id
int64
0
23k
passage
stringlengths
27
4.61k
metadata
dict
800
Title: Đền Cửa Ông Từ năm 2015 đến năm 2017, thành phố Cẩm Phả đã triển khai các hạng mục trong quy hoạch chi tiết di tích đền Cửa Ông với mức đầu tư gần 800 tỷ đồng. Trong đó, phục dựng lại khu vực đền Trung tại vị trí chân đền Thượng, hướng ra vịnh Bái Tử Long, từ đó, hình thành cụm di tích với 3 ngôi đền Hạ, Trung, Thượng theo độ cao tăng dần từ Đông sang Tây: Đền Cửa Ông là một trong những ngôi đền hiếm hoi còn lại đến nay thờ khá đông đủ gia thất Trần Quốc Tuấn và tất cả các cận thần. Bên trong đền Thượng, có rất nhiều tượng thờ các nhân vật nối tiếng của nhà Trần. Có hơn 30 pho tượng lớn, nhỏ, được bố trí thành 10 hàng ngang. Trong đó, đã xác định rõ 23 pho tượng nhân thần có danh tính: Tượng đài Trần Quốc Tảng. Trước cổng cũ đền có pho tượng Đức ông Trần Quốc Tảng rất lớn do Công ty tuyển than Cửa Ông khởi công đúc tượng và dựng tượng đài năm 2005. Tượng được đúc bằng đồng, cao 10 mét, nặng trên 40 tấn (tính cả phần khung đỡ), khánh thành ngày 11 tháng 1 năm 2006. Sau khi trùng tu toàn diện Đền Cửa Ông năm 2017, Tỉnh Quảng Ninh đã quyết định di dời tượng Đức Ông lên đồi cao 52m (62m tính cả tượng) với góc nghiêng 46%, chênh lệch độ cao giữa hai vị trí cũ và mới tương đương ngôi nhà 20 tầng, chiều dài theo đường hướng dốc 92m. Việc di dời do Công ty Xử lí lún nghiêng Việt Nam thực hiện dưới sự chỉ huy của Thạc sĩ Đỗ Quốc Khánh. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam di dời bức tượng khổng lồ trên góc nghiêng kỷ lục. Việc di dời tượng được chia làm ba giai đoạn:
{ "split": 3, "title": "Đền Cửa Ông", "token_count": 403 }
801
Title: Đền Cửa Ông Các kĩ sư và đơn vị thi công đã tiến hành tính toán vô cùng chi tiết, sử dụng xe di dời nhà tự động cân bằng thủy lực và bốn cần cẩu siêu trọng (80 tấn, 160 tấn và 250 tấn), đồng thời áp dụng nhiều sáng tạo kĩ thuật dành riêng cho việc di dời tượng như lắp ráp cầu đường sắt đặc biệt dốc 46% kiên cố để chống lún, chống rung lắc, hệ thống phanh tự động thiết kế đặc biệt cho tời và xe goòng. Trước khi tiến hành, đơn vị thi công đã vận hành thử tải hàng chục lần do việc kiểm định kỹ thuật trên lý thuyết không thể thực hiện vì độ nghiêng 46% vượt ra khỏi tiêu chuẩn kỹ thuật của cả Việt Nam và cả Hoa Kỳ. Việc di dời dự kiến diễn ra trong hai ngày nhưng thực tế được hoàn thành trong một buổi sáng. Ngày 1 tháng 1 năm 2018, tượng Đức Ông Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng đã chính thức thượng sơn tọa vị tại vị trí đồi có độ cao hơn 50m tại dải núi phía Nam (cách Đền Thượng khoảng 150m) nhìn ra Vịnh Bái Tử Long Trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam, Hưng Nhượng Đại Vương được suy tôn là "Đức Đệ Tam Phó Súy Đông Hải Đại Vương Trần Quốc Tảng", còn trong nghi thức hầu đồng người ta thường thỉnh ông là: "Đức Ông Đệ Tam" hay Đệ Tam Đức Thánh Ông Cửa Suốt Cửa Đông. Thông thường những người hầu Hội Đồng Trần Triều thường hay hầu về Đức Ông Đệ Tam. Khi về ngự đồng, ông thường mặc trang phục màu đỏ giống với Đức Thánh Trần, hoặc cũng có một số nơi người ta cũng mặc áo trắng, có điều này sỡ dĩ là vì sự giao thoa giữa tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần và Đạo Mẫu Tứ Phủ nên coi hàng Đệ Tam mặc áo trắng, hơn nữa ông cũng trấn giữ nơi cửa biển (thoải) là Cửa Suốt. Thanh đồng hầu Đức Ông Đệ Tam cũng làm các ấn phép giống với Đức Đại Vương như: lên đai thượng, rạch lưỡi ban dấu mặn, thư phù bắt quyết… Trong văn Đức Ông Đệ Tam cũng có đoạn hát kể về điển tích của ông như: "Thời Trần Thị mở mang Nam Hải"
{ "split": 4, "title": "Đền Cửa Ông", "token_count": 503 }
802
Title: Đền Cửa Ông "Đức Đệ Tam dòng dõi kim chi" Vì vậy Đền Cửa Ông là Đền chính thờ Đức Ông Đệ Tam. Ngày đại tiệc của Đức Ông Đệ Tam là ngày 3 tháng 2 âm lịch. Đền Hạ của đền Cửa ông bản chất là một phủ thờ đạo Mẫu. Đền thờ Trung Thiên Long Mẫu là một vị thủy thần. Ngoài ra còn thờ Vân Hương Thánh Mẫu và các mẫu Thượng Thiên, mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải… cùng các ông Hoàng Bơ, Hoàng Bảy, Hoàng Mười. Cạnh đền Thượng cũng có đền quan Tuần Tranh, quan Chánh, quan Giám sát. Trong quần thể Di tích quốc gia đặc biệt đền Cửa Ông còn có đền Cặp Tiên (xã Đông Xá, huyện Vân Đồn). Đền thờ cô bé Cửa Suốt, quan Chánh, các nhân thần và thờ Mẫu. Tương truyền, cô bé Cửa Suốt là con gái Trần Quốc Tảng, thống lĩnh thủy quân cùng cha trấn giữ nơi này, sau khi mất thường hiển linh giúp dân, âm phù đánh giặc rất linh ứng. Lễ hội. Lễ hội Đền Cửa Ông là một trong những lễ hội lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được tổ chức vào ngày mùng 3/2 (âm lịch) hằng năm. Nhân dân theo truyền thống thường đi lễ đền Cửa Ông từ đầu năm mới âm lịch, theo tuyến du lịch lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc - Yên Tử - Cửa Ông.
{ "split": 5, "title": "Đền Cửa Ông", "token_count": 328 }
803
Title: Đền Cửa Ông Đền Cửa Ông đông khách thập phương nhất, nhộn nhịp nhất vào mùa lễ hội, diễn ra từ ngày 3/2 âm lịch và kéo dài suốt ba tháng xuân. lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa phong phú. Bắt đầu là lễ dâng hương, sau đó là lễ rước bài vị Trần Quốc Tảng từ đền Cửa Ông ra miếu vườn Nhãn - là nơi mà theo truyền thuyết Đức Ông trôi dạt vào hóa thần và quay về Đền. Lễ rước bài vị này mô phỏng những cuộc tuần du bảo vệ bờ cõi vùng biển Đông Bắc của Hưng Nhượng Vương xưa kia với ý nghĩa ghi nhớ công đức của ngài trong sự nghiệp bảo vệ biên cương tổ quốc. Trong những ngày diễn ra lễ hội còn có các hoạt động văn hóa như múa rồng, thi bày mâm cỗ hoa quả, dâng lễ vật lên Đức Ông cùng với những trò chơi dân gian như cờ bỏi, bịt mắt đập niêu, kéo co, đẩy gậy. Lễ hội đền Cửa Ông của Quảng Ninh đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia vào cuối năm 2016. Du lịch. Kết hợp các yếu tố giá trị cảnh quan và tâm linh, Đền Cửa Ông là một địa điểm du lịch rất nổi tiếng ở Quảng Ninh nói riêng và miền Bắc nói chung. Hằng năm đền Cửa Ông thu hút khoảng 800.000 lượt khách đến tham quan. Trong hai tháng đầu năm 2019 đã có 14.000 lượt khách với tổng số tiền công đức và các khoản thu tại đền hơn 10 tỷ đồng.
{ "split": 6, "title": "Đền Cửa Ông", "token_count": 344 }
804
Title: Đền Karnak Quần thể đền Karnak, thường gọi tắt là đền Karnak, là một di tích nổi tiếng nằm ở thành phố Thebes, kinh đô cũ của Ai Cập. Di tích này gồm nhiều tàn tích của những ngôi đền, những bức tượng khổng lồ, những sảnh thờ và những tòa tháp. Trước đây có tên gọi là "Ipet-isut" (tạm dịch: "Nơi được chọn"). Việc xây dựng khu đền bắt đầu từ triều đại của vua Senusret I (Trung vương quốc). Mãi cho đến khi Ai Cập bị người Hy Lạp xâm lược thì ngôi đền vẫn được trùng tu và được xây dựng thêm. Ngày nay, quần thể đền Karnak nằm tọa lạc tại El-Karnak, thuộc tỉnh Luxor, cách Luxor 2,5 km về phía bắc. Thành phố cổ Thebes và các di tích khảo cổ tại đó đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1979. Tổng quan. Trước thời kỳ Vương triều thứ 11, không có nhiều công trình được xây dựng tại vùng đất Thebes này, có chăng là những ngôi đền thuộc cỡ nhỏ và không mấy quan trọng dành để thờ thần Montu, vị thần chiến tranh của Thebes và nữ thần nguyên thủy Mut. Dưới triều đại thứ 11, Amun trở thành vị thần bảo hộ của Thebes thay cho Montu, dần dần kết hợp với vị thần mặt trời Ra, trở thành bộ đôi vị thần tối cao Amun-Ra. Nữ thần Mut trở thành vợ của Amun, thần mặt trăng Khonsu là con của hai người, được xem là "Bộ ba Theban". Karnak từ đó trở thành vùng đất linh thiêng của các vị thần. Một ngôi đền nhỏ xây theo hình bát giác là công trình được xây dựng sớm nhất có nhắc đến tên Amun-Ra. Ngôi đền này được xây dựng dưới thời vương triều thứ 11. Nhà nguyện trắng của vua Senusret I và khu đền thờ Amun-Ra (1 trong 4 phần chính của quần thể đền Karnak) là những dấu tích sớm nhất của đền Karnak. Đền thờ thần Mặt trời Ra luôn được ánh nắng chiếu rọi kể cả vào tiết đông chí. Lịch sử.
{ "split": 0, "title": "Đền Karnak", "token_count": 476 }
805
Title: Đền Karnak Các triều đại của thời kỳ Tân vương quốc đã cho mở rộng ngôi đền thành một trung tâm tôn giáo lớn bởi sự thịnh vượng của Ai Cập cổ đại lúc bấy giờ. Vương triều thứ 18. Sự mở rộng ngôi đền được diễn ra trong suốt vương triều này. Amenhotep I đã cho xây dựng một nhà nguyện dành cho thần Amun bằng đá thạch cao tuyết hoa và một cổng đá vôi cao 20 cubit (gần 9m) ở phía nam của Karnak. Thutmosis I cho xây dựng tháp môn thứ tư, thứ năm và một bức tường vây quanh chúng. Ở giữa đó, ông cho xây một đại sảnh với các cột làm bằng gỗ tuyết tùng. Cũng như cha mình, Thutmosis II cũng cho dựng một cổng đá vôi và một ngay trước tháp môn thứ tư, nhưng cổng đá lại chưa được hoàn thiện. Amenhotep II lại cho phá hủy cái cổng này và thay vào đó là cho dựng tháp môn thứ 3. Nữ hoàng Hatshepsut, cũng như cha và chồng bà, cũng cho người xây dựng những công trình tưởng niệm tại đây. Bà đã cho dựng hai cột tháp tưởng niệm, một tháp bị đổ, được cho là cao nhất thời đó và đã cho trùng tu lại đền thờ Mut vốn bị phá hủy bởi những người Hyksos. Một Nhà nguyện đỏ và 2 cột tháp cũng được xây dựng để kỷ niệm năm thứ 16 làm vua của Hatshepsut. Một cột tháp đã bị vỡ, hiện còn nằm tại Aswan, gọi là Tháp chưa hoàn thành.
{ "split": 1, "title": "Đền Karnak", "token_count": 333 }
806
Title: Đền Karnak Thutmosis III, con trai của Thutmosis II, đã cho xây dựng Đại sảnh lễ hội, được cho là "huy hoàng, lộng lẫy nhất trong những công trình tưởng niệm". Ông cũng cho xây thêm tháp môn thứ bảy (giữa tháp môn thứ tư và năm) và tháp môn thứ sáu (bị phá hủy bởi Akhenaten, Tutankhamun cho phục dựng lại), tiếp tục hoàn thành tháp môn thứ tám (còn dở dang dưới triều Hatshepsut) cùng nhiều công trình nhỏ khác. Tháp môn thứ sáu đã bị Horemheb chiếm đoạt bằng cách khắc hình ảnh và ghi tên của ông lên đó. Các nhà nghiên cứu cho rằng, Thutmosis III cũng đã cho hủy hoại nhiều di tích của Hatshepsut, người mẹ kế của ông, do bà đã nắm quyền điều hành trong những năm đầu cai trị của ông. Sau một thời gian bị bỏ hoang dưới triều đại Amarna của vua Akhenaten, người theo chủ nghĩa "độc thần", chỉ thờ duy nhất thần mặt trời Aten, việc tu bổ và xây dựng Karnak lại được thực hiện dưới thời Tutankhamun và Horemheb. Horemheb đã dựng tháp môn thứ hai, thứ chín và thứ mười. Tòa tháp thứ hai được xây vào những năm trị vì gần cuối của ông, về sau Ramesses I và II lần lượt chiếm giữ, đề tên mình vào đó. Riêng tòa tháp thứ mười, ông đã dùng những viên gạch từ đống đổ nát của ngôi đền Amenhotep IV để xây dựng nên nó. Vương triều thứ 19. Hai cha con Seti I và Ramesses II là người đã cho khởi công xây dựng Đại sảnh Hypostyle với 134 cột đá trên diện tích 5.000 m². Đây là công trình nổi bật nhất của quần thể đền Karnak. Merneptah đã cho khắc một bài văn xuôi ("Bản khắc lớn Karnak") trên bức tường phía đông của sảnh Cachette kỷ niệm chiến thắng của ông với đám hải nhân. Đây là bản khắc dài nhất còn sót lại nhưng đã bị mất khoảng 1/3 nội dung. Con trai ông, Seti II đã cho dựng thêm hai cột tháp trước tháp môn thứ hai và xây thêm một nhà nguyện 3 cửa bằng sa thạch để thờ bộ ba Amun - Mut - Khonsu. Vương triều thứ 20.
{ "split": 2, "title": "Đền Karnak", "token_count": 510 }
807
Title: Đền Karnak Sức mạnh của đế quốc Ai Cập suy giảm đã kéo theo việc xây dựng ít lại những công trình tại Thebes. Đền thờ thần Khonsu lại được xây dựng dưới thời Ramesses III và IV. Các đời vua sau cũng chỉ tập trung vào việc tu sửa và xây thêm những kiến trúc tại đền Khonsu. Thời kỳ Chuyển tiếp thứ ba. Các vua thời này hầu như không có đóng góp gì nhiều cho Karnak, nhưng những Thầy tư tế cấp cao của Amun vẫn tiếp tục sửa sang lại ngôi đền của Khonsu, điển hình là Herihor và Pinedjem I. Vua người Libya, Shoshenq I đã cho kỷ niệm các cuộc chinh phạt và các chiến dịch quân sự của mình bằng cách xây dựng cổng Bubastite ở giữa tháp môn thứ hai và đền thờ Ramesses III. Taharqa là vị vua duy nhất xây dựng thêm nhiều công trình lớn tại Karnak, được gọi là "Những công trình lớn của Taharqa", nằm giữa tháp môn thứ nhất và thứ hai. Thời kỳ Hậu nguyên. Sự thay đổi cuối cùng của kiến trúc quần thể Karnak là bổ sung thên tháp môn thứ nhất và xây thêm những bức tường bao quanh toàn bộ Karnak, đều được vua Nectanebo I của triều đại thứ 30. Tuy nhiên tháp môn thứ nhất vẫn chưa được xây xong. Từ năm 323 TCN trở về sau, đền Karnak gần như rơi vào tình trạng bỏ hoang. Các khu vực chính. Đền Amun-Re. Đây là khu vực rộng lớn nhất trong khu phức hợp đền Karnak, được dành để thờ bộ đôi vị thần quan trọng Amun và Ra. Khu vực này chiếm khoảng 250.000 m². Những cái cột khổng lồ bằng sa thạch này, nguyên liệu của chúng được lấy từ vùng Gebel Silsila cách đó 100 dặm về phía nam sông Nile. Một bút tháp cao khoảng 29m (trước đây là 32.18m), nặng khoảng 330 tấn, được xem là cao và nặng trong tất cả các cột tháp tại đây, là tháp Lateran của Thutmose III, hiện đang ở Rome, thủ đô của Ý. Nhiều phần trong ngôi đền không cho phép du khách tham quan vì nơi đó đang được khai quật hoặc đang phục hồi, điển hình là ba tháp môn thứ 8, 9, 10. Những công trình và di tích trong khu vực này bao gồm:
{ "split": 3, "title": "Đền Karnak", "token_count": 507 }
808
Title: Đền Karnak Nhiều đền thờ nhỏ hơn cũng nằm trong khu vực: Ngoài ra còn một khu bảo tàng ngoài trời là nơi tái thiết những di tích đã bị phá hủy hoặc bị chôn vùi trước đây: Đền Mut. Thutmose II và III là người đã cho xây dựng khu đền này. Khu vực này chiếm khoảng 90.000 m², nằm ở phía nam của quần thể Karnak. Có ít nhất 6 ngôi đền được tìm thấy tại đây. Đền Montu. Đền thờ dành riêng cho thần chiến tranh Montu, nằm phía bắc khu đền Amun-Ra, chiếm khoảng 20.000 m². Sau khi Amun trở thành vua của các vị thần, thần tối cao của Ai Cập, Montu được Amun và Mut nhận làm con nuôi. Hầu hết các di tích ở đây đều bị hư hỏng khá nặng, vì thế ngôi đền này không mở cửa cho du khách tham quan. Nectanebo I đã cho dựng một bức tường thành bao quanh cả khu đền bằng gạch bùn. Đền Amenhotep IV. Amenhotep IV hay Akhenaton, vị vua theo "thuyết độc thần", cũng đã dựng cho mình một ngôi đền lớn bên trong phạm vi của phía đông Karnak, bên ngoài tường thành của khu vực Amun-Re. Ngôi đền đã bị phá hủy gần như là hoàn toàn bởi các vua đời sau. Việc xác định bài trí của ngôi đền gần như là không thể, một số ít tòa nhà nhỏ vẫn còn sót lại.
{ "split": 4, "title": "Đền Karnak", "token_count": 327 }
809
Title: Đền Toyokuni là một ngôi đền Thần đạo nằm ở Higashiyama-ku, Kyoto, Nhật Bản. Nó được xây dựng năm 1599 để tưởng niệm Toyotomi Hideyoshi. Hōkoku-jinja là lăng mộ và đền thờ của Toyotomi Hideyoshi, mất ngày 18 tháng 9, 1598 ở Kyoto. Đền thờ bị Tokugawa Ieyasu phá hủy vào tháng 6 năm 1615. Minh Trị Thiên Hoàng ra lệnh trùng tu lại ngôi đền vào năm Keiō thứ 4, ngày 6 tháng 6 âm lịch (tức ngày 28 tháng 4 năm 1868). Vào thời điểm đó, khu vực ngôi đền được mở rộng một chút vào phần đất trước đây gần kề chùa Hōkō-ji. Năm 1897, lễ kỷ niệm 300 năm ngày mất của Hideyoshi diễn ra tại ngôi đền này.
{ "split": 0, "title": "Đền Toyokuni", "token_count": 188 }
810
Title: Đền Trù Mật Đền Trù Mật (hay "đền Lăng") là di tích lịch sử văn hóa quốc gia nằm ở xã Văn Lung, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Đền Trù Mật là di tích tiêu biểu của địa phương, là nơi thờ tướng quân Kiều Thuận, người trấn giữ vùng đất này thời kỳ 12 sứ quân và thuộc tướng của ông là Ma Xuân Trường. Quá trình xây dựng đền. Thị xã Phú Thọ cách thủ đô Hà Nội khoảng 100 km về phía Tây Bắc. Nơi đây còn có nhiều di tích lịch sử, văn hoá, trong đó có đình, đền, miếu thờ sứ quân Kiều Thuận và những người thân của ông. Trong những di tích thờ Kiều Thuận thì đền Trù Mật đã được Nhà nước xếp hạng di tích quốc gia và là di tích tiêu biểu nhất. Theo thần tích đền Trù Mật "Cương nghị thông minh Chiêu huệ Đại vương phả lục" do hàn lâm viện Đông các đại học sỹ Nguyễn Bính phụng soạn năm 1572, đền Trù Mật được xây dựng và hoàn thành ngày 16/10 năm Canh Ngọ 970 dưới triều vua Đinh Tiên Hoàng. Đền Trù Mật còn gọi là đền Lăng, vì vừa là lăng mộ vừa là đền thờ sứ quân Kiều Thuận, đặt ở gò thấp đầu làng Trù Mật giáp với làng Phú An. Kiều Thuận là một vị sứ quân đặc biệt, ông là cháu nội Kiều Công Tiễn. Gia tộc họ Kiều của ông vốn là một thế lực lớn ở Phong Châu. Khi Kiều Công Tiễn bị Ngô Quyền đánh bại, Ông kế thừa gia sản họ Kiều, xây dựng căn cứ Tam Thành, xây thành Hưng Hoá, mở rộng sự liên kết với các hào trưởng, tộc trưởng miền núi. Kiều Thuận trở thành một sứ quân mạnh, có địa bàn rộng lớn và vững chắc ở xa các sứ quân khác. Tương truyền, khi bị Đinh Bộ Lĩnh tấn công, ông đã tự đào mồ tuẫn tiết; cái chết của ông góp phần đem lại sự thống nhất các lực lượng phân tán để lập lên nhà nước Đại Cồ Việt. Trong ngôi đền Trù Mật, trên long ngai thờ Kiều Thuận có bốn chữ vàng "Quang hiển quốc vương", Ông thật sự là một danh nhân lịch sử tiêu biểu ở vùng đất Phú Thọ.
{ "split": 0, "title": "Đền Trù Mật", "token_count": 500 }
811
Title: Đền Trù Mật Theo thần phả đền Mẫu Khuôn ở phố Sa Đéc, thị xã Phú Thọ, khi Kiều Thuận mất, vua Đinh Tiên Hoàng ban sắc truy phong là "Cương nghị đại vương thượng đẳng thần", được lập đền thờ ở làng Trù Mật. Đền Mẫu Khuôn là nơi thờ bà mẹ nuôi Kiều Thuận. Theo sách "Lịch sử Việt nam", sách "Lịch sử 100 năm thị xã Phú Thọ" và sách "Văn nghệ dân gian Phú Thọ" dẫn theo tục truyền rằng: Kiều Công Thuận là thủ lĩnh sứ quân ở thành Hồi Hồ (Cẩm Khê) thường sang phủ thuộc hạ Ma Xuân Trường là động trưởng Phú An (thị xã Phú Thọ ngày nay). Mỗi lần sang Phú An, Kiều Công Thuận phải dừng chân ở xóm Khuôn để chờ thuyền của động trưởng ra đón. Kiều Công Thuận đã được hai mẹ con bà cụ ở xóm Khuôn, người họ Ma vai vế thân thích với Ma Xuân Trường hết lòng giúp đỡ. Ông đã nhận bà cụ họ Ma này là mẹ nuôi và con gái bà cụ là em nuôi. Nơi Kiều Thuận chờ thuyền động trưởng, dân làng Phú An dựng đình Nhạp (còn gọi là đình Lập) để thờ vọng Kiều Công Thuận, cũng tại xóm Khuôn này. Lễ hội đền Trù Mật. Hiện nay, cả ba làng Trù Mật, Phú An và xóm Khuân cùng nhau tổ chức lễ hội tại đền Trù Mật vào ngày 16, 17 tháng 10 âm lịch hàng năm. Ban ngày tổ chức lễ bái và một số trò chơi như đánh cờ, chọi gà, kéo co…; ban đêm tổ chức văn nghệ như xưa. Lễ hội ngày 16 tháng 10 âm lịch xưa tổ chức như sau: Làng Trù Mật tổ chức vào ngày 14,15,16; làng Phú An tổ chức vào ngày 16, 17, 18; xóm Khuân (sau là thôn Liêm) ngày 18, 19, 20. Đầu tiên là khởi lễ, dân làng tổ chức đốt gạo trong ống tre lam, có cá mòi, tương truyền đấy là lương thực và thực phẩm của binh lính Kiều Thuận xưa kia khi xuất quân.
