url
stringlengths 31
332
| title
stringlengths 10
132
| text
stringlengths 675
66.4k
| metadata
dict |
---|---|---|---|
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-%C4%91%E1%BA%B7c-s%E1%BB%91t-kem | Cách để Làm đặc sốt kem | Làm đặc sốt kem là một việc đơn giản! Bạn có thể làm cho sốt kem đặc hơn bằng cách đun trên bếp. Nếu việc đun trên bếp không hiệu quả, hoặc bạn đang vội, bạn có thể dùng nguyên liệu làm đặc để thay đổi kết cấu của sốt. Bột mì, bơ, trứng và bột ngô là những nguyên liệu cơ bản giúp cho sốt kem đặc hơn.
Phương pháp 1 - Đun sốt kem
Bước 1 - Đun sốt kem liu riu.
Cách làm đặc sốt kem dễ dàng nhất là đun trên bếp. Phương pháp này làm cho một phần sốt bốc hơi và đặc lại trong quá trình đun. Hãy điều chỉnh nhiệt độ của bếp để đun sốt liu riu.
Sốt sẽ không đạt đến nhiệt độ sôi trong khi đun liu riu.
Bước 2 - Tránh đun sôi sốt.
Điều quan trọng là bạn không nên đun sôi sốt kem. Nhiệt độ cao có thể khiến sữa tách ra, làm hỏng kết cấu của sốt kem. Hãy đun sốt liu riu và đảm bảo sốt không sôi. Nếu sốt bắt đầu sôi, bạn hãy giảm lửa ngay hoặc nhấc nồi ra khỏi bếp.
Việc để phần sữa tách ra có thể ảnh hưởng đến mùi vị của sốt, nên bạn cần chú ý quan sát trong khi đun.
Bước 3 - Khuấy sốt thường xuyên.
Bạn cần chú ý trong khi đun sốt. Sốt kem rất dễ cháy khét và bạn cần khuấy sốt thường xuyên trong khi đun.
Dùng thìa gỗ khuấy sốt trong quá trình đun.
Bước 4 - Đun sốt liu riu đến khi có độ đặc mà bạn mong muốn.
Thời gian cần để làm đặc sốt sẽ phụ thuộc vào ý thích của bạn và loại sốt. Có thể sốt kem cần được đun khoảng 10 - 30 phút để có độ đặc đúng chuẩn của đầu bếp.
Bạn nhớ kiểm tra độ đặc của nước sốt bằng cách nếm thử sau mỗi 10 phút để tránh đun quá lửa.
Bước 5 - Thêm nguyên liệu làm đặc nếu phương pháp đun sốt không hiệu quả.
Đôi khi việc đun sốt không đủ làm cho sốt có độ đặc đúng chuẩn của đầu bếp. Nếu bạn đã đun sốt kem 30 phút và sốt vẫn chưa đặc như mong muốn, hãy thử dùng nguyên liệu làm đặc.
Phương pháp 2 - Dùng nguyên liệu làm đặc
Bước 1 - Làm đặc sốt bằng hỗn hợp bột mì.
Khuấy đều bột mì và nước với lượng bằng nhau trong bát nhỏ. Sau khi khuấy bột mì và nước thành hỗn hợp sệt mịn, bạn sẽ thêm từng thìa hỗn hợp vào sốt kem. Bước tiếp theo là đun sốt liu riu khoảng 5 phút để sốt không còn mùi bột sống.
Thông thường, bạn sẽ cần dùng 4 thìa cà phê hoặc 20ml hỗn hợp bột mì cho một lít sốt kem.
Bước 2 - Dùng sốt roux để làm đặc sốt.
Đong bơ và bột mì với lượng bằng nhau. Đun chảy bơ bằng lửa vừa và khuấy thêm bột mì đến khi có hỗn hợp đều. Khuấy từng chút sốt roux vào sốt kem đến khi sốt có độ đặc như bạn mong muốn.
Nếu muốn sốt roux đậm đà hơn, bạn có thể đun sốt thêm vài phút trước khi thêm vào sốt kem.
Bạn sẽ cần khoảng 2 - 4 thìa canh hoặc 30 - 60ml sốt roux để làm đặc từng cốc hoặc 250ml sốt kem.
Bước 3 - Thử thêm hỗn hợp bột ngô.
Khuấy bột ngô và nước với lượng bằng nhau đến khi có hỗn hợp sệt. Đảm bảo hỗn hợp bột ngô phải được khuấy đều để sốt kem không bị lợn cợn. Sau khi khuấy đều bột ngô với nước, bạn sẽ lần lượt thêm từng thìa canh hoặc 15ml hỗn hợp này vào sốt kem. Tiếp tục khuấy và đun sốt kem với lửa vừa thêm khoảng 2 phút để làm đặc sốt.
Bạn sẽ cần khoảng 2 thìa canh hoặc 30ml hỗn hợp một ngô cho mỗi cốc sốt kem.
Lưu ý, lượng hỗn hợp bột ngô cần dùng sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ đặc mà bạn muốn tạo ra cho sốt kem.
Bước 4 - Dùng lòng đỏ trứng để làm đặc sốt kem có trứng.
Nếu bạn làm sốt kem có trứng như sốt hollandaise, lòng đỏ trứng sẽ là nguyên liệu làm đặc phù hợp. Đập trứng vào bát và chuyển lòng đỏ sang một bát khác. Đánh tan lòng đỏ trứng và chầm chậm thêm sốt kem vào bát; lần lượt khuấy thêm từng thìa canh sốt kem đến khi bạn có khoảng 1 cốc hoặc 240ml hỗn hợp lòng đỏ trứng. Nhẹ nhàng khuấy hỗn hợp lòng đỏ trứng vào sốt kem đến khi sốt đạt đến độ đặc như ý.
Bạn sẽ không cần dùng hết toàn bộ hỗn hợp lòng đỏ trứng để làm đặc sốt kem.
Chỉ thêm một ít hỗn hợp lòng đỏ trứng hoặc vừa đủ để làm đặc sốt theo ý muốn.
Bước 5 - Khuấy thêm viên bột bơ vào sốt.
Dùng thìa nghiền bơ có nhiệt độ phòng và bột mì với lượng bằng nhau trong bát nhỏ. Tiếp tục nghiền bơ và bột mì đến khi có hỗn hợp bột đặc. Lấy một thìa nhỏ hỗn hợp bột và dùng tay nhào bột thành viên tròn. Cho viên bột bơ vào sốt và khuấy nhanh. Tiếp tục khuấy đến khi sốt có kết cấu như bạn mong muốn.
Bạn có thể thêm nhiều viên bột bơ để tạo ra sốt có độ đặc như ý muốn.
Đảm bảo bạn chỉ thêm mỗi lần một viên bột bơ.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/C%E1%BA%A3i-thi%E1%BB%87n-tu%E1%BA%A7n-ho%C3%A0n-%E1%BB%9F-ch%C3%A2n | Cách để Cải thiện tuần hoàn ở chân | Tình trạng tuần hoàn kém là do lưu lượng máu đến một bộ phận nào đó của cơ thể bị suy giảm. Tình trạng này thường xảy ra nhất ở các chi, đặc biệt là chân. Khả năng tuần hoàn tốt ở chân là điều quan trọng, vì nó giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho các mô chân và đào thải cặn bã, là yếu tố cần thiết cho sức khoẻ và sức mạnh của chân. May mắn là khả năng tuần hoàn ở chân có thể được cải thiện bằng cách thiết lập các thói quen lành mạnh. Bạn có thể bắt đầu thực hiện các thay đổi tích cực ngay bây giờ!
Phương pháp 1 - Tạo các thói quen giúp đôi chân khỏe mạnh
Bước 1 - Không ngồi hoặc đứng trong thời gian dài.
Thỉnh thoảng bạn nên đi lại để giúp máu ở chân lưu thông. Ngồi hoặc đứng quá lâu sẽ khiến máu tụ lại thay vì lưu thông, lâu dần sẽ gây tổn hại cho sức khoẻ. Khi bạn nhận ra mình đã giữ một tư thế trong 1 tiếng hoặc hơn, hãy đi đi lại lại vài phút trước khi trở về tư thế cũ.
Nếu bạn làm ở văn phòng và công việc buộc bạn phải ngồi thường xuyên, cứ cách khoảng một tiếng rưỡi bạn hãy đứng dậy và giải lao. Cho dù chỉ là đi vào nhà vệ sinh rồi quay trở lại bàn, đôi chân của bạn cũng đã được vận động và sẽ giúp máu tuần hoàn tốt hơn.
Bạn cũng có thể cân nhắc dùng bàn làm việc đứng thay vì ngồi.
Khi bạn đi máy bay, hãy thử đứng lên tại chỗ mỗi lần vài phút, khoảng 30 phút một lần. Nếu không đứng được vì lý do nào đó, bạn có thể xoay mắt cá chân khi ngồi để tăng cường lưu thông máu.
Bước 2 - Duy trì tư thế giúp tăng cường tuần hoàn.
Có phải bạn thường ngồi bắt chéo chân? Tư thế này ngăn chặn lưu thông máu ở chân, khiến cho máu khó đến được với các mô chân để giúp cho chúng khỏe mạnh. Bạn hãy tập thói quen ngồi ở tư thế tốt cho việc lưu thông máu.
Khi ngồi, bạn nên để hai chân cách xa nhau một chút, bàn chân đặt sát trên sàn. Thỉnh thoảng nhớ đứng dậy để tránh giữ yên một tư thế quá lâu.
Bạn cũng có thể gác chân cao lên một chút để giúp máu tuần hoàn tốt hơn. Đặt chân lên chiếc ghế đẩu cao khoảng 15-30 cm trên mặt đất.
Bước 3 - Tạo thói quen tập thể dục.
Nếu bạn có thể dành thời gian tập thể dục thì khả năng lưu thông máu chắc chắn sẽ tốt hơn. Bất cứ bài tập nào có sử dụng chân cũng đều giúp cải thiện tuần hoàn. Hãy thử đi bộ nhanh, chạy, đạp xe và các bài tập khác buộc bàn chân phải chuyển động.
Tập thể dục hàng ngày để đạt lợi ích tối đa. Dù chỉ đi bộ 10 phút một ngày, 4-5 lần một tuần, bạn cũng có thể giúp cải thiện sức khoẻ cho đôi chân.
Nếu bạn muốn tìm các hoạt động nhẹ nhàng hơn, hãy thử tập yoga. Có nhiều tư thế yoga sử dụng chân và kích thích hệ tuần hoàn.
Bước 4 - Đi giày vừa vặn thoải mái.
Những đôi giày cao gót, mũi nhọn hoặc các kiểu giày chật có thể cản trở lưu thông máu từ chân về tim. Nếu bạn đang tìm cách cải thiện tuần hoàn ở chân, điều quan trọng là cần chọn đôi giày gót thấp và có các miếng lót êm tạo cảm giác dễ chịu.
Đi giày tennis hoặc giày lười để bàn chân được thoáng khí.
Đi giày tây có mũi tròn hoặc mũi hình quả hạnh thay vì giày mũi nhọn. Nếu muốn tăng chiều cao, bạn có thể chọn giày đế xuồng thay vì giày cao gót.
Bước 5 - Mang tất y khoa.
Tất y khoa có hình dạng như tất quần, được thiết kế đặc biệt để giúp ổn định các mô chân và giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Bạn có thể tìm mua tất y khoa ở các hiệu thuốc hoặc đến gặp bác sĩ để đặt hàng cho vừa với chân và đáp ứng các nhu cầu riêng của bạn.
Bước 6 - Ngừng sử dụng các sản phẩm thuốc lá.
Thói quen hút thuốc có thể dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên, nghĩa là các động mạch ở chân bị xơ cứng và mất khả năng lưu thông máu. Nếu bạn có tuần hoàn kém, hãy ngừng hút thuốc lá và không sử dụng các sản phẩm thuốc lá để khôi phục sức khoẻ của chân.
Nếu sống ở Mỹ, bạn có thể gọi số điện thoại hỗ trợ cai thuốc lá số 1-800-QUIT-NOW. Họ có thể cho bạn những lời khuyên thiết thực, tư vấn cách cai thuốc lá và giới thiệu cho bạn các nguồn hỗ trợ cai thuốc lá khác.
Phương pháp 2 - Sử dụng thảo mộc và thực phẩm chức năng
Bước 1 - Thử dùng trà vỏ cây bạch dương.
Loài thảo mộc này được cho là có ích cho hệ tuần hoàn. Bạn có thể dùng vỏ cây bạch dương dưới dạng thực phẩm chức năng, nhưng dùng dạng trà cũng rất tốt, đặc biệt là khi pha trà cùng với một chút gừng. Uống mỗi ngày một cốc.
Bước 2 - Uống thực phẩm chức năng chiết xuất từ bạch quả.
Từ lâu, bạch quả đã được dùng với nhiều mục đích trong y khoa, và có bằng chứng cho thấy bạch quả có thể làm giãn mạch máu và cải thiện tuần hoàn.
Liều dùng khuyến nghị của chiết xuất lá bạch quả là 120-240 mg mỗi ngày, chia thành 2-3 lần.
Bước 3 - Uống trà ớt cayenne.
Loai ớt cay này được cho là có tác dụng làm giãn mạch máu và cải thiện tuần hoàn. Bạn có thể rắc ớt lên thức ăn hoặc khuấy vào trà với một chút mật ong. Hệ tuần hoàn sẽ dần dần được cải thiện nếu bạn dùng ớt cayenne hàng ngày.
Bước 4 - Uống viên dầu cá.
Dầu cá có chứa các axit béo omega 3, yếu tố cần thiết cho một cấu trúc lipid lành mạnh. Nồng độ cao của cholesterol "tốt" sẽ giúp cải thiện khả năng tuần hoàn.
Thực phẩm bổ sung dầu cá có dạng viên nang và thường được làm từ cá thu, cá ngừ, gan cá tuyết, cá hồi hoặc cá trích.
Phương pháp 3 - Ăn uống lành mạnh
Bước 1 - Giảm ăn muối.
Muối khiến cơ thể giữ nước và sưng phù. Tình trạng này có thể tạo áp lực lên các mạch máu và dẫn đến tuần hoàn kém. Bạn hãy giảm một nửa lượng muối nạp vào cơ thể và tránh rắc thêm muối lên thức ăn sau khi đã chế biến. Cố gắng hạn chế ăn muối ở mức không quá 2.000 mg/ngày.
Cố gắng tự nấu ăn thay vì ăn ở ngoài hoặc mua thức ăn sẵn. Các nhà hàng và thức ăn sẵn thường sử dụng nhiều muối hơn bạn tưởng. Hãy tránh điều này bằng cách tự nấu các món ăn từ nguyên liệu thực phẩm toàn phần mỗi khi có thể.
Tránh món ăn vặt mặn, thức ăn nhanh và thức ăn làm sẵn hâm lại trong lò vi sóng.
Uống nhiều nước để đào thải muối ra khỏi cơ thể. Bạn cần uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày để duy trì đủ nước cho cơ thể.
Nếu thực sự thích ăn mặn, bạn có thể dùng muối thay thế. Ở các cửa hàng bán thực phẩm dinh dưỡng có bán nhiều loại muối thay thế.
Bước 2 - Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Giữ cân nặng khỏe mạnh là một phần quan trọng trong việc giữ cho chân khoẻ mạnh và cải thiện tuần hoàn. Cơ thể thừa cân sẽ tạo áp lực lên hệ tuần hoàn. Bạn hãy áp dụng chế độ ăn cân bằng và làm việc với bác sĩ để đạt được cân nặng phù hợp với kiểu cơ thể của bạn.
Ăn nhiều hoa quả và rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và thịt nạc.
Đảm bảo nạp đủ lưọng chất xơ từ các loại đậu, quả hạch, yến mạch và các thực phẩm giàu chất xơ khác.
Phương pháp 4 - Điều trị y tế
Bước 1 - Hỏi bác sĩ về các phương án điều trị nguyên nhân gây tuần hoàn kém mà bạn đang mắc phải.
Tuần hoàn kém thường là một triệu chứng của một vấn đề lớn hơn. Bạn hãy trao đổi với bác sĩ về nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này.
Các bệnh phổ biến gây tuần hoàn kém bao gồm béo phì, tiểu đường, tim mạch, biến chứng động mạch và bệnh động mạch ngoại biên.
Nhiều bệnh trong số các bệnh kể trên có thể được kiểm soát hoặc điều trị bằng cách kết hợp thuốc và điều chỉnh lối sống để giảm đường huyết và cholesterol.
Nếu không được điều trị, bệnh động mạch ngoại biên có thể dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ.
Bước 2 - Ghi lại các triệu chứng của bạn.
Bác sĩ sẽ giúp bạn điều trị hiệu quả nhất nếu họ biết rõ các triệu chứng của bạn. Hãy theo dõi các triệu chứng, thời điểm xuất hiện các triệu chứng và thời gian các triệu chứng đã kéo dài bao lâu. Các triệu chứng tuần hoàn kém thường gặp bao gồm:
Cảm giác như kiến bò ở chân
Tê bì ở chân
Đau nhói hoặc đau như châm chích trong chân
Đau ở các cơ chân
Chuột rút
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Chuy%E1%BB%83n-t%E1%BB%AB-vi%E1%BA%BFt-th%C6%B0%E1%BB%9Dng-sang-vi%E1%BA%BFt-hoa-trong-Excel | Cách để Chuyển từ viết thường sang viết hoa trong Excel | Chương trình bảng tính của Microsoft Excel cung cấp một số hàm để duy trì tính nhất quán về mặt viết hoa hay viết thường cho văn bản. Nếu có một chuỗi tên đang được viết thường, bạn có thể sử dụng tính năng “flash fill” (điền nhanh) để viết hoa tên trong Excel 2013. Nếu cần viết hoa toàn bộ văn bản, bạn có thể sử dụng hàm UPPER để viết hoa mọi chữ cái hoặc PROPER để viết hoa chữ cái đầu tiên.
Phương pháp 1 - Sử dụng hàm viết hoa
Bước 1 - Đánh chuỗi tên hay văn bản vào một cột trong bảng tính.
Văn bản có thể ở dạng viết hoa hay viết thường tùy thích khi sử dụng hàm này. Nó sẽ chuyển toàn bộ văn bản có trong ô hiện tại sang thể viết hoa.
Bước 2 - Thêm cột vào bên phải cột văn bản.
Nhấp chuột vào chữ cái nằm ở phía trên của cột tiếp theo. Nhấp chuột phải và chọn “Insert” (Chèn).
Bước 3 - Di chuyển con trỏ vào ô nằm bên phải của dữ liệu đầu tiên mà bạn muốn viết hoa.
Bạn sẽ đặt công thức hàm viết hoa vào ô này.
Bước 4 - Nhấn vào nút hàm ở thanh công cụ phía trên.
Đó là biểu tượng ép-xi-lon màu xanh, trông tựa như chữ cái “E”. Thanh công thức (fx) sẽ được chọn để bạn có thể đánh hàm vào.
Bước 5 - Chọn hàm văn bản có tên gọi “UPPER” hoặc đánh chữ “UPPER” ngay sau dấu bằng trong thanh công thức của bạn.
Khi nhấn vào nút hàm, từ “SUM” (Tổng) có thể sẽ tự động xuất hiện. Nếu vậy, hãy thay “SUM” bằng “UPPER” để thay đổi hàm.
Bước 6 - Đánh vị trí của ô trong dấu ngoặc đơn nằm ngay sau từ UPPER.
Nếu đang sử dụng cột và hàng thứ nhất cho dữ liệu của mình, thanh hàm của bạn sẽ là “=UPPER(A1)”.
Bước 7 - Nhấn phím “Enter” (Đi).
Văn bản trong ô A1 sẽ xuất hiện ở ô B1 với toàn bộ chữ cái đều được viết hoa.
Bước 8 - Nhấp chuột vào hộp nhỏ nằm ở góc dưới bên phải của ô.
Kéo hộp xuống cuối cột. Nhờ đó, chuỗi văn bản sẽ được điền vào sao cho dữ liệu trong mỗi ô của cột đầu tiên đều được sao chép sang cột thứ hai ở thể viết hoa.
Bước 9 - Kiểm tra xem liệu toàn bộ văn bản đã được sao chép chính xác sang cột thứ hai hay chưa.
Chọn cột chứa văn bản được viết đúng bằng cách nhấp chuột vào chữ cái nằm trên cột. Nhấp chuột phải để làm xuất hiện thực đơn “Edit” (Chỉnh sửa) và chọn “Copy” (Sao chép). Sau đó, lại nhấp chuột phải và từ thực đơn “Edit” được thả xuống, chọn “Paste Values” (Dán Giá trị).
Bước này cho phép bạn thay thế công thức bằng giá trị, do đó bạn có thể xóa cột văn bản đầu tiên mà không làm ảnh hưởng đến dữ liệu trong cột thứ hai.
Bước 10 - Kiểm tra xem liệu văn bản giống hệt đã xuất hiện ở cột hay chưa.
Xóa cột đầu tiên bằng cách nhấp chuột phải vào chữ cái nằm trên cột. Chọn “Delete” (Xóa) từ danh sách được thả xuống.
Phương pháp 2 - Sử dụng hàm danh từ riêng
Bước 1 - Nhập văn bản vào cột đầu tiên của bảng tính.
Hàm này sẽ giúp bạn viết hoa chữ cái đầu tiên của văn bản trong từng ô.
Bước 2 - Thêm một cột mới.
Nhấp chuột phải vào chữ cái nằm ở phía trên của cột đầu tiên. Chọn “Insert” trong thực đơn được thả xuống.
Bước 3 - Di chuyển con trỏ đến ô nằm bên phải văn bản đầu tiên.
Nhấp vào nút công thức. Đó là biểu tượng ép-xi-lon màu xanh trên thanh công cụ ngang nằm ở phía trên.
Bước 4 - Nhấp chuột vào thanh công thức.
Đó là thanh truy vấn nằm kế bên ký hiệu “fx” ở ngay trên bảng tính của bạn. Đánh từ “PROPER” vào sau dấu bằng.
Nếu từ “SUM” tự động xuất hiện trong thanh công thức, hãy thay nó bằng từ “PROPER” để đổi hàm.
Bước 5 - Đánh vị trí ô đầu tiên của văn bản vào dấu ngoặc đơn nằm sau từ “PROPER”.
Ví dụ như: “=PROPER(A1)”.
Bước 6 - Nhấn phím “Enter”.
Chữ cái đầu tiên của mỗi từ trong ô sẽ được viết hoa trong cột nằm bên phải đoạn văn bản gốc. Phần còn lại vẫn được viết thường.
Bước 7 - Giữ hộp nằm ở góc dưới bên phải của ô.
Kéo xuống đến dòng cuối cùng của cột văn bản gốc. Thả chuột và toàn bộ văn bản sẽ được sao chép sao cho chữ cái đầu tiên của mỗi chữ đều được viết hoa.
Bước 8 - Nhấp vào chữ cái nằm ở phía trên cột thay thế để chọn toàn bộ cột đó.
Nhấp vào thực đơn “Edit” và chọn “Copy”. Tiếp đến, nhấp chuột vào thực đơn được thả xuống trên nút Paste (Dán) và chọn “Paste Values”.
Các ô có giá trị được hình thành từ công thức sẽ được thay thế bằng văn bản, do đó bạn có thể xóa cột đầu tiên.
Bước 9 - Nhấp chuột phải vào cột đầu tiên.
Chọn “Delete” nhằm xóa đi và để lại giá trị thay thế với các từ được viết hoa chữ cái đầu.
Phương pháp 3 - Sử dụng chức năng điền nhanh flash fill trong Excel 2013
Bước 1 - Sử dụng phần này khi chuỗi của bạn là một danh sách tên riêng.
Để dùng được, danh sách ban đầu phải được viết thường. Chức năng điền nhanh có thể đọc và đổi tên sao cho chữ cái đầu tiên của tên và họ được viết hoa.
Bước 2 - Hoàn thành danh sách tên của bạn bằng cách viết thường tất cả các chữ cái.
Nhập chúng vào một cột duy nhất. Chừa cột trống bên phải danh sách tên.
Nếu hiện không có cột trống nào nằm bên phải danh sách tên, hãy nhấp chuột phải vào chữ cái nằm ở phía trên cột danh sách tên của bạn. Chọn “Insert” và một cột trống mới sẽ xuất hiện ngay bên phải.
Bước 3 - Nhấp chuột vào ô nằm bên phải tên đầu tiên trong danh sách.
Ví dụ, nếu tên viết thường đầu tiên nằm ở ô A1, bạn sẽ chọn ô B1.
Bước 4 - Đánh lại tên có trong ô A1 nhưng viết hoa đúng họ và tên.
Ví dụ, nếu ô đầu tiên là “nguyễn an”, hãy đánh “Nguyễn An” vào ô bên phải. Nhấn phím “Enter”.
Bước 5 - Vào thực đơn “Data” (Dữ liệu) và chọn “Flash Fill”.
Excel sẽ học kiểu mẫu ở ô đầu tiên và thực hiện thay đổi tương tự cho toàn bộ chuỗi dữ liệu. Bạn cũng có thể sử dụng phím tắt “Control” + “E” để kích hoạt chức năng điền nhanh.
Bước 6 - Xóa cột viết thường.
Để tránh trùng lặp, hãy nhấp chuột vào chữ cái phía trên cột viết thường ban đầu. Nhấp chuột phải và chọn “delete” nhằm loại bỏ cột đó, để lại danh sách được viết hoa.
Trước khi xóa, cần đảm bảo rằng chức năng Điền Nhanh đã làm việc trên toàn bộ danh sách.
Phương pháp 4 - Dùng Word
Bước 1 - Một cách rất nhanh khác để chuyển từ viết thường sang viết hoa trong Excel là:
Bước 2 - Mở một trang Word trắng.
Bước 3 - Trong Excel, chọn những ô mà bạn muốn chuyển từ viết thường sang viết hoa.
Bước 4 - Chép các ô (Control "C").
Bước 5 - Dán nó vào trang Word (Control "V").
Bước 6 - Chọn toàn bộ văn bản trong tài liệu Word.
Bước 7 - Nhấp chuột vào thực đơn "Change Case" (Đổi Chữ hoa/Chữ thường) được thả xuống từ thẻ "Home".
Bước 8 - Chọn tùy chọn mà bạn thích – Viết hoa đầu câu, viết thường, VIẾT HOA, Viết Hoa Từng Chữ, vIẾT tHƯỜNG cHỮ cÁI đẦu tIÊN.
Bước 9 - Sau khi đã thay đổi, chọn toàn bộ văn bản và dán lại vào Excel.
Bước 10 - Toàn bộ quá trình chỉ mất vài giây.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ch%C4%83m-s%C3%B3c-Th%E1%BB%8F-S%C6%A1-sinh | Cách để Chăm sóc Thỏ Sơ sinh | Bạn nhận ra hoặc nghi ngờ thỏ cái đang mang thai. Vậy phải làm gì bây giờ đây? Bạn cần biết cách chuẩn bị sẵn sàng cho thỏ và lót ổ đẻ trong thời gian nhạy cảm này, cũng như bảo đảm sức khỏe cho thỏ sơ sinh.
Phương pháp 1 - Chuẩn bị đón thỏ sơ sinh chào đời
Bước 1 - Cho thỏ mẹ ăn chế độ ăn chất lượng.
Chế độ ăn uống của thỏ không thay đổi nhiều trong khi mang thai hoặc cai sữa, nhưng nó vẫn phải cung cấp dinh dưỡng chất lượng cao. Bạn nên kiểm tra nhãn thức ăn và cung cấp thức ăn bao gồm:
16-18 phần trăm protein
18-22 phần trăm chất xơ
3 phần trăm chất béo hoặc ít hơn
Thỏ mẹ cần được uống nước sạch, vì vậy bạn nên thay nước 2-3 lần mỗi ngày.
Bạn có thể bổ sung cho chế độ ăn của thỏ mẹ trong thời gian mang thai và cai sữa cho thỏ con bằng cách cho thỏ mẹ ăn cỏ linh lăng (alfafa) khô để cung cấp thêm protein.
Bước 2 - Tách thỏ cái ra khỏi thỏ đực.
Thông thường thỏ đực không làm hại thỏ sơ sinh. Tuy nhiên, chúng có thể làm cho thỏ cái thụ thai một lần nữa ngay sau khi sinh con, dẫn đến mang thai lần hai trước khi thỏ cái kết thúc cai sữa cho lứa đầu tiên. Để tránh điều này, bạn nên tách hai con thỏ ra xa nhau.
Tốt nhất bạn nên cho thỏ đực tiếp xúc đủ gần với thỏ cái ngăn cách bằng chuồng nhốt riêng biệt. Thỏ có xu hướng kết nối chặt chẽ và việc gần gũi với thỏ đực sẽ giúp giảm thiểu căng thẳng không cần thiết trong thời kỳ mang thai và sinh nở.
LƯU Ý: bao giờ được nhấc thỏ lên bằng gáy như trong hình vẽ minh họa.
Bước 3 - Chuẩn bị ổ đẻ.
Thỏ sơ sinh không có lông và cần sự ấm áp liên tục. Ổ được lót bằng chất liệu mềm sẽ giúp thỏ sơ sinh được ấm áp và tập trung vào một nơi. Ổ đẻ (có thể chọn thùng các tông) nên lớn hơn kích thước thỏ cái với phần mép cao khoảng 3 cm nhằm tránh thỏ sơ sinh rơi ra khỏi ổ.
Lót nhiều cỏ tươi (không chứa phân bón hoặc thuốc trừ sâu), rơm rạ, hoặc cỏ khô vào trong ổ cho thỏ nằm nghỉ. Đặt ổ rơm lên khăn sạch không bị tưa chỉ để tránh vướng vào thỏ sơ sinh.
Thỏ cái thường có biểu hiện sắp xếp lại ổ rơm hoặc nhổ lông lót thêm lên ổ, báo hiệu thời điểm sinh nở sắp đến gần.
Ổ rơm và khay vệ sinh của thỏ mẹ cần đặt ở hai đầu và tránh xa nhau để tránh gây biến chứng cho thỏ sơ sinh.
Bạn cũng nên đặt lồng ở vị trí tối và yên tĩnh. Địa điểm quá ồn ào sẽ gây căng thẳng quá mức cho thỏ mẹ cũng như thỏ con.
Phương pháp 2 - Chăm sóc thỏ sơ sinh
Bước 1 - Kiểm tra thỏ sơ sinh.
Thời gian mang thai của thỏ kéo dài khoảng 31-33 ngày. Thỏ cái không cần trợ giúp trong quá trình sinh nở. Thỏ thường đẻ vào ban đêm hoặc sáng sớm. Điều này có nghĩa bạn phải thức dậy vào buổi sáng để xem thỏ con chào đời. Ngay lập tức kiểm tra xem con thỏ nào không còn sống sót sau khi được sinh ra. Bạn cần lấy thức ăn dụ thỏ mẹ ra chỗ khác để tiến gần lại ổ rồi mang thỏ con đã chết ra ngoài.
Bạn cũng phải dọn sạch nhau thai trong ổ.
Đừng sợ đụng chạm vào thỏ sơ sinh vì thỏ mẹ đã quen với mùi của bạn.
Bước 2 - Sưởi ấm cho thỏ sơ sinh nếu cần thiết.
Nếu thỏ mẹ sinh con bên ngoài ổ rơm, thì bạn phải đặt chúng vào trong hộp. Thỏ sơ sinh thường bị nhiễm lạnh và cần được sưởi ấm. Để thực hiện an toàn, bạn cần đổ nước ấm vào chai rồi đặt dưới khăn và lớp lót trong hộp. Không cho thỏ sơ sinh tiếp xúc trực tiếp với chai nước vì nhiệt tỏa ra sẽ quá nóng.
Bước 3 - Cung cấp đủ thức ăn và nước uống cho thỏ mẹ.
Thỏ mẹ cần có thức ăn và nước uống luôn có sẵn để có thể ăn bất cứ khi nào muốn trong lúc chăm sóc đàn con. Việc này nhằm đảm bảo thỏ cái có đủ sữa cho con bú. Bạn cần thay mới và bổ sung thức ăn hằng ngày và kiểm tra nước uống thường xuyên vì thỏ mẹ sẽ uống nhiều nước hơn bình thường.
Việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thỏ mẹ có tác dụng ngăn ngừa tình huống thỏ cái ăn thịt thỏ con.
Bước 4 - Quan sát dấu hiệu cho con bú.
Thỏ mẹ có bản năng tự nhiên là phần lớn thời gian không nằm trong ổ, vì vậy đừnglo lắng nếu bạn không thấy thỏ mẹ cho con bú, vì thỏ mẹ sẽ chỉ làm việc này một hoặc hai lần một ngày. Thay vào đó, bạn nên tìm kiếm các dấu hiệu. Nếu được cho bú, thỏ con sẽ có thân nhiệt ấm và bụng tròn lên. Chúng cũng sẽ im lặng thay vì kêu meo meo giống mèo con nếu đã được cho bú đủ.
Bước 5 - Liên lạc với bác sĩ thú y ngay lập tức nếu thỏ mẹ không cho con bú.
Nếu thỏ con quá yếu (ít phản ứng khi được ẵm lên), bụng xẹp xuống, và làn da nhăn nheo (do mất nước), thì là do thỏ mẹ không cho bú đúng cách, và bạn nên gặp bác sĩ thú y ngay lập tức.
Nếu thỏ mẹ tự xếp ổ rơm, đặc biệt là có hành động nhổ lông, nghĩa là thỏ mẹ đang chú ý đến bản năng làm mẹ của mình. Vấn đề có thể đơn giản là bác sĩ thú y kê một lượng nhỏ oxytocin để giúp thỏ mẹ tiết sữa.
Bạn cũng nên liên hệ với bác sĩ thú y nếu có hơn tám con thỏ sơ sinh được chào đời, bởi vì thỏ mẹ có thể không có khả năng chăm sóc hết. Nếu thỏ cái có hơn tám đứa con hoặc bỏ rơi thỏ sơ sinh và không cho bú, bác sĩ thú y sẽ hướng dẫn bạn cách nuôi thỏ sơ sinh. Tuy nhiên, kết quả thường không thành công vì không có công thức sữa nào giống hoàn toàn phù hợp với thỏ sơ sinh.
Bước 6 - Giữ ổ rơm sạch sẽ.
Thỏ sơ sinh sẽ đi vệ sinh trong ổ cho đến khi chúng đủ khỏe để tự trèo ra ngoài. Vì vậy bạn cần vệ sinh ổ rơm hằng ngày, thay khăn mới lót dưới đáy ổ và trải cỏ sạch.
Bước 7 - Áp dụng chế độ ăn uống dành cho thỏ sơ sinh.
Thỏ sơ sinh có thể sẽ bắt đầu nhấm một ít thức ăn viên vào khoảng hai tuần sau khi chào đời. Tuy nhiên, thỏ con vẫn cần sữa mẹ cho đến khi tròn tám tuần tuổi. Trong thời gian này, thỏ con sẽ giảm tần suất bú sữa và tăng mức hấp thụ thức ăn viên, nhưng điều quan trọng là chúng vẫn tiếp tục bú vì sữa mẹ cung cấp kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh. Nếu cai sữa quá sớm, hệ thống miễn dịch của thỏ sơ sinh có thể chưa đủ mạnh để hình thành kháng thể.
Bạn nên tránh cho thỏ con ăn cỏ và rau xanh trong vài tháng đầu vì biến chứng tiêu hóa tiềm ẩn có thể xảy ra. Bạn có thể cho ăn với lượng ít khi thỏ được hai tháng tuổi, nhưng cần ngừng cung cấp ngay lập tức nếu thấy có vấn đề liên quan tới đường ruột như tiêu chảy. Bạn có thể cho thỏ con ăn cà rốt, rau diếp và cải xoăn.
Bước 8 - Ẵm thỏ con sau tám tuần chào đời.
Cho đến khi được cai sữa, thỏ con rất dễ bị mắc bệnh và vi khuẩn, đặc biệt là E. coli vốn có thể làm thỏ sơ sinh tử vong chỉ trong vài giờ. Bạn nên rửa tay sạch sẽ trước mỗi lần tiếp xúc với thỏ sơ sinh cho đến khi thỏ con cai sữa. Sau đó, bạn có thể ẵm chúng thường xuyên hơn để thuần hóa thỏ trưởng thành sau này.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%C4%83ng-kh%E1%BA%A3-n%C4%83ng-b%E1%BA%ADt-cao | Cách để Tăng khả năng bật cao | Nếu là vận động viên, bạn có thể tiến xa hơn trong sự nghiệp thể thao bằng cách rèn luyện tăng khả năng bật cao. Sức bật cao mạnh mẽ có thể giúp bạn vượt trội trong nhiều môn thể thao như bóng rổ, bóng chuyền hay thể dục dụng cụ. Nó cũng sẽ giúp bạn cải thiện thể lực và độ dẻo dai nói chung. Bạn có thể tăng khả năng bật cao bằng các bài tập calisthenic, plyometric và tập tạ.
Phương pháp 1 - Các bài tập plyometrics
Bước 1 - Tập các bài tập plyometric để xây dựng cơ chân.
Các bài tập plyometric là một trong những cách hiệu quả nhất để cải thiện khả năng bật cao. Đây là các bài tập dùng sức bung để rèn luyện và xây dựng cơ bắp. Các bài tập này đều kết hợp động tác nhảy và dựa vào trọng lượng cơ thể để đạt kết quả.
Giới hạn các bài tập plyometric ở mức mỗi tuần 2 buổi, nghỉ ít nhất 2 ngày giữa các buổi tập.
Nghỉ mỗi tuần ít nhất trọn 1 ngày.
Bước 2 - Tập jump squat.
Đặt hai bàn chân giang rộng bằng vai và squat xuống thấp nhất có thể. Thay vì từ từ đứng lên trở lại tư thế ban đầu, bạn sẽ nhảy lên khi còn ở tư thế squat và cố gắng quay 180 độ. Hạ người xuống vào tư thế squat lần nữa sau khi nhảy – đừng cố gắng đáp xuống với tư thể đứng thẳng. Lặp lại động tác trên và thay đổi chiều khi nhảy lên. Ví dụ, đầu tiên quay sang phải, sau đó quay sang trái, và cứ thế tiếp tục.
Thực hiện 3 lần 5 nhịp cho đến thấy dễ dàng, sau đó tăng lên 3 lần 8 nhịp.
Bước 3 - Tập Bulgarian split squat.
Đứng cách băng ghế hoặc ghế dựa vài bước và đặt một chân lên ghế sao cho mu bàn chân sát vào mặt ghế. Hạ thấp người cho đến khi đầu gối của chân đặt sau gần chạm sàn, sau đó đẩy người lên bằng gót bàn chân phía trước đang đặt trên sàn. Động tác này là một nhịp.
Thực hiện 3 lần, mỗi lần 8 nhịp.
Bước 4 - Tập box jump (nhảy lên bục).
Tìm một chiếc hộp hoặc bục vững chắc có thể chịu được trọng lượng của bạn. Đặt chiếc hộp trước mặt. Nhảy bật lên hộp hoặc bục, sử dụng càng nhiều lực càng tốt. Nhảy xuống trở lại và tiếp đất với tư thế khom người.
Bắt đầu với 3 lần nhảy. Tập trung vào cường độ thay vì số lần nhảy.
Bước 5 - Nhảy dây.
Bài tập nhảy dây giúp tăng sức mạnh cơ bắp cần thiết để thực hiện động tác bật cao và cải thiện khả năng nhảy. Chọn nơi có mặt phẳng cứng, chẳng hạn như sàn gỗ cứng và có không gian rộng bên trên đầu để quay dây. Nhảy dây mỗi ngày 10 phút. Nếu không thể nhảy cùng một lúc, bạn có thể chia nhỏ ra nhiều đợt 2-3 phút. Giữa mỗi đợt nhảy dây, bạn có thể nghỉ hoặc tập các bài tập khác.
Đừng "bước qua" dây, tức là nhảy một chân qua trước kiểu như chạy tại chỗ. Thay vào đó, bạn nên chụm hai mắt cá chân và nhảy hai bàn chân qua dây cùng lúc.
Khi đã quen, bạn hãy tăng tốc nhảy nhanh hơn. Bạn đầu bạn có thể quay dây chậm và nhảy từng bước nhỏ để giữ thăng bằng. Khi đã sẵn sàng, bạn có thể quay dây nhanh hơn và bỏ qua bước nhảy giữ thăng bằng.
Phương pháp 2 - Các bài tập calisthenic
Bước 1 - Thực hiện các bài tập calisthenic hàng ngày để tăng độ dẻo dai.
Phương pháp tập calisthenic bao gồm các bài tập cơ bản sử dụng trọng lượng cơ thể giúp xây dựng cơ bắp. Vì phương pháp này không đòi hỏi bất cứ thiết bị nào, bạn có thể tập ở bất cứ đâu để rèn sức mạnh và sự nhanh nhẹn. Để cải thiện khả năng bật cao, bạn cần tập calisthenic nhắm vào các cơ bắp chân.
Một số bài tập calisthenic bao gồm chống đẩy, jumping jack, sit-up và lunge.
Bước 2 - Giãn cơ
Động tác giãn cơ không chỉ giúp bảo vệ cơ thể trong suốt buổi tập, nó còn cải thiện khả năng bật nhảy bằng cách thả lỏng cơ bắp.
Bước 3 - Thực hiện bài tập nâng bắp chân.
Đứng khép chân. Nhón gót chân để nâng người lên, sau đó hạ xuống. Chuyển động chậm rãi để các cơ bắp phải làm việc nặng hơn.
Để có kết quả tốt hơn, bạn có thể đứng trên rìa bậc thềm.
Bắt đầu với 20 lần, sau đó tăng dần khi đã quen.
Bước 4 - Thực hiện bài tập squat sâu.
Hai chân giang rộng bằng hông, hai gót chân đặt sát đất. Từ từ hạ người xuống thấp hết mức có thể bằng cách gập đầu gối, giữ lưng và cổ thẳng. Đứng thẳng lên về tư thế ban đầu.
Khi thực hiện động tác squat sâu, đùi của bạn phải thấp hơn đầu gối.
Động tác squat khi làm đúng sẽ giúp tập cho toàn bộ nửa thân dưới, đồng thời giãn các cơ trung tâm xung quanh lưng và bụng.
Bắt đầu với 3 hiệp với 10 động tác squat.
Tập vài động tác squat khi đặt trọng lượng trên đầu ngón chân. Động tác này sẽ giúp tăng sức mạnh của mắt cá chân.
Bước 5 - Thực hiện bài tập lunge
Bắt đầu với tư thế đứng. Bước một bước dài tới trước, đầu gối trước gập lại. Nghiêng người tới trước với đầu gối trước thẳng hàng bên trên mắt cá chân. Đứng lên về tư thế ban đầu. Đổi chân.
Tập 3 hiệp, mỗi hiệp 10 lần cho mỗi bên.
Bước 6 - Đứng trên một chân.
Luân phiên đứng trên một chân để tăng sức mạnh mắt cá chân. Động tác này có thể giúp ngăn ngừa chấn thương mắt cá chân khi tiếp đất lúc nhảy. Đứng thẳng và tập trung vào một vật trước mặt. Co một chân lên khỏi mặt đất và giữ nguyên cho đến khi chân bắt đầu mỏi. Đổi trọng tâm sang chân kia và lặp lại.
Phương pháp 3 - Tập tạ
Bước 1 - Tập tạ để rèn sức mạnh cho các cơ chân.
Việc tăng cường sức mạnh cơ chân có thể giúp bạn cải thiện khả năng nhảy. Các bài tập tạ nhắm vào các cơ chân sẽ giúp cải thiện sức bật.
Tập tạ 2-3 lần mỗi tuần.
Bước 2 - Tập nâng tạ trap bar.
Tạ trap bar khác với tạ đòn thông thường vì nó có khoảng trống ở giữa thanh tạ để người tập bước vào trong. Bạn sẽ đứng trong khoảng trống đó. Cúi xuống, nắm thanh tạ và đứng thẳng lên. Nhấc tạ lên khi đứng thẳng dậy, giữ thanh tạ sát vào người. Để hai tay hai bên sườn. Giữ tạ một chút, sau đó hạ xuống.
Chọn tạ vừa sức nâng của bạn.
Giữ tạ sát người và hai cánh tay duỗi thẳng xuống. Không co khuỷu tay.
Bước 3 - Thử bài tập single-arm dumbbell snatch.
Đặt một quả tạ đơn trên sàn trước mặt. Squat xuống và nắm tạ bằng một tay. Đứng dậy, nhấc quả tạ và nâng lên cao qua đầu. Giữ yên, sau đó hạ tạ xuống trở về tư thế ban đầu.
Thực hiện 3 hiệp, mỗi hiệp 8 lần.
Bắt đầu với tạ nhẹ và tập trung vào tốc độ.
Bước 4 - Tập squat với tạ.
Hai chân đứng giang rộng bằng vai. Nâng một thanh tạ đòn hoặc hai quả tạ đơn lên vai và để trên vai. Hạ người xuống thấp hết mức có thể, giữ tạ ở nguyên vị trí. Đứng dậy trở về tư thế ban đầu.
Tập 3 hiệp với 8 lần mỗi hiệp.
Nếu dùng tạ đơn, bạn nên bắt đầu với trọng lượng tạ 2 kg, sau đó tăng lên 3 kg đến 3,5 kg.
Nếu dùng tạ đòn, ban đầu bạn chỉ nên dùng thanh tạ.
Phương pháp 4 - Theo dõi mức độ bật cao của bạn
Bước 1 - Tập nhảy.
Cách vài ngày một lần, bạn hãy thử bật nhảy vài lần để theo dõi tiến triển. Tuy nhiên, bạn đừng tập trung vào các cú nhảy như mục đích chính của việc tập luyện; việc tập đi tập lại nhiều lần sẽ khiến bạn tiến bộ chậm hơn so với viêc tập trung vào các bài tập rèn luyện cơ thể cho hoạt động thể thao.
Bước 2 - Đo mức bật cao hiện tại.
Đứng gần một bức tường hoặc cọc cao và giơ tay lên càng cao càng tốt. Nhờ một người bạn đo mức mà ngón tay của bạn với đến (dùng phấn hoặc bút đánh dấu). Sau đó, bạn sẽ giữ nguyên tay như vậy nhảy lên và nhờ họ đo mức đầu ngón tay của bạn chạm vào tường. Lấy mức đo khi nhảy trừ đi mức đo ban đầu; kết quả sẽ là mức bật cao hiện tại của bạn.
Bước 3 - Chọn một cách theo dõi tiến trình tăng độ cao khi bật nhảy.
Bạn sẽ cần theo dõi các mức đo độ cao và thời điểm đạt được mức đó. Ghi lại ngày đo và độ cao mà bạn đạt được. Có nhiều lựa chọn để theo dõi các số đo, tuỳ vào ý thích của bạn. Bạn có thể dùng giấy bút, máy tính hoặc điện thoại.
Nếu muốn đơn giản, bạn chỉ cần ghi lại các số đo.
Nhập các con số vào văn bản hoặc bàn tính nếu bạn dùng máy tính.
Lưu lại các số đo trong điện thoại với ứng dụng ghi chú hoặc ứng dụng xử lý văn bản.
Bước 4 - Đo các mức nhảy mới hàng tuần.
Đo mức nhảy cao theo tần suất nào là tuỳ ý bạn, nhưng đo hàng tuần thì hợp lý vì tính đều đặn và cũng có đủ thời gian để cải thiện giữa các lần đo.
Nếu lỡ quên không đo vào thời gian thường lệ, bạn cứ đo vào lần sau khi thuận tiện.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Kh%E1%BB%AD-m%C3%B9i-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ti%E1%BB%83u-tr%C3%AAn-b%C3%AA-t%C3%B4ng | Cách để Khử mùi nước tiểu trên bê tông | Nước tiểu bám vào bất cứ bề mặt nào cũng khó làm sạch, huống hồ là bề mặt bê tông có nhiều lỗ nhỏ li ti. Nếu thú cưng nhà bạn thường dùng tầng hầm, nhà để xe, ban công hoặc các bề mặt xi măng khác làm nhà vệ sinh, có lẽ bạn sẽ cảm thấy như không bao giờ loại bỏ được mùi nước tiểu, dù có rửa đến cả trăm lần đi nữa. Bài viết này sẽ dạy bạn cách khử hoàn toàn mùi nước tiểu với một chút kiên nhẫn và một số dung dịch tẩy rửa chuyên dụng.
Phương pháp 1 - Chuẩn bị khu vực trước khi xử lý
Bước 1 - Làm sạch sạn cát hoặc các mẩu vụn trong khu vực cần khử mùi.
Nếu có thứ gì đó dính lại trên sàn, chẳng hạn như keo dán thảm cũ, bạn hãy cạo sạch bằng dụng cụ cạo. Làm sạch mặt sàn trước là điều cần thiết để mặt sàn khỏi nhem nhuốc khi dùng hóa chất tẩy rửa và cặn bẩn không lọt vào các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt bê tông.
Di chuyển mọi đồ đạc có thể làm vướng hoặc bị hư hại nếu dính hóa chất mạnh mà bạn sẽ sử dụng, đồng thời dán băng dính lên ván lát chân tường.
Bước 2 - Chọn một loại dung dịch tẩy rửa enzyme.
Nước tiểu có chứa các tinh thể axit uric không hòa tan và dính chặt vào bề mặt – trong trường hợp này là bề mặt bê tông cứng có nhiều lỗ nhỏ li ti. Các chất tẩy rửa thông thường như xà phòng và nước không liên kết với với axit uric, vì vậy cho dù bạn có rửa bao nhiêu lần thì các tinh thể này vẫn còn. Chất tẩy rửa enzyme sẽ phân hủy axit uric và cuối cùng sẽ đánh bật chúng ra khỏi bê tông.
Ngay cả khi bạn cho rằng mùi nước tiểu đã tan hết sau khi dùng các sản phẩm tẩy rửa thông thường, chỉ cần một chút độ ẩm (thậm chí độ ẩm trong không khí) cũng có thể khiến mùi nước tiểu lại bốc lên. Nước sẽ khiến cho axit uric sinh ra chất khí có mùi khai nồng.
Tìm mua chất tẩy rửa enzyme loại chuyên dùng để khử mùi nước tiểu vật nuôi (thậm chí bạn có thể mua loại chuyên dùng cho nước tiểu của chó hoặc mèo).
Bước 3 - Sử dụng khứu giác hoặc đèn tia UV để phát hiện nước tiểu.
Đèn tia UV hoặc đèn cực tím đôi khi phát hiện được những vị trí có vết ố cũ. Loại đèn này có thể hữu ích nếu bạn đã rửa sàn nhiều lần và không còn nhìn thấy dấu vết của nước tiểu. Bạn hãy tắt hết đèn trong phòng và soi đèn cực tím cách mặt sàn khoảng 0,3 – 1 mét. Vết nước tiểu nếu có sẽ hiện lên với màu vàng, xanh dương hoặc xanh lá. Dùng phấn đánh dấu vị trí vết bẩn nếu bạn chỉ định làm sạch từng khu vực trên sàn.
Nếu đèn cực tím không có tác dụng, bạn cũng có thể thử ngửi để phát hiện ra những chỗ cần xử lý. Lùa không khí ra khỏi phòng và ngửi quanh phòng, để ý tất cả mọi chỗ trong khu vực đó.
Mặc dù cần phải chú ý nhiều hơn đến những vết nước tiểu và có lẽ phải xử lý hơn một lần, bạn cũng nên làm sạch toàn bộ mặt sàn để không bỏ sót chỗ bẩn nào không nhìn thấy dưới ánh sáng đèn cực tím.
Việc xử lý toàn bộ mặt sàn cũng giúp cho sàn không bị lốm đốm – nếu chất tẩy rửa khiến bê tông trông sạch và sáng màu hơn, toàn bộ mặt sàn sẽ đẹp mắt hơn nếu chỗ nào cũng sạch và đồng đều màu.
Phương pháp 2 - Xử lý sơ bộ
Bước 1 - Mua chất tẩy rửa loại mạnh như trinatri photphate (TSP).
Chất tẩy rửa mạnh sẽ đảm bảo mọi thành phần trong nước tiểu (như vi khuẩn) được loại bỏ hoàn toàn, và chất tẩy rửa enzyme có thể hòa tan các tinh thể uric nhanh hơn. Nhớ đeo kính bảo hộ và găng tay cao su, vì TSP có thể làm tổn thương da.
Pha TSP trong xô nước thật nóng với tỷ lệ 1/2 cốc TSP với mỗi 4 lít nước.
Nếu không muốn dùng hóa chất mạnh như TSP, bạn có thể thử thay thế bằng hỗn hợp nước và giấm (2 phần giấm pha với 1 phần nước).
Bước 2 - Rót hỗn hợp TSP lên sàn và dùng bàn chải chà nhẹ nhàng.
Xử lý từng phần nhỏ (khoảng 1x1 m). Quan trọng là bạn không được để TSP khô đi quá nhanh. Hỗn hợp này phải ướt khi ở trên bề mặt bê tông trong ít nhất 5 phút. Nếu hỗn hợp bị khô trước khi hết 5 phút, bạn hãy rót thêm hỗn hợp hoặc nước lên khu vực đó. Sàn càng ướt lâu thì hỗn hợp càng dễ ngấm vào bê tông hơn.
Có lẽ bạn sẽ nhận thấy mùi nước tiểu rất nồng nặc trong khi xử lý sơ bộ. Đây là phản ứng bình thường của tinh thể axit uric và nước.
Bước 3 - Rót nước nóng lên khu vực đã xử lý và dùng máy hút bụi ướt/khô hoặc máy hút bụi công nghiệp hút toàn bộ chất lỏng.
Bước này sẽ giúp loại bỏ phần lớn dung dịch TSP đã sử dụng. Sau đó, bạn hãy rửa lại sàn bằng nước nóng hai lần hoặc nhiều hơn và để sàn khô tự nhiên qua một đêm.
Không dùng quạt để đẩy nhanh quá trình tẩy rửa – mục đích của bạn vẫn là thấm đẫm sàn bê tông và làm bong các vết nước tiểu càng nhiều càng tốt.
Nếu thấy máy hút bụi có mùi nước tiểu sau khi hút hỗn hợp TSP, bạn có thể dùng chất tẩy rửa enzyme (pha loãng 1 phần chất tẩy rửa với 30 phần nước) xịt vào ống hút bụi trong khi máy đang hoạt động. Sau đó bạn hãy tắt máy và xịt hỗn hợp vào bên trong bình chứa nước bẩn.
Nếu dùng máy giặt thảm, bạn có thể đổ nước vào bình chứa nước trong máy thay vì đổ nước lên sàn, sau đó cho máy chạy chu trình xả.
Phương pháp 3 - Xử lý bê tông
Bước 1 - Chuẩn bị dung dịch enzyme theo hướng dẫn.
Một số chất tẩy rửa cần phải pha với dung dịch giặt thảm, một số khác thì chỉ cần hòa thêm nước. Bạn hãy làm theo hướng dẫn thật cẩn thận, và nhớ đừng cho thêm quá nhiều nước khiến dung dịch bị loãng.
Trước khi sử dụng chất tẩy rửa enzyme, bạn cần đảm bảo sàn phải khô hoàn toàn sau khi đã xử lý sơ bộ ngày hôm trước.
Bước 2 - Làm ướt toàn bộ khu vực bằng chất tẩy rửa enzyme.
Bạn nên xử lý từng phần nhỏ khoảng 1x1 m. Dùng đủ lượng dung dịch sao cho nước đọng trên sàn ít nhất 10 phút. Rót thêm dung dịch nếu thấy sàn bắt đầu khô – xin nhắc lại, điều thiết yếu là dung dịch phải ngấm vào từng lớp và từng lỗ nhỏ trên bề mặt xi măng để có thể phân hủy các tinh thể uric.
Để dễ làm việc hơn, bạn hãy dùng máy xịt rửa sàn hoặc máy xịt rửa đa năng . Máy xịt rửa bẩn khiến những vết bẩn còn sót (như đất cát hoặc nấm mốc) xâm nhập vào bê tông vốn dễ thấm và có thể gây ra mùi khó chịu khác.
Đặc biệt chú ý đến những khu vực mà bạn đã phát hiện ra vết nước tiểu bằng đèn cực tím. Có thể bạn cần dùng bàn chải để kỳ cọ cho chất tẩy rửa enzyme ngấm vào những khu vực đó.
Những khu vực bẩn nhất có thể sẽ nổi bọt. Bạn hãy đánh dấu nhưng nơi đó, vì có thể bạn phải xử lý lại lần nữa nếu mùi nước tiểu vẫn còn dai dẳng.
Lặp lại quy trình lần nữa cho đến khi bạn xử lý xong toàn bộ mặt sàn.
Bước 3 - Chờ qua một đêm cho sàn khô khi đã hoàn thành việc tẩy rửa.
Để dung dịch enzyme có thêm thời gian phát huy tác dụng, bạn có thể phủ vải nhựa lên sàn. Điều này sẽ làm chậm tốc độ bay hơi của dung dịch.
Nếu mùi nước tiểu vẫn còn dai dẳng, bạn hãy xử lý mọi chỗ bẩn nhất thêm lần nữa bằng chất tẩy rửa enzyme.
Bước 4 - Cân nhắc quét vật liệu bịt kín lên bề mặt bê tông khi đã khử hết mùi nước tiểu.
Như vậy sau này bạn sẽ dễ làm sạch bê tông hơn nhiều vì các lỗ nhỏ được bịt kín, hơn nữa bề mặt sàn trông cũng đẹp hơn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%C4%83ng-c%C6%B0%E1%BB%9Dng-xu%E1%BA%A5t-tinh | Cách để Tăng cường xuất tinh | Bài viết này hướng dẫn bạn cách tăng cường xuất tinh dễ dàng thông qua chế độ ăn uống và chất bổ sung cũng như thay đổi lối sống.
Phương pháp 1 - Tăng cường xuất tinh nhanh chóng và dễ dàng
Bước 1 - Uống nước.
Lượng tinh dịch xuất ra khi đạt cực khoái tỷ lệ thuận với lượng nước hấp thụ. Lý do là vì tinh dịch có thành phần là nước, và có tác dụng bôi trơn để tinh trùng di chuyển dễ dàng. Cơ thể cần nạp hai đến ba lít nước mỗi ngày để hoạt động bình thường. Vì thế, việc uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể tăng cường xuất tinh.
Nếu uống rượu bia sau giờ làm việc và trước khi quan hệ, bạn đang làm giảm lượng tinh dịch xuất ra. Lý do là vì rượu bia làm cơ thể mất nước và ít tiết ra chất dịch. Ngoài tác động rút nước trong cơ thể, rượu bia còn làm giảm số lượng tinh trùng và ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.
Bước 2 - Tránh tiếp xúc với nhiệt.
Tinh hoàn là bộ phận khá nhạy cảm, được ví như bông hoa trên đài nguyên lạnh giá. Chúng nhạy cảm đến mức có thể bị héo rũ nếu tiếp xúc với nhiệt nóng. Điều này cũng giải đáp thắc mắc của thanh thiếu niên đó là tại sao tinh hoàn lại nằm bên ngoài cơ thể? Trên thực tế, tinh hoàn nằm ngoài chứ không nằm bên trong cơ thể là vì chúng cần duy trì nhiệt độ dưới 37 độ C, mức nhiệt bình thường của cơ thể con người.
Điều này có nghĩa là, nếu thích lái xe đường dài với yên ghế nóng rang, hoặc xông hơi, hay tắm nước nóng, bạn nên hạn chế những hoạt động này để không làm ảnh hưởng đến “cậu nhỏ”.
Bước 3 - Tránh mặc quần lót chật.
Như đã nói ở trên, nhiệt độ lý tưởng dành cho tinh dịch và tinh trùng thấp hơn nhiệt độ cơ thể. Quần lót chật làm tăng nhiệt độ vùng kín và dẫn đến giảm lượng tinh trùng và tinh dịch.
Bước 4 - Tránh ngồi bắt chéo chân.
Tư thế triết học này cũng tác động đến lượng tinh trùng và tinh dịch. Khi ép bộ phận sinh dục vào cơ thể, bạn đang làm tăng nhiệt độ vượt mức lý tưởng và đây là tình trạng khá rủi ro.
Bước 5 - Kiêng đạt cực khoái (một hoặc hai ngày).
Cơ thể sản xuất tinh trùng với tốc độ ấn tượng trung bình hơn 1500 mỗi giây. Tổng cộng mỗi ngày cơ thể sản xuất từ 130 đến 200 triệu tinh trùng. Tuy nhiên khi đạt cực khoái, bạn sẽ mất số lượng tinh trùng đó. Bạn nên chờ vài này để tăng cường số lượng tinh binh.
Trì hoãn cực khoái một đến hai ngày là khoảng thời gian phù hợp để tái tạo số lương tinh trùng. Sau một đến hai ngày, tinh trùng giống như đội lính dự bị chờ lâm trận.
Phương pháp 2 - Tăng cường xuất tinh bằng chế độ ăn kiêng và chất bổ sung
Bước 1 - Dùng kẽm cùng với axit folic.
Kẽm là khoáng chất cần thiết đối với một vài yếu tố trong quá trình chuyển hóa tế bào. Một nghiên cứu cho hay khi kết hợp với axit folic, kẽm có tác dụng tăng số lượng tinh trùng lên 74% ở nam giới gặp vấn đề sinh sản.
Mỗi ngày bạn nên dùng 1 mg axit folic và 15 mg kẽm xun-phát.
Lưu ý luôn kết hợp kẽm với axit folic. Việc uống tách riêng sẽ không có tác dụng tăng số lượng tinh trùng.
Bước 2 - Ngừng uống soda.
Soda không những có hàm lượng siro ngô fruc-tô-zơ gây hại cho gan mà còn ảnh hưởng đến tinh trùng. So với những người không uống soda, nam giới uống hơn 946 ml soda mỗi ngày gặp phải tình trạng giảm lượng tinh trùng xuống 30%.
Bước 3 - Thử dùng axit amin.
Axit amin là thành phần của protein. Dùng các hợp chất hữu cơ này thường xuyên có thể làm tăng số lượng tinh trùng. Khoa học chứng minh rằng tinh trùng phát triển tốt khi có axit amin và phần đầu tinh trùng có chứa một số loại axit amin. Bạn có thể dùng những axit amin dưới đây để tăng cường xuất tinh:
L-Arginine
L-Lysine
L-Carnitine
Bước 4 - Dùng thuốc cường dương Horny Goat Weed.
Theo truyền thuyết, chất bổ sung này có tên gọi từ người chăn dê Trung Hoa nhận thấy đàn dê tăng cường hoạt động giao phối sau khi nhai epimedium. Nhưng liệu thảo dược kỳ lạ này có thật sự hiệu quả? Horny Goat Weed được biết đến với tác dụng ức chế các enzyme ngăn chặn tuần hoàn máu đến dương vật. Tác dụng làm tăng số lượng tinh trùng của thảo dược này vẫn còn đang được xem xét.
Bước 5 - Ăn nhiều trái cây và rau quả.
Đôi khi tất cả những gì bạn cần là một chế độ ăn uống lành mạnh. Đặc biệt trái cây và rau quả giàu chất chống oxy hóa giúp cải thiện chất lượng cuộc sống tinh trùng. Ngoài việc tăng cường xuất tinh, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa cũng giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt hơn. Thức ăn giàu chất chống oxy hóa bao gồm:
Đậu đỏ
Việt quất, nam việt quất, và mâm xôi dại
Nước dừa
Mận
Táo (Red Delicious, Granny Smith, Gala)
Atiso
Phương pháp 3 - Tăng cường xuất tinh thông qua thay đổi lối sống
Bước 1 - Thực hiện bài tập cơ PC.
Bài tập cơ PC (viết tắt của cơ "mu cụt"), còn được gọi là Kegel có tác dụng với cả hai giới, nhưng đặc biệt là ở nam. Ngoài tác dụng tăng cường sức khỏe tuyến tiền liệt và trị xuất tinh sớm, bài tập này đóng vai trò quan trọng trong việc kéo dài thời gian đạt cực khoái cũng như tăng cường xuất tinh.
Bước 2 - Cai thuốc lá
Lý do tốt nhất để cai thuốc lá đó là cải thiện khả năng tình dục. Hút thuốc không chỉ làm giảm số lượng tinh binh, mà còn gia tăng nguy cơ dị tật tinh trùng.
Người nam hút thuốc trong quá trình thụ thai có thể sinh ra đứa con gặp phải vấn đề sức khỏe với tỷ lệ cao. Trong và sau khi thụ thai, người mẹ không nên tiếp xúc với môi trường có khói thuốc.
Cấm kỵ hút cần sa. Cần sa có tác động đến nội tiết tố testosterone và số lượng tinh trùng ở nam giới.
Bước 3 - Học cách kiểm soát căng thẳng.
Cho dù cuộc sống có áp lực đến đâu, bạn cũng nên biết rằng căng thẳng không tốt cho sức khỏe. Nội tiết tố căng thẳng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất testosterone với nhiệm vụ sản xuất tinh trùng. Ngoài việc giảm xuất tinh, căng thẳng còn gây nên:
Mụn và đốm sậm màu trên khuôn mặt
Bệnh tim mạch chẳng hạn như đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim
Mất ngủ
Bước 4 - Rèn luyện thể chất.
Tập luyện thường xuyên được chứng minh là có tác dụng tăng cường số lượng tinh trùng. Vì thế bạn nên bắt đầu tham gia hoạt động thể thao hay rèn luyện một số bài tập thể dục.
Bước 5 - Quan hệ tình dục an toàn
Đây là bước cuối cùng trong việc tăng cường xuất tinh. Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu và chlamydia có thể dẫn đến vô sinh nếu không được chữa trị. Luôn sử dụng biện pháp an toàn. Nhằm đảm bảo chắc chắn, bạn nên chung thủy với người mà mình tin tưởng.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/V%E1%BB%87-sinh-%C4%91%E1%BB%93ng-xu | Cách để Vệ sinh đồng xu | Sau nhiều năm, đồng xu có thể dính bụi bặm, vi khuẩn hoặc bị cáu bẩn làm mất đi độ bóng tự nhiên và trông không còn đẹp mắt. Vì vậy, bạn sẽ cần làm sạch đồng xu để cất giữ chúng. Với những đồng xu trong bộ sưu tập, đồng xu làm vật chứng, đồng xu không còn lưu hành hoặc đồng xu có giá trị cao thì việc vệ sinh sẽ làm giảm giá trị, và quá trình vệ sinh không đúng cách sẽ làm hư hại khiến cho đồng xu chỉ đáng giá của loại chất liệu làm ra nó.
Phương pháp 1 - Rửa đồng xu
Bước 1 - Để đồng xu dưới vòi nước ấm.
Vòi nước sẽ giúp làm sạch bụi bẩn trên bề mặt đồng xu. Vì vòi nước thông thường đã có đủ áp lực để thực hiện việc này nên bạn cần tránh tăng thêm áp lực bằng vòi phun. Bạn chỉ cần để đồng xu dưới vòi nước khoảng 1 hoặc 2 phút, sau đó cho đồng xu vào khăn giấy hoặc khăn.
Tất cả các loại đồng xu đều có thể rửa với nước. Tuy nhiên, đồng xu từ chất liệu đồng sẽ có nhiều phản ứng hơn so với loại từ chất liệu niken hoặc bạc nên sẽ bị hư hại nhiều hơn do môi trường, Vì vậy đồng xu bằng đồng sẽ khó làm sạch bằng nước.
Nên nhớ chặn lỗ thoát nước trong bồn rửa tay trước khi rửa đồng xu để tránh trường hợp đồng xu trượt ra khỏi tay và rơi vào lỗ thoát nước.
Giữ riêng từ đồng xu để vòi nước có thể chảy trực tiếp vào từng đồng.
Bước 2 - Cho đồng xu vào hỗn hợp nước và xà phòng rửa bát.
Pha hỗn hợp trong bát nhỏ với nước và xà phòng rồi nhúng từ đồng vào để rửa sạch. Cầm đồng xu giữa ngón trỏ với ngón cái và nhẹ nhàng chà sạch bụi bẩn trên cả hai mặt. Bạn sẽ thấy bụi bẩn dần trôi ra khỏi đồng xu.
Nếu đồng xu quá bẩn, bạn có thể ngâm trong hỗn hợp nước xà phòng.
Dung dịch tẩy rửa nhẹ như nước cất với xà phòng loãng là đủ để làm sạch đồng xu, hơn nữa hỗn hợp này không có axit làm cho đồng xu biến màu.
Bước 3 - Chà đồng xu với bàn chải đánh răng có đầu lông mềm hoặc khăn giấy.
Bạn nên chà đồng xu với hỗn hợp nước và xà phòng. Tiếp tục chải đến khi bề mặt của đồng xu trở nên bóng. Thường xuyên rửa đồng xu với nước trong khi chà để tránh xuất hiện những vết xước trong quá trình làm sạch bụi bẩn. Đồng xu cổ hoặc có giá trị cao có thể bị xước khiến đồng xu bị giảm giá trị.
Khi đã chà xong, bạn nên nhớ rửa đồng xu thêm một lần nữa.
Nên nhớ đừng chà quá mạnh vào đồng xu. Chỉ nên tập trung vào một vùng nhỏ và chà nhẹ.
Bước 4 - Dùng khăn lau khô đồng xu.
Lau khô từng đồng xu với khăn và để ở nơi khô ráo. Đảm bảo mỗi đồng xu đều phải thật khô trước khi cất giữ để đồng xu không bị ăn mòn theo thời gian. Đồng xu của bạn lúc này đã trở nên bóng và sáng màu.
Dùng khăn không làm từ chất liệu cotton nhằm tránh để lại vết xước trên đồng xu.
Thấm nhẹ đồng xu để tránh những vết xước nhỏ từ vật liệu mà bạn dùng để lau.
Phương pháp 2 - Ngâm đồng xu
Bước 1 - Pha hỗn hợp cồn isopropyl và muối.
Những thành phần này có tính axit và ăn mòn, giúp làm sạch bụi bẩn bám trên đồng xu. Pha hỗn hợp với 1 cốc cồn isopropyl có bán ở quầy thuốc và 2 thìa canh muối ăn. Khuấy đều hỗn hợp và cho đồng xu vào. Ngâm đồng xu khoảng 2 tiếng đến 1 tuần tùy thuộc vào độ bẩn.
Cồn isopropyl là một dung môi phổ biến, có khả năng hòa tan những thứ mà nước thường không làm được như hợp chất không phân cực.
Cồn isopropyl có mùi mạnh và dễ cháy. Bạn nhớ mở cửa sổ trong khi ngâm đồng xu.
Bước 2 - Rửa đồng xu trong bồn rửa tay với nước cất.
Nước máy có hóa chất như clo sẽ ăn mòn đồng xu. Xả sạch đồng xu sau khi ngâm để đảm bảo rửa sạch các hóa chất.
Nước cất là nước đã được lọc sạch chất gây ô nhiễm.
Bạn có thể mua nước cất ở siêu thị.
Bước 3 - Dùng khăn thấm nhẹ đồng xu và hong khô.
Thực hiện thao tác tương tự cho mặt còn lại của đồng xu. Không nên xếp chồng đồng xu lên nhau sau khi hong khô để đảm bảo đồng xu không còn ướt. Nước còn sót lại trên đồng xu sẽ ảnh hưởng đến đồng xu.
Nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng đến lớp gỉ đồng trên đồng xu. Do đó, bạn nên tránh dùng máy sấy để làm khô đồng xu.
Nếu sợi vải hoặc bụi bẩn dính trên đồng xu sau khi lau, bạn có thể thổi để làm sạch, không nên dùng bình xịt bụi khí nén.
Bước 4 - Bảo quản đồng xu trong hộp nhựa không axit ở nhiệt độ phòng.
Vật liệu bảo quản thông thường như giấy, giấy các tông và một số loại nhựa có thể làm hỏng đồng xu. Bạn không nên dùng vật liệu bảo quản có chứa polyvinyl chloride hoặc PVC vì hóa chất sẽ ảnh hưởng đến đồng xu. Đồng xu có thể bị hư hại bởi sức nóng hoặc nhiệt độ lạnh nên bạn cần bảo quản chúng ở nhiệt độ phòng với độ ẩm thấp.
Đừng bảo quản đồng xu ở nơi mà chúng dễ rơi ra như kệ cao không chắc chắn.
Nếu bạn muốn trưng bày đồng xu, hãy dùng loại hộp gấp làm từ Mylar – một loại polyester được thiết kế đặc biệt để bảo quản đồng xu.
Phương pháp 3 - Vê sinh đồng xu có giá trị
Bước 1 - Tìm đến chuyên gia.
Bạn nên nhờ chuyên gia sưu tầm đồng xu tư vấn trước khi làm sạch những đồng xu có giá trị. Việc vệ sinh đồng xu có giá trị có thể làm giảm giá trị của chúng và trên thực tế thì “xỉn màu” hoặc sự biến màu và lớp gỉ đồng do tác động của không khí có thể làm tăng thêm giá trị cho đồng xu. Vì vậy, bạn không nên vệ đồng xu cổ hoặc có giá trị.
Khi xử lý đồng xu cổ, bạn chỉ nên cầm vào cạnh đồng xu thay vì bề mặt. Dầu và dấu vân tay có thể ảnh hưởng đến giá trị của đồng xu.
Với tiêu chuẩn đánh giá đồng xu thì chỉ cần một vết xước nhỏ do dùng khăn lau cũng làm giảm giá trị.
Bước 2 - Dùng tăm bông để bôi một lớp mỏng Vaseline lên đồng xu.
Sau đó, bạn có thể dùng vải mịn không sợi nhẹ nhàng chấm lên đồng xu để làm sạch Vaseline. Đây là cách để làm sạch bụi bẩn mà không ảnh hưởng đến giá trị của đồng xu. Bạn nên cẩn thận khi thực hiện việc này và dùng kính lúpi.
Bạn có thể dùng tăm bông hoặc cọ mềm từ sợi tự nhiên để bôi Vaseline.
Đừng bôi quá nhiều Vaseline lên đồng xu. Bạn nên bôi một lớp càng mỏng càng tốt.
Bước 3 - Ngâm đồng xu trong a-xê-tôn khoảng 5 giây.
Tuy nhiên, đồng xu có thể chuyển sang màu nâu và bị giảm giá trị nếu không được làm sạch a-xê-tôn. Bạn cần rửa ngay đồng xu với nước cất để làm sạch a-xê-tôn trước khi hong khô. Đừng lau hoặc chà lên đồng xu cổ. A-xê-tôn là dung môi và không phải axit nên sẽ không ảnh hưởng đến giá trị của đồng xu trừ khi tiếp xúc trong thời gian dài.
A-xê -tôn là chất dễ cháy. Do đó, bạn nên đeo găng tay không bột nếu quyết định dùng hóa chất này.
Nếu sử dụng lọ nước cất thì bạn nên lót một lớp khăn ở dưới đáy để đồng xu không bị xước khi va vào đáy lọ.
Dùng a-xê-tôn nguyên chất 100%. Sản phẩm chứa a-xê-tôn có các hóa chất khác sẽ làm mất giá trị của đồng xu.
Bước 4 - Bảo quản đồng xu có giá trị trong hộp nhựa cứng kích thước 2x2cm.
Bạn có thể cho các hộp nhựa 2x2cm vào bìa cứng để trưng bày toàn bộ đồng xu. Dùng nhựa cứng sẽ tốt hơn, vì chất liệu này sẽ giữ cho đồng xu không bị hư tổn. Điều quan trọng nhất là hộp đựng rất kín và bảo vệ đồng xu khỏi tác động của môi trường.
Tuy nhiên, bạn không nên dùng bất kỳ loại nhựa nào có chứa nhựa PVC. Chỉ nên dùng chất liệu Mylar, vì PVC có thể ảnh hưởng đến đồng xu sau một khoảng thời gian.
Không để đồng xu cổ cùng với kim bấm hoặc kim loại khác.
Không dùng giấy vì chất liệu này có chứa lưu huỳnh làm cho đồng xu bị đen.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Pha-m%C3%A0u-s%C6%A1n | Cách để Pha màu sơn | Việc tạo ra tông màu cam hoặc hồng hoàn hảo có thể là một trở ngại đối với người mới làm quen với kỹ thuật pha màu và không biết phải bắt đầu kết hợp màu ra sao. May mắn thay, hầu hết các màu trong quang phổ đều có thể được tạo ra bằng vài màu cơ bản. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu vòng tròn màu sẽ giúp bạn có nền tảng cần thiết để tạo ra bất kỳ sắc độ màu nào như mong muốn.
Phương pháp 1 - Pha các màu bậc hai
Bước 1 - Chuẩn bị dụng cụ pha màu.
Bạn sẽ cần khay và bay pha màu hoặc cọ trước khi bắt đầu thực hiện. Dùng bay pha màu sẽ cho thành phẩm đều hơn và đồng nhất hơn so với khi dùng cọ.
Nếu dùng cọ, bạn nhớ rửa sạch cọ sau mỗi lần pha màu. Chắc hẳn bạn không muốn để cho bất kỳ màu nào lẫn vào hai màu mà mình đang pha. Dùng xà phòng và nước để làm sạch sơn acrylic, hoặc xăng trắng không mùi hay nhựa thông để làm sạch sơn dầu.
Bạn có thể pha màu trong lọ thay vì dùng khay màu nếu có ý định chuẩn bị sơn để sử dụng sau.
Pha màu là một kỹ năng có được từ việc tập luyện và thử nghiệm. Hãy thử tập pha màu với lượng sơn khác nhau và nhiều sự kết hợp khác nhau để làm quen với cách pha trộn màu.
Bước 2 - Bắt đầu với ba màu cơ bản.
Tất cả các màu khác đều bắt nguồn từ các màu cơ bản là đỏ, xanh dương và vàng. Những màu này không thể được tạo ra bằng cách pha trộn từ những màu khác. Xem các màu này như là màu “gốc” sẽ giúp bạn dễ nhớ hơn.
Bạn có thể cân nhắc việc mua một lượng lớn sơn màu cơ bản so với các sơn màu khác. Các tuýp sơn lớn thường có dung tích 200ml.
Chất lượng sơn được chia thành hai loại: dành cho học sinh và dành cho người vẽ chuyên nghiệp. Sản phẩm dành cho học sinh thường rẻ hơn, nhưng chất lượng thấp hơn sơn dành cho người vẽ chuyên nghiệp khi xét về độ bền, cường độ màu và các yếu tố khác. Sơn dành cho học sinh cũng có thể làm thay đổi tỷ lệ cần thiết để tạo ra màu cụ thể nào đó; vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi mua sản phẩm.
Bước 3 - Kết hợp màu vàng và xanh dương để tạo ra xanh lá.
Lấy lượng màu vàng và xanh dương bằng nhau rồi khuấy đều bằng cọ hoặc bay pha màu để tạo ra màu xanh lá. Việc dùng lượng màu không bằng nhau có thể khiến cho màu xanh lá ngả sang màu có tỷ lệ nhiều hơn trong hai màu xanh dương hoặc vàng.
Màu xanh dương và vàng đều có sắc độ nóng và lạnh. Màu vàng tông lạnh trông hơi xanh lá, còn màu vàng tông nóng trông hơi cam.
Để có màu xanh lá sáng hơn, bạn sẽ dùng màu vàng và màu xanh dương tông lạnh có một ít sắc độ màu xanh lá.
Nếu màu xanh lá vừa pha có vẻ tối, có lẽ là vì bạn đã dùng màu vàng cam tông nóng hoặc màu xanh dương pha tím tông nóng.
Bước 4 - Kết hợp màu vàng và đỏ để tạo màu cam.
Lấy lượng màu vàng và đỏ bằng nhau rồi khuấy đều bằng cọ hoặc bay pha màu để tạo ra màu cam. Việc dùng lượng màu không bằng nhau có thể khiến cho màu cam ngả sang màu có tỷ lệ nhiều hơn trong hai màu vàng hoặc đỏ.
Tương tự như xanh dương và vàng, màu đỏ cũng có sắc độ nóng và lạnh. Màu đỏ tông nóng trông hơi cam, còn màu đỏ tông lạnh trông hơi tím.
Để có màu cam tươi, bạn sẽ chọn màu vàng cam và màu đỏ cam tông nóng.
Bước 5 - Pha màu tím bằng màu xanh dương và đỏ.
Lấy lượng màu xanh dương và đỏ bằng nhau rồi khuấy đều bằng cọ hoặc bay pha màu để tạo ra màu tím. Việc dùng lượng màu không bằng nhau có thể khiến cho màu tím ngả sang màu có tỷ lệ nhiều hơn trong hai màu xanh dương hoặc đỏ.
Cũng giống như các tông màu khác, màu xanh dương cũng có sắc độ nóng và lạnh. Màu xanh dương tông nóng trông hơi tím, còn tông lạnh thì trông hơi xanh lá.
Để có màu tím tươi, bạn sẽ kết hợp màu đỏ tông lạnh có sắc độ tím với màu xanh dương tông nóng có sắc độ tím.
Nếu màu tím được tạo ra có vẻ tối, có lẽ là vì bạn đã dùng màu đỏ cam tông nóng hoặc màu xanh dương tông lạnh có pha xanh lá.
Bước 6 - Dùng sơn trắng hoặc đen để thay đổi độ sáng, độ bão hòa và độ tối của sơn.
Độ sáng và độ tối biểu thị mức độ sáng tối của màu. Độ bão hòa chính là độ "đậm" hoặc nhạt của màu sắc. Hãy thử kết hợp một ít màu sơn trắng hoặc đen để tạo ra sự khác biệt cho các màu cơ bản.
Bạn cũng có thể làm nhạt màu sơn bằng cách thêm một ít màu vàng, hoặc thêm một ít màu xanh dương để màu đậm hơn.
Màu đen và trắng có phải là màu cơ bản hay không vẫn là một vấn đề còn đang được tranh cãi. Đối với việc pha màu, điều quan trọng mà bạn cần nhớ là một số sắc độ đen có thể được tạo ra từ những màu sơn khác, nhưng không có sự kết hợp màu nào có thể tạo ra màu trắng.
Bước 7 - Bảo quản những màu mà bạn đã pha.
Đổ sơn vào dụng cụ bảo quản có thể đóng kín, chẳng hạn như lọ, nếu bạn chưa định sử dụng ngay. Bạn sẽ dùng những màu này để sơn hoặc để tạo ra màu bậc ba. Hộp nhựa có nắp đậy kín là một lựa chọn thích hợp khi bạn không có sẵn lọ.
Nếu không có dụng cụ bảo quản sơn, bạn cần đậy kín khay màu bằng màng bọc thực phẩm và cho vào tủ lạnh (hoặc tủ đông nếu bảo quản sơn dầu).
Bạn cũng có thể đặt khăn ướt lên dụng cụ bảo quản sơn để giữ độ ẩm của sơn cho đến khi cần sử dụng.
Phương pháp 2 - Pha màu bậc ba
Bước 1 - Bắt đầu thực hiện với màu bậc hai.
Đây là những màu được pha từ màu cơ bản, bao gồm: tím, xanh lá và cam. Bạn có thể dùng màu bậc hai tự pha hoặc mua màu sơn tại các cửa hàng mỹ thuật. Bên cạnh đó, bạn nhớ chuẩn bị thêm màu cơ bản để sử dụng.
Khi mua sơn ở cửa hàng, bạn cần đảm bảo chọn mua màu "xanh lá", "tím" hoặc "cam" chuẩn. Đừng mua màu có pha lẫn màu khác, chẳng hạn như cam đỏ hoặc xanh lá pha xanh dương.
Bước 2 - Kết hợp màu cơ bản và màu bậc hai để tạo ra màu bậc ba.
Lấy lượng màu cơ bản và màu bậc hai bằng nhau rồi khuấy đều bằng cọ hoặc bay pha màu. Việc dùng lượng màu không bằng nhau có thể khiến cho thành phẩm ngả sang màu có tỷ lệ nhiều hơn trong hai màu cơ bản hoặc màu bậc hai.
Thử với các tỷ lệ màu khác nhau. Bạn hãy thử lấy nhiều màu xanh dương hơn màu tím và xem kết quả ra sao.
Lưu ý rằng tên của các màu bậc ba thường được đặt dựa trên màu cơ bản, chẳng hạn như "xanh lá pha vàng"
Bước 3 - Tạo ra toàn bộ 6 màu bậc ba.
Mỗi màu bậc ba đều được tạo ra theo cách giống nhau với tỷ lệ màu bằng nhau. Các thương hiệu sơn thường có hỗn hợp sắc tố màu hơi khác; vì vậy, bạn đừng lo nếu kết quả pha màu không như bạn mong muốn. Tổng cộng có 6 màu bậc ba như sau:
Xanh lá pha vàng
Xanh lá pha xanh dương
Tím pha xanh dương
Tím đỏ
Cam đỏ
Cam vàng
Phương pháp 3 - Pha màu nâu, đen, màu trung tính và nhiều màu khác
Bước 1 - Kết hợp một màu bậc ba với một màu cơ bản để tạo ra màu nâu.
Cụ thể là bạn sẽ pha màu bậc ba với một màu cơ bản không được dùng để pha màu bậc ba đã chọn. Trong trường hợp pha màu nâu, tỷ lệ mỗi màu sơn sẽ ảnh hưởng đến sắc độ của thành phẩm.
Thêm tỷ lệ lớn màu nóng, chẳng hạn như đỏ sẽ tạo ra màu nâu với sắc độ nóng hơn.
Dùng tỷ lệ lớn màu lạnh, chẳng hạn như xanh dương và xanh lá sẽ tạo ra màu nâu rất đậm, gần như là màu đen.
Bước 2 - Kết hợp các màu bổ sung để tạo ra màu đen.
Màu bổ sung là những màu ở vị trí đối nhau trên vòng tròn màu. Ví dụ như màu đỏ và xanh lá hoặc xanh dương và cam. Việc kết hợp những màu này sẽ tạo ra hỗn hợp màu đen hơi ngả sang một trong những màu đã dùng để pha màu. Đây là được xem là màu đen được tạo ra từ các màu sắc khác.
Màu xanh dương đậm và nâu có thể tạo ra màu đen đậm được điều chỉnh thành tông lạnh hoặc tông nóng tùy thuộc vào tỷ lệ sơn.
Lưu ý rằng việc mua tuýp sơn màu đen chuẩn sẽ giới hạn việc pha màu bằng màu đen đó.
Bước 3 - Kết hợp màu cơ bản, màu tương đồng và màu bổ sung để tạo ra màu xám.
Màu tương đồng là màu ở cạnh một màu cụ thể nào đó trên vòng tròn màu. Chẳng hạn như màu tương đồng của xanh lá là vàng và xanh xương. Việc thêm màu tương đồng vào một màu có hỗn hợp màu bổ sung sẽ trung hòa độ đậm của màu và tạo ra màu xám hơn. Thêm màu trắng để làm sáng màu của hỗn hợp đến khi bạn hài lòng với màu xám đang có.
Màu đậm thường dễ pha vào màu nhạt hơn là ngược lại. Hãy thêm một ít hỗn hợp màu xám vào màu trắng và sau đó tăng dần nếu cần thiết.
Bước 4 - Dùng vòng tròn màu.
Với ba nhóm màu chính có sẵn, bạn sẽ tận dụng từng màu để tạo ra bất kỳ màu nào như mong muốn. Khi không chắc phải kết hợp màu như thế nào, bạn nên tham khảo vòng tròn màu. Hãy xem màu đó ở vị trí nào trên vòng tròn màu và kết hợp hai màu cơ bản tạo ra màu đó.
Dùng màu trắng (hoặc vàng) để làm sáng màu.
Dùng màu bổ sung của một màu nào đó để chuyển màu thành màu xám.
Để làm tối một màu, bạn cần dùng thêm một trong các màu cơ bản tạo ra màu đó, tùy thuộc vào việc bạn muốn màu đó ngả sang sắc độ nào.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/S%E1%BB%ADa-ch%E1%BB%AFa-b%E1%BB%8Dc-tr%E1%BA%A7n-%C3%B4-t%C3%B4 | Tự sửa bọc trần ô tô có khó không? Những câu hỏi thường gặp đã được giải đáp | Nếu bọc trần ô tô đang trong tình trạng sập xệ hay võng xuống, không có gì lạ đâu! Đừng lo lắng, bộ phận này không quá đắt và hơn hết là cũng không đòi hỏi nhiều chuyên môn về kỹ thuật hoặc cơ khí. Mặc dù tốt nhất vẫn nên trao đổi với thợ bọc trần ô tô chuyên nghiệp, nhưng bên cạnh đó cũng có những giải pháp mà bạn có thể tự tiến hành ngay. wikiHow hôm nay sẽ trả lời chi tiết một số câu hỏi thường gặp về khâu sửa chữa này.
Phương pháp 1 - Làm thế nào để sửa bọc trần ô tô mà không tháo ra?
Bước 1 - Dán lại các mép và cạnh bằng keo xịt.
Nếu bọc trần võng xuống dọc theo cạnh của trần xe, bạn có thể dán lại nhanh chóng bằng keo xịt. Hãy xịt một lớp keo vào mặt dưới của vật liệu bị bong tróc và cả trần ô tô. Chờ 5 phút cho keo ráo bớt rồi ấn vật liệu lại vào vị trí.
Một số người thích xịt 2 lớp để keo được chắc chắn hơn.
Bước 2 - Dán những cạnh bị lỏng bằng băng keo hai mặt.
Dán băng keo hai mặt dọc theo phía dưới phần bọc trần bị rơi ra. Sau đó, miết để dán phần bọc trần vào ô tô. Đây là cách dễ dàng để khắc phục những phần bọc trần bị bong keo dọc theo mép.
Bước 3 - Sử dụng đinh ghim để khắc phục nhanh.
Nếu tấm bọc trần ô tô bị võng xuống nhiều, bạn nên thay mới toàn bộ. Tuy nhiên, nếu như không có thời gian, bạn có thể xuyên một vài chiếc đinh ghim qua lớp vật liệu bị võng để cố định tạm.
Phương pháp 2 - Làm thế nào để tháo lớp vải bọc trần ô tô?
Bước 1 - Tháo toàn bộ phụ kiện khỏi lớp bọc trần ô tô trước.
Tấm che nắng, tay cầm, đèn nội thất và những phụ kiện khác thường được gắn trên trần và phía trước ô tô. Trước khi tháo lớp bọc trần và tấm lót, hãy mở ốc tất cả những bộ phận này và đặt sang một bên. Tùy vào dòng xe mà có thể bạn cần máy khoan điện, kìm, tuốc nơ vít và bộ đầu tuýp lục giác để tháo gỡ những phụ kiện này.
Bước 2 - Kéo ngưỡng cửa và thanh đỡ bằng nhựa xuống.
Tìm 4 trụ đỡ hoặc thanh nẹp bằng nhựa nằm đè lên lớp bọc trần, dọc theo phía trước và sau ô tô. Tháo ốc vít hoặc chốt giữ cố định các thanh. Sau đó, kéo các ngưỡng cửa hay dải bằng cao su nằm dọc theo các cạnh trên cửa xe.
Không nhất thiết phải tháo bỏ hoàn toàn các thanh đỡ. Những thanh đỡ chỉ đè lên khoảng 2,5 cm trên vật liệu bọc trần, vì thế bạn có thể xoay sở để kéo lớp bọc trần cũ ra mà không cần tháo rời hoàn toàn các bộ phận nhựa.
Bước 3 - Gỡ tấm lót cùng lớp bọc trần ra khỏi xe.
Cầm chặt tấm lót cùng lớp bọc bằng hai tay, sau đó tháo hoàn toàn khỏi trần xe. Mở tất cả cửa xe để có thể dễ dàng đưa tấm lót và bọc trần ra ngoài.
Phương pháp 3 - Làm thế nào để thay thế bọc trần ô tô?
Bước 1 - Lột bỏ lớp vải cũ.
Đừng cố tận dụng lại lớp vật liệu cũ; thay vào đó, bạn chỉ cần lột bỏ lớp bọc trần ra. Lớp xốp có thể sẽ dính lại trên tấm lót trần và điều này hoàn toàn bình thường.
Bước 2 - Loại bỏ lớp xốp khỏi tấm lót trần.
Tiến hành cọ tấm lót trần bằng bàn chải lông cứng để loại bỏ lớp xốp cũ. Sau khi xử lý sạch sẽ toàn bộ vật liệu xốp, hãy dùng máy chà nhám để làm mịn những phần nhô lên hay khuyết điểm trên bề mặt tấm lót.
Máy thổi khí hoặc ống dẫn khí có thể hỗ trợ bạn trong quá trình này.
Bước 3 - Dán lớp vải mới lên tấm lót.
Xịt keo lên toàn bộ tấm lót cũng như mặt dưới của vật liệu bọc trần. Chờ 5 phút cho keo ráo bớt và dính. Dùng tay để miết lớp bọc trần lên đường viền và những khu vực lồi lõm của tấm lót để vật liệu trông liền lạc và không bị nhăn. Sau đó, chờ keo khô và cứng lại hoàn toàn.
Xem trên bao bì sản phẩm để được hướng dẫn chi tiết về cách làm cho keo khô và cứng.
Phương pháp 4 - Làm thế nào để lắp đặt bọc trần mới cho ô tô?
Bước 1 - Cắt lỗ trên vải cho các phần phụ kiện trên xe.
Dùng lưỡi lam và cắt trên vật liệu bọc trần mới. Cẩn thận khi cắt không gian cho những phụ kiện trên xe như đèn nội thất, tay nắm và tấm che nắng. Các phần này sẽ hơi nhô ra từ bên dưới vật liệu bọc trần, bạn có thể dễ dàng để xác định vị trí và cắt bỏ.
Bước 2 - Cố định tấm lót cùng lớp bọc vào trần ô tô.
Sau đó, gắn lại và cố định ngưỡng cửa, trụ đỡ cũng như các phụ kiện trang trí bên hông xe hơi mà bạn đã tháo ra trước đó.
Bước 3 - Vệ sinh bọc trần mới.
Sử dụng chai xịt bọt đa năng vệ sinh nội thất ô tô và xịt lên tấm trần mới. Như vậy, vật liệu bọc trần sẽ giữ được độ mới và hạn chế lấm bẩn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ph%C3%A2n-bi%E1%BB%87t-r%E1%BA%AFn-vua-v%C3%A0-r%E1%BA%AFn-san-h%C3%B4 | Cách để Phân biệt rắn vua và rắn san hô | Bạn muốn biết cách phân biệt rắn san hô có độc với loài rắn vua không độc nhưng ngoại hình na ná? Cả hai loài này đều có khoang màu đen, đỏ và vàng nên cũng khó phân biệt được nếu lỡ gặp phải trong tự nhiên. Nếu bạn gặp được con rắn này ở Bắc Mỹ, bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt điểm khác nhau.
Phương pháp 1 - Nhìn vào màu sắc con rắn
Bước 1 - Xem xét màu sắc khoang con rắn.
Xác định xem sọc đỏ và vàng của con rắn có xếp liền nhau không, nếu có thì đó là rắn san hô độc. Đây là phương pháp dễ nhất để phân biệt rắn vua và rắn san hô.
Rắn san hô có 3 khoang màu đỏ, đen, vàng, rồi đỏ.
Còn rắn vua thứ tự khoang màu là đỏ, đen, vàng, đen, đỏ, có khi là xanh.
Bước 2 - Con rắn có đuôi màu đen hay vàng.
Rắn độc san hô trên đuôi có khoang đen và vàng, không có đỏ. Trong khi rắn vua không độc đuôi có đầy đủ màu, các khoang màu trải dài theo thứ tự cho tới hết chiều dài thân mình.
Bước 3 - Nhìn vào màu sắc và hình dáng đầu.
Xác định xem đầu con rắn có màu vàng đen hay đỏ đen. Đầu rắn san hô có màu đen và mõm ngắn. Rắn vua đầu gần như đỏ và mõm dài hơn.
Bước 4 - Học bài vè để ghi nhớ điểm khác biệt giữa hai loài.
Dân sống ở những khu vực có cả hai loài rắn này đã chế ra bài vè để dễ ghi nhớ đặc điểm của chúng:
Sọc đỏ sọc vàng, chết đấy nàng. Sọc đen sọc đỏ, người bạn nhỏ.
Sọc đỏ sọc vàng, chết đấy nàng. Sọc đen sọc đỏ, hiền như thỏ.
Đỏ đỏ vàng vàng, tạch cả làng. Đen đen đỏ đỏ, ôi chuyện nhỏ.
Vàng vàng đỏ đỏ, thôi chết bỏ. Đỏ đỏ đen đen, ngồi ăn kem.
Đen vàng là đời tàn. Đen đỏ người bạn nhỏ.
Bước 5 - Nhớ rằng những phương pháp này chỉ áp dụng cho rắn ở Mỹ.
Các cách phân biệt trong bài viết này chỉ áp dụng được với loài rắn bản địa Bắc Mỹ Micrurus fulvius (Rắn san hô thường hay rắn san hô phương đông), Micrurus tener (Rắn san hô Texas), và Micruroides euryxanthus (Rắn san hô Arizona), tìm thấy ở phía nam và tây nước Mỹ.
Không may là ở những nơi khác trên thế giới, các khoang màu của loài rắn này có hơi khác biệt và không thể đưa ra kết luận rằng con rắn đó có độc hay không nếu chưa kiểm chứng đích xác danh tính của nó.
Điều này có nghĩa là bài vè trên không áp dụng được với rắn san hô ở nơi khác, cũng như các loài na ná chúng.
Phương pháp 2 - Khác biệt trong hành vi
Bước 1 - Cảnh giác với các khúc cây và các đống lá.
Cả rắn san hô và rắn vua đỏ đều thích ẩn mình hàng giờ dưới những khúc gỗ hay mớ lá. Chúng cũng được tìm thấy trong cách hang động và khe đá. Hãy cẩn thận khi nhấc một tảng đá hay khúc cây, hay khi tiến vào khu vực dưới lòng đất.
Bước 2 - Tìm xem có con rắn vua nào trên cây.
Nếu bạn thấy một con rắn sặc sỡ với các khoang màu đang bò trên cây, khả năng đó là rắn vua không có độc. Rắn san hô hiếm khi nào leo cây. Bạn cũng nên nhìn kỹ để chắc chắn rằng đó không phải rắn san hô, tốt nhất là giữ khoảng cách an toàn.
Bước 3 - Kiểm tra hành vi tự vệ.
Khi rắn san hô cảm thấy bị đe dọa, chúng sẽ di chuyển đuôi và đầu tới lui để làm kẻ thù bối rối. Rắn vua không có hành vi này. Nếu bạn thấy một con rắn đang lắc đuôi đưa đầu một cách bất thường, khả năng cao đó là rắn san hô, hãy lùi lại ngay.
Rắn san hô sống ẩn mình và hiếm khi bắt gặp ngoài tự nhiên. Chúng chỉ tấn công khi thật sự cảm thấy bị đe dọa, nên khi có một con phô diễn hành vi này, bạn vẫn có thời gian để chạy thoát.
Rắn vua có cái tên này là vì chúng ăn cả những loài rắn khác, bao gồm cả rắn độc. Chúng không phô diễn hành vi tự vệ này, dù đôi khi có khè và lắc đuôi như rắn chuông.
Bước 4 - Quan sát lối cắn đặc trưng.
Để tiêm nọc độc, rắn san hô phải ngoặm và nhai con mồi. Vì chúng ta có thể hất con rắn ra trước khi nó kịp tiêm nọc, con người ít khi chết vì nọc rắn san hô. Tuy nhiên nếu không được chữa trị kịp thời, nọc rắn san hô có thể gây ngừng tim và tử vong.
Cú cắn của rắn san hô ban đầu không gây đau đớn gì mấy. Tuy nhiên khi đã ngấm độc, nạn nhân sẽ bị lắp bắp, quáng gà, tê liệt nên cho dù bạn không cảm thấy đau, cũng hãy mau gọi cấp cứu.
Khi bị rắn san hô cắn, hãy bình tĩnh, cởi bỏ trang phục bó sát và trang sức, gọi hỗ trợ y tế ngay lập tức.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%A3i-nhi%E1%BB%81u-%E1%BA%A3nh-tr%C3%AAn-trang-web-c%C3%B9ng-l%C3%BAc | Cách để Tải nhiều ảnh trên trang web cùng lúc | WikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng phần mở rộng của trình duyệt trên máy tính để tải hàng loạt hình ảnh trên một trang web. Bạn cần làm điều này trên máy tính vì không có cách nào cài đặt phần mở rộng hay tiện ích mở rộng trên trình duyệt di động. Không có phần bổ sung hỗ trợ tải hình ảnh dành cho trình duyệt Microsoft Edge, Internet Explorer và Safari.
Phương pháp 1 - Dùng Image Downloader trên Google Chrome
Bước 1 - Mở Google Chrome.
Ứng dụng có biểu tượng quả cầu màu đỏ, xanh lá, vàng và xanh dương.
Bước 2 - Truy cập trang của phần mở rộng Image Downloader.
Trang Image Downloader sẽ mở ra.
Bước 3 - Nhấp vào nút + ADD TO CHROME (+ THÊM VÀO CHROME) màu xanh, nằm phía trên bên phải trang.
Bước 4 - Nhấp vào Add extension (Thêm phần mở rộng) khi được hỏi.
Công cụ tải ảnh Image Downloader sẽ được cài đặt và mở ra trang thiết lập Settings của tiện ích.
Bước 5 - Nhấp vào nút SAVE (LƯU) màu xanh lá ở cuối trang.
Thao tác này nhằm đảm bảo Image Downloader không bỏ sót bất kỳ ảnh nào trên các trang được hỗ trợ.
Bước 6 - Truy cập trang với những hình ảnh mà bạn muốn tải.
Gõ địa chỉ website hay tìm kiếm từ khóa trong thanh URL đầu cửa sổ Chrome, sau đó nhấn ↵ Enter.
Bước 7 - Nhấp vào Image Downloader với biểu tượng mũi tên màu trắng trên nền xanh dương, nằm ở phía trên bên phải cửa sổ Chrome.
Bước 8 - Chờ cho hình ảnh trên trang tải xong.
Một khi trình đơn thả xuống Image Downloader mở ra, tiện ích sẽ bắt đầu tìm kiếm những hình ảnh trên trang. Quá trình này có thể mất 1 phút.
Bước 9 - Tích vào ô "Select all" (Chọn toàn bộ) nằm bên dưới thanh trượt "Width" (Chiều rộng) và "Height" (Chiều cao).
Bạn cũng có thể điều chỉnh thanh trượt trước khi tích vào "Select all" để lọc các hình ảnh mà bạn đang tải.
Bước 10 - Nhấp vào nút DOWNLOAD (TẢI) màu xanh dương nhạt, ở phía trên bên phải trình đơn thả xuống Image Downloader.
Bước 11 - Nhấp vào nút YES (CÓ) màu xanh lá, nằm cuối trình đơn thả xuống.
Sau đó, những hình ảnh được chọn sẽ bắt đầu được tải xuống.
Nếu tính năng "Ask where to save each file before downloading" (Hỏi nơi lưu tệp trước khi tải xuống) được bật, bạn hãy vô hiệu hóa nó trước khi tải tất cả hình ảnh về. Để tiến hành, bạn nhấp vào , nhấp tiếp vào , cuộn xuống và kích vào (Nâng cao), tiếp tục cuộn xuống đến phần "Downloads" (Tải xuống) và nhấp chuột vào công tắc "Ask where to save each file before downloading" màu xanh dương.
Phương pháp 2 - Dùng DownThemAll trên Firefox
Bước 1 - Mở Firefox.
Ứng dụng có biểu tượng quả cầu màu xanh dương với con cáo màu cam quấn quanh.
Bước 2 - Truy cập DownThemAll!
. Trang tiện ích DownThemAll! sẽ mở ra.
Bước 3 - Nhấp vào nút + Add to Firefox (+ Thêm vào Firefox) màu xanh lá cây, nằm giữa trang.
Bước 4 - Nhấp vào Add (Thêm) khi được hỏi.
Thông báo sẽ hiện ra phía trên bên trái trang.
Bước 5 - Nhấp OK khi được nhắc.
Thông báo nằm ở phía trên bên trái trang. Tiện ích đã được cài đặt thành công.
Bước 6 - Đi đến trang web có các hình ảnh bạn muốn tải.
Gõ địa chỉ website hoặc tìm kiếm với từ khóa trong thanh URL đầu cửa sổ Firefox, sau đó nhấn ↵ Enter.
Bước 7 - Nhấp vào thẻ Tools (Công cụ) nằm trong thanh tác vụ phía trên bên trái cửa sổ Firefox.
Nếu bạn đang dùng máy tính Windows và không nhìn thấy thẻ này, nhấn phím Alt để thanh tác vụ hiện ra.
Bước 8 - Chọn DownThemAll Tools (Công cụ DownThemAll).
Tùy chọn này nằm cuối trình đơn thả xuống . Một bảng chọn sẽ bật ra.
Bước 9 - Nhấp vào DownThemAll! ở đầu bảng chọn bật ra.
Một cửa sổ nữa sẽ xuất hiện.
Bước 10 - Nhấp vào thẻ Pictures and Media (Hình ảnh và Phương tiện truyền thông) nằm đầu cửa sổ.
Bước 11 - Chọn những hình ảnh muốn tải.
Nhấp vào vòng tròn nằm về phía bên trái mỗi liên kết của ảnh để chọn hình ảnh đó.
Điều hơi bất tiện là chúng ta phải chọn từng tấm, không có tính năng "Select All".
Bước 12 - Nhấp vào nút Start! (Bắt đầu!) nằm cuối cửa sổ.
Các ảnh được chọn sẽ bắt đầu tải về màn hình chính.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Th%C6%A1m-tho-su%E1%BB%91t-ng%C3%A0y-d%C3%A0i | Cách để Thơm tho suốt ngày dài | Một ngày mới bắt đầu, bạn thơm phức như một bông cúc và sẵn sàng cho những nhiệm vụ hàng ngày. Thế rồi đến giữa trưa, bạn cảm thấy dường như vẻ tươi tắn của mình đã bay đi đâu mất. Đừng lo, bạn chỉ cần thực hiện vài bước đơn giản để giữ cho mình thơm tho từ sáng đến tối! Hãy tắm rửa hàng ngày, nhớ ngày nào cũng mặc quần áo sạch và dùng sản phẩm khử mùi vào ban đêm thay vì buổi sáng để có hương thơm tươi mát suốt ngày dài.
Phương pháp 1 - Giữ vệ sinh cá nhân
Bước 1 - Tắm vòi sen hay tắm bồn hàng ngày hoặc cách ngày.
Để giữ cơ thể thơm tho, bạn nên tắm mỗi ngày hoặc hai ngày một lần. Như vậy bạn sẽ loại bỏ được mọi thứ mùi khó chịu trên da trong 24-48 giờ qua. Tắm nước ấm thay vì nước nóng và cố gắng đừng đứng dưới vòi sen quá 15 phút để tiết kiệm nước.
Bước 2 - Kỳ cọ toàn thân khi tắm.
Dùng khăn và xà phòng để kỳ cọ toàn thân. Đặc biệt chú ý đến những vùng da sau tai, gáy, bàn chân và những khu vực hay đổ mồ hôi như nách và giữa hai đùi. Đừng quên rửa sạch ngực, bộ phận sinh dục và cả mông nữa.
Nếu có làn da nhạy cảm, bạn nên tránh dùng xà phòng có hương thơm nồng hoặc chứa thành phần kháng khuẩn.
Đừng dùng xơ mướp – xơ mướp là nơi vi khuẩn sinh sôi! Bạn chỉ nên dùng khăn mặt hoặc dùng tay để kỳ cọ là đủ.
Bước 3 - Gội đầu thường xuyên.
Gội đầu thường xuyên cũng là bước quan trọng, vì mái tóc thường là nơi giữ lại các loại mùi của môi trường xung quanh. Bạn hãy xoa dầu gội vào da đầu để loại bỏ bụi đất và các mùi khó chịu, sau đó xả kỹ bằng nước sạch. Nếu thích, bạn có thể xoa dầu xả lên tóc, để nguyên vài phút trước khi xả sạch bằng nước mát.
Nếu tóc của bạn thuộc loại khô, bạn chỉ nên gội hai ngày một lần hoặc ít hơn.
Đừng gội đầu quá thường xuyên, nếu không, chất dầu trên tóc sẽ bị trôi mất. Một tuần bạn gội hai lần là đủ.
Bước 4 - Đánh răng
Để giữ hơi thở thơm mát, mỗi ngày bạn cần đánh răng vào buổi sáng và tối. Nặn một chút kem đánh răng lên bàn chải và đánh răng với động tác chải dọc và ngắn hoặc xoay tròn. Nhớ làm sạch tất cả các mặt răng, nướu và lưỡi. Thời gian đánh răng mỗi lần nên kéo dài khoảng 2 phút.
Thay bàn chải đánh răng sau mỗi 3 hoặc 4 tháng để ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ và gây tổn thương nướu do lông bàn chải bị mòn.
Bạn cũng đừng quên dùng chỉ nha khoa mỗi ngày!
Bước 5 - Dùng sản phẩm khử mùi và/hoặc ngăn tiết mồ hôi vào ban đêm.
Điều này nghe có vẻ lạ, nhưng thực ra bạn nên dùng sản phẩm khử mùi và ngăn tiết mồ hôi vào ban đêm thay vì buổi sáng. Như vậy, các thành phần trong sản phẩm có thời gian để thấm vào da và ngăn chặn các tuyến tiết mồ hôi và gây mùi khó chịu.
Thậm chí bạn có thể tắm vào buổi sáng mà không lo sản phẩm khử mùi mất tác dụng – nó đã ngấm vào da rồi!
Phương pháp 2 - Xử lý mùi
Bước 1 - Mặc quần áo sạch hàng ngày.
Bạn nên thay toàn bộ quần áo, bao gồm áo, quần short, quần dài, đồ lót (như quần lót, áo ngực và tất) cũng như bất cứ trang phục nào tiếp xúc với da (như áo không tay, áo hai dây hoặc váy lót). Quần áo sạch sẽ giúp bạn thơm tho suốt ngày dài.
Có thể bạn cần thay tất nhiều lần trong ngày nếu bàn chân của bạn thường bốc mùi hoặc đổ mồ hôi nhiều.
Bước 2 - Giặt quần áo sau mỗi lần mặc.
Giặt quần áo sau mỗi lần mặc để loại bỏ mùi hôi cũng là điều nên làm. Xà phòng bạn dùng không cần phải là loại đắt tiền và thơm nức, nhưng phải có hiệu quả khử các mùi khó chịu ngấm trong quần áo và để lại hương thơm mát trên vải.
Bạn có thể cho ½ cốc (120 ml) giấm trắng vào máy giặt trong chu trình xả để loại bỏ mùi và mồ hôi.
Bước 3 - Làm sạch giày thường xuyên.
Giày là loại trang phục dễ dàng bốc mùi do mồ hôi và vi khuẩn tích tụ nếu không được làm sạch thường xuyên. Khi thấy giày bẩn hoặc bốc mùi, bạn hãy bỏ vào máy giặt sạch và phơi khô dưới nắng. Trong khoảng giữa mỗi lần giặt, bạn hãy nhét giấy báo vào giày ban đêm để khử mùi. Bạn cũng có thể bỏ vào giày vài miếng giấy thơm sấy quần áo cho giày được thơm hơn.
Nếu là giày không giặt được, bạn có thể dùng bông gòn tẩm cồn lau bên trong giày để tiêu diệt vi khuẩn.
Luân phiên đi nhiều đôi giày khác nhau nếu có thể. Bạn hãy thử hôm nay đi đôi này, ngày mai đổi sang đôi khác để đôi giày kia có thời gian khô và hả hơi.
Bước 4 - Tránh ăn gia vị, hành và tỏi.
Những thức ăn này tuy tốt cho sức khỏe, nhưng mùi của chúng sẽ tiết ra từ các lỗ chân lông và khiến hơi thở của bạn có mùi hôi. Thức uống có cồn và thịt đỏ cũng làm thay đổi mùi của cơ thể, vì vậy bạn nên cố gắng bớt tiêu thụ những thực phẩm và thức uống này. Thay vào đó, bạn hãy chọn hoa quả và rau củ tươi.
Bước 5 - Cung cấp đủ nước cho cơ thể.
Làn da của bạn sẽ được giữ ẩm khi cơ thể được cung cấp đủ nước, và điều này sẽ giúp cho hương thơm của lotion hoặc nước hoa lưu lại trên da lâu hơn. Mỗi ngày nam giới nên uống 15,5 cốc (3,7 lít) nước, và nữ giới nên uống 11,5 cốc (2,7 lít).
Bước 6 - Dùng kem dưỡng ẩm có hương thơm dễ chịu.
Sau khi tắm, bạn có thể thoa lotion thơm lên da. Nếu định dùng nước hoa hoặc nước thơm, bạn nhớ chọn các mùi hương hòa hợp hoặc tương đồng để chúng khỏi xung khắc với nhau hoặc trở nên quá nồng. Thoa lại kem dưỡng ẩm khi cần, ví dụ như sau khi rửa tay.
Bước 7 - Dùng hương thơm mà bạn yêu thích.
Khi xức nước hoa hoặc nước thơm, bạn hãy nhắm vào các điểm mạch trên cơ thể như cổ tay, sau tai, gáy, khoeo chân và bên trong khuỷu tay. Như vậy, mùi thơm sẽ lưu lại lâu hơn vì được cơ thể làm ấm lên và tỏa hương suốt ngày.
Nếu thích hương thơm thoang thoảng hơn, bạn chỉ cần xịt nước hoa hoặc nước thơm vào không khí và bước vào đó.
Không chà xát nước hoa vào da, chẳng hạn như xoa hai cổ tay vào nhau; làm vậy thì bạn chỉ khiến nước hoa nhanh bay mùi.
Phương pháp 3 - Chỉnh trang lại trong ngày
Bước 1 - Chuẩn bị một bộ gồm các sản phẩm mà bạn có thể cần đến.
Kẹo cao su, bạc hà, nước súc miệng, khăn giấy ướt (để lau nách hoặc những vùng khác trên cơ thể), sản phẩm khử mùi, nước hoa hoặc nước thơm, nước khử mùi chân, lotion thơm, một chiếc áo và đôi tất dự phòng đều là những vật dụng mà bạn nên luôn đem theo người. Bạn chỉ cần bỏ tất cả vào trong chiếc túi nhỏ và cất trong ngăn kéo bàn làm việc, để trong ba lô hoặc cốp xe.
Khi có nhu cầu, bạn chỉ cần vớ lấy chiếc túi và vào phòng vệ sinh để chỉnh trang lại.
Bước 2 - Thay áo hoặc tất khi cần thiết.
Đây là một cách đơn giản và hiệu quả để cơ thể thơm tho suốt ngày dài! Nếu chiếc áo hoặc đôi tất trên người bạn đầy mồ hôi hoặc bốc mùi, bạn cần thay bằng đồ sạch. Bỏ đồ bẩn vào túi ni lông có khóa kéo để mùi hôi không bốc ra. Nhớ đem quần áo bẩn về nhà và giặt ngay.
Bước 3 - Làm thơm mát hơi thở bằng kẹo cao su, bạc hà hoặc nước súc miệng.
Nếu muốn dùng nước súc miệng, bạn hãy chọn loại không chứa cồn. Cồn làm khô miệng, và miệng khô thực sự là nguyên nhân khiến hơi thở hôi. Kẹo cao su hoặc kẹo bạc hà để nhai hoặc ngậm sẽ giúp tiết nước bọt, và loại kẹo có hương vị bạc hà còn đem lại hơi thở thơm mát.
Bước 4 - Thoa lại sản phẩm khử mùi khi cần thiết.
Khi tập thể dục, đổ mồ hôi nhiều hoặc khi cảm thấy cơ thể có mùi khó chịu, bạn có thể thoa lại sản phẩm khử mùi trong cả ngày. Dùng khăn giấy ướt hoặc khăn mặt ẩm để lau nách trước, thấm khô bằng khăn giấy mềm, sau đó thoa lại sản phẩm khử mùi.
Bước 5 - Xịt nước hoa hoặc nước thơm.
Nếu hương thơm trên người bạn thường mau phai, bạn hãy xịt lại lần nữa. Đừng xịt quá nhiều, bạn chỉ cần xịt lên mắt cá chân hoặc cổ tay và để cho sức nóng của cơ thể khuếch tán mùi hương.
Phương pháp 4 - Các bước
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Kh%E1%BB%9Fi-%C4%91%E1%BB%99ng-Windows-trong-Safe-Mode | Cách để Khởi động Windows trong Safe Mode | wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách khởi động máy tính Windows trong chế độ an toàn Safe Mode, đây là tùy chọn khởi động hệ thống chỉ tải các chương trình tối thiểu cần thiết cho việc vận hành và ngăn những chương trình khởi động. Safe Mode là cách an toàn để truy cập một máy tính đang trong tình trạng vận hành ì ạch.
Phương pháp 1 - Windows 8 và 10
Bước 1 - Khởi động máy tính.
Nhấn vào nút nguồn. Nếu máy tính đang vận hành nhưng có vấn đề, trước tiên, bạn cần nhấn giữ nút nguồn để tắt máy.
Nếu bạn đã đăng nhập và chỉ muốn khởi động lại trong Safe Mode, mở trình đơn Start bằng cách nhấn phím ⊞ Win hoặc nhấp vào biểu tượng Windows ở góc dưới, bên trái màn hình.
Bước 2 - Nhấp vào màn hình khởi động.
Sau khi máy tính khởi động (hay bật trở lại), bạn sẽ thấy một màn hình gồm có hình ảnh và thời gian nằm phía góc dưới, bên trái. Khi nhấp vào màn hình, bảng chọn của người dùng sẽ hiện ra.
Bước 3 - Nhấp vào biểu tượng nguồn với hình tròn có đoạn thẳng cắt dọc từ trên xuống nằm ở góc dưới, bên phải màn hình.
Một trình đơn sẽ bật ra.
Bước 4 - Nhấn giữ ⇧ Shift rồi nhấp vào Restart (Khởi động lại).
Tùy chọn ở gần đầu trình đơn bật ra, còn phím ⇧ Shift nằm bên trái bàn phím. Quá trình này sẽ khởi động lại máy tính và mở ra trang Advanced Options (Tùy chọn nâng cao).
Có thể bạn cần nhấp vào (Khởi động lại bằng mọi cách) sau khi nhấp vào . Nhấn giữ phím ⇧ Shift trong suốt quá trình.
Bước 5 - Nhấp vào tùy chọn Troubleshoot (Xử lý sự cố) ở giữa trang Advanced Options với giao diện nền xanh, chữ trắng.
Bước 6 - Nhấp vào tùy chọn Advanced options ở cuối trang.
Bước 7 - Nhấp vào Startup Settings (Thiết lập khởi động) ở bên phải trang, ngay bên dưới tùy chọn Command Prompt.
Bước 8 - Nhấp vào Restart ở góc dưới, bên phải màn hình.
Máy tính sẽ khởi động lại về trình đơn Startup Settings.
Bước 9 - Nhấn vào phím số 4.
Sau khi Windows khởi động lại về trang Startup Settings, hãy nhấn phím số 4 để chọn Safe Mode làm tùy chọn khởi động hiện hành.
Bước 10 - Chờ máy tính khởi động xong.
Máy tính sẽ ở trong chế độ an toàn sau khi khởi động lại.
Để thoát Safe Mode, bạn chỉ cần khởi động lại máy như bình thường.
Phương pháp 2 - Windows 7
Bước 1 - Tìm phím F8.
Phím này ở hàng đầu trên bàn phím. Để truy cập vào tùy chọn Safe Mode trên Windows 7, bạn cần nhấn F8 trong lúc máy tính khởi động lại.
Bước 2 - Khởi động máy tính.
Nhấn vào nút nguồn. Nếu máy tính đang vận hành nhưng có vấn đề, trước tiên, bạn cần nhấn giữ nút nguồn để tắt máy.
Bạn cũng có thể khởi động lại máy tính bằng cách nhấp vào biểu tượng Windows ở góc dưới, bên trái màn hình, nhấp tiếp vào biểu tượng nguồn rồi chọn .
Bước 3 - Nhấn F8 nhiều lần.
Tiến hành ngay sau khi máy tính bắt đầu bật. Thao tác này sẽ mở ra trình đơn khởi động với giao diện nền đen, chữ trắng.
Bạn phải nhấn F8 trước khi màn hình "Starting Windows" hiện ra.
Nếu không có gì xảy ra khi nhấn F8, có thể bạn cần nhấn giữ phím Fn cùng lúc với F8.
Bước 4 - Nhấn vào phím ↓ cho đến khi "Safe Mode" được chọn.
Phím này thường nằm bên phải trên bàn phím. Khi thanh màu trắng di chuyển đến mục "Safe Mode" nghĩa là bạn đã chọn đúng.
Bước 5 - Nhấn phím ↵ Enter.
Khi đó, Safe Mode sẽ được xác định làm tùy chọn khởi động lại và tiến trình tiếp tục diễn ra.
Bước 6 - Chờ máy tính khởi động xong.
Máy tính sẽ ở trong Safe Mode sau khi khởi động lại.
Để thoát Safe Mode, bạn chỉ cần khởi động lại máy như bình thường.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-%C4%91%E1%BA%A5t-s%C3%A9t-gi%E1%BA%A5y | Cách để Làm đất sét giấy | Đất sét giấy là vật liệu tạo hình rẻ và tiện lợi làm từ giấy vệ sinh, keo và một vài vật liệu khác. Đất sét giấy có thể được dùng thay cho các dải giấy bồi để có bề mặt hoàn thiện mịn hơn, tự nhiên hơn. Bạn chỉ mất có 5 phút để làm đất sét giấy, và nó sẽ khô đi tạo thành bề mặt nổi mà bạn có thể sơn màu lên.
Phương pháp 1 - Làm đất sét giấy
Bước 1 - Tập trung nguyên vật liệu.
Để làm đất sét giấy, bạn sẽ cần giấy vệ sinh và một số vật liệu có bán tại cửa hàng vật liệu. Công thức này sẽ tạo nên đất sét mịn, dẻo mà bạn có thể bồi lên bất cứ mô hình làm sẵn nào. Nó sẽ khô thành bề mặt cứng mà bạn có thể sơn màu hoặc dầu bóng lên. Bạn sẽ cần những vật liệu sau:
1 cuộn giấy vệ sinh một lớp (loại không có lotion, hương thơm hoặc phẩm màu)
1 cốc hỗn hợp trét khe nứt trộn sẵn (mua dạng "thông thường"; đừng mua dạng bột.
3/4 cốc keo PVA (keo sữa thủ công)
2 thìa canh dầu khoáng
1/2 cốc bột mì trắng
2 bát to
Máy trộn chạy điện
Cốc đong
Bước 2 - Tháo giấy vệ sinh ra khỏi lõi.
Bạn có thể đẩy cả cuộn giấy ra khỏi lõi các-tông cho khỏi bề bộn thay vì kéo giấy ra. Cho cuộn giấy vệ sinh vào một bát.
Bước 3 - Rót nước vào bát.
Rót nước lên cuộn giấy cho đến khi giấy đẫm nước. Dìm cuộn giấy xuống nước để đảm bảo toàn bộ giấy đều ướt.
Bước 4 - Ép giấy vệ sinh và cho bột giấy vào một bát riêng.
Xé nhỏ giấy thành các khối nhỏ hơn (2 cm hoặc nhỏ hơn) để có thể ép càng ráo nước càng tốt. Cho bã giấy vào một bát riêng để trộn với các nguyên liệu khác. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi bạn ép hết số giấy vệ sinh.
Bước 5 - Đong 1,5 cốc bã giấy vệ sinh.
Một cuộn giấy vệ sinh thường tương đương với 1,5 cốc bã giấy. Nếu hiệu giấy vệ sinh bạn dùng có các cuộn giấy quá nhỏ hoặc quá lớn thì bã giấy thu được có thể nhiều hoặc ít hơn. Bạn cần bổ sung thêm hoặc bỏ bớt đi cho đủ 1,5 cốc bã giấy trong bát.
Bước 6 - Thêm các nguyên liệu còn lại.
Cho vào bát bã giấy 1 cốc hỗn hợp trét khe nứt trộn sẵn, 3/4 cốc keo sữa thủ công, 2 thia canh (30 ml) dầu khoáng 1/2 cốc bột mì trắng.
Không thay thế các nguyên liệu này bằng các loại khác. Các loại keo, dầu, bột khác nhau có thể thay đổi kết cấu của đất sét giấy và có thể không đem lại kết quả như ý.
Bước 7 - Trộn cho đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn.
Dùng máy trộn để trộn đất sét ở tốc độ cao. Các sợi giấy sẽ tan ra và trộn với hỗn hợp trét khe nứt, keo, dầu và bột cho đến khi tạo thành hỗn hợp mịn như bột làm bánh.
Nếu muốn đất sét đặc hơn, bạn có thể trộn thêm 1/2 cốc bột nữa.
Nếu muốn đất sét có kết cấu lỏng hơn, bạn cho thêm 1/2 cốc keo nữa.
Phương pháp 2 - Sử dụng đất sét giấy
Bước 1 - Chuẩn bị mô hình.
Đất sét giấy được dùng thay thế cho các dải giấy bồi mà thường được nhúng vào nước và dán lên mô hình bằng dây thép hoặc băng dính giấy. Đất sét giấy được dùng theo cách tương tự nhưng sẽ tạo nên bề mặt sắc sảo và chuyên nghiệp hơn. Bạn hãy chuẩn bị mô hình để đắp đất sét giấy.
Bước 2 - Dùng ngón tay hoặc dao phết đất sét lên mô hình.
Đất sét giấy dễ phết mỏng như kem phủ bánh, và bạn có thể phết trực tiếp lên mô hình để tạo lớp hoàn thiện nhẵn mịn. Phủ kín mô hình như bạn vẫn thực hiện khi dùng giấy bồi.
Nếu muốn đất sét đặc hơn và tạo hình bằng tay, bạn hãy làm theo hướng dẫn trên – thêm bột vào hỗn hợp. Dùng ngón tay, thìa hoặc bất cứ dụng cụ nào để phủ đất sét giấy lên mô hình.
Chờ cho lớp đầu tiên khô. Lớp đất sét sẽ bắt đầu cứng lại thành lớp vỏ cứng bên ngoài mà bạn có thể đắp thêm các lớp khác.
Bước 3 - Đắp thêm các lớp đất sét nữa.
Đắp thêm đất sét vào những chỗ mà bạn muốn mô hình trông dày hơn. Tiếp tục đắp lớp đất sét, chờ cho khô và đắp thêm nếu cần thiết. Bạn có thể đắp nhiều lớp hoặc vài lớp vào mô hình theo ý muốn. Càng được đắp nhiều lớp thì mô hình càng nặng.
Bước 4 - Tạo chi tiết bằng ngón tay hoặc các dụng cụ khác.
Ví dụ, nếu tạo hình một khuôn mặt, chất liệu đất sét giấy sẽ giúp bạn thêm thắt các chi tiết nhỏ xung quanh mắt, mũi, miệng. Tiếp tục tạo hình bằng ngón tay hoặc các dụng cụ khác cho đến khi bạn hài lòng với kết quả.
Bước 5 - Chờ cho đất sét khô hẳn trước khi sơn màu.
Sau 1-2 ngày, đất sét sẽ khô và cứng như đá. Bạn đừng sơn màu hoặc sơn bóng nếu đất sét chưa khô hoàn toàn. Đất sét giấy phù hợp với bất cứ loại sơn và dầu bóng nào mà bạn muốn dùng.
Bước 6 - Bảo quản đất sét giấy trong hộp đựng kín để không bị khô.
Nếu được bảo quản trong hộp kín, đất sét giấy có thể dùng được trong nhiều tuần.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/C%E1%BA%AFt-t%E1%BB%89a-c%C3%A2y-phong-l%E1%BB%AF | Cách để Cắt tỉa cây phong lữ | Cây phong lữ sẽ mọc cao và gầy guộc nếu bạn không cắt tỉa thường xuyên. Việc tỉa bớt cây sẽ giúp cho cây đâm chồi và những bông hoa nở bền hơn, đem lại vẻ rực rỡ và tươi vui cho cả khu vườn. Những cành bị cắt đi cũng không bị bỏ phí – bạn có thể đem giâm cành để nhân giống thành những cây phong lữ mới. Hãy đọc bài viết dưới đây để biết cách chọn thời gian tỉa cây, cách tỉa cây và giâm cành phong lữ sao cho đúng.
Phương pháp 1 - Biết thời điểm tỉa cây
Bước 1 - Tỉa cây phong lữ ngay khi đem cây về nhà.
Khi mua một chậu hoặc một khay hoa phong lữ về, bạn nên tỉa cây ngay để kích thích cây mọc sum suê, tròn trịa và đầy đặn. Nhớ loại bỏ những bông hoa chết và tất cả những chiếc lá không khoẻ mạnh.
Cây phong lữ có hai loại: loại "lưu niên" và loại "thông thường". Phong lữ lưu niên là cây sống nhiều năm nêu rất xứng đáng để bạn bỏ công cắt tỉa. Phong lữ thông thường là cây một năm và cũng phát triển tốt khi được cắt tỉa, nhưng vì chúng không sống lâu hơn một mùa nên việc này cũng không cần thiết.
Bước 2 - Tỉa cây phong lữ để chuẩn bị cho mùa đông.
Sau khi mùa sinh trưởng kết thúc, bạn nên tỉa cây để giúp cây khoẻ mạnh và ngủ đông trong suốt những tháng lạnh. Hãy chờ cho đến khi hoa tàn và cây gầy đi một chút vào cuối mùa hè hoặc từ đầu đến giữa mùa thu. Như vậy, cây sẽ bảo tồn được năng lượng trong suốt mùa đông và hồi sinh vào mùa xuân khi thời tiết ấm lên.
Trong vùng khí hậu ôn hoà, nơi mùa đông không lạnh đến mức đất đóng băng, bạn có thể để cây phong lữ qua mùa đông ngoài trời.
Ở những vùng lạnh hơn, nơi mặt đất đông cứng vì băng giá, bạn nên đào cây lên trồng vào chậu rồi đem vào nhà trong mùa đông.
Bước 3 - Tỉa cây phong lữ đã trải qua mùa đông khi mùa xuân đến.
Cây phong lữ sẽ tiếp tục phát triển qua mùa đông, mọc ra những cành dài khô cứng mất thẩm mỹ. Đó là lý do vì sao bạn nên tỉa cây phong lữ ngay khi bắt đầu vào mùa sinh trưởng mới. Điều này sẽ kích thích cây mọc tròn đầy đẹp mắt hơn khi thời tiết ấm lên.
Nếu bạn để cây phong lữ qua mùa đông ngoài trời, hãy tỉa cây vào cuối tháng ba hoặc đầu tháng tư, khi thời tiết bắt đầu ấm lên.
Nếu định để cây phong lữ trong nhà qua mùa đông, bạn nên chờ cho đến khi mặt đất tan băng. Giúp cây thích nghi dần với thời tiết ngoài trời bằng cách đem cây ra ngoài trong những ngày nắng ấm và đem vào nhà khi đêm xuống. Khi đợt sương giá cuối cùng đã qua, bạn có thể trồng cây xuống đất hoặc để cây trong chậu đặt ngoài trời.
Phương pháp 2 - Cắt tỉa đúng kỹ thuật
Bước 1 - Quan sát cây.
Ngắm cây từ mọi góc độ để có thể xác định những chỗ có vấn đề. Tìm những khu vực không có nhiều lá, những tán lá tàn úa và những chỗ không cân đối. Xác định những chỗ cần tỉa để giúp cây mạnh khoẻ hơn và đẹp mắt hơn.
Việc cắt tỉa sẽ kích thích cây mọc chồi và đơm hoa, vì vậy bạn đừng sợ để lại những khoảng trống trên cây.
Nếu cây bị tàn một phần lớn, bạn sẽ cần phải tỉa mạnh tay. Cây sẽ sống sót miễn là thân cây ở giữa vẫn còn xanh, nhưng sẽ phải mất vài tuần thì những chiếc lá non và hoa mới xuất hiện.
Bước 2 - Ngắt bỏ các hoa đã héo.
Đây là bước quan trọng để giúp cây ra hoa mới. Ngắt các hoa đã tàn sẽ giúp cho cây dồn năng lượng để đơm hoa. Hơn nữa, việc này cũng giúp bạn dễ quan sát cây hơn và nhìn rõ hơn khi cắt tỉa cây. Bạn có thể ngắt bất cứ khi nào nhìn thấy hoa đã tàn; đây là một cách nhanh chóng để giúp cây sống khoẻ mạnh và không cần phải dùng dụng cụ nào.
Dùng ngón cái và ngón trỏ kẹp cuống hoa bên dưới bông hoa.
Dùng móng tay cái bấm cuống hoa và vứt bỏ bông hoa héo.
Bạn cũng có thể chờ cho cả cụm hoa tàn hết, sau đó cắt cả cụm ở ngay trên phần có lá cây.
Bước 3 - Loại bỏ các tán lá chết.
Bước tiếp theo là cắt tỉa những cành lá chết hoặc đang tàn để giúp cho cây không phải tốn năng lượng nuôi dưỡng. Dùng kéo tỉa cây cắt đi những tán lá héo sát đến gốc cây. Đây là bước quan trọng cần làm vào mùa xuân để kích thích cây đâm chồi mới cho mùa sau, nhưng bạn cũng có thể cắt tỉa các tán lá chết vào bất cứ thời điểm nào trong năm.
Đừng cố để lại những cành lá có vẻ như sắp héo, ngay cả khi trông chúng cũng không đến nỗi. Tốt hơn là cứ cắt bỏ và để cho cây mọc ra những cành mới khoẻ mạnh hơn.
Bước 4 - Tỉa các cành mang hoa khoẻ mạnh.
Vào mùa xuân, bạn hãy tỉa các cành mang hoa khoẻ mạnh để thúc cho cây ra nhiều hoa hơn. Lần theo cành hoa đến vị trí nối với cành chính, sau đó dùng kéo tỉa cây để cắt sát vào cành chính. Việc này sẽ kích hoạt các chồi đang ngủ đông, và bạn chẳng bao lâu bạn sẽ thấy các chồi mới xuất hiện.
Nếu không muốn cắt nhiều như vậy, bạn có thể cắt ở vị trí cách 0,5 cm bên trên mắt đầu tiên, tức là vòng tròn bao quanh cuống hoa. Chồi mới của cây sẽ mọc ra từ mắt này trên cành.
Bước 5 - Tỉa những cành khẳng khiu.
Cành cây "khẳng khiu" ở đây nói đến các cành mọc dài và cao mà không có chiếc lá nào hoặc chỉ có vài chiếc lá. Tỉa hết các cành này gần sát gốc để cây đâm chồi mới thấp hơn, trông đầy đặn và sum suê hơn. Dùng kéo tỉa cây để cắt các cành này gần sát gốc, bên trên mắt thấp nhất khoảng 0,5 cm. Giữ lại các cành này để nhân giống!
Vào cuối mùa sinh trưởng, bạn hãy cắt bớt tối thiểu 1/3 cây để chuẩn bị cho thời kỳ ngủ đông của cây.
Phương pháp 3 - Giâm cành cây
Bước 1 - Cắt đầu dưới của các cành đã cắt ra khỏi cây.
Cầm cành cây theo chiều thẳng đứng để tìm mắt thấp nhất trên cành và cắt bên dưới mắt khoảng 0,5 cm. Nhớ để ý xem đầu nào là ở trên, vì các cành sẽ không mọc lên được nếu bị cắm ngược.
Các cành dài có thể được cắt thành đôi ba đoạn. Nhớ là mỗi đoạn được cắt ở bên dưới mắt 0,5 cm.
Các đoạn cây cắt ra từ các cành mang hoa thường sẽ không đâm rễ vì chúng không chứa các hoóc môn giúp ra rễ. Bạn phải chọn các cành tăng trưởng thay vì các cành mang hoa.
Bước 2 - Ngắt hết lá, chỉ chừa một lá trên cùng.
Các cành cây sẽ không nuôi được toàn bộ lá trên cành lúc ban đầu, nhưng việc giữ lại một chiếc lá sẽ giúp ích cho quá trình mọc chồi. Bạn hãy cắt hết các lá chết hoặc đang tàn, chỉ để lại một chiếc lá trên cùng.
Những cành cây không có chiếc lá nào vẫn có thể đem trồng được.
Nếu cành cây có một chiếc lá to và tươi tốt, bạn hãy dùng kéo xẻ đôi chiếc lá nhưng vẫn để hai nửa dính liền. Cành cây không thể đỡ được diện tích bề mặt của chiếc lá rộng.
Bước 3 - Đổ giá thể trồng cây không chứa đất vào chậu trồng cây nhỏ.
Bạn không nên giâm cành vào đất trồng cây thông thường vì nó quá ướt và sẽ làm thối rễ. Chọn hỗn hợp gồm 1 phần xơ dừa, rêu than bùn hoặc đá vermiculite trộn với 1 phần đá trân châu hoặc cát xây dựng đã khử trùng. Giâm mỗi cành vào một chậu nhựa hay chậu đất sét riêng.
Bước 4 - Nhúng các cành vào bột hoóc môn kích thích ra rễ.
Hoóc môn kích thích ra rễ sẽ giúp cho các cành phong lữ phát triển mạnh. Nhúng 0,5 cm đầu dưới của cành vào bột ra rễ và giũ bớt bột thừa. Bạn có thể tìm mua bột ra rễ tại các tiệm cây cảnh hoặc mua trên mạng.
Bước 5 - Giâm cành.
Dùng đũa hoặc cây bút để chọc một lỗ trong đất trồng cây, sau đó cắm đầu dưới của cành vào đất. Phần đầu cành có chiếc lá phải ở trên mặt đất. Nén nhẹ đất xung quanh cành cây.
