text
stringlengths
24
60.6k
<s>[INST] Trách nhiệm của Tổng Cục Hậu cần trong thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của Bộ Quốc phòng [/INST] Căn cứ Điều 12 Thông tư 106/2021/TT-BQP trách nhiệm của Tổng Cục Hậu cần trong thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của Bộ Quốc phòng như sau: 1. Chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý, hướng dẫn thực hiện công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng trong Bộ Quốc phòng theo phạm vi điều chỉnh của Thông tư này và xử lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện. 2. Chỉ đạo Cục Doanh trại/Tổng cục Hậu cần a) Thẩm định thiết kế xây dựng công trình theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này; b) Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất việc thực hiện công tác quản lý chất lượng thiết kế xây dựng của cơ quan, đơn vị; c) Đề nghị người đứng đầu cơ quan, đơn vị hủy kết quả thẩm định và thu hồi quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng khi phát hiện công tác thẩm định có sai sót liên quan đến tính pháp lý, an toàn, chất lượng, chi phí và tiến độ công trình xây dựng; d) Đề xuất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có hình thức xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm; đ) Phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất xử lý các kiến nghị trong quá trình thực hiện thẩm định thiết kế xây dựng. </s>
<s>[INST] Trách nhiệm của Cơ quan liên quan Bộ Quốc phòng trong thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của Bộ Quốc phòng [/INST] Căn cứ Điều 13 Thông tư này trách nhiệm của Cơ quan liên quan Bộ Quốc phòng trong thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của Bộ Quốc phòng như sau: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp, tham gia thẩm định thiết kế xây dựng khi có đề nghị của cơ quan chuyên môn về xây dựng. </s>
<s>[INST] Trách nhiệm của Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòngtrong thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của Bộ Quốc phòng [/INST] Căn cứ Điều 14 Thông tư này trách nhiệm của Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòngtrong thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của Bộ Quốc phòng như sau: 1. Tổ chức thực hiện công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này. 2. Hủy kết quả thẩm định và thu hồi quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng. 3. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc quyền tổng hợp và gửi báo cáo kết quả thẩm định, quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng về Cục Doanh trại/TCHC để theo dõi, quản lý. </s>
<s>[INST] Mẫu Thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng [/INST] Tại Thông tư 106/2021/TT-BQP có quy định mẫu Thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng như sau: (1)(2)------------ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc--------------- Số: … V/v thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng (tên công trình) …, ngày … tháng … năm … Kính gửi: (3). (2) nhận được Tờ trình số ... ngày... của (3) đề nghị phê duyệt thiết xây dựng (tên công trình). Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020; Các căn cứ pháp lý khác có liên quan; Căn cứ hồ sơ kèm theo Tờ trình số... ngày ... của (3); Căn cứ Kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng (nếu có); Các căn cứ khác có liên quan; Sau khi xem xét, (2) thông báo cáo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng (tên công trình) như sau: I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH 1. Tên công trình: 2. Loại, cấp công trình: 3. Dự án: (tên dự án đầu tư xây dựng theo quyết định phê duyệt dự án). 4. Chủ đầu tư: 5. Địa điểm xây dựng: 6. Tổng mức đầu tư (theo quyết định phê duyệt dự án): 7. Nguồn vốn đầu tư: 8. Nhà thầu lập thiết kế xây dựng: 9. Nhà thầu khảo sát xây dựng (nếu có): 10. Nhà thầu thẩm tra thiết kế (nếu có): 11. Thời gian thực hiện: 12. Các thông tin khác có liên quan: II. NỘI DUNG HỒ SƠ TRÌNH THẨM ĐỊNH 1. Danh mục hồ sơ trình thẩm định a) Văn bản pháp lý: Liệt kê các văn bản pháp lý có liên quan trong hồ sơ trình thẩm định. b) Hồ sơ thiết kế xây dựng bước thiết kế trình thẩm định. c) Hồ sơ năng lực của các nhà thầu: Liệt kê mã số chứng chỉ năng lực của nhà thầu khảo sát (nếu có), nhà thầu lập thiết kế xây dựng, nhà thầu thẩm tra (nếu có); mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng (nếu có); chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết kế; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra (nếu có); Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài (nếu có). 2. Các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng. 3. Giải pháp thiết kế chủ yếu về: Kiến trúc, nền, móng, kết cấu, hệ thống kỹ thuật công trình, phòng chống cháy, nổ và các nội dung khác (nếu có). 4. Phương pháp lập dự toán được lựa chọn và các cơ sở để xác định các khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng trình thẩm định (nếu có). III. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ XÂY DỰNG 1. Sự tuân thủ quy định của pháp luật về lập, thẩm tra thiết kế xây dựng. 2. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân tham gia khảo sát, thiết kế, thẩm tra thiết kế. 3. Sự phù hợp của thiết kế xây dựng với thiết kế bước trước được cơ quan chuyên môn xác nhận (đóng dấu “THẨM ĐỊNH”). 4. Kiểm tra thiết kế xây dựng về đáp ứng yêu cầu an toàn công trình, sự tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật về áp dụng tiêu chuẩn trong thiết kế. 5. Sự tuân thủ quy định của pháp luật về việc xác định dự toán xây dựng. a) Sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ trình thẩm định dự toán xây dựng công trình; các căn cứ pháp lý để xác định dự toán xây dựng công trình; b) Sự phù hợp của dự toán xây dựng công trình với tổng mức đầu tư xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phương pháp xác định dự toán xây dựng công trình; c) Sự phù hợp của nội dung dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP với các nội dung và yêu cầu của dự án; d) Sự tuân thủ các quy định của pháp luật về việc áp dụng, tham khảo hệ thống định mức xây dựng, giá xây dựng công trình và các công cụ cần thiết khác theo quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, công bố; việc vận dụng, tham khảo dữ liệu về chi phí của công trình tương tự và các công cụ cần thiết khác để xác định dự toán xây dựng công trình; đ) Danh mục định mức dự toán mới, định mức dự toán điều chỉnh (nếu có) và phương pháp xác định; xác định danh mục các định mức cần tổ chức khảo sát trong quá trình thi công xây dựng; 6. Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường (nếu có). 7. Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật có liên quan. 8. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện thiết kế xây dựng (nếu có). IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Hồ sơ thiết kế xây dựng (tên công trình) đủ điều kiện để cơ quan chủ trì thẩm định triển khai các bước tiếp theo (hoặc chưa đủ điều kiện)./. Nơi nhận:- Như trên;- Chủ đầu tư;- Cơ quan chủ trì thẩm định;- Lưu: ... THỦ TRƯỞNG (2)(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) Ghi chú: (1) Cấp trên cơ quan chuyên môn về xây dựng. (2) Cơ quan chuyên môn về xây dựng. (3) Người đề nghị thẩm định. </s>
<s>[INST] Mẫu Quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng [/INST] Tại Thông tư 106/2021/TT-BQP có quy định mẫu Quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng như sau: (1)(2)------------ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc--------------- Số: … …, ngày … tháng … năm … QUYẾT ĐỊNH Về việc phê duyệt thiết kế xây dựng (tên công trình) THỦ TRƯỞNG (2) Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020; Các căn cứ pháp lý khác có liên quan. Theo đề nghị của (3) và Báo cáo thẩm định của (4). QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt hồ sơ thiết kế xây dựng (tên công trình) với những nội dung sau: 1. Tên công trình (hoặc bộ phận công trình): 2. Dự án: (tên dự án đầu tư xây dựng theo quyết định phê duyệt dự án). 3. Loại, cấp công trình: 4. Địa điểm xây dựng: 5. Nhà thầu khảo sát xây dựng (nếu có): 6. Nhà thầu lập thiết kế xây dựng: 7. Nhà thầu thẩm tra thiết kế xây dựng: 8. Quy mô, chỉ tiêu kỹ thuật; các giải pháp thiết kế nhằm sử dụng hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên (nếu có): 9. Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình: 10. Giá trị dự toán xây dựng theo từng khoản mục chi phí: 11. Danh mục tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng; 12. Các nội dung khác (nếu có). Điều 2. Chủ đầu tư căn cứ nội dung phê duyệt tại Điều 1 và Báo cáo kết quả thẩm định của (4), hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế xây dựng công trình và triển khai các bước tiếp theo, tuân thủ đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và Bộ Quốc phòng về quản lý đầu tư và xây dựng. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chủ đầu tư và Thủ trưởng (các đơn vị liên quan) chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. Nơi nhận:- Chủ đầu tư;- Các cơ quan;- Lưu: ... THỦ TRƯỞNG (2)(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) Ghi chú: (1) Cấp trên của cấp phê duyệt. Trường hợp cấp phê duyệt là Bộ Quốc phòng thì không có (1). (2) Cấp có thẩm quyền phê duyệt thiết kế xây dựng. (3) Người đề nghị thẩm định. (4) Cơ quan chuyên môn về xây dựng cấp phê duyệt. </s>
<s>[INST] Điều chỉnh thiết kế xây dựng công trình của Bộ Quốc phòng [/INST] Căn cứ Điều 7 Thông tư 106/2021/TT-BQP điều chỉnh thiết kế thực hiện theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau: 1. Việc điều chỉnh thiết kế phải được thẩm định, phê duyệt theo quy trình thẩm định, phê duyệt thiết kế trong các trường hợp: a) Điều chỉnh, bổ sung thiết kế có thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu sử dụng cho kết cấu chịu lực và biện pháp tổ chức thi công có ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình; b) Khi điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu điều chỉnh thiết kế cơ sở. 2. Các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét, phê duyệt, chịu trách nhiệm về quyết định điều chỉnh của mình và báo cáo người quyết định đầu tư. </s>
<s>[INST] Điều chỉnh dự toán xây dựng công trình của Bộ Quốc phòng [/INST] Căn cứ Điều 8 Thông tư này việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau: 1. Dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp: Khi điều chỉnh dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư; bổ sung thay đổi thiết kế không trái với thiết kế cơ sở; thay đổi cơ cấu chi phí dự toán xây dựng nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt. 2. Dự toán xây dựng công trình điều chỉnh gồm phần dự toán xây dựng công trình không điều chỉnh và phần dự toán xây dựng công trình điều chỉnh. 3. Việc điều chỉnh dự toán phải được thẩm định, phê duyệt theo quy trình thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng trong các trường hợp: a) Khi điều chỉnh tổng mức đầu tư; b) Dự toán xây dựng công trình điều chỉnh vượt dự toán đã phê duyệt nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt. 4. Các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 3 Điều này, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét, phê duyệt, chịu trách nhiệm về kết quả điều chỉnh của mình và báo cáo người quyết định đầu tư. </s>
<s>[INST] Điều kiện của hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng sau thiết kế cơ sở trong Bộ Quốc phòng [/INST] Căn cứ Khoản 1 Điều 9 Thông tư 106/2021/TT-BQP hồ sơ trình thẩm định phải bảo đảm tính pháp lý, phù hợp với nội dung đề nghị thẩm định như sau: Hồ sơ trình thẩm định được xem là hợp lệ khi bảo đảm các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, đúng quy cách, được trình bày với ngôn ngữ chính là tiếng Việt và được người đề nghị thẩm định kiểm tra, xác nhận. Phần hồ sơ thiết kế kiến trúc trong hồ sơ thiết kế xây dựng (nếu có) cần tuân thủ theo quy định của pháp luật về kiến trúc. </s>
<s>[INST] Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng sau thiết kế cơ sở trong Bộ Quốc phòng gồm những gì? [/INST] Căn cứ Khoản 2 Điều này hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, gồm: a) Tờ trình phê duyệt thiết kế xây dựng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; b) Các văn bản pháp lý kèm theo, gồm: Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng; hồ sơ bản vẽ thiết kế bước trước được cơ quan chuyên môn xác nhận (đóng dấu “THẨM ĐỊNH”); báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng của Nhà thầu tư vấn thẩm tra được chủ đầu tư xác nhận (nếu có); văn bản thẩm duyệt thiết kế phòng cháy, chữa cháy (nếu có), kết quả thực hiện thủ tục về đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có) và các văn bản khác có liên quan; Thủ tục về phòng cháy, chữa cháy thực hiện theo nguyên tắc đồng thời, không yêu cầu bắt buộc xuất trình tại thời điểm trình hồ sơ thẩm định, nhưng phải có kết quả gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng trước thời hạn thông báo, báo cáo kết quả thẩm định; c) Hồ sơ thiết kế xây dựng bước thiết kế trình thẩm định: Thuyết minh thiết kế, bản vẽ thiết kế, tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng; chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có) và quy trình bảo trì; d) Mã số chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế xây dựng, nhà thầu thẩm tra; mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết kế; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra; giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài (nếu có). </s>
<s>[INST] Quy trình thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng của Bộ Quốc phòng [/INST] Căn cứ Điều 10 Thông tư 106/2021/TT-BQP quy trình thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng của Bộ Quốc phòng như sau: 1. Gửi hồ sơ trình thẩm định a) Thiết kế xây dựng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt: Người đề nghị thẩm định lập Tờ trình gửi Thủ trưởng Bộ Quốc phòng; đồng thời, gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này đến cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng; b) Thiết kế xây dựng do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt: Người đề nghị thẩm định lập Tờ trình gửi Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; đồng thời, gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này đến cơ quan chuyên môn về xây dựng cơ quan, đơn vị và cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng trường hợp dự án do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đầu tư; c) Trường hợp cần lấy ý kiến phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ quan chủ trì thẩm định đề nghị người trình thẩm định gửi hồ sơ đến cơ quan cần lấy ý kiến; d) Hồ sơ trình thẩm định được gửi trực tiếp hoặc qua đường quân bưu. 2. Cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ trình thẩm định a) Từ chối tiếp nhận hồ sơ trình thẩm định trong trường hợp trình cơ quan thẩm định không đúng với thẩm quyền theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này, hoặc hồ sơ trình thẩm định không đảm bảo về tính pháp lý hoặc không hợp lệ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này; b) Tạm dừng thẩm định trong trường hợp: Trong thời hạn 20 ngày (kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng) người đề nghị thẩm định không thực hiện bổ sung hồ sơ hoặc không thể khắc phục các lỗi, sai sót về thông tin, số liệu trong nội dung hồ sơ dẫn đến không thể đưa ra kết quả thẩm định; c) Trường hợp từ chối tiếp nhận hoặc tạm dừng thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng có văn bản thông báo cho người đề nghị thẩm định nêu rõ lý do từ chối tiếp nhận, tạm dừng thẩm định và báo cáo cấp phê duyệt. Người đề nghị thẩm định trình thẩm định lại khi có yêu cầu; d) Cơ quan chuyên môn về xây dựng trả lại hồ sơ trình thẩm định trường hợp từ chối, tạm dừng thẩm định theo quy định tại điểm a, điểm b Khoản này. 3. Kết quả thẩm định a) Cơ quan chủ trì thẩm định báo cáo cấp phê duyệt thiết kế xây dựng kết quả thẩm định theo quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng thông báo kết quả thẩm định theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. 4. Việc đóng dấu, lưu trữ hồ sơ thẩm định tại cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện như sau: a) Hồ sơ trình thẩm định sau khi chỉnh sửa, hoàn thiện được cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra và đóng dấu xác nhận các nội dung đã được thẩm định trên các bản vẽ có liên quan của 01 bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế xây dựng. Mẫu dấu thẩm định theo quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Các bản vẽ đã đóng dấu thẩm định được giao lại cho người đề nghị thẩm định; người đề nghị thẩm định có trách nhiệm lưu trữ theo quy định pháp luật về lưu trữ và đáp ứng kịp thời theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng. Người đề nghị thẩm định có trách nhiệm nộp bản chụp (định dạng .PDF) thiết kế xây dựng đã đóng dấu thẩm định cho cơ quan chuyên môn về xây dựng; b) Khi kết thúc công tác thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm lưu trữ, bảo quản một số tài liệu, gồm: Tờ trình thẩm định; các kết luận của tổ chức, cá nhân tham gia thẩm định; văn bản góp ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan; thông báo kết quả thẩm định; các bản chụp tài liệu đã đóng dấu thẩm định theo quy định tại điểm a Khoản này. 5. Quá trình thẩm định, trường hợp cần thiết, cơ quan chuyên môn về xây dựng có quyền yêu cầu người đề nghị thẩm định lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 93 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP để thẩm tra các nội dung cần thiết phục vụ thẩm định, cụ thể như sau: a) Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân thẩm tra thiết kế xây dựng thực hiện theo quy định tại pháp luật về đấu thầu; b) Tổ chức tư vấn thẩm tra phải độc lập về pháp lý, tài chính với chủ đầu tư và với các nhà thầu tư vấn lập thiết kế xây dựng; c) Các bản vẽ được thẩm tra phải được đóng dấu theo quy định. 6. Phê duyệt thiết kế xây dựng Việc phê duyệt thiết kế xây dựng được thể hiện tại quyết định phê duyệt theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, gồm các nội dung chủ yếu như sau: a) Người phê duyệt; b) Tên công trình; c) Tên dự án; d) Loại, cấp công trình; đ) Địa điểm xây dựng; e) Nhà thầu khảo sát xây dựng (nếu có); g) Nhà thầu lập thiết kế xây dựng; h) Nhà thầu thẩm tra thiết kế xây dựng (nếu có); i) Quy mô, chỉ tiêu kỹ thuật; các giải pháp thiết kế nhằm sử dụng hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên (nếu có); k) Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình; l) Giá trị dự toán xây dựng theo từng khoản mục chi phí; m) Danh mục tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng; n) Các nội dung khác (nếu có). </s>
<s>[INST] Thời hạn thẩm định thiết kế xây dựng sau thiết kế cơ sở trong Bộ Quốc phòng [/INST] Căn cứ Điều 11 Thông tư này thời hạn thẩm định thiết kế xây dựng sau thiết kế cơ sở trong Bộ Quốc phòng như sau: 1. Thời hạn thẩm định được tính từ ngày cơ quan chủ trì thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này, đến ngày có báo cáo kết quả thẩm định. Thời hạn thẩm định như sau: a) Không quá 40 ngày làm việc đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I; b) Không quá 30 ngày làm việc đối với công trình cấp II, cấp III; c) Không quá 20 ngày làm việc đối với các công trình còn lại. 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu thực hiện thẩm định, căn cứ vào tính chất công trình, cơ quan chuyên môn về xây dựng xem xét lấy ý kiến tham gia thẩm định của các cơ quan liên quan (nếu cần thiết). Thời hạn tham gia ý kiến của cơ quan liên quan như sau: a) Không quá 20 ngày làm việc đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I; b) Không quá 15 ngày làm việc đối với công trình cấp II và cấp III; c) Không quá 10 ngày làm việc đối với các công trình còn lại. 3. Thời hạn thẩm định các nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này như sau: a) Không quá 15 ngày làm việc đối với công trình cấp III; b) Không quá 10 ngày làm việc đối với các công trình còn lại. </s>