{ "split": 1, "title": "Đền Trù Mật", "token_count": 471 }
812
Title: Đền thánh Thiên thần Micae Đền thánh Thánh Tổng lãnh thiên sứ Michael (tiếng Ý: "Santuario di San Michele Arcangelo") còn gọi "Đền thánh Monte Sant'Angelo sul Gargano" hay đơn giản là "Monte Gargano", là một đền thánh và linh địa Công giáo trên núi Gargano, thuộc thị trấn Monte Sant'Angelo, tỉnh Foggia, miền bắc vùng Apulia, Italia. Đây là ngôi đền cổ nhất ở Tây Âu được cung hiến cho tổng lãnh thiên sứ Michael và đã trở thành một địa điểm hành hương quan trọng từ thời trung cổ. Các di tích lịch sử và các vùng lân cận được bảo vệ bởi vườn quốc gia Gargano. Trong năm 2011, nó đã trở thành một phần của di sản thế giới Longobards ở Ý. Lịch sử. Truyền thuyết về cuộc hiện ra của Tổng lãnh thiên thần tại Gargano có liên quan đến kinh nhật tụng Rôma ngày 8 tháng 4, cũng như trong "truyền thuyết hoàng kim" ("Legenda Aurea"), sách toát yếu truyền thuyết Kitô giáo được biên soạn bởi Jacobus de Voragine vào khoảng 1260-1275. Theo truyền thuyết này, vào khoảng năm 490, Tổng lãnh thiên thần Michael đã hiện ra nhiều lần với giám muc Siponto gần một hang động, yêu cầu rằng hang động được dành riêng làm nơi thờ phượng của Kitô giáo và hứa sẽ bảo vệ thị trấn gần đó trước quân xâm lược ngoại giáo. Đây là những lần hiện ra đầu tiên của Michael ở Tây Âu. Giáo hoàng Gelasius I (trị vì 492-496) đã cho xây dựng một đại giáo đường bao quanh nơi đó. Và nhà thờ San Giovanni ở Tumba là nơi an nghỉ cuối cùng của vua Lombard là Rothari (mất 652).
{ "split": 0, "title": "Đền thánh Thiên thần Micae", "token_count": 385 }
813
Title: Đền thánh Thiên thần Micae Sau này với sự chuyển cầu và trợ giúp đắc lực của tổng lãnh thiên thần Michael, hiện ra trên đỉnh núi với gươm và lửa, giữa một cơn bão vào đêm trước của cuộc chiến, người Lombard đã chiến thắng những người Hy Lạp trung thành với Đế quốc Byzantine vào ngày 8 tháng 5, năm 663. Trong lễ kỷ niệm chiến thắng đó, nhà thờ Siponto lập một ngày lễ đặc biệt vinh danh Tổng lãnh thiên thần vào ngày 8 tháng 5, sau đó lan rộng ra khắp Giáo hội Công giáo. Kể từ thời Giáo hoàng Piô V, ngày lễ đã được chính thức hóa là "Apparitio S. Michaelis".
{ "split": 1, "title": "Đền thánh Thiên thần Micae", "token_count": 148 }
814
Title: Đền thờ động Dambulla Đền thờ động Dambulla (Sinhalese: "Dam̆būlū Len Vihāraya", Tamil "Tampuḷḷai Poṟkōvil") còn được gọi là Đền Vàng của Dambulla là một Di sản thế giới được UNESCO công nhận nằm tại trung tâm của Sri Lanka. Nó nằm cách khoảng có khoảng cách về phía đông của Colombo, về phía bắc của Kandy và về phía bắc của Matale. Đây là quần thể đền hang lớn nhất và bảo tồn tốt nhất tại Sri Lanka. Các tháp đá cao 160 mét so với khu vực đồng bằng xung quanh. Tại đây có hơn 80 hang động được ghi nhận. Các điểm tham quan chính bao gộm 5 hang động là nơi có chứa các bức tượng và tranh, hầu hết chúng có liên quan đến Đức Phật và cuộc sống của ngài. Có tổng cộng 153 bức tượng Phật, 3 bức tượng của các vị vua Sri Lanka và 4 bức tượng của các vị thần và nữ thần. Sau này có thêm tượng của hai vị thần Hindu là Vishnu và Ganesha. Các bức tranh tường được vẽ có tổng diện tích . Miêu tả trên các bức tường của hang động bao gồm sự cám dỗ của quỷ Mara, và bài giảng đầu tiên của Đức Phật. Người Sri Lanka thời tiền sử đã sống trong những hang động trước khi Phật giáo xuất hiện ở Sri Lanka qua những bãi chôn lấp với bộ xương của con người khoảng 2700 năm tuổi khu lĩnh vực này, tại Ibbankatuwa gần khu phức hợp hang động Dambulla. Lịch sử. Quần thể hang động này có từ thế kỷ 1 TCN. Nó có 5 hang động nằm dưới một tảng đá lớn nhô ra và được chạm khắc một mái hắt để giữ cho bên trong hang khô ráo. Vào năm 1938, kiến trúc được tôn tạo với hàng cột vòm và lối vào. Bên trong các hang động, trần hang được sơn bằng những hoa văn phức tạp của hình ảnh tôn giáo xuống đến các góc. Có những hình ảnh của Đức Phật và Bồ tát, cũng như các vị thần và nữ thần khác.
{ "split": 0, "title": "Đền thờ động Dambulla", "token_count": 455 }
815
Title: Đệ Ngũ Cộng hòa Pháp Đệ Ngũ Cộng hòa là chế độ cộng hòa của Pháp ngày nay. Đệ Ngũ Cộng hòa được thành lập sau khi Đệ Tứ Cộng hòa sụp đổ vào năm 1958. Đệ Ngũ Cộng hòa có Hiến pháp được soạn thảo năm 1958. Tính tới nay, Đệ Ngũ Cộng hòa là thể chế tồn lại lâu thứ nhì tại Pháp kể từ sau Cách mạng Pháp. Nó có khoảng thời gian tồn tại chỉ sau Đệ Tam cộng hòa. Bối cảnh. Năm 1958, Đệ Tứ Cộng hòa Pháp yếu kém và nội các được thay đổi thường xuyên. Vào thời điểm đó, Pháp rơi vào tình trạng hỗn loạn chính trị do Chiến tranh Algérie. Lãnh đạo thực dân Pháp Jacques Massu và những người khác đã sử dụng sự bất mãn của người dân với chính phủ để kích động một số sĩ quan ở Algiers, Seoul nhằm phát động một cuộc đảo chính vào ngày 13 tháng 5 và các cuộc bạo loạn chống chính phủ cũng nổ ra ở miền Nam nước Pháp vào ngày 25 tháng 5, buộc tổng thống René Coty phải bổ nhiệm Charles de Gaulle, người sau đó không còn chức vụ, làm thủ tướng. Để giải quyết sự bất ổn chính trị của Cộng hòa thứ tư do việc thực thi thể chế đại nghị, De Gaulle yêu cầu sửa đổi hiến pháp để tăng quyền lực của tổng thống và cơ quan hành pháp. Vào tháng 6 năm đó, Quốc hội đã trao cho de Gaulle toàn quyền trong một lệnh khẩn cấp để xây dựng một hiến pháp mới. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1958, Pháp đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp, cuối cùng đã được thông qua với 82,60% sự đồng ý. Vào ngày 5 tháng 10, Charles de Gaulle tuyên bố thành lập Cộng hòa Pháp thứ năm. Cuộc bầu cử Quốc hội được tổ chức vào tháng 11 và Quốc phòng Cộng hòa mới, do Charles de Gaulle lãnh đạo, đã giành chiến thắng.
{ "split": 0, "title": "Đệ Ngũ Cộng hòa Pháp", "token_count": 415 }
816
Title: Đệ Ngũ Cộng hòa Pháp Vào tháng 1 năm 1959, Charles de Gaulle trở thành tổng thống đầu tiên Đệ Ngũ Cộng hòa, thành lập một chính phủ liên minh do "Cộng hòa Dân chủ" lãnh đạo. Vào tháng 3 năm 1962, nền độc lập của Algérie đã được công nhận. Các lãnh thổ ở Châu Phi, ngoại trừ Somalia, được tuyên bố độc lập vào năm 1960, và Pháp chỉ có thể duy trì quan hệ song phương với các hiệp định song phương và hỗ trợ kinh tế. Sau khi thành lập Đệ Ngũ Cộng hòa, tình hình chính trị của Pháp dần ổn định và nền kinh tế của nó phát triển. Hệ thống chính trị. Tổng thống Pháp ban đầu được bầu bởi cử tri đoàn. Năm 1962, Charles de Gaulle thay đổi tổng thống thành một cuộc bầu cử công dân trực tiếp với nhiệm kỳ 7 năm. Sau đó, Charles de Gaulle trở thành tổng thống đầu tiên được bầu trực tiếp sau hai vòng bỏ phiếu. Sửa đổi hiến pháp năm 2002 đã rút ngắn bảy năm xuống còn năm năm và có thể được bầu lại nhiều nhất một lần. Cuộc bầu cử tổng thống là một hệ thống tranh cử hai vòng. Các ứng cử viên nhận được hơn một nửa số phiếu trong vòng bỏ phiếu đầu tiên có thể được bầu làm tổng thống. Nếu không có ứng cử viên nào nhận được hơn một nửa số phiếu trong vòng bỏ phiếu đầu tiên, vòng bỏ phiếu đầu tiên sẽ nhận được nhiều phiếu nhất. Hai trong số các ứng cử viên có thể tham gia vòng bỏ phiếu thứ hai và ứng cử viên nào được nhiều phiếu hơn trong vòng bỏ phiếu thứ hai được bầu làm tổng thống. So với các tổng thống của các nước châu Âu khác, tổng thống Pháp có thẩm quyền giải tán Quốc hội. Tổng thống Pháp có quyền lực lớn hơn các tổng thống của các nước châu Âu khác, bởi vì nhiều nước châu Âu như Đức, Ý, Hy Lạp và Bồ Đào Nha là biểu tượng của tổng thống. Ý nghĩa lớn hơn và không có sức mạnh thực sự.
{ "split": 1, "title": "Đệ Ngũ Cộng hòa Pháp", "token_count": 422 }
817
Title: Đệ Ngũ Cộng hòa Pháp Đồng thời, Đệ Ngũ Cộng hòa thiết lập tập quán hệ thống hai đầu. Khi đảng của tổng thống chiếm hơn một nửa quốc hội, thủ tướng được chỉ định của tổng thống là đảng của tổng thống và trở thành cơ quan điều hành của tổng thống. Ngược lại, nếu đảng đối lập chiếm hơn một nửa trong Quốc hội, thì tổng thống sẽ chỉ định những người được đảng đối lập bầu làm thủ tướng, và đảng đối lập sẽ cai trị. Thực hành hiến pháp, tổng thống điều hành các vấn đề đối ngoại, và thủ tướng điều hành các vấn đề nội bộ. Giống như cánh hữu Chirac phục vụ giữa những năm 1986 và 1988 Thủ tướng Chính phủ, nhưng nó đã được tổng thống cánh tả của Đảng xã hội chủ nghĩa của Mitterrand, Pháp đã ba lần trong quá khứ xuất hiện chế độ "đồng quản trị", tương ứng, 1986-1988 xuất hiện vào năm 1993-1995 và 1997-2002. Sau khi nhiệm kỳ của tổng thống được rút ngắn vào năm 2002, cuộc bầu cử tổng thống đã diễn ra trước cuộc bầu cử quốc hội, làm giảm khả năng "đồng quản trị". Các tổng thống của Đệ Ngũ Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia Pháp () là ngôi vị của người đứng đầu Cộng hòa Pháp. Kế từ năm 1958, danh xưng Quốc trưởng (chef d'État) không xuất hiện trong các văn bản pháp luật, do nó từng là một danh xưng chính thức trong các thời kỳ Phục hoàng, Đế chế thứ hai và Chính phủ Vichy, mang ý nghĩa một chức vị chuyên chế hoặc ít tập trung quyền lực thực tế. Theo Hiến pháp của nền Đệ ngũ Cộng hòa, Nguyên thủ quốc gia Pháp có danh xưng chính thức là Tổng thống Cộng hòa Pháp () là một chức vị đứng đầu nhà nước và có thực quyền. Các thủ tướng của Đệ Ngũ Cộng hòa. Đây là lần đầu tiên chức vụ được gọi là Thủ tướng Chính phủ, chứ không phải là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, thể hiện sự chia sẻ quyền lực vơi Tổng thống Cộng hòa, là nguyên thủ quốc gia không phải đứng đầu Chính phủ Đảng Chính trị:
{ "split": 2, "title": "Đệ Ngũ Cộng hòa Pháp", "token_count": 457 }
818
Title: Đệ Nhất Cộng hòa Áo Đệ nhất Cộng hoà Áo () được thành lập sau khi Hiệp ước Saint-Germain-en-Laye được ký vào 10 tháng 9 năm 1919—thoả thuận sau kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất với sự sụp đổ của triều đại Habsburg và Cộng hoà Áo-Đức—và kết thúc với sự thành lập nhà nước phát xít - Nhà nước Liên bang Áo dưới chế độ độc tài của Engelbert Dollfuß và Mặt trận Tổ quốc năm 1934. Hiến pháp Cộng hoà được ban hành vào 1 tháng 10 năm 1920 và sửa đổi vào 7 tháng 12 năm 1929. Giai đoạn cộng hoà đánh dấu bởi sự gia tăng xung đột và bạo lực giữa phe cánh tả và phe cánh hữu, dẫn đến Khởi nghĩa tháng 7 năm 1927 và Nội chiến Áo năm 1934. Thành lập. Vào tháng 9 năm 1919, quốc gia sơ khai Áo-Đức - hiện chỉ còn là vùng đất vương miện Alps và Danubia của Đế quốc Áo - đã bị mất nhiều lãnh thổ bởi Hiệp ước Saint Germain khi phải nhượng các vùng dân cư Đức ở Sudetenland cho Tiệp Khắc, Nam Tyrol với đông dân Đức cho Ý và một phần các tỉnh Alps cho Vương quốc của người Serb, người Croatia và người Slovene ("Kraljevina Srba", "Hrvata i Slovenaca" hay SHS, còn được gọi là Nam Tư). Bất chấp sự phản đối của Áo, hiệp ước này cũng cấm Anschluss hay liên minh của Áo với Cộng hòa Weimar (Đức) nếu không có sự chấp thuận của Hội Quốc Liên. Đồng minh không muốn một nước Đức bại trận lại được mở rộng biên giới của mình bằng cách hấp thụ phần còn lại của Áo. Với việc đóng cửa con đường này, Áo-Đức đổi tên chính thức thành Cộng hòa Áo.
{ "split": 0, "title": "Đệ Nhất Cộng hòa Áo", "token_count": 405 }
819
Title: Đệ Nhất Cộng hòa Áo Nhà nước mới đã quản lý để ngăn chặn hai yêu sách lãnh thổ của các nước láng giềng. Đầu tiên là phần đông nam của Kärnten, một phần là nơi sinh sống của người Slovene. Nó đã bị ngăn chặn bởi nhà nước SHS mới thông qua một cuộc trưng cầu dân ý ở Kärnten vào ngày 10 tháng 10 năm 1920, trong đó phần lớn dân cư đã chọn ở lại Áo. Yêu sách đất đai bị ngăn cản thứ hai là yêu sách của Hungary đối với Burgenland với tên gọi "Tây Hungary", là một phần của vương quốc Hungary từ năm 907. Nó là nơi sinh sống chủ yếu của cộng đồng nói tiếng Đức nhưng cũng có các dân tộc thiểu số nói tiếng Croatia và Hungary. Thông qua Hiệp ước St. Germain, nó trở thành một phần của Cộng hòa Áo vào năm 1921. Tuy nhiên, sau một cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi bởi Áo, thành phố thủ phủ của tỉnh Sopron (Ödenburg thuộc Đức) vẫn thuộc Hungary. Hiệp ước Saint Germain đã khiến người Đức ở Áo tức giận vì cho rằng nó vi phạm Mười bốn điểm do Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đưa ra trong các cuộc đàm phán hòa bình, đặc biệt là quyền "tự quyết" của tất cả các quốc gia. Nhiều người trong số họ cảm thấy rằng với việc mất 60% lãnh thổ của đế chế trước chiến tranh, Áo không còn khả năng tự chủ về mặt kinh tế và chính trị như một quốc gia nếu không liên minh với Đức. Áo hiện là một quốc gia nhỏ, không giáp biển với khoảng 6,5 triệu dân. Vienna, với dân số gần 2 triệu người, bị bỏ lại như một kinh đô mà không có đế chế nuôi sống nó. Chỉ 17,8 phần trăm đất đai của Áo là có thể trồng trọt được; phần lớn diện tích đất canh tác ở nửa đế quốc Áo trước đây nay là một phần của Tiệp Khắc và Nam Tư.
{ "split": 1, "title": "Đệ Nhất Cộng hòa Áo", "token_count": 419 }
820
Title: Đệ Nhất Cộng hòa Áo Trong phần lớn đầu những năm 1920, sự tồn tại của Áo bị nghi ngờ rất nhiều. Điều này một phần là do Áo vốn không giống như Hungary khi chưa bao giờ là một quốc gia theo đúng nghĩa. Mặc dù nhà nước Áo đã tồn tại dưới hình thức này hay hình thức khác trong 700 năm, nó không có một lực thống nhất thực sự nào ngoài sự tồn tại dưới sự cai trị của nhà Habsburg. Bản sắc vùng miền ở Tirol, Kärnten và những vùng khác mạnh hơn nhiều so với bất kỳ ý thức bản sắc dân tộc nào. Chính phủ và chính trị, 1920–1934. Hiến pháp mới đã tạo ra cơ quan lập pháp lưỡng viện với Thượng viện Bundesrat được thành lập bởi các đại diện từ các vùng thuộc liên bang và Hạ viện Nationalrat, nơi các đại biểu được bầu qua các cuộc bầu cử phổ thông. Tổng thống Liên bang được bầu với nhiệm kỳ 4 năm trong một phiên họp toàn thể của cả hai viện trong khi Thủ tướng được bầu bởi Nationalrat. Vì không có đảng chính trị nào giành được đa số nghị viện, Áo được điều hành bởi các liên minh của Đảng Xã hội Cơ đốc giáo bảo thủ và Đảng Nhân dân Đại Đức cánh hữu hoặc Landbund bảo thủ hơn chính phủ đầu tiên của Đảng Dân chủ Xã hội của Karl Renner giai đoạn 1919–20. Chính phủ của Karl Renner đã thành lập một số luật kinh tế xã hội và lao động tiến bộ. Sau năm 1920, chính phủ của Áo bị chi phối bởi Đảng Xã hội Cơ đốc giáo chống Anschluss, đảng này vẫn giữ quan hệ chặt chẽ với Giáo hội Công giáo La Mã. Thủ tướng đầu tiên của đảng là Ignaz Seipel lên nắm quyền vào tháng 5 năm 1922 và cố gắng tạo dựng một liên minh chính trị giữa các nhà công nghiệp giàu có và Giáo hội Công giáo La Mã.
{ "split": 2, "title": "Đệ Nhất Cộng hòa Áo", "token_count": 391 }
821
Title: Đệ Nhất Cộng hòa Áo Sau cuộc bầu cử ngày 17 tháng 10 năm 1920, các đảng viên Đảng Dân chủ Xã hội mất đa số trong nghị viện và vẫn ở trong phe đối lập cho đến năm 1934 khi họ bị Dollfuß cấm hoạt động. Đảng Xã hội Cơ đốc giành được 85 ghế, Đảng Dân chủ Xã hội 69 ghế, Đảng Đại Đức 20 ghế và Liên minh Nông dân 8 ghế. Michael Hainisch được bầu làm Tổng thống Liên bang. Sau cuộc bầu cử tháng 10 năm 1923, Ignaz Seipel vẫn nắm quyền và từ chức vào tháng 11 năm 1924 khi được Rudolf Ramek kế vị. Vào tháng 12 năm 1928, đảng viên Đảng Xã hội Cơ đốc giáo Wilhelm Miklas được bầu làm Tổng thống Liên bang và vào ngày 7 tháng 12 năm 1929, Hiến pháp được sửa đổi đã làm giảm quyền lực của quốc hội khi Tổng thống Liên bang có thể được bầu bằng một cuộc bỏ phiếu phổ thông và cho ông ta quyền bổ nhiệm chính phủ liên bang và ban hành các điều luật khẩn cấp. Sau cuộc bầu cử năm 1930, Đảng Dân chủ Xã hội nổi lên là đảng lớn nhất với 72 ghế nhưng vị Thủ tướng thuộc Xã hội Cơ đốc giáo Otto Ender đã tạo ra một chính phủ liên minh mà không có họ. Xung đột giữa phe cánh tả và phe cánh hữu. Mặc dù quốc gia có một đảng chính trị ổn định nắm quyền, nền chính trị của quốc gia này rất tồi tệ và bạo lực khi cả hai lực lượng bán quân sự thuộc đảng Dân chủ Xã hội ("Republikanischer Schutzbund") và cánh hữu ("Heimwehr") xung đột với nhau. Đất nước bị chia cắt giữa những người dân nông thôn bảo thủ và đảng Dân chủ Xã hội kiểm soát Vienna Đỏ. Năm 1927, trong một cuộc đụng độ chính trị ở Schattendorf, một ông già và một đứa trẻ đã bị Heimwehr bắn chết. Vào ngày 14 tháng 7 năm 1927, những kẻ xả súng đã được tha bổng và những người ủng hộ cánh tả bắt đầu một cuộc biểu tình lớn làm tòa nhà Bộ Tư pháp bị đốt cháy. Để khôi phục trật tự, cảnh sát và quân đội đã bắn chết 89 người và làm 600 người bị thương. Cuộc biểu tình khổng lồ được gọi là Khởi nghĩa tháng 7 năm 1927. Các đảng viên Đảng Dân chủ Xã hội kêu gọi một cuộc tổng đình công kéo dài bốn ngày.
{ "split": 3, "title": "Đệ Nhất Cộng hòa Áo", "token_count": 493 }
822
Title: Đệ Nhất Cộng hòa Áo Sau các sự kiện năm 1927, các phần tử bảo thủ trở nên mạnh hơn và bạo lực ở Áo tiếp tục leo thang cho đến đầu những năm 1930 khi Engelbert Dollfuß trở thành Thủ tướng. Kinh tế. Tuy nhiên, nhà nước mới rất khó kiểm soát vì phần lớn các khu vực kinh tế quan trọng của đế chế trước đây đã bị lấy đi sau sự thành lập của các quốc gia dân tộc mới. Vấn đề còn phức tạp hơn bởi thực tế là một số quốc gia mới này vẫn phụ thuộc vào các ngân hàng của Vienna nhưng hoạt động kinh doanh lại bị cản trở bởi các biên giới và thuế quan mới. Nước Áo không giáp biển hầu như không thể tự cung cấp lương thực và thiếu cơ sở công nghiệp phát triển. Ngoài ra, Tiệp Khắc, Hungary, Nam Tư và Ý đã áp đặt phong tỏa thương mại và từ chối bán lương thực và than đá cho Áo đến nỗi Áo phải nhờ viện trợ và hỗ trợ từ Đồng minh phương Tây. Đến năm 1922, một đô la Mỹ trị giá 19.000 kronen và một nửa dân số thất nghiệp. Vào tháng 12 năm 1921, Hiệp ước Lana giữa Áo và Tiệp Khắc được ký kết, trong đó, Áo công nhận biên giới quốc gia mới và từ bỏ các yêu sách đại diện cho người Đức đổi lại việc Tiệp Khắc sẽ cung cấp khoản vay 500 triệu kronen cho Áo. Để đối phó với lạm phát sau chiến tranh, Thủ tướng Ignaz Seipel năm 1922 đã phải vay các khoản vay nước ngoài và áp dụng các chính sách thắt lưng buộc bụng. Vào tháng 10 năm 1922, Anh, Pháp, Ý và Tiệp Khắc đã cho Áo vay 650 triệu kronen vàng sau khi Seipel hứa sẽ không thực hiện Anschluss với Đức trong 20 năm và cho phép Hội Quốc Liên kiểm soát nền kinh tế Áo. Trong hai năm tiếp theo, ngân sách nhà nước được ổn định và sự giám sát quốc tế đối với ngành tài chính chấm dứt vào tháng 3 năm 1926. Ngân hàng trung ương Áo "Oesterreichische Nationalbank" được tái thành lập vào năm 1923, thuế bán hàng được áp dụng vào năm 1923 và đồng schilling Áo thay thế đồng krone vào tháng 12 năm 1924.
