id
int64
0
23k
passage
stringlengths
27
4.61k
metadata
dict
900
Title: Định lý con khỉ vô hạn Định lý con khỉ vô hạn nói rằng nếu cho một con khỉ gõ lên một bàn phím trong một thời gian vô hạn, một phần văn bản khỉ gõ ra gần như chắc chắn sẽ có nghĩa, ví dụ tất cả các tác phẩm của William Shakespeare. Trong bài này, "gần như chắc chắn" là thuật ngữ toán học có nghĩa rõ ràng, và "con khỉ" là một ẩn dụ về một thiết bị trừu tượng có thể tạo ra các chuỗi ngẫu nhiên ký tự và ký hiệu dài "vô tận". Xác suất con khỉ gõ ra các tác phẩm của Shakespeare như "Hamlet" trong thời gian bằng "tuổi vũ trụ" thực ra rất nhỏ, nhưng vẫn khác 0. Các biến thể của định lý bao gồm nhiều con khỉ gõ vô hạn, và văn bản mục tiêu thay đổi từ một mục từ điển đến một câu đơn. Lịch sử của nguyên lý bắt nguồn từ xa xưa, trong tác phẩm "Luận về sinh diệt" của Aristotle, "Về bản tính thần minh" của Cicero, các quan điểm của Blaise Pascal và Jonathan Swift, cho đến phiên bản hiện đại với máy đánh chữ. Trong những năm đầu thế kỷ 20, Émile Borel và Arthur Eddington sử dụng nguyên lý để minh họa cho thang thời gian ẩn giấu trong cơ sở của cơ học thống kê. Chứng minh. Chứng minh trực tiếp.
{ "split": 0, "title": "Định lý con khỉ vô hạn", "token_count": 308 }
901
Title: Định lý con khỉ vô hạn Có một chứng minh dễ hiểu cho định lý: Nếu hai sự kiện không phụ thuộc trạng thái, xác suất hai sự kiện cùng xảy ra là tích xác suất mỗi sự kiện. Ví dụ, khả năng mưa ở Hà Nội trong một ngày cụ thể là 0.3, khả năng có động đất ở Thành phố Hồ Chí Minh trong cùng ngày là 0.008, vậy xác suất hai sự kiện cùng xảy ra trong ngày đó là  0.3 × 0.008 = 0.0024, giả sử nó "thực sự" độc lập. Cho một máy đánh chữ có 50 phím, và từ cần gõ là "banana". Giả sử các phím được gõ ngẫu nhiên (xác suất được gõ của các phím bằng nhau) và không phụ thuộc vào nhau, xác suất ký tự đầu tiên là 'b' là 1/50, xác suất ký tự thứ hai là 'a' là 1/50... vì các sự kiện không phụ thuộc lẫn nhau. Từ đó, xác suất sáu ký tự đầu tiên khớp với "banana" là:(1/50) × (1/50) × (1/50) × (1/50) × (1/50) × (1/50) = (1/50)6 = 1/15 625 000 000 , nhỏ hơn một phần mười lăm tỉ. Tương tự, xác suất 6 ký tự tiếp theo khớp với "banana" cũng là (1/50)6, và 6 ký tự tiếp sau đó... Từ đó, xác suất "không" gõ ra từ "banana" trong một khối 6 ký tự là 1 − (1/50)6. Vì mỗi khối được gõ không phụ thuộc lẫn nhau, xác suất "X""n" để không gõ ra từ "banana" trong "n" khối 6 ký tự là:
{ "split": 1, "title": "Định lý con khỉ vô hạn", "token_count": 372 }
902
Title: Định lý con khỉ vô hạn Khi "n" tăng, "X""n" giảm. Với "n" bằng một triệu, "X""n" khoảng 0.9999, nhưng với "n" bằng mười tỉ "X""n" chỉ còn khoảng 0.53, và với "n" là 100 tỉ con số đó là 0.0017. Khi "n" tiến tới vô cực, "X""n" tiến tới không; nghĩa là bằng cách cho "n" đủ lớn, ta có thể có "X""n" nhỏ như mong muốn, và khi đó xác suất có một khối "banana" trong chuỗi gõ ra tiến tới 1. Hơn nữa vì từ có thể xuất hiện giữa hai khối, khả năng xuất hiện từ "banana" còn lớn hơn tính toán trên. Lập luận tương tự chỉ ra tại sao có ít nhất một trong số các con khỉ vô hạn sẽ gõ ra từ cần thiết bằng với tốc độ của một người đánh máy bình thường. trong trường hợp này "X""n" = (1 − (1/50)6)"n" khi "X""n" biểu diễn xác suất "n" con khỉ đầu tiên không gõ đúng "banana" trong 6 ký tự đầu tiên. Khi xét 100 tỉ con khỉ, xác suất này là 0.17%, và khi số khỉ tăng lên, xác suất này tiến về không. Dù sao, nếu cho một số khỉ có nghĩa thực hiện gõ trong một khoảng thời gian có nghĩa, kết quả là ngược lại: Nếu có đủ nhiều khỉ và chúng gõ trong vũ trụ quan sát được (1080), và mỗi con khỉ gõ 1,000 ký tự trong một giây, liên tục gõ trong thời gian bằng 100 lần tuổi vũ trụ (1020 giây), xác suất bọn khỉ tái tạo lại một tác phẩm văn học ngắn là gần bằng 0. Xâu vô hạn. Định lý này có thể được phát biểu tổng quát hơn với định nghĩa về xâu, với đây là các ký tự được chọn từ bảng chữ cái hữu hạn:
{ "split": 2, "title": "Định lý con khỉ vô hạn", "token_count": 433 }
903
Title: Định lý cos Trong lượng giác, Định lý cos (hay công thức cosine, luật cosine hoặc Định lý al-Kashi) biểu diễn sự liên quan giữa chiều dài của các cạnh của một tam giác với cosin của góc tương ứng. Sử dụng các kí hiệu trong Hình 1, ta có thể phát biểu định lý cos dưới dạng công thức như sau: Định lý cos được biểu diễn tương tự cho hai cạnh còn lại: Định lý cos là trường hợp tổng quát của định lý Pythagoras khi mà định lý này chỉ đúng trong tam giác vuông, khi mà góc "γ" là một góc vuông, từ đó dẫn tới formula_4 và khiến cho định lý cos suy biến trở thành định lý Pythagoras: formula_5 Định lý này được sử dụng để tính một cạnh chưa biết của tam giác - khi biết được hai cạnh còn lại và góc đối cạnh đó. Ứng dụng. Định lý cos được dùng trong phép đạc tam giác để giải một tam giác hoặc một đường tròn. Ví dụ trong Hình 3, định lý cos được dùng để tìm: Công thức thứ ba có được nhờ giải phương trình bậc hai với ẩn "a". Phương trình này có hai nghiệm dương nếu một nghiệm dương nếu hoặc "c" = "b" sin "γ", và vô nghiệm nếu Chứng minh. Sử dụng công thức tính khoảng cách. Trong hệ tọa độ Descartes, cho tam giác "ABC" có ba cạnh "a", "b", "c" và "γ" là góc đối diện cạnh "c" với tọa độ ba đỉnh lần lượt là Sử dụng công thức tính khoảng cách, ta có do đó Công thức này sử dụng được cả trường hợp tam giác nhọn và tam giác tù. Sử dụng công thức lượng giác. Hạ đường cao tương ứng với cạnh "c" như hình 4 ta có (Công thức trên vẫn đúng nếu "α" hoặc "β" là góc tù, khi đó đường cao nằm ngoài tam giác và cos α hoặc cos β mang dấu âm). Nhân hai vế với "c" ta được Tương tự ta có Cộng vế theo vế hai phương trình sau ta có Trừ vế theo vế phương trình đầu ta có đơn giản còn Sử dụng định lý Pytago.
{ "split": 0, "title": "Định lý cos", "token_count": 472 }
904
Title: Định lý cos Trường hợp tam giác tù. Euclid chứng minh đinh lý bằng cách áp dụng Định lý Pytago cho hai tam giác vuông trong Hình 5. Đặt "CH" = "d" và "BH" = "h", trong tam giác "AHB" ta có và trong tam giác "CHB" ta có Khai triển đa thức phương trình đầu tiên: thế phương trình thứ hai vào: Đây là mệnh đề 12 của Euclid trong tập 2 của bộ "Cơ sở". Chú ý rằng Trường hợp tam giác nhọn. Được chứng minh trong mệnh đề 13 của Euclid ngay sau mệnh đề 12: ông áp dụng Định lý Pytago cho hai tam giác vuông có được bằng cách kẻ đường cao tương ứng với một trong hai cạnh kề góc "γ" và đơn giản bằng nhị thức. Cách khác trong trường hợp tam giác nhọn. Dựa vào Hình 6 ta có: với lưu ý rằng Cũng từ Hình 6 ta có: Công thức này được dùng để tính một góc khi biết hai cạnh và góc xen giữa hai cạnh đó. Sử dụng định lý Ptolemy. Vẽ đường tròn ngoại tiếp tam giác "ABC". Dựng tam giác "ABD" bằng tam giác "ABC" với "AD" = "BC" và "BD" = "AC". Hạ đường cao từ "D" và "C", cắt "AB" lần lượt tại "E" và "F". Ta có: Áp dụng định lý Ptolemy cho tứ giác nội tiếp "ABCD": Trong tam giác cân. Trong tam giác cân, do formula_29 nên formula_30, định lí cos trở thành: hay Sự tương đồng trong hình tứ diện. Cho một tứ diện với "α", "β", "γ", "δ" là diện tích bốn mặt của tứ diện đó. Ký hiệu các góc nhị diện là formula_33 và tương tự, ta có
{ "split": 1, "title": "Định lý cos", "token_count": 408 }
905
Title: Định lý giá trị trung bình Trong giải tích, định lý giá trị trung bình khẳng định rằng: cho một cung phẳng, trơn nối hai điểm phân biệt, khi đó tồn tại một điểm trên cung mà tiếp tuyến với cung tại điểm này song song với đường thẳng nối hai đầu cung. Định lý này được sử dụng đề chứng minh các kết quả toàn cục về một hàm trên một khoảng xuất phát từ các giả thuyết địa phương về đạo hàm tại các điểm của khoảng đó. Chính xác hơn, nếu một hàm số formula_1 liên tục trên khoảng đóng formula_2 với formula_3 thì tồn tại một điểm formula_4 sao cho Một trường hợp đặc biệt của định lý này được mô tả lần đầu tiên bởi Parameshvara (1370-1460). Định lý giá trị trung bình ở dạng hiện đại của nó được phát biểu sau đó bởi Augustin Louis Cauchy (1789-1857). Nó là một trong những kết quả quan trọng nhất của phép tính vi phân, cũng như một trong những định lý quan trọng nhất của giải tích toán học, và được sử dụng để chứng minh định lý cơ bản của giải tích. Định lý giá trị trung bình có thể được suy ra từ một trường hợp đặc biệt của nó là định lý Rolle, và có thể được sử dụng để chứng minh một kết quả tổng quát hơn là định lý Taylor (với phần dư dạng Lagrange). Phát biểu chính thức. Cho formula_6 là một hàm số liên tục trên khoảng đóng formula_2 và khả vi trên khoảng mở formula_8, với <math>a. Khi đó tồn tại formula_4 sao cho Định lý giá trị trung bình là một tổng quát hóa của định lý Rolle, trong đó giả sử formula_11, khi đó vế phải của hệ thức bên trên bằng 0. Định lý giá trị trung bình vẫn đúng với một giả thiết tổng quát hơn. Ta chỉ cần điều kiện formula_12 liên tục trên formula_2, và với mọi formula_14, giới hạn tồn tại (hữu hạn hoặc bằng formula_16). Nếu hữu hạn, giới hạn trên bằng formula_17. Một ví dụ mà phiên bản này của định lý được áp dụng là hàm số formula_18, với đạo hàm tiến đến vô cùng tại gốc tọa độ. Chú ý rằng định lý này sai nếu ta áp dụng cho hàm phức khả vi thay vì hàm thực. Ví dụ, lấy formula_19 với mọi số thực formula_20. Khi đó
{ "split": 0, "title": "Định lý giá trị trung bình", "token_count": 509 }
906
Title: Định lý giá trị trung bình trong khi formula_22. Chứng minh. Biểu thức formula_23 cho chúng ta hệ số góc của đường thẳng nối hai điểm formula_24 và formula_25, trong khi formula_17 là hệ số góc của tiếp tuyến của đường cong tại điểm formula_27. Do đó định lý giá trị trung bình phát biểu rằng: cho một cung bất kì của một đường cong phẳng, trơn, ta có thể tìm được một điểm nằm giữa hai đầu cung sao cho tiếp tuyến tại điểm đó của cung song song với dây cung. Cách chứng minh sau đây mô tả ý tưởng này. Đặt formula_28, với formula_29 là một hằng số mà ta sẽ xác định sau. Vì formula_1 liên tục trên formula_2 và khả vi trên formula_8, điều tương tự cũng đúng với formula_33. Ta sẽ chọn formula_29 sao cho formula_33 thỏa mãn các điều kiện của định lý Rolle, tức là Theo định lý Rolle, vì formula_33 liên tục và formula_38 nên tồn tại một điểm formula_39 thuộc formula_8 sao cho formula_41. Khi đó, từ đẳng thức formula_28, ta có Đây chính là điều phải chứng minh. Một ứng dụng đơn giản. Giả sử rằng formula_1 là một hàm thực liên tục, xác định trên một khoảng formula_45 bất kì trên trục số thực. Nếu đạo hàm của formula_1 tại mọi điểm trong của formula_45 tồn tại và bằng 0, khi đó formula_1 là hàm hằng. Chứng minh: Giả sử rằng đạo hàm của formula_1 tại mọi điểm trong của formula_45 tồn tại và bằng 0. Đặt formula_8 là một khoảng mở bất kì trong formula_45. Theo định lý giá trị trung bình, tồn tại một điểm formula_4 sao cho Từ đó suy ra formula_55. Do đó formula_1 là hàm hằng trên mọi khoảng con của formula_45, và vì vậy, nó là hàm hằng trên formula_45 do tính liên tục. Nhận xét: Định lý giá trị trung bình Cauchy. Định lý giá trị trung bình Cauchy, còn được biết dưới tên định lý giá trị trung bình mở rộng, là một tổng quát hóa của định lý giá trị trung bình. Nó phát biểu rằng: Nếu các hàm số formula_1 và formula_33 cùng liên tục trên khoảng đóng formula_2 và khả vi trên khoảng mở formula_8, khi đó tồn tại một điểm formula_4 sao cho
{ "split": 1, "title": "Định lý giá trị trung bình", "token_count": 506 }
907
Title: Định lý giá trị trung bình Nếu formula_71 và formula_72, điều này tương đương với Nói theo ngôn ngữ hình học, điều này có nghĩa là tồn tại một tiếp tuyến với đồ thị của đường cong sao cho tiếp tuyến này song song với đường thẳng nối hai điểm formula_75. Tuy nhiên, định lý Cauchy không khẳng định sự tồn tại của một tiếp tuyến như thế trong mọi trường hợp formula_76 và formula_77 là các điểm phân biệt, bởi vì điều này được thỏa mãn chỉ khi tồn tại một giá trị formula_39 sao cho formula_79, nói cách khác, một giá trị mà tại đó đường cong dừng. Một ví dụ cho trường hợp này là đường cong được cho bởi trên khoảng formula_2 đi từ điểm (-1,0) đến điểm (1,0), không có một tiếp tuyến nằm ngang. Tuy nhiên nó có một điểm dừng tại formula_82. Định lý giá trị trung bình Cauchy có thể được dùng để chứng minh quy tắc l'Hôpital. Định lý giá trị trung bình là một trường hợp đặc biệt của định lý giá trị trung bình Cauchy khi formula_33 là hàm số đồng nhất: formula_84. Chứng minh của định lý trung bình Cauchy. Chứng minh của định lý trung bình Cauchy được dựa trên ý tưởng tương tự với chứng minh của định lý giá trị trung bình. Đặt formula_85, với formula_29 là một hằng số ta sẽ xác định sau. Vì formula_87 là các hàm số liên tục trên formula_2 và khả vi trên formula_8, điều tương tự cũng đúng với formula_90. Ta sẽ chọn formula_29 sao cho formula_92 thỏa mãn các điều kiện của định lý Rolle, tức là Theo định lý Rolle, tồn tại một điểm formula_4 sao cho formula_95, và từ đẳng thức formula_85, ta suy ra Đây chính là điều cần chứng minh. Tổng quát hóa cho định thức. Giả sử rằng formula_87 và formula_90 là các hàm liên tục trên formula_2 và khả vi trên formula_8. Đặt Khi đó tồn tại formula_4 sao cho formula_104. Để ý rằng và nếu ta lấy formula_106, ta thu được định lý giá trị trung bình Cauchy. Nếu ta thay formula_106 và formula_108, ta thu được định lý giá trị trung bình.
{ "split": 2, "title": "Định lý giá trị trung bình", "token_count": 489 }
908
Title: Định lý giá trị trung bình Chứng minh của tổng quát hóa này khá đơn giản: Ta có formula_109 và formula_110 là các định thức có hai hàng bằng nhau, do đó formula_111. Từ định lý Rolle, ta suy ra tồn tại formula_4 sao cho formula_104. Định lý giá trị trung bình với hàm nhiều biến. Định lý giá trị trung bình với hàm một biến được tổng quát lên với hàm nhiều biến bằng cách sử dụng tham số. Đặt formula_114 là một tập con mở của formula_115, và đặt formula_116 là một hàm khả vi. Cố định các điểm formula_117 sao cho khoảng mở formula_118 nằm trong formula_114 và đặt formula_120. Vì formula_33 là hàm một biến khả vi, áp dụng định lý giá trị trung bình, ta có với formula_123. Lại có formula_124 và formula_125, tính trực tiếp formula_126, ta có trong đó formula_128 là vector gradient và formula_129 ký hiệu tích vô hướng. Chú ý rằng đây chính là phiên bản tương tự của định lý với hàm một biến. Theo bất đẳng thức Cauchy-Schwarz, đẳng thức trên cho ta Đặc biệt, khi các đạo hàm riêng của formula_1 bị chặn, formula_1 liên tục Lipschitz (và do đó hội tụ đều). Chú ý rằng formula_1 không được giả sử rằng khả vi liên tục cũng như liên tục trên bao đóng của formula_114. Tuy nhiên, ta đã sử dụng quy tắc xích, do đó sự tồn tại của formula_135 là không cần thiết. Ta sẽ chứng minh rằng formula_1 là hàm hàng nếu formula_114 liên thông và mọi đạo hàm riêng của formula_1 đều bằng 0. Lấy formula_139 và đặt formula_140. Ta sẽ chỉ ra rằng formula_141 với mọi formula_142. Thật vậy, đặt formula_143. Khi đó formula_144 đóng và khác rỗng. Đồng thời formula_144 cũng là tập mở: với mọi formula_146, ta có với mọi formula_148 trong một lân cận nào đó của formula_20. Vì formula_114 liên thông, ta suy ra formula_151. Chú ý rằng tất cả các lập luận bên trên không phụ thuộc vào tọa độ, do đó, trên thực tế chúng ta đã tổng quát cho trường hợp formula_114 là tập con của một không gian Banach.
{ "split": 3, "title": "Định lý giá trị trung bình", "token_count": 500 }
909
Title: Định lý giá trị trung bình Định lý giá trị trung bình với hàm nhận giá trị vector. Không có một sự tương tự chính xác của định lý giá trị trung bình cho hàm nhận giá trị vector. Trong bộ sách "Foundations of Modern Analysis" của mình, Jean Dieudonné đã bỏ qua định lý giá trị trung bình và thay thế nó bởi bất đẳng thức trung vì cách chứng minh không có tính xây dựng và chúng ta không thể tìm được giá trị trung bình. Serge Lang, trong quyển "Analysis I" đã sử dụng định lý giá trị trung bình dạng tích phân, nhưng cách này yêu cầu tính liên tục của đạo hàm. Nếu sử dụng tích phân Henstock-Kurzweil thì ta có thể có định lý giá trị trung bình dưới dạng tích phân mà không cần giả thiết thêm đạo hàm phải liên tục, có điều này là vì mọi đạo hàm đều khả tích Henstock-Kurzweil. Bài toán có thể được phát biểu như sau: Nếu formula_153 là một hàm khả vi (với formula_154 là tập mở) và nếu formula_155 là một đoạn thẳng nằm trong formula_156, khi đó ta có thể áp dụng quá trình tham số hóa bên trên cho một hàm thành phần formula_157 của formula_1 (với ký hiệu như trên, đặt formula_159). Như vậy, ta có thể tìm các điểm formula_160 trên đoạn thẳng sao cho Tuy nhiên, với trường hợp tổng quát, không tồn tại một điểm "duy nhất" formula_162 trên đoạn thẳng sao cho đồng thời với mọi formula_164. Để minh họa, ta có thể lấy formula_165 được xác định bởi các hàm thành phần formula_166. Khi đó formula_167. Tuy nhiên formula_168 và formula_169 không đồng thời bằng 0 với mọi formula_20. Tuy nhiên, một cách tổng quát hóa của định lý giá trị trung bình với hàm nhận giá trị vector có thể nhận được như sau: Đặt formula_1 là một hàm thực khả vi liên tục được xác định trên một khoảng mở formula_45, và đặt formula_173 là các điểm của formula_45. Từ định lý giá trị trung bình với hàm một biến, ta suy ra tồn tại một điểm formula_175 sao cho Mặt khác, theo định lý cơ bản của giải tích, ta có Do đó, giá trị formula_178 tại điểm formula_179 được thay thế bởi giá trị trung bình
{ "split": 4, "title": "Định lý giá trị trung bình", "token_count": 503 }
910
Title: Định lý giá trị trung bình Công thức này có thể được tổng quát cho hàm nhận giá trị vector: Đặt formula_154 là tập mở, formula_153 khả vi liên tục, và formula_183 là các vector sao cho toàn bộ đoạn thẳng formula_184 nằm trong formula_156. Khi đó ta có Với tích phân của ma trận được lấy theo từng thành phần. (formula_187 ký hiệu ma trận Jacobi của formula_1.) Từ điều này, ta còn có thể suy ra rằng nếu formula_189 bị chặn với formula_190 bởi một hằng số formula_191 nào đó, khi đó Chứng minh (*). Ký hiệu formula_157 cho các hàm thành phần của formula_1. Xác định formula_195 bởi formula_196. Khi đó ta có Khẳng định được suy ra từ việc formula_187 là ma trận gồm các thành phần formula_199. Chứng minh (**). Từ (*), ta có Ở đây ta đã sử dụng bổ đề sau: Bổ đề. Đặt formula_201 là hàm liên tục được xác định trên đoạn formula_202. Khi đó ta có Chứng minh (***). Đặt formula_204 là giá trị của tích phân Khi đó ta có suy ra formula_207. (Ở đây ta đã sử dụng bất đẳng thức Cauchy-Schwarz.) Từ đây ta có (***) được chứng minh, và (**) cũng được chứng minh. Định lý giá trị trung bình dạng tích phân. Định lý giá trị trung bình dạng tích phân thứ nhất. Định lý giá trị trung bình dạng tích phân thứ nhất khẳng định rằng: Đặc biệt, nếu formula_213 với mọi formula_214, khi đó tồn tại formula_14 sao cho Đẳng thức này thường được viết dưới dạng Giá trị formula_218 được gọi là "giá trị trung bình" của formula_219 trên đoạn formula_2. Chứng minh của định lý giá trị trung bình dạng tích phân thứ nhất. Không mất tính tổng quát, giả sử formula_221 với mọi formula_222. Từ định lý cực trị, hàm liên tục formula_114 có các giá trị cực tiểu formula_224 và giá trị cực đại formula_191 hữu hạn trên đoạn formula_2. Từ tính đơn điệu của tích phân và bất đẳng thức formula_227, cùng với giả thiết formula_228 không âm, ta có với formula_230
{ "split": 5, "title": "Định lý giá trị trung bình", "token_count": 495 }
911
Title: Định lý giá trị trung bình ký hiệu tích phân của formula_228 trên formula_2. Do đó, nếu formula_233, ta có đẳng thức xảy ra với mọi formula_14. Vì vậy, ta có thể giả sử formula_235. Chia cả hai vế cho formula_45 và ta nhận được Từ định lý giá trị trung gian, ta suy ra hàm liên tục formula_219 đạt được mọi giá trị trong đoạn formula_239, đặc biệt, tồn tại formula_240 sao cho Từ đây ta có điều cần chứng minh. Định lý giá trị trung bình cho tích phân thứ hai. Có nhiều định lý khác nhau đôi chút cùng được gọi là "định lý giá trị trung bình thứ hai dạng tích phân". Một phiên bản thông dụng như sau: Ở đây formula_246 ký hiệu cho formula_247, từ các điều kiện đã cho có thể suy ra giới hạn này tồn tại. Chú ý rằng formula_244 có chứa điểm formula_249 là một điều kiện quan trọng. Một biến thể khác của định lý không có điều kiện này như sau: Định lý này được chứng minh bởi Hiroshi Okamura vào năm 1947. Công thức xác suất tương tự định lý giá trị trung bình. Giả sử formula_254 là các biến ngẫu nhiên với formula_255 và formula_256 (tức là formula_257 nhỏ hơn formula_258 theo thứ tự ngẫu nhiên thông thường). Khi đó tồn tại một biến ngẫu nhiên không âm, liên tục tuyệt đối formula_259 có hàm mật độ xác suất
{ "split": 6, "title": "Định lý giá trị trung bình", "token_count": 327 }
912
Title: Định lý phân quyền Định lý phân quyền phát biểu rằng đối với ba chức năng kinh tế của Nhà nước, nên để cả chính quyền trung ương lẫn chính quyền địa phương cùng chia nhau gánh vác. Chức năng phân bổ nên giao cho chính quyền địa phương. Hai chức năng còn lại là phân phối và ổn định nên giao cho chính quyền trung ương. Chức năng kinh tế của Nhà nước. Năm 1959, Richard Musgrave cho rằng, các chức năng kinh tế chủ yếu của Nhà nước có thể chia làm ba loại: ổn định, phân bổ, và phân phối. Chức năng ổn định tức là ổn định kinh tế vĩ mô. Chức năng phân bổ tức là đảm bảo có sự điều chỉnh khi phân bổ các nguồn lực (cung ứng các hàng hóa công cộng). Chức năng phân phối tức là đảm bảo sự điều chỉnh khi phân phối thu nhập và tài sản. Musgrave cũng kiến nghị một sự phân công lao động giữa những người quản lý các chức năng nói trên. Ổn định kinh tế cần được giao cho các nhà quản lý kinh tế vĩ mô, chức năng phân bổ giao cho các nhà quản lý kinh tế vi mô, còn chức năng phân phối giao cho những nhà kinh tế học phúc lợi, những nhà nghiên cứu về khoa học đạo đức, và cả nhà nghiên cứu chính trị nữa. Những nhà quản lý này khi thực hiện trách nhiệm của mình đều dựa trên giả thiết là các chức năng khác cũng đã có người quản lý rất tốt, và vì vậy có thể chuyên tâm thực hiện công tác của riêng mình. Tuy nhiên, Musgrave mới dừng lại ở việc chỉ ra chức năng kinh tế của nhà nước nói chung. Điều này làm nảy sinh một câu hỏi: "liệu việc phân chia trách nhiệm gánh vác các chức năng kinh tế ấy giữa các cấp chính quyền phải như thế nào thì mới tối ưu?" Wallace E. Oates đã trả lời câu hỏi này trong tác phẩm nổi tiếng "Fiscal Federalism" của mình.