Bước 6 - Tưới nước cho cành giâm và chờ cành đâm rễ.
Các chồi non bắt đầu xuất hiện sau khoảng 1-2 tuần. Vào lúc này, bạn có thể trồng các cành đã đâm chồi vào đất vườn, đất trồng cây trong chậu, hoặc trồng thẳng xuống đất.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%C3%ADnh-t%E1%BB%B7-l%E1%BB%87-ph%E1%BA%A7n-tr%C4%83m-t%C4%83ng | Cách để Tính tỷ lệ phần trăm tăng | Biết cách để tính tỷ lệ phần trăm tăng sẽ khá hữu ích trong nhiều tình huống khác nhau. Ngay cả mỗi khi xem tin tức, bạn thường sẽ nghe về sự thay đổi lớn trong các con số mà không hề biết về tỷ lệ phần trăm để hiểu rõ hơn về chúng. Nếu bạn tính tỷ lệ phần trăm tăng và khám phá ra rằng nó chỉ nằm ở mức 2%, bạn sẽ biết rằng bạn không nên tin vào những câu chuyện chỉ mang tính chất hù dọa.
Phương pháp 1 - Tính tỷ lệ phần trăm tăng
Bước 1 - Viết ra giá trị đầu và giá trị cuối.
Ví dụ, giả sử chi phí bảo hiểm xe của bạn tăng giá. Bạn nên viết ra những giá trị sau:
Phí bảo hiểm xe của bạn là trước khi tăng giá. Đây là giá trị đầu.
Sau khi tăng giá, nó có giá là . Đây là giá trị cuối.
Bước 2 - Xác định mức độ tăng.
Lấy giá trị sau trừ đi giá trị đầu để xác định mức độ tăng. Tại thời điểm này, chúng ta vẫn đang làm việc với con số thông thường, chứ không phải là tỷ lệ phần trăm.
Trong ví dụ trên, 450,000 đồng – 400,000 đồng = .
Bước 3 - Lấy đáp án chia cho giá trị đầu.
Tỷ lệ phần trăm chỉ là một dạng đặc biệt của phân số. Ví dụ, "5% số bác sĩ" là cách viết nhanh của "5 trong số 100 bác sĩ". Bằng cách lấy đáp án chia cho giá trị đầu, chúng ta đã biến nó thành phân số thể hiện sự so sánh giữa hai giá trị.
Trong ví dụ trên, / 400,000 đồng = .
Bước 4 - Nhân kết quả với 100.
Phương pháp này sẽ giúp chuyển đổi đáp án cuối cùng của bạn thành tỷ lệ phần trăm.
Kết quả cuối cùng cho ví dụ của chúng ta là 0,125 x 100 = .
Phương pháp 2 - Phương pháp thay thế
Bước 1 - Viết ra giá trị đầu và giá trị cuối.
Bắt đầu bằng ví dụ mới. Dân số thế giới tăng từ 5,300,000,00 người vào năm 1990 lên 7,400,000,000 vào năm 2015.
Để giải quyết bài toán có nhiều số 0, bạn có thể thực hiện theo như thủ thuật nhỏ sau. Thay vì đếm mọi số 0 trong từng bước, chúng ta có thể viết lại chúng dưới dạng và .
Bước 2 - Lấy giá trị cuối chia cho giá trị đầu.
Biện pháp này sẽ cho chúng ta biết mức độ chênh lệch giữa kết quả cuối cùng với con số ban đầu.
7,4 tỷ ÷ 5,3 tỷ = khoảng .
Chúng ta sẽ làm tròn kết quả sao cho còn lại hai chữ số có nghĩa vì đây là số liệu mà bài toán ban đầu đề ra.
Bước 3 - Nhân cho 100.
Bằng cách này, bạn sẽ biết được tỷ lệ phần trăm giữa hai giá trị. Nếu giá trị tăng (thay vì giảm), kết quả của bạn sẽ luôn lớn hơn 100.
1,4 x 100 = . Điều này có nghĩa là dân số thế giới trong năm 2015 tăng thêm 140% so với số dân trong năm 1990.
Bước 4 - Trừ cho 100.
Trong bài toán này, "100%" là kích thước của giá trị ban đầu. Bằng cách loại trừ nó khỏi đáp án của chúng ta, chúng ta sẽ còn lại tỷ lệ phần trăm gia tăng giá trị.
140% - 100% = .
Nguyên nhân là vì giá trị đầu + giá trị tăng = giá trị cuối. Sắp xếp lại phương trình và chúng ta sẽ có giá trị tăng = giá trị cuối – giá trị đầu.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%90%E1%BA%A9y-l%C3%B9i-b%E1%BB%87nh-C%E1%BA%A3m-trong-v%C3%B2ng-2-ng%C3%A0y | Cách để Đẩy lùi bệnh Cảm trong vòng 2 ngày | Có thể bạn cần tham dự một sự kiện xã hội lớn vào cuối tuần hay một buổi họp quan trọng trong vài ngày tới. Hoặc cũng có thể bạn chỉ đơn giản cảm thấy vật vã và đã sẵn sàng với việc đá bay bệnh cảm. Cảm khiến bạn mệt mỏi, đuối sức và khó chịu. Đó là bệnh rất phổ biến và tất cả chúng ta đều có thể mắc phải, đặc biệt là vào đông. Thật không may, cảm thường cần trải qua mọi giai đoạn và phải mất từ 7 đến 10 ngày để khỏi. Tuy nhiên, có nhiều bước giúp bạn giảm triệu chứng cảm và cảm thấy khá hơn chỉ trong hai ngày. Bạn cũng có thể dùng chúng để đề phòng bệnh cảm.
Phương pháp 1 - Thử dùng Biện pháp điều trị tại nhà Hiệu quả
Bước 1 - Đảm bảo đủ nước.
Theo khuyến nghị của bác sĩ, uống nhiều nước có thể làm giảm các triệu chứng của cảm. Ngay khi có dấu hiệu nghẹt mũi, hãy bắt đầu uống nhiều nước. Tăng lượng nước uống vào giúp tránh bị đau họng.
Đặc biệt, trà xanh rất hữu ích khi bị cảm. Nó có hàm lượng cao chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm vi-rút.
Càng nhiều nước càng tốt. Thiếu nước chỉ khiến bệnh tình trở nên tệ hơn.
Bước 2 - Nghỉ ngơi.
Phần tồi tệ của bị cảm chính là bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi rã rời. Đừng ép bản thân quá mức. Một trong những cách tốt nhất để đánh bại cảm là nghỉ ngơi nhiều để cơ thể có thể tập trung năng lượng vào việc đẩy lùi bệnh. Hãy cố đi ngủ sớm hơn thường lệ.
Thông thường, bạn nên ngủ bảy đến tám giờ mỗi đêm. Khi không khỏe, hãy đặt mục tiêu ngủ thêm một hay hai giờ nữa. Nghỉ ngơi cho phép cơ thể tự chữa trị và lành bệnh.
Bước 3 - Ăn đúng thực phẩm.
Mẹ quả thật đã cho bạn lời khuyên tốt: súp gà thực sự có thể giảm bớt triệu chứng cảm và giúp bạn nhanh chóng cảm thấy khá hơn. Mặc dù vẫn còn trong giai đoạn nghiên cứu nhưng một vài kết quả đã cho thấy súp gà giảm sự lây lan của dịch nhầy, và nhờ đó, giảm triệu chứng cảm đường hô hấp trên. Báo cáo chỉ ra rằng súp tự nấu và súp mua tại cửa hàng đều cho hiệu quả như nhau.
Nhiều thực phẩm khác cũng chứng minh khả năng giảm nhẹ triệu chứng cảm. Chẳng hạn như, sữa chua chứa vi khuẩn "tốt" giúp cơ thể đẩy lùi sự lây nhiễm .
Tỏi có nhiều đặc tính giúp tăng cường hệ miễn dịch. Hãy thêm tỏi vào súp gà để có thêm tác dụng.
Ăn gừng. Gừng làm dịu dạ dày và là một nguyên liệu tuyệt vời khác cho món súp gà.
Bước 4 - Sử dụng thảo dược.
Cúc dại từ lâu đã được dùng để tăng cường hệ miễn dịch và điều trị nhiều loại bệnh. Nghiên cứu gần đây cho thấy cúc dại thật sự có thể giúp bạn phục hồi nhanh hơn khi bị cảm. Tuy nhiên, cũng như mọi thảo dược khác, cúc dại có thể có tác dụng phụ. Hãy trao đổi với bác sĩ trước khi dùng, bởi nó có thể phản ứng tiêu cực với các loại thuốc hay thực phẩm bổ sung đang dùng khác.
Cây cơm cháy giúp điều trị những triệu chứng cảm. Bạn có thể dùng chiết xuất từ cây cơm cháy ở dạng nước hoặc viên nén. Nó có thể đóng vai trò như thuốc thông mũi.
Cây đu có thể làm giảm sự khó chịu của đau họng. Nhiều nhà thảo dược học và bác sĩ thận trọng với việc sử dụng loại thảo dược này ở phụ nữ có thai.
Bước 5 - Hoạt động.
Nếu đủ sức, bạn nên thử một vài bài tập trung bình. Một cuốc dạo bộ ngắn ngoài trời trước giờ trưa có thể sẽ hữu ích. Những bài tập nhẹ giúp mũi họng thông suốt và giải nhiệt cơ thể.
Đừng cố thực hiện những bài tập tim mạch cường độ cao khi bị khó thở do nghẹt mũi. Hãy bao dung với chính mình và thực hiện những bài tập từ mức nhẹ đến trung bình.
Tập luyện có khả năng cải thiện tâm trạng một cách tự nhiên. Do đó, bạn sẽ cảm thấy đỡ bi quan hơn khi hoạt động đôi chút.
Đừng tập nếu bị sốt, ho, đau dạ dày hay mệt mỏi hoặc đau nhức.
Bước 6 - Dùng hơi nước.
Thử tắm nước nóng với vòi sen. Nó không chỉ giúp giãn cơ mà còn giảm nghẹt mũi. Khi đang ở dưới vòi sen, hãy nhẹ nhàng hỉ mũi từng bên một. Bạn sẽ nhận thấy nhờ hơi nước, việc thở trở nên dễ dàng hơn.
Nếu không có thời gian tắm vòi sen, bạn vẫn có thể tận dụng lợi ích của hơi nước. Cho nước nóng chảy vào bồn và cúi người xuống, trùm khăn qua đầu. Thở sâu để hơi nước phát huy tác dụng tốt nhất.
Thử thêm thảo mộc vào điều trị hơi nước của bạn. Thêm vài giọt dầu khuynh diệp khi tắm. Một số nghiên cứu cho thấy khuynh diệp có thể giảm ho.
Bạc hà cũng hữu dụng. Tinh dầu bạc hà giúp giảm nghẹt mũi và là hoạt chất chính. Bạn có thể thêm dầu bạc hà khi tắm để có hiệu quả tốt nhất.
Phương pháp 2 - Tối ưu hóa Thuốc
Bước 1 - Trao đổi với dược sĩ.
Tìm thuốc cảm không kê đơn có thể khá mệt mỏi. Có quá nhiều loại để xác định thuốc nào là tốt nhất cho bạn, đặc biệt là khi đầu óc chẳng còn tỉnh táo. Hãy nhờ dược sĩ gợi ý thuốc an toàn và hiệu quả.
Thật rõ ràng khi diễn tả triệu chứng với dược sĩ. Báo dược sĩ nếu bạn cảm thấy vô cùng buồn ngủ hoặc bị khó ngủ. Bạn cũng cần thông báo nếu bị dị ứng hay nhạy cảm với bất kỳ thứ gì.
Bước 2 - Điều trị đúng triệu chứng.
Bạn không nên uống quá nhiều thuốc không kê đơn. Nó gây buồn ngủ và có khả năng dẫn đến những vấn đề sức khỏe khác. Tuy nhiên, bạn có thể an toàn dùng một loại thuốc để đẩy lùi bệnh cảm. Chọn loại tập trung vào những triệu chứng nặng nhất của bạn. ingredients. This substance in one of the most effective in reducing nasal congestion.
Nếu bị cảm khiến bạn ho suốt đêm, hãy dùng thuốc không kê đơn có chứa dextromethorphan.
Bước 3 - Dùng thuốc giảm đau.
Cảm đi kèm đau nhức và đôi khi kèm theo sốt. Cơ và khớp có thể bị đau, khiến tình hình càng thêm tồi tệ. Hãy thử dùng một loại thuốc giảm đau không kê đơn để giảm bớt những triệu chứng này.
Aspirin và ibuprofen hiệu quả trong việc giúp bạn vượt qua bệnh cảm. Chỉ cần nhớ cẩn thẩn tuân theo liều lượng chỉ định ở thân chai.
Thận trọng khi cho trẻ dùng aspirin bởi nó có thể dẫn đến hội chứng Reye. Không dùng aspirin cho trẻ dưới hai tuổi. Không dùng aspirin cho trẻ mới bị thủy đậu hoặc bị cúm.
Bước 4 - Nhận biết thời điểm cần gọi bác sĩ.
Nếu bị cảm thông thường, bác sĩ không thể giúp gì nhiều cho bạn. Kháng sinh đã được chứng minh không có tác dụng với cảm thông thường. Đừng tốn công sức và hẹn gặp bác sĩ nếu biết rằng mình đang bị cảm.
Nếu triệu chứng không thuyên giảm hoặc đặc biệt nghiêm trọng, bạn nên gọi bác sĩ. Bạn sẽ cần đến hướng dẫn y tế, đặc biệt khi khó thở nghiêm trọng.
Phương pháp 3 - Đề phòng bị Cảm
Bước 1 - Xây dựng thói quen lành mạnh.
Có một vài bước dành cho bạn để tránh thường xuyên bị cảm trong tương lai. Hãy chắc rằng bạn tuân theo một số chỉ dẫn cơ bản để có một cuộc sống khỏe mạnh hơn. Chẳng hạn như, đảm bảo thường xuyên ngủ đủ giấc.
Có chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau và trái cây nhằm tăng cường hệ miễn dịch. Nhờ đó, giúp cơ thể có khả năng tiêu diệt mầm bệnh.
Thử thiền. Nghiên cứu cho thấy người thiền hàng ngày ít bệnh hơn mỗi năm. Căng thẳng đem lại áp lực không đáng có lên hệ miễn dịch của bạn và thiền có thể làm giảm căng thẳng.
Thường xuyên luyện tập. Những người tập luyện năm ngày một tuần ít mắc bệnh đường hô hấp hơn, chẳng hạn như bệnh cảm.
Bước 2 - Rửa tay.
Cảm và mầm cúm có thể lây lan dễ dàng và bám vào mọi bề mặt. Bạn dính mầm bệnh khi chạm vào những vật dụng hàng ngày như ổ cửa hay điện thoại. Hãy rửa tay vài lần mỗi ngày, đặc biệt vào mùa cảm cúm.
Dùng xà phòng và nước ấm, chà tay ít nhất 20 giây. Đừng quên dùng khăn sạch để lau khô.
Bước 3 - Vệ sinh môi trường xung quanh.
Bạn có thể giảm tiếp xúc với mầm bệnh bằng cách làm sạch những bề mặt tiếp xúc trong ngày, đặc biệt là nơi làm việc. Đồng nghiệp là một trong những nguồn bệnh phổ biến nhất. Hãy ngăn ngừa bằng cách dùng khăn sạch lau máy tính, điện thoại và bút vào đầu và cuối ngày làm việc.
Bạn có thể làm tương tự ở nhà. Lau sạch bề mặt thường chạm vào như vòi nước trong bệ rửa ở phòng tắm.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/U%E1%BB%91ng-Eno-(thu%E1%BB%91c-kh%C3%A1ng-axit-d%E1%BA%A1-d%C3%A0y) | Cách để Uống Eno (thuốc kháng axit dạ dày) | Eno là một loại thuốc kháng axit không kê toa được bào chế từ natri bicacbonat và axit citric, có tác dụng chống ợ nóng và trào ngược axit. Thuốc cũng có dạng viên nén, nhưng phổ biến nhất là dạng bột, thường được pha với nước và uống trước hoặc sau bữa ăn. Nếu đang cân nhắc uống Eno, bạn nên lưu ý một vài điều và những biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa tăng axit và tận dụng tối đa hiệu quả của thuốc.
Phương pháp 1 - Uống thuốc Eno dạng bột
Bước 1 - Hoà tan 1 gói hoặc 1 thìa cà phê (4 g) bột Eno với 1 cốc (240 ml) nước.
Một số sản phẩm Eno – thường là sản phẩm thương mại có hương vị - được đóng gói sẵn thành từng gói nhỏ. Eno cũng được đựng trong các hộp lớn. Dù sử dụng sản phẩm nào, đầu tiên bạn cũng cần rót một cốc nước, sau đó cho 1 gói hoặc 1 thìa cà phê (4 g) bột Eno vào nước khuấy tan.
Dùng nước nguội để có kết quả tốt nhất.
Đừng hoà tan Eno với các chất lỏng khác, vì nó có thể kém hiệu quả hơn trong việc chống axit dạ dày.
Bước 2 - Uống Eno sau bữa ăn.
Khi bạn bị ợ nóng hoặc trào ngược axit, hãy uống bột Eno ngay. Tuy nhiên, bạn nên tránh uống Eno trước bữa ăn như một biện pháp phòng ngừa – uống thuốc khi đang có triệu chứng sẽ có hiệu quả hơn nhiều.
Bước 3 - Chờ 2-3 tiếng trước khi uống một liều bột Eno nữa.
Cố gắng uống bột Eno khi đã hoà tan hoàn toàn. Ghi lại tình trạng ợ nóng và độ axit sau khi uống Eno. Sau 2-3 tiếng, bạn có thể uống một liều nữa nếu chưa thấy đỡ. Nếu triệu chứng đã thuyên giảm, bạn hãy khoan uống cho đến khi các triệu chứng xuất hiện trở lại.
Mặc dù bạn có thể chờ đến khi bọt lắng xuống trước khi uống Eno, nhưng như vậy thì bạn sẽ không tận dụng được hiệu quả giảm đầy hơi và ợ nóng của thuốc.
Bước 4 - Chỉ uống Eno mỗi ngày 2 lần trong tối đa 14 ngày.
Nếu tình trạng ợ nóng, dạ dày chua, khó chịu trong dạ dày và tăng axit dạ dày kéo dài, bạn có thể uống Eno mỗi ngày 1-2 lần để giảm các triệu chứng. Nếu các triệu chứng kéo dài quá 14 ngày, hãy ngừng uống Eno ngay và hỏi ý kiến bác sĩ.
Nhớ rằng Eno không ngăn ngừa được axit, nó chỉ giúp giảm nhẹ triệu chứng. Nếu các triệu chứng kéo dài, bạn cần hỏi bác sĩ cách ngăn ngừa axit dạ dày để có kết quả tốt nhất.
Nếu uống Eno hơn 2 lần mỗi ngày, bạn có nguy cơ thay đổi độ pH trong máu. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nhiễm kiềm do thuốc có tính kiềm.
Phương pháp 2 - Sử dụng thuốc Eno an toàn
Bước 1 - Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống Eno nếu bạn có các vấn đề sức khoẻ.
Nếu bạn đang có bệnh, đang uống một loại thuốc nào đó, đang mang thai hoặc cho con bú, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống Eno. Đem gói Eno theo để cho bác sĩ xem nếu cần.
Nếu chưa mua Eno, bạn có thể ghi lại thành phần của nó – natri bicacbonat và axit nitric, còn được biết đến với các tên tương ứng là Svarjiksara hoặc Nimbukamlam—để cho bác sĩ xem.
Bước 2 - Đừng uống bột Eno nếu bạn có các bệnh được liệt kê dưới đây.
Mỗi lọ bột Eno đều có ghi cụ thể các tình trạng y tế chống chỉ định sử dụng thuốc Eno. Tuyệt đối không uống bột Eno nếu bạn có:
Các vấn đề về tim, gan, thận
Huyết áp cao
Áp dụng chế độ ăn kiêng ít natri
Dị ứng với Svarjiksara hoặc Nimbukamlam
Bước 3 - Không uống Eno nếu bạn chưa đến 12 tuổi.
Eno không chỉ định cho trẻ em dưới 12 tuổi. Nếu bạn có con nhỏ dưới 12 tuổi bị ợ nóng và khó tiêu, hãy đưa trẻ đến bác sĩ gia đình và hỏi về thuốc thay thế.
Thử chữa ợ nóng theo cách tự nhiên nếu bạn chưa đủ tuối để uống Eno.
Bước 4 - Bảo quản Eno ở nơi có nhiệt độ dưới 30 độ C.
Tìm một khu vực trong phòng có nhiệt độ mát và ít dao động. Luôn luôn để nguyên bột Eno trong gói hoặc trong lọ đậy kín. Nếu không chắc nhiệt độ bảo quản trong phòng là bao nhiêu, bạn có thể dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ phòng.
Cất trữ bột Eno ở ngoài tầm với của trẻ em và vật nuôi.
Phương pháp 3 - Ngăn ngừa axit
Bước 1 - Ăn chậm và ngừng ăn khi đã no.
Nếu bạn có thói quen ăn nhanh, hãy cố gắng ăn chậm lại. Đừng quên rằng phải sau 20 phút thì bộ não mới nhận được tín hiệu là cơ thể đã no! Ăn chậm rãi và chú ý cảm giác của bạn sau 20 phút để theo dõi và xử trí ợ nóng dễ hơn.
Luôn nghỉ 5 phút trước khi lấy thêm thức ăn và chú ý đến tình trạng tăng axit. Ngừng ăn nếu các triệu chứng bắt đầu xuất hiện.
Bước 2 - Ngừng ăn các thức ăn làm tăng axit dạ dày.
Cà chua, sốt marinara, tỏi, hành, sô cô la, hoa quả họ cam quýt, bạc hà cay, soda, nước ngọt có gas, thức uống có cồn, gluten, thức ăn chiên rán và thực phẩm nhiều chất béo đều là thủ phạm. Hãy cắt giảm các thức ăn này trong chế độ ăn, và bạn sẽ tận dụng tốt hơn hiệu quả của Eno.
Thử ghi lại biểu đồ của từng bữa ăn và độ axit mà bạn cảm thấy trong ngày. Sử dụng biểu đồ này để tìm ra loại thức ăn nào thường gây ra vấn đề nhất.
Bước 3 - Tránh uống cà phê và trà.
Một tách cà phê hoặc trà có thể giúp khởi động ngày mới đầy năng lượng, nhưng cả hai thứ này đều làm tăng axit dạ dày – đặc biệt là khi dạ dày rỗng – từ đó dẫn đến tình trạng khó tiêu và ợ nóng. Bạn nên cố gắng loại cà phê và trà khói chế độ ăn để tận dụng lợi ích của Eno.
Thử uống trà hoặc cà phê tách caffeine nếu bạn thực sự phải uống một cốc.
Mua loại cà phê có độ axit thấp để hạn chế axit tích tụ.
Bước 4 - Uống đủ nước mỗi ngày ngoài các bữa ăn.
Một số chuyên gia tin rằng ợ nóng xuất phát từ tình trạng thiếu nước, đặc biệt là ở phần trên của đường tiêu hoá. Nói chung, lời khuyên dành cho mọi người là mỗi ngày uống ít nhất 8 cốc nước (mỗi cốc 240 ml), tức là khoảng 2 lít.
Giảm lượng nước uống trong bữa ăn, vì lượng nước nhiều có thể làm loãng axit dạ dày trong khi ăn.
Nếu bạn không nhớ là cần phải uống bao nhiêu nước mỗi ngày, hãy nhớ nguyên tắc "8x8", tức là 8 cốc, mỗi cốc 8 ounce (240 ml).
Bước 5 - Uống giấm táo và nước cốt chanh trước hoặc sau bữa ăn.
Mặc dù giấm táo có chứa axit acetic, nhưng nó là loại giấm duy nhất giúp tăng độ kiềm, đồng nghĩa là giảm độ axit. Pha 1 thìa cà phê (5 ml) giấm táo với 2-3 giọt chanh và uống hỗn hợp trước hoặc sau các bữa ăn.
Không dùng giấm táo để bù lại cho các bữa ăn nhiều dầu mỡ và nhiều axiit.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Xem-video-gi%E1%BB%9Bi-h%E1%BA%A1n-%C4%91%E1%BB%99-tu%E1%BB%95i-tr%C3%AAn-YouTube | Cách để Xem video giới hạn độ tuổi trên YouTube |
Phương pháp 1 - Dùng mẹo NSFW
Bước 1 - Gõ tên video vào thanh tìm kiếm ở đầu trang YouTube.
Bước 2 - Nhấn ↵ Enter.
Bước 3 - Nhấp chuột vào đường dẫn của video.
Video sẽ hiện ra cùng với màn hình "Content Warning" đòi hỏi bạn phải đăng nhập.
Bước 4 - Nhấp vào URL của video.
Sau khi bạn nhấp chuột vào URL trên thanh địa chỉ, đường dẫn sẽ được tô đậm.
Bước 5 - Tiếp tục, nhấp chuột ngay sau phần .
www. để đặt con trỏ chuột ở phần đầu ULR.
Bước 6 - Sau đó, gõ thêm bốn ký tự nsfw vào.
Chẳng hạn, đường dẫn https://www.youtube.com/watch?v=MLUvOtqTmYM sẽ trở thành http://www.youtube.com/watch?v=MLUvOtqTmYM
Bước 7 - Nhấn ↵ Enter.
Video của bạn sẽ được mở trong một trang điều hướng. Bây giờ, bạn có thể xem mà không cần phải đăng nhập.
Phương pháp 2 - Dùng mẹo Listen On Repeat
Bước 1 - Gõ tên video vào thanh tìm kiếm ở đầu trang YouTube.
Bước 2 - Nhấn phím ↵ Enter hoặc nhấp vào biểu tượng kính lúp để tìm kiếm.
Bước 3 - Nhấp chuột vào đường dẫn của video.
Video sẽ hiện ra cùng với màn hình "Content Warning" đòi hỏi bạn phải đăng nhập.
Bước 4 - Nhấp vào URL của video.
Sau khi bạn nhấp chuột vào URL trên thanh địa chỉ, đường dẫn sẽ được tô đậm.
Bước 5 - Gõ từ .
repeat
Chẳng hạn, địa chỉ https://www.youtube.com/watch?v=MLUvOtqTmYM sẽ trở thành http://www.youtube.com/watch?v=MLUvOtqTmYM
Bước 6 - Nhấn ↵ Enter để điều hướng.
Video sẽ được phát trên trang Listen On Repeat, bây giờ, bạn có thể xem mà không cần phải đăng nhập.
Phương pháp 3 - Sử dụng Proxy trung gian
Bước 1 - Truy cập trang web www.hidden.in.
Một kênh trung gian sẽ rất hữu dụng để bạn có thể truy cập YouTube nếu bị chặn. Gõ địa chỉ www.hidden.in into vào thanh URL của trình duyệt, sau đó nhấn ↵ Enter.
Các trang cung cấp proxy trung gian có thể bị chặn bởi một số tổ chức.
Bước 2 - Nhập đường dẫn tubeunblock.org vào thanh tìm kiếm nằm ngay giữa màn hình.
Bước 3 - Bỏ chọn dòng "Remove Client-Side Scripts".
Bỏ tích trong ô nằm cạnh dòng "Remove Client-Side Scripts (Javascript, VBScript, etc)" bằng cách nhấp chuột vào ô đó.
Bước 4 - Nhấp vào "Surf."
Bạn sẽ được chuyển đến trang tubeunblock.org.
Bước 5 - Tìm kiếm video.
Gõ tên video mà bạn muốn xem vào thanh tìm kiếm ở đầu màn hình, sau đó nhấn phím ↵ Enter.
Hoặc, bạn có thể nhấp vào biểu tượng kính lúp nằm bên phải thanh tìm kiếm để bắt đầu tìm kiếm video.
Bước 6 - Cuối cùng, nhấp vào video.
Bây giờ, video có thể được phát bình thường.
Phương pháp 4 - Thay đổi URL
Bước 1 - Truy cập YouTube.com.
Bạn có thể truy cập YouTube bằng cách gõ đường dẫn www.youtube.com hoặc nhấp chuột vào đây.
Bước 2 - Gõ tên video vào thanh tìm kiếm ở đầu trang YouTube.
Bước 3 - Nhấn ↵ Enter.
Bước 4 - Nhấp chuột vào đường dẫn của video.
Video sẽ hiện ra cùng với màn hình "Content Warning" hay "Cảnh báo nội dung" đòi hỏi bạn phải đăng nhập.
Bước 5 - Nhấp vào URL của video.
Sau khi bạn nhấp chuột vào URL trên thanh địa chỉ, đường dẫn sẽ được tô đậm.
Bước 6 - Tô đậm phần watch?v=.
Tìm phần watch?v= trong URL, sau đó, nhấp và kéo con trỏ chuột để chọn.
Bước 7 - Tiếp tục, gõ v/ để thay thế phần watch?v= đang được tô đậm.
Chẳng hạn, địa chỉ của video https://www.youtube.com/MLUvOtqTmYM sau khi thay đổi sẽ thành https://www.youtube.com/MLUvOtqTmYM
Bước 8 - Nhấn ↵ Enter.
Bạn sẽ vòng qua được cảnh báo Content Warning, lúc này, video sẽ hiện ra và chiếm lấy toàn bộ cửa sổ trình duyệt.
Đối với cách này, bạn không thể xem phần bình luận.
Phương pháp này hiệu quả trên tất cả trình duyệt, đặc biệt là Google Chrome hay Mozilla Firefox.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/H%C3%A1t-hay-h%C6%A1n-n%E1%BA%BFu-b%E1%BA%A1n-ngh%C4%A9-m%C3%ACnh-h%C3%A1t-d%E1%BB%9F | Cách để Hát hay hơn nếu bạn nghĩ mình hát dở | Nếu bạn nghĩ mình có giọng hát không hay, đừng lo lắng, bởi vẫn còn hy vọng. Thực tế, bạn có thể hát tốt hơn bạn nghĩ! Bạn nên tin tưởng vào bản thân mình và đừng chỉ chú ý đến những điểm yếu của giọng hát. Thay vào đó, hãy nghĩ về những điểm sáng trong giọng hát của bạn. Với những phương pháp tập hát và một vài thủ thuật dưới đây, bạn có thể cải thiện giọng hát, nâng cao khả năng thẩm âm, và xây dựng sự tự tin cho bản thân.
Phương pháp 1 - Phát triển các kỹ năng cơ bản
Bước 1 - Duy trì tư thế đúng.
Để hát đúng cách, hãy đảm bảo bạn có tư thế chuẩn. Bạn nên đứng hoặc ngồi thẳng lưng. Cơ thể bạn không nên nghiêng sang bên này hay bên kia. Hãy chắc chắn rằng đầu của bạn không ngả về phía trước hoặc phía sau.
Để biết giữ đúng tư thế là thế nào, bạn thử hát khi đang nằm ngửa, hoặc dựa vào tường sao cho vai và phần sau đầu tiếp xúc với tường.
Bước 2 - Học cách thở bằng cơ hoành.
Lấy hơi đúng là một trong những điều quan trọng nhất khi ca hát. Khi lấy hơi, bạn phải dùng cơ hoành thay vì ngực để hít không khí vào. Điều này có nghĩa là khi hít vào, phần bụng của bạn sẽ mở rộng thay cho lồng ngực. Khi hát, cơ hoành sẽ ép xuống với thang âm cao và nới lỏng khi bạn hạ thấp thang âm. Sử dụng cơ hoành để lấy hơi là yếu tố then chốt để hát hay.
Để luyện tập, bạn hãy đặt một tay lên bụng và hít vào bằng mũi. Bụng của bạn sẽ mở rộng và phình ra khi bạn hít vào. Đừng để lồng ngực của bạn di chuyển lên xuống. Khi thở ra, bạn hãy đẩy hơi và co bóp các cơ bụng. Hành động này tương tự như động tác gập bụng. Lặp lại đến khi bạn cảm thấy nhuần nhuyễn khi hát.
Ngoài ra bạn có thể luyện tập bằng cách nằm trên sàn và đặt một cuốn sách lên bụng. Đảm bảo cuốn sách được nâng lên khi bạn hít vào và hạ xuống khi bạn thở ra.
Bước 3 - Mở các nguyên âm.
Một cách nhanh chóng để cải thiện khả năng ca hát của bạn là mở các nguyên âm. Đây được gọi là kỹ thuật mở vòm họng. Để đạt được kỹ thuật này, hãy tiến hành nói các từ "a" hoặc "ư". Kéo dài miệng nhưng đừng mở rộng. Bạn phải tách lưỡi ra khỏi vòm mềm và giữ chúng không chạm vào răng khi hát. Đầu lưỡi nên chạm vào hàm dưới. Điều này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Hãy thử nói các nguyên âm a-e-i-o-u. Bạn không nên khép hàm lại. Nếu bạn không thể giữ hàm dưới thì hãy sử dụng những ngón tay để kéo xuống. Tiếp tục lặp lại các nguyên âm cho đến khi bạn có thể nói chúng với cơ miệng mở.
Luyện hát bằng các nguyên âm. Bạn hãy giữ cho hàm được mở trong khi hát tương tự như khi nói. Sau đó hát một đoạn nhạc và mở hàm khi bạn hát từng nguyên âm.
Bạn có thể phải mất nhiều thời gian để tập luyện thành thạo, tuy nhiên giọng hát của bạn sẽ được cải thiện rất nhiều.
Bằng cách này bạn có thể bắt đầu phát triển giọng hát của mình.
Bước 4 - Giữ cằm của bạn song song với sàn nhà.
Khi bạn đang lên những nốt cao và cố gắng để lấy thêm sức, bạn không nên nâng hoặc hạ cằm. Đầu của bạn thường có xu hướng hướng lên khi hát những nốt cao, điều này có thể gây ra vấn đề về thanh âm. Việc giữ cằm song song với sàn khi hát sẽ giúp cho giọng của bạn được tiếp thêm nội lực cũng như dễ dàng kiểm soát hơn.
Bước 5 - Mở rộng quãng âm.
Đầu tiên, bạn phải xác định được quãng âm của mình. Sau đó, bạn có thể tiến hành tăng độ rộng của quãng âm. Để làm điều này, bạn cần có phương pháp phù hợp. Trước khi cố gắng mở rộng quãng âm, giọng hát của bạn cần có các nguyên âm câm và âm vang phù hợp.
Để mở rộng quãng âm, hãy luyện tập nửa cung hoặc nguyên cung trong cùng một thời điểm. Bạn nên thực hành với các quãng ngắn đến khi cảm thấy thoải mái khi hát đúng nốt mới trước khi cố gắng đẩy giọng lên cao hơn hoặc thấp hơn.
Luyện tập theo bài hướng dẫn của một huấn luyện viên thanh nhạc là cách an toàn nhất, và hiệu quả nhất để nâng cao quãng âm của bạn.
Bước 6 - Chuyển giọng giữa các âm khu khác nhau.
Giọng hát của bạn được tạo nên từ 3 âm khu khác nhau. Dịch chuyển giữa các âm khu này có thể thay đổi âm vang trong giọng hát. Học cách kiểm soát những thay đổi này sẽ giúp cải thiện giọng hát của bạn.
Giọng hát nam có hai âm khu: âm khu ngực và âm khu giọng giả. Các nốt của âm khu giọng giả thường khá cao, trong khi đó, các nốt ở âm khu ngực thường thấp hơn.
Giọng nữ có ba âm khu khác nhau: âm khu ngực, âm khu đầu và âm khu giữa. Tương ứng với mỗi âm khu này là các quãng chuyển giọng.
Giọng đầu có âm vực giọng cao hơn. Khi bạn hát những nốt cao, âm thanh sẽ rung lên ở phần đầu. Bạn có thể đặt tay lên đỉnh đầu khi hát những nốt cao để cảm nhận được sự rung động. Giọng ngực có âm vực giọng thấp hơn. Khi bạn hát những nốt thấp, chúng sẽ rung ở lồng ngực. Giọng pha - là giọng trung gian giữa giọng ngực và giọng đầu. Âm vực giọng của bạn sẽ chuyển dần từ ngực sang đầu để hát đúng nốt.
Khi chuyển từ các nốt cao sang các nốt thấp, bạn cần chuyển từ giọng đầu sang giọng ngực. Khi cất tiếng hát, bạn sẽ cảm giác âm thanh dịch chuyển lên phần đầu hoặc xuống lồng ngực. Bạn không nên hát các nốt với cùng một quãng khi lên hoặc xuống giọng. Điều này sẽ làm hạn chế chất lượng giọng hát của bạn.
Bước 7 - Uống nước.
Nước giúp bôi trơn và giữ ẩm cho dây thanh quản để chúng có thể dễ dàng mở và đóng. Các loại thức uống không đường, không chứa caffein, không chứa cồn cũng có tác dụng tương tự. Cố gắng uống ít nhất 2 cốc (470 ml) nước mỗi ngày.
Nước ấm tốt nhất cho cổ họng. Bạn nên dùng những thức uống ấm như nước ấm hoặc trà ấm pha với mật ong. Cố gắng tránh những thức uống lạnh, như kem hoặc đồ uống lạnh có ga, vì chúng có thể khiến cơ của bạn bị căng.
Phương pháp 2 - Luyện tập giọng hát
Bước 1 - Luyện giọng mỗi ngày.
Nếu bạn muốn hát tốt hơn, bạn phải luyện giọng. Điều này đòi hỏi tính kiên trì. Luyện thanh vài lần một tuần hoặc một tháng sẽ không mang lại khác biệt đáng kể. Bạn nên luyện giọng hằng ngày. Luyện giọng và mở mang các khối cơ sẽ giúp bạn cải thiện giọng ca của mình.
Hãy nhớ khởi động trước khi luyện thanh.
Bạn có thể sử dụng các công cụ để hỗ trợ quá trình tập luyện của bạn chẳng hạn như ứng dụng Vanido.
Bước 2 - Luyện tập độ ngân.
Hãy tạo âm "hửm?" hoặc "hừm" như thể bạn đang không tin vào ai đó. Cường độ cao thấp của hai tiếng này đều nên được thay đổi. Khi tập ngân trên các thang âm, bạn cần cảm nhận được âm vang dịch chuyển xung quanh mũi, mắt, và đầu, hoặc xuống lồng ngực.
Ngân các nốt đô-mi-son trên thang âm tăng dần rồi quay lại mi-đô. Trong lúc bạn đang ngân, hãy tiếp tục luyện tập cường độ cao thấp một cách chính xác.
Bước 3 - Luyện tập độ rung.
Để rung môi, bạn hãy thổi không khí qua đôi môi, cách này sẽ làm cho môi va chạm và rung lên. Âm thanh giống như tiếng br, phát ra khi bạn gặp lạnh. Nếu môi bạn ở trạng thái căng khi bạn thở ra, chúng sẽ không rung. Vì vậy, bạn nên cố gắng thư giãn đôi môi của mình, và nếu điều này không hiệu quả, hãy đẩy khóe miệng về phía mũi khi tập luyện.
Hãy thử tập rung lưỡi. Với phương pháp này, cơ hàm của bạn sẽ được thư giãn và bạn có thể duy trì sự thư giãn cho cơ hàm trong khi hát.
Bước 4 - Giữ thanh quản ổn định.
Thay vì dịch chuyển thanh quản lên khi cố hát những nốt cao, bạn cần giữ cho thanh quản ổn định. Điều này giúp bạn kiểm soát giọng hát tốt hơn và tránh căng thẳng. Để giữ thanh quản ổn định, hãy lặp đi lặp lại từ "mum". Luyện tập cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái khi nói từ này.
Nhẹ nhàng đặt ngón cái của bạn dưới cằm. Sau đó nuốt nước bọt. Bạn sẽ cảm thấy cơ hàm và cơ họng của bạn kết nối với nhau. Khi hát, bạn cần giữ cho các cơ này thư giãn. Bạn hãy khép miệng lại và tạo ra âm "mmm" trong khi hát. Cơ họng của bạn vẫn được thư giãn.
Bạn có thể kết thúc việc giữ âm thanh ở phần trên của khuôn mặt với nét mặt hài hước. Việc biến hóa khuôn mặt và âm thanh nếu bạn cần phải làm là điều hết sức bình thường. Điều quan trọng là bạn cần luyện tập sự thư giãn cho cơ hàm của mình khi đi qua các thang âm.
Phương pháp 3 - Xây dựng sự tự tin
Bước 1 - Xây dựng sự tự tin khi bạn ở một mình.
Luyện tập tại nhà là cách giúp bạn phá vỡ trạng thái lo âu. Bạn thậm chí cần phải tập luyện nhiều hơn so với mọi ngày. Chẳng hạn, bạn có thể hát to hơn và mạnh dạn hơn, thử những động tác khác nhau hay biểu diễn xuất thần. Hãy tự tin vào bản thân mình trước khi cố gắng có được sự tự tin trước đám đông.
Tìm một không gian mang lại cảm giác thoải mái cho bạn khi tập luyện. Bạn có thể hát to và tạo nét mặt hay âm thanh vui nhộn mà không hề cảm thấy ngượng nghịu.
Khi luyện tập qua gương hoặc trên video, bạn nên học cách thể hiện cảm xúc và niềm đam mê của mình trên sân khấu. Thoạt đầu, bạn có thể cảm thấy không thoải mái về tính chân thực và dễ bị kích động khi đứng trên sân khấu, tuy nhiên các ca sĩ chuyên nghiệp luôn tự tin hát một cách chân thực và đầy truyền cảm.
Bước 2 - Bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình.
Một trong những cách tạo dựng sự tự tin cho bạn là tiếp tục bước ra khỏi vùng an toàn của mình. Điều này có thể bao gồm nhiều thứ. Bạn có thể thử hát trước một khán giả. Đồng thời bạn cũng có thể học cách mở rộng lĩnh vực âm nhạc của mình, hoặc thậm chí hát sang một thể loại khác. Việc cải thiện giọng hát, thử sức với những điều mới mẻ và học hỏi mọi thứ sẽ giúp bạn trở nên tự tin hơn.
Bước 3 - Hát trước bạn bè và gia đình.
Sau khi tập luyện cũng như học được các kỹ năng ca hát mới, bạn cần bắt đầu hát trước mọi người. Đầu tiên, bạn hãy hát trước những người bạn thân thiết và các thành viên trong gia đình của mình. Bắt đầu với một người, sau đó tập hợp dần dần mọi người lại với nhau. Điều này có thể giúp bạn làm quen với việc hát trước đám đông.
Hãy nhờ họ nhận xét khi bạn hát. Với cách này, bạn sẽ trở nên tiến bộ hơn nếu như bạn mắc lỗi.
Bước 4 - Biểu diễn trong khu phố của bạn.
Một cách khác để xây dựng sự tự tin là hát trong khu phố nơi bạn sinh sống. Việc này không quá khó hay căng thẳng như trong buổi hòa nhạc hay một sự kiện trang trọng. Bạn có thể tìm kiếm cơ hội tham gia tại các viện dưỡng lão hoặc bệnh viện nhi.
Hãy thử giọng ở nhà hát địa phương hoặc đăng ký các lớp diễn xuất. Cách này có thể giúp bạn thêm tự tin khi đứng trên sân khấu trước đám đông mà không cần hát. Sau đó, bạn có thể áp dụng điều trên để ca hát.
Bước 5 - Hát karaoke.
Mặc dù không phải là một buổi hòa nhạc trang trọng, hát karaoke với bạn bè trong môi trường này có thể giúp bạn thêm tự tin. Kỹ thuật thanh nhạc của bạn sẽ không mấy được cải thiện, tuy nhiên nỗi lo sợ khi đứng hát trước đám đông sẽ phần nào được thuyên giảm.
Bước 6 - Hát một bài hát quen thuộc.
Bạn nên hát một bài hát quen thuộc nếu đây là lần đầu tiên hoặc lần thứ hai bạn đứng trên sân khấu. Điều này giúp bạn tự tin ngay từ đầu. Bạn hãy chọn một bài nhạc phù hợp với lĩnh vực âm nhạc nhằm tôn lên chất giọng của mình. Thay vì cố làm bài hát khác lạ, bạn nên hát theo bản gốc. Mục đích chính là tạo cho bạn cảm giác thoải mái trên sân khấu khi hát trước đám đông.
Khi bạn xây dựng sự tự tin, bạn có thể tự tạo bài hát cho mình, phù hợp với phong cách của riêng bạn và sẵn sàng thay đổi nó.
Bước 7 - Cử động cơ thể để che giấu sự lo lắng.
Nếu bạn đang mất bình tĩnh, hãy di chuyển xung quanh để bớt lo lắng. Để lấy lại tự tin và gạt bỏ tâm lý lo sợ, bạn có thể đánh hông hoặc bước vài bước nhỏ.
Hãy thử nhìn vào một điểm phía trên khán giả nếu bạn thực sự lo lắng. Bạn không nên nhìn vào khán giả. Hãy tìm một vị trí trên tường để tập trung khi bạn phớt lờ khán giả.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/G%E1%BB%A1-b%E1%BA%A3o-v%E1%BB%87-trang-t%C3%ADnh-Excel | Cách để Gỡ bảo vệ trang tính Excel | wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách gỡ bảo vệ trang tính (sheet) trong tập hợp trang tính (workbook) Microsoft Excel trên Windows hoặc macOS. Nếu trang tính được bảo vệ bằng mật khẩu mà bạn không biết, bạn có thể sử dụng Google Sheets hoặc kịch bản VBA (trên các phiên bản Excel trước đây) để gỡ lớp bảo vệ.
Phương pháp 1 - Sử dụng Microsoft Excel
Bước 1 - Mở workbook có trang tính được bảo vệ trên Microsoft Excel.
Thông thường, bạn chỉ cần nhấp đúp vào tên tập tin trên máy tính.
Bước 2 - Nhấp phải vào thẻ của trang tính được bảo vệ.
Mỗi trang tính hiển thị dưới dạng thẻ dọc cạnh dưới Excel. Sheet được bảo vệ thường có biểu tượng ổ khóa trên một số phiên bản Excel. Bạn cần nhấp phải vào thẻ (hoặc biểu tượng khóa) để mở trình đơn ngữ cảnh.
Nếu nhiều trang tính được bảo vệ, bạn cần gỡ lớp bảo vệ với từng sheet riêng biệt.
Bước 3 - Nhấp vào Unprotect Sheet (Gỡ bảo vệ trang tính).
Nếu trang tính không có mật khẩu thì sẽ được mở khóa ngay. Nếu không, bạn sẽ được yêu cầu nhập mật khẩu vào cửa sổ bật lên.
Bước 4 - Nhập mật khẩu và nhấp OK.
Nếu mật khẩu đúng, trang tính sẽ được gỡ bảo vệ.
Nếu bạn không biết mật khẩu, hãy xem phương pháp Sử dụng Google Sheets (Google Trang tính). Cách này cho phép bạn tải tập tin lên Google Sheets, khi đó toàn bộ lớp bảo mật đã được thêm vào Excel sẽ bị xóa.
Nếu bạn dùng Excel 2010 trở về trước và không muốn tải tập tin lên Google Sheets, hãy xem phương pháp Sử dụng mã VBA trên Excel 2010 trở về trước.
Phương pháp 2 - Tải lên Google Sheets
Bước 1 - Truy cập https://drive.google.com bằng trình duyệt web.
Nếu có tài khoản Google, bạn có thể sử dụng Google Sheets (ứng dụng trực tuyến miễn phí tương tự Excel) để xóa lớp bảo vệ khỏi toàn bộ trang tính trong workbook kể cả khi bạn không biết mật khẩu.
Nếu bạn chưa đăng nhập tài khoản Google, hãy tiến hành theo hướng dẫn trên màn hình để đăng nhập.
Nếu chưa có tài khoản Google, bạn có thể xem Cách để tạo tài khoản Google.
Bước 2 - Nhấp vào + New (Mới) ở góc trên bên trái trang.
Bước 3 - Nhấp vào File Upload (Tải lên tập tin).
Khung Open của máy tính sẽ mở ra.
Bước 4 - Chọn tập tin Excel mà bạn muốn chỉnh sửa và nhấp vào Open (Mở).
Tập tin sẽ được tải lên Google Drive.
Bước 5 - Nhấp đúp vào tập tin Excel trong Google Drive.
Có thể bạn cần cuộn xuống để tìm. Bản xem trước của tập tin sẽ mở ra.
Bước 6 - Nhấp vào trình đơn Open with (Mở với).
Tùy chọn này nằm đầu bản xem trước. Một trình đơn sẽ được mở rộng ra.
Bước 7 - Nhấp vào Google Sheets.
Vậy là tập tin sẽ được mở để chỉnh sửa trên Google Sheets, mọi lớp bảo vệ trang tính đã được thêm trên Excel sẽ bị loại bỏ.
Bước 8 - Tải lại tập tin về máy tính.
Nếu muốn tiếp tục làm việc với tập tin trên Microsoft Excel hơn là Google Sheets, bạn có thể tải phiên bản workbook không có lớp bảo vệ mới này theo những bước sau:
Nhấp vào trình đơn ở góc trên bên trái trang tính.
Nhấp vào (Tải dưới dạng).
Nhấp vào .
Chọn thư mục lưu tập tin. Nếu bạn muốn giữ lại bản gốc của tập tin (có trang tính được bảo vệ), hãy nhập tên mới cho tập tin sắp tải.
Nhấp vào (Lưu) để tải tập tin.
Phương pháp 3 - Sử dụng mã VBA trên Excel 2010 trở về trước
Bước 1 - Mở workbook có trang tính được bảo vệ trên Excel bằng cách nhấp đúp vào tên tập tin trên máy tính.
Tập tin Excel thường kết thúc với phần mở rộng .xls hoặc .xlsx.
Áp dụng phương pháp này nếu như bạn đã thử mở khóa sheet nhưng phát hiện rằng trang tính được bảo vệ bằng mật khẩu (và bạn không biết mật khẩu).
Cách này sẽ không áp dụng được trên Excel 2013 trở về sau.
Bước 2 - Lưu lại tập tin dưới định dạng xls.
Nếu tập tin mà bạn đang thao tác có phần mở rộng ".xlsx" (thường gặp nếu bảng tính đã được tạo hoặc chỉnh sửa trên những phiên bản Excel sau này), bạn cần chuyển đổi tập tin sang định dạng Excel 97-2003 (.xls) trước thì mới áp dụng được phương pháp này. Sau đây là cách tiến hành:
Nhấp vào trình đơn ở góc trên bên phải.
Nhấp vào .
Đi đến thư mục mà bạn muốn lưu tập tin.
Chọn từ trong trình đơn "Save as type" hoặc "File Format".
Nhấp vào .
Tiến hành theo hướng dẫn trên màn hình để thực hiện tất cả quá trình chuyển đổi cần thiết.
Bước 3 - Nhấn Alt+F11 để mở Visual Basic Editor.
Bước 4 - Nhấp phải vào tên tập tin trong khung "Project - VBAProject".
Mục này nằm đầu khung bên trái. Bạn cần chắc chắn rằng mình nhấp phải vào tùy chọn có chứa tên tập tin (đuôi ".xls") nằm phía trên cùng. Một trình đơn sẽ được mở rộng.
Bước 5 - Nhấp vào Insert (Chèn) trong trình đơn.
Một trình đơn khác sẽ mở rộng.
Bước 6 - Nhấp vào Module để chèn mô-đun mới mà chúng ta sẽ dán một số mã vào.
Bước 7 - Sao chép mã.
Tô sáng mã dưới đây rồi nhấn Ctrl+C (PC) hoặc ⌘ Command+C để sao chép:
Sub PasswordBreaker()
Breaks worksheet password protection.
Dim i As Integer, j As Integer, k As Integer
Dim l As Integer, m As Integer, n As Integer
Dim i1 As Integer, i2 As Integer, i3 As Integer
Dim i4 As Integer, i5 As Integer, i6 As Integer
On Error Resume Next
For i = 65 To 66: For j = 65 To 66: For k = 65 To 66
For l = 65 To 66: For m = 65 To 66: For i1 = 65 To 66
For i2 = 65 To 66: For i3 = 65 To 66: For i4 = 65 To 66
For i5 = 65 To 66: For i6 = 65 To 66: For n = 32 To 126
ActiveSheet.Unprotect Chr(i) & Chr(j) & Chr(k) & _
Chr(l) & Chr(m) & Chr(i1) & Chr(i2) & Chr(i3) & _
Chr(i4) & Chr(i5) & Chr(i6) & Chr(n)
If ActiveSheet.ProtectContents = False Then
MsgBox "Password is " & Chr(i) & Chr(j) & _
Chr(k) & Chr(l) & Chr(m) & Chr(i1) & Chr(i2) & _
Chr(i3) & Chr(i4) & Chr(i5) & Chr(i6) & Chr(n)
Exit Sub
End If
Next: Next: Next: Next: Next: Next
Next: Next: Next: Next: Next: Next
End Sub
Bước 8 - Nhấp phải vào mô-đun mới và chọn Paste (Dán).
Mã được sao chép sẽ hiện ra trong cửa sổ mô-đun.
Bước 9 - Nhấn F5 để thực thi mã.
Excel sẽ chạy mã và quá trình này mất khoảng vài phút. Sau khi hoàn tất, mật khẩu mới sẽ hiện ra trong cửa sổ bật lên.
Mật khẩu mới sẽ là một số ngẫu nhiên thay thế cho mật khẩu ban đầu.
Bước 10 - Nhấp vào OK trên hộp thoại Password bật lên.
Mật khẩu mới sẽ hiện ra nhưng bạn không cần phải ghi lại. Chỉ cần nhấp là lớp bảo vệ trang tính sẽ tự động được xóa.
Nếu đã chuyển đổi định dạng tập tin trước đó thì bây giờ bạn có thể lưu workbook lại lần nữa thành tập tin .xlsx.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Pha-ch%E1%BA%BF-c%C3%A1c-lo%E1%BA%A1i-thu%E1%BB%91c-trong-Minecraft | Cách để Pha chế các loại thuốc trong Minecraft | Bài viết này hướng dẫn bạn cách pha chế thuốc (brew potion) trong trò chơi điện tử Minecraft. Thuốc có thể giúp bạn tăng sức mạnh, hồi máu, hoặc thậm chí là gây sát thương cho kẻ thù tùy thuộc vào việc được pha chế từ nguyên liệu gì.
Phương pháp 1 - Thu thập nguyên liệu
Bước 1 - Vào Địa ngục (Nether).
Có nhiều nguyên liệu bạn chỉ có thể lấy được khi đang ở trong Địa ngục, vì vậy bạn cần vào Địa ngục để bắt đầu quá trình pha chế thuốc.
Địa ngục là nơi cực kỳ nguy hiểm, nhất là đối với người mới chơi. Bạn nên cân nhắc về việc thiết lập độ khó (difficulty) của trò chơi thành "Bình yên" (Peaceful) khi đang ở trong Địa ngục để không bị chết cho đến khi lấy được Nước mắt ma địa ngục (Ghast tear), Kem dung nham (Magma cream), Que của quỷ lửa (Blaze rod) và Bột quỷ lửa (Blaze Powder).
Bước 2 - Thu thập nguyên liệu trong Địa ngục.
Bạn cần thu thập hai thứ khi đang ở trong Địa ngục:
Là vật phẩm trông giống như nấm nằm ở trên sàn của pháo đài Địa ngục (Nether fortress). Nó mọc trên cát linh hồn.
Quỷ lửa (Blaze) sẽ đánh rơi que khi bị giết. Bạn cần tăng độ khó thành 'Dễ (Easy)' để Quỷ lửa xuất hiện.
Nếu bạn muốn trồng nhiều Bướu địa ngục hơn ở Thế giới thực (Overworld), bạn có thể lấy một số khối màu nâu trông giống như có Bướu ở bên trong.
Bước 3 - Trở về thế giới bình thường.
Thoát khỏi Địa ngục bằng cách trở lại Cổng Địa ngục (Nether portal) và bước qua nó. Bạn chỉ cần đảm bảo rằng Ma địa ngục (Ghast) không cản trở bạn.
Bước 4 - Chế tạo và đặt giàn pha thuốc (brewing stand) trên mặt đất.
Bạn cần mở bàn chế tạo, đặt ba khối đá cuội (cobblestone) ở hàng phía dưới cùng của khung chế tạo, đặt que của quỷ lửa (blaze rod) ở ô chính giữa, và di chuyển giàn pha thuốc vào túi đồ (inventory). Lựa chọn nó trong túi đồ, sau đó lựa chọn mặt đất để đặt giàn pha thuốc.
Trong Minecraft PE (phiên bản Pocket Edition), bạn chỉ cần chạm vào biểu tượng giàn pha thuốc rồi chạm vào 1 x để tạo ra giàn pha thuốc.
Trong phiên bản máy chơi game cầm tay (console) của Minecraft, bạn cần lựa chọn giàn pha thuốc và nhấn A trên Xbox hoặc X trên PlayStation.
Bước 5 - Chế tạo chai thủy tinh (glass bottle).
Mở bàn chế tạo, đặt khối thủy tinh vào các ô ở bên trái hàng thứ hai, giữa hàng dưới cùng và bên phải hàng thứ hai, sau đó di chuyển bộ ba chai thủy tinh vào túi đồ.
Trong Minecraft PE, bạn chỉ cần chạm vào biểu tượng chai thủy tinh và chạm 3 x.
Trong phiên bản máy chơi game cầm tay của Minecraft, bạn cần lựa chọn biểu tượng chai thủy tinh và nhấn A trên Xbox hoặc X trên PlayStation.
Bước 6 - Tạo ra bột quỷ lửa (blaze powder).
Mở bàn chế tạo, đặt que của quỷ lửa (blaze rod) vào bất cứ ô nào, sau đó di chuyển bột được tạo ra vào túi đồ.
Trong Minecraft PE, bạn cần chạm vào biểu tượng bột quỷ lửa, sau đó chạm vào 2 x.
Trong phiên bản máy chơi game cầm tay, hãy lựa chọn biểu tượng bột quỷ lửa và nhấn A trên Xbox hoặc X trên PlayStation.
Bước 7 - Tìm kiếm nguyên liệu phụ.
Thuốc ban đầu không có bất cứ tác dụng gì, vì vậy bạn cần thêm nguyên liệu phụ để thuốc trở nên có tác dụng. Nguyên liệu bạn lựa chọn sẽ quyết định việc tạo ra loại thuốc nào.
- Rơi ra từ Nhện (Spider), Nhện hang (Cave Spider) và Phù thủy (Witch). Được dùng để chế tạo thuốc độc (poison).
- Bạn có thể chế tạo dưa hấu lấp lánh bằng cách đặt tám Hạt vàng (Gold Nugget) xung quanh dưa hấu trong khung chế tạo. Được dùng để chế tạo thuốc hồi máu tức thì (instant health).
- Có thể được chế tạo bằng cách đặt tám Hạt vàng xung quanh Cà rốt trong khung chế tạo. Được dùng để chế tạo thuốc nhìn trong bóng tối (night vision).
- Có thể được chế tạo bằng cách chế tạo một Que của quỷ lửa (Blaze Rod) rơi ra từ Quỷ lửa. Đây là cách tạo ra hai Bột quỷ lửa. Được dùng để chế tạo thuốc sức mạnh (strength).
- Có thể được chế tạo từ Mắt nhện, Nấm (Mushroom), và Đường (Sugar). Được dùng để chế tạo thuốc yếu đuối (weakness).
- Có thể được đánh bắt bằng cách câu cá hoặc (kể từ bản cập nhật Update Aquatic) trong Xô nước (Water Bucket). Được dùng để chế tạo thuốc thở dưới nước (water breathing).
- Rơi ra từ Khối dung nham (Magma Cube) bị đánh bại, hoặc có thể được chế tạo bằng cách kết hợp Bột quỷ lửa (được chế tạo từ Que của quỷ lửa) và Bóng nhờn (Slimeball) rơi ra từ Quái vật chất nhờn (Slime). Được dùng để chế tạo thuốc kháng lửa (fire resistance).
- Có thể được chế tạo từ các mảnh Cây mía (Sugar Cane) riêng lẻ. Được dùng để chế tạo thuốc tốc độ (speed).
- Rơi ra từ Ma địa ngục. (Có thể khó lấy vì Ma địa ngục thường bay lơ lửng phía trên dung nham). Được dùng để chế tạo thuốc hồi máu.
- Rơi ra từ thỏ thua trận (xác suất đánh rơi là 2,5%). Được dùng để chế tạo thuốc nhảy cao (leaping).
Bước 8 - Thu thập nguyên liệu biến đổi thuốc.
Bạn có thể tiếp tục biến đổi thuốc bằng cách thêm nguyên liệu khác sau khi thuốc được tạo ra. Việc này thường sẽ làm tăng khoảng thời gian sử dụng thuốc. Bạn cũng có thể khiến thuốc trở nên ném được để chúng tóe lan.
- Bạn có thể tìm kiếm Đá đỏ bằng cách khai thác Quặng đá đỏ (Redstone Ore). Thường thì bạn sẽ kiếm được từ 4 đến 5 đá đỏ. Việc này có thể khiến thuốc dùng được lâu hơn.
- Có thể được lấy bằng cách phá một khối Đá phát sáng (Glowstone). Bạn có thể lấy được từ một đến bốn Bột đá phát sáng cho mỗi khối Đá phát sáng. Việc này có thể khiến thuốc có tác dụng mạnh hơn, nhưng dùng được ngắn hơn.
- có thể được tìm thấy bằng cách đánh bại Quái vật nổ (Creeper), Ma địa ngục (Ghast), và Phù thủy (Witch). Việc này khiến thuốc trở nên ném được.
- Nguyên liệu phụ này cũng có thể được sử dụng để biến đổi thuốc thêm nữa. Thường thì nó sẽ làm đảo ngược hoặc làm hỏng tác dụng của thuốc. (Được chế tạo từ Mắt nhện và Nấm)
Bước 9 - Làm đầy chai thủy tinh (glass bottle).
Tìm kiếm nguồn nước (kiểu như Vạc (Cauldron) chứa đầy nước hoặc vùng nước), trang bị chai thủy tinh, và lựa chọn nước để đổ đầy nước vào chai. Sau khi có bộ ba chai thủy tinh, bạn đã sẵn sàng cho việc bắt đầu làm thuốc.
Phương pháp 2 - Pha chế thuốc
Bước 1 - Mở giàn pha thuốc (được chế tạo từ Que của quỷ lửa (blaze rod) và 3 đá cuội).
Lựa chọn giàn pha thuốc (brewing stand) khi đang hướng mặt vào nó để mở giàn pha thuốc.
Bước 2 - Đặt chai nước (water bottle) vào giàn.
Nhấp và thả nhiều chai vào ba ô vuông ở phía dưới cùng trang.
Trong Minecraft PE, bạn cần chạm vào ô vuông, sau đó chạm vào biểu tượng chai nước ở bên trái trang.
Trong phiên bản máy chơi game cầm tay, hãy nhấn hoặc khi đã lựa chọn chai nước.
Bước 3 - Thêm Bướu địa ngục (Nether wart).
Đặt Bướu địa ngục vào ô trên cùng của trang chế tạo.
Bước 4 - Thêm bột quỷ lửa (blaze powder).
Nhấp và thả bột quỷ lửa vào ô ở trên cùng bên trái trong cửa sổ giàn pha thuốc. Đây là bước tiến hành pha chế thuốc ban đầu—hay còn được gọi là "Thuốc kỳ quặc (Awkward Potion)".
Bạn có thể bỏ qua bước này trong Minecraft PE.
Trong phiên bản máy chơi game cầm tay, hãy nhấn hoặc khi đã lựa chọn bột quỷ lửa.
Bước 5 - Đặt một hoặc nhiều Thuốc kỳ quặc vào lại giàn pha thuốc.
Giờ khi đã có Thuốc kỳ quặc làm thuốc ban đầu, bạn có thể thêm nguyên liệu phụ để biến đổi thuốc.
Bước 6 - Thêm nguyên liệu phụ.
Đặt nguyên liệu phụ (chẳng hạn như chân thỏ) vào ô ở trên cùng giàn pha thuốc. Thuốc sẽ bắt đầu được pha chế thêm lần nữa.
Bột quỷ lửa từ lần đầu tiên có thể được dùng tốt cho 20 lần pha chế.
Bước 7 - Đặt thuốc vào túi đồ.
Thuốc của bạn giờ đã dùng được.
Phương pháp 3 - Pha chế thuốc ném được
Bước 1 - Pha chế Thuốc có thể ném được (Splash Potion).
Splash Potion là thuốc có thể ném được. Khi được ném, một đám mây hiệu ứng có tác dụng của thuốc (kiểu như làm chậm, tốc độ v.v.) sẽ hiện ra trong khoảng một giây. Bạn có thể tạo ra thuốc này bằng cách pha chế bất cứ thuốc nào trong các bảng trên đây với một mảnh thuốc súng (gunpowder).
Bạn có thể biến thuốc Kỳ quặc (Awkward) và Trần tục (Mundane) thành thuốc có thể ném được.
Bước 2 - Thêm nữa, bạn có thể pha chế thuốc kéo dài (lingering potion).
Thuốc kéo dài khá giống thuốc có thể ném được, nhưng đám mây hiệu ứng sẽ tồn tại lâu hơn và "kéo dài" ở một chỗ. Để pha chế thuốc kéo dài, bạn cần đặt Hơi thở của rồng (Dragon's Breath) (có được bằng cách dùng chai thủy tinh khi Rồng Ender khạc lửa) ở ô trên cùng của giàn pha thuốc và đặt thuốc có thể ném được vào một trong các ô ở phía trên.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%90%E1%BB%91i-x%E1%BB%AD-v%E1%BB%9Bi-b%E1%BA%A1n-g%C3%A1i | Cách để Đối xử với bạn gái | Hầu như chàng trai nào cũng có thể có bạn gái, nhưng không phải ai cũng có thể đối xử với bạn gái mình như một người đàn ông đích thực. Sự tôn trọng, chân thành và một chút tinh nghịch là những yếu tố then chốt trong tình yêu. Hãy bắt đầu với bước 1 dưới đây để biết cách cư xử với bạn gái như cô ấy xứng đáng được nhận!
Phương pháp 1 - Tôn trọng bạn gái
Bước 1 - Đừng bao giờ nói dối bạn gái.
Sự trung thực là nền tảng của bất kỳ mối quan hệ nào. Trong tình yêu, có những lúc người ta cảm thấy rất khó nói thật, nhưng bạn không bao giờ nên tìm lối thoát dễ dàng là nói dối bạn gái, dù chỉ là những việc nhỏ nhặt thường ngày. Hành vi nói dối chứng tỏ rằng bạn không tin tưởng người yêu đủ để cho cô ấy biết sự thật. Khi bạn bị bắt quả tang nói dối, mối quan hệ giữa hai người có thể trở nên căng thẳng, thậm chí có nguy cơ dẫn đến tan vỡ.
Một điều quan trọng bạn cần nhớ là, về lâu về dài thì nói thật bao giờ cũng dễ hơn nói dối. Điều khiển một mạng lưới chằng chịt những lời nói dối phức tạp trong đầu là một nhiệm vụ cực kỳ căng thẳng – chỉ một câu nói buột miệng cũng có thể hủy hoại bạn. Như Mark Twain từng nói, "Nếu nói thật, bạn sẽ không phải nhớ bất cứ điều gì."
Bước 2 - Tôn trọng trí tuệ của cô ấy.
Bạn gái của bạn có quyền tự do suy nghĩ và có ý kiến riêng, cũng như bạn vậy. Thường thì chẳng có gì là không ổn nếu bạn và bạn gái có những quan đểm khác nhau. Những ý kiến của cô ấy dù có khác với bạn cũng chưa chắc là kém logic hơn bạn. Nếu bạn gái bạn có quan điểm khác trong nghệ thuật, chính trị hoặc giải trí chẳng hạn, cách hay nhất mà bạn nên làm lúc này thường là lắng nghe cô ấy bày tỏ cảm xúc và dựa trên lý lẽ mà tranh luận với cô ấy. Có thể bạn sẽ thấy rằng những ý kiến khác biệt của bạn và bạn gái bắt nguồn từ các trải nghiệm khác nhau trong cuộc sống. Có lẽ bạn sẽ nhận ra rằng mình không nên suy nghĩ quá nhiều.
Tuy nhiên, vẫn có những bất đồng mà bạn nên nghiêm túc cân nhắc – chẳng hạn như những bất đồng về những giá trị cốt lõi trong mối quan hệ giữa hai người. Ví dụ, nếu bạn mong muốn một mối quan hệ lâu dài và duy nhất nhưng bạn gái của bạn đang tìm kiếm điều gì đó vui vẻ và ít ràng buộc hơn, vậy thì đây là vấn đề mà bạn cần phải nghiêm túc thảo luận trước khi tiến sâu vào mối quan hệ. Bạn cũng nên đặt mình vào vị trí ngược lại và tự hỏi liệu những hành động của bạn sẽ tác động đến chính bạn như thế nào, chẳng hạn như, bạn có ghen không nếu cô ấy đến nhà một anh chàng nào đó vào lúc 2-3 giờ sáng?
Bước 3 - Lắng nghe những gì cô ấy nói (và ghi nhớ).
Một cách dễ dàng và chắc chắn để chứng tỏ rằng bạn lưu tâm và tôn trọng những điều bạn gái nói là cho cô ấy biết rằng bạn đang lắng nghe. Hãy chú tâm vào cuộc trò chuyện – đáp lời bạn gái bằng những suy nghĩ của riêng bạn – và bằng cách ghi nhớ những gì cô ấy nói. Dĩ nhiên là không ai có thể nhớ hết mọi điều bạn gái mình nói; thế nên nếu thấy khó nhớ, thay vì cố gắng nhớ mọi thứ, bạn chỉ cần tập trung vào những thông tin chính và quan trọng (nơi sinh, chế độ ăn kiêng, tên lót, v.v…) và nhắc lại các chi tiết nhỏ này vào những dịp nào đó.
Có vẻ hơi kỳ quặc nếu bạn cứ chăm chăm tìm những gì bạn gái nói để sau đó nhắc lại. Hãy cố gắng có cái nhìn tích cực khi làm việc này – xem đó là nỗ lực cho bạn gái thấy rằng bạn tôn trọng những suy nghĩ của cô ấy thay vì là một cách dễ dàng để ghi điểm.
Bước 4 - Dành sự quan tâm cho bạn gái.
Những cặp đôi đang yêu không cần phải cạnh tranh để giành lấy sự quan tâm của nhau. Hãy chứng tỏ rằng bạn tôn trọng bạn gái bằng cách chú tâm đến cô ấy khi hai người đang ở bên nhau (trừ một vài ngoại lệ). Ví dụ, đừng cho phép mình bị phân tâm vì màn hình tivi ở đằng sau bạn gái trong nhà hàng hay trò chơi điện tử mà bạn đang chơi dở khi cô ấy đến nhà, hoặc là vì một phụ nữ khác. Nói tóm lại, bạn hãy dành thời gian ở bên bạn gái với chính cô ấy.
Bước 5 - Thoả thuận với bạn gái về những hành vi nào được xem là lịch thiệp.
Ngay từ nhỏ nam giới thường đã được dạy phải cư xử như "quý ông" với bạn gái của mình, nhưng các thông điệp mà họ nhận được đôi khi gây bối rối, thậm chí mâu thuẫn. Ví dụ, một anh chàng có thể được cha dạy phải kéo ghế cho bạn gái ngồi trong nhà hàng, nhưng cử chỉ đó lại khiến chính cô ấy không cảm thấy thoải mái. Giải pháp tốt nhất trong các tình huống như thế này là thẳng thắn trao đổi với bạn gái ngay từ khi mới quen về những hành vi "lịch thiệp" nào là phù hợp hoặc không.
Điều quan trọng là bạn cần tôn trọng sự độc lập của bạn gái bằng cách chiều ý của cô ấy. Đừng khăng khăng mở cửa xe, kéo ghế ngồi cho bạn gái hoặc làm những việc tương tự nếu cô ấy không thích hoặc không thoải mái. Điều này về lâu dài có thể gây khó xử vô cùng. Một quý ông đích thực phải biết rằng thái độ tôn trọng thực sự quan trọng hơn nhiều so với những cử chỉ theo nghi thức truyền thống.
Bước 6 - Tôn trọng giới hạn của bạn gái khi thể hiện tình cảm.
Những quan niệm khác nhau về những hành vi phù hợp và không phù hợp trong việc biểu lộ tình cảm rất dễ khiến các cặp đôi mâu thuẫn. Ví dụ, nếu bạn thích âu yếm bạn gái ở những nơi gần như công cộng như rạp chiếu phim nhưng bản tính cô ấy vốn e thẹn với những chuyện như vậy thì bạn đừng phớt lờ cảm giác của bạn gái. Tôn trọng người yêu đôi khi cũng có nghĩa là kìm chế làm những việc bạn thích nhưng cô ấy thì không – cơ bản là phải hy sinh chút ít.
Hãy xem xét tình huống trên theo chiều ngược lại – liệu bạn có thích được hôn khi bạn không muốn người ấy làm vậy không? Dĩ nhiên là không rồi. Việc đặt mình vào vị trí của bạn gái bạn sẽ giúp bạn hiểu rằng có những hành động dường như nhỏ nhặt đối với bạn có thể lại là chuyện lớn đối với những người khác.
Bước 7 - Đừng e sợ khi ở bên bạn gái.
Không ngại diễn đạt những ý kiến của mình cũng là một cách thể hiện sự tôn trọng bạn gái. Điều này không có nghĩa là bạn nên chia sẻ những chuyện riêng tư ngay khi bắt đầu mối quan hệ. Nó có nghĩa là bạn nên cởi mở với bạn gái. Đừng ngần ngại bày tỏ với cô ấy cảm xúc của bạn – ngay cả khi đó là những cảm xúc tồi tệ.
Mặt khác, điều này cũng có thể là không ngại bộc lộ nỗi sợ hãi bên trong bạn. Thỉnh thoảng bạn có thể (và nên) tâm sự với bạn gái về nỗi lo âu sâu kín của mình, chẳng hạn như những rắc rối của bạn ở trường hoặc ở nơi làm việc, mối quan hệ căng thẳng với cha mẹ, v.v…
Phương pháp 2 - Thể hiện sự quan tâm đối với bạn gái
Bước 1 - Chủ động thể hiện tình cảm.
Cũng như hầu hết mọi người, phụ nữ thường không muốn yêu cầu được đối xử tốt – họ muốn bạn làm điều này một cách tự nhiên. Nếu bạn gái bạn cứ phải “đòi” bạn làm những việc như nắm tay cô ấy, lắng nghe cô ấy nói, nhớ ngày sinh nhật của cô ấy - thì những điều đặc biệt này sẽ mất đi ý nghĩa và niềm vui vốn có. Điều này còn khiến cô ấy cảm thấy xa cách hoặc thiếu thốn. Thế nên bạn hãy chú tâm – cố gắng đối xử với bạn gái với sự tôn trọng mà không cần cô ấy yêu cầu.
Bước 2 - Giữ liên lạc.
Làm sao bạn có thể hiện diện trong cuộc sống của bạn gái (và ngược lại) nếu bạn hiếm khi trò chuyện với cô ấy? Mặc dù mỗi cặp đôi có một "nhịp điệu" giao tiếp khác nhau, nhưng nhìn chung, bạn nên gặp mặt, gọi điện hoặc ít nhất là nhắn tin cho bạn gái mỗi tuần một hoặc hai lần, nếu không nhiều hơn. Điều này phải xuất phát từ sự thôi thúc tự nhiên muốn biết cô ấy đang làm gì – những điều cô ấy đã làm được trong vài ngày qua, những thách thức mà cô ấy đang đối mặt, v.v...
Bạn nên chủ động liên lạc với bạn gái – đừng chỉ trả lời cuộc gọi hoặc tin nhắn của cô ấy. Liên lạc trước với bạn gái là một cách để bạn chứng tỏ mình mong muốn được ở bên bạn gái cũng như cô ấy muốn ở bên bạn.
Bước 3 - Đừng xem trọng vật chất.
Không có gì kém lãng mạn hơn một người đàn ông chỉ chú tâm vào tiền bạc hoặc tài sản mà không nhận ra những điều thực sự quý giá trong cuộc sống. Bạn gái của bạn phải luôn luôn được đặt lên trên những thú vui vật chất. Ví dụ, bạn đừng mải đánh bóng chiếc xe mới mà bỏ qua bữa tối ăn mừng ngày kỷ niệm. Đừng lơ là bạn gái cả tuần để đắm đuối với trò chơi game. Đừng chỉ suốt ngày mải mê với công việc. Hãy có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống của bạn – tình yêu đích thực luôn là nguồn vui dài lâu hơn bất cứ lợi ích vật chất nào mà bạn có thể hy vọng đạt được.
Mặt khác, một bạn gái tốt sẽ không bao giờ đòi hỏi bạn làm những việc khiến bạn rơi vào tình trạng tài chính bấp bênh. Mặc dù những câu chuyện về “kẻ đào mỏ” trong đời thực không nhiều như trên phim ảnh, nhưng bạn nên cảnh giác với những phụ nữ thường vòi vĩnh những món quà đắt tiền.
Bước 4 - Làm những việc ngẫu hứng "không cần lý do”.
Một anh chàng bình thường có thể bày tỏ sự quan tâm với bạn gái khi cùng cô ấy ăn mừng các ngày sinh nhật, ngày lễ, ngày kỷ niệm và những dịp tương tự. Nhưng sẽ thật đặc biệt nếu chàng trai đó còn thể hiện sự quan tâm bạn gái vào những ngày bình thường mà không cần đợi đến những sự kiện lớn. Hãy chinh phục bạn gái bằng sự bất ngờ thú vị. Ăn mừng tình yêu của hai bạn chỉ vì bạn thích thế. Không nhất thiết phải là một bữa tối xa hoa ở một nhà hàng sang trọng – chỉ một mẩu giấy ghi những lời trìu mến, một bông hồng, một tin nhắn ngọt ngào hoặc những thứ tương tự như vậy cũng có thể cho bạn gái biết bạn luôn nghĩ đến và yêu thương cô ấy.
Bước 5 - Hãy là chính mình khi ở bên bạn gái.
Một trong những mục tiêu mà bất cứ mối quan hệ tốt đẹp nào cũng hướng tới là cả hai không ai phải cố ra vẻ "tốt đẹp" trước người kia. Trong tình yêu, bạn phải thực sự là "chính mình" chứ không phải các nhân vật mà bạn phải thể hiện khi đi học, đi làm, v.v… Điều này không thể đạt được trong một sớm một chiều, nhưng nó sẽ phải đến để một mối quan hệ tốt đẹp có thể phát triển.
Đôi khi, điều này còn có nghĩa là sống thật với các cảm xúc tiêu cực mà vì lý do nào đó bạn không thể bộc lộ trong cuộc sống hàng ngày. Hãy thành thật và cởi mở với những cảm xúc đó – chúng là một phần của con người thật bên trong bạn – chỉ có điều bạn đừng để chúng trở thành đề tài duy nhất khi trò chuyện với bạn gái.
Bước 6 - Cho bạn gái thấy cô ấy quý giá với bạn nhường nào.
Điều này vượt xa những lời tán dương vốn có thể trở nên nhàm chán và sáo rỗng nếu được lặp lại quá thường xuyên. Thay vào đó, nếu bạn muốn làm cô ấy ngạc nhiên thích thú, hãy thật cụ thể, lục lại những trải nghiệm trong cuộc sống của bạn và cố gắng diễn đạt những suy nghĩ bên trong bạn một cách chân thành. Thêm nữa, bạn nên điều chỉnh mức độ "lãng mạn" của những lời khen sao cho đúng với ý thích của cô ấy. Cuối cùng, hãy tìm những cơ hội đắt giá để nói những lời khen kiểu như vậy – dù bạn có khéo ăn nói thế nào đi nữa, những lời khen của bạn sẽ giảm giá trị nếu bạn nói vào mọi lúc mọi nơi.
Ví dụ, nếu cô ấy thích cách bạn nói những lời yêu thương hơi “sến sẩm”, thay vì nói “Váy đẹp đấy!”, bạn có thể nói “Anh thích chiếc váy của em. Tự nhiên anh nhớ đến chiếc váy em mặc vào lần đầu mình gặp nhau.” Lời khen này nghe ngọt ngào hơn, mà còn thêm một điểm cộng nữa là nó chứng tỏ bạn nhớ những chi tiết nhỏ trong ngày đầu hai bạn hẹn hò.
Phương pháp 3 - Đem lại những khoảnh khắc tuyệt vời cho bạn gái
Bước 1 - Tìm những ý tưởng sáng tạo cho những buổi hẹn hò.
Mặc dù phần đông các cô gái (cũng như các chàng trai) đều thích những buổi tối xuống phố ăn nhà hàng hay xem phim kiểu truyền thống, nhưng bạn không cần phải chứng tỏ hai bạn là một cặp đôi với những buổi hẹn hò cổ điển như vậy. Hãy sáng tạo - cùng bạn gái làm những điều mà cô ấy chưa từng nghĩ đến. Bước ra khỏi vùng an toàn có thể là một cơ hội tuyệt vời để hai bạn gắn kết tình cảm. Hơn nữa, những ý tưởng hẹn hò phi truyền thống như thế này còn giúp bạn tiết kiệm tiền nếu bạn còn trẻ.
Một ý tưởng tuyệt vời là tạo bất ngờ cho bạn gái với một hoạt động mà cô ấy thường nhắc đến. Ví dụ, nếu có lần bạn gái bạn tỏ ra thích thú với các động vật thuỷ sinh, bạn có thể dẫn cô ấy đến lớp học lặn bình khí. Nếu cô ấy yêu hội hoạ, bạn có thể đưa cô ấy đi dã ngoại trong khu rừng thơ mộng với màu và giá vẽ để cùng nhau vẽ một bức tranh.
Bước 2 - Dành toàn tâm toàn ý cho bạn gái vào đêm hẹn hò.
Đừng để buối tối trọng đại của bạn bị xao lãng vì bất kỳ ai hoặc điều gì khác. Hãy đặt mọi thứ sang một bên trong vài tiếng. Gạt qua mọi dự án sắp tới đòi hỏi bạn phải tập trung và dành trọn tâm trí cho bạn gái cũng như trải nghiệm ở bên cô ấy.
Nhớ tắt điện thoại, máy nhắn tin, laptop và/ hoặc các thiết bị giải trí khác. Không có gì huỷ hoại giây phút tuyệt vời của bạn tệ hơn là một cuộc gọi bàn công việc khi đang thưởng thức bữa tối lãng mạn dưới ánh nến.
Bước 3 - Chi trả cho bạn gái (khi phù hợp).
Câu hỏi từ xưa rằng liệu đàn ông nên hay không nên trả tiền khi hẹn hò đang được quan tâm hơn bao giờ hết, vì quan niệm phụ nữ trả tiền thời nay đang được chấp nhận (thậm chí là điều tất nhiên). Thực ra không có câu trả lời đúng cho việc này – ai trong hai người trả tiền là tuỳ vào thoả thuận giữa bạn và bạn gái. Thông thường, nếu bạn là người lên kế hoạch cho buổi hẹn hò thì ít nhất bạn cũng nên ngỏ ý chi trả với sự chân thành. Làm vậy để cho bạn gái thấy bạn trân trọng cô ấy chứ không phải chỉ vì quan niệm xưa cũ về chuẩn mực giới tính.
Nếu bạn gái đòi trả tiền hoặc “chia đôi”, bạn có thể phản đối một chút để thể hiện sự chân thành, nhưng đừng tranh cãi với cô ấy. Nhiều phụ nữ cảm thấy như bị xem thường nếu lần nào gặp nhau người đàn ông cũng chi trả, vì vậy bạn nên thể hiện sự tôn trọng bạn gái bằng cách để cho cô ấy trả tiền.
Bước 4 - Tán dương bạn gái với những lời khen không mang hàm ý trần tục.
Đêm hẹn hò là một cơ hội quý giá để bạn bộc lộ tình cảm đắm say không giấu giếm, nhưng hãy nhắm vào những khía cạnh như tính cách, óc hài hước, nét duyên dáng của bạn gái, cảm giác mà cô ấy đem lại cho bạn thay vì vẻ gợi cảm hoặc hình thể của cô ấy. Rồi bạn sẽ có dịp để thủ thỉ những lời này với cô ấy, nhưng đừng làm vẩn đục khoảnh khắc đặc biệt này bằng những lời khen không phù hợp trong khung cảnh lãng mạn "nghiêm túc" như vậy.
Bước 5 - Khiến cô ấy cảm thấy thật đặc biệt.
Bạn gái của bạn chắc hẳn rất quan trọng đối với bạn, vậy thì bạn hãy cho cô ấy biết. Nếu bạn không làm gì khác vào buổi tối hẹn hò, hãy nói (và thể hiện) cho bạn gái biết rằng cô ấy có ý nghĩa với bạn như thế nào. Tất cả những thứ khác – những cuộc vui chơi, những chuyến phiêu lưu, những khoảnh khắc hai bạn ở bên nhau - chỉ là một cách để thể hiện điều này.
Cách hay nhất để bày tỏ thường là cứ nói thẳng với cô ấy. Những lời lịch thiệp hoa mỹ không thể thay thế cho sự chân thành – hầu như cô gái nào cũng có thể nhận biết khi nào bạn thành thật, khi nào không.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Tr%E1%BB%9F-n%C3%AAn-b%E1%BB%9Bt-%C3%8Dch-k%E1%BB%B7 | Cách để Trở nên bớt Ích kỷ | Bạn nghe thấy nhiều hơn một người nói rằng bạn thật ích kỷ phải không? Nếu có xu hướng nghĩ rằng bạn chính là trung tâm của vũ trụ, luôn luôn cố nài làm theo cách của mình, và ghét chia sẻ hoặc giúp đỡ người khác, thì khả năng là bạn đang gặp đôi chút vấn đề về sự ích kỷ. Mặc dù trở nên bớt ích kỷ sẽ không xảy ra chỉ trong một sớm một chiều, vẫn luôn có một vài điều mà bạn có thể làm để trở thành một người biết cho đi, không chỉ nhận lấy.
Phương pháp 1 - Tăng cường Hiểu rõ Bản thân
Bước 1 - Gia nhập nhóm nào đó.
Hầu như mọi nhóm đều có thể. Gia nhập liên đoàn thể thao, hoặc ban tiếp tân ở khu phố, hoặc đăng ký là thành viên của câu lạc bộ tiếng Pháp sau giờ học. Dù bạn chọn hoạt động nào đi nữa, thì việc trở thành một phần của nhóm sẽ giúp bạn nhận ra rằng làm việc với nhiều người khác mang ý nghĩa quan trọng, và nhu cầu của mọi cá nhân cần phải được cân bằng vì sự thành công của nhóm; không có tính ích kỷ chính là một phần của lựa chọn làm thành viên của nhóm, vì thế gia nhập nhóm chính là một quyết định tuyệt vời để luyện tập tính rộng lượng và công bằng. Hoạt động nhóm hiệu quả chính là kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với nhiều ngành nghề.
Trở thành một phần của nhóm sẽ khiến bạn thấy khó lòng đặt nhu cầu của chính mình cao hơn nhu cầu của người khác bởi vì nhìn bề ngoài thì bạn sẽ bị phê bình vì sự ích kỷ, điều mà ảnh hưởng tiêu cực đến cả nhóm.
Bước 2 - Luyện tập sự đồng cảm.
Sự đồng cảm có nghĩa là thấu hiểu hoặc chia sẻ cảm xúc của người khác, hoặc "đặt mình vào tình huống của người khác". Sự đồng cảm chính là một kỹ năng có thể được luyện tập và tăng cường, và giúp bạn trở nên bớt ích kỷ. Tiếp tục tìm hiểu quan điểm của người khác và hoãn lại nhu cầu và mong ước của bản thân; khi làm vậy, bạn thường sẽ trở nên rộng lượng và hiểu biết hơn. Một số cách để luyện tập sự đồng cảm gồm có:
Hỏi thăm tình hình của người khác. Thay vì đưa ra giả định hoặc không thèm chú ý đến một người nào đó mà có hành động khiến bạn bất đồng, thì bạn nên hỏi thăm họ xem chuyện gì đang xảy ra trong cuộc sống. Hãy tỏ ra hiếu kỳ và quan tâm đến người đó và kiểm tra xem bạn có thể hiểu được quan điểm của họ về sự việc đang diễn ra.
Hình dung ra lý do để thông cảm cho hành vi của một người. Nếu bạn đang xếp hàng phía sau một phụ nữ lớn tuổi và bà ấy đang khá chậm chạp thanh toán hóa đơn, thì hãy giải tỏa sự phê bình và cơn giận. Có thể là bà ấy dành hầu hết thời gian trong ngày ở một mình, và bà ấy đang trò chuyện với nhân viên lâu hơn một chút bởi vì bà ấy hiếm khi gặp gỡ ai khác. Không có vấn đề gì nếu đây là lý do thực sự mà bà ấy giữ hàng lâu; điều quan trọng là điều này giúp bạn thông cảm cho người khác.
Bước 3 - Cân bằng nhu cầu của bạn với nhu cầu của người khác.
Nếu bạn có xu hướng đặt mình lên trên hết, bất chấp mọi giá để có điều bạn mong muốn, vào thời điểm mà bạn muốn, thì bạn cần phải bắt đầu từ bỏ cách của riêng mình và nghĩ đến việc tìm ra sự cân bằng cho các mối quan hệ. Bắt đầu suy nghĩ về điều mà con cái, bạn bè, hoặc người yêu muốn có, thậm chí nếu điều này xung đột với nhu cầu của bạn. Bất cứ khi nào bạn gặp phải tình huống mang tính xung đột, suy nghĩ về điều gì khiến người khác hạnh phúc thay vì điều gì sẽ giúp chính bạn hài lòng. Cố gắng tìm ra giải pháp thỏa hiệp, hoặc thử đặt nhu cầu của bạn sang một bên.
Hãy nhớ là nhu cầu, hy vọng, và mong ước của mọi người đều có tầm quan trọng như nhau.
Nếu người yêu của bạn thật sự muốn xem nhóm yêu thích của họ chơi bóng rỗ trong một trận đấu lại (sau trận đấu hòa) nhưng bạn lại muốn đi xem phim, thì lần này hãy làm theo ý họ.
Bước 4 - Thể hiện sự cảm kích đối với hành động tử tế mà người khác dành cho bạn.
Nếu bạn thấy bản thân đang lợi dụng hoặc mong chờ nhiều điều từ người khác, chẳng hạn như một người bạn lúc nào cũng đưa đón bạn, hoặc một người nào đó đã dùng mối quan hệ riêng của họ để giúp bạn có được công việc, thì đây là lúc nên nói "Cảm ơn". Khi một ai đó giúp đỡ hoặc tử tế với bạn, thì hãy thể hiện lòng biết ơn bằng việc cảm ơn họ, bằng lời nói, hoặc thậm chí là một lời nhắn hoặc một món quà nhỏ. Để họ biết là bạn thật sự cảm kích khi họ giúp đỡ bạn.
Thử làm việc tốt giúp đỡ bạn bè hoặc thậm chí là người lạ, nhưng không trông mong nhận lại bất cứ điều gì. Hành động tử tế hoàn toàn không mang tính ích kỷ được thực hiện khi không mong chờ nhận được phần thưởng hoặc lời khen ngợi.
Bước 5 - Học cách thỏa hiệp.
Nghĩ về khả năng tìm ra một giải pháp tuyệt vời cho một tình huống mà mọi người có liên quan đều vui vẻ nhận được một số điều mà họ mong muốn. Thỏa hiệp là kỹ năng giúp bạn thành công trong tình bạn và các mối quan hệ tình cảm, cũng như trong giới kinh doanh.
Khi bạn đang cố gắng giải quyết vấn đề, thì hãy suy nghĩ xem ai là người có mong muốn nhiều hơn. Nếu bạn và bạn gái đang chọn một bộ phim để xem, và cô ấy từ lâu đã mong mỏi muốn được xem một bộ phim nào đó, trong khi bạn lại hững hờ với một lựa chọn khác, thì bạn nên làm theo ý cô ấy.
Nếu nhận ra bạn không cảm thấy quá chắc chắn về lập trường của mình, thì hãy đi đến một thỏa thuận làm hài lòng người khác. Vậy thì nếu lần tới bạn thật sự muốn một điều gì đó, thì lúc đấy sẽ đến lượt của bạn. Mọi thứ sẽ tồi tệ khi bạn chọn làm theo ý mình và cãi nhau.
Trước khi bạn đi đến một thỏa hiệp, chắc chắn rằng mọi người có thời gian để bày tỏ quan điểm của họ. Điều này có thể giúp bạn có được một quan điểm ổn định, cân bằng hơn trước khi đưa ra quyết định.
Bước 6 - Chia sẻ.
Hãy để cô bạn mượn bộ váy yêu thích của bạn. Chia sẻ bữa trưa với một người bạn quên mang theo cơm. Để bạn trai sử dụng máy stereo của bạn suốt buổi chiều.
Tập thói quen chia sẻ một món đồ gì đó mà trước đây bạn rất muốn chiếm hữu nó. Điều này sẽ giúp bạn thể hiện cho người khác biết là họ quan trọng đối với bạn và sẽ giúp bạn cảm thấy dễ dàng để cho đi hơn. Việc này sẽ thay đổi quan niệm bản thân từ một người ích kỷ trở thành một người rộng lượng, không còn ích kỷ nữa.
Bước 7 - Làm tình nguyện.
Dành thời gian làm tình nguyện trong cộng đồng, dù là hoạt động ở trường, ở công ty, hoặc hành động tự do. Bạn có thể làm việc trong thư viện trường, vệ sinh công viên địa phương, phục vụ ở bếp ăn, hoặc dành thời gian dạy cho người lớn và trẻ em cách đọc chữ. Làm tình nguyện là cách mở mang tầm nhìn của bạn về thế giới bằng cách hiểu ra những người khác đang cần giúp đỡ ra sao và bạn có thể làm thế nào để tạo ra sự khác biệt. Làm tình nguyện cũng sẽ giúp bạn cảm kích hơn về điều mà bạn có khi bạn nhân ra rằng không phải tất cả mọi người đều may mắn có được mọi thứ mà bạn có.
Tạo mục tiêu làm tình nguyện ít nhất một tuần một lần, và nhận ra bạn cảm thấy mình bớt ích kỷ hơn nhiều ra sao.
Phương pháp 2 - Trở thành Người bạn tốt hơn
Bước 1 - Là người biết lắng nghe nhiều hơn.
Nếu bạn muốn từ bỏ tính ích kỷ, thì bạn cần phải học cách lắng nghe người khác. Và điều này có nghĩa là bạn thật sự muốn lắng nghe, không chỉ đơn thuần gật đầu, và nói là "Ừ" cho tới khi đến phiên bạn nói chuyện. Lắng nghe nghĩa là hiểu được điều mà mọi người nói, ghi nhớ điều mà họ nói, và hiểu được vấn đề của bạn bè, rắc rối với người yêu, và đồng nghiệp. Cũng có thể hữu ích nếu bạn hỏi những câu hỏi mở giúp đối phương có cơ hội bày tỏ bản thân.
Không ngắt lời người khác.
Sau khi người bạn nói, hãy đưa ra một phản hồi đúng nghĩa bằng cách nhắc đến một số điểm đã được nói tới trong cuộc trò chuyện để chứng tỏ là bạn thực sự đã chú ý lắng nghe.
Nếu bạn bè gặp phải vấn đề, thì đừng vội so sánh vấn đề của họ với vấn đề riêng của bạn, điều mà bạn cho là "cách tệ hại hơn". Xem xét mọi vấn đề theo phương diện riêng của chúng và đưa ra lời khuyên thích đáng nếu có thể và không xem tất cả chúng có liên quan đến bạn. Bạn có thể nói: "Tôi đã gặp tình huống tương tự, và đó là điều đã giúp tôi. Bạn có nghĩ là điều này cũng có hiệu quả với bạn không?"
Bước 2 - Để bạn bè chọn việc mà hai bạn sẽ làm cùng nhau.
Hành động nhỏ và đơn giản này có thể tạo nên sự khác biệt to lớn đối với tình bạn. Điều quan trọng của việc trở thành một người bạn tốt là sẵn sàng giúp đỡ, gồm có đôi lúc ủng hộ một số hành động của bạn bè. Lần tới nếu bạn có hẹn đi chơi với một người bạn, thì hãy để cô ấy chọn bộ phim để xem, nơi ăn tối, giờ vàng quầy bar, hoặc hoạt động mà hai bạn sẽ làm cùng nhau.
Một khi bạn đã có thói quen làm như thế, bạn có thể nhận ra rằng mình sẽ vui vẻ khi giúp cho người mà bạn quan tâm cảm thấy hạnh phúc.
Bạn cũng có thể lần lượt thay phiên. Bạn bè có thể chọn lựa điều sẽ làm trong tuần này và rồi vào tuần tiếp theo chính bạn là người quyết định.
Bước 3 - Chuẩn bị bữa ăn tại nhà cho bạn bè.
Đến cửa hàng, mua thức ăn mà bạn biết là người bạn sẽ thích, sau đó dành ít nhất một tiếng đồng hồ để nấu một bữa ngon và dọn chúng trên bàn. Chuẩn bị bữa ăn cho bạn bè sẽ mất thời gian, tiền bạc, và công sức, nhưng rồi bạn sẽ cảm thấy vui vẻ, thoải mái khi cư xử tử tế với người khác. Đây thực sự là một cử chỉ tuyệt vời nhất là khi người bạn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, hoặc cần được chăm sóc thoải mái.
Nói với người bạn là không cần phải mang theo bất cứ vật gì ngoại trừ thức uống. Bạn sẽ là người làm tất cả mọi thứ trong tối hôm đó.
Nếu nhận thấy bạn thực sự thích nấu ăn cho người khác, thì thậm chí bạn có thể bắt đầu nướng bánh quy hoặc nấu món thịt hầm và mang chúng đến nhà của người bạn vào buổi tối.
Bước 4 - Đưa ra lời khuyên hữu ích.
Kết thúc mọi việc bằng cách đưa ra lời khuyên có ý nghĩa, thật lòng, và hữu ích cho bạn bè thực sự có thể giúp bạn có cảm giác cho đi nhiều hơn và bớt ích kỷ. Không phải tất cả mọi món quá đều mang tính vật chất; đôi khi điều tốt nhất mà bạn có thể làm cho một người bạn chính là giúp họ tìm ra mấu chốt vấn đề. Đừng chỉ nói với bạn bè những điều mà họ muốn nghe; thay vì vậy, dành thời gian đưa ra lời khuyên có ý nghĩa và mang tính thực tế để giúp họ thật sự thay đổi cuộc đời.
Đưa ra lời khuyên hữu ích đến bạn bè cũng có thể giúp bạn ý thức hơn về điều mà họ thực sự cần thay vì điều mà chính bạn cần.
Bước 5 - Ngừng việc lúc nào cũng nói về bản thân.
Điều này nói thì dễ hơn làm. Mặc dù tính ích kỷ và tính tập trung vào bản thân không giống nhau hoàn toàn, hai đức tính này lại luôn xuất hiện cùng nhau. Vì thế, chỉ nên dùng một phần ba thời gian ở bên cạnh bạn bè để nói về bản thân; hãy dành phần thời gian còn lại để trò chuyện về đối phương, về những người quen, hoặc về một số chủ đề ngoài lề.
Nếu bạn bè nói về một vấn đề nào đó và bạn đã từng trải nghiệm vấn đề tương tự, thì cũng tốt khi bạn chia sẻ ngắn gọn về bản thân để nói là bạn đã từng trải qua một điều tương tự miễn là mục đích của việc chia sẻ là để cho đối phương hiểu là bạn sẵn sàng đồng cảm với họ. Sau khi đề cập việc này, nhanh chóng chuyển trọng tâm trở về hướng họ để họ có thể tiếp tục trò chuyện.
Bước 6 - Hỏi thăm tình hình của bạn bè.
Nếu bạn không thường xuyên hỏi thăm họ, thì bạn thực sự nên tạo thói quen này. Lần sau nếu bạn ở cùng bạn bè, thì hãy hỏi xem họ đang làm gì, họ cảm thấy ra sao, họ đã trải qua một ngày như thế nào, hoặc họ đã mong chờ điều gì trong tuần đó. Không tỏ ra quá rõ ràng là bạn đang thay đổi quỹ đạo và bắt đầu dồn dập hỏi bạn bè nhiều câu hỏi cùng một lúc; thay vì thế, bạn nên tế nhị tìm cách hỏi họ một số câu hỏi về bản thân họ và điều mà họ đang làm.
Thể hiện sự quan tâm dành cho người khác là cách tuyệt vời để trở nên bớt ích kỷ.
Đừng làm mọi thứ có cảm giác hời hợt. Bạn nên hỏi thăm đối phương bởi vì họ là bạn của bạn và bởi vì bạn quan tâm họ.
Bước 7 - Giúp đỡ bạn bè vì lý do đơn giản.
Không nên giúp đỡ bạn bè như thể là một thủ đoạn đầy toan tính nhằm mục đích nhận được điều gì đó mà bạn muốn sau này; hãy giúp đỡ thật lòng. Sự giúp đỡ có thể là lớn hay nhỏ, bất cứ điều gì từ việc mua cà phê cho bạn bè khi họ bận tham gia khóa học chuyên môn đến việc dành 3 tiếng đồng hồ vào buổi tối để giải thích phương trình hóa học cho họ. Nếu nhận ra bạn bè thực sự cần giúp đỡ nhưng lại e ngại nói ra, thì bạn nên là người đề nghị giúp thậm chí trước khi đối phương lên tiếng nhờ vả.
Và thỉnh thoảng, bạn có thể giúp đỡ bạn bè thậm chí khi họ thực sự không cần bất cứ điều gì, chỉ đơn giản bởi vì bạn đang cảm thấy thoải mái hoặc đã nhìn thấy một điều gì đó làm bạn nhớ đến họ.
Phương pháp 3 - Thể hiện Lòng biết ơn
Bước 1 - Tạo danh sách điều biết ơn một tuần một lần.
Bạn nên dành 15 phút một tháng một lần, để viết tất cả mọi điều mà bạn cảm thấy biết ơn vào một quyển sổ tay. Đừng dừng lại cho đến khi bạn có thể viết ra ít nhất là mười điều. Giữ lại danh sách, và bổ sung thêm nhiều điều vào danh sách mỗi tháng. Sử dụng danh sách này để nhắc nhở bản thân rằng cuộc sống của bạn thật đầy đủ, và suy nghĩ xem bạn cảm thấy biết ơn mọi người trong cuộc đời nhiều ra sao. Sau đó, ra khỏi nhà và nói với họ!
Bước 2 - Tặng món quà nhỏ.
Chắc chắn là việc tặng quà cho bạn bè, thành viên trong gia đình, hoặc người yêu vào dịp sinh nhật của họ là một hành động tử tế. Nhưng hành động này sẽ tử tế hơn và tự nhiên hơn khi bạn tặng quà cho bạn bè bởi vì bạn cảm thấy biết ơn khi quen biết đối phương. Làm thế sẽ giúp cả hai bạn hạnh phúc, vui vẻ hơn.
Món quà không nhất thiết phải là hàng hiệu mới hoặc xa xỉ. Đó có thể là quà lưu niệm, quyển sách đã dùng, hoặc sản phẩm nữ trang. Điều quan trọng là bạn thể hiện cho bạn bè biết rằng bạn biết ơn họ; giá trị của món quà không ảnh hưởng gì nhiều.
Bước 3 - Cho đi món đồ nào đó mà bạn yêu thích.
Đây là một cách tuyệt vời khác để bày tỏ lòng biết ơn. Cho đi cái áo sơ mi cũ mà bạn không quan tâm tới là một chuyện, nhưng tặng cái áo len dài tay yêu thích cho em gái hoặc người bạn thân nhất lại là một chuyện khác. Nếu bạn có món đồ gì đó mà bạn yêu thích nhưng lại không thực sự dùng đến, thì hãy tặng nó cho một ai đó mà có thể thực sự cần dùng đến nó, ngay cả khi món đồ này có nhiều ý nghĩa đối với bạn. Hình thức cho đi này có thể lan truyền hiệu ứng tốt; suy nghĩ về cách việc tốt mà bạn làm có thể lan truyền tác động đến người nhận trực tiếp hơn sự mong đợi ra sao!
Tập thói quen cho đi món đồ mà bạn yêu thích có thể giúp bạn trở nên bớt ích kỷ, và ít gắn bó hơn với mọi thứ thuộc sở hữu của bạn.
Bước 4 - Cảm kích thiên nhiên.
Hãy đi bộ đường dài hoặc chạy bộ trong công viên. Bạn cũng có thể đi dạo ở bãi biển. Đến với thiên nhiên, hòa mình vào vẻ đẹp tự nhiên, và tập trung vào giá trị của giây phút hiện tại. Trân trọng vẻ đẹp của tự nhiên giúp bạn thấy biết ơn hơn đối với điều mà bạn có và sẵn lòng hơn để cho đi, giúp đỡ người khác.
Hòa mình vào thiên nhiên cũng có thể giúp bạn đặt mọi thứ vào quan niệm sống. Bạn sẽ có khoảng thời gian nghiêm khắc hơn để xem quan điểm sống nhỏ bé của chính mình là tất cả mọi thứ quan trọng mà bạn có khi đứng dưới chân của một thác nước tuôn trào mạnh mẽ.
Bước 5 - Viết thiệp cảm ơn.
Bất cứ khi nào người khác làm điều gì đó có ý nghĩa quan trọng cho bạn, thì hãy dành thời gian viết thiệp cảm ơn. Đảm bảo là bạn nhắc đến chính xác thì điều mà đối phương đã làm có ý nghĩa nhiều với bạn ra sao. Đừng chỉ đơn giản gửi thiệp cho giáo viên, đồng nghiệp, hoặc giáo sư; mà hãy tập làm quen với việc viết thiệp cho những người bạn thân thiết và yêu thương, để cho họ biết là bạn ghi nhận mọi nổ lực của họ và biết ơn họ.
Mua một bộ gồm 10 thiệp cảm ơn. Tạo mục tiêu sử dụng hết số thiệp đó trong năm.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%A3i-xu%E1%BB%91ng-v%E1%BB%9Bi-uTorrent | Cách để Tải xuống với uTorrent | Trong bài viết này, wikiHow sẽ hướng dẫn bạn cách tải tập tin BitTorrent với uTorrent, một chương trình torrent - chương trình chia sẻ tập tin qua mạng ngang hàng miễn phí. Trước khi tải bất kỳ thứ gì qua uTorrent, bạn nên thiết lập mã hóa giao thức để đảm bảo an toàn cho kết nối đến máy chủ torrent của chương trình uTorrent. Bạn cần nhớ rằng tải nội dung có bản quyền mà không trả tiền là sao chép trộm và vi phạm bản quyền: bạn có thể bị truy tố và phạt rất nặng.
Phương pháp 1 - Bật mã hóa giao thức
Bước 1 - Mở uTorrent.
Ứng dụng này có biểu tượng hình chữ "µ" màu trắng trên nền xanh lá mạ. Cửa sổ uTorrent sẽ xuất hiện.
Nếu chưa có uTorrent, bạn có thể tải miễn phí từ website của nó tại https://www.utorrent.com/
Bước 2 - Nhấp vào Options (Tùy chọn) trên Windows hay uTorrent trên máy Mac.
Nó nằm ở phía trên bên trái của cửa sổ uTorrent. Một trình đơn sẽ được thả xuống.
Bước 3 - Nhấp vào Preferences (Tùy chỉnh).
Tùy chọn này nằm gần đầu trình đơn được thả xuống. Khi bạn nhấp vào, cửa sổ Preferences sẽ được mở.
Bước 4 - Nhấp vào thẻ BitTorrent.
Thẻ này nằm ở phần bên trái của cửa sổ Preferences trên Windows và đầu cửa sổ này trên Mac.
Bước 5 - Nhấp vào hộp "Protocol Encryption" (Mã hóa Giao thức) được thả xuống.
Hộp này nằm gần cuối cửa sổ Preferences. Trong hộp là dòng chữ "Disabled" (Tắt). Khi bạn nhấp chuột vào đó, một trình đơn sẽ được thả xuống.
Với máy Mac, sẽ không có trình đơn nào được thả xuống. Thay vào đó, bạn hãy tìm phần "Outgoing Encryption" (Mã hóa Đầu ra) ở cuối cửa sổ.
Bước 6 - Nhấp vào Enabled (Bật) hoặc Forced (Bắt buộc).
Lúc này, chế độ mã hóa giao thức sẽ được áp dụng cho mọi thứ mà bạn tải về qua uTorrent.
Khi chọn , kết nối luôn được bảo mật. Nhưng đồng thời, tốc độ tải có thể chậm đi và kết nối mạng thi thoảng có thể sẽ bị đứt quãng.
Bước 7 - Nhấp vào Apply (Áp dụng) rồi nhấn OK.
Cả hai tùy chọn này nằm ở cuối cửa sổ. Thay đổi của bạn sẽ được lưu lại. Lúc này, bạn có thể tiến hành tải torrent tùy thích và dùng nó với uTorrent để tải tập tin.
Với máy Mac, thiết lập được lưu tự động. Bạn chỉ việc nhấn vào vòng tròn đỏ ở góc trên bên trái của cửa sổ.
Phương pháp 2 - Tải về với uTorrent
Bước 1 - Tìm torrent để tải.
Torrent là tập tin được mở trong chương trình torrent (trong trường hợp này là uTorrent) để tải dữ liệu được liên kết với torrent đó (chẳng hạn như phim, trò chơi, tập tin PDF, v.v.). Để tìm được torrent mà bạn muốn tải, bạn có thể vào trang torrent đáng tin cậy và tìm nó ở trường tìm kiếm.
Nếu không có trang tìm kiếm torrent đáng tin cậy nào, bạn có thể gõ tên của thứ mà bạn muốn tải kèm chữ "torrent" và năm hiện hành (chẳng hạn như "2018") vào công cụ tìm kiếm và nhấn ↵ Enter.
Bước 2 - Tải tập tin torrent.
Nhấp chuột vào nút (Tải) trên trang yêu thích của bạn và chờ torrent được tải xong. Nhớ rằng thiết kế của nút không đồng nhất ở các trang khác nhau: trong một số trường hợp, nó thậm chí không có chữ mà chỉ là một mũi tên chỉ xuống.
Bởi tập tin torrent gần như chỉ là đường dẫn liên kết đến tập tin được lưu trữ trực tuyến, việc tải chúng sẽ chỉ mất vài giây.
Bước 3 - Nhấp đôi vào tập tin torrent.
Khi được cài đặt, uTorrent sẽ được cài đặt làm chương trình torrent mặc định của máy tính. Do đó, khi bạn nhấp đôi vào một tập tin torrent bất kỳ, tập tin đó sẽ được mở trong uTorrent.
Nếu uTorrent không phải là chương trình torrent mặc định của bạn, hãy nhấp chuột vào tùy chọn (Tập tin) ở góc trên bên trái của uTorrent (trong Windows) hoặc nhấp chuột vào màn hình trong lúc uTorrent đang được mở (với máy Mac), rồi nhấp vào (Thêm Torrent), chọn torrent trong cửa sổ và nhấn (Mở).
Bước 4 - Nhấn OK khi được yêu cầu.
Nút này nằm ở cuối cửa sổ tùy chọn.
Bạn cũng có thể xem thông tin tải xuống của torrent ở đây, bao gồm tập tin mà bạn muốn tải xuống trong danh sách các tập tin và thư mục mà bạn muốn lưu trữ tập tin được tải xuống (Chẳng hạn như thư mục ).
Bước 5 - Chờ tập tin torrent bắt đầu được tải xuống.
Trong cửa sổ uTorrent, khi dòng chữ "Downloading 0.0%" (Đang tải 0,0%) xuất hiện trên tên torrent, tập tin của nó đang chính thức được tải xuống.
Có thể sẽ mất vài phút để torent đạt đến tốc độ tải tối đa.
Bước 6 - Tải torrent lên khi hoàn thành tải xuống.
"Seeds" là những người đã tải nội dung của torent xuống và tải nó lên lại: nhờ có seeds, bạn có thể tải tập tin qua uTorrent. Ở đây, việc tải lên lại ít nhất là bằng thời gian mà bạn đã tải xuống để đóng góp ngược trở lại cho cộng đồng được coi là phép lịch sự thông thường.
Torrent sẽ tự động tải lên sau khi tập tin được tải xuống.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Lo%E1%BA%A1i-b%E1%BB%8F-%C3%A1p-xe | Cách để Loại bỏ áp xe | Áp xe là những ổ sưng đau, viêm và chứa đầy mủ do nhiễm khuẩn. Bạn có thể bị áp xe (còn gọi là nhọt) ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Một số áp xe nhỏ trên da có thể lành mà không cần điều trị y khoa, nhưng các ổ áp xe lớn hoặc không tự lành phải được chăm sóc y tế. Bạn có thể chữa trị áp xe qua việc chăm sóc tại nhà hoặc gặp bác sĩ để được điều trị bằng cách dẫn lưu áp xe và dùng thuốc.
Phương pháp 1 - Điều trị áp xe tại nhà
Bước 1 - Không chạm tay vào áp xe.
Bạn cố gắng không sờ, cậy hoặc nặn áp xe. Hành động này có thể làm lây lan vi khuẩn, gây viêm nhiều hơn và nhiễm trùng nặng hơn.
Dùng băng hoặc khăn giấy sạch thấm mủ hoặc dịch rỉ ra từ áp xe. Tránh để ngón tay chạm vào da trong khi thấm dịch. Vứt ngay miếng băng thấm dịch và không sử dụng lại.
Luôn rửa tay trước và sau khi chăm sóc vết áp xe để tránh ổ nhiễm trùng lây lan. Các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như nhiễm khuẩn tụ cầu vàng kháng Methicillin (MRSA) có thể xâm nhập vào cơ thể qua áp xe.
Bước 2 - Chườm ấm lên vùng bị áp xe.
Rửa tay bằng xà phòng và nước. Đun một cốc nước đến mức ấm hoặc nóng nhưng không làm bỏng da, sau đó nhúng băng sạch hoặc mảnh vải mềm vào nước, đắp lên áp xe và vùng da xung quanh. Liệu pháp chườm gạc ấm hoặc nóng có thể giúp dẫn lưu áp xe, đồng thời giảm đau nhức và khó chịu.
Chườm ấm mỗi ngày nhiều lần.
Dùng một mảnh vải xoa nhẹ nhàng lên áp xe theo chuyển động vòng tròn để mủ có thể chảy ra. Một chút máu rỉ ra lúc này là bình thường.
Bước 3 - Ngâm trong nước ấm.
Đổ nước ấm vào bồn tắm hoặc vật chứa nhỏ hơn, sau đó ngâm cả người hoặc vùng da bị áp xe trong khoảng 10-15 phút. Liệu pháp ngâm nước ấm có thể giúp áp xe tự dẫn lưu một cách tự nhiên, giảm đau nhức và khó chịu.
Rửa sạch bồn tắm hoặc vật chứa nước trước và sau khi ngâm.
Cân nhắc rắc muối nở, bột yến mạch sống, keo yến mạch hoặc muối Epsom vào nước. Những chất này có thể làm dịu da và giúp dẫn lưu nhọt một cách tự nhiên.
Bước 4 - Rửa sạch áp xe và vùng da xung quanh.
Bạn cần rửa áp xe bằng xà phòng diệt khuẩn nhẹ dịu và nước ấm. Nhớ rửa sạch cả vùng da xung quanh áp xe. Dùng khăn sạch và mềm để thấm khô.
Rửa áp xe bằng dung dịch sát khuẩn nếu bạn thích dùng chất nào đó mạnh hơn xà phòng.
Tắm vòi sen hoặc tắm bồn hàng ngày cũng giúp rửa áp xe. Việc giữ vệ sinh cá nhân tốt có thể chữa lành áp xe và giảm nguy cơ nhiễm trùng nặng hơn.
Bước 5 - Che phủ áp xe bằng băng vô trùng.
Khi áp xe đã sạch, bạn hãy dùng gạc hoặc băng vô trùng phủ nhẹ lên vết thương. Để ngăn ngừa nhiễm trùng, bạn cần thay băng nếu dịch bên trong áp xe thấm qua băng, hoặc băng bị ướt hay bẩn.
Bạn cũng có thể dùng tăm bông bôi mật ong lên vùng áp xe trước khi băng lại để ngăn ngừa nhiễm trùng. Nhớ đừng chấm tăm bông đã dùng vào mật ong.
Bước 6 - Uống thuốc giảm đau.
Dùng thuốc giảm đau không kê toa như ibuprofen hoặc acetaminophen. Tuân theo hướng dẫn về liều lượng trên nhãn thuốc để giảm đau và khó chịu. Những loại thuốc giảm đau như ibuprofen cũng có tác dụng giảm sưng.
Bước 7 - Giặt rửa tất cả các vật dụng đã tiếp xúc với áp xe.
Để máy giặt ở chế độ nước nóng nhất. Bỏ tất cả quần áo đồ vải, kể cả khăn mặt mà bạn đã dùng để chườm áp xe vào máy giặt. Chạy máy giặt và sấy ở nhiệt độ cao. Điều này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn còn sót lại vốn có thể gây viêm hoặc nhiễm trùng nặng hơn.
Bước 8 - Mặc quần áo rộng rãi và mềm mịn.
Quần áo bó sát có thể gây kích ứng da và khiến nhọt trở nặng. Bạn nên mặc quần áo nhẹ, rộng rãi, trơn mịn để cho da được thở và mau lành hơn.
Chất liệu vải mềm mịn như cotton hoặc len lông cừu Merino có thể giúp da không bị ngứa và ngăn ngừa đổ mồ hôi nhiều gây kích ứng vùng da áp xe.
Phương pháp 2 - Tìm sự chăm sóc y tế
Bước 1 - Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng nặng hơn.
Tiếp tục chăm sóc nếu vùng áp xe đang lành lại và không có dấu hiệu nhiễm trùng nặng hơn. Chú ý đến các dấu hiệu sau đây cho thấy ổ áp xe và tình trạng nhiễm trùng đang xấu đi để tìm biện pháp điều trị y tế ngay lập tức:
Da đỏ hơn và đau hơn.
Có các vệt đỏ tỏa ra từ ổ áp xe và vùng xung quanh hướng về phía tim.
Vết áp xe và vùng da xung quanh rất ấm hoặc nóng khi sờ vào.
Nhiều mủ hoặc dịch từ áp xe chảy ra.
Sốt trên 38,6 độ C.
Ớn lạnh, buồn nôn, nôn, đau đầu hoặc đau nhức cơ.
Bước 2 - Hẹn gặp bác sĩ.
Một vài trường hợp áp xe có thể cần đến sự chăm sóc y tế, ví dụ như áp xe ở người trên 65 tuổi. Cho bác sĩ biết bạn đã điều trị áp xe ở nhà như thế nào và mọi thông tin khác để giúp bác sĩ điều trị. Bạn hãy đến gặp bác sĩ nếu:
Áp xe ở cột sống hoặc ở giữa mặt, gần mắt hoặc mũi.
Áp xe không tự dẫn lưu.
Áp xe phát triển to hơn hoặc có kích thước rất lớn hoặc rất đau.
Bạn có bệnh tiểu đường hoặc các bệnh mạn tính khác như bệnh thận hoặc gan.
Bước 3 - Dẫn lưu áp xe.
Để cho bác sĩ trích và dẫn lưu áp xe bằng dao mổ hoặc kim nhỏ nếu cần thiết. Thủ thuật mở và dẫn lưu áp xe có thể loại bỏ mủ hoặc dịch nhiễm trùng và giảm áp lực. Giữ sạch và khô ráo băng gạc do bác sĩ băng sau thủ thuật.
Không cố gắng tự dẫn lưu áp xe tại nhà để tránh nhiễm trùng lây lan.
Hỏi bác sĩ về thuốc gây tê tại chỗ nếu bạn bị đau nhiều.
Bác sĩ có thể băng áp xe đã được dẫn lưu bằng băng kháng khuẩn để hút mủ còn lại và ngăn ngừa nhiễm trùng nặng hơn.
Bác sĩ cũng có thể lấy mẫu dịch dẫn lưu để xét nghiệm tìm vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.
Bước 4 - Tiếp nhận điều trị bằng thuốc kháng sinh bôi ngoài da hoặc uống.
Bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh trong trường hợp áp xe đặc biệt nghiêm trọng. Bạn hãy tuân theo liều lượng bác sĩ hướng dẫn và đảm bảo uống đủ liệu trình kháng sinh. Việc uống và hoàn thành liệu trình kháng sinh có thể giúp đẩy lùi nhiễm trùng và giảm nguy cơ hình thành ổ áp xe khác hoặc tái nhiễm trùng.
Nếu bạn có hệ miễn dịch khỏe mạnh và vết áp xe nhỏ hoặc ở gần bề mặt da thì rất có thể không cần dùng thuốc kháng sinh.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Nh%E1%BA%ADn-bi%E1%BA%BFt-khi-ai-%C4%91%C3%B3-y%C3%AAu-th%E1%BA%A7m-b%E1%BA%A1n | Cách để Nhận biết khi ai đó yêu thầm bạn | Việc đoán mò xem ai đó có đang thầm thương trộm nhớ bạn hay không đôi lúc rất khó. Mặc dù vậy, bạn có thể lưu ý một vài cử chỉ để tìm ra đáp án. Bài viết này sẽ cho bạn lời khuyên để nhận biết liệu ai đó có đang để ý mình hay không.
Phương pháp 1 - Quan sát ngôn ngữ cơ thể
Bước 1 - Lưu ý ánh mắt.
Nếu một chàng trai nào đó thường xuyên nhìn bạn chằm chằm, hoặc xuất hiện trong tầm nhìn của bạn, có lẽ anh ấy đang để ý bạn. Cố gắng chú ý sự khác biệt giữa ánh mắt thông thường khi trò chuyện và cái nhìn trìu mến, đầy tình cảm. Việc thường xuyên nhìn bạn cũng là một dấu hiệu cho biết anh ấy muốn thu hút sự quan tâm và sự chú ý của bạn.
Khi bắt gặp ánh mắt của nhau, bạn hãy chú ý xem anh ấy có giả vờ nhìn đi nơi khác không. Đây là dấu hiệu tích cực cho biết rằng anh ấy thích bạn.
Thử thay đổi vị trí xem anh ấy có cố gắng di chuyển sang nơi khác để nhìn bạn hay không. Ví dụ, nếu cả hai bạn đang trò chuyện trong một nhóm, bạn thử đứng sau một ai đó để người ấy không nhìn thấy mình. Sau đó, bạn hãy quan sát xem anh ấy có chuyển sang một vị trí khác để tiếp tục nhìn bạn không.
Bước 2 - Xem cách anh ấy tiếp cận bạn.
Nếu cố gắng đứng gần bạn ở bữa tiệc hoặc ngồi cạnh bạn khi ăn trưa, có lẽ anh ấy đã thật sự phải lòng bạn. Đây là cách anh ấy cố gắng đến gần bạn để thể hiện rằng mình quan tâm và thích được ở cạnh bạn.
Bước 3 - Quan sát cử chỉ tay của anh ấy.
Con người thường thể hiện cảm xúc qua ngôn ngữ cơ thể, bao gồm cả bàn tay. Phụ nữ thường hất tóc hay chạm nhẹ vào vai hoặc tay của người mà họ để ý. Đàn ông có xu hướng nói nhiều và sử dụng cử chỉ tay khi trò chuyện với cô gái mà mình thích vì họ cảm thấy phấn khởi.
Bước 4 - Chú ý đến cử chỉ khác thường.
Nếu anh ấy đỏ mặt khi ở cạnh bạn, cười to một cách mất kiểm soát không vì lý do gì cả, không nhìn vào mắt bạn hoặc bồn chồn thì bạn đã tìm ra câu trả lời. Đây là những dấu hiệu cho biết người ấy đang để ý bạn.
Bước 5 - Xem anh ấy có bắt chước cử chỉ của bạn không.
Dấu hiệu quen thuộc để nhận biết sự quan tâm của người ấy là hành động bắt chước. Con người thường không thể nhận ra khi họ đang bắt chước ai đó. Hãy chú ý việc người ấy sử dụng những từ ngữ quen thuộc mà bạn hay dùng, lặp lại câu nói của bạn hoặc nói về những điều bạn quan tâm. Đó là cách họ muốn gần gũi với bạn hơn.
Phương pháp 2 - Lưu ý những dấu hiệu rõ ràng
Bước 1 - Cô ấy theo dõi bạn trên mạng xã hội.
Dấu hiệu rõ ràng nhất để nhận biết khi ai đó thích bạn là kiểm tra xem họ có kết nối với bạn trên mạng xã hội không. Điều đó có nghĩa là người ấy nghĩ về bạn khi hai người không ở cạnh và muốn tìm hiểu thêm về đời tư của bạn.
Bước 2 - Những tin nhắn không có nội dung rõ ràng.
Nếu một cô gái gửi tin nhắn cho bạn chỉ để muốn biết bạn đang làm gì hoặc nhắn tin với bạn cả ngày, có nghĩa là cô ấy đang nghĩ về bạn. Việc liên lạc thường xuyên là dấu hiệu rõ ràng cho biết cô ấy đã phải lòng bạn.
Bước 3 - Cô ấy nhẹ nhàng trêu chọc bạn.
Nếu đã phải lòng bạn, cô ấy sẽ nói vài câu trêu chọc bạn, không phải để gây tổn thương mà chỉ muốn bạn cười. Đó là một cách tán tỉnh quen thuộc.
Cùng với việc trêu đùa, bạn nên thử để ý những cuộc trò chuyện hài hước. Có thể cô ấy sẽ cố gắng duy trì cuộc trò chuyện thoải mái và hài hước để làm bạn cười, nếu thật sự đã chú ý đến bạn.
Bước 4 - Chăm chút ngoại hình.
Rất khó để biết nếu ai đó chỉ cố gắng chăm chút bản thân vì họ hay vì bạn. Nếu đã kết bạn với người ấy trên Facebook, bạn hãy thử xem ảnh để biết ngoại hình của cô ấy như thế nào khi hai bạn không ở cạnh nhau. Nếu cô gái ấy cố gắng chăm chút bản thân khi gặp bạn thì nghĩa là cô ấy đang cố gây ấn tượng với bạn.
Bước 5 - Những món quà đặc biệt.
Nếu ai đó ghé qua cửa hàng mà bạn thích để mua một món quà đặc biệt, hoặc làm bạn bất ngờ với một món ngon thì đó là dấu hiệu họ đã phải lòng bạn. Cô ấy muốn làm bạn vui với vài cử chỉ thân mật và thể hiện sự quan tâm.
Bước 6 - Lượng thời gian mà cô ấy dành cho bạn.
Nếu ai đó luôn sẵn lòng dành thời gian cho bạn và không bao giờ để lỡ cơ hội gặp bạn, chắc chắn người ấy đã thầm yêu bạn. Lưu ý xem cô ấy có tham dự cùng bữa tiệc với bạn hoặc hủy những kế hoạch khác để đi chơi với bạn không.
Bước 7 - Những lời khen.
Nếu được ai đó để ý, bạn sẽ thường xuyên nhận nhiều lời khen dù chỉ là dành cho những thay đổi nhỏ của mình. Người ấy sẽ nhận ra khi bạn cắt tóc hoặc mua một đôi giày mới, và cô ấy sẽ cho bạn biết điều đó bằng một lời khen.
Phương pháp 3 - Đặt câu hỏi
Bước 1 - Tìm hiểu xem người ấy nói về bạn như thế nào với bạn bè.
Nếu bạn được đề cao khi ở cạnh bạn bè hay người thân của anh ấy, hoặc anh ấy nhắc đến bạn bất kỳ khi nào có cơ hội, có lẽ chàng đã thích bạn. Điều đó cho thấy anh ấy luôn nghĩ đến bạn và không thể ngừng nói về bạn. Nếu có cơ hội, bạn nên thử hỏi bạn bè của anh ấy để biết họ thường nói gì khi bạn không có mặt. Sau đây là một vài cách để hỏi:
"Cậu có biết anh ấy đang hẹn hò với ai không? Tớ chưa bao giờ nghe anh ấy nhắc đến nên cảm thấy rất tò mò."
Bước 2 - Hỏi bạn bè của bạn xem họ cảm thấy thế nào.
Bạn bè của bạn có nhiều thông tin vì họ có thể nhận ra hoặc nghe được điều mà bạn chưa biết. Hỏi xem họ có thấy anh ấy nhìn bạn bằng ánh mắt trìu mến không, hoặc anh ấy nói gì khi bạn không ở cạnh. Có lẽ bạn bè của bạn sẽ tiết lộ sự thật.
"Cậu có biết anh ấy thích ai không? Cậu có nghe tin gì về người mà anh ấy đang để ý không?"
"Cậu có thấy anh ấy cử xử khác thường khi ở cạnh tớ không? Cậu nghĩ anh ấy cư xử với tớ như bạn bè hay đặc biệt hơn?"
Bước 3 - Trực tiếp hỏi anh ấy.
Một trong những cách hay nhất để biết được cảm nhận của ai đó là lấy hết can đảm để hỏi. Đây là một việc khó khăn cho cả hai bạn, nhưng là cách duy nhất để biết sự thật. Sau đây là một vài cách để hỏi:
"Gần đây em cứ hay băn khoăn chuyện này. Có phải anh đang dành cho em tình cảm hơn cả mức bạn bè không?"
Nếu cũng thích anh ấy, bạn có thể nói "Em vẫn luôn muốn nói với anh chuyện này. Em rất mến anh và luôn tự hỏi không biết tình cảm của anh thì thế nào?"
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Gi%E1%BA%B7t-Qu%E1%BA%A7n-%C3%A1o-%C4%91%C3%BAng-c%C3%A1ch | Cách để Giặt Quần áo đúng cách | Thay vì mua đôi vớ mới mỗi khi trong nhà bạn không còn đôi vớ sạch nào, bạn nên học cách làm thế nào để giặt quần áo được sạch sẽ. Tất nhiên, đây là một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày – bởi vì nếu không, quần áo bạn sẽ bắt đầu bốc mùi hoặc bạn sẽ phải tăng tiền thanh toán hóa đơn để mua đôi vớ mới vào mỗi tuần. Chỉ cần làm theo các bước đơn giản và hữu ích dưới đây, bạn sẽ trở thành bậc thầy trong việc giặt (và sấy khô) quần áo rất nhanh.
Phương pháp 1 - Sử dụng máy giặt và máy sấy quần áo
Bước 1 - Phân loại quần áo thành từng chồng riêng biệt.
Khi giặt quần áo, bạn nên nhớ hai điều quan trọng sau: đó là màu sắc và chất liệu trang phục của bạn là gì. Không phải loại vải nào cũng được giặt ở cùng một áp lực nước hay mức đảo trộn giống nhau .
Tách riêng quần áo màu sáng và màu tối. Khi bạn giặt đồ, đặc biệt là quần áo mới, một số thành phần chất nhuộm ở trên sợi vải sẽ tan trong nước và làm bay màu quần áo bạn (Đó là lý do tại sao quần áo cũ thường có màu nhạt hơn các loại quần áo mới và sáng màu.) Bạn nên xếp tất cả trang phục có màu trắng, kem, hay màu lam nhẹ ở bên chồng “đồ giặt màu sáng,” trong khi đó quần áo màu nên nằm ở chồng “đồ giặt màu tối.” Nếu bạn không có sự phân loại kỹ càng thì chiếc áo sơ mi màu xanh của bạn có thể sẽ nhuộm xanh tất cả quần áo màu sáng của bạn.
Phân loại áo quần dựa trên chất liệu vải. Một số chất liệu vải, ví dụ như vải jean thô hoặc dày (như khăn tắm) nên được giặt với mức đảo trộn mạnh hơn các loại vải lụa mềm mịn (các loại vải này chỉ nên giặt ở chế độ dành cho quần ảo mỏng.) Cho nên, lời khuyên ở đây là bạn nên phân loại quần áo dựa trên mức đảo trộn mà chất liệu vải đó có thể thích nghi được.
Bước 2 - Luôn đọc “nhãn hướng dẫn” trên quần áo của bạn.
Các nhãn mác khâu trên quần áo bạn không phải để làm cho cổ bạn bị ngứa khi chúng chà nhẹ khu vực da quanh cổ -- mà sự hiện diện của chúng là để hướng dẫn bạn trong quá trình giặt giũ quần áo. Khi bạn đang phân vân không biết giặt chiếc áo/quần này như thế nào, đừng quên đọc nhãn mác đính trên nó. Nhãn mác này sẽ giúp bạn biết được chất liệu của áo/quần bạn đang mặc là gì, nên giặt hoặc sấy khô nó như thế nào.
Một số loại quần áo cần được giặt khô hoặc giặt bằng tay (bạn có thể tham khảo Phương Pháp 2 để nắm rõ hơn về kiểu giặt này.) Nhãn mác trên quần áo sẽ cho bạn biết giặt kiểu nào là đúng và cần thiết.
Bước 3 - Hiểu rõ nhiệt độ nước của máy giặt trước khi chọn.
Mỗi máy giặt có chế độ cài đặt nhiệt độ nước khác nhau, bởi vì một số loại vải và màu sắc cần được giặt ở mức độ nhiệt khác nhau để có thể hoàn toàn sạch mọi vết bẩn.
Dùng nước nóng để giặt quần áo sáng màu, đặc biệt là khi những bộ quần áo này có nhiều vết bẩn. Sức nóng sẽ giúp loại bỏ các vết bẩn ra khỏi các trang phục sáng màu này.
Trong khi đó, bạn nên dùng nước lạnh để giặt các trang phục tối màu, vì nước lạnh sẽ giúp chất nhuộm đỡ bị phai (vì vậy, quần áo bạn sẽ không bị bạc màu nhanh chóng khi được giặt bằng nước lạnh.) Bên cạnh đó, trang phục với chất liệu cotton nên được giặt với nước lạnh, vì nước lạnh sẽ giúp quần áo đỡ co rút.
Bước 4 - Biết cách chọn mức khối lượng giặt.
Hầu hết các máy giặt đều có nút bấm lớn giúp bạn chuyển chế độ sang chọn khối lượng phù hợp cho lượng áo quần mà bạn định giặt (thường là khối lượng ít, trung bình, và lớn.) Nếu lượng quần áo của bạn đầy khoảng 1/3 máy giặt, bạn nên chọn khối lượng ít. Nếu quần áo đầy khoảng 2/3 máy giặt, điều đó có nghĩa là bạn nên chọn khối lượngtrung bình, và khối lượng lớn sẽ phù hợp trong trường hợp lượng quần áo đầy lồng máy giặt.
Đừng bao giờ cố gắng ấn quần áo xuống để vừa với chế độ trong máy giặt. Cách tốt nhất là chuyển qua mức khối lượng khác để có thể giặt thêm đống quần áo này, nếu không bạn có nguy cơ làm nghẽn máy giặt hoặc làm hỏng máy giặt.
Bước 5 - Biết cách chọn chế độ giặt.
Cũng tương tự như nhiệt độ nước, máy giặt cũng có các chế độ khác nhau, vì mỗi loại quần áo cần được giặt ở chế độ khác nhau.
Chế độ bình thường: Hãy chọn chế độ này nếu bạn muốn giặt trang phục sáng màu. Nó sẽ làm trang phục của bạn tuy hơi nhăn nhưng sạch sẽ.
Chế độ chống nhăn: Hãy chọn chế độ này nếu bạn muốn giặt quần áo màu. Chế độ này sẽ bắt đầu giặt với nước ấm và sau đó xả lại bằng nước lạnh hơn, giúp giữ cho màu quần áo luôn sáng và không bị phai.
Chế độ giặt nhẹ: Đúng như những gì bạn dự đoán, bạn nên chọn chế độ này cho các loại quần áo mỏng và dễ hỏng (như áo ngực, quần áo bó sát mỏng, áo len chất liệu cotton, áo sơ mi,…) Luôn chắc chắn rằng những trang phục mỏng manh này sẽ không đòi hỏi phải giặt khô hoặc giặt bằng tay (bạn có thể đọc nhãn mác sử dụng đính trên chúng để yên tâm hơn.)
Bước 6 - Thêm sản phẩm giặt tẩy phù hợp và đóng nắp/cửa máy giặt.
Sản phẩm giặt tẩy bao gồm nước giặt hòa tan, thuốc tẩy và nước xả vải. Bạn có thể cho quần áo bẩn vào trước và đổ nước giặt trực tiếp lên trên; hoặc để quần áo bên ngoài máy giặt, cho 1/3 lượng nước chảy vào máy giặt, thêm nước giặt vào hòa tan, sau đó cho quần áo vào máy giặt.
Nước giặt hòa tan: Lượng nước giặt bạn dùng để đổ vào máy sẽ tùy thuộc vào khối lượng quần áo giặt. Thông thường, nắp chai nước giặt được sử dụng như những chiếc cốc để làm dấu cho lượng nước giặt rót vào. Như vậy, 1/3 cốc nước giặt sẽ thích hợp cho lượng quần áo ít, 2/3 cốc sẽ thích hợp cho lượng quần áo trung bình, và 1 cốc đầy sẽ thích hợp cho lượng quần áo nhiều. Tuy nhiên, tốt hơn hết là bạn nên tham khảo kỹ hướng dẫn ghi trên sản phẩm để biết nên sử dụng như thế nào -- một số loại nước giặt có thể đậm đặc hơn các loại khác, nghĩa là bạn không nhất thiết phải đổ chúng vào máy giặt quá nhiều.