{ "split": 4, "title": "Đệ Nhất Cộng hòa Áo", "token_count": 484 }
823
Title: Đệ Nhất Cộng hòa Áo Cuộc Đại suy thoái ảnh hưởng nặng nề đến Áo và vào tháng 5 năm 1931, ngân hàng lớn nhất ở Áo là ngân hàng Creditanstalt sụp đổ. Để cứu vãn nền kinh tế, Áo muốn ký kết một liên minh thuế quan với Đức nhưng vào năm 1931, vấn đề này đã bị Pháp và các quốc gia thuộc khối Tiểu Hiệp ước phản đối. Chủ nghĩa phát xít Áo. Thủ tướng Engelbert Dollfuß của Đảng Xã hội Cơ đốc giáo lên nắm quyền ở Áo vào ngày 20 tháng 5 năm 1932 và chuyển đảng này và Áo theo chế độ độc tài, tập trung hóa và chủ nghĩa phát xít một phần vì phát xít Ý là đồng minh quốc tế mạnh nhất chống lại Đức. Vào tháng 3 năm 1933, Dollfuß lợi dụng một sai sót trong một dự luật tại quốc hội và nội các của ông đã bỏ phiếu giải tán Hội đồng Quốc gia và tuyên bố rằng quốc hội đã ngừng hoạt động. Tháng 5 năm 1933, ông thành lập Mặt trận Tổ quốc. Mặc dù bề ngoài theo chủ nghĩa phát xít nhưng chủ yếu là Công giáo và bị ảnh hưởng bởi "Quadragesimo anno" của Giáo hoàng năm 1931, vốn bác bỏ chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa xã hội va ủng hộ chủ nghĩa xã đoàn. Chính phủ đang cạnh tranh với đảng Quốc xã Áo đang phát triển, đảng này muốn Áo gia nhập Đức. Chủ nghĩa phát xít Áo của Dollfuß đã gắn bản sắc Áo với Công giáo La Mã như một phương tiện để chỉ ra lý do tại sao Áo không nên gia nhập một nước Đức chủ yếu theo đạo Tin lành. Bạo lực chính trị leo thang thành Nội chiến Áo giữa Quốc xã, Đảng Dân chủ Xã hội và các lực lượng chính phủ vào tháng 2 năm 1934. Vào ngày 1 tháng 5 năm 1934, Dollfuß thành lập một nhà nước độc đảng do Mặt trận Tổ quốc (tiếng Đức: "Vaterländische Front") lãnh đạo với việc tuyên bố "Hiến pháp Tháng Năm" độc tài. Tên của đất nước đã được đổi từ "Cộng hòa Áo" thành "Nhà nước Liên bang Áo". Quốc kỳ, quốc huy và quốc ca cũng được thay đổi.
{ "split": 5, "title": "Đệ Nhất Cộng hòa Áo", "token_count": 475 }
824
Title: Đệ Nhất Cộng hòa Áo Chủ nghĩa liên bang và quyền kiểm soát của Hội đồng Liên bang bị cắt giảm trong khi các cuộc bầu cử Hội đồng Quốc gia bị bãi bỏ. Các thành viên của Hội đồng Quốc gia được đề cử bởi bốn hội đồng kiểu xã đoàn không thông qua bầu cử - Hội đồng Nhà nước (Staatsrat), Hội đồng Văn hóa Liên bang (Bundeskulturrat), Hội đồng Kinh tế Liên bang (Bundeswirtschaftsrat) và Hội đồng Bang (Bang), các hội đồng này sẽ cung cấp ý kiến tốt nhất của họ về các lĩnh vực tương ứng. Trên thực tế, tất cả các luật và sự bổ nhiệm đều được thực hiện từ trên xuống theo sắc lệnh của Thủ tướng Liên bang và Tổng thống. Nhà nước kiểm soát hoàn toàn các mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động được gọi là "Ständestaat" và bắt đầu đàn áp những người ủng hộ Quốc xã và ủng hộ thống nhất Đức. Quốc xã đã đáp trả bằng cách ám sát Engelbert Dollfuß trong cuộc cách mạng chính trị tháng bảy ngày 25 tháng 7 năm 1934 (xem Maiverfassung 1934). Vụ ám sát này của Quốc xã Áo đã gây phẫn nộ cho nước láng giềng của Áo, Phát xít Ý dưới thời nhà độc tài Benito Mussolini. Phát xít Ý có quan hệ tốt với Áo dưới thời Dollfuß và Mussolini nghi ngờ là có sự tham gia của Đức và hứa hỗ trợ quân sự cho chế độ phát xít Áo nếu Đức xâm lược với điều kiện Quốc xã phải công nhận Tyrol do Ý quản lý. Sự hỗ trợ của Ý đã giúp cứu Áo khỏi bị thôn tính vào năm 1934. Người kế nhiệm Dollfuß là Kurt Schuschnigg đã duy trì lệnh cấm các hoạt động của đảng Quốc xã nhưng cũng cấm lực lượng bán quân sự quốc gia "Heimwehr" vào năm 1936.
{ "split": 6, "title": "Đệ Nhất Cộng hòa Áo", "token_count": 400 }
825
Title: Đệ Tứ Quốc tế Posadist Đệ Tứ Quốc tế Posadist là phong trào Quốc tế theo đường lối Trotskyist do J. Posadas thành lập vào năm 1962. Bản thân Posadas từng là lãnh đạo Cục Châu Mỹ Latinh thuộc Đệ Tứ Quốc tế vào thập niên 1950, và của bộ phận Đệ Tứ Quốc tế ở Argentina. Giữa lúc họ tách khỏi Ban Thư ký Quốc tế của Đệ Tứ Quốc tế vào năm 1962 và cái chết của Posadas vào năm 1981, những người đi theo đường lối Posadist đã phát triển một dòng chủ nghĩa cộng sản bao gồm một số ý tưởng phi chính thống, khiến họ xung đột với các nhóm cánh tả mang tính chính thống hơn. Chủ nghĩa Posadas cố gắng đưa các yếu tố của UFO học vào tư tưởng của chủ nghĩa Mác. Lập luận rằng chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới có thể cho phép phát triển du hành liên hành tinh, họ kết luận rằng những chủng tộc người ngoài hành tinh đến từ các hành tinh khác phải sống trong xã hội cộng sản tiến bộ và nhất định phải giúp đỡ những người cộng sản trên Trái Đất tiến hành cuộc cách mạng thế giới. Lịch sử. Khi Đệ Tứ Quốc tế (FI) tách ra vào năm 1953, Posadas và nhóm thân tín đứng về phía Michel Pablo và Ban Thư ký Quốc tế của Đệ Tứ Quốc tế (ISFI). Thành viên Posadas (gọi là Posadist) bắt đầu tranh cãi với phần lớn ISFI vào năm 1959 về câu hỏi chiến tranh hạt nhân qua lời đề xuất từ Posadas như ông từng tuyên bố là nó sẽ tiêu diệt chủ nghĩa tư bản và dọn đường cho chủ nghĩa xã hội. Phe nhóm Posadas cuối cùng đã tách ra khỏi ISFI vào năm 1962 để lập nên Đệ Tứ Quốc tế (Posadist).
{ "split": 0, "title": "Đệ Tứ Quốc tế Posadist", "token_count": 386 }
826
Title: Đệ Tứ Quốc tế Posadist Nhóm Posadist bị các lực lượng thân thiện với Liên Xô ở Cuba buộc tội lập luận rằng chính phủ Cuba nên trục xuất căn cứ quân sự của Mỹ tại Vịnh Guantanamo và cố gắng tổ chức công nhân ở thị trấn Guantánamo tuần hành đến căn cứ quân sự gần đó. Chính phủ Cuba coi đây chính là lời biện minh cho việc áp đặt lệnh cấm đối với nhóm này, Fidel Castro tố cáo ảnh hưởng của họ là "có hại" tại Hội nghị Ba lục địa được tổ chức vào tháng 1 năm 1966. Nhóm Posadist ở Cuba tiếp tục tuyên bố rằng Castro đã ra tay sát hại Che Guevara khi hóa ra ông ấy thực sự đang ở Bolivia chiến đấu với phong trào du kích tại đó. Ngược lại, sau khi Guevara bị chính quyền Bolivia hành quyết, Posadas tuyên bố vào năm 1967 rằng Guevara không thực sự hy sinh mà đang bị chính phủ của Castro giam giữ. Đến năm 1968, phong trào Posadist bắt đầu phát triển ở châu Âu thế nhưng UFO học lại không thu hút được nhiều sự chú ý trong dư luận nơi đây. Vào cuối thập niên 1960, người theo đường lối Posadist ngày càng quan tâm đến UFO, cho rằng chúng là bằng chứng của chủ nghĩa xã hội trên các hành tinh khác. Tổ chức nhanh chóng bắt đầu suy yếu về ảnh hưởng và tư cách thành viên, dưới sự ủng hộ của Posadas ngày càng tỏ ra hoang tưởng, đề rồi về sau chính ông đã trục xuất nhiều thành viên của tổ chức này vào năm 1975. Cái chết của Posadas vào năm 1981 đồng nghĩa với việc tổ chức này gần như bị giải thể, chỉ còn một số nhóm biệt lập tiếp tục hoạt động cho đến ngày nay. Tại Vương quốc Liên hiệp Anh, Đảng Công nhân Cách mạng (Trotskyist) được các thành viên Posadist thuộc Liên đoàn Xã hội Chủ nghĩa Cách mạng thành lập vào năm 1963 và dù có một số chia rẽ và số lượng thành viên giảm dần, đảng này vẫn tiếp tục xuất bản tờ báo "Cờ Đỏ" cho đến năm 2000.
{ "split": 1, "title": "Đệ Tứ Quốc tế Posadist", "token_count": 432 }
827
Title: Đệ Tứ Quốc tế Posadist Trong những năm gần đây (tính đến năm 2018), mối quan tâm đến nhóm người Posadist, đặc biệt là liên quan đến quan điểm của họ về UFO học, đã tăng lên. Một số nhóm "tân Posadist" châm biếm và không châm biếm nổi lên trên mạng xã hội, khiến Posadas trở thành "một trong những cái tên dễ nhận biết nhất trong lịch sử của chủ nghĩa Trotsky". Học thuyết. Xã hội Posadist. Thành viên tin theo thuyết Posadas bày tỏ sự ủng hộ một xã hội tương tự như những gì được đề xuất từ lý thuyết chung của chủ nghĩa Mác. Theo đó thì một cuộc cách mạng vô sản sẽ tiêu diệt nhà nước tư sản, thay thế bằng một nhà nước xã hội chủ nghĩa với các phương tiện truyền thông, kinh tế và thương mại được kiểm soát. Tấn công hạt nhân đầu tiên. Một trong những lập trường nổi tiếng nhất của J. Posadas là sự nhiệt tình của ông đối với chiến tranh hạt nhân. Chính xác hơn, ở đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh, Posadas nghĩ rằng chiến tranh hạt nhân là không thể tránh khỏi. Ý tưởng của ông là thay vì chờ đợi lực lượng chủ nghĩa tư bản, các quốc gia xã hội chủ nghĩa được trang bị vũ khí hạt nhân nên tiến hành cuộc tấn công phủ đầu nhằm phá hủy khả năng hạt nhân của các nước tư bản chủ nghĩa. Ngoài ra, ông tin rằng loại thảm họa này có thể châm ngòi cho cuộc cách mạng thế giới. Posadas đã lên tiếng phản đối Hiệp ước Cấm thử Vũ khí Hạt nhân Một phần được ký kết vào năm 1963 giữa Hoa Kỳ, Liên Xô và Vương quốc Liên hiệp Anh, tin rằng một cuộc chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô là không thể tránh khỏi và đáng mong đợi, đồng thời sẽ tạo điều kiện cho chủ nghĩa xã hội, khiến những "nhà nước công nhân" này giành chiến thắng và thiết lập lại xã hội. Tiến bộ khoa học. Posadas rất quan tâm đến cách tiến bộ khoa học có thể cải thiện cuộc sống con người khi được sử dụng vì lợi ích chung, thay vì lợi nhuận. Trong một bài tiểu luận có tựa đề "Sinh con trong không gian, niềm tin của nhân loại và Chủ nghĩa xã hội" (1978), ông tán thành tầm nhìn của mình về một tương lai Không tưởng dưới sự dẫn dắt của khoa học:
{ "split": 2, "title": "Đệ Tứ Quốc tế Posadist", "token_count": 510 }
828
Title: Đệ Tứ Quốc tế Posadist Posadas cũng là người ủng hộ sứ mệnh thăm dò không gian của Liên Xô cũ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông ca ngợi kế hoạch được cho là của Liên Xô để phụ nữ sinh con trong không gian, coi những nỗ lực như vậy là dấu hiệu của một xã hội tiên tiến, đang trên con đường loại bỏ các nhu cầu cơ bản như sinh tồn, an ninh và tiện nghi: Những quan điểm này phù hợp với quan điểm chủ đạo hơn của vũ trụ luận và chủ nghĩa siêu nhân của Nga. Nghiên cứu UFO. Posadas là tác giả của một số tác phẩm có khuynh hướng khác thường và về cuối đời, ông đã cố gắng tạo ra sự tổng hợp giữa chủ nghĩa Trotsky và UFO học. Luận điểm nổi bật nhất của ông theo quan điểm này là cuốn sách nhỏ năm 1968 nhan đề "Flying saucers, the process of matter and energy, science, the revolutionary and working-class struggle and the socialist future of mankind" ("Đĩa bay, quá trình vật chất và năng lượng, khoa học, cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và tương lai xã hội chủ nghĩa của nhân loại") đã phơi bày nhiều ý tưởng liên quan đến chủ nghĩa Posadas ngày nay. Qua đó, Posadas tuyên bố rằng mặc dù không có bằng chứng về sự sống thông minh trong vũ trụ, nhưng khoa học thời đó cho rằng sự tồn tại của chúng là có thể xảy ra. Hơn nữa, ông khẳng định bất kỳ người ngoài hành tinh nào viếng thăm Trái Đất bằng đĩa bay đều phải đến từ một nền văn minh tiên tiến về mặt xã hội và khoa học đủ để thông thạo việc du hành liên hành tinh, và rằng một nền văn minh như vậy chỉ có thể xuất hiện trong một thế giới hậu tư bản chủ nghĩa.
{ "split": 3, "title": "Đệ Tứ Quốc tế Posadist", "token_count": 387 }
829
Title: Đệ Tứ Quốc tế Posadist Tin rằng người ngoài hành tinh đến thăm bản chất của họ vốn không mang tính bạo lực mà chỉ ở đây để quan sát, Posadas lập luận rằng nhân loại phải kêu gọi họ can thiệp vào việc giải quyết các vấn đề của Trái Đất, cụ thể là "xóa bỏ nghèo đói, thất nghiệp và chiến tranh, cung cấp cho mọi người phương tiện sống có nhân phẩm và đặt nền móng cho tình huynh đệ nhân loại". Phương tiện để đạt được mục đích này vẫn nằm trong đường lối Trotskyist chính thống và bao gồm việc chấm dứt chủ nghĩa tư bản cũng như nạn quan liêu của các nhà nước công nhân và thiết lập một xã hội xã hội chủ nghĩa. Mặc dù bản thân Posadas chưa bao giờ xuất bản bất cứ thứ gì về chủ đề này sau năm 1968, UFO học vẫn trở thành một phần quan trọng của chủ nghĩa Posadas. Sau khi ông qua đời vào năm 1981, một số thành viên Posadist vẫn tiếp tục khám phá đề tài này, nổi bật nhất là Dante Minazzoli, Paul Schulz và Werner Grundmann. Tuy vậy, số khác đã tránh xa những quan niệm độc đáo hơn và cho rằng mối quan tâm của Posadas đối với sự sống ngoài Trái Đất là điểm ngoài lề đã bị thổi phồng không mấy cân xứng. Đảng thành viên. Đệ Tứ Quốc tế Posadist tuyên bố các đảng phái sau đây là thành viên. Không biết có bao nhiêu trong số các tổ chức này vẫn còn tồn tại hoặc họ có bao nhiêu thành viên. Tuy nhiên, không chắc là có hơn một trăm thành viên của phong trào Posadist trên toàn thế giới. Tổ chức hiện liệt kê các liên hệ ở Argentina, Brazil và Uruguay, thế nhưng chỉ mỗi Uruguay là có một đảng hoạt động.
{ "split": 4, "title": "Đệ Tứ Quốc tế Posadist", "token_count": 375 }
830
Title: Đệ nhất phu nhân Sierra Leone Danh hiệu Đệ nhất phu nhân Sierra Leone được nắm giữ bởi phu nhân chính thức của Tổng thống Sierra Leone. Đệ nhất phu nhân cũng là đại diện của người dân Sierra Leone trong và ngoài nước. Văn phòng của Đệ nhất phu nhân là một phần mở rộng của Nhà nước và chịu trách nhiệm cho các sự kiện và nghi lễ xã hội tại State Lodge. Từ năm 1971, Sierra Leone đã có sáu Đệ nhất phu nhân. Người đầu tiên là Rebecca Stevens, vợ của cựu tổng thống Siaka Stevens, người vẫn ở nhà riêng của gia đình cô tại số 1 đường King Harmon trong khi chồng cô sống tại State House và Kabasa Lodge. Trong khi Stevens đi cùng chồng đến các buổi lễ và sự kiện, cô thích giữ một phong cách giản dị. Người kế vị của cô, Hannah Momoh, là một nhân vật chủ chốt. Trong thời gian làm Đệ nhất phu nhân, bà ở với chồng tại Cung điện Wilberforce. Tuy nhiên, khi mức độ ngoại tình của chồng cô được đưa ra ánh sáng, cô đã rời bỏ anh và chuyển đến London vào năm 1989. Văn phòng của Đệ nhất phu nhân Sierra Leone. Đệ nhất phu nhân thứ ba của Sierra Leone là một trong những luật sư hàng đầu của đất nước Patricia Kabbah. Kabbah đã từng là chủ tịch của ủy ban đã khôi phục Sierra Leone để cai trị dân sự và bà đã giúp soạn thảo hiến pháp của đất nước vào năm 1995. Khi chồng bà thắng cử, bà đã tìm cách thành lập Văn phòng Đệ nhất phu nhân trong lịch sử nước này. Chồng cô đã chịu áp lực từ những người cứng rắn trong đảng chính trị của họ và từ chối yêu cầu của cô. Kabbah chết vì ung thư vào năm 1998. Không lâu sau khi bà qua đời, chồng bà Ahmad Tejan Kabbah kết hôn với Isata Kabbah, người trở thành Đệ nhất phu nhân thứ 4. Năm 2007, Sia Koroma, một nhà hóa sinh và y tá tâm thần, trở thành Đệ nhất phu nhân thứ 5 của Sierra Leone. Koroma thành công khi thành lập Văn phòng Đệ nhất phu nhân và xác định lại hoàn toàn vai trò của họ. Ngoài vai trò đại diện, cô đã thực hiện ba sáng kiến: MUỐN hỗ trợ các bà mẹ và trẻ em, FLAXIS để cung cấp đào tạo và Quỹ Danké Koroma.
{ "split": 0, "title": "Đệ nhất phu nhân Sierra Leone", "token_count": 512 }
831
Title: Đệ nhất phu nhân Sierra Leone Đệ nhất phu nhân hiện tại của Sierra Leone là Fatima Maada Bio, vợ của Tổng thống Julius Maada Bio, nhậm chức vào ngày 4 tháng 4 năm 2018. Bio, là một diễn viên và nhà sản xuất phim, đã tiếp tục truyền thống của Sia Koroma và đang duy trì Văn phòng của Đệ nhất phu nhân nước này
{ "split": 1, "title": "Đệ nhất phu nhân Sierra Leone", "token_count": 82 }
832
Title: Địa cực Các vùng địa cực, còn được gọi là các vùng băng giá, của Trái Đất là các khu vực của hành tinh bao quanh các cực địa lý của nó (cực Bắc và Nam), nằm trong các vòng cực. Những vĩ độ cao này bị chi phối bởi các khối băng cực của Trái Đất: phía bắc nằm trên Bắc Băng Dương và phía nam trên lục địa Nam Cực. Vùng cực trên mặt đất. Định nghĩa. Bắc Cực có nhiều định nghĩa khác nhau, bao gồm khu vực phía bắc Vòng Bắc Cực (hiện tại là Epoch 2010 ở 66 ° 33'44 "N), hoặc khu vực phía bắc vĩ độ 60 ° Bắc, hoặc khu vực từ Bắc Cực về phía nam đến đường gỗ. Nam Cực thường được định nghĩa là phía nam của vĩ độ 60 ° nam, hoặc lục địa Nam Cực. Hiệp ước Nam Cực năm 1959 sử dụng định nghĩa trước đây. Hai vùng cực được phân biệt với hai vành đai khí hậu và sinh học khác của Trái Đất, vành đai nhiệt đới gần xích đạo và hai vùng vĩ độ trung bình nằm giữa vùng nhiệt đới và vùng cực. Khí hậu. Các vùng cực nhận được bức xạ mặt trời cường độ thấp hơn các phần khác của Trái Đất vì năng lượng của mặt trời đến vùng này với một góc xiên, lan rộng ra một khu vực lớn hơn và cũng đi một quãng đường dài hơn qua bầu khí quyển của Trái Đất, tại đó nó có thể bị hấp thụ, tán xạ hoặc phản xạ đó là điều tương tự làm cho mùa đông lạnh hơn so với phần còn lại của năm ở vùng ôn đới. Độ nghiêng dọc trục của Trái Đất có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng cực. Vì các vùng cực nằm xa xích đạo nhất, chúng nhận được ít ánh sáng mặt trời nhất và do đó rất lạnh. Lượng lớn băng và tuyết cũng phản ánh một phần lớn lượng nhỏ ánh sáng mặt trời mà các vùng Cực nhận được, góp phần gây ra cái lạnh. Các vùng cực được đặc trưng bởi khí hậu cực, nhiệt độ cực lạnh, băng giá bất cứ nơi nào có đủ lượng mưa để tạo thành băng vĩnh cửu và sự thay đổi cực độ của giờ ban ngày, với hai mươi bốn giờ ánh sáng ban ngày vào mùa hè và tối hoàn toàn vào giữa mùa đông.
{ "split": 0, "title": "Địa cực", "token_count": 508 }
833
Title: Địa cực Vùng Bắc cực. Có nhiều khu định cư ở vùng cực bắc của Trái Đất. Các quốc gia có yêu sách đối với các khu vực Bắc Cực là: Hoa Kỳ (Alaska), Canada (Yukon, Lãnh thổ Tây Bắc và Nunavut), Đan Mạch (Greenland), Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Iceland và Nga. Các quần thể tuần hoàn Bắc cực thường chia sẻ nhiều điểm chung với nhau hơn so với các quần thể khác trong phạm vi quốc gia của họ. Như vậy, vùng cực bắc rất đa dạng về các khu định cư và văn hóa của con người. Nam Cực và biển phía Nam. Vùng cực nam không có con người ở thường trú. Trạm McMurdo là trạm nghiên cứu lớn nhất ở Nam Cực, được điều hành bởi Hoa Kỳ. Các trạm đáng chú ý khác bao gồm Ga Palmer và Trạm Amundsen của Scott South Cực (Hoa Kỳ), Esperanza Base và Marambio Base (Argentina), Scott Base (New Zealand) và Vostok Station (Nga). Mặc dù không có văn hóa con người bản địa, nhưng có một hệ sinh thái phức tạp, đặc biệt dọc theo các vùng ven biển của Nam Cực. Sự nổi dậy ven biển cung cấp các chất dinh dưỡng dồi dào, nuôi sống loài nhuyễn thể, một loại động vật giáp xác biển, từ đó nuôi sống một hệ sinh thái phức hợp các sinh vật sống từ chim cánh cụt đến cá voi xanh.
{ "split": 1, "title": "Địa cực", "token_count": 326 }
834
Title: Địa chấn chiếu sóng Địa chấn chiếu sóng hay chiếu sóng địa chấn (tiếng Anh: "Seismic tomography") là một phương pháp của Địa vật lý thăm dò, sử dụng sóng đàn hồi chiếu qua môi trường nhằm thu được hình ảnh phân bố của tốc độ truyền sóng đàn hồi, và có thể cả tham số đàn hồi khác, để phục vụ khảo sát địa chất công trình. Chú ý là trong Vật lý Địa cầu sử dụng các quan sát động đất tích lũy được để phân tách sóng truyền qua các lớp và dựng ra hình ảnh bên trong Trái Đất, và cũng được gọi là Seismic Tomography. Đo đạc và xử lý số liệu. Các điểm nguồn (ĐN) và điểm thu (ĐT) bố trí trong hố khoan, hầm lò và/hoặc trên mặt đất, sao cho đủ tia chiếu trùm lên đối tượng. Kết quả đo là các đường ghi địa chấn, được đưa vào phần mềm vạch sóng (Pick) để thu được thời gian truyền của sóng dọc Tp, đôi khi lấy cả sóng ngang Ts, và cường độ sóng Ap, As tương ứng. Số liệu đó cùng với tọa độ XYZ của ĐN và ĐT được nhập vào phần mềm Tomography để thực hiện giải ngược. Ví dụ "phần mềm GeoTomCG" của GeoTom, LLC (Mỹ) là phần mềm giải 3D cho địa chấn chiếu sóng. Chiếu sóng với nguồn trong hố khoan, thu sóng bằng hai dãy thu giao nhau trên mặt đất, giải bằng GeoTomCG. Kết quả được biểu diễn ra sẽ tự động là một mặt cắt 2D, các mặt cắt, hay khối 3D. Có hai điểm cần chú ý khi thiết kế đo thực địa: Tại Việt Nam phép đo này đã được Liên đoàn Vật lý Địa chất thực hiện khi tham gia khảo sát công trường xây dựng Formosa Vũng Áng năm 2010.