{ "split": 0, "title": "Định lý phân quyền", "token_count": 407 }
913
Title: Định lý phân quyền Lý luận của Oates có thể khái quát như sau. Khi chính quyền trung ương lĩnh hết trách nhiệm gánh vác các chức năng kinh tế nói trên và địa phương chỉ là những cơ quan trực thuộc và phục tùng trung ương, thì chúng ta sẽ thấy một chế độ tập quyền hoàn toàn. Còn khi tất cả các chức năng kinh tế ấy được trao hết cho các chính quyền địa phương và trung ương chỉ đơn giản là một liên hiệp các địa phương, chúng ta sẽ có một chế độ phân quyền hoàn toàn. Đây là hai thái cực, hay theo cách nói của các nhà kinh tế học hiện đại thì đấy là các giải pháp góc. Giữa hai thái cực trên là đáp số bên trong- chế độ trung ương cùng địa phương chia nhau gánh vác các chức năng kinh tế. Vấn đề là phân quyền tài chính sẽ đạt được tối ưu ở điểm nào trong vector này? Những lý luận ủng hộ tập quyền hoàn toàn. Ủng hộ tập quyền hoàn toàn gồm các lý lẽ sau. "Thứ nhất", ổn định kinh tế vĩ mô là chức năng mà chỉ có chính quyền trung ương mới đủ khả năng gánh vác. Việc duy trì mức giá cả ổn định và thất nghiệp thấp không thể thiếu sự quản lý của chính quyền trung ương. Nếu giao trách nhiệm này cho các chính quyền địa phương, thì họ sẽ có xu hướng phát hành tiền bừa bãi nếu gặp phải thời kỳ kinh tế khó khăn, cho nên sẽ gây ra lạm phát. Hơn nữa, nếu để chính quyền địa phương thực hiện các chính sách tài chính, thì phạm vi hiệu lực của chính sách tài chính sẽ rất hạn chế, bởi vì địa phương nhỏ thì số nhân tài chính nhỏ và các lợi ích kinh tế có thể rò rỉ sang địa phương khác. Còn nếu phát hành trái phiếu bù đắp thâm hụt tài chính theo chủ trương của John Meynard Keynes thì đối tượng huy động mua trái phiếu có thể bao gồm cả người của các địa phương khác, nên khi trả lãi trái phiếu sẽ có hiện tượng thu nhập của địa phương này lại chạy sang địa phương khác. "Thứ hai", phân bổ nguồn lực (cung ứng hàng hóa công cộng) cũng là chức năng mà chính quyền trung ương phải chịu trách nhiệm. Trách nhiệm cung ứng những hàng hóa công cộng như quốc phòng không thể trao cho các chính quyền địa phương gánh vác được.
{ "split": 1, "title": "Định lý phân quyền", "token_count": 502 }
914
Title: Định lý phân quyền "Thứ ba", phân phối thu nhập không nên giao cho các chính quyền địa phương. Nếu không, ở những địa phương đặt thuế suất thu nhập lũy tiến cao, những người giàu sẽ rời đi, còn những người nghèo thì lại xin vào cư trú. Kết quả là, dù chính quyền địa phương có thực hiện được trách nhiệm phân phối bình đẳng trong địa bàn quản lý của mình, thì mức thu nhập bình quân của địa phương này cũng bị giảm. Cho nên, chức năng phân phối thu nhập phải là chức năng của chính quyền trung ương. Những lý luận ủng hộ phân quyền hoàn toàn. Những lý lẽ sau lại ủng hộ phân quyền hoàn toàn. "Thứ nhất", nếu chính quyền trung ương đảm nhận chức năng phân bổ tài nguyên thì sẽ không có hiệu quả, bởi vì sở thích của người dân ở các địa phương khác nhau có thể không giống nhau. Chính quyền địa phương do gần dân nên sẽ nắm rõ được sở thích riêng của họ; nhờ đó có thể cung ứng được một cách có hiệu quả các dịch vụ công cộng. Họ hoàn toàn có động cơ để làm việc này vì nếu không, người dân sẽ bỏ địa phương sang nơi khác. "Thứ hai", nếu trao cho địa phương quyền phân bổ tài nguyên thì cách thức cung ứng các dịch vụ công cộng của họ sẽ nhiều hơn so với nếu để chính quyền trung ương cung ứng, và như thế sẽ dễ tìm ra được cách thức cung ứng tốt hơn. Đinh lý phân quyền. Oates cho rằng, một chế độ liên bang về tài chính, theo đó cả chính quyền trung ương lẫn chính quyền địa phương cùng chia nhau gánh vác ba chức năng trên, thì sẽ tốt hơn. Các nhà kinh tế học công cộng đã gọi lý luận này của Oates là định lý phân quyền, và nội dung của định lý này là chức năng phân bổ thì nên giao cho các chính quyền địa phương vì họ gần dân, nắm rõ thông tin, và hiểu thị hiếu của dân hơn, nên có thể cung ứng các hàng hóa công cộng có hiệu quả hơn. Dĩ nhiên, những hàng hóa công cộng vừa nói phải là các hàng hóa công cộng địa phương như giáo dục, vệ sinh, y tế, điện, nước, cảnh sát, phòng cháy chữa cháy, v.v… Đối với những hàng hóa công cộng quốc gia như quốc phòng, đối ngoại thì vẫn phải để chính quyền trung ương đảm nhiệm.
{ "split": 2, "title": "Định lý phân quyền", "token_count": 498 }
915
Title: Định lý phân quyền Hai chức năng còn lại là ổn định và phân phối chỉ nên giao cho chính quyền trung ương, bởi vì mỗi địa phương sẽ là một nền kinh tế mở trong phạm vi quốc gia, nên các yếu tố sản xuất và hàng hoá có thể di chuyển tự do giữa các địa phương. Khi thi hành các chính sách (tài chính, tiền tệ, tái phân phối thu nhập) có tác động tới các yếu tố có thể di chuyển tự do như thế, rõ ràng chính quyền địa phương không thể có ưu thế bằng chính quyền trung ương. Cho dù không có sự di chuyển tự do như vậy thì giữa các địa phương vẫn có thể có sự chênh lệch về thu nhập, và chỉ có chính quyền trung ương mới có thể tái phân phối thu nhập giữa các vùng. Xem thêm. Phân quyền tài chính Hàng hóa công cộng Chính quyền địa phương
{ "split": 3, "title": "Định lý phân quyền", "token_count": 181 }
916
Title: Định luật Boyle-Mariotte Định luật Boyle-Mariotte, đôi khi được gọi là Định luật Boyle hay Định luật Mariotte (đặc biệt là ở Pháp), là một định luật về khí lý tưởng, mô tả hiện tượng áp suất khối khí tăng khi thể tích khối khí giảm. Một phát biểu hiện đại của định luật Boyle-Mariotte là: Áp suất tuyệt đối gây ra bởi một khối lượng khí lý tưởng đã cho thì tỉ lệ nghịch với thể tích mà nó chiếm giữ nếu nhiệt độ và lượng khí là không đổi trong một hệ thống kín. Về mặt toán học, định luật Boyle-Mariotte có thể biểu diễn như sau: hay với: Phương trình chỉ ra rằng, một khối khí xác định khi ở một nhiệt độ xác định thì tích của áp suất và thể tích là một hằng số. Như vậy, có thể sử dụng phương trình để so sánh khối khí trong các điều kiện khác nhau: formula_4 Phương trình cho thấy, khi thể tích tăng thì áp suất giảm theo tỷ lệ, và ngược lại, khi thể tích giảm thì áp suất tăng theo tỷ lệ. Định luật được đặt tên theo nhà vật lý, nhà hóa học Robert Boyle, ông đã công bố định luật năm 1662. Nhà vật lý người Pháp Edme Mariotte cũng công bố độc lập một định luật tương tự vào năm 1679, vì vậy định luật còn được gọi là định luật Mariotte hay định luật Boyle-Mariotte. Lịch sử. Từ năm 1659, Robert Boyle đã tiến hành nhiều thí nghiệm về tính chất của chất khí, qua đó ông đã phát hiện ra ở nhiệt độ không đổi thì áp suất và thể tích tỉ lệ thuận nghịch đảo với nhau và công bố nó vào năm 1662.p = const.1/V (V = const.1/p) hay pV = const Độc lập với định luật này của Boyle, Edme Mariotte cũng tìm thấy mối liên hệ tương tự vào năm 1676. Vì thế định luật này có tên là "định luật Boyle" hay "định luật Boyle-Mariotte".
{ "split": 0, "title": "Định luật Boyle-Mariotte", "token_count": 445 }
917
Title: Định luật Titius–Bode Định luật Titius–Bode (đôi khi còn được gọi ngắn gọn là Đinh luật Bode) là một giả thuyết cũ nhằm xác định quỹ đạo của các hành tinh khi quay quanh một thiên thể khác, bao gồm cả quỹ đạo của Mặt trời và quỹ đạo tại Bán trục lớn của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời được miêu tả bởi công thức truy hồi ở dưới. Giả thuyết này đã dự đoán chính xác quỹ đạo của Tiểu hành tinh Ceres và Sao Thiên Vương (Uranus), nhưng lại thất bại trong việc dự đoán quỹ đạo của Sao Hải Vương (Neptune) và Sao Diêm Vương (Pluto). Định luật này được đặt theo tên của hai nhà khoa học Johann Daniel Titius và Johann Elert Bode. Công thức. Định luật liên quan tới bán trục lớn formula_1 của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời tính theo đơn vị bằng 10 lần Đơn vị thiên văn - coi bán trục lớn của Trái Đất có giá trị là 10: với formula_3 ngoại trừ số đầu tiên, mỗi giá trị sau đều bằng hai lần giá trị liền trước. Một cách khác để biểu diễn công thức: formula_4 với formula_5. Hoặc kết quả có thể chia cho 10 để chuyển sang Đơn vị thiên văn (AU), với công thức sau: với formula_7 Với các hành tinh bên ngoài, mỗi hành tinh được dự đoán là có khoảng cách từ Mặt Trời xa khoảng gấp 2 lần khoảng cách của hành tinh trước. Lịch sử. The first mention of a series approximating Bode's Law is found in David Gregory's "The Elements of Astronomy", published in 1715. In it, he says, "...supposing the distance of the Earth from the Sun to be divided into ten equal Parts, of these the distance of Mercury will be about four, of Venus seven, of Mars fifteen, of Jupiter fifty two, and that of Saturn ninety six." A similar sentence, likely paraphrased from Gregory, appears in a work published by Christian Wolff in 1724.
{ "split": 0, "title": "Định luật Titius–Bode", "token_count": 441 }
918
Title: Định luật Titius–Bode In 1764, Charles Bonnet said in his "Contemplation de la Nature" that, "We know seventeen planets that enter into the composition of our solar system [that is, major planets and their satellites]; but we are not sure that there are no more." To this, in his 1766 translation of Bonnet's work, Johann Daniel Titius added the following unattributed addition, removed to a footnote in later editions: Take notice of the distances of the planets from one another, and recognize that almost all are separated from one another in a proportion which matches their bodily magnitudes. Divide the distance from the Sun to Saturn into 100 parts; then Mercury is separated by four such parts from the Sun, Venus by 4+3=7 such parts, the Earth by 4+6=10, Mars by 4+12=16. But notice that from Mars to Jupiter there comes a deviation from this so exact progression. From Mars there follows a space of 4+24=28 such parts, but so far no planet was sighted there. But should the Lord Architect have left that space empty? Not at all. Let us therefore assume that this space without doubt belongs to the still undiscovered satellites of Mars, let us also add that perhaps Jupiter still has around itself some smaller ones which have not been sighted yet by any telescope. Next to this for us still unexplored space there rises Jupiter's sphere of influence at 4+48=52 parts; and that of Saturn at 4+96=100 parts. In 1772, Johann Elert Bode, aged only twenty-five, completed the second edition of his astronomical compendium "Anleitung zur Kenntniss des gestirnten Himmels", into which he added the following footnote, initially unsourced, but credited to Titius in later versions:
{ "split": 1, "title": "Định luật Titius–Bode", "token_count": 414 }
919
Title: Định luật Titius–Bode This latter point seems in particular to follow from the astonishing relation which the known six planets observe in their distances from the Sun. Let the distance from the Sun to Saturn be taken as 100, then Mercury is separated by 4 such parts from the Sun. Venus is 4+3=7. The Earth 4+6=10. Mars 4+12=16. Now comes a gap in this so orderly progression. After Mars there follows a space of 4+24=28 parts, in which no planet has yet been seen. Can one believe that the Founder of the universe had left this space empty? Certainly not. From here we come to the distance of Jupiter by 4+48=52 parts, and finally to that of Saturn by 4+96=100 parts. When originally published, the law was approximately satisfied by all the known planets — Mercury through Saturn — with a gap between the fourth and fifth planets. It was regarded as interesting, but of no great importance until the discovery of Uranus in 1781 which happens to fit neatly into the series. Based on this discovery, Bode urged a search for a fifth planet. , the largest object in the asteroid belt, was found at Bode's predicted position in 1801. Bode's law was then widely accepted until Neptune was discovered in 1846 and found not to satisfy Bode's law. Simultaneously, the large number of known asteroids in the belt resulted in Ceres no longer being considered a planet at that time. Bode's law was discussed as an example of fallacious reasoning by the astronomer and logician Charles Sanders Peirce in 1898. The discovery of Pluto in 1930 confounded the issue still further. While nowhere near its position as predicted by Bode's law, it was roughly at the position the law had predicted for Neptune. However, the subsequent discovery of the Kuiper belt, and in particular of the object , which is larger than Pluto yet does not fit Bode's law, have further discredited the formula. Dữ liệu. Đây là khoảng cách của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, theo con số tính toán và con số thực tế: Giải thích.
{ "split": 2, "title": "Định luật Titius–Bode", "token_count": 507 }
920
Title: Định luật Titius–Bode There is no solid theoretical explanation of the Titius–Bode law, but if there is one it is possibly a combination of orbital resonance and shortage of degrees of freedom: any stable planetary system has a high probability of satisfying a Titius–Bode-type relationship. Since it may simply be a mathematical coincidence rather than a "law of nature", it is sometimes referred to as a rule instead of "law". However, astrophysicist Alan Boss states that it is just a coincidence, and the planetary science journal "Icarus" no longer accepts papers attempting to provide improved versions of the law. Orbital resonance from major orbiting bodies creates regions around the Sun that are free of long-term stable orbits. Results from simulations of planetary formation support the idea that a randomly chosen stable planetary system will likely satisfy a Titius–Bode law. Dubrulle and Graner have shown that power-law distance rules can be a consequence of collapsing-cloud models of planetary systems possessing two symmetries: rotational invariance (the cloud and its contents are axially symmetric) and scale invariance (the cloud and its contents look the same on all scales), the latter being a feature of many phenomena considered to play a role in planetary formation, such as turbulence. Lunar systems and other planetary systems.
{ "split": 3, "title": "Định luật Titius–Bode", "token_count": 329 }
921
Title: Định luật Titius–Bode There is a decidedly limited number of systems on which Bode's law can presently be tested. Two of the solar planets have a number of big moons that appear possibly to have been created by a process similar to that which created the planets themselves. The four big satellites of Jupiter and the biggest inner satellite, Amalthea, cling to a regular, but non-Bode, spacing with the four innermost locked into orbital periods that are each twice that of the next inner satellite. The big moons of Uranus have a regular, but non-Bode, spacing. However, according to Martin Harwit, "a slight new phrasing of this law permits us to include not only planetary orbits around the Sun, but also the orbits of moons around their parent planets." The new phrasing is known as Dermott's law. Of the recent discoveries of extrasolar planetary systems, few have enough known planets to test whether similar rules apply to other planetary systems. An attempt with 55 Cancri suggested the equation a = 0.0142 "e" 0.9975 "n", and predicts for "n" = 5 an undiscovered planet or asteroid field at 2 AU. This is controversial. Furthermore the orbital period and semimajor axis of the innermost planet in the 55 Cancri system have been significantly revised (from 2.817 days to 0.737 days and from 0.038 AU to 0.016 AU respectively) since the publication of these studies. Recent astronomical research suggests that planetary systems around some other stars may fit Titius–Bode-like laws. Bovaird and Lineweaver applied a generalized Titius-Bode relation to 68 exoplanet systems which contain four or more planets. They showed that 96% of these exoplanet systems adhere to a generalized Titius-Bode relation to a similar or greater extent than the Solar System does. The locations of potentially undetected exoplanets are predicted in each system.
{ "split": 4, "title": "Định luật Titius–Bode", "token_count": 463 }
922
Title: Định luật Titius–Bode Subsequent research managed to detect five planet candidates from predicted 97 planets from the 68 planetary systems. The study showed that the actual number of planets could be larger. The occurrence rate of Mars and Mercury sized planets are currently unknown so many planets could be missed due to their small size. Other reasons were accounted to planet not transiting the star or the predicted space being occupied by circumstellar disks. Despite this, the number of planets found with Titius-Bode law predictions were still lower than expected.
{ "split": 5, "title": "Định luật Titius–Bode", "token_count": 133 }
923
Title: Định luật dịch chuyển Wien Định luật dịch chuyển Wien nói rằng đường cong bức xạ của vật đen đối với các nhiệt độ khác nhau sẽ đạt cực đại ở các bước sóng khác nhau tỷ lệ nghịch với nhiệt độ. Sự dịch chuyển của giá trị cực đại đó là hệ quả trực tiếp của định luật bức xạ Planck, mô tả độ sáng của phổ của bức xạ vật đen là một hàm của bước sóng ở bất kỳ nhiệt độ nào. Tuy nhiên, Wilhelm Wien đã tìm ra định luật này vài năm trước khi Max Planck phát triển phương trình tổng quát hơn, và mô tả toàn bộ sự dịch chuyển của phổ bức xạ vật đen sang bước sóng ngắn hơn khi nhiệt độ tăng. Định luật dịch chuyển của Wien phát biểu rằng bức xạ quang phổ của bức xạ vật đen trên mỗi bước sóng đơn vị, cực đại ở bước sóng "λ" max được cho bởi: Trong đó "T" là nhiệt độ tuyệt đối đo bằng kelvin. "b" là hằng số tỷ lệ được gọi là "hằng số dịch chuyển Wien", bằng hoặc để thu được bước sóng tính bằng micromet, . Nếu đang xem xét mức phát xạ cơ thể đen trên mỗi tần số đơn vị hoặc trên mỗi băng thông tỷ lệ, thì phải sử dụng hằng số tỷ lệ khác nhau. Tuy nhiên, hình thức của định luật này vẫn giống nhau: bước sóng cực đại tỷ lệ nghịch với nhiệt độ và tần số cực đại tỷ lệ thuận với nhiệt độ. Định luật dịch chuyển Wien có thể được gọi là "định luật Wien", một thuật ngữ cũng được sử dụng cho phương pháp tính gần đúng Wien.