Thuốc tẩy: Thuốc tẩy thường được sử dụng trong trường hợp bạn muốn loại bỏ vết bẩn cứng đầu ra khỏi quần áo hay khi bạn muốn áo trắng của bạn thực sự trắng hơn nữa. Có hai loại thuốc tẩy. Thuốc tẩy có chứa clo là sự lựa chọn sáng suốt nếu bạn muốn quần áo trắng của bạn trắng thêm nữa, nhưng không được dùng để giặt quần áo màu. Nước tẩy dành cho mọi loại vải có thể sử dụng cho quần áo màu.
Nước xả vải. Nước xả vải thường được cho vào máy trong chu trình xả. Một số máy giặt sẽ có ngăn dựng nước xả vải, cho phép bạn đổ nước xả vải khi bắt đầu chu trình giặt, và máy giặt này sẽ tự động rót lượng nước xả trong chu trình xả quần áo ở thời điểm thích hợp.
Bước 7 - Đem quần áo đã giặt qua máy sấy khô và chọn chế độ phù hợp.
Hãy nhớ rằng một số loại quần áo cần được phơi khô tự nhiên. Để chắc chắn, hãy đọc nhãn mác gắn trên quần áo. Nếu nó khuyên bạn không nên sấy khô thì tốt nhất bạn nên phơi ở nơi nào có thể giúp quần áo khô nhanh. Giống như máy giặt, máy sấy cũng có các chương trình cài đặt mà bạn phải vất vả lắm mới ứng dụng chúng đúng cách để sấy khô quần áo. Nào, hãy bỏ vào đó một miếng giấy thơm để làm mềm vải trong khi sấy và đóng cửa lại.
Chế độ sấy thường/mạnh: Quần áo trắng sẽ được sấy khô nhanh nhất ở chế độ thường/mạnh. Thông thường, các loại quần áo này sẽ không co và có thể chịu được chế độ sấy ở nhiệt độ cao hơn và mạnh hơn (không giống như quần áo màu thường bị phai màu nếu sấy ở nhiệt độ cao.)
Chế độ sấy chống nhăn: Chế độ này thích hợp cho quần áo màu. Áp lực và sức nóng trung bình sẽ đảm bảo rằng trang phục của bạn không bị bay màu.
Chế độ sấy nhẹ: Bất cứ loại áo quần nào mà bạn giặt ở chế độ giặt nhẹ thì bạn cũng nên sấy khô ở chế độ này. Nó thường áp dụng nhiệt độ phòng và làm chậm lại tiến trình sấy để đảm bảo không làm hư hại đến các loại quần áo đặc biệt của bạn.
Phương pháp 2 - Giặt quần áo bằng tay
Bước 1 - Đổ đầy nước vào chậu.
Tất nhiên, chậu của bạn phải lớn (khoảng 20 lít). Và bạn nên đổ khoảng 4-5 lít nước vào chậu.
Nếu không có chậu, bạn có thể dùng bồn rửa để thay thế. Hãy chắc chắn rằng bồn rửa có nút bịt lỗ thoát nước, sau đó tích đầy nước ấm vào chậu.
Bước 2 - Hòa một ít nước giặt nhẹ dịu.
Nên nhớ nước giặt này sẽ không cùng loại với nước giặt mà bạn sử dụng cho máy giặt. Nước giặt thông thường rất đậm đặc và làm cho trang phục chỉ được phép giặt tay sẽ trông giống như bị bẩn thêm. Bạn có thể mua nước giặt dành cho quần áo mỏng ở cùng quầy với nước giặt thông thường trong cửa hàng tạp hóa -- tất cả những gì bạn nên làm là chú ý dòng chữ dưới chai xem có phải đó là nước giặt nhẹ dịu hoặc nước giặt dành cho quần áo mỏng.
Bước 3 - Ngâm quần áo trong nước.
Dùng tay nhấn chìm quần áo cho ngập hoàn toàn trong nước. Bạn có thể ngâm quần áo trong vòng vài phút để quần áo ngấm xà phòng giặt.
Bước 4 - Xả quần áo.
Lời khuyên ở đây là bạn nên xả quần áo với nước sạch và ấm. Bạn có thể xả trực tiếp dưới vòi mà bạn dùng để đổ nước đầy hoặc chậu. Xả thật kỹ cho đến khi quần áo không còn bọt, còn nước chảy ra phải sạch và không còn bong bóng.
Bước 5 - Để quần áo khô tự nhiên.
Bạn không nên làm khô quần áo bằng cách treo lên, bởi vì đây là nguyên nhân làm quần áo bạn bị giãn. Thay vào đó, hãy đặt chúng lên mặt bằng phẳng nào đó và để chúng tự khô. Với cách này, quần áo sễ không bị giãn nữa, và các nếp nhăn trên quần áo cũng giảm trong suốt quá trình phơi.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ch%E1%BB%A9ng-t%E1%BB%8F-cho-b%E1%BA%A1n-trai-bi%E1%BA%BFt-b%E1%BA%A1n-kh%C3%B4ng-l%E1%BB%ABa-d%E1%BB%91i | Cách để Chứng tỏ cho bạn trai biết bạn không lừa dối | Thỉnh thoảng, con người thường có tính nghi ngờ, lo lắng, và thậm chí là hoang tưởng. Điều này hoàn toàn bình thường. Đôi khi, sự hoài nghi hoặc suy nghĩ lo lắng/hoang tưởng là về mối quan hệ tình cảm, đặc biệt khi bạn trai bạn nghi ngờ lòng chung thủy của bạn. Có lẽ một sự cố cụ thể nào đó khiến anh ấy suy nghĩ như vậy, hoặc có thể là vì bạn bè đã nói một điều gì đó với người bạn yêu. Cho dù là như thế nào, có khá nhiều phương pháp mà bạn có thể thực hiện để chứng tỏ với bạn trai rằng bạn không lừa dối và hy vọng hành động này sẽ giúp anh ấy cảm thấy thoải mái hơn.
Phương pháp 1 - Chứng tỏ lòng chung thủy với bạn trai
Bước 1 - Thảo luận về suy nghĩ cũng như cảm xúc của anh ấy.
Nếu bạn nghi ngờ người bạn yêu nghĩ rằng bạn đang lừa dối, nhưng anh ấy vẫn chưa chất vấn bạn, bạn có thể yêu cầu trò chuyện một cách nghiêm túc với anh ấy. Hãy cho anh ấy biết bạn nhận thấy rằng anh ấy đang không vui, và hỏi xem liệu anh ấy có muốn nói về nó để cảm thấy thoải mái hơn hay không. Cho anh ấy biết bạn sẽ luôn có mặt bên anh ấy, bất kể điều gì đang khiến anh ấy buồn lòng, và bạn muốn giúp anh ấy bằng bất kỳ giá nào. Lắng nghe điều anh ấy nói với thái độ cởi mở và tránh phản ứng mà không suy nghĩ hoặc phán xét anh ấy.
Hỏi xem có phải một sự kiện hoặc tình huống cụ thể nào đó đã xảy ra khiến anh ấy lo lắng rằng bạn đang lừa dối anh ấy. Nếu có, bạn nên thảo luận một cách chi tiết về tình huống đó và yêu cầu anh ấy giải thích lý do vì sao anh ấy nghĩ rằng bạn không chung thủy.
Giải thích quan điểm của bạn về sự kiện hoặc tình huống. Bạn nên thừa nhận rằng bạn hiểu rõ lý do vì sao anh ấy lại hiểu nhầm một sự kiện nào đó như là dấu hiệu của sự lừa dối và hỏi xem bạn có thể làm gì để bảo đảm điều này không tái diễn.
Bàn luận và thỏa thuận với nhau về cách ứng phó tốt nhất để chắc chắn rằng hiểu lầm sẽ không bao giờ diễn ra một lần nữa. Điều này có thể bao gồm thay đổi hành vi của bạn trước người khác phái khác, hoặc bạn trai bạn phải chia sẻ về bất kỳ tình huống nào khiến anh ấy không thoải mái. Cả hai nên hứa trở nên cởi mở hơn với nhau trong tương lai.
Bước 2 - Đánh giá hành vi và hành động của bạn.
Một khi bạn đã có cơ hội để trò chuyện với người bạn yêu về suy nghĩ của anh ấy, bạn nên dành một vài phút để đánh giá hành vi hoặc hành động cụ thể của bản thân có thể hình thành sự lo lắng cho anh ấy. Có thể hành động của bạn chính là nguyên nhân gây nên vấn đề? Có phải là bạn có thái độ tán tỉnh quá mức với người đàn ông khác mà không hề hay biết? Hay là hành động của bạn hoàn toàn hợp lý và phản ứng của anh ấy mới chính là yếu tố không phù hợp?
Bây giờ thì bạn đã hiểu rõ hơn về người bạn yêu, bạn cần phải đưa ra quyết định. Có phải anh ấy buộc bạn thay đổi hành vi để trở thành người khác? Hay là yêu cầu của anh ấy hoàn toàn hợp lý trong một vài trường hợp nào đó (ví dụ, bạn không còn độc thân)?
Nếu bạn muốn cải thiện mối quan hệ của mình, bạn cần phải thỏa hiệp với bạn trai và cố hết sức thay đổi hành động của bản thân.
Nếu bạn cảm thấy như thể người bạn yêu đang đòi hỏi quá nhiều ở bạn, bạn nên suy nghĩ xem liệu đây có phải là mối quan hệ mà bạn thật sự muốn duy trì. Có thể bạn trai của bạn quá bảo thủ và bạn cần một người nào đó cho phép bạn được tự do hơn. Hoặc có lẽ là hành động của bạn mô tả cảm giác thật sự mà bạn đang có với người bạn yêu, và bạn không hạnh phúc với mối quan hệ này.
Bước 3 - Chỉ ra rằng bạn không có khả năng lừa dối người ấy.
Có khả năng lừa dối người khác đòi hỏi bạn phải có tính phản bội, dối trá, và lừa lọc. Không phải người nào cũng có thể sở hữu những tính cách này mà không bộc lộ dấu hiệu căng thẳng hoặc lo lắng. Chưa kể đến nhiều người chỉ đơn giản là không thể nói dối quá nhiều để có thể lừa gạt một người nào đó. Nếu bạn trai của bạn cho rằng bạn đang dối gạt anh ấy, bạn nên tham khảo ý kiến của anh ấy về tính cách thật sự của bạn. Nó có phải là tính cách có khả năng gian dối nhiều đến như vậy? Liệu bạn thật sự có phải là người dễ dàng nói dối một cách nhất quán trước mặt người khác?
Trong nhiều tình huống, trong lòng, bạn trai của bạn đã biết rõ “sự thật”, nhưng nó không thể khiến anh ấy ngừng nghi ngờ hoặc có cảm giác bất an đôi chút. Cho anh ấy có cơ hội để đánh giá tính lôgic về sự ngờ vực của bản thân sẽ giúp anh ấy loại bỏ mọi nghi ngờ và sự bất an của chính mình.
Bước 4 - Đi cùng bạn trai đến gặp gỡ bạn bè mới.
Có phải dạo gần đây bạn vừa mới trở thành bạn của ai đó? Có phải bạn rất thích đi chơi với người đó đến nổi bạn không dành nhiều thời gian cho bạn trai mình? Có thể sự thay đổi này khiến người bạn yêu ngờ vực bạn. Thậm chí khi bạn trấn an anh ấy rằng bạn chỉ gặp gỡ bạn bè thông thường, anh ấy vẫn không thể bỏ được sự nghi ngờ. Vì bạn không có gì để giấu diếm, lần sau khi đi chơi cùng bạn bè, bạn nên bảo anh ấy đi cùng bạn.
Bước 5 - Thể hiện sự hào hứng khi có bạn trai bên cạnh.
Khi một người nào đó lừa dối trong mối quan hệ tình cảm, có khá nhiều dấu hiệu chứng tỏ rằng có điều gì đó khá bất ổn. Một trong những dấu hiệu đó là thiếu giao tiếp hoặc thiếu hứng thú với đối phương. Nếu bạn có thể cho bạn trai của bạn biết rằng bạn vẫn thích được đi chơi cùng anh ấy, bạn luôn thiết lập kế hoạch cùng anh ấy thực hiện một hoạt động nào đó, bạn thích được dành khoảng thời gian yên lặng một mình với anh ấy, và bạn có thể giao tiếp một cách hiệu quả, anh ấy sẽ nhận ra rằng bạn không thể nào lừa dối anh ấy. Tại sao bạn lại muốn dành nhiều thời gian với người mà bạn không thật sự quan tâm? Tại sao bạn lại phấn khích được gặp anh ấy chứ không phải là một người nào khác?
Bước 6 - Khẳng định rằng đời sống tình dục của bạn không hề thay đổi.
Cặp đôi không gặp vấn đề trong tình cảm thường sở hữu đời sống tình dục khá lành mạnh. Thỉnh thoảng, họ thích thử qua những điều mới lạ, nhưng họ vẫn hòa hợp với mong muốn và nhu cầu của đối phương. Tất nhiên, đôi khi, một trong hai bạn có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc căng thẳng với vấn đề nào đó đến nỗi không muốn quan hệ, nhưng điều này sẽ không xảy ra một cách thường xuyên. Nếu đời sống tình dục của cả hai rất tuyệt vời, và hai bạn giao tiếp một cách hiệu quả với nhau về mong muốn của cả hai trong chuyện chăn gối, hành động này sẽ giúp người bạn yêu nhận ra rằng bạn không đang lừa dối anh ấy.
Có thể bạn trai của bạn chỉ đơn giản là cảm thấy bất an. Có lẽ anh ấy nghĩ rằng anh ấy không thể làm bạn hài lòng trong chốn phòng the, hoặc anh ấy đã làm sai một điều gì đó. Tư tưởng của anh ấy sẽ nhanh chóng khiến anh ấy tin rằng bạn đang tìm kiếm người khác tốt hơn. Có thể anh ấy chỉ cần được trấn an rằng anh ấy rất tuyệt trong chuyện ái ân hoặc bạn nên chia sẻ với anh ấy về mong muốn của bạn.
Bước 7 - Cho phép bạn trai xem xét điện thoại của bạn.
Không may mắn thay, trong thế giới công nghệ ngày nay, thiết bị điện tử là nguyên nhân gây hiểu lầm và nghi ngờ trong mối quan hệ tình cảm. Nó có thể là bất kỳ một yếu tố nào từ tin nhắn khả nghi đến những cuộc điện thoại từ người gọi vô danh. Nếu anh ấy lo rằng bạn không chung thủy bởi vì vấn đề liên quan đến chiếc điện thoại di động hoặc máy tính của bạn, bạn nên yêu cầu anh ấy giải thích rõ ràng điều mà anh ấy đã thấy hoặc đã nghe khiến anh ấy lo lắng. Có cơ hội là sẽ có lời giải thích xứng đáng cho tình huống cụ thể nào đó, nhưng có lẽ chính phản ứng của bạn đối với tình huống mới là nguyên nhân khiến anh ấy nghi ngờ.
Một khi bạn biết rõ về tình huống cụ thể đang hình thành nỗi lo âu của bạn trai bạn, bạn nên hỏi xem liệu anh ấy có cảm thấy tốt hơn nếu bạn cho anh ấy xem thông tin chi tiết trên điện thoại hoặc máy tính của bạn. Liệu anh ấy có cảm thấy an toàn hơn khi đọc qua tin nhắn hoặc email cụ thể nào đó? Nếu có, bạn nên cân nhắc cho anh ấy kiểm tra yếu tố hình thành mối lo ngại cho anh ấy và giải thích rõ chuyện đã xảy ra.
Tuy nhiên, phương pháp này không nên biến bạn trai của bạn thành người muốn thường xuyên kiểm tra điện thoại của bạn để theo dõi xem bạn đã ở đâu và bạn đang làm gì. Chiếc điện thoại vẫn là tài sản riêng của bạn và anh ấy không có quyền đọc nó trừ khi bạn cho phép. Bạn cần phải thiết lập ranh giới rõ ràng với người bạn yêu nếu bạn quyết định cho anh ấy xem xét điện thoại của mình. Và bạn cần phải tôn trọng ranh giới tương tự đối với chiếc điện thoại của anh ấy.
Bước 8 - Hỏi xem anh ấy có thật sự cảm thấy – trong thâm tâm – rằng bạn đang lừa dối.
Linh cảm hoặc bản năng của chúng ta thường giúp chúng ta đi đúng hướng. Nếu chúng ta cảm thấy một điều gì đó không ổn, có cơ hội đây là sự thật. Bạn nên yêu cầu người ấy dành thời gian để tự hỏi bản thân một cách nghiêm túc xem liệu anh ấy có cảm thấy – trong thâm tâm – rằng bạn đang lừa dối anh ấy hay không. Có thể anh ấy đã hình thành sự hoài nghi hoặc hoang tưởng về khả năng lừa dối tiềm năng của bạn và chỉ là chưa thể thuyết phục bản thân ngừng ngay những suy nghĩ này, nhưng trong lòng, anh ấy biết rằng nó không phải là sự thật. Có lẽ anh ấy chỉ cần thời gian để suy nghĩ về tính huống và nhìn nhận nó một cách có ý thức hơn.
Phương pháp 2 - Duy trì sự lành mạnh cho mối quan hệ của bạn
Bước 1 - Tranh cãi hợp lý.
Cặp đôi trong mối quan hệ tình cảm đang gặp khó khăn thường cãi nhau về chủ đề nhỏ nhặt nhất và không quan trọng. Mối quan hệ tốt đẹp vẫn xảy ra tranh luận, nhưng đối với hai người đang hoàn toàn gặp khủng hoảng, sự tranh cãi sẽ không bao giờ kết thúc. Vì bạn không lừa dối người mình yêu, hãy chứng tỏ cho anh ấy biết điều này, mặc dù cả hai sẽ cãi vã, nhưng đây không phải là ngày tàn của thế giới. Nếu bạn dối gạt người bạn yêu, có cơ hội là sự tranh cãi của cả hai sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Bước 2 - Giữ bình tĩnh.
Lừa dối người khác sẽ tiêu tốn khá nhiều năng lượng của bạn và thường kết thúc bằng cảm giác tội lỗi và lo lắng. Khi bạn lừa gạt người ấy, bạn có thể sẽ bộc lộ dấu hiệu trầm cảm, lo âu và có lỗi. Nếu bạn bình tĩnh và không lo lắng về mối quan hệ của mình thì làm sao bạn trai của bạn lại nghĩ rằng bạn đang lừa dối anh ấy?
Hỏi anh ấy xem liệu bạn có bao giờ buồn bực vô lý khi anh ấy hỏi thăm bạn về vấn đề nào đó (ví dụ như bạn đã ở đâu). Nếu bạn luôn đưa ra lời giải thích hợp lý thì tại sao anh ấy lại phải lo lắng?
Tham khảo ý kiến anh ấy xem bạn có từng thay đổi tâm trạng một cách khác thường mà không liên quan đến vấn đề sinh học hoặc sự kiện cụ thể bên ngoài (ví dụ, rắc rối với gia đình hoặc trong công việc). Khi bạn không chọc giận anh ấy với những lý do mà anh ấy không thể giải thích thì làm sao anh ấy lại có thể nghĩ rằng bạn đang che giấu sự dối trá của mình?
Bước 3 - Nhìn nhận mối quan hệ một cách nghiêm túc.
Người lừa dối bạn trai của mình sẽ không muốn phát triển mối quan hệ hiện tại. Nếu bạn và người bạn yêu thường xuyên bàn luận về tương lai, hoặc trò chuyện về chủ đề như cả hai sẽ ra sao trong 20 năm nữa, bạn không đang lừa dối anh ấy. Đây không phải là cuộc đối thoại mà người đang lừa gạt muốn có. Nếu bạn không chung thủy, bạn sẽ muốn lảng tránh hoặc giảm thiểu cuộc trò chuyện loại này.
Bước 4 - Dẫn bạn trai đến sự kiện gia đình.
Một trong những điều cuối cùng mà người bạn gái muốn làm đó là mời người yêu mà cô ấy đang lừa dối đến tham dự sự kiện gia đình và giới thiệu về anh ấy. Bạn nên nhớ đi cùng anh ấy đến gặp gỡ gia đình. Khuyến khích cha mẹ hoặc anh chị em của bạn trò chuyện trực tiếp với anh ấy nếu họ muốn. Khen ngợi thành tựu của anh ấy với người thân của bạn. Đề nghị người nhà kết bạn với anh ấy trên Facebook.
Hoạt động tương tự cũng có thể được áp dụng trong tình huống ngược lại. Bạn nên bày tỏ sự phấn khích khi được gặp gỡ gia đình anh ấy. Phát triển mối quan hệ cá nhân với người nhà anh ấy (có thể là với mẹ hoặc chị/em gái).
Bước 5 - Chia sẻ bí mật của bản thân với người bạn yêu.
Nếu bạn đang lừa dối người ấy, bạn sẽ ngừng nói về mọi thứ với anh ta. Vì bạn luôn chung thủy với bạn trai của mình, bạn nên bảo đảm rằng bạn luôn chia sẻ với người bạn yêu mọi vấn đề đang khiến bạn lo lắng. Kể cho anh ấy nghe bí mật mà bạn chưa từng thổ lộ cùng ai. Nói cho anh biết về yếu đố đang thật sự khiến bạn lo âu, hoặc khiến bạn sợ hãi. Cho anh ấy thấy rằng bạn hoàn toàn tin tưởng anh ấy với điều bí mật và tế nhị của bản thân bạn.
Bước 6 - Tránh so sánh bạn trai của bạn với người đàn ông khác.
Có thể điều này đã từng xảy ra và đây chính là lý do vì sao anh ấy ngờ vực bạn. Có lẽ là bạn chỉ muốn trêu ghẹo anh ấy, nhưng anh ấy lại ghim sâu lời bạn nói trong tim. Không người nào thích bị so sánh với người khác để nhận thấy sự kém hoàn hảo của chính mình. Chỉ bởi vì người khác [thêm vào bất kỳ yếu tố so sánh nào ở đây], không có nghĩa là bạn trai của bạn cũng phải làm điều tương tự, ăn nói giống họ, hoặc trở thành như họ. Nếu bạn đã vô tình thực hiện điều này trong quá khứ, bạn nên xin lỗi và hứa sẽ không bao giờ như vậy một lần nữa.
Bước 7 - Khen ngợi người bạn yêu mỗi ngày.
Bất kỳ ai cũng thích được khen ngợi! Lời khen khiến bạn cảm thấy tốt hơn vì chúng chứng tỏ rằng người khác chú ý đến bạn VÀ có thể can đảm nói to điều đó. Lời khen tặng không cần thiết phải dựa trên sự kiện hoặc hoạt động to tát, nó có thể là những điều nhỏ nhặt như một chiếc áo sơ mi đẹp, một kiểu tóc hấp dẫn, một buổi ăn tối được nấu rất ngon, hành động giữ cửa cho người khác, v.v. Bạn nên dành thời gian để dành lời khen cho anh ấy trước hành động mà anh ấy thực hiện ít nhất là một lần mỗi ngày. Điều này không chỉ khiến anh ấy cảm thấy tuyệt vời, mà anh ấy sẽ biết rằng bạn nhận thức rõ mọi hành động to tát hoặc nhỏ nhặt của anh ấy.
Bước 8 - Chứng tỏ cho người bạn yêu biết anh ấy chính là một trong các ưu tiên hàng đầu của bạn.
Tùy thuộc vào mọi lĩnh vực khác đang diễn ra trong cuộc sống (ví dụ, trường học, công việc, gia đình, v.v), anh ấy sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu của bạn. Bạn nên cho anh ấy biết tầm quan trọng của chính mình bằng cách nghĩ về anh ấy mỗi khi lên lịch cho sự kiện hoặc lập kế hoạch đi chơi. Ví dụ, nếu cả hai bạn đều đã thảo luận về việc đi xem phim vào cuối tuần, nhưng vẫn chưa xây dựng kế hoạch cụ thể, bạn nên hỏi thăm anh ấy về nó trước khi có kế hoạch khác.
Nếu bạn đã lập sẵn kế hoạch, nhưng một yếu tố quan trọng nào đó xảy đến cho bạn trai của bạn, bạn nên cân nhắc thay đổi nó để có thể ở bên cạnh và hỗ trợ anh ấy.
Bước 9 - Nhớ lại sự kiện cũ.
Thỉnh thoảng, bạn nên dành thời gian cho bạn trai của mình và trò chuyện về kỷ niệm trong quá khứ mà cả hai đã từng rất yêu thích. Xem lại video hoặc hình ảnh về sự kiện đó. Cười vang và chia sẻ kỷ niệm với nhau để nhắc nhở cả hai nhớ về tầm quan trọng của cả hai đối với nhau. Kỷ niệm của bạn có thể là bất kỳ điều gì từ kỳ nghỉ cụ thể cho đến chuyến đi chơi tại công viên giải trí.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/G%C3%A2y-%E1%BA%A5n-t%C6%B0%E1%BB%A3ng-tr%C3%AAn-gi%C6%B0%E1%BB%9Dng-v%E1%BB%9Bi-ch%E1%BB%93ng | Cách để Gây ấn tượng trên giường với chồng | Cho dù mới kết hôn được 20 ngày hay 20 năm, thì vẫn luôn có những cách để khiến chồng bạn phải ngạc nhiên trên giường. Các bạn có thể thử tư thế mới, đồ chơi hoặc địa điểm giúp hâm nóng đời sống tình dục. Đôi khi, chút dạo đầu cũng khiến mọi thứ đặc sắc hơn rồi. Nhưng cho dù cố sáng tạo tới đâu, hãy đảm bảo chồng bạn vui vẻ hợp tác và sẵn sàng cùng bạn thử cái mới. Nếu chưa rõ, hãy hỏi chồng bạn điều anh ấy muốn. Cuối cùng, cả bạn và chồng đều cùng phải được tận hưởng trải nghiệm này.
Phương pháp 1 - Hâm nóng đời sống tình dục
Bước 1 - Cùng nhau chọn tư thế mới.
Trước khi thử cái gì mới, hãy thảo luận với chồng bạn trước. Hãy cùng nhau xem hướng dẫn, tìm tư thế mới, hoặc cùng xem phim nóng. Sau đó cả hai cùng đồng tình vói tư thế mới muốn thử.
Nếu chồng bạn thường là người nằm trên, bạn có thể cho chàng nghỉ ngơ bằng tư thế cao bồi hoặc tư thế làm chủ khác.
Hãy nhớ rằng cả bạn và chồng đều phải đồng ý thử tư thế mới. Nếu một trong hai cảm thấy không thích, thì hãy chọn tư thế khác.
Bước 2 - Vuốt hoặc sờ dương vật anh ấy.
Đừng ngại ngùng khám phá khu vực ấy. Chạm, vuốt, hôn dương vật sẽ tăng hứng thú cho chồng. Nếu bạn cảm thấy thoải mái, hãy thử dùng miệng với chàng. Nên nhớ, chàng có thể trả lễ cho bạn nữa đấy!
Bước 3 - Chạm vào những bộ phận khác trên cơ thể chàng.
Dương vật không phải bộ phận nhạy cảm duy nhất của đàn ông. Có nhiều chỗ khác cũng sẽ khiến chàng hưng phấn khi chạm vào. Trong lúc làm tình hãy thử khám phá những khu vực này:
Phần chữ V nằm giữa bụng và dương vật
Môi dưới
Yết hầu
Đầu ti
Lưng dưới
Dái tai
Bước 4 - Thử chơi trò nhập vai thế cả hai cùng thích.
Nhập vai giúp bạn và chồng được thả trí tưởng tượng bay xa trong lúc làm tình. Bạn có thể giả vờ làm y tá còn chồng là bệnh nhân. Hoặc bạn là lính cứu hỏa giải cứu chồng bạn khỏi đám cháy. Hãy chọn một kịch bản khiến cả hai cảm thấy hứng thú.
Bạn có thể tham khảo kịch bản trên mạng nếu cần ý tưởng.
Bạn có thể hóa trang cho vai diễn, Ví dụ nếu vào vai cô thư ý gợi tình, thì hãy mặc blazer mà không kèm áo sơ mi bên trong.
Bước 5 - Thử một món đồ chơi mà cả hai đều cảm thấy thoải mái.
Máy rung là công cụ lợi hại giúp hâm nóng giường chiếu. Cả nam và nữ đều có thể dùng nó phục vụ cho bản thân hoặc bạn tình. Một số món đồ thú vị khác bạn có thể sử dụng:
Đồ lót ăn được
Bịt mắt
Dương vật giả, dương vật hai đầu
Còng tay
Bước 6 - Làm tình ở địa điểm khác.
Dù muốn gây ấn tượng với chàng trong phòng ngủ, nhưng bạn có thể khiến mọi thứ lý thú hơn nếu chọn địa điểm khác. Bạn có thể thuê phòng khách sạn. Nếu không thể ra khỏi nhà, thì hãy thử trong nhà tắm hoặc phòng khác như sofa trong phòng khách, hoặc thậm chí là trong xe ở gara.
Nếu đã có con, thì sẽ khó để đi nơi khác. Thay vì chọn phòng khác, bạn có thể trang trí phòng ngủ cho khác lạ. Hãy dọn dẹp phòng. Thắp vài cây nến và bật nhạc êm dịu. Nhớ khóa cửa cẩn thận để bọn trẻ không bất thần xông vào nhé.
Bước 7 - Trân trọng chàng.
Chồng bạn cũng muốn cảm thấy bản thân gợi cảm. Sau khi làm tình, hãy khen ngợi chàng. Nhất là bạn đã cảm thấy sung sướng và chàng đã gợi cảm ra sao.
Bạn có thể nói: “Anh là người đàn ông gợi cảm nhất em từng biết. Em thích cách anh nắm tóc em”.
Phương pháp 2 - Kích thích chàng
Bước 1 - HãyTập bài Kegel để cơ thành chậu linh hoạt hơn.
Một bài tập đơn giản đó là xác định cơ khi đi tiểu. Co cơ này trong khoảng 2-3 giây rồi thả lỏng. Lặp lại 10 lần mỗi ngày.
Bước 2 - Học cách thoải mái với cơ thể của chính mình.
Tự tin và quả quyết chính là yếu tố gợi cảm. Nếu thoải mái với cơ thể của mình, bạn sẽ cởi mở và chủ động hơn trên giường. Hãy nhớ rằng chồng bạn luôn nghĩ bạn là người gợi cảm nhất đối với anh ấy.
Mặc những trang phục khiến bạn thấy gợi cảm và tự tin. Nếu nghĩ bản thân mình đẹp, chồng bạn chắc chắn cũng phải đồng ý.
Khám phá khía cạnh tình dục của bản thân. Hãy dành thời gian để xem điều bạn thích trên giường và đừng ngại nói cho chồng biết. Điều này sẽ khiến chuyện chăn gối của hai bạn nồng nàn hơn.
Nếu cảm thấy lo lắng khi khỏa thân, bạn có thể thử khỏa thân trước gương khi chuẩn bị thay đồ hoặc đi tắm. Hãy luyện tập như vậy mỗi ngày, cho đến khi không còn cảm thấy ngại ngùng với cơ thể mình nữa.
Bước 3 - Khẩu dâm
Hãy hạ thấp giọng và nhìn vào mắt chàng khi nói. Bạn có thể thỏ thẻ: “Hãy chờ xem tối nay em sẽ làm gì anh” hoặc “Em thèm lắm rồi đó”. Điều này sẽ khiến chồng bạn mong ngóng hơn.
Nếu anh ấy đang ở chỗ làm, hãy gửi những tin nhắn an toàn nhưng vẫn đầy ẩn ý. Ví dụ, bạn có thể gửi: “Tối nay em có bất ngờ nho nhỏ cho anh. Nó đang chờ anh trong phòng ngủ đó…”.
Bước 4 - Tô điểm tủ quần áo.
Đồ lót gợi cảm có thể kích thích hứng thú nơi chàng. Nó cũng khiến bạn cảm thấy bản thân hấp dẫn và tự tin hơn, vốn là điều chàng luôn trân trọng nơi bạn. Bạn có thể để dành đồ lót gợi cảm cho một đêm đặt biệt hoặc gây bất ngờ cho anh ấy. Sau đây là một số gợi ý:
Đồ lót ren
Coóc-xê
Quần lót hoặc quần ngắn lụa
Áo choàng ngủ
Quần lọt khe hoặc quần chẽn ngắn
Bước 5 - Massage kích dục cho chàng.
Nếu anh ấy đã quá mệt để làm tình, thì massage kích dục cũng là một cách thân mật giúp chàng thư giãn. Hãy bảo chàng nằm khỏa thân trên giường. Bắt đầu xoa hai bên thái dương và vuốt dần xuống mặt. Vuốt và hôn cổ anh ấy trước khi chuyển sang phần lưng. Hãy dành thêm thời gian cho phần rốn, lưng dưới và đùi cho chàng.
Bước 6 - Kích thích khoái lạc bằng chút dạo đầu.
Dành thời gian chăm chút cho phần dạo đầu sẽ giúp tăng thỏa mãn khi thật sự lâm trận. Hãy dành khoảng 30 phút để khám phá lẫn nhau. Các bạn có thể hôn, vuốt ve, sờ soạng hoặc nhập vai.
Đừng dạo đầu một cách hấp tấp. Đó là khoảng thời gian giúp bạn và chồng được gắn kết, đồng thời gia tăng khoái cảm cho cả hai.
Phương pháp 3 - Tìm hiểu điều anh ấy thích
Bước 1 - Trò chuyện với chồng.
Cách tốt nhất để hiểu điều anh ấy thích đó là hỏi thẳng chàng. Bạn nên làm thế trước khi cả hai làm tình. Bạn có thể hỏi: “Anh có muốn thử gì đó mới không?”. Bạn cũng có thể gợi ý tư thế mới và xem chàng có muốn thử hay không.
Có khi chồng bạn không nhất thiết cần những điều mới mẻ. Thay vào đó, có thể anh ấy chỉ muốn hai người làm tình thường xuyên hơn hoặc dành thời gian cho nhau nhiều hơn. Hãy cân nhắc những điều chàng bày tỏ và xem cả hai có thể đưa ra giải pháp gì.
Bước 2 - Hãy bảo anh ấy viết ra những điều anh ấy thích nếu anh ấy không muốn nói chuyện về tình dục.
Hãy gợi ý chàng đánh dấu một đoạn trong sách, viết ra điều chàng tưởng tượng hoặc gợi ý một video đề cập đến điều chàng muốn thử. Hãy khuyến khích chồng chia sẻ bằng cách thể hiện rằng bạn luôn cởi mở với những ý tưởng mới trong phòng ngủ.
Bạn có thể nói: “Em biết anh ngại nói về chuyện này, nhưng nếu anh muốn thử gì đó mới, anh có thể nói cho em biết hoặc viết giấy để trong tủ đồ”.
Bước 3 - Cho chồng biết bạn thích điều gì khi làm tình.
Tình dục bao gồm thỏa mãn giữa hai bên. Nếu chồng bạn cần cải thiện một số chỗ, hãy tránh cằn nhằn hoặc chỉ trích chàng. Thay vào đó, hãy nhẹ nhàng nói cho chàng biết bạn thích gì.
Ví dụ, bạn có thể nói: “Em thích anh cắn vào cổ em”.
Nếu chồng bạn thử thứ gì đó khiến bạn cảm thấy không thoải mái, bạn hoàn toàn có quyền từ chối. Chỉ cần bảo: “Em không muốn làm thế”, “Em không có tâm trạng với nó”. Nếu có gì đó khiến bạn đau, cũng hãy cho chàng biết: “Cái đó hơi đau đấy”.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%ADp-th%E1%BB%83-d%E1%BB%A5c-khi-%C4%91ang-trong-chu-k%E1%BB%B3-kinh-nguy%E1%BB%87t | Cách để Tập thể dục khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt | Mặc dù bạn có thể mất động lực tập thể dục trong các kỳ kinh nguyệt, nhưng việc tập luyện thực sự có thể làm giảm các triệu chứng như đau bụng, co thắt và mệt mỏi. Tập luyện nhẹ nhàng trong những ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt có thể cải thiện tâm trạng của bạn, còn những bài tập cường độ cao được thực hiện trong những ngày cuối của kỳ kinh nguyệt sẽ giúp bạn khỏe khoắn hơn. Bên cạnh đó, bạn nên chọn sản phẩm vệ sinh phù hợp trước khi tập luyện để kinh nguyệt không tràn ra ngoài và đem đến sự thoải mái. Hãy nhớ rằng, nếu bụng bị co thắt hoặc đau, bạn luôn có thể nghỉ tập một hôm.
Phương pháp 1 - Tập thể dục một cách thoải mái
Bước 1 - Giảm cường độ tập trong giai đoạn đầu của kỳ kinh nguyệt.
Kinh nguyệt trong những ngày đầu thường rất nhiều. Đây cũng là lúc bạn cảm thấy tồi tệ nhất. Thay vì thực hiện bài tập thể hình hoặc cường độ cao, bạn nên tập luyện nhẹ hơn bình thường.
Ví dụ, nếu bạn thường chạy bộ khoảng 5km, hãy thử chạy chậm lại hoặc giảm cự ly chạy xuống một nửa.
Nếu không muốn cử tạ, bạn có thể thử tập các bài tập tay không.
Bước 2 - Tập yoga vào những ngày mà bạn cảm thấy mệt mỏi.
Những bài tập yoga giãn cơ nhẹ nhàng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn và tăng sức mạnh cùng sự dẻo dai cho cơ thể. Tránh tư thế vặn mình và lộn ngược vì những động tác này khiến bạn không thoải mái trong kỳ kinh nguyệt. Bạn có thể thử:
Tư thế em bé: quỳ trên sàn và chầm chậm gập người đến khi trán chạm sàn nhà. Duỗi thẳng hai tay trước mặt và thả lỏng khoảng 10 giây.
Tư thế con mèo: chống hai bàn tay và đầu gối trên sàn, uốn cong lưng và cúi đầu sao cho cằm hướng về phía ngực. Giữ nguyên tư thế trong vài giây và hít thở.
Tư thế đầu gối chạm vào ngực: nằm ngửa trên sàn và đưa hai đầu gối sát vào ngực, dùng hai tay ôm bắp chân.
Bước 3 - Tập cardio nhẹ nhàng.
Cardio có thể giúp cải thiện các triệu chứng xuất hiện trong kỳ kinh nguyệt, nhưng bạn không nên tập quá sức. Thay vì chạy bộ hoặc tập trên máy tập toàn thân, bạn nên chạy chậm nhẹ nhàng, chạy xe đạp hoặc đi bộ nhanh khoảng 30 phút.
Bước 4 - Bơi 30 phút
Bơi là hình thức tập luyện nhẹ nhàng, không mất nhiều sức mà có thể xoa dịu cảm giác đau lưng và cơn co thắt. Bạn nhớ dùng tampon hoặc cốc nguyệt san thay vì băng vệ sinh khi đi bơi.
Bước 5 - Bắt đầu tập với tạ vào những ngày cuối của kỳ kinh nguyệt.
Khi chu kỳ kinh nguyệt sắp kết thúc, bạn sẽ cảm thấy khỏe khoắn hơn hoặc chịu đau tốt hơn. Đây là thời điểm thích hợp để tập thể hình. Hãy thực hiện bài tập tạ thông thường hoặc tăng cường tập chân và tay. Bạn vẫn có thể tiếp tục nhận được lợi ích tập luyện lên đến một tuần sau khi hết kinh nguyệt.
Nếu bạn thường không tập với tạ, hãy bắt đầu bằng việc sử dụng máy tập ở phòng tập. Bạn nên thử tập với máy đạp đùi, máy tập lưng xô hoặc máy tập vai.
Nâng tạ khi nằm trên sàn là bài tập thích hợp cho kỳ kinh nguyệt. Giữ tạ đôi trong tay. Nằm ngửa trên sàn, gập đầu gối và đặt hai bàn chân sát vào nhau. Bắt đầu bằng cách gập khuỷu tay trên sàn và từ từ duỗi thẳng tay. Thực hiện 2 hoặc 3 lượt tập với 8 đến 10 lần lặp lại.
Tránh các động tác đặt trọng tâm vào bụng hoặc lưng để không bị khó chịu trong kỳ kinh nguyệt.
Phương pháp 2 - Chọn cách bảo vệ phù hợp
Bước 1 - Thử dùng cốc nguyệt san.
Nếu được sử dụng đúng cách, cốc nguyệt san là lựa chọn tốt nhất để dùng khi tập luyện trong kỳ kinh nguyệt. Đây là loại cốc có thể tái sử dụng và có thời gian sử dụng lên đến 12 tiếng.
Cốc nguyệt san là lựa chọn hoàn hảo khi bạn thực hiện bài tập sức bền, chạy việt dã hoặc đi bộ đường dài. Tuy nhiên, cốc nguyệt san có thể xê dịch khi bạn tập yoga.
Khi sử dụng cốc nguyệt san, bạn sẽ không cảm thấy khó chịu, nhưng nhiều người thấy khó đặt được đúng vị trí.
Bước 2 - Thay tampon mới trước khi tập luyện.
Nếu bạn không có cốc nguyệt san, hãy mua một hộp tampon. Tuy nhiên, không phải ai cũng cảm thấy thoải mái khi dùng tampon trong lúc tập luyện. Nếu bạn không thể tập luyện khi dùng tampon, hãy thử phương pháp khác.
Tampon "thể thao" được thiết kế riêng cho việc tập luyện. Bạn có thể thử sản phẩm này nếu tampon thông thường không đem đến sự thoải mái khi bạn vận động.
Bước 3 - Dùng thêm băng vệ sinh hằng ngày nếu kinh nguyệt của bạn thường tràn ra ngoài.
Nếu kinh nguyệt ra nhiều, bạn sẽ cần thêm sự bảo vệ. Vì vậy, bạn nên dùng thêm băng vệ sinh hằng ngày bên cạnh cốc nguyệt san hoặc tampon. Hãy thay băng vệ sinh hằng ngày mới trước khi tập luyện.
Bước 4 - Dùng băng vệ sinh nếu bạn không thể dùng tampon hoặc cốc nguyệt san.
Tuy nhiên, băng vệ sinh thường tạo sự cọ xát khó chịu khi bạn tập luyện. Ngoài ra, băng vệ sinh cũng bị dúm lại trong khi bạn vận động, khiến bạn không có được sự bảo vệ cần thiết. Mặc dù vậy, nếu tampon và cốc nguyệt san không hiệu quả với bạn, có lẽ băng vệ sinh là lựa chọn duy nhất.
Bước 5 - Chọn quần lót bản to hoặc dạng quần đùi.
Quần lót nên có chất liệu thoáng mát như cotton. Quần lót bản to thường thoải mái hơn và chống tràn tốt hơn loại quần lót bản nhỏ như quần lọt khe.
Thậm chí bạn có thể mua quần lót nguyệt san, chẳng hạn như Thinx. Hãy mặc thêm loại quần lót này hoặc dùng thay tampon hay cốc nguyệt san.
Bước 6 - Mặc trang phục rộng, tối màu.
Quần áo quá chật có thể gây khó chịu, đặc biệt là khi bạn bị táo bón, co thắt hoặc chướng bụng. Thay vào đó, hãy chọn trang phục rộng. Ngoài ra, hãy chọn quần tối màu để phòng trường hợp kinh nguyệt tràn ra ngoài!
Ví dụ, thay vì mặc quần bó, bạn nên mặc quần rộng khi đến phòng tập.
Mặc áo thun cotton hoặc áo sát nách khi bạn không thể chịu được cảm giác nóng trong kỳ kinh nguyệt.
Phương pháp 3 - Giảm đau hoặc cảm giác khó chịu
Bước 1 - Tập thể dục khi bạn cảm thấy mệt mỏi.
Cảm giác mệt mỏi trong kỳ kinh nguyệt có thể khiến bạn không muốn đến phòng tập, nhưng đây là thời điểm tốt nhất để tập luyện. Bài tập phù hợp thực sự có thể làm tăng năng lượng của bạn trong kỳ kinh nguyệt.
Bước 2 - Nghỉ ngơi nếu bạn cảm thấy đau.
Nếu bạn bị co thắt, chướng bụng hoặc gặp phải các triệu chứng khó chịu khác, hãy tạm dừng việc tập luyện. Bạn nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước và tập lại vào ngày hôm sau.
Bước 3 - Uống thuốc giảm đau trước khi tập luyện.
Kể cả khi chưa bị co thắt, bạn có thể ngăn ngừa cảm giác khó chịu bằng cách dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như ibuprofen, khoảng một tiếng trước khi tập luyện. Đây là cách ngăn chặn trước khi cơn đau xuất hiện.
Bước 4 - Đặt túi chườm nóng lên bụng hoặc lưng trước khi tập luyện.
Sức nóng có thể góp phần làm giảm đau. Túi chườm nóng dùng một lần được dán lên da sẽ cho bạn cảm giác nóng ấm dễ chịu trong khi tập luyện. Bạn có thể mua sản phẩm này ở hiệu thuốc hoặc siêu thị.
Bước 5 - Tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, đường hoặc muối.
Đây là những loại thức ăn có thể khiến bạn bị chướng bụng và làm cho cơn co thắt hoặc cơn đau lưng trở nên tồi tệ hơn. Việc tránh nhóm thức ăn này cũng giúp bạn hoàn thành mục tiêu tập luyện sớm hơn. Trong kỳ kinh nguyệt, bạn nên tránh:
Bánh ngọt như bánh donut và muffin.
Thức ăn vặt đã qua chế biến như bim bim và bánh quy lạt.
Thực phẩm chiên rán như khoai tây chiên.
Nước ngọt có ga.
Bước 6 - Uống nước trước, trong khi và sau khi tập luyện.
Trong kỳ kinh nguyệt, cơ thể của bạn cần nhiều nước hơn bình thường. Uống nhiều nước là cách giảm tình trạng đau đầu và chướng bụng mà bạn có thể gặp phải. Hãy uống khoảng 240ml nước trước khi tập luyện 15 phút và tiếp tục uống nước trong buổi tập.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%C4%83ng-l%C6%B0%E1%BB%A3ng-b%E1%BA%A1ch-c%E1%BA%A7u-lympho | Cách để Tăng lượng bạch cầu lympho | Bạch cầu lympho là một loại bạch cầu có vai trò hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể chống lại nhiễm trùng. Bạch cầu lympho được phân thành các loại tế bào T, tế bào B và tế bào tiêu diệt tự nhiên. Tế bào B sản sinh các kháng thể tấn công virus, vi khuẩn hoặc độc tố xâm nhập vào cơ thể, còn tế bào T phá huỷ các tế bào đã tổn thương của cơ thể. Vì có vai trò giúp chống nhiễm trùng, các tế bào lympho sẽ giảm số lượng khi cơ thể bị bệnh hoặc suy kiệt. Các nguyên nhân giảm bạch cầu lympho phổ biến bao gồm: nhiễm virus, dinh dưỡng kém, stress, hoá trị liệu và sử dụng corticosteroid. Dù là bất cứ nguyên nhân nào, bạn cũng có thể hỗ trợ hệ miễn dịch bằng cách thay đổi chế độ ăn và lối sống để tăng lượng bạch cầu lympho.
Phương pháp 1 - Áp dụng chế độ ăn giúp tăng lượng bạch cầu lympho
Bước 1 - Ăn protein nạc.
Protein được tạo thành từ các chuỗi dài các axit amin mà cơ thể cần để sản sinh các tế bào bạch cầu. Khi không có đủ protein, cơ thể sẽ sản xuất ít tế bào bạch cầu hơn. Điều này có nghĩa là bạn có thể gia tăng số lượng bạch cầu bằng cách ăn đủ protein.
Các loại protein nạc nên lựa chọn bao gồm thịt ức gà hoặc gà tây không da, cá, thuỷ hải sản có vỏ, phô mai tươi, lòng trắng trứng và các loại đậu.
Để biết lượng protein cần ăn, bạn sẽ nhân trọng lượng cơ thể tính theo kg với 0,8. Kết quả sẽ là số gram protein tối thiếu mà bạn nên ăn mỗi ngày. Trọng lượng cơ thể là số gram protein tối đa mà bạn nên ăn mỗi ngày.
Bạn có thể chuyển đổi cân nặng cơ thể từ pound sang kg bằng cách nhân với 0,45 hoặc dùng công cụ tính toán online.
Bước 2 - Tránh các thực phẩm có hàm lượng cao chất béo bão hoà và chất béo chuyển hoá.
Các chất béo xấu như chất béo bão hoà và chất béo chuyển hoá sẽ khiến các bạch cầu lympho dày đặc hơn và hoạt động kém hiệu quả. Việc giảm tiêu thụ chất béo bão hoà và chất béo chuyển hoá có thể cải thiện hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, bạn nên chọn các chất béo không bão hoà đơn và không bão hoà đa thay vì chất béo bão hoà và chất béo chuyển hoá.
Thay thế chất béo bão hoà và chất béo chuyển hoá bằng các chất béo có lợi như các axit béo omega-3. Điều này sẽ giúp tăng lượng bạch cầu lympho.
Giới hạn lượng chất béo tiêu thụ ở mức 30% lượng calo nạp vào, trong đó chất béo chuyển hoá chỉ chiếm 5%-10%.
Bạn có thể tránh các chất béo chuyển hoá bằng cách không ăn các loại dầu thuỷ phân (hydrogenated oil), các loại bánh nướng bán sẵn, thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh, các loại kem không làm từ sữa, và bơ thực vật.
Bước 3 - Ăn các thức ăn chứa beta carotene.
Beta carotene hỗ trợ hệ miễn dịch bằng cách tăng cường sản sinh bạch cầu lympho. Thêm vào đó, nó còn giúp cơ thể phòng tránh bệnh ung thư, bệnh tim và đột quỵ. Hầu hết các bác sĩ đều khuyến nghị lượng beta carotene nạp vào là từ 10.000 đến 83.000 IU mỗi ngày. Bạn có thể đạt được mục tiêu này nếu ăn 5 khẩu phần rau trở lên mỗi ngày.
Beta carotene là vitamin tan trong chất béo, do đó bạn nên ăn kèm ít nhất 3 g chất béo để hấp thụ beta carotene. Ví dụ, bạn có thể dùng sốt hummus để chấm cà rốt, hoặc ăn salad với nước sốt ít béo, chẳng hạn như dầu ô liu trộn với giấm balsamic.
Beta carotene lấy từ thức ăn được xử lý khác với beta carotene trong thực phẩm bổ sung, do đó các lợi ích của chúng không như nhau. Ở dạng thực phẩm bổ sung, beta carotene có thể gây hại cho một số người, chẳng hạn như những người hút thuốc lá.
Beta carotene hiện diện trong các thực phẩm như khoai lang, cà rốt, rau bó xôi, rau diếp romaine, bí nghệ, dưa vàng và quả mơ khô.
Bước 4 - Ăn các thực phẩm chứa kẽm.
Kẽm giúp tăng số lượng tế bào T và các tế bào tiêu diệt tự nhiên, nhờ đó nó giúp củng cố hệ miễn dịch. Cơ thể chúng ta cần có kẽm để sản xuất bạch cầu lympho, do đó bạn cần nạp đủ nhu cầu hàng ngày được khuyến nghị. Nam giới nên ăn ít nhất 11mg kẽm/ngày, nữ giới cần ít nhất 8mg/ngày.
Phụ nữ mang thai cần ít nhất 11mg kẽm/ngày, trong khi phụ nữ đang cho con bú cần 12mg.
Các lựa chọn tốt bao gồm hàu, ngũ cốc tăng cường, cua, thịt bò, phần thịt sẫm màu của gà tây và các loại đậu.
Bước 5 - Ướp tỏi vào thức ăn.
Tỏi giúp tăng cường sản sinh bạch cầu, tăng số lượng các tế bào tiêu diệt tự nhiên. Ngoài ra, tỏi cũng là một chất chống ô xy hoá có lợi cho sức khoẻ. Tỏi còn giúp phòng tránh các bệnh tim mạch nhờ tác dụng ngăn ngừa các cục máu đông.
Bạn có thể mua tỏi khô, bột tỏi hoặc dùng tỏi tươi.
Bước 6 - Uống trà xanh hàng ngày.
Trà xanh có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch, chống lại các virus làm suy yếu bạch cầu và có thể giúp cơ thể tăng lượng bạch cầu. Trà xanh cũng là sự thay thế tuyệt vời cho các thức uống khác có thể khiến cơ thể mệt mỏi, chẳng hạn như nước uống có đường.
Phương pháp 2 - Dùng vitamin và thực phẩm bổ sung
Bước 1 - Uống vitamin C.
Vitamin C giúp cơ thể tăng cường sản xuất bạch cầu, trong đó bao gồm bạch cầu lympho. Bạn có thể nạp vitamin C qua thức ăn, nhưng vitamin C dưới dạng thực phẩm bổ sung cũng hữu ích. Vì cơ thể không sản xuất hoặc tích trữ vitamin C, bạn sẽ phải bổ sung dưỡng chất này mỗi ngày.
Cơ thể chỉ sử dụng lượng vitamin C cần thiết mà bạn nạp vào và đào thải phần còn thừa. Điều này có nghĩa là bạn sẽ cần uống vitamin C hàng ngày.
Luôn luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống bất cứ loại vitamin và thực phẩm chức năng nào. Thực phẩm chức năng đôi khi có thể ngăn cản sự hấp thụ các loại thuốc, vitamin và khoáng chất khác.
Thực phẩm chức năng có thể khá đắt đỏ. Nếu đã ăn hoa quả và rau củ để nạp vitamin C mỗi ngày, có thể bạn không cần uống thực phẩm bổ sung vitamin C.
Bước 2 - Thêm vitamin D vào chế độ ăn.
Nếu không nạp đủ vitamin D, hệ miễn dịch có thể suy yếu và giảm lượng bạch cầu lympho. Đảm bảo nạp tối thiểu 600 IU vitamin D mỗi ngày.
Có thể bạn không nạp đủ vitamin D qua chế độ ăn. Hãy nói chuyện với bác sĩ về việc uống thực phẩm bổ sung vitamin D.
Bước 3 - Thử dùng vitamin E.
Vitamin E có tác dụng hỗ trợ quá trình sản xuất tế bào B và các tế bào tiêu diệt tự nhiên của cơ thể. Để có kết quả tốt, bạn sẽ cần uống 100 -400 mg vitamin E mỗi ngày. Người khoẻ mạnh cần ít hơn, còn những người có sức khoẻ kém hơn sẽ cần uống nhiều hơn.
Vì vitamin E là loại vitamin tan trong chất béo, bạn nên uống vitamin E kèm thức ăn có tối thiểu 3 g chất béo.
Nếu bạn muốn nạp vitamin E qua thức ăn, các lựa chọn tốt bao gồm hạt hướng dương, hạnh nhân, rau bó xôi, dầu hoa rum, lá củ cải, bí ngô đóng hộp, ớt chuông đỏ, măng tây, cải rổ, xoài, quả bơ và bơ đậu phộng.
Bạn có thể tìm mua thực phẩm bổ sung vitamin E ở các hiệu thuốc, các cửa hàng bán vitamin và mua trực tuyến.
Bước 4 - Bổ sung selenium.
Selenium giúp cơ thể sản sinh thêm bạch cầu. Vì không dễ dàng nạp selenium qua chế độ ăn, bạn có thể uống selenium dưới dạng thực phẩm bổ sung. Khi được uống chung với kẽm, cả hai khoáng chất này có thể tăng hiệu quả hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch.
Mức cho phép của selenium nạp vào hàng ngày được khuyến nghị là 55 mcg/ngày. Phụ nữ mang thai cần uống 60 mcg, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ cần 70 mcg.
Bạn cũng có thể nạp selenium qua thực phẩm nếu thích ăn nhiều hải sản. Selenium có trong các thực phẩm như hàu, cua và cá ngừ.
Phương pháp 3 - Điều chỉnh lối sống
Bước 1 - Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ.
Lượng bạch cầu lympho thấp có nhiều nguyên nhân gây ra, trong số đó có các nguyên nhân tạm thời. Ví dụ, các bệnh nhiễm virus, bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng và một số thuốc kháng sinh đều có thể tạm thời làm giảm lượng bạch cầu lympho. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân khá nghiêm trọng, bao gồm một số bệnh ung thư, bệnh tự miễn và các rối loạn làm suy giảm chức năng tuỷ xương.
Nếu nghi ngờ có vấn đề nghiêm trọng, bác sĩ có thể chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị.
Có các lựa chọn tốt hơn dành cho bạn, chẳng hạn như ghép tuỷ xương.
Bước 2 - Ngủ đủ thời gian được khuyến nghị mỗi đêm.
Người lớn cần ngủ 7-9 tiếng để có thể nghỉ ngơi đầy đủ. Thiếu niên có thể cần ngủ đến 10 tiếng mỗi đêm, còn trẻ nhỏ có thể cần ngủ đến 13 tiếng. Cơ thể mệt mỏi có thể làm suy yếu hệ miễn dịch vì số lượng bạch cầu sụt giảm. Ngủ đủ giấc là một thói quen tốt cho hệ miễn dịch.
Bước 3 - Đưa các hoạt động giảm căng thẳng vào thời gian biểu hàng ngày.
Stress buộc cơ thể làm việc cực nhọc hơn, từ đó làm suy yếu hệ miễn dịch. Nó còn khiến cơ thể tiết ra các hoóc môn như cortisol tồn tại trong máu. Khi bị căng thẳng, bạn sẽ dễ bị mắc bệnh hơn và hậu quả dẫn đến là suy giảm lượng bạch cầu. Để tránh căng thẳng, bạn nên đưa các hoạt động giảm stress vào thời gian biểu, ví dụ như.
Thử tập yoga.
Thực hành thiền.
Đi dạo ngoài trời.
Hít thở sâu.
Tìm một sở thích để tiêu khiển.
Bước 4 - Ngừng hút thuốc lá
Thói quen hút thuốc sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch, bao gồm các bạch cầu. Khi đó, cơ thể sẽ không đủ khả năng sản xuất hoặc duy trì số lượng bạch cầu lympho ở mức cao.
Bước 5 - Hạn chế các thức uống chứa cồn.
Uống rượu ở mức vừa phải không làm hại hệ miễn dịch, nhưng lượng rượu uống vào quá nhiều sẽ huỷ hại cơ thể. Nó khiến cơ thể căng thẳng, dẫn đến giảm khả năng sản xuất bạch cầu. Phụ nữ nên giới hạn ở mức 1 cốc rượu mỗi ngày, với nam giới thì mức giới hạn là 2 cốc.
Bước 6 - Duy trì cân nặng hợp lý.
Tình trạng thiếu cân hoặc thừa cân đều có thể ảnh hưởng đến chức năng sản sinh bạch cầu của cơ thể. Cơ thể bạn có thể không sản xuất đủ lượng bạch cầu, và ngay cả các bạch cầu đang có cũng không hoạt động tốt. Duy trì cân nặng khoẻ mạnh bằng cách áp dụng chế độ dinh dưỡng cân đối và tập thể dục điều độ.
Ăn nhiều rau.
Nhớ ăn một khẩu phần nhỏ protein nạc trong mỗi bữa.
Ăn 2-3 khẩu phần hoa quả mỗi ngày.
Uống nhiều nước.
Hạn chế đường và các chất béo không lành mạnh.
Bước 7 - Tập thể dục
Thói quen tập thể dục có thể hỗ trợ hệ miễn dịch nhờ tác dụng tăng cường tuần hoàn, nhờ đó cũng giúp các bạch cầu lympho hoạt động tốt. Bạn nên cố gắng tập thể dục 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần. Hãy chọn các hoạt động mà bạn thực sự thích thú.
Các lựa chọn tốt bao gồm: đi bộ, khiêu vũ, đạp xe, đi bộ đường dài, bơi lội, chạy bộ, chơi các môn thể thao đồng đội, leo núi.
Bước 8 - Rửa tay thường xuyên.
Rửa tay luôn luôn là điều nên làm, và việc này lại càng quan trọng khi bạn đang cố gắng tăng lượng bạch cầu lympho trong cơ thể. Biện pháp này giúp giảm rủi ro phơi nhiễm với những yếu tố có thể gây nhiễm trùng như vi khuẩn và virus.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Nh%E1%BA%ADn-bi%E1%BA%BFt-v%C3%A0-ch%E1%BB%8Dn-%C4%91i%E1%BB%81u-ki%E1%BB%87n-s%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-t%C3%A0i-nguy%C3%AAn-gi%C3%A1o-d%E1%BB%A5c-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-c%E1%BA%A5p-ph%C3%A9p-m%E1%BB%9F-theo-OER-Commons | Cách để Nhận biết và chọn điều kiện sử dụng tài nguyên giáo dục được cấp phép mở theo OER Commons | Công cụ tìm kiếm cao cấp tài nguyên giáo dục được cấp phép mở của OER Commons là một công cụ rất mạnh, với nhiều bộ lọc khác nhau. Một trong các bộ lọc được quan tâm nhất, là Conditions of Use - Các điều kiện sử dụng, vì nó gắn các điều kiện sử dụng với các giấy phép thường đi kèm các tài nguyên giáo dục mở. Hiểu được các điều kiện sử dụng và các giấy phép tương ứng của từng điều kiện sẽ giúp bạn nắm chắc được cách thức tìm kiếm, thậm chí không chỉ với công cụ tìm kiếm cao cấp tài nguyên giáo dục được cấp phép mở của OER Commons, mà còn cả với một vài công cụ tìm kiếm của các tổ chức khác, ví dụ như với bộ lọc Usage Rights (Các quyền sử dụng) trong công cụ tìm kiếm cao cấp của Google.
Phương pháp 1 - Giới thiệu công cụ tìm kiếm cao cấp của OER Commons
Bước 1 - Đi tới trang công cụ tìm kiếm cao cấp của OER Commons.
Hãy tới https://www.oercommons.org/advanced-search và bạn sẽ thấy trang công cụ tìm kiếm cao cấp của OER Commons. Hiện tại, đây là công cụ tìm kiếm chỉ làm việc tới , không làm việc với , mặc dù trong các tiêu chí bổ sung của công cụ này có lựa chọn , trong hộp combo đó có dòng - .
Bước 2 - Giới thiệu công cụ.
Công cụ tìm kiếm cao cấp của OER Commons bao gồm cả phần tìm kiếm thông thường và phần tìm kiếm cao cấp.
Bước 3 - Phần tìm kiếm thông thường.
Thành phần quan trọng nhất của tìm kiếm thông thường là:
Trường tìm kiếm thông thường. Trường tìm kiếm thông thường ở trạng thái mặc định có cụm từ (Tìm kiếm). Đây là nơi bạn gõ vào cụm từ tìm kiếm bất kỳ bằng rồi nhấn phím Enter để nhận lại kết quả tìm kiếm. Giả sử, bạn gõ vào trường tìm kiếm cụm từ Elementary Algebra (Đại số đại cương) rồi nhấn phím Enter để tiến hành tìm kiếm.
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/f\/f2\/OER-Commons-AS-Search-Normal-New.png\/460px-OER-Commons-AS-Search-Normal-New.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/f\/f2\/OER-Commons-AS-Search-Normal-New.png\/728px-OER-Commons-AS-Search-Normal-New.png","smallWidth":460,"smallHeight":70,"bigWidth":728,"bigHeight":111,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"}
Kết quả của tìm kiếm thông thường. Với cụm từ tìm kiếm là Elementary Algebra, bạn sẽ nhận được kết quả tìm kiếm trả về như hình minh họa.
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/a\/af\/OER-Commons-AS-Search-Normal-Result.png\/460px-OER-Commons-AS-Search-Normal-Result.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/a\/af\/OER-Commons-AS-Search-Normal-Result.png\/728px-OER-Commons-AS-Search-Normal-Result.png","smallWidth":460,"smallHeight":334,"bigWidth":728,"bigHeight":529,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"}
Bước 4 - Phần tìm kiếm cao cấp.
Bên dưới phần tìm kiếm thông thường là phần tìm kiếm cao cấp. Màn hình của phần tìm kiếm cao cấp bắt đầu từ nơi có cụm từ (Tìm kiếm cao cấp) trở xuống, và bao gồm 2 thành phần chính:
Trường tìm kiếm và các bộ lọc chính.
Trường tìm kiếm. Trường tìm kiếm cao cấp ở trạng thái mặc định có cụm từ (Gõ (các) từ khóa của bạn vào đây). Đây là nơi bạn gõ vào cụm từ tìm kiếm bất kỳ bằng rồi:
Nhấn phím Enter để nhận lại kết quả tìm kiếm, giống như những gì được làm với tìm kiếm thông thường, như được nêu ở trên, để nhận lại kết quả tìm kiếm.
Chưa nhấn phím Enter, mà kết hợp với các bộ lọc để tìm kiếm.
Các bộ lọc chính. Có 3 bộ lọc chính, gồm:
- Tất cả các lĩnh vực chủ đề. Hãy mở hộp combo rồi chọn lĩnh vực chủ đề bạn muốn tìm kiếm. Các lĩnh vực chủ đề được phân loại gồm:
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/6\/68\/OER-Commons-AS-Subject-Areas.png\/460px-OER-Commons-AS-Subject-Areas.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/6\/68\/OER-Commons-AS-Subject-Areas.png\/728px-OER-Commons-AS-Subject-Areas.png","smallWidth":460,"smallHeight":188,"bigWidth":728,"bigHeight":297,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"}
(1) - Khoa học ứng dụng; (2) - Nghệ thuật và Nhân văn; (3) - Kinh doanh và Truyền thông; (4) - Sự nghiệp và Giáo dục Kỹ thuật; (5) - Giáo dục; (6) - Nghệ thuật Ngôn ngữ tiếng Anh; (7) - Lịch sử; (8) - Luật; (9) - Khoa học Đời sống; (10) - Toán học; (11) - Khoa học Vật lý; (12) - Khoa học Xã hội.
- Tất cả các mức trình độ. Hãy mở hộp combo rồi chọn mức trình độ bạn muốn tìm kiếm. Các mức trình độ được phân loại gồm:
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/5\/53\/OER-Commons-AS-Search-Grade-Levels.png\/460px-OER-Commons-AS-Search-Grade-Levels.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/5\/53\/OER-Commons-AS-Search-Grade-Levels.png\/728px-OER-Commons-AS-Search-Grade-Levels.png","smallWidth":460,"smallHeight":179,"bigWidth":728,"bigHeight":284,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"}
(1) - Mẫu giáo & Nhà trẻ; (2) - Tiểu học với các lớp dưới; (3) - Tiểu học với các lớp trên; (4) - Trung học cơ sở; (5) - Trung học phổ thông; (6) - Cao đẳng cộng đồng/Hệ ngắn hạn; (7) - Cao đẳng cộng đồng / Hệ dài hạn; (8) - Đại học / Chuyên nghiệp; (9) – Dạy nghề / Kỹ thuật; (10) - Giáo dục người lớn tuổi.
- Tất cả các điều kiện sử dụng. Hãy mở hộp combo rồi chọn điều kiện sử dụng bạn muốn kết hợp để tìm kiếm. Mục đích của bài này nằm ở đây. Điều cần nắm rõ là từng điều kiện sử dụng là tương ứng với (các) giấy phép nào trong các hệ thống giấy phép mở như Creative Commons (CC) và/hoặc GNU Free Document License (GFDL). Phần bên dưới sẽ giải thích rõ về từng điều kiện sử dụng này. Các điều kiện sử dụng được phân loại gồm:
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/2\/23\/OER-Commons-AS-Use-Conditions-Top.png\/460px-OER-Commons-AS-Use-Conditions-Top.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/2\/23\/OER-Commons-AS-Use-Conditions-Top.png\/728px-OER-Commons-AS-Use-Conditions-Top.png","smallWidth":460,"smallHeight":186,"bigWidth":728,"bigHeight":295,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"}
- Không có ràng buộc gì.
- Pha trộn và Chia sẻ.
- Chỉ Chia sẻ.
- Đọc được bản in chất lượng.
- Các tiêu chí bổ sung. Các tiêu chí bổ sung cho tìm kiếm cao cấp của OER Commons tương đối nhiều; mỗi tiêu chí hoặc theo các dòng để chọn bên trong các hộp combo, hoặc có nhiều ô chọn bên trong từng lựa chọn.
Các lựa chọn ở dạng có các dòng để chọn bên trong các hộp combo. Đối với dạng này, bạn mở hộp combo rồi chọn một trong các dòng bên trong hộp đó. Có các lựa chọn dạng này như sau:
- Các tiêu chuẩn Giáo dục. Bên trong hộp combo này có các dòng sau: (1) - Các Tiêu chuẩn Khoa học Thế hệ Tiếp sau; (2) - Các Tiêu chuẩn của Bang New Hampshire; (3) - Khung Năng lực CNTT-TT của UNESCO; (4) - Toán theo các Tiêu chuẩn Common Core của Bang; (5) - Nghệ thuật Ngôn ngữ tiếng Anh theo các Tiêu chuẩn Common Core của Bang; (6) - Các Tiêu chuẩn ELA của bang Minnesota; (7) - Các Tiêu chuẩn Toán học của bang Minnesota; (8) - Các Tiêu chuẩn Khoa học của bang Minnesota.
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/1\/11\/OER-Commons-AS-AC-Edu-Standards.png\/460px-OER-Commons-AS-AC-Edu-Standards.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/1\/11\/OER-Commons-AS-AC-Edu-Standards.png\/728px-OER-Commons-AS-AC-Edu-Standards.png","smallWidth":460,"smallHeight":219,"bigWidth":728,"bigHeight":347,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"}
- Các tiêu chí Đánh giá Tài nguyên. Bên trong hộp combo này có các dòng sau: (1) - Mức độ phù hợp; (2) - Chất lượng Giải thích của Vấn đề Chủ đề; (3) - Chất lượng Hoạt động liên nội bộ về Công nghệ; (4) - Chất lượng các Bài tập Chỉ dẫn và Thực hành; (5) - Các Cơ hội Học tập Sâu hơn.
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/3\/33\/OER-Commons-AS-AC-Resource-Evaluation.png\/460px-OER-Commons-AS-AC-Resource-Evaluation.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/3\/33\/OER-Commons-AS-AC-Resource-Evaluation.png\/728px-OER-Commons-AS-AC-Resource-Evaluation.png","smallWidth":460,"smallHeight":233,"bigWidth":728,"bigHeight":369,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"}
- Tìm kiếm theo ngôn ngữ. Bên trong hộp combo này có các dòng đại diện cho ngôn ngữ của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có ở dòng .
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/3\/38\/OER-Commons-AS-AC-Edu-Language.png\/460px-OER-Commons-AS-AC-Edu-Language.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/3\/38\/OER-Commons-AS-AC-Edu-Language.png\/728px-OER-Commons-AS-AC-Edu-Language.png","smallWidth":460,"smallHeight":179,"bigWidth":728,"bigHeight":284,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"}
Các lựa chọn ở dạng có các ô chọn bên trong. Các lựa chọn của từng tiêu chí có thể được mở ra hoặc dấu đi tùy vào việc bạn nhấn vào dấu > ở đầu của từng tiêu chí. Trong hình minh họa, tất cả các lựa chọn của tiêu chí (Các điều kiện sử dụng) là ở trạng thái được mở ra; còn tất cả các lựa chọn của các tiêu chí khác là được dấu/ẩn đi. Các lựa chọn của tiêu chí sẽ được chi tiết hóa bên dưới đây, trong khi bạn có thể tự khám phá các lựa chọn của các tiêu chí còn lại, dù chúng cũng được liệt kê ngay bên dưới đây, chúng gồm:
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/7\/7c\/OER-Commons-AS-Additional-Criteria.png\/460px-OER-Commons-AS-Additional-Criteria.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/7\/7c\/OER-Commons-AS-Additional-Criteria.png\/637px-OER-Commons-AS-Additional-Criteria.png","smallWidth":460,"smallHeight":404,"bigWidth":638,"bigHeight":560,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"}
(1) - Lĩnh vực chủ đề; (2) - Sử dụng cho các mục đích Giáo dục; (3) - Dạng tư liệu; (4) - Hoạt động của thành viên; (5) - Có phiếu đánh giá; (6) - Nguồn Nội dung; (7) - Người sử dụng Ban đầu; (8) - Mức trình độ; (9) - Định dạng Phương tiện của tư liệu; (10) - Khả năng truy cập; (11) - Các điều kiện Sử dụng.
Phương pháp 2 - Nhận biết và chọn các điều kiện sử dụng tài nguyên giáo dục được cấp phép mở theo OER Commons
Bước 1 - Conditions of Use - Các điều kiện sử dụng.
Đây là tiêu chí tìm kiếm bổ sung cho công cụ tìm kiếm của OER Commons.
Tiêu chí có thể được đặt trong các trạng thái sau:
Ẩn hoàn toàn.
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/d\/d1\/OER-Commons-AS-Use-Conditions-0.png\/460px-OER-Commons-AS-Use-Conditions-0.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/d\/d1\/OER-Commons-AS-Use-Conditions-0.png\/550px-OER-Commons-AS-Use-Conditions-0.png","smallWidth":460,"smallHeight":351,"bigWidth":550,"bigHeight":420,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"}
Ẩn một phần, mở một phần.
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/3\/38\/OER-Commons-AS-Use-Conditions-1.png\/460px-OER-Commons-AS-Use-Conditions-1.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/3\/38\/OER-Commons-AS-Use-Conditions-1.png\/550px-OER-Commons-AS-Use-Conditions-1.png","smallWidth":460,"smallHeight":351,"bigWidth":550,"bigHeight":420,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"}
Mở toàn phần. Từ hình minh họa này, bạn có thể thấy rõ rằng từng lựa chọn của tiêu chí là ứng với một hoặc vài lựa chọn giấy phép trong hệ thống giấy phép mở CC hoặc GFDL.
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/3\/3b\/OER-Commons-AS-Use-Conditions-2.png\/460px-OER-Commons-AS-Use-Conditions-2.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/3\/3b\/OER-Commons-AS-Use-Conditions-2.png\/511px-OER-Commons-AS-Use-Conditions-2.png","smallWidth":460,"smallHeight":468,"bigWidth":511,"bigHeight":520,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"}
Bước 2 - Các giấy phép mở tương ứng với các lựa chọn của tiêu chí Conditions of Use.
Hình minh họa ở trên cho thấy các lựa chọn và các giấy phép tương ứng đi với từng lựa chọn bao gồm:
- Không có ràng buộc gì. Lựa chọn này tương ứng với các loại giấy phép sau:
- Phạm vi công cộng. Trong hệ thống giấy phép CC, nó tương ứng với giấy phép CC0.
- giấy phép CC Ghi công, hay CC BY.
- Pha trộn và Chia sẻ. Lựa chọn này tương ứng với các loại giấy phép sau:
- Giấy phép CC Ghi công - Phi thương mại, hay CC BY-NC.
Giấy phép ( - Giấy phép Tài liệu Tự do GNU), hay GFDL.
- Giấy phép CC Ghi công - Phi thương mại - Chia sẻ tương tự, hay CC BY-NC-SA.
- Giấy phép CC Ghi công - Chia sẻ tương tự, hay CC BY-SA.
- Chỉ Chia sẻ. Lựa chọn này tương ứng với các loại giấy phép sau:
– CC Ghi công - Phi thương mại - Không có tác phẩm phái sinh, hay CC BY-NC-ND.
– CC Ghi công - Không có tác phẩm phái sinh, hay CC BY-ND.
- Đọc được bản in chất lượng. Đây là lựa chọn không đi với giấy phép nào, mà chỉ đưa ra quyền của người sử dụng được truy cập tới bản in có chất lượng của tài nguyên giáo dục được cấp phép mở.
Bước 3 - Cách sử dụng các lựa chọn của tiêu chí Conditions of Use.
Khi sử dụng các lựa chọn của tiêu chí này, bạn có các cách chọn như sau:
Chọn theo từng giấy phép. Bạn có thể cùng một lúc lựa chọn vài giấy phép, thậm chí mỗi giấy phép ở mỗi lựa chọn của tiêu chí này.
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/3\/38\/OER-Commons-AS-Use-Conditions-3.png\/460px-OER-Commons-AS-Use-Conditions-3.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/3\/38\/OER-Commons-AS-Use-Conditions-3.png\/511px-OER-Commons-AS-Use-Conditions-3.png","smallWidth":460,"smallHeight":468,"bigWidth":511,"bigHeight":520,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"}
Chọn theo từng lựa chọn của tiêu chí. Bạn có thể không cần phải chọn theo từng giấy phép, mà chọn theo từng lựa chọn của tiêu chí. Ví dụ:
Chọn toàn bộ các giấy phép của lựa chọn bằng các cách thức:
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/e\/eb\/OER-Commons-AS-Use-Conditions-4.png\/460px-OER-Commons-AS-Use-Conditions-4.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/e\/eb\/OER-Commons-AS-Use-Conditions-4.png\/501px-OER-Commons-AS-Use-Conditions-4.png","smallWidth":460,"smallHeight":468,"bigWidth":501,"bigHeight":510,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"}
Chọn ô chọn đứng trước cụm từ
Chọn cả 2 giấy phép có trong lựa chọn
Chọn toàn bộ các giấy phép của lựa chọn bằng các cách thức tương tự ở trên.
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/4\/44\/OER-Commons-AS-Use-Conditions-5.png\/460px-OER-Commons-AS-Use-Conditions-5.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/4\/44\/OER-Commons-AS-Use-Conditions-5.png\/501px-OER-Commons-AS-Use-Conditions-5.png","smallWidth":460,"smallHeight":468,"bigWidth":501,"bigHeight":510,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"}
Chọn toàn bộ các giấy phép của lựa chọn bằng các cách thức tương tự ở trên.
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/1\/10\/OER-Commons-AS-Use-Conditions-6.png\/460px-OER-Commons-AS-Use-Conditions-6.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/1\/10\/OER-Commons-AS-Use-Conditions-6.png\/510px-OER-Commons-AS-Use-Conditions-6.png","smallWidth":460,"smallHeight":469,"bigWidth":510,"bigHeight":520,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"}
Bước 4 - Chọn toàn bộ tiêu chí Conditions of Use này bằng việc nhấn vào ô chọn đứng trước cụm từ Conditions of Use.
Tuy nhiên, cách chọn này không có ý nghĩa thực tế nào vì một khi bạn chọn tất cả các loại giấy phép, thì đồng nghĩa với không chọn tiêu chí .
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/G%E1%BB%A1-k%E1%BA%B9o-cao-su-tr%C3%AAn-qu%E1%BA%A7n-%C3%A1o | Cách để Gỡ kẹo cao su trên quần áo | Bạn đã từng gặp cảnh này chưa – sau một hồi chạy hết tốc lực để bắt kịp chuyến xe buýt về nhà, bạn đã thành công (mừng quá!), bạn ngồi ngay xuống chỗ ngồi đầu tiên vừa trông thấy mà không để ý đến một thứ đã chiếm chỗ trước bạn. Về đến nhà bạn mới kinh hãi nhận ra cả vùng phía sau chiếc quần yêu quý của mình dính kẹo cao su. Đừng hoảng hốt, hãy hít một hơi – wikiHow ở đây để giúp bạn! Sau đây là những giải pháp nhanh có thể thực hiện trong vòng 5 phút và bạn sẽ vui mừng khi gỡ được miếng kẹo cao su kia.
Phương pháp 1 - Đông lạnh kẹo cao su
Bước 1 - Cởi quần áo dính kẹo cao su ra và gấp lại.
Gấp quần áo sao cho phần dính kẹo cao su ở bên ngoài, không dính vào những chỗ khác. Cố gắng dùng ngón tay gỡ miếng kẹo cao su ra càng nhiều càng tốt. Bạn cần cẩn thận, đừng để kẹo cao su dính chặt hơn nữa vào vải, và cũng đừng vô tình làm dính thêm vào chỗ khác.
Bạn cũng nên cân nhắc đi găng tay cao su khi gỡ kẹo cao su để khỏi bị dính tay. Nhưng bạn đừng trì hoãn việc bỏ món đồ vào ngăn đông lạnh chỉ vì phải đi tìm găng tay cao su.
Bước 2 - Bỏ món đồ vào túi ni lông.
Bạn cần dùng túi có khóa kéo. Khi bỏ món đồ vào túi, bạn cần đảm bảo kẹo cao su không chạm vào túi và dính lem nhem (và sẽ dính vào chỗ khác trên vải).
Bạn có thể dùng túi ni lông có kích thước nào cũng được – không cần đúng với kích cỡ cụ thể nào, chỉ cần vừa với ngăn đông lạnh.
Bước 3 - Đóng kín miệng túi.
Khi đã đóng khóa kéo túi ni lông, bạn hãy bỏ vào ngăn đông lạnh. Điều này nghe có vẻ lạ lùng, nhưng trạng thái đông lạnh có thể khiến kẹo cao su cứng lại và đỡ dính hơn một chút. Từ đó bạn có thể gỡ ra dễ dàng hơn.
Nếu không có điều kiện dùng tủ đông lạnh nhưng có sẵn đá viên, bạn có thể dùng đá viên chà xát lên kẹo cao su cho đến khi độ lạnh khiến kẹo cao su cứng lại. Sau đó bạn hãy chuyển sang các bước kế tiếp.
Bước 4 - Để túi đựng quần áo trong ngăn đông lạnh nhiều giờ.
Kẹo cao su càng cứng thì càng dễ gỡ. Lấy ra khỏi ngăn đông khi kẹo đã cứng.
Bước 5 - Cạo kẹo cao su khỏi quần áo.
Bạn nên làm điều này ngay khi lấy món đồ ra khỏi ngăn đông lạnh. Lấy món đồ ra khỏi túi ni lông và đặt lên một mặt phẳng cứng. Dùng vật cùn nhưng nhọn để bóc hoặc cạo kẹo cao su khỏi quần áo. Bạn có thể dùng cây cạo sơn, dao cắt bơ hoặc thậm chí móng tay nếu móng tay của bạn đủ dài và sắc.
Điều quan trọng là cần phải gỡ kẹo cao su ngay khi lấy quần áo ra khỏi ngăn đông lạnh, vì khi đã ấm lên, nó sẽ dính trở lại vào quần áo và còn khó gỡ hơn nữa.
Bước 6 - Giặt quần áo.
Nếu còn dính lại một ít kẹo cao su, và để đảm bảo nó không làm ố vải, bạn cần cho quần áo vào máy giặt.
Phương pháp 2 - Dùng bàn là gỡ kẹo cao su
Bước 1 - Đặt một miếng bìa lên mặt bàn dùng để là.
Miếng bìa sẽ đảm bảo cho kẹo cao su không chảy ra và dính vào mặt bàn. Đặt phần vải cần xử lý lên bàn dùng để là sao cho miếng kẹo cao su nằm giữa tấm bìa.
Bạn cũng có thể dùng loại giấy nâu gói hàng.
Bước 2 - Đặt bàn là ở chế độ nóng vừa và không dùng hơi nước.
Bật bàn là và điều chỉnh mức nhiệt trung bình. Mức nhiệt này là tốt nhất, vì kẹo cao su sẽ bị chảy ra nếu nhiệt độ quá cao. Bạn cần làm nóng để kẹo cao su bong ra nhưng không chảy lem nhem.
Bước 3 - Là lên mặt trái phần vải dính kẹo cao su.
Mặt dính kẹo phải úp xuống miếng bìa, tức là bạn cần là lên mặt trái của vải sao cho bàn là cách miếng kẹo cao su bằng một lớp vải.
Bước 4 - Tiếp tục là cho đến khi miếng kẹo cao su bong ra.
Cuối cùng thì miếng kẹo sẽ chảy ra và chuyển sang dính vào tấm bìa. Kéo mảnh vải ra khỏi tấm bìa. Nếu thấy kẹo cao su chưa dính hẳn vào tấm bìa, bạn cần tiếp tục là.
Phương pháp 3 - Sử dụng các chất lỏng nóng
Bước 1 - Dùng chất lỏng nóng để gỡ miếng kẹo cao su.
Có ba cách để bạn làm việc này, và cả ba cách đều cho kết quả như nhau. Bạn có thể dùng nước nóng, hơi nước hoặc giấm trắng nóng.
Nước nóng: Đun một nồi nước nóng to. Nếu món đồ dính kẹo cao su là quần dài hoặc có kích thước lớn, có thể bạn phải dùng bồn tắm thay vì nồi.
Hơi nước nóng: Để ấm đun nước ở nhiệt độ cao cho thật nóng. Ấm đun nước là phương tiện tuyệt vời để gỡ kẹo cao su ra khỏi vải.
Giấm nóng: Đun nóng một ít giấm trắng. Nhúng khăn mặt (hoặc vải có độ thấm hút) vào giấm.
Bước 2 - Để cho chất lỏng nóng thực hiện phép màu của nó.
Cho dù dùng phương pháp nào, bạn cũng phải chờ chất lỏng phát huy tác dụng. Nhớ rằng có thể bạn phải làm việc này nhiều lần trong quá trình xử lý.
Nước nóng: Ngâm chỗ dính kẹo cao su vào nước nóng. Nhớ để chỗ dính kẹo ngập trong nước khoảng vài phút. Trong thời gian này, kẹo cao su sẽ dần dần bong ra dưới tác dụng của nước nóng.
Hơi nước nóng: Để chỗ dính kẹo cao su ngay trước vòi ấm trà (hoặc nơi hơi nước phun ra). Kẹo cao su sẽ hấp thụ hơi nước và mềm ra.
Giấm nóng: Dùng vải nhúng đẫm giấm đặt trực tiếp lên chỗ dính kẹo cao su. Giấm sẽ làm lỏng liên kết giữa sợi vải và kẹo cao su. Miếng kẹo sẽ mềm ra và dẻo hơn.
Bước 3 - Dùng bàn chải đánh răng hoặc dao để cạo kẹo cao su.
Khi miếng kẹo cao su đã nóng, bạn cần cạo nó đi. Dùng bàn chải đánh răng (bàn chải không dùng) hoặc con dao cùn và nhẹ tay cạo miếng kẹo cao su ra khỏi vải. Nếu miếng kẹo vẫn dính cho dù bạn đã cố gắng cạo, bạn có thể ngâm lại với phương pháp đã chọn.
Bước 4 - Giặt quần áo vừa xử lý bằng máy giặt như thường lệ.
Khi đã gỡ được hết (hoặc gần hết) kẹo cao su ra khỏi quần áo, bạn hãy cho món đồ vào máy giặt và giặt bình thường để loại bỏ nốt dấu kẹo cao su còn sót.
Phương pháp 4 - Sử dụng bơ đậu phộng
Bước 1 - Phết một thìa bơ đậu phộng lên miếng kẹo cao su.
Bạn cần phủ kín toàn bộ miếng kẹo cao su. Cho thêm một ít bơ đậu phộng nữa để tạo thành một lớp dày bao bọc miếng kẹo. Bơ đậu phộng là một sản phẩm tốt vì chất dầu tự nhiên trong đó có tác dụng làm bong miếng kẹo cao su.
Bước 2 - Để lớp bơ đậu phộng trên kẹo cao su khoảng 60 giây.
Bạn chỉ nên để một thời gian ngắn, vì bơ đậu phộng có thể làm ố vải. Chờ khoảng 60 giây.
Bước 3 - Dùng dao cắt bơ để cạo miếng kẹo cao su ra khỏi vải.
Nếu không có dao cắt bơ, bạn có thể dùng một vật mỏng, sắc cạnh (dao cạo sơn, móng tay hoặc giũa móng tay đều được). Cạo cho đến khi loại bỏ cả miếng kẹo cao su và bơ đậu phộng, nhưng hãy cẩn thận, đừng cạo quá mạnh để tránh làm hỏng vải.
Bước 4 - Thấm chất tẩy vết bẩn lên chỗ vừa cạo.
Bạn cần làm việc này ngay khi cạo kẹo cao su và bơ đậu phộng ra khỏi vải. Mặc dù bơ đậu phộng rất có hiệu quả trong việc loại bỏ kẹo cao su, nhưng chất dầu của nó cũng có thể làm bẩn vải. May mắn là bạn có thể xử lý được bằng chất tẩy. Thấm một ít chất tẩy lên chỗ bẩn, bỏ vào máy giặt và giặt như thường lệ.
Phương pháp 5 - Sử dụng dầu dừa
Bước 1 - Rót 1 thìa dầu dừa vào một chiếc bát nhỏ.
Bước 2 - Đun nóng dầu dừa trong lò vi sóng khoảng 5-10 giây.
Làm nóng sao cho vừa đủ ấm, không nóng sôi.
Bước 3 - Xử lý chỗ dính kẹo cao su.
Nhúng chỗ dính kẹo vào dầu ấm.
Bước 4 - Vò chỗ dính để miếng kẹo cao su từ từ tan ra.
Bước 5 - Phơi khô vải.
Bước 6 - Nếu không còn vết dính, bạn có thể bỏ quần áo khô vào máy giặt và giặt bằng nước ấm.
Bước 7 - Nếu vải còn cứng và dính, bạn hãy xử lý bằng dầu lần nữa.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ki%E1%BB%83m-tra-m%E1%BB%A9c-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-trong-b%C3%ACnh-%E1%BA%AFc-quy-xe-h%C6%A1i | Cách để Kiểm tra mức nước trong bình ắc quy xe hơi | Việc thường xuyên kiểm tra mức nước điện phân của ắc quy xe ô-tô là rất quan trọng (đây thật sự không chỉ là nước đơn thuần thường) vì hai lý do: thứ nhất, dung dịch này sẽ bay hơi một cách tự nhiên theo thời gian và thứ hai, mỗi lần ắc quy được sạc, một lượng nhỏ dung dịch sẽ bị điện phân thành hydro và oxy. Biết cách kiểm tra và thay thế nước trong ắc quy một cách an toàn là phần quan trọng của bảo dưỡng xe ô-tô. Hãy bắt đầu từ Bước 1 để có những hướng dẫn chi tiết về việc kiểm tra mức nước ắc quy xe ô-tô và đồng thời, đảm bảo an toàn cho cả người và xe.
Phương pháp 1 - Lau chùi và mở nắp bình ắc quy
Bước 1 - Nhận biết vị trí bình ắc quy.
Trong hầu hết trường hợp, bạn chỉ việc mở nắp capô là có thể thao tác với bình ắc quy.
Một số bình ắc quy nằm khá thấp trong ngăn động cơ, sau thanh chắn bảo vệ và trước bánh trước của xe. Đôi khi, bạn có thể tiếp cận bình ắc quy từ bên dưới và phải tháo ra để tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng.
Hầu hết ắc quy của BMW, Mercedes Benz và một vài hãng khác nằm trong cốp xe, ở một khoang riêng biệt.
Bình ắc quy cũng có thể nằm dưới ghế sau, như trường hợp của một số xe Cadillacs.
Bước 2 - Lau chùi.
Trước khi tiến hành kiểm tra mức nước ắc quy, cần lau chùi sạch sẽ mặt trên ắc quy và xung quanh các cực. Điều này rất quan trọng để tránh không cho các vật thể bên ngoài rơi vào các ngăn khi mở bình. Và đồng thời, bề mặt sạch sẽ góp phần làm giảm hay ngăn chặn hiện tượng ăn mòn ở những kết cấu kim loại gần đó.
Để làm sạch bụi bẩn thông thường và chỗ gỉ nhỏ, hãy sử dụng một ít nước lau cửa kính có gốc ammoniac. Xịt nước vào giẻ lau - không xịt trực tiếp vào bình ắc quy, và lau sạch mọi vết bẩn. Khăn giấy cũng có thể sử dụng, miễn là chúng được thay mới ngay khi bắt đầu rã ra.
Những vết gỉ nặng có thể được làm sạch nhờ hỗn hợp nước và muối nở. Tương tự, hãy thấm ướt giẻ và lau, đừng đổ trực tiếp lên bình. Đôi khi, bạn sẽ phải thấm giẻ và chùi nhiều lần. Cuối cùng, dùng nước lau kính để lau sạch dung dịch muối nở này. Để sót muối nở ở phía ngoài ắc quy sẽ làm tăng tốc độ bị ăn mòn ở các cực và kết cấu kim loại gần đó trong tương lai.
Đừng lơ là: hãy luôn đảm bảo chắc chắn là nắp bình đậy kỹ trong khi lau chùi. Không được để dung dịch tẩy rửa nhỏ hay chảy vào trong bình.
Nếu muốn, bạn có thể tháo bình ắc quy ra khỏi xe trước khi lau chùi, bảo dưỡng và lắp lại sau. Nhờ đó, mọi việc có thể sẽ an toàn hơn, nhất là khi bình ắc quy không nằm ở vị trí thuận tiện cho việc thao tác. Tuy nhiên, khi đó, bạn sẽ phải khởi động lại một vài hoặc toàn bộ thiết bị điện tử trên xe (đồng hồ, thiết lập kênh radio, v.v.). Đồng thời, thường thì khi không cần tháo bình, bạn sẽ tiết kiệm được lượng thời gian đáng kể.
Chúng ta cũng có thể tháo hẳn các cực khỏi ắc quy và nhúng vào cốc nước thật nóng. Nước nóng có thể đánh tan gỉ sét và làm sạch bề mặt các cực. Hãy đảm bảo rằng chúng đã khô khi được lắp lại.
Bước 3 - Mở nắp bình.
Ở mặt trên của ắc quy thường có hai nắp đậy hình chữ nhật được dùng để bịt kín miệng ngăn, có thể được mở bằng cách dùng dao nhựa nhỏ hoặc tua vít cạy nhẹ. Nếu nắp đậy không lỏng ngay, hãy từ từ cạy dần vài chỗ quanh nắp.
Một số bình ắc quy có sáu nắp tròn riêng biệt thay vì như trên và có thể mở bằng cách vặn ngược chiều kim đồng hồ rồi kéo ra.
Nếu trên nắp bình có ghi “không cần bảo dưỡng” thì bình này không được thiết kế cho việc mở nắp. Các nhà sản xuất khuyến cáo rằng không thể thêm nước cho loại bình này, chỉ đơn giản là chúng cần được thay thế khi không còn hoạt động tốt.
Bước 4 - Tiếp tục lau chùi nếu cần thiết.
Mở nắp có thể giúp ta phát hiện thêm vết bẩn ở mặt trên của bình. Hãy tiếp tục lau chùi bằng giẻ được thấm nước lau kính.
Lúc này, đừng dùng muối nở. Hãy sử dụng một lượng nhỏ nước lau kính và thật cẩn thận để không thứ gì (nước rửa, chất bẩn, cách mảnh khăn giấy, v.v.) có thể rơi vào miệng bình.
Không nên nóng vội bỏ qua bước này – duy trì tính sạch sẽ cho mặt trên ắc quy sẽ làm giảm gỉ sét về sau. Đây là thao tác quan trọng trong bảo dưỡng ắc quy, giúp duy trì kết nối hoàn chỉnh giữa các bộ phận.
Phương pháp 2 - Kiểm tra mực chất lỏng trong ắc quy
Bước 1 - So sánh mực dung dịch giữa các ngăn của bình.
Khi nhìn xuống từng ngăn qua miệng bình, bạn có thể thấy mức dung dịch điện phân chứa bên trong. Thông thường, lượng dung dịch là đồng nhất giữa các ngăn.
Trong trường hợp ngược lại, đó có thể là do trước đó, một ngăn vô tình được cho vào quá nhiều. Trường hợp này có thể dễ dàng điều chỉnh nhờ chêm nước tại thời điểm mức dung dịch trong ngăn đó đã được dùng bớt và về ngưỡng thông thường.
Nếu giữa các ngăn có sự chênh lệch quá lớn, cũng có thể ắc quy bị rò nước hay vỏ bình bị nứt đôi chút. Trong trường hợp này, bạn cần thay bình mới. Nếu không tìm được chỗ rò, hãy thêm nước đến mức an toàn cao nhất: chỉ dùng nước cất và kiểm tra lại vài tuần sau đó xem mực nước có còn đồng nhất giữa các ngăn.
Bước 2 - Nhận biết liệu dung dịch điện phân có đang ở mức thấp hay không.
Mực nước được coi là quá thấp nếu chúng không ngập hết bản cực kim loại. Khi bản cực không hoàn toàn chìm trong nước điện phân, bình ắc quy sẽ không thể hoạt động hết công suất.
Khi tiếp xúc với không khí, việc bản cực bị phá hủy chỉ còn là vấn đề thời gian.
Nếu mực nước điện phân chỉ thấp hơn chừng 1cm so với phần cao nhất của bản cực, thêm nước vừa đủ để ngập kín bản cực có thể giúp ắc quy hoạt động trở lại mặc dù hiệu suất sẽ giảm một chút (hướng dẫn thêm nước được trình bày ở Phần 3 của bài viết này). Nếu vẫn không thành công, bạn cần xem xét việc thay bình.
Mực nước điện phân thấp có thể là do nguồn sạc quá lớn. Vì vậy, nếu rơi vào trường hợp này, bạn nên xem xét kiểm tra lại bộ phận phát điện của xe.
Bước 3 - Nhận biết đâu là mực nước điện phân bình thường.
Thông thường, nước điện phân thấp hơn phần đáy của ống chêm (kéo dài từ miệng bình) khoảng 3mm hay cao hơn phần trên của bản cực khoảng 1 cm.
Trong trường hợp này, có thể không cần phải chêm nước ngay. Chỉ cần đóng nắp bình và kiểm tra lại sau ba tháng.
Bước 4 - Nhận biết nếu nước điện phân ở mức tối đa.
Ngưỡng cao nhất trong khoảng an toàn là chạm vào phần dưới của ống chêm.
Hầu hết ống chêm đều có hai đường khấc (ren) nhỏ ở bên, gần phần dưới. Hai đường khấc này có tác dụng làm mặt nước hơi khum lên để mắt thường có thể dễ dàng nhận biết thời điểm mực nước chạm mép dưới của ống. Trái lại, khi nước còn thấp hơn, mặt khum này sẽ không xuất hiện.
Cơ cấu tạo ra mặt khum của chất lỏng được thiết kế để báo hiệu dừng chêm nước. Có thể bạn sẽ cần đến đèn pin để quan sát mực nước và phát hiện mặt khum rõ ràng hơn.
Bước 5 - Lưu ý rằng đây là mức nước chỉ dành cho ắc quy axit chì ở xe ô-tô.
Hãy luôn tuân thủ chỉ dẫn của nhà cung cấp hay hãng sản xuất ắc quy nếu chúng mâu thuẫn với thông tin trong bài viết này.
Cũng cần biết rằng ắc quy dành cho xe đánh gôn, máy lau nhà và đặc biệt là các loại bình nickel cadmium có thể sẽ yêu cầu mức nước điện phân khác biệt.
Phương pháp 3 - Điều chỉnh mực dung dịch điện phân
Bước 1 - Chỉ dùng nước cất để chêm vào các ngăn của ắc quy.
Nước cất có thể mua ở các cửa hàng tạp hóa. Nếu mực nước điện phân thấp (để lộ bản cực), hãy chêm nước vào từng ngăn, chỉ vừa đủ để làm ngập các bản cực. Sau đó, dùng bộ sạc để sạc đầy ắc quy hoặc chỉ việc chạy xe vài ngày, ắc quy sẽ tự động được sạc bằng dòng điện từ xe. Chỉ thêm nước đến mức tối đa trong khoảng an toàn, tức là vừa chạm đầu dưới ống chêm, nếu ắc quy đã được sạc đầy.
Để đảm bảo chính xác lượng nước được chêm vào sau cùng, hãy dùng một cái phễu sạch, bình nước thể thao, ống bơm, v.v. Cần thật sự cẩn thận, đừng để bất kỳ chất bẩn hoặc dung dịch tẩy rửa nào lọt vào trong ngăn bình.
Sử dụng nước máy, nước lọc hay bất kỳ loại nước khác thay vì nước cất sẽ khiến các loại muối khoáng và hóa chất (ví dụ như clo trong hệ thống nước máy thành phố) cũng như cặn bẩn khác thâm nhập và làm giảm tuổi thọ của ắc quy.
Bước 2 - Nếu ắc quy gần hết điện hay chết hẳn, tránh chêm nước đến mức đầy bình.
Nếu buộc phải thêm nước, tốt nhất là chỉ chêm đủ để ngập các bản cực (hoặc không chêm gì nếu đã nằm ở mức thông thường).
Khi sạc lại một bình ắc quy gần hết điện hay chết hẳn, mực nước điện phân sẽ dâng lên và do đó, cần chừa lại một khoảng đủ rộng (không cần nếu ắc quy đã đầy điện trước khi chêm nước).
Mực nước điện phân cũng có thể dâng cao khi bình ắc quy nóng lên.
Bước 3 - Lau sạch nước rơi vãi hoặc tràn ra ngoài và đóng nắp bình lại.
Hãy chắc chắn rằng mọi thứ đã được lau chùi sạch sẽ và lắp nắp sạch vào bình.
Nếu vô tình chêm nước hơi quá nhưng vẫn chưa đến mức tràn ra ngoài, tốt nhất là chỉ việc dừng thêm nước và đóng bình. Nếu đổ tràn ra ngoài bề mặt ắc quy, đừng quên đây là axit: tránh để nó tiếp xúc với da hay quần áo.
Làm sạch bằng cách dùng giẻ lau hoặc khăn giấy gạt nước ra. Tránh để giẻ hoặc giấy quá ướt và dây ra các bộ phận khác của xe hay bất kỳ vật gì. Vò giẻ và khăn giấy trong xô nước. Nhớ đeo găng tay, đừng để nước này dính vào tay của bạn.
Xong việc, hãy vứt giẻ đã vò sạch hoặc khăn giấy vào thùng rác. Đổ nước vào cống nước thải, chú ý tránh không cho nước chảy lênh láng khắp sàn. Làm vậy bạn sẽ tránh được việc axit bám vào những thứ khác. Cuối cùng, chùi sạch tất cả những gì đã tiếp xúc với nước điện phân bằng giẻ nhúng nước rửa kính.
Nếu lỡ chêm quá tay, kiểm tra bằng mắt hàng tuần trong vòng một tháng để xem nước có tràn ra hay không và lau sạch như chỉ dẫn ở trên.
Lượng axit sunfuric thất thoát khỏi ắc quy do vô tình làm tràn nước có thể chỉ là một lượng nhỏ và không ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của bình. Tốt nhất là bạn không nên thử thêm axit để bù lại (thừa axit sẽ làm ắc quy giảm tuổi thọ nhanh hơn thiếu axit).
Phương pháp 4 - Thực hiện biện pháp an toàn cần thiết
Bước 1 - Bảo vệ mắt bằng kính an toàn.
Nước điện phân trong bình ắc quy là dung dịch axit sunfuric: bạn phải tránh để axít bắn vào mắt vì nó có thể gây tổn thương nghiêm trọng, thậm chí mù lòa.
Kính áp tròng không bảo vệ mắt và có thể gây phiền toái trong trường hợp tai nạn. Kính mắt thông thường cũng không đủ để bảo vệ mắt vì thiếu che chắn ở mặt bên.
Do vậy, việc đeo kính bảo hiểm là thiết yếu. Có thể mua chúng tại các cửa hàng bán linh kiện, phụ tùng.
Bước 2 - Bảo vệ tay bằng găng dùng một lần.
Hãy chọn loại găng tay có khả nãng chống chịu lại axit sunfuric ít nhất là trong vài phút. Loại găng này có thể tìm thấy tại các cửa hàng bán linh kiện, phụ tùng.
Găng tay cao su thiên nhiên (latex) hoặc nhựa vinyl không thể chịu axit lâu. Nếu dùng chúng, hãy thay ngay khi phát hiện ra có nước điện phân bám vào. Nếu để lâu, nước điện phân có thể thâm nhập vào trong găng và làm bỏng tay.
Găng cao su tổng hợp (neoprene) có thể bảo vệ tay trong một giờ hoặc nhiều hơn nhưng lại khó mua được từ cửa hàng phụ tùng thông thường. Nitrile khác với cao su tổng hợp. Nitrile kháng axit sunfuric còn kém hơn cả cao su tự nhiên (latex) và không nên sử dụng.
Bước 3 - Bảo vệ da.
Hãy mặc đồ cũ với áo dài tay, quần dài và giày kín để che chắn càng nhiều càng tốt. Nếu nước điện phân té vào quần áo, sợi vải sẽ mục nát trong một, hai tuần, để lại lỗ thủng. Vì vậy, bạn nên mặc quần áo cũ để có thể vứt bỏ mà không phí.
Bước 4 - Cần biết phải làm gì khi nước điện phân rơi vào da.
Nếu nước điện phân dính vào da, hãy rửa bằng vòi nước và xà phòng ngay lập tức.
Nếu có cảm giác bỏng hoặc ngứa da, có thể là nước điện phân đã rơi vào da của bạn. Chỉ một giọt cũng đã có thể gây bỏng.
Có thể lúc đầu bạn không thấy bất kỳ nốt đỏ hoặc vết thương nào và khi phát hiện thì đã muộn. Do vậy, nếu nghi ngờ nước điện phân dính vào da, đừng lưỡng lự mà hãy tạm ngừng công việc và rửa lại ngay lập tức.
Vứt bỏ toàn bộ găng tay, giẻ lau đã được dùng khi xong việc. Để chúng tiếp xúc với các vật liệu khác có thể sẽ dẫn đến tổn hại, hư hao.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Lo%E1%BA%A1i-b%E1%BB%8F-%C4%91%E1%BB%91m-th%C3%A2m-%C4%91en-sau-khi-c%E1%BA%A1o-l%C3%B4ng | Cách để Loại bỏ đốm thâm đen sau khi cạo lông | Các đốm thâm đen có thể xuất hiện do tình trạng tăng sắc tố da, nang lông đâm qua bề mặt da, nang lông bị tắc nghẽn và lông mọc ngầm. Nếu bạn thấy nang lông thâm đen bên dưới da sau khi cạo lông, lựa chọn tốt nhất là tẩy hoặc nhổ lông. Đốm thâm đen do tăng sắc tố da (thừa sắc tố và khiến da thẫm màu) thường tự hết sau vài tháng, nhưng có một số việc bạn có thể làm để làm sáng màu da trong thời gian ngắn. Bạn nên đi khám da liễu nếu đốm thâm đen không hết sau khi đã thực hiện các biện pháp tại nhà.
Phương pháp 1 - Sử dụng liệu pháp tự nhiên tại nhà
Bước 1 - Thử tẩy lông hoặc nhổ lông.
Đốm thâm đen xuất hiện sau khi cạo lông có thể là do nang lông mới cạo đâm qua bề mặt da. Nếu nguyên nhân là do nang lông bên dưới da thì bạn nên tẩy hoặc nhổ lông khu vực đó để loại bỏ đốm thâm đen.
Bước 2 - Thoa kem chống nắng mỗi ngày.
Nhớ thoa kem chống nắng phổ rộng trước khi ra ngoài, nhất là khi khu vực có đốm đen bị tiếp xúc với ánh nắng. Chọn kem chống nắng có hệ số bảo vệ SPF từ 30 trở lên. Da tiếp xúc với ánh nắng mà không được bảo vệ sẽ khiến đốm thâm đen phát triển mạnh hơn.
Bước 3 - Sử dụng serum vitamin C để làm mờ đốm thâm đen.
Serum vitamin C được bán không cần toa, có thể làm sáng chỗ thâm đen mà không ảnh hưởng đến vùng da xung quanh. Rửa sạch da, thoa một ít serum lên da trước khi thoa kem chống nắng.
Bước 4 - Dùng chiết xuất rễ cam thảo để làm sáng chỗ thâm đen.
Tìm mua kem bôi da làm từ chiết xuất rễ cam thảo có chứa liquiritin. Thoa kem lên da (1g mỗi ngày) hằng ngày trong một tháng có thể làm sáng các đốm thâm đen.
Tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng chiết xuất rễ cam thảo hoặc các thảo dược khác, nhất là khi sức khỏe đang có vấn đề gì đó, chẳng hạn bệnh tiểu đường. Bạn nên tránh dùng rễ cam thảo nếu đang có thai hoặc dự định mang thai.
Người ta tin rằng rễ cam thảo có tính kháng viêm nên có thể giảm nhẹ các vấn đề ở da.
Phương pháp 2 - Cạo lông để ngăn ngừa đốm thâm đen
Bước 1 - Làm ướt da trước khi cạo lông.
Đừng cạo lông trên da khô! Nước giúp làm mềm da và lông nên sẽ dễ cạo hơn. Rửa sạch da hoặc tối thiểu là làm ướt da trước khi dùng dao cạo.
Bước 2 - Thoa gel cạo lông.
Sử dụng gel hoặc kem khi cạo lông. Chọn loại sản phẩm được sản xuất cho da nhạy cảm nếu cần.
Lông dựng đứng và da ẩm sẽ dễ cạo hơn. Dao cạo sẽ ít có khả năng gây ra kích ứng da hoặc khiến lông mọc ngầm.
Bước 3 - Sử dụng dao cạo sắc.
Tránh dùng lưỡi dao đã cùn. Vứt bỏ dao cạo dùng một lần hoặc thay lưỡi dao sau khi sử dụng 5-7 lần.
Bạn nên chuyển sang dùng máy cạo râu và chừa lại một ít ở gốc nếu có thể.
Bước 4 - Cạo nhẹ nhàng theo hướng mọc của lông.
Bất kể bạn đang cạo lông ở đâu, hãy luôn cạo theo hướng mọc của lông. Cạo ngược hướng lông mọc có thể khiến lông mọc ngầm và gây ra vết bỏng dao cạo.
Cạo theo hướng lông mọc nghĩa là cạo từ ngọn xuống chân cọng lông, thay vì cạo từ chân lên ngọn.
Xối nước nóng rửa dao sau mỗi lượt cạo để ngăn lông tích tụ quá nhiều giữa các lưỡi dao.
Bước 5 - Rửa da bằng nước mát.
Nước nóng có thể gây kích ứng da, do đó bạn nên rửa lông và kem bằng nước mát sau khi cạo xong.
Cất dao cạo bên ngoài phòng tắm để nó khô hoàn toàn.
Bước 6 - Làm ẩm da sau khi cạo lông.
Sau khi cạo lông xong, bạn nên lau khô da nhẹ nhàng. Sau đó, thoa dầu dưỡng da.
Phương pháp 3 - Tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu
Bước 1 - Nhờ bác sĩ gia đình giới thiệu đến bác sĩ da liễu.
Nếu đốm thâm đen tồn tại nhiều tháng và các giải pháp ở nhà không hiệu quả, bạn nên tìm biện pháp can thiệp y tế. Gọi điện cho bác sĩ gia đình để nhờ họ giới thiệu một bác sĩ da liễu. Bạn cũng có thể tìm bác sĩ da liễu bằng công cụ tìm kiếm trên trang web của Học Viện Gia Liễu Hoa Kỳ: https://find-a-derm.aad.org/
Gọi điện cho công ty bảo hiểm để đảm bảo dịch vụ chăm sóc da cũng được chi trả. Hỏi họ xem có cần xin sự chấp thuận trước đối với dịch vụ chăm sóc y tế đặc biệt hay không, hoặc liệu họ có thể giới thiệu nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế trong mạng lưới hay không.
Bước 2 - Thảo luận với bác sĩ da liễu về quy trình chăm sóc da.
Cho bác sĩ da liễu biết quy trình cạo lông, cách chăm sóc da, và các sản phẩm bạn đang dùng. Điều này có thể giúp họ tìm ra cách điều trị tốt nhất cho bạn.
Bạn cũng nên chuẩn bị để thảo luận về chế độ ăn, sự tiếp xúc với ánh nắng, việc dùng kem chống nắng và bất kỳ sản phẩm làm trắng da nào mà bạn đã sử dụng.
Nếu công việc của bạn yêu cầu phải cạo lông sạch sẽ nhưng lông của bạn lại rất dễ mọc ngược sau khi cạo, bạn nên hỏi công ty xem liệu bạn có thể xin giấy chứng nhận của bác sĩ da liễu để miễn cho bạn phải cạo lông hằng ngày hay không.
Bước 3 - Loại trừ các nguyên nhân y khoa khác.
Cho dù bạn chắc chắn rằng các đốm thâm đen là do cạo lông mà có, bạn vẫn nên làm việc với bác sĩ và bác sĩ da liễu để loại trừ các nguyên nhân khác. Tình trạng tăng sắc tố da có thể có một số vấn đề tiềm ẩn.
Các nguyên nhân phổ biến gây ra đốm thâm đen bao gồm lông mọc ngầm, nhiễm trùng vi khuẩn nhẹ và mãn tính, mất cân bằng hóc môn và chế độ ăn. Bác sĩ da liễu sẽ giải thích cho bạn các bước cần thực hiện, có thể là thay đổi quy trình cạo lông hoặc thay đổi chế độ ăn.
Nhớ thảo luận về tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn, vì bác sĩ sẽ dựa vào đó để tìm ra cách điều trị tốt nhất.
Bước 4 - Hỏi bác sĩ da liễu về các lựa chọn điều trị.
Bác sĩ có thể kê kem làm sáng da, đề nghị điều trị bằng laser hoặc liệu pháp ánh sáng. Bác sĩ cũng có thể đề nghị dùng hóa chất bong da, nhưng nhớ rằng bạn nên thực hiện liệu pháp này khi có thể ở nhà 2-3 ngày, vì da sẽ bong tróc trong vài ngày sau khi áp dụng thủ thuật.
Bạn có thể tìm mua kem hydroquinone 2%, nhưng cần trao đổi với bác sĩ da liễu trước đó.
Các thuốc và thủ thuật điều trị này thường được xem là thuộc lĩnh vực thẩm mỹ, do đó chúng không được bảo hiểm và chi phí rất cao.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Nh%E1%BA%ADn-bi%E1%BA%BFt-b%E1%BB%87nh-hen-suy%E1%BB%85n | Cách để Nhận biết bệnh hen suyễn | Hen suyễn là một bệnh có thể chữa được với tác động như phản ứng dị ứng: yếu tố kích thích môi trường gây viêm đường hô hấp. Hen suyễn gây khó thở cho đến khi tình trạng viêm được điều trị và hồi phục. Có khoảng 334 triệu người trên thế giới mắc bệnh hen suyễn, và con số ở Hoa Kỳ là 25 triệu người. Nếu nghi ngờ hen suyễn, bạn có thể tự nhận biết thông qua dấu hiệu và triệu chứng, yếu tố rủi ro, và xét nghiệm chẩn đoán.
Phương pháp 1 - Nhận biết yếu tố rủi ro gây hen suyễn
Bước 1 - Xem xét yếu tố kết hợp giữa giới tính và tuổi tác.
Tại Hoa Kỳ, bé trai dưới 18 tuổi có tỷ lệ mắc hen suyễn 54% cao hơn bé gái. Nhưng ở độ tuổi 20, nữ giới lại có xu hướng mắc bệnh nhiều hơn nam giới. Ở tuổi 35, khoảng cách này thay đổi đến 10,1% ở phụ nữ và 5,6% ở nam giới. Sau thời kỳ mãn kinh, tỷ lệ giảm xuống ở nữ giới và khoảng cách hiện tại thu hẹp nhưng không biến mất hoàn toàn. Các chuyên gia có nhiều lý do giải thích tại sao giới tính và độ tuổi ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh hen suyễn:
Tạng dị ứng (bẩm chất nhạy cảm dị ứng) ở bé trai tuổi vị thành niên.
Kích thước đường hô hấp ở bé trai tuổi vị thành niên nhỏ hơn bé gái.
Nội tiết tố giới tính thay đổi trong giai đoạn tiền kinh nguyệt, kinh nguyệt, và mãn kinh ở phụ nữ.
Các nghiên cứu giới thiệu lại nội tiết tố ở phụ nữ mãn kinh mới được chẩn đoán tăng lên .
Bước 2 - Xem xét tiền sử mắc bệnh hen suyễn trong gia đình.
Các chuyên gia đã tìm thấy 100 gen liên quan đến hen suyễn và dị ứng. Nghiên cứu tiến hành ở những gia đình, đặc biệt là sinh đôi, đã chỉ ra rằng hen suyễn do yếu tố di truyền gây nên. Nghiên cứu năm 2009 cho thấy tiền sử gia đình là tác nhân chủ yếu quyết định một người có bị hen suyễn hay không. Nếu so sánh với gia đình trung bình với gia đình có nguy cơ di truyền hen suyễn cao, đối tượng rủi ro trung bình có nguy cơ mắc hen suyễn gấp 2,4 lần, và đối tượng rủi ro cao thì có nguy cơ gấp 4,8 lần.
Hỏi bố mẹ và người thân về tiền sử mắc bệnh hen suyễn trong gia đình.
Nếu được nhận nuôi, bố mẹ ruột có thể cung cấp tiền sử gia đình cho bố mẹ nuôi của bạn.
Bước 3 - Ghi nhận trường hợp dị ứng.
Nghiên cứu đã liên kết kháng thể protein miễn dịch có tên gọi "IgE" với sự hình thành bệnh hen suyễn. Nếu có mức IgE cao, bạn có nguy cơ bị dị ứng do di truyền. Khi có IgE trong máu, cơ thể sẽ bị phản ứng dị ứng viêm nhiễm gây tắc đường hô hấp, phát ban, ngứa ngáy, chảy nước mắt, thở khò khè, v.v...
Lưu ý phản ứng dị ứng liên quan đến tác nhân kích thích phổ biến, chẳng hạn như thực phẩm, gián, động vật, nấm, phấn hoa, và bụi.
Nếu bị dị ứng, bạn cũng có nguy cơ cao mắc hen suyễn.
Trong trường hợp bị phản ứng dị ứng nặng nhưng không tìm ra nguyên nhân, bạn nên đi khám bác sĩ để được xét nghiệm. Bác sĩ sẽ xét nghiệm mẫu da bằng một số chất gây dị ứng để tìm ra sự thay đổi dị ứng.
Bước 4 - Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.
Khi hít các hạt vào phổi, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách ho. Những hạt này cũng có thể kích thích phản ứng viêm và triệu chứng hen suyễn. Càng tiếp xúc với khói thuốc nhiều, bạn càng có nguy cơ cao bị hen suyễn. Nếu nghiện thuốc lá, bạn nên trao đổi với bác sĩ về phương pháp và thuốc điều trị để cai thuốc lá. Một số phương pháp bao gồm kẹo cao su nicotine, giảm hút thuốc dần dần, hoặc dùng thuốc chẳng hạn như Chantix hoặc Wellbutrin. Ngay cả khi gặp khó khăn trong việc cai thuốc lá, bạn cũng không nên hút thuốc khi có nhiều người xung quanh. Hút thuốc thụ động có thể khiến họ mắc hen suyễn.
Hút thuốc khi mang thai có thể khiến cho trẻ bị thở khò khè, tăng nguy cơ dị ứng thực phẩm, và protein gây viêm trong máu. Hậu quả có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu đứa trẻ tiếp tục hít khói thuốc thụ động sau khi được sinh ra. Trao đổi với bác sĩ phụ khoa trước khi dùng thuốc để cai thuốc lá.
Bước 5 - Giảm căng thẳng
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nồng độ nội tiết tố căng thẳng cao có thể gây nên triệu chứng hen suyễn, gia tăng nhạy cảm với chất gây dị ứng, và co thắt phổi. Bạn nên xác định các yếu tố gây nên căng thẳng nhiều nhất trong cuộc sống, và tìm phương pháp khắc phục những yếu tố đó.
Thử các phương pháp thư giãn như là hít thở sâu, thiền, và yoga.
Tập luyện thường xuyên để tăng cường endorphin giúp giảm đau và giảm căng thẳng.
Cải thiện thói quen ngủ: đi ngủ khi cảm thấy mệt, không ngủ trong lúc bật tivi, không ăn trước khi ngủ, tránh cà-phê-in vào buổi tối, và cố gắng duy trì lịch trình nghỉ ngơi cố định hằng ngày.
Bước 6 - Tránh ô nhiễm không khí trong môi trường.
Phần lớn bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ là do tiếp xúc với ô nhiễm không khí từ nhà máy, công trường xây dựng, xe cộ, và nhà máy công nghiệp. Cũng giống như khói thuốc gây kích ứng phổi, ô nhiễm không khí kích thích phản ứng dễ gây viêm làm tổn hại và gây co thắt phổi. Nếu không thể hạn chế ô nhiễm không khí, bạn có thể giảm tiếp xúc với môi trường.
Tránh hít thở không khí ở trên đường lớn hoặc đường cao tốc nếu có thể.
Yêu cầu trẻ em chơi đùa ở khu vực cách xa đường cao tốc hoặc công trường xây dựng.
Nếu muốn chuyển đến Hoa Kỳ, bạn có thể xem những khu vực có chất lượng không khí tốt nhất trong hướng dẫn chỉ số chất lượng không khí của EPA.
Bước 7 - Xem xét các loại thuốc.
Nếu đang dùng thuốc, bạn nên lưu ý triệu chứng hen suyễn kể từ lúc bắt đầu dùng thuốc. Nếu có, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ngưng thuốc, giảm liều lượng, hoặc thay đổi loại thuốc.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng aspirin và ibuprofen có thể gây co thắt phổi và đường hô hấp ở bệnh nhân hen suyễn dị ứng với hai loại này.
Thuốc ức chế ACE dùng để trị huyết áp không gây hen suyễn, nhưng có thể dẫn đến ho khan gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, tình trạng ho nặng do thuốc ức chế ACE có thể gây kích ứng phổi và hen suyễn. Thuốc ức chế ACE phổ biến bao gồm ramipril và perindopril.
Thuốc chẹn kênh beta được dùng để chữa bệnh tim mạch, huyết áp cao, và đau nửa đầu. Chúng có thể gây co thắt phổi và đường hô hấp. Một vài bác sĩ có thể kê toa thuốc chẹn kênh beta ngay cả khi bạn bị hen suyễn, và chỉ cần quan sát bất kỳ thay đổi. Thuốc chẹn kênh beta phổ biến bao gồm metoprolol và propanolol.
Bước 8 - Duy trì cân nặng bình thường.
Nhiều nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa tăng cân và tăng nguy cơ mắc hen suyễn. Khối lượng dư thừa khiến bạn khó thở và tuần hoàn máu trong cơ thể. Ngoài ra còn làm tăng số lượng protein gây viêm (xytokin) trong cơ thể, khiến bạn dễ bị viêm và co thắt đường hô hấp.
Phương pháp 2 - Nhận biết dấu hiệu và triệu chứng nhẹ và vừa
Bước 1 - Đi khám bác sĩ ngay cả khi có triệu chứng nhẹ.
Các triệu chứng mới xuất hiện vẫn chưa đến mức nghiêm trọng can thiệp đến hoạt động hay cuộc sống thường ngày cảu bạn. Tuy nhiên khi tình trạng bắt đầu chuyển biến xấu, bạn sẽ nhận thức sự khó khăn trong các hoạt động thường ngày. Bệnh nhân thường gặp những triệu chứng sớm, tuy nhiên mức độ trở nên nghiêm trọng hơn.
Nếu không chẩn đoán hay chữa trị, triệu chứng hen suyễn nhẹ có thể chuyển biến xấu. Điều này đặc biệt đùng nếu bạn không xác định tác nhân kích thích và phòng tránh chúng.
Bước 2 - Lưu ý hiện tượng ho nhiều.
Nếu bị hen suyễn, đường hô hấp bị tắc nghẽn do co thắt hoặc viêm nhiễm do bệnh gây nên. Cơ thể sẽ phản ứng bằng cách làm thông đường hô hấp bằng cách ho. Ho do nhiễm khuẩn thường ở dạng ẩm, có chất nhầy, còn ho do hen suyễn thường khô và rất ít chất nhầy.
Nếu cơn ho bắt đầu hoặc trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm, đây có thể là dấu hiệu của hen suyễn. Triệu chứng phổ biến của hen suyễn đó là ho ban đêm, hoặc cơn ho trở nên nặng hơn ngay sau khi thức dậy.
Trong điều kiện khắc nghiệt, cơn ho có thể kéo dài suốt cả ngày.
Bước 3 - Lắng nghe âm thanh khi thở ra.
Bệnh nhân hen suyễn thường nghe thấy tiếng khò khè the thé hoặc huýt sáo khi thở ra. Lý do là vì đường hô hấp bị co thắt lại. Lưu ý khi nghe thấy âm thanh. Nếu có tiếng ồn ở phần cuối hơi thở, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh hen suyễn nhẹ. Nhưng nếu tình trạng chuyển biến xấu, bạn sẽ thở khò khè hoặc huýt sao khi thở ra hoàn toàn.
Bước 4 - Lưu ý hiện tượng hụt hơi bất thường.
"Co thắt phế quản do tập luyện" là một dạng hen suyễn ở người vừa mới hoạt động nặng, chẳng hạn như tập luyện. Co thắt đường hô hấp khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và khó thở hơn bình thường, và bạn có thể phải ngưng hoạt động sớm hơn dự định. So sánh thời gian tập luyện bình thường cho đến khi cảm thấy mệt mỏi và khó thở.
Bước 5 - Lưu ý hiện tượng thở nhanh.
Cơ thể tăng tốc độ hô hấp để truyền oxy vào phổi bị co thắt. Đặt lòng bàn tay của bạn lên ngực và đếm nhịp thở trong một phút. Dùng đồng hồ đếm để đo chính xác tốc độ trong một phút. Tốc độ hô hấp bình thường từ 12 đến 20 hơi thở trong 60 giây.
Với tình trạng hen suyễn trung bình, tốc độ hô hấp có thể từ 20 đến 30 nhịp thở một phút.
Bước 6 - Không bỏ qua triệu chứng cảm lạnh hoặc cảm cúm.
Mặc dù ho do hen suyễn có thể khác với cảm lạnh hoặc cảm cúm, nhưng vi khuẩn và virus có thể gây nên hen suyễn. Bạn nên lưu ý các dấu hiệu viêm nhiễm có thể dẫn đến triệu chứng hen suyễn: hắt hơi, chảy nước mũi, đau họng, và sung huyết. Nếu ho có chất nhầy màu đen, xanh lá, hoặc trắng, có thể bạn đã bị nhiễm khuẩn. Nếu chất nhầy có màu trong suốt hoặc trắng thì có thể do virus gây nên.
Nếu nhận thấy các triệu chứng viêm nhiễm này cùng với tiếng ồn khi thở ra và hụt hơi, bạn có khả năng bị hen suyễn do viêm nhiễm.
Đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác.
Phương pháp 3 - Nhận biết triệu chứng nặng
Bước 1 - Tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu bạn không thở được, ngay cả trong những thời điểm không cần ráng sức.
Thông thường, tình trạng hụt hơi do hoạt động nặng ở bệnh nhân hen suyễn thường hồi phục khi nghỉ ngơi phù hợp. Tuy nhiên, nếu triệu chứng nặng xuất hiện hoặc khi bạn bị hen suyễn, tình trạng khó thở vẫn xảy ra trong thời gian nghỉ ngơi vì các yếu tố kích thích quá trình gây viêm nhiễm. Nếu tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng, bạn sẽ bị khó thở đột ngột hoặc cố gắng hít thở sâu.
Bạn có thể cảm thấy mình không thể thở ra hoàn toàn. Khi cơ thể cần oxy thông qua hoạt động hít vào, chúng sẽ rút ngắn thời gian thở ra để nhận oxy nhanh hơn.
Bạn không thể nói một câu hoàn chỉnh và phải dùng từ và câu ngắn giữa các lần hít thở.
Bước 2 - Kiểm tra nhịp thở.
Ngay cả hen suyễn dạng nhẹ và trung bình có thể khiến bạn thở nhanh, nhưng nếu ở dạng nặng thì có thể gây nguy hiểm. Đường hô hấp bị thu hẹp cản trở khả năng hít không khí trong lành vào cơ thể, dẫn đến thiếu hụt oxy. Thở nhanh là cách mà cơ thể cố gắng lấy thật nhiều oxy để cải thiện tình hình trước khi bị tổn thương.
Đặt lòng bàn tay lên ngực và lưu ý nhịp thở trong một phút. Dùng đồng hồ đếm để đo tốc độ chính xác trong một phút.
Khi bị hen suyễn nặng, tốc độ hô hấp sẽ trên 30 nhịp thở một phút.
Bước 3 - Đo xung nhịp.
Để đưa oxy và mô và cơ quan, máu lấy oxy từ không khí trong phổi và cung cấp cho nhiều bộ phận trong cơ thể. Khi bị hen suyễn nặng, cơ thể không nạp đủ oxy, tim phải bơm máu nhanh để lấy thật nhiều oxy đưa vào mô và cơ quan. Khi đó bạn sẽ cảm thấy tim đập nhanh không rõ nguyên nhân trong lúc bị hen suyễn nặng.
Đưa bàn tay ra, lòng bàn tay hướng lên trên.
Đặt đầu ngón trỏ và giữa của tay kia lên phần ngoài cổ tay dưới ngón tay cái.
Bạn sẽ cảm nhận xung nhịp nhanh từ động mạch xuyên tâm.
Tính nhịp tim bằng cách đếm nhịp đập trong một phút. Nhịp tim bình thường dưới 100 nhịp một phút, nhưng khi có triệu chứng hen suyễn nặng nhịp tim có thể lên đến 120.
Hầu hết điện thoại thông minh hiện nay đều tích hợp theo dõi nhịp tim. Nếu có thì bạn có thể sử dụng chức năng này.
Bước 4 - Lưu ý vết màu xanh nhạt.
Máu chỉ có màu đỏ sáng khi đang chứa oxy, còn không sẽ có màu đỏ đậm. Khi máu tiếp xúc với oxy bên ngoài sẽ chuyển sang màu đỏ sáng, cho nên bạn sẽ không nhận ra điều này. Nhưng khi bị hen suyễn nặng, bạn có thể gặp phải hiện tượng "tím tái" do máu đỏ đậm thiếu oxy chảy xuyên qua động mạch. Điều này khiến cho da có màu xanh nhạt hoặc xám, đặc biệt là môi, ngón tay, móng, nướu, hoặc vùng da mỏng quanh mắt.
Bước 5 - Lưu ý hiện tượng căng cơ cổ và ngực.
Khi thở sâu hoặc suy hô hấp, chúng ta sử dụng cơ bắp phụ (không dùng để hít thở). Các cơ dùng để hô hấp trong những trường hợp này nằm ở phía bên cổ: cơ ức-đòn-chũm và cơ lệch. Tìm đường nét ngoài sâu trong cơ cổ khi bạn khó thở. Hơn nữa, các cơ hai bên sườn (gian sườn) bị kéo vào trong. Những cơ này có tác dụng nâng khung sườn khi hít vào, và bạn có thể nhận thấy sự co rút này giữa hai bên sườn khi gặp tình trạng nghiêm trọng.
Nhìn vào ngương để quan sát cơ cổ hai bên lõm sâu và cơ co rút giữa hai bên sườn.
Bước 6 - Lưu ý hiện tượng đau tức ngực.
Khi gắng sức để hít thở, các cơ tham gia quá trình hô hấp sẽ bị quá tải. Điều này dẫn đến hiện tượng mỏi cơ ngực, cảm giác tức và đau. Cơn đau có thể âm ỉ, nhói, hoặc giống như dao đâm, xuất hiện ở phần xương ức hoặc gần xương ức. Tình trạng này cần được chăm sóc y tế và cấp cứu để loại trừ vấn đề tim mạch.
Bước 7 - Lưu ý tiếng ồn lớn trong lúc hít thở.
Khi mắc triệu chứng nhẹ hoặc trung bình, bạn chỉ nghe tiếng huýt sáo hoặc khò khè khi thở ra. Tuy nhiên, ở mức độ nặng bạn sẽ nghe thấy âm thanh ngay cả khi thở ra và hít vào. Tiếng huýt sáo khi hít vào được gọi là "tiếng thở khò khè" và do thu hẹp cơ họng nằm ở đường hô hấp trên. Tiếng thở khò khè thường xuất hiện khi hít ra, và nguyên nhân là do co thắt cơ đường hô hấp dưới.
Âm thanh khi hít vào có thể là triệu chứng hen suyễn và phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Bạn cần phân biệt giữa hai loại này để tìm ra nguyên nhân chính xác.
Quan sát hiện tượng mề đay hoặc phát ban đỏ ở ngực, là dấu hiệu của phản ứng dị ứng thay vì hen suyễn. Sưng môi hoặc lưỡi cũng là dấu hiệu của dị ứng.
Bước 8 - Điều trị triệu chứng hen suyễn càng sớm càng tốt.
Nếu bị hen suyễn nặng gây khó thở, bạn cần gọi cấp cứu hoặc đến ngay bệnh viện. Nếu không được chẩn đoán, bạn sẽ không có ống hít phòng ngừa. Còn nếu có thì sử dụng ngay.
Máy bơm hít albuterol chỉ nên dùng 4 lần một ngày, nhưng khi bị lên cơn hen suyễn, bạn có thể sử dụng thường xuyên 20 phút một lần trong vòng 2 tiếng.
Thở chậm và sâu, đếm đến 3 khi hít vào và thở ra. Điều này giúp giảm căng thẳng và nhịp thở.
Tránh tác nhân kích thích nếu bạn có thể nhận diện chính xác.
Tình trạng hen suyễn sẽ được cải thiện nếu bạn dùng steroid do bác sĩ kê toa. Loại thuốc này có thể dùng ở dạng hít thông qua máy bơm hoặc dạng viên nén. Uống thuốc kèm theo nước và chờ phát huy tác dụng trong vài tiếng những vẫn có thể kiểm soát triệu chứng hen suyễn.
Bước 9 - Gọi cấp cứu đối với các trường hợp hen suyễn nặng.
Các triệu chứng này cho thấy bạn bị lên cơn cấp tính, và cơ thể đang cố gắng hít thật nhiều không khí để thực hiện chức năng. Đây được xem là trường hợp khẩn cấp có thể đe dọa đến mạng sống nếu không được chữa trị kịp thời.
Phương pháp 4 - Tiến hành chẩn đoán
Bước 1 - Cung cấp thông tin tiền sử bệnh tật cho bác sĩ.
Nội dung thông tin phải chính xác để bác sĩ xác định vấn đề gây tác động lên bạn. Chuẩn bị trước thông tin để bạn không phải mất thời gian nghĩ ngợi khi đến phòng khám:
Bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng hen suyễn (ho, khó thở, tiếng ồn trong lúc thở, v.v…)
Tiền sử bệnh tật (tình trạng dị ứng trước đây, v.v…)
Tiền sử gia đình (tiền sử bệnh phổi hoặc dị ứng với bố mẹ, anh chị em, v.v…)
Tiền sử xã hội (hút thuốc lá, ăn kiêng và tập luyện, môi trường)
Thuốc hiện đang sử dụng (chẳng hạn như aspirin) và chất bổ sung hoặc vitamin đang sử dụng
Bước 2 - Thực hiện kiểm tra sức khỏe.
Bác sĩ có thể kiểm tra một phần hoặc toàn bộ những cơ quan sau đây: tai, mắt, mũi, họng, da, ngực, và phổi. Bác sĩ dùng ống nghe trước và sau ngực để nghe tiếng thở hoặc sự vắng mặt của âm thanh ở phổi.
Do hen suyễn có liên quan đến dị ứng, bác sĩ sẽ kiểm tra hiện tượng chảy nước mũi, mắt đỏ, mắt chảy nước và phát ban trên da.
Cuối cùng, bác sĩ sẽ kiểm tra cổ họng để phát hiện tình trạng sưng và khả năng thở, cũng như bất kỳ âm thanh bất thường báo hiệu đường hô hấp bị co thắt.
Bước 3 - Hỏi bác sĩ xác định chẩn đoán bằng xét nghiệm đo phế dung.
Trong xét nghiệm này, bạn sẽ thở vào loa kết nối với phế dung kế để đo tốc độ chuyển động không khí và lượng khí hít vào và thở ra. Hít thật sâu và thở ra thật mạnh càng lâu càng tốt trong lúc thiết bị đang tiến hành đo. Kết quả dương tính xác nhận hen suyễn, nhưng âm tính chưa thể loại trừ nguyên nhân này.
Bước 4 - Tiến hành xét nghiệm luồng khí tối đa.
Phương pháp này giống như đo phế dung, và đo lượng khí có thể thở ra. Bác sĩ có thể khuyến cáo xét nghiệm này để giúp chẩn đoán chính xác. Để tiến hành xét nghiệm, đặt môi vào miệng thiết bị và chỉnh về 0. Đứng thẳng và thở sâu, sau đó thổi thật mạnh và nhanh trong một nhịp thở. Lặp lại nhiều lần để có kết quả phù hợp. Lấy số liệu cao nhất và đây là luồng khí tối đa của bạn Khi cảm thấy sắp bị hen suyễn, lặp lại bước xét nghiệm và so sánh luồng khí với con số tối đa.
Nếu giá trị luồng khí tối đa trên 80%, bạn đang ở vùng an toàn.
Nếu giá trị luồng khí từ 50 đến 80%, tình trạng hen suyễn không được kiểm soát tốt và bác sĩ sẽ kê toa thuốc cho bạn. Bạn đang có nguy cơ trung bình lên cơn hen suyễn nếu ở phạm vi này.
Nếu con số thấp hơn 50%, bạn đang bị suy hô hấp nặng và cần phải dùng thuốc để điều trị.
Bước 5 - Hỏi bác sĩ tiến hành xét nghiệm dị ứng methacholine.
Nếu không có triệu chứng khi đến phòng khám, bác sĩ khó có thể chẩn đoán chính xác. Khi đó bác sĩ có thể khuyến nghị tiến hành xét nghiệm dị ứng methacholine bằng ống hít methacholine. Methacholine khiến cho đường hô hấp bị thu hẹp nếu bạn bị hen suyễn, và gây nên triệu chứng có thể đo bằng phế dung kế và xét nghiệm luồng khí tối đa.
Bước 6 - Kiểm tra phản ứng thuốc trị hen suyễn.
Đôi khi bác sĩ sẽ bỏ qua những xét nghiệm này và chỉ kê toa thuốc trị hen suyễn để xem xét tình trạng bệnh. Nếu triệu chứng giảm dần, có thể bạn bị hen suyễn. Bác sĩ kê toa thuốc dựa trên mức độ triệu chứng và cả tiền sử bệnh tật cũng như kiểm tra sức khỏe.
