text
stringlengths
0
308k
title
stringlengths
0
51.1k
categories
stringlengths
0
57.3k
Trung Quốc (), quốc hiệu là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (), là một quốc gia nằm khu vực Đông và là một trong hai quốc gia tỷ dân. Trung Quốc là quốc gia đơn đảng do Đảng Cộng sản nắm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, khu tự trị, đô thị trực thuộc và đặc khu hành chính là Hồng Kông và Ma Cao. Chính phủ Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền đối với tất các vùng lãnh thổ nằm dưới sự quản lý của Trung Hoa Dân Quốc, tuyên bố đây là tỉnh thứ 23 dù không kiểm soát trên thực tế, chính sách này gây ra nhiều tranh cãi liên quan đến vị thế địa chính trị Đài Loan. Với 9.596.961 km², Trung Quốc có diện tích lục địa lớn thứ trên thế giới và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ hoặc tùy theo phương pháp đo lường. Cảnh quan đa dạng thay đổi từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan phía bắc khô hạn đến các khu rừng cận nhiệt đới phía nam. Các dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn là ranh giới tự nhiên của Trung Quốc với Nam và Trung Á. Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là các sông dài thứ và thứ trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đông. Đường bờ biển của Trung Quốc trải dọc theo Thái Bình Dương và dài 14.500 km, giáp với các biển Bột Hải, Hoàng Hải, Hoa Đông và biển Đông. Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ lưu vực sông Hoàng Hà (bình nguyên Hoa Bắc) và Trường Giang (đồng bằng Trường Giang). Với hơn 5.000 năm, nền văn minh Trung Hoa phát triển mạnh, đặc trưng bởi hệ thống tư tưởng, triết học Nho giáo, Đạo giáo, Âm dương ngũ hành,... có ảnh hưởng lớn với các quốc gia láng giềng, các thành tựu khoa học kỹ thuật (phát minh ra giấy, la bàn, thuốc súng, địa chấn kế, kỹ thuật in ấn,...), hoạt động giao thương xuyên châu (con đường tơ lụa) và những đô thị có quy mô dân số và trình độ kiến trúc hàng đầu thế giới vào thời trung cổ. Với hơn 5.000 năm lịch sử, Trung Quốc là một trong nền văn minh cổ đại lớn của thế giới (cùng với Lưỡng Hà, Ai Cập và Ấn Độ) và là nền văn minh duy nhất trong số đó còn tồn tại nguyên vẹn cho đến ngày nay. Hệ thống chính trị của Trung Quốc thời kỳ phong kiến dựa trên các triều đại quân chủ chuyên chế kế tập, khởi đầu là nhà Hạ khoảng năm 2100 TCN. Năm 221 TCN, nhà Tần chinh phục một loạt các tiểu quốc khác để tái thống nhất. Trong lịch sử, lãnh thổ Trung Quốc nhiều lần mở rộng, thu hẹp. Sang đến thời kỳ cận đại, nhà Thanh triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc dần suy yếu, quốc gia này bị các nước đế quốc xâu xé sau chiến tranh Nha Phiến và trở thành một vùng lãnh thổ bán thuộc địa trong vòng 110 năm. Trong giai đoạn này, Trung Hoa Dân Quốc lật đổ nhà Thanh vào năm 1912 sau Cách mạng Tân Hợi và nắm quyền tại Trung Quốc đại lục cho đến năm 1949. Sau khi Đế quốc Nhật Bản bại trận và đầu hàng Đồng Minh trong chiến tranh thế giới thứ hai, Trung Quốc quay trở lại với cuộc nội chiến giữa Đảng Cộng sản và Quốc Dân Đảng. Cuối cùng, Đảng Cộng sản đánh bại Quốc Dân Đảng và thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh vào ngày tháng 10 năm 1949 trong khi Quốc Dân Đảng di dời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đến đảo Đài Loan. Sau khi thành lập, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trải qua Đại Cách mạng Văn hóa tiêu biểu như Thổ cải, Tiêu diệt chim sẻ, Đại nhảy vọt, phát triển các đơn vị Hồng vệ binh,... dẫn đến hậu quả là nạn đói, xã hội bất ổn, kinh tế tụt hậu, nhiều di sản bị phá hủy. Sau khi tiến hành cải cách kinh tế theo hướng mở cửa vào năm 1978, nền kinh kế Trung Quốc với quy mô dân số khổng lồ đã tăng trưởng nhanh chóng. Trung Quốc là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và có quân đội thường trực với số lượng lớn nhất thế giới cùng ngân sách quốc phòng lớn thứ nhì. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành một thành viên của Liên Hợp Quốc từ năm 1971 sau khi thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an. Trung Quốc cũng là thành viên của các tổ chức quốc tế như WTO, APEC, BRICS, SCO và G20,... Trung Quốc là đại cường quốc và siêu cường tiềm năng. Trung Quốc có mục tiêu cạnh tranh với Hoa Kỳ trên mọi mặt; thậm chí đặt tham vọng sẽ thay thế Hoa Kỳ trong tương lai. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là một nước đang phát triển. Trung Quốc cũng phải đối mặt với những thách thức như nhiễm môi trường, chênh lệch thu nhập, chênh lệch giới tính do hậu quả của chính sách một con, thất nghiệp, tham nhũng, tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng cùng vấn đề nhân quyền, phong trào phản kháng Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông, Hồng Kông và các lệnh cấm vận của Hoa Kỳ. Quốc hiệu chính thức hiện nay của nước này là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (). Tên gọi thông thường trong tiếng Trung là Trung Quốc (). Mặc dù trong tên chính thức của Trung Quốc có từ Trung Hoa nhưng tại Trung Quốc, Trung Hoa không phải là tên gọi được sử dụng phổ biến của Trung Quốc, mọi người thường sẽ gọi Trung Quốc là Trung Quốc chứ không gọi là Trung Hoa. Từ "Trung Quốc" xuất hiện sớm nhất trong "Thượng thư Tử tài", viết rằng "Hoàng thiên ký phó trung quốc dân", phạm vi chỉ là khu vực Quan Trung–Hà Lạc vốn là nơi cư trú của người Chu. Đến thời Xuân Thu, nghĩa của "Trung Quốc" dần được mở rộng đến mức bao quát các nước chư hầu lớn nhỏ trong khu vực trung hạ du Hoàng Hà. Sau đó, cương vực các nước chư hầu mở rộng, phạm vi "Trung Quốc" không ngừng mở rộng ra tứ phía. Từ thời Hán trở đi, triều dã và văn nhân học sĩ có tập quán gọi vương triều Trung Nguyên do người Hán lập nên là "Trung Quốc". Do đó, các dân tộc phi Hán sau khi làm chủ Trung Nguyên cũng thường tự xem bản thân là "Trung Quốc", như triều đại Bắc Ngụy do người Tiên Ti kiến lập tự xưng là "Trung Quốc" và gọi Nam triều là "Đảo Di". Đồng thời kỳ, Nam triều do người Hán kiến lập tuy dời Trung Nguyên song vẫn tự xem bản thân là "Trung Quốc", gọi Bắc triều là "Tác Lỗ". Kim và Nam Tống đều tự xưng là "Trung Quốc", không thừa nhận đối phương là "Trung Quốc". Do vậy, "Trung Quốc" còn bao gồm nghĩa về kế thừa văn hóa, và có chính thống. Tuy nhiên, trong suốt lịch sử, chưa có vương triều nào sử dụng "Trung Quốc" làm quốc danh chính thức. "Trung Quốc" trở thành quốc danh chính thức bắt đầu từ khi Trung Hoa Dân Quốc kiến lập vào năm 1912, là cách gọi tắt bằng hai chữ đầu và cuối của quốc hiệu "Trung Hoa Dân Quốc". Triều đại đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc là Hạ, đương thời dân sống từ trước tại lưu vực trung hạ du Hoàng Hà tự xưng là "Hoa Hạ", hoặc giản xưng là "Hoa", "Hạ". Từ "Hoa Hạ" xuất hiện sớm nhất là trong "Tả truyện-Tương công nhị thập lục niên", ghi rằng "sở thất Hoa Hạ". Khổng Dĩnh Đạt thời Đường thì nói "Hoa Hạ vi Trung Quốc dã". "Trung Hoa" là giản lược từ liên kết "Trung Quốc" và "Hoa Hạ", ban đầu chỉ khu vực rộng lớn lưu vực trung hạ du Hoàng Hà. "Xuân Thu cốc lương truyện" quyển "Ẩn công chú sơ" có viết rằng "Tần nhân năng viễn mộ Trung Hoa quân tử". Sau này, phàm là thuộc khu vực quản lý của vương triều Trung Nguyên thì đều được gọi chung là "Trung Hoa", chỉ toàn quốc. Hàn Ốc thời Đường có câu "Trung Hoa địa hướng biên thành tẫn, ngoại quốc vân tòng đảo thượng lai", đối lập giữa "Trung Hoa" và ngoại quốc. Do vậy, "Trung Quốc" cũng có thể gọi là Trung Hoa, gọi tắt là "Hoa", người Hán cư trú tại hải ngoại có thể gọi là "Hoa kiều", nếu đã nhập quốc tịch nước khác thì có thể gọi là "Hoa nhân ngoại tịch". Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đánh bại Quốc Dân Đảng trong cuộc nội chiến Trung Quốc và kiểm soát toàn bộ Trung Quốc đại lục, nhà nước do Đảng Cộng sản cầm quyền được thành lập, vẫn giữ tên ngắn "Trung Quốc" nhưng thay đổi quốc hiệu và khẳng định "Trung Quốc" nghĩa là "Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa Quốc" (nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Còn thực thể "Trung Quốc" do Quốc Dân Đảng cầm quyền định nghĩa là "Trung Hoa Dân Quốc" đã di dời sang Đài Loan, nay trở thành Đài Loan với quốc hiệu hiện tại vẫn là "Trung Hoa Dân Quốc", chính phủ Trung Quốc đại lục coi là lãnh thổ ly khai bất hợp pháp và cần phải thống nhất. Bằng chứng khảo cổ học cho thấy rằng người nguyên thủy đã cư trú tại Trung Quốc từ 250.000 đến 2,24 triệu năm trước. Một hang tại Chu Khẩu Điếm (gần Bắc Kinh ngày nay) có những hóa thạch của họ Người có niên đại từ 680.000 đến 780.000 TCN. Các hóa thạch là người Bắc Kinh, một ví dụ của giống người đứng thẳng sử dụng lửa. Trong di chỉ người Bắc Kinh cũng có những hài cốt của người thông minh có niên đại từ 18.000 11.000 năm TCN. Phân tích di truyền cho thấy các dân tộc Việt Nam hiện nay có nguồn gốc từ các nhóm dân cư tiền sử sống khu vực phía nam sông Dương Tử của Trung Quốc. Ngoại trừ người Chăm nói tiếng Austronesian và người Mang nói tiếng Austroasiatic, tất cả các dân tộc khác Việt Nam hiện nay và người Hán miền Nam Trung Quốc đều có chung tổ tiên là nhóm dân cư tiền sử sống vùng mà ngày nay là miền Nam Trung Quốc Những mảnh đồ gốm có niên đại sớm nhất trên thế giới đã được tìm thấy tại Di chỉ Tiên Nhân Động, cho thấy người Trung Quốc đã biết làm đồ gốm từ ít nhất là khoảng 20.000 đến 19.000 năm trước, vào cuối Thời kỳ băng hà cuối cùng, chúng được dùng để đựng thực phẩm và nấu ăn Các phát hiện tại Di chỉ Nam Trang Đầu cho thấy người Trung Quốc đã biết thuần hóa chó từ khoảng 12.000 năm trước. Xét nghiệm Y-DNA năm 2006 cho kết quả về luồng di cư của người tiền sử Đông Á. Theo đó, người tiền sử đã di cư từ vùng Trung đến miền Bắc Trung Quốc, sau đó tách thành các nhánh di cư khác nhau để lan tỏa khắp vùng Đông Các nghiên cứu gần đây đã xác định quê hương của văn minh lúa nước chính là vùng đồng bằng sông Dương Tử (Trung Quốc), nơi lúa nước được thuần hóa lần đầu tiên trên thế giới Nghiên cứu di truyền vào năm 2011 cho thấy rằng tất cả các dạng lúa nước châu Á, gồm cả indica (lúa Ấn Độ) và japonica (lúa Nhật Bản), đều phát sinh từ một sự kiện thuần hóa duy nhất đã xảy ra cách đây khoảng 13.500 đến 8.200 năm miền Nam Trung Quốc, từ giống lúa hoang Oryza rufipogon. Vết tích bữa cơm tiền sử nấu với gạo từ lúa mọc hoang xưa nhất thế giới, 13.000 năm trước, được một nhóm khảo cổ Mỹ-Trung Hoa tìm thấy trong hang Diaotonghuan phía nam sông Dương Tử (bắc tỉnh Giang Tây). Bằng chứng sớm nhất về việc trồng cấy kê tại Trung Quốc được xác định niên đại bằng cacbon phóng xạ vào khoảng năm 6.000 TCN, và có liên quan tới Văn hóa Bùi Lý Cương (裴李崗文化) huyện Tân Trịnh, tỉnh Hà Nam. Cùng với nông nghiệp, dân cư ngày càng đông đúc, tăng khả năng tích trữ và tái phân phối lương thực và đủ cung cấp cho những người thợ thủ công cũng như quan lại. Cuối thời kỳ đồ đá mới, vùng châu thổ Hoàng Hà bắt đầu trở thành một trung tâm văn hóa, nơi những làng xã đầu tiên được thành lập; những di tích khảo cổ đáng chú nhất của chúng được tìm thấy tại di chỉ Bán Pha (半坡遗址), Tây An. Vào khoảng năm 5.000 TCN, các cộng đồng nông nghiệp đã trải dài khắp trên đa phần lãnh thổ phía đông Trung Quốc hiện nay, và đã có những làng nông nghiệp từ đồng bằng sông Vị chạy về phía đông, song song với sông Hoàng Hà, bắt nguồn từ dãy núi Côn Lôn chảy về hướng vùng hoàng thổ nơi có cánh rừng trụi lá đồng bằng phía bắc Trung Quốc. đó con người có rừng và có nước để trồng kê, họ săn hươu, nai và các loài thú khác, câu cá làm thức ăn. Họ thuần hóa chó, lợn và gà. Họ đào đất để xây những ngôi nhà một phòng, với mái bằng đất sét hay rạ, nhiều ngôi nhà ngầm như vậy tạo thành một làng. Họ đã có guồng quay tơ và biết đan cũng như dệt sợi. Họ cũng biết chế tạo đồ gốm có trang trí. Một số học giả còn khẳng định rằng một hình thức chữ viết nguyên thủy đã xuất hiện Trung Quốc ngay từ năm 3000 TCN. Giai đoạn đầu, lịch sử Trung Quốc chưa được ghi chép chính xác mà chỉ được chuyển tải cho đời sau bằng truyền thuyết. Theo truyền thuyết, các vua đầu tiên của Trung Quốc là thời kỳ Tam Hoàng Ngũ Đế, cách đây khoảng 5.000 4.200 năm. Theo các nhà nghiên cứu, các truyền thuyết này phản ánh thời kỳ công xã nguyên thủy đang sắp tan rã, liên minh các bộ lạc đang dần trở thành triều đình nắm quyền lực cai trị dân chúng. Vào khoảng 3.000 TCN, xã hội nguyên thủy Trung Quốc bước vào giai đoạn tan rã hoàn toàn, xã hội chiếm hữu nô lệ với các giai cấp, triều đại đã hình thành. Cốc gốm đen Văn hóa Long Sơn Sơn Đông Cuối thời kỳ đồ đá mới (khoảng 2500 2000 trước Công nguyên) Được khai quật tại Giao châu, tỉnh Sơn Đông, 1975 Chiếc cốc này, được làm từ một vật liệu đặc biệt mỏng được gọi là "gốm vỏ trứng", được làm thành các bộ phận riêng biệt thân và thân được sản xuất độc lập và sau đó được lắp vào nhau. Củi ướt được thêm vào lò nung trong quá trình nung nhiệt độ tương đối thấp, dẫn đến carbon từ khói tạo thành thấm vào đồ gốm và biến nó thành màu đen. Tập tin:CMOC Treasures of Ancient China exhibit bronze (chén đựng rượu) bằng đồng tìm thấy tại di tích Nhị Lý Đầu, niên đại 2100 1600 TCN Trong dự án "Nghiên cứu tổng hợp về nguồn gốc và sự phát triển trong thời kỳ đầu của nền văn minh Trung Hoa" (dự án khảo cổ khổng lồ cấp quốc gia, huy động gần 70 cơ quan nghiên cứu, đại học và cơ quan khảo cổ địa phương của Trung Quốc, triển khai từ năm 2001), các nhà khảo cổ đã điều tra và khai quật quy mô lớn di chỉ mang tính đô thị có lịch sử 3.500 5.500 năm gồm: Di chỉ Lương Chử Dư Hàng Chiết Giang, Di chỉ Đào Tự Tương Phần Sơn Tây, Di chỉ Thạch Mão Thần Mộc Thiểm Tây, Di chỉ Nhị Lý Đầu Yển Sư Hà Nam, cũng như hơn chục thôn làng trên toàn quốc. Dự án đã phát hiện các chứng cứ cụ thể về nền văn minh Trung Hoa có lịch sử 5.000 năm, bao gồm phát hiện di tích hệ thống đập nước cổ nhất thế giới (niên đại 5.100 năm), kiến trúc cung đình cổ nhất Trung Quốc hạ du sông Trường Giang (niên đại 5.000 năm), phát hiện chữ viết xuất hiện sớm nhất Trung Quốc, những đồ dùng làm bằng đồng đỏ sớm nhất Trung Quốc (niên đại 4.900 năm), đài quan sát thiên văn sớm nhất thế giới (niên đại 4.100 năm) khu vực trung du sông Hoàng Hà. Dự án chứng thực đặc trưng tổng thể của nền văn minh Trung Hoa là "đa nguyên, nhất thể, thu gom tất cả trong giao lưu, tương tác lâu dài, cuối cùng hội nhập, ngưng tụ hình thành cốt lõi văn minh với Văn hóa Nhị Lý Đầu là đại diện, mở ra văn minh ba triều đại Hạ, Thương và Chu" Tập tin:Shang dynasty inscribed cốt văn có niên đại vào thời Vũ Đinh triều Thương Theo truyền thuyết Trung Hoa, triều đại đầu tiên có tổ chức nhà nước quy củ là nhà Hạ, bắt đầu từ khoảng năm 2070 TCN. Triều đại này bị các sử gia cho là thần thoại cho đến khi các khai quật khoa học phát hiện ra những di chỉ về đô thị và cung điện có niên đại gần 4.000 năm trước, vào đầu thời kỳ đồ đồng tại Nhị Lý Đầu, Hà Nam vào năm 1959. Phát hiện Nhị Lý Đầu cho thấy tổ chức nhà nước cai trị đã xuất hiện Trung Hoa từ hơn 4.000 năm trước, nhưng do không tìm thấy cổ vật có văn tự ghi chép, nên vẫn chưa rõ về việc liệu các di chỉ Nhị Lý Đầu là di tích của triều Hạ hay là của một triều đình khác cùng thời kỳ. Theo truyền thuyết, Nhà Hạ truyền được 17 đời vua, từ Hạ Vũ đến Hạ Kiệt, được hơn 400 năm thì bị diệt về tay vua Thành Thang của nhà Thương. Triều đại đầu tiên để lại các văn tự ghi chép lịch sử là nhà Thương (thành lập vào khoảng năm 1.700 trước công nguyên) với thể chế phong kiến lỏng lẻo định cư dọc Hoàng Hà tại miền Đông Trung Quốc từ thế kỷ XVII TCN đến thế kỷ XI TCN. Giáp cốt văn của triều Thương tiêu biểu cho dạng chữ viết Trung Quốc cổ nhất từng được phát hiện, và là tổ tiên trực tiếp của chữ Hán hiện đại. Thời nhà Thương, đồ đồng đã được dùng phổ biến, đạt trình độ chế tác cao. Đời nhà Thương, người Trung Hoa đã có chữ được viết trên mai rùa, xương thú, được gọi là Giáp cốt văn. Nhờ có giáp cốt văn mà ngày nay các nhà khảo cổ có thể kiểm chứng được các sự kiện chính trị, tôn giáo diễn ra vào thời nhà Thương. Nhà Thương truyền được 30 đời vua, kéo dài khoảng 600 năm. Nhà Thương thường phái quân đội đi chiến đấu chống lại những bộ tộc lân cận. Những lăng mộ vua nhà Thương được khai quật cho thấy họ có những đội quân từ 3.000 đến 5.000 binh lính. Trong cuộc chiến chống Khương Phương, vua Vũ Đinh (cai trị vào khoảng 1.200 TCN) đã huy động 13.000 quân, vào thời bấy giờ thì đó là một đội quân đại quy mô. Các đồ vật chôn theo nhà vua được tìm thấy là các đồ trang sức cá nhân, những chiếc giáo mũi đồng và những phần còn lại của những chiếc cung và mũi tên. Ngựa và xe ngựa để chở lính ra trận cũng được chôn cùng với vua. Và khi vị vua chết, người đánh xe, chó, người hầu và những nhóm mười người cũng bị tuẫn táng cùng với vua. Tập dung Khổng Tử, triết gia, nhà giáo dục quan trọng nhất trong lịch sử Trung Quốc Triều Thương bị triều Chu lật đổ vào khoảng năm 1046 TCN. Nhà Chu đã hoàn thiện các nền tảng chính của Văn hóa Trung Quốc thông qua các chính sách Tỉnh Điền Chế, Tông pháp chế, Quốc dã chế và Lễ nhạc. Nhà tư tưởng, nhà giáo dục đầu tiên và quan trọng nhất trong lịch sử Trung Quốc Khổng Tử, cũng sinh ra trong thời đại này. Ngoài ra còn có Lão Tử, Trang Tử, Liệt Tử là tiểu biểu của Đạo Giáo; Hàn Phi là tiêu biểu của Pháp Gia; Mặc Tử là tiêu biểu của Mặc Gia. Họ là những người đề ra các trường phái tư tưởng ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa Trung Quốc sau này. Việc sử dụng đồ sắt cũng đã xuất hiện Trung Quốc vào đầu nhà Chu. Đến thế kỷ TCN, quyền lực tập trung của triều Chu dần suy yếu trước các chư hầu phong kiến, nhiều quốc gia chư hầu của triều Chu đã dần mạnh lên, họ bắt đầu không tuân lệnh vua Chu và liên tục tiến hành chiến tranh với nhau trong thời kỳ Xuân Thu kéo dài 300 năm (771 475 TCN). Đến thời Chiến Quốc trong thế kỷ V–III TCN, quân chủ bảy quốc gia hùng mạnh đều xưng vương như thiên tử nhà Chu. Đến năm 256 TCN, nhà Chu bị nước Tần tiêu diệt. Đến năm 221 TCN, nước Tần hoàn tất việc tiêu diệt tất cả những nước khác, tái thống nhất Trung Quốc sau 500 năm chiến tranh. Nhiều học giả phương Tây thời cận đại khi tìm hiểu về văn minh Trung Hoa đã phải kinh ngạc về sự tồn tại lâu dài của nó. Voltaire cho rằng: "Chúng ta nhận thấy rằng quốc gia ấy tồn tại một cách rực rỡ từ trên 4.000 năm rồi mà luật pháp, phong tục, ngôn ngữ, cách ăn mặc vẫn không thay đổi bao nhiêu..." Học giả Keyserling thì kết luận: "Chính Trung Hoa thời thượng cổ người ta đã tạo ra được những mẫu mực nhân loại thông thường hoàn bị nhất… Trung Quốc đã tạo dựng được một nền văn hóa cao nhất từ trước đến nay." Tập Lý Trường Thành dài hơn 21.000 km, bắt đầu xây dựng cách đây hơn 2.500 năm, sau đó được tu bổ nhiều lần trong suốt 2.000 năm nhằm bảo vệ lãnh thổ Trung Quốc trước các cuộc xâm nhập của quân du mục phương Bắc. Đây được coi là biểu tượng cho sức lao động của nhân dân Trung Hoa Thời kỳ Chiến Quốc kết thúc vào năm 221 TCN, sau khi nước Tần chinh phục sáu vương quốc khác và thiết lập quốc gia phong kiến tập quyền thống nhất đầu tiên. Tần vương Doanh Chính tuyên bố bản thân là "Thủy hoàng đế", tức hoàng đế đầu tiên, và tiến hành cải cách khắp Trung Quốc, đáng chú là cưỡng bách tiêu chuẩn hóa ngôn ngữ, đo lường, chiều dài trục xe, và tiền tệ. Triều đại Tần chỉ tồn tại trong 15 năm, nó bị diệt vong không lâu sau khi Tần Thủy Hoàng băng hà, do các chính sách Pháp gia hà khắc và độc đoán dẫn đến nổi dậy rộng khắp. Triều đại Hán cai trị Trung Quốc từ 206 TCN đến 220 SCN, thiết lập một bản sắc văn hóa Hán bền vững trong dân cư và tồn tại cho đến nay. Triều đại Hán mở rộng đáng kể lãnh thổ thông qua các chiến dịch quân sự đến bán đảo Triều Tiên, Việt Nam, Mông Cổ và Trung Á, và cũng tạo điều kiện thiết lập Con đường tơ lụa tại Trung Á. Trung Quốc dần trở thành nền kinh tế lớn nhất của thế giới cổ đại. Nhà Hán cùng với Đế quốc La Mã là quốc gia có diện tích, dân số và trình độ văn hóa cao nhất thế giới vào thời đó. Triều Hán chọn Nho giáo làm hệ tư tưởng quốc gia, đây vốn là một tư tưởng triết học phát triển vào thời kỳ Xuân Thu. Mặc dù triều Hán chính thức bãi bỏ hệ tư tưởng chính thức của triều Tần là Pháp gia, song những thể chế và chính sách Pháp gia vẫn tồn tại và tạo thành nền tảng cho chính phủ triều Hán. Sau khi triều Hán sụp đổ là một giai đoạn chia rẽ được mang tên Tam Quốc. Sau một thời kỳ thống nhất dưới quyền triều đại Tây Tấn, Trung Quốc tiếp tục chia rẽ trong các giai đoạn Đông Tấn-Thập Lục Quốc và Nam-Bắc triều. Năm 589, Trung Quốc tái thống nhất dưới quyền triều đại Tùy. Tuy nhiên, triều đại Tùy suy yếu sau khi thất bại trong chiến tranh với Cao Câu Ly kéo dài từ 598 đến 614. Dưới các triều đại Đường và Tống, công nghệ và văn hóa Trung Quốc bước vào một thời kỳ hoàng kim.. Nhà Đường cố gắng mở rộng ảnh hưởng tại khu vực Trung Á, song bị Đế quốc Rập Abbas đánh bại trong Trận Đát La Tư năm 751. Loạn An Sử trong thế kỷ VIII đã tàn phá quốc gia và khiến triều Đường suy yếu. Triều Tống là chính phủ đầu tiên trong lịch sử thế giới phát hành tiền giấy và là thực thể Trung Hoa đầu tiên thiết lập một hải quân thường trực. Trong các thế kỷ và XI, dân số Trung Quốc tăng lên gấp đôi, đến khoảng 100 triệu người, hầu hết là nhờ mở rộng canh tác lúa tại miền trung và miền nam, và sản xuất dư thừa lương thực. Thời Tống cũng chứng kiến một sự hưng thịnh của triết học và nghệ thuật, nghệ thuật phong cảnh và tranh chân dung đạt được trình độ mới về sự thành thục và độ phức tạp, và các tầng lớp tinh hoa trong xã hội tụ tập để chiêm ngưỡng nghệ thuật, chia sẻ tác phẩm của họ và giao dịch các tác phẩm quý báu. Thời Tống chứng kiến một sự phục hưng của Nho giáo, đối lập với sự phát triển của Phật giáo vào thời Đường. Tập thành Bình Dao tại Sơn Tây được xây dựng từ thời Minh, một trong bốn tường thành cổ được bảo tồn tốt nhất tại Trung Quốc. Trong thế kỷ XIII, Trung Quốc dần bị Đế quốc Mông Cổ chinh phục, Tây Hạ và Kim dần bị tiêu diệt. Năm 1271, đại hãn người Mông Cổ là Hốt Tất Liệt thiết lập triều đại Nguyên; triều Nguyên chinh phục tàn dư cuối cùng của triều Tống vào năm 1279. Trước khi Mông Cổ xâm chiếm, dân số Trung Quốc là 120 triệu; song giảm xuống 60 triệu trong điều tra nhân khẩu năm 1300. Một nông dân tên là Chu Nguyên Chương lật đổ triều Nguyên vào năm 1368 và kiến lập triều đại Minh. Thời Minh, Trung Quốc bước vào một thời kỳ hoàng kim khác, phát triển một trong những lực lượng hải quân mạnh nhất trên thế giới và có một nền kinh tế giàu có và thịnh vượng, trong khi phát triển về nghệ thuật và văn hóa. Trong giai đoạn này, Trịnh Hòa dẫn đầu các chuyến thám hiểm vượt đại dương, tiến xa nhất là đến châu Phi. Trong những năm đầu thời Minh, thủ đô của Trung Quốc được chuyển từ Nam Kinh đến Bắc Kinh. Cũng trong thời Minh, các triết gia như Vương Dương Minh tiếp tục phê bình và phát triển lý học với những khái niệm về cá nhân chủ nghĩa và đạo đức bẩm sinh. Triều Thanh kéo dài từ năm 1644 đến năm 1912, là triều đại đế quốc cuối cùng của Trung Quốc. Trong thế kỷ XIX, triều đại này phải đương đầu với chủ nghĩa đế quốc phương Tây trong Chiến tranh Nha phiến. Trung Quốc buộc phải ký các hiệp ước bất bình đẳng, trả tiền bồi thường, cho phép người ngoại quốc có đặc quyền ngoại giao và nhượng Hồng Kông cho người Anh vào năm 1842. Chiến tranh Thanh-Nhật (1894–95) dẫn đến việc triều Thanh mất ảnh hưởng tại Triều Tiên, cũng như phải nhượng Đài Loan cho Nhật Bản. Trong những năm 1850 và 1860, cuộc nổi dậy Thái Bình Thiên Quốc đã tàn phá miền nam Trung Quốc. Nhìn chung, trong suốt 2.000 năm, từ thời nhà Hán (206 trước công nguyên) cho tới giữa thời nhà Thanh (khoảng năm 1750), Trung Quốc luôn duy trì được địa vị của một nền văn minh phát triển bậc nhất thế giới, cả về khoa học kỹ thuật lẫn về hệ thống chính trị, và có thể coi là siêu cường theo cách gọi ngày nay. Năm 1078, Trung Quốc sản xuất 150.000 tấn thép một năm, và lượng tiêu thụ trên đầu người đạt khoảng 1,5 kg một năm (gấp lần so với mức 0,5 kg châu Âu thời kỳ đó). Đồng thời Trung Quốc cũng phát minh ra giấy, la bàn, tơ tằm, đồ sứ, thuốc súng, phát triển súng thần công, súng phun lửa... kỹ thuật in ấn khiến tăng số người biết đọc viết. Người dân có cơ hội tham dự các kỳ khoa cử (科舉) để phục vụ triều đình, chính sách này tiến bộ vượt bậc so với các quốc gia khác cùng thời, vừa giúp tuyển chọn người tài vừa khuyến kích người dân tự nâng cao trình độ dân trí. Các lĩnh vực như thủ công mỹ nghệ, văn học, nghệ thuật, kiến trúc... cũng có những thành tựu to lớn. Nhờ những phát minh và chính sách đó (cùng với các cải tiến trong nông nghiệp), Trung Quốc đã phát triển được những đô thị lớn nhất thế giới thời kỳ ấy. Ví dụ kinh đô Trường An nhà Đường (năm 700) đã có khoảng triệu dân (dù đến năm 900 đã giảm xuống còn 100.000 dân do chiến tranh liên tục vào thời mạt Đường), gần bằng so với kinh đô Baghdad của Đế quốc Rập Abbas cùng thời với 1,2 triệu dân Kinh đô Khai Phong thời Bắc Tống có khoảng 400.000 dân vào năm 1000 và vượt mức triệu dân vào năm 1100, tương đương với Baghdad để trở thành thành phố lớn nhất thế giới. Kinh đô Hàng Châu thời Nam Tống (năm 1200) cũng có khoảng hơn triệu dân: lớn hơn rất nhiều so với bất kỳ thành phố châu Âu nào (ở Tây Âu năm 1200, chỉ Paris và Venice có dân số trên 100.000 người, Đông Âu có cũng chỉ tới 300.000 dân). Tập Thái Hòa trong Tử Cấm Thành là nơi 24 đời hoàng đế Trung Hoa thiết triều trong suốt 500 năm. Theo Madison ước tính, vào thời điểm năm SCN, GDP đầu người của Trung Quốc (tính theo thời giá 1990) là 450 USD, thấp hơn Đế chế La Mã (570 USD) nhưng cao hơn hầu hết các quốc gia khác vào thời đó. Kinh tế Trung Quốc chiếm 25,45% thế giới khi đó Trung Quốc thời nhà Hán và Đế chế La Mã có thể coi là hai siêu cường của thế giới thời điểm ấy Đế quốc La Mã tan vỡ vào năm 395, dẫn tới một sự thụt lùi của văn minh Phương Tây trong hơn thiên niên kỷ, trong khi đó văn minh Trung Hoa vẫn tiếp tục phát triển, với nhà Đường (618-907) được coi là siêu cường trên thế giới khi đó cả về quy mô lãnh thổ, tầm ảnh hưởng văn hóa, thương mại lẫn trình độ công nghệ. Nền văn minh duy nhất có thể sánh được với Trung Quốc vào thời kỳ này là nền văn minh của người Rập Tây với các triều đại Umayyad và triều đại Abbas. Đế quốc Rập tan rã vào đầu thế kỷ 10, trong khi văn minh Trung Hoa tiếp tục phát triển thống nhất với các triều đại nhà Tống (960-1279), nhà Nguyên (1271-1368), nhà Minh (1368-1644). Một số các nhà sử học thế giới coi những năm từ khoảng 600 đến 1500 là "thiên niên kỷ Trung Quốc", với Trung Quốc là nền văn minh lớn nhất, mạnh nhất và đông dân nhất lục địa Á-Âu. Ông Craig Lockard, giáo sư của trường Đại học Winconsin cho rằng đây là "thời kỳ thành công kéo dài nhất của quốc gia trong lịch sử thế giới" Vào thời điểm năm 1000, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc (lúc này là nhà Tống) là 466 USD tính theo thời giá năm 1990, nhỉnh hơn phần lớn các nước Tây Âu (Áo, Bỉ, Anh là 425 USD; Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển là 400 USD) và Ấn Độ (450 USD), dù thấp hơn 30% so với khu vực Tây Á, đạt 621 USD (Tây khi đó đang được cai trị bởi người Rập). Theo tính toán của Maddison, Trung Quốc đã đóng góp khoảng 22,1% GDP thế giới vào năm 1000 Các ngành hàng hải, đóng thuyền của Trung Quốc vào thời nhà Tống có thành tựu đột biến, mậu dịch hải ngoại phát đạt, tổng cộng thông thương với 58 quốc gia tại Nam Dương, Nam Á, Tây Á, châu Phi, châu Âu. Robert Hartwell đã chứng minh quy mô sản xuất tại các xưởng luyện kim thời nhà Tống đã lớn hơn cả châu Âu trước khi bước vào thế kỷ 18. Sản xuất sắt Trung Quốc vào năm 1078 là khoảng 150.000 tấn mỗi năm, lớn hơn toàn bộ sản lượng sắt thép châu Âu vào năm 1700. Tốc độ tăng trưởng sản xuất sắt thép của Trung Quốc đã tăng 12 lần từ năm 850 đến năm 1050, là nước khai mỏ phát triển nhất thế giới trong thời trung cổ. Tuy nhiên, đến thế kỷ 16 thì Tây Âu bắt đầu thời đại Phục Hưng, chinh phục thuộc địa châu Mỹ và tiến hành Cách mạng công nghiệp, trong khi nền kinh tế xã hội Trung Quốc thì không có gì thay đổi, điều này khiến Trung Quốc dần bị tụt hậu. Theo một nghiên cứu do Stephen Broadberry (Đại học Oxford), Hanhui Guan (Đại học Bắc Kinh) và Daokui Li (Đại học Thanh Hoa) tiến hành thì GDP đầu người của và Hà Lan (2 nước giàu có nhất châu Âu trong thời kỳ đó) đã vượt qua khu vực giàu có nhất của Trung Quốc là đồng bằng sông Dương Tử vào năm 1700. Đến những năm 1500 thì GDP đầu người của tất cả các nước Tây Âu đã bắt đầu vượt qua Trung Quốc. Ước tính GDP bình quân đầu người của Trung Quốc vào năm 1600 là 600 USD (tính theo thời giá năm 1990), tăng không đáng kể so với năm 1000, trong khi của là 1.100 USD, Anh là 974 USD, Tây Ban Nha là 853 USD, Pháp là 841 USD, Đức là 791 USD, Na Uy là 664 USD. Thấp nhất trong các nước Tây Âu thời đó là Ireland cũng có GDP bình quân đầu người 615 USD, cao hơn Trung Quốc thời điểm đó. Đến thế kỷ 19 thì Trung Quốc đã trở nên rất lạc hậu so với các nước Tây Âu, bắt đầu xuất hiện những trí thức Trung Quốc lên tiếng yêu cầu cải cách xã hội, bãi bỏ chế độ quân chủ chuyên chế. Những phong trào này dần phát triển, cuối cùng tạo thành cách mạng lật đổ nhà Thanh, chấm dứt thời kỳ phong kiến tại Trung Quốc. Một biếm họa chính trị tại Pháp vào năm 1898, ngụ Trung Quốc bị phân chia giữa các đế quốc Anh, Đức, Nga, Pháp, và Nhật Bản. Cuối thời nhà Thanh, do sự lạc hậu về khoa học công nghệ, Trung Quốc bị các nước phương Tây (Anh, Đức, Nga, Pháp, Bồ Đào Nha) và cả Nhật Bản xâu xé lãnh thổ. Các nhà sử học Trung Quốc gọi thời kỳ này là Bách niên quốc sỉ (100 năm đất nước bị làm nhục). Chế độ quân chủ chuyên chế đã tỏ ra quá già cỗi, hoàn toàn bất lực trong việc bảo vệ đất nước chống lại chủ nghĩa tư bản phương Tây. Điều này gây bất bình trong đội ngũ trí thức Trung Quốc, một bộ phận kêu gọi tiến hành cách mạng lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế của nhà Thanh, thành lập một kiểu nhà nước mới để canh tân đất nước. Năm 1911, cách mạng Tân Hợi nổ ra, hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc là Phổ Nghi buộc phải thoái vị. Ngày tháng năm 1912, Trung Hoa Dân Quốc được thành lập, Tôn Trung Sơn của Quốc dân đảng được tuyên bố là đại tổng thống lâm thời. Tuy nhiên, sau đó chức đại tổng thống được trao cho cựu đại thần của triều Thanh là Viên Thế Khải, nhân vật này tuyên bố bản thân là hoàng đế của Trung Quốc vào năm 1915. Do đối diện với chỉ trích và phản đối rộng khắp trong quân Bắc Dương của mình, Viên Thế Khải buộc phải thoái vị và tái lập chế độ cộng hòa. Sau khi Viên Thế Khải mất năm 1916, Trung Quốc bị tan vỡ về chính trị, các lãnh thổ bị chia cắt và nội chiến diễn ra khắp nơi giữa các quân phiệt. Chính phủ đặt tại Bắc Kinh được quốc tế công nhận song bất lực trên thực tế; các quân phiệt địa phương kiểm soát hầu hết lãnh thổ. Đến cuối thập niên 1920, Quốc dân đảng dưới sự lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch tiến hành thống nhất miền đông Trung Hoa dưới quyền quản lý của họ sau một loạt hành động khéo léo về quân sự và chính trị, được gọi chung là Bắc phạt. Tuy nhiên, các quân phiệt địa phương vẫn chưa bị loại trừ hoàn toàn, họ vẫn nắm quyền tại nhiều địa phương và chỉ trung thành với chính phủ trung ương Quốc dân đảng trên danh nghĩa. Các quân phiệt phía Tây (cai quản Tân Cương, Tây Tạng, Ninh Hạ...) thì vẫn chưa bị động tới và vẫn tiếp tục ly khai cát cứ. Đến năm 1931 thì vùng Mãn Châu lại rơi vào tay Nhật Bản. Trên thực tế, Trung Hoa Dân quốc chưa bao giờ kiểm soát được quá 1/2 lãnh thổ Trung Quốc. Quốc dân đảng chuyển thủ đô đến Nam Kinh và thi hành "huấn chính", một giai đoạn trung gian của phát triển chính trị được phác thảo trong chương trình Tam Dân của Tôn Trung Sơn nhằm biến đổi Trung Quốc thành một quốc gia hiện đại. Nhưng ngay trong nội bộ Quốc dân đảng cũng bị chia rẽ. Năm 1930, do tranh chấp về quyền kiểm soát quân đội, trong nội bộ Quốc dân đảng nổ ra cuộc Trung Nguyên đại chiến, khi một số lãnh đạo của Quốc dân đảng đã liên minh với các quân phiệt địa phương để giao tranh với quân Tưởng Giới Thạch. Cuộc chiến tuy ngắn nhưng có sự tham gia của hơn triệu lính, với khoảng 300.000 người bị thương vong. Chia rẽ về chính trị tại Trung Quốc gây khó khăn cho Tưởng Giới Thạch trong việc chiến đấu với Đảng Cộng sản trong nội chiến từ năm 1927. Cuộc chiến này tiếp tục với thắng lợi ban đầu của Quốc dân đảng, đặc biệt là sau khi Đảng Cộng sản triệt thoái trong Trường chinh, kéo dài cho đến khi Nhật Bản xâm lược và sự biến Tây An năm 1936 buộc Tưởng Giới Thạch phải đối đầu với Đế quốc Nhật Bản. Chiến tranh Trung-Nhật (1937–1945) là một mặt trận của Chiến tranh thế giới thứ hai, thúc đẩy một liên minh miễn cưỡng giữa hai phe Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản. Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện Trung Quốc vào năm 1945. Đài Loan, bao gồm cả Bành Hồ, được đặt dưới quyền quản lý của Trung Hoa Dân Quốc. Trung Quốc đóng vai trò là quốc gia chiến thắng, song bị tàn phá và tài chính kiệt quệ. Sự thiếu tin tưởng giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản khiến nội chiến tái khởi động. Năm 1947, hiến pháp được thiết lập, song do xung đột đang diễn ra, nhiều quy định trong Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc chưa từng được thực thi tại Trung Quốc đại lục. Nhìn chung, trong giai đoạn 1912-1949, tuy Trung Hoa Dân Quốc được coi là chính phủ hợp pháp duy nhất tại Trung Quốc, nhưng chính phủ trung ương chưa từng kiểm soát được hoàn toàn đất nước. Trên thực tế thì Trung Quốc trong giai đoạn này bị phân liệt thành nhiều mảnh, chiến tranh diễn ra liên tục giữa các quân phiệt cát cứ, nạn thổ phỉ xảy ra khắp nơi và còn phải chịu ngoại xâm, giống như thời kỳ Ngũ đại thập quốc hồi thế kỷ thứ X. Khoảng 30-40 triệu người Trung Quốc đã chết trong thời kỳ chiến tranh hỗn loạn này (bởi súng đạn hoặc bởi các nạn đói), trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc thành công trong việc tái thống nhất đất nước và ổn định tình hình. Tập Trạch Đông tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949 Đại tác chiến trong Nội chiến Trung Quốc kết thúc vào năm 1949 với kết quả là Đảng Cộng sản kiểm soát hầu hết Trung Quốc đại lục, Quốc dân đảng rút chạy ra ngoài khơi với lãnh thổ chỉ còn Đài Loan, Hải Nam và các đảo nhỏ. Ngày tháng 10 năm 1949, nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc là Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Năm 1950, Quân Giải phóng Nhân dân đánh chiếm Hải Nam từ Trung Hoa Dân Quốc và hợp nhất Tây Tạng. Tuy nhiên, tàn quân Quốc Dân đảng tiếp tục tiến hành nổi dậy miền tây Trung Quốc trong suốt thập niên 1950. Trừ Đài Loan thuộc quyền Tưởng Giới Thạch, các quân phiệt và các nhóm vũ trang địa phương đã hoàn toàn bị loại bỏ. Sau 40 năm, Trung Quốc đại lục lần đầu tiên được tái thống nhất kể từ sau sự sụp đổ của nhà Thanh (năm 1912). Từ năm 1946 đến năm 1952, Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện Cải cách ruộng đất tại Trung Quốc. Khoảng 200 nghìn đến triệu địa chủ bị xử bắn vì các cáo buộc như cấu kết với quân Nhật hoặc hoạt động phản cách mạng. Gần 47 triệu ha ruộng đất được chia cho nông dân. Mao Trạch Đông khuyến khích tăng dân số, cùng với các tiến bộ về tế, nông nghiệp đã khiến dân số Trung Quốc tăng từ khoảng 550 triệu lên trên 900 triệu trong thời gian ông lãnh đạo. Tuy nhiên, kế hoạch cải cách kinh tế và xã hội quy mô lớn mang tên Đại nhảy vọt bị thất bại, cộng với các thiên tai đã khiến sản xuất nông nghiệp bị mất mùa nghiêm trọng, gây ra nạn đói khiến 20-43 triệu người thiệt mạng từ năm 1958 đến năm 1961For summary of other estimates, please refer to Năm 1966, Mao Trạch Đông cùng các đồng minh của ông tiến hành Đại cách mạng Văn hóa, kéo theo một giai đoạn tố cáo chính trị lẫn nhau và biến động xã hội kéo dài, gây nên cái chết của khoảng từ vài trăm nghìn tới hàng triệu người. Cách mạng Văn hóa chỉ kết thúc khi Mao Trạch Đông từ trần vào năm 1976. Trong tháng 10 năm 1971, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thay thế Trung Hoa Dân Quốc tại Liên Hợp Quốc, giành được ghế một ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an. Tập Tiểu Bình là người phát động chính sách cải cách kinh tế tại Trung Quốc vào năm 1978. Sau cái chết của Mao Trạch Đông năm 1976, Tứ nhân bang nhanh chóng bị bắt và bị buộc tội đã gây ra những cái chết dưới thời Cách mạng văn hóa. Năm 1978, Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền và thực hiện những cải cách kinh tế quan trọng. Đảng Cộng sản sau đó nới lỏng kiểm soát của chính phủ đối với đời sống cá nhân của công dân và các công xã nhân dân từ thời Mao Trạch Đông bị bãi bỏ nhằm tạo điều kiện cho thuê đất tư nhân. Sự kiện này đánh dấu Trung Quốc chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế hỗn hợp, với sự gia tăng của môi trường kinh tế thị trường mở. Trung Quốc thông qua hiến pháp hiện hành vào ngày tháng năm 1982. Năm 1989, hành động trấn áp bạo lực các cuộc biểu tình của sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn khiến chính phủ Trung Quốc bị nhiều quốc gia chỉ trích và áp đặt chế tài. Giang Trạch Dân, Lý Bằng và Chu Dung Cơ lãnh đạo quốc gia trong thập niên 1990. Trong thời gian họ cầm quyền, các thành tích kinh tế của Trung Quốc đã đưa khoảng 150 triệu nông dân thoát khỏi bần cùng và duy trì tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội bình quân năm là 11,2%. Trung Quốc chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001, và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao dưới quyền lãnh đạo của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo trong thập niên 2000. Tuy nhiên, tăng trưởng nhanh chóng cũng có tác động nghiêm trọng đến tài nguyên và môi trường quốc gia, và dẫn đến chuyển dịch lớn trên phương diện xã hội. Chất lượng sinh hoạt tiếp tục được cải thiện nhanh chóng bất chấp khủng hoảng cuối thập niên 2000, song kiểm soát chính trị tập trung vẫn chặt chẽ. Sau 40 năm cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng. GDP của Trung Quốc năm 1978 chỉ dưới 150 tỷ USD, đến năm 2017 đã tăng lên 12.000 tỷ USD (tăng 80 lần theo giá trị tuyệt đối và 30 lần nếu trừ đi yếu tố lạm phát), đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Đóng góp của Trung Quốc vào GDP toàn cầu đã tăng từ 1,8% (năm 1978) lên 15,2% (năm 2017). Năm 2013, tổng kim ngạch thương mại Trung Quốc đã vượt Mỹ, trở thành nước có hoạt động thương mại lớn nhất thế giới. Năm 2014, theo tính toán sức mua tương đương (PPP), quy mô kinh tế Trung Quốc đã vượt Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trung Quốc đã trở thành nhà sản xuất ô-tô lớn nhất thế giới tính về sản lượng hàng năm vào tháng 12/2009, và hiện nay Trung Quốc sản xuất nhiều ô-tô hơn cả của Mỹ, Nhật Bản và Đức cộng lại. Một nhân tố mới nổi lên trong thế kỷ 20 là người Hoa sống hải ngoại. Nhờ nền tảng văn hóa mà người Trung Hoa rất thành công ngay cả khi sống nước ngoài. Ngay từ đầu thế kỷ 20, Quốc vương Thái Lan Rama VI đã gọi người Trung Quốc là "dân Do Thái phương Đông". Năm 2016, số người Trung Quốc sống nước ngoài (bao gồm cả những người đã đổi quốc tịch) là khoảng 60 triệu (chưa kể du học sinh) và sở hữu số tải sản ước tính hơn 2,5 ngàn tỉ USD, tức là họ có khả năng tạo ảnh hưởng tương đương quốc gia như Pháp. Hoa kiều là tầng lớp thương nhân làm ăn rất thành công Đông Nam Á. Vào cuối thế kỷ 20, họ sở hữu hơn 80% cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Thái Lan và Singapore, 62% Malaysia, 50% Philippines, tại Indonesia thì người Hoa nắm trên 70% tổng số tài sản công ty. Để hạn chế sức mạnh của người Hoa, chính phủ các nước Đông Nam dùng nhiều chính sách trấn áp hoặc đồng hóa, như Thái Lan thì người Hoa phải đổi tên thành tên Thái nếu muốn nhập quốc tịch, Indonesia thì người Hoa bị cấm dùng ngôn ngữ mẹ đẻ, trường công Malaysia thì hạn chế tiếp nhận sinh viên gốc Hoa. Nhưng trải qua bao sóng gió, trán áp và cưỡng chế đồng hóa, văn hóa người Hoa vẫn "bền bỉ như măng tre", như lời một lãnh đạo cộng đồng người Hoa hải ngoại. Cộng đồng Hoa Kiều vẫn gắn kết chặt chẽ với chính phủ trong nước, và là một bàn đạp quan trọng để Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng trên thế giới vào đầu thế kỷ 21. Trong khoảng 100 năm qua, các chính trị gia hàng đầu của Trung Quốc đã nhiều lần nhắc tới việc Trung Quốc phải đứng đầu thế giới. Trong chủ nghĩa tam dân, Tôn Trung Sơn nêu rõ: Sau đó, Mao Trạch Đông cũng cho rằng vượt qua Mỹ là trách nhiệm của Trung Quốc. Ngày 29 tháng 10 năm 1955, trong bài phát biểu tại cuộc hội đàm về cải tạo công thương nghiệp, Mao Trạch Đông từng nói: Tới thời Đặng Tiểu Bình trong thập niên 1980, Đặng Tiểu Bình từng đề xuất thực hiện "chiến lược ba bước" với thời gian 70 năm, đến khi kỷ niệm 100 năm dựng nước (năm 2049) sẽ đưa Trung Quốc trở thành siêu cường đứng đầu thế giới. Bước thứ nhất, cần 10 năm để đạt được mức sống ăn no mặc ấm; bước thứ hai, cần 10 năm để đạt được mức sống khấm khá, bước thứ ba, cần 50 năm trong thế kỷ 21 để thực hiện mục tiêu vĩ đại chấn hưng dân tộc. Ngày 15 tháng năm 1985, Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh: "Nay chúng ta thực hiện việc mà Trung Quốc vài nghìn năm qua chưa từng làm. Cuộc cải cách này không chỉ ảnh hưởng tới Trung Quốc, mà còn tác động tới thế giới". Tập tin:Pudong Shanghai November 2017 HDR phố Thượng Hải vào năm 2017 Theo báo Bưu điện Huffington (Mỹ) ngày 30 tháng năm 2012, hơn 20 năm kể từ khi Liên Xô tan rã và thế giới trải qua giai đoạn "đơn cực" do Mỹ đứng đầu, Trung Quốc đang dần nổi lên thành siêu cường mới nhất. Báo này nhận xét rằng Trung Quốc không nôn nóng mà chấp nhận sự phát triển dài hơi. Đầu năm 2010, tại Trung Quốc xuất bản cuốn sách "Trung Quốc mộng" của Đại tá Lưu Minh Phúc, giảng viên Đại học Quốc phòng Bắc Kinh, gây tiếng vang trong và ngoài nước. Tác giả đã có những so sánh, phân tích và những bước đi để Trung Quốc thực hiện Giấc mộng Trung Hoa siêu cường số một thế giới. Tác giả phân tích: muốn đất nước trỗi dậy tất phải có "chí lớn", nước lớn không có chí lớn tất sẽ suy thoái, nước nhỏ mà có chí lớn cũng có thể trỗi dậy. Sự chuẩn bị về "chí hướng" là không thể thiếu được đối với người Trung Quốc. Trong Chương IV, tác giả cho rằng cần phải xây dựng "Trung Quốc vương đạo" kế thừa truyền thống Trung Hoa, lấy đó làm nguồn sức mạnh cho văn hóa, đạo đức và "ảnh hưởng mềm" của Trung Quốc trên thế giới. Văn minh Trung Hoa có bề dày lịch sử lâu đời bậc nhất trên thế giới, cần phải phân tích những bài học trị quốc trong lịch sử, đồng thời phải luôn tâm niệm "vương đạo" là: "không chèn ép bốn bể, không ức hiếp lân bang, hùng cường nhưng không ngang ngược, lớn mạnh nhưng không xưng bá". Trong tháng 11 năm 2012, Tập Cận Bình kế nhiệm Hồ Cẩm Đào trong vai trò Tổng bí thư của Đảng Cộng sản. Năm 2013, Tập Cận Bình đã nêu ra học thuyết Giấc mộng Trung Quốc tại kỳ họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn Quốc. Sau đó được sử dụng rộng rãi trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc. Tập Cận Bình mô tả rằng "Sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa là giấc mơ lớn nhất của Trung Quốc", mục tiêu là trở thành siêu cường số một thế giới, giành lại địa vị mà 5.000 năm văn minh Trung Hoa từng có được trong quá khứ. Theo tạp chí lý luận của đảng Cầu Thị, giấc mộng Trung Quốc là sự thịnh vượng của Trung Quốc với nỗ lực tập thể, chủ nghĩa xã hội và vinh quang quốc gia. Tuy vậy, tiến sĩ kinh tế Trương Duy Nghênh của trường đại học Bắc Kinh cho rằng các thành tựu khoa học kỹ thuật của Trung Quốc hiện vẫn chưa tương xứng để được coi là siêu cường: Bản đồ địa hình trung quốc Trung Quốc là quốc gia lớn thứ ba trên thế giới xét theo diện tích đất và là quốc gia lớn thứ ba hoặc bốn về tổng diện tích, sau Nga, Canada, và có thể là Hoa Kỳ. Tổng diện tích của Trung Quốc thường được tuyên bố là khoảng Số liệu diện tích cụ thể dao động từ theo Encyclopædia Britannica, theo Niên giám Nhân khẩu Liên Hợp Quốc, đến theo CIA World Factbook. Trung Quốc có tổng chiều dài đường biên giới trên bộ lớn nhất thế giới, với từ cửa sông Áp Lục đến vịnh Bắc Bộ. Trung Quốc có biên giới với 14 quốc gia khác, giữ vị trí số một thế giới cùng với Nga. Trung Quốc bao gồm phần lớn khu vực Đông Á, giáp với Việt Nam, Lào, Myanmar, Ấn Độ, Bhutan, Nepal, Pakistan, Afghanistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan, Nga, Mông Cổ, và Triều Tiên. Ngoài ra, Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines cũng lân cận với Trung Quốc qua biển. Lãnh thổ Trung Quốc nằm giữa các vĩ độ 18° tỉnh Hải Nam và 54° Bắc tỉnh Hắc Long Giang, các kinh độ 73° và 135° Đông. Cảnh quan của Trung Quốc biến đổi đáng kể trên lãnh thổ rộng lớn của mình. Xét theo độ cao, Trung Quốc có ba bậc thấp dần từ tây sang đông. Phía tây có độ cao trung bình 4000 mét so với mực nước biển, được ví là nóc nhà thế giới. Tiếp nối là vùng có độ cao trung bình 2000 mét so với mực nước biển bao bọc phía bắc, đông và đông nam. Thấp nhất là vùng bình nguyên có độ cao trung bình dưới 200 mét phía đông bắc và đông. Tại phía đông, dọc theo bờ biển Hoàng Hải và biển Hoa Đông, có các đồng bằng phù sa rộng và dân cư đông đúc, trong khi các thảo nguyên rộng lớn chiếm ưu thế rìa của cao nguyên nguyên Nội Mông. Đồi và các dãy núi thấp chi phối địa hình tại Hoa Nam, trong khi miền trung-đông có những châu thổ của hai sông lớn nhất Trung Quốc là Hoàng Hà và Trường Giang. Các sông lớn khác là Tây Giang, Hoài Hà, Mê Kông (Lan Thương), Brahmaputra (Yarlung Tsangpo) và Amur (Hắc Long Giang). phía tây có các dãy núi lớn, nổi bật nhất là Himalaya. phía bắc có các cảnh quan khô hạn, như sa mạc Gobi và sa mạc Taklamakan. Đỉnh cao nhất thế giới là núi Everest (8.848m) nằm trên biên giới Trung Quốc-Nepal. Điểm thấp nhất của Trung Quốc, và thấp thứ ba trên thế giới, là lòng hồ Ngải Đinh (−154m) tại bồn địa Turpan. Mùa khô và gió mùa ẩm chi phối phần lớn khí hậu Trung Quốc, dẫn đến khác biệt nhiệt độ rõ rệt giữa mùa đông và mùa hạ. Trong mùa đông, gió từ phía Bắc tràn xuống từ các khu vực có vĩ độ cao với đặc điểm là lạnh và khô; trong mùa hạ, gió nam từ các khu vực duyên hải có vĩ độ thấp có đặc điểm là ấm và ẩm. Khí hậu Trung Quốc có sự khác biệt giữa các khu vực do địa hình phức tạp cao độ. Một vấn đề môi trường lớn tại Trung Quốc là việc các hoang mạc tiếp tục mở rộng, đặc biệt là sa mạc Gobi. Trung Quốc là một trong 17 quốc gia đa dạng sinh học siêu cấp trên thế giới, nằm trên hai khu vực sinh thái lớn của thế giới là Cổ Bắc phương (Palearctic) và Indomalaya (Đông Dương). Theo một đánh giá, Trung Quốc có trên 34.687 loài động vật và thực vật có mạch, do vậy là quốc gia đa dạng sinh học cao thứ ba trên thế giới, sau Brasil và Colombia. Trung Quốc ký kết Công ước về đa dạng sinh học Rio de Janeiro vào tháng năm 1992, và trở thành một bên của công ước vào tháng năm 1993. Trung Quốc là nơi sinh sống của ít nhất 551 loài thú (nhiều thứ ba thế giới), 1.221 loài chim (thứ tám), 424 loài bò sát (thứ bảy) và 333 loài động vật lưỡng cư (thứ bảy). Trung Quốc là quốc gia đa dạng sinh học mức độ cao nhất trong mỗi hạng mục ngoài vùng nhiệt đới. Động vật hoang dã tại Trung Quốc chia sẻ môi trường sống và chịu áp lực gay gắt từ lượng dân cư đông nhất thế giới. Ít nhất có 840 loài động vật bị đe dọa, dễ bị tổn thương, hoặc gặp nguy hiểm tuyệt chủng địa phương tại Trung Quốc, phần lớn là do hoạt động của con người như phá hoại môi trường sống, nhiễm và săn bắn phi pháp để làm thực phẩm, lấy da lông và làm nguyên liệu cho Trung dược. Gấu trúc là một trong số những động vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng hiện chỉ còn những cá thể tự nhiên duy nhất sống tại Trung Quốc. Động vật hoang dã gặp nguy hiểm được pháp luật bảo hộ, tính đến năm 2005, Trung Quốc có trên 2.349 khu bảo tồn tự nhiên, bao phủ một tổng diện tích là 149,95 triệu ha, tức 15% tổng diện tích của Trung Quốc. Trung Quốc có trên 32.000 loài thực vật có mạch, và là nơi có nhiều loại rừng. Những khu rừng thông lạnh chiếm ưu thế tại miền bắc của quốc gia, là nơi sinh sống của các loài động vật như nai sừng tấm và gấu đen, cùng với hơn 120 loài chim. Tầng dưới của rừng thông ẩm có thể gồm các bụi tre. Trên các vùng núi cao của bách xù và thủy tùng, thay thế cho tre là đỗ quyên. Các khu rừng cận nhiệt đới chiếm ưu thế tại miền trung và miền nam Trung Quốc, là nơi sinh sống của khoảng 146.000 loài thực vật. Những khu rừng mưa nhiệt đới và theo mùa bị hạn chế tại Vân Nam và Hải Nam, song bao gồm một phần tư tổng số loài động thực vật phát hiện được tại Trung Quốc. Ghi nhận được trên 10.000 loài nấm tại Trung Quốc, và trong số đó có gần 6.000 loài nấm bậc cao. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một quốc gia xã hội chủ nghĩa công khai tán thành chủ nghĩa cộng sản. Chính phủ Trung Quốc được mô tả là cộng sản và xã hội chủ nghĩa, song cũng chuyên chế và xã đoàn, với những hạn chế nghiêm ngặt trong nhiều lĩnh vực, đáng chú nhất là truy cập tự do Internet, tự do báo chí, tự do hội họp, quyền có con, tự do hình thành các tổ chức xã hội và tự do tôn giáo. Hệ thống chính trị, tư tưởng, và kinh tế hiện tại của Trung Quốc được các lãnh đạo nước này gọi lần lượt là "chuyên chính dân chủ nhân dân", "chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc" và "kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa". Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền thống trị quốc gia, quyền lực của đảng này được ghi trong hiến pháp của Trung Quốc. Hệ thống tuyển cử của Trung Quốc có phân cấp, theo đó các đại hội đại biểu nhân dân địa phương (cấp hương và cấp huyện) được tuyển cử trực tiếp, và toàn bộ các cấp đại hội đại biểu nhân dân từ cấp cao hơn cho đến toàn quốc được tuyển cử gián tiếp bởi đại hội đại biểu nhân dân cấp dưới. Hệ thống chính trị được phân quyền, và các lãnh đạo cấp tỉnh và phó tỉnh có quyền tự trị đáng kể. Tại Trung Quốc còn có các chính đảng khác, được gọi là 'đảng phái dân chủ', những tổ chức này tham gia Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại) và Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc (Chính hiệp). Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là nguyên thủ quốc gia của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Chức vụ này đã được lập ra theo bản Hiến pháp năm 1954. Trước đó, từ ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949-1954) chỉ có chức Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Trung ương. Từ năm 1975 không có chức vụ Chủ tịch nước mà vai trò đại diện quốc gia được chuyển sang cho Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc. Hiến pháp năm 1982 lập lại chức vụ chủ tịch nước. Về mặt chính thức, chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (gọi tắt là Nhân đại toàn quốc) bầu ra theo quy định của điều 62 của Hiến pháp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trên thực tế, việc bầu cử này thực chất là bầu cử 'một ứng cử viên'. Ứng cử viên cho chức vụ này được Đoàn chủ tịch Hội nghị Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc giới thiệu. Thủ tướng Trung Quốc là nhân vật lãnh đạo chính phủ, chủ trì Quốc vụ viện gồm bốn phó thủ tướng cùng người đứng đầu các bộ và ủy ban cấp bộ. Tổng bí thư, Chủ tịch nước đương nhiệm là Tập Cận Bình, ông cũng là Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc. Thủ tướng đương nhiệm là Lý Khắc Cường, ông cũng là một thành viên cấp cao của Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, một cơ cấu quyết định hàng đầu của Trung Quốc trong thực tế. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quản lý về hành chính 22 tỉnh và nhìn nhận Đài Loan là tỉnh thứ 23, song Đài Loan hiện đang được Trung Hoa Dân Quốc quản lý một cách độc lập, chính thể này tranh chấp với yêu sách của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trung Quốc còn có phân khu được gọi chính thức là khu tự trị, mỗi khu dành cho một dân tộc thiểu số được chỉ định; đô thị trực thuộc; và khu hành chính đặc biệt được hưởng quyền tự trị chính trị nhất định. 22 tỉnh, khu tự trị, đô thị trực thuộc có thể được gọi chung là "Trung Quốc đại lục", thuật ngữ này thường không bao gồm các khu hành chính đặc biệt Hồng Kông và Ma Cao. Tại 31 đơn vị hành chính cấp tỉnh tại Trung Quốc đại lục, người đứng đầu vị trí thứ nhất là Bí thư Tỉnh ủy, lãnh đạo phương hướng, vị trí thứ hai là Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân (tương ứng có Thị trưởng Thành phố, Chủ tịch Khu tự trị), quản lý hành chính. Người đứng đầu hai đặc khu hành chính là Đặc khu trưởng, tương ứng với Tỉnh trưởng. Tính đến tháng năm 2019, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quan hệ ngoại giao với 180 quốc gia (tính cả Palestine, Quần đảo Cook và Niue). Tính hợp pháp của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là vấn đề tranh chấp đối với Trung Hoa Dân Quốc và một vài quốc gia khác (tính đến tháng năm 2019 có 15 quốc gia có quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Hoa Dân Quốc). Năm 1971, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế là đại diện duy nhất của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc và vị thế là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Trung Quốc là một cựu thành viên và cựu lãnh đạo của Phong trào không liên kết, và vẫn nhìn nhận bản thân là nước bênh vực cho những quốc gia đang phát triển. Trung Quốc là một thành viên trong nhóm BRICS cùng với Brasil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi. Theo Chính sách Một Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc đặt điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ ngoại giao là các quốc gia khác phải thừa nhận chủ quyền của họ đối với đảo Đài Loan (thuộc kiểm soát của Trung Hoa Dân Quốc) và đoạn tuyệt các quan hệ chính thức với chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Các quan chức Trung Quốc nhiều lần kháng nghị khi các quốc gia khác tiến hành đàm phán ngoại giao với Đài Loan, đặc biệt là trong vấn đề giao dịch vũ khí. Trung Quốc cũng kháng nghị những hội nghị chính trị giữa các quan chức chính phủ ngoại quốc và Đạt Lai Lạt Ma thứ 14. Phần lớn chính sách ngoại giao hiện hành của Trung Quốc được tường thuật là dựa trên "Năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình" của Thủ tướng Chu Ân Lai, và cũng được thúc đẩy bởi khái niệm "hòa nhi bất đồng", theo đó khuyến khích quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia bất kể khác biệt về thức hệ. Trung Quốc có quan hệ kinh tế và quân sự thân cận với Nga, và hai quốc gia thường nhất trí khi bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ngoài tuyên bố chủ quyền đối với Đài Loan, Trung Quốc cũng tham dự một số tranh chấp lãnh thổ quốc tế khác. Kể từ thập niên 1990, Trung Quốc tham dự các cuộc đàm phán nhằm giải quyết tranh chấp về biên giới trên bộ, trong đó có tranh chấp biên giới với Ấn Độ và một biên giới chưa phân định với Bhutan. Ngoài ra, Trung Quốc còn tham dự các tranh chấp đa phương quanh quyền chiếm hữu một số đảo nhỏ trên biển Đông và biển Hoa Đông, gồm bãi cạn Scarborough (tranh chấp với Philippines), quần đảo Senkaku (tranh chấp với Nhật Bản) quần đảo Hoàng Sa (tranh chấp với Việt Nam) và quần đảo Trường Sa (tranh chấp với Việt Nam, Đài Loan, Malaysia, Philippines và Brunei). Trung Quốc thường được tán tụng là một trong số các siêu cường tiềm năng trên thế giới hiện nay (cùng với các nước Ấn Độ, Brasil và Nga), một số nhà bình luận cho rằng sự phát triển kinh tế nhanh chóng, phát triển năng lực quân sự, dân số rất đông, và ảnh hưởng quốc tế gia tăng là những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ giữ vị thế nổi bật trên toàn cầu trong thế kỷ XXI. Một số học giả lại đặt câu hỏi về định nghĩa "siêu cường", lý luận rằng chỉ riêng kinh tế lớn sẽ không giúp Trung Quốc trở thành siêu cường, và lưu rằng Trung Quốc thiếu ảnh hưởng quân sự và văn hóa như Hoa Kỳ. Nhiều học giả cũng nhận định Trung Quốc vẫn chưa hội tụ đủ điều kiện để trở thành một siêu cường như Hoa Kỳ trong tương lai gần. Timothy Beardson, người sáng lập của Crosby International Holdings, tuyên bố vào năm 2013 rằng ông không tin Trung Quốc sẽ trở thành một siêu cường trong thế kỷ 21. Beardson dẫn chứng rằng 83% sản phẩm công nghệ cao được sản xuất tại Trung Quốc hiện nay thuộc về các công ty nước ngoài (Trung Quốc chỉ đóng vai trò gia công, trong khi công nghệ lõi thì họ chưa làm chủ được). Ông nói thêm rằng xã hội Trung Quốc đang ẩn chứa nhiều vấn đề nghiêm trọng liên quan đến mức lương trung bình, già hóa dân số và mất cân bằng giới tính, và rằng Trung Quốc đã liên tục gây nhiễm môi trường trong suốt 30 năm tăng trưởng kinh tế Tình hình chính trị tại Trung Quốc quá mong manh để tồn tại trong trạng thái siêu cường, theo kiến của Susan Shirk trong cuốn sách Trung Quốc: Siêu cường mong manh (2008). Một số yếu tố khác có thể hạn chế khả năng trở thành siêu cường của Trung Quốc trong tương lai có thể kể đến như nguồn cung cấp năng lượng và nguyên liệu hạn chế, khả năng đổi mới không cao, bất bình đẳng, tham nhũng, và các rủi ro đối với sự ổn định xã hội và môi trường Minxin Pei lập luận vào năm 2010 rằng Trung Quốc chưa phải là một siêu cường và họ sẽ không sớm trở thành một siêu cường trong tương lai gần khi mà chính Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức về chính trị và kinh tế rất đáng lo ngại Mixin Pei cho rằng mặc dù Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh kinh tế của mình để gây ảnh hưởng đến một số quốc gia, nhưng họ có rất ít bạn bè hoặc đồng minh thực sự và hiện đang bị bao vây bởi một loạt các quốc gia có thái độ thù địch. Tình hình này có thể được cải thiện nếu các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực được giải quyết, việc Trung Quốc tham gia vào một hệ thống phòng thủ khu vực hiệu quả cũng có thể sẽ làm giảm sự thù địch của các nước láng giềng. Ngoài ra, một nước Trung Quốc được dân chủ hóa cũng sẽ cải thiện đáng kể quan hệ đối ngoại với nhiều quốc gia trên thế giới Amy Chua nhận định rằng sức hút đối với người nhập cư là một phẩm chất quan trọng đối với một siêu cường. Bà cho rằng Trung Quốc hiện chưa đủ sức hấp dẫn để khiến các nhà khoa học, nhà tư tưởng và nhà đổi mới từ các quốc gia khác nhập cư vào nước họ (ngược lại với Hoa Kỳ những năm đầu thế kỷ XX) Đến năm 2019 Trung Quốc vẫn là một nước có tỉ lệ di cư ròng âm (tức số người rời bỏ đất nước hàng năm lớn hơn số người nhập cư), theo số liệu của Liên Hợp Quốc. Trong khi đó Hoa Kỳ đã duy trì tỉ lệ di cư ròng dương trong hơn một thế kỷ qua. Theo một khảo sát của Pew Research tại 34 quốc gia vào đầu năm 2020, 41% số người được hỏi có nhìn nhận tiêu cực về Trung Quốc, trong khi số người có cái nhìn tích cực về Trung Quốc là 40% Khảo sát cũng cho thấy Hoa Kỳ được yêu thích hơn so với Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu Tàu khu trục Lan Châu (170) thuộc Lớp tàu khu trục Kiểu 052C Lớp 052C của Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Xe tăng kiểu 99 của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Phi đạn phòng không cơ động Hồng kỳ-9 (HQ-9). Năm 2012, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc có 2,3 triệu binh sĩ tại ngũ, là lực lượng quân sự thường trực lớn nhất trên thế giới và nằm dưới quyền chỉ huy của Quân ủy Trung ương. Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc gồm có Lục quân, Hải quân, Không quân, và một lực lượng hạt nhân chiến lược mang tên Bộ đội Pháo binh số hai. Theo Chính phủ Trung Quốc, tổng chi phí dành cho quân sự của quốc gia vào năm 2012 là 100 tỷ USD, đứng thứ hai thế giới về ngân sách quân sự. Tuy nhiên, các quốc gia khác như Hoa Kỳ thì cho rằng Trung Quốc không báo cáo mức chính xác về chi tiêu quân sự, vốn được cho là cao hơn nhiều ngân sách chính thức. Lực lượng quân đội nước này vẫn tồn tại những nhược điểm về huấn luyện và nạn tham nhũng tràn lan gây ảnh hưởng mạnh đến năng lực tham chiến của quân đội. Khoa học và kỹ thuật trong Công nghiệp quốc phòng của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hầu hết được đặt nền móng khi Liên Xô viện trợ mạnh mẽ vào Trung Quốc vào những năm 1950. Và phần lớn các vũ khí quan trọng của Liên Xô đã được cấp giấy phép để sản xuất tại Trung Quốc. Cũng như Liên Xô đã giúp đỡ phát triển công nghệ hạt nhân và vũ khí nguyên tử tại Trung Quốc. CHND Trung Hoa cũng đã có được một số công nghệ của Hoa Kỳ khi mối quan hệ giữa hai nước trở nên nồng ấm vào những năm 1970. Cũng như Trung Quốc bắt đầu sao chép những vũ khí mà mình mua được từ phương Tây nhưng không nhiều do các nước phương Tây thận trọng hơn trong việc mua bán vũ khí với Trung Quốc cũng như bị cấm vận vũ khí vào năm 1989. Đến những năm 1990 thì Trung Quốc bắt đầu sao chép quy mô lớn các vũ khí hiện đại mua được từ Nga. Còn khi Nga từ chối bán các loại vũ khí của mình thì Trung Quốc chuyển sang mua của Ukraina vốn cũng sở hữu nhiều loại vũ khí hiện đại từ thời Liên Xô. Hiện tại thì Trung Quốc đang tích cực sao chép các loại vũ khí của phương Tây mua được từ Israel. Đã từng có thời, Liên Xô hào phóng với Trung Quốc đến mức cung cấp miễn phí một lượng lớn vũ khí và công nghệ quân sự giúp cho ngành công nghiệp quốc phòng nước này có được một nền tảng cực kỳ quan trọng. Giới phân tích quân sự quốc tế khẳng định, Trung Quốc đã thu được những kết quả "khó tin" nhờ sự trợ giúp của Nga. Các nhà phân tích cho rằng, Bắc Kinh tin tưởng là bằng cách vi phạm bản quyền sản phẩm họ sẽ từng bước ngừng nhập khẩu vũ khí của Nga và tiến tới trở thành một nhà xuất khẩu lớn, đủ sức cạnh tranh với các cường quốc khác. Kể từ đó, Nga đã rất hạn chế bán thiết bị quân sự cho Trung Quốc mặc dù vẫn tiếp tục cung cấp động cơ máy bay. Thêm vào đó, mọi lời đề nghị sử dụng các nghiên cứu công nghệ cao từ phía Trung Quốc đều bị Nga từ chối thẳng thừng nhưng Nga lại sẵn lòng bán cho các đối thủ của Trung Quốc trong khu vực. Trung Quốc được công nhận là một quốc gia có vũ khí hạt nhân Theo một báo cáo vào năm 2013 của Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung Quốc đưa ra thực địa từ 50 đến 75 tên lửa liên lục địa, cùng với một số tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Tuy nhiên, so với bốn thành viên khác trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Trung Quốc tương đối hạn chế về năng lực viễn chinh. Nhằm khắc phục tình trạng này, Trung Quốc đã phát triển các tài sản phục vụ viễn chinh, hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc bắt đầu phục vụ từ năm 2012, và duy trì một hạm đội tầm ngầm đáng kể, gồm cả một số tàu ngầm tấn công hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Ngoài ra, Trung Quốc còn thiết lập một mạng lưới gồm các quan hệ quân sự hải ngoại dọc những tuyến đường biển then chốt. Trung Quốc đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc hiện đại hóa không quân kể từ đầu thập niên 2000, mua các chiến đấu cơ của Nga như Sukhoi Su-30, và cũng sản xuất các chiến đấu cơ hiện đại cho mình, đáng chú nhất là J-10 và J-11, J-15 và J-16. Trung Quốc còn tham gia phát triển máy bay tàng hình và máy bay chiến đấu không người lái. Nhưng việc không thể tự chế tạo động cơ máy bay có chất lượng đủ tin cậy khiến cho Trung quốc không thể tự chế tạo toàn bộ các loại máy bay như J-11B, J-15 và J-16. Vấn đề tương tự đã buộc lực lượng Hải quân Trung Quốc hủy bỏ kế hoạch sử dụng động cơ WS-10A cho J-15. Cả hai lực lượng không quân và hải quân Trung quốc đã yêu cầu để thay thế WS-10A bằng các động cơ AL-31F của Nga đáng tin cậy hơn. Việc này làm cho số lượng động cơ nhập khẩu đang có không thể cung cấp đủ cho việc sản xuất máy bay việc này có thể dẫn đến việc ngừng phát triển máy bay cho đến khi Trung Quốc có thể tìm được cách tự chủ về động cơ. Trung Quốc cũng hiện đại hóa lực lượng bộ binh của họ, thay thế xe tăng từ thời Liên Xô bằng nhiều biến thể của tăng kiểu 99, và nâng cấp các hệ thống C3I và C4I chiến trường để tăng cường năng lực chiến tranh mạng lưới trung tâm của họ. Ngoài ra, Trung Quốc cũng phát triển hoặc kiếm được các hệ thống tên lửa tân tiến, trong đó có tên lửa chống vệ tinh, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo liên lục địa hạt nhân phóng từ tàu ngầm. Liên tục 20 năm (từ năm 1997), ngân sách quốc phòng Trung Quốc công bố tăng trung bình 15%/năm đã tạo đà cất cánh cho Hải quân Trung Quốc trở thành sức mạnh mới. Những năm 1980, Hải quân Trung Quốc có bước đầu phát triển về chất, bắt đầu có các chuyến đi viễn dương, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, huấn luyện hiệp đồng tàu ngầm với tàu mặt nước. Ngày nay, Hải quân Trung Quốc đã phát triển hoàn chỉnh với binh chủng hiện đại: tàu ngầm, tàu mặt nước, Không quân Hải quân, Hải quân đánh bộ, tên lửa và pháo bờ biển. Các binh chủng này có thể độc lập hay hiệp đồng tác chiến. Chiến lược biển của Trung Quốc đặt mục tiêu biến Trung Quốc thành cường quốc hải quân toàn cầu, có khả năng tranh chấp và làm chủ các vùng biển xa, tiến tới mục tiêu siêu cường thế giới vào năm 2050. Để thực hiện các chủ trương trên, trong khuôn khổ "Bảy dự án trọng điểm" phát triển tiềm lực quân sự đến năm 2020, Hải quân Trung Quốc có dự án: một là Dự án tàu sân bay (dự án 48), đóng mới và đưa vào trang bị hai tàu sân bay có lượng giãn nước khoảng 60.000 65.000 tấn, hai là phát triển một đội tàu khu trục cỡ lớn. Trung Quốc hiện đang chuẩn bị đóng mới tàu sân bay cỡ lớn chạy bằng năng lượng hạt nhân, họ có kế hoạch trang bị cho hải quân khoảng tàu sân bay vào năm 2030, đủ sức cân bằng lực lượng với Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Với tốc độ phát triển nhanh của kinh tế cũng như khoa học kỹ thuật, Trung Quốc được được nhìn nhận là một cường quốc quân sự lớn trong khu vực châu và có tiềm năng trở thành một siêu cường quân sự trong tương lai gần. Dự kiến đến hết năm 2022, nền kinh tế Trung Quốc lớn thứ hai thế giới xét theo GDP danh nghĩa, tổng giá trị khoảng 19.911 tỉ USD theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Nếu xét về GDP theo sức mua tương đương (PPP), Trung Quốc đạt 30.178 tỷ USD vào năm 2022, lớn nhất thế giới Nếu xét riêng GDP trong lĩnh vực quan trọng nhất là sản xuất chế tạo thì Trung Quốc đã đứng đầu thế giới về giá trị với 3.860 tỷ USD vào năm 2020, vượt trội so với các nước đứng sau là Mỹ với 2.338 tỷ USD, Nhật Bản là 995 tỷ USD (thậm chí nếu tính theo sức mua tương đương thì Trung Quốc sẽ đạt gần 7.000 tỷ USD, gấp hơn lần Mỹ) Năm 2010, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và đang dần đuổi kịp Mỹ, theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Nhiều nhà kinh tế dự báo GDP của Trung Quốc sẽ sớm vượt Mỹ vào khoảng năm 2030. Tuy nhiên, xét theo sức mua tương đương, Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế lớn thứ nhất thế giới vào năm 2013. Theo một báo cáo phân tích 186 quốc gia của McKinsey, Trung Quốc là điểm đến xuất khẩu lớn nhất của 33 quốc gia và nguồn nhập khẩu lớn nhất của 65 quốc gia. Từ năm 2015, Trung Quốc là nước đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn thứ hai thế giới và cũng là nước nhận đầu tư nước ngoài lớn thứ hai toàn cầu. Kể từ khi bắt đầu cải cách kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc đã phát triển thành một nền kinh tế có mức độ đa dạng hóa cao và là một trong những nước đóng vai trò quan trọng nhất trong thương mại quốc tế. Các lĩnh vực chính của nền kinh tế Trung Quốc có sức mạnh cạnh tranh bao gồm sản xuất, bán lẻ, khai khoáng, thép, dệt may, tô, năng lượng, năng lượng xanh, ngân hàng, điện tử, viễn thông, bất động sản, thương mại điện tử và du lịch. Trung Quốc có ba trong số mười sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất trên thế giới gồm Thượng Hải, Hồng Kông và Thâm Quyến— ba sàn này có tổng giá trị vốn hóa thị trường hơn 15,9 nghìn tỷ đô la, tính đến tháng 10 năm 2020 Trung Quốc có bốn trong số mười trung tâm tài chính cạnh tranh nhất thế giới (Thượng Hải, Hồng Kông, Bắc Kinh và Thâm Quyến), nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong Chỉ số Trung tâm Tài chính Toàn cầu năm 2020 Đến năm 2035, bốn thành phố của Trung Quốc (Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu và Thâm Quyến) dự kiến ​​sẽ nằm trong số mười thành phố lớn nhất toàn cầu tính theo GDP danh nghĩa theo một báo cáo của Oxford Economics Trung Quốc đứng thứ thế giới về sản xuất các sản phẩm công nghệ cao kể từ năm 2012, theo Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ Trung Quốc là thị trường bán lẻ lớn thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kỳ Trung Quốc dẫn đầu thế giới về thương mại điện tử, chiếm 40% thị phần toàn cầu vào năm 2016 và hơn 50% thị phần toàn cầu vào năm 2019 Tính đến năm 2017, GDP đầu người của Trung Quốc là 8.800 USD, vẫn thấp hơn mức trung bình của thế giới (10.000 USD) và chỉ bằng 1/7 so với Hoa Kỳ. Một quốc gia phải có GDP bình quân đầu người (danh nghĩa) cao hơn 12.700 USD để được coi là một nền kinh tế phát triển, và cao hơn 40.000 USD để được coi là một quốc gia phát triển cao. Năm 2019, GDP theo sức mua tương đương đầu người của Trung Quốc là 19.559 USD đứng thứ 79 thế giới, trong khi GDP danh nghĩa/người là 10.099 USD đứng thứ 71 thế giới (trong số 190 quốc gia trong danh sách của IMF) trong xếp hạng GDP/người toàn cầu Năm 2018, hầu hết các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, WTO, WB và IMF vẫn xếp Trung Quốc vào nhóm các nước đang phát triển trên thế giới Tại Đại hội toàn quốc lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tổng bí thư Đảng là Tập Cận Bình khẳng định rằng vị thế quốc tế của Trung Quốc với tư cách là "nước đang phát triển lớn nhất thế giới" vẫn chưa thay đổi Về chỉ số phát triển con người (HDI), Trung Quốc đạt 0,752 điểm, thuộc nhóm các nước cao, đứng vị trí 85/189 quốc gia theo số liệu năm 2019. Từ khi thành lập vào năm 1949 cho đến cuối năm 1978, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có một kinh tế kế hoạch tập trung theo kiểu Liên Xô. Sau khi Mao Trạch Đông từ trần vào năm 1976 và Cách mạng văn hóa kết thúc, Đặng Tiểu Bình và tập thể lãnh đạo mới của Trung Quốc bắt đầu cải cách kinh tế và chuyển đổi theo hướng kinh tế hỗn hợp định hướng thị trường hơn dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Các hợp tác xã, nông trang tập thể bị giải tán bớt hoặc chuyển đổi hình thức hoạt động và ruộng đất được giao cho các hộ gia đình sử dụng, trong khi đó ngoại thương trở thành một trọng tâm mới quan trọng, dẫn đến việc thiết lập các đặc khu kinh tế. Những doanh nghiệp quốc doạnh không hiệu quả bị tái cơ cấu và những doanh nghiệp thua lỗ phải đóng cửa hoàn toàn, dẫn đến tình trạng thất nghiệp lớn. Trung Quốc hiện nay có đặc điểm chủ yếu là một nền kinh tế thị trường dựa trên quyền sở hữu tài sản tư nhân, và là một trong các ví dụ hàng đầu về chủ nghĩa tư bản nhà nước. Nhà nước vẫn chi phối trong những lĩnh vực "trụ cột" chiến lược như sản xuất năng lượng và công nghiệp nặng, song doanh nghiệp tư nhân mở rộng mạnh mẽ, với khoảng 30 triệu doanh nghiệp tư nhân vào năm 2008. Tập tin:2012 cảnh khu trung tâm Phố Đông của Thượng Hải vào năm 2012. Tập cảnh khu vực ven Hải Hà của Thiên Tân. Tập tin:Wangfujing street, Phủ Tỉnh là một trong các khu phố mua sắm bận rộn nhất tại Bắc Kinh. Khu vực Châu Giang tân thành tại Quảng Châu. Kể từ khi bắt đầu tự do hóa kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc nằm trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, dựa mức độ lớn vào tăng trưởng do đầu tư và xuất khẩu. Trong gần 30 năm từ năm 1978, GDP của Trung Quốc đã tăng 15 lần, sản xuất công nghiệp tăng hơn 20 lần; kim ngạch thương mại tăng hơn 100 lần. Vào năm 1992, Trung Quốc vẫn còn xếp thứ 133 thế giới về GDP bình quân đầu người, với hơn một nửa dân số sống dưới mức USD/ngày, nhưng dự kiến tới năm 2022, Trung Quốc sẽ tăng 74 bậc (lên hạng 59 thế giới) trong xếp hạng về GDP bình quân đầu người, và chỉ còn chưa đầy 2% dân số Trung Quốc sống dưới chuẩn nghèo của thế giới. Tới năm 2000, Trung Quốc đã hoàn thành công nghiệp hóa, và bắt đầu chuyển từ phát triển chiều rộng sang chiều sâu, chú trọng việc nghiên cứu tạo ra các thành tựu khoa học kỹ thuật mới, tạo ra một cơ sở vững chắc để giải quyết việc biến Trung Quốc từ một "công xưởng của thế giới" thành một "nhà máy của tri thức". Theo IMF, tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của Trung Quốc trong giai đoạn 2001-2010 là 10,5%. Trong giai đoạn 2007-2011, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tương đương với tổng tăng trưởng của các quốc gia G7. Năng suất cao, chi phí lao động thấp và cơ sở hạ tầng tương đối tốt khiến Trung Quốc dẫn đầu thế giới về chế tạo. Tuy nhiên, kinh tế Trung Quốc cần rất nhiều năng lượng Trung Quốc trở thành nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới vào năm 2010, dựa vào than đá để cung cấp trên 70% nhu cầu năng lượng trong nước, và vượt qua Hoa Kỳ để trở thành nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới vào tháng năm 2013. Tập tin:Zhongshan Square, trường Trung Sơn thành phố Đại Liên Trung Quốc là một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và là cường quốc giao thương lớn nhất thế giới, với tổng giá trị mậu dịch quốc tế là 3.870 tỷ USD trong năm 2012. Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đạt 2.850 tỷ USD vào cuối năm 2010, là nguồn dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới cho đến đương thời. Năm 2012, Trung Quốc là quốc gia tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều nhất thế giới, thu hút 253 tỷ USD. Trung Quốc cũng đầu tư ra hải ngoại, tổng FDI ra ngoại quốc trong năm 2012 là 62,4 tỷ USD, các công ty Trung Quốc cũng tiến hành những vụ thu mua lớn các hãng ngoại quốc. Tỷ giá hối đoái bị định giá thấp gây xích mích giữa Trung Quốc với các nền kinh tế lớn khác,. Dân số tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc (có thu nhập hàng năm từ 10.000-60.000 USD) đạt trên 300 triệu vào năm 2012. Theo Hurun Report, số lượng tỷ phú USD tại Trung Quốc tăng lên 251 vào năm 2012. Thị trường bán lẻ nội địa của Trung Quốc có giá trị 20.000 tỷ tệ (3.200 tỷ USD) vào năm 2012 và tăng trưởng trên 12%/năm vào năm 2013, trong khi thị trường xa xỉ phẩm phát triển mạnh, với 27,5% thị phần toàn cầu vào năm 2010. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc góp phần vào lạm phát tiêu thụ nghiêm trọng, làm gia tăng các quy định của chính phủ. Trung Quốc có bất bình đẳng kinh tế mức độ cao, và tăng lên trong các thập niên vừa qua. Đến cuối năm 2012, số người nghèo tại khu vực nông thôn của Trung Quốc là khoảng 98,99 triệu theo chuẩn nghèo Trung Quốc, chiếm 10,2% dân số khu vực nông thôn. Một báo cáo của Đại học Bắc Kinh cho biết theo số liệu thu nhập năm 2012, 1% các gia đình giàu có nhất tại Trung Quốc sở hữu hơn 1/3 giá trị tài sản toàn quốc, 25% các gia đình nghèo nhất chiếm 1% giá trị tài sản toàn quốc.. Năm 2020, 600 triệu người Trung Quốc có mức thu nhập dưới 140 USD một tháng, theo thủ tướng Lý Khắc Cường Trung Quốc bị chỉ trích rộng rãi về việc chế tạo hàng nhái với số lượng lớn với hơn 90% lượng hàng giả và hàng nhái trên thế giới có nguồn gốc xuất phát từ quốc gia này. Những nhãn hàng thời trang từ bình dân tới cao cấp được nhái lại và bày bán công khai với giá rẻ hơn nhiều so với hàng gốc. Một số thương hiệu nổi tiếng trên thế giới cũng bị nhái tại đây. Một số sản phẩm nổi tiếng chưa ra mắt chính thức đặc biệt là đồ công nghệ đã bị nhái tại đây. Ngoài công nghệ sản xuất quy mô, nền kinh tế Trung Hoa lục địa còn có những điểm nghiêm trọng trực tiếp liên quan đến tội phạm và những đường dây buôn hàng giả. Hoa lục là nguồn xuất phát của 70% lượng hàng giả bị tịch thu trên toàn thế giới trong khoảng những năm 2008-2010. Tổng giá trị hàng giả trên thế giới là khoảng 25 tỷ USD, tương đương với 2% tổng mậu dịch thế giới. Gộp chung các tổ chức phạm pháp buôn người, buôn hàng tiêu thụ, dược phẩm, lâm sản và dã thú bị nghiêm cấm, Các tổ chức buôn hàng giả tại vùng Đông có lợi nhuận mỗi năm lên khoảng 90 tỷ USD. Riêng tại Mỹ thì 87% hàng giả bị nhà chức trách bắt được là làm Hoa lục. Bắc Kinh tuy có ra tay dẹp bỏ hàng giả nhưng phần thi hành lỏng lẻo, lại vì chính quyền tham nhũng nên nhà sản xuất vẫn có thể hối lộ luồn lách để hoạt động như thường. Có địa phương như Yimu chuyên sản xuất hàng giả. Công nghệ hàng giả quy mô đến mức chính quyền ngần ngại không dám dẹp bỏ vì đây là mối sinh nhai, cung cấp công ăn việc làm cho hàng triệu người. Trung Quốc có một nền kinh tế phi chính thức có quy mô lớn, được hình thành từ quá trình mở cửa kinh tế của đất nước. Nền kinh tế phi chính thức là nguồn tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, nhưng nó không được chính thức công nhận bởi nhà nước và bị ảnh hưởng bởi năng suất thấp Vào năm 2020, hàng trăm nhà cung cấp ma túy riêng lẻ Trung Quốc đã sản xuất trái phép các loại ma túy tổng hợp như fentanyl để xuất khẩu Trung Quốc hiện được gọi là "công xưởng của thế giới", lý do là vì nhân công giá rẻ tại Trung Quốc đã thu hút một lượng lớn đầu tư từ các nước phát triển. Theo phân tích năm 2018, khi tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại thì phần còn lại của thế giới cũng sẽ chậm theo. JPMorgan ước tính cứ 1% giảm đi trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cũng sẽ kéo tụt hơn 1% tăng trưởng của các nền kinh tế tại Mỹ Latinh, 0,6% tại châu Âu và 0,2% tại Mỹ Năm 2016, một số nhà phân tích nghi ngờ rằng số liệu chính thức về tăng trưởng GDP của Trung Quốc đã bị thổi phồng, bởi chi tiêu trong ngành dịch vụ là khó khăn để đo lường trong trường hợp không có nguồn dữ liệu đủ mạnh từ khu vực tư nhân. Gary Shilling, chủ tịch một công ty nghiên cứu kinh tế, cho rằng mức tăng trưởng GDP thực sự của Trung Quốc chỉ là 3,5% chứ không phải 7% như báo cáo chính thức Vào năm 2007, ông Lý Khắc Cường (khi ấy là Bí thư Đảng ủy tỉnh Liêu Ninh) từng nói rằng những thống kê về GDP của Trung Quốc là "nhân tạo", do đó không đáng tin cậy và chỉ nên sử dụng để tham khảo Vào năm 2017, kiểm toán quốc gia Trung Quốc phát hiện nhiều địa phương thổi phồng số liệu thu ngân sách, trong khi nâng trần mức vay nợ một cách bất hợp pháp. Việc số liệu kinh tế bị làm giả khiến thế giới bày tỏ nghi ngờ về mức độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc. Chuyên gia Julian Evans Pritchard thuộc Tập đoàn Capital Economics nhận định rằng: "Tỉ lệ tăng trưởng GDP cao hơn mọi người nghĩ sẽ chắc chắn lại gây ra những câu hỏi về tính xác thực của dữ liệu chính thức. Chúng tôi cho rằng tỉ lệ tăng trưởng thật sự của Trung Quốc là thấp hơn (so với báo cáo chính thức) khoảng 1% hoặc 2%". Tháng 9/2017, Cục thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho biết nước này sẽ chuyển sang tiêu chuẩn tính GDP mới nhất của Liên Hợp quốc, sử dụng máy tính chứ không phải các báo cáo địa phương của các tỉnh để đảm bảo sự khách quan của số liệu. Những phát hiện và phát minh từ thời cổ của Trung Quốc, như cách làm giấy, in, la bàn, và thuốc súng (Tứ đại phát minh), về sau trở nên phổ biến tại châu và châu Âu. Đây được coi là tứ đại phát minh. Ngoài ra cũng phải kể đến các phát minh như bàn tính, cung tên, bàn đạp ngựa, sơn mài, bánh lái, địa chấn ký, sành sứ, tiền giấy. Những địa hạt nghiên cứu kỹ thuật khác: Toán học: các ứng dụng toán học của Trung Quốc thời xưa là kiến trúc và địa lý. Số đã được nhà toán học Tổ Xung Chi tính chính xác đến số thứ từ thế kỷ thứ V. Hệ Thập phân đã được dùng Trung Quốc từ thế kỷ XIV TCN. Tam giác Pascal được nhà toán học Lưu Dương Huy tìm ra từ lâu trước khi Blaise Pascal ra đời. Những nhà toán học tại Trung Quốc là những người đầu tiên sử dụng số âm. Sinh học: các nghiên cứu sinh học tương đối phát triển, và các ghi chép lịch sử vẫn còn được tra cứu cho đến ngày nay như dược điển về các cây thuốc. học: học Trung Quốc và phẫu thuật đã phát triển cao tại nhiều thời điểm khác nhau trong lịch sử, và nhiều lĩnh vực vẫn còn được xem là nổi bật. Chúng tiếp tục giữ vai trò lớn mạnh trong cộng đồng học quốc tế, và cũng đã được phương Tây công nhận như các phương pháp trị liệu bổ sung và thay thế trong vài thập niên gần đây. Một thí dụ là khoa châm cứu, mặc dù được coi như một phương pháp học tại Trung Quốc và các nước xung quanh, nhưng lại từng là đề tài gây tranh luận tại phương Tây. Tuy nhiên, khoa khám nghiệm tử thi đã không được chấp nhận Trung Quốc thời trung cổ vì người ta cho rằng không nên xâm phạm xác chết. Dù thế, nhiều bác sĩ không tin điều này đã tăng cường sự hiểu biết về giải phẫu học. Thuật giả kim là hóa học theo trường phái Đạo giáo, rất khác với hóa học hiện đại. Thiên văn Trung Quốc và các chòm sao đã thường được dùng cho bói toán. Các phát minh quân sự bao gồm cung tên, bàn đạp ngựa, hơi độc, hơi cay (làm từ bột chanh), các bản đồ giải vây dùng cho kế hoạch đánh trận, diều chở người, hỏa tiễn, thuốc súng, thuốc nổ, các dạng sơ khai của súng ngắn, và súng thần công. Tuy nhiên, đến thế kỷ XVII, thế giới phương Tây vượt qua Trung Quốc trên phương diện phát triển khoa học và kỹ thuật. Sau những thất bại quân sự liên tục trước các quốc gia phương Tây trong thế kỷ XIX, những nhà cải cách người Trung Quốc bắt đầu đề xướng khoa học và kỹ thuật hiện đại, một phần của vận động Tự cường. Sau khi Đảng Cộng sản lên nắm quyền vào năm 1949, họ tiến hành các nỗ lực nhằm tổ chức khoa học và kỹ thuật dựa theo mô hình của Liên Xô, theo đó nghiên cứu khoa học là bộ phận của kế hoạch tập trung. Sau khi Mao Trạch Đông từ trần vào năm 1976, khoa học kỹ thuật được xác định là một trong "Bốn cái hiện đại hóa", và chế độ học thuật theo phong cách Liên Xô dần được cải cách. Kể từ khi kết thúc Cách mạng văn hóa, Trung Quốc đã đầu tư đáng kể cho nghiên cứu khoa học, dành trên 100 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển khoa học riêng trong năm 2011. Khoa học và kỹ thuật được nhìn nhận là trọng yếu để đạt được các mục tiêu kinh tế và chính trị, và có ảnh hưởng như một nguồn tự hào dân tộc đến mức đôi khi được mô tả là "Chủ nghĩa dân tộc kỹ thuật". Mặc dù một số nhà khoa học sinh tại Trung Quốc từng đoạt giải Nobel Vật lý và giải Nobel Hóa học, song họ đều đạt học vị tiến sĩ và tiến hành nghiên cứu đoạt giải Nobel tại phương Tây. Hiện tại thì Trung Quốc đang đối mặt với nhiều cáo buộc ăn cắp công nghệ như một phần trong xu hướng hiện đại hóa đất nước. Việc giành lấy các công nghệ bí mật một cách bất hợp pháp sẽ ít tốn kém và giúp Trung Quốc đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa bằng cách bỏ qua các vấn đề đòi hỏi nhiều năm nghiên cứu để giải quyết từ kinh tế cho đến quân sự bằng nhiều con đường khác nhau. Tập tin:J-20 fighter bay tàng hình J-20 do Trung Quốc thiết kế và chế tạo Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng hệ thống giáo dục của mình với trọng tâm là khoa học, toán học, và kỹ thuật; năm 2009, hệ thống này đào tạo ra trên 10.000 tiến sĩ kỹ thuật, và 500.000 cử nhân, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Trung Quốc cũng là nơi xuất bản các bài báo khoa học nhiều thứ hai trên thế giới, với 121.500 bài trong năm 2010. Các công ty kỹ thuật của Trung Quốc như Huawei và Lenovo đứng hàng đầu thế giới về viễn thông và điện toán cá nhân, và các siêu máy tính Trung Quốc luôn có tên trong danh sách mạnh nhất thế giới. Trung Quốc cũng trải qua một sự tăng trưởng đáng kể trong việc sử dụng robot công nghiệp; từ năm 2008 đến năm 2011, việc lắp đặt robot đa chức năng tăng đến 136%. Trung Quốc cũng trở thành quốc gia có số lượng bài báo khoa học được xuất bản nhiều nhất thế giới vào năm 2016 Trong 10 năm từ 2000 tới 2010, tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao của Trung Quốc so với cả thế giới đã tăng từ 6% lên 22%, trong khi đó tỷ trọng của Mỹ giảm từ 21% xuống còn 15%. 16 trường đại học của Trung Quốc đã lọt vào danh sách các trường đại học tốt nhất thế giới do tạp chí Times bình chọn năm 2013, trong đó có cả các trường đại học của Hong Kong. Trung Quốc đã thành lập hai trung tâm công nghệ cao là Thâm Quyến và Công viên khoa học Trung Quan Thôn Bắc Kinh, cũng như nhiều "công viên khoa học" hàng loạt thành phố lớn của đất nước. Tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao trong xuất khẩu của Trung Quốc dao động trong khoảng từ 25 30%. Các công ty công nghệ cao của Trung Quốc như Lenovo, Huawei, Xiaomi, Coolpad, ZTE,... đã bắt đầu cạnh tranh thành công trên thị trường thế giới. Kể từ khi kết thúc Cách mạng Văn hóa, Trung Quốc đã đầu tư đáng kể vào nghiên cứu khoa học và nhanh chóng bắt kịp Mỹ về chi tiêu cho R&D Năm 2017, Trung Quốc chi 279 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển khoa học Theo OECD, Trung Quốc đã chi 2,11% GDP cho nghiên cứu và phát triển (R&D) trong năm 2016 Khoa học và công nghệ được coi là hết sức quan trọng để đạt được các mục tiêu kinh tế và chính trị của Trung Quốc Chương trình không gian của Trong Quốc nằm vào hàng tích cực nhất thế giới, và là một nguồn quan trọng của niềm tự hào dân tộc. Năm 1970, Trung Quốc phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của mình là Đông Phương Hồng I, trở thành quốc gia thứ năm có thể thực hiện điều này một cách độc lập. Năm 2003, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba độc lập đưa người vào không gian, với chuyến bay vũ trụ của Dương Lợi Vĩ trên Thần Châu 5; đến tháng năm 2013, có 10 công dân Trung Quốc đã thực hiện hành trình vào không gian. Năm 2011, môđun trạm không gian đầu tiên của Trung Quốc là Thiên Cung được phóng, đánh dấu bước đầu tiên trong một kế hoạch nhằm lắp ráp một trạm quy mô lớn có người điều khiển vào đầu thập niên 2020. Năm 2013, Trung Quốc thành công trong việc hạ cánh tàu thăm dò Thường Nga và một xe tự hành Ngọc Thố lên Mặt Trăng. Năm 2019, Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên hạ cánh một tàu thăm dò tới vùng tối của Mặt Trăng Vào năm 2020, Hằng Nga đã thu thập thành công các mẫu đá Mặt Trăng gửi về Trái Đất, biến Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba thực hiện được điều này một cách độc lập sau Hoa Kỳ và Liên Xô Hiện nay 70% kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cao của Trung Quốc thuộc về các công ty nước ngoài, trái ngược với các cường quốc về công nghệ trên thế giới như Hoa Kỳ, Đức và Nhật Bản. Một ví dụ là hầu hết những chiếc điện thoại Iphone trên thế giới hiện nay được sản xuất Trung Quốc, nhưng không hề có bất kỳ công nghệ nào trong một chiếc Iphone là thuộc bản quyền của Trung Quốc. Ngay cả quy trình lắp ráp Iphone tại Trung Quốc (được coi là một dạng công nghệ "mềm") cũng là do Foxconn một công ty của Đài Loan quản lý, Trung Quốc chỉ đóng góp khâu cuối cùng: gia công thành phẩm vốn mang lại giá trị lợi nhuận thấp nhất. Rất ít công ty công nghệ của Trung Quốc được công nhận là những công ty đứng đầu toàn cầu trong lĩnh vực của họ; một số công ty như Trung Quốc có được doanh số lớn nhờ thị trường khổng lồ trong nước, nhưng các sản phẩm của họ không được công nhận là dẫn đầu thế giới về chất lượng, quy trình hay công nghệ. So sánh với Nhật Bản vào đầu những năm 70, thời điểm mà GDP bình quân đầu người của nước này ngang bằng với Trung Quốc hiện nay (tính theo sức mua tương đương), các công ty công nghệ của Nhật như Nikon, Canon, Sony và Panasonic... đã có vị trí quan trọng trên thị trường quốc tế vào thời điểm đó. Vào năm 2016, Trung Quốc chưa có công ty nào như vậy. Ông Richard Trumka, chủ tịch của AFL-CIO, đại diện cho hơn 12 triệu công nhân đang hoạt động và đã nghỉ hưu, lên án Trung Quốc vì hành vi sao chép tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ và "hành xử bắt nạt để có được những tiến bộ quan trọng của Hoa Kỳ trong công nghệ". Nhiều quốc gia và công ty đã lên tiếng phản đối việc các điệp viên và tin tặc Trung Quốc ăn cắp bí mật công nghệ và khoa học của họ thông qua việc gây ra các lỗi phần mềm và bằng cách xâm nhập vào các ngành công nghiệp, tổ chức và trường đại học. Trung Quốc cũng bị cáo buộc đã hưởng lợi từ việc ăn cắp các thiết kế nước ngoài, bỏ qua bản quyền sản phẩm và hệ thống bằng sáng chế. Cục tình báo Trung Quốc cũng bị cáo buộc là đã hỗ trợ các công ty Trung Quốc. Các quan chức Hoa Kỳ đã cáo buộc các điệp viên và tin tặc Trung Quốc đã đánh cắp các công nghệ quân sự nhạy cảm và hàng đầu của Mỹ bao gồm máy bay ném bom tàng hình B-2, C-17, máy bay tấn công tàng hình F-117, F-22 và máy bay chiến đấu tàng hình F-35, động cơ máy bay, máy bay trực thăng quân sự, máy bay không người lái, phương tiện dưới nước không người lái, tàu khu trục, tàu đổ bộ đệm không khí, tàu ngầm, tên lửa, vệ tinh, hệ thống vũ khí, robotics, trí tuệ nhân tạo, bán dẫn, đĩa trạng thái rắn, thông tin di động di động, phần mềm trong số hầu hết các loại vũ khí và công nghệ tiên tiến. Các chuyên gia an ninh quốc gia tại Mỹ cáo buộc tin tặc Trung Quốc đã liên tục đánh cắp bí mật thương mại từ các nhà thầu quốc phòng của Mỹ. Cựu Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ là Keith B. Alexander đã gọi hành vi sao chép trái phép tài sản trí tuệ của Trung Quốc là hành vi trộm cắp trắng trợn nhất trong lịch sử. Rất nhiều lần các sản phẩm công nghệ có nguồn gốc từ Trung Quốc bị cáo buộc cài sẵn mã độc để do thám thông tin người dùng. Trung Quốc có lợi thế là nhờ luôn đi sau nên có thể hạn chế rủi ro thất bại. Họ rút kinh nghiệm từ những mô hình kinh doanh và phát minh sáng chế bị lỗi hay khiếm khuyết của người Mỹ để hoàn thiện nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư và sáng tạo trí tuệ. Việc các công ty công nghệ Mỹ lớn đồng loạt cấm vận Huawei (một tập đoàn đa quốc gia về thiết bị mạng và viễn thông của Trung Quốc) vào năm 2019 đã mang đến một bài học lớn về việc vi phạm sở hữu trí tuệ của Trung Quốc. Trung Quốc dù rất muốn không phụ thuộc vào Mỹ, nhưng cho đến nay phần lớn máy tính dân dụng của họ vẫn phải dùng CPU của Intel, hệ điều hành Windows, thiết bị mạng cao cấp cho các đường trục chính (backbone) internet vẫn là mua của Cisco (Mỹ). Toàn bộ giao dịch internet thế giới đều phải qua hệ thống máy chủ gốc phân giải tên miền (Domain Name Root Server) là xương sống của mạng internet quốc tế, tất cả đều được đặt Mỹ. Trong trường hợp xấu nhất là bùng phát chiến tranh trên mạng internet thì Trung Quốc sẽ nhanh chóng bị Mỹ cách ly với thế giới còn lại. Bên cạnh Huawei, việc công ty thiết bị viễn thông lớn thứ hai Trung Quốc là ZTE bị đẩy vào tình trạng khó khăn sau khi bị Mỹ cấm vận công nghệ cho thấy Trung Quốc vẫn còn phụ thuộc Mỹ rất lớn về một số công nghệ. Trên tạp chí Forbes, ông Jean Baptiste Su, Phó Chủ tịch công ty nghiên cứu thị trường công nghệ Atherton Research (Mỹ) cho rằng khó khăn của ZTE sau lệnh cấm vận công nghệ của Mỹ cho thấy hầu như tất cả các công ty lớn của Trung Quốc hiện đang phụ thuộc lớn vào các công nghệ của Mỹ. Các công ty lớn của Trung Quốc từ Baidu, Alibaba, Tencent, Xiaomi, Didi Chuxing cho đến Ngân hàng Trung Quốc (BOC), Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), các công ty viễn thông China Mobile, China Telecom, tập đoàn dầu khí nhà nước Trung Quốc Petro China, hãng tô nhà nước SAIC... đều dựa vào công nghệ, linh kiện, phần mềm hoặc tài sản sở hữu trí tuệ của các công ty nước ngoài như Apple, Google, Intel, Qualcomm, Cisco, Micron, Microsoft... Tác giả cho rằng một lệnh cấm bán công nghệ Mỹ cho các công ty Trung Quốc có thể làm suy sụp nền kinh tế Trung Quốc Theo một bài phân tích của Bloomberg, bên cạnh một số lĩnh vực không sánh được với Mỹ thì Trung Quốc cũng có những thế mạnh riêng để phát triển trong tương lai, như quy mô dân số, số người dùng internet, việc Huawei là hãng mạnh nhất về phát triển của công nghệ 5G mà các nhà mạng toàn cầu mới bắt đầu triển khai. Năm 2016, Trung Quốc có 4,7 triệu sinh viên tốt nghiệp các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học gần đây, trong khi Mỹ chỉ có 568.000 (dân số Trung Quốc gấp 4,2 lần dân số Mỹ, tính theo tỷ lệ dân số thì chỉ số này của Trung Quốc cao hơn lần so với Mỹ). Chuỗi lắp ráp, sản xuất tại Trung Quốc nhìn chung vẫn nhỉnh hơn Mỹ về mặt tổng sản lượng trong nhiều ngành công nghiệp và luôn có chi phí thấp hơn Mỹ. Chiến tranh lạnh về công nghệ ngày càng tăng tiến giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ rất khó tìm bên chiến thắng rõ ràng. Học viện phát triển kinh tế-công nghệ Thiên Tân Tập tin:A maglev train coming out, Pudong International Airport, cao tốc chạy trên Đường ray Maglev tại Thượng Hải do Trung Quốc tự chế tạo năm 2004, đây là loại tàu đầu tiên trên thế giới dùng nguyên lý Maglev và có thể đạt vận tốc Trung Quốc cũng thức rõ rằng việc sao chép công nghệ không phải là hướng đi lâu dài và từ lâu họ đã đề ra những chính sách mới về công nghệ. Từ năm 2000, Trung Quốc đã chuyển từ phát triển chiều rộng sang chiều sâu, chú trọng việc nghiên cứu tạo ra các thành tựu khoa học kỹ thuật mới thay vì sao chép của nước ngoài, nhằm biến Trung Quốc từ một "công xưởng của thế giới" thành một "nhà máy của tri thức". Trung Quốc đã đầu tư lượng lớn tiền cho sản phẩm công nghệ cao như tô điện, sản phẩm bán dẫn, công nghệ smartphone… Điều này đã được ghi rõ trong kế hoạch "Made in China 2025" của Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng khi bị Mỹ gây sức ép, Trung Quốc có thể sẽ tập hợp các hãng nội địa vào một cơ chế hợp tác cấp độ cao hơn và phát triển công nghệ mới để đẩy nhanh tiến bộ công nghệ của họ. Kế hoạch "Made in China 2025" của Trung Quốc về bản chất là chiến lược nhằm thay thế công nghệ phương Tây bằng công nghệ cao do chính Trung Quốc chế tạo, làm tốt công tác chuẩn bị cho doanh nghiệp Trung Quốc tiến vào thị trường quốc tế. Trong "Made in China 2025", từ ngữ xuyên suốt là "tự chủ sáng tạo" và "tự mình bảo đảm", đặc biệt là mục tiêu chi tiết của "tự mình bảo đảm": dự tính tới trước năm 2025 nâng thị phần trong nước lên 70% với các hãng cung cấp nguyên liệu cơ bản, linh kiện then chốt, 40% với chíp điện thoại di động, 70% robot công nghiệp, 80% thiết bị sử dụng năng lượng tái sinh là do Trung Quốc tự sản xuất. Trước đây, Trung Quốc sao chép công nghệ phương Tây để phát triển năng lực nội tại, khi đã đạt được mục tiêu đó thì họ sẽ chấm dứt việc phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài. Kế hoạch của Trung Quốc cho tới năm 2025 là sẽ từng bước sử dụng công nghệ trong nước thay thế cho công nghệ nước ngoài. Sau đó, Trung Quốc sẽ tiến tới việc phổ biến công nghệ của họ ra toàn thế giới, tranh giành thị phần với châu Âu và Mỹ. Cuối tháng 11/2018, CNN Business đã có phóng sự về việc các thành phố lớn như Thâm Quyến đã chuyển mình từ bắt chước (imitation) sang sáng tạo (innovation), và rằng việc xem Trung Quốc là công xưởng chỉ biết gia công, sao chép các sản phẩm do nước ngoài thiết kế giờ đã là "quan niệm lạc hậu và sai lầm". Christian Grewell, giáo sư kinh doanh Đại học New York Thượng Hải, nhận định: "Có rất nhiều phát minh, sáng tạo đang diễn ra với quy mô lớn và tốc độ rất nhanh Trung Quốc mà chúng ta không hề hay biết". Trung Quốc muốn thành quốc gia đi đầu về trí tuệ nhân tạo vào năm 2030, và hiện đã dẫn đầu về số lượng bài nghiên cứu và lượt trích dẫn trong lĩnh vực này. Việc Chính phủ Mỹ cản trở các công ty Trung Quốc tiếp cận công nghệ Mỹ khiến các công ty này chuyển hướng sang tự nghiên cứu, thiết kế và sản xuất sản phẩm không cần đến công nghệ Mỹ. Sau giai đoạn bùng nổ cơ sở hạ tầng kéo dài nhiều thập kỷ Trung Quốc đã xây dựng nên rất nhiều dự án cơ sở hạ tầng hàng đầu thế giới: Trung Quốc hiện sở hữu mạng lưới tàu cao tốc lớn nhất thế giới có số lượng tòa nhà chọc trời nhiều nhất trên thế giới có nhà máy điện lớn nhất thế giới (đập Tam Hiệp) cùng với một hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu riêng với số lượng vệ tinh lớn nhất trên thế giới Trung Quốc đã khởi xướng Sáng kiến Vành đai và Con đường, một sáng kiến ​​xây dựng cơ sở hạ tầng toàn cầu lớn với số tiền tài trợ từ 50–100 tỷ USD mỗi năm Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường có thể là một trong những kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất trong lịch sử hiện đại Trung Quốc hiện có số lượng điện thoại di động hoạt động nhiều nhất thế giới, với trên 1,5 tỷ người sử dụng tính đến tháng năm 2018 Quốc gia này cũng đứng đầu thế giới về số người sử dụng Internet và băng thông rộng, với trên 800 triệu người sử dụng Internet tính đến năm 2018 tương đương với khoảng 60% dân số cả nước, phần lớn là qua các thiết bị di động Đến năm 2018, Trung Quốc có hơn tỷ người dùng 4G, chiếm 40% tổng số thế giới Trung Quốc đang đạt được những bước tiến nhanh chóng trong việc phát triển công nghệ 5G. Cuối năm 2018, Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm 5G thương mại với quy mô lớn Một báo cáo vào năm 2013 biểu thị rằng tốc độ đường truyền Internet trung bình toàn quốc là 3,14 MB/s.. China Mobile, China Unicom và China Telecom, là ba nhà cung cấp dịch vụ di động và internet lớn nhất Trung Quốc. Riêng China Telecom đã phục vụ hơn 145 triệu thuê bao băng thông rộng và 300 triệu người dùng di động; China Unicom có ​​khoảng 300 triệu người đăng ký; và China Mobile, công ty lớn nhất, có 925 triệu người dùng tính đến năm 2018 Một số công ty viễn thông của Trung Quốc, đáng chú nhất là Huawei và ZTE, bị cáo buộc làm gián điệp cho quân đội Trung Quốc. Trung Quốc đã phát triển hệ thống định vị vệ tinh riêng được đặt tên là Bắc Đẩu. Hệ thống này bắt đầu cung cấp dịch vụ định vị thương mại trên khắp châu vào năm 2012 cũng như các dịch vụ định vị trên toàn cầu từ cuối năm 2018. Kể từ cuối thập niên 1990, mạng lưới đường bộ quốc gia của Trung Quốc được mở rộng đáng kể thông qua thiết lập một mạng lưới quốc đạo và công lộ cao tốc. Năm 2011, các quốc đạo của Trung Quốc đạt tổng chiều dài trở thành hệ thống công lộ dài nhất trên thế giới. Vào năm 2018, đường cao tốc của Trung Quốc đã đạt tổng chiều dài là 142.500 km (88.500 mi), trở thành hệ thống đường cao tốc dài nhất thế giới Trung Quốc sở hữu thị trường lớn nhất thế giới đối với tô, vượt qua Hoa Kỳ về cả bán và sản xuất tô. Số xe bán được trong năm 2009 vượt quá 13,6 triệu và dự đoán đạt 40 triệu vào năm 2020. Trong các khu vực đô thị, xe đạp vẫn là một phương tiện giao thông phổ biến, tính đến năm 2012, có khoảng 470 triệu xe đạp tại Trung Quốc. Hệ thống đường sắt Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước, nằm trong số các hệ thống nhộn nhịp nhất trên thế giới. Năm 2013, đường sắt Trung Quốc vận