<s>[INST] Thẩm quyền và nội dung thẩm định dự án do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đầu tư trường hợp thiết kế hai bước [/INST] Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Thông tư 106/2021/TT-BQP quy định về thẩm quyền và nội dung thẩm định dự án do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đầu tư trường hợp thiết kế hai bước như sau: a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng thẩm định các nội dung thiết kế theo quy định tại các điểm a, b, c, d, e, g khoản 2 Điều 5; các nội dung dự toán theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 3 Điều 5 Thông tư này; b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng của cơ quan, đơn vị thẩm định các nội dung thiết kế theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 5 và sự đáp ứng yêu cầu của thiết kế xây dựng với nhiệm vụ thiết kế, quy định tại hợp đồng thiết kế, quy định của pháp luật có liên quan; các nội dung dự toán theo quy định tại các điểm e, g, h khoản 3 Điều 5 Thông tư này. Tổng hợp kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng và ý kiến tham gia của các cơ quan liên quan làm cơ sở báo cáo cấp thẩm quyền phê duyệt thiết kế xây dựng. </s>
<s>[INST] Thẩm quyền và nội dung thẩm định dự án do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đầu tư trường hợp thiết kế ba bước [/INST] Căn cứ Khoản 2 Điều này quy định về thẩm quyền và nội dung thẩm định dự án do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đầu tư trường hợp thiết kế ba bước như sau: Cơ quan chuyên môn về xây dựng của cơ quan, đơn vị thẩm định các nội dung thiết kế theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 5 và các nội dung dự toán theo quy định tại các điểm e, g, h khoản 3 Điều 5 Thông tư này. </s>
<s>[INST] Thẩm quyền thẩm định thiết kế xây dựng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt [/INST] Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Thông tư 106/2021/TT-BQP có quy định về thẩm quyền thẩm định thiết kế xây dựng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt như sau: Cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan thẩm định thiết kế kỹ thuật trường hợp thiết kế ba bước; thẩm định thiết kế bản vẽ thi công trường hợp thiết kế hai bước. </s>
<s>[INST] Nội dung thẩm định thiết kế xây dựng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt [/INST] Tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này nội dung thẩm định thiết kế xây dựng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt như sau: 2. Nội dung thẩm định thiết kế theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 35 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây viết gọn là Nghị định số 15/2021/NĐ-CP), cụ thể như sau: a) Sự tuân thủ quy định của pháp luật về lập, thẩm tra thiết kế xây dựng; b) Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân tham gia khảo sát, thiết kế, thẩm tra thiết kế; c) Sự phù hợp của thiết kế xây dựng với thiết kế bước trước được cơ quan chuyên môn xác nhận (đóng dấu “THẨM ĐỊNH”); d) Kiểm tra thiết kế xây dựng về đáp ứng yêu cầu an toàn công trình, sự tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật về áp dụng tiêu chuẩn trong thiết kế; đ) Sự phù hợp của thiết kế xây dựng với yêu cầu về dây chuyền và thiết bị công nghệ (nếu có); e) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường (nếu có); g) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật có liên quan. 3. Nội dung thẩm định dự toán xây dựng công trình theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 13 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng (sau đây viết gọn là Nghị định số 10/2021/NĐ-CP), cụ thể như sau: a) Sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ trình thẩm định dự toán xây dựng công trình; các căn cứ pháp lý để xác định dự toán xây dựng công trình; b) Sự phù hợp của dự toán xây dựng công trình với tổng mức đầu tư xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phương pháp xác định dự toán xây dựng công trình; c) Sự phù hợp của nội dung dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP với các nội dung và yêu cầu của dự án; d) Sự tuân thủ các quy định của pháp luật về việc áp dụng, tham khảo hệ thống định mức xây dựng, giá xây dựng công trình và các công cụ cần thiết khác theo quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, công bố; việc vận dụng, tham khảo dữ liệu về chi phí của công trình tương tự và các công cụ cần thiết khác để xác định dự toán xây dựng công trình; đ) Danh mục định mức dự toán mới, định mức dự toán điều chỉnh (nếu có) và phương pháp xác định; xác định danh mục các định mức cần tổ chức khảo sát trong quá trình thi công xây dựng; e) Sự phù hợp, đầy đủ của việc xác định khối lượng công tác xây dựng, chủng loại và số lượng thiết bị tính toán trong dự toán xây dựng công trình so với thiết kế; g) Xác định giá trị dự toán xây dựng công trình đảm bảo tính đúng, tính đủ theo quy định; phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, công nghệ xây dựng, điều kiện thi công, biện pháp thi công xây dựng định hướng, tiến độ thi công công trình và mặt bằng giá thị trường; h) Phân tích, đánh giá mức độ, nguyên nhân tăng, giảm của các khoản mục chi phí so với giá trị dự toán xây dựng công trình đề nghị thẩm định. </s>
<s>[INST] Lựa chọn cá nhân không đủ năng lực tham gia khảo sát xây dựng có bị phạt không? [/INST] Căn cứ Điều 7 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng như sau: 1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi lựa chọn tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện năng lực khi tham gia một trong các hoạt động sau: a) Khảo sát xây dựng; b) Lập thiết kế quy hoạch xây dựng; c) Quản lý dự án đầu tư xây dựng; d) Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; đ) Thiết kế kiến trúc, thẩm tra thiết kế kiến trúc; e) Thi công xây dựng công trình; g) Giám sát thi công xây dựng công trình; h) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng; i) Kiểm định xây dựng; k) Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng. 2. Chủ đầu tư có sử dụng nhà thầu nước ngoài bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Để nhà thầu nước ngoài tham gia hoạt động xây dựng khi chưa được cấp giấy phép hoạt động xây dựng theo quy định; b) Để nhà thầu nước ngoài không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc không sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam theo quy định; c) Để nhà thầu nước ngoài tạm nhập - tái xuất đối với những máy móc, thiết bị thi công xây dựng mà trong nước đáp ứng được theo quy định; d) Để nhà thầu nước ngoài sử dụng lao động là người nước ngoài thực hiện các công việc về xây dựng mà thị trường lao động Việt Nam đáp ứng được theo quy định; đ) Không thông báo cho các nhà thầu liên quan và cơ quan chuyên môn về xây dựng khi sử dụng nhà thầu nước ngoài thực hiện công việc tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng hoặc giám sát chất lượng xây dựng. 3. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động xây dựng từ 03 tháng đến 06 tháng đối với dự án, công trình, hạng mục công trình có hành vi quy định tại điểm c, điểm e khoản 1 Điều này. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc lựa chọn tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực với hành vi quy định tại điểm a, điểm c, điểm g, điểm h, điểm i và điểm k khoản 1 Điều này đối với công trình chưa khởi công hoặc đang thi công xây dựng và điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 1 Điều này đối với công trình chưa khởi công xây dựng; b) Buộc nhà thầu nước ngoài xin giấy phép hoạt động xây dựng theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; c) Buộc chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu nước ngoài khắc phục, thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng liên danh với nhà thầu chính Việt Nam, sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam theo đúng quy định trong trường hợp dự án chưa khởi công hoặc đang thi công xây dựng với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; d) Buộc chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu tái xuất máy móc, thiết bị thi công xây dựng với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này; đ) Buộc thông báo bằng văn bản cho các nhà thầu liên quan và cơ quan chuyên môn về xây dựng với hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này. Như vậy, hành vi lựa chọn chọn cá nhân không đủ năng lực khảo sát xây đựng sẽ bị phạt từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng. Ngoài ra, buộc chủ đầu tư lựa chọn tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực khảo sát xây dựng đối với công trình chưa khởi công hoặc đang thi công xây dựng. </s>
<s>[INST] Vi phạm quy định về khảo sát xây dựng bị phạt như thế nào? [/INST] Căn cứ Điều 8 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về khảo sát xây dựng như sau: 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ báo cáo kết quả khảo sát xây dựng theo quy định. 2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không phê duyệt hoặc phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng không đúng, không đầy đủ nội dung theo quy định. 3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không tổ chức lập hoặc phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng; b) Không tổ chức lập hoặc phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng; c) Không tổ chức lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng sửa đổi, bổ sung trước khi nhà thầu thực hiện khảo sát xây dựng đối với các phần việc phải sửa đổi, bổ sung theo quy định; d) Tổ chức lập hoặc phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng không đầy đủ, không đúng nội dung theo quy định; đ) Phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng khi chưa có nhiệm vụ khảo sát xây dựng được duyệt hoặc không phù hợp với các nội dung của nhiệm vụ khảo sát xây dựng được duyệt; e) Không tổ chức giám sát khảo sát xây dựng hoặc giám sát khảo sát xây dựng không đầy đủ, không đúng nội dung theo quy định; g) Không phê duyệt hoặc phê duyệt không đúng dự toán chi phí khảo sát đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP; h) Để năng lực thực tế về nhân lực, thiết bị khảo sát tại hiện trường hoặc phòng thí nghiệm (nếu có) của nhà thầu khảo sát xây dựng không đảm bảo so với phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được duyệt. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc tổ chức lập hoặc phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng đúng quy định với hành vi quy định tại điểm a, điểm d khoản 3 Điều này đối với công trình chưa khởi công xây dựng; b) Buộc tổ chức lập hoặc phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng đúng quy định với hành vi quy định tại điểm b, điểm đ khoản 3 Điều này đối với công trình chưa khởi công xây dựng; c) Buộc tổ chức lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng sửa đổi, bổ sung theo quy định với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này đối với công trình chưa khởi công xây dựng; d) Buộc tổ chức giám sát khảo sát xây dựng hoặc giám sát khảo sát xây dựng theo quy định với hành vi quy định tại điểm e khoản 3 Điều này đối với công trình đang thi công xây dựng; đ) Buộc phê duyệt hoặc buộc phê duyệt lại dự toán với hành vi quy định tại điểm g khoản 3 Điều này (áp dụng trong trường hợp chưa ký hợp đồng kinh tế với nhà thầu khảo sát); e) Buộc bổ sung năng lực hoặc buộc lựa chọn tổ chức, cá nhân đảm bảo về năng lực với hành vi quy định tại điểm h khoản 3 Điều này trong quá trình đang thực hiện công tác khảo sát. Trong trường hợp trên, đối với hành vi lựa chọn nhân viên không đủ điều kiện năng lực khảo sát xây dựng sẽ bị phạt từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng. Ngoài ra, bạn còn phải lựa chọn lại tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực khảo sát xây dựng đối với công trình chưa khởi công hoặc đang thi công xây dựng. </s>
<s>[INST] Nhà thầu xây dựng hoạt động không đủ điều kiện năng lực bị xử phạt như nào? [/INST] Căn cứ Khoản 2 Điều 24 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng như sau: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức hoạt động xây dựng có một trong các hành vi sau đây: - Giao cho người không có chứng chỉ hành nghề phù hợp hoặc không đủ điều kiện hành nghề tương ứng với loại, cấp công trình đảm nhận đối với các chức danh theo quy định; - Hoạt động không đủ điều kiện năng lực theo quy định; - Hoạt động xây dựng không có chứng chỉ năng lực hoặc chứng chỉ năng lực hết hiệu lực theo quy định. Ngoài ra, tại Khoản 4 Điều 24 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định thêm về hình thức xử phạt bổ sung như sau: Đình chỉ hoạt động xây dựng từ 03 tháng đến 06 tháng với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này. Như vậy, nhà thầu xây dựng hoạt động không đủ điều kiện năng lực sẽ bị phạt từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, bị đình chỉ hoạt động xây dựng từ 03 tháng đến 06 tháng. </s>
<s>[INST] Vi phạm nội dung trong hồ sơ dự thầu bị phạt như thế nào? [/INST] Căn cứ Điều 25 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm nội dung trong hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ hợp đồng như sau: - Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với nhà thầu không thực hiện đúng nội dung trong hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ hợp đồng. - Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thực hiện đúng nội dung trong hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ hợp đồng với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này đối với trường hợp đang thực hiện theo hợp đồng. Trong trường hợp trên, khi kiểm tra phát hiện nhà thầu xây dựng công trình không đủ điều kiện năng lực về xây dựng, nhà thầu xây dựng sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, bị đình chỉ hoạt động xây dựng từ 03 tháng đến 06 tháng. </s>
<s>[INST] Tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng không đúng thời gian quy định có bị phạt không? [/INST] Căn cứ Điều 9 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị như sau: 1. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch, nhiệm vụ quy hoạch điều chỉnh hoặc đồ án điều chỉnh quy hoạch không đúng yêu cầu, nguyên tắc, nội dung và thời gian quy định; b) Không lấy ý kiến hoặc lấy ý kiến không đúng quy định của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc cộng đồng dân cư có liên quan về nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch, nhiệm vụ quy hoạch xây dựng điều chỉnh, đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng theo quy định; c) Tổ chức lập bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật trong nội dung thiết kế cơ sở đối với dự án đầu tư xây dựng có quy mô nhỏ hơn 5 ha (nhỏ hơn 2 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) không phù hợp với quy hoạch phân khu xây dựng. 2. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc tổ chức lập lại nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch, nhiệm vụ quy hoạch điều chỉnh, đồ án quy hoạch điều chỉnh, trình thẩm định phê duyệt đúng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này khi chưa phê duyệt quy hoạch. b) Buộc tổ chức lấy ý kiến bổ sung của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc cộng đồng dân cư có liên quan với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này khi chưa phê duyệt quy hoạch. c) Buộc tổ chức lập lại bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật phù hợp với quy hoạch phân khu xây dựng với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này đối với công trình chưa khởi công hoặc đang thi công xây dựng. Như vậy, tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng không đúng thời gian quy định sẽ bị phạt từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng. Ngoài ra, buộc tổ chức lập lại nhiệm vụ quy hoạch đúng quy định tại điểm a khoản 1 Điều trên khi chưa phê duyệt quy hoạch. </s>
<s>[INST] Vi phạm quy định về điều chỉnh quy hoạch xây dựng, điều chỉnh quy hoạch đô thị bị phạt như thế nào? [/INST] Căn cứ Điều 10 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về điều chỉnh quy hoạch xây dựng, điều chỉnh quy hoạch đô thị như sau: 1. Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Điều chỉnh quy hoạch không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn áp dụng; b) Điều chỉnh quy hoạch không đúng căn cứ, điều kiện, nguyên tắc, trình tự điều chỉnh; c) Điều chỉnh bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật trong nội dung thiết kế cơ sở đối với dự án đầu tư xây dựng có quy mô nhỏ hơn 5 ha (nhỏ hơn 2 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) không phù hợp với quy hoạch phân khu xây dựng. 2. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc điều chỉnh lại quy hoạch xây dựng đúng quy định với hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này đối với công trình chưa khởi công hoặc đang thi công xây dựng công trình; b) Buộc điều chỉnh bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật phù hợp với quy hoạch phân khu xây dựng với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này đối với công trình chưa khởi công hoặc đang thi công xây dựng công trình. Trong trường hợp trên, công ty bạn khi lập quy hoạch xây dựng nhưng trễ thời gian quy định sẽ bị phạt từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng và buộc lập lại nhiệm vụ quy hoạch đúng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 khi chưa phê duyệt quy hoạch. </s>
<s>[INST] Chậm khai báo khi xảy ra sự cố công trình xây dựng có bị phạt không? [/INST] Căn cứ Điều 22 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định khi xảy ra sự cố công trình như sau: 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không hoặc chậm khai báo khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, sự cố gây mất an toàn lao động; b) Không lập hồ sơ sự cố công trình theo quy định. 2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không tổ chức bảo vệ hiện trường sự cố công trình hoặc tự ý phá dỡ, thu dọn hiện trường khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận; b) Không xử lý và khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, sự cố gây mất an toàn lao động. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc báo cáo bằng văn bản với cơ quan có thẩm quyền với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; b) Buộc lập hồ sơ sự cố công trình với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; c) Buộc tổ chức bảo vệ hiện trường sự cố công trình với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; d) Buộc xử lý và khắc phục hậu quả với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này. Như vậy, hành vi chậm khai báo khi xảy ra sự cố công trình xây dựng sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra còn buộc báo cáo bằng văn bản với cơ quản có thẩm quyền về sự cố công trình xây dựng. </s>