Loại thuốc được kê toa phổ biến đó là máy bơm hít albuterol/salbutamol, sử dụng bằng cách mím môi trên vành và bơm thuốc vào phổi trong lúc bạn hít vào.
Thuốc giãn phế quả mở rộng đường hô hấp bị thu hẹp bằng cách làm giãn ra.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ng%E1%BB%ABng-H%C3%BAt-thu%E1%BB%91c-l%C3%A1-v%C3%A0-U%E1%BB%91ng-r%C6%B0%E1%BB%A3u-bia | Cách để Ngừng Hút thuốc lá và Uống rượu bia | Nhiều người có thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia, và từ bỏ cả hai thói quen này cùng một lúc có thể khá khó khăn. Quá trình hồi phục nên là vì bạn muốn trải nghiệm sự tự do, và ngừng sử dụng rượu bia và thuốc lá cùng một lúc sẽ đem lại cảm nhận sâu sắc hơn về sự tự do và sự cam kết sống một cuộc sống không còn nghiện ngập cho bạn.
Phương pháp 1 - Cam kết Từ bỏ
Bước 1 - Viết về ảnh hưởng của rượu bia và thuốc lá.
Ghi chép lại ảnh hưởng tiêu cực của rượu bia và thuốc lá sẽ đóng vai trò như lời nhắc nhở bạn về lý do vì sao bạn muốn từ bỏ. Cất giữ danh sách này tại nơi mà bạn có thể dễ dàng thấy.
Suy nghĩ về mọi sụt giảm sức khỏe thể chất hoặc tinh thần do thuốc lá và rượu bia gây nên. Bạn tăng cân hay sụt giảm sức lực khi sử dụng chúng? Bạn có trở nên tức giận khi không có rượu bia, hoặc lo lắng khi không có thuốc lá hay không?
Nhiều người quyết định ngừng những thói quen này bởi vì họ cảm thấy phát bệnh hoặc mệt mỏi, và việc đắm chìm trong sự nghiện ngập sẽ khiến bạn kiệt sức nhiều hơn là cảm nhận được tác động tích cực của chất gây nghiện.
Xem xét về sự ảnh hưởng của thuốc lá và rượu bia đến mối quan hệ và cuộc sống xã hội của bạn.
Suy nghĩ về khoản chi phí mà bạn phải chi trả cho thuốc lá và rượu bia.
Bước 2 - Tìm ra tác nhân kích hoạt.
Ghi lại mọi thời điểm mà bạn hút thuốc lá hoặc uống rượu bia trong ngày vào nhật ký. Ghi nhận cảm xúc của bản thân hoặc tình huống diễn ra trước khi bạn sử dụng thuốc lá hoặc rượu bia. Bạn nên cố gắng tránh xa các tình huống kích hoạt những hành động này trong tương lai.
Yếu tố kích hoạt có thể là tranh cãi với gia đình hoặc một điều không suôn sẻ diễn ra tại công ty.
Bởi vì rượu bia và nicotin là những chất có tương quan với nhau, chất này có thể kích hoạt chất kia. Ví dụ, nếu bạn bắt đầu uống rượu bia, bạn có thể sẽ muốn hút thuốc lá.
Bước 3 - Thiết lập mục tiêu.
Quyết định rõ liệu bạn muốn ngừng sử dụng hoàn toàn rượu bia và thuốc lá cùng một lúc hay bạn muốn giảm dần mức độ sử dụng chúng. Nhiều người muốn bỏ thuốc lá vì lý do xã hội hoặc sức khỏe, nhiều người khác lại muốn ngừng vì lý do y tế hoặc bởi vì họ nghiện hút thuốc. Nhìn lại lý do của chính mình và lựa chọn mục tiêu phù hợp. Nếu bạn là người nghiện rượu bia, tốt nhất là bạn nên từ bỏ rượu bia hoàn toàn chứ không nên giảm dần lượng uống vào.
Những người muốn từ bỏ thuốc lá sẽ gặp khó khăn hơn người muốn từ bỏ rượu bia và họ thường tái nghiện nhiều hơn những người không hút thuốc. Bạn nên thiết lập mục tiêu từ bỏ nicotin và rượu bia cùng một lúc.
Viết ra ngày mà bạn dự định thực hiện từng mục tiêu để củng cố cam kết của bản thân.
Phương pháp 2 - Chuẩn bị cho Sự thay đổi
Bước 1 - Loại bỏ mọi chất gây nghiện trong nhà.
Vứt bỏ thuốc lá và đổ rượu bia xuống bồn rửa tay. Yêu cầu mọi thành viên trong gia đình hỗ trợ bạn trong việc giữ cho ngôi nhà của bạn không có sự xuất hiện của rượu bia hoặc thuốc lá để bạn có thể tránh xa cám dỗ mỗi ngày.
Bước 2 - Vứt bỏ mọi vật dụng khiến bạn nhớ về việc hút thuốc hoặc uống rượu bia.
Không nên giữ lại bật lửa, bình đựng rượu, hoặc ly rượu. Bạn sẽ có thể duy trì sự thay đổi to lớn trong lối sống nếu bạn tránh xa nhân tố thường xuyên nhắc nhở bạn về thói quen cũ.
Bước 3 - Không nên đi đến nơi mà người khác hút thuốc hoặc uống rượu bia.
Đến gần khu vực mà mọi người được tự do hút thuốc và uống rượu bia có thể sẽ khá nguy hiểm cho bạn khi bạn đang cố gắng từ bỏ chúng. Tránh xa quán bar và địa điểm mà người khác thường sử dụng rượu bia và thuốc lá. [[Image:Stop Smoking and Drinking Step 5 Version 3.jpg|center]
Ngồi tại khu vực không hút thuốc trong nhà hàng hoặc chọn loại phòng không hút thuốc tại khách sạn.
Bước 4 - Tránh xa người thường xuyên uống rượu bia/hút thuốc lá.
Vây quanh bản thân với những người này sẽ khiến bạn dễ bị cám dỗ. Bạn nên giải thích với họ rằng bạn đang cố gắng loại bỏ chất gây nghiện khỏi cuộc sống và sẽ không bao giờ thực hiện hoạt động có liên quan đến việc uống rượu bia hoặc hút thuốc. Bạn nên tạo khoảng cách với người không ủng hộ mong muốn thoát khỏi rượu bia và thuốc lá của bạn.
Bước 5 - Tránh tình huống có nguy cơ cao.
Tình huống có nguy cơ cao bao gồm cảm giác cô đơn, mệt mỏi, tức giận, và đói bụng. Chúng có thể khiến bạn cảm thấy dễ bị tổn thương và bạn sẽ dễ dàng lao vào rượu bia hoặc thuốc lá. Bạn nên cẩn thận với thời điểm khi bạn cảm thấy rằng bạn có thể sẽ tiếp cận một trong những tình huống này và học cách ngăn chúng bắt đầu.
Ngủ đủ giấc, ăn đủ bữa, và không nên tách biệt bản thân khỏi xã hội để tránh gặp phải tình huống có rủi ro cao. Nếu bạn cảm thấy cơn giận dữ đang hình thành, bạn nên nhắc nhở bản thân thư giãn và để nó qua đi mà không cần phụ thuộc vào rượu bia hoặc thuốc lá.
Phương pháp 3 - Đối phó với Sự thèm muốn
Bước 1 - Thay thế rượu bia và thuốc lá với các yếu tố khác tích cực hơn.
Bạn cần nhớ rằng sử dụng rượu bia và thuốc lá tăng cường sự tích cực bởi vì chúng giúp bạn đối phó với căng thẳng. Cố gắng xác định khía cạnh tích cực mà bạn trải nghiệm khi sử dụng rượu bia và thuốc là, và suy nghĩ về phương pháp khác để có thể đạt được kết quả tương tự. Biện pháp đối phó có thể bao gồm thư giãn và hít thở sâu, trò chuyện với bạn bè, hoặc đi dạo.
Bước 2 - Tập thể dục.
Tập thể dục thường sẽ giúp bạn giảm thiểu triệu chứng của quá trình cai nghiện, và nó có thể cung cấp cho bạn một hành động nào đó để thực hiện khi bạn cảm thấy sự hiện diện của cơn thèm khát. Tập thể dục cũng sẽ giúp giảm thiểu căng thẳng mỗi ngày. Bạn có thể lái xe đi dạo, tập yoga, dắt chó đi dạo, hoặc nhảy dây.
Bước 3 - Tận hưởng sở thích mới.
Theo đuổi sở thích mới có thể giúp bạn tập trung năng lượng một cách tích cực và tăng thêm ý nghĩa cho cuộc sống của chính mình. Thử thực hiện một điều nào đó trông có vẻ vui nhộn và thú vị.
Thói quen mới có thể là lướt sóng, đan len, viết lách, hoặc học chơi đàn ghita.
Bước 4 - Gây xao nhãng cho bản thân.
Nếu bạn cảm thấy thèm hoặc đang phải trải qua triệu chứng nhỏ của quá trình cai nghiện, bạn có thể gây xao nhãng cho bản thân cho đến khi ham muốn qua đi. Bạn nên gây xao nhãng cho tâm trí và cơ thể của mình. Nếu bạn cảm nhận sự thèm muốn, bạn có thể nhai kẹo cao su, đi dạo, mở cửa sổ, hoặc bắt đầu thực hiện một hoạt động mới mẻ nào đó.
Bước 5 - Tìm cách để thư giãn.
Thư giãn là chìa khóa để hồi phục. Căng thẳng tăng cao có thể khiến bạn tái nghiện. Nếu bạn cảm thấy như bạn không có thời gian để thư giãn, hãy suy nghĩ về khoảng thời gian mà bạn dành để tập trung vào thuốc lá và rượu bia, và thay thế nó bằng sự thư giãn.
Các hoạt động chẳng hạn như đi dạo, đọc sách, và thiền có thể là phương pháp hiệu quả để thư giãn.
Bước 6 - Nuông chiều bản thân đôi chút.
Bất kỳ người nào cũng cần đến một “thói hư tật xấu” nào đó trong cuộc sống – nhưng hãy nhớ chỉ sử dụng những điều lành mạnh. Thỉnh thoảng, bạn có thể thưởng thức một ít kem, hoặc tìm mua thức uống có ga chứa nhiều carbonat. Mặc dù duy trì sự khỏe mạnh là rất cần thiết, bạn nên cho phép bản thân có một chút thời gian thoải mái để bạn không cảm thấy như bạn đang từ bỏ tất cả mọi điều vui thú mà bạn đã từng một thời tận hưởng.
Bước 7 - Tập trung.
Bạn càng đối phó tốt với sự thèm khát bao nhiêu thì bạn sẽ càng ít có cơ hội tái nghiện bấy nhiêu. Những người ngừng hút thuốc là uống rượu bia cùng một lúc có xu hướng gặp phải triệu chứng cai nghiện ít nghiêm trọng hơn và ít có nguy cơ tái nghiện hơn.
Phương pháp 4 - Đối phó với Sự cai nghiện
Bước 1 - Quan sát triệu chứng cai nghiện.
Khi ngừng uống rượu bia hoặc thuốc lá, cơ thể có thể cảm thấy thiếu thốn chất gây nghiện. Triệu chứng cai nghiện thuốc lá và rượu bia bao gồm: lo lắng, trầm cảm, kiệt sức, đau đầu, buồn nôn, run rẩy, đau bụng, và nhịp tim tăng cao.
Bước 2 - Giám sát quá trình cai nghiện.
Mặc dù cai thuốc lá có thể khá khó chịu về mặt thể chất và cảm xúc, cai rượu có thể sẽ khá nguy hiểm. Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng cai rượu tùy thuộc vào lượng rượu bia mà bạn uống, vào thời gian quá trình này diễn ra, và tình trạng sức khỏe của bạn. Một vài triệu chứng có thể bắt đầu trong một vài giờ sau khi uống rượu bia, trở nên nghiêm trọng trong vòng một vài ngày, và cải thiện trong vòng một tuần.
Cai rượu bia có thể dẫn đến các triệu chứng là nguyên nhân gây nên vấn đề nghiêm trọng về tâm thần và thần kinh. Nó có thể bao gồm run rẩy cơ thể, kích động, bồn chồn, sợ hãi, ảo giác và động kinh. Nếu bạn gặp phải những triệu chứng này, hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế.
Nếu bạn là người uống rượu bia lâu dài và với liều lượng cao, bạn nên xem xét thực hiện phương pháp thanh lọc cơ thể dưới sự giám sát y tế.
Bước 3 - Tìm kiếm sự can thiệp của thuốc men.
Mặc dù không có một loại thuốc được kê toa nào có thể giúp cai nghiện rượu bia và nicotin cùng một lúc, có khá nhiều biện pháp can thiệp mà bạn có thể sử dụng để điều trị tình trạng nghiện rượu bia và nicotin.
Thuốc được kê toa có thể được sử dụng để điều trị tình trạng nghiện rượu bia, bao gồm sử dụng naltrexone, acamprosate, và disulfiram. Những loại thuốc này có thể giúp bạn đối phó với triệu chứng cai nghiện và tái nghiện.
Lựa chọn phương pháp phù hợp với quá trình cai nghiện nicotin. Mặc dù nhiều người có thể bỏ thuốc bằng cách "ngừng hoàn toàn" mà không cần cắt giảm liều lượng, nhiều người khác lại chọn phương pháp giảm dần lượng nicotin mà họ tiêu thụ để có thể giảm thiểu triệu chứng cai nghiện. Có khá nhiều lựa chọn mà bạn có thể sử dụng để thay thế cho nicotin chẳng hạn như kẹo cao su, miếng dán, thuốc xịt mũi và thuốc được kê toa (chẳng hạn như bupropion) trong khi cơ thể đang điều chỉnh để giảm thiểu lượng nicotin.
Phương pháp 5 - Tiến hành Điều trị
Bước 1 - Tìm kiếm nhà trị liệu.
Sẽ khó để bạn có thể tự mình đối phó với sự nghiện ngập, và nhà trị liệu có thể là nguồn hỗ trợ vững vàng mà bạn có thể tin tưởng. Điều trị với nhà trị liệu có thể bao gồm bàn luận về tác nhân kích hoạt cảm xúc, tìm kiếm chiến lược đối phó, ngăn ngừa tái nghiện, và tìm hiểu sâu hơn để hiểu rõ nguyên nhân của cảm xúc gây nghiện ngập.
Kiên trì gặp nhà trị liệu là điều quan trọng, đặc biệt trong quá trình ngăn ngừa sự tái nghiện.
Nghiện ngập có thể cùng tồn tại hoặc đóng vai trò trong vấn đề liên quan đến rối loạn tâm thần chẳng hạn như tâm thần phân liệt, trầm cảm, lo âu, hoặc rối loạn lưỡng cực. Cùng với trị liệu, thuốc kê toa có thể giúp bạn điều trị rối loạn tâm thần góp phần gây nên nghiện ngập.
Bước 2 - Tiến hành giám định y khoa.
Giám định y khoa có thể giúp bạn xác định mức độ ảnh hưởng của thuốc lá và rượu bia đến cơ thể của bạn. Bạn nên phối hợp với chuyên gia y tế để cải thiện sức khỏe thể chất của bản thân. Họ cũng có thể cung cấp cho bạn các loại thuốc kê toa để giảm thiểu sự lệ thuộc vào nicotin.
Rượu bia và nicotin đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể của bạn. Bạn nên thành thật với bác sĩ và yêu cầu tiến hành xét nghiệm để đánh giá sức khỏe gan, tim, thận, và phổi của bản thân.
Bước 3 - Tìm kiếm phương pháp điều trị nội trú.
Nếu bạn lo sợ rằng bạn không thể tự mình cai nghiện, bạn nên xem xét đến trung tâm phục hồi chức năng. Cơ sở điều trị chuyên sâu có thể giúp bạn giải quyết thách thức về mặt thể chất và cảm xúc khi cơn nghiện tìm đến và bạn sẽ có thể cai nghiện trong sự giám sát và hỗ trợ của người khác. Chương trình cai nghiện sẽ giúp bạn quyết định phương pháp thanh lọc cơ thể phù hợp và giám sát trạng thái thể chất và cảm xúc của bản thân khi bạn từ bỏ rượu bia và nicotin. Chương trình điều trị bao gồm sự giám sát y tế hoặc tâm lý cường độ cao.
Biện pháp điều trị thường bao gồm trị liệu cường độ cao theo nhóm và theo cá nhân và tập trung vào tình trạng sức khỏe tâm thần của bạn. Bạn có thể sẽ được kê toa một vài loại thuốc để điều trị và giám sát triệu chứng rối loạn tâm thần trong quá trình điều trị.
Phương pháp 6 - Tìm kiếm Sự hỗ trợ
Bước 1 - Tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè và người thân yêu luôn ủng hộ bạn.
Nếu bạn tìm kiếm sự trợ giúp từ mọi người xung quanh, bạn sẽ dễ dàng từ bỏ rượu bia và thuốc lá hơn. Bạn có thể yêu cầu họ giúp đỡ bằng cách ngừng uống rượu bia hoặc hút thuốc lá khi họ ở cạnh bạn.
Bước 2 - Chịu trách nhiệm với một ai đó.
Nếu bạn có bạn bè cũng đang tìm cách bỏ thuốc lá và rượu bia, bạn có thể đề ra quy ước cho sự lựa chọn lành mạnh hơn. Kiểm tra nhau mỗi ngày và chịu trách nhiệm trước sự lựa chọn của bạn.
Bước 3 - Tìm kiếm nhóm hỗ trợ trong khu vực.
Tìm đến nhóm người không hút thuốc, chẳng hạn như nhóm Người nghiện rượu Vô danh không hút thuốc lá và các nhóm hỗ trợ khác, ví dụ như nhóm Người nghiện nicontin Vô danh. Trò chuyện về nỗ lực của bản thân trong môi trường có nhiều sự ủng hộ với những người cùng chia sẻ trải nghiệm tương tự có thể đem lại sự khác biệt trong nỗ lực cai nghiện của bạn.
Bước 4 - Sống trong cộng đồng những người không nghiện ngập.
Nếu bạn lo lắng rằng sống cùng một ai đó có thể sẽ là tác nhân kích thích bạn sử dụng rượu bia hoặc nicotin, bạn nên tìm đến nơi nghiên cấm sử dụng rượu bia và nicotin. Tất cả mọi thành viên sống trong ngôi nhà không nghiện ngập đều đồng ý không sử dụng rượu bia và hình thành cộng đồng có trách nhiệm với nhau.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%90i%E1%BB%81u-tr%E1%BB%8B-l%E1%BB%9F-mi%E1%BB%87ng | Cách để Điều trị lở miệng | Nhiễm vi-rút Herpes Simplex hay lở miệng, rộp môi (mụn nước đi kèm sốt) là tổn thương gây đau hình thành trên môi, cằm, má hoặc lỗ mũi. Mụn nước thường biến thành vết loét đóng vảy vàng rồi biến mất trong vòng vài tuần. Không may là nếu bị lở miệng cho vi-rút Herpes Simplex (loại 1) thì tình trạng này sẽ liên tục tái phát và có nguy cơ lây nhiễm cao. Mặc dù hiện không có vắc-xin ngừa hay cách chữa khỏi nhưng bạn có thể áp dụng nhiều phương pháp giúp giảm cơn đau do lở miệng, tăng tốc độ chữa lành và ngăn lở miệng lây lan.
Phương pháp 1 - Điều trị lở miệng bằng cách thay đổi lối sống
Bước 1 - Xác nhận chẩn đoán bị lở miệng.
Lở miệng cũng giống như nhưng khác với viêm loét miệng (nhiệt miệng). Nhiệt miệng là tình trạng viêm loét bên trong miệng. Mặc dù đôi khi có thể xuất hiện trong miệng nhưng lở miệng thường nhỏ hơn vết nhiệt miệng và bắt đầu ở dạng như mụn nước. Nhiệt miệng không lây nhiễm, không phải do vi-rút nên phương pháp điều trị cũng khác với lở miệng.
Bước 2 - Nhận biết dấu triệu của chứng lở miệng sắp bùng phát.
Trước khi lở miệng xuất hiện, bạn sẽ cảm thấy hơi ngứa ran hoặc nóng bừng ở quanh miệng, nơi lở miệng sẽ bùng phát. Phát hiện dấu hiệu báo trước càng sớm thì bạn càng có thể nhanh chóng hành động để nhanh phục hồi hơn.
Bạn có thể sẽ cảm thấy có vết sưng hoặc cứng trên da, đi kèm với cảm giác ngứa ran.
Các triệu chứng báo trước khác gồm có ngứa môi hoặc vùng da quanh miệng, đau họng, sưng tuyến và đau khi nuốt, sốt.
Bước 3 - Kiểm soát cơn đau ngay khi có dấu hiệu đầu tiên.
Vi-rút Herpes Simplex mang tính lây lan cao nên bạn cần tránh hôn hoặc tiếp xúc miệng-đến-cơ-thể trong thời gian bị lở miệng. Ngoài ra, tránh dùng chung dụng cụ ăn uống, cốc hoặc ống hút với người khác, đồng thời rửa sạch bát đĩa, dụng cụ ăn uống bằng xà phòng khử trùng. Nhẹ nhàng lau sạch mụn nước bằng xà phòng và nước cũng giúp ngăn lở miệng lây lan.
Rửa tay thường xuyên và tránh chạm vào vết lở miệng. Chạm vào vết lở miệng có thể lây truyền cho người khác hoặc các bộ phận khác trên cơ thể như mắt và “vùng kín”.
Bước 4 - Điều trị sốt.
Lở miệng hay đôi khi có thể xuất hiện cùng triệu chứng sốt, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Trong trường hợp đó, bạn nên dùng thuốc hạ sốt như Acetaminophen và theo dõi cơn sốt thật cẩn thận.
Hạ sốt bằng cách tắm bồn nước ấm; chườm lạnh ở đùi trong, bàn chân, cánh tay và cổ; uống trà ấm; ăn kem que; và ngủ đủ giấc.
Bước 5 - Xoa dịu cơn đau.
Kem trị lở miệng không kê đơn có thể giúp xoa dịu cơn đau do lở miệng, tương tự như thuốc giảm đau Aspirin, Acetaminophen và Ibuprofen. Lưu ý rằng bệnh lở miệng thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và bạn không nên cho trẻ uống Aspirin do có nguy cơ gây hội chứng Reye - một chứng rối loạn hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong.
Bước 6 - Tìm kiếm sự tư vấn y tế đối với người có hệ miễn dịch kém, bị lở miệng nghiêm trọng, sốt không giảm bớt, lở miệng kéo dài hơn 2 tuần hay bị kích ứng ở mắt.
Một số trường hợp lở miệng có thể rất nghiêm trọng.
Người có hệ miễn dịch yếu đặc biệt có nguy cơ gặp biến chứng lâu dài hoặc thậm chí tử vong do lở miệng.
Nhiễm vi-rút Herpes ở mắt là một trong những nguyên nhân gây mù hàng đầu ở nhiều quốc gia. Do đó, bạn nên cẩn thận không để bị nhiễm vi-rút vào mắt và đi khám bác sĩ ngay nếu thấy kích ứng ở mắt.
Bước 7 - Ngăn ngừa lở miệng bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Mặc dù nhiễm vi-rút Herpes Simplex chưa có cách chữa khỏi nhưng bạn có thể ngăn lở miệng ngay từ đầu bằng cách:
Thoa kem chống nắng lên môi hoặc các vùng da nhạy cảm khác. Kẽm oxit có thể giúp ngăn ngừa lở miệng ở người thường bị lở miệng do tiếp xúc với ánh nắng.
Giặt sạch khăn tắm, quần áo và vải bằng nước sôi trước khi sử dụng.
Không quan hệ tình dục bằng miệng khi bị lở miệng. Quan hệ tình dục đường miệng có thể lây lan vi-rút Herpes đến bộ phận sinh dục, thậm chí là khi không có mụn nước hoặc vết loét.
Bước 8 - Kiên nhẫn.
Khi không được điều trị, lở miệng có thể kéo dài 8-10 ngày. Bạn không thể làm gì nhiều ngoài cách chờ đợi. Tránh nặn hoặc bóp mụn nước vì như vậy sẽ làm chậm quá trình lành lại.
Bước 9 - Giảm căng thẳng
Nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa tình trạng căng thẳng với nguy cơ cao bị lở miệng. Để ngăn ngừa lở miệng và rút ngắn thời gian bệnh, bạn cần dành thời gian giảm mức độ căng thẳng và lo âu.
Phương pháp 2 - Điều trị đường miệng
Bước 1 - Dùng cam thảo.
Một thành phần chính trong cam thảo được chứng minh là giúp tăng tốc độ chữa lành lở miệng. Bạn có thể ăn cam thảo thường xuyên (phân biệt giữa cam thảo thật với hoa hồi) hoặc dùng cam thảo dạng thực phẩm chức năng. Ngoài ra, có thể trộn cam thảo dạng bột với nước để tạo hỗn hợp và thoa trực tiếp lên vết lở miệng vài lần mỗi ngày.
Bước 2 - Bổ sung thêm Lysine.
Lysine là protein có trong các chế phẩm từ sữa có thể chống lại loại protein chính trong vi-rút gây lở miệng. Bạn có thể ăn phô mai, sữa chua, uống sữa và tìm mua thực phẩm chức năng bổ sung Lysine ở các cửa hàng thực phẩm chăm sóc sức khỏe.
Bước 3 - Tránh tiêu thụ Arginine.
Một số nghiên cứu đã liên kết tình trạng lở miệng với axit amin Arginine - có trong các thực phẩm như sôcôla, nước ngọt, đậu, lạc, ngũ cốc, gelatin, hạt điều và bia. Mặc dù bằng chứng đưa ra chưa đủ để kết luận nhưng nếu thường xuyên bị lở miệng, bạn nên hạn chế hoặc tránh tiêu thụ các thực phẩm này trong thời gian bệnh bùng phát.
Bước 4 - Uống thuốc kháng vi-rút.
Một số thuốc kháng vi-rút kê đơn như Penciclovir, Acyclovir và Famciclovir được chấp thuận dùng để điều trị vi-rút Herpes. Các thuốc này không chữa khỏi mụn rộp cho vi-rút Herpes cũng như chưa được chứng minh tính hiệu quả trong việc phòng ngừa mụn rộp nhưng có thể giúp tăng tốc độ chữa lành và giảm mức độ nghiêm trọng. Thuốc đạt hiệu quả cao nhất nếu bạn uống ngay khi nhận thấy dấu hiệu đầu tiên của lở miệng chuẩn bị bùng phát.
Nếu bạn thường xuyên bị lở miệng, bác sĩ có thể kê đơn các thuốc này để uống hàng ngày, ngay khi không có triệu chứng, để ức chế lở miệng bùng phát trong tương lai. Liệu pháp ức chế có thể hiệu quả trong một số trường hợp nhưng nghiên cứu lâm sàng chưa có thấy tính hiệu quả rộng rãi.
Thuốc kháng vi-rút dành cho người nhiễm vi-rút Herpes hoạt động bằng cách cản trở tốc độ nhân bản của vi-rút. Quá trình nhân bản ADN của vi-rút càng bị cản trở thì hệ miễn dịch càng có nhiều thời gian để chống lại vi-rút.
Phương pháp 3 - Dùng nguyên liệu điều trị thoa ngoài
Bước 1 - Chườm đá vết lở miệng.
Đá viên tạo môi trường không thuận lợi cho vi-rút gây lở miệng, đồng thời giảm đau do lở miệng. Thay vì đặt đá viên trực tiếp lên vết lở, bạn nên dùng túi chườm đá và liên tục di chuyển đá viên bên trong. Không chườm đá viên quá 10-15 phút mỗi lần.
Chườm lạnh nhiều lần mỗi ngày để giảm đau hiệu quả và chống nhiễm trùng.
Bước 2 - Dùng tinh dầu tràm trà.
Tinh dầu tràm trà được sử dụng như một nguyên liệu kháng vi-rút thoa ngoài hiệu quả. Bạn có thể hòa một ít tinh dầu tràm trà với nước theo tỉ lệ 1:2 hoặc 1:3 rồi thoa liên tục trong vài giờ ở vị trí sắp hình thành lở miệng. Cách ngày giúp ngăn ngừa vết loét hình thành và trở nặng.
Bước 3 - Thoa sữa.
Protein trong sữa giúp chữa lành lở miệng, còn nhiệt độ lạnh của sữa giúp xoa dịu cơn đau (nếu có). Bạn có thể nhúng bông gòn trong sữa rồi thoải mái thoa lên vết lở miệng nhiều lần mỗi ngày. Có thể thoa sữa ngay khi nhận thấy dấu hiệu của cơn lở miệng sắp đến.
Bước 4 - Thoa Vaseline.
Thoa sáp dưỡng ẩm lên vết lở miệng có thể giúp ngăn chặn vi khuẩn và vi-rút khiến nhiễm trùng trở nặng thêm. Thoa nhiều sáp dưỡng ẩm lên vết lở miệng để bảo vệ và dưỡng ẩm. Nên dùng tăm bông Q-tip hoặc tay đã rửa sạch khi thoa sáp để ngăn ngừa lây lan vi khuẩn từ tay vào mụn nước.
Bước 5 - Thử dùng giấm táo.
Giấm hoạt động bằng cách làm khô mụn nước, tiêu diệt vi khuẩn và cân bằng độ pH của vết lở miệng. Thoa giấm táo lên vết loét hở có thể gây rát một chút. Bạn có thể dùng tăm bông chấm giấm táo rồi thoa lên vết lở miệng nhiều lần mỗi ngày.
Bước 6 - Dùng oxy già.
Nguyên liệu kháng khuẩn truyền thống này hoạt động bằng cách tiêu diệt vi khuẩn có khả năng gây nhiễm trùng mụn nước, đồng thời làm khô da quanh vết lở miệng. Bạn có thể đổ oxy già lên vết lở miệng hoặc dùng bông gòn chấm lên vết lở miệng vài lần mỗi ngày.
Bước 7 - Chườm túi trà.
Chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa trong trà xanh có tác dụng kỳ diệu trong việc xoa dịu lở miệng và tăng tốc độ chữa lành. Bạn có thể ngâm một tách trà xanh rồi dùng túi trà nguội chườm trực tiếp lên vết lở miệng. Để tăng thêm hiệu quả, bạn có thể cho túi trà vào tủ đông hoặc tủ lạnh trước khi chườm lên mụn nước.
Bước 8 - Dùng tỏi.
Tỏi là một trong những nguyên liệu tại nhà hiệu quả trong việc điều trị các vấn đề nhỏ về sức khỏe. Bạn có thể nghiền hoặc cắt nhỏ một ít tỏi để đắp lên vết lở miệng khoảng 15 phút. Đặc tính kháng khuẩn của tỏi giúp khử trùng vết lở miệng và tăng tốc độ chữa lành. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tỏi rất mạnh và có thể gây rát khi đắp lên vết loét.
Bước 9 - Chấm một ít muối.
Mặc dù có thể gây rát nhẹ nhưng thoa muối trực tiếp lên vết lở miệng sẽ giúp tăng tốc độ chữa lành. Bạn nên để muối trên vết lở miệng vài phút để muối phát huy tác dụng rồi rửa sạch. Sau đó, thoa một ít gel lô hội nguyên chất để xoa dịu vết lở miệng bị kích ứng và giảm đau do muối gây ra.
Bước 10 - Ngâm tăm bông trong chiết xuất vani nguyên chất.
Thực hiện phương pháp này 4 lần mỗi ngày cho đến khi khỏi lở miệng. Cồn được dùng trong quá trình tạo chiết xuất vani được cho là thành phần giúp chiết xuất vani phát huy tác dụng.
Bước 11 - Dùng thuốc kháng vi-rút thoa ngoài.
Có thể dùng thuốc thoa ngoài như Docosanol và Tromantadine để ngăn ngừa lở miệng. Mặc dù không biết chính xác vì sao Docosanol giúp chống lại vi-rút Herpes Simplex nhưng các bác sĩ biết rằng thuốc có khả năng xâm nhập vào tế bào chất của tế bào. Tromantadine hoạt động bằng cách làm thay đổi cấu tạo bề mặt của tế bào da.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%90i%E1%BB%81u-tr%E1%BB%8B-m%C3%B3ng-ch%C3%A2n-b%E1%BB%8B-th%C3%A2m-%C4%91en | Cách để Điều trị móng chân bị thâm đen | Móng chân bị thâm đen một phần hoặc toàn bộ có thể là dấu hiệu đáng ngại. May mắn là nguyên nhân làm đen móng chân thường không nghiêm trọng và dễ chữa trị. Cách điều trị tốt nhất sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây đen móng. Hai nguyên nhân phổ biến nhất là chấn thương giường móng và nhiễm nấm. Các nguyên nhân thường gặp khác bao gồm các bệnh toàn thân, sử dụng thuốc hoặc các bệnh viêm nhiễm. Trong một số trường hợp hiếm gặp, các đốm hoặc vệt đen dưới móng có thể là do ung thư tế bào hắc tố (một dạng ung thư da) phát triển trên giường móng. Nếu bạn không biết chắc nguyên nhân gây đen móng, hãy đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và trao đổi về các phương án điều trị.
Phương pháp 1 - Chữa móng chân thâm đen do chấn thương
Bước 1 - Tìm các dấu hiệu chấn thương móng chân.
Nhớ xem gần đây bạn có bị thương ở ngón chân không. Tổn thương giường móng có thể khiến máu tụ lại dưới móng và chuyển thành màu đen hoặc nâu đậm. Tình trạng này gọi là tụ máu dưới móng. Triệu chứng đi kèm có thể là cảm giác đau hoặc căng tức bên dưới móng.
Trong một số trường hợp, bạn có thể dễ dàng biết móng chân bị thâm đen là do chấn thương – ví dụ như bạn làm rơi thứ gì đó xuống bàn chân hoặc bị vấp ngón chân.
Các móng chân cũng có thể dần dần bị đen do chịu tác động lặp đi lặp lại, chẳng hạn như áp lực quá mức do đi giày chật hoặc chấn thương ngón chân do thường xuyên chạy, đi bộ đường dài hoặc chơi thể thao.
Bước 2 - Áp dụng quy tắc RICE để chữa trị móng chân tại nhà.
Thường thì bạn có thể điều trị tại nhà nếu tình trạng tụ máu dưới móng là nhẹ và không gây đau nhiều. Áp dụng quy tắc RICE - các chữ cái đầu tiên của các từ trong tiếng Anh – Rest (nghỉ ngơi), Ice (chườm đá), Compression (băng ép) và Elevation (nâng cao) ngay sau chấn thương để hạn chế sưng và đau, đồng thời giúp móng chân mau lành:
Nghỉ ngơi: Cho móng chân nghỉ ngơi bằng cách hết sức hạn chế sử dụng bàn chân bị thương. Ví dụ, bạn nên tránh chạy hoặc đi bộ đường dài trong vài tuần sau chấn thương.
Chườm đá: Bọc túi đá trong mảnh vải hoặc màng bọc thực phẩm và chườm lên ngón chân bị thương để làm tê và giảm sưng. Bạn có thể dùng túi đá mỗi tiếng đồng hồ một lần, mỗi lần 20-30 phút.
Băng ép: tạo áp lực nhẹ bằng cách quấn băng xung quanh ngón chân bị thương. Liệu pháp này có thể giúp hạn chế lượng máu tụ dưới móng.
Nâng cao: Giảm sưng bằng cách nâng bàn chân càng cao hơn mức tim càng tốt. Ví dụ, bạn có thể nằm trên ghế xô pha và gác chân lên tay vịn, hoặc nằm trên giường và kê chân lên chồng gối.
Bước 3 - Uống thuốc giảm đau không kê toa.
Nếu ngón chân thâm đen bị đau, bạn hãy thử uống thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen (Motrin), naproxen (Aleve), hoặc acetaminophen (Tylenol). Thuốc sẽ giúp giảm đau và giảm sưng viêm.
Hỏi bác sĩ trước khi uống aspirin hoặc các thuốc có chứa aspirin, vì các thuốc này có thể khiến tình trạng chảy máu dưới móng thêm trầm trọng.
Bước 4 - Đến gặp bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng nghiêm trọng.
Trong một số trường hợp, các liệu pháp điều trị tụ máu dưới móng tại nhà có thể chưa đủ. Bạn nên hẹn gặp bác sĩ nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như đau dữ dội, vết thương chảy máu không thể kiểm soát, vết cắt sâu ở ngón chân hoặc móng, tổn thương giường móng.
Bác sĩ có thể dùng tia laser hoặc kim đâm vào móng chân để dẫn lưu máu hoặc dịch từ dưới móng. Nếu vết thương ở móng là nghiêm trọng hoặc có các dấu hiệu nhiễm trùng, họ có thể phải tháo móng chân.
Bạn cần đưa ngay trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có móng chân bị thương đến bác sĩ thay vì điều trị cho trẻ tại nhà.
Bước 5 - Tìm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng.
Chú ý các dấu hiệu nhiễm trùng như mủ hoặc các chất dịch khác rỉ ra dưới móng, tăng mức độ đau hoặc sưng đỏ xung quanh móng bị thương, các vệt đỏ xuất hiện trên da xung quanh móng, sốt. Vùng da xung quanh móng cũng có thể nóng khi sờ vào. Nếu phát hiện ra bất cứ triệu chứng nào trên đây, bạn hãy gọi cho bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu ngay lập tức.
Móng chân sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn nếu móng bắt đầu long ra, hiện tượng thường xảy trong trường hợp tụ máu dưới móng nghiêm trọng.
Bước 6 - Bảo vệ móng khỏi bị thương thêm trong thời gian hồi phục.
Sau khi bị thương, móng chân của bạn cần có thời gian và sự chăm sóc để hồi phục hoàn toàn. Bạn nên đi giày bít ngón có phần mũi giày rộng rãi để chống vấp hoặc chèn ép ngón chân. Bạn cũng có thể giữ cho móng chân an toàn và khoẻ mạnh bằng cách:
Giữ móng sạch sẽ, cắt móng, và không sơn móng trong khi chờ móng hồi phục. Sơn móng hoặc móng không được chăm sóc đúng có thể làm chậm quá trình phục hồi và khiến cho việc phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc tổn thương khó khăn hơn.
Đi giày thoải mái, vừa vặn, đặc biệt là khi chạy bộ. Khi chạy, bạn nên dùng giày lớn hơn giày thường đi khoảng nửa số, và nhớ buộc chặt dây giày để giày khỏi xê dịch xung quanh bàn chân.
Dùng tất dày và dễ thoát hơi ẩm để giữ êm và khô ráo cho bàn chân.
Dùng mũ bảo vệ ngón chân hoặc dán băng dính vào ngón chân bị thương khi chạy bộ hoặc đi bộ đường dài.
Bước 7 - Chờ vài tháng để vết thương hồi phục hoàn toàn.
Màu đen trên móng chân sẽ chỉ biến mất khi móng cũ mọc ra hết. Đối với hầu hết mọi người, quá trình này mất khoảng 6-9 tháng.
Ngay cả khi bác sĩ không phẫu thuật tháo bỏ móng, móng chân cũng có thể tự bong ra. Thường thì móng mới sẽ mọc lại sau vài tháng.
Nếu giường móng bị tổn thương nặng, có khả năng móng sẽ không mọc trở lại hoặc mọc không bình thường.
Phương pháp 2 - Điều trị nấm móng chân
Bước 1 - Kiểm tra các triệu chứng nhiễm nấm móng.
Nếu móng chân bị nhiễm nấm, các mẩu vụn có thể tích tụ dưới móng khiến móng chân chuyển màu đen. Bạn hãy tìm các dấu hiệu khác của bệnh nấm móng, chẳng hạn như:
Móng dày hoặc vênh
Móng chuyển màu trắng hoặc nâu vàng
Móng giòn và bở
Có mùi khó chịu
Bước 2 - Đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
Bệnh nấm móng chân có các triệu chứng tương tự như nhiều bệnh khác, do đó điều quan trọng là bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Hãy hẹn ngày đến khám để bác sĩ kiểm tra móng và làm một số xét nghiệm để xác nhận hoặc loại trừ bệnh nấm móng.
Bác sĩ có thể lấy vài mẩu móng chân hoặc cạo các mẩu vụn dưới móng của bạn để xét nghiệm.
Kể với bác sĩ về các triệu chứng và các loại thuốc bạn đang sử dụng hoặc các vấn đề khác về sức khỏe nếu có.
Bước 3 - Thử dùng thuốc trị nấm không kê toa.
Trước khi áp dụng các phương pháp điều trị mạnh hơn, bác sĩ có thể cho dùng thuốc không kê toa để trị nấm móng. Bạn có thể mua kem hoặc thuốc mỡ trị nấm như Dr. Scholl’s Fungal Nail Treatment hoặc Lotrimin AF và bôi theo hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc.
Thuốc có thể phát huy hiệu quả hơn nếu bạn mài móng và làm mềm móng trước khi bôi thuốc. Cắt ngắn móng và giũa nhẹ những chỗ dày, cẩn thận đừng giũa thủng móng.
Bạn cũng có thể giúp cho thuốc thẩm thấu sâu hơn bằng cách bôi kem urê lên móng trước khi bôi thuốc, chẳng hạn như Urea 40+ hoặc Urea Care.
Bước 4 - Hỏi bác sĩ về thuốc bôi chống nấm kê toa.
Nếu tình trạng của bạn không đáp ứng với thuốc không kê toa, bác sĩ có thể kê toa kem, thuốc mỡ hoặc sơn móng trị nấm. Các thuốc này cũng có thể dùng song song với thuốc trị nấm đường uống cho các trường hợp khó chữa. Bạn hãy cẩn thận tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
Các thuốc bôi kê toa phổ biến gồm có amorolfine, ciclopirox, Efinaconazole, và Tavaborole.
Một số thuốc mỡ trị nấm có thể phải bôi hàng ngày, số khác chỉ cần bôi mỗi tuần một lần. Thuốc có thể phải mất nhiều tuần trị liệu mới có tác dụng.
Một số thuốc trị nấm có dạng sơn móng chứa thuốc (Penlac) được sơn hàng ngày lên móng nhiễm nấm.
Bước 5 - Trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng thuốc trị nấm đường uống.
Nếu không thấy sự cải thiện sau khi dùng thuốc bôi trị nấm không kê toa hoặc kê toa, bạn hãy đến gặp bác sĩ. Bác sĩ có thể kê toa thuốc uống trị nấm mạnh hơn. Các lựa chọn phổ biến bao gồm Lamisil và Sporanox. Các thuốc này có tác dụng diệt nấm và cho phép móng mới khỏe mạnh mọc lại thay cho móng bị nhiễm nấm.
Có thể bạn cần uống các loại thuốc này 6-12 tuần mới loại bỏ được nấm, và cần thêm vài tháng nữa thì móng bị tổn thương mới mọc hết, vì vậy bạn đừng nản lòng nếu không thấy có sự cải thiện rõ rệt ngay lập tức.
Thuốc trị nấm dùng đường uống có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng. Bạn hãy thường xuyên liên lạc với bác sĩ để đảm bảo là bạn đang dung nạp thuốc tốt. Báo cho bác sĩ biết về các loại thuốc bạn đang sử dụng và các lo ngại của bạn.
Bước 6 - Trao đổi về việc loại bỏ móng nhiễm nấm khó điều trị.
Nếu thuốc men không có tác dụng trong trường hợp nhiễm nấm nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định loại bỏ móng để có thể điều trị trực tiếp giường móng. Bạn có thể được bôi hoá chất làm bong móng hoặc phẫu thuật loại bỏ móng.
Trong hầu hết các trường hợp, móng sẽ mọc lại sau khi được điều trị. Thời gian này có thể mất nhiều tháng đến một năm.
Nếu tình trạng nhiễm nấm liên tục tái phát và không đáp ứng với thuốc, bác sĩ da liễu có thể cần phải làm phẫu thuật loại bỏ móng vĩnh viễn.
Phương pháp 3 - Điều trị ung thư tế bào hắc tố trong móng chân
Bước 1 - Xem xét các triệu chứng của bệnh ung thư tế bào hắc tố.
Ung thư tế bào hắc tố (còn gọi là u hắc tố dưới móng) có thể giống như vết bầm đen xảy ra khi móng bị chấn thương. Nếu bạn thấy một đốm đen dưới móng mà không bị chấn thương, bạn hãy đến bác sĩ để kiểm tra ngay. Các dấu hiệu và triệu chứng khác của bệnh u hắc tố dưới móng bao gồm:
Các sọc nâu hoặc đen dưới móng có thể phát triển theo thời gian – đặc biệt là các vệt sọc từ đầu móng đến cuối giường móng
Vết bầm hoặc đốm thâm dưới móng không di chuyển lên trên hoặc không biến mất khi móng mọc ra
Móng tách khỏi giường móng
Da xung quanh móng sẫm màu hơn
Móng nứt, mỏng hoặc vênh
Chảy máu dưới móng
Bước 2 - Đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán.
Nếu bạn nghi ngờ mình bị u hắc tố dưới móng thì đừng chần chừ - hãy đi khám ngay lập tức. U hắc tố sẽ dễ điều trị hơn nhiều nếu được phát hiện sớm.
Bác sĩ thường sẽ yêu cầu sinh thiết, tức là lấy một lượng mô nhỏ từ giường móng để tìm các tế bào ung thư.
Nếu xét nghiệm mô cho kết quả dương tính với ung thư tế bào hắc tố và có nghi ngờ rằng ung thư bắt đầu lan rộng, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết hạch bạch huyết gần đó.
Bước 3 - Phẫu thuật loại bỏ u hắc tố.
Phương pháp điều trị u hắc tố tốt nhất là loại bỏ mô ung thư. Tùy vào độ dày và độ lan rộng của u hắc tố, bác sĩ có thể chỉ định loại bỏ một phần hoặc toàn bộ móng bị bệnh.
Nếu u hắc tố đã lan ra các mô xung quanh hoặc hạch bạch huyết, có thể bạn cần được hoá trị hoặc xạ trị cùng với phẫu thuật.
Ngay cả khi u hắc tố tương đối ít lan rộng, bác sĩ vẫn có thể chỉ định các phương pháp trị liệu để ngăn ngừa u hắc tố tái phát hoặc tiêu diệt tất cả các tế bào ung thư còn sót.
Tái khám định kỳ sau khi điều trị và thực hiện quy trình tự kiểm tra để đề phòng u hắc tố tái phát.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%A3i-%E1%BA%A3nh-l%C3%AAn-Pinterest | Cách để Tải ảnh lên Pinterest | wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách thêm (hay "ghim") ảnh từ máy tính, điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng lên bảng tin Pinterest.
Phương pháp 1 - Trên máy tính
Bước 1 - Mở Pinterest.
Truy cập https://www.pinterest.com/ bằng trình duyệt web. Trag chủ Pinterest sẽ mở ra nếu bạn đã đăng nhập.
Nếu bạn chưa đăng nhập, hãy nhập tên người dùng và mật khẩu, hoặc đăng nhập bằng Facebook.
Bước 2 - Nhấp vào dấu + nằm trong hình tròn màu trắng ở góc dưới bên phải cửa sổ Pinterest.
Một trình đơn sẽ bật lên.
Nếu được nhắc nhận nút trình duyệt Pinterest, bạn hãy chọn (Bỏ qua) rồi nhấp vào dấu lần nữa.
Bước 3 - Nhấp vào Upload a Pin (Tạo một ghim).
Tác vụ này nằm giữa trình đơn. Cửa sổ với các tùy chọn tải ảnh lên sẽ mở ra.
Bước 4 - Nhấp vào Drag and drop or click to upload (Kéo và thả hoặc nhấp vào để tải lên).
Phần này nằm bên trái cửa sổ tải ảnh lên. Cửa sổ File Explorer (Windows) hoặc Finder (Mac) sẽ mở ra sau khi bạn nhấp vào.
Nếu không thấy tùy chọn này, bạn hãy nhấp vào công tắc ở góc dưới bên trái cửa sổ.
Bước 5 - Chọn ảnh.
Nhấp vào ảnh mà bạn muốn tải lên Pinterest. Có thể bạn cần nhấp vào thư mục chứa ảnh nằm bên trái cửa sổ trước.
Bước 6 - Nhấp vào Open (Mở).
Tác vụ này nằm ở góc dưới bên phải cửa sổ Pinterest. Ảnh sẽ được tải lên Pinterest.
Bước 7 - Nhập mô tả.
Nếu bạn muốn thêm mô tả cho ảnh thì nhấp vào khung văn bản "Description" (Mô tả) và nhập nội dung mong muốn.
Bước 8 - Nhấp vào Done (Xong).
Nút màu đỏ này nằm ở góc dưới bên phải cửa sổ.
Bước 9 - Chọn bảng khi được nhắc.
Di con trỏ chuột lên bảng mà bạn muốn lưu trữ ảnh, sau đó nhấp nút (Lưu) nằm bên phải tên bảng. Ảnh sau khi tải lên sẽ được lưu trữ.
Nếu muốn thêm ảnh vào bảng riêng, bạn có thể nhấp vào (Tạo bảng), nhập tên bảng rồi nhấp (Tạo).
Phương pháp 2 - Trên điện thoại
Bước 1 - Mở Pinterest.
Nhấn vào ứng dụng Pinterest với biểu tượng chữ cách điệu màu trắng nằm trong vòng tròn đỏ. Trang chủ Pinterest sẽ mở ra nếu bạn đã đăng nhập.
Nếu Pinterest không tự động đăng nhập, bạn cần đăng nhập bằng tên người dùng và mật khẩu, hoặc thông qua Facebook.
Bước 2 - Nhấn vào biểu tượng hồ sơ hình đầu người ở góc dưới bên phải (iPhone/iPad) hoặc phía trên bên phải màn hình (Android).
Bước 3 - Nhấn vào dấu ➕ ở góc trên bên phải màn hình.
Bước 4 - Nhấn vào Photo (Ảnh) ở gần cuối trình đơn.
Nếu được nhắc, bạn hãy cho phép Pinterest truy cập ảnh trên điện thoại hoặc máy tính bảng.
Bước 5 - Chọn ảnh.
Nhấn vào ảnh mà bạn muốn tải lên Pinterest.
Bước 6 - Thêm mô tả.
Bạn có thể nhập mô tả cho ảnh vào trường văn bản đầu màn hình nếu thích.
Bước 7 - Chọn bảng.
Nhấn vào bảng mà bạn muốn tải ảnh lên. Hình ảnh sẽ được tải lên Pinterest; bạn sẽ có thể tìm lại ảnh bằng cách chọn tiêu đề của bảng mà bạn đã chỉ định trước đó.
Bạn cũng có thể nhấn vào nếu muốn tạo bảng cụ thể cho ảnh.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%E1%BB%B1-h%E1%BB%8Dc-k%E1%BA%BF-to%C3%A1n | Cách để Tự học kế toán | Kế toán, ghi chép tỉ mỉ về các giao dịch tài chính, là quy trình vô cùng quan trọng, cần thiết cho sự thành công của mọi doanh nghiệp lớn và nhỏ. Trong lúc doanh nghiệp lớn thường có phòng kế toán quy mô với nhiều nhân viên (cũng như sử dụng dịch vụ của các công ty kiểm toán độc lập), doanh nghiệp nhỏ hơn có thể chỉ có một nhân viên kế toán. Trong công ty một thành viên, chủ doanh nghiệp có thể sẽ phải tự lo phần kế toán mà không dùng đến nhân viên nào khác. Dù đang muốn tự quản lý tài chính của mình hay hứng thú với việc ứng tuyển vào vị trí kế toán ở doanh nghiệp khác, việc học những kiến thức cơ bản về kế toán cũng đều là bước khởi đầu hữu ích dành cho bạn.
Phương pháp 1 - Củng cố kỹ năng kế toán
Bước 1 - Hiểu sự khác biệt giữa ghi sổ và kế toán.
Ghi sổ và kế toán là hai thuật ngữ thường được dùng thay thế cho nhau. Tuy nhiên, giữa chúng có sự khác biệt nhất định trong kỹ năng và trách nhiệm. Nhân viên ghi sổ thường ghi lại giao dịch bán và ghi nhận trực tiếp vào sổ sách tài chính. Công việc hàng ngày của họ đảm bảo mọi khoản thu vào và chi ra của doanh nghiệp đều được ghi nhận. Còn với kế toán viên, họ tạo, phân tích báo cáo tài chính và còn có thể kiểm toán sổ sách của doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính chính xác và hợp lệ của các báo cáo.
Nhân viên ghi sổ và kế toán viên có thể phối hợp làm việc, đem lại mức dịch vụ cao nhất cho doanh nghiệp.
Trong nhiều trường hợp, sự khác biệt giữa hai chức danh này được chính thức hóa từ bằng cấp, chứng chỉ hay tổ chức ngành.
Bước 2 - Làm quen với việc tạo bảng tính.
Microsoft Excel hay những chương trình bảng tính khác là vô giá với kế toán viên: chúng giúp bạn theo dõi số liệu theo biểu đồ và thực hiện các tính toán nhằm tạo bảng tính tài chính. Kể cả khi đã nắm được những kiến thức cơ bản, bạn vẫn có thể cải thiện và học thêm kỹ năng trung cấp và nâng cao dành cho việc tạo bảng tính, biểu đồ và đồ thị.
Bước 3 - Đọc sách kế toán.
Bạn có thể ghé thăm thư viện trong vùng để tìm sách về kế toán hoặc mua sách từ nhà sách yêu thích của bạn. Hãy tìm sách giới thiệu về kế toán được viết bởi những tác giả có kinh nghiệm trong ngành, chẳng hạn như những quyển sách cung cấp thông tin đã được nghiên cứu.
Introduction to Accounting của Pru Marriott, JR Edwards, và Howard J Mellett là giáo trình đại cương được sử dụng rộng rãi và được xem là sách vỡ lòng xuất sắc cho ngành kế toán nói riêng và tất cả các ngành học nói chung.
College Accounting: A Career Approach của Cathy J. Scott là giáo trình đại học được sử dụng rộng rãi cho các khóa kế toán và quản lý tài chính. Bạn cũng có thể chọn mua kèm CD-ROM phần mềm Quickbooks Accounting: đó có thể là tài sản vô giá đối với những kế toán viên nhiệt huyết.
Financial Statements: A Step-by-Step Guide to Understanding and Creating Financial Reports của Thomas R. Ittelson là sách giới thiệu về báo cáo tài chính bán chạy nhất và đó có thể là bước khởi đầu hoàn hảo để bạn bước chân vào lĩnh vực kế toán.
Bước 4 - Tham gia một khóa học kế toán.
Bạn có thể tìm khóa học kế toán ở trường đại học cộng đồng trong vùng hoặc tham gia những khóa học trực tuyến miễn phí về kế toán. Hãy thử vào những trang như Coursera hay bất kỳ diễn đàn giáo dục trực tuyến nào khác và tìm các khóa học miễn phí do những chuyên gia ưu tú trong lĩnh vực kế toán giảng dạy.
Phương pháp 2 - Thực hành nghiệp vụ kế toán cơ bản
Bước 1 - Hiểu thế nào là ghi sổ kép.
Kế toán viên thực hiện từ hai bút toán trở lên cho mỗi giao dịch được ghi nhận bởi doanh nghiệp. Có thể hiểu đó là sự gia tăng ở một hay nhiều tài khoản và sự giảm sút tương ứng ở một hay nhiều tài khoản khác. Chẳng hạn như, khi doanh nghiệp nhận được thanh toán cho một giao dịch bán chịu trước đó, tài khoản tiền mặt sẽ tăng và tài khoản nợ phải thu (tiền khách hàng, những người mua hàng nhưng chưa phải trả tiền còn nợ doanh nghiệp) sẽ giảm. Giá trị tăng và giảm ở những hạch toán này là như nhau (và bằng giá trị của đơn hàng).
Bước 2 - Tập ghi nợ và có.
Ghi sổ kép được thực hiện thông qua việc ghi nợ và ghi có. Việc ghi nợ và có thể hiện sự tăng hay giảm ở những tài khoản nhất định khi một giao dịch được thực hiện. Khi nhớ được hai điểm dưới đây, bạn sẽ nhận thấy việc ghi có và ghi nợ là có liên quan đến nhau:
Nợ là bút toán được ghi vào phía bên trái của tài khoản chữ T và có là bút toán được ghi vào phía bên phải. Ở đây, chúng ta đang nói đến sổ nhật ký tài khoản chữ T chuẩn được dùng để ghi nhận biến động ở hai bên của phần thẳng đứng của chữ "T".
Tài sản=Nợ + Vốn chủ sở hữu. Đây là phương trình kế toán, là phương trình quan trọng hơn hết thảy. Hãy thuộc nằm lòng phương trình này. Nó sẽ là kim chỉ nam cho các bút toán ghi nợ và có. Với vế bên trái của "=", các khoản nợ làm tăng giá trị tài khoản và các khoản ghi có sẽ làm giảm nó. Với phía bên phải, các khoản ghi nợ làm giảm giá trị tài khoản và các khoản ghi có làm tăng giá trị của nó.
Nghĩ là khi ghi nợ ở các tài khoản tài sản, chẳng hạn như tài khoản tiền mặt, tài khoản đó sẽ tăng. Tuy nhiên, khi ghi nợ với những tài khoản nợ, chẳng như tài khoản nợ phải trả, những tài khoản này sẽ giảm.
Hãy tập cách ghi nhận những giao dịch thường gặp, chẳng hạn như giao dịch thanh toán hóa đơn tiền điện hay nhận được thanh toán bằng tiền mặt của khách hàng.
Bước 3 - Tạo và duy trì sổ cái kế toán.
Sổ cái là nơi ghi nhận bút toán ghi sổ kép. Từng bút toán (bao gồm nhiều định khoản nợ và có trong cùng một giao dịch) được thực hiện ở tài khoản thích hợp trong sổ cái. Chẳng hạn như với việc thanh toán hóa đơn bằng tiền mặt, một định khoản sẽ được thực hiện ở tài khoản tiền mặt và một định khoản độc lập khác sẽ được thực hiện ở tài khoản chi phí dồn tích. Dù mọi chuyện sẽ trở nên cực kỳ đơn giản với phần mềm kế toán nhưng việc ghi nhận thủ công cũng không quá phức tạp.
Bước 4 - Phân biệt giữa các khoản thanh toán ngay và dồn tích.
Giao dịch ngay là loại giao dịch xuất hiện khi khách hàng mua một hộp kẹo từ cửa hàng, bạn nhận thanh toán ngay tại chỗ và giao kẹo cho họ ngay lúc đó. Các khoản dồn tích tính đến những yếu tố như mua nợ, hóa đơn và lập hóa đơn thay vì thanh toán trực tiếp ngay tại thời điểm giao dịch. Đồng thời, chúng còn tính đến tài sản vô hình như danh tiếng.
Phương pháp 3 - Học về báo cáo tài chính
Bước 1 - Nắm được cách lập báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính phản ánh sức khỏe tài chính hiện tại của doanh nghiệp và hoạt động tài chính của nó trong kỳ kế toán gần nhất. Báo cáo tài chính được lập từ những thông tin có trong sổ cái kế toán. Vào cuối kỳ kế toán, từng tài khoản sẽ được cộng dồn, hình thành nên bảng cân đối thử. Tổng nợ và có của tất cả các tài khoản phải bằng nhau. Nếu không phải vậy, kế toán viên buộc phải kiểm tra lại bảng cân đối của từng tài khoản và điều chỉnh hoặc sửa lỗi khi cần thiết.
Khi các tài khoản đã được điều chỉnh và chính xác, kế toán viên có thể nhập tóm lược thông tin có trong những tài khoản đó vào báo cáo tài chính.
Bước 2 - Học cách lập báo cáo tài chính.
Báo cáo kết quả kinh doanh là thành phần cơ bản nhất của kế toán. Nó ghi lại biên lợi nhuận của công ty trong một khoảng thời gian xác định, có thể là một tuần cho đến một năm. Báo cáo kết quả kinh doanh được quyết định bởi hai yếu tố: doanh thu và chi phí của doanh nghiệp.
Doanh thu là dòng tiền vào theo thời gian mà doanh nghiệp thu được từ việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, ở đây, tiền không nhất thiết phải được trả ngay trong kỳ kế toán đó. Doanh thu có thể bao gồm cả giao dịch thanh toán ngay và các khoản dồn tích. Khi các khoản dồn tích được đưa vào báo cáo kết quả kinh doanh, doanh thu của tuần hoặc tháng đó sẽ ghi nhận hóa đơn được gửi ra trong giai đoạn đó, kể cả khi tiền chưa được thu về cho đến kỳ báo cáo tiếp theo. Do đó, mục đích của báo cáo kết quả kinh doanh là cho thấy doanh nghiệp sinh lời thế nào trong giai đoạn được ghi nhận chứ không hẳn là số tiền mà doanh nghiệp thu về trong thời gian đó.
Chi phí là toàn bộ số tiền mà công ty sử dụng, dù là chi phí nguyên vật liệu hay nhân công. Cũng như doanh thu, chi phí được báo cáo trong kỳ phát sinh chứ không hẳn là tại thời điểm chi trả thực sự của công ty.
Nguyên tắc phù hợp của kế toán đòi hỏi doanh nghiệp phải ghi nhận doanh thu và chi phí phù hợp với nhau khi có thể nhằm xác định khả năng sinh lời thật sự của doanh nghiệp trong quãng thời gian cho trước. Khi kinh doanh sinh lời, gần như chúng ta sẽ thu được một mối quan hệ nguyên nhân – kết quả mà ở đó, doanh số tăng sẽ làm tăng doanh thu cũng như chi phí hoạt động kinh doanh tương ứng: nhu cầu mua hàng cho cửa hàng và tiền hoa hồng bán hàng, nếu có, sẽ đều tăng.
Bước 3 - Lập bảng cân đối kế toán.
Trong lúc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đưa ra các thông số về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian, bảng cân đối kế toán lại tựa như bức tranh chụp lại toàn cảnh doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể. Bảng cân đối kế toán có ba thành phần quan trọng, đó là: tài sản, nợ của doanh nghiệp và vốn chủ sử hữu tại một thời điểm nhất định. Bạn có thể hình dung nó như một phương trình cân bằng với một vế là tài sản của công ty, vế còn lại là tổng nợ và vốn chủ sở hữu. Hay nói cách khác, những gì mà bạn có luôn bao gồm của những gì thuộc quyền sở hữu của bạn và những gì hiện thời đang được để ở chỗ bạn.
Tài sản là toàn bộ những thứ mà công ty nắm quyền sở hữu. Có thể xem nó như toàn bộ mọi nguồn lực mà công ty có quyền định đoạt, chẳng hạn như phương tiện, tiền mặt, nguồn hàng và thiết bị mà công ty đó sở hữu tại thời điểm cho trước. Tài sản có thể hữu hình (như nhà máy, thiết bị) hoặc vô hình (bằng sáng chế, thương hiệu, danh tiếng).
Nợ là mọi khoản mà doanh nghiệp còn đang nợ tại thời điểm lập bảng cân đối. Nợ có thể bao gồm các khoản nợ buộc phải trả, các khoản mua chịu hàng hóa hay lương cho nhân viên chưa được thanh toán.
Vốn là hiệu giữa tài sản và nợ. Đôi khi, vốn chủ sở hữu được xem như là "giá trị sổ sách" của một công ty hay doanh nghiệp. Nếu đó là một tập đoàn lớn, vốn có thể thuộc về các cổ đông. Khi công ty thuộc về một cá nhân, ta có vốn chủ sở hữu.
Bước 4 - Tạo báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Về cơ bản, báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện rõ cách thức tiền được tạo và sử dụng bởi doanh nghiệp cũng như hoạt động đầu tư và tài chính của họ qua một thời kỳ nhất định. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gần như được rút ra từ bảng cân đối kế toán và báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh cùng kỳ.
Phương pháp 4 - Học nguyên tắc kế toán
Bước 1 - Tuân thủ những nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận (GAAP).
Những nguyên tắc cơ bản này định hướng thực tiễn kế toán dựa trên bộ nguyên tắc và giả định được thiết kế nhằm đảm bảo tính minh bạch và toàn vẹn của mọi giao dịch.
Giả định thực thể kinh tế: kế toán viên làm việc cho một công ty tư nhân (công ty thuộc sở hữu của một cá nhân) phải có sổ cái riêng dành cho giao dịch của doanh nghiệp và không bao gồm trong đó chi phí hay giao dịch cá nhân của chủ sở hữu.
Giả định đơn vị tiền tệ là thỏa thuận mà theo đó hoạt động kinh tế, ít nhất là ở Mỹ, sẽ được đo lường bằng Đô la Mỹ và do đó, chỉ hoạt động có thể chuyển đổi sang Đô Mỹ mới được ghi nhận.
Giả định khoảng thời gian là thỏa thuận mà theo đó, mọi giao dịch kinh tế đều được thể hiện theo những khoảng thời gian nhất định và những khoảng thời gian này sẽ được ghi nhận một cách chính xác. Chúng thường tương đối ngắn: Ít nhất doanh nghiệp cũng cần có báo cáo năm. Tuy nhiên, ở nhiều công ty, báo cáo thường được lập hàng tuần. Báo cáo cũng phải nêu rõ thời điểm bắt đầu và kết thúc của khoảng thời gian mà nó ghi nhận. Hay nói cách khác, chỉ đề cập đến ngày của báo cáo là chưa đủ: kế toán viên phải làm rõ báo cáo được lập dành cho một tuần, một tháng một quý hay một năm kinh tế.
Nguyên tắc chi phí đề cập đến số tiền đã chi tại thời điểm của một giao dịch nào đó, chưa tính đến lạm phát.
Nguyên tắc thông tin đầy đủ đòi hỏi kế toán viên phải công khai thông tin tài chính có liên quan với mọi bên quan tâm, đặc biệt là nhà đầu tư và chủ nợ. Thông tin này phải được công khai trong phần nội dung hoặc phần thuyết minh ở cuối báo cáo tài chính.
Nguyên tắc hoạt động liên tục giả định rằng công ty sẽ tiếp tục hoạt động trong tương lai đủ gần và đòi hỏi kế toán viên phải công khai mọi thông tin liên quan đến tương lai không khả quan hay thất bại không thể tránh khỏi của công ty. Hay nói cách khác, nếu tin rằng công ty sẽ phá sản trong tương lai đủ gần, kế toán viên có nghĩa vụ phải công khai thông tin đó với nhà đầu tư và bất kỳ bên nào khác quan tâm đến vấn đề đó.
Nguyên tắc tương xứng yêu cầu chi phí phải phù hợp với doanh thu trong mọi báo cáo tài chính.
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu là thỏa thuận theo đó doanh thu sẽ được ghi nhận tại thời điểm giao dịch hoàn tất chứ không phải là lúc tiền thật sự được trả cho doanh nghiệp.
Nguyên tắc trọng yếu là chỉ dẫn mà theo đó, dựa trên phán đoán chuyên môn, kế toán viên có thể đánh giá một lượng nhất định là đáng kể để báo cáo hay không. Tuy nhiên, nguyên tắc này không có nghĩa là kế toán viên có thể báo cáo sai. Thay vào đó, nó đề cập đến quyết định của kế toán viên, chẳng hạn như làm tròn số, trong các giao dịch tài chính.
Nguyên tắc thận trọng cho biết kế toán viên có thể báo cáo các khoản lỗ tiềm năng của một doanh nghiệp (thực ra, báo cáo những khoản lỗ này là nghĩa vụ của kế toán viên) nhưng không thể báo cáo các khoản thu tiềm năng như khoảng thu thực tế. Từ đó, không để nhà đầu tư có cái nhìn thiếu chính xác về tình hình tài chính của công ty.
Bước 2 - Tuân thủ nguyên tắc và tiêu chuẩn của Hội đồng Tiêu chuẩn Kế toán và Tài chính (FASB).
FASB đã đưa ra các nguyên tắc và tiêu chuẩn mở rộng nhằm đảm bảo rằng các bên quan tâm có được thông tin chính xác, đáng tin cậy, kế toán viên có đạo đức nghề nghiệp và lập báo cáo một cách trung thực. Bạn có thể tham khảo bố cục chi tiết khung khái niệm của FASB tại website của họ.
Bước 3 - Tuân thủ những thông lệ được chấp nhận rộng rãi trong ngành.
Đó là những kỳ vọng giữa kế toán với kế toán, góp phần định hướng ngành. Chúng bao gồm:
Nguyên tắc xác thực, có thể kiểm chứng và khách quan đòi hỏi những thông số được báo cáo của kế toán viên này sẽ nhận được sự đồng tình của những kế toán viên khác. Nó không chỉ liên quan đến phẩm cách chuyên môn của người kế toán mà còn nhằm đảm bảo rằng mọi giao dịch trong tương lai đều sẽ công bằng và trung thực.
Tính nhất quán đòi hỏi kế toán viên phải nhất quán trong việc áp dụng các thông lệ và thủ tục lập báo cáo tài chính. Chẳng hạn như, khi có sự thay đổi trong giả định luồng chi phí của doanh nghiệp, người kế toán của doanh nghiệp đó có nghĩa vụ phải báo cáo sự thay đổi này.
Khả năng so sánh đòi hỏi người kế toán phải tuân thủ những những chuẩn mực nhất định, chẳng hạn như GAAP, để có thể dễ dàng so sánh báo cáo tài chính giữa các công ty.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Kh%C3%B4ng-C%E1%BA%A3m-th%E1%BA%A5y-T%E1%BB%87-h%E1%BA%A1i-khi-Ph%E1%BA%A1m-Sai-l%E1%BA%A7m | Cách để Không Cảm thấy Tệ hại khi Phạm Sai lầm | “Không ai là hoàn hảo”. “Mỗi người đều phạm sai lầm”. Tất cả chúng ta đều biết sự thật hiển nhiên này, nhưng cảm giác tội lỗi, hối hận, và hổ thẹn về lỗi lầm cứ đeo bám và thậm chí làm tổn thương chúng ta. Tha thứ cho bản thân thường là loại tha thứ khó nhất. Cho dù lỗi lầm của bạn là bình thường hay nghiêm trọng, thì bạn nên chấp nhận và bỏ qua lỗi lầm của bản thân nếu bạn muốn mình (và những người xung quanh mình) hạnh phúc. Luôn nhớ rằng: bạn sẽ phạm sai lầm; nhưng bạn có thể bỏ qua sai lầm; và rút ra bài học từ sai lầm đó.
Phương pháp 1 - Thừa nhận sai lầm
Bước 1 - Thành thật thừa nhận sai lầm của bản thân.
Bạn sẽ không bao giờ có thể bỏ qua sai lầm nếu không để bản thân đối mặt với nó. Bạn cần chỉ ra sai lầm một cách rõ ràng, nguyên nhân gây ra sai lầm, và trách nhiệm của bạn.
Đây không phải lúc bào chữa. Có lẽ bạn đã bị phân tâm hoặc làm việc quá sức, nhưng điều này không thể giúp thay đổi hậu quả thực tế đã xảy ra. Đừng cố gắng đổ một phần trách nhiệm cho người khác, ngay cả khi bạn có thể làm điều đó. Bạn chỉ nên xét đến vai trò của bản thân trong sai lầm đó, và chấp nhận đó là lỗi của mình.
Đôi lúc chúng ta xem tội lỗi của bản thân như rào cản ngăn chúng ta chấp nhận kết quả. Trong khi chúng ta đã trừng phạt bản thân với cảm giác tội lỗi thì có thể người khác lại không nghĩ sẽ phải trừng phạt chúng ta. Nếu muốn tiến bộ thì bạn phải chấp nhận rằng hậu quả đã xảy ra, và việc trừng phạt bản thân sẽ không xóa đi được hậu quả.
Bước 2 - Chia sẻ cảm xúc và những phát hiện của bạn.
Bạn có thể nghĩ rằng đã quá đủ xấu hổ để thừa nhận sai lầm với bản thân rồi, huống chi là để người khác biết về sai lầm đó. Lúc đầu có thể khó khăn, nhưng chia sẻ sai lầm và cảm nhận về điều đó như thế nào thường là bước quan trọng để buông bỏ lỗi lầm và để bản thân tiến bộ hơn.
Thời điểm cần chia sẻ với người mà bạn đã gây ra lỗi lầm cũng sẽ đến, nhưng trước tiên bạn nên tâm sự với một người bạn, bác sĩ chuyên khoa, người dẫn dắt tinh thần, hoặc ai đó mà bạn tin cậy.
Thừa nhận lỗi lầm, nhất là nói với người khác, dường như thật ngu ngốc, nhưng có thể điều này thực sự quan trọng cho quá trình chấp nhận sai lầm.
Chia sẻ lỗi lầm của bản thân cũng nhắc nhở bạn rằng tất cả chúng ta đều phạm lỗi, không có ai là hoàn hảo. Tất cả chúng ta đều biết sự thật hiển nhiên này nhưng lại dễ dàng quên đi điều đó khi đối mặt với lỗi lầm.
Bước 3 - Bù đắp.
Một khi bạn đã thừa nhận lỗi lầm với bản thân và với người bị tổn thương do sai lầm đó thì bước tiếp theo là cố gắng sửa chữa. Trong khi làm điều đó, bạn có thể nhận ra lỗi lầm không phải là vấn đề quá nghiêm trọng để có thể bắt đầu giải quyết. Và, nếu đó là vấn đề lớn, thì việc bù đắp sẽ giúp bạn giải quyết tận gốc vấn đề và bỏ qua lỗi lầm.
Nói chung, bạn càng bù đắp sớm thì càng tốt. Ví dụ, nếu bạn phạm sai lầm khiến công ty mất đi một khách hàng và/hoặc một khoản tiền, tốt nhất là bạn nên nhanh chóng báo lại với giám đốc – nhưng hãy cho bản thân thời gian để nghĩ cách sửa chữa lỗi lầm. Đừng để lỗi lầm cứ day dứt mãi do không được giải quyết, điều này sẽ chỉ làm tăng cảm giác tội lỗi trong bạn và tăng nỗi đau hoặc sự giận dữ đối với sai lầm mà bạn đã phạm.
Sẽ có những lúc sai lầm của bạn không làm hại bất cứ một người cụ thể nào hoặc sai lầm đó ảnh hưởng đến người không còn bên bạn, vì thế bạn không thể xin lỗi hoặc bù đắp được nữa. Ví dụ, bạn có thể xem bản thân quá bận rộn đến nỗi không đi thăm bà của mình được, và bây giờ bà đã ra đi mãi mãi. Trong trường hợp này, cân nhắc “đáp đền tiếp nối” bằng cách giúp đỡ người khác với hoàn cảnh tương tự, hoặc nói chung chỉ cần thể hiện những hành động tốt đẹp. Ví dụ, bạn có thể tình nguyện tham gia vào trung tâm chăm sóc người già, hoặc dành thời gian cho người thân lớn tuổi.
Phương pháp 2 - Rút ra bài học từ sai lầm
Bước 1 - Phân tích lỗi lầm để rút ra bài học.
Có thể việc tìm hiểu sâu vào từng chi tiết lỗi lầm là sự trừng phạt không cần thiết, nhưng xem xét kỹ lưỡng lỗi lầm lại là cách tốt nhất để biến lỗi lầm thành bài học kinh nghiệm. Hầu hết lỗi lầm có thể trở nên đáng giá nếu bạn biết cách rút ra bài học từ chúng và cải thiện bản thân.
Tìm hiểu căn nguyên lý do gây ra sai lầm, như tính đố kỵ (trong việc nói ra điều gì đó thô lỗ) hoặc thiếu kiên nhẫn (để rồi nhận giấy phạt vì chạy quá tốc độ cho phép). Phân loại lỗi lầm theo các dạng như do tính đố kỵ hoặc thiếu kiên nhẫn để có thể dễ dàng xác định giải pháp phù hợp.
Ghi nhớ: chọn cách rút ra bài học từ sai lầm là con đường để phát triển bản thân; việc sống trong mặc cảm tội lỗi và khinh thường bản thân sẽ làm chính bạn bị trì trệ.
Bước 2 - Lên kế hoạch hành động.
Chỉ ra nguyên nhân của lỗi lầm dĩ nhiên là bước đầu tiên trong quá trình rút ra bài học kinh nghiệm. Điều này không phải đơn giản chỉ nói “Tôi sẽ không lặp lại sai lầm nữa” trong khi bản thân lại không quyết tâm thay đổi để ngăn cản mình không lặp lại sai lầm tương tự.
Bạn không thể rút ra bài học một cách kỳ diệu chỉ nhờ phân tích tất cả chi tiết trong lỗi lầm và thừa nhận trách nhiệm của bản thân, mặc dù đây là bước quan trọng. Hãy nghĩ về hành động cụ thể mà bạn có thể làm khác đi trong tình huống đó, và đặt ra một số điều cụ thể mà bạn sẽ làm khác đi trong lần tới bạn đối mặt với tình huống tương tự.
Dành thời gian để viết ra “kế hoạch hành động” cho lần tới. Điều này thực sự có thể giúp bạn hình dung và chuẩn bị sẵn sàng để tránh lỗi lầm tương tự.
Ví dụ, giả sử bạn quên đón một người bạn ở sân bay vì bản thân bị chi phối bởi quá nhiều nhiệm vụ cùng một lúc nên không thể theo dõi hết được. Một khi bạn đã chỉ ra được vấn đề này (và đã xin lỗi người bạn đó!), hãy lên kế hoạch hành động để sắp xếp và ưu tiên nhiệm vụ khi mọi thứ trở nên quá tải. Và bạn cũng nên nghĩ ra một số cách để nói “không” khi đã có quá nhiều việc để làm.
Bước 3 - Tìm ra thói quen khiến bạn lặp lại sai lầm.
Nhiều thói quen thông thường của chúng ta, từ việc ăn quá nhiều cho đến hét vào mặt chồng/vợ không vì lý do nào cả, có thể được xem là thói quen xấu. Để tránh lặp lại lỗi lầm, bạn cần xác định và tìm ra thói quen gây ra sự lặp lại đó.
Có thể bạn rất muốn xác định và sửa tất cả thói quen xấu cùng một lúc để tạo ra “một con người mới”, nhưng tốt nhất bạn nên từ từ và tập trung thay đổi từng thói quen một. Vậy thì, tỷ lệ thành công là bao nhiêu khi bạn vừa phải từ bỏ hút thuốc và đồng thời dành thời gian ở bên cạnh mẹ của bạn? Thay vào đó, thử tập trung từ bỏ một thói quen xấu, sau đó cân nhắc xem bạn đã sẵn sàng để giải quyết thói quen xấu khác chưa.
Thay đổi càng đơn giản càng tốt. Kế hoạch loại bỏ thói quen xấu càng phức tạp, thì bạn càng dễ thất bại. Nếu muốn thức dậy sớm vì bạn thường xuyên trễ giờ làm và các cuộc họp quan trọng, hãy ngủ sớm và/hoặc đặt giờ đi ngủ sớm trước mười phút.
Tìm cách lấp đầy khoảng trống sau khi thói quen cũ được loại bỏ. Dành thời gian đó cho hoạt động tích cực như tập thể dục, dành nhiều thời gian hơn cho con cái, hoặc tham gia tình nguyện.
Phương pháp 3 - Buông bỏ sai lầm
Bước 1 - Những người có rắc rối trong việc vượt qua lỗi lầm thường chịu đựng áp lực kỳ vọng không thực tế của người khác vào họ.
Rất đáng khen khi đặt bản thân vào một tiêu chuẩn cao trong hành vi ứng xử, nhưng yêu cầu hoàn hảo về bản thân sẽ chỉ làm tổn thương bạn và những người xung quanh.
Tự hỏi, “Sai lầm này có phải thật sự tệ hại đến mức như tôi đang khẳng định như thế?” Nếu thành thật xem xét, “không” sẽ không phải là câu trả lời thường gặp. Khi câu trả lời là “có”, tất cả điều bạn có thể làm là khẳng định với bản thân rằng bạn sẽ rút ra được bài học từ sai lầm đó.
Thể hiện sự cảm thông với bản thân, như bạn đã từng cảm thông với người khác. Cân nhắc xem liệu bạn có đối xử với người bạn thân gay gắt khi người đó mắc sai lầm tương tự. Trong hầu hết các trường hợp, bạn đã thể hiện sự cảm thông và giúp đỡ. Vậy thì trong trường hợp này, ghi nhớ rằng bạn là người bạn tốt nhất của chính mình, và nên hành động một cách thông cảm.
Bước 2 - Tha thứ cho bản thân.
Tha thứ sai lầm của người khác đôi lúc có thể rất khó khăn nhưng thường vẫn dễ hơn tha thứ cho chính mình, ngay cả những lỗi nhỏ. Như người xưa thường nói, “Trước khi tha thứ cho người, hãy tha thứ cho chính mình”, vì thế bạn cần bắt đầu từ chính mình.
Bạn có thể thấy điều này như thể một hành động ngớ ngẩn, nhưng nó thực sự hữu dụng khi nói lời tha thứ cho bản thân – thật vậy, như câu nói “Tôi tha thứ cho bản thân vì đã tiêu tiền thuê nhà để đi chơi một đêm ngoài thị trấn”. Một số người có thể thấy hiệu quả khi viết ra lỗi lầm và lời tha thứ cho bản thân vào mảnh giấy, sau đó vò lại và ném đi.
Tha thứ cho bản thân được xem như lời nhắc nhở chính mình rằng bản thân bạn không phải là một sai lầm. Bạn không phải là một sai lầm, thiếu sót, hoặc tội lỗi. Thay vào đó, bạn nên nghĩ mình không phải là người hoàn hảo, cũng phạm sai lầm như bao người khác, cũng cần trưởng thành từ lỗi lầm.
Bước 3 - Quan tâm đến bản thân và người xung quanh.
Nếu đang đấu tranh để buông bỏ lỗi lầm, bạn nên nhắc nhở bản thân rằng cảm giác day dứt trong lòng sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn và cũng không mang đến hạnh phúc cho người thân. Bạn nên chấp nhận lỗi lầm vì chính mình và người thân yêu và cố gắng tìm ra cách bỏ qua lỗi lầm của mình.
Khi bạn trải qua cảm giác tội lỗi, một số hợp chất hóa học sẽ được giải phóng trong cơ thể, làm tăng nhịp tim, huyết áp, nồng độ cholesterol và xáo trộn quá trình tiêu hóa, sự thư giãn cơ bắp và khả năng tư duy phân tích. Vì thế, cảm giác tội lỗi đè nặng sẽ không tốt cho sức khỏe.
Câu nói “trâu buộc ghét trâu ăn” có ý nghĩa thực sự của nó, vì những người không cho phép bản thân họ thoát khỏi cảm giác tội lỗi thường kéo người xung quanh họ xuống. Bạn có thể không muốn nói chuyện và luôn phê bình người khác vì cảm giác tội lỗi, và vợ/chồng, con cái, bạn bè, và thậm chí thú cưng của bạn sẽ chịu một phần trách nhiệm cho tội lỗi này.
Bước 4 - Tiếp tục tiến bộ.
Một khi đã chấp nhận sai lầm, bạn hãy cố gắng hết mình để bù đắp lỗi lầm đó và tha thứ cho bản thân, bạn cần buông bỏ và không lo lắng về lỗi lầm đó nữa. Bạn chỉ nên xem lỗi lầm đó là bài học giúp bạn hoàn thiện hơn.
Khi bạn thấy tâm trí bắt đầu nghĩ đến lỗi lầm đã qua và cảm giác tội lỗi lại trở về, hãy nhắc bản thân rằng mình đã tha thứ cho lỗi lầm đó. Nếu thấy cần thiết, bạn có thể nói to lên để nhắc nhở mình rằng việc đó đã qua rồi.
Một số người sẽ tìm đến sự hỗ trợ của liệu pháp Tái tập trung Cảm xúc Tích cực (Positive Emotion Refocusing Technique – PERT). Để làm được điều này,bạn hãy nhắm mắt và hít một hơi thât sâu, thật dài, và có chủ đích. Trong lần hít thở thứ ba, bắt đầu tưởng tượng đến người mà bạn yêu quý hoặc hình ảnh của vẻ đẹp thiên nhiên và sự bình yên. Khi bạn hít thở đều, hãy khám phá “nơi hạnh phúc” này và mang theo cảm giác tội lỗi. Tìm ra con đường để buông bỏ lỗi lầm và tìm thấy sự thanh thản trong không gian này, sau đó mở mắt và bỏ lại cảm giác tội lỗi ở đằng sau.
Việc rời xa cảm giác tội lỗi để tiến bộ hơn sẽ giúp bạn có cuộc sống không phải hối tiếc. Nhớ rằng, tốt hơn là rút ra bài học từ lỗi lầm thay vì cứ hối tiếc và không cố gắng buông bỏ. Quy luật đúng với trẻ nhỏ khi tập đi hoặc tập xe đạp cũng giống với người lớn trong việc xử lý sai lầm: ngã xuống là đang luyện tập, và đứng dậy để thử lại là cách để tiến bộ.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Chuy%E1%BB%83n-H%C3%ACnh-%E1%BA%A3nh-t%E1%BB%AB-iPod-sang-M%C3%A1y-t%C3%ADnh | Cách để Chuyển Hình ảnh từ iPod sang Máy tính | Bạn có rất nhiều hình ảnh lưu trữ trên iPod và muốn chuyển sang máy tính? Sao lưu hình ảnh vào máy tính cho phép bạn xóa chúng trong iPod, giải phóng bộ nhớ lưu trữ quý giá. Cho dù bạn đang sở hữu iPod đời đầu với nhấp chuột bánh xe, hoặc iPod touch mới, thì việc chuyển hình ảnh chỉ mất vài phút mà thôi.
Phương pháp 1 - Sử dụng iPod Đời đầu
Bước 1 - Thiết lập iPod ở Chế độ Ổ đĩa (Disk Mode).
Để kết nối iPod vào máy tính và thao tác tập tin, iPod cần phải ở Chế độ Ổ đĩa. Bạn có thể tiến hành bước này bằng cách sử dụng iTunes, hoặc tự cài đặt iPod ở Chế độ Ổ đĩa.
Để thiết lập iPod ở Chế độ Ổ đĩa bằng iTunes, bạn tiến hành cắm iPod vào máy tính, mở iTunes và chọn từ thanh Thiết bị (Devices). Trong cửa sổ Tóm tắt (Summary), chọn mục "Kích hoạt tính năng sử dụng ổ đĩa" trong phần Tùy chọn (Options).
Để cài đặt iPod ở Chế độ Ổ đĩa bằng tay, bạn cần bấm và giữ phím Menu và Select (Lựa chọn) ít nhất sáu giây. Tiếp tục giữ các nút cho đến khi logo Apple xuất hiện. Ngay sau khi logo xuất hiện, thả nút Menu và Select, nhấn và giữ nút Select và Play (Phát). Giữ các nút cho đến khi màn hình Chế độ Ổ đĩa xuất hiện.
Xem hướng dẫn này để biết thêm chi tiết về cách cài đặt iPod sang Chế độ Ổ đĩa.
Bước 2 - Mở iPod trên máy tính.
Nếu bật Chế độ Ổ đĩa bằng tay, bạn cần kết nối iPod vào máy tính. Nếu bạn đang sử dụng Mac, iPod sẽ xuất hiện trên máy tính dưới dạng ổ đĩa USB. Nếu dùng Windows, iPod sẽ được liệt kê với ổ đĩa khác trong cửa sổ Computer/My Computer/This PC.
Nếu sử dụng Windows, bạn có thể nhanh chóng truy cập đường dẫn Computer/My Computer/This PC này bằng cách nhấn phím Windows + Pause.
Bước 3 - Xác định vị trí tập tin hình ảnh muốn sao chép.
Thông thường, chúng nằm trong thư mục hình ảnh, nhưng vì iPod được sử dụng như ổ đĩa USB nên hình ảnh có thể được đặt ở bất cứ đâu. Điều hướng thông qua các thư mục để tìm hình ảnh cần di chuyển.
Bước 4 - Chuyển hình ảnh từ iPod sang máy tính.
Bạn có thể chọn hình ảnh muốn sao chép vào máy tính và sau đó sao chép chúng bằng cách chọn (Edit) → Sao chép (Copy), nhấn chuột phải và chọn Sao chép, hoặc bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + C ( windows) hoặc Command + C (Mac).
Chọn vị trí mà bạn muốn chuyển hình ảnh và dán hình ảnh sao chép. Bạn có thể thực hiện bằng cách nhấn vào → Dán (Paste), kích chuột phải vào khoảng trống và chọn Dán, hoặc nhấn Ctrl + V (Windows) hoặc Command + V (Mac).
Nếu không muốn giữ lại hình ảnh trên iPod, bạn có thể cắt, thay vì sao chép để xóa tập tin gốc sau khi sao chép vào vị trí mới. Bạn có thể cắt bằng cách nhấn Ctrl + X (Windows) hoặc Command + X. Sau đó dán theo cách như mô tả ở trên.
Bạn cũng có thể chuyển tập tin vào iPod nếu muốn.
Bước 5 - Chờ đợi quá trình di chuyển hoàn tất.
Nếu bạn chuyển nhiều hình ảnh, việc sao chép có thể mất khá nhiều thời gian. Thanh tiến trình cho bạn biết lượng thời gian ước tính còn lại.
Bước 6 - Tháo iPod.
Sau khi tiến trình sao chép hoàn tất, bạn cần tháo iPod trước khi rút ra khỏi máy tính. Bước này giúp ngăn chặn sự cố hỏng dữ liệu.
Trên máy Mac, nhấp chuột phải vào iPod trên Desktop và chọn Tháo (Eject). Bây giờ bạn có thể ngắt kết nối iPod.
Trong Windows, bạn nhấn vào nút "Gỡ ổ cứng an toàn" (Safely remove hardware) trong Khay Hệ thống (System Tray), và sau đó chọn iPod. Bây giờ bạn có thể ngắt kết nối iPod.
Phương pháp 2 - Sử dụng iPod Touch
Bước 1 - Kết nối iPod Touch vào máy tính.
Nếu đây là lần đầu tiên kết nối thiết bị vào máy tính, bạn cần phải chờ vài phút trong khi Windows cài đặt trình điều khiển cần thiết.
Bước 2 - Bắt đầu hướng dẫn nhập.
Nếu cửa sổ Autoplay xuất hiện, chọn "Nhập hình ảnh và video" (Import pictures and videos). Nếu cửa sổ Autoplay không hiển thị, mở cửa sổ Computer/My Computer/This PC, nhấp chuột phải trên iPod Touch, và chọn Nhập hình ảnh và video.
Bước 3 - Chọn hình ảnh muốn di chuyển.
Windows sẽ quét iPod Touch để nhận dạng hình ảnh. Sau đó cửa sổ hiển thị số lượng hình ảnh được tìm thấy kèm theo một vài lựa chọn xuất hiện. Để chọn hình ảnh muốn sao chép, bạn cần chọn "xem xét, tổ chức, và nhóm tập tin để nhập" (review, organize, and group items to import) và nhấp vào nút Next (Tiếp).
Các hình ảnh sẽ được sắp xếp theo ngày chụp. Theo mặc định, tất cả hình ảnh sẽ được chọn. Bạn có thể bỏ chọn ô vuông bên cạnh hình ảnh không muốn giữ lại, hoặc bỏ chọn "Chọn tất cả" (Select all) ở trên cùng của danh sách để bỏ chọn tất cả hình ảnh.
Bạn có thể thay đổi cách thức nhóm hình ảnh bằng cách kéo trượt thanh ở bên phải góc dưới.
Bước 4 - Tổ chức hình ảnh muốn giữ lại.
Bạn có thể gắn thẻ vào hình ảnh chuyển qua bằng cách nhấn vào nút "Gắn thẻ" (Add tags), cho phép tìm kiếm dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể đặt tên thư mục tùy chỉnh cho mỗi nhóm hình ảnh bằng cách nhấn vào nút "Nhập tên" (Enter a name) với biểu tượng thư mục.
Bước 5 - Thiết lập tuỳ chọn nhập.
Nhấp vào liên kết "Tùy chọn" (More options) ở góc dưới bên trái cửa sổ. Bước này sẽ cho phép bạn thiết lập thư mục lưu trữ hình ảnh mới, và đặt tên cho tập tin. Nhấn vào nút OK sau khi hoàn thành
Chọn "Xóa tập tin từ thiết bị sau khi nhập" (Delete files from device after importing) nếu bạn muốn giải phóng bộ nhớ trong iPod sau khi di chuyển hình ảnh.
Bước 6 - Di chuyển tập tin.
Nhấn vào nút Import (Nhập) để bắt đầu quá trình sao chép hình ảnh. Khi quá trình hoàn tất, bạn sẽ được điều hướng đến thư viện "Hình ảnh và video đã nhập" (Imported Pictures and Videos). Hình ảnh cũng có thể được lưu trong thư mục "Hình ảnh" (Pictures) mặc định.
Bước 7 - Kết nối iPod Touch vào máy tính.
Khi bạn kết nối iPod, chương trình iPhoto sẽ tự động mở. Nếu iPhoto không kích hoạt, bạn có thể mở trong thư mục "Ứng dụng" (Application).
Bước 8 - Chọn hình ảnh muốn nhập.
Bạn có thể nhập tất cả hình ảnh trên iPod bằng cách kích vào "Import # Photos" (Nhập Hình ảnh). Nếu chỉ muốn nhập một vài hình ảnh, bạn có thể nhấp vào mỗi bức ảnh muốn chuyển để chọn nó. Nhấp vào nút "Import Selected Photos" (Nhập Hình ảnh Lựa chọn) để sao chép hình ảnh được chọn .
Nếu iPhoto không hiển thị nội dung của iPod, bạn cần đảm bảo rằng nó được chọn từ phần "Devices" ở khung bên trái.
Bước 9 - Chọn thao tác xóa hoặc giữ hình ảnh được nhập.
Sau khi thực hiện tùy chọn nhập, chương trình sẽ hỏi bạn có muốn giữ lại tập tin hình ảnh nhập trên iPod, hoặc xóa đi để tiết kiệm bộ nhớ hay không. Nếu có ý định chuyển hình ảnh sang máy tính khác, bạn nên giữ lại trong iPod.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ki%E1%BB%83m-tra-card-%C4%91%E1%BB%93-h%E1%BB%8Da-tr%C3%AAn-m%C3%A1y-t%C3%ADnh | Cách để Kiểm tra card đồ họa trên máy tính | Đây là bài viết hướng dẫn cách tìm thông tin card đồ họa của máy tính Windows, Mac và Linux.
Phương pháp 1 - Trên Windows
Bước 1 - Mở Start .
Nhấp vào biểu tượng Windows ở bên dưới góc trái màn hình.
Bạn cũng có thể nhấp phải vào Start để mở trình đơn lựa chọn nâng cao.
Bước 2 - Mở Device Manager.
Nhập device manager vào Start, rồi nhấp vào (Quản lý thiết bị) ở phía trên kết quả tìm kiếm.
Nếu bạn đã nhấp phải vào Start, hãy nhấp vào trong trình đơn đang hiển thị.
Bước 3 - Tìm tiêu đề "Display adapters" (Bộ chuyển đổi màn hình).
Kéo thanh cuộn xuống đến khi bạn tìm thấy tiêu đề này trong cửa sổ Device Manager.
Các lựa chọn trong cửa sổ Device Manager được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái, nên bạn sẽ thấy tiêu đề "Display adapters" trong mục "D".
Nếu bạn thấy các lựa chọn thụt vào bên dưới tiêu đề "Display adapters", hãy bỏ qua bước tiếp theo.
Bước 4 - Nhấp đúp vào tiêu đề "Display adapters".
Thao tác này liền mở rộng tiêu đề và cho bạn thấy thông tin card đồ họa đã được cài đặt.
Bước 5 - Xem thông tin của card đồ họa.
Tên của card đồ họa đã cài đặt hiển thị bên dưới tiêu đề "Display adapters". Nếu bạn thấy nhiều tên tại đây, điều đó có nghĩa là máy tính được lắp đặt thêm card đồ họa bên cạnh loại được tích hợp sẵn.
Bạn có thể tìm kiếm tên của card đồ họa trên mạng để biết thêm chi tiết.
Phương pháp 2 - Trên Mac
Bước 1 - Mở trình đơn Apple .
Nhấp vào biểu tượng Apple ở phía trên góc trái màn hình. Một trình đơn sẽ hiển thị tại đây.
Bước 2 - Nhấp vào About This Mac (Giới thiệu).
Đây là lựa chọn ở phía trên trình đơn đang hiển thị.
Bước 3 - Nhấp vào System Report… (Báo cáo hệ thống).
Đây là lựa chọn ở bên dưới cửa sổ About This Mac.
Bước 4 - Nhấp vào ▼ ở bên trái Hardware (Phần cứng).
Đây là lựa chọn trong khung bên trái cửa sổ System Report.
Bước 5 - Nhấp vào Graphics/Displays (Đồ họa/Màn hình).
Lựa chọn này ở khoảng giữa nhóm lựa chọn hiển thị bên dưới tiêu đề trong khung bên trái.
Bước 6 - Tìm tên của card đồ họa.
Thông tin này hiển thị ở phía trên khung bên phải.
Bạn cũng có thể xem thông số kỹ thuật của card đồ họa được liệt kê bên dưới tên của card đồ họa.
Phương pháp 3 - Trên Linux
Bước 1 - Mở Terminal.
Nhấp vào ứng dụng Terminal với biểu tượng hộp đen, hoặc ấn Alt+Ctrl+T cùng lúc để mở cửa sổ Terminal mới.
Bước 2 - Cập nhật danh sách linh kiện PCI của máy tính.
Bạn cần nhập lệnh sau vào Terminal, rồi ấn ↵ Enter.
sudo update-pciids
Bước 3 - Nhập mật khẩu.
Nhập mật khẩu mà bạn dùng để đăng nhập máy tính, rồi ấn ↵ Enter. Thao tác này sẽ xác nhận lệnh và cập nhật danh sách linh kiện PCI của máy tính.
Các ký tự của mật khẩu sẽ không hiển thị khi bạn nhập vào Terminal.
Bước 4 - Tìm danh sách linh kiện PCI của máy tính.
Bạn cần nhập lệnh sau và ấn ↵ Enter để mở danh sách linh kiện PCI đã lắp đặt và tích hợp sẵn (bao gồm card đồ họa):
lspci -v | less
Bước 5 - Tìm card đồ họa.
Kéo thanh cuộn của cửa sổ Terminal lên trên đến khi bạn tìm được tiêu đề "Video controller", "VGA compatible", "3D" hoặc "Integrated graphics; tên của card đồ họa hiển thị bên cạnh tiêu đề này.
Bước 6 - Ghi chú số ID của card đồ họa.
Đây là số hiển thị bên trái tiêu đề của card đồ họa, và thường có định dạng: 00:00.0
Bước 7 - Mở cửa sổ Terminal mới.
Ấn Alt+Ctrl+T một lần nữa, hoặc nhấp phải vào ứng dụng Terminal và nhấp vào (Cửa sổ Terminal mới) hoặc nội dung tương tự.
Bước 8 - Tìm thông tin của card đồ họa.
Nhập lệnh sau vào Terminal - bạn nhớ thay "00:02.0" bằng số ID của card đồ họa và ấn ↵ Enter để xem thông tin chi tiết của card đồ họa:
sudo lspci -v -s 00:02.0
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-ph%E1%BB%85u-ho%E1%BA%B7c-h%C3%ACnh-ch%C3%B3p-b%E1%BA%B1ng-gi%E1%BA%A5y | Cách để Làm phễu hoặc hình chóp bằng giấy | Hình chóp bằng giấy là một loại hình thủ công làm tại nhà rất hữu ích. Bạn cần một hình chóp để gắn vào tên lửa bằng giấy hoặc làm mũi cho người tuyết? Bạn muốn làm một chiếc mũ cho bữa tiệc? Hình chóp bằng giấy có rất nhiều công năng khác nhau và thật may là chúng rất dễ thực hiện. Khi bạn đã chuẩn bị xong một hình chóp cơ bản thì bạn có thể làm thêm nhiều cái khác và trang trí theo ý thích.
Phương pháp 1 - Làm hình chóp giấy bằng giấy hình tròn
Bước 1 - Làm một hình tròn bằng giấy.
Chiều cao của hình chóp sẽ phụ thuộc vào bán kính của hình tròn. Bán kính càng lớn thì hình chóp càng cao. Bạn có thể in mẫu làm hình chóp và vẽ hình dạng tương tự vào giấy mà bạn muốn dùng. Nếu muốn tự làm một hình tròn thì bạn nên cố gắng vẽ sao cho hình tròn thật đều.
Việc đo đạc không chính xác có thể ảnh hưởng lớn đến hình dạng của hình chóp. Tốt nhất bạn nên cố gắng tạo ra một hình tròn hoàn chỉnh.
Để có hình tròn, bạn cũng có thể dùng compa hoặc vẽ theo vật thể tròn như nắp hoặc hộp tròn.
Bước 2 - Vẽ một góc nhọn hình tam giác.
Dùng hình mẫu và cắt theo hai cạnh để tạo ra góc hình tam giác. Để tự vẽ góc hình tam giác, bạn sẽ chấm một điểm ở giữa hình tròn. Vẽ hai đường thẳng từ tâm bằng thước để tạo ra một góc hình tam giác. Nếu hai đường thẳng quá gần nhau thì sẽ tạo ra một góc hình tam giác nhỏ làm cho hình chóp có đáy rộng hơn.
Dùng thước đo độ để tìm ra tâm của hình tròn nếu bạn không chắc tâm nằm ở đâu. Nếu dùng thước đo độ để phác họa hình tròn thì bạn có thể tiết kiệm thời gian trong việc tìm điểm giữa trước khi vẽ hình tròn.
Bạn cũng có thể tự vẽ góc hình tam giác bằng cách dùng thước và bút chì.
Bước 3 - Cắt góc hình tam giác ra khỏi hình tròn.
Để làm hình chóp với phần đáy nhỏ, bạn sẽ cắt góc hình tam giác to hơn. Dùng kéo hoặc dao rọc giấy để cắt góc hình tam giác sao cho thật thẳng. Nếu không may cắt lệch thì bạn phải làm lại từ đầu.
Bước 4 - Đưa hai mép vừa cắt của hình tròn sát vào nhau.
Để có hình chóp, bạn sẽ đưa một mép cắt của hình tròn đè lên mép cắt còn lại. Giữ chặt hai mép cắt và đảm bảo hai mép dưới phải đều nhau. Như vậy, miếng giấy hình tròn đã tạo ra hình chóp mà bạn mong muốn.
Mở giấy ra và lặp lại thao tác trên nếu các bên không đều nhau trong lần thực hiện đầu tiên.
Đừng tạo ra những nếp gấp rõ ràng. Hình chóp của bạn phải có độ tròn.
Bước 5 - Dán chặt phần bên trong của hình chóp.
Khi dán hai mép vào nhau thì bạn sẽ có một hình chóp bằng giấy. Dán hai mép của hình chóp bằng cách kéo hai mép đè lên nhau và dán chặt hai mép bằng băng keo. Vậy là hoàn thành, bạn đã có một hình chóp bằng giấy.
Một miếng băng keo là đủ để giữ chặt hình chóp. Dán nhiều miếng băng keo bên trong trông sẽ rất lộn xộn. Tốt nhất bạn nên dùng một tay dán băng kéo và tay còn lại giữ hình chóp.
Phương pháp 2 - Làm hình chóp bằng cách cuộn
Bước 1 - Cắt hình tam giác với một cạnh dài.
Nếu không thích phương pháp hình tròn, bạn có thể tạo ra hình chóp bằng một tờ giấy hình tam giác. Để có thể cuộn giấy thành hình chóp, bạn sẽ cần hình tam giác với một cạnh dài và hai cạnh ngắn bằng nhau. Hình tam giác càng to thì hình chóp sẽ càng to. Bạn nên đo cẩn thận và cắt một cách chính xác.
Những lỗi sai nhỏ có thể làm cho hình chóp bị xẹp, hoặc tệ hơn là quá ngắn để có thể dán tạo ra hình chóp.
Tương tự, bạn có thể thực hiện cùng một thao tác bằng giấy bán nguyệt. Hình bán nguyệt sẽ làm cho đỉnh của hình chóp đều hơn.
Nếu không muốn tự đo thì bạn có thể tìm mẫu hình tam giác. Bạn nên nhớ dùng mẫu với một cạnh dài và hai cạnh ngắn bằng nhau.
Bước 2 - Cuộn hai góc ngoài của tờ giấy vào giữa.
Lấy một góc ở ngoài và cuộn vào giữa để mép giấy chạm vào điểm giữa của hình tam giác. Tay còn lại sẽ lấy góc kia và cuộn lên phía trên để phủ phần đã cuộn trước đó. Khi hoàn tất, bạn sẽ có phần giấy hình chóp.
Nếu gặp khó khăn khi cuộn hai góc vào giữa thì có thể là do cạnh dài nhất của hình tam giác không đủ dài.
Hai góc mà bạn dùng để cuộn là hai góc đối nhau trên cạnh dài.
Giữ phần cuộn của góc đầu tiên trong khi cuộn tiếp góc còn lại. Mỗi góc được cuộn bằng một tay.
Bước 3 - Điều chỉnh hình chóp của bạn.
Nếu hai góc được cuộn một cách hoàn hảo thì bạn không cần chỉnh sửa giấy để làm cho hình chóp trở nên đều đặn. Xoay chặt phần cuộn nếu cần. Nếu cảm giác hai phần cuộn không đều thì bạn cứ thoải mái điều chỉnh.
Nếu có phần giấy thừa lộ ra bên ngoài hình chóp thì có thể phần giấy ban đầu chưa được cắt đều. Nếu gặp trường hợp này, bạn có thể cắt bỏ phần giấy thừa bằng dao rọc giấy. Khi đã cắt đều phần giấy của hình chóp thì người khác sẽ không nhận ra việc cắt nhầm trong quá trình thực hiện.
Đây là quy trình thực hiện tương đối nhanh nên sẽ hiệu quả hơn nếu bạn thực hiện vài lần đến khi có thành phẩm hoàn chỉnh.
Bước 4 - Gấp các mép thừa vào đáy của hình chóp.
Phần giấy thừa ở dưới đáy của hình chóp nên được gấp vào trong. Như vậy, hình chóp sẽ đều và giữ được hình dạng. Nếu phần cuộn được thực hiện đúng cách thì sẽ có ít nhất một mép hình tam giác được gấp vào trong.
Nếu vì một lý do nào đó mà bạn không có đủ giấy để gấp vào thì bạn có thể xử lý vấn đề này bằng cách dán một miếng băng keo vào phần đáy, gấp từ ngoài vào trong hình chóp.
Thử xiết hoặc nới lỏng lực giữ hình chóp nếu mép cuộn không hiển thị rõ ràng.
Bước 5 - Dán băng keo vào hình chóp.
Mặc dù việc cuộn các mép cũng giữ được hình chóp nhưng dán thêm băng keo vào bên trong hình chóp sẽ giúp giữ chặt hình dạng. Lấy một miếng băng kéo và dán dọc theo đường mép cuộn bên trong. Nếu bạn lo lắng hình chóp bị bong ra thì lấy thêm băng keo dán ngang phần phía trên và phần giữa của mép giấy. Sau khi dán băng keo xong bạn sẽ có hình chóp hoàn hảo.
Mép thừa cũng có thể dán vào trong.
Phương pháp 3 - Làm cho hình chóp trở nên đặc biệt
Bước 1 - Chọn giấy phù hợp.
Nếu đã có ý tưởng rõ ràng về mục đích sử dụng hình chóp thì bạn có thể cân nhắc việc sử dụng vật liệu phù hợp. Mỗi thành phẩm có thể cần một loại giấy khác nhau.
Giấy in cũng phù hợp để làm hình chóp trang trí đơn giản. Bạn sẽ có nhiều cơ hội để tô màu hoặc vẽ.
Giấy cứng sẽ thích hợp để làm mũ cho bữa tiệc.
Giấy nến là lựa chọn tuyệt vời khi bạn muốn làm một chiếc phễu dùng cho việc nướng bánh.
Bước 2 - Cắt đỉnh nhọn của chiếc phễu.
Nếu làm hình chóp giấy để nướng bánh thì bạn cần biến nó thành chiếc phễu. Bạn chỉ việc dùng kéo cắt bỏ đỉnh nhọn. Khi đã cắt bỏ đỉnh nhọn, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát việc đổ kem đường hoặc xi-rô bằng cách bóp vào phễu.
Nếu chiếc phễu của bạn có lỗ không đủ to, bạn có thể cắt thêm một lần nữa. Tuy nhiên, lưu ý rằng, bạn cắt đỉnh nhọn càng cao thì chiếc phễu sẽ có lỗ càng to. Tốt nhất bạn nên cắt phễu thật cẩn thận và có chừng mực.
Bước 3 - Vẽ họa tiết lên hình chóp.
Nếu bạn muốn làm hình chóp để trang trí hoặc làm mũ cho bữa tiệc thì việc thêm họa tiết sẽ rất vui. Dùng bút màu hoặc bút lông yêu thích của bạn để vẽ. Họa tiết như đường gồ ghề hoặc đường xoắn thích hợp nhất để trang trí cho hình chóp nhưng bạn cũng có thể viết chữ lên đó. Với mũ dành cho bữa tiệc hoặc mũ để chế giễu thì việc viết chữ (chẳng hạn như Sinh nhật vui vẻ) có thể giúp xác định rõ mũ được đội cho dịp nào.
Vẽ họa tiết bằng bút chì trước nếu bạn lo lắng mắc lỗi sai.
Sẽ dễ hơn khi bạn vẽ họa tiết lên giấy nháp trước khi vẽ lên hình chóp.
Bước 4 - Tìm ý tưởng để có thêm cảm hứng sáng tạo.
Có vô số cách để bạn có thể trang trí lên hình chóp bằng giấy. Mặc dù bạn phải tự lên ý tưởng nhưng cũng có thể tham khảo tác phẩm của người khác để có thêm ý tưởng. Hãy thử nhiều phương pháp làm hình chóp khác nhau. Trang trí hình chóp của bạn bằng vật liệu mới. Việc sáng tạo trong khi làm thủ công tại nhà là vô tận.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Gi%E1%BB%AF-An-to%C3%A0n | Cách để Giữ An toàn | Dù là người lớn hay trẻ em, chúng ta ai cũng cần được vui sống mà không phải luôn lo lắng xảy ra bất trắc. Bạn có thể đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình bằng cách thực hiện một số biện pháp đề phòng đơn giản quanh nhà, tuân theo các hướng dẫn an toàn khi ra ngoài vào ban đêm và cẩn thận khi lướt internet. Bạn cũng nên dạy cho bọn trẻ nắm được các quy tắc giữ an toàn, và như vậy bạn có thể yên tâm tận hưởng cuộc sống an toàn hết sức có thể.
Phương pháp 1 - Giữ an toàn tại nhà
Bước 1 - Chuẩn bị sẵn bộ sơ cứu.
Để ngôi nhà của bạn được an toàn và luôn sẵn sàng ứng phó khi có sự cố, bạn nên có trong tay một bộ sơ cứu đầy đủ. Bạn có thể mua bộ sơ cứu bán sẵn hoặc tự tập hợp vật dụng và cất trữ trong hộp dụng cụ hoặc hộp nhựa. Bộ sơ cứu của bạn cần có:
Băng gạc sạch
Cồn isopropyl và ô xy già
Thuốc mỡ kháng sinh
Thuốc giảm đau không kê toa
Băng dính y tế
Thuốc kháng sinh
Bước 2 - Tích trữ đầy đủ đồ tiếp liệu khẩn cấp.
Khi xảy ra tình huống khẩn cấp, bạn cần phải sẵn sàng ứng phó. Một ngôi nhà an toàn cần có những thứ sau cất trữ ở nơi an toàn để phòng khi cần đến:
Pin và đèn pin
Dao nhíp
Kim và chỉ
Đồ hộp và các thực phẩm không dễ hỏng khác
Nhiều nước
Diêm hoặc bật lửa
Radio
Bước 3 - Ngăn chặn nguy cơ hoả hoạn trong nhà.
Cho dù bạn ở trong nhà của mình hoặc ở nhà thuê, việc thực hiện các biện pháp phòng chống hỏa hoạn luôn là điều quan trọng. Hãy thực hiện những bước sau đây để có thể ngủ ngon giấc và an tâm rằng mình đã làm mọi việc có thể để phòng chống cháy:
Lắp đặt thiết bị báo cháy và thường xuyên kiểm tra.
Để sẵn bình chữa cháy trong nhà và bảo dưỡng định kỳ.
Rút phích điện tất cả các thiết bị điện khi không dùng đến và nhớ kiểm tra đường dây điện trong nhà.
Lập kế hoạch thoát hiểm và tập luyện với gia đình.
Bước 4 - Phòng chống trộm đột nhập vào nhà.
Trộm cướp là một trong những vấn đề nhức nhối và là nỗi lo lắng có thể xảy ra với bất cứ ai. Bạn hãy thực hiện các bước cần thiết sau đây để đảm bảo sự cố này không xảy ra với bạn và gia đình:
Lắp đặt hệ thống an ninh ở nơi dễ nhìn thấy.
Tổ chức đội tuần tra khu phố.
Gắn khoá chất lượng cao ở các cửa ra vào.
Giữ cho sân vườn quang đãng và lắp đèn chiếu sáng.
Đỗ ô tô trong nhà để xe nếu nhà có ô tô.
Bước 5 - Đảm bảo ngôi nhà của bạn phải an toàn cho trẻ em nếu bạn có con nhỏ.
Nếu có con nhỏ hoặc đang định có con, bạn cần đảm bảo mọi thứ phải an toàn và suôn sẻ hết sức có thể. Hãy dành chút thời gian để thực hiện các biện pháp an toàn trong nhà. Trẻ con còn chưa hiểu biết, vậy nên việc của bạn là đảm bảo tai nạn không xảy ra. Lưu ý những việc sau đây khi sửa sang nhà cửa để giữ an toàn cho trẻ nhỏ:
Lắp cửa trên các đầu cầu thang.
Che đậy dây điện và các ổ điện.
Cất kỹ các hoá chất độc hại trong tủ hoặc ở nơi ngoài tầm với của trẻ.
Cất vũ khí ở nơi đảm bảo và khóa lại.
Bước 6 - Mua bảo hiểm rủi ro thiên tai.
Thảm họa thiên nhiên có thể là mối nguy hủy hoại cuộc sống yên vui của bạn. Hãy đảm bảo rằng những cơn thịnh nộ bất ngờ và khó lường của thiên nhiên không đẩy bạn vào cảnh không nhà không cửa bằng cách mua bảo hiểm rủi ro thiên tai. Để yên tâm hơn, bạn nên đầu tư ngay bây giờ.
Phương pháp 2 - Giữ an toàn ban đêm
Bước 1 - Luôn đem điện thoại theo mình.
Khi ra ngoài vào ban đêm, ngay cả khi chỉ đến góc phố, bạn cũng nên đem theo phương tiện nào đó để có thể liên lạc trong tình huống khẩn cấp. Đừng quên luôn bỏ điện thoại sạc đầy pin trong túi xách hoặc túi áo.
Nếu dùng iPhone, bạn hãy cài đặt phần mềm theo dõi điện thoại qua tài khoản Apple để phòng khi điện thoại bị mất hoặc bị đánh cắp.
Đôi khi bạn cũng nên kín đáo giấu điện thoại đi và chỉ lấy ra khi thực sự cần thiết. Chiếc điện thoại mới tinh mà bạn vừa sắm được có thể trở thành miếng mồi ngon đối với bọn trộm cướp.
Bước 2 - Đi bộ theo nhóm.
Để yên tâm khi đi bộ ra ngoài vào ban đêm, tốt nhất là bạn nên đi cùng một nhóm người. Dù là đàn ông hay phụ nữ, dù già hay trẻ, bạn cũng sẽ an toàn hơn nếu có người hỗ trợ. Đừng đi đâu vào đêm muộn mà chỉ có một mình.
Nếu phải đi một mình, bạn nhớ chọn những khu vực được chiếu sáng, bám vào những tuyến đường an toàn và đi thật nhanh đến nơi cần đến. Hãy gọi cho ai đó để nói cho họ biết kế hoạch di chuyển của bạn càng sớm càng tốt.
Bước đi với vẻ tự tin và chú ý mọi thứ xung quanh. Tránh dán mắt vào điện thoại để khỏi trở thành mục tiêu dễ tấn công cho kẻ xấu.
Nếu có ra ngoài uống rượu, bạn cần sắp xếp phương tiện để về nhà trước khi quá khuya. Bạn có thể rơi vào tình huống không an toàn nếu xuống phố chơi đến 2 giờ sáng mà không có kế hoạch để về nhà.
Tránh những khu vực có tỷ lệ tội phạm cao. Thường thì bạn có thể liên hệ với cảnh sát khu vực để biết khu vực nào là nguy hiểm và tránh đến những nơi đó khi đi bộ một mình.
Bước 3 - Cho mọi người biết là bạn đang đi đâu.
Hãy cố gắng giữ liên lạc với người thân khi đi ra ngoài. Bạn không cần phải chốc chốc lại gọi điện; chỉ cần đề phòng cho yên tâm. Hãy báo cho bố mẹ, bạn thân hoặc một người thân nào đó biết bạn đang ở đâu, đang đi đâu và định khi nào quay về. Ít nhất thì bạn cũng không để cho mọi người phải lo lắng.
Bước 4 - Cân nhắc đem theo công cụ tự vệ để phòng thân.
Mặc dù không phải là lời khuyên thích hợp cho tất cả mọi người, nhưng một bình xịt hơi cay hoặc chiếc gậy có trong tay cũng rất hữu ích nếu bạn buộc phải thường xuyên đi bộ một mình. Các công cụ này sẽ giúp bạn chống lại những kẻ tấn công hoặc chó lang thang, và quan trọng hơn nữa là nó giúp bạn có cảm giác an toàn khi đi lại ngoài đường.
Học cách sử dụng gậy hoặc bình xịt hơi cay trước khi đem theo mình. Luật ở nhiều khu vực không cho phép đem theo những công cụ tự vệ ra ngoài đường mà chưa được huấn luyện cách sử dụng.
Dao giấu kín hoặc súng mà bạn đem theo trong người có thể gây nguy hiểm hơn là an toàn, nhưng nếu quan tâm đến việc sử dụng vũ khí an toàn, bạn có thể ghi danh một khoá học kỹ năng tự vệ để biết cách bảo vệ bản thân.
Bước 5 - Học kỹ năng tự vệ
Dù có đi bất cứ nơi nào trên thế giới, bạn cũng sẽ yên tâm hơn nếu biết chút ít về kỹ năng tự vệ trong trường hợp bất ngờ gặp phải kẻ xấu. Nếu tự tin rằng mình có khả năng tự vệ khi cần thiết, bạn sẽ không phải lo lắng đến mức hoang tưởng.
Hết sức cố gắng tránh đánh nhau. Cách tốt nhất để thắng cuộc ẩu đả là tránh để xảy ra ngay từ đầu.
Phương pháp 3 - Giữ an toàn trên mạng
Bước 1 - Chọn mật khẩu an toàn
Đừng bao giờ sử dụng các mật khẩu quá sơ sài như "matkhau" hay "12345". Những kẻ bẻ khoá có thể dễ dàng vượt qua các mật khẩu kiểu này rất nhanh, và khi đó thì mật khẩu của bạn dù có cũng như không. Bạn nên chọn mật khẩu an toàn, kết hợp các chữ cái, con số và các biểu tượng đặc biệt để tạo nên mật khẩu hữu hiệu nhất.
Bước 2 - Đăng xuất các trang web khi sử dụng xong.
Luôn luôn đăng xuất mọi trang web yêu cầu bạn phải đăng nhập, bao gồm email, các trang mạng xã hội và các trang khác mà bạn không muốn bị đột nhập. Việc này cực kỳ quan trọng khi bạn dùng máy tính công cộng, nhưng để đảm bảo an toàn, bạn cũng nên làm vậy khi sử dụng máy tính riêng của mình.
Bước 3 - Bảo mật thông tin cá nhân.
Đừng bao giờ tiết lộ các thông tin cá nhân như họ tên, địa chỉ, số điện thoại, email hoặc số thẻ tín dụng trên internet, bất kể là phòng chat hoặc trên Twitter hay Facebook.
Kiểm soát thiết lập quyền riêng tư sao cho những gì bạn đăng không hiển thị với bất cứ người nào chưa được bạn chấp nhận. Nỗ lực phòng tránh những cặp mắt tọc mạch theo dõi các bài đăng và hình ảnh của bạn sẽ giúp bạn an tâm.
Nếu có người lạ nào đó hỏi thông tin cá nhân của bạn, hãy bảo họ “Có những thứ không nên trao đổi trên internet.”
Bước 4 - Đọc các điều khoản và điều kiện.
Trước khi đăng nhập bất cứ trang web nào, bạn cần đọc các điều khoản và điều kiện, nhớ đọc cả các chữ in nhỏ để đảm bảo không có điều khoản nào mà bạn không hiểu rõ trước khi đồng ý. Việc này tuy tẻ nhạt, nhưng nó xứng đáng vì sự an toàn của bạn.
Phương pháp 4 - Giữ an toàn (dành cho trẻ em)
Bước 1 - Không thực hiện các thử thách nguy hiểm.
Đừng nhận lời thách đố nào, ngay cả trò Truth or Dare (nói thật hoặc thử thách). Nếu có ai đó thách bạn chơi trò Truth or Dare, hãy từ chối và rời đi.
Bước 2 - Tuyệt đối không nghe bạn bè rủ rê sử dụng chất kích thích hoặc hút thuốc, nhất là khi bạn còn ở tuổi thiếu niên.
Bước 3 - Không giao du với những người nguy hiểm.
Bạn sẽ dễ bị tác động tiêu cực khi chơi với những người nguy hiểm.
Bước 4 - Gắn kết với bạn bè đáng tin (chẳng hạn như những người bạn mà quen biết đã lâu) hoặc những người lớn đáng tin cậy.
Mọi người sẽ bảo vệ bạn và giúp bạn tránh xa rắc rối.
Bước 5 - Đừng ra khỏi nhà mà không nói cho người lớn biết bạn đi đâu.
Hãy cho mọi người biết bạn đi đâu, đi với ai và bao giờ thì về nhà.
Bước 6 - Đừng lấy bất cứ thứ gì từ người lạ.
Nếu ai đó đưa cho bạn một thứ mà bạn không biết nó là gì thì đừng lấy! Bạn có thể gặp rắc rối vì đã lấy nó, ngay cả khi người ta đưa cho bạn.
Bước 7 - Đừng lên xe của bất cứ ai.
Nếu một người lạ dụ dỗ bạn lên xe của họ, hãy mau chạy về hướng ngược lại và hét lên thật to. Đừng để họ đi theo bạn về nhà; hãy gõ cửa ngôi nhà nào gần đó nhờ họ giúp đỡ.
Bước 8 - Đừng đi đâu một mình.
Nếu phải đi đâu đó, đến trung tâm mua sắm chẳng hạn, bạn hãy đi cùng một nhóm bạn, như vậy bạn sẽ không bị tách ra một mình.
Bước 9 - Đừng ra ngoài vào buổi tối.
Ban đêm thường nguy hiểm hơn ban ngày vì mọi thứ đều khó nhìn thấy. Nếu bạn ra ngoài vào ban đêm, hãy chọn những khu vực có đủ ánh sáng.
Bước 10 - Về nhà bằng con đường mà bạn vẫn thường đi.
Thay vì thử khám phá con đường mà cách đây 20 phút bạn còn chưa từng biết, hãy chọn con đường quen thuộc và bố mẹ bạn biết phải tìm bạn ở đâu.
Bước 11 - Đừng ở lại trường sau giờ tan học, trừ khi được bố mẹ cho phép và tham gia hoạt động do trường tổ chức.
Bước 12 - Tuyệt đối không ra khỏi khuôn viên trường.
Giả sử như bạn thấy điện thoại của mình để trên ghế đá, hãy nói với thầy cô trước khi chạy ra lấy.
Bước 13 - Không trả lời các tin nhắn quấy nhiễu khi đang ở trường.
Nếu nhận được tin nhắn quấy rối, bạn đừng trả lời mà hãy báo với giáo viên
Bước 14 - Đừng lên xe của bạn bè mà không báo cho bố mẹ biết trước.
Bước 15 - Tham gia các cuộc diễn tập ứng phó sự cố/di tản do nhà trường tổ chức.
Chú ý tập trung trong quá trình diễn tập và khuyến khích các bạn học cùng tham gia.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/S%E1%BB%91ng-c%C3%B9ng-B%E1%BB%87nh-gi%E1%BB%9Di-leo-(Zona) | Cách để Sống cùng Bệnh giời leo (Zona) | Bệnh giời leo (zona) là tình trạng nhiễm trùng da và có thể hình thành vết phát ban phồng rộp. Bệnh do virus có tên gọi varicella zoster gây nên, loại virus này cũng là thủ phạm gây bệnh thủy đậu. Nếu bạn đã từng bị thủy đậu, bạn sẽ dễ mắc phải bệnh giời leo sau này. Không có bất kỳ biện pháp nào có thể chữa trị dứt đểm căn bệnh giời leo, nhưng bạn có thể tiến hành điều trị bằng thuốc và chăm sóc thường xuyên từ bác sĩ.
Phương pháp 1 - Quản lý Sự bùng phát của Bệnh
Bước 1 - Nhận thức triệu chứng.
Giời leo thường bắt đầu với cơn đau nhức, ngứa ngáy, phỏng rát, tê, và/hoặc ngứa ran trong khoảng từ 1 – 5 ngày. Sau đó, người bệnh sẽ phát ban. Đối với người có hệ miễn dịch bình thường, vết phát ban thường sẽ chỉ xuất hiện dưới dạng duy nhất một vệt đỏ dài tại một bên của cơ thể hoặc trên mặt. Người có hệ miễn dịch yếu có thể sẽ bị phát ban tại khắp nơi trên cơ thể.
Các triệu chứng khác bao gồm sốt, đau đầu, nhạy cảm với ánh sáng và sự va chạm, kiệt sức, và đau bụng.
Vết phát ban trở nên phồng rộp và đóng vảy trong khoảng từ 7 – 10 ngày. Giời leo sẽ kéo dài từ 2 – 6 tuần.
Bước 2 - Tìm kiếm biện pháp chữa trị y tế ngay lập tức.
Bạn nên đi khám bệnh ngay khi vết phát ban vừa mới xuất hiện. Tốt nhất là bạn nên đi khám trong vòng 3 ngày (sớm hơn nếu bạn bị phát ban trên mặt). Bác sĩ có thể chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị kịp thời. Chữa trị sớm có thể khiến mụn nước khô nhanh hơn và giảm thiểu cơn đau.
Bạn có thể điều trị bệnh giời leo tại nhà. Bạn không cần thiết phải nhập viện.
Hầu hết mọi người đều sẽ chỉ bị giời leo một lần duy nhất, nhưng cũng có khả năng bạn sẽ gặp phải căn bệnh này thêm 2 hoặc 3 lần trong tương lai.
Bước 3 - Sử dụng bài thuốc tại nhà.
Trong thời kỳ nhiễm bệnh, bạn nên mặc quần áo rộng rãi được làm từ chất vải tự nhiên, nghỉ ngơi nhiều, và ăn uống lành mạnh. Bạn cũng có thể ngâm mình trong bồn tắm với một chút yến mạch hoặc sử dụng sản phẩm dưỡng da calamine để xoa dịu da của bạn.
Mặc quần áo vải lụa hoặc cotton thay vì len hoặc acrylic.
Cho thêm một nắm yến mạch tươi hoặc dưới dạng keo vào nước tắm để làm dịu da. Bạn cũng có thể tìm mua sữa tắm có chứa yến mạch để hòa vào bồn tắm của bạn.
Bôi sữa dưỡng da calimne sau khi tắm, khi da vẫn còn ẩm.
Bước 4 - Giảm thiểu căng thẳng.
Căng thẳng có thể khiến bạn cảm thấy đau đớn nhiều hơn khi bị giời leo. Cố gắng ngừng suy nghĩ về cơn đau bằng cách thực hiện những hoạt động khác mà bạn yêu thích như đọc sách, nghe nhạc, hoặc trò chuyện cùng bạn bè hoặc gia đình. Căng thẳng cũng sẽ kích hoạt cơn bùng phát của bệnh, vì vậy, bạn nên cố gắng thực hiện mọi thứ có thể để tránh gây căng thẳng cho bản thân.
Thiền và kỹ thuật hít thở sâu sẽ giúp bạn giảm thiểu căng thẳng trong quá trình bị bệnh, và giúp làm giảm cơn đau.
Bạn có thể thiền bằng cách lặp lại suy nghĩ hoặc từ ngữ xoa dịu trong tâm trí để tránh bị sao nhãng.
Bạn cũng nên sử dụng phương pháp tưởng tượng có hướng dẫn khi thiền, trong biện pháp này, bạn sẽ tập trung suy nghĩ về hình ảnh hoặc địa điểm đem lại cảm giác thư giãn cho bạn. Trong quá trình tưởng tượng, hãy kết hợp thêm mùi hương, cảnh tượng và âm thanh. Nhờ người khác hướng dẫn bạn trong quá trình này cũng sẽ khá hữu ích.
Thái cực quyền và yoga cũng là cách giúp bạn giảm căng thẳng. Cả hai loại hoạt động này đều đòi hỏi sự kết hợp của dáng điệu cụ thể và bài tập hít thở sâu.
Bước 5 - Uống thuốc kháng virus.
Bác sĩ thường sẽ kê toa thuốc valacyclovir (Valtrex), acyclovir (Zovirax), famciclovir (Famciclovir STADA), hoặc loại thuốc tương tự khác để điều trị bệnh zona. Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và dược sĩ, và tham khảo về tác dụng phụ hoặc phản ứng có thể xảy ra đối với các loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng.
Bạn nên uống thuốc càng sớm càng tốt để chúng phát huy hiệu lực. Đây cũng là lý do vì sao bạn nên đi khám bệnh ngay khi vết phát ban vừa mới xuất hiện.
Bước 6 - Uống thuốc giảm đau.
Cơn đau mà bạn trải nghiệm khi nhiễm bệnh có thể sẽ khá ngắn, nhưng lại khá nặng nề. Tùy thuộc vào mức độ đau đớn và tiền sử y tế của bạn, bác sĩ sẽ kê toa một vài loại thuốc có chứa codeine cho bạn, hoặc loại thuốc giúp kiểm soát cơn đau lâu dài chẳng hạn như thuốc chống co giật.
Hoặc bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng một vài loại thuốc như lidocaine. Thuốc có thể được sử dụng dưới dạng kem, gel, thuốc xịt, hoặc miếng dán ngoài da.
Bác sĩ cũng có thể tiêm thuốc corticosteroid hoặc thuốc gây tê tại chỗ để kiểm soát cơn đau.
Kem bôi capsaicin được kê toa, có chứa hoạt chất của ớt, cũng sẽ giúp kiểm soát cơn đau khi bạn bôi vào vết phát ban.
Bước 7 - Giữ cho da luôn sạch sẽ và mát mẻ.
Bạn có thể tắm nước lạnh khi đang bị giời leo hoặc chườm lạnh trên vết phồng rộp và mụn nước. Giữ da sạch sẽ bằng cách sử dụng nước lạnh và xà phòng dịu nhẹ để ngăn ngừa kích ứng hoặc viêm nhiễm nhiều hơn.
Bạn nên tắm với xà phòng dịu nhẹ như Dove, Olay, Johnson’s, v.v.
Bạn có thể hòa 2 thìa uống trà muối vào 1 lít nước mát và dùng khăn mặt để bôi dung dịch này lên vết phồng rộp hoặc phát ban. Phương pháp này sẽ giúp xoa dịu bất kỳ cơn ngứa nào mà bạn đang gặp phải.
Phương pháp 2 - Đối phó với Biến chứng của Bệnh giời leo
Bước 1 - Nhận biết chứng đau dây thần kinh sau zona.
Một trong số năm người bị giời leo sẽ phát triển chứng bệnh đau dây thần kinh sau zona (PHN). Bạn cũng có thể đang mắc phải căn bệnh này nếu bạn cảm thấy đau đớn cùng cực tại cùng vị trí mà bạn đã từng bị giời leo trước đây. PHN sẽ kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Nhiều người có thể sẽ phải chịu đựng triệu chứng bệnh trong nhiều năm.
Bạn càng lớn tuổi bao nhiêu thì khả năng mắc bệnh PHN của bạn càng cao bấy nhiêu.
Nếu bạn cảm thấy đau khi một thứ nào đó chạm vào da (ví dụ: quần áo, gió, con người), bạn có thể đang mắc phải chứng PHN.
Nếu bạn không chữa trị sớm, bạn cũng có thể sẽ dễ dàng gặp phải chứng bệnh PHN.
Bước 2 - Cẩn thận trước biến chứng.
Mặc dù PHN là biến chứng phổ biến nhất, bạn cũng có khả năng mắc phải những loại bệnh khác như viêm phổi, thính giác có vấn đề, mù lòa, viêm não, hoặc tử vong. Sẹo, nhiễm trùng da, và suy cơ cũng có thể là biến chứng của bệnh giời leo.
Bước 3 - Tìm kiếm chữa trị y tế.
Nếu bạn nghĩ rằng bạn đang gặp phải căn bệnh PHN hoặc các loại biến chứng khác của bệnh giời leo, bạn nên đi khám bệnh. Bác sĩ có thể thiết lập kế hoạch điều trị phù hợp để giúp bạn kiểm soát biến chứng. Kế hoạch điều trị sẽ tập trung vào việc quản lý cơn đau mãn tính của bạn.
Quá trình điều trị sẽ bao gồm thuốc bôi ngoài da như lidocaine, thuốc gây tê như oxycodone, thuốc chống co giật như gabapentin (Neurontin) hoặc pregabalin (Lyrica), hoặc sử dụng phương pháp can thiệp tâm lý.
Nhiều người có khả năng bị trầm cảm hoặc mắc phải các vấn đề sức khỏe tâm thần khác khi đối phó với cơn đau mãn tính. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc chống trầm cảm hoặc yêu cầu bạn nên tiến hành điều trị bằng liệu pháp nhận thức hành vi. Liệu pháp này sẽ bao gồm kỹ thuật thư giãn hoặc thôi miên. Cả hai loại kỹ thuật này đều sẽ đem lại hiệu quả trong việc quản lý cơn đau mãn tính.
Bước 4 - Tiêm vắc-xin ngừa bệnh giời leo.
Nếu bạn ngoài 60 tuổi, bạn nên tiêm loại vắc-xin này. Ngay cả khi bạn đã từng mắc bệnh trước đây, bạn vẫn nên tiêm chủng để phòng ngừa. Bạn có thể tiêm ngừa tại phòng mạch bác sĩ hoặc bệnh viện.
Vắc-xin phòng bệnh giời leo thường sẽ được bảo hiểm y tế chi trả nếu bạn có bảo hiểm.
Bạn nên chờ cho đến khi vết phát ban đã biến mất trước khi tiêm chủng. Tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định thời điểm phù hợp nhất để tiến hành tiêm vắc-xin.
Bước 5 - Chăm sóc sức khỏe tổng thể của bạn.
Sống cùng bệnh giời leo có nghĩa là bất kỳ tác nhân nào cũng có thể khiến bệnh bùng phát, bao gồm căng thẳng, hệ miễn dịch suy yếu, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, và kiệt sức. Mặc dù tiêm chủng phòng bệnh là cách duy nhất để ngăn ngừa bệnh, sở hữu sự khỏe mạnh tổng thế có thể giúp bạn tránh nhiễm bệnh và hồi phục nhanh chóng hơn.
Ăn uống lành mạnh và cung cấp đủ vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cho cơ thể.
Thường xuyên tập thể dục và nghỉ ngơi đầy đủ.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/C%E1%BA%AFt-t%C3%B3c-t%E1%BA%A7ng | Cách để Cắt tóc tầng | Kiểu tóc tầng thường định hình và làm nổi bật đường nét, là lựa chọn phù hợp với mọi khuôn mặt. Tuy nhiên, kiểu tóc này không hẳn là hợp với mọi kết cấu tóc. Người sở hữu mái tóc thẳng hoặc gợn sóng với kết cấu tóc mỏng hoặc trung bình sẽ phù hợp với kiểu tóc này, còn tóc xoăn với sợi tóc dày thì không. Nếu muốn cắt kiểu tóc tầng, nhưng không muốn trả nhiều tiền để cắt ở tiệm, bạn có thể thử một số kỹ thuật cắt tóc tại nhà. Cắt tóc tầng không hề khó!
Phương pháp 1 - Thực hiện trên mái tóc dài
Bước 1 - Chuẩn bị để cắt tóc tầng.
Bắt đầu với mái tóc đã gội sạch, còn hơi ẩm vì tóc ướt thường khó kiểm soát độ dài. Dùng lược răng thưa chải hết tóc rối để có các tầng tóc đều nhau.
Bước 2 - Gom hết tóc lên phía trên đỉnh đầu.
Giữ phần tóc đuôi ngựa ở trên đỉnh đầu, dùng lược chải phẳng bề mặt ở phía sau đầu. Cúi đầu, chải tóc về phía trước và dùng tay gom tóc thành đuôi ngựa ở trên đỉnh đầu. Dùng dây thun buộc chặt tóc, sau đó đứng thẳng. Đảm bảo toàn bộ tóc đã chải thẳng mượt vì những phần rối hoặc cộm sẽ khiến các tầng tóc trở nên rối bời.
Bước 3 - Di chuyển dây thun buộc tóc xuống đuôi tóc.
Dùng một tay giữ đuôi tóc và tay còn lại trượt dây thun xuống đến khi chỉ còn cách đuôi tóc một đoạn ngắn.Nếu chỉ muốn kiểu tóc tầng nhẹ nhàng, bạn sẽ trượt dây thun xuống đến khi cách đuôi tóc khoảng 2,5cm hoặc độ dài tương đương. Để có các tầng tóc táo bạo hơn, bạn sẽ để đuôi tóc dài hơn.
