùng khoảng 500 xe buýt để chạy trên một hệ thống dài khoảng 360 km. Hàng năm có khoảng 120 triệu khách. Mỗi đường xe có một số kèm theo với chữ A, để biết đây không phải tàu điện ngầm. Còn lại có cả những đường xe công ty khác quản lý, đa số là "Công ty Dr. Richard", và trên đường xe đó vé của "Wiener Linien" được dùng. Những xe buýt đó có chữ B nếu khi hoàn toàn tự do và không được thuê.
10,042
68332020
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=10042
Mi giáng trưởng
Chất liệu sáng tác âm nhạc với cung chính là nốt Mi giáng, và thuộc thể trưởng. Bao gồm các nốt Mi giáng, Rê, Đô, Si giáng, La giáng, Sol, Fa và Mi giáng. Vị trí âm giai Mi giáng trưởng trên phím Dương cầm.
10,043
68600982
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=10043
Sol trưởng
Sol trưởng (được ký hiệu là G) là một cung trưởng dựa trên nốt Sol, bao gồm các nốt: Sol (G), La (A), Si (B), Đô (C), Rê (D), Mi (E), Fa thăng (F) và Sol. Bộ khóa của nó có một dấu thăng (Fa thăng) và không có dấu giáng. Vị trí âm giai Sol trưởng trên phím Dương cầm: Sử dụng trong âm nhạc. Thời kỳ Baroque. Trong âm nhạc thời kỳ Baroque, cung Sol trưởng được coi là ""cung ban phước". Trong số 555 bản sonata Keyboard của Domenico Scarlatti, cung Sol trưởng là cung chính cho 69 bản sonata, tương đương khoảng 12,4%. Trong âm nhạc của Johann Sebastian Bach, "Soi trưởng thường là cung của những bản nhạc nhịp" ", theo Alfred Einstein, mặc dù Bach cũng đã sử dụng cung Sol trưởng cho một số tác phẩm dựa trên nhịp , bao gồm cả bản hòa nhạc "Concerto thành Brandenburg" thứ ba và thứ tư của ông. Nghệ sĩ dương cầm Jeremy Denk nhận xét rằng "Goldberg Variations" có thời lượng 80 phút xuất hiện Sol trưởng. Âm nhạc thời kỳ Cổ điển. 12 trong số 106 bản giao hưởng của Joseph Haydn là Sol trưởng. Tương tự như vậy, một trong những trio cho piano nổi tiếng nhất của Haydn, số 39 (với bản Gypsy Rondo), và một trong hai bộ tứ tấu đàn dây đã xuất bản hoàn chỉnh cuối cùng của ông (Op. 77, số 1), cũng thuộc cung Sol trưởng. Ngoài ra, Sol trưởng là cung của tác phẩm "Eine kleine Nachtmusik" của Mozart, đóng vai trò như cung chính cho 3 trong số 4 chương của nó (ngoại lệ là chương thứ hai, có tên Romanze nằm trong cung khác). Tuy nhiên, hầu như không có tác phẩm quy mô lớn nào của ông như các bản giao hưởng hay các bản hòa tấu của ông nằm trong cung này; trừ Piano Concerto số 17, Flute Concerto số 1 và Tứ tấu đàn dây số 14 của ông, cùng với một số tác phẩm khác mà ông sáng tác trong giai đoạn tuổi vị thành niên. Trong văn hoá quần chúng. Cung Sol trưởng còn là cung được Nữ hoàng Elizabeth II quy định để sử dụng cho tác phẩm "God Save the Queen" ở Canada. Bản quốc ca ""God Defend New Zealand" ("Aotearoa"") ban đầu được sáng tác bởi John Joseph Woods ở cung La giáng trưởng, nhưng sau khi trở thành quốc ca của New Zealand vào năm 1977 đã được sắp xếp lại thành Sol trưởng để phù hợp hơn với cách hát phổ thông và đại chúng.. Theo Spotify, Sol trưởng là cung nhạc phổ biến nhất của âm nhạc trên dịch vụ phát trực tuyến (theo sau là Đô trưởng). Khóa Sol. Khoá sol còn gọi là chìa khoá nhạc. Đó là ký hiệu đặt ở đầu khuông nhạc để xác định tên những nốt nhạc trên khuông. Có 2 loại khoá thường dùng là khóa Sol và Fa. Khoá Sol được bắt đầu từ dòng kẻ thứ hai của khuông nhạc. Khoá Sol xác định độ cao của nốt Sol ở tầng quãng tám thứ nhất nằm trên dòng kẻ thứ hai.
10,046
730958
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=10046
Mi trưởng
Mi trưởng (viết tắt là E) là một cung thể trưởng có chất liệu sáng tác âm nhạc với cung chính là nốt Mi (E), bao gồm các nốt nhạc Mi (E), Fa thăng (F), Sol thăng (G), La (A), Si (B), Đô thăng (C), Rê thăng (D#) và Mi (E). Bộ khóa của nó có bốn dấu thăng. Cung thể tương đương (relative key) với nó là cung Đô thăng thứ và cung thể cùng bậc (parallel key) với nó là cung Mi thứ. Các sự thay đổi về giai điệu hay hoà âm trong các phiên bản khác nhau của cung này được viết lại khi cần thiết. Bản nhạc sử dụng Mi trưởng. Antonio Vivaldi dùng Mi trưởng cho bản concerto "Mùa Xuân" trong bộ tác phẩm "Bốn mùa".
10,062
70555507
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=10062
Kursk (K-141)
K-141 "Kursk" là một tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình lớp Oscar-II của Hải quân Nga, đã mất với toàn bộ thủy thủ khi nó chìm tại Biển Barents ngày 12 tháng 8 năm 2000. "Kursk", tên đầy đủ Атомная подводная лодка "Курск" [АПЛ "Курск"] trong tiếng Nga, là một Project 949A Антей ("Antey", Antaeus nhưng cũng được biết theo tên hiệu NATO cho Oscar). Nó được đặt theo tên thành phố Kursk của Nga, nơi đã diễn ra trận đấu tăng lớn nhất trong lịch sử quân sự, Trận Kursk, diễn ra năm 1943. Là một trong những chiếc tàu đầu tiên được hoàn thành sau sự sụp đổ của Liên Xô, nó được biên chế vào Hạm đội Biển Bắc của Hải quân Nga. Bối cảnh. Công việc đóng tàu "Kursk" bắt đầu năm 1990 tại Severodvinsk, gần Arkhangelsk. Được hạ thủy năm 1994, tháng 12 năm ấy nó được biên chế. Đây là chiếc tàu gần áp chót của lớp tàu ngầm Oscar-II được thiết kế và thông qua ở thời Xô viết. Với chiều dài 154m và cao bốn tầng, nó là chiếc tàu ngầm tấn công lớn nhất từng được chế tạo. Vỏ ngoài, được làm bằng thép không rỉ có thành phần nickel, chrome cao, dày 8.5 mm, có khả năng chống rỉ tuyệt vời và mức phát xạ từ trường thấp giúp giảm nguy cơ bị phát hiện bởi các hệ thống Thám sát Bất thường Từ trường (MAD). Có một lớp rỗng 2 mét với lớp thép vỏ trong dày 50.8 mm. "Kursk" là một phần của Hạm đội Biển bắc Nga, đã gặp phải tình hình cắt giảm ngân quỹ trong suốt thập niên 1990. Nhiều tàu ngầm của hạm đội phải nằm im chịu rỉ sét tại Vịnh Andreyeva, 100 km từ Murmansk. Công việc bảo dưỡng thiết bị, kể cả thiết bị tối cần thiết như tìm kiếm và cứu hộ, ít được chú ý tới. Các thủy thủ của Hạm đội Biển Bắc đã không được trả lương hồi giữa thập niên 1990. Cuối thập kỷ này, hạm đội bắt đầu hồi phục; năm 1999, tàu "Kursk" thực hiện một phi vụ trinh sát thành công tại Địa Trung Hải, bám theo Hạm đội Sáu của Hoa Kỳ trong cuộc Chiến tranh Kosovo. Cuộc thực hành huấn luyện tháng 8 năm 2000 là cuộc diễn tập mùa hè lớn nhất -chín năm sau khi Liên Xô sụp đổ - có sự tham gia của bốn tàu ngầm tấn công, tàu chỉ huy hạm đội "Pyotr Velikiy" ("Pyotr Đại đế") và một đội tàu nhỏ hơn. Vụ nổ. Tàu "Kursk" bơi ra biển để thực hiện diễn tập bắn ngư lôi giả vào chiếc "Pyotr Velikiy", một tàu tuần tiễu lớp "Kirov". Ngày 12 tháng 8 năm 2000 lúc 11:28 giờ địa phương (07:28 UTC), có một vụ nổ trong khi đang chuẩn bị phóng ngư lôi. Báo cáo đáng tin cậy duy nhất cho đến nay cho rằng nó bị gây ra do sai sót và vụ nổ của một trong những ngư lôi dùng hydro peroxide trên tàu "Kursk". Mọi người tin rằng HTP, một hình thức hydro peroxide rất cô đặc được dùng làm chất đẩy cho thủy lôi, đã thấm qua chỗ rỉ trong vỏ ngư lôi. Một vụ việc tương tự đã làm mất chiếc HMS "Sidon" năm 1955. Vụ nổ hoá chất với sức mạnh tương đương 100-250 kg TNT và tạo ra chấn động 2.2 trên thang Richter. Chiếc tàu ngầm chìm xuống độ sâu , khoảng 135 km (85 dặm) từSeveromorsk, tại . Một vụ nổ thứ hai 135 giây sau vụ nổ đầu tiên ở mức 3.5 tới 4.4 độ Richter, tương đương với 3-7 tấn TNT. Một trong những vụ nổ đó đã thổi bay những mảnh vỡ lớn xuyên qua tàu ngầm. Các nỗ lực giải cứu. Dù những đề xuất cứu hộ đã được các đội của Anh và Na Uy đề xuất, mọi thủy thủ và sĩ quan trên tàu "Kursk" đều thiệt mạng. Ban đầu Nga đã từ chối những đề xuất trợ giúp. Lúc đầu Bộ hải quân Nga cho rằng hầu hết thủy thủ đoàn đã chết chỉ vài phút sau vụ nổ; tuy nhiên, những động cơ của tuyên bố này bị những nhà quan sát bên ngoài cho là có hơi hướng chính trị. Trung uý Dmitriy Kolesnikov, một trong những người còn sống sót sau vụ nổ đầu tiên, đã ở trong khoang 9 ở phía đuôi tàu sau khi những vụ nổ đã phá huỷ phần phía trước. Các thợ lặn đã tìm thấy mảnh giấy có những dòng ghi chép trên cơ thể anh. Chúng cho biết rẳng 23 thủy thủ (trong số 118 người trên boong) đã đợi trong bóng tối cùng anh ta. Đã có nhiều cuộc tranh luận về việc những thủy thủ đó có thể sống sót trong bao lâu. Một số người, đặc biệt từ phía Nga, cho rằng họ đã có thể chết rất nhanh chóng; nước được cho là đã rò rỉ vào tàu qua các trục chân vịt và ở độ sâu 100 m thì không thể chặn được nó lại. Những người khác chỉ ra rằng nhiều hộp hoá chất kali peroxide, được đùng để hấp thụ CO2 và nhả ra oxy, đã được tìm thấy ở tình trạng đã sử dụng khi khoang này được mở ra, cho thấy một số thủy thủ đã còn sống trong vài ngày. Trớ trêu thay, các hộp này dường như là nguyên nhân gây ra cái chết; một thủy thủ có lẽ đã chẳng may để hộp tiếp xúc với nước biển, gây ra một phản ứng hoá học và gây cháy. Cuộc điều tra chính thức về vụ tai nạn cho thấy một số người có lẽ đã sống sót sau đám cháy bằng cách lặn xuống nước. (Các dấu hiệu của lửa trên tường cho thấy nước ngập ngang tới ngực ở khu vực thấp tại thời điểm đó). Tuy nhiên, lửa nhanh chóng đốt cháy hết số oxy còn lại trong không khí, khiến mọi người chết vì ngạt. Trong khi thảm kịch tàu ngầm "Kursk" diễn ra ở vùng Biển Bắc, Tổng thống Nga khi ấy là Vladimir Putin, dù đã được thông báo ngay lập tức, đã đợi năm ngày trước khi ngắt quãng kỳ nghỉ tại nhà nghỉ của tổng thống ở Sochi trên bờ Biển Đen và lên tiếng về vụ việc gây mất mặt Hạm đội Biển Bắc này. Một năm sau ông đã nói: "Tôi có lẽ đã phải quay lại Moscow sớm hơn, nhưng không điều gì khác sẽ xảy ra. Ở Sochi và Moscow tôi đều nhận được lượng thông tin như nhau, nhưng từ một quan điểm khác tôi đáng ra đã phải thể hiện một số sự nóng ruột để quay trở về." Trục vớt. Một liên danh giữa các công ty Mammoet và Smit International của Hà Lan đã sử dụng xà lan "Giant 4" và trục vớt thành công tàu "Kursk" cùng xác các nạn nhân, họ đã được chôn cất tại Nga – dù ba thi thể bị cháy xém quá mức không thể nhận dạng được. Sức nóng do vụ nổ đầu tiên tạo ra đã kích hoạt các đầu đạn trên thủy lôi 5 và 7 gây ra một loạt các vụ nổ đủ lớn để các cảm biến địa chấn địa lý trong khu vực ghi nhận được – và những vụ nổ thứ hai đó đã làm hư hại nặng con tàu. Các quan chức Nga mạnh mẽ bác bỏ những tuyên bố rằng các tên lửa hành trình "Granit" có mang các đầu đạn hạt nhân, và không bằng chứng nào cho thấy điều đó. Khi một chiến dịch cứu hộ trục vớt tàu diễn ra năm 2001, có nhiều lo ngại rằng việc di chuyển xác tàu sẽ dẫn tới những vụ nổ, bởi vỏ tàu đã bị cắt đứt bằng một lưỡi cưa kiểu sợi cáp thép. Dụng cụ này có khả năng gây ra tia lửa có thể kích thích những túi khí dễ cháy, như hydro, trên tàu. Phần tàu "Kursk" được kéo lên đã được đưa về Severomorsk và được đặt trong một ụ khô nơi công việc khám nghiệm chi tiết được tiến hành. Những phần còn lại của lò phản ứng hạt nhân trên tàu "Kursk" được kéo về vịnh Sayda phía bắc Bán đảo Kola Nga – nơi hơn 50 lò phản ứng hạt nhân khác đang nổi ở các bế tàu – sau khi một xưởng đóng tàu đã bỏ lò phản ứng ra khỏi tàu đầu năm 2003. Phần còn lại của con tàu sau đó đã được tháo dỡ. Theo chương trình "Trục vớt tàu Kursk" trên truyền hình của Science Channel:
10,066
69581043
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=10066
Pháo
Pháo hay đại pháo, đại bác, hỏa pháo, là tên gọi chung của các loại hỏa khí tập thể có cỡ nòng từ 105mm trở lên có tầm bắn trên 10 km và phải nặng hơn 1 tấn mới được xếp vào hàng hỏa pháo, đại pháo hay đại bác... Có uy lực dùng trong quân đội các nước để tiêu diệt sinh lực và phương tiện của đối phương hoặc làm những nhiệm vụ khác như tạo khói, chiếu sáng... Có nhiều người lầm tưởng cỡ nòng to lớn sẽ được xếp vào hàng đại pháo hay đại bác nhưng không phải, trong thực tế có những loại cối mang vác có cỡ nòng lên đến 160mm nhưng vẫn chỉ gọi là cối mà không gọi là pháo bởi vì loại hỏa lực này có tầm bắn không xa dưới 5 km và nặng vài trăm kg nên chỉ xếp vào loại cối. Pháo là một cấu thành của hệ vũ khí quân dụng và là cấu thành chính của một binh chủng rất quan trọng trong quân đội có tên là binh chủng pháo binh. Trong tiếng Việt pháo có tục xưng là "đại bác". Cách gọi này bắt nguồn từ việc đọc sai âm Hán-Việt của chữ "pháo" 礮 trong từ "đại pháo" 大礮. "礮" là chữ hình thanh, hình bàng "thạch" 石 gợi nghĩa của chữ, thanh bàng "bác" 駮 gợi âm đọc. Một số người căn cứ theo thanh bàng "bác" 駮 đã ngộ nhận âm đọc của chữ "礮" là "bác", từ đó dẫn đến đọc sai 大礮 là "đại bác". Lịch sử. Lần sử dụng pháo với đạn đẩy bằng thuốc nổ trên chiến trường đã được ghi lại lần đầu là vào ngày 28 tháng 1 năm 1132 khi tướng Hàn Thế Trung của Nam Tống dùng thang mây và hoả pháo để đánh thành Kiến Châu (nay là Kiến Âu). Loại vũ khí nhỏ thô sơ này đã du nhập vào vùng Trung Đông rồi đến châu Âu vào thế kỷ 13. Pháo xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ 13. Lịch sử hình thành pháo gắn liền với lịch sử phát minh ra thuốc súng. Những khẩu pháo đầu tiên được chế tạo bằng đồng, nòng nhẵn, bắn đạn bằng đá hoặc bằng gang hình cầu. Ban đầu pháo được dùng để công thành, mở đường tấn công cho bộ binh hoặc kỵ binh. Đến thế kỷ 15 xuất hiện thêm pháo bắn đạn ria để bảo vệ lực lượng phòng ngự. Ở thế kỷ 16, pháo bắn đạn sắt đã bắt đầu phổ biến. Đã bắt đầu xuất hiện các khẩu pháo nòng ngắn, đạn đi theo đường cầu vồng và pháo nòng dài đặt trên thuyền chiến. Sang thế kỷ 17, pháo được sử dụng rộng rãi trong cả tấn công lẫn phòng ngự. Trong cuộc chiến đầu tiên của Trịnh – Nguyễn phân tranh, tháng 3 năm 1627, quân Chúa Trịnh (Trịnh Tráng) tuy chủ động tấn công nhưng không thể nào chọc thủng được tuyến phòng thủ của quân Chúa Nguyễn (Chúa Sãi)--bất phân thắng bại. Thấy thế, Chúa Nguyễn bèn đem đại pháo kiểu Bồ Đào Nha ra bắn. Kinh hoàng đến nỗi quân Trịnh hoảng sợ bỏ chạy bạt mạng, làm hai tướng Trịnh là Nguyễn Khải và Lê Khuê đều phải chịu thua bỏ chạy. Vào thế kỷ 18, Vallière, người Pháp đã dùng từ cannon để chỉ tất cả những loại súng không xách tay được. Trong giai đoạn này cũng xuất hiện pháo có khương tuyến cho phép bắn xa hơn 2 - 2,5 lần, và chính xác hơn đến 5 lần so với pháo nòng nhẵn. Đến thế kỷ 19 xuất hiện pháo nạp đạn bằng khoá nòng từ phía sau. Kỹ thuật chế tạo thuốc súng ngày càng tân tiến, với việc chế tạo thuốc súng không khói (1884) trọng lượng đạn pháo đã tăng thêm 20%, vận tốc đầu nòng (sơ tốc đạn) tăng 40%. Đầu thế kỷ 20 xuất hiện thêm nhiều loại pháo mới như pháo cối, pháo lựu, pháo phòng không... Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, 6 cường quốc Áo-Hung, Anh, Đức, Hoa Kỳ, Pháp và Nga đã chế tạo và sử dụng gần 63.000 khẩu pháo các loại trong đó khoảng 50% là lựu pháo. Chiến tranh thế giới thứ hai có nhiều thay đổi đáng kể về chiến thuật, kỹ thuật, trang bị cho nhiều loại pháo. Giai đoạn này đã xuất hiện radar phục vụ việc bắn pháo, xuất hiện pháo tự hành, dàn phóng phản lực, pháo chống tăng... Sau Chiến tranh thế giới thứ hai mặc dù xuất hiện tên lửa nhưng pháo vẫn có vai trò vô cùng quan trọng. Sự phát triển của pháo cũng gắn liền với sự phát triển của đạn. Từ năm 1970 đã xuất hiện các loại đạn pháo có điều khiển điển hình là đạn 155 mm "Copperhead" dùng cho lựu pháo tự hành M110 trong Chiến tranh Vùng Vịnh vào năm 1991. Pháo khác với súng ở chỗ cỡ nòng của pháo lớn hơn nhiều cỡ nòng súng (nòng súng đại liên cỡ lớn là đến 14.5 mm còn nòng pháo cỡ nhỏ nhất cũng đã là 20 mm và loại lớn có thể đến trên 800 mm như là khẩu Gustav) nhưng đặc điểm quan trọng nhất của pháo là đầu đạn pháo có thể nổ để tiêu diệt mục tiêu còn đầu đạn của súng thường không nổ khi bắn vào mục tiêu. Do vậy pháo là hoả lực cơ bản của lục quân. Pháo thời hiện đại. Pháo thời nay rất dễ phân biệt bởi cỡ nòng lớn, bắn ra đầu đạn có thể nổ hoặc rocket và có kích thước cũng như khối lượng khác nhau để phù hợp với yêu cầu tương thích với xe đặc dụng cho chiến đấu và cho việc vận chuyển. Tuy nhiên, đặc điểm quan trọng nhất của pháo thời hiện đại là sử dụng cách bắn gián tiếp, tức mục tiêu không nhất thiết phải nằm trong tầm nhìn. Cách bắn gián tiếp xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 là một bước tiến vượt bậc nhờ vào sự phát triển của phương pháp dự đoán hỏa lực trong thế chiến thứ nhất. Bắn gián tiếp sử dụng tập hợp dữ liệu hỏa lực (firing data set) trong tầm nhìn, phương pháp dự đoán hỏa lực đảm bảo dữ liệu này chính xác và phù hợp với sự sai khác khi so với điều kiện chuẩn cho vận tốc đầu đạn, nhiệt độ, gió và mật độ không khí. Vũ khí với tên 'pháo hiện đại' bao gồm lựu pháo, súng cối, pháo dã chiến và pháo hoả tiễn. Một số pháo loại súng cối với cỡ nòng nhỏ hơn thường được thiết kế với hỏa lực nhỏ hơn pháp, mặc dù vẫn dùng cách bắn gián tiếp. Từ "pháo" lúc đầu không được sử dụng cho vật thể phóng đi với hệ thống đẫn đường bên trong, mặc dù một số đơn vị pháo binh sử dụng tên lửa đất đối đất. Những tiến bộ trong hệ thống dẫn đường cho vũ khí loại nhỏ đã giúp cho vật thể với cỡ nòng lớn được phát triển, nhờ thế xóa dần đi sự phân biệt này. Trong Thế chiến I, những loại pháo cỡ nhỏ, có thể bắn tự động được phát minh để trang bị cho máy bay và để chống máy bay. Ngày nay, các loại pháo tự động đã thay thế các pháo phòng không cỡ lớn trên mặt đất, thay thế súng đại liên nhỏ trên máy bay, được đặt trên xe cộ một cách phổ biến. Pháo tự động là các loại súng có nhịp bắn cao nhất hiện nay, có thể lên tới 10000 phát/ phút. Từ Thế chiến II, một số loại "pháo xách tay", cỡ nòng thường là 20mm, đã xuất hiện. Các pháo nhỏ này được trang bị cho bộ binh để chống tăng, phá hoại xe cộ, máy bay. Phân loại. Có thể phân loại pháo theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau như: Tính năng chiến đấu, tầm bắn, uy lực của đạn, độ chính xác bắn, tốc độ bắn, khả năng cơ động (về hỏa lực và di chuyển pháo)... Thông dụng nhất là phân loại theo các tiêu chuẩn sau: Một số loại pháo. Pháo không giật (khoảng 1910). Được Davis, người Mỹ, phát minh vào đầu thế kỷ 20, được sử dụng ngắn ngủi trên một vài máy bay của Anh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, loại pháo này có hai nòng ngược nhau và một buồng ở giữa để nạp đẩy. Vào cuối thập niên 1930, các hãng Krupp và Rheinmetal của Đức đã chế tạo nhiều mẫu pháo không giật với cỡ 75 mm, mà một mẫu đã được thử nghiệm cùng với lính nhảy dù Đức ở Crete.