{ "split": 0, "title": "Địa chấn chiếu sóng", "token_count": 404 }
835
Title: Địa chất Sao Hỏa Địa chất của Sao Hỏa là nghiên cứu bề mặt, lớp vỏ, và lõi bên trong hành tinh Sao Hỏa. Nó nhấn mạnh các thành phần, cấu trúc, lịch sử, và các quá trình vật lý hình hành tinh. Nó hoàn toàn tương tự như các lĩnh vực địa chất trên Trái Đất. Trong khoa học hành tinh, thuật ngữ địa chất được sử dụng trong nghĩa rộng của nó có nghĩa là các nghiên cứu của các phần cứng rắn của các hành tinh và Mặt Trăng. Thuật ngữ này kết hợp các khía cạnh của địa vật lý, địa hóa học, khoáng vật, đo đạc và bản đồ. Một từ mới, areology "Sao Hỏa học", từ tiếng Hy Lạp Ares (Mars), đôi khi xuất hiện như một từ đồng nghĩa với địa chất của Sao Hỏa trong các phương tiện truyền thông phổ biến và các công trình khoa học viễn tưởng (ví dụ, bộ ba Sao Hỏa của Kim Stanley Robinson), nhưng hiếm khi được sử dụng bởi các nhà địa chất và các nhà khoa học nghiên cứu hành tinh. Hầu hết các kiến thức hiện tại của chúng ta về địa chất trên Sao Hỏa xuất phát từ việc nghiên cứu địa hình và các tính năng suy luận (địa hình) nhìn thấy trong hình ảnh được chụp bởi các vệ tinh nhân tạo. Sao Hỏa có một số đặc điểm bề mặt khác biệt, ở quy mô lớn cho biết các quá trình địa chất đã hoạt động trên hành tinh này theo thời gian. Phần này chỉ ra một số khu vực địa chất học lớn hơn của Sao Hỏa. Cùng với nhau, các khu vực này chỉ ra các hoạt động địa chất chủ yếu liên quan đến các hoạt động núi lửa, kiến tạo địa tầng, nước đóng băng, và tác động lên hình thành hành tinh trên quy mô toàn cầu. Hệ thống núi lửa Tharsis Montes và Elysium.
{ "split": 0, "title": "Địa chất Sao Hỏa", "token_count": 408 }
836
Title: Địa chất Sao Hỏa Trải dài ranh giới phân đôi ở phía bán cầu tây Sao Hỏa là một hệ thống lớn núi lửa kiến tạo được gọi là Tharsis Montes và Tharsis đang to dần lên. Cấu trúc cao bao la trải rộng với đường kính lên đến hàng nghìn cây số và chiếm khoảng 25% bề mặt của hành tinh. Có độ cao trung bình 7–10 km, Tharsis có cao độ cao nhất trên các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Ba ngọn núi lửa khổng lồ gồm: Ascraeus Mons, Pavonis Mons và Arsia Mons (được gọi chung là Tharsis Montes), nằm liên tục theo hướng Đông Bắc - Tây Nam dọc theo đỉnh đang cao lên. Alba Mons rộng lớn (trước đây được gọi là Alba Patera) chiếm phần phía bắc của khu vực. Núi lửa dạng khiên lớn Olympus Mons nằm cách xa khối nhô chính, ở rìa phía tây của hệ thống. Sức nặng lớn của khối núi Tharsis đã tạo một áp lực lớn trên thạch quyển của hành tinh. Kết quả là hình thành các hình thành các đứt gã phát triển rộng (địa hào và thung lũng tách giãn) tỏa ra ngoài từ trung tâm Tharsis, kéo dài nửa vòng cầu hành tinh. Một trung tâm núi lửa nhỏ hơn nằm vài ngàn cây số về phía tây Tharsis là Elysium. Núi lửa Elysium phức tạp có đường kính khoảng 2.000 km và bao gồm ba núi lửa chính, Elysium Mons, Hecates Tholus và Albor Tholus. Nhóm núi lửa Elysium được cho là có sự khác biệt hơn Tharsis Montes, trong đó phát triển cổ của nó có liên quan đến cả dung nham và pyroclastics.
{ "split": 1, "title": "Địa chất Sao Hỏa", "token_count": 389 }
837
Title: Địa chất cấu trúc Địa chất cấu trúc hay địa chất cấu tạo là nghiên cứu về sự phân bố ba chiều không gian của các đơn vị đá liên quan đến lịch sử biến dạng của chúng. Mục tiêu chính của địa chất cấu trúc là sử dụng các đo đạc hình học của đá ngày nay để khám phá các thông tin về lịch sử biến dạng (sức căng) trong các loại đá, và cuối cùng là để hiểu về trường ứng suất dẫn đến sức căng và các dạng hình học được quan sát. Hiểu biết về động lực học của trường ứng suất có thể liên kết với các sự kiện quan trọng về địa chất trong quá khứ; một mục tiêu chung là tìm hiểu sự tiến hóa cấu trúc của một khu vực cụ thể liên quan đến các mô hình biến dạng đá phổ biến rộng trong khu vực (như kiến tạo sơn, tách giãn) do kiến tạo mảng. Sử dụng và tầm quan trọng. Nghiên cứu về các cấu trục địa chất có tầm quan trọng then chốt trong lĩnh vực địa chất kinh tế, cả trong địa chất dầu khí lẫn địa chất khai thác mỏ. Các tầng đá uốn nếp và đứt gãy thường tạo thành các loại bẫy tích tụ và tập trung các dạng chất lưu như dầu mỏ và khí tự nhiên. Tương tự, các khu vực phức tạp về cấu trúc và đứt gãy là đáng chú ý trong vai trò của các khu vực có thể thấm đối với các chất lưu nhiệt dịch, dẫn đến các khu vực tập trung của các khoáng sàng quặng kim loại quý và kim loại thường. Các mạch khoáng vật chứa các kim loại khác nhau thường chiếm các đứt gãy và khe nứt trong các khu vực phức tạp về cấu trúc. Những vùng đứt gãy và có khe nứt cấu trúc này thường xuất hiện gắn với đá hỏa sinh xâm nhập. Chúng cũng thường xuất hiện xung quanh các phức hợp mạch địa chất và các đặc điểm sụp đổ như hố sụp cổ đại. Các khoáng sàng vàng, bạc, đồng, chì, kẽm và các kim loại khác thường được tìm được ở những khu vực phức tạp về cấu trúc.
{ "split": 0, "title": "Địa chất cấu trúc", "token_count": 450 }
838
Title: Địa chất cấu trúc Địa chất cấu trúc là một phần quan trọng của địa chất kỹ thuật, liên quan đến các tính chất cơ lý của đá tự nhiên. Các loại cơ cấu và các khuyết tật cấu trúc như đứt gãy, nếp uốn, phân phiến và thớ nứt là những điểm yếu bên trong của đá có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của các công trình kỹ thuật của con người như đập, đoạn đường xẻ qua núi, các mỏ khai thác lộ thiên hay khai thác hầm lò và các đường hầm. Rủi ro địa kỹ thuật, bao gồm cả rủi ro động đất, chỉ có thể được điều tra bằng cách kiểm tra sự kết hợp giữa địa chất cấu trúc và địa mạo. Bên cạnh đó, các khu vực cảnh quan karst nằm trên các hang động ngầm, các hố sụp tiềm năng hoặc các địa điểm sụp đổ khác có tầm quan trọng đặc biệt đối với các nhà khoa học này. Ngoài ra, các khu vực có độ dốc lớn có nguy cơ sụp đổ hoặc nguy hiểm sạt lở đất. Các nhà địa chất môi trường và địa chất thủy văn cần áp dụng các nguyên lý của địa chất cấu trúc để hiểu cách các vị trí địa chất tác động (hoặc bị tác động bởi) dòng chảy và sự xâm nhập của nước ngầm. Ví dụ, một nhà thủy văn học có thể cần xác định xem sự rò rỉ các chất độc hại từ bãi thải có xuất hiện trong khu dân cư hay khoaang hoặc nước mặn có thấm vào tầng ngậm nước hay không. Kiến tạo mảng là một lý thuyết được phát triển trong thập niên 1960, mô tả sự chuyển động của các lục địa bằng cách chia tách và va chạm của các mảng lớp vỏ Trái Đất. Theo nghĩa này, nó là địa chất cấu trúc ở quy mô hành tinh và được sử dụng xuyên suốt địa chất cấu trúc như là một khung chung để phân tích và hiểu các đặc điểm ở quy mô toàn cầu, khu vực và địa phương. Phương pháp. Các nhà địa chất cấu trúc sử dụng nhiều phương pháp để đo đạc hình học đá, tiếp theo là tái tạo lịch sử biến dạng của nó và sau đó ước tính trường ứng suất dẫn đến biến dạng đó. Hình học.
{ "split": 1, "title": "Địa chất cấu trúc", "token_count": 484 }
839
Title: Địa chất cấu trúc Các tập hợp dữ liệu chính cho địa chất cấu trúc được thu thập tại hiện trường. Các nhà địa chất cấu trúc đo đạc một loạt các đặc trưng phẳng (như các mặt phẳng vỉa, các mặt phẳng phân phiến, các mặt phẳng trục uốn nếp, các mặt phẳng đứt gãy và các thớ nứt), cũng như các đặc trưng tuyến tính (như các định tuyến giãn dài, trong đó các khoáng vật được kéo dài dễ uốn; các trục uốn nếp; và các định tuyến giao cắt, là dấu vết của một đặc trưng phẳng trên một bề mặt phẳng khác). Các quy ước đo đạc. Độ nghiêng của một cấu trúc phẳng trong địa chất được đo bằng "đường phương và góc dốc". Đường phương ("strike") là đường giao cắt giữa một đặc trưng phẳng và mặt phẳng nằm ngang, được thực hiện theo quy ước bàn tay phải, còn góc dốc ("dip") là biên độ của độ nghiêng phía dưới mặt phẳng nằm ngang, được kẻ vuông góc với đường phương. Ví dụ: đường phương 25 độ về phía đông của hướng bắc, góc dốc 45 độ về phía đông nam, theo quy ước quốc tế được ghi là N25E, 45SE. Ngoài ra, góc dốc và hướng dốc cũng có thể được sử dụng vì điều này là tuyệt đối. Hướng dốc được đo theo 360 độ, thường theo chiều kim đồng hồ từ hướng chính bắc. Ví dụ, góc dốc 45 độ về phía góc phương vị 115 độ, được ghi là 45/115. Lưu ý rằng điều này là giống như ví dụ trên đây. Thuật ngữ "góc lệch" ("hade") đôi khi được sử dụng và nó là độ lệch của mặt phẳng so với phương thẳng đứng (90° - góc dốc). Độ chúc ("plunge") của trục nếp uốn được đo theo góc dốc và hướng dốc (nói một cách chặt chẽ thì đó là độ chúc và góc phương vị của độ chúc). Hướng của mặt phẳng trục nếp uốn được đo theo đường phương và góc dốc hoặc góc dốc và hướng dốc.
{ "split": 2, "title": "Địa chất cấu trúc", "token_count": 473 }
840
Title: Địa chất cấu trúc Các định tuyến được đo theo góc dốc và hướng dốc, nếu điều này là có thể. Thông thường xuất hiện của các định tuyến được thể hiện trên một bề mặt phẳng và có thể khó đo đạc trực tiếp. Trong trường hợp này, định tuyến có thể được đo từ phương nằm ngang dưới dạng "góc xiên" hay "góc vẹo" ("rake" hay "pitch") trên bề mặt. Góc xiên được đo bằng cách đặt một thước đo góc phẳng lên trên bề mặt phẳng, với cạnh phẳng nằm theo phương ngang và đo góc của định tuyến theo chiều kim đồng hồ từ phương ngang. Hướng của định tuyến sau đó có thể được tính toán từ thông tin góc xiên và đường phương-góc dốc của mặt phẳng mà từ đó nó được đo, bằng cách sử dụng phép chiếu lập thể. Nếu một đứt gãy có các định tuyến hình thành do chuyển động trên mặt phẳng, ví dụ như các mặt trượt, điều này được ghi lại như là một định tuyến, với một góc xiên, và được chú giải như là chỉ báo của xê dịch trên đứt gãy. Nói chung, việc ghi lại thông tin đường phương và góc dốc của các cấu trúc phẳng theo định dạng góc dốc/hướng dốc là dễ dàng hơn vì điều này sẽ phù hợp với tất cả các thông tin cấu trúc khác mà người ta có thể ghi về các nếp uốn hay định tuyến v.v., mặc dù vẫn có những ưu thế nhất định trong việc sử dụng các định dạng khác có phân biệt giữa các dữ liệu phẳng và các dữ liệu tuyến tính. Các quy ước mặt phẳng, cơ cấu, nếp uốn và biến dạng. Quy ước để phân tích địa chất cấu trúc là nhận dạng các cấu trúc phẳng, thường được gọi là "cơ cấu phẳng" vì điều này ngụ ý một sự hình thành có kết cấu, các cấu trúc tuyến tính, và từ phân tích các cấu trúc này tìm ra manh mối biến dạng.
{ "split": 3, "title": "Địa chất cấu trúc", "token_count": 438 }
841
Title: Địa chất cấu trúc Các cấu trúc phẳng được đặt tên theo thứ tự hình thành của chúng, với lớp trầm tích ban đầu thấp nhất ở S0. Thường thì không thể xác định S0 trong các loại đá đã biến dạng cao, do đó việc đánh số có thể được bắt đầu bằng một số tùy ý hoặc đưa ra một chữ cái (ví dụ SA). Trong trường hợp có sự phân phiến mặt phẳng vỉa do biến chất vùi lấp hoặc tạo đá trầm tích gây ra thì điều này có thể được đánh số như là S0a. Nếu có các nếp uốn, chúng được đánh số là F1, F2 v.v…. Nói chung thì sự phân phiến mặt phẳng trục hoặc thớ chẻ của một nếp uốn được tạo ra trong quá trình uốn nếp và quy ước về đánh số phải phù hợp. Ví dụ: nếp uốn F2 phải có sự phân phiến trục S2. Các biến dạng được đánh số theo thứ tự hình thành của chúng với chữ D biểu thị sự kiện biến dạng. Ví dụ: D1, D2, D3. Các nếp uốn và phân phiến, do chúng được hình thành bởi các sự kiện biến dạng, phải tương quan với các sự kiện này. Ví dụ: nếp uốn F2, với phân phiến mặt phẳng trục S2 sẽ là kết quả của biến dạng D 2. Các sự kiện biến chất có thể kéo dài qua nhiều biến dạng. Đôi khi, rất hữu ích khi xác định chúng tương tự như các đặc trưng cấu trúc mà chúng chịu trách nhiệm, ví dụ: M2. Điều này là có thể bằng cách quan sát sự hình thành biến tinh ban trạng trong các thớ chẻ với niên đại biến dạng đã biết, bằng cách nhận dạng các tập hợp khoáng vật biến chất được tạo ra bởi các sự kiện khác nhau, hoặc thông qua địa thời học. Các định tuyến giao cắt trong đá, vì chúng là sản phẩm của sự giao cắt của hai cấu trúc phẳng, được đặt tên theo hai cấu trúc phẳng mà từ đó chúng được hình thành. Chẳng hạn, định tuyến giao cắt của thớ chẻ S1 và vỉa là định tuyến giao cắt L1-0 (còn được gọi là định tuyến thớ chẻ-vỉa).
{ "split": 4, "title": "Địa chất cấu trúc", "token_count": 484 }
842
Title: Địa chất cấu trúc Các định tuyến kéo dài có thể khó định lượng, đặc biệt là trong các loại đá dễ uốn có độ giãn dài cao, nơi thông tin phân phiến được bảo toàn ở mức tối thiểu. Trong trường hợp có thể, khi chúng tương quan với các biến dạng (do chỉ một ít biến dạng được hình thành trong các nếp gấp và nhiều biến dạng không gắn chặt với các phân phiến phẳng), chúng có thể được nhận dạng tương tự như các bề mặt phẳng và các nếp uốn, ví dụ: L1, L2. Để thuận tiện, một số nhà địa chất thích chú giải chúng với ký tự dưới "s" (như Ls1) để phân biệt chúng với các định tuyến giao cắt, mặc dù điều này thường là dư thừa. Phép chiếu lập thể. Phép chiếu lập thể là một phương pháp để phân tích bản chất và định hướng của các ứng suất biến dạng, của các đơn vị thạch học và cơ cấu xâm lấn, trong đó các đặc trưng tuyến tính và các đặc trưng phẳng (các số ghi đường phương và góc dốc cấu trúc, thường được lấy bằng cách sử dụng la bàn đo độ nghiêng) đi qua một hình cầu tưởng tượng được vẽ trên hình chiếu lưới hai chiều, tạo điều kiện cho việc phân tích tổng thể hơn của một tập hợp các đo đạc. Cấu trúc vĩ mô của đá. Ở quy mô lớn, địa chất cấu trúc là nghiên cứu về sự tương tác ba chiều và mối quan hệ của các phân vị địa tầng trong phạm vi các địa thể của các khu vực đá hoặc địa chất. Nhánh này của địa chất cấu trúc chủ yếu liên quan đến định hướng, biến dạng và các mối quan hệ của địa tầng (tạo vỉa), có thể là đứt gãy, nếp uốn hoặc tạo ra một phân phiến bởi một sự kiện kiến tạo nào đó. Nó chủ yếu là một môn khoa học hình học, từ đó có thể tạo ra "mặt cắt ngang" và các "mô hình khối" ba chiều của các loại đá, các khu vực, các địa thể và các bộ phận của lớp vỏ Trái Đất.
{ "split": 5, "title": "Địa chất cấu trúc", "token_count": 457 }
843
Title: Địa chất cấu trúc Nghiên cứu cấu trúc khu vực là quan trọng trong sự hiểu biết kiến tạo sơn, kiến tạo mảng và cụ thể hơn là trong các ngành công nghiệp thăm dò-khai thác dầu khí và khoáng vật, do các cấu trúc như đứt gãy, nếp uốn và bất chỉnh hợp là các kiểm soát chính đối với khoáng hóa quặng và các bẫy dầu. Cấu trúc khu vực hiện đại đang được điều tra bằng cách sử dụng chụp cắt lớp địa chấn và phản xạ địa chấn theo ba chiều, cung cấp hình ảnh không gì sánh được về phần bên trong Trái Đất, các đứt gãy và lớp vỏ sâu của nó. Thông tin thêm từ địa vật lý như hấp dẫn và từ trường từ trên không có thể cung cấp thông tin về bản chất của các loại đá nằm trong lớp vỏ sâu được chụp lại. Cấu trúc vi mô của đá. Cấu trúc vi mô của đá hoặc "kết cấu" của đá được các nhà địa chất cấu trúc nghiên cứu ở quy mô nhỏ để cung cấp thông tin chi tiết chủ yếu về đá biến chất và một số đặc trưng của đá trầm tích, thường xuyên nhất nếu chúng đã bị uốn nếp. Nghiên cứu kết cấu liên quan đến đo đạc và mô tả đặc điểm của các phân phiến hay cắt khấc, các khoáng vật biến chất và mối quan hệ thời gian giữa các đặc trưng cấu trúc này và các đặc trưng khoáng vật học. Thông thường, điều này liên quan đến việc thu thập thủ công các mẫu vật, có thể được cắt để cung cấp các tiết diện mỏng thạch văn học để được phân tích dưới kính hiển vi thạch văn học. Phân tích vi cấu trúc cũng tìm thấy ứng dụng trong phân tích thống kê đa quy mô, nhằm phân tích một số đặc trưng đá cho thấy sự bất biến quy mô. Động học. Các nhà địa chất sử dụng các đo đạc hình học đá để hiểu về lịch sử sức căng trong các loại đá. Sức căng này có thể dưới dạng đứt gãy giòn, uốn nếp mềm và biến dạng cắt. Biến dạng giòn diễn ra ở lớp vỏ nông, còn biến dạng mềm diễn ra ở lớp vỏ sâu hơn, nơi mà nhiệt độ và áp suất cao hơn. Trường sức căng.
{ "split": 6, "title": "Địa chất cấu trúc", "token_count": 481 }
844
Title: Địa chất cấu trúc Bằng cách tìm hiểu về các mối quan hệ cấu thành giữa ứng suất và sức căng trong đá, các nhà địa chất có thể diễn dịch các mô hình biến dạng đá đã quan sát thành trường ứng suất trong quá khứ địa chất. Danh sách các đặc trưng sau đây thường được sử dụng để xác định các trường ứng suất từ các cấu trúc biến dạng. Đặc điểm của tính chất cơ học của đá. Các tính chất cơ học của đá đóng một vai trò quan trọng trong các cấu trúc hình thành trong quá trình biến dạng sâu bên dưới lớp vỏ Trái Đất. Điều kiện tồn tại của đá sẽ dẫn tới các cấu trúc khác nhau mà các nhà địa chất quan sát được trên mặt đất tại hiện trường. Lĩnh vực của địa chất cấu trúc là cố gắng liên hệ các thành tạo mà con người nhìn thấy với những thay đổi mà đá đã trải qua để có được cấu trúc cuối cùng này. Hiểu biết về các điều kiện biến dạng dẫn tới các cấu trúc như vậy có thể làm sáng tỏ lịch sử biến dạng của đá. Nhiệt độ và áp suất có vai trò rất lớn trong sự biến dạng của đá. Ở các điều kiện nhiệt độ và áp suất cực cao của lớp vỏ Trái Đất thì đá là mềm và dễ uốn. Chúng có thể uốn cong, uốn nếp hay gãy. Các điều kiện quan trọng khác góp phần hình thành cấu trúc của đá dưới lòng đất là trường ứng suất và sức căng. Đường cong ứng suất-sức căng. Ứng suất là một áp lực, được định nghĩa là một lực có hướng trên một diện tích. Khi đá chịu ứng suất thì nó sẽ thay đổi hình dạng. Khi ứng suất được giải phóng, đá có thể trở lại hình dạng ban đầu hoặc không. Sự thay đổi hình dạng đó được định lượng bằng sức căng, là sự thay đổi chiều dài so với chiều dài ban đầu của vật liệu theo một chiều nào đó. Ứng suất gây ra sức căng để cuối cùng dẫn đến một cấu trúc được thay đổi.
{ "split": 7, "title": "Địa chất cấu trúc", "token_count": 420 }
845
Title: Địa chất cấu trúc Biến dạng đàn hồi đề cập đến một biến dạng thuận nghịch. Nói cách khác, khi sức căng trên đá được giải phóng thì đá sẽ trở lại hình dạng ban đầu. Tính đàn hồi thuận nghịch và tuyến tính liên quan đến việc kéo giãn, nén hay làm biến dạng các liên kết nguyên tử. Do không có sự phá vỡ các liên kết nên vật liệu sẽ quay trở lại hình dạng ban đầu khi lực được giải phóng. Loại biến dạng này được mô hình hóa bằng cách sử dụng mối quan hệ tuyến tính giữa ứng suất và sức căng, tức là mối quan hệ Hooke. Trong đó σ biểu thị ứng suất, formula_2 biểu thị sức căng và E là môđun/suất đàn hồi, một đại lượng phụ thuộc vào loại vật liệu. Trên thực tế, mô đun đàn hồi là thước đo độ bền của các liên kết nguyên tử. Biến dạng dẻo nói tới biến dạng không thuận nghịch. Mối quan hệ giữa ứng suất và sức căng đối với biến dạng vĩnh viễn là không tuyến tính. Ứng suất đã gây ra sự thay đổi hình dạng vĩnh viễn trong vật liệu do liên quan đến việc phá vỡ các liên kết nguyên tử. Một cơ chế của biến dạng dẻo là sự chuyển động của các biến vị do một ứng suất tác động. Do về cơ bản đá là các kết tập của các khoáng vật, người ta có thể coi chúng là các vật liệu đa tinh thể. Các biến vị là một dạng khuyết tật tinh thể học, bao gồm thừa hoặc thiếu một nửa mặt phẳng của các nguyên tử trong mảng tuần hoàn của các nguyên tử tạo ra mạng tinh thể. Các biến vị có trong tất cả các vật liệu tinh thể học có trong thực tế. Độ cứng. Rất khó định lượng độ cứng. Nó là một thước đo khả năng chống biến dạng, cụ thể là sự biến dạng vĩnh viễn. Có tiền lệ coi độ cứng là một phẩm chất bề mặt, là thước đo độ mài mòn hoặc khả năng chống xước bề mặt của vật liệu. Tuy nhiên, nếu vật liệu được thử nghiệm đồng nhất về thành phần và cấu trúc, thì bề mặt của vật liệu chỉ dày vài lớp nguyên tử và các đo đạc là của vật liệu dạng khối. Do đó, các đo đạc bề mặt đơn giản mang lại thông tin về các tính chất của khối lớn. Các cách đo độ cứng bao gồm:
{ "split": 8, "title": "Địa chất cấu trúc", "token_count": 503 }
846
Title: Địa chất cấu trúc Độ cứng vết lõm thường được sử dụng trong luyện kim và khoa học vật liệu và có thể được coi là khả năng chống lại sự xuyên sâu của vật tạo vết lõm. Độ dai. Độ dai có thể được mô tả tốt nhất bằng khả năng chống nứt của vật liệu. Trong quá trình biến dạng dẻo, vật liệu hấp thụ năng lượng cho đến khi xuất hiện đứt gãy. Khu vực dưới đường cong ứng suất-sức căng là công cần thiết để làm đứt gãy vật liệu. Mô đun/suất độ dai được định nghĩa là: Trong đó formula_4 là độ bền kéo cực hạn và formula_5 là sức căng khi đứt gãy. Môđun là mức năng lượng tối đa trên một đơn vị thể tích mà vật liệu có thể hấp thụ nhưng không bị đứt gãy. Từ phương trình mô đun, để có độ dai lớn thì độ bền cao và độ dẻo cao là cần thiết. Hai thuộc tính này thường loại trừ lẫn nhau. Vật liệu dòn có độ dai thấp vì biến dạng dẻo thấp làm giảm sức căng (độ dẻo thấp). Các cách đo độ dai bao gồm: Biến dạng đàn hồi. Biến dạng đàn hồi là thước đo năng lượng đàn hồi được hấp thụ của vật liệu chịu ứng suất. Nói cách khác, công bên ngoài thực hiện trên vật liệu trong quá trình biến dạng. Khu vực dưới phần đàn hồi của đường cong ứng suất-biến dạng là năng lượng sức căng được hấp thụ trên một đơn vị thể tích. Mô đun/suất biến dạng đàn hồi được định nghĩa là: trong đó formula_7 là độ bền chảy của vật liệu và E là môđun đàn hồi của vật liệu. Để tăng biến dạng đàn hồi, người ta cần tăng độ bền chảy đàn hồi và giảm mô đun đàn hồi.