Để tóc không bị quá ngắn ở phía trước và dài ở phía sau, bạn sẽ trượt dây thun đến khi một vài phần tóc rơi xuống quanh cổ.
Bước 4 - Cắt đuôi tóc.
Giữ tóc tại vị trí đã cột dây thun để tóc không rơi ra. Dùng kéo cắt tóc có lưỡi kéo sắc để cắt ngay phía trên phần thun cột tóc, sau đó lắc đầu để tóc bung ra.
Nếu mái tóc của bạn khá dày, bạn sẽ chia đuôi tóc thành nhiều phần để cắt. Chỉ cần đảm bảo mỗi phần được cắt ở phía trên dây thun cột tóc với độ dài bằng nhau.
Cẩn thận để không đặt kéo cắt theo đường nghiêng hoặc bị trượt kéo. Chỉ cắt một đường thẳng để có các tầng bằng nhau.
Bước 5 - Kiểm tra các tầng tóc.
Phương pháp này tạo ra một vài tầng tóc phía trước ôm gọn khuôn mặt và các tầng tóc dài ở phía sau. Nếu muốn điều chỉnh độ dài của các tầng tóc, bạn có thể dùng kéo cẩn thận cắt tỉa từng phần tóc.
Nhớ cắt thật chậm và cẩn thận để tránh mắc sai lầm hoặc cắt quá nhiều tóc.
Phương pháp 2 - Thực hiện trên mái tóc ngắn
Bước 1 - Chuẩn bị để cắt tầng cho mái tóc ngắn.
Tốt hơn hết bạn nên cắt tầng khi tóc ngắn vẫn còn ẩm; như vậy, bạn có thể cắt độ dài chính xác. Gội đầu và dùng dầu xả cho tóc như bình thường, sau đó dùng khăn lau khô tóc để chuẩn bị cho bước cắt.
Việc tự cắt tầng trên mái tóc ngắn sẽ khó hơn khi thực hiện trên tóc dài vì bạn sẽ cắt riêng mỗi tầng. Lưu ý rằng phương pháp này chỉ áp dụng cho kiểu tóc tém. Hãy quan sát mái tóc của bạn để xác định vị trí mà bạn muốn cắt tầng và độ dài của mỗi tầng trước khi bắt đầu cắt.
Cắt tóc ở phòng tắm có ánh sáng tốt với ít nhất hai chiếc gương để bạn có thể thường xuyên kiểm tra tiến độ và dễ dàng xem phần tóc phía sau.
Bước 2 - Chia tóc thành những phần nhỏ.
Bạn cần chia mái tóc ngắn của mình thành những phần nhỏ trước khi cắt. Cẩn thận chia tóc bằng lược thành những phần nhỏ theo cách sau:
Chia phần tóc trên đỉnh đầu bằng cách rẽ một đường ở hai bên đỉnh đầu, từ hõm ở trán về sau. Hai đường rẽ ngôi này sẽ tạo ra một phần tóc ở giữa đầu.
Chải phần tóc ở giữa đầu về phía trước và chải phần tóc hai bên cho thẳng mượt; như vậy, các phần tóc đều được chia ranh giới rõ ràng. Ngoài ra, việc xoắn tóc trước khi cắt cũng giúp ích cho bạn.
Chia phần tóc ở giữa thành hai phần: phần đầu tiên kéo dài từ đỉnh đầu về phía trán và phần thứ hai sẽ từ đỉnh đầu về phía cổ.
Bước 3 - Dùng lược lấy phần tóc phía trước lên.
Lấy tóc lên sao cho vuông góc với đầu và giữ chặt bằng ngón trỏ cùng ngón giữa. Các ngón tay sẽ đặt sao cho vuông góc với trán.
Bước 4 - Cắt phần tóc ở giữa đầu.
Dùng kéo sắc để cắt phần đuôi tóc nằm bên dưới hai ngón tay. Thả tóc xuống, sau đó dùng lược lấy một phần tóc khác lên - đó là phần tóc ở ngay phía sau phần mà bạn vừa cắt. Tiếp theo, lấy thêm một ít tóc ở phần tóc đầu tiên gộp vào phần tóc mới. Đây sẽ là mẫu để bạn cắt tóc với độ dài chính xác. Kẹp tóc ở giữa ngón trỏ cùng ngón cái và giữ cho vuông góc với đầu, sau đó cắt sao cho phần tóc có độ dài bằng với phần tóc đầu tiên.
Tiếp tục cắt phần tóc ở giữa đến khi cắt xong phần tóc phần tóc giữa ở phía trước lẫn phía sau.
Đổ nước vào chai xịt để luôn giữ ẩm tóc trong khi cắt. Nếu tóc quá ướt, bạn sẽ lau khô bằng khăn.
Chú ý phần tóc nào đã cắt xong và phần nào chưa cắt. Khi xử lý mái tóc ngắn, việc cắt một phần tóc hai lần sẽ tạo ra sự khác biệt to lớn.
Toàn bộ tóc phải được cắt với cùng một độ dài. Khi cắt xong, mái tóc sẽ có kiểu tầng.
Bước 5 - Rẽ ngôi giữa cho tóc.
Khi toàn bộ phần tóc ở giữa đã cắt xong, bạn sẽ thay đổi ngôi cho mái tóc bằng cách chải tóc sang hai bên để có ngôi giữa.
Bước 6 - Cắt hai bên tóc.
Xử lý tóc từ phía trước ra phía sau đầu, lấy các phần tóc từ phía trên đỉnh đầu và kẹp giữa ngón trỏ cùng ngón cái. Giữ tóc sao cho các ngón tay vuông góc với trán. Dùng kéo cắt từng phần tóc, sau đó chuyển sang một phần khác. Lặp lại thao tác đến khi cắt hết phần tóc phía trên ở một bên tóc, sau đó chuyển sang bên còn lại.
Bước 7 - Kiểm tra các tầng tóc.
Nếu thấy phần tóc nào chưa đều hoặc muốn cắt cho tầng tóc ngắn hơn, bạn sẽ dùng kéo cẩn thận cắt lần lượt từng phần tóc nhỏ. Ở bước này, bạn cũng có thể cắt tỉa các mép tóc. Chải tóc thành kiểu mà bạn muốn và cắt tỉa các mép. Kiểm tra phần tóc xung quanh tai và đặc biệt là phần tóc ở phía sau đường chân tóc.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ki%E1%BA%BFm-ng%E1%BB%8Dc-trong-Clash-of-Clans | Cách để Kiếm ngọc trong Clash of Clans | Clash of Clans là một game di động phổ biến yêu cầu bạn xây dựng ngôi làng của mình và tấn công các người chơi khác. Một trong những loại tiền tệ chính trong game Clash of Clans là ngọc (Gem) cần thiết cho việc xây dựng một số công trình quan trọng nhất trong game. Bạn cũng có thể dùng ngọc để đẩy nhanh tiến độ sản xuất nhưng nên tránh làm điều này nếu đang cố gắng tiết kiệm để xây dựng các công trình quan trọng hơn. Thường thì rất khó kiếm ngọc vì nhà phát triển muốn bạn mua chúng tại cửa hàng bằng tiền mặt. Tuy nhiên, nếu biết cách thì bạn sẽ chẳng bao giờ cần bỏ ra đồng nào.
Phương pháp 1 - Loại bỏ các chướng ngại vật
Bước 1 - Tìm kiếm thực vật và đá trong ngôi làng của bạn.
Đây là các chướng ngại vật cần được loại bỏ để xây dựng một công trình nào đó tại địa điểm tương ứng. Sẽ có khoảng 40 chướng ngại vật xung quanh ngôi làng của bạn vào thời điểm bắt đầu chơi game.
Công việc loại bỏ đá khiến bạn tốn vàng (Gold), còn loại bỏ thực vật thì tốn thuốc tiên (Elixir).
Bước 2 - Tiến hành gỡ bỏ các chướng ngại vật.
Khi loại bỏ một chướng ngại vật nào đó, bạn sẽ nhận được từ 0 đến 6 viên ngọc. Số lượng ngọc có thể lấy đã được định sẵn theo quy tắc dưới đây và sẽ lặp lại sau số cuối cùng. Quy tắc này không bao giờ thay đổi và lúc nào cũng lặp lại theo trình tự như sau:
6, 0, 4, 5, 1, 3, 2, 0, 0, 5, 1, 0, 3, 4, 0, 0, 5, 0, 1, 0
Bước 3 - Để khoảng trống cho thực vật mọc lại.
Thực vật sẽ mọc cứ 8 tiếng một lần để bạn có thể tiếp tục loại bỏ chúng và kiếm nhiều ngọc hơn. Tuy nhiên, thực vật sẽ không xuất hiện nữa nếu tất cả khoảng trống trong ngôi làng đều đã bị bít kín. Ngoài ra, thực vật phải cách xa những thứ khác ít nhất một ô trống, nghĩa là 8 ô xung quanh thực vật cũng phải để trống.
Đá không xuất hiện trở lại, nhưng thực vật thì có.
Bước 4 - Đạt thành tựu.
Bạn sẽ đạt được một thành tựu (Achievement) khi gỡ bỏ các chướng ngại vật khỏi ngôi làng của mình. Sau khi loại bỏ 5 chướng ngại vật, bạn sẽ kiếm được 5 viên ngọc. Khi gỡ bỏ 50 chướng ngại vật, bạn sẽ lấy được 10 viên ngọc. Khi loại bỏ 500 chướng ngại vật, bạn sẽ kiếm được 20 viên ngọc.
Phương pháp 2 - Hoàn tất các thành tựu
Bước 1 - Kiểm tra danh sách các thành tựu có sẵn.
Game Clash of Clans cho phép bạn đạt thành tựu khi thực hiện một số mục tiêu nhất định trong game, ví dụ như nâng cấp các công trình, giành chiến thắng trong nhiều trận đấu và thu thập vàng. Việc đạt được các thành tựu này giúp bạn kiếm nhiều phần thưởng, trong đó có ngọc. Thành tựu càng khó thì càng giúp bạn lấy được nhiều ngọc hơn.
Khi mở màn hình thành tựu (Achievements), bạn sẽ nhìn thấy tiến độ hiện tại của mình so với các thành tựu sẵn có. Bạn nên ưu tiên dành thời gian cho việc đạt được những thành tựu đó càng nhanh càng tốt.
Mỗi thành tựu bao gồm 3 cấp độ và cứ lên cấp là phần thưởng lại nhiều hơn.
Sau khi đạt được tất cả các thành tựu có sẵn, bạn có thể kiếm lên đến 8.637 viên ngọc.
Bước 2 - Đấu với những người chơi khác.
Bạn có thể đạt các thành tựu đáng giá nhất bằng cách so tài với những người chơi khác. Khi hoàn tất các thành tựu này, bạn sẽ lấy được hàng nghìn viên ngọc. Có thể kể đến một số thành tựu có giá trị cao như:
Chiến thắng vẻ vang (Sweet Victory!) - Bạn có thể đạt thành tựu này bằng cách giành chiến lợi phẩm (Trophy) trong các trận đấu Multiplayer. Nếu có 1.250 chiến lợi phẩm thì bạn sẽ lấy được 450 ngọc.
Không thể bị đánh bại (Unbreakable) - Thành tựu này yêu cầu bạn thành công trong việc phòng thủ chống lại những kẻ tấn công. Nếu có thể chống lại 1.000 đợt tấn công, bạn sẽ kiếm được 100 ngọc.
Bạn bè trong lúc hoạn nạn (Friend in Need) - Bạn có thể đạt thành tựu này khi cử quân lính tiếp viện cho các đồng minh của mình. Sau khi cử 25.000 quân lính như vậy, bạn sẽ lấy được 250 ngọc.
Bang hội toàn diện (League All-Star) - Thành tựu này đòi hỏi bạn tiến bước trong bang hội Clash of Clans. Tham gia bang hội pha lê (Crystal League) giúp bạn lấy 250 ngọc, đạt mức cao thủ (Master League) giúp bạn kiếm 1.000 ngọc và khi trở thành nhà vô địch (Champion), bạn sẽ kiếm được 2.000 ngọc.
Dập lửa (Firefighter) - Bạn có thể đạt thành tựu này bằng cách phá hủy các tháp địa ngục (Inferno Tower). Phá hủy 5.000 tòa tháp giúp bạn kiếm 1.000 ngọc.
Anh hùng chiến tranh (War Hero) - Thành tựu này yêu cầu bạn giành nhiều ngôi sao cho bang hội của mình trong các trận chiến. Sau khi kiếm 1.000 ngôi sao, bạn sẽ lấy được 1.000 viên ngọc.
Bổng lộc chiến tranh (Spoils of War) - Bạn có thể kiếm thành tựu này bằng cách thu thập vàng từ các phần thưởng trong trận chiến bang hội (Clan War). Nếu kiếm được 100.000.000 vàng, bạn sẽ giành được 1.000 ngọc.
Bước 3 - Hoàn tất các thành tựu ít quan trọng hơn.
Trong game có rất nhiều kiểu thành tựu không liên quan đến trận chiến nhưng có thể giúp bạn tăng số lượng ngọc của mình. Dù không hậu hĩnh như thành tựu có được khi chiến đấu nhưng nếu muốn thì bạn có thể kiếm phần thưởng này bằng cách nâng cấp căn cứ của mình. Bạn sẽ đạt được nhiều thành tựu khi loại bỏ các chướng ngại vật, nâng cấp nhà chính (Town Hall), cướp vàng (Gold), mở khóa các quân lính kiểu như cung thủ (Archer) và rồng (Dragon) cũng như hoàn thành chiến dịch.
Thông thường, bạn có thể kiếm lên tới 20 viên ngọc khi hoàn tất các thành tựu này.
Bước 4 - Thu thập các phần thưởng thành tựu của bạn.
Sau khi hoàn tất một thành tựu, bạn sẽ nhìn thấy nút nhận phần thưởng (Claim Reward) trong danh sách thành tựu (Achievements). Sau khi nhấn nút, bạn sẽ được trao một số lượng ngọc nhất định cho việc đạt được thành tựu. Bạn cần tự tay lấy phần thưởng mỗi khi hoàn thành một thành tựu nào đó, nếu không các phần thưởng của bạn sẽ nằm im ở đó.
Không có giới hạn thời gian cho việc thu thập các phần thưởng, nhưng cũng không có lợi ích gì nếu cứ để phần thưởng đấy. Đảm bảo rằng bạn thường xuyên kiểm tra danh sách để biết rằng mình có đạt được thành tựu nào mới không và có thể lấy phần thưởng chưa.
Phương pháp 3 - Sử dụng ngọc một cách hợp lý
Bước 1 - Giữ lại số ngọc ban đầu.
Khi bắt đầu chơi game Clash of Clans, bạn có 500 viên ngọc trong tay. Vì bạn buộc phải tiêu tốn 250 ngọc trong phần hướng dẫn chơi game nên chỉ còn lại 250. Dù chuyện gì xảy ra, đừng bao giờ dùng ngọc để đẩy nhanh tiến độ xây dựng ngôi làng. Bạn nên kiên nhẫn chờ đợi vì bạn sẽ cần dùng đến số ngọc đó về sau này.
Không thể bỏ qua phần hướng dẫn chơi game để giữ lại 250 ngọc. Tuy nhiên, vì bạn sẽ dùng số ngọc đó để mua Builder's Hut (nhà của thợ xây) đóng vai trò quan trọng trong game nên cũng không hẳn là mất đi một cách vô ích.
Phần hướng dẫn chơi game sẽ gợi ý rằng bạn nên dùng ngọc để đẩy nhanh tiến độ sản xuất. Đây thực chất là chiêu trò của nhà phát triển để sau này người chơi phải tiêu tốn nhiều tiền thật vào game hơn. Bỏ qua các lời gợi ý này, bạn sẽ tiết kiệm được những viên ngọc quý giá.
Bước 2 - Không mua tài nguyên bằng ngọc.
Game Clash of Clans cho phép bạn mua các tài nguyên khác trong game bằng số ngọc của mình. Đừng dại dột làm điều này. Dù có thể tiết kiệm đôi chút thời gian nhưng hãy nhớ rằng bạn có thể kiếm được tất cả các tài nguyên này bằng cách chơi game bình thường.
Bước 3 - Không tua nhanh thời gian bằng ngọc.
Bạn sẽ liên tục được nhắc nhở rằng có thể tua nhanh thời gian bằng cách sử dụng ngọc. Dù đây có thể là yếu tố quan trọng trong các trận chiến mang tính cạnh tranh cực cao nhưng chỉ là sự lãng phí ngọc đối với hầu hết người chơi. Nếu bạn hết việc để làm và bị dụ dỗ dùng ngọc đẩy nhanh thời gian, hãy nghĩ đến việc chơi một game khác trong lúc chờ đợi.
Bước 4 - Trước hết hãy dành toàn bộ số ngọc vào các Builder's Hut.
Builder's Hut là công trình hữu ích nhất mà bạn có thể mua vì chúng cung cấp nhiều thợ xây (Builder) hơn. Điều này giúp bạn xây dựng các công trình khác nhanh chóng hơn nhiều. Bạn nên tập trung hết số ngọc ban đầu vào việc xây dựng các Builder's Hut này. Sau khi đã có 5 Builder's Hut, bạn có thể bắt đầu dùng ngọc vào những mục đích khác.
Phương pháp 4 - Sử dụng Google Play Rewards (chỉ trên Android)
Bước 1 - Tải về ứng dụng Google Opinion Rewards.
Nếu sở hữu thiết bị Android, bạn có thể cài đặt ứng dụng Google Opinion Rewards từ Play Store. Ứng dụng này sẽ thỉnh thoảng gửi cho bạn phiếu điều tra marketing và bạn sẽ được thưởng Google Play Credit sau khi hoàn thành các phiếu điều tra này. Tiếp theo, bạn có thể dùng số Credit miễn phí trên Play Store để đổi lấy các viên ngọc trong game Clash of Clans. Hầu hết các phiếu điều tra thường chỉ yêu cầu bạn bỏ ra vài giây để hoàn thành nhưng có thể giúp bạn kiếm từ 0,10$ đến 1,00$.
Đây là ứng dụng chính thức do Google phát triển nên thuộc diện an toàn để tải về và sử dụng.
Ứng dụng Google Opinion Rewards không có trên các thiết bị iOS.
Bước 2 - Đăng nhập vào ứng dụng bằng tài khoản Google của bạn.
Nếu bạn chưa đăng nhập vào thiết bị bằng tài khoản Google của mình, bạn sẽ nhận được thông báo nhắc nhở về việc đăng nhập. Bạn có thể tạo tài khoản Google miễn phí.
Bước 3 - Cho phép tính năng vị trí trên thiết bị Android.
Bạn sẽ không nhận được nhiều phiếu điều tra trừ khi đã bật tính năng vị trí. Lý do là vì nhiều phiếu điều tra được thiết kế dựa theo các vị trí mà bạn ghé thăm gần đây.
Mở Cài đặt (Settings) trên thiết bị và lựa chọn Vị trí (Location).
Đảm bảo rằng vị trí đã được bật lên ở phía trên cùng màn hình.
Cho phép truy cập vị trí nếu được hỏi khi đang mở ứng dụng Google Opinion Rewards.
Bước 4 - Hoàn thành mọi phiếu điều tra có sẵn.
Bạn có thể sẽ không nhìn thấy bất kỳ phiếu điều tra nào vào thời điểm bắt đầu sử dụng ứng dụng, nhưng chúng sẽ dần dần xuất hiện. Bạn sẽ nhìn thấy nhiều phiếu điều tra hơn nếu thường xuyên ghé thăm các doanh nghiệp và đi du lịch thật nhiều. Những câu trả lời của bạn không gây ảnh hưởng đến giá trị của phần thưởng mà bạn nhận được.
Bạn sẽ nhận một thông báo trên thiết bị khi một phiếu điều tra mới xuất hiện.
Bước 5 - Tiếp tục trả lời các phiếu điều tra cho đến khi bạn đã đạt đủ số Credit trên Play Store để mua ngọc.
Dù có thể mất đôi chút thời gian nhưng có nhiều khả năng là bạn sẽ nhận được số Play Credit ngoài sức tưởng tượng. Sau khi có đủ số lượng cần thiết để mua ngọc, hãy vào cửa hàng ngọc (Gem Store) trong game và mua gói phù hợp. Đảm bảo rằng đơn vị Google Play được lựa chọn làm hình thức thanh toán trong quá trình thực hiện thủ tục.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/C%C3%A1nh-tay-ph%C3%A1t-tri%E1%BB%83n-l%E1%BB%9Bn-h%C6%A1n | Cách để Cánh tay phát triển lớn hơn | Đối với một số người, tăng cân là việc khó khăn. Có thể bạn sợ rằng cân nặng quá thấp sẽ không tốt cho sức khỏe, hoặc bạn chỉ muốn cải thiện vẻ bề ngoài. Tăng cân tại một vị trí nhất định trên cơ thể lại càng khó hơn. Tuy nhiên, bạn có thể tạo ra những thay đổi tích cực cho cánh tay bằng cách thay đổi chế độ ăn và tập thể dục.
Phương pháp 1 - Tập trung vào cơ cánh tay
Bước 1 - Làm săn chắc bắp tay sau.
Tăng lượng mỡ tại một vị trí nào đó trên cơ thể không phải là chuyện dễ. Tăng cân dưới dạng tăng khối lượng cơ sẽ dễ hơn nhiều. Làm săn chắc cánh tay là cách tốt nhất để tăng kích thước của nó. Có nhiều bài tập có thể tác động đến cơ cánh tay rất hiệu quả. Bắp tay sau sẽ là nơi cần được chú ý nhất.
Học cách chống đẩy hình tam giác. Chống đẩy hình tam giác khác với chống đẩy truyền thống ở chỗ hai bàn tay sẽ đặt trực tiếp bên dưới ngực thay vì mở rộng. Dùng hai bàn tay tạo thành hình tam giác bằng cách chạm đầu hai ngón tay trỏ vào nhau. Duỗi thẳng hai ngón cái để đầu của chúng chạm vào nhau. Hạ cơ thể xuống sát mặt đất và nâng trở lên.
Cũng như chống đẩy truyền thống, bạn phải sử dụng cơ trung tâm để duy trì sự ổn định. Cơ bụng cũng sẽ được vận động trong khi bạn tập bắp tay sau. Ban đầu bạn có thể tựa đầu gối xuống đất, sau đó chuyển sang tư thế plank hoàn chỉnh khi đã khỏe hơn.
Nếu bạn tập ở tư thế tựa đầu gối thì nên bắt đầu với 10 nhịp. Từ từ tăng lên 2-3 hiệp. Nếu bạn tập ở tư thế plank thì bắt đầu với 5 nhịp. Từ từ tăng lên 2-3 hiệp.
Bài tập đá bắp tay sau cũng rất hiệu quả. Để đá bắp tay sau, bạn gập cánh tay một góc 90 độ ở bên người, sau đó duỗi thẳng cánh tay về phía sau. Bạn có thể dùng tạ nhẹ khi thực hiện động tác này.
Thực hiện 12 nhịp, sau đó đổi bên. Bằng cách phát triển bắp tay sau, cánh tay của bạn sẽ trông săn chắc và định hình rõ hơn.
Bước 2 - Tập cơ nhị đầu.
Để tăng kích thước cánh tay, bạn phải tập trung vào nhiều nhóm cơ khác nhau. Bạn cần làm quen với tên gọi và vị trí của các nhóm cơ trên cánh tay. Ngoài bắp tay sau là nhóm cơ nằm ở mặt sau cánh tay, cơ nhị đầu cũng rất quan trọng -- nó nằm ngay trên mặt trong khuỷu tay.
Cuốn tạ là một trong những cách hiệu quả nhất để tập cho cơ nhị đầu. Bạn chỉ cần cuốn cẳng tay lên tới vai rồi lại duỗi thẳng cánh tay. Sử dụng tạ nặng hơn để cơ phát triển lớn hơn. Tạ nhẹ sẽ làm săn chắc và kéo dài cơ cánh tay.
Bắt đầu với 12 nhịp cho mỗi tay. Cơ nhị đầu phát triển sẽ làm tăng kích thước chung của cánh tay.
Tránh lấy đà khi tập cuốn tạ, nghĩa là bạn không nên vung tay trong khi cuốn tạ. Thay vào đó, bạn nên tập chậm rãi và tập trung vào kháng lực khi đưa tạ lên xuống.
Bước 3 - Phát triển bờ vai rộng hơn.
Để cơ cánh tay phát triển rõ nét hơn, bạn cũng cần tập trung vào cơ vai. Đứng đẩy tạ sẽ giúp bạn phát triển cơ vai. Với bài tập này, hai cánh tay gập ở góc 90 độ phía trước mặt, hai bàn chân mở rộng ngang vai với chân hơi khuỵu xuống. Sau đó, đẩy một tay lên khi đang cầm tạ đơn. Thực hiện luân phiên giữa hai tay.
Thở ra khi bạn đẩy tay lên, và hít vào khi tay hạ xuống, tập trung giữ khuỷu tay nằm gần cơ thể.
Bắt đầu với 8-12 nhịp cho mỗi tay. Bạn có thể khởi đầu với tạ nhẹ khoảng 2kg và tăng dần trọng lượng. Phát triển một bờ vai rộng sẽ giúp cánh tay trông lớn hơn và cơ rõ nét hơn.
Bước 4 - Nhờ huấn luyện viên tư vấn.
Nếu bạn không biết cách tập luyện cho một nhóm cơ cụ thể thì nên cân nhắc làm việc với huấn luyện viên cá nhân. Huấn luyện viên có thể xây dựng chương trình tập luyện phù hợp cho mục tiêu của từng cá nhân. Họ sẽ tìm cho bạn các bài tập tốt nhất để phát triển cánh tay, và dạy bạn cách thực hiện đúng từng động tác.
Hỏi phòng tập xem họ có tổ chức buổi huấn luyện thử ban đầu với mức phí ưu đãi hay không. Sau buổi huấn luyện này, bạn có thể đánh giá được huấn luyện viên và chương trình học có phù hợp với mình không.
Nếu bạn không thích học riêng với huấn luyện viên thì thử tham gia vào nhóm. Đây là một lựa chọn ít tốn kém hơn.
Bước 5 - Tập đều đặn.
Cho dù bạn tập với huấn luyện viên hay tự tập thì chìa khóa để phát triển cơ tay là phải tập đều đặn. Bạn nên lên kế hoạch tập tạ 2-4 lần mỗi tuần. Nếu bạn tập tạ nặng thì chương trình tập nên thưa hơn so với tập tạ nhẹ.
Cơ cần có thời gian để tái xây dựng, do đó bạn nên nghỉ ngơi giữa những ngày tập nặng.
Bạn nên chọn trọng lượng tạ theo kích thước cơ thể và tình trạng sức khỏe của mình. Điều này còn phụ thuộc vào mục tiêu và kết quả bạn mong đợi. Nếu bạn là thành viên của phòng tập thì hãy xin lời khuyên của những người khác về kiểu cơ thể phù hợp với mình.
Phương pháp 2 - Ăn để tăng cân
Bước 1 - Tăng lượng calo nạp vào.
Để tăng cân ở bất kỳ phần nào trên cơ thể, bạn cần nạp nhiều calo hơn. Bạn cũng phải nạp đúng loại calo. Hãy theo đuổi một cách tiếp cận lành mạnh khi bạn muốn tăng cân. Đừng viện vào cớ đó để nạp thật nhiều thực phẩm giàu calo như thực phẩm chiên và bánh ngọt. Bạn sẽ không thấy được kết quả mong đợi và còn gây ra nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
Cố gắng tăng lượng calo bằng cách ăn thực phẩm lành mạnh. Ăn các loại rau chứa tinh bột như khoai tây, ngô và đậu Hà Lan. Chúng có lượng calo cao hơn rau xanh nhưng vẫn chứa nhiều dinh dưỡng.
Bổ sung chất béo vào chế độ ăn. Chất béo chứa 9 calo mỗi gam. Bạn có thể bổ sung chất béo bằng cách kết hợp dầu ô-liu, bơ, hay dầu dừa vào bữa ăn. Đặc biệt, dầu ôliu là chất béo lành mạnh, chứa khoảng 120 calo mỗi khẩu phần. Hãy khuấy thêm dầu ôliu vào bất cứ thứ gì bạn ăn -- cháo yến mạch, súp, sốt trộn salad -- để tăng lượng calo tiêu thụ.
Đọc nhãn mác. Tránh những thực phẩm có ghi “ít béo” hay “ăn kiêng”. Ví dụ, bạn nên chọn phô mai bình thường thay vì phô mai ít béo.
Bước 2 - Ăn thường xuyên hơn.
Khi bạn muốn tăng cân thì rất khó để nạp đủ lượng calo cần thiết chỉ với ba bữa ăn hằng ngày. Cố gắng ăn năm bữa nhỏ mỗi ngày. Lượng calo nạp vào sẽ tăng lên tùy vào các món bạn ăn.
Bổ sung các món ăn vặt lành mạnh. Tìm những thực phẩm giàu calo nhưng thể tích nhỏ. Các loại hạt là lựa chọn rất tốt, vì chúng chứa nhiều chất xơ và protein. Bạn nên mang theo người một túi hạnh nhân để ăn khi đói.
Bổ sung các món ăn vặt chứa chất béo và cacbohydrat lành mạnh. Đậu gà và bánh quy đa ngũ cốc là các món ngon bạn nên thử.
Bước 3 - Uống sinh tố nhiều hơn.
Ăn năm bữa mỗi ngày, cộng thêm các món ăn vặt sẽ là rất nhiều thức ăn. Sinh tố là một lựa chọn tốt khi bạn cần thay đổi món ăn vặt. Bạn có thể tự pha sinh tố với sữa nguyên kem hay sữa chua và một ít hoa quả tươi. Thêm vào đó một ít hạt lanh hay bột protein để tăng dinh dưỡng.
Thêm một ít rau bó xôi vào sinh tố. Đó là một cách rất tốt để thêm rau và chất dinh dưỡng vào chế độ ăn.
Tránh uống quá nhiều các loại nước giải khát như sô đa ăn kiêng. Các thức uống này sẽ khiến bạn cảm thấy no nhưng không cung cấp calo cho cơ thể.
Bước 4 - Tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nếu bạn bị suy dinh dưỡng (thậm chí cánh tay rất gầy) thì nên trao đổi với bác sĩ. Bị thiếu cân có thể là dấu hiệu của vấn đề tiềm ẩn nào đó. Tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ chương trình tăng cân nào.
Bác sĩ có thể cung cấp thông tin quý giá cho bạn. Bạn hãy nhờ họ giới thiệu cho một chuyên gia dinh dưỡng. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bạn chọn đúng loại thực phẩm để tăng cân theo cách lành mạnh.
Phương pháp 3 - Duy trì thái độ lành mạnh
Bước 1 - Sống lạc quan.
Khi muốn tạo ra những thay đổi tích cực cho cơ thể, bạn có thể cảm thấy bực mình khi không đạt được kết quả nhanh chóng. Hãy duy trì thái độ lạc quan và đừng từ bỏ. Các bác sĩ cho rằng lối suy nghĩ tích cực thật sự có thể cung cấp năng lượng cho bạn. Hãy ngẩng cao đầu và tiếp tục cố gắng. Cuối cùng bạn sẽ đạt được kết quả mong muốn.
Nghiên cứu cho thấy lối suy nghĩ tích cực sẽ giúp giảm stress. Giảm stress cũng đồng nghĩa với việc bạn có nhiều năng lượng hơn để tập trung vào tập tạ.
Bước 2 - Tập trung vào những điểm mạnh.
Khi bạn muốn tăng cân ở cánh tay, thường thì bạn sẽ tập trung hoàn toàn vào đó. Khi đó bạn dễ tập trung vào những điểm không thích thay vì những điểm mình thích. Hãy dành một phút mỗi ngày để tự khen ngợi chính mình. Mỗi ngày bạn nên chọn ra một điểm mà mình thích ở bản thân và tập trung vào đó.
Nếu gần đây bạn có một bài thuyết trình xuất sắc ở công ty thì hãy tự nhủ rằng bạn là một nhân viên siêng năng.
Thử dán một câu nói tích cực lên gương phòng tắm. Chẳng hạn bạn có thể nói, “Mình có một nụ cười đẹp. Đừng quên sử dụng nó.”
Bước 3 - Tự thưởng cho mình.
Khi bạn đang theo đuổi bất kỳ chế độ ăn nào, dù là để tăng cân hay giảm cân, bạn nên đặt ra các mục tiêu nhỏ cho mình. Ví dụ, mục tiêu của bạn là thêm 200 calo vào chế độ ăn mỗi ngày. Khi đã thực hiện thành công điều đó thì bạn nên tự thưởng cho mình.
Bạn có thể thưởng cho mình một giờ làm việc mình thích mà không cần cảm thấy tội lỗi. Cho phép mình xem một chương trình TV xấu hoặc một cuốn tạp chí hư hỏng nào đó. Nhưng bạn không nên cảm thấy tồi tệ về việc này.
Tự thưởng cho bản thân một vé đi mát xa sau khi bạn theo đuổi chương trình tập luyện được một tháng. Đó là nhờ công lao của các nhóm cơ!
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Tr%C3%A1nh-b%E1%BB%8B-n%C3%B4n-khi-t%E1%BA%ADp-th%E1%BB%83-d%E1%BB%A5c | Cách để Tránh bị nôn khi tập thể dục | Tập thể dục cường độ cao có rất nhiều tác dụng đối với cơ thể, chẳng hạn như tăng cường trao đổi chất và đốt cháy mỡ thừa, tuy nhiên hoạt động này đồng thời cũng có thể khiến bạn bị mất nước, chóng mặt và buồn nôn. Dù bạn tập cardio (bài tập làm tăng nhịp tim) hay các bài tập gia tăng sức mạnh thì việc bị nôn trong hoặc sau khi tập không phải là điều hiếm xảy ra. Có rất nhiều việc bạn có thể làm để tránh cảm giác này và tập luyện vui vẻ hơn. Buồn nôn là nôn là các triệu chứng xuất hiện trong khá nhiều tình huống, vì vậy mà bạn có thể chọn một cách điều trị thích hợp nhất hoặc thử kết hợp các biện pháp phòng ngừa. Phần tiếp theo trong bài sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin chi tiết hơn.
Phương pháp 1 - Tránh buồn nôn thông qua chế độ ăn uống
Bước 1 - Uống nước thường xuyên để bù lại lượng nước bị mất khi tập thể dục.
Tình trạng mất nước xảy ra khá phổ biến đối với những người tập thể dục, chính vì vậy bạn nên uống nước đều đặn trong và sau khi tập để bù lại lượng nước đã mất.
Một số triệu chứng khác của tình trạng mất nước bao gồm: khô miệng, dính miệng, khát nước, lượng nước tiểu giảm, cơ bị yếu, chóng mặt và đau đầu.
Cung cấp đủ nước cho cơ thể bằng cách uống ít nhất 2 cốc (480ml) nước khoảng 1 đến 2 giờ trước khi tập thể dục. Uống thêm 2 cốc nữa (480ml) trước khi bắt đầu tập. Trong khi tập, sau mỗi 15 phút tập bạn nên uống thêm 1/2 cốc nước (120ml).
Bước 2 - Không vội vàng uống quá nhiều nước một lúc trong khi tập.
Uống nhiều nước một lúc có thể giúp bạn thỏa cơn khát, tuy nhiên, cơ chế phòng vệ của cơ thể sẽ khiến bạn bị nôn nếu dạ dày quá căng. Trong lúc tập, bạn hãy uống nước đều đặn từng ngụm một.
Bước 3 - Ăn trước khi tập từ 1 đến 2 giờ.
Một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến bạn buồn nôn khi tập thể dục là do đường huyết thấp. Nếu cơ thể đã sử dụng hết số năng lượng dự trữ, bạn sẽ bắt đầu vã mồ hôi nhiều hơn bình thường, cảm thấy chóng mặt, buồn nôn và ngất xỉu. Cách tốt nhất để đề phòng tình trạng này là bạn hãy ăn một bữa để cung cấp cho cơ thể ít nhất 300 calo, bao gồm protein và carbohydrate trước khi tập luyện.
Nếu không thể chuẩn bị bữa ăn một vài giờ trước khi tập luyện, bạn có thể ăn một ít đồ ăn nhẹ giàu carbohydrate, chẳng hạn như chuối, và bổ sung thức uống protein (protein shake) sau khi tập. Carbohydrate chính là nguồn năng lượng được sử dụng cho các bài tập, còn thức uống protein sẽ giúp bạn phục hồi cơ bắp sau khi tập.
Bước 4 - Không tập thể dục ngay sau khi ăn.
Việc cho hệ tiêu hóa thời gian và năng lượng để tập trung vào hoạt động tiêu hóa là vô cùng quan trọng, nếu không, những chất lỏng cần thiết cho cơ bắp sẽ đổ dồn hết vào hệ tiêu hóa.
Bước 5 - Uống nước tăng lực, chẳng hạn như Gatorade trong khi tập nếu bạn dễ bị hạ đường huyết.
Dù nước hoa quả và nước ngọt có lượng đường cao, chúng cũng giúp đường huyết của bạn tăng đến mức an toàn và giữ bạn không bị mất nước.
Bước 6 - Tránh uống nước có ga trước, trong và sau khi tập thể dục.
Nước có ga hay chai nước bị lắc nhiều có thể làm tăng lượng khí tích tụ trong dạ dày sau khi uống. Uống nước bằng cốc cũng sản sinh ra ít khí ga trong dạ dày hơn là khi bạn uống nước từ chai.
Phương pháp 2 - Tránh buồn nôn trong khi tập
Bước 1 - Không nhắm mắt khi tập.
Khi gập bụng, tập các bài tập dưới sàn, yoga, pilates (một chuỗi các bài tập thể dục có kiểm soát) và tập tạ, mọi người thường nhắm mắt và tập trung vào các động tác. Bạn hãy mở mắt và nhìn về phía trước để cơ thể nhận biết các chuyển động rõ hơn, giống như là khi bạn chống say xe vậy.
Bước 2 - Thở chậm và đều khi tập tạ.
Kiểm soát hơi thở sẽ giúp hạ huyết áp. Huyết áp tăng nhanh có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn và nôn.
Huyết áp cao là vấn đề các vận động viên cử tạ thường gặp phải. Nâng tạ nặng có thể khiến huyết áp tăng mạnh, chính vì vậy việc hít thở khi nâng tạ và tránh tập quá sức là rất quan trọng.
Bước 3 - Hạn chế gập người.
Nếu bạn hít một hơi thật sâu và gập người xuống thì dạ dày sẽ có cảm giác bị căng như khi ăn quá no và khiến bạn bị nôn. Nếu đang thở mạnh thì thay vì gập người, bạn có thể tập squat.
Bước 4 - Giảm cường độ tập luyện nếu nhịp tim của bạn đang ở mức tối đa.
Tập luyện quá sức thường dẫn đến tình trạng nôn mửa. Bạn có thể tránh điều này bằng cách tăng cường độ tập luyện từ từ để nhịp tim duy trì ở mức 70- 85% nhịp tim tối đa.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/L%C3%AAn-l%E1%BB%8Bch-%C4%91%C4%83ng-b%C3%A0i-tr%C3%AAn-Twitter-b%E1%BA%B1ng-TweetDeck | Cách để Lên lịch đăng bài trên Twitter bằng TweetDeck | Việc lên lịch đăng bài (tweet) trên Twitter sẽ hỗ trợ bạn duy trì tài khoản của mình. Thói quen này giúp bạn giữ nguyên tình trạng trực tuyến trên mạng xã hội vào những thời điểm bạn không thể lên mạng để đăng bài trong thời gian thực. Công cụ TweetDeck của Twitter cho phép bạn lên lịch cho các bài đăng vào bất kỳ thời điểm nào.
Phương pháp 1 - Lên lịch cho các bài đăng (tweet)
Bước 1 - Vào TweetDeck.
Truy cập tweetdeck.twitter.com trong trình duyệt và đăng nhập bằng tài khoản Twitter của bạn. Nếu đã đăng nhập vào Twitter rồi, bạn không cần đăng nhập lại lần nữa.
Bước 2 - Nhấp vào nút New Tweet để mở hộp Tweet.
Bước 3 - Lựa chọn các tài khoản của bạn.
Nhấp vào một hoặc nhiều tài khoản Twitter mà bạn muốn đăng bài.
Bạn có thể tự tìm hiểu cách để thêm một tài khoản vào TweetDeck.
Bước 4 - Soạn bài đăng của bạn.
Đừng quên rằng giới hạn của bài đăng là 280 ký tự. Bạn được phép thêm hình ảnh vào bài đăng của mình bằng cách nhấp vào nút Add images. Hãy tự tìm hiểu cách viết một bài tweet hay để biết nên chia sẻ những gì.
Bước 5 - Nhấp nút Schedule Tweet.
Nút này nằm ngay dưới nút "Add images".
Bước 6 - Lựa chọn thời gian và ngày tháng đăng bài.
Bạn có thể chuyển sang tháng khác bằng cách nhấp vào nút >. Nhấp nút AM/PM để thay đổi giờ giấc trong ngày.
Bước 7 - Lên lịch cho bài đăng của bạn.
Nhấp nút Schedule Tweet at [Ngày tháng năm] để lưu lại. Vậy là xong.
Phương pháp 2 - Quản lý bài đăng đã lên lịch
Bước 1 - Vào TweetDeck.
Truy cập tweetdeck.twitter.com trong trình duyệt của bạn và đăng nhập bằng tài khoản Twitter.
Bước 2 - Nhấp vào nútAdd column ở thanh bên.
Bước 3 - Lựa chọnScheduled trong màn hình hiện ra.
Giờ thì một cột mới dành cho các bài đăng đã lên lịch sẽ xuất hiện trong bảng hoạt động (dashboard).
Bước 4 - Chỉnh sửa bài đăng.
Nhấp vào nút Edit của bài đăng. Giờ thì tiến hành chỉnh sửa bài đăng của bạn ở bên trái.
Bước 5 - Xóa một bài đăng đã lên lịch nếu muốn.
Nhấp vào nút Delete từ bài đăng và xác nhận việc xóa bài của mình.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/M%E1%BB%9F-%C4%91%E1%BA%A7u-m%E1%BB%99t-%C4%91o%E1%BA%A1n-v%C4%83n | Cách để Mở đầu một đoạn văn | Đoạn văn là một đơn vị của văn bản gồm nhiều câu (thường từ 3-8 câu). Những câu này đều liên quan đến một chủ đề hoặc ý tưởng chung. Các đoạn văn có nhiều dạng. Một số đoạn văn đưa ra các lập luận, số khác thì có thể kể lại một câu chuyện hư cấu. Cho dù viết một đoạn văn thuộc dạng nào, bạn đều có thể mở đầu bằng cách sắp xếp các ý tưởng, lưu tâm đến người đọc và lập kế hoạch cẩn thận.
Phương pháp 1 - Mở đầu đoạn văn nghị luận
Bước 1 - Nhận biết cấu trúc của một đoạn văn nghị luận.
Hầu hết các đoạn văn nghị luận đều có cấu trúc rõ ràng, đặc biệt là trong ngữ cảnh học thuật. Mỗi đoạn văn có nhiệm vụ hỗ trợ chủ đề bao quát (hoặc lập luận) của bài viết, và mỗi đoạn văn giới thiệu một thông tin mới có thể thuyết phục người đọc rằng các luận điểm của bạn là đúng đắn. Một đoạn văn bao gồm các thành phần như sau:
Câu chủ đề. Câu chủ đề diễn giải ý tưởng của đoạn văn với người đọc. Nó thường gắn kết với một lập luận lớn hơn theo cách nào đó, đồng thời giải thích lý do tại sao đoạn văn đó được đặt trong bài luận. Đôi khi một câu chủ đề có thể gồm hai, thậm chí ba câu, mặc dù thông thường chỉ gồm một câu.
Dẫn chứng. Hầu hết các đoạn ở thân bài trong bài văn nghị luận bao gồm một số dẫn chứng để chứng minh quan điểm của bạn là đúng. Các dẫn chứng có thể bao gồm đủ loại: trích dẫn, khảo sát hoặc thậm chí là những quan sát của chính bạn. Các dẫn chứng này có thể được đưa vào trong đoạn văn một cách thuyết phục.
Phân tích. Một đoạn văn tốt không chỉ giới thiệu những dẫn chứng. Nó còn diễn giải vì sao những dẫn chứng đó là có giá trị, nó có ý nghĩa gì, và tại sao nó lại tốt hơn các dẫn chứng ở nơi khác. Bạn cần phân tích một cách hiệu quả.
Kết luận và chuyển ý. Sau phần phân tích, một đoạn văn viết tốt sẽ kết luận bằng cách giải thích tại sao đoạn văn này là quan trọng, nó phù hợp với chủ đề của bài luận ra sao, đồng thời thiết lập đoạn văn tiếp theo.
Bước 2 - Đọc lại câu luận đề.
Nếu là bài văn nghị luận, mỗi đoạn văn cần phải triển khai ý tưởng bao quát. Trước khi có thể viết một đoạn văn nghị luận, trong đầu bạn phải có một câu luận đề vững chắc. Luận đề là sự diễn đạt gồm 1-3 câu về điều mà bạn đang tranh luận và lý do tại sao nó quan trọng. Có phải bạn đang lập luận rằng mọi người đều nên sử dụng bóng đèn tiết kiệm năng lượng ở nhà? Hay bạn đang thuyết phục người đọc rằng mọi công dân đều có quyền tự do chọn mua các sản phẩm họ muốn? Đảm bảo có ý tưởng rõ ràng về lập luận của bạn trước khi bắt tay vào viết.
Bước 3 - Viết dẫn chứng và phân tích trước.
Thông thường bạn sẽ dễ viết hơn nếu bắt đầu bằng phần giữa của đoạn văn thay vì từ đầu đoạn văn. Nếu bạn gặp khó khăn khi viết đoạn văn ngày từ đầu, hãy tự nhủ rằng bạn sẽ tập trung vào phần dễ viết nhất của đoạn văn: phần dẫn chứng và phân tích. Khi đã viết xong phần dễ nhất của đoạn văn, bạn có thể chuyển sang viết câu chủ đề.
Bước 4 - Liệt kê mọi dẫn chứng hỗ trợ cho luận đề.
Bất kể đang tranh luận về điều gì, bạn sẽ phải sử dụng dẫn chứng để thuyết phục người đọc rằng quan điểm của bạn là đúng. Dẫn chứng của bạn có thể bao gồm nhiều dạng: tài liệu lịch sử, trích dẫn từ các chuyên gia, kết quả từ một nghiên cứu khoa học, một cuộc khảo sát hoặc sự quan sát của chính bạn. Trước khi viết đoạn văn, bạn hãy liệt kê ra mọi dẫn chứng mà bạn cho rằng có thể hỗ trợ cho tuyên bố của bạn.
Bước 5 - Chọn 1-3 dẫn chứng có liên quan cho đoạn văn.
Mỗi đoạn văn mà bạn viết phải thống nhất và độc lập. Điều này có nghĩa là bạn không thể đưa quá nhiều dẫn chứng để phân tích trong từng đoạn văn. Thay vì thế, mỗi đoạn văn chỉ nên có từ 1-3 dẫn chứng liên quan. Xem xét kỹ mọi dẫn chứng mà bạn đã thu thập. Những dẫn chứng nào dường như có liên hệ với nhau? Đó là dấu hiệu tốt cho thấy chúng nên được đặt vào cùng một đoạn văn. Một số biểu hiện cho thấy các dẫn chứng có thể liên kết với nhau bao gồm:
Nếu chúng có cùng một chủ đề hoặc ý tưởng
Nếu chúng có cùng một nguồn (chẳng hạn như cùng một tài liệu hoặc công trình nghiên cứu)
Nếu chúng thuộc về cùng một tác giả
Nếu chúng thuộc về một loại dẫn chứng (chẳng hạn như hai cuộc khảo sát cùng chứng minh những kết quả tương tự)
Bước 6 - Dùng 6 câu hỏi trong thuật viết lách để viết dẫn chứng.
Sáu câu hỏi đó là Ai, Cái gì, Khi nào, Ở đâu, Tại sao, và Như thế nào. Đây là thông tin nền tảng quan trọng mà người đọc cần biết để hiểu được những luận điểm của bạn. Khi viết ra các dẫn chứng liên quan, bạn hãy lưu tâm đến người đọc. Luôn luôn giải thích dẫn chứng của bạn là gì, chúng được thu thập như thế nào và tại sao, chúng có ý nghĩa gì. Một số điều bạn cần ghi nhớ bao gồm:
Bạn phải định nghĩa mọi thuật ngữ quan trọng hoặc từ ngữ đặc biệt có thể không quen thuộc với người đọc (Cái gì)
Bạn phải cung cấp thời gian và địa điểm nếu có liên quan (chẳng hạn như một văn kiện lịch sử được ký tại đâu (Khi nào/Ở đâu)
Bạn phải mô tả cách thu thập các dẫn chứng. Ví dụ, bạn có thể diễn giải các phương pháp của công trình nghiên cứu khoa học đã cung cấp cho bạn các dẫn chứng đó (Như thế nào)
Bạn phải nói rõ ai cung cấp cho bạn các dẫn chứng đó. Bạn có trích dẫn ý kiến của chuyên gia nào không? Tại sao người này được cho là thông thạo về chủ đề của bạn (Ai)
Bạn phải giải thích tại sao bạn nghĩ rằng dẫn chứng đó là quan trọng hoặc đáng chú ý (Tại sao)
Bước 7 - Viết 2-3 câu phân tích dẫn chứng.
Sau khi đã trình bày các dẫn chứng quan trọng và có liên quan, bạn sẽ phải diễn giải rằng bạn tin tưởng dẫn chứng đó hỗ trợ cho lập luận của bạn như thế nào. Đây là lúc mà sự phân tích của bạn đóng vai trò quan trọng. Bạn không thể chỉ liệt kê dẫn chứng một cách đơn giản và lướt qua mà phải diễn giải tầm quan trọng của nó. Một số câu hỏi mà bạn cần tự đặt ra khi phân tích dẫn chứng bao gồm:
Điều gì đã liên kết các dẫn chứng với nhau?
Dẫn chứng này giúp chứng minh cho luận đề như thế nào?
Có những điểm tương phản hoặc cách giải thích thay thế nào bạn nên ghi nhớ?
Điều gì khiến dẫn chứng đó nổi bật? Có điều gì đặc biệt hoặc thú vị ở dẫn chứng đó?
Bước 8 - Viết câu chủ đề.
Câu chủ đề của từng đoạn văn là biển chỉ đường cho người đọc dõi theo lập luận của bạn. Phần giới thiệu sẽ bao gồm câu luận đề, và mỗi đoạn văn sẽ xây dựng luận đề đó bằng cách cung cấp dẫn chứng. Khi người đọc xem bài viết của bạn, họ sẽ nhận ra sự đóng góp của từng đoạn văn vào luận đề của bài viết. Nhớ rằng luận đề là lập luận lớn hơn, và câu chủ đề giúp chứng minh luận đề qua việc tập trung vào một chủ đề hoặc ý niệm nhỏ hơn. Câu chủ đề này sẽ là lời tuyên bố hoặc luận điểm, sau đó sẽ được bảo vệ hoặc củng cố trong các câu tiếp theo. Hãy xác định ý chính trong đoạn văn của bạn và viết một câu luận đề nhỏ nói lên ý chính đó. Giả sử câu luận đề của bạn là "Charlie Brown là nhân vật truyện tranh vĩ đại nhất ở Mỹ," bài viết của bạn có thể có những câu chủ đề như sau:
"Tỷ lệ cao về lượt xem Charlie Brown trên truyền hình trong nhiều thập kỷ qua đã chứng minh tầm ảnh hưởng của nhân vật này."
"Một số người tranh cãi rằng các nhân vật anh hùng như Siêu nhân quan trọng hơn Charlie Brown. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy hầu hết người Mỹ dành sự đồng cảm cho nhân vật Charlie kém may mắn hơn là nhân vật Siêu nhân hùng mạnh và xa cách."
"Các nhà nghiên cứu truyền thông đã chỉ ra rằng những câu khẩu hiệu của Charlie Brown, ngoại hình đặc biệt của nhân vật này và sự hiểu biết chín chắn đã chiếm được tình cảm của cả trẻ con cũng như người lớn."
Bước 9 - Đảm bảo câu chủ đề phải hỗ trợ phần còn lại của đoạn văn.
Sau khi đã viết câu chủ đề, bạn cần đọc lại phần dẫn chứng và phân tích của mình. Tự hỏi mình liệu câu chủ đề có hỗ trợ cho các ý tưởng và chi tiết của đoạn văn không. Chúng có khớp với nhau không? Liệu có ý nào đi lạc đề không? Nếu có, bạn hãy cân nhắc thay đổi câu chủ đề để bao hàm toàn bộ các ý trong đoạn văn.
Nếu có quá nhiều ý, bạn có thể phải chia đoạn văn thành hai đoạn riêng biệt.
Nhớ rằng câu chủ đề không chỉ nhắc lại luận đề. Mỗi đoạn văn nên có một câu chủ đề riêng biệt và đặc sắc. Nếu bạn chỉ nhắc lại "Charlie Brown là nhân vật quan trọng" ở đầu mỗi đoạn văn, bạn sẽ phải thu hẹp các câu chủ đề hơn.
Bước 10 - Viết phần kết đoạn văn.
Không như một bài luận hoàn chỉnh, các đoạn văn không phải lúc nào cũng cần có phần kết trọn vẹn. Tuy nhiên, đoạn văn của bạn sẽ có hiệu quả hơn nếu có một câu tóm gọn và nhấn mạnh sự đóng góp của đoạn văn vào luận đề. Bạn cần phải thực hiện việc này một cách ngắn gọn và nhanh chóng. Viết một câu kết tô đậm lập luận của bạn trước khi chuyển sang các ý khác. Một số từ khóa và các cụm từ dùng trong câu kết luận bao gồm: "Vì vậy," "Cuối cùng," "Như chúng ta thấy," và "Như vậy."
Bước 11 - Bắt đầu một đoạn văn mới khi bạn chuyển sang ý mới.
Bạn nên bắt đầu một đoạn văn mới khi chuyển sang một luận điểm hoặc một ý mới. Khi bắt đầu một đoạn văn mới là bạn đã báo hiệu cho người đọc biết rằng bạn chuyển sang ý mới. Một số gợi ý cho thấy bạn nên bắt đầu một đoạn văn mới bao gồm:
Khi bạn bắt đầu thảo luận một chủ đề khác
Khi bạn bắt đầu đề cập đến các ý kiến trái ngược hoặc phản biện
Khi bạn đưa ra các loại dẫn chứng khác nhau
Khi thảo luận về các thời kỳ, các thế hệ hoặc con người khác nhau
Khi đoạn văn đang viết trở nên khó sắp xếp. Một đoạn văn nếu có quá nhiều câu cũng đồng nghĩa là bao gồm quá nhiều ý. Bạn có thể ngắt đoạn văn thành hai đoạn hoặc chỉnh sửa và cắt bớt sao cho dễ đọc hơn.
Phương pháp 2 - Bắt đầu đoạn văn mở bài
Bước 1 - Tìm một câu dẫn dụ.
Bắt đầu bài viết hoặc bài luận bằng một câu thú vị khiến người đọc có hứng thú muốn xem thêm và đọc hết bài viết của bạn. Bạn có thể chọn nhiều cách để viết câu dẫn dụ. Sử dụng lối viết hài hước, bất ngờ hoặc sắc sảo để thu hút sự chú ý của người đọc. Đọc các ghi chép tìm tòi của bạn xem có những những ý nổi bật, dữ liệu thống kê đáng chú ý hoặc các giai thoại khơi gợi sự quan tâm của người đọc nảy ra trong óc không. Sau đây là một số ví dụ:
Giai thoại: “Khi lớn lên, Samuel Clemens ngắm nhìn những con tàu hơi nước trên dòng sông Mississippi và mơ được làm thuyền trưởng của một con tàu trên sông.”
Thống kê: “Chỉ có 7% trong số các phim lớn của Hollywood sản xuất trong năm 2014 là do nữ làm đạo diễn.”
Trích dẫn: “Tôi mừng khi thấy rằng nam giới đang giành được các quyền của họ, nhưng tôi muốn nữ giới cũng có được quyền của mình, và tôi sẽ bước vào hồ khi nước đang khuấy động”
Câu hỏi khơi gợi: “Chế độ an sinh xã hội sẽ ra sao trong 50 năm tới?”
Bước 2 - Tránh những tuyên bố chung chung.
Người viết rất dễ sa vào việc viết câu dẫn dụ có nghĩa rộng, bao quát. Tuy nhiên, câu dẫn dụ sẽ hiệu quả hơn khi được viết một cách cụ thể đối với chủ đề của bài viết. Bạn nên tránh mở bài bằng những câu bắt đầu bằng các cụm từ như:
"Từ giai đoạn đầu thời kỳ. . ."
"Từ thời khởi thủy của loài người. . ."
"Tất cả mọi người, dù nam hay nữ đều tự hỏi mình. . ."
"Mỗi người trên hành tinh này. . ."
Bước 3 - Diễn đạt chủ đề của bài luận.
Khi đã có câu dẫn dụ, bạn sẽ cần viết vài câu để dẫn dắt người đọc hình dung về phần còn lại của bài luận. Có phải bài viết của bạn sẽ tranh luận về chế độ an sinh xã hội? Hay bạn đang viết về lịch sử của Sojourner Truth? Bạn cần cho người đọc một bản đồ về mục tiêu, mục đích và ý định tổng quát của bài luận.
Nếu có thể, tránh các cụm từ như “Trong bài viết này, tôi sẽ tranh luận về sự kém hiệu quả của chế độ an sinh xã hội” hay “Bài viết này sẽ tập trung vào sự kém hiệu quả của chế độ an sinh xã hội”. Thay vào đó, bạn chỉ cần nêu ra ý kiến của mình: “Chế độ an sinh xã hội là một hệ thống kém hiệu quả”.
Bước 4 - Viết những câu rõ ràng, súc tích.
Khi muốn cuốn hút người đọc, bạn cần viết một câu rõ ràng và dễ hiểu. Phần mở bài không phải là nơi để viết những câu dài dòng và phức tạp khiến người đọc vấp váp. Dùng từ ngữ thông dụng (không dùng biệt ngữ), những câu tường thuật ngắn, các lý lẽ dễ hiểu để viết phần mở bài.
Đọc đoạn văn lên thành tiếng để xem các câu văn của bạn có rõ ràng và dễ hiểu không. Nếu bạn phải lấy quá nhiều hơi khi đọc hoặc nếu khó theo dõi các ý khi đọc to lên, bạn nên viết gọn lại.
Bước 5 - Kết thúc phần mở bài của bài văn nghị luận bằng câu luận đề.
Câu luận đề gồm 1-3 câu diễn đạt lập luận chung của bài viết. Nếu đang viết một bài văn nghị luận, câu luận đề sẽ là phần quan trọng nhất của bài viết. Tuy nhiên, câu luận đề thường sẽ thay đổi đôi chút khi bạn viết bài luận. Nhớ rằng câu luận đề cần phải:
Có lập luận. Bạn không thể chỉ nêu ra một kiến thức chung hoặc sự thật hiển nhiên. “Vịt là một loài chim.” không phải là câu chủ đề.
Thuyết phục. Câu chủ đề phải dựa trên dẫn chứng và phân tích kỹ lưỡng. Không đặt ra luận đề thiếu cân nhắc, trái lẽ thường một cách có chủ ý hoặc không thể chứng minh được.
Phù hợp với đề bài. Nhớ bám sát các giới hạn và hướng dẫn của đề bài được giao.
Có thể kiểm soát trong phạm vi đã định. Luận đề nên được thu hẹp và tập trung. Như vậy, bạn sẽ có khả năng chứng minh luận điểm của mình trong phạm vi được giao. Không viết câu luận đề quá rộng (“Tôi đã khám phá ra một nguyên nhân mới gây ra chiến tranh thế giới thứ II”) hoặc quá hẹp (“Tôi sẽ biện luận rằng những người lính thuận tay trái mặc áo khoác khác với những người lính thuận tay phải”).
Phương pháp 3 - Bắt đầu phần kết bài
Bước 1 - Kết nối phần kết bài với phần mở bài.
Đưa người đọc quay trở lại với phần mở bài bằng cách bắt đầu phần kết với lời nhắc về cách mở đầu của bài viết. Cách viết này đóng vai trò như bộ khung khép lại bài viết của bạn.
Ví dụ, nếu bài viết được bắt đầu bằng một câu trích dẫn từ Sojourner Truth, bạn có thể bắt đầu phần kết bài với câu:“Dù đã gần 150 năm đã trôi qua, nhưng tuyên bố của Sojourner Truth vẫn tiếp tục có giá trị cho đến ngày nay.”
Bước 2 - Nêu ý cuối cùng.
Bạn có thể dùng đoạn văn kết bài để nêu ra quan điểm cuối cùng ở phần còn lại của bài viết. Sử dụng phần này để đặt ra câu hỏi cuối cùng hoặc đưa ra lời kêu gọi.
Ví dụ, bạn có thể viết: “Liệu thuốc lá điện tử có thực sự khác với thuốc lá bình thường không?”
Bước 3 - Tóm tắt bài luận.
Nếu bài luận của bạn dài và phức tập, bạn có thể dành phần kết luận để nhắc lại những điều đã viết. Bằng cách đó, bạn có thể tóm tắt những điểm quan trọng với người đọc. Điều này cũng giúp cho người đọc hiểu bài viết của bạn được gắn kết như thế nào.
Bạn có thể bắt đầu bằng, “Tóm lại, các chính sách văn hóa của Liên minh châu Âu hỗ trợ cho thương mại toàn cầu theo ba cách.”
Bước 4 - Cân nhắc đặt ra về vấn đề sâu hơn nếu có thể.
Phần kết luận là nơi tuyệt vời để tưởng tượng và nghĩ về một bức tranh lớn hơn. Bài luận của bạn có mở ra một không gian mới cho sự việc khác không? Bạn có đặt ra các câu hỏi lớn để mọi người trả lời không? Bạn hãy nghĩ về những nhánh khác lớn hơn của bài luận và nêu ra trong phần kết bài.
Phương pháp 4 - Bắt đầu một đoạn văn trong truyện
Bước 1 - Xác định 6 câu hỏi trong truyện.
Sáu câu hỏi trong thuật viết lách là Ai, Cái gì, Khi nào, Ở đâu, Tại sao và Như thế nào. Nếu đang viết một truyện hư cấu, bạn cần trả lời chắc chắn những câu hỏi này trước khi bắt tay viết. Không phải tất cả các câu hỏi đều cần phải trả lời trong từng đoạn văn. Tuy nhiên, bạn không nên bắt đầu viết trừ khi đã hiểu rõ các nhân vật trong truyện của bạn là ai, họ đang làm gì, họ làm điều đó ở đâu và khi nào, và tại sao điều đó là quan trọng.
Bước 2 - Bắt đầu một đoạn văn mới khi bạn chuyển từ câu hỏi này sang câu hỏi khác.
Các đoạn văn mang tính sáng tạo sẽ linh hoạt hơn các đoạn trong bài nghị luận hoặc học thuật. Tuy nhiên, một nguyên tắc vàng là bạn nên bắt đầu đoạn văn mới mỗi khi chuyển sang một câu hỏi lớn. Ví dụ, nếu bạn chuyển địa điểm sang một bối cảnh khác, hãy bắt đầu đoạn văn mới. Khi quay ngược về quá khứ, bạn cũng cần chuyển sang đoạn văn mới. Điều này sẽ giúp người đọc định hướng.
Luôn luôn chuyển đoạn khi các nhân vật khác nhau đối thoại. Việc để cho hai nhân vật cùng sử dụng hội thoại trong một đoạn văn có thể gây nhầm lẫn cho người đọc.
Bước 3 - Dùng các đoạn văn có độ dài khác nhau.
Bài viết học thuật thường bao gồm các đoạn văn có độ dài tương đương. Trong văn chương, các đoạn văn có thể có độ dài từ một từ cho đến vài trăm từ. Bạn nên cân nhắc cẩn thận về hiệu quả mà bạn muốn tạo ra với đoạn văn, từ đó quyết định độ dài của các đoạn văn. Độ dài khác nhau của các đoạn văn có thể giúp tác phẩm của bạn có vẻ thú vị đối với người đọc.
Các đoạn văn dài hơn có thể giúp bạn miêu tả sắc thái đậm đặc của một người, một nơi chốn hoặc một vật.
Các đoạn văn ngắn có thể giúp miêu tả sự hài hước, kinh ngạc hoặc các hành động xảy ra chớp nhoáng và các đoạn hội thoại.
Bước 4 - Suy nghĩ về mục đích của đoạn văn.
Không như đoạn văn nghị luận, đoạn văn sáng tác không khai triển luận đề. Tuy nhiên, nó cũng phải có mục đích. Hẳn là bạn không muốn đoạn văn của mình có vẻ như thiếu mục đích hoặc mơ hồ. Hãy tự hỏi mình rằng bạn mong muốn người đọc tiếp thu được điều gì từ đoạn văn đó. Đoạn văn của bạn có thể:
Cung cấp cho người đọc thông tin về bối cảnh chính
Triển khai cốt truyện
Cho thấy sự liên hệ giữa các nhân vật
Mô tả bối cảnh của truyện
Diễn giải động lực của nhân vật
Khơi gợi cảm xúc của người đọc như sợ hãi, bật cười, đau buồn hoặc thương cảm
Bước 5 - Sử dụng các bài tập chuẩn bị viết để tìm ý tưởng.
Đôi khi bạn phải làm việc và lập kế hoạch một thời gian trước khi viết được một câu hiệu quả. Các bài tập chuẩn bị viết là một công cụ cho phép bạn làm quen với câu chuyện mà bạn định viết. Các bài tập này cũng có thể giúp bạn xem xét truyện của mình từ các góc độ và cách nhìn mới. Một số bài tập giúp bạn tìm cảm hứng cho đoạn văn bao gồm:
Thay lời nhân vật này viết thư cho nhân vật khác
Viết vài trang nhật ký dưới góc nhìn của nhân vật
Đọc về thời gian và nơi chốn xảy ra câu chuyện. Các chi tiết lịch sử nào lý thú nhất đối với bạn?
Viết ra mốc thời gian của các sự kiện trong cốt truyện để giúp bạn định hướng
Làm bài tập “viết tự do”, theo đó bạn dành ra 15 phút viết mọi thứ bạn mà bạn nghĩ ra trong truyện. Bạn có thể chọn lựa và sắp xếp lại sau.
Phương pháp 5 - Sử dụng nghệ thuật chuyển ý giữa các đoạn văn
Bước 1 - Kết nối đoạn văn mới với đoạn văn trước đó.
Khi bạn chuyển sang các đoạn văn mới, mỗi đoạn văn sẽ phục vụ cho một mục đích nhất định. Mở đầu đoạn văn mới bằng câu chủ đề dựa trên ý trước đó một cách rõ ràng.
Bước 2 - Báo hiệu sự thay đổi theo thời gian hoặc thứ tự.
Khi các đoạn văn tạo thành chuỗi (chẳng hạn như thảo luận về ba nguyên nhân khiến chiến tranh nổ ra), bạn hãy bắt đầu mỗi đoạn bằng một từ hoặc một cụm từ để cho khán giả thấy rằng bạn đang viết theo một chuỗi.
Ví dụ, bạn có thể viết: “Thứ nhất…” Đoạn văn tiếp theo sẽ bắt đầu bằng “Thứ hai…” Đoạn văn thứ ba có thể sử dụng từ “Thứ ba…” hoặc “Cuối cùng” để bắt đầu.
Các từ khác dùng để báo hiệu một chuỗi là: sau cùng, cuối cùng, đầu tiên, trước nhất, thứ đến, hoặc sau hết.
Bước 3 - Dùng từ chuyển ý để so sánh hoặc đối chiếu các đoạn văn.
Dùng các đoạn văn để so sánh hoặc đối chiếu hai ý. Các từ hoặc cụm từ mở đầu câu chủ đề sẽ báo hiệu cho người đọc rằng họ nên ghi nhớ đoạn văn trước trong đầu khi đọc đoạn văn tiếp theo. Như vậy, họ sẽ hiểu được sự so sánh của bạn.,
Ví dụ, bạn có thể dùng các cụm từ như “so sánh với” hoặc “tương tự” để so sánh.
Dùng các từ như “mặc dù”, “tuy nhiên”, “dẫu vậy”, hoặc “trái lại” để báo hiệu rằng đoạn văn đó sẽ tương phản hoặc trái ngược với ý của đoạn văn trước.
Bước 4 - Tiếp theo là sử dụng các cụm từ chuyển ý để đưa ra các ví dụ.
Nếu bạn vừa thảo luận một hiện tượng cụ thể nào đó ở đoạn văn trước, hãy cung cấp ví dụ cho người đọc trong đoạn văn tiếp theo. Đây sẽ là một ví dụ vững chắc tạo thêm sức nặng cho hiện tượng bao quát mà bạn vừa thảo luận.
Dùng những cụm từ như “ví dụ”, “chẳng hạn như”, “như vậy” hoặc “cụ thể hơn”.
Bạn cũng có thể dùng dạng chuyển ý cho ví dụ khi muốn đặc biệt nhấn mạnh vào ví dụ. Trong trường hợp này, bạn hãy dùng các từ chuyển ý như “đặc biệt là” hoặc “đáng chú ý”. Ví dụ, bạn có thể viết, “Đáng chú ý nhất, Sojourner Truth là một nhà phê bình thẳng thắn trong chế độ phụ quyền của thời kỳ Tái thiết.”
Bước 5 - Diễn đạt quan điểm rằng người đọc nên liên hệ với điều gì đó.
Khi mô tả một hoàn cảnh hoặc một hiện tượng, bạn có thể cung cấp cho người đọc các manh mối để nhìn nhận hiện tượng theo cách nào đó. Sử dụng các từ gợi tả, sinh động để dẫn dắt cách nhìn của người đọc và khuyến khích họ nhìn sự việc dưới góc nhìn của bạn.
Các cụm từ như “May mắn thay,” “May là,” “Kỳ lạ là,” và “Thật không may” sẽ giúp ích trong trường hợp này.
Bước 6 - Nêu ra nguyên nhân và kết quả.
Sự kết nối giữa hai đoạn văn có thể là việc sử dụng một ý trong đoạn văn đầu tiên dẫn đến ý khác trong đoạn văn thứ hai. Nguyên nhân và kết quả ở đây được biểu hiện bằng các từ chuyển ý như: “Do đó”, “Kết quả là”, “Bởi thế”, “Vậy thì” hoặc “Vì lý do đó”.
Bước 7 - Đặt dấu phẩy đằng sau các cụm từ chuyển ý.
Sử dụng dấu câu hợp lý trong bài viết bằng cách đặt dấu phẩy sau cụm từ chuyển ý. Hầu hết các cụm từ như “Cuối cùng”, “Sau hết” và “Đáng chú ý” là những trạng từ liên kết. Các cụm từ này cần phải cách với phần còn lại của câu bằng dấu phẩy.
Ví dụ, bạn có thể viết: “Đáng chú ý, Sojourner Truth là một nhà phê bình thẳng thắn…”
"Sau cùng, chúng ta có thể thấy. . ."
"Và cuối cùng, nhân chứng chuyên gia đã tuyên bố . . ."
Phương pháp 6 - Vượt qua những trở ngại trong khi viết
Bước 1 - Đừng hoảng sợ.
Khi viết văn, phần đông mọi người đều gặp trở ngại vào lúc này hay lúc khác. Hãy thả lỏng và hít vài hơi sâu. Có một số lời khuyên dễ thực hiện có thể giúp bạn vượt qua sự lo âu.
Bước 2 - Viết tự do trong 15 phút.
Nếu bạn bị mắc kẹt trong một đoạn văn, hãy cho não nghỉ ngơi 15 phút. Trong thời gian đó, bạn chỉ cần viết ra tất cả những gì bạn cho là quan trọng đối với chủ đề bài viết. Bạn quan tâm đến điều gì? Những người khác có thể quan tâm đến điều gì? Tự nhắc lại những điều mà bạn cảm thấy hay và lý thú trong đoạn văn của bạn. Cho dù những điều bạn viết ra sẽ không được đưa vào bản thảo cuối cùng, việc viết tự do trong vài phút cũng sẽ truyền cảm hứng cho bạn tiếp tục công việc.
Bước 3 - Chọn một phần khác để viết.
Bạn không cần phải viết một truyện, một bài viết hoặc một đoạn văn theo thứ tự từ đầu đến cuối. Nếu thấy khó khăn khi viết phần mở bài, bạn hãy chọn đoạn thú vị nhất của phần thân bài để viết trước. Bạn sẽ thấy nhiệm vụ này dễ làm hơn và có thể giúp bạn nảy ra ý tưởng để vượt qua những phần khó khăn hơn.
Bước 4 - Nói thành tiếng những ý tưởng có trong đầu.
Nếu cảm thấy vấp váp ở một câu hoặc một khái niệm phức tạp nào đó, bạn hãy cố gắng diễn giải thành tiếng thay vì viết trên giấy. Nói chuyện với bố mẹ hoặc một người bạn về khái niệm đó. Bạn sẽ giải thích với họ như thế nào qua điện thoại? Khi đã nói được về vấn đề đó một cách dễ dàng, bạn có thể viết ra.
Bước 5 - Tự nhắc mình rằng bản thảo đầu tiên sẽ không hoàn hảo.
Các bản thảo đầu tiên không bao giờ hoàn hảo cả. Bạn luôn có thể sửa những khiếm khuyết hoặc những câu chữ nặng nề trong các bản thảo sau. Hiện tại, bạn chỉ cần tập trung viết các ý tưởng ra giấy và sau đó xem lại.
Bước 6 - Đi dạo một vòng.
Bộ não đôi khi cần được nghỉ ngơi để sau đó hoạt động hiệu quả hơn. Nếu bạn phải vật lộn với một đoạn văn đến hơn một tiếng đồng hồ, hãy cho phép mình đi dạo khoảng 20 phút và sau đó quay lại làm tiếp. Bạn sẽ nhận thấy rằng công việc dường như dễ hơn nhiều sau khi nghỉ giải lao.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%90%E1%BB%91i-ph%C3%B3-v%E1%BB%9Bi-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-n%C3%B3i-d%E1%BB%91i | Cách để Đối phó với người nói dối | Bạn có biết một người nào đó dường như không thể thốt ra lời nói thật? Có những người nói dối để được mọi người nghĩ tốt hơn về mình hoặc để đạt được điều họ muốn, có những người thì thực sự tin vào những điều họ nói. Dù là trường hợp nào, đối mặt với người nói dối là một cách hiệu quả để bắt đầu ứng phó với hành vi xấu của họ. Điều quan trọng cần nhớ là, bạn không có khả năng thay đổi người khác – sau cùng, tất cả những gì bạn có thể làm nói lên sự thật. Nếu muốn biết thêm về cách đối phó với người nói dối, bạn hãy đọc tiếp.
Phương pháp 1 - Đánh giá tình hình
Bước 1 - Nhận biết khi ai đó nói dối
Sẽ không khó để phát hiện một người đang nói dối nếu bạn biết cần phải để ý điều gì. Khi biết cách nhận ra ai đó đang cố lừa mình, bạn có thể đoán được mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Bạn hãy học cách quan sát dáng vẻ và hành động của người đó trong các tình huống bình thường, không áp lực, sau đó đối chiếu với hành động của họ khi bạn nghi ngờ họ nói dối. Dần dần, bạn sẽ có khả năng đọc được ngôn ngữ cơ thể của người đó đủ để phát hiện khi nào thì họ đang nói sai sự thật.
Kiểm tra xem người đó biểu hiện như thế nào khi bạn hỏi về ngày sinh hoặc quê quán của họ, sau đó so sánh với hành vi của họ khi bạn hỏi một câu khó trả lời hơn, chẳng hạn như cô ấy có từng ăn nằm với bạn trai của bạn hoặc từng làm giả số liệu trong công ty không. Nếu người đó nói sự thật, họ sẽ không có dấu hiệu căng thẳng khi trả lời các câu hỏi khó hơn.
Quên đi lời khuyên mà có lẽ bạn đã từng nghe, rằng dấu hiệu không giao tiếp bằng mắt cho thấy ai đó đang nói dối; thực tế là từ giai thoại này mà nhiều kẻ nói dối đã cố ý giao tiếp bằng mắt.
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/1\/11\/Deal-With-a-Liar-Step-01Bullet02.jpg\/v4-460px-Deal-With-a-Liar-Step-01Bullet02.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/1\/11\/Deal-With-a-Liar-Step-01Bullet02.jpg\/v4-728px-Deal-With-a-Liar-Step-01Bullet02.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}
Khi nói dối, cơ thể người ta thường có biểu hiện căng thẳng một cách vô thức. Bạn hãy quan sát các dấu hiệu sau:
chỉ ở trên môi, không thể hiện trên mắt.
hơn bình thường.
.
(và chớp mắt nhanh khi đã nói xong)
Cử động chân bồn chồn
, chẳng hạn như liên tục che miệng, mắt hoặc mũi.
Bước 2 - Tìm quy luật của những lời nói dối.
Nhiều người nói dối về một số đề tài cực kỳ nhạy cảm đối với họ - thường đó là hành vi xấu của họ trong quá khứ hoặc một sự kiện nào đó khiến họ xấu hổ. Nếu họ thường nói dối khi được hỏi về một chủ đề nhất định, có lẽ bạn chỉ cần dừng lại và đừng gây áp lực. Tuy nhiên, nếu những lời nói dối của họ dường như không tuân theo quy luật nào hoặc vì bất cứ lý do nào thì nghĩa là bạn đang phải đối mặt với vấn đề lớn hơn.
Nếu một người nào đó luôn nói dối mỗi lần bạn hỏi rằng vì sao bố của cậu ấy luôn vắng nhà, vì sao cậu ấy không tốt nghiệp trung học, hoặc vì sao cậu ấy không chịu nói chuyện với một người nào đó, có lẽ lời đáp cho những câu hỏi này là “không phải việc của bạn”. Trừ khi bạn và người đó có quan hệ tình cảm mật thiết, còn không, bạn không có quyền biết mọi chi tiết về cuộc sống của người khác.
Tuy nhiên, nếu người đó thường nói dối chẳng vì lý do nào, thậm chí nói dối cả những chuyện dường như nhỏ nhặt, có thể họ là người có thói quen nói dối. Hành vi nói nói dối của họ không theo một kiểu mẫu nào, vì vậy bạn sẽ rất khó thông cảm với mục đích che giấu sự thật của họ.
Bước 3 - Xác định xem những lời nói dối của người đó có gây hại hay không.
Chẳng ai dễ chịu khi phải nghe những lời nói dối, nhưng có một số lời nói dối là vô hại và có những lời nói dối gây ra nhiều tác hại hơn. Trước khi can thiệp, bạn cần tìm hiểu xem những lời nói dối của người đó tác động như thế nào đến bạn, đến bản thân họ cũng như những người có thể có liên quan khác.
Có phải người đó chỉ tự vệ để khỏi phải nói quá nhiều? Nếu như vậy thì đó không phải là chuyện lớn.
Có phải người đó nói dối để điều khiển người khác? Có phải mọi người dựa trên những điều người đó nói để ra quyết định mà không nhận ra mình đang bị lừa? Đây là một vấn đề cần phải xử trí.
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/9\/9a\/Deal-With-a-Liar-Step-03Bullet02.jpg\/v4-460px-Deal-With-a-Liar-Step-03Bullet02.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/9\/9a\/Deal-With-a-Liar-Step-03Bullet02.jpg\/v4-728px-Deal-With-a-Liar-Step-03Bullet02.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}
Có phải người đó nói dối để che giấu hành vi xấu, chẳng hạn như ăn cắp, gian lận hoặc làm tổn thương người khác? Hành vi này có tác động rất nghiêm trọng.
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/a\/a5\/Deal-With-a-Liar-Step-03Bullet03.jpg\/v4-460px-Deal-With-a-Liar-Step-03Bullet03.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/a\/a5\/Deal-With-a-Liar-Step-03Bullet03.jpg\/v4-728px-Deal-With-a-Liar-Step-03Bullet03.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}
Bước 4 - Để ý xem người đó có thích thú khi nói dối không.
Có một số người thích nói dối hơn là nói thật. Hành vi này có thể xem như một thói nghiện đem lại cảm giác khoan khoái cho người đó mỗi khi họ thốt ra lời nói dối. Những kẻ nói dối trơ tráo mà không bị phát hiện trong thời gian dài có thể bắt đầu xem nói dối là một cách sống hơn là vì cần thiết. Những kẻ nói dối theo thói quen rất khó sửa chữa, vì đối với họ, hành vi nói dối cũng gây nghiện như bất cứ chứng nghiện nào khác.
Bước 5 - Tìm những dấu hiệu của kẻ nói dối bệnh lý (pathological liar).
Những kẻ nói dối bệnh lý nói ra những điều dối trá xa sự thật đến mức rất dễ nhận biết. Những người này thường tin vào những điều mình nói. Họ kể với bạn những câu chuyện phi lý với vẻ mặt “tỉnh bơ” và nghiêm túc đến mức bạn không thể nào không tin được. Đây là một chứng rối loạn tâm lý. Thật không may, bạn không thể nói với những người này rằng họ đang nói dối, bởi vì bản thân họ tin rằng mình nói thật. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đối mặt với những người này để xác định xem liệu một tiếng nói thức tỉnh có thể giúp họ chịu tìm cách trị liệu hay không.
Phương pháp 2 - Đối mặt với kẻ nói dối
Bước 1 - Ghi chép lại những lời nói dối.
Viết ra từng lời nói dối mà bạn nhận ra kèm với những chi tiết diễn giải vì sao bạn biết đó là lời nói dối. Điều tra để có bằng chứng thay vì chỉ dựa vào linh cảm. Bạn cần phải chứng tỏ mình biết chắc chắn rằng họ đang lừa dối.
Việc đối chất với người nói dối sẽ dễ hơn nhiều nếu bạn thu thập được những bằng chứng “rành rành”, chẳng hạn như email hoặc giấy tờ trái ngược với những gì người đó nói.
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/4\/4f\/Deal-With-a-Liar-Step-06Bullet01.jpg\/v4-460px-Deal-With-a-Liar-Step-06Bullet01.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/4\/4f\/Deal-With-a-Liar-Step-06Bullet01.jpg\/v4-728px-Deal-With-a-Liar-Step-06Bullet01.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}
Nếu bạn dựa vào lời người khác để vạch ra lời nói dối, hãy cố gắng tìm được nhiều người thay vì chỉ một người.
Bước 2 - Nói chuyện riêng với người đó.
Vạch rõ hành vi xấu của một người trước mặt những người khác là cách hành xử lạnh lùng và thường không thể giúp người đó thay đổi. Tốt nhất là bạn nên trao đổi với họ ở nơi riêng tư, như vậy cảm giác xấu hổ và lúng túng của họ sẽ không đi đến mức bùng nổ. Bạn hãy bình tĩnh nói rằng bạn tin là người đó đang nói dối. Đưa ra dẫn chứng cụ thể về lời nói dối mà bạn muốn làm cho ra lẽ.
Đừng gọi người đó là kẻ dối trá. Như đã nói, đầu tiên bạn nên nhẹ nhàng thì tốt hơn. Thường thì người đó sẽ xấu hổ khi bị phát hiện nói dối và sẽ dừng lại.
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/0\/0e\/Deal-With-a-Liar-Step-07Bullet01.jpg\/v4-460px-Deal-With-a-Liar-Step-07Bullet01.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/0\/0e\/Deal-With-a-Liar-Step-07Bullet01.jpg\/v4-728px-Deal-With-a-Liar-Step-07Bullet01.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}
Bước 3 - Cho người nói dối cơ hội để giải thích.
Quan sát kỹ ngôn ngữ cơ thể của người đó xem có thêm các dấu hiệu chứng tỏ họ đang nói dối không. Lắng nghe họ phân trần. Nếu người đó thừa nhận là họ nói dối và xin lỗi, có thể bạn không cần đẩy cuộc đối đầu đi xa hơn. Nói cho rõ mọi việc và kết thúc cuộc đối thoại bằng cách bày tỏ rằng bạn mong là điều đó không xảy ra lần nữa.
Bước 4 - Đưa ra bằng chứng về lời nói dối.
Nếu người đó tìm cách đối phó, chống chế hoặc tiếp tục nói dối, vậy thì đã đến lúc bạn đưa ra các bằng chứng. Cho người đó xem các email, giấy tờ hoặc các chứng cớ khác mà bạn thu thập được để chứng minh họ đã nói dối bạn. Đến lúc này bạn đã dồn người nói dối vào chân tường, và có lẽ họ sẽ im lặng hoặc bắt đầu xin lỗi.
Bước 5 - Nói rằng bạn đã mất lòng tin.
Lời nói này sẽ rất khó nghe, và người kia có lẽ sẽ khó chịu khi bạn nói không thể tin một lời nào của họ nữa. Giải thích rằng bạn không thể tránh được cảm giác họ có thể sẽ lại nói dối, và bạn sẽ không tin người đó cho đến khi họ chứng minh được sự trung thực của mình trong một thời gian dài.
Thông thường người ta rất xấu hổ về việc này, và có thể họ sẽ cam kết rằng từ giờ trở đi sẽ nói sự thật.
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/7\/7c\/Deal-With-a-Liar-Step-10Bullet01.jpg\/v4-460px-Deal-With-a-Liar-Step-10Bullet01.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/7\/7c\/Deal-With-a-Liar-Step-10Bullet01.jpg\/v4-728px-Deal-With-a-Liar-Step-10Bullet01.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}
Những người nói dối theo thói quen có thể thừa nhận rằng họ nghiện nói dối và nhờ bạn giúp đỡ để chấm dứt hành vi xấu này. Có thể bạn phải đối mặt với họ nhiều lần cho đến khi họ bỏ được thói xấu đó; với một số người thì đó là cuộc chiến không bao giờ kết thúc.
Những người nói dối bệnh lý và người rối loạn nhân cách chống đối xã hội sẽ không lay chuyển khi bạn đối đầu để làm rõ chuyện với họ. Nói dối là một phần thiết yếu trong nhân cách của những người này.
Bước 6 - Gợi ý cho người đó điều trị tâm lý nếu cần thiết.
Bạn hãy nói với họ rằng thói quen nói dối quá mức hoặc nói dối một cách vô thức có thể điều trị được. Khuyến khích người đó tìm sự giúp đỡ bên ngoài trước khi đánh mất lòng tin của tất cả mọi người. Những điều dối trá thì trước sau gì cũng lộ ra – và hậu quả là họ có thể mất công việc, hủy hoại các mối quan hệ và làm hỏng các cơ hội sống trung thực hơn.
Phương pháp 3 - Xử lý hậu quả
Bước 1 - Hiểu rằng có thể phải mất một thời gian để người đó thôi nói dối.
Những người đã quen nói dối thường không thể từ bỏ thói quen này ngay lập tức. Đừng ngạc nhiên nếu sau này bạn lại bắt gặp họ nói dối. Tùy vào mối quan hệ của bạn với người đó, có thể bạn muốn hoặc không muốn tiếp tục giúp đỡ họ ngừng nói dối bằng cách lặp đi lặp lại các bước thu thập các bằng chứng, đối mặt để vạch rõ lời nói dối và báo với họ rằng lòng tin đã bị phá vỡ.
Bước 2 - Biết rằng bạn không có khả năng thay đổi hành vi của người khác.
Xét cho cùng, bạn không thể biết người ta đang nghĩ gì trong đầu. Nếu một người muốn ngừng nói dối, họ sẽ phải cam kết và giữ lời. Nếu người đó không muốn thay đổi thì bạn hoàn toàn không thể làm gì được.
Bước 3 - Bảo vệ bản thân khỏi bị người nói dối làm hại.
Việc đối phó với kẻ nói dối dễ khiến người ta nản lòng. Ngay khi bạn tưởng rằng có thể bắt đầu lấy lại lòng tin thì người đó lại khiến bạn thất vọng và buộc bạn phải làm lại từ đầu. Điều quan trọng mà bạn cần làm là tránh người đó và dành thời gian cho những người mà bạn có thể tin tưởng. Bạn cũng có thể cân nhắc tìm chuyên gia tư vấn để giúp bạn xử lý những cảm xúc lẫn lộn phát sinh khi ở gần kẻ nói dối.
Đừng để bị ám ảnh bởi những lời nói dối của người đó. Đảm bảo rằng bạn nắm được sự thật. Những kẻ giỏi nói dối có tài nói dối như thật, và điều quan trọng là bạn phải phân biệt được sự thật trong những chuyện bịa đặt.
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/6\/61\/Deal-With-a-Liar-Step-14Bullet01.jpg\/v4-460px-Deal-With-a-Liar-Step-14Bullet01.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/6\/61\/Deal-With-a-Liar-Step-14Bullet01.jpg\/v4-728px-Deal-With-a-Liar-Step-14Bullet01.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}
Chấm dứt quan hệ với người nói dối nếu tình hình vượt khỏi tầm tay bạn. Đừng để mình bị cuốn vào vấn đề của họ. Đến một lúc nào đó, có thể bạn cần phải từ bỏ một mối quan hệ độc hại. Sau khi đã làm tất cả những gì có thể, bạn hãy cắt đứt với họ và bắt đầu chữa lành cho mình.
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/b\/bb\/Deal-With-a-Liar-Step-14Bullet02.jpg\/v4-460px-Deal-With-a-Liar-Step-14Bullet02.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/b\/bb\/Deal-With-a-Liar-Step-14Bullet02.jpg\/v4-728px-Deal-With-a-Liar-Step-14Bullet02.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ch%E1%BA%B7n-tin-nh%E1%BA%AFn-t%E1%BB%AB-Facebook | Cách để Chặn tin nhắn từ Facebook | wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn cách ngăn Facebook gửi thông báo bằng tin nhắn văn bản đến điện thoại di động của bạn, ngay cả khi bạn không sử dụng Facebook. Nếu ứng dụng Facebook Messenger đang nhận tin nhắn không mong muốn, bạn có thể chặn những tin nhắn đó trên Messenger.
Phương pháp 1 - Trên điện thoại
Bước 1 - Mở ứng dụng tin nhắn (SMS).
Bạn có thể gửi tin nhắn văn bản đến số Facebook đặc biệt để ngừng nhận tin nhắn từ Facebook, ngay cả khi bạn không sử dụng Facebook.
Bước 2 - Bắt đầu tin nhắn mới gửi đến số Facebook SMS.
Số này sẽ khác nhau tùy vào quốc gia hiện tại của bạn. Bạn có thể kiểm tra số dành cho quốc gia và nhà cung cấp cụ thể tại trang hỗ trợ Facebook Help. Dưới đây là một vài ví dụ phổ biến nhất:
Hoa Kỳ, Anh, Brazil, Mexico, Canada - 32665 (một số nhà mạng nhỏ sẽ khác)
Việt Nam - 32665 (Mobifone)
Ấn Độ - 51555
Bước 3 - Soạn tin nhắn Stop.
Bước 4 - Gửi tin nhắn.
Có thể bạn sẽ được thông báo rằng tin nhắn sẽ tính phí như nhắn tin văn bản thông thường. Bạn không cần quá lo lắng.
Bước 5 - Chờ tin nhắn phản hồi.
Bạn sẽ nhận được tin nhắn phản hồi từ số khác với nội dung rằng tin nhắn văn bản từ Facebook đã được tắt. Bạn sẽ không còn nhận được bất kỳ tin nhắn văn bản nào từ Facebook đến số di động nữa.
Phương pháp 2 - Trên ứng dụng Facebook (iPhone)
Bước 1 - Mở ứng dụng Facebook.
Bạn cần chắc chắn rằng mình đăng nhập đúng tài khoản Facebook để thay đổi cài đặt tin nhắn văn bản.
Bước 2 - Nhấn vào nút ☰ ở góc dưới bên phải màn hình.
Bước 3 - Cuộn xuống và nhấn vào Settings (Cài đặt).
Bước 4 - Nhấn vào Account Settings (Cài đặt tài khoản).
Bước 5 - Nhấn vào Notifications (Thông báo).
Bước 6 - Nhấn vào Text Message (Tin nhắn văn bản).
Bước 7 - Nhấn vào Edit (Chỉnh sửa) trong khung Notifications.
Bước 8 - Nhấn vào ô Get text notifications (Nhận thông báo tin nhắn văn bản) để bỏ chọn.
Tin nhắn văn bản sẽ ngừng gửi đến số điện thoại được liên kết.
Phương pháp 3 - Trên ứng dụng Facebook (Android)
Bước 1 - Mở ứng dụng Facebook.
Bạn cần chắc chắn rằng mình đăng nhập đúng tài khoản Facebook để thay đổi cài đặt tin nhắn văn bản.
Bước 2 - Nhấn vào nút ☰ ở góc trên bên phải.
Bước 3 - Cuộn xuống và nhấn vào Account Settings.
Tùy chọn này nằm trong phần (Cài đặt & trợ giúp).
Bước 4 - Nhấn vào Notifications.
Bước 5 - Nhấn vào Text Message.
Bước 6 - Nhấn vào Edit trong phần Notifications.
Bước 7 - Nhấn vào ô Get text notifications để bỏ chọn.
Thông báo của tài khoản Facebook sẽ không còn được gửi qua tin nhắn văn bản nữa.
Phương pháp 4 - Trên website Facebook
Bước 1 - Truy cập website Facebook.
Bạn có thể sử dụng website Facebook để tắt cài đặt thông báo qua tin nhắn văn bản, cũng như xóa hoàn toàn số điện thoại khỏi tài khoản.
Bước 2 - Đăng nhập tài khoản Facebook.
Bạn phải đăng nhập tài khoản được liên kết với số điện thoại đang nhận tin nhắn thông báo.
Bước 3 - Nhấp vào nút ▼ ở góc trên bên phải trang Facebook, phía bên phải thanh màu xanh sau khi bạn đăng nhập.
Bước 4 - Nhấp vào Settings.
Bước 5 - Nhấp vào thẻ Notifications nằm bên trái trang.
Bước 6 - Nhấp vào mục Text message.
Bước 7 - Nhấp vào nút radio Off (Tắt).
Bước 8 - Nhấp vào Save Changes (Lưu thay đổi).
Thông báo mới sẽ không còn được gửi đến số điện thoại của bạn.
Bước 9 - Xóa hoàn toàn số điện thoại nếu tin nhắn vẫn tiếp tục được gửi đến.
Nếu vẫn còn nhận được tin nhắn văn bản từ Facebook, bạn có thể xóa hoàn toàn số điện thoại bằng cách:
Đăng nhập Facebook và mở trình đơn .
Nhấp vào thẻ (Số điện thoại).
Nhấp vào (Xóa) cạnh số điện thoại.
Nhấp vào (Xóa số điện thoại) để xác nhận.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Kh%E1%BB%AD-m%C3%B9i-m%E1%BB%91c-tr%C3%AAn-qu%E1%BA%A7n-%C3%A1o | Cách để Khử mùi mốc trên quần áo | Nếu quần áo của bạn có mùi mốc thì nhiều khả năng chúng đã nhiễm bào tử mốc. Điều này có thể xảy ra nếu bạn cất quần áo quá lâu không đụng tới hoặc bỏ trong máy giặt vài ngày. Bạn có thể khử mùi mốc bằng các sản phẩm sẵn có trong nhà như giấm, muối nở hoặc hàn the. Sau khi giặt, bạn nên phơi quần áo ngoài trời để loại bỏ hoàn toàn mùi mốc.
Phương pháp 1 - Xử lý những món đồ giặt được bằng máy giặt
Bước 1 - Chọn một sản phẩm gia dụng để khử mùi mốc.
Thông thường quần áo có mùi mốc nhẹ có thể xử lý được bằng những sản phẩm không độc thường dùng trong nhà. Phương pháp này lý tưởng cho các chất liệu vải mỏng manh không thể dùng thuốc tẩy. Nếu quần áo bị nhiễm bào tử nấm, mùi mốc sẽ vẫn còn cho đến khi các bào tử nấm bị tiêu diệt. Bạn hãy tìm trong nhà xem có các sản phẩm nào sau đây không:
Giấm trắng
Hàn the
Muối nở
Bước 2 - Sử dụng máy giặt.
Bỏ quần áo có mùi mốc vào máy giặt cùng với một lượng bột giặt như ngày thường bạn vẫn dùng. Cho máy giặt lấy nước vào lồng giặt khi bắt đầu chu trình. Đợi cho nước đầy lồng giặt trước khi tiếp tục.
Tốt nhất là nên dùng nước nóng để đảm bảo diệt được bào tử mốc.
Dùng nước lạnh nếu món đồ của bạn không giặt được bằng nước nóng. Bạn có thể giặt hơn một lần để loại bỏ mùi mốc.
Bước 3 - Đổ một cốc sản phẩm diệt mốc mà bạn đã chọn vào nước.
Khi lồng giặt đã đầy nước, bạn hãy đổ một cốc giấm, hàn the hoặc muối nở vào nước. Đổ trực tiếp vào nước cho tan đều. Sau đó cho máy giặt chạy như bình thường.
Các chất gia dụng trên đều có thành phần giúp diệt bào tử mốc và khử mùi khó chịu. Nếu quần áo có mùi mốc nặng, bạn có thể kết hợp muối nở với giấm cùng lúc.
Nếu không thể rót sản phẩm diệt mốc trực tiếp vào nước, bạn hãy hòa với một cốc nước nóng và rót vào khay đựng xà phòng nước.
Bước 4 - Phơi khô quần áo ngoài trời.
Phơi quần áo trên dây dưới ánh nắng mặt trời để diệt các bào tử mốc còn sót và giúp quần áo thơm tho. Ngay cả trong mùa đông, bạn vẫn có thể phơi khô quần áo ngoài trời vào ngày nắng. Cố gắng phơi chỗ nhiều nắng và gió.
Nếu trời mưa, có thể bạn phải dùng máy sấy. Tuy nhiên cách này không lý tưởng lắm vì không gian kín của máy sấy không cho phép không khí lưu thông qua quần áo.
Nếu quần áo vẫn còn mùi mốc khi sấy xong, bạn nên đợi một ngày có nắng để giặt và phơi lại ngoài trời.
Phương pháp 2 - Xử lý các món đồ chỉ được giặt khô
Bước 1 - Thử dùng dung môi giặt khô.
Nếu bạn muốn loại bỏ mùi mốc trên áo khoác hoặc món đồ chỉ được giặt khô thì việc ngâm trong nước là không thể được. Dung môi giặt khô có thể làm sạch bề mặt món đồ mà không phải làm ướt tất cả các lớp vải, do đó ít có khả năng gây hư hại. Bạn có thể tìm ở khu vực bán sản phẩm giặt khô có ghi chữ "no-rinse wash." (giặt khô). Đó là một loại dung dịch cô đặc đựng trong chai tương tự như xà phòng nước.
Thông thường, bạn cần pha một nắp đầy dung môi giặt khô với vài lít nước. Rót vào bình xịt.
Xịt lên món đồ có mùi mốc sao cho toàn bộ món đồ trở nên hơi ẩm.
Phơi món đồ ở nơi có nắng và gió cho khô. Khi đã khô, mùi mốc sẽ biến mất. Nếu vẫn còn mùi mốc, bạn hãy lặp lại chu trình trên.
Lưu ý rằng phương pháp này cần phải làm ẩm món đồ, do đó không dùng cho những món đồ không được để ướt như đồ da hoặc da lộn.
Bước 2 - Dùng muối nở.
Thay vì giặt quần áo với muối nở, bạn có thể sử dụng muối nở khô trên chất liệu không giặt ướt được. Muối nở sẽ hút mùi mốc. Bạn có thể lặp lại quá trình này hơn một lần để có kết quả tốt nhất.
Đặt món đồ cần khử mùi lên mặt phẳng sạch. Rắc một lớp mỏng muối nở lên khắp món đồ. Lật mặt sau và thực hiện tương tự. Nếu không muốn rắc muối nở lên món đồ, bạn hãy thử bỏ vào túi ni lông, trong đó đặt một hộp muối nở để mở.
Để như vậy qua một đêm.
Đem ra ngoài và giũ mạnh. Dùng bàn chải mềm để chải sạch muối nở.
Đem phơi ngoài trời cả ngày.
Bước 3 - Thử xịt chút rượu vodka lên món đồ có mùi mốc.
Nếu không muốn tốn tiền cho chất tẩy rửa đặc biệt, bạn có thể dùng rượu vodka rẻ hơn. Rót rượu vodka vào bình xịt. Xịt lên khắp món đồ, đảm bảo không sót chỗ nào. Phơi ngoài nắng cho khô. Cách này sẽ giúp khử hoặc giảm mùi mốc.
Bước 4 - Đem đến dịch vụ giặt khô.
Nếu các liệu pháp tại nhà đều không có hiệu quả, có thể bạn phải đem đến tiệm giặt khô. Nơi đó họ sẽ dùng hóa chất mạnh để khử mùi, và trong hầu hết các trường hợp, họ đều có thể loại bỏ mùi mốc một cách hiệu quả. Nếu không muốn quần áo của mình phủ hóa chất, bạn hãy tìm tiệm giặt khô “xanh”, ở đó họ sử dụng carbon dioxide lỏng để làm sạch quần áo.
Phương pháp 3 - Xử lý các vật dụng bị mốc
Bước 1 - Cho quần áo vào nước sôi.
Nếu món đồ có mùi mốc rất nặng mà bạn lại không muốn vứt đi, bạn có thể thử cho vào nước sôi để diệt các bào tử mốc và loại bỏ mùi mốc. Phương pháp này chỉ nên áp dụng cho các món đồ như khăn tắm, vải trải giường và các chất liệu vải bông có thể chịu được nước sôi. Các chất liệu vải mỏng mann có thể mủn ra nếu bị nhúng vào nước sôi. Cách xử lý như sau:
Đun sôi một nồi nước to. Bạn cần đun đủ lượng nước để nhúng món đồ bị mốc.
Cho món đồ vào một chiếc nồi to khác. Rót nước sôi lên món đồ, đảm bảo nhúng ướt hoàn toàn.
Để nguyên trong 5 phút.
Vắt bớt nước. Nếu vẫn còn quá nóng, bạn có thể đi găng tay cao su.
Giặt món đồ trong máy giặt như thường lệ. Phơi dưới nắng cho khô.
Bước 2 - Dùng thuốc tẩy.
Thuốc tẩy là chất diệt mốc hiệu quả. Nó có thể loại bỏ mốc và mùi mốc trên các món đồ có thể tẩy được như khăn tắm, vải trải giường và tất. Đảm bảo kiểm tra nhãn sản phẩm trước khi tẩy. Nếu thấy ghi dòng chữ "Do Not Bleach," (không được tẩy), bạn phải dùng phương pháp khác. Khi làm việc với thuốc tẩy, bạn cần thực hiện ở nơi thoáng khí, đồng thời bảo vệ da tay bằng cách đi găng tay. Sau đây là cách tẩy quần áo:
Hòa nửa cốc thuốc tẩy với 4 lít nước trong một chiếc xô to.
Bỏ quần áo có mùi mốc vào dung dịch thuốc tẩy.
Giặt quần áo trong máy giặt như lệ thường. Phơi khô ngoài nắng.
Bước 3 - Thử dùng amoniac.
Amoniac có mùi rất nồng và độc hại cho phổi, do đó bạn cần đảm bảo phòng giặt phải thông thoáng trước khi làm việc. Bỏ quần áo vào máy giặt và bắt đầu chu trình giặt nhưng không cho bột giặt. Đổ một cốc amoniac vào nước và cho máy chạy. Sau đó bạn cho máy giặt lần thứ hai, lần này chỉ giặt với bột giặt. Phơi quần áo ngoài nắng cho khô.
Không bao giờ trộn lẫn thuốc tẩy và amoniac. Hỗn hợp hai chất này sẽ tạo ra chất khí có thể gây tổn hại phổi nếu hít phải.
Cẩn thận khi xử lý amoniac. Có thể bạn cần mặc quần áo bảo hộ để đề phòng amoniac dính vào da. Nếu hít phải khí amoniac, bạn phải ra ngoài để hít thở không khí trong lành. Gọi trung tâm chống độc nếu bạn thấy đầu váng vất.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/X%C3%A1c-%C4%91%E1%BB%8Bnh-bo-m%E1%BA%A1ch-ch%E1%BB%A7 | Cách để Xác định bo mạch chủ | Đây là bài viết hướng dẫn cách tìm thông tin bo mạch chủ của máy tính. Thường thì bạn chỉ có thể thực hiện việc này trên máy tính Windows, vì bạn không thể nâng cấp hoặc thay thế bo mạch chủ của máy tính Mac. Để tìm thông tin bo mạch chủ, bạn có thể dùng Command Prompt hoặc chương trình miễn phí Speccy. Một cách khác giúp bạn xác định loại bo mạch chủ là mở thùng CPU của máy tính. Cuối cùng, bạn có thể tìm thông tin bo mạch chủ của máy Mac bằng cách tìm số seri của máy tính Mac và từ đó tìm kiếm thông tin của bo mạch chủ qua mạng.
Phương pháp 1 - Sử dụng Command Prompt trên Windows
Bước 1 - Mở Start .
Nhấp vào biểu tượng Windows ở bên dưới góc trái màn hình.
Bước 2 - Nhập command prompt vào Start.
Thao tác này sẽ tìm kiếm chương trình Command Prompt trên máy tính.
Bước 3 - Nhấp vào Command Prompt.
Bạn thường tìm thấy lựa chọn này ở phía trên cửa sổ Start. Cửa sổ Command Prompt liền mở ra.
Bước 4 - Nhập lệnh tìm thông tin bo mạch chủ.
Bạn cần nhập lệnh sau vào Command Prompt:
wmic baseboard get product, manufacturer, version, serialnumber
Ấn ↵ Enter.
Bước 5 - Xem thông tin của bo mạch chủ.
Thông tin cần tìm thường hiển thị bên dưới các tiêu đề sau:
(Nhà sản xuất) - Tên nhà sản xuất bo mạch chủ hiển thị tại đây. Thường thì đó cũng là tên của công ty sản xuất máy tính.
(Sản phẩm) - Số hiệu sản phẩm của bo mạch chủ.
(Số seri) - Số seri của từng bo mạch chủ.
(Phiên bản) - The version number for your motherboard.
Bước 6 - Tìm kiếm bo mạch chủ trên mạng.
Nếu bạn bị thiếu bất kỳ thông tin nào kể trên, hãy nhập thông tin mà bạn có kèm theo từ "motherboard" vào công cụ tìm kiếm.
Bạn có thể dùng phần thông tin này để xác định loại phần cứng phù hợp với máy tính.
Nếu bạn không tìm được thông tin bo mạch chủ, hãy thử phương pháp tiếp theo.
Phương pháp 2 - Sử dụng Speccy trên Windows
Bước 1 - Mở trang Speccy.
Bạn cần truy cập https://www.piriform.com/speccy bằng trình duyệt.
Bước 2 - Nhấp vào Download Free Version (Tải phiên bản miễn phí).
Đây là nút màu xanh lá ở bên trái trang.
Bước 3 - Nhấp vào Free Download (Tải về miễn phí) khi được hỏi.
Thao tác này sẽ đưa bạn đến trang lựa chọn đường dẫn.
Bước 4 - Nhấp vào đường dẫn "Piriform".
Bạn sẽ thấy đường dẫn hiển thị bên dưới tiêu đề "Download from" (Tải về từ) bên dưới phần "Speccy Free" (Speccy miễn phí). Chương trình Speccy liền được tải về máy tính sau cú nhấp chuột.
Nếu tập tin không được tải về ngay, bạn có thể nhấp vào (Bắt đầu tải về) ở đầu trang để tải chương trình.
Bước 5 - Cài đặt Speccy.
Nhấp đúp vào tập tin cài đặt, rồi thực hiện như sau:
Nhấp vào (Có) khi được hỏi.
Đánh dấu vào ô "No thanks, I don't need CCleaner" (Không, tôi không cần CCleaner) ở bên dưới góc phải.
Nhấp vào (Cài đặt).
Chờ Speccy hoàn tất việc cài đặt.
Bước 6 - Nhấp vào Run Speccy (Khởi động Speccy) khi được hỏi.
Đó là nút màu tím ở giữa cửa sổ cài đặt. Speccy liền mở ra.
Nếu bạn không muốn thấy ghi chú phát hành trực tuyến của Speccy, trước tiên hãy bỏ chọn ô "View release notes" (Xem ghi chú phát hành) bên dưới nút .
Bước 7 - Nhấp vào Motherboard (Bo mạch chủ).
Đây là thẻ ở bên trái cửa sổ Speccy.
Bước 8 - Xem thông tin của bo mạch chủ.
Bên dưới tiêu đề "Motherboard" ở phía trên cửa sổ, bạn sẽ thấy thông tin nhà sản xuất, chủng loại, phiên bản và nhiều chi tiết khác về bo mạch chủ.
Bạn có thể dùng thông tin này để xác định loại phần cứng phù hợp với máy tính.
Phương pháp 3 - Tìm thông tin bo mạch chủ của máy Mac
Bước 1 - Mở trình đơn Apple .
Nhấp vào biểu tượng Apple ở phía trên góc trái màn hình. Một trình đơn liền xuất hiện tại đây.
Bước 2 - Nhấp vào About This Mac (Thông tin máy Mac).
Đây là lựa chọn ở gần phía trên trình đơn đang hiển thị.
Bước 3 - Ghi chú số seri.
Xem số ở bên phải tiêu đề "Serial Number" (Số seri).
Bước 4 - Tìm loại bo mạch chủ của máy Mac.
Mở công cụ tìm kiếm mà bạn thích (chẳng hạn như Google), rồi nhập số seri của Mac theo sau đó là từ "motherboard" và ấn ⏎ Return. Thao tác này sẽ cho bạn thấy danh sách các loại bo mạch chủ phù hợp.
Phương pháp 4 - Tìm thông tin bo mạch chủ theo cách trực quan
Bước 1 - Tắt nguồn máy tính.
Đảm bảo tất cả dữ liệu của bạn đã được lưu, rồi ấn nút "Power" (Nguồn) ở mặt sau thùng CPU của máy tính.
Phương pháp này chỉ hiệu quả đối với máy tính Windows.
Bước 2 - Tháo tất cả các kết nối với thùng CPU của máy tính.
Bạn cần tháo dây nguồn, dây cáp Ethernet, đầu kết nối USB và dây cáp âm thanh.
Bước 3 - Tìm cách nối đất để bảo vệ bản thân
Đây là cách ngăn chặn sự cố phóng tĩnh điện khi bạn vô tình chạm vào bo mạch chủ hoặc linh kiện điện tử nhạy cảm khác.
Bước 4 - Chuẩn bị trước khi mở thùng máy.
Đặt thùng máy nằm ngang trên bàn hoặc mặt phẳng sao cho tất cả các kết nối ở phía sau đều gần với mặt bàn. Các kết nối này được gắn vào bo mạch chủ, và sẽ giúp bạn xác định liệu thùng máy đã được đặt đúng bên.
Bước 5 - Mở thùng máy.
Hầu hết nắp thùng máy đều được giữ cố định bằng vít có tai vặn, nhưng thùng máy cũ vẫn cần dùng đến tuốc nơ vít đầu nhỏ. Bạn cũng có thể dùng tuốc nơ vít khi vít có tai vặn được vặn quá chặt. Các vít này thường được đặt dọc theo mép trên mặt sau của thùng máy.
Sau khi vặn mở vít giữ cố định nắp thùng máy, bạn có thể trượt hoặc mở nắp như mở cửa tùy thuộc vào từng thùng máy.
Bước 6 - Tìm số hiệu của bo mạch chủ.
Đây là thông tin thường được in trên bo mạch chủ, nhưng có thể được đặt tại vị trí khác nhau, chẳng hạn như ở gần khe RAM, gần đế cắm CPU, hoặc giữa các khe PCI. Có thể bạn chỉ thấy số hiệu mà không thấy tên nhà sản xuất, nhưng nhiều bo mạch chủ đời mới có đầy đủ tên nhà sản xuất và số hiệu.
Bạn sẽ thấy nhiều thông tin trên bo mạch chủ, nhưng số hiệu thường được in với cỡ chữ to nhất.
Số hiệu của bo mạch chủ là chuỗi số và chữ cái.
Bước 7 - Tìm thông tin nhà sản xuất bằng số hiệu.
Nếu không tìm thấy tên nhà sản xuất trên bo mạch chủ, bạn có thể nhanh chóng tìm được thông tin này bằng cách nhập số hiệu của bo mạch chủ vào công cụ tìm kiếm. Đừng quên nhập thêm từ "motherboard" (bo mạch chủ) khi tìm kiếm để loại bỏ các kết quả không liên quan đến máy tính.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Nh%E1%BA%ADn-bi%E1%BA%BFt-gi%E1%BB%AFa-T%C3%ACnh-y%C3%AAu-Ch%C3%A2n-ch%C3%ADnh-v%C3%A0-D%E1%BB%A5c-v%E1%BB%8Dng-Th%C3%B4ng-th%C6%B0%E1%BB%9Dng | Cách để Nhận biết giữa Tình yêu Chân chính và Dục vọng Thông thường | Cả tình yêu và sự hấp dẫn về mặt tình dục đều có thể gây nên phản ứng mạnh mẽ, nhưng đôi khi sẽ khá khó để bạn có thể phân biệt. Thỉnh thoảng, một người cảm nhận được tình yêu, trong khi người còn lại ở bên người đó chỉ vì sự ham muốn thể chất của bản thân. Hiểu rõ sự khác biệt có thể giúp bạn quyết định xem chuyện tình cảm giữa bạn với đối phương đang đi đến đâu.
Phương pháp 1 - Phân biệt giữa tình yêu và ham muốn thể xác
Bước 1 - Xác định xem liệu những gì bạn cảm nhận với đối phương có phải chỉ là sự hấp dẫn tình dục.
Dấu hiệu của ham muốn thể xác bao gồm tập trung vào ngoại hình của đối phương, hình thành mối quan hệ xoay quanh tình dục, và không hứng thú với cuộc trò chuyện chân thật và tìm hiểu nhau. Mối quan hệ tình cảm hoàn toàn dựa trên sự hấp dẫn tình dục có thể sẽ khá ổn trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng mọi chuyện dần dần sẽ trở nên phức tạp hơn khi một người bắt đầu dành tình cảm thật sự cho người còn lại trong khi người đó chỉ cảm nhận được sự ham muốn thể chất.
Bước 2 - Tự hỏi bản thân xem liệu bạn hoặc đối phương có dành cho nhau tình cảm chân thật.
Tình yêu thường đi kèm với sự hấp dẫn tình dục, nhưng tình yêu là một loại tình cảm sâu đậm hơn. Suy nghĩ xem liệu cả hai có từng có cuộc trò chuyện sâu sắc để thật sự tìm hiểu nhau và liệu cả hai bạn có coi trọng niềm hạnh phúc của nhau hay không. Phân tích xem liệu bạn có muốn trở thành một phần trong cuộc sống của người đó thông qua việc gặp gỡ bạn bè và gia đình của người đó hay không, và liệu bạn có cảm nhận được sự gắn bó về mặt tình cảm với người đó. Cả hai có chia sẻ giá trị và sở thích tương tự nhau hay không? Bạn có cảm nhận được sự liên kết sâu sắc với người đó không? Một vài phẩm chất mà bạn có thể tìm kiếm ở người bạn đời phù hợp bao gồm:
Cam kết phát triển cá nhân và trở thành một người tốt hơn.
Ý thức về sự phiền toái hoặc điểm yếu của bản thân.
Cởi mở về mặt cảm xúc.
Có trách nhiệm và biết tôn trọng.
Liêm chính; người đó luôn thành thật với bạn, với bản thân, và với người khác.
Yêu thương vì người đó cảm thấy khá tốt về chính mình, chứ không phải là để có thể cảm thấy tốt hơn về bản thân.
Bước 3 - Nhận thức được rằng sinh học cũng đóng một vai trò cụ thể trong vấn đề này.
Ham muốn tình dục và tình yêu là hai hoặc ba hệ thống trong não giúp giải thích thái độ phổ biến của con người trước quá trình giao phối và sinh sản. Hấp dẫn tình dục, tình yêu, và cảm giác gắn bó lâu dài sẽ kết hợp với nhau theo tỷ lệ khác nhau để hình thành cảm giác yêu thương trong mối quan hệ tình cảm.
Bước 4 - Thực hiện nhiều hoạt động khác nhau với người đó.
Bạn nên cố gắng tìm kiếm sự kiện mà cả hai đều thích. Nếu khá dễ để bạn có thể tìm kiếm những điều mà cả hai đều thích được thực hiện cùng nhau, bạn có thể đang trên đà xây dựng tình yêu thật sự. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm hoạt động khác không liên quan đến tình dục hoặc sẽ dẫn đến tình dục, bạn chỉ đang trải nghiệm sự hấp dẫn thể xác.
Phương pháp 2 - Trò chuyện về kỳ vọng của bản thân
Bước 1 - Trò chuyện với đối phương về điều mà họ trông chờ sẽ nhận được từ mối quan hệ.
Nếu người đó chỉ nói về ngoại hình hoặc đời sống tình dục, đây là dấu hiệu của sự hấp dẫn thể chất. Ngay cả khi bạn có tình cảm với người đó, bạn nên xem xét cảm xúc và suy nghĩ của họ về mối liên hệ mà bạn chia sẻ. Cuộc thảo luận dạng này có thể sẽ khá khó chịu, nhưng nó sẽ giúp bạn làm rõ cảm giác của cả hai.
"Em rất thích đi chơi với anh và hy vọng anh cũng vậy. Anh nghĩ hoạt động nào vui vẻ nhất mà chúng ta có thể thực hiện cùng nhau?"
"Em không muốn trở nên quá nghiêm túc, nhưng em muốn biết liệu anh muốn có giữ cho mọi chuyện luôn diễn ra như thế này hay là anh sẽ muốn nhận được nhiều điều hơn từ mối quan hệ của chúng ta".
"Em biết chúng ta vẫn chưa tiến hành xác định mọi thứ và điều này cũng không sao, nhưng em muốn biết anh nhìn nhận mối quan hệ của chúng ta như thế nào".
Bước 2 - Tự hỏi xem liệu bạn có muốn duy trì mối quan hệ này nếu bạn nhận thấy rõ rằng cả hai đều theo đuổi mục tiêu khác nhau.
Ngay cả khi ham muốn thể chất có thể trở thành tình yêu chân chính, nó thường sẽ chỉ dậm chân tại mức độ của sự hấp dẫn tình dục và sẽ không phát triển xa hơn. Cho dù là bạn muốn hình thành mối quan hệ tình cảm nghiêm túc như thế nào với người đó, bạn sẽ không thể có được sự liên kết mà bạn muốn nếu họ không đáp lại bạn.
Bước 3 - Tạm dừng mối quan hệ nếu cả hai không thể thống nhất với nhau.
Đôi khi, cả hai cần phải có thời gian để suy nghĩ về điều mình muốn. Nếu hai bạn có suy nghĩ khác nhau về tương lai của mối quan hệ, bạn sẽ không thể nào đạt được thỏa thuận chung về những gì mà bạn đang có. Nếu bạn có thể hình thành tầm nhìn chung về tương lai của cả hai thì thật tuyệt vời. Nhưng quá trình này thường sẽ khá khó khăn, nếu không phải là bất khả thi, khi bạn và người đó có kỳ vọng khác xa nhau về mối quan hệ hiện tại. Vào thời điểm này, bạn chắc hẳn sẽ muốn chia tay.
Phương pháp 3 - Trò chuyện về mối quan hệ
Bước 1 - Chia sẻ mong muốn của bạn về mối quan hệ.
Bạn nên thành thật với đối phương. Nếu bạn muốn sở hữu một mối quan hệ tình cảm một vợ một chồng, bạn nên cho người đó biết. Nếu bạn chỉ muốn hình thành mối quan hệ chủ yếu thiên về tình dục và cả hai hoàn toàn tự do trong việc gặp gỡ người khác, bạn cũng nên cho người đó biết. Đừng chỉ giả định rằng họ hiểu rõ điều bạn muốn – bạn cần phải nói với họ.
"Em muốn tiếp tục được ở bên anh, nhưng em hy vọng rằng hai chúng ta có thể đồng ý trong việc không hẹn hò với người khác. Em thật sự rất thích anh và muốn tìm hiểu xem liệu mối quan hệ của chúng ta sẽ có thể tiến xa đến đâu".
"Em nghĩ rằng chúng ta đã có khoảng thời gian khá “nóng bỏng” và em muốn tiếp tục điều này. Bây giờ thì em vẫn chưa dự định tiến xa hơn thế. Anh nghĩ sao?"
"Em không biết chắc liệu mối liên kết giữa hai chúng ta sẽ dẫn dắt chúng ta đến đâu, nhưng em nghĩ rằng giữa hai ta có một điều gì đó khá đặc biệt và em muốn dành thời gian để khám phá nó. Anh nghĩ sao về việc chúng ta tạm dừng chuyện quan hệ tình dục trong một khoảng thời gian?"
Bước 2 - Xác định xem liệu người đó có hình thành mục tiêu tương tự như bạn đối với mối quan hệ này hay không.
Nếu người đó khá phù hợp, hãy tìm hiểu về sự mong đợi của bạn. Bất kỳ một mối quan hệ tình cảm nào mà bạn lựa chọn đều chính đáng – từ mối quan hệ chỉ dựa trên tình dục cho đến mối quan hệ chỉ tập trung vào tình yêu chân thành, và bất kỳ một loại tình cảm nào khác giữa hai loại này. Suy nghĩ về cách để bạn có thể đạt được mục tiêu trong mối quan hệ nếu cả bạn và người bạn yêu đều hướng đến cùng một tương lai. Nếu cả hai chỉ cảm thấy ham muốn thể xác, bạn sẽ tận dụng khoảng thời gian mà bạn dành cho nhau như thế nào? Nếu cả hai đều cảm nhận tình yêu chân thật, bước tiếp theo mà bạn muốn cùng nhau thực hiện để tiến đến phát triển sự cam kết trong mối quan hệ là gì?
"Em muốn chúng ta tiếp tục gặp gỡ nhau như thế này, nhưng em rất muốn anh gặp bạn em – họ cũng rất hy vọng được gặp anh. Anh có muốn đi dự tiệc cùng em không?"
"Em biết cả hai ta đều rất bận rộn và em muốn nói nhanh vấn đề này. Tại sao chúng ta không đơn giản là chỉ liên lạc với nhau khi chúng ta muốn quan hệ?"
"Em có thể gọi anh là người yêu được không? Em biết rằng chúng ta vẫn chưa trò chuyện về điều này, nhưng em hy vọng chúng ta có thể nhìn nhận nhau theo cách này".
Bước 3 - Tiếp tục trò chuyện với nhau về mối quan hệ.
Bạn có thể sẽ nhận thấy rằng ý tưởng của bạn về tương lại của mối quan hệ sẽ thay đổi theo thời gian. Có thể là tình yêu mà bạn nghĩ rằng bạn đã cảm nhận chẳng qua chỉ là sự hào hứng nhất thời và bạn chỉ muốn tiếp tục quan hệ tình dục với người đó và kết thúc tại đây. Hoặc có lẽ là bạn nhận thấy rằng sự liên kết trong tình dục giúp hai bạn xây dựng sự gắn bó sâu sắc hơn và hình thành nền tảng của tình yêu thật sự.
"Em biết là chúng ta đã từng bàn luận về việc chờ đợi xem mối quan hệ này sẽ đi đến đâu, và em nghĩ rằng em rất vui nếu chúng ta có thể làm bạn và thỉnh thoảng quan hệ với nhau và chỉ có vậy".
"Thật tuyệt vời khi được gần gũi với anh, và em cảm nhận rằng giữa chúng ta có sự liên kết khá sâu sắc. Anh có muốn thỉnh thoảng chúng ta hẹn hò với nhau mà không quan hệ và xem liệu mọi chuyện sẽ đi đến đâu hay không?".
"Em rất bối rối. Em đã nghĩ là em muốn có mối quan hệ _______ với anh, nhưng bây giờ thì em không còn chắc chắn nữa. Em nghĩ là em muốn xây dựng mối quan hệ _______ . Anh nghĩ sao?".
Bước 4 - Trình bày suy nghĩ của bản thân nếu bạn không thích hướng phát triển của mối quan hệ này.
Bạn đã nêu rõ điều bạn muốn trong mối quan hệ, bây giờ chính là thời điểm mà bạn cần phải bảo đảm rằng đối phương biết rõ điều bạn cần. Trong giai đoạn đầu của mối quan hệ, sẽ khá dễ dàng để bỏ qua mọi chuyện, nhưng hành động này có thể hình thành vấn đề trong tương lai. Bạn nên nói rõ điều bạn muốn và cần với đối phương.
"Em thích đi uống cùng với anh, nhưng em muốn biết liệu chúng ta có thể thực hiện hoạt động nào khác vào cuối tuần này hay không?"
"Em thấy rằng anh lúc nào cũng muốn dành trọn ngày Chủ Nhật cho gia đình. Em không có vấn đề gì với việc này, nhưng em cũng muốn có thời gian riêng để thực hiện một vài công việc khác. Anh có thể nào đi thăm gia đình một mình vào cuối tuần này được không?"
"Em không thích thừa nhận rằng chúng ta không ngừng thực hiện những điều tương tự nhau, hoặc là quan hệ tình dục hoặc là xem TV. Anh có nghĩ rằng thỉnh thoảng chúng ta nên lên kế hoạch tiến hành hoạt động khác hay không?"
Phương pháp 4 - Kết thúc mối quan hệ
Bước 1 - Chia tay với đối phương nếu cả hai không thể đồng ý về hướng phát triển chung của mối quan hệ.
Điều này có thể diễn ra khá sớm, khi cả hai chỉ mới quen biết nhau, hoặc trễ hơn, khi mối quan hệ đang dần trở nên ổn định. Cho dù là bạn muốn cố gắng để mối quan hệ này sinh hoa kết quả như thế nào, nếu bạn không thể thống nhất với nhau về cách mà bạn dành thời gian cho nhau, nó sẽ không đem lại kết quả. Cho phép cả hai có thời gian để suy nghĩ trông có vẻ như là một ý kiến khá hay, nhưng thường sẽ chỉ khiến cho mọi việc trở nên khó khăn hơn khi thời gian dần trôi qua.
"Em không nghĩ rằng chúng ta có cùng quan điểm và chúng ta sẽ không bao giờ có thể xây dựng điều này. Em nghĩ tốt nhất là chúng ta nên ngừng gặp gỡ nhau".
"Mọi chuyện đã rất vui vẻ, nhưng em cần phải bước tiếp. Em muốn nhận được một điều khác với điều mà em mong muốn được nhận từ anh".
"Em yêu anh, nhưng anh không yêu em, và sẽ khá đau đớn để em có thể tiếp tục mối quan hệ khi hoàn toàn biết rõ về điều này. Em không thể tiếp tục gặp gỡ anh".
Bước 2 - Cho phép bản thân có thời gian để tiến bước.
Mặc dù sẽ khá hấp dẫn để quay về với việc tán tỉnh và tìm kiếm người yêu mới, bạn đang trong trạng thái dễ bị tổn thương về mặt cảm xúc. Bạn nên dành thời gian cho bạn bè và người thân, tái kết nối với sở thích của bản thân và nhìn lại bài học mà bạn đã rút ra từ mối quan hệ vừa mới kết thúc. Nạp lại năng lượng cho bản thân về mặt cảm xúc là điều rất quan trọng trước khi tiến hành tìm kiếm người mới.
Bước 3 - Xác định yếu tố phù hợp với bạn.
Bạn có đang tìm kiếm tình yêu chân thành, hoặc một người nào đó mà bạn có thể xây dựng mối quan hệ hoàn toàn thiên về mặt thể chất? Câu trả lời của bạn có thể sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng thời điểm trong cuộc sống. Bạn nên suy nghĩ về địa điểm và cách để gặp gỡ nhiều loại người khác nhau mà bạn muốn hẹn hò. Cho dù là trực diện hay trực tuyến, bạn có vô vàn lựa chọn để xây dựng mối quan hệ tình cảm tiếp theo.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Gi%E1%BA%A3m-27kg | Cách để Giảm 27kg | Mỗi người đều có lý do riêng để giảm cân, có người giảm cân để cải thiện ngoại hình, có người giảm cân để cải thiện sức khỏe tổng quát. Bất kể lý do của bạn là gì, nếu muốn giảm cân điều quan trọng là bạn phải nhớ rằng việc giảm cân đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm. Dưới đây là một số lời khuyên có thể hữu ích cho quá trình giảm cân của bạn.
Phương pháp 1 - Giảm cân bằng Phương pháp Ăn kiêng
Bước 1 - Lập kế hoạch ăn kiêng.
Bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất để giảm cân thông qua biện pháp ăn kiêng là chọn chế độ ăn kiêng phù hợp. Thay đổi kế hoạch ăn uống sao cho phù hợp với phong cách sống của bạn, và đặt mục tiêu giảm cân rõ ràng. Kế hoạch giảm cân phải phù hợp với mục tiêu giảm cân cũng như bệnh sử sức khỏe, và tốt hơn hết bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng trước khi lập kế hoạch ăn uống. Hiện tại có rất nhiều cách giảm cân khác nhau bằng việc ăn kiêng. Dưới đây là một vài kế hoạch ăn kiêng như.
Lưu ý, theo các chuyên gia dinh dưỡng và y tế thì bất kỳ phương pháp ăn kiêng nào khiến giảm hơn mức trung bình từ 0,5-2 kg/tuần đều không an toàn cho cơ thể của chúng ta. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho rằng giảm cân quá nhanh có thể làm tăng nguy cơ tăng cân trở lại. Để giảm khoảng 0,5-1 kg/tuần, trung bình người lớn cần phải cắt giảm 500 đến 1.000 calo/ngày từ chế độ ăn kiêng.
Chế độ ăn có lượng carb thấp hoặc hoàn toàn không có carb: Chế độ ăn kiêng này sử dụng một phương pháp loại bỏ carbohydrate ra khỏi chế độ ăn uống của bạn và thay thế các thực phẩm chứa carbohydrate bằng thực phẩm giàu protein. Tuy chế độ ăn như vậy rất hữu ích trong việc giảm cân, nhưng có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng, do carbohydrate là thành phần tự nhiên cần thiết cho sức khỏe con người.
Chế độ ăn kiêng có lượng chất béo thấp: Chế độ ăn này được thiết kế để cắt giảm tổng lượng chất béo trong chế độ ăn của bạn, do đó giúp loại trừ calo dư thừa khiến cơ thể tăng cân. Ngoài ra, giảm lượng chất béo còn giúp giảm nguy cơ cao huyết áp và bệnh về tim.
Chế độ ăn kiêng có lượng calo thấp: Chế độ ăn này giúp kiểm soát tổng lượng calo nạp vào cơ thể từ thức ăn, để giúp giảm tổng lượng calo của cả cơ thể. Phương pháp nào có thể khiến cơ thể thường xuyên mệt mỏi, do tổng lượng calo nạp vào và năng lượng của cơ thể giảm xuống.
Bước 2 - Tham khảo ý kiến của bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Bạn phải trao đổi với bác sỹ trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình giảm cân nào.
Bước 3 - Uống nhiều nước và vitamin.
Uống nước là không chỉ tốt cho cơ thể, mà nước còn giúp bạn làm giảm cơn đói và giảm cảm giác thèm ăn do uống nước có thể tạo cảm giác no. Ngoài ra, uống thêm vitamin tổng hợp hàng ngày để giúp thay thế các chất dinh dưỡng bổ sung mà bạn có thể bị thiếu khi ăn kiêng.
Theo nhiều bác sỹ, nam giới nên uống ít nhất 3 lít nước mỗi ngày và phụ nữ nên uống 2,2 lít nước/ngày.
Đảm bảo uống đủ vitamin. Khi ăn kiêng chúng ta thường có xu hướng cắt giảm thức ăn xuống ít hơn so với mức trước đây, khiến cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng do đó chúng ta phải uống vitamin để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Bước 4 - Ăn sáng.
Ăn kiêng không có nghĩa là bỏ ăn. Trái ngược với quan niệm của nhiều người, ăn sáng thực sự giúp cơ thể khởi động quá trình trao đổi chất, giúp đốt cháy lượng calo dư thừa trong suốt cả ngày.
Bắt đầu ngày mới với bữa sáng có khoảng 500-600 calo. Bạn có thể tham khảo ví dụ bữa ăn lành mạnh và đầy đủ nhưng vẫn nằm trong giới hạn calo cho phép, như sau một quả chuối, một bát bột yến mạch bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt với 1-2 muỗng canh bơ đậu phộng. Bữa sáng như vậy sẽ vừa cung cấp đủ carbohydrate và cả protein. Carbohydrates cung cấp năng lượng tức thời cho cơ thể và protein cung cấp năng lượng trong suốt cả ngày.
Bước 5 - Ăn trưa.
Nếu bạn đã bữa sáng đầy đủ và có kế hoạch ăn tối, thì không có lý do để ăn bữa trưa thịnh soạn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể ăn bữa ăn lành mạnh và đầy đủ bằng cách.
Giới hạn bữa trưa chỉ với 300-400 calo. Bạn có thể chuẩn bị salad, sữa chua, cá, thịt gà (không chiên, nhưng có thể nướng), trái cây, rau luộc, hay súp.
Tránh dùng thực phẩm có chứa nhiều chất béo bão hòa hoặc nhiều calo, như thực phẩm chiên, nước sốt đặc với kem,
Bước 6 - Dùng bữa tối chia theo khẩu phần.
Nhiều người thường có thói quen ăn rất nhiều vào buổi tối. Vì thế, tốt hơn hết bạn nên giới hạn khẩu phần ăn tối của mình. Đừng ăn quá nhiều và cũng không nên ăn món tráng miệng sau bữa tối.
Bữa tối chỉ nên có khoảng 400-600 calo. Bạn có thể dùng gà với mì ống làm từ bộ mì nguyên chất, bánh taco mahi mahi, thịt bò xào với bông cải xanh và nấm hương, hoặc thịt lợn với nước sốt lựu, đây là những lựa chọn đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết và vẫn trong giới hạn calo cho phép.
Bước 7 - Tránh ăn thức ăn nhẹ không lành mạnh, soda, và rượu.
Dùng món ăn nhẹ như khoai tây chiên, bánh kẹo, và thực phẩm không lành mạnh khác giữa các bữa ăn sẽ làm phá hủy chế độ ăn kiêng của bạn. Tất cả món ăn nhẹ "không lành mạnh", hoặc thực phẩm chứa nhiều calo "rỗng" hoặc có lượng chất béo cao, đều chứa quá nhiều calo cho quá trình trao đổi chất của bạn và khiến cơ thể dư thừa calo dẫn đến tăng cân. Ngoài ra, soda và rượu, đặc biệt là bia, có lượng calo rất cao và nói chung là không cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Bạn có thể đổi sang dùng một số món ăn vặt lành lạnh hơn như hạnh nhân, cà rốt và món hummus (món ăn của vùng Trung Đông và Ả rập), phần thức ăn nhẹ có giới hạn lượng calo, hoặc sữa chua.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng nước uống soda dành cho ăn kiêng không hiệu quả cho quá trình giảm cân. Trên thực tế, vị ngọt của nước soda dành cho ăn kiêng đánh lừa cơ thể rằng nó đang được nạp nhiều calo, nhưng thực tế là không có calo nào. Tuy nhiên, chính việc uống soda dành cho ăn kiêng có khả năng làm tăng cảm giác đói cũng như cảm giác thèm ngọt, thức ăn có nhiều calo.
Phương pháp 2 - Giảm cân bằng Phương pháp Tập thể dục
Bước 1 - Đặt mục tiêu giảm cân hợp lý.
Nếu tập luyện quá nhiều, cơ thể của bạn sẽ chịu không nỗi dẫn đến bị tổn thương. Do đó, điều đáng lưu ý khi chọn phương pháp này để giảm cân là không chọn chế độ tập luyện vượt qua khả năng thể chất của cơ thể bạn. Ngoài ra, nhớ rằng những thay đổi nhỏ trong lối sống của bạn (như đi bộ hoặc đi xe đạp thay vì lái xe, đi cầu thang thay vì thang máy, v.v.) có thể làm tăng mức độ hoạt động thể chất mà bạn có được trong suốt cả ngày, như vậy bạn sẽ không cần tập luyện với cường độ quá cao.
Đặt mục tiêu quá lớn có thể tạo ra môi trường tiêu cực và khiến bạn cảm thấy khó khăn và muốn từ bỏ. Thử đặt mục tiêu nhỏ hơn, đặt mục tiêu trong từng tuần, thay vì mục tiêu lớn mà khó đạt được.
Bước 2 - Đảm bảo chọn lựa bài tập phù hợp với thể trạng cơ thể của bạn.
Điều quan trọng nhất là phải nắm rõ khả năng tập luyện của cơ thể. Nếu bạn bị đau đầu gối, tránh chạy hoặc chạy bộ trên bề mặt cứng. Nếu có bệnh tim hoặc bệnh khác, bạn phải tham khảo ý kiến với chuyên gia y tế để tìm phương pháp tập luyện phù hợp cho bạn.
Bước 3 - Đảm bảo khởi động trước và sau khi tập luyện.
Trước khi tập luyện, phải khởi động trước bằng cách kéo căng cơ bắp. Bước này sẽ giúp bạn tránh bị chấn thương. Sau khi tập luyện bạn cũng nên khởi động kéo căng cơ để ngăn ngừa đau nhức cơ.