chuyển khoảng 2,106 tỷ lượt hành khách, khoảng 3,967 tỷ tấn hàng hóa. Hệ thống đường sắt cao tốc Trung Quốc bắt đầu được xây dựng từ đầu thập niên 2000, xếp hàng đầu thế giới về chiều dài với đường ray vào năm 2013. Tính đến năm 2017, đất nước có 127.000 km (78.914 dặm) đường sắt, xếp thứ hai trên thế giới Đường sắt đáp ứng nhu cầu đi lại khổng lồ của người dân, đặc biệt là trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, thời điểm cuộc di cư hàng năm lớn nhất thế giới của loài người diễn ra Đến cuối năm 2019, mạng lưới đường sắt cao tốc Trung Quốc đã có tổng chiều dài hơn 35.000 km (21.748 dặm), trở thành mạng lưới đường sắt cao tốc dài nhất thế giới Các chuyến tàu trên tuyến Bắc Kinh Thượng Hải, Bắc Kinh Thiên Tân và Thành Đô Trùng Khánh đạt vận tốc lên tới 350 km /h (217 dặm giờ). Tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh Quảng Châu Thâm Quyến là tuyến đường sắt dài nhất thế giới và tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh Thượng Hải có ba cây cầu đường sắt dài nhất thế giới. Tàu đệm từ Thượng Hải, đạt vận tốc 431 km (268 mph), là dịch vụ tàu thương mại nhanh nhất thế giới. Tính đến tháng năm 2021, 44 thành phố của Trung Quốc có hệ thống giao thông công cộng đô thị đang hoạt động và 39 thành phố khác đã được phê duyệt xây dựng hệ thống tàu điện ngầm. Tính đến năm 2020, Trung Quốc sở hữu năm hệ thống tàu điện ngầm dài nhất thế giới các thành phố Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu, Thành Đô và Thâm Quyến. Tính đến năm 2017, Trung Quốc có 220 cảng hàng không thương mại, và trên hai phần ba số cảng hàng không được xây dựng trên toàn cầu trong năm 2013 là tại Trung Quốc, và Boeing cho rằng phi đội thương mại hoạt động tại Trung Quốc sẽ tăng từ 1.910 trong năm 2011 lên 5.980 vào năm 2031. Khoảng 80% không phận của Trung Quốc vẫn bị hạn chế cho sử dụng quân sự, và các hãng hàng không Trung Quốc chiếm tám trong số mười hãng hàng không châu tệ nhất về phương diện trì hoãn. Trong năm 2013, Sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh xếp hạng nhì thế giới về vận chuyển hành khách. Trung Quốc có trên 2.000 cảng sông và cảng biển, khoảng 130 trong số đó mở cửa cho thuyền ngoại quốc. Năm 2012, các cảng Thượng Hải, Hồng Kông, Thâm Quyến, Ninh Ba-Chu Sơn, Quảng Châu, Thanh Đảo, Thiên Tân, Đại Liên xếp hàng đầu thế giới về vận chuyển số lượng container và trọng tải hàng hóa. Theo kết quả điều tra nhân khẩu toàn quốc năm 2010, dân số nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 1.370.536.875. Khoảng 16,60% dân số từ 14 tuổi trở xuống, 70,14% từ 15 đến 59 tuổi, và 13,26% từ 60 tuổi trở lên. Do dân số đông và tài nguyên thiên nhiên suy giảm, chính phủ Trung Quốc rất quan tâm đến tốc độ tăng trưởng dân số, và từ năm 1978 họ đã nỗ lực tiến hành với kết quả khác nhau, nhằm thi hành một chính sách kế hoạch hóa gia đình nghiêm ngặt được gọi là "chính sách một con." Trước năm 2013, chính sách này tìm cách hạn chế mỗi gia đình có một con, ngoại trừ các dân tộc thiểu số và linh hoạt nhất định tại các khu vực nông thôn. Một nới lỏng lớn về chính sách được han hành vào tháng 12 năm 2013, cho phép các gia đình có hai con nếu một trong song thân là con một. Dữ liệu từ điều tra nhân khẩu năm 2010 cho thấy rằng tổng tỷ suất sinh là khoảng 1,4. Chính sách một con cùng với truyền thống trọng nam có thể góp phần vào mất cân bằng về tỷ suất giới tính khi sinh. Theo điều tra nhân khẩu năm 2010, tỷ suất giới tính khi sinh là 118,06 nam/100 nữ, cao hơn mức thông thường là khoảng 105 nam/100 nữ. Kết quả điều tra nhân khẩu vào năm 2013 cho thấy nam giới chiếm 51,27% tổng dân số. trong khi con số này vào năm 1953 là 51,82%. Trung Quốc chính thức công nhận 56 dân tộc riêng biệt, dân tộc đông dân nhất là người Hán, chiếm khoảng 91,51% tổng dân số. Người Hán là dân tộc đơn lẻ lớn nhất trên thế giới,, chiếm thiểu số tại Tây Tạng và Tân Cương và đông hơn các dân tộc khác tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại. Các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 8,49% tổng dân số Trung Quốc theo kết quả điều tra nhân khẩu năm 2010. So với điều tra nhân khẩu năm 2000, dân số người Hán tăng 66.537.177, hay 5,74%, trong khi tổng dân số của 55 dân tộc thiểu số tăng 7.362.627, hay 6,92%. Điều tra nhân khẩu năm 2010 cho thấy có 593.832 công dân ngoại quốc cư trú tại Trung Quốc, các nhóm lớn nhất đến từ Bắc Triều Tiên (120.750), Hoa Kỳ (71.493) và Nhật Bản (66.159). Trung Quốc có 292 ngôn ngữ đang tồn tại. Các ngôn ngữ phổ biến nhất thuộc nhánh Hán của ngữ hệ Hán-Tạng, gồm có Quan thoại (bản ngữ của 70% dân số), và các ngôn ngữ Hán khác: Ngô, Việt (hay Quảng Đông), Mân, Tương, Cám, và Khách Gia. Các ngôn ngữ thuộc nhánh Tạng-Miến như Tạng, Khương, Lô Lô được nói trên khắp cao nguyên Thanh Tạng và Vân Quý. Các ngôn ngữ thiểu số khác tại tây nam Trung Quốc gồm các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Tai-Kadai như tiếng Tráng, H'Mông-Miền và Nam Á. Tại khu vực đông bắc và tây bắc của Trung Quốc, các dân tộc thiểu số nói các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Altai như tiếng Mông Cổ và ngữ hệ Turk như tiếng Duy Ngô Nhĩ. Tiếng Triều Tiên là bản ngữ tại một số khu vực sát biên giới với Bắc Triều Tiên, và tiếng Sarikoli của người Tajik miền tây Tân Cương là một ngữ hệ Ấn-Âu. Tiếng phổ thông là một dạng của Quan thoại dựa trên phương ngôn Bắc Kinh, là quốc ngữ chính thức của Trung Quốc và được sử dụng làm một ngôn ngữ thông dụng trong nước giữa những cá nhân có bối cảnh ngôn ngữ khác biệt. Chữ Hán được sử dụng làm văn tự cho các ngôn ngữ Hán từ hàng nghìn năm, tạo điều kiện cho người nói các ngôn ngữ và phương ngôn Hán không hiểu lẫn nhau có thể giao tiếp thông qua văn tự. Năm 1956, Chính phủ Trung Quốc đưa ra chữ giản thể, thay thế cho chữ phồn thể. Chữ Hán được Latin hóa bằng hệ thống bính âm. Tiếng Tạng sử dụng chữ viết dựa trên mẫu tự Ấn Độ, các dân tộc Hồi giáo tại Trung Quốc thường sử dụng mẫu tự Ba Tư-Ả Rập, còn tiếng Mông Cổ tại Trung Quốc và tiếng Mãn sử dụng chữ viết bắt nguồn từ mẫu tự Duy Ngô Nhĩ cổ. Trong hàng thiên niên kỷ, văn minh Trung Hoa chịu ảnh hưởng từ nhiều phong trào tôn giáo khác nhau, Tam giáo Trung Hoa bao gồm Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo trên phương diện lịch sử có tác động quan trọng trong việc định hình văn hóa Trung Hoa. Các yếu tố của Tam giáo thường được kết hợp vào các truyền thống tôn giáo quần chúng hoặc dân gian. Hiến pháp Trung Quốc đảm bảo quyền tự do tôn giáo, song các tổ chức tôn giáo không được chính thức chấp thuận có thể phải chịu bách hại quy mô quốc gia. Ước tính về nhân khẩu tôn giáo tại Trung Quốc có sự khác biệt. Một nghiên cứu năm 2007 cho thấy 31,4% người Trung Quốc trên 16 tuổi là tín đồ tôn giáo, một nghiên cứu vào năm 2006 thì cho thấy 46% dân số Trung Quốc là tín đồ tôn giáo. Một nghiên cứu vào năm 2007 cho thấy các cá nhân tự xác định là tín đồ Phật giáo chiếm 11–16% dân số trưởng thành tại Trung Quốc, trong khi tín đồ Cơ Đốc giáo chiếm khoảng 3–4%, và tín đồ Hồi giáo chiếm khoảng 1%. Trung Quốc trải qua đô thị hóa đáng kể trong các thập niên vừa qua. Tỷ lệ dân số trong các khu vực đô thị tăng từ 20% vào năm 1990 lên 46% vào năm 2007 và 60% vào năm 2019. và dân số đô thị của Trung Quốc được dự tính đạt một tỷ vào năm 2030. Năm 2012, có trên 262 triệu công nhân di cư tại Trung Quốc. Trung Quốc có trên 160 thành phố có dân số đô thị trên một triệu, trong đó có bảy siêu đô thị (dân số hành chính trên 10 triệu) là Trùng Khánh, Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu, Thiên Tân, Thâm Quyến, và Vũ Hán. Đến năm 2025, ước tính Trung Quốc sẽ có 221 thành phố có trên một triệu dân cư đô thị. Kể từ năm 1986, giáo dục bắt buộc tại Trung Quốc bao gồm tiểu học và trung học cơ sở, tổng cộng kéo dài trong chín năm. Năm 2010, khoảng 82,5% học sinh tiếp tục học tập tại cấp trung học phổ thông kéo dài trong ba năm. Cao khảo là kỳ thi đầu vào đại học toàn quốc tại Trung Quốc, là điều kiện tiên quyết để nhập học trong hầu hết các cơ sở giáo dục bậc đại học. Năm 2010, 27% học sinh tốt nghiệp trung học tiếp tục theo học giáo dục đại học. Con số này đã tăng lên đáng kể trong nhiều năm qua, đạt 50% vào năm 2018 Trong tháng năm 2006, chính phủ cam kết cung cấp giáo dục chín năm hoàn toàn miễn phí, bao gồm sách giáo khoa và các loại phí. Đầu tư cho giáo dục hàng năm nâng từ dưới 50 tỷ USD trong năm 2003 lên trên 250 tỷ USD trong năm 2011. Tuy nhiên, vẫn còn bất bình đẳng trong chi tiêu giáo dục; như trong năm 2010, chi tiêu giáo dục trung bình cho một học sinh trung học cơ sở tại Bắc Kinh là 20.023 NDT, trong khi tại Quý Châu là 3.204 NDT. 96% dân số trên 15 tuổi biết đọc biết viết, so với 20% vào năm 1950. Năm 2009, học sinh Trung Quốc đến từ Thượng Hải đã đạt được kết quả tốt nhất thế giới về toán học, khoa học và đọc viết, theo một bài kiểm tra của Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (PISA), một cuộc đánh giá trên toàn thế giới về thành tích học tập của học sinh 15 tuổi Mặc dù đạt kết quả cao, giáo dục Trung Quốc cũng vấp phải sự chỉ trích từ cả trong nước và quốc tế vì quá chú trọng vào học thuộc lòng và sự chênh lệch quá lớn về chất lượng giáo dục giữa nông thôn với thành thị Tính đến năm 2020, Trung Quốc có số lượng trường đại học top đầu nhiều thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ Hiện tại, Trung Quốc chỉ xếp sau Hoa Kỳ về số đại diện nằm trong danh sách 200 trường đại học hàng đầu theo ARWU Trung Quốc là nơi có hai trường đại học tốt nhất khu vực Châu Châu Đại Dương và các nước mới nổi (Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh) theo Xếp hạng Đại học Thế giới của Times Higher Education Bộ tế cùng sở tế cấp tỉnh giám sát nhu cầu tế của dân cư Trung Quốc. Đặc điểm của chính sách tế Trung Quốc kể từ đầu thập niên 1950 là tập trung vào học công cộng và học dự phòng. Đương thời, Đảng Cộng sản bắt đầu Chiến dịch tế ái quốc nhằm cải thiện vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân, cũng như điều trị và ngăn ngừa một số bệnh. Các bệnh hoành hành tại Trung Quốc khi trước như tả, thương hàn và tinh hồng nhiệt gần như bị tiệt trừ trong chiến dịch này. Sau khi Đặng Tiểu Bình bắt đầu thi hành cải cách kinh tế vào năm 1978, tình hình tế của quần chúng Trung Quốc được cải thiện nhanh chóng do dinh dưỡng tốt hơn, song nhiều dịch vụ tế công cộng miễn phí tại khu vực nông thôn biến mất cùng với các công xã nhân dân. Chăm sóc tế tại Trung Quốc bị tư nhân hóa phần lớn, tuy có sự gia tăng đáng kể về chất lượng nhưng cũng kéo theo chi phí tế tăng vọt, khiến người thu nhập thấp không có đủ tiền chữa bệnh. Năm 2009, chính phủ bắt đầu một sáng kiến cung cấp chăm sóc tế quy mô lớn kéo dài trong năm trị giá 124 tỷ USD. Đến năm 2011, chiến dịch đạt kết quả 95% dân số Trung Quốc có bảo hiểm tế cơ bản. Năm 2011, Trung Quốc được ước tính là nước cung cấp dược phẩm lớn thứ ba thế giới, song dân cư Trung Quốc phải chịu tổn hại từ việc phát triển và phân phối các dược phẩm giả. Tuổi thọ dự tính khi sinh tại Trung Quốc là 75 năm, và tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh là 11‰ vào năm 2013. Cả hai chỉ số đều được cải thiện đáng kể so với thập niên 1950. Tỷ lệ còi cọc bắt nguồn từ thiếu dinh dưỡng giảm từ 33,1% vào năm 1990 xuống 9,9% vào năm 2010. Mặc dù có các cải thiện đáng kể về tế và kiến thiết cơ sở tế tiến bộ, song Trung Quốc có một số vấn đề tế công cộng mới nổi, như các bệnh về đường hô hấp do nhiễm không khí trên quy mô rộng, hàng trăm triệu người hút thuốc lá, và sự gia tăng béo phì trong các dân cư trẻ tại đô thị. Dân số lớn và các thành phố đông đúc dẫn đến bùng phát các dịch bệnh nghiêm trọng trong thời gian gần đây, như bùng phát SARS vào năm 2003 và dịch COVID-19 vào năm 2020. Năm 2010, nhiễm không khí khiến cho 1,2 triệu người chết sớm tại Trung Quốc. Từ thời cổ đại, văn hóa Trung Quốc đã chịu ảnh hưởng mạnh từ Nho giáo và các triết lý cổ điển. Trong hầu hết các triều đại, có thể đạt được cơ hội thăng tiến xã hội thông qua việc giành thành tích cao trong các kỳ khoa cử vốn bắt đầu từ thời Hán. Chú trọng văn chương trong các kỳ khoa cử tác động đến nhận thức chung về tinh thế văn hóa tại Trung Quốc, như niềm tin rằng thư pháp, thi họa là các loại hình nghệ thuật đứng trên nhạc kịch. Văn hóa Trung Quốc từ lâu đã tập trung vào thức lịch sử sâu sắc và phần lớn là hướng nội. Khảo thí và nhân tài vẫn được đánh giá rất cao tại Trung Quốc hiện nay. Các lãnh đạo đầu tiên của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tìm cách thay đổi một số khía cạnh truyền thống của văn hóa Trung Quốc, như quyền chiếm hữu đất tại nông thôn, phân biệt giới tính, và hệ thống Nho học trong giáo dục, trong khi duy trì những khía cạnh khác, như cấu trúc gia đình và văn hóa phục tùng quốc gia. Một số nhà quan sát nhìn nhận giai đoạn sau năm 1949 như một sự tiếp tục lịch sử triều đại Trung Hoa truyền thống, một số khác thì cho rằng sự thống trị của Đảng Cộng sản gây tổn hại cho nền tảng của văn hóa Trung Hoa, đặc biệt là qua các phương trào chính trị như Cách mạng văn hóa trong thập niên 1960, khi đó nhiều khía cạnh văn hóa truyền thống bị phá hủy do bị nhìn nhận là lạc hậu hay tàn tích của phong kiến. Nhiều khía cạnh quan trọng của đạo đức và văn hóa Trung Hoa truyền thống, như Khổng giáo, nghệ thuật, văn chương, nghệ thuật trình diễn như Kinh kịch, bị biến đổi để phù hợp với các chính sách và tuyên truyền của chính phủ đương thời. Hiện nay, việc tiếp cận với truyền thông ngoại quốc bị hạn chế cao độ; mỗi năm chỉ có 34 phim ngoại quốc được phép trình chiếu trong các rạp chiếu phim tại Trung Quốc. Ngày nay, Chính phủ Trung Quốc chấp thuận nhiều yếu tố của văn hóa Trung Hoa truyền thống có tính nguyên tắc đối với xã hội Trung Quốc. Cùng với sự gia tăng của chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa và kết thúc Cách mạng văn hóa, nhiều hình thức nghệ thuật, văn chương, âm nhạc, điện ảnh, trang phục, và kiến trúc về Trung Hoa truyền thống chứng kiến một sự phục hưng mạnh mẽ, Trung Quốc hiện đứng thứ ba thế giới về số du khách ngoại quốc đến tham quan, với 55,7 khách quốc tế trong năm 2010. Ước tính có 740 triệu du khách Trung Quốc lữ hành nội địa trong tháng 10 năm 2012. Ẩm thực Trung Quốc rất đa dạng, có nền tảng là lịch sử ẩm thực kéo dài hàng thiên niên kỷ. Các quân chủ Trung Hoa cổ đại được biết là có nhiều phòng ăn trong cung, mỗi phòng lại chia thành vài gian, mỗi gian phục vụ một loại món ăn đặc trưng. Lúa gạo là cây lương thực phổ biến nhất, được trồng tại phía nam Hoài Hà; lúa mì là loại cây trồng phổ biến thứ nhì và tập trung tại đồng bằng miền bắc. Thịt lợn là loại thịt phổ biến nhất tại Trung Quốc, chiếm khoảng 75% tổng lượng tiêu thụ thịt toàn quốc. Gia vị là trọng tâm trong ẩm thực Trung Hoa. Văn học Trung Quốc nở rộ kể từ triều đại nhà Chu. Văn học đây có thể hiểu rộng là tất cả những văn bản cổ điển của Trung Quốc trình bày một loạt các tư tưởng và bao trùm mọi lĩnh vực chứ không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật. Một trong số những văn bản lâu đời nhất và có tầm ảnh hưởng lớn nhất bao gồm Kinh Dịch và Kinh Thư nằm trong bộ Tứ Thư và Ngũ Kinh được coi là nền tảng của Nho giáo Thơ Trung Quốc đạt đến đỉnh cao trong thời đại nhà Đường, với những nhà thơ kiệt xuất như Lý Bạch và Đỗ Phủ Sử học Trung Quốc có đại diện tiêu biểu là Tư Mã Thiên với cuốn Sử ký. Tiểu thuyết là một thể loại văn học phát triển từ thời nhà Minh, nổi tiếng nhất là tác phẩm được coi như Tứ đại danh tác bao gồm Tam quốc diễn nghĩa, Tây du ký, Thủy hử và Hồng lâu mộng. Một số cái tên lớn của nền văn học Trung Quốc hiện đại có thể kể đến như Lỗ Tấn, Hồ Thích, Mạc Ngôn, Cao Hành Kiện, Thẩm Tòng Văn, Trương Ái Linh.... Thời Xuân Thu Chiến Quốc, Trung Quốc đã xuất hiện rất nhiều những nhà tư tưởng đưa ra những lý thuyết để tổ chức xã hội và giải thích các vấn đề của cuộc sống. Bách Gia Chư Tử chứng kiến sự mở rộng to lớn về văn hóa và trí thức Trung Quốc kéo dài từ 770 đến 222 TCN, được gọi là thời đại hoàng kim của tư tưởng Trung Quốc khi nó chứng kiến sự nảy sinh của nhiều trường phái tư tưởng khác nhau như Khổng giáo, Đạo giáo, Pháp gia, Mặc gia, Âm dương gia (với các thuyết âm dương, ngũ hành, bát quái). Giữa các trào lưu này có sự tranh luận cũng như học hỏi, giao thoa với nhau. Sau này, vào thời nhà Đường, Phật giáo được du nhập từ Ấn Độ cũng trở thành một trào lưu tôn giáo và triết học tại Trung Hoa. Phật giáo phát triển tại đây pha trộn với Nho giáo và Đạo giáo tạo ra các trường phái, các tư tưởng mới khác với Phật giáo nguyên thủy. Giống với triết học Tây phương, triết học Trung Hoa có nhiều tư tưởng phức tạp và đa dạng với nhiều trường phái và đều đề cập đến mọi lĩnh vực và chuyên ngành của triết học. Triết học đạo đức, triết học chính trị, triết học xã hội, triết học giáo dục, logic và siêu hình học đều được tìm thấy trong triết học Trung Quốc với những quan điểm sâu sắc, độc đáo khác với các nền triết học khác. Triết học Trung Quốc, đặc biệt là Nho giáo, trở thành nền tảng tư tưởng của xã hội Trung Quốc. Trên nền tảng đó người Trung Quốc xây dựng các thể chế nhà nước và toàn bộ cấu trúc xã hội của họ. Chân dung Mao Trạch Đông tại Quảng trường Thiên An Môn Nghệ thuật quân sự trong giai đoạn Xuân Thu Chiến Quốc cũng xuất hiện hai nhà tư tưởng lớn là Tôn Tử và Tôn Tẫn với những quyển binh pháp quân sự nổi tiếng. thời hiện đại, Chủ nghĩa Mao do Mao Trạch Đông sáng tạo nên được coi là một nhánh của chủ nghĩa cộng sản với sự kết hợp giữa chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa Stalin được biến đổi theo những điều kiện kinh tế xã hội của Trung Quốc. Mao Trạch Đông là người có ác cảm với nhiều truyền thống văn hóa, tư tưởng của Trung Quốc. Ông muốn hủy bỏ nền văn hóa truyền thống để mau chóng hiện đại hóa quốc gia bằng cách làm cuộc Cách mạng văn hóa phá hủy một cách có hệ thống các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể cổ truyền của Trung Quốc. Tuy nhiên cuộc cách mạng này đã thất bại khi nó không thể xây dựng được những giá trị văn hóa mới mà chỉ phá hủy văn hóa cũ và bị các cá nhân, phe phái trong Đảng Cộng sản Trung Quốc lợi dụng để triệt hạ nhau. Sau thời kỳ Cách mạng văn hóa, các yếu tố văn hóa truyền thống bắt đầu được khôi phục, và hiện nay được coi là một nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Tập tin:Xian guerreros terracota thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng.|thế= Hội họa Trung Quốc có lịch sử 5000–6000 năm với các loại hình: bạch họa, bản họa, bích họa. Đặc biệt là nghệ thuật vẽ tranh thủy mặc, có ảnh hưởng nhiều tới các nước Châu Á. Cuốn Lục pháp luận của Tạ Hách đã tổng kết những kinh nghiệm hội họa từ đời Hán đến đời Tùy. Tranh phong cảnh được coi là đặc trưng của nền hội họa Trung Quốc, mà đã phát triển đỉnh cao từ thời kì Ngũ Đại đến thời Bắc Tống (907–1127). Điêu khắc Trung Quốc được phân thành các ngành riêng như: Ngọc điêu, thạch điêu, mộc điêu. Những tác phẩm nổi tiếng như cặp tượng Tần ngẫu đời Tần, tượng Lạc sơn đại Phật đời Tây Hán (pho tượng cao nhất thế giới), tượng Phật nghìn mắt nghìn tay. Không giống như phong cách kiến trúc Phương Tây, kiến trúc Trung Hoa chú trọng đến chiều rộng hơn là chiều cao của công trình. Phong thủy đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng. Một số công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới có thể kể đến như: Vạn Lý Trường Thành (dài 6700 km), Thành Trường An, Cố cung, Tử Cấm Thành Bắc Kinh, Lăng mộ Tần Thủy Hoàng... Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) là đài truyền hình phát sóng chủ yếu tại Trung Quốc đại lục. Tin tức của Đài được biên tập bởi Ban Tuyên giáo Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Số lượng các tờ báo Trung Quốc đại lục kể từ 1968 đã tăng từ 42 cho đến hơn 2.200 ngày nay. Theo một ước tính chính thức, hiện có hơn 7.000 báo và tạp chí trong nước Một số tờ báo lớn do Nhà nước kiểm soát là: Nhân dân Nhật báo, Bắc Kinh Nhật báo, và Hoàn Cầu Thời Báo.Cơ quan thông tấn chính Trung Quốc là Tân Hoa Xã. Internet Trung Quốc bị kiểm duyệt chặt chẽ với công cụ "Phòng hỏa trường thành" hay "Tường lửa vĩ đại". Facebook bị chặn Trung Quốc từ năm 2009 và Google đã bị chặn một năm sau đó. Trung Quốc đã đón 55,7 triệu lượt khách du lịch quốc tế vào năm 2010, vào năm 2012 Trung Quốc là quốc gia có lượt khách đến thăm nhiều thứ ba trên thế giới Trung Quốc là nước có số lượng Di sản Thế giới được UNESCO công nhận nhiều nhất (55), và là một trong những điểm đến du lịch phổ biến nhất trên thế giới (đứng đầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương). Theo dự báo của Euromonitor International, Trung Quốc sẽ trở thành điểm đến phổ biến nhất thế giới đối với khách du lịch vào năm 2030.. Âm nhạc Trung Quốc bao gồm một loạt các thể loại âm nhạc từ âm nhạc truyền thống đến âm nhạc hiện đại. Âm nhạc Trung Quốc có nguồn gốc từ trước thời tiền đế quốc. Các nhạc cụ truyền thống của Trung Quốc theo truyền thống được nhóm thành tám loại được gọi là bát âm (八音). Kinh kịch truyền thống Trung Quốc là một hình thức âm nhạc sân khấu Trung Quốc có nguồn gốc hàng ngàn năm và chia thành nhiều phong cách khác nhau theo khu vực như kinh kịch Bắc Kinh và kinh kịch Quảng Đông. Nhạc pop Trung Quốc (C-Pop), rap Trung Quốc, hip hop Trung Quốc và hip hop Hồng Kông đã trở nên phổ biến trong thời hiện đại Điện ảnh lần đầu tiên được giới thiệu đến Trung Quốc vào năm 1896 và bộ phim Trung Quốc đầu tiên, Đình Quân Sơn, được phát hành vào năm 1905 Trung Quốc có số lượng rạp chiếu phim lớn nhất thế giới kể từ năm 2016 Trung Quốc trở thành thị trường điện ảnh có doanh thu lớn nhất trong thế giới vào năm 2020 bộ phim có doanh thu cao nhất Trung Quốc hiện tại là Chiến Lang 2 (2017), Na Tra (2019), Lưu lạc Địa cầu (2019), Đại chiến hồ Trường Tân (2021). Hán phục là trang phục truyền thống của người Hán Trung Quốc. Sườn xám là một trang phục truyền thống phổ biến dành cho nữ giới. Phong trào phục hưng Hán phục đã trở nên phổ biến trong thời gian gần đây Tập tin:Beijing national vận động Tổ Chim, nơi diễn ra lễ khai mạc và bế mạc của Olympic Bắc Kinh 2008.|thế= Trung Quốc sở hữu một trong những văn hóa thể thao lâu đời nhất trên thế giới. Có bằng chứng biểu thị rằng bắn cung (xạ tiễn) được thực hành từ thời Tây Chu. Đấu kiếm (kiếm thuật) và một dạng bóng đá (xúc cúc) cũng truy nguyên từ các triều đại ban đầu của Trung Quốc. Ngày nay, một số môn thể thao phổ biến nhất tại Trung Quốc gồm võ thuật, bóng rổ, bóng đá, bóng bàn, cầu lông, thể thao dưới nước và snooker. Các trò chơi trên bàn như cờ vây, cờ tướng, và gây đây hơn là cờ vua cũng được chơi cấp độ chuyên nghiệp. Rèn luyện thể chất được chú trọng cao trong văn hóa Trung Hoa, các bài tập buổi sáng như khí công và thái cực quyền được thực hành rộng rãi, và phòng tập thể dục và câu lạc bộ sức khỏe thương mại trở nên phổ biến trên toàn quốc. Những thanh niên Trung Quốc cũng thích bóng đá và bóng rổ, đặc biệt là trong các trung tâm đô thị có không gian hạn chế. Bóng rổ hiện đang là môn thể thao phổ biến nhất Trung Quốc quốc gia này cũng sản sinh ra nhiều cầu thủ tầm cỡ thế giới như Diêu Minh hay Dịch Kiến Liên. Đội tuyển bóng đá quốc gia Trung Quốc từng tham dự Giải vô địch bóng đá thế giới 2002. Trung Quốc giữ thế thống trị trong các môn thể thao như bóng bàn (với Mã Long là vận động viên bóng bàn số thế giới), cầu lông (với những tay vợt hàng đầu như Lâm Đan hay Thầm Long), và kung fu. Ngoài ra, Trung Quốc còn là nơi có số người đi xe đạp lớn nhất, với 470 triệu xe đạp trong năm 2012. Nhiều môn thể thao truyền thống khác như đua thuyền rồng, vật kiểu Mông Cổ, và đua ngựa cũng phổ biến. Trung Quốc tham dự Thế vận hội lần đầu tiên vào năm 1932, và với quốc hiệu hiện hành từ năm 1952. Trung Quốc đăng cai Thế vận hội Mùa hè 2008 tại Bắc Kinh, và giành được số huy chương vàng nhiều nhất trong số các quốc gia tham dự.. Trung Quốc cũng là nơi đã tổ chức Thế vận hội Mùa đông 2022. Lịch sử Trung Quốc Văn hóa Trung Quốc Ẩm thực Trung Quốc Barnouin, Barbara, and Yu Changgen. Zhou Enlai: Political Life (2005) Chang, Jung and Jon Halliday. Mao: The Unknown Story, (2005), 814 pages, Dikötter, Frank. The Tragedy of Liberation: History of the Chinese Revolution, 1945–57. (New York: Bloomsbury Press, 2013). Dikötter, Frank. Mao's Great Famine: The History of China's Most Devastating Catastrophe, 1958–62. (London: Bloomsbury, 2010). Dittmer, Lowell. China's Continuous Revolution: The Post-Liberation Epoch, 1949–1981 (1989) online free. Garver, John W. China's Quest: The History of the Foreign Relations of the People's Republic (2nd ed. 2016) Both sympathetic and critical. Kirby, William C.; Ross, Robert S.; and Gong, Li, eds. Normalization of U.S.-China Relations: An International History. (2005). 376 pp. Li, Xiaobing. A History of the Modern Chinese Army (2007) MacFarquhar, Roderick and Fairbank, John K., eds. The Cambridge History of China. Vol. 15: The People's Republic, Part 2: Revolutions within the Chinese Revolution, 1966–1982. Cambridge U. Press, 1992. 1108 pp. Meisner, Maurice. Mao's China and After: History of the People's Republic, 3rd ed. (Free Press, 1999), dense book with theoretical and political science approach. Pantsov, Alexander and Steven I. Levine. Deng Xiaoping: Revolutionary Life. Oxford University Press, 2015). Pantsov, Alexander, With Steven Levine. Mao: The Real Story. (New York: Simon Schuster, 2012). Spence, Jonathan. Mao Zedong (1999) Walder, Andrew G. China under Mao: Revolution Derailed (Harvard University Press, 2015) 413 pp. online review Wang, Jing. High Culture Fever: Politics, Aesthetics, and Ideology in Deng's China (1996) complete text online free Clark, Paul. The Chinese Cultural Revolution: History (2008), favorable look at artistic production excerpt and text search Esherick, Joseph W.; Pickowicz, Paul G.; and Walder, Andrew G., eds. The Chinese Cultural Revolution as History. (2006). 382 pp. Jian, Guo; Song, Yongyi; and Zhou, Yuan. Historical Dictionary of the Chinese Cultural Revolution. (2006). 433 pp. Richard Curt Kraus. The Cultural Revolution: Very Short Introduction. (New York: Oxford University Press, Very Short Introductions Series, 2012). MacFarquhar, Roderick and Fairbank, John K., eds. The Cambridge History of China. Vol. 15: The People's Republic, Part 2: Revolutions within the Chinese Revolution, 1966–1982. Cambridge U. Press, 1992. 1108 pp. MacFarquhar, Roderick and Michael Schoenhals. Mao's Last Revolution. (2006). MacFarquhar, Roderick. The Origins of the Cultural Revolution. Vol. 3: The Coming of the Cataclysm, 1961–1966. (1998). 733 pp. Yan, Jiaqi and Gao, Gao. Turbulent Decade: History of the Cultural Revolution. (1996). 736 pp. Trang web con người Trung Quốc Trang web của Ban Tiếng Việt Nam Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc China.org.cn Wedsite chính quyền Trung Quốc Chinese politics: New York Times (cần đăng ký) China in red PBS: Frontline Khám phá Trung Quốc Go Taikonauts! Trang Web của một người dân Trung Quốc về chương trình vũ trụ Trung Quốc Bài đọc về chương trình vũ trụ của Trung Quốc
Trung Quốc
Quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc, Quốc gia BRICS, Quốc gia châu, Quốc gia Đông Bắc
Hình:Tsukumi in Oita Prefecture showing location of Tsukumi in Oita Prefecture (as of 2006). là một thành phố thuộc tỉnh Ōita, Nhật Bản. Thành phố được thành lập ngày 01 tháng năm 1951. Đến năm 2003, dân số thành phố là 22.336 người trên diện tích 79,38 km², mật độ 281,38 người/ km². Tsukumi official website
null
Khu định cư cảng Nhật Bản
Acanthurus monroviae là một loài cá biển thuộc chi Acanthurus trong họ Cá đuôi gai. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1876. Danh pháp của loài cá này, monroviae, được đặt theo tên của nơi đầu tiên phát hiện ra chúng, thủ đô Monrovia của Liberia. A. monroviae có phạm vi phân bố phổ biến Đông Đại Tây Dương. Loài cá này được ghi nhận từ vùng biển ngoài khơi phía nam Maroc trải dài dọc theo bờ biển Tây Phi đến Angola, bao gồm các tất cả các quần đảo ngoài khơi là quần đảo Canary, quần đảo Cape Verde và São Tomé và Príncipe trong vịnh Guinea. A. monroviae cũng đã mở rộng phạm vi của loài đến Địa Trung Hải. Nhiều cá thể của A. monroviae đã được tìm thấy dọc theo bờ biển phía nam Bồ Đào Nha, phía nam Tây Ban Nha, ngoài khơi Algérie, Tunisia và Israel. Ngoài ra, Tây Đại Tây Dương, A. monroviae cũng đã được ghi nhận vùng biển phía đông nam của bang São Paulo, Brazil. A. monroviae sinh sống gần các rạn san hô mọc trên đáy đá, và cũng được tìm thấy trong các đầm phá và gần cửa sông. Loài này đã được ghi nhận là sống độ sâu đến 200 m, nhưng độ sâu sinh sống phổ biến thường từ khoảng 40 trở lại. Chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận A. monroviae là 45 cm. Loài cá này có một mảnh xương nhọn chĩa ra mỗi bên cuống đuôi tạo thành ngạnh sắc, là đặc điểm của họ Cá đuôi gai. Ngạnh của chúng có màu vàng nâu, và được bao quanh bởi một đốm màu vàng da cam nổi bật. Cơ thể của A. monroviae có màu nâu xám với những đường vân dọc theo chiều ngang hai bên cơ thể. Vây ngực có vệt màu vàng nâu mờ. Đuôi lõm, sáng màu hơn thân, thùy đuôi nhọn. Các vây sẫm nâu hơn thân. Số gai vây lưng: 9; Số tia vây vây lưng: 24 26; Số gai vây hậu môn: 3; Số tia vây vây hậu môn: 24 26. A. monroviae ăn động vật phù du, thực vật phù du và vụn hữu cơ. A. monroviae thường sống đơn độc; ngoài khơi Brazil, loài này được quan sát là đã nhập vào đàn của Acanthurus chirurgus và kiếm ăn cùng với các thành viên trong đàn. A. monroviae là một thành phần của ngành thương mại cá cảnh. Loài này có giá dao động từ 199,95 đến 299,95 USD một con. A. monroviae được thu thập phổ biến nhất là từ ​​Nam Maroc cho đến Nigeria, bao gồm cả Cape Verde.
''Acanthurus monroviae
Cá Đại Tây Dương, Cá Tây Phi, Cá Algérie, Cá Angola, Cá Địa Trung Hải, Động vật được mô tả năm 1876
webbiana' là một loài dương xỉ trong họ Tectariaceae. Loài này được Alston mô tả khoa học đầu tiên năm 1939. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. Thể
null
Unresolved names
Orzegów () là một quận phía đông bắc của Ruda ląska, Silesian Voivodeship, miền nam Ba Lan. Nó có diện tích 2,5 km² và vào năm 2006, có 8.439 người sinh sống. Khu định cư lần đầu tiên được đề cập vào năm 1305 với tên Osegow. Ngôi làng ban đầu thuộc về Công tước xứ Bytom, một khoản phí của Vương quốc Bohemia, sau năm 1526 trở thành một phần của Vương triều Habsburg. Sau chiến tranh Silesian, khu vực này trở thành một phần của Vương quốc Phổ. Trước cuộc cách mạng công nghiệp vào thế kỷ 19, khu định cư nông thôn của Orzegów đã nói dối dọc theo đường phố ngày nay là Bytomska. Nowy Orzegów (New Orzegów) được phát triển xung quanh nhà thờ St. Michael (được xây dựng vào những năm 1894-95) trong thế kỷ 20. Mỏ than đầu tiên, König David, được đề cập vào năm 1768, nó được viếng thăm bởi Johann Wolfgang von Goethe vào năm 1790. Vào năm 1826, ngôi làng được Karl Godulla mua lại. Năm 1829, ông đã mở một mỏ than Orzegów. Karl Godula đã xây dựng một máy trộn kẽm phía nam Orzegów, nơi sau đó một khu định cư riêng biệt được phát triển, cụ thể là Godula. Sau Thế chiến Thượng Silesia plebiscite 2.857 trong số 4.211 cử tri Orzegow đã bỏ phiếu ủng hộ việc gia nhập Ba Lan, chống lại 1.345 chọn lại Đức. Sau đó, nó trở thành một phần của Silesian Voivodeship, Cộng hòa Ba Lan thứ hai. Sau đó nó bị Đức Quốc xã thôn tính vào đầu Thế chiến II. Sau chiến tranh, nó đã được khôi phục lại Ba Lan. Orzegów tạo thành một gmina (đô thị) được sáp nhập vào Ruda vào năm 1951, và là một phần của Ruda đã được hợp nhất với Nowy Bytom để thành lập Ruda ląska vào ngày 31 tháng 12 năm 1958.
Orzegów
Hình:Rosa canina blatt 2005.05.26 tầm xuân (Rosa canina), cho thấy cuống lá, hai lá kèm, trục và năm lá chét. Trong thực vật học, cuống lá (tiếng Anh: petiole) là cuống gắn kết phiến lá với thân cành. Cuống lá là phần chuyển tiếp giữa thân cành và phiến lá. Tại một số loài xuất hiện một bộ phận nhỏ mọc thành đôi gốc cuống lá gọi là lá kèm (hay lá bẹ). Những lá thiếu mất cuống lá thì gọi là lá không cuống (sessile hay Cuống lá cây đại hoàng Cuống lá là cuống đính kèm một lá với thân cành thực vật. những lá có cuống, cuống lá có thể dài, như lá cần tây và đại hoàng, ngắn hoặc hoàn toàn không có, trong trường hợp này phiến lá sẽ đính kèm trực tiếp với thân cành và trở thành lá không cuống. Những lá có cuống phụ thì nằm gần cuống lá, hay có một cuống lá cực ngắn, và có khả năng trở thành lá không cuống. Họ Orobanchaceae là một ví dụ về họ thực vật luôn có những lá không cuống. vài nhóm thực vật khác, như chi Veronica, lá có cuống và không cuống có thể xuất hiện trong những loài khác nhau. cỏ (họ Hòa thảo), lá không có cuống, nhưng phiến lá có thể bị kẹp tại mép nối với bẹ lá để hình thành nên cuống lá giả như loài tre Pseudosasa japonica. cây lá kép, lá chét gắn với phần tiếp nối của cuống lá gọi là trục (rachis). Mỗi lá chét có thể đính kết với trục bằng một cuống ngắn gọi là cuống nhỏ hay cuống lá chét (petiolule). Một số cây có những vùng phồng căng tại gốc cuống lá gọi là thể gối (pulvinus), hình thành từ một mô linh hoạt cho phép lá cử động. Thể gối có mặt phổ biến họ Đậu và họ Dong. Thể gối nào nằm trên một cuống lá thì gọi là pulvinulus. một số thực vật, cuống lá lại dẹt và trải ra, trở thành cuống dạng lá (phyllode) hay thân dạng lá (cladophyll), và những lá thật có thể tiêu giảm hoặc biến mất. Dẫn đến, cuống dạng lá sẽ đảm nhận những chức năng của lá. Cuống dạng lá xuất hiện phổ biến chi Keo (Acacia), đặc biệt là những loài bản địa Úc, từng có lúc được xếp vào phân chi dưới Acacia. Hình:Acacia koa with phyllode between the branch and the compound Acacia koa với cuống dạng lá giữa cành và lá kép loài keo Acacia koa, cuống dạng lá dai cứng và dày, giúp cây sống sót qua những điều kiện môi trường căng thẳng. thực vật thủy sinh ngập một phần dưới nước, cuống lá giữ các lá trôi nổi tại những độ sâu cách biệt, lúc này cuống lá là phần trung gian giữa mắt và thân. những cây như đại hoàng (Rheum rhabarbarum), cần tây (Apium graveolens), atisô và rau ca đông (Cynara cardunculus), cuống lá là phần thu hoạch có thể ăn được. Cuống lá đại hoàng phát triển trực tiếp từ thân rễ và tạo lá tại đầu tận cùng. Người ta phân loại đại hoàng là một loại rau về mặt thực vật học và là một loại quả về mặt ẩm thực. *Đáp ứng ứng động yếu
cuống lá
Hình thái học thực vật
7351 Yoshidamichi (1993 XB1) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 12 tháng 12 năm 1993 bởi T. Kobayashi Oizumi. JPL Small-Body Database Browser ngày 7351 Yoshidamichi
7351 Yoshidamichi
Henutmire là một công chúa, đồng thời là một vương hậu thuộc Vương triều thứ 19 trong lịch sử Ai Cập cổ đại. Bà là một trong người vợ được sắc phong danh hiệu Chánh cung của Pharaon của pharaon Ramesses II. Henutmire được suy đoán là con út của pharaon Seti và vương hậu Tuya, vì thế Henutmire sẽ là em gái của pharaon Ramesses II. Giả thuyết này bắt nguồn từ bức tượng lớn bằng đá hoa cương của Tuya, phía dưới chân tượng là hình ảnh và khung tên của công chúa Henutmire. Dựa vào đó có thể kết luận rằng Henutmire là con gái của Seti và Tuya. Tuy nhiên, Henutmire lại không được gọi là "Chị em gái của Vua", như danh hiệu mà công chúa Tia (chị em với Ramesses II) đã được nhận. Tuy nhiên Henutmire vẫn được gọi là "Con gái của Vua", vì thế khó xác định được rằng bà là em gái hay con gái của Ramesses II Bà đã kết hôn với vua Ramesses II và được sắc phong làm chánh cung, không rõ thời gian nào. Nếu Henutmire là con gái của Ramesses, thì bà là công chúa thứ tư được phong làm vương hậu của cha mình, bên cạnh Bintanath, Meritamen và Nebettawy. Như những bà hậu khác của Ramesses II, Henutmire được nhận toàn bộ những danh hiệu mà một hoàng hậu có được. Henutmire cũng xuất hiện trên nhiều bức tượng của Ramesses II. Tại Hermopolis, một bức tượng của Ramesses II có khắc hình ảnh của bà và công chúa Bintanath. Henutmire mất vào khoảng năm 40 của Ramesses, táng tại QV75, Thung lũng các Hoàng hậu. Mộ của bà đã bị những tên cướp mộ đột nhập, cỗ quan tài của bà sau đó được tái sử dụng cho vua Harsiese (Vương triều thứ 22). Cỗ quan tài của Henutmire hiện đang được lưu giữ tại Viện bảo tàng Ai Cập. Harsiese
Henutmire
Công chúa Ai Cập cổ đại, Vương hậu Ai Cập cổ đại, Seti, Ramesses II
Quattro Castella là một đô thị tỉnh Reggio Emilia trong vùng Emilia-Romagna, có vị trí cách khoảng 70 km về phía tây của Bologna và khoảng 15 km về phía tây nam của Reggio Emilia.Entrance to Quattro Castella Tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 12.098 và diện tích 46,1 km². Quattro Castella giáp các đô thị: Albinea, Bibbiano, Reggio Emilia, San Polo d'Enza, Vezzano sul Crostolo. Colors= id:lightgrey value:gray(0.9) id:darkgrey value:gray(0.8) id:sfondo id:barra ImageSize width:455 height:303 PlotArea left:50 bottom:50 top:30 right:30 DateFormat x.y Period from:0 till:12000 TimeAxis AlignBars justify ScaleMajor increment:2000 start:0 ScaleMinor increment:500 start:0 canvas:sfondo BarData= bar:1861 text:1861 bar:1871 text:1871 bar:1881 text:1881 bar:1901 text:1901 bar:1911 text:1911 bar:1921 text:1921 bar:1931 text:1931 bar:1936 text:1936 bar:1951 text:1951 bar:1961 text:1961 bar:1971 text:1971 bar:1981 text:1981 bar:1991 text:1991 bar:2001 text:2001 PlotData= color:barra width:20 align:left bar:1861 from: till:4113 bar:1871 from: till:4654 bar:1881 from: till:4713 bar:1901 from: till:5314 bar:1911 from: till:5991 bar:1921 from: till:6605 bar:1931 from: till:6862 bar:1936 from: till:6624 bar:1951 from: till:6562 bar:1961 from: till:5877 bar:1971 from: till:6347 bar:1981 from: till:8332 bar:1991 from: till:9515 bar:2001 from: till:11204 PlotData= bar:1861 at:4113 fontsize:XS text: 4113 shift:(-8,5) bar:1871 at:4654 fontsize:XS text: 4654 shift:(-8,5) bar:1881 at:4713 fontsize:XS text: 4713 shift:(-8,5) bar:1901 at:5314 fontsize:XS text: 5314 shift:(-8,5) bar:1911 at:5991 fontsize:XS text: 5991 shift:(-8,5) bar:1921 at:6605 fontsize:XS text: 6605 shift:(-8,5) bar:1931 at:6862 fontsize:XS text: 6862 shift:(-8,5) bar:1936 at:6624 fontsize:XS text: 6624 shift:(-8,5) bar:1951 at:6562 fontsize:XS text: 6562 shift:(-8,5) bar:1961 at:5877 fontsize:XS text: 5877 shift:(-8,5) bar:1971 at:6347 fontsize:XS text: 6347 shift:(-8,5) bar:1981 at:8332 fontsize:XS text: 8332 shift:(-8,5) bar:1991 at:9515 fontsize:XS text: 9515 shift:(-8,5) bar:2001 at:11204 fontsize:XS text: 11204 shift:(-8,5) TextData= fontsize:S pos:(20,20) text:Data from ISTAT Official website
Quattro Castella
Đô thị tỉnh Reggio Emilia
Huế là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Huế từng là kinh đô (cố đô Huế) của Việt Nam dưới triều Tây Sơn (1788–1801) và triều Nguyễn (1802–1945). Hiện nay, thành phố là một trong những trung tâm về văn hóa du lịch, tế chuyên sâu, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của Miền Trung Tây Nguyên và cả nước. Những địa danh nổi bật là sông Hương và những di sản để lại của triều đại phong kiến, Thành phố có năm danh hiệu UNESCO Việt Nam: Quần thể di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014) và Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016). Ngoài ra, Huế còn là một trong những địa phương có di sản hát bài chòi đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tập tin:Kinh Su Hue ban Viet hoa Normal đồ Kinh thành Huế (với hướng Bắc nằm bên trên) trong Đại Nam nhất thống chí Năm 1306, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông và Hoàng đế Trần Anh Tông của Đại Việt gả Công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm là Chế Mân theo lời hứa của Trần Nhân Tông khi đi thăm Chiêm Thành thời gian trước đó. Chế Mân dâng sính lễ gồm có hai Châu và Châu Lý (từ Nam Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế ngày nay). Năm 1307, vua Trần Anh Tông tiếp quản vùng đất mới và đổi tên là châu Thuận và châu Hóa. Việc kết hợp hai châu này làm một và đặt tên phủ là Thuận Hóa (chữ Hán: 順化) được thực hiện dưới thời thuộc Nhà Minh. Đến đời Nhà Hậu Lê, châu Thuận và châu Hóa hợp thành Thuận Hóa và trở thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh. Năm 1604, Nguyễn Hoàng đã bỏ cấp huyện Điện Bàn thuộc trấn Thuận Hóa, nâng lên thành cấp phủ, sáp nhập vào trấn Quảng Nam. Thuận Hóa dưới thời các chúa Nguyễn, (thế kỷ 17 18) là vùng đất trải dài từ phía nam sông Gianh cho tới đèo Hải Vân. :Xem thêm bài Thuận Hóa, Huyền Trân Công Chúa. Năm 1626, để chuẩn bị cho việc chống lại nhà họ Trịnh, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên dời dinh đến làng Phước Yên (Phúc An) thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên và đổi dinh thành phủ. Năm 1636, Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan chọn làng Kim Long, thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, làm nơi đặt Phủ. Năm 1687, Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Thái, dời Phủ chúa về làng Phú Xuân (chữ Hán: 富春), thuộc huyện Hương Trà vào năm 1712, chúa Minh Nguyễn Phúc Chu dời phủ về làng Bác Vọng, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên làm nơi đặt phủ mới. Đến khi Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát lên cầm quyền năm 1738 thì phủ chúa mới trở về lại vị trí Phú Xuân và yên vị từ đó cho đến ngày thất thủ về tay quân họ Trịnh. Năm 1802, sau khi thống nhất Việt Nam, vua Gia Long đã "đóng đô Phú Xuân, mới gọi là Kinh sư" Hiện chưa có nguồn thông tin nào khẳng định địa danh "Huế" chính thức xuất hiện lúc nào, theo một số thông tin thì: Vua Lê Thánh Tông có lẽ là người đầu tiên nói đến địa danh Huế trong bài văn nôm Thập giới cô hồn quốc ngữ văn. Trong đó có câu: "Hương kỳ nam, vảy đồi mồi, búi an tức, bì hồ tiêu, thau Lào, thóc Huế,thuyền tám tầm chở đã vạy then". Những tài liệu sử học cũ ngoại trừ Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu khi nói tới Huế, đều dùng cái tên Phú Xuân hoặc Kinh đô, hoặc Kinh, chứ không dùng tên Huế. Bộ Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim là bộ sử đầu tiên của Việt Nam viết bằng chữ quốc ngữ, ngoài nguồn sử liệu truyền thống, tác giả đã sử dụng nguồn sử liệu của phương Tây, và tên Huế xuất hiện. Trong hồi ký của Pierre Poivre, một thương nhân Pháp đến Phú Xuân vào năm 1749, cái tên Huế xuất hiện nhiều lần dưới dạng hoàn chỉnh là Hué. Năm 1787, Le Floch de la Carrière đã vẽ bản đồ duyên hải Đàng Trong cho Bộ Hải Quân Pháp, trong đó bản đồ đô thành Huế được vẽ một cách khá rõ và cái tên Huế đã được ghi như cách người Pháp thường viết về sau: HUÉ. Trong một lá thư viết tại Sài Gòn ngày 15 tháng năm 1789 của Olivvier de Puynamel gởi cho Létodal Macao, hai lần cái tên Hué được nhắc đến khi nói về tình hình nơi này. Kinh thành Huế năm 1875 Tập tin:Admiral Courbet in vẽ Đô đốc Pháp Courbet tại Huế năm 1883 Cảnh lễ hội tại Huế, tranh vẽ khoảng thập niên 1900. Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh (sau này là Hoàng đế Gia Long) đã thành công trong việc thiết lập việc kiểm soát của mình trên toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam. Ông đặt Phú Xuân làm Kinh thành, đồng thời đặt dinh Quảng Đức làm vùng phụ cận bao bọc Kinh thành. Sau khi Minh Mạng lên ngôi, đã đổi dinh Quảng Đức thành phủ Thừa Thiên. Trong đợt cải cách hành chính 1831-1832, các đơn vị hành chính lớn như dinh, trấn được đổi thành tỉnh, trực thuộc thẳng triều đình. Riêng phủ Thừa Thiên do có vị trí kinh sư nên vẫn giữ cấp phủ, nhưng có địa vị ngang cấp tỉnh. Nhận xét về địa thế và lý do chọn Huế làm kinh đô, Minh Mạng cho rằng:Mậu tý, năm Minh Mệnh thứ 1828, sửa đức và thiết hiểm đều không thể thiếu được. Nay trẫm chế tạo tàu đồng là muốn giữ những chỗ yếu hại ven biển, làm xưởng chứa sẵn đấy, để lúc có việc dùng đến. Vả lại chỗ yếu lại không đâu bằng vụng Trà Sơn. Tàu ngoại quốc đến chỉ có thể đỗ đấy, mà chướng khí rất dữ, giếng độc hơn 10 cái. Trước có tàu Tây dương tránh gió đến đấy, cuối cùng bị nước độc làm hại, do đấy mà nói rằng người ngoại quốc dù có muốn dòm ngó cũng không sao làm được. Hơn nữa do đó ta lại giữ được chỗ hiểm để có thể vận dụng tàu thuyền kia mà. Vả lại lấy hình thế nước ta mà nói, Gia Định thì dòng sông quanh co, Bắc Thành thì đồng nội bằng phẳng, đều không có chỗ hiểm yếu đáng cậy được. Bình Định địa thế hơi mạnh nhưng lại chật hẹp; Quảng Nam non nước cũng tốt, nhưng lại lệch xiêu; cả đến Quảng Bình, Thanh Hoa đều không phải là chỗ đóng kinh đô được. Tóm lại không đâu bằng Phú Xuân, đất cát cao sáng, núi sông yên lặng; đường thủy thì có Thuận An, Tư Dung là nơi hiểm yếu, đường bộ thì có Quảng Bình, Hải Vân, ngăn che sông lớn quanh quất đằng trước, đèo cao giữ bên hữu, rồng lượn hổ ngồi, thế khoẻ hình mạnh. Đó là trời đất đặt ra để làm chỗ cho Liệt thánh ta đóng đô mà để lại cho con cháu đến ức muôn năm mãi mãi. Hoặc có kẻ nói Kinh sư đất nhiều đá sỏi người ta thường xem là nơi củi quế gạo châu. Nhưng giáp biển dựa núi, các thứ cá các thứ gỗ, dùng không thể hết, vốn các trấn không so sánh được; huống chi đô thành đấy, thấm nhuần đức trạch đã lâu. Trẫm lại tha thuế giảm thuế cho kinh kỳ trước nhất, đời sống của dân há chẳng thừa thãi hay sao? Đó thực là nơi kinh đô tốt nhất của đế vương, muôn đời không thể đổi được vậy".Cho đến thời kỳ đầu Pháp thuộc, Huế là một tên gọi dân gian để chỉ Kinh thành. Mãi đến ngày 12 tháng năm 1899, dưới tác động của chính quyền thực dân muốn đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, vua Thành Thái đã ban Dụ thành lập thị xã Huế (Centre urbain de Hué), với ranh giới được xác lập xen giữa Kinh thành bao gồm các vùng phụ cận quanh kinh thành và dải đất dọc theo bờ nam sông Hương, tức là trục đường Lê Lợi nối từ cầu Ga đến Đập Đá ngày nay. Dụ này được Toàn quyền Đông Dương chuẩn vào ngày 30 tháng năm 1899. Từ đó, địa danh Huế trở thành địa danh chính thức cho đến tận ngày nay. Cho đến năm 1902, bộ máy quản lý thị xã Huế gồm Công sứ Thừa Thiên Le Marchant de Trigon, kế toán Dejoux, thư ký kế toán Vanez Những năm sau đó, thị xã Huế có ba lần mở rộng ranh giới về phía Nam sông Hương theo các Dụ ngày 22 tháng năm 1903 của vua Thành Thái, ngày tháng năm 1908 của vua Duy Tân và ngày 21 tháng 11 năm 1921 của vua Khải Định. Bấy giờ, thị xã Huế được phân làm phường gồm: Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ, Đệ Ngũ, Đệ Lục, Đệ Thất, Đệ Bát và Đệ Cửu. Mặc dù vậy, việc phân chia này chỉ trên danh nghĩa, vì các phần đất đai và dân cư ngoài kinh thành Huế vốn thuộc địa phận làng nào của huyện Hương Trà, Hương Thủy thì đều do các huyện ấy cai quản. Mãi đến ngày 12 tháng 12 năm 1929, cựu Khâm sứ Trung Kỳ, Toàn quyền Đông Dương Pierre Marie Antoine Pasquier là quyết định công nhận thị xã Huế là thành phố đô thị loại (Commune de Hué), đồng thời xác lập bộ máy hành chính của thành phố đứng đầu là một viên Đốc lý do Công sứ Pháp phủ Thừa Thiên kiêm nhiệm, điều hành mọi công việc quản trị hành chính. Giúp việc cho Đốc lý có Phó đốc lý đồng thời là Phó công sứ. Ngoài ra còn có một Hội đồng thành phố được thành lập, cũng do viên Đốc lý người Pháp làm Chủ tịch. Đốc lý đầu tiên là Maurice-Arsène Devé (1929 1930), thư ký thành phố là Labbey Năm 1933, Bảo Đại ra Sắc lệnh số 41, chuẩn việc chỉnh đốn công tác quản lý và điều hành thành phố Huế. Chức danh đứng đầu thành phố gọi là Bang tá, ngang hàng Tri huyện trong phẩm hàm quan lại người Việt, nhưng trên thực tế, mọi việc vẫn phụ thuộc vào viên đốc lý là Công sứ Pháp Thừa Thiên. Kể từ năm 1935, thành phố Huế mới chính thức trở thành đơn vị hành chính độc lập, không còn tình trạng nhập nhằng địa giới xen với các huyện Hương Trà, Hương Thủy; phần đất nào thuộc các phường thì sáp nhập hẳn vào thành phố quản lý. Vào thời điểm đó, trong Thành nội tức khu vực kinh thành (trừ Đại nội) gồm có 10 phường: Tây Lộc, Tây Linh, Trung Hậu, Phú Nhơn, Vĩnh An, Thái Trạch, Trung Tích, Huệ An, Thuận Cát, Tri Vụ. Ngoài kinh thành và nam sông Hương có 11 phường gồm: phường Phú Bình, Phú Thịnh, Phú Hòa, Phú Hội, Phú Nhuận, Phú Vĩnh, Phú Ninh, Phú Cát, Phú Mỹ, Phú Thọ và Phú Hậu. Tổng cộng thành phố Huế có 21 phường. Như vậy, kể từ năm 1929 đến 1945, vùng đất Thừa Thiên Huế cùng một lúc có ba tổ chức hành chính gồm Kinh sư do Đề đốc Kinh thành của triều đình trông coi, phủ Thừa Thiên có Phủ doãn cai quản và thành phố Huế đứng đầu là Đốc lý thành phố do Công sứ Pháp Thừa Thiên kiêm nhiệm. Trên thực tế, trừ khu vực Kinh thành, Công sứ Pháp Thừa Thiên mới thực sự là người nắm quyền cai trị hành chính trong toàn phủ Thừa Thiên. Thành phố Huế năm 1967 Tập tin:US Marines move through streets of Hue, Vietnam đội Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa tái chiếm Huế, trong Sự kiện Tết Mậu Thân, năm 1968 Năm 1945, lực lượng Việt Minh giành được chính quyền trên cả nước, lập chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đặt thủ đô tại Hà Nội. Hoàng đế cuối cùng của nhà Nguyễn là Bảo Đại tuyên bố thoái vị và trở thành Cố vấn cho chính phủ mới. Từ đó, Huế mất đi địa vị kinh đô. Ngay cả khi Cựu hoàng Bảo Đại sau thời gian lưu vong trở lại Việt Nam với sự giúp đỡ của thực dân Pháp vào năm 1949, đã tuyên bố mình là "Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam", với đô thành là Sài Gòn,. Mặc dù vậy, Quốc gia Việt Nam chỉ tồn tại trên danh nghĩa và Quốc trưởng Bảo Đại lại dành hầu hết thời gian của mình Đà Lạt. Ông hầu như rất ít khi về lại cố đô Huế, nơi thường diễn ra tranh chấp ác liệt giữa quân đội Pháp và lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thời kỳ Việt Nam Cộng hòa, vị trí của trung tâm thành phố Huế rất gần khu vực giới tuyến giữa miền Nam Bắc, đặt nó một vị trí rất dễ bị tấn công trong chiến tranh Việt Nam. Trong Sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968, trong trận Huế, thành phố đã bị thiệt hại nặng nề nhưng các danh lam thắng cảnh của thành phố vẫn đang trong tình trạng tốt. = Vào cuối thế kỷ 19, xứ Huế và cả Trung Kỳ là nơi chậm phát triển kinh tế công-thương nghiệp so với Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Một trong những giải pháp có thể đáp ứng tích cực những yêu cầu ấy là xúc tiến việc thiết lập các khu hành chính đô thị. Ngày tháng năm Thành Thái thứ 10 (ngày 20 tháng 10 năm 1898), dưới sự chỉ đạo và phê duyệt của Khâm sứ Trung Kỳ Boulloché, Cơ Mật Viện triều đình Huế đã làm tờ trình dâng lên Thành Thái yêu cầu nhà vua cho phép "những nơi nào Khâm sứ Trung Kỳ và Cơ Mật Viện xét thấy cần thiết, sẽ thiết lập nơi đó một đô thị". Ngày tháng năm Thành Thái thứ 11 (ngày 12 tháng năm 1899), vua Thành Thái xuống Dụ công bố thành lập thị xã Huế với nội dung: "Chiểu theo kết quả tốt đẹp của những biện pháp mà Cơ Mật Viện đã đề xuất vào ngày tháng năm Thành Thái thứ 10 về vấn đề thành lập các đô thị An Nam, nay trẫm quyết định bổ khuyết các biện pháp đó bằng một tổ chức hẳn hoi. Tổ chức này được áp dụng các thị xã là Thanh Hóa, Vinh, Huế, Hội An, Quy Nhơn và Phan Thiết" Ngày 13 tháng năm 1899, Khâm sứ Trung Kỳ Boulloché phê duyệt tờ Dụ của vua Thành Thái, và đến ngày 30 tháng năm 1899 Toàn quyền Đông Dương ra quyết định chuẩn thành lập "thị xã Huế" (cùng thị xã trên) = Sau ngày tuyên bố độc lập (ngày tháng năm 1945), Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành kiện toàn lại bộ máy quản lý nhà nước, sắp xếp lại lại các đơn vị hành chính trong cả nước. Sắc lệnh số 77 ngày 21 tháng 12 năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam quy định Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Sài Gòn đều đặt làm thành phố. Thành phố Hà Nội được đặt trực tiếp dưới quyền của Chính phủ Trung ương, còn các thành phố khác đều thuộc quyền của các Kỳ. mỗi thành phố đặt cơ quan Hội đồng nhân dân thành phố, Uỷ ban hành chính thành phố, Uỷ ban hành chính khu phố... Đầu năm 1946, Chính phủ Việt Nam giải tán các cấp hành chính châu, quận, phủ, tổng; thành lập chính quyền bốn cấp từ bộ đến tỉnh- thành phố, huyện, xã (bãi bỏ cấp kỳ, thay vào đó là cấp bộ). = Giai đoạn từ năm 1954-1975: sau khi thành lập chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và ban hành hiến pháp, tổng thống Ngô Đình Diệm đã tiến hành xây dựng bộ máy hành chính từ trung ương đến cơ sở, đồng thời tiến hành cải tổ nền hành chính các địa phương. Theo tinh thần tờ Dụ số 57A ngày 24 tháng 10 năm 1956 với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, thị xã Huế là đơn vị hành chính ngang cấp với tỉnh Thừa Thiên, tuy tỉnh lị Thừa Thiên đặt Huế. Mô hình này chỉ tồn tại đến năm 1975. Toàn cảnh thành phố Huế (phía bờ Nam sông Hương) Sau năm 1975, thành phố Huế được chọn làm tỉnh lỵ tỉnh Bình Trị Thiên. Lúc này, cấp quận bị bãi bỏ, toàn thành phố được chia thành 11 phường: Phú An, Phú Cát, Phú Hiệp, Phú Hòa, Phú Thuận, Tây Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Thuận Thành, Vĩnh Lợi và Vĩnh Ninh. Năm 1976, bốn xã: Thủy Phú, Thủy Phước, Thủy Trường, Thủy Xuân thuộc huyện Hương Thủy; xã Hương Lưu thuộc huyện Phú Vang và xã Xuân Long thuộc huyện Hương Trà được sáp nhập vào thành phố Huế. Ngày 13 tháng năm 1979, giải thể phường Phú An, dân và đất của của phường này giao cho phường Phú Cát quản lý. Phường Phú An (trước năm 1976 là khu phố Phú An) vốn là đơn vị hành chính quản lý cư dân vạn đò trên sông Hương và các sông đào. Ngày 11 tháng năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 64-HĐBT. Theo đó: Sáp nhập xã: Hương Hải, Hương Phong, Hương Vinh, Hương Sơ, Hương Long, Hương Hồ, Hương Bình, Hương Thọ (trừ thôn Dương Hòa) và các thôn Thanh Chữ, Cổ Bưu, Bổn Trì, Bổn Phổ, An Lưu của xã Hương Chữ thuộc huyện Hương Điền vào thành phố Huế Sáp nhập xã: Thủy Bằng, Thủy Biều, Thủy An, Thủy Dương, Phú Thượng, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh, Phú Tân và các xóm Cồn Trâu, Cổ Thành, Vườn Trầu, Đồng Giáp của xã Thủy Vân thuộc huyện Hương Phú vào thành phố Huế. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thành phố Huế có 10 phường và 23 xã. Hiển Lâm Các Ngày 17 tháng năm 1981, chia xã Hương Hồ thành xã: Hương Hồ và Hương An. Ngày tháng năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 03-HĐBT. Theo đó: Chia xã Hương Hải thành xã Thuận An và Hải Dương Thành lập xã Bình Điền và Bình Thành tại các khu kinh tế mới Chia phường Phú Thuận thành phường Phú Thuận và Phú Bình Thành lập phường An Cựu trên cơ sở tách một phần diện tích, dân số của phường Vĩnh Lợi và xã Thủy An Thành lập phường Phường Đúc trên cơ sở tách một phần diện tích, dân số của phường Vĩnh Ninh và xã Thủy Xuân Chuyển xã Xuân Long thành phường Kim Long Chuyển xã Hương Lưu thành phường Vỹ Dạ Chuyển xã Thủy Phú thành phường Xuân Phú Chuyển xã Thủy Phước thành phường Phước Vĩnh Chuyển xã Thủy Trường thành phường Trường An. Cuối năm 1988, thành phố Huế có 18 phường: An Cựu, Kim Long, Phú Bình, Phú Cát, Phú Hiệp, Phú Hòa, Phú Thuận, Phước Vĩnh, Phường Đúc, Tây Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Thuận Thành, Trường An, Vỹ Dạ, Vĩnh Lợi, Vĩnh Ninh, Xuân Phú và 22 xã: Bình Điền, Bình Thành, Hải Dương, Hương An, Hương Bình, Hương Hồ, Hương Long, Hương Phong, Hương Sơ, Hương Thọ, Hương Vinh, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Tân, Phú Thanh, Phú Thượng, Thuận An, Thủy An, Thủy Bằng, Thủy Biều, Thủy Dương, Thủy Xuân. Ngày 30 tháng năm 1989, sau khi chia tách tỉnh Bình Trị Thiên, thành phố Huế trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngày 29 tháng năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 345-HĐBT. Theo đó: Chuyển xã Thủy Bằng và Thủy Dương về huyện Hương Thủy quản lý Chuyển xã: Phú Thượng, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh, Phú Tân, Thuận An về huyện Phú Vang quản lý Chuyển xã: Bình Thành, Bình Điền, Hương Bình, Hương Hồ, Hương An, Hương Vinh, Hương Thọ, Hương Phong, Hải Dương về huyện Hương Trà quản lý. Thành phố Huế còn lại 18 phường và xã trực thuộc. Tập tin:Hue Vietnam Hương với cầu Phú Xuân (trước) và cầu Dã Viên (sau) Ngày 24 tháng năm 1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 355-CT về việc công nhận thành phố Huế là đô thị loại II. Ngày 22 tháng 11 năm 1995, Chính phủ ban hành Nghị định 80/CP. Theo đó: Chia phường Vĩnh Lợi thành phường Phú Hội và Phú Nhuận Chia phường Phú Hiệp thành phường Phú Hiệp và Phú Hậu. Ngày 24 tháng năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 209/2005/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Huế là đô thị loại I. Ngày 27 tháng năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định 44/2007/NĐ-CP. Theo đó: Chia xã Hương Sơ thành phường: An Hòa và Hương Sơ Chia xã Thủy An thành phường: An Đông và An Tây. Ngày 25 tháng năm 2010, chuyển xã: Hương Long, Thủy Xuân và Thủy Biều thành phường có tên tương ứng. Cuối năm 2020, thành phố Huế có 27 phường: An Cựu, An Đông, An Hòa, An Tây, Hương Long, Hương Sơ, Kim Long, Phú Bình, Phú Cát, Phú Hậu, Phú Hiệp, Phú Hòa, Phú Hội, Phú Nhuận, Phú Thuận, Phước Vĩnh, Phường Đúc, Tây Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Thuận Thành, Thủy Biều, Thủy Xuân, Trường An, Vĩnh Ninh, Vỹ Dạ và Xuân Phú. Ngày 27 tháng năm 2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số (nghị quyết có hiệu lực từ ngày tháng năm 2021). Theo đó: *Hợp nhất phường Phú Cát và phường Phú Hiệp thành phường Gia Hội *Sáp nhập phường Phú Bình vào phường Thuận Lộc *Hợp nhất phường Phú Hòa và phường Thuận Thành thành phường Đông Ba *Giải thể phường Phú Thuận, địa bàn nhập vào phường Tây Lộc và phường Thuận Hòa *Chuyển xã: Thủy Bằng, Thủy Vân thuộc thị xã Hương Thủy; phường: Hương An, Hương Hồ và xã: Hải Dương, Hương Phong, Hương Thọ, Hương Vinh thuộc thị xã Hương Trà; thị trấn Thuận An và xã: Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh, Phú Thượng thuộc huyện Phú Vang về thành phố Huế quản lý *Chuyển thị trấn Thuận An và xã: Hương Vinh, Phú Thượng, Thủy Vân thành phường có tên tương ứng. Thành phố Huế có 29 phường và xã như hiện nay. Ảnh vệ tinh khu vực thành phố Huế Tập tin:Sông Hương với hoa Hương Thành phố Huế nằm trung tâm tỉnh Thừa Thiên Huế, địa bàn nằm trải dài theo dòng sông Hương và có vị trí địa lý: *Phía đông giáp thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang *Phía tây giáp thị xã Hương Trà *Phía nam giáp thị xã Hương Thủy *Phía bắc giáp huyện Quảng Điền và biển Đông. Thành phố có diện tích 265,99 km², dân số năm 2020 là 652.572 người, mật độ dân số đạt 2.453 người/km². Thành phố nằm cách thủ đô Hà Nội 668 km về phía nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1039 km về phía bắc và cách Đà Nẵng 95 km về phía bắc. Nằm gần dãy núi Trường Sơn, khu vực thành phố Huế là đồng bằng thuộc vùng hạ lưu sông Hương và sông Bồ, có độ cao trung bình khoảng so với mực nước biển và thường bị ngập lụt khi đầu nguồn của sông Hương (trên Dãy Trường Sơn) xảy ra mưa vừa và lớn. Khu vực đồng bằng này tương đối bằng phẳng, tuy trong đó có xen kẽ một số đồi, núi thấp như núi Ngự Bình, Đồi Vọng Cảnh... Tập tin:Hue la rivière des cảnh khu vực thành phố Huế hai bên sông Hương Thành phố Huế có sự ngoại lệ về khí hậu so với Bắc Bộ và Nam Bộ, vì nơi đây khí hậu khắc nghiệt và có sự khác nhau giữa các vùng và khu vực trong toàn tỉnh. Huế có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuộc Phân loại khí hậu Köppen. Mùa khô từ tháng Ba đến tháng Tám, với nhiệt độ khá cao từ 35 đến 40 °C (95 đến 104 °F). Mùa mưa từ tháng Tám đến tháng Giêng, với một mùa lũ từ tháng Mười, trở đi. Nhiệt độ trung bình mùa mưa là 20 °C (68 °F), đôi khi thấp nhất là °C (48 °F). Mùa xuân kéo dài từ tháng giêng đến cuối tháng Hai. Dân số Huế Năm khảo sát Dân số 1955 93.236 1967 103.563 1972 198.064 Thành phố Huế có 36 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 29 phường: An Cựu, An Đông, An Hòa, An Tây, Đông Ba, Gia Hội, Hương An, Hương Hồ, Hương Long, Hương Sơ, Hương Vinh, Kim Long, Phú Hậu, Phú Hội, Phú Nhuận, Phú Thượng, Phước Vĩnh, Phường Đúc, Tây Lộc, Thuận An, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Thủy Biều, Thủy Vân, Thủy Xuân, Trường An, Vĩnh Ninh, Vỹ Dạ, Xuân Phú và xã: Hải Dương, Hương Phong, Hương Thọ, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh, Thủy Bằng. Hiện nay, Huế là thành phố thuộc tỉnh có nhiều đơn vị hành cấp xã nhất Việt Nam với 36 đơn vị, đồng thời là thành phố thuộc tỉnh có số phường nhiều thứ hai Việt Nam (sau thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa với 30 phường và có cùng 29 phường như thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Khởi công xây dựng khuôn viên Chợ Đông Ba năm 1969 Trong Chợ Đông Ba ngày nay Huế có nhiều trung tâm thương mại lớn và toạ lạc hai bên bờ sông Hương như: chợ Đông Ba, chợ Tây Lộc, chợ An Cựu. Cùng những trung tâm thương mại, siêu thị như CoopMart, Go!, Vincom, The Manor Crown, Nguyễn Kim. Và có rạp chiếu phim lớn trung tâm Thành phố Huế như CineStar, BHD, Starlight và Lotte Cinema Kinh tế thành phố phát triển chủ yếu ngành du lịch. Hiện tại trên địa bàn thành phố đã và đang hình thành một số khu đô thị cao cấp như khu đô thị An Đông Villas, khu đô thị An Cựu Villas, khu đô thị Phú Mỹ An, The Manor Crown..., Tình hình sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp năm 2016 duy trì mức ổn định; GTSX CN-TTCN trên địa bàn thành phố ước đạt 6.502 tỷ đồng (giá hiện hành) tăng 13% so với cùng kỳ. Các mặt hàng trọng điểm như dệt may, da giày vẫn giữ được tốc độ tăng khá, xuất khẩu đạt tăng trưởng cao. Các mặt hàng tiêu dùng nội tỉnh tiếp tục duy trì mức tiêu thụ ổn định. Thuận Hóa Phú Xuân Huế có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển khoảng gần thế kỷ (tính từ năm 1306), trong tiến trình hình thành văn hóa Huế có sự tác động của văn hóa Đông Sơn do các lớp cư dân từ phía Bắc mang vào trước thế kỷ và sau thế kỷ 13 hỗn dung với thành phần văn hóa Sa Huỳnhtạo nên nền văn hóa Việt Chăm. Trong quá trình phát triển, chuyển biến có ảnh hưởng của các luồng văn hóa khác các nước trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây... Văn hóa Huế được tạo nên bởi sự đặc sắc về tinh thần, đa dạng về loại hình, phong phú và độc đáo về nội dung, được thể hiện rất phong phú trên nhiều lĩnh vực như: văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, phong tục tập quán, lễ hội, lề lối ứng xử, ăn mặc ở, phong cách giao tiếp, phong cách sống,.. Huế còn được gọi là Đất Thần Kinh hay Xứ thơ, là một trong những thành phố được nhắc tới nhiều trong thơ văn và âm nhạc Việt Nam vì nét lãng mạn và thơ mộng.. Tập đồ Kinh thành Huế và một số di tích Tập tin:Xung Khiêm tạ lăng Tự Khiêm tạ lăng Tự Đức Tập tin:Hiển Lâm Các Đại Nội Lâm Các Đại Nội Huế Trường lang Đại nội Huế Lăng Khải Định xã Thủy Bằng Minh lâu lăng Minh Mạng Chính điện chùa Huyền Không Sơn Thượng phường Hương Hồ Kiến trúc Huế phong phú và đa dạng: có kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc đền miếu, kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại... Những công trình kiến trúc công phu, đồ sộ nhất chính là Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế. Đó là những di tích lịch sử văn hóa do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Một loại hình kiến trúc dân gian độc đáo Huế là nhà rường xứ Huế, với những cột, kèo chống hoàn toàn làm từ gỗ, với những nét chạm trổ, vào mộng cực kỳ tinh xảo và khéo léo. Hiện còn khoảng trên dưới 100 nhà rường như thế (chỉ tính riêng nhà gia đình, không bào gồm đình làng, nhà thờ họ...) thành phố Huế và các huyện, thị xã có tuổi đời trên dưới 100 năm, cá biệt có nhà gần 200 năm. Các thiết kế hiện đại của áo dài, một trang phục truyền thống của người Việt, phát triển từ một bộ trang phục của triều đình Chúa Nguyễn tại Huế thế kỷ 18. Một khoảng thời gian trong lịch sử, triều đình nhà Nguyễn đựa ra các quy tắc ăn mặc như sau: Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở. Chỉ duy nhất khi đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn có ống tay hẹp cho tiện khi làm việc thì được phép. Trang phục này phát triển thành áo dài ngũ thân, một năm loại áo choàng phổ biến của các quý tộc mặc trong thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ thứ 20. Lấy cảm hứng từ thời trang của Paris, Nguyễn Cát Tường và các nghệ sĩ khác đã kết hợp với Trường Đại học Hà Nội thiết kế lại áo dài ngũ thân như là trang phục hiện đại trong những năm 1920 và 1930. Áo dài và nón lá thường được xem như là một biểu tượng của Việt Nam, sự kết hợp giữa áo dài và nón lá được công nhận bởi người Việt là xuất phát từ Huế. Màu tím đặc trưng của áo dài phổ biến Huế, màu sắc đặc biệt đó đã làm áo dài trở thành di sản của thành phố, một cố đô. Âm nhạc và nghệ thuật Huế mang đậm nét lịch sử, cổ kính. = Bắt nguồn từ tám loại lễ nhạc cung đình thời Lê là giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, cửu nhật nguyệt giao trùng nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, đại yến cửu tấu nhạc, cung trung nhạc, đến triều Nguyễn lễ nhạc cung đình Việt Nam đã phát triển thành hai loại hình Đại nhạc và Nhã nhạc (tiểu nhạc) với một hệ thống các bài bản lớn. = Với trên 15 vở múa lớn, từ múa tế lễ, múa chúc tụng, múa tiếp sứ, múa yến tiệc, múa trình diễn tích tuồng. Nhiều vở múa có tính hoành tráng, quy mô diễn viên đông, phô diễn được vẻ đẹp rộn ràng, lấp lánh và kỹ thuật, kỹ xảo của múa hát cung đình Việt Nam thể hiện được sự phát triển nâng cao múa hát cổ truyền của người Việt. = Ca Huế là một hệ thống bài bản phong phú gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu Nam và một hệ thống "hơi" diễn tả nhiều sắc thái tình cảm đặc trưng. Điệu Bắc gồm những bài ca mang âm điệu tươi tắn, trang trọng. Điệu Nam là những bài âm điệu buồn, nỉ non, ai oán. Bài bản Ca Huế có cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt, trải qua quá trình phát triển lâu dài đã trở thành nhạc cổ điển hoàn chỉnh, mang nhiều yếu tố "chuyên nghiệp" bác học về cấu trúc, ca từ và phong cách biểu diễn. Đi liền với ca Huế là dàn nhạc Huế với bộ ngũ tuyệt Tranh, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Tam, xen với Bầu, Sáo và bộ gõ trống Huế, sanh loan, sanh tiền. Kỹ thuật đàn và hát Ca Huế đặc biệt tinh tế nhưng Ca Huế lại mang đậm sắc thái địa phương, phát sinh từ tiếng nói, giọng nói của người Huế nên gần gũi với Hò Huế, Lý Huế; là chiếc cầu nối giữa nhạc cung đình và âm nhạc dân gian. = Nghệ thuật tuồng Huế. Phát triển sớm từ thế kỷ 17 dưới thời các chúa Nguyễn. Đến triều Nguyễn, tuồng được xem là quốc kịch và triều đình Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tuồng phát triển. Trong Đại Nội Huế có nhà hát Duyệt Thị Đường, Tĩnh Quang Viện, Thông Minh Đường. Tại Khiêm Lăng, có Minh Khiêm Đường. Thời Minh Mạng đã thành lập Thanh Bình Thự làm nơi dạy diễn viên tuồng. Thời Minh Tự Đức đã thành lập Ban Hiệu Thư chuyên nhuận sắc, chỉnh lý, hiệu đính và sáng tác tuồng. = Với những kiểu thức trang trí bắt nguồn từ những mẫu mực của Trung Hoa, các nghệ nhân Việt Nam đã tạo nên một bản sắc nghệ thuật trang trí với những nét độc đáo mang cá tính Huế. Nghệ thuật trang trí mỹ thuật Huế còn tiếp thu những tinh hoa của nghệ thuật Chăm, đặc biệt là tiếp thu nghệ thuật trang trí Tây Phương. Trang trí cung đình Huế còn tiếp nhận và nâng cao nghệ thuật dân gian Việt Nam. Nhiều loại hình thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam như chạm khắc gỗ, cẩn xà cừ, cẩn tam khí ngũ khí, sơn son thếp vàng, chạm khắc xương và ngọc ngà, khảm sành sứ, làm vàng bạc, dệt, thêu, đan...đã được các tượng cục triều Nguyễn nâng lên thành những nghệ thuật tinh xảo, sang trọng. Về hội họa nhiều họa sĩ nổi tiếng về tranh thủy mặc sơn thủy, trúc lan, tranh gương, các ấn phẩm nhất thi nhất họa đặc sắc. Đặc biệt, từ Huế xuất hiện người họa sĩ vẽ tranh sơn dầu đầu tiên Việt Nam là họa sĩ Lê Văn Miên điêu khắc, cố đô Huế đã đánh dấu một thời kỳ phát triển mới, thể hiện bằng các tác phẩm điêu khắc trên đá, trên đồng, trên gỗ. Trong điêu khắc gỗ, phần khắc chạm gỗ trang trí với những bức chạm nổi, chạm lộng trên các chi tiết công trình kiến trúc đạt đến sự tinh xảo và có tính thẩm mỹ cao. Về mỹ thuật ứng dụng, ngoài việc nâng cao các loại hình thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam, Huế còn một thời sản xuất đồ mỹ nghệ pháp lam cao cấp. Tập tin:Dàn nhạc ca Huế trên sông nhạc ca Huế trên sông Hương, Huế. = Huế tạo nhiều cảm hứng trong các bài hát như: Ai ra xứ huế (Duy Khánh), Gửi em chiếc nón bài thơ (Lê Việt Hòa), Tặng đời chiếc nón bài thơ (Tràn Phán), Nón bài thơ (Trần Trịnh), Huế xưa (Anh Bằng), Huế đã xa rồi (Anh Bằng), Huế khóc (Anh Bằng), Huế nhớ (Anh Bằng), Huế bây giờ (phổ nhạc bài thơ Huế bây giờ của Tôn Nữ Thụy Khương)..., các bài thơ như: Chiếc nón bài thơ (Lưu Vĩnh Hạ), Chiếc nón bài thơ (Hoàng Thanh), Ai ra xứ Huế (Chử Văn Hòa), Huế thương (Hồng Hoa), Huế bây giờ (Tôn Nữ Thụy Khương)...và nhiều nghệ thuật hiện đại khác Có hai loại lễ hội: lễ hội cung đình và lễ hội dân gian. Lễ hội cung đình phản ánh sinh hoạt lễ nghi của triều Nguyễn, phần lớn chỉ chú trọng về "lễ" hơn "hội". Lễ hội dân gian gồm nhiều loại rất phong phú, tiêu biểu như: lễ hội Huệ Nam điện Hòn Chén hay còn gọi là lễ rước sắc nữ thần Thiên na theo tín ngưỡng của người Chăm pa, lễ hội tưởng niệm các vị khai sinh các ngành nghề truyền thống, lễ hội tưởng nhớ các vị khai canh thành lập làng. Trong những dịp tế lễ, nhiều sinh hoạt văn hóa bổ ích như đua thuyền, kéo co, đấu vật... còn được tổ chức và thu hút đông người xem. = Tổ chức lần đầu tiên vào năm 2000, đến nay Festival Huế tổ chức được 10 lần (2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010, 2012, 2014, 2016 và 2018). Đây là sự kiện văn hóa lớn có quy mô quốc gia và tầm cỡ quốc tế, có nghĩa quan trọng trong đời sống của người dân Huế. Là điều kiện quan trọng để xây dựng Huế thành thành phố Festival của Việt Nam. Lễ hội áo dài Festival Huế 2012 Trình diễn nhạc Trịnh tại Vườn Cơ Hạ Huế còn lưu giữ trên 1000 món ăn nấu theo lối Huế, có cả những món ăn ngự thiện của các vua triều Nguyễn. Bản thực đơn ngự thiện có trên vài chục món thuộc loại cao lương mỹ vị, được chuẩn bị và tổ chức rất công phu, tỉ mỉ, cầu kỳ. Các món ăn dân dã rất phổ biến trong quần chúng với bản thực đơn phong phú hàng trăm món được chế biến khéo léo, hương vị quyến rũ, màu sắc hấp dẫn, coi trọng phần chất hơn lượng; nghệ thuật bày biện các món ăn đẹp mắt, nghệ thuật thưởng thức tinh tế. Một màn võ thuật HuếHuế hiện có rất nhiều hệ phái võ, có những phái võ nỗi danh truyền tụng cũng có những phái âm thầm như chính vùng đất cố đô. Tuy vậy, tất cả đều mang những đặc trưng đặc biệt riêng có của xứ Huế. Võ thuật Huế có nhiều nguồn gốc, từ Ấn Độ, Trung quốc, Thái Lan, Lào, miến điện, Hàn Quốc, Nhật Bản,... tất cả quyền thuật năm châu đến Huế rồi hội ngộ với những môn phái dân dã tạo nên đặc trưng riêng của mảnh đất kinh kỳ. Bên cạnh đó cũng có nhiều môn phái sản sinh ra tại trên chính mảnh đất này cùng với lịch sử của nó và mang những tên gọi dân gian như Áo Vải, Bạch hổ, Thiếu lâm,... Huế có nhiều di tích lịch sử đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Ngày nay, một khu vực nhỏ của thành phố vẫn còn bị cấm, mặc dù các nỗ lực tái thiết đang được tiến hành để duy trì nó như là một địa điểm lịch sử thu hút khách du lịch. Dọc theo sông Hương từ Huế còn vô số các di tích khác, bao gồm cả những lăng mộ của một số hoàng đế, trong đó có Minh Mạng, Khải Định và Tự Đức. Một ngôi chùa của Huế là chùa Thiên Mụ, ngôi chùa lớn nhất Huế và là biểu tượng chính thức của thành phố. Một số tòa nhà kiểu Pháp nằm dọc theo bờ phía nam của sông Hương. Trong số đó là Trường Quốc học và Trường Hai Bà Trưng, là các trường trung học phổ thông lâu đời nhất Việt Nam, khách sạn Saigon Morin, một trong những khách sạn lâu đời nhất Việt Nam. Viện bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế nằm số đường Lê Trực cũng trưng bày một bộ sưu tập các hiện vật khác nhau từ thành phố. Làng Dương Nỗ, xã Phú Dương là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng sinh sống và học tập thời niên thiếu trong những năm Huế từ 1898 1900. Nơi đây vẫn còn lưu lại di tích. Ngoài những điểm thu hút du lịch khác nhau tại Huế, thành phố cũng cung cấp một vùng đất rộng lớn cho khu phi quân sự, nằm cách khoảng 70 km (43 dặm) về phía bắc, cho thiết lập các thiết bị chiến đấu khác nhau như The Rockpile, Căn cứ Khe Sanh hay Địa đạo Vịnh Mốc. Trong 11 tháng đầu năm 2012, thành phố Huế đã nhận được 2,4 triệu lượt khách du lịch, tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2011. Tất cả 803.000 khách trong 2,4 triệu khách là khách nước ngoài, tăng 25,7%. Mặc dù du lịch đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố, nó cũng có tác động tiêu cực đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ như các dịch vụ gắn với du lịch, sự phát triển của cơ sở hạ tầng và sự hoạt động của nó, việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, là tất cả nguyên nhân có thể gây nhiễm môi trường. = *Núi Ngự Bình, Đồi Vọng Cảnh, Núi Bạch Mã, Sông Hương, Bãi biển Thuận An, Phá Tam Giang, Hồ Khe Ngang, Núi Kim Phụng, Rừng ngập mặn Rú Chá. = *Hổ Quyền (nơi voi cọp đấu nhau), Văn Miếu, Điện Hòn Chén, Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc Học, Đan viện Biển Đức Thiên An, Văn Thánh Huế. = *Chùa Thiên Mụ, Chùa Diệu Đế, Chùa Từ Đàm, Chùa Từ Hiếu, Huyền Không Sơn Thượng, Trung tâm Văn hóa Huyền Trân. = *Nhà thờ chính tòa Phủ Cam, Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, Đan viện Thiên An = *Thánh thất Cao Đài, Vĩnh Lợi Tập tin:Quốc Học Quốc Học Huế Đại học Huế, tiền thân là Viện Đại học Huế (1957-1975), có lịch sử hơn 60 năm phát triển và tồn tại. Đây là nơi đào tạo nhân lực cho miền Trung Tây Nguyên. Là đại học cấp vùng cùng với bốn đại học: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp.HCM, Đại học Đà Nẵng và Đại học Thái Nguyên. Đại học Huế bao gồm các trường, khoa, viện: Trường Đại học Nghệ thuật Huế, Trường Đại học Sư phạm Huế, Trường Đại học Khoa học Huế,Trường Đại học Dược Huế, Trường Đại học Nông lâm Huế, Trường Đại học Ngoại ngữ Huế, Trường Đại học Kinh tế Huế, Trường Đại học Luật, Khoa Giáo dục thể chất, Khoa Quốc tế, Khoa Kĩ thuật và Công nghệ, Trường Du lịch... Một số cơ sở giáo dục khác (bậc đại học và cao đẳng): Phân viện Hành chính Quốc gia tại Huế, Học viện Âm nhạc Huế, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, Trường Đại học Phú Xuân, Trường Cao đẳng tế Huế, Trường Cao đẳng Sư phạm Huế, Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, Trường Cao đẳng Du lịch Huế, Trường Cao đẳng Giao thông Huế, Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh, Phân hiệu Trường nghiệp vụ Thuế (thuộc Tổng cục Thuế), Phân hiệu Đại học Tài chính Kế toán (Bộ Tài chính)... Tính đến tháng 7/2021, thành phố Huế có 12 trường trung học phổ thông công lập thuộc Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế: 1. Trường THPT chuyên Quốc Học 2. Trường THPT Hai Bà Trưng (trường Nữ sinh Đồng Khánh cũ). 3. Trường THPT Nguyễn Huệ (trường Nữ sinh Thành Nội cũ). 4. Trường THPT Phan Đăng Lưu (trường cấp Phú Vang cũ). 5. Trường THPT Nguyễn Trường Tộ. 6. Trường THPT Cao Thắng. 7. Trường THPT Gia Hội. 8. Trường THPT Bùi Thị Xuân. 9. Trường THPT Đặng Trần Côn. 10. Trường THPT Hương Vinh. 11. Trường THPT Thuận An. 12. Trường PT Dân tộc Nội trú tỉnh. Ngoài ra, còn có: ** Trường THPT Chuyên Khoa Học Huế (thuộc Đại học Khoa học Đại học Huế) ** Trường THPT Thuận Hóa (thuộc Đại học Sư phạm Đại học Huế) ** Trường THPT Tư thục Chi Lăng. ** Hệ THPT trong Trung tâm GDNN-GDTX thành phố Huế. Tính đến tháng 7/2021, thành phố có 38 trường THCS công lập: Có phường (Phú Hội, Vĩnh Ninh và An Tây) không có trường THCS. Có phường (Xuân Phú, Đông Ba, Gia Hội, Tây Lộc và Thuận An) có trường THCS. Và 28 phường, xã còn lại có trường THCS. Chi tiết: #Trường THCS Nguyễn Tri Phương (phường Xuân Phú) #Trường THCS Chu Văn An (phường Xuân Phú) #Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng (phường Đông Ba) #Trường THCS Thống Nhất (phường Đông Ba) #Trường THCS Nguyễn Du (phường Gia Hội) #Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (phường Gia Hội) #Trường THCS Phan Sào Nam (phường Tây Lộc) #Trường THCS Hàm Nghi (phường Tây Lộc) #Trường THCS Thuận An (phường Thuận An) #Trường THCS Phú Tân (phường Thuận An) #Trường THCS Trần Cao Vân (phường Thuận Hòa) #Trường THCS Tố Hữu (phường Thuận Lộc) #Trường THCS Nguyễn Văn Linh (phường Hương Sơ) #Trường THCS Nguyễn Cư Trinh (phường An Hòa) #Trường THCS Lý Tự Trọng (phường Phú Hậu) #Trường THCS Đặng Vinh (phường Hương Vinh) #Trường THCS Nguyễn Chí Diểu (phường Phú Nhuận) #Trường THCS Trần Phú (phường Phước Vĩnh) #Trường THCS Duy Tân (phường An Cựu) #Trường THCS Đặng Văn Ngữ (phường An Đông) #Trường THCS Hùng Vương (phường Trường An) #Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai (phường Thủy Xuân) #Trường THCS Tôn Thất Tùng (phường Phường Đúc) #Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (phường Thủy Biều) #Trường THCS Nguyễn Hoàng (phường Kim Long) #Trường THCS Lê Hồng Phong (phường Hương Long) #Trường THCS Huỳnh Đình Túc (phường Hương Hồ) #Trường THCS Nguyễn Đăng Thịnh (phường Hương An) #Trường THCS Tôn Thất Bách (xã Hương Thọ) #Trường THCS Thủy Bằng (xã Thủy Bằng) #Trường THCS Thủy Vân (phường Thủy Vân) #Trường THCS Phạm Văn Đồng (phường Vĩ Dạ) #Trường THCS Phú Thượng (phường Phú Thượng) #Trường THCS Phú Dương (xã Phú Dương) #Trường THCS Phú Mậu (xã Phú Mậu) #Trường THCS Phú Thanh (xã Phú Thanh) #Trường THCS Nguyễn Khoa Thuyên (xã Hương Phong) #Trường TH và THCS Hoàng Kim Hoán (xã Hải Dương) *Trong đó, trường THCS Nguyễn Tri Phương trực thuộc Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế, trường tuyển sinh trên địa bàn toàn tỉnh. Là một ngôi trường có bề dày về truyền thống và chất lượng với hơn 80 năm hình thành và phát triển. Được xây dựng và phát triển đồng bộ tất cả 36 phường, xã của thành phố. Bệnh viện Trung ương Huế được thành lập vào năm 1894, là bệnh viện phương Tây đầu tiên tại Việt Nam. Bệnh viện cung cấp 2078 giường và rộng 120.000 mét vuông, một trong những bệnh viện lớn tại khu vực miền Trung Tây Nguyên. Huế có ga Huế là ga đường sắt với đường tàu kết nối đến tất cả các thành phố lớn của Việt Nam. Sân bay quốc tế Phú Bài nằm phía nam thành phố Đường Lê Văn Duyệt là đường Tăng Bạt Hổ (từ 1965 trở đi). Đường Tăng Bạt Hổ trở thành đường Lê Văn Duyệt (từ 1965 đến 1976) nay là đường Nhật Lệ và Thạch Hãn. Đường Trần Bình Trọng nay là đường Đặng Trần Côn. Đường Triệu Ẩu nay là đường Bà Triệu Đường Độc Lập nay là đường 23 Tháng 8. Đường Thống Nhất và Trịnh Minh Thế nay là đường Lê Duẩn. Đường Hùng Vương nay là đường Nguyễn Chí Diểu. Đường Phan Bội Châu nay là đường Phan Đăng Lưu. Đường Nguyễn Hiệu nay là đường Lê Thánh Tôn. Đường Nguyễn Thành nay là đường Xuân 68. Đường Đinh Bộ Lĩnh nay là đường Đinh Tiên Hoàng. Đường Võ Tánh nay là đường Nguyễn Chí Thanh. Một phần đường Huỳnh Thúc Kháng từ sông Ngự Hà đến sông Cửa Hậu nay là đường Đào Duy Anh. Đường Hòa Bình nay là đường Đặng Thái Thân. Đường Cường Để nay là đường Nguyễn Trãi. Đường Lê Đình Đàn nay là đường Trần Nguyên Đán. Đường Ngô Ký nay là đường Nguyễn Cư Trinh. Đường Đặng Nghi nay là đường Hoàng Diệu Đường Huyền Trân Công Chúa nay là đường Bùi Thị Xuân. Đường Nguyễn Hoàng nay là đường Phan Bội Châu. Đường Nguyễn Trãi và Trưng Trắc nay là đường Hai Bà Trưng. Đường Lê Đình Dương nay là đường Phạm Hồng Thái. Đường Phạm Phú Thứ nay là đường Lương Thế Vinh. Đường Lê Thánh Tôn nay là đường Hà Nội. Đường Duy Tân nay là đường Hùng Vương. Đường Lê Quý Đôn nay là đường Bà Huyện Thanh Quan. Đường Phạm Hồng Thái nay là đường Bến Nghé. Đường Trần Văn Nhung nay là đường Trần Quang Khải. Đường Nguyễn Thị Giang nay là đường Võ Thị Sáu. Đường Phan Thanh Giản nay là đường Lê Quý Đôn. Đường Quỳnh Lưu nay là đường Nguyễn Khuyến. Đường Lam Sơn nay là đường Điện Biên Phủ. Bandar-e Anzali, border Iran border Honolulu, border Hawaii, border Hoa Kỳ New Haven, border Connecticut, border Hoa Kỳ Tập tin:Cửa Thượng Tứ Huế.jpg|Cửa Thượng Tứ Tập tin:Bên trong điện Thái Hòa(1).jpg|Bên trong điện Thái Hòa Tập tin:Ngai vàng trong điện Thái Hòa(1).jpg|Ngai vàng trong điện Thái Hòa Tập tin:Sông Hương.jpg|Sông Hương Tập tin:Grave tu duc.jpg|Bia đá Lăng Tự Đức Tập tin:Thế Miếu (Huế).jpg|Thế Miếu Tập tin:VN Hue6 Khải Định Tập tin:VN Hue7 Từ Hiếu Tập đỉnh trong Đại Nội, Huế. Tập tin:Ngói lưu ly.jpg|Chi tiết mái ngói cổ, Huế. Tập tin:Festival Huế Huế. Tập tin:Đền thờ Trần Nhân Tông.jpg|Đền thờ Huyền Trân Công Chúa Tập tin:Hue Traditional cakes.JPG|Bánh trái của Huế Tập tin:Cầu Bạch Hổ.jpg|Cầu Bạch Hổ và cầu Dã Viên Tập tin:Cầu Dã Viên về đêm 2013 (1).jpg|Cầu Dã Viên Tập tin:Cau Trang tien ve dem.jpg|Cầu Trường Tiền về đêm Tập tin:Công viên Nguyễn Văn Trỗi, 2.jpg|Công viên Nguyễn Văn Trỗi. Khi xưa Tôn Nhân Phủ của nhà Nguyễn đặt đây. Tập tin:1 góc thành phố Huế.jpg Thừa Thiên Huế Nhã nhạc cung đình Huế Sông Hương Núi Ngự Bình Cầu Trường Tiền Quần thể di tích Cố đô Huế Thảm sát Huế Tết Mậu Thân Trận Mậu Thân tại Huế Ngói lưu ly Pháp lam Bệnh viện Trung ương Huế Đại học Huế *Trường Đại học Phú Xuân *Festival Huế Trung tâm Festival Huế Bản đồ thành phố Huế năm 1968 trên website Thư viện Đại học Texas tại Austin (The University of Texas at Austin), Hoa Kỳ.
Huế
Cố đô Việt Nam, Đô thị Việt Nam loại, Lịch sử Đàng Trong, Cố đô
Bệnh ban đỏ có thể xuất hiện như là kết quả của viêm nhiễm nhóm virus Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm đau họng, sốt, đau đầu, sưng hạch bạch huyết, và phát ban đặc trưng. Các phát ban có màu đỏ và cảm giác giống như giấy nhám và lưỡi có thể đỏ và sưng thành cục. Bệnh này thường xuất hiện trẻ em từ năm đến mười lăm tuổi. Bệnh ban đỏ ảnh hưởng đến một số nhỏ bệnh nhân bị viêm vòm họng hoặc nhiễm trùng liên cầu da. Vi khuẩn thường lây lan qua việc ho hoặc hắt hơi của người bệnh. Bệnh cũng có thể được lây lan khi một người chạm vào một đối tượng có những vi khuẩn trên đó và sau đó lại chạm vào miệng hoặc mũi của mình. Các vết ban nổi bật là do chất độc erythrogenic, được một số loại vi khuẩn tạo ra. Chẩn đoán bệnh này thường được xác nhận bằng cách lấy mẫu vi khuẩn vòm họng. Dâu tây trên lưỡi là một đặc trưng của bệnh sốt ban đỏ. Các ban của bệnh ban đỏ Má đỏ và xanh xao khu vực xung quanh miệng khi bị bệnh ban đỏ Đặc trưng má đỏ và phát ban của bệnh ban đỏ Sốt ban đỏ, từ Chứng sức Khỏe
Bệnh ban đỏ
Nhi khoa, Bệnh hiếm gặp
Castanea seguinii là một loài thực vật có hoa trong họ Fagaceae. Loài này được Dode mô tả khoa học đầu tiên năm 1908. Tập tin:Castanea seguinii 03.jpg Tập tin:Castanea seguinii 01.jpg
''Castanea seguinii
Chi Dẻ Trùng Khánh
'Alsophila là một loài thực vật có mạch trong họ Cyatheaceae. Loài này được (D.C. Eaton) D.S. Conant mô tả khoa học đầu tiên năm 1983. *Braggins, John E. Large, Mark F. 2004. Tree Ferns. Timber Press, Inc., p. 103. ISBN 0-88192-630-2 The International Plant Names Index: Cyathea balanocarpa
null
Alsophila (chi dương xỉ)
(28032) 1998 DZ23 là một tiểu hành tinh vành đai chính. Nó được phát hiện bởi Yoshisada Shimizu và Takeshi Urata Đài thiên văn Nachi-Katsuura Nachikatsuura, Wakayama, Nhật Bản, ngày 17 tháng năm 1998. *Danh sách các tiểu hành tinh: 28001–29000
(28032) 1998 DZ23
Được phát hiện bởi Takeshi Urata, Được phát hiện bởi Yoshisada Shimizu
Martine Rothblatt (sinh năm 1954 với tên Martin Rothblatt) là một luật sư, nhà văn, doanh nhân và nhà hoạt động xã hội người Mỹ. Rothblatt tốt nghiệp Đại học California tại Los Angeles với bằng luật gia và bằng thạc sĩ vào năm 1981, sau đó bắt đầu làm việc tại Washington, DC, lần đầu tiên trong lĩnh vực pháp luật vệ tinh thông tin, và cuối cùng trong những dự án về khoa học sự sống như Dự án bản đồ gene người. Hiện tại bà là người sáng lập và Giám đốc điều hành của United Therapeutics, một công ty cổ phần về dược phẩm và là nữ giám đốc điều hành được trả lương cao nhất tại Mỹ. Rothblatt là một cậu bé với tên ban đầu là Martin Rothblatt và được sinh ra tại Chicago, Illinois, trong một gia đình Do Thái. Cậu lớn lên tại miền Nam California, đầu tiên San Diego và sau đó tại Los Angeles. Cha cậu, Harold David Rothblatt, là một nha sĩ làm cho Retail Clerks Union (Công đoàn nhân viên bán lẻ), và là con trai út của Isadore Rothblatt trong Công đoàn công nhân ngành Da thuộc Chicago. Mẹ cậu, Rosa Lee Bernstein, là một MC và chuyên gia về âm ngữ trị liệu pathology) tại San Diego State College (Đại học quốc gia San Diego). Ông bà nội Rothblatt di cư sang Hoa Kỳ khoảng năm 1910 từ Odessa, Ukraine. Ông bà ngoại của cậu di cư cũng khoảng thời gian đó từ Ba Lan. Rothblatt rời trường đại học sau hai năm và đi du lịch khắp châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Kenya và Seychelles. Khi ghé trạm theo dõi của NASA Seychelles trong mùa hè năm 1974, cậu đã có đoàn kết thế giới thông qua vệ tinh thông tin. Sau đó, cậu quay trở lại UCLA, tốt nghiệp xuất sắc ngành Truyền thông với một luận án về Vệ tinh truyền thông trực tiếp. Khi còn là sinh viên, cậu chuyển đổi sang chương trình "High Frontier" của Gerard K. O'Neill về cư trú ngoài không gian (space colonization) sau những phân tích của ông trong tạp chí chuyên ngành Physics Today năm 1975 như là dự án của giáo sư Harland Epps trong hội thảo Thiên văn học hiện đại. Rothblatt sau đó trở thành một thành viên tích cực của Hiệp hội L-5 và chi nhánh tại Nam California là OASIS (Organization for the Advancement of Space and Settlement, Tổ chức vì sự tiến bộ của công nghiệp hóa không gian và giải quyết). Trong bốn năm chương trình học Thạc sĩ luật của mình, cũng tại UCLA, cậu xuất bản năm bài viết về luật của vệ tinh thông tin và chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh cho Tập đoàn Hughes Space and Communications Group (lúc đó là tập đoàn lớn nhất Hoa Kỳ về vệ tinh và không gian) mang tên PanAmSat về cách ứng dụng công nghệ chùm điểm vệ tinh (satellite spot beam technology) để cung cấp dịch vụ thông tin liên lạc cho nhiều nước Mỹ Latinh. Cậu cũng trở thành một cộng tác viên thường xuyên về các khía cạnh pháp lý của việc cư trú ngoài không gian trên bản tin của OASIS. Sau khi tốt nghiệp vào năm 1981 Rothblatt làm việc tại Covington Burling tại Washington, DC, công ty luật đại diện cho các ngành công nghiệp phát sóng và truyền hình trước Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) trong các lĩnh vực thông tin liên lạc vệ tinh phát sóng trực tiếp và băng thông rộng. Năm 1982, cậu nghỉ việc để học về thiên văn học tại Đại học Maryland, nhưng đã sớm được mời làm việc tại NASA để xin giấy phép tại Ủy ban Truyền thông Liên bang cho các hệ thống Băng tần IEEE và theo dõi dữ liệu của các vệ tinh tiếp âm và tại Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ để bảo vệ tần số radio trước khi những tần số radio thiên văn của FCC được sử dụng cho nghiên cứu vũ trụ. Cuối năm đó, cậu cũng làm việc với Gerard K. O'Neill để xử lý các vấn đề pháp lý cho công nghệ định vị vệ tinh mới được phát minh của mình, được gọi là hệ thống Geostar. Năm 1984, cậu làm việc với Rene Anselmo, người sáng lập Mạng lưới quốc tế Tây Ban Nha (Spanish International Network, nay là Univision), như là một công ty mới sẽ cạnh tranh với hãng Intelsat đang độc quyền truyền hình vệ tinh viễn thông toàn cầu. Năm 1986, cậu ngưng học thiên văn học và công việc tư vấn để trở thành Giám đốc điều hành toàn thời gian của Tổng công ty Geostar, dưới quyền chủ tịch William E. Simon. Cậu rời Geostar vào năm 1990 để tạo ra cả hai hãng phát sóng vệ tinh WorldSpace và Sirius Satellite Radio. Cậu rời Sirius vào năm 1992 và WorldSpace vào năm 1997 để trở thành Chủ tịch toàn thời gian và Giám đốc điều hành của Tập đoàn United Therapeutics. Qua đó, Rothblatt đã chịu trách nhiệm triển khai một số công ty vệ tinh viễn thông, bao gồm hệ thống định vị xe cơ giới toàn liên bang đầu tiên tại Hoa Kỳ (Geostar, 1983), dự án vệ tinh quốc tế tư nhân đầu tiên (PanAmSat, 1984), mạng vô tuyến vệ tinh toàn cầu đầu tiên (WorldSpace, 1990), và hệ thống phát sóng phi địa tĩnh từ vệ tinh đến xe cơ giới đầu tiên (Sirius Satellite Radio, 1990). Là một luật sư và doanh nhân, Rothblatt cũng chịu trách nhiệm hàng đầu trong những nỗ lực tạo cơ sở pháp lý để có được sự chấp thuận trên toàn thế giới, thông qua các hiệp ước quốc tế mới, phân bổ quỹ đạo của vệ tinh phổ tần cho các dịch vụ định vị trong không gian (1987) và đài phát thanh truyền hình vệ tinh trực tiếp sang người (1992). Bà cũng đứng đầu dự án sinh-chính trị của International Bar Association (Hiệp hội Luật gia Quốc tế) để phát triển một dự thảo Tuyên bố chung về bộ gen người và Nhân quyền của Liên hiệp quốc (mà phiên bản cuối cùng đã được UNESCO thông qua vào ngày 11 tháng 11 năm 1997, và công nhận bởi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào ngày tháng 12 năm 1998). Trong cuối những năm 1990, vì con gái Jeni của bà được chẩn đoán là bị đe dọa tính mạng bởi căn bệnh tăng huyết áp động mạch phổi (pulmonary arterial hypertension PAH), đây là một căn bệnh hiếm gặp (chỉ có 200 ngàn trường hợp trên thế giới) nên không được chú đầu tư nhiều, Rothblatt bước vào lĩnh vực khoa học sự sống bằng việc bán cổ phần các hãng viễn thông và lập một Quỹ triệu USD để tài trợ cho nghiên cứu, nhưng ba năm trôi qua mà không có bất kỳ tiến bộ nào, sau đó bà thành lập một công ty công nghệ sinh học tế (United Therapeutics, 1996) và mua lại bản quyền các dược phẩm của hãng Glaxo Wellcome được đánh giá là có tiềm năng ngăn chặn được căn bệnh trên. Vào thời điểm đó đã có một cuộc tranh cãi dữ dội với những nỗ lực của hãng Novartis để dùng phổi và các cơ quan tạng của lợn đã biến đổi gen có thể được cấy ghép vào người, và nhiều nhà sinh học đã phản đối chuyện đó, nhưng bà lại ủng hộ vì cho là việc cấy ghép phổi có thể cứu người bệnh tăng huyết áp động mạch phổi như con gái bà, và qua John Vane, giải Nobel học năm 1982 và là nhà tư vấn của United Therapeutics, bà bắt đầu học tiến sĩ ngành đức tại Barts and The London School of Medicine and Dentistry (Trường và Nha khoa London và Barts) thuộc Queen Mary University of London (Đại học Nữ hoàng Mary tại London). Bà được trao bằng tiến sĩ vào tháng năm 2001 dựa trên luận án của bà về sự xung đột giữa lợi ích cá nhân và công cộng trong cấy ghép tạng các loài khác nhau Luận án này, sau đó được xuất bản bởi Nhà xuất bản Ashgate dưới tiêu đề Your Life or Mine (Cuộc sống của bạn hay của tôi). Trong vòng một năm 2009, doanh thu hàng năm của United Therapeutics đã tăng từ 50 triệu USD lên 300 triệu USD. Cổ phiếu United Therapeutics đã tăng 800% kể từ khi công ty công khai vào năm 1999 và đã tăng gấp đôi trong năm 2009. United Therapeutics hiện có vài loại dược phẩm có tiềm năng ngăn chặn bệnh PAH như là Remodulin. Nhờ phương pháp điều trị có sẵn đã làm thay đổi bản chất của PAH. Trước đây chỉ có 75 chuyên gia về PAH Mỹ khi Jeni bị ốm, ngày nay đã có hơn 10.000 bác sĩ điều trị. Căn bệnh này vẫn luôn gây tử vong, nhưng bệnh nhân đã có thể sống lâu hơn nhiều, trong một số trường hợp sống thọ thêm hàng thập niên sau khi chẩn đoán. Trong năm 2013, Rothblatt là nữ giám đốc điều hành được trả lương cao nhất Mỹ, thu nhập 38 triệu USD. Cần biết thêm là chỉ có khoảng phần trăm của các công ty trong Fortune 500 là có một phụ nữ lãnh đạo và trong 200 tổng giám đốc điều hành (CEO) được trả lương cao nhất nước Mỹ, chỉ có 11 người là phụ nữ. Năm 1994, bà đã trải qua phẫu thuật chuyển đổi giới tính từ nam sang nữ và thay đổi tên của mình thành Martine Aliana Rothblatt. Kể từ đó, bà cũng trở thành người ủng hộ phong trào transgenderism (quyền chuyển đổi giới tính). Năm 1995, ngay sau khi quá trình chuyển đổi của mình, Martine đã công bố "The Apartheid of Sex" (Sự kỳ thị về tính dục), một bản tuyên ngôn mỏng đòi hỏi một nhận thức mới về giới tính cũng như cần thêm thể loại "dimorphic" (từ ngữ của bà, có nghĩa tương đương là "lưỡng hình"). Bà viết: "Có năm tỷ người trên thế giới và năm tỷ nhân dạng giới tính riêng biệt",..."Bộ phận sinh dục cũng như màu da họ, không liên quan gì đến vai trò của một người trong xã hội. Do đó, những quy định pháp lý phân loại người dân là nam giới và nữ giới cũng là sai như những quy định pháp lý phân chia người dân theo màu da đen và da trắng". Bà cũng không thích những từ ngữ có tính cách hạn chế, mà thay vào đó bà đề nghị dùng chữ "Pn.," viết tắt của "person," thay vì "Mr." and "Ms." ("người" thay vì "ông" hay "bà"), và dùng chữ "spice" ("gia vị", nhưng cũng có nghĩa là "loài") thay cho "vợ" hoặc "chồng". Nhưng bà cũng không cho bà là hình mẫu của người phụ nữ thành đạt, bà nói: "Tôi không thể khẳng định rằng những gì tôi đã đạt được tương đương với những gì mà một người phụ nữ đã đạt được. Trong nửa đầu của cuộc đời tôi, tôi đã là nam giới". Trong sự mô tả của nữ phóng viên Lisa Miller của báo New York Magazine vào tháng năm 2014, bà không còn thể hiện nữ tính như thời mới chuyển đổi giới tính mà tạo ra một phong cách riêng của bà, như một người không giới tính hay là "ở giữa", bà ăn mặc đơn giản, không trang điểm và không mang trang sức. Bà tin rằng công nghệ có thể giải phóng con người khỏi những giới hạn về sinh học, bao gồm cả việc già cằn cỗi, bệnh tật và hao mòn. Bà cũng tin rằng trong tương lai gần, một người thân qua đời có thể sống lại trong một sinh vật kỹ thuật số, với những chương trình trí tuệ nhân tạo giá rẻ và dễ tiếp cận cho tất cả mọi người. "Tôi biết những điều đó nghe có vẻ tin vào chuyện cứu rỗi hay là như trẻ con, nhưng tôi tin rằng nó chỉ đơn giản là thực tế và công nghệ không thể tránh khỏi...". Năm 2004, bà phát động phong trào Terasem, một trường phái Triết học siêu nhân học (transhumanist) tập trung vào việc thúc đẩy niềm vui, sự đa dạng, và viễn cảnh của sự bất tử, thông qua việc lưu trữ tâm trí và công nghệ nano. Thông qua một tổ chức từ thiện, các nhà lãnh đạo phong trào này tổ chức những hội nghị có thể truy cập công cộng, để công bố và phân tích giải thích những dự án, các hoạt động và các giá trị và mục tiêu của Terasem cũng như xây dựng một trang web gọi là "Terasem Island" trên Internet dựa trên thế giới ảo Second Life. Thông qua blog của mình Mindfiles, Mindware and Mindclones, bà cũng viết về "thời đại sắp tới về thức không gian ảo và công nghệ bất tử". Một trong những dự án của phong trào Terasem bắt đầu từ năm 2010 là dự án BINA48 (Bina có thể là tên người vợ cũ của Rothblatt, nhưng cũng là viết tắt của Breakthrough Intelligence via Neural Architecture, Trí tuệ đột phá thông qua cấu trúc thần kinh). BINA48 là một người máy hiện chỉ có đầu và bộ ngực, được giới thiệu là "một robot với một khuôn mặt mà có thể chuyển động, đôi mắt có thể thấy, tai có thể nghe và có một tâm trí kỹ thuật số cho phép đối thoại". Trong một bài báo đăng trên New York Times ngày 04 Tháng năm 2010 "Making Friends with Robot Named Bina48" ("kết bạn với một Robot tên là Bina48"), nhà báo Amy Harmon mô tả cảm giác bực bội nhưng cũng ly kỳ của mình khi phỏng vấn "người bạn đồng hành điều khiển học đầu tiên của nhân loại" được tạo ra bởi Rothblatt và Hanson Robotics, và kết luận đó là "không khác lắm nếu so với phỏng vấn một đối tượng nhất định có máu và thịt"." Tuy nhiên cũng có những kiến không tin tưởng. Trên blog riêng của mình với tựa đề "Marketing Transhumanism" ngày tháng năm 2008, luật sư và nhà sinh học Wesley J. Smith chế nhạo tính khả thi của các tuyên bố của phong trào Terasem về việc "giữ gìn thức cá nhân của một người để nó tiếp tục sống mãi qua một cơ thể tái sinh nhờ công nghệ sinh học nano hay là bằng học và công nghệ trong tương lai...." chỉ nhờ qua việc bán những "sản phẩm trường thọ". Nhà hùng biện và phê phán công nghệ Dale Carrico gọi những bài viết của Rothblatt là "giả khoa học" (bài viết "The "Imagination" of Robot Cultist" ngày 16 tháng năm 2009), và chỉ trích tuyên bố của bà về nhân bản trí tuệ ("mindclones") như là không có gì hơn là "mơ tưởng" (blog với tựa More Serious Futurology from Transhumanist Martine Rothblatt ngày 28 tháng năm 2010). Tập tin:2010 Vicki Sexual Freedom Award Rothblatt và vợ cũ Bina Aspen nhận giải thưởng Vicki Sexual Freedom Award năm 2010 Năm 1982, Martin Rothblatt kết hôn với Beverlee "Bina Aspen" Prator, một người môi giới địa ốc từ Compton, California. Họ có hai con: Gabriel và Jenesis Rothblatt. Trước khi gặp Bina, Rothblatt có một đứa con, Eli, với một phụ nữ Kenya. Sunee là con riêng của Bina từ mối quan hệ trước. Các con riêng được nhận làm con nuôi hợp pháp của cả hai. Năm 1994, bà đã trải qua phẫu thuật chuyển đổi giới tính và thay đổi tên của mình thành Martine Aliana Rothblatt. Kể từ đó, bà cũng trở thành người ủng hộ phong trào transgenderism (quyền chuyển đổi giới tính). Satellite Services and Standards, Artech House, 1987, ISBN 0-89006-239-0 (công nghệ vệ tinh viễn thông) *Apartheid of Sex, Crown, 1995 ISBN 0-517-59997-X (phong trào ủng hộ quyền chuyển đổi giới tính) *Unzipped Genes, Temple University Press, 1997 ISBN 1-56639-522-4 (sinh-chính trị biopolitics) *Your Life or Mine, Ashgate, 2003 ISBN 0-7546-2391-2 (cấy ghép tạng giữa các loài khác nhau) *Two Stars for Peace, iUniverse, 2003 ISBN 0-595-65982-9 (Tiến trình hòa bình Trung Đông) *Virtually Human, St. Martin's Press, 2014 ISBN 1-250-04663-7 (Trí tuệ nhân tạo) Terasem Movement website Mindclones blog Mindclones vlog Transbeman film produced by Rothblatt Legal Rights of Conscious Computers video presentation by Rothblatt at an Immortality Institute Life Extension conference Human is Not Limited to Flesh..." video interview with Rothblatt, done via SKYPE, January 2009 Once Man, Always Genius, Rothblatt's ngày tháng năm 2007 appearance on the Howard Stern show Video Personhood Beyond the Human: Bina48
Martine Rothblatt
Doanh nhân Mỹ thế kỷ 20, Nhà văn Mỹ thế kỷ 20, Doanh nhân Mỹ thế kỷ 21, Nhà văn Mỹ thế kỷ 21, Nhà văn phi hư cấu Mỹ, Nữ nhà văn Mỹ, Doanh nhân Los Angeles, Doanh nhân từ Washington, D.C., Doanh nhân LGBT Hoa Kỳ, Người Do Thái LGBT, Luật sư LGBT, Người LGBT từ California, Người chuyển giới nữ, Nhà văn chuyển giới, Nữ nhà văn thế kỷ 20, Nữ nhà văn thế kỷ 21, Người quận Montgomery, Maryland
1279 Uganda là một tiểu hành tinh vành đai chính thuộc vành đai tiểu hành tinh. Nó được phát hiện bởi nhà thiên văn học Nam Phi Cyril V. Jackson ngày 15 tháng năm 1933 từ Johannesburg. Nó được đặt theo tên đất nước Uganda.