<s>[INST] Vi phạm quy định về quản lý, lưu trữ hồ sơ bị phạt như thế nào? [/INST] Căn cứ Điều 21 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về quản lý, lưu trữ hồ sơ như sau: 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng theo quy định; b) Không lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng hoặc lưu trữ không đầy đủ danh mục tài liệu theo quy định. 2. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thực hiện việc lưu trữ hoặc bổ sung đầy đủ danh mục tài liệu lưu trữ với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này. Trong trường hợp trên, công trình xây dựng bị sập dàn giáo làm một người bị thương, ban quản lý dự án một tuần sau mới khai báo vụ việc sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Trân trọng! </s>
<s>[INST] Khởi công công trình không thông báo có bị xử phạt không? [/INST] Căn cứ Điều 15 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về khởi công xây dựng công trình như sau: 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không gửi văn bản thông báo ngày khởi công (kèm theo bản sao giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng) cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương nơi xây dựng công trình và cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định; b) Không thông báo, thông báo chậm cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương về thời điểm khởi công xây dựng hoặc có thông báo nhưng không gửi kèm hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng; c) Không gửi báo cáo cho cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc gửi báo cáo không đầy đủ một trong các nội dung: tên, địa chỉ liên lạc, tên công trình, địa điểm xây dựng, quy mô xây dựng, tiến độ thi công dự kiến sau khi khởi công xây dựng hoặc gửi thông báo khởi công không theo mẫu quy định. 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khởi công xây dựng công trình mà thiếu một trong các điều kiện sau đây (trừ trường hợp khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ): a) Mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ dự án; b) Hợp đồng thi công xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu; c) Biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng. 3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi khởi công xây dựng công trình mà chưa có thiết kế bản vẽ thi công của công trình, hạng mục công trình đã được phê duyệt. 4. Trường hợp khởi công xây dựng mà không có giấy phép xây dựng theo quy định thì bị xử phạt theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Nghị định này. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc bàn giao mặt bằng xây dựng theo tiến độ dự án với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; b) Buộc ký hợp đồng thi công xây dựng giữa chủ đầu tư và nhà thầu với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; c) Buộc có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này. Như vậy, việc khởi công công trình không gửi văn bản thông báo ngày khởi công sẽ bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. </s>
<s>[INST] Vi phạm về trật tự xây dựng xử phạt bao nhiêu? [/INST] Căn cứ Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về trật tự xây dựng như sau: 1. Xử phạt hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không che chắn hoặc có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh hoặc để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định như sau: a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ hoặc công trình xây dựng khác; b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. 2. Xử phạt đối với hành vi không công khai giấy phép xây dựng tại địa điểm thi công xây dựng trong suốt quá trình thi công như sau: a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ; b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác; c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. 3. Xử phạt đối với hành vi không thực hiện thủ tục để điều chỉnh, gia hạn giấy phép xây dựng như sau: a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ; b) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác; c) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. 4. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, di dời công trình và giấy phép xây dựng có thời hạn như sau: a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ; b) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác; c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. 5. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng gây lún, nứt hoặc hư hỏng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình lân cận hoặc gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận nhưng không gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác như sau: a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ; b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác; c) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. 6. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới như sau: a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ; b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác; c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. 7. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau: a) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ; b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác; c) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. 8. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình không đúng thiết kế xây dựng được thẩm định trong trường hợp được miễn giấy phép xây dựng. 9. Xử phạt đối với hành vi xây dựng không đúng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được duyệt như sau: a) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ; b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác; c) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. 10. Xử phạt đối với hành vi xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung như sau: a) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ; b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác; c) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. 11. Đối với các công trình xây dựng trên đất không đúng mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai thì xử phạt theo quy định tại nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. 12. Xử phạt hành vi tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm sau khi đã bị lập biên bản vi phạm hành chính (trước khi ban hành quyết định xử phạt) dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đối với các hành vi vi phạm hành chính được quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này thì mức phạt cụ thể như sau: a) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ; b) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác; c) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. 13. Xử phạt đối với hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này mà tái phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau: a) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ; b) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác; c) Phạt tiền từ 950.000.000 đồng đến 1.000.0000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. 14. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 03 tháng đến 06 tháng (nếu có) đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 12 và điểm a khoản 13 Điều này; b) Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 06 tháng đến 09 tháng (nếu có) đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 12 và điểm b khoản 13 Điều này; c) Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 09 tháng đến 12 tháng (nếu có) đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 12, điểm c khoản 13 Điều này; d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 12, khoản 13 Điều này. 15. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc che chắn theo quy định và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường (nếu có) với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này; b) Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh hoặc gia hạn giấy phép xây dựng hoặc buộc công khai giấy phép xây dựng theo quy định với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này; c) Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm với các hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 9, khoản 10, khoản 12, khoản 13 Điều này. 16. Đối với hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này mà đang thi công xây dựng thì ngoài việc bị phạt tiền theo quy định còn phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 81 Nghị định này. 17. Trường hợp xây dựng không đúng giấy phép xây dựng được cấp nhưng không thuộc trường hợp phải điều chỉnh giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng thì không bị coi là hành vi xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp. Trong trường hợp trên, khi khởi công xây dựng công trình mà không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về xây dựng về ngày khởi công sẽ bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. </s>
<s>[INST] Lập hồ sơ thiết kế kiến trúc và xây dựng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có bị phạt không? [/INST] Căn cứ Điều 11 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động kiến trúc như sau: 1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc đối với công trình yêu cầu phải thi tuyển. 2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Lập hồ sơ thiết kế kiến trúc và xây dựng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; b) Không tổ chức lập nhiệm vụ thiết kế kiến trúc và thiết kế kiến trúc theo quy định; c) Tổ chức thiết kế kiến trúc không đúng quy định. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này đối với công trình chưa khởi công xây dựng công trình; b) Buộc lập lại hồ sơ thiết kế kiến trúc và xây dựng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thiết kế kiến trúc đúng quy định với hành vi quy định tại điểm a, điểm c khoản 2 Điều này đối với công trình chưa khởi công xây dựng; c) Buộc tổ chức lập lại nhiệm vụ thiết kế kiến trúc và thiết kế kiến trúc theo quy định với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này đối với công trình chưa khởi công xây dựng. Như vậy, hành vi lập hồ sơ thiết kế kiến trúc và xây dựng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sẽ bị xử phạt từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng. Ngoài ra còn buộc lập lại hồ sơ thiết kế kiến trúc và xây dựng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thiết kế kiến trúc đúng quy định đối với công trình chưa khởi công xây dựng. </s>
<s>[INST] Vi phạm quy định về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng bị xử phạt bao nhiêu? [/INST] Căn cứ Điều 12 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng như sau: 1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đối với công trình theo quy định phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình; b) Không trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng theo quy định. 2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình không đúng quy định. 3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc một trong các trường hợp sau: a) Không phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; b) Phương án công nghệ và phương án thiết kế không phù hợp theo quy định; c) Không đảm bảo đủ vốn của dự án theo quy định; d) Không đảm bảo hiệu quả tài chính hoặc hiệu quả kinh tế - xã hội đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP; đ) Không phù hợp với nội dung chủ trương đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; b) Buộc trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng theo quy định với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đối với công trình chưa khởi công hoặc đang thi công xây dựng; c) Buộc phê duyệt điều chỉnh dự án theo đúng quy định với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này; d) Buộc lập lại dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này đối với dự án chưa khởi công xây dựng; đ) Buộc lập và phê duyệt lại dự án đầu tư xây dựng đảm bảo phương án công nghệ và phương án thiết kế theo quy định với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này đối với công trình chưa thi công xây dựng; e) Buộc lập và phê duyệt lại dự án đầu tư xây dựng đảm bảo hiệu quả tài chính hoặc hiệu quả kinh tế - xã hội với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này; g) Buộc lập và phê duyệt lại dự án đầu tư xây dựng phù hợp với nội dung chủ trương đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này. Trong trường hợp trên, công ty bạn nộp hồ sơ thiết kế kiến trúc và xây dựng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sẽ bị phạt từ  60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng và buộc lập lại hồ sơ thiết kế kiến trúc và xây dựng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thiết kế kiến trúc đúng quy định đối với công trình chưa khởi công xây dựng. </s>
<s>[INST] Kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân có được không? [/INST] Căn cứ Điều 25 Luật Kiến trúc 2019 có quy định như sau: 1. Kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân là kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc không thuộc tổ chức hành nghề kiến trúc, nhân danh cá nhân mình thực hiện các dịch vụ kiến trúc. 2. Kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân thực hiện dịch vụ kiến trúc theo hợp đồng đã giao kết với tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Như vậy, Kiến trúc sư hoàn toàn có thể hành nghề với tư cách cá nhân, khi hành nghề với tư cách cá nhân kiến trúc sư phải đảm bảo các điều kiện như trên. </s>
<s>[INST] Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc như thế nào? [/INST] Căn cứ Khoản 1 Điều 28 Luật nàu điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định như sau: a) Có trình độ từ đại học trở lên về lĩnh vực kiến trúc; b) Có kinh nghiệm tham gia thực hiện dịch vụ kiến trúc tối thiểu là 03 năm tại tổ chức hành nghề kiến trúc hoặc hợp tác với kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân; c) Đạt yêu cầu sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc. </s>
<s>[INST] Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc gồm những gì? [/INST] Căn cứ Điều 27 Nghị định 85/2020/NĐ-CP hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc gồm: a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trắng chân dung của cá nhân đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng; b) Văn bằng giáo dục đại học do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp phù hợp với nội dung chứng chỉ đề nghị cấp; đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, phải có bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam; c) Các quyết định phân công công việc (giao nhiệm vụ) của tổ chức cho cá nhân hoặc văn bản xác nhận của đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư về các công việc tiêu biểu mà cá nhân đã hoàn thành theo nội dung kê khai. Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận. Trường hợp cá nhân hành nghề độc lập thì phải có hợp đồng và biên bản nghiệm thu các công việc thực hiện tiêu biểu đã kê khai; d) Giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trường hợp cá nhân là người nước ngoài; đ) Kết quả sát hạch đạt yêu cầu còn hiệu lực; e) Các tài liệu theo quy định tại điểm b, c, d và đ khoản này phải là bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu. </s>
<s>[INST] Chứng chỉ hành nghề kiến trúc có thời hạn bao lâu? [/INST] Căn cứ Điều 27 Luật Kiến trúc 2019 có quy định như sau: 1. Cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp, gia hạn, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc. 2. Chứng chỉ hành nghề kiến trúc có thời hạn 10 năm và có giá trị sử dụng trong phạm vi cả nước. Như vậy, chứng chỉ hành nghề kiến trúc có thời hạn là 10 năm. </s>
<s>[INST] Điều kiện gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc [/INST] Căn cứ Khoản 2 Điều 28 Luật này điều kiện gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định như sau: a) Chứng chỉ hành nghề kiến trúc hết thời hạn sử dụng; b) Bảo đảm phát triển nghề nghiệp liên tục; c) Không vi phạm Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề. </s>
<s>[INST] Hồ sơ đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc [/INST] Căn cứ Khoản 2 Điều 27 Nghị định 85/2020/NĐ-CP hồ sơ đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc bao gồm: a) Đơn đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trắng chân dung của cá nhân đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng; b) Văn bản xác nhận của cơ quan tổ chức thực hiện hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục quy định tại khoản 4, Điều 24 của Nghị định này; c) Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu chứng chỉ hành nghề đã được cấp. </s>
<s>[INST] Có đánh giá hồ sơ dự thầu với quy trình lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu hạn chế? [/INST] Liên quan đến pháp luật về đấu thầu, xin được hỏi: Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu hạn chế có đánh giá hồ sơ dự thầu không? Trả lời: Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 38 Luật đấu thầu 2013 quy định như sau: 1. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế được thực hiện như sau: a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu; c) Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng; d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; đ) Hoàn thiện, ký kết hợp đồng. Như vậy, theo quy định nêu trên thì đối với quy trình đánh giá hồ sợ dự thầu vẫn phải thực hiện khi lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu hạn chế. Việc tổ chức đấu thầu quốc tế chỉ được thực hiện khi nhà tài trợ yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế? Theo quy định hiện hành thì có phải việc tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu chỉ được thực hiện khi nhà tài trợ vốn cho gói thầu có yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế không? </s>
<s>[INST] Việc tổ chức đấu thầu quốc tế chỉ được thực hiện khi nhà tài trợ yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế? [/INST] Theo quy định hiện hành thì có phải việc tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu chỉ được thực hiện khi nhà tài trợ vốn cho gói thầu có yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế không? Trả lời: Căn cứ Điều 15 Luật đấu thầu 2013 quy định như sau: Việc tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu chỉ được thực hiện khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: - Nhà tài trợ vốn cho gói thầu có yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế; - Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, giá. Trường hợp hàng hóa thông dụng, đã được nhập khẩu và chào bán tại Việt Nam thì không tổ chức đấu thầu quốc tế; - Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp mà nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu. Do đó, việc tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu không chỉ là nhà tài trợ vốn cho gói thầu có yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế mới được thực hiện mà khi rơi vào một trong hai trường hợp còn lại trên vẫn đáp ứng điều kiện này. Thời gian chuẩn bị hồ sơ quan tâm tối thiểu là bao nhiêu ngày đối với đấu thầu quốc tế? Xin hỏi, trong quá trình lựa chọn nhà thầu thì thời gian chuẩn bị hồ sơ quan tâm tối thiểu sẽ là bao nhiêu ngày đối với đấu thầu quốc tế? </s>
