text
stringlengths
24
60.6k
<s>[INST] Thời hạn thông báo cho người thuê vận chuyển và người nhận hàng biết về việc chi trả số tiền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ là bao lâu? [/INST] Căn cứ quy định Điều 13 Nghị định 169/2016/NĐ-CP quy định về thông báo việc chi trả tiền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ như sau: Thông báo việc chi trả tiền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày chi trả xong số tiền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này, người vận chuyển phải thông báo cho người thuê vận chuyển và người nhận hàng biết về việc chi trả số tiền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ đó. Như vậy, thời hạn để người vận chuyển thông báo cho người thuê vận chuyển và người nhận hàng biết về việc chi trả số tiền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ là trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày chi trả xong số tiền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ theo quy định. </s>
<s>[INST] Người vận chuyển có quyền lưu giữ hàng hóa trong các trường hợp nào? [/INST] Căn cứ quy định Điều 4 Nghị định 169/2016/NĐ-CP quy định về quyền lưu giữ hàng hóa của người vận chuyển như sau: Quyền lưu giữ hàng hóa của người vận chuyển Người vận chuyển có quyền lưu giữ hàng hóa trong các trường hợp sau đây: 1. Người nhận hàng không đến nhận, từ chối nhận hàng. 2. Người nhận hàng trì hoãn việc nhận hàng và đã quá thời gian theo thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. 3. Có nhiều người cùng xuất trình vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác có giá trị để nhận cùng một lô hàng. 4. Người giao hàng và người nhận hàng không thanh toán hết các khoản nợ đã được quy định tại hợp đồng vận chuyển hoặc không đưa ra bảo đảm cần thiết. Như vậy, người vận chuyển có quyền lưu giữ hàng hóa trong các trường hợp sau đây: - Người nhận hàng không đến nhận, từ chối nhận hàng. - Người nhận hàng trì hoãn việc nhận hàng và đã quá thời gian theo thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. - Có nhiều người cùng xuất trình vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác có giá trị để nhận cùng một lô hàng. - Người giao hàng và người nhận hàng không thanh toán hết các khoản nợ đã được quy định tại hợp đồng vận chuyển hoặc không đưa ra bảo đảm cần thiết. </s>
<s>[INST] Việc giám định và xác định giá trị hàng hóa bị lưu giữ được quy định như thế nào? [/INST] Căn cứ quy định Điều 9 Nghị định 169/2016/NĐ-CP quy định về giám định và xác định giá trị hàng hóa bị lưu giữ như sau: Giám định và xác định giá trị hàng hóa bị lưu giữ 1. Trước khi thực hiện việc bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ, người vận chuyển phải yêu cầu giám định về số lượng, chất lượng và xác định giá trị hàng hóa, các tổn thất khác (nếu có) của hàng hóa bị lưu giữ. 2. Chi phí giám định và xác định giá trị hàng hóa bị lưu giữ được chi trả bằng tiền bán đấu giá hàng hóa. 3. Giá khởi điểm để tổ chức bán đấu giá hàng hóa do người vận chuyển quyết định sau khi hàng hóa đã được giám định về số lượng, chất lượng, giá trị hàng hóa; giá khởi điểm để tổ chức bán đấu giá đã bao gồm các loại thuế, phí theo quy định. Như vậy, việc giám định và xác định giá trị hàng hóa bị lưu giữ được quy định như sau: - Trước khi thực hiện việc bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ, người vận chuyển phải yêu cầu giám định về số lượng, chất lượng và xác định giá trị hàng hóa, các tổn thất khác (nếu có) của hàng hóa bị lưu giữ. - Chi phí giám định và xác định giá trị hàng hóa bị lưu giữ được chi trả bằng tiền bán đấu giá hàng hóa. - Giá khởi điểm để tổ chức bán đấu giá hàng hóa do người vận chuyển quyết định sau khi hàng hóa đã được giám định về số lượng, chất lượng, giá trị hàng hóa; giá khởi điểm để tổ chức bán đấu giá đã bao gồm các loại thuế, phí theo quy định. </s>
<s>[INST] Mã B12 là loại hình xuất khẩu gì? Sử dụng loại hình xuất khẩu mã B12 trong trường hợp nào? [/INST] Căn cứ quy định Tiểu mục 2 Mục 1 bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng ban hành kèm theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ năm 2021 quy định về mã loại hình B12 như sau: Như vậy, mã B12 là loại hình xuất khẩu xuất sau khi đã tạm xuất. Theo đó loại hình xuất khẩu mã B12 được sử dụng trong các trường hợp sau đây: - Doanh nghiệp đã tạm xuất hàng hóa nhưng không tái nhập trở lại mà thay đổi mục đích sử dụng để bán, tặng hoặc dùng hàng hóa này với mục đích khác ở nước ngoài hoặc trong khu phi thuế quan, DNCX. - Hàng hóa đặt gia công ở nước ngoài hoặc trong khu phi thuế quan, DNCX nhưng không tái nhập trở lại mà thay đổi mục đích sử dụng để bán, biếu, tặng, tiêu hủy tại nước ngoài hoặc trong khu phi thuế quan, DNCX. </s>
<s>[INST] Người khai hải quan có được thay đổi loại hình xuất khẩu hàng hóa đang được làm thủ tục hải quan hay không? [/INST] Căn cứ quy định khoản 6 Điều 29 Luật Hải quan 2014 quy định về khai hải quan như sau: Khai hải quan .... 6. Hàng hóa đang được làm thủ tục hải quan hoặc đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng vẫn đang chịu sự giám sát hải quan, người khai hải quan được thay đổi loại hình xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan. Theo như quy định về khai hải quan thì hàng hóa đang được làm thủ tục hải quan hoặc đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng vẫn đang chịu sự giám sát hải quan, người khai hải quan được thay đổi loại hình xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Do đó người khai hải quan được thay đổi loại hình xuất khẩu hàng hóa đang được làm thủ tục hải quan. </s>
<s>[INST] Việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được quy định như thế nào? [/INST] Căn cứ quy định Điều 46 Luật Hải quan 2014 quy định về kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất như sau: Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất 1. Thủ tục hải quan tạm nhập và thủ tục hải quan tái xuất được thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu. 2. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được quy định như sau: a) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải được lưu giữ tại khu vực cửa khẩu hoặc các địa điểm chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan; b) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ khi làm thủ tục hải quan tạm nhập đến khi tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; người khai hải quan hoặc doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa chịu trách nhiệm bảo quản hàng hóa tạm nhập trong suốt quá trình lưu giữ tại Việt Nam và tái xuất chính hàng hóa đã tạm nhập. 3. Hàng hóa tạm nhập khẩu phải tái xuất khẩu trong thời hạn quy định; trường hợp không tái xuất khẩu mà chuyển tiêu thụ nội địa phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu. Theo đó, việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được quy định như sau: - Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải được lưu giữ tại khu vực cửa khẩu hoặc các địa điểm chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan; - Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ khi làm thủ tục hải quan tạm nhập đến khi tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; - Người khai hải quan hoặc doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa chịu trách nhiệm bảo quản hàng hóa tạm nhập trong suốt quá trình lưu giữ tại Việt Nam và tái xuất chính hàng hóa đã tạm nhập. Theo đó thủ tục hải quan tạm nhập và thủ tục hải quan tái xuất được thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu. Và hàng hóa tạm nhập khẩu phải tái xuất khẩu trong thời hạn quy định. </s>
<s>[INST] Mã loại hình A41 là gì? Sử dụng mã loại hình A41 như thế nào? [/INST] Căn cứ theo Mục 2 Bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng ban hành kèm theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ năm 2021, mã loại hình A41 là mã loại hình nhập khẩu. Việc sử dụng mã loại hình A41 được thực hiện đối với trường hợp như sau: - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm DNCX). - Doanh nghiệp nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thực hiện nhập khẩu hàng hóa theo quyền nhập khẩu để bán trực tiếp tại Việt Nam (không qua sản xuất). </s>
<s>[INST] Có bao nhiêu mã loại hình năm 2024? [/INST] Theo Bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng ban hành kèm theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ năm 2021, năm 2024 có 16 mã loại hình xuất khẩu và 24 mã loại hình nhập khẩu, cụ thể như sau: [1] Mã loại hình xuất khẩu bao gồm: - Mã B11: Xuất kinh doanh - Mã B12: Xuất sau khi đã tạm xuất. - Mã B13: Xuất khẩu hàng đã nhập khẩu. - Mã E42: Xuất sản phẩm gia công cho thương nhân nước ngoài. - Mã E54: Xuất nguyên liệu gia công từ hợp đồng này sang hợp đồng khác. - Mã E62: Xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu. - Mã E82: Xuất nguyên liệu, vật tư thuê gia công ở nước ngoài - Mã G21: Tái xuất hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất. - Mã G22: Tái xuất máy móc, thiết bị đã tạm nhập để phục vụ dự án có thời hạn. - Mã G23: Tái xuất hàng tạm nhập miễn thuế. - Mã G24: Tái xuất khác. - Mã G61: Tạm xuất hàng hóa - Mã C12: Hàng hóa từ kho ngoại quan xuất đi nước ngoài. - Mã C22: Hàng đưa ra khu phi thuế quan. - Mã H21: Xuất khẩu hàng khác. [2] Mã loại hình nhập khẩu bao gồm: - Mã LH A11: Nhập kinh doanh tiêu dùng. - Mã LH A12: Nhập kinh doanh sản xuất. - Mã LH A21: Chuyển tiêu thụ nội địa từ nguồn tạm nhập - Mã LH A31: Nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu. - Mã LH A41: Nhập kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu. - Mã LH A42: Thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa từ các loại hình khác, trừ tạm nhập. - Mã LH A43: Nhập khẩu hàng hóa thuộc Chương trình ưu đãi thuế. - Mã LH A44: Tạm nhập hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế. - Mã LH E11: Nhập nguyên liệu của DNCX từ nước ngoài. - Mã LH E13: Nhập hàng hóa khác vào DNCX. - Mã LH E15: Nhập nguyên liệu, vật tư của DNCX từ nội địa. - Mã LH E21: Nhập nguyên liệu, vật tư để gia công cho thương nhân nước ngoài. - Mã LH E23: Nhập nguyên liệu, vật tư gia công từ hợp đồng khác chuyển sang. - Mã LH E31: Nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu. - Mã LH E33: Nhập nguyên liệu, vật tư vào kho bảo thuế. - Mã LH E41: Nhập sản phẩm thuê gia công ở nước ngoài. - Mã LH G11: Tạm nhập hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất. - Mã LH G12: Tạm nhập máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời hạn. - Mã LH G13: Tạm nhập miễn thuế. - Mã LH G14: Tạm nhập khác. - Mã LH G51: Tái nhập hàng hóa đã tạm xuất. - Mã LH C11: Hàng nước ngoài gửi kho ngoại quan. - Mã LH C21: Hàng đưa vào khu phi thuế quan. - Mã LH H11: Hàng nhập khẩu khác. </s>
<s>[INST] Mã loại hình có trong tờ khai hải quan không? Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong bao lâu? [/INST] Căn cứ theo khoản 8 Điều 4 Luật Hải quan 2014 có quy định về Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: ..... 8. Hồ sơ hải quan gồm tờ khai hải quan, các chứng từ phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan theo quy định của Luật này. ..... Theo đó, tờ khai hải quan là một trong những giấy tờ của hồ sơ hải quan được nộp cho cơ quan hải quan. Có 2 loại tờ khai hải quan bao gồm: - Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK được quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC. Tải Mẫu tờ khai hải quan mới nhất năm 2024 (đối với hàng hóa xuất khẩu mẫu HQ/2015/XK). Tải về. - Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK được quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC. Tải Mẫu tờ khai hải quan mới nhất năm 2024 (đối với hàng hóa nhập khẩu mẫu HQ/2015/NK). Tải về. Mẫu tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu như sau như sau: Theo đó, tại các mẫu tờ khai hải quan đều có chỉ tiêu kê khai về mã loại hình. Nếu kê khai sai mã loại hình thì người khai hải quan phải hủy tờ khai Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 25 Luật Hải quan 2014, tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký. </s>
<s>[INST] Mẫu đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu như thế nào? [/INST] Căn cứ quy định Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu như sau: Dưới đây là mẫu đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu: Tải về, mẫu đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu. </s>
<s>[INST] Hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu gồm những gì? [/INST] Căn cứ quy định Điều 3 Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ như sau: Hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ Trước khi làm thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, tổ chức, cá nhân có đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa thì nộp bộ hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ, gồm: 1. Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này: 01 bản chính; 2. Bảng kê khai chi phí sản xuất theo mẫu tại Phụ lục II và Bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này trong trường hợp nguyên liệu, vật tư đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác: 01 bản chụp; 3. Quy trình sản xuất hoặc Giấy chứng nhận phân tích thành phần (nếu có): 01 bản chụp. 4. Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa: 01 bản chụp. Như vậy, trước khi làm thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất nhập khẩu, tổ chức, cá nhân có đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa thì nộp bộ hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ gồm có: - Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; - Bảng kê khai chi phí sản xuất theo mẫu, tải về và Bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước, tải về trong trường hợp nguyên liệu, vật tư đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác: 01 bản chụp; - Quy trình sản xuất hoặc Giấy chứng nhận phân tích thành phần (nếu có): 01 bản chụp. - Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa: 01 bản chụp. </s>
<s>[INST] Nộp hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu đến cơ quan nào? [/INST] Căn cứ quy định Điều 4 Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ như sau: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ 1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ quy định tại Điều 3 Thông tư này đến Tổng cục Hải quan trong thời hạn quy định tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan. 2. Tổng cục Hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và thực hiện thủ tục xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 28 Luật Hải quan và khoản 11 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018. Như vậy, theo như quy định về tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa thì tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu đến Tổng cục Hải quan trong thời hạn quy định. Theo đó Tổng cục Hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và thực hiện thủ tục xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu theo quy định. </s>
<s>[INST] Người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp nào? [/INST] Căn cứ quy định khoản 1 Điều 10 Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu như sau: Theo đó người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp sau đây: - Người khai hải quan muốn được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam và hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam; - Hàng hóa theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để chứng minh hàng hóa được nhập khẩu từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thuộc danh sách bị cấm vận theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; - Hàng hóa quy định theo Danh mục tại Phụ lục 5 ban hành kèm Thông tư 33/2023/TT-BTC hoặc theo thông báo của các Bộ, ngành phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để xác định hàng hóa không có xuất xứ từ các nước có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát; - Hàng hóa thuộc Danh mục theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương thông báo đang ở thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp hạn chế số lượng. </s>
<s>[INST] Dữ liệu thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được thu thập từ những nguồn nào? [/INST] Căn cứ quy định Điều 10 Thông tư 52/2020/TT-BTC quy định về nguồn dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau: Nguồn dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam được thu thập từ những nguồn như sau: 1. Cơ quan hải quan a) Hồ sơ hải quan bao gồm: tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan; các chứng từ có liên quan như: hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; b) Các thông tin từ các hệ thống nghiệp vụ hải quan; c) Báo cáo của các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan. 2. Các cơ quan, tổ chức khác: thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước, các hãng vận tải, hiệp hội, doanh nghiệp. Như vậy, dữ liệu thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được thu thập từ những nguồn như sau: - Cơ quan hải quan + Hồ sơ hải quan bao gồm: tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan; các chứng từ có liên quan như: hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; + Các thông tin từ các hệ thống nghiệp vụ hải quan; + Báo cáo của các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan. - Các cơ quan, tổ chức khác: thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước, các hãng vận tải, hiệp hội, doanh nghiệp. </s>
<s>[INST] Không cung cấp hồ sơ liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu bị xử phạt như thế nào? [/INST] Căn cứ quy định khoản 5 Điều 11 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra như sau: Vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra ... 5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: a) Đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra hải quan với hàng hóa chưa kiểm tra hải quan; b) Không cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện từ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh cho cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật. .... Như vậy, người nào có hành vi không cung cấp hồ sơ liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu cho cơ quan hải quan có thể bị xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Lưu ý: Mức phạt tiền quy định trên đây là mức phạt tiền đối với tổ chức, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức. Hộ kinh doanh, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân (khoản 3 Điều 5 Nghị định 128/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 102/2021/NĐ-CP). </s>
<s>[INST] Ai có thẩm quyền quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu? [/INST] Căn cứ quy định khoản 2 Điều 29 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về kiểm tra thực tế hàng hóa như sau: Kiểm tra thực tế hàng hóa ... 2. Thẩm quyền quyết định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra thực tế, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 26 Nghị định này và thông tin liên quan đến hàng hóa để quyết định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa. Thời hạn hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa hoặc thủ trưởng cơ quan Hải quan quản lý địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung quyết định thay đổi mức độ, hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. .... Như vậy, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan là người có thẩm quyền quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu. </s>