10,082
763859
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=10082
Bác ngữ học
Bác ngữ học (tiếng Anh: "philology"), có khi còn được gọi là văn hiến học (文獻學), ngữ văn học (語文學), hoặc văn tự học (文字學) theo cách gọi ở một số nước Đông Á, là ngành nghiên cứu các ngôn ngữ và văn thư cổ. Bác ngữ học trong các ngôn ngữ châu Âu có gốc từ tiếng Hy Lạp "philo-logia" và mang nghĩa "yêu chữ nghĩa". Trong tiếng Việt, văn hiến có nghĩa là những "tài liệu, văn bản tương quan đến lịch sử và văn minh của một nước". Theo nghĩa rộng thì bác ngữ học là việc nghiên cứu một ngôn ngữ cùng với văn hiến và bối cảnh lịch sử cũng như văn hoá - những điều không thể thiếu cho việc thông hiểu các tác phẩm văn chương và những văn bản văn hoá quan trọng khác. Như vậy thì bác ngữ học bao gồm việc nghiên cứu văn phạm, tu từ, lịch sử, diễn giảng ý của tác giả và những truyền thống phê phán tương quan với một ngôn ngữ được đề ra. Cách định nghĩa rộng như trên ngày càng hiếm hoi và bây giờ, khi nhắc đến bác ngữ học, người ta thường xem nó như việc nghiên cứu văn bản từ quan điểm ngôn ngữ lịch sử. Theo nghĩa trong ngôn ngữ học lịch sử thì bác ngữ học là một trong những cách tiếp cận ngôn ngữ nhân loại trên cơ sở khoa học đầu tiên, nhưng đã nhượng bộ cho những nhánh ngôn ngữ học hiện đại đầu thế kỷ 20 vì chịu ảnh hưởng của Ferdinand de Saussure. Tại Hoa Kỳ, Tạp chí Bác ngữ học Hoa Kỳ ("American Journal of Philology") được Basil Lanneau Gildersleeve, một giáo sư ngành cổ văn châu Âu ở Viện Đại học Johns Hopkins lập ra vào năm 1880. Các nhánh của bác ngữ học. Văn hiến học so sánh. Một nhánh của Văn hiến học là Văn hiến học so sánh với trọng tâm là sự so sánh mối quan hệ giữa các ngôn ngữ. Những điểm tương đồng giữa tiếng Phạn ("Sanskrit") và những ngôn ngữ hệ Ấn-Âu được phát hiện trong những năm đầu thế kỉ 18 và đã dẫn đến việc phỏng đoán là có một ngôn ngữ gốc mà từ đó, tất cả những ngôn ngữ này xuất phát - được gọi là "ngôn ngữ Ấn-Âu nguyên thủy" ("Proto-Indo-European language"). Sự quan tâm thích thú của các nhà Văn hiến học đã dẫn đến việc nghiên cứu các ngôn ngữ được gọi là "kì lạ", với hi vọng là chúng có thể giải đáp những vấn đề hoặc giúp giải mã được những văn bản cổ. Văn hiến học căn bản. Văn hiến học căn bản là sự "tái chiếm hữu" một truyền thống đã có từ nhiều thế kỉ, bao gồm ảnh hưởng qua lại giữa giới học giả và tính chất liệu của văn bản. Theo lược đồ chính của nó thì Văn hiến học căn bản khác những nhánh Văn hiến học chủ lưu ở quan niệm về sự tương quan giữa học thuật văn bản ("textual scholarship") và diễn giảng văn học ("literary interpretation"). Trong khi Văn hiến học chủ lưu dùng kết quả của phần nghiên cứu văn bản như một "bằng chứng" cho những xác nhận rộng hơn, trừu tượng hơn thì Văn hiến học căn bản xem việc nghiên cứu văn bản chính nó là cứu cánh. Khảo chính nguyên điển. Văn hiến học cũng bao gồm các thành phần của Phê bình văn bản ("textual criticism"), tìm cách phục hồi một văn bản của các tác giả xưa trên cơ sở của nhiều bản sao chép tay (thủ bản) khác nhau. Một nhánh nghiên cứu đi sâu hơn, được gọi là Văn hiến học phê phán lịch sử ("historical-critical" hoặc "higher criticism") chuyên sâu về việc xác nhận tác giả, thời điểm được viết và xuất xứ của các văn bản, được xem là những phương tiện nghiên cứu vô giá. Những vấn đề thuộc Văn hiến học thường liên quan trực tiếp với những vấn đề diễn giảng, và như vậy, ranh giới giữa Văn hiến học và Giải thích học ("hermeneutics", cũng được gọi là Giải minh học) không thể được vạch rõ. Và như vậy, trong trường hợp Văn hiến học giữ vai Giải thích học và khi nội dung của văn bản đang được khảo cứu giữ một vai trò chính trị hoặc tôn giáo quan trọng (ví như trường hợp phục hồi văn bản của những phiên bản Phúc âm thư "(christian gospels)" đầu tiên), người ta rất khó tìm được một kết luận trung lập hoặc chân thật. Dịch giải văn bản cổ đại. Một nhánh khác của Văn hiến học là việc dịch giải các hệ thống chữ viết cổ, và nhánh này đã đạt những thành tựu hi hữu trong thế kỉ 19 trong hai ngôn ngữ Ai Cập ("egyptian") và Á Thuật ("assyrian"). Khởi đầu với thành tựu giải mã và phiên dịch kì công văn bia Rosetta ("Rosetta Stone") của ông Jean-François Champollion vào năm 1822, một số cá nhân đã tìm cách giải mã các hệ thống chữ viết của các ngôn ngữ vùng Cận Đông và vùng Ái Cầm hải ("aegean"). Công trình nghiên cứu các ngôn ngữ Cận Đông tiến triển nhanh. Giữa thế kỉ 19, Henry Rawlinson và những người khác đã giải mã khắc văn Behistun ("Behistun Inscription"). Văn bản được ghi khắc ở đây bằng tiếng Ba Tư cổ ("old persian"), Ê Lam ("elamite") và Akkadian, dùng một số chữ Tiết hình ("cuneiform script") khác nhau cho mỗi ngôn ngữ. Việc hiểu chữ Tiết hình ở đây đã giúp giải mã chữ của dân Thiểm tộc ("Sumerian"). Chữ của người Hi Thái tộc ("Hittite") được Bedřich Hrozný giải mã năm 1915. Trong tiếng Ái Cầm cổ, chữ Đường thẳng B ("Linear B") được Michael Ventris giải mã năm 1952 và ông cũng đã cho thấy chữ viết này là một dạng sơ khai của chữ Hy Lạp, giờ được gọi là Mycenaean Greek. Chữ Đường thẳng A ("Linear A") ghi một ngôn ngữ hiện nay vẫn chưa được nhận diện mặc dù đã có nhiều nỗ lực giải mã nó.
10,086
824387
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=10086
Lê Đức Thọ
Lê Đức Thọ, tên khai sinh Phan Đình Khải (10 tháng 10 năm 1911 theo tài liệu chính thức, hoặc 14 tháng 11 năm 1911 theo tài liệu của Mỹ, 30 tháng 12 năm 1911 theo gia phả – 13 tháng 10 năm 1990) là chính khách Việt Nam, giữ chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương, phụ trách nhân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam suốt một thời kỳ dài 1956-1982, trực tiếp phụ trách đoàn ngoại giao Việt Nam đàm phán với Mỹ về Hiệp định Paris. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, ông Thọ trở thành người châu Á đầu tiên được trao tặng giải Nobel Hòa bình cùng với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger vào năm 1973, nhưng ông đã từ chối nhận giải với lý do đất nước Việt Nam chưa thể có được hòa bình chừng nào chưa đánh đổ được chế độ tay sai của Mỹ. Đó là giải Nobel duy nhất dành cho người Việt cho đến nay. Tiểu sử. Lê Đức Thọ tên thật là Phan Đình Khải, sinh tại thôn Địch Lễ, xã Nam Vân, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định nay là xã Nam Vân (TP Nam Định). Ông là anh trai của tướng quân hậu cần Đinh Đức Thiện và đại tướng Mai Chí Thọ. Lê Đức Thọ trở nên tích cực trong chủ nghĩa dân tộc Việt Nam khi còn là một thiếu niên và trải qua phần lớn thời niên thiếu của mình trong các nhà tù của Pháp, một trải nghiệm đã khiến ông trở nên cứng rắn. Biệt danh của Lê Đức Thọ là "Cái búa" vì tính cách nghiêm khắc của ông. Ông tham gia các hoạt động cách mạng (tổ chức bãi khóa, dự lễ truy điệu nhà chí sĩ Phan Châu Trinh, lãnh đạo phong trào đấu tranh của học sinh...) và bị Pháp bắt giam hai lần (1930-1936 và 1939-1944). Năm 1930, Lê Đức Thọ là một trong những người thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính quyền thực dân Pháp đã giam cầm ông từ năm 1930 đến năm 1936 và một lần nữa từ năm 1939 đến năm 1944. Người Pháp đã giam ông vào một trong những phòng giam "chuồng cọp" trên nhà tù nằm trên đảo Poulo Condore (nay là Đảo Côn Sơn) ở Biển Đông. Poulo Condore với những phòng giam “chuồng cọp” được coi là nhà tù khắc nghiệt nhất toàn cõi Đông Dương thuộc Pháp. . Trong thời gian ở “chuồng cọp”, Lê Đức Thọ phải chịu đói rét, tủi nhục. Cùng với các tù nhân cách mạng khác, ông học văn chương, khoa học, ngoại ngữ và đóng kịch Molière. Mặc dù bị Pháp giam cầm, Pháp vẫn được coi là "xứ sở của văn hóa", và các tù nhân đã bày tỏ "sự tri ân đặc biệt" đối với văn hóa Pháp bằng cách trình diễn các vở kịch của Molière. Sau khi được thả tự do lần thứ hai, ông trở về Hà Nội hoạt động và trực tiếp phụ trách Xứ ủy Bắc Kỳ. Năm 1944 ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1948, Lê Đức Thọ vào miền Nam Việt Nam làm Phó Bí thư, kiêm Trưởng ban Tổ chức Xứ ủy Nam Bộ cho tới Hiệp định Genève được ký kết năm 1954. Sau khi tập kết ra Bắc năm 1955, ông được bầu vào Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam (sau này đổi tên là Đảng Cộng sản Việt Nam) và đắc cử. Trong các năm từ 1956 đến 1973 và 1976 đến 1982, Lê Đức Thọ làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương, theo William Duiker, ông đã nhanh chóng làm cho ban này trở thành bộ máy hiệu quả để điều tra và kiểm soát các đảng viên. Theo một số nguồn tin thì Lê Đức Thọ là một trong những nhân vật có vai trò chính trong Vụ án Xét lại Chống Đảng, Ban Tổ chức Trung ương đã cùng thực hiện điều tra và bắt giữ một số cán bộ, đảng viên làm gián điệp cho nước ngoài Đầu năm 1968, Lê Đức Thọ trở lại miền Nam làm Phó bí thư Trung ương Cục miền Nam một thời gian ngắn. Sau các cao điểm của đợt 2 và 3 của Tổng công kích và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu xúc tiến các cuộc thương lượng bí mật. Đến tháng 5/1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi Lê Đức Thọ về gấp Hà Nội, để chuẩn bị sang Paris làm cố vấn cao cấp Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris. Trong lá thư viết tay gửi Bộ Chính trị, Hồ Chí Minh ghi rõ: "… Anh Sáu (Lê Đức Thọ) nên về ngay (trước tháng 5/1968) để tham gia phái đoàn ta đi gặp đại biểu Mỹ". Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng ký sắc lệnh cử ông Xuân Thủy làm Bộ trưởng, Trưởng đoàn đàm phán tại Hội nghị Paris. Trước khi đoàn đàm phán lên đường, Hồ Chí Minh đã căn dặn: đừng để nước Mỹ bẽ bàng, đừng xúc phạm nhân dân Mỹ vì Việt Nam chỉ chiến đấu với giới cầm quyền hiếu chiến của Mỹ, về nguyên tắc quyết không nhượng bộ song về phương pháp thì "dĩ bất biến, ứng vạn biến". Trong quá trình đàn phán, Lê Đức Thọ thường xuyên bay về nước để báo cáo tình hình đàm phán. Ngày 12/8/1969, Lê Đức Thọ báo cáo tình hình Hội nghị Paris với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là ngày cuối cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh tự mình xử lý việc nước trước khi lâm bệnh nặng và qua đời. Cuối năm 1977 đến tháng 1 năm 1979, Bộ Chính trị phân công ông phụ trách Ban Công tác Đặc biệt. Năm 1980, Lê Đức Thọ làm Bí thư Thường trực Ban bí thư, phụ trách tổ chức. Đến tháng 10 năm 1980 kiêm Trưởng ban Chính trị Đặc biệt. Từ tháng 3 năm 1983, ông là Bí thư phụ trách Tư tưởng, Nội chính và Ngoại giao. Năm 1983, ông được cử làm Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng. Năm 1986, Lê Đức Thọ là Trưởng Tiểu Ban Nhân sự Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ tháng 12 năm 1986, ông là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Cuối đời. Ngày 13 tháng 10 năm 1990, ông được xác nhận là đã qua đời tại Viện quân y 108 vì 1 cơn bạo bệnh. Ông được phát hiện khi đang đương chức Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Dù xe cứu thương ngay sau đó đã được điều đến để chở ông đến bệnh viện cấp cứu, nhưng cuối cùng ông vẫn không qua khỏi và đã qua đời vào gần trưa chiều cùng ngày. Sau đó, linh cữu của ông được an táng tại nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội. Vinh danh. Lê Đức Thọ được trao tặng giải Nobel năm 1973 cùng với Henry Kissinger vì thương thảo thành công Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam, nhưng ông từ chối nhận giải với lý do hòa bình vẫn chưa thực sự lập lại trên đất nước Việt Nam. Tên ông được đặt cho nhiều tuyến đường phố tại các tỉnh, thành ở Việt Nam. Quê nhà ông còn có khu tưởng niệm. Tác phẩm. Lê Đức Thọ cũng là một nhà thơ với một số tập thơ như "Trên những nẻo đường" (1956), "Đường ngàn dặm" (1977), "Nhật ký đường ra tiền tuyến" ("1978"), "Thơ Lê Đức Thọ" (1983). Gia đình. Anh ruột ông là Phan Đình Đỗ, sinh năm 1905, là thú y Đại học sỹ Đông Dương (tức là bác sĩ thú y ngày nay) là Viện trưởng Viện chăn nuôi đầu tiên (thời kỳ 1952-1954), Phó Viện trưởng kiêm Trưởng phòng Chăn nuôi -Thú y - Viện Khảo cứu Nông Lâm (1955-1957), Viện trưởng Viện Khảo cứu Chăn nuôi (1957-1959) Ông là anh ruột của Thượng tướng Đinh Đức Thiện (Phan Đình Dinh) và của Đại tướng Mai Chí Thọ (Phan Đình Đống). Con trai của ông là Lê Nam Thắng, Nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Lê Nam Thắng là con trai của ông Lê Đức Thọ và bà Nguyễn Thị Chiếu, tức Tám Chiếu, người Nam Bộ. Với người vợ trước, quê Hải Phòng, ông Lê Đức Thọ có một người con trai tên là Phan Đình Dũng, đã qua đời.
10,150
64695431
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=10150
Sơn pháo
Sơn pháo là loại pháo xuất hiện cuối thế kỷ 19, dùng đến đầu thế kỷ 20, nay đã bỏ. Đặc điểm phân biệt pháo với sơn pháo là việc đường đạn của nó có dạng cầu vồng đặc trưng. cũng vì vậy mà ngày nay sơn pháo đã bị thay thế bởi các loại cối. Thời cổ ở phương Đông, người ta còn gọi sơn pháo là các pháo lắp ráp tại chỗ, thường đặt cố định những nơi dễ phòng thủ, như núi cao. Ví dụ về sơn pháo ngày đó như các máy bắn đá lớn, bắn đạn sát thương như bom lửa, bom phá, đá... Đặc điểm. Sơn pháo có nòng ngắn, tầm gần, nhồi ít thuốc súng. Tỷ lệ cỡ nòng sơn pháo như súng cối ngày nay. Sơn pháo có đôi bánh xe bò lớn, thường là giá cứng, có thể có hoặc không lá chắn nhỏ. Những sơn pháo đầu tiên nạp đạn đầu nòng như súng cối. Những sơn pháo cuối cùng thường nặp đạn sau, có khối lùi và lá chắn, nòng xoắn. Thông thường sơn pháo có cỡ nòng từ 37 mm đến 75 mm, nặng khoảng dưới 1 tấn, tầm bắn 3–5 km. Ngày nay tầm bắn này có cối 82 mm bắn đạn sát thương, các súng chống tăng bắn đạn xuyên và tên lửa có điều khiển. Những cối bắn góc thấp như W84 82 mm Trung Quốc chức năng y hệt sơn pháo. Sơn pháo rất gọn nhẹ, có thể kéo bằng người hay súc vật trong thời kỳ cơ giới chưa phát triển, thuận tiện dùng cho các trận đánh trên núi. Sơn pháo có thể bắn mục tiêu nhìn thấy như pháo tấn công hiện nay, cũng có thể bắn gián tiếp qua trinh sát pháo như lựu pháo hỗ trợ ngày nay. Sử dụng. Trong thế kỷ 19 người ta tìm được cách bắn đạn trái phá góc thấp, nhồi nhiều thuốc nổ, thay thế cho các pháo đập đất howitzer, từ đó sinh ra nhiều loại lựu pháo. Sơn pháo cũng vai trò như pháo dã chiến ("field gun") trước thế kỷ 19, loại súng di theo trận đánh hỗ trợ bán sát (ngày nay từ này dùng chỉ pháo hỗ trợ bắn gián tiếp, lựu pháo nòng dài). Điều này rất quan trọng trong thời thông tin còn chậm và ít. Sơn pháo chỉ được dùng nhiều đến Thế chiến thứ nhất, sau đó các nước tiên tiến ít sản xuất. Những phát triển trực tiếp sau của sơn pháo là lựu pháo nòng ngắn và súng cối. Người ta cũng dùng nhiều súng không giật cho những vị trí của sơn pháo trước đây. Một số sơn pháo vẫn được dùng trong Thế chiến thứ hai nhưng rất kém. Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng sơn pháo rất nhiều trong Chiến tranh Đông Dương. Lúc đó sơn pháo thường dùng bắn thẳng phá công sự vững chắc. Có lẽ vì vậy, sơn pháo vẫn được trung bầy trong Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, bên cạnh những súng cùng thời. Khẩu sơn pháo đầu tiên Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng là khẩu tăng cường cho Pháo đài Láng nửa tháng sau ngày Toàn quốc kháng chiến, pháo 75 mm nhẹ có một ô tô kéo. Sau này, khẩu pháo bị bỏ lại khi rút đi. Đến cuối Kháng chiến chống Pháp, Quân đội Nhân dân Việt Nam có khá nhiều sơn pháo các loại, lúc đó sơn pháo là loại pháo chủ yếu. Sơn pháo của Quân đội Nhân dân Việt Nam được loại bỏ sau Hòa bình lập lại, một phần vì nhược điểm nòng quá ngắn, một phần vì đây là pháo dùng đạn phương Tây, rất khó cung cấp.