1279 Uganda
Tập of Dame Edna wearing sparkly blue dress, over-the-top eyeglass frames, and multiple finger queen Dame Edna biểu diễn tại Sydney, Úc Drag queen là thuật ngữ gọi những nghệ sĩ biểu diễn (thường là nam giới) có phong cách ăn mặc nữ tính, đi kèm theo đó là lối trang điểm dày, đậm. Nguồn gốc xuất phát của cụm từ drag queen vẫn chưa rõ ràng. Ghi chép về việc sử dụng từ drag đầu tiên là vào năm 1870 khi nó được dùng để gọi những nam diễn viên mặc đồ phụ nữ. Drag queen thường có những cử chỉ, hành động nữ tính được phóng đại nhưng khác hẳn với Tomgirl thuật ngữ chỉ những cậu bé có những đặc tính hoặc hành vi được coi là điển hình của một cô bé bao gồm quần áo của phụ nữ, tham gia vào trò chơi và hoạt động thể chất trong thiên nhiên, rất coi trọng nhiều nền văn hóa không được nổi bật hay là miền của nữ giới. Giữa drag queen và tomgirl, drag queen chỉ dành cho nghệ sĩ nam hoá trang thành phụ nữ, còn tomgirl ám chỉ những cậu bé, nam thanh niên hay người đàn ông có những cử chỉ và ăn mặc nữ tính trong đời sống thường nhật. Tomgirl không có nhu cầu chuyển giới, trong khi drag queen có nhu cầu chuyển giới nhưng rất ít. Trong anime Nhật Bản, tomgirl được gọi là trap. Tomgirl không phải từ để chỉ/ gọi giới tính (gender identity) và cũng không phải thiên hướng tình dục (sexual orientation) như gay, song tính và straight. Một người là tomgirl khi người đó là con trai và có những đặc điểm: thích mặc đồ nữ, thích chơi các trò của con gái, thích chơi/dễ kết thân với con gái hơn là con trai. Một cách hiểu khác của drag queen là "hóa trang thành nữ". Lý Ngọc Cương tượng đài của drag queen Trung Quốc với loại hình kinh kịch Năm 1971, một bài báo trên tạp chí Drag Queens của Lee Brewster mô tả một nữ hoàng kéo xe là một "người đồng tính luyến ái", người cường điệu, hào hoa và hiếu chiến. Drag queen mô tả là có thái độ vượt trội và thường được tán tỉnh bởi những người đàn ông khác giới, những người "thông thường không tham gia vào các mối quan hệ đồng giới". Thuật ngữ drag queen ngụ "chuyển giới đồng tính luyến ái", nhưng cụm từ drag không mang nghĩa như vậy. The term drag queen implied "homosexual transvestite", but the term drag carried no such connotations. Vào những năm 1970, drag queen một lần nữa được định nghĩa là "người chuyển giới đồng tính luyến ái". Drag được phân tích là ăn mặc khác giới và queen ám chỉ một người đàn ông đồng tính luyến ái. Tại Việt Nam, thuật ngữ mới này còn xa lạ. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1462 vua Lê Thánh Tông quy định: “Nhà phường chèo con hát và những kẻ phản nghịch ngụy quan, có tiếng xấu bản thân và con cháu không được đi thi, nếu mang sách hay mượn người khác làm hộ thì trị tội theo luật”. Đào Duy Từ (1572-1634) có cha làm nghề ca hát nên ông không được thi dưới triều vua Lê chúa Trịnh. Bất bình, ông bỏ vào Nam gây dựng sự nghiệp. Nhận ra ông là nhân tài nên chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã trọng dụng, phong tước Lộc Khê Hầu; được vua Minh Mạng truy tặng là bậc khai quốc công thần, cho thờ tại Thái Miếu. Vì những quy định nghiệt ngã đó nên các vở tuồng có đề tài trung quân ái quốc phải dùng kép để đóng đào. Sau này các họ nhà đại khoa hiển loạn cũng thường có dòng họ hát xướng mà phát đạt nên những kẻ sĩ phu cũng giao du tự nhiên và rồi những nhà hát xướng cũng quên hẳn thế hệ nhà mình từ đâu mà ra. Xem đó thì biết thế vận phong tục mỗi ngày một khác. Tuy nhiên, những quy định trước đó vẫn như luật bất thành văn khiến các gia đình không cho con gái theo nghề hát, do vậy các vở tuồng có nhân vật nữ, các thầy tuồng vẫn phải dùng kép đóng đào. Cho tới thời Nguyễn, tương đương với nhà Thanh Trung Quốc là kinh kịch và Côn khúc, nam giới có lúc phải vào vai nữ nhân. Thuật ngữ nam ban nữ trang (nghĩa đen: đàn ông giả dạng phụ nữ) () tại Trung Quốc tương đương với drag queen phương Tây lúc bấy giờ. Sau này, thập niên 2000 của thế kỷ 21, Lý Ngọc Cương trở thành cái tên sáng giá nhất của kinh kịch Trung Quốc khi ông đảm nhận các vai mỹ nữ trong các vở diễn. Drag king RuPaul RuPaul's Drag Race Drag Social Network, community and portal Drag Artist Discography (information and discography with historical references and photos) of drag artists female impersonators The Pink Mirror film on Indian drag queens Queens of Las Vegas drag show International Drag Queens and Friends
Drag queen
Giới tính (xã hội học), Các danh sách liên quan tới tình dục
Huyện Kargil là một huyện thuộc bang Jammu và Kashmir, Ấn Độ. Thủ phủ huyện Kargil đóng Kargil. Huyện Kargil có diện tích 14036 ki lô mét vuông. Đến thời điểm năm 2001, huyện Kargil có dân số 115227 người.
Huyện Kargil
Jammu và Kashmir, Huyện của Ấn Độ
là một chi động vật có vú trong họ Dasypodidae, bộ Cingulata. Chi này được Fitzinger miêu tả năm 1871. Loài điển hình của chi này là Dasypus villosus (Desmarest, 1804) by subsequent designation (Yepes, 1928). Chi này gồm các loài: *C. vellerosus *C. villosus *C. nationi Tập villosus (Wroclaw zoo)-1.JPG Tập vellerosus.jpg Tập nationi, Oruro, Bolivia 20090824.jpg Thể
null
Chi động vật có vú
Đen là màu do không có hoặc hấp thụ hoàn toàn ánh sáng khả kiến. Nó là một màu sắc nhạt, không có sắc độ, giống như màu trắng và xám. Nó thường được sử dụng một cách tượng trưng hoặc nghĩa bóng để tượng trưng cho sự tăm tối. Đen và trắng thường được sử dụng để mô tả các mặt đối lập như thiện và ác, Thời kỳ Tăm tối so với Thời kỳ Khai sáng, và đêm so với ngày. Từ thời Trung Cổ, màu đen là màu biểu tượng của sự trang trọng và uy quyền, và vì lý do này, nó vẫn thường được mặc bởi các thẩm phán và quan tòa. Màu đen có thể được định nghĩa như ấn tượng thị giác khi người ta trong khu vực hoàn toàn không có ánh sáng. Điều này ngược lại với màu trắng, là ấn tượng thị giác khi tổ hợp các màu của ánh sáng kích thích đều cả ba loại tế bào cảm quang. Các loại vật chất hấp thụ hết ánh sáng thì tạo ra cảm giác cho con người là có màu đen (thực tế thì không có loại vật chất nào hiện biết là có khả năng như vậy, nhưng các vật chất gần như vậy thì rất nhiều). Các chất màu đen có thể là do tổ hợp của một vài loại chất màu khác (không nhất thiết phải có màu đen) có khả năng hấp thụ gần như hết mọi thành phần của ánh sáng. Nếu trộn cả ba chất màu gốc cơ bản trong một lượng phù hợp, thì kết quả là nó phản xạ rất ít ánh sáng, vì thế nó cũng được gọi là "đen". Điều này dẫn đến hai sự miêu tả trái ngược nhau đáng kể nhưng thực tế là bổ sung cho nhau về khái niệm màu đen. Đó là: Màu đen là sự vắng mặt của các thành phần tạo ra ánh sáng. hay tổ hợp đầy đủ của các màu khác nhau của các chất màu. Xem thêm Màu cơ bản. Số Hex #000000 RGB (r, g, b) (0, 0, 0) CMYK (c, m, y, k) (0, 0, 0, 100) (nếu tính theo thang độ phần trăm). HSV (h, s, v) (0, 0, 0) đây tính theo thang độ phần trăm, chứ không tính theo thang độ 0-255 như RGB. C M Y K Ghi chú 100 tiêu chuẩn 100 100 100 mực lý tưởng, chỉ có nghĩa lý thuyết 100 100 100 100 kết hợp tiêu chuẩn và mực Danh sách màu Vật đen Vật chất tối Vantablack
Đen
Màu sắc
là một họ thực vật hạt kín. Họ này được nhiều nhà phân loại học công nhận. Hệ thống APG III năm 2009 (không đổi so với hệ thống APG II năm 2003) cũng công nhận họ này và đặt nó trong bộ Poales thuộc nhánh commelinids trong nhánh lớn là monocots. Điều này là sự thay đổi nhỏ so với hệ thống APG năm 1998, trong đó chi này tạo thành hai họ riêng rẽ là Thurniaceae và Prioniaceae, nhưng cả hai họ này vẫn đặt trong bộ Poales. Hệ thống Cronquist năm 1981 cũng công nhận họ này và đặt nó trong bộ Juncales thuộc phân lớp Commelinidae của lớp Liliopsida trong ngành Magnoliophyta. Hệ thống Wettstein phiên bản cập nhật lần cuối năm 1935 thì đặt họ này trong bộ Liliiflorae. Họ này bao gồm chi (Thurnia và Prionium) với tổng cộng chỉ khoảng 3-4 loài thực vật thân thảo lớn và cứng, có thân rễ và nơ lá sát gốc, sống lâu năm trong các môi trường ẩm ướt tại Nam Phi, khu vực Guyana và Amazonia. Lá đơn mọc so le xếp thành tầng hay hàng, có bao vỏ, không cuống, dai bóng như da. Phiến lá nguyên, thẳng, gân lá song song. Mép lá hơi khía răng cưa hay nguyên. Hoa lưỡng tính, thụ phấn nhờ gió. Hoa mọc thành cụm thành hình đầu, với các lá bắc tổng bao. Quả nang, nứt khi chín, chẻ ô. Quả chứa hạt. Hạt có lông dễ thấy và có cánh, chứa nội nhũ. Nhóm thân cây của họ Thurniaceae có niên đại khoảng 98 triệu năm trước (Ma), nhóm chỏm cây có sự phân kỳ khoảng 33 Ma (Janssen Bremer 2004). Thurniaceae là nhóm có quan hệ chị-em với nhóm bao gồm họ là Juncaceae và Cyperaceae, với sự hỗ trợ mạnh (Givnish et al. 1999; Bremer 2002; Davis et al. 2004), mặc dù chi Oxychloe đã không được đưa vào phân tích. Cây phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo APG III. Thurniaceae (nghĩa hẹp) trong L. Watson và M.J. Dallwitz (1992 trở đi). The families of flowering plants descriptions, illustrations, identification, information retrieval. Phiên bản 20-5-2010. Phân loại trong NCBI
null
Mitsuya Yūji (Hiragana: みつや ゆうじ, Katakana: ミツヤ ユウジ, Kanji: 三ツ矢 雄二) là đạo diễn, diễn viên lồng tiếng, phụ trách âm thanh và giám sát âm thanh. Ông sinh ngày 18 tháng 10 năm 1954 tại thành phố Toyohashi, tỉnh Aichi, Nhật Bản. Tốt nghiệp đại học Meiji. Ông được biết đến nhiều với vai diễn lồng tiếng Timon trong The Lion King, Tatsuya Uesugi trong Touch, Hyōma Aoi trong Combattler V, Kōji Togari trong Kiteretsu Daihyakka, Virgo Shaka trong Saint Seiya và lồng tiếng Nhật cho nhân vật Marty McFly phim Back to the Future của đài TV Asahi. Mitsuya tuyên bố mình là gay trên một chương trình truyền hình vào ngày 12 tháng năm 2017. Candy Candy (1976) trong vai Archibald "Archie" Cornwell Combattler V (1976) (Hyoma Aoi) Captain Tsubasa (1983) (Shun Nitta) Georgie! (1983) (Royal) Choriki Robo Galatt (1984) (Saradaayu) Glass no Kamen (1984 TV series) (1984) (Sakurakouji Yuu) Touch (1985) (Tatsuya Uesugi) Saint Seiya (1986) (Virgo Shaka) Anpanman (1988) (Katsudonman), (Hamburger Kid) Dragon Ball Z (1989) (Kaio-shin, Gregory) Ranma 1/2 (1989) (Ono Tofu-sensei) Akazukin Chacha (1994) (Sorges, Yordas, Haideyans) Nurse Angel Ririka SOS (1995) (Kurumi Moriya) PaRapper the Rapper (2001) (Hairdresser Octopus) Stitch! (2008) (Pleakley) Kuchu Buranko (2009) (Young Irabu Ichiro) Nichijou (2011) (Clay trong tập 19) Toriko (2011) (Grinpatch) Gon (2012) (Choro) Smile PreCure! (2012) (Joker) Space Dandy (2014) (CEO trong tập 20) One Piece (2015) (Pica) Saint Seiya: Soul of Gold (2015) (Virgo Shaka) Junji Ito Collection (2018) (Souichi Tsujii) Pop Team Epic (2018) (Popuko (Tập 1-B)) Không rõ năm Ojarumaru (Captain Silver) Sasuga no Sarutobi (Sarutobi Nikumaru) Megazone 23 (1985) (Mōri) Legend of the Galactic Heroes (1988) (Heinrich Von Kümmel) Space Family Carlvinson (1988) (Andy) Vampire Princess Miyu (1988) (Lemures) Starship Troopers (1988) (Carl) Devil Hunter Yohko (1990) (Madoka Mano) Candy Candy Candy no Natsu Yasumi (1978) Natsu no Tobira (1981) (Claude) Godmars (1982) (Marg) Doraemon: Nobita và lâu đài dưới đáy biển (1983) (Underwater Buggy) Doraemon: Nobita và cuộc chiến vũ trụ (LocoRoco) Doraemon: Nobita và binh đoàn người sắt (1986) (Micros) Touch: Sebangou no Nai Ace (1986) (Tatsuya Uesugi) Touch 2: Sayounara no Okurimono (1986) (Tatsuya Uesugi) Bug-tte Honey: Megaromu Shojo Ma 4622 (1987) (Wannappu) Saint Seiya: Evil Goddess Eris (1987) (Lyra Orpheus) Touch 3: Don't Pass Me By (1987) (Tatsuya Uesugi) Doraemon: Nobita Tây du kí (1988) (Time Machine) Doraemon: Nobita và nước Nhật thời nguyên thủy (1989) (Time Machine) Anpanman: Baikinman's Counterattack (1990) (Hamburger Kid), (Katsudonman) Magical Taluluto (1991) (Tabashiba) Yu Yu Hakusho The Movie: Poltergeist Report (1994) (Majari) Sakura Wars: The Movie (2001) (Musei Edogawa) Anpanman: Gomira's Star (2001) (Katsudonman) Anpanman: Dolly of the Star of Life (2006) (Katsudonman) Anpanman: Kokin-chan and the Blue Tears (2006) (Katsudonman) Anpanman: Purun of the Bubble Ball (2007) (Katsudonman) Anpanman: Rinrin the Fairy's Secret (2008) (Katsudonman) Dragon Ball Z:Trận chiến giữa những vị Thần (2013) (Kibito Kaioushin) Toriko the Movie: Bishokushin's Special Menu (2013) (Grinpatch) Anpanman: Take It! Wishes for Everybody Apple Boy (2014) (Hamburger Kid) Brave Fencer Musashi (1998) (Rādo) Kingdom Hearts (video games) (2002) (Doctor Finklestein) Kingdom Hearts II (2005) (Doctor Finklestein, Timon) Super Robot Taisen (????) (Aoi Hyouma) Dragon Quest Heroes II (2016) X-Bomber (1980) (PP Adamsky) Kamen Rider Kamen Rider Wizard Fourze: Movie War Ultimatum (2012) (Gahra) Kaitou Sentai Lupinranger VS Keisatsu Sentai Patranger (2018) (GoodStriker (eps 13, 15 51)) Kaitou Sentai Lupinranger VS Keisatsu Sentai Patranger en Film (2018) (GoodStriker) = Amadeus (Wolfgang Amadeus Mozart (Tom Hulce)) Back to the Future (TV Asahi edition) (Marty McFly (Michael J. Fox)) Back to the Future Part II (TV Asahi edition) (Marty McFly Senior, Marty McFly Junior, Marlene McFly (Michael J. Fox)) Back to the Future Part III (TV Asahi and TV Nippon editions) (Marty McFly, Seamus McFly (Michael J. Fox)) The Bonfire of the Vanities (Sherman McCoy) The Cat in the Hat (The Fish) Flight of the Phoenix (Elliott) Mouse Hunt (Lars Smuntz) The Frighteners (Frank Bannister) Full House (Steve Urkel) Joe's Apartment (Ralph Roach) Little Shop of Horrors (Seymour Krelbourn) Pacific Rim (Dr. Hermann Gottlieb (Burn Gorman)) Project A (Tai Po) Riptide (Murray 'Boz' Bozinsky) Short Circuit (Johnny 5) Small Soldiers (Insaniac) Soap (Jodie Dallas) Stuart Little (TV edition) (Stuart Little) Will Grace (Jack McFarland) = The Adventures of Tintin (1989 Nikkatsu edition) (Tintin) Hotel Transylvania (Murray) The Land Before Time (Petrie) Lilo Stitch (Pleakley) Lilo Stitch: The Series (Pleakley) The Lion Guard (Timon) The Lion King (Timon) The Lion King II: Simba's Pride (Timon) The Lion King 1½ (Timon) Timon and Pumbaa (Timon) Looney Tunes (Speedy Gonzales) The Looney Tunes Show (Speedy Gonzales) The Nightmare Before Christmas (Doctor Finklestein) Oliver Company (Tito) Robots (Tim the Gate Guard) Star Wars: The Clone Wars (Jar Jar Binks) Thumbelina (Miss Fieldmouse) Toy Story series (Rex) Twelve Forever (The Butt Witch) Monsters, Inc. (Mike Wazowski, teaser) = Star Tours (Captain Rex) Star Tours—The Adventures Continue (Captain Rex) Peter Pan's Flight (Tick-Tock the Crocodile) Blog chính thức
Mitsuya Yūji
Người Aichi, Đạo diễn Nhật Bản
là một chi động vật có vú trong họ bộ Afrosoricida. Chi này được Lacépède miêu tả năm 1799. Loài điển hình của chi này là capensis Lacépède, 1799 (= Talpa asiatica Linnaeus, 1758). Chi này gồm các loài: Thể
null
Chi động vật có vú
Tự dẫn radar bán chủ động (Semi-active radar homing) (SARH) là một kiểu dẫn đường phổ biến của tên lửa có điều khiển, nhất là tên lửa không đối không và tên lửa đất đối không tầm xa. Theo đó, tên lửa sẽ sử dụng bộ phận thu tín hiệu sóng radar bị phản xạ từ mục tiêu sau khi nó bị chiếu xạ từ radar mặt đất (ngược lại với tự dẫn bằng radar chủ động active radar homing, trong đó sử dụng bộ thu phát tín hiệu chủ Các hệ thống radar bán chủ động trên tên lửa sử dụng radar song địa tĩnh sóng liên tục. Định danh của NATO cho loại tên lửa trang bị loại đầu tự dẫn này là Fox One. Hình 1: Nguyên lý của SARH. tưởng cơ bản của SARH là, các hệ thống radar đã bao gồm cả phát hiện và theo dõi mục tiêu, nên việc bổ sung thêm radar cho bản thân quả tên lửa trở nên thừa thãi. Khối lượng của bộ phận truyền phát tín hiệu sẽ làm giảm tầm bắn của tên lửa, do đó các hệ thống thụ động sẽ có tầm bắn lớn hơn. Ngoài ra, độ phân giải của radar phụ thuộc rất lớn vào kích thước đường kính của ăng ten, và các tên lửa có mũi dạng côn sẽ không có đủ không gian để lắp đặt ăng ten đủ lớn để có đủ độ chính xác cần thiết để dẫn đường cho tên lửa. Thay vào đó, các ăng ten kích thước lớn hơn từ các trạm radar mặt đất hoặc trên máy bay sẽ có độ phân giải đủ để bám và dẫn đường cho tên lửa, và tên lửa chỉ cần đơn giản là thu tín hiệu radar phản xạ lại từ mục tiêu và tự điều chỉnh để bay về hướng đó. Mặt khác, tên lửa thu được tín hiệu mà tên lửa thu được có hướng ngược với hướng phát sóng, giúp cho tên lửa tránh được các biện pháp đối phó điện tử của mục tiêu. Hệ thống SARH xác định vận tốc của mục tiêu như trong hình 1. Vận tốc mục tiêu tiến về phía tên lửa được xác định để thiết lập vị trí tần số của tín hiệu như được chỉ ra bên dưới hình vẽ (phổ). Góc bù của Ăng ten sẽ được thiết lập sau khi mục tiêu được phát hiện bởi đầu dò trên tên lửa. Đầu dò của tên lửa là radar thu tín hiệu monopulse (Radar xung đơn) sẽ thiết lập một góc sai số so với góc bù này. Các thông số định vị được cấp cho hệ thống lái sử dụng thông số góc sai số do ăng ten để điều khiển tên lửa. Cuối cùng lái tên lửa bám theo mục tiêu sao cho mục tiêu vẫn gần với trục dọc của ăng ten, trong khi ăng ten vẫn được giữ một vị trí cố định. Góc bù hình học này được xác định bằng động lực học bay, căn cứ vào tốc độ tên lửa, tốc độ mục tiêu, và khoảng cách. Tầm hoạt động tối đa của radar SARH được tăng lên nếu như sử dụng dữ liệu định vị trên tên lửa để tên lửa bay trước khi bật đầu dò của radar trong pha cuối tiếp cận mục tiêu. Đây là cách thức giúp tăng tối đa tầm bắn của tên lửa, nhờ việc giảm thiểu những cơ động không cần thiết của tên lửa qua đó làm tiết kiệm nhiên liệu cho tên lửa. Khác với dẫn đường lái theo cánh sóng (beam riding), như trên tên lửa RIM-8 Talos, theo đó sóng radar được "chỉ" đến mục tiêu và tên lửa duy trì sao cho nó nằm trong chùm tia hướng đến mục tiêu bằng cách thu các tín hiệu từ các ăng ten phía đuôi tên lửa. hệ thống SARH tên lửa sẽ thu các tín hiệu phản xạ lại từ mục tiêu, ngoài ra nó cũng sẽ nhận các tín hiệu điều khiển trực tiếp từ đài radar. Nhược điểm của lái theo cánh sóng là: Một là tín hiệu radar có dạng hình quạt, và càng xa càng lớn dần, do đó mục tiêu càng xa thì càng kém chính xác. Trong khi đó SARH ít phụ thuộc vào khoảng cách với đài radar mẹ, và nó sẽ càng chính xác khi nó càng tiến tới gần mục tiêu bay, cũng chính là nguồn tín hiệu phản xạ. Việc thiếu độ chính xác trong dẫn đường cho tên lửa sẽ khiến các nhà thiết kế phải trang bị cho tên lửa các đầu đạn cỡ lớn, như đầu đạn hạt nhân. Ngoài ra, do hệ thống đài radar dẫn đường cho tên lửa theo cánh sóng phải có độ chính xác đủ lớn để bắt mục tiêu tốc độ lớn, nên thông thường người ta sử dụng đài radar cho riêng việc bắt bám mục tiêu và đài radar (có chùm sóng hẹp hơn) được sử dụng để dẫn đường cho tên lửa. Trong khi đó hệ thống SARH chỉ cần đài radar cho mục đích vừa bắt bám mục tiêu vừa phát xạ. Các hệ thống radar SARH phần lớn sử dụng continuous-wave radar (CW radar) cho việc dẫn đường cho tên lửa. Dù radar trên các chiến đấu cơ hiện đại hiện nay phần lớn là radar Dopplẻ, nhưng chúng đều có chức năng CW để dẫn đường cho tên lửa. một vài máy bay tiêm kích của Liên Xô như trên một số phiên bản của MiG-23 và MiG-27, sử dụng các pod phụ để phát tín hiệu CW. Các tên lửa Vympel R-33 sử dụng trên máy bay đánh chặn tầm xa MiG-31 sử dụng đầu tự dẫn radar bán chủ động là phương thức dẫn đường chủ yếu (pha đầu sử dụng dẫn đường theo quán tính). Tên lửa SARH cần radar theo dõi để bắt bám mục tiêu, và chùm tia chiếu xạ mục tiêu phải hẹp hơn để "chiếu sáng" mục tiêu đủ để đầu dò trên tên lửa có thể khoá mục tiêu dựa vào tín hiệu phản xạ từ mục tiêu. Mục tiêu sẽ phải luôn được chiếu xạ trong suốt thời gian bay của tên lửa. Điều này có thể khiến đài radar dễ bị tổn thương trước máy bay đối phương sử dụng tên lửa chống radar hoặc máy bay đối phương sử dụng các biện pháp đối kháng điện tử. Bởi vì phần lớn các tên lửa SARH cần được dẫn đường trong suốt quãng đường bay, nên các radar thế hệ cũ sẽ chỉ đảm nhận được việc dẫn đường cho một tên lửa một lần. Hệ thống SARH có cự ly hoạt động phụ thuộc vào mật độ năng lượng phát ra của máy phát sóng. Tăng công suất phát sóng có thể tăng mật độ năng lượng. Việc giảm thiểu nhiễu của bộ phát tín hiệu cũng sẽ làm tăng mật độ năng lượng. Trong chiến tranh Việt Nam, các máy bay tiêm kích của Hải quân và Không quân Mỹ được trang bị tên lửa SARH AIM-7 Sparrow chỉ có tỉ lệ bắn hạ đối phương là 10%, các máy bay chiến đấu F-4 Phantom của Mỹ đã loại bỏ pháo cannon, thay vào đó trang bị tên lửa Sparrow. Tỉ lệ thấp trong không chiến được cho một phần là do các lỗi về cơ khí trên các thiết bị điện tử những năm 1960s, hoặc lỗi từ phi công. Từ sau chiến dịch bão táp sa mạc, phân lớn chiến công bắn hạ đối phương từ ngoài tầm nhìn của tiêm kích F-15 Eagle là do tên lửa Sparrow. Điều này cũng tương tự đối với phiên bản phóng từ tàu chiến RIM-7 Sea Sparrow. Liên Xô sử dụng tên lửa 2K12 Kub trong chiến tranh Yom Kippur, và đã đạt được thành công lớn khi bắn hạ nhiều máy bay của không quân Israel. Một tên lửa 2K12 cũng đã bắn hạ một chiếc F-16 của Mỹ trong chiến tranh Bosnia. tự dẫn radar bán chủ động 9B-1101K, sử dụng trên tên lửa Vympel R-27-R SARH là phương pháp dẫn đường phổ biến trên các loại tên lửa hiện đại, bao gồm: AIM-4A/E/F Falcon AIM-7 Sparrow AIM-9C Sidewinder AIM-26 Falcon Aspide Buk missile system MIM-23 HAWK R-23 R-33 R-27R RIM-7 Sea Sparrow RIM-8 Talos RIM-66 Standard RIM-162 ESSM RIM-174 Standard ERAM S-200 S-300 S-400 SA-6 Gainful Skyflash Active and semi-active radar missile guidance
Tự dẫn radar bán chủ động (Semi-active radar homing)
Vụ án Đồng Tâm là vụ án mà nhà nước Việt Nam xét xử 29 đối tượng xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội với các tội danh giết người và chống người thi hành công vụ. Phiên tòa sơ thẩm ban đầu dự kiến diễn ra từ ngày đến 17 tháng năm 2020, nhưng sau rút gọn lại còn đến ngày 14 tháng năm 2020 tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Các bị cáo gồm các thành viên "tổ Đồng thuận" và người nhà Lê Đình Kình, người được cho là đứng đầu trong cuộc tranh chấp đất đai tại Đồng Tâm. Phiên tòa sơ thẩm với mức tuyên án gồm án tử hình, án tù chung thân, 12 án tù có thời hạn từ đến 16 năm tù giam, còn lại là các án tù treo tù 15 tháng đến năm. Sau phiên tòa sơ thẩm, thông qua các luật sư của mình, một số bị cáo được cho là sẽ kháng cáo. Vào khoảng giờ sáng ngày tháng năm 2020, khoảng 3.000 cảnh sát cơ động và các lực lượng tại địa phương bắt đầu bao vây và tấn công xã Đồng Tâm. Chính quyền tổ chức cuộc bao vây, tấn công mà không có thông báo trước. Theo truyền thông độc lập và blogger, phía công an đã cắt mạng internet và cắt sóng điện thoại trước, sau đó ạt tiến vào làng với súng ống, hơi cay và lựu đạn, chất nổ. Cuối cùng, công an xông vào nhà riêng của ông Lê Đình Kình và bắn chết ông tại buồng ngủ. Trong cuộc tấn công phía chính quyền có ba người thiệt mạng. Vụ án được xét xử công khai tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, dự kiến diễn ra từ ngày đến ngày 17 tháng năm 2020. Hội đồng xét xử gồm người do thẩm phán Trương Việt Toàn, Phó chánh tòa Hình sự Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội làm chủ tọa. Có hơn 30 luật sư đăng ký tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo tại phiên tòa. Tại phiên tòa, các bị cáo đều có từ 1-6 luật sư bào chữa. Các bị cáo đều đồng luật sư bào chữa cho mình. luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các công an tử vong là luật sư Nguyễn Hồng Bách, Nguyễn Thị Phương Anh, Đỗ Mạnh Linh (đoàn Luật sư TP.Hà Nội) có mặt. Phòng xử án có khoảng 50% là cảnh sát tư pháp, an ninh; không có bất cứ người nhà các bị cáo nào được vào tham dự phiên tòa và cũng không có người dân thường nào được vào phòng xử án. Ngày 31.8 và ngày 4.9, nhóm các luật sư bào chữa cho các bị cáo đã nộp bản kiến nghị lên Hội đồng xét sử (HĐXX), trong đó đề nghị triệu tập 22 thành phần tham dự phiên xét xử (trong đó có bà Dư Thị Thành vợ ông Lê Đình Kình; và vợ Lê Đình Uy); triệu tập ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội; kiến nghị điều tra lại vụ án…Trả lời kiến nghị này, Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa Trương Việt Toàn cho biết, xét thấy những người này không có liên quan trực tiếp đến vụ án nên HĐXX không triệu tập... Với kiến nghị triệu tập bà Dương Thị Thành, vợ ông Kình; và vợ Lê Đình Uy, HĐXX ghi nhận, xét thấy cần thiết sẽ triệu tập. Luật sư Đặng Đình Mạnh đề nghị không để Công an TP.Hà Nội điều tra vụ án vì cho rằng không khách quan. Về việc điều tra vụ án, thẩm phán Toàn cho biết, theo Pháp lệnh điều tra thì vụ án xảy ra trên địa bàn TP.Hà Nội nên Công an TP.Hà Nội điều tra là đúng quy định của pháp luật. Luật sư Lê Văn Luân cho biết: "Tại phần thủ tục phiên toà sáng nay, khi chúng tôi đề nghị giải quyết vấn đề gặp bị cáo tại phiên toà,..., vị thẩm phán nói rằng việc tiếp xúc bị cáo này là "không cần thiết". Và ngay lập tức, chúng tôi phải thực hiện việc khiếu nại tới Chánh án toà án TP Hà Nội để giải quyết yêu cầu của chúng tôi về hành vi gây khó khăn và ảnh hưởng trực tiếp tới quyền bào chữa, quyền tiếp xúc bị cáo tại phiên toà của luật sư. Đây là một tiền lệ tôi chưa từng gặp trong các phiên toà trước đây." Vào ngày tháng 9, tổ chức xã hội dân sự độc lập và hơn 50 người dân quan tâm đến vụ này ký tên vào Đơn Yêu cầu Khẩn cấp gửi đến Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Việt Nam, yêu cầu bảo vệ nhân chứng Bùi Viết Hiểu, chuyển ông đến nơi giam giữ khác không do công an quản lý. Đơn nêu lại Kiến nghị của các luật sư tham gia bào chữa gửi đề ngày tháng 9. Theo đó, một trong những người bị đưa ra xét xử, cụ Bùi Viết Hiểu, khai với luật sư về việc chứng kiến một cảnh sát bắn chết cụ Lê Đình Kình từ phía trước. Lời khai này phù hợp với dấu vết viên đạn xuyên từ ngực ra lưng. Và lời khai này hoàn toàn ngược với kết luận điều tra là cụ Kình bị bắn từ sau lưng. Bản thân ông Bùi Viết Hiểu cũng bị bắn nhưng may mắn sống sót. Chính vì những điều còn chưa sáng tỏ, nên nhóm luật sư Đồng Tâm bao gồm 13 người đã ký tên trong bản kiến nghị vào ngày 3/9/2020, yêu cầu Toà án Nhân dân (TAND) TP. Hà Nội trả hồ sơ để điều tra bổ sung; Cần triệu tập thêm những người có liên quan đến vụ án như bà Dư Thị Thành (vợ cụ Lê Đình Kình), Nguyễn Thị Duyên (vợ bị can Lê Đình Uy), chiến sỹ cảnh sát đã bắn chết cụ Kình, làm bị thương Bùi Viết Hiểu… Luật sư Ngô Anh Tuấn, người bào chữa cho ông Bùi Viết Hiểu vào tối ngày tháng cho biết HĐXX đã nhận được đơn kiến nghị này nhưng họ gián tiếp từ chối. Bị cáo Bùi Việt Hiếu khai "Tường rào xung quanh sân bay Miếu Môn đã được quân đội xây xong từ trước tết Dương lịch nên kế hoạch bảo vệ xây tường rào chỉ là cái cớ để tấn công những người dân Đồng Tâm để xử lý người biết rõ về nguồn gốc đất Đồng Sênh.", "Tổ Đồng thuận được thành lập năm 2012. Mục đích chống tham nhũng." Bị cáo Lê Đình Công: 47,36ha là đất của dân Đồng Tâm đã được thu hồi và giao cho quân chủng phòng không không quân, phần còn lại là đất nông nghiệp của dân Đồng Tâm. Đại diện UBND xã Đồng Tâm và đại diện quân chủng phòng không không quân đã ký văn bản thống nhất không tranh chấp giữa quốc phòng và người dân. Bị cáo Lê Đình Chức, con trai ông Lê Đình Kình, khai báo nguyên nhân trực tiếp gây ra tử vong cho cán bộ chiến sĩ công an, như sử dụng tuýp sắt có gắn dao bầu chọc nhiều lần vào lực lượng công an; chỉ đạo người khác mang chậu xăng lên đổ xuống hố nơi có cán bộ công an ngã xuống. Đồng thời, bị cáo Chức cũng là người nhiều lần đổ xăng xuống hố. Bị cáo Bùi Viết Hiểu thừa nhận đã cùng ông Lê Đình Kình thành lập "tổ đồng thuận" từ năm 2012 với lý do chống tệ nạn tham nhũng xảy ra tại địa phương. Bị cáo này cũng thừa nhận ném chai bom xăng vào đêm xảy ra vụ án. Ngoài ra ông cho là, cáo trạng chưa đúng khi cho rằng toàn bộ đất Đồng Sênh (xã Đồng Tâm) bị thu hồi làm sân bay Miếu Môn. Theo bị cáo, chỉ có 47,3 ha đất Đồng Sênh bị thu hồi phục vụ mục đích quốc phòng, còn lại là đất nông nghiệp. Bị cáo Lê Đình Công không thừa nhận vai trò chủ mưu cũng như việc bàn bạc với các bị cáo khác trong vụ án chống lại lực lượng chức năng. Tuy nhiên, bị cáo này thừa nhận mình là người đã chỉ đạo những bị cáo khác mua sắm các loại hung khí như dao, tuýp sắt, phóng lợn, chuẩn bị bom xăng, mua lựu đạn bằng nguồn tiền đóng góp của một số người dân. Trong vụ việc xảy ra vào ngày 9.1, bị cáo Lê Đình Công thừa nhận đã có ném đá, bom xăng và lựu đạn. Luật sư Lê Văn Luân cho biết: "Ngay vào đầu sáng nay, ngày thứ hai diễn ra phiên toà, tôi đã làm đơn đề nghị về việc xem xét chứng cứ là các dữ liệu điện tử, mà toà án đã cho trình chiếu vào chiều ngày 7/9/2020 và sáng nay 8/9/2020. Những chứng cứ này các luật sư đã không được tiếp cận và không được liệt kê trong danh sách các vật chứng trong tài liệu vụ án. Và do vậy, các luật sư cùng đồng đề nghị vào đơn này yêu cầu được cung cấp về "danh sách" các chứng cứ điện tử này. Sáng nay các luật sư đã được tiếp xúc với các thân chủ của mình." Luật sư Ngô Anh Tuấn cho biết, ""Trong cáo trạng cũng ghi rõ kế hoạch tấn công vào Đồng Tâm được công an TP Hà Nội đưa ra, đề nghị, UBND TP Hà Nội chấp thuận chủ trương, Bộ Công an phê duyệt. Tuy nhiên chúng tôi lại không được nhìn thấy vấn đề này trong hồ sơ vụ án. Trước đây, các luật sư chúng tôi có đề nghị công khai tài liệu này. Nhưng tôi được nghe rằng đây là tài liệu mật, có thể họ đưa ra khỏi hồ sơ. Nên dù chúng tôi yêu cầu nhưng không được họ cung cấp.'' Các luật sư tiếp tục không được gặp thân chủ trong ngày xử thứ ba. Viện kiểm sát nhận định bị cáo Lê Đình Công, Lê Đình Chức có vai trò cầm đầu trong vụ án, bị can Chức có hành vi côn đồ hung hãn, trực tiếp gây ra cái chết của chiến sĩ công an, nên đề nghị người này mức án tử hình. Những bị cáo phạm tội giết người còn lại, theo Viện kiểm sát, đều là đồng phạm giúp sức cho các bị cáo khác về tội giết người. Tuy nhiên không trực tiếp thực hiện hành vi giết chết chiến sĩ công an nên đề nghị thay đổi tội danh truy tố với 19 bị cáo từ tội "giết người" sang tội "chống người thi hành công vụ". Luật sư Đặng Đình Mạnh, nói hồ sơ vụ án có quá nhiều thiếu sót, thì dù với bản án nhẹ nhất, chứ đừng nói tử hình, có khả năng cao là kết án oan sai. Ông lý giải: "Chưa thừa nhận vấn đề các bị cáo có tội hay không, nhưng các luật sư nhìn nhận rằng hồ sơ vụ án có rất nhiều thiếu sót. Chẳng hạn như vấn đề triệu tập người tham gia tố tụng. Tòa không triệu tập Công an TP Hà Nội và nhiều cá nhân, tổ chức khác. Phía cơ quan điều tra cũng không tổ chức thực nghiệm hiện trường vụ án. Với một hồ sơ như vậy, việc kết tội bất kỳ ai trong số các bị cáo cũng có thể dẫn đến oan sai, từ không có tội trở thành có tội, hoặc từ tội nhẹ thành tội nặng.Trong điều kiện đó, bất kỳ đề xuất về hình phạt nào, mức độ nào, với bất kỳ bị cáo nào, đặc biệt là đối với bị cáo Lê Đình Công và Lê Đình Chức, thì đều là không thỏa đáng." Luật sư Đặng Đình Mạnh kể: Tôi hỏi một câu chung với tất cả 29 bị cáo: Nếu những ai CÓ bị tra tấn trong giai đoạn điều tra thì ngồi yên. Nếu những ai KHÔNG bị tra tấn trong giai đoạn điều tra thì vui lòng giơ tay. 1,2 rồi 10 cánh tay giơ lên. Nhưng vẫn có đến 19 cánh tay còn lại vẫn giữ xuôi theo người. Các luật sư bào chữa đề nghị Viện Kiểm sát công bố một bản kế hoạch được cho là thuộc diện "tối mật" của Công an Hà Nội liên quan đến cuộc đột kích vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội hôm 9/1. Luật sư Hà Huy Sơn và một đồng nghiệp của ông thuộc nhóm các luật sư bào chữa nói, bản kế hoạch có thể làm rõ về tính hợp pháp và mục đích của việc chính quyền điều lực lượng công an đến thôn Hoành. Lê Đình Chức: thừa nhận đã đổ xăng xuống hố sâu giữa hai nhà nhưng cho rằng không biết ba cảnh sát đang đó. Chiều 14/9, Hội đồng Xét xử Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án tử hình Lê Đình Công và Lê Đình Chức (hai con trai cụ Lê Đình Kình) về tội Giết người với cáo buộc họ "chủ mưu, cầm đầu vụ giết người". Cùng tội danh trên, tòa tuyên Lê Đình Doanh (cháu nội cụ Lê Đình Kình) án chung thân. Bị cáo Bùi Viết Hiểu lĩnh 16 năm tù, Nguyễn Quốc Tiến 13 năm tù, Nguyễn Văn Tuyển 12 năm tù. 23 bị cáo còn lại lĩnh các mức án từ 15 tháng tù treo đến năm tù giam đều về tội Chống người thi hành công vụ. Về trách nhiệm dân sự, tại tòa, đại diện gia đình các bị hại yêu cầu các bị cáo bồi thường theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó, HĐXX buộc mỗi bị cáo thuộc nhóm cầm đầu phải bồi thường 116 triệu đồng cho mỗi gia đình nạn nhân và chu cấp chi phí nuôi dưỡng các con của nạn nhân cho đến khi họ đủ 18 tuổi. Số thứ tự Tên người thiệt mạng Ghi chú Lê Đình Kình Người cầm đầu vụ án Nguyễn Huy Thịnh Phó trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động thủ đô, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an Dương Đức Hoàng Quân Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Cảnh sát cơ động thủ đô, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an Phạm Công Huy Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực 3, Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ, Công an TP.Hà Nội Tên Tội danh bị truy tố Tội danh bị đề nghị Mức án bị đề nghị Mức án sơ thẩm Lê Đình Công Giết người Giết người Tử hình Tử hình Lê Đình Chức Giết người Giết người Tử hình Tử hình Lê Đình Doanh Giết người Giết người Chung thân Chung thân Bùi Viết Hiểu Giết người Giết người 16-18 năm tù 16 năm Nguyễn Văn Tuyển Giết người Giết người 16-18 năm tù 12 năm Bùi Quốc Tiến Giết người Giết người 16-18 năm tù 13 năm Nguyễn Văn Quân Giết người Chống người thi hành công vụ 6-7 năm tù năm Lê Đình Uy Giết người Chống người thi hành công vụ 6-7 năm năm Lê Đình Quang Giết người Chống người thi hành công vụ 6-7 năm tù năm Bùi Thị Nối Giết người Chống người thi hành công vụ 4-5 năm tù năm Bùi Thị Đục Giết người Chống người thi hành công vụ 3-4 năm tù năm tù treo Nguyễn Thị Bét Giết người Chống người thi hành công vụ 3-4 năm tù năm tù treo Nguyễn Thị Lụa Giết người Chống người thi hành công vụ 2-2,5 năm tù năm tù treo Trần Thị La Giết người Chống người thi hành công vụ 3-4 năm tù năm tù treo Bùi Văn Tiến Giết người Chống người thi hành công vụ 5-6 năm tù năm Nguyễn Văn Duệ Giết người Chống người thi hành công vụ 3-4 năm tù năm Lê Đình Quân Giết người Chống người thi hành công vụ 4-5 năm tù năm Bùi Văn Niên Giết người Chống người thi hành công vụ 2-2,5 năm tù năm tù treo Bùi Văn Tuấn Giết người Chống người thi hành công vụ 3-4 năm tù năm Trịnh Văn Hải Giết người Chống người thi hành công vụ 4-5 năm tù năm Nguyễn Xuân Điều Giết người Chống người thi hành công vụ 3-4 năm tù năm tù treo Mai Thị Phần Giết người Chống người thi hành công vụ 2-2,5 năm tù 30 tháng tù treo Đào Thị Kim Giết người Chống người thi hành công vụ 24-30 tháng tù treo 24 tháng tù treo Lê Thị Loan Giết người Chống người thi hành công vụ 30-36 tháng tù treo 30 tháng tù treo Nguyễn Văn Trung Giết người Chống người thi hành công vụ 18-24 tháng tù treo 18 tháng tù treo Lê Đình Hiển Chống người thi hành công vụ Chống người thi hành công vụ 15-18 tháng tù treo 15 tháng tù treo Bùi Viết Tiến Chống người thi hành công vụ Chống người thi hành công vụ 15-18 tháng tù treo 15 tháng tù treo Nguyễn Thị Dung Chống người thi hành công vụ Chống người thi hành công vụ 15-18 tháng tù treo 15 tháng tù treo Trần Thị Phượng Chống người thi hành công vụ Chống người thi hành công vụ 15-18 tháng tù treo 15 tháng tù treo Phiên tòa sơ thẩm với mức tuyên án gồm án tử hình, án tù chung thân, 12 án tù có thời hạn từ đến 16 năm tù giam, còn lại là các án tù treo tù 15 tháng đến năm. Trong ngày tháng và ngày tháng năm 2021, Phiên Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao TP.Hà Nội xét xử kháng cáo của bị cáo đã tuyên cả bị cáo án sơ thẩm.
Vụ án Đồng Tâm
Việt Nam năm 2020, Vụ án tại Việt Nam
là một đô thị thuộc bang Minas Gerais, Brasil. Đô thị này có diện tích 1733,399 km², dân số năm 2007 là 5226 người, mật độ 3,1 người/km². Cơ sở dữ liệu các đô thị của Brasil Inwonertallen 2009
null
Đô thị bang Minas Gerais
Joseph Kinloch là một cầu thủ bóng đá người Anh. Ông thường thi đấu vị trí tiền đạo. Ông sinh ra Blackburn, thi đấu cho Manchester United. MUFCInfo.com profile
Joseph Kinloch
Năm sinh thiếu, Cầu thủ bóng đá Anh, Cầu thủ bóng đá Manchester United F.C., Năm mất thiếu
'Aegiphila là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được (Jacq.) B.D.Jacks. mô tả khoa học đầu tiên năm 1895.
null
Aegiphila, Loài ít quan tâm theo Sách đỏ IUCN
Quận Paulding là một quận thuộc tiểu bang Ohio, Hoa Kỳ. Quận lỵ đóng Paulding,Ohio. Dân số theo điều tra năm 2019 của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ là 18,672 người. Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, quận này có diện tích 1,090 km2, trong đó có km2 là diện tích mặt nước. Quận Defiance (bắc) Quận Putnam (đông) Quận Van Wert (nam) Quận Allen, Indiana (tây)
Quận Paulding
Quận của Ohio
7608 Telegramia (1995 UO1) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 22 tháng 10 năm 1995 bởi J. Ticha Klet. JPL Small-Body Database Browser ngày 7608 Telegramia
7608 Telegramia
Krikor Bedros XV Aghagianian (tiếng Armenia Tây: Գրիգոր Պետրոս ԺԵ. Աղաճանեան, tiếng Ý: Gregorio Pietro Agagianian; 1895–1971) là một Hồng người Armenia của Giáo hội Công giáo. Ông nguyên là người đứng đầu Giáo hội Công giáo Armenia, Thượng phụ Tòa Cilicia, đặt tại đất nước Liban. Ngoài ra, ông còn đảm nhận nhiều vị trí quan trọng Giáo triều Rôma, như Tổng trưởng Thánh bộ Loan báo Phúc âm cho các Dân tộc, Chủ tịch Uỷ ban Giáo hoàng về Sửa đổi các Giáo luật liên quan đến các Giáo hội Đông Phương. Ông được đánh giá là một ứng viên tiềm năng trong hai lần mật nghị hồng bầu giáo hoàng. Hồng Agaianian sinh ngày 18 tháng năm 1895 tại Akhaltzikhe, thuộc nước Nga. Sau quá trình tu học dài hạn tại các cơ sở chủng viện theo quy định của Giáo luật, ngày 23 tháng 12 năm 1917, Phó tế Agagianian được truyền chức linh mục. Ngày 11 tháng năm 1935, tuổi 40, Tòa Thánh công bố quyết định chọn linh mục Agagianian làm Giám mục Hiệu tòa Comana Armeniae. Lễ tấn phong cho vị tân chức được cử hành sau đó vào ngày 21 tháng cùng năm, với sự tham dự của ba giáo sĩ có vai trò chính yếu trong nghi thức. Vị chủ phong là Giám mục Serge Der Abrahamian, Giám mục Phụ tá Giáo phận Rôma. Hai giám mục phụ phong gồm có Tổng giám mục Bartolomeo Cattaneo, Nguyên Khâm sứ Tòa Thánh tại Australia và Tổng giám mục Pietro Pisani, nguyên Khâm sứ Tòa Thánh tại Ấn Độ. Tân giám mục chọn cho mình câu châm ngôn:Justitia et pax. Hai năm sau khi được tấn phong, ngày 30 tháng 11 năm 1937, Giám mục Agagianian được bầu chọn làm Thượng phụ Tòa Thượng phụ Cilicia, tọa lạc trên đất nước Li Băng. Tòa Thánh nhanh chóng chuẩn y, đồng với cuộc bầu chọn này. Với Công nghị Hồng năm 1946 cử hành ngày 22 tháng 2, Giáo hoàng Piô XII vinh thăng Thượng phụ Agagianian tước Hồng Đẳng Linh mục Nhà thờ San Bartolomeo all’Isola. Chín năm sau đó, ngày tháng năm 1955, ông được mời gọi làm Chủ tịch Hội đồng Chỉnh sửa các Văn bản Giáo luật về Giáo hội Đông Phương. Ba năm sau, ngày 18 tháng năm 1958, Tòa Thánh chọn ông làm Quyền Tổng trưởng Thánh bộ Loan báo Phúc âm cho các Dân tộc, sau đó chính thức làm Tổng trưởng từ ngày 18 tháng năm 1960. Vì các chức vụ tại Tòa Thánh quá nặng nề, ngày 25 tháng năm 1962, ông từ nhiệm chức vụ Thượng phụ Cilicia. Tám năm sau đó, ngày 19 tháng 10 năm 1970, ông từ nhiệm vì lí do tuổi tác. Ba ngày sau, ông được thăng Hồng Đẳng Giám mục Albano. Ông qua đời không lâu sau khi từ nhiệm vào ngày 16 tháng năm 1971, thọ 73 tuổi.
Krikor Bedros XV Aghagianian
Hồng, Sinh năm 1895, Mất năm 1971
Martina Navratilova và Pam Shriver là đương kim vô địch và giành chiến thắng trong trận chung kết 3–6, 6–3, 6–2 against Patty Fendick và Jill Hetherington. Hạt giống vô địch được in đậm còn in nghiêng biểu thị vòng mà hạt giống bị loại. = = = = Đôi nữ
null
Giải quần vợt Úc Mở rộng theo năm Đôi nữ
Tòa thị chính Stockholm hay Stadshuset tại địa phương) là tòa nhà của Hội đồng Khu tự quản cho thành phố Stockholm tại Thụy Điển. Nó nằm trên mũi phía đông của đảo Kungsholmen, bên cạnh bờ phía bắc của Riddarfjärden và đối diện với các đảo Riddarholmen và Södermalm. Tại đây có văn phòng và phòng hội nghị cũng như các phòng nghi lễ và nhà hàng sang trọng Đây là nơi diễn ra tiệc Giải thưởng Nobel và là một trong những điểm thu hút khách du lịch lớn của Stockholm. Năm 1907, hội đồng thành phố quyết định xây dựng một tòa thị chính mới tại địa điểm cũ của Eldkvarn. Một cuộc thi kiến ​​trúc đã được tổ chức trong giai đoạn đầu tiên dẫn đến việc lựa chọn các bản nháp của Ragnar stberg, Carl Westman, Ivar Tengbom cùng với Ernst Torulf và Carl Bergsten. Sau một cuộc cạnh tranh tiếp theo giữa Westman và Östberg, người thứ hai được giao nhiệm vụ xây dựng Tòa thị chính, trong khi trước đây được yêu cầu xây dựng Tòa án Stockholm. Östberg đã sửa đổi dự thảo ban đầu của mình bằng các yếu tố của dự án Westman, bao gồm cả tòa tháp. Trong thời gian xây dựng, Bergstberg liên tục làm lại các bản vẽ của mình, dẫn đến việc bổ sung đèn lồng trên đỉnh tháp và từ bỏ các viên gạch tráng men màu xanh cho Hội trường xanh. Oskar Asker được thuê làm lãnh đạo xây dựng và Paul Toll, của công ty xây dựng Kreuger Toll, đã thiết kế nền móng. Georg Greve cũng hỗ trợ chuẩn bị các bản vẽ quy hoạch. Việc xây dựng mất mười hai năm, từ 1911 đến 1923. Gần tám triệu viên gạch màu đỏ đã được sử dụng. Những viên gạch màu đỏ sẫm, được gọi là "munktegel" (gạch của nhà sư) vì sử dụng truyền thống trong việc xây dựng các tu viện và nhà thờ, được cung cấp bởi nhà máy gạch Lina gần Södertälje. Xây dựng được thực hiện bởi các thợ thủ công sử dụng các kỹ thuật truyền thống. Tòa nhà được khánh thành vào ngày 23 tháng năm 1923, chính xác 400 năm sau khi Gustav Vasa đến Stockholm. Verner von Heidenstam và Hjalmar Branting đã có bài phát biểu khai mạc.