<s>[INST] Khi nào kiểm tra sau thông quan? [/INST] Căn cứ Điều 78 Luật Hải quan 2014 quy định các trường hợp kiểm tra sau thông quan: Các trường hợp kiểm tra sau thông quan 1. Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu. 2. Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì việc kiểm tra sau thông quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro. 3. Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan. Kiểm tra sau thông quan là hoạt động được cơ quan Hải quan thực hiện đối với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa đã được thông quan. Theo đó, kiểm sau sau thông quan được thực hiện trong các trường hợp sau: - Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu. - Kiểm tra được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro khi không có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quản lý xuất khẩu, nhập khẩu. - Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan. </s>
<s>[INST] Quy trình kiểm tra sau thông quan năm 2024 được thực hiện như thế nào? [/INST] Quy trình kiểm tra sau thông quan năm 2024 bao gồm các bước sau: [1] Quy trình kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan (Quy định tại Điều 79 Luật Hải quan 2014) Bước 1: Ban hành Quyết định kiểm tra sau thông quan Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan. Quyết định yêu cầu người khai hải quan cung cấp hồ sơ, chứng từ liên quan đến hồ sơ đang được kiểm tra và giải trình những nội dung liên quan. Quyết định kiểm tra sau thông quan phải gửi cho người khai hải quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành kiểm tra. Bước 2: Người khai hải quan giải trình, cung cấp hồ sơ, chứng từ liên quan đến hồ sơ đang được kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan hải quan. Bước 3: Xử lý kết quả Kết quả sau khi kiểm tra sau thông quan được xử lý như sau: - Đối với hồ sơ, chứng từ là đúng thì hồ sơ hải quan được chấp nhận; - Đối với hồ sơ, chứng từ không chứng minh được nội dung khai hải quan là đúng hoặc không cung cấp hồ sơ, chứng từ theo yêu cầu thì xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Bước 4: Thông báo kết quả kiểm sau sau thông quan trong thời hạn 05 ngày làm việc. Bước 5: Gửi kết quả cho người khai hải quan. [2] Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan (Quy định tại Điều 80 Luật Hải quan 2014) Bước 1: Công bố quyết định kiểm tra sau thông quan khi bắt đầu tiến hành kiểm tra; Thẩm quyền quyết định kiểm tra sau thông quan, bao gồm: - Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan quyết định kiểm tra sau thông quan trong phạm vi toàn quốc; - Cục trưởng Cục Hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan trong địa bàn quản lý của Cục. Bước 2: Kiểm tra sau thông quan Người có thẩm quyền đối chiếu nội dung khai báo với sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tế của hàng hóa xuất nhập khẩu trong phạm vi, nội dung của quyết định kiểm tra sau thông quan; Bước 3: Lập biên bản kiểm tra sau thông quan trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra; Bước 4: Người quyết định kiểm tra ký kết luận kiểm tra và gửi cho người khai hải quan trong thời hạn 15 ngày làm việc. Bước 5: Xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp có thẩm quyền xử lý theo kết quả kiểm tra. </s>
<s>[INST] Người khai hải quan có được từ chối cung cấp tài liệu cho cơ quan kiểm tra sau thông quan không? [/INST] Căn cứ Điều 82 Luật Hải quan 2014 quy định quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan trong kiểm tra sau thông quan: Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan trong kiểm tra sau thông quan 1. Thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 18 của Luật này. 2. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác hồ sơ, chứng từ theo yêu cầu và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ, chứng từ đó. 3. Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra, thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 4. Nhận bản kết luận kiểm tra và yêu cầu giải thích nội dung bản kết luận kiểm tra; bảo lưu ý kiến trong bản kết luận kiểm tra. 5. Yêu cầu Trưởng đoàn kiểm tra xuất trình quyết định kiểm tra, giấy chứng minh hải quan trong trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan. ... Theo quy định trên, người khai hải quan có quyền từ chối cung cấp các tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra, thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác cho cơ quan kiểm tra sau thông quan. </s>
<s>[INST] Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan năm 2024 gồm những gì? [/INST] Căn cứ quy định Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 33/2023/TT-BTC quy đinh về danh mục hàng hóa nhập khẩu phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan như sau: Theo đó danh mục hàng hóa nhập khẩu phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan năm 2024 gồm có: </s>
<s>[INST] Người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp nào? [/INST] Căn cứ quy định khoản 1 Điều 10 Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu như sau: Nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu 1. Người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp sau đây: a) Người khai hải quan muốn được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam và hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam; b) Hàng hóa theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để chứng minh hàng hóa được nhập khẩu từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thuộc danh sách bị cấm vận theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; c) Hàng hóa quy định theo Danh mục tại Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này hoặc theo thông báo của các Bộ, ngành phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để xác định hàng hóa không có xuất xứ từ các nước có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát; d) Hàng hóa thuộc Danh mục theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương thông báo đang ở thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp hạn chế số lượng. .... Như vậy, người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp sau đây: - Người khai hải quan muốn được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam và hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam; - Hàng hóa theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để chứng minh hàng hóa được nhập khẩu từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thuộc danh sách bị cấm vận theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; - Hàng hóa quy định theo Danh mục tại Phụ lục 5 ban hành kèm Thông tư 33/2023/TT-BTC hoặc theo thông báo của các Bộ, ngành phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để xác định hàng hóa không có xuất xứ từ các nước có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát; - Hàng hóa thuộc Danh mục theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương thông báo đang ở thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp hạn chế số lượng. </s>
<s>[INST] Thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp đặc biệt là khi nào? [/INST] Căn cứ quy định khoản 3 Điều 13 Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp đặc biệt như sau: Nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp đặc biệt .... 3. Thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa: a) Trường hợp hàng hóa quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là thời điểm người khai hải quan làm thủ tục thay đổi mục đích sử dụng. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung còn hiệu lực tại thời điểm làm thủ tục hải quan ban đầu trừ trường hợp có quy định khác tại Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên; b) Trường hợp hàng hóa quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này: thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành, kiểm tra hải quan hoặc khi người khai hải quan tự phát hiện hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư hoặc có sai sót về mã số hàng hóa so với thời điểm làm thủ tục nhập khẩu. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung phải còn hiệu lực tại thời điểm làm thủ tục hải quan nhập khẩu trừ trường hợp có quy định khác tại Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên. Như vậy, thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp đặc biệt được quy định như sau: - Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng: + Thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là thời điểm người khai hải quan làm thủ tục thay đổi mục đích sử dụng. + Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung còn hiệu lực tại thời điểm làm thủ tục hải quan ban đầu trừ trường hợp có quy định khác tại Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên; - Trường hợp hàng hóa thay đổi mã số hàng hóa hoặc hàng hóa từ hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư: + Thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành, kiểm tra hải quan hoặc khi người khai hải quan tự phát hiện hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư hoặc có sai sót về mã số hàng hóa so với thời điểm làm thủ tục nhập khẩu. + Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung phải còn hiệu lực tại thời điểm làm thủ tục hải quan nhập khẩu trừ trường hợp có quy định khác tại Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên. </s>
<s>[INST] Đại lý làm thủ tục hải quan được khai và làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng sau khi nào? [/INST] Căn cứ quy định khoản 3 Điều 5 Thông tư 12/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 22/2019/TT-BTC quy định về đại lý làm thủ tục hải quan như sau: Đại lý làm thủ tục hải quan ..... 3. Đại lý làm thủ tục hải quan chỉ được khai và làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng sau khi chủ hàng thông báo cho cơ quan hải quan danh sách đại lý làm thủ tục hải quan được thay mặt chủ hàng để làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng theo quy định tại khoản 6 Điều 14 Thông tư này. Như vậy, theo quy định về đại lý làm thủ tục hải quan thì đại lý làm thủ tục hải quan chỉ được khai và làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng sau khi chủ hàng thông báo cho cơ quan hải quan danh sách đại lý làm thủ tục hải quan được thay mặt chủ hàng để làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa của chủ hàng. </s>
<s>[INST] Người khai hải quan vắng mặt thì việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện như thế nào? [/INST] Căn cứ quy định khoản 2 Điều 34 Luật Hải quan 2014 quy định về kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp vắng mặt người khai hải quan như sau: Kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp vắng mặt người khai hải quan .... 2. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa vắng mặt người khai hải quan được tiến hành dưới các hình thức: a) Kiểm tra không xâm nhập qua máy soi; b) Kiểm tra bằng thiết bị kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác của cơ quan hải quan; c) Mở hàng hóa để kiểm tra trực tiếp với sự chứng kiến của đại diện cơ quan nhà nước tại khu vực cửa khẩu, đại diện doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi. Việc kiểm tra phải được lập thành văn bản có chữ ký của các bên liên quan. Như vậy, người khai hải quan vắng mặt thì việc kiểm tra thực tế hàng hóa được tiến hành dưới các hình thức sau đây: - Kiểm tra không xâm nhập qua máy soi; - Kiểm tra bằng thiết bị kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác của cơ quan hải quan; - Mở hàng hóa để kiểm tra trực tiếp với sự chứng kiến của đại diện cơ quan nhà nước tại khu vực cửa khẩu, đại diện doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi. Lưu ý: Việc kiểm tra phải được lập thành văn bản có chữ ký của các bên liên quan. Đại lý làm thủ tục hải quan được khai và làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng sau khi nào? (Hình từ internet) </s>
<s>[INST] Đại lý làm thủ tục hải quan bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp nào? [/INST] Căn cứ quy định điểm a khoản 2 Điều 7 Thông tư 12/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 22/2019/TT-BTC quy định về tạm dừng, chấm dứt hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan như sau: Tạm dừng, chấm dứt hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan ..... 2. Chấm dứt hoạt động a) Đại lý làm thủ tục hải quan bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây: a.1) Bị xử lý về hành vi buôn lậu; vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; sản xuất, buôn bán hàng cấm; trốn thuế đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; a.2) Có gian lận trong việc cung cấp hồ sơ đề nghị công nhận đại lý làm thủ tục hải quan hoặc hồ sơ đề nghị cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan cho cơ quan hải quan; a.3) Sử dụng bộ chứng từ không phải do chủ hàng cung cấp để làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; a.4) Quá thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày tạm dừng theo quy định tại tiết a.1, tiết a.2 và tiết a.3 điểm a khoản 1 Điều này mà đại lý làm thủ tục hải quan không khắc phục và không có văn bản đề nghị tiếp tục hoạt động gửi Tổng cục Hải quan; a.5) Quá thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày tạm dừng hoạt động đối với trường hợp quy định tại tiết a.4 điểm a khoản 1 Điều này mà đại lý làm thủ tục hải quan không có đề nghị hoạt động trở lại; a.6) Doanh nghiệp hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan giải thể hoặc phá sản theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật phá sản; a.7) Đại lý làm thủ tục hải quan có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động; .... Như vậy, đại lý làm thủ tục hải quan bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây: - Bị xử lý về hành vi buôn lậu; vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; sản xuất, buôn bán hàng cấm; trốn thuế đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; - Có gian lận trong việc cung cấp hồ sơ đề nghị công nhận đại lý làm thủ tục hải quan hoặc hồ sơ đề nghị cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan cho cơ quan hải quan; - Sử dụng bộ chứng từ không phải do chủ hàng cung cấp để làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; - Quá thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày tạm dừng theo quy định tại tiết a.1, tiết a.2 và tiết a.3 điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư 12/2015/TT-BTC mà đại lý làm thủ tục hải quan không khắc phục và không có văn bản đề nghị tiếp tục hoạt động gửi Tổng cục Hải quan; - Quá thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày tạm dừng hoạt động đối với trường hợp quy định tại tiết a.4 điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư 12/2015/TT-BTC mà đại lý làm thủ tục hải quan không có đề nghị hoạt động trở lại; - Doanh nghiệp hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật. - Đại lý làm thủ tục hải quan có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động; </s>
<s>[INST] Nhiệm vụ của Trưởng đoàn kiểm tra trong kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm nghiệp vụ ngành hải quan là gì? [/INST] Căn cứ quy định khoản 2 Điều 10 Quy chế kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm nghiệp vụ trong ngành hải quan ban hành kèm theo Quyết định 4273/QĐ-TCHQ năm 2017 quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng đoàn kiểm tra như sau: Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng đoàn kiểm tra. .... 2. Nhiệm vụ của Trưởng đoàn kiểm tra a) Xây dựng kế hoạch và dự thảo quyết định kiểm tra trình người ra quyết định kiểm tra phê duyệt. b) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Đoàn kiểm tra. c) Chỉ đạo các thành viên Đoàn kiểm tra thực hiện đúng nội dung, phạm vi, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra. d) Báo cáo tiến độ thực hiện, các trường hợp vướng mắc, phát sinh vượt thẩm quyền đến người ra quyết định kiểm tra để có chỉ đạo, xử lý kịp thời. đ) Lập và ký biên bản kiểm tra; Báo cáo với người ra quyết định kiểm tra về kết quả kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó. e) Tiếp nhận báo cáo xử lý vụ việc của đơn vị được kiểm tra. Khi phát hiện việc xử lý có dấu hiệu chưa đúng quy định của pháp luật thì báo cáo người ra quyết định kiểm tra. g) Bàn giao hồ sơ kiểm tra. .... Như vậy, nhiệm vụ của Trưởng đoàn kiểm tra trong kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm nghiệp vụ ngành hải quan bao gồm: - Xây dựng kế hoạch và dự thảo quyết định kiểm tra trình người ra quyết định kiểm tra phê duyệt. - Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Đoàn kiểm tra. - Chỉ đạo các thành viên Đoàn kiểm tra thực hiện đúng nội dung, phạm vi, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra. - Báo cáo tiến độ thực hiện, các trường hợp vướng mắc, phát sinh vượt thẩm quyền đến người ra quyết định kiểm tra để có chỉ đạo, xử lý kịp thời. - Lập và ký biên bản kiểm tra; Báo cáo với người ra quyết định kiểm tra về kết quả kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó. - Tiếp nhận báo cáo xử lý vụ việc của đơn vị được kiểm tra. Khi phát hiện việc xử lý có dấu hiệu chưa đúng quy định của pháp luật thì báo cáo người ra quyết định kiểm tra. - Bàn giao hồ sơ kiểm tra. </s>
<s>[INST] Việc kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu được thực hiện như thế nào? [/INST] Căn cứ quy định Điều 27 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về kiểm tra hồ sơ hải quan như sau: Kiểm tra hồ sơ hải quan 1. Việc kiểm tra hồ sơ hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 32 Luật Hải quan. Thời hạn hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ hải quan thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan. ... Căn cứ quy định Điều 32 Luật Hải quan 2014 quy định về kiểm tra hồ sơ hải quan như sau: Kiểm tra hồ sơ hải quan Khi kiểm tra hồ sơ hải quan, cơ quan hải quan kiểm tra tính chính xác, đầy đủ, sự phù hợp của nội dung khai hải quan với chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và quy định khác của pháp luật có liên quan. Kiểm tra hồ sơ hải quan được thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc trực tiếp bởi công chức hải quan. Như vậy, việc kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu được thực hiện như sau: - Khi kiểm tra hồ sơ hải quan, cơ quan hải quan kiểm tra tính chính xác, đầy đủ, sự phù hợp của nội dung khai hải quan với chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Kiểm tra hồ sơ hải quan được thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc trực tiếp bởi công chức hải quan. </s>
<s>[INST] Ai có thẩm quyền quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu? [/INST] Căn cứ quy định khoản 2 Điều 29 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về kiểm tra thực tế hàng hóa như sau: Kiểm tra thực tế hàng hóa ... 2. Thẩm quyền quyết định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra thực tế, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 26 Nghị định này và thông tin liên quan đến hàng hóa để quyết định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa. Thời hạn hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa hoặc thủ trưởng cơ quan Hải quan quản lý địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung quyết định thay đổi mức độ, hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. .... Như vậy, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan là người có thẩm quyền quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu. </s>