<s>[INST] Thời gian chuẩn bị hồ sơ quan tâm tối thiểu là bao nhiêu ngày đối với đấu thầu quốc tế? [/INST] Xin hỏi, trong quá trình lựa chọn nhà thầu thì thời gian chuẩn bị hồ sơ quan tâm tối thiểu sẽ là bao nhiêu ngày đối với đấu thầu quốc tế? Trả lời: Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 12 Luật đấu thầu 2013 quy định thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư như sau: Thời gian chuẩn bị hồ sơ quan tâm tối thiểu là 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời quan tâm được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu. Nhà thầu phải nộp hồ sơ quan tâm trước thời điểm đóng thầu. Theo quy định nêu trên trong quá trình lựa chọn nhà thầu thì thời gian chuẩn bị hồ sơ quan tâm tối thiểu sẽ là 20 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời quan tâm được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu. </s>
<s>[INST] Nhà thầu thiết kế có được từ chối nghiệm thu công trình? [/INST] Công ty tôi là bên nhà thầu thiết kế, nhà thầu Minh Long thi công công trình không đúng theo thiết kế như ban đầu đã thỏa thuận. Vậy bên công ty tôi có thể từ chối nghiệm thu công trình được không? Trả lời: Theo Khoản 1 Điều 114 Luật Xây dựng 2014 thì nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng có các quyền sau: - Các quyền quy định tại khoản 1 Điều 86 của Luật này; + Yêu cầu chủ đầu tư và các bên liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác thiết kế xây dựng; + Từ chối thực hiện yêu cầu ngoài nhiệm vụ thiết kế xây dựng và ngoài hợp đồng thiết kế xây dựng; + Quyền tác giả đối với thiết kế xây dựng; + Thuê nhà thầu phụ thực hiện thiết kế xây dựng theo quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng; + Các quyền khác theo quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan. - Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng thiết kế; - Từ chối những yêu cầu thay đổi thiết kế bất hợp lý của chủ đầu tư; - Từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình khi thi công không theo đúng thiết kế; - Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan. Như vậy, nhà thầu thiết kế có thể từ chối nghiệm thu công trình khi thi công không đúng thiết kế. Như bạn trình bày thì bên nhà thầu Minh Long thi công không đúng thiết kế nên bên phía công ty bạn có quyền từ chối nghiệm thu công trình. Nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng Là sinh viên năm 2 trường Đại học Xây dựng, bạn Nguyễn Viết Tuấn có thắc mắc sau tôi mong sớm nhận phản hồi từ Ban biên tập. Cụ  thể như sau: Nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng được quy định ra sao? </s>
<s>[INST] Nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng [/INST] Là sinh viên năm 2 trường Đại học Xây dựng, bạn Nguyễn Viết Tuấn có thắc mắc sau tôi mong sớm nhận phản hồi từ Ban biên tập. Cụ  thể như sau: Nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng được quy định ra sao? Trả lời: Nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng quy định tại Khoản 2 Điều 114 Luật Xây dựng 2014, cụ thể như sau: - Chỉ được nhận thầu thiết kế xây dựng phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề thiết kế xây dựng; - Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình; lập hồ sơ thiết kế xây dựng đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế, bước thiết kế, quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan; - Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thiết kế do mình đảm nhận trong đó bao gồm nội dung quy định tại Điều 79 và Điều 80 của Luật này; chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế của nhà thầu phụ (nếu có). Nhà thầu phụ khi tham gia thiết kế xây dựng phải chịu trách nhiệm về kết quả thiết kế trước nhà thầu chính và trước pháp luật; - Giám sát tác giả thiết kế xây dựng trong quá trình thi công xây dựng; - Không được chỉ định nhà sản xuất cung cấp vật liệu, vật tư và thiết bị xây dựng trong nội dung thiết kế xây dựng của công trình sử dụng vốn nhà nước; - Bồi thường thiệt hại khi đề ra nhiệm vụ khảo sát, sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, giải pháp kỹ thuật, công nghệ không phù hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình và vi phạm hợp đồng thiết kế xây dựng; - Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan. - Cử người có đủ năng lực để giám sát tác giả thiết kế theo quy định của hợp đồng, người thực hiện nhiệm vụ này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi vi phạm của mình và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mình gây ra; - Tham gia nghiệm thu công trình xây dựng theo hợp đồng thiết kế xây dựng với chủ đầu tư; - Xem xét xử lý theo đề nghị của chủ đầu tư về những bất hợp lý trong thiết kế xây dựng; - Khi phát hiện việc thi công sai thiết kế được phê duyệt thì phải thông báo kịp thời cho chủ đầu tư và kiến nghị biện pháp xử lý; - Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan. Quyền của nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng Tôi được biết theo quy định của pháp luật thì nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng có một số quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Nhưng tôi không rõ đó là những quyền gì. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi theo Luật Xây dựng 2014 thì nhà thầu thiết kế có những quyền gì trong việc thi công xây dựng? </s>
<s>[INST] Quyền của nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng [/INST] Tôi được biết theo quy định của pháp luật thì nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng có một số quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Nhưng tôi không rõ đó là những quyền gì. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi theo Luật Xây dựng 2014 thì nhà thầu thiết kế có những quyền gì trong việc thi công xây dựng? Trả lời: Quyền của nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng quy định tại Khoản 1 Điều 114 Luật Xây dựng 2014, cụ thể như sau: - Yêu cầu chủ đầu tư và các bên liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác thiết kế xây dựng; - Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng thiết kế; - Từ chối những yêu cầu thay đổi thiết kế bất hợp lý của chủ đầu tư; - Từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình khi thi công không theo đúng thiết kế; - Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.Từ chối thực hiện yêu cầu ngoài nhiệm vụ thiết kế xây dựng và ngoài hợp đồng thiết kế xây dựng; - Quyền tác giả đối với thiết kế xây dựng; - Thuê nhà thầu phụ thực hiện thiết kế xây dựng theo quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng; - Các quyền khác theo quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan. - Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng thiết kế; - Từ chối những yêu cầu thay đổi thiết kế bất hợp lý của chủ đầu tư; - Từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình khi thi công không theo đúng thiết kế; - Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan. </s>
<s>[INST] Nhà thầu có bắt buộc phải mua bảo hiểm cho người lao động trên công trường? [/INST] Tôi là thầu xây dựng tôi muốn hỏi khi xây dựng tôi có phải mua bảo hiểm cho người lao động thi công không? Trả lời: Căn cứ Điều 9 Luật xây dựng 2014 quy định: Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng được quy định như sau: - Chủ đầu tư mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp; - Nhà thầu tư vấn mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên; - Nhà thầu thi công xây dựng mua bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường Như vậy trường hợp của anh phải mua bảo hiểm cho người lao động thi công theo quy định của pháp luật. Quyền của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình Quyền của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hoàng Phi, gần đây tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về việc giám sát thi công, nghiệm thu và bàn giao công trình xây dựng. Nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là quyền của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! </s>
<s>[INST] Quyền của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình [/INST] Quyền của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hoàng Phi, gần đây tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về việc giám sát thi công, nghiệm thu và bàn giao công trình xây dựng. Nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là quyền của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! Trả lời: Quyền của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình được quy định tại Khoản 1 Điều 122 Luật Xây dựng 2014. Cụ thể như sau: - Tham gia nghiệm thu, xác nhận công việc, công trình đã hoàn thành thi công xây dựng; - Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện đúng thiết kế được phê duyệt và hợp đồng thi công xây dựng đã ký kết; - Bảo lưu ý kiến đối với công việc giám sát do mình đảm nhận; - Tạm dừng thi công trong trường hợp phát hiện công trình có nguy cơ xảy ra mất an toàn hoặc nhà thầu thi công sai thiết kế và thông báo kịp thời cho chủ đầu tư để xử lý; - Từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên có liên quan; - Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan. Trên đây là nội dung câu trả lời về quyền của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này, bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Luật Xây dựng 2014. Nhà thầu thiết kế xây dựng có các quyền gì? Nhà thầu thiết kế xây dựng có các quyền gì? Xin chào Ban biên tập, tôi là Bá Tin, sinh viên trường Đại học xây dựng, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực xây dựng. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, theo quy định hiện hành thì: Nhà thầu thiết kế xây dựng có các quyền gì? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! </s>
<s>[INST] Nhà thầu thiết kế xây dựng có các quyền gì? [/INST] Nhà thầu thiết kế xây dựng có các quyền gì? Xin chào Ban biên tập, tôi là Bá Tin, sinh viên trường Đại học xây dựng, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực xây dựng. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, theo quy định hiện hành thì: Nhà thầu thiết kế xây dựng có các quyền gì? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Trả lời: Nhà thầu thiết kế xây dựng có các quyền quy định tại Khoản 1 Điều 86 Luật Xây dựng 2014, cụ thể như sau: - Yêu cầu chủ đầu tư và các bên liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác thiết kế xây dựng; - Từ chối thực hiện yêu cầu ngoài nhiệm vụ thiết kế xây dựng và ngoài hợp đồng thiết kế xây dựng; - Quyền tác giả đối với thiết kế xây dựng; - Thuê nhà thầu phụ thực hiện thiết kế xây dựng theo quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng; - Các quyền khác theo quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan. Trên đây là nội dung câu trả lời về những quyền của nhà thầu thiết kế xây dựng. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Xây dựng 2014. </s>
<s>[INST] Chủ đầu tư có được tự giám sát thi công xây dựng công trình? [/INST] Mình có thắc mắc thế này: công ty mình có đầu tư tài trợ xây dựng trường học ở vùng núi. Bên mình không muốn thuê thầu giám sát thi công xây dựng mà muốn tự giám sát luôn được không bạn? Trả lời: Theo thông tin bạn cung cấp thì công ty bạn là chủ đầu tư xây dựng một trường học. Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 122 Luật Xây dựng 2014 thì một trong các quyền của chủ đầu tư là: Tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng và tự chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình; Hoặc: Đàm phán, ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình; theo dõi, giám sát và yêu cầu nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết. Như vậy, theo quy định trên, trường hợp công ty bạn là chủ đầu tư xây dựng công trình trường học thì công ty bạn được quyền tự thực hiện việc giám sát thi công xây dựng công trình hoặc ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình với nhà thầu giám sát. Tuy nhiên, trường hợp công ty bạn tự giám sát thi công xây dựng thì phải đáp ứng các điều kiện về năng lực của tổ chức giám sát. Chủ đầu tư có được tự phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công không? Cho tôi hỏi vấn đề sau: Đối với dự án đầu tư phát triển, chủ đầu tư là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thì có thể tự lập và tự phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công được không? </s>
<s>[INST] Chủ đầu tư có được tự phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công không? [/INST] Cho tôi hỏi vấn đề sau: Đối với dự án đầu tư phát triển, chủ đầu tư là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thì có thể tự lập và tự phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công được không? Trả lời: Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 85 Luật Xây dựng 2014 thì chủ đầu tư có quyền tự thực hiện thiết kế xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng. Thẩm quyền phê duyệt thiết kế được thực hiện theo quy định tại Điều 82 Luật Xây dựng 2014, cụ thể: - Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước; phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế hai bước. Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp thiết kế ba bước. - Đối với công trình sử dụng vốn Nhà nước ngoài ngân sách hoặc vốn khác: Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công. Ban biên tập thông tin đến Anh/Chị! Điều kiện được giám sát thi công công trình cấp IV Tôi là cán bộ thuộc ban quản lý dự án, nay ban quản lý dự án tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình do mình làm chủ đầu tư (công trình cấp IV). Hiện tại tôi chưa có chứng chỉ hành nghề giám sát. Xin hỏi, tôi có thể làm giám sát viên - giám sát thi công các công trình cấp IV hay không? </s>
<s>[INST] Điều kiện được giám sát thi công công trình cấp IV [/INST] Tôi là cán bộ thuộc ban quản lý dự án, nay ban quản lý dự án tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình do mình làm chủ đầu tư (công trình cấp IV). Hiện tại tôi chưa có chứng chỉ hành nghề giám sát. Xin hỏi, tôi có thể làm giám sát viên - giám sát thi công các công trình cấp IV hay không? Trả lời: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng thì “cá nhân không có chứng chỉ hành nghề được tham gia các hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và không được hành nghề độc lập, không được đảm nhận chức danh theo quy định của Luật Xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề”. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 148 Luật Xây dựng 2014 thì chức danh giám sát thi công xây dựng yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề. Do đó, ông không được làm giám sát viên - giám sát thi công các công trình cấp IV khi chưa có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. Trên đây là nội dung tư vấn. </s>
<s>[INST] Bên giao thầu có quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng khi tiến độ xây dựng không đúng với thỏa thuận không? [/INST] Căn cứ vào Khoản 2 Điều 40 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định về trường hợp được tạm dừng thực hiện hợp đồng như sau: - Bên giao thầu có quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng khi bên nhận thầu không đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn lao động và tiến độ theo hợp đồng đã ký kết. - Bên nhận thầu có quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng và kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng khi bên giao thầu vi phạm các thỏa thuận về thanh toán, cụ thể như: Không thanh toán đủ cho bên nhận thầu giá trị của giai đoạn thanh toán mà các bên đã thống nhất vượt quá 28 ngày kể từ ngày hết hạn thanh toán theo quy định tại Khoản 10 Điều 19 Nghị định này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; không có bảo đảm thanh toán cho các khối lượng sắp được thực hiện. Như vậy, tiến độ công trình xây dựng không được thực hiện theo thỏa thuận thì bên giao thầu có quyền được tạm dừng việc thực hiện hợp đồng. </s>
<s>[INST] Thông báo việc tạm dừng hợp đồng trước bao nhiêu ngày? [/INST] Tại Khoản 3 Điều 40 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định về thời hạn thông báo iệc tạm dừng hợp đồng như sau: Trước khi một bên tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng, thì phải thông báo cho bên kia biết bằng văn bản trước 28 ngày, trong đó nêu rõ lý do tạm dừng thực hiện; bên giao thầu, bên nhận thầu phải có trách nhiệm cùng thương lượng giải quyết để tiếp tục thực hiện đúng thỏa thuận hợp đồng đã ký kết, trừ trường hợp bất khả kháng. Trường hợp, bên tạm dừng thực hiện hợp đồng không thông báo hoặc lý do tạm dừng không phù hợp với quy định của hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho phía bên kia. Vậy việc thông báo tạm dừng hợp đông thì phải được thông báo trước ít nhất 28 ngày, nếu không sẽ phải thực hiện việc bồi thường theo quy định. </s>
<s>[INST] Ban quản trị chung cư thì có giới hạn số lượng thành viên không? [/INST] Căn cứ vào Khoản 4 Điều 2 Thông tư 06/2019/TT-BXD quy định về số lượng thành viên của Ban quản trị chung cư như sau: Số lượng, thành viên Ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư do hội nghị nhà chung cư quyết định theo nguyên tắc sau đây: - Đối với tòa nhà chỉ có một khối nhà (block) độc lập thì có tối thiểu 03 thành viên Ban quản trị; trường hợp tòa nhà có nhiều khối nhà (block) quy định tại Khoản 2 Điều 3 của quy chế này thì mỗi khối nhà (block) có tối thiểu 01 thành viên Ban quản trị; - Đối với một cụm nhà chung cư thì có số lượng tối thiểu 06 thành viên Ban quản trị. Như vậy, theo quy định hiện nay, không có giới hạn số lượng tối đa thành viên ban quản trị chung cư, chỉ có quy định số lượng tối thiểu với từng trường hợp, bạn có thể tham khảo. </s>
<s>[INST] Thành phần Ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư [/INST] Tại Khoản 2, Khoản 3 Thông tư 02/2016/TT-BXD quy định về thành phần Ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư như sau: - Thành phần Ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được quy định như sau: + Ban quản trị của tòa nhà chung cư bao gồm 01 Trưởng ban, 01 hoặc 02 Phó ban và các thành viên khác do hội nghị nhà chung cư quyết định. Trường hợp chủ đầu tư còn sở hữu diện tích trong nhà chung cư thì đại diện của chủ đầu tư có thể được hội nghị nhà chung cư bầu làm Trưởng ban quản trị nhà chung cư; trường hợp không được bầu làm Trưởng ban thì được tham gia làm Phó ban quản trị nhà chung cư; + Ban quản trị của cụm nhà chung cư bao gồm 01 Trưởng ban; mỗi tòa nhà trong cụm tổ chức họp để cử 01 hoặc 02 đại diện làm Phó ban và các thành viên khác do hội nghị cụm nhà chung cư quyết định. Trường hợp chủ đầu tư còn sở hữu diện tích trong cụm nhà chung cư thì đại diện của chủ đầu tư có thể được hội nghị cụm nhà chung cư bầu làm Trưởng ban quản trị cụm nhà chung cư. Mỗi tòa nhà trong cụm nhà chung cư mà chủ đầu tư còn sở hữu diện tích thì chủ đầu tư được cử đại diện tham gia làm Phó Ban quản trị của cụm, trừ trường hợp đại diện chủ đầu tư của tòa nhà đó được bầu làm Trưởng ban quản trị của cụm nhà chung cư. - Thành phần Ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư có một chủ sở hữu bao gồm 01 Trưởng ban, 01 hoặc 02 Phó ban và các thành viên khác do hội nghị cụm nhà chung cư quyết định. </s>
<s>[INST] Nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt là gì? [/INST] 1. Nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt là nước đã qua xử lý có chất lượng bảo đảm, đáp ứng yêu cầu sử dụng cho mục đích ăn uống, vệ sinh của con người (viết tắt là nước sạch). 2. Thông số cảm quan là những yếu tố về màu sắc, mùi vị có thể cảm nhận được bằng các giác quan của con người. 3. AOAC là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Association of Official Analytical Chemists” có nghĩa là Hiệp hội các nhà hóa phân tích chính thống. 4. CFU là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Colony Forming Unit” có nghĩa là đơn vị hình thành khuẩn lạc. 5. FCR là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Free Chlorine Residual” có nghĩa là clo dư tự do. 6. NTU là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Nephelometric Turbidity Unit” có nghĩa là đơn vị đo độ đục. 7. SMEWW là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Standard Methods for the Examination of Water and Waste Water” có nghĩa là các phương pháp chuẩn thử nghiệm nước và nước thải. 8. TCU là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “True Color Unit” có nghĩa là đơn vị đo màu sắc. 9. US EPA là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “United States Environmental Protection Agency” có nghĩa là Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ. </s>