{ "split": 0, "title": "Định luật dịch chuyển Wien", "token_count": 343 }
924
Title: Định mệnh Định mệnh, đôi khi được gọi là số phận, là một quá trình được xác định trước của các sự kiện. Nó có thể được hình thành như một tương lai định trước, cho dù nói chung hay của một cá nhân. Số phận. Mặc dù thường được sử dụng thay thế cho nhau, các từ "định mệnh" và "số phận" có ý nghĩa riêng biệt. Triết học. Triết lý về các khái niệm định mệnh và số phận đã tồn tại từ thời Hy Lạp với các nhóm như nhóm khắc kỷ và nhóm hưởng lạc (Epicureans). Những người theo chủ nghĩa khắc kỷ tin rằng cuối cùng các quyết định và hành động của con người đã đi theo một kế hoạch thiêng liêng do một vị thần nghĩ ra. Họ tuyên bố rằng mặc dù về mặt lý thuyết con người có ý chí tự do, linh hồn của họ và hoàn cảnh mà họ sống đều là một phần của mạng lưới số phận. Những người theo chủ nghĩa hưởng lạc đã thách thức niềm tin của người khắc kỷ bằng cách phủ nhận sự tồn tại của số phận thiêng liêng này. Họ tin rằng hành động của một con người là tự phát miễn là các hành động này là hợp lý. Trong ngôn ngữ hàng ngày, "định mệnh" và "số phận" là đồng nghĩa, nhưng liên quan đến triết học thế kỷ 19, các từ đã đạt được ý nghĩa khác nhau vốn có. Đối với Arthur Schopenhauer, định mệnh chỉ là một biểu hiện của Ý chí sống, có thể đồng thời là định mệnh sống và lựa chọn số phận vượt trội, bằng Nghệ thuật, Đạo đức và Khổ tu.
{ "split": 0, "title": "Định mệnh", "token_count": 345 }
925
Title: Định mệnh Đối với Friedrich Nietzsche, định mệnh giữ hình thức "Amor fati" (Tình yêu định mệnh) thông qua yếu tố quan trọng trong triết lý của Nietzsche, "ý chí quyền lực" (der "Wille zur Macht"), nền tảng của hành vi con người, chịu ảnh hưởng của Ý chí sống Schopenhauer. Nhưng khái niệm này có thể có những góc nhìn khác, mặc dù ông, ở nhiều nơi, đã thấy ý chí quyền lực là một yếu tố mạnh mẽ để thích nghi hoặc sống sót theo cách tốt hơn. Nietzsche cuối cùng đã biến ý tưởng về vật chất thành trung tâm lực lượng thành vật chất là trung tâm ý chí để nắm quyền lực như định mệnh của loài người phải đối mặt với "Amor fati". Thành ngữ "Amor fati" được Nietzsche sử dụng nhiều lần như là sự chấp nhận lựa chọn "số phận", nhưng theo cách đó nó lại trở thành một thứ khác, chính xác là một định mệnh theo "lựa chọn". Chủ nghĩa quyết định là một khái niệm triết học thường bị nhầm lẫn với số phận. Nó có thể được định nghĩa là khái niệm rằng tất cả ý định / hành động được xác định một cách "nhân quả" bởi đỉnh điểm của hoàn cảnh hiện tại của một tác nhân; Nói một cách đơn giản, mọi thứ xảy ra đều được xác định bởi những điều đã xảy ra. Chủ nghĩa quyết định khác với số phận ở chỗ nó không bao giờ được quan niệm là một quan niệm tâm linh, tôn giáo hay chiêm tinh; số phận thường được coi là "được cho" hoặc "sắc lệnh" trong khi chủ nghĩa quyết định là "gây ra". Các nhà triết học có ảnh hưởng như Robert Kane (triết gia), Thomas Nagel, Roderick Chisholm và A. J. Ayer đã viết về khái niệm này.
{ "split": 1, "title": "Định mệnh", "token_count": 397 }
926
Title: Định mệnh Tóm lại, thuyết định mệnh có đặc điểm chung là quan niệm triết học cho rằng quá trình thế giới, kể cả đời sống con người đều được quy định từ trước bởi một ý chí tối cao, bởi số kiếp, số phận. Con người dù muốn hay không cũng không thể tránh được. Do đó chỉ còn có thể có thái độ cam chịu. Trong thế giới cổ đại, quan niệm này được lưu hành rộng rãi và theo nó, số kiếp chẳng những thống trị con người, mà còn thống trị cả các thần linh. Nói chung, trong lịch sử, TĐM đóng vai trò tiêu cực. Một mặt, quan niệm số kiếp quy định từ trước đã kích thích thái độ thụ động, sự phục tùng mù quáng vào hoàn cảnh. Mặt khác, lòng tin vào quyền lực vô hạn của ý chí tối cao, của Chúa, đã gây ra sự cuồng tín có tính chất tôn giáo. Tâm lý học. Trong số các đại diện của trường phái tâm lý học chuyên sâu, đóng góp lớn nhất cho nghiên cứu về khái niệm như "định mệnh" đã được Carl Gustav Jung, Sigmund Freud và Leopold Szondi thực hiện.
{ "split": 2, "title": "Định mệnh", "token_count": 246 }
927
Title: Định Định, trong Phật giáo, Ấn Độ giáo, Kì Na giáo, Sikh giáo và các trường phái yoga, chỉ trạng thái định tĩnh hoặc nhất tâm (xuất phát từ "sam-a-dha"). Phật giáo. Có năm tầng định vô sắc gồm: Không vô biên xứ (bầu không gian vô tận), Thức vô biên xứ (bầu ý thức vô tận), Vô sở hữu xứ (bầu không gian chẳng có thứ gì), Phi tưởng phi phi tưởng xứ (bầu không gian không còn cảm nhận cũng không phải không còn cảm nhận). Phật giáo không khuyến khích các phật tử vào cõi vô sắc sau khi tịch, vì cõi này khó phát triển tu tập giải thoát trừ khi đó là bậc có biệt tài về thiền định. Để thành tựu những tính chất của Định, hành giả phải buông tâm không trú vào đâu cả, và như thế, tâm dễ mở rộng thênh thang. Ngoài ra còn có Diệt tận định hay Diệt thọ tưởng định. Không vô biên xứ định. "(Lại nữa này Potthapàda, với sự vượt thoát mọi sắc tưởng, với sự diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, với sự không tác ý đối với dị tưởng, Tỷ-kheo nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ. Như vậy sắc tưởng xưa kia của vị ấy được diệt trừ. Và khi tưởng Không vô biên xứ vi diệu chơn thật khởi lên, vị ấy có tưởng Không vô biên xứ vi diệu chơn thật".)-Shakyamuni Buddha" Thức vô biên xứ định. "(Lại nữa này Potthapàda, với sự vượt thoát mọi Không vô biên xứ, Tỷ-kheo nghĩ rằng: "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ. Như vậy tưởng Không vô biên xứ vi diệu chơn thật xưa kia của vị ấy được diệt trừ, và khi tưởng Thức vô biên xứ vi diệu chơn thật khởi lên, vị ấy có tưởng Thức vô biên xứ vi diệu chơn thật. Như vậy do học tập, một tưởng khởi lên, cũng do học tập, một tưởng diệt trừ".) -Shakyamuni Buddha" Vô sở hữu xứ định.
{ "split": 0, "title": "Định", "token_count": 490 }
928
Title: Định "(Lại nữa này Potthapàda, với sự vượt thoát mọi Thức vô biên xứ, Tỷ-kheo nghĩ rằng: "Không có vật gì" chứng và trú Vô sở hữu xứ. Như vậy tưởng Thức vô biên xứ vi diệu chơn thật xưa kia của vị ấy được diệt trừ. Và khi tưởng Vô sở hữu xứ vi diệu chơn thật khởi lên, vị ấy có tưởng Vô sở hữu xứ vi diệu chơn thật. Như vậy do học tập, một tưởng khởi lên, cũng do học tập, một tưởng diệt trừ.)-Shakyamuni Buddha" "(Này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: "Alara Kalama tuyên bố pháp này không phải chỉ vì lòng tin: "Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, Ta mới an trú". Chắc chắn Alara Kalama biết pháp này, thấy pháp này rồi mới an trú". Này các Tỷ-kheo, rồi Ta đi đến chỗ Alara Kalama ở, sau khi đến Ta nói với Alara Kalama: "Hiền giả Kalama, cho đến mức độ nào, Ngài tự tri, tự chứng, tự đạt, và tuyên bố pháp này?" Này các Tỷ-kheo, được nói vậy, Alara Kalama tuyên bố về Vô sở hữu xứ.)-Shakyamuni Buddha" Phi tưởng phi phi tưởng xứ định. "(Lại nữa này Potthapàda, khi Tỷ-kheo ở nơi đây tự mình khởi tưởng, vị này tiếp tục đi từ tưởng này đến tưởng khác cho đến tưởng tột đỉnh. Và vị này khi đứng tại tưởng tột đỉnh có thể nghĩ: "Tâm còn suy tưởng có hại cho ta, tâm không suy tưởng mới tốt cho ta. Nếu ta cứ tiếp tục suy tưởng, khi những tưởng này của ta diệt đi, các thô tưởng khác lại khởi lên, ta hãy đừng có suy tưởng".)-Shakyamuni Buddha"
{ "split": 1, "title": "Định", "token_count": 423 }
929
Title: Định "(Này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: "Rama tuyên bố pháp này không phải vì lòng tin: "Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, ta mới an trú". Chắc chắn Rama thấy pháp này, biết pháp này, rồi mới an trú". Này các Tỷ-kheo, rồi Ta đi đến chỗ Uddaka Ramaputta ở, sau khi đến Ta nói với Uddaka Ramaputta: "Hiền giả Rama, cho đến mức độ nào, Ngài tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này?" Này các Tỷ-kheo được nghe nói vậy, Uddaka Ramaputta tuyên bố về Phi tưởng phi phi tưởng xứ.)-Shakyamuni Buddha" diễn tả: lúc này thân của mình như là cái bóng của hư không, hư không thì có nhựt nguyệt tinh tú, nên có sáng và tối, còn cái bóng của hư không, chỉ thiền định mới cảm nhận được, dù có trăm ngàn đệ nhất thần thông, để bay ra hư không tìm kiếm cái bóng của hư không chỉ phí sức, mà nó chỉ ngay trong một sát na này, sự thanh tịnh tức là cái bóng của hư không. nhưng nó vẫn còn ở trong thân tứ đại. bước tiếp theo là lìa luôn cả cái biết. [thích minh tỏa] hóa an Diệt tận định hay Diệt thọ tưởng định. "(Do không có suy tưởng, các tưởng kia diệt tận và các thô tưởng khác không khởi lên, vị ấy cảm thọ sự diệt tận. Như vậy, này Potthapàda, là sự chứng đạt trí tuệ diệt trừ dần dần các tăng thượng tưởng.)-Shakyamuni Buddha"
{ "split": 2, "title": "Định", "token_count": 365 }
930
Title: Đối tượng Herbig–Haro Đối tượng Herbig-Haro (HH) là các mảng sáng của tinh vân kết hợp với sao mới hình thành. Chúng được hình thành khi các tia hẹp của khí bị ion hóa một phần do các ngôi sao nói va chạm với các đám mây khí và bụi gần đó với tốc độ vài trăm km mỗi giây. Các đối tượng Herbig-Haro có mặt khắp nơi trong các khu vực hình thành sao và một số thường được nhìn thấy xung quanh một ngôi sao duy nhất, thẳng hàng với trục quay của nó. Hầu hết trong số chúng nằm trong khoảng một parsec (3,26 năm ánh sáng) của nguồn, mặc dù một số đã được quan sát thấy một số phân tích. Các vật thể HH là những hiện tượng thoáng qua, chỉ tồn tại khoảng vài chục nghìn năm. Chúng có thể thay đổi rõ rệt trong khoảng thời gian khá ngắn trong vài năm khi chúng di chuyển nhanh chóng khỏi ngôi sao mẹ của chúng vào các đám mây khí của không gian giữa các vì sao (môi trường liên sao hoặc ISM). Các quan sát của Kính viễn vọng Không gian Hubble đã cho thấy sự tiến hóa phức tạp của các vật thể HH trong khoảng thời gian vài năm, khi các phần của tinh vân mờ dần trong khi các phần khác phát sáng khi chúng va chạm với vật chất vón cục của môi trường liên sao. Lần đầu tiên được Sherburne Wesley Burnham quan sát vào cuối thế kỷ 19, các vật thể Herbig-Haro không được công nhận là một loại tinh vân phát xạ riêng biệt cho đến những năm 1940. Các nhà thiên văn học đầu tiên nghiên cứu chúng một cách chi tiết là George Herbig và Guillermo Haro, và chúng được đặt tên theo tên hai nhà nghiên cứu này. Herbig và Haro đã làm việc độc lập với các nghiên cứu về sự hình thành sao khi họ lần đầu tiên phân tích các vật thể và nhận ra rằng chúng là sản phẩm phụ của quá trình hình thành sao. Mặc dù các vật thể HH là một hiện tượng bước sóng có thể nhìn thấy, nhưng nhiều vật thể vẫn không thể phát hiện được ở các bước sóng này do bụi và khí bao bọc và chỉ có thể nhìn thấy ở bước sóng hồng ngoại. Những vật thể như vậy, khi được quan sát ở vùng hồng ngoại gần, được gọi là Đối tượng đường phát xạ hydrogen phân tử (MHO).
{ "split": 0, "title": "Đối tượng Herbig–Haro", "token_count": 507 }
931
Title: Đối tượng tự do Trong toán học, một đối tượng tự do là một khái niệm cơ bản của đại số trừu tượng. Định nghĩa. Đặt ("C","F") là một phạm trù cụ thể (nghĩa là là một hàm tử chung thủy), và đặt "X" là một tập hợp (được gọi là "cơ sở"), một đối tượng và một đơn ánh (còn được gọi là "chèn chính tắc"). Chúng ta nói rằng "A" là một đối tượng tự do trên "X" (đối với "i") khi và chỉ khi nó thỏa mãn tính chất phổ quát sau: Theo cách này, hàm tử gán đối tượng tự do "A" cho tập "X" là một adjoint trái của hàm tử quên.
{ "split": 0, "title": "Đối tượng tự do", "token_count": 166 }
932
Title: Đối thoại Tứ giác An ninh Đối thoại Tứ giác An ninh (hay còn gọi là Bộ tứ Quad, Bộ tứ Kim cương, tiếng Anh: Quadrilateral Security Dialogue) là một diễn đàn chiến lược không chính thức giữa Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc, được duy trì bằng các hội nghị thượng đỉnh bán thường xuyên, trao đổi thông tin và diễn tập quân sự giữa các quốc gia thành viên. Diễn đàn này được Thủ tướng Abe Shinzō của Nhật Bản sáng lập vào năm 2007 với sự hỗ trợ của Phó Tổng thống Dick Cheney của Hoa Kỳ, Thủ tướng John Howard của Úc và Thủ tướng Manmohan Singh của Ấn Độ. Hiện nay bộ tứ kim cương đang mời gọi thêm 3 quốc gia bao gồm: Việt Nam, Hàn Quốc, New Zealand.
{ "split": 0, "title": "Đối thoại Tứ giác An ninh", "token_count": 172 }
933
Title: Đống Đa Đống Đa là một quận của thành phố Hà Nội, Việt Nam. Là một trong bốn quận nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, về hành chính bao gồm 21 phường trực thuộc, với tổng diện tích là 9,95 km². Tính tới năm 2021, dân số của quận đạt 376.800 người, mật độ dân số trung bình 37,869 người/km², cao gấp 15 lần mật độ dân số chung của toàn thành phố. Quận Đống Đa là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất quốc doanh và đặc biệt các hệ thống trường đại học lớn như trường Đại học Giao thông vận tải, trường Đại học Ngoại Thương, trường Đại học Thủy lợi Hà Nội, trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Luật Hà Nội... Quận Đống Đa là một trong những khu vực của thành phố Hà Nội có số di tích nhiều và mang giá trị cao, tiêu biểu là khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng từ năm 1070 dưới triều vua Lý Thánh Tông và trở thành trường Đại học đầu tiên của Việt Nam Lịch sử. Quận Đống Đa là một phần đất của Kinh thành Thăng Long. Thời nhà Hán là đất huyện Long Biên thuộc quận Giao Chỉ; sau này đổi tên thành Tống Bình, trung tâm chính trị thời đó. Tới thế kỷ 11, sau khi lên ngôi ở Hoa Lư, Lý Thái Tổ quyết định dời đô về Đại La, đổi tên thành Thăng Long, phần lớn quận Đống Đa ngày nay nay nằm ở khu vực "Thăng Long ngoại thành". Cả 2 khu vực đó gọi là Ứng Thiên, đến năm 1014 lại đổi thành Nam Kinh. Sang thời Trần, năm 1230, được chia thành 61 phường. Đời Hồ, Thăng Long được gọi là Đông Đô, sau đó nhà Minh đổi thành Đông Quan. Sau khi chiến thắng quân Minh xâm lược, Lê Thái Tổ đổi thành Đông Kinh.
{ "split": 0, "title": "Đống Đa", "token_count": 399 }
934
Title: Đống Đa Năm 1466, Lê Thánh Tông đổi thành Trung Đô. Năm 1469, lại đổi thành phủ Phụng Thiên. Khu vực dân cư được chia thành 2 huyện Vĩnh Xương và Quảng Đức, mỗi huyện 18 phường. Theo Nguyễn Vinh Phúc và Trần Huy Bá thì trong số 36 phường đó, quận Đống Đa nay gồm phần đất của các phường: Vĩnh Xương (khu vực phố Nguyễn Khuyến), Bích Câu (khu vực Cát Linh - Văn Miếu), Thịnh Quang (Thịnh Quang - Tôn Đức Thắng), Xã Đàn (khu vực Xã Đàn - Khâm Thiên), Đông Tác (khu vực ngõ chợ Khâm Thiên - Trung Tự), Kim Hoa (khu vực Kim Liên - Trung Tự). Sang thời Tây Sơn, Quang Trung đổi tên Thăng Long thành "Bắc Thành". Sang thời Nguyễn, năm Gia Long thứ 4 (1805), đặt Tổng trấn Bắc Thành, đổi tên huyện Vĩnh Xương thành Thọ Xương, huyện Quảng Đức thành huyện Vĩnh Thuận, phủ Phụng Thiên thành phủ Hoài Đức. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), nhà vua tiến hành một đợt cải cách hành chính lớn nhất kể từ khi ra đời chế độ phong kiến Việt Nam, xóa bỏ Bắc thành và lập tỉnh Hà Nội. Phần đất của quận Đống Đa vẫn nằm trên đất 2 huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận. Theo sách Đại Nam nhất thống chí, tập III thì cuối thế kỷ XIX, huyện Thọ Xương có 8 tổng, 115 thôn, trang trại. Theo sách "Tên làng xã Việt Nam" thì đầu thế kỷ XIX, quận Đống Đa nằm trên địa phận các huyện: Thọ Xương, Vĩnh Thuận.
{ "split": 1, "title": "Đống Đa", "token_count": 352 }
935
Title: Đống Đa Sau khi chiếm được Hà Nội, thực dân Pháp đã cho phá dỡ nhiều phần của Hà Nội xưa, đồng thời quy hoạch xây dựng một đô thị mới theo kiểu Tây phương. Ngày 19 tháng 7 năm 1888, Tổng thống Pháp đã ký sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội. Hà Nội lúc này chỉ gồm các khu phố nội thành được chia thành 63 phường có diện tích 3 km² với số dân khoảng 270.000 người. Phạm vi thành phố bó hẹp nằm trong khu vực thành Đại La mở rộng thời nhà Mạc. 3 phủ Hoài Đức, Thường Tín, Ứng Hòa thuộc về tỉnh Hà Đông. Phủ Lý Nhân tách ra tạo thành tỉnh Hà Nam. Một thời gian ngắn sau, khu vực phía Tây vườn bách thảo và khu vực tương ứng với các quận Đống Đa, Tây Hồ ngày nay được tách ra thành huyện Hoàn Long, trực thuộc tỉnh Hà Đông, đến những năm 1940 thì sáp nhập trở lại. Năm 1942, Pháp thành lập "Đại lý đặc biệt Hà Nội" gồm huyện Hoàn Long và 22 xã thuộc phủ Hoài Đức, được chia thành 8 tổng, 60 xã. Đống Đa tương ứng với hộ thứ 3 (3C quartier) trong 8 hộ ở nội thành Hà Nội. Sau Cách mạng Tháng Tám, Hà Nội trở về với vai trò là Thủ đô. Lúc này, Thủ đô Hà Nội gồm 5 khu nội thành và 120 xã ngoại thành. Ngày 14 tháng 5 năm 1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ duyệt y chia thành phố Hà Nội ra làm 17 khu, mỗi khu có tên riêng: Khu Trúc Bạch, khu Đồng Xuân, khu Thăng Long, khu Đông Thành, khu Đông Kinh Nghĩa Thục, khu Hoàn Kiếm, khu Văn Miếu, khu Quán Sứ, khu Đại Học, khu Bảy Mẫu, khu Chợ Hôm, khu Lò Đúc, khu Hồng Hà, khu Long Biên, khu Đồng Nhân, khu Vạn Thái và khu Bạch Mai. Ngày 26 tháng 5 năm 1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ duyệt y chia ngoại thành Hà Nội ra làm 5 khu, mỗi khu có tên riêng: Khu Lãng Bạc, khu Đại La, khu Đống Đa, khu Đề Thám, và khu Mê Linh. Một bộ phận lớn các phường của quận Đống Đa thuộc khu Đống Đa.
{ "split": 2, "title": "Đống Đa", "token_count": 488 }
936
Title: Đống Đa Tháng 11 năm 1946, thực hiện chủ trương của Trung ương, chiến khu XI (tức Hà Nội) được thành lập. Để chỉ đạo việc bố trí lực lượng kháng chiến, nội thành Hà Nội chia thành 3 liên khu. Khu vực Đống Đa nay nằm trên địa bàn Liên khu 3 nội thành. Từ cuối năm 1947, địa phận Liên khu 3 - Đống Đa được đổi thành quận 5. Vùng đất Đống Đa bao gồm 5 quận và 1 phần huyện Thanh Trì. Tháng 5 năm 1948, Hà Nội hợp nhất với tỉnh Hà Đông thành tỉnh Lưỡng Hà. Khu vực ngoại thành Hà Nội được chia làm 2 huyện Trấn Tây và Trấn Nam, lấy đường số 6 làm ranh giới. Ngày 1 tháng 10 năm 1948, Trung ương Đảng ra chỉ thị tách Hà Nội ra khỏi Lưỡng Hà, chia thành 2 tỉnh cũ là Hà Nội và Hà Đông. Đến tháng 2 năm 1949, Hà Nội chia lại các đơn vị hành chính sau khi cơ sở kháng chiến được hình thành rộng khắp ở nội thành. Hai huyện Trấn Tây và Trấn Nam được chia thành 2 quận 4 và 6. Ở nội thành chia làm 2 Liên khu 1 và 2. Đến ngày 13 tháng 6 năm 1949, Nghị quyết số 142-NQ/KC-Hà Nội của Ủy ban Kháng chiến Hành chính Hà Nội chia nội thành Hà Nội làm 2 quận, lấy tên là Quận 1, Quận 2 và chia ngoại thành Hà Nội làm 3 quận, lấy tên là Quận 4, Quận 5, Quận 6. Đống Đa lúc này chủ yếu thuộc đất của quận 2 và quận 5.
{ "split": 3, "title": "Đống Đa", "token_count": 334 }
937
Title: Đống Đa Sau khi Thủ đô được giải phóng, Ủy ban hành chính Thành phố chia Hà Nội thành 4 quận nội thành gồm 36 khu, 4 quận ngoại thành gồm 46 xã. Đống Đa khi đó nằm trên đất quận 3 (nội thành) và 3 quận ngoại thành là Khâm Thiên (quận 4), Từ Liêm (quận 6) và Thanh Trì (quận 7). Tháng 11 năm 1957, sau bầu cử HĐND Thành phố khóa I, Hà Nội được chia thành 8 quận, Đống Đa gồm phần đất của quận 1 (khu vực ga Hàng Cỏ), quận 3 (khu vực Văn Miếu), quận 4 (khu vực Ô Chợ Dừa), quận 6 (Hào Nam, Thái Thịnh) và quận 7 (xã Phương Liên). Tháng 3/1958, 4 quận nội thành lại được thay thế bằng 12 khu phố, trong đó có các khu Văn Miếu, Bạch Mai, Bẩy Mẫu, Ô Chợ Dừa thuộc quận Đống Đa. Năm 1959, 12 khu phố nội thành lại được chia thành 8 khu phố, trong đó Đống Đa gồm phần đất của các khu Đống Đa, Bạch Mai, Hàng Cỏ.