{ "split": 9, "title": "Địa chất cấu trúc", "token_count": 401 }
847
Title: Địa lý Lesotho Lesotho là quốc gia đồi núi và không giáp biển tại khu vực Nam Phi. Lãnh thổ Lesotho nằm trọn trong Cộng hòa Nam Phi. Tổng chiều dài biên giới là . Lesotho có diện tích khoảng , với diện tích bề mặt nước không đáng kể. Đặc điểm địa lý nổi bật nhất của Lesotho, ngoài việc nó được bao trọn bởi Nam Phi, là việc nó là quốc gia độc lập duy nhất trên thế giới có toàn bộ lãnh thổ cao trên . Điểm thấp nhất cao , điểm thấp nhất cao nhất của một quốc gia trên thế giới. Vì độ cao như vậy, khí hậu Lesotho lạnh hơn so với các nơi có cùng vĩ độ. Vị trí. Lesotho là một quốc gia tại vùng Nam Phi, đứng thứ 141 trên thế giới về diện tích, với tổng diện tích , và diện tích bề mặt nước không đáng kể. Lesotho được vây quanh bởi Cộng hòa Nam Phi, khiến nó trở thành một trong ba quốc gia nằm trọn trong quốc gia khác; hai quốc gia kia là San Marino và Thành Vatican, cả hai nằm tại bán đảo Ý. Tổng chiều dài biên giới . Việc bị bao trọn cũng có nghĩa Lesotho không giáp biển và phải phụ thuộc nhiều vào Nam Phi. Thành phổ cảng lớn gần nhất với Lesotho là Durban. Địa vật lý. Lesotho có thể được chia làm ba vùng địa lý: vùng "đất thấp", chạy dọc theo bờ nam sông Caledon, và thung lũng sông Senqu; vùng đất cao được tạo nên bởi các dãy núi Drakensberg và Maloti tại miền đông và trung đất nước; và vùng "chuyển tiếp", tức nơi chuyển giao giữa vùng đất cao và đất thấp. Nơi thấp nhất (1400 m) là điểm giao nhau giữa sông Makhaleng và Orange (Senqu) (tại biên giới với Nam Phi). Lesotho là quốc gia độc lập duy nhất nằm toàn bộ trên . Điểm cao nhất là núi Thabana Ntlenyana, đạt độ cao . Hơn 80% Lesotho nằm trên .
{ "split": 0, "title": "Địa lý Lesotho", "token_count": 448 }
848
Title: Địa lý Lesotho Dù diện tích mặt nước của Lesotho là con số rất bé, những con sông chạy dọc đất nước có vai trò quan trọng. Phần nhiều thu nhập xuất khẩu của Lesotho đến từ nước, và thủy điện giúp cung cấp phần lớn điện. Sông Orange khởi nguồn từ dãy Drakensberg ở đông bắc Lesotho và chảy dọc qua toàn bộ đất nước, chảy qua huyện Mohale's Hoek rồi đến lãnh thổ Nam Phi tại. Sông Caledon đánh dấu biên giới tây bắc với Nam Phi. Những con sông khác gồm Malibamatso, Matsoku và Senqunyane. Địa chính trị. Lesotho được chia làm 10 huyện hành chính, mỗi huyện có một thủ phủ, gọi là camptown. 10 huyện tiếp tục được chia thành 80 khu vực bầu cử, gồm 129 hội đồng khu vực. Các huyện (theo thứ tự bảng chữ cái): Khí hậu. Vì độ cao, Lesotho lạnh hơn những nơi có cùng vĩ độ trên thế giới. Lesotho có khí hậu lục địa, với mùa hè nóng và mùa đông lạnh. Maseru và những vùng lân cận đạt vào mùa hè. Mùa đông lạnh, xuống tới tại vùng đất thấp và tại vùng đất cao. Lượng mưa hàng năm là từ khoảng tại các thung lũng đất thấp đến khoảng tại biên giới bắc và đông giáp với Nam Phi. Đa số lượng mưa là từ những cơn dông mùa hè: 85% lượng mưa hàng năm rơi từ tháng 10 đến tháng 4. Mùa đông-giữa tháng 5 và tháng 9-thường rất khô. Tuyết thường rơi tại thung lũng (từ tháng 5-9); những núi cao nhận lượng tuyết đáng kể suốt cả năm. Lượng mưa hàng năm thất thường, có thể dẫn đến hạn hán và lũ lụt.
{ "split": 1, "title": "Địa lý Lesotho", "token_count": 386 }
849
Title: Địa lý Tây Ban Nha Tây Ban Nha nằm ở phía tây nam của châu Âu và chiếm khoảng 84% diện tích bán đảo Iberia. Nó có tổng diện tích là , trong đó là đất liền và là mặt nước. Tây Ban Nha nằm giữa vĩ độ 26° đến 44° bắc, và 19° tây đến 5° đông. Quốc gia này sở hữu một bờ biển thuộc Đại Tây Dương dài . Dãy núi Pyrenees kéo dài từ Địa Trung Hải đến vịnh Biscay. Phần tận cùng phía nam của Tây Ban Nha là eo biển Gibraltar, chia cắt Tây Ban Nha cùng phần còn lại của châu Âu với Maroc ở Bắc Phi; phần hẹp nhất của eo biển này chỉ có . Ngoài bán đảo Iberia, còn một số lãnh thổ của Tây Ban Nha như quần đảo Balearic trong Địa Trung Hải, quần đảo Canary ở phía tây nam, cách bờ biển miền Nam Maroc khoảng hơn 100 km, và 5 vùng chủ quyền ở hải ngoại thuộc bờ biển của Maroc: Ceuta, Melilla, Islas Chafarinas, Peñón de Alhucemas, và Peñón de Vélez de la Gomera.
{ "split": 0, "title": "Địa lý Tây Ban Nha", "token_count": 249 }
850
Title: Địa lý Vương quốc Liên hiệp Anh Vương quốc Anh là một quốc gia có chủ quyền nằm ngoài khơi bờ biển phía tây bắc của châu Âu lục địa. Với tổng diện tích khoảng , Vương quốc Anh chiếm phần lớn của Quần đảo Anh và bao gồm Đảo Anh, một phần sáu phía đông bắc của đảo Ireland và nhiều đảo nhỏ hơn đảo xung quanh. Đây là lớn thứ 7 thế giới đảo quốc. Các khu vực đại lục nằm giữa vĩ độ 49°N và 59°N (Quần đảo Shetland đạt tới gần 61°N) và kinh độ 8°W tới 2°E. Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich, tại Đông Nam Luân Đôn, là điểm xác định của kinh tuyến gốc. Vương quốc Anh nằm giữa Bắc Đại Tây Dương và Biển Bắc, và nằm trong của bờ biển phía tây bắc của Pháp, từ đó nó được phân tách bằng Eo biển Manche. Nó chia sẻ 499 km ranh giới đất liền quốc tế với Cộng hòa Ireland. Đường hầm eo biển Manche chắn bên dưới Kênh tiếng Anh, liên kết Vương quốc Anh với Pháp.
{ "split": 0, "title": "Địa lý Vương quốc Liên hiệp Anh", "token_count": 241 }
851
Title: Địa lý Việt Nam Địa lý Việt Nam là các đặc điểm địa lý của nước Việt Nam, một quốc gia nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, trung tâm khu vực Đông Nam Á. Diện tích Việt Nam là 331.698 km². Biên giới Việt Nam trên đất liền dài 4.639 km, giáp với vịnh Thái Lan ở phía tây nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia ở phía tây. Hình dáng Việt Nam trên bản đồ có dạng hình chữ S, khoảng cách từ bắc tới nam (theo đường chim bay) là 1.650 km và vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây nằm ở Đồng Hới (Quảng Bình) với chưa đầy 50 km. Đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo. Ngoài vùng nội thủy, Việt Nam tuyên bố 12 hải lý lãnh hải, thêm 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và cuối cùng là thềm lục địa. Vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km² biển Đông. Địa hình. Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới với địa hình phần lớn là đồi núi (chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ), chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích. Tính trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1.000 m) chiếm tới 85% diện tích. Địa hình núi cao (trên 2.000 m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước. Cấu trúc địa hình khá đa dạng nhờ vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Đất đai có thể dùng cho nông nghiệp chiếm chưa tới 20%. Đất nước bị chia thành miền núi, vùng đồng bằng sông Hồng ở phía bắc; dãy Trường Sơn, Tây Nguyên, đồng bằng duyên hải miền trung, và đồng bằng sông Cửu Long ở phía nam. Đồng bằng ven biển.
{ "split": 0, "title": "Địa lý Việt Nam", "token_count": 447 }
852
Title: Địa lý Việt Nam Những vùng đồng bằng thấp và phẳng ven biển trải dài từ phía nam đồng bằng sông Hồng tới châu thổ sông Cửu Long. Ở phía đất liền, dãy Trường Sơn mọc dựng đứng trên bờ biển, các mũi của nó ở nhiều chỗ chạy xiên ra biển. Nói chung mảnh đất ven biển khá màu mỡ và được canh tác dày đặc. Biển Đông là một vùng biển lớn, tương đối kín, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. Biển Đông rộng gấp nhiều lần phần đất liền và có giá trị to lớn về nhiều mặt. Cần phải có kế hoạch khai thác và bảo vệ biển tốt hơn để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng bằng Sông Cửu Long. Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng cực nam của Việt Nam, còn được gọi là Vùng đồng bằng sông Mê Kông, Vùng đồng bằng Nam Bộ, Vùng Tây Nam Bộ, Cửu Long hoặc theo cách gọi của người dân Việt Nam ngắn gọn là Miền Tây, có 2 thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2019, Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng có tổng diện tích các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lớn nhất Việt Nam (40.547,2 km² và có tổng dân số toàn vùng là 17.273.630 người. Đồng bằng sông Cửu Long chỉ chiếm 13% diện tích cả nước nhưng chiếm gần 18% dân số cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn cả nước (năm 2015 tăng 7,8% trong khi cả nước tăng 6,8%). Chỉ riêng lúa đã chiếm 47% diện tích và 56% sản lượng lúa cả nước; xuất khẩu gạo từ toàn vùng chiếm tới 90% sản lượng. Chưa kể thủy sản chiếm 70% diện tích, 40% sản lượng và 60% xuất khẩu cả nước... Tuy nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long đứng về phương diện thu nhập vẫn còn nghèo hơn cả nước: thu nhập bình quân đầu người với mức 40,2 triệu đồng (cả nước là 47,9 triệu đồng/người/năm).
{ "split": 1, "title": "Địa lý Việt Nam", "token_count": 507 }
853
Title: Địa lý Việt Nam Đồng bằng Sông Hồng. Sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, dài khoảng 1.200 km. Hai hợp lưu là sông Lô và sông Đà cùng góp phần vào lưu lượng hàng năm trung bình lên tới 3.000 mét khối mỗi giây. Con số này có thể tăng lên gấp 60 lần vào mùa mưa. Vùng châu thổ dựa lưng vào vùng trung du và thượng du núi non. Cao độ của vùng châu thổ chỉ khoảng hơn ba mét so với mực nước biển, thậm chí đa phần chỉ là một mét hay còn thấp hơn nữa. Vì là đất thấp nên châu thổ hay bị lũ lụt; ở một số nơi mức nước lụt đã từng dâng ngập làng mạc dưới 14 mét nước. Qua nhiều thế kỷ, việc phòng lụt đã trở thành một công việc gắn liền với văn hóa và kinh tế của vùng. Hệ thống đê điều và kênh mương rộng lớn đã được xây dựng để chứa nước sông Hồng và để tưới tiêu cho vùng châu thổ giàu lúa gạo này cùng để tháo nước khi bị lụt. Hệ thống này sau nhiều thế hệ đã góp phần duy trì mật độ dân số cao ở đồng bằng sông Hồng và làm tăng gấp đôi diện tích có thể canh tác lúa nước ở đây. Trung du và miền núi. Phía Đông Bắc, Tây Bắc và Tây Việt Nam là vùng miền núi và trung du bao gồm nhiều dãy núi, khối núi, cao nguyên và các đồi. Đây là nơi sinh sống của nhiều nhóm dân tộc thiểu số. Dãy núi lớn ở đây là Hoàng Liên Sơn ở miền Bắc và Trường Sơn ở miền Trung. Nhiều ngọn núi có độ cao trên 2.000 mét, trong đó Fansipan là ngọn cao nhất, lên tới 3.143 mét. Ở vùng Đông Bắc và miền Trung, nhiều dãy núi chạy ra biển, tạo thành những cảnh quan tự nhiên tráng lệ, hùng vĩ.
{ "split": 2, "title": "Địa lý Việt Nam", "token_count": 396 }
854
Title: Địa lý Việt Nam Đồng bằng sông Hồng có hình tam giác với diện tích 15.000 km vuông, hơi nhỏ hơn nhưng lại đông dân hơn đồng bằng sông Cửu Long. Thời trước nó là một vịnh nhỏ của vịnh Bắc Bộ, dần dần được bồi đắp nhờ khối lượng phù sa lắng đọng khổng lồ của các con sông thuộc hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình, qua hàng nghìn năm khiến mỗi năm lấn thêm ra biển khoảng một trăm mét. Đây là nơi sinh sống của tổ tiên người Việt. Trước năm 1975, đồng bằng sông Hồng chiếm 70% sản lượng nông nghiệp và 80% sản lượng công nghiệp miền bắc Việt Nam. Đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích 40.000 km², là một đồng bằng thấp. Mọi vị trí trên đồng bằng này không cao hơn 3 mét so với mực nước biển. Đồng bằng bị chia cắt dọc ngang bởi nhiều con kênh và các con sông. Con sông mang nặng phù sa trên mọi nhánh chằng chịt của nó làm cho đồng bằng hàng năm tiến thêm về phía biển 60 đến 80 mét. Các con sông bồi đắp nên đồng bằng này thuộc hệ thống sông Cửu Long và hệ thống sông Đồng Nai. Một nguồn thông tin chính thức của Việt Nam ước tính rằng khối lượng phù sa lắng động hàng năm là khoảng 1 tỷ mét khối, hay gần gấp 13 lần khối lượng phù sa lắng đọng của sông Hồng. Khoảng 10.000 km² đồng bằng hiện được dùng cho canh tác lúa gạo, biến đây trở thành một trong những vùng sản xuất lúa gạo lớn trên thế giới. Mũi phía nam, được gọi là mũi Cà Mau, hay mũi Bãi Bung, là nơi có mật độ rừng rậm cao và các đầm lầy đước. Các miền tự nhiên. Lãnh thổ Việt Nam phần trên đất liền gồm ba miền tự nhiên (có những đặc điểm địa hình, động thực vật, khí hậu chung trong miền), đó là: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ; Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ; Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Đặc điểm cơ bản của vùng này là: có quan hệ mật thiết với lục địa Hoa Nam (Trung Quốc) về mặt địa chất - kiến tạo và chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc.
{ "split": 3, "title": "Địa lý Việt Nam", "token_count": 483 }
855
Title: Địa lý Việt Nam Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp với độ cao trung bình 600 m. Hướng vòng cung của các dãy núi và các thung lũng sông là nét nổi bật trong cấu trúc sơn văn của miền. Địa hình karst khá phổ biến. Hướng nghiêng chung là tây bắc - đông nam với các bề mặt địa hình thấp dần ra biển và sự hợp lưu của các dòng sông lớn khiến cho đồng bằng mở rộng. Địa hình bờ biển đa dạng: nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo. Vùng biển nông, tuy nhiên vẫn có vịnh nước sâu thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. Tài nguyên khoáng sản: giàu than, sắt, thiếc, wolfram, chì, bạc, kẽm, vật liệu xây dựng... Vùng thềm lục địa Bắc Bộ có bể dầu khí sông Hồng. Sự xâm nhập mạnh của gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh. Đặc điểm này được thể hiện ở sự hạ thấp đai cao cận nhiệt đới (có nhiều loài cây phương Bắc) và sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa. Sự bất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính bất ổn cao của thời tiết là những trở ngại lớn của vùng. Các vùng miền. Việt Nam được chia thành 3 miền và 8 vùng: "đôi khi 2 vùng Tây Bắc và Đông Bắc được gộp chung thành Trung du và miền núi phía Bắc" Khí hậu.
{ "split": 4, "title": "Địa lý Việt Nam", "token_count": 315 }
856
Title: Địa lý Việt Nam Dọc theo lãnh thổ trải dài khí hậu Việt Nam phân bố thành 3 vùng: miền bắc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, miền trung mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong khi miền nam nằm trong vùng nhiệt đới xavan. Khí hậu Việt Nam có độ ẩm tương đối trung bình 84-100% cả năm. Tuy nhiên, vì có sự khác biệt về vĩ độ và sự khác biệt địa hình nên khí hậu có khuynh hướng khác biệt nhau khá rõ nét theo từng vùng. Trong mùa đông hay mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa thường thổi từ phía đông bắc dọc theo bờ biển Trung Quốc, qua vịnh Bắc Bộ, luôn theo các thung lũng sông giữa các cánh cung núi ở Đông Bắc mang theo nhiều hơi ẩm; vì vậy ở đa số các vùng việc phân biệt mùa đông là mùa khô chỉ là khi đem nó so sánh với mùa mưa hay mùa hè. Trong thời gian gió mùa tây nam mùa hè, xảy ra từ tháng 5 đến tháng 10, không khí nóng từ sa mạc Gobi phát triển xa về phía bắc, khiến không khí ẩm từ biển tràn vào trong đất liền gây nên mưa nhiều. Lượng mưa hàng năm ở mọi vùng đều lớn dao động từ 120 đến 300 cm và ở một số nơi có thể gây nên lũ. Gần 90% lượng mưa đổ xuống vào mùa hè. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở đồng bằng nói chung hơi cao hơn so với vùng núi và cao nguyên. Dao động nhiệt độ từ mức thấp nhất là 5°C từ tháng 12 đến tháng 1, tháng lạnh nhất, cho tới hơn 37 °C vào tháng 7, tháng nóng nhất. Sự phân chia mùa ở nửa phía bắc rõ rệt hơn nửa phía nam, nơi mà chỉ ngoại trừ vùng cao nguyên, nhiệt độ mùa chỉ chênh lệch vài độ, thường trong khoảng 21-28 °C. Diện tích và biên giới. Các số liệu chính. Diện tích: 331.212 km² Chiều dài đường biên giới trên đất liền: 4.639 km Đường bờ biển: 3.260 km (không tính các đảo) Vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán: Độ cao:
{ "split": 5, "title": "Địa lý Việt Nam", "token_count": 477 }
857
Title: Địa lý Việt Nam Biên giới với Lào, được quy định dựa trên cơ sở dân tộc, giữa những vị vua cai trị Việt Nam và Lào vào giữa thế kỷ XVII, đã được định nghĩa chính thức bằng một hiệp ước phân định ranh giới ký kết năm 1977 và được phê chuẩn năm 1986. Biên giới với Campuchia, được xác định từ thời người Pháp sáp nhập vùng phía tây đồng bằng sông Cửu Long năm 1867, hiện hầu như vẫn không thay đổi nhiều. Theo Việt Nam, một số vấn đề biên giới còn tồn tại cuối cùng đã được giải quyết vào giai đoạn 1982-1985. Biên giới trên đất liền và trên biển với Trung Quốc, được phác ra theo những hiệp ước Pháp-Thanh năm 1887 và 1895, là "đường biên giới" mà Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đồng ý tôn trọng vào năm 1957-1958. Tuy nhiên, tháng 2 năm 1979, tiếp sau cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979, Việt Nam đã tuyên bố rằng từ năm 1957 trở về sau Trung Quốc đã gây ra nhiều vụ xung đột ở biên giới như một phần trong chính sách chống Việt Nam của họ và ý định thực hiện chủ nghĩa bành trướng ở Đông Nam Á. Trong số những sự vi phạm lãnh thổ được nêu ra có việc Trung Quốc chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956 và chiếm toàn bộ quần đảo vào ngày 19 tháng 1 năm 1974. Hiện Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này và hiện vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Tại quần đảo Trường Sa, ngoài Việt Nam thì còn 5 bên tuyên bố chủ quyền là Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Philippines, Malaysia và Brunei. Các điểm cực. Điểm cực bắc. Điểm cực bắc trên đất liền của Việt Nam nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang tại tọa độ (). Điểm cực nam. Điểm cực nam trên đất liền của Việt Nam nằm ở xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau tại tọa độ (). Điểm cực nam trên biển của Việt Nam nằm ở Hòn Đá Lẻ, quần đảo Hòn Khoai, tỉnh Cà Mau (điểm A2 của Đường cơ sở Việt Nam) tại tọa độ (). Điểm cực tây.
{ "split": 6, "title": "Địa lý Việt Nam", "token_count": 502 }
858
Title: Địa lý Việt Nam Điểm cực tây trên đất liền của Việt Nam nằm ở A Pa Chải - Tá Miếu, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (ngã ba biên giới Việt - Trung - Lào) tại tọa độ (). Điểm cực đông. Điểm cực đông trên đất liền của Việt Nam nằm ở mũi Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa tại tọa độ () (không nên nhầm với mũi Điện ở Phú Yên). Nếu tính cả quần đảo Trường Sa thì điểm cực đông của Việt Nam (hiện đang kiểm soát) nằm tại Hải đăng Tiên Nữ trên đá Tiên Nữ thuộc quần đảo này tại tọa độ (). Những vấn đề môi trường. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia Việt Nam được thực hiện định kỳ 5 năm một lần, báo cáo gần đây nhất là năm 2010. Giữa các năm đó là những báo cáo môi trường chuyên đề. Theo đó, các vấn đề môi trường nổi cộm là ô nhiễm chất hữu cơ trong nước mặt của các lưu vực sông có nhiều khu công nghiệp và đô thị đông đúc, hàm lượng chất hữu cơ và coliform chảy qua các khu vực này cao hơn tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam 2-3 lần; Ô nhiễm nông nghiệp do sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật quá mức; Đa dạng sinh học suy giảm nghiêm trọng, 80% rạn san hô nằm trong tình trạng xấu, diện tích thảm cỏ biển suy giảm 40-60% so với thời kỳ trước năm 1990. Các vấn đề về an ninh môi trường của Việt Nam chưa được đánh giá như an ninh nguồn nước, ô nhiễm xuyên biên giới chưa được kiểm soát, các loài ngoại lai xâm lấn và các loài biến đổi gen xâm lấn. Đường cơ sở biển của Việt Nam. Đường cơ sở của Việt Nam gồm có 11 đoạn, bắt đầu từ vùng nước lịch sử Việt Nam-Campuchia, đi qua quần đảo Thổ Chu, Hòn Khoai, Côn Đảo, Đảo Phú Quý, mũi Đôi, mũi Đại Lãnh, hòn Ông Căn, đảo Lý Sơn, đảo Cồn Cỏ.