10,154
843044
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=10154
Lựu pháo
Lựu pháo là một trong bốn loại hỏa pháo cơ bản của pháo binh (pháo nòng dài, súng cối, pháo phản lực và lựu pháo). Đường đạn vòng cung, với góc nòng pháo 45° và tầm bắn đến vài chục km, cho phép xạ thủ lựu pháo không cần nhìn trực tiếp mục tiêu mà vẫn có thể tấn công địa điểm nằm khuất sau vật cản hay ở vị trí rất xa. Nhờ đặc điểm này, binh chủng pháo binh sử dụng lựu pháo như một vũ khí cơ bản với một số lượng lớn. Do ít có khả năng tiêu diệt mục tiêu bằng một hoặc vài quả đạn, lựu pháo thường được dùng nhiều khẩu một lúc và bắn đồng loạt theo hiệu lệnh vào "tọa độ bắn" trên bản đồ hoặc theo hiệu chỉnh của trinh sát pháo binh. Trong một trận đánh pháo binh, bên có số lượng lựu pháo nhiều hơn dễ áp đảo đối phương, nhờ mật độ bắn pháo cao hơn. Trong Chiến tranh Việt Nam các bên sử dụng các loại lựu pháo cơ bản nổi tiếng như M101 105 mm của Mỹ, Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng có hiệu quả M-30 122 mm và M-46 130 mm do Liên Xô và Trung Quốc chế tạo.
10,155
153657
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=10155
Súng cối
Súng cối, hay pháo cối, cũng gọi là bích kích pháo là một loại trong bốn loại hoả pháo cơ bản của pháo binh (pháo nòng dài, lựu pháo, pháo phản lực và súng cối). Đặc điểm rất riêng của súng cối là nòng súng cối không có khương tuyến (nòng trơn), quỹ đạo bắn là một hình cầu vồng có góc bắn (góc giữa mặt phẳng ngang và trục nòng pháo) rất lớn (thường trên 45 độ), quỹ đạo hình cầu vồng dựng đứng hay người ta thường nói là bắn theo kiểu đạn treo. Đạn súng cối là loại đạn có sơ tốc lực đẩy nhỏ không có cáp tút (tiếng Pháp: "cartouche"). Chuyển động phóng là nhờ liều thuốc cháy trong phần trên các cánh dẫn hướng. Vì là loại đạn sơ tốc nhỏ nên súng cối chỉ để tác chiến đánh từ gần đến trung và rất hiệu quả trong đánh gần, có thể tiêu diệt các mục tiêu bị khuất lấp bởi vật cản đồng thời nó có thể bắn ra từ vị trí được che chắn tốt. Vì có khối lượng nhỏ nên nó cũng là loại hỏa lực trợ chiến cho bộ binh rất thông dụng và hiệu quả. Bộ binh thường mang súng cối đi theo đội hình để làm hỏa lực đi kèm. Súng cối khác với các loại súng pháo khác là thường nạp đạn từ phía trước nòng. Chính điều này cho phép thao tác bắn tuy đơn giản mà tốc độ bắn lại rất nhanh. Cấu tạo. Cấu tạo của súng cối rất đơn giản gồm ba phần chính: Lịch sử. Súng cối đã tồn tại từ hàng trăm năm, đầu tiên được dùng trong những trận công thành. Khi đó, chúng là những cấu trúc sắt cồng kềnh, nặng nề và rất khó di chuyển. Cấu tạo đơn giản, súng cối thời đó chỉ là những cái thùng gang gợi nhớ đến chuyện đun nấu và nghiền giã. Tên của súng cối (tiếng Anh là "mortar", nghĩa là "cối giã", hoặc "vữa", "hồ") bắt nguồn từ đó. Baron Menno van Coehoorn sáng tạo ra súng cối có khả năng cơ động năm 1674 trong trận công thành Grave. Súng này nặng khoảng 180 pound Anh (tương đương 90 kg) và sau đó được hai phe Nam, Bắc sử dụng trong Nội chiến Mỹ. Súng cối hiện đại ra đời trong Chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1915 do Nam tước Wilfred Stokes, một người Anh sáng chế. Khẩu cối Stokes chỉ cần mang vác bởi một người. Người Đức cũng phát triển các kiểu súng cối có cỡ nòng từ 7.58 cm đến 25 cm để đối trọng lại với những khẩu cối Stokes của người Anh. Súng cối tỏ ra đặc biệt hữu dụng trong các chiến hào bùn lầy, ẩm ướt ở chiến trường châu Âu trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Súng cối được đánh giá cao bởi nó có thể bắn đạn rơi thẳng đứng xuống chiến hào đối phương, điều mà pháo binh thông thường không thể làm được. Các loại súng cối được cải tiến nhiều ngay trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Chúng trở nên nhẹ, dễ thích ứng, vận hành đơn giản và tương đối chính xác. Mặt khác súng cối cho phép bộ binh tạo ra hỏa lực mạnh tức thì tương đương pháo binh. Trong thập niên 1930, Edgar Brandt (một kĩ sư người Pháp) đã chế tạo ra được loại súng cối có nòng từ 45 mm tới 155 mm dựa trên mẫu cối Stokes của Wilfred Stokes. Được hoàn thiện liên tục, 2 mẫu súng cối là súng cối Stokes (1915) và súng cối Brandt (1927, được hiện đại hóa vào năm 1931) được coi là xuất phát điểm của mọi loại súng cối hiện đại. Những khẩu súng cối lớn nhất đã được chế tạo là khẩu "Quái vật" của Pháp do Henri-Joseph Paixhans phát triển năm 1832, khẩu Mallet phát triển bởi Woolwich Arsenal ở London năm 1857, và khẩu "tiểu David" được chế tạo ở Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Các súng cối trên đều có cỡ nòng là 36 inch (915 mm – gần một mét). Chỉ có một khẩu "Quái vật" được đưa vào sử dụng tại trận đánh ở Antwerp, Bỉ năm 1832.
10,157
743883
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=10157
Giáo hoàng
Giáo hoàng () là vị giám mục của Giáo phận Rôma, lãnh đạo tối cao của Giáo hội Công giáo toàn thế giới. Theo quan điểm của Giáo hội Công giáo, giáo hoàng là người kế vị Thánh Phêrô - tông đồ trưởng của Chúa Giêsu, với vai trò là người giữ chìa khóa thiên đàng, là "tảng đá" để xây dựng nên giáo hội. Giáo hoàng đương kim là Phanxicô, người được bầu chọn vào ngày 13 tháng 3 năm 2013, kế vị Giáo hoàng Biển Đức XVI thoái vị. Thời gian tại vị của một giáo hoàng được gọi là "triều đại giáo hoàng" và thẩm quyền của ông đối với giáo hội thường được gọi là "quyền Tông Tòa" () mà thực thể đại diện cho quyền lực đó gọi là Tòa Thánh (tiếng Latinh: "Sancta Sedes"), dựa trên truyền thống Giáo hội cho rằng đó là "chiếc ngai tòa" của Thánh Phêrô trên cương vị là Giám mục Roma. Giáo hoàng cũng là nguyên thủ quốc gia của Thành Vatican, một thành bang có chủ quyền nằm trong lòng thành phố Roma của nước Ý. Thể chế Giáo hoàng là một trong những cách tổ chức lâu đời nhất trên thế giới và đã đóng một phần nổi bật trong lịch sử nhân loại. Các Giáo hoàng đã giúp Kitô giáo được truyền đi khắp nơi và giải quyết các tranh chấp về giáo lý khác nhau. Thời Trung Cổ, họ có vị trí quan trọng trên chính trường Tây Âu vì thường đóng vai trò là trọng tài phán quyết giữa các quốc gia Kitô giáo. Ngày nay, Giáo hoàng đã không còn nhiều quyền lực đối với các nhà nước thế tục, ông chỉ có thẩm quyền chính thức trong các vấn đề tôn giáo, ngoại trừ việc ông là người lãnh đạo Thành Quốc Vatican—quốc gia có chủ quyền trên một lãnh thổ nhỏ nhất thế giới, nằm trọn trong thủ đô Roma, nước Ý. Từ nguyên. Chữ "pope" trong tiếng Anh xuất phát từ chữ "papa" trong tiếng Latinh. Đây lại là từ có gốc tiếng Hy Lạp πάππας ("páppas"), vốn để gọi người cha trong gia đình một cách kính mến, sau được dùng để đề cập tới giám mục hoặc thượng phụ. Từ đầu thế kỷ thứ 3, danh hiệu này nhìn chung được dành cho tất cả các giám mục. Ghi chép sớm nhất dùng danh hiệu "páppas" theo nghĩa thượng phụ là việc đề cập tới vị Thượng phụ thành Alexandria, Heraclas trong một bức thư khoảng giữa thế kỷ thứ 3. Còn Giám mục Roma đầu tiên được gọi bằng danh hiệu "papa" là Giáo hoàng Marcellinô. Ngày nay, các Giáo hội Chính thống giáo Hy Lạp, Nga và Serbia vẫn dùng cách gọi như thế cho các giám mục và cả linh mục, tuy nhiên, Giáo hội Công giáo Rôma chỉ sử dụng từ ngữ này dành cho vị Giám mục Rôma. Lịch sử Giáo hội Công giáo ghi nhận, Giáo hoàng Grêgôriô VII (1073-1085) là người đã chính thức giới hạn việc dùng từ "papa". Từ "Giáo hoàng" trong tiếng Việt thực ra không dịch sát từ gốc Latinh, nó được dịch cách cảm quan để gọi một vị lãnh đạo tinh thần có quyền lực như một vị vua. Gần đây có ý kiến đề xuất trở lại dùng cách gọi Giáo tông (chữ Hán: 教宗). Thông thường, các giáo hữu Công giáo Việt Nam hay sử dụng danh xưng "Đức Giáo hoàng" hoặc "Đức thánh cha" để thể hiện sự tôn kính. Trước thế kỷ 20 từ điển tiếng Việt còn dùng "Đức Giáo tông" và "Đại phụ Thánh hội tông" để chỉ Giáo hoàng. Sách chữ Nôm thì dùng "Đức thánh Pha Pha". Sắp xếp theo nhóm thời đại. Giáo hội Công giáo chia danh sách các Giáo hoàng theo thời đại chứ không theo niên đại hay thế kỷ, ứng với những sự kiện quan trọng trong lịch sử giáo hội. Ảnh hưởng. Là vị Vua chuyên chế duy nhất trên thế giới ngày nay, Giáo hoàng là người được bảo vệ bởi pháp luật của Liên Hợp Quốc và các công ước quốc tế, đó là không một tòa án nào trên thế giới được xét xử Giáo hoàng một khi ông không muốn (không cho phép). Theo Giáo hội Công giáo Rôma, Giáo hoàng là người kế vị Thánh Phêrô và là người đại diện Thiên Chúa ở trần gian, Giáo hoàng có quyền tối thượng đối với Giáo hội Công giáo Rôma của mình trên khắp thế giới; là vị chủ chăn, người Cha tinh thần của toàn bộ hơn 1,3 tỉ người Công giáo Rôma. Chỉ có duy nhất Giáo hoàng mới có quyền bổ nhiệm các Giám mục ở mọi giáo phận trên thế giới. Giáo hoàng được bầu bởi Mật nghị Hồng y ("conclave") sau khi vị Giáo hoàng đương nhiệm qua đời hoặc từ nhiệm. Ngày nay, có lẽ Giáo hoàng là người có vị thế nhất trên Trái Đất, tiếng nói của Giáo hoàng cũng là tiếng nói có uy lực. Quyền lực của Giáo hoàng và Tòa Thánh Vatican, bất chấp diện tích nhỏ bé nhất địa cầu của đất nước và nền kinh tế phi thương mại duy nhất trên hành tinh, đã thâu tóm ảnh hưởng thế giới trên nhiều bình diện từ trong lịch sử xa xưa của loài người cho đến kỷ nguyên hiện đại hôm nay nhờ vào vô số những đóng góp vĩ đại xuất phát từ Giáo hội Công giáo cũng như các thành viên của họ cho nhân loại mà con người ngày nay đang thụ hưởng. Giáo hoàng luôn được xếp trong danh sách những người có quyền lực và ảnh hưởng nhất hành tinh do các tạp chí danh tiếng thế giới như TIME, Forbes bình chọn. Giáo hoàng luôn nằm trong danh sách vì thỏa mãn đủ cả bốn tiêu chí căn bản của việc bình chọn, đó là, người có ảnh hưởng tới rất nhiều người; người kiểm soát một nguồn tài chính lớn; người có quyền lực lớn ở nhiều lĩnh vực khác nhau; và, người thực sự dùng quyền lực đó để thi hành chức vụ mình đảm nhiệm. Một trong những vị Giáo hoàng thời hiện đại, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, được TIME bình chọn là một trong bốn người có ảnh hưởng lớn nhất với nhân loại của thế kỷ 20 và cả những năm đầu thế kỷ 21. Chính nhờ những cống hiến của Giáo hội Công giáo, đứng đầu là Giáo hoàng, cho nhân loại mà góp phần làm tăng thêm quyền lực thực sự cũng như các quyền lực mềm và quyền lực tinh thần cho Giáo hoàng, trong đó tiêu biểu như: An ninh. Giáo hoàng được đánh giá là người được bảo vệ nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Theo Reuters, sau Hiệp ước Lateran được ký vào năm 1929 với phần quy định về đảm bảo an ninh cho Vatican và người đứng đầu Tòa Thánh, thì bên cạnh hơn 100 Vệ binh Thụy Sĩ luôn túc trực, Giáo hoàng còn được bảo vệ bởi khoảng 2000 nhân viên thuộc các cơ quan an ninh và phản gián như CIA, FBI, đặc nhiệm và mật vụ Italia, cảnh sát Italia, đội hiến binh Vatican, các đặc vụ gián điệp chìm... Khi ra nước ngoài công du, thì theo luật quốc tế, Giáo hoàng được bảo vệ bằng mọi giá bởi các cơ quan an ninh chuyên nghiệp nhất của quốc gia mà ông đến. Giáo hoàng là một yếu nhân có khả năng quy tụ công chúng đông đảo hiếm thấy trên thế giới. Các buổi lễ do Giáo hoàng cử hành dù ở Vatican hay ở nước ngoài đều lôi kéo được một số lượng khổng lồ các tín hữu, các nguyên thủ quốc gia và ngoại giao đoàn đến tham dự dẫn đến những lo ngại về an ninh cực lớn đối với các giới chức. Thông thường một buổi lễ hay nghi thức phụng vụ ngoài trời do Giáo hoàng chủ sự có đến hàng trăm ngàn người cho tới nhiều triệu người tham dự tùy vào địa điểm tổ chức có thể quy tụ được số lượng bao nhiêu. Vào ngày 1 tháng 5 năm 2011, có hơn 2 triệu người, đông gấp đôi dân số thành phố Rôma, và 23 nguyên thủ quốc gia, 5 gia đình hoàng gia châu Âu đến Đền thờ Thánh Phêrô ở Vatican tham dự Lễ Phong Chân phước cho Giáo hoàng Gioan Phaolô II do Giáo hoàng Biển Đức XVI cử hành. Các kỳ Đại hội Giới trẻ Thế giới được tổ chức 3 năm một lần cũng là dịp Giáo hoàng quy tụ hàng triệu người trẻ khắp năm châu về tham dự, dẫn đến các công tác an ninh càng được thắt chặt. Tại lễ bế mạc Đại hội Giới trẻ Thế giới đầu tiên được tổ chức tại Á châu là ở Philippines vào tháng 1 năm 1995 đã có hơn 5 triệu người tham dự nghi thức do Giáo hoàng Gioan Phaolô II cử hành. Gần đây, như chuyến công du của Giáo hoàng Biển Đức XVI tới Israel vào tháng 5 năm 2009, quân đội nước này đã mở chiến dịch quân sự lớn chưa từng có trong lịch sử quốc gia mang tên"Chiếc Áo Choàng Trắng"(Operation White Cloak), huy động đến 80.000 nhân viên an ninh gồm mật vụ, đặc nhiệm, cơ động phản ứng nhanh, cảnh sát, binh sĩ thuộc quân đội và hàng chục ngàn nhân viên an ninh chìm, phản gián để bảo vệ người đứng đầu Tòa Thánh Vatican. Trong đó lên tới 60.000 sĩ quan cảnh sát, còn lại 20.000 là các nhân viên mật vụ, đặc nhiệm và quân đội. Trước đó, hai cuộc viếng thăm cấp nhà nước của hai tổng thống Mỹ là George W. Bush và Barack H. Obama vào năm 2008 đến Israel được quốc gia này bảo đảm an ninh lần lượt bằng 3.500 và 5000 nhân viên cảnh sát, nhỏ hơn khoảng 20 lần về quy mô so với an ninh dành cho Giáo hoàng Biển Đức XVI. Trong chuyến công du vào tháng 4 năm 2008 của Giáo hoàng Biển Đức XVI tới Mỹ, để đảm bảo an toàn cho thủ lĩnh các tín đồ Công giáo, tổng thống George W. Bush lúc ấy đã huy động lực lượng an ninh lên mức cao nhất theo thang sự kiện quốc gia là 15.000 cảnh sát và mật vụ, ngang bằng với an ninh mà Lầu Năm Góc áp dụng để bảo vệ các kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc với sự tham dự của hàng trăm nguyên thủ quốc gia khắp thế giới và an ninh cho lễ nhậm chức của tổng thống Barack Obama. Vào tháng 9 năm 2010, trong chuyến thăm chính thức Anh Quốc của Giáo hoàng, các giới chức chính phủ nước này cũng đã điều động một lực lượng an ninh hùng hậu lên đến gần 16.000 cảnh sát, mật vụ làm nhiệm vụ bảo vệ. Thông thường, an ninh áp dụng để bảo vệ Giáo hoàng trong các chuyến đi ra khỏi Vatican hay công du nước ngoài được thắt chặt tối đa, bao gồm: Nhân viên nhiều bộ ngành được triển khai để phân tích tổng hợp các nguy cơ và ngăn chặn, đối phó với bất kỳ cuộc tấn công khủng bố nào. Một lực lượng cảnh sát khổng lồ mặc quân phục cũng như thường phục được bố trí trên khắp các đường phố. Chó nghiệp vụ được huy động để phát hiện bom. Cảnh sát phong tỏa toàn bộ giao thông và các tuyến đường, cấm mọi loại xe cộ đi lại trong những khu vực bán kính Giáo hoàng di chuyển bằng việc thiết lập"vùng đóng băng"ở các tuyến phố trung tâm. Phải có giấy phép hay vé tham dự và phải qua kiểm tra quét toàn thân trước khi được vào những nơi này. Hàng nghìn máy quay được thiết lập ở các góc đường và quảng trường. Các tay thiện xạ, bắn tỉa được bố trí trên các điểm cao. Trực thăng cảnh sát tuần tiễu trên trời trong không phận Giáo hoàng hiện diện hay đi ngang qua và thiết lập vùng cấm bay bằng các chiến đấu cơ phản lực tuần tra vùng trời, vùng biển. Cảnh sát cũng triển khai các hệ thống vũ khí đất đối không. Tại các bến cảng, cảnh sát thợ lặn tuần tra dọc các con sông và bên dưới mặt nước, tàu thuyền được trang bị súng máy. Chuẩn bị cho các tấn công bất ngờ bằng vũ khí hóa học và sinh học. Hệ thống y tế lưu động cũng được thiết lập trên quy mô lớn trong trường hợp xảy ra tấn công vào Giáo hoàng hoặc đám đông. Một chuyến công du của Giáo hoàng phải mất tối thiểu hàng chục triệu đô la chi phí, và được coi là người tốn nhiều tiền nhất cho việc công du trên thế giới, hơn hẳn tổng thống các quốc gia hay các vua và nữ hoàng. Mỗi lần Giáo hoàng đi công du thì các cơ quan an ninh Vatican, và Bộ Nội vụ Italia phải phối hợp với các cơ quan an ninh nước chủ nhà để tính toán chuyến hành trình của Giáo hoàng trước đó nhiều tháng trời, thậm chí là nhiều năm. Các cơ quan này muốn có càng nhiều thời gian chuẩn bị càng tốt để hoạch định cho một chuyến đi nước ngoài như vậy của Giáo hoàng. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, họ phải làm việc khẩn trương. Đó cũng là lý do mà Vatican cho duy trì một bộ phận nghiên cứu bảo vệ an ninh trên diện rộng, chuyên nghiên cứu và đánh giá những mối đe dọa toàn cầu. Vào tháng 4 năm 2005, một sự kiện đảm bảo an ninh chưa từng có trong lịch sử hiện đại đã diễn ra tại Vatican. Thời điểm đó, có hơn 200 nguyên thủ quốc gia và phái đoàn ngoại giao khắp thế giới, 117 Hồng y bầu chọn Giáo hoàng mới, các nhà lãnh đạo các tôn giáo lớn trên thế giới và gần 5 triệu tín đồ Công giáo tuôn về Vatican dự Lễ An táng Giáo hoàng Gioan Phaolô II, lễ tang lớn nhất trong lịch sử loài người và quy tụ nhiều lãnh đạo thế giới nhất. Trong đó có nhiều gia đình hoàng gia khắp năm châu, nhiều vua chúa, nữ hoàng và các nhà quý tộc. Phái đoàn của Mỹ là rầm rộ nhất với 3 vị tổng thống George W. Bush, George H. W. Bush, Bill Clinton, ngoại trưởng Condoleezza Rice, đệ nhất phu nhân Laura Bush và Tổng thư ký Liên hiệp quốc Kofi Annan. Điều này khiến cho Hồng y Đoàn, có nhiệm vụ điều hành Vatican khi Giáo hoàng băng hà, lo ngại và yêu cầu sự giúp đỡ từ bên ngoài. Vì tang lễ của cố Giáo hoàng, cơ mật viện bầu Giáo hoàng mới và lễ đăng quang của tân Giáo hoàng sẽ biến Vatican thành mục tiêu của khủng bố. Trước tang lễ vào sáng thứ sáu ngày 8 tháng 4 năm 2005, NATO và không quân Italia (Aeronautica Militare Italiana) đã cho thiết lập vùng cấm bay trên không phận toàn thành phố Rôma và bán kính 5 dặm xung quanh đó. Các máy bay chiến đấu cường kích có gắn tên lửa hành trình và tên lửa không đối không cùng hệ thống tên lửa không đối đất của NATO được triển khai. Dưới mặt đất quân đội cũng lắp đặt các hệ thống tên lửa phòng thủ, bệ phóng tên lửa chống hạm và đất đối không xung quanh thành phố Vatican với sự cho phép miễn cưỡng của Hồng y Đoàn vì tình thế quá khẩn trương. Dọc bờ biển Địa Trung Hải, các tàu chiến của hải quân Italia (Marina Militare) được bố trí tuần tra ngày đêm cùng hệ thống tàu ngầm có ngư lôi tìm diệt và tên lửa hành trình. Trên các con sông bao bọc thành phố Rôma, cảnh sát tuần tra dày đặc bằng thuyền máy và canô, nhất là dòng sông Tiber huyền thoại chảy ngang qua Vatican. Hơn 1000 tay súng bắn tỉa được lệnh án ngữ mọi điểm cao và hỗ trợ cho hàng chục ngàn cảnh sát rà phá bom mìn trên đường phố. Các trực thăng chiến đấu và trinh sát cũng được huy động để quan sát, bảo vệ Rôma từ trên không. Rôma với 2 triệu người dường như quá tải bởi dòng người gấp 3 lần dân số của nó đổ về. Chiều hôm trước ngày lễ an táng, chính phủ đã cho đóng cửa 2 sân bay bận rộn nhất nước là sân bay quốc tế Leonardo da Vinci (Fiumicino) và sân bay quân sự Ciampino ở Rôma. Các tuyến tàu điện ngầm và xe buýt cũng bị buộc phải ngưng hoạt động đến hết lễ tang. Những biện pháp an ninh trên cũng được áp dụng cho lễ đăng quang của Giáo hoàng Biển Đức XVI vào ngày 24 tháng 4 năm 2005. Quyền bính. Giáo hoàng với Triều thiên Ba tầng ("Papal Tiara") tượng trưng cho việc cai quản, Thánh hóa, chăm sóc các tín hữu. Gậy Mục tử ("Crosier") tượng trưng cho quyền bính. Dây pallium được làm bằng lông cừu để nói lên Giáo hoàng là chủ chiên lành thay Chúa Kitô vác chiên trên vai; nhẫn Ngư phủ ("Ring of the Fisherman") trên mặt có hình Thánh Phêrô đang đánh cá. Khi Giáo hoàng băng hà thì nhẫn đó được Hồng y nhiếp chính đập vỡ đi để tránh giả mạo. Các biểu tượng và huy hiệu của Giáo hoàng. Mỗi triều đại Giáo hoàng đều có biểu tượng và huy hiệu riêng. Tuy nhiên, biểu tượng và huy hiệu của Tòa Thánh và Quốc gia Vatican thì chỉ có một. Văn kiện của Giáo hoàng. Các Giáo hoàng phát biểu hoặc đưa ra các tài liệu theo từng loại để nhận biết với từng mức độ thẩm quyền và ảnh hưởng chung đến giáo hội. Các văn kiện đó phải bởi chính Giáo hoàng chứ không phải bởi một người trung gian nào ghi nhận. Các Giáo hoàng ở ngôi dài nhất. Danh sách các Giáo hoàng có thời gian trị vì dài nhất được xác định từ các tài liệu lịch sử được thống kê như sau: Mặc dù một số tài liệu cho rằng Thánh Phêrô trị vì trong khoảng 30 năm (sau 29 - 64? / 67?) nhưng tính cho đúng thì những tài liệu này thiếu chính xác nên tên của ông không được liệt kê ở đây. Các Giáo hoàng ở ngôi ngắn nhất. Bên cạnh đó có những Giáo hoàng có thời gian trị vì rất ngắn chưa tới một tháng. Vì vậy, nếu triều đại của một Giáo hoàng được bắt đầu vào ngày 1 tháng 8 và qua đời vào ngày 2 tháng 8, thì triều đại của vị Giáo hoàng này sẽ được tính là 2 ngày. Stêphanô (23 tháng ba - 26 tháng ba, 752) mất đột ngột sau khi được bầu làm Giáo hoàng ba ngày, và trước khi được tấn phong làm Giám mục. Ông đã không được công nhận là Giáo hoàng hợp lệ nhưng đã được thêm vào danh sách "Catholic encyclopedia" với tông hiệu là Stêphanô II. Chính điều này đã gây khó khăn cho việc liệt kê các Giáo hoàng có tên Stêphanô sau đó. Tên của ông đã bị loại bỏ khỏi danh sách các Giáo hoàng do nghị quyết của Vatican vào năm 1961. Các Tước hiệu của Giáo hoàng. Giáo hoàng có nhiều danh xưng khác nhau. Các tước hiệu chính thức của Giáo hoàng theo thứ tự xuất hiện trong "Annuario Pontificio" (Niên giám Tòa Thánh) là: Ngoài ra, Bộ Giáo Luật (x. Canon 331) còn ghi những danh xưng khác như: Tước hiệu"Giáo hoàng"cũng được sử dụng. Khi ký tên trong các văn kiện, Giáo hoàng thường dùng dạng tắt của"Papa"là"PP."đứng trước số, chẳng hạn"Benedictus PP. XVI"(Giáo hoàng Biển Đức XVI). Các Giáo hoàng. Giáo hoàng đầu tiên của Giáo hội Công giáo Rôma là Thánh Phêrô, tông đồ trưởng của Chúa Giêsu. Giáo hoàng đương nhiệm là giáo hoàng Phanxicô, người kế vị giáo hoàng Biển Đức XVI sau khi ông từ chức, trước đó đã có 263 người được nhận chức Giáo hoàng.
10,160
68600972
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=10160
Rê thứ
Rê thứ (thường được viết tắt là Dm) là một cung thứ có chất liệu sáng tác âm nhạc với cung chính là nốt Rê (D), bao gồm các nốt nhạc Rê, Đô, Si giáng, La, Sol, Fa, Mi và Rê. Bộ khóa của nó có một dấu giáng. Cung thể tương đương (relative key) với nó là cung Fa trưởng và cung thể cùng bậc (parallel key) với nó là cung Rê trưởng. Các sự thay đổi về giai điệu hay hoà âm trong các phiên bản khác nhau của cung này được viết lại khi cần thiết. Vị trí âm giai Re thứ hòa âm trên phím Dương cầm
10,171
904212
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=10171
Đế quốc Anh
Đế quốc Anh () bao gồm các vùng tự trị, thuộc địa được bảo hộ, ủy thác và những lãnh thổ khác do Khối liên hiệp Anh và các quốc gia tiền thân của nó cai trị hoặc quản lý. Đế quốc Anh khởi nguồn với các thuộc địa và trạm mậu dịch hải ngoại do Anh thiết lập từ cuối thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVIII. Vào giai đoạn đỉnh cao của nó, Đế quốc Anh được xem là đế quốc có diện tích lãnh thổ lớn nhất trong lịch sử nhân loại và là thế lực đứng đầu toàn cầu trong hơn một thế kỷ. Tại thời điểm lãnh thổ Đế quốc Anh đạt đến cực đại năm 1922, Đế chế đã cai trị khoảng 458 triệu người, chiếm 23% dân số thế giới lúc đó và bao phủ diện tích xấp xỉ 33,67 triệu km², chiếm 24% tổng diện tích toàn cầu. Đế quốc Anh còn là đế quốc có lãnh thổ lớn nhất trong lịch sử thế giới, do vậy những di sản về văn hóa, ngôn ngữ, luật pháp của Đế quốc Anh được truyền bá rộng rãi. Vào thời điểm nó đạt tới đỉnh cao của quyền lực, Đế quốc Anh thường được ví von với câu nói bất hủ "Đế quốc mặt trời không bao giờ lặn" bởi vì mặt trời luôn chiếu sáng trên ít nhất một trong những lãnh thổ của nó. Trong suốt Thời đại Khám phá vào thế kỷ XV và XVI, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai quốc gia châu Âu đi tiên phong trong đứng đầu phong trào thám hiểm thế giới và trong quá trình đó họ đã thiết lập các đế quốc hải ngoại lớn. Đố kỵ với sự thịnh vượng vô cùng lớn cùng nhiều lợi ích riêng mà hai đế quốc thực dân này giành được, các nước Anh, Pháp và Hà Lan bắt đầu thiết lập các thuộc địa và các mạng lưới mậu dịch của họ tại châu Mỹ, châu Á và Châu Phi. Một loạt cuộc chiến với Pháp và Hà Lan trong thế kỷ XVII và XVIII đã giúp Anh trở thành một cường quốc chi phối thống trị tại Bắc Mỹ và Ấn Độ. Nhưng đồng thời, uy thế của nước Anh (và cả Pháp) bị hạn chế tại châu Âu sau năm 1763, trước sự phát triển lớn mạnh của các cường quốc phía Đông như Phổ, Áo và Nga. Sự kiện Mười ba thuộc địa tại Bắc Mỹ giành được độc lập vào năm 1783 sau cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ khiến cho nước Anh mất đi một số thuộc địa lâu đời nhất và đông dân nhất của mình. Ngay sau đó nước Anh nhanh chóng chuyển sự quan tâm sang châu Phi, châu Á và Thái Bình Dương. Sau thất bại của nước Pháp trong cuộc chiến tranh Napoléon (1803 – 1815), nước Anh tận hưởng một thế kỷ thống trị hầu như không có đối thủ, và mở rộng phạm vi trên khắp toàn cầu. Địa vị thống trị của Anh sau này được ca ngợi như là "Pax Britannica" (Thái bình Anh Quốc), một giai đoạn mà châu Âu và thế giới tương đối thái bình (1815 – 1914), đây là thời điểm mà nước Anh nắm quyền bá chủ toàn cầu và tự tuyên bố họ là "người canh giữ cho hoà bình thế giới". Vào đầu thể kỷ 19, cuộc Cách mạng công nghiệp bắt đầu biến đổi nước Anh; tại thời điểm diễn ra cuộc "Đại Triển Lãm" vào năm 1851, nước Anh được ca ngợi như là "công xưởng của thế giới". Đế quốc Anh còn bành trướng đến Ấn Độ, phần lớn Châu Phi và nhiều khu vực khác trên thế giới. Cùng với sự kiểm soát chính thức của nước Anh đối với các thuộc địa riêng của mình, nó còn thống trị gần như toàn bộ nền thương mại của thế giới đồng nghĩa với việc là nó kiểm soát nền kinh tế của nhiều khu vực khác như châu Á và Mỹ Latinh. Tại nước Anh, những quan điểm chính trị đã thay đổi theo hướng ủng hộ chính sách tự do thương mại cùng chính sách tự do và phổ cập hoá đặc quyền bầu cử. Vào thế kỷ XIX, dân số của nước Anh đã gia tăng một cách mạnh mẽ, cùng với đó quá trình đô thị hoá nhanh chóng mà gây nên những căng thẳng nghiêm trọng về cả kinh tế cũng như xã hội. Để tìm kiếm các thị trường và các nguồn tài nguyên mới, Đảng Bảo thủ dưới thời Benjamin Disraeli đã khởi động một kỷ nguyên mới của chủ nghĩa bành trướng đế quốc tại Ai Cập, Nam Phi và nhiều nơi khác. Nhiều thuộc địa như Canada, Úc và New Zealand được trao quyền tự trị, một vài trong số đó được tái phân loại là quốc gia tự trị. Đến đầu thế kỷ XX, sự phát triển lớn mạnh của Đế quốc Đức và Hoa Kỳ dẫn đến sự uy hiếp lớn đến phần nào vị thế dẫn đầu về kinh tế của nước Anh. Chính sách đối ngoại của Anh quốc tập trung vào mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và hữu nghị với Hoa Kỳ, nhưng những căng thẳng về vấn đề ngoại giao và quân sự khiến quan hệ với nước Đức ngày càng trở nên xấu đi và là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Trong thời kỳ diễn ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Anh đã phải dựa nhiều vào đế quốc của mình về mặt nhân sự cũng như lương thực. Cuộc chiến này đã tạo ra một gánh nặng to lớn cả về mặt quân sự, tài chính và nguồn nhân lực cho nước Anh. Mặc dù sau cuộc chiến này, cương thổ của Đế quốc Anh đã được mở rộng lên tới cực điểm, bản thân nó đã không còn giữ được vị thế như là một cường quốc vô song về quân sự và công nghiệp được nữa. Trong Chiến tranh thế giới lần hai, các thuộc địa của Anh tại Đông Nam Á đã bị Nhật Bản chiếm đóng, điều này đã làm cho uy tín của đế quốc Anh bị suy giảm nghiêm trọng và đẩy nhanh quá trình sụp đổ của Đế quốc này. Sau chiến tranh, Anh phải trao quyền độc lập cho các thuộc địa của mình, trong đó đông dân và giá trị nhất là Ấn Độ. Trong những năm còn lại của thế kỷ XX, phần lớn những thuộc địa của Đế quốc Anh giành được độc lập như một phần của phong trào phi thuộc địa hóa từ các cường quốc châu Âu, sau đó Đế quốc Anh cáo chung với việc chuyển giao Hồng Kông cho Trung Quốc vào năm 1997. 14 lãnh thổ ở hải ngoại hiện vẫn thuộc chủ quyền của Anh. Sau độc lập, nhiều thuộc địa của Anh gia nhập khối Thịnh vượng chung các Quốc gia, một hiệp hội tự do của các quốc gia độc lập. 16 quốc gia có chung một người lãnh đạo duy nhất, Quốc vương Charles III, đó mới là chính thức Vương quốc Khối thịnh vượng chung. Nguồn gốc (1497 – 1583). Nền móng của Đế quốc Anh bắt đầu được xây dựng từ khi Anh và Scotland còn là hai vương quốc riêng biệt. Sau những thành công của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trong việc thám hiểm hải ngoại, đến năm 1496 Quốc vương Henry VII của Anh đã ủy quyền cho John Cabot dẫn đầu một cuộc hành trình khám phá một tuyến đường tới châu Á thông qua Bắc Đại Tây Dương. Cabot khởi hành năm 1497, tức 5 năm sau khi người châu Âu phát hiện châu Mỹ, và mặc dù ông ta đã đặt chân lên bờ biển của Newfoundland, họ đã không có bất kỳ nỗ lực nào để thiết lập nên một thuộc địa tại nơi đây (cũng như Cristoforo Colombo, ông nhầm tưởng rằng mình đến được châu Á). Cabot còn dẫn đầu một chuyến đi khác đến châu Mỹ vào năm sau, nhưng sau đó không còn nghe được tin tức gì về các tàu của ông nữa. Người Anh đã không tiếp tục nỗ lực nhằm thiết lập các thuộc địa tại châu Mỹ cho đến khi Nữ vương Elizabeth I trị vì trong những thập niên cuối của thế kỷ XVI. Vào thời điểm này, cuộc Cải cách Tin Lành khiến cho Anh và vương quốc Tây Ban Nha theo Công giáo trở thành kẻ thù của nhau. Năm 1562, Elizabeth I đã khuyến khích các thuyền trưởng hải tặc như John Hawkins và Francis Drake tiến hành các cuộc tấn công bắt nô lệ chống lại tàu Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ngoài khơi bờ biển Tây Phi với mục tiêu là thâm nhập vào việc buôn bán nô lệ Đại Tây Dương. Nỗ lực này bị người Tây Ban Nha đẩy lui, và đến khi cuộc chiến tranh Anh – Tây Ban Nha trở nên khốc liệt, Elizabeth lại chống lưng cho các tàu lùng tiếp tục tổ chức các cuộc tấn công vào các cảng Tây Ban Nha ở châu Mỹ và những tàu vận chuyển vượt Đại Tây Dương trở về Tây Ban Nha vốn được chất đầy kho báu của Tân thế giới. Trong khi đó, những nhà văn có ảnh hưởng như Richard Hakluyt và John Dee ("người đầu tiên sử dụng thuật ngữ "British Empire"") bắt đầu thúc giục thành lập một đế quốc riêng của nước Anh. Đến thời điểm này, Tây Ban Nha đã trở thành thế lực chiếm ưu thế tại châu Mỹ, Bồ Đào Nha đã thiết lập các cơ sở mậu dịch và các tiền đồn từ bờ biển châu Phi và Brasil sang Trung Quốc, còn Pháp đã bắt đầu thuộc địa hóa khu vực sông Saint-Laurent và nơi này sau đó trở thành Tân Pháp. Thuộc địa hóa Ireland. Mặc dù Anh đi sau các cường quốc châu Âu khác trong việc thiết lập các thuộc địa hải ngoại, nhưng trong thế kỷ XVI, họ đã tiến hành đưa những người Tin Lành từ Anh và Scotland đến Ireland, tiếp nối tiền lệ người Norman xâm chiếm Ireland vào năm 1169. Nhiều người đóng góp vào công cuộc thuộc địa hóa Ireland cũng đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc thuộc địa hóa tại Bắc Mỹ vào ban đầu, đặc biệt là một nhóm được gọi là "những người đàn ông miền Tây". "Đệ Nhất đế quốc" (1583 – 1783). Năm 1578, Nữ vương Elizabeth I đã ban một giấy phép cho Humphrey Gilbert tiến hành các cuộc khám phá và thám hiểm hải ngoại. Năm đó, Gilbert khởi hành đi Tây Ấn với ý định tham gia vào việc cướp biển và thiết lập một thuộc địa tại Bắc Mỹ, nhưng chuyến đi bị hủy bỏ trước khi thuyền vượt qua Đại Tây Dương. Năm 1583, ông ta bắt tay vào một nỗ lực thứ hai, lần này tới được đảo Newfoundland và tuyên bố chủ quyền cảng của đảo này thuộc về Anh, mặc dù không để bất cứ người định cư nào ở lại. Gilbert sau đó đã qua đời trong chuyến đi trở về nước Anh. Sự nghiệp của ông được người em trai cùng mẹ khác cha của mình là Walter Raleigh kế tục, ông ta cũng đã được Elizabeth I cấp giấy phép vào năm 1584. Trong năm đó, Raleigh đã cho thiết lập một thuộc địa tại đảo Roanoke trên bờ biển Bắc Carolina ngày nay, tuy nhiên do thiếu đồ dự trữ nên thuộc địa thất bại. Năm 1603, Quốc vương James VI của Scotland trở thành vua của nước Anh và một năm sau đó, ông đàm phán với người Tây Ban Nha ký vào Hiệp ước Luân Đôn, chấm dứt tình trạng thù địch bấy lâu nay. Lúc này, nước Anh ở trong trạng thái hòa bình với đại kình địch của nó, người Anh đã chuyển dần sự quan tâm của họ từ việc cướp bóc cơ sở hạ tầng thuộc địa của các quốc gia khác sang việc thành lập các thuộc địa hải ngoại. Đế quốc Anh bắt đầu thành hình vào đầu thế kỷ XVII, khi nước Anh tiến hành thuộc địa hóa Bắc Mỹ và các đảo nhỏ trong vùng Caribe, cùng với đó là việc thành lập những công ty tư nhân, đáng chú ý nhất là Công ty Đông Ấn Anh, để quản lý các thuộc địa và mậu dịch hải ngoại. Thời kỳ này kéo dài cho đến khi Mười ba thuộc địa giành được độc lập sau khi cuộc chiến tranh giành độc lập Hoa Kỳ kết thúc vào cuối thế kỷ XVIII và được các sử gia gọi là "Đế quốc Anh đầu tiên". Châu Mỹ, châu Phi và buôn bán nô lệ. Caribe ban đầu có các thuộc địa quan trọng và sinh lợi nhất cho Anh, sau khi nhiều nỗ lực thuộc địa hóa vùng này bị thất bại. Một nỗ lực nhằm lập một thuộc địa tại Guyana chỉ kéo dài trong vòng hai năm và mục tiêu chính của nó là tìm kiếm các mỏ vàng đã bị thất bại. Các thuộc địa St Lucia (1605) và Grenada (1609) cũng nhanh chóng bị hủy bỏ, nhưng các khu định cư đã được thiết lập thành công tại St. Kitts (1624), Barbados (1627) và Nevis (1628). Các thuộc địa nhanh chóng tuân theo hệ thống các đồn điền trồng mía mà người Bồ Đào Nha áp dụng thành công tại Brasil, hệ thống này dựa trên lao động nô lệ và ban đầu dựa vào các tàu của Hà Lan tới để bán nô lệ và mua đường. Để đảm bảo rằng nguồn lợi nhuận đang ngày càng tăng lên của hoạt động thương mại này vẫn nằm trong tay người Anh, năm 1651 Quốc hội ra sắc lệnh rằng chỉ có tàu Anh mới được phép qua lại để giao dịch trong các thuộc địa của Anh. Điều này dẫn đến tình trạng thù địch với Hà Lan và bùng nổ một loạt các cuộc chiến giữa Anh và Hà Lan, cuối cùng đã giúp củng cố vị thế của Anh tại châu Mỹ và làm mất uy thế của Hà Lan. Năm 1655, Anh sáp nhập hòn đảo Jamaica từ tay của người Tây Ban Nha và thành công trong việc thuộc địa hóa Bahamas vào năm 1666. Khu định cư lâu dài đầu tiên của người Anh tại châu Mỹ được thành lập tại Jamestown vào năm 1607, dưới sự lãnh đạo của thuyền trưởng John Smith và chịu sự quản lý của Công ty Virginia. Nước Anh tiếp đó tiến hành xâm chiếm và tuyên bố chủ quyền đối với Bermuda sau khi kỳ hạm của công ty đắm tại đây vào năm 1609 và đến năm 1615 quần đảo này được chuyển giao sang công ty Đảo Somers. Đặc quyền của Công ty Virginia bị thu hồi vào năm 1624 và vùng đất Virginia nằm dưới sự cai quản trực tiếp của nhà vua, tiếp theo sau đó thuộc địa Virginia được thành lập. Công ty Luân Đôn và Bristol được thành lập vào năm 1610 với mục đích lập ra một khu định cư lâu dài trên đảo Newfoundland, nhưng nói chung là không thành công. Năm 1620, Plymouth được thành lập để làm nơi cư trú cho những người theo chủ trương phân lập của Thanh giáo mà sau này được biết đến là những người hành hương. Sau này, chạy trốn khỏi ngược đãi tôn giáo trở thành động cơ để nhiều người Anh muốn trở thành người khai hoang, họ phải mạo hiểm trong hành trình gian khổ để vượt Đại Tây Dương: Maryland được thành lập vào năm 1634 để làm nơi cư trú của giáo dân Công giáo La Mã, Rhode Island (1636) là một thuộc địa khoan dung với tất cả các tôn giáo, Connecticut (1639) cho tín đồ Công Lý hội (Congregational Church). Tỉnh Carolina được thành lập năm 1663. Sau khi pháo đài Amsterdam đầu hàng vào năm 1634, người Anh giành quyền kiểm soát thuộc địa Tân Hà Lan của Hà Lan và đổi tên thành New York. Điều này được chính thức hóa trong cuộc đàm phán sau Chiến tranh Anh-Hà Lan lần thứ hai, và nó được trao đổi bằng Suriname. Trong năm 1681, William Penn thành lập thuộc địa Pennsylvania. Các thuộc địa Mỹ đạt được ít thành công về mặt tài chính hơn so với các thuộc địa tại Caribe, nhưng bù lại chúng lại có được nhiều vùng đất màu mỡ cho nông nghiệp và điều này giúp thu hút một số lượng lớn các di dân người Anh vốn ưa thích khí hậu ôn đới tại đó. Năm 1670, Quốc vương Charles II cấp đặc quyền để hợp thành tổ chức Công ty Vịnh Hudson (HBC), được độc quyền về mậu dịch da lông thú tại một khu vực được gọi là vùng lãnh thổ của Rupert, và phần lớn Quốc gia tự trị Canada được hình thành nên từ vùng lãnh thổ này. Người Pháp thường xuyên tấn công các pháo đài và trạm mậu dịch do Công ty HBC thành lập, người Pháp cũng thiết lập thuộc địa mậu dịch da lông thú của mình tại vùng đất Tân Pháp liền kề. Hai năm sau, Công ty Hoàng gia châu Phi được thành lập, nó được Quốc vương Charles ban cho độc quyền giao dịch để cung cấp nô lệ cho các thuộc địa của Anh tại Caribe. Ngay từ đầu, chế độ nô lệ là cơ sở của Đế quốc Anh tại Tây Ấn. Cho đến khi bãi bỏ việc buôn bán nô lệ vào năm 1807, nước Anh chịu trách nhiệm cho việc vận chuyển 3,5 triệu nô lệ người châu Phi đến châu Mỹ, chiếm 1/3 toàn bộ nô lệ vận chuyển qua Đại Tây Dương. Để tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch này, nhiều pháo đài đã được thiết lập trên bờ biển Tây Phi, chẳng hạn như đảo James, Accra và đảo Bunce. Tại Caribe thuộc Anh, tỷ lệ của dân số gốc Phi tăng từ 25% năm 1650 lên khoảng 80% vào năm 1780 và tại 13 thuộc địa là từ 10% đến 40% trong cùng kỳ (phần lớn tại các thuộc địa miền Nam). Đối với các thương nhân nô lệ, giao dịch này cực kỳ sinh lợi và trở thành một trụ cột kinh tế chính cho các thành phố phía tây Anh như Bristol và Liverpool, hình thành góc thứ ba của cái gọi là mậu dịch tam giác với châu Phi và châu Mỹ. Các điều kiện khắc nghiệt và mất vệ sinh trên tàu chở nô lệ và chế độ ăn uống nghèo nàn dẫn đến tỷ lệ tử vong trong vận chuyển Phi-Mỹ trung bình là một phần bảy. Trong năm 1695, Quốc hội Scotland cấp một đặc quyền cho Công ty Scotland, công ty này đã thiết lập một khu định cư tại eo đất Panama vào năm 1698. Bị những người thực dân Tây Ban Nha tại Tân Grenada lân cận bao vây và bị ảnh hưởng từ bệnh sốt rét, thuộc địa trên đã bị từ bỏ hai năm sau đó. Kế hoạch Darien là một thảm họa tài chính đối với Scotland – 1/4 ngân sách của Scotland đã bị mất trong thương vụ này- kết thúc hy vọng của Scotland về việc thành lập đế quốc hải ngoại riêng. Điều này cũng tạo ra một hệ quả chính trị to lớn, nó đã khiến cho chính phủ của cả Anh và Scotland tin vào giá trị của một liên minh các quốc gia, thay vì chỉ có một vị vua chung. Điều này được thực hiện vào năm 1707 bằng Hiệp định Liên minh, thành lập nên Vương quốc Anh. Kình địch với đế quốc Hà Lan tại châu Á. Vào giai đoạn cuối của thế kỷ XVI, Anh và Hà Lan bắt đầu thách thức sự độc quyền mậu dịch của Bồ Đào Nha với châu Á, hình thành các công ty cổ phần tư nhân để tài trợ cho các chuyến hành trình: Công ty Đông Ấn Anh và Công ty Đông Ấn Hà Lan, chúng được ban đặc quyền lần lượt vào năm 1600 và 1602. Mục đích chủ yếu của những công ty này là khai thác mậu dịch gia vị sinh lợi, một nỗ lực tập trung chủ yếu vào hai khu vực: quần đảo Đông Ấn và một đầu mối quan trọng trong mạng lưới mậu dịch là Ấn Độ. Tại đây, họ đã cạnh tranh bá quyền mậu dịch với Bồ Đào Nha và cả với nhau. Mặc dù sau này nước Anh sẽ tỏ ra vượt trội hoàn toàn so với Hà Lan về phương diện là một đế quốc thực dân, nhưng trong một giai đoạn ngắn, nhờ vào sự tiến bộ hơn trong hệ thống tài chính cùng với ba cuộc chiến tranh với Anh trong thế kỷ XVII đã giúp Hà Lan có một vị thế mạnh hơn tại châu Á. Sự thù địch chỉ kết thúc sau cuộc Cách mạng Vinh quang vào năm 1688 khi một người Hà Lan là William xứ Orange trở thành Danh sách quân chủ Anh, điều này giúp mang lại hòa bình giữa Anh và Hà Lan. Hai quốc gia đã đạt được một thỏa thuận trong đó việc buôn bán gia vị của quần đảo Đông Ấn rơi vào tay của người Hà Lan và ngành công nghiệp dệt của Ấn Độ rơi vào tay của người Anh, nhưng lợi nhuận của ngành dệt may sớm vượt qua mặt hàng gia vị và đến năm 1720, doanh số bán hàng của công ty Anh vượt qua công ty của Hà Lan. Chiến tranh với Pháp. Hòa bình giữa Anh và Hà Lan năm 1688 tạo điều kiện để hai quốc gia bước vào chiến tranh Chín năm với tư cách là đồng minh. Tuy nhiên, xung đột tại châu Âu và hải ngoại giữa liên minh Pháp, Tây Ban Nha và liên minh Anh-Hà Lan dẫn đến kết quả là Anh trở thành một thế lực thực dân mạnh hơn Hà Lan, nguyên nhân là do Hà Lan buộc phải dành một phần lớn ngân sách quân sự của họ cho cuộc chiến tranh trên bộ vốn tốn kém tại châu Âu. Thế kỷ XVIII chứng kiến Anh (sau 1707 là Anh Liên hiệp) nổi lên trở thành cường quốc thực dân chi phối toàn thế giới và nước Pháp trở thành đối thủ chính trên vũ đài đế quốc. Carlos II của Tây Ban Nha từ trần vào năm 1700, và người thừa kế Tây Ban Nha và đế quốc thực dân của quốc gia này là Philippe [Felipe] xứ Anjou, một cháu nội của Quốc vương Pháp. Sự kiện này làm nổi lên triển vọng về sự hợp nhất Pháp và Tây Ban Nha cũng như các thuộc địa của họ, một điều mà Anh và các cường quốc khác tại châu Âu không bao giờ chấp nhận được. Năm 1701, Anh, Bồ Đào Nha và Hà Lan đứng về phía Đế quốc La Mã Thần thánh chống lại Tây Ban Nha và Pháp trong cuộc Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha, nó kéo dài cho đến tận năm 1714. Sau khi Hiệp ước Utrecht được thông qua, Felipe đã từ bỏ quyền thừa kế của bản thân và hậu duệ của ông ta đối với ngai vàng của nước Pháp và Tây Ban Nha mất đi đế quốc của nó tại châu Âu. Đế quốc Anh đã sáp nhập được nhiều lãnh thổ như: Anh chiếm được Newfoundland và Acadia từ tay người Pháp; Gibraltar và Minorca từ Tây Ban Nha. Gibraltar đã trở thành một căn cứ hải quân trọng yếu và cho phép Anh kiểm soát điểm ra vào Địa Trung Hải. Minorca được trả lại cho Tây Ban Nha sau Hiệp ước Amiens năm 1802 được ký kết. Tây Ban Nha cũng nhượng quyền "asiento" (cho phép bán nô lệ tại các thuộc địa Tây Ban Nha tại châu Mỹ) sinh lợi cho Anh. Trong các thập niên giữa của thế kỷ XVIII, có vài lần phát sinh xung đột quân sự trên tiểu lục địa Ấn Độ, gọi là các cuộc Chiến tranh Carnatic, khi Công ty Đông Ấn Anh và Công ty Đông Ấn Pháp đứng về phe các lãnh chúa địa phương để lấp đầy khoảng trống quyền lực để lại sau khi Đế quốc Mogul suy tàn. Trận Plassey diễn ra vào năm 1757, trong đó quân Anh dưới quyền Robert Clive đánh bại Nawab của Bengal và đồng minh Pháp của ông ta, dẫn đến việc Công ty Đông Ấn Anh kiểm soát Bengal và là thế lực quân sự và chính trị lớn tại Ấn Độ. Pháp chỉ còn giữ lại được quyền kiểm soát các lãnh thổ tách rời của họ, cùng với đó là bị hạn chế về quân sự và phải có nghĩa vụ hỗ trợ cho các quốc gia quốc gia chư hầu của Anh, kết thúc hy vọng của Pháp nhằm kiểm soát Ấn Độ. Trong các thập niên sau, Công ty Đông Ấn Anh từng bước tiến hành mở rộng các vùng lãnh thổ nằm dưới quyền kiểm soát của họ, tiến hành cai trị trực tiếp hoặc thông qua các lãnh chúa địa phương dưới sự răn đe vũ lực từ Quân đội Ấn Độ thuộc Anh – đại đa số trong đó là các lính sepoy người Ấn. Cuộc chiến tranh giữa Anh và Pháp tại Ấn Độ chỉ là một mặt trận trong cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756 – 1763) có quy mô toàn cầu, liên quan đến Pháp, Anh và các cường quốc châu Âu khác. Sự kiện ký kết Hiệp định Paris (1763) đã đem lại những hệ quả quan trọng cho tương lai của Đế quốc Anh. Tại Bắc Mỹ, tương lai cường quốc thực dân của Pháp tại đây kết thúc hữu hiệu bằng việc công nhận yêu sách của Anh đối với Vùng đất Rupert, và nhượng lại Tân Pháp cho Anh (để lại một cộng đồng Pháp ngữ đáng kể dưới quyền kiểm soát của Anh) và nhượng lại vùng đất Louisiana cho Tây Ban Nha. Tây Ban Nha nhượng lại vùng đất Florida cho Anh. Cùng với chiến thắng trước người Pháp tại Ấn Độ, cuộc Chiến tranh Bảy năm đã giúp nước Anh trở thành cường quốc hàng hải hùng mạnh nhất thế giới. Cách mạng Mỹ. Trong các thập niên 1760 và 1770, các quan hệ giữa Mười ba thuộc địa và Anh trở nên căng thẳng hơn, chủ yếu do của sự phẫn uất trước các nỗ lực của Quốc hội Anh nhằm quản lý và đánh thuế những người thực dân Mỹ mà không có sự đồng ý của họ. Tình trạng này đương thời được tóm tắt thông qua khẩu hiệu "Không đại biểu, không nộp thuế". Cách mạng Mỹ bắt đầu bằng việc bác bỏ uy quyền của Quốc hội và tiến tới tự quản. Nhằm đối phó, Anh phái binh sĩ đi tái lập quyền cai trị trực tiếp, dẫn đến bùng nổ chiến tranh vào năm 1775. Sang năm 1776, Hợp chúng quốc tuyên bố độc lập. Với việc người Pháp tham gia vào cuộc chiến tranh này trong năm 1778 làm cho cán cân quân sự nghiêng theo chiều hướng có lợi cho người Mỹ và sau một thất bại quyết định tại Yorktown vào năm 1781, Anh bắt đầu thương lượng các điều khoản hòa bình. Nền độc lập của Hoa Kỳ được công nhận trong Hòa ước Paris vào năm 1783. Đương thời, Mười ba thuộc địa châu Mỹ là vùng lãnh thổ hải ngoại đông dân nhất của Anh, sự mất mát này được một số sử gia nhìn nhận là sự chuyển tiếp giữa đế quốc "thứ nhất" và "thứ nhì", với việc nước Anh chuyển sự chú ý của mình từ châu Mỹ sang châu Á, Thái Bình Dương và sau đó là châu Phi. Trong tác phẩm "Sự giàu có của các quốc gia" được xuất bản năm 1776, Adam Smith lập luận rằng các thuộc địa là dư thừa và quá trình tự do thương mại sẽ thay thế các chính sách trọng thương cũ vốn biểu thị đặc điểm cho giai đoạn đầu của quá trình bành trướng thuộc địa, bắt nguồn từ chủ nghĩa bảo hộ của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Tăng trưởng mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Anh sau năm 1783 dường như xác nhận quan điểm của Smith rằng sự kiểm soát về mặt chính trị không phải là điều tất yếu đối với sự thành công về kinh tế. Các sự kiện tại Hoa Kỳ tác động đến chính sách của Anh tại Canada, tại đây có 40.000 đến 100.000 người Trung thành chiến bại di cư từ Hoa Kỳ sau khi độc lập. 14.000 người Trung thành đến các thung lũng sông Saint John và sông Saint Croix, lúc này đang là một phần của Nova Scotia, họ cảm thấy quá xa tỉnh lị tại Halifax, do đó Luân Đôn đã tách New Brunswick thành một thuộc địa riêng biệt vào năm 1784. Đạo luật Hiến pháp 1791 đã lập ra các tỉnh Thượng Canada (chủ yếu nói tiếng Anh) và Hạ Canada (chủ yếu nói tiếng Pháp) để nhằm xoa dịu căng thẳng giữa các cộng đồng người Pháp và người Anh và thi hành các hệ thống chinh phủ tương tự như tại Anh, với mục đích khẳng định quyền lực đế quốc và không cho phép kiểu kiểm soát nhân dân đối với chính phủ vốn được cho là dẫn đến Cách mạng Mỹ. Căng thẳng giữa Anh và Hoa Kỳ lại leo thang thành chiến tranh trong Các cuộc chiến tranh của Napoléon, do nước Anh nỗ lực cắt đứt mậu dịch của Hoa Kỳ với Pháp và nhảy lên các tàu của Hoa Kỳ để bắt những người sinh tại Anh nhập ngũ Hải quân Hoàng gia. Hoa Kỳ đã tuyên chiến, dẫn đến Chiến tranh năm 1812 và xâm chiếm lãnh thổ Canada, song biên giới tiền chiến được tái xác nhận qua Hiệp định Ghent 1814, đảm bảo tương lai của Canada sẽ tách biệt với Hoa Kỳ. Sự nổi lên của Đế quốc. Thám hiểm Thái Bình Dương. Kể từ năm 1718, việc đày ải đến các thuộc địa ở châu Mỹ là một hình phạt cho nhiều tội phạm hình sự khác nhau tại Anh, với khoảng một nghìn tù nhân được vận chuyển vượt Đại Tây Dương mỗi năm. Sau khi để mất 13 thuộc địa, nước Ạnh buộc phải tìm một địa điểm khác thay thế và đến năm 1783 thì Chính phủ Anh quay sang các vùng đất mới được phát hiện tại Úc. Bờ biển phía tây của Úc đã được người châu Âu phát hiện trong chuyến hành trình của nhà thám hiểm người Hà Lan Willem Jansz vào năm 1606 và sau này được Công ty Đông Ấn Hà Lan đặt tên là Tân Hà Lan, nhưng không có nỗ lực thuộc địa hóa tạiiÚc. Năm 1770, James Cook phát hiện bờ biển phía đông của Úc trong một chuyến hành trình khoa học đến khu vực Nam Thái Bình Dương và tuyên bố rằng lục địa này thuộc về nước Anh, ông ta đặt tên cho khu vực này là New South Wales. Năm 1778, nhà thực vật học trong hành trình của Cook là Joseph Banks đệ trình các bằng chứng cho chính phủ về sự thích hợp của vịnh Botany đối với việc thiết lập khu định cư hình sự và đến năm 1787 thì chuyến tàu đầu tiên chở tù nhân đã khởi hành, nó đến nơi vào năm 1788. Đế quốc Anh tiếp tục vận chuyển tù nhân đến Úc cho đến năm 1840. Nguồn xuất khẩu đem lại lợi nhuận cho các thuộc địa ở Úc đó là lông cừu và vàng, chủ yếu là do các phong trào tìm vàng tại thuộc địa Victoria, khiến thủ phủ Melbourne của thuộc địa này trở thành thành phố giàu nhất thế giới vào thời điểm đó và là thành phố lớn thứ hai, sau Luân Đôn, trong Đế quốc Anh. Trong chuyến hành trình của mình, James Cook cũng đã đặt chân đến New Zealand, vốn được nhà thám hiểm Hà Lan Abel Tasman phát hiện ra từ năm 1642. James Cook sau đó tuyên bố rằng chủ quyền của các đảo Bắc và Nam thuộc về hoàng gia Anh lần lượt vào năm 1769 và 1770. Ban đầu, mối quan hệ giữa những cư dân Maori bản địa và người châu Âu chỉ giới hạn trong việc giao dịch hàng hoá. Người châu Âu tăng cường định cư trong suốt những thập niên đầu của thế kỷ XIX, với nhiều trạm mậu dịch được thành lập, đặc biệt là tại đảo Bắc. Năm 1839, Công ty New Zealand đã công bố kế hoạch mua những vùng đất rộng lớn và thiết lập các thuộc địa tại New Zealand. Ngày 6 Tháng 2 năm 1840, Thuyền trưởng William Hobson và khoảng 40 tù trưởng Maori ký Hiệp ước Waitangi. Hiệp ước này được nhiều người cho là văn kiện sáng lập nên New Zealand, nhưng lại có sự diễn giải khác nhau giữa các phiên bản tiếng Maori và tiếng Anh của văn kiện này có nghĩa rằng nó tiếp tục là một văn kiện gây tranh cãi. Chiến tranh với Napoléon. Anh lại gặp thách thức trước nước Pháp của Napoléon Bonaparte, cuộc chiến này không giống như các cuộc chiến tranh khác từng xảy ra trước đó khi nó đại diện cho một tranh đua ý thức hệ giữa hai quốc gia. Không chỉ có vị thế của Anh trên thế giới bị đe dọa: Napoléon từng đe dọa xâm chiến bản thân Anh, cũng giống như quân đội của ông từng thực hiện với nhiều quốc gia trên lục địa châu Âu. Các cuộc chiến tranh Napoléon khiến người Anh buộc phải đầu tư một lượng lớn vốn và tài nguyên để giành chiến thắng. Hải quân Hoàng gia Anh phong tỏa các cảng của Pháp và giành được một chiến thắng quyết định trước một hạm đội Pháp-Tây Ban Nha tại Trafalgar vào năm 1805. Các thuộc địa hải ngoại cũng bị tấn công và chiếm đóng, bao gồm cả của Hà Lan do quốc gia này bị Napoléon sáp nhập vào năm 1810. Cuối cùng Pháp bị một liên minh các quân đội châu Âu đánh bại vào năm 1815. Anh một lần nữa lại là bên hưởng lợi từ các hòa ước: Pháp nhượng quần đảo Ionia, Malta (mà họ lần lượt chiếm đóng năm 1797, 1798), Mauritius, Saint Lucia và Tobago; Tây Ban Nha nhượng Trinidad; Hà Lan nhượng Guyana và Thuộc địa Cape. Anh trả Guadeloupe, Martinique, Guiana thuộc Pháp và Réunion cho Pháp; Java và Suriname cho Hà Lan, trong khi nắm quyền kiểm soát đối với Tích Lan (1795 – 1815). Bãi bỏ chế độ nô lệ. Sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghiệp khiến hàng hoá được nô lệ sản xuất trở nên ít quan trọng đối với nền kinh tế Anh. Với sự ủng hộ từ phong trào bãi nô Anh, Quốc hội Anh ban hành Đạo luật buôn bán nô lệ vào năm 1807, theo đó bãi bỏ việc buôn bán nô lệ trong đế quốc. Năm 1808, Sierra Leone được chỉ định là một thuộc địa chính thức của Anh cho các nô lệ được giải phóng. Đạo luật Bãi nô được thông qua vào năm 1833, bãi bỏ chế độ nô lệ tại Đế quốc Anh vào ngày 1 tháng 8 năm 1834 (ngoại trừ St. Helena, Tích Lan và các lãnh thổ do Công ty Đông Ấn Anh quản lý, song những ngoại lệ bị bãi bỏ sau đó). Theo Đạo luật này, nô lệ được giải phóng hoàn toàn sau một khoảng thời gian từ 4 đến 6 năm "học nghề". Và đồng thời chủ sở hữu nô lệ sẽ được chính phủ Anh bồi thường. "Thế kỷ đế quốc" của Anh (1815 – 1914). Từ năm 1815 đến 1914 là khoảng thời gian mà các sử gia cho là "thế kỷ đế quốc" của Anh, họ mở rộng lãnh thổ của mình thêm cùng với khoảng 400 triệu người. Chiến thắng trước Napoléon giúp Anh không còn bất kỳ đối thủ quốc tế đáng gờm nào, ngoại trừ với Nga tại Trung Á. Không gặp thách thức trên biển, Anh tiếp nhận vai trò là cảnh sát toàn cầu, về sau còn được gọi là "Pax Britannica" ("Thái bình Anh quốc"), và chính sách đối ngoại "cô lập quang vinh". Cùng với việc áp đặt kiểm soát chính thức lên các thuộc địa của mình, vị thế chi phối của Anh trong mậu dịch thế giới có nghĩa rằng họ kiểm soát hữu hiệu nền kinh tế của nhiều quốc gia, như Argentina và Xiêm La, là điều được một vài nhà sử học gọi là "đế quốc phi chính thức". Sức mạnh đế quốc của Anh được củng cố bằng tàu hơi nước và điện báo, các công nghệ mới được phát minh trong nửa cuối của thế kỷ XIX, cho phép họ kiểm soát và phòng thủ đế quốc. Đến năm 1902, Đế quốc Anh được liên kết với nhau bởi một mạng lưới cáp điện báo, được gọi là Toàn Hồng Tuyến. Công ty Đông Ấn tại châu Á. Công ty Đông Ấn Anh tiến hành mở rộng lãnh thổ của Đế quốc Anh tại châu Á. Quân đội của Công ty ban đầu gia nhập lực lượng với Hải quân Hoàng gia trong Chiến tranh Bảy năm và hai bên tiếp tục hợp tác trên các chiến trường nằm ngoài Ấn Độ: trục xuất quân Napoléon khỏi Ai Cập (1799), chiếm Java từ Hà Lan (1811), thu nhận Singapore (1819) và Malacca (​​1824) và đánh chiếm Miến Điện (1826). Từ căn cứ tại Ấn Độ, Công ty tiến hành mậu dịch xuất khẩu thuốc phiện ngày càng sinh lợi sang Trung Quốc kể từ thập niên 1730. Hoạt động mậu dịch này trở thành bất hợp pháp kể từ khi nó bị nhà Thanh cấm vào năm 1729, song buôn thuốc phiện giúp đảo nghịch sự mất cân bằng thương mại do Anh nhập khẩu trà vốn khiến một lượng lớn bạc đổ từ Anh sang Trung Quốc. Năm 1839, chính quyền Trung Quốc tại Quảng Châu cho tịch thu hơn 2 vạn hòm thuốc phiện, dẫn đến việc Anh tấn công Trung Quốc trong cuộc chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất và đem đến kết quả là người Anh chiếm đảo Hồng Kông - đương thời là một khu dân cư nhỏ. Vào cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, Chế độ quân chủ của nước Anh bắt đầu đảm nhiệm một vai trò lớn ngày càng tăng trong các sự vụ của Công ty. Một loạt đạo luật của Quốc hội được thông qua, gồm có Đạo luật Điều tiết 1773, Đạo luật Ấn Độ Pitt 1784 và Đạo luật Đặc quyền 1813 mà theo đó quy định các công việc của Công ty và thiết lập chủ quyền của chế độ Quân chủ đối với các lãnh thổ mà Công ty giành được. Cuộc khởi nghĩa của người Ấn Độ vào năm 1857 đã khiến cho sự tồn tại của Công ty đi đến hồi kết, cuộc chiến này bắt đầu bằng một cuộc binh biến của các sepoy. Cuộc khởi nghĩa này kéo dài trong sáu tháng thì kết thúc, với thiệt hại nặng về nhân mạng cho cả hai bên. Năm sau đó, Chính phủ Anh giải thể Công ty và nắm quyền kiểm soát trực tiếp đối với Ấn Độ thông qua Đạo luật Chính phủ Ấn Độ 1858, thiết lập Ấn Độ thuộc Anh, một toàn quyền được bổ nhiệm để quản lý Ấn Độ và Victoria của Anh được tôn làm Nữ hoàng Ấn Độ. Ấn Độ trở thành tài sản có giá trị lớn nhất của Đế quốc, "Minh châu của Quân chủ" và là nguồn lực quan trọng nhất đối với sức mạnh của nước Anh. Một loạt những vụ mất mùa nghiêm trọng xảy ra vào cuối thế kỷ XIX đã khiến cho nạn đói lan rộng tại tiểu lục địa Ấn Độ, trong đó ước tính có trên 15 triệu người chết. Công ty Đông Ấn Anh không tiến hành bất kỳ chính sách phối hợp nào để đối phó với nạn đói trong thời kỳ họ cai trị. Sau đó, khi nước Anh cai trị trực tiếp Ấn Độ, các ủy ban được thiết lập sau mỗi nạn đói để điều tra nguyên nhân và thi hành các chính sách mới, điều này diễn ra cho đến đầu thập niên 1900. Kình địch với đế quốc Nga. Trong thế kỷ XIX, Đế quốc Anh và Đế quốc Nga, vốn đang cố gắng mở rộng quyền lực đến khu vực Trung Á, ganh đua với nhau để lấp đầy các khoảng trống quyền lực bắt đầu từ việc Đế quốc Ottoman, vương triều Qajar và Đại Thanh suy sụp. Tình trạng kình địch tại Âu-Á này được gọi là "Ván cờ Lớn" (Great Game). Như Anh lo ngại, các chiến thắng của Nga trước Ba Tư và Ottoman biểu thị tham vọng đế quốc và khả năng của họ, làm dấy lên lo ngại tại Anh về một cuộc xâm chiếm bằng đường bộ vào Ấn Độ. Năm 1839, để nhằm giành thế chủ động trước nguy cơ này nước Anh đã xâm chiếm Afghanistan, tuy nhiên cuộc Chiến tranh Afghanistan-Anh thứ nhất lại là một thảm họa đối với nước Anh. Đây là một trong những thất bại thảm hại nhất trong thời đại Victoria, khi mà quân Anh bị bộ tộc Pashtun, vốn được trang bị bằng vũ khí do Nga cung cấp, tiêu diệt gần như toàn bộ trên đường rút khỏi Kabul. Chiến tranh Afghanistan-Anh thứ hai vào năm 1880 dẫn đến thất bại thảm hại của người Anh tại Maiwand, cũng như thành Kabul bị người Afghan bao vây và người Anh bị buộc phải rút về Ấn Độ. Thất bại trong Chiến tranh Afghanistan-Anh thứ ba vào năm 1919 buộc người Anh phải rời bỏ Afghanistan vĩnh viễn. Sau khi người Nga xâm chiếm khu vực Balkan của đế chế Ottoman vào năm 1853, lo ngại về ưu thế của Nga tại Địa Trung Hải và Trung Đông đã khiến Anh và Pháp xâm chiếm bán đảo Krym để tiêu diệt năng lực hải quân của Nga. Cuộc Chiến tranh Krym (1854–56) diễn ra sau đó đã áp dụng các kỹ thuật mới của chiến tranh hiện đại, và cũng là cuộc chiến tranh toàn cầu duy nhất giữa Anh và thế lực đế quốc khác trong thời kỳ "Pax Britannica", kết quả của cuộc chiến này là một thất bại nặng nề đối với Nga. Tình hình tại Trung Á vẫn chưa thể được giải quyết một cách ổn thỏa trong hai thập niên tiếp theo, sau khi Anh sáp nhập Baluchistan vào năm 1876 và Nga sáp nhập Kirghizia, Kazakhstan và Turkmenistan. Vào năm 1878, Đế quốc Ottoman đã chuyên giao đảo Síp cho Anh và đổi lại họ sẽ nhận được viện trợ nếu bị người Nga tấn công. Trong cùng năm, Nga và Anh đạt được một hiệp định về phạm vi ảnh hưởng của họ trong khu vực và trên toàn bộ các vấn đề còn tồn tại vào năm 1907 khi ký kết Hiệp ước thân thiện Nga-Anh. Cố gằng cuối cùng để mở rộng ảnh hưởng của mình ở Trung Á đã được người Anh thực hiện trong cuộc Viễn chinh Tây Tạng bất thành năm 1903-04. Sự kiện Hải quân Nga bị người Nhật hủy diệt trong Hải chiến cảng Lữ Thuận trong khuôn khổ Chiến tranh Nga-Nhật 1904–05 cũng hạn chế mối đe dọa của Nga đối với Anh. Cape đến Cairo Công ty Đông Ấn Hà Lan thành lập Thuộc địa Cape tại mũi phía nam của châu Phi vào năm 1652 để làm một trạm cho các tàu của họ đi và rời các thuộc địa tại Đông Ấn. Nước Anh chính thức sở hữu khu thuộc địa và những cư dân Afrikaner (hay Boer) chiếm đa số ở thuộc địa này vào năm 1806, từ trước đó nước Anh đã chiếm đóng nơi này vào năm 1795 để ngăn chặn nó rơi vào tay người Pháp sau khi Pháp xâm chiếm Hà Lan. Những di dân từ nước Anh bắt đầu tăng lên từ sau năm 1820, họ đã đẩy hàng nghìn người Boer vốn phẫn uất trước sự cai trị của Anh về phía bắc, người Boer sau đó thành lập các nước cộng hòa độc lập của họ song hầu hết đều đoản mệnh, tình trạng này được gọi là Đại Di cư (Great Trek) và diễn ra vào cuối thập niên 1830 và đầu thập niên 1840. Trong quá trình di dân, những người Boer đã đụng độ nhiều lần với người Anh, người Anh thì có chương trình riêng của mình nhằm khuếch trương thuộc địa tại Nam Phi và với vài chính thể châu Phi, bao gồm của người Sotho và Zulu. Cuối cùng thì người Boer cũng đã thành lập hai nước cộng hòa tồn tại lâu dài là: Cộng hòa Nam Phi hay Cộng hòa Transvaal (1852 – 1877; 1881 – 1902) và Quốc gia Tự do Oranje (1854 – 1902). Năm 1902, đế quốc Anh đã chiếm đóng hai nước cộng hòa này và ký kết một hiệp định với hai nước cộng hòa Boer sau Chiến tranh Boer thứ hai (1899 – 1902). Năm 1869, kênh đào Suez được khánh thành dưới quyền Napoléon III, liên kết Địa Trung Hải với Ấn Độ Dương. Ban đầu, Anh phản đối Kênh đào; song khi nó được khánh thành, giá trị chiến lược của nó nhanh chóng được công nhận và trở thành "tĩnh mạch cổ của Đế quốc". Năm 1875, chính phủ Bảo thủ của Benjamin Disraeli mua từ quân chủ Ai Cập đang mắc nợ là Isma'il Pasha 44% cổ phần của Kênh đào Suez với giá £4 triệu. Mặc dù điều này không trao cho Anh quyền kiểm soát lập tức thủy đạo chiến lược, song tạo cho Anh đòn bẩy. Kiểm soát tài chính chung Anh-Pháp đối với Ai Cập kết thúc khi Anh chiếm đóng hoàn toàn Ai Cập vào năm 1882. Pháp vẫn là đại cổ đông và nỗ lực làm suy yếu vị thế của Anh, song nhờ có một thỏa hiệp đạt được theo Hiệp định Constantinopolis 1888, mà vì thế Kênh đào đã trở thành một lãnh thổ trung lập chính thức. Với sự cạnh tranh của Pháp, Bỉ và Bồ Đào Nha ở hạ lưu khu vực sông Congo đã phá hoại sự thuộc địa hóa một cách có trật tự ở vùng châu Phi nhiệt đới, Hội nghị Berlin 1884–85 đã được tổ chức nhằm điều chỉnh sự cạnh tranh giữa các thế lực châu Âu trong cái được gọi là "Tranh giành châu Phi" theo định nghĩa "chiếm đóng hữu hiệu" với tư cách là tiêu chuẩn về công nhận quốc tế cho các yêu sách lãnh thổ. Sự tranh giành này tiếp tục trong thập niên 1890 và khiến cho Anh tái cân nhắc lại quyết định triệt thoái khỏi Sudan vào năm 1885. Một lực lượng liên quân gồm quân Anh và Ai Cập đã đánh bại quân Mahdi vào năm 1896 và đẩy lui một cuộc xâm chiếm của Pháp tại Fashoda vào năm 1898. Sudan trên danh nghĩa nằm dưới chế độ đồng trị Anh-Ai Cập, song trên thực tế nó là một thuộc địa của Anh. Những thâu tóm của Anh tại miền nam và miền đông châu Phi đã thúc đẩy Cecil Rhodes, nhà tiên phong của quá trình bành trướng của Anh tại châu Phi, đề xuất xây dựng một tuyến đường sắt từ "Cape đến Cairo" liên kết Kênh đào Suez có tầm quan trọng về mặt chiến lược với miền Nam giàu khoáng sản. Trong thập niên 1880 và 1890, Rhodes cùng với Công ty Nam Phi thuộc Anh do ông sở hữu chiếm đóng và sáp nhập các lãnh thổ mà sau đó được đặt là Rhodesia theo họ của ông. Cải biến địa vị của các thuộc địa da trắng. Con đường dẫn đến độc lập đối với các thuộc địa da trắng của Đế quốc Anh bắt đầu với Báo cáo Durham năm 1839, trong đó đề xuất rằng chính phủ nên trao quyền thống nhất và tự quản cho Thượng và Hạ Canada, như một giải pháp cho các bạo động vũ trang tại đây vào năm 1837. Điều này bắt đầu bằng việc thông qua Đạo luật Liên minh năm 1840, theo đó thiết lập Tỉnh Canada. Hệ thống chính phủ không chuyên quyền đầu tiên được công nhận tại Nova Scotia vào năm 1848 và nhanh chóng được mở rộng cho các thuộc địa khác của Anh tại Bắc Mỹ. Sau khi Quốc hội Anh thông qua Đạo luật Bắc Mỹ thuộc Anh năm 1867, Canada, New Brunswick và Nova Scotia đã hợp nhất thành Quốc gia tự trị Canada, một liên bang được hưởng quyền tự trị hoàn toàn với ngoại lệ là các quan hệ quốc tế. Úc và New Zealand giành được mức độ tự trị tương tự sau năm 1900, khi các thuộc địa Úc liên bang hóa vào năm 1901. Thuật ngữ "tình trạng quốc gia tự trị" chính thức được giới thiệu tại Hội nghị Thuộc địa năm 1907. Những thập niên cuối cùng của thế kỷ XIX chứng kiến các chiến dịch chính trị mang tính phối hợp đòi quyền tự quản cho Ireland. Ireland đã được hợp nhất với nước Anh theo Đạo luật Liên minh năm 1800 sau cuộc khởi nghĩa Ireland năm 1798 và nó đã phải trải qua một nạn đói khắc nghiệt từ năm 1845 đến năm 1852. Quyền tự trị dành cho Ireland đã được Thủ tướng Anh William Gladstone ủng hộ, ông ta hy vọng rằng Ireland có thể tiếp bước Canada để trở thành một quốc gia tự trị trong đế quốc, song Dự luật Tự trị năm 1886 của ông ta đã gặp phải thất bại tại Quốc hội. Mặc dù nếu dự luật này được thông qua Ireland chỉ nhận được mức độ tự trị thấp hơn nhiều so với các tỉnh của Canada trong liên bang của họ, song nhiều nghị viên lo ngại rằng một khi đất nước Ireland có được một sự độc lập tương đối, điều này sẽ tạo ra một mối đe dọa về mặt an ninh cho nước Anh hoặc đánh dấu bước khởi đầu cho sự tan rã của Đế quốc. Một dự luật tự trị thứ nhì cũng thất bại vì các nguyên nhân tương tự. Một dự luật thứ ba được Quốc hội thông qua vào năm 1914, song không được thi hành do Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng phát, dẫn đến cuộc khởi nghĩa Phục Sinh vào năm 1916. Thời kỳ 1914 – 1945. Bước sang thế kỷ XX, lo ngại bắt đầu tăng lên tại Anh rằng họ sẽ không còn có thể phòng thủ mẫu quốc và sự toàn vẹn của Đế quốc trong khi đương thời duy trì chính sách "cô lập vinh quang". Đức nhanh chóng phát triển thành một cường quốc quân sự và công nghiệp và lúc này được nhận định là đối thủ khả dĩ nhất trong bất kỳ cuộc chiến tranh tương lai nào. Nhận thấy rằng bản thân mình đang phải phân tán lực lượng trên khắp toàn bộ khu vực Thái Bình Dương và bị đe dọa tại mẫu quốc trước Hải quân Đế quốc Đức, nước Anh đã thiết lập một liên minh với Nhật Bản vào năm 1902 và với các cựu địch thủ là Pháp và Nga lần lượt vào năm 1904 và 1907. Chiến tranh thế giới thứ nhất. Nỗi lo sợ của người Anh về một cuộc chiến tranh với Đức đã trở thành hiện thực vào năm 1914 khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Nước Anh nhanh chóng xâm chiếm và chiếm đóng hầu hết thuộc địa hải ngoại của Đức tại châu Phi. Tại Thái Bình Dương, Úc và New Zealand cũng đã lần lượt chiếm đóng Tân Guinea thuộc Đức và Samoa. Các kế hoạch phân chia sau hậu chiến đối với Đế quốc Ottoman cùng phe với Đức đã được Anh và Pháp bí mật soạn thảo theo Hiệp định Sykes–Picot vào năm 1916. Hiệp định này không được tiết lộ cho Sharif của Mecca, là người được Anh khuyến khích tiến hành một cuộc khởi nghĩa Ả Rập chống lại đế quốc Ottoman, để nhằm tạo ấn tượng rằng nước Anh ủng hộ thiết lập một quốc gia Ả Rập độc lập. Anh tuyên chiến với Đức và các đồng minh của họ, điều này cũng liên lụy đến các thuộc địa và quốc gia tự trị của Anh vốn là những nguồn cung cấp quân sự, tài chính và tài nguyên vô giá. Trên 2,5 triệu binh sĩ phục vụ trong các quân đội của các quốc gia tự trị, cũng như có hành nghìn quân tình nguyện từ các thuộc địa hoàng gia. Đóng góp của các binh sĩ Úc và New Zealand trong Chiến dịch Gallipoli chống lại Đế quốc Ottoman vào năm 1915 đã tạo nên một tác động rất lớn đến hệ ý thức quốc gia tại quê hương của họ và đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình chuyển biến Úc và New Zealand từ các thuộc địa thành các quốc gia độc lập. Người Canada cũng nhìn nhận trận Vimy Ridge với một quan niệm tương tự. Đóng góp quan trọng của các quốc gia tự trị vào nỗ lực chiến tranh được Thủ tướng Anh David Lloyd George công nhận vào năm 1917 khi ông mời thủ tướng của các quốc gia tự trị tham gia một Nội các Chiến tranh Đế quốc để phối hợp chính sách đế quốc. Theo các điều khoản của Hòa ước Versailles kết thúc Thế Chiến vào năm 1919, đế quốc Anh đạt đến đỉnh cao của nó khi có thêm và 13 triệu thần dân mới. Các thuộc địa của Đức và Ottoman được phân cho các cường quốc Đồng Minh với vị thế do Hội Quốc Liên ủy thác. Anh giành được quyền kiểm soát Palestine, Transjordan, Iraq, nhiều vùng đất của Cameroon và Togo và Tanganyika. Bản thân các quốc gia tự trị cũng giành được các lãnh thổ ủy thác riêng: Liên bang Nam Phi giành được Tây-Nam Phi (nay là Namibia), Úc giành được Tân Guinea thuộc Đức và New Zealand giành được Tây Samoa. Nauru là một lãnh thổ ủy thác chung của Anh và hai quốc gia tự trị Thái Bình Dương. Thời kỳ giữa hai Thế Chiến. Trật tự thế giới đang thay đổi vốn bắt nguồn từ đại chiến, đặc biệt là sự lớn mạnh của Hoa Kỳ và Nhật Bản trở thành các cường quốc hải quân và trỗi dậy của các phong trào độc lập tại Ấn Độ và Ireland, dẫn đến một sự tái xem xét quan trọng liên quan đến chính sách đế quốc của Anh. Buộc phải lựa chọn giữa liên kết với Hoa Kỳ hoặc Nhật Bản, Anh quyết định không gia hạn liên minh với Nhật mà thay vào đó ký kết Hiệp định Hải quân Washington vào năm 1922, theo đó Anh chấp thuận sự đồng đẳng về hải quân với Hoa Kỳ. Quyết định này là nguồn gốc của nhiều tranh luận tại Anh trong thập niên 1930 khi các chính phủ quân phiệt nắm được quyền lực tại Nhật Bản và Đức một phần nhờ vào Đại khủng hoảng, do họ lo ngại rằng Đế quốc không thể tồn tại qua một cuộc tấn công đồng thời từ hai quốc gia. Vấn đề an ninh của đế quốc là một mối quan tâm nghiêm trọng tại Anh, bởi vì nó là vấn đề mang tính sống còn với nền kinh tế của nước Anh. Năm 1919, thất vọng bắt nguồn từ việc trì hoãn quyền tự trị của Ireland khiến các thành viên của Sinn Féin- một đảng ủng hộ độc lập và chiếm đa số ghế của Ireland trong Quốc hội Anh trong tổng tuyển cử năm 1918- thành lập một Nghị viện Ireland tại Dublin, và tại đây nền độc lập của Ireland đã được tuyên bố. Quân đội Cộng hòa Ireland đồng thời bắt đầu một chiến tranh du kích chống chính quyền Anh. Chiến tranh Anh-Ireland kết thúc vào năm 1921 trong bế tắc và hai bên ký kết Hiệp định Anh-Ireland thiết lập Quốc gia Tự do Ireland, một quốc gia tự trị nằm trong Đế quốc Anh, với nền độc lập tự chủ thật sự song vẫn có liên kết về hiến pháp với Quân chủ Anh. Bắc Ireland, gồm 6/32 quận của Ireland lập tức thi hành quyền lựa chọn theo hiệp định là duy trì tình trạng hiện hành trong Vương quốc Liên hiệp. Một cuộc đấu tranh tương tự đã bắt đầu tại Ấn Độ sau khi Đạo luật Chính phủ Ấn Độ năm 1919 thất bại trong việc xoa dịu phong trào đòi độc lập. Lo ngại về các âm mưu cộng sản và ngoại quốc sẽ sảy ra sau Âm mưu Ghadar đã khiến cho thiết quân luật được khôi phục theo các Đạo luật Rowlatt. Điều này dẫn đến căng thẳng, đặc biệt là tại khu vực Punjab, tại đây các biện pháp đàn áp đã lên đến cực độ trong cuộc Thảm sát Amritsar. Dư luận tại Anh bị chia rẽ về tính đạo đức của sự kiện, giữa những người cho rằng nó cứu Ấn Độ khỏi tình trạng hỗn loạn và những người cho rằng nó ghê tởm. Phong trào bất hợp tác tiếp đó được ngưng lại vào tháng 3 năm 1922 sau sự kiện Chauri Chaura và bất mãn tiếp tục âm ỉ trong 25 năm tiếp theo. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng phát, Ai Cập được tuyên bố là một quốc gia bảo hộ của Anh, nhưng đến năm 1922 thì nước này đã được trao trả độc lập một cách chính thức, song tiếp tục là một quốc gia chư hầu của Anh cho đến năm 1954. Các binh sĩ Anh duy trì đồn trú tại Ai Cập cho đến khi ký kết Hiệp định Anh – Ai Cập vào năm 1936, theo đó nhất trí rằng binh sĩ Anh sẽ triệt thoái song tiếp tục chiếm lĩnh và phòng thủ khu vực Kênh đào Suez. Đổi lại, Ai Cập được giúp đỡ để gia nhập Hội Quốc Liên. Iraq là một lãnh thổ ủy trị của Anh từ năm 1920 và cũng giành được tư cách thành viên của Hội Quốc Liên nhân danh bản thân sau khi giành độc lập từ Anh vào năm 1932. Tại Palestine, Anh đề xuất vấn đề hòa giải giữa các cộng đồng Ả Rập và Do Thái. Tuyên ngôn Balfour năm 1917 được hợp nhất vào các điều khoản ủy thác, cho rằng một tổ quốc cho người Do Thái sẽ được thiết lập tại Palestine và những người Do Thái nhập cư được chấp thuận đến một hạn định do thế lực ủy thác quy định. Điều này dẫn đến xung đột ngày càng gia tăng với cư dân Ả Rập, họ khởi nghĩa công khai vào năm 1936. Do mối họa chiến tranh với Đức gia tăng trong thập niên 1930, Anh xét thấy sự ủng hộ của cư dân Ả Rập tại Trung Đông quan trọng hơn thiết lập một quê hương cho người Do Thái và chuyển sang một lập trường thân Ả Rập, hạn chế người Do Thái nhập cư và dẫn đến kích hoạt một cuộc nổi loạn của người Do Thái. Các quốc gia tự trị có quyền được thiết lập chính sách đối ngoại riêng của mình, độc lập với Anh, điều này được công nhận tại hội nghị Đế quốc 1923. Yêu cầu của Anh về trợ giúp quân sự từ các quốc gia tự trị tại thời điểm bùng phát cuộc Khủng hoảng Chanak vào năm trước đó đã bị Canada và Nam Phi bác bỏ và Canada từ chối bị rằng buộc theo Hiệp ước Lausanne 1923. Sau những áp lực từ Ireland và Nam Phi, Hội nghị Đế quốc năm 1926 đã ban bố Tuyên ngôn Balfour, tuyên bố các quốc gia tự trị là "các cộng đồng tự trị trong Đế quốc Anh, bình đẳng về vị thế, không có bên nào phải lệ thuộc vào bên nào" trong một "Thịnh vượng chung của các Quốc gia Anh". Tuyên bố này được công nhận tính pháp lý theo Quy chế Westminster năm 1931. Các quốc hội của Canada, Úc, New Zealand, Liên bang Nam Phi, Quốc gia Tự do Ireland và Newfoundland lúc này đã không còn lệ thuộc vào sự kiểm soát về mặt lập pháp của Anh, họ có thể hủy bỏ các điều luật Anh và Anh không còn có thể thông qua các điều luật cho họ mà không được họ tán thành. Newfoundland quay lại tình trạng thuộc địa vào năm 1933 do các khó khăn tài chính trong Đại khủng hoảng. Ireland tách xa Anh hơn nữa khi đưa ra một hiến pháp mới vào năm 1937, theo đó Ireland thực tế trở thành một quốc gia cộng hòa. Chiến tranh thế giới thứ hai. Anh tuyên chiến với Đức vào tháng 9 năm 1939, điều này bao gồm cả các thuộc địa vương thất và Ấn Độ song điều này lại không liên quan đến các quốc gia tự trị. Úc, Canada, New Zealand, Newfoundland và Nam Phi đều nhanh chóng tuyên chiến với Đức, song Quốc gia Tự do Ireland lựa chọn duy trì trung lập pháp lý trong suốt chiến tranh. Sau khi Đức chiếm đóng Pháp vào năm 1940, Anh và đế quốc của mình cô độc chống lại Đức cho đến khi Liên Xô tham chiến vào năm 1941. Thủ tướng Anh Winston Churchill vận động thành công Tổng thống Franklin D. Roosevelt để Hoa Kỳ viện trợ quân sự, tuy nhiên Roosevelt vẫn chưa sẵn sàng yêu cầu Quốc hội đồng ý cho nước Mỹ tham gia vào cuộc chiến tranh này. Trong tháng 8 năm 1941, Churchill và Roosevelt đã họp và ký kết Hiến chương Đại Tây Dương, trong đó gồm có tuyên bố "quyền của toàn bộ các dân tộc được lựa chọn hình thức chính phủ mà họ cư trú" cần được tôn trọng. Diễn tả này không rõ ràng về việc nó ám chỉ các quốc gia châu Âu bị Đức xâm chiếm, hay các dân tộc bị các quốc gia châu Âu thuộc địa hóa và sau này được giải thích khác nhau từ người Anh, người Mỹ và các phong trào dân tộc. Trong tháng 12 năm 1941, Nhật Bản phát động tấn công Malaya thuộc Anh, căn cứ hải quân của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng và Hồng Kông. Phản ứng của Churchill trước việc Hoa Kỳ tham chiến là Anh lúc này cầm chắc chiến thắng và tương lai của đế quốc là an toàn, tuy nhiên cách thức mà người Anh nhanh chóng đầu hàng Nhật Bản đã hủy hoại hoàn toàn địa vị và uy tín của đế quốc Anh. Thất bại gây ra ảnh hưởng nặng nề nhất đối với uy tín của đế quốc Anh đó là việc để cho Singapore thất thủ, hòn đảo này trước đó được ca ngợi là một pháo đài bất khả xâm phạm và là một Gibraltar ở phương Đông. Nhận thức rằng Anh không thể bảo vệ toàn bộ đế quốc, Úc và New Zealand thiết lập các quan hệ mật thiết hơn với Hoa Kỳ sau khi xuất hiện các mối đe dọa từ lực lượng Nhật Bản. Kết quả là Hiệp ước ANZUS 1951 giữa Úc, New Zealand và Hoa Kỳ. Phi thuộc địa hóa và suy tàn (1945 – 1997). Mặc dù Anh và đế quốc là bên chiến thắng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, song cuộc chiến tranh này đã có tác động sâu sắc đến cả trong nước và hải ngoại. Phần lớn châu Âu—một lục địa chi phối thế giới trong vài thế kỷ—đã bị đổ nát và là nơi đóng quân của quân đội Hoa Kỳ và Liên Xô, hai quốc gia này giờ đây nắm giữ cân bằng quyền lực toàn cầu. Sau chiến tranh, nước Anh về cơ bản là đã phá sản, tình trạng không trả được nợ chỉ được ngăn chặn vào năm 1946 sau khi dàn xếp được một khoản vay 4,33 tỷ USD từ Hoa Kỳ, phần thanh toán cuối cùng của nó được hoàn trả vào năm 2006. Đương thời, các phong trào chống thực dân nổi lên trong các thuộc địa của các quốc gia châu Âu. Tình thế càng thêm phức tạp do cuộc Chiến tranh Lạnh gây ra sự kình địch ngày càng tăng giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Về mặt nguyên tắc thì cả Hoa Kỳ và Liên Xô đều phản đối chủ nghĩa thực dân châu Âu Phát biểu "gió đổi chiều" với ý nghĩa chủ yếu đó là những ngày tháng của Đế quốc Anh sẽ không còn bao lâu nữa và trên tất cả, Anh chấp thuận một chính sách giải thoát hòa bình với các thuộc địa của mình miễn là chúng có các chính phủ ổn định, phi cộng sản để chuyển giao quyền lực. Điều này tương phản với các cường quốc châu Âu khác như Pháp và Bồ Đào Nha, là những quốc gia tiến hành các cuộc chiến tranh tốn kém và cuối cùng không thành công để giữ đế quốc của họ được nguyên vẹn. Từ năm 1945 đến năm 1965, số lượng người nằm dưới sự cai trị của nước Anh và nằm ngoài Vương quốc Anh giảm từ 700 triệu xuống còn năm triệu, ba triệu trong số đó là tại Hồng Kông. Giải thoát ban đầu. Chính phủ Công đảng ủng hộ phi thuộc địa hóa đắc cử trong tổng tuyển cử năm 1945 và nằm dưới quyền Clement Attlee, họ hành động nhanh chóng nhằm giải quyết vấn đề cấp thiết nhất mà đế quốc đối diện: Ấn Độ độc lập. Hai chính đảng chủ yếu của Ấn Độ là Đảng Quốc Đại Ấn Độ và Liên minh người Hồi giáo tiến hành vận động về độc lập trong nhiều thập niên, song bất đồng về cách thức thực hiện. Đảng Quốc Đại tán thành một quốc gia Ấn Độ thế tục thống nhất, trong khi Liên minh người Hồi giáo thì lo ngại ưu thế từ người Ấn Độ giáo chiếm đa số, họ yêu cầu một quốc gia Hồi giáo riêng biệt cho các khu vực mà người Hồi giáo chiếm đa số. Bất ổn dân sự ngày càng gia tăng và một cuộc binh biến của Hải quân Hoàng gia Ấn Độ nổ ra vào năm 1946 khiến Clement Attlee cam kết rằng họ sẽ có được nền độc lập trước ngày 30 tháng 6 năm 1948. Khi mà tình hình trở nên khẩn cấp và nguy cơ về một cuộc nội chiến trở nên hiện hữu, Phó vương mới được bổ nhiệm (và cuối cùng) là Louis Mountbatten vội vàng đẩy nhanh tiến trình lên ngày 15 tháng 8 năm 1947. Biên giới do người Anh vẽ về đại thể phân chia Ấn Độ thành các khu vực của người Ấn Độ giáo và người Hồi giáo, khiến cho hàng chục triệu người trở thành nhóm thiểu số tại các quốc gia mới là Ấn Độ và Pakistan. Hàng triệu người Hồi giáo sau đó đi từ Ấn Độ sang Pakistan và người Ấn Độ giáo đi theo chiều ngược lại và xung đột giữa hai cộng đồng làm thiệt mạng hàng trăm nghìn người. Miến Điện, vốn được cai trị như là một phần của Ấn Độ thuộc Anh, và Sri Lanka giành được độc lập vào năm 1948. Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka trở thành các thành viên của Thịnh vượng chung, trong khi Miến Điện lựa chọn không tham gia. Tại khu vực lãnh thổ ủy thác Palestine của Anh nơi có đa số người Ả Rập cư trú cạnh một nhóm thiểu số người Do Thái, người Anh cũng phải đối diện với một vấn đề tương tự như tại Ấn Độ. Vấn đề phức tạp ở đây đo là do một lượng lớn người tị nạn Do Thái tìm cách để đến được Palestine sau nạn diệt chủng, trong khi người Ả Rập phản đối thành lập một quốc gia Do Thái. Nản lòng trước khó khăn của vấn đề, các cuộc tấn công từ các tổ chức bán quân sự Do Thái và gia tăng chi phí duy trì hiện diện quân sự, đến năm 1947 Anh tuyên bố rằng họ sẽ triệt thoái vào năm 1948 và để lại vấn đề cho Liên Hợp Quốc giải quyết. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sau đó bỏ phiếu cho một kế hoạch phân chia Palestine thành một quốc gia Do Thái và một quốc gia Ả Rập. Sau thất bại của Nhật Bản trong Chiến tranh thế khởi thứ hai, các phong trào kháng Nhật tại Malaya chuyển chú ý của họ về phía Anh, còn Anh hành động nhanh chóng để tái kiểm soát thuộc địa này, vốn coi trọng nó như là một nguồn cung cấp cao su và thiếc. Thực tế rằng các chiến sĩ du kích chủ yếu là người cộng sản gốc Hoa, điều này khiến cho nỗ lực của Anh nhằm dập tắt cuộc nổi dậy nhận được sự ủng hộ từ những người Mã Lai theo Hồi giáo vốn chiếm đa số, với điều kiện là một khi cuộc nổi dậy bị dập tắt thì họ sẽ được công nhận nền độc lập. Tình trạng khẩn cấp Malaya bắt đầu vào năm 1948 và kéo dài cho đến năm 1960, song đến năm 1957 thì Anh cảm thấy đủ tin tưởng để cấp độc lập cho Liên bang Malaya trong khối Thịnh vượng chung. Năm 1963, 11 bang của liên bang cùng với Singapore, Sarawak và Bắc Borneo hợp nhất thành Malaysia, tuy nhiên đến năm 1965 thì Singapore vốn có đa số cư dân là người Hoa bị trục xuất khỏi liên minh sau các xung đột giữa cư dân Mã Lai và Hoa. Brunei là một lãnh thổ bảo hộ của Anh từ năm 1888, từ chối gia nhập liên minh và duy trì tình trạng này cho đến khi độc lập vào năm 1984. Khủng hoảng Suez. Năm 1951, Đảng Bảo thủ quay lại nắm quyền tại Anh, dưới sự lãnh đạo của Winston Churchill. Churchill và những người Bảo thủ cho rằng vị thế cường quốc thế giới của Anh dựa trên việc đế quốc tiếp tục tồn tại, cùng với căn cứ tại Kênh đào Suez cho phép Anh duy trì vị thế ưu việt của mình tại Trung Đông bất chấp việc để mất Ấn Độ. Tuy nhiên, Churchill không thể lờ đi việc chính phủ cách mạng mới của Gamal Abdul Nasser tại Ai Cập vừa giành được chính quyền từ năm 1952 và năm sau đó Anh đã phải chấp thuận rằng binh sĩ Anh sẽ triệt thoái khỏi khu vực Kênh đào Suez và rằng Sudan sẽ được trao quyền tự quyết vào năm 1955, cùng với nền độc lập tiếp theo đó. Sudan đã được trao trả độc lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1956. Trong tháng 7 năm 1956, Nasser đơn phương quốc hữu hóa Kênh đào Suez. Vị Thủ tướng Anh đương thời là Anthony Eden đã đáp trả bằng cách thông đồng với Pháp để sắp đặt một cuộc tấn công của Israel vào Ai Cập, điều này sẽ tạo cho Anh và Pháp một cái cớ để can thiệp quân sự và tái chiếm kênh đào. Eden chọc giận Tổng thống Hoa Kỳ Dwight D. Eisenhower do nhân vật này không được thương nghị và vì thế Eisenhower từ chối ủng hộ cuộc xâm lược. Một lo ngại khác của Eisenhower đó là khả năng về một cuộc chiến tranh quy mô lớn với Liên Xô sau khi quốc gia này đe dọa can thiệp bằng cách đứng về phía Ai