url
stringlengths
47
237
tags
sequencelengths
0
8
question
stringlengths
10
547
answer
stringlengths
23
10.7k
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hien-tuong-noi-man-tu-lung-xuong-den-dau-goi-nguyen-nhan-la-gi-vi
[ "nổi mẩn đỏ", "QnA", "Bệnh mày đay", "Da liễu", "Nguyên nhân nổi mẩn đỏ" ]
Vợ em 30 tuổi, bị nổi mẩn ngứa từ thắt lưng xuống đến đầu gối, rất nhiều, có chỗ bằng cả bàn tay và xảy ra thường xuyên. Nguyên nhân là gì?
Bệnh mày đay là phản ứng của mao mạch trên da với các yếu tố khác nhau gây nên phù cấp hoặc mạn tính của trung bì. Biểu hiện của bệnh là các sẩn phù kích thước to nhỏ khác nhau xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào của cơ thể kèm theo ngứa. Các sẩn phù này có thể lặn mất sau vài phút hoặc vài giờ, không để dấu vết gì trên da.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hien-tuong-noi-man-tu-lung-xuong-den-dau-goi-nguyen-nhan-la-gi-vi
[ "nổi mẩn đỏ", "QnA", "Bệnh mày đay", "Da liễu", "Nguyên nhân nổi mẩn đỏ" ]
Vợ em bị nổi mẩn ngứa như vậy, cần điều trị như thế nào?
Để điều trị bệnh người bệnh cần tránh các thực phẩm hoặc thuốc nghi ngờ dị ứng, hạn chế gãi, chà xát mạnh trên da, tẩy giun định kỳ và nên mặc quần áo cotton nhẹ, thoáng mát. tránh căng thẳng thần kinh,... Thuốc điều trị chủ yếu là các thuốc chống dị ứng kháng histamin H1 như Loratadin, Certirizin, Chlorpheniramin, Desloratadin,...
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hien-tuong-noi-man-tu-lung-xuong-den-dau-goi-nguyen-nhan-la-gi-vi
[ "nổi mẩn đỏ", "QnA", "Bệnh mày đay", "Da liễu", "Nguyên nhân nổi mẩn đỏ" ]
Nếu vợ em còn thắc mắc về nổi mẩn ngứa, vợ em có thể làm gì?
Nếu bạn còn thắc mắc về nổi mẩn từ thắt lưng xuống đến đầu gối, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vet-bong-hoi-nuoc-noi-mun-nuoc-xung-quanh-do-co-sao-khong-vi
[ "Chàm vi trùng", "QnA", "Bỏng hơi nước", "Vết bỏng hơi nước nổi mụn nước", "Da liễu" ]
Vết bỏng hơi nước nổi mụn nước, xung quanh đỏ có sao không?
Trường hợp bỏng do hơi nóng, khi tổn thương bỏng đã liền, sau đó xuất hiện đỏ trở lại và xuất hiện thêm nhiều mụn nước kèm theo ngứa, bạn đang bị chàm vi trùng. Bạn cần tránh chà xát, gãi lên vùng tổn thương. Bạn nên bôi kem dưỡng ẩm, mặc đồ thoáng rộng,... Trường hợp triệu chứng không giảm, bạn cần đến khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vet-bong-hoi-nuoc-noi-mun-nuoc-xung-quanh-do-co-sao-khong-vi
[ "Chàm vi trùng", "QnA", "Bỏng hơi nước", "Vết bỏng hơi nước nổi mụn nước", "Da liễu" ]
Cần xử lý vết bỏng hơi nước nổi mụn nước như thế nào?
Bạn cần tránh chà xát, gãi lên vùng tổn thương. Bạn nên bôi kem dưỡng ẩm, mặc đồ thoáng rộng,... Trường hợp triệu chứng không giảm, bạn cần đến khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vet-bong-hoi-nuoc-noi-mun-nuoc-xung-quanh-do-co-sao-khong-vi
[ "Chàm vi trùng", "QnA", "Bỏng hơi nước", "Vết bỏng hơi nước nổi mụn nước", "Da liễu" ]
Nếu vết bỏng hơi nước nổi mụn nước không giảm thì tôi cần làm gì?
Trường hợp triệu chứng không giảm, bạn cần đến khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguyen-nhan-noi-mun-o-vung-tran-va-cam-la-do-dau-vi
[ "Điều trị mụn", "Thẩm mỹ", "Rối loạn nội tiết tố", "QnA", "Da liễu" ]
Nguyên nhân nào dẫn đến nổi mụn ở vùng trán?
Mụn ở vùng trán được cho là do cơ thể tích tụ nhiều độc tố, chức năng gan gặp vấn đề, hệ tiêu hóa không tốt, tình trạng stress, mỹ phẩm không hợp...
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguyen-nhan-noi-mun-o-vung-tran-va-cam-la-do-dau-vi
[ "Điều trị mụn", "Thẩm mỹ", "Rối loạn nội tiết tố", "QnA", "Da liễu" ]
Nguyên nhân gây ra mụn ở vùng cằm là gì?
Mụn ở vùng cằm thường do rối loạn về nội tiết tố hoặc vấn đề về thận, hoặc thói quen sờ chống cằm, gần đây là do đeo khẩu trang thường xuyên,...
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguyen-nhan-noi-mun-o-vung-tran-va-cam-la-do-dau-vi
[ "Điều trị mụn", "Thẩm mỹ", "Rối loạn nội tiết tố", "QnA", "Da liễu" ]
Nên sử dụng loại mỹ phẩm nào khi bị mụn?
Da mụn cần lựa chọn những mỹ phẩm phù hợp. Bạn có thể dùng những mỹ phẩm có thương hiệu uy tín, dược mỹ phẩm, những loại này thường có nhãn non-comedogenic, oil free, for acne skin, for acne prone skin.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dieu-tri-gian-phe-quan-nhu-nao-vi
[ "Giãn phế quản", "Hô hấp", "QnA", "Ho ra máu", "Điều trị giãn phế quản" ]
Giãn phế quản là gì và những triệu chứng thường gặp là gì?
Giãn phế quản là tình trạng tăng khẩu kính phế quản liên tục, không hồi phục, người bệnh thường ho, khạc đờm kéo dài, ho ra máu, khó thở,...
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dieu-tri-gian-phe-quan-nhu-nao-vi
[ "Giãn phế quản", "Hô hấp", "QnA", "Ho ra máu", "Điều trị giãn phế quản" ]
Làm sao để giảm các đợt cấp của giãn phế quản?
Để giảm các đợt cấp bạn nên tránh bụi, khói, giữ ấm cơ thể, vệ sinh răng miệng, tai mũi họng, điều trị triệt để các bệnh nhiễm trùng hô hấp, tiêm phòng vắc-xin cúm và phế cầu, ăn uống đủ chất, rèn luyện thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dieu-tri-gian-phe-quan-nhu-nao-vi
[ "Giãn phế quản", "Hô hấp", "QnA", "Ho ra máu", "Điều trị giãn phế quản" ]
Bệnh giãn phế quản có chữa khỏi hẳn được không?
Bệnh không điều trị khỏi hẳn, để giảm các đợt cấp bạn nên tránh bụi, khói, giữ ấm cơ thể, vệ sinh răng miệng, tai mũi họng, điều trị triệt để các bệnh nhiễm trùng hô hấp, tiêm phòng vắc-xin cúm và phế cầu, ăn uống đủ chất, rèn luyện thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/noi-man-trang-vung-biu-gay-ngua-la-bi-lam-sao-vi
[ "Sẩn ngứa", "QnA", "Nguyên nhân sẩn ngứa", "Nổi mẩn trắng vùng bìu", "Điều trị sẩn ngứa", "Nam khoa" ]
Chào bác sĩ, cháu bị nổi mấy mẩn trắng ở vùng bìu bên phải gây ngứa, khi gãi ra thì thấy mẩn đỏ như bị loét và rất xót. Bác sĩ cho cháu hỏi nổi mẩn trắng vùng bìu gây ngứa là bị làm sao?
Với câu hỏi “Nổi mẩn trắng vùng bìu gây ngứa là bị làm sao?”, bác sĩ xin giải đáp như sau: Nguyên nhân nổi mẩn trắng vùng bìu, ngứa như bạn mô tả nhiều khả năng là bệnh sẩn ngứa. Sẩn ngứa có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh. Vì vậy bạn cần khám bác sĩ chuyên khoa Da Liễu để được tư vấn khám, chỉ định các xét nghiệm cần thiết và đưa ra ra hướng điều trị sớm. Trước hết bạn cần tránh gãi gây lở loét và đau rát, vệ sinh sạch sẽ vùng bìu.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/noi-man-trang-vung-biu-gay-ngua-la-bi-lam-sao-vi
[ "Sẩn ngứa", "QnA", "Nguyên nhân sẩn ngứa", "Nổi mẩn trắng vùng bìu", "Điều trị sẩn ngứa", "Nam khoa