{ "split": 7, "title": "Địa lý Việt Nam", "token_count": 460 }
859
Title: Địa lý hàng hải Địa lý hàng hải là một tập hợp các thuật ngữ được sử dụng bởi các đơn vị hải quân thuộc quân đội nhằm xác định một cách không chính thức ba vùng hàng hải: "nước nâu", "nước xanh lục" và "nước xanh dương". Việc phân định ranh giới của các khu vực này gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là do yếu tố xác định ranh giới bên ngoài của chúng chịu tác động bởi các điều kiện địa lý, thủy văn cũng như các đặc điểm của vũ khí và phương tiện xác định kẻ thù tiềm năng của hải quân. Định nghĩa. Các yếu tố của địa lý hàng hải được xác định một cách không chính thức và định nghĩa của chúng liên tục thay đổi trong suốt chiều dài lịch sử. Sự kiện Naval Operations Concept năm 2010 của Hoa Kỳ đã định nghĩa "nước xanh dương" là "đại dương rộng mở", "nước xanh lục" là "vùng nước ven biển, cảng và bến cảng" và "nước nâu" là "các con sông có thể điều hướng và cửa sông của chúng". Theo quan điểm của Robert Rubel từ Cao đẳng Hải chiến Hải quân Hoa Kỳ, định nghĩa về "nước nâu" còn bao gồm cả các vịnh. Trong quá khứ, các nhà bình luận quân sự Hoa Kỳ đã mở rộng phạm vi vùng "nước nâu" ra tính từ bờ biển.
{ "split": 0, "title": "Địa lý hàng hải", "token_count": 295 }
860
Title: Địa lý hàng hải Trong Chiến tranh Lạnh, "nước xanh lục" biểu thị những khu vực đại dương mà lực lượng hải quân có thể chạm trán với máy bay trên đất liền, pháo binh vùng "nước nâu" và pháo binh trên đất liền. Sự phát triển của máy bay ném bom tầm xa cùng với tên lửa chống hạm đã biến hầu hết các đại dương thành "nước xanh lục", đồng nghĩa với việc thuật ngữ này có thể biến mất. Sau Chiến tranh Lạnh, các lực lượng đặc nhiệm đổ bộ của Hoa Kỳ đôi khi được gọi là "hải quân nước xanh lục", trái ngược với các nhóm tác chiến tàu sân bay thuộc "hải quân nước xanh dương". Sự khác biệt này biến mất khi các mối đe dọa ngày càng tăng ở những vùng nước ven biển, buộc các tàu đổ bộ phải hoạt động xa bờ hơn cũng như thực hiện các cuộc tấn công bằng máy bay trực thăng và máy bay cánh quạt trục xoay từ phía bên kia đường chân trời. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của các tàu được thiết kế để hoạt động ở những vùng biển như vậy - tàu khu trục lớp "Zumwalt" và các tàu chiến đấu ven biển. Rubel đã đề xuất định nghĩa lại "nước xanh lục" là những khu vực đại dương quá nguy hiểm đối với các đơn vị hải quân có giá trị quan trọng, đòi hỏi sức mạnh tấn công phải được phân tán vào các tàu nhỏ hơn như tàu ngầm có thể sử dụng khả năng tàng hình và các đặc điểm khác để sống sót. Theo chương trình của ông, "nước nâu" sẽ là những khu vực mà các đơn vị vượt biển hoàn toàn không thể hoạt động được, bao gồm sông, bãi mìn, eo biển và các điểm tắc nghẽn khác Các vùng hàng hải. Nước nâu. Môi trường "nước nâu" kéo dài từ bờ biển đến cuối thềm lục địa. Hải quân nước nâu là một lực lượng hàng hải tập trung vào các hoạt động ven biển và chủ yếu có vai trò phòng thủ. Thuật ngữ "nước nâu" hoặc "đại dương nâu" cũng được các nhà khí tượng học dùng để chỉ những vùng đất ngập nước gian triều, nơi mà ranh giới giữa đại dương và đất liền không được phân chia rõ ràng. Nước xanh lục.
{ "split": 1, "title": "Địa lý hàng hải", "token_count": 489 }
861
Title: Địa lý hàng hải Môi trường "nước xanh lục" kéo dài từ rìa ngoài của vùng "nước nâu" qua bất kỳ thềm lục địa, đảo và quần đảo nào; phạm vi tối đa có lẽ cách bờ vài trăm dặm. Đây là khu vực hàng hải quan trọng nhất, bao gồm hầu hết các tuyến giao thông vận tải ven biển, lãnh hải, phần lớn các mối quan tâm về lực lượng cảnh sát biển, hải quan, môi trường và kinh tế của một quốc gia. Hải quân nước xanh lục là một lực lượng hàng hải có khả năng phòng thủ theo chiều sâu của quốc gia cũng như có khả năng tấn công đáng kể trong lãnh thổ của mình. Nước xanh dương. Môi trường "nước xanh dương" kéo dài từ rìa ngoài của vùng "nước xanh lục" đến đại dương sâu thẳm của thế giới. Hải quân nước xanh dương là một lực lượng hàng hải có khả năng thể hiện sức mạnh của quốc gia mình trên phạm vi toàn thế giới. Chính sách nước xanh dương là một triết lý chính trị lâu đời ở Vương quốc Anh vào thế kỷ 18, được áp dụng nhằm nâng cao sức mạnh của quốc gia thông qua việc sử dụng Hải quân Hoàng gia Anh, mặc dù thuật ngữ "nước xanh dương" không xuất hiện cho đến tận năm 1834.
{ "split": 2, "title": "Địa lý hàng hải", "token_count": 278 }
862
Title: Địa lý tích hợp Địa lý tích hợp (còn được gọi là địa lý môi trường hoặc địa lý môi trường-con người) là một môn khoa học về địa lý mô tả và giải thích các khía cạnh không gian thuộc về các tương tác giữa các cá nhân hoặc xã hội và môi trường tự nhiên của họ, được gọi là hệ thống môi trường con người tích hợp. Nguồn gốc. Bộ môn này đòi hỏi sự hiểu biết về động lực của địa lý tự nhiên, cũng như các cách thức mà xã hội loài người khái niệm hóa môi trường (địa lý nhân văn). Như vậy, ở một mức độ nhất định, nó có thể được xem như là một bộ môn kế nhiệm của "Physische Anthropogeographie" (tiếng Anh: "vật lý nhân trắc học") - một thuật ngữ do nhà địa lý Albrecht Penck đến từ Đại học Vienna đặt vào năm 1924 -Và địa lý sinh thái văn hóa hoặc sinh thái nhân văn (Harlan H. Barrow 1923). Địa lý tích hợp ở Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi trường phái của Carl O. Sauer (Berkeley), người có quan điểm khá lịch sử và Gilbert F. White (Chicago), người đã phát triển một quan điểm có tính ứng dụng cao hơn. Địa lý tích hợp (cũng là địa lý môi trường hoặc địa lý môi trường-con người) là một nhánh của bộ môn khoa học địa lý mô tả và giải thích các khía cạnh không gian của các tương tác giữa các cá nhân hoặc xã hội và môi trường tự nhiên của họ, được gọi là hệ thống môi trường con người kết hợp. Tiêu điểm.
{ "split": 0, "title": "Địa lý tích hợp", "token_count": 349 }
863
Title: Địa lý tích hợp Các liên kết giữa địa lý của con người và vật lý đã một lần rõ ràng hơn so với ngày nay. Khi kinh nghiệm của con người về thế giới ngày càng được phát triển bởi công nghệ, các mối quan hệ giữa con người và môi trường thường bị che khuất. Do đó, địa lý tích hợp đại diện cho một bộ công cụ phân tích cực kỳ quan trọng để đánh giá tác động của sự hiện diện của con người đối với môi trường. Điều này được thực hiện bằng cách đo lường kết quả hoạt động của con người trên các địa hình và chu kỳ tự nhiên. Các phương pháp mà thông tin này thu được bao gồm viễn thám và hệ thống thông tin địa lý. Địa lý tích hợp giúp chúng ta suy ngẫm về môi trường về mối quan hệ của nó với con người. Với địa lý tích hợp, chúng ta có thể phân tích các quan điểm khoa học xã hội và nhân văn khác nhau và cách sử dụng chúng trong việc tìm hiểu quá trình môi trường của con người. Do đó, nó được coi là nhánh thứ ba của địa lý, các nhánh khác là địa lý vật lý và địa lý con người.
{ "split": 1, "title": "Địa lý tích hợp", "token_count": 243 }
864
Title: Địa lý ven biển Địa lý ven biển là ngành khoa học nghiên cừu những vùng biến đổi liên tục giữa đại dương và đất liền, bao gồm cả địa lý tự nhiên (ví dụ như địa mạo học, địa chất học và hải dương học ven biển) và địa lý nhân văn (xã hội học và lịch sử) ven biển. Nó cũng bao hàm cả việc hiểu những quá trình thời tiết ven biển, cụ thể là chuyển động sóng, hoạt động trầm tích và thời tiết, và cái cách mà con người tương tác với bờ biển. Các quá trình sinh học. Cụ thể ở các vùng nhiệt đới, thực vật và động vật không chỉ gây ảnh hưởng tới việc phong hóa của đá mà bản thân chúng còn là nguồn của trầm tích. Vỏ và xương của nhiều sinh vật có cấu tạo từ calci cacbonat và khi chúng bị phân giải chúng hình thành nên trầm tích, đá vôi và đất sét. Các quá trình vật lý. Quá trình phong hóa vật lý chính trên bãi biển là phát triển pha lê muối. Gió mang muối lên trên đá, tại đó nó bị hấp thụ vào trong những lỗ và khe nứt nhỏ bên trong tảng đá. Tại đó nước bốc hơi và muối kết tinh lại, tạo nên áp lực và thường làm vỡ tảng đá ra. Ở một số bãi biển calci cacbonat có khả năng kết hợp với các loại trầm tích khác để tạo nên đá bờ biển và ở những vùng ấm hơn thì thành đụn cát. Xói mòn do gió là một dạng của xói mòn, bụi và cát được mang đi xugn quanh trong không khí và dần dần xói mòn đá, điều này xảy ra theo cùng một cách với ở biển nơi muối và cát bị cuốn lên trên đá.
{ "split": 0, "title": "Địa lý ven biển", "token_count": 378 }
865
Title: Địa vật lý hố khoan Địa vật lý hố khoan còn gọi là địa vật lý lỗ khoan, địa vật lý giếng khoan (tiếng Anh: "Borehole Logging" hay "Well Logging"), là một lĩnh vực của Địa vật lý thăm dò, thực hiện các quan sát đo đạc địa vật lý trong hố khoan, từ đó phân tích, giải đoán tài liệu để phân chia đất đá trong không gian quanh hố khoan theo thành phần, tính chất, trạng thái, và xác định các tham số vật lý của chúng. Kết quả phân tích được liên kết với cột địa tầng hố khoan và biểu diễn báo cáo ở dạng "Biểu đồ địa vật lý hố khoan", còn gọi là "Băng ghi địa vật lý hố khoan". Địa vật lý hố khoan được dùng trong khảo sát địa chất tổng quát, trong tìm kiếm dầu khí, khoáng sản, nước ngầm, nước khoáng, địa nhiệt, địa chất công trình, địa chất môi trường - tai biến tự nhiên. Tại Việt Nam nhiều người gọi nó là "ca-rô-ta", là cách gọi theo tiếng Nga "Каротаж" khi kỹ thuật địa chất từ Liên Xô (cũ) nhập vào miền bắc Việt Nam hồi những năm 1957-1965. Đây vốn là thuật ngữ có gốc là tiếng Pháp "Carottage". Hiện nay tại Nga thiên về dùng thuật ngữ ', và tại Pháp thì dùng ' để chỉ Địa vật lý hố khoan. Lịch sử. Conrad và Marcel Schlumberger, người sáng lập Schlumberger Ltd vào năm 1926, được coi là phát minh của "địa vật lý điện hố khoan". Vào ngày 05/09/1927 một thành viên đội thăm dò đã thả các điện cực xuống hố khoan ở Pechelbronn, Alsace, Pháp, thu được kết quả "địa vật lý hố khoan" (logging) đầu tiên. Máy móc thiết bị. Các thiết bị "địa vật lý hố khoan" có 3 thành phần chính: Yêu cầu chịu áp suất của đầu đo được đặc trưng bằng độ sâu làm việc lớn nhất, và dẫn đến ngày nay có các hệ thống đo ≤150 m (ít dùng), ≤500 m, ≤1000 m, ≤1500 m và ≥1500 m.
{ "split": 0, "title": "Địa vật lý hố khoan", "token_count": 500 }
866
Title: Địa vật lý hố khoan Trong thời gian dài từ lúc ra đời đến những năm 1970 (tại Việt Nam thì đến 1995), các đầu đo thực hiện đo tín hiệu tương tự, truyền tín hiệu bằng cáp nhiều ruột, dẫn lên máy ghi bút mực trên băng giấy. Số đường ghi đồng thời lúc đầu là 2, sau tăng lên 4. Thiết bị thì rất cồng kềnh, còn việc đo đạc tốn nhiều thời gian, đặc biệt là phải đo lại khi số liệu tràn thang hoặc quá nhỏ. Tiếp theo là thời kỳ mã hóa tín hiệu thành xung tần số (Biến đổi A-F) truyền lên bằng cáp đồng trục với 4 kênh đo, phân biệt nhau bằng cực tính và biên độ, và có điều phối tránh mất xung. Khối điều khiển trên mặt đất thực hiện tách xung, đếm tần số xung, lưu trữ trên băng cassette số, và ghi băng ghi giấy kiểm tra. Tài liệu bắt đầu được phân tích bằng phần mềm trên máy tính lớn. Đây là bước chuyển đổi mang tính cách mạng, giảm trọng lượng thiết bị xuống mức có thể mang vác, và đã tránh được việc đo lại do lỗi chọn thang đo. Từ cuối những năm 1980 các đầu đo (Sensor) được modul hóa, thực hiện số hóa tại chỗ và chuyển tới khối giao tiếp, từ đó truyền lên bằng cáp đồng trục theo giao thức số, qua khối điều khiển tới máy tính, lúc đầu là máy chuyên dụng và nay là laptop. Một lần đo có thể ghép nhiều modul, thực hiện hàng chục kênh đo nếu ghép được về nguyên lý đo, còn người đo máy có thể chỉ cần đo một lần cho nhóm phương pháp đó. Ví dụ Matrix Borehole Logging Systems, sản phẩm liên kết của Advanced Logic Technology (Luxembourg) và Mount Sopris Instruments Co. (Mỹ). Tài liệu được phân tích bằng phần mềm chạy trên PC như WellCAD. Đồng thời, kỹ thuật Đo đạc trong khi khoan (Logging while drilling - LWD) được phát triển trong thăm dò dầu khí, sử dụng các công cụ và thiết bị đo đạc gắn vào đầu khoan (Bottom hole assembly - BHA), với hai dạng: Các phương pháp.
{ "split": 1, "title": "Địa vật lý hố khoan", "token_count": 477 }
867
Title: Địa vật lý hố khoan Các phương pháp đo được thực thi ở đầu đo. Cùng với phương pháp truyền thống, thì những phương pháp mới đang được nghiên cứu phát triển. Các trang web giới thiệu về các phương tiện điển hình cho thăm dò khoáng sản có "Downhole Probes" của hãng Mount Sopris Instruments hay Robertson Geologging Ltd, và cho thăm dò dầu khí có Schlumberger, Surface and Downhole Logging. Các phương pháp điện. Đo điện trở suất. "Đo điện trở suất hố khoan" (Resistivity log) thực hiện theo cơ sở lý thuyết của Thăm dò Điện trở, bố trí hệ điện cực trong đầu đo ở hố khoan, nhằm thu được thông tin "điện trở suất" của đất đá. Nó là một trong các "phép đo chủ chốt" có mặt trong hầu hết các chuyến đo địa vật lý hố khoan, góp phần khẳng định hay hiệu đính cột địa tầng hố khoan. Vì khi khoan, đất đá quanh thành hố khoan bị nứt vỡ với mức độ khác nhau. Sau đó sự xâm nhập của nước làm điện trở suất giảm tùy theo mức nứt vỡ quanh hố khoan. Để xác định điện trở suất của đới "đất đá nguyên dạng", cũng như bán kính các đới nứt vỡ quanh hố khoan, thì dùng Đầu đo điện đa điểm với các phân bố cực đo 8-16-32-64 inch. Ví dụ đầu đo "QL40-ELOG 8-16-32-64” normal resistivity probe" cho ra số liệu SP và 4 số liệu điện trở suất của 4 khoảng thu phát 8-16-32-64".
{ "split": 2, "title": "Địa vật lý hố khoan", "token_count": 367 }
868
Title: Địa vật lý hố khoan Đo điện trở suất và phân cực kích thích thực hiện với hệ đo 3 cực, lưỡng cực MN ở dưới, các cực A ở trên, còn cực B ở trên mặt đất, đặt ở nơi tiếp đất tốt và cách xa miệng hố khoan cỡ trên chục mét. Mặt khác để thuận tiện cho đo đạc, người ta tráo đổi cực thu ↔ phát và dùng "dòng đảo chiều có kỳ nghỉ", phát vào lưỡng cực MN và quan sát thế ở các cực A1, A2... so với cực B. Nó đảm bảo điều kiện tiếp địa ở cực phát dòng thực tế không bị thăng giáng, và cho phép đo đồng thời các điện thế điện trở, cũng như tách được điện thế thiên nhiên SP. Khi có nhiều "cực A" thì điện thế SP chỉ lấy ở 1 điện cực, và trong lý lịch đầu đo sẽ chỉ rõ vị trí "điểm đo" SP, và độ dịch so với điểm đo của điện trở suất là vị trí giữa của các cực MN. Đo ảnh điện. "Đo ảnh điện trở suất hố khoan" (Resistivity Imaging) thực hiện theo phương pháp "Mặt cắt ảnh điện" (Resistivity/Chargeability Imaging) trong Thăm dò Điện trở, với "cáp đo đa cực" chế riêng cho hố khoan. Giãn cách điện cực cỡ 0,2 – 2 m. Đo ghi thực hiện bằng máy đo điện đa cực mặt đất. Kết quả giải ra phân bố điện trở suất tỏa tròn quanh hố khoan với bán kính tương tự "độ sâu khảo sát" của hệ cực đã chọn, và không phân biệt được hướng tồn tại dị thường. Nó được ứng dụng cho hố khoan không quá sâu trong tìm kiếm khoáng sản, địa chất thủy văn, địa chất công trình. Đo điện trở dung dịch.
{ "split": 3, "title": "Địa vật lý hố khoan", "token_count": 405 }
869
Title: Địa vật lý hố khoan "Đo điện trở dung dịch hố khoan" (Fluid Resistivity log) thực hiện theo cơ sở lý thuyết của Thăm dò Điện trở, với "hệ vi điện cực" bố trí trong đầu đo ở hố khoan, nhằm thu được thông tin "điện trở suất" của dung dịch khoan, từ đó đánh giá tình trạng thủy văn của đất đá quanh hố khoan. Nó được ứng dụng cho hố khoan không quá sâu trong tìm kiếm nước ngầm, địa chất thủy văn, địa chất công trình. Đo điện phân cực kích thích. "Đo điện phân cực kích thích hố khoan" (Induced polarization log) thực hiện theo cơ sở lý thuyết của Thăm dò điện phân cực kích thích, bố trí hệ điện cực trong đầu đo ở hố khoan, nhằm thu được thông tin "độ nạp" (Chargeability) của đất đá. Kết quả được dùng cho đánh giá bản chất và mức độ triển vọng của đối tượng tìm kiếm các tầng đất đá quan tâm. Nó được ứng dụng cho hố khoan không quá sâu trong tìm kiếm khoáng sản có tính oxy hóa cao như pyrit, graphit, galena, bornit, magnetit, đồng chì kẽm..., trong tìm kiếm nước ngầm, địa chất thủy văn, địa chất công trình. Ví dụ đầu đo QL40-IP Induced Polarization. Đầu này đo đồng thời điện trở suất theo phân bố cực 8-16-32-64", độ nạp tại cực 16" và 64" với 10 cửa sổ, điện trường thiên nhiên (SP) và trở tiếp địa (SPR) tại cực phát A. Đo điện trường thiên nhiên. "Đo điện trường thiên nhiên hố khoan" (Spontaneous potential log) thực hiện theo cơ sở lý thuyết của Thăm dò điện trường thiên nhiên, đo điện thế giữa điện cực M ở đầu đo và điện cực N trên mặt đất. Các điện cực làm bằng vòng chì. Trong thực tế ở nhiều bộ máy nó được đo đồng thời với đo điện trở suất. Các dị thường SP liên quan đến quặng có tính oxy hóa, hoặc nước ngầm thấm lọc. Đo cảm ứng điện từ.
{ "split": 4, "title": "Địa vật lý hố khoan", "token_count": 488 }
870
Title: Địa vật lý hố khoan "Đo cảm ứng điện từ hố khoan" (Induction log) thực hiện theo cơ sở của "Phương pháp điện từ", phát trường điện từ vào đất đá và thu nhận cảm ứng ở các khoảng cách thu khác nhau. Kết quả thu được là độ dẫn điện tính ra mS/m, đặc trưng cho đới quanh thành hố khoan ở bán kính tùy theo tần số làm việc và khoảng cách phát-thu. Ví dụ đầu đo QL40-IND Dual Induction Probe, dùng tần 100 KHz, đo ở hai khoảng cách 50 và 80 cm. Các phương pháp phóng xạ. Đo gamma tự nhiên. "Đo gamma tự nhiên hố khoan" (Gamma ray log) thực hiện theo cơ sở lý thuyết của Thăm dò phóng xạ, đo cường độ bức xạ gamma trong dải năng lượng 0,4 - 2,8 MeV nhằm phát hiện và đánh giá mức độ chứa nguyên tố phóng xạ của đất đá. Ngoài các vùng mỏ phóng xạ urani và thori, thì kali là thành phần của rất nhiều khoáng vật như biotit, mica, muscovit, các khoáng vật sét... và là nguồn tia gamma tự nhiên phổ biến. Vì thế đo gamma tự nhiên là một trong các "phép đo chủ chốt", phục vụ cho phân chia đất đá theo thành phần và địa tầng trong các khảo sát địa chất. Ví dụ đầu đo QL40-GR – Natural Gamma. Đo phổ gamma tự nhiên. "Đo phổ gamma tự nhiên hố khoan" (Gamma ray spectrometry log) thực hiện theo cơ sở lý thuyết của Thăm dò phóng xạ, đo tại hố khoan ở vùng mỏ để đánh giá mức độ chứa kali ở mỏ Kali, hoặc urani hay thori ở mỏ chất phóng xạ. Vì tốc độ đo rất chậm nên có thể chỉ đo tại đoạn quan tâm trong hố khoan. Đầu đo phân tích phổ gamma bố trí các cửa sổ phổ: Kết quả hiển thị ở dạng xung đếm được cũng như trị số hàm lượng quy ước. Ví dụ đầu đo QL40-SGR Spectral Gamma.
{ "split": 5, "title": "Địa vật lý hố khoan", "token_count": 468 }
871
Title: Địa vật lý hố khoan Để kết quả thu được chính xác, hệ thống đo phải được định kỳ "kiểm chuẩn hệ số hàm lượng". Tại Việt Nam có bố trí Trạm kiểm chuẩn ở xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Đo mật độ. "Đo mật độ hố khoan" còn gọi là "đo gamma-gamma" (Density log) thực hiện theo cơ sở lý thuyết của Thăm dò phóng xạ, dùng nguồn tia gamma thường là Cesium Cs137 chiếu vào đất đá. Các tia gamma thứ cấp phát sinh theo Tán xạ Compton (Compton scattering) và Hiệu ứng quang điện (Photoelectric effect) trên các nguyên tử môi trường. Các đất đá có mật độ cao thì phát sinh tia gamma thứ cấp nhiều hơn. Đo gamma ở các khoảng cách gần nguồn và xa nguồn, sẽ xác định được mức độ kích thích này, từ đó tính ra mật độ. Máy sử dụng các khối "mẫu phân cỡ" để thực hiện thủ tục phân cỡ (Calibration), từ đó xác định "hệ số phân cỡ" dùng cho tính và hiện kết quả trực tiếp mật độ đất đá quanh hố khoan ra g/cm³. Độ chính xác đo mật độ phụ thuộc cường độ nguồn chiếu. Các nguồn dưới 20 mCurie cho kết quả định tính, nguồn từ 100 mCurie trở lên cho kết quả định lượng cao. Ví dụ đầu đo QL40-DEN Compensated Dual Density – Caliper. Đo neutron-gamma. "Đo độ rỗng neutron hố khoan" (Neutron porosity log) dùng nguồn neutron chiếu vào đất đá, rồi đo ở các khoảng cách đến nguồn khác nhau của tia gamma, neutron nhiệt tán xạ hay neutron năng lượng cao tán xạ. Sự tán xạ nhạy với lượng hydro trong đất đá, và nó gắn với dầu khí hay nước, mà lượng này gắn liền với "độ rỗng". Dị thường giả có thể có ở nơi có nhiều sét vốn không rỗng nhưng bắt giữ nước cao (Xem thêm: "Formation evaluation neutron porosity"). Đầu dò thường đặt cách nguồn từ 30 cm (12") đến 40 cm (16"). Nếu có hai đầu dò thì cái thứ hai nằm ở khoảng 60 cm (24") để thu mức phông.