Nhớ rõ nếu bị chấn thương trong quá trình luyện tập thì kế hoạch giảm cân của bạn sẽ phải bị hoãn lại. Thậm chí, nếu cơ bị đau hoặc rách dây chằng thì bạn cũng không thể tập luyện trong vài tuần hoặc vài tháng, lúc đó có khả năng bạn sẽ tăng cân trở lại.
Bước 4 - Thực hiện động tác tập luyện "nhẹ".
Trong khi tập luyện “nhẹ” có vẻ bất lợi cho việc giảm cân nhanh chóng, nhưng tập luyện nhẹ có nghĩa là tránh tình trạng làm tổn thương khớp và cơ trong lúc tập luyện. Đi bộ và chạy bộ được chứng minh là giải pháp thay thế hiệu quả cho chạy với cường độ nhanh. Một số máy tập, như máy tập elliptical, máy tập leo cầu thang, và máy tập chèo thuyền, cũng có thể giúp bạn không bị quá căng cơ khi tập luyện.
Ngoài chạy bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc đi bộ, bạn có thể tập một số bài tập đơn giản như tập xoay vòng tròn cánh tay, tập chống đẩy plank, tập squats, tập nâng chân, động tác Plié Squat, tập bench dip (chống đẩy trên ghế tập cơ tam đầu tay sau), đá, tập bài vịt bước đi, chùng chân, và bài tập khác để giúp bạn giảm cân.
Bước 5 - Chú ý đến cảm giác của cơ thể khi luyện tập.
Chú ý theo dõi nhịp đập, hơi thở và nhịp tim trong khi tập luyện để chắc chắn cơ thể bạn có kể là xử lý sự căng thẳng của việc thực hiện đúng cách. Nếu cảm thấy cơ thế có thay đổi đột ngột và bất thường thì bạn phải ngay lập tức gặp bác sỹ hoặc chuyên gia y tế để kiểm tra.
Bước 6 - Kiên trì.
Nếu bạn chỉ tập luyện trong một thời gian ngắn thì sẽ không có nhiều tác động đến cân nặng của bạn. Một khi bạn đã lập kế hoạch tập luyện, hãy cố gắng kiên trì tập luyện hàng ngày do 2 lý do chính. Đầu tiên, cân nặng của bạn sẽ chỉ giảm xuống khi bạn kiên trì tập luyện thể dục. Thứ hai, nếu việc tập luyện bị gián đoạn hoặc chỉ tập theo định kỳ thì chỉ càng làm cho quá trình giảm cân của bạn khó khăn hơn bởi vì tập như vậy sẽ không góp phần làm tăng thời gian và cường độ tập luyện.
Để đạt được kết quả như bạn mong muốn thì có thể mất nhiều thời gian. Cố gắng kiên trì với kế hoạch của bạn và nhớ rằng bạn sẽ đạt được kết quả tốt nhất khi trải qua nhiều thời gian “khổ luyện”. Tập luyện tuy rất khó khăn thách thức nhưng kết quả bạn thu lại được rất xứng đáng.
Bước 7 - Đánh giá tiến độ giảm cân.
Nếu bạn chưa có cân để đo trọng lượng, hãy mua một cái! Để đảm bảo rằng quá trình tập luyện của bạn giúp bạn giảm cân, bạn cần phải cân thường xuyên để theo dõi cân nặng của bạn.
Bước 8 - Không nên thất vọng.
Tập luyện thể dục sẽ không giúp bạn giảm cân ngay lập tức, mà đó phải là quá trình lâu dài và trong một số trường hợp, bạn có thể tăng cân trước khi bạn giảm cân. Kiên trì với chương trình tập luyện của bạn.
Phương pháp 3 - Tiến hành Phẫu thuật Dạ dày (GBS)
Bước 1 - Tiến hành phẫu thuật dạ dày, đây là phướng pháp cuối cùng.
Tốt hơn hết bạn nên thử tất cả phương pháp giảm cân khác trước khi quyết định tiến hành phẫu thuật dạ dày bởi vì phương pháp này tồn tại nhiều nguy hiểm.
Bước 2 - Nhận thức rõ ưu và khuyết điểm của GBS.
Phương pháp phẫu thuật dạ dày để giảm cân đều có ưu điểm và khuyết điểm riêng, do đó điều quan trọng là bạn phải biết những ưu và khuyết của phương pháp này.
Ưu điểm:
Bạn có thể giảm cân rất nhanh
Phương pháp này có thể giúp bạn giảm cân ngay cả khi phương pháp khác không hiệu quả với bạn
Phương pháp này giúp làm hạn chế cảm giác thèm ăn khi bạn không thể tự kiểm soát cảm giác thèm ăn của mình
Với phương pháp này, bạn không cần nhiều hoặc hoàn toàn không cần nỗ lực tập luyện thể dục
Khuyết điểm:
Phương pháp phẫu thuật khá nguy hiểm, tốn kém, và có thể không được bảo hiểm
Bạn có thể bị vỡ dạ dày nếu ăn quá nhiều
Qua thời gian, dạ dày của bạn có thể kéo dãn ra trở lại, điều này có nghĩa là phương pháp phẫu thuật không phải là vĩnh viễn
Phương pháp này không giúp giải quyết những vấn đề cơ bản của việc tăng cân
Bạn có thể bị thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng
Bước 3 - Tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế hoặc bác sĩ.
Chuyên gia y tế có thể giúp bạn giảm cân mà không cần phải phẫu thuật dạ dày. Chuyên gia có thể hướng dẫn cho bạn phương pháp điều trị thay thế, chế độ ăn, phương pháp trị liệu hoặc các chương trình luyện tập sẽ giúp bạn tránh được biến chứng và hạn chế của phương pháp phẫu thuật dạ dày.
Ngoài ra, một số người có thể trạng sức khỏe không phù hợp để phẫu thuật. Đây cũng là lý do quan trọng không kém để tham khảo ý kiến bác sỹ về việc phẫu thuật nhằm giảm cân.
Bước 4 - Suy nghĩ kỹ liệu rằng giảm cân có đáng để hy sinh như vậy không.
Bác sĩ sẽ cho bạn biết liệu rằng bạn có đủ điều kiện để phẫu thuật dạ dày hay không cũng như hạn chế bạn sẽ phải đối mặt sau khi phẫu thuật. Một số hạn chế thông thường như hạn chế khả năng ăn thức ăn, phải tuân theo chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt đối với một số loại thực phẩm, và dạ dày có thể có cảm giác khó chịu trong khi hoặc sau khi ăn.
Bước 5 - Lên lịch và chuẩn bị thủ tục phẫu thuật.
Bạn không thể coi nhẹ việc phẫu thuật dạ dày bởi vì sau khi tiến hành bất kỳ ca phẫu thuật nào đều cần nhiều thời gian để phục hồi và tốt hơn hết bạn nên nhờ bạn bè hoặc người nhà chăm sóc bạn sau khi làm phẫu thuật. Đảm bảo quá trình làm thủ tục và phẫu thuật diễn ra suôn sẻ.
Bước 6 - Tham gia tất cả cuộc hẹn tái khám và tuân theo hướng dẫn của bác sỹ.
Sau khi phẫu thuật, bạn phải tuân theo mọi khuyến cáo và hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo kết quả thành công. Ngoài ra, bạn phải thường xuyên tái khám để bác sỹ theo dõi và kiểm tra mức độ hồi phục của bạn sau phẫu thuật.
Nếu bạn muốn phẫu thuật dạ dày để cải thiện ngoại hình, bạn phải yêu cầu có thêm phẫu thuật để loại bỏ da thừa và định hình lại các khu vực bị ảnh hưởng để có ngoại hình đẹp hơn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Gi%C3%BAp-m%E1%BB%99t-c%C3%B4-g%C3%A1i-c%E1%BA%A3m-th%E1%BA%A5y-kh%C3%A1-h%C6%A1n-trong-k%C3%AC-%22%C4%91%C3%A8n-%C4%91%E1%BB%8F%22 | Cách để Giúp một cô gái cảm thấy khá hơn trong kì "đèn đỏ" | Phụ nữ trong những ngày “đèn đỏ” thường có nhiều triệu chứng: đau bụng, đầy hơi, táo bón, đau đầu và tâm trạng thất thường. Có thể bạn lúng túng vì cảm giác không giúp được gì khi thấy người thân yêu của mình đang khổ sở, nhưng thực ra có những việc bạn có thể làm để cô ấy cảm thấy đỡ hơn. Bạn hãy xử lý các triệu chứng của cô ấy trước với các loại thuốc giảm đau và thức ăn giàu chất xơ, sau đó nâng đỡ tinh thần cho cô ấy bằng thái độ dịu dàng, ân cần và giúp làm việc vặt trong nhà.
Phương pháp 1 - Giảm các triệu chứng thể chất
Bước 1 - Cho cô ấy uống ibuprofen hoặc aspirin.
Phụ nữ khi hành kinh thường có các cơn đau thắt, và thuốc ibuprofen hoặc aspirin có thể giúp giảm khó chịu. Nếu cô ấy không có sẵn thuốc, bạn hãy chạy ra hiệu thuốc mua một lọ thuốc giảm đau mà cô ấy ưa dùng. Hỏi xem cô ấy có cần thuốc không, và nếu cô ấy chưa cần, bạn cứ để trên mặt bàn nơi có thể tiện lấy sau đó.
Thuốc ibuprofen 400 mg hoặc aspirin 600 mg có thể uống cách 4 -6 tiếng một lần khi cần.
Bước 2 - Đưa cho cô ấy túi chườm nóng.
Nếu cô ấy thích các liệu pháp tự nhiên hơn là thuốc men, bạn hãy giúp cô ấy lấy túi chườm đặt lên bụng dưới để giảm các cơn đau. Bạn có thể mua túi chườm nóng dùng một lần ở hiệu thuốc, hoặc làm túi chườm dùng nhiều lần bằng cách đổ gạo vào một chiếc tất và buộc miệng tất lại.
Đun nóng chiếc tất chứa gạo trong lò vi sóng 1-2 phút.
Túi chườm nóng tự làm tại nhà không nên để quá 30 phút mỗi lần, nhưng túi chườm dùng một lần bán sẵn có thể sử dụng liên tục đến 8 tiếng.
Bước 3 - Chọn thức ăn giàu chất xơ.
Phụ nữ khi có kinh nguyệt đôi khi bị táo bón, vì vậy bạn hãy nấu thức ăn hoặc mua đồ ăn vặt có chứa nhiều chất xơ cho cô ấy. Cho cô ấy ăn quả mâm xôi, lê, bông cải xanh, đậu lăng, gạo lứt và ngũ cốc nguyên hạt, nhưng đừng ép nếu cô ấy không muốn ăn. Nếu cô ấy thèm ăn thức ăn nhiều tinh bột hơn, bạn hãy làm một chiếc bánh quế với vài lát hoa quả đặt bên trên.
Bước 4 - Tránh xa các thức ăn nhiều muối và rượu bia.
Một số thức ăn sẽ gây mất nước, đầy hơi và khiến các triệu chứng trong kỳ kinh nguyệt trở nên nặng hơn. Nếu bạn đi mua thực phẩm và nấu nướng, hãy tránh mua rượu bia và các thức ăn mặn như khoai tây chiên. Tuy nhiên, nếu cô ấy thèm ăn những thứ đó, bạn đừng từ chối như kiểu đối xử với trẻ con. Bạn chỉ cần gợi ý thêm các lựa chọn lành mạnh khác.
Bước 5 - Khuyến khích cô ấy uống nhiều nước.
Tình trạng mất nước có thể khiến các cơn co thắt trở nên trầm trọng hơn, vì vậy bạn nhớ để nước trong tầm tay cô ấy. Rót thêm nước khi thấy chai nước gần cạn, hoặc chỉ cần rót một cốc nước và đặt lên bàn hoặc tủ đầu giường trước khi ngồi xuống cùng xem ti vi.
Bước 6 - Mát- xa cho cô ấy.
Liệu pháp mát-xa lưng hoặc bàn chân sẽ giúp cô gái của bạn giảm đau, đồng thời cũng chứng tỏ bạn vẫn muốn ở bên cạnh cô ấy. Hỏi xem cô ấy có thích mát-xa không, nhưng đừng giận nếu cô ấy từ chối. Có thể chỉ là cô ấy không muốn ai đụng vào người lúc này.
Bước 7 - Rủ cô ấy đi dạo.
Có thể cô ấy không muốn tập thể dục vào thời gian này, nhưng hoạt động thể chất thực sự có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng trong kỳ kinh nguyệt. Thay vì rủ đi tập gym, bạn hãy hỏi xem cô ấy có muốn đi dạo với bạn không. Tuy nhiên, bạn đừng giải thích lý do đi dạo, vì điều này có thể khiến cô ấy khó chịu vì nghĩ rằng mình đang bị ép luyện tập.
Phương pháp 2 - Nâng đỡ tinh thần cho cô ấy
Bước 1 - Tỏ ra hiểu biết.
Đừng đùa cợt về hành vi và các triệu chứng của cô ấy, và nếu “chuyện của phụ nữ” khiến bạn không thoải mái thì cũng đừng để lộ ra. Cô ấy có thể kể về những gì mình đang trải qua hoặc không kể. Bạn hãy chờ cho cô ấy nói, và khi đó bạn hãy cư xử chín chắn khi nói chuyện, hỏi về các triệu chứng chỉ khi chúng liên quan đến sức khỏe và tâm trạng của cô ấy.
Lắng nghe nếu cô ấy phàn nàn về những ngày “đèn đỏ” và nói rằng bạn rất thông cảm với những gì cô ấy đang trải qua.
Đừng bao giờ dùng những từ ngữ như “điên rồ” hoặc “mất trí” để mô tả các hành vi của cô ấy trong thời gian này. Cô ấy có thể sẽ dễ xúc động hơn do sự thay đổi hoóc môn, nhưng không kém thông minh hoặc kém lý trí hơn ngày thường.
Bước 2 - Hỏi xem cô ấy có muốn được ở một mình không.
Thỉnh thoảng trong những “ngày ấy”, có thể cô ấy muốn cuộn tròn trong lòng bạn trên ghế xô pha, nhưng cũng có lúc cô ấy muốn có không gian riêng. Đừng tự cho rằng bạn biết cô ấy muốn gì. Hãy hỏi với giọng không phán xét rằng cô ấy có muốn được ở riêng một hoặc hai ngày không. Nếu không, bạn hãy ở bên cạnh cô ấy những khi có thể để cô ấy không cảm thấy cô đơn.
Nếu cô ấy muốn ở một mình, bạn hãy tôn trọng mong muốn đó, nhưng cũng nên tỏ cho cô ấy biết rằng bạn vẫn nhớ cô ấy qua những tin nhắn ngọt ngào khi hai bạn không ở bên nhau.
Bước 3 - Giảm bớt các hoạt động xã hội.
Có khả năng cô gái của bạn không có tâm trạng để giao tiếp nhiều trong những ngày có kinh nguyệt, vì vậy bạn đừng thúc ép cô ấy ra ngoài với bạn trong thời gian này. Thay vì thế, hãy gọi các món ăn cô ấy thích và cùng xem phim với nhau ở nhà. Nếu cô ấy mệt hơn ngày thường, bạn có thể đề nghị cả hai cùng đi ngủ sớm.
Nếu bạn gần gũi đủ để theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của cô ấy, hãy tránh lên kế hoạch cho các hoạt động quan trọng hoặc sự kiện lớn vào tuần cô ấy bị “đèn đỏ”. Hãy tránh đi cắm trại hoặc đi biển, tránh cả những sự kiện cần phải ăn mặc diện.
Bước 4 - Làm việc nhà và các việc lặt vặt.
Nếu các cơn đau bụng trong kỳ kinh nguyệt trở nên dữ dội, có thể cô ấy không đủ sức làm việc nhà. Bạn hãy thay cô ấy rửa bát đĩa, giặt quần áo, mua thực phẩm, nấu ăn và dọn dẹp mọi thứ. Ngay cả khi cô ấy không đau lắm thì những việc bạn làm cũng khiến cô ấy cảm thấy được yêu thương và trân trọng.
Bước 5 - Khen ngợi cô ấy.
Phụ nữ thường cảm thấy đầy hơi và kém hấp dẫn khi đang có kinh nguyệt. Một vài lời khen có thể giúp cô ấy cảm thấy tự tin hơn. Đừng khen thái quá, chẳng hạn như tâng bốc rằng cô ấy trông thật tuyệt vời (có lẽ cô ấy sẽ cho là bạn nói dối), mà nên tìm những dịp nho nhỏ để đưa ra những lời khen.
Ví dụ, khi cô ấy khóc vì một cảnh của bộ phim nhiều tập trên truyền hình, hãy nói rằng bạn yêu tính nhạy cảm và lòng trắc ẩn của cô ấy.
Nếu cô ấy không muốn ra ngoài, hãy nói rằng bạn cảm thấy dễ chịu và thư giãn khi ở nhà cùng cô ấy.
Bước 6 - Hãy kiên nhẫn.
Những ngày này có thể gây khó khăn cho cả cô ấy và bạn. Đừng nổi nóng, cho dù bạn có nghĩ rằng cô ấy cư xử thật vô lối, và cũng đừng trốn chạy. Hít thở sâu khi cô ấy cư xử khó hiểu, và biết rằng điều đó rồi sẽ qua. Hầu hết các kỳ kinh nguyệt chỉ kéo dài khoảng 3-5 ngày, mặc dù một số phụ nữ có kinh đến một tuần.
Tập thiền một hoặc hai lần mỗi ngày để làm dịu cảm giác bực bội nếu có.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Kh%C3%A9p-l%E1%BA%A1i-tr%E1%BA%A3i-nghi%E1%BB%87m-%C4%91au-th%C6%B0%C6%A1ng | Cách để Khép lại trải nghiệm đau thương | Sự kết thúc mang ý nghĩa khác nhau đối với mỗi người. Khép lại sự việc không vui là khi bạn cần bước tiếp sau khi chia tay, sau cái chết của người thân yêu, sau sự việc đau thương thời thơ ấu, hay để vượt qua cảm giác tội lỗi vì đã làm ai đó tổn thương trong quá khứ. Nếu bạn đang tìm cách khép lại một chuyện gì đó, sau đây là một vài cách bạn có thể áp dụng.
Phương pháp 1 - Xác định Cảm xúc của Bản thân
Bước 1 - Suy nghĩ về tình cảnh hiện tại.
Có nhiều lý do khác nhau khiến bạn muốn khép lại chuyện này. Ví dụ, bạn muốn khép lại một mối tình tan vỡ, một kỷ niệm không vui xảy ra khi bạn còn nhỏ, hay bạn làm gì không hay với người khác. Cho dù tình cảnh hay lý do là gì, bạn cũng cần xác định rõ ràng để có thể tiếp tục.
Hãy thử xác định tình thế bạn cần vượt qua và lý do bạn muốn làm vậy. Nhân vật hay trải niệm nào khiến bạn không thể buông bỏ và tại sao?
Ví dụ, bạn bị bắt nạt khi còn nhỏ và điều này vẫn ảnh hưởng tới cuộc sống và lòng tự trọng của bạn. Hoặc bạn chịu ảnh hưởng của bạo lực gia đình trong quá trình phát triển.
Bạn cần hiểu rằng khép lại một sự việc bi thảm trong quá khứ sẽ rất khó khăn nếu không có sự hỗ trợ từ chuyên gia sức khỏe tâm thần. Cân nhắc việc tìm đến chuyên viên tư vấn trước khi tiến hành quá trình này.
Bước 2 - Xác định ý nghĩa sự kết thúc với bạn.
Bạn cần lên kế hoạch chi tiết những việc cần làm cho quá trình này. Giờ đây bạn biết cảm giác của mình về những điều xảy ra trong quá khứ, hãy suy nghĩ xem bạn muốn cảm nhận như thế nào. Điều gì giúp bạn hiểu được? Bạn muốn gì cho bản thân?
Ví dụ, sự kết thúc có thể là lấy lại tự trọng sau khi chia tay, trong trường hợp này bạn cần tập trung vào bản thân, loại bỏ suy nghĩ về người yêu cũ, vui vẻ với bạn bè và thậm chí bắt đầu tìm kiếm tình yêu mới. Hoặc, sự kết thúc chính là thoát khỏi ám ảnh về một sự cố từ thời thơ ấu.
Bước 3 - Viết ra cảm nhận của bản thân.
Viết về những việc đã xảy ra là cách hay để hiểu rõ hơn và bắt đầu thực hiện quá trình khép lại mọi chuyện. Viết còn giúp bạn làm sáng tỏ cảm nhận của mình về những việc đã xảy ra. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng viết ra cảm nhận của bản thân chính là phần khó nhất trong mọi chuyện, bạn nên thực hiện việc này an toàn tại phòng khám của bác sĩ chuyên khoa được đào tạo.
Nhớ lại tình huống mà bạn đang tìm cách vượt qua và viết càng chi tiết càng tốt. Cố gắng viết chính xác những gì xảy ra, từng chi tiết bạn nhớ và từng phần bạn cảm nhận được.
Bước 4 - Trao đổi với chuyên gia.
Không thể khép lại chuyện gì đó có thể làm ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống hàng ngày, đó là lý do mọi người muốn nhanh chóng kết thúc chuyện này. Tuy nhiên, để vượt qua mọi chuyện bạn sẽ phải trải qua nhiều cảm xúc đau đớn. Bạn nên làm việc với chuyên gia khi tiến hành quá trình này.
Chuyên gia trị liệu có thể giúp bạn bằng cách sử dụng liệu pháp nhận thức - hành vi hoặc liệu pháp Gestalt. Những liệu pháp này nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia.
Nếu bạn trải qua cảm giác chán nản, mất hứng thú trong cuộc sống, có suy nghĩ tự sát thì hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
Phương pháp 2 - Bảy tỏ Cảm xúc
Bước 1 - Đối mặt với người thực.
Nếu người mà bạn muốn kết thúc mọi chuyện vẫn còn sống, bạn nên chọn cách nói với họ về tầm ảnh hưởng của sự việc đau thương đó. Cách này không phải lúc nào cũng hiệu quả, nhưng nó có thể giúp bạn bước tiếp. Nếu bạn thấy mình nên tìm hiểu câu trả lời cho những thắc mắc của bản thân, hay để buộc tội trực tiếp thì đối mặt với họ là lựa chọn phù hợp.
Ví dụ, nếu muốn đối diện với kẻ bắt nát bạn khi còn nhỏ để kết thúc sự việc gây ra đau thương, bạn nên cân nhắc việc gặp trực tiếp họ.
Đưa ai đó đi cùng. Bạn có thể đi một mình hoặc nhờ người thân đi cùng. Vì bạn có thể cảm thấy yếu đuối và hoảng loạn nên tốt nhất nên có người đáng tin cậy ở bên cạnh.
Nếu đối diện làm bạn thấy hứng thú, nhưng lại không thể gặp mặt hay xuất hiện trực tiếp, hay viết một bức thư hoặc gọi điện thoại.
Nếu người bạn cần đối diện đã qua đời thì cũng nên viết một bức thư. Trao đổi với họ hàng còn sống của họ nếu có khúc mắc gì.
Đừng mong đợi người bạn đối diện sẽ tự nhận thức được những điều bạn phải trải qua. Họ có thể chối bỏ hay chống lại lời buộc tội của bạn. Chỉ nên dùng cách này nếu bạn chắc rằng chỉ cần nói ra mọi chuyện là bạn sẽ thấy hài lòng, không cần biết người kia phản ứng ra sao.
Bước 2 - Tha thứ cho người làm tổn thương bạn.
Tha thứ là bạn đã chọn bước qua mọi cảm xúc tức giận và oán hận. Tha thứ không có nghĩa là những gì đã xảy ra là chính đáng. Chọn cách tha thứ để đạt được yên bình cho bản thân.
Bạn có thể tha thứ cho người khác, cho bản thân vì lựa chọn sai lầm khiến mình chịu đau đớn. Ví dụ, bạn tha thứ cho người bắt nạt bạn hoặc tha thứ cho bản thân vì đã không bênh em khi cha nổi nóng.
Bước 3 - Xin lỗi những người bạn làm tổn thương.
Nếu bạn là người làm sai, hãy xin lỗi cho dù điều này làm bạn đau đớn. Bạn không thể qua tình cảnh khiến bạn ân hận nếu không cảm thấy tội lỗi khi không xin lỗi. Xin lỗi và không mong đợi sự tha thứ từ người kia: lời xin lỗi không toan tính.
Khi xin lỗi cần nhấn mạnh sự hối lỗi. Nói rằng bạn ân hận về những gì đã xảy ra và giải thích điều bạn làm sai. Tiếp tục nhấn mạnh sự ân hận với những việc đã làm và cầu xin tha thứ. Bạn có thế nói mình không mong nhận được sự tha thứ.
Bạn có thể gửi thư hoặc thư điện tử, hoặc nói trực tiếp với người kia. Nếu họ chưa sẵn sàng nói chuyện thì bạn nên chấp nhận ranh giới họ đặt ra.
Bạn có thể nói "Tôi rất lấy làm tiếc vì đã nóng nảy với bạn tuần trước. Tôi thấy thật tệ khi mất tự chủ vì bạn có quyền nói những gì mình muốn, tôi nên bình tĩnh hơn. Tôi xin lỗi vì làm bạn thấy khó chịu và mất mặt nơi công cộng. Bạn sẽ tha thứ cho tôi chứ? Tôi không xứng đáng nhưng tình bạn này rất có ý nghĩa với tôi và tôi cảm thấy mất mát sâu đậm."
Bước 4 - Viết một bức thư không gửi đi.
Nếu không chọn đối diện hay xin lỗi người kia, bạn có thể viết một bức thư không được gửi đi. Bạn viết lá thư này để giãi bày mọi chuyện trong lòng, nói điều gì cần nói rồi hủy bức thư khi viết xong.
Ví dụ, bạn viết thư gửi cho bố để nói rằng bạn tức giận với cách bố đã ngược đãi em trai mặc dù nó còn quá nhỏ.
Nhớ rằng bạn không cần gửi bức thư này. Đây là chỉ cách để bày tỏ cảm xúc. Bạn có thể đốt hoặc xé thư sau khi viết xong.
Phương pháp 3 - Tiến về Phía trước
Bước 1 - Nhìn vào mặt tích cực.
Tập trung vượt qua cảm giác tiêu cực giúp cải thiện cuộc sống của bạn. Ví dụ, bạn thấy yêu bản thân hơn khi không còn ám ảnh về chuyện bắt nạt? Bạn yêu bản thân hơn vì không còn cảm giác tội lỗi vì không bảo vệ em trai? Cố gắng xác định càng nhiều kết quả tích cực càng tốt sau khi kết thúc sự việc và tập trung vào mặt tích cực đó.
Bạn có thể nghĩ ra một câu thần chú để giúp bản thân tập trung vào sự tích cực. Ví dụ, nhẩm trong đầu "Tôi tin trải nghiệm này sẽ khiến tôi mạnh mẽ hơn" hoặc "Mọi chuyện xảy ra đều có lý do."
Bước 2 - Rèn luyện lòng biết ơn.
Một cách khác để sống lạc quan và luôn nhìn về phía trước là luyện tập lòng biết ơn. Hành động giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần. Đây cũng là một phần trong tiến trình kết thúc sự việc.
Thử lên danh sách 5 điều bạn biết ơn mỗi ngày. Bạn có thể viết vào nhật ký hoặc giấy nhớ.
Bạn có thể thử viết điều bạn biết ơn sau những gì đã trải qua. Ví dụ, bạn tìm cách kết thúc mọi chuyện để giảm đau đớn do kỷ niệm bắt nạt, bạn có thể cảm thấy biết ơn vì sự việc đó biến bạn thành một người nhân hậu và tốt bụng. Hoặc nếu bạn vượt qua cảm giác tội lỗi vì không bảo vệ em trai, bạn sẽ cảm thấy biết ơn vì sự việc đó cuối cùng cũng giúp bạn trở nên thân thiết với em hơn.
Bước 3 - Hòa giải mối quan hệ nếu có thể.
Mặc dù tha thứ không có nghĩa là hòa giải, bạn có thể khép lại mọi chuyện bằng cách tạo dựng lại mối quan hệ. Làm điều này một cách thận trọng vì không phải mối quan hệ nào cũng được tạo dựng lại một cách tốt đẹp. Nếu bạn chọn phương án này hãy thực hiện thật từ tốn. Bạn cần thành thật với cảm nhận của bản thân, và người kia cần nhận thức được những chuyện bạn đã trải qua.
Thay vì đột nhiên thân mật như trước kia, hãy thử lên lịch hoạt động cùng nhau mà vẫn giữ khoảng cách. Bằng cách này bạn sẽ có thời gian cảm nhận mọi chuyện.
Ngay cả khi bạn sống cùng người bạn muốn nối lại mối quan hệ, bạn cũng nên lên kế hoạch dự phòng và giữ khoảng cách. Ví dụ, dự định ăn tối với người yêu. Ngày hôm sau, lên kế hoạch với bạn. Giữ khoảng cách trong mối quan hệ cho tới khi niềm tin được củng cố.
Bước 4 - Cắt đứt quan hệ.
Trong trường hợp mối quan hệ mới hoặc sự việc đau thương kéo dài trong nhiều năm, bạn nên đưa ra quyết định chính thức về việc xóa bỏ người đó ra khỏi cuộc sống của mình. Hãy nhớ rằng, bạn có quyền chấm dứt liên lạc với người bắt nạt bạn ngay cả khi đó là thành viên trong gia đình. Bạn không có nghĩa vụ phải quan tâm đến người cố làm bạn tổn thương.
Sẽ rất khó khi cắt đứt quan hệ với người bạn có nghĩa vụ gia đình.
Giải thích với mọi người lý do bạn quyết định như vậy và yêu cầu họ tôn trọng nó. Yêu cầu không cập nhật tin tức gì về người đã cắt đứt quan hệ, và ngược lại, không kể chuyện của bạn với người kia.
Bạn không có nghĩa vụ phải chia sẻ thông tin cuộc sống của mình với người không tôn trọng giới hạn.
Bước 5 - Kiên nhẫn.
Khép lại một trải nghiệm tiêu cực hay sự việc đau thương có thể mất vài năm. Hãy kiên trì và vượt qua quá trình này. Ăn mừng thành công trong suốt quá trình và tiếp tục tiến tới mục tiêu dài hạn.
Đảm bảo bản thân được bộc lộ cảm xúc thay vì cố gắng che đậy bằng cách uống rượu hay dùng thuốc. Uống rượu và dùng thuốc chỉ làm bạn tê liệt tạm thời, không có tác dụng kết thúc mọi chuyện về lâu dài.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ch%E1%BB%8Dn-gi%E1%BB%AFa-Hai-Ch%C3%A0ng-trai | Cách để Chọn giữa Hai Chàng trai | Vài người có thể nghĩ rằng: thích hai anh chàng cùng một lúc nghĩa là niềm vui nhân đôi. Nhưng thực ra, trái tim bạn lại bị chia thành hai nửa, và bạn sẽ không thể toàn tâm toàn ý được cho tới khi đưa ra quyết định của mình. Nếu bạn phải lựa chọn một trong hai chàng trai, bạn có thể nghĩ xem từng người đã mang lại cho bạn những cảm giác gì, và lúc đó, hãy tin vào trực giác của mình. Nếu bạn muốn biết cách để lựa chọn giữa hai chàng trai một cách ít gây đau khổ nhất, hãy làm theo các bước sau.
Phương pháp 1 - Lựa chọn Một trong Hai
Bước 1 - Hãy xem xét những phẩm chất tốt đẹp của từng người.
Vào lần hẹn hò kế tiếp với mỗi người, hãy cố gắng tìm hiểu và nghĩ xem bạn thích điều gì nhất ở họ. Dù bạn khó có thể chế ngự được tình cảm dành cho người đó, nhưng bạn phải có được càng nhiều thông tin càng tốt để đưa ra quyết định. Hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau khi trò chuyện với từng người:
Anh ấy có khiến mình cười không? Anh ấy có vui tính không? Chúng ta đều bị những người vui tính thu hút. Những anh chàng hài hước luôn khiến chúng ta cảm thấy vui vẻ và nhìn thế giới theo một cách khác. Khi anh ấy cù léc bạn, bạn cảm thấy kì quặc hay thích thú? Không một anh chàng nào có thể chạm vào bạn khi ở chốn công cộng trừ khi bạn cho phép điều đó. Một cái khoác eo, nắm tay hay ôm thì cũng được, nhưng nếu đã đến giai đoạn hôn nhau, hãy đảm bảo rằng bản thân bạn đã sẵn sàng đón nhận việc đó. Khi anh ấy hôn bạn, bạn cũng nên biết cách hôn anh ấy. Bạn không nên để mình bị lúng túng. Anh chàng mà bạn chọn cũng nên biết cách kiềm chế bản thân.
Anh ấy có tò mò về những người khác không? Anh ấy có hứng thú với những thứ khác ngoài bản thân anh ấy không? Những anh chàng chỉ biết yêu bản thân có thể rất nhàm chán. Bạn sẽ thích một người có nhiều sở thích, nhiều bạn bè và tư tưởng lạc quan.
Anh ấy có biết cách thể hiện tình cảm không? Anh ấy có nhạy cảm với người khác không? Có nhiều chàng trai khá đa cảm, nhưng vấn đề là họ không muốn để người khác biết điều đó. Một chàng trai dám thể hiện cảm xúc của mình là một người tự tin và chín chắn.
Anh ấy có tôn trọng bạn trong lúc tán tỉnh bạn không? Thật ra, câu hỏi đó chính là thế này: Bạn thấy anh ấy thật sự thích bạn chứ không chỉ là cơ thể hay nhan sắc của bạn chứ? Anh ấy có khen ngợi điều gì ở bạn ngoài diện mạo không?
Anh ấy có thể hiện tình cảm một cách từ tốn không? Những người từ tốn rất thích thưởng thức mọi thứ. Họ quan tâm đến từng giây phút vui vẻ được ở bên bạn. Những người đốt cháy giai đoạn sẽ chuyển sang tán tiếp một cô gái khác trước khi bạn kịp cảm thấy thất vọng.
Bước 2 - Hãy xem xét cảm giác mà mỗi chàng trai mang lại.
Việc này cũng quan trọng như nghĩ về những điểm bạn thích ở một chàng trai. Anh chàng này có thể đẹp trai hơn và có đủ mọi phẩm chất mà bạn thích, nhưng anh chàng kia lại có thể khiến trái tim bạn loạn nhịp chỉ bằng một tin nhắn. Vì vậy, vào lần hẹn hò kế tiếp, ngoài việc nghĩ về lí do mà bạn thích anh ấy, hãy tự hỏi chính mình xem anh ấy có khiến bạn cảm thấy tự tin, vui vẻ, hào hứng và là một con người tốt hơn không. Dưới đây là vài điều bạn nên xem xét:
Khi ở bên anh ấy, anh ấy khiến bạn cảm thấy thế nào? Bạn có cảm thấy anh ấy chỉ dành riêng tình cảm cho bạn không, hay có vẻ như anh ấy cũng đang tán vài cô gái khác, và bạn chỉ là một trong số đó?
Anh ấy có giúp bạn trở nên tốt hơn không, hay anh ấy cảm thấy ổn với con người của bạn bây giờ?
Anh ấy có thách thức bạn và muốn khiến bạn trở nên tốt hơn không?
Anh ấy có khen bạn một cách thật lòng và không gượng ép không?
Anh ấy có khiến bạn đỏ mặt, cười khúc khích và cảm thấy mình bé nhỏ không?
Anh ấy có đối xử với bạn như công chúa và khiến bạn cảm thấy đặc biệt không?
Bước 3 - Xem xét những mặt chưa tốt của từng người.
Bạn có thể chỉ cần nghĩ tới những điểm tốt và cách mà họ khiến bạn cười, nhưng bạn cũng nên nghĩ tới cả những mặt chưa tốt trong tính cách hoặc cách sống của họ để đi đến quyết định:
Anh ấy có nhiều chuyện rắc rối không? Anh ấy có quá khứ phức tạp hay những vấn đề nội tâm cần giải quyết không? Có thể ở bên anh ấy rất vui, nhưng liệu bạn có dám chịu đựng những vấn đề đó về lâu dài không?
Anh ấy có gia trưởng và áp đặt không? Anh ấy có luôn cố ép mọi thứ phải theo ý anh ấy hay không dám thừa nhận sai lầm không?
Anh ấy đã bao giờ nói dối bạn chưa? Bạn muốn ở bên người mà bạn tin tưởng, một người luôn thành thật với bạn cho dù sự thật có đau lòng tới mức nào đi nữa. Những anh chàng thích đưa chuyện và tạo tin đồn thường không quan tâm nhiều tới người khác, hãy tránh xa họ ra.
Anh ấy có thường vướng vào rắc rối không, kể cả ở trường, với bố mẹ hoặc chính quyền? Những anh chàng hư hỏng có thể khá hấp dẫn, nhưng họ cũng có thể dành nhiều thời gian cho những trò tai quái hơn là ở bên bạn.
Anh ấy có còn nhắc tới bạn gái cũ không? Nếu anh ấy vẫn còn nhắc tới cô ấy, thỉnh thoảng lại có một hai câu gợi ý hoặc thường xuyên nói về cô ấy, đó là một dấu hiệu xấu. Như vậy không có nghĩa là anh ấy không tốt mà nghĩa là anh ấy vẫn còn tình cảm với người ta.
Bước 4 - Hãy xem xét tình cảm mà hai người đó dành cho bạn.
Nếu cả hai đều yêu bạn đắm đuối thì bạn đang đối mặt với một nhiệm vụ rất khó khăn. Dù bạn không nên chọn anh chàng thích bạn nhiều hơn chỉ vì anh ấy là lựa chọn an toàn, bạn vẫn nên đánh giá xem đối với mỗi người, bạn quan trọng đến mức nào và anh ấy sẽ ra sao nếu hai bạn ngừng hẹn hò. Nếu anh ấy chỉ nhún vai rồi đi tán một cô gái khác, anh ấy không phải là người dành cho bạn. Nếu bạn nghĩ rằng chàng trai này dành nhiều tình cảm cho mình hơn chàng trai kia, điều này sẽ góp phần quan trọng trong quyết định của bạn.
Bạn không cần phải hỏi thẳng. Bạn có thể cảm nhận được tình cảm mà mỗi người dành cho bạn qua ánh mắt, số lần anh ấy muốn đi chơi với bạn và cách mà anh ấy nói về tương lai của hai bạn.
Tất nhiên, nếu bạn chỉ muốn có chút niềm vui với một mối tình ngắn ngủi, hoặc bạn chỉ muốn có thêm chút kinh nghiệm hẹn hò trong vài tháng, bạn không cần phải quan tâm tới việc anh ấy có tính chuyện lâu dài với bạn không.
Bước 5 - Hãy hỏi ý kiến của bạn bè.
Bạn bè của bạn hiện diện ở đây vì những lý do sau: Họ là đôi vai để bạn tựa vào, cho bạn thêm nhiều ví dụ về cách xử sự và khuyên nhủ bạn nếu bạn cần. Hãy lắng nghe những lời khuyên của họ nhưng phải cân nhắc kỹ lưỡng. “Chính bạn” mới là người đưa ra quyết định cuối cùng. Hãy nhớ rằng bạn không cần nhờ họ giúp mình chọn một anh chàng “tốt hơn”, hoặc một anh chàng hợp với ý của họ, bạn chỉ muốn họ giúp bạn quyết định đúng đắn mà thôi.
Đừng hỏi: “Cậu thích ai hơn?”. Hãy hỏi “Cậu nghĩ ai phù hợp với tớ hơn?”. Những câu hỏi này sẽ giúp bạn tránh được những gợi ý của bạn bè về anh chàng mà “họ” muốn chọn thay vì anh chàng mà “bạn” nên chọn.
Hãy cởi mở với ý kiến của họ. Nếu bạn đã quyết định hẹn hò với một chàng trai rồi thì bạn không cần phải hỏi ý kiến của bạn bè nữa. Nếu bạn hỏi ý kiến của họ, hãy sẵn sàng lắng nghe.
Bước 6 - Liệt kê những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai chàng trai.
Việc này sẽ giúp bạn nhận ra bạn thật sự muốn gì. Hai anh chàng đó khiến bạn cảm thấy thế nào? Hãy lên danh sách những điều bạn cần và không cần ở một chàng trai. Liệt kê cả những điểm mạnh và điểm yếu của từng người. Dưới đây là một số câu hỏi:
Ai đối xử với mình tốt hơn?
Ai sẽ ở bên mình những lúc khó khăn?
Ai có nhiều điểm chung với mình hơn?
Mình muốn được gặp ai vào cuối ngày?
Ai hòa hợp với gia đình và bạn bè của mình hơn?
Mình không thể sống thiếu ai?
Bước 7 - Hãy tin vào trực giác của mình.
Bạn không nên quá kén chọn. Ai cũng có cá tính riêng, có sở thích cũng như những thứ mình ghét. Không nên suy nghĩ quá nhiều về mọi thứ. Hãy tin vào trực giác của mình về hai chàng trai đó. Hãy tung một đồng xu. Giả sử đồng xu rơi ngửa, bạn phải chọn anh A, nếu nó rơi sấp, bạn phải chọn anh B. Vậy vào lúc đồng xu sắp rơi, bạn mong muốn nó rơi thế nào? Đó chính là đáp án.
Nếu bạn “biết” anh chàng đó không tốt cho bạn, nhưng bạn bị anh ấy cuốn hút (và bạn cũng không thích anh chàng kia lắm), hãy tránh xa cả hai chàng trai ra. Độc thân không phải là điều xấu. Thực tế, như vậy còn tốt hơn là chịu đựng cảm giác dằn vặt.
Hãy rút kinh nghiệm từ những sai lầm. Nếu bạn từng hẹn hò ai đó trước kia và mối tình đó kết thúc không tốt đẹp, đừng lặp lại sai lầm đó với một chàng trai khác. Dù bạn bị anh ấy hấp dẫn, việc để mọi thứ tái diễn cũng chẳng có ích gì cho bạn nếu mối quan hệ này chỉ gây ra sự đau khổ.
Bước 8 - Đừng nóng vội.
Đừng cảm thấy bạn “cần” phải ra quyết định ngay bây giờ. Quyết định của bạn có thể cần có chút thời gian. Trong lúc đó, có thể một trong hai chàng trai sẽ làm điều gì đó tốt hoặc xấu và khiến quyết định của bạn trở nên dễ dàng hơn. Miễn là bạn chưa thề hẹn với anh chàng nào, và cũng không cảm thấy mình đang phản bội một người khi đi chơi với người kia, bạn có thể dành thêm thời gian để ra quyết định.
Tuy nhiên, đừng “lằng nhằng” quá lâu. Nếu bạn đã chọn một người, rồi anh ấy phát hiện ra gần đây, bạn cũng đang hẹn hò với anh chàng kia, có thể anh ấy sẽ cảm thấy bị tổn thương hoặc coi thường.
Phương pháp 2 - Sau khi Đã Quyết định
Bước 1 - Hãy chân thành với người mà bạn đã chọn.
Khi bạn đã quyết định, hãy bám theo quyết định đó. Không có nghĩa là bạn phải nói với anh ấy rằng: “Em đã chọn anh thay vì anh A đấy!”. Câu đó không làm cho anh ấy cảm thấy đặc biệt đâu. Chân thành là thứ mà bạn thể hiện qua hành động và tình cảm của mình. Hãy xây dựng một mối quan hệ lành mạnh và bền vững với người bạn đã chọn – và chỉ với anh ấy thôi.
Hãy sẵn sàng để hẹn hò với “duy nhất” người mà bạn đã chọn. Hãy tận hưởng cảm giác đi chơi với anh ấy mà không cần thắc mắc anh chàng kia đang làm gì.
Nếu bạn cảm thấy trống rỗng hoặc hụt hẫng khi không có chàng trai kia, có lẽ bạn đã quyết định sai lầm hoặc ngay từ đầu, bạn đã không thích chàng trai mà bạn chọn – bạn chỉ thích cảm giác theo đuổi thôi.
Hãy thân thiện với anh chàng kia, nhưng đừng phá giới hạn để hẹn hò với anh ấy hoặc làm gì đó riêng với nhau. Nếu bạn quá thân thiện với anh ấy, anh ấy sẽ nghĩ rằng mình vẫn còn cơ hội. Hơn nữa, việc đó sẽ khiến người mà bạn chọn trở nên ghen tuông không cần thiết.
Bước 2 - Luôn sẵn sàng đối mặt với hậu quả.
Việc lựa chọn giữa hai chàng trai sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa bạn với họ. Mối quan hệ này là con dao hai lưỡi: rất có thể bạn sẽ làm tan nát trái tim của một người và mất họ mãi mãi. Nếu anh chàng bạn bỏ qua không biết gì về người mà bạn đã chọn, bạn không cần phải làm mọi chuyện trở nên to tát, hoặc nói thật với anh ấy về lý do bạn “chia tay”. Có thể bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm khi đã quyết định xong, bạn vẫn nên biết rằng đôi lúc, sóng gió vẫn có thể xuất hiện.
Hãy biết rằng bạn có thể khiến hai chàng trai đó quay ra đối đầu với nhau. Nếu họ là bạn thân của nhau thì sao? Lúc đó bạn sẽ làm gì? Nếu bạn chọn người này mà người kia lại thích bạn, có thể tình bạn của họ sẽ kết thúc. Nếu muốn tránh tình huống này, bạn hãy hẹn hò với một người khác ngoài họ.
Hãy chuẩn bị tinh thần đánh mất chàng trai mà bạn không chọn. Có thể anh ấy không muốn “làm bạn” sau khi hai người đã từng hẹn hò và tán tỉnh nhau. Nhưng có lẽ như vậy lại là tốt nhất.
Bước 3 - Hãy chấp nhận quyết định của mình.
Đây là cuộc sống “của bạn”, và bạn có quyền sống như bạn muốn – nhưng vẫn phải tránh làm người khác tổn thương tối đa. Bạn có thể cảm thấy tội lỗi khi ra quyết định, nhưng cả bạn lẫn hai chàng trai đó nên chấp nhận mọi việc khi bạn đã quyết định được tình cảm của mình. Hãy tự hào về bản thân vì đã có một lựa chọn chín chắn thay vì cứ mãi ở trong tình trạng mập mờ với hai chàng trai.
Đừng sợ mình sẽ lựa chọn sai lầm – miễn là bạn rút được kinh nghiệm cho mình từ đó.
Đừng lo về những gì họ nghĩ về bạn; khi bạn đưa ra một quyết định lớn như vậy, sẽ luôn có ai đó bị tổn thương.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%90u%E1%BB%95i-ki%E1%BA%BFn-b%E1%BA%B1ng-qu%E1%BA%BF | Cách để Đuổi kiến bằng quế | Bạn có thể dùng bột quế, dầu quế hoặc thanh quế để đuổi kiến. Tuy nhiên, quế không diệt được kiến mà chỉ khiến chúng tránh xa và thường kiến sẽ tìm một đường đi khác. Hầu hết các cách đuổi kiến tự nhiên khác cũng có tác dụng tương tự, bạn có thể thử nhiều cách để tìm ra cách phù hợp nhất.
Phương pháp 1 - Đuổi kiến bằng quế
Bước 1 - Rắc quế ở chỗ có kiến.
Cách đơn giản nhất là bạn hãy lấy một ít bột quế và rắc vào những chỗ thấy kiến đi vào nhà. Mùi nồng của quế sẽ phá hỏng dấu vết kiến để lại và chúng sẽ không đi theo đường đó nữa.
Bước 2 - Tạo một rào chắn.
Thay vì rắc đều, bạn có thể dùng bột quế vẽ thành đường để kiến không vượt qua được. Nếu thấy kiến đi vào ở một vị trí cụ thể nào đó, bạn có thể lấy tăm bông nhúng vào bột quế và vẽ thành một đường dài để kiến không đi vào nơi đó nữa.
Bước 3 - Dùng tinh dầu quế.
Nếu muốn biện pháp mạnh hơn thì bạn hãy thử dùng tinh dầu quế thay cho bột quế. Tinh dầu quế có tác dụng mạnh hơn rất nhiều. Bạn có thể nhúng tăm bông vào tinh dầu quế và bôi vào những chỗ có kiến.
Một số loại tinh dầu còn có thể diệt kiến. Cách đơn giản nhất là bạn hãy pha tinh dầu với nước và xịt vào những chỗ có kiến quanh nhà.
Bạn sẽ dùng ¼ cốc (60ml) nước và ¼ cốc (60ml) rượu vodka. Rượu vodka sẽ giúp dung dịch tinh dầu hòa tan tốt hơn. Tuy nhiên, nếu không có rượu thì bạn có thể thêm một lượng nước tương đương với lượng rượu (¼ cốc) và lắc đều trước khi dùng.
Thêm tinh dầu. Bạn sẽ dùng khoảng 20-25 giọt tinh dầu quế và lắc đều.
Thử các loại tinh dầu khác. Bạn sẽ cần 15 giọt tinh dầu tràm trà, 15 giọt tinh dầu bạc hà và 7 giọt tinh dầu họ cam chanh (chẳng hạn như tinh dầu cam, chanh hoặc chanh vàng) hoặc có thể thay thế tinh dầu cam chanh bằng 3 giọt tinh dầu đinh hương. Lắc thật kỹ.
Tuy nhiên, nếu dùng dung dịch ở chỗ có đồ ăn thì bạn nên thay thế tinh dầu tràm trà bằng nhiều tinh dầu bạc hà hơn.
Bước 4 - Rải thanh quế.
Một phương án khác gọn gàng hơn là dùng thanh quế thay cho bột quế. Bạn chỉ cần rải các thanh quế quanh đường vào của kiến. Thực tế thì bạn có thể để các thanh quế ở bất kỳ nơi nào có kiến xuất hiện. Bạn có thể mua quế thanh ở quầy đồ gia vị khô trong cửa hàng tạp hóa.
Phương pháp 2 - Dùng các nguyên liệu tự nhiên khác
Bước 1 - Thử giấm trắng.
Kiến thường tránh mùi mạnh của giấm. Bạn hãy cho một ít giấm vào bình xịt để dùng quanh bếp. Dùng giấm rất an toàn. Bạn chỉ cần dọn dẹp bàn bếp, sau đó xịt một ít giấm lên và đợi khô. Mùi giấm sẽ bay đi rất nhanh.
Nếu xịt trực tiếp thì giấm có thể giết chết kiến.
Xịt lại nếu thấy kiến xuất hiện.
Bước 2 - Rắc đất tảo cát.
Đất tảo cát đã được dùng như một chất đuổi kiến tự nhiên từ rất nhiều năm trước. Chúng không chứa các chất độc hại nên an toàn cho cả trẻ nhỏ và thú cưng. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng loại an toàn cho thực phẩm, không phải loại dùng để lọc bể bơi, và chỉ cần rắc quanh chỗ có kiến là được.
Bước 3 - Đổ nước sôi vào miệng tổ kiến.
Dùng nước sôi cũng là một cách để giảm số lượng kiến. Nước sôi sẽ không giết hết cả đàn kiến mà chỉ tiêu diện khoảng ⅔ số lượng kiến trong tổ. Bạn có thể sử dụng khoảng 11L nước cho một tổ kiến lớn.
Hãy cẩn trọng khi dùng cách này để không bị nước hay hơi nước làm bỏng.
Bước 4 - Rải lá nguyệt quế.
Dùng lá nguyệt quế là một cách đuổi kiến khá xưa. Bạn có thể tìm mua lá nguyệt quế ở chỗ bán đồ gia vị, thường thì chúng được để nguyên lá (bạn cũng có thể mua dạng bột). Hãy rải lá này ở những chỗ có kiến, thường thì kiến sẽ không bén mảng đến những chỗ đó nữa.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Hi%E1%BB%83u-tr%C3%ACnh-%C4%91%C6%A1n-c%E1%BB%A7a-Audacity | Cách để Hiểu trình đơn của Audacity | Nhiều lệnh trong Audacity xuất hiện trong một trong các trình đơn (Menu Bar). Các chức năng khác có thể thấy trong các thanh công cụ (Toolbar) hoặc được chạy bằng (các) phím tắt hoặc tập hợp các phím tắt.
Phương pháp 1 - Giới thiệu từng trình đơn của Audacity
Bước 1 - Trình đơn File - Tập tin.
Trình đơn có các lệnh tạo, mở và lưu các dự án của Audacity, nhập và xuất các tệp âm thành và thực hiện các hành động theo bó bằng việc sử dụng lệnh (Chuỗi).
New – Mới (Ctrl+N). Tạo một cửa sổ dự án mới và rỗng để bắt đầu làm việc với các kênh mới hoặc được nhập khẩu. Môi trường làm việc mới này sau đó có thể được lưu như là tệp dự án của Audacity () để truy xuất dễ dàng và đầy đủ các nội dung của nó qua các lệnh (Lưu Dự án) hoặc (Lưu Dự án dưới dạng...) của trình đơn .
Open… - Mở… (Ctrl+O). Mở ra cửa sổ lựa chọn tệp tin nơi bạn có thể: (1) Mở một hoặc nhiều tệp dự án của Audacity () hoặc (2) Nhập một hoặc nhiều tệp âm thanh hoặc danh sách các tệp ().
Bạn cũng có thể sử dụng - Tập tin > Nhập > Âm thanh... để nhập tệp âm thanh vào dự án.
(Nhập) ngụ ý mang nội dung mới vào dự án Audacity bằng bất kỳ cách nào, như qua lệnh hoặc rê các tệp vào cửa sổ dự án. Nội dung đó thường là một tệp âm thanh như hoặc , nhưng (sử dụng ) cũng có thể là một kênh nhã, một tệp hoặc dữ liệu thô (Raw Data).
Đối với các tệp âm thanh, trình nhập khẩu được sử dụng phụ thuộc vào dạng tập trong và các thiết lập (khi chọn lệnh ).
.
Liệt kê đường dẫn đầy đủ tới 12 dự án được lưu hoặc được mở gần nhất hoặc các tệp âm thanh được nhập vào gần đây nhất. Các khoản cũ nhất ở đáy bị loại bỏ khi khoản mới được thêm vào ở đầu. Khi bạn xóa một dự án Audacity hoặc tệp âm thanh thì nó sẽ vẫn còn nằm trong danh sách, nhưng sẽ bị loại bỏ khỏi danh sách nếu bạn chọn nó.
Để xóa toàn bộ danh sách, hãy chọn “” (Xóa) ngay bên dưới khoản cuối cùng của danh sách đó.
- Đóng (Ctrl + W). Đóng cửa sổ dự án hiện hành, nhắc bạn lưu tác phẩm của bạn nếu bạn còn chưa lưu.
- Lưu Dự án (Ctrl + S).
Lưu dự án audacity hiện hành với chất lượng nguyên trạng, không nén bằng việc sử dụng định dạng kho chứa AU. Một tệp dự án được tạo ra, cùng với một thư mục có cùng tên với tệp chứa dữ liệu âm thanh của dự án. Ví dụ, nếu bạn lưu dự án như là , thì thư mục có tên là chanson_data sẽ chứa dữ liệu âm thanh đó.
Các dự án của Audacity không có ý định để các ứng dụng khác đọc được, mà để việc tải lên và lưu âm thanh trong Audacity, với tất cả các dữ liệu của dự án như các kênh nhãn chẳng hạn. Khi bạn kết thúc làm việc với dự án và bạn muốn sử dụng các kết quả trong ứng dụng khác, hãy chọn một trong các lệnh (Xuất).
(Lưu như dự án mới). Giống hệt như “” (Lưu Dự án) ở trên, nhưng cho phép bạn lưu bản sao của dự án với tên khác hoặc vị trí khác. Điều này có thể là hữu dụng nếu bạn muốn bảo tồn nguyên trạng của dự án ở một thời điểm nhất định, sau đó xử lý tiếp dự án bạn vừa lưu.
(Xuất). Trình đơn con cho phép bạn xuất âm thanh từ Audacity ở các định dạng tập âm thanh các ứng dụng khác có thể đọc và chơi được. Bạn cũng có thể xuất các tệp nhãn hoặc các tệp hoặc lưu bản sao có nén dự án của bạn thành một tập hợp các tệp có định dạng .
(Nhập). Trình đơn con Import cho phép bạn nhập các tệp âm thanh hoặc các tệp nhãn vào dự án của bạn. Các tệp ở các định dạng âm thanh khác nhau có thể được nhập vào Audacity.
.
là tuần tự các lệnh được tự động hóa tương tự như một “macro”. Nó thường được sử dụng để xử lý theo bó một nhóm các tệp âm thanh, hoặc tự động hóa ứng dụng một tập hợp các hiệu ứng cho một dự án, với sự tuần tự y hệt nhau các hiệu ứng/chức năng.
Trình đơn con có 2 lệnh để làm việc với chuỗi lệnh, một để tạo ra và chỉnh sửa () chuỗi lệnh, còn lệnh kia để áp dụng () chuỗi đó.
(Thiết lập trang). Mỏ hộp thoại tiêu chuẩn trước khi in.
(In ấn…).
In tất cả các hình sóng trong cửa sổ dự án hiện hành (và các nội dung của các kênh nhãn hoặc các kênh khác), với dòng thời gian ở trên. Mọi thứ được in trên một trang.
Để gồm cả (Bảng điều khiển kênh), hoặc để in các phần khác của giao diện, bạn có thể sử dụng (các công cụ chụp màn hình) để chụp màn hình in ra tệp, sau đó sử dụng chức năng in của trình chỉnh sửa ảnh bạn ưa thích.
- Thoát (Ctrl + Q). Đóng tất cả các cửa sổ dự án và thoát khỏi Audacity. Nếu có bất kỳ thay đổi nào còn chưa được lưu lại với dự án của bạn, Audacity sẽ hỏi liệu bạn có muốn lưu chúng hay không. Lưu ý là không nhất thiết lưu các thay đổi nếu bạn đã xuất rồi pha trộn của bạn như một tệp hoặc và bạn đang hạnh phúc với nó. Nhưng nếu bạn đang làm việc với sự pha trộn và có kế hoạch tiếp tục làm sau đó với những gì đã có, thì việc lưu lại một dự án audacity sẽ cho phép bạn phục hồi mọi điều, y hệt như khi bạn lưu lại.
Bước 2 - Trình đơn Edit - Chỉnh sửa.
Trình đơn có các lệnh tiêu chuẩn như (Hoãn lại), (Làm lại), (Cắt), (Chép), (Dán), (Xóa) cộng với nhiều lệnh khác chuyên để soạn thảo âm thanh hoặc nhãn.
- Hoãn lại (Ctrl + Z). Hoãn lại hành động soạn thảo cuối cùng bạn đã thực hiện đối với dự án của bạn. Bạn có thể hoãn lại bao nhiêu lần tùy ý, cho tới tận khi bạn vừa mở cửa sổ đó. Để hoãn lại nhiều hành động, hãy chọn lệnh (Xem > Đã làm…). Tên của khoản trình đơn này sẽ thay đổi để phản ánh những gì sẽ được hoãn lại; Nếu bạn vừa ghi lại vài âm thanh, thì tên của khoản trình đơn đó sẽ là (Hoãn thu).
- Làm lại (Ctrl + Y). Làm lại bất kỳ ảnh động soạn thảo nào vừa bị hoãn lại. Sau khi bạn thực hiện hoạt động soạn thảo mới, bạn có thể không có khả năng làm lại các hành động đã từng bị hoãn lại nữa.
- Cắt (Ctrl + X). Loại bỏ dữ liệu âm thanh và/hoặc các nhãn được chọn và đặt chúng vào bộ nhớ đệm của Audacity. Âm thanh hoặc các nhãn sau lựa chọn đó sẽ dịch chuyển về bên tay trái.
- Xóa (Ctrl + K). Tương tự như lệnh Cut, nhưng loại bỏ dữ liệu và/hoặc nhãn âm thanh hiện đang được chọn mà không sao chép chúng vào bộ nhớ đệm của Audacity.
- Chép (Ctrl + C). Sao chép dữ liệu âm thanh được lựa chọn tới bộ nhớ đệm của Audacity mà không loại bỏ nó khỏi dự án.
- Dán (Ctrl + V). Dán âm thanh từng được cắt hoặc sao chép vào bộ nhớ đệm của Audacity, hoặc chèn nó vào (các) kênh được chọn ở nơi có con trỏ, hoặc thay thế (các) vùng hiện đang được lựa chọn.
- Nhân đôi (Ctrl + D). Tạo ra một kênh mới chỉ có phần được chọn như một tệp mới.
- Loại bỏ đặc biệt. có các trình đơn con sau:
(Chia và Cắt) và (Chia và Xóa) là các lệnh cắt hoặc xóa “đặc biệt” làm cho âm thanh hoặc các nhãn ở bên phải phần được chọn nằm tại chỗ thay vì dịch sang trái.
làm tắt tiếng phần được chọn.
loại bỏ tất cả âm thanh khỏi tệp hiện hành ngoại trừ phần được chọn, tạo ra tệp của riêng nó tách bạch với phần âm thanh còn lại được chọn.
. Trình đơn con có các lệnh để tạo hoặc loại bỏ các tệp tách bạch trong kênh âm thanh. Một tệp nằm bên trong một kênh âm thanh là phần tách bạch của kênh đó đã được chia sao cho nó có thể được điều khiển tương đối độc lập với các tệp khác trong kênh đó.
– Nhãn. Trình đơn con có các lệnh cho phép bạn thêm và sửa các nhãn.
Lệnh này triệu gọi trình soạn thảo nhãn để cho phép bạn thêm hoặc bớt các kênh nhãn và chỉnh sửa các nhãn của chúng hoàn toàn bằng việc sử dụng bàn phím, vì thế là đặc biệt hữu dụng cho những người sử dụng khiếm thị.
Nó mở ra hộp thoại chỉ ra tất cả các nhãn theo kiểu bảng truy cập được từ bàn phím. Một nhúm các núm trong hộp thoại cho phép bạn chèn hoặc xóa nhãn, hoặc nhập và xuất các nhãn tới một tệp.
- Nhãn Âm thanh. Trình đơn con có các lệnh chào cách tiết kiệm thời gian thực hiện các hành động của trình đơn đối với âm thanh có nhiều nhãn được chọn đầy đủ.
Các lệnh áp dụng cho tất cả các vùng âm thanh có nhãn nằm hoàn toàn bên trong phần được chọn trong một kênh nhãn. Phần được chọn có thể mở rộng vượt ra khỏi các đường biên giới nhãn đó, nhưng âm thanh không được gắn nhãn và âm thanh mà nhãn vùng của nó chỉ là một phần của lựa chọn đó sẽ không bị ảnh hưởng.
Nếu không có kênh âm thanh nào nằm trong phần được chọn, thì các lệnh của sẽ áp dụng cho tất cả các kênh âm thanh trong dự án. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ chọn các kênh âm thanh nhất định, thì các lệnh sẽ chỉ ảnh hưởng tới các kênh âm thanh được lựa chọn đó.
- Siêu dữ liệu… Sử dụng chức năng này để soạn thảo các thẻ siêu dữ liệu sẽ được áp dụng cho các tệp được xuất khẩu.
(Ctrl + P). Hiển thị hộp thoại (các ưu tiên). Các ưu tiên cho phép bạn thay đổi hầu hết các hành vi và các thiết lập mặc định của Audacity.
Bước 3 - Trình đơn Select.
Trình đơn có các lệnh để xác định các vùng lựa chọn (trước khi làm việc với các vùng đó bằng các lệnh chỉnh sửa, các hiệu ứng và xuất khẩu) hoặc vị trí của con trỏ chỉnh sửa. Bạn cũng có thể lựa chọn giữa và điều hướng các tệp âm thanh.{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/0\/05\/SelectMenu.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/0\/05\/SelectMenu.png\/314px-SelectMenu.png","smallWidth":460,"smallHeight":366,"bigWidth":314,"bigHeight":250,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:Screenshot&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:Screenshot (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:Screenshot<\/a>\n<\/p><\/div>"}
- Tất (Ctrl + A). Lựa chọn tất cả âm thanh ở tất cả các kênh.
- Không gì hết (Ctrl + Shift + A). Bỏ chọn tất cả âm thanh ở tất cả các kênh.
- Dải âm. Trình đơn con có các lệnh để mở rộng lựa chọn hiện hành lên và/hoặc xuống trong tất cả các kênh, hoặc trong tất cả các kênh (khóa đồng bộ) trong dự án.
. Trình đơn con có các lệnh để xác định các vùng chọn và cho phép bạn lưu trữ và truy xuất vị trí của con trỏ soạn thảo hoặc vùng chọn.
. Trình đơn con có các lệnh cho phép bạn làm cho lựa chọn phổ (Spectral) có thể được sử dụng để làm cho các phần lựa chọn gồm dải tần cũng như khoảng thời gian trong kiểu nhìn . Lựa chọn phổ được sử dụng với các hiệu ứng soạn thảo đặc biệt để thay đổi nội dung tần số của âm thanh được chọn.
. Trình đơn con của (các đường biên của tệp) cho phép bạn chọn giữa con trỏ soạn thảo và các đường biên của tệp hoặc điều hướng qua các tệp, lựa chọn tất cả đối với tệp hiện hành.
- Trỏ tới vị trí con trỏ lưu trữ.
Khi chơi hoặc ghi âm (hoặc tạm ngưng): lựa chọn được thực hiện từ vị trí con trỏ chơi lại {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/d\/d0\/PlaybackCursor.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/d\/d0\/PlaybackCursor.png\/13px-PlaybackCursor.png","smallWidth":460,"smallHeight":354,"bigWidth":13,"bigHeight":10,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:Screenshot&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:Screenshot (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:Screenshot<\/a>\n<\/p><\/div>"} hoặc con trỏ ghi âm {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/b\/bf\/RecordingCursor.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/b\/bf\/RecordingCursor.png\/13px-RecordingCursor.png","smallWidth":460,"smallHeight":354,"bigWidth":13,"bigHeight":10,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:Screenshot&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:Screenshot (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:Screenshot<\/a>\n<\/p><\/div>"} tới vị trí được lưu trước đó bằng lệnh . Để dễ sử dụng hơn mà không cần phải tạm dừng, bạn có thể muốn thêm phím tắt cho "" (Trỏ tới vị trí con trỏ lưu trữ).
Khi không có âm thanh tích cực: lựa chọn từ vị trí hiện hành của con trỏ soạn thảo (hoặc từ mép trái vùng chọn hiện hành) tới vị trí được lưu trữ.
Thủ tục lựa chọn thay thế nếu bạn muốn lưu trữ nhiều vị trí thì hãy thêm nhãn vào khi được yêu cầu ở con trỏ soạn thảo hoặc con trỏ chơi lại/ghi âm.
. Lưu lại vị trí con trỏ như được xác định bên dưới, sau đó nó có thể được sử dụng với lệnh để tạo ra hoặc sửa đổi vùng chọn.
Nếu âm thanh đang không tích cực chơi, ghi hoặc tạm ngưng: vị trí con trỏ lưu trữ là vị trí của con trỏ soạn thảo hoặc mép trái của vùng chọn.
Nếu âm thanh là tích cực: vị trí con trỏ lưu trữ là vị trí của con trỏ chơi lại {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/d\/d0\/PlaybackCursor.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/d\/d0\/PlaybackCursor.png\/13px-PlaybackCursor.png","smallWidth":460,"smallHeight":354,"bigWidth":13,"bigHeight":10,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:Screenshot&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:Screenshot (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:Screenshot<\/a>\n<\/p><\/div>"} hoặc con trỏ ghi âm {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/b\/bf\/RecordingCursor.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/b\/bf\/RecordingCursor.png\/13px-RecordingCursor.png","smallWidth":460,"smallHeight":354,"bigWidth":13,"bigHeight":10,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:Screenshot&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:Screenshot (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:Screenshot<\/a>\n<\/p><\/div>"}vào thời điểm bạn thực hiện lệnh lưu trữ. Để sử dụng dễ hơn mà không cần phải tạm ngưng, bạn có thể muốn thêm phím tắt cho "".
Nếu bạn muốn lưu lại vị trí của con trỏ soạn thảo (hoặc cả các đường biên của phần chọn) trong khi âm thanh là tích cực, hãy dùng lệnh .
(Z). Giúp tránh nhấn vào các điểm soạn thảo khi tiến hành cắt và nối bằng việc dịch chuyển các mép vùng chọn (hoặc vị trí con trỏ) rất nhẹ nhàng sao cho chúng nằm ở điểm giao điểm 0.
Bước 4 - Trình đơn View - Xem.
Trình đơn có các lệnh xác định lượng chi tiết bạn nhìn thấy trong tất cả các kênh trong cửa sổ dự án. Nó cũng cho phép bạn hiển thị hoặc dấu đi các thanh công cụ và một vài cửa sổ như .
. Trình đơn con (thu phóng) có các lệnh cho phép bạn kiểm soát lượng âm thanh, trong khoảng thời gian dài hơn hoặc ngắn hơn, nhìn thấy được trên màn hình.
. Trình đơn con có các lệnh giúp bạn làm cho dự án của bạn vừa khít với màn hình theo chiều nằm ngang và thẳng đứng.
. Trình đơn con có các lệnh cho phép bạn thực sự bỏ qua vị trí con trỏ tới đầu hoặc cuối lựa chọn hiện hành của bạn.
- Đã làm…
Mở ra cửa sổ History sau đó có thể để mở khi sử dụng Audacity. liệt kê tất cả các hành động không được tải lên nhưng được thực hiện trong dự án hiện hành, gồm cả việc nhập khẩu. Cột bên tay phải chỉ ra lượng không gian đĩa cứng từng hành động đã sử dụng và tổng số không gian được sử dụng được chỉ ra trong hộp đầu tiên (không sửa được) bên dưới danh sách đó. Trong dự án được chỉ ra trong hình bên dưới chúng tôi đã tiêu chuẩn hóa cả kênh được ghi và kênh trống , vì thế chiếm hơi nhiều không gian hơn một chút so với không gian việc ghi âm lấy đi.{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/9\/9c\/History_Dialog.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/9\/9c\/History_Dialog.png\/387px-History_Dialog.png","smallWidth":460,"smallHeight":453,"bigWidth":387,"bigHeight":381,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:Screenshot&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:Screenshot (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:Screenshot<\/a>\n<\/p><\/div>"}
Nếu bạn loại bỏ các mức (Hoãn lại) thì bạn có thể lấy lại không gian đĩa được dự án sử dụng. Để tiết kiệm hầu hết không gian đĩa (loại bỏ khả năng hoãn lại hoặc làm lại bất kỳ chỉnh sửa nào trong quá khứ), hãy chọn (Hành động) ở đáy trong danh sách bằng việc sử dụng chuột hoặc các phím mũi tên hoặc của bàn phím, tăng “” (Các mức loại bỏ) tới số lượng lớn nhất có thể rồi nháy “”.
Bạn cũng có thể dễ dàng nhảy lùi hoặc tiến giữa các bước soạn thảo bằng việc lựa chọn các khoản đưa vào trong cửa sổ. Điều này có thể nhanh hơn so với việc chọn các lệnh và nhiều lần từ trình đơn .
Karaoke hiển thị quả bóng đi theo văn bản khi chơi âm thanh. Lệnh Karaoke… xúc tác bất cứ khi nào bạn có ít nhất 1 kênh nhãn. Nếu bạn có nhiều kênh nhãn, nó chỉ sử dụng kênh nhãn đầu tiên.
. là một kiểu nhìn thay thế đối với các kênh âm thanh trong cửa sổ chính các kênh, và là tương tự với bộ điều khiển mixer phần cứng. Từng kênh âm thanh được hiển thị trong một (đường kênh). Từng có của riêng nó một đôi thước đo, con trượt chỉnh âm lượng (), con trượt chỉnh cân bằng stereo (), và các núm (tắt tiếng/chơi một mình), tiếng vọng kiểm soát kênh trong (Bảng điều khiển kênh) của nó. Lệnh được kích hoạt bất cứ khi nào có một kênh âm thanh - nó thậm chí có thể được dùng tới trong quá trình chơi lại.
. Hiển thị các trình đơn mở rộng với nhiều lệnh thường ít được sử dụng. Chúng xuất hiện đằng sau trình đơn Help.
.
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/8\/82\/Showclipping02.png\/460px-Showclipping02.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/8\/82\/Showclipping02.png\/515px-Showclipping02.png","smallWidth":460,"smallHeight":94,"bigWidth":515,"bigHeight":105,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:Screenshot&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:Screenshot (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:Screenshot<\/a>\n<\/p><\/div>"}
Nếu được bật (mặc định là tắt – off), các mẫu riêng rẽ hoặc nhiều mẫu bị cắt hiển thị như là một đường thẳng đứng màu đỏ khi ở một trong các kiểu nhìn hình sóng. Một mẫu được hiển thị như là bị cắt nếu nó chạm tới hoặc vượt quá 0 dB và vì thế động tới hoặc vượt quá đường bao âm lượng được xác định trong khoảng +1.0 tới -1.0 theo thước thẳng đứng về bên trái của hình sóng.
Một chuỗi 4 hoặc nhiều hơn các mẫu bị cắt liên tiếp nhau cũng sẽ làm bật chỉ thị cắt màu đỏ trên (Thanh công cụ Đo). Một khối liền màu đỏ trong hình sóng hầu như chắc chắn chỉ ra nhiều chuỗi hoặc chuỗi mở rộng các thông tin âm thanh vượt quá 0 dB bị mất, gây ra sự méo nghiêm trọng. Hãy tránh các mẫu bị cắt bất cứ nơi nào có thể, ví dụ bằng việc thiết lập mức ghi âm đúng. Bạn có thể tắt “” nếu nó hành xử lờ đờ trên các máy chậm hơn.
Bước 5 - Trình đơn Transport.
Các lệnh của trình đơn cho phép bạn chơi hoặc dừng, chơi lặp đi lặp lại, chơi chùi hoặc ghi âm (bao gồm ghi âm được kích hoạt âm thanh hoặc hẹn giờ). Ngoại trừ đối với chơi chùi (), các lệnh chơi lại đó chơi ở tốc độ tiêu chuẩn, hoặc được tăng hoặc giảm tốc độ theo thời gian bằng việc thêm đường bao (Kênh Thời gian). Cách dễ nhất để chơi ở tốc độ nhanh hơn hoặc chậm hơn cố định là hãy sử dụng thanh công cụ .{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/f\/ff\/TransportMenu.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/f\/ff\/TransportMenu.png\/226px-TransportMenu.png","smallWidth":460,"smallHeight":419,"bigWidth":226,"bigHeight":206,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:Screenshot&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:Screenshot (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:Screenshot<\/a>\n<\/p><\/div>"}
- Chơi. Các lệnh của trình đơn con (Chơi) kiểm soát chơi lại trong Audacity. Bạn có thể (Bắt đầu), (Dừng) hoặc (Tạm dừng) chơi lại âm thanh trong dự án của bạn.
- Ghi âm. Các lệnh của trình đơn con (Ghi âm) kiểm soát việc ghi âm trong Audacity. Bạn có thể (Bắt đầu), (Dừng) hoặc (Tạm dừng) chơi lại âm thanh trong dự án của bạn. Bạn cũng có thể bắt đầu ghi âm trong kênh đang tồn tại hoặc trên kênh mới của bạn.
- Chùi. Mở ra trình đơn con nơi bạn có thể bắt đầu, dừng hoặc chuyển sang chơi hoặc chơi (chơi Tìm), hoặc bật/tắt (Thước ).
- Trỏ tới. Các lệnh của trình đơn con cho phép bạn dịch chuyển con trỏ về đầu hoặc cuối phần chọn, kênh hoặc bất kỳ tệp âm thanh liền kề nào mà bạn có thể có.
- Vùng chơi. Các lệnh của trình đơn con cho phép bạn khóa và mở khóa vùng chơi.
- Quét lại các thiết bị âm thanh. Quét lại các thiết bị âm thanh được kết nối tới máy tính của bạn, và cập nhật các trình đơn kéo thả chơi lại và việc ghi âm trong (Thanh công cụ Thiết bị).
- Các lựa chọn di chuyển. Trình đơn con cho phép bạn quản lý và thiết lập các lựa chọn khác nhau để di chuyển (chơi và ghi âm) trong Audacity.
Bước 6 - Trình đơn Tracks - Dải âm (hoặc kênh âm thanh).
Trình đơn có 2 lệnh: (1) Để tạo và loại bỏ các kênh; và (2) Để áp dụng các hoạt động đối với các kênh được chọn như pha trộn (), lấy mẫu lại (), chuyển đổi từ stereo sang mono, điều chỉnh hoặc tắt tiếng.
(Thêm mới). Trình đơn con có các lệnh để thêm các kênh stereo hoặc mono, các kênh nhãn và các kênh thời gian.
- Trộn. Trình đơn con có các lệnh để pha trộn và trả về cho các kênh được bạn chọn một kênh duy nhất stereo hoặc mono.
- Lấy mẫu lại… Cho phép bạn lấy mẫu lại cho (các) kênh được lựa chọn với tần suất mẫu mới để sử dụng trong dự án, để lại chiều dài (và vì thế tốc độ và cao độ chơi lại) không thay đổi. Để lấy mẫu lại để xuất khẩu, hãy thay đổi (Tần suất của dự án) trên thanh công cụ lựa chọn ().
- Loại bỏ kênh.
Loại bỏ (các) kênh được chọn khỏi dự án. Thậm chí nếu chỉ một phần của kênh được lựa chọn, thì toàn bộ kênh sẽ bị loại bỏ. Bạn cũng có thể loại bỏ kênh bằng việc nhấn vào X ở góc trái trên cùng.
Để chỉ loại bỏ âm thanh được chọn trong một kênh (không đưa nó vào bộ nhớ tạm), hãy sử dụng lệnh hoặc .
- Tắt tiếng/Bỏ tắt tiếng. Trình đơn con cho phép bạn tắt tiếng hoặc bỏ tắt tiếng tất cả các kênh trong dự án của bạn cùng một lúc, không phải sử dụng các núm và trong (Bảng điều khiển kênh) của từng kênh.
- Cân bằng stereo. Trình đơn con cho phép bạn thay đổi sự cân bằng stereo của tất cả các kênh bạn đã chọn hoặc chọn một phần, cùng một lúc, không phải sử dụng các con trượt cân bằng stereo () trong (Bảng điều khiển Kênh) của từng kênh. Các lựa chọn cân bằng stereo là sang cực trái () hoặc phải () hoặc giữa (). Nếu không có kênh nào được lựa chọn, thì sự cân bằng được/bị thay đổi trong tất cả các kênh.
- Chỉnh kênh. Trình đơn con có các lệnh giúp bạn điều chỉnh các kênh được chọn theo các cách thức khác nhau. Đặc biệt có 2 lệnh rất hữu dụng cho phép bạn điều chỉnh các kênh từ đầu chí cuối, từ kênh này tới kênh khác, hoặc điều chỉnh chúng tất cả cùng nhau.
- Sắp xếp kênh. Trình đơn con có các lệnh để sắp xếp các kênh theo (Tên Kênh) hoặc thời điểm bắt đầu kênh.
- Đồng bộ - Khóa kênh (bật/tắt). Tính năng đảm bảo độ các thay đổi về độ dài xảy ra ở bất cứ đâu trong nhóm các kênh được xác định cũng sẽ diễn ra trong tất cả các kênh âm thanh hoặc nhãn trong nhóm đó, thậm chí nếu các kênh đó từng không được chọn. Điều này cho phép bạn giữ cho các âm thanh hoặc nhãn đang tồn tại được đồng bộ với nhau, thậm chí khi triển khai các hành động như chèn, xóa hoặc thay đổi tốc độ hoặc nhiệp độ. Bạn có thể bật (on) hoặc tắt (off) tính năng này (mặc định là tắt – off) bằng việc nhấn vào khoản mục đó của trình đơn này.
Bước 7 - Trình đơn Generate - Tạo âm.
Trình đơn cho phép bạn tạo âm thanh có các âm điệu, tiếng ồn hoặc im lặng. Âm thanh được tạo ra có thể được chèn ở vị trí con trỏ sao cho mở rộng được kênh đó, hoặc có thể thay thế lựa chọn đang tồn tại bằng âm thanh được tạo mới. Mặc dù mặt định, không phím tắt nào được cung cấp cho các bộ tạo âm, là có khả năng tạo ra phím tắt của riêng bạn cho bất kỳ lệnh nào. Xem (Ưu tiên Bàn phím) để giúp tạo ra các phím tắt.
- Các bộ tạo âm của Audacity.
Các bộ tạo âm có sẵn là: , , , và .
Các bộ tạo âm cài cắm đi với Audacity là: , , và . Các cài cắm khác có thể được thêm vào ở các định dạng khác nhau.
- Thêm/Bớt các cài cắm. Chọn lựa chọn này từ trình đơn (hoặc trình đơn hoặc trình đơn ) đưa bạn tới hộp thoại cho phép bạn tải và bỏ tải các bộ tạo âm - (và các hiệu ứng - và các bộ phân tích – ) khỏi Audacity. Điều này cho phép bạn tùy biến trình đơn làm cho nó ngắn hơn hoặc dài hơn theo yêu cầu. Xem để có thêm chi tiết.
Sử dụng các bộ tạo âm của Audacity.
Tạo âm thanh trong một kênh mới: Nếu không có kênh nào đang tồn tại, hãy chọn bộ tạo âm được yêu cầu. Nếu có các kênh đang tồn tại, hãy nhấn ra bên ngoài các kênh đó (phần nền màu xám) để bỏ chọn chúng, rồi chọn .
Chèn âm thanh được tạo ra vào vị trí con trỏ: Đặt con trỏ vào kênh và chọn . Độ dài âm thanh được chỉ định sẽ được chèn vào (các) kênh được chọn ở vị trí con trỏ. Tổng độ dài (các) kênh được chọn vì thế sẽ gia tăng.
Thay thế lựa chọn đang tồn tại bằng âm thanh được tạo ra: Lựa chọn vùng rồi . (Các) vùng được chọn sẽ được/bị thay thế bằng âm thanh được tạo ra. Tổng độ dài của (các) kênh được chọn sẽ vẫn là y nguyên, trừ phi bạn thay đổi độ dài trong bộ tạo âm để thay thế phần được chọn bằng độ dài hoặc dài hơn hoặc ngắn hơn.
- Biên độ. Tất cả các bộ tạo âm được xây dựng sẵn (tất nhiên ngoại trừ - Im lặng) cho phép bạn gõ giá trị biên độ của độ to của âm thanh được tạo ra. Các giá trị được phép là trong khoảng từ 0 (im lặng) và 1 (âm lượng tối đa có thể mà không bị cắt bớt), với mặc định là 0.8.
- Trường độ. Gõ (hoặc sử dụng các phím mũi tên của bàn phím) để vào trường độ được yêu cầu. Nếu chữ số đầu bạn muốn được hiển thị, hãy gõ vào toàn bộ số đó. Nếu số đầu tiên được yêu cầu không nổi lên, hãy sử dụng phím mũi tên (Trái) hoặc (Phải) trên bàn phím để dịch chuyển số đầu, rồi gõ. Bạn cũng có thể tăng số được hiện lên bằng các phím mũi tên (Lên) hoặc (Xuống) thay vì gõ.
- Định dạng chọn cho khoảng thời gian. Dù việc tạo ra có được chọn hay không, bạn đều có thể thay đổi Định dạng Lựa chọn () thành đơn vị khoảng thời gian () khác sao cho sự tạo ra sẽ nằm trong các đơn vị đó. Để làm điều này, hãy mở trình đơn theo ngữ cảnh bằng việc nhấn vào hình tam giác ở bên phải của các con số đó. Bạn cũng có thể mở trình đơn đó bằng việc hơ chuột qua hoặc lựa chọn trong các số (khoảng thời gian), rồi nhấn phải hoặc sử dụng phím tương đương trên bàn phím.
- Các bộ tạo âm được xây dựng sẵn
Chirp tạo ra 4 dạng âm điệu khác nhau giống như bộ tạo âm điều () nhưng cho phép thêm thiết lập biên độ và tần số đầu và cuối. Các âm điệu ngắn có thể được tạo ra để kêu rất giống tiếng chim hót. Đối với (Âm điệu), các tần số có thể theo danh nghĩa ở bất cứ đâu trong khoảng 1 Hz và nửa tần số dự án hiện hành như được chỉ ra trong thanh công cụ lựa chọn ().
Tạo ra các âm điệu đa tần âm điệu kép - () giống như âm điệu được tạo ra bởi các núm trên các máy điện thoại. Đối với từng âm điệu bạn muốn tạo ra, hãy gõ vào các con số từ 0 tới 9, chữ thường từ a tới z, và các ký tự * và #. Bạn cũng có thể gõ vào 4 âm điệu “ưu tiên” được Quân đội Mỹ sử dụng (các ký tự hoa A, B, C và D).
- Tiếng ồn. Tạo ra 1 trong 3 dạng tiếng ồn khác nhau. Tiếng ồn trắng (White noise) có khả năng lớn nhất để che các âm thanh khác, vì nó có năng lượng tương tự ở tất cả các mức tần số. Tiếng ồn tím () và tiếng ồn Browni () vừa có nhiều năng lượng hơn ở các tần số thấp hơn, đặc biệt , nó có âm thanh trầm bị nghẹt nhất của 3 dạng trên. Về bản chất tự nhiên của chúng, tiếng ồn tím và Browni có thể có ít đỉnh không chính xác ở biên độ được yêu cầu nếu các kênh chỉ dài vài giây.
- Im lặng. Tạo ra âm thanh biên độ bằng không (0), thiết lập có khả năng cấu hình được duy nhất cho khoảng thời gian. Khi áp dụng cho một lựa chọn âm thanh, kết quả là y hệt với lệnh .
- Âm điệu. Sinh ra 1 trong 4 dạng hình sóng âm điệu khác nhau: , , và (không có biệt hiệu). Tên của từng âm điệu mô tả kỹ sự xuất hiện của nó khi được thu phóng đủ để nhìn từng chu kỳ hình sóng.
- Các bộ tạo âm được xây dựng sẵn. Bất kỳ bộ tạo âm bổ sung nào mà xuất hiện bên dưới đường phân cách trình đơn là các trình cài cắm , hoặc . Hãy nhấn vào các đường liên kết trong câu trước để xem cách thêm các trình cài cắm mới của từng dạng. Audacity gồm các bộ tạo âm sau, nhưng nhiều hơn có sẵn để tải về các trình cài cắm trên Wiki của chúng tôi.
. Âm điệu giật tổng hợp với sự nhạt dần ở đầu ra đột ngột hoặc từng bước một, và cao độ chọn được tương ứng với âm điệu .
- Kênh nhịp điệu. Tạo ra một kênh với các âm thanh đều đặn ở tốc độ được chỉ định và các số đếm nhịp cho từng nhịp (vạch nhịp). Nó có thể được sử dụng như máy đếm nhịp để thiết lập một nhịp ổn định theo đó việc ghi âm thêm có thể được thực hiện.
Tạo ra tiếng trống thực gồm sóng hình sin được chuyển điệu bằng tiếng ồn băng hẹp, một khoảng sát âm điệu và sóng hình sin khá mạnh ở nền tảng.
- Nhập dữ liệu mẫu. Tạo ra âm điệu từ dữ liệu số được nhập.
Bước 8 - Trình đơn Effect - Hiệu ứng.
Audacity có nhiều hiệu ứng được xây dựng sẵn và cũng cho phép bạn sử dụng dải rộng lớn các hiệu ứng cài cắm. Bạn có thể tải về nhiều trình cài cắm tự do cho Audacity từ website của chúng tôi. Các trình cài cắm luôn xuất hiện bên dưới đường phân cách trong trình đơn . Phiên bản này của Audacity có các hiệu ứng mẫu và/hoặc .{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/b\/b9\/EffectMenu.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/b\/b9\/EffectMenu.png\/274px-EffectMenu.png","smallWidth":460,"smallHeight":279,"bigWidth":274,"bigHeight":166,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:Screenshot&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:Screenshot (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:Screenshot<\/a>\n<\/p><\/div>"}
Sử dụng các hiệu ứng. Các tiêu đề kết thúc bằng 3 dấu chấm (…) sẽ mang tới một hộp thoại yêu cầu bạn cho thêm các tham số. Tất cả các hiệu ứng có một hộp thoại cho phép bạn nghe âm thanh khi được hiệu ứng sửa đổi trước khi bạn áp dụng hiệu ứng đó cho dạng hình sóng.
Các hiệu ứng được xây dựng sẵn và các trình cài cắm có một núm (Xem trước) - hãy nhấn vào núm này để nghe liệu các thiết lập hiệu ứng hiện hành có là những gì bạn muốn hay không, và nếu không, hãy thay đổi các thiết lập đó rồi lại một lần nữa. Nhấn OK để áp dụng hiệu ứng đó cho dạng hình sóng.
Tất cả các dạng hiệu ứng khác được hỗ trợ trong Audacity (, , và ) hỗ trợ xem trước thời gian thực - bạn có thể thay đổi các thiết lập hiệu ứng trong khi nghe rồi nhấn (Áp dụng) để áp dụng hiệu ứng đó cho dạng hình sóng.
- Thêm / Bớt các trình cài cắm. Chọn lựa chọn này từ trình đơn (hoặc trình đơn hoặc trình đơn ) đưa bạn tới một hộp thoại cho phép bạn tải và bỏ tải các hiệu ứng (và các bộ tạo âm và các trình phân tích) khỏi Audacity. Điều này cho phép bạn tùy biến trình đơn của bạn làm cho nó ngắn hơn hoặc dài hơn như yêu cầu. Để biết thêm xem , và . Mặc định tất cả các hiệu ứng được xây dựng sẵn, với ngoại lệ các bộ lọc kinh điển (), được tải vào Audacity.
- Lặp lại Hiệu ứng Cuối cùng (Ctrl +R). Sử dụng lệnh này từ trình đơn sẽ lặp lại hiệu ứng cuối cùng bạn đã sử dụng với các thiết lập y hệt. Để truy cập nhanh tới hiệu ứng cuối cùng được sử dụng, bạn có thể sử dụng Ctrl+R để lặp lại nó với các thiết lập y hệt.
Các hiệu ứng được xây dựng sẵn của Audacity.
Các hiệu ứng được xây dựng sẵn của Audacity (các hiệu ứng xuất hiện trong ứng dụng bất kể các thư mục nội dung của Audacity và các “” (trình cài cắm) nào khác) nằm bên trên đường phân cách trong trình đơn .
Các hiệu ứng được xây dựng sẵn hỗ trợ lưu cho người sử dụng các thiết lập sẵn trước nhưng còn chưa hỗ trợ xem trước theo thời gian thực hoặc nhập/xuất các thiết lập sẵn trước từ/tới các máy khác.
Các hiệu ứng .
Các trình cài cắm đưa ra hầu hết các hiệu ứng nằm bên dưới đường phân cách trong trình đơn . Chúng cũng được sử dụng để cung cấp vài công cụ bộ tạo âm (generators) và trình phân tích. Dải rộng lớn các trình cài cắm hiệu ứng , tạo âm và phân tích có thể có được từ Download Nyquist Plug-ins trên Wiki của chúng tôi.
Các hiệu ứng hỗ trợ lưu cho người sử dụng các thiết lập sẵn trước nhưng còn chưa hỗ trợ xem trước theo thời gian thực hoặc nhập/xuất các thiết lập sẵn trước từ/tới các máy khác.
Các hiệu ứng .
Các trình cài cắm () ban đầu đã được phát triển cho nền tảng Linux, nhưng các vài trình cài cắm cũng được viết cho Windows và Mac. Hầu hết các trình cài cắm là các hiệu ứng, nhưng chúng cũng được sử dụng để cung cấp vài bộ tạo âm được xây dựng sẵn trong Audacity và có thể được sử dụng để phân tích âm thanh.
Các trình cài cắm bổ sung có thể được tải về cho Linux, Mac và Windows. Hãy xem phần LADSPA của trang (Tải về) trên website Audacity để có thêm chi tiết.
Các hiệu ứng hỗ trợ xem trước theo thời gian thực. Chúng không hỗ trợ nhập/xuất các thiết lập sẵn trước nhưng hỗ trợ lưu các thiết lập sẵn trước để sử dụng chỉ trong Audacity. Vài trình cài cắm có phần “” (Đầu ra của hiệu ứng) hiện diện sau khi hiệu ứng đó được áp dụng.
Các hiệu ứng . là sự tiến hóa tiên tiến hơn của kiến trúc trình cài cắm . Lưu ý là các hiệu ứng trong Audacity còn chưa thể hiển thị giao diện đồ họa đầy đủ.
Các hiệu ứng . Công nghệ Studio ảo – () là giao diện phần mềm tích hợp phần mềm bộ tổng hợp âm thanh () và các trình cài cắm hiệu ứng với các trình soạn thảo âm thanh và các hệ thống ghi âm, như Audacity.
Bước 9 - Trình đơn Analyze - Phân tích.
Trình đơn có các công cụ để tìm ra các đặc tính của âm thanh của bạn, hoặc gắn nhãn cho các tính năng chính. Các trình cài cắm chấp nhận đầu vào âm thanh nhưng không tạo ra đầu ra âm thanh sẽ được đặt trong trình đơn , với các kết quả phân tích đang được các nhãn cung cấp (hoặc trong một vài trình cài cắm tùy chọn bởi phần “” trong bản thân trình cài cắm đó). Dù mặc định, không phím tắt nào được cung cấp cho hầu hết các công cụ phân tích, là có khả năng để thiết lập phím tắt của riêng bạn cho bất kỳ lệnh nào. Xem Keyboard Preferences để có các chỉ dẫn.
Các công cụ phân tích của Audacity.
Có 3 công cụ phân tích được xây dựng sẵn: , và .
Có 5 công cụ phân tích là các trình cài cắm đi cùng với Audacity: , , , và .
Trình cài cắm
- Thêm/Bớt các trình cài cắm. Chọn lựa chọn này từ trình đơn (hoặc trình đơn hoặc trình đơn ) đưa bạn tới hộp thoại cho phép bạn tải và bỏ tải các bộ phân tích - (và các hiệu ứng - và các bộ tạo âm – ) khỏi Audacity. Điều này cho phép bạn tùy biến trình đơn của bạn làm cho nó ngắn hơn hoặc dài hơn theo yêu cầu. Xem Plug-in Manager: Effects, Generators and Analyzers để có thêm chi tiết.
Các công cụ phân tích được xây dựng sẵn.
- Độ tương phản (Ctrl + Shift + T). Phân tích kênh âm thanh không stereo đơn nhất, được lựa chọn để xác định sự khác biệt trung bình rms về âm lượng (độ tương phản) giữa nền chính (bài nói chuyện) và nền phụ (âm nhạc, tiếng ồn khán phòng hoặc tương tự). Mục đích là để xác định liệu bài nói chuyện sẽ là dễ hiểu cho những người khiếm thính hay không.
Lấy âm thanh được chọn (tập hợp các giá trị về áp suất âm thanh ở các thời điểm) và chuyển nó thành đồ thị tần số (chiều nằm ngang theo Hz) và với biên độ (chiều thẳng đứng theo dB).
- Tìm cắt bớt. Hiển thị phần các mẫu bị cắt bớt trong một kênh nhãn, như lựa chọn thay thế truy cập được màn hình của độc giả cho lệnh . Phần đó phải có ít nhất 1 mẫu bị cắt bớt, nhưng có thể gồm cả các mẫu không bị cắt bớt nữa.
Các công cụ phân tích là trình cài cắm đi với Audacity. Để thêm một trình cài cắm mới, hãy đặt nó vào thư mục “” của Audacity.
Trên Linux, thư mục “” là trong Chữ đậm nếu bạn cài đặt gói Audacity từ phát tán của bạn, hoặc trong nếu bạn biên dịch Audacity từ mã nguồn. Thư mục “” cũng có thẻ được tạo ra trong thư mục gốc home, tại: (bạn cũng có thẻ gọi thư mục đó là "").
Trên Mac, thư mục “” là ở .
Trên Windows, thư mục “” là trong thư mục nơi có Audacity - thường là hoặc (x86) với 64-bit Windows.
. Cố gắng đặt các nhãn vào các đập nhịp to hơn nhiều so với âm thanh xung quanh. Đây là công cụ khá thô và đã sẵn sàng, và sẽ không nhất thiết làm việc tốt trên một kênh nhạc pop hiện đại với dải động được nén.
- Các nhãn theo quãng đều… Đặt các nhãn vào một kênh dài để chia nó thành các phân khúc nhỏ hơn và có các kích thước bằng nhau. Ví dụ, điều này có thể là hữu dụng để phân phối một tệp lớn trên Internet. Bạn có thể hoặc chọn số các nhãn sẽ được tạo ra, hoặc quãng giữa chúng. Từng nhãn được tạo ra có văn bản nhãn được chọn.
- Xuất Dữ liệu Mẫu… Đọc các giá trị các mẫu kế tiếp từ âm thanh được chọn và in dữ liệu này thành văn bản thô, tệp hoặc .
- Trình tìm sự im lặng. Chia kênh bằng việc đặt các nhãn các điểm bên trong các vùng im lặng. Sử dụng điều này nếu bạn chỉ muốn chia việc ghi âm thành các rãnh ở các điểm nhất định mà không loại bỏ sự im lặng giữa chúng.
- Trình tìm âm thanh. Chia kênh bằng việc đặt các nhãn vùng cho các vùng âm thanh được tách bạch bởi sự im lặng. Sử dụng điều này để tạo các nhãn chỉ ra vùng chính xác của từng kênh sẽ được khai thác. Điều này cho phép bạn loại bỏ vài hoặc tất cả sự im lặng giữa các kênh.
- Các trình cài cắm phân tích . Bạn cũng có thẻ thêm vài công cụ phân tích thêm ở định dạng cài cắm để xem và phân tích các nội dung có tính miêu tả các tệp âm nhạc. Thông thường những điều trình cài cắm Vamp có thể tính tới gồm vị trí các thời điểm như thời gian và công suất hoặc dữ liệu tần số cơ bản bắt đầu ghi chú. Các trình cài cắm mà tạo ra các đồ thị hoặc các hình ảnh khác sẽ không làm việc được trong Audacity, ngoài chỉ các trình cài cắm nào phù hợp để viết các nhãn.
Bước 10 - Thư mục Help - Trợ giúp.
Thư mục Help cho phép bạn tìm ra nhiều hơn về ứng dụng Audacity và cách sử dụng nó. Nó cũng gồm vài công cụ tiên tiến hơn như việc chụp lại các hình màn hình Audacity, hoặc xem các thông điệp lưu ký được ứng dụng tạo ra.{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/e\/e1\/HelpMenu.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/e\/e1\/HelpMenu.png\/214px-HelpMenu.png","smallWidth":460,"smallHeight":402,"bigWidth":214,"bigHeight":187,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:Screenshot&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:Screenshot (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:Screenshot<\/a>\n<\/p><\/div>"}
- Trợ giúp nhanh. Phần “” (Làm quen) của sách chỉ dẫn của chúng tôi - thông tin nhanh, nó hiển thị được trên trình duyệt của bạn, về cách để chơi, ghi âm và soạn thảo âm thanh, và xuất khẩu tới tệp âm thanh như hoặc .
- Sách chỉ dẫn. Đưa bạn tới các phần chính của sách chỉ dẫn của chúng tôi, hiển thị được trên trình duyệt của bạn:
Các sách chỉ dẫn
Usinh Audacity (Sử dụng Audacity) - các khái niệm cơ bản làm việc với âm thanh số
Reference (Tham chiếu) - tất cả các trình đơn, các núm và các kiểm soát
Miscellaneous (Các nội dung khác) - gồm bảng chú giải và các câu hỏi đáp thường gặp
- Công cụ. Trình đơn con có các công cụ để chụp màn hình và kiểm chuẩn cho các mục đích dự báo.
- Dự báo. Trình đơn con có các công cụ giúp dự báo về Audacity.
- Kiểm tra các bản cập nhật… Đưa bạn tới trang (Tải về) của website Audacity, nơi bạn có thể thấy những gì Audacity phiên bản mới nhất có. Bạn có thể so sánh phiên bản mới nhất với phiên bản bạn đang có, điều sẽ được chỉ ra ở "" trên dòng địa chỉ của trình duyệt và điều bạn cũng có thể thấy trong phần
- Về Audacity. Hiển thị hộp thoại “”, có các chuyển trang về:
Thông tin phiên bản Audacity, thừa nhận ghi công và danh sách các thư viện được sử dụng trong Audacity
Thông tin về phiên bản hiện hành, gồm cả hỗ trợ định dạng tệp, các thư viện và các tính năng được xúc tác và số lượng mã nguồn được đệ trình mà phiên bản đã được xây dựng từ đó
Giấy phép GPLv2
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%90%E1%BB%91i-ph%C3%B3-v%E1%BB%9Bi-Ng%C6%B0%E1%BB%9Di-Kh%C3%B3-t%C3%ADnh | Cách để Đối phó với Người Khó tính | Người khó tính có mặt khắp mọi nơi. Người đó cũng có thể chính là bạn. Nhiều người phải trải qua khoảng thời gian mà họ không cư xử với thái độ tốt nhất của họ. Nếu bạn muốn duy trì mối quan hệ với người khó tính, bạn cần phải phát triển một vài chiến lược đối phó và thương lượng.
Phương pháp 1 - Tiếp cận Người khó tính
Bước 1 - Lựa chọn chiến thuật một cách thông minh.
Khi đối đầu với người khó tính, bạn nên quyết định xem liệu thời điểm nào là xứng đáng nhất để bạn nỗ lực bàn luận về vấn đề. Không phải bất kỳ trận chiến nào cũng cần thiết. Bạn càng sớm nhận ra điều này bao nhiêu thì cuộc sống của bạn sẽ trở nên hạnh phúc hơn bấy nhiêu. Lý tưởng nhất là, bạn và người khó tính có thể bỏ qua sự khác biệt và thoả hiệp với nhau. Đôi khi, điều này sẽ không khả thi.
Tự hỏi bản thân xem liệu tình huống mà bạn đang phải đối mặt có khiến bạn đau khổ đến nỗi bạn cần phải giải quyết nó.
Cân nhắc mối quan hệ của bạn với người đó. Nếu người khó tính là sếp của bạn hoặc một đối tượng quyền lực nào đó, bạn cần phải cố gắng chấp nhận điều mà bạn không thích (trừ khi đó là hành động bạo hành). Nếu người đó là bạn bè hoặc người thân của bạn, bạn có thể suy nghĩ xem liệu phớt lờ tình huống có tạo sự khuyến khích cho hành vi xấu hay đơn giản chỉ là giúp bạn tiết kiệm được thời gian và tránh hình thành nỗi sầu khổ cho bạn.
Bước 2 - Ngừng lại trong một khoảnh khắc.
Hít thở sâu trước khi phản ứng để tập trung suy nghĩ và giúp bản thân bình tĩnh lại. Nếu mâu thuẫn diễn ra là thông qua email hoặc tin nhắn, bạn nên tránh gửi lại tin nhắn cho đối phương khi bạn đang bực bội. Hãy dành một chút thời gian giảm thiểu mức độ căng thẳng. Sau đó, bạn sẽ có thể tiếp cận người đó một cách hợp lý hơn.
Nếu có thể, hãy bàn luận về vấn đề trong một tình huống trung lập nào đó hoặc tại địa điểm đang diễn ra hoạt động cụ thể. Ví dụ, bạn có thể trò chuyện với người đó khi đang đi bộ. Phương pháp này sẽ giúp hạn chế sự tương tác trực diện tiêu cực.
Bước 3 - Nêu rõ nhu cầu của bản thân bằng thái độ quyết đoán.
Không nên cho phép người đó có cơ hội thao túng hoặc bóp méo từ ngữ của bạn. Cố gắng sử dụng câu nói bắt đầu bằng từ “tôi” thay vì lời cáo buộc bắt đầu bằng từ “bạn”. Ví dụ:
“Tôi biết rằng bạn đang thất vọng vì sự chậm trễ của tôi. Tôi cũng sẽ có cảm giác tương tự như vậy. Nhưng không may mắn thay, sáng nay, hệ thống tàu điện ngầm bị ngừng hoạt động và mọi người đã bị mắc kẹt trong nhà ga. Tôi rất tiếc đã để bạn đợi!”.
Không nên nói: “Bạn thật vô lý khi hy vọng rằng tôi sẽ đến đúng giờ trong khi hệ thống tàu điện ngầm bị hỏng. Nếu bạn thật sự quan tâm, bạn có thể đã kiểm tra lịch trình chuyến tàu của tôi”.
Bước 4 - Duy trì thái độ lịch sự.
Cho dù phản ứng của đối phương có như thế nào, bạn cũng nên bình tĩnh. Tránh chửi rủa. Hít thở trước khi trả lời. Điều quan trọng đó chính là bạn không nên hạ thấp bản thân xuống mức của người đó. Đồng thời, bạn càng bình tĩnh bao nhiêu thì đối phương càng dễ dàng nhận thức và nhìn lại hành vi của họ bấy nhiêu.
Bước 5 - Theo sát sự thật.
Bạn nên giữ cho câu chuyện ngắn gọn và rõ ràng và không đắm chìm với quá nhiều chi tiết hoặc cảm xúc. Có khả năng là người đó sẽ không hiểu được quan điểm của bạn và bạn không cần phải cố gắng thuyết phục họ. Bạn nên nêu lên sự thật và không cần phải cảm thấy như thể bạn cần phải biện hộ cho chính mình.
Tránh chủ đề kích hoạt. Ví dụ, nếu bạn thường tranh cãi khi nói về kỳ nghỉ với em dâu của bạn, bạn không nên thảo luận về nó! Hãy để cho người khác trở thành người trung gian trong việc dẫn dắt chủ đề này.
Không nên bảo thủ. Bạn có thể sẽ muốn tranh cãi về quan điểm của mình nhưng đối với người khó tính, cách tốt nhất là bạn nên phớt lờ những cuộc cãi vã này. Không nên phí thời gian để cố gắng chứng minh rằng bạn đã đúng. Thay vào đó, bạn nên duy trì sự trung lập trong tình huống.
Bước 6 - Hạn chế tương tác.
Mặc dù, hy vọng là bạn sẽ có thể đối phó với người khó tính, nếu không, bạn hãy hạn chế thời gian gặp gỡ người đó. Nếu bạn cần phải tương tác, bạn nên cố gắng giữ cho mọi chuyện ngắn gọn bằng cách xin phép cáo lui hoặc lôi kéo người thứ ba tham gia cuộc trò chuyện. Duy trì sự tích cực càng nhiều càng tốt và hãy nhớ bình tĩnh lại ngay sau đó.
Chấp nhận rằng người đó có thể sẽ không bao giờ trở thành người bạn, người đồng nghiệp, hoặc anh chị em như bạn mong đợi.
Bước 7 - Trò chuyện với đồng minh.
Nếu mọi việc không tiến triển và bạn cần phải cố gắng để giải quyết vấn đề, bạn có thể trò chuyện với người hòa giải tiềm năng. Có thể là sếp của bạn sẽ giúp cải thiện tình hình. Nếu sự mâu thuẫn diễn ra trong gia đình bạn, bạn nên tìm người có khả năng thương lượng mà mọi người đều quen biết. Bạn chỉ nên chia sẻ và than phiền với người mà bạn tin tưởng.
Phương pháp 2 - Thay đổi Tư duy
Bước 1 - Nhận thức được rằng người khó tính có mặt khắp mọi nơi.
Bất kể bạn sống hoặc làm việc ở đâu, bạn sẽ gặp phải người có vẻ như là họ được sinh ra chỉ để gây tổn thương cho người khác. Điều quan trọng đó chính là bạn cần phải học cách để đối phó với những người này. Bởi vì sẽ khó để bạn tránh khỏi họ, xác định một vài loại người khó tính khác nhau có thể giúp bạn quyết định phương pháp tốt nhất để tương tác với họ. Chúng bao gồm:
Người có thái độ “thù địch” có xu hướng phản ứng một cách bạo lực. Họ thích chỉ trích, thích tranh cãi, và gặp khó khăn trong việc chấp nhận rằng họ sai. Họ thường là những người có quyền lực hoặc là kẻ hay bắt nạt trên mạng.
Người “nhạy cảm trước sự từ chối” thường tìm kiếm sự lăng mạ. Nói cách khác, họ rất dễ cảm thấy bị xúc phạm. Họ thường sử dụng phương tiện bằng văn bản (email, tin nhắn) để bộc lộ thái độ không hài lòng của họ.
Loại người “dễ kích động” cũng là một dạng khác. Họ có thể tỏ thái độ lo lắng và bi quan và thường chỉ trích người khác.
Người “cho mình là trên hết” thường đặt lợi ích riêng của họ lên hàng đầu. Họ không thích thỏa hiệp và đồng thời cũng vô cùng nhạy cảm trước sự lăng mạ cá nhân.
Bước 2 - Tăng cường mức độ chịu đựng sự thất vọng của bản thân.
Hành vi của người đó có thể nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, nhưng bạn nắm quyền quyết định cách phản ứng của bạn và liệu bạn có nên quan tâm đến họ hay không. Một cách để thực hiện điều này chính là thông qua việc tăng cường mức độ chịu đựng sự thất vọng của bạn, bao gồm thách thức niềm tin không phù hợp có thể khiến bạn trở nên căng thẳng, giận dữ, hoặc mất bình tĩnh.
Khi tương tác với người khó tính, bạn có thể sẽ nghĩ rằng "Mình không thể chịu nổi người này nữa!". Trước khi bạn phản ứng dựa trên suy nghĩ không phù hợp này, bạn nên hít thở sâu và đưa ra câu hỏi về tính hợp lệ của nó.
Sự thật là bạn có thể chịu đựng người đó. Bạn sẽ không chết hoặc phát điên chỉ bởi vì mẹ chồng của bạn đang vội vã để chuẩn bị cho ngày Lễ tất niên, hoặc bởi vì sếp của bạn đang la mắng. Bạn là một con người mạnh mẽ và bạn biết rằng bạn có thể chịu đựng điều này. Sự lựa chọn của bạn nằm trong cách thức mà bạn nhìn nhận sự việc: liệu bạn có trở nên căng thẳng cho đến khi huyết áp bạn tăng cao, hay liệu bạn nên hít thở sâu và đưa cho mẹ chồng của bạn củ cà rốt để bà ấy có thể bận rộn với một điều gì đó?
Khi bạn nhận thấy bản thân sử dụng từ ngữ chẳng hạn như "cần phải", "không thể", "nên", "phải làm", "luôn luôn" hoặc "không bao giờ", hãy dành một vài phút để tái đánh giá suy nghĩ đó.
Bước 3 - Kiểm tra hành vi của bạn.
Nếu mọi người liên tục tấn công bạn, có thể là vì bạn đang gây sự chú ý cho nhầm người. Ví dụ, nếu bạn tiêu cực một cách quá đáng, người bi quan sẽ vây quanh bạn. Bạn nên tìm bạn bè có thái độ tích cực.
Vai trò của bạn là gì khi bạn gặp phải trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ? Bạn hành động như thế nào để phản ứng với hành vi đó. Ví dụ, người bạn tên Lan không ngừng bắt nạt bạn. Bạn có phản ứng lại hay không? Bạn có đứng lên bảo vệ chính mình không?
Nhận thức điểm mạnh và điểm yếu của bản thân sẽ khá hữu ích. Bằng cách này, khi bạn đối mặt với người khó tính trong tương lai, bạn sẽ được trang bị đầy đủ hơn để có thể đối phó với họ.
Bước 4 - Cẩn thận trong việc nhìn nhận người khác.
Một trong những người bạn của bạn có thể trông khá khó tính nhưng có lẽ là cô ấy đang phải trải qua khoảng thời gian khó khăn. Thay vì phán xét hành vi của người khác ngay lập tức, bạn nên bày tỏ thái độ cảm thông bằng cách lùi lại và nhìn lại cảm giác của bản thân trong vị trí của người đó. Nếu bạn khá nhạy cảm trước sự khác biệt trong tính cách, bạn sẽ có thể đối phó với nhiều sự mâu thuẫn khác nhau.
Luyện tập thái độ chấp nhận bằng cách hít thở sâu và nhìn vào người đó với con mắt càng thông cảm càng tốt. Hãy nói với bản thân rằng: "Tôi nhận thấy rằng bạn đang đau khổ. Tôi chấp nhận rằng bạn đang lo lắng và hoảng sợ, ngay cả tôi cũng không hiểu lý do vì sao. Tôi chấp nhận rằng bạn cũng đang khiến tôi lo lắng".
Khi bạn chấp nhận "bản chất" của mọi việc, nhận thức và thừa nhận rằng người đó khá khó khăn, bạn sẽ có thể giải tỏa sự căng thẳng được hình thành bởi sự kháng cự hoặc cảm giác muốn chiến đấu.
Hình dung về lý do biểu lộ sự thông cảm trước hành vi của họ. Bạn có thể sẽ không hiểu lý do vì sao một khách hàng nào đó lại nổi giận với bạn mà không có lý do rõ ràng. Thay vì tức giận với chính mình, bạn nên nghĩ rằng người đó có thể đang phải chịu đựng cơn đau mãn tính, nghiêm trọng, khiến người đó rất dễ nổi nóng. Không cần biết liệu lý do này có đúng hay thậm chí là có thực tế hay không – nó sẽ giúp bạn giữ bình tĩnh và không chịu ảnh hưởng của sự tiêu cực.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Gia-t%C4%83ng-s%E1%BB%B1-linh-ho%E1%BA%A1t-c%E1%BB%A7a-l%C6%B0ng | Cách để Gia tăng sự linh hoạt của lưng | Để có thể dễ dàng tham gia một số môn thể thao như thể dục dụng cụ, trượt băng nghệ thuật và khiêu vũ thì lưng của bạn phải linh hoạt và mềm dẻo. Để lưng mềm dẻo hơn cần có thời gian và rất nhiều sự cố gắng tùy thuộc vào đặc điểm cơ thể của từng người. Thực hiện các bài tập giãn cơ lưng và các bó cơ hỗ trợ cơ lưng là cách tốt nhất để lưng linh hoạt hơn. Ngoài ra, nhiều tư thế yoga cũng sử dụng các động tác giãn cơ này.
Lưu ý: Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu một chế độ tập luyện mới, có những bài tập phù hợp với người này nhưng có thể gây nguy hiểm cho người khác. Tốt hơn là bạn nên tìm người hướng dẫn chuyên nghiệp khi thực hiện các tư thế này để tránh chấn thương. Nhớ khởi động kỹ trước khi tập các bài giãn cơ vì các tư thế này có thể khiến bạn bị chấn thương nếu chưa khởi động trước.
Phương pháp 1 - Giúp lưng mềm dẻo hơn nhờ Yoga
Bước 1 - Tập tư thế cánh cung.
Bạn sẽ bắt đầu với tư thế nằm sấp, gập đầu gối để hai chân hướng lên trần nhà, với tay về sau và nắm lấy cổ chân. Uốn cong người, nhấc cao tay và chân để cảm nhận sự giãn cơ ở vai và bụng.
Giữ khoảng 20-30 giây sau đó hít vào và thoát khỏi tư thế.
Bạn có thể lặp lại tư thế này một vài lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Khi cơ thể đã quen với tư thế này, bạn có thể tập nâng cao bằng cách với tay sâu hơn và nắm lấy các ngón chân, kéo chân cao hơn về phía trần nhà và duỗi tất cả các cơ sâu hơn.
Bước 2 - Tập tư thế con mèo.
Bạn sẽ chống cả hai tay và hai gối xuống sàn, lòng bàn tay xòe và úp xuống sàn, hai chân mở rộng bằng hông. Hít vào ngửa đầu về sau, mắt nhìn lên trần nhà và đẩy căng rốn về phía sàn. Giữ tư thế này trong vài nhịp thở. Thở ra và cúi đầu xuống, ép cằm sát vào ngực, cong lưng về phía trần nhà. Giữ tư thế này trong vài nhịp thở.
Bạn có thể giãn lưng sâu hơn bằng cách vừa cong lưng vừa nhẹ nhàng trượt tay về phía đầu thảm cho đến khi cánh tay và ngực chạm xuống sàn nhà.
Bước 3 - Tập tư thế rắn hổ mang.
Bạn sẽ nằm sấp, gập khuỷu tay, hai tay để cạnh người. Hít vào và từ từ duỗi thẳng tay, nâng cao phần thân trên và ngửa đầu về sau, nhấn chặt vùng chậu xuống sàn.
Hãy kéo căng chân và siết chặt cơ đùi.
Giữ tư thế này trong ít nhất 40 giây để các cơ được kéo giãn.
Khi đã thoải mái với tư thế này, bạn có thể thử gập đầu gối, đưa chân về phía trước và ngả đầu về sau cho đầu chạm các ngón chân.
Bước 4 - Tập tư thế chim thiên nga.
Bạn quỳ hai gối xuống sàn, hai ngón chân cái chạm nhau, hai gót chân hướng ra ngoài. Bước hai tay về phía trước, phần xương cụt ngồi chắc chắn lên hai chân. Khi hai cánh tay đã duỗi thẳng hoàn toàn trước mặt, nhẹ nhàng hạ thấp trán xuống mặt sàn.
Giữ tư thế này trong 1 đến 2 phút và hít thở đều. Khi hít vào, các cơ sẽ được đẩy căng và mang lại rất nhiều lợi ích cho lưng.
Bước 5 - Tập tư thế con lạc đà nếu không bị đau lưng.
Bạn sẽ quỳ gối, hai gối rộng bằng vai, đẩy hông về trước và ngả người về sau cho đên khi cảm thấy các cơ được kéo giãn. Bạn có thể không cần sự hỗ trợ của tay hoặc đưa hai tay về phía sau và chống hai bàn tay vào gót chân.
Kéo hai khuỷu tay vào sát nhau ở phía sau và đẩy cao xương ức lên trần nhà. Tư thế này sẽ mở rộng lồng ngực và giãn cơ lưng rất tốt.
Nếu không thể ngả thấp người về sau để chạm tới gót chân thì bạn có thể dùng bóng tập thể dục, gạch tập yoga hoặc các dụng cụ khác để hỗ trợ lưng.
Phương pháp 2 - Giúp lưng mềm dẻo hơn bằng các bài tập giãn cơ
Bước 1 - Giữ lưng thẳng khi thực hiện động tác gập người về phía trước.
Bạn sẽ ngồi xuống sàn, hai chân duỗi thẳng về phía trước. Vươn cao hai tay lên trần nhà, nhẹ nhàng cúi mình về phía trước và chạm tay vào các ngón chân. Động tác này sẽ giúp bạn giãn cơ đùi sau, cơ chân và phần lưng dưới.
Mục tiêu của động tác này không phải là để chạm tay tới ngón chân mà là cố gắng giữ thẳng và duỗi dài lưng. Khi tập sai động tác, bạn sẽ tập trung vào bàn chân hơn là vào lưng. Hãy nhớ đây là bài tập lưng chứ không phải trò chơi chạm vào các ngón chân nhé.
Dùng dụng cụ hỗ trợ để tập đúng tư thế. Bạn có thể dùng dây thun tập yoga, khăn dài và thắt lưng quấn vòng quanh bàn chân để tập biến thể đơn giản hơn của động tác này.
Hoặc, bạn cũng có thể tập gập người về trước ở tư thế đứng. Bắt đầu với tư thế đứng thẳng người, bạn gập người về phía trước, hai tay hướng xuống sàn. Hãy gập người vừa đủ để cảm nhận sự co duỗi thoải mái ở lưng và chân.
Bước 2 - Tập động tác nàng tiên cá.
Bạn sẽ ngồi xuống sàn, co gối, gập hai chân sang trái. Tay trái nắm lấy mắt cá chân trái và nâng cao tay phải. Hít vào, vươn cao tay phải qua đầu, hướng lên trần nhà. Thở ra và cảm nhận sự giãn cơ ở phần thân trên và cơ lưng.
Giữ tư thế này khoảng 20-30 giây, lặp lại động tác một vài lần.
Bạn nhớ đổi bên, gập hai chân sang phải và nâng cao tay trái qua đầu.
Bước 3 - Tăng cường sức mạnh cơ lưng với tư thế cây cầu.
Bạn sẽ nằm ngửa, hai chân, hai tay để rộng bằng vai và đẩy hông về phía trần nhà. Gập gối, hai bàn chân úp xuống sàn, hai tay để dưới sàn phía trên đầu và đẩy cơ thể lên cao nhất có thể. Hít thở đều và giữ tư thế này khoảng vài phút.
Nếu muốn, bạn có thể dùng dụng cụ hỗ trợ, chẳng hạn như gạch tập yoga. Tuy nhiên lưu ý rằng dụng cụ hỗ trợ sẽ làm giảm cường độ của bài tập.
Phương pháp 3 - Tập các động tác xoạc chân
Bước 1 - Động tác xoạc đứng.
Bạn có thể tập biến thể đơn giản của động tác xoạc đứng bằng cách chống gối trái xuống sàn, duỗi thẳng chân phải trước mặt. Vươn hai tay chạm bàn chân phải và cúi trán chạm đầu gối phải. Giữ tư thế này ít nhất 15 giây.
Vươn tay trái ra sau và cố gắng với lấy bàn chân phải. Giữ tư thế này sau đó chuyển nhanh sang bên phải và tiếp tục giữ.
Tất cả các cơ trên cơ thể đều hoạt động tương hỗ lẫn nhau – do đó khi duỗi các cơ khác (chẳng hạn như cơ chân và các cơ trung tâm) thì sự linh hoạt của cơ lưng cũng sẽ được cải thiện. Các cơ cốt lõi săn chắc sẽ cho phép bạn tập được nhiều tư thế và tập các động tác giãn cơ sâu hơn, từ đó cải thiện sự linh hoạt của lưng.
Bước 2 - Tập xoạc dưới sàn.
Bắt đầu vào tư thế trùng chân và nhấn vùng chậu xuống sàn. Nếu cảm thấy căng cứng hoặc đau thì bạn có thể giảm độ chùng của chân. Đẩy người ngồi về phía sau và duỗi thẳng chân trước. Cố gắng cúi sát trán xuống đầu gối trước – bạn sẽ cảm thấy sự giãn cơ ở cơ đùi sau.
Từ tư thế này, cố gắng từ từ vào tư thế xoạc. Hãy xoạc xuống sâu nhất có thể mà không bị đau và giữ tư thế 30 giây.
Bước 3 - Điều chỉnh động tác xoạc cho phù hợp với mục đích cụ thể.
Hãy nhớ rằng tất cả các cơ cùng phối hợp với nhau để tạo nên một cơ thể khỏe mạnh – do vậy để lưng chắc khỏe và linh hoạt thì các cơ khác trên cơ thể cũng phải khỏe và linh hoạt. Nếu chưa xoạc được hoàn toàn hoặc chạm tới các ngón chân thì cũng không sao cả. Càng tập luyện nhiều và càng chăm chỉ tập giãn cơ thì bạn sẽ càng trở nên dẻo dai hơn.
Không cố gắng xoạc quá sức để tránh bị chấn thương.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-c%C3%A1t-%C4%91%E1%BB%99ng-l%E1%BB%B1c | Cách để Làm cát động lực | Khi bọn trẻ bắt đầu chán chơi đất nặn và muốn có thứ gì đó thú vị hơn, bạn hãy lấy “cát mặt trăng” ra để để chúng phải ồ lên thích thú. Với vài câu chuyện thêu dệt, thậm chí bạn còn có thể khiến bọn trẻ tin rằng một phi hành gia đã đem vật thể tuyệt vời này từ mặt trăng về cho chúng chơi! Thay vì mua cát mặt trăng bán sẵn, bạn có thể thử tự làm món đồ chơi này tại nhà.
Phương pháp 1 - Dùng cát và tinh bột ngô
Bước 1 - Rót 1 1/2 cốc nước vào một chiếc bát to.
Bất cứ vật đựng nào đó dễ rửa và không phải là món quý đồ sứ quý giá nhất của bạn đều dùng được. Một chiếc bát rộng bằng nhựa và không cầu kỳ cũng thích hợp.
Nếu muốn nhuộm màu cát, bạn có thể khuấy thêm vài giọt màu thực phẩm hoặc màu nước.
Để làm cát mặt trăng lấp lánh trong bóng tối, bạn hãy khuấy vài giọt sơn dạ quang vào nước.
Để tạo mùi hương cho cát mặt trăng, bạn có thể dùng vài giọt hương liệu, chẳng hạn như hương chanh hoặc vani. Bạn cũng có thể thêm gia vị vào cát sau đó.
Bước 2 - Rót 3 cốc tinh bột ngô vào nước.
Khuấy kỹ để đánh tan những khối lợn cợn rất hay xuất hiện. Tinh bột ngô thường bị vón cục.
Bước 3 - Cân nhắc cho thêm màu, hương liệu hoặc kim tuyến vào cát.
Bạn có thể mua cát màu hoặc cát thường. Cát màu sẽ đắt hơn, còn cát thường sẽ cho phép bạn trộn màu theo ý thích. Nếu muốn nhuộm cát thường thành nhiều màu, bạn sẽ phải chia từng phần cát vào các vật đựng nhỏ hơn, sau đó cho thêm màu vào từng phần riêng biệt. Sau đây là một số gợi ý để thêm sắc màu vào cát thường:
Trộn vài thìa cà phê kim tuyến vào cát để tạo hiệu ứng lấp lánh.
Trộn vài thìa canh sơn tempera bột, màu nước bột hoặc phấn màu bột vào cát để tạo màu. Nếu đã pha màu vào nước rồi thì bạn không cần làm bước này. Nhớ rằng sơn tempera bột sẽ cho ra màu sắc rực rỡ hơn.
Để cát mặt trăng có thêm hương thơm và màu sắc đẹp mắt, bạn hãy cân nhắc thêm vào vài thìa cà phê bột pha nước uống, chẳng hạn như Kool-Aid.
Để cát thơm hơn, bạn nên rắc vào một ít gia vị làm bánh như bánh táo, bánh bí ngô, quế, ca cao hoặc đường vani.
Bước 4 - Trộn cát.
Đến giai đoạn này, điều quan trọng là trộn thật kỹ để đảm bảo các nguyên liệu quyện đều. Tiếp tục trộn đều vào nhé!
Cố gắng tìm loại cát sạch ở cửa hàng vật liệu sửa chữa nhà hoặc cửa hàng bán vật liệu mỹ thuật và thủ công. Cát ngoài bãi biển và sân chơi không phải lúc nào cũng sạch.
Nếu chưa nhuộm màu cát, bạn có thể cân nhắc dùng cát nhuộm màu sẵn. Loại cát này có bán tại gian hàng thủ công dành cho trẻ em hoặc cửa hàng bán vật liệu mỹ thuật và thủ công.
Bước 5 - Chọn thời gian chơi.
Làm cát vốn cũng rất vui rồi, nhưng bạn cũng nên dành thời gian cho bọn trẻ tận hưởng nữa! Khi chơi với cát, bạn có thể phục hồi cát bằng cách thêm vào 2-3 thìa canh nước.
Khi chơi xong, bạn có thể bỏ cát vào hộp có nắp đậy kín. Bảo quản cát ở nơi khô và mát để kéo dài thời hạn sử dụng. Bạn có thể dùng lại trong khoảng 2-3 tháng.
Phương pháp 2 - Dùng bột mì và dầu em bé
Bước 1 - Đổ bột mì vào một chiếc bát to.
Nếu muốn pha nhiều màu sắc, bạn hãy chia bột mì vào nhiều bát riêng, bao nhiêu màu là bấy nhiêu bát. Ưu điểm nổi bật nhất của việc dùng bột mì và dầu em bé là sản phẩm luôn nhẹ, sạch, đẹp mắt và ít giống cát hơn (và lũ trẻ có thể sẽ tin là cát mặt trăng thật).
Bước 2 - Thêm vào bát bột mì một ít màu bột, hương liệu hoặc kim tuyến.
Trộn các nguyên liệu khi còn khô sẽ dễ hơn nhiều so với khi ướt. Nếu định cho thêm màu sắc, kim tuyến hoặc hương liệu, bạn nên làm ngay bây giờ. Nhớ trộn vào bột mì cho thật đều. Sau đây là một số loại bột mà bạn có thể cho thêm vào bột mì vào lúc này:
Thêm vào 1 hoặc 2 thìa canh sơn tempera bột, màu nước bột hoặc phấn màu bột nếu bạn chỉ muốn tạo màu. Nếu sử dụng màu thực phẩm gốc dầu, bạn hãy khoan cho vào bây giờ.
Thêm vào một loại bột pha nước uống, chẳng hạn như Kool-Aid để tạo màu sắc và hương thơm hấp dẫn cho cát mặt trăng.
Thêm vài thìa cà phê hoặc thìa canh kim tuyến để tạo thêm kết cấu như bột.
Rắc thêm một ít gia vị như gia vị bánh táo, bánh bí ngô, đường vani, ca cao hoặc bột quế nếu bạn muốn cát mặt trăng tỏa mùi thơm phức.
Bước 3 - Thêm hương liệu và màu nhuộm gốc dầu vào dầu em bé và trộn kỹ.
Dầu và nước không hòa lẫn với nhau, vì vậy các loại màu thực phẩm thông thường hoặc màu nước sẽ không dùng được trong công thức này. Nếu không có màu bột hoặc gia vị bột, bạn vẫn có thể tạo màu sắc và hương thơm cho sản phẩm. Sau đây là vài gợi ý:
Để tạo màu cho cát mặt trăng mà không dùng màu bột, bạn hãy thử dùng màu thực phẩm gốc dầu hoặc màu làm kẹo gốc dầu.
Để tạo hương thơm cho cát mặt trăng mà không dùng gia vị, bạn có thể thêm vào vài giọt tinh dầu hoặc vài giọt gia vị làm bánh (như chiết xuất vani hoặc dâu).
Bước 4 - Cho dầu em bé vào bột mì.
Khi đã trộn màu vào bột (hoặc không trộn màu nếu bạn muốn để nguyên màu của bột), bạn hãy thêm vào 1 ¼ cốc dầu em bé. Có lẽ trộn bằng tay là dễ nhất, mặc dù bạn sẽ bị dính bẩn một chút. Bạn cũng có thể cho lũ trẻ thực hiện bước này!
Bước 5 - Trộn đều lên và chơi.
Khi nguyên liệu đã được thêm vào đầy đủ - màu, hương liệu, kim tuyến và mọi thứ - bạn hãy trộn lên thật kỹ và bắt đầu chơi. Tác phẩm đầu tiên của bạn sẽ là gì? Một con bạch tuộc khổng lồ? Một tòa lâu đài? Hay chính là mặt trăng?
Nếu cho trẻ nhỏ chơi, bạn cần đảm bảo trẻ không cho hỗn hợp vào miệng. Dầu em bé và bột mì không nguy hiểm, nhưng sơn hoặc phấn trong hỗn hợp cho vào miệng thì sẽ không vui chút nào!
Bước 6 - Bảo quản trong hộp đậy kín.
Cát mặt trăng của bạn có thể bảo quản trong vòng một hoặc hai tháng, và có lẽ bạn sẽ không muốn làm thêm trước khi mẻ đầu tiên bắt đầu hỏng. Nhưng từ giờ đến lúc đó, bạn cần cất trữ mẻ này trong hộp đậy kín, đặt ở nơi khô và mát như tủ bếp hoặc trong hộp đồ chơi trẻ con.
Khi lấy ra chơi lần thứ hai, bạn hãy phục hồi cát với vài thìa canh nước. Cát sẽ trở lại sống động và tốt như mới.
Phương pháp 3 - Dùng tinh bột ngô và dầu thực vật
Bước 1 - Đổ 4 cốc tinh bột ngô vào một chiếc bát to.
Nếu không tìm được tinh bột ngô, bạn có thể thay thế bằng bột ngô. Sản phẩm này sẽ có màu trắng tinh nếu bạn không cho thêm màu. Trông nó gần như tuyết vậy!
Nếu định tạo nhiều màu sắc hoặc hương thơm khác nhau, bạn hãy chia tinh bột ngô vào nhiều bát khác nhau.
Bước 2 - Trộn kim tuyến, hương liệu hoặc bột màu vào tinh bột ngô nếu thích.
Trộn các nguyên liệu khi khô sẽ dễ hơn nhiều so với trộn khi ướt. Nếu có kim tuyến, gia vị hoặc màu bột nào muốn cho vào cát, bạn hãy trộn vào bây giờ. Sau đây là vài cách để bạn làm đẹp cho sản phẩm cát của mình:
Thêm vào vài thìa canh kim tuyến để tạo độ sáng lấp lánh. Nếu muốn để nguyên màu trắng, bạn nên dùng kim tuyến màu trắng óng ánh.
Thêm vào vài thìa canh sơn tempera bột, màu nước bột hoặc phấn màu bột để tạo màu sắc cho sản phẩm.
Thêm một gói bột pha nước uống như Kool Aid để cho cát mặt trăng của bạn có thêm hương thơm và màu sắc.
Rắc vào bột một ít gia vị làm bánh như bánh táo, bánh bí ngô, quế, ca cao hoặc đường vani để tạo mùi thơm.
Nếu muốn thêm tinh dầu hoặc màu thực phẩm gốc dầu vào hỗn hợp, bạn hãy khoan cho vào lúc này mà để trộn sau.
Bước 3 - Trộn màu thực phẩm gốc dầu hoặc tinh dầu vào dầu thực vật, nếu thích.
Bạn sẽ cần 3/4 cốc dầu thực vật. Bạn không thể dùng màu gốc nước được vì dầu và nước không tan vào nhau. Mọi nguyên liệu pha vào dầu phải có gốc dầu.
Nếu không có màu bột nhưng vẫn muốn nhuộm màu cát, bạn hãy cho thêm vài giọt màu thực phẩm hoặc màu làm kẹo gốc dầu. Không dùng màu thực phẩm gốc nước; dầu và nước không hòa tan với nhau.
Nếu không tìm được gia vị nào hấp dẫn nhưng vẫn muốn cát thơm, bạn hãy cho thêm vài giọt tinh dầu hoặc hương liệu làm bánh như vani, hạnh nhân hoặc cam.
Bước 4 - Trộn dầu thực vật vào tinh bột ngô để sản phẩm trông như tuyết.
Nếu thấy hơi khô, bạn có thể cho từng 1 hoặc 2 thìa canh dầu thực vật vào để bột ẩm hơn một chút. Nếu hỗn hợp quá ướt, bạn hãy cho thêm tinh bột.
Ưu điểm chính của công thức này là hai nguyên liệu kết hợp vào khiến cho sản phẩm cát mặt trăng trông như tuyết, chỉ có điều nó không lạnh, không ướt và không chuyển màu đen khi chơi.
Bước 5 - Trộn kỹ lên và và bắt đầu giờ chơi.
Khi mọi thứ đã đầy đủ, bạn hãy bắt tay vào sáng tạo. Màu sắc sẽ được kết hợp với nhau như thế nào? Cảm giác của nó ra sao? Bạn hãy đặt vài câu hỏi để thu hút bọn trẻ vào trò chơi giác quan mà cát mặt trăng là một món đồ chơi tuyệt vời.
Bước 6 - Bảo quản sản phẩm trong hộp đậy kín.
Sau khi bọn trẻ đã chơi thỏa thích (và bạn cũng thế, tất nhiên), bạn hãy cất cát mặt trăng vào hộp có nắp đậy kín. Bảo quản ở nơi khô, mát như tủ tường, dưới gầm giường hoặc trong hộp đồ chơi.
Khi muốn chơi lại (món đồ chơi này có thể bảo quản được vài tháng, mặc dù cũng rẻ và bạn luôn có thể làm mẻ mới), bạn hãy khôi phục lại với vài thìa canh nước. Dùng tay nhào để nước hòa tan vào hỗn hợp, và chẳng mấy chốc nó sẽ trở lại như mới.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Trang-%C4%91i%E1%BB%83m-m%E1%BA%AFt-(d%C3%A0nh-cho-ph%E1%BB%A5-n%E1%BB%AF-tr%C3%AAn-50-tu%E1%BB%95i) | Cách để Trang điểm mắt (dành cho phụ nữ trên 50 tuổi) | Phụ nữ lớn tuổi thường sẽ cảm thấy không hài lòng khi có quầng thâm, nếp nhăn và bọng mắt hình thành bên dưới mắt khiến mắt trông già hơn và thiếu sức sống. Tuy nhiên, với kỹ thuật trang điểm thích hợp và chăm sóc tốt cho da, đôi mắt của bạn sẽ trông trẻ trung và trở thành nét đẹp thu hút nhất của bạn. Việc trang điểm cho mắt có thể làm sáng gương mặt và làm cho bạn cảm thấy đẹp hơn, giúp bạn tự tin hơn với tuổi tác và cơ thể của mình.
Phương pháp 1 - Chuẩn bị để trang điểm
Bước 1 - Dưỡng ẩm.
Bước đầu tiên để có làn da trẻ khỏe là dưỡng ẩm cho da mỗi ngày. Khi càng lớn tuổi, vùng da xung quanh mắt thường sẽ hình thành nếp nhăn và bị xệ, nhưng việc dưỡng ẩm cho da có thể giúp giữ một phần độ ẩm cho da, giúp da sáng tự nhiên.
Bước 2 - Tẩy tế bào chết cho da.
Mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn hãy thực hiện việc tẩy tế bào chết nhẹ nhàng cho da để làm sạch lớp da khô hoặc bong tróc. Bạn cũng có thể dùng sản phẩm tẩy tế bào chết cho da mặt hoặc sản phẩm tự nhiên như dầu dừa nhưng cần đảm bảo đó là loại dịu nhẹ để không gây kích ứng cho da. Mua sản phẩm tẩy tế bào chết dành riêng cho loại da của bạn nếu bạn có da nhạy cảm.
Việc tẩy tế bào chết rất có lợi khi được thực hiện đúng cách, nhưng nếu thực hiện thường xuyên hoặc quá mạnh tay, da mặt của bạn sẽ ửng đỏ, bong tróc nhiều hơn hoặc có cảm giác nhoi nhói.