<s>[INST] Danh mục các thông số chất lượng nước sạch và ngưỡng giới hạn cho phép [/INST] TT Tên thông số Đơn vị tính Ngưỡng giới hạncho phép Các thông số nhóm A Thông số vi sinh vật 1 Coliform CFU/100 mL <3 2 E.Coli hoặc Coliform chịu nhiệt CFU/100 mL <1 Thông số cảm quan và vô cơ 3 Arsenic (As)(*) mg/L 0,01 4 Clo dư tự do(**) mg/L Trong khoảng 0,2 - 1,0 5 Độ đục NTU 2 6 Màu sắc TCU 15 7 Mùi, vị - Không có mùi, vị lạ 8 pH - Trong khoảng 6,0- 8,5 Các thông số nhóm B Thông số vi sinh vật 9 Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) CFU/ 100mL < 1 10 Trực khuẩn mủ xanh (Ps. Aeruginosa) CFU/ 100mL < 1 Thông số vô cơ 11 Amoni (NH3 và NH4+ tính theo N) mg/L 0,3 12 Antimon (Sb) mg/L 0,02 13 Bari (Bs) mg/L 0,7 14 Bor tính chung cho cả Borat và axit Boric (B) mg/L 0,3 15 Cadmi (Cd) mg/L 0,003 16 Chì (Plumbum) (Pb) mg/L 0,01 17 Chỉ số pecmanganat mg/L 2 18 Chloride (Cl-)(***) mg/L 250 (hoặc 300) 19 Chromi (Cr) mg/L 0,05 20 Đồng (Cuprum) (Cu) mg/L 1 21 Độ cứng, tính theo CaCO3 mg/L 300 22 Fluor (F) mg/L 1,5 23 Kẽm (Zincum) (Zn) mg/L 2 24 Mangan (Mn) mg/L 0,1 25 Natri (Na) mg/L 200 26 Nhôm (Aluminium) (Al) mg/L 0,2 27 Nickel (Ni) mg/L 0,07 28 Nitrat (NO3- tính theo N) mg/L 2 29 Nitrit (NO2- tính theo N) mg/L 0,05 30 Sắt (Ferrum) (Fe) mg/L 0,3 31 Seleni (Se) mg/L 0,01 32 Sunphat mg/L 250 33 Sunfua mg/L 0,05 34 Thủy ngân (Hydrargyrum) (Hg) mg/L 0,001 35 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) mg/L 1000 36 Xyanua (CN-) mg/L 0,05 Thông số hữu cơ a. Nhóm Alkan clo hóa 37 1,1,1 - Tricloroetan μg/L 2000 38 1,2 - Dicloroetan μg/L 30 39 1,2 - Dicloroeten μg/L 50 40 Cacbontetraclorua μg/L 2 41 Diclorometan μg/L 20 42 Tetracloroeten μg/L 40 43 Tricloroeten μg/L 20 44 Vinyl clorua μg/L 0,3 b. Hydrocacbua thơm 45 Benzen μg/L 10 46 Etylbenzen μg/L 300 47 Phenol và dẫn xuất của Phenol μg/L 1 48 Styren μg/L 20 49 Toluen μg/L 700 50 Xylen μg/L 500 c. Nhóm Benzen Clo hóa 51 1,2 - Diclorobenzen μg/L 1000 52 Monoclorobenzen μg/L 300 53 Triclorobenzen μg/L 20 d. Nhóm chất hữu cơ phức tạp 54 Acrylamide μg/L 0,5 55 Epiclohydrin μg/L 0,4 56 Hexacloro butadien μg/L 0,6 Thông số hóa chất bảo vệ thực vật 57 1,2 - Dibromo - 3 Cloropropan μg/L 1 58 1,2 - Dicloropropan μg/L 40 59 1,3 - Dichloropropen μg/L 20 60 2,4 - D μg/L 30 61 2,4 - DB μg/L 90 62 Alachlor μg/L 20 63 Aldicarb μg/L 10 64 Atrazine và các dẫn xuất chloro-s-triazine μg/L 100 65 Carbofuran μg/L 5 66 Chlorpyrifos μg/L 30 67 Clodane μg/L 0,2 68 Clorotoluron μg/L 30 69 Cyanazine μg/L 0,6 70 DDT và các dẫn xuất μg/L 1 71 Dichloprop μg/L 100 72 Fenoprop μg/L 9 73 Hydroxyatrazine μg/L 200 74 Isoproturon μg/L 9 75 MCPA μg/L 2 76 Mecoprop μg/L 10 77 Methoxychlor μg/L 20 78 Molinate μg/L 6 79 Pendimetalin μg/L 20 80 Permethrin μg/L 20 81 Propanil μg/L 20 82 Simazine μg/L 2 83 Trifuralin μg/L 20 Thông số hóa chất khử trùng và sản phẩm phụ 84 2,4,6 - Triclorophenol μg/L 200 85 Bromat μg/L 10 86 Bromodichloromethane μg/L 60 87 Bromoform μg/L 100 88 Chloroform μg/L 300 89 Dibromoacetonitrile μg/L 70 90 Dibromochloromethane μg/L 100 91 Dichloroacetonitrile μg/L 20 92 Dichloroacetic acid μg/L 50 93 Formaldehyde μg/L 900 94 Monochloramine mg/L 3,0 95 Monochloroacetic acid μg/L 20 96 Trichloroacetic acid μg/L 200 97 Trichloroaxetonitril μg/L 1 Thông số nhiễm xạ 98 Tổng hoạt độ phóng xạ a Bq/L 0,1 99 Tổng hoạt độ phóng xạ b Bq/L 1,0 Chú thích: - Dấu (*) chỉ áp dụng cho đơn vị cấp nước khai thác nước ngầm. - Dấu (**) chỉ áp dụng cho các đơn vị cấp nước sử dụng Clo làm phương pháp khử trùng. - Dấu (***) chỉ áp dụng cho vùng ven biển và hải đảo. - Dấu (-) là không có đơn vị tính. - Hai chất Nitrit và Nitrat đều có khả năng tạo methemoglobin. Do vậy, trong trường hợp hai chất này đồng thời có mặt trong nước sinh hoạt thì tổng tỷ lệ nồng độ (C) của mỗi chất so với giới hạn tối đa (GHTĐ) của chúng không được lớn hơn 1 và được tính theo công thức sau: Cnitrat/GHTĐnitrat + Cnitrit/GHTĐnitrit ≤ 1. </s>
<s>[INST] Thử nghiệm các thông số chất lượng nước sạch [/INST] 1. Tất cả các thông số chất lượng nước sạch phải được thực hiện tại phòng thử nghiệm, tổ chức chứng nhận được công nhận phù hợp với TCVN ISO/IEC 17025 và đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp. 2. Thông số chất lượng nước sạch nhóm A: Tất cả các đơn vị cấp nước phải tiến hành thử nghiệm. 3. Thông số chất lượng nước sạch nhóm B: Các thông số phải thử nghiệm thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành trên cơ sở lựa chọn các thông số đặc thù, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. 4. Đơn vị cấp nước phải tiến hành thử nghiệm toàn bộ các thông số chất lượng nước sạch của nhóm A và nhóm B trong Danh mục các thông số chất lượng nước sạch quy định tại Điều 4 Quy chuẩn này trong các trường hợp sau đây: a) Trước khi đi vào vận hành lần đầu. b) Sau khi nâng cấp, sửa chữa lớn có tác động đến hệ thống sản xuất. c) Khi có sự cố về môi trường có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng nước sạch. d) Khi xuất hiện rủi ro trong quá trình sản xuất có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng nước sạch hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. đ) Định kỳ 03 năm một lần kể từ lần thử nghiệm toàn bộ các thông số gần nhất. 5. Thử nghiệm định kỳ: a) Tần suất thử nghiệm đối với thông số chất lượng nước sạch nhóm A: không ít hơn 01 lần/1 tháng b) Tần suất thử nghiệm đối với thông số chất lượng nước sạch nhóm B: không ít hơn 01 lần/6 tháng. c) Tùy theo tình hình thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể quy định tần suất thử nghiệm nhiều hơn tần suất quy định tại Điểm a và b Khoản này. </s>
<s>[INST] Số lượng và vị trí lấy mẫu thử nghiệm; Phương pháp lấy mẫu, phương pháp thử [/INST] 1. Số lượng mẫu lấy mỗi lần thử nghiệm: a) Đơn vị cấp nước cho dưới 100.000 dân: lấy ít nhất 03 mẫu nước sạch. b) Đơn vị cấp nước cho từ 100.000 dân trở lên: lấy ít nhất 04 mẫu nước sạch và cứ thêm 100.000 dân sẽ lấy thêm 01 mẫu. 2. Vị trí lấy mẫu: 01 mẫu tại bể chứa nước đã xử lý của đơn vị cấp nước trước khi đưa vào mạng lưới đường ống phân phối, 01 mẫu lấy ngẫu nhiên tại vòi sử dụng cuối mạng lưới đường ống phân phối, các mẫu còn lại lấy ngẫu nhiên tại vòi sử dụng trên mạng lưới đường ống phân phối (bao gồm cả các phương tiện phân phối nước như xe bồn hoặc ghe chở nước). 3. Đối với cơ quan, đơn vị, khu chung cư, khu tập thể, bệnh viện, trường học, doanh nghiệp, khu vực có bể chứa nước tập trung: lấy ít nhất 02 mẫu gồm 01 mẫu tại bể chứa nước tập trung và 01 mẫu ngẫu nhiên tại vòi sử dụng. Nếu có từ 02 bể chứa nước tập trung trở lên thì mỗi bể lấy ít nhất 01 mẫu tại bể và 01 mẫu ngẫu nhiên tại vòi sử dụng. 4. Trong trường hợp có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, tình hình dịch bệnh: có thể tăng số lượng mẫu nước lấy tại các vị trí khác nhau để thử nghiệm. 5. Phương pháp lấy mẫu và thử nghiệm thông số chất lượng nước sạch được quy định tại Phụ lục số 01 của Quy chuẩn này. Cơ sở pháp lý: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT. </s>
<s>[INST] Quy định về phòng trực điều khiển chống cháy trong an toàn cháy cho nhà và công trình [/INST] Căn cứ Tiểu mục 6.17 Mục 6 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BXD có quy định như sau: a) Nhà ở và công trình công cộng cao trên 10 tầng; nhà có từ 2 đến 3 tầng hầm; công trình công cộng tập trung đông người (nhà hát, rạp chiếu phim, quán bar và các nhà có mục đích sử dụng tương tự, với số người trên mỗi tầng, tính theo Bảng G.9 (Phụ lục G), vượt quá 50 người); gara (chỗ để ô-tô, xe máy, xe đạp), nhà sản xuất, kho có diện tích trên 18 000 m2 phải có phòng trực điều khiển chống cháy và có nhân viên có chuyên môn thường xuyên trực tại phòng điều khiển. b) Phòng trực điều khiển chống cháy phải: - Có diện tích đủ để bố trí các thiết bị theo yêu cầu phòng chống cháy của nhà nhưng không nhỏ hơn 6 m2. - Có hai lối ra vào: một lối thông với không gian trống ngoài nhà và một lối thông với hành lang chính để thoát nạn. - Được ngăn cách với các phần khác của nhà bằng các bộ phận ngăn cháy loại 1. - Có lắp đặt các thiết bị thông tin và đầu mối của hệ thống báo cháy liên hệ với tất cả các khu vực của nhà. - Có bảng theo dõi, điều khiển các thiết bị chữa cháy, thiết bị khống chế khói và có sơ đồ mặt bằng bố trí các thiết bị phòng cháy chữa cháy của nhà. </s>
<s>[INST] Liên lạc giữa phòng trực điều khiển chống cháy với các khu vực khác [/INST] Căn cứ Tiểu mục 6.18 Mục này có quy định như sau: Tất cả các tầng hầm trong nhà có từ 2 đến 3 tầng hầm, phải được trang bị hệ thống liên lạc khẩn cấp hai chiều giữa phòng trực điều khiển chống cháy tới những khu vực sau: - Các phòng thiết bị liên quan đến hệ thống chữa cháy, đặc biệt là các phòng máy bơm của hệ thống sprinkler, phòng máy bơm cấp nước vào hệ thống ống đứng, phòng chuyển mạch, phòng máy phát điện và phòng máy thang máy. - Tất cả các phòng lắp đặt thiết bị điều khiển hệ thống kiểm soát chống khói. - Các thang máy chữa cháy. - Tất cả các gian lánh nạn. - Các phòng điều khiển hệ thống thông gió. </s>
<s>[INST] Quy định về liên lạc giữa phòng trực điều khiển chống cháy với các khu vực khác [/INST] Căn cứ Tiểu mục 6.18 Mục 6 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BXD có quy định như sau: Tất cả các tầng hầm trong nhà có từ 2 đến 3 tầng hầm, phải được trang bị hệ thống liên lạc khẩn cấp hai chiều giữa phòng trực điều khiển chống cháy tới những khu vực sau: - Các phòng thiết bị liên quan đến hệ thống chữa cháy, đặc biệt là các phòng máy bơm của hệ thống sprinkler, phòng máy bơm cấp nước vào hệ thống ống đứng, phòng chuyển mạch, phòng máy phát điện và phòng máy thang máy. - Tất cả các phòng lắp đặt thiết bị điều khiển hệ thống kiểm soát chống khói. - Các thang máy chữa cháy. - Tất cả các gian lánh nạn. - Các phòng điều khiển hệ thống thông gió. </s>
<s>[INST] Quy định về phòng trực điều khiển chống cháy trong an toàn cháy cho nhà và công trình [/INST] Căn cứ Tiểu mục 6.17 Mục này có quy định như sau: a) Nhà ở và công trình công cộng cao trên 10 tầng; nhà có từ 2 đến 3 tầng hầm; công trình công cộng tập trung đông người (nhà hát, rạp chiếu phim, quán bar và các nhà có mục đích sử dụng tương tự, với số người trên mỗi tầng, tính theo Bảng G.9 (Phụ lục G), vượt quá 50 người); gara (chỗ để ô-tô, xe máy, xe đạp), nhà sản xuất, kho có diện tích trên 18 000 m2 phải có phòng trực điều khiển chống cháy và có nhân viên có chuyên môn thường xuyên trực tại phòng điều khiển. b) Phòng trực điều khiển chống cháy phải: - Có diện tích đủ để bố trí các thiết bị theo yêu cầu phòng chống cháy của nhà nhưng không nhỏ hơn 6 m2. - Có hai lối ra vào: một lối thông với không gian trống ngoài nhà và một lối thông với hành lang chính để thoát nạn. - Được ngăn cách với các phần khác của nhà bằng các bộ phận ngăn cháy loại 1. - Có lắp đặt các thiết bị thông tin và đầu mối của hệ thống báo cháy liên hệ với tất cả các khu vực của nhà. - Có bảng theo dõi, điều khiển các thiết bị chữa cháy, thiết bị khống chế khói và có sơ đồ mặt bằng bố trí các thiết bị phòng cháy chữa cháy của nhà. </s>
<s>[INST] Quy định chung về an toàn cháy đối với nhà công nghiệp [/INST] Căn cứ Tiểu mục A.1.2 Mục A.1 Phụ lục A Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BXD có quy định như sau: A.1.2.1  Tổng diện tích nhà lấy bằng tổng diện tích của tất cả các tầng (tầng trên mặt đất, kể cả tầng kỹ thuật, tầng nửa hầm và tầng hầm), với kích thước mặt bằng được đo trong phạm vi giới hạn bởi bề mặt bên trong của các tường bao (hoặc bởi trục các cột biên ở khu vực không có tường bao); đường hầm; sàn giá đỡ trong nhà; sàn lửng; tất cả các sàn của giá đỡ nhiều tầng trong nhà; thềm (cầu) xếp dỡ; hành lang (trong mặt bằng) và hành lang liên thông sang các nhà khác. Tổng diện tích của nhà không bao gồm: diện tích các tầng hầm kỹ thuật có chiều cao, tính từ sàn đến mặt dưới của kết cấu nhô ra ở phía trên, nhỏ hơn 1,8 m (ở đó không yêu cầu có lối đi để bảo dưỡng các đường ống kỹ thuật); diện tích phía trên trần treo; cũng như diện tích sàn của giá đỡ cao tầng dùng để bảo dưỡng đường ray phía dưới cầu trục, bảo dưỡng cần trục, băng tải, đường ray đơn và thiết bị chiếu sáng. Diện tích các gian phòng có chiều cao thông từ 2 tầng trở lên, trong phạm vi một nhà nhiều tầng (gian phòng thông 2 tầng hoặc nhiều tầng), được tính vào diện tích tổng cộng của nhà trong phạm vi một tầng. Khi xác định số lượng tầng của nhà thì mỗi sàn giá đỡ và sàn lửng nằm ở cao độ bất kì có diện tích lớn hơn 40 % diện tích 1 tầng của nhà đó, phải được tính như một tầng. Diện tích 1 tầng của nhà trong phạm vi một khoang cháy được xác định theo chu vi bên trong của tường bao của tầng, không tính diện tích buồng thang bộ. Nếu trong diện tích đó có sàn giá đỡ, sàn của giá đỡ cao tầng và sàn lửng thì đối với nhà 1 tầng phải tính diện tích của tất cả các sàn giá đỡ, sàn của giá đỡ nhiều tầng và sàn lửng; còn đối với nhà nhiều tầng chỉ tính diện tích các sàn giá đỡ, sàn của giá đỡ nhiều tầng và sàn lửng nằm trong phạm vi khoảng cách theo chiều cao giữa các cốt của sàn giá đỡ, sàn của giá đỡ nhiều tầng và sàn lửng có diện tích ở mỗi cao độ không hơn 40 % diện tích sàn của tầng. Diện tích của thềm (cầu) xếp dỡ phía ngoài dùng cho phương tiện vận tải đường bộ và đường sắt không được tính vào diện tích của tầng nhà trong phạm vi khoang cháy. Diện tích xây dựng được xác định theo chu vi ngoài của nhà ở cao độ chân tường, bao gồm cả các phần nhô ra, đường đi qua dưới nhà, các phần nhà không có kết cấu ngăn che bên ngoài. A.1.2.2  Khối tích xây dựng của nhà được xác định là tổng khối tích các phần nhà trên mặt đất tính từ cốt ± 0,00 trở lên và phần ngầm từ cốt hoàn thiện nền sàn tầng hầm dưới cùng lên đến cốt ± 0,00. Khối tích các phần trên mặt đất và phần ngầm của nhà được tính theo kích thước từ mặt ngoài kết cấu bao che, kể cả ô lấy sáng và thông gió của mỗi phần của nhà. A.1.2.3  Chiều cao các gian phòng tính từ mặt sàn đến mặt dưới của các bộ phận nhô ra phía dưới trần hoặc mái không được nhỏ hơn 2,2 m. Các lối đi có người qua lại thường xuyên và đường thoát nạn phải có chiều cao tính từ mặt sàn đến mặt dưới của các bộ phận nhô ra của các đường ống kỹ thuật và thiết bị không nhỏ hơn 2,0 m, còn đối với các lối đi không có người qua lại thường xuyên thì chiều cao đó phải không nhỏ hơn 1,8 m. Chiều cao thông thủy của lối vào nhà dành cho xe chữa cháy chạy qua không được nhỏ hơn 4,5 m. A.1.2.4  Đối với tầng kỹ thuật, nếu yêu cầu công nghệ đòi hỏi phải có lối đi lại để bảo dưỡng thiết bị kỹ thuật, đường ống kỹ thuật và các thiết bị công nghệ hỗ trợ bố trí trong đó, thì chiều cao các lối đi này phải lựa chọn phù hợp với A.1.2.3. A.1.2.5  Lối ra từ tầng hầm phải được bố trí ngoài khu vực hoạt động của các thiết bị nâng chuyển. A.1.2.6  Chiều rộng của khoang đệm và khoang đệm ngăn cháy phía ngoài cửa thang máy phải rộng hơn chiều rộng cửa ít nhất là 0,5 m (0,25 m về mỗi bên của cửa), và chiều sâu của các khoang đệm đó không được nhỏ hơn 1,2 m đồng thời phải lớn hơn chiều rộng của cánh cửa hoặc cổng ít nhất là 0,2 m. Khi có lao động là người khuyết tật đi lại bằng xe lăn sử dụng, thì chiều sâu của khoang đệm và khoang đệm ngăn cháy ít nhất phải là 1,8 m, còn chiều rộng ít nhất phải là 1,4 m. A.1.2.7  Trong các gian phòng có hạng nguy hiểm cháy nổ A và B phải lắp đặt các tấm che ngoài dễ bung. Trong trường hợp không đủ diện tích để làm các tấm che ngoài dễ bung bằng kính thì cho phép sử dụng những dạng vật liệu không cháy sau: - thép, nhôm và tấm nhựa có sóng; - ngói mềm, ngói kim loại; - đá và vật liệu giữ nhiệt hiệu quả. Diện tích tấm che ngoài dễ bung phải được xác định bằng tính toán. Trong trường hợp không có số liệu tính toán thì diện tích tấm che ngoài dễ bung phải lấy không nhỏ hơn 0,05 m2 trên 1 m3 thể tích gian phòng hạng A và không ít hơn 0,03 m2 trên 1 m3 thể tích gian phòng hạng B. CHÚ THÍCH 1: Nếu dùng kính có chiều dày 3, 4 hoặc 5 mm cho các tấm che ngoài dễ bung thì diện tích tương ứng không nhỏ hơn 0,8; 1,0 và 1,5 m2. Không được dùng kính có gia cường, kính 2 lớp, 3 lớp, stalinite và polycarbonate trong tấm che ngoài dễ bung. CHÚ THÍCH 2: Tấm phủ dạng cuộn trên khu vực tấm che ngoài dễ bung của mái phải được bố trí thành các mảnh có diện tích không lớn hơn 180 m2. CHÚ THÍCH 3: Tải trọng tính toán của khối lượng tấm che ngoài dễ bung trên mái không được vượt quá 0,7 kPa. </s>
<s>[INST] Quy định cơ bản về việc bố trí và lắp đặt các thang máy chữa cháy [/INST] Căn cứ Tiểu mục 6.13 Mục 6 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BXD có quy định như sau: Mỗi khoang cháy của các nhà có chiều cao PCCC lớn hơn 28 m (lớn hơn 50 m đối với nhà nhóm F1.3), hoặc nhà có chiều sâu của sàn tầng hầm dưới cùng (tính đến cao độ của lối ra thoát nạn ra ngoài) lớn hơn 9 m phải có tối thiểu một thang máy chữa cháy. CHÚ THÍCH: Yêu cầu kỹ thuật khác như cấp điện, hệ thống điều khiển, truyền tín hiệu, liên lạc, thiết bị phục vụ bảo vệ chống cháy và những hệ thống tương tự phải bảo đảm theo các tiêu chuẩn kỹ thuật riêng được chọn lựa cho thang máy chữa cháy. Việc bố trí và lắp đặt các thang máy chữa cháy phải bảo đảm những quy định cơ bản sau: - Không được sử dụng các thang máy chủ yếu để vận chuyển hàng hóa để làm thang máy chữa cháy. - Ở điều kiện bình thường, thang máy chữa cháy vẫn được sử dụng để chở người. Thang máy chữa cháy có thể được bố trí với một sảnh thang máy riêng hoặc trong một sảnh chung với các thang máy chở người và hợp lại với nhau bằng một hệ thống điều khiển tự động theo nhóm. - Có số lượng được tính toán đủ để khoảng cách từ vị trí các thang máy đó đến một điểm bất kỳ trên mặt bằng tầng mà nó phục vụ không vượt quá 60 m. - Nếu chỉ có một thang máy chữa cháy thì thang máy đó ít nhất phải đến được tất cả các tầng kế cận với tầng đang cháy của nhà. - Nếu có nhiều thang máy chữa cháy được bố trí chung trong một giếng thang thì các thang máy có thể phục vụ cho các khu vực khác nhau của nhà với điều kiện phải thể hiện rõ vùng được phục vụ trên mỗi thang máy đó. - Trong mọi trường hợp, hình thức phục vụ của các thang máy chữa cháy phải giống nhau và thông dụng, ví dụ thang máy chỉ phục vụ các tầng lẻ hoặc các tầng chẵn hoặc tất cả các tầng. - Nếu có các tầng lánh nạn thì mỗi tầng đó phải được phục vụ bởi ít nhất một thang máy chữa cháy. - Ở chế độ hoạt động bình thường, cửa các thang máy chữa cháy không được mở vào những tầng lánh nạn đó còn cửa tầng của các giếng thang tại những tầng lánh nạn đó phải thường xuyên được khóa và chỉ được tự động mở khóa khi chuyển sang chế độ phục vụ lực lượng chữa cháy. - Trong trường hợp có cháy, các thang máy chữa cháy phải bảo đảm để người lính chữa cháy: + là người duy nhất được quyền kiểm soát và vận hành để cùng với trang thiết bị của mình tiếp cận đến đám cháy một cách dễ dàng, quen thuộc, an toàn và nhanh chóng. + được bảo vệ an toàn khi sử dụng trước tác động của lửa và khói bằng các giải pháp thích hợp, đặc biệt là khi ra khỏi các thang máy đó. + có lối đi thông thoáng và an toàn để tiếp cận đến các thang máy đó cũng như đến các sàn được những thang máy đó phục vụ. + không phải di chuyển quá hai tầng để tiếp cận đến tầng có thể bị cháy bất kỳ của nhà. - Được bảo vệ trong các giếng thang máy riêng (không chung với các loại thang máy khác) và trong mỗi giếng thang máy như vậy chỉ được bố trí không quá 3 thang máy chữa cháy. Kết cấu bao bọc giếng thang máy phải có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn REI 120. - Sảnh thang máy chữa cháy là một khoang đệm bảo đảm tất cả các quy định sau: + có diện tích không nhỏ hơn 4 m2; + khi kết hợp với các sảnh của buồng thang bộ không nhiễm khói thì diện tích không nhỏ hơn 6 m2; + được bao bọc bằng các vách ngăn cháy loại 1; + có lắp đặt họng chờ cấp nước DN 65 dành cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp; - Việc bố trí thang máy chữa cháy phải dự tính được đường di chuyển của đội chữa cháy chuyên nghiệp và bảo đảm đội chữa cháy tiếp cận được tất cả các gian phòng trên tất cả các tầng của nhà. - Sức chở của thang máy chữa cháy không được nhỏ hơn 630 kg đối với nhà chung cư nhóm F1.3 và không nhỏ hơn 1 000 kg đối với nhà sản xuất và nhà công cộng khác. - Tốc độ di chuyển của thang máy chữa cháy không được nhỏ hơn H/60 (m/s), trong đó H là chiều cao nâng (m). - Kết cấu bao che của cabin thang máy chữa cháy phải được làm từ vật liệu không cháy hoặc cháy yếu. </s>