{ "split": 4, "title": "Đống Đa", "token_count": 254 }
938
Title: Đống Đa Ngày 20 tháng 4 năm 1961, Quốc hội khóa II kỳ họp thứ 2 phê chuẩn việc mở rộng Thành phố Hà Nội. Ngày 31 tháng 5 năm 1961, Chính phủ ra Quyết định 78/CP chia Hà Nội thành 4 khu phố và 4 huyện, Đống Đa được nhập thêm một số làng xã của huyện Thanh Trì (như Kim Liên, Phương Liệt) với diện tích 11,75km2, trở thành khu phố rộng nhất của nội thành, dân số 92.100 người. Ngày 21 tháng 12 năm 1974, HĐND Thành phố quyết định thành lập các tiểu khu. Đống Đa gồm 48 tiểu khu, trong đó có tiểu khu Yên Lãng từ huyện Từ Liêm về. Tháng 12 năm 1978, HĐND Thành phố quyết định sắp xếp lại các tiểu khu. Đống Đa còn 28 tiểu khu, đến năm 1980 số tiểu khu chỉ còn 24. Sau kỳ họp khóa 8 HĐND bàn việc phân cấp quản lý, ngày 10 tháng 6 năm 1981 cấp hành chính khu phố đổi là quận, tiểu khu chuyển thành phường; theo đó quận Đống Đa có 24 phường: Cát Linh, Hàng Bột, Khâm Thiên, Khương Thượng, Kim Liên, Láng Hạ, Láng Thượng, Nam Đồng, Nguyễn Trãi, Ô Chợ Dừa, Phương Liên, Phương Liệt, Phương Mai, Quang Trung, Quốc Tử Giám, Thanh Xuân, Thịnh Quang, Thổ Quan, Thượng Đình, Trung Liệt, Trung Phụng, Trung Tự, Văn Chương, Văn Miếu. Ngày 13 tháng 7 năm 1982, kỳ họp thứ 6 HĐND Thành phố khóa 8 đề nghị Quốc hội phê chuẩn lập 2 phường mới là Kim Giang (tách ra từ xã Đại Kim thuộc huyện Thanh Trì) và Thanh Xuân Bắc (trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã Nhân Chính và Trung Văn thuộc huyện Từ Liêm; điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Tân Triều thuộc huyện Thanh Trì). Đến đây, quận Đống Đa gồm 26 phường: Cát Linh, Hàng Bột, Khâm Thiên, Khương Thượng, Kim Giang, Kim Liên, Láng Hạ, Láng Thượng, Nam Đồng, Nguyễn Trãi, Ô Chợ Dừa, Phương Liên, Phương Liệt, Phương Mai, Quang Trung, Quốc Tử Giám, Thanh Xuân, Thanh Xuân Bắc, Thịnh Quang, Thổ Quan, Thượng Đình, Trung Liệt, Trung Phụng, Trung Tự, Văn Chương, Văn Miếu với số dân là 344.558 người, nằm trên diện tích gần 16km2. Thực hiện Nghị định số 74/CP ngày 22/11/1996 của Chính phủ về việc thành lập quận Thanh Xuân, theo đó quận Đống Đa chuyển 5 phường Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Thượng Đình, Kim Giang, Phương Liệt và một phần của 2 phường Nguyễn Trãi, Khương Thượng chuyển sang trực thuộc quận Thanh Xuân, đổi tên phần còn lại của phường Nguyễn Trãi thành phường Ngã Tư Sở. Lúc này quận Đống Đa có 21 phường và được duy trì đến ngày nay.
{ "split": 5, "title": "Đống Đa", "token_count": 655 }
939
Title: Đống Đa Địa lý. Vị trí, địa hình. Địa hình quận Đống Đa tương đối bằng phẳng. Phía đông có một vài gò nhỏ, trong đó có gò Đống Đa. Quận Đống Đa nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý: Thủy văn. Quận có sông Tô Lịch chảy theo đường viền địa giới rồi tách thành 2 sông Sét và sông Lừ. Trước có nhiều ao, đầm nhưng cùng với quá trình đô thị hóa đã bị lấp. Nhiều hồ trong quận đang bị thu hẹp do san lấp. Trên địa bàn quận Đống Đa có 15 ao, hồ, bao gồm hồ Ba Mẫu, hồ Kim Liên lớn, hồ Kim Liên nhỏ, hồ Đống Đa, hồ Hào Nam, hồ Hố Mẻ, hồ Văn Chương, hồ Linh Quang, hồ Nam Đồng, hồ Giám, hồ Láng Thượng, hồ Bán Nguyệt, hồ Vuông, ao Phủ và ao Đình Khương Thượng. Tổ chức hành chính và chính quyền. Tổ chức hành chính. Quận Đống Đa có 21 đơn vị hành chính cấp phường trực thuộc, bao gồm 21 phường: Kinh tế – xã hội. Quận Đống Đa có diện tích 9,95 km², dân số năm 2017 là 420900 người, đông nhất trong số các quận, huyện, thị xã của Hà Nội . Quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết quận Đống Đa Hà Nội, tỷ lệ 1/2000 (phần quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông) do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành. Giáo dục. Các trường đại học và học viện: Các trường Trung học phổ thông: Di tích. Một số di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn quận Đống Đa là Văn Miếu - Quốc Tử Giám, di tích Đàn Xã tắc, di tích vòng thành Đại La, Chùa Bộc, gò Đống Đa và tượng đài vua Quang Trung, chùa Láng, đền Bích Câu, ga Hà Nội... Trên địa bàn quận có gò Đống Đa, nơi được coi là mộ tập thể của các binh sĩ nhà Thanh Trung Quốc. Quận đặt theo tên chiến thắng trận Đống Đa của nghĩa quân Tây Sơn mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789). Hạ tầng.
{ "split": 6, "title": "Đống Đa", "token_count": 482 }
940
Title: Đống Đa Các phường phía nam của Đống Đa là những khu dân cư tập trung với những khu nhà chung cư được xây dựng sớm nhất của Hà Nội như Phương Mai, Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Nam Đồng, Nam Thành Công, Văn Chương. Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn quận là các tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên), tuyến số 2 (Nội Bài - Thượng Đình), tuyến số 2A (Cát Linh - Hà Đông), tuyến số 3 (Trôi - Nhổn - Yên Sở), tuyến số 5 (Hồ Tây - An Khánh), trong đó tuyến số 3 đoạn Nhổn - Ga Hà Nội (một phần của tuyến Trôi - Nhổn - Yên Sở) hiện đang được thi công; tuyến số 2A chính thức vận hành vào quý IV-2021; tuyến số 1 và tuyến số 5 hiện đang được đầu tư xây dựng. Hệ thống đường sắt đô thị. Tuyến số 2A: Ga Cát Linh - Ga La Thành - Ga Thái Hà - Ga Láng → (Quận Thanh Xuân) Tuyến số 3 "(Đang xây dựng)": (Quận Ba Đình) ← Ga Cát Linh - Ga Văn Miếu - Ga Hà Nội
{ "split": 7, "title": "Đống Đa", "token_count": 265 }
941
Title: Đồ Môn, Diên Biên Đồ Môn (, Hán Việt: Đồ Môn thị) là một huyện cấp thị (thành phố cấp huyện) trực thuộc châu tự trị Diên Biên, phía đông tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, nằm ven biên giới Trung-Triều. Thành phố Đồ Môn được chia ra 3 nhai đạo, 4 trấn, 1 hương. Thành phố Đồ Môn có diện tích 1142,3 km2, dân số là 136,600 người. Trong đó số người Triều Tiên là 78.000, chiếm 57% dân số thành phố này. Thành phố Đồ Môn được ngăn cách với huyện Onsong của tỉnh Hamgyong Bắc thuộc Bắc Triều Tiên qua sông Đồ Môn. Do sự gần kề này, nhiều người Bắc Triều Tiên đào thoát khỏi đất nước của họ đi qua Đồ Môn. Do đó nơi đây cũng là địa điểm của một nhà tù lớn để tạm giam những người Triều Tiên đào tẩu bị chính quyền Trung Quốc bắt được và đang chờ trục xuất. Đồ Môn có hai thị trường thực phẩm chính là chợ Nam và chợ Bắc, những nơi mà hầu hết cư dân thành phố mua thực phẩm cho họ. Thực phẩm đóng gói và thịt thường được bán bên trong chợ, và rau được bán bên ngoài. Có sáu trường tiểu học, với ba trường Triều Tiên và ba trường Trung Quốc. Một lối đi dạo ven sông Đồ Môn trong thành phố có các nhà hàng nơi thực khách có thể nhìn qua lãnh thổ Bắc Triều Tiên từ bên kia bờ sông.
{ "split": 0, "title": "Đồ Môn, Diên Biên", "token_count": 307 }
942
Title: Đồ họa in ấn Đồ họa in ấn, là khái niệm dùng trong ngành Mỹ thuật. Đây là quá trình sáng tác hình ảnh (tạo hình) một cách gián tiếp, đưa màu từ một khuôn in sang một bề mặt khác. Vì có khuôn in, nên tác phẩm đồ họa thường có nhiều bản sao tùy ý họa sĩ. Vật liệu dùng làm khuôn in thường là ván gỗ, đá, kim loại, vv.. Trong đồ họa in ấn, họa sĩ có thể sử dụng con lăn ("brayer"), và cả các loại máy in lớn. Các kỹ thuật. Bốn kỹ thuật chính thuộc đồ họa in ấn là: khắc gỗ ("woodcut"), khắc axít ("etching"), in thạch bản ("lithography") và in lưới ("screen-printing"). Ngoài ra còn có các kỹ thuật khác như: in độc bản ("monotyping"), khắc ngòi khô (khắc kim loại, "engraving", "drypointing"), khắc nạo ("mezzotint"), in sáp ("batik")... In lưới hay in lụa. Trong trường hợp in chữ hay họa tiết đơn giản, người ta dùng lưới là vải thô, có sợi to. Và để in họa tiết tương đối tinh xảo hơn, người ta dùng lưới bằng vải lụa (có sợi vải nhỏ và đều đặn) nên còn gọi là "in lụa". Đây là một phương pháp in thủ công đơn giản, rẻ tiền nhưng sản phẩm đạt được chất lượng khá cao nhờ kỹ thuật ép mực trực tiếp qua mặt lưới xuống sản phẩm chứ không gián tiếp như kỹ thuật in typo... Kỹ thuật in lụa có thể in trên hầu hết các chất liệu khác nhau như giấy, bao bì nhựa, thủy tinh, kim loại...và đặc biệt là vải. Để làm được việc này, đầu tiên cần phải chuẩn bị một khung in lụa, hóa chất nhạy sáng, keo, sơn, xăng, dầu tẩy để làm sạch tấm lụa sau khi in xong. Hình ảnh cần in sẽ được thiết kế trên máy tính, sau khi có mẫu thiết kế hoàn chỉnh thì tiến hành tách màu. Mỗi một màu sẽ được tách riêng ra thành từng file, sau đó chúng được in ra với hoàn toàn là màu đen. Như vậy, mỗi màu khi tách ra sẽ làm được một tấm phim và một lưới in tương ứng.
{ "split": 0, "title": "Đồ họa in ấn", "token_count": 507 }
943
Title: Đồ họa in ấn Người thợ in quét một lớp hóa chất nhạy sáng và keo lên lưới lụa, sau đó áp những hình mẫu tách màu lên khung và đem chụp sáng. Lớp hóa chất nhạy sáng sẽ in hình mẫu tách màu lên khung lụa, phần keo đóng vai trò như một màn chắn, chỉ để lộ phần mẫu tách màu trên khung lụa. Mực in sẽ chỉ đi qua phần mẫu mẫu tách màu trên khung lụa mà thôi. Càng nhiều màu sẽ có càng nhiều mẫu tách màu. Trong in lụa, hiệu ứng chồng màu tạo ra một màu mới có thể xảy ra khi màu in trước chưa kịp khô mà đã quét thêm một lớp màu khác sau đó. Do đó để chính xác trong in lụa, phải chờ cho lớp màu trước tạm khô rồi mới quét lớp màu thứ hai lên.
{ "split": 1, "title": "Đồ họa in ấn", "token_count": 190 }
944
Title: Đồ thị đối ngẫu Trong toán học, đồ thị đối ngẫu của một đồ thị mặt phẳng G là một đồ thị G' trong đó có một đỉnh tương ứng cho mỗi miền mặt phẳng của đồ thị G, và có mỗi cạnh tương ứng với mỗi cạnh của G kết nối hai miền kề nhau của G. Thuật ngữ "đối ngẫu" được dùng để chỉ tính đối xứng này: nếu H là đối ngẫu của G thì G cũng là đối ngẫu của H (nếu G liên thông). Cách xác định đồ thị đối ngẫu. Xác định đồ thị đối ngẫu từ một đồ thị phẳng. Bước1: Xác định các miền của đồ thị phẳng. Bước 2: Xác định miền tiếp xúc với mỗi miền vừa xác định ở bước 1. Bước 3: Gọi H là đồ thị mới vừa tìm được, ta có H là đồ thị đối ngẫu của G. Xác định đồ thị phẳng từ đồ thị đối ngẫu. Bước 1: Xác định các miền của đồ thị đối ngẫu. Ta có đồ thị đối ngẫu H, ta xác định được các miền như sau: Bước 2: Nối các vùng tiếp xúc với nhau: Kết luận: Gọi G' là đồ thị phẳng vừa tìm được, ta thấy từ một đồ thị đối ngẫu H, sẽ tìm được một đồ thị phẳng G' đẳng cấu với đồ thị phẳng G ban đầu. Một số ví dụ về đồ thị đối ngẫu của hình học không gian. Đa giác. Tương ứng với mỗi mặt của đa giác sẽ có một điểm đại diện cho G’. Hai đỉnh trong được kết nối bởi một cạnh đồ thị nếu giữa hai mặt của đa giác có một ranh giới (cạnh) chung. Hình tròn. Đồ thị đối ngẫu của hình tròn là một hình tròn. Đối ngẫu đại số. Giả sử G là một đồ thị liên thông, một đối ngẫu đại số của G là G' thì ta có:
{ "split": 0, "title": "Đồ thị đối ngẫu", "token_count": 426 }
945
Title: Đồ thị vô hướng Đồ thị vô hướng là một đồ thị mà các cạnh của nó không có hướng. Mỗi cạnh luôn là một mối quan hệ hai chiều, và mỗi cạnh có thể được duyệt qua theo hai hướng. Đồ thị có hướng là trường hợp ngược lại của đồ thị vô hướng, với các cạnh có hướng, xuất phát từ hoặc kết thúc tại một đỉnh, thông thường ký hiệu bằng dấu mũi tên. Cho đồ thị formula_1. Nếu chúng ta không phân biệt thứ tự của cặp đỉnh liên kết với mỗi cạnh thì sẽ có được đồ thị vô hướng. Đồ thị vô hướng formula_1 được định nghĩa bởi:
{ "split": 0, "title": "Đồ thị vô hướng", "token_count": 129 }
946
Title: Đồi Sọ Đồi Sọ (tiếng Hy Lạp: "gulgūltá", tiếng Hebrew: "gulgōlet", tiếng Anh: "Golgotha"), còn được gọi là đồi Can-vê (phiên âm từ tiếng Pháp: "Calvaire", tiếng Latin: "Calvarium", tiếng Hy Lạp: "Κρανίου Τόπος "), Núi Sọ, đồi Gol gô ta vv, là tên được sử dụng ngày nay của một địa điểm trước đây chưa được xác định bên ngoài Jerusalem cổ đại. Theo các Phúc âm Tân ước, Chúa Giê-su người Na-xa-rét đã bị đóng đinh ở đó, trên ngọn đồi này. Địa điểm này ngày nay được đánh dấu bằng một cái lỗ tròn nằm dưới bàn thờ tại Nhà thờ Mộ Thánh thuộc quyền cai quản của Chính thống giáo - là nơi cây thánh giá Chúa chịu đóng đinh đã được dựng lên cách nay hơn 2000 năm - chung quanh còn vết tích núi đá ngày xưa. Ở phía nam của bàn thờ, qua hành lang nhỏ (một lối đi chung quanh phía cuối gian cung thánh của nhà thờ) là một cầu thang lên đồi Calvary (Golgotha), theo truyền thuyết là nơi đóng đinh Chúa Giêsu và là nơi được trang trí nhiều nhất của nhà thờ. Bàn thờ chính ở đây thuộc về Chính Thống giáo Hy Lạp, trong đó có Đá đồi Calvary (chặng đàng Thánh giá thứ 12). Đá này có thể nhìn thấy dưới lớp kính trên cả hai phía của bàn thờ, bên dưới bàn thờ có một lỗ được cho là chỗ để dựng thập giá lên. Bên Công giáo (dòng Phanxicô) có một bàn thờ ở bên cạnh: Nhà nguyện (tưởng niệm việc) Đóng đinh vào thập giá (chặng đường Thánh giá thứ 11). Phía bên trái bàn thờ này, về hướng nhà nguyện của Chính Thống giáo, có một tượng đức Mẹ Maria, được tin là làm những phép lạ (chặng đường Thánh giá thứ 13, nơi xác chúa Giêsu được tháo khỏi thập giá đem xuống trao cho gia đình).
{ "split": 0, "title": "Đồi Sọ", "token_count": 449 }
947
Title: Đồi Sọ Bên dưới đồi Canvê và 2 nhà nguyện ở đó, trên sàn chính, là Nhà nguyện của Adam. Theo truyền thuyết, Chúa Giêsu bị đóng đinh trên nơi mà hộp sọ Adam được chôn cất. Đá của đồi Calvary được nhìn thấy bị nứt thông qua một cửa sổ trên bức tường bàn thờ, vết nứt theo truyền thuyết được cho là gây ra bởi trận động đất xảy ra khi Chúa Giêsu gục chết trên thập giá, và được các học giả nói là do kết quả của việc khai thác đá ở một chỗ nứt tự nhiên trong đá. Thực tế, núi Cal-vê hay Núi Sọ, đồi Gol gô ta v.v... bây giờ nằm trong khu vực Nhà thờ Mộ Thánh Chúa (Holy Sepulchre) ở trong thành Jerusalem. Khu vực này là khu vực rất nhạy cảm - dễ xảy ra xung đột giữa cáctôn giáo với nhau.
{ "split": 1, "title": "Đồi Sọ", "token_count": 203 }
948
Title: Đồi cát Tottori bao gồm những cồn cát nằm gần thành phố Tottori, thuộc tỉnh Tottori, Nhật Bản. Đây là hệ thống đụn cát lớn (trên 30 km²) duy nhất tại Nhật Bản. Những đụn cát được hình thành bởi trầm tích từ dãy núi Chūgoku bởi sông Sendai đổ ra biển Nhật Bản. Dòng hải lưu và gió biển đã đưa những hạt cát vào bờ, nơi những cơn gió tiếp tục để tạo nên hình những đụn cát như hiện tại. Những đụn cát đã tồn tại hơn 100.000 năm, nhưng diện tích các cồn cát không được ổn định và đang giảm dần do chính phủ Nhật Bản thực hiện kế hoạch tái trồng rừng từ Thế chiến thứ II. Ngoài ra, con đê bằng bê tông được xây dựng để bảo vệ khu vực bờ biển (một phần của Vườn quốc gia Biển Sanin) trước những cơn sóng lớn đã làm gián đoạn dòng hải lưu có nhiệm vụ đưa cát vào bờ. Các nhà chức trách đã áp dụng các biện pháp để ngăn chặn sự giảm dần về diện tích của các cồn cát, một phần vì đây là địa điểm thu hút một số lượng đáng kể khách du lịch. Chính quyền tỉnh Tottori đã cố gắng để đưa cát từ bờ biển vào gần các đụn cát với hy vọng rằng chúng sẽ giúp bồi đắp thêm đồi cát cũng như giúp loại bỏ các loài thực vật xâm hại. Tuy vậy, sự thành công của những việc làm trên vẫn còn bỏ ngỏ. Mỗi năm, khoảng 2 triệu lượt khách, chủ yếu là khách nội địa và khu vực Đông Á ghé thăm các cồn cát. Đồi cát Tottori là một phần của công viên địa chất toàn cầu bờ biển Sanin.
{ "split": 0, "title": "Đồi cát Tottori", "token_count": 380 }
949
Title: Đồi thiêng Banská Štiavnica Đồi thiêng Banská Štiavnica (tiếng Slovak: "Banskoštiavnická Kalvária") là một điểm tham quan và di tích lịch sử bao gồm các kiến trúc thời hậu Baroque ở Slovakia, được xây dựng từ năm 1744 đến năm 1751. Đặc điểm. Đồi thiêng Banská Štiavnica là một di tích lịch sử quan trọng bậc nhất của Slovakia ngày nay và của Vương quốc Hungary khi xưa. Khu vực đồi thiêng này là nơi tập hợp của 3 nhà thờ và 22 nhà nguyện được trang hoàng bởi các bức họa quý giá và những bức phù điêu gỗ sơn màu. Toàn bộ nhà thờ và nhà nguyện đều nằm ở phía tây của một ngọn núi lửa cổ đại ngày xưa và ngày nay là một ngọn đồi có tên là Scharffenberg (tiếng Slovak: "Ostrý vrch"). Việc xây dựng đồi thiêng được khởi xướng bởi các tu sĩ Dòng Tên vào thế kỷ 18. Quá trình hình thành.
{ "split": 0, "title": "Đồi thiêng Banská Štiavnica", "token_count": 216 }
950
Title: Đồi thiêng Banská Štiavnica Vào khoảng năm 1740, thành phố Trung Cổ Schemnitz của Vương quốc Hungary (nay là thị trấn Banská Štiavnica của Slovakia) dự định cho xây một khu đồi thiêng mô phỏng lại đồi Can-vê, tại phía đông của thành phố. Linh mục Dòng Tên, Francis Perger, đã đề xuất với chính quyền địa phương một dự án đồi thiêng tráng lệ với 3 nhà thờ và 22 nhà nguyện, dựa trên sơ đồ thiết kế của nhà sử học, đồng thời là kiến trúc sư Samuel Mikoviny. Theo đó, năm 1744, chủ sỡ hữu của khu đất trên đồi là gia đình Fritz von Friedenlieb đã đồng ý giải phóng phần đỉnh đồi và phần sườn dốc phía tây để tạo điều kiện cho thành phố xây dựng khu đồi thiêng theo đề xuất của Đức Cha Perger. Ngày 13 tháng 3 năm 1744, quan tòa thành phố đã chấp thuận đề xuất Đức Cha và còn cấp 300 lượng vàng để phục vụ cho việc xây dựng. Ngày 22 tháng 5 năm 1744, thành phố đệ trình lên giáo hội chờ phê duyệt dự án xây dựng khu đồi thiêng. Tổng giám mục của Esztergom là Imrich Esterházy đã chấp thuận yêu cầu và thư đồng ý cho phép xây dựng về đến thành phố vào ngày 13 tháng 8 năm 1744. Kể từ thời điểm đó, việc thi công xây dựng ngay lập tức được bắt đầu. Trước sự hiện diện của đông đảo tín đồ và đoàn tư tế, viên đá đầu tiên để xây khu đồi thiêng đã được làm phép long trọng trong Lễ Suy tôn Thánh Giá vào ngày 14 tháng 9 năm 1744. Công trình đầu tiên của khu đồi thiêng là Nhà thờ Thượng ("Upper Church"). Toàn bộ công trình được xây dựng tại đồi thiêng đều theo sự chỉ đạo của Đức Cha Dòng Tên, Francis Perger. Để tạo nên một khu công trình đồ sộ này đã phải có sự góp sức của rất nhiều con người, từ thợ xây, thợ mộc, thợ điêu khắc cho đến các họa sĩ và các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, những bức phù điêu gỗ tại các nhà nguyện và nhà thờ Thượng được cho là đến từ xưởng của Dionysius Stanetti, một nghệ nhân điêu khắc theo phong cách Baroque ở phố Kremnica. Riêng các bức họa trong nhà thờ Thượng được vẽ bởi họa sĩ người Áo, Anton Schmidt. Trước khi công trình được hoàn thiện, đoàn xây dựng đã thực hiện nghi lễ hành hương tại đồi thiêng Banská Štiavnica. Ngày 14 tháng 9 năm 1745, nhà thờ Thượng được làm phép long trọng và thánh lễ đầu tiên đã diễn ra ở đó. Sang đến năm 1746, có thêm nhà thờ Mộ Thánh và nhà thờ Hạ được hoàn thiện.