Tòa thị chính Stockholm
Stockholm
Quận Hamilton là một quận thuộc tiểu bang Florida, Hoa Kỳ. Quận lỵ đóng Jasper. Dân số theo điều tra năm 2000 của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ là 13.327 người. Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, quận này có diện tích 1340 km2, trong đó có 14 km2 là diện tích mặt nước.
Quận Hamilton
Quận của Florida, Lãnh thổ Florida 1827, Khu dân cư thành lập năm 1827, Bắc Florida
Omdurman chuẩn Umm Durmān) là thành phố lớn thứ hai Sudan và bang Khartoum, nằm trên bờ phía tây của sông Nile, đối diện với thủ đô Khartoum. Cái tên Omdurman (Umm Durmān) dịch theo nghĩa đen là "Mẹ của Durmān", nhưng bà không phải là ai hoặc có thể đã được biết đến. Một bản đồ của Omdurman với Khartoum và Bahri. Sau cuộc bao vây Khartoum, thành phố, giờ là vị trí của lăng mộ Mahdi, đã phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, trong Trận Omdurman năm 1898 (thực sự diễn ra tại ngôi làng Kerreri gần đó), Lord Kitchener đã quyết định đánh bại lực lượng Mahdist và giết Khalifa, đảm bảo sự kiểm soát của Anh đối với Sudan. Vào tháng năm 1898, quân đội Anh gồm hai mươi ngàn người khoan được trang bị vũ khí mới nhất, súng Maxim và súng trường Martini-Henry dưới sự chỉ huy của Tướng Herbert Horatio Kitchener đã xâm chiếm Sudan. Trong trận chiến Omdurman, Quân đội Anh phải đối mặt với những người bảo vệ Sudan bao gồm hơn 52.000 bộ lạc sa mạc vũ trang nghèo nàn; trong không gian năm giờ trận chiến đã kết thúc. Những người bảo vệ Sudan bị thương vong hơn 93 phần trăm với ít nhất 10.000 người thiệt mạng. Ngược lại, có ít hơn bốn trăm thương vong về phía Anh với bốn mươi tám lính Anh mất mạng. Sau đó, Tướng Kitchener đã tiến hành ra lệnh phá hủy ngôi mộ của Mahdi và theo lời của Churchill "mang đầu của Mahdi trong một hộp dầu hỏa như một chiến lợi phẩm". Kitchener đã khôi phục Khartoum làm thủ đô và, từ năm 1899 đến 1956 Sudan đã được cai trị bởi Vương quốc Anh và Ai Cập. Mặc dù hầu hết thành phố đã bị phá hủy trong trận chiến, ngôi mộ của Mahdi đã được khôi phục và tân trang lại. Vào ngày 10 tháng năm 2008, nhóm phiến quân Darfur của Phong trào Công lý và Bình đẳng đã di chuyển vào thành phố nơi họ tham gia chiến đấu nặng nề với lực lượng chính phủ Sudan. Mục tiêu của họ là lật đổ chính phủ của Omar Hassan al-Bashir. Omdurman có khí hậu khô nóng, chỉ với những tháng mùa hè đã thấy lượng mưa đáng chú ý. Thành phố trung bình hơn 155 milimét (6,1 inch) lượng mưa mỗi năm. Dựa trên nhiệt độ trung bình hàng năm, thành phố này là một trong những thành phố lớn nóng nhất trên thế giới. Nhiệt độ thường xuyên vượt quá 40 °C (104 °F) vào giữa mùa hè. Nhiệt độ cao trung bình hàng năm của nó là 37,1 °C (99 °F), với sáu tháng trong năm có nhiệt độ cao trung bình hàng tháng ít nhất là 38 °C (100 °F). Hơn nữa, trong suốt cả năm, không có nhiệt độ cao trung bình hàng tháng của nó giảm xuống dưới 30 °C (86 °F). Trong tháng một và tháng hai, trong khi nhiệt độ ban ngày thường rất ấm áp, ban đêm tương đối mát mẻ, với nhiệt độ thấp trung bình chỉ trên 15 °C (59 °F).
Omdurman
Giải bóng đá hạng Nhì Quốc gia năm 2005 là giải thi đấu bóng đá cấp câu lạc bộ cao thứ trong hệ thống các giải bóng đá Việt Nam (sau Giải bóng đá vô địch quốc gia 2005 và Giải bóng đá hạng nhất quốc gia Việt Nam 2005). Mùa giải này là mùa giải thứ do VFF khởi xướng và quản lý giải đấu. Giải bóng đá hạng nhì 2005 gồm 16 đội, được chia làm bảng. Theo kế hoạch, bảng gồm đội khu vực phía Bắc-Miền Trung-Cao Nguyên là Quân khu 3, Quảng Ninh, Công nhân Bia Đỏ, Hà Tĩnh, Quân khu 4, Quân khu 5, Đắk Lắk, Lâm Đồng, khai mạc vào ngày 01/07/2005. Bảng gồm đội khu vực Miền Tây là Bình Thuận, Quân khu 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bến Tre, Ngói Đồng Tâm Long An, Vĩnh Long, Kiên Giang, khai mạc vào ngày 09/07/2005. Trận Chung kết và trận đấu Play off dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 04/09/2005. Giải bóng đá hạng nhì 2005 gồm 16 đội, trong đó 10 đội hạng Nhì năm 2005 và đội bóng mới gia nhập, được chia làm bảng A-B, mỗi bảng có đội bóng. đội bóng tại mỗi bảng sẽ thi đấu theo thể thức vòng tròn lượt đi và về (sân nhà và sân đối phương) để tính điểm xếp hạng. Hai đội xếp thứ nhất và nhì mỗi bảng được quyền thi đấu tại giải hạng Nhất QG 2006. Hai đội xếp thứ nhất tại mỗi bảng sẽ bước vào trận chung kết để xác định đội xếp thứ nhất và nhì chung cuộc của giải hạng Nhì 2005. Hai đội xếp thứ ba mỗi bảng sẽ đấu thêm một trận trên sân trung gian (trận Play off) để xác định xuất lên hạng còn lại. Như vậy, tổng số có đội sẽ được quyền thi đấu tại giải hạng Nhất 2006 và không đội nào phải xuống thi đấu tại giải hạng Ba 2006. ;Bảng A: Câu lạc bộ 1 Quân khu 5 14 8 2 4 18 14 +4 26 Quân khu 14 25 21 +4 25 Lâm Đồng 14 18 11 +7 23 CN Bia Đỏ (Hà Tây) 14 22 19 +3 21 Đắk Lắk 14 19 15 +4 20 Than Quảng Ninh 14 16 19 -3 20 Quân khu 14 14 22 -8 14 Hà Tĩnh 14 10 15 26 -11 12 ;Kết quả Bảng A: Lượt đi Trận Lượt về Ngày Sân Tỷ số Đội Đội Tỷ số Sân Ngày 16 tháng năm 2005 Hà Tây 0-0 Công Nhân Bia Đỏ Quảng Ninh 2-4 Cửa Ông 19 tháng năm 2005 17 tháng năm 2005 Quân khu 2-1 Quân khu Quân khu 1-2 Quân khu Sân Đắk Lắk 0-0 Đắk Lắk Quân khu 0-1 Quân khu Sân Hà Tĩnh 0-1 Hà Tĩnh Lâm Đồng 1-0 Đà Lạt 21 tháng năm 2005 Quân khu 3-2 Quân khu Quảng Ninh 0-2 Cửa Ông 22 tháng năm 2005 Quân khu 1-1 Quân khu Công Nhân Bia Đỏ 0-3 Hà Tây Đắk Lắk 3-0 Đắk Lắk Hà Tĩnh 1-0 Hà Tĩnh Quân khu 2-1 Quân khu Lâm Đồng 0-0 Đà Lạt 25 tháng năm 2005 Đà Lạt 2-1 Lâm Đồng Đắk Lắk 0-1 Đắk Lắk 26 tháng năm 2005 Quảng Ninh 0-1 Quảng Ninh Quân khu 1-0 Quân khu Quân khu 3-2 Quân khu Hà Tĩnh 2-1 Hà Tĩnh Hà Tây 1-1 Công Nhân Bia Đỏ Quân khu 2-3 Quân khu 29 tháng năm 2005 Đắk Lắk 1-2 Đắk Lắk Công Nhân Bia Đỏ 3-0 Hà Tây 29 tháng năm 2005 Đà Lạt 3-0 Lâm Đồng Quảng Ninh 3-0 Cửa Ông 30 tháng năm 2005 Quân khu 2-1 Quân khu Quân khu 1-2 Quân khu Hà Tĩnh 3-1 Hà Tĩnh Quân khu 0-3 Quân khu tháng năm 2005 Đà Lạt 1-0 Lâm Đồng Công Nhân Bia Đỏ 0-2 Hà Tây tháng năm 2005 Đắk Lắk 2-0 Đắk Lắk Quảng Ninh 1-1 Quảng Ninh tháng năm 2005 Quân khu 1-0 Quân khu Quân khu 2-0 Quân khu Hà Tĩnh 3-2 Hà Tĩnh Quân khu 0-2 Quân khu tháng năm 2005 Quân khu 2-0 Quân khu Đắk Lắk 4-2 Đắk Lắk tháng năm 2005 Hà Tây 2-0 Công Nhân Bia Đỏ Quân khu 3-1 Quân khu Quân khu 1-1 Quân khu Lâm Đồng 1-3 Đà Lạt Quảng Ninh 2-0 Quảng Ninh Hà Tĩnh 1-2 Hà Tĩnh 12 tháng năm 2005 Quân khu 3-1 Quân khu Đắk Lắk 0-3 Đắk Lắk 14 tháng năm 2005 Quân khu 2-1 Quân khu Lâm Đồng 0-2 Lâm Đồng Hà Tây 3-1 Công Nhân Bia Đỏ Hà Tĩnh 1-3 Hà Tĩnh Quảng Ninh 0-2 Quảng Ninh Quân khu 2-1 Quân khu ;Bảng B: Câu lạc bộ 1 Tây Ninh 14 7 5 2 25 13 +12 26 TP Hồ Chí Minh 14 21 16 +5 26 Quân khu 14 20 18 +2 23 Kiên giang 14 20 16 +4 22 Ngói Đồng Tâm Long An 14 20 19 +1 19 TMN. Bình Thuận 14 17 17 18 Bến Tre 14 11 12 -1 11 Vĩnh Long 14 21 -15 11 ;Kết quả Bảng B: Lượt đi Trận Lượt về Ngày Sân Tỷ số Đội Đội Tỷ số Sân Ngày tháng năm 2005 Sân Bến Tre 1-3 Bến Tre Ngói Đông Tâm Long An 0-0 Sân Long An 23 tháng năm 2005 Sân Kiên Giang 1-0 Kiên Giang Vĩnh Long 1-0 Sân Vĩnh Long Sân Tây Ninh 1-0 Tây Ninh CLB Bóng đá TP Hồ Chí Minh 0-0 Sân Thành Long Sân Quân khu 0-1 Quân khu Bình Thuận 2-2 Sân Bình Thuận 29 tháng năm 2005 Sân Vĩnh Long 1-0 Vĩnh Long Bến Tre 0-2 Sân Bến Tre 27 tháng năm 2005 Sân Kiên Giang 0-1 Kiên Giang Ngói Đông Tâm Long An 1-1 Sân Long An Sân Thành Long 2-1 CLB Bóng đá TP Hồ Chí Minh Quân khu 2-2 Sân Quân khu Sân Bình Thuận 1-0 Bình Thuận Tây Ninh 1-4 Sân Tây Ninh tháng năm 2005 Sân Long An 1-1 Ngói Đồng Tâm Long An Vĩnh Long 2-0 Sân Vĩnh Long 30 tháng năm 2005 Sân Bến Tre 1-0 Bến Tre Kiên Giang 0-2 Sân Kiên Giang Sân Thành Long 2-0 CLB BĐ TP Hồ Chí Minh Bình Thuận 0-1 Sân Bình Thuận Sân Tây Ninh 2-1 Tây Ninh Quân khu 2-2 Sân Quân khu tháng năm 2005 Sân Bình Thuận 3-1 Bình Thuận Ngói Đông Tâm Long An 2-2 Sân Long An tháng năm 2005 Sân Quân khu 2-1 Quân khu Bến Tre 1-0 Sân Bến Tre Sân Kiên Giang 1-1 Kiên Giang CLB BĐ TP Hồ Chí Minh 2-3 Sân Thành Long Sân Vĩnh Long 1-1 Vĩnh Long Tây Ninh 0-4 Sân Tây Ninh 10 tháng năm 2005 Sân Bến Tre 1-0 Bến Tre Bình Thuận 0-2 Sân Bình Thuận tháng năm 2005 Sân Kiên Giang 2-2 Kiên Giang Tây Ninh 1-4 Sân Tây Ninh Sân Vĩnh Long 0-1 Vĩnh Long CLB BĐ TP Hồ Chí Minh 0-2 Sân Thành Long Sân Long An 2-1 Ngói Đồng Tâm Long An Quân khu 0-1 Sân Quân khu 14 tháng năm 2005 Sân Tây Ninh 4-1 Tây Ninh Ngói Đông Tâm Long An 1-0 Sân Long An 10 tháng năm 2005 Sân Thành Long 3-1 CLB BĐ TP Hồ Chí Minh Bến Tre 3-2 Sân Bến Tre Sân Bình Thuận 4-0 Bình Thuận Vĩnh Long 0-1 Sân Vĩnh Long Sân Quân khu 2-5 Quân khu Kiên Giang 0-1 Sân Kiên Giang 17 tháng năm 2005 Sân Tây Ninh 1-1 Tây Ninh Bến Tre 0-3 Sân Bến Tre 14 tháng năm 2005 Sân Thành Long 3-0 CLB BĐ TP Hồ Chí Minh Ngói Đồng Tâm Long An 1-4 Sân Long An Sân Bình thuận 0-0 Bình Thuận Kiên Giang 1-3 Sân Kiên Giang Sân Quân khu 3-1 Quân khu Vĩnh Long 2-0 Sân Vĩnh Long *Đội vô địch: Quân khu 5 *Đội quân: Tây Ninh *Thắng play-off: Lâm Đồng *Thăng hạng: Quân khu 5, Tây Ninh, Quân khu 4, TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng. *Giải bóng đá vô địch quốc gia 2005 *Giải bóng đá Cúp Quốc gia 2005 *Giải bóng đá hạng nhất quốc gia Việt Nam 2005 Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) Giải Hạng nhất Quốc gia Liên đoàn bóng đá Việt Nam Giải bóng đá Hạng nhất Quốc gia Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam Giải bóng đá Cúp Quốc gia Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam Siêu Cúp quốc gia Liên đoàn bóng đá Việt Nam 2005 Bóng đá, chuyên nghiệp
Giải bóng đá hạng Nhì Quốc gia năm 2005
Lý Thiết (; sinh ngày 18 tháng năm 1977) là cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp từng chơi vị trí tiền vệ và huấn luyện viên bóng đá người Trung Quốc. Sau World Cup 2002, ông lọt vào mắt xanh của các tuyển trạch viên Everton.Cầu thủ người Thẩm Dương chuyển đến khoác đội chủ sân Goodison Park. gười đóng vai trò thuyền trưởng của Everton khi đó chính là David Moyes. mùa giải 2002/03, Li Tie được HLV David Moyes tin dùng vị trí tiền vệ phòng ngự. Cầu thủ sinh năm 1977 đá tới 29 trận tại Premier League 2002/03, góp công lớn vào vị trí thứ của Everton. Cùng Sun Ji Hai (khoác áo Man City), Li Tie khiến bóng đá xứ sở tỷ dân nở mày nở mặt sau lần đầu dự VCK World Cup trên đất Hàn Quốc và Nhật Bản. Phong độ của Li Tie cao đến mức thuyết phục David Moyes yêu cầu BLĐ Everton chi tiền giữ cầu thủ này lại đội ngũ. 1,2 triệu bảng là giá cho Li Tie ngày ấy, 800.000 bảng trong số này được nhà tài trợ trả. Nhìn chung, đây là thương vụ đẹp lòng nhiều bên: Li Tie bỗng thấy được mình thực sự có tài, Everton có được nhân sự tốt còn nhà tài trợ bỗng được quảng cáo rộng rãi. Song ngay vào thời điểm kỳ vọng lên cao nhất, dấu ấn Li Tie lại lụi tàn. Tiền vệ người Trung Quốc dính thẻ đỏ trong trận gặp Arsenal ngay đầu mùa giải. Sau đó, những chấn thương liên tục khiến Li Tie chỉ đá thêm vỏn vẹn trận cho Everton. Đó cũng là các trận cuối cùng của Li Tie cho Everton khi tiền vệ này dính chấn thương kinh hoàng khi trở về tập trung cùng tuyển Trung Quốc vào tháng 2/2004, khiến anh nghỉ thi đấu 12 tháng. Rời Everton vào tháng 5/2006, Li Tie gia nhập Sheffield United. Song những chấn thương một lần nữa lại hạn chế cơ hội chơi bóng của anh tại CLB mới. Ngày Địa điểm Đối thủ Bàn thắng Kết quả Giải đấu 1. 23 tháng năm 2000 Sân vận động Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 8–0 8–0 Vòng loại Asian Cup 2000 2. 26 tháng năm 2000 14–0 19–0 = Liêu Ninh Hoành Vận *China League One: 2009 *Chinese FA Super Cup: 1999 = *Chinese Jia-A League Team of the Year: 1999, 2001 = ;Vũ Hán Trác Nhĩ *China League One (1): 2018 = *Huấn luyện viên xuất sắc nhất China League One (1): 2018 Sohu.com profile
Lý Thiết
Cầu thủ bóng đá Everton F.C., Cầu thủ bóng đá Sheffield United F.C., Cầu thủ bóng đá Trung Quốc, Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Trung Quốc, Cầu thủ bóng đá Đại hội Thể thao châu 1998, Huy chương bóng đá Đại hội Thể thao châu, Cầu thủ bóng đá nước ngoài Anh, Cầu thủ bóng đá Premier League, Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2002, Huấn luyện viên đội tuyển bóng đá quốc gia Trung Quốc
Alcide Charles Victor Marie Dessalines d'Orbigny (sinh tháng năm 1802 mất 30 tháng năm 1857) là một nhà tự nhiên học người Pháp đã có những đóng góp to lớn trong nhiều lĩnh vực, bao gồm động vật học (bao gồm cả nhuyễn thể học), cổ sinh vật học, địa chất, khảo cổ học và nhân chủng học. D'Orbigny sinh ra Couëron con trai của một người bác sĩ phục vụ trên tàu thuyền và một nhà tự nhiên học nghiệp dư. Gia đình ông đã chuyển đến La Rochelle vào năm 1820, nơi mà sự quan tâm của ông đối với ngành lịch sử tự nhiên được phát triển trong suốt quá trình nghiên cứu hệ động vật biển và các vi sinh vật mà ông gọi là foraminiferans ". Tại Paris, ông trở thành học trò của nhà địa chất học Pierre Louis Antoine Cordier (1777-1861) và Georges Cuvier. Suốt cả cuộc đời, ông quyết định sẽ theo đuổi lý thuyết của Cuvier và chống lại Chủ nghĩa Lamarck. D'Orbigny lên đường tới Nam Mỹ trong một nhiệm vụ để phục vụ cho Bảo tàng Paris. Trong khoảng thời gian 1826-1833. Ông đã lần lượt dừng chân tại Venezuela, Colombia, Ecuador, Peru, Bolivia, Chile, Argentina, Paraguay và Brazil và trở về Pháp với một bộ sưu tập khổng lồ gồm hơn 10.000 mẫu vật thuộc lĩnh vực lịch sử tự nhiên. Ông đã mô tả lại một phần của các phát hiện của mình tại La Relation du Voyage dans l'Amérique Méridionale pendant les Annes 1826 1833 (Paris, 1824-1847, trong 90 fascicles). Các mẫu vật khác được mô tả bởi nhiều nhà động vật học khác tại bảo tàng Paris. Người sống cùng thời với ông, Charles Darwin, đã đến Nam Mỹ vào năm 1832, sau khi nghe tin ông đã đi trước, Darwin đã càu nhàu rằng D'Orbigny có lẽ đã thu thập được những thứ quan trọng nhất. Darwin sau này đã gọi Hành trình của D'Orbigny là "hành trình quan trọng nhất". Họ tiếp tục hợp tác với việc D'Orbigny đã mô tả một số mẫu vật của Darwin. D'Orbigny đã được trao huy chương vàng từ Société de Géographie của Paris vào năm 1834. Tên khoa học của loài Podocene pantodont với hóa thạch được khai quật tại Nam Mỹ đã được đặt theo tên của D'Orbigny để vinh danh cho những đóng góp của ông. Trên bờ Rio Magdalen. Hình ảnh từ Voyages pittoresque dans les deux Amériques Năm 1840, d'Orbigny bắt đầu mô tả các phương pháp xử lý hóa thạch của Pháp và xuất bản cuốn La Paléontologie Française (8 vols). Năm 1849, ông đã cho xuất bản cuốn Prodrom de Paléontologie có liên hệ chặt chẽ với bản in trước, với nội dung là "Lời nói đầu cho địa tầng học địa lý", trong đó ông mô tả gần 18.000 loài, với các so sánh trong lĩnh vực địa lý đã minh họa lại các tầng địa chất, và các định nghĩa về địa tầng. Năm 1853, ông trở thành giáo sư cổ sinh vật học tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Paris, xuất bản cuốn Cours élémentaire với nhiều nội dung trong lĩnh vực cổ sinh vật học và động vật học. Phân ngành cổ sinh vật học được lập ra đặc biệt để vinh danh ông. Bộ sưu tập của d'Orbigny được lưu giữ tại Salle d'Orbigny và thường được nhiều chuyên gia ghé thăm. Ông đã mô tả các mốc thời gian địa chất và xác định nhiều tầng địa chất. Nhiều tài liệu của ông ngày nay vẫn được sử dụng làm tài liệu tham khảo thuộc lĩnh vực nghiên cứu các mốc thời gian của các tầng địa chất như Toarcian, Callovian, Oxfordian, Kimmeridgian, Aptian, Albian và Cenomanian. Ông qua đời tại thị trấn gần Paris. Một số đơn vị phân loại động thực vật đã được đặt theo tên để vinh danh ông, bao gồm các chi và loài sau:. một chi đã tuyệt chủng của pantodont Alcidia Bourguignat, 1889 một chi ốc biển Ampullaria dorbignyana Philippi, 1851 một loài ốc nước ngọt Apostolepis dorbignyi Schlegel, 1837 một loài rắn đào hang Asthenes dorbignyi Reichenbach, 1853 một loài chim porariid Bachia dorbignyi AMC Duméril Bibron, 1839 một loài thằn lằn Cadomites orbignyi de Grossouvre, 1930 một loài ammonite từ Bathonia Chaunus dorbignyi (AMC Duméril Bibron, 1841) một loài cóc Haminoea orbignyana A. de Férussac, 1822 một loài ốc biển Hecticoceras C. Gérard H. Contaut, 1936 một phân chi của Amonit từ Tầng Callove Liolaemus dorbignyi Koslowsky, 1898 một loài thằn lằn Lystrop4 dorbignyi AMC Duméril, Bibron AHA Duméril, 1854 một loài rắn Nerocila orbignyi (Guérin, 1832) một loài ký sinh ngoài da isopod Quỹ đạo Mart. cựu Endl. một chi của cây cọ, bao gồm loài Orbignya speciosa (Mart. Ex Spreng.), Thường được gọi là cây cọ Brazil hoặc babaçu trong tiếng Bồ Đào Nha Pinna dorbignyi Hanley, 1858 một loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ Potamotrygon orbignyi (Castelnau, 1855) một loài cá đuối nước ngọt Quadracythere orbignyana (Bosquet, 1852) một loài hải ostracod Rhinodoras dorbignyi (Kner, 1855) một loài cá da trơn gai Sepia (Rhombosepion) orbignyana A. de Férussac in d'Orbigny, 1826 một loài mực nang, thường được gọi là mực nang hồng orbignyi Hantzpergue, 1987 một loài ammonite từ Kimmeridgian Trạchemys dorbigni một loài rùa nước ngọt Trong danh sách trên, tên tác giả đặt tên hoặc danh pháp hai phần trong ngoặc đơn biểu thị rằng loài ban đầu được mô tả và được phân loại trong một chi khác với hệ thống phân loại hiện tại. La Gazette des Français du Paraguay, Alcide d'Orbigny Voyageur Naturaliste pour le Muséum d'Histoire Naturelle dans le Cone Sud Alcide d'Orbigny Viajero Naturalista para el Museo Nacional de Historia Natural de Francia en el Cono Sur numéro 7, année 1, Asuncion Paraguay. Beolens, Bo; Watkins, Michael; Grayson, Michael (2011). Từ điển Eponym của bò sát. Baltimore: Nhà xuất bản Đại học Johns Hopkins. xiii 296 trang. Mã số ("D'Orbigny", tr. 74, "Quỹ đạo", tr. 195). "Alcide d'Orbigny" Ở Taylor, W. Thomas; Taylor, Michael L. (2011). Aves: Một cuộc khảo sát về văn học của thuyết bản nguyên học thần kinh. Baton Rouge: Thư viện Đại học bang Louisiana. 156 trang. Mã số 976-0615453637. Works by Alcide d'Orbigny Works by or about Alcide d'Orbigny Phiên bản kỹ thuật số của Gallica của một số tác phẩm dbbb. Tìm kiếm tại Recherche. Từ điển của đại học Lịch sử Tự Nhiên''
Alcide Charles Victor Marie Dessalines d'Orbigny
Mất năm 1857, Sinh năm 1802, Nhà thực vật học với tên viết tắt, Nhà động vật học Pháp, Nhà động vật học thế kỷ 19
Sắt(III) oxide (công thức Fe2O3) là một oxide của sắt. Nó có khối lượng mol 159,6922 g/mol, hệ số giãn nở nhiệt 12,5×10−6/℃, nhiệt độ nóng chảy 1565 ℃. Về mặt hóa học, sắt oxide cũng thuộc nhóm oxide lưỡng tính như nhôm oxide. Fe2O3 không phải là một oxide dễ chảy, nó là một oxide khó chảy. Fe2O3 là dạng phổ biến nhất của sắt oxide tự nhiên. Ngoài ra có thể lấy chất này từ đất sét màu đỏ. Các hợp chất sắt là các chất tạo màu phổ biến nhất trong ngành gốm. Sắt có thể biểu hiện khác biệt tùy thuộc môi trường lò, nhiệt độ nung, thời gian nung và tùy theo thành phần hoá học của men. Do đó có thể nói nó là một trong những nguyên liệu lý thú nhất. Trong môi trường nung khử, Fe2O3 dễ dàng bị khử (do cacbon hay các hợp chất lưu huỳnh trong nguyên liệu, trong môi trường lò) thành FeO và trở thành chất chảy. Nếu muốn giữ được sắt(III) oxide, từ 700–900 ℃, môi trường nung phải là oxy hóa. Trong môi trường nung oxy hóa, nó vẫn là Fe2O3 và cho màu men từ hổ phách (amber) đến vàng nếu hàm lượng tối đa trong men là 4% (rõ rệt hơn nếu men có chì oxide và calci oxide), cho men màu da rám nắng (tan) nếu hàm lượng khoảng 6% và cho màu nâu nếu hàm lượng Fe2O3 cao hơn. Màu đỏ của sắt(III) oxide có thể biến đổi trên một khoảng rộng trong khoảng nhiệt độ nung thấp dưới 1050 ℃. Nếu nung thấp thì có màu cam sáng. Nhiệt độ tăng màu sẽ chuyển sang đỏ sáng rồi đỏ sậm và cuối cùng là nâu. Chuyển biến từ đỏ sang nâu xảy ra đột ngột trên một khoảng nhiệt độ hẹp, cần lưu ý. Hầu hết các loại men sẽ có độ hoà tan sắt(III) oxide khi nung chảy cao hơn khi trạng thái rắn do đó sẽ có sắt oxide kết tinh trong men khi làm nguội, môi trường oxy hóa hay khử. Men có hàm lượng chất chảy cao, điểm nóng chảy thấp sẽ hoà tan được nhiều sắt hơn. Kẽm làm xấu màu của sắt. Titan và rutil với sắt có thể tạo hiệu quả đốm hay vệt màu rất đẹp. Trong men khử (reduction glaze) có Fe2O3, men sẽ có màu từ ngọc lam đến xanh táo (khi men có hàm lượng soda cao, có bo oxide). Trong men calcia, Fe2O3 có khuynh hướng cho màu vàng. Trong men kiềm cho màu từ vàng rơm (straw yellow) đến vàng nâu (yellow brown). Men chì nung thấp, men kali và natri có màu đỏ khi thêm Fe2O3 (không có sự hiện diện của bari). Fe3O4 (oxide sắt từ) là hỗn hợp của Fe2O3 và FeO, kết quả của phản ứng chuyển đổi không hoàn toàn hay có thể là dạng khoáng vật kết tinh tự nhiên, cho màu nâu. Dạng sau dùng để tạo đốm nâu li ti (specking) trong men. Ngoài chức năng tạo màu, thêm Fe2O3 vào men giúp giảm rạn men (nếu hàm lượng sử dụng dưới 2%).
Sắt(III) oxide
Hợp chất sắt, Oxide, Oxide base, Vật liệu gốm
Banshee (hoặc Banchee; Ban-shee), từ Ireland: bean sí nghĩa là "người đàn bà của địa ngục" hoặc "Quỷ Báo Tử") là một nữ linh hồn trong thần thoại Ireland (Ái Nhĩ Lan), thường được coi là kẻ báo tin cho cái chết của một thành viên trong gia đình bằng tiếng khóc than, kêu thét, ai oán. Tên của mụ liên quan tới những nấm mồ hay những gò đất được nằm rải rác những vùng quê Ireland, còn được gọi là Síde trong thần thoại Ireland cổ. Có rất nhiều thông tin cũng như lời đồn về bề ngoài của Banshee (Quỷ Báo Tử). Đôi lúc, mụ ta có mái tóc trải dài như dòng suối và mặc một chiếc áo choàng xám phủ đầu với chiếc đầm xanh lá cây, đôi mắt của mụ có màu đỏ do khóc than. Nhưng đôi lúc thì mụ ta lại mặc đồ trắng với mái tóc đỏ và nước da nhợt nhạt. Dựa theo câu trả lời trực tiếp từ những người dân Iceland, thường thì Banshee sẽ giả dạng biến thành những cô gái trẻ với giọng hát ngọt ngào, và được giao cho một nhiệm vụ bởi một thế lực vô hình-trở thành một người đi báo tin cho một thành viên trong một gia đình nào đó về số phận bất hạnh của họ, hoặc người có thể nhìn thấy mụ vào ban đêm dưới hình hài một người phụ nữ trùm kín, ngồi nép dưới một góc cây, than khóc với khuôn mặt bị che đi hoặc bay nhanh qua ánh trăng, khóc than một cách cay đắng. Và tiếng khóc của mụ được cho là một thứ âm thanh thê lương nhất trên thế giới và báo hiệu một cái chết chắc chắn sẽ đến tới một thành viên trong gia đình nào đó khi họ nghe được tiếng khóc ấy trong đêm. Các nhà sử gia đã nghiên cứu và phát hiện ra những câu truyện đầu tiên về Banshee vào những thế kỷ VIII, được dựa trên một truyền thuyết về những người phụ nữ cất tiếng hát thê lương để khóc than cho linh hồn những con người mới chết. Và họ được gọi là "những người khóc than", họ làm công việc này chỉ để kiếm rượu. Vì vậy, Họ bị phán xét là những kẻ có tội và bị trừng phạt trở thành Banshee. Dựa theo những truyền thuyết về Banshee, nếu như mụ ta bị nhìn thấy thì mụ sẽ tan biến thành sương mù, tạo nên một âm thanh tương tự như tiếng chim vỗ cánh. Truyền thuyết còn nói rằng, Banshee không gây nên cái chết, mà chỉ là người báo tin. Tuy nhiên, cũng có loại Banshee Tốt và Xấu, không phải tất cả đều bị căm ghét. Có một số thì luôn đi theo gia đình của mình khi còn sống và tiếp tục bảo vệ khi họ qua đời. Những Banshee này xuất hiện dưới hình hài của một cô gái xinh đẹp với một giọng hát thê lương nhưng bên trong họ lại chứa đựng đầy tình yêu thương và lo lắng cho gia đình họ. Khúc hát Tử Thần đó có thể sẽ vang lên trước vài ngày để báo hiệu cái chết và đa số chỉ những người được dự báo mới có thể nghe được Khúc hát này. Bên cạnh đó, là những loài Banshee độc ác và đầy căm phẫn, khi còn sống bọn họ có những lý do riêng để căm ghét gia đình của mình và hiện ra với hình hài méo mó, đáng sợ chứa đựng lòng căm thù. Tiếng "tru" của mụ cũng đủ để làm bạn sợ lạnh sống lưng, còn ghê hơn hình hài của mụ. Những Banshee này thường sẽ ăn mừng "Tương lai" của những con người bị chết một cách miễn cưỡng Ngoài ra, Huyền thoại Iceland còn thuật lại rằng Banshee là linh hồn của một cô gái trẻ đã phải chịu đựng một cái chết cay đắng và linh hồn cô ta bị lưu lạc để đi báo hiệu cái chết sắp xảy ra. Mụ ta xuất hiện là một bà già với hàm răng gãy rụng và có móng tay dài, mặc một cái giẻ rách và có đôi mắt đỏ như máu chứa đựng lòng hận thù, nhìn thẳng vào mắt bạn và bạn sẽ phải chết ngay lập tức. Miệng của mụ luôn mở và phát ra tiếng hét the thé như thể dày vò linh hồn của người còn sống. Dựa theo một vài câu chuyện, có những loại Banshee quỷ quyệt, chúng sẽ cảm thấy thoả mãn, sung sướng khi chiếm đoạt mạng sống, và chúng tích cực tìm kiếm những nạn nhân xấu số để khóc than khiến họ phải tự tử hoặc trở nên điên dại. Có những loại còn xé con người ra làm nhiều mảnh và những hành động khủng khiếp đó được áp dụng vào ngành công nghiệp phim Kinh Dị hiện nay. Có thể rất quan trọng khi nhớ rằng Banshee không mang đến cái chết, tuy nhiên chúng sẽ cảnh báo và cho chúng ta thời gian để chuẩn bị cho những điều sắp xảy ra Không một ai thực sự biết Banshee biết được cái chết để báo hiệu từ đâu. Một giả thuyết đã cho rằng, mỗi thành viên trong gia đình đều có một "người theo dõi" riêng, người đó sẽ đi theo họ và báo cáo lại cho Banshee. Tuy nhiên, những câu chuyện về Banshee đã mất dần và hiện tại nó chỉ được xem như một câu truyện ma để hù trẻ em trước khi giờ đi ngủ. Nhiều thế kỷ trước, niềm tin vào Banshee đã được truyền đi rộng rãi khắp Iceland và những người không tin sẽ được cho là báng bổ. Có lẽ, ông/bà của bạn sẽ vẫn còn giữ niềm tin về Banshee chăng? Còn lại chúng ta, truyền thuyết về Banshee được cho là hoang đường và mê tín, vì vậy nếu như bạn thích ra ngoài vào ban đêm Iceland và không may nghe được tiếng hét xé da xé thịt của Banshee thì hãy cẩn thận! Có thể, chúng đang báo hiệu cho bạn một điều không may gì đấy. La Llorona
Banshee
Cảnh sát Essex là một lực lượng cảnh sát có trách nhiệm thực thi pháp luật trong hạt Essex, phía đông nước Anh. Hạt Essex có hơn 1.7 triệu người và diện tích khoảng 1.400 dặm vuông. Đây là một trong những lực lượng cảnh sát phi đô thị lớn nhất Anh, với hơn 2.900 cảnh sát. Cảnh sát trưởng là Ben-Julian Harrington, từ tháng 10 năm 2018. Trợ lý trưởng cảnh sát quan hệ với truyền thông, Steve Worron, cũng đồng thời là ACC cho hoạt động khu vực cho cảnh sát Kent do hai lực lượng cảnh sát này đã thành lập một Tổng cục tội phạm nghiêm trọng chung. Kể từ năm 2017, trợ lý trưởng Nick Downing trở thành người đứng đầu Ban giám đốc tội phạm nghiêm trọng cho cảnh sát Kent và Essex. Vào tháng 11 năm 2012, cuộc bầu cử Ủy viên Cảnh sát và Tội phạm Essex đầu tiên đã diễn ra, trong đó ứng cử viên bảo thủ Nick Alston đạt được 30,5% phiếu bầu vòng một và 51,5% phiếu bầu vòng hai chống lại ứng cử viên độc lập Mick Thwaites. Alston đặt ra ưu tiên của mình trong tuyên bố bầu cử là 1) chính sách đáp ứng nhu cầu địa phương, 2) chính sách nhanh chóng và chuyên nghiệp, 3) hợp tác và hợp tác hiệu quả giữa Cảnh sát, Hội đồng và Khu vực tình nguyện, và 4) một tiếng nói có ảnh hưởng trong việc tham gia cộng đồng hàng đầu về giảm thiểu và trị an tội phạm, và lắng nghe và nói cho các nạn nhân của tội phạm. Nick Alston đã được bầu với tỷ lệ cử tri 12,8%. Tập Trụ sở cảnh sát Essex tại Chelmsford Sở cảnh sát Essex (Essex Constabulary) được thành lập vào năm 1840. Năm 1965, lực lượng này có 1.862 sĩ quan. Tên gọi được rút ngắn thành Cảnh sát Essex (Essex Police) vào năm 1974. Vào tháng năm 2000, nó đã tiếp quản một phần của quận phía tây nam (Loughton, Waltham Abbey, Chigwell và Buckhurst Hill) trước đây thuộc Khu vực Cảnh sát Metropolitan. Mũ cảnh sát Essex Cảnh sát Essex là một trong những lực lượng cảnh sát phi đô thị lớn nhất của Vương quốc Anh với lực lượng hơn 2.900 cảnh sát.
Cảnh sát Essex
Cảnh sát Essex, Cảnh sát Anh
Zby là một chi khủng long, được Mateus Mannion Upchurch mô tả khoa học năm 2014. *Danh sách khủng long
''Zby
Khủng long, Zby, Động vật tuyệt chủng, Động vật được mô tả năm 2014, Khủng long châu Âu, Khủng long kỷ Jura, Sauropoda, Dự án Khủng long/Theo dõi
paleacea' là một loài dương xỉ trong họ Pteridaceae. Loài này được Fée mô tả khoa học đầu tiên năm 1852. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. Thể
null
Unresolved names
Felipe II của Tây Ban Nha (21 tháng 5, 1527 13 tháng 9, 1598), cũng gọi Felipe Cẩn Trọng (Felipe el Prudente), là vua Tây Ban Nha từ năm 1556 đến năm 1598, đồng thời là Quốc vương của Vương quốc Napoli và Sicilia (từ năm 1554), Quốc vương Anh và Ireland (Jure uxoris) với tư cách là chồng của Nữ vương của Anh Quốc là Mary từ năm 1554 đến 1558. Ông còn là Công tước của Milano và vương chủ của 17 tỉnh Hà Lan thuộc Habsburg từ năm 1556 đến 1581. Từ năm 1581, ông là Quốc vương của Bồ Đào Nha và Algarve với tư cách là Filipe I. Ông cũng là người trị vì trên những lãnh thổ châu Mỹ của Tây Ban Nha như Tân Tây Ban Nha và Peru. Đồng thời, ông kiểm soát được cả Vương quốc Sicilia, Công quốc Milan, và Franche-Comté, một vùng đất chiến lược quan trọng biên giới phía đông với vương quốc Pháp. Trong thời kì trị vì của mình, ông đối mặt với vấn đề tài chính lớn khi liên tục vỡ nợ, phần nhiều là do Sự thề bỏ diễn ra năm 1581 tạo nên Cộng hòa Hà Lan. Với tư cách là một tín hữu Công giáo sùng đạo, Felipe II đã phát động chiến tranh chống lại Elizabeth của Anh, một người biến nước Anh thành Anh giáo với giáo lý của Tin Lành, một giáo lý xúc phạm mạnh đến Felipe II. Đó là nguyên nhân hình thành Hạm đội Tây Ban Nha, và thất bại thảm hại. Felipe là con trưởng của Carlos của Tây Ban Nha và Isabel của Bồ Đào Nha. Felipe sinh ra Valladolid, tại Palacio de Pimentel. Cuộc sống và tín ngưỡng triều đình Tây Ban Nha có ảnh hưởng đến ông rất lớn, khi từ nhỏ ông đã được giáo dục bởi Juan Martínez Siliceo, về sau thành Tổng giám mục Toledo, Tây Ban Nha. Sau đó, ông được theo học một nhà nghiên cứu khoa học xã hội nổi tiếng Juan Cristóbal Calvete de Estrella. Mặc dù thông thạo Latinh, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, song Felipe chưa bao giờ có định trở thành một quân vương thông thạo đa ngôn ngữ như cha mình, Hoàng đế Carlos. Măc dù là một Đại công tước người Đức của nhà Habsburg, ông lại bị nhìn nhận như một người nước ngoài triều đình Thánh chế La Mã. Về phương diện này rất phức tạp, ông sinh ra Tây Ban Nha, lớn lên tại triều đình đấy, ngôn ngữ chính của ông cũng là Tây Ban Nha và ông có vẻ thích sống Tây Ban Nha hơn. Điều này cuối cùng khiến ông không thể kế vị hoàng vị của Thánh chế La Mã. Vào tháng năm 1528, khi Felipe mới được 11 tháng tuổi, ông đã nhận được lời tuyên thệ trung thành từ Cortes của Castilla với tư cách là trữ quân. Kể từ đó cho tới lúc mẹ ông Isabel qua qua đời vào năm 1539, ông đã được nuôi dạy tại triều đình Castilla dưới sự chăm sóc của mẹ và một trong những người hầu gái người Bồ Đào Nha Doña Leonor de Mascarenhas mà Felipe cực kỳ gắn bó. Felipe cũng thân thiết với hai người em gái của mình, María và Juana cũng như hai tiểu đồng của ông, hai quý tộc người Bồ Đào Nha, Rui Gomes da Silva và Luis de Requesens, con trai của thống đốc Juan de Zúñiga. Hai người này sẽ phục vụ Felipe trong suốt cuộc đời của họ, cũng giống như Antonio Pérez, thư ký riêng của Felipe kể từ năm 1541. Chiến tranh năm Danh sách quân chủ Tây Ban Nha Danh sách quân chủ Bồ Đào Nha Các hậu duệ của Isabel của Castilla và Ferrando II của Aragón *Người Phillipines Pettegree, Andrew (2002), Europe in the Sixteenth Century, ISBN 0-631-20704-X. *Henry Kamen, Philip of Spain (New Haven, Yale University Press, 1999) the standard modern biographical source. *Glyn Redworth, "Philip (1527–1598)", Oxford Dictionary of National Biography, online edition, May 2011 Retrieved 25 Aug 2011 *. Benton Rain Patterson, With the Heart of King: Elizabeth of England, Philip II of Spain the Fight for Nation's Soul Crown (2007) M.J. "The Court of Philip II of Spain". In Princes Patronage and the Nobility: The Court at the Beginning of the Modern Age, cc. 1450–1650. Edited by Ronald G. Asch and Adolf M. Birke. New York: Oxford University Press, 1991. Geoffrey Parker, Imprudent King: New Life of Philip II (2014). Geoffrey Parker, The Grand Strategy of Philip II (New Haven, 1998). Markus Reinbold, Jenseits der Konfession. Die frühe Philipps II. von Spanien 1559–1571 (Stuttgart, Thorbecke, 2005) (Beihefte der Francia, 61). Harry Kelsey, Philip of Spain, King of England: the forgotten sovereign (London, I.B. Tauris, 2011). The Grand Strategy of Philip II" Letters of Philip II, King of Spain 1592–1597 Philip II of Spain (King of England) Philip II Letter, 1578 Dec. 2. From the Collections at the Library of Congress King Philip II Grant of Arms, 1566 Nov. 25. From the Collections at the Library of Congress Letters of Philip II, King of Spain, 1592–1597 at L. Tom Perry Special Collections, Brigham Young University Paul IV letter to Philip II, MSS 8489 at L. Tom Perry Special Collections, Brigham Young University
Felipe II của Tây Ban Nha
Quốc vương Tây Ban Nha, Quốc vương Bồ Đào Nha, Sinh năm 1527, Mất năm 1598, Mary của Anh, Chống đạo Tin Lành, Vương tộc Habsburg, Vua Napoli, Người Tây Ban Nha gốc Đức, Quân chủ Anh được chôn cất nước ngoài, Công tước xứ Milano, Vua Sicilia, An táng tại El Escorial, Vua Jure uxoris
Delta Ursae Majoris (δ Ursae Majoris, viết tắt là Delta Uma, δ UMA) tên gọi chính thức Megrez là một ngôi sao chòm sao quanh cực phương bắc là Đại Hùng. Với cấp sao biểu kiến là 3,3, nó là ngôi sao mờ nhất trong bảy ngôi sao trong khoảnh sao Bắc Đẩu. Các đo đạc thị sai đem lại ước tính khoảng cách từ Mặt Trời. Tập Đẩu với Delta Ursae Majoris. Delta Ursae Majoris có khối lượng lớn hơn 63% so với Mặt Trời và gấp khoảng 1,4 lần bán kính của Mặt Trời. Nó là ngôi sao thuộc nhóm A3 V, nghĩa là nó là một sao dãy chính loại đang tạo ra năng lượng lõi của nó thông qua phản ứng tổng hợp hạt nhân của hydro. Nó tỏa sáng gấp 14 lần độ sáng của Mặt Trời, với năng lượng này được phát ra từ lớp vỏ ngoài của nó nhiệt độ hiệu dụng là 9,480 K. Điều này mang lại cho nó màu sắc trắng đặc trưng của một ngôi sao loại A. Ngôi sao này có lượng phát xạ hồng ngoại quá mức, cho thấy sự hiện diện của vật chất bao quanh sao. Điều này tạo thành một đĩa mảnh vụn xung quanh bán kính quỹ đạo khoảng 16 đơn vị thiên văn từ ngôi sao. Bán kính này nhỏ bất thường đối với tuổi ước tính của đĩa, điều này có thể được giải thích bằng lực cản từ hiệu ứng khiến bụi xoắn vào bên trong. Nó có hai sao đồng hành mờ nhạt, một sao cấp 10 và một sao cấp 11, cả hai đều có sự chia tách góc phút cung từ ngôi sao chính. Delta Ursae Majoris là một thành viên nằm ngoài rìa của nhóm di chuyển Đại Hùng, một quần hợp sao của các ngôi sao có chung một chuyển động trong không gian và có khả năng hình thành trong cùng một đám mây phân tử. Các thành phần vận tốc không gian của Delta Ursae Majoris trong hệ tọa độ thiên hà là U, V, +15,35, +1,17, -11,52 Tập bản trong sách của Sydney Hall mô tả các ngôi sao của Đại Hùng. δ Ursae Majoris (được Latin hóa thành Delta Ursae Majoris) là định danh Bayer của ngôi sao này. Nó mang tên gọi truyền thống Megrez và tên gọi lịch sử Kaffa. Megrez xuất phát từ al-maghriz nghĩa là 'khấu đuôi gấu'. Paul Kunitzch đã không thể tìm thấy bất kỳ manh mối nào về nguồn gốc của tên gọi Kaffa, xuất hiện trong một ấn phẩm năm 1951, Atlas Coeli (Tập bản đồ bầu trời của Skalnaté Pleso, Atlas Coeli Skalnaté Pleso) của nhà thiên văn học người Séc Antonín Bečvář. Người Hindu biết ngôi sao này là Atri, một trong thất hiền. Trong thiên văn học Trung Quốc, 北斗 (Běi Dǒu, Bắc Đẩu), là một phần của Tử Vi viên, nói đến một khoảnh sao tương đương với nhóm sao Bắc Đẩu (Gàu sòng, Gấu lớn). Do đó, tên tiếng Trung của Delta Ursae Majoris là 北斗四 (Běi Dǒu sì, Bắc Đẩu tứ) và 天權 (Tiān Quán, Thiên Quyền). USS Megrez (AK-126) là tàu chở hàng lớp Crater của Hải quân Hoa Kỳ được đặt theo tên của ngôi sao.
Delta Ursae Majoris
Chòm sao Đại Hùng, Sao dãy chính nhóm
Do You Know Who You Are? là album phòng thu đầu tay và duy nhất của ban nhạc emo người Mỹ Texas Is the Reason. Tiêu đề của album xuất phát từ câu nói được xem là cuối cùng của John Lennon. NME cho album một vị trí trong danh sách "20 Emo Albums That Have Resolutely Stood The Test Of Time", còn Rolling Stone xếp album số 12 trong danh sách "40 Greatest Emo Albums of All Time". Tất cả nhạc phẩm được sáng tác bởi Texas Is the Reason. "Johnny on the Spot" 4:15 "The Magic Bullet Theory" 2:48 "Nickel Wound" 4:36 "There's No Way Can Talk Myself Out of This One Tonight (The Drinking Song)" 3:57 "Something to Forget" 5:50 "Do You Know Who You Are?" 2:43 "Back and to the Left" 3:55 "The Day's Refrain" 4:59 "A Jack with One Eye" 4:39 ;Texas Is the Reason *Norm Arenas guitar *Chris Daly trống *Scott Winegard bass *Garrett Klahn guitar, hát ;Thành phần kỹ thuật *G. Maryanski thiết kế *Drew Mazurek kỹ thuật, phối khí *J. Robbins bộ gõ, dàn dây, sản xuất Do You Know Who You Are?: The Complete Collection at YouTube (streamed copy where licensed)
''Do You Know Who You Are?
Album năm 1996, Album của Revelation Records
Centropyge vrolikii là một loài cá biển thuộc chi Centropyge trong họ Cá bướm gai. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1853. Từ định danh của loài được đặt theo tên của Willem Vrolik, nhà giải phẫu học kiêm nghiên cứu bệnh học người Hà Lan. Tập tin:Pearlscaled angelfish (Centropyge vrolikii) cặp C. vrolikii ngoài khơi C. vrolikii có phạm vi phân bố rộng rãi Tây Thái Bình Dương và thưa thớt Đông Ấn Độ Dương. Loài cá này được ghi nhận trải dài trên hầu hết vùng biển các nước Đông Nam Á, băng qua Papua New Guinea trải dài đến một số đảo quốc, quần đảo thuộc châu Đại Dương (xa nhất phạm vi phía đông là đến Tonga); phạm vi phía bắc giới hạn đến vùng biển phía nam Nhật Bản; phía nam từ rạn san hô Great Barrier trải dài đến đảo Lord Howe (Úc). Đông Ấn Độ Dương, C. vrolikii được ghi nhận ngoài khơi đảo Giáng Sinh, rạn san hô Scott và Seringapatam, quần đảo Ashmore và Cartier (Úc). C. vrolikii sống gần các rạn san hô viền bờ và các rạn san hô trong các đầm phá độ sâu đến 25 m. Chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận C. vrolikii là 12 cm. Cơ thể của C. vrolikii có màu nâu nhạt, trắng hơn vùng thân giữa và chuyển sang màu đen phần thân sau, bao gồm cả vây đuôi, một phần của các vây lưng và vây hậu môn. Vây đuôi, vây lưng và vây hậu môn có viền màu xanh lam ánh kim. Rìa nắp mang có vệt màu cam, kéo dài xuống gốc vây ngực. Số gai vây lưng: 14–15; Số tia vây vây lưng: 15–16; Số gai vây hậu môn: 3; Số tia vây vây hậu môn: 16–17. A. pyroferus bắt chước C. vrolikii (để ngạnh cuống đuôi) Thức ăn chủ yếu của C. vrolikii là các loài tảo sợi. Chúng sống theo từng nhóm, và một con đực đầu đàn thống trị toàn bộ con cá cái trong hậu cung của nó. Cá con đang trưởng thành của loài cá đuôi gai Acanthurus pyroferus được quan sát là bắt chước màu sắc của C. vrolikii. những nơi mà C. vrolikii thưa vắng, A. pyroferus có thể bắt chước một số loài Centropyge khác. C. vrolikii được ghi nhận là đã tạo ra những cá thể lai với hai loài họ hàng của nó, Centropyge eibli và Centropyge flavissima, những khu vực mà phạm vi của chúng chồng lấn lên nhau. C. vrolikii C. flavissima: được ghi nhận tại Bắc Mariana và Guam; quần đảo Marshall; Vanuatu; Pohnpei và Kosrae (Liên bang Micronesia). C. vrolikii C. eibli: được ghi nhận tại vùng biển phía tây Indonesia và tại đảo Giáng Sinh. C. vrolikii là một loài được đánh bắt và xuất khẩu trong ngành thương mại cá cảnh.