Bước 3 - Thoa kem chống nắng.
Mặc dù bạn cảm thấy làn da rám nắng có thể giúp bản thân trông trẻ hơn, nhưng tổn hại từ ánh nắng mặt trời sẽ khiến cho da lão hóa nhanh hơn. Luôn thoa kem chống nắng khi ra ngoài trời trong thời gian dài để ngăn việc xuất hiện nhiều nếp nhăn và thâm nám trên da.
Bước 4 - Thoa kem dưỡng mắt hằng ngày.
Quầng thâm dưới mắt có thể rất khó che đi nhưng bôi một ít kem dưỡng vùng da dưới mắt mỗi tối và kem làm sáng vùng da mắt vào buổi sáng có thể làm quầng thâm biến mất. Chọn mua loại kem dưỡng mắt có cùng tông màu với da của bạn để tán đều với kem nền và kem che khuyết điểm.
Bước 5 - Tẩy trang trước khi đi ngủ.
Sau một ngày dài, chắc hẳn bạn chỉ muốn lăn ngay vào giường mà không cần rửa mặt, nhưng tẩy trang trước khi đi ngủ là cần thiết để giữ cho da khỏe mạnh. Việc trang điểm không chỉ bịt kín lỗ chân lông mà còn dẫn đến tình trạng da lão hóa và xuất hiện nếp nhăn vì bạn không tạo điều kiện cho da phục hồi sau những tác động môi trường trong suốt cả ngày.
Da mặt của bạn tiếp xúc với bụi bẩn và ô nhiễm cả ngày. Rửa mặt vào buổi tối là việc quan trọng để làm sạch dầu nhờn lẫn vết bẩn bám trong ngày và cho da thời gian để phục hồi. Nếu bạn để nguyên lớp trang điểm, dầu nhờn sẽ bám chặt vào da và làm xuất hiện vết hằn cùng dấu hiệu lão hóa sau một thời gian.
Nếu cảm thấy không có thời gian để rửa mặt vào buổi tối hoặc quá mệt thì bạn có thể dùng khăn tẩy trang để lau sạch da và vùng mắt. Thực ra bạn sẽ phải rửa mặt mỗi ngày, nhưng thỉnh thoảng tẩy trang như vậy cũng không sao.
Đi ngủ khi chưa tẩy phần trang điểm mắt thì không có hại như khi chưa rửa sạch lớp kem nền, nhưng việc này vẫn có thể gây viêm nhiễm và kích ứng cho mắt.
Bước 6 - Ngủ thật ngon.
Thiếu ngủ là một trong những điều có hại nhất cho da vì không có đủ thời gian cho da phục hồi và nghỉ ngơi, dẫn đến quầng thâm mắt và da có màu tái nhợt, thiếu sức sống. Khi lớn tuổi, ngủ ngon trong khoảng thời gian cần thiết để da trông tươi tắn vào buổi sáng là một việc quan trọng.
Nếu gặp tình trạng khó ngủ, bạn nên thử làm một số hoạt động trước khi đi ngủ để thả lỏng cơ thể và chuẩn bị nghỉ ngơi. Thực hiện các động tác yoga giúp dễ ngủ, uống trà nóng, tắm bồn để thư giãn, viết danh sách việc cần làm để đầu óc được thả lỏng hoặc đi dạo. Thực hiện một hoạt động thư giãn trước khi ngủ sẽ giúp giảm căng thẳng kéo dài khiến bạn mất ngủ.
Phương pháp 2 - Trang điểm
Bước 1 - Tự tin với độ tuổi của bạn.
Phụ nữ thường dễ cảm thấy tự ti với tuổi tác của mìn,h nhưng già đi là một điều tự nhiên và khi bạn càng tự tin về số tuổi của mình thì bạn càng dễ dàng cảm thấy bản thân xinh đẹp hơn. Bạn nên hiểu rằng da lúc này sẽ khác với làn da ở độ tuổi 20, nhưng đó không phải một việc tồi tệ. Cố gắng không lạm dụng việc trang điểm và tập trung làm những việc tốt nhất cho làn da của bạn.
Bước 2 - Nên nhớ rằng càng đơn giản càng đẹp.
Việc sử dụng phấn mắt và sản phẩm khác dành cho mắt là một kỹ năng và bạn thường có xu hướng trang điểm đậm khi lớn tuổi vì muốn che đi làn da của mình càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, trang điểm quá đậm sẽ thu hút sự chú ý vào vùng mắt (nhưng không phải vì nét đẹp của mắt). Hãy chọn kiểu trang điểm tự nhiên làm nổi bật đôi mắt của bạn, nhưng đừng tạo ra sự chú ý không cần thiết.
Bước 3 - Chọn mỹ phẩm một cách thông minh.
Mỹ phẩm đắt tiền không phải lúc nào cũng tốt hơn; hiệu quả sẽ phụ thuộc vào loại da của bạn, dụng cụ mà bạn dùng và kinh nghiệm của bạn trong việc trang điểm. Đảm bảo bạn chỉ xem đánh giá sản phẩm từ người có cùng loại da với bạn để hình dung rõ nhất về hiệu quả dành cho bạn.
Nên nhớ rằng da của mỗi người đều khác nhau nên bạn sẽ phải tự trải nghiệm một phần đến khi tìm ra sản phẩm phù hợp nhất với mình.
Đừng đánh giá thấp ảnh hưởng của các dụng cụ trang điểm. Dụng cụ trang điểm chất lượng tốt có thể là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt giữa lớp trang điểm trông kém bắt mắt và quyến rũ. Bạn nên thử qua các dụng cụ để biết loại nào phù hợp.
Bước 4 - Nắm rõ về màu da.
Điều này bao gồm cả màu da và sắc độ của làn da (undertone). Dùng mỹ phẩm trang điểm sai màu hoặc sai sắc độ của làn da có thể khiến cho da có màu cam hoặc xám thường không bắt mắt.
Có rất nhiều cách để tìm ra sắc độ của làn da. Cách nhanh nhất để nhận biết là nhìn vào mạch máu ở cổ tay - nếu mạch máu có màu xanh lá nhiều hơn thì da của bạn thuộc sắc độ ấm, nếu là màu tím thì da của bạn thuộc sắc độ lạnh và nếu không rơi vào hai trường hợp kể trên thì da bạn thuộc sắc độ trung tính.
Đừng ngại nhờ một chuyên gia giúp bạn chỉ ra sắc độ da của mình!
Màu da và sắc độ của da mặt đôi khi có thể khác với các phần còn lại của cơ thể. Tốt nhất bạn nên chọn sản phẩm cùng màu với cổ/toàn thân để phần trang điểm trông hài hòa.
Bây giờ thì bạn đã biết màu và sắc độ của làn da, việc tiếp theo là chọn sản phẩm phù hợp. Chọn kem nền cùng màu là một trong những điều quan trọng nhất nhưng màu phấn mắt và kể cả màu son cũng tạo ra sự khác biệt lớn. Một quy tắc chung cần nhớ là dùng sản phẩm phù hợp với sắc độ của làn da (với người có da thuộc sắc độ ấm thì chọn phấn mắt và son màu ấm; còn người sở hữu làn da với sắc độ lạnh thì phù hợp với sản phẩm có màu lạnh).
Người sở hữu làn da có sắc độ trung tính thì may mắn vì họ có thể sử dụng sản phẩm với tông màu lạnh hoặc nóng mà không trông nhợt nhạt hay da có màu cam.
Tuy nhiên, đây chỉ là quy tắc chung, bạn nên thử để tìm ra sản phẩm làm BẠN trông tuyệt nhất!
Bước 5 - Sử dụng kem lót cho toàn bộ khuôn mặt.
Như vậy bạn sẽ có một bề mặt mịn để trang điểm và giữ cho sản phẩm trang điểm không bị trôi trong suốt cả ngày. Một số kem lót còn có khả năng làm cho da trông có vẻ như sáng hơn.
Để giảm nếp nhăn và lỗ chân lông, bạn sẽ dùng kem lót đặc hơn để lấp đầy các đường rãnh trên da giúp khuôn mặt trông mịn màng hơn.
Lựa chọn kem lót thật cẩn thận. Hiệu quả của kem lót khác nhau tùy thuộc vào loại da của bạn nên điều quan trọng là cần xem đánh giá sản phẩm và dùng thử.
Bước 6 - Đánh thêm lớp nền để làm đều màu da.
Việc này sẽ làm cho da bạn trông khỏe hơn và sáng hơn. Ngoài ra, lớp nền sẽ làm cho da mặt cùng màu với cổ và các vùng da khác trên cơ thể.
Nên chọn dùng kem nền. Phấn nền thường có độ che phủ không cao và làm cho da trông khô hơn, khiến cho nếp nhăn hiện rõ và làm cho bạn trông già hơn. Đừng phủ phấn để giữ lớp nền - nếu bạn muốn lớp trang điểm bám lâu hơn thì dùng sản phẩm xịt giữ lớp trang điểm khi hoàn tất việc trang điểm cho khuôn mặt.
Đánh lớp nền bằng cọ hoặc mút trang điểm ẩm (như mút BeautyBlender) để giúp bạn tán đều. Dùng ngón tay sẽ làm cho lớp nền có đường sọc và không đều. Bạn nên đảm bảo tán lớp nền qua xương hàm và xuống cổ để làm đều màu.
Bước 7 - Dùng kem che khuyết điểm để che quầng thâm hoặc bọng mắt mà kem nền chưa làm được.
Áp dụng quy tắc càng ít càng tốt, chấm một ít kem che khuyết điểm lên quầng thâm hoặc bọng mắt bên dưới và xung quanh mắt, tán đều bằng ngón tay hoặc dùng mút xốp chấm nhẹ vào da. Chọn kem che khuyết điểm sáng hơn da của bạn một hoặc hai tông và tập trung vào vùng da tối màu vì sử dụng trên vùng da sáng màu sẽ làm cho khuôn mặt có vệt lốm đốm.
Bước 8 - Đánh má hồng lên xương gò má, không phải ở gò mà.
Đánh má hồng lên gò má có thể làm cho khuôn mặt trông như bị xệ, còn khi đánh gần vào xương gò má sẽ làm cho khuôn mặt trông tươi tỉnh và khỏe mạnh hơn.
Bạn có thể tìm mẫu hướng dẫn đánh má hồng trên mạng. Đảm bảo tán đều các mép để làm cho da trông sáng khỏe tự nhiên.
Dùng má hồng dạng lỏng hoặc kem và chỉ dùng một lượng nhỏ. Tương tự như với phấn nền, phấn má hồng có thể làm cho da trông khô.
Tốt hơn hết là chọn má hồng có tông màu sáng (tất nhiên là ở mức độ vừa phải). Tông màu quá tối sẽ trông lòe loẹt hoặc làm cho gò má hốc hác.
Bước 9 - Dùng kem lót dành cho mí mắt.
Khi lớn tuổi, mí mắt của bạn sẽ tự nhiên bị sụp, khiến cho phần trang điểm mắt như bị trôi, bị lệch và/hoặc nhăn trong suốt cả ngày. Dùng kem lót trước khi đánh phấn mắt sẽ tạo độ bám cho phấn mắt và giúp cho phấn mắt giữ được lâu hơn trong suốt cả ngày.
Kem lót dành cho mí mắt có nhiều màu khác nhau. Đa số các sản phẩm sẽ có màu da để cùng màu với da và che đi sự biến màu trên mí mắt, nhưng bạn cũng có thể chọn sản phẩm màu trắng thường làm cho mí mắt hiện rõ và làm các màu phía trên sáng hơn. Với người lớn tuổi, tốt hơn hết là chọn kem lót màu da và dùng phấn mắt làm nổi bật đôi mắt theo cách mà bạn muốn để tránh tạo ra màu sắc sặc sỡ hoặc thu hút sự chú ý vào phần mí bị sụp trên mắt thay vì cả đôi mắt (khiến cho mắt trông nhỏ hơn và thiếu tỉnh táo).
Bước 10 - Đánh phấn mắt có màu trung tính.
Đôi mắt có nhiều nếp nhăn và hơi xệ thì không cần quá nhiều màu, chỉ cần màu hơi sáng để làm cho đôi mắt có sức sống hơn. Chọn màu trung tính hoặc sáng trong dãy màu có cùng màu với da của bạn (với màu da từ sáng đến trung bình thì chọn màu champagne, beige hoặc taupe; với da tối màu hơn thì chọn màu vàng kim nhạt hoặc nâu nhạt) để đánh lên mí mắt. Để nét mặt trông ấn tượng hơn chẳng hạn như phù hợp đi chơi buổi tối thì đánh phấn mắt màu tối dạng lì lên mí mắt và hốc mắt ngoài để mắt trông rõ nét và ấn tượng hơn.
Phấn mắt là sản phẩm duy nhất có kết cấu dạng phấn mà phù hợp với da của người lớn tuổi. Màu mắt dạng kem thường dễ đọng lại trong nếp nhăn và mí mắt hơn khi dùng phấn đánh quanh mắt.
Nếu có một phần nào đó của mí mắt nằm ngoài mí thì bạn có thể dùng phấn nhũ sáng màu để làm nổi bật điểm đó. Tuy nhiên, bạn sẽ chỉ cần một ít nhũ vì nếu làm cho mắt quá nổi bật có thể gây chú ý vào nếp nhăn và phần mí mắt bị sụp, đánh mất sự thu hút vào hình dạng thật của đôi mắt, khiến cho mắt trông nhỏ và không mở to trái ngược với mục đích trang điểm của bạn.
Cẩn thận với những màu tối vì chúng có thể làm mắt trũng và nặng. Nếu được sử dụng đúng cách thì màu tối có thể thêm độ ấn tượng cho đôi mắt, làm sáng vùng mắt và làm cho mắt trông trẻ hơn nhưng ranh giới của việc này rất mỏng manh. Hiệu quả chỉ đạt được khi sử dụng một ít phấn mắt màu tối và kinh nghiệm trang điểm mắt.
Tập trung vào mí mắt và đường mí, tránh đánh mất sự thu hút vào hai vị trí này. Đánh phấn mắt quá cao sẽ làm cho mắt trông trũng và không mở to. Bạn có thể chọn đánh phấn mắt màu nhạt dạng lì ở dưới lông mày để làm nổi bật xương lông mày và làm cho mắt ấn tượng hơn, nhưng việc này không cần thiết và sẽ trông lòe loẹt nếu bạn đánh phấn quá tay. Bạn cũng có thể đánh một ít phấn nhủ sáng màu vào hốc mắt trong (ở gần sống mũi) để làm cho mắt mở to nhưng việc này không hiệu quả với mọi hình dáng mắt. Bạn sẽ cần thử để biết kết quả.
Chọn mặc trang phục thu hút sự chú ý vào màu mắt của bạn thay vì phấn mắt. Nếu bạn có mắt màu xanh biển thì nên chọn một chiếc áo làm nổi bật đôi mắt và để phấn mắt tạo thêm điểm nhấn thay vì thu hút toàn bộ sự chú ý vào mí mắt của bạn. Chọn mắt kính phù hợp giúp tạo nét cho đôi mắt và khuôn mặt cũng sẽ làm nổi bật nét đẹp ở đôi mắt của bạn.
Bạn có thể tìm mẫu trên mạng để hình dung được vị trí đánh phấn mắt. Phần hướng dẫn nên được điều chỉnh cho phù hợp với mắt của bạn.
Nên nhớ tán đều phấn mắt! Bạn cần tạo ra hiệu ứng phai màu nhẹ nhàng ở các mép của mỗi màu phấn mắt và tránh những đường vẽ thô không tự nhiên. Thử dùng cọ nhỏ, mềm và sạch để thực hiện việc này.
Bước 11 - Dùng bút chì hoặc bột kẻ mắt.
Chọn một màu dịu mắt như màu than chì hoặc nâu đậm để kẻ một đường mảnh lên mí mắt trên và tán đều bằng cọ nhỏ nếu bạn muốn mắt trông thật tự nhiên. Kẻ mắt nước màu tối thường quá đậm cho đôi mắt của người lớn tuổi, phần kẻ mắt mềm mại sẽ làm nổi bật đôi mắt mà không tạo cảm giác lỗi thời.
Tránh kẻ vào mí mắt dưới vì việc này sẽ làm cho mắt trông nhỏ hơn. Nếu bạn vẫn muốn thêm một ít màu bên dưới mắt thì nên dùng cọ đầu dẹt và kẻ một đường phấn mắt thật mảnh bên dưới hàng mi. Chỉ nên dùng một ít vì càng thu hút sự chú ý vào mi dưới thì bạn sẽ càng làm cho đôi mắt trông như bị xệ.
Bước 12 - Chọn loại mascara phù hợp.
Kể cả khi mi mắt của bạn mỏng và thưa thớt, bạn vẫn nên chọn mascara làm dài mi thay cho loại làm dày. Tạo ra độ dày mà không có độ dài sẽ làm cho mi mắt trông dày cộm. Màu của mascara không thật sự quan trọng, nhưng bạn nên chọn loại có màu hợp với lông mày (màu đen phù hợp với lông mày màu đậm nhưng nếu lông mày của bạn màu vàng hoe thì chọn mascara màu nâu hoặc nâu đậm).
Trước khi chuốt mascara, bạn sẽ uốn mi để tạo nét cho làn mi và sau đó chuốt sản phẩm lót cho mascara (mascara primer) để giúp mascara bám trong suốt cả ngày. Hạn chế việc kéo cọ mascara ra vào thường xuyên vì việc này khiến cho mascara bị khô.
Cân nhắc việc dùng mascara không thấm nước để giúp giữ mascara trong suốt cả ngày. Tuy nhiên, bạn nên nhớ dùng sản phẩm tẩy trang gốc dầu để làm sạch vào cuối ngày.
Bước 13 - Chuốt mascara.
Bắt đầu từ gốc của hàng mi, nhúc nhích đầu cọ trong khi chải vào hàng mi để mascara bám nhiều vào bên trong, sau đó kéo cọ ra ngoài đầu mi. Thực hiện thao tác này từ hai đến ba lần hoặc đến khi hàng mi của bạn được chuốt một lớp mascara đẹp mắt.
Đừng chuốt quá nhiều mascara vì việc này sẽ làm cho mi mắt trông như mạng nhện và không tự nhiên. Ranh giới của việc chuốt mascara sao cho đẹp và chuốt quá tay là rất mỏng manh.
Chỉ nên chuốt một ít mascara cho hàng mi dưới. Bạn muốn định hình hàng mi dưới nhưng bạn cũng cần đảm bảo hàng mi trên hiển thị rõ hơn. Với một số người thì việc chớp mắt để mascara ở mi trên bám vào mi dưới là đủ.
Bước 14 - Đừng ngại dùng mi giả!
Không phải ai cũng muốn gắn mi giả, nhưng nếu hàng mi của bạn mỏng hoặc gần như không có thì sẽ rất có lợi khi bạn đầu tư vào những cặp mi giả trông tự nhiên để giúp cho đôi mắt trẻ trung hơn. Bạn nên chọn gắn từng sợi mi (loại chất lượng tốt sẽ rất đắt tiền) thay vì dùng cả hàng mi giả.
Mi giả có thể tái sử dụng miễn sao bạn xử lý cẩn thận. Bạn có thể mua keo dán mi mắt riêng nếu phần keo kèm theo mi giả không đủ dùng.
Bước 15 - Làm đậm lông mày.
Với phụ nữ lớn tuổi, lông mày có thể trở nên mỏng và đôi khi không nhìn thấy rõ. Nhờ sự tư vấn của chuyên gia về việc làm đậm lông mày có thể giúp cho đôi mắt của bạn trông trẻ hơn vì đường cong của chân mày sẽ rõ ràng hơn, làm cho đôi mắt không như bị xệ.
Bạn cũng có thể tự làm đậm lông mày và làm cho chúng trông dày hơn, đầy đặn hơn để tạo ra độ tươi trẻ cho đôi mắt. Dùng phấn và bút chì kẻ mắt với màu đậm hơn tóc của bạn một hoặc hai tông có thể cải thiện màu và hình dạng cho đôi lông mày mỏng. Vẽ những đường mảnh và nhạt để bắt chước đường nét của sợi lông tự nhiên thay vì vẽ những đường đậm.
Bước 16 - Nếu muốn lớp trang điểm bám lâu hơn trong suốt cả ngày, chẳng hạn như bạn sống ở nơi có khí hậu nóng hay ẩm hoặc làm việc ngoài trời, bạn nên dùng sản phẩm xịt giữ lớp trang điểm.
Bạn không cần phải sử dụng nhiều, chỉ cần một lượng vừa đủ để tạo ra hiệu quả. Giữ chai xịt cách khuôn mặt khoảng 20-30cm và xịt theo hình chữ T rồi đến hình chữ X là đủ để giữ lớp trang điểm trong cả ngày.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%90%E1%BB%8Dc-tin-nh%E1%BA%AFn-c%C5%A9-tr%C3%AAn-Facebook | Cách để Đọc tin nhắn cũ trên Facebook | Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách đọc tin nhắn cũ trên Facebook. Bạn có thể dùng ứng dụng Facebook Messenger hoặc trang Facebook trên máy tính.
Phương pháp 1 - Trên thiết bị di động
Bước 1 - Mở ứng dụng Facebook Messenger.
Ứng dụng này có biểu tượng là một tia chớp màu trắng trên nền xanh biển.
Nếu chưa đăng nhập vào Messenger, bạn hãy nhập số điện thoại, nhấn (Tiếp tục) và nhập mật khẩu.
Bước 2 - Nhấn thẻ Home.
Thẻ này có hình ngôi nhà nằm ở góc trái phía dưới màn hình.
Bước 3 - Nhấn vào cuộc trò chuyện.
Tin nhắn cũ nằm ở phía trên, nên bạn sẽ phải kéo xuống để xem.
Bước 4 - Kéo tin nhắn xuống.
Bạn càng kéo xuống thì sẽ càng đọc được những tin nhắn cũ hơn.
Bước 5 - Nhấp vào tin nhắn mà bạn muốn đọc.
Thao tác này sẽ giúp bạn mở tin nhắn.
Phương pháp 2 - Trên máy tính
Bước 1 - Truy cập vào Facebook.
Bạn hãy truy cập vào trang https://www.facebook.com từ trình duyệt. Thao tác này sẽ hiển thị Bảng tin nếu bạn đã đăng nhập Facebook.
Nếu chưa đăng nhập, bạn hãy nhập địa chỉ email (hoặc số điện thoại) và mật khẩu trước khi tiếp tục.
Bước 2 - Nhấn vào biểu tượng Messenger.
Biểu tượng này là một bong bóng hội thoại với hình một tia chớp màu trắng bên trong, nằm ở góc trên bên phải cửa sổ Facebook. Một cửa sổ thả xuống sẽ xuất hiện.
Bước 3 - Nhấn See All in Messenger (Xem tất cả trong Messenger).
Liên kết này nằm ở phía dưới cửa sổ thả xuống.
Bước 4 - Kéo các cuộc trò chuyện xuống dưới.
Các cuộc trò chuyện sẽ được hiển thị theo trình tự thời gian, nên những cuộc trò chuyện cũ hơn sẽ được hiển thị ở phía dưới.
Bước 5 - Nhấn vào tin nhắn mà bạn muốn đọc.
Thao tác này sẽ giúp bạn mở tin nhắn.
Bước 6 - Kéo cuộc trò chuyện lên trên.
Càng kéo lên trên bạn sẽ càng đọc được những tin nhắn cũ hơn.
Bước 7 - Nhấn Settings (Cài đặt).
Tùy chọn này nằm ở góc trên bên trái cửa sổ Messenger. Thao tác này sẽ hiển thị một thực đơn thả xuống.
Bước 8 - Nhấn Archived Threads (Cuộc trò chuyện đã lưu trữ).
Tùy chọn này nằm ở giữa thực đơn thả xuống.
Bước 9 - Xem tin nhắn đã lưu trữ.
Tất cả những tin nhắn bạn lưu trữ sẽ hiển thị ở mục này. Nếu không tin thấy tin nhắn cũ trong hộp thư đến thì có thể chúng sẽ xuất hiện ở đây.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Lo%E1%BA%A1i-b%E1%BB%8F-n%E1%BB%97i-o%C3%A1n-gi%E1%BA%ADn | Cách để Loại bỏ nỗi oán giận | Mang theo nỗi oán giận cũng tương tự như khi bạn tự uống thuốc độc và hy vọng rằng người khác sẽ phải gánh chịu hậu quả: bạn chỉ đang đầu độc chính mình. Mặc dù, bạn sẽ cảm thấy rằng cảm xúc của bạn hoàn toàn hợp lý và người đó đã thật sự gây tổn thương sâu sắc cho bạn, loại bỏ nỗi oán giận là cách tốt nhất. Nếu bạn đã sẵn sàng trong việc bỏ qua sự oán giận, có khá nhiều biện pháp sẽ giúp bạn vượt qua cảm xúc đau đớn này.
Phương pháp 1 - Giải quyết nỗi đau trong tâm hồn
Bước 1 - Thấu hiểu cảm xúc của bản thân
Bạn nên thành thật với chình mình trong việc đối mặt với cảm xúc xoay quanh tình huống. Hãy tự hỏi bản thân xem liệu nỗi oán giận này có liên hệ đến bất kỳ nỗi đau nào trong quá khứ mà không liên quan đến người đó hoặc tình huống hay không. Nhìn nhận sự tức giận và cảm giác phẫn nộ của mình, nhưng không nên đắm chìm trong nó.
Tức giận đôi khi là bài thuốc cho cảm giác bất lực: nó khiến bạn cảm thấy mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, cảm xúc sẽ sớm qua đi. Bạn không nên chú ý quá nhiều đến cơn giận và hãy chú tâm vào việc chữa lành vết thương về mặt cảm xúc của mình.
Viết nhật ký và tập trung vào cảm xúc liên quan đến tình huống. Không nên viết về cơn giận, thay vào đó, hãy chú ý đến nỗi đau. Viết ra cảm giác của bạn, và xem liệu bất kỳ điều gì tương tự có từng xảy ra trước đây. Có lẽ là bạn đang bám víu lấy nỗi đau trong quá khứ và nó đang hiện diện (và phóng đại) trong tình huống hiện tại.
Bước 2 - Rèn luyện sự chấp nhận một cách triệt để.
Chấp nhận một cách triệt để có nghĩa là chấp nhận cuộc sống theo điều khoản riêng của nó; là cho phép và không cưỡng lại yếu tố mà bạn không thể thay đổi. Mặc dù đau đớn là điều mà bạn không có quyền lựa chọn, bạn có thể lựa chọn xem bạn có nên chịu đựng hay không. Bằng cách nói rằng “điều này không công bằng”, hoặc “Mình không đáng nhận được điều này”, bạn đang phủ nhận bản chất thật sự của tình huống, và sự thật không còn là sự thật đối với bạn trong khoảnh khắc đó.
Chấp nhận triệt để có nghĩa là thay đổi suy nghĩ phản kháng thành chấp nhận. “Đây chính là cuộc sống của mình. Mình không thích nó và mình không nghĩ rằng nó ổn, nhưng đây là sự thật và mình không thể thay đổi yếu tố nằm ngoài khả năng kiểm soát của mình”.
Rèn luyện sự chấp nhận triệt để với điều nhỏ nhặt hơn, và nó sẽ giúp bạn chấp nhận tình huống to tát, đau đớn hơn. Bạn có thể luyện tập nó khi đang tham gia giao thông, xếp hàng chờ tính tiền tại siêu thị, sau khi làm đổ nước lên thảm, và trong suốt khoảng thời gian chờ đợi quá lâu tại phòng mạch bác sĩ hoặc nha sĩ.
Bước 3 - Thiền.
Thiền rất tốt cho bạn. Thiền sẽ làm tăng cảm xúc tích cực, giảm thiểu căng thẳng, giúp ích cho sự cảm thông, và giúp bạn điều chỉnh cảm xúc. Thiền sẽ hỗ trợ bạn trong việc vượt qua sự tức giận và oán hờn bằng cách thay thế chúng bằng sự cảm thông và đồng cảm. Bạn càng luyện tập thiền nhiều bao nhiêu thì bạn sẽ càng nhận thêm nhiều lợi ích bấy nhiêu.
Thiền tâm từ vô lượng sẽ giúp bạn rèn luyện tính cảm thông và đồng cảm. Ngồi tại vị trí thoải mái, nhắm mắt lại và bắt đầu bằng cách lựa chọn cụm từ để tự nói với bản thân như “Mình muốn gửi đi tình yêu thương vô điều kiện đến bản thân”, và hãy thực hiện nó. Sau đó, dành câu nói này cho người mà bạn có cảm giác trung lập (như người bán hàng hoặc người xếp hàng cạnh bạn). Tiếp theo, sử dụng câu nói này cho người mà bạn đang oán giận. Cuối cùng, dành nó cho mọi người trên thế giới (“Mình muốn gửi đi tình yêu thương vô điều kiện đến toàn thể nhân loại”). Bây giờ, xem xét lại cảm giác của bạn. Bạn có còn cảm nhận sự căng thẳng với người đó?
Bước 4 - Thể hiện sự đồng cảm.
Sẽ khó để bạn nhìn nhận quan điểm của người khác khi bạn đang “nổi điên”. Tuy nhiên, chia sẻ sự đồng cảm với người đã gây tổn thương cho bạn sẽ giúp bạn làm rõ tình hình và giảm thiểu nỗi đau. Bạn càng trải nghiệm sự đồng cảm nhiều bao nhiêu, vai trò của nỗi oán giận trong cuộc sống của bạn sẽ càng giảm thiểu bấy nhiêu.
Bạn nên nhớ rằng bạn có thể phạm lỗi và vẫn muốn được chấp nhận. Hãy nhớ mọi người trên thế giới đều muốn được chấp nhận, ngay cả khi chúng ta đều gặp những thử thách riêng.
Cố gắng xem xét tình huống từ góc độ của người khác. Người đó đang gặp chuyện gì? Họ có đang gặp khó khăn trong cuộc sống khiến họ muốn “nổ tung”? Bạn nên hiểu rõ rằng mỗi người đều có khó khăn riêng mà họ phải đối phó, và đôi khi, chúng sẽ lây lan sang những mối quan hệ khác.
Bước 5 - Yêu bản thân một cách vô điều kiện.
Không ai có thể khiến bạn cảm thấy được yêu thương và chấp nhận mọi lúc mọi nơi ngoại trừ bản thân bạn. Bạn nên nhắc nhở chính mình rằng bạn đáng giá và đáng yêu. Có cơ hội là nếu bạn sở hữu tiêu chuẩn quá cao cho mọi người, bạn cũng sẽ đề ra tiêu chuẩn cao cho bản thân. Bạn có quá nghiêm khắc với chính mình khi phạm lỗi hay không? Bạn nên lùi lại một chút và yêu thương cũng như trân trọng bản thân trong mọi thời điểm.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc yêu lấy chính mình, bạn nên bắt đầu luyện tập câu nói “Mình có khả năng yêu và được yêu một cách trọn vẹn”. Luyên tập câu nói này sẽ ảnh hưởng đến cách bạn nhìn nhận con người của bạn.
Phương pháp 2 - Vượt qua nỗi oán giận
Bước 1 - Tránh trả thù.
Mặc dù có lẽ bạn đã từng nghĩ đến việc trả thù hoặc đã bắt đầu phác thảo kế hoạch, đừng thực hiện nó. Trả thù có thể là cách để con người tìm kiếm công lý, nhưng quá trình này sẽ đem lại nhiều sự bất công hơn nếu vòng lẩn quẩn của việc trả thù tiếp diễn. Khi bạn muốn trả thù ai đó, bạn nên nhìn nhận cảm xúc của mình như là cách để đối phó với sự thiếu hụt niềm tin.
Không nên hành động dựa trên thôi thúc; hãy chờ đợi cho đến khi bạn bình tĩnh lại và giành lại khả năng kiểm soát cơ thể cũng như cảm xúc của mình. Có thể cảm giác muốn trả thù sẽ qua đi một khi bạn thoát khỏi tư tưởng này.
Nếu bạn lựa chọn trò chuyện với người mà bạn căm phẫn, bạn nên cẩn thận với từ ngữ của mình. Trong khoảnh khắc đam mê hoặc muốn trả thù, không nên nói ra những điều mà bạn có thể hối tiếc. Cuối cùng thì nó cũng sẽ không đáng.
Bước 2 - Sở hữu kỳ vọng thực tế về người khác.
Bạn nên nhớ rằng không người nào có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của bạn. Nếu bạn tin rằng có người yêu hoặc bạn bè hoặc trở thành một phần của gia đình có nghĩa là mọi nhu cầu của bạn sẽ được đáp ứng, bạn nên suy nghĩ lại. Sở hữu kỳ vọng cao sẽ khiến bạn thất bại.
Oán giận có thể xảy ra khi kỳ vọng không được trao đổi một cách rõ ràng. Thảo luận về khao khát và kỳ vọng sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề hiện tại và tránh xa mâu thuẫn trong tương lai.
Sở hữu kỳ vọng rõ ràng với mọi người trong cuộc sống. Thỏa hiệp với mọi người trong cuộc sống về tiêu chuẩn và kỳ vọng mà từng người đã thiết lập cho mối quan hệ.
Bước 3 - Sử dụng câu nói bắt đầu bằng chủ từ “tôi” (chính bạn) trong cuộc thảo luận.
Khi bàn luận về nỗi oán giận của bản thân với người khác, bạn không nên nhanh chóng đổ lỗi cho họ. Thay vào đó, bạn nên thừa nhận cảm xúc và trải nghiệm của mình. Bạn không thể biết được động cơ của người khác, hoặc lý do vì sao họ lại thực hiện một điều nào đó, vì bạn chỉ đơn giản là không thể phán xét người khác. Thay vì vậy, bạn nên tập trung vào bản thân, vào nỗi đau và trải nghiệm của bạn.
Thay vì nói rằng “Anh/em đã hủy hoại mối quan hệ này và em/anh sẽ không bao giờ tha thứ cho anh/em!”, bạn nên thử nói theo kiểu “Em/anh rất đau đớn vì hành động mà anh/em đã thực hiện và thật khó để em/anh có thể vượt qua nó”.
Bước 4 - Cho phép người khác phạm lỗi.
Thỉnh thoảng, sẽ khó để thừa nhận rằng bạn cũng có khiếm khuyết, điểm hạn chế, và không thể thường xuyên phản ứng với tình huống theo cách hữu ích nhất. Đây là sự thật đối với mọi người trên Trái Đất. Tương tự như bạn muốn người khác tha thứ cho lỗi lầm của bạn, bạn nên phát triển sự tử tế này sang mọi người trong cuộc sống. Bạn nên nhớ rằng người đã gây tổn thương cho bạn không phải là người hoàn hảo, và đôi khi, họ hoạt động dựa trên niềm tin hạn chế hoặc quan điểm lệch lạc.
Chấp nhận rằng con người đều phạm phải lỗi lầm không có nghĩa là bạn đang bào chữa cho hành vi của họ. Nó có nghĩa là bạn cho phép bản thân nhìn nhận bối cảnh vây quanh người đó và trải nghiệm của họ để giúp bạn thấu hiểu rõ hơn.
Bước 5 - Vây quanh bản thân với người tích cực.
Hãy vây quanh những người tích cực trong cuộc sống, người ủng hộ bạn và cho phép bạn đưa ra quyết định của mình. Họ là người cho phép bạn phạm lỗi và vẫn ủng hộ bạn. Bạn nên kết bạn với người trung thực với bạn, người sẽ cung cấp cho bạn quan điểm mới mẻ hơn khi bạn cảm thấy mắc kẹt, hoặc là người sẽ nói cho bạn biết khi bạn đang phản ứng thái quá.
Người bạn tốt sẽ chấp nhận bạn bất kể bạn có phạm phải lỗi lầm nào, và trở thành bạn tốt có nghĩa là chấp nhận người khác ngay cả khi họ phạm sai lầm.
Bước 6 - Tha thứ.
Có thể bạn sẽ có cảm giác bị phản bội hoặc hoàn toàn có lý do chính đáng để oán giận một người nào đó, và tha thứ đối với bạn sẽ là điều không tưởng. Tuy nhiên, tha thứ không có nghĩa là bạn phải giả vờ như tình huống đó chưa từng xảy ra hoặc bạn phải bào chữa cho hành vi của người đó. Tha thứ chỉ là bạn phải loại bỏ nỗi đau mà người đó đã gây ra cho bạn.
Tự hỏi bản thân yếu tố mà người đó hoặc tình huống đã kích hoạt và gây đau đớn tột cùng cho bạn. Bạn có cảm thấy như mình bị bỏ rơi, bị tổn thương, hoặc tái trải nghiệm ký ức không vui trong quá khứ hay không? Có lẽ người đó đã gợi dậy nỗi đau sâu sắc trong tâm hồn bạn.
Bạn không cần phải tha thứ cho người khác bằng lời nói. Bạn có thể thực hiện điều này đối với người không còn xuất hiện trong cuộc sống của bạn hoặc đã qua đời.
Một cách để rèn luyện sự tha thứ là thông qua việc viết về tình huống và về lý do vì sao bạn lại lựa chọn tha thứ. Chuẩn bị một nhóm lửa nhỏ (an toàn) bên mình và đốt mẩu giấy đó đi.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-dung-d%E1%BB%8Bch-r%E1%BB%ADa-tay-kh%C3%B4 | Cách để Làm dung dịch rửa tay khô | Rửa tay bằng xà phòng tất nhiên sẽ tốt hơn, nhưng nếu bạn không có xà phòng và nước thì dung dịch rửa tay khô là lựa chọn thay thế tốt nhất. Dung dịch rửa tay khô bán sẵn có thể đắt tiền và trước tình trạng thiếu hụt nguồn cung do COVID-19, có lẽ bạn đành phải tự làm dung dịch rửa tay khô. Quá trình tự làm dung dịch rửa tay cũng rất đơn giản với công thức có thể điều chỉnh tùy theo sở thích của bạn.
Phương pháp 1 - Dung dịch rửa tay khô có cồn
Bước 1 - Chuẩn bị nguyên liệu.
Loại dung dịch rửa tay khô này cũng tương tự như các sản phẩm bán sẵn, nhưng không có hóa chất và mùi khó chịu. Bạn không nên dùng dung dịch rửa tay khô thay cho việc rửa tay; chỉ dùng sản phẩm này khi thật sự cần. Sau đây là những gì bạn cần:
⅔ cốc cồn tẩy rửa 99% (hay còn gọi là isopropyl alcohol) hoặc cồn thực vật 190-proof (Không thay bằng các loại cồn đậm đặc khác.)
⅓ cốc gel lô hội nguyên chất (không có chất phụ gia càng tốt)
8-10 giọt tinh dầu như oải hương, đinh hương, quế hoặc bạc hà
Bát
Thìa
Phễu
Bình nhựa
Bước 2 - Khuấy cồn và gel lô hội trong bát.
Đổ các nguyên liệu vào bát và dùng thìa khuấy đều. Hỗn hợp nên được khuấy đến khi mịn.
Nếu bạn muốn hỗn hợp đặc hơn, hãy thêm một thìa canh gel lô hội.
Hoặc, pha loãng hỗn hợp bằng cách thêm một thìa canh cồn.
Bước 3 - Thêm tinh dầu.
Bạn sẽ thêm lần lượt từng giọt tinh dầu và khuấy đều hỗn hợp. Sau khi thêm khoảng 8 giọt, hãy ngửi hỗn hợp xem bạn có hài lòng với hương thơm đó không. Dừng thêm tinh dầu nếu bạn cảm thấy hỗn hợp đã có mùi dễ chịu. Nếu thích mùi đậm hơn, bạn có thể thêm vài giọt tinh dầu nữa.
Hãy dùng bất kỳ hương thơm nào mà bạn thích. Mùi oải hương, đinh hương, quế, bạc hà, chanh, bưởi và chanh leo là đều thích hợp để dùng.
Bước 4 - Đổ dung dịch vào bình.
Đặt phễu lên miệng bình và đổ dung dịch rửa tay khô vào đó. Đổ dung dịch đầy bình, rồi đóng nắp lại và sử dụng khi cần.
Dùng bình xịt nhỏ sẽ hiệu quả hơn nếu bạn muốn mang theo dung dịch rửa tay khô khi ra ngoài.
Nếu còn dung dịch thừa, bạn sẽ đổ phần thừa vào lọ có nắp đậy kín.
Phương pháp 2 - Dung dịch rửa tay khô với chiết xuất hạt phỉ
Bước 1 - Chuẩn bị nguyên liệu.
Nhiều người không thích dùng dung dịch rửa tay khô có cồn, vì cồn có mùi nồng nặc và khiến da bị khô. Nếu mục tiêu của bạn là bảo vệ bản thân khỏi virus thì đừng tin vào loại nước rửa tay này. Sau đây là những gì bạn cần:
1 cốc gel lô hội nguyên chất (không có chất phụ gia càng tốt)
1,5 thìa cà phê chiết xuất hạt phỉ
30 giọt dầu tràm trà
5 giọt tinh dầu như oải hương hoặc bạc hà
Bát
Thìa
Phễu
Bình nhựa
Bước 2 - Khuấy gel lô hội, dầu tràm trà và chiết xuất hạt phỉ.
Nếu hỗn hợp có vẻ lỏng, bạn sẽ thêm một thìa canh gel lô hội để làm đặc. Nếu hỗn hợp quá đặc, hãy thêm một thìa canh chiết xuất hạt phỉ.
Bước 3 - Thêm tinh dầu.
Vì dầu tràm trà đã có sẵn mùi nồng, nên bạn không cần thêm nhiều tinh dầu tại bước này. Thêm khoảng 5 giọt tinh dầu là đủ, nhưng nếu bạn muốn tăng lượng dầu, hãy thêm lần lượt từng giọt mỗi lần.
Bước 4 - Đổ dung dịch vào bình.
Đặt phễu lên miệng bình và đổ dung dịch rửa tay khô vào đó. Đổ dung dịch đầy bình, rồi đóng nắp lại và sử dụng khi cần.
Dùng bình xịt nhỏ sẽ hiệu quả hơn nếu bạn muốn mang theo dung dịch rửa tay khô khi ra ngoài.
Nếu còn dung dịch thừa, bạn sẽ đổ phần thừa vào lọ có nắp đậy kín.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%A1o-Video-c%E1%BB%A7a-ri%C3%AAng-b%E1%BA%A1n-tr%C3%AAn-YouTube | Cách để Tạo Video của riêng bạn trên YouTube | Bạn đã thấy các video trên YouTube nhận được hàng ngàn lượt xem. Có bao giờ bạn muốn tạo video của riêng bạn trên YouTube chưa? Đây là cách làm.
Phương pháp 1 - Các bước
Bước 1 - Hãy nghĩ xem bạn muốn gì với video của bạn.
Nó không cần phải là thứ gì đó đặc biệt, nhưng nó có thể đủ hay và thú vị để khiêu khích những khán giả trên YouTube. Hãy tự hỏi bản thân bạn các câu hỏi sau và viết ra các câu trả lời.
Video của tôi sẽ dài bao lâu? YouTube giới hạn độ dài video tới 15 phút. Nếu bạn muốn video của bạn dài hơn 15 phút, hãy đăng nó thành một video khác. (ví dụ: Phần 1, Phần 2, …).
Video của tôi sẽ ở trong môi trường nào? Bạn có lẽ phải thay đổi các thiết lập trên máy quay của bạn.
Liệu chủ đề tôi đang quay có thú vị hay không? Liêu có ai xem không? Nếu bắt đầu video của bạn nhàm chán, những người xem sẽ không tốn thời gian ngồi xem nốt phần còn lại. Đừng làm video chỉ mỗi bạn có quan tâm, trừ phi bạn chỉ đăng tải nó lên cho vui.
Bước 2 - Hãy chuẩn bị mọi điều trước khi bạn bắt đầu ghi hình.
Bạn không muốn đang làm dở công việc thì bỗng nhận ra còn việc gì đó chưa xong!
Nếu bạn đang tường thuật, hãy nói to và rõ ràng sao cho những người xem có thể nghe được bạn. Hãy uống nước trước khi bạn bắt đầu ghi hình. Hãy giữ cho chai nước trong tầm với và đừng uống to tiếng khi ghi hình!
Bước 3 - Các bước tiếp sau phụ thuộc vào thiết bị mà bạn sử dụng để ghi hình.
Phương pháp 2 - Người sử dụng máy quay
Bước 1 - Hãy bật máy quay.
Hãy chắc chắn nó được thiết lập sang “movie” (phim), chứ không phải là “picture” (ảnh). Hãy chắc chắn trọng tâm ghi hình phải rõ ràng và sắc nét. Nếu bạn có một video mờ nhạt, việc xem nó sẽ rất khó.
Bước 2 - Hãy chắc chắn máy quay đã sẵn sàng.
Sẽ rất khó khăn và khó chịu khi phải xem một đoạn video mờ mờ hoặc rung rinh. Nếu bạn không thể cầm chắc máy khi quay, hãy sử dụng một chân chống hoặc đặt máy quay lên đỉnh của chồng sách. Hãy chắc chắn việc ghi hình của bạn phải rõ ràng và toàn bộ chủ thể phải được nằm gọn trong khung hình - không phải chỉ một nửa của nó.
Bước 3 - Cuối cùng khi bạn đã sẵn sàng, hãy chắc chắn nhấn nút ghi.
Phụ thuộc vào dạng máy quay bạn đang sử dụng, nút quay thường cũng là nút mà bạn dùng để chụp ảnh. Hãy đảm bảo là máy quay đang chạy tốt.
Bước 4 - Ghi lại video của bạn.
Khi bạn đã kết thúc, hãy nhấn nút ghi một lần nữa để dừng lại.
Bước 5 - Hãy kết nối máy quay của bạn vào máy tính và chuyển video vào thành các tập tin.
Hãy chắc chắn nó được lưu lại.
Bước 6 - Hãy mở video của bạn ra và xem chất lượng thế nào.
Nếu bạn thấy bạn đã mắc sai lầm, thì bạn có thể sử dụng Windows Live Movie Maker để loại bỏ sai lầm đó. Nếu bạn không có Windows Live Movie Maker được cài đặt trong máy tính thì bạn có thể dễ dàng tải về miễn phí (Windows Live Movie Maker) từ Internet. Hãy sửa video như bạn muốn. Thậm chí bạn có thể thêm nhạc đi kèm!
Bước 7 - Hãy xem video của bạn thêm vài lần và thêm các hiệu ứng hoạt hình, chú giải, các trang tiêu đề.
Hãy chắc chắn bạn đã sửa các lỗi và đoạn video đã rất tuyệt với trước khi tải nó lên cho công chúng. Hãy chắc chắn video của bạn không chứa thông tin có bản quyền. Nếu bạn đang dùng một bài hát làm nhạc nền, hãy ghi thêm tiêu đề và tên nghệ sỹ trình bày nó ở phần mô tả của bạn. Bạn sẽ cần ghi công cho người đó, nếu không, bạn có thể sẽ gặp rắc rối!
Bước 8 - Khi video của bạn đã sẵn sàng, hãy tải nó lên.
Ở trên phần mềm mà bạn đang sử dụng để chỉnh sửa video, sẽ có biểu tượng YouTube ở đâu đó. Hãy tìm và nhấn vào nó.
Bạn sẽ được hỏi để đăng nhập vào tài khoản YouTube của bạn.
Sau đó, YouTube sẽ hỏi bạn để điền thông tin liên quan tới video và nội dung của nó. Bạn sẽ được yêu cầu ghi tiêu đề, mô tả, và gắn thẻ nếu cần. Bạn cũng sẽ được yêu cầu để chọn chủng loại cho video của bạn. Hãy chọn chủng loại theo nội dung video của bạn.
Sau khi bạn đã điền các thông tin, hãy nhấn “OK” và YouTube sẽ bắt đầu tải video đó lên. Tùy thuộc vào độ dài của video, quá trình này có thể mất vài phút gì đó.
Bước 9 - Sau khi bạn đã tải video của bạn lên YouTube, nó sẽ được mở công khai.
Chúc mừng! Bạn đã đăng tải được video đầu tiên của bạn!
Phương pháp 3 - Đối với những người sử dụng iPad
Bước 1 - Để ghi video của bạn, hãy vào chế độ máy quay trên iPad.
Bước 2 - Hãy nhấn nút ghi và ghi video của bạn.
Tuy nhiên, những người sử dụng iPad chỉ có khả năng làm các video ngắn, nên tốt nhất là sử dụng một máy quay.
Bước 3 - Một khi bạn kết thúc việc ghi hình, hãy vào kho chứa video - không phải nơi chứa ảnh chụp.
Sẽ có một mũi tên nhỏ trỏ lên trên ở góc trên bên tay phải.
Bước 4 - Hãy nhấn vào mũi tên đó.
Nó sẽ chỉ cho bạn 3 lựa chọn để đăng tải video. Hãy nhấn vào biểu tượng YouTube.
Bước 5 - YouTube sẽ yêu cầu bạn điền những thông tin liên quan tới video và các nội dung của nó.
Bạn sẽ được yêu cầu ghi tiêu đề, mô tả, và gắn thẻ. Bạn cũng sẽ được yêu cầu chọn chủng loại mà video của bạn thuộc về. Hãy chọn chủng loại phù hợp với nội dung video của bạn.
Bước 6 - Một khi bạn đã điền thông tin xong, hãy nhấn “OK” và YouTube sẽ bắt đầu tải video lên.
Tùy thuộc vào độ dài của video, quá trình này có thể mất vài phút gì đó.
Bước 7 - Sau khi bạn đã tải video của bạn lên YouTube, nó sẽ được công khai.
Chúc mừng! Bạn đã đăng tải được video đầu tiên!
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Nhu%E1%BB%99m-t%C3%B3c-theo-Phong-c%C3%A1ch-Dip-Dye-v%E1%BB%9Bi-Kool-Aid | Cách để Nhuộm tóc theo Phong cách Dip Dye với Kool Aid | Bạn muốn thêm một mảng màu nổi lên tóc? Kool-Aid là một cách thú vị, không tốn kém và dễ dàng để nhuộm tạm thời đuôi tóc của bạn. Chỉ cần bạn làm theo những hướng dẫn sau đây để có được mái tóc theo phong cách dip-dye (nhuộm nhúng).
Phương pháp 1 - Chuẩn bị Tóc
Bước 1 - Đảm bảo tóc của bạn phải khô hoàn toàn.
Để có kết quả tốt nhất, bạn nên gội đầu từ hôm trước. Tóc quá bẩn hay quá ẩm sẽ không ngấm màu tốt.
Bước 2 - Loại bỏ hết tóc rối.
Dùng lược kiểu bàn chải hay lược thường để gỡ tóc, và đảm bảo rằng không còn sản phẩm dành cho tóc nào (gel, keo xịt tóc, v.v...) dính lại trên tóc của bạn trước khi nhuộm.
Phương pháp 2 - Nhuộm Tóc
Bước 1 - Lặp lại phần này hai lần.
Bước 2 - Cho hai gói Kool-Aid không đường và hai cốc nước (khoảng 480ml) vào trong một cái nồi.
Đặt nồi lên bếp và đun sôi.
Kool-Aid có nhiều màu. Hãy thử màu đỏ (anh đào), hồng (mâm xôi), xanh dương (hỗn hợp các loại quả rừng) và tím (nho). Để màu có nhiều sắc độ hơn, hãy hòa thêm nước vào hỗn hợp. Muốn màu rực rỡ hơn, bạn nên dùng ít nước hơn và/hoặc nhiều Kool-Aid hơn.
Bước 3 - Nhấc nồi ra khỏi bếp.
Rót Kool-Aid vào một cái ca hoặc bát. Nhúng đuôi tóc của bạn vào dung dịch. Giữ yên trong vòng 3 đến 5 phút và đến 10 phút nếu tóc của bạn thực sự dày. Việc này làm cho tóc lên màu.
Xác định xem bạn muốn nhuộm nhiều hay ít tóc. Nếu chỉ muốn nhuộm đuôi tóc, hãy nhúng khoảng 3-5 cm tóc vào dung dịch. Nếu muốn trông ấn tượng hơn, hãy thử nhúng khoảng 10-12 cm tóc.
Bước 4 - Lấy tóc ra khỏi dung dịch và vỗ cho ráo nước.
Bạn có thể dùng khăn tắm giấy hoặc khăn bông nếu không ngại bị ố bẩn (màu sẽ thấm ra khăn).
Bước 5 - Để cho tóc khô hoàn toàn trước khi gội.
Hãy tận hưởng phong cách mới của bạn!
Hãy nhớ rằng vài loại Kool-Aid có chứa đường, cho nên bạn cần gội ngay sau khi tóc khô cho khỏi dính và tránh thu hút côn trùng.
Phương pháp 3 - Giữ Màu cho Tóc
Bước 1 - Không gội đầu thường xuyên.
Màu nhuộm cũng sẽ phai dần qua thời gian, tùy thuộc vào số lần gội đầu. Bạn có thể làm chậm quá trình này bằng cách gội ít hơn thường lệ.
Bước 2 - Đổi dầu gội.
Sử dụng loại dầu gội dành riêng cho tóc nhuộm hoặc đổi sang loại dầu gội chiết xuất từ thiên nhiên không chứa sulfate hay các hóa chất có thể gây hại cho tóc hay đẩy nhanh quá trình phai màu.
Bước 3 - Dùng các sản phẩm chống nắng.
Thời gian dài phơi dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến tóc bạn mau phai màu. Hãy bảo vệ tóc của bạn khỏi ánh nắng mặt trời bằng các sản phẩm chống nắng, dùng khăn hay mũ.
Phương pháp 4 - Làm sạch Màu Nhuộm
Bước 1 - Gội đầu thường xuyên hơn.
Màu nhuộm bằng Kool-Aid có thể mất một đến ba tháng để phai hết màu, tùy thuộc vào màu tóc tự nhiên của bạn. Bạn có thể đẩy nhanh quá trình này bằng cách gội thường xuyên hơn, có thể dùng bất cứ loại dầu gội nào.
Bước 2 - Với tóc dài bạn có thể dùng muối nở.
Lấy một nồi nước to sao cho lượng nước đủ để nhúng đuôi tóc nhuộm của bạn. Khi nước sôi, cho vào nồi 1 thìa canh muối nở. Nhấc nồi ra khỏi bếp. Cẩn thận nhúng đuôi tóc vào nồi rồi lấy ra, cứ như vậy trong vòng 1 phút. Chú ý kẻo bỏng bàn tay, cánh tay, da đầu, mặt (do bỏng nước sôi và hơi nước sôi) v.v...
Nước sẽ phát ra tiếng reo sủi bọt, và màu từ tóc của bạn sẽ thôi vào trong nồi nước. Cách này sẽ gần như làm sạch hết màu tóc nhuộm trong vài phút.
Đổ bỏ nồi nước và gội đầu ngay. Chú ý sử dụng dầu xả để phục hồi độ ẩm cho tóc.
Bước 3 - Dùng giấm.
Hòa 1 thìa canh giấm với 1 cốc nước ấm (khoảng 240 ml). Giội hỗn hợp này lên tóc khi bạn đứng dưới vòi sen, để yên trong vài phút trước khi xả. Sau đó dùng dầu gội đầu và dầu xả.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ch%C3%A9p-nh%E1%BA%A1c-t%E1%BB%AB-%C4%91%C4%A9a-CD-sang-m%C3%A1y-t%C3%ADnh | Cách để Chép nhạc từ đĩa CD sang máy tính | Đây là bài viết hướng dẫn bạn cách chép nhạc từ đĩa CD sang máy tính. Bạn có thể thực hiện thao tác này tên iTunes và Windows Media Player.
Phương pháp 1 - Sử dụng iTunes
Bước 1 - Cho đĩa CD vào máy tính.
Đặt đĩa CD mà bạn muốn chép nhạc vào ổ đĩa CD của máy tính với mặt có nhãn dán hướng lên.
Nếu màn hình xuất hiện một cửa sổ khi cho đĩa CD vào, bạn cần đóng cửa sổ trước khi tiếp tục.
Nếu dùng máy Mac (hoặc máy tính Windows không có ổ đĩa CD), bạn sẽ phải gắn ổ đĩa CD ngoài vào máy tính tại bước này.
Bước 2 - Mở iTunes.
Nhấp hoặc nhấp đúp vào ứng dụng iTunes với biểu tượng nốt nhạc nhiều màu trên nền trắng.
Nếu chưa cài đặt iTunes, bạn phải tải và cài đặt chương trình này trước khi tiếp tục.
Bước 3 - Nhấp vào nút "CD" ở phía trên góc trái cửa sổ iTunes để xem trang CD.
Bước 4 - Nhấp vào Import CD (Chép CD) ở phía trên góc phải trang để mở một cửa sổ mới.
Bước 5 - Chọn định dạng nhạc.
Nhấp vào khung lựa chọn "Import using" (Chép bằng) ở phía trên trình đơn đang hiển thị rồi nhấp vào định dạng mà bạn muốn chép từ phần nội dung của đĩa CD.
Ví dụ, bạn sẽ nhấp vào để chép nhạc theo định dạng MP3 sang máy tính.
Theo mặc định, iTunes sẽ lưu tập tin CD theo định dạng AAC có thể sử dụng được trên hầu hết chương trình nghe nhạc với chất lượng tốt hơn định dạng MP3.
Bước 6 - Chọn chất lượng nhạc nếu cần.
Nhấp vào khung lựa chọn "Setting" (Thiết lập), rồi nhấp vào chất lượng mà bạn muốn chép thành tập tin.
Ví dụ, nếu muốn chép tập tin nhạc với chất lượng cực kỳ cao, bạn sẽ nhấp vào lựa chọn (Chất lượng cao hơn) trong trình đơn đang hiển thị.
Bước 7 - Nhấp vào OK ở cuối cửa sổ đang hiển thị để yêu cầu iTunes bắt đầu quá trình chép nhạc từ CD.
Bước 8 - Chờ quá trình chép nhạc hoàn tất.
Sau khi chép nhạc xong, iTunes sẽ hiển thị thông báo xác nhận và thanh tiến độ cũng không còn hiển thị ở phía trên cửa sổ iTunes.
Bước 9 - Truy cập và mở album trong thư viện của bạn.
Nhấp vào (Âm nhạc) ở phía trên góc trái trang iTunes, rồi kéo xuống đến album được chép từ đĩa CD và nhấp vào để mở.
Bước 10 - Nhấp chuột phải vào một trong các bài hát.
Không quan trọng việc bạn nhấp chuột phải vào bài hát nào, chỉ cần đó là bài hát trong album được chép từ đĩa CD, bạn sẽ thấy một trình đơn hiển thị trên màn hình.
Trên máy Mac, bạn nhấp vào bài hát rồi chọn ở phía trên góc trái màn hình.
Bước 11 - Nhấp vào Show in Windows Explorer (Hiển thị trong Windows Explorer) trong trình đơn.
Thao tác này sẽ mở thư mục lưu các bài hát đã chép; lúc này, bạn có thể di chuyển, đổi tên, sao chép hoặc chỉnh sửa tập tin theo ý thích.
Nếu sử dụng máy Mac, bạn nhấp vào (Hiển thị trong Finder).
Phương pháp 2 - Sử dụng Windows Media Player
Bước 1 - Cho đĩa CD vào máy tính.
Đặt đĩa CD mà bạn muốn chép nhạc vào ổ đĩa CD của máy tính với mặt có nhãn dán hướng lên.
Nếu màn hình xuất hiện một cửa sổ khi cho đĩa CD vào, bạn cần đóng cửa sổ trước khi tiếp tục.
Nếu dùng máy tính không có ổ đĩa CD, bạn sẽ phải gắn ổ đĩa CD ngoài vào máy tính tại bước này.
Bước 2 - Mở Start bằng cách nhấp vào biểu tượng Windows ở bên dưới góc trái màn hình.
Bước 3 - Mở Windows Media Player.
Gõ windows media player vào cửa sổ Start, rồi nhấp vào ở phía trên cửa sổ Start.
Nếu không thấy Windows Media Player ở phía trên cửa sổ Start, bạn chưa cài đặt chương trình này trên máy tính. Bạn có thể cài đặt và sử dụng iTunes.
Bước 4 - Chọn đĩa CD bằng cách nhấp vào tên đĩa CD ở bên trái cửa sổ Windows Media Player.
Bước 5 - Nhấp vào Rip settings (Thiết lập sao chép) ở phía trên cửa sổ Windows Media Player để mở trình đơn.
Bước 6 - Chọn More options… (Thêm lựa chọn) trong trình đơn Rip settings để mở một cửa sổ mới.
Bước 7 - Chọn định dạng.
Nhấp vào khung lựa chọn "Format" (Định dạng), rồi nhấp vào định dạng mà bạn muốn sử dụng (chẳng hạn như ) trong trình đơn.
Định dạng mặc định của Windows Media Player (WMA) không tương thích với một số chương trình nghe nhạc, tốt nhất bạn nên chọn định dạng phổ biến hơn như MP3.
Bước 8 - Chọn thư mục lưu sao chép.
Nhấp vào (Thay đổi…) trong phần "Rip music to this location" (Chép nhạc vào thư mục này), rồi chọn thư mục (chẳng hạn như ) và nhấp vào .
Bước 9 - Nhấp vào OK ở bên dưới cửa sổ để lưu thiết lập và đóng cửa sổ.
Bước 10 - Nhấp vào thẻ Rip CD (Chép CD) ở phía trên cửa sổ Windows Media Player để bắt đầu chép CD sang thư mục đã chọn trên máy tính.
Bước 11 - Chờ quá trình chép CD hoàn tất.
Sau khi Windows Media Player thông báo quá trình đã hoàn tất, bạn có thể tiếp tục thao tác khác.
Bước 12 - Tìm tập tin nhạc.
Truy cập thư mục đã chọn, nhấp đúp vào thư mục "Unknown artist" (Không rõ nghệ sĩ) và nhấp đúp vào thư mục album ở bên trong. Thao tác này sẽ hiển thị tất cả tập tin nhạc đã sao chép; lúc này, bạn có thể di chuyển, đổi tên, sao chép hoặc chỉnh sửa tập tin theo ý thích.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/M%E1%BB%9F-t%E1%BA%ADp-tin-7z | Cách để Mở tập tin 7z | Nếu bạn đã từng gặp qua tập tin có phần mở rộng “.7z”, hẳn bạn sẽ tự hỏi vì sao mình không thể mở được chúng. Những tập tin này (“7z” hay “tập tin 7-Zip”), là tập hợp một hoặc nhiều tập tin được nén trong cùng một gói. Bạn sẽ cần cài đặt ứng dụng giải nén nhằm trích xuất nội dung khỏi tập tin nén. Những ứng dụng này thường miễn phí và có sẵn cho mọi hệ điều hành, bao gồm iOS và Android. Hãy cùng tìm hiểu cách mở tập tin 7z với ứng dụng iZip trên thiết bị di động, phần mềm 7-Zip hoặc WinZip trên Windows và The Unarchiver cho Mac OS X.
Phương pháp 1 - iZip trên điện thoại
Bước 1 - Tìm iZip trên App Store hoặc Play Store.
7z là định dạng nén chứa một hoặc nhiều tập tin bên trong. Để truy cập các tập tin được nén bên trong, bạn sẽ cần ứng dụng giải nén. iZip được khuyên dùng nhiều trên mạng nhờ khả năng xử lý loại tập tin này miễn phí.
Bước 2 - Nhấn vào “Get” (Nhận) hoặc “Install” (Cài đặt).
Ứng dụng sẽ tải và cài đặt vào thiết bị.
Bước 3 - Nhấn vào biểu tượng iZip để khởi chạy ứng dụng.
Bước 4 - Nhấn vào “Local Files” (Tập tin cục bộ) để tìm tập tin 7z.
Nếu tập tin 7z nằm trên dịch vụ đám mây, hãy chọn “iCloud Drive” hoặc “Google Drive”.
Bước 5 - Nhấn lâu trên tên tập tin 7z.
Nhấn giữ ngón tay trên tập tin cho đến khi bạn thấy khung với nội dung “Would you like to unzip all files?” (Bạn có muốn giải nén tất cả tập tin?) hiện ra.
Bước 6 - Nhấn vào OK.
Nội dung của tập tin 7z sẽ được giải nén vào thư mục cùng tên.
Khi thanh tiến trình biến mất, bạn có thể mở tập tin bằng cách nhấn vào chúng ngay trên iZip hoặc đi đến thư mục đang lưu trữ.
Phương pháp 2 - 7-Zip trên Windows
Bước 1 - Truy cập website 7-Zip.
Vì 7z là tập tin nén nên bạn sẽ không thể xem nội dung bên trong cho đến khi các tập tin được trích xuất bằng chương trình giải nén. Người dùng Windows có thể trích xuất nội dung của tập tin nén 7z bằng 7-Zip mà không tốn phí.
Một tùy chọn phổ biến nữa là WinZip, chương trình này có bản dùng thử miễn phí. Nếu bạn không thể sử dụng tùy chọn miễn phí 7-Zip thì hãy dùng thử WinZip.
Bước 2 - Nhấp vào nút “Download” (Tải xuống) nằm cạnh tập tin dành cho phiên bản (32-bit hoặc 64-bit) của Windows.
Nếu bạn không biết mình đang dùng Windows 32 hay 64-bit, hãy nhấn ⊞ Win+S để mở khung tìm kiếm, sau đó gõ “system”. Nhấp vào “System” trong kết quả tìm kiếm và nhìn vào nội dung cạnh tiêu đề “System Type” (Loại hệ thống).
Bước 3 - Chọn vị trí lưu (ví dụ:
Desktop), sau đó nhấp “Save” (Lưu).
Bước 4 - Nhấp đúp vào tập tin 7-Zip .exe và chọn “Run” (Chạy).
Tiến hành theo các lời nhắc để hoàn tất quá trình cài đặt 7-Zip.
Sau khi cài đặt xong, bạn nhấp vào “Finish” (Hoàn tất).
Bước 5 - Nhấp đúp vào tập tin 7z mà bạn muốn mở.
Nội dung của tập tin nén sẽ hiển thị trong cửa sổ 7-Zip.
Bước 6 - Nhấn Ctrl+A để chọn tất cả tập tin trong thư mục nén, sau đó nhấp vào “Extract” (Giải nén).
Bước 7 - Nhấp vào nút “…” để chọn thư mục lưu trữ tập tin.
Thư mục mà bạn chọn là nơi mà nội dung bên trong tập tin 7z sẽ được giải nén vào.
Vị trí mặc định là thư mục mới nằm trong thư mục hiện tại và được đặt tên theo tập tin 7z.
Chẳng hạn, nếu tập tin nén tên là Blue.7z và nằm trên màn hình desktop thì tập tin mặc định mới sẽ được tạo trên màn hình desktop với tên “Blue”.
Bước 8 - Nhấp “OK” để giải nén tập tin vào thư mục.
Bạn sẽ thấy thanh tiến trình thể hiện thời gian của quá trình giải nén. Sau khi tập tin được giải nén xong, thanh tiến trình sẽ biến mất. Lúc này, bạn có thể nhấp đúp vào thư mục để truy cập tập tin.
Phương pháp 3 - WinZip trên Windows
Bước 1 - Nhấp đúp vào tập tin 7z.
7z là định dạng chứa 1 hoặc nhiều tập tin được nén thành kích thước nhỏ hơn. Bạn sẽ cần giải nén tập tin để truy cập nội dung bên trong. Một số người dùng Windows đã được cài đặt sẵn WinZip, chương trình này có thể giải nén tập tin 7z.
Nếu bạn không thể mở tập tin 7z sau khi đã nhấp đúp, hãy tiến hành theo những bước sau để tải phiên bản dùng thử của WinZip.
Bạn cũng có thể sử dụng 7-Zip dành cho Windows như giải pháp thay thế miễn phí.
Bước 2 - Truy cập http://www.winzip.com/lan7z.htm.
WinZip có giá gần 700,000 đồng (29,95 đô la), nhưng chương trình này cho phép cài đặt và dùng thử 30 ngày miễn phí.
Bước 3 - Nhấp vào “Download Now” (Tải xuống ngay bây giờ), sau đó lưu chương trình cài đặt vào thư mục Downloads.
Bước 4 - Nhấp đúp vào chương trình cài đặt và chọn “Run”.
Chương trình sẽ được cài đặt trên máy tính.
Bước 5 - Nhấp đúp vào tập tin 7z.
Nội dung của tập tin 7z sẽ hiện ra trên cửa sổ WinZip.
Bước 6 - Nhấn Ctrl+A để chọn tất cả nội dung trong tập tin 7z.
Bước 7 - Nhấp vào nút “1-click Unzip”.
Bước 8 - Chọn “Unzip to PC or Cloud” (Giải nén vào máy tính hoặc đám mây) và chọn thư mục đích.
Nếu bạn không chọn gì thì một thư mục mới cùng tên với tập tin 7z sẽ được tạo, tùy chọn mặc định này cũng đủ để đáp ứng nhu cầu.
Bước 9 - Nhấp vào “Unzip” để giải nén nội dung trong tập tin 7z vào thư mục.
Bây giờ bạn có thể xem nội dung được nén trong tập tin 7z.
Phương pháp 4 - The Unarchiver trên Mac OS X
Bước 1 - Khởi chạy App Store trên máy tính Mac.
Để truy cập nội dung trong tập tin nén 7z, bạn sẽ cần ứng dụng để trích xuất chúng. The Unarchiver là tùy chọn phổ biến dành cho Mac, chương trình này có thể được tải và cài đặt từ App Store.
Bước 2 - Gõ “Unarchiver” vào trường tìm kiếm đầu App Store, sau đó chọn chương trình hiện ra trong kết quả tìm kiếm.
Bước 3 - Nhấp vào “Get” rồi chọn “Install App” (Cài đặt ứng dụng).
Bước 4 - Tiến hành theo hướng dẫn trên màn hình để cài đặt The Unarchiver trên máy tính.
Bước 5 - Khởi chạy The Unarchiver sau khi cài đặt xong.
Danh sách liên kết tập tin sẽ hiện ra trên màn hình.
Bước 6 - Chọn “7-Zip archive” từ trong danh sách “File Formats” (Định dạng tập tin).
Thao tác này sẽ định hướng để chương trình nhận diện và mở tập tin 7z trong tương lai.
Bước 7 - Đi đến thẻ “Extraction” (Trích xuất).
Bước 8 - Chọn “Ask for a destination folder” (Hỏi thư mục đích) từ trong trình đơn thả xuống.
Tùy chọn này sẽ cho phép bạn chọn vị trí lưu tập tin được trích xuất.
Bước 9 - Nhấp đúp vào tập tin 7z mà bạn muốn mở.
Bạn sẽ được nhắc chọn thư mục để giải nén tập tin.
Bước 10 - Chọn thư mục để lưu nội dung của tập tin 7z, sau đó nhấp vào “Extract”.
The Unarchiver sẽ giải nén và sao chép tập tin vào thư mục mà bạn chọn. Khi thanh tiến trình biến mất, bạn sẽ có thể truy cập tập tin.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-s%E1%BA%A1ch-c%C3%A2y-l%C4%83n-kim | Cách để Làm sạch cây lăn kim | Cây lăn kim là một dụng cụ chăm sóc sắc đẹp có công dụng giữ cho làn da khỏe mạnh, trị mụn và sẹo. Để da khỏi bị nhiễm bẩn, bạn cần làm sạch cây lăn kim trước và sau khi sử dụng. Khử trùng cây lăn kim bằng cồn, rửa bằng viên thuốc chuyên dụng hoặc dùng xà phòng để làm sạch nhanh. Với một vài chất khử trùng và sự kiên nhẫn, bạn có thể làm sạch cây lăn kim một cách dễ dàng.
Phương pháp 1 - Khử trùng cây lăn kim
Bước 1 - Rửa cây lăn kim dưới nước ấm trong 2-3 giây.
Mở vòi nước và giữ cây lăn dưới dòng nước vài giây để loại bỏ mọi mẩu vụn trên bề mặt, chẳng hạn như da chết hoặc máu.
Bước này giúp loại bỏ những mẩu da có thể không bong ra khi chỉ dùng cồn.
Bước 2 - Rót cồn isopropyl hoặc ô xy già vào một chiếc đĩa nhỏ.
Rót cồn tẩy rửa 60-90% 'hoặc ô xy già vào bát sao cho ngập cây lăn. Cồn isopropyl dưới 60% có thể không có tác dụng khử trùng.
Bạn có thể dùng hộp nhựa đựng thực phẩm Tupperware hoặc đĩa sứ.
Bước 3 - Ngâm cây lăn kim trong 60 phút để làm sạch thật kỹ.
Đặt úp cây lăn vào đĩa. Kim của cây lăn phải hướng lên trên.
Nếu muốn, bạn có thể hẹn giờ trên điện thoại hoặc dùng đồng hồ hẹn giờ nhà bếp.
Bước 4 - Rửa cây lăn kim dưới vòi nước ấm 30-60 giây.
Sau khi ngâm cây lăn 1 tiếng đồng hồ, bạn hãy lấy ra rửa dưới vòi nước. Bước này sẽ giúp loại bỏ mọi mẩu da còn sót và lượng cồn hoặc ô xy già còn trên cây lăn.
Bước 5 - Đặt úp cây lăn kim trên khăn giấy và để cho khô.
Sau cây lăn đã được làm sạch, điều quan trọng sau đó là phải giữ cho cây lăn vô trùng. Lật tay cầm để úp cây lăn kim xuống và đặt lên tờ khăn giấy sạch. Để như vậy khoảng 10-20 phút.
Hong khô tự nhiên là phương pháp tốt nhất để làm khô cây lăn kim. Khăn lau có thể bị mắc vào kim.
Bước 6 - Cất cây lăn kim vào hộp đựng sau khi đã khô.
Khi cây lăn khô, bạn có thể cất lại vào hộp và đóng nắp. Như vậy, cây lăn kim sẽ được giữ sạch và vô trùng.
Nếu bạn cất cây lăn kim ở nơi khác, có thể nó sẽ làm lây lan vi khuẩn lên mặt khi sử dụng lần sau.
Phương pháp 2 - Dùng viên thuốc chuyên dụng để làm sạch cây lăn kim
Bước 1 - Dùng viên thuốc chuyên dụng hoặc thuốc ngâm răng giả để làm sạch cây lăn kim.
Nhiều hãng sản xuất cây lăn kim có bán kèm các viên thuốc làm sạch. Nếu cây lăn có kèm các viên này, bạn hãy đọc hướng dẫn ghi trên bao bì. Nếu không có, bạn có thể thay thế bằng thuốc ngâm răng giả.
Thuốc ngâm răng giả có công dụng khử trùng, vì vậy bạn có thể dùng cho cây lăn kim một cách an toàn.
Bước 2 - Rót nước ấm vào vật đựng như hướng dẫn.
Mỗi loại thuốc khác nhau sẽ đòi hỏi lượng nước khác nhau. Thông thường bạn cần dùng khoảng 1 cốc (240 ml). Đong 1 cốc nước và rót vào đĩa nhỏ.
Nếu hộp làm sạch cây lăn kim có vạch mực nước, bạn chỉ cần dựa vào đó làm mốc khi rót nước vào hộp.
Bước 3 - Thả một viên thuốc vào hộp và ngâm cây lăn kim.
Xé bao bì xung quanh một viên thuốc và thả vào nước. Khi gặp nước, các hóa chất trong viên thuốc sẽ kết hợp với nước để tạo thành một dung dịch làm sạch. Phản ứng sẽ xảy ra ngay lập tức, vì vậy bạn cần ngâm cây lăn vào dung dịch ngay sau khi thả viên thuốc vào nước.
Đảm bảo ngâm ngập cây lăn trong dung dịch để làm sạch toàn bộ cây lăn.
Bước 4 - Ngâm cây lăn trong khoảng thời gian như hướng dẫn.
Tuân theo hướng dẫn trên bao bì để đảm bảo làm sạch hoàn toàn. Một số sản phẩm chỉ cần ngâm 5-10 phút.
Nếu dùng thuốc ngâm răng giả, bạn nên để cây lăn kim trong dung dịch qua đêm.
Bước 5 - Rửa lại cây lăn trong nước ấm trước khi đặt lên khăn giấy.
Khi cây lăn đã được ngâm kỹ, bạn hãy dùng nước ấm rửa sạch dung dịch, sau đó đặt lên khăn giấy sạch 10-20 phút cho khô.
Nếu bạn thấm khô cây lăn, kim của cây lăn có thể bị cong. Kim cong sẽ làm trầy xước mặt.
Phương pháp 3 - Sử dụng các phương pháp khác
Bước 1 - Ngâm cây lăn trong nước xà phòng khoảng 20 phút để làm sạch bề mặt.
Mở vòi nước ấm cho chảy vào đầy nửa hộp nhựa. Thêm 3-5 giọt nước rửa bát hoặc xà phòng Castile và dùng thìa khấy tan. Đặt úp cây lăn kim vào hộp và ngâm 10-20 phút.
Bước này sẽ giúp loại bỏ tế bào da chết và máu trên bề mặt.
Bước 2 - Dùng bàn chải đánh răng mềm, sạch nếu bạn muốn làm sạch bụi đất hoặc cặn bẩn.
Cây lăn kim có nhiều kim nhỏ đâm vào lỗ chân lông trên da. Cặn bẩn, máu và tế bào da chết có thể bị kẹt giữa những chiếc kim. Để làm sạch sâu, bạn cần dùng bàn chải đánh răng mới, sạch với lông bàn chải mềm. Mở vòi nước ấm và cầm cây lăn dưới dòng nước. Dùng bàn chải đánh răng chải nhẹ nhàng khoảng 60 giây.
Bước này giúp loại bỏ bụi đất và cặn bẩn mà cồn hoặc xà phòng có thể không làm sạch được.
Dù không bắt buộc, bước này sẽ giúp làm sạch sâu và kỹ càng.
Nếu dùng bàn chải đánh răng đã dùng, bạn có thể làm lây lan vi khuẩn vào cây lăn.
Bước 3 - Lăn cây lăn kim trên miếng bọt biển ướt để loại bỏ các mẩu vụn còn sót.
Đặt miếng bọt biển ướt lên một mặt phẳng sạch, sau đó lăn cây lăn kim tới lui trên miếng bọt biển. Lăn trong khoảng 20- 45 giây để loại bỏ bụi đất và cặn bẩn mà các phương pháp khác có thể không làm sạch được.
Bước này không bắt buộc, nhưng là cách hay nếu bạn thường xuyên dùng cây lăn hoặc cây lăn đã cũ.
Dùng miếng bọt biển mới và sạch để tránh làm nhiễm bẩn mặt.
Bước 4 - Rửa cây lăn trong nước ấm và để cho khô.
Dùng nước ấm từ vòi để rửa cây lăn kim và loại bỏ mọi bụi đất, da, máu hoặc các mẩu vụn, sau đó đặt úp cây lăn kim lên khăn giấy sạch cho khô.
Cây lăn sẽ khô trong khoảng 10-20 phút.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ti%E1%BA%BFn-h%C3%A0nh-thanh-l%E1%BB%8Dc-th%E1%BA%ADn | Cách để Tiến hành thanh lọc thận | Thận có chức năng quan trọng là lọc và kiểm soát chất thải mà cơ thể sản sinh, nhờ đó giúp cơ thể được khỏe mạnh. Mặc dù ngày nay, các phương pháp nhịn ăn giải độc đang trở nên phổ biến nhưng lại có rất ít bằng chứng khoa học cho thấy các phương pháp này có thể thanh lọc độc tố trong cơ thể. Gan và thận có khả năng tự giải độc hiệu quả nên bạn cần tập trung giữ cho hai cơ quan này được khỏe mạnh, thay vì nhịn ăn hoặc dùng các loại nước/phương pháp thanh lọc cơ thể. Mặt khác, nếu muốn thử chế độ nhịn ăn để thanh lọc thận, bạn nên uống nhiều nước và ăn các thực phẩm tốt cho thận.
Phương pháp 1 - Thử áp dụng chế độ nhịn ăn giải độc thận
Bước 1 - Trao đổi trước với bác sĩ.
Trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu chế độ nhịn ăn giải độc thận. Tùy tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn mà chế độ nhịn ăn có thể không an toàn. Cũng đừng ngạc nhiên khi bác sĩ bày tỏ sự hoài nghi đối với lợi ích của việc nhịn ăn. Bác sĩ thường sẽ khuyến nghị bạn uống nhiều nước và cải thiện chế độ ăn để duy trì sức khỏe thận.
Nếu bạn được chẩn đoán có vấn đề về thận, bác sĩ cùng với chuyên gia dinh dưỡng có thể lên một chế độ ăn riêng cho bạn.
Nhịn ăn giải độc thận có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thuốc chữa bệnh nên bạn không được áp dụng khi đang uống thuốc.
Bước 2 - Uống nhiều nước.
Cách thanh lọc thận an toàn nhất là chỉ tăng lượng nước uống. Bạn nên cố gắng uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày để duy trì sức khỏe thận. Mặt khác, nếu muốn thử nhịn ăn giải độc thận, bạn cũng cần đảm bảo uống thật nhiều nước.
Bước 3 - Ăn ít thức ăn tinh chế.
Giúp thận hoạt động tốt hơn bằng cách giảm tiêu thụ thức ăn tinh chế và nhiều muối. Hạn chế tiêu thụ nguồn cacbon-hydrat tinh luyện: đồ ngọt, sôcôla, bánh kem, bánh quy và nước ngọt. Một số thức ăn tinh chế khác gồm có bánh mì trắng và mì ống trắng.
Chế độ nhịn ăn thanh lọc loại bỏ hoàn toàn thực phẩm đã qua quá trình xử lý có thể giúp bạn khỏe mạnh hơn trong thời gian ngắn.
Nếu muốn tìm giải pháp lâu dài, bạn nên chọn chế độ ăn cân bằng.
Bước 4 - Thử uống nước táo để thanh lọc thận.
Nếu muốn thanh lọc thận trong thời gian ngắn, bạn có thể thử nhịn ăn và chỉ uống nước. Một phương pháp cho rằng uống 1,2 lít nước ép táo và 1,2 lít nước lọc mỗi ngày có thể giúp giải độc thận và loại bỏ sỏi thận.
Táo là lựa chọn tuyệt vời để duy trì sức khỏe thận.
Táo giúp hạ nồng độ cholesterol, hạ nồng độ glucose và là nguồn vitamin C dồi dào. Vỏ táo cũng giàu chất chống oxy hóa.
Lưu ý rằng nước ép táo đóng chai thường chứa nhiều nước.
Bước 5 - Cân nhắc “chế độ nhịn ăn và giải độc bằng chanh”.
Một loại nước giải độc cơ thể khác đó là nước chanh. Bạn có thể uống hỗn hợp gồm 2 thìa nước cốt chanh, 2 thìa sirô lá phong, 1/10 thìa cà phê ớt Cayenne và 1-2 cốc nước lọc.
Uống loại nước giải độc từ chanh này khoảng 10 ngày (uống một cốc nước sau khi uống nước chanh) trước khi bắt đầu ăn lại rau củ quả tươi.
Nên uống khoảng 6-12 cốc nước chanh mỗi ngày.
Các chuyên gia khuyến nghị có thể uống trà nhuận tràng mỗi sáng.
Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy các thức uống thanh lọc này là cách tốt để cải thiện sức khỏe.
Bước 6 - Thử dùng dưa hấu.
Nhiều người cho rằng ăn nhiều dưa hấu cũng là cách thanh lọc thận. Bạn có thể mua quả dưa hấu nặng khoảng 1-5 kg để ăn suốt cả ngày, đồng thời đi tiểu tiện thường xuyên.
Nếu có vấn đề về thận mãn tính, bạn nên tránh phương pháp này do hàm lượng kali trong dưa hấu rất cao.
Không nên ăn quá một cốc dưa hấu mỗi ngày nếu có vấn đề về thận mãn tính.
Dưa hấu chứa khoảng 92% nước nên phương pháp nhịn ăn giải độc thận này tương tự như uống nhiều nước.
Ăn quá nhiều dưa hấu có thể gây ra vấn đề về sức khỏe nên bạn cần trao đổi với bác sĩ trước.
Bước 7 - Thử dùng nước thanh lọc từ thảo mộc.
Nếu không muốn thanh lọc thận bằng nước cốt chanh, bạn có thể uống trà thảo mộc đặc chế. Đầu tiên, ngâm 1/4 cốc rễ Hydrangea, rễ Gavel và rễ Marshmallow trong 10 cốc nước lạnh. Để ủ qua đêm rồi cho thêm một ít rau mùi tây luộc chín. Đun sôi toàn bộ hỗn hợp và đun liu riu thêm 20 phút.
Khi hỗn hợp nguội, uống 1/4 cốc và đổ phần còn lại vào hũ đựng.
Mỗi buổi sáng, đổ 3/4 cốc hỗn hợp và 1/2 cốc nước vào cốc lớn.
Nhỏ thêm 20 giọt cúc hoàng anh ngâm rượu và 1 thìa Glycerine.
Uống hỗn hợp suốt cả ngày. Lưu ý ngưng uống nếu thấy đau bụng.
Phương pháp 2 - Chăm sóc thận
Bước 1 - Uống nhiều nước.
Uống nhiều nước sẽ giúp thận hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời thanh lọc độc tố khỏi cơ thể một cách tự nhiên. Nói chung, bạn nên uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày và uống nhiều hơn vào những ngày nóng để bù lại lượng nước mất đi do đổ mồ hôi.
Theo dõi màu nước tiểu để biết có cần uống thêm nước không.
Nước tiểu phải có màu vàng nhạt. Nước tiểu màu vàng đậm có thể là dấu hiệu mất nước và bạn cần uống thêm.
Uống nhiều nước suốt cả ngày sẽ giúp giảm nguy cơ sỏi thận.
Bước 2 - Có chế độ ăn lành mạnh.
Chế độ ăn cân bằng giúp duy trì sức khỏe thận, nhờ đó giúp cơ thể thanh lọc độc tố một cách tự nhiên. Chế độ ăn lành mạnh cần có nhiều loại rau củ quả và ngũ cốc nguyên hạt để đảm bảo bổ sung đủ vitamin và khoáng chất mà cơ thể cần. Bạn có thể tìm kiếm và sử dụng công cụ MyPlate để đánh giá và lên kế hoạch cho chế độ ăn.
Một số thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe thận gồm có táo, việt quất và dâu tây.
Thử kết hợp cải xoăn và rau bina (cải bó xôi) vào chế độ ăn. Khoai lang cũng là một loại củ tốt cho thận.
Cá là nguồn dồi dào omega-3 - axit béo tốt cho thận. Bạn nên kết hợp thêm cá hồi, cá trích, cá mòi vào chế độ ăn.
Bước 3 - Giảm tiêu thụ thức ăn mặn và dầu mỡ.
Hạn chế tiêu thụ thức ăn mặn và dầu mỡ giúp thận hoạt động hiệu quả hơn. Mua thực phẩm tươi thay cho thực phẩm chế biến sẵn sẽ giúp giảm đáng kể lượng muối trong chế độ ăn. Thực phẩm đóng gói sẵn thường chứa nhiều muối, còn khi bạn tự nấu ăn, bạn có thể kiểm soát và gia giảm lượng muối.
Tìm mua thực phẩm có ghi trên nhãn là “không natri”, “không muối”, “không cho thêm muối” hoặc “ít muối”.
Dùng rau thơm để tăng hương vị món ăn thay cho muối.
Rửa sạch đậu, thịt, rau và cá đóng hộp trước khi ăn.
Bước 4 - Tránh hút thuốc và uống thức uống chứa cồn.
Hút thuốc lá và uống rượu bia đều gây hại cho thận. Bạn nên bỏ thuốc hoàn toàn và hạn chế tiêu thụ thức uống chứa cồn xuống mức tối đa 2 ly đối với nam giới và 1 ly đối với phụ nữ.
Hút thuốc và uống rượu bia đều làm tăng nồng độ cholesterol.
Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra vấn đề về thận.
Nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra huyết áp ít nhất 5 năm 1 lần.
Bước 5 - Duy trì lối sống năng động.
Bạn cần kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh với lối sống năng động. Thừa cân sẽ làm tăng huyết áp và góp phần gây ra các vấn đề về thận. Nói chung, bạn nên tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần. Tập thể dục có thể là chạy bộ, đạp xe, bơi lội hoặc các môn thể thao đồng đội và tập thể hình.
Xác định chỉ số BMI của bản thân và dùng chỉ số này để biết cân nặng có đang ở mức khỏe mạnh không.
Bạn có thể sử dụng các công cụ trực tuyến để tính chỉ số BMI.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%90o-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-may-s%C6%B0%E1%BB%9Dn-trong-qu%E1%BA%A7n | Cách để Đo đường may sườn trong quần | Một chiếc quần vừa vặn có thể giúp nâng cấp phong cách của bạn lên rất nhiều, do đó bạn cần nắm được số đo đường may sườn trong của chiếc quần mình sở hữu. Đường may sườn trong được tính từ đũng quần xuống đến gấu quần. Bằng cách đo đường may sườn trong, bạn sẽ chọn được chiếc quần có độ dài hoàn hảo. Bạn có thể tự đo số đo này, tuy nhiên nếu có thể thì tốt nhất là nên nhờ một người khác đo giúp.
Phương pháp 1 - Đo quần có sẵn
Bước 1 - Chuẩn bị một chiếc quần vừa vặn giống với chiếc mà bạn muốn mua.
Nếu đã hài lòng với chiếc quần mình đang có thì bạn sẽ dễ dàng xác định được đường may sườn trong quần dựa vào chiếc quần này. Hãy thử lại quần trong tủ đồ để tìm được chiếc yêu thích, nhớ là chọn một chiếc quần tương tự như loại quần bạn muốn mua để đo được số đo đường may sườn trong chính xác hơn.
Ví dụ, nếu bạn muốn mua một chiếc quần âu thì hãy dùng một chiếc quần âu vừa vặn sẵn có để đo. Nếu muốn mua quần bò thì hãy đo một chiếc quần bò.
Bước 2 - Kiểm tra số đo đường may sườn trong trên mác quần.
Đôi khi trên mác quần dài thường có ghi số đo đường may sườn trong. Nếu là vậy thì bạn có thể dùng số đo này để mua một chiếc quần tương tự. Nếu không có thì cũng không sao — bạn hoàn toàn có thể tự đo được.
Bước 3 - Gấp đôi quần theo chiều dọc trên một mặt phẳng.
Bạn có thể trải quần lên một chiếc bàn hoặc trải trực tiếp xuống sàn. Sau khi gấp đôi thì hai ống quần sẽ xếp chồng lên nhau.
Bước 4 - Vắt ống quần bên trên lên phía trên cạp quần để thấy được đường may sườn trong.
Hãy cẩn thận gấp ống quần lên phía trên cho gọn. Bạn sẽ dễ dàng thấy một đường may chạy từ dưới đũng quần xuống gấu quần. Đó chính là đường may sườn trong.
Nhớ vuốt phẳng các vết nhăn và nếp gấp trên ống quần mà bạn sắp đo.
Bước 5 - Kéo thước đo từ đường may đũng quần xuống gấu quần.
Đường may đũng quần nằm ở trung tâm của đũng quần. Hãy tìm điểm mà các đường may đũng quần giao nhau với đường may chạy xuống ống quần, đặt đầu thước đo vào điểm này, sau đó đo dọc xuống gấu quần. Bạn sẽ có số đo đường may sườn trong.
Nhớ đo hết đường may sườn trong, chính là đường may bạn nhìn thấy phía trong ống chân khi đứng.
Bước 6 - Ghi lại số đô đường may sườn trong để dùng khi đi mua sắm.
Đừng làm tròn số đo này lên hoặc xuống — bạn nên lấy số đo chính xác để tìm được chiếc quần vừa vặn nhất. Hãy dùng số đo đường may sườn trong để tìm chiếc quần mới hoàn hảo nhất cho mình.
Nếu định kết hợp chiếc quần mới với giày cao gót thì bạn hãy cộng thêm 1,5-2,5 cm vào số đo đường may sườn trong đo được để mua được chiếc quần có độ dài phù hợp.
Nếu bạn mua quần dễ bị co thì hãy làm tròn số đo đường may sườn trong lên nhiều nhất là 1,5 cm.
Phương pháp 2 - Dùng gương để đo số đo cơ thể
Bước 1 - Tiến hành đo khi mặc quần lót.
Khi đo số đo cơ thể thì tốt nhất là bạn nên khỏa thân để có được số đo chính xác. Bạn cũng có thể mặc quần lót vì quần lót thường được mặc bên trong quần dài.
Khi tự đo số đo cơ thể thì quần áo có thể sẽ khiến việc này khó khăn hơn vì chúng khá vướng víu và bạn sẽ không đo sát cơ thể mình được.
Bước 2 - Đứng thẳng trước gương để có thể quan sát được cơ thể.
Việc tự đo số đo cơ thể tương đối khó. Bạn sẽ cần đo kích thước đường may sườn trong quần khi đứng thẳng, do vậy sẽ khó nếu bạn phải cúi xuống để tìm vị trí đũng quần và mắt cá chân. Hãy dùng một chiếc gương để hỗ trợ bạn làm điều này và nhớ đứng thẳng nhất có thể khi đo.
Lý tưởng nhất là hãy dùng một chiếc gương đứng dài để có thể quan sát được toàn bộ cơ thể. Nếu không có gương dài thì hãy dùng chiếc gương to nhất bạn có và để đối diện với phần thân dưới.
Bước 3 - Đặt thước đo ở bẹn.
Bạn sẽ cầm nguyên cuộc thước đo, đặt tay cầm thước lên sát bẹn nhất có thể.
Nếu đã gỡ thước đo ra thì bạn có thể cuộn lại trong lòng bàn tay. Tuy nhiên, nhớ chừa ra phần đầu dây bắt đầu từ số “1” để dễ dàng thả thước xuống chân.
Bước 4 - Thả đầu thước xuống vị trí mắt cá chân.
Bạn sẽ từ từ gỡ thước, nhớ giữ thước sát vào da. Quan sát trong gương để biết khi thước chạm đến mắt cá chân.
Bước 5 - Ngừng thả thước xuống khi đầu thước chạm tới vị trí độ dài ưng ý.
Hãy cân nhắc xem bạn muốn gấu quần dài đến đâu thì sẽ để đầu thước chạm đến đó. Đứng thẳng và kiểm tra trong gương để chắc chắn là bạn hài lòng với vị trí của thước dưới mắt cá chân.
Bước 6 - Đọc số đo trên thước để có được chiều dài đường may sườn trong quần.
Hãy cẩn thận nhấc thước ra và đọc số đo. Đó chính là số đo đường may sườn trong quần của bạn.
Hãy cực kỳ cẩn thận khi thực hiện thao tác này. Nếu lỡ di chuyển ngón tay trên thước lên hoặc xuống một chút thì bạn cũng sẽ khiến số đo không còn chính xác.
Bước 7 - Ghi lại số đo đường may sườn trong để dùng khi đi mua quần.
Hãy dùng số đo chính xác mà bạn đo được thay vì làm tròn lên hoặc xuống để chọn được chiếc quần vừa vặn nhất.
Cộng thêm 1,5-2,5 cm vào số đo đường may sườn trong quần nếu bạn định kết hợp chiếc quần với giày cao gót hoặc quần có chất vải dễ bị co. Ví dụ, các loại quần có chất liệu cotton, lanh hoặc len dễ bị co. Quần bò thường làm từ vải cotton nên sẽ bị co lại một chút khi giặt.
Phương pháp 3 - Nhờ người khác đo giúp
Bước 1 - Mặc một chiếc quần bó sát.
Mặc quần bó sẽ giúp người khác dễ dàng đo được chính xác số đo đường may sườn trong quần giúp bạn. Quần tập bó hoặc quần bò bó là hai lựa chọn rất phù hợp.
Bước 2 - Cởi giày.
Chiều cao của giày có thể sẽ ảnh hưởng đến việc đo đường may sườn trong quần, bạn nên đi chân trần khi nhờ người khác đo hộ.
Bước 3 - Đứng thẳng và dựa lưng vào tường.
Đứng dựa vào tường sẽ giúp bạn duy trì được tư thế tốt, điều này rất quan trọng khi người bạn nhờ đang tiến hành đo. Nếu bạn không đứng thẳng, số đo sẽ không chính xác.
Bước 4 - Nhờ người đo giúp từ đường may đũng quần xuống sàn.
Đường may đũng quần là đường may nằm gần đũng quần và giao nhau với đường may ống quần. Khoảng cách từ đường may đũng quần và sàn nhà chính là số đo đường may sườn trong quần.
Bước 5 - Dùng số đo đường may sườn trong khi mua quần mới.
Hãy ghi lại số đo chính xác để dùng khi đi mua quần. Bạn có thể cộng thêm 1,5-2,5 cm nếu định kết hợp quần với giày cao gót.
Ngoài ra, nếu quần làm từ chất liệu dễ bị co thì bạn hãy làm tròn số đo đường may sườn trong lên nhiều nhất là 1,5 cm.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Nh%E1%BA%ADn-bi%E1%BA%BFt-m%C3%ACnh-b%E1%BB%8B-b%E1%BB%8F-b%C3%B9a-v%C3%A0-c%C3%A1ch-h%C3%B3a-gi%E1%BA%A3i | Cách để nhận biết mình bị bỏ bùa: Các dấu hiệu & cách hóa giải | Nhiều người tin rằng những lời nguyền, bùa ngải và các hình thức ma thuật khác là các mối đe dọa có thật và nghiêm trọng, gây tác động xấu đến thể chất và tinh thần của họ. Tuy rằng không có bằng chứng chắc chắn và thuyết phục nào cho thấy sự tồn tại của tà thuật, nhưng người ta vẫn cảm thấy sợ hãi khi nghĩ đến nó – đặc biệt khi bạn đang ngờ rằng mình bị bỏ bùa hoặc ai đó đang sử dụng tà thuật để làm hại bạn. Để giúp bạn bớt lo, chúng tôi đã tổng hợp một số dấu hiệu phổ biến của tà thuật thường được người ta kể lại và một số cách diễn giải cho các dấu hiệu này. Bài viết này cung cấp cho bạn một số cách thanh tẩy và bảo vệ bản thân để bạn có thể tìm lại sự thanh thản trong tâm trí.
Phương pháp 1 - Các dấu hiệu của tà thuật
Bước 1 - Đau đầu.
Nhiều nạn nhân của tà thuật đã kể về những cơn đau đầu bất chợt không rõ lý do xảy ra cả ngày. Họ cho rằng tình trạng này là do ai đó đã bỏ bùa họ.
Những cơn đau đầu là triệu chứng cực kỳ phổ biến có liên quan đến nhiều bệnh lý và tình trạng sức khỏe. Có vố số yếu tố gây nhức đầu, bao gồm căng thẳng, những điều chỉnh về giờ ngủ hoặc chế độ ăn, thay đổi thời tiết, tiếng ồn và tư thế sai.
Bước 2 - Những cơn ác mộng.
Một số người tin rằng tà thuật có thể quấy nhiễu người ta bằng những giấc mơ khủng khiếp. Trong những giấc mơ đó, bạn có thể thấy cảnh những con chó mực, rắn, bò cạp và các sinh vật khác đang săn đuổi mình.
Các cơn ác mộng thường xuyên xảy ra khi bạn trải qua nhiều áp lực hoặc lo lắng. Những giấc mơ khủng khiếp cũng gắn liền với những sự kiện đau buồn, giờ ngủ không hợp lý, một số loại thuốc và các tình trạng sức khỏe khác. Một số người cũng trải qua những giấc mơ đáng sợ sau khi xem phim kinh dị hoặc đọc một cuốn sách rợn tóc gáy ngay trước khi ngủ.
Có thể những biểu tượng kỳ lạ và ngẫu nhiên trong giấc mơ có liên quan đến một khía cạnh nào đó trong cuộc sống của bạn mà không phải do tà thuật! Bạn nên thực hành diễn giải các giấc mơ để hiểu hơn về ý nghĩa của các biểu tượng này.
Bước 3 - Đau nhức người.
Một số người có thiên hướng tâm linh cho rằng những cơn đau nhức người không rõ nguyên nhân là ảnh hưởng của ma thuật. Theo họ, các chuyên gia y tế không tìm thấy điều gì bất thường về sức khỏe trong các trường hợp này, ngay cả khi bạn đang cảm thấy đau nhức.
Đau nhức người là tình trạng rất phổ biến, có thể liên quan đến bất cứ tình trạng sức khỏe và bệnh lý nào được ghi nhận. Ví dụ, đau bụng có thể là dấu hiệu của tình trạng khó tiêu, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, đau bụng kinh hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Các cơn đau lưng có thể do viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, căng cơ hoặc dây chằng, loãng xương. Dựa vào số liệu thống kê mà nói, bất cứ triệu chứng nào mà bạn gặp phải cũng có thể do nguyên nhân y tế.
Bước 4 - Lờ đờ, mệt mỏi.
Nhiều người tin rằng ma thuật có thể khiến bạn luôn có cảm giác buồn ngủ và chỉ muốn đặt lưng xuống giường bất cứ lúc nào. Nó cũng có thể gây ra cảm giác chóng mặt.
Mệt mỏi là một triệu chứng của bất cứ bệnh lý nào - bệnh thiếu máu, hội chứng mệt mỏi mãn tính, tiểu đường, viêm ruột, hội chứng ngưng thở khi ngủ và căng thẳng chỉ là một vài khả năng trong một danh sách dài những chứng bệnh gây mệt mỏi. Cảm giác buồn ngủ cũng liên quan đến các yếu tố khác trong cuộc sống, chẳng hạn như lệch múi giờ, thói quen ăn uống không hợp lý, một số loại thuốc và ít vận động.
Bước 5 - Những thay đổi về sự tận tâm.
Trong một số nền văn hóa, các nạn nhân bị bỏ bùa có thể nuôi dưỡng các cảm xúc tiêu cực với bạn đời của họ. Họ cũng có thể tỏ ra nghe lời hoặc tận tụy với một người nào đó trong cuộc sống của mình (có thể đó là bạn đời của họ hoặc một người khác).
Các mối quan hệ có thể xấu đi vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà không liên quan đến đến ma thuật. Các vấn đề trong giao tiếp có thể tạo nên những rạn nứt lớn giữa hai người từng yêu nhau thắm thiết, bên cạnh đó là các vấn đề về lòng tin, sự khác biệt về những mối ưu tiên và không hòa hợp. Không chung thủy cũng là một vấn đề khá phổ biến trong các mối quan hệ tình cảm – cứ 5 người đã kết hôn thì có khoảng 2 người có mối quan hệ ngoài chồng ngoài vợ.
Ngoại tình là một thực trạng đáng buồn trong thời đại ngày nay, nhưng hầu như nó luôn là một dấu hiệu cho thấy nhu cầu nào đó không được đáp ứng hoặc mối quan hệ đang có vấn đề. Những thế lực siêu nhiên không có tác động nào đến chuyện này.
Bước 6 - Sức khỏe tâm thần kém.
Có những người tin rằng các triệu chứng như lo âu, trầm cảm và ý định tự sát có thể liên quan đến tà thuật. Theo đó, bạn có thể xa lánh bạn bè, người thân và càng ngày càng cảm thấy cô độc.
Các bệnh lý tâm thần là thủ phạm có khả năng cao nhất. Chỉ riêng ở Mỹ, cứ 5 người thì 1 người được chẩn đoán mắc một bệnh lý tâm thần ở dạng nào đó – lo âu và trầm cảm chỉ là hai khả năng trong một danh sách dài dằng dặc. Nếu bạn thường xuyên lo âu, trầm cảm hoặc có các triệu chứng khác của bệnh tâm thần, hãy đến gặp chuyên gia sức khỏe tâm thần càng sớm càng tốt.
Nếu bạn có những ý nghĩ tự sát hoặc tưởng tượng về tự sát, hãy tìm sự giúp đỡ ngay lập tức.
Bước 7 - Vận rủi.
Một số người có thiên hướng tâm linh tin rằng ma thuật có thể cản trở vận may và thành công của một người trong đời sống hàng ngày. Có thể bạn cảm thấy mình luôn gặp xui xẻo hoặc sẽ chẳng bao giờ thành công dù có cố gắng đến mấy.
Có thể bạn bị mắc kẹt trong một chiếc “bẫy may rủi” – là một kiểu tư duy khiến bạn tạo ra những khuôn khổ nhất định về những gì là may mắn hoặc không may mắn một cách vô thức. Sự giới hạn này khiến bạn cảm thấy như mình đang bị vận rủi đeo bám vì lời nguyền nào đó mà không thực sự nhìn thấy bức tranh rộng lớn hơn.
Bước 8 - Thay đổi thói quen ăn uống.
Một số người tin rằng tà thuật có thể làm người ta đột ngột thay đổi thói quen ăn uống. Trong một số trường hợp, bạn có cảm giác như lúc nào cũng đói hoặc dường như thức ăn trong dạ dày được tiêu hóa ngay khi ăn vào.
Cảm giác thèm ăn thay đổi có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm các bệnh lý tâm thần, căng thẳng, chu kỳ kinh nguyệt, một số loại thuốc và chất lượng chế độ ăn. Khả năng là một số mặt nào đó trong lối sống của bạn gây ảnh hưởng đến cảm giác no hay đói mà không phải là do ma thuật.
Phương pháp 2 - Những cách bảo vệ bản thân
Bước 1 - Cầu nguyện và xin ơn trên giúp đỡ.
Nếu bạn theo tôn giáo nào đó hoặc tin vào đấng quyền năng, hãy an tâm rằng Trời Phật mạnh hơn và có quyền lực vượt xa bất cứ loại tà thuật nào đang ám vào bạn. Bạn chỉ cần cầu nguyện và kêu gọi đấng quyền năng giúp đỡ, và hãy tin rằng Trời Phật sẽ giúp bạn chống lại các thế lực đen tối trong cuộc sống.
Nếu bạn theo đạo Thiên Chúa, hãy cầu nguyện và vững tin rằng Chúa Jesus sẽ bảo vệ bạn khỏi tà thuật. Bạn có thể cầu nguyện “Nhân danh Chúa Jesus, tôi trục xuất mọi lời nguyền độc ác, các năng lượng tiêu cực và mưu đồ xấu xa đã nhắm vào tôi.” Bạn cũng có thể dẫn Kinh Lạy Cha để cầu nguyện.
Nếu bạn là người Hồi giáo mộ đạo, hãy tin vào đấng Allah và tin rằng Ngài sẽ thanh tẩy và bảo vệ bạn khỏi bất cứ phép thuật đen tối nào nhắm vào bạn. Bạn cũng có thể dẫn lời cầu nguyện xin được che chở như “Allaahummak-fineehim bimaa shi’ta,” hoặc “Lạy Allah, cầu xin Ngài che chở con chống lại những thế lực đen tối bằng mọi cách mà Ngài thấy đúng đắn.”
Bạn cũng có thể cầu xin sự giúp đỡ của thánh Archangel Michael.
Bước 2 - Thanh tẩy bản thân bằng muối và thắp nến trắng.
Ngâm mình trong bồn tắm nước muối ấm để xua tan các năng lượng và mưu đồ xấu bám vào bạn. Một số người có thiên hướng tâm linh cũng khuyên thắp nến trắng và nói to lời khẳng định rằng ánh sáng trắng tinh khiết này đang xua đi mọi năng lượng xấu.
Bạn cũng có thể đốt cây xô thơm xung quanh nhà để thanh tẩy mọi lời nguyền hoặc bùa chú.
Bước 3 - Chọn cách không tin vào tà thuật.
Theo một số chuyên gia tâm linh, tà thuật chỉ có quyền lực nếu bạn cho phép. Nếu bạn lo rằng ai đó đang dùng tà thuật nhắm vào bạn, hãy nhẩm đi nhẩm lại những câu khẳng định tự tin và giúp xoa dịu như:
“Tà thuật là thứ không có thật, do đó nó không thể làm hại tôi.”
“Tà thuật chỉ tác động đến tôi nếu tôi cho phép nó.”
“Tà thuật không tồn tại, thế nên tôi không phải lo lắng gì về nó.”
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/N%C3%B3i-ti%E1%BA%BFng-H%C3%A0n | Cách để Nói tiếng Hàn | Tiếng Hàn (한국어, Hangul) là ngôn ngữ chính của Hàn Quốc, Triều Tiên và châu tự trị dân tộc Triều Tiên Diên Biên của Trung Quốc, và là ngôn ngữ chủ đạo của cộng đồng người Hàn Quốc trên thế giới, từ Uzbekistan đến Nhật Bản và Canada. Đây là thứ ngôn ngữ thú vị, phức tạp với nguồn gốc còn nhiều tranh cãi, đồng thời giàu tính lịch sử, văn hóa và đầy nét đẹp. Dù bạn đang lên kế hoạch tới xứ sở của tiếng Hàn, cố gắng kết nối lại với di sản dân tộc mình, hay đơn thuần là hứng thú học hỏi những ngôn ngữ mới, hãy thực hiện những bước đơn giản dưới đây để nói tiếng Hàn và bạn sẽ sớm sử dụng thành thạo ngôn ngữ này!
Phương pháp 1 - Bắt đầu
Bước 1 - Học Hangul, bảng chữ cái tiếng Hàn.
Nếu bạn đang học nói tiếng Hàn, bảng chữ cái là khởi đầu đúng đắn, đặc biệt khi bạn muốn cải thiện cả kỹ năng đọc và viết của mình sau này. Tiếng Hàn có một bảng chữ cái khá đơn giản, mặc dù bảng chữ cái tiếng Hàn có thể hơi kỳ lạ với phần lớn người Việt Nam, bởi nó hoàn toàn khác so với bảng chữ cái La-tinh.
Hangul được thiết lập vào triều đại Joseon (Nhà Triều Tiên) vào năm 1443. Hangul có 24 chữ cái, 14 phụ âm và 10 nguyên âm. Tuy nhiên, nếu tính cả 16 nguyên âm đôi và phụ âm đôi, tổng số chữ cái Hangul là 40.
Tiếng Hàn sử dụng khoảng 3000 ký tự tiếng Trung, hay Hán tự (Hanja), để thể hiện những từ có gốc Trung. Khác Hán tự trong tiếng Nhật (Kanji), Hanja trong tiếng Hàn được giới hạn sử dụng trong các bài viết học thuật, tôn giáo (đạo Phật), từ điển, tiêu đề báo, văn học Hàn Quốc cổ điển và văn học trước Thế chiến thứ hai, cũng như phần họ trong tên người. Tại Triều Tiên, Hanja hầu như không được sử dụng.
Bước 2 - Học cách đếm.
Đếm số là kỹ năng quan trọng khi học bất kỳ ngôn ngữ nào. Số đếm trong tiếng Hàn có thể hơi "khó nhằn", bởi người Hàn sử dụng hai hệ thống số đếm tùy vào ngữ cảnh: thuần Hàn hoặc Hán-Hàn, bắt nguồn từ tiếng Trung Quốc và có một vài ký tự tiếng Trung.
Sử dụng số đếm thuần Hàn để đếm số lượng đồ vật (từ 1 đến 99) và tuổi, ví dụ như 2 đứa trẻ, 5 chai bia, 27 tuổi. Dưới đây là cách đếm tới 10 theo hệ số đếm thuần Hàn:
= 하나 đọc là "ha-na"
= 둘 둘 đọc là "đul"
= 셋 đọc là "sế(t)" (âm "t" không được phát ra. Tuy nhiên, hãy đảm bảo ngừng âm hoàn toàn ở khoảng giữa 'sê' và 'sết')
= 넷 đọc là "nế(t)"
= 다섯 đọc là "đa-só(t)"
= 여섯 đọc là "yo-só(t)"
= 일곱 đọc là "il-gốp"
= 여덟 đọc là "yo-đol"
= 아홉 đọc là "a-hốp"
= 열 đọc là "yol"
Sử dụng số đếm Hán-Hàn cho ngày tháng, số tiền, địa chỉ, số điện thoại và các số từ 100 trở lên. Dưới đây là cách đếm đến 10 theo số đếm Hán-Hàn:
= 일 đọc là "il"
= 이 đọc là "i"
= 삼 đọc là "sam"
= 사 đọc là "sa"
= 오 đọc là "ô"
= 육 đọc là "yuk"
= 칠 đọc là "chil"
= 팔 đọc là "pal"
= 구 đọc là "gu" (Phần lớn mọi người đọc là "ku".)
= 십 đọc là "síp"
Bước 3 - Ghi nhớ những từ ngữ đơn giản.
Vốn từ vựng càng rộng thì sẽ càng dễ dàng hơn cho bạn để nói thành thạo một ngôn ngữ. Hãy làm quen với nhiều từ tiếng Hàn đơn giản trong cuộc sống hàng ngày - bạn sẽ bất ngờ khi thấy vốn từ của mình tăng lên nhanh chóng!
Khi nghe một từ tiếng Việt, bạn nên nghĩ về từ tiếng Hàn tương ứng. Nếu không biết từ tiếng Hàn đó, hãy ghi lại để tìm kiếm sau. Sẽ rất tiện để thực hiện mục tiêu này khi bạn luôn giữ bên mình một cuốn sổ nhỏ.
Đính nhãn tiếng Hàn lên những đồ vật trong nhà bạn, ví dụ như chiếc gương, bàn uống nước và bát đựng đường. Bạn sẽ thường xuyên thấy các từ này và không nhận ra là mình đang dần ghi nhớ chúng!
Việc học một từ hay cụm từ ‘tiếng Hàn sang tiếng Việt’ cũng quan trọng như từ ‘tiếng Việt sang tiếng Hàn’. Bạn sẽ nhớ cách nói các từ và không chỉ dừng lại ở việc nhận ra từ vựng khi nghe.
Bước 4 - Học những câu giao tiếp cơ bản.
Bạn có thể nhanh chóng tương tác được với người Hàn ở mức độ đơn giản qua một số câu thoại lịch sự cơ bản. Hãy thử học các từ và cụm từ sau:
= 안녕 đọc là "an-nhoong" (lối nói thông thường) và 안녕하새요 " an -nhoong-ha-sê-yô" theo lối nói trang trọng.
= 네 đọc là "nê"
= 아니đọc là "a-ni" (lối nói thông thường) hoặc 아니요 "a-ni-yô" (lối nói trang trọng)
= 감사합니다 đọc là "cam-xa-ham-ni-đa"
= 저는 ___ 입니다, đọc là "cho-nưn___ im-ni-đa"
= 어떠십니까?, đọc là "o-to-shim-ni-cá?"
= 만나서 반가워요 đọc là "man-na-so ban-ga-ùa-yô" hoặc "man-na-so ban-ga-ùa"
khi đối phương là bên ở lại = 안녕히 계세요 đọc là "an-nhoong hi kê-sê-yô"
khi đối phương rời đi hoặc cả hai bên đều rời đi = 안녕히 가세요, đọc là "an-nhoong hi ka-sê-yô"
Bước 5 - Hiểu rõ các dạng thức giao tiếp lịch sự.
Bạn cần tìm hiểu sự khác biệt giữa các mức độ trang trọng trong cách nói của người Hàn. Tiếng Hàn khác tiếng Việt ở phần đuôi của động từ, phần này sẽ thay đổi tùy theo độ tuổi và thứ bậc của người được nói tới cũng như hoàn cảnh xã hội. Điều quan trọng là bạn phải hiểu cách thức sử dụng lối nói trang trọng để có thể định hướng nói chuyện một cách phù hợp. Có ba cách nói chính với các mức độ trang trọng khác nhau:
Thông thường – Sử dụng với những người bằng tuổi hoặc nhỏ tuổi hơn, đặc biệt giữa những người bạn thân.
Lịch sự – Sử dụng với những người nhiều tuổi hơn người nói và trong những ngữ cảnh trang trọng.
Kính ngữ – Sử dụng trong những hoàn cảnh vô cùng trang trọng, ví dụ như trên bản tin hoặc trong quân đội. Cách nói này ít được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày.
Bước 6 - Học ngữ pháp cơ bản.
Để nói chính xác bất kỳ ngôn ngữ nào, bạn cần học ngữ pháp của ngôn ngữ đó. Có một vài điểm khác biệt đặc trưng giữa ngữ pháp tiếng Việt và ngữ pháp tiếng Hàn, ví dụ như sau:
Tiếng Hàn thường áp dụng thứ tự chủ ngữ - tân ngữ - động từ, và động từ luôn luôn kết thúc câu.
Trong tiếng Hàn, việc bỏ chủ ngữ trong câu khá phổ biến, nếu cả người nói và người nghe đều đã biết đến đối tượng được nói tới. Chủ ngữ của câu nói có thể được suy ra từ hoàn cảnh hoặc từ một câu nói trước đó.
Trong tiếng Hàn, tính từ cũng được sử dụng như động từ. Cụ thể, chúng cũng có thể thay đổi được và có nhiều dạng thức để thể hiện thì của câu nói đó.
Bước 7 - Luyện tập phát âm.
Cách phát âm của tiếng Hàn khác xa tiếng Việt, và bạn cần luyện tập thường xuyên để có thể phát âm từ vựng chuẩn xác.
Một trong những lỗi chủ yếu mà những người Việt khi học tiếng Hàn thường mắc phải là họ cho rằng cách phiên âm ra chữ La-tinh của các từ tiếng Hàn sẽ được phát âm tương tự như trong tiếng Việt. Thật không may, điều đó không đúng như vậy. Những người mới bắt đầu học tiếng Hàn sẽ phải học lại cách phát âm chuẩn xác của những từ đã được phiên âm sang chữ La-tinh.
Trong tiếng Anh, khi một từ kết thúc bằng phụ âm, người nói thường phát âm cả chữ cái đó. Với những người không có ‘tai nghe tiếng Hàn’, âm phát ra từ chữ cái này rất yếu và khó nghe. Ví dụ, khi người nói tiếng Anh phát âm từ “ship”, có một chút hơi thở nhỏ phát ra sau chữ ‘p’ khi họ mở miệng. Người nói tiếng Hàn không có âm ‘thở’ đó, bởi họ không mở miệng ra.
Bước 8 - Đừng vội chán nản!
Nếu bạn nghiêm túc với việc học tiếng Hàn, hãy cố gắng – sự thỏa mãn bạn đạt được khi chinh phục thứ ngôn ngữ thứ hai sẽ vượt trên tất cả những khó khăn bạn đã gặp phải. Học một ngôn ngữ mới sẽ mất nhiều thời gian và công sức tập luyện, bạn không thể thành công chỉ sau một đêm.
Phương pháp 2 - Đắm mình trong tiếng Hàn
Bước 1 - Tìm một người bản xứ.
Một trong những cách tốt nhất để cải thiện kỹ năng ngôn ngữ mới của bạn là luyện nói với người bản xứ. Họ sẽ dễ dàng sửa lỗi sai ngữ pháp hay phát âm của bạn, cũng như hướng dẫn bạn cách nói tự nhiên hoặc thông tục hơn mà bạn không thể tìm thấy trong sách vở.
Thật tuyệt khi bạn đã có một người bạn nói tiếng Hàn sẵn lòng giúp đỡ! Nếu không, bạn có thể đăng quảng cáo trên báo địa phương hoặc trên mạng để tìm kiếm các nhóm giao tiếp bằng tiếng Hàn tại nơi mình sinh sống.
Nếu không thể tìm được những người nói tiếng Hàn trong khu vực, hãy thử tìm kiếm trên Skype. Họ sẽ sẵn sàng trao đổi 15 phút nói tiếng Hàn với 15 phút nói tiếng Anh, nếu bạn biết tiếng Anh.
Bước 2 - Cân nhắc đăng ký một khóa học tiếng.
Nếu bạn cần thêm động lực hoặc cảm thấy mình sẽ học tốt hơn trong môi trường học tập nghiêm túc, hãy thử đăng ký một khóa học tiếng Hàn.
Tìm kiếm những khóa học ngoại ngữ được quảng cáo tại các trường cao đẳng, đại học hoặc trung tâm cộng đồng ở địa phương.
Nếu bạn lo lắng khi đăng ký học một mình, hãy rủ một người bạn học cùng. Bạn sẽ thấy vui vẻ hơn và cũng có người cùng luyện tập giữa các buổi học!
Bước 3 - Xem phim và hoạt hình Hàn Quốc.
Hãy tìm những đĩa DVD tiếng Hàn (có phụ đề) hoặc xem hoạt hình Hàn Quốc trực tuyến. Đây là cách thức dễ dàng và mang tính giải trí, giúp bạn cảm nhận về âm thanh và cấu trúc của tiếng Hàn.
Nếu bạn cảm thấy đặc biệt "sung sức", hãy thử tạm dừng video sau một câu đơn giản và lặp lại chúng. Phát âm tiếng Hàn của bạn sẽ phần nào giống thật hơn!
Nếu không tìm mua được phim tiếng Hàn, hãy thuê phim ở các cửa hàng cho thuê băng đĩa vì họ thường có phim nước ngoài. Ngoài ra, bạn có thể tới thư viện địa phương để hỏi về phim tiếng Hàn hoặc nhờ họ tìm mua giúp bạn.
Bước 4 - Tìm kiếm những phần mềm được thiết kế cho trẻ em Hàn Quốc.
Dịch cụm "học bảng chữ cái" hoặc "trò chơi cho em bé và/hoặc trẻ nhỏ" sang tiếng Hàn, cắt và dán cụm từ bằng chữ Hangeul vào thanh tìm kiếm của phần mềm AppStore. Các phần mềm này đủ đơn giản để trẻ nhỏ có thể sử dụng; vì vậy, bạn không cần biết đọc hay nói tiếng Hàn để sử dụng chúng. Cách này cũng rẻ hơn việc mua đĩa DVD. Các phần mềm trên sẽ dạy bạn cách đúng để viết chữ cái tiếng Hàn; phần lớn đều có các bài hát tiếng Hàn và điệu nhảy đi kèm; đồng thời, bạn cũng được tham gia giải đố và chơi những trò chơi để học từ vựng hàng ngày bằng tiếng Hàn. Hãy cẩn thận vì bạn có thể mua nhầm một phần mềm được thiết kế cho trẻ em Hàn Quốc học tiếng Anh.
Bước 5 - Nghe nhạc Hàn hoặc các kênh phát thanh bằng tiếng Hàn.
Nghe nhạc và/hoặc nghe đài tiếng Hàn cũng là cách hay để bạn chìm đắm trong thứ tiếng này. Dù bạn không hiểu tất cả mọi thứ, hãy cố gắng tìm ra những từ khóa để nắm bắt cơ bản nội dung được truyền tải.
Nhạc pop Hàn Quốc chủ yếu được hát bằng tiếng Hàn, nhưng cũng có một vài từ tiếng Anh trong lời bài hát. Người hâm mộ nhạc Hàn thường viết ra bản dịch tiếng Anh của lời bài hát, vì vậy, bạn cũng có thể hiểu thông điệp được truyền tải.
Việc cài phần mềm nghe đài tiếng Hàn trên điện thoại sẽ giúp bạn nghe đài mọi lúc mọi nơi.
Tải các chương trình podcast tiếng Hàn để nghe khi tập thể dục hoặc làm việc nhà.
Bước 6 - Cân nhắc một chuyến du lịch tới Hàn Quốc.
Khi bạn đã thành thạo các kiến thức cơ bản trong giao tiếp tiếng Hàn, hãy cân nhắc một chuyến du lịch đến Hàn Quốc. Còn gì tốt hơn việc chìm đắm trong tiếng Hàn qua một chuyến hành trình tới đất nước nguồn cội của thứ tiếng này!
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/L%E1%BA%AFp-%C4%91%E1%BA%B7t-%C4%91%E1%BA%A7u-%C4%91%C4%A9a-DVD | Cách để Lắp đặt đầu đĩa DVD | DVD hiện rất phổ biến trong giới giải trí và giá thành đầu đĩa DVD cũng không quá đắt đỏ. Lắp đặt đầu đĩa DVD với TV sẽ giúp bạn tận hưởng cả âm thanh lẫn hình ảnh một cách tuyệt vời. Hầu hết các TV và đầu đĩa DVD hiện đại đều được lắp đặt dễ dàng.
Phương pháp 1 - Lắp đặt đầu đĩa DVD
Bước 1 - Cắm điện đầu đĩa DVD và đừng quên bật lên.
Trước khi kết nối đầu đĩa với TV thì bạn cần cắm điện và bật nút nguồn. Thông thường, bạn sẽ thấy đèn sáng hoặc dòng thông báo xuất hiện trên thiết bị nếu nó vẫn hoạt động.
Bước 2 - Quyết định sử dụng kiểu kết nối nào.
Có 3 phương pháp kết nối đầu đĩa DVD và mỗi kiểu lại sử dụng 1 loại cáp khác. Đầu đĩa DVD thường được bán kèm đầy đủ các loại dây tương thích với các kiểu kết nối nhưng bạn cần kiểm tra đầu kết nối trên TV nữa. Xem sách hướng dẫn sử dụng hoặc tự kiểm tra trên thiết bị xem có thể sử dụng kiểu kết nối nào. Sau đây là 3 phương pháp kết nối phổ biến nhất:
Đây là kiểu kết nối hiện đại nhất, cổng HDMI trông giống cổng USB nhưng dài hơn và mỏng hơn. Kết nối HDMI đem lại chất lượng tốt nhất và bạn chỉ cần sử dụng 1 dây kết nối để truyền cả tín hiệu âm thanh và hình ảnh.
Viết tắt của cáp Âm thanh/Hình ảnh, đây là cổng kết nối DVD thông dụng nhất. Có 3 đầu đỏ, vàng, trắng tương thích với đầu vào trên TV và đầu đĩa DVD.
Chất lượng tốt hơn A/V nhưng kém hơn HDMI, cáp phần cứng có 5 đầu với màu tương thích với cổng đầu vào trên TV và đầu đĩa DVD.
Bước 3 - Tìm loại cáp tương thích với cổng kết nối.
Sau khi xác định được cổng kết nối thì chọn cáp phù hợp, đảm bảo cáp không bị rách hay bị sờn. Nếu cần mua cáp mới, hãy chụp ảnh cổng đầu vào thiết bị và đem ra cửa hàng điện máy để mua cái thay thế.
Nếu có thể hãy sử dụng cáp HDMI vì dễ cài đặt và cho chất lượng hình ảnh tốt nhất.
Bước 4 - Đặt đầu đĩa DVD gần TV.
Sau khi xác định kiểu kết nối, hãy đặt đầu đĩa DVD gần với TV vừa đủ với chiều dài dây cáp.
Không đặt các thiết bị điện tử khác lên trên đầu đĩa DVD hoặc TV vì khi hoạt động chúng sẽ bị tăng nhiệt độ nhanh chóng và làm hỏng thiết bị khác.
Bước 5 - Tắt đầu đĩa DVD và TV trước khi kết nối.
Làm vậy để tránh bị giật điện và bảo vệ thiết bị.
Bước 6 - Nắm được quy trình kết nối máy chiếu.
Hầu hết các máy chiếu đều có cổng đầu vào giống với TV, như vậy bạn không phải thay đổi nhiều nếu muốn treo một máy chiếu thay thế.
Một số máy chiếu sử dụng "cổng đầu vào DVI" thay cho 3 kiểu kết nối được đề cập ở trên. Nếu vậy thì hãy làm theo quy trình "Kết nối bằng cáp HDMI" thay thế cáp DVi với cổng HDMI.
Phương pháp 2 - Kết nối bằng Cáp HDMI
Bước 1 - Cắm 1 đầu cáp vào cổng HDMI trên đầu đĩa DVD.
Tìm cổng có ghi "HDMI" hoặc "Đầu ra HDMI" và cắm cáp vào đó.
Đây là kết nối chất lượng cao nhất cho cả âm thanh và hình ảnh, thường chỉ có đầu đĩa DVD hiện đại mới có cổng HDMI.
Bước 2 - Cắm đầu cáp còn lại vào cổng HDMI trên TV.
Tương tự như trên đầu đĩa DVD, chỉ có TV hiện đại mới có cổng HDMI. Trên TV sẽ có nhiều cổng HDMI, mỗi cổng đều có ghi "HDMI" hoặc "Đầu vào HDMI".
Nếu các cổng đầu vào được đánh số, ví dụ như "HDMI 1", bạn cần phải nhớ con số này để bước sau còn dùng để thiết lập trên TV.
Bước 3 - Đảm bảo cả hai kết nối HDMI đều an toàn.
Kết nối HDMI chỉ yêu cầu 1 cáp để truyền tải tín hiệu âm thanh và hình ảnh trên mọi thiết bị. Nhưng nếu bạn cắm cáp quá lỏng hoặc quá chặt thì tín hiệu sẽ bị ảnh hưởng.
Có rất nhiều loại cáp HDMI trên thị trường nhưng sự khác biệt về chất lượng không quá rõ rệt.
Bước 4 - Bật nguồn đầu đĩa DVD và TV.
Cho đĩa DVD vào đầu để thử âm thanh và hình ảnh.
Bước 5 - Lựa chọn cổng đầu vào của TV bằng cách nhấn nút "Nguồn" trên điều khiển.
Trên 1 số dòng TV thì là nút "input" (đầu vào), sử dụng nút này để chuyển sang cổng đầu vào mà TV tiếp nhận thông tin âm thanh và hình ảnh. Bạn phải chọn cổng đầu vào tương ứng với cổng vừa cắm cáp.
Nếu trên cổng không đề tên hay bạn không nhớ mình dùng cổng nào, hãy bật đầu đĩa DVD và thử từng cổng cho tới khi xuất hiện hình ảnh và âm thanh.
Phương pháp 3 - Kết nối bằng Cáp A/V (3 đầu)
Bước 1 - Cắm 1 đầu cáp A/V vào cổng đầu ra trên đầu đĩa DVD.
Cổng đầu ra phân theo mã màu tương ứng với cáp A/V (Đỏ, Trắng và Vàng) và có ghi "Output" (Đầu ra) hoặc "Out" (Ra). Cổng màu Đỏ và Trắng (Âm thanh) có thể nằm riêng rẽ với cổng Vàng (Hình ảnh).
Bộ đầu kết nối này thường được nhóm lại và đánh dấu bằng 1 đường viền bao quanh.
Bước 2 - Cắm đầu còn lại vào cổng đầu vào trên TV.
Tương tự như trên đầu đĩa DVD, cổng đầu vào cũng được phân theo mã màu và gộp thành nhóm. Hãy tìm cổng có ghi "Input" (Đầu vào) hoặc "In" (Vào). Đầu vào A/V thường được đánh số để bạn lựa chọn cổng lúc thiết lập trên TV.
Bộ cổng đầu vào thường được nhóm lại và đánh dấu bằng 1 đường viên bao quanh.
Cổng Đỏ và Trắng (Âm thanh) có thể nằm riêng rẽ với cổng Vàng (Hình ảnh). Trên cổng sẽ ghi rõ cổng tưởng ứng với Đầu vào nào.
Bước 3 - Hãy đảm bảo các kết nối vừa vặn và khớp đúng màu.
Cắm phích cắm màu vào từng cổng có màu tương ứng trên cả đầu đĩa DVD và TV.
Cổng Vàng hình ảnh có thể nằm riêng rẽ với cổng Đỏ và Vàng âm thanh.
Bước 4 - Bật đầu đĩa DVD và TV.
Cho đĩa DVD vào đầu để thử âm thanh và hình ảnh.
Bước 5 - Lựa chọn cổng đầu vào của TV bằng cách nhấn nút "Nguồn" trên điều khiển.
Trên 1 số dòng TV thì là nút "input" (đầu vào), sử dụng nút này để chuyển sang cổng đầu vào mà TV tiếp nhận thông tin âm thanh và hình ảnh. Bạn phải chọn cổng đầu vào tương ứng với cổng vừa cắm cáp.
Nếu trên cổng không đề tên hay bạn không nhớ mình dùng cổng nào, hãy bật đầu đĩa DVD và thử từng cổng cho tới khi xuất hiện hình ảnh và âm thanh.
Bước 6 - Đảm bảo cắm cáp A/V thật chính xác.
Nếu bạn chỉ nhận được tín hiệu hình ảnh hoặc âm thanh, hoặc không thấy tín hiệu nào cả thì có lẽ bạn cắm cáp chưa đúng. Kiểm tra từng cổng xem đã cắm đúng phích màu tương ứng hay chưa.
Nếu vẫn không thấy hình ảnh thì phải đảm bảo phích cắm màu Vàng được kết nối đúng vào cổng đầu vào có màu tương ứng trên TV và đầu ra trên đầu đĩa DVD.
Nếu không nghe thấy tiếng, đảm bảo phích cắm màu Đỏ và Trắng được kết nối đúng vào cổng đầu vào có màu tương ứng trên TV và đầu ra trên đầu đĩa DVD.
Phương pháp 4 - Cáp Thành phần (5 đầu)
Bước 1 - Cắm toàn bộ 5 đầu dây vào các cổng tương ứng trên đầu đĩa DVD.
Các cổng có màu tương ứng với màu phích cắm (Xanh lá, Xanh dương, Đỏ, Trắng, Đỏ) thường được nhóm lại và đề tên "Output" (Đầu ra) hoặc "Out" (Ra). Cổng Xanh lá, Xanh dương và Đỏ (Hình ảnh) có thể nằm riêng rẽ với cổng Đỏ và Trắng (Âm thanh), bạn phải cắm đủ cả 5 đầu.
Cáp thành phần có 2 đầu màu Đỏ nên dễ nhầm lẫn. Để phân biệt 2 đầu này, bạn chỉ cần đặt cáp xuống mặt phẳng là các đầu dây sẽ được sắp xếp theo thứ tự màu sắc Xanh lá, Xanh dương, Đỏ (hình ảnh), Trắng, Đỏ (âm thanh).
Một số cáp thành phần chỉ có đầu hình ảnh Xanh lá, Xanh dương và Đỏ. Bạn cần mua cáp âm thanh có đầu Đỏ và Trắng riêng biệt thì mới nghe được tiếng từ đĩa DVD, tương tự như phần cáp A/V được đề cập phía trên.
Bước 2 - Cắm đầu còn lại của cáp vào cổng đầu vào trên TV.
Tương tự như đầu đĩa DVD, bạn sẽ thấy các cổng có màu được nhóm lại với nhau và đề tên "Input" (Đầu vào) hoặc "In" (Vào). Chúng thường được đánh số để bạn biết nên lựa chọn đầu vào nào trên TV.
Bước 3 - Đảm bảo các kết nối vừa vặn và khớp đúng màu.
Bạn phải cắm phích vào đúng màu tương ứng trên cả đầu đĩa DVD và TV.
Bước 4 - Bật đầu đĩa DVD và TV.
Cho đĩa DVD vào đầu để thử hình ảnh và âm thanh.
Bước 5 - Lựa chọn cổng đầu vào của TV bằng cách nhấn nút "Nguồn" trên điều khiển.
Trên 1 số dòng TV thì là nút "input" (đầu vào), sử dụng nút này để chuyển sang cổng đầu vào mà TV tiếp nhận thông tin âm thanh và hình ảnh. Bạn phải chọn cổng đầu vào tương ứng với cổng vừa cắm cáp.
Nếu trên cổng không đề tên hay bạn không nhớ mình dùng cổng nào, hãy bật đầu đĩa DVD và thử từng cổng cho tới khi xuất hiện hình ảnh và âm thanh.
Bước 6 - Đảm bảo cắm cáp thành phần thật chính xác.
Nếu bạn chỉ nhận được tín hiệu hình ảnh hoặc âm thanh, hoặc không thấy tín hiệu nào cả thì có lẽ bạn cắm cáp chưa đúng. Kiểm tra từng cổng xem đã cắm đúng phích màu tương ứng hay chưa.
Nếu không thấy hình ảnh, hãy kiểm tra xem phích cắm Xanh lá, Xanh dương và Đỏ có được cắm đúng cổng đầu vào có màu tương ứng trên TV và đầu ra trên đầu đĩa DVD hay chưa.
Nếu không thấy tiếng, hãy kiểm tra xem phích cắm Đỏ và Trắng có được cắm đúng cổng đầu vào có màu tương ứng trên TV và đầu ra trên DVD hay chưa.
Kiểm tra lại 2 phích cắm màu Đỏ xem có cắm đúng cổng hay chưa. Nếu cắm nhầm vị trí thì sẽ không nhận được cả tín hiệu âm thanh lẫn hình ảnh.
Phương pháp 5 - Khắc phục sự cố
Bước 1 - Đừng quên cắm điện đầu đĩa DVD.
Thiết bị này cần kết nối với nguồn điện mới hoạt động được, hãy kiểm tra lại xem đã cắm điện hay chưa.
Bước 2 - Kiểm tra các cổng Đầu vào và Bổ trợ.
Đầu đĩa DVD sẽ hiển thị 1 trong số các cổng Đầu vào và Bổ trợ chứ không chạy cổng 3 hoặc 4 như trên 1 số đầu máy video(VCR).
Một số TV sẽ đề tên cổng Đầu vào theo kiểu kết nối, ví dụ như "HDMI", "AV" và "COMPONENT" (Thành phần). Xem lại Bước 1 để xác định kiểu kết nối bạn định sử dụng.
Bước 3 - Thử dùng cáp khác.
Nhiều khi các dây cáp cũ bị sờn hoặc phích cắm lỏng lẻo có thể làm yếu hoặc không truyền được tín hiệu. Hãy thử dùng cáp mới xem có giải quyết được vấn đề hay không.