{ "split": 1, "title": "Đồi thiêng Banská Štiavnica", "token_count": 606 }
951
Title: Đồi thiêng Banská Štiavnica Năm 1751, trong lễ Chúa Ba Ngôi, đã có nhiều vị khách quan trọng đến thăm đồi thiêng, nổi bật trong số đó có Hoàng đế Franz I của Thánh chế La Mã. Vậy là toàn bộ các công trình trên đồi thiêng được xây dựng và hoàn thiện trong vòng chưa đến bảy năm. Nghi thức ban phép lành diễn ra vào ngày 14 tháng 9 năm 1751. Thánh lễ được giảng bằng tiếng Đức và tiếng Slovak, trong đó bài giảng tiếng Đức do Cha Francis Perger thuyết giảng. Toàn bộ kinh phí để xây dựng khu đồi thiêng Banská Štiavnica là 25 899 lượng vàng, chưa kể đến công sức của những tín đồ đã tình nguyện hỗ trợ việc xây dựng đồi thiêng.
{ "split": 2, "title": "Đồi thiêng Banská Štiavnica", "token_count": 165 }
952
Title: Đồng ý tình dục Đồng ý tình dục là sự đồng ý tham gia vào hoạt động tình dục. Hoạt động tình dục mà không có sự đồng ý được coi là hiếp dâm hoặc tấn công tình dục. Vào cuối những năm 1980, Lois Pineau học thuật lập luận rằng xã hội phải hướng tới một mô hình tình dục giao tiếp nhiều hơn để sự đồng ý trở nên rõ ràng hơn, khách quan và nhiều lớp hơn, với mô hình toàn diện hơn là các câu nói "không nghĩa là không" hoặc "có nghĩa là có". Nhiều trường đại học đã thiết lập các chiến dịch về sự đồng ý. Các chiến dịch sáng tạo với các khẩu hiệu và hình ảnh thu hút sự chú ý nhằm quảng bá ý nghĩa của sự đồng ý có thể là công cụ hữu hiệu để nâng cao nhận thức về tấn công tình dục trong khuôn viên trường và các vấn đề liên quan. Ở Canada, "sự đồng ý có nghĩa là thỏa thuận tự nguyện của người khiếu nại tham gia vào hoạt động tình dục" mà không lạm dụng hoặc khai thác "niềm tin, quyền lực hoặc thẩm quyền", ép buộc hoặc đe dọa. Sự đồng ý cũng có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào. Kể từ cuối những năm 1990, các mô hình mới về sự đồng ý tình dục đã được đề xuất. Cụ thể, sự phát triển của "có nghĩa là có" và các mô hình khẳng định, như định nghĩa của Hall: "sự chấp thuận tự nguyện đối với những gì được thực hiện hoặc đề xuất bởi người khác; sự cho phép; ý kiến hoặc tình cảm." Hickman và Muehlenhard nói rằng sự đồng ý phải là "giao tiếp bằng lời nói hoặc phi ngôn ngữ miễn phí về cảm giác sẵn sàng 'tham gia vào hoạt động tình dục." Sự đồng ý khẳng định vẫn có thể bị hạn chế do các trường hợp cơ bản, cá nhân xung quanh sự đồng ý không thể luôn luôn được thừa nhận trong mô hình "có nghĩa là có" hoặc trong mô hình "không có nghĩa là không".
{ "split": 0, "title": "Đồng ý tình dục", "token_count": 427 }
953
Title: Đồng Đại Lộc Đồng Đại Lộc (sinh 1958), là một Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam. Ông hiện đang làm giảng viên tại Học viện Cảnh sát Nhân dân. Ông nguyên là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an (Việt Nam), nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy. Ông nguyên là Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa. Thân thế. Đồng Đại Lộc sinh năm 1958 tại xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, trong gia đình có đông anh em. Bố mẹ đều là những người lao động bình thường. Bản thân ông là người có ý chí nỗ lực phấn đấu, vượt qua rất nhiều khó khăn trong cuộc sống để theo đuổi việc học hành. Ông từng là Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa. Ông từng là học sinh chuyên toán, Trường Trung học Phổ thông Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa, Học viên Học viện Cảnh sát Nhân dân và là người có đóng góp vào công cuộc đơn giản hóa thủ tục hành chính công an trong tỉnh bằng công nghệ thông tin . Không chỉ là nhà lãnh đạo của ngành công an, ông còn là người có khả năng và yêu văn nghệ. Ông sáng tác nhiều tập thơ hay, nhất là những bài thơ về người lính. Trong số đó, có những bài đã được phổ nhạc rất thành công. Như bài: Bia Mộ không khắc tên - Hát về những liệt sĩ vô danh đã hy sinh tại Quảng Nam. Lúc ông làm Giám đốc công an Thanh Hóa, đã có sáng kiến xây dựng đề án " Xây dựng khu dân cư, An toàn - An Ninh - Trật tự" được nhân rộng ra toàn quốc như một hình mẫu điển hình. Ông cũng là người đi đầu trong cả nước về công tác cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ tin học vào công tác Công an.
{ "split": 0, "title": "Đồng Đại Lộc", "token_count": 393 }
954
Title: Đồng Nai Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ trên cơ sở hợp nhất 2 tỉnh cũ là Biên Hòa và Long Khánh, Việt Nam. Đây là tỉnh đông dân thứ 5 cả nước sau Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội, tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Nghệ An. Địa lý. Vị trí địa lý. Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ, có diện tích tự nhiên là 5.907,2 km². Đồng Nai có tọa độ từ 10o30’03B đến 11o34’57’’B và từ 106o45’30Đ đến 107o35’00"Đ, có vị trí địa lý: Vị trí địa lý tỉnh đồng nai Tỉnh được xem là một cửa ngõ đi vào vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ - vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước. Đồng thời, Đồng Nai là một trong 4 góc nhọn của Tứ giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Bà Rịa – Vũng Tàu - Đồng Nai. Dân cư tập trung phần lớn ở Biên Hòa với hơn 1 triệu dân và ở 2 huyện Trảng Bom, Long Thành. Tỉnh lỵ của Đồng Nai hiện nay là thành phố Biên Hòa, cách Thành phố Hồ Chí Minh 30 km, cách Hà Nội 1.684 km theo đường Quốc lộ 1. Đây là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số đông nhất cả nước, với quy mô dân số tương đương với 2 thành phố trực thuộc trung ương là Đà Nẵng và Cần Thơ. Điều kiện tự nhiên.
{ "split": 0, "title": "Đồng Nai", "token_count": 325 }
955
Title: Đồng Nai Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và trung du với những núi sót rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng bắc nam, với địa hình tương đối bằng phẳng. Địa hình có thể chia làm các dạng là địa hình đồng bằng, địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển, địa đồi lượn sóng, dạng địa hình núi thấp, đất phù sa, đất gley và đất cát có địa hình bằng phẳng, nhiều nơi trũng ngập nước quanh năm. Đất đen, nâu, xám hầu hết có độ dốc nhỏ hơn 8, đất đỏ hầu hết nhỏ hơn 15. Riêng đất tầng mỏng và đá bọt có độ dốc cao. Tỉnh Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu. Có 10 nhóm đất chính, tuy nhiên theo nguồn gốc và chất lượng đất có thể chia thành 3 nhóm chung gồm: các loại đất hình thành trên đá bazan, các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét, các loại đất hình thành trên phù sa mới. Trong tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp chiếm 49,1%, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 30,4%, diện tích đất chuyên dùng chiếm 13%, diện tích đất khu dân cư chiếm 2,1%, diện tích đất chưa sử dụng chiếm 5,4%. Khí hậu Đồng Nai là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa tương phản nhau là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Khoảng kết thúc mùa mưa dao động từ đầu tháng 10 đến tháng 12. Nhiệt độ trung bình năm 25 – 27 °C, nhiệt độ cao cực trị khoảng 40 °C và thấp cực trị 12,5 °C và số giờ nắng trong năm 2.500 – 2.700 giờ, độ ẩm trung bình luôn cao 80 – 82%. Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động, thực vật phong phú đa dạng, tiêu biểu là vườn quốc gia Nam Cát Tiên. Tài nguyên khoáng sản khá phong phú về chủng loại như kim loại quý, kim loại màu, đá quý, nguyên liệu gốm sứ, vật liệu xây dựng, phụ gia xi măng, than bùn, nước khoáng và nước nóng,… Lịch sử.
{ "split": 1, "title": "Đồng Nai", "token_count": 504 }
956
Title: Đồng Nai Lịch sử của Đồng Nai gắn liền với lịch sử của vùng đất Nam Bộ. Nước Đại Việt lúc bấy giờ chỉ từ ải Nam Quan đến vùng Bắc Đèo Ngang (Hà Tĩnh ngày nay). Việc mở rộng được bắt đầu khi có những giao tranh giữa Đại Việt và vương quốc Chăm Pa láng giềng lúc bấy giờ. Để mở rộng bờ cõi về phía Nam, nước Đại Việt lúc bấy giờ đã biết tổ chức một quân đội tốt, hùng hậu và có chiến lược nhu lẫn cương để thực hiện mưu đồ Nam tiến của mình. Nước Việt Nam lúc bấy giờ xảy ra giao tranh giữa vua Lê - Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn, lịch sử vẫn gọi là thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, đây là cuộc phân tranh tạo ra tình trạng cát cứ trong lịch sử Việt Nam. Cuộc sống của người dân đói khổ và lâm vào lầm than. Điều này tạo ra một làn sóng di dân ồ ạt đầu tiên từ Bắc vào Nam, trong đó có làn sóng di dân của miền Thuận Quảng vào Đồng Nai tìm đất sinh sống và tái lập nghiệp. Năm 1621, Chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên) sai sứ sang gặp vua Chân Lạp Chey Chetta II, yêu cầu cho người Việt vào sinh sống, buôn bán ở Đồng Nai. Người Việt di cư đến đâu thì khai khẩn và phá hoang lấy đất canh tác đến đó tạo nên vùng đất trù phú. Ruộng lúa, hoa màu xanh tốt. Năm 1679, nhà Minh ở Trung Quốc sụp đổ, Tổng binh Trần Thượng Xuyên trấn thủ các châu Cao, Lôi, Liêm không khuất phục nhà Thanh đã đem 50 chiến thuyền, 3.000 binh lính thân tín và gia quyến đến xin thuần phục chúa Nguyễn ở Thuận Hóa. Lúc bấy giờ, đứng đầu nhà Nguyễn là Chúa Nguyễn Phúc Tần đã thu nhận họ và cho vào khai khẩn, mở mang vùng đất Đông Phố (Cù lao Phố ngày nay). Họ biến Cù Lao Phố trên sông Đồng Nai trở thành một thương cảng sầm uất và phát triển.
{ "split": 2, "title": "Đồng Nai", "token_count": 451 }
957
Title: Đồng Nai Năm Mậu Dần 1698, chúa Nguyễn sai Thống suất Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất Đồng Nai (lúc này, từ Đồng Nai hay vùng đất Đồng Nai là ám chỉ cả một vùng Nam Bộ rộng lớn của bây giờ), đặt vùng đất mới thành phủ Gia Định, chia làm 2 huyện: huyện Phước Long (Đồng Nai) dựng dinh Trấn Biên, huyện Tân Bình (Sài Gòn) dựng dinh Phiên Trấn. Ngoài ra, Nguyễn Hữu Cảnh còn cho lập bộ đinh, bộ điền, chiêu mộ những người có vật lực từ các vùng khác vào lập nghiệp và phát triển kinh tế. Năm 1802, dinh Trấn Biên được vua Gia Long đổi thành trấn Biên Hòa, nhưng vẫn thuộc phủ Gia Định. Năm 1808, trấn Biên Hòa thuộc thành Gia Định, đặt Phước Long thành phủ, đặt ra các tổng Phước Chính, Phước An, Bình An, Long Thành làm huyện. Năm 1836, trấn Biên Hòa được vua Minh Mạng đổi thành tỉnh Biên Hoà. Năm 1837, lập thêm hai phủ Phước Tuy và các huyện Nghĩa An, Long Khánh, Phước Bình. Vào năm 1840, đặt thêm bốn phủ là Tân Định, Tân Bình, Tân Lợi và Tân Thuận. Năm 1851, Vua Tự Đức nhập hai huyện Phước Bình và Long Khánh vào các phủ Phước Long và Phước Tuy. Năm 1882, sau khi Hòa ước Nhâm Tuất được ký, lúc này triều đình Nhà Nguyễn cắt đất giao 3 tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Hoà cho Pháp. Sau đó, Pháp chia Biên Hòa thành ba tỉnh là Biên Hòa, Thủ Dầu Một và Bà Rịa. Đến thời Việt Nam Cộng hòa, đất Đồng Nai được chia làm 3 tỉnh là Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy. Đầu năm 1975, hợp nhất 3 tỉnh này thành lập tỉnh Đồng Nai, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Biên Hòa. Năm 1976, thị xã Biên Hòa được nâng cấp thành thành phố Biên Hòa - đô thị loại 3, trực thuộc tỉnh Đồng Nai. Ban đầu, tỉnh Đồng Nai có tỉnh lị là thành phố Biên Hòa, thị xã Vũng Tàu và 9 huyện: Châu Thành, Duyên Hải, Long Đất, Long Thành, Tân Phú, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Xuyên Mộc.
{ "split": 3, "title": "Đồng Nai", "token_count": 505 }
958
Title: Đồng Nai Ngày 23 tháng 12 năm 1978, sáp nhập xã Hố Nai 1 và xã Hố Nai 2 của huyện Thống Nhất vào thành phố Biên Hòa. Ngày 29 tháng 12 năm 1978, chuyển huyện Duyên Hải (nay là huyện Cần Giờ) về Thành phố Hồ Chí Minh quản lý theo nghị quyết của kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa VI. Ngày 30 tháng 5 năm 1979, tách thị xã Vũng Tàu và xã Long Sơn thuộc huyện Châu Thành để thành lập đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo. Ngày 23 tháng 12 năm 1985, chuyển huyện Vĩnh Cửu thành thị xã Vĩnh An. Ngày 10 tháng 4 năm 1991, chia huyện Xuân Lộc thành 2 huyện: Xuân Lộc và Long Khánh; chia huyện Tân Phú thành 2 huyện: Tân Phú và Định Quán. Đến năm 1991, tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính gồm: thành phố Biên Hòa (tỉnh lị), thị xã Vĩnh An và 9 huyện: Châu Thành, Định Quán, Long Đất, Long Khánh, Long Thành, Tân Phú, Thống Nhất, Xuân Lộc, Xuyên Mộc. Ngày 12 tháng 8 năm 1991, kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII ra nghị quyết chia tỉnh Đồng Nai thành 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu: Năm 1993, thành phố Biên Hòa được công nhận là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Đồng Nai. Ngày 23 tháng 6 năm 1994, chia huyện Long Thành thành 2 huyện: Long Thành và Nhơn Trạch. Ngày 29 tháng 8 năm 1994, giải thể thị xã Vĩnh An để tái lập huyện Vĩnh Cửu. Ngày 21 tháng 8 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2003/NĐ-CP, giải thể huyện Long Khánh để thành lập thị xã Long Khánh và huyện Cẩm Mỹ, chia huyện Thống Nhất thành hai huyện: Thống Nhất và Trảng Bom. Đến thời điểm này, tỉnh Đồng Nai có 1 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện. Ngày 30 tháng 12 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2488/QĐ-TTg công nhận thành phố Biên Hòa là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Đồng Nai. Ngày 1 tháng 6 năm 2019, chuyển thị xã Long Khánh thành thành phố Long Khánh. Hành chính.
{ "split": 4, "title": "Đồng Nai", "token_count": 478 }
959
Title: Đồng Nai Tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố và 9 huyện, với 170 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 40 phường, 9 thị trấn và 121 xã. Kinh tế - xã hội. Kinh tế. Năm 2020, Đồng Nai là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ năm về số dân, xếp thứ ba về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ sáu về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 19 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 3.097.107 người dân, GRDP đạt gần 400.000 tỉ Đồng (tương ứng 17.2 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 124 triệu đồng (tương ứng với 5.300 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP dự kiến đạt trên 9,0%. Đồng Nai là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ – vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước. Trong đó, Đồng Nai là một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai. Đồng Nai có nhiều cụm công nghiệp nghề truyền thống và hơn 32 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đi vào hoạt động như Long Thành, An Phước, Nhơn Trạch II, Biên Hòa II, Amata... Năm 2011, mặc dù kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn thách thức, tuy nhiên tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tăng vẫn 13,32% so với năm 2010, trong đó, dịch vụ tăng 14,9%, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,9% công nghiệp - xây dựng tăng 14,2%.
{ "split": 5, "title": "Đồng Nai", "token_count": 356 }
960
Title: Đồng Nai Quy mô GDP năm 2011 toàn tỉnh đạt 96.820 tỷ đồng, GDP thu nhập bình quân đầu người|bình quân đầu người đạt 36,6 triệu đồng, các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh hầu hết đều đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực, công nghiệp - xây dựng chiếm 57,3%, nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 7,5%, dịch vụ chiếm 35,2%. Kim ngạch xuất khẩu đạt 9,8 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ, thu ngân sách trên địa bàn đạt 22.641,2 tỷ đồng. đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 900 triệu USD, vốn đầu tư trong nước đạt 15.000 tỷ đồng... Cũng trong năm 2011, toàn tỉnh có 5.200 lượt hộ nghèo được vay vốn với số tiền 67 tỷ đồng. Số hộ nghèo năm 2011 giảm 7.800 hộ, hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 5%. Trong 9 tháng đầu năm 2012, theo đánh giá, hầu hết các lĩnh vực đều tăng chậm hơn so với cùng kỳ các năm trước do ảnh hưởng từ những khó khăn chung của nền kinh tế trong và ngoài nước, ngoại trừ lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài vẫn tăng mạnh. Sản xuất công nghiệp trong 9 tháng tăng hơn 7% với 12 ngành công nghiệp tăng và 4 ngành giảm. Tăng trưởng GDP của tỉnh đạt 11,87% so với cùng kỳ năm 2012, đạt trên 70% kế hoạch, trong đó lĩnh vực dịch vụ tăng cao nhất với 14,51% so với cùng kỳ. Ngoài ra, tổng mức bán lẻ tăng 20% so với 9 tháng đầu năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng tăng 6.14% so với cuối năm 2011. Xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2012 đạt trên 7,9 tỷ USD, nhập khẩu đạt hơn 7,5 tỷ USD. Đến 2019, GDP Đồng Nai là 3.720 USD/người tương đương khoảng 60,4 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo năm 2019 còn 9.200, chiếm khoảng 1,8% trong tổng số hộ.
{ "split": 6, "title": "Đồng Nai", "token_count": 420 }
961
Title: Đồng Nai Về nông nghiệp, Đồng Nai là thủ phủ sản xuất chè, cà phê, ca cao, cam, bưởi, quýt, sầu riêng, chôm chôm, măng cụt... Đồng Nai là tỉnh có đàn lợn lớn nhất cả nước với gần 1 triệu con, và có đàn trâu bò lớn thứ 2 với 185.000 con. Đồng Nai là tỉnh đầu tiên của cả nước mà 100% xã, huyện, thành phố đều đạt chuẩn nông thôn mới. Vì vậy nông nghiệp Đồng Nai phát triển mạnh mẽ, là nguồn cung hàng hoá cho các khu vực lân cận và xuất khẩu. Đây là tỉnh có sản lượng nông nghiệp lớn nhất Đông Nam Bộ và là một trong những tỉnh sản xuất ra khối lượng nông sản lớn nhất Việt Nam. Năm 2018, Giá trị sản xuất của thủy sản so với Tổng giá trị sản xuất của Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Thủy sản  là 8,8%. Năm 2019, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,7%, giá trị sản xuất nông lâm thủy sản tăng 2,7%. Thu ngân sách đạt 54.431 tỉ đồng, đạt 100% so với dự toán được giao, chi ngân sách đạt 22.509 tỉ đồng, đạt 109% so với dự toán. Tổng mức bán lẻ, doanh thu dịch vụ đạt 173,6 ngàn tỉ đồng, tăng 11,7% so với cùng kì và đạt kế hoạch năm. Kim ngạch xuất khẩu đạt 19,7 tỉ USD, tăng 7,1% so với cùng kì; kim ngạch nhập khẩu đạt 16,5 tỉ USD, tăng 2,1% so với cùng kì. Năm 2019, Đồng Nai xuất siêu khoảng 3,2 tỉ USD. Huy động vốn đầu tư phát triển đạt 91.335 tỉ đồng. Thu hút đầu tư trong nước đạt 34 nghìn tỉ đồng, đạt 340% kế hoạch năm, tăng 23,6% so với cùng kì. Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh có 917 dự án với tổng vốn khoảng 325.000 tỉ đồng. Tổng vốn đầu tư nước ngoài dự ước đạt 1.450 triệu USD, đạt 145% so với kế hoạch, bằng 75,7% so với cùng kì. Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh có 1.457 dự án còn hiệu lực với số vốn đăng kí khoảng 30 tỉ USD.
{ "split": 7, "title": "Đồng Nai", "token_count": 469 }
962
Title: Đồng Nai Công tác đăng kí doanh nghiệp: Năm 2019 ước đạt 3.850 doanh nghiệp đăng kí thành lập mới, tăng 9,4% so với cùng kì, tổng vốn đăng kí ước đạt 34.000 tỉ đồng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 38000 doanh nghiệp với tổng vốn đăng kí trên 264.000 tỉ đồng. Giáo dục. Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2018 trên địa bàn toàn tỉnh Đồng Nai có 745 trường học, trong đó có Trung học phổ thông có 84 trường, Trung học cơ sở có 273 trường, Tiểu học có 362 trường, trung học có 23 trường, có 4 trường phổ thông cơ sở, bên cạnh đó còn có 327 trường mẫu giáo. Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh. Trên địa bàn còn có cơ sở 2 của Trường Đại học Mở Tp Hồ Chí Minh ở phường Long Bình Tân, Tp Biên Hòa. Y tế. Đồng Nai là một trong những tỉnh có vị trí gần Thành phố Hồ Chí Minh nên có nhiều thuận lợi trong các lĩnh vực công nghệ khoa học, trong đó, mạng lưới y tế cũng rất phát triển. Cho đến nay, Đồng Nai đã thành lập được 11 bệnh viện tuyến huyện trên 11 huyện, thị xã và thành phố Biên Hòa. Danh sách bệnh viện tại Đồng Nai. Bên cạnh đó còn có Hệ thống phòng khám và chăm sóc sức khỏe Quốc tế Sỹ Mỹ đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của người dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận khám chữa bệnh mà các bệnh viện, phòng khám khác không đáp ứng được nhu cầu. Dân cư. Lịch sử phát triển dân số.