{ "split": 6, "title": "Địa vật lý hố khoan", "token_count": 507 }
872
Title: Địa vật lý hố khoan Ví dụ đầu đo QL40-NEU – Neutron Thermal Neutron, dùng nguồn neutron loại Am241Be cường độ 1 đến 3 Curie, khoảng cách đầu dò 35 cm. Các phương pháp từ trường. Đo độ từ cảm. "Đo độ từ cảm hố khoan" (Magnetic Susceptibility log) được thực hiện bằng cách phát trường điện từ xoay chiều cỡ KHz vào đất đá và đo tín hiệu cảm ứng, từ đó tính ra "độ từ cảm" biểu kiến. Dải đo của đầu đo thường là 10−5 đến 10−1 cgs. Phương pháp được dùng cho phân chia địa tầng, đặc biệt là đới chứa "quặng nhiễm từ". Ví dụ đầu đo Bartington BSS-02B Borehole Magnetic Susceptibility Sonde. Các phương pháp âm học. Đo âm thanh (Sonic log). "Đo âm thanh hố khoan" (Sonic log) thực hiện phát sóng âm vào thành hố khoan, và thu nhận sóng ở các khoảng cách nhất định. Các đầu thu phát (probe) được chế tùy theo yêu cầu và mức độ chi tiết nghiên cứu cần đạt được, và thường được các hãng chế tạo thành "probe" thương phẩm. Phần lớn các đo đạc thực hiện xác định sóng đến đầu tiên, tức sóng dọc P. Từ thời gian truyền sóng xác định ra tốc độ truyền sóng V, là đại lượng có quan hệ trực tiếp với "độ rỗng đất đá". Nó phục vụ nghiên cứu địa tầng, đánh giá mức độ chứa dầu khí, và xác định tham số đàn hồi trong địa chất công trình... Hệ thu phát thường có ít nhất 2 điểm thu đặt ở các khoảng cách khác nhau. Có các biến thể chính: Suspension PS Logging. "Suspension PS Logging" hay "PS Log" là một hệ thống đo thí nghiệm địa chấn trong hố khoan sâu trên 50m, nơi phép đo với nguồn trên mặt đất khó với tới được. Nó được các nhà nghiên cứu của "OYO Corporation" (Nhật Bản) phát triển vào giữa những năm 1970.
{ "split": 7, "title": "Địa vật lý hố khoan", "token_count": 461 }
873
Title: Địa vật lý hố khoan Đầu đo gồm có nguồn phát sóng và các đầu thu lắp theo giãn cách cỡ 1m, tổng bề dài 6-7m, nối lên mặt đất bằng cáp nhiều ruột. Khoảng nối các phần tử trên làm bằng vật liệu cách âm (Filter tubes) để ngăn sóng truyền trực tiếp theo đầu đo. Nó không có càng ép thành hố khoan, nên chỉ làm việc ở đoạn có dung dịch khoan. Nguồn phát sóng là một búa điện (Solenoid hammer) phát xung có băng tần 100–1000 Hz, đặt ở dưới cùng. Khi sóng này gặp thành hố khoan sẽ phát sinh trao đổi sóng, cho ra sóng dọc P và sóng ngang SH, lan trong đất đá và khúc xạ về các đầu thu. Kết quả ghi tại mỗi điểm độ sâu là băng ghi, được vạch sóng xác định thời gian truyền tp, ts. Tốc độ truyền sóng được tính cho hai điểm thu cạnh nhau, và tùy theo offset sẽ phản ánh cho đới xa gần quanh thành hố khoan. Các phương pháp khác. Gồm những dạng đo có thể không có nội dung vật lý, nhưng được thực hiện bởi khối điều khiển và tời cáp của hệ thống đo địa vật lý hố khoan. Đo đường kính. "Đo đường kính hố khoan" (Caliper log) bằng đầu đo Caliper, thường có dạng 3 cần chìa ra ba hướng với góc 120°. Đầu đo khép cần được thả xuống đáy hố khoan, sau đó mở cần rồi đo trong hành trình kéo lên. Nó phát hiện các đoạn lở thành do đất yếu, do dung dịch khoan không phù hợp. Ví dụ QL40-CAL 3-Arm Caliper dùng cho hố khoan đường kính 50 – 736 mm (2" - 29"). Đo độ lệch. "Đo độ lệch hố khoan" (Deviation log) nhằm xác định "độ nghiêng" (Inclination) và "phương vị" (Azimuth) thực tế của từng đoạn hố khoan. Nó phục vụ giám sát các hố khoan nghiêng, hoặc để hiệu chỉnh độ sâu cho hố khoan thẳng đứng nhưng thi công bị lệch.
{ "split": 8, "title": "Địa vật lý hố khoan", "token_count": 483 }
874
Title: Địa vật lý hố khoan Các máy thế hệ mới dùng "máy đo từ fluxgate" ba thành phần để xác định phương vị, và gia tốc kế (accelerometer) ba thành phần để xác định độ nghiêng, cho ra số đo liên tục, được số hóa và truyền lên mặt đất. Ví dụ đầu đo Mount Sopris QL40-DEV Borehole Deviation. Đo nhiệt độ. "Đo nhiệt độ hố khoan" (Temperature log) nhằm xác định tình trạng nhiệt trong hố khoan. Tại các hố khoan địa chất thủy văn (tìm kiếm hoặc quan trắc nước ngầm) thì nhiệt độ liên quan đến "dòng chảy" và "thấm lọc" nước. Ví dụ đầu đo QL40-FTC – Fluid Temperature + Conductivity Probe. Chụp ảnh thành hố khoan. "Chụp ảnh thành hố khoan" (Borehole Wall Imaging hay Borehole image logs) thực hiện chụp ảnh dọc thành hố khoan và cho ra ảnh trực quan về thành phần và trạng thái đất đá ở thành hố khoan. Chụp ảnh thực hiện trong hố khoan khô hoặc nước trong không chống. Hệ thống quan sát như đầu chụp ảnh QL40-OBI-2G Optical Televiewer gồm có camera dạng vành tròn (360°), lăng kính và đèn chiếu LED để thu nhận ảnh. Đầu đo còn có đầu dò độ lệch (Deviation) bằng máy từ fluxgate để định hướng, đảm bảo quét được ảnh liên tục và có số liệu phương vị rõ ràng. Nó cung cấp cả số liệu độ nghiêng và phương vị thực tế của từng đoạn. Lấy mẫu thành hố khoan.
{ "split": 9, "title": "Địa vật lý hố khoan", "token_count": 383 }
875
Title: Địa vật lý hố khoan "Lấy mẫu thành hố khoan" dùng ống chứa dãy các đầu đạn có đầu rỗng và dây giữ, đặt trong ô chứa thuốc súng và kíp điện nhỏ, thả xuống độ sâu quan tâm rồi điểm hỏa. Đầu đạn cắm vào thành hố khoan, thu giữ cỡ 1 cm³ đất đá. Nếu đá cứng thì đầu đạn bị "bẹp đầu". Nó được thực hiện nơi khoan bị thiếu mẫu, hoặc có sự thiếu tương hợp giữa địa tầng khoan và kết quả đo địa vật lý hố khoan. Việc lấy mẫu phải quyết định ngay trước khi rời hiện trường. Ngày nay ít dùng vì các phương pháp khác đủ thông tin để thay thế. Xử lý phân tích. Xử lý phân tích là chủ đề rộng như số phương cách đo đạc được áp dụng vào hố khoan. Ngày nay hỗ trợ phân tích được tích hợp trong phần mềm phân tích, như "WellCAD", hiện có version 5.2 (năm 2017), nên công đoạn này được thực hiện nhanh chóng. Hiệu đính độ sâu. Khi đo hố khoan, số liệu thô (Raw Data) được ghi trong Cơ sở dữ liệu theo "độ sâu quy ước". Đó là giá trị được tính theo cảm biến độ sâu cho "điểm tính độ sâu quy ước", trong khi ở dãy các đầu đo lắp nối tiếp nhau, thì vị trí "điểm đo vật lý" đã ở cách đó vài mét. Điểm tính độ sâu quy ước tùy thuộc người đo chọn, chẳng hạn chọn là đầu nối cáp khi nó nằm ở miệng hố thì có độ sâu =0. Hiệu đính độ sâu chỉnh cho số liệu vật lý cụ thể về vị trí đặc trưng của nó, dựa theo độ dịch vị trí của điểm đo với "điểm tính độ sâu quy ước" trên dãy đầu đo. Xác định ranh giới vật lý-địa chất. Xác định ranh giới vật lý-địa chất bằng các "điểm đặc trưng" tại vị trí có giá trị thay đổi mạnh. Nếu ranh giới theo các quan sát khác nhau bị lệch nhau thì phải tìm nguyên nhân. Trong thực tế thì có thể xảy ra địa vật lý, hoặc riêng phép đo nào đó, bị sai do lỗi thi công nào đó. Các phân tích định lượng.
{ "split": 10, "title": "Địa vật lý hố khoan", "token_count": 496 }
876
Title: Địa vật lý hố khoan Các phân tích định lượng thì theo quy trình của phương pháp cụ thể. Chẳng hạn kết quả đo phổ gamma chi tiết được dùng cho tính hàm lượng nguyên tố trong mỏ. Biểu diễn kết quả. Kết quả của tất cả các phép đo, cùng với cột địa tầng hố khoan đã hiệu chỉnh theo địa vật lý, được biểu diễn thành "Băng ghi địa vật lý hố khoan".
{ "split": 11, "title": "Địa vật lý hố khoan", "token_count": 93 }
877
Title: Địch Lệ Nhiệt Ba Địch Lệ Nhiệt Ba (; sinh ngày 3 tháng 6 năm 1992), tên đầy đủ là Địch Lệ Nhiệt Ba - Địch Lực Mộc Lạp Đề (bính âm: Dílìrèbā Dílìmùlātí, giản thể: 迪丽热巴·迪力木拉提, phồn thể: 迪麗热巴·迪力木拉提), là nữ diễn viên, người mẫu người Trung Quốc dân tộc Uyghur. Địch Lệ Nhiệt Ba lớn lên trong một gia đình nghệ thuật , từ nhỏ đã được học vũ đạo, đàn piano và đàn violin. Năm 2014, cô tốt nghiệp Học viện Hí Kịch Thượng Hải khoa biểu diễn. Năm 2013, Địch Lệ Nhiệt Ba ra mắt với vai chính trong bộ phim truyền hình "A Na Nhĩ Hãn". Năm 2014, cô là nữ chính trong bộ phim "Nghịch Quang Chi Luyến". Năm 2015, Địch Lệ Nhiệt Ba dựa vào bộ phim "Người Tình Kim Cương" mà khả năng diễn xuất được công nhận, nâng cao nhân khí, thu hoạch được giải thưởng Nữ diễn viên mới được yêu thích nhất của Quốc Kịch Thịnh Điển 2015. Năm 2016, ngoài bộ phim hiện đại " Ma Lạt Biến Hình Kế "được phát sóng ra thì bộ điện ảnh "Ngạo Kiều Và Định Kiến" cũng giúp cô đạt được giải thưởng Người mới xuất sắc nhất tại Liên hoan Điện ảnh Trung - Anh. Tiểu sử.
{ "split": 0, "title": "Địch Lệ Nhiệt Ba", "token_count": 320 }
878
Title: Địch Lệ Nhiệt Ba Địch Lệ Nhiệt Ba sinh ngày 3 tháng 6 năm 1992 tại Ürümqi, Tân Cương, Trung Quốc. Bố cô là Dilmurat Abdullah, là ca sĩ đơn ca, được trao tặng danh hiệu "Diễn viên hạng nhất quốc gia" thuộc đoàn Ca múa nhạc Tân Cương. Chịu ảnh hưởng lớn từ bố, Địch Lệ Nhiệt Ba từ nhỏ đã tỏ ra hứng thú với các bộ môn nghệ thuật, cô cũng chủ động theo học đàn piano, violin, vũ đạo, các loại hình nghệ thuật. Tên đầy đủ Địch Lệ Nhiệt Ba - Địch Lực Mộc Lạp Đề là tên khai sinh do chính bố cô đặt. Tên gọi này theo tiếng địa phương Duy Ngô Nhĩ mang ý nghĩa là người đẹp của lòng tôi và cũng là hàm ý mà bố cô muốn nhắn gửi cho cả thế giới biết rằng con gái ông ấy là người đẹp yêu dấu nhất trong lòng ông ấy. Năm 2001, Địch Lệ Nhiệt Ba mới 9 tuổi đã được bố đưa đến Học viện Nghệ thuật dự thi, lúc đó cô nghĩ chỉ là tham gia lớp văn nghệ, sau khi trúng tuyển Địch Lệ Nhiệt Ba mới biết đó là Học viện Vũ đạo chuyên nghiệp. Địch Lệ Nhiệt Ba cũng bắt đầu theo học múa dân tộc từ đây. Năm 2007, sau khi tốt nghiệp Trường Trung cấp Nghệ thuật trực thuộc Học viện Nghệ thuật Tân Cương (chuyên ngành biểu diễn múa), cô trở thành diễn viên múa của đoàn Ca múa nhạc Tân Cương. Năm 2009, Địch Lệ Nhiệt Ba học một năm dự bị tại Trường đại học Sư Phạm Đông Bắc, đồng thời trong thời gian này cô tham gia Cuộc thi Tân Ca dành cho các dân tộc thiểu số lần thứ nhất của tỉnh Cát Lâm (吉林省首届少数民族新歌大赛) và đạt được giải ba chung cuộc. Năm 2013, Địch Lệ Nhiệt Ba chính thức ra mắt với vai chính trong bộ phim truyền hình "A Na Nhĩ Hãn". Năm 2014, cô tốt nghiệp Học viện Hí Kịch Thượng Hải khoa biểu diễn và gia nhập công ty Gia Hành Thiên Hạ, bắt đầu bước chân vào giới giải trí. Năm 2020, Địch Lệ Nhiệt Ba cùng với Trịnh Sảng, Dương Mịch, Triệu Lệ Dĩnh được đánh giá là những nữ nghệ sĩ có lưu lượng cao nhất.
{ "split": 1, "title": "Địch Lệ Nhiệt Ba", "token_count": 504 }
879
Title: Địch Lệ Nhiệt Ba Năm 2021-2022, Địch Lệ Nhiệt Ba vẫn luôn giữ vững nhiệt độ và sức hút của mình, cùng với Dương Mịch, Triệu Lệ Dĩnh và Dương Tử trở thành bốn nữ đỉnh lưu hiện tại của Cbiz. Sự nghiệp. 2011 - 2016 - Khởi đầu sự nghiệp. Năm 2011, Địch Lệ Nhiệt Ba được bố đề cử vào vai nữ chính bộ phim truyền hình "A Na Nhĩ Hãn". Năm 2013, bộ phim "A Na Nhĩ Hãn" được phát sóng vào khung giờ vàng của CCTV, đồng thời giành vị trí quán quân về rating phim truyền hình. Địch Lệ Nhiệt Ba cũng chính thức ra mắt làng giải trí Trung Quốc đại lục. Ngày 26 tháng 4 năm 2013, Địch Lệ Nhiệt Ba tham gia buổi họp báo ra mắt phim "A Na Nhĩ Hãn" của đài CCTV được tổ chức tại Bắc Kinh. Địch Lệ Nhiệt Ba xuất hiện trong phim truyền hình "A Na Nhĩ Hãn" với vai nữ chính, đây là lần đầu tiên cô xuất hiện trên màn ảnh. Bộ phim sau khi phát sóng đã nhận được đề cử "Bộ phim xuất sắc nhất" tại Giải Phi thiên lần thứ 30. Cùng năm 2013, Địch Lệ Nhiệt Ba ký hợp đồng cùng với studio Dương Mịch (sau đổi tên là Gia Hành Thiên Hạ) và trở thành nghệ sĩ dưới trướng đàn chị Dương Mịch. Năm 2014, cô nhận được sự chú ý của khán giả sau khi tham gia vai phụ bộ phim cổ trang tiên hiệp ăn khách "Cổ kiếm kỳ đàm". Năm 2015, cô vào vai nữ ngôi sao nổi tiếng Cao Văn trong bộ phim "Người tình kim cương" tham gia diễn xuất cùng Đường Yên, Bi Rain, La Tấn... Nhờ diễn xuất tự nhiên và đáng yêu trong bộ phim này, cô đã nhận được giải "Nữ diễn viên mới được khán giả yêu thích nhất" tại Quốc Kịch Thịnh Điển 2015.
{ "split": 2, "title": "Địch Lệ Nhiệt Ba", "token_count": 419 }
880
Title: Địch Lệ Nhiệt Ba Năm 2016, Địch Lệ Nhiệt Ba đóng vai chính trong bộ phim "Ma Lạt biến hình kế" và đạt giải "Nữ diễn viên mới nổi bật nhất" tại ENAwards 2016 nhờ vai diễn này. Cũng vào năm này, cô tham gia diễn chính trong bộ phim điện ảnh "Ngạo kiều và định kiến" (ra rạp ngày 21 tháng 4 năm 2017), bộ phim giúp cô nhận được giải thưởng "Nữ diễn viên mới xuất sắc nhất" tại Liên hoan phim Điện ảnh Trung - Anh 2016"." 2017 - Trở nên nổi tiếng. Tháng 1 năm 2017, cô đóng vai chính trong "Lý Huệ Trân xinh đẹp" phiên bản Trung Quốc của bộ phim truyền hình Hàn Quốc "Cô nàng xinh đẹp". Bộ phim nhận được phản hồi tích cực trong suốt thời gian phát sóng và có hơn 7 tỷ lượt xem trực tuyến. Ngày 30 tháng 1, cô xuất hiện trong bộ phim cổ trang tình cảm lãng mạn "Tam sinh tam thế thập lý đào hoa" với vai diễn Bạch Phượng Cửu do Dương Mịch và Triệu Hựu Đình thủ vai chính, bộ phim nổi tiếng thu hút người xem tại Trung Quốc và các nước Châu Á, danh tiếng của cô vì vậy cũng được biết đến rộng rãi hơn. Và với vai diễn trong bộ phim này, cô được đề cử vào giải "Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất phim truyền hình" của Giải Bạch Ngọc Lan lần thứ 23. Đến tháng 2, cô tham gia vào chương trình giải trí ăn khách "Keep Running" mùa thứ 5 với tư cách thành viên chính thức (phát sóng ngày 14 tháng 4 - 7 tháng 7 năm 2017). Tháng 4, bộ phim điện ảnh "Ngạo kiều và định kiến" chính thức được phát sóng. Sự thành công của bộ phim đã đưa về cho Địch Lệ Nhiệt Ba giải thưởng "Nữ diễn viên mới xuất sắc nhất" tại Liên hoan phim điện ảnh Trung - Anh. Tháng 8, bộ phim cổ trang lãng mạn "Tần thời lệ nhân minh nguyệt tâm" (sau đổi tên thành "Lệ Cơ Truyện") do cô đóng chính phát sóng.. 2020 - Tập trung sự nghiệp diễn xuất. Năm 2020, Địch Lệ Nhiệt Ba tiến vào 02 đoàn phim.
{ "split": 3, "title": "Địch Lệ Nhiệt Ba", "token_count": 480 }
881
Title: Địch Lệ Nhiệt Ba Ngày 29/3 khai máy bộ phim "Trường Ca Hành". Phim do Địch Lệ Nhiệt Ba đóng cặp cùng Ngô Lỗi. Ngày 27/7 bộ phim chíng thức đóng máy. Ngày 29/9 khai máy bộ phim "Em là niềm kiêu hãnh của anh". Phim do Địch Lệ Nhiệt Ba đóng cùng nam diễn viên Dương Dương, chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Cố Mạn, do chính Cố Mạn làm biên kịch, đạo diễn Vương Chi. Người nhận được danh hiệu sao nữ được yêu thích nhất năm 2020 chính là Địch Lệ Nhiệt Ba. 2021 - Hai vai diễn nổi bật và thành tích phim đột phá. Ngày 06/01 đóng máy bộ phim Em Là Niềm Kiêu Hãnh Của Anh. Ngày 18/02 khai máy bộ phim Ngự Giao Ký. Phim do Địch Lệ Nhiệt Ba đóng chính cùng Nhậm Gia Luân, là bộ phim cổ trang chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Cửu Lộ Phi Hương, kể về thái tử người cá Trường Ý vô tình bị bắt lên bờ và nữ pháp sư thuần yêu Kỷ Vân Hòa. Ngày 06/06 bộ phim chính thức đóng máy. Ngày 20/7 khai máy bộ phim An Lạc Truyện. Phim do Địch Lệ Nhiệt Ba đóng chính cùng Cung Tuấn, là bộ phim cổ trang chuyển thể từ tiểu thuyết Đế Hoàng Thư của tác giải Tinh Linh, kể về thái tử Hàn Diệp và thái tử phi Đế Tử Nguyên (đồng thời cũng là trại chủ Nhậm An Lạc). Ngày 12/11 bộ phim chính thức đóng máy. 2022 - Chuyển mình trong sự nghiệp.
{ "split": 4, "title": "Địch Lệ Nhiệt Ba", "token_count": 355 }
882
Title: Địch Lệ Nhiệt Ba Ngày 08/03, bộ phim Công Tố Tinh Anh chính thức khai máy và công bố đội hình diễn viên. Địch Lệ Nhiệt Ba đảm nhận vai nữ chính - công tố viên An Ni. Đây là bộ phim Trung Quốc đầu tiên nói về đề tài công tố tại Trung Quốc, đồng thời là bộ phim chính kịch trọng điểm do Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc sản xuất. Đối với riêng Địch Lệ Nhiệt Ba, đây là bộ phim chính kịch đầu tiên mà cô đảm nhận vai chính kể từ sau khi nổi tiếng. Trước đó, Địch Lệ Nhiệt Ba từng đảm nhận nữ chính trong bộ phim chính kịch nhỏ do Tân Cương sản xuất - A Na Nhĩ Hãn. Công Tố Tinh Anh chính thức đóng máy ngày 18/06/2022 tại Thành Đô, Trung Quốc. 2023 - Tập trung sự nghiệp sau nửa năm nghỉ ngơi. Ngày 18/01, thương hiệu xa xỉ Christian Dior công bố Địch Lệ Nhiệt Ba trở thành đại sứ thương hiệu khu vực Trung Quốc. Đồng thời cô cũng xuất hiện trong chiến dịch quảng cáo túi xách toàn cầu của thương hiệu bên cạnh nhà văn Chimamanda Ngozi Adichie, đại diện thương hiệu - Công nương xứ Monaco Beatrice Borromeo và đại sứ toàn cầu - nữ diễn viên Anya Taylor. Một tháng rưỡi sau khi công bố là tân Đại sứ thương hiệu khu vực Trung Quốc, Dior tiếp tục dành cho Địch Lệ Nhiệt Ba một danh phận nữa là Người đại diện dòng mỹ phẩm Dior Beauty tại khu vực Trung Quốc. Ngày 12/04, Địch Lệ Nhiệt Ba cùng đoàn làm phim khai máy bộ phim "Hoa Hồng Kiếm Sắc" tại tỉnh Quý Dương, Trung Quốc. Bộ phim với đề tài phá án hình sự là bộ phim chính kịch thứ 3 của Địch Lệ Nhiệt Ba sau A Na Nhĩ Hãn và Công Tố Tinh Anh. Chương trình tạp kỹ. Keep Running (Chạy Nhanh Nào, Anh Em) - Mùa 5.
{ "split": 5, "title": "Địch Lệ Nhiệt Ba", "token_count": 435 }
883
Title: Địch Lệ Nhiệt Ba Ngày 14 tháng 2 năm 2017, "Keep Running" công bố Địch Lệ Nhiệt Ba là thành viên chính thức tham gia chương trình mùa thứ 5, cùng với các thành viên chính khác: Đặng Siêu, Lý Thần, Trần Hách, Trịnh Khải, Vương Tổ Lam, Lộc Hàm, AngelaBaby. Chương trình trực thuộc đài truyền hình Chiết Giang. Go Fighting (Thử Thách Cực Hạn) - Mùa 5. Địch Lệ Nhiệt Ba là thành viên cố định của chương trình "Thử thách cực hạn" mùa thứ 5 cùng các thành viên cố định khác: Huỳnh Lỗi, La Chí Tường, Vương Tuân, Nhạc Vân Bằng, Lôi Giai Âm, Trương Nghệ Hưng. Chương trình trực thuộc đài truyền hình Đông Phương và được phát sóng trực tuyến trên nền tảng Tencent Video. Thời trang Haute Couture. HAUTE COUTURE là cụm từ để chỉ những bộ trang phục độc quyền, đẹp, cầu kỳ, được may theo đơn đặt hàng cho khách, sử dụng các loại chất liệu cao cấp và có giá thành rất cao. Các sản phẩm được làm bằng tay và chủ yếu được sản xuất tại Pháp. Haute Couture là cụm từ có nguồn gốc xuất xứ từ tiếng Pháp, còn theo nghĩa tiếng Anh, cụm từ Haute Couture chính là High Dressmaking, là may đo thiết kế thời trang cao cấp. Để mượn hoặc được tài trợ những trang phục thuộc loại này, ngôi sao hoặc stylist phải có tiếng nói và địa vị trong giới thời trang cao cấp; hoặc ngôi sao là người đại diện, đại sứ, phát ngôn của thương hiệu thời trang là thành viên thuộc Haute Couture. Fandom. Ngày 28/12/2015, fandom Địch Lệ Nhiệt Ba có cái tên chính thức: 爱丽丝 = ALICES = ÁI LỆ TƯ với ý nghĩa "Những người yêu thích Địch Lệ Nhiệt Ba (爱迪丽热巴的粉丝)". Khẩu hiệu của fandom là: 一生热爱, 步履不停! = NHẤT SINH NHIỆT ÁI, BỘ LỮ BẤT ĐÌNH! = Một đời nhiệt ái, không ngừng bước chân!
{ "split": 6, "title": "Địch Lệ Nhiệt Ba", "token_count": 481 }
884
Title: Địch Lệ Nhiệt Ba Trong suốt những năm 2018-2023, Alices luôn nằm trong TOP 5 những fandom khống bình tốt nhất của nữ minh tinh lưu lượng Trung Quốc. Đồng thời, Alices cũng là đội ngũ fan có sức support cho nghệ sĩ nữ mạnh nhất trong giới fandom Trung Quốc. Năm 2022, để mừng sinh nhật Địch Lệ Nhiệt Ba, Alices kết hợp với thương hiệu Guanzhu đặt quảng cáo sinh nhật Địch Lệ Nhiệt Ba trên tàu điện ngầm tuyến số 7 và tuyến sân bay Thành Đô, mỗi tuyến có một tàu, mỗi tàu đặt 92 tấm poster; Chạy quảng cáo sinh nhật trên màn hình lớn tại Silverstone Plaza ở đường Xuân Hi, Thành Đô với diện tích màn hình 505,44m2; Chạy quảng cáo trên màn hình trạm ga đường Xuân Hi với diện tích màn hình là 22.27m2 với tần suất 15 giây/120 lần/ngày; Chạy quảng cáo trên màn hình lớn trung tâm thương mại 339 ở Thành Đô với diện tích màn hình là 656m2... Đồng thời, lấy tên Nhiệt Ba quyên góp 13.198 NDT (45.895.247 VND) cho hai Viện phúc lợi ở Thành Đô và Trùng Khánh; quyên góp 10.000 NDT (34.774.395 VND) cho dự án Quyên góp sách đọc - Thư viện Nhiệt Ái thông qua Kế hoạch Dương Phàm; quyên góp 2000 NDT (6.954.983 VND) xây dựng một góc sách cho trường Dân tộc, Lan Điền Dao, Lĩnh Xuyên, Quế Lâm...
{ "split": 7, "title": "Địch Lệ Nhiệt Ba", "token_count": 348 }
885
Title: Định Châu Định Châu (chữ Hán giản thể: 定州市, âm Hán Việt: "Định Châu thị") là một thành phố cấp phó địa thuộc địa cấp thị Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Thành phố Định Châu có diện tích 1274 ki-lô-mét vuông, dân số năm 2002 là 1,12 triệu người. Mã số bưu chính của thành phố là 073000. Mã vùng điện thoại là 0312. Tháp Liệu Địch cao 84 m được xây vào thời nhà Tống (năm 1055) hiện vẫn còn ở đây. Phân chia hành chính. Về mặt hành chính, thành phố được chia thành 4 nhai đạo, 16 trấn, 4 hương và 1 hương dân tộc.
{ "split": 0, "title": "Định Châu", "token_count": 160 }
886
Title: Định danh tên chuẩn quốc tế Định danh tên chuẩn quốc tế, International Standard Name Identifier (ISNI) là một  mãsố nhận dạng để xác định duy nhất danh tính công cộng của những người đóng góp cho nội dung phương tiện truyền thông như sách, chương trình truyền hình và các bài báo. Một số nhận dạng như vậy bao gồm 16 chữ số. Nó có thể được hiển thị chia thành bốn khối. Nó được phát triển dưới sự bảo trợ của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) với mã số Draft International Standard 27729; tiêu chuẩn hợp lệ đã được công bố vào ngày 15 tháng 3 năm 2012. Ban kỹ thuật ISO 46, tiểu ban 9 (TC 46 / SC 9) chịu trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn này. ISNI có thể được sử dụng để phân biệt các tên tuổi có thể bị lẫn lộn, và liên kết dữ liệu về các tên được thu thập và sử dụng trong tất cả các lĩnh vực của ngành công nghiệp truyền thông. Đọc thêm. Smith-Yoshimura, Karen, Janifer Gatenby, Grace Agnew, Christopher Brown, Kate Byrne, Matt Carruthers, Peter Fletcher, Stephen Hearn, Xiaoli Li, Marina Muilwijk, Chew Chiat Naun, John Riemer, Roderick Sadler, Jing Wang, Glen Wiley, and Kayla Willey. 2016. Addressing the Challenges with Organizational Identifiers and ISNI. Dublin, Ohio: OCLC Research. http://www.oclc.org/content/dam/research/publications/2016/oclcresearch-organizational-identifiers-and-isni-2016.pdf.
{ "split": 0, "title": "Định danh tên chuẩn quốc tế", "token_count": 350 }
887
Title: Định lý Bolzano–Weierstrass Nội dung của định lý: Mọi dãy vô hạn bị chặn đều chứa một dãy con hội tụ. Chứng minh cho định lý: Ta lấy ví dụ 1 dãy {Un}n là một dãy bị chặn, khi đó tồn tại hai số a, b sao cho formula_1 với mọi n thuộc N*. Ta chia [a, b] thành hai đoạn bằng nhau. Khi đó ít nhất một trong hai đoạn đó chứa vô số số hạng của dãy vì nếu không chính [a, b] chỉ chứa một số hữu hạn của dãy. Gọi [x, y] là một đoạn con có tính chất đó, ta có (y-x) = (b-a)/2. Ta lại chia [x, y] thành hai đoạn bằng nhau, và gọi [x', y'] là đoạn con chứa vô số số hạng của dãy. Ta có: y'-x' = formula_2 Cứ tiếp tục như vậy ta xây dựng được dãy đoạn lồng nhau formula_3, với formula_4 (với k dần tiến tới vô cùng). Mỗi đoạn này đều chứa vô số các số hạng của dãy {Un}n.
{ "split": 0, "title": "Định lý Bolzano–Weierstrass", "token_count": 257 }
888
Title: Định lý Hopf–Rinow Định lý Hopf–Rinow là một tập hợp các phát biểu về tính đầy trắc địa của các đa tạp Riemann. Nó được đặt theo tên của Heinz Hopf và sinh viên Willi Rinow, người đã xuất bản nó vào năm 1931. Phát biểu. Đặt ("M","g") là một đa tạp Riemann liên thông. Các khẳng định sau là tương đương: Nếu "M" là một không gian thỏa mãn các khẳng định trên, ta gọi "M" là một không gian đầy trắc địa. Nếu "M" là một không gian đầy trắc địa, giữa hai điểm bất kỳ "p" và "q" thuộc "M," tồn tại một đường trắc địa tối thiểu khoảng cách nối hai điểm này (các đường trắc địa nói chung là cực điểm của phiếm hàm khoảng cách, và có thể là cực đại hoặc cực tiểu; nếu "M" là một không gian đầy trắc địa, ta khẳng định tồn tại một đường trắc địa cực tiểu).
{ "split": 0, "title": "Định lý Hopf–Rinow", "token_count": 229 }
889
Title: Định lý Schooten Trong lĩnh vực hình học, định lý Schooten là 1 kết quả được tìm ra bởi nhà toán học người Hà Lan Frans van Schooten và là 1 trường hợp suy biến của Định lý Pompeiu. Định lý được phát biểu như sau: "Cho tam giác đều ABC nội tiếp đường tròn tâm O. Lấy điểm M thuộc cung BC. Khi đó ta có:" formula_1 Chứng minh. Lấy điểm B' thuộc AM sao cho MB=MB'(1). Suy ra tam giác BB'M cân tại M. Ta lại có: formula_2(cùng chắn cung AB) formula_3Tam giác BB'M đều formula_3formula_5 Ta có: formula_6 formula_7 Lại có formula_8 (cùng chắn cung BM) và formula_9 formula_10(2). Từ (1), (2) formula_11 Vậy ta có điều phải chứng minh.
{ "split": 0, "title": "Định lý Schooten", "token_count": 191 }
890
Title: Định lý Stolz–Cesàro Trong toán học, định lý Stolz–Cesàro là một tiêu chuẩn để chứng minh tính hội tụ của một dãy số. Định lý này được đặt tên theo nhà toán học Otto Stolz và Ernesto Cesàro, người đầu tiên phát biểu và chứng minh định lý này. Định lý Stolz–Cesàro có thể được coi là mở rộng của trung bình Cesàro, hoặc là phiên bản dãy số của quy tắc l'Hôpital. Phát biểu. Cho và là hai dãy số thực. Định lý được phát biểu trong hai trường hợp Trường hợp. Giả sử là dãy đơn điệu nghiêm ngặt và phân kỳ (tức nó tăng nghiêm ngặt và tiến đến , hoặc giảm nghiêm ngặt và tiến đến ). Nếu giới hạn sau tồn tại: thì: Trường hợp. Giả sử và đều tiến tới , đồng thời là dãy đơn điệu nghiêm ngặt. Nếu thì Lịch sử. Trường hợp được phát biểu và chứng minh ở trang 173—175 trong quyển sách năm 1885 của Stolz và ở trang 54 trong bài viết năm 1888 của Cesàro. Định lý cũng xuất hiện trong quyển sách giải tích của Pólya và Szegő (1925), và là bài toán 70 trong sách. Dạng tổng quát. Định lý Stolz–Cesàro trong trường hợp tổng quát được phát biểu sử dụng khái niệm giới hạn trên và giới hạn dưới của dãy số. Nếu và là các dãy số thực sao cho đơn điệu nghiêm ngặt và không bị chặn thì: Để ý rằng nếu thì giới hạn trên và dưới của formula_7 cũng bằng nhau, tức giới hạn cũng tồn tại và bằng .
{ "split": 0, "title": "Định lý Stolz–Cesàro", "token_count": 361 }
891
Title: Định lý Sylow Trong toán học, đặc biệt là trong lĩnh vực lý thuyết nhóm hữu hạn, định lý Sylow là một nhóm các định lý được đặt tên theo nhà toán học Na Uy Ludwig Sylow vào năm 1872. Các định lý này đưa ra thông tin chi tiết về số nhóm con có cấp cố định được chứa trong một nhóm hữu hạn cho trước. Các định lý Sylow hình thành một phần cơ bản của lý thuyết nhóm hữu hạn và có ứng dụng rất quan trọng trong việc phân loại nhóm đơn hữu hạn. Với một số nguyên tố "p", một "p"-nhóm con Sylow của một nhóm "G" là một "p"-nhóm con cực đại của "G", nói cách khác, một nhóm con của "G" là một "p"-nhóm (tức là cấp của mọi phần tử trong nhóm con này đều là một lũy thừa của "p"), và nó không phải là nhóm con thực sự của bất kì "p"-nhóm con nào khác của "G". Tập hợp tất cả các "p"-nhóm con Sylow với một số nguyên tố "p" cho trước đôi khi được ký hiệu là formula_1. Các định lý Sylow khẳng định một phần ngược lại với định lý Lagrange. Định lý Lagrange phát biểu rằng nếu "H" là một nhóm con của nhóm hữu hạn "G" thì cấp của "|H|" là một ước của cấp của "|G|". Với một ước nguyên tố bất kì "p" của cấp của nhóm hữu hạn "G", tồn tại một "p"-nhóm con Sylow của "G". Cấp của "p"-nhóm con Sylow của một nhóm hữu hạn "G" bằng formula_2, với "n" là cấp của "p" trong cấp của "G", và mỗi nhóm con bới cấp formula_2 đều là một "p"-nhóm con Sylow của "G". Các định lý Sylow. Các định lý sau đây được đưa ra và chứng minh đầu tiên bới Ludwig Sylow vào năm 1872, và được công bố trên tạp chí Mathematische Annalen. Định lý 1: Với mọi ước nguyên tố "p" với cấp "n" của cấp của một nhóm hữu hạn "G", tồn tại một "p"-nhóm con Sylow của "G" với cấp formula_2.
{ "split": 0, "title": "Định lý Sylow", "token_count": 498 }
892
Title: Định lý Sylow Hệ quả sau của định lý 1 được chứng minh đầu tiên bởi Cauchy, còn được biết dưới tên định lý Cauchy. Hệ quả: Cho một nhóm hữu hạn "G" và một số nguyên tố "p" chia hết cấp của "G", khi đó tồn tại một phần tử (và một nhóm con cyclic) có cấp "p" trong "G". Định lý 2: Cho một nhóm hữu hạn "G" và một số nguyên tố "p", mọi "p"-nhóm con Sylow của "G" đều liên hợp với nhau, nói cách khác, nếu "H" và "K" là các "p"-nhóm con Sylow của "G" thì tồn tại một phần tử "g" của "G" sao cho formula_5. Định lý 3: Cho "p" là một ước nguyên tố với cấp "n" của cấp của nhóm hữu hạn "G", khi đó cấp của "G" có thể được viết dưới dạng formula_6, với formula_7 và "p nguyên tố cùng nhau với m". Đặt formula_8 là số các "p"-nhóm con Sylow của "G". Khi đó ta có Các hệ quả. Các định lý Sylow chỉ ra rằng với mỗi số nguyên tố "p", mọi "p"-nhóm con Sylow có cùng cấp là formula_2. Ngược lại, nếu một nhóm con có cấp formula_2 thì nó là "p"-nhóm con Sylow, và do đó đẳng cấu với mọi "p"-nhóm con Sylow khác. Theo điều kiện cực đại, nếu "H" là một "p"-nhóm con bất kì của "G" thì "H" là một nhóm con của một "p"-nhóm con Sylow nào đó. Một hệ quả rất quan trọng của định lý 3 là điều kiện formula_10 tương đương với việc các "p"-nhóm con Sylow đều là nhóm con chuẩn tắc (tồn tại nhóm có nhóm con chuẩn tắc nhưng không có nhóm con Sylow, ví dụ như nhóm đối xứng formula_16). Các định lý Sylow cho nhóm vô hạn.
{ "split": 1, "title": "Định lý Sylow", "token_count": 452 }
893
Title: Định lý Sylow Có một sự tương tự của các định lý Sylow cho các nhóm vô hạn. Ta xác định một "p"-nhóm con Sylow của một nhóm hữu hạn là một "p"-nhóm con cực đại và chứa mọi "p"-nhóm con khác của nhóm ban đầu trong nó. Nhóm con này tồn tại theo bổ đề Zorn. Định lý: Nếu "K" là một "p"-nhóm con Sylow của nhóm vô hạn "G", và formula_17 hữu hạn, khi đó mọi "p"-nhóm con Sylow đều liên hợp với "K" và formula_10, trong đó formula_19 ký hiệu lớp liên hợp của "K". Các ví dụ. Một minh họa đơn giản cho các nhóm con Sylow và các định lý Sylow là nhóm dihedral formula_20 của đa giác đều formula_21 cạnh. Với formula_21 lẻ, 2 là lũy thừa cao nhất của 2 chia hết cấp của nhóm, và vì vậy, các nhóm con cấp 2 là nhóm con Sylow. Chúng là các nhóm con sinh bởi một phép đối xứng trục, có tất cả formula_21 nhóm như thế và chúng liên hợp với nhau bởi các phép quay. Ngược lại, nếu formula_21 chẵn thì 4 chia hết cấp của nhóm, và các nhóm con trên không còn là nhóm con Sylow. Trên thực tế, chúng chia thành hai lớp liên hợp, tùy theo trục đối xứng đi qua hai đỉnh hoặc hai cạnh. Chúng được liên hệ với nhau bởi một phép tự đẳng cấu ngoài, có thể được biểu diễn bởi một phép quay góc formula_25. Ứng dụng. Nhóm cyclic.
{ "split": 2, "title": "Định lý Sylow", "token_count": 353 }
894
Title: Định lý Sylow Tồn tại những số tự nhiên "n" sao cho mọi nhóm con với cấp "n" đều cyclic. Ta có thể chứng minh được rằng formula_26 là một số như thế bằng cách sử dụng các định lý Sylow: Giả sử "G" là một nhóm cấp formula_27 và formula_28 lần lượt là số các 3-nhóm con Sylow và 5-nhóm con Sylow. Ta có formula_29 và formula_30, suy ra formula_31 phải bằng 1, và do đó 3-nhóm con Sylow duy nhất này là nhóm con chuẩn tắc. Tương tự, ta cũng có duy nhất một 5-nhóm con Sylow chuẩn tắc. Vì 3 và 5 là hai số nguyên tố cùng nhau, giao của hai nhóm con Sylow này là tầm thường. Vì vậy, "G" phải là tích trực tiếp của hai nhóm con Sylow, cũng là hai nhóm con cyclic. Từ đó suy ra "G" phải là nhóm cyclic. Do đó, tồn tại duy nhất một nhóm cấp 15, là nhóm cyclic formula_32 (chính xác tới đẳng cấu). Các nhóm với cấp nhỏ không phải là nhóm đơn. Trong mục này, ta sẽ khảo sát tính tồn tại của các nhóm đơn với cấp "nhỏ". Nếu formula_33 là nhóm đơn và formula_34 thì formula_31 phải là ước của 10, và formula_36. Từ đó suy ra formula_37, vì formula_38 và nếu formula_39 thì formula_33 có nhóm con chuẩn tắc cấp 3 (là 3-nhóm con Sylow duy nhất của nó), vì vậy formula_33 không thể là nhóm đơn. Do đó, formula_33 có 10 nhóm con cấp 3 phân biệt, các nhóm con này đôi một có chung một phần tử duy nhất là formula_43 (phần tử đơn vị) và mỗi nhóm con chứa hai phần tử cấp 3. Suy ra formula_33 có ít nhất 20 phần tử cấp 3. Tương tự, ta có formula_45 và formula_33 chứa ít nhất formula_47 phần tử cấp 5. Như vậy thì tổng số phần tử cấp 3 và cấp 5 ít nhất là formula_48, điều này không thể xảy ra. Vì vậy không tồn tại nhóm đơn cấp 30.
{ "split": 3, "title": "Định lý Sylow", "token_count": 475 }
895
Title: Định lý Sylow Tiếp theo, ta xét nhóm formula_33 với cấp formula_50. Ta có formula_51 và formula_52. Do đó formula_53 và vì vậy, formula_33 không thể là nhóm đơn. Mặt khác, xét nhóm formula_33 với formula_56, khi đó ta tìm được formula_37 và formula_45. Trên thực tế, nhóm đơn nhỏ nhất mà không phải là nhóm cyclic là formula_59, nhóm thay phiên trên 5 phần tử. Cấp của formula_59 bằng formula_61 và nó chứa 24 phép thế cấp 5 và 20 phép thế cấp 3.
{ "split": 4, "title": "Định lý Sylow", "token_count": 129 }
896
Title: Định lý cơ bản của đại số Trong toán học, định lý cơ bản của đại số khẳng định rằng mọi đa thức một biến khác hằng số với hệ số phức có ít nhất một nghiệm phức. Điều đó tương đương với trường số phức có tính đóng đại số. Định lý này đôi lúc còn được phát biểu dưới dạng: mọi đa thức một biến khác đa thức không với hệ số phức có số nghiệm phức bằng bậc của nó, nếu mỗi nghiệm được tính với số bội của nó. Mặc dù với tên gọi là "Định lý cơ bản của đại số", không có một chứng minh "thuần đại số" cho định lý này. Mọi chứng minh đều phải sử dụng tính đầy đủ của tập số thực (hoặc các dạng tương đương của tính đầy đủ). Thêm vào đó, nó không hề cơ bản đối với đại số hiện đại, định lý này được đặt tên khi các nghiên cứu đại số vào thời điểm đó là giải các phương trình đa thức hệ số thực hoặc phức. Lịch sử. Peter Rothe (Petrus Roth), trong cuốn sách "Arithmetica Philosophica" của ông (xuất bản năm 1608) đã viết rằng một đa thức bậc "n" (với hệ số thực) "có thể" có "n" nghiệm. Albert Girard, trong quyển sách "L'invention nouvelle en l'Algèbre" (xuất bản năm 1629), khẳng định rằng một phương trình đa thức bậc "n" có "n" nghiệm, nhưng ông không nói rằng chúng phải là số thực. Hơn nữa, ông nói rằng khẳng định của ông xảy ra "trừ khi phương trình không đầy đủ", tức là không có hệ số nào bằng 0. Tuy nhiên, khi ông giải thích chi tiết ý của ông, rõ ràng rằng ông tin khẳng định của ông là luôn luôn đúng; ví dụ, ông chỉ ra rằng phương trình formula_1, mặc dù không đầy đủ nhưng nó có 4 nghiệm: 1 (nghiệm bội hai), formula_2 và formula_3.
{ "split": 0, "title": "Định lý cơ bản của đại số", "token_count": 428 }
897
Title: Định lý cơ bản của đại số Như được đề cập bên dưới, từ định lý cơ bản của đại số, ta suy ra rằng mọi đa thức hệ số thực khác hằng số có thể viết dưới dạng tích của các đa thức hệ số thực bậc 1 hoặc 2. Tuy nhiên, năm 1702, Leibniz khẳng định rằng không một đa thức nào có dạng formula_4 (với "a" thực và khác 0) có thể viết như vậy. Sau đó, Nikolaus Bernoulli khẳng định tương tự với đa thức formula_5, nhưng ông nhận được một bức thư từ Euler vào năm 1742, trong đó, Euler nói rằng đa thức đó có thể viết dưới dạng formula_6 trong đó α là căn bậc hai của 4 + 2√7. Euler cũng chú ý rằng formula_7 Cố gắng đầu tiên để chứng minh định lý thuộc về d'Alembert vào năm 1746, tuy nhiên chứng minh của ông không được hoàn thành. Các thử nghiệm khác được thực hiện bởi Euler (1749), de Foncenex (1759), Lagrange (1772), và Laplace (1795). Trong ngôn ngữ hiện đại, Euler, de Foncenex, Lagrange và Laplace đã giả định sự tồn tại của trường phân rã của đa thức formula_8.
{ "split": 1, "title": "Định lý cơ bản của đại số", "token_count": 272 }
898
Title: Định lý cơ bản của đại số Vào cuối thế kỉ thứ 18, hai chứng minh mới được công bố mà không giả sử tính tồn tại của nghiệm. Một trong số đó, lời giải của James Wood và chủ yếu sử dụng đại số, được công bố vào năm 1798 và hoàn toàn bị bỏ qua. Chứng minh của Wood có một lỗi đại số. Chứng minh còn lại được công bố bởi Gauss vào năm 1799 và nó thuần túy hình học, nhưng có một lỗi topo, và được bổ sung bởi Ostrowski vào năm 1920, được bàn luận trong một cuốn sách của Small năm 1981 (Smale viết, "...Tôi muốn chỉ ra một lỗi lớn trong chứng minh của Gauss. Nó là một điểm tinh tế, thậm chí cho đến bây giờ, rằng một đường cong phẳng đại số thực không có thể đi vào một đĩa mà không đi ra. Trong thực tế, mặc dù Gauss đã viết lại chứng mình này 50 năm sau đó, lỗi này vẫn còn. Mãi cho đến năm 1920 Chứng minh của Gauss mới được hoàn tất. Trong tham chiếu đến Gauss, A. Ostrowski đã có một bài báo hoàn chỉnh chứng minh này, cũng như cung cấp cho một cuộc thảo luận tuyệt vời về bài toán..."). Một chứng minh đúng đắn được công bố bởi Argand vào năm 1806; đây là lần đầu tiên định lý cơ bản của đại số được phát biểu cho đa thức với hệ số phức, chứ không phải chỉ với hệ số thực. Gauss đã đưa ra hai chứng minh khác vào năm 1816 và một phiên bản khác cho chứng minh đầu tiên của ông vào năm 1849. Cuốn sách đầu tiên có chứa một chứng minh cho định lý nằm trong cuốn "Cours d'analyse de l'École Royale Polytechnique" của Cauchy (1821). Trong cuốn sách này trình bày chứng minh của Argand, tuy nhiên Argand không được ghi nhận cho chứng minh này.
{ "split": 2, "title": "Định lý cơ bản của đại số", "token_count": 415 }
899
Title: Định lý cơ bản của đại số Cho đến nay, không một chứng minh nào có tính xây dựng nghiệm. Weierstrass là người đầu tiên, vào giữa thế kỉ 19, đưa ra bài toán tìm một chứng minh xây dựng nghiệm cho định lý có bản của đại số. Ông đưa ra lời giải của mình, trong ngôn ngữ hiện đại là sự kết hợp của phương pháp Durand--Kerner và nguyên lý đồng luân liên tục, vào năm 1891. Một chứng minh khác thuộc loại này được đưa ra bởi Hellmuth Knesser vào năm 1940 và được đơn giản hóa bởi con trai của ông, Martin Knesser, vào năm 1981. Nếu không sử dụng tiên đề chọn đếm được, không thể có một chứng minh xây dựng nghiệm cho định lý cơ bản của đại số dựa trên cách xây dựng tập số thực của Dedekind. Tuy nhiên, Fred Richman lại chứng minh được một phiên bản phát biểu lại của định lý.
{ "split": 3, "title": "Định lý cơ bản của đại số", "token_count": 200 }