Cập. Eisenhower áp dụng đòn bẩy tài chính bằng cách đe dọa bán nguồn dự trữ bằng đồng bảng Anh của Hoa Kỳ và do đó gây ra sự phá giá đối với đồng Bảng của nước Anh. Mặc dù đạo quân xâm lược đã đạt được thành công về quân sự đối với mục tiêu của mình, song can thiệp của Liên Hợp Quốc và áp lực của Hoa Kỳ đã buộc Anh phải triệt thoái lực lượng của mình một cách nhục nhã và Eden đã phải từ chức Hệ quả. Cuộc Khủng hoảng Suez đã thực sự phơi bày một cách công khai các hạn chế của nước Anh trên thế giới và đã chứng thực cho sự suy tàn của đế quốc Anh trên vũ đài thế giới, không những thế nó còn cho thấy rõ rằng từ nay về sau họ không còn có thể hành động mà không có ít nhất là sự đồng ý, nếu không phải là sự ủng hộ hoàn toàn, của Hoa Kỳ. Các sự kiện tại Suez đã làm tổn thương đến sự kiêu hãnh quốc gia của Anh, khiến một nghị viên miêu tả nó như "Waterloo của Anh" và những người khác thì cho rằng quốc gia đã trở thành một "vệ tinh" của Hoa Kỳ". Margaret Thatcher sau đó đã miêu tả lối suy nghĩ mà bà tin rằng đã xảy đến cho các nhà lãnh đạo chính trị Anh như là "Hội chứng Suez", mà khiến cho họ "đi từ tin rằng nước Anh có thể làm bất cứ điều gì tới một niềm tin gần như thần kinh rằng nước Anh không thể làm được gì cả", từ đó Anh không phục hồi cho đến khi tái chiếm thành công quần đảo Falkland từ Argentina vào năm 1982. Khủng hoảng Suez khiến quyền lực của Anh tại Trung Đông bị suy yếu, song nó không sụp đổ. Anh lại triển khai quân đội đến khu vực này, tiến hành can thiệp tại Oman (1957), Jordan (1958) và Kuwait (1961), song các trường hợp này có sự tán thành của Hoa Kỳ, do chính sách đối ngoại của tân thủ tướng Harold Macmillan là duy trì liên kết vững chắc với Hoa Kỳ. Anh duy trì sự hiện diện quân sự tại Trung Đông trong nhiều thập niên sau. Vào ngày 16 tháng 1 năm 1968, một vài tuần sau sự kiện phá giá đồng Bảng, Thủ tướng Anh Harold Wilson và Bộ trưởng Quốc phòng Denis Healey tuyên bố rằng binh sĩ Anh sẽ triệt thoái khỏi các căn cứ quân sự trọng yếu tại phía đông của Suez, vốn gồm các căn cứ tại Trung Đông và chủ yếu là từ Malaysia và Singapore. Vào thời điểm đó hơn 50.000 quân nhân Anh vẫn còn đóng quân ở vùng Viễn Đông, bao gồm 30.000 ở Singapore. Anh triệt thoái khỏi Aden vào năm 1967, Bahrain vào năm 1971 và Maldives vào năm 1976. "Gió đổi chiều". Macmillan đưa ra một phát biểu tại Cape Town, Nam Phi vào tháng 2 năm 1960, ông nói "gió đổi chiều thổi qua lục địa này." Macmillan muốn tránh điều tương tự như chiến tranh thuộc địa mà Pháp chiến đấu tại Algérie và quá trình phi thuộc địa hóa được tiến hành nhanh chóng trong nhiệm kỳ thủ tướng của ông. Trong thập niên 1950, có ba thuộc địa là Sudan, Bờ Biển Vàng và Malaya giành được độc lập, con số trong thập niên 1960 gấp gần mười lần. Các thuộc địa còn lại của Anh tại châu Phi, ngoại trừ Nam Rhodesia tự quản, đều được trao trả độc lập cho đến trước năm 1968. Anh triệt thoái khỏi các khu vực miền nam và miền đông của châu Phi không phải là một quá trình hòa bình. Kenya đã giành được độc lập của sau cuộc khởi nghĩa Mau Mau kéo dài tám năm. Tại Rhodesia, Tuyên ngôn độc lập đơn phương vào năm 1965 của cộng đồng thiểu số da trắng đã dẫn đến một cuộc nội chiến kéo dài cho đến khi Hiệp định Lancaster House được kí kết vào năm 1979, với các điều khoản để công nhận nền độc lập vào năm 1980, cùng với đó là một quốc gia mới có tên gọi là Zimbabwe đã được thành lập. Tại Địa Trung Hải, một chiến tranh du kích do những người Síp gốc Hy Lạp tiến hành kết thúc bằng một quốc gia Síp độc lập vào năm 1960, tuy nhiên, Anh vẫn duy trì các căn cứ quân sự Akrotiri và Dhekelia. Các đảo Malta và Gozo tại Địa Trung Hải được trao trả độc lập một cách hữu nghị từ Anh vào năm 1964, bất chấp ý tưởng nổi lên vào năm 1955 về việc hợp nhất với Anh. Hầu hết lãnh thổ của Anh tại Caribe đều đã giành được độc lập sau khi Jamaica và Trinidad rút khỏi Liên bang Tây Ấn lần lượt vào năm 1961 và 1962. Liên bang Tây Ấn được thành lập vào năm 1958 trong một nỗ lực nhằm hợp nhất các thuộc địa của Anh tại Caribe dưới một chính phủ, song điều này sụp đổ sau khi liên bang mất hai thành viên lớn nhất. Barbados giành được độc lập vào năm 1966 và các đảo Đông Caribe còn lại giành độc lập trong các thập niên 1970 và 1980, song Anguilla và Quần đảo Turks và Caicos lựa chọn trở lại quyền kiểm soát của Anh sau khi họ đã sẵn sàng bắt đầu con đường độc lập. Quần đảo Virgin thuộc Anh, Quần đảo Cayman và Montserrat lựa chọn duy trì các quan hệ với Anh, trong khi Guyana giành độc lập vào năm 1966. Thuộc địa cuối cùng của Anh trên đại lục châu Mỹ là Honduras thuộc Anh trở thành một thuộc địa tự quản vào năm 1964 và đổi tên thành Belize vào năm 1973, nó giành được độc lập hoàn toàn vào năm 1981. Một tranh chấp với Guatemala về chủ quyền đối với Belize đã không được giải quyết. Các lãnh thổ của Anh tại Thái Bình Dương giành độc lập trong thập niên 1970, bắt đầu với Fiji vào năm 1970 và kết thúc với Vanuatu vào năm 1980. Nền độc lập của Vanuatu đã bị trì hoãn do xung đột chính trị giữa các cộng đồng Anh ngữ và Pháp ngữ, bởi vì quần đảo này chịu sự quản trị chung của Anh và Pháp. Fiji, Tuvalu, quần đảo Solomon và Papua New Guinea đã lựa chọn trở thành Vương quốc Khối thịnh vượng chung. Đế quốc kết thúc. Năm 1980, Rhodesia, thuộc địa châu Phi cuối cùng của nước Anh, trở thành quốc gia độc lập Zimbabwe. Tân Hebrides cũng giành được độc lập (trở thành Vanuatu) vào năm 1980, và Belize nối tiếp giành độc lập vào năm 1981. Đạo luật Quốc tịch Anh 1981 được thông qua, trong đó tái xác định các thuộc địa vương thất còn lại là "các lãnh thổ phụ thuộc Anh" (đổi tên thành Lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh vào năm 2002) có nghĩa là ngoài các đảo và tiền đồn nằm rải rác (và năm 1955 thu được đá không người tại Rockall tại Đại Tây Dương), quá trình phi thuộc địa hóa vốn bắt đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai phần lớn đã hoàn thành. Năm 1982, quyết tâm của Anh trong bảo vệ các lãnh thổ hải ngoại còn lại đã bị thử thách khi Argentina xâm chiếm quần đảo Falkland, dựa trên tuyên bố có từ thời Đế quốc Tây Ban Nha. Phản ứng quân sự thành công chung cuộc của Anh để tái chiếm quần đảo được nhiều người nhận định là góp phần làm đảo nghịch xu thế đi xuống của vị thế nước Anh trong vai trò là một cường quốc thế giới. Trong cùng năm, chính phủ Canada đoạn tuyệt liên kết tư pháp cuối cùng của họ với Anh khi chuyển quyền với hiến pháp Canada khỏi Anh. Quốc hội Anh thông qua Đạo luật Canada 1982, kết thúc sự cần thiết Anh tham gia vào thay đổi hiến pháp Canada. Tương tự như vậy, Đạo luật Hiến pháp 1986 được thông qua nhằm cắt đứt liên kết giữa hiến pháp Anh với hiến pháp của New Zealand, Đạo luật Úc 1986 cắt đứt liên kết giữa hiến pháp Anh và hiến pháp các bang của Úc. Trong tháng 9 năm 1982, Thủ tướng Margaret Thatcher đến Bắc Kinh để đàm phán với chính phủ Trung Quốc về Hồng Kông-lãnh thổ hải ngoại lớn và đông dân nhất cuối cùng của Anh. Theo các điều khoản của Điều ước Nam Kinh 1842, đảo Hồng Kông được nhượng vĩnh viễn cho Anh, song đại đa số thuộc địa cấu thành từ Tân Giới- lãnh thổ mà Anh thu được theo một hợp đồng thuê 99 năm vào năm 1898, sẽ hết hạn vào năm 1997. Thatcher ban đầu muốn giữ Hồng Kông và đề xuất về sự cai quản của nước Anh với chủ quyền của Trung Quốc, song Trung Quốc bác bỏ điều này. Một thỏa thuận đạt được vào năm 1984 – theo các điều khoản của Tuyên bố chung Trung-Anh, Hồng Kông sẽ trở thành một khu hành chính đặc biệt của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, duy trì phương thức sinh hoạt trong ít nhất 50 năm. Lễ bàn giao vào năm 1997 đối với nhiều người, bao gồm cả Charles, Thân vương xứ Wales, đánh dấu "sự kết thúc của Đế quốc". Nhân khẩu. Dân số và dân tộc trên các lãnh thổ. Cuốn "Encyclopædia Britannica" năm 1911 đưa ra số liệu sau đây về số lượng "người da trắng" và "người bản địa" (người da màu) trong đế quốc Anh và các vùng lãnh thổ của nó: Tôn giáo. Cuốn "Encyclopædia Britannica" năm 1911 đưa ra số liệu sau đây về tôn giáo trong đế quốc Anh: Di sản. Anh duy trì chủ quyền đối với 14 lãnh thổ bên ngoài Quần đảo Anh, chúng được đổi tên thành các lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh vào năm 2002. Một số lãnh thổ không có cư dân ngoại trừ các nhân viên quân sự hoặc khoa học tạm thời; các lãnh thổ còn lại được tự quản tại mức độ khác nhau và dựa vào Anh về đối ngoại và phòng thủ. Chính phủ Anh tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ bất kỳ lãnh thổ hải ngoại nào muốn theo đuổi độc lập. Chủ quyền của Anh đối với một vài lãnh thổ hải ngoại bị tranh chấp: Tây Ban Nha yêu sách với Gibraltar, Argentina yêu sách với quần đảo Falkland và Nam Georgia và Quần đảo Nam Sandwich và Mauritius cùng Seychelles yêu sách với Lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh. Lãnh thổ châu Nam Cực thuộc Anh chồng lấn với các yêu sách của Argentina và Chile, trong khi nhiều quốc gia không công nhận bất kỳ yêu sách lãnh thổ nào tại châu Nam Cực. Hầu hết các thuộc địa và lãnh thổ bảo hộ cũ của Anh nằm trong số 53 quốc gia thành viên của Thịnh vượng chung các Quốc gia, một hiệp hội phi chính trị và tự nguyện của các thành viên bình đẳng, với tổng dân số khoảng 2,2 tỷ người. 16 Vương quốc Thịnh vượng chung tiếp tục chia sẻ nguyên thủ quốc gia chung là Nữ vương Elizabeth II. Các quốc gia này là các thực thể pháp luật riêng biệt và bình đẳng – Anh, Úc, Canada, New Zealand, Papua New Guinea, Antigua và Barbuda, Bahamas, Barbados, Belize, Grenada, Jamaica, Saint Kitts và Nevis, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadines, Quần đảo Solomon và Tuvalu Trong nhiều thập niên và trong một số trường hợp là nhiều thế kỷ, sự cai trị và di cư của người Anh để lại dấu ấn tại các quốc gia độc lập phát sinh từ Đế quốc Anh. Đế quốc thiết lập việc sử dụng tiếng Anh tại các khu vực khắp thế giới. Ngày nay, đây là ngôn ngữ chủ yếu của đến 400 triệu người và được khoảng một tỷ rưỡi người nói như ngôn ngữ thứ nhất, thứ nhì hoặc ngoại ngữ. Sự truyền bá của tiếng Anh từ nửa cuối của thế kỷ XX là nhờ một phần vào ảnh hưởng văn hóa của Hoa Kỳ, bản thân quốc gia này hình thành từ các thuộc địa của Anh. Ngoại trừ tại châu Phi nơi gần như toàn bộ các cựu thuộc địa chọn hệ thống tổng thống chế, hệ thống nghị viện Anh đóng vai trò là khuôn mẫu cho chính phủ của nhiều cựu thuộc địa và thông luật Anh đối với các hệ thống tư pháp. Ủy ban Tư pháp Xu mật viện vẫn đóng vai trò là tòa án tối cao về phúc thẩm của một vài cựu thuộc địa tại Caribe và Thái Bình Dương. Các nhà truyền giáo Tin Lành của Anh đi khắp thế giới trước các binh sĩ và công chức để truyền bá các nhóm đạo Anh giáo đến tất cả lục địa. Kiến trúc thuộc địa Anh, như trong các nhà thờ, ga xe lửa và tòa nhà chính phủ, có thể trông thấy được tại nhiều thành phố từng là bộ phận của Đế quốc Anh. Các môn thể thao cá nhân và đồng đội phát triển tại Anh, đặc biệt là bóng đá, cricket, bóng bầu dục, quần vợt sân cỏ và golf—cũng được xuất khẩu. Lựa chọn của Anh về hệ thống đo lường, hệ thống đế quốc, tiếp tục được sử dụng tại một số quốc gia theo các cách thức khác nhau. Quy tắc đi xe bên trái đường được duy trì tại phần lớn cựu đế quốc. Biên giới chính trị do người Anh vẽ không phải luôn phản ánh đồng nhất dân tộc hoặc tôn giáo, góp phần vào các xung đột tại các khu vực cựu thuộc địa. Đế quốc Anh cũng chịu trách nhiệm đối với sự di cư của các dân tộc. Hàng triệu người rời khỏi Quần đảo Anh, với các dân định cư sáng lập của Hoa Kỳ, Canada, Úc và New Zealand chủ yếu đến từ Anh và Ireland. Căng thẳng giữa dân định cư da trắng trong các quốc gia này với các cộng đồng thiểu số bản địa của họ và giữa các cộng đồng thiểu số định cư da trắng và cộng đồng đa số bản địa tại Nam Phi và Zimbabwe. Những người định cư tại Ireland từ Anh để lại dấu ấn của họ bằng việc hình thành các cộng đồng dân tộc chủ nghĩa và liên minh chủ nghĩa tại Bắc Ireland. Hàng triệu người chuyển đi và từ các thuộc địa Anh, với số lượng lớn người Ấn Độ di cư đến các bộ phận khác của đế quốc, như Malaysia và Fiji và người Hoa đến Malaysia, Singapore và Caribe. Nhân khẩu tại Anh biến hóa sau Chiến tranh thế giới thứ hai do nhập cư đến Anh từ các cựu thuộc địa của mình.
10,172
66897068
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=10172
Nhiên liệu sinh học
Nhiên liệu sinh học (Tiếng Anh: "Biofuels", tiếng Pháp: "biocarburant") là loại nhiên liệu được hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc động thực vật (sinh học) như nhiên liệu chế xuất từ chất béo của động thực vật (mỡ động vật, dầu dừa...), ngũ cốc (lúa mỳ, ngô, đậu tương...), chất thải trong nông nghiệp (rơm rạ, phân...), sản phẩm thải trong công nghiệp (mùn cưa, sản phẩm gỗ thải...)... Phân loại chính. Nhiên liệu sinh học có thể được phân loại thành các nhóm chính như sau: Ưu điểm. Trước kia, nhiên liệu sinh học hoàn toàn không được chú trọng. Hầu như đây chỉ là một loại nhiên liệu thay thế phụ, tận dụng ở quy mô nhỏ. Tuy nhiên, sau khi xuất hiện tình trạng khủng hoảng nhiên liệu ở quy mô toàn cầu cũng như ý thức bảo vệ môi trường lên cao, nhiên liệu sinh học bắt đầu được chú ý phát triển ở quy mô lớn hơn do có nhiều ưu điểm nổi bật so với các loại nhiên liệu truyền thống (dầu khí, than đá...): Những hạn chế. Việc sản xuất cồn sinh học từ các nguồn tinh bột hoặc các cây thực phẩm được cho là không bền vững do ảnh hưởng tới an ninh lương thực. Khả năng sản xuất với quy mô lớn cũng còn kém do nguồn cung cấp không ổn định vì phụ thuộc vào thời tiết và nông nghiệp. Bên cạnh đó, giá thành sản xuất nhiên liệu sinh học vẫn cao hơn nhiều so với nhiên liệu truyền thống từ đó việc ứng dụng và sử dụng nhiên liệu sinh học vào đời sống chưa thể phổ biến rộng. Khả năng phát triển. Tại thời điểm hiện tại (2010), công nghệ sản xuất cồn sinh học từ các nguồn lignocellulose chưa đạt được hiệu suất cao và giá thành còn cao. Theo ước tính trong sau khoảng 7-10 năm, công nghệ này sẽ được hoàn thiện và đáp ứng được nhu cầu sản xuất và thương mại. Bên cạnh đó, khi nguồn nhiên liệu truyền thống cạn kiệt, nhiên liệu sinh học có khả năng là ứng cử viên thay thế. Tại Việt Nam. Khí sinh học được áp dụng ở nhiều miền quê, bằng cách ủ phân để lấy khí đốt. Trên thực tế, xăng sinh học E5 đã được lưu hành trên thị trường trong nước từ năm 2010. Từ năm 2011, Việt Nam có chính sách sử dụng xăng sinh học E5 (gồm hàm lượng Ethanol khan 5% (nồng độ cồn 99,5%) và 95% xăng A92) làm nguyên liệu thay thế cho xăng A92 truyền thống. Tuy nhiên, nhiều người còn lo ngại vì tính hút nước và dễ bị oxy hóa của Ethanol có thể làm hư hại buồng đốt nhiên liệu của động cơ. Để giải đáp nghi ngại này thì một số chuyên gia cho rằng: Do ethanol có trị số Octan cao tới 109 nên khi pha vào xăng sẽ làm tăng trị số Octane (tăng khả năng chống kích nổ của nhiên liệu). Thêm vào đó, với hàm lượng oxy cao hơn xăng thông dụng, giúp quá trình cháy trong động cơ diễn ra triệt để hơn, tăng công suất, giảm tiêu hao nhiên liệu, đồng thời giảm thiểu phát thải các chất độc hại trong khí thải động cơ. Đó là lý do vì sao nhiên liệu xăng sinh học được coi là nhiên liệu của tương lai, được cả thế giới quan tâm. Cần lưu ý là nếu sử dụng nhiên liệu xăng có hàm lượng ethanol cao có thể gây ảnh hưởng đến một số chi tiết kim loại, cao su, nhựa, polymer của động cơ. Tuy nhiên, với hàm lượng 5% ethanol trong E5 thì các ảnh hưởng này không xảy ra. Việc sử dụng xăng E5 giúp cải thiện tính năng động cơ, giảm phát thải, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và xã hội. Quá trình sử dụng E5 rất thuận tiện, không cần phải điều chỉnh động cơ khi chuyển đổi giữa nhiên liệu E5 và xăng thông thường. Không đổ xăng E5 vào bình chứa xăng khi không sử dụng xe trong thời gian từ 3 tháng trở lên. Với điều kiện độ ẩm cao của Việt Nam, nước trong không khí rất dễ hấp thụ vào xăng, có thể gây ra hiện tượng phân lớp trong xăng, khiến xăng giảm chất lượng, gây hỏng hóc động cơ.