{ "split": 8, "title": "Đồng Nai", "token_count": 362 }
963
Title: Đồng Nai Tính đến năm 2019, dân số toàn tỉnh Đồng Nai đạt 3.097.107 người, mật độ dân số đạt 516,3 người/km², dân số thành thị chiếm 48.4%, dân số nông thôn chiếm 51.6%. Đây cũng là tỉnh đông dân nhất vùng Đông Nam Bộ với hơn 3 triệu dân (nếu không tính Thành phố Hồ Chí Minh). Đây là tỉnh có dân số đông thứ nhì ở miền Nam (sau Thành phố Hồ Chí Minh), đông thứ 5 cả nước (sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An) và có dân số đô thị đứng thứ 4 cả nước (sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Bình Dương). Tỉnh có diện tích lớn thứ nhì ở Đông Nam Bộ (sau Bình Phước) và thứ ba ở miền Nam (sau Bình Phước và Kiên Giang). Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Đồng Nai có 51 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó người Kinh có 2.311.315 người, người Hoa có 95.162 người, người Nùng có 19.076 người, người Tày có 15.906 người, người Khmer có 7.059 người, còn lại là những dân tộc khác như Mường, Dao, Chăm, Thái... Ít nhất là người Si La và Ơ Đu chỉ có một người...Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2022 là hơn 45%. Tôn giáo. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh Đồng Nai có 13 Tôn giáo khác nhau, nhiều nhất là Công giáo có 1.015.315 người, Phật giáo có 440.556 người, Đạo Cao Đài có 34.670 người, các tôn giáo khác như Tin Lành có 43.690 người, Hồi giáo 6.220 người, Phật giáo hòa hảo có 5.220 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 530 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có 36 người, Minh Sư Đạo có 39 người, Bahá'í có 63 người, Bà-la-môn có 15 người, Minh Lý Đạo có 12 người, còn lại là đạo Bửu Sơn Kỳ Hương có hai người.
{ "split": 9, "title": "Đồng Nai", "token_count": 470 }
964
Title: Đồng Nai Tỉnh Đồng Nai là tỉnh có sự đa dạng về các đặc trưng tôn giáo, tín ngưỡng. Phần lớn dân cư theo sau Công cuộc Mở mang bờ cõi của Chúa Nguyễn và đánh dấu là sự khai hoang lập ấp của Nguyễn Hữu Cảnh. Cư dân ban đầu mang theo tín ngưỡng thờ cúng ông bà mà phần lớn người dân Việt Nam hiện nay đều có. Song song đó là sự có mặt của Phật giáo, Đạo giáo, Khổng giáo... dần dần đến các cuộc chiến tranh Việt Nam chống ngoại ban xâm lược thì sự du nhập các tôn giáo, tín ngưỡng theo sự di dân do chiến tranh và hoàn cảnh bắt đầu xuất hiện. Công giáo ra đời và phát triển mạnh mẽ đến ngày nay trên đất Đồng Nai là sau cuộc di dân năm 1954. Rồi dần, Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài, v.v.. dần xuất hiện theo sự di cư của người dân. Các nơi có đông giáo dân ở Đồng Nai là tp. Biên Hoà, huyện Trảng Bom, trải dài tới Xuân Lộc, Thống Nhất, Định Quán, Tân Phú, với hơn 900.000 giáo dân, Đồng Nai là nơi có số lượng người theo Công giáo rất lớn. Hiện nay Đồng Nai là một địa bàn đa tôn giáo: Công giáo, Phật giáo, Tin Lành, Cao đài, Hòa Hảo, Hồi giáo... Trong đó, Công giáo và Phật giáo là hai tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất. Công giáo tập trung đông đúc ở TP. Biên Hòa và huyện Trảng Bom. Hiện tại (2019), Đồng Nai là địa phương có số người theo đạo Công giáo đông nhất cả nước với 1.015.315 giáo dân, chiếm 1/3 dân số trong toàn tỉnh (32,8%). Phật giáo phát triển mạnh sau sự kiện Thích Quảng Đức vị quốc thiêu thân năm 1963, làm phát khởi tinh thần Từ Bi - Trí tuệ của người Phật tử, hiện nay hàng loạt các ngôi chùa, tự viện, thiền viện được ra đời đáp ứng nhu cầu tu học của người dân, đăc biệt là Hệ thống Thiền viện thuộc Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam. Văn hóa - Du lịch. Văn hóa.
{ "split": 10, "title": "Đồng Nai", "token_count": 462 }
965
Title: Đồng Nai Đồng Nai và Bình Dương là hai tỉnh miền Đông Nam Bộ có nghề nghiệp truyền thống nổi tiếng là gốm sứ. Sản phẩm gốm sứ của Đồng Nai có nhiều loại và không giống như các sản phẩm gốm sứ truyền thống khác ở miền Bắc và miền Trung. Phương pháp nghệ thuật tạo hoa văn cho sản phẩm của gốm sứ Đồng Nai là kết hợp giữa khắc nét chìm và trổ thủng sản phẩm gốm rồi quét men nhưng không có sự phân biết nước men và màu ve. Ngoài ra, Đồng Nai còn có nhiều nghề nghiệp thủ công nghiệp truyền thống như đan lát, mây tre lá nhờ nguồn tài nguyên là các rừng lá buông của địa phương, các làng nghề khác như bánh đa, hủ tíu, gò thùng thiếc làng Kim Bích. Gia công đồ mỹ nghệ, làm các sản phẩm từ gỗ công nghệ, chế biến nông sản, sản xuất gạch ngói, đúc đồng, đúc gang... là những ngành nghề truyền thống nổi tiếng của Đồng Nai. Nắm bắt được thế mạnh này, Đồng Nai ra sức bảo vệ nghề truyền thống và thành lập các cụm công nghiệp nghề truyền thống, mở các lớp đào tạo nghề truyền thống là giải pháp then chốt và mới mẻ nhưng có tính cách lâu dài và là bước đi đúng đắn bảo vệ ngành nghề truyền thống trước sức ép phát triển của quá trình đô thị hóa, hội nhập kinh tế và đầu tư nước ngoài cho các ngành công nghiệp và dịch vụ hiện đại Du lịch.
{ "split": 11, "title": "Đồng Nai", "token_count": 327 }
966
Title: Đồng Nai Đồng Nai có nhiều di tích lịch sử, văn hoá và các điểm du lịch có tiềm năng: Văn miếu Trấn Biên (Biên Hòa), đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, khu du lịch Bửu Long, khu du lịch ven sông Đồng Nai, Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, làng bưởi Tân Triều, khu du lịch sinh thái Thác Mai - hồ nước nóng, Đảo Ó, chiến khu Đ, mộ cổ Hàng Gòn, đàn đá Bình Đa, khu du lịch thác Giang Điền, khu du lịch Long Châu Viên (Xuân Tân, Long Khánh), khu du lịch Vườn Xoài, khu di tích cấp quốc gia núi Chứa Chan (núi Gia Lào), Hồ Núi Le (Xuân Lộc), trung tâm hành hương Đức Mẹ núi Cúi (Gia Kiệm), khu du lịch Suối Mơ, làng du lịch Tre Việt, khu du lịch Bò Cạp Vàng, khu du lịch sinh thái Thủy Châu. Giao thông. Cơ sở hạ tầng giao thông. Đồng Nai là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như Quốc lộ 1, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên. Các dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, đường cao tốc Bắc Nam đều đi qua Đồng Nai .
{ "split": 12, "title": "Đồng Nai", "token_count": 345 }
967
Title: Đồng Nai Tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua dài 87,5 km với 8 ga: Biên Hoà, Hố Nai, Trảng Bom, Dầu Giây, Long Khánh, Bảo Chánh, Gia Ray và Trảng Táo. Tuyến đường sắt này là mạch máu giao thông quan trọng nối liền các tỉnh phía Bắc và Thành phố Hồ Chí Minh. Cảng hàng không quốc tế Long Thành là cửa ngõ đường hàng không vào Việt Nam cho khu vực Đông Nam Á và thế giới. Về giao thông đường thủy thì trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 3 khu cảng gồm có Khu cảng trên sông Đồng Nai,Khu cảng trên sông Nhà Bè – Lòng Tàu, và Khu cảng trên sông Thị Vải. Trong đó Khu cảng trên sông Đồng Nai gồm có các cảng là Cảng Đồng Nai, cảng SCTGAS-VN và cảng VTGAS (sử dụng bốc xếp hàng lỏng quy mô cho tàu 1000 DWT), Cảng tổng hợp Phú Hữu II, Cảng tại khu vực Tam Phước, Tam An. Các cảng tại Khu cảng trên sông Nhà Bè – Lòng Tàu gồm có cảng gỗ mảnh Phú Đông, cảng xăng dầu Phước Khánh, cảng nhà máy đóng tàu 76, cảng tổng hợp Phú Hữu 1, cảng cụm Công nghiệp Vật liệu xây dựng Nhơn Trạch, cảng nhà máy dầu nhờn Trâm Anh, cảng VIKOWOCHIMEX, cảng Sun Steel – China Himent, và các cảng chuyên dùng khác. Các cảng Khu cảng trên sông Thị Vải gồm có cảng Phước An, cảng Phước Thái, cảng Gò Dầu A, cảng Gò Dầu B, cảng Super Phosphat Long Thành, cảng nhà máy Unique Gas. Các tuyến đường quốc lộ. Tỉnh Đồng Nai có 4 tuyến quốc lộ chính là Quốc lộ 1, Quốc lộ 51, Quốc lộ 20, Quốc lộ 56.
{ "split": 13, "title": "Đồng Nai", "token_count": 422 }
968
Title: Đồng Nai Như vậy, các tuyến quốc lộ đều đi qua tất cả các địa phương của tỉnh trừ 2 huyện Vĩnh Cửu và Nhơn Trạch. Huyện Nhơn Trạch đang phát triển đô thị thành nên giao thông đang được hoàn thiện. Riêng huyện Vĩnh Cửu có khu bảo tồn thiên nhiên với các cánh rừng bạt ngàn được xem là lá phổi xanh của tỉnh, chính vì vậy mà hạn chế mở quốc lộ qua đây giúp góp phần bảo vệ sự trong lành của môi trường. Biển số xe. Bênh cạnh Biên Hòa, Trảng Bom và Long Thành cũng là hai địa phương có lượng xe cơ giới lớn do sự phát triển của các địa phương và nhu cầu của người sử dụng. Huyện Trảng Bom và huyện Long Thành là 2 địa phương cấp huyện đầu tiên vượt qua mã biển số lần thứ 2 cụ thể là 60-H1 và 60-G1 của Đồng Nai nói riêng và khu vực phía Nam nói chung. Xuân Lộc cũng đã bước sang biển số mã 60-H5. Như vậy, Đồng Nai được xem là đơn vị cấp tỉnh có lượng xe cơ giới đông nhất cả nước và thứ 4 trên 63 tỉnh thành.
{ "split": 14, "title": "Đồng Nai", "token_count": 247 }
969
Title: Đồng Ngọc Ba Đồng Ngọc Ba (sinh ngày 1 tháng 9 năm 1972) là luật gia, chính trị gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Maroc, Đại biểu Quốc hội khóa XV từ Bình Định. Ông từng là Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp. Đồng Ngọc Ba là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Tiến sĩ Luật học, Cao cấp lý luận chính trị. Ông có sự nghiệp đều hoạt động ở ngành pháp luật, hơn 25 công tác trong các cơ quan, đơn vị của Bộ Tư pháp trước khi tham gia Quốc hội. Xuất thân và giáo dục. Đồng Ngọc Ba sinh ngày 1 tháng 9 năm 1972 tại xã Nghĩa Hòa, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Ông lớn lên và tốt nghiệp phổ thông ở Lạng Giang, thi đại học và đỗ Trường Đại học Luật Hà Nội vào năm 1990, tới thủ đô học tập và tốt nghiệp Cử nhân Luật vào năm 1994, sau đó ông học cao học rồi nghiên cứu sinh, trở thành Tiến sĩ Luật học. Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 1 tháng 1 năm 2000, trở thành đảng viên chính thức sau đó 1 năm, từng theo học các khóa chính trị ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị. Sự nghiệp.
{ "split": 0, "title": "Đồng Ngọc Ba", "token_count": 308 }
970
Title: Đồng Ngọc Ba Ngày 1 tháng 5 năm 1995, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Luật Hà Nội, ông ký kết hợp đồng với trường, bắt đầu làm việc ở đây với vị trí trợ giảng, sau đó là giảng viên chính thức. Ông giảng dạy liên tục 10 năm 1995–2005 ở Khoa Pháp luật kinh tế của trường Luật, vào ngày 1 tháng 6 năm 2005 thì nhậm chức Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Luật Lao động, Thương mại và Đầu tư thuộc Khoa Pháp luật kinh tế của trường. Tháng 4 năm 2008, ông được chuyển ngạch từ viên chức sang công chức, điều chuyển tới Văn phòng Bộ Tư pháp, nhậm chức Phó Trưởng phòng Tổng hợp, rồi được giao Quyền Trưởng phòng Phòng Tổng hợp và chính thức là Trưởng phòng từ tháng 12 năm 2008. Sau đó 1 năm, tháng 12 năm 2009, ông được bổ nhiệm làm Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp, công tác liên tục 6 năm cho đến tháng 10 năm 2015 thì được thăng chức làm Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật. Năm 2021, được sự giới thiệu của Bộ Tư pháp, Đồng Ngọc Ba tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội từ Bình Định, bầu cử ở đơn vị bầu cử số 3 gồm thị xã An Nhơn, huyện Phù Cát, Hoài Ân, rồi trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV với tỷ lệ 72,97%. Ngày 23 tháng 7 năm 2021, ông được phê chuẩn giữ chức Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Maroc từ tháng 11 cùng năm.
{ "split": 1, "title": "Đồng Ngọc Ba", "token_count": 339 }
971
Title: Đồng Tháp Đồng Tháp là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Vùng đất Đồng Tháp đã được Chúa Nguyễn khai phá vào khoảng thế kỷ XVII, XVIII. Tỉnh Đồng Tháp được thành lập trên cơ sở hợp nhất tỉnh Kiến Phong và tỉnh Sa Đéc vào năm 1976. Năm 2018, Đồng Tháp là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 15 về số dân, xếp thứ 30 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 43 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 57 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Năm 2022, với 1.624.100 người, GRDP đạt 100.184 tỉ Đồng (tương ứng với 4,36 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 62,3 triệu đồng (tương ứng với 2.678 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 9,11%.<ref name=":055">
{ "split": 0, "title": "Đồng Tháp", "token_count": 199 }
972
Title: Đồng Trị Thanh Mục Tông (chữ Hán: 清穆宗; 27 tháng 4 năm 1856 – 12 tháng 1 năm 1875), Hãn hiệu Bố Luân Trát Tát Khắc hãn, Tây Tạng tôn vị Văn Thù Hoàng đế (文殊皇帝), là vị Hoàng đế thứ 10 của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Ông trị vì từ năm 1861 đến năm 1875, khoảng 14 năm. Trong thời gian trị vì, ông có hai niên hiệu là Kỳ Tường (祺祥) (tháng 8 - tháng 12 năm 1861) và Đồng Trị (同治) (1862 - 1875). Tiểu sử. Đồng Trị Đế tên đầy đủ là Ái Tân Giác La Tải Thuần (愛新覺羅載淳). Ông là Hoàng trưởng tử, cũng là Hoàng tử duy nhất của Hàm Phong Đế và Ý Quý phi Diệp Hách Na Lạp thị. Năm Hàm Phong thứ 9 (1859), liên quân Anh - Pháp tiến vào Bắc Kinh, Hàm Phong Đế chạy lên Cung điện Nhiệt Hà, giao việc nước cho người em là Cung Thân vương Dịch Hân. Năm Hàm Phong thứ 11 (1861) tại Nhiệt Hà, Tải Thuần 5 tuổi được Hàm Phong Đế phong Hoàng thái tử, đồng thời di chiếu lại cho 8 vị đại thần làm phụ chính hỗ trợ cho Tiểu Hoàng đế, bao gồm Di Thân vương Tải Viên, Trịnh Thân vương Đoan Hoa, Hộ bộ Thượng thư Túc Thuận, Ngạch phụ Cảnh Thọ, Binh bộ Thượng thư Mục Ấm, Lại bộ Tả Thị lang Khuông Nguyên, Lễ bộ Hữu thị lang Đỗ Hàn, Thái bộc Thiếu Khanh tự Tiêu Hữu Doanh. Đương thời gọi Cố mệnh Bát đại thần. Điều này có nghĩa thực quyền sẽ nằm trong tay 8 vị đại thần. Trị vì. Tháng 7 năm Hàm Phong thứ 11 (1861), Hàm Phong Đế băng hà, Thái tử đăng cơ trở thành Hoàng đế thứ 10 của nhà Thanh, đặt niên hiệu đầu tiên là Kỳ Tường (祺祥帝). Đích mẫu của Kỳ Tường, Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị, Chính cung của Hàm Phong Đế được tôn làm "Mẫu hậu Hoàng thái hậu", lấy hiệu Từ An Hoàng thái hậu; sinh mẫu Ý Quý phi trở thành "Thánh mẫu Hoàng thái hậu", lấy hiệu Từ Hi Hoàng thái hậu.
{ "split": 0, "title": "Đồng Trị", "token_count": 510 }
973
Title: Đồng Trị Ông là Hoàng tử duy nhất còn sống đến khi Hàm Phong Đế qua đời, vì vậy quyền thừa kế của ông gần như là chắc chắn. Trong lịch sử nhà Thanh, ông cũng là vị Hoàng đế đầu tiên và duy nhất có thân phận Hoàng trưởng tử chân chính (không xét trường hợp huynh trưởng chết yểu như Đạo Quang Đế). Chính biến Tân Dậu. Ngày 14 tháng 9 năm Hàm Phong thứ 11 (1861), Sơn Đông Ngự sử Đổng Nguyên Thuần tấu thỉnh 2 vị Thái hậu quản lý triều chính, nhưng Túc Thuận phản đối việc hậu cung can chính. Từ Hi Thánh mẫu Hoàng thái hậu thấy con còn nhỏ, sợ để 8 đại thần phụ chính sẽ bị chèn ép nên gợi ý với Từ An Mẫu hậu Hoàng thái hậu đoạt quyền chấp chính, tiến hành chính biến. Bà xây dựng vây cánh gồm các tướng lĩnh, quan lại, Thân vương bất đồng với 8 đại thần, trong đó có Cung Thân vương Dịch Hân và Thuần Thân vương Dịch Hoàn, Hoàng tử thứ 6 và 7 của Đạo Quang Đế. Ngoài ra còn có Thị lang Thắng Bảo và Đại học sĩ Giả Trinh. Lưỡng cung Thính chính. Khi đoàn đưa linh cữu Hàm Phong Đế rời Hà Bắc về Bắc Kinh, Túc Thuận và các phụ chính đại thần phải theo hộ giá quan tài; 2 vị Thái hậu, Tân đế và 2 vị Thân vương chớp lấy thời cơ về Tử Cấm Thành trước để có thời gian bố trí kế hoạch và củng cố phe cánh. 8 đại thần về đến Bắc Kinh thì lập tức bị bắt giam, tước vị, khép tội phản nghịch. Túc Thuận đứng đầu nên bị xử trảm, Tải Viên và Đoan Hoa bị bức tự vẫn. Sử sách gọi đây là chính biến Tân Dậu. Tháng 11 năm Hàm Phong thứ 11 (1861), Lưỡng cung Thái hậu đề ra chính sách Lưỡng cung thính chính (兩宮聽政), tức buông rèm nhiếp chính ở Dưỡng Tâm điện. Từ An là Chính cung Hoàng hậu của Tiên đế, phụ trách quốc sự, lấy danh nghĩa Kỳ Tường Đế ban phát chỉ dụ. Từ Hi địa vị thấp hơn, phụ trách việc vặt như chi tiêu sinh hoạt trong cung, đối với việc trọng đại phải thông qua quyết định của Từ An.
{ "split": 1, "title": "Đồng Trị", "token_count": 502 }
974
Title: Đồng Trị Năm Đồng Trị nguyên niên (1862), Kỳ Tường được cải niên hiệu là Đồng Trị (同治帝), tức nghĩa "cùng nhau thống trị thiên hạ". Việc nước. Từ nhỏ, Đồng Trị nhận sự giáo dục nghiêm khắc của sư trưởng Miên Du và 4 sư phó nổi tiếng do đích thân Từ Hi tuyển chọn. Họ nhồi nhét Hoàng đế đủ loại kinh sách, từ bài học trị dân trị nước đến đạo làm người, sức ép từ việc học cũng như kỳ vọng cao của mẹ khiến Đồng Trị trở nên chán nản và lười biếng. Theo nhật ký của Ông Đồng Hòa, con trai một vị sư phó của Đồng Trị thì "Hoàng đế không thể đọc nổi một bản tấu chương dù đã 16 tuổi". Từ Hi thấy vậy càng thúc ép nhiều hơn, tuy nhiên cho đến khi tự mình chấp chính vào tháng 11 năm 1873, Đồng Trị vẫn tỏ ra là một vị Hoàng đế thiếu năng lực. Theo góc nhìn của các nhà sử học, dưới thời Đồng Trị, việc trị quốc vốn đã khó khăn vì Trung Quốc đang phải chịu sự xâm nhập kinh tế từ các đế quốc. Trước áp lực này, giới phong kiến triều Thanh phải từng bước thiết lập một nền công nghiệp tự cường, theo kiểu tư bản. Sử gọi đây là "phong trào Dương Vụ" (kéo dài cho đến những năm 90 của thế kỷ 19). Về mặt quân sự, ở thời Đồng Trị, Trung Quốc tiếp tục bị các nước Anh, Mỹ và Nhật Bản gây sức ép nặng nề. Đáng kể là vụ: Dưới tình hình quốc gia suy yếu, việc Đồng Trị thấy nản chí, lơ là quốc sự là điều không tránh khỏi. Việc trong cung. Theo học giả Nguyễn Hiến Lê, năm 1872, Đồng Trị tròn 17 tuổi. Lưỡng cung Thái hậu tuyển chọn hậu phi, trong số tú nữ, 2 người có tư chất mẫu nghi thiên hạ nhất là A Lỗ Đặc thị, con gái của Hàn lâm viện Thị giảng Sùng Khởi và Phú Sát thị, con gái của Viên ngoại lang Phụng Tú.
{ "split": 2, "title": "Đồng Trị", "token_count": 433 }
975
Title: Đồng Trị Ông ngoại A Lỗ Đặc thị là Đoan Hoa, chết trong chính biến Tân Dậu, vì vậy Từ Hi sẵn có ác cảm. Hơn nữa A Lỗ Đặc thị tuổi Dần, Từ Hi sợ xung khắc với tuổi Mùi của mình (cọp ăn thịt dê) nên lấy cớ nàng là người Mông Cổ, từ thời Ung Chính Đế không có tiền lệ sắc phong nữ Mông Cổ làm Hậu. Bà tiến cử Phú Sát thị, cho rằng lập Hậu nên chọn con nhà danh môn đoan trang thùy mị. Con nhà khoa bảng tuy thông minh xuất chúng nhưng có nguy cơ can dự triều chính. Tuy nhiên, mẹ của A Lỗ Đặc thị, Ái Tân Giác La thị là biểu tỷ của Từ An. Bà muốn cháu mình được phong Hậu nên đề bạt trước Đồng Trị. Từ nhỏ Đồng Trị được Từ An cưng chiều nên có phần quý hơn mẹ đẻ. Mặc cho Từ Hi phản đối, Đồng Trị phong A Lỗ Đặc thị làm Chính cung Hoàng hậu, còn Phú Sát thị làm "Tuệ phi" (惠妃). Để bù đắp cho Tuệ phi, Từ Hi ra chỉ dụ cho nàng hưởng đãi ngộ của "Quý phi" (貴妃). Đồng Trị độc sủng một mình Hoàng hậu và xa lánh Tuệ phi vì nghĩ nàng là tai mắt của Thái hậu. Ngày xưa Tiên đế sủng ái Lệ phi, Từ Hi cảm thông cho các phi tần nên ra chỉ dụ yêu cầu Đồng Trị đối xử công bằng với thê thiếp trong cung, đồng thời sai thái giám theo dõi nhất cử nhất động của ông. Đồng Trị phớt lờ chỉ dụ nên Từ Hi nổi giận lôi đình, cấm Đế - Hậu được ở cùng nhau. Đồng Trị giận mẹ can thiệp chuyện hậu cung nên quyết định trùng tu Cung điện Mùa hè, vốn bị liên quân Anh - Pháp phá hủy trong Chiến tranh nha phiến lần 2, để dâng lên Lưỡng cung Thái hậu. Một số sử gia nhận xét đây là cái cớ để đẩy Từ Hi ra khỏi Tử Cấm Thành. Tuy nhiên, việc thi công gặp trở ngại do quốc khố khánh kiệt sau nhiều binh biến. Đồng Trị đành kêu gọi bá quan văn võ góp tiền túi, đồng thời mỗi tháng đích thân vi hành giám sát thi công trong nhiều ngày để thỏa thích vui chơi ngoài kinh thành.
{ "split": 3, "title": "Đồng Trị", "token_count": 502 }
976
Title: Đồng Trị Không hài lòng Hoàng đế bỏ bê triều chính, Cung Thân vương Dịch Hân, Thuần Thân vương Dịch Hoàn cùng nhiều quan chức gửi tấu chương yêu cầu chấm dứt việc xây dựng Cung điện Mùa hè. Đồng Trị tức giận cách chức và thu hồi tước vị Thân vương của Dịch Hân, tất cả các quan có tên trong bản tấu cũng lần lượt bị bãi chức. Được cấp báo, Từ An và Từ Hi lập tức xuất hiện giữa phiên triều, quở trách Đồng Trị hành xử vô tri, yêu cầu thu hồi các sắc chỉ đã ban. Từ Hi còn nói: "Nếu không có Cung Thân vương thì làm sao mẹ con ta có được ngày hôm nay". Cảm thấy thất bại và bất lực trong việc điều hành quốc gia theo ý mình, Đồng Trị thường cùng với một vài hoạn quan trốn khỏi kinh thành ban đêm, đi chơi phố phường, nhiều lần về trễ không kịp buổi triều buổi sáng. Bệnh tật cuối đời. Tháng 3 năm Đồng Trị thứ 14 (1875), Hoàng đế lâm bệnh, lệnh cho Thượng thư Lý Hồng Tảo và Cung Thân vương Dịch Hân vâng mệnh phê duyệt tấu sớ. Vào tháng 4 (1 tháng 6 năm 1875), Hoàng đế Đồng Trị băng hà tại điện Dưỡng Tâm (养心殿) ở tuổi 20. Sau khi Đồng Trị qua đời, Từ Hi Thái hậu đã đưa Quang Tự là con trai của Thuần Thân vương Dịch Hoàn, em trai của hoàng đế Hàm Phong lên ngôi. Theo chính sử chép lại, Hoàng đế Đồng Trị mất vì căn bệnh đậu mùa. Bản chép tương tự cũng được tìm thấy trong "Nhật ký Ông Đồng Hòa" (翁同龢日記), chép rằng Hoàng đế Đồng Trị mắc bệnh đậu mùa, gây ra nhiệt độc tận bên trong, cuối cùng qua đời do tình trạng viêm miệng hoại tử (nha cam tẩu mã, 走馬牙疳).
{ "split": 4, "title": "Đồng Trị", "token_count": 401 }
977
Title: Đồng Trị Nhưng theo dân gian, Đồng Trị được đồn đại qua đời vì bệnh giang mai. Hoặc tương truyền Hoàng đế sống một mình sau khi thành thân tại cung Càn Thanh, do nội giám cùng với sủng thần là Quân vương hàm Quả Mẫn Bối lặc Tái Trừng (載澂), con trai trưởng của Dịch Hân dẫn đường ra ngoài kinh thành, mặc thường phục vi hành, ra ngoài Sùng Văn Môn tới các quán rượu (tửu tứ), hý quán, tới hẻm Hoa tìm hoa vấn liễu. Dã sử có ghi rằng: ""Kép hát Tiểu Lục Như, Xuân Mi, con hát Tiểu Phượng Bối đều được vời đến, lại có kẻ chọn dâng lên một tá tiểu thuyết hoàng sắc (tiểu thuyết đồi truỵ), dâm từ của tiểu thuyết, sách về bí hí đồ (mô tả nam nữ), hoàng đế càng chìm đắm". Theo "Thanh Cung Dị Văn" (清宮遺聞) ghi lại: "Đồng Trị đến chốn của kỹ nữ cuối cùng bị nhiễm mai độc (bệnh giang mai)". Còn "Thanh triều dã sử đại quán" (清朝野史大观), trong quyển 1 'Thanh cung dị văn' (清宫遗闻) thì cho rằng: Năm 1923, nhà nghiên cứu Tiêu Nhất Sơn (蕭一山) viết trong cuốn "Thanh đại thông sử" (清代通史) liên tiếp nhấn mạnh rằng hoàng đế Đồng Trị chết vì bệnh giang mai. Tác gia Đài Loan là Cao Dương (高陽) với công trình đồ sộ "Từ Hi toàn truyện" (慈禧全传) nhận định đó là căn bệnh giang mai. Lý Trấn và bác sĩ Lý Chí Thỏa là chắt nội (đích tằng tôn) của ngự y người Anh Lý Đức Lập (李德立) đã biên soạn kể vể sự kiện này. Dòng họ đời trên có những câu chuyện truyền miệng bí mật rằng Hoàng đế Đồng Trị đã chết vì bệnh giang mai. Từ Hi sau khi nghe Lý Đức Lập chẩn đoán, bắt buộc ông phải tuyên bố đó là bệnh thiên hoa (đậu mùa). Lý Trấn kể lại: Thời đó, hai loại bệnh giang mai và đậu mùa là phổ biến nhất. Qua đời.
{ "split": 5, "title": "Đồng Trị", "token_count": 502 }
978
Title: Đồng Trị Hoàng đế Đồng Trị được an táng ở Huệ lăng, miếu hiệu và thụy hiệu của ông là Mục Tông Kế Thiên Khai Vận Thụ Trung Cư Chính Bảo Đại Định Công Thánh Trí Thành Hiếu Tín Mẫn Cung Khoan Nghị Hoàng đế, nhưng thường gọi tắt là Mục Tông Nghị Hoàng đế.
{ "split": 6, "title": "Đồng Trị", "token_count": 75 }
979
Title: Đồng Văn Thanh Đồng Văn Thanh (sinh ngày 24 tháng 6 năm 1969) là chính trị gia. Ông hiện là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang. Ông nguyên là Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang; Tỉnh ủy viên, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Hậu Giang. Đồng Văn Thanh là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Cử nhân Khoa học xã hội, Cao cấp lý luận chính trị. Xuất thân và giáo dục. Đồng Văn Thanh sinh ngày 24 tháng 6 năm 1969 tại xã Yên Minh, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; quê gốc ở xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Ông lớn lên và theo và theo học phổ thông nơi sinh ra ở miền Bắc. Thời thanh niên, từ tháng 10 năm 1992 đến tháng 11 năm 1993, ông theo học Trung cấp Lý luận chính trị. Sau đó, tháng 2 năm 1997, ông tới Thành phố Hồ Chí Minh, theo học Cử nhân Chính trị, nhận bằng Cử nhân Khoa học xã hội, Cử nhân Lý luận chính trị. Ngày 30 tháng 11 năm 1989, ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam, trở thành đảng viên chính thức vào ngày 30 tháng 11 năm 1990. Trong quá trình hoạt động Đảng và Nhà nước, ông theo học các khóa tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nhận bằng Cao cấp lý luận chính trị. Nay, ông thường trú tại ấp Nhơn Thọ I, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Sự nghiệp. Thời kỳ đầu.
{ "split": 0, "title": "Đồng Văn Thanh", "token_count": 361 }
980
Title: Đồng Văn Thanh Tháng 10 năm 1987, lúc 18 tuổi, Đồng Văn Thanh bắt đầu sự nghiệp của mình với vị trí ở quê nhà là Cán bộ thống kê Văn phòng Ủy ban nhân dân xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, tỉnh Hậu Giang. Tháng 1 năm 1989, ông là Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân xã Nhơn Ái. Bốn tháng sau, ông nhậm chức Bí thư Chi bộ ấp Nhơn Lộc I, xã Nhơn Ái; kiêm Chánh Văn phòng Đảng ủy xã Nhơn Ái. Tháng 10 năm 1991, ông là Ủy ban Ban chấp hành Đảng bộ Nhơn Ái, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xã Nhơn Ái. Tháng 11 năm 1993, khi mà Cần Thơ đã tách khởi Hậu Giang, ông nhậm chức Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, tỉnh Cần Thơ. Tháng 10 năm 1995, ông nhậm chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Châu Thành, tỉnh Cần Thơ. Đến tháng 2 năm 2000, sau khi tốt nghiệp bậc đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh và trở về quê nhà, ông nhậm chức Phó Chánh Văn phòng Huyện ủy Châu Thành, tỉnh Cần Thơ. Tháng 1 năm 2001, ông trở thành Ủy viên Ban chấp hành Huyện ủy, Chánh Văn phòng Huyện ủy Châu Thành A, tỉnh Cần Thơ. Vào tháng 7 cùng năm, ông được bầu vào Ban Thường vụ Huyện ủy Châu Thành A. Sau đó, ông nhậm chức Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành A từ tháng 1 năm 2004 đến tháng 5 năm 2007. Lãnh đạo cấp tỉnh.
{ "split": 1, "title": "Đồng Văn Thanh", "token_count": 362 }
981
Title: Đồng Văn Thanh Tháng 6 năm 2007, Đồng Văn Thanh được điều về tỉnh lỵ, nhậm chức Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Hậu Giang. Tháng 10 năm 2010, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Hậu Giang, ông được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh rồi trở thành Chánh Văn phòng Tỉnh ủy từ tháng 5 năm 2011. Sáng 27 tháng 8 năm 2014, Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang tổ chức kỳ họp thứ chín khóa VIII, bầu bổ sung chức danh nhiệm kỳ 2011 – 2016, bầu ông làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang với 100% tỷ lệ phiếu. Đến tháng 10 năm 2015, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh, ông được bầu làm Tỉnh ủy viên rồi Thường vụ Tỉnh ủy, sau đó là Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang; Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang. Ông đảm nhiệm cương vị Phó Chủ tịch Thường trực Hậu Giang tròn năm năm từ 2015 đến 2020, hỗ trợ và phối hợp với lãnh đạo là Lữ Văn Hùng. Chủ tịch Hậu Giang. Ngày 13 tháng 10 năm 2020, Hậu Giang tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã diễn ra, Đồng Văn Thanh được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy. Sáng 10 tháng 11 năm 2020, Kỳ họp thứ 18 Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang khóa IX đã bầu cử các vị trí tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2016 – 2021. Tại kỳ họp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang Lê Tiến Châu được miễn nhiệm, đồng thời các đại biểu đã bầu Đồng Văn Thanh được bầu giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, kế nhiệm với số phiếu đạt 41/43, tỉ lệ 95,3%. Ông được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phê chuẩn chức vụ vào ngày 30 tháng 11. Khen thưởng. Trong sự nghiệp, Đồng Văn Thanh được giao những giải thưởng như:
{ "split": 2, "title": "Đồng Văn Thanh", "token_count": 380 }
982
Title: Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Hồng (hay Châu thổ Bắc Bộ) là khu vực hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình thuộc Bắc Bộ Việt Nam. Đồng bằng sông Hồng bao gồm 10 tỉnh thành, trong đó có 2 thành phố trực thuộc trung ương, 9 tỉnh với 16 thành phố thuộc tỉnh. Đây là vùng có mật độ dân số cao nhất Việt Nam (1.450 người/km², dân số là 21.848.913 người). Gần như đồng nghĩa với đồng bằng sông Hồng là vùng trung châu, khác với vùng chân núi "trung du" và núi cao "thượng du". Không giống như vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng chỉ có 2 tỉnh Thái Bình và Hưng Yên là không có núi, do đó khu vực này thường được gọi là "châu thổ sông Hồng". Danh từ "Trung châu" từng được dùng trong sử sách ngày xưa để chỉ định vùng bình nguyên này của miền Bắc. Công nghiệp đồng bằng hình thành sớm nhất Việt Nam và phát triển mạnh trong thời kì đất nước công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Vị trí, diện tích. Đồng bằng sông Hồng trải rộng từ vĩ độ 21°34´B (huyện Lập Thạch) tới vùng bãi bồi khoảng 19°5´B (huyện Kim Sơn), từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì) đến 107°7´Đ (trên đảo Cát Bà). Toàn vùng có diện tích 21.259,6  km², tỷ lệ khoảng 4,5% tổng diện tích cả nước. Phía bắc và đông bắc giáp Vùng Đông Bắc (Việt Nam), phía tây và tây bắc giáp vùng Tây Bắc, phía tây nam giáp vùng Bắc Trung Bộ, phía đông và đông nam là vịnh Bắc Bộ. Đồng bằng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ các thềm phù sa cổ 10 - 15m xuống đến các bãi bồi 2 - 4m ở trung tâm rồi các bãi triều hàng ngày còn ngập nước triều. Đặc điểm tên gọi. Các nhà nghiên cứu như Giáo sư Trần Quốc Vượng gọi vùng này là "châu thổ Bắc bộ" mà không gọi "đồng bằng sông Hồng" vì lý do: Địa chất.
{ "split": 0, "title": "Đồng bằng sông Hồng", "token_count": 463 }
983
Title: Đồng bằng sông Hồng Toàn bộ miền đồng bằng sông Hồng nằm trên một lớp đá kết tinh cổ, loại nền đá ở vùng Đông Bắc. Cách đây 200 triệu năm, vào cuối đại Cổ sinh, lớp đá này bị sụt xuống. Vào thời đó, biển lên đến quá Việt Trì ngày nay, tiến sát các vùng đồi Bắc Giang, Bắc Ninh, Phúc Yên, Nho Quan. Cửa sông Hồng lúc đó ở Việt Trì. Chế độ biển kéo dài trên 170 triệu năm. Các trầm tích Neogen lắng xuống làm cho vịnh biển thu hẹp lại. Lớp trầm tích này có nơi dày đến 3000 mét. Trên cùng là lớp phù sa Holocen dày từ 80 đến 100 mét ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, và càng xa trung tâm thì càng mỏng dần. Trong đồng bằng sông Hồng có nhiều ô trũng tự nhiên, điển hình là ô trũng Hà Nam Ninh, ô trũng Hải Hưng và ô trũng Nho Quan. Ngoài ra còn có rất nhiều đầm lầy. Trầm tích và phù sa do các sông vận chuyển ra khỏi lòng sông mỗi mùa lũ đã không lấp được các ô trũng và đầm lầy này do chúng quá xa sông hoặc do bị đê điều nhân tạo ngăn cản. Việc các sông đổi dòng cũng tạo ra nhưng đầm lầy và ao hồ. Dân số. Dân số khu vực Đồng bằng sông Hồng hiện nay là 21.848.913 người (năm 2021) chiếm khoảng 22,3 % tổng dân số cả nước, bình quân khoảng 1.450 người trên 1 km vuông. Đây là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước.Đa số dân số là người Kinh, một bộ phận nhỏ thuộc Ba Vì (Hà Nội) và Nho Quan (Ninh Bình) có thêm dân tộc Mường. Quân sự. Vùng đồng bằng sông Hồng có vị trí chiến lược trong an ninh-quốc phòng. Hiện nay, vùng đồng bằng sông Hồng do Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Quân khu 2, Quân khu 1, Quân khu 3 bảo vệ. Quân đoàn 1, còn gọi là Binh đoàn Quyết Thắng, được thành lập ngày 24 tháng 10, đóng tại thành phố Tam Điệp, Ninh Bình là một trong 4 binh đoàn chủ lực ở Việt Nam. Kinh tế. Cơ sở hạ tầng. Kết cấu hạ tầng phát triển mạnh (giao thông, điện, nước…), Công nghiệp.
{ "split": 1, "title": "Đồng bằng sông Hồng", "token_count": 511 }
984
Title: Đồng bằng sông Hồng Các ngành công nghiệp mà đồng bằng sông Hồng có là: luyện kim, cơ khí, hóa chất, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, nhiệt điện. Các ngành công nghiệp khai thác: khai thác khí dầu, khai thác đá vôi, khai thác cao lanh. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh từ 18,3 nghìn tỷ đồng (1995) lên 55,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 21% cả nước. Những nơi có nhiều ngành công nghiệp tập trung nhất là Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh. Tính đến cuối năm 2009 , vùng Đồng bằng sông Hồng có 61 Khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên trên 13.800 ha, trong đó có 9.400 ha đất công nghiệp có thể cho thuê. So với cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm 26% về số lượng KCN và 23% về diện tích đất tự nhiên các KCN. Nông nghiệp. Đồng bằng sông Hồng là khu vực có đất đai trù phú, phù sa màu mỡ. Diện tích và tổng sản lượng lương thực chỉ đứng sau Đồng bằng Sông Cửu Long nhưng là vùng có trình độ thâm canh cao, lâu đời. Sản lượng lúa của khu vực tăng từ 44,4 tạ/ha (1995) lên là 58,9 tạ /ha (2008) Không chỉ có sản lượng lúa tăng mà còn có một số lương thực khác như ngô, khoai tây, cà chua, cây ăn quả... cũng tăng về mặt sản lượng và cả chất lượng. Đem lại hiệu quả cho ngành kinh tế của vùng. Vụ đông trở thành vụ sản xuất chính. Nuôi lợn, bò và gia cầm cũng phát triển mạnh của vùng Vùng duyên hải Bắc Bộ gồm Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình nằm giáp biển, có nhiều cửa sông lớn đổ ra, thuận lợi phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Dịch vụ. Đồng bằng sông Hồng là vùng có hạ tầng giao thông đồng bộ và thuận lợi, hoạt động vận tải sôi nổi nhất. Có nhiều đường sắt nhất đi qua các nơi khác nhau trong vùng.
{ "split": 2, "title": "Đồng bằng sông Hồng", "token_count": 445 }
985
Title: Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Hồng có nhiều địa danh du lịch như Tam Đảo, Hồ Tây, Chùa Hương, chùa Phật Tích, Tam Cốc-Bích Động, Côn Sơn - Kiếp Bạc, Phố Hiến, Cúc Phương, Tràng An, Chùa Bút Tháp, Chùa Tam Chúc, Cát Bà, Phủ Dầy, Đền Trần, Chùa Keo, Chùa Dâu, Đền Đô, Vườn quốc gia Xuân Thủy, biển Quất Lâm… Sân bay: sân bay lớn nhất nằm ở Nội Bài (Hà Nội). Cảng: có cảng Hải Phòng lớn nhất nên Hà Nội và Hải Phòng là 2 đầu mối quan trọng. Cảng sông quan trọng là cảng Ninh Phúc và cảng Nam Định. Bưu chính viễn thông phát triển mạnh của vùng. Hà Nội là trung tâm thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ, có nhiều tài chính, ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng. Hiện nay, hầu hết các đô thị vốn trước đây là thị xã tỉnh lỵ của một tỉnh ở vùng đồng bằng sông Hồng đều đã trở thành các thành phố trực thuộc tỉnh (ngoại trừ thành phố Hà Nội và thành phố Hải Phòng là hai thành phố trực thuộc Trung ương). Trong đó, tỉnh Vĩnh Phúc có thành phố là Vĩnh Yên và Phúc Yên, tỉnh Hải Dương có hai thành phố là Hải Dương và Chí Linh, tỉnh Bắc Ninh có hai thành phố là Bắc Ninh và Từ Sơn, tỉnh Ninh Bình có hai thành phố là Ninh Bình và Tam Điệp. Trong suốt thời kỳ từ đầu năm 1945 cho đến năm 1997, toàn vùng đồng bằng sông Hồng chỉ có ba thành phố là Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định. Từ năm 1997 đến nay, lần lượt các thị xã được nâng cấp trở thành các thành phố trực thuộc tỉnh. Các thành phố lập đến năm 1975: Các thành phố lập từ năm 1997 đến nay:
{ "split": 3, "title": "Đồng bằng sông Hồng", "token_count": 421 }
986
Title: Đồng bằng sông Hồng Hiện nay, ở vùng đồng bằng sông Hồng có 1 đô thị loại đặc biệt: thành phố Hà Nội (trực thuộc Trung ương); 4 đô thị loại I: thành phố Hải Phòng (trực thuộc Trung ương), thành phố Nam Định (thuộc tỉnh Nam Định), thành phố Bắc Ninh (thuộc tỉnh Bắc Ninh), thành phố Hải Dương (thuộc tỉnh Hải Dương). Các thành phố là đô thị loại II: thành phố Thái Bình (thuộc tỉnh Thái Bình), thành phố Ninh Bình (thuộc tỉnh Ninh Bình), thành phố Vĩnh Yên (thuộc tỉnh Vĩnh Phúc), thành phố Phủ Lý (thuộc tỉnh Hà Nam). Các thành phố còn lại hiện nay đều là các đô thị loại III trực thuộc tỉnh. Đô thị. Tính đến ngày 14 tháng 2 năm 2023, vùng Đồng bằng sông Hồng có:
{ "split": 4, "title": "Đồng bằng sông Hồng", "token_count": 174 }
987
Title: Đồng hóa người Do Thái Đồng hóa người Do Thái (, "Hitbolelut") đề cập đến sự đồng hóa văn hoá từ từ dần dần và sự hội nhập xã hội của người Do Thái trong môi trường xung quanh mà họ sinh sống cũng như các chính sách và những chương trình mang tư tưởng thúc đẩy sự hòa tan bản sắc dân tộc Do Thái vào xã hội lớn như là một giải pháp tiềm năng cho việc giải quyết vấn đề của các dân tộc sống bên ngoài xã hội đại chúng như lịch sử của người Do Thái trong thời kỳ giải phóng. Lịch sử. Ngày lễ tết Hanukkah của người Do Thái bắt nguồn từ cuộc nổi loạn Maccabees để kháng chiến chống lại Vương quốc Seleukos. Nhiều người Do Thái trong thời đại đó đã chấp nhận ngôn ngữ văn hóa và tư tưởng Hy Lạp mà nhóm Maccabee coi điều đó là một điều ghê tởm. Sử dụng tiếng bản xứ là một ví dụ về sự hội nhập văn hoá, một trong những đặc điểm chính của việc đồng hóa người Do Thái trong thời hiện đại.