''Centropyge vrolikii
Cá Ấn Độ Dương, Cá Thái Bình Dương, Cá Thái Lan, Cá Campuchia, Cá Việt Nam, Cá Malaysia, Cá Indonesia, Cá Philippines, Cá Đài Loan, Cá Nhật Bản, Cá Papua New Guinea, Cá Úc, Cá châu Đại Dương, Cá Palau, Cá, Cá Tonga, Động vật được mô tả năm 1853
Ahmed Dawouda (; sinh ngày 25 tháng năm 1989), hay phiên âm Daouda hoặc Dawooda, là một cầu thủ bóng đá người Ai Cập thi đấu cho đội bóng tại Giải bóng đá ngoại hạng Ai Cập Zamalek SC vị trí tiền vệ. *Cúp bóng đá Ai Cập (1): 2017–18
Ahmed Dawouda
Nhân vật còn sống, Sinh năm 1989, Cầu thủ bóng đá Ai Cập, Cầu thủ bóng đá Zamalek SC, Cầu thủ bóng đá Al-Masry SC, Cầu thủ Giải bóng đá ngoại hạng Ai Cập
Bruno Racine là nhà văn, cũng là một viên chức cao cấp của Pháp. Ông từng giữ chức giám đốc Trung tâm văn hóa và là chủ tịch Thư viện Quốc gia Pháp từ năm 2007. Bruno Jean Marie Racine sinh ngày 17 tháng 12 năm 1951 tại Paris, con trai của Pierre Racine, ủy viên hội đồng nhà nước. Bruno Racine theo học tại Trung học Louis-le-Grand rồi vào Trường Sư phạm Paris và tốt nghiệp thạc sĩ văn chương. Tiếp đó, ông theo học tại Học viện chính trị Paris và vào Trường hành chính quốc gia vào năm 1777. Sau một thời gian làm việc trong văn phòng thủ tướng cho Jacques Chirac, Bruno Racine được chỉ định làm giám đốc phụ trách văn hóa của thành phố Paris vào năm 1988. Tiếp đó, ông chuyển sang bộ Ngoại giao rồi giữ chức giám đốc Viện Hàn lâm Pháp tại Roma trước khi trở thành giám đốc Trung tâm văn hóa Từ 28 tháng năm 2007, Bruno Racine trở thành chủ tịch thư viện quốc gia Pháp, kế nhiệm Jean-Noël Jeanneney. Le Gouverneur de Morée, 1982, Prix du premier roman Terre de promission, 1986 Au péril de la mer, 1991, Prix des Deux Magots 1992 La Séparation des biens, 1999, Giải La Bruyère của Viện hàn lâm Pháp 1999 L'Art de vivre Rome, 1999, L'Art de vivre en Toscane, 2000 Le Tombeau de la Chrétienne, 2002 Le Côté d'Odessa, 2007
Bruno Racine
Sinh năm 1951, Sinh viên Trường Sư phạm Paris, Giám đốc Thư viện Quốc gia Pháp, Nhà văn Pháp, Người Paris, Nhân vật còn sống, Nhà văn từ Paris
Huỳnh Anh (sinh ngày 28 tháng năm 1992) là một nam diễn viên Việt Nam. Anh được biết đến qua các bộ phim Cả một đời ân oán, Chạy trốn thanh xuân, Lựa chọn số phận, Mùa xuân lại. Huỳnh Anh tên đầy đủ là Lê Huỳnh Anh, sinh ngày 28 tháng năm 1992 tại Hà Nội. Anh là con trai cả của diễn viên kịch câm và kịch nói Lê Ngọc Huỳnh, diễn viên thế hệ đầu tiên của Nhà hát Tuổi trẻ và là cháu nội của nhà thơ Vân Đài. Mẹ anh là người gốc Hoa. Từ những năm học trung học cơ sở, Huỳnh Anh đã là một vận động viên Taekwondo và tham gia vào đội tuyển quốc gia. Trong 10 năm luyện tập bộ môn này, anh từng giành được một số huy chương cấp khu vực và quốc gia, trong đó có Huy chương Vàng giải Taekwondo toàn quốc, Huy chương Vàng giải Taekwondo miền Bắc Trung Nam và Huy chương vàng giải Taekwondo Hà Nội rộng. Với nền tảng chuyên nghiệp đã có, cộng thêm kinh nghiệm trong quá trình tham gia các bộ phim, anh đã trở thành đạo diễn võ thuật cho phần ngoại truyện của bộ phim truyền hình ăn khách Người phán xử. Mặc dù công việc ban đầu là diễn viên và đã có một số vai diễn, nhưng vì đam mê với âm nhạc mà Huỳnh Anh quyết định thi vào khoa thanh nhạc tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Hà Nội. Khi đang là học sinh, anh từng là một thành viên trong nhóm nhạc X3.14 của Tăng Nhật Tuệ, nhưng chỉ một thời gian ngắn thì anh rời nhóm, ký hợp đồng độc quyền với Quang Cường Production của anh trai ca sĩ Quang Hà. Dù cho ra mắt ba tác phẩm "Khi có em", "Cơn mưa mùa đông", "Lạc mất tình yêu" nhưng sự nghiệp âm nhạc của Huỳnh Anh không tạo được điểm nhấn gì với khán giả Việt Nam. Tháng năm 2011, anh chấm dứt hợp đồng với Quang Cường Production. Năm 2014, anh tham gia Học viện Ngôi sao nhưng chỉ dừng lại top với giọng hát không được đánh giá cao. Sau một thời gian tập trung vào công việc diễn viên, đến năm 2016, anh gây bất ngờ khi một lần nữa tham gia vào một nhóm nhạc mang tên Avatar Boys và ra mắt với MV Những năm tháng ấy. Năm 2019, anh tiếp tục theo đuổi đam mê với âm nhạc khi tham gia gameshow "Trời sinh một cặp" mùa thứ 3. Nhưng anh cũng chỉ dừng chân top 6. Nhờ sở hữu vẻ ngoài điển trai nổi bật, Huỳnh Anh dễ dàng gây thiện cảm cho khán giả qua các vai diễn. Năm 2009, anh tham gia bộ phim truyền hình đầu tay Bộ tứ 10A8. Đến năm 2010, anh chính thức bắt đầu sự nghiệp diễn xuất chuyên nghiệp với vai thứ chính trong bộ phim điện ảnh Bi, đừng sợ!. Sau đó, anh liên tiếp gây chú qua các bộ phim như Thiên sứ 99, Cầu vồng tình yêu hay Thiên sứ tháng 6. Năm 2012, Huỳnh Anh đảm nhiệm vai chính trong tác phẩm điện ảnh Dành cho tháng sáu, bộ phim đã lọt vào danh sách đề cử của Giải Cánh diều 2012. Năm 2016, Huỳnh Anh tham gia "Em vẫn đây" một bộ phim ngắn về đề tài ballet của đạo diễn Mỹ Trang. Bộ phim đã được chọn vào vòng tranh giải của liên hoan phim trực tuyến uy tín giành cho phim ngắn, phim đầu tay và phim độc lập bao gồm Direct Monthly Online Film Festival (DMOFF), Women’s Only Entertainment Film Festival (WOEFF) và Los Angeles CineFest. Dù tham gia nhiều bộ phim nhưng vì kỹ thuật diễn xuất không được đánh giá cao, sự nghiệp âm nhạc không có điểm nổi bật, mà một thời gian dài Huỳnh Anh bị gắn với danh xưng "hot boy" mà không phải diễn viên hay ca sĩ. Dù vậy, sau một thời gian dài cố gắng, học thêm nghề đạo diễn và cải thiện khả năng diễn xuất, Huỳnh Anh dần được khán giả công nhận, đặc biệt là sau những bộ phim Cả một đời ân oán, Tình khúc bạch dương, và Chạy trốn thanh xuân. Bên cạnh việc đóng phim, Huỳnh Anh còn thường xuất hiện trong các MV của nhiều ca sĩ như Miu Lê, Bảo Anh. Đầu năm 2020, bộ phim Mùa xuân lại của đạo diễn Nguyễn Danh Dũng do Huỳnh Anh đóng vai chính đã lên sóng vào dịp Tết Nguyên Đán. Hình ảnh Huỳnh Anh trong bộ quân phục của Bộ đội Biên phòng Việt Nam đã nhận được phản hồi tốt từ khán giả. Sau khi tham gia bộ phim truyền hình ăn khách là Lựa chọn số phận và Hướng dương ngược nắng, Huỳnh Anh cho biết sẽ tạm ngưng đóng phim từ tháng 10 cùng năm để sang Canada học đạo diễn tại Toronto Film School. Tuy nhiên, vì ảnh hưởng của Đại dịch COVID-19 mà thời gian đầu anh đã tham gia việc học bằng hình thức trực tuyến. Trước đó, Huỳnh Anh đã tốt nghiệp khoa đạo diễn trường Quốc tế Điện ảnh Sài Gòn (SIFS), có một số chứng chỉ đạo diễn như Chứng chỉ nhà làm phim độc lập (), Chứng chỉ đào tạo điện ảnh () và anh từng đảm nhiệm vai trò đạo diễn cho một số tác phẩm như phim ngắn Lối thoát, Món quà giáng sinh. Huỳnh Anh tại Saigon Yacht Show Tháng 10 năm 2018, Huỳnh Anh thành lập công ty Wolf Brothers. Đây là công ty kinh doanh du thuyền theo hình thức "chia sẻ thời gian" (), hay "đồng sở hữu". Đến khoảng cuối năm 2020 thì công ty dần hoàn thiện và bắt đầu đi vào hoạt động chính thức. Tháng 12 cùng năm, Wolf Brothers cùng nhiều nhà phân phối du thuyền lớn tại Việt Nam đã tham gia Saigon Yacht Show, triển lãm du thuyền đầu tiên diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. Năm Tựa phim Vai diễn Đạo diễn Kênh Nguồn 2009 Bộ tứ 10A8 Hoàng Điệp VTV3 2011 Đánh thức ước mơ Nguyên Thuận Võ Thạch Thảo HTV9 Mùa hạ yêu dấu Huỳnh Anh Phạm Nhuệ Giang HTV7 Hương vị mai Đăng Phan Đỗ Mai Nhất Tuấn HTV9 Cầu vồng tình yêu Khánh Lâm Nghệ sĩ Nhân dân Trọng Trinh, Nghệ sĩ ưu tú Vũ Hồng Sơn VTV3 2012 Đảo xanh Quốc Cường Võ Thạch Thảo HTV9 2013 Đảo ngọc huyền bí Thiên Hải Văn Công Viễn Trái tim kiêu hãnh Việt Gian Nguyễn Quốc Tuấn VTV6 2014 Kẻ gây hấn Dũng Trần Cảnh Đôn HTV7 Hoa phượng trắng Lưu Ngọc Hà VTV6 2015 Mắt lụa Quang Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Phương Điền VTV9 Kẻ thù giấu mặt Nhật Nam THVL1 Khúc hát mặt trời Việt Nghệ sĩ ưu tú Vũ Trường Khoa VTV3 2016 Bản lĩnh công tử Hùng Đào Bá Sơn HTV9 2017 Cả một đời ân oán Nguyên Nghệ sĩ Nhân dân Trọng Trinh VTV3 2018 Tình khúc bạch dương Hùng (lúc trẻ) Nghệ sĩ ưu tú Vũ Trường Khoa VTV1 Chạy trốn thanh xuân Phi Nguyễn Đức Hiếu VTV3 2019 Tiệm ăn dì ghẻ Thắng Nguyễn Đức Hiếu, Nguyễn Thu 2020 Mùa xuân lại Nghĩa Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Danh Dũng VTV1 Cảnh sát hình sự: Lựa chọn số phận Đức Mai Hồng Phong, Bùi Quốc Việt Hướng dương ngược nắng Ông Đạt (lúc trẻ) Nghệ sĩ ưu tú Vũ Trường Khoa VTV3 2023 Phía sau sự thật Tuấn Phạm Gia Phương, Trần Trọng Khôi Năm Tựa phim Vai diễn Đạo diễn Nguồn 2011 Bi, đừng sợ! Cậu học sinh Phan Đăng Di Thiên sứ 99 Thiên Minh Nguyễn Minh Cao 2012 Dành cho tháng 6 Kiên Nguyễn Hữu Tuấn 2014 Không nói được Từ Huy Trần Việt Anh Hương ga Ngô Quốc Cường 2016 Liên minh huyền thoại Hải Đăng Phạm Văn Hải, Đinh Thái Thụy 2019 Vô gian đạo Thạch Trần Việt Anh Năm 2012, Huỳnh Anh công khai hẹn hò với người mẫu Kỳ Hân, nhưng mối quan hệ của cả hai chỉ kéo dài trong năm thì kết thúc vào cuối năm 2013 vì Kỳ Hân muốn tập trung thời gian cho sự nghiệp. Sau khi chia tay Kỳ Hân một thời gian, Huỳnh Anh bắt đầu mối quan hệ với hậu Hoàng Oanh từ giữa năm 2014. Hoàng Oanh cũng từng xuất hiện cùng Huỳnh Anh trong MV của nhóm nhạc Avatar Boys. Cả hai từng được xem là một trong những cặp đẹp đôi nhất trong làng giải trí Việt Nam, nhưng giữa năm 2017, Huỳnh Anh thông báo cả hai đã chia tay. Một thời gian sau, anh công khai đang yêu xa với Vân, một du học sinh Việt Nam tại Bỉ. Dù việc công khai người yêu mới chỉ một thời gian ngắn sau khi chia tay đã từng khiến Huỳnh Anh gặp phải sự chỉ trích của khán giả, nhưng không làm ảnh hưởng nhiều đến mối quan hệ của cả hai. Tuy nhiên mối quan hệ cũng chỉ kéo dài được hơn năm khi Vân xác nhận cả hai đã chia tay vào tháng năm 2020. Năm 2020, anh công khai xác nhận bạn gái mới là Bạch Lan Phương, cựu MC của chương trình VTV Kết nối trên VTV và hơn Huỳnh Anh tuổi. Tại thời điểm đó, Bạch Lan Phương đang là mẹ đơn thân và có một con gái tuổi. Tháng năm 2021, Huỳnh Anh đã công khai cầu hôn Lan Phương. Lễ trao giải Năm Hạng mục Tác phẩm đề cử Kết quả Nguồn Ấn tượng VTV 2019 Nam diễn viên Ấn tượng Chạy trốn thanh xuân
Huỳnh Anh
Sinh năm 1992, Nhân vật còn sống, Nam diễn viên truyền hình Việt Nam, Nam diễn viên điện ảnh Việt Nam, Người Hà Nội, Nam diễn viên Việt Nam thế kỷ 21
Min (hay Menew, Menu, Amsu) là một thần Ai Cập cổ đại được tôn thờ rất sớm từ thời Tiền triều đại (thời kỳ Prehistoric, thiên niên kỷ TCN). Thần được đại diện nhiều hình thức khác nhau, nhưng thường được biểu thị trong hình dạng người đàn ông với dương vật đang cương cứng mà tay trái của thần nắm giữ, còn tay phải giữ một cây néo; đầu quấn khăn đỏ thể hiện sức mạnh tình dục; da của ông có màu đen (tượng trưng cho vùng đất màu mỡ màu đen). Đôi khi ông lại xuất hiện trong bộ dạng xác ướp. Giống như thần Khnum, ông là vị thần "tạo ra các thần và con người". Các biểu tượng của Min: con bò trắng thể hiện cho bề ngoài khỏe mạnh, một mũi tên tương ứng với hình dạng của dương vật, và rau diếp thể hiện cho tinh dịch. Min thường được cho là con trai và là chồng của nữ thần của phương Đông, Iabet. Tuy nhiên tại Gebtu (Coptos), Min là chồng của Isis và là cha của Horus, là hiện thân của Osiris. Memphis, Min đã liên kết với Ptah tức Ptah-Min. Min ban đầu đại diện cho chòm sao Orion và kiểm soát sấm sét và mưa (tương tự Set). Tầm quan trọng của thần Trung vương triều đã tăng trưởng khi thần hợp nhất với thần Horus tạo nên vị thần Min-Horus. Tân vương triều thần cũng đã được hợp nhất với thần Amun tạo nên vị thần Kamutef (Min-Amun bò mẹ). Min cũng được người Hy Lạp đồng nhất với thần Pan. Do sự liên kết này, họ đổi tên Akhmim thành Panopolis (tức thành phố Pan). Ông là một vị thần của bờ đông sa mạc, và một vị thần và bảo vệ các đoàn lữ hành. Một văn tự cổ trên Kim tự tháp đề cập tới ông như là "người nâng cánh tay của mình về phía đông". Ông bảo vệ những du khách, thương nhân và cũng đã được thờ cúng bởi các thợ mỏ và thợ xây làm việc xung quanh Wadi Hammamat. Trong lĩnh vực này, ông được biết đến như là "Min, vị thần của núi non". Min là vị thần sinh sản và tình dục của nam giới. Ông được coi là hiện thân của loài rau diếp (món ăn ưa thích của Set), do khi cắt ra, chúng tiết chất nhờn giống với tinh dịch. Vào đầu mùa thu hoạch, bức tượng của thần Min đã được mang đi khắp các cánh đồng trong một lễ hội được gọi là "Sự khởi hành của Min". Vì thế ông cũng là một vị thần của nền nông nghiệp. Vì có liên quan mật thiết đến sự sinh sản và nông nghiệp nên đôi khi coi ông là hiện thân của Osiris. Min được thờ tập trung tại Coptos và Akhmim. Flinders Petrie khai quật được hai bức tượng lớn của thần Min tại Qift mà hiện nay được lưu trữ tại Bảo tàng Ashmolean, nó được cho là vào thời Tiền triều đại. Min dưới hình dạng xác ướp
Min
Nam thần Ai Cập, Nam thần sinh sản
Cấu tạo nguyên tử hydro (trái) và deuteri (phải). Deuteri, hay còn gọi là hydro nặng hoặc trong tiếng Việt gọi là đơtêri, là một đồng vị bền của hydro có mặt phổ biến trong các đại dương của Trái Đất với tỉ lệ khoảng nguyên tử trong nguyên tử hydro (). Deuteri chiếm khoảng 0,0156% (tương đương về khối lượng: 0,0312%) trong tổng số hydro tự nhiên trong các đại dương của Trái Đất; mức độ phong phú thay đổi nhỏ theo từng loại hình nước tồn tại trong tự nhiên. Hạt nhân của deuteri chứa proton và neutron, trong khi các hạt nhân của hydro thông thường không có neutron. Tên đồng vị này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp deuteros nghĩa là "2", ám chỉ có hai loại hạt cấu tạo nên hạt nhân. *Nước nặng Nuclear Data Evaluation Lab Annotated bibliography for Deuterium from the Alsos Digital Library for Nuclear Issues Missing Gas Found in Milky Way. Space.com
Deuteri
Đồng vị của hydro, Vật liệu hạt nhân, Chất điều hòa neutron, Nhiên liệu phản ứng tổng hợp hạt nhân
Gloria Claire Cumper, sinh ra Carpenter (1922-1995) là một luật sư, nhà giáo dục và nhà cải cách xã hội người Jamaica. Gloria Carpenter sinh ra Jamaica, con gái của WA Carpenter, một nhà khảo sát đất đai. Bà được giáo dục tại Trường Wolmer và Trường trung học Giáo phận St Hilda, trước khi chuyển từ Jamaica đến Anh năm 1936, nơi bà theo học trường Mary Datch Bachelor London. Trở về Jamaica, sự bùng nổ của Thế chiến thứ hai khiến việc học tập tại quán bar Tòa án Luân Đôn trở nên khó khăn. Do đó, bà đã học cho quán bar tại Đại học Toronto, theo quy định của thời chiến cho phép sinh viên Caribbean được học tại quán bar đó. Bà tiếp tục học luật tại Cao đẳng Girton vào năm 1945, biến bà thành người phụ nữ da đen đầu tiên học tại Đại học Cambridge. Tại Cambridge, bà gặp nhà kinh tế học tương lai George Cumper và cặp đôi kết hôn vào cuối những năm 1940. Được gọi là để thanh từ Đền Trung ngày 18 tháng năm 1947, Cumper được nhận vào thực tập Jamaica trên 17 tháng năm 1948. Năm 1948, bà được bổ nhiệm làm một thường trú Tutor tại mới University of the West Indies, và bà ấy đã giúp tìm ra Bộ phận Pháp lý đó. Cuộc đời của Gloria Cumper được tổ chức trong một cuốn tiểu thuyết tiểu sử, One Bright Child (1998), bởi con gái bà, nhà viết kịch Patricia Cumper. Các bài báo của bà được tổ chức tại Đại học West Indies, Mona. Khảo sát pháp luật xã hội Jamaica, năm 1972 (với Stephanie Daly) Luật gia đình Caribbean thịnh vượng chung, 1979 Luật gia đình: kinh nghiệm Liên bang, 1984 Gặp nữ tốt nghiệp da đen đầu tiên của Cambridge
Gloria Claire Cumper
Cựu sinh viên Đại học Toronto, Mất năm 1995, Sinh năm 1922
Charalá là một khu tự quản thuộc tỉnh Santander, Colombia. Thủ phủ của khu tự quản Charalá đóng tại Charalá Khu tự quản Charalá có diện tích 411 ki lô mét vuông. Đến thời điểm ngày 28 tháng năm 2005, khu tự quản Charalá có dân số 12243 người.
Charalá
Khu tự quản của Colombia
Gásadalur () là một ngôi làng nằm cực tây của đảo Vágar thuộc Quần đảo Faroe có tầm nhìn ra đảo Mykines. Ngôi làng nằm rìa vịnh hẹp Mykinesfjørður, và được bao quanh bởi những ngọn núi cao nhất trên đảo Vágar. Về phía bắc của ngôi làng là Árnafjall cao 722 mét, là ngọn núi cao nhất đảo còn về phía đông là núi Eysturtindur cao 715 mét là ngọn núi xếp ngay sau đó. Quang cảnh phía nam nhìn ra đảo Tindhólmur và Gáshólmur vô cùng hùng vĩ. Eysturtindur dịch trực tiếp nghĩa là "Đỉnh phía Đông". Ngôi làng nằm tại một địa điểm khá khó tiếp cận cho tàu thuyền khi nó nằm vị trí cao hơn bờ biển. Vì vậy, những ngư dân tại làng phải neo đậu thuyền của họ một địa điểm gần làng Bøur. Năm 1940, trong thời kỳ Anh chiếm đóng Quần đảo Faroe, một cầu thang được xây dựng từ bãi biển lên đến ngôi làng. Để đến bất kỳ ngôi làng nào khác, người dân tại Gásadalur phải đi theo một con đường hiểm trở băng qua những ngọn núi cao hơn 400 mét. Điều này giải thích tại sao dân số tại ngôi làng đã ít lại càng ít hơn. Năm 2002, chỉ có 16 người dân sinh sống Gásadalur, và một số ngôi nhà bị bỏ hoang như hiện tại. Đến năm 2012, dân số của ngôi làng đã tăng lên thành 18 người. Năm 2004, hầm Gásadalur xuyên qua đá để người dân có thể di chuyển bằng tô. Người dân hy vọng điều này sẽ giúp ngôi làng tăng dân số trở lại. Đất đại đây cũng có nhiều tiềm năng như canh tác hay chăn nuôi như Bøur nhưng chỉ có số ít là tài sản hoàng gia, còn lại đều là đất hoang. Có một câu chuyện rằng, ngôi làng được đặt theo tên của người phụ nữ có tên là Gæsa tới từ Kirkjubøur. Cô đã ăn thịt trong Mùa Chay nên tất cả tài sản của cô đã bị tịch thu. Cô chạy trốn đến thung lũng trên đảo Vágar, và khu vực đó được đặt theo tên của cô. Hầu hết các câu chuyện khác về làng là về những linh hồn và những yêu tinh Huldufólk. Một lời giải thích khả thi hơn là Gásadalur (Thung lũng Ngỗng) được đặt theo tên của những con Ngỗng hoang dã đến thung lũng này từ thời cổ đại. nhà GásadalurẢnh của Erik Christensen trường Giáo xứ GásadalurẢnh của Erik Christensen nhà nhỏ với mái cỏẢnh của Erik Christensen đá Bazan tại GásadalurẢnh của Erik Christensen suối nhỏ GásadalurPhoto: Erik Christensen ảnh ngôi làng trên một con tem của Quần đảo, 2003 FO 506 of the Faroe Islands, 2005Nghệ sĩ: Eli Smith Faroe Islands, October 2005 vào tháng 10 năm 2005 Image:Tunnel of Gasadalur, Faroe Islands.jpg|Hầm Gásadalur vào tháng 10 năm 2005 Faroestamps.fo (công cộng) Gásadalur Hình ảnh và mô tả về tất cả các đô thị trên Quần đảo Faroe.
Gásadalur
Vágar, Khu dân cư Quần đảo Faroe
'Cyclosorus là một loài dương xỉ trong họ Loài này được Desv. mô tả khoa học đầu tiên năm 1811. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ.
null
Cyclosorus, Unresolved names
Unorthodox Jukebox là album phòng thu thứ hai của ca sĩ người Mỹ Bruno Mars, phát hành bởi Atlantic Records vào ngày tháng 12 năm 2012. Nam ca sĩ đã đồng sáng tác và làm việc với một số cộng tác viên quen thuộc cho album, trong khi tranh thủ tìm kiếm hướng sản xuất mới. Unorthodox Jukebox mang những phong cách đa dạng của reggae rock, disco, soul bên cạnh việc kết hợp lời bài hát và chủ đề mang nghĩa rõ ràng hơn những sản phẩm trước của anh. Sau khi phát hành, Unorthodox Jukebox đã đáp ứng được sự kì vọng từ giới phê bình âm nhạc. Về mặt thương mại, nó ra mắt vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng Billboard 200 với 192.000 bản, và sau này đạt vị trí số một, trở thành album đầu tiên của Mars làm được điều này. Album cũng đạt hạng nhất tại Úc, Canada, Thụy Sĩ và Vương quốc Anh. Unorthodox Jukebox là album bán chạy thứ năm 2013 Úc, và Mỹ bởi một nghệ sĩ nam. Liên đoàn Công nghiệp ghi âm quốc tế thông báo rằng album này là album bán chạy thứ thế giới năm 2013, với 6,3 triệu bản được bán ra. Nó giành được một giải Grammy cho Album giọng pop xuất sắc nhất tại lễ trao giải thường niên lần thứ 56. Năm đĩa đơn đã được phát hành từ album. Đĩa đơn đầu tiên, "Locked Out of Heaven" đã gặt hái nhiều thành công thương mại trên các bảng xếp hạng âm nhạc khắp thế giới và đứng đầu bảng xếp hạng Billboard Hot 100 Mỹ trong tuần liên tiếp. Trong khoảng thời gian phát hành giữa đĩa đơn đầu tiên với album, "Young Girls", "Moonshine" và "When Was Your Man" được phát hành liên tiếp như là đĩa đơn quảng bá. "When Was Your Man" được chọn làm đĩa đơn thứ hai và trở thành bài hát thứ năm của Mars đạt vị trí quán quân trên Hot 100 và lặp lại thành công như đĩa đơn đầu. "Treasure" tiếp tục chuỗi thành công đó khi đạt hạng Mỹ. Hai đĩa đơn còn lại, "Gorilla" và "Young Girls", không thu về được nhiều thành công như trước. Được trích từ ghi chú trong Unorthodox Jukebox. (*) nghĩa là đồng sản xuất ;Sample credits *"Old Crazy" bao gồm giai điệu của "Japanese Sandman", do Django Reinhardt trình bày và được sáng tác bởi Richard A. Whiting. Bảng xếp hạng (2012–14) Vị trícao nhất Argentine Albums Chart Australian Albums Chart Austrian Albums Chart Belgian Albums Chart (Flanders) Belgian Albums Chart (Wallonia) Canadian Albums Chart Czech Albums Chart 21 Danish Albums Chart Dutch Albums Chart Finnish Albums Chart 28 French Albums Chart German Albums Chart Hungarian Albums Chart Irish Albums Chart Italian Albums Chart 20 Japanese Albums Chart Mexican Albums Chart New Zealand Albums Chart Norwegian Albums Chart Polish Albums Chart 42 Portuguese Albums Chart South African Albums Chart 14 South Korean Albums Chart Gaon International Albums Chart Spanish Albums Chart Swedish Albums Chart 11 Swiss Albums Chart G-Music International Albums Chart G-Music Western Albums Chart UK Albums Chart US Billboard 200 Bảng xếp hạng (2012) Vị trícao nhất Polish Albums Chart 16 Bảng xếp hạng (2012) Vị trí Australian Albums Chart 38 Danish Albums Chart 58 Gaon Internetinal Albums Chart 28 Hungarian Albums Chart 45 UK Albums Chart 24 Bảng xếp hạng (2013) Vị trí Argentine Yearly Albums (CAPIF) 28 Australian Albums Chart Austria Albums Chart 44 Belgian Albums Chart (Flanders) Belgian Albums Chart (Wallonia) Canadian Albums Chart Danish Albums Chart 29 Dutch Albums Chart 19 French Albums Chart Germany (Official German Charts) 64 Hungarian Albums Chart 24 Irish Albums Chart 10 Japan Albums Chart 89 Mexican Albums Chart New Zealand Albums Chart South Korean Internetinal Albums Chart 18 Spanish Albums Chart 20 Swiss Albums Chart UK Albums Chart US Billboard 200 Bảng xếp hạng (2014) Vị trí Australian Albums Chart 57 Mexican Albums Chart New Zealand Albums Chart 13 Danh sách album quán quân năm 2013 (Mỹ) Unorthodox Jukebox tại AnyDecentMusic?
''Unorthodox Jukebox
Album năm 2012, Album của Bruno Mars, Album sản xuất bởi Benny Blanco, Album sản xuất bởi Jeff Bhasker, Album quán quân Billboard 200, Giải Grammy cho Album giọng pop xuất sắc nhất, Album sản xuất bởi Diplo, Album sản xuất bởi Mark Ronson, Album sản xuất bởi Paul Epworth
Key 10th Memorial Fes Anniversary CD là một album remix được sản xuất dưới nhãn hiệu thu âm Key Sounds Label vào ngày 28 tháng năm 2009. Album được được phát hành tại Key 10th Memorial Fes, một sự kiện do chi nhánh phát triển tiểu thuyết ảo Key thuộc Visual Art's đăng cai và tổ chức, diễn ra ngày 28 tháng và tháng năm 2009 để kỷ niệm 10 năm công ty thành lập. Hai album phối lại được phát hành vào ngày đầu tiên của sự kiện chứa các bản nhạc phối lại của các tiểu thuyết ảo của Key. Nhạc trên các album chủ yếu được Shinji Orito, Magome Togoshi, Takumaru, Manack, Manyo, và PMMK phối lại. Trang chủ của Key Sounds Label
''Key 10th Memorial Fes Anniversary CD
Key Sounds Label, Album biên tập năm 2009
Trọng Khang (chữ Hán: 仲康) hay Trung Khang (中康)) là vị vua thứ tư của nhà Hạ trong lịch sử Trung Quốc. Trọng Khang là con thứ của vua Hạ Khải và là em của Thái Khang. Năm 2188 TCN, vua Khải mất, Thái Khang lên thay. Thái Khang chỉ ham chơi bời, thích săn bắn, không quan tâm việc chính sự nên bị vua nước chư hầu Hữu Cùng là Hậu Nghệ cướp ngôi, phải chạy ra nước ngoài. Trọng Khang theo vua anh chạy đi lưu vong tại nước Châm Tầm. Năm 2160 TCN, Thái Khang mất, Trọng Khang lên nối ngôi tại nước Châm Tầm. Sử sách không chép rõ về các sự kiện xảy thời Trọng Khang. Năm 2147 TCN, Trọng Khang mất, làm vua được 13 năm. Con ông là Hạ Tướng lên thay. Dòng dõi Nhà Hạ phải lưu lạc thêm đời sau mới giành lại được ngôi vua. Nhà Hạ Hậu Nghệ Thái Khang Sử ký Tư Mã Thiên những điều chưa biết Hạ bản kỷ, Bùi Hạnh Cẩn Việt Anh dịch (2005), Nhà xuất bản Văn hoá thông tin Chu Mục, Trần Thâm chủ biên (2003), 365 truyện cổ sử chọn lọc Trung Quốc, tập 1, Nhà xuất bản Thanh niên Trình Doãn Thắng, Ngô Trâu Cương, Thái Thành (1998), Cố sự Quỳnh Lâm, Nhà xuất bản Thanh Hoá
Trọng Khang
Vua nhà Hạ
7701 Zrzavý 14 tháng 10 năm 1990 Kleť A. Mrkos 7702 tháng năm 1991 Palomar H. E. Holt 7703 1991 RW tháng năm 1991 Palomar E. F. Helin 7704 Dellen tháng năm 1992 La Silla UESAC 7705 Humeln 17 tháng năm 1993 La Silla UESAC 7706 Mien 19 tháng năm 1993 La Silla UESAC 7707 Yes 17 tháng năm 1993 Trạm Catalina C. W. Hergenrother 7708 Fennimore 11 tháng năm 1994 Kushiro S. Ueda, H. Kaneda 7709 tháng năm 1994 Nachi-Katsuura Y. Shimizu, T. Urata 7710 Ishibashi 30 tháng 11 năm 1994 Oizumi T. Kobayashi 7711 Říp 1994 XF tháng 12 năm 1994 Kleť Z. Moravec 7712 12 tháng 10 năm 1995 Nachi-Katsuura Y. Shimizu, T. Urata 7713 Tsutomu 1995 YE 17 tháng 12 năm 1995 Oizumi T. Kobayashi 7714 Briccialdi tháng năm 1996 Stroncone Stroncone 7715 Leonidarosino 14 tháng năm 1996 Cima Ekar U. Munari, M. Tombelli 7716 Ube 22 tháng năm 1996 Kuma Kogen A. Nakamura 7717 Tabeisshi tháng năm 1997 Oizumi T. Kobayashi 7718 Desnoux 10 tháng năm 1997 Ramonville C. Buil 7719 tháng năm 1997 Socorro LINEAR 7720 Lepaute 4559 P-L 16 tháng năm 1960 Palomar C. J. van Houten, I. van T. Gehrels 7721 Andrillat 6612 P-L 24 tháng năm 1960 Palomar C. J. van Houten, I. van T. Gehrels 7722 Firneis 2240 T-2 29 tháng năm 1973 Palomar C. J. van Houten, I. van T. Gehrels 7723 Lugger 1952 QW 28 tháng năm 1952 Brooklyn Đại học Indiana 7724 Moroso 1970 OB 24 tháng năm 1970 El Leoncito Felix Aguilar Observatory 7725 Selʹvinskij 11 tháng năm 1972 Nauchnij N. S. Chernykh 7726 Olegbykov 27 tháng năm 1974 Nauchnij L. I. Chernykh 7727 Chepurova tháng năm 1975 Nauchnij N. S. Chernykh 7728 Giblin 12 tháng năm 1977 Palomar E. Bowell 7729 Golovanov 24 tháng năm 1977 Nauchnij N. S. Chernykh 7730 Sergerasimov tháng năm 1978 Nauchnij L. I. Chernykh 7731 1978 UV 28 tháng 10 năm 1978 Anderson Mesa H. L. Giclas 7732 tháng 11 năm 1978 Palomar E. F. Helin, S. J. Bus 7733 25 tháng năm 1979 Siding Spring E. F. Helin, S. J. Bus 7734 Kaltenegger 25 tháng năm 1979 Siding Spring E. F. Helin, S. J. Bus 7735 Scorzelli 31 tháng 10 năm 1980 Palomar S. J. Bus 7736 Nizhnij Novgorod tháng năm 1981 Nauchnij L. V. Zhuravleva 7737 Sirrah 1981 VU tháng 11 năm 1981 Anderson Mesa E. Bowell 7738 Heyman 24 tháng 11 năm 1981 Harvard Oak Ridge Observatory 7739 Čech 1982 CE 14 tháng năm 1982 Kleť L. Brožek 7740 Petit tháng năm 1983 Anderson Mesa E. Bowell 7741 Fedoseev tháng năm 1983 Nauchnij L. G. Karachkina 7742 Altamira 1985 US 20 tháng 10 năm 1985 Kleť A. Mrkos 7743 1986 JA tháng năm 1986 Đài thiên văn Brorfelde Copenhagen Observatory 7744 26 tháng năm 1986 La Silla H. Debehogne 7745 22 tháng năm 1987 La Silla H. Debehogne 7746 13 tháng năm 1987 La Silla H. Debehogne 7747 Michałowski 1987 SO 19 tháng năm 1987 Anderson Mesa E. Bowell 7748 1987 TA 12 tháng 10 năm 1987 Ojima T. Niijima, T. Urata 7749 Jackschmitt 1988 JP 12 tháng năm 1988 Palomar C. S. Shoemaker, E. M. Shoemaker 7750 McEwen 18 tháng năm 1988 Palomar C. S. Shoemaker, E. M. Shoemaker 7751 1988 UA 16 tháng 10 năm 1988 Kushiro S. Ueda, H. Kaneda 7752 Otauchunokai 1988 US 31 tháng 10 năm 1988 Ojima T. Niijima, K. Kanai 7753 1988 XB tháng 12 năm 1988 Gekko Y. Oshima 7754 Gopalan tháng 10 năm 1989 Cerro Tololo S. J. Bus 7755 Haute-Provence 28 tháng 12 năm 1989 Haute Provence E. W. Elst 7756 Scientia 27 tháng năm 1990 Palomar C. S. Shoemaker, E. M. Shoemaker 7757 1990 KO 22 tháng năm 1990 Palomar E. F. Helin 7758 Poulanderson 1990 KT 21 tháng năm 1990 Palomar E. F. Helin 7759 22 tháng năm 1990 Palomar H. E. Holt 7760 14 tháng năm 1990 Palomar H. E. Holt 7761 1990 SL 20 tháng năm 1990 Siding Spring R. H. McNaught 7762 18 tháng năm 1990 Palomar H. E. Holt 7763 Crabeels 16 tháng 10 năm 1990 La Silla E. W. Elst 7764 1991 AB tháng năm 1991 Karasuyama S. Inoda, T. Urata 7765 1991 AD tháng năm 1991 Yatsugatake Y. Kushida, O. Muramatsu 7766 Jododaira 23 tháng năm 1991 Kitami K. Endate, K. Watanabe 7767 Tomatic 13 tháng năm 1991 Đài quan sát Tautenburg L. D. Schmadel, F. Börngen 7768 16 tháng năm 1991 Palomar H. E. Holt 7769 Okuni tháng 11 năm 1991 Kiyosato S. Otomo 7770 Siljan tháng năm 1992 La Silla UESAC 7771 Tvären tháng năm 1992 La Silla UESAC 7772 tháng năm 1992 La Silla UESAC 7773 1992 FS 23 tháng năm 1992 Kitami K. Endate, K. Watanabe 7774 19 tháng 10 năm 1992 Kitami K. Endate, K. Watanabe 7775 Taiko 1992 XD tháng 12 năm 1992 Yatsugatake Y. Kushida, O. Muramatsu 7776 Takeishi 1993 BF 20 tháng năm 1993 Oohira T. Urata 7777 Consadole 15 tháng năm 1993 Kushiro S. Ueda, H. Kaneda 7778 Markrobinson 17 tháng năm 1993 Palomar C. S. Shoemaker, E. M. Shoemaker 7779 Susanring 1993 KL 19 tháng năm 1993 Palomar J. B. Child 7780 Maren 1993 NJ 15 tháng năm 1993 Palomar E. F. Helin, J. B. Child 7781 Townsend 1993 QT 19 tháng năm 1993 Palomar E. F. Helin 7782 Mony 1994 CY tháng năm 1994 Stroncone Stroncone 7783 1994 JD tháng năm 1994 Trạm Catalina T. B. Spahr 7784 1994 PL tháng năm 1994 Catalina Station T. B. Spahr 7785 1994 QW 29 tháng năm 1994 Nachi-Katsuura Y. Shimizu, T. Urata 7786 14 tháng 10 năm 1994 Nachi-Katsuura Y. Shimizu, T. Urata 7787 Annalaura 1994 WW 23 tháng 11 năm 1994 San Marcello L. Tesi, A. Boattini 7788 Tsukuba 1994 XS tháng 12 năm 1994 Kuma Kogen A. Nakamura 7789 Kwiatkowski tháng 12 năm 1994 Palomar E. Bowell 7790 Miselli 28 tháng năm 1995 Stroncone Stroncone 7791 Ebicykl 1995 EB tháng năm 1995 Kleť M. Tichý 7792 18 tháng 11 năm 1995 Nachi-Katsuura Y. Shimizu, T. Urata 7793 27 tháng 12 năm 1995 Haleakala NEAT 7794 Sanvito 15 tháng năm 1996 Cima Ekar U. Munari, M. Tombelli 7795 14 tháng năm 1996 Xinglong Chương trình tiểu hành tinh Bắc Kinh Schmidt CCD 7796 Járacimrman 1996 BG 16 tháng năm 1996 Kleť Z. Moravec 7797 Morita 26 tháng năm 1996 Oizumi T. Kobayashi 7798 1996 CL tháng năm 1996 Xinglong Chương trình tiểu hành tinh Bắc Kinh Schmidt CCD 7799 Martinšolc 24 tháng năm 1996 Kleť Kleť 7800 Zhongkeyuan 11 tháng năm 1996 Xinglong Chương trình tiểu hành tinh Bắc Kinh Schmidt CCD
null
Murbad là một thị trấn thống kê (census town) của quận Thane thuộc bang Maharashtra, Ấn Độ. Murbad có vị trí Nó có độ cao trung bình là 83 mét (272 feet). Theo điều tra dân số năm 2001 của Ấn Độ, Murbad có dân số 15.823 người. Phái nam chiếm 54% tổng số dân và phái nữ chiếm 46%. Murbad có tỷ lệ 73% biết đọc biết viết, cao hơn tỷ lệ trung bình toàn quốc là 59,5%: tỷ lệ cho phái nam là 80%, và tỷ lệ cho phái nữ là 65%. Tại Murbad, 15% dân số nhỏ hơn tuổi.
Murbad
Shlomo Yitzchaki 22 tháng năm 1040 13 tháng năm 1105), ngày nay thường được biết đến với tên viết tắt Rashi, là một giáo sĩ Do Thái thời trung cổ người Pháp và là tác giả của một bài bình luận toàn diện về Talmud và bình luận về Tanakh. Được đánh giá cao về khả năng trình bày nghĩa cơ bản của văn bản một cách súc tích và sáng suốt, Rashi thu hút không chỉ các học giả uyên bác mà còn cả sinh viên mới bắt đầu, và các tác phẩm của ông vẫn là trung tâm của nghiên cứu Do Thái đương đại. Bình luận của ông về Talmud, trong đó bao gồm gần như toàn bộ Talmud (tổng cộng 30 trong tổng số 39 tractates, do cái chết của ông), đã được Daniel Bomberg đưa vào tất cả các phiên bản của Talmud từ bản in đầu tiên trong thập niên 1520. Bài bình luận của ông về Tanakh đặc biệt là về Chumash ("Năm cuốn sách của Moses") là cơ sở cho hơn 300 "siêu bình luận" phân tích sự lựa chọn ngôn ngữ và trích dẫn của Rashi, được chấp bút bởi một số tên tuổi lớn nhất trong văn học Do Thái. Họ của Rashi, Yitzhaki, bắt nguồn từ tên của cha anh, Yitzhak. Từ viết tắt này đôi khi được mở rộng một cách huyền ảo như Ra bban Sh el Y Israel có nghĩa là "Giáo sĩ Do Thái", hoặc Ra bbenu SheY ichyeh (Giáo sĩ của chúng tôi, cầu mong anh ta sống). Ông có thể được trích dẫn trong các văn bản tiếng Do Thái và tiếng Aram là (1) "Shlomo con trai của Rabbi Yitzhak", (2) "Shlomo con trai của Yitzhak", (3) "Shlomo Yitzhaki", và vô số các dẫn xuất tương tự mang hàm tôn trọng. Trong văn học cổ hơn, Rashi đôi khi được gọi là Jarchi hoặc Yarhi tên viết tắt của ông được hiểu là R abbi Sh lomo Y Arhi. Điều này được hiểu là để chỉ tên tiếng Do Thái của Lunel Provence, có nguồn gốc phổ biến từ tiếng Pháp lune "moon", trong tiếng Do Thái., trong đó Rashi được giả định đã sống tại một số thời gian hoặc là đã được sinh ra, hoặc nơi tổ tiên của ông được cho là đã có nguồn gốc. Các tác giả Cơ đốc giáo sau này là Richard Simon và Johann Christoph Wolf cho rằng chỉ có các học giả Cơ đốc giáo gọi Rashi là Jarchi, và người Do Thái chưa biết đến văn bia này. Tuy nhiên, Bernardo de Rossi đã chứng minh rằng các học giả tiếng Do Thái cũng gọi Rashi là Yarhi. Vào năm 1839, Leopold Zunz đã chỉ ra rằng việc sử dụng Jarchi trong tiếng Do Thái là một sự truyền bá sai lầm của các tác giả Cơ đốc giáo, thay vì giải thích từ viết tắt như ngày nay được hiểu: Rabbi Shlomo Yitzhaki. Sự phát triển của thuật ngữ này đã được truy tìm kỹ lưỡng. Rashi là một đứa trẻ duy nhất sinh ra tại Troyes, Champagne, miền bắc nước Pháp. Anh trai của mẹ ông là Simeon bar Isaac, giáo sĩ Do Thái của Mainz. Simon là môn đồ của Gershom ben Judah, người chết cùng năm đó. Về phía cha mình, Rashi được cho là hậu duệ đời thứ 33 của Johanan HaSandlar, là hậu duệ đời thứ tư của Gamaliel, người được cho là hậu duệ của dòng dõi David. Trong các tác phẩm đồ sộ của mình, bản thân Rashi không hề tuyên bố như vậy. Nguồn chính của giáo sĩ Do Thái ban đầu về tổ tiên của ông, Bài trả lời số 29 của Solomon Luria, cũng không đưa ra tuyên bố nào như vậy. Sự nổi tiếng của ông sau này khiến ông trở thành chủ đề của nhiều huyền thoại. Một truyền thống cho rằng cha mẹ ông không có con trong nhiều năm. Cha của Rashi, Yitzhak, một người làm rượu nghèo, trong một lần tìm thấy một viên ngọc quý và được những người không phải là người Do Thái tìm đến để mua nó để tô điểm cho thần tượng của họ. Yitzhak đồng đi du lịch với họ đến vùng đất của họ, nhưng trên đường đi, anh ta ném viên ngọc xuống biển. Sau đó, ông đã được đến thăm bởi Tiếng nói của Chúa hoặc nhà tiên tri Elijah, người đã nói với ông rằng ông sẽ được thưởng khi sinh ra một đứa con trai quý tộc "người sẽ chiếu sáng thế giới bằng kiến thức Torah của mình." Một truyền thuyết khác cũng kể rằng cha mẹ của Rashi chuyển đến Worms, Đức trong khi mẹ của Rashi đang mang thai. Khi cô đi xuống một trong những con đường hẹp khu Do Thái, cô đã bị hai toa tàu đang lao tới. Cô quay lại và ép mình vào một bức tường mở ra để đón cô. Ngõ kỳ diệu này vẫn còn nhìn thấy trong bức tường của Giáo đường Do Thái Worms.
Shlomo Yitzchaki
Sinh năm 1040, Mất năm 1105, Người Troyes
cancerides' là một loài nhện trong họ Theraphosidae. Loài này thuộc chi Phormictopus cancerides được miêu tả năm 1806 bởi Latreille. Tập tin:Haitian Brown Tarantula Sling.jpg Tập cancerides cancerides.jpg Tập cancerides cancerides 06.JPG Thể
null
Động vật được mô tả năm 1806, Hispaniola, Nhện Nam Mỹ
Lưu Diên Đông với Tổng thống Israel Reuven Rivlin tháng năm 2016 Lưu Diên Đông (sinh ngày 22 tháng 11 năm 1945) là nữ chính khách nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bà từng giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 17 và khóa 18 nhiệm kỳ 2007 đến năm 2017, Ủy viên Quốc vụ nhiệm kỳ 2008 đến năm 2013 và Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc nhiệm kỳ từ năm 2013 đến năm 2018. Bà cũng từng đảm nhiệm cương vị Trưởng Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Phó chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc từ năm 2002 đến năm 2007. Lưu Diên Đông thân thiết với cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào vì cả hai cùng tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa và có thời gian cùng hoạt động trong Đoàn Thanh niên Cộng sản. Lưu Diên Đông là người Hán sinh ngày 22 tháng 11 năm 1945 Hoài An, tỉnh Giang Tô, nay thuộc Sở Châu, Giang Tô, nguyên quán Nam Thông, tỉnh Giang Tô. Cha của bà là ông Lưu Nhuệ Long, từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và đóng vai trò then chốt trong những năm đầu của kỷ nguyên Cộng sản tại Trung Quốc. Năm 1964 đến năm 1970, Lưu Diên Đông theo học khoa hóa học kỹ thuật tại Đại học Thanh Hoa. Năm 1990 đến năm 1994, bà theo học tại chức chuyên ngành phương pháp và lý luận xã hội học khoa xã hội học tại Đại học Nhân dân Trung Quốc và được trao học vị thạc sĩ. Năm 1994 đến năm 1998, bà theo học tại chức chuyên ngành lý luận chính trị học, Học viện Hành chính Đại học Cát Lâm và được trao học vị tiến sĩ. Tháng năm 1964, Lưu Diên Đông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tháng năm 1970, sau khi tốt nghiệp đại học, Lưu Diên Đông bắt đầu tham gia công tác làm công nhân, kỹ thuật viên cho nhà máy hóa chất công nghiệp Khai Bình thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc. Năm 1972, bà chuyển đến làm công nhân cho nhà máy thực nghiệm hóa chất công nghiệp Bắc Kinh và được cử là Bí thư Chi bộ Đảng phân xưởng hợp thành, Ủy viên Đảng ủy nhà máy, Phó Chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm Chính trị nhà máy. Năm 1980, Lưu Diên Đông chuyển công tác làm cán bộ Ban Tổ chức Thành ủy Bắc Kinh. Năm 1981, bà được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Khu ủy Triều Dương, Bắc Kinh. Tháng 12 năm 1982, bà chuyển sang công tác tại Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc giữ cương vị Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc. Tháng năm 1983, bà được bổ nhiệm làm Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc kiêm Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên toàn quốc Trung Quốc. Tháng năm 1985, bà được cử làm Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc kiêm Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên toàn quốc Trung Quốc. Tháng năm 1988, bà được bổ nhiệm giữ chức Bí thư Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên toàn quốc Trung Quốc. Tháng năm 1991, bà chuyển sang làm Phó Tổng Thư ký Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, cơ quan Mặt trận thống nhất chuyên xử lý các vấn đề liên quan đến Tây Tạng, Đài Loan, Hong Kong và Macau. Tháng năm 1991, bà được bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương. Năm 1995, bà được bổ nhiệm làm Phó Trưởng Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương kiêm Bí thư tổ Đảng Học viện Chủ nghĩa Xã hội Trung ương. Tháng 10 năm 1997, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 15, bà được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XV. Tháng 11 năm 2002, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 16, bà được bầu làm Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVI. Tháng 12 năm 2002, Lưu Diên Đông được bổ nhiệm làm Trưởng Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tháng năm 2003, bà được bầu kiêm nhiệm chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc. Tháng 10 năm 2007, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 17, bà được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 17. Tháng năm 2008, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Trung Quốc khóa 11, Lưu Diên Đông được bầu làm Ủy viên Quốc vụ và không được chọn làm Phó Thủ tướng Quốc vụ viện. Bà cũng là Phó Bí thư tổ Đảng, Phó Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008; Bí thư tổ Đảng, Chủ tịch Ủy ban tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008 là ông Lưu Kỳ Bí thư Thành ủy Bắc Kinh. Ngày 15 tháng 11 năm 2012, tại phiên họp toàn thể đầu tiên của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18, bà được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18. Chiều ngày 16 tháng năm 2013, tại phiên họp toàn thể lần thứ sáu của kỳ họp thứ nhất Quốc hội Trung Quốc khóa 12, Lưu Diên Đông được bầu làm Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc theo đề cử của Thủ tướng Lý Khắc Cường. Lưu Diên Đông đã kết hôn và có một con gái. Ngày 13 tháng năm 2009, Đại học Stony Brook đã trao cho bà Lưu Diên Đông học vị tiến sĩ luật học danh dự. Trong cuộc sống bà Lưu Diên Đông luôn xây dựng cho mình hình ảnh của một lãnh đạo thận trọng, khiêm tốn và gần gũi với người dân. Tiểu sử Lưu Diên Đông Lưu Diên Đông
Lưu Diên Đông
Người Giang Tô, Phó Thủ tướng Trung Quốc, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII, Cựu sinh viên Đại học Thanh Hoa, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVII, Nữ chính khách Trung Quốc, Nữ bộ trưởng
John Roland Craven (15 tháng năm 1947 14 tháng 12 năm 1996) là một cầu thủ bóng đá người Anh. Ông bắt đầu sự nghiệp vị trí hậu vệ, nhưng thỉnh thoảng thi đấu vị trí tiền đạo trung tâm. Ông cũng từng có thời gian thi đấu Hoa Kỳ. Craven mất vì bệnh tim Orange, California năm 1996.
John Roland Craven
Sinh năm 1947, Mất năm 1996, Cầu thủ bóng đá California Surf, Cầu thủ bóng đá Coventry City F.C., Cầu thủ bóng đá Crystal Palace F.C., Cầu thủ bóng đá Anh, Cầu thủ bóng đá North American Soccer League (1968–84), Người Lytham St Annes, Cầu thủ bóng đá Plymouth Argyle F.C., Cầu thủ bóng đá Vancouver Whitecaps (1974–84), Cầu thủ bóng đá Blackpool F.C., Cầu thủ bóng đá nước ngoài tại Hoa Kỳ, Cầu thủ bóng đá Anh nước ngoài
Quận Fulton là một quận trong tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ. Quận lỵ đóng Pennsylvania. Theo điều tra dân số năm 2000 của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, quận có dân số người. Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, quận có diện tích km², trong đó có km2 là diện tích mặt nước.
Quận Fulton
Quận của Pennsylvania
Sân vận động Tiền Giang là một sân vận động đa chức năng đặt tại số 1A, đường Phan Lương Trực, phường 6, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Sân nằm dưới sự quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang, được đặt cạnh các công trình thể dục thể thao và khu chức năng khác như Nhà thi đấu đa môn tỉnh Tiền Giang, Sân tập bóng đá, Trường Năng khiếu Thể dục Thể thao, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao và Khối nhà vận động viên... Sân có sức chứa khoảng 12.000 khán giả và là sân nhà của Câu lạc bộ bóng đá Tiền Giang. Sân đạt tiêu chuẩn quốc gia, có hệ thống chiếu sáng, bảng điện tử và đường chạy hiện đại có thể phục vụ tốt cho các hoạt động thể dục thể thao như bóng đá, điền kinh và các hoạt động xã hội khác. Sân gồm khán đài (ở phía Tây) và (ở phía Đông) đều chưa lắp ghế ngồi. Năm 2008, được sự đồng của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã đầu tư lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng, bảng điện tử, đường chạy sân vận động và nội thất khán đài A. Căn cứ chủ trương phát triển phong trào thể thao và Kế hoạch phát triển bóng đá Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 của tỉnh Tiền Giang, sân vận động Tiền Giang sẽ được đầu tư, nâng cấp phù hợp theo từng giai đoạn phát triển cụ thể, gồm: nâng cấp mặt sân cỏ đảm bảo tiêu chuẩn chuyên môn, chống thấm, lắp đặt ghế ngồi khán đài A, B; mở rộng sức chứa lên 15.000 người, nâng cấp các phòng chức năng theo quy định của quy chế bóng đá chuyên nghiệp đảm bảo đúng tiêu chuẩn và quy định tổ chức thi đấu của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, đủ sức đăng cai tổ chức các trận thi đấu bóng đá quốc gia, có phòng tập thể lực, phòng kiểm tra học đầy đủ. Hình:Sân vận động Tiền Giang.jpg| Hình:Sân vận động Tiền Giang 2.jpg| Hình:Sân vận động Tiền Giang 3.jpg| Hình:Sân vận động Tiền Giang 4.jpg| Hình:Sân vận động Tiền Giang 5.jpg| Hình:Sân vận động Tiền Giang 6.jpg|
Sân vận động Tiền Giang
Sân vận động đa năng Việt Nam Tiền Giang, Địa điểm điền kinh Việt Nam, Du lịch Tiền Giang
Contagion có thể là: Contagion (phim 1987) Contagion (phim 2002) Contagion (phim 2011) Contagion" (Star Trek: The Next Generation) *Contagion (album của Arena), 2003 *Contagion (album của Oceano), 2010 *"Contagion", bài hát của Black Dahlia Murder trong album Unhallowed Contagion (tiểu thuyết), của Robin Cook *Batman: Contagion, một câu chuyện trong truyện tranh *Coded Arms: Contagion, một trò chơi video năm 2007 *Contagion (trò chơi video), một trò chơi video năm 2014
Contagion
Giảng viên và sinh viên của trường năm 1926 Đại học Tôn Trung Sơn Moskva (tiếng Trung giản thể: 莫斯科中山大学, tiếng Trung phồn thể:莫斯科中山大学) (tiếng Nga: университет трудящихся Китая имени Сунь Ятсена) là một trường do Quốc tế Cộng sản tổ chức. Đây là nơi đào tạo các nhà cách mạng cho cả Quốc dân đảng lẫn Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trường hoạt động từ năm 1925-1930. Đại học Tôn Trung Sơn Moskva tọa lạc tại số 16 đường Volkhonka, chính thức bắt đầu khai giảng vào ngày tháng 11 năm 1925, nhân kỷ niệm lần thứ tám của Cách mạng Tháng Mười. Đại học có khoảng 100 sinh viên Trung Quốc theo học. Trường được đặt tên Tôn Trung Sơn để vinh danh những đóng góp của ông cho cách mạng Trung Quốc. Mikhail Borodin, đại diện Quốc tế Cộng sản tại Trung Quốc, chỉ đạo tuyển sinh khóa đầu tiên. Những sinh viên ưu tú được lựa chọn từ các thành viên của cả Đảng Cộng sản lẫn Quốc dân đảng. Nhiệm vụ của trường là giáo dục sinh viên chủ nghĩa Mác Lênin, đào tạo công tác phong trào quần chúng, lý thuyết và thực hành quân sự. Các hiệu trưởng của trường là: Karl Radek (1925 -1927), Mi Fu (1927 -1930). Ngoài các khóa học, trường thường xuyên tổ chức thuyết trình về các phong trào cộng sản quốc tế và cách mạng Trung Quốc bởi các thành viên nổi bật của Quốc tế Cộng sản như I. V. Stalin, Leon Trotsky, Trương Quốc Đào và Hướng Trung Phát...Mặc dù các khóa học, nghiên cứu chỉ kéo dài trong vài năm nhưng trường đã có ảnh hưởng lớn đến những người được đào tạo. Nhiều người trong số họ đã trở thành các nhà lãnh đạo Trung Quốc như Vương Minh, Bác Cổ, Trương Văn Thiên, Vương Gia Tường, Dương Thượng Côn, Đặng Tiểu Bình và đặc biệt là Tưởng Kinh Quốc, tổng thống tương lai của Đài Loan. Tháng 7-1927, khi liên minh Quốc Cộng tan vỡ. Tưởng Giới Thạch thanh trừng phe Cộng sản, các sinh viên Quốc Dân Đảng đã được gửi trở lại Trung Quốc và trường đóng cửa vào mùa hè năm 1930. Đại học Tôn Trung Sơn Moskva đã đóng một vai trò quan trọng lịch sử hiện đại của Trung Quốc. *Tôn Trung Sơn *Đại học Trung Sơn *Đại học Quốc gia Trung Sơn :*Sun Yat-sen University in Moscow: 1925-1930 Min-ling L. Yu. Department of History, New York University. January 1995. Page 17. UMI: 9528545 :*Sheng Zhongliang. Moscow Sun Yat-sen University and Chinese Revolution
Đại học Tôn Trung Sơn Moskva
Chính trị Trung Quốc, Giáo dục Liên Xô, Nội chiến Trung Quốc, Đại học Liên Xô
Aloe jacksonii là một loài thực vật có hoa trong họ Măng tây. Loài này được Reynolds mô tả khoa học đầu tiên năm 1955. Tập tin:Aloe jacksonii.jpg Tập tin:Aloë jacksonii hy.jpg Tập tin:Aloe jacksonii Botanical Garden in Kaisaniemi, Helsinki DSC03691.JPG
''Aloe jacksonii
Sông Đắk Po Kor, còn gọi là Sông Đắk Ha Way, là một con sông đổ ra sông Ba. Sông có chiều dài 52 km và diện tích lưu vực là 719 km². Sông Đắk Po Kor chảy qua các tỉnh Gia Lai, Bình Định Xem vị trí trên Google Maps.
Sông Đắk Po Kor
Song Ngư B (Psc B) là một thiên hà lùn trống. Vị trí nằm trong Khoảng trống địa phương, gần Song Ngư A; và nằm trong chòm sao Song Ngư. Nó cách Trái đất 30 triệu năm ánh sáng (9,2 megaparsec). Thiên hà được phát hiện bởi Đài thiên văn WIYN. Khoảng 100 triệu năm trước, thiên hà bắt đầu di chuyển ra khỏi Khoảng trống vũ trụ và đi vào vùng dây tóc cục bộ và môi trường khí dày đặc hơn. Điều này làm tăng gấp đôi tỷ lệ hình thành sao.