Lưu ý: Có rất nhiều công ty quảng cáo những loại cáp đắt đỏ. Tuy nhiên, bạn sẽ không nhận thấy sự khác biệt về tín hiệu quá lớn khi sử dụng một loại cáp cao cấp. Đặc biệt là với cáp HDMI, cáp 100.000VNĐ cũng cho chất lượng hình ảnh và âm thanh tương đương với cáp hơn 1 triệu VNĐ.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%90i%E1%BB%81u-tr%E1%BB%8B-u-m%E1%BB%A1-b%E1%BA%B1ng-ph%C6%B0%C6%A1ng-ph%C3%A1p-t%E1%BB%B1-nhi%C3%AAn | Cách để Điều trị u mỡ bằng phương pháp tự nhiên | U mỡ là một khối u lành tính (không gây ung thư) gồm các mô mỡ. Các khối u mỡ không đau, vô hại và phát triển chậm. U mỡ nằm giữa lớp da và cơ, di chuyển tự do dưới da, có cảm giác mềm xốp hoặc nhão. Phần lớn u mỡ xuất hiện trên cổ, vai, bụng, cánh tay, đùi và lưng, có thể cản trở vận động và gây mất thẩm mỹ. Sau đây là một số phương pháp điều trị tự nhiên mà bạn có thể thử áp dụng để giảm u mỡ, cải thiện tầm vận động và vẻ ngoài của bạn .
Phương pháp 1 - Điều trị u mỡ bằng các loại dầu và thảo mộc tự nhiên
Bước 1 - Pha chế thuốc mỡ bằng dầu và thảo mộc tự nhiên.
Các loại dầu tự nhiên như dầu neem và dầu hạt lanh là chất nền tuyệt vời cho thuốc mỡ. Bạn hãy thử một số cách kết hợp các loại dầu và thảo mộc khác nhau.
Dầu neem là chất làm se giúp bảo vệ da. Loại dầu này được sử dụng phổ biến trong y học Ayurvedic (Ấn Độ cổ) để điều trị u mỡ.
Dầu hạt lanh có hàm lượng cao các a-xít béo omega-3 và omega-6. A-xít béo omega-3 và omega-6 có tác dụng giảm viêm. Bạn nên đảm bảo mua loại dầu hạt lanh được chứng nhận không chứa các kim loại nặng, chẳng hạn như chì và thủy ngân.
Bước 2 - Trộn cây tràng sao với dầu tự nhiên hoặc trà làm chất nền.
Trộn đều 1 thìa cà phê cây tràng sao với 2-3 thìa canh dầu neem hoặc dầu hạt lanh. Bôi thuốc lên u mỡ.
Cây tràng sao có tác dụng giảm mỡ.
Bạn cũng có thể dùng 1-2 thìa canh trà xanh để nguội thay cho dầu neem hay dầu hạt lanh để tạo thành hỗn hợp bột nhão.
Bước 3 - Làm thuốc mỡ nghệ.
Trộn 1 thìa cà phê nghệ với 2-3 thìa canh dầu neem hoặc dầu hạt lanh. Xoa thuốc này lên u mỡ. Nghệ sẽ khiến da chuyển thành màu vàng hoặc cam. Bạn nên dùng băng che lên khối u mỡ để bảo vệ quần áo.
Tương tự như dầu neem, nghệ cũng được sử dụng rộng rãi trong y học Ayurvedic.
Để trộn thành bột nhão, bạn có thể trộn nghệ với 1-2 thìa canh trà xanh để nguội thay thế cho dầu neem hoặc dầu hạt lanh.
Bước 4 - Trộn cây xô thơm khô vào dầu neem hoặc dầu hạt lanh.
Trộn ½ thìa cà phê cây xô thơm khô với 2-3 thìa canh dầu neem hoặc dầu hạt lanh. Thoa dầu lên u mỡ.
Thay thế dầu neem và dầu hạt lanh bằng 1-2 thìa canh trà xanh để nguội để làm thành bột nhão.
Cây xô thơm được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Hoa để đánh tan mô mỡ.
Phương pháp 2 - Cải thiện chế độ ăn
Bước 1 - Tăng lượng rau và hoa quả trong chế độ ăn.
Hoa quả và rau là các thực phẩm giàu chất chống ô xy hóa, vốn có tác dụng giảm mỡ máu.
Chọn các loại rau và hoa quả có màu sắc tươi sáng để có hàm lượng chất chống ô xy hóa cao nhất. Một số loại hoa quả và rau giàu chất chống ô xy hóa có thể kể đến là việt quất, mâm xôi, táo, mận, cam quýt, rau lá xanh, bí ngòi và ớt chuông.
Bước 2 - Ăn nhiều cá hơn.
Trong cá có một lượng lớn các chất béo omega-3 và protein tốt. Các chất béo omega-3 có tác dụng giảm viêm và kìm chế sự phát triển của các u mỡ.
Cá hồi và cá ngừ là các nguồn dồi dào các a-xít béo omega-3 cũng như protein.
Các nguồn giàu a-xít béo omega-3 bao gồm cá thu, cá trích, cá hồi, vốn cũng có hàm lượng cao vitamin B-12.
Bước 3 - Hạn chế ăn thịt đỏ.
Nếu có ăn thịt đỏ, bạn cần đảm bảo sử dụng thịt của gia súc được nuôi bằng cỏ, không chứa thuốc kháng sinh và hoóc môn. Thịt của gia súc được cho ăn cỏ giàu chất béo omega-3 và omega-6 lành mạnh.
Thịt gà, đậu phụ và đậu hạt là các thực phẩm lành mạnh có thể thay thế cho thịt đỏ và cũng có hàm lượng protein cao.
Bước 4 - Chuyển sang dùng thực phẩm hữu cơ càng nhiều càng tốt.
Khi chuyển sang thực phẩm hữu cơ, bạn sẽ hạn chế được các chất bảo quản và phụ gia nạp vào cơ thể. Khi đó gan sẽ có thể tập trung vào việc đào thải các độc tố tích tụ trong mô mỡ của khối u mỡ.
Phương pháp 3 - Khi nào cần được điều trị
Bước 1 - Hãy đi gặp bác sĩ nếu bạn thấy đau hoặc khó chịu, xuất hiện khối u mới hoặc thấy sưng tấy.
Một khối u hoàn toàn có khả năng trông rất giống u mỡ nhưng thực chất lại là một bệnh khác. U mỡ sẽ không gây đau nên nếu bạn thấy đau, đây có thể là dấu hiệu cho thấy có bệnh khác tiềm ẩn. Ngoài ra, tốt nhất là bạn không nên tự ý chữa trị khối u mới hoặc một vùng cơ thể bị sưng nào cho tới khi đã đi khám bác sĩ.
Khối u này sẽ không gây lo ngại, nhưng tốt nhất bạn vẫn nên đảm bảo nó đúng là u mỡ chứ không phải là thứ gì khác.
Bước 2 - Bác sĩ có thể sẽ làm sinh thiết cho bạn và chụp X Quang, MRI hoặc CT.
Những xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ đảm bảo rằng đó thật sự là u mỡ. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm chẩn đoán nhanh tại phòng khám.
Sinh thiết sẽ không gây đau, nhưng bạn có thể thấy hơi khó chịu. Trước khi làm sinh thiết, bác sĩ sẽ làm tê khu vực quanh khối u mỡ. Sau đó, họ sẽ dùng một cây kim mỏng để lấy một mẫu thử nhỏ từ khối u. Cuối cùng, họ sẽ dùng kính hiển vi để kiểm tra mẫu u để đảm bảo nó là u mỡ
X Quang, MRI và CT là các xét nghiệm hình ảnh. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ thực hiện một trong số đó. Phim X Quang có thể hiển thị vùng bóng đen, nơi khối u mỡ đang cư ngụ, còn hình ảnh từ MRI và CT có thể cho thấy nhiều chi tiết của khối u hơn.
Bước 3 - Hãy hỏi bác sĩ xem phẫu thuật hút mỡ (liposuction) có thể điều trị u mỡ không.
Nếu bạn có một khối u mỡ nhỏ khiến cuộc sống hàng ngày trở nên bất tiện, bác sĩ có thể loại bỏ nó bằng cách hút mỡ. Để thực hiện thủ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê quanh khối u để bạn không thấy đau. Sau đó, họ sẽ dùng kim để hút các mô mỡ ra khỏi khối u mỡ.
Thủ thuật này rất nhanh và không cần nghỉ ngơi tĩnh dưỡng nhiều. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ thấy sưng, khó chịu và bầm tím.
Bước 4 - Cân nhắc loại bỏ khối u bằng cách phẫu thuật nếu khối u mỡ này cản trở hoạt động của bạn.
Nếu bác sĩ nghĩ rằng phẫu thuật là phù hợp với bạn, họ sẽ gây mê cho bạn trước khi phẫu thuật. Để loại bỏ khối u mỡ, họ sẽ cắt một đường nhỏ và tách khối u ra khỏi cơ thể bạn. Cuối cùng, họ sẽ khâu vết mổ lại.
Sau phẫu thuật, bạn có thể sẽ có sẹo ở chỗ mổ. Tuy nhiên, vết sẹo có thể sẽ khó nhận ra. Ngoài ra, cảm giác khó chịu và bầm tím cũng là phổ biến trong vài ngày sau mổ.
Bạn cũng có thể cân nhắc phương án phẫu thuật nếu khối u mỡ gây ảnh hưởng tới cảm nhận của bạn về cơ thể mình.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/X%C3%A2m-nh%E1%BA%ADp-m%C3%A1y-t%C3%ADnh-%E1%BB%9F-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng | Cách để Xâm nhập máy tính ở trường | wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách lấy quyền quản trị viên (administrator) trên PC ở trường. Trong trường hợp ngoài dự tính nếu nhà trường sử dụng máy Mac thay vì Windows, bạn sẽ không thể xâm nhập (hay hack) được. Lưu ý: nếu BIOS trên máy tính bị khóa, bạn cũng sẽ không hack được. Ngoài ra, bạn cũng không thể xâm nhập máy tính ở trường nếu máy được kết nối với miền (nghĩa là các chính sách trên máy được quản lý từ xa).
Phương pháp 1 - Bật Command Prompt trên Windows 7
Bước 1 - Khởi động lại máy tính bằng nút nguồn (Power).
Nhấn giữ nút nguồn cho đến khi tắt máy, sau đó nhấn nút nguồn lần nữa để mở máy trở lại.
Bước 2 - Chờ màn hình khởi động hiện ra.
Trong hầu hết trường hợp, máy tính sẽ cảnh báo rằng Windows đã không được tắt đúng cách và bạn có thể sử dụng các phím mũi tên để chọn một vài hành động.
Bước 3 - Chọn Start Windows Normally (Khởi động Windows bình thường).
Tùy chọn này nằm giữa màn hình, sau đó bạn cần nhấn ↵ Enter để xác nhận lựa chọn.
Bước 4 - Khởi động lại máy bằng nút nguồn.
Máy tính sẽ khởi động lại như vừa rồi và màn hình chào mừng lại hiện lên.
Bước 5 - Tìm màn hình "Startup Repair".
Nếu màn hình khởi động hiển thị các tùy chọn sửa chữa (ví dụ: ), bạn có thể tiến hành bước tiếp theo.
Nếu trên màn hình khởi động có các tùy chọn sửa chữa, hãy chọn lần nữa, sau đó khởi động lại máy tính bằng nút nguồn. Bạn cần tiếp tục thao tác này cho đến khi màn hình "Startup Repair" hiện ra.
Bước 6 - Chọn Launch Startup Repair (recommended) (Khởi chạy tiến trình khởi động khắc phục).
Tùy chọn này nằm giữa màn hình. Tiến trình khởi động khắc phục sẽ bắt đầu chạy.
Bước 7 - Nhấp vào Cancel (Hủy) khi được nhắc.
Bạn cần chờ khoảng 10 phút sau khi thực hiện bước này để tiếp tục.
Bước 8 - Nhấp vào khung thả xuống "View problem details" (Xem chi tiết vấn đề).
Tùy chọn này nằm ở góc dưới bên trái thông báo lỗi. Danh sách các ghi chú sẽ thả xuống.
Bước 9 - Mở Notepad.
Cuộn xuống đến tiêu đề "If the online privacy statement is not available...", sau đó nhấp vào liên kết nằm bên dưới.
Bước 10 - Mở tập tin hệ thống trên máy tính.
Sau khi Notepad mở ra, bạn cần:
Nhấp vào (Tập tin) ở góc trên bên trái Notepad.
Nhấp vào (Mở) trong trình đơn thả xuống.
Nhấp đúp vào nằm trên cửa sổ hiện ra.
Nhấp đúp vào ổ cứng của máy tính (thường là ).
Nhấp đúp vào thư mục .
Cuộn xuống và nhấp đúp vào thư mục .
Bước 11 - Thay đổi loại tập tin mà bạn có thể nhìn thấy.
Nhấp vào khung thả xuống "File type" và chọn (Tất cả tập tin) từ trong trình đơn thả xuống hiện ra.
Bước 12 - Thay Utility Manager bằng Command Prompt.
Như vậy bạn sẽ có thể truy cập Command Prompt cho dù ứng dụng này bị khóa trên máy tính:
Tìm shortcut "Utilman" trong phần chữ "U" của tập tin (không phải thư mục).
Nhấp phải vào "Utilman", chọn (Đổi tên).
Nhập Utilman1 rồi nhấn ↵ Enter.
Tìm tập tin "cmd".
Nhấp phải vào tập tin "cmd" rồi chọn (Sao chép)
Nhấn Ctrl+V để dán tập tin đã sao chép.
Nhấp phải vào tập tin đã sao chép rồi chọn , nhập Utilman và nhấn ↵ Enter.
Bước 13 - Đóng cửa sổ "Open" và Notepad.
Nhấp vào ở phía dưới bên phải cửa sổ "Open", sau đó nhấp vào dấu ở góc trên bên phải cửa sổ Notepad.
Bước 14 - Thoát những cửa sổ còn lại.
Nhấp vào dấu ở góc trên bên phải cửa sổ báo cáo lỗi, nhấp vào ở góc dưới bên phải cửa sổ Startup Repair rồi chọn khi được nhắc. Lúc này, bạn có thể tiếp tục tạo tài khoản administrator mới.
Phương pháp 2 - Tạo tài khoản administrator mới
Bước 1 - Chờ màn hình đăng nhập hiện ra.
Sau khi máy tính khởi động lại, màn hình đăng nhập sẽ hiện ra.
Bước 2 - Nhấp vào biểu tượng "Utility Manager".
Đây là biểu tượng mặt đồng hồ và mũi tên nằm ở góc dưới bên trái màn hình. Vì ứng dụng Command Prompt đã được thay bằng Utility Manager nên khi bạn nhấp vào biểu tượng này, cửa sổ Command Prompt sẽ mở ra.
Bước 3 - Tạo người dùng mới.
Sau khi Command Prompt mở ra, bạn hãy:
Nhập net user name /add, nhớ thay "name" bằng tên người dùng mà bạn chọn.
Nhấn ↵ Enter.
Nhập net localgroup administrators name /add và cũng đừng quên thay "name" bằng tên người dùng mà bạn vừa tạo.
Nhấn ↵ Enter
Bước 4 - Khởi động lại máy tính.
Nhấp vào biểu tượng {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/5\/5d\/Windowspower.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/5\/5d\/Windowspower.png\/30px-Windowspower.png","smallWidth":460,"smallHeight":460,"bigWidth":30,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} rồi nhấp tiếp vào . Máy tính sẽ bắt đầu khởi động lại.
Bước 5 - Chọn tên người dùng mới.
Nhấp vào tên của người dùng mới, sau đó nhấp vào nút (Đăng nhập). Vì bạn đã không tạo mật khẩu đi kèm tài khoản này ở bước trước đó nên bây giờ không cần nhập mật khẩu.
Bước 6 - Cho phép Windows thiết lập tài khoản.
Vì đây là tài khoản mới nên Windows 10 cần vài phút để thiết lập hệ thống tập tin và thư mục.
Bỏ qua bước này trên Windows 7.
Bước 7 - Sử dụng máy với quyền administrator.
Bây giờ sau khi đăng nhập tài khoản quyền quản trị viên, bạn sẽ có thể sử dụng các dịch vụ và chương trình hệ thống mà không bị giới hạn.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/M%E1%BB%9F-T%E1%BA%ADp-tin-%C4%90%E1%BB%8Bnh-d%E1%BA%A1ng-MKV | Cách để Mở Tập tin Định dạng MKV | MKV là tập tin video được mã hóa dưới định dạng nguồn mở Matroska. Định dạng này có nhiều ưu điểm hơn AVI, MP4, ASF, v, v. Tuy nhiên, phần mềm xem phim được cài mặc định trên máy tính thường không có bộ giải mã cần thiết để mở tập tin MKV, khiến cho tập tin được liệt vào dạng "không rõ" hoặc "không thể mở". May thay, khắc phục sự cố này rất đơn giản, sau đó bạn có thể vô tư xem tập tin MKV trên máy tính. Đọc bài viết sau để tìm hiểu một số cách xem tập tin MKV trên máy tính và Mac.
Phương pháp 1 - Dùng Phần mềm Xem phim Tương thích
Bước 1 - Chọn một Phần mềm Xem phim hỗ trợ định dạng MKV.
Có rất nhiều phần mềm hoàn toàn miễn phí. Một số phần mềm được lập trình khá tốt, thậm chí còn hơn phần mềm mặc định trên máy tính. Số còn lại không tốt lắm. Các phần mềm khác nhau cung cấp tùy chọn, chức năng khác nhau để xem video - trong trường hợp này, điều bạn cần nhất là một phần mềm tốt, dễ sử dụng và có thể xem định dạng MKV mà không cần can thiệp nhiều.
(thường được gọi là "VLC") là phần mềm miễn phí, được nhiều người sử dụng và đáp ứng các yêu cầu trên (thậm chí nhiều hơn). Các bước còn lại của phần này sẽ hướng dẫn dựa trên phần mềm VLC.
VLC không phải là phần mềm tương thích duy nhất. Có rất nhiều phần mềm có thể xem định dạng MKV và có chức năng tương tự như VLC. Ví dụ, và cũng là những lựa chọn tốt.
Bước 2 - Tải và cài đặt phần mềm xem phim.
Mặc dù phần còn lại của mục này viết theo VLC, nhưng bạn có thể áp dụng bước này với các phần mềm khác. Tìm liên kết tải về trực tuyến cho phần mềm bạn chọn. Phải chọn các trang web đáng tin và an toàn - Cnet.com là trang web an toàn và được nhiều người sử dụng, nó chứa liên kết tải về của rất nhiều loại phần mềm, bao gồm cả VLC Player. Nếu bạn dùng Cnet, nhập "VLC Player" vào thanh tìm kiếm để nhận kết quả liên quan. Tải phần mềm, mở tập tin cài đặt và làm theo hướng dẫn để cài phần mềm vào máy.
Để tiện sử dụng, bạn nên tạo đường tắt trên màn hình nền. Điều này giúp truy cập phần mềm mới dễ dàng hơn - một lựa chọn hay nếu bạn không am hiểu công nghệ.
Cần tải phiên bản VLC tương thích với hệ điều hành. VLC được chia thành hai phiên bản cho Windows và Mac.
Bước 3 - Khởi động VLC.
Sau khi cài đặt, khởi động phần mềm. Bạn có thể được yêu cầu xác nhận cho phép phần mềm truy cập thông tin trên internet. Bạn sẽ thấy một cửa sổ màu đen với biểu tượng cột giao thông màu cam ở chính giữa. Từ bước này, bạn có thể truy cập toàn bộ chức năng của VLC, bao gồm cả xem video.
Bước 4 - Mở tập tin video.
Nhấp chuột vào nút "Media" trên thanh công cụ ở phía trên cửa sổ VLC. Tiếp theo, chọn "Open File" (Mở Tập tin). Xác định vị trí và chọn tập tin MKV. Trong hầu hết các trường hợp, tập tin KMV sẽ được mở hoàn toàn bình thường!
Lưu ý - hướng dẫn phía trên là dành cho phiên bản VLC của Windows.
Mặc dù VLC có thể mở phần lớn tập tin MKV mà không gặp vấn đề gì, nhưng cũng có phản hồi về lỗi với định dạng video nén có tên RealVideo. Trong trường hợp này, bạn cần dùng phần mềm tương thích để xem RealVideo.
Phương pháp 2 - Dùng Codec Pack
Bước 1 - Bạn cần hiểu ưu và nhược điểm của codec pack.
Codec (viết tắt của mã-giải mã) là một phần mềm máy tính dùng để mã hóa và giải mã bất kỳ phương tiện truyền thông kỹ thuật số nào. Trong trường hợp này, bạn cần loại codec có thể giải mã và mở tập tin MKV. May thay, rất nhiều "codec packs" miễn phí trên mạng có thể cung cấp codes không chỉ cho tập tin MKV, mà còn rất nhiều loại tập tin khác. Những codec pack này có một số ưu và nhược điểm khi mở tập tin MKV.
Ưu điểm: Như đề cập ở trên, loại codec pack ta dùng thường bao gồm codec cho rất nhiều định dạng video - không chỉ riêng MKV. Điều này nghĩa là bạn có thể xem nhiều định dạng video khác sau khi tải và cài đặt codec pack. Nếu các tập tin video được tải từ nhiều nguồn khác nhau, bạn nên sử dụng một codec pack toàn diện để có thể "bao quát" hầu hết định dạng tập tin.
Khuyết điểm: Codec pack là phương pháp "cưỡng chế" để mở tập tin video cứng đầu. Cách này hầu như luôn hiệu quả, nhưng nếu bạn muốn mở một định dạng video nhưng tải quá nhiều codec không cần thiết, nghĩa là bạn đang tiêu tốn bộ nhớ phần cứng. Hơn nữa, nếu có trục trặc và bạn không thể mở bất kỳ tập tin video nào thì rất khó khăn trong việc xác định phần nào của codec pack gây ra lỗi.
Bước 2 - Tải và cài đặt codec pack thích hợp.
Nếu bạn quyết định chọn phương pháp này, bạn cần tải codec pack an toàn, được đánh giá tốt, và quan trọng nhất là có hỗ trợ tập tin MKV. Trang web chính thức của khuyến cáo sử dụng cho máy tính Windows. Một lựa chọn khác cho máy tính là , tải miễn phí tại địa chỉ codecguide.com. Tải codec pack bạn muốn, chạy tập tin cài đặt và làm theo hướng dẫn trên màn hình.
Với Mac mọi chuyện sẽ đơn giản hơn, bạn chỉ cần tải phần mềm xem phim tương thích. Perian là một dự án nguồn mở có thêm chức năng mở rộng video (hỗ trợ cả định dạng MKV) cho Quicktime Player và chắc chắn hiệu quả, tuy nhiên dự án này chưa được cập nhật kể từ năm 2012. Nó không được chú ý trên trang web Perian, nhà phát triển khuyến cáo dùng một số phần mềm khác thay thế: Niceplayer, VLC, và MPlayer OS X.
Lưu ý - trước khi cài đặt codec pack, bạn nên gỡ cài đặt các bản cũ hoặc quá hạn trên máy tính để tránh lỗi xung đột.
Bước 3 - Mở tập tin MKV với phần mềm tương thích.
Sau khi cài đặt codec pack, bạn có thể mở video trên hầu hết các phần mềm xem phim được cài sẵn trên máy tính. Các nhà phát triển codec pack khuyến cáo phần mềm miễn phí và thường xuyên được cập nhật (như VLC, Media Player Classic, v, v.) Tuy nhiên phần mềm mặc định trên máy tính (Windows Media Player, v, v.) vẫn hoạt động.
Ngay sau khi cài đặt, bạn sẽ được yêu cầu điều chỉnh tùy chọn "bộ lọc". Nếu bạn không am hiểu công nghệ và hiểu rõ việc mình đang làm thì tốt hơn hết hãy để tùy chọn mặc định.
Nếu bạn gặp khó khăn khi mở tập tin nào đó, hãy thử mở tập tin khác cùng định dạng. Nếu mở được thì lỗi là ở tập tin đó, có thể nó bị hỏng hoặc không thể mở được.
Phương pháp 3 - Khắc phục sự cố
Bước 1 - Dùng một chương trình chẩn đoán MKV miễn phí.
Bất chấp nỗ lực của nhà sáng chế, tập tin MKV vẫn rất khó mở, đặc biệt là trên máy tính. Nhà phát triển của Matroska hiểu được điều này và đã tạo ra một công cụ riêng biệt để phát hiện vấn đề của tập tin MKV. Công cụ này có tên là , có chức năng phân tích tập tin và xác định xem bạn đã cài đặt codec và bộ lọc chính xác để xem video hay chưa. Chương trình chẩn đoán này hoàn toàn miễn phí, bạn có thể tải về từ trang web của Matroska, matroska.org.
Bước 2 - Dùng phần mềm chẩn đoán trung gian.
Chương trình chẩn đoán chính thức được đề cập phía trên không phải là công cụ duy nhất có khả năng phân tích tập tin. Trên thị trường có rất nhiều chương trình miễn phí và không giới hạn định dạng tập tin có thể phân tích. Một chương trình trung gian để phân tích lỗi tập tin là phần mềm của KC có tên , bạn có thể tải miễn phí tại địa chỉ afterdawn.com.
Bước 3 - Tải phần mềm tương thích xem RealVideo.
Phần mềm và codec pack được liệt kê ở trên có thể khắc phục hầu hết các vấn đề của tập tin MKV. Tuy nhiên, có một vấn đề vô cùng dai dẳng mà các phương pháp trên không thể giải quyết được đó chính là RealVideo. Realvideo là một định dạng video nén. Về cơ bản, tập tin MKV có thể nén về định dạng RealVideo, và bạn không thể xem định dạng này trên những phần mềm thông thường. Để xem định dạng RealVideo bạn cần tải một phần mềm đặc biệt chuyên dụng có tên , phần mềm này hoàn toàn miễn phí tại địa chỉ real.com.
Ngoài ra, nếu không muốn tải phần mềm chính thức, bạn có thể chọn những phần mềm của bên thứ 3 để xem định dạng RealVideo như , bạn có thể tải miễn phí từ nhiều trang web trực tuyến khác nhau.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/B%E1%BA%ADt-thanh-c%C3%B4ng-c%E1%BB%A5-b%E1%BB%8B-%E1%BA%A9n-tr%C3%AAn-tr%C3%ACnh-duy%E1%BB%87t | Cách để Bật thanh công cụ bị ẩn trên trình duyệt | Đây là bài viết hướng dẫn bạn cách khôi phục thanh công cụ bị ẩn trên trình duyệt web của máy tính. Bạn có thể thực hiện việc này trên Chrome, Firefox, Microsoft Edge, Internet Explorer và Safari. Tuy nhiên, vì trình duyệt trên điện thoại không cho phép thêm thanh công cụ nên bạn không thể áp dụng hướng dẫn bên dưới.
Phương pháp 1 - Trên Google Chrome
Bước 1 - Mở Google Chrome với biểu tượng quả cầu màu đỏ, vàng, xanh lá và xanh dương.
Bước 2 - Đảm bảo bạn không mở Chrome ở chế độ toàn màn hình.
Chế độ toàn màn hình có thể khiến các thanh công cụ biến mất. Điều này tùy thuộc vào từng loại máy tính:
- Ấn F11 (hoặc Fn+F11).
- Di con trỏ chuột lên phía trên màn hình để nhấp vào vòng tròn màu xanh lá hiển thị ở phía trên góc trái.
Bước 3 - Nhấp vào biểu tượng ⋮ ở phía trên góc phải màn hình cửa sổ Chrome để mở danh sách lựa chọn.
Bước 4 - Chọn More tools (Công cụ khác) ở gần giữa danh sách lựa chọn để mở thêm một trình đơn khác.
Bước 5 - Nhấp vào Extensions (Tiện ích mở rộng) trong trình đơn vừa hiển thị để mở trang Extensions.
Vì Chrome dùng tiện ích mở rộng để thêm thanh công cụ nên bạn có thể bật những thanh công cụ không hoạt động tại đây.
Bước 6 - Tìm thanh công cụ của bạn.
Kéo thanh trượt xuống đến thanh công cụ mà bạn muốn thêm vào Chrome.
Nếu không tìm thấy thanh công cụ, trước tiên có lẽ bạn phải cài đặt lại phần tiện ích mở rộng.
Bước 7 - Bật thanh công cụ.
Đánh dấu vào ô "Enabled" (Bật) bên phải phần mở rộng của thanh công cụ, sau đó đánh dấu vào ô "Allow in incognito" (Cho phép ở chế độ ẩn danh) bên dưới thanh công cụ nếu bạn muốn dùng ở chế độ ẩn danh.
Bước 8 - Bật thanh dấu trang.
Nếu việc bật thanh công cụ không giải quyết được vấn đề, bạn cần tìm cách bật thanh dấu trang theo cách sau:
Nhấp vào biểu tượng
Chọn (Dấu trang)
Nhấp vào (Hiện thanh dấu trang)
Bước 9 - Quét vi-rút.
Nếu thanh công cụ của bạn vẫn không hoạt động đúng cách, có thể máy tính đã nhiễm vi-rút. Hãy quét máy tính bằng phần mềm diệt vi-rút để kiểm tra. Nếu máy tính có vi-rút, chương trình thường sẽ diệt giúp bạn.
Phương pháp 2 - Trên Safari
Bước 1 - Mở trình duyệt Safari với biểu tượng la bàn màu xanh dương nằm trong thanh Dock của máy tính Mac.
Đảm bảo Safari được mở ở chế độ cửa sổ thay vì toàn màn hình.
Nếu Safari đã được mở sẵn và đang ở chế độ toàn màn hình, bạn di chuyển con trỏ chuột lên trên màn hình để nhấp vào nút màu xanh lá ở phía trên góc trái.
Bước 2 - Nhấp vào View (Xem) ở phía trên màn hình để mở danh sách lựa chọn.
Bước 3 - Nhấp vào Show Toolbar (Hiện thanh công cụ) ở gần cuối danh sách lựa chọn View để bật thanh công cụ
Bạn cũng có thể nhấp vào (Hiển thị thanh địa chỉ) và (Hiển thị thanh tab) ở bước này nếu bị mất thanh địa chỉ hay thanh hiển thị các tab ở phía trên Safari.
Nếu thấy lựa chọn Hide Toolbar' (Ẩn thanh công cụ), bạn hãy nhấp vào đó rồi chọn để bật thanh công cụ.
Bước 4 - Tùy chỉnh thanh công cụ theo cách sau:
Nhấp vào
Chọn (Tùy chỉnh thanh công cụ)
Nhấp và kéo các mục từ trình đơn rồi thả vào thanh công cụ.
Bước 5 - Quét vi-rút.
Nếu thanh công cụ vẫn không hiển thị kể cả khi đã được bật, có lẽ máy tình Mac của bạn đã bị nhiễm mã độc khiến Safari không hiển thị thanh công cụ.. Việc quét vi-rút sẽ giúp xóa mã độc.
Phương pháp 3 - Trên Firefox
Bước 1 - Mở trình duyệt Firefox với biểu tượng con cáo màu cam quấn quanh quả địa cầu màu xanh dương.
Bước 2 - Đảm bảo bạn không mở trình duyệt ở chế độ toàn màn hình.
Nếu đang xem chế độ toàn màn hình, bạn có thể thoát theo cách sau:
- Ấn F11 (hoặc Fn+F11) để thoát chế độ toàn màn hình.
- Di con trỏ chuột lên trên màn hình để nhấp vào vòng tròn màu xanh lá hiển thị ở phía trên góc trái.
Bước 3 - Nhấp vào ☰ ở phía trên góc phải cửa sổ để mở danh sách lựa chọn.
Bước 4 - Nhấp vào Add-ons (Tiện ích mở rộng) trong danh sách lựa chọn để mở trang Add-Ons.
Bước 5 - Nhấp vào thẻ Extensions (Tiện ích mở rộng) ở phía trên góc trái trang.
Bước 6 - Tìm tiện ích thanh công cụ.
Kéo thanh trượt lên hoặc xuống để tìm tiện ích mở rộng làm hiển thị thanh công cụ mà bạn muốn dùng.
Bước 7 - Nhấp vào Enable (Bật) bên phải tên của tiện ích mở rộng.
Bước 8 - Nhấp vào Restart now (Khởi động lại ngay) khi được hỏi.
Bạn sẽ thấy đường dẫn này hiển thị phía trên thanh công cụ mà mình muốn bật. Sau khi Firefox hoàn tất việc khởi động lại, thanh công cụ sẽ hiện ra.
Bước 9 - Bật thanh công cụ mặc định.
Nếu việc bật thanh công cụ mở rộng không giải quyết được vấn đề, bạn cần phải bật thanh công cụ mặc định theo cách sau:
Nhấp vào (Xem) (trên Windows, bạn cần ấn phím Alt trước)
Chọn
Nhấp vào thanh công cụ mà bạn muốn bật (chẳng hạn như (Thanh công cụ dấu trang)
Lặp lại thao tác cho các thanh công cụ còn lại (nếu cần).
Bước 10 - Tùy chỉnh thanh công cụ của bạn.
Nhấp vào
Chọn (Tùy chỉnh)
Đảm bảo dòng "Toolbars" (Thanh công cụ) đã được chọn trong danh sách lựa chọn ở cuối trang.
Nhấp và kéo lựa chọn thanh công cụ từ giữa trang đến phía trên góc phải cửa sổ.
Bước 11 - Quét vi-rút.
Nếu thanh công cụ của bạn vẫn không hoạt động đúng cách, có thể máy tính đã nhiễm vi-rút. Hãy quét máy tính bằng phần mềm diệt vi-rút để kiểm tra. Nếu máy tính có vi-rút, chương trình sẽ diệt giúp bạn.
Phương pháp 4 - Trên Microsoft Edge
Bước 1 - Mở Edge với biểu tượng chữ "e" màu xanh dương đậm hoặc chữ "e" màu trắng trên nền xanh dương.
Bước 2 - Nhấp vào biểu tượng ⋯ ở phía trên góc phải cửa sổ để mở danh sách lựa chọn.
Bước 3 - Nhấp vào Extensions (Tiện ích mở rộng) ở gần phía dưới danh sách lựa chọn.
Bước 4 - Chọn thanh công cụ.
Có thể bạn cần kéo thanh trượt xuống để tìm thanh công cụ muốn dùng. Sau khi tìm được, bạn nhấp vào đó để chọn.
Bước 5 - Nhấp vào thanh trượt màu trắng bên dưới tên thanh công cụ để chuyển sang chế độ On (Bật) .
Thao tác này bật hiển thị của thanh công cụ cùng với thanh trượt bên dưới với nội dung "Show button next to the address bar" (Hiện nút bên cạnh thanh địa chỉ).
Bạn có thể lặp lại thao tác này cho các thanh công cụ bị mất hoặc bị ẩn bằng cách nhấp vào mũi tên "Back" (Trở về) ở phía trên góc trái trình đơn và sau đó chọn một dịch vụ khác.
Bước 6 - Quét vi-rút.
Nếu thanh công cụ của bạn vẫn không hoạt động đúng cách, có thể máy tính đã nhiễm vi-rút. Hãy quét máy tính bằng phần mềm diệt vi-rút để kiểm tra. Nếu máy tính có vi-rút, thông thường chương trình sẽ diệt giúp bạn.
Phương pháp 5 - Trên Internet Explorer
Bước 1 - Mở trình duyệt Internet Explorer với biểu tượng chữ "e" màu xanh dương nhạt có đai vàng bao quanh.
Bước 2 - Đảm bảo bạn không xem trình duyệt ở chế độ toàn màn hình.
Nếu đang bật chế độ toàn màn hình, bạn ấn F11 (hoặc Fn+F11) để thoát.
Bước 3 - Mở Settings (Cài đặt).
Nhấp vào biểu tượng bánh răng ở phía trên góc phải cửa sổ Internet Explorer để mở danh sách lựa chọn.
Bước 4 - Nhấp vào Manage add-ons (Quản lý tiện ích mở rộng) ở gần phía trên danh sách lựa chọn để mở một cửa sổ mới.
Bước 5 - Nhấp vào thẻ Toolbars and Extensions (Thanh công cụ và Tiện ích mở rộng) ở bên trái cửa sổ.
Bước 6 - Tìm thanh công cụ mà bạn muốn bật.
Kéo xem danh sách tại đây để tìm thanh công cụ mà bạn muốn sử dụng.
Bước 7 - Chọn thanh công cụ.
Nhấp để chọn thanh công cụ mà bạn muốn dùng.
Bước 8 - Nhấp vào Enable (Bật) ở bên dưới góc phải cửa sổ để bật thanh công cụ.
Bạn có thể lặp lại thao tác này với các thanh công cụ mà mình muốn bật.
Bước 9 - Nhấp vào Close (Đóng) ở bên dưới góc phải cửa sổ để đóng cửa sổ Add-Ons.
Bước 10 - Bật thanh công cụ mặc định theo cách sau:
Ấn phím Alt.
Nhấp vào (Xem) ở phía trên góc trái cửa sổ.
Chọn (Thanh công cụ)
Kiểm tra lựa chọn (Thanh trình đơn)
Lặp lại thao tác cho các thanh công cụ khác.
Bước 11 - Quét vi-rút.
Nếu thanh công cụ của bạn vẫn không hoạt động đúng cách, có thể máy tính đã nhiễm vi-rút. Hãy quét máy tính bằng phần mềm diệt vi-rút để kiểm tra. Nếu máy tính có vi-rút, thông thường chương trình sẽ diệt giúp bạn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ki%E1%BB%83m-tra-Th%E1%BB%8Bt-G%C3%A0 | Cách để Kiểm tra Thịt Gà | Việc chuẩn bị bữa tối sẽ trở nên khó khăn khi bạn đói và đang vội nhưng bạn cần đảm bảo là thịt gà vẫn có thể ăn được. Chúng ta đều biết thịt gà bị hỏng có thể gây ngộ độc sau khi ăn. Không phải chỉ riêng thịt gà còn sống mà cả thịt đã qua chế biến cũng có thể gây hại cho bạn. Tuy nhiên, nếu bạn có thịt gà đông lạnh thì sao? Bạn có thể xác định thịt gà có còn an toàn để sử dụng hay không bằng thị giác, xúc giác và vị giác.
Phương pháp 1 - Kiểm tra thịt Gà Sống
Bước 1 - Kiểm tra sự thay đổi về màu sắc.
Thịt gà tươi khi còn sống sẽ có màu hồng tươi của thịt. Khi thịt bắt đầu hỏng, màu thịt sẽ chuyển dần sang xám. Nếu thịt gà thâm, bạn nên sử dụng thịt ngay trước khi nó trở nên tệ hơn. Một khi thịt gà có màu xám thay vì hồng thì đã quá muộn.
Màu thịt gà sống có thể chuyển sang màu xám rồi có những đốm vàng nhưng không phải là lớp da.
Nếu bạn chế biến thịt gà bị hỏng, thịt sẽ vẫn bị thâm chứ không có màu trắng.
Bước 2 - Ngửi thịt gà.
Thịt gà sống nếu bị hỏng sẽ có mùi nặng. Một số người miêu tả nó như là mùi "chua", trong khi số khác cho rằng nó có mùi như amoniac. Nếu thịt gà bắt đầu nặng mùi hoặc mùi khó chịu thì tốt nhất bạn nên bỏ đi.
Thịt gà cũng có thể bắt đầu bốc mùi khó chịu khi chế biến, tốt nhất là bạn nên bỏ đi nếu ngửi thấy mùi khác thường.
Bước 3 - Sờ vào thịt.
Thịt có bị nhớt không? Sờ vào thịt để kiểm tra thì hơi khó nhận biết hơn nhìn màu sắc hoặc ngửi mùi, vì thịt gà vốn bóng nhờn và hơi nhớt khi chạm vào. Tuy nhiên, nếu thịt gà vẫn còn nhớt sau khi rửa nước thì rất có thể là đã bị hỏng. Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy thịt gà nhớp nháp thì thịt cũng gần hỏng.
Phương pháp 2 - Kiểm tra thịt Gà Đông lạnh
Bước 1 - Xem lớp băng đóng trên thịt.
Nếu có một lớp băng dày đóng trên thịt gà thì có nghĩa là thịt không còn tươi nữa. Lớp băng sẽ dày như đá trong tủ đông lâu ngày chưa tan. Thịt gà đông lạnh trong thời gian ngắn sẽ không có lớp băng dày nếu được thực hiện đúng cách. Nếu lớp băng có màu trắng thì có thể là do bị cháy đông.
Bước 2 - Kiểm tra vết cháy đông.
Vết cháy đông là đốm hoặc vệt trắng trên thịt gà nhưng không phải là mỡ. Nó thường sẽ cứng hơn vùng da xung quanh và hơi phồng lên.
Mặc dù không gây hại cho bạn, nhưng các vết này sẽ làm thịt gà không còn ngon.
Bước 3 - Xem kỹ màu sắc.
Thịt gà đông lạnh sẽ khó kiểm tra màu sắc hơn. Thịt gà cũng sẽ bị sẫm màu tương tự như thịt sống và thịt đã qua chế biến, với màu xám nhạt hoặc màu vàng của mỡ. Nếu thịt có màu xám đậm thì bạn nên bỏ đi.
Phương pháp 3 - Kiểm tra thịt Gà đã qua Chế biến
Bước 1 - Ngửi thịt gà.
Việc kiểm tra mùi của thịt đã qua chế biến cũng tương tự như với thịt gà sống nhưng đôi khi sẽ khó nhận biết chất lượng thịt nếu gia vị lấn át mùi của thịt.
Nếu thịt gà có mùi như trứng thối hoặc lưu huỳnh thì nó đã bị hỏng.
Bước 2 - Kiểm tra sự thay đổi màu sắc nếu như có thể.
Đôi khi bạn không thể kiểm tra màu sắc nếu thịt gà được lăn bột hoặc nếu màu sắc thay đổi vì nước ướp. Nếu thịt gà đã qua chế biến chuyển từ màu trắng sang màu xám thì không thể ăn được.
Bước 3 - Kiểm tra xem thịt có bị mốc hay không.
Vệt mốc là dấu hiệu rõ nhất cho thấy thịt gà bị thối, hỏng và không ăn được. Nếu thịt có những đốm xanh, đen hoặc có các loại vi sinh hình thành trên bề mặt thì thịt đã bị hỏng và nên bỏ đi ngay lập tức. Kể cả mùi 'lạ' lúc này cũng làm bạn khó chịu.
Bước 4 - Nếm thử thịt gà trước khi nuốt.
Nếu bạn cảm thấy không chắc chắn rằng thịt gà đã nấu chín có còn ăn được hay không và không muốn lãng phí thì bạn có thể nếm thử một miếng. Thay vì nhai và nuốt thịt ngay lập tức, bạn nên nhai thật chậm và dừng lại để kiểm tra mùi vị.
Nếu thịt có vị “lạ” hoặc có vị chua, bạn không nên nuốt và bỏ ngay phần thịt còn lại.
Phương pháp 4 - Kiểm tra cách Bảo quản Thịt
Bước 1 - Kiểm tra "Hạn bán".
Việc này không thể hiện rõ thịt gà sống còn hạn sử dụng hay không vì "Hạn bán" chỉ cho biết thời hạn thịt gà không nên được bán cho người tiêu dùng. Thay vì dựa vào "Hạn bán", tốt nhất bạn nên dùng nó để xác định thịt gà mà bạn nghi ngờ không còn tươi có thật sự quá hạn hay không.
Nếu bạn mua thịt gà tươi được đông lạnh ở cửa hàng thì thịt có thể bảo quản được 9 tháng sau hạn bán, miễn là khi mua thịt vẫn còn tươi.
Bước 2 - Kiểm tra xem thịt gà được bảo quản như thế nào.
Thịt gà đã nấu chín bị hỏng nhanh hơn nếu như để ngoài không khí và thịt gà bảo quản không đúng cách cũng dễ hỏng.
Thịt gà nên được bảo quản trong hộp cạn, kín khí hoặc túi dành riêng cho tủ đông.
Bạn cũng có thể gói kỹ thịt gà trong giấy bạc hoặc màng bọc thực phẩm.
Ví dụ: để đảm bảo thịt gà vẫn còn an toàn để ăn thì gà nguyên con nên được chặt miếng nhỏ và lấy sạch những gì được nhồi trong bụng trước khi ướp lạnh hoặc đông lạnh.
Bước 3 - Tìm hiểu xem thịt gà được bảo quản như thế nào và bao lâu.
Độ tươi của thịt gà còn tùy thuộc vào cách bảo quản thịt như thế nào. Sau khi hết thời hạn bảo quản, thịt gà có nguy cơ bị hỏng rất cao.
Thịt gà sống trong tủ lạnh chỉ được dùng trong 1 hoặc 2 ngày, còn thịt gà đã chế biến chín có thể bảo quản từ 3 đến 4 ngày.
Thịt gà đã chế biến chín bảo quản tốt trong tủ đông thì vẫn có thể ăn được sau 4 tháng, còn thịt gà sống có thể bảo quản đến 1 năm.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Tr%E1%BB%99n-v%C3%A0-s%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-titanium-dioxide | Cách để Trộn và sử dụng titanium dioxide | Titanium dioxide (công thức hóa học: TiO2) được sử dụng ở khắp nơi. Nó hình thành một cách tự nhiên từ titanium và oxygen trong đất, nhưng dạng tinh khiết mà bạn mua hầu hết được sản xuất trong các nhà máy. Nếu bạn nhìn xung quanh và thấy thứ gì đó màu trắng do con người làm ra thì rất có thể hóa chất này là nguồn tạo ra màu trắng đó. Những người có sở thích làm xà phòng sử dụng titanium oxide như một chất làm trắng phổ biến, nhưng bạn cần phải trộn với nước hoặc dầu trước nếu muốn xà phòng có màu sắc đồng đều.
Phương pháp 1 - Lượng titanium dioxide cần cho vào xà phòng là bao nhiêu?
Bước 1 - Sử dụng 1/2 thìa cà phê TiO2 cho mỗi pound (450g) chất béo để làm xà phòng theo phương pháp lạnh (tức là khoảng 5 ml/kg trong hệ mét).
Lượng này là đủ để làm xà phòng trắng tinh khiết hoặc làm sáng một màu khác thành tông màu phấn. Không cần phải cực kỳ chính xác – bạn sẽ dùng lượng này ở mức tối thiểu để thử nghiệm khi làm xà phòng.
Bước 2 - Đong 1/16 đến 1/8 thìa cà phê TiO2 cho mỗi pound (450 g) phôi xà phòng.
(Tức là vào khoảng 0,6 đến 1,3 ml/kg). Phương pháp làm phôi xà phòng không cần nhiều titanium dioxide như các phương pháp khác.
Phương pháp 2 - Bạn sẽ trộn titanium dioxide như thế nào để làm phôi xà phòng?
Bước 1 - Khuấy 1 phần TiO2 thành 3 phần dầu dẫn ấm.
Bạn có thể cho TiO trực tiếp vào glycerin (phôi xà phòng trong), nhưng một loại dầu dẫn như dầu hướng dương sẽ giúp xà phòng có kết cấu đồng đều hơn. Khuấy hoặc trộn các nguyên liệu cho đến khi không còn các vệt trắng và hỗn hợp có màu trắng đồng nhất. (Bạn sẽ phải khuấy một lúc!)
Bạn có thể bỏ qua bước này và trộn luôn vào xà phòng, nhưng cách này sẽ thường làm cho xà phòng hơi loang lổ.
Bước 2 - Trộn hỗn hợp này vào glycerin đun chảy.
Đun chảy một khối xà phòng trong (đủ để đựng trong một chiếc cốc nhựa nhỏ). Khuấy hỗn hợp titanium dioxide và dầu vào xà phòng đun chảy cho đến khi hỗn hợp có màu trắng đồng nhất. Khi hỗn hợp đông lại, bạn sẽ có một khối xà phòng trắng – chỉ cần bẻ ra từng mẩu và cho vào hỗn hợp phôi xà phòng khi bạn muốn làm sáng màu xà phòng.
Bạn có thể dễ dàng tìm mua phôi xà phòng màu trắng đã được tạo màu bằng titanium dioxide nếu muốn bớt đi một số công đoạn.
Phương pháp 3 - Tôi sẽ trộn hỗn hợp titanium dioxide vào xà phòng như thế nào với phương pháp làm lạnh và nóng?
Bước 1 - Bạn có thể trộn hỗn hợp vào khi xà phòng kéo sợi.
Cũng như bất cứ các loại phẩm màu nào khác, bạn sẽ khuấy titanium dioxide trộn sẵn ngay khi hỗn hợp kiềm và dầu đạt đến giai đoạn kéo sợi. (Tức là khi xà phòng vẫn có thể chảy xuống nhưng sẽ để lại một “sợi chỉ” trên hỗn hợp.) Bạn chỉ cần dùng phới để khuấy – không cần dùng máy xay trong bước này.
Titanium dioxide đôi khi gây ra các vết nứt trên xà phòng, nhất là khi được trộn với nước thay vì dầu. Đây không phải là vấn đề lớn, nhưng nếu bạn không thích thì hãy dùng ít nước hơn, giảm nhiệt độ xà phòng một chút và/hoặc tạo không khí lưu thông bên trên khuôn xà phòng.
Bước 2 - Bạn cũng có thể cho dioxide vào ngay từ đầu.
Bạn có thể khuấy hỗn hợp gốc dầu vào các loại dầu dẫn hoặc hỗn hợp gốc nước vào nước kiềm. Oxides có thể chịu được nhiệt, do đó cách này sẽ phù hợp nếu bạn muốn làm cả mẻ xà phòng trắng và không có ý định pha các màu khác sau đó.
Phương pháp 4 - Titanium dioxide dùng trong mỹ phẩm có an toàn không?
Bước 1 - Titanium dioxide được FDA Hoa Kỳ công nhận là an toàn.
Titanium dioxide cấp sắc tố thường được dùng làm xà phòng, mỹ phẩm và kem đánh răng. FDA Hoa Kỳ công nhận hóa chất này là an toàn trong cả các sản phẩm như phấn mắt vốn được dùng trên vùng da nhạy cảm.
Bước 2 - Các dấu hiệu nguy hiểm chỉ xảy ra trong các trường hợp nhất định.
Khi được xay cực mịn, nanoscale titanium dioxide có thể đủ nhỏ để làm tổn hại da và phổi. Loại này chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tất cả các loại titanium dioxide. Ngay cả khi đó, mức rủi ro cũng thấp và chỉ đáng lo ngại với các công nhân tiếp xúc với hóa chất này trong nhiều năm, không phải với người sử dụng ở nhà. Nếu bạn lo ngại về vấn đề này, bạn hãy đọc thông tin về sản phẩm trước khi mua để đảm bảo nó là loại "no nanoparticle".
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Nh%E1%BA%ADp-kh%E1%BA%A9u-c%C3%A1c-t%E1%BB%87p--video,-audio-v%C3%A0-h%C3%ACnh-%E1%BA%A3nh-v%C3%A0o-OpenShot | Cách để Nhập khẩu các tệp video, audio và hình ảnh vào OpenShot | Để có thể sử dụng các tệp trên dòng thời gian của OpenShot, trước hết bạn phải nhập các tệp đó vào dự án của bạn. Có vài cách để nhập khẩu tệp. Cách phổ biến nhất là rê và thả các tệp từ máy tính của bạn vào phần Project Files (Các tệp dự án) của màn hình.
Phương pháp 1 - 4 cách nhập khẩu tệp vào dự án OpenShot
Bước 1 - Cách 1 - Rê & Thả.
Chạy OpenShot.
Rê và thả nhiều tệp cùng một lúc từ máy tính của bạn tới cây (Các tệp dự án).
Bước 2 - Cách 2 - Thả thư mục.
Chạy OpenShot.
Rê và thả thư mục đầy các tệp từ máy tính của bạn tới cây (Tất cả các tệp audio, video và hình ảnh sẽ được nhập khẩu từ thư mục này).
Bước 3 - Cách 3 - Open With (Mở với).
Khi duyệt các tệp trong GNOME, hãy chọn 1 hoặc nhiều tệp.
Nhấn phải lên các tệp được chọn, và chọn (Mở với ứng dụng khác…).
Chọn (hoặc gõ lệnh ) (Thậm chí sau khi bạn bắt đầu làm việc trong OpenShot với các tệp của bạn, bạn vẫn có thể quay về hệ thống tệp, và nhấn phải lên nhiều tệp hơn và chọn OpenShot. Nó sẽ thêm các tệp đó vào dự án hiện đang chạy của OpenShot.
Bước 4 - Cách 4 - Nút nhập khẩu.
Chạy OpenShot .
Nhấn vào nút (Nhập khẩu tệp) trên thanh công cụ.
Chọn 1 hoặc nhiều tệp hơn, rồi nhấn (Nhập khẩu).
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/B%C6%A1m-h%C6%A1i-cho-b%C3%B3ng-bay-%C3%A1nh-kim | Cách để Bơm hơi cho bóng bay ánh kim | Trang trí bằng bong bóng là một cách tuyệt vời để tạo bầu không khí nhộn nhịp cho bất kỳ sự kiện nào. Cụ thể, bóng bay ánh kim được làm từ nhiều lớp kim loại mỏng bên trên lớp ni-lông. Vì vậy, bóng bay ánh kim ít rỗ hơn bong bóng cao su và có thể giữ hơi lâu hơn hẳn. Bạn có thể dễ dàng thổi bóng bay ánh kim bằng miệng hoặc dùng bơm tay. Bạn chỉ cần nhét ống hút hay vòi vào bong bóng và thổi nó căng lên.
Phương pháp 1 - Thổi bong bóng bằng miệng
Bước 1 - Tìm lỗ cấp hơi bên ngoài quả bong bóng.
Tất cả bóng bay ánh kim đều có lỗ cấp hơi dài khoảng 2,5-5 cm được thiết kế để thổi bong bóng. Thường thì nó nằm ở bên ngoài, phía dưới quả bong bóng, và được gia cố bằng 2-3 lớp nhựa.
Ví dụ, một quả bóng bay ánh kim tiêu chuẩn thường có lỗ cấp hơi nằm gần vị trí cột dây.
Bước 2 - Luồn ống hút vào lỗ để thổi bong bóng.
Bạn có thể dùng bất kỳ loại ống hút bình thường nào vào việc này. Khi tìm thấy lỗ cấp hơi, bạn sẽ tách 2 lớp nhựa ra và luồn ống hút vào giữa. Tiếp tục luồn ống hút vào cho đến khi chọc qua lớp keo bên trong, cách miệng lỗ khoảng 2,5-5 cm. Bạn sẽ cảm thấy lớp keo bị tách ra khi luồn ống hút vào.
Một số quả bong bóng được bán kèm theo ống hút và hướng dẫn sử dụng.
Bước 3 - Túm lấy ống hút và lỗ cấp hơi để không khí không thoát ra khi bạn thổi.
Để giữ cố định ống hút, bạn sẽ dùng ngón tay túm hai bên lỗ cấp hơi. Tiếp tục giữ lỗ cấp hơi trong lúc bạn thổi bong bóng.
Bước 4 - Thổi vào đầu ống hút để cấp không khí vào bong bóng.
Hít thật sâu và thổi không khí từ từ qua ống hút. Tiếp tục hít sâu và lặp lại quy trình này cho đến khi bong bóng căng. Số lần lấy hơi phụ thuộc vào kích thước và hình dạng quả bong bóng.
Khi bạn sờ thấy chắc tay thì bong bóng đã đủ khí.
Cẩn thận đừng thổi quá nhiều không khí vào bong bóng. Nếu bạn cứ thổi mãi thì bong bóng sẽ nổ.
Bước 5 - Rút ống hút ra và bóp lớp keo để đóng lại.
Khi bong bóng đầy không khí, bạn phải dùng 2 ngón tay bóp lỗ cấp hơi và nhẹ nhàng rút ống hút ra. Thao tác này sẽ tự động khóa kín quả bóng, vì lỗ cấp hơi có chức năng tự đóng. Bạn có thể gắn bong bóng vào sợi dây, dán nó lên trường hoặc treo lên cây.
Nếu bạn thổi bong bóng bằng miệng thì nó có thể giữ hơi khoảng 1 tháng hoặc lâu hơn.
Phương pháp 2 - Sử dụng ống bơm
Bước 1 - Mua ống bơm có đầu nhỏ để đạt kết quả tốt nhất.
Nếu bạn muốn bơm bong bóng dễ dàng thì nên tìm bơm tay có đầu bơm nhỏ. Đầu bơm càng nhỏ thì bạn luồn nó vào lỗ cấp hơi càng dễ.
Lý tưởng nhất là đầu bơm có đường kính nhỏ và dài khoảng 2,5-5 cm.
Bước 2 - Nhét đầu bơm vào giữa hai lớp nhựa của lỗ cấp hơi.
Lỗ cấp hơi là một bộ phận nhỏ trên quả bong bóng, cho phép bạn cấp hơi qua đó. Thường thì có 2 lớp nhựa bên trong lỗ cấp hơi. Luồn đầu bơm vào giữa hai lớp nhựa này để bơm không khí vào bong bóng.
Bước 3 - Túm chặt quanh đầu bơm để không khí không thoát ra.
Dùng 1 tay túm quanh lỗ cấp hơi để giữ không khí bên trong. Như vậy bạn có thể bơm không khí vào bong bóng và không cho khí thoát ra.
Ví dụ, bạn có thể dùng tay không thuận làm việc này.
Bước 4 - Bơm không khí vào bong bóng.
Bạn sẽ dùng tay thuận nhấn bơm lên xuống liên tục để cấp không khí vào bong bóng. Tiếp tục bơm tới khi bong bóng đầy 98%.
Đến thời điểm này, bong bóng đã cứng nhưng vẫn còn bật nảy được.
Bong bóng dễ bị bơm quá căng khi bạn dùng bơm tay, vậy nên bạn hãy cẩn thận.
Bước 5 - Rút đầu bơm và bóp lỗ cấp hơi để đóng lại.
Sau khi bong bóng gần đầy, bạn dùng tay bóp lỗ cấp hơi và nhẹ nhàng rút đầu bơm ra. Với thao tác này thì bong bóng sẽ tự đóng kín.
Mặt trong của lỗ cấp hơi được phủ lớp keo tự làm kín.
Phương pháp 3 - Bơm bong bóng bằng khí heli
Bước 1 - Nhét vòi bơm của bình khí heli vào lỗ cấp hơi của bong bóng.
Miệng lỗ cấp hơi sẽ bao quanh vòi bơm của bình khí heli nên vòi bơm cần dài khoảng 2,5-5 cm. Bộ phận này gọi là lỗ cấp hơi.
Khi bơm bong bóng, bạn sẽ túm chặt lỗ cấp hơi.
Bước 2 - Nhấn vào vòi bơm của bình khí để cấp khí từ từ vào bong bóng.
Để cấp khí vào bong bóng, bạn chỉ cần nhấn vòi bơm xuống trong khi túm chặt lỗ cấp hơi. Bạn sẽ thấy bong bóng từ từ căng lên. Tiếp tục nhấn vào vòi bơm cho tới khi bong bóng đầy hoàn toàn.
Giữ chắc tay vì không khí có thể thoát ra rất nhanh.
Bước 3 - Rút vòi bơm khỏi bong bóng sau khi bơm đầy.
Bong bóng đầy hơi khi điểm chính giữa căng cứng nhưng rìa xung quanh vẫn hơi có nếp nhăn. Đến lúc này bạn chỉ cần rút vòi bơm khỏi lỗ. Khi bạn rút vòi bơm thì bong bóng sẽ tự đóng vì có lớp keo ở mặt trong.
Bước 4 - Bong bóng có thể trang trí 3-7 ngày.
Sử dụng khí heli là cách thuận tiện hơn để bơm bóng bay ánh kim, nhưng không giữ được lâu bằng không khí thường.
Bạn có thể thắt dây ruy-băng vào bong bóng để trang trí trong các sự kiện như tiệc sinh nhật, tiệc về hưu, và lễ cưới.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%A9y-s%C6%A1n-Acrylic-d%C3%ADnh-tr%C3%AAn-qu%E1%BA%A7n-%C3%A1o | Cách để Tẩy sơn Acrylic dính trên quần áo | Sơn Acrylic là loại sơn phổ biến dùng trong thủ công, trang trí nhà cửa và các công việc sơn sửa nói chung. Sơn có cấu tạo để hòa tan trong nước nhưng nếu dính lên quần áo, sơn có thể gây ra vết ố. Rất may mắn là trong nhiều trường hợp, bạn có thể loại bỏ sơn Acrylic bằng cách hành động nhanh chóng. Mọi cách đều hiệu quả, dù sơn khô hay ướt, nhưng bạn luôn cần phải cạo sơn ướt ra khỏi quần áo trước.
Phương pháp 1 - Chuẩn bị xử lý quần áo
Bước 1 - Hành động nhanh chóng.
Dù chọn phương pháp nào thì khả năng loại bỏ thành công vết sơn trên quần áo sẽ càng cao nếu bạn xử lý vết sơn càng sớm.
Bước 2 - Dùng thìa hoặc dao để cạo lớp sơn đóng cứng hoặc dính thành đốm trên quần áo.
Nếu sơn còn ướt, bạn có thể dùng khăn giấy hoặc khăn để nhẹ nhàng thấm bớt. Điều quan trọng đó là loại bỏ càng nhiều sơn càng tốt và càng sớm càng tốt.
Bàn chải lông có thể giúp ích đối với chất liệu vải thô hơn, đặc biệt là nếu sơn dính cứng thành từng khối tròn lớn. Bàn chải là lựa chọn thay thế phù hợp nếu bạn thấy không thoải mái khi dùng dụng cụ ăn uống như thìa.
Bước 3 - Đừng hoảng loạn.
Đừng từ bỏ và vứt áo đi hay cảm thấy bực tức. Ngay cả khi đó là một bộ quần áo thiết kế đẹp thì bạn vẫn có thể cứu nó khỏi vết sơn. Chỉ cần xử lý nhanh chóng và tuân thủ hướng dẫn.
Bước 4 - Dùng khăn giấy khô thấm bớt càng nhiều sơn càng tốt.
Bước này chỉ hiệu quả khi sơn còn ướt. Nên nhớ là chỉ thấm chứ không chà. Thấm sẽ giúp loại bỏ sơn ướt còn sót lại và chưa ngấm vào quần áo. Còn chà mạnh sẽ đẩy sơn thừa thấm vào quần áo và vết sơn sẽ trở nên khó loại bỏ hơn. Sau khi đã thấm bớt sơn thừa, bạn có thể tiến hành bất kỳ các cách nào dưới đây.
Phương pháp 2 - Tẩy sơn bằng cồn Isopropyl
Bước 1 - Ngâm vết ố sơn vào cồn Isopropyl.
Vết sơn ố phải được ngâm ướt hoàn toàn nên bạn cần dùng nhiều cồn. Có thể mua cồn Isopropyl trên các trang bán hàng trực tuyến, ngoài hiệu thuốc hoặc cửa hàng tiện lợi với giá tương đối rẻ.
Bước 2 - Cào vết sơn.
Dùng ngón tay, đũa gỗ, đồng xu hoặc các vật dụng khác để cào vết sơn khỏi vải. Khi cào, bạn nên chuyển động theo chiều thớ vải rồi cào ngược lại, cào tới cào lui. Cố gắng cào bớt sơn nhiều hết mức có thể trước khi sang bước tiếp theo.
Bước 3 - Cho quần áo vào máy giặt.
Đặt chế độ mà bạn thường dùng để giặt loại quần áo này và giặt bằng nước giặt thông thường. Giặt bằng máy có thể giúp tẩy vết sơn còn sót lại mà bạn không thể loại bỏ bằng cách cào và dùng cồn Isopropyl.
Bước 4 - Sấy khô như bình thường.
Hy vọng là vết sơn sẽ được loại bỏ bằng cồn và sau khi giặt máy. Nếu chưa hài lòng, bạn có thể lặp lại quy trình một lần nhưng lúc này có thể đã quá muộn.
Phương pháp 3 - Tẩy sơn bằng Amoniac và giấm
Bước 1 - Ngâm vị trí dính sơn vào nước lạnh.
Thả quần áo vào bồn hoặc xô chứa đầy nước. Ngâm khoảng 1 phút trước khi qua bước tiếp theo. Nên ngâm quần áo ngập hoàn toàn trong nước.
Bước 2 - Hòa 1 cốc (240 ml) Amoniac, 1 cốc (240 ml) giấm trắng với một nắm muối.
Trộn hỗn hợp trong bát riêng. Có thể hòa hỗn hợp trong khi ngâm quần áo trong nước cho tiết kiệm thời gian.
Bước 3 - Vắt bớt nước từ quần áo vừa mới ngâm.
Xoắn để vắt bớt nước từ quần áo. Cố gắng vắt đến khi nước không còn nhỏ giọt quá nhiều nhưng cũng không cần lo lắng nếu quần áo còn ướt hoặc ẩm. Quần áo nên còn ẩm vì đó là mục đích của việc ngâm.
Bước 4 - Nhúng miếng vải không bụi hoặc miếng bọt biển vào hỗn hợp Amoniac và giấm.
Chà miếng vải hoặc miếng bọt biển lên vết sơn. Đừng ngại chà mạnh. Nhúng miếng vải vào hỗn hợp nhiều lần nếu cần cho đến khi vết sơn có vẻ đã được loại bỏ.
Bước 5 - Giặt quần áo với nước.
Bây giờ, bạn có thể kiểm tra xem vết sơn đã được loại bỏ chưa. Lặp lại nếu vết sơn vẫn còn đó. Hy vọng là sau khi lặp lại quy trình 1-2 lần, vết sơn sẽ mờ dần. Bạn sẽ thấy kết quả ngay lập tức.
Bước 6 - Cho quần áo đã chà sạch vào máy giặt.
Giặt như bình thường rồi giấy khô. Kiểm tra một lần nữa xem vết sơn đã biến mất chưa. Nếu chưa hài lòng, bạn có thể lặp lại quy trình nhưng có thể kết quả chỉ là vết sơn mờ dần đi.
Phương pháp 4 - Tẩy sơn bằng nước rửa bát
Bước 1 - Lộn trái quần áo - hoặc ít nhất là vị trí dính sơn.
Đặt quần áo dưới vòi nước ấm để xả trôi sơn nhiều hết mức có thể.
Bước 2 - Hòa nước rửa bát với nước ấm theo tỉ lệ 1:1.
Đây là dung dịch mà bạn sẽ dùng để loại bỏ vết sơn. Phương pháp này rất hữu ích vì lúc nào nước rửa bát cũng có sẵn trong nhà.
Bước 3 - Nhúng miếng vải không bụi hoặc miếng bọt biển vào dung dịch.
Thấm và dậm thật mạnh nhưng tránh chà xát quá nhiều để tránh khiến vết sơn lan ra. Đừng ngại dùng móng tay cào vết sơn. Cố gắng loại bỏ vết sơn nhiều hết mức có thể.
Bước 4 - Giặt bằng nước.
Kiểm tra vết sơn. Bạn có thể tiếp tục thấm dung dịch nước rửa bát lên vết sơn nếu cần hoặc nếu chưa hài lòng với lượng sơn được loại bỏ.
Bước 5 - Giặt như bình thường.
Giặt quần áo như cách thông thường. Cần đảm bảo thiết kế quần áo có thể giặt bằng máy. Lúc này, bạn có thể sấy khô quần áo như bình thường và kiểm tra vết sơn một lần nữa. Hy vọng là vết sơn đã biến mất.
Phương pháp 5 - Tẩy sơn bằng nước lau cửa sổ hoặc sản phẩm xịt tóc
Bước 1 - Dùng miếng giẻ lau hoặc khăn giấy nhẹ nhàng chấm lên vết sơn.
Không chà xát. Bước này chỉ cần thiết nếu sơn còn ướt.
Bước 2 - Xịt nước lau cửa sổ hoặc sản phẩm xịt tóc lên khăn lau hoặc miếng bọt biển.
Đặt phần khăn ướt lên miệng chai nước tẩy sơn móng để làm ẩm bằng một chút a-xê-tôn. Nếu trong nhà có sẵn nước lau cửa sổ hoặc sản phẩm xịt tóc thì bạn có thể dùng để loại bỏ vết sơn.
Bạn nên thử trước lên một vị trí khuất trên quần áo để đảm bảo chất liệu vải có thể chịu được hóa chất trong các sản phẩm này. Nếu vải không chịu được hóa chất thì bạn nên dùng phương pháp khác.
Bước 3 - Dùng khăn ẩm chà vết sơn.
Đặt khăn lên vết sơn và bắt đầu chà lên xuống. Cố gắng không chà quá mạnh để tránh khiến vết sơn lan rộng. Nên nhớ có thể dùng dao hoặc ngón tay để cào bớt sơn càng nhiều càng tốt trước khi dùng khăn thấm nước tẩy rửa để chà vết sơn. Bước này giúp tránh khiến vết sơn lan rộng hết mức có thể.
Bước 4 - Giặt ngay.
Hỗn hợp tẩy rửa mạnh này cần được loại bỏ nhanh chóng trước khi gây hại sợi vải. Giặt như bình thường rồi sấy khô. Vết sơn sẽ được loại bỏ.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Reset-m%E1%BA%ADt-kh%E1%BA%A9u-SA-trong-Sql-Server | Cách để Reset mật khẩu SA trong Sql Server | Bài viết này sẽ giúp bạn biết cách đặt lại mật khẩu System Administrator (Quản trị viên hệ thống, gọi tắt là SA) đã quên bằng chương trình SQL Server của Microsoft. Bạn có thể thao tác bằng cách đăng nhập với Windows Authentication, sử dụng Command Prompt, hoặc dùng Single-User Mode (Chế độ một người dùng)
Phương pháp 1 - Sử dụng Windows Authentication
Bước 1 - Tìm hiểu phương pháp.
Nếu Windows Authentication được bật cho máy chủ của bạn, bạn có thể dùng nó để đăng nhập vào máy chủ mà không cần nhập mật khẩu. Sau khi đăng nhập, bạn có thể dễ dàng thay đổi mật khẩu của máy chủ SQL.
Nếu Windows Authentication không khả dụng, bạn cần dùng Single-User Mode (Chế độ một người dùng) hoặc dùng Command Prompt
Bước 2 - Đảm bảo SSMS đã được cài đặt.
SSMS là giao diện người dùng cho phép bạn thay đổi một số yếu tố của thiết lập SQL Server trong cửa sổ thay vì trong Command Prompt. Nếu bạn chưa cài đặt SSMS, hãy thực hiện như sau:
Truy cập trang cài đặt SSMS bằng trình duyệt.
Nhấp vào đường dẫn (Tải về SQL Server Management Studio 17.6).
Nhấp đúp vào tập tin cài đặt SSMS đã tải về.
Thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình để cài đặt SSMS.
Bước 3 - Mở SSMS.
Nhập sql server management studio vào Start, rồi nhấp vào ở phía trên cửa sổ Start.
Bước 4 - Chọn sự xác thực đúng.
Nhấp vào khung lựa chọn "Authentication" (Sự xác thực), rồi nhấp vào (Xác thực Windows) trong trình đơn.
Bước 5 - Nhấp vào Connect (Kết nối).
Đó là lựa chọn ở bên dưới cửa sổ. Nếu Windows Authentication áp dụng được cho tài khoản của bạn, thao tác này sẽ đưa bạn đến bảng điều khiển của máy chủ.
Bước 6 - Mở rộng thư mục máy chủ.
Nếu thư mục máy chủ phía trên góc trái cửa sổ không hiển thị nhiều lựa chọn ở bên dưới, bạn sẽ nhấp vào biểu tượng ở bên trái để mở rộng.
Bước 7 - Mở rộng thư mục "Security" (Bảo mật).
Lựa chọn này ở bên dưới tên máy chủ.
Bước 8 - Mở rộng thư mục "Logins" (Thông tin đăng nhập).
Bạn sẽ tìm thấy lựa chọn này trong nhóm các lựa chọn bên dưới thư mục "Security".
Bước 9 - Nhấp đúp vào sa.
Đây là lựa chọn trong nhóm "Logins". Thao tác này mở ra cửa sổ thuộc tính System Administrator (Quản trị viên hệ thống).
Bước 10 - Nhập mật khẩu mới.
Nhập mật khẩu mới vào cả hai trường "Password" (Mật khẩu) và "Confirm password" (Xác nhận mật khẩu) ở gần phía trên cửa sổ.
Bước 11 - Nhấp vào OK ở bên dưới cửa sổ.
Thao tác này sẽ thay đổi mật khẩu và đóng cửa sổ thuộc tính.
Phương pháp 2 - Sử dụng Single-User Mode (Chế độ một người dùng)
Bước 1 - Tìm hiểu phương thức hoạt động.
Kể cả khi bạn đã khóa tài khoản duy nhất của mình, bạn vẫn có thể thêm người dùng và trao quyền quản trị viên bằng cách sử dụng Command Prompt. Sau khi thực hiện việc này, bạn có thể dùng thông tin người dùng mới để đăng nhập vào trang SQL Server, và từ đó thay đổi mật khẩu SA.
Bước 2 - Đảm bảo SSMS đã được cài đặt.
Đây là giao diện người dùng cho phép bạn thay đổi nhiều yếu tố khác của thiết lập SQL Server trong cửa sổ thay vì trong Command Prompt. Nếu bạn chưa cài đặt SSMS, hãy thực hiện như sau:
Truy cập trang cài đặt SSMS bằng trình duyệt.
Nhấp vào đường dẫn (Tải về SQL Server Management Studio 17.6).
Thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình để cài đặt SSMS.
Bước 3 - Mở Command Prompt ở chế độ dành cho quản trị viên.
Mở {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/0\/07\/Windowsstart.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/0\/07\/Windowsstart.png\/30px-Windowsstart.png","smallWidth":460,"smallHeight":460,"bigWidth":30,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}, rồi thực hiện như sau:
Nhập command prompt
Nhấp phải vào {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/6\/66\/Windowscmd1.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/6\/66\/Windowscmd1.png\/36px-Windowscmd1.png","smallWidth":460,"smallHeight":383,"bigWidth":36,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}
Nhấp vào (Sử dụng với vai trò quản trị viên)
Nhấp vào (Có) khi được hỏi.
Bước 4 - Tắt SQL Instance.
Nhập net stop MSSQLSERVER và ấn ↵ Enter. Đây là thao tác dừng dịch vụ SQL đang hoạt động.
Bước 5 - Khởi động SQL ở chế độ một người dùng.
Nhập net start MSSQLSERVER -m"SQLCMD" và ấn ↵ Enter.
Bạn sẽ không thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho biết bạn đang chọn chế độ một người dùng tại thời điểm này, nhưng bạn sẽ thấy thông báo "The SQL Server <MSSQLSERVER> service was started successfully" (Dịch vụ SQL Server <MSSQLSERVER> đã khởi động thành công).
Bước 6 - Kết nối với SQL.
Nhập sqlcmd và ấn ↵ Enter. Đây là thao tác mở dòng lệnh SQL.
Bước 7 - Tạo người dùng mới và mật khẩu.
Bạn sẽ thao tác với các dòng lệnh đã nhập trong dòng lệnh SQL:
Nhập CREATE LOGIN name WITH PASSWORD=’password’ với "name" là tên tài khoản và "password" là mật khẩu mới.
Ấn ↵ Enter.
Nhập GO và ấn ↵ Enter.
Bước 8 - Thêm người dùng vào vai trò System Administrator (Quản trị viên hệ thống).
Nhập SP_ADDSRVROLEMEMBER name,’SYSADMIN’ với "name" là tên tài khoản, và ấn ↵ Enter, rồi nhập GO và ấn ↵ Enter.
Bước 9 - Thoát dòng lệnh SQLCMD.
Nhập exit và ấn ↵ Enter.
Bước 10 - Khởi động lại SQL ở chế độ thông thường.
Bạn có thể hủy chế độ một người dùng bằng cách nhập net stop MSSQLSERVER && net start MSSQLSERVER và ấn ↵ Enter.
Bạn sẽ thấy thông báo "The SQL Server <MSSQLSERVER> service was started successfully" (Dịch vụ SQL Server <MSSQLSERVER> đã khởi động thành công) hiển thị một lần nữa; lúc này, bạn có thể đóng Command Prompt.
Bước 11 - Mở SSMS.
Nhập sql server management studio vào Start, rồi nhấp vào ở phía trên cửa sổ Start.
Bước 12 - Chọn sự xác thực đúng.
Nhấp vào khung lựa chọn "Authentication" (Sự xác thực), rồi nhấp vào (Sự xác thực máy chủ SQL) trong trình đơn.
Bước 13 - Đăng nhập bằng thông tin của người dùng mới.
Nhấp vào khung lựa chọn "Login" (Đăng nhập), rồi nhấp vào tên của người dùng vừa tạo.
Bước 14 - Nhập mật khẩu.
Nhập mật khẩu của người dùng vào trường "Password" (Mật khẩu) ở gần bên dưới cửa sổ.
Bước 15 - Nhấp vào Connect (Kết nối).
Đó là lựa chọn ở bên dưới cửa sổ. Nếu bạn nhập chính xác tên người dùng và mật khẩu, thao tác này sẽ mở bảng điều khiển của máy chủ.
Bước 16 - Mở rộng thư mục máy chủ.
Nếu thư mục máy chủ phía trên góc trái cửa sổ không hiển thị nhiều lựa chọn ở bên dưới, bạn sẽ nhấp vào biểu tượng ở bên trái để mở rộng.
Bước 17 - Mở rộng thư mục "Security" (Bảo mật).
Lựa chọn này ở bên dưới tên máy chủ.
Bước 18 - Mở rộng thư mục "Logins" (Thông tin đăng nhập).
Bạn sẽ tìm thấy lựa chọn này trong nhóm các lựa chọn bên dưới thư mục "Security".
Bước 19 - Nhấp đúp vào sa.
Đây là lựa chọn trong nhóm "Logins". Thao tác này mở ra cửa sổ thuộc tính System Administrator.
Bước 20 - Nhập mật khẩu mới.
Nhập mật khẩu mới vào cả hai trường "Password" (Mật khẩu) và "Confirm password" (Xác nhận mật khẩu) ở gần phía trên cửa sổ.
Bước 21 - Nhấp vào OK ở bên dưới cửa sổ.
Thao tác này sẽ thay đổi mật khẩu và đóng cửa sổ thuộc tính.
Phương pháp 3 - Sử dụng Command Prompt
Bước 1 - Mở Start .
Nhấp vào biểu tượng Windows ở bên dưới góc trái màn hình. Trình đơn Start liền xuất hiện.
Bước 2 - Tìm Command Prompt.
Nhập command prompt, rồi chờ Command Prompt hiển thị ở phía trên trình đơn Start.
Bước 3 - Nhấp phải vào Command Prompt.
Thao tác này làm xuất hiện một trình đơn khác.
Bước 4 - Nhấp vào Run as administrator (Sử dụng với vai trò quản trị viên).
Lựa chọn này có trong trình đơn đang hiển thị.
Bước 5 - Nhấp vào Yes khi được hỏi.
Đây là thao tác xác nhận quyết định mở Command Prompt ở chế độ quản trị viên. Cửa sổ Command Prompt liền mở ra.
Bước 6 - Nhập lệnh đầu tiên.
Nhập osql -L và ấn ↵ Enter.
Bước 7 - Nhập lệnh thứ hai với tên máy chủ của bạn.
Nhập OSQL -S server -E với "server" được thay bằng tên máy chủ, rồi ấn ↵ Enter.
Bước 8 - Tạo mật khẩu mới.
Nhập EXEC sp_password NULL, ‘password’, ’sa' với "password" là mật khẩu mà bạn muốn sử dụng, rồi ấn ↵ Enter.
Ví dụ, để đặt mật khẩu là "rutabaga123", bạn sẽ nhập EXEC sp_password NULL, 'rutabaga123', 'sa' vào Command Prompt.
Bước 9 - Thực thi lệnh.
Nhập GO, rồi ấn ↵ Enter. Nhập exit, rồi ấn ↵ Enter để thoát OSQL.
Bước 10 - Thử đăng nhập vào SQL Server.
Bạn sẽ sử dụng thông tin đăng nhập của quản trị viên và mật khẩu mới. Nếu bạn có thể đăng nhập vào SQL Server, mật khẩu mới đã được thay đổi thành công.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Th%C3%A1o-th%E1%BA%BB-SIM-iPhone | Cách để Tháo thẻ SIM iPhone | Thẻ SIM (môđun nhận dạng thuê bao di động) chứa toàn bộ thông tin về iPhone. Nếu muốn chuyển sang dùng thiết bị di động khác nhưng vẫn giữ lại các thông tin hiện tại, bạn có thể tháo thẻ SIM ra khỏi iPhone và lắp vào một chiếc điện thoại khác. Việc này có thể được thực hiện bằng công cụ tháo SIM đặc biệt hoặc đôi khi chỉ cần cái kẹp giấy nhưng quy trình đối với từng mẫu iPhone sẽ khác nhau đôi chút.
Phương pháp 1 - Tháo SIM iPhone 4, 4S, 5, 6 và 6 Plus
Bước 1 - Sử dụng đúng thẻ SIM.
iPhone 4 và 4S dùng thẻ Micro SIM. iPhone 5 và 6 dùng thẻ Nano SIM.
Bước 2 - Xác định vị trí của khe SIM.
Khe SIM nằm ở phía trên bên phải của chiếc điện thoại.
Bước 3 - Dùng kẹp giấy đã được uốn thẳng hoặc công cụ tháo SIM.
Chèn một đầu của kẹp giấy vào lỗ ngay sát khe SIM. Nhẹ nhàng chọc để lấy khay ra. Tháo thẻ SIM khỏi khay. Đừng quên cho khay vào chỗ cũ nếu đang chuẩn bị bảo hành điện thoại.
Phương pháp 2 - Tháo SIM iPhone đời đầu và iPhone 3G/S
Bước 1 - Dùng đúng thẻ SIM.
iPhone và iPhone 3G/S sử dụng thẻ SIM có kích cỡ tiêu chuẩn.
Bước 2 - Xác định vị trí khe SIM.
iPhone và iPhone 3G/S đời đầu có khe SIM nằm ở phía trên cùng điện thoại, ngay cạnh nút nguồn.
Bước 3 - Sử dụng kẹp giấy đã uốn thẳng hoặc công cụ tháo SIM.
Chọc một đầu của kẹp giấy vào lỗ ngay bên cạnh khe SIM. Tháo thẻ SIM khỏi khay. Đảm bảo cho khay vào chỗ cũ nếu có ý định bảo hành điện thoại.
Phương pháp 3 - Tháo SIM iPad 2, 3, 4 và Mini
Bước 1 - Sử dụng đúng thẻ SIM.
Chỉ iPad hỗ trợ cho cả mạng di động và Wi-Fi mới có thẻ SIM. iPad có kích thước tiêu chuẩn dùng thẻ Micro SIM, còn iPad Mini dùng thẻ Nano SIM.
Bước 2 - Xác định vị trí khe SIM.
iPad 2/3/4 và Mini có khe SIM nằm ở phía dưới bên trái. Khe SIM thường được ẩn giấu ở trong. Bạn có thể xoay mặt sau của iPad hướng về phía mình và dễ dàng tìm thấy khe SIM.
Bước 3 - Dùng kẹp giấy uốn thẳng hoặc công cụ tháo SIM.
Chọc một đầu của kẹp giấy vào lỗ ngay bên cạnh khe SIM ở góc 45°. Tháo thẻ SIM ra khỏi khay. Hãy chắc chắn rằng đã cho khay vào chỗ cũ nếu đang có nhu cầu bảo hành điện thoại.
Phương pháp 4 - Tháo SIM iPad đời đầu
Bước 1 - Dùng đúng thẻ SIM.
Chỉ iPad hỗ trợ cho cả Wi-Fi và mạng di động mới có thẻ SIM. iPad đời đầu sử dụng thẻ Micro SIM.
Bước 2 - Xác định vị trí khe SIM.
Khe SIM của iPad đời đầu nằm ở phía dưới bên trái.
Bước 3 - Sử dụng kẹp giấy uốn thẳng hoặc công cụ tháo SIM.
Chọc một đầu của kẹp giấy vào lỗ ngay bên cạnh khe SIM. Tháo thẻ SIM khỏi khay. Đảm bảo đặt khay vào chỗ cũ nếu chuẩn bị bảo hành điện thoại.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ghi-%C3%A2m-gi%E1%BB%8Dng-n%C3%B3i-tr%C3%AAn-iPhone | Cách để Ghi âm giọng nói trên iPhone | iPhone có ứng dụng Voice Memos cho phép chúng ta ghi âm và chỉnh sửa những bản thu giọng nói. Bạn có thể dùng ứng dụng này để ghi âm giọng của chính mình, ghi âm nội dung bài giảng, vân vân. Sau khi thu bản ghi nhớ, bạn có thể cắt xén để loại bỏ những đoạn không có tiếng nói hay thông tin không quan trọng. Bạn cũng có thể chia sẻ những bản ghi âm bằng cách gửi tập tin qua ứng dụng email hoặc tin nhắn.
Phương pháp 1 - Gửi lời nhắn âm thanh trên Messages
Bước 1 - Mở ứng dụng nhắn tin Messages.
Bạn có thể gửi nhanh những lời nhắn bằng giọng nói cho liên lạc iMessage bằng ứng dụng Messages.
Bước 2 - Mở một cuộc trò chuyện.
Bạn cần nói chuyện với người dùng iMessage mới có thể gửi lời nhắn bằng giọng nói. Kiểm tra tin nhắn trong cuộc trò chuyện và thanh tiêu đề, nếu chúng có màu xanh lá nghĩa là hai bạn không thể tán gẫu qua iMessage. Nếu thấy màu xanh dương thì bạn có thể bắt đầu gửi tin nhắn thoại.
Bước 3 - Nhấn và giữ trên nút có hình mi-crô bên cạnh trường iMessage.
Nút này chỉ xuất hiện khi bạn tán gẫu với người dùng iMessage nào đó.
Bước 4 - Thu lại lời nhắn bằng giọng nói trong lúc nhấn giữ nút hình mi-crô.
Chỉ cần nhấn giữ nút này, bạn có thể ghi âm bao lâu tùy thích.
Bước 5 - Vuốt ngón tay của bạn đến nút Send để gửi.
Lời nhắn bằng giọng nói sẽ được gửi ngay đến người kia. Còn nếu muốn hủy bỏ, bạn hãy thả ngón tay ra và nhấn vào dấu "X" bên cạnh bản ghi.
Phương pháp 2 - Ghi âm một bản ghi nhớ giọng nói
Bước 1 - Mở ứng dụng Voice Memos, thường nằm trong thư mục "Extras" trên màn hình chủ.
Ứng dụng có biểu tượng đồ thị âm thanh trên nền trắng.
Bạn cũng có thể nhấn giữ phím Home để khởi động Siri và nói "Record a voice memo" để bắt đầu ứng dụng.
Bước 2 - Nhấn vào nút Record để bắt đầu ghi âm.
Âm thanh sẽ được thu ngay bằng mi-crô của iPhone. Bạn càng đặt điện thoại gần nguồn phát tiếng thì chất lượng âm thanh sẽ càng rõ.
Bạn sẽ có được những bản thu chất lượng hơn nếu dùng tai nghe earbud của Apple với mi-crô tích hợp sẵn trên dây. Khi ghi âm trên iPod Touch thì bạn cần phải sử dụng tai nghe này vì iPod Touch không có mi-crô .
Ốp lưng điện thoại có thể gây cản trở mi-crô. Bạn nên tháo iPhone khỏi vỏ để có được bản ghi âm tốt nhất.
Bước 3 - Nhấn vào nút Record lần nữa để tạm dừng ghi âm.
Bạn có thể tạm dừng và thu tiếp bao nhiêu lần tùy ý.
Bước 4 - Nhấn vào "Done" sau khi thu xong để lưu.
Bạn sẽ được nhắc đặt tên cho bản ghi âm. Sau khi nhập tên, hãy nhấn "Save" để lưu tập tin vào danh sách bản ghi nhớ giọng nói.
Tuy không có giới hạn thực sự về thời lượng, nhưng iPhone có thể hết bộ nhớ nếu bản thu âm quá dài. Về cơ bản, mỗi phút ghi âm là 480 KB, nghĩa là bản ghi âm dài một giờ sẽ có dung lượng khoảng 30 MB.
Phương pháp 3 - Cắt một bản ghi nhớ giọng nói
Bước 1 - Nhấn vào để mở một bản ghi âm trong danh sách Voice Memos.
Bạn sẽ thấy danh sách này khi khởi động ứng dụng Voice Memos. Bạn có thể cắt xén những bản thu âm để loại bỏ các đoạn không cần thiết hay chia một tập tin dài ra làm nhiều phần.
Bước 2 - Nhấn vào nút "Edit" (Chỉnh sửa) bên dưới bản ghi nhớ giọng nói.
Nút này chỉ hiện ra sau khi bạn chọn một bản ghi âm.
Bước 3 - Nhấn vào khung màu xanh dương để mở chế độ Trim (Cắt xén).
Những thanh màu đỏ sẽ xuất hiện cuối mỗi bản ghi âm.
Bước 4 - Kéo các thanh màu đỏ để đặt điểm bắt đầu và kết thúc mới cho bản ghi âm.
Bạn có thể nhấn và kéo từng thanh để thay đổi vị trí bắt đầu cũng như kết thúc. Áp dụng thao tác này để loại bỏ những đoạn không có tiếng ở đầu hoặc cuối bản ghi âm, hay để chọn phần âm thanh mà bạn muốn tạo thành tập tin mới.
Bạn có thể cắt nhiều lần để có được những kết quả mong muốn. Ví dụ, bạn cắt một lần để loại bỏ đoạn không có tiếng khi mới bắt đầu, sau đó cắt thêm lần nữa để loại bỏ đoạn không có tiếng ở cuối bản ghi âm. Sau đó, bạn có thể cắt một phần của bản thu âm để tạo thành tập tin mới.
Bước 5 - Nhấn vào "Trim" sau khi hoàn tất thiết lập điểm mở đầu và kết thúc mới.
Bạn sẽ được nhắc tạo bản ghi mới từ phần đã cắt, hoặc lưu đè lên bản gốc.
Nếu chọn lưu mới, phần âm thanh mà bạn đã chọn với công cụ Trim sẽ trở thành tập tin mới, còn bản gốc vẫn không thay đổi.
Nếu bạn chọn lưu đè lên tập tin ban đầu thì chỉ có những gì bạn đã thiết lập với công cụ Trim mới được giữ lại.
Phương pháp 4 - Chia sẻ tập tin ghi âm
Bước 1 - Mở bản ghi nhớ giọng nói mà bạn muốn chia sẻ trong ứng dụng Voice Memos.
Bạn sẽ thấy một danh sách bản ghi âm sau khi mở ứng dụng Voice Memos lên. Từ đây, bạn có thể gửi những tập tin ghi nhớ âm thanh đến cho người khác. Bản ghi nhớ giọng nói sẽ được gửi dưới định dạng M4A và bạn có thể phát trên hầu hết thiết bị hiện đại có hỗ trợ tập tin âm thanh.
Bước 2 - Sau khi chọn tập tin, bạn nhấn vào nút Share (Chia sẻ) bên dưới bản ghi âm.
Tùy chọn này trông như một hình vuông với dấu mũi tên hướng lên trên.
Bước 3 - Chọn cách thức chia sẻ tập tin.
Bạn có thể gửi qua Mail, Messages hoặc những ứng dụng nhắn tin được cài đặt sẵn trên thiết bị. Nếu không thấy ứng dụng nhắn tin mong muốn, hãy nhấn vào nút "..." và bật ứng dụng đó lên.
Bước 4 - Chuyển các bản ghi âm sang máy tính.
Bạn có thể lưu những bản ghi nhớ âm thanh vào máy tính thông qua iTunes.
Kết nối iPhone với máy tính và mở iTunes.
Chọn biểu tượng điện thoại ở đầu màn hình, sau đó nhấp vào mục "Music" (Âm nhạc) ở bên trái trình đơn.
Đảm bảo rằng tùy chọn "Sync Music" (Đồng bộ hóa âm nhạc) và "Include voice memos" (Bao gồm các bản ghi nhớ giọng nói) đã được đánh dấu.
Nhấp vào nút "Sync" (Đồng bộ hóa), các bản ghi nhớ giọng nói của bạn sẽ được sao chép vào thư viện iTunes.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Th%E1%BB%B1c-thi-m%C3%A3-Ruby | Cách để Thực thi mã Ruby | wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách thực thi mã Ruby trên Windows, macOS, Ubuntu và Debian Linux. Để chạy chương trình Ruby, phần mềm Ruby phải được cài đặt sẵn trên máy tính. Mặc dù macOS và hầu hết bản phân phối Linux đều được cài đặt sẵn Ruby, nhưng bạn cần kiểm tra để chắc chắn rằng phiên bản hiện tại là mới nhất trước khi tiến hành chạy chương trình. Ngoài ra, nếu mã Ruby cần triển khai là do bạn viết bằng trình chỉnh sửa văn bản hoặc môi trường dành cho nhà phát triển, hãy lưu dưới dạng tập tin .rb để bạn có thể thực thi từ dòng lệnh.
Phương pháp 1 - Trên macOS
Bước 1 - Mở ứng dụng Terminal.
Máy Mac được cài đặt sẵn trình phiên dịch Ruby trong hệ điều hành, vì thế thao tác chạy kịch bản Ruby sẽ rất dễ dàng. Để mở Terminal, bạn cần:
Nhấp vào biểu tượng Launchpad trong thanh Dock (các hình vuông nhiều màu).
Nhập terminal vào trường tìm kiếm.
Nhấp vào biểu tượng .
Bước 2 - Cài đặt phiên bản mới nhất của Ruby.
Có thể phiên bản đi kèm trên Mac đã cũ và không được cài đặt cùng các bản cập nhật hệ thống. Hãy tiến hành những bước sau để cài đặt phiên bản mới nhất:
Nếu như không có chương trình Homebrew, bạn cần nhập /bin/bash -c "$(curl -fsSL https://raw.githubusercontent.com/Homebrew/install/HEAD/install.sh)" và nhấn để cài đặt Homebrew.
Nhập brew install ruby và nhấn .
Nhập open -e ~/.zshrc rồi nhấn để mở tập tin cấu hình shell trong TextEdit.
if [ -d "/usr/local/opt/ruby/bin" ]; then
export PATH=/usr/local/opt/ruby/bin:$PATH
export PATH=`gem environment gemdir`/bin:$PATH
fi
if [ -d "/opt/homebrew/opt/ruby/bin" ]; then
export PATH=/opt/homebrew/opt/ruby/bin:$PATH
export PATH=`gem environment gemdir`/bin:$PATH
fi
Lưu và đóng tập tin.
Đóng và mở lại cửa sổ Terminal.
Nhập lệnh brew pin ruby rồi nhấn .
Bước 3 - Sử dụng lệnh cd để đi đến thư mục thích hợp.
Khi mở Terminal, vị trí mặc định sẽ là thư mục chính. Để chạy mã Ruby, bạn cần mở thư mục mà kịch bản Ruby được lưu. Chẳng hạn, nếu kịch bản nằm trên màn hình desktop, bạn cần nhập cd Desktop và nhấn .
Bạn có thể xem danh sách tập tin trong thư mục hiện hành bằng cách nhập lệnh ls -a rồi nhấn .
Bước 4 - Nhập ruby scriptname.rb và nhấn ⏎ Return.
Nhớ thay scriptname.rb bằng tên thực tế của kịch bản Ruby mà bạn muốn chạy. Lúc này, kịch bản Ruby sẽ được triển khai.
Phương pháp 2 - Trên Windows
Bước 1 - Cài đặt Ruby trên PC.
Nếu máy tính chưa có phần mềm Ruby, bạn cần cài đặt phiên bản dành cho Windows tại https://rubyinstaller.org/downloads. Quá trình cài đặt rất đơn giản, bạn chỉ cần nhấp đúp vào tập tin được tải xuống và tiến hành theo hướng dẫn trên màn hình để cài đặt.
Nếu như không chắc về phiên bản cần tải, hãy nhìn vào cột bên phải trên website của trình cài đặt để xem tùy chọn được khuyến nghị.
Trong quá trình cài đặt, hãy giữ nguyên các thiết lập mặc định (trừ khi bạn biết mình cần thay đổi gì). Những cài đặt mặc định sẽ thêm thư mục Ruby vào đường dẫn hệ thống để bạn có thể thực thi mã ruby từ dấu nhắc lệnh.
Bước 2 - Mở ứng dụng Start Command Prompt with Ruby.
Bạn sẽ tìm thấy trong menu Start sau khi cài đặt Ruby.
Bạn cũng có thể nhấp vào thanh tìm kiếm Search (hoặc biểu tượng kính lúp) nằm cạnh nút Start, nhập Command rồi nhấp vào từ trong các kết quả tìm kiếm.
Bước 3 - Sử dụng lệnh cd để chuyển sang thư mục chứa kịch bản Ruby.
Khi mở Command Prompt, bạn sẽ ở trong thư mục chính (thường là C:\Users\tênbạn). Nếu kịch bản Ruby nằm trên màn hình desktop, bạn cần nhập cd Desktop hoặc C:\Users\tênbạn\Desktop rồi nhấn .
Bước 4 - Nhập ruby scriptname.rb rồi nhấn ⏎ Return.
Đừng quên thay scriptname.rb bằng tên thực tế của kịch bản Ruby mà bạn muốn thực thi. Lúc này, kịch bản Ruby sẽ bắt đầu chạy.
Phương pháp 3 - Debian và Fedora Linux
Bước 1 - Mở cửa sổ dòng lệnh.
Bạn có thể tiến hành bằng cách nhấn tổ hợp phím hoặc nhấp vào biểu tượng trong danh sách ứng dụng.
Bước 2 - Nhập ruby -v và nhấn ↵ Enter.
Lệnh này sẽ kiểm tra phiên bản Ruby. Nếu phiên bản hiện tại cũ hơn 2.7.1, bạn nên xem xét việc nâng cấp.
Bước 3 - Cài đặt hoặc cập nhật Ruby nếu cần thiết.
Nếu bạn chưa có Ruby hoặc đang sử dụng phiên bản cũ, hãy:
Nhập sudo apt-get update rồi nhấn để cập nhật danh sách gói.
Nhập sudo apt-get install ruby-full và nhấn để cài đặt phiên bản mới nhất của Ruby.
Bước 4 - Sử dụng lệnh cd để thay đổi thành thư mục chứa kịch bản Ruby.
Chẳng hạn, nếu kịch bản nằm trong thư mục code thuộc thư mục chính, hãy nhập cd code và nhấn .
Nhập ls -a rồi nhấn để xem các tập tin trong thư mục hiện hành.
Bước 5 - Nhập ruby scriptname.rb và nhấn ↵ Enter.
Nhớ thay scriptname.rb bằng tên thực tế của kịch bản Ruby mà bạn muốn chạy. Kịch bản Ruby sẽ bắt đầu được triển khai.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%90%E1%BB%91i-m%E1%BA%B7t-khi-l%E1%BB%A1-y%C3%AAu-nh%C3%A2n-v%E1%BA%ADt-h%C6%B0-c%E1%BA%A5u | Cách để Đối mặt khi lỡ yêu nhân vật hư cấu | Yêu nhân vật hư cấu không phải là việc hiếm thấy, rất nhiều người nhận ra bản thân họ có sự gắn bó về cảm xúc đối với một nhân vật hư cấu từ trong sách, phim, chương trình truyền hình, hay trò chơi điện tử. Bạn nên cẩn thận và không nên để những cảm xúc này cản trở bản thân có một cuộc sống bình thường và tìm được tình yêu ngoài đời thực. Thật ra, tình yêu dành cho nhân vật hư cấu cũng có thể giúp bạn phát triển óc sáng tạo, tìm hiểu về bản thân cũng như nhu cầu của bạn trong một mối quan hệ.
Phương pháp 1 - Chia sẻ tình yêu với mọi người
Bước 1 - Hãy biết rằng bạn không hề đơn độc.
Bạn không phải là người duy nhất bị thu hút bởi nhân vật hư cấu. Thậm chí nhân vật bạn yêu mến đó còn có một đội ngũ đông đảo người hâm mộ khác.
Cho dù không đến mức yêu, nhiều người vẫn có thể nhận biết những dấu hiệu cảm xúc và lời nói từ nhân vật được miêu tả trong tiểu thuyết. Những cảm xúc lãng mạn là một trong những cách nhân vật hư cấu có thể ảnh hưởng đến cuộc đời thực của chúng ta.
Bước 2 - Nói về điều đó với bạn bè.
Có khả năng một trong số những người bạn của bạn cũng thích truyện hư cấu. Cho dù họ không cùng đọc một tựa sách, hay xem cùng một chương trình với bạn, họ cũng sẽ hiểu về cảm xúc của bạn.
Bước 3 - Cho phép bản thân được tưởng tượng.
Ảo tưởng, tạo ra một thế giới mộng mơ quanh tình yêu của mình là phản ứng rất bình thường đối với tình yêu bị giới hạn. Trong trường hợp này, giới hạn của bạn đó là đối tượng yêu đương không có thực ngoài đời.
Ảo mộng của bạn có thể ở nhiều hình thức. Bạn có thể tưởng tượng ra một mối quan hệ thể xác, hay tưởng tượng được cưới và sống cùng nhân vật đó. Sự tưởng tượng thậm chí còn sống động hơn khi tính đến việc chấm dứt mối quan hệ như thế nào, như li dị, cãi nhau, hoặc cái chết. Mọi thứ đều trở nên khả thi trong trí tưởng tượng của bạn.
Bước 4 - Viết truyện.
Một cách để bày tỏ tình yêu với nhân vật hư cấu ấy đó là khám phá cảm xúc của bạn qua sáng tác. Hãy tạo ra một câu chuyện với nhân vật bạn thích, và xây dựng tình huống nơi hai bạn gặp được nhau.
Hãy cho trí tưởng tượng bay xa. Nếu bạn yêu nhân vật đó, hãy nghĩ xem điều gì ở họ thu hút bạn, và mô tả họ thực hiện điều đó thường xuyên hơn. Bao gồm cả bạn, hãy tạo ra một thế giới nơi hai người có thể bên nhau.
Nếu bạn là người thiên về nghệ thuật thị giác, hãy phác thảo hoặc vẽ nhân vật bạn thích. Tranh vẽ cũng giàu sức tưởng tượng như câu chữ.
Bước 5 - Chia sẻ tác phẩm cho mọi người.
Đăng truyện bạn viết lên các trang web dành cho sáng tác của người hâm mộ. Bạn có thể chọn các trang nhắm tới độc giả nói chung hoặc trang dành cho độc giả của một tựa sách hay chương trình cụ thể. Ở những trang này bạn cũng có thể gửi phản hồi cho tác phẩm của người khác.
Hãy nhớ, nếu bạn đóng vai chính trong câu chuyện bạn viết, thì tránh đưa ra quá nhiều thông tin cá nhân. Bạn sẽ không muốn bị truy ra danh tính thật dựa theo những thông tin bạn cung cấp trên mạng.
Nhiều fan hâm mộ đã kiếm được nhiều tiền từ việc sáng tác tiểu thuyết. Đó là những ngoại lệ đặc biệt, nên nếu quyết định đăng tác phẩm lên mạng, đừng ngạc nhiên nếu chỉ có một số ít người đọc.
Phương pháp 2 - Từ bỏ ảo mộng
Bước 1 - Xác định liệu tình yêu này có ảnh hưởng cuộc sống hay không.
Mơ mộng và ảo tưởng cũng tốt thôi, nhưng ảo tưởng của bạn không được chiếm lấy toàn bộ cuộc sống thực. Nếu phát hiện bản thân dần rút lui khỏi mọi hoạt động giao thiệp xã hội, hay tránh né những mối quan hệ thật sự, thì tình yêu này không còn lành mạnh nữa.
Nếu bạn không thể tự ngưng ảo tưởng, thì hãy cân nhắc trị liệu và uống thuốc để điều trị. Bạn nên thảo luận về lựa chọn này với bác sĩ nếu thấy lo lắng về khả năng vận hành bình thường của bản thân.
Bước 2 - Nhớ rằng nhân vật bạn yêu không hề có thật.
Sau cùng, bạn chỉ đang yêu một nhân vật, một người không có thật. Hãy dọn dẹp tâm tí, cho dù phải lặp đi lặp lại bao nhiêu lần đi nữa.
Tìm những điểm không hoàn hảo hoặc khía cạnh tiêu cực của nhân vật. Nếu nhân vật đó quá hoàn hảo, thì đó cũng là một khuyết điểm. Trên đời không có ai toàn vẹn cả, và một mối quan hệ mà người ấy không có điểm gì đáng chê trách thì cũng không thể hạnh phúc.
Đôi khi bạn cần một ai đó nói những lời này cho bạn hiểu. Hãy thảo luận vấn đề của bạn cho bạn bè biết. Họ có thể giúp bạn nhận ra cái nào là thật, cái nào chỉ là ảo tưởng.
Bước 3 - Nhận biết những khuôn sáo trong nhân vật.
Đặc biệt trong tiểu thuyết tương tác thị giác, các nhân vật thường xây dựng theo các khuôn mẫu. Một cách hay để quên đi người yêu hư cấu đó là nhớ rằng nhân vật này chỉ khó có thể tồn tại ngoài đời thực. Người thật không ai có thể hoàn hảo, hay lãng mạng, hóm hỉnh, hoặc phức tạp như vậy được.
Đây là bước quan trọng khi cân nhắc về phản ứng của bạn đối với những người bạn không thích. Một vài kiểu nhân vật được xây dựng trong truyện nhằm thu nhận phản ứng cụ thể từ bạn. Ví dụ, giáo viên luôn là nhân vật bị khắc họa trong hình tượng già cỗi cáu kỉnh, luôn muốn học trò mình thất bại. Trong khi ngoài đời có thể có những giáo viên như vậy, bạn cũng không nên bị ảnh hưởng từ truyện mà ghét bỏ giáo viên, nhất là những người thầy còn trẻ và thân thiện hơn.
Bước 4 - Xóa bỏ hình ảnh trong tâm tưởng.
Đây cũng là lời khuyên tốt khi cần kết thúc mối quan hệ trong thời thực. Nếu bạn muốn ngưng suy nghĩ và quan tâm một ai đó, hãy xóa bỏ hình ảnh người ấy khỏi tâm trí. Điều này giúp đầu óc bạn có chỗ trống để phát triển và sống tiếp cuộc đời không có người đó.
Đừng đọc sách, xem chương trình, phim, hay bất cứ thứ gì liên quan đến nhân vật đó. Điều này có nghĩa là tránh xem những trang web nói về thế giới hư cấu. Điều này cũng tương tự như ngoài đời thật, bạn không nên theo dõi Facebook người yêu cũ vậy.
Phương pháp 3 - Đối mặt với nỗi đau khi nhân vật ra đi
Bước 1 - Bạn được phép đau buồn.
Bạn đã để nhân vật đó trở thành một phần cuộc đời, nhất là khi đó là nhân vật trong chương trình bạn đã gắn bó từ lâu. Nên như một lẽ tự nhiên, bạn sẽ thấy mất mát.
Đối với thanh thiếu niên hoặc người trưởng thành chưa có trải nghiệm với cái chết, thì thế giới kỳ ảo là cánh cổng an toàn để suy nghĩ và thảo luận về đề tài này. Hãy cân nhắc chia sẻ cảm xúc với người khác. Đây là cách hay để tập nói chuyện về những vấn đề nghiêm túc khác trong cuộc sống.
Bước 2 - Bày tỏ nỗi lòng.
Nếu nhân vật bạn yêu thích bị giết, hoặc không còn xuất hiện trong câu chuyện nữa, bạn có thể sẽ nổi giận. Hãy cho người khác biết cảm xúc đó. Bạn sẽ trải qua vài cảm xúc cực đoan, và tốt hơn hết nên bày tỏ với người khác.
Hãy cẩn thận kẻo tiết lộ nội dung đối với những quyển sách, phim, hay chương trình TV nổi tiếng. Trong thời hiện đại, con người thường không trải nghiệm mọi thứ cùng lúc với nhau, tức là nhiều người chưa kịp xem đến chi tiết quan trọng. Nếu đăng trên những nền tảng công khai như Twitter, hãy giữ cho nội dung mơ hồ, kiểu “Không thể tin được những gì xảy ra” thay vì “Tại sao lại giết nhân vật tôi yêu!”. Hãy giữ những chi tiết đó cho những người bạn biết chắc đã xem kịp bạn.
Bước 3 - Tưởng nhớ nhân vật.
Hãy hồi tưởng lại vai trò quan trọng của nhân vật đó trong câu chuyện, và điều khiến bạn yêu nhân vật ấy. Bạn cũng có thể trò chuyện với bạn bè và người khác về nhân vật, vì sao cái chết của họ khiến bạn đau buồn, và điều gì bạn thích nhất ở họ.
Đọc hoặc xem lại những đoạn nhân vật bạn yêu xuất hiện. Điều tuyệt vời về thế giới kỳ ảo đó là chúng ta luôn có thể quay lại ghé thăm chúng.
Tìm cách để giữ hình ảnh của nhân vật trong bạn, đó có thể là viết truyện, hay vẽ tranh, để bạn có thể ngắm họ lần nữa.
Bước 4 - Tiếp tục đọc hoặc xem phim.
Một tác phẩm hay sẽ tiếp tục giải quyết những vấn đề sau cái chết của nhân vật. Sau khi nhân vật đó ra đi, hãy vẫn đọc quyển sách hay bộ phim đó, để xem phản ứng của các nhân vật khác. Đây là cách giúp bạn chấp nhận những gì đã xảy ra.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tạm dừng xem chương trình hoặc quyển sách đó. Nếu bạn cảm thấy thật sự bị tác động bởi câu chuyện, thì nên thoát khỏi thế giới này một thời gian để cuộc sống thật không bị ảnh hưởng.
Bước 5 - Nhớ rằng số phận nhân vật bị kiểm soát bởi tác giả.
Điều khó khăn nhất về các nhân vật hư cấu đó là câu chuyện của họ rồi sẽ phải chấm dứt. Cuối cùng, mọi hành động của họ đều là kết quả từ trí tưởng tượng của tác giả. Điều đó có nghĩa là chỉ tác giả mới có quyền kiểm soát những gì diễn ra. Cho dù nhân vật của bạn không chết, thì cuốn sách hay chương trình đó cũng phải kết thúc.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%A9y-v%E1%BA%BFt-m%C3%A1u-tr%C3%AAn-qu%E1%BA%A7n-b%C3%B2 | Cách để Tẩy vết máu trên quần bò | Sẽ không khó để làm sạch vết máu trên quần bò nếu nó còn mới và ướt – bạn luôn cần xử lý ngay các vết bẩn. Khi đã khô, vết máu sẽ trở nên khó tẩy hơn. Có thể bạn cần thử nhiều phương pháp để tẩy vết máu trên quần bò. Hãy kiên nhẫn, luôn dùng nước lạnh, và không bỏ quần còn vết máu vào máy sấy!
Phương pháp 1 - Chuẩn bị xử lý vết máu
Bước 1 - Thấm vết máu.
Lót một chiếc khăn vào bên trong quần bò, ngay dưới vết bẩn. Dùng mảnh vải sạch nhúng nước lạnh và thấm chỗ bẩn để loại bỏ bớt máu. Không chà lên vết bẩn. Động tác chà có thể khiến vết máu lan ra. Lặp lại quá trình thấm cho đến khi mảnh vải không còn khả năng thấm thêm. Dùng mảnh vải khác nếu cần thiết.
Không bao giờ dùng nước ấm hoặc nước nóng trong toàn bộ quá trình làm sạch vết máu. Nước nóng hoặc nước ấm sẽ khiến vết máu càng bám chặt.
Bước 2 - Ngâm quần bò vào nước lạnh.
Mở nước lạnh đầy chậu hoặc bồn rửa. Bỏ chiếc khăn lót bên trong ra và ngâm quần bò vào nước lạnh. Ngâm như vậy khoảng 10-30 phút.
Bước 3 - Vắt quần cho khô.
Sau 10-30 phút, bạn hãy vớt chiếc quần ra. Dùng tay vắt quần hoặc bỏ vào máy giặt và chạy chu trình vắt.
Bước 4 - Trải chiếc quần bò ẩm trên mặt phẳng.
Đặt chiếc quần ẩm trên một mặt phẳng. Lót khăn mới vào trong chiếc quần bò, ngay bên dưới vết bẩn.
Phương pháp 2 - Làm sạch vết máu bằng nước lạnh, xà phòng và muối
Bước 1 - Làm sạch vết máu còn mới bằng nước lạnh.
Nhúng đẫm nước lạnh vào chỗ có vết bẩn. Dùng ngón tay hoặc bàn chải chà để đánh bật vết máu. Tiếp tục chà lên chỗ có vết bẩn đến khi không còn thấy máu từ vải ngấm ra. Xả sạch quần bò bằng nước sạch.
Bước 2 - Loại bỏ vết máu bằng xà phòng.
Rót 1 thìa cà phê nước rửa bát lên vết bẩn. Chà lên vết bẩn cho đến khi xà phòng nổi bọt. Xả sạch bằng nước lạnh. Cho thêm xà phòng và lặp lại quy trình nếu cần thiết.
Dùng ngón tay hoặc bàn chải nhỏ - bàn chải đánh răng rất tốt cho việc này!
Bước 3 - Tẩy vết máu bằng muối và xà phòng.
Rắc 1 thìa canh muối ăn lên chỗ có vết bẩn. Dùng ngón tay hoặc bàn chải nhỏ chà muối vào vết máu. Rót một chút xà phòng hoặc dầu gội đầu và xoa xà phòng vào vết bẩn. Khi xà phòng bắt đầu nổi bọt, bạn hãy cho thêm một thìa canh muối nữa và chà vào vết máu.
Phương pháp 3 - Tẩy vết máu đã khô
Bước 1 - Tẩy vết máu đã khô bằng bột làm mềm thịt.
Đong 1 thìa cà phê bột làm mềm thịt không có mùi vị và cho vào một chiếc bát nhỏ. Từ từ cho thêm nước và khuấy đều cho đến khi tạo thành hỗn hợp bột nhão. Dùng ngón tay hoặc bàn chải nhỏ chà hỗn hợp lên vết bẩn. Để nguyên hỗn hợp bột nhão trên vết bẩn khoảng 30 phút.
Trong máu có protein, và bột làm mềm thịt có khả năng phân hủy protein. Nhờ đó mà bột làm mềm thịt cũng là chất tẩy vết máu hữu hiệu.
Bước 2 - Làm sạch vết máu khô bằng muối nở.
Rắc 1 thìa cà phê muối nở trực tiếp lên chỗ có vết bẩn. Dùng ngón tay hoặc bàn chải nhỏ chà muối nở vào vết máu với động tác xoay các vòng tròn nhỏ. Chờ cho muối nở thấm vào vết bẩn khoảng 15-30 phút.
Bước 3 - Loại bỏ vết máu khô bằng nước ô xy già.
Thử trước ô xy già lên một phần nhỏ và khuất của chiếc quần. Không dùng sản phẩm này nếu bạn thấy có màu thôi ra hoặc vải bị bạc màu. Rót nước ô xy già trực tiếp lên vết máu. Phủ màng bọc thực phẩm lên vết bẩn và đắp khăn lên trên. Chờ nước ô xy già ngấm vào vải khoảng 5-10 phút. Dùng giẻ sạch để thấm vết máu.
Phương pháp này rất thích hợp để tẩy quần bò trắng, nhưng bạn nên thận trọng khi tẩy quần bò xanh hoặc có màu khác.
Bước 4 - Tận dụng nắng mặt trời để tẩy vết máu.
Sau khi chuẩn bị xử lý chiếc quần bò bị dính máu, bạn hãy phơi quần ngoài trời vào ngày nắng để cho khô. Vắt quần lên ghế dựa hoặc phơi lên dây, để cho ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào vết bẩn. Phơi quần ngoài trời 4 tiếng. Ánh nắng mặt trời sẽ làm phai màu hoặc tẩy vết bẩn.
Phương pháp 4 - Giặt quần
Bước 1 - Gột sạch quần.
Mở vòi nước lạnh. Gột chiếc quần bò dưới vòi nước lạnh cho đến khi loại bỏ hết sản phẩm tẩy rửa hoặc hỗn hợp bột nhão trên vết bẩn.
Bước 2 - Giặt quần.
Giặt chiếc quần bò trong nước lạnh. Ngoài xà phòng giặt, bạn có thể cho thêm một thìa bột tẩy ô xy vào máy giặt. Không cho thêm bất cứ món đồ nào vào mẻ giặt.
Bước 3 - Kiểm tra vết bẩn.
Sau khi hoàn thành chu trình giặt, bạn hãy tìm xem có dấu vết máu nào còn sót không. Nếu vết máu vẫn còn, bạn đừng bỏ quần vào máy sấy. Thay vì vậy, bạn nên thử một phương pháp khác để tẩy vết máu hoặc giặt lại lần nữa.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/C%C3%A1c-c%E1%BA%B7p-%C4%91%C3%B4i-%C4%91%C3%A3-chia-tay-c%C3%B3-quay-l%E1%BA%A1i-v%E1%BB%9Bi-nhau-sau-khi-%C4%91%C3%A3-h%E1%BA%B9n-h%C3%B2-v%E1%BB%9Bi-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-kh%C3%A1c-kh%C3%B4ng%3F-Khi-n%C3%A0o-n%C3%AAn-li%C3%AAn-l%E1%BA%A1c-l%E1%BA%A1i-v%C3%A0-khi-n%C3%A0o-n%C3%AAn-c%E1%BA%AFt-%C4%91%E1%BB%A9t | Các cặp đôi đã chia tay có quay lại với nhau sau khi đã hẹn hò với người khác không? Khi nào nên liên lạc lại và khi nào nên cắt đứt | Nếu bạn muốn quay lại với người yêu cũ, hãy yên tâm rằng bạn hoàn toàn có cơ hội. Trong chuyện tình cảm thì không có gì thực sự kết thúc cả, hơn nữa con người ta không ngừng thay đổi suy nghĩ. Dù sẽ phải mất một thời gian, nhưng bạn có thể tăng cơ may nối lại tình cũ bằng cách tập trung vào việc hoàn thiện và nhìn nhận bản thân. Có lẽ lúc này bạn đang bối rối, nhưng hãy tin rằng mọi việc rồi sẽ dễ dàng hơn và cơ hội thành công vẫn còn rất cao.
Phương pháp 1 - Có khả năng người ta quay lại với người yêu cũ không?
Bước 1 - Có, những người yêu cũ quay lại với nhau là chuyện rất thường thấy.
Có đến một nửa trong số các cặp đôi sau một thời gian chia tay rồi cũng về lại với nhau, vậy thì chắc chắn là bạn cũng có cơ hội đó. Rất có thể đến một lúc nào đó người yêu cũ của bạn sẽ liên lạc với bạn, cho dù không mong nối lại tình cũ thì có lẽ ít nhất họ cũng muốn thử xem có cơ hội không. Đừng mặc nhiên cho rằng mọi chuyện sẽ không đi đến đâu!
Bước 2 - Mặc dù cơ hội là có, nhưng ngay lúc này bạn đừng nghĩ nhiều đến việc tái hợp mà hãy tập trung vào bản thân.
Hãy hiểu rằng hai người có thể quay lại với nhau, nhưng thành công hay không phần lớn vẫn phụ thuộc vào người kia. Cho dù thực sự muốn nối lại với người cũ, bạn cũng không thể kiểm soát được cảm xúc của họ. Thế nên, điều tốt nhất mà bạn có thể làm bây giờ là hoàn thiện bản thân. Hãy làm những điều bạn thích, gặp gỡ bạn bè, người thân, và tập trung vào những chuyện quan trọng khác trong cuộc sống.
Đừng từ chối mỗi khi có người mời đi đâu đó. Ra ngoài giao lưu với mọi người và tạo dựng những mối quan hệ mới là một cách tuyệt vời để bớt nghĩ đến người cũ.
Tích cực hoạt động thể chất. Hãy tập thể dục và ra khỏi nhà mỗi ngày. Điều này không chỉ có lợi cho thể chất mà còn tốt cho sức khỏe tinh thần của bạn nữa!
Tập trung vào bài vở hoặc công việc. Khi chú tâm vào công việc hoặc học hành, bạn sẽ lấy lại được sự tự chủ và cảm nhận được phiên bản tốt nhất của mình.
Phương pháp 2 - Làm thế nào để người yêu cũ quay lại khi họ đang hẹn hò với người mới?
Bước 1 - Cho họ nhiều không gian ở một mình để họ nhớ đến bạn.
Bạn vẫn thường nghe người ta bảo “xa mặt cách lòng” phải không? Với những cặp đôi đã chia tay thì ngược lại. Nếu cứ nhắn tin hoặc gọi điện cho người yêu cũ, bạn sẽ để lại ấn tượng rằng bạn là người đeo bám hoặc bị ám ảnh. Nếu cần, bạn hãy chặn người cũ trên mạng xã hội và xóa số của họ trong điện thoại. Nghe có vẻ ngược đời, nhưng việc để cho người cũ yên tĩnh một mình sẽ giúp bạn có cơ hội lớn hơn trong tương lai.
Nói như vậy cũng không có nghĩa rằng bạn nên phớt lờ khi người cũ liên lạc với bạn. Tuy nhiên, bạn nên chờ họ tìm đến bạn chứ đừng làm ngược lại.
Liên tục theo dõi người cũ sau khi chia tay cũng không tốt. Bạn rất dễ bị cám dỗ cứ đôi ba ngày lại vào mạng xã hội xem họ đang làm gì, và điều này sẽ không đem lại lợi ích gì cho bạn.
Bước 2 - Cố gắng hoàn thiện bản thân và chứng tỏ cho họ thấy rằng bạn đang trưởng thành.
Tuy không thể kiểm soát được cảm xúc của người cũ dành cho bạn, nhưng bạn có thể nỗ lực hoàn thiện bản thân để trở thành mẫu người yêu tốt nhất có thể. Hãy giữ thân hình cân đối; ra ngoài giao lưu với mọi người mỗi khi có thể và tranh thủ thời gian rảnh rỗi để hoàn thiện bản thân. Càng vui vẻ và khỏe mạnh bao nhiêu, bạn sẽ càng hấp dẫn bấy nhiêu trong mắt người cũ.
Nếu hai bên chia tay vì một lý do cụ thể nào đó mà bạn có thể giải quyết được thì đừng chần chừ mà không làm. Ví dụ, nếu hai người chia tay là do người cũ cho rằng bạn không có chí tiến thủ, bạn có thể quay trở lại trường hoặc tìm hiểu thị trường việc làm để tìm một cơ hội tốt hơn.
Phương pháp 3 - Làm thế nào để người yêu cũ phải hối hận vì đã để mất bạn?
Bước 1 - Cho họ thấy bạn vẫn sống tốt qua mạng xã hội (mà không khoe khoang).
Đây là một quá trình phải duy trì liên tục, thế nên bạn sẽ phải kiên nhẫn một thời gian. Hãy đăng những hoạt động của bạn như tập gym hoặc những điểm số xuất sắc của bạn. Chia sẻ những ảnh selfie thật đẹp và ảnh chụp với bạn bè trong những buổi đi dã ngoại. Khi người cũ thấy bạn năng động,hạnh phúc và sống có ý nghĩa, họ sẽ càng muốn bạn quay trở lại hơn.
Bí quyết ở đây là cho thấy bạn đang sống tốt như thế nào mà không có vẻ phô trương. Đừng làm quá với những câu như “Cuộc sống thật tuyệt vời. Chưa bao giờ mình hạnh phúc hơn thế”. Hãy tỏ ra khiêm tốn và sâu sắc, nhưng cứ thoải mái một chút!
Bước 2 - Hành động như bạn không cố gắng “lấy lại trái tim của người yêu cũ” và hãy tự nhủ với bản thân như vậy.
Mỉa mai thay, có lẽ cách tốt nhất để tái hợp với người yêu cũ lại là đừng chú tâm vào việc quay lại với họ. Xử lý những việc đã xảy ra, tập trung vào bản thân và cố gắng trưởng thành hơn là cách duy nhất để giúp bạn trở thành người mà họ mong muốn nối lại.
Trong quá trình khám phá bản thân và trưởng thành, biết đâu bạn sẽ gặp được một người còn tốt hơn cả người cũ!
Bạn có biết rằng cái gì “càng trông chờ thì càng lâu đến” không? Chuyện này là vậy đấy. Nếu bạn liên tục theo dõi người yêu cũ, ghé thăm các trang mạng xã hội của họ hoặc hỏi bạn bè về họ thì nghĩa là bạn vẫn chưa đủ lớn. Nếu bạn chưa chín chắn thì việc quay lại với người yêu cũ thì khó mà có kết thúc tốt đẹp được. Hãy tập trung vào bản thân trước đã.
Phương pháp 4 - Làm sao để biết cuộc chia tay này là mãi mãi?
Bước 1 - Cứ cho là cuộc tình của bạn đã qua nếu họ không nói chuyện hoặc không tương tác với bạn.
Nếu họ không phản hồi các tin nhắn, phớt lờ bạn trên mạng xã hội hoặc từ chối nói về chuyện đã xảy ra thì đó là dấu hiệu cho thấy họ đã quyết định dứt khoát. Nếu vẫn còn nghĩ đến khả năng quay lại, ít nhất họ cũng sẵn sàng tương tác với bạn.
Người ta có thể thay đổi suy nghĩ nếu bạn cho họ đủ thời gian, nhưng điều này phải mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Hiện tại, bạn hãy cứ chấp nhận và cố gắng vượt qua.
Bước 2 - Mọi chuyện chắc chắn đã kết thúc nếu họ báo hiệu trên mạng xã hội.
Hành vi của một người trên mạng xã hội sẽ cho bạn biết nhiều điều. Nếu người cũ của bạn thay đổi tình trạng của họ sang “độc thân”, đăng tài khoản mới trên Tinder hoặc bắt đầu chia sẻ những bức ảnh của họ với một anh chàng hoặc cô nàng khác thì nghĩa là họ không còn quan tâm đến bạn nữa. Mọi chuyện đã kết thúc nếu họ thông báo cho cả thế giới biết về cuộc chia tay.
Những nội dung này có thể khiến bạn rất đau lòng khi nhìn thấy. Đó là lý do vì sao bạn cần phải ngừng theo dõi người yêu cũ trên mạng và tập trung vào bản thân mình. Lúc này bạn có thể đau buồn, nhưng rồi mọi thứ sẽ dần tốt hơn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ch%E1%BA%BF-bi%E1%BA%BFn-%C4%91u%C3%B4i-t%C3%B4m-h%C3%B9m-%C4%91%C3%B4ng-l%E1%BA%A1nh | Cách để Chế biến đuôi tôm hùm đông lạnh | Dùng đuôi tôm hùm làm món khai vị thực sự rất hấp dẫn và bằng việc sử dụng sản phẩm đông lạnh, bạn có thể thưởng thức món ăn này vào mọi thời điểm trong năm! Để có kết cấu món ăn hoàn hảo, việc quan trọng cần làm là rã đông đuôi tôm hùm vì sản phẩm đông lạnh sau khi chế biến thường cứng và dai. Tiếp theo, bạn có thể chế biến đuôi tôm hùm bằng cách đút lò, nướng hoặc luộc. Việc cuối cùng là trộn bơ đã có sẵn gia vị với các loại thảo mộc hoặc hạt tiêu tươi nghiền nhỏ để ăn kèm với đuôi tôm hùm!
Phương pháp 1 - Rã đông và chuẩn bị đuôi tôm hùm
Bước 1 - Lấy đuôi tôm hùm ra khỏi tủ đông 1 ngày trước khi chế biến.
Bạn chỉ cần lấy số lượng đuôi tôm hùm cần dùng để chế biến. Lưu ý, bằng việc rã đông đuôi tôm hùm trong tủ lạnh, bạn luôn có thể cho chúng vào tủ đông khi đổi ý và chưa cần chế biến vội.
Đuôi tôm hùm thường được bày bán tại quầy hải sản đông lạnh hoặc quầy thực phẩm tươi sống trong siêu thị.
Bước 2 - Xếp đuôi tôm hùm tách rời nhau trên đĩa và đậy kín.
Bạn sẽ xếp đuôi tôm hùm vào đĩa hoặc bát sao cho chúng không chồng lên nhau. Bước tiếp theo là bọc đĩa bằng màng bọc thực phẩm để đuôi tôm hùm không bị lẫn những mùi khác trong tủ lạnh khi rã đông.
Nếu đuôi tôm hùm đã được xếp rời nhau trước khi đóng gói, bạn cứ giữ nguyên bao bì sản phẩm. Phần bao bì ngăn nước chảy ra tủ lạnh trong khi chờ đuôi tôm hùm rã đông.
Bước 3 - Giữ đuôi tôm hùm trong tủ lạnh khoảng 24 tiếng hoặc đến khi rã đông hoàn toàn.
Kiểm tra đuôi tôm hùm sau 1 ngày rã đông bằng cách mở màng bọc và thử uốn cong đuôi. Đuôi tôm hùm sau khi rã đông hoàn toàn sẽ hết cứng và có thể uốn cong một cách dễ dàng.
Nếu đuôi tôm hùm vẫn còn cứng hoặc còn lớp đá, bạn sẽ giữ đuôi tôm hùm trong tủ lạnh thêm 2 tiếng và kiểm tra lại.
Bước 4 - Sử dụng kéo cắt phần vỏ phía trên của mỗi chiếc đuôi tôm hùm.
Hãy đặt đuôi tôm hùm đã rã đông lên mặt thớt sạch, dùng một tay giữ cố định đuôi và dùng tay còn lại cầm kéo cắt theo chiều dài của vỏ. Cố gắng không cắt vào phần thịt để đuôi tôm hùm vẫn còn nguyên vẹn và dừng lại trước phần vây đuôi.
Nếu không có kéo, bạn có thể dùng dao cắt phần vỏ một cách cẩn thận.
Bước 5 - Mở phần vỏ để làm lộ phần thịt.
Dùng các ngón tay nhẹ nhàng kéo hai bên phần vỏ mà bạn vừa cắt. Lúc này bạn đã thấy phần thịt tôm hùm, nên đừng dùng lực quá mạnh để làm bong phần vỏ.
Phần thịt sẽ trông như đang đặt trên một lớp vỏ và được bảo vệ trong khi chế biến.
Phương pháp 2 - Đuôi tôm hùm tẩm bột tỏi và bột ớt chuông đút lò
Bước 1 - Điều chỉnh vỉ nướng và đặt lò nướng ở chế độ nhiệt "cao".
Di chuyển vỉ nướng sao cho cách thanh nhiệt phía trên của lò nướng khoảng 8 cm. Tiếp theo, đặt lò nướng ở chế độ nhiệt cao nhất.
Bước 2 - Trộn bột tỏi, bột ớt chuông xông khói và tiêu trắng trong một bát nhỏ.
Cho 1 thìa cà phê bột tỏi, 1 thìa cà phê bột ớt chuông xông khói và ½ thìa cà phê bột tiêu trắng vào bát và trộn đều.
Điều quan trọng là bạn nên dùng bột tỏi thay vì tỏi tươi băm nhỏ vì tỏi tươi sẽ cháy khét trong khi nướng.
Bước 3 - Cho 2 đuôi tôm hùm vào khay nướng rồi thêm gia vị và bơ.
Xếp đuôi tôm hùm lên khay nướng hoặc đĩa dùng được trong lò vi sóng và rắc gia vị. Chia 1,5 thìa canh bơ thành 2 mẩu nhỏ và đặt từng mẩu bơ lên mỗi đuôi tôm hùm.
Bơ sẽ tan chảy và thấm vào đuôi tôm hùm.
Bước 4 - Nướng đuôi tôm hùm khoảng 8-10 phút.
Đặt khay đựng tôm hùm đã tẩm gia vị lên vỉ nướng cách thanh nhiệt phía trên của lò nướng 8 cm. Nướng đuôi tôm hùm đến khi phần thịt có màu trắng.
Dùng tăm đâm vào phần thịt để kiểm tra độ chín của đuôi tôm hùm. Khi phần thịt đã chín, bạn sẽ cảm nhận được độ mềm và tăm cũng được lấy ra một cách dễ dàng.
Bước 5 - Dọn kèm bơ khan với đuôi tôm hùm vừa nướng xong.
Tắt lò nướng và đeo găng tay nhà bếp để lấy khay nướng ra. Dùng kẹp gắp chuyển đuôi tôm hùm còn nóng ra đĩa và dọn kèm với bơ khan. Bạn có thể rắc thêm một ít muối tùy theo khẩu vị lên đuôi tôm hùm.
Cho phần đuôi tôm hùm đút lò còn thừa vào hộp có nắp đậy kín để bảo quản trong tủ lạnh khoảng 4 ngày.
Phương pháp 3 - Đuôi tôm hùm nướng với bơ thảo mộc
Bước 1 - Chuẩn bị bếp nướng than hoặc bếp nướng ga với lửa to vừa.
Vặn bếp nướng ga sang chế độ lửa to vừa. Nếu bạn dùng bếp nướng than, hãy cho thêm than vào khay đựng và mồi lửa. Khi than đã nóng và có lớp tro mỏng, bạn sẽ đặt vỉ nướng lên bếp.
Bước 2 - Trộn bơ, thảo mộc, tỏi, tương ớt và tiêu trong bát.
Trong khi chờ bếp nóng, bạn sẽ cho vào bát 8 thìa canh bơ mặn đã mềm và trộn thêm 2 thìa canh hành lá cắt nhỏ, 1 thìa canh lá ngải giấm tươi cắt nhỏ, 1 tép tỏi băm, một ít tương ớt và bột tiêu đen tươi tùy theo khẩu vị.
Bạn có thể đậy bát bằng đĩa hoặc màng bọc thực phẩm và đặt bát ở nhiệt độ phòng trong khi nướng đuôi tôm hùm.
Bước 3 - Xiên đuôi tôm hùm vào que và phết dầu ô liu.
Xiên 4 đuôi tôm hùm đã rã đông vào que kim loại theo chiều dài của đuôi. Tiếp theo, phết một ít dầu ô liu lên đuôi tôm hùm và rắc một ít muối tùy theo khẩu vị.
Xiên que sẽ giữ cho đuôi tôm hùm không bị cuộn lại trong quá trình nướng.
Dầu ô liu giúp cho phần thịt của đuôi tôm hùm không bị dính vào vỉ nướng.
Bước 4 - Nướng đuôi tôm hùm khoảng 9-10 phút.
Xếp đuôi tôm hùm với phần thịt hướng xuống vỉ nướng. Nướng đuôi tôm hùm đến khi phần vỏ chuyển sang màu đỏ tươi. Sau khi nướng được một nửa thời gian, bạn sẽ dùng kẹp gắp cẩn thận lật đuôi tôm hùm và phết bơ thảo mộc lên phần thịt.
Phần thịt sẽ có màu trắng và mềm sau khi nướng xong.
Bước 5 - Lấy đuôi tôm hùm ra khỏi vỉ nướng và dọn kèm với bơ thảo mộc.
Dùng kẹp gắp chuyển đuôi tôm hùm sang đĩa, rồi thêm vài lát chanh tươi và bơ thảo mộc mà bạn đã chuẩn bị trước đó.
Đuôi tôm hùm nướng ăn kèm với rau củ nướng như măng tây hoặc ớt chuông sẽ rất ngon.
Cho phần đuôi tôm hùm còn thừa vào hộp có nắp đậy kín và bảo quản trong tủ lạnh khoảng 4 ngày.
Phương pháp 4 - Đuôi tôm hùm luộc ăn kèm với sốt bơ tiêu
Bước 1 - Đun sôi một nồi nước to và thêm muối.
Đặt một nồi to lên bếp và đổ vào đó lượng nước cao khoảng ¾ nồi. Đậy nắp nồi và vặn bếp sang chế độ lửa to. Đun nước đến khi sôi và bạn thấy hơi nước thoát ra từ bên dưới nắp. Đeo găng tay nhà bếp để cẩn thận mở nắp nồi và thêm muối vào nước.
Bạn sẽ dùng khoảng 1 thìa canh muối cho mỗi 4 cốc (1 lít) nước đã được thêm vào nồi.
Bước 2 - Luộc 4 đuôi tôm hùm trong khoảng 3-10 phút.
Chầm chậm cho 4 đuôi tôm hùm đã rã đông vào nồi để nước sôi không bắn vào người. Không đậy nắp nồi và luộc đến khi đuôi tôm hùm chuyển sang màu đỏ tươi. Nếu bạn đâm cây tăm vào đuôi tôm hùm và cảm thấy phần thịt mềm thì quá trình luộc đã hoàn tất. Thời gian luộc sẽ tùy thuộc vào cân nặng của đuôi tôm hùm:
3-5 phút đối với đuôi tôm hùm nặng 85-170gr
5-6 phút đối với đuôi tôm hùm nặng 170-200gr
6-8 phút đối với đuôi tôm hùm nặng 230-290gr
8-10 phút đối với đuôi tôm hùm nặng 290-450gr
10 phút đối với đuôi tôm hùm nặng 450-570gr
Bước 3 - Đun bơ với nước cốt chanh, mùi tây, muối và tiêu trong một nồi khác.
Trong khi chờ đuôi tôm hùm chín, bạn có thể chuẩn bị phần nước chấm đơn giản. Đun 8 thìa canh bơ lạt trong nồi nhỏ, rồi tắt bếp và khuấy thêm:
4,5 thìa cà phê (20ml) nước cốt chanh
¼ cốc mùi tây đã cắt nhỏ
1 thìa cà phê muối
2 thìa cà phê bột tiêu đen tươi
Bước 4 - Dùng kẹp gắp lấy đuôi tôm hùm ra khỏi nồi và dọn kèm với sốt bơ tiêu.
Tắt bếp đun nồi nước luộc và dùng kẹp gắp lấy đuôi tôm hùm ra. Xếp đuôi tôm hùm ra đĩa cùng với sốt bơ tiêu và món ăn kèm tùy chọn. Chẳng hạn như bạn cũng có thể dọn kèm đuôi tôm hùm với vài lát chanh, khoai tây nướng hoặc súp lơ xanh hấp.
Cho đuôi tôm hùm còn thừa vào hộp có nắp đậy kín và bảo quản trong tủ lạnh khoảng 4 ngày.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |