url
stringlengths
47
237
tags
sequencelengths
0
8
question
stringlengths
10
547
answer
stringlengths
23
10.7k
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tho-oxy-va-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-vi
[ "Thở oxy", "Khó thở", "Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính", "Suy hô hấp", "Bệnh đường hô hấp" ]
Suy hô hấp mạn có những tác động tiêu cực nào lên cơ thể?
Trên não Thiếu oxy mạn gây bất thường về thần kinh - tâm thần như rối loạn chú ý và trí nhớ, khó khăn về tư duy trừu tượng, về hành vi khéo léo, về các rối loạn vận động giản đơn. Trên mạch máu Cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tăng tạo hồng cầu để đảm bảo sự vận chuyển Oxy. Nhưng phản ứng này lại có hại do làm tăng độ nhớt máu và như thế góp phần làm tăng kháng lực mạch máu phổi dẫn đến sự xuất hiện tăng áp động mạch phổi. Trên tim Do máu bị cô đặc và tăng áp động mạch phổi, tim phải hoạt động nhiều hơn dễ dẫn đến suy tim.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tho-oxy-va-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-vi
[ "Thở oxy", "Khó thở", "Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính", "Suy hô hấp", "Bệnh đường hô hấp" ]
Liệu pháp oxy dài hạn tại nhà có những lợi ích gì đối với bệnh nhân BPTNMT?
Có giấc ngủ tốt hơn Ổn định áp lực động mạch phổi: tránh bị tâm phế mạn, suy tim phải Giảm số lần nhập viện Tăng tuổi thọ. Cải thiện tâm thần kinh. Cải thiện chất lượng cuộc sống.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/family-yoga-lieu-thuoc-tu-nhien-gan-ket-cac-thanh-vien-trong-gia-dinh-vi
[ "Giảm căng thẳng", "Tập thể dục", "Thiền", "Thư giãn", "Yoga", "Y học tái tạo", "Hoạt động thể chất" ]
Tại sao ngày càng có nhiều gia đình xa cách nhau?
Cuộc sống ngày càng bận rộn, bố mẹ đi làm cả ngày, con cái cũng đi học. Đôi khi chính sự bận rộn và áp lực công việc khiến các thành viên trong gia đình thêm xa cách. Nhiều gia đình tất bật với công việc ở cơ quan, sau đó thời gian về nhà tiếp tục lo cơm nước, việc nhà nên việc dành thời gian chia sẻ, gắn bó với con cái bị hao hụt đi rất nhiều.Nếu điều này tiếp diễn hàng ngày thì cha mẹ và con cái sẽ mất đi sự kết nối về sau. Đặc biệt ở lứa tuổi dậy thì do thay đổi tâm sinh lý nên trẻ sẽ thường tìm đến bạn bè để chia sẻ, tâm sự nhiều hơn. Lúc này, nhiều bạn trẻ cảm thấy bố mẹ không hiểu mình và thậm chí còn cảm thấy rất áp lực bởi những câu nói, kỳ vọng hay sự so sánh của chính những người thân trong gia đình. Vậy trong trường hợp này phải làm thế nào?
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/family-yoga-lieu-thuoc-tu-nhien-gan-ket-cac-thanh-vien-trong-gia-dinh-vi
[ "Giảm căng thẳng", "Tập thể dục", "Thiền", "Thư giãn", "Yoga", "Y học tái tạo", "Hoạt động thể chất" ]
Yoga và Thiền giúp gắn kết các thành viên trong gia đình như thế nào?
Như chúng ta đã biết Yoga và Thiền là một phương pháp rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần rất tốt. Bộ môn này giúp chúng ta khám phá chính mình và cũng giúp chúng ta biết lắng nghe cơ thể, cảm xúc của mình được tốt hơn. Từ đó giúp cho cuộc sống diễn ra một cách tích cực hơn mỗi ngày. Và đây chính là một trong những giải pháp cho vấn đề hiện đang gặp trong nhiều gia đình hiện nay. Vậy Yoga và Thiền có thể gắn kết các thành viên trong gia đình như thế nào?Đầu tiên, chúng ta có thể thấy đây cũng là một bộ môn rèn luyện cơ thể rất tốt. Mỗi sáng thức dậy cả nhà (cả ông, bà, bố, mẹ và các con) đều có thể cùng nhau tập luyện bộ môn này với các tư thế Yoga hay các bài hít thở thú vị. Vì Yoga dành cho tất cả mọi người không phân biệt giới tính, tuổi tác, quốc gia...mỗi đối tượng đều có thể tập theo cách phù hợp với khả năng của mình.Thông qua việc thực hành yoga cùng nhau, cả gia đình có thêm thời gian chung để chia sẻ, trao đổi, hay chơi trò chơi với các động tác Yoga vô cùng thú vị miêu tả các tư thế con vật hay tự nhiên. Cả ông, bà, bố, mẹ hay các con đều có thể cùng nhau tập về một chủ đề, ví dụ như: “Mùa xuân” hay “Các con vật” và mỗi người đều bình đẳng trong việc đưa ra các ý tưởng hay sáng kiến của mình. Ví dụ, với chủ đề “Các con vật” trẻ có thể kể ra được con chó, con mèo, con voi,...và bắt chước theo các tư thế miêu tả con vật đó. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể tập theo, đồng thời có thể nêu thêm được đặc điểm của con vật đó như: thân thiện hay hung dữ, nhỏ hay to,... Cũng từ đây, các thành viên có thể cùng đưa ra những ý kiến của cá nhân để góp phần cho buổi tập Yoga được phong phú, vui vẻ và ý nghĩa hơn. Ngoài ra, các thành viên cũng có thể học hỏi và hiểu nhau hơn thông qua những hoạt động chung
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/family-yoga-lieu-thuoc-tu-nhien-gan-ket-cac-thanh-vien-trong-gia-dinh-vi
[ "Giảm căng thẳng", "Tập thể dục", "Thiền", "Thư giãn", "Yoga", "Y học tái tạo", "Hoạt động thể chất" ]
Family Yoga giúp các thành viên trong gia đình thể hiện tình cảm như thế nào?
Đặc biệt, Family Yoga còn là cơ hội để các thành viên được bày tỏ, chia sẻ và thể hiện tình yêu thương, lòng bao dung cho nhau một cách tốt hơn với một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, khi thực hành Thiền kết nối thì tất cả các thành viên trong gia đình có thể ngồi khoanh chân thành hình tròn và nắm tay nhau để cảm nhận tình thương yêu truyền cho nhau thông qua đôi bàn tay ấm áp. Cảm nhận tình yêu của bố mẹ dành cho các con và các con dành cho bố mẹ mà ít khi chúng ta có cơ hội để thể hiện hoặc ít khi hay ngại thể hiện. Với sự hướng dẫn của giáo viên cả gia đình có thể cùng nhau tập trung chú ý vào một chủ đề nào đó, ví dụ như: “Lòng Biết Ơn”. Cả nhà cùng nhắm mắt lại và nghĩ đến những điều mình biết ơn đến các thành viên còn lại, ví dụ như: “Cảm ơn mẹ đã chuẩn bị bữa sáng cho con; Cảm ơn bố đã dạy con đá bóng hay bố mẹ cảm ơn các con đã khỏe mạnh để bố mẹ yên tâm làm việc, Cảm ơn ông bà đã giúp trông cháu,...” bất kì điều gì mà chúng ta nghĩ đến đều thật đáng trân trọng, hãy mỉm cười và cảm nhận sự biết ơn đó.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phan-loai-thieu-mau-tan-mau-vi
[ "Hồng cầu", "Thiếu máu tán huyết", "Xét nghiệm", "Thiếu máu tan máu", "Di truyền", "Thiếu hồng cầu", "Thiếu máu" ]
Thiếu máu tan máu là gì và nguyên nhân gây ra tình trạng này?
Thiếu máu tan máu hay còn được gọi là thiếu máu tán huyết. Đây là bệnh lý huyết học do nhiều nguyên nhân gây nên. Hồng cầu có thời gian sống bình thường là 120 ngày.Tan máu là sự phá hủy hồng cầu sớm và làm rút ngắn thời gian sống của hồng cầu < 120 ngày. Số lượng hồng cầu bị tiêu hủy tăng lên có thể gây thiếu máu, tủy xương tăng sinh để bù lại tình trạng thiếu máu. Thiếu máu tan máu có thể do nguyên nhân ngoài hồng cầu hoặc tại hồng cầu.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phan-loai-thieu-mau-tan-mau-vi
[ "Hồng cầu", "Thiếu máu tán huyết", "Xét nghiệm", "Thiếu máu tan máu", "Di truyền", "Thiếu hồng cầu", "Thiếu máu" ]
Phân loại thiếu máu tan máu theo nguyên nhân, cụ thể là các rối loạn ngoài hồng cầu?
Các rối loạn ngoài hồng cầu:Nguyên nhân của các rối loạn ngoài hồng cầu mà người bệnh thiếu máu tán huyết thường gặp phải, bao gồm:Tăng hoạt hóa hệ thống liên võng nội mô: cường lách.Các bất thường về miễn dịch: thiếu máu tan máu trẻ sơ sinh do bất đồng nhóm máu, thiếu máu do tự miễn, ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối.Chấn thương cơ họcMột số thuốc gây tan máu: quinine, quinidine, penicillin, methyldopa, clopidogrel.Nhiễm độc: chì, đồng...Nhiễm trùng: vi khuẩn gây bệnh có thể gây tan máu thông qua hoạt động trực tiếp của độc tố vi khuẩn (clostridium pefringens, liên cầu tan máu anpha-beta, não mô cầu), do vi khuẩn xâm nhập và phá hủy hồng cầu (plasmodium sp...) hoặc bằng cách sản xuất kháng thể (Epstein Bar, mycoplasma).
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phan-loai-thieu-mau-tan-mau-vi
[ "Hồng cầu", "Thiếu máu tán huyết", "Xét nghiệm", "Thiếu máu tan máu", "Di truyền", "Thiếu hồng cầu", "Thiếu máu" ]
Phân loại thiếu máu tan máu theo cấp và mạn, nêu rõ đặc điểm của từng loại?
Thiếu máu tán huyết cấp: Bệnh lý xảy ra nhanh chóng, có thể thiếu máu nặng mà không có chảy máu, mất máu, thường có cơn tan máu.Thiếu máu tán huyết mạn: Bệnh lý tan máu ít một diễn biến lâu dài.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/giua-dai-dich-covid-19-cuu-song-cu-gia-u80-mac-2-can-benh-ung-thu-nguy-hiem-vi
[ "Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy", "Ung thư máu", "Tế bào ung thư", "Hóa trị ung thư", "Covid-19" ]
Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy là bệnh gì?
Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy là một loại ung thư máu ác tính mạnh, đòi hỏi phải sử dụng hóa trị liệu rất mạnh nên người già hoặc người có nhiều bệnh lý nền, thể trạng yếu, không chịu đựng được hóa chất mạnh nên các lựa chọn điều trị rất hạn chế.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/giua-dai-dich-covid-19-cuu-song-cu-gia-u80-mac-2-can-benh-ung-thu-nguy-hiem-vi
[ "Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy", "Ung thư máu", "Tế bào ung thư", "Hóa trị ung thư", "Covid-19" ]
Trong trường hợp bệnh nhân lớn tuổi mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy, việc điều trị như thế nào?
Ở những người lớn hơn 70 tuổi ở Việt Nam hiện nay, thông thường chỉ truyền máu và thuốc hỗ trợ chăm sóc để kiểm soát tạm thời khi bạch cầu tăng quá cao nên thông thường, tiên lượng sống của người bệnh chỉ được vài tháng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/giua-dai-dich-covid-19-cuu-song-cu-gia-u80-mac-2-can-benh-ung-thu-nguy-hiem-vi
[ "Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy", "Ung thư máu", "Tế bào ung thư", "Hóa trị ung thư", "Covid-19" ]
Phương pháp điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng tủy cho bệnh nhân cao tuổi như thế nào?
“Việc sử dụng phác đồ này khá phức tạp bởi vì tương tác giữa các thuốc rất nghiêm trọng, chưa kể đến trên nền bệnh lý nặng, chúng tôi đã tinh chỉnh rất nhiều, sau 15 ngày bổ sung Venetoclax, rất bất ngờ là bệnh nhân đã đáp ứng hoàn toàn, không còn tế bào ác tính trong tủy xương và công thức máu hồi phục bình thường. Thành công này gây bất ngờ với chính các bác sĩ điều trị” - PGS Yi chia sẻ.“Tôi hy vọng Venetoclax sẽ sớm có mặt ở thị trường VN và chúng tôi cũng sẽ chia sẻ với các đồng nghiệp kinh nghiệm sử dụng phác đồ điều trị với ca bệnh AML ở bệnh nhân cao tuổi này trên các bài báo khoa học” – BS Yi cho biết.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vai-tro-va-xet-nghiem-magie-trong-mau-vi
[ "Xét nghiệm", "Suy dinh dưỡng", "Magie", "Thừa magie", "Thiếu magie", "Xét nghiệm magie", "Đái tháo đường", "Nghiện rượu" ]
Magie đóng vai trò như thế nào trong cơ thể con người?
Magie là một khoáng chất thiết yếu tham gia nhiều quá trình trao đổi chất, đóng một vai trò quan trọng trong chức năng sinh lý của não, tim và cơ xương. Magie là đồng yếu tố tham gia vào quá trình kích hoạt enzyme điều chỉnh các phản ứng sinh hóa đa dạng, bao gồm chuyển hóa năng lượng, tổng hợp protein, chức năng cơ, thần kinh, đường huyết và kiểm soát huyết áp. Magiê chủ yếu được lưu trữ trong xương, cơ, mô mềm và dưới 1% có trong dịch ngoại bào. Khoảng 30% Magie hấp thụ qua thức ăn hoặc nước uống bởi ruột, mặc dù mức độ hấp thụ phụ thuộc vào tình trạng magie của cơ thể.Cân bằng nội môi magie được điều chỉnh thêm thông qua bài tiết và tái hấp thu ở thận, nơi khoảng 95% magie đã lọc được tái hấp thu. Nguồn magie phong phú bao gồm rau xanh, quả hạch, các loại hạt và đậu. Ngoài ra, nước máy cũng có thể chứa magie.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vai-tro-va-xet-nghiem-magie-trong-mau-vi
[ "Xét nghiệm", "Suy dinh dưỡng", "Magie", "Thừa magie", "Thiếu magie", "Xét nghiệm magie", "Đái tháo đường", "Nghiện rượu" ]
Khi nào bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm Magie cho bệnh nhân?
Xét nghiệm magie có thể được chỉ định khi bác sĩ thăm khám và nghi ngờ magie của bạn quá thấp hoặc quá cao. Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy có sự tương quan giữa thiếu hụt Magie và các thay đổi trong cân bằng nội mô calci, kali và phosphate. Điều này liên quan đến các rối loạn nhịp tim như loạn nhịp thất mà không thể điều trị bằng phương pháp thông thường, tăng nhạy cảm với Digoxin, co thắt động mạch vành và đột tử. Các triệu chứng khác xuất hiện đồng thời bao gồm các rối loạn cơ thần kinh và tâm-thần kinh. Nồng độ magnesium huyết tăng cao trong suy thận cấp và mạn tính.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vai-tro-va-xet-nghiem-magie-trong-mau-vi
[ "Xét nghiệm", "Suy dinh dưỡng", "Magie", "Thừa magie", "Thiếu magie", "Xét nghiệm magie", "Đái tháo đường", "Nghiện rượu" ]
Liệu việc sử dụng thực phẩm giàu Magie có thể dẫn đến tình trạng quá liều Magie?
Thực tế, rất hiếm gặp, quá liều magie có thể dẫn đến ngừng tim hoặc tử vong.Việc sử dụng thực phẩm, rau xanh hiếm khi dẫn đến tình trạng quá liều magie, thay vào đó có thể do uống quá nhiều loại thuốc bổ sung magie. Việc bổ sung Magie thường được chỉ định ở những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, rối loạn sử dụng rượu, hội chứng Crohn hoặc vấn đề về hấp thụ chất dinh dưỡng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-lop-cua-mang-noron-nhan-tao-va-vai-tro-trong-ho-tro-quyet-dinh-lam-sang-vi
[ "Mạng nơron nhân tạo", "Xạ trị", "Ung thư đại trực tràng", "Liệu pháp miễn dịch", "Ứng dụng mạng nơron nhân tạo" ]
Mạng nơron nhân tạo được chia thành mấy loại chính dựa trên hướng của luồng tín hiệu?
Mạng nơron nhân tạo có thể được chia thành hai loại chính dựa trên hướng của luồng tín hiệu giữa các lớp ẩn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-lop-cua-mang-noron-nhan-tao-va-vai-tro-trong-ho-tro-quyet-dinh-lam-sang-vi
[ "Mạng nơron nhân tạo", "Xạ trị", "Ung thư đại trực tràng", "Liệu pháp miễn dịch", "Ứng dụng mạng nơron nhân tạo" ]
Nêu một ví dụ về ứng dụng mạng nơron nhân tạo trong việc dự đoán đáp ứng với hóa trị liệu?
Ví dụ, một hệ thống CNN đã được đào tạo sử dụng 202 trường hợp có di căn gan do ung thư đại trực tràng và đã được xác nhận là có độ chính xác tốt để dự đoán đáp ứng với FOLFOX kết hợp với phác đồ bevacizumab dựa trên thông tin CT.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-lop-cua-mang-noron-nhan-tao-va-vai-tro-trong-ho-tro-quyet-dinh-lam-sang-vi
[ "Mạng nơron nhân tạo", "Xạ trị", "Ung thư đại trực tràng", "Liệu pháp miễn dịch", "Ứng dụng mạng nơron nhân tạo" ]
Mạng nơron nhân tạo được sử dụng như thế nào trong việc kiểm soát chất lượng phẫu thuật?
Kitaguchi và cộng sự đã tạo ra một phương pháp học sâu mới dựa trên CNN được cung cấp bởi các video trong ca phẫu thuật. Nó có thể tự động nhận biết giai đoạn phẫu thuật và hành động với độ chính xác cao lần lượt là 81% và 83,2%.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nhan-biet-va-xu-tri-con-dong-kinh-vi
[ "Điều trị động kinh", "Thần kinh", "Chẩn đoán động kinh", "Co giật", "Thuốc chống động kinh", "Cơn động kinh" ]
Đặc điểm gì là chìa khóa để nhận biết cơn động kinh?
Đặc điểm chìa khoá của cơn động kinh là cơn xảy ra không dự đoán trước được. Cơn thường ngắn (kéo dài tối đa vài phút), có tính định hình (stereotype), thường là triệu chứng dương tính. Cơn động kinh cũng có thể xảy ra trong giấc ngủ hoặc khi tỉnh giấc. Ngoài ra còn có thể có tình trạng lú lẫn sau cơn, yếu liệt sau cơn ( liệt todd), tiêu tiểu không kiểm soát trong cơn, có thể kèm theo chấn thương, gãy xương hay trật khớp....Biểu hiện của cơn động kinh rất đa dạng, tuỳ thuộc vào vị trí của phóng lực động kinh trong vỏ đại não và sự lan rộng của nó trong não. Vì vậy triệu chứng của động kinh có thể là co giật, co cứng, mất ý thức hay thay đổi tình trạng tri giác-ý thức, thay đổi hành vi, những cử động tự động như chớp mắt hay nhai miệng, cảm giác tê rần nửa người,... Do đó, bất kỳ triệu chứng về thần kinh nào có tính chất định hình, lặp đi lặp lại, thời gian xảy ra cơn ngắn đều cần phải nghĩ tới động kinh.Cơn động kinh dễ nhầm lẫn với cơn ngất, các rối loạn tâm lý, đột quỵ, migraine... Hỏi kỹ bệnh sử, thăm khám lâm sàng và chú ý các đặc điểm của động kinh có vai trò rất quan trọng giúp phân biệt động kinh với các rối loạn nêu trên.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nhan-biet-va-xu-tri-con-dong-kinh-vi
[ "Điều trị động kinh", "Thần kinh", "Chẩn đoán động kinh", "Co giật", "Thuốc chống động kinh", "Cơn động kinh" ]
Khi một người bị động kinh, điều gì là điều đầu tiên cần làm?
Khi bắt gặp một người đang lên cơn động kinh, bạn cần nắm các nguyên tắc sau sau để xử trí ban đầu tại chỗ như sau:Nới lỏng cổ áo bệnh nhânKhi bệnh nhân đang co giật, không cố gắng giữ chặt hay đè bệnh nhân xuống vì có thể gây chấn thương, gãy xương hay trật khớp cho bệnh nhân.Không nhét muỗng, que gỗ, đổ nước chanh hay bất cứ thư gì khác vào miệng bệnh nhân vì có thể gây chấn thương, hít sặc cho bệnh nhân.Trấn an những người xung quanhDọn dẹp những vật sắc nhọn xung quanh bệnh nhân (vật dụng bằng thuỷ tinh, các đồ dùng xung quanh...)Sau cơn giật, cho bệnh nhân nằm nghiêng, lau sạch dịch tiết ở họng miệng, đảm bảo thông thoáng đường thở, tránh hít sặc, hút đàm nhớt, đảm bảo ABC, cho thở oxy khi cần.Sau cơn giật bệnh nhân thường lú lẫn nên cần có người trông giữ, tránh để bệnh nhân một mình.Sắp xếp đưa bệnh nhân đến bệnh viện sớm nhất có thể để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị phù hợp.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nhan-biet-va-xu-tri-con-dong-kinh-vi
[ "Điều trị động kinh", "Thần kinh", "Chẩn đoán động kinh", "Co giật", "Thuốc chống động kinh", "Cơn động kinh" ]
Trong trường hợp nào cần cắt cơn động kinh bằng thuốc tĩnh mạch?
Thời điểm cần cắt cơn bằng thuốc tĩnh mạch: Do đặc điểm của cơn động kinh thường ngắn và tự giới hạn nên thông thường không cần cắt cơn bằng thuốc tĩnh mạch. Chỉ cần dùng thuốc chống động kinh đường uống để kiểm soát cơn giật tái phát là đủ. Chỉ dùng thuốc cắt cơn tĩnh mạch (midazolam, diazepam,...) khi bệnh nhân có trạng thái động kinh hoặc cơn giật đe doạ vào trạng thái động kinh.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nhung-dieu-ban-can-biet-ve-suy-tuyen-tuy-ngoai-tiet-vi
[ "Bệnh Crohn", "Tuyến tụy ngoại tiết", "Hội chứng ruột kích thích", "Viêm đại tràng", "Nội tiết", "Suy tụy ngoại tiết", "Ung thư tuyến tụy", "Bệnh celiac" ]
Suy tụy ngoại tiết là gì?
Suy tụy ngoại tiết (EPI) xảy ra khi tuyến tụy không thể sản xuất hoặc tiết ra đủ các enzym tiêu hóa để phân hủy thức ăn cũng như hấp thụ chất dinh dưỡng. Quá trình tiêu hóa chất béo sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Khi cơ thể cố gắng tống chất béo đã tiêu hóa một phần, ruột của bạn sẽ cảm thấy khó chịu.Khi bị suy tụy ngoại tiết, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như chướng bụng đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy. Trong trường hợp nghiêm trọng bệnh có thể dẫn đến giảm cân, tiêu chảy nhiễm mỡ và suy dinh dưỡng.Về nguyên nhân gây bệnh, bất cứ điều gì làm gián đoạn quá trình bình thường của các enzym tiêu hóa rời khỏi tuyến tụy đều có thể gây ra suy tuyến tụy ngoại tiết. Ví dụ như viêm tụy không cải thiện theo thời gian và xơ nang là những nguyên nhân phổ biến nhất. Các tình trạng khác gây ra suy tụy ngoại tiết có thể do di truyền, các rối loạn ruột khác gây ra hoặc là tác dụng phụ của phẫu thuật.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nhung-dieu-ban-can-biet-ve-suy-tuyen-tuy-ngoai-tiet-vi
[ "Bệnh Crohn", "Tuyến tụy ngoại tiết", "Hội chứng ruột kích thích", "Viêm đại tràng", "Nội tiết", "Suy tụy ngoại tiết", "Ung thư tuyến tụy", "Bệnh celiac" ]
Những triệu chứng nào thường gặp ở người bị suy tụy ngoại tiết?
Các triệu chứng của suy tụy ngoại tiết thường không được chú ý. Một số triệu chứng phổ biến đó là: Đau bụng Giảm cân do suy dinh dưỡng Thiếu vitamin như vấn đề về thị lực, loãng xương Phân mỡ do giảm hấp thu chất béo trong ruột Tiêu chảy.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nhung-dieu-ban-can-biet-ve-suy-tuyen-tuy-ngoai-tiet-vi
[ "Bệnh Crohn", "Tuyến tụy ngoại tiết", "Hội chứng ruột kích thích", "Viêm đại tràng", "Nội tiết", "Suy tụy ngoại tiết", "Ung thư tuyến tụy", "Bệnh celiac" ]
Làm thế nào để chẩn đoán suy tụy ngoại tiết?
Bác sĩ có thể sẽ sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để chẩn đoán suy tụy ngoại tiết và phát hiện nguyên nhân cơ bản của nó. Cụ thể: Tiền sử bệnh và khám lâm sàng: Đôi khi, các bác sĩ chẩn đoán suy tụy ngoại tiết nghiêm trọng dựa trên tiền sử bệnh của bạn và sự hiện diện của một số triệu chứng đặc trưng bao gồm phân mỡ, tiêu chảy và sụt cân. Kiểm tra hình ảnh: Các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT hoặc MRI sẽ hỗ trợ bác sĩ tìm kiếm bằng chứng về tổn thương tuyến tụy. Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm: Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm sẽ kiểm tra lượng chất béo trong phân để xem liệu nó có được tiêu hóa không. Kiểm tra hơi thở đo lường sự tiêu hóa chất béo gián tiếp bằng cách tìm kiếm một số hóa chất khi bạn thở ra. Kiểm tra các điều kiện liên quan: Bạn sẽ được làm các xét nghiệm bổ sung để xem liệu một tình trạng liên quan như viêm tụy hoặc tiểu đường có phải là nguyên nhân gốc rễ gây ra suy tụy ngoại tiết hay không.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chu-dong-truyen-mien-dich-tu-de-tang-mien-dich-co-vi
[ "Liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân", "Tăng cường hệ miễn dịch tự thân,", "Truyền miễn dịch tự thân", "Suy giảm hệ miễn dịch", "Tế bào gốc - CN gen", "Video", "hệ miễn dịch tự thân" ]
Liệu pháp truyền tăng cường miễn dịch tự thân có thể được sử dụng ở những thời điểm nào trong quá trình điều trị ung thư?
Với người bệnh có thể truyền tăng cường miễn dịch tự thân vào các thời điểm khác nhau, có thể truyền trước khi điều trị hóa chất hoặc xạ trị. Cũng có thể truyền giữa các đợt truyền hóa chất hoặc xạ trị hoặc sau điều trị hóa chất, xạ trị.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chu-dong-truyen-mien-dich-tu-de-tang-mien-dich-co-vi
[ "Liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân", "Tăng cường hệ miễn dịch tự thân,", "Truyền miễn dịch tự thân", "Suy giảm hệ miễn dịch", "Tế bào gốc - CN gen", "Video", "hệ miễn dịch tự thân" ]
Liệu pháp truyền tăng cường miễn dịch tự thân có an toàn không? Có tác dụng phụ gì không?
Truyền miễn dịch tự thân là liệu pháp rất an toàn vì sử dụng chất liệu tự thân ở mỗi người. Tại Vinmec, qua 5 năm áp dụng, hầu như chưa có tác dụng phụ đáng kể nào xảy ra.Tế bào miễn dịch tự thân có 2 tác dụng:Giống như lực lượng vũ trang được nâng cao chất lượng và bổ sung thêm số lượng nên tăng khả năng bảo vệ cơ thể lên rất nhiều, tăng cường hệ miễn dịch.Tế bào miễn dịch tự thân cũng có khả năng tiết ra các chất Coo-factor, như 1 loại vitamin đặc biệt có tác dụng nuôi dưỡng, bảo vệ các tế bào miễn dịch tổn thương hoặc suy yếu, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.Truyền tế bào miễn dịch tự thân và môi trường nuôi cấy đều đã nghiên cứu, thử nghiệm nhiều năm. Đây là biện pháp an toàn, hầu như chưa thấy tác dụng phụ nào xảy ra.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chu-dong-truyen-mien-dich-tu-de-tang-mien-dich-co-vi
[ "Liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân", "Tăng cường hệ miễn dịch tự thân,", "Truyền miễn dịch tự thân", "Suy giảm hệ miễn dịch", "Tế bào gốc - CN gen", "Video", "hệ miễn dịch tự thân" ]
Liệu pháp truyền tăng cường miễn dịch tự thân có hiệu quả trong việc điều trị ung thư?
Liệu pháp truyền tăng cường miễn dịch tự thân đã được Vinmec nghiên cứu từ năm 2015 và kết thúc từ 2 năm trước, kết quả chứng minh được hiệu quả kết hợp liệu pháp tế bào miễn dịch tự thân với hóa trị, xạ trị, có thể kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân sau khi phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/mui-go-nguyen-nhan-cach-dieu-tri-vi
[ "Phẫu thuật nâng mũi", "Chấn thương mũi", "Làm đẹp", "Nâng mũi", "Gồ mũi", "Vẹo vách ngăn mũi" ]
Gồ mũi có ảnh hưởng gì đến khả năng hô hấp của chúng ta?
Khác với vẹo vách ngăn mũi, gồ mũi không gây ảnh hưởng đến khả năng hô hấp. Đôi khi gồ mũi có thể gây ra các cấu trúc bất thường ở xương và sụn nhưng thường không thực sự hạn chế khả năng hít vào và thở ra của mũi.Chấn thương mũi có thể gây lệch vách ngăn kèm theo gồ mũi, nghĩa là gồ mũi có khó hít thở. Tuy nhiên, việc phẫu thuật cắt bỏ vùng mũi bị gồ chưa hẳn đã giúp cải thiện tình hình.Cắt vùng mũi bị gồ là một quyết định cá nhân, không phải là nhu cầu y tế bắt buộc. Thông thường, mọi người đi phẫu thuật lại mũi khi không hài lòng với dáng mũi của mình.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/mui-go-nguyen-nhan-cach-dieu-tri-vi
[ "Phẫu thuật nâng mũi", "Chấn thương mũi", "Làm đẹp", "Nâng mũi", "Gồ mũi", "Vẹo vách ngăn mũi" ]
Nâng mũi hở là gì và phương pháp này được áp dụng như thế nào?
Nâng mũi hở là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị gồ mũi. Loại phẫu thuật này yêu cầu gây mê toàn thân, trong đó bác sĩ thẩm mỹ sẽ rạch một đường nhỏ để nhìn thấy toàn bộ xương và sụn dưới da.Sau đó, bác sĩ sẽ định hình lại đường viền mũi, có thể bằng cách cắt bỏ và đặt lại xương mũi để cải thiện hình dạng. Khi phẫu thuật kết thúc, bạn sẽ được nẹp hoặc bó bột trong tối đa một tuần, trung bình mất 3 tuần để hồi phục hoàn toàn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/mui-go-nguyen-nhan-cach-dieu-tri-vi
[ "Phẫu thuật nâng mũi", "Chấn thương mũi", "Làm đẹp", "Nâng mũi", "Gồ mũi", "Vẹo vách ngăn mũi" ]
Những câu hỏi nào cần được đặt ra cho bác sĩ phẫu thuật trước khi quyết định phẫu thuật gồ mũi?
Dưới đây là một số câu hỏi để hỏi bác sĩ phẫu thuật trong quá trình tư vấn trước khi quyết định phẫu thuật:Tổng chi phí cho cuộc phẫu thuật là bao nhiêu?Kết quả nhận được từ cuộc phẫu thuật này là gì?Các biến chứng có thể xuất hiện sau phẫu thuật?Kinh nghiệm của bác sĩ đối với cuộc phẫu thuật?Thời gian hồi phục sau phẫu thuật là bao lâu?Đảm bảo nói cho bác sĩ biết về tình trạng sức khỏe, tiền sử sức khỏe gia đình và các loại thuốc mà bạn đang sử dụng.Ở độ tuổi dậy thì và cuối tuổi thiếu niên, việc nâng mũi là chưa thể thực hiện vì khuôn mặt bạn vẫn đang tiếp tục thay đổi.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hoi-chung-met-moi-ke-gay-hau-qua-tham-lang-vi
[ "Lối sống lành mạnh", "Chế độ dinh dưỡng đủ chất", "Mệt mỏi mạn tính", "Hội chứng mệt mỏi", "Bệnh lý thần kinh" ]
Hội chứng mệt mỏi là một bệnh lý có mặt trên toàn thế giới. Vậy tỷ lệ hiện mắc trong cộng đồng ở Hoa Kỳ là bao nhiêu?
Tỷ lệ hiện mắc trong cộng đồng chiếm 3,6% dân số ở Hoa Kỳ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hoi-chung-met-moi-ke-gay-hau-qua-tham-lang-vi
[ "Lối sống lành mạnh", "Chế độ dinh dưỡng đủ chất", "Mệt mỏi mạn tính", "Hội chứng mệt mỏi", "Bệnh lý thần kinh" ]
Hiện nay, có cách đặc trị nào cho hội chứng mệt mỏi chưa?
Đã hơn 80 năm kể từ khi xuất hiện ca hội chứng mệt mỏi mạn tính đầu tiên được ghi nhận ở Hoa Kỳ, nhưng cho đến nay căn bệnh này vẫn không có cách đặc trị.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hoi-chung-met-moi-ke-gay-hau-qua-tham-lang-vi
[ "Lối sống lành mạnh", "Chế độ dinh dưỡng đủ chất", "Mệt mỏi mạn tính", "Hội chứng mệt mỏi", "Bệnh lý thần kinh" ]
Tại sao việc điều trị hội chứng mệt mỏi gặp nhiều khó khăn?
Hiện tại, chúng ta vẫn chưa biết nguyên nhân của bệnh một cách rõ ràng. Do đó, bản chất bệnh lý của hội chứng mệt mỏi đã bị bỏ qua và căn bệnh này bị kỳ thị do bị gán nhãn sai là bệnh tâm thần hoặc rối loạn dạng cơ thể. Những nhận thức sai lầm như vậy về căn bệnh này đã dẫn đến việc nghiên cứu không đầy đủ về nó và việc chăm sóc, chữa trị vẫn còn nhiều thiếu sót.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/met-moi-co-phai-la-benh-vi
[ "Lối sống lành mạnh", "Hội chứng mệt mỏi", "Trầm cảm", "Dinh dưỡng khoa học", "Suy nhược cơ thể", "Bệnh lý thần kinh" ]
Hội chứng mệt mỏi mạn tính có liên quan đến những triệu chứng nào?
Ngoài mệt mỏi, hội chứng mệt mỏi còn có liên quan đến một loạt các triệu chứng, bao gồm đau khớp, đau cơ, đau đầu, lo lắng, các triệu chứng trầm cảm, rối loạn nhận thức, rối loạn giấc ngủ hoặc không chịu được gắng sức. Các triệu chứng này có thể xuất hiện trong bệnh lý của từng hệ cơ quan tương ứng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/met-moi-co-phai-la-benh-vi
[ "Lối sống lành mạnh", "Hội chứng mệt mỏi", "Trầm cảm", "Dinh dưỡng khoa học", "Suy nhược cơ thể", "Bệnh lý thần kinh" ]
Hội chứng mệt mỏi mạn tính từng được gọi là những bệnh gì?
Những hiểu biết chưa rõ ràng về nguyên nhân gây bệnh, cùng với những khó khăn trong đánh giá khách quan và định lượng các triệu chứng, đã khiến các bác sĩ gặp khó khăn trong chẩn đoán hội chứng mệt mỏi. Hệ quả là hội chứng mệt mỏi đã từng được xác định với nhiều bệnh danh khác nhau bao gồm: viêm não tủy dị ứng, hội chứng rối loạn chức năng miễn dịch, hội chứng rối loạn chức năng miễn dịch nội tiết thần kinh, hội chứng sau virus, bệnh Iceland, suy nhược thần kinh, bệnh Royal Free.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/met-moi-co-phai-la-benh-vi
[ "Lối sống lành mạnh", "Hội chứng mệt mỏi", "Trầm cảm", "Dinh dưỡng khoa học", "Suy nhược cơ thể", "Bệnh lý thần kinh" ]
Điều trị hội chứng mệt mỏi mạn tính như thế nào?
Hiện tại, không có biện pháp đặc trị. Điều trị chỉ nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng. Nhìn chung, những bệnh nhân mắc hội chứng mệt mỏi được chẩn đoán trong 2 năm đầu kể từ khi xuất hiện các triệu chứng sẽ đáp ứng với điều trị tốt hơn. Phương pháp điều trị để giảm các triệu chứng phải được cá nhân hóa cho từng bệnh nhân. Chế độ ăn uống khoa học, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, sinh hoạt lành mạnh, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý là vấn đề cốt lõi của bất kỳ phương pháp điều trị nào. Đây cũng là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa hội chứng mệt mỏi xuất hiện trong cuộc sống hiện đại.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/luong-duong-huyet-bao-nhieu-thi-bi-tieu-duong-vi
[ "Tiểu đường", "Suy gan", "Hạ huyết áp tư thế", "Đường huyết thấp", "Tụt đường huyết", "Video", "Đường huyết cao", "Dinh dưỡng tiểu đường" ]
Chỉ số đường huyết nào được xem là bị tiểu đường?
Để chẩn đoán tiểu đường một cách chính xác, cần dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán đường huyết của WHO, IDF- 2012 như sau:Hàm lượng glucose huyết tương khi đói ≥ 7.0 mmol/L (≥126 mg/dL);Hàm lượng glucose huyết tương ≥ 11.1 mmol/L (≥200 mg/dL) lúc 2 giờ sau khi thực hiện dung nạp glucose bằng đường uống;HbA1C ≥ 6.5% (48 mmol/mol theo tiêu chuẩn của Liên đoàn sinh hóa lâm sàng quốc tế- IFCC), hoặcXuất hiện những triệu chứng lâm sàng của tiểu đường và hàm lượng glucose ở thời điểm bất kỳ ≥ 11.1 mmol/L (≥200 mg/dL).
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/luong-duong-huyet-bao-nhieu-thi-bi-tieu-duong-vi
[ "Tiểu đường", "Suy gan", "Hạ huyết áp tư thế", "Đường huyết thấp", "Tụt đường huyết", "Video", "Đường huyết cao", "Dinh dưỡng tiểu đường" ]
Những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường?
Một số đối tượng nguy cơ có khả năng cao mắc bệnh tiểu đường bao gồm:Người trong độ tuổi trên 45;Người có chỉ số BMI lớn hơn 23;Người có huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg hoặc/ và huyết áp tâm trương ≥ 85 mmHg;Tiền sử gia đình có người mắc phải bệnh tiểu đường trong 1 thế hệ bao gồm bố, mẹ, anh chị em ruột, con ruột;Tiền sử bản thân mắc phải hội chứng chuyển hóa, tiền tiểu đường;Nữ giới có những bệnh lý trong thời gian mang thai như tiểu đường thai kỳ, sinh con nặng trên 4000 gram, sảy thai tự nhiên nhiều lần, thai lưu...;Người có tiền sử rối loạn lipid máu khi chỉ số HDL-c < 0.9 mmol/L và chỉ số Triglyceride > 2.2 mmol/L.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/luong-duong-huyet-bao-nhieu-thi-bi-tieu-duong-vi
[ "Tiểu đường", "Suy gan", "Hạ huyết áp tư thế", "Đường huyết thấp", "Tụt đường huyết", "Video", "Đường huyết cao", "Dinh dưỡng tiểu đường" ]
Bệnh tiểu đường có thể gây ra những biến chứng gì?
Đường huyết tăng cao sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe, cụ thể:Biến chứng cấp: Hôn mê tăng đường huyết, hôn mê hạ đường huyết,Biến chứng mạn tính ở các mạch máu lớn như não, mạch vành, chi dưới, Mạch máu nhỏ: Mắt; ở thần kinh tự động: Gây hạ huyết áp tư thế, gây nhịp tim nhanh, rối loạn cơ thắt bàng quang gây tiểu rắt, bí tiểu, liệt dạ dày, ruộtCác biến chứng khác: Sâu răng, dễ bị nhiễm trùng,
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tranh-bien-chung-tieu-duong-nen-uong-nhu-nao-vi
[ "Nội tiết", "Video", "Tiểu đường type 1", "Đái tháo đường", "Tiểu đường", "Tiểu đường type 2", "kiểm soát đường huyết" ]
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Minh Đức, người bệnh tiểu đường nên ăn như thế nào để tránh biến chứng?
Để tránh biến chứng tiểu đường, người bệnh không nên ăn nhiều đồ ngọt, cơm thì nên chia thành nhiều bữa nhỏ để ăn. Lưu ý nên ăn 3 bữa chính và ăn đủ, không ăn quá nhiều và đồng thời nên ăn thêm các bữa phụ. Điều này sẽ giúp tránh hạ đường huyết sau sau và tăng đường huyết sau bữa chính.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tranh-bien-chung-tieu-duong-nen-uong-nhu-nao-vi
[ "Nội tiết", "Video", "Tiểu đường type 1", "Đái tháo đường", "Tiểu đường", "Tiểu đường type 2", "kiểm soát đường huyết" ]
Loại thực phẩm nào người bệnh tiểu đường nên hạn chế để ngăn ngừa biến chứng?
Để tránh biến chứng tiểu đường, người bệnh nên tránh ăn những thức ăn có nhiều chất béo như thịt, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng...Trong các thực phẩm thì để giúp ngăn ngừa tiểu đường biến chứng, người bệnh nên ăn nhiều các loại hoa quả ít ngọt như: Bưởi, ổi, thanh long...Hạn chế ăn các loại quả làm tăng đường huyết và lâu dần dẫn đến biến chứng tiểu đường ở chân nói riêng và biến chứng tiểu đường nói chung như na, mít, vải, nhãn, dưa hấu...
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tranh-bien-chung-tieu-duong-nen-uong-nhu-nao-vi
[ "Nội tiết", "Video", "Tiểu đường type 1", "Đái tháo đường", "Tiểu đường", "Tiểu đường type 2", "kiểm soát đường huyết" ]
Nồng độ đường huyết lúc đói và sau ăn lý tưởng cho người bệnh tiểu đường là bao nhiêu?
Thông thường, việc kiểm soát đường huyết tốt sẽ giúp hạn chế tiểu đường biến chứng, người bệnh nên giữ ở mức đo tiểu đường lúc đói là từ 4 - 7.2mmol/ L, đường sau ăn không quá 10 mmol/L.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hoa-mat-chong-mat-uong-thuoc-gi-vi
[ "Hoa mắt chóng mặt", "Đột quỵ", "Bệnh lý tim mạch", "Tập thể dục", "Chế độ dinh dưỡng lành mạnh", "Bệnh thiếu máu", "Thuốc kháng histamin" ]
Bệnh lý nào có thể gây ra triệu chứng hoa mắt, chóng mặt?
Về phương diện y học, hoa mắt và chóng mặt là hai triệu chứng hoàn toàn riêng biệt.Hoa mắt là cảm giác xây xẩm, tối sầm mặt, xuất hiện khi bạn thay đổi tư thế, như khi chuyển tư thế từ nằm sang ngồi, hoặc từ ngồi chuyển sang đứng dậy. Triệu chứng này có thể kéo dài từ vài giây cho đến vài phút.Chóng mặt được mô tả là khi bạn cảm thấy đồ vật xoay tròn xung quanh mình theo nhiều hướng hoặc ngược lại. Triệu chứng này có thể xuất hiện khi bạn thay đổi tư thế hoặc xoay đầu. Nó kéo dài trong khoảng vài giây hoặc có thể kéo dài trong nhiều giờ liên tục làm cho bạn phải nằm yên một chỗ. Trong những trường hợp nặng, bạn sẽ có thêm biểu hiện buồn nôn và ói mửa.Mỗi một triệu chứng sẽ biểu hiện cho những bệnh lý khác nhau. Triệu chứng hoa mắt xuất hiện do có sự suy giảm lưu lượng máu lên não bộ một cách đột ngột tạm thời hoặc kéo dài. Đây là dấu hiệu nhận biết của các bệnh lý như thiếu máu, các bệnh lý của tim (như suy tim, hẹp động mạch chủ, hẹp hở van động mạch chủ, rối loạn nhịp tim,...), các bệnh lý mạch máu (như bệnh xơ vữa mạch máu hoặc viêm mạch gây ra tình trạng hẹp mạch ở động mạch cảnh trong, hệ mạch máu cột sống thân nền....), bệnh tăng huyết áp, hoặc tình trạng tụt huyết áp. Ngoài ra khi bạn bị cảm cúm, suy nhược thần kinh, stress,... làm suy giảm lưu lượng máu lên não (khi thay đổi tư thế) cũng gây ra triệu chứng hoa mắt.Chóng mặt là một biểu hiện bất thường của hệ tiền đình. Hệ tiền đình là hệ thống cảm nhận sự thăng bằng của cơ thể, cũng như chịu trách nhiệm nhận biết vị trí đầu trong không gian. Khi có sự rối loạn hoạt động của hệ tiền đình, não sẽ không nhận biết được tư thế của đầu, dẫn đến hiện tượng chóng mặt. Chóng mặt gặp trong các bệnh lý như: Rối loạn tiền đình (viêm tiền đình ốc tai, chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, bệnh Meniere....) suy giảm cấp máu lên cơ quan tiền đình (viêm hoặc xơ vữa hệ tuần hoàn sau của não), đột quỵ, tác dụng phụ của một số loại thuốc....
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hoa-mat-chong-mat-uong-thuoc-gi-vi
[ "Hoa mắt chóng mặt", "Đột quỵ", "Bệnh lý tim mạch", "Tập thể dục", "Chế độ dinh dưỡng lành mạnh", "Bệnh thiếu máu", "Thuốc kháng histamin" ]
Khi bị hoa mắt chóng mặt, nên xử lý như thế nào?
Khi có cơn hoa mắt chóng mặt, bạn nên dừng tất cả các công việc lại, ngồi hoặc nằm nghỉ ngay lập tức. Nên giữ cho môi trường xung quanh nơi nằm nghỉ được thoáng mát và yên tĩnh. Nếu các triệu chứng này vẫn kéo dài, không cải thiện, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám để được tư vấn, điều trị sớm.Cách phòng ngừa và điều trị triệu chứng hoa mắt chóng mặt tùy thuộc vào từng bệnh lý cụ thể. Tuy nhiên việc duy trì lối sống lành mạnh sẽ góp phần đẩy lùi sự xuất hiện các triệu chứng này. Tập thể dục hằng ngày, tránh các căng thẳng, nghỉ ngơi hợp lý và đầy đủ giúp bạn tránh xa các rối loạn trên. Ăn uống đa dạng, khẩu phần ăn có nhiều rau và trái cây tươi, uống đầy đủ nước là phương pháp dinh dưỡng tốt giúp góp phần đẩy lùi bệnh tật. Chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc cần được xây dựng dựa theo tình trạng của từng người và các bệnh lý nền tảng gây chóng mặt.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hoa-mat-chong-mat-uong-thuoc-gi-vi
[ "Hoa mắt chóng mặt", "Đột quỵ", "Bệnh lý tim mạch", "Tập thể dục", "Chế độ dinh dưỡng lành mạnh", "Bệnh thiếu máu", "Thuốc kháng histamin" ]
Uống thuốc gì khi bị hoa mắt chóng mặt?
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc chữa chóng mặt có tác dụng nhanh, bất kể do nguyên nhân gì. Các nhóm thuốc chữa chóng mặt gồm có:Nhóm thuốc có dẫn xuất của leucinNhóm thuốc kháng histaminNhóm thuốc kháng cholinergicTrong đó, thuốc chữa chóng mặt nhóm thuốc có dẫn xuất của leucin được đánh giá là có tác dụng cắt cơn chóng mặt mạnh nhất hiện nay với tên hoạt chất thường là acetyl-D, L-leucin. Để tăng tính hiệu quả trong điều trị chóng mặt, các bác sĩ cũng khuyến cáo thêm rằng, bạn nên chú ý chọn thuốc chữa chóng mặt từ các hãng dược phẩm uy tín để có được kết quả điều trị tốt.Tóm lại, hoa mắt, chóng mặt là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý khác nhau, vì thế để có cách điều trị hiệu quả, trúng đích, bạn nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn về việc dùng thuốc trong trường hợp cần thiết.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tri-lieu-cho-tre-bi-tu-ky-bang-am-nhac-yoga-tam-ly-vi
[ "Rối loạn tự kỷ", "Tế bào gốc - CN gen", "Tự kỷ", "Vật lý trị liệu", "Trẻ tự kỷ", "Ngôn ngữ trị liệu", "Chậm phát triển trí tuệ", "Tâm thần" ]
Phương pháp dạy trẻ tự kỷ nào giúp trẻ nhận biết giới hạn trong chia sẻ thông tin với người lạ, người quen, người thân?
Giáo viên sẽ hướng dẫn trẻ ứng xử phù hợp khi gặp các đối tượng khác nhau: Người lạ, người quen, người thân trong “vòng tròn quan hệ”. Cách dạy trẻ tự kỷ này sẽ giúp trẻ nhận biết giới hạn của việc chia sẻ thông tin với từng nhóm người thân, người quen, người lạ, phòng tránh việc bị người xấu lợi dụng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tri-lieu-cho-tre-bi-tu-ky-bang-am-nhac-yoga-tam-ly-vi
[ "Rối loạn tự kỷ", "Tế bào gốc - CN gen", "Tự kỷ", "Vật lý trị liệu", "Trẻ tự kỷ", "Ngôn ngữ trị liệu", "Chậm phát triển trí tuệ", "Tâm thần" ]
Làm thế nào để giáo dục trẻ tự kỷ về màu sắc và khả năng sắp xếp?
Trong giờ học tâm lý của trẻ tự kỷ, cô giáo sẽ hướng dẫn trẻ dán và sắp xếp màu tương ứng. Cách dạy trẻ tự kỷ sẽ giúp trẻ nhận biết màu sắc, sắp xếp và dán màu tương ứng với mẫu.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tri-lieu-cho-tre-bi-tu-ky-bang-am-nhac-yoga-tam-ly-vi
[ "Rối loạn tự kỷ", "Tế bào gốc - CN gen", "Tự kỷ", "Vật lý trị liệu", "Trẻ tự kỷ", "Ngôn ngữ trị liệu", "Chậm phát triển trí tuệ", "Tâm thần" ]
Liệu pháp nào có thể giúp trẻ tự kỷ quản lý hành vi, cải thiện kỹ năng chơi, kỹ năng cảm xúc và giao tiếp?
Thiền yoga kết hợp với các phương pháp can thiệp sớm giáo dục trẻ tự kỷ có thể giúp trẻ quản lý được hành vi, hỗ trợ cách chơi, kỹ năng cảm xúc, điều hòa cảm giác, rèn luyện khả năng bắt chước, vận động và kỹ năng giao tiếp, tương tác...
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/duong-huyet-tang-cao-nguy-hiem-nao-vi
[ "Đái tháo đường", "Video", "Nội tiết", "Hôn mê", "Hôn mê do hạ đường huyết", "Biến chứng bệnh đái tháo đường", "Hạ đường huyết" ]
Chỉ số đường huyết là gì và được đo bằng đơn vị nào?
Theo Bác sĩ tại Vinmec Nha Trang, chỉ số đường huyết là giá trị chỉ nồng độ glucose có trong máu thường được đo bằng đơn vị là mmol/l hoặc mg/dl. Ở mỗi giai đoạn trong ngày thì chỉ số đường huyết có những sự thay đổi nhất định.Đường huyết đói: < 5.6 mmol/L ( 104 mg/dl)Đường huyết sau ăn 1-2 giờ: < 7.8 mmol/L (140 mg/dl)Đường huyết trước ngủ: 6.0-8.3 mmol/L ( 110-153 mg/dl)HbA1c: < 5.7 %
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/duong-huyet-tang-cao-nguy-hiem-nao-vi
[ "Đái tháo đường", "Video", "Nội tiết", "Hôn mê", "Hôn mê do hạ đường huyết", "Biến chứng bệnh đái tháo đường", "Hạ đường huyết" ]
Đường huyết tăng cao gây ra những biến chứng gì?
Đường huyết tăng cao sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe, cụ thể:Biến chứng cấp: Hôn mê tăng đường huyết, hôn mê hạ đường huyết;Biến chứng mạn tính ở các mạch máu lớn như não, mạch vành, chi dưới, Mạch máu nhỏ: Mắt; ở thần kinh tự động: gây hạ huyết áp tư thế; gây nhịp tim nhanh, rối loạn cơ thắt bàng quang gây tiểu rắt, bí tiểu, liệt dạ dày, ruộtCác biến chứng khác: Sâu răng, dễ bị nhiễm trùng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/duong-huyet-tang-cao-nguy-hiem-nao-vi
[ "Đái tháo đường", "Video", "Nội tiết", "Hôn mê", "Hôn mê do hạ đường huyết", "Biến chứng bệnh đái tháo đường", "Hạ đường huyết" ]
Làm sao để ổn định đường huyết?
Đối với những người có đường huyết cao, để ổn định thì cần phải:Tránh thừa cân, béo phì, duy trì cân nặng lý tưởng theo chiều cao;Ăn đủ, cân bằng về dinh dưỡng, uống đủ nước;Hạn chế dùng các thuốc lâu dài làm đường huyết cao;Dùng thuốc theo đơn, theo dõi đường huyết tại nhà, tái khám định kỳ.Giữ lạc quan, vui vẻ, tích cực;Duy trì tập thể dục, vận động;Tóm lại, đường huyết cao là tình trạng cần theo dõi thường xuyên và liên tục, người bệnh không nên để đường huyết tăng cao bất thường vì sẽ dễ gây ra những biến chứng không mong muốn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/do-chuc-nang-ho-hap-ban-thu-bao-gio-chua-vi
[ "Nội khoa", "Bệnh đường hô hấp", "Đo chức năng hô hấp", "Hô hấp", "Tầm soát bệnh đường hô hấp", "Video", "Hen phế quản", "Chỉ số đo chức năng hô hấp" ]
Đo chức năng hô hấp là gì và được sử dụng để làm gì?
Đo chức năng hô hấp hay còn gọi là đo chức năng thông khí, đo hô hấp ký, là xét nghiệm dùng để tầm soát, chẩn đoán, theo dõi bệnh lý hô hấp như hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh phổi hạn chế.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/do-chuc-nang-ho-hap-ban-thu-bao-gio-chua-vi
[ "Nội khoa", "Bệnh đường hô hấp", "Đo chức năng hô hấp", "Hô hấp", "Tầm soát bệnh đường hô hấp", "Video", "Hen phế quản", "Chỉ số đo chức năng hô hấp" ]
Tại sao Trung tâm khám sức khỏe tổng quát của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đưa dịch vụ đo chức năng hô hấp vào gói khám sức khỏe?
Tại Trung tâm khám sức khỏe tổng quát của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, dịch vụ đo chức năng hô hấp đã được đưa vào gói khám sức khỏe để giúp khách hàng tầm soát các bệnh lý hô hấp, đặc biệt đối với những khách hàng hút thuốc lá, làm việc ở nơi có khói, hóa chất độc hại.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/do-chuc-nang-ho-hap-ban-thu-bao-gio-chua-vi
[ "Nội khoa", "Bệnh đường hô hấp", "Đo chức năng hô hấp", "Hô hấp", "Tầm soát bệnh đường hô hấp", "Video", "Hen phế quản", "Chỉ số đo chức năng hô hấp" ]
Kỹ thuật đo chức năng hô hấp được thực hiện như thế nào?
Trước tiên, khi kỹ thuật đo chức năng hô hấp sẽ tiến hành khai thác một số thông tin của khách hàng. Tiền sử bệnh phổi, bệnh tim mạch: Phổi (lao, ho ra máu không rõ nguyên nhân, COPD, hen, đang sử dụng thuốc giãn phế quản...), có phẫu thuật vùng đầu, cổ, ngực trong 3-6 tháng gần đây hay không? Có sử dụng thuốc lá trong 1 giờ và đồ uống có cồn trong 4 giờ gần đây không? 2 tuần gần nhất có biểu hiện ho, sốt, nôn, khó thở, tiêu chảy không?Sau khi khai thác tiền sử, điều dưỡng nhận định khách hàng có đủ điều kiện để thực hiện kỹ thuật đo chức năng hô hấp và giới thiệu các dụng cụ đo hô hấp ký, hướng dẫn khách hàng ngậm ống thông phổi. Khách hàng cần ngậm ống kín nhưng không đưa lưỡi vào trong ống. Trong quá trình thực hiện đo chức năng hô hấp, khách hàng được kẹp mũi bằng dụng cụ để đảm bảo có thể hít-thở hoàn toàn bằng miệng qua ống thổi.Khi thực hiện kỹ thuật đo chức năng hô hấp, khách hàng cần đảm bảo tư thế ngồi, lưng thẳng, không tựa vào thành sau của ghế, 2 chân mở rộng bằng vai, 2 tay không tì vào thành ghế.Có 2 phương thức đo hô hấp ký: Đo thông khí gắng sức và đo thông khí thông thường:Khách hàng sẽ được đo thông khí gắng sức trước. Ở phương thức này, điều dưỡng sẽ phân tích cách hít-thổi và điều chỉnh kỹ thuật (nếu cần) trong quá trình thực hiện. Khi nhân viên y tế hô “hít sâu” thì khách hàng sẽ hít 1 hơi thật sâu, hết sức, căng lồng ngực. Khi được yêu cầu “thở ra” thì khách hàng cần thở ra thật nhanh, mạnh, cứ thế thực hiện cho đến khi điều dưỡng yêu cầu dừng lại. Khách hàng sẽ thực hiện kỹ thuật 3 lần để bác sĩ có thể lựa chọn kết quả chính xác nhất.Sau khi thực hiện đo chức năng hô hấp gắng sức thì khách hàng sẽ tiến hành kỹ thuật đo chức năng hô hấp thông thường bằng cách hít vào, thở ra bằng miệng qua ống đo từ 2-3 lần. Khi nhân viên y tế hô “hít sâu” thì sẽ hít 1 hơi thật sâu, hết sức, căng lồng ngực, nhưng khi hô “thở ra” thì chỉ cần thở 1 hơi nhẹ nhàng, từ từ, chậm chậm cho đến khi hết hơi.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quan-ly-ton-thuong-nao-vi
[ "Thần kinh", "Đột quỵ", "Chấn thương sọ não", "Tăng áp suất nội sọ", "Quản lý tổn thương não", "Xuất huyết khoang dưới nhện", "Tổn thương não", "Não úng thủy" ]
Nêu các cơ chế tổn thương não nguyên phát.
Các tổn thương chính đối với não bao gồm các hiện tượng thiếu máu cục bộ, chấn thương, xuất huyết và thiếu oxy, có thể xảy ra ở đơn lẻ hoặc kết hợp. Quản lý tổn thương não cần đảm bảo cung cấp oxy đầy đủ để đáp ứng nhu cầu của cả vùng não tổn thương và vùng não không bị tổn thương. 1. Những cơ chế tổn thương não nguyên phát Chấn thương: Chấn động, va chạm, chấn thương cắt, chấn thương xuyên thấu, và chấn thương lan tỏa.Thiếu máu cục bộ: Toàn thể (ví dụ như ngừng tim do thiếu oxy) hoặc khu trú (ví dụ như co thắt mạch, chèn ép mạch máu).Viêm: Viêm màng não và viêm não.Chèn ép: Khối u, phù não, tụ máu (vị trí ngoài màng cứng, dưới màng cứng hoặc trong nhu mô).Chuyển hóa: Bệnh não do các chất chuyển hóa, độc chất (ví dụ: như gan, điện giải, thuốc, chất độc).Thông thường, một số ít can thiệp có thể ngăn ngừa, đảo ngược diễn tiến xấu các tổn thương nguyên phát. Các tổn thương não nguyên phát có thể gây ra các tổn thương não thứ phát sau đó, làm diễn tiến bệnh trầm trọng hơn, thậm chí gây tử vong. Ví dụ, phù nề sau chấn thương đầu thường tạo ra chèn ép não thứ phát, co thắt mạch sau xuất huyết dưới nhện có thể gây ra thiếu máu cục bộ khu trú và đột quỵ hoặc chuyển đổi xuất huyết thứ phát sau một đột quỵ do thiếu máu cục bộ có thể gây chèn ép và làm thiếu máu cục bộ thêm.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quan-ly-ton-thuong-nao-vi
[ "Thần kinh", "Đột quỵ", "Chấn thương sọ não", "Tăng áp suất nội sọ", "Quản lý tổn thương não", "Xuất huyết khoang dưới nhện", "Tổn thương não", "Não úng thủy" ]
Áp lực nội sọ phản ánh điều gì?
Áp lực nội sọ phản ánh sự cân bằng của các cơ chế kiểm soát thể tích nội sọ. Bởi vì não được bao bọc trong hộp sọ cứng và màng cứng tương đối không dãn nở với các mô cũng như dịch không thể nén được. Do đó, kiểm soát các thành phần nội sọ khác nhau là điều cần thiết để duy trì não cân bằng nội môi, điều hòa áp lực nội sọ và bảo tồn tưới máu não.Sự gia tăng một thành phần (ví dụ như não) phải đi kèm do giảm thành phần khác (máu). Khi các cơ chế bù trừ bị quá tải, áp suất nội sọ (ICP) tăng lên và tổn thương có thể xảy ra sau đó. Ngoài việc suy giảm tưới máu não, hậu quả của việc tăng áp suất nội sọ có thể gây thoát vị não (vùng lõm và lỗ thông), với sự thay đổi của các cấu trúc đường giữa. Những chuyển động này trong hộp sọ có thể ảnh hưởng đến chức năng (ví dụ như gây choáng hoặc hôn mê bằng cách làm gián đoạn hoạt động của lưới thân não) hoặc dẫn đến chèn ép mạch máu và đột quỵ.Trường hợp nghi ngờ tăng áp lực nội sọ, các bác sĩ lâm sàng nên hội chẩn. Bệnh nhân có thể cần đặt một ống thông được đưa vào não thất bên để theo dõi và dẫn lưu dịch não tủy hoặc vào nhu mô não để theo dõi. Việc theo dõi này bao gồm áp lực nội sọ, nhiệt độ và/hoặc oxy não. Các phép đo oxy máu não yêu cầu những thiết bị và chuyên môn đặc biệt. Khi không có các biện pháp trực tiếp, việc chăm sóc ban đầu phải điều trị dựa trên nguyên tắc cân bằng cung và cầu oxy mô.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quan-ly-ton-thuong-nao-vi
[ "Thần kinh", "Đột quỵ", "Chấn thương sọ não", "Tăng áp suất nội sọ", "Quản lý tổn thương não", "Xuất huyết khoang dưới nhện", "Tổn thương não", "Não úng thủy" ]
Nêu các khuyến cáo trong điều trị giảm thiểu tổn thương não.
Để giảm thiểu tổn thương não, các biện pháp chủ yếu được thực hiện để giảm thiểu nhu cầu oxy và tăng lưu lượng máu não và cung cấp oxy đó là: Giảm sự tăng nhu cầu oxy mô: Tránh sốt: Sốt làm tăng nhu cầu chuyển hóa, dẫn đến tổn thương tế bào thần kinh và tăng áp lực nội sọ. Tránh co giật: Việc sử dụng thuốc dự phòng chống co giật được chỉ định đối với các trường hợp tổn thương não do chấn thương mức độ trung bình – nặng trong tuần đầu tiên. Tuy nhiên, không có bằng chứng ủng hộ việc sử dụng kéo dài hơn trong chấn thương đầu hoặc trong các tổn thương thần kinh khác. Tránh lo lắng, kích động hoặc đau đớn: Điều này giảm nhu cầu tiêu thụ oxy não. Tránh run rẩy. Giảm thiểu sự kích thích, đặc biệt trong 72 giờ đầu tiên. Tăng cường sự cung cấp oxy não: Đảm bảo vận chuyển oxy toàn thân với oxy hóa đầy đủ, nồng độ hemoglobin và cung lượng tim. Đảm bảo huyết áp tối ưu: Nhiều tổn thương não nguyên phát là do tăng huyết áp, huyết áp tăng có thể là cơ chế bù trừ sinh lý hoặc là bệnh lý. Tăng huyết áp phải được kiểm soát đối với các trường hợp phình động mạch chủ hoặc xuất huyết não. Tuy nhiên, hạ huyết áp quá mức có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ thứ phát. Tránh tăng thông khí dự phòng hoặc thường quy bởi vì sự gia tăng pH ngoại bào não làm co các mạch phản ứng và có thể làm giảm lượng máu não đến vùng thiếu máu cục bộ. Trường hợp tăng áp lực nội sọ có bằng chứng thoát vị não, cài đặt tăng thông khí trong một khoảng ngắn có thế giúp giảm tăng áp lực nội sọ. Đảm bảo thể tích máu vì giảm thể tích tuần hoàn có thể dẫn đến hạ huyết áp toàn thân và tưới máu mô não. Đặt nội khí quản theo trình tự nhanh nên được sử dụng cho bệnh nhân tăng áp lực nội sọ. Cân nhắc tiêm tĩnh mạch lidocain hoặc propofol để làm giảm tăng áp lực nội sọ liên quan đến đặt nội khí quản. Sử dụng nimodipine ngay lập tức ở bệnh nhân xuất huyết dưới nhện do phình động mạch.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hoi-chung-khang-phospholipid-aps-voi-phu-nu-mang-thai-vi
[ "Hội chứng kháng phospholipid", "Tiền sản giật", "Thai chậm phát triển", "Sảy thai liên tiếp", "Thai chết lưu" ]
Hội chứng kháng Phospholipid (APS) là gì và nó ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
Hội chứng kháng Phospholipid (AntiPhospholipid Syndrome - APS) là bệnh lý thuộc nhóm tự miễn. Khi mắc bệnh, các kháng thể trong hệ thống miễn dịch sẽ nhận định nhầm phospholipid là chất gây hại và tấn công nó, trong khi đó phospholipid lại là thành phần tạo cấu trúc tế bào. Sự tấn công này khiến cho các tế bào bị tổn thương, dẫn đến việc hình thành các khối máu đông ở động mạch và tĩnh mạch, dẫn đến các triệu chứng như nhồi máu phổi, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tắc tĩnh mạch sâu, thiếu máu cơ tim thoáng qua, sùi van tim, động kinh... gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.Đối với phụ nữ mang thai mắc hội chứng Phospholipid sẽ làm tăng nguy cơ thai chậm phát triển trong tử cung và những biến chứng nguy hiểm khác như tiền sản giật, thai chết lưu, sảy thai liên tiếp. Những cục máu đông hình thành ở gai rau sẽ cản trở quá trình trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, hội chứng kháng Phospholipid không phải lúc nào cũng thể hiện ra các triệu chứng rõ ràng, nhiều người bị hội chứng kháng Phospholipid nhưng lại không biết. Phụ nữ mang thai mắc hội chứng Phospholipid có thể đã sinh nở thành công mà không gặp phải một triệu chứng nào.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hoi-chung-khang-phospholipid-aps-voi-phu-nu-mang-thai-vi
[ "Hội chứng kháng phospholipid", "Tiền sản giật", "Thai chậm phát triển", "Sảy thai liên tiếp", "Thai chết lưu" ]
Phụ nữ mang thai mắc hội chứng kháng Phospholipid sẽ gặp phải những biến cố thai sản nào?
Phụ nữ mang thai bị hội chứng kháng Phospholipid sẽ có ít nhất một lần thai lưu không rõ nguyên nhân (không có bất thường thai nhi) từ tuần 10 thai kỳ trở lên. Không có bất thường thai nhi phải được xác định bằng siêu âm hoặc qua thăm khám thai nhiĐồng thời, có ít nhất một lần sinh non không rõ nguyên nhân (không có bất thường thai nhi) trước tuần 34 thai kỳ do:Sản giật hoặc tiền sản giật nặngCó dấu hiệu suy tuần hoàn rau thaiCó ít nhất 3 lần sảy thai ngẫu nhiên liên tiếp trước 10 tuần thai kỳ không do bất thường về giải phẫu hoặc hormone của mẹ cũng như bất thường về nhiễm sắc thể.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hoi-chung-khang-phospholipid-aps-voi-phu-nu-mang-thai-vi
[ "Hội chứng kháng phospholipid", "Tiền sản giật", "Thai chậm phát triển", "Sảy thai liên tiếp", "Thai chết lưu" ]
Làm thế nào để chẩn đoán hội chứng kháng Phospholipid?
Các tiêu chuẩn bao gồm:Kháng thể kháng cardiolipin IgG và/hoặc IgM dương tính hiệu giá từ trung bình trở lên trong ít nhất 2 lần kiểm tra cách nhau 12 tuần được xác định bằng phương pháp xét nghiệm ELISA chuẩnCó sự hiện diện của kháng thể kháng đông Lupus trong huyết tương, ít nhất hai lần cách nhau 12 tuần, được xác định theo hướng dẫn của Hội tắc mạch và tán huyết Quốc tếKháng thể kháng β2glycoprotein I IgG và/hoặc IgM dương tính trong 2 lần kiểm tra cách nhau ít nhất 12 tuần được xác định bằng phương pháp ELISA chuẩnHội chứng kháng phospholipid được xác định khi có ít nhất 1 tiêu chuẩn lâm sàng và 1 tiêu chuẩn xét nghiệm, trong đó xét nghiệm lần đầu tiên được thực hiện ít nhất 12 tuần kể từ khi có triệu chứng lâm sàng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nhung-hieu-biet-co-ban-ve-benh-rubella-vi
[ "Bệnh rubella", "Quai bị", "Xét nghiệm rubella", "Thủy đậu", "Truyền nhiễm", "Vacxin sởi quai bị rubella", "Sởi" ]
Bệnh rubella lây truyền qua đường nào?
Bệnh rubella lây truyền qua đường hô hấp, khi hít phải những giọt nhỏ bắn ra từ dịch tiết mũi họng của người bệnh (tương tự như cúm). Những giọt dịch chứa virus này cũng có thể rơi trên bề mặt của da, quần áo, đồ vật xung quanh người bệnh.Nếu bạn chưa từng mắc bệnh rubella hoặc chưa từng tiêm vắc-xin, bạn có thể nhiễm virus khi tiếp xúc gần với người bệnh. Cụ thể hơn, bạn có thể bị phơi nhiễm tiếp xúc trực tiếp (nói chuyện, đối mặt với người bệnh ho, hắt hơi) hoặc khi chạm tay vào người hay các vật dụng người bệnh từng chạm vào.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nhung-hieu-biet-co-ban-ve-benh-rubella-vi
[ "Bệnh rubella", "Quai bị", "Xét nghiệm rubella", "Thủy đậu", "Truyền nhiễm", "Vacxin sởi quai bị rubella", "Sởi" ]
Những biến chứng nguy hiểm nào có thể xảy ra khi phụ nữ mang thai mắc bệnh rubella?
Rubella có thể rất nguy hiểm đối với thai nhi. Nếu phụ nữ mắc rubella trong quá trình mang thai, thai nhi có có nguy cơ bị sinh non hoặc tử vong trẻ sinh ra có thể gặp phải các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng, bao gồm:ĐiếcDị tật mắtBệnh tim bẩm sinhChậm phát triển trí tuệChậm phát triển cơ thểKhả năng lây truyền virus từ mẹ sang con và gây biến chứng cho thai nhi sẽ tùy thuộc vào thời gian mắc phải rubella trong thai kỳ. Đứa bé khả năng cao sẽ mắc phải các vấn đề dị tật bẩm sinh nêu trên nếu người mẹ nhiễm rubella trong giai đoạn nửa đầu thai kỳ (20 tuần đầu).
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nhung-hieu-biet-co-ban-ve-benh-rubella-vi
[ "Bệnh rubella", "Quai bị", "Xét nghiệm rubella", "Thủy đậu", "Truyền nhiễm", "Vacxin sởi quai bị rubella", "Sởi" ]
Làm thế nào để điều trị bệnh rubella?
Không có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh rubella, điều trị chủ yếu nhằm giảm nhẹ triệu chứng. Đa số các trường hợp mắc bệnh đều sẽ tự khỏi mà không cần phải điều trị.Bạn hoặc con bạn có thể dùng các thuốc để giảm triệu chứng, như hạ sốt. Tuy nhiên bạn tuyệt đối không nên dùng aspirin cho trẻ em dưới 18 tuổi. Ở trẻ dưới 18 tuổi, aspirin có thể khởi phát tình trạng nguy hiểm được gọi là hội chứng Reye.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quan-ly-non-va-buon-non-sau-phau-thuat-vi
[ "Dự phòng nôn", "nôn sau phẫu thuật", "Phẫu thuật", "Buồn nôn", "Buồn nôn sau phẫu thuật", "Viêm phổi do hít" ]
Nêu những ảnh hưởng của tình trạng nôn và buồn nôn sau phẫu thuật nếu không được kiểm soát tốt?
Nôn và buồn nôn sau phẫu thuật nếu không được kiểm soát tốt có thể ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân và kết quả phẫu thuật, đồng thời có thể gây ra một số biến chứng như rối loạn điện giải và nước, hay viêm phổi do hít chất nôn từ dạ dày (hội chứng Mendelson).
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quan-ly-non-va-buon-non-sau-phau-thuat-vi
[ "Dự phòng nôn", "nôn sau phẫu thuật", "Phẫu thuật", "Buồn nôn", "Buồn nôn sau phẫu thuật", "Viêm phổi do hít" ]
Theo thống kê của Hội Gây mê Hồi sức Hoa Kỳ, bao nhiêu phần trăm bệnh nhân bị nôn và buồn nôn trong vòng 24 giờ sau phẫu thuật?
Theo thống kê của Hội Gây mê Hồi sức Hoa Kỳ, có khoảng 20 - 30% bệnh nhân bị nôn và buồn nôn trong vòng 24 giờ sau phẫu thuật, tỉ lệ này tăng đến 80% ở những bệnh nhân có nguy cơ cao.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quan-ly-non-va-buon-non-sau-phau-thuat-vi
[ "Dự phòng nôn", "nôn sau phẫu thuật", "Phẫu thuật", "Buồn nôn", "Buồn nôn sau phẫu thuật", "Viêm phổi do hít" ]
Nêu các chiến lược được khuyến cáo để giảm nguy cơ nôn và buồn nôn sau phẫu thuật?
Các chiến lược được khuyến cáo để giảm nguy cơ nôn và buồn nôn sau phẫu thuật bao gồm:Đánh giá có thể gây tê vùng thay thế cho gây mê khôngNếu gây mê: Làm trống dạ dày trước phẫu thuật; tiêm tĩnh mạch Ranitidin 2 mg/kg trước khởi mê 45 phút; cho bệnh nhân thở oxy 100% trong 3 phút trước khởi mê; dẫn mê và duy trì mê với PROPOFOL; giảm nồng độ thuốc mê bốc hơi, không dùng N2O; giảm thiểu dùng OPIOID trong và sau mổ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/van-de-tam-ly-va-benh-dau-nguc-khong-do-tim-vi
[ "Đau ngực không do tim", "Hoảng sợ", "Đau ngực", "Trầm cảm", "Rối loạn lo âu", "bệnh mạch vành" ]
Đau ngực không do tim là gì và những triệu chứng nào có thể xảy ra?
Đau ngực không do tim là tình trạng đau ngực tái phát không phân biệt được với đau tim do thiếu máu cục bộ sau khi đã loại trừ nguyên nhân tim. Bệnh nhân bị đau ngực không do tim sẽ cảm thấy ngực bóp chặt, thắt chặt hoặc bỏng rát. Đau có thể lan ra sau lưng, cổ, cánh tay và hàm.Tất cả bệnh nhân đau ngực không do tim cần phải đi khám để được bác sĩ tim mạch đánh giá, loại trừ chứng đau thắt ngực do tim. Tuy nhiên, việc phân biệt trên cơ sở lâm sàng giữa đau thắt ngực do tim và không do tim là rất khó khăn, tỷ lệ bệnh nhân đau ngực không do tim có xu hướng cao hơn và cường độ đau lớn hơnĐối với bác sĩ tim mạch, bất kỳ 2 đặc điểm lâm sàng nào sau đây đều gợi ý đau thắt ngực do tim không điển hình và chỉ một hoặc không có đặc điểm nào trong số này là biểu hiện của đau ngực không do tim:Cảm thấy khó chịu ở ngực, áp lực hoặc nặng nề kéo dài vài phútĐau gây ra khi gắng sức, xúc động, tiếp xúc với lạnh hoặc ăn quá noCơn đau thuyên giảm khi nghỉ ngơi hoặc nitroglycerine thường là dấu hiệu của cơn đau thắt ngực.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/van-de-tam-ly-va-benh-dau-nguc-khong-do-tim-vi
[ "Đau ngực không do tim", "Hoảng sợ", "Đau ngực", "Trầm cảm", "Rối loạn lo âu", "bệnh mạch vành" ]
Các bệnh lý tâm lý nào thường gặp ở bệnh nhân đau ngực không do tim?
Các bệnh lý tâm lý đi kèm, chẳng hạn như rối loạn hoảng sợ, lo lắng và trầm cảm thường gặp ở bệnh nhân đau ngực không do tim.Bệnh kèm theo tâm lý được chứng minh là phổ biến trong đau ngực không do tim và ảnh hưởng đến 75% bệnh nhân. Vẫn chưa xác định được liệu mức độ bệnh tâm lý cao có thể liên quan đến sự thiên vị chuyển tuyến đến các trung tâm chuyển tuyến sau đại học hay đó là kết quả của trải nghiệm đau đớn lâu dài. Bất kể các nghiên cứu đã báo cáo một tỷ lệ cao (> 50%) rối loạn hoảng sợ, lo âu và trầm cảm nặng ở bệnh nhân đau ngực không do tim. Các bất thường tâm lý khác cũng đã được báo cáo bao gồm rối loạn thần kinh, hành vi giả tạo, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn ám ảnh và buồn nôn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/van-de-tam-ly-va-benh-dau-nguc-khong-do-tim-vi
[ "Đau ngực không do tim", "Hoảng sợ", "Đau ngực", "Trầm cảm", "Rối loạn lo âu", "bệnh mạch vành" ]
Liệu đau ngực không do tim có liên quan đến tình trạng lo lắng?
Bệnh đau ngực không do tim có liên quan đến tình trạng lo lắng ở một số người bệnh
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/xet-nghiem-gen-cho-hoi-chung-joubert-vi
[ "Xơ gan", "Hội chứng joubert", "Chứng thận hư", "Xét nghiệm", "Rối loạn gen", "Tim bẩm sinh", "Xét nghiệm gen" ]
Xét nghiệm gen là gì và nó có thể giúp xác định những gì trong cơ thể?
Xét nghiệm gen là quá trình phân tích các gen gây ra bệnh về di truyền, các đột biến gen hay nguy cơ của sự phát triển rối loạn gen trong di truyền,... Do đó dự thay đổi trong gen, nhiễm sắc thể và protein... trong cơ thể có thể xác định được nhờ xét nghiệm gen.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/xet-nghiem-gen-cho-hoi-chung-joubert-vi
[ "Xơ gan", "Hội chứng joubert", "Chứng thận hư", "Xét nghiệm", "Rối loạn gen", "Tim bẩm sinh", "Xét nghiệm gen" ]
Hội chứng Joubert là gì và những đặc điểm lâm sàng điển hình của nó là gì?
Hội chứng Joubert (JS, MIM 213300) là một bệnh di truyền lặn có đặc điểm là dị dạng não giữa-sau cụ thể, có thể nhận biết được trên hình ảnh cộng hưởng từ não, được gọi là “dấu hiệu răng hàm”, giảm trương lực và chậm phát triển. Ciliopathies là một nhóm các rối loạn di truyền gây ra bởi sự hình thành hoặc chức năng bất thường các lông mao chính của tế bào trong nhiều cơ quan của cơ thể con người.Cho đến nay, hơn 35 gen được biết là gây ra hội chứng joubert, di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường và một gen gây ra hội chứng joubert liên kết nhiễm sắc thể giới tính X.Các đặc điểm lâm sàng điển hình của hội chứng joubert bao gồm:Giảm trương lực cơ ở trẻ sơ sinhKiểu thở và chuyển động mắt bất thườngMất điều hòa và chậm phát triển.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/xet-nghiem-gen-cho-hoi-chung-joubert-vi
[ "Xơ gan", "Hội chứng joubert", "Chứng thận hư", "Xét nghiệm", "Rối loạn gen", "Tim bẩm sinh", "Xét nghiệm gen" ]
Gen TMEM67 có vai trò gì trong hội chứng Joubert và những biến thể trên gen này có thể gây ra những bệnh gì?
Gen TMEM67 (MIM * 609884) mã hóa thụ thể Wnt giống Frizzled, một protein xuyên màng (meckelin) điều chỉnh đường truyền tín hiệu Wnt/ β-catenin chuẩn trong tiểu não đang phát triển. Chuột đột biến Tmem67 - / - có biểu hiện giảm sản/ bất sản tiểu não, các khuyết tật hố mắt sâu và hố sau tương thích với kiểu hình Joubert. Các biến thể kép trên gen TMEM67 gây ra một loạt các đặc điểm lâm sàng được quan sát thấy ở các bệnh lý liên quan đến đa cơ quan và các kết quả lâm sàng khác nhau, bao gồm Joubert (MIM 610688); hội chứng Meckel-Gruber (MIM 607361); hội chứng COACH (giảm sản tiểu não, Oligophrenia, mất điều hòa, Coloboma và xơ gan) (MIM 216360); hội chứng RHYNS (viêm võng mạc sắc tố, suy tuyến yên, bệnh thận hư, loạn sản xương); bệnh thận đa nang; bệnh ciliopathy liên quan đến chứng thận hư (MIM 613550).
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hieu-dung-ve-dau-lung-sau-gay-te-tuy-song-vi
[ "Gây mê", "Gây tê", "Đau lưng", "Mổ lấy thai", "Đau lưng sau gây tê tủy sống", "Gây tê tủy sống" ]
Gây tê tủy sống là gì và nó được sử dụng trong những trường hợp nào?
Gây tê tuỷ sống là một phương pháp vô cảm được sử dụng cho các phẫu thuật từ vùng rốn trở xuống làm cho bạn không có cảm giác đau đớn trong quá trình phẫu thuật. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định có nên dùng phương pháp này hay không.Chỉ định gây tê tủy sống thực hiện cho các trường hợp sau:Phẫu thuật chỉnh hình chi dướiCắt trĩ, rò hậu môn, thoát vị bẹnTán sỏi niệu quản vùng chậuMổ lấy thai.Để thực hiện thủ thuật, bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê tại chỗ vùng thắt lưng, sau đó sẽ dùng kim kích thước nhỏ đâm qua da và xuyên các dây chằng vào ống tủy sống. Tiếp đó, bác sĩ sẽ bơm thuốc tê qua cây kim này vào trong dịch não tuỷ, thuốc tê sẽ ức chế có hồi phục dẫn truyền của các rễ thần kinh, kết quả là người bệnh sẽ tê và không đau trong khi phẫu thuật.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hieu-dung-ve-dau-lung-sau-gay-te-tuy-song-vi
[ "Gây mê", "Gây tê", "Đau lưng", "Mổ lấy thai", "Đau lưng sau gây tê tủy sống", "Gây tê tủy sống" ]
Đau lưng sau gây tê tủy sống có phải là một biến chứng nghiêm trọng và liệu có cách nào để hạn chế tình trạng này?
Trước đây có nhiều quan niệm rằng, gây tê tủy sống bị đau lưng và tình trạng đau lưng này sẽ diễn ra trong thời gian dài sau đó. Nhưng các nghiên cứu trên thế giới gần đây đã cho thấy, bởi vì kim sử dụng trong gây tê tủy sống càng lúc càng có đường kính rất nhỏ, do đó tổn thương mô là rất ít. Tuy nhiên, nếu quá trình gây tê tủy sống có làm tổn thương dây chằng ở thắt lưng thì vẫn có khả năng gây ra đau lưng cho bệnh nhân, mặc dù điều này khá ít gặp.Sau phẫu thuật, khi hết tác dụng của thuốc tê trong tủy sống, vết kim đâm khi gây tê hầu như không còn gây đau nữa, nếu có chỉ là cảm giác tức nhẹ và sẽ nhanh chóng lành theo cơ chế phục hồi tự nhiên của cơ thể trong những ngày đầu.Tuy nhiên 1 số bệnh nhân có tình trạng đau lưng sau khi gây tê tủy sống thường là do:Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân làm việc nặng hoặc ngủ sai tư thếBệnh nhân có sẵn các bệnh lý về đĩa đệm, dây chằng, viêm khớp, viêm cột sống, vẹo cột sống, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm hoặc những chấn thương có sẵn.Do đó, bệnh nhân bị đau lưng cần được thăm khám kỹ để xác định nguyên nhân từ đó có kế hoạch điều trị hợp lý nhất.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hieu-dung-ve-dau-lung-sau-gay-te-tuy-song-vi
[ "Gây mê", "Gây tê", "Đau lưng", "Mổ lấy thai", "Đau lưng sau gây tê tủy sống", "Gây tê tủy sống" ]
Bệnh nhân cần lưu ý gì khi được gây tê tủy sống?
Bệnh nhân cần hợp tác tốt với hướng dẫn của bác sĩ gây mê và điều dưỡng phụ mê, không di chuyển hoặc cử động trong quá trình thủ thuật.Cần nghỉ ngơi theo đúng chỉ định bác sĩ.Không hoạt động mạnh, nên vận động nhẹ nhàng.Không sử dụng các chất kích thích ảnh hưởng đến thần kinh như rượu, thuốc láTóm lại, việc gây tê tủy sống cần phải được thực hiện ở những nơi uy tín, bác sĩ thực hiện phải có tay nghề và chuyên môn cao để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tfm-hieu-ve-hoi-chung-parry-romberg-vi
[ "Viêm dây thần kinh", "Thần kinh", "Hội chứng Parry-Romberg", "Teo da mặt", "Đau dây thần kinh sinh ba", "Xơ cứng bì khu trú" ]
Hội chứng Parry-Romberg là gì và đặc điểm nổi bật của nó là gì?
Hội chứng Parry-Romberg còn được gọi là teo da mặt tiến triển, một bệnh lý hiếm gặp, đặc trưng bởi sự co rút và thoái hóa tiến triển (teo tiến triển) của các mô bên dưới da. Điều này thường chỉ ảnh hưởng đến một bên của khuôn mặt, nhưng đôi khi nó có thể ảnh hưởng trên các bộ phận khác của cơ thể.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tfm-hieu-ve-hoi-chung-parry-romberg-vi
[ "Viêm dây thần kinh", "Thần kinh", "Hội chứng Parry-Romberg", "Teo da mặt", "Đau dây thần kinh sinh ba", "Xơ cứng bì khu trú" ]
Nguyên nhân chính xác của hội chứng Parry-Romberg là gì và những yếu tố rủi ro nào được xác định?
Nguyên nhân chính xác của chứng rối loạn mắc phải này vẫn chưa được biết. Cơ chế tự miễn (phản ứng bất thường của cơ thể chống lại chính nó) được nghi ngờ và hội chứng có thể là một biến thể của bệnh xơ cứng bì khu trú, nhưng hầu hết các trường hợp dường như xảy ra ngẫu nhiên (chưa xác định rõ yếu tố di truyền). Một số giả thuyết khác như chấn thương, viêm mạch máu, viêm dây thần kinh,... cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến hội chứng parry romberg.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tfm-hieu-ve-hoi-chung-parry-romberg-vi
[ "Viêm dây thần kinh", "Thần kinh", "Hội chứng Parry-Romberg", "Teo da mặt", "Đau dây thần kinh sinh ba", "Xơ cứng bì khu trú" ]
Có cách chữa trị nào cho hội chứng Parry-Romberg không và phương pháp điều trị phổ biến là gì?
Không có cách chữa trị và phương pháp nào để ngăn chặn sự tiến triển của hội chứng parry-romberg. Việc điều trị có thể đòi hỏi nỗ lực phối hợp của một nhóm chuyên gia, như bác sĩ nhi khoa, bác sĩ chỉnh hình, bác sĩ phẫu thuật (đặc biệt là bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ), nha sĩ, bác sĩ nhãn khoa, bác sĩ da liễu, bác sĩ thần kinh và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác.Một số thuốc hiện nay được cho là có thể hỗ trợ trong điều trị như methotrexate, corticosteroid, cyclophosphamide và azathioprine. Chưa có thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng nào được thực hiện để đánh giá các phương pháp điều trị như vậy, do đó lợi ích chưa được xác định rõ ràng.Một loạt các kỹ thuật phẫu thuật đã được sử dụng để cải thiện vẻ ngoài thẩm mỹ ở những người bị ảnh hưởng. Tỷ lệ thành công của các phương án phẫu thuật này rất khác nhau. Điều trị phẫu thuật thường không được khuyến cáo cho đến khi tình trạng teo đã kết thúc và gây ra biến dạng khuôn mặt.Các kỹ thuật phẫu thuật bao gồm tiêm chất béo, ghép vạt da hoặc cấy ghép xương. Các quy trình này có thể có hiệu quả trong việc cải thiện thẩm mỹ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/roi-loan-am-anh-cuong-che-co-nguy-hiem-khong-vi
[ "Rối loạn ám ảnh cưỡng chế", "Rối loạn nhân cách", "Rối loạn lưỡng cực", "Thần kinh", "Trầm cảm" ]
Hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì?
Một điều nguy hiểm về hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là dù người bệnh đã ngừng suy nghĩ về những ám ảnh này, chúng vẫn luôn quay trở lại. Dưới đây là các nhóm hành vi rối loạn ám ảnh cưỡng chế:Làm sạch – làm bẩn:Lo lắng dai dẳng về vi trùng hoặc bệnh tậtSuy nghĩ về cảm giác bẩn thỉu hoặc ô uế (thể chất hoặc tinh thần)Lo sợ dai dẳng về việc tiếp xúc với máu, chất độc hại, vi rút hoặc các nguồn ô nhiễm khácTránh các nguồn ô nhiễm có thể xảy raBuộc phải loại bỏ những vật dụng mà bạn cho là bẩn (ngay cả khi chúng không bẩn)Buộc phải rửa hoặc làm sạch các vật dụng bị ô nhiễmCác nghi thức làm sạch hoặc rửa cụ thể, chẳng hạn như rửa tay hoặc chà bề mặt một số lần nhất định.Đối xứng và sắp xếp:Yêu cầu về các mặt hàng hoặc đồ dùng được căn chỉnh theo một cách nhất địnhYêu cầu cao về sự đối xứng hoặc tổ chức trong các hạng mụcYêu cầu đối xứng trong các hành động (nếu bạn gãi đầu gối trái, bạn cũng phải gãi đầu gối phải)Buộc phải sắp xếp đồ đạc hoặc các vật dụng khác của bạn cho đến khi chúng cảm thấy "vừa phải"Cảm thấy không đầy đủ khi các mục không chính xácCác nghi thức đếm, chẳng hạn như cần đếm đến một số cụ thể trong một số lần nhất địnhSuy nghĩ mê tín hoặc tin rằng điều gì đó tồi tệ sẽ xảy ra nếu bạn không sắp xếp hoặc tổ chức mọi thứ theo đúng cáchCác nghi thức tổ chức hoặc các cách sắp xếp cụ thể các đối tượng.Suy tưởng cấm kỵ:Thường xuyên có những ý nghĩ có tính chất tình dục hoặc bạo lựcCảm giác tội lỗi, xấu hổ và đau khổ khác về suy nghĩ của bạnLiên tục đặt câu hỏi về xu hướng tình dục, mong muốn hoặc sở thích tình dục của bạnLo lắng dai dẳng rằng bạn sẽ hành động theo những suy nghĩ xâm nhập của mình hoặc việc có chúng khiến bạn trở thành người xấuThường xuyên lo lắng rằng bạn sẽ làm hại bản thân hoặc người khác mà không có ý nghĩaÁm ảnh về những ý tưởng tôn giáo cảm thấy báng bổ hoặc sai tráiCảm giác trách nhiệm dai dẳng về việc gây ra những điều tồi tệBuộc phải giấu những thứ bạn có thể sử dụng làm vũ khíCố gắng đảm bảo rằng bạn sẽ không hành động theo những suy nghĩ xâm phạmCố gắng đảm bảo rằng bạn không phải là người xấuCác nghi lễ tinh thần để xua tan hoặc hủy bỏ suy nghĩ của bạnThường xuyên xem lại các hoạt động hàng ngày của bạn để đảm bảo bạn không làm tổn thương bất kỳ ai, cho dù tinh thần hay thể chất.Tích trữ:Lo lắng dai dẳng rằng việc vứt bỏ thứ gì đó có thể gây hại cho bạn hoặc người khácNhu cầu thu thập một số vật phẩm nhất định để bảo vệ bản thân hoặc người khác khỏi bị tổn hạiCực kỳ sợ hãi khi vô tình vứt bỏ một vật quan trọng hoặc thiết yếu (chẳng hạn như thư có thông tin nhạy cảm hoặc cần thiết)Buộc phải mua nhiều mặt hàng của cùng một mặt hàng, ngay cả khi bạn không cần nhiềuKhó vứt bỏ mọi thứ vì chạm vào chúng có thể gây ô nhiễmCảm thấy không đầy đủ nếu bạn không thể tìm thấy một vật sở hữu hoặc vô tình làm mất hoặc ném nó điBuộc phải kiểm tra hoặc xem xét tài sản của bạn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/roi-loan-am-anh-cuong-che-co-nguy-hiem-khong-vi
[ "Rối loạn ám ảnh cưỡng chế", "Rối loạn nhân cách", "Rối loạn lưỡng cực", "Thần kinh", "Trầm cảm" ]
Nguy cơ từ rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu kéo dài hơn 40 năm từ các cơ quan đăng ký Quốc gia Thụy Điển, để ước tính nguy cơ tự tử ở những người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế và xác định điều gì khiến mọi người ít nhiều có khả năng cố gắng tự tử. Bằng cách so sánh danh sách tất cả những người nhập viện Thụy Điển từ năm 1969 với danh sách tất cả những trường hợp tử vong ở Thụy Điển kể từ năm 1952, các nhà nghiên cứu đã theo dõi số người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD có khả năng cố gắng tự tử hoặc chết bằng cách tự sát. Họ đã xác định được 36.788 người mắc hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế trong Sổ Đăng Ký Bệnh Nhân Quốc Gia Thụy Điển từ năm 1969 đến năm 2013, trong đó 545 người đã chết do tự sát và 4.297 người đã cố gắng tự sát. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nguy cơ tử vong do tự sát ở những người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế cao hơn khoảng 10 lần so với dân số chung và nguy cơ cố gắng tự tử cao hơn 5 lần.Họ cũng tìm hiểu thấy rằng:Phụ nữ mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế ocd có nhiều khả năng cố gắng tự tử hơn nam giới mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, nhưng phụ nữ không mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế ít có ý định tự tử hơn nam giới không mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chếNam giới mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế dễ chết hơn do tự sátNhững người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nhiều khả năng có nhiều hơn hai lần cố gắng tự tửBị rối loạn nhân cách hoặc rối loạn lạm dụng chất gây nghiện ngoài rối loạn ám ảnh cưỡng chế làm tăng nguy cơ tự tửCó một loại rối loạn lo âu khác ngoài rối loạn ám ảnh cưỡng chế thực sự làm giảm nguy cơ tử vong do tự tử, cũng như tình trạng kinh tế xã hội cao hơn và trình độ học vấn caoRối loạn ám ảnh cưỡng chế có nguy cơ tự sát tương tự như các bệnh tâm thần khác như tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực và nguy cơ cao hơn các rối loạn liên quan đến chấn thương hoặc nghiện rượuNhững người có trình độ học vấn cao hơn có nhiều khả năng muốn tự tử hơn, nhưng ít có khả năng chết do tự sát hơnNhững người đã từng cố gắng tự tử trước đây có nhiều khả năng chết bằng cách tự sát.Trong khi những người bị hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế đồng thời mắc một bệnh tâm thần khác có nhiều khả năng chết do tự sát, 43% những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế trong nghiên cứu đã chết do tự tử không mắc bất kỳ bệnh tâm thần nào khác. Điều này cho thấy những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế một mình có nguy cơ tự tử cao hơn.Các nhà nghiên cứu kết luận rằng điều quan trọng là những người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế cần được theo dõi về ý định tự tử. Điều này đặc biệt đúng đối với những người mắc các bệnh tâm thần khác và có tiền sử từng cố gắng tự tử.Các nhà nghiên cứu cũng công bố rằng giáo dục cộng đồng, hỗ trợ từ người thân bạn bè và được chăm sóc sức khỏe tâm thần có thể làm giảm sự kỳ thị xung quanh rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Điều này cải thiện khả năng tìm kiếm sự giúp đỡ và giảm nguy cơ tự tử.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/roi-loan-am-anh-cuong-che-co-nguy-hiem-khong-vi
[ "Rối loạn ám ảnh cưỡng chế", "Rối loạn nhân cách", "Rối loạn lưỡng cực", "Thần kinh", "Trầm cảm" ]
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nguy hiểm không?
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế không chỉ là nỗi ám ảnh. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế được định nghĩa bởi những suy nghĩ và hành động lặp đi lặp lại mà không thể kiểm soát được hoặc chỉ có thể kiểm soát được trong một khoảng thời gian ngắn.Các hành động, được gọi là nghi lễ, được thực hiện theo thói quen do một số loại kích hoạt. Sợ vi trùng và liên tục rửa tay là một ví dụ rõ ràng.Ám ảnh là những suy nghĩ xâm nhập có thể bao gồm hình ảnh và ham muốn tình dục, tổn hại và sự đúng đắn về mặt đạo đức. Những suy nghĩ này thường tiếp tục tồn tại bất chấp nỗ lực của mỗi cá nhân để đối đầu với chúng. Dưới đây là 5 cách rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể gây ra hậu quả chết người:Mặc cảm ngoại hìnhMặc cảm ngoại hình được đặc trưng bởi suy nghĩ dai dẳng rằng cơ thể của một người là hoàn hảo hoặc xấu xí. Những suy nghĩ tiêu cực này, giống như rối loạn ám ảnh cưỡng chế, có thể gây ra đau khổ nghiêm trọng về cảm xúc và các vấn đề trong hoạt động hàng ngày.Rối loạn này cũng thường được đặc trưng bởi một số hành vi lặp đi lặp lại tương tự như rối loạn ám ảnh cưỡng chế, bao gồm ghiền nặn gãi da, chải chuốt quá mức và tập thể dục quá mức.Rối loạn tích trữRối loạn tích trữ là một tình trạng cũng có liên quan chặt chẽ với rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Đây là nơi một cá nhân không có khả năng hoặc gặp khó khăn dai dẳng trong việc vứt bỏ tài sản.Chứng rối loạn này được đặc trưng bởi sự lo lắng liên quan đến sự chiếm hữu. Cá nhân có thể không muốn thoát khỏi tài sản của họ, nhưng họ cũng có thể xấu hổ vì chúng. Khi tích trữ ngày càng nghiêm trọng, có thể xảy ra suy giảm cuộc sống hàng ngày. Chúng bao gồm mất không gian vật lý, các vấn đề xã hội và thậm chí nguy hiểm cho sức khỏe do điều kiện vệ sinh không an toàn.Vấn đề về mối quan hệSự đồng thời của rối loạn ám ảnh cưỡng chế và lo âu xã hội cũng có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ của một cá nhân, bao gồm cả hẹn hò và hôn nhân.Cái gọi là "rối loạn ám ảnh cưỡng chế mối quan hệ" được đặc trưng bởi những suy nghĩ nghi ngờ dai dẳng về bạn đời của một người. Những điều này có thể liên quan đến mức độ thu hút và câu hỏi về mức độ xứng đáng khi ở bên một cá nhân nhất định. Những loại suy nghĩ dai dẳng này có khả năng gây hại cho một mối quan hệ, nếu không được điều trị.Trầm cảmNhận thức về chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế của một người và thời gian bị “mắc kẹt” trong một số hành vi có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, từ đó dẫn đến trầm cảm.Nguy cơ tự tửSuy nghĩ tự tử cũng phổ biến hơn ở những người sống chung với rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Nó có thể trở nên suy nhược đến mức mọi người nghĩ rằng cái chết có thể là sự cứu rỗi duy nhất của họ, là lối thoát duy nhất khỏi cơn đau khổ. Suy nghĩ tự tử có xu hướng tăng lên cùng mức độ nặng của bệnh. Người bệnh nào càng nghiêm trọng, không đáp ứng với điều trị thì họ càng có xu hướng bắt đầu nghĩ đến việc tự tử.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/bien-chung-cua-di-vat-duong-tho-vi
[ "Khó thở", "Viêm phế quản", "Sẹo thanh quản", "Dị vật đường thở", "Áp xe phổi" ]
Dị vật đường thở là gì và nguyên nhân nào gây ra dị vật đường thở?
Dị vật đường thở là những vật bị mắc lại trên đường thở của bệnh nhân từ thanh quản đến phế quản. Đây là cấp cứu tai mũi họng thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn (75% gặp ở trẻ dưới 4 tuổi), do trẻ em thường có thói quen cho các đồ vật vào miệng và phản xạ bảo vệ đường thở của trẻ chưa hoàn thiện.Các nguyên nhân gây ra dị vật đường thở thường gặp là:Trẻ khóc hoặc cười đùa trong khi ăn.Trẻ thường ngậm đồ vật trong khi chơiRối loạn phản xạ họng ở bệnh nhân bị hôn mê, gây mê hoặc điên dại
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/bien-chung-cua-di-vat-duong-tho-vi
[ "Khó thở", "Viêm phế quản", "Sẹo thanh quản", "Dị vật đường thở", "Áp xe phổi" ]
Triệu chứng của dị vật đường thở ở thanh quản là gì?
Các vật mắc lại ở thanh quản thường là các vật dẹt, sắc nhọn,... như là vỏ trứng, đầu tôm, xương cá...Thường gặp triệu chứng khàn tiếng, mất tiếng, mức độ khàn tiếng tuỳ theo kích thước dị vật và thời gian dị vật mắc lại ở thanh quản.Khó thở thanh quản: Nếu dị vật to có thể gây bít tắc thanh quản làm cho bệnh nhân khó thở thanh quản nặng, có khi ngạt thở cấp.Ho: Bệnh nhân thường ho khan không có đờm, ho từng cơn dài do kích thích thanh quản càng làm cho thanh quản phù nề khiến cho tình trạng khó thở ngày càng tăng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/bien-chung-cua-di-vat-duong-tho-vi
[ "Khó thở", "Viêm phế quản", "Sẹo thanh quản", "Dị vật đường thở", "Áp xe phổi" ]
Dị vật đường thở có thể gây ra những biến chứng gì?
Dị ứng đường thở có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, tùy thuộc vào loại dị vật, tuổi của bệnh nhân và thời gian được điều trị sớm hay muộn.Bệnh nhân càng nhỏ tuổi càng nguy hiểm. Đôi khi dị vật được lấy ra nhanh chóng vẫn không cứu được bệnh nhi vì bị viêm phế quản-phổi cấp rất nặng.Trong trường hợp bệnh nhân được đưa đến bệnh viện sớm thì việc lấy dị vật sẽ dễ dàng hơn, ít gây ra biến chứng nhưng nếu đến muộn, bệnh nhân đã xuất hiện phản ứng viêm phù nề tổ chức, nhiều biến chứng sẽ xảy ra, lấy dị vật khó hơn và nguy cơ tử vong cao hơn.Một số biến chứng do dị vật đường thở thường gặp là: tắc thở, tử vong do ngạt thở cấp, viêm phế quản, phế quản phế viêm, xẹp phổi, áp xe phổi, tràn mủ màng phổi do áp xe vỡ vào màng phổi, tràn khí màng phổi, trung thất, giãn phế quản do dị vật bị bỏ quên lâu ngày, sẹo hẹp thanh quản.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/sai-lam-khi-xu-ly-kien-ba-khoang-dot-vi
[ "Xử lý kiến ba khoang đốt", "Vết đốt côn trùng", "Video", "Sức khỏe tổng quát", "Nhiễm trùng da", "Kiến ba khoang đốt", "Côn trùng cắn" ]
Những triệu chứng thường gặp khi bị kiến ba khoang đốt là gì?
Sau khi bị đốt bạn sẽ cảm thấy rát bỏng tại chỗ, nếu tổn thương trên diện rộng có thể sốt, đau dây thần kinh, đau khớp, nôn ói.Xuất hiện viêm da ở vùng hở như mặt, cổ, ngực, vai, gáy, tay.Viêm da dạng vệt hồng ban dài, có mụn mủ. Cần phân biệt viêm da do kiến ba khoang gây ra với triệu chứng của bệnh zona thần kinh, đối với bệnh này cơ thể người bệnh xuất hiện mụn nước tập trung thành cụm, trên nền hồng ban, phân bố theo dây thần kinh, kèm cảm giác đau nhức sâu, bỏng rát.Qua một thời gian, vết thương do bị kiến ba khoang cắn sẽ trở nên ngứa ngáy, nổi bọng nước, viêm loét,.... thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/sai-lam-khi-xu-ly-kien-ba-khoang-dot-vi
[ "Xử lý kiến ba khoang đốt", "Vết đốt côn trùng", "Video", "Sức khỏe tổng quát", "Nhiễm trùng da", "Kiến ba khoang đốt", "Côn trùng cắn" ]
Tại sao không nên tự ý xử lý vết thương do kiến ba khoang đốt?