<s>[INST] Mẫu đơn đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất nhập khẩu như thế nào? [/INST] Căn cứ quy định mẫu MĐ-4 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 28/2012/TT-BCT quy định về đơn đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu như sau: Dưới đây là mẫu đơn đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất nhập khẩu 2024: Tải về, mẫu đơn đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất nhập khẩu 2024. </s>
<s>[INST] Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất nhập khẩu gồm những loại giấy tờ gì? [/INST] Căn cứ quy định khoản 1 Điều 7 Thông tư 28/2012/TT-BCT quy định về hồ sơ gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu như sau: Hồ sơ gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu 1. Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu bao gồm: a) Đơn đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thực hiện theo Mẫu MĐ-4 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; b) Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu đã được cấp hoặc Bản sao có chứng thực trong trường hợp Bản gốc bị mất, bị cháy, bị tiêu hủy; c) Bản sao có chứng thực báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc nghĩa vụ tài chính trong năm tài chính gần nhất do cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc các văn bản khác được tổ chức độc lập, có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận chứng minh sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất theo quy định của pháp luật nước đó; d) Báo cáo về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu đến thời điểm đề nghị gia hạn, trên cơ sở tổng hợp các báo cáo hoạt động định kỳ hàng năm theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này; đ) Bản chính Giấy xác nhận của cơ quan thuế Việt Nam về việc thương nhân không hiện diện đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, tài chính với Nhà nước Việt Nam tính đến thời điểm thương nhân không hiện diện xin gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu. .... Như vậy, hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất nhập khẩu gồm những loại giấy tờ sau đây: - Đơn đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, tải về - Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu đã được cấp hoặc Bản sao có chứng thực trong trường hợp Bản gốc bị mất, bị cháy, bị tiêu hủy; - Bản sao có chứng thực báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc nghĩa vụ tài chính trong năm tài chính gần nhất do cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc các văn bản khác được tổ chức độc lập, có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận chứng minh sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất theo quy định của pháp luật nước đó; - Báo cáo về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu đến thời điểm đề nghị gia hạn, trên cơ sở tổng hợp các báo cáo hoạt động định kỳ hàng năm theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 28/2012/TT-BCT. - Bản chính Giấy xác nhận của cơ quan thuế Việt Nam về việc thương nhân không hiện diện đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, tài chính với Nhà nước Việt Nam tính đến thời điểm thương nhân không hiện diện xin gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu. </s>
<s>[INST] Quyền xuất nhập khẩu tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được chấm dứt trong các trường hợp nào? [/INST] Căn cứ quy định khoản 1 Điều 14 Nghị định 90/2007/NĐ-CP quy định về chấm dứt quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu tại Việt Nam như sau: Chấm dứt quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu tại Việt Nam 1. Quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được chấm dứt trong các trường hợp sau: a) Hết thời hạn hoạt động ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu mà không đề nghị gia hạn hoặc không được cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu gia hạn. b) Theo đề nghị của thương nhân. c) Theo quyết định của Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam do vi phạm pháp luật đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu; không bảo đảm các điều kiện thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu đã đăng ký theo quy định tại Điều 7 Nghị định này. ..... Như vậy, quyền xuất nhập khẩu tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được chấm dứt trong các trường hợp sau: - Hết thời hạn hoạt động ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu mà không đề nghị gia hạn hoặc không được cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu gia hạn. - Theo đề nghị của thương nhân. - Theo quyết định của Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam do vi phạm pháp luật đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu; - Không bảo đảm các điều kiện thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu đã đăng ký theo quy định. </s>
<s>[INST] Doanh nghiệp FDI có được thuê kho ngoại quan không? [/INST] Tại Điều 84 Nghị định 08/2015/NĐ-CP có quy định về thuê kho ngoại hải quan như sau: Thuê kho ngoại quan 1. Đối tượng được phép thuê kho ngoại quan: a) Tổ chức, cá nhân Việt Nam được phép kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc các thành phần kinh tế; b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài. 2. Hợp đồng thuê kho ngoại quan: a) Hợp đồng thuê kho ngoại quan do chủ kho ngoại quan và chủ hàng thỏa thuận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp chủ hàng vừa là chủ kho ngoại quan; b) Thời hạn hiệu lực và thời hạn thuê kho ngoại quan do chủ hàng và chủ kho ngoại quan thỏa thuận trên hợp đồng thuê kho ngoại quan, nhưng không quá thời hạn hàng hóa được gửi kho ngoại quan theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Hải quan; c) Quá thời hạn thuê kho ngoại quan theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Hải quan nếu chủ hàng hóa hoặc người được chủ hàng hóa ủy quyền không đưa hàng ra khỏi kho ngoại quan hoặc trong thời hạn thuê kho ngoại quan nhưng chủ hàng hóa hoặc người được chủ hàng hóa ủy quyền có văn bản đề nghị thanh lý thì Cục Hải quan tổ chức thanh lý hàng hóa gửi kho ngoại quan theo quy định của pháp luật. Theo đó, đối tượng được phép thuê kho ngoại quan bao gồm: - Tổ chức, cá nhân Việt Nam được phép kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc các thành phần kinh tế; - Tổ chức, cá nhân nước ngoài. Như vậy, doanh nghiệp FDI là đối tượng được phép thuê kho ngoại quan. </s>
<s>[INST] Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan bao gồm những hàng hóa nào? [/INST] Tại Điều 85 Nghị định 08/2015/NĐ-CP có quy định về hàng hóa gửi kho ngoại quan như sau: Hàng hóa gửi kho ngoại quan 1. Hàng hóa từ Việt Nam đã làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu, hàng hóa từ nước ngoài chờ làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba của các đối tượng được phép thuê kho ngoại quan quy định tại Khoản 1 Điều 84 Nghị định này được đưa vào lưu giữ trong kho ngoại quan. 2. Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan gồm: a) Hàng hóa của chủ hàng nước ngoài chưa ký hợp đồng bán hàng cho doanh nghiệp ở Việt Nam; b) Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ đưa vào thị trường trong nước hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba; c) Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan để chờ xuất khẩu sang nước thứ ba. 3. Hàng hóa từ nội địa Việt Nam đưa vào kho ngoại quan bao gồm: a) Hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan chờ xuất khẩu; b) Hàng hóa hết thời hạn tạm nhập phải tái xuất. 4. Hàng hóa sau đây không được gửi kho ngoại quan: a) Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam; b) Hàng hóa gây nguy hiểm cho người hoặc ô nhiễm môi trường; c) Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Ngoài hàng hóa quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 4 Điều này, căn cứ tình hình xuất khẩu, nhập khẩu trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định Danh mục hàng hóa nhập khẩu không được gửi kho ngoại quan. Như vậy, hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan bao gồm những hàng hóa sau: - Hàng hóa của chủ hàng nước ngoài chưa ký hợp đồng bán hàng cho doanh nghiệp ở Việt Nam; - Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ đưa vào thị trường trong nước hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba; - Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan để chờ xuất khẩu sang nước thứ ba. </s>
<s>[INST] Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan thì làm thủ tục nhập kho ngoại quan ở đâu? [/INST] Tại Điều 88 Nghị định 08/2015/NĐ-CP có quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan như sau: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan 1. Hàng hóa từ nước ngoài hoặc từ nội địa, từ khu phi thuế quan đưa vào kho ngoại quan, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền phải làm thủ tục nhập kho ngoại quan tại Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan. 2. Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào nội địa hoặc các khu phi thuế quan, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền phải kê khai thông tin hàng hóa xuất kho ngoại quan với Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan. Trường hợp nhập khẩu vào thị trường Việt Nam thì phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài theo loại hình nhập khẩu tương ứng; thời điểm nhập khẩu thực tế hàng hóa là thời điểm cơ quan hải quan xác nhận hàng hóa đưa ra khỏi kho ngoại quan. Hàng hóa gửi kho ngoại quan thuộc diện buộc phải tái xuất theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì không được phép nhập khẩu trở lại thị trường Việt Nam. .... Như vậy, hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan thì làm thủ tục nhập kho ngoại quan ở Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan. </s>
<s>[INST] Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP phải có đủ các thông tin tối thiểu nào? [/INST] Căn cứ quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về thông tin trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP như sau: Theo đó chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP phải có đủ các thông tin tối thiểu sau đây: - Người xuất khẩu hoặc người sản xuất: nêu rõ người chứng nhận là người xuất khẩu hay người sản xuất; - Tên, địa chỉ (bao gồm quốc gia), số điện thoại và địa chỉ email của người chứng nhận; - Tên, địa chỉ (bao gồm quốc gia), số điện thoại và địa chỉ email của người xuất khẩu nếu người xuất khẩu không phải người chứng nhận; Thông tin này không bắt buộc nếu người sản xuất cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và không biết thông tin người xuất khẩu. Địa chỉ của người xuất khẩu là nơi xuất khẩu hàng hóa thuộc nước thành viên Hiệp định CPTPP; - Tên, địa chỉ (bao gồm quốc gia), số điện thoại và địa chỉ email của người sản xuất nếu người sản xuất không phải người chứng nhận hay người xuất khẩu hoặc nếu có nhiều hơn một người sản xuất thì ghi “Various” ("Nhiều người sản xuất”) hoặc cung cấp một danh sách người sản xuất. Nếu thông tin cần phải giữ bí mật có thể ghi “Available upon request by the importing authorities” (“Cung cấp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Bên nhập khẩu”). Địa chỉ của người sản xuất là nơi sản xuất của hàng hóa thuộc nước thành viên Hiệp định CPTPP; - Tên, địa chỉ, địa chỉ email và số điện thoại của người nhập khẩu (nếu có thông tin về người nhập khẩu). Địa chỉ của người nhập khẩu phải thuộc nước thành viên Hiệp định CPTPP; - Mô tả và mã số HS của hàng hóa; Ghi rõ mô tả hàng hóa và mã số hàng hóa ở cấp độ 6 chữ số của hàng hóa: + Mô tả phải phù hợp với hàng hóa được chứng nhận xuất xứ. Lưu ý: Trường hợp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa sử dụng cho một lô hàng nhập khẩu thì phải nêu rõ số hóa đơn liên quan đến việc xuất khẩu (nếu biết); - Tiêu chí xuất xứ: Nêu cụ thể tiêu chí xuất xứ mà hàng hóa đáp ứng; - Thời hạn (Blanket Period) Trong trường hợp sử dụng một chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho nhiều lô hàng giống hệt thì trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thể hiện thời gian áp dụng nhưng không quá 12 tháng; - Ngày tháng năm và chữ ký được ủy quyền: Chứng từ chứng nhận xuất xứ phải được người chứng nhận ký, ghi ngày tháng năm và kèm theo xác nhận: + Tôi xác nhận rằng hàng hóa được mô tả trong tài liệu này thỏa mãn điều kiện có xuất xứ và các thông tin có trong tài liệu này là chính xác và đúng sự thật. + Tôi chịu trách nhiệm chứng minh khai báo này và đồng ý lưu trữ, xuất trình các tài liệu chứng minh cho việc chứng nhận này theo yêu cầu hoặc trong quá trình xác minh tại trụ sở. </s>
<s>[INST] Việc xác minh tại cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu được quy định như thế nào? [/INST] Căn cứ quy định Điều 7 Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về xác minh tại cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu như sau: Xác minh tại cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu 1. Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đăng ký tờ khai hải quan gửi văn bản đề nghị xác minh kèm theo các thông tin nghi vấn liên quan xuất xứ hàng hóa đến cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu. 2. Trường hợp nhận được kết quả xác minh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày gửi văn bản đề nghị xác minh, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thông báo kết quả xác minh cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan để xử lý theo quy định và thông báo cho người khai hải quan biết. 3. Trường hợp không nhận được kết quả xác minh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày gửi văn bản đề nghị xác minh, Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện kiểm tra tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Điều 8 Thông tư này. Như vậy, việc xác minh tại cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu được quy định như sau: - Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đăng ký tờ khai hải quan gửi văn bản đề nghị xác minh kèm theo các thông tin nghi vấn liên quan xuất xứ hàng hóa đến cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu. - Trường hợp nhận được kết quả xác minh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày gửi văn bản đề nghị xác minh, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thông báo kết quả xác minh cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan để xử lý theo quy định và thông báo cho người khai hải quan biết. - Trường hợp không nhận được kết quả xác minh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày gửi văn bản đề nghị xác minh, Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện kiểm tra tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo quy định. </s>
<s>[INST] Người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp nào? [/INST] Căn cứ quy định khoản 1 Điều 10 Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu như sau: Nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu 1. Người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp sau đây: a) Người khai hải quan muốn được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam và hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam; b) Hàng hóa theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để chứng minh hàng hóa được nhập khẩu từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thuộc danh sách bị cấm vận theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; c) Hàng hóa quy định theo Danh mục tại Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này hoặc theo thông báo của các Bộ, ngành phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để xác định hàng hóa không có xuất xứ từ các nước có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát; d) Hàng hóa thuộc Danh mục theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương thông báo đang ở thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp hạn chế số lượng. ...... Như vậy, người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp sau đây: - Người khai hải quan muốn được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam và hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam; - Hàng hóa theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để chứng minh hàng hóa được nhập khẩu từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thuộc danh sách bị cấm vận theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; - Hàng hóa quy định theo Danh mục tại Phụ lục 5 ban hành kèm Thông tư 33/2023/TT-BTC hoặc theo thông báo của các Bộ, ngành phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để xác định hàng hóa không có xuất xứ từ các nước có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát; - Hàng hóa thuộc Danh mục theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương thông báo đang ở thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp hạn chế số lượng. </s>
<s>[INST] Không bảo đảm nguyên trạng niêm phong hải quan bị xử phạt bao nhiêu tiền? [/INST] Căn cứ quy định khoản 3 Điều 12 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về giám sát hải quan như sau: Vi phạm quy định về giám sát hải quan ..... 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm nguyên trạng niêm phong hải quan, không bảo đảm nguyên trạng niêm phong của hãng vận chuyển đối với trường hợp không phải niêm phong hải quan theo quy định trong quá trình vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan, sử dụng niêm phong hải quan giả mạo hoặc niêm phong của hãng vận chuyển giả mạo. .... Như vậy, hành vi không bảo đảm nguyên trạng niêm phong hải quan có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Lưu ý: Mức phạt tiền quy định nêu trên là mức phạt tiền đối với tổ chức. Mức phạt tiền đối với cá nhân bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức (khoản 3 Điều 5 Nghị định 128/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi Khoản 3 Điều 2 Nghị định 102/2021/NĐ-CP). </s>
<s>[INST] Niêm phong hải quan có phải là phương thức giám sát hải quan hay không? [/INST] Căn cứ quy định khoản 2 Điều 38 Luật Hải quan 2014 quy định về đối tượng, phương thức và thời gian giám sát hải quan như sau: Đối tượng, phương thức và thời gian giám sát hải quan 1. Đối tượng giám sát hải quan gồm hàng hóa, phương tiện vận tải, phương tiện vận tải nội địa vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan. 2. Giám sát hải quan được thực hiện bằng các phương thức sau đây: a) Niêm phong hải quan; b) Giám sát trực tiếp do công chức hải quan thực hiện; c) Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật. ..... Như vậy, việc giám sát hải quan được thực hiện bằng các phương thức sau đây: - Niêm phong hải quan; - Giám sát trực tiếp do công chức hải quan thực hiện; - Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật. Do đó niêm phong hải quan là một trong các phương thức của việc giám sát hải quan. </s>
<s>[INST] Bảo đảm nguyên trạng của niêm phong hải quan có phải là trách nhiệm của người khai hải quan hay không? [/INST] Căn cứ quy định Điều 40 Luật Hải quan 2014 quy định về trách nhiệm của người khai hải quan, người chỉ huy hoặc người điều khiển phương tiện vận tải trong hoạt động giám sát hải quan như sau: Trách nhiệm của người khai hải quan, người chỉ huy hoặc người điều khiển phương tiện vận tải trong hoạt động giám sát hải quan 1. Chấp hành và tạo điều kiện để cơ quan hải quan thực hiện giám sát hải quan theo quy định của Luật này. 2. Bảo đảm nguyên trạng hàng hóa và niêm phong hải quan; vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, lộ trình, thời gian được cơ quan hải quan chấp nhận. Trường hợp hàng hóa bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng thì người khai hải quan phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. 3. Sử dụng hàng hóa đúng mục đích khai báo với cơ quan hải quan. 4. Sử dụng phương tiện vận chuyển hàng hóa đủ điều kiện theo quy định để cơ quan hải quan áp dụng các phương thức giám sát hải quan phù hợp. 5. Xuất trình hồ sơ và hàng hóa cho cơ quan hải quan kiểm tra khi được yêu cầu. 6. Trong trường hợp bất khả kháng mà không bảo đảm được nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan hoặc không vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, lộ trình, thời gian thì sau khi áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế và ngăn ngừa tổn thất xảy ra phải thông báo ngay với cơ quan hải quan để xử lý; trường hợp không thể thông báo ngay với cơ quan hải quan thì tùy theo địa bàn thích hợp thông báo với cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển để xác nhận. Như vậy, việc bảo đảm nguyên trạng hàng hóa và niêm phong hải quan là trách nhiệm của người khai hải quan, người chỉ huy hoặc người điều khiển phương tiện vận tải trong hoạt động giám sát hải quan. Do đó, người khai hải quan có trách nhiệm phải bảo đảm nguyên trạng của niêm phong hải quan. Trường hợp có xảy ra vi phạm thì có thể bị xử phạt theo quy định. </s>
<s>[INST] Mẫu văn bản đề nghị công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên năm 2024 được quy định như thế nào? [/INST] Căn cứ quy định mẫu số 01/VBĐNADCĐƯT Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 42/2020/TT-BTC quy định về văn bản đề nghị công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên như sau: Dưới dây là mẫu văn bản đề nghị công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên năm 2024: Tải về, mẫu văn bản đề nghị công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên năm 2024. </s>
<s>[INST] Doanh nghiệp quá cảnh được áp dụng chế độ ưu tiên khi thực hiện quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS khi nào? [/INST] Căn cứ quy định khoản 1 Điều 32 Nghị định 46/2020/NĐ-CP quy định doanh nghiệp quá cảnh được áp dụng chế độ ưu tiên khi thực hiện quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS nếu đáp ứng đủ các điêu kiện sau: - Điều kiện về trụ sở của doanh nghiệp: Doanh nghiệp quá cảnh là doanh nghiệp Việt Nam có trụ sở tại Việt Nam hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp quá cảnh nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép thành lập và có trụ sở tại Việt Nam. - Điều kiện về mức độ sử dụng thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS: Doanh nghiệp thực hiện thủ tục quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS phải đảm bảo lượng tờ khai quá cảnh hải quan thông qua Hệ thống ACTS tối thiểu bằng 60% tổng số tờ khai quá cảnh qua các nước ASEAN mà doanh nghiệp thực hiện trong 01 năm tính đến thời điểm doanh nghiệp đề nghị công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên. - Điều kiện về chấp hành tốt pháp luật kiểm toán: Báo cáo tài chính hàng năm phải được kiểm toán bởi công ty kiểm toán đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập. Ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính nêu trong báo cáo kiểm toán phải là ý kiến chấp nhận toàn phần theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. - Điều kiện về lưu giữ hồ sơ hải quan, sổ sách, chứng từ kế toán và các chứng từ khác liên quan đến hàng hóa quá cảnh: Hồ sơ hải quan, sổ sách, chứng từ kế toán và các chứng từ khác liên quan đến hàng hóa quá cảnh phải được doanh nghiệp lưu giữ theo quy định của pháp luật về hải quan. - Điều kiện tuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế: + Tính đến thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên, doanh nghiệp không nợ quá hạn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt. + Trong thời hạn 05 năm liên tục tính đến thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên, doanh nghiệp không vi phạm các quy định của pháp luật về thuế, hải quan tới mức bị xử lý vi phạm về các hành vi: Trốn thuế, gian lận thuế, buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có hình thức, mức xử vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục hải quan và chức danh tương đương. - Điều kiện về sử dụng niêm phong đặc biệt: Niêm phong đặc biệt đã được cơ quan hải quan chấp nhận. </s>
<s>[INST] Trách nhiệm của doanh nghiệp khi làm thủ tục công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên gồm những gì? [/INST] Căn cứ quy định khoản 1 Điều 34 Nghị định 46/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên như sau: Thủ tục công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên 1. Trách nhiệm của doanh nghiệp Doanh nghiệp đối chiếu với các điều kiện quy định tại Điều 32 Nghị định này, gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Tổng cục Hải quan để đề nghị công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên, hồ sơ bao gồm: a) Văn bản đề nghị theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 01 bản chính; b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (trường hợp doanh nghiệp Việt Nam), giấy phép thành lập (đối với chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài): 01 bản chụp; c) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 02 năm tài chính liên tục, gần nhất: 01 bản chụp; d) Báo cáo kiểm toán trong 02 năm tài chính liên tục, gần nhất: 01 bản chụp. ..... Như vậy, doanh nghiệp đối chiếu với các điều kiện quy định tại Điều 32 Nghị định 46/2020/NĐ-CP, gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Tổng cục Hải quan để đề nghị công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên, hồ sơ bao gồm: - Văn bản đề nghị theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 01 bản chính; - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (trường hợp doanh nghiệp Việt Nam), giấy phép thành lập (đối với chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài): 01 bản chụp; - Báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 02 năm tài chính liên tục, gần nhất: 01 bản chụp; - Báo cáo kiểm toán trong 02 năm tài chính liên tục, gần nhất: 01 bản chụp. </s>
<s>[INST] Công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2024? [/INST] Ngày 27/12/2023 Bộ trưởng bộ Công thương ban hành Thông tư 39/2023/TT-BCT Quy định về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2024 áp dụng từ ngày 12/02/2024. Theo đó, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu (mã HS 2401) năm 2024 là 71.835 tấn. Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu được thực hiện phân giao theo phương thức quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và Thông tư 12/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương 2017 Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu được phân giao cho các thương nhân có giấy phép sản xuất thuốc lá điếu do Bộ Công Thương cấp và có nhu cầu sử dụng thuốc lá nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất thuốc lá điếu. </s>
<s>[INST] Khi làm thủ tục nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà thương nhân phải xuất trình những giấy tờ gì? [/INST] Căn cứ Điều 3 Thông tư 37/2013/TT-BCT giải thích thì Thuốc lá điếu là sản phẩm thuốc lá được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá và được dùng để hút. Theo đó, tại Điều 8 Thông tư 37/2013/TT-BCT quy định thủ tục nhập khẩu như sau: Thủ tục nhập khẩu 1. Khi làm thủ tục nhập khẩu, ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định của cơ quan Hải quan, thương nhân phải xuất trình cho cơ quan Hải quan 1 (một) bản chính Đơn đăng ký nhập khẩu tự động thuốc lá điếu, xì gà đã được Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương xác nhận và 1 (một) Bản công bố hợp quy (bản sao có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) hoặc 1 (một) Bản công bố phù hợp an toàn thực phẩm (bản sao có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) theo quy định pháp luật hiện hành. Đối với trường hợp lô hàng nhập khẩu quy định tại khoản 4, Điều 7 của Thông tư này, thương nhân phải xuất trình thêm 1 (một) Giấy chứng nhận phân tích mẫu (bản sao có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân). 2. Thuốc lá điếu, xì gà chỉ được phép nhập khẩu vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế. Theo quy định trên, khi làm thủ tục nhập khẩu thuốc lá điếu, ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định của cơ quan Hải quan, thương nhân phải xuất trình cho cơ quan Hải quan những giấy tờ bao gồm: - Hồ sơ nhập khẩu. - 01 bản chính Đơn đăng ký nhập khẩu tự động thuốc lá điếu đã được Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương xác nhận; - Và 01 Bản công bố hợp quy (bản sao có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) hoặc 01 Bản công bố phù hợp an toàn thực phẩm (bản sao có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) theo quy định pháp luật hiện hành. Đối với trường hợp lô hàng nhập khẩu quy định tại khoản 4, Điều 7 của Thông tư này, thương nhân phải xuất trình thêm 01 Giấy chứng nhận phân tích mẫu (bản sao có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân). Lưu ý: Thuốc lá điếu chỉ được phép nhập khẩu vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế. </s>
<s>[INST] Để được cấp giấy phép nhập khẩu thì thuốc lá điếu, xì gà cần đáp ứng những yêu cầu như thế nào? [/INST] Theo Điều 7 Thông tư 37/2013/TT-BCT quy định đối với thuốc lá điếu, xì gà nhập khẩu cần phải đáp ứng yêu cầu như sau: - Thuốc lá điếu, xì gà nhập khẩu và lưu thông trên thị trường phải được đăng ký bảo hộ quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam; phải được dán tem thuốc lá nhập khẩu theo quy định của Bộ Tài chính. - Thuốc lá điếu, xì gà nhập khẩu để kinh doanh tại thị trường trong nước phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành về mua bán sản phẩm thuốc lá. - Thuốc lá điếu, xì gà nhập khẩu phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành về công bố hợp chuẩn, hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn và hàm lượng chất độc hại trong thuốc lá như đối với sản phẩm thuốc lá điếu, xì gà được sản xuất trong nước. - Đối với các nhãn hiệu thuốc lá điếu, xì gà lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam, trước khi làm thủ tục nhập khẩu, thương nhân phải gửi mẫu thuốc lá điếu, xì gà nhập khẩu đến cơ quan, tổ chức có chức năng phân tích, kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định để phân tích mẫu theo yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc các quy định an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam. - Thuốc lá điếu, xì gà nhập khẩu phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành về ghi nhãn hàng hóa, ghi nhãn sản phẩm thuốc lá tiêu thụ tại Việt Nam và in cảnh báo sức khỏe trên bao bì. </s>
<s>[INST] Cơ quan hải quan được quyền áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khi nào? [/INST] Căn cứ quy định Điều 5 Thông tư 13/2015/TT-BTC quy định về quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan hải quan như sau: Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan hải quan 1. Triển khai áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, tạm dừng làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hải quan, pháp luật thương mại và pháp luật sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa có nghi ngờ là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. 2. Giải thích, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân liên quan tuân thủ các quy định của Luật Hải quan, Luật Sở hữu trí tuệ và hướng dẫn tại Thông tư này. Thông báo bằng văn bản cho các tổ chức, cá nhân liên quan về kết quả giải quyết, xử lý vụ việc. 3. Phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước, các lực lượng có chức năng chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong công tác đấu tranh, xử lý hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật hiện hành. 4. Yêu cầu cá nhân, tổ chức liên quan nộp, xuất trình các tài liệu, chứng từ có liên quan để giải trình, làm rõ những nghi vấn của cơ quan hải quan về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả. ... Như vậy, theo quy định, cơ quan hải quan được quyền áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khi có nghi ngờ đó là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. </s>
<s>[INST] Cơ quan hải quan ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp nào? [/INST] Căn cứ quy định khoản 1 Điều 52 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau: Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu 1. Cơ quan hải quan ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây: a) Người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai thuế, tính thuế; không khai thuế hoặc kê khai không chính xác, đầy đủ nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế; b) Quá thời hạn quy định mà người khai thuế không cung cấp, từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài việc cung cấp hồ sơ, sổ kế toán, tài liệu, chứng từ, dữ liệu, số liệu liên quan đến việc xác định chính xác số tiền thuế phải nộp theo quy định; c) Người khai thuế không chứng minh, giải trình hoặc quá thời hạn quy định mà không giải trình được các nội dung liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật; không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan; d) Người khai thuế không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế; đ) Cơ quan hải quan có đủ bằng chứng, căn cứ xác định về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế; e) Giao dịch được thực hiện không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh, ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp; g) Người khai thuế không tự tính được số tiền thuế phải nộp; h) Trường hợp khác do cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác phát hiện việc kê khai, tính thuế không đúng với quy định của pháp luật. .... Như vậy, cơ quan hải quan ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây: - Người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai thuế, tính thuế; không khai thuế hoặc kê khai không chính xác, đầy đủ nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế; - Quá thời hạn quy định mà người khai thuế không cung cấp, từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài việc cung cấp hồ sơ, sổ kế toán, tài liệu, chứng từ, dữ liệu, số liệu liên quan đến việc xác định chính xác số tiền thuế phải nộp theo quy định; - Người khai thuế không chứng minh, giải trình hoặc quá thời hạn quy định mà không giải trình được các nội dung liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật; không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan; - Người khai thuế không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế; - Cơ quan hải quan có đủ bằng chứng, căn cứ xác định về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế; - Giao dịch được thực hiện không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh, ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp; - Người khai thuế không tự tính được số tiền thuế phải nộp; - Trường hợp khác do cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác phát hiện việc kê khai, tính thuế không đúng với quy định của pháp luật. </s>
<s>[INST] Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm nào? [/INST] Tại Điều 8 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 có quy định về trị giá tính thuế, thời điểm tính thuế như sau: Trị giá tính thuế, thời điểm tính thuế 1. Trị giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là trị giá hải quan theo quy định của Luật hải quan. 2. Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan nhưng được thay đổi về đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan theo quy định của pháp luật thì thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới. Thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan. Như vậy, thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. Thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trong trường hợp: - Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; - Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan nhưng được thay đổi về đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan theo quy định của pháp luật . </s>
<s>[INST] Đơn hàng đã được thông quan thì bao lâu nhận được? [/INST] Thời gian nhận hàng sau khi đơn hàng đã được thông quan phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: - Khoảng cách vận chuyển: Khoảng cách vận chuyển càng xa thì thời gian vận chuyển càng lâu. - Phương thức vận chuyển: Phương thức vận chuyển nhanh thì thời gian vận chuyển càng ngắn. - Địa điểm giao nhận hàng: Địa điểm giao nhận hàng càng xa thì thời gian vận chuyển càng lâu. Thông thường, sau khi đơn hàng đã được thông quan thì thời gian nhận hàng sau khi thông quan sẽ dao động từ 2 đến 7 ngày làm việc, tùy thuộc vào các yếu tố nêu trên. Đối với các đơn hàng được giao nhận tại nội thành các thành phố lớn, thời gian nhận hàng thường nhanh hơn. Cụ thể: Đối với khu vực Hà Nội, thời gian nhận hàng thường nhanh hơn do đơn hàng được giao trực tiếp từ kho tổng đến tay khách hàng. Đối với khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam thời gian nhận hàng sẽ lâu hơn do đơn hàng phải chuyển qua kho tổng ở Hà Nội trước khi được giao đến tay khách hàng. Ngoài ra, tuy đơn hàng đã được thông quan nhưng thời gian nhận hàng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khách quan như thời tiết xấu, ngày lễ tết, dịch bệnh,... Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo. </s>
<s>[INST] Thời hạn lưu giữ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đã được thông quan là bao nhiêu năm? [/INST] Tại khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan 2014 có quy định về quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan như sau: Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan .... 2. Người khai hải quan là chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải có nghĩa vụ: a) Khai hải quan và làm thủ tục hải quan theo quy định của Luật này; b) Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin để cơ quan hải quan thực hiện xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa; c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của nội dung đã khai và các chứng từ đã nộp, xuất trình; về sự thống nhất nội dung thông tin giữa hồ sơ lưu tại doanh nghiệp với hồ sơ lưu tại cơ quan hải quan; d) Thực hiện quyết định và yêu cầu của cơ quan hải quan, công chức hải quan trong việc làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải; đ) Lưu giữ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đã được thông quan trong thời hạn 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; lưu giữ sổ sách, chứng từ kế toán và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn do pháp luật quy định; xuất trình hồ sơ, cung cấp thông tin, chứng từ liên quan khi cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra theo quy định tại các điều 32, 79 và 80 của Luật này; Như vậy, thời hạn lưu giữ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đã được thông quan là 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. </s>
<s>[INST] Hàng hóa nào được miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng trước thông quan? [/INST] Tại Điều 22 Nghị định 85/2019/NĐ-CP có quy định về các trường hợp miễn kiểm tra chuyên ngành trước thông quan như sau: Các trường hợp miễn kiểm tra chuyên ngành trước thông quan 1. Các trường hợp miễn kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật, các trường hợp miễn kiểm tra chuyên ngành theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 2. Ngoài trường hợp được miễn kiểm tra nêu tại khoản 1 Điều này, còn áp dụng miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các trường hợp sau: a) Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh có trị giá hải quan được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế; b) Hàng hóa nhập khẩu trong danh mục và định lượng miễn thuế theo quy định của pháp luật phục vụ cho công tác và sinh hoạt của tổ chức nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao; c) Hành lý của người nhập cảnh trong định mức miễn thuế; d) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ. 3. Ngoài trường hợp được miễn kiểm tra nêu tại khoản 1 Điều này, còn áp dụng miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với các trường hợp sau: a) Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh có trị giá hải quan được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế; b) Hàng hóa tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế; c) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ. 4. Các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này không áp dụng trong trường hợp các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có cảnh báo về an toàn thực phẩm, lây lan dịch bệnh, gây nguy hại cho sức khỏe, tính mạng con người, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, nguy hại cho kinh tế, cho an ninh quốc gia hoặc có văn bản thông báo dừng áp dụng chế độ miễn kiểm tra chuyên ngành trước thông quan. Như vậy, hàng hóa được miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng trước thông quan bao gồm: - Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh có trị giá hải quan được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế; - Hàng hóa tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế; - Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ. Lưu ý: Hàng hóa được miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng trước thông quan trên không áp dụng trong trường hợp: - Các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có cảnh báo về an toàn thực phẩm, lây lan dịch bệnh, gây nguy hại cho sức khỏe, tính mạng con người, gây ô nhiễm môi trường; - Ảnh hưởng đến đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, nguy hại cho kinh tế, cho an ninh quốc gia hoặc có văn bản thông báo dừng áp dụng chế độ miễn kiểm tra chuyên ngành trước thông quan. </s>
<s>[INST] Hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên về thủ tục hải quan gồm những giấy tờ gì? [/INST] Căn cứ quy định khoản 1 Điều 11 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về thủ tục công nhận, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên như sau: Thủ tục công nhận, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên 1. Hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên gồm: a) Văn bản đề nghị theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 01 bản chính; b) Báo cáo tình hình, thống kê số liệu xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp trong 02 năm gần nhất theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 01 bản chính; c) Báo cáo chấp hành pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán trong 02 năm gần nhất theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 01 bản chính; d) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 02 năm gần nhất: 01 bản chụp; đ) Báo cáo kiểm toán trong 02 năm gần nhất: 01 bản chụp; e) Bản kết luận thanh tra trong 02 năm gần nhất (nếu có): 01 bản chụp; g) Bản mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp trong đó mô tả đầy đủ quy trình quản lý, giám sát, kiểm soát vận hành thực tế trong toàn bộ dây chuyền cung ứng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp: 01 bản chụp; h) Các giấy chứng nhận khen thưởng, chứng chỉ chất lượng (nếu có): 01 bản chụp. ..... Như vậy, hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên về thủ tục hải quan gồm những giấy tờ sau đây: - Văn bản đề nghị theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 01 bản chính, tải về - Báo cáo tình hình, thống kê số liệu xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp trong 02 năm gần nhất theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 01 bản chính; - Báo cáo chấp hành pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán trong 02 năm gần nhất theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 01 bản chính; - Báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 02 năm gần nhất: 01 bản chụp; - Báo cáo kiểm toán trong 02 năm gần nhất: 01 bản chụp; - Bản kết luận thanh tra trong 02 năm gần nhất (nếu có): 01 bản chụp; - Bản mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp trong đó mô tả đầy đủ quy trình quản lý, giám sát, kiểm soát vận hành thực tế trong toàn bộ dây chuyền cung ứng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp: 01 bản chụp; - Các giấy chứng nhận khen thưởng, chứng chỉ chất lượng (nếu có): 01 bản chụp. </s>
<s>[INST] Doanh nghiệp chưa thực hiện đúng trách nhiệm bị tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên bao nhiêu ngày? [/INST] Căn cứ quy định khoản 3 Điều 11 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về thủ tục công nhận, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên như sau: Thủ tục công nhận, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên ..... 3. Tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên: Trường hợp doanh nghiệp chưa thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 45 Luật Hải quan khi đã được cơ quan hải quan thông báo thì cơ quan hải quan tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên trong thời hạn 60 ngày. .... Như vậy, trường hợp chưa thực hiện đúng trách nhiệm của doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên thì bị tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên trong thời hạn 60 ngày. </s>
<s>[INST] Trách nhiệm của doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan bao gồm những gì? [/INST] Căn cứ quy định Điều 26 Thông tư 72/2015/TT-BTC được sửa đổi và bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BTC quy định trách nhiệm của doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan bao gồm có: - Tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán, kiểm toán. - Thực hiện chế độ báo cáo hàng quý bằng phương thức điện tử gửi Tổng cục Hải quan. - Trong thời gian 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp nộp cho Tổng cục Hải quan báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán của năm trước. - Thực hiện việc tự kiểm tra, phát hiện, khắc phục sai sót, báo cáo cơ quan hải quan; duy trì các điều kiện doanh nghiệp ưu tiên. - Khi được cơ quan hải quan thông báo những sai sót hoặc những vấn đề chưa rõ trong hồ sơ hải quan, doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo đầy đủ, kịp thời những vấn đề cơ quan hải quan thông báo. - Thông báo cho Tổng cục Hải quan danh sách Đại lý làm thủ tục hải quan cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp. - Thông báo bằng văn bản cho Tổng cục Hải quan quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế, kế toán của cơ quan có thẩm quyền đối với doanh nghiệp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định. </s>
<s>[INST] Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống có hiệu lực bao nhiêu tháng? [/INST] Tại Điều 7 Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT có quy định về hiệu lực giấy phép nhập khẩu thủy sản sống như sau: Hiệu lực giấy phép nhập khẩu thủy sản sống 1. Hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí, nghiên cứu khoa học căn cứ trên đề xuất của tổ chức, cá nhân nhập khẩu hoặc kết quả đánh giá rủi ro nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày cấp. 2. Hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống để trưng bày tại hội chợ, triển lãm căn cứ trên đề xuất của tổ chức, cá nhân và kế hoạch tổ chức hội chợ, triển lãm nhưng không quá thời điểm kết thúc hội chợ, triển lãm. Như vậy, giấy phép nhập khẩu thủy sản sống có hiệu lực tối đa 12 tháng kể từ ngày cấp. Tuy nhiên đối với trường hợp giấy phép nhập khẩu thủy sản sống để trưng bày tại hội chợ, triển lãm thì hiệu lực của giấy phép sẽ theo đề xuất của tổ chức, cá nhân và kế hoạch tổ chức hội chợ, triển lãm nhưng không quá thời điểm kết thúc hội chợ, triển lãm. </s>
<s>[INST] Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thủy sản sống gồm có những gì? [/INST] Tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT có quy định hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thủy sản gồm có: - Đơn đề nghị cấp phép nhập khẩu thủy sản sống theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT tại đây. - Bản chính bản thuyết minh đặc tính sinh học của thủy sản sống nhập khẩu theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT tại đây. - Bản chính Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT tại đây. </s>
<s>[INST] Trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp phải đánh giá rủi ro được thực hiện như thế nào? [/INST] Tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 7 Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT có quy định trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp phải đánh giá rủi ro được thực hiện như sau: Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản theo hình thức gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc theo cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến (nếu có); Bước 2: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Tổng cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ của hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản thông báo bằng văn bản cho tổ chức cá nhân; Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản thẩm định hồ sơ; nếu hồ sơ không hợp lệ, Tổng cục Thủy sản thông báo bằng văn bản cho tổ chức cá nhân và nêu rõ lý do; Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản tổ chức thực hiện đánh giá rủi ro theo quy định tại Chương 3 Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT, cấp Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống kèm theo Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu được phê duyệt. Trường hợp không cấp phép nhập khẩu, Tổng cục Thủy sản trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do; Bước 5: Tổng cục Thủy sản trả Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến hoặc cơ chế một cửa quốc gia. Lưu ý: Trường hợp giấy phép bị mất hoặc bị hỏng hoặc có thay đổi thông tin nhà xuất khẩu, cửa khẩu nhập, kích cỡ loài thủy sản, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu trên Giấy phép thì tổ chức, cá nhân nộp đơn đề nghị đến Tổng cục Thủy sản theo quy định. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, Tổng cục Thủy sản cấp lại giấy phép. Trường hợp không cấp lại giấy phép, Tổng cục Thủy sản phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. </s>
<s>[INST] Khi nào cấp phép nhập khẩu thủy sản sống không phải đánh giá rủi ro? [/INST] Tại Điều 4 Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT có quy định về các trường hợp cấp giấy phép nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam như sau: Các trường hợp cấp phép nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam 1. Cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp phải đánh giá rủi ro: Thủy sản sống lần đầu nhập khẩu để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí. 2. Cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp không phải đánh giá rủi ro: a) Thủy sản sống nhập khẩu để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí đã được đánh giá rủi ro; b) Thủy sản sống nhập khẩu để nghiên cứu khoa học; c) Thủy sản sống nhập khẩu để trưng bày tại hội chợ, triển lãm. Như vậy, cấp phép nhập khẩu thủy sản sống không phải đánh giá rủi ro khi: - Thủy sản sống nhập khẩu để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí đã được đánh giá rủi ro; - Thủy sản sống nhập khẩu để nghiên cứu khoa học; - Thủy sản sống nhập khẩu để trưng bày tại hội chợ, triển lãm. </s>
<s>[INST] Quy trình thực hiện lấy mẫu ban đầu đối với lô vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất nhập khẩu như thế nào theo Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia QCVN 01-141:2013/BNNPTNT? [/INST] Tại Tiểu mục 2.2 Mục 2 QCVN 01-141:2013/BNNPTNT, quy trình thực hiện lấy mẫu ban đầu được thực hiện như sau: Bước 1: Xác định đơn vị tính mẫu ban đầu Đơn vị để tính mẫu ban đầu cần lấy được quy định như sau: - Lô vật thể rời, bao gói: tính theo đơn vị khối lượng (tấn) - Lô cây giống, hom giống, cành ghép, mắt ghép: tính theo đơn vị cá thể. Bước 2: Xác định số mẫu ban đầu cần lấy - Lô vật thể có số đơn vị tính mẫu ≤ 500: số mẫu ban đầu cần lấy được tra tại bảng 1 Phụ lục A đối với lô vật thể được tính theo khối lượng; tra tại bảng 2 Phụ lục A đối với lô vật thể được tính theo cá thể. - Lô vật thể có số đơn vị tính mẫu > 500: chia thành các lô nhỏ; số mẫu ban đầu cần lấy bằng tổng cộng số lượng mẫu của từng lô nhỏ (tra tại bảng 1 hoặc bảng 2 Phụ lục A). Bước 3: Xác định vị trí các điểm lấy mẫu Các điểm lấy mẫu ban đầu phải phân bố đều trong lô vật thể. Mẫu được lấy theo phương pháp đường chéo góc của các mặt quy ước tính theo độ cao lô vật thể như sau: - Lô vật thể có chiều cao < 2m: lấy mẫu trên 01 mặt quy ước ở chính giữa chiều cao lô vật thể. - Lô vật thể có chiều cao từ 2-3m: lấy mẫu trên 02 mặt quy ước, cách mặt trên và mặt đáy lô vật thể 0,1 - 0,5m - Lô vật thể có chiều cao > 3 m chia thành 3 m/lớp hàng. Mỗi lớp hàng thực hiện xác định vị trí lấy mẫu theo hướng dẫn trên Phân bố vị trí các điểm lấy mẫu ban đầu được mô tả tại các Hình 1, Hình 2 tại Phụ lục B. - Trường hợp lấy mẫu tại một bao/thùng/bó hoặc container thì vị trí các điểm lấy mẫu phải phân bố đều trong bao/thùng/bó hoặc container. Bước 4: Khối lượng mẫu ban đầu - Lô vật thể tính theo đơn vị khối lượng: + Đối với các loại hạt, bột: khối lượng mẫu ban đầu tính theo kích cỡ đường kính: < 2mm : 0,5 kg/mẫu Từ 2 - 5 mm : 1 kg/mẫu ≥ 6 mm : 3 kg/mẫu + Đối với củ, quả: Khối lượng mẫu ban đầu: 3 kg/mẫu Trường hợp củ, quả có khối lượng >3kg lấy mẫu ban đầu là 1 củ hoặc quả/mẫu + Đối với lô vật thể được vận chuyển trong container: chỉ mở 30% số container của lô vật thể đó để lấy đủ lượng mẫu ban đầu. Trường hợp loại hàng hóa thực vật nhập khẩu bị nhiễm dịch hại thuộc diện điều chỉnh của Việt Nam từ 01 lần trở lên thì mở 100% số container. - Lô cây giống, hom giống, cành ghép, mắt ghép: Khối lượng mẫu ban đầu là 1 cá thể Bước 5: Tiến hành lấy mẫu - Dùng xiên dài đối với hàng đổ rời, xiên ngắn đối với hàng đóng bao sợi hoặc dụng cụ khác đối với hàng đóng bao giấy, màng nhựa, hộp gỗ hoặc kim loại để lấy mẫu ban đầu - Đối với lô củ, quả đổ rời thì lấy mẫu ban đầu từ những vị trí xác định. Nếu lô củ quả đóng bao thì lấy các bao ở vị trí đã xác định, mở bao, đổ hết củ quả ra để lấy mẫu ban đầu - Đối với cây giống, hom giống, cành ghép, mắt ghép lấy mẫu ban đầu từ các vị trí xác định một cách ngẫu nhiên và chú ý các vị trí có nguy cơ cao lây nhiễm dịch hại thuộc diện điều chỉnh. </s>
<s>[INST] Trường hợp nào áp dụng lấy mẫu bổ sung đối với lô vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất nhập khẩu? [/INST] Tại Mục 2 QCVN 01-141:2013/BNNPTNT quy định các trường hợp áp dụng lấy mẫu bổ sung bao gồm: - Hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ các nước có nguy cơ cao - Hàng hóa xuất khẩu đã nhận thông báo không tuân thủ do bị nhiễm dịch hại thuộc diện điều chỉnh của nước nhập khẩu từ 3 lần trở lên; - Hàng hóa có tranh chấp trong lĩnh vực kiểm dịch thực vật (KDTV); - Theo quy định của giấy phép KDTV Số lượng mẫu bổ sung cần lấy bằng 50% số mẫu ban đầu. </s>
<s>[INST] Bao gói, ghi nhãn và biên bản đối với lô vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất nhập khẩu được quy định như thế nào? [/INST] Tại Mục 2 QCVN 01-141:2013/BNNPTNT quy định bao gói, ghi nhãn và biên bản đối với lô vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất nhập khẩu như sau: - Các mẫu thu thập phải đóng gói riêng - Ghi nhãn để tiếp tục phân tích giám định, nội dung gồm: + Người lấy mẫu + Ngày lấy mẫu + Địa điểm lấy mẫu + Tên sản phẩm + Lượng và khối lượng lô sản phẩm + Ký hiệu (số đăng ký KDTV hoặc là ký hiệu khác nếu là điều tra kho) - Biên bản lấy mẫu và các biên bản khác có liên quan được lập theo qui định hiện hành. </s>
<s>[INST] Người khai hải quan có được quyền yêu cầu cơ quan hải quan kiểm tra lại thực tế hàng hóa đã kiểm tra? [/INST] Căn cứ quy định Điều 18 Luật Hải quan 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan như sau: Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan 1. Người khai hải quan có quyền: a) Được cơ quan hải quan cung cấp thông tin liên quan đến việc khai hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải, hướng dẫn làm thủ tục hải quan, phổ biến pháp luật về hải quan; b) Yêu cầu cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa khi đã cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cho cơ quan hải quan; c) Xem trước hàng hóa, lấy mẫu hàng hóa dưới sự giám sát của công chức hải quan trước khi khai hải quan để bảo đảm việc khai hải quan được chính xác; d) Yêu cầu cơ quan hải quan kiểm tra lại thực tế hàng hóa đã kiểm tra, nếu không đồng ý với quyết định của cơ quan hải quan trong trường hợp hàng hóa chưa được thông quan; đ) Sử dụng hồ sơ hải quan để thông quan hàng hóa, vận chuyển hàng hóa, thực hiện các thủ tục có liên quan với các cơ quan khác theo quy định của pháp luật; e) Khiếu nại, tố cáo hành vi trái pháp luật của cơ quan hải quan, công chức hải quan; g) Yêu cầu bồi thường thiệt hại do cơ quan hải quan, công chức hải quan gây ra theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. ..... Theo quy định về quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan thì người khai hải quan được quyền yêu cầu cơ quan hải quan kiểm tra lại thực tế hàng hóa đã kiểm tra, nếu không đồng ý với quyết định của cơ quan hải quan trong trường hợp hàng hóa chưa được thông quan. </s>
<s>[INST] Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan được thực hiện đối với các trường hợp nào? [/INST] Căn cứ quy định Điều 98 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan như sau: Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan 1. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan được thực hiện đối với các trường hợp quy định tại Điều 78 Luật Hải quan, trừ các hồ sơ hải quan đã được kiểm tra theo quy định tại Khoản 1 Điều 97 Nghị định này. .... Căn cứ quy định Điều 78 Luật Hải quan 2014 quy định về các trường hợp kiểm tra sau thông quan như sau: Các trường hợp kiểm tra sau thông quan 1. Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu. 2. Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì việc kiểm tra sau thông quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro. 3. Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan. Như vậy, kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan được thực hiện đối với các trường hợp sau đây: - Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu. - Đối với các trường hợp không thuộc trường hợp nêu trên thì việc kiểm tra sau thông quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro. - Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan. Lưu ý: Việc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan không áp dụng đối với các hồ sơ hải quan đã được kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều 97 Nghị định 08/2015/NĐ-CP. </s>
<s>[INST] Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm những gì? [/INST] Căn cứ quy định Điều 23 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa như sau: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa 1. Hướng dẫn thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp được đề nghị trợ giúp. 2. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ thương nhân và hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. 3. Tuân thủ quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. 4. Lưu trữ hồ sơ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp theo quy định tại Điều 30 Nghị định này. 5. Phối hợp với Bộ Công Thương trong việc kiểm tra xác minh, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu. 6. Đăng ký, cập nhật mẫu chữ ký của người có thẩm quyền ký Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo hướng dẫn của Bộ Công Thương để thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan hải quan của nước nhập khẩu và các cơ quan, tổ chức có liên quan. 7. Gửi báo cáo tình hình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và số liệu cấp các mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ở dạng văn bản hoặc dạng điện tử theo yêu cầu của Bộ Công Thương. 8. Trả lời, giải đáp thắc mắc của thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Như vậy, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm có: - Hướng dẫn thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp được đề nghị trợ giúp. - Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ thương nhân và hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. - Tuân thủ quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. - Lưu trữ hồ sơ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp theo quy định. - Phối hợp với Bộ Công Thương trong việc kiểm tra xác minh, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu. - Đăng ký, cập nhật mẫu chữ ký của người có thẩm quyền ký Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo hướng dẫn của Bộ Công Thương để thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan hải quan của nước nhập khẩu và các cơ quan, tổ chức có liên quan. - Gửi báo cáo tình hình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và số liệu cấp các mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ở dạng văn bản hoặc dạng điện tử theo yêu cầu của Bộ Công Thương. - Trả lời, giải đáp thắc mắc của thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. </s>
<s>[INST] Hướng dẫn xác định chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong hồ sơ hải quan như thế nào? [/INST] Căn cứ theo Công văn 3308/HQTPHCM-GSQL năm 2023 hướng dẫn về chứng từ chứng nhận xuất xứ như sau: Căn cứ khoản 4 Điều 10 Thông tư số 33/2023/TT-BTC ngày 31/5/2023 của Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: Đối với chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định EVFTA: người khai hải quan nộp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan theo quy định của Hiệp định thương mại tự do EVFTA. Đối với chứng từ chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa thuộc danh mục tại Phụ lục V Thông tư số 33/2023/TT-BTC: người khai hải quan nộp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan theo quy định của Hiệp định thương mại tự do EVFTA hoặc chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa không ưu đãi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước xuất khẩu phát hành đáp ứng các thông tin tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư nêu trên. Như vậy, việc xác định chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong hồ sơ hải quan được hướng dẫn như sau: [1] Đối với chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định EVFTA: Người khai hải quan nộp 01 trong 02 loại giấy chứng từ cho cơ quan hải quan theo quy định của Hiệp định thương mại tự do EVFTA, cụ thể như sau: - Chứng nhận xuất xứ hàng hóa. - Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. [2] Đối với chứng từ chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa thuộc danh mục tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 33/2023/TT-BTC: Người khai hải quan nộp 01 trong các giấy chứng từ cho cơ quan hải quan như sau: - Chứng nhận xuất xứ hàng hóa. - Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Hiệp định thương mại tự do EVFTA. - Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa không ưu đãi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước xuất khẩu phát hành đáp ứng các thông tin tối thiểu dưới đây: + Người xuất khẩu. + Người nhập khẩu. + Phương tiện vận tải. + Mô tả hàng hóa, mã số hàng hóa. + Số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng hàng hóa. + Nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ xuất xứ hàng hóa. + Ngày/tháng/năm cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. + Chữ ký của người có thẩm quyền và cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. </s>
<s>[INST] Trường hợp nào phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa? [/INST] Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 33/2023/TT-BTC, người khai hải quan phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp như sau: - Người khai hải quan muốn được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam và hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam. - Hàng hóa theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để chứng minh hàng hóa được nhập khẩu từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thuộc danh sách bị cấm vận theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. - Hàng hóa quy định theo Danh mục tại Phụ lục 5 ban hành kèm Thông tư 33/2023/TT-BTC hoặc theo thông báo của các Bộ, ngành phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để xác định hàng hóa không có xuất xứ từ các nước có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát. - Hàng hóa thuộc Danh mục theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương thông báo đang ở thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp hạn chế số lượng. </s>
<s>[INST] Thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa để hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt là khi nào? [/INST] Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 33/2023/TT-BTC, thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa để hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt được xác định cụ thể như: [1] Nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan. [2] Trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan: - Người khai hải quan khai và nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 01 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Đối với hàng hóa nhập khẩu có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa áp dụng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu, Việt Nam - Vương quốc Anh và Bắc Ai len, người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 02 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan; *Lưu ý: Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp cho cơ quan hải quan phải còn trong thời hạn hiệu lực bao gồm cả chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp mới thay thế, sửa lỗi, cấp sau, cấp giáp lưng hoặc bản sao chứng thực theo quy định của Hiệp định thương mại tự do tương ứng. </s>
<s>[INST] Việc lấy mẫu kiểm tra trong hải quan nhằm mục đích gì? [/INST] Căn cứ theo Điều 3 Quy trình Phân tích để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định 2166/QĐ-TCHQ năm 2021 quy định về lấy mẫu yêu cầu phân tích để phân loại như sau: Lấy mẫu yêu cầu phân tích để phân loại 1. Hàng hóa phải lấy mẫu phân tích để phân loại thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. .... Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 2 Quy trình Phân tích để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các Phụ lục Quyết định 2166/QĐ-TCHQ năm 2021 có quy định như sau: Giải thích từ ngữ 1. Phân tích để phân loại là việc đơn vị kiểm định hải quan sử dụng trang thiết bị và nghiệp vụ kỹ thuật để xác định thành phần, cấu tạo, tính chất lý, hóa, công dụng làm cơ sở phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. .... Như vậy, việc lấy mẫu kiểm tra trong hải quan đối với hàng hoá là lấy mẫu phân tích để phân loại hàng hoá. Theo đó, đơn vị kiểm định hải quan sử dụng trang thiết bị và nghiệp vụ kỹ thuật để xác định thành phần, cấu tạo, tính chất lý, hóa, công dụng làm cơ sở phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. </s>
<s>[INST] Trường hợp nào không lấy mẫu yêu cầu phân tích để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu? [/INST] Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Quy trình Phân tích để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định 2166/QĐ-TCHQ năm 2021, các trường hợp dưới đây không phải lấy mẫu yêu cầu phân tích để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: - Hàng hóa đã được định danh hoặc có thể xác định được đầy đủ các tiêu chí theo Chú giải HS, Chú giải bổ sung Danh mục AHTN hoặc tên gọi theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu làm căn cứ phân loại thông qua hồ sơ, tài liệu kỹ thuật kèm theo. - Hàng hóa đã có hướng dẫn phân loại còn hiệu lực hoặc đã có kết quả phân loại trên cơ sở dữ liệu về phân loại hàng hóa và áp dụng mức thuế. - Hàng hóa có tên hàng theo khai báo không đầy đủ, chi tiết theo các tiêu chí để phân loại tại Chú giải HS, Chú giải bổ sung Danh mục AHTN, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. - Hàng hóa thuộc “Danh mục các mặt hàng không lấy mẫu phân tích nhằm mục đích phân loại” tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy trình này. - Hàng hóa không lấy mẫu yêu cầu phân tích để phân loại theo quy định tại các văn bản của Tổng cục Hải quan. - Hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế. - Hàng hóa có các tiêu chí nghi ngờ không phải phân tích bằng các trang thiết bị tại phòng thí nghiệm. </s>
<s>[INST] Cách lấy mẫu kiểm tra để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu trong hải quan như thế nào? [/INST] Theo Điều 3 Quy trình Phân tích để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 2166/QĐ-TCHQ năm 2021, việc lấy mẫu kiểm tra để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu trong hải quan được quy định như sau: [1] Hàng hóa phải lấy mẫu phân tích để phân loại theo Thông tư 14/2015/TT-BTC cụ thể như: - Trường hợp cơ quan hải quan không đủ cơ sở để xác định tính chính xác việc phân loại hàng hóa của người khai hải quan thì thực hiện phân tích để phân loại hàng hóa. - Trường hợp cơ quan hải quan không đủ điều kiện thực hiện phân tích hàng hóa thì sử dụng dịch vụ giám định của các tổ chức giám định theo quy định của pháp luật về dịch vụ giám định thương mại để làm cơ sở thực hiện. - Để phân loại hàng hóa, người khai hải quan có thể sử dụng các dịch vụ giám định hàng hóa của các tổ chức giám định theo quy định của pháp luật hoặc cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam để xác định các thông tin về thành phần, tính chất lý, hóa, tính năng, công dụng của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. - Việc xác định lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cần lấy mẫu yêu cầu phân tích để phân loại được thực hiện căn cứ trên mức độ rủi ro của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các thông tin nghiệp vụ của các đơn vị hải quan. - Chi cục Kiểm định hải quan chỉ phối hợp với đơn vị yêu cầu phân tích lấy mẫu phân tích để phân loại trong trường hợp nhận được văn bản chỉ đạo của Tổng cục Hải quan hoặc văn bản yêu cầu của đơn vị yêu cầu phân tích có trích dẫn số, ngày văn bản chỉ đạo của Tổng cục Hải quan. [2] Yêu cầu lấy mẫu phải đảm bảo các nội dung như sau: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải lấy mẫu để phân tích theo quy định tại Nghị định 59/2018/NĐ-CP. Việc lấy mẫu thực hiện theo Phiếu yêu cầu phân tích hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kiêm Biên bản lấy mẫu hàng hóa *Lưu ý: - Mẫu được lấy từ chính lô hàng cần phân tích và mang tính đại diện; phải đủ về số lượng, khối lượng để phục vụ cho việc trưng cầu giám định hoặc giải quyết khiếu nại. - Khi lấy mẫu phải có đại diện của người khai hải quan. Mẫu phải được các bên ký xác nhận và niêm phong riêng biệt từng mẫu. Khi bàn giao mẫu phải có biên bản bàn giao và ký xác nhận của các bên. - Trường hợp lấy mẫu nhưng vắng mặt người khai hải quan, cơ quan hải quan lấy mẫu với sự chứng kiến của cơ quan nhà nước tại khu vực cửa khẩu, đại diện doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho bãi và phải có ký xác nhận của các bên chứng kiến. - Số lượng mẫu: 02 mẫu. Trường hợp người khai hải quan chỉ nhập khẩu 01 mẫu thì không thực hiện lấy mẫu. - Giao nhận mẫu: Cơ quan hải quan nơi có yêu cầu phân tích trực tiếp gửi mẫu hoặc gửi mẫu qua đường bưu điện. (*Lưu ý: Mẫu chỉ có giá trị pháp lý khi còn nguyên niêm phong.) [3] Kỹ thuật lấy mẫu và bao bì đựng mẫu yêu cầu phân tích để phân loại thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1 Quy trình Phân tích để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 2166/QĐ-TCHQ năm 2021. </s>
<s>[INST] Hướng dẫn thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa do DN Việt Nam thuê, mượn từ DN nước ngoài hết thời hạn tạm nhập phải tái xuất? [/INST] Theo đó, tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 69/2018/NĐ-CP có quy định về các hình thức tạm nhập tái xuất như sau: Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác 1. Trừ trường hợp hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân được tạm nhập hàng hóa vào Việt Nam theo hợp đồng ký với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác trong một khoảng thời gian nhất định rồi tái xuất chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam theo các quy định sau: ... Như vậy, các thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm nhập vào Việt Nam được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu hết thời hạn thì phải tái xuất chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam. Tại Công văn 6087/TCHQ-GSQL năm 2023 có hướng dẫn về về thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất. Căn cứ các quy định dẫn trên, thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu do doanh nghiệp Việt Nam thuê, mượn từ nước ngoài để sản xuất, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm, đã tạm nhập vào Việt Nam, khi hết thời hạn thuê mượn thì phải tái xuất trả cho thương nhân nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP. Không áp dụng thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ trong trường hợp thương nhân nước ngoài chỉ định giao hàng hóa tạm nhập tái xuất tại Việt Nam cho doanh nghiệp Việt Nam khác. Theo quy định trên, doanh nghiệp Việt Nam chỉ được phép sử dụng các thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm nhập vào Việt Nam trong thời hạn thuê mượn. Khi hết thời hạn thuê mượn, doanh nghiệp Việt Nam phải tái xuất trả cho thương nhân nước ngoài. Lưu ý: Trong trường hợp thương nhân nước ngoài chỉ định giao hàng hóa tạm nhập tái xuất tại Việt Nam cho doanh nghiệp Việt Nam khác, thì hàng hóa này không thuộc đối tượng áp dụng thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ. </s>
<s>[INST] Thương nhân được thực hiện thủ tục tạm nhập tái xuất tại cơ quan hải quan mà không cần phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất trong trường hợp nào? [/INST] Tại khoản 4 Điều 15 Nghị định 69/2018/NĐ-CP có quy định về trường hợp thương nhân được thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất tại cơ quan hải quan mà không cần phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất bao gồm: - Tạm nhập hàng hóa để phục vụ đo kiểm, khảo nghiệm. - Tạm nhập tái xuất linh kiện, phụ tùng tạm nhập không có hợp đồng để phục vụ thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài; linh kiện, phụ tùng tạm nhập để sửa chữa tàu biển, tàu bay theo hợp đồng ký giữa chủ tàu nước ngoài với nhà máy sửa chữa tại Việt Nam. - Tạm nhập tái xuất phương tiện chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức quay vòng. Lưu ý: Không áp dụng đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. </s>
<s>[INST] Hàng hóa bị cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất trong trường hợp nào? [/INST] Tại khoản 1 Điều 40 Luật Quản lý ngoại thương 2017 có quy định cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất đối với hàng hóa trong các trường hợp sau: - Hàng hóa là chất thải nguy hại, phế liệu, phế thải; - Hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; - Hàng hóa là hàng tiêu dùng đã qua sử dụng có nguy cơ gian lận thương mại; - Hàng hóa có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người. </s>
<s>[INST] Đại lý làm thủ tục hải quan xuất trình hợp đồng đại lý cho cơ quan hải quan khi nào? [/INST] Căn cứ quy định Điều 5 Thông tư 12/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 22/2019/TT-BTC quy định về đại lý làm thủ tục hải quan như sau: Đại lý làm thủ tục hải quan 1. Đại lý làm thủ tục hải quan là doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Hải quan, trong phạm vi được ủy quyền theo thỏa thuận trong hợp đồng ký với người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là chủ hàng) thay mặt chủ hàng thực hiện toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ của người khai hải quan quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Hải quan. 2. Đại lý làm thủ tục hải quan (người đại diện theo pháp luật hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền theo quy định của pháp luật) phải ký hợp đồng đại lý với chủ hàng. Người được cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện việc khai và làm thủ tục hải quan trên cơ sở hợp đồng đại lý đã ký với chủ hàng. Đại lý làm thủ tục hải quan chỉ xuất trình hợp đồng đại lý cho cơ quan hải quan để xác định trách nhiệm của các bên khi có hành vi vi phạm pháp luật về hải quan. Người đại diện theo pháp luật hoặc người được người đại diện theo pháp luật của đại lý làm thủ tục hải quan ủy quyền theo quy định của pháp luật thực hiện việc ký tên, đóng dấu trên tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan khi thực hiện các công việc quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Hải quan. .... Như vậy, đại lý làm thủ tục hải quan chỉ xuất trình hợp đồng đại lý cho cơ quan hải quan để xác định trách nhiệm của các bên khi có hành vi vi phạm pháp luật về hải quan. </s>
<s>[INST] Đại lý làm thủ tục hải quan bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp nào? [/INST] Căn cứ quy định điểm a khoản 2 Điều 7 Thông tư 12/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 22/2019/TT-BTC quy định về tạm dừng, chấm dứt hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan như sau: Tạm dừng, chấm dứt hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan .... 2. Chấm dứt hoạt động a) Đại lý làm thủ tục hải quan bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây: a.1) Bị xử lý về hành vi buôn lậu; vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; sản xuất, buôn bán hàng cấm; trốn thuế đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; a.2) Có gian lận trong việc cung cấp hồ sơ đề nghị công nhận đại lý làm thủ tục hải quan hoặc hồ sơ đề nghị cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan cho cơ quan hải quan; a.3) Sử dụng bộ chứng từ không phải do chủ hàng cung cấp để làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; a.4) Quá thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày tạm dừng theo quy định tại tiết a.1, tiết a.2 và tiết a.3 điểm a khoản 1 Điều này mà đại lý làm thủ tục hải quan không khắc phục và không có văn bản đề nghị tiếp tục hoạt động gửi Tổng cục Hải quan; a.5) Quá thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày tạm dừng hoạt động đối với trường hợp quy định tại tiết a.4 điểm a khoản 1 Điều này mà đại lý làm thủ tục hải quan không có đề nghị hoạt động trở lại; a.6) Doanh nghiệp hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan giải thể hoặc phá sản theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật phá sản; a.7) Đại lý làm thủ tục hải quan có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động; ..... Như vậy, đại lý làm thủ tục hải quan bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây: - Bị xử lý về hành vi buôn lậu; vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; sản xuất, buôn bán hàng cấm; trốn thuế đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; - Có gian lận trong việc cung cấp hồ sơ đề nghị công nhận đại lý làm thủ tục hải quan hoặc hồ sơ đề nghị cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan cho cơ quan hải quan; - Sử dụng bộ chứng từ không phải do chủ hàng cung cấp để làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; - Quá thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày tạm dừng theo quy định sau đây mà đại lý làm thủ tục hải quan không khắc phục và không có văn bản đề nghị tiếp tục hoạt động gửi Tổng cục Hải quan; + Hoạt động không đảm bảo các điều kiện theo quy định hoặc không hoạt động đúng tên và địa chỉ đã đăng ký với cơ quan hải quan; + Đại lý làm thủ tục hải quan không thực hiện thông báo cho Tổng cục Hải quan thực hiện thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan hoặc trường hợp đại lý làm thủ tục hải quan bị giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động. + Không thực hiện chế độ báo cáo hoặc thực hiện chế độ báo cáo không đúng, không đủ về nội dung hoặc không đúng thời hạn với cơ quan hải quan theo quy định trong 03 lần liên tiếp; - Quá thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày tạm dừng hoạt động đối với trường hợp đại lý làm thủ tục hải quan có văn bản đề nghị tạm dừng hoạt động. mà đại lý làm thủ tục hải quan không có đề nghị hoạt động trở lại; - Doanh nghiệp hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và phá sản. - Đại lý làm thủ tục hải quan có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động; </s>
<s>[INST] Quyền và trách nhiệm của nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan gồm những gì? [/INST] Căn cứ quy định Điều 11 Thông tư 12/2015/TT-BTC quy định về quyền và trách nhiệm của nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan như sau: Theo đó quyền và trách nhiệm của nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan gồm có: - Trực tiếp thực hiện các công việc về thủ tục hải quan theo quy định trong phạm vi hợp đồng dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan đã ký giữa đại lý làm thủ tục hải quan và chủ hàng. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng, quản lý mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan theo quy định. - Giữ bí mật thông tin cho tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ của đại lý làm thủ tục hải quan. - Đề nghị Tổng cục Hải quan ra quyết định thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan khi đại lý làm thủ tục hải quan bị giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động trong trường hợp đại lý làm thủ tục hải quan không thông báo. - Tham dự các lớp đào tạo, tập huấn về thủ tục hải quan, chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; - Chính sách thuế và các quy định khác do cơ quan hải quan trực tiếp tổ chức hoặc cử cán bộ tham gia giới thiệu. </s>
<s>[INST] Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm trong các trường hợp nào? [/INST] Căn cứ quy định khoản 1 Điều 8 Nghị định 32/2012/NĐ-CP bãi bỏ một số nội dung bởi khoản 4 Điều 21 Nghị định 131/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm như sau: Thẩm quyền cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm 1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm trong các trường hợp sau: a) Văn hóa phẩm để trao đổi hợp tác, viện trợ; tham gia triển lãm, dự thi, liên hoan ở cấp quốc gia; c) Di vật, cổ vật để triển lãm hoặc trưng bày trong bảo tàng; d) Văn hóa phẩm quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này để phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ hoặc nghiên cứu của các Bộ, ngành ở Trung ương, sau khi xin ý kiến bằng văn bản của Bộ, ngành có liên quan; đ) Văn hóa phẩm để sử dụng hoặc các mục đích khác trong toàn quốc hoặc trên địa bàn nhiều địa phương khác nhau. ..... Như vậy, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm trong các trường hợp sau đây: - Văn hóa phẩm để trao đổi hợp tác, viện trợ; tham gia triển lãm, dự thi, liên hoan ở cấp quốc gia; - Di vật, cổ vật để triển lãm hoặc trưng bày trong bảo tàng; - Văn hóa phẩm bị nghiêm cấm xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ hoặc nghiên cứu của các Bộ, ngành ở Trung ương, sau khi xin ý kiến bằng văn bản của Bộ, ngành có liên quan; - Văn hóa phẩm để sử dụng hoặc các mục đích khác trong toàn quốc hoặc trên địa bàn nhiều địa phương khác nhau. </s>
<s>[INST] Quy định về giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm như thế nào? [/INST] Căn cứ quy định Điều 10 Nghị định 32/2012/NĐ-CP quy định về giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm như sau: Giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm 1. Biểu mẫu giấy phép do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành thống nhất trong cả nước. 2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải cấp giấy phép. 3. Trường hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần xin ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan để quyết định việc cấp phép nhập khẩu, thời hạn cấp phép có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 10 ngày làm việc. 4. Trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản nêu rõ lý do. 5. Thời gian giám định văn hóa phẩm nhập khẩu tối đa không quá 12 ngày làm việc. Theo đó giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm được quy định như sau: - Biểu mẫu giấy phép do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành thống nhất trong cả nước. - Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải cấp giấy phép. - Trường hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần xin ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan để quyết định việc cấp phép nhập khẩu, thời hạn cấp phép có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 10 ngày làm việc. - Trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản nêu rõ lý do. - Thời gian giám định văn hóa phẩm nhập khẩu tối đa không quá 12 ngày làm việc. </s>
<s>[INST] Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm gồm những gì? [/INST] Căn cứ quy định khoản 2 Điều 9 Nghị định 32/2012/NĐ-CP quy định về thủ tục cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm như sau: Thủ tục cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm 1. Cá nhân, tổ chức nhập khẩu văn hóa phẩm trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch có thẩm quyền theo quy định. 2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gồm (01 bộ): a) Đơn đề nghị cấp giấy phép của cá nhân, tổ chức, trong đó ghi rõ loại văn hóa phẩm, nội dung, số lượng, xuất xứ, mục đích sử dụng và phạm vi sử dụng (mẫu đơn do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành thống nhất trong cả nước); b) Giấy chứng nhận bản quyền tác giả; hợp đồng; bản dịch tóm tắt nội dung phim; giấy ủy quyền; chứng nhận hoặc cam kết sở hữu hợp pháp đối với di vật, cổ vật; c) Bản sao vận đơn hoặc giấy báo nhận hàng (nếu có). ..... Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm gồm có: - Đơn đề nghị cấp giấy phép của cá nhân, tổ chức, trong đó ghi rõ loại văn hóa phẩm, nội dung, số lượng, xuất xứ, mục đích sử dụng và phạm vi sử dụng (mẫu đơn do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành thống nhất trong cả nước); - Giấy chứng nhận bản quyền tác giả; hợp đồng; bản dịch tóm tắt nội dung phim; giấy ủy quyền; chứng nhận hoặc cam kết sở hữu hợp pháp đối với di vật, cổ vật; - Bản sao vận đơn hoặc giấy báo nhận hàng (nếu có). </s>
<s>[INST] Ai có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan? [/INST] Căn cứ quy định Điều 97 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan như sau: Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan 1. Đối với hồ sơ hải quan theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 78 Luật Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan. Trường hợp khối lượng hàng hóa lớn, chủng loại hàng hóa phức tạp, có rủi ro về thuế, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện ban hành Quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan. 2. Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan. Căn cứ quy định Điều 80 Luật Hải quan 2014 quy định về kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan như sau: Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan 1. Thẩm quyền quyết định kiểm tra sau thông quan: a) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan quyết định kiểm tra sau thông quan trong phạm vi toàn quốc; b) Cục trưởng Cục Hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan trong địa bàn quản lý của Cục. Trường hợp kiểm tra doanh nghiệp không thuộc phạm vi địa bàn quản lý được phân công, Cục Hải quan báo cáo Tổng cục Hải quan xem xét phân công đơn vị thực hiện kiểm tra. Việc kiểm tra đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan thực hiện theo kế hoạch kiểm tra sau thông quan hàng năm do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành. Như vậy, người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan gồm có: - Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định kiểm tra sau thông quan trong địa bàn quản lý của Cục. - Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan quyết định kiểm tra sau thông quan trong phạm vi toàn quốc Việc đưa ra Quyết định kiểm tra sau thông quan trong trường hợp khối lượng hàng hóa lớn, chủng loại hàng hóa phức tạp, có rủi ro về thuế. </s>
<s>[INST] Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan được thực hiện đối với các trường hợp nào? [/INST] Căn cứ quy định Điều 98 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan như sau: Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan 1. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan được thực hiện đối với các trường hợp quy định tại Điều 78 Luật Hải quan, trừ các hồ sơ hải quan đã được kiểm tra theo quy định tại Khoản 1 Điều 97 Nghị định này. .... Căn cứ quy định Điều 78 Luật Hải quan 2014 quy định về các trường hợp kiểm tra sau thông quan như sau: Các trường hợp kiểm tra sau thông quan 1. Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu. 2. Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì việc kiểm tra sau thông quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro. 3. Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan. Như vậy, kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan được thực hiện đối với các trường hợp sau đây: [1] Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu. [2] Đối với các trường hợp không thuộc trường hợp [1] thì việc kiểm tra sau thông quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro. [3] Kiểm tra vic tuân thủ pháp luật của người khai hải quan. Lưu ý: Việc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan không áp dụng đối với các hồ sơ hải quan đã được kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều 97 Nghị định 08/2015/NĐ-CP </s>
<s>[INST] Thời hạn kiểm tra sau thông quan là bao nhiêu ngày? [/INST] Căn cứ quy định khoản 2 Điều 80 Luật Hải quan 2014 quy định về kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan như sau: Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan .... 2. Thời hạn kiểm tra sau thông quan: a) Thời hạn kiểm tra sau thông quan được xác định trong quyết định kiểm tra, nhưng tối đa là 10 ngày làm việc. Thời gian kiểm tra được tính từ ngày bắt đầu tiến hành kiểm tra; trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì người đã ký quyết định kiểm tra có thể gia hạn một lần không quá 10 ngày làm việc; b) Quyết định kiểm tra sau thông quan phải gửi cho người khai hải quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này. .... Như vậy, thời hạn kiểm tra sau thông quan được xác định trong quyết định kiểm tra, nhưng tối đa là 10 ngày làm việc. Trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì người đã ký quyết định kiểm tra có thể gia hạn một lần không quá 10 ngày làm việc. </s>
<s>[INST] Các thành phần kinh tế ở nước ta gồm những gì? [/INST] Căn cứ quy định Điều 51 Hiến Pháp 2013 có quy định như sau: Điều 51. 1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. 2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. 3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa. Theo đó nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa. Do đó hiện nay chưa có văn bản quy định cụ thể về các thành phần kinh tế ở nước ta, tuy nhiên có thể phân loại các thành phần kinh tế ở nước ta như sau: Hiện nay Việt Nam có cơ cấu thành phần kinh tế gồm: - Kinh tế nhà nước. - Kinh tế tập thể. - Kinh tế tư nhân. - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. </s>
<s>[INST] Cá nhân Việt Nam kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc các thành phần kinh tế có được phép thuê kho ngoại quan không? [/INST] Căn cứ quy định khoản 1 Điều 84 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định thuê khoa ngoại quan như sau: Thuê kho ngoại quan 1. Đối tượng được phép thuê kho ngoại quan: a) Tổ chức, cá nhân Việt Nam được phép kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc các thành phần kinh tế; b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài. 2. Hợp đồng thuê kho ngoại quan: a) Hợp đồng thuê kho ngoại quan do chủ kho ngoại quan và chủ hàng thỏa thuận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp chủ hàng vừa là chủ kho ngoại quan; b) Thời hạn hiệu lực và thời hạn thuê kho ngoại quan do chủ hàng và chủ kho ngoại quan thỏa thuận trên hợp đồng thuê kho ngoại quan, nhưng không quá thời hạn hàng hóa được gửi kho ngoại quan theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Hải quan; c) Quá thời hạn thuê kho ngoại quan theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Hải quan nếu chủ hàng hóa hoặc người được chủ hàng hóa ủy quyền không đưa hàng ra khỏi kho ngoại quan hoặc trong thời hạn thuê kho ngoại quan nhưng chủ hàng hóa hoặc người được chủ hàng hóa ủy quyền có văn bản đề nghị thanh lý thì Cục Hải quan tổ chức thanh lý hàng hóa gửi kho ngoại quan theo quy định của pháp luật. Như vậy, theo quy định về thuê kho ngoại quan thì cá nhân Việt Nam được phép kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc các thành phần kinh tế được phép thuê kho ngoại quan. </s>
<s>[INST] Quy định về giám sát hải quan đối với kho ngoại quan như thế nào? [/INST] Căn cứ quy định Điều 87 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về giám sát hải quan đối với kho ngoại quan như sau: Quy định về giám sát hải quan đối với kho ngoại quan như sau: - Phương tiện, hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan và các dịch vụ trong kho ngoại quan phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan căn cứ vào chủng loại hàng hóa gửi kho ngoại quan, tình hình hoạt động của kho ngoại quan và việc chấp hành pháp luật của chủ kho ngoại quan để áp dụng biện pháp giám sát phù hợp. - Việc thực hiện các dịch vụ gia cố, chia gói, đóng gói bao bì; đóng ghép hàng hóa; phân loại phẩm cấp hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa và lấy mẫu hàng hóa trong kho ngoại quan, chủ hàng hoặc chủ kho ngoại quan phải có văn bản thông báo trước khi thực hiện cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan để tổ chức theo dõi, giám sát. - Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu đến kho ngoại quan và ngược lại hoặc từ kho ngoại quan đến các địa điểm làm thủ tục hải quan khác ngoài cửa khẩu và ngược lại phải làm thủ tục hải quan và phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan. </s>
<s>[INST] Trị giá hải quan có phải là trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hay không? [/INST] Căn cứ quy định khoản 24 Điều 4 Luật Hải quan 2014 quy định như sau: Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: .... 23. Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải. 24. Trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ cho mục đích tính thuế, thống kê hải quan. 25. Vật dụng trên phương tiện vận tải bao gồm: tài sản sử dụng trên phương tiện vận tải; nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ hoạt động của phương tiện vận tải; lương thực, thực phẩm và các đồ dùng khác trực tiếp phục vụ sinh hoạt của người làm việc và hành khách trên phương tiện vận tải. ..... Như vậy, trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ cho mục đích tính thuế, thống kê hải quan. </s>
<s>[INST] Nguyên tắc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định như thế nào? [/INST] Căn cứ quy định Điều 4 Thông tư 39/2015/TT-BTC bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC quy định về nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu như sau: Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu 1. Nguyên tắc: a) Trị giá hải quan là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F), được xác định bằng cách áp dụng tuần tự các phương pháp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này và dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá hải quan. b) Việc xác định trị giá hải quan phải căn cứ vào chứng từ, tài liệu, số liệu khách quan, định lượng được. c) Nguyên tắc phân bổ: Các khoản chi phí nêu tại khoản 2 Điều này được tính cho từng loại hàng hóa xuất khẩu. Trường hợp lô hàng có nhiều loại hàng hóa khác nhau nhưng chi phí chưa được tính chi tiết cho từng loại hàng hóa thì phân bổ theo một trong các cách sau: c.1) Theo giá bán của từng loại hàng hóa; c.2) Theo trọng lượng hoặc thể tích hoặc số lượng của từng loại hàng hóa. ..... Như vậy, nguyên tắc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định như sau: - Trị giá hải quan là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F), được xác định bằng cách áp dụng tuần tự các phương pháp quy định và dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá hải quan. - Việc xác định trị giá hải quan phải căn cứ vào chứng từ, tài liệu, số liệu khách quan, định lượng được. - Nguyên tắc phân bổ: Các khoản chi phí nêu tại phương pháp xác định giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất được tính cho từng loại hàng hóa xuất khẩu. Trường hợp lô hàng có nhiều loại hàng hóa khác nhau nhưng chi phí chưa được tính chi tiết cho từng loại hàng hóa thì phân bổ theo một trong các cách sau: - Theo giá bán của từng loại hàng hóa; - Theo trọng lượng hoặc thể tích hoặc số lượng của từng loại hàng hóa. </s>
<s>[INST] Việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu trong trường hợp đặc biệt được quy định như thế nào? [/INST] Căn cứ quy định Điều 4 Thông tư 39/2015/TT-BTC bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC quy định về nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu như sau: Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu .... 6. Xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu trong trường hợp đặc biệt Đối với hàng hóa xuất khẩu không có hợp đồng mua bán và không có hóa đơn thương mại, trị giá hải quan là trị giá khai báo. Trường hợp có căn cứ xác định trị giá khai báo không phù hợp thì cơ quan hải quan xác định trị giá hải quan theo nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Điều này. Như vậy, việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu trong trường hợp đặc biệt được quy định như sau: Đối với hàng hóa xuất khẩu không có hợp đồng mua bán và không có hóa đơn thương mại, trị giá hải quan là trị giá khai báo. Trường hợp có căn cứ xác định trị giá khai báo không phù hợp thì cơ quan hải quan xác định trị giá hải quan theo nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan theo quy định. </s>
<s>[INST] Có được chuyển quyền sở hữu hàng hóa đang lưu giữ trong kho ngoại quan không? [/INST] Căn cứ quy định Điều 83 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về các dịch vụ được thực hiện trong kho ngoại quan như sau: Các dịch vụ được thực hiện trong kho ngoại quan Chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho chủ kho ngoại quan hoặc đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện các dịch vụ sau đối với hàng hóa gửi kho ngoại quan: 1. Gia cố, chia gói, đóng gói bao bì; đóng ghép hàng hóa; phân loại phẩm cấp hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa. 2. Lấy mẫu hàng hóa để phục vụ công tác quản lý hoặc làm thủ tục hải quan. 3. Chuyển quyền sở hữu hàng hóa. 4. Riêng đối với kho ngoại quan chuyên dùng chứa hóa chất, xăng dầu, nếu đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan và yêu cầu quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan được phép pha chế, chuyển đổi chủng loại hàng hóa. Như vậy, việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa là một trong các dịch vụ được thực hiện trong kho ngoại quan. Do đó, đối với hàng hóa đang lưu giữ trong kho ngoại quan thì chủ hàng hóa có thể trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho chủ kho ngoại quan hoặc đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa. </s>
<s>[INST] Hàng hóa nào được gửi kho ngoại quan? [/INST] Căn cứ quy định Điều 85 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về hàng hóa gửi kho ngoại quan như sau: Hàng hóa gửi kho ngoại quan 1. Hàng hóa từ Việt Nam đã làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu, hàng hóa từ nước ngoài chờ làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba của các đối tượng được phép thuê kho ngoại quan quy định tại Khoản 1 Điều 84 Nghị định này được đưa vào lưu giữ trong kho ngoại quan. 2. Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan gồm: a) Hàng hóa của chủ hàng nước ngoài chưa ký hợp đồng bán hàng cho doanh nghiệp ở Việt Nam; b) Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ đưa vào thị trường trong nước hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba; c) Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan để chờ xuất khẩu sang nước thứ ba. 3. Hàng hóa từ nội địa Việt Nam đưa vào kho ngoại quan bao gồm: a) Hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan chờ xuất khẩu; b) Hàng hóa hết thời hạn tạm nhập phải tái xuất. 4. Hàng hóa sau đây không được gửi kho ngoại quan: a) Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam; b) Hàng hóa gây nguy hiểm cho người hoặc ô nhiễm môi trường; c) Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Ngoài hàng hóa quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 4 Điều này, căn cứ tình hình xuất khẩu, nhập khẩu trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định Danh mục hàng hóa nhập khẩu không được gửi kho ngoại quan. Như vậy, hàng hóa được đưa vào lưu giữ trong kho ngoại quan là hàng hóa từ Việt Nam đã làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu, hàng hóa từ nước ngoài chờ làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba của các đối tượng được phép thuê kho ngoại quan theo quy định. Trong đó có các mặt hàng sau: Đối với hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan gồm: - Hàng hóa của chủ hàng nước ngoài chưa ký hợp đồng bán hàng cho doanh nghiệp ở Việt Nam; - Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ đưa vào thị trường trong nước hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba; - Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan để chờ xuất khẩu sang nước thứ ba. Đối với hàng hóa từ nội địa Việt Nam đưa vào kho ngoại quan bao gồm: - Hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan chờ xuất khẩu; - Hàng hóa hết thời hạn tạm nhập phải tái xuất. Lưu ý: Các loại hàng hóa sau đây không được gửi kho ngoại quan: - Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam; - Hàng hóa gây nguy hiểm cho người hoặc ô nhiễm môi trường; - Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Bên cạnh đó căn cứ tình hình xuất khẩu, nhập khẩu trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định Danh mục hàng hóa nhập khẩu không được gửi kho ngoại quan. </s>
<s>[INST] Quy định về giám sát hải quan đối với kho ngoại quan như thế nào? [/INST] Căn cứ quy định Điều 87 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về giám sát hải quan đối với kho ngoại quan như sau: Quy định về giám sát hải quan đối với kho ngoại quan như sau: - Phương tiện, hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan và các dịch vụ trong kho ngoại quan phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan căn cứ vào chủng loại hàng hóa gửi kho ngoại quan, tình hình hoạt động của kho ngoại quan và việc chấp hành pháp luật của chủ kho ngoại quan để áp dụng biện pháp giám sát phù hợp. - Việc thực hiện các dịch vụ gia cố, chia gói, đóng gói bao bì; đóng ghép hàng hóa; phân loại phẩm cấp hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa và lấy mẫu hàng hóa trong kho ngoại quan, chủ hàng hoặc chủ kho ngoại quan phải có văn bản thông báo trước khi thực hiện cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan để tổ chức theo dõi, giám sát. - Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu đến kho ngoại quan và ngược lại hoặc từ kho ngoại quan đến các địa điểm làm thủ tục hải quan khác ngoài cửa khẩu và ngược lại phải làm thủ tục hải quan và phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan. </s>
<s>[INST] Mức giảm thuế nhập khẩu dựa trên cơ sở nào? [/INST] Căn cứ quy định Điều 18 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định về giảm thuế như sau: Giảm thuế 1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được giảm thuế. Mức giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị hư hỏng, mất mát toàn bộ thì không phải nộp thuế. 2. Thủ tục giảm thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Như vậy, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được giảm thuế. Mức giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị hư hỏng, mất mát toàn bộ thì không phải nộp thuế. Do đó mức giảm thuế nhập khẩu dựa trên cơ sở tổn thất thực tế của hàng hóa. </s>
<s>[INST] Hồ sơ đề nghị giảm thuế nhập khẩu gồm những gì? [/INST] Căn cứ quy định khoản 2 Điều 32 Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 16 và khoản 20 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP quy định về giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như sau: Giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu .... 2. Hồ sơ đề nghị giảm thuế, gồm: a) Công văn đề nghị giảm thuế của người nộp thuế gửi qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan theo các tiêu chí thông tin tại Mẫu số 3 Phụ lục VIIa hoặc công văn đề nghị giảm thuế theo Mẫu số 08 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính; b) Hợp đồng bảo hiểm, thông báo trả tiền bồi thường của tổ chức nhận bảo hiểm (nếu có), trường hợp hợp đồng bảo hiểm không bao gồm nội dung bồi thường về thuế phải có xác nhận của tổ chức bảo hiểm; hợp đồng hoặc biên bản thỏa thuận đền bù của hãng vận tải đối với trường hợp tổn thất do hãng vận tải gây ra (nếu có): 01 bản chụp; c) Biên bản xác nhận nguyên nhân thiệt hại của cơ quan chức năng tại địa bàn nơi phát sinh thiệt hại (biên bản xác nhận vụ cháy của cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy của địa phương nơi xảy ra vụ cháy; văn bản xác nhận của một trong các cơ quan, tổ chức có liên quan sau: Cơ quan Công an xã, phường, thị trấn; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Ban quản lý khu công nghiệp; Ban quản lý khu chế xuất; Ban quản lý khu kinh tế; Ban quản lý cửa khẩu; Cảng vụ hàng hải; Cảng vụ hàng không nơi xảy ra sự kiện bất khả kháng về thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, tai nạn bất ngờ gây thiệt hại cho nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu): 01 bản chính. d) Giấy chứng nhận giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng hàng hóa bị mất mát hoặc tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa: 01 bản chính. .... Như vậy, hồ sơ đề nghị giảm thuế nhập khẩu gồm có: - Công văn đề nghị giảm thuế của người nộp thuế gửi qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan, tải về hoặc Công văn đề nghị giảm thuế, tải về (1 bản chính) - Hợp đồng bảo hiểm, thông báo trả tiền bồi thường của tổ chức nhận bảo hiểm (nếu có), Lưu ý: Trường hợp hợp đồng bảo hiểm không bao gồm nội dung bồi thường về thuế phải có xác nhận của tổ chức bảo hiểm; - Hợp đồng hoặc biên bản thỏa thuận đền bù của hãng vận tải đối với trường hợp tổn thất do hãng vận tải gây ra (nếu có): 01 bản chụp; - Biên bản xác nhận nguyên nhân thiệt hại của cơ quan chức năng tại địa bàn nơi phát sinh thiệt hại (biên bản xác nhận vụ cháy của cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy của địa phương nơi xảy ra vụ cháy; - 01 bản chính văn bản xác nhận của một trong các cơ quan, tổ chức có liên quan nơi xảy ra sự kiện bất khả kháng về thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, tai nạn bất ngờ gây thiệt hại cho nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu: + Cơ quan Công an xã, phường, thị trấn; + Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; + Ban quản lý khu công nghiệp; + Ban quản lý khu chế xuất; + Ban quản lý khu kinh tế; + Ban quản lý cửa khẩu; + Cảng vụ hàng hải; + Cảng vụ hàng không. - Giấy chứng nhận giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng hàng hóa bị mất mát hoặc tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa: 01 bản chính. </s>
<s>[INST] Người nộp thuế nộp hồ sơ đến cơ quan nào để làm thủ tục giảm thuế? [/INST] Căn cứ quy định điểm a khoản 3 Điều 32 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định về giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như sau: Giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ... 3. Thủ tục, thẩm quyền giảm thuế: a) Người nộp thuế nộp hồ sơ cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan tại thời điểm làm thủ tục hải quan hoặc chậm nhất là 30 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản xác nhận về mức độ hư hỏng, mất mát, thiệt hại; ... Như vậy, người nộp thuế nộp hồ sơ cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan tại thời điểm làm thủ tục hải quan hoặc chậm nhất là 30 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản xác nhận về mức độ hư hỏng, mất mát, thiệt hại. </s>
<s>[INST] Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định CPTPP gồm các tài liệu gì? [/INST] Tại Điều 18 Nghị định 77/2023/NĐ-CP quy định về hồ sơ, quy trình cấp Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang như sau: Hồ sơ, quy trình cấp Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang 1. Tùy theo phân công quản lý tại Phụ lục I, II, III, IV và V Nghị định này, thương nhân nhập khẩu gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang qua đường bưu điện (hoặc trực tuyến, nếu có áp dụng) tới cơ quan cấp giấy phép. Hồ sơ bao gồm: a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang theo mẫu tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này (01 bản chính). b) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (01 bản sao có xác thực của thương nhân). c) Văn bản của doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang xác nhận hàng hóa tân trang nhập khẩu theo Đơn đề nghị của thương nhân là hàng hóa đã được doanh nghiệp này đăng ký khi đề nghị cấp Mã số tân trang (01 bản chính kèm theo bản dịch tiếng Việt nếu ngôn ngữ sử dụng tại bản chính không phải là tiếng Việt, được ký xác thực bởi đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang). d) Báo cáo tình hình nhập khẩu hàng hóa tân trang theo giấy phép đã được cấp trước đó theo mẫu tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này (01 bản chính). ... Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định CPTPP gồm có: [1] Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang (bản chính) [2] Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp [3] Văn bản của doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang xác nhận hàng hóa tân trang nhập khẩu theo Đơn đề nghị của thương nhân là hàng hóa đã được doanh nghiệp này đăng ký khi đề nghị cấp Mã số tân trang [4] Báo cáo tình hình nhập khẩu hàng hóa tân trang theo giấy phép đã được cấp trước đó </s>
<s>[INST] Nhập khẩu hàng hóa tân trang có băt buộc phải có giấy phép nhập khẩu không? [/INST] Tại Điều 17 Nghị định 77/2023/NĐ-CP quy định về giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang như sau: Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang 1. Hàng hóa tân trang chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam khi có giấy phép của bộ quản lý chuyên ngành theo phân công tại Phụ lục I, II, III, IV và V Nghị định này (sau đây gọi là cơ quan cấp giấy phép). 2. Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang bao gồm: a) Giấy phép nhập khẩu theo lô hàng. b) Giấy phép nhập khẩu có thời hạn. 3. Giấy phép nhập khẩu theo lô hàng được cấp cho hàng hóa tân trang trong những lần đầu mà hàng hóa này nhập khẩu vào Việt Nam. 4. Hàng hóa tân trang cùng tên gọi, cùng kiểu loại, cùng mã hàng và thuộc cùng doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang, sau 03 lần được cấp giấy phép nhập khẩu theo lô hàng (cho cùng một thương nhân nhập khẩu hoặc cho các thương nhân nhập khẩu khác nhau), sẽ được chuyển sang chế độ giấy phép nhập khẩu có thời hạn. ... Theo đó, để nhập khẩu hàng hóa tân trang vào Việt Nam thì cần có giấy phép của bộ quản lý chuyên ngành theo quy định pháp luật (Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Theo quy định thì có những loại giấy phép nhập khẩu sau: - Giấy phép nhập khẩu theo lô hàng. - Giấy phép nhập khẩu có thời hạn. </s>
<s>[INST] Quy định về trách nhiệm của thương nhân nhập khẩu hàng hóa tân trang? [/INST] Theo Điều 20 Nghị định 77/2023/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của thương nhân nhập khẩu hàng hóa tân trang như sau: - Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam như đang được áp dụng đối với hàng nhập khẩu mới cùng chủng loại, trong đó, tùy theo trường hợp cụ thể, có các quy định như: + Nhãn hàng hóa; + Điều kiện kinh doanh; + Chất lượng sản phẩm; + Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; hiệu suất năng lượng; + An toàn bức xạ; + An toàn thông tin mạng; + Đo lường; + Bảo vệ môi trường; + Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ + Quy định pháp luật khác. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của hồ sơ và tài liệu xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền. - Tổ chức làm việc và cung cấp các hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan cấp giấy phép và các cơ quan liên quan khi cơ quan tiến hành kiểm tra việc thực thi quy định tại Nghị định này. - Trước ngày 30 tháng 01 hàng năm, báo cáo cơ quan cấp giấy phép và Bộ Công Thương bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp hoặc dịch vụ bưu chính về tình hình nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định CPTPP của năm trước đó Nghị định 77/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 </s>
<s>[INST] Mẫu tờ khai nhập khẩu ủy thác mới nhất hiện nay? [/INST] Hoạt động nhập khẩu ủy thác chính là một loại hình của nhập khẩu hàng hóa cho nên tờ khai nhập khẩu ủy thác là Tờ khai hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp ủy thác nhập khẩu hàng hóa Mẫu tờ khai nhập khẩu ủy thác như sau: Xem chi tiết và tải về mẫu tờ khai nhập khẩu ủy thác mới nhất hiện nay tại đây. Tải về. </s>
<s>[INST] Ủy thác nhập khẩu hàng hóa được quy định như thế nào? [/INST] Theo Mục 1 Công văn 5548/TCHQ-TXNK năm 2023 hướng dẫn về hàng hóa nhập khẩu ủy thác như sau: Về chính sách quản lý - Về chính sách quản lý mặt hàng: Thực hiện theo khoản 1 Điều 34 quy định về xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự và khoản 4 Điều 52 Luật An toàn thông tin mạng ngày 19/11/2015 quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng. Theo đó, khi xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự thuộc Danh mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, doanh nghiệp phải có Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự do Ban Cơ yếu Chính phủ (Bộ Quốc phòng) cấp. - Về hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa: Thực hiện theo Điều 155 Luật Thương mại năm 2005 và khoản 2 Điều 50 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017. Theo đó, “Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, bên ủy thác hoặc bên nhận ủy thác phải có giấy phép, đáp ứng điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu trước khi ký hợp đồng ủy thác hoặc nhận ủy thác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, ủy thác nhập khẩu hàng hóa được thực hiện theo Luật Thương mại 2005 và Luật Quản lý ngoại thương 2017 cụ thể như sau: - Ủy thác nhập khẩu hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc nhập khẩu bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác. - Trường hợp hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, bên ủy thác hoặc bên nhận ủy thác phải có giấy phép, đáp ứng điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu trước khi ký hợp đồng ủy thác hoặc nhận ủy thác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Mặt khác, đối với hàng hóa nhập khẩu ủy thác thì người khai hải quan phải nộp 01 bản chụp hợp đồng ủy thác với trường hợp ủy thác nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện phải có giấy phép nhập khẩu, chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành, pháp luật về quản lý ngoại thương mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác. </s>