{ "split": 0, "title": "Đồng hóa người Do Thái", "token_count": 223 }
988
Title: Đồng hóa người Do Thái Quá trình đồng hóa người Do Thái lại bắt đầu với người Do Thái Ashkenazi trên một quy mô rộng lớn vào cuối thế kỷ 18 ở Tây Âu, đặc biệt là ở Đức, khi Haskalah nổi lên như một nền văn hoá khai sáng cho dân tộc Do Thái. Các lý do được trích dẫn cho sự thành công ban đầu của tư tưởng chấp nhận sự đồng hóa này bao gồm một niềm hy vọng rằng người Do Thái sinh sống trong xã hội Châu Âu sẽ tìm kiếm được các cơ hội tốt hơn trong cuộc sống bằng cách hòa tan vào các cộng đồng dân Ngoại của người Châu Âu, đặc biệt là tầng lớp thượng lưu. Mật độ dân số đông đúc của người Do Thái ở các thành phố lớn đã tạo nên sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến lối sống của họ và làm cho vai trò của họ trở nên rõ ràng hơn trong nền kinh tế và nền văn hoá. Khi việc ban tự do cho người Do Thái qua pháp luật vẫn còn chưa được hoàn thiện ở Đức, rất nhiều người Do Thái sinh sống ở các trung tâm thành thị tầng lớp trung lưu đã truyền bá những tư tưởng của Thời kỳ Khai sáng mà người Do Thái tin rằng sẽ cho phép họ được cải thiện vị thế trong xã hội. Hậu quả là hệ tư tưởng ấy được hình dung một sự tái sinh của người Do thái Đức mà họ có thể đạt được quyền bình đẳng đồng thời cũng sẽ dẫn đến sự hình thành của một loại người Do Thái mới dựa trên các lý tưởng của Thời đại Khai sáng về con người. Cả hai cộng đồng Ki tô hữu và cộng đồng Do Thái đã bị chia rẽ vì những câu trả lời liên quan đến Câu hỏi Do thái. Vấn đề về Câu hỏi Do thái xảy ra trong thời kỳ nổi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở Châu Âu, bao gồm cả mức độ mà mỗi dân tộc có thể hòa tan các công dân Do Thái trong quốc gia của họ, và nếu người Do Thái không hòa tan, thì người Do Thái cần phải được đối xử như thế nào và giải quyết Câu hỏi Do Thái như thế nào. Sự phân chia cấu trúc xã hội Do Thái truyền thống, Kehilla, đánh dấu sự suy giảm dần về một bản sắc dân tộc Do Thái khác biệt trong số những người Do Thái đã thúc đẩy sự đồng hóa. Tuy nhiên, các nỗ lực để làm suy yếu Do Thái giáo đến một lời thú nhận đã không nhất thiết làm tăng sự khoan dung của người Do Thái là một phần của một xã hội đa số.
{ "split": 1, "title": "Đồng hóa người Do Thái", "token_count": 511 }
989
Title: Đồng hóa người Do Thái Để thay thế Do Thái giáo truyền thống cho phiên bản tự do thực hành tôn giáo của Do Thái giáo, sự đồng hoá cũng đã mang một dạng mới là hoán cải chuyển đổi tôn giáo từ Do Thái Giáo sang Cơ đốc giáo. Không có bất cứ một con cháu nào của Moses Mendelssohn giữ đạo Do Thái. Các nhà ủng hộ chính sách đồng hóa cho rằng bản sắc văn hóa Do Thái và chủ nghĩa bộ tộc là gốc rễ khiến người khác không có thiện cảm và không ưa người Do Thái, và vì thế những người ủng hộ chính sách đồng hóa cảm thấy rằng các mối liên kết xã hội Do Thái cần phải làm suy yếu đi. Điều này đã khiến một số người Do thái tự xét và đặt câu hỏi mang tính triết học về bản sắc Do Thái và Ai là người Do Thái?. Tính hợp lý của sự đồng hóa, và các con đường khác nhau đối với sự đồng hóa là một trong những cuộc tranh luận nội bộ sớm nhất của thời kỳ giải phóng, bao gồm cả việc liệu người Do Thái phải từ bỏ bản sắc dân tộc của họ để đổi lấy sự bình đẳng và quyền lợi công dân. Những cuộc tranh luận này ban đầu đã diễn ra trong cộng đồng người Do Thái, một dân tộc có một tổ quốc lịch sử được tôn kính trong Kinh Thánh, nhưng không có quốc gia riêng của họ trong gần 2.000 năm.
{ "split": 2, "title": "Đồng hóa người Do Thái", "token_count": 287 }
990
Title: Đồng hóa người Do Thái Các nhà nghiên cứu Do Thái vào thế kỷ XIX đã tham gia vào các cuộc nghiên cứu khoa học xã hội liên quan đến các khái niệm chống Do Thái về sự thoái hóa Do Thái. Vai trò tích cực của họ trong các cuộc thảo luận trí tuệ này vừa là phản ứng được tính toán đối với các cáo buộc bài Do Thái và là một cách để khám phá các liên kết xã hội phổ biến kết hợp người Do Thái với tư cách là cộng đồng tự trị đã bị suy thoái trọn vẹn. Nhiều nhà khoa học xã hội người Do Thái đã không hoàn toàn không đồng ý với những ý tưởng về các đặc điểm khác biệt của người Do Thái là nguyên nhân làm những người khác kỳ thị chống lại người Do thái. Điều này đã giúp ích cho cuộc tranh luận gây tranh cãi về cách thực tế để thực hành sự đồng hóa. Thông điệp chính trị và xã hội về bản chất Do Thái không thay đổi này là rõ ràng: "cơ thể của người Do Thái" mang sự khác biệt của chủng tộc và bệnh lý học, và những người chống lại sự giải phóng và sự hội nhập của người Do Thái, thì nhấn mạnh và chỉ ra rằng người Do Thái không thích hợp để trở thành một phần của một quốc gia hiện đại và lành mạnh". Tham gia vào việc khám phá dòng dõi gia phả Do Thái cũng có thể được xem như là một hình thức trấn áp như "Điều đó cho phép các nhà khoa học xã hội Do Thái làm nhiệm vụ của nhà biện giải và nhà cải cách, để bảo vệ người dân của họ dựa trên kiến thức và các hiểu biết khoa học." Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, tình trạng của các quốc gia Đông Âu khiến nhiều người Do Thái phải di cư sang Hoa Kỳ. Ở Đức, sự hòa nhập của người Do Thái vào quân đội và các ngành nghề khác đã thành công. Ở Hoa Kỳ, những người khuyết tật truyền thống thường vắng bóng nhưng họ phải đối mặt với nhiều thách thức khác nhau của quá trình hội nhập văn hóa. Vào đầu thế kỷ 20, đã xảy ra sự phân biệt xã hội chống lại người Do Thái trong những khu vực nhất định, với nhiều trường đại học và ngành nghề cấm kỵ người Do Thái hoặc với giới hạn nhập học. Quan hệ Ki tô hữu và người Do Thái.
{ "split": 3, "title": "Đồng hóa người Do Thái", "token_count": 481 }
991
Title: Đồng hóa người Do Thái Câu hỏi về sự đồng hóa của người Do Thái là một chủ đề được quan tâm đối với cả các nhà lãnh đạo tôn giáo Do Thái và Kitô giáo. Một số giáo phái Tin Lành cấp tiến đã tuyên bố công khai rằng họ sẽ không còn cải đạo và truyền giáo cho người Do Thái nữa. Họ đã sử dụng thần học giao ước kép. Cơ đốc giáo Châu Âu thuở ban đầu đã chứng tỏ có một khoảng thời gian và không gian mà người Do Thái và Kitô hữu có thể cùng nhau chung sống hòa hợp. Họ đã sống quá gần nhau trong một số khu vực mà các nhà lãnh đạo của cả hai sẽ lo lắng về sự ảnh hưởng đền từ tôn giáo ở bên phe kia. Một Hoàng đế Ki tô giáo phụ trách một thị trấn đang phát triển sẽ mời các thương gia Do Thái giúp khôi phục nền kinh tế bản địa. Có một mô hình trục xuất và mời lại người Do Thái cho phép các Ki tô hữu và người Do Thái sống chung với nhau trong các thị trấn nhỏ trên khắp châu Âu. Louis Mộ Đạo con trai chính cống của Charlemagne trong Đế quốc La Mã Thần thánh là người đàn ông đầu tiên đã để lại bản mô tả chi tiết về các quyền lợi của thương gia người Do Thái. Ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, sau thế kỷ 15, đã có nhiều tranh cãi về sự chân thành của những người Công giáo gốc Do Thái đã chuyển đổi cải đạo vì người Do Thái cố chịu đấm ăn xôi để không bị trục xuất khỏi Bán đảo Iberia. Tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, con cháu hậu duệ của người Ả Rập, người Moor, và người Do Thái (moriscos và marranos), trong một khoảng thời gian đã được cấm tham gia vào một số thương hội, những vị trí trong hàng giáo sĩ và đặc biệt là bị cấm di cư sang châu Mỹ Latinh Limpieza de sangre. Hệ thống phân biệt đối xử kỳ thị sơ khai này đã yếu hơn ở châu Mỹ Latinh do địa vị xã hội mà các nô lệ Châu Phi vùng Sub-Saharan có, thấp hơn nhiều so với những Kitô hữu Mới của Thế giới mới đến từ thế giới cổ, một yếu tố góp phần vào sự hấp thụ các yếu tố này trong các xã hội đa văn hóa đang phát triển ở Tân thế giới.
{ "split": 4, "title": "Đồng hóa người Do Thái", "token_count": 491 }
992
Title: Đồng hóa người Do Thái Giáo hội Công giáo Rôma đã hấp dẫn thu hút một số người Do Thái nổi tiếng như là Gustav Mahler, Ludwig Wittgenstein, Marcel Proust, Edith Stein, Israel Zolli, Erich von Stroheim, và Jean-Marie Lustiger.
{ "split": 5, "title": "Đồng hóa người Do Thái", "token_count": 64 }
993
Title: Đồng hồ báo thức Đồng hồ báo thức là một loại đồng hồ được thiết kế để tạo ra một âm thanh lớn tại một thời điểm cụ thể nhất định. Mục đích sử dụng chủ yếu của đồng hồ báo thức là để đánh thức người ngủ dậy vào thời gian nhất định, đôi khi còn được sử dụng cho các thể loại nhắc nhở công việc phải thực hiện khác. Để tắt âm thanh của đồng hồ báo thức đang reo, người ta thiết kế nút bấm hay cần gạt bên trên đồng hồ, một số loại đồng hồ tự động dừng lại âm thanh báo động nếu thời gian báo thức kéo dài qua một khoảng thời gian nhất định. Một đồng hồ báo thức Analog cổ điển có thêm nút xoay hay gạt để chỉnh kim báo thức vào thời điểm nhất định để kích hoạt báo thức. Đồng hồ báo thức cơ khí truyền thống có một hoặc hai chuông rung bằng cách sử dụng một dây cót kéo bánh răng tác động vào một búa chuyển động tới lui giữa hai chuông chuông hoặc giữa các mặt bên trong của một chiếc chuông. Một số kiểu, lưng đồng hồ được dùng làm chuông. Trong một đồng hồ báo thức kiểu chuông điện, chuông được rung lên bởi một mạch điện từ và phần ứng tắt mở liên tiếp. Đồng hồ báo thức kỹ thuật số có thể tạo ra tiếng kêu báo thức kiểu khác. Đồng hồ báo thức chạy pin đơn giản thực hiện một âm thanh ù hoặc bíp lớn để đánh thức, trong khi đồng hồ báo thức mới lạ có thể phát ra tiếng nói, tiếng cười, tiếng hát, hoặc âm thanh từ thiên nhiên. Một số đồng hồ báo thức có radio có thể được cài đặt để bắt đầu phát tin tại thời gian quy định, và được gọi là radio đồng hồ. Một đồng hồ báo thức tân tiến, vẫn còn mới mẻ trên thị trường, có thể có máy báo động khác nhau cho thời điểm khác nhau. Hầu hết các ti vi và điện thoại di động ngày nay có chức năng đồng hồ báo thức để bật hoặc tạo ra âm thanh thời gian quy định. Lịch sử.
{ "split": 0, "title": "Đồng hồ báo thức", "token_count": 431 }
994
Title: Đồng hồ báo thức Người ta cho rằng vị triết học Hy Lạp cổ đại Platon (428-348) có một đồng hồ nước lớn với một tín hiệu báo động không xác định tương tự như âm thanh của nước, ông sử dụng nó vào ban đêm, có thể báo hiệu sự khởi đầu của bài giảng của ông vào lúc bình minh (Athenaeus 4.174c). Các kỹ sư Hy Lạp và nhà phát minh Ctesibius (285-222 trước Công nguyên) trang bị đồng hồ nước của mình với quay số và con trỏ để chỉ thời gian, và thêm hệ thống báo động phức tạp ", mà có thể được thiết kế để làm rơi viên sỏi vào một cái chiêng, kèn trumpet (bằng cách buộc chuông lọ xuống nước và không khí nén thông qua một cây sậy đập) tại một thời điểm thời gian"(Vitruv 11,11). Cố nghị viên Viện nguyên lão La Mã Cassiodorus (khoảng 485-585) trong sách quy tắc cuộc sống tu viện của mình đã ủng hộ việc sử dụng một đồng hồ báo thức hữu ích cho 'các chiến binh của Chúa Kitô' (Cassiod. Inst 30,4 f.). Nhà tu từ học học Procopius Christian mô tả chi tiết trước khi 529 phức tạp nổi bật đồng hồ trong nhà của mình thành phố Gaza, trong đó đặc trưng chiêng và số liệu hàng giờ di chuyển máy móc ngày đêm. Tại Trung Hoa, một chiếc đồng hồ gõ được đưa ra bởi các nhà sư và nhà phát minh Nhất Hạnh (683-727). Các thợ Trung Quốc Trương Tư Huấn và Su Song (苏颂) đã tích hợp các cơ chế gõ trong các đồng hồ thiên văn học trong thế kỷ thứ 10 và 11.. Đồng hồ gõ bên ngoài của Trung Quốc là tháp đồng hồ nước gần nhà thờ Hồi giáo Umayyad ở Damascus, Syria, gõ một lần mỗi giờ. Nó được xây dựng bởi kỹ sư Ả Rập al-Kaysarani năm 1154. Năm 1235, một đồng hồ báo thức nước hoành tráng "thông báo giờ cầu nguyện và thời gian cả ban ngày và ban đêm" đã được hoàn thành trong sảnh của Madrasah Mustansiriya ở Baghdad.
{ "split": 1, "title": "Đồng hồ báo thức", "token_count": 481 }
995
Title: Đồng hồ báo thức Từ thế kỷ 14, một số tòa tháp đồng hồ ở Tây Âu cũng có khả năng gõ chuông tại một thời gian cố định hàng ngày, đồng hồ loại này sớm nhất trong số đó được mô tả bởi nhà văn Firenze Dante Alighieri vào năm 1319. Tháp đồng hồ nổi tiếng nhất ban đầu vẫn còn tồn tại có thể là tháp đồng hồ ở St Mark trong quảng trường St Mark, Venice. Tháp đồng hồ St Mark đã được lắp ráp vào năm 1493, bởi thợ đồng hồ nổi tiếng Gian Carlo Rainieri từ Reggio Emilia, nơi cha Gian Paolo Rainieri Paolo đã xây dựng một tháp đồng hồ nổi tiếng khác nổi tiếng vào năm 1481. Năm 1497, Simone Campanato đúc chuông lớn (H. 1,56 m, đường kính m. 1,27), được đặt trên đỉnh tháp, nơi nó được gõ bởi Due Mori (Hai Moor), hai đồng tượng (H. 2,60) mang một cái búa. Các đồng hồ báo thức mà người sử dụng có thể cài đặt được có từ ít nhất thế kỷ 15 ở châu Âu. Những đồng hồ báo thức sớm có một dây cót có các lỗ ở mặt đồng hồ và đã được thiết lập bằng cách đặt một chân vào lỗ thích hợp. Một đồng hồ báo thức cơ khí được tạo ra bởi Levi Hutchins, New Hampshire ở Hoa Kỳ, vào năm 1787. Thiết bị này, ông đã chỉ cho mình tuy nhiên, và nó chỉ vang lên vào lúc 4 giờ sáng, để đánh thức anh ta dậy làm công việc của mình. Nhà phát minh người Pháp Antoine Redier là người đầu tiên được cấp bằng sáng chế một đồng hồ báo thức có thể điều chỉnh cơ khí vào năm 1847.
{ "split": 2, "title": "Đồng hồ báo thức", "token_count": 367 }
996
Title: Đồng hồ nước Đồng hồ nước là tên gọi các loại đồng hồ đo thời gian bằng thời gian chảy của một lượng chất lỏng định trước. Thường đồng hồ nước có hai bộ phận chính là bộ phận chứa nước và bộ phận hứng. Những người đầu tiên trên thế giới sử dụng đồng hồ nước là người Hy Lạp cổ đại. Họ phát minh ra đồng hồ nước để dùng khi mà đồng hồ mặt trời không hoạt động được (do thiếu ánh mặt trời chẳng hạn). Đồng hồ nước và đồng hồ mặt trời có thể được xem như là những dụng cụ đo thời gian cổ xưa nhất, và người ta vẫn chưa khám phá ra thời gian địa điểm phát minh ra nó lần đầu tiên. Đồng hồ nước hình bát là hình thức đơn giản nhất từng được biết đến đã tồn tại ở Babylon và Ai Cập trong khoảng thế kỷ 16 trước Công nguyên. Các nơi khác trên thế giới, bao gồm cả Ấn Độ và Trung Quốc, cũng xuất hiện các bằng chứng của đồng hồ nước thời kỳ đầu, nhưng thời điểm nó xuất hiện lần đầu không chắc chắn. Tuy nhiên, một số tác giả cho rằng đồng hồ nước xuất hiện ở Trung Quốc vào những khoảng năm 4000 trước Công nguyên.
{ "split": 0, "title": "Đồng hồ nước", "token_count": 243 }
997
Title: Đồng minh dị tính Một đồng minh, đồng minh dị tính, đồng minh dị tính luyến ái, hoặc đồng minh hợp giới là một người dị tính hợp giới ủng hộ quyền công dân bình đẳng, bình đẳng giới, và các phong trào xã hội LGBT, thách thức sự ghét sợ đồng tính, sự ghét sợ song tính và sự ghét sợ người chuyển giới. Không phải ai phù hợp với định nghĩa này cũng đều nhận mình là một "người đồng minh". Một người đồng minh công nhận rằng những người thuộc cộng đồng LGBT phải đối mặt với sự phân biệt đối xử và do đó gặp bất lợi về mặt xã hội. Họ hướng tới mục tiêu sử dụng vị trí và đặc quyền của họ với tư cách những người dị tính và hợp giới trong một xã hội tập trung vào định chuẩn hoá hợp giới và định chuẩn hoá dị tính để chống lại sự phân biệt đối xử đối với những người không theo chuẩn. Rất nhiều tổ chức LGBT (cả ở cấp địa phương và cấp bang) tập trung vào tiến trình phát triển của các đồng minh trong việc hoạt động hướng tới các mục tiêu công bằng xã hội của họ. Có rất nhiều các giai đoạn của việc là một người đồng minh, mỗi giai đoạn lại đóng góp vào các phong trào xã hội queer theo một cách khác nhau và mỗi giai đoạn lại phải hứng chịu những chỉ trích riêng liên quan đến vấn đề động cơ. Tuy vậy, tất cả các giai đoạn đều góp phần ủng hộ những sáng kiến chính trị nhằm mục tiêu giúp ích cho cộng đồng LGBT nói chung. Các tổ chức đồng minh LGBT.
{ "split": 0, "title": "Đồng minh dị tính", "token_count": 329 }
998
Title: Đồng minh dị tính Hầu hết các tổ chức LGBT đều có những thành viên dị tính hoặc hợp giới tham gia; những tổ chức khác thì rất khuyến khích sự tham gia của người dị tính và hợp giới. Một liên minh đồng tính-dị tính (còn được biết tới với cái tên một liên minh giới-tính dục) là một câu lạc bộ do sinh viên điều hành, kết nối những sinh viên LGBT và dị tính lại với nhau để tạo ra một nền tảng cho hoạt động chống lại chứng ghét sợ song tính và chứng ghét sợ người chuyển giới. Còn có những nhóm tập hợp cộng đồng LGBT để làm việc với những người đồng minh. Được thành lập vào năm 1973, PFLAG là tổ chức đồng minh đầu tiên, được gây dựng bởi Jeanne Manford, mẹ đẻ của phong trào đồng minh. Với trụ sở ở Mỹ, PFLAG tập hợp những người thuộc cộng đồng LGBT với phụ huynh, gia đình, và những người đồng minh để đạt được sự bình đẳng hoàn toàn về mặt dân sự và pháp luật cho những người thuộc cộng đồng LGBT. Vào năm 2007, tổ chức này phát động một dự án mới, "Dị tính đấu tranh vì bình đẳng" để giúp nhiều người đồng minh tham gia vào các phong trào LGBT ở công sở, lĩnh vực chăm sóc y tế, và giờ là ở những cộng đồng tôn giáo. "Những người hỗ trợ và bảo vệ người đồng tính nam và người đồng tính nữ" (Gay & Lesbian Advocates & Defenders - GLAD) là một tổ chức khác được đặc biệt thành lập để tập hợp những người đồng minh của công cuộc này. Bối cảnh lịch sử. Cuộc bạo loạn Stonewall vào năm 1969 (ở thành phố New York) được biết đến là điểm khởi đầu của Mặt trận giải phóng người đồng tính. Những cuộc biểu tình, những tổ chức hỗ trợ, những nhóm cứu trợ cho người nhiễm HIV/AIDS, v.v… đã phác hoạ chung đặc điểm của phong trào từ bước khởi đầu. Trong những năm 1970, một sự chia rẽ nổi lên trong cộng đồng vì những niềm tin đối ngược nhau về ý nghĩa thực sự của việc giải phóng.
{ "split": 1, "title": "Đồng minh dị tính", "token_count": 455 }
999
Title: Đồng minh dị tính Hai nhóm được hình thành từ cuộc chia rẽ này nói chung được biết đến dưới hai cái tên là "những người giải phóng" (liberationists) và "những người hoà hoãn" (homophiles). Những người giải phóng thể hiện bản thân là những người rất cấp tiến; ý định của họ nằm ở việc vượt qua giới hạn của sự chấp nhận và thay đổi cấu trúc xã hội truyền thống (sự ghét sợ đồng tính, định kiến giới, chủ nghĩa quân phiệt, v.v…). Ngược lại, những người đồng tính ái chỉ hướng tới những thứ họ cho là thực tế; thay vì đánh đổ một hệ thống đàn áp, họ chỉ đơn giản yêu cầu lòng khoan dung. Nhóm của họ duy trì một lập trường biện giải, ở đó mục đích cuối cùng của họ là chung sống hoà bình với những người đàn áp. Quan điểm đồng hoá này thường thu hút những người queer hợp giới, da trắng của phong trào, những người có may mắn có thể hoà nhập, đối ngược với những người giải phóng, những người cho thấy rằng họ thu hút những nhóm bị lề hóa hơn (người queer/người chuyển giới da màu). Trong bối cảnh của sự ủng hộ và vận động xã hội hướng đến người queer, sử dụng sự giúp đỡ của những người đồng minh thường được xem là hoà hoãn (homophilic). Điều này làm dấy lên một cuộc tranh luận rộng rãi, vì làm việc quá gần gũi với "những người áp bức" cũng giống như cách tiếp cận mang tính bảo thủ, việc mà nhiều người tham gia phong trào phản đối. Những giai đoạn trở thành đồng minh. Nhà xã hội học Keith Edwards nhận diện ba giai đoạn của quá trình trở thành một người đồng minh trong một phong trào xã hội.
{ "split": 2, "title": "Đồng minh dị tính", "token_count": 391 }