Sau khi bị viêm da do độc tố kiến ba khoang, nhiều người dân đã tìm đến các bài thuốc, mẹo vặt dân gian như: Đắp lá, dùng gạo, đậu xanh xay lấy nước bôi,... hay mua các loại thuốc trị côn trùng cắn, thuốc chữa viêm da, dị ứng tại các hiệu thuốc mà không qua kê đơn. Các biện pháp này có thể dẫn đến tình trạng viêm loét, tổn thương da nặng hoặc lan ra các vùng da khác, gây sẹo xấu, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/sai-lam-khi-xu-ly-kien-ba-khoang-dot-vi
[ "Xử lý kiến ba khoang đốt", "Vết đốt côn trùng", "Video", "Sức khỏe tổng quát", "Nhiễm trùng da", "Kiến ba khoang đốt", "Côn trùng cắn" ]
Nên làm gì khi bị kiến ba khoang đốt?
Trước hết, ngay khi bị kiến ba khoang cắn, bạn cần loại bỏ kiến ra khỏi cơ thể, không dùng tay trần để bắt hay miết. Nếu bạn lỡ tay đập hoặc chà xát chúng trên da thì phải nhanh chóng rửa sạch nơi tiếp xúc để hạn chế chất độc.Lập tức rửa vết cắn bằng nước sạch và xà phòng, sau đó sát trùng bằng Povidon Iod và đến ngay các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.Tùy thuộc vào mức độ thương tổn của da mà bác sĩ chỉ định thuốc cho phù hợp, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc và áp dụng các bài thuốc dân gian.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-trieu-chung-va-cach-khac-phuc-sau-nho-rang-vi
[ "Răng khôn hàm trên", "Sức khỏe răng miệng", "Răng khôn mọc lệch", "Nhổ răng khôn", "Răng hàm", "răng số 8", "Nha Khoa", "răng hàm mặt" ]
Răng khôn là răng gì và mọc ở đâu trong miệng?
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Tiến Đạt - Khoa khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long: Răng số 8, còn được gọi là răng khôn, là những chiếc răng vĩnh viễn cuối cùng mọc lên trong miệng. Chúng mọc ở hàm trên và hàm dưới của cả hai bên ở độ tuổi từ 17 đến 25.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-trieu-chung-va-cach-khac-phuc-sau-nho-rang-vi
[ "Răng khôn hàm trên", "Sức khỏe răng miệng", "Răng khôn mọc lệch", "Nhổ răng khôn", "Răng hàm", "răng số 8", "Nha Khoa", "răng hàm mặt" ]
Nhổ răng khôn thường được thực hiện như thế nào và bạn sẽ cảm thấy gì trong quá trình nhổ?
Nhổ răng khôn thường là phẫu thuật ngoại trú, có nghĩa là bạn có thể về ngay trong ngày. Phương pháp nhổ răng khôn thông thường là gây tê cục bộ. Gây tê cục bộ là tiêm gây tê ở vị trí nhổ răng. Bạn vẫn sẽ tỉnh táo khi thực hiện biện pháp gây tê này, và mặc dù bạn sẽ cảm thấy có một chút áp lực và chuyển động trong miệng, nhưng bạn sẽ không thấy một chút đau đớn nào.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-trieu-chung-va-cach-khac-phuc-sau-nho-rang-vi
[ "Răng khôn hàm trên", "Sức khỏe răng miệng", "Răng khôn mọc lệch", "Nhổ răng khôn", "Răng hàm", "răng số 8", "Nha Khoa", "răng hàm mặt" ]
Sau khi nhổ răng khôn, bạn cần làm gì để giảm đau và sưng?
Sau khi nhổ xong, bác sĩ sẽ cho bạn cắn chặt gạc trong khoảng 1 tiếng. Bạn sẽ từ từ cảm thấy đau nhẹ khi thuốc tê dần hết tác dụng.Ngày đầu tiên sau khi nhổ răng, bạn có thể thấy có ít máu rỉ ra lẫn với nước bọt màu hồng nhạt, bạn nên nuốt thay vì nhổ ra ngoài. Bạn có thể dùng túi đá chườm lên má ngay sau nhổ khoảng 15 phút để giảm sưng, đau. Ngoài ra, nếu có khâu sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách dùng thuốc theo đơn và hẹn bạn quay lại cắt chỉ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/ha-clo-mau-nguyen-nhan-va-trieu-chung-vi
[ "Clorua", "Xét nghiệm máu", "Chất điện giải", "Hạ clo máu", "clo máu thấp" ]
Hạ clo máu là gì và nó ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
Tình trạng hạ clo máu là sự mất cân bằng chất điện giải trong cơ thể, xảy ra khi cơ thể có nồng độ clo máu thấp. Tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, mất nước,... và bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Chất điện giải bao gồm các chất hóa học điều chỉnh các chức năng sinh lý quan trọng trong cơ thể, ví dụ như natri, kali, canxi, magie, bicarbonat,...Khi hòa tan trong nước, các chất điện giải phân tách thành các ion tích điện dương và âm. Trong đó, clorua là một ion mang điện tích âm, thường kết hợp với các chất điện giải khác như natri và kali để điều chỉnh lượng chất lỏng cũng như cân bằng độ pH trong cơ thể. Clorua được tiêu thụ phổ biến nhất dưới dạng muối ăn natri clorua.Thiếu clo máu là tình trạng cơ thể bị giảm mức clo máu xuống dưới mức bình thường, dẫn đến mất cân bằng điện giải. Điều này thường được phát hiện thông qua các xét nghiệm clo trong máu.Theo các bác sĩ, mức clo máu ở phạm vi từ 98–106 mEq / L được xem là bình thường đối với người trưởng thành. Ở trẻ em, nồng độ clo bình thường có thể thấp hơn, trung bình từ 90 – 110 mEq / L. Nếu xét nghiệm clo máu cho kết quả thấp hơn những giá trị này, bệnh nhân được xác định là thiếu clo máu.Ngoài ra, tình trạng hạ clo máu cũng có thể được chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh của bệnh nhân hoặc các loại thuốc gây ra sự mất cân bằng điện giải. Tuy nhiên, xét nghiệm máu là giải pháp chẩn đoán mang tính chính xác cao nhất.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/ha-clo-mau-nguyen-nhan-va-trieu-chung-vi
[ "Clorua", "Xét nghiệm máu", "Chất điện giải", "Hạ clo máu", "clo máu thấp" ]
Liệt kê những triệu chứng thường gặp của hạ clo máu.
Tình trạng clo máu thấp thường không gây ra triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên, một số triệu chứng thể hiện sự mất cân bằng điện giải có thể xảy ra, bao gồm:Mất nước và các triệu chứng đi kèm.Suy nhược cơ thể, uể oải, đau yếu cơ.Khó thở và thường phải thở gấp.Tiêu chảy / nôn mửa thường xuyên do mất nước.Hạ huyết áp.Tăng nhịp tim.Tình trạng hạ clo máu cũng có thể đi kèm với hạ natri máu (lượng natri trong máu giảm thấp).
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/ha-clo-mau-nguyen-nhan-va-trieu-chung-vi
[ "Clorua", "Xét nghiệm máu", "Chất điện giải", "Hạ clo máu", "clo máu thấp" ]
Những nguyên nhân nào có thể dẫn đến hạ clo máu?
Nồng độ clo máu và các chất điện giải khác thường được điều chỉnh bởi thận, vì vậy, hầu hết sự mất cân bằng điện giải trong cơ thể diễn ra có liên quan nhiều nhất đến hoạt động thận. Dĩ nhiên, tình trạng hạ clo máu cũng không phải ngoại lệ. Các bệnh về thận có thể làm mất muối (natri và clorua) bao gồm: suy thận mãn tính và bệnh tắc nghẽn đường tiết niệu.Bên cạnh đó, thiếu clo máu cũng có liên quan đến việc sử dụng quá nhiều thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu, hút dịch thông mũi, nôn mửa hoặc tiêu chảy kéo dài do hoạt động bất thường của ruột non, mất chất lỏng do các chấn thương như bỏng...Nếu tình trạng hạ clo máu có nguyên nhân là các bệnh lý, một số nguyên nhân sauBên cạnh vấn đề đến từ thận, nồng độ clo máu thấp cũng có thể đến từ bất kỳ nguyên nhân nào sau đây:Suy tim sung huyết.Bệnh phổi mãn tính, ví dụ như khí phế thũng.Nhiễm kiềm chuyển hóa (xảy ra nếu pH máu cao hơn bình thường), có thể đi kèm với nhiễm toan hô hấp mãn tính và xơ nang.Hội chứng Cushing.Hội chứng kém hấp thu.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguyen-nhan-khien-ban-dai-rat-rat-kho-chiu-vi
[ "Tiết niệu", "Viêm bàng quang", "Són tiểu", "Video", "Tiểu rắt", "Bàng quang", "tiểu buốt" ]
Những triệu chứng nào thường gặp khi bị đái rắt?
Khi bị đái rắt, người bệnh sẽ có các triệu chứng như:Đi tiểu nhiều lần, thường là trên 7 lần vào ban ngày và hơn 2 lần vào ban đêm.Cảm giác đi tiểu xuất hiện đột ngột, rất khó nhịn, có thể són tiểu nếu không đi được ngay.Nước tiểu có màu đục, có bọt, thậm chí có máu.Đau rát khi đi tiểu và đau bụng dưới.Có thể bị nôn, sốt, mệt mỏi, sút cân, đau lưng hoặc đau hông.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguyen-nhan-khien-ban-dai-rat-rat-kho-chiu-vi
[ "Tiết niệu", "Viêm bàng quang", "Són tiểu", "Video", "Tiểu rắt", "Bàng quang", "tiểu buốt" ]
Nguyên nhân gây đái rắt và tiểu buốt ở nam giới là gì?
Nguyên nhân gây đái rắt và tiểu buốt ở nam giới có thể là do:Phì đại tuyến tiền liệt;Hội chứng bàng quang kích thích
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguyen-nhan-khien-ban-dai-rat-rat-kho-chiu-vi
[ "Tiết niệu", "Viêm bàng quang", "Són tiểu", "Video", "Tiểu rắt", "Bàng quang", "tiểu buốt" ]
Bà bầu bị đái rắt có phải là hiện tượng sinh lý bình thường không?
Đái rắt và tiểu buốt có thể là hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kèm theo nước tiểu có màu bất thường thì thai phụ cần theo dõi và đi khám kịp thời vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm nhiễm trong cơ thể.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguoi-lon-cung-dai-dam-khi-ngu-vi-sao-vi
[ "Bệnh đái dầm", "Đái dầm khi ngủ", "Đái dầm ở trẻ em", "Video", "Sức khỏe của trẻ", "Hệ bài tiết", "Thận - Tiết niệu", "Bàng quang" ]
Tại sao người lớn bị đái dầm khi ngủ?
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Phúc Liên - Bệnh viện ĐKQT Vinmec Central Park, đối với tình trạng đái dầm khi ngủ ở người lớn thì có thể chia thành: Tiểu đêm, tiểu đêm và tiểu không kiểm soát. Trong đó tiểu đêm là tình trạng người lớn vẫn kiểm soát được việc đi tiểu nhưng lại nhiều hơn so với bình thường. Đây không phải là đái dầm khi ngủ mà là chứng tiểu nhiều lần do đa niệu về đêm hoặc mắc phải bệnh lý ở tuyến tiền liệt. Ngoài ra, có một số trường hợp thực sự là đái dầm ra quần khi ngủ, những người này sẽ không biết việc mình đi tiểu trong lúc ngủ. Nguyên nhân là do bệnh lý kích thích bàng quang trong thời gian dài, khiến người bệnh không kiểm soát được bàng quang trong khi ngủ. Cũng có trường hợp đái dầm ra quần vào ban ngày do tiểu không kiểm soát.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguoi-lon-cung-dai-dam-khi-ngu-vi-sao-vi
[ "Bệnh đái dầm", "Đái dầm khi ngủ", "Đái dầm ở trẻ em", "Video", "Sức khỏe của trẻ", "Hệ bài tiết", "Thận - Tiết niệu", "Bàng quang" ]
Có những nguyên nhân nào dẫn đến đái dầm khi ngủ ở người lớn?
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Phúc Liên - Bệnh viện ĐKQT Vinmec Central Park, đối với tình trạng đái dầm khi ngủ ở người lớn thì có thể chia thành: Tiểu đêm, tiểu đêm và tiểu không kiểm soát. Trong đó tiểu đêm là tình trạng người lớn vẫn kiểm soát được việc đi tiểu nhưng lại nhiều hơn so với bình thường. Đây không phải là đái dầm khi ngủ mà là chứng tiểu nhiều lần do đa niệu về đêm hoặc mắc phải bệnh lý ở tuyến tiền liệt. Ngoài ra, có một số trường hợp thực sự là đái dầm ra quần khi ngủ, những người này sẽ không biết việc mình đi tiểu trong lúc ngủ. Nguyên nhân là do bệnh lý kích thích bàng quang trong thời gian dài, khiến người bệnh không kiểm soát được bàng quang trong khi ngủ. Cũng có trường hợp đái dầm ra quần vào ban ngày do tiểu không kiểm soát.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguoi-lon-cung-dai-dam-khi-ngu-vi-sao-vi
[ "Bệnh đái dầm", "Đái dầm khi ngủ", "Đái dầm ở trẻ em", "Video", "Sức khỏe của trẻ", "Hệ bài tiết", "Thận - Tiết niệu", "Bàng quang" ]
Làm sao để điều trị đái dầm khi ngủ ở người lớn?
Tùy vào nguyên nhân sẽ có cách điều trị tình trạng đái dầm khi ngủ. Với những nguyên nhân là do bệnh lý tuyến tiền liệt thì người bệnh bắt buộc phải uống thuốc. Nếu uống thuốc không có tác dụng trị đái dầm ra quần thì phải phẫu thuật. Trường hợp đái dầm ra quần do đa niệu về đêm thì thường xảy ra ở người lớn tuổi, cần phải sử dụng thuốc. Nếu tiểu dầm do bàng quang kích thích thì người bệnh cần thay đổi lối sống sinh hoạt, thực hiện tập bang quang vào ban ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/ngay-cang-co-nhieu-u30-u40-bi-yeu-sinh-ly-vi
[ "Rối loạn cương dương", "Video", "Xuất tinh sớm", "Nam khoa", "Rối loạn cương dương ở người trẻ tuổi", "Testosterone" ]
Rối loạn cương dương là gì?
Theo Bác sĩ Nguyễn Khoa Bình - Khoa Thận – Tiết niệu - Bệnh viện ĐKQT Vinmec Nha Trang, rối loạn cương dương là người đàn ông không thể duy trì được sự cương dương để quan hệ tình dục.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/ngay-cang-co-nhieu-u30-u40-bi-yeu-sinh-ly-vi
[ "Rối loạn cương dương", "Video", "Xuất tinh sớm", "Nam khoa", "Rối loạn cương dương ở người trẻ tuổi", "Testosterone" ]
Những yếu tố nào có thể gây ra rối loạn cương dương?
Ngoài ra, có nhiều yếu tố có thể gây ra rối loạn cương ở nam giới như: Tình trạng rối loạn hormone Testosterone, đặc biệt là suy sinh dục, suy giáp, cường giáp, suy gan, suy thận, đái tháo đường, các bệnh lý thần kinh, tâm thần. Hơn nữa, các tình trạng rối loạn tâm lý (stress,...) và các thói quen xấu như sử dụng ma túy, uống bia rượu, thuốc lá, ít vận động,... của nam giới cũng có thể có nguy cơ gây ra rối loạn cương dương.