<s>[INST] Có sai sót trong chuyên môn nhưng chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng thì có bị thu hồi chứng chỉ hành nghề kiến trúc không? [/INST] Căn cứ vào Khoản 1 Điều 30 Luật Kiến trúc 2019 quy định về các trường hợp bị thu hồi chứng chỉ hành nghề kiến trúc như sau: Chứng chỉ hành nghề kiến trúc bị thu hồi trong trường hợp sau đây: - Không còn đủ điều kiện cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc quy định tại Điều 28 của Luật này; - Giả mạo trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc; - Vi phạm nghiêm trọng Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề; - Có sai sót chuyên môn kỹ thuật trong hành nghề kiến trúc gây hậu quả nghiêm trọng theo kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan về kiến trúc theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Như vậy, theo quy định trên trường hợp có sai sót chuyên môn kỹ thuật trong hành nghề kiến trúc gây hậu quả nghiêm trọng theo kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì mới bị thu hồi chứng chỉ hành nghề kiến trúc. Mà trường hợp của bạn, tuy có sai sót nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trong nên sẽ không bị thu hồi chứng chỉ hành nghề. </s>
<s>[INST] Trong trường hợp bị thu hồi thì bao nhiêu lâu mới được cấp lại? [/INST] Tại Khoản 3 Điều Điều 30 Luật Kiến trúc 2019 quy định về việc cấp lại chứng chỉ hành nghề với trường hợp bị thu hồi chứng chỉ hành nghề kiến trúc như sau: Trường hợp bị thu hồi, chứng chỉ hành nghề kiến trúc chỉ được cấp lại sau 12 tháng kể từ ngày bị thu hồi đối với trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này hoặc sau 12 tháng kể từ ngày hết thời gian bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan về kiến trúc đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này khi bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này. Như vậy, trong trường hợp của bạn thì thời hạn được cấp lại chứng chỉ hành nghề là sau 12 tháng kể từ ngày bị thu hồi. </s>
<s>[INST] Thay đổi thông tin cá nhân thì có được cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc không? [/INST] Căn cứ vào Khoản 2 Điều 30 Luật kiến trúc 2019 quy định về các trường hợp được cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc như sau: Chứng chỉ hành nghề kiến trúc được cấp lại trong trường hợp sau đây: - Chứng chỉ hành nghề kiến trúc bị mất hoặc hư hỏng; - Thay đổi thông tin cá nhân được ghi trong chứng chỉ hành nghề kiến trúc. Như vậy, trong trường hợp của bạn thay đổi thông tin cá nhân được ghi trong chứng chỉ hành nghề kiến trúc thì sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp lại chứng chỉ hành nghề trên. </s>
<s>[INST] Trình tự, thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc [/INST] Tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định 85/2020/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc như sau: - Cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này qua mạng hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề; - Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc trong thời hạn 15 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc; 05 ngày đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ hành nghề; 10 ngày đối với trường hợp gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề phải thông báo một lần bằng văn bản tới cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị; - Cá nhân thực hiện nộp lệ phí khi nộp hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc. Việc thu, nộp, quản lý sử dụng lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính. </s>
<s>[INST] Thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng là gì? [/INST] Tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, có quy định: Thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng là một nội dung của thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. Thẩm quyền thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng và Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng. </s>
<s>[INST] Nội dung các quy định về thẩm tra, thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng được quy định ra sao? [/INST] Tại Khoản 2, 3... Điều 7 Nghị định 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, có quy định: 2. Nội dung chi tiết thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng quy định tại điểm g khoản 2 Điều 58 Luật Xây dựng được sửa đổi, bổ sung tại khoản 15 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng như sau: a) Sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ trình thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng; các căn cứ pháp lý để xác định tổng mức đầu tư xây dựng; b) Sự phù hợp của tổng mức đầu tư xây dựng với sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt; phương pháp xác định tổng mức đầu tư xây dựng; c) Sự phù hợp của nội dung tổng mức đầu tư xây dựng quy định tại Điều 5 Nghị định này với các nội dung và yêu cầu của dự án; d) Sự tuân thủ các quy định của pháp luật về áp dụng, tham khảo hệ thống định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, các công cụ cần thiết khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, công bố và việc vận dụng, tham khảo dữ liệu về chi phí của các dự án, công trình tương tự để xác định tổng mức đầu tư xây dựng. 3. Nội dung chi tiết thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng của cơ quan hoặc tổ chức, cá nhân được người quyết định đầu tư giao chủ trì thẩm định quy định tại điểm a khoản 3 Điều 56 và điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Xây dựng được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 và 14 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng như sau: a) Sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ trình thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng; kiểm tra kết quả thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng của tổ chức tư vấn (nếu có); b) Kết quả hoàn thiện, bổ sung hồ sơ trình thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng theo các kiến nghị của cơ quan chuyên môn về xây dựng quy định tại khoản 2 Điều này (nếu có) và các ý kiến giải trình; c) Sự phù hợp, đầy đủ của việc xác định khối lượng hoặc quy mô, công suất, năng lực phục vụ tính toán trong tổng mức đầu tư xây dựng so với thiết kế cơ sở của dự án; d) Xác định giá trị tổng mức đầu tư xây dựng đảm bảo tính đúng, tính đủ theo quy định, phù hợp với yêu cầu thiết kế, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường và kế hoạch thực hiện dự án; đ) Phân tích nguyên nhân tăng, giảm và đánh giá việc bảo đảm hiệu quả đầu tư của dự án theo giá trị tổng mức đầu tư xây dựng xác định sau thẩm định. 4. Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công không thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 58 của Luật Xây dựng được sửa đổi bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, người quyết định đầu tư thẩm định các nội dung quy định tại khoản 2, 3 Điều này. 5. Đối với dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, người quyết định đầu tư thẩm định các nội dung quy định tại khoản 3, 4 Điều 13 Nghị định này. 6. Việc thẩm tra phục vụ thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định về thẩm tra phục vụ thẩm định dự án tại Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng. 7. Chi phí cho tổ chức, cá nhân tham gia thẩm định được trích từ phí, chi phí thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế-kỹ thuật đầu tư xây dựng. 8. Bộ Xây dựng quy định chi phí thẩm định, thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. Bộ Tài chính quy định phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng. </s>
<s>[INST] Khoang đệm là gì? [/INST] Tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2021/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình, có quy định: Khoang đệm Không gian chuyển tiếp giữa hai cửa đi, dùng để bảo vệ tránh sự xâm nhập của khói và của các khí khác khi đi vào nhà, vào buồng thang bộ, hoặc vào các gian phòng khác của nhà. </s>
<s>[INST] Khoang đệm ngăn cháy được định nghĩa như thế nào? Yêu cầu đối với khoang đệm ngăn cháy? [/INST] Khoang đệm ngăn cháy Khoang đệm có các bộ phận cấu thành có giới hạn chịu lửa đảm bảo yêu cầu quy định (xem 2.4.3). Yêu cầu đối với khoang đệm ngăn cháy? Bộ phận ngăn cháy được phân loại theo giới hạn chịu lửa của phần ngăn cách của nó như trong Bảng 1. Khi trong bộ phận ngăn cháy có các cửa đi, cổng, cửa nắp, van khí, cửa sổ, màn chắn (sau đây gọi chung là cửa và van ngăn cháy), hay khi ở vị trí các cửa đó có bố trí khoang đệm (gọi là khoang đệm ngăn cháy) thì cửa, van ngăn cháy và khoang đệm ngăn cháy phải được chọn loại cũng có khả năng ngăn cháy phù hợp với loại của bộ phận ngăn cháy theo quy định tại Bảng 1. Giới hạn chịu lửa của các loại cửa và van ngăn cháy trong bộ phận ngăn cháy được quy định tại Bảng 2. Giới hạn chịu lửa của các bộ phận của khoang đệm ngăn cháy (vách, sàn, cửa và van ngăn cháy) ở cửa và van ngăn cháy trong bộ phận ngăn cháy phải phù hợp quy định tại Bảng 3. Bộ phận ngăn cháy loại 1 phải thuộc cấp nguy hiểm cháy K0. Trong các trường hợp riêng, cho phép sử dụng cấp nguy hiểm cháy K1 trong các bộ phận ngăn cháy loại 2 đến loại 4. Bảng 1 - Phân loại bộ phận ngăn cháy Bộ phận ngăn cháy Loại bộ phận ngăn cháy Giới hạn chịu lửa của bộ phận ngăn cháy, không nhỏ hơn Loại cửa và van ngăn cháy trong bộ phận ngăn cháy, không thấp hơn Loại khoang đệm ngăn cháy, không thấp hơn 1. Tường ngăn cháy 1 REI 150 1 1 2 REI 45 2 2 2. Vách ngăn cháy 1 EI 45 2 1 2 EI 15 3 2 3. Sàn ngăn cháy 1 REI 150 1 1 2 REI 60 2 1 3 REI 45 2 1 4 REI 15 3 2 Bảng 2 - Giới hạn chịu lửa của cửa và van ngăn cháy trong bộ phận ngăn cháy Cửa và van ngăn cháy trong bộ phận ngăn cháy Loại cửa và van ngăn cháy trong bộ phận ngăn cháy Giới hạn chịu lửa, không nhỏ hơn 1. Cửa đi, cổng, cửa nắp, van 1) 1 EI 60 2 EI 30 2) 3 EI 15 2. Cửa sổ 1 E 60 2 E 30 3 E 15 3. Màn chắn 1 EI 60 1) Giới hạn chịu lửa của van ngăn cháy được phép chỉ lấy theo tính toàn vẹn (E) nếu những van này lắp đặt bên trong các kênh, giếng và đường ống dẫn mà bảo đảm được khả năng chịu lửa yêu cầu, đối với cả tính toàn vẹn (E) và tính cách nhiệt (I). 2) Giới hạn chịu lửa của cửa giếng thang máy được phép lấy không nhỏ hơn E 30. Bảng 3 - Giới hạn chịu lửa của các bộ phận của khoang đệm ở các cửa và van ngăn cháy trong bộ phận ngăn cháy Loại khoang đệm ngăn cháy Giới hạn chịu lửa của các bộ phận của khoang đệm, không nhỏ hơn Vách ngăn của khoang đệm Sàn của khoang đệm Cửa và van ngăn cháy của khoang đệm 1 EI 45 REI 45 EI 30 2 EI 15 REI 15 EI 15 </s>
<s>[INST] Thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký thành tài sản hình thành trong tương lai? [/INST] Thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký thành tài sản hình thành trong tương lai quy định tại Khoản 4 Điều 18 Nghị định 102/2017/NÐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm, có quy định: Tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai đã hình thành, trừ trường hợp tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là phương tiện giao thông cơ giới đã kê khai số khung khi đăng ký biện pháp bảo đảm. Trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai) đã hình thành, thì thủ tục đăng ký thay đổi được thực hiện đồng thời với thủ tục chứng nhận quyền sở hữu tài sản vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; </s>
<s>[INST] Hồ sơ đăng ký thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai gồm những giấy tờ gì? [/INST] Hồ sơ đăng ký thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai gồm những giấy tờ quy định tại Điều 40 Nghị định 102/2017/NÐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm, có quy định: - Trường hợp đăng ký thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai xây dựng trong dự án của chủ đầu tư, người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thế chấp sau đây: + Các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, khoản 2 và điểm a khoản 6 Điều 39 của Nghị định này; + Bản chính Giấy chứng nhận hoặc bản chính Quyết định giao đất, cho thuê đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư; + Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật phải xin phép xây dựng hoặc Quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật phải lập dự án đầu tư (01 bản sao không có chứng thực), trừ trường hợp hợp đồng thế chấp tài sản đó có công chứng, chứng thực; + Một trong các loại Bản vẽ thiết kế theo quy định của pháp luật về xây dựng thể hiện được mặt bằng công trình của dự án hoặc mặt bằng của công trình xây dựng trong dự án đó đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với trường hợp thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở (01 bản sao không có chứng thực). - Trường hợp đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình mua nhà ở hình thành trong tương lai trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thế chấp sau đây: + Các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, khoản 2 và điểm a khoản 6 Điều 39 của Nghị định này; + Hợp đồng mua bán nhà ở được ký giữa bên thế chấp với chủ đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực). Trường hợp bên thế chấp là bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở, thì phải nộp thêm văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực). - Trường hợp đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với nhà ở hình thành trong tương lai hoặc đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình xây dựng trên thửa đất thuộc quyền sử dụng của mình, người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thế chấp sau đây: + Các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 6 Điều 39 của Nghị định này; + Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật phải xin phép xây dựng, trừ trường hợp hợp đồng thế chấp tài sản có công chứng, chứng thực (01 bản sao không có chứng thực). Trân trọng. </s>
<s>[INST] Công trình hỗn hợp được quy định ra sao? [/INST] Tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2021/BXD về quy hoạch xây dựng, có quy định về công trình hỗn hợp, như sau: 1.4.13 Đất sử dụng hỗn hợp Đất xây dựng nhà, công trình hỗn hợp hoặc được sử dụng cho một số mục đích khác nhau được xác định trong đồ án quy hoạch. 1.4.14 Công trình hỗn hợp Công trình có các chức năng sử dụng khác nhau. </s>
<s>[INST] Quy hoạch xây dựng được quy định ra sao? [/INST] Quy hoạch xây dựng được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2021/BXD về quy hoạch xây dựng, cụ thể: Việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và các khu chức năng; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh. </s>
<s>[INST] Quy định về bảo vệ chống khói phải cung cấp không khí từ bên ngoài vào [/INST] Căn cứ Mục D.10 Phụ lục D Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BXD có quy định về việc bảo vệ chống khói phải cung cấp không khí từ bên ngoài vào được quy định như sau: Việc bảo vệ chống khói phải cung cấp không khí từ bên ngoài vào các khu vực sau: a) Trong giếng thang máy (khi không thể hỗ trợ cấp khí các khoang đệm trong điều kiện có cháy) ở những nhà có buồng thang không nhiễm khói. b) Trong khoang đệm của thang máy chữa cháy. c) Trong các buồng thang bộ không nhiễm khói loại N2. d) Trong các khoang đệm của buồng thang bộ không nhiễm khói loại N3. e) Trong các khoang đệm trước thang máy (bao gồm cả thang máy) trong các tầng hầm và tầng nửa hầm. f) Các khoang đệm ở cầu thang bộ loại 2, dẫn đến các gian phòng của tầng 1 của tầng hầm hoặc tầng nửa hầm, trong các phòng có sử dụng hoặc cất giữ các chất và vật liệu cháy. Trong các khoang đệm ở các gian xưởng luyện, đúc, cán và các gian gia công nhiệt khác cho phép cấp không khí vào từ các gian thông khí của nhà. g) Trong các khoang đệm ở lối vào sảnh kín và hành lang từ các tầng hầm và tầng nửa hầm của sảnh kín và hành lang nêu tại đoạn e) của D.2. h) Khoang đệm ở lối vào các sảnh thông tầng và khu bán hàng, từ cao trình của các tầng nửa hầm và tầng hầm. i) Khoang đệm ở các buồng thang bộ loại N2 trong các nhà chung cư có chiều cao PCCC trên 75 m, nhà hỗn hợp và công trình công cộng có chiều cao PCCC trên 50 m. j) Phần dưới của sảnh thông tầng, các khu bán hàng và các gian phòng khác được bảo vệ bằng hệ thống quạt hút, xả khói. k) Các khoang đệm ngăn chia gian phòng giữ ô-tô của các gara kín trên mặt đất và của gara ngầm với các gian phòng sử dụng khác. l) Khoang đệm ngăn chia gian giữ ô-tô với đường dốc kín của các gara ngầm hoặc thiết bị tạo màn không khí bố trí ở trên cửa đi (cổng) từ phía gian phòng giữ ô-tô của gara ngầm. m) Khoang đệm ở các lối ra từ buồng thang bộ loại N2 đi vào sảnh lớn thông với các tầng trên của nhà hỗn hợp. n) Khoang đệm (sảnh thang máy) ở lối ra từ thang máy vào các tầng nửa hầm và tầng hầm của nhà hỗn hợp. </s>
<s>[INST] Lưu lượng cấp không khí dùng để bảo vệ chống khói [/INST] Căn cứ Mục D.11 phụ lục này có quy định về lưu lượng cấp không khí dùng để bảo vệ chống khói như sau: Lưu lượng cấp không khí dùng để bảo vệ chống khói cần được tính toán để bảo đảm áp suất không khí không thấp hơn 20 Pa ở các vị trí sau: a) Phần dưới của giếng thang máy khi các cửa vào giếng thang máy đều đóng kín ở tất cả các tầng (trừ tầng dưới cùng). b) Phần dưới của mọi khoang của buồng thang bộ không nhiễm khói loại N2, khi các cửa trên đường thoát nạn từ các hành lang và sảnh trên tầng có cháy vào buồng thang bộ và từ nhà ra bên ngoài để mở, còn các cửa từ các hành lang và sảnh trên tất cả các tầng còn lại đều đóng kín. c) Các khoang đệm trên tầng có cháy trong các nhà có buồng thang bộ không nhiễm khói loại N3, khi lối vào hành lang hoặc sảnh tại các tầng hầm, phòng chờ thang máy và các khoang đệm trước thang máy có một cửa mở, còn ở tất cả những tầng khác cửa đều đóng. Lưu lượng cấp không khí vào khoang đệm trên một cửa mở phải được tính toán trong điều kiện gió thổi qua cửa có tốc độ trung bình (nhưng không thấp hơn 1,3 m/s), và phải tính đến hiệu ứng tổ hợp của việc thổi khói ra ngoài. Lưu lượng cấp không khí vào một khoang đệm khi các cửa đóng phải xét đến lượng khí bị thất thoát do cửa không được kín khít. Độ dư của áp suất không khí phải được so sánh với không gian liền kề với gian phòng được bảo vệ. </s>
<s>[INST] Bản vẽ hoàn công là gì? [/INST] Theo Khoản 4 Điều 2 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định như sau: Bản vẽ hoàn công là bản vẽ công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện vị trí, kích thước, vật liệu và thiết bị được sử dụng thực tế. </s>
<s>[INST] Bản vẽ hoàn công được quy định ra sao? [/INST] Bản vẽ hoàn công được quy định tại Phụ lục IIB Nghị định 06/2021/NĐ-CP, như sau: 1. Lập bản vẽ hoàn công: a) Trường hợp các kích thước, thông số thực tế của hạng mục công trình, công trình xây dựng không vượt quá sai số cho phép so với kích thước, thông số thiết kế thì bản vẽ thi công được chụp (photocopy) lại và được các bên liên quan đóng dấu, ký xác nhận lên bản vẽ để làm bản vẽ hoàn công. Nếu các kích thước, thông số thực tế thi công có thay đổi so với kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt thì cho phép nhà thầu thi công xây dựng ghi lại các trị số kích thước, thông số thực tế trong ngoặc đơn bên cạnh hoặc bên dưới các trị số kích thước, thông số cũ trong tờ bản vẽ này; b) Trong trường hợp cần thiết, nhà thầu thi công xây dựng có thể vẽ lại bản vẽ hoàn công mới, có khung tên bản vẽ hoàn công tương tự như mẫu dấu bản vẽ hoàn công quy định tại Phụ lục này; c) Đối với các bộ phận công trình bị che khuất phải được lập bản vẽ hoàn công hoặc được đo đạc xác định kích thước, thông số thực tế trước khi tiến hành công việc tiếp theo; d) Trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên trong liên danh có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công phần việc do mình thực hiện, không được ủy quyền cho thành viên khác trong liên danh thực hiện. 2. Mẫu dấu bản vẽ hoàn công: Mẫu số 1: TÊN NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG BẢN VẼ HOÀN CÔNG Ngày……tháng……năm…… Người lập(Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký) Chỉ huy trưởng công trình hoặc giám đốc dự án(Ghi rõ họ tên, chữ ký) Tư vấn giám sát trưởng(Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký) Ghi chú: không áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu xây dựng thi công xây dựng. Kích thước dấu tùy thuộc kích cỡ chữ. Mẫu số 2: TÊN NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG BẢN VẼ HOÀN CÔNGNgày……tháng…..năm….. Người lập(Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký) Chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của nhà thầu phụ(Ghi rõ họ tên, chữ ký) Chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của tổng thầu(Ghi rõ họ tên, chữ ký) Tư vấn giám sát trưởng(Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký) Ghi chú: áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu xây dựng thi công xây dựng. Kích thước dấu tùy thuộc kích cỡ chữ. </s>
<s>[INST] Trình tự thực hiện kiểm định xây dựng được quy định ra sao? [/INST] Trình tự thực hiện kiểm định xây dựng được quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 10/2021/TT-BXD, cụ thể: - Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh theo quy định tại Đỉều 7 Nghị định số 69/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư (sau đây gọi là Nghị định số 69/2021/NĐ-CP) tổ chức lập và phê duyệt nhiệm vụ kiểm định; lựa chọn tổ chức kiểm định xây dựng đủ điều kiện năng lực và phù hợp với nội dung nhiệm vụ kiểm định để thực hiện; - Tổ chức kiểm đinh xây dựng được lựa chọn lập đề cương kiểm định trình cơ quan, tổ chức quy định tại điểm a khoản này phê duyệt, thực hiện kiểm định theo đề cương đã được phê duyệt và lập báo cáo kết quả kiểm định trình cơ quan nêu trên để được xem xét, nghiệm thu theo quy định. </s>
<s>[INST] Đề cương kiểm định xây dựng bao gồm các nội dung gì? [/INST] Đề cương kiểm định xây dựng bao gồm các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 10/2021/TT-BXD, cụ thể: - Mục đích, yêu cầu, đối tượng và nội dung kiểm định; - Danh mục các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng; - Thông tin về năng lực của chủ trì và cá nhân thực hiện kiểm định, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thực hiện kiểm định (nếu có); - Quy trình, phương pháp thực hiện kiểm định; - Tiến độ thực hiện kiểm định; - Dự toán chi phí kiểm định; - Các nội dung cần thiết khác. </s>
<s>[INST] Báo cáo kết quả kiểm định bao gồm các nội dung nào? [/INST] Báo cáo kết quả kiểm định bao gồm các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư 10/2021/TT-BXD, cụ thể - Căn cứ thực hiện kiểm định; - Thông tin chung về công trình và đối tượng kiểm định; - Nội dung, trình tự thực hiện kiểm định; - Các kết quả thí nghiệm, quan trắc, tính toán, phân tích và đánh giá; - Kết luận về nội dung kiểm định và kiến nghị (nếu có). Bên cạnh đó, thông tư cũng quy định: - Trường hợp việc kiểm định được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5, điểm d khoản 5 Điều 33 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP (gọi chung là cơ quan yêu cầu) thì chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm trình cơ quan yêu cầu xem xét, chấp thuận nội dung đề cương kiểm định trước khi tiến hành phê duyệt. Trong trường hợp này, tổ chức kiểm định phải độc lập với chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình và các nhà thầu khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, cung ứng vật tư - thiết bị, quản lý dự án và giám sát thi công xây dựng công trình. - Trường hợp việc kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 69/2021/NĐ-CP thì việc ban hành kết luận kiểm định và thông báo cho các chủ sở hữu nhà chung cư được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 8 Nghị định số 69/2021/NĐ-CP. </s>
<s>[INST] Bảo trì công trình xây dựng là gì? [/INST] Khái niệm bảo trì công trình xây dựng được nêu tại Khoản 13 Điều 2 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, cụ thể: Bảo trì công trình xây dựng là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng. Nội dung bảo trì công trình xây dựng có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình; bổ sung, thay thế hạng mục, thiết bị công trình để việc khai thác sử dụng công trình đảm bảo an toàn nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình. </s>
<s>[INST] Quy trình bảo trì công trình xây dựng [/INST] Quy trình bảo trì công trình xây dựng được nêu tại Điều 31 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, cụ thể:- Nội dung chính của quy trình bảo trì công trình xây dựng bao gồm: + Các thông số kỹ thuật, công nghệ của công trình, bộ phận công trình và thiết bị công trình; + Quy định đối tượng, phương pháp và tần suất kiểm tra công trình; + Quy định nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng công trình phù hợp với từng bộ phận công trình, loại công trình và thiết bị lắp đặt vào công trình; + Quy định thời điểm và chỉ dẫn thay thế định kỳ các thiết bị lắp đặt vào công trình; + Chỉ dẫn phương pháp sửa chữa các hư hỏng của công trình, xử lý các trường hợp công trình bị xuống cấp; + Quy định thời gian sử dụng của công trình, các bộ phận, hạng mục công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình; + Quy định về nội dung, phương pháp và thời điểm đánh giá lần đầu, tần suất đánh giá đối với công trình phải đánh giá an toàn trong quá trình khai thác sử dụng theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và quy định của pháp luật có liên quan; + Xác định thời điểm, đối tượng và nội dung cần kiểm định định kỳ; + Quy định thời điểm, phương pháp, chu kỳ quan trắc đối với công trình có yêu cầu thực hiện quan trắc; + Quy định về hồ sơ bảo trì công trình xây dựng và việc cập nhật thông tin vào hồ sơ bảo trì công trình xây dựng; + Các chỉ dẫn khác liên quan đến bảo trì công trình xây dựng và quy định các điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng. - Trách nhiệm lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng: + Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì công trình xây dựng, bộ phận công trình cùng với hồ sơ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; cập nhật quy trình bảo trì cho phù hợp với các nội dung thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng (nếu có) trước khi nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng; + Nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì đối với thiết bị do mình cung cấp trước khi lắp đặt vào công trình; + Trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị không lập được quy trình bảo trì, chủ đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn khác có đủ điều kiện năng lực để lập quy trình bảo trì cho các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản này và có trách nhiệm chi trả chi phí tư vấn; + Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 126 Luật số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 47 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ quy trình bảo trì công trình xây dựng do nhà thầu thiết kế lập làm cơ sở cho việc phê duyệt. - Đối với các công trình xây dựng đã đưa vào khai thác, sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng, có thể tổ chức kiểm định chất lượng công trình xây dựng làm cơ sở để lập quy trình bảo trì công trình xây dựng nếu cần thiết. Trong quy trình bảo trì phải xác định rõ thời gian sử dụng còn lại của công trình, các bộ phận, hạng mục công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình. - Không bắt buộc phải lập quy trình bảo trì riêng cho từng công trình cấp III trở xuống, nhà ở riêng lẻ và công trình tạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng của các công trình này vẫn phải thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo các quy định về bảo trì công trình xây dựng của Nghị định này. - Trường hợp có tiêu chuẩn về bảo trì hoặc có quy trình bảo trì của công trình tương tự phù hợp thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có thể áp dụng tiêu chuẩn hoặc quy trình đó cho công trình mà không cần lập quy trình bảo trì riêng. - Điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng: + Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình được quyền điều chỉnh quy trình bảo trì khi phát hiện thấy những yếu tố bất hợp lý có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình, gây ảnh hưởng đến việc khai thác, sử dụng công trình và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; + Nhà thầu lập quy trình bảo trì có nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi những nội dung bất hợp lý trong quy trình bảo trì nếu do lỗi của mình gây ra và có quyền từ chối những yêu cầu điều chỉnh quy trình bảo trì không hợp lý của chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình; + Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có quyền thuê nhà thầu khác có đủ điều kiện năng lực thực hiện sửa đổi, bổ sung thay đổi quy trình bảo trì trong trường hợp nhà thầu lập quy trình bảo trì ban đầu không thực hiện các việc này. Nhà thầu thực hiện sửa đổi, bổ sung quy trình bảo trì công trình xây dựng phải chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thực hiện; + Đối với công trình sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì để thực hiện bảo trì, khi tiêu chuẩn này được sửa đổi hoặc thay thế thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện bảo trì theo nội dung đã được sửa đổi; </s>
<s>[INST] Nhà thầu có phải mua bảo hiểm cho lao động thi công trên công trường xây dựng? [/INST] Căn cứ Điều 9 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 có quy định về bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng như sau: 1. Bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng gồm: a) Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng; b) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng; c) Bảo hiểm đối với vật tư, vật liệu, phương tiện, thiết bị thi công, người lao động; d) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba; đ) Bảo hiểm bảo hành công trình xây dựng. 2. Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng được quy định như sau: a) Chủ đầu tư mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp; b) Nhà thầu tư vấn mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên; c) Nhà thầu thi công xây dựng mua bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường và bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba. .... Như vậy, nhà thầu xây dựng có trách nhiệm phải mua bảo hiểm cho bạn và cho người lao động thi công trên công trường khác. </s>
<s>[INST] Nhà thầu không mua bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường có bị phạt không? [/INST] Căn cứ Khoản 3 Điều 32 Nghị định 16/2022/NĐ-CP có quy định phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Vi phạm quy định về phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng; b) Không mua bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường và bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba theo quy định. Theo đó, nhà thầu không mua bản hiểm cho người lao động thi công trên công trường xây dựng có thể bị phạt tiền tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng và buộc phải mua bảo hiểm theo quy định. </s>
<s>[INST] Lỡ xây dựng nhà trên khu vực cấm có bị phá dỡ không? [/INST] Căn cứ Khoản 1 Điều 118 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi Khoản 44 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 có quy định việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau: a) Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới hoặc công trình xây dựng tạm;b) Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận; công trình phải phá dỡ khẩn cấp nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;c) Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật này;d) Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng;đ) Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;e) Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới. Theo đó, nếu bạn xây dựng công trình trong khu vực cấm xây dựng thì sẽ bị phá dỡ. </s>
<s>[INST] Các khu vực nào cấm xây dựng? [/INST] Căn cứ Khoản 3 Điều 12 Luật Xây dựng 2014 có quy định như sau: Xây dựng công trình trong khu vực cấm xây dựng; xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử - văn hóa và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống, trừ công trình xây dựng để khắc phục những hiện tượng này. Theo đó, các khu vực theo quy định như trên được xem là các khu vực cấm xây dựng do việc xây dựng công trình trên đây bị pháp luật nghiêm cấm. </s>
<s>[INST] Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình [/INST] Theo Điều 10 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về nội dung quản lý thi công xây dựng công trình, cụ thể: 1. Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm: a) Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình; b) Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình; c) Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình; d) Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng trong thi công xây dựng công trình; đ) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng; e) Quản lý các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng. 2. Các nội dung tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này được quy định tại Nghị định này. Nội dung tại điểm đ khoản 1 Điều này được quy định tại Nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. </s>
<s>[INST] Trình tự quản lý thi công xây dựng công trình? [/INST] Theo Điều 11 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về trình tự quản lý thi công xây dựng công trình, cụ thể như sau: 1. Tiếp nhận mặt bằng thi công xây dựng; thực hiện việc quản lý công trường xây dựng. 2. Quản lý vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng. 3. Quản lý thi công xây dựng công trình của nhà thầu. 4. Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình. 5. Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình. 6. Thí nghiệm đối chứng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình. 7. Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận công trình xây dựng (nếu có). 8. Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng. 9. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có). 10. Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình. 11. Hoàn trả mặt bằng. 12. Bàn giao công trình xây dựng. </s>
<s>[INST] Nội dung nhật ký thi công xây dựng bao gồm các thông tin nào? [/INST] Căn cứ Mục 3 Phụ Lục IIA Nhật ký thi công xây dựng công trình ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định: 3. Nội dung nhật ký thi công xây dựng bao gồm các thông tin chủ yếu sau: a) Diễn biến điều kiện thi công (nhiệt độ, thời tiết và các thông tin liên quan); số lượng nhân công, thiết bị do nhà thầu thi công xây dựng huy động để thực hiện thi công tại hiện trường; các công việc xây dựng được nghiệm thu hàng ngày trên công trường; b) Mô tả chi tiết các sự cố, hư hỏng, tai nạn lao động, các vấn đề phát sinh khác và biện pháp khắc phục, xử lý trong quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có); c) Các kiến nghị của nhà thầu thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng (nếu có); d) Những ý kiến về việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công xây dựng của các bên có liên quan. </s>
<s>[INST] Nhật ký thi công xây dựng công trình do ai lập? [/INST] Căn cứ Mục 1 Phụ Lục IIA Nhật ký thi công xây dựng công trình ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định: Nhật ký thi công xây dựng công trình do nhà thầu thi công xây dựng lập cho từng gói thầu xây dựng hoặc toàn bộ công trình xây dựng. Trường hợp có nhà thầu phụ tham gia thi công xây dựng thì tổng thầu hoặc nhà thầu chính thỏa thuận với nhà thầu phụ về trách nhiệm lập nhật ký thi công xây dựng đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện. Do đó, nhật ký thi công xây dựng công trình do nhà thầu thi công xây dựng lập cho từng gói thầu xây dựng hoặc toàn bộ công trình xây dựng. </s>
<s>[INST] Nội dung biên bản nghiệm thu công việc xây dựng gồm những nội dung nào? [/INST] Khoản 4 Điều 21 Nghị định 06/2021/NĐ-CP có quy định như sau: Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng được lập cho từng công việc xây dựng hoặc lập chung cho nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công, bao gồm các nội dung chủ yếu sau: a) Tên công việc được nghiệm thu; b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu; c) Thành phần ký biên bản nghiệm thu; d) Kết luận nghiệm thu, trong đó nêu rõ chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu; đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác (nếu có); đ) Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản nghiệm thu; e) Phụ lục kèm theo (nếu có). </s>
<s>[INST] Những quy định về nghiệm thu công việc xây dựng [/INST] Ngoài quy định về nội dung biên bản nghiệm thu công việc xây dựng nêu trên, thì tại Điều 21 Nghị định này cũng có các quy định khác về nghiệm thu công việc xây dựng như sau: 1. Căn cứ vào kế hoạch thí nghiệm, kiểm tra đối với các công việc xây dựng và tiến độ thi công thực tế trên công trường, người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá chất lượng công việc xây dựng đã được thi công, nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản. 2. Người giám sát thi công xây dựng công trình phải căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng, các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu để kiểm tra các công việc xây dựng được yêu cầu nghiệm thu. 3. Người giám sát thi công xây dựng phải thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng trong khoảng thời gian không quá 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị nghiệm thu công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng. Trường hợp không đồng ý nghiệm thu phải thông báo lý do bằng văn bản cho nhà thầu thi công xây dựng. ... 5. Thành phần ký biên bản nghiệm thu: a) Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư; b) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng hoặc của tổng thầu, nhà thầu chính; c) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu phụ đối với trường hợp có tổng thầu, nhà thầu chính. 6. Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trường hợp áp dụng hợp đồng EPC: a) Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của tổng thầu EPC hoặc người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư đối với phần việc do mình giám sát theo quy định của hợp đồng; b) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC. Trường hợp tổng thầu EPC thuê nhà thầu phụ thì người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu phụ ký biên bản nghiệm thu; c) Đại diện chủ đầu tư theo thỏa thuận với tổng thầu (nếu có). 7. Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trường hợp áp dụng hợp đồng chìa khóa trao tay: a) Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của tổng thầu; b) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu. 8. Trường hợp nhà thầu là liên danh thì người phụ trách trực tiếp thi công của từng thành viên trong liên danh ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng do mình thực hiện. </s>