Song Ngư B
Chòm sao Song Ngư
Fa 223 Drache' ("Rồng") là một loại trực thăng, do Đức quốc xã phát triển trong Chiến tranh thế giới II. Nó trang bị động cơ kiểu tròn 750 kilowatt (1.000 mã lực) Bramo 323 để vận hành đĩa quạt lá. ;Trong chiến tranh *Luftwaffe ;Sau chiến tranh *Không quân Tiệp Khắc *An ninh Quốc gia Tiệp Khắc *Không quân Pháp ;Ghi chú ;Tài liệu Coates, Steve and Carbonel, Helicopters of the Third Reich. Crowborough, UK: Classic Publications Ltd., 2002. ISBN 1-903223-24-5. "Fa 223...Henrich Focke's Singular Kite", Part One. Air May 1984, Vol. 26 No. 5. Bromley, UK:Pilot Press. các trang 245–247, 259–262. ISSN 0306-5634. "Fa 223...Henrich Focke's Singular Kite", Part Two. Air June 1984, Vol. 26 No. 6. Bromley, UK:Pilot Press. các trang 291–296. ISSN 0306-5634. Green, William. "The Warplanes of the Third Reich". Galahad Books,1990. ISBN 0-88365-666-3. Nowarra, Heinz J. German Helicopters, 1928-1945. Atglen, Pennsylvania: Schiffer Publishing, 1990. ISBN 0-88740-289-5. Polmar, Norman and Floyd D. Kennedy. Military Helicopters of the World: Military Rotary-wing Aircraft Since 1917. Naval Institute Press, 1981. ISBN 0-87021-383-0. Sampson, Anthony "The Sovereign State of ITT", Stein and Day, 1973, ISBN 0-8128-1537-8 Smith, J. Richard. Focke-Wulf, an Aircraft Album. London: Ian Allan Ltd., 1973. ISBN 0-7110-0425-0. Smith, J. Richard and Kay, Anthony. German Aircraft of the Second World War. London: Putnam Company Ltd. 1972 (3rd edition 1978). ISBN 0-370-00024-2. Witkowski, Ryszard. Rotorcraft of the Third Reich. Redbourn, UK: Mushroom Model Publications, 2007. ISBN Fa 223 Drache entry at the U.S. Centennial of Flight Commission'' website
null
Máy bay Avia Fa 223, Máy bay Sud-Ouest, Máy bay trực thăng, Máy bay chiến đấu, Máy bay quân sự, Máy bay vận tải, Dự án máy bay hủy bỏ của Đức, Máy bay một động cơ cánh quạt
Saba Anglana (sinh ngày 17 tháng 11 năm 1970) là một nữ diễn viên và ca sĩ quốc tế người Somalia Ý. Saba sinh ra Mogadishu, thủ đô của Somalia, trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa của đất nước. Mẹ bà là con gái của một người Somalia lưu vong sống nước láng giềng Ethiopia. Cha bà là một cựu chỉ huy trong quân đội Ý, người đã chuyển đến Somalia từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Do cha Saba nằm trong vị trí cấp cao cấp cao của chính quyền thuộc địa trước đây, ông bị chế độ quân sự của Somalia nghi ngờ là một gián điệp. Người Anglanas sau đó bị đày sang Ý, khi bà vẫn còn là một đứa trẻ. Saba sau đó lớn lên Ý, sau đó bà học tại Đại học Sapienza Rome. Tuy nhiên, bà vẫn không đánh mất gốc Somali của mình. Bà học tiếng Somali với mẹ, đặc biệt là phương ngữ khu vực của Xamar Weyne, kết nối với Somalia thông qua âm nhạc. Saba là người Hồi giáo. Saba bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật vào những năm 1990 với tư cách là một nữ diễn viên trên truyền hình Ý. Trong một bộ phim truyền hình nổi tiếng địa phương có tên La Squadra, bà đóng vai một nữ cảnh sát lai Somalia-Ý. Năm 2007, Saba phát hành album phòng thu đầu tiên của bà với tựa đề Jidka: The Line, trong đó cô pha trộn những âm thanh truyền thống của bản địa Somalia với sự hưng thịnh của nước đương đại. *Elisa Kadigia Bove *Jonis Bashir The official Website of Saba Anglana Article on Saba Anglana
Saba Anglana
Sinh năm 1970, Nữ ca sĩ, Nhân vật còn sống, Nữ ca sĩ Somalia, Nữ ca sĩ thế kỷ 21
Yakgwa (âm Hán Việt: dược quả) là một món ăn truyền thống Triều Tiên. Ban đầu nó được xem như một món tráng miệng và gần đây như bánh kẹo một vì nó có vị ngọt và bánh quy hình dạng hoa. Yakgwa được làm chủ yếu từ mật ong, dầu mè, và bột mì. Nguồn gốc của yakgwa không rõ ràng kể từ khi món này có nhiều tên khác nhau. Tuy nhiên, có vẻ như người Triều Tiên đã bắt đầu ăn nó trong suốt kỉ Tân La Thống nhất. Trong suốt triều đại Cao Ly, yakgwa còn được biết đến ngay cả Trung Quốc với tên là Mandu Cao Ly. Từ triều đại Joseon, yakgwa nó bắt đầu được gọi là yakgwa. Nó là món tráng miệng thiết yếu trong hoàng gia Cao Ly. Theo nghĩa đen, yakgwa có nghĩa là kẹo (菓) thuốc (藥). Tên có nguồn gốc từ các thành phần chính cấu tạo nên. Triều Tiên, trong suốt triều đại Joseon, mật ong được xem là một loại thuốc tốt cho sức khỏe. Đó là lý do tại sao gọi là kẹo thuốc. Yakgwa truyền thống được làm từ mật ong, dầu mè, và bột mì. Ngày nay, Yakgwa đã được sản xuất bởi các công ty và thêm nhiều thành phần để cải thiện mùi vị của chúng. Yakgwa có được hình dạng là do ép vào khung gỗ. Và khuôn bánh phải được quét dầu mè.
Yakgwa
Hangwa, Món tráng miệng Triều Tiên
Rouans là một xã thuộc tỉnh trong vùng Pays de la Loire phía tây nước Pháp. Xã này nằm khu vực có độ cao từ 0-60 mét trên mực nước biển. Theo điều tra dân số năm 2006 của INSEE, xã có dân số 2498 người.
Rouans
Xã của
(tên tiếng Anh: ''Synapturan De là một loài ếch trong họ Nhái bầu. Nó được tìm thấy Brasil, Colombia, Guyane thuộc Pháp, Guyana, Suriname, và Venezuela. Môi trường sống tự nhiên của chúng là các khu rừng ẩm ướt đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Loài này đang bị đe dọa do mất môi trường sống. La Marca, E., Azevedo-Ramos, C. Reynolds, R. 2004. Synapturanus 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 23 tháng năm 2007. Thể
null
Leyrat là một xã thuộc tỉnh Creuse trong vùng miền trung nước Pháp. Xã này nằm khu vực có độ cao trung bình 425 mét trên mực nước biển. Thị trấn có cự ly khoảng về phía đông bắc Guéret tại giao lộ các tuyến đường D7, D67 và tuyến đường D916. Sông Petite Creuse chảy qua giữa thị trấn. Lịch sử dân số 1962 1968 1975 1982 1990 1999 2005 297 304 243 215 193 175 177 Số liệu điều tra dân số từ năm 1962 Dân số chỉ tính một lần Nhà thờ St.Désiré, dating từ thế kỷ 12. Phế tích của chateau of The département of Creuse Leyrat on the Quid website
Leyrat
Xã của Creuse
Jackson, Wyoming là một thành phố thuộc quận quận trong bang Wyoming, Hoa Kỳ. Thành phố có tổng diện tích km², trong đó diện tích đất là km². Theo điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2010, thành phố có dân số người.
Jackson, Wyoming
Jackson, Wyoming
'Allobates là một loài ếch thuộc họ Dendrobatidae. Loài này có Bolivia, Colombia, Ecuador, Peru, và có thể cả Brasil. Môi trường sống tự nhiên của chúng là rừng ẩm vùng đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới và sông ngòi. Monteza, J.I., Coloma, L.A., Ron, S., Reichle, S., Castro, F., Rueda, J.V., Angulo, A. D. 2004. Colostethus trilineatus. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 21 tháng năm 2007. Thể
null
Allobates, Động vật lưỡng cư Bolivia, Động vật lưỡng cư Brasil, Động vật lưỡng cư Peru
Giáo hoàng đối lập Eulalius (qua đời năm 423) là một Giáo hoàng đối lập trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 418 cho đến tháng tháng năm 419, mặc dù ông đã được bầu trước Giáo hoàng Boniface I. Sau khi Giáo hoàng Dôsimô qua đời, cuộc bầu cử Giáo hoàng chia thành hai phe. Phe các phó tế đã bầu tổng phó tế Eulalius kế vị Giáo hoàng Dôsimô vào ngày 27 tháng 12. Nhưng ngày 28, các linh mục lại chọn một trong những người của họ là Boniface. Hai người đã cùng được tấn phong vào ngày 29 tháng 12 và mỗi người phe mình. Hoàng đế Honorius đã triệu tập một công đồng (Synod) lần đầu tiên hoàng đế can thiệp vào cuộc bầu chọn Giáo hoàng. Tuy nhiên, hội nghị lần đầu đã không cho kết quả thỏa đáng cho cả hai phe. Hoàng đế đã gửi một chỉ dụ hướng dẫn cả hai người không được vào Roma trước hội nghị lần thứ hai. Honorius đã triệu tập một Thượng hội đồng Giám mục Ravenna vào ngày 29 tháng năm 419. Thực ra, Thượng hội đồng Giám mục vì do dự nên đã để cho hoàng đế quyết định. Vì ông này hình như không vội vàng nên vào dịp lễ Phục Sinh, Eulalius đã mất hết kiên nhẫn và trở lại thành Rôma để thực hiện nghi thức thánh tẩy (baptisms) và mừng ngày lễ Phục sinh. Khi hoàng đế biết điều này, Eulalius đã bị mất vị thế và buộc rời khỏi Roma. Các đội quân của Honorius lúc đó can thiệp vào để Boniface trở thành Giáo hoàng. Trong khi Eulalius tự an ủi mình với một tòa Giám mục Campania (ông qua đời đó một cách thầm lặng vào năm 423).
Eulalius
Mất năm 423, Năm sinh không rõ
(trong tiếng Occitan Borniquèl) là một xã của Pháp, nằm tỉnh Dordogne trong vùng Aquitaine của Pháp. Xã này có diện tích 8,96 km2, dân số năm 1999 là 896 người. Xã nằm khu vực có độ cao trung bình 161 trên mực nước biển. Bourniquel trên trang mạng của Viện địa lý quốc gia Bourniquel
null
Norman Brookes đánh bại Sydney Smith 1–6, 6–4, 6–1, 1–6, 7–5 tại All Comers’ Final, tuy nhiên đương kim vô địch Laurence Doherty đánh bại Brookes 8–6, 6–2, 6–4 Challenge Round để giành chức vô địch Đơn nam tại Giải quần vợt Wimbledon 1905. = = = = = = = = Đơn nam
null
Giải quần vợt Wimbledon theo năm Đơn nam
Marda "Scrappy" Vanne (sinh Margaretha van Hulsteyn) (27 tháng năm 1896 27 tháng năm 1970) là một nữ diễn viên người Nam Phi thành danh London. Margaretha được sinh ra Pretoria, Nam Phi với cha mẹ là Sir Willem và Lady van Hulsteyn. Willem được sinh ra Hà Lan vào năm 1865 và di cư đến Nam Phi khi mới 15 tuổi. Ông trở thành một luật sư hàng đầu Johannesburg và sau đó là thành viên của Quốc hội Nam Phi trong nhiều năm. Trong Chiến tranh Nam Phi, ông trở thành cố vấn cho Lord Milner, Thống đốc của Thuộc địa Cape và được vua Edward VII phong tước hiệp sĩ vào năm 1902. Bà đã kết hôn một thời gian ngắn với Julian Gerhardus "Hans" Strijdom, nhưng đã ly dị trong vòng một năm. Strijdom sau đó tiếp tục trở thành Thủ tướng Nam Phi từ năm 1954 đến 1958. Năm 1914, Marda gặp Isaac Rosenberg, người đang có chuyến thăm tới Nam Phi, tại Cape Town. Rosenberg thấy bà rất thu hút và vẽ bà một bức phác họa bằng than. Anh cũng đưa cho bà một bản sao bài thơ "Nếu em là lửa, và anh là lửa" và viết một số bài thơ tình yêu say đắm vào thời điểm đó, dường như được lấy cảm hứng từ Marda. Marda Vanne chuyển đến London vào năm 1918 để tạo sự nghiệp diễn xuất của mình và học đào tạo diễn thuyết và kịch nói với Elsie Fogerty tại Trường diễn thuyết và kịch nói trung ương, sau đó có trụ sở tại Royal Albert Hall, London. Sau khi tốt nghiệp, bà gặp đạo diễn Basil Dean, người đã ghi nhận tài năng của bà và Marda đã có một sự nghiệp thành công West End. Bà cũng từng biểu diễn trên sân khấu Broadway trong các vở Easy Virtue (1925) của Noël Coward, đạo diễn bởi Dean và Many Waters (1929) của Monckton Hoffe. Marda trở thành bạn tốt của Alec Waugh, anh trai của Evelyn Waugh. Alec ghi lại trong một trong những cuốn sách của mình rằng Marda có xu hướng được chọn vào vai phụ. Anh cho rằng đó là vì cô "thiếu hấp dẫn giới tính trên sân khấu... Cô thiếu sự nhẹ nhàng. Cô ấy trông không thể chấp nhận được. Tôi hình dung cô ấy trong những vai diễn tình cảm hơn, như một người phụ nữ trưởng thành." Ông viết rằng mặc dù cô có một vài cuộc tình với đàn ông, mối quan tâm chính của cô là phụ nữ. John Gielgud cũng trở thành một người bạn tốt của Marda và đề cập đến bà trong các tác phẩm của mình. Vanne là bạn tình của Gwen
Marda "Scrappy" Vanne
Diễn viên đồng tính nữ, Mất năm 1970, Sinh năm 1896, Công dân nhập quốc tịch Vương quốc Liên hiệp Anh
Rau đắng trong tiếng Việt có thể dẫn đến tên của nhiều loài thực vật: Chi Glinus: chi rau đắng :* Glinus rau đắng. :* Glinus lotoides: rau đắng lông. :* Glinus rau đắng đất. Chi Bacopa: :* Bacopa floribunda: rau đắng bông. :* Bacopa monnieri: rau đắng biển. Chi Polygonum: Chi nghể :* Polygonum aviculare: biển súc, rau đắng.
Rau đắng
Phú Tân là một xã thuộc huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau, Việt Nam. Xã Phú Tân nằm phía tây bắc huyện Phú Tân, có vị trí địa lý: *Phía đông giáp xã Tân Hưng Tây *Phía tây giáp Vịnh Thái Lan *Phía nam giáp xã Tân Hải *Phía bắc giáp xã Phú Mỹ. Xã Phú Tân có diện tích 56,83 km², dân số năm 2019 là 14.247 người, mật độ dân số đạt 251 người/km². Xã Phú Tân được chia thành 10 ấp: Cái Đôi, Cái Nước, Cái Nước Biển, Cống Đá, Đường Cày, Láng Cháo, Mỹ Bình, Tân Điền A, Tân Phú, Tân Thành. Sau năm 1975, Cái Đôi là một thị trấn trực thuộc huyện Cái Nước, tỉnh Minh Hải. Ngày 29 tháng 12 năm 1978, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 326-CP về việc phân vạch địa giới hành chính huyện Cái Nước thuộc tỉnh Minh Hải. Theo đó, tách thị trấn Cái Đôi và xã: Phú Mỹ A, Phú Mỹ B, Tân Hưng Tây, Việt Khái để thành lập huyện Phú Tân. Thị trấn Cái Đôi trở thành huyện lỵ của huyện Phú Tân. Ngày 25 tháng năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 275-CP về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc huyện Phú Tân. Theo đó, thị trấn Cái Đôi được đổi tên thành thị trấn Phú Tân. Ngày 28 tháng năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 23-HĐBT về việc phân vạch địa giới một số xã, thị trấn thuộc huyện Phú Tân. Theo đó, thành lập xã Tân Phong trên cơ sở một phần diện tích và dân số của thị trấn Phú Tân. Ngày 17 tháng năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 75-HĐBT. Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của huyện Phú Tân vào huyện Cái Nước, huyện lỵ đặt tại xã Cái Nước, thị trấn Phú Tân chuyển sang trực thuộc huyện Cái Nước. Ngày 14 tháng năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 33B-HĐBT về việc phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, thị trấn của huyện Cái Nước. Theo đó, sáp nhập xã Tân Phong vào xã Tân Nghiệp, đồng thời tách một phần diện tích và dân số của xã Tân Nghiệp để sáp nhập vào thị trấn Phú Tân. Ngày tháng năm 1991, Ban Tổ chức Chính phủ ban hành Quyết định 51/QĐ-TCCP về việc điều chỉnh địa giới xã, thị trấn thuộc huyện Cái Nước.Theo đó, hợp nhất xã Phú Hiệp, xã Tân Nghiệp và thị trấn Phú Tân thành xã Phú Tân. Ngày 22 tháng năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2003/NĐ-CP. Theo đó, thành lập xã Tân Hải trên cơ sở 4.233,56 ha diện tích tự nhiên và 9.532 người của xã Phú Tân. Ngày 17 tháng 11 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 138/2003/NĐ-CP về việc thành lập huyện Phú Tân thuộc tỉnh Cà Mau. Theo đó, tách một phần diện tích và dân số của huyện Cái Nước để tái lập huyện Phú Tân, xã Phú Tân thuộc huyện Phú Tân như hiện nay. Ngày 27 tháng 12 năm 2021, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định công nhận đô thị Phú Tân, xã Phú Tân, huyện Phú Tân là đô thị loại V.
Phú Tân
Người cá Fiji Người cá Fiji hay còn gọi là nàng tiên cá Feejee là một sinh vật kỳ bí có nguồn gốc từ quần đảo Fiji Nam Thái Bình Dương, Được ra mắt công chúng lần đầu tiên vào năm 1842 tại New York, Mỹ. Sau khi trưng bày mẫu vật FeeJee như một phép nhiệm màu trước con mắt tò mò của những người được chứng kiến. Người cá Fiji rất nổi tiếng vào thế kỷ XIX. FeeJee còn được gọi là Cá khỉ bởi xác ướp kỳ quái này có thân trên là của khỉ, nửa mình dưới là của cá. Sự tồn tại của sinh vật này được tranh cãi rất nhiều. Phục dựng về người cá Được công chúng biết đến với khám phá vào năm 1840. Không phải là một mỹ nhân ngư xinh đẹp như được mô tả trong các câu chuyện cổ tích, Feejee có một cái đầu gớm ghiếc, phần thân là của một con khỉ cùng với chiếc đuôi cá, nó là một sinh vật có thân trên dạng khỉ hoặc chó và phần thân dưới là dạng cá. Nó là một sinh vật quằn quại với khuôn mặt gớm ghiếc và hình dáng kỳ lạ với chiều dài chỉ vỏn vẹn 525 mm, chiều cao 210 mm và bề ngang 212 mm. Xác ướp này có 60% là xương người nửa trên và 40% nửa dưới là xương cá Người cá Fiji nguyên bản được doanh nhân quảng cáo và triển lãm người Mỹ Phineas Taylor Barnum triển lãm năm 1842 tại nhà bảo tàng Barnums American Museum tại thành phố New York. Sinh vật kỳ bí và kinh khiếp này thu hút sự chú của nhiều khách tham quan nhà bảo tàng. Về sau, nhiều người cá Fiji khác cũng được triển lãm trên khắp nước Mỹ. Trong một thời gian dài, nó được trưng bày tại bảo tàng Barnum như minh chứng vững vàng nhất khẳng định Nàng tiên cá là có thật, khiến người ta có cơ sở để tin tưởng hơn vào sự tồn tại của người cá. Bản sao mô hình người cá FeeJee xuất hiện khá nhiều nơi, nhưng bản gốc đã bị thiêu rụi hoàn toàn trong vụ hỏa hoạn xảy ra tại bản tàng Barnum vào đầu những năm 1860. Hiện Bảo tàng Khảo cổ học và Dân tộc học Peabody của Đại học Harvard vẫn còn lưu giữ một phiên bản của FeeJee. Trưng bày mẫu vật Câu chuyện về người cá Fiji Mỹ bắt đầu rộ lên cùng với sự xuất hiện của một người Anh tên là J. Griffin thành phố New York vào giữa tháng năm 1842. Griffin tuyên bố: Người cá mà ông mang theo bắt được gần quần đảo Fiji nam Thái Bình Dương, bảo đảm đây là người cá có thật 100% do một ngư dân người Nhật bắt được. Thông tin về Griffin và sinh vật kỳ dị nhanh chóng lan đến các tòa báo, giới phóng viên đổ xô đến khách sạn nơi J. Griffin lưu trú để được tận mắt chứng kiến người cá. Khi được Griffin cho xem người cá Fiji, các phóng viên tin ngay đó là sinh vật thật. P.T. Barnum đến thăm toà soạn các tờ báo lớn New York, tiết lộ ông đang cố gắng thuyết phục Griffin đưa người cá Fiji vào triển lãm tại nhà bảo tàng của ông. Sau đó, các tờ báo cũng quyết định in mộc bản người cá. Barnum thì phân phát 10.000 tờ rơi mô tả về người cá New York, từ đó, người cá Fiji của Griffin trở thành đề tài nóng nhất trong thành phố và cuối cùng Griffin đồng cho triển lãm người cá tại Concert Hall nằm trên đại lộ Broadway của New York. P.T. Barnum P.T. Barnum Cuộc triển lãm kéo dài một tuần thu hút đông đảo khách tham quan, Griffin quyết định mở một cuộc triển lãm khác với thời gian dài hơn trong thành phố. Địa điểm được chọn lần này là Barnums American Museum và thời gian triển lãm là tháng. Ngoài tổ chức triển lãm, Griffin còn có những buổi diễn thuyết trước những khách tham quan người cá Fiji. Đối với khách tham quan, sinh vật của Griffin không hề xinh đẹp mà thậm chí trông hết sức gớm ghiếc với nửa thân trên giống khỉ và nửa thân dưới giống cá. Tờ báo Anh Mirror lần đầu tiên đăng tin về Người cá Fiji. Sau cái chết của thuyền trưởng Eades, con trai ông nắm quyền sở hữu người cá và bán nó lại cho Moses Kimball, quản lý Nhà bảo tàng Boston của Mỹ, vào năm 1842. Sau đó, Kimball mang người cá Fiji về thành phố New York và giới thiệu sinh vật này với P.T. Barnum. Trước khi triển lãm người cá, Barnum và Kimball mang người cá đến một chuyên gia tự nhiên học để đánh giá. Sau khi xem xét răng và vây sinh vật, nhà tự nhiên học không tin vào sự tồn tại của người cá cũng như không biết chính xác nó được tạo ra như thế nào cho nên không đồng xác nhận. Barnum tin sinh vật này sẽ thu hút đông đảo công chúng đến nhà bảo tàng của ông nên thuê lại nó từ Kimball với giá 12,50 USD/tuần. Tiếp theo đó, Barnum gửi thư nặc danh đến các tờ báo lớn New York, trong đó bình luận về thời tiết đồng thời nói về một người cá thuộc sở hữu của một người Anh tên là “J. Griffin”. Griffin đặt phòng trong một khách sạn thành phố Philadelphia. Sau vài ngày lưu trú, Griffin cho chủ khách sạn xem qua người cá Fiji. Từ đó, tin tức về người cá Fiji bắt đầu lan ra ngoài thu hút sự tò mò của công chúng. Theo kế hoạch, Griffin đến New York để triển lãm người cá tại Concert Hall. Sau cuộc triển lãm Barnums American Museum, người cá Fiji bắt đầu lên đường đến với công chúng nhiều thành phố khác trên đất Mỹ. Năm 1859, người cá Fiji lên đường đến London và khi quay về Mỹ, nó được triển lãm tiếp tục trong Nhà bảo tàng Boston của Kimball. kiến đánh giá của một người Nhật FeeJee là một hiện tượng khiến các nhà khoa học thời đó đau đầu vì không thể lý giải nổi được sự tồn tại của sinh vật kỳ quái này. Người ta bắt đầu nghĩ rằng giống như việc loài người tiến hóa từ vượn người, thì người cá có nguồn gốc từ loài cá khỉ. FeeJee là tổ tiên cuối cùng của người cá, chúng bị tuyệt chủng do thay đổi khí hậu và sự biến đổi của bề mặt trái đất. Nhiều kiến chỉ ra đây là một sự giả tạo. Nó được làm nên từ hai con vật khâu lại với nhau một cách tỉ mỉ nhằm kiếm tiền từ sự tò mò của công chúng. Người ta còn cho rằng người cá Fiji là sản phẩm của ngư dân Nhật Bản những người có nghệ thuật truyền thống tạo ra những sinh vật kỳ lạ. Tiến sĩ Griffin tên thật là Levi Lyman, một trong những cấp dưới của Barnum. Câu chuyện là thuyền trưởng người Mỹ Samuel Barrett Eades mua “người cá” từ các thủy thủ Nhật Bản vào năm 1822 với giá 6.000 USD. Thông qua Eades, sinh vật này được triển lãm thủ đô London nước Anh trong cùng năm. Người ta tin rằng người cá bị phá hủy trong một trận hỏa hoạn nhà bảo tàng Barnum năm 1865. Cũng có người tin rằng người cá Fiji còn sống sót và được đưa đến Nhà bảo tàng Khảo cổ và Dân tộc học Peabody của Đại học Harvard. Tuy nhiên, không ai biết được sinh vật nhà bảo tàng này có đúng thật là Người cá Fiji nguyên bản của Barnum hay không. Năm 2011, một nhóm nghiên cứu đưa ra một kết luận khẳng định FeeJee thực chất chỉ là một trò lừa bịp. Đó là một sản phẩm cấy ghép tinh vi giữa mình khỉ và đuôi cá. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng công nghệ tiên tiến đề điều tra kỹ lưỡng cấu tạo của loài cá khỉ này. Chụp X-quang mẫu xác ướp cá khỉ tại viện Bảo tàng Horniman. Xác ướp cá khỉ thực chất được làm từ giấy, lá cây, dây sắt, đất sét, các mẩu xương cá và chân gà. Không có một dấu vết nào liên quan tới khỉ. Ban đầu FeeJee chỉ được tạo ra như một vật may mắn cho ngư dân mỗi lần xa khơi nhưng không ngờ nó lại trở nên nổi tiếng, khiến nhiều người tin tưởng hơn vào sự tồn tại của người cá. Nghi vấn mới về "Nàng tiên cá" có thật trong lịch sử The Feejee Mermaid Hoax Analysis of Fiji mermaid from the Horniman Museum
Người cá Fiji
Sinh vật huyền thoại lai
'Antrophyum là một loài dương xỉ trong họ Pteridaceae. Loài này được Baker mô tả khoa học đầu tiên năm 1898. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ.
null
Antrophyum, Unresolved names
"Qurtulush Marshi" (tiếng Duy Ngô Nhĩ: قۇرتۇلۇش مارشى) là một bài ca yêu nước của Đông Turkestan. Nó thường được coi là bài hát trên thực tế chính thức của phong trào độc lập Đông Turkestan, được sử dụng bởi Chính phủ Đông Turkestan Lưu vong. Bài hát được sáng tác bởi Mehmet Ali Tevfik vào năm 1933. Tiếng Duy Ngô Nhĩ Chữ Cyrill Chữ Latinh قۇرتۇلۇش يولىدا سۇدەك ئاقتى بىزنىڭ قانىمىز سەن ئۈچۈن ئەي يۇرتىمىز بولسۇن پىدا بۇ جانىمىز. قان كىچىپ ھەم جان بىرىپ ئاخىر قۇتۇلدۇردۇق سىنى، قەلبىمىزدە قۇتۇلۇشقا بار ئىدى ئىمانىمىز. يۇرتۇمىز بىز يۈز-كۆزۈڭنى قان بىلەن پاكىزلىدۇق ئۆرلىگەن يالقۇن بىلەن پاكلاندى بەلكى نامىمىز يار ھەمدەم بولدى بىزنىڭ ھىممىتىمىز سەن ئۈچۈن شاۋنۇ شۆھرەتلىك ئىدى ھىممەت بىلەن ئەجدادىمىز ئاتىلارنىڭ جەڭلىرى ئۆچمەيدۇ تارىخ بېتىدىن نەسلى قالدى جەڭگىۋار بىز ئۇنىڭ ئەۋلادى بىز ئاقتى قان ھەم چىقتى جان دۈشمەندىن بولسۇن ئەل ئامان ياشىسۇن، مىڭ ياشىسۇن، پارلانسۇن ئىستىقبالىمىز Қуртулуш йолида судәк ақти бизниң қанимиз, сән үчүн, әй юртимиз, болсун пида бу җанимиз. қан кëчип, һәм җан бëрип, ахир қутулдурдуқ сëни, қәлбимиздә қутқузушқа бар иди иманимиз. Яру һәмдәм болди бизниң һиммитимиз сән үчүн, дуняни сориған иди һиммәт билән әҗдадимиз. юртумиз, биз йүз-көзүңни қан билән пакизлидуқ, әмди һëч кирләтмигәймиз, чүнки түрктур намимиз. Атилла, чиңгиз, төмүр дуняни титрәткән иди, җан бëрип шан алимиз, биз һәм улар әвладибиз. чиқти җан, һәм ақти қан, дүшмәндин болди әл-аман яшисун, һëч өлмисун, парлансун истиқбалимиз! Qurtulush yolinda sudək aqti biznig qanimiz, Sən üçün əy yurtimiz bolsun pida janimiz. Qan kiçip həm jan birip akhir qurtuldurduq sini, Qəlbimizdə qutquzushqe bar idi imanimiz. Yar-i həmdəm boldi biznig himmitimiz sən üçün, Dunyani sorghan idi himmət bilən əjdadimiz. Yurtumuz biz yüz-közigni qan bilən pakizliduq, Əmdi heç kirlətmigəymiz çünki Türktur namimiz. Atilla, Çinggiz, Tömür Dünyani Titrətkən idi, Qan birip nam alimiz biz həm ular əvladibiz. Çiqti jan həm aqti qan düshməndin boldi əl aman Yashisun hiç öçmüsun parlansun istiqbalimiz.
"Qurtulush Marshi"
Văn hóa Duy Ngô Nhĩ, Phong trào độc lập Đông Turkestan, Bài ca châu
Tổng Quérigut là một tổng của Pháp nằm tỉnh Ariège trong vùng Occitanie. Tổng này được tổ chức xung quanh Quérigut quận Foix. Độ cao biến thiên từ 729 (Rouze) đến 547 (Artigues) với độ cao trung bình là 146 m. Tổng Quérigut bao gồm xã với dân số 465 người (điều tra năm 1999, dân số không tính trùng). Artigues 63 09460 09020 Carcanières 52 09460 09078 Mijanès 78 09460 09193 Le Pla 79 09460 09230 Le Puch 20 09460 09237 Quérigut''' 116 09460 09239 Rouze 88 09460 09252 Ariège *Quận của Ariège Tổng của Ariège *Xã của Ariège *Danh sách tổng ủy viên hội đồng của Ariège Tổng Quérigut trên trang mạng của Insee plan du canton de Quérigut sur Mapquest Vị trí của tổng Quérigut trên bản đồ Pháp Quérigut
là một tổng của Pháp nằm tỉnh Ariège trong vùng Occitanie. Tổng này được tổ chức xung quanh Quérigut quận Foix. Độ cao biến thiên từ 729 (Rouze) đến 547 (Artigues) với độ cao trung bình là 146 m. ==Hành chính== == Các đơn vị hành chính == Tổng Quérigut bao gồm xã với dân số 465 người (điều tra năm 1999, dân số không tính trùng). Artigues 63 09460 09020 Carcanières 52 09460 09078 Mijanès 78 09460 09193 Le Pla 79 09460 09230 Le Puch 20 09460 09237
Shuto Kitagawa (sinh ngày tháng năm 1995) là một cầu thủ bóng đá người Nhật Bản. Shuto Kitagawa đã từng chơi cho Montedio Yamagata.
Shuto Kitagawa
Sinh năm 1995, Nhân vật còn sống, Cầu thủ bóng đá Nhật Bản, Cầu thủ bóng đá từ Mie, Cầu thủ bóng đá J2 League, Cầu thủ bóng đá Montedio Yamagata, Cầu thủ bóng đá Giravanz Kitakyushu, Cầu thủ bóng đá J3 League, Cầu thủ bóng đá Thespakusatsu Gunma
Acrobasis repandana là một loài bướm đêm thuộc họ Pyralidae. Nó được tìm thấy châu Âu. Ấu trùng Sải cánh dài 20–25 mm. Con trưởng thành bay từ tháng đến tháng tùy theo địa điểm. Ấu trùng ăn sồi. Tập tin:Acrobasis repandana Lepidoptera of Belgium UK Moths
''Acrobasis repandana
Acrobasis
22564 Jeffreyxing (1998 HP29) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 20 tháng năm 1998 bởi Nhóm nghiên cứu tiểu hành tinh gần Trái Đất phòng thí nghiệm Lincoln Socorro. JPL Small-Body Database Browser ngày 22564 Jeffreyxing
22564 Jeffreyxing
Đạo mộ bút ký (tiếng Trung: 盗墓笔记, tiếng Anh: The Lost Tomb) là là một Bộ phim truyền hình trực tuyến Trung Quốc năm 2015 được chuyển thể từ Quyển 1: phần Thất tinh Lỗ vương cung (七星鲁王宫) trong bộ Tiểu thuyết Đạo mộ bút ký của nhà văn Trung Quốc Nam Phái Tam Thúc. Phim khởi quay vào tháng năm 2014 và kết thúc vào tháng 11 cùng năm, được công chiếu vào ngày 12 tháng năm 2015 trên dịch vụ phát trực tuyến iQiyi và Viki. Đạo mộ bút ký thuộc thể loại phim phiêu lưu và hành động. Ngô Tà (Lý Dịch Phong đóng) là chủ của một cửa hàng đồ cổ, xuất thân trong một gia đình chuyên đạo mộ. Khi anh cùng với gia đình tham gia vào một vụ đạo mộ thì đã phát hiện ra một ngôi mộ có từ thời Chiến Quốc và những bí ẩn xung quanh nó. Với sự giúp đỡ từ những ghi chép cũ của ông mình cùng thành viên trong nhóm gồm Trương Khởi Linh (Dương Dương đóng), Bàn Tử (Lưu Thiên Tá đóng), chú Ba Ngô Tam Tỉnh (Trương Trí Nghiêu đóng), Phan Tử (Ngụy Ngụy đóng) và Ninh (Đường Yên đóng). Ngô Tà và High Jr đến Nội Mông tìm được một văn vật đầu trâu đem về nộp cho quốc gia. Trên đường đi thì bị một nhóm trộm mộ do Ninh đứng đầu truy đuổi nhằm cướp văn vật. Trong lúc chạy trốn, cả hai được Vương Bàn Tử và Trương Khởi Linh giải cứu nên thoát được Sau khi về lại Hàng Châu. Ngô Tà và High Jr ẩn danh nộp đầu trâu cho Sở văn vật quốc gia và tình cờ phát hiện ra trong bao tải đựng đầu trâu là vải may hai lớp, bên trong có ẩn giấu nửa mảnh sách lụa. High Jr đăng thông tin về nửa mảnh sách lụa mà mình có được lên Internet hy vọng tìm được người có thông tin. Sau cùng, gặp được Trần Thừa Trừng có được nữa mảnh sách lụa còn lại trong di vật của cô mình để lại mà ghép thành bản hoàn chỉnh. Tuy sách lụa đã được ghép hoàn chỉnh nhưng viết bằng văn tự Tây Hạ kiểu văn tự thời kỳ đầu của tộc Người Nữ Chân nên Ngô Tà không đọc được. Ngô Tà nhờ chú ba của mình là Ngô Tam Tỉnh hỗ trợ thì được biết đây là họa tự. Hoạ tự này vẽ ra bản đồ của một ngôi mộ cổ (Thất tinh Lỗ vương cung) là một ngôi mộ Thời chiến quốc. Tuy nhiên, Ngô Tà không tin tưởng Ngô Tam Tỉnh vì chú ba là đạo mộ, sợ ảnh hưởng đến văn vật nên không muốn chú Ba tiếp tục nhúng tay vào dịch họa tự này. Do nhóm người Ninh trộm được sách lụa, bắt cóc Trần Thừa Trừng nên Ngô Tà buộc phải nhờ chú Ba dịch họa tự thành tấm Bản đồ hoàn chỉnh để tìm ra ngôi mộ trước nhằm bảo vệ văn vật khỏi tay bọn trộm mộ và giải cứu Trần Thừa Trừng. Sau khi giải xong và xác định được vị trí của lăng mộ, Ngô Tà cùng mọi người lên đường. Do chuyến đi nguy hiểm, chú Ba nhờ thêm một số cao thủ đi theo hỗ trợ như Phan Tử, Tiểu Ca (tức Trương Khởi Linh người đã cứu Ngô Tà và High Jr Nội Mông). Trên đường đi vào lăng mộ, nhóm người phải đi qua một thủy đạo động (một cái hang có dòng sông chảy qua tạo thành đường đi thông suốt). Theo dòng nước đi sâu vào trong hang động phát hiện hai quan tài băng. Đó là nơi trú ngu của đám thi biệt Một loại côn trùng lưỡng cư chuyên ăn xác chết cùng chỗ tích thi (nơi chứa Xác chết). Nhờ Tiểu Ca dùng máu của mình mà đám thi biệt không dám lại gần nên cả đội thuận lợi vượt qua được thủy đạo động đến một ngôi làng tìm nơi nghỉ chân. Tại đây, cả đoàn gặp lại Trần Thừa Trừng. Trần Thừa Trừng không bị bắt cóc mà do chú ba không đồng để cô tham gia nên cô lén đi đến đây trước. Theo bản đồ, cả đội đến được nơi có lăng mộ. High Jr cùng Trần Thừa Trừng trên mặt đất chi viện. Ngô Tà, chú ba, Tiểu Ca, Phan Tử cùng vào lăng mộ. Xuống được lòng đất, Tiểu Ca tìm ra được viên gạch trên cơ quan của bức tường bên trong chứa axit chua gây cháy để cả nhóm đi vào bên trong an toàn. Bọn họ tìm được một văn bia cổ trên đó ghi lại cuộc đời còn sống của một vương hầu Nước Lỗ. Từ khi sinh ra, người này đã sở hữu một chiếc Quỷ ấn có thể sai khiến Âm binh từ địa ngục giúp ông ta bách chiến bách thắng trên sa trường được phong làm Lỗ Thương Vương. Một ngày nọ, Lỗ Thương Vương phải trở về Địa ngục tiêu diệt một con quỷ nhỏ làm loạn. Nhà vua đồng cho Lỗ Thương Vương đi và cho xây dựng địa cung này để bảo quản xác của ông ấy. Cả đoàn đi tiếp thì gặp Thất tinh nghi quan (7 chiếc Quan tài xếp theo hình Nhóm sao Bắc Đẩu trong đó chỉ có quan tài là mộ thật, cái còn lại là cơ quan). Trong lúc đang tìm hiểu thông tin, cả đoàn bị lạc nhau. Ngô Tà tìm được một hang động có đám thi biệt và chạy trốn. Trên đường đi, anh gặp lại Phan Tử và Vương Bàn Tử (Vương Bàn Tử sau lần gặp Nội Mông thì luôn lén đi theo nhóm người Ngô Tà tới đây) và Tiểu Ca. Tiểu Ca cứu cả nhóm khỏi thi biệt và Huyết thi(血屍). Cả nhóm tiếp tục đi tìm chú ba, đi một đoạn thì đến một khu lăng mộ khác thời Tây Chu. Vương Bàn Tử giải thích cho Ngô Tà hiểu đây là Tàng long huyệt chỉ cần mệnh lý hài hòa, bố trí phù hợp thì dựa theo Phong thủy sẽ rất tốt. Mộ thật của Lỗ Thương Vương sẽ nằm tại khu mộ Tây Chu này. Cả đội lại tiếp tục đi và gặp Ninh. Nhóm người đi cùng Ninh xuống tìm mộ đã chết hết. Trên mặt đất, nhóm người của Ninh bắt giữ High Jr cùng Trần Thừa Trừng. dưới mộ, cả nhóm đi đến Cửu đầu Xà bách và gặp lại chú ba. Vương Bàn Tử tình cờ phát hiện ra hai thi thể: một nữ thi trẻ, thân thể không hề có dấu hiệu thối rữa. Thi thể đàn ông nằm một bên thì mang một cái mặt nạ đồng đen hình mặt Hồ Ly, toàn thân khoác một bộ giáp sắt bó sát người, hai tay đặt trước ngực, trong tay giữ một cái hộp tử kim. Chú ba phát hiện trong thi thể nữ ngậm một chìa khóa đồng khảm châu ngọc. Khi lấy chìa khóa ra, thi thể nữ cũng hóa thành xác khô. Chú ba phát hiện thi thể nam này là thi thể của Hồ ly mắt xanh. Trên tay có cầm một chiếc hộp nhìn bề ngoài rất giống với Ngân Lăng Lục Đỉnh thu nhỏ trong số Bát trọng bảo hàm (một bộ hộp gồm có lớp, dùng để thờ phụng xá lị của Thích-ca Mâu-ni, do Đường Tông ban tặng. Hộp làm bằng những chất liệu quý giá: vàng, bạc, ngọc và gỗ đàn hương, điêu khắc tinh tế. Ngân Lăng Lục Đỉnh chính là hộp ngoài cùng, làm bằng Gỗ đàn hương), chỉ có điều kích thước nhỏ hơn rất nhiều. Thời điểm đó Phật giáo còn chưa được truyền vào Trung Quốc, thứ này chắc chắn không thể chứa Xá lị. Trong lúc cả nhóm định dùng chìa khóa mở hộp thì Huyết thi đuổi đến nơi. Tiểu Ca đánh bại Huyết thi. Lúc này, Ngô tà trúng độc của bọ ăn thịt gần chết. Tiểu Ca tìm được trên xác của Hồ ly mắt xanh một miếng Kỳ Lân Kiệt cho Ngô Tà ăn. Ngô Tà sau khi khỏe lại tiếp tục tìm kiếm đường trở ra thì vô tình ấn vào một cơ quan làm xuất hiện một quan quách (Quách là tầng bao ngoài quan tài, thường làm bằng những chất liệu cứng và bền như đá và kim loại để bảo vệ quan tài, không giống quan tài thường làm bằng gỗ. Quan quách quan tài quách) từ bên trong Cửu đầu Xà bách. Cả nhóm bắt đầu mở từng lớp quách, quan tới lớp cuối cùng thì phát hiện một người còn sống do mặc Ngọc dũng. Tiểu Ca bóp cổ chết người này và nói với cả nhóm dưới đáy quan tài có một chiếc hộp tử ngọc, trong đó sẽ có lời giải đáp về thân thế của người này. Hộp không khóa, mở ra là thấy ngay một cuộn lụa tơ tằm dát vàng, từng sợi từng sợi đều nạm tơ vàng, được bảo tồn khá nguyên vẹn, trải rộng ra có thể nhìn thấy một hàng chữ “Minh Công Thương Vương Địa Thư” viết từ trái sang, ngoài ra bên cạnh còn chi chít những chữ nhỏ. Ngô Tà chỉ đọc được đoạn Lỗ Thương Vương lấy được Quỷ ấn và quá trình tìm ra Ngọc dũng sau đó bị Thiết Diện sinh cướp đoạt. Đọc đến đây, Tiểu Ca nhắc cả nhóm trời đã tối, phải nhanh chóng rồi khỏi đây. Ngô Tà vô tình giết chết Thi biệt vương làm cả đàn thi biệt kéo đến. Cả đội an toàn trèo lên Cửu đầu Xà bách thoát khỏi lăng mộ. Sau khi lên mặt đất, mọi người dùng xăng đốt đám thi biệt để không gây hại cho dân làng tại đây. Cả đội chia tay nhau, Ngô Tà cùng chú ba, High JR và Trần Thừa Trừng về lại Hàng Châu. Trước lúc rồi khỏi lăng mộ, Ngô Tà đã mang về chiếc hộp tử kim của thi thể nam và chìa khóa của thi thể nữ nhầm tìm cách mở hộp. Đây là hộp mê cung, phải biết mật mã mới mở được. Ngô Tà bỗng nhớ đến dãy số 02200059 được chạm nổi trên dây lưng của một người Mỹ trong đoàn đạo mộ của nhóm Ninh thì hộp mở ra thành công. Bên trong hộp là Xà mi đồng ngư. Ngô Tà hỏi chú ba về nguồn gốc của Xà mi đồng ngư nhưng chú không nói mà nói muốn biết thì đi hỏi Hoắc lão thái thái trong Lão Cửu Môn. Ngô Tà, High JR và Trần Thừa Trừng đến Bắc Kinh tìm Vương Bàn Tử để trợ giúp. Mọi người lẻn được vào trong hội đấu giá tại khách sạn Tân Nguyệt và gặp được Hoắc lão thái thái. Tuy nhiên, Ngô Tà không hỏi được thông tin gì, nhưng anh gặp lại được hai người bạn thuở nhỏ là Hoắc Tú Tú và Giải Vũ Thần. Trên đường về lại Hàng Châu, Trần Thừa Trừng đánh ngất và trói Ngô Tà, High Jr nhằm buộc chú ba giao Xà mi đồng ngư. Đúng là Trần Văn Cẩm có một người cháu gái là Trần Thừa Trừng nhưng đây không phải là cháu gái thật mà là người mạo danh. Cô ta cùng với Ninh là cùng một nhóm người do Cầu Đức Khảo thuê đào mộ. Ngô Tà, High Jr chạy thoát được và về lại Hàng Châu. Ngô Tà phát hiện chú ba đã biến mất cùng với Xà mi đồng ngư. Diễn viên Vai diễn Lý Dịch Phong Ngô Tà Đường Yên Ninh Dương Dương Trương Khởi Linh Lưu Thiên Tá Vương Bàn Tử Trương Trí Nghiêu Ngô Tam Tỉnh Ngụy Ngụy Phan Tử Giới thiệu Tôn Diệu Kỳ Trần Thừa Trừng Là cháu của Trần Văn Cẩm. Có dì là Trần Văn Cẩm với Ngô Tam Tĩnh là người tình, đã bị mất tích chưa tìm ra. Cô và High Jr đều là thành viên trong đội của Ngô Tà, và hỗ trợ giải câu đố cho cuộc truy tìm kho báu. Lý Thần Hạo High Jr Là bạn học đại học của Ngô Tà, anh ấy đam mê và tận tụy, theo suốt con đường cho sự nghiệp bảo vệ kho báu của bạn mình. Trương Hiểu Thần Giải Vũ Thần Thiếu gia cai quản Lão Cửu Môn, nghệ danh Giải Ngữ Hoa do Ngô Tà đặt. Dĩnh Nhi Hoắc Tú Tú Con cháu của Lão Cửu Môn, cháu gái của Hoắc Linh. Ngô Tà nhận xét cô là "giống hồ ly", "Cổ linh tinh quái". Cùng Ngô Tà, Giải Vũ Thần là bạn chơi thuở nhỏ. Trịnh Phối Phối Hoắc Tiên Cô Một trong những thành viên của Lão Cửu Môn. Mẹ của Hoắc Linh, bà của Hoắc Tú Tú. Lý Hân Lượng Lục Thái Người của trại Vu Ninh, không rõ là bạn hay thù... Lý Diệu Cảnh Đại Thành La Mễ Tiểu Thúy Khách mời Tôn Hiểu Phàm Tiểu Thất Khách mời Từ Ái Mẫn Đông Tử Khách mời Lão Thái Hoàng Vệ Cameo Tiêu Binh Thuyền phu Khách mời Mã Tiệp Người đàn ông trung niên Cameo Vương Thiên Trạch Em bé Khách mời Hoàng Minh Vua Thương nước Lỗ Lô Tinh Vũ Quân công nước Lỗ Tô Thanh Dao Quang Lưu Xán Người đeo mặt nạ sắt Dương Lung Hồ ly mắt xanh Mã Tịnh Như Nguyệt The Lost Tomb Sina Weibo
''Đạo mộ bút ký
Phim truyền hình Trung Quốc, Phim truyền hình Trung Quốc ra mắt năm 2015, Chương trình chiếu mạng Trung Quốc
Sa Thầy là một huyện miền núi biên giới thuộc tỉnh Kon Tum, Việt Nam. Huyện Sa Thầy nằm cực nam tỉnh Kon Tum, có vị trí địa lý: *Phía bắc giáp huyện Ngọc Hồi *Phía đông bắc giáp huyện Đăk Tô *Phía đông và đông nam giáp huyện Đăk Hà và thành phố Kon Tum *Phía nam huyện giáp huyện Ia H'Drai và huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai (với ranh giới là thượng nguồn sông Sê San) *Phía tây giáp Campuchia. Huyện Sa Thầy có diện tích 1.435,22 km², dân số năm 2019 là 49.914 người, mật độ dân số đạt 35 người/km². Chủ yếu là dân tộc tại chỗ như Gia Rai, Xê Đăng (nhóm Hà Lăng). Đây là huyện miền núi biên giới, là một trong những huyện có mật độ dân số thấp nhất Việt Nam. Trong huyện có nhiều dự án thủy điện lớn trên sông Sê San như: thủy điện Sê San 3A, thủy điện Ya Ly, thủy điện Plei Krông,... Diện tích hiện nay của Sa Thầy là 1.435,22 km², lúc chưa tách huyện Ia H’Drai ra, Sa Thầy có tổng diện tích lên tới 2.415 km², là huyện có diện tích tự nhiên rộng thứ Việt Nam lúc ấy (sau huyện Tương Dương Nghệ An và huyện Mường Tè Lai Châu) và xã Mô Rai (bao gồm cả ba xã Ia Dom, Ia Tơi, Ia Dal thuộc huyện Ia H’Drai) cũ thuộc Sa Thầy có tổng diện tích là 1.580,4 km², từng là xã có diện tích rộng nhất Việt Nam. *Chư Mom Ray (1.512 m) *Cư Tin (1.327 m) *Chư Mơ Nu (1.069 m) *Chư Kotah Huyện Sa Thầy có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Sa Thầy và 10 xã: Hơ Moong, Mô Rai, Rơ Kơi, Sa Bình, Sa Nghĩa, Sa Nhơn, Sa Sơn, Ya Ly, Ya Tăng, Ya Xiêr. Trước năm 1978, địa bàn huyện Sa Thầy là một phần của huyện Đăk Tô. Ngày 10 tháng 10 năm 1978, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 254-CP về việc chia huyện Đăk Tô thành hai huyện thuộc tỉnh Gia Lai–Kon Tum. Theo đó, thành lập huyện Sa Thầy trên cơ sở tách xã Đắk Xú, Mô Rai, Pờ Y, Rơ Kơi thuộc huyện Đăk Tô và xã Ya Ly thuộc thị xã Kon Tum. Sau khi thành lập, huyện Sa Thầy thuộc tỉnh Gia Lai Kon Tum, bao gồm xã: Đắk Xú, Mô Rai, Pờ Y, Rơ Kơi và Ya Ly. Ngày tháng năm 1979, thành lập xã: Sa Bình, Sa Nghĩa và Sa Sơn tại vùng kinh tế mới K'Leng. Ngày 17 tháng năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 30-HĐBT. Theo đó: *Chia xã Rờ Kơi thành xã: Rờ Kơi và Sa Loong *Chia xã Ya Ly thành xã: Ya Ly và Ya Xiêr *Thành lập xã Sa Nhơn. Ngày tháng 12 năm 1990, thành lập thị trấn Sa Thầy (thị trấn huyện lỵ Sa Thầy) trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của xã Sa Sơn. Ngày 12 tháng năm 1991, tỉnh Gia Lai Kon Tum được chia thành tỉnh: Gia Lai và Kon Tum, huyện Sa Thầy thuộc tỉnh Kon Tum, gồm thị trấn Sa Thầy và 11 xã: Đắk Xú, Mô Rai, Pờ Y, Rơ Kơi, Sa Bình, Sa Loong, Sa Nghĩa, Sa Nhơn, Sa Sơn, Ya Ly, Ya Xiêr. Ngày 15 tháng 10 năm 1991, chuyển xã: Đắk Xú, Pờ và Sa Loong sang trực thuộc huyện Ngọc Hồi. Huyện Sa Thầy còn lại thị trấn Sa Thầy và xã: Mô Rai, Rơ Kơi, Sa Bình, Sa Nghĩa, Sa Nhơn, Sa Sơn, Ya Ly, Ya Xiêr. Ngày 10 tháng năm 2003, thành lập xã Ya Tăng trên cơ sở 18.213 ha diện tích tự nhiên và 3.162 nhân khẩu của xã Ya Ly. Ngày 22 tháng năm 2006, thành lập xã Hơ Moong trên cơ sở 6.523 ha diện tích tự nhiên và 3.532 nhân khẩu của xã Sa Nhơn. Ngày 20 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành nghị quyết 126/NQ-CP. Theo đó: *Thành lập xã la Dom trên cơ sở điều chỉnh 32.254,7 ha diện tích tự nhiên và 2.299 nhân khẩu của xã Mô Rai *Thành lập xã la Đal trên cơ sở điều chỉnh 21.794,69 ha diện tích tự nhiên và 2.004 nhân khẩu của Mô Rai *Thành lập xã la Tơi trên cơ sở điều chỉnh 43.963,83 ha diện tích tự nhiên và 2.264 nhân khẩu của xã Mô Rai. Cuối năm 2014, huyện Sa Thầy bao gồm thị trấn Sa Thầy và 13 xã: Hơ Moong, Ia Đal, Ia Dom, Ia Tơi, Mô Rai, Rơ Kơi, Sa Bình, Sa Nghĩa, Sa Nhơn, Sa Sơn, Ya Ly, Ya Tăng, Ya Xiêr. Ngày 11 tháng năm 2015, tách xã: Ia Dom, Ia Đal và Ia Tơi để thành lập huyện Ia H'Drai. Huyện Sa Thầy có thị trấn và 10 xã trực thuộc như hiện nay.
Sa Thầy
Huyện biên giới Việt Nam với Campuchia
Kharittha Sungsaopath (tiếng Thái: คริษฐา สังสะโอภาส, phiên âm: Khơ-rít-tha Xang-xa-ô-bát, sinh ngày 18 tháng năm 1996) còn có nghệ danh là (tiếng Thái: ชิงชิง, phiên âm: Chin-chin) là một nữ diễn viên người Thái Lan. Cô hiện là diễn viên độc quyền của Đài Channel (CH7) = Năm Phim Vai Đóng với Đài 2017 Ok Thorani Wayruriya "Pai" Worrapon Jintakoson CH7 Nai Hoi Tamin Sangsome Thanatorn Sribanjong 2018 Nak Su Sathan Fa Daukbaw Yotsawat Tawapee Jao Sao Chang Yon Cô dâu thợ máy Meena Varakorn Sawasakorn 2019 Pisard Hansa Bang-on Juti Jun Krajang Tee Klang Thung Duen Chanakan Poonsiriwong 2020 Sed Thee Teen Plao Triệu phú chân trần Nat Santiraj Kulnoppakiet Prom Pissawat Định mệnh trái ngang Pattama (Pat) Sapol Assawamunkong 2021 Tharntawan See Plerng Hướng dương rực lửa Tharntawan Chayapol Bunnag 2022 Jao Sao Jam Leoy Goong Sanaeha Nattapon Raiyawong = Năm Phim Vai Đóng với Đài 2015 Kaew Na Mah Suwandara Sitta Tabgobsai CH7 2016 Den Narm Lom Fai Daraneenuchba Sitta Tabgobsai 2017 Thep Sam Ruedu Jinda Maekla Pobsil Tosakun Năm Phim Vai Đài 2015 Sit Kaum Yeen Den ตอน เข้าทางเพื่อน Meme (khách mời) OneHD 2018 Fah Mee Ta ตอน Somo CH7 Fah Mee Ta ตอน สะใภ้คนรวย Tiew Fah Mee Ta ตอน บอกบุญ Keen Năm Phim Vai 2020 Love Rumble Năm ชื่อเพลง ศิลปิน 2014 ขอสักครั้ง One time Z's มั้ยจ๊ะ รักแรกพบ Love at first sight Bugหวี่
Kharittha Sungsaopath
Sinh năm 1996, Nữ diễn viên Thái Lan, Nhân vật còn sống, Người Bangkok
The Municipality of Imus (Tiếng Filipino: Bayan ng Imus) là một đô thị hạng tỉnh Cavite, Philippines> Theo điều tra dân số năm 2007, đô thị này có dân số 253.158 người. Imus được chia thành 98 khu dân cư (khu phố) (barangay). Alapan I-A Alapan II-A Anabu I-A Anabu II-A Poblacion I-A Poblacion II-A Poblacion III-A Poblacion IV-A Bayan Luma Carsadang Bago Carsadang Bago II Malagasang I-A Malagasang II-A Medicion I-A Medicion II-A Palico Pasong Buaya Kabihasnan Tanzang Luma Toclong I-A Toclong II-A Alapan I-B Alapan I-C Alapan II-B Anabu I-B Anabu I-C Anabu I-D Anabu I-E Anabu I-F Anabu I-G Anabu II-B Anabu II-C Anabu II-D Anabu II-E Anabu II-F Bagong Silang (Bahayang Pag-Asa) Bayan Luma II Bayan Luma III Bayan Luma IV Bayan Luma Bayan Luma VI Bayan Luma VII Bayan Luma VIII Bayan Luma IX Bucandala Bucandala II Bucandala III Bucandala IV Bucandala Buhay na Tubig Carsadang Bago II Magdalo Maharlika Malagasang I-B Malagasang I-C Malagasang I-D Malagasang I-E Malagasang I-F Malagasang I-G Malagasang II-B Malagasang II-C Malagasang II-D Malagasang II-E Malagasang II-F Malagasang II-G Mariano Espeleta Mariano Espeleta II Mariano Espeleta III Medicion I-A Medicion I-B Medicion I-C Medicion I-D Medicion II-A Medicion II-B Medicion II-C Medicion II-D Medicion II-E Medicion II-F Pag-Asa Pag-Asa II Pag-Asa III Palico II Palico III Palico IV Pasong Buaya II Pinagbuklod Poblacion I-B Poblacion I-C Poblacion II-B Poblacion III-B Poblacion IV-B Poblacion IV-C Poblacion IV-D Tanzang Luma II Tanzang Luma III Tanzang Luma IV (Southern City) Tanzang Luma Tanzang Luma VI Toclong I-B Toclong I-C Toclong II-B treelane III-D *Ramon Revilla Sr. *Ramon Revilla Jr. *Juanito Remulla *Gilbert Remulla *Dominador Camerino *Panfilo Lacson *Ayong Maliksi *Oscar Jaro *Cesar Virata *Christian Bautista Trang mạng đô thị Imus Official Website of the Provincial Government of Cavite
Municipality of Imus
Đô thị của Cavite
sp. nov.' là một loài cá vây tia thuộc họ Balitoridae. Loài này chỉ có Israel. Môi trường sống tự nhiên của chúng là hồ nước ngọt. Goren, M. 2005. Nemacheilus sp. nov.. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 19 tháng năm 2007.
null
Hoa Dung có thể là: *Quận Hoa Dung (trung văn giản thể: 华容区, Hán Việt: Hoa Dung khu) là một quận thuộc địa cấp thị Ngạc Châu, tỉnh Hồ Bắc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. *Huyện Hoa Dung (trung văn giản thể: 华容县, âm Hán Việt: Hoa Dung huyện) là một huyện thuộc địa cấp thị Nhạc Dương, tỉnh Hồ Nam, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Hoa Dung
Thanh la hoặc phèng la, đồng la là một nhạc cụ thuộc họ tự thân vang, chi gõ của dân tộc Kinh. miền Nam được gọi là Đẩu, miền Trung gọi là Tang. Được làm bằng đồng hợp kim với thiếc có pha chì, hình tròn. Thanh la có nhiều cỡ to, nhỏ khác nhau, đường kính 15 25 cm, mặt hơi phồng, xung quanh có thành cao cm, cạnh thanh la người ta dùi hai lỗ thủng để xỏ một sợi dây quai. Mặt là trung tâm phát âm, thành là trung tâm nhân to tiếng.Thanh la của Nhà hát Chèo Việt Nam có đường kính 15 cm, dùi dài 20 cm. Khi diễn tấu nhạc công cầm dây quai dơ lên, còn một tay cầm dùi gõ vào mặt thau tạo ra tiếng. Âm thanh cao, vang, vui, trong trẻo, đánh mạnh nghe chói tai. Hình:Đồng Kỵ đi đầu dàn nhạc cổ truyền đang chơi cảnh- một loại thanh la Thanh la có hai thứ tiếng: *Tiếng Vang: nghệ nhân chỉ cầm sợi dây quai giữ Thanh la và để Thanh la được tự do rung động. *Tiếng Nặng: nghệ nhân cầm sợi dây quai của Thanh la và dùng các ngón tay nắm giữ lấy cạnh Thanh la khiến sức rung động của Thanh la giảm bớt. Tiếng Thanh la bao giờ cũng đi sát với tiếng trống đế: tiếng "vang" của Thanh la hòa nhịp với tiếng da của trống đế và tiếng "nặng" của Thanh la đi cùng với tiếng đanh của tang trống đế trong Dàn nhạc Chèo cổ. Thanh la được sử dụng trong dàn đại nhạc, dàn nhạc lễ Nam Bộ, trong ban nhạc chèo, chầu văn và dàn nhạc dân tộc tổng hợp. Cảnh (nhạc cụ)
Thanh la
Nhạc cụ dân tộc Việt Nam