<s>[INST] Thời hạn bảo hành đối với công trình cấp I sử dụng vốn đầu tư công tối thiểu là bao nhiêu lâu? [/INST] Căn cứ vào Khoản 5 Điều 28 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về thời hạn bảo hành đối với hạng mục công trình, công trình xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp được tính kể từ khi được chủ đầu tư nghiệm thu theo quy định và được quy định như sau: - Không ít hơn 24 tháng đối với công trình cấp đặc biệt và cấp I sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công; - Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình cấp còn lại sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công; - Thời hạn bảo hành đối với công trình sử dụng vốn khác có thể tham khảo quy định tại điểm a, điểm b khoản này để áp dụng. Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn bảo hành đối với công trình xây dựng mới, là công trình cấp I có sử dụng vốn đầu tư công thì thời hạn tối thiểu là 18 tháng. </s>
<s>[INST] Bên thi công không chịu thực hiện việc bảo hành thì bên thi công có thể bị phạt bao nhiêu tiền? [/INST] Theo Điều 38 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với các vi phạm quy định về bảo hành, bảo trì công trình xây dựng như sau: - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không lập báo cáo hoàn thành công tác bảo hành công trình gửi chủ đầu tư. - Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không lập quy trình bảo trì hoặc lập quy trình bảo trì không đảm bảo đầy đủ các nội dung theo quy định. - Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện trách nhiệm bảo hành theo quy định. - Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc lập báo cáo hoàn thành công tác bảo hành công trình gửi chủ đầu tư theo quy định với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này; + Buộc lập quy trình bảo trì theo quy định với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này; + Buộc thực hiện trách nhiệm bảo hành theo quy định với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này. Như vậy, theo quy định thì trong trường hợp bên thi công không thực hiện trách nhiệm bảo hành theo quy định thì có thể bị xử phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng. Đồng thời, bị buộc thực hiện trách nhiệm bảo hành theo quy định. </s>
<s>[INST] Phải thông báo ngày khởi công xây dựng cho cơ quan quản lý trước bao nhiêu ngày? [/INST] Căn cứ vào Khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau: - Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng; - Có giấy phép xây dựng đối với công trình phải có giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 89 của Luật này; - Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt; - Chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng liên quan đến công trình được khởi công theo quy định của phập luật; - Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng; - Chủ đầu tư đã gửi thông báo về ngày khởi công xây dựng đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương trước thời điểm khởi công xây dựng ít nhất là 03 ngày làm việc. Như vậy, theo quy định trên thì phải gửi thông báo về ngày khởi công xây dựng cho cơ quan nhà nước về xây dựng tại địa phương trước thời điểm khởi công xây dựng ít nhất là 3 ngày làm việc. </s>
<s>[INST] Trường hợp không báo trước ngày khởi công sẽ bị phạt bao nhiêu? [/INST] Tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với các hành vi vi phạm  quy định về khởi công xây dựng công trình như sau: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: - Không gửi văn bản thông báo ngày khởi công (kèm theo bản sao giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng) cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương nơi xây dựng công trình và cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định; - Không thông báo, thông báo chậm cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương về thời điểm khởi công xây dựng hoặc có thông báo nhưng không gửi kèm hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng; - Không gửi báo cáo cho cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc gửi báo cáo không đầy đủ một trong các nội dung: tên, địa chỉ liên lạc, tên công trình, địa điểm xây dựng, quy mô xây dựng, tiến độ thi công dự kiến sau khi khởi công xây dựng hoặc gửi thông báo khởi công không theo mẫu quy định. Như vậy, trong trường hợp không báo trước ngày khởi công thì có thể bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. </s>
<s>[INST] Quản lý thi công xây dựng công trình trong Bộ Quốc phòng [/INST] Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 174/2021/TT-BQP (Có hiệu lực từ 12/02/2022) quy định về việc quản lý thi công xây dựng công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng như sau: - Nội dung quản lý thi công xây dựng, bao gồm: + Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình; + Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình; + Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình; + Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng trong thi công xây dựng công trình; + Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công; + Quản lý các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng. - Nội dung tại các điểm a, b, c, đ, đ và e khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định từ Điều 10 đến Điều 27 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và Điều 12 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. </s>
<s>[INST] Nghiệm thu công trình xây dựng do Bộ Quốc phòng quản lý [/INST] Tại Điều 9 Thông tư 174/2021/TT-BQP (Có hiệu lực từ 12/02/2022) quy định về nghiệm thu công trình xây dựng do Bộ Quốc phòng quản lý như sau: - Nghiệm thu công trình xây dựng, bao gồm: + Nghiệm thu công việc xây dựng; + Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng; + Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng. - Nội dung tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP . - Nghiệm thu có điều kiện, nghiệm thu từng phần công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP , cụ thể như sau: + Chủ đầu tư được quyết định tổ chức nghiệm thu có điều kiện đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào khai thác tạm trong trường hợp việc thi công xây dựng cơ bản đã hoàn thành theo yêu cầu thiết kế, nhưng còn một số tồn tại về chất lượng mà không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, tuổi thọ, công năng của công trình và đảm bảo công trình đủ điều kiện khai thác an toàn và đáp ứng quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan. Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản, trong đó phải nêu rõ các tồn tại về chất lượng cần được khắc phục hoặc các công việc xây dựng cần được tiếp tục thực hiện và thời gian hoàn thành các nội dung này, yêu cầu về giới hạn phạm vi sử dụng công trình (nếu có). Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình sau khi các tồn tại về chất lượng đã được khắc phục hoặc các công việc xây dựng còn lại đã được hoàn thành; + Trường hợp một phần công trình xây dựng đã được thi công hoàn thành và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP , chủ đầu tư được quyết định việc tổ chức nghiệm thu phần công trình xây dựng này để đưa vào khai thác tạm. Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản, trong đó phải nêu rõ về phần công trình được tổ chức nghiệm thu. Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp tục tổ chức thi công và nghiệm thu đối với các phần công trình, hạng mục công trình xây dựng còn lại theo thiết kế; quá trình tiếp tục thi công phải đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến việc khai thác, vận hành bình thường của phần công trình xây dựng đã được nghiệm thu; tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình sau khi phần công trình, hạng mục công trình xây dựng còn lại theo thiết kế đã được hoàn thành. - Trường hợp công trình đã hoàn thành thi công xây dựng nhưng có một số chỉ tiêu, thông số kỹ thuật chủ yếu không đáp ứng được yêu cầu thiết kế và không hoặc chưa đủ điều kiện để nghiệm thu hoàn thành hoặc nghiệm thu có điều kiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 23 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP , việc xử lý được thực hiện như sau: + Chủ đầu tư cùng với các nhà thầu phải làm rõ các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật không đáp ứng yêu cầu thiết kế; xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan và xử lý vi phạm theo quy định của hợp đồng xây dựng; + Việc đưa công trình vào khai thác, sử dụng trong trường hợp này chỉ được xem xét đối với các công trình giao thông, công trình cung cấp tiện ích hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ lợi ích cộng đồng trên cơ sở xác định lại các thông số kỹ thuật, các điều kiện để đưa vào khai thác, sử dụng và được cơ quan chuyên môn về xây dựng cho ý kiến theo quy định của pháp luật có liên quan và phải được người quyết định đầu tư chấp thuận. - Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào sử dụng và quyết toán hợp đồng thi công xây dựng sau khi có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan chuyên môn về xây dựng. </s>
<s>[INST] Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng do Bộ Quốc phòng quản lý [/INST] Căn cứ vào Điều 10 Thông tư 174/2021/TT-BQP (Có hiệu lực từ 12/02/2022) quy định về việc kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng do Bộ Quốc phòng quản lý như sau: Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP , cụ thể như sau: - Cơ quan chuyên môn về xây dựng + Cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng là Cục Doanh trại/Tổng cục Hậu cần kiểm tra công trình thuộc các dự án do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đầu tư; công trình trường bắn, thao trường huấn luyện do Tổng Tham mưu trưởng quyết định đầu tư; + Cơ quan chuyên môn về xây dựng của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng là Cục Hậu cần hoặc cơ quan được giao quản lý xây dựng (sau đây viết gọn là cơ quan chuyên môn về xây dựng của cơ quan, đơn vị) kiểm tra công trình thuộc các dự án do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ủy quyền quyết định đầu tư; công trình trường bắn, thao trường huấn luyện do Tổng Tham mưu trưởng ủy quyền quyết định đầu tư; tham gia kiểm tra đối với công trình thuộc các dự án phục vụ quốc phòng do địa phương quyết định đầu tư (nếu cần); + Cơ quan chuyên môn về xây dựng của cơ quan, đơn vị tham gia kiểm tra các công trình quy định tại điểm a khoản này trong phạm vi quản lý; cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng tham gia kiểm tra các công trình quy định tại điểm b khoản này, khi cần thiết; trường hợp bất khả kháng (công trình thuộc khu vực thiên tai, dịch bệnh, sự cố môi trường) thì cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao cơ quan chuyên môn về xây dựng của cơ quan, đơn vị kiểm tra các công trình quy định tại điểm a khoản này trong các khu vực trên; + Trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định. - Nội dung, trình tự kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng công trình của cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 4, khoản 5 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP , cụ thể như sau: + Chủ đầu tư báo cáo khởi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng theo Mẫu số 01 của Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp, trước thời điểm khởi công xây dựng ít nhất là 03 ngày làm việc; + Cơ quan chuyên môn về xây dựng lập kế hoạch kiểm tra và thông báo đến chủ đầu tư, cơ quan, đơn vị liên quan để phối hợp thực hiện; + Chủ đầu tư thông báo cho các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng chuẩn bị nội dung kiểm tra theo kế hoạch; + Cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ chức kiểm tra theo các nội dung quy định tại điểm a khoản 4 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ; + Cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả kiểm tra bằng văn bản theo Mẫu số 02 của Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này gửi chủ đầu tư và các cơ quan liên quan để phối hợp thực hiện. - Nội dung, trình tự kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình của cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 4, 6 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP , cụ thể như sau: + Trước 15 ngày đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I hoặc trước 10 ngày đối với công trình còn lại so với ngày dự kiến tổ chức nghiệm thu hoàn thành, chủ đầu tư phải báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng theo Mẫu số 03 của Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này, đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp; + Cơ quan chuyên môn về xây dựng lập kế hoạch kiểm tra và thông báo đến chủ đầu tư, cơ quan, đơn vị liên quan để phối hợp thực hiện; + Chủ đầu tư thông báo cho các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng chuẩn bị nội dung kiểm tra theo kế hoạch; + Cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ chức kiểm tra các nội dung theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ; trường hợp hạng mục công trình, công trình cơ quan chuyên môn về xây dựng chưa kiểm tra trong quá trình thi công, nội dung kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ; + Trường hợp công trình đủ điều kiện chấp thuận kết quả nghiệm thu đưa vào sử dụng, cơ quan chuyên môn về xây dựng ra văn bản thông báo chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư theo Mẫu số 05 của Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; + Trường hợp công trình còn tồn tại cần khắc phục, cơ quan chuyên môn về xây dựng ra văn bản thông báo không chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư và nêu rõ các nội dung còn tồn tại cần khắc phục theo Mẫu số 04 của Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Sau khi khắc phục xong, chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu và gửi báo cáo kết quả khắc phục (kèm theo hồ sơ, hình ảnh và biên bản nghiệm thu kết quả khắc phục) đến cơ quan chuyên môn về xây dựng xem xét, chấp thuận kết quả nghiệm thu công trình hoàn thành. Trường hợp cần thiết, cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra kết quả khắc phục trước khi ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu công trình hoàn thành của chủ đầu tư. - Chi phí cho việc kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 10/2021/TT-BXD ngày 25 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ (sau đây viết gọn là Thông tư số 10/2021/TT-BXD), như sau: + Chi phí kiểm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng, bao gồm công tác phí theo quy định và chi phí khác phục vụ cho công tác kiểm tra; + Chi phí thuê cá nhân (chuyên gia) do cơ quan chuyên môn về xây dựng mời, bao gồm chi phí đi lại, chi phí thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác và tiền công chuyên gia; + Chi phí thuê tổ chức tham gia thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng; + Việc lập dự toán chi phí cho việc kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng căn cứ vào đặc điểm, tính chất của công trình; địa điểm xây dựng công trình; thời gian, số lượng cán bộ, chuyên gia (nếu có) tham gia kiểm tra công tác nghiệm thu và khối lượng công việc phải thực hiện. Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công, chi phí quy định tại điểm c khoản này không vượt quá 20% chi phí tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình. Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ; + Chủ đầu tư có trách nhiệm thanh toán các chi phí quy định tại điểm a khoản này khi kết thúc đợt kiểm tra. Trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng mời tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp tham gia thực hiện việc kiểm tra, chủ đầu tư thực hiện ký hợp đồng và thanh toán theo quy định đối với các chi phí nêu tại điểm b, điểm c khoản này. </s>
<s>[INST] Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng do Bộ Quốc phòng quản lý [/INST] Tại Điều 11 Thông tư 174/2021/TT-BQP  (Có hiệu lực từ 12/02/2022) quy định về việc lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng do Bộ Quốc phòng quản lý như sau: - Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, Quy chế công tác lưu trữ trong Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư số 30/2021/TT-BQP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. - Các bộ phận công trình bị che khuất, che lấp phải có hình ảnh (ảnh chụp, video) do tư vấn giám sát, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện để phục vụ công tác kiểm tra, nghiệm thu. Hình ảnh ghi lại phải rõ nét, thể hiện được hình khối, quy cách, thời gian, vị trí thực hiện. Thời gian lưu trữ hình ảnh do chủ đầu tư quy định nhưng không ngắn hơn thời gian bảo hành công trình. </s>
<s>[INST] Bảo hành công trình xây dựng do Bộ Quốc phòng quản lý [/INST] Căn cứ vào Điều 12 Thông tư 174/2021/TT-BQP (Có hiệu lực từ 12/02/2022) quy định về bảo hành công trình xây dựng do Bộ Quốc phòng quản lý như sau: - Nội dung bảo hành công trình xây dựng, bao gồm: + Yêu cầu về bảo hành công trình xây dựng; + Trách nhiệm của các chủ thể trong bảo hành công trình xây dựng. - Nội dung tại các điểm a, b khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Điều 28, Điều 29 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP . - Thời gian tính bảo hành đối với hạng mục công trình, công trình xây dựng kể từ khi được chủ đầu tư nghiệm thu hoàn thành theo quy định tại khoản 5 Điều 28 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. </s>
<s>[INST] Bảo trì công trình xây dựng do Bộ Quốc phòng quản lý [/INST] Tại Điều 13 Thông tư 174/2021/TT-BQP (Có hiệu lực từ 12/02/2022) quy định về bảo trì công trình xây dựng do Bộ Quốc phòng quản lý như sau: - Nội dung bảo trì công trình xây dựng, bao gồm: + Trình tự thực hiện bảo trì công trình xây dựng; + Quy trình bảo trì công trình xây dựng; + Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng; + Thực hiện bảo trì công trình xây dựng; + Quản lý chất lượng công việc bảo trì công trình xây dựng; + Chi phí bảo trì công trình xây dựng. - Nội dung tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại các Điều 30, 31, 32, 33, 34 và 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP . - Quan trắc công trình xây dựng trong quá trình khai thác, sử dụng Nội dung, yêu cầu quan trắc; danh mục các công trình phải quan trắc thực hiện theo quy định tại Điều 4 và Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 10/2021/TT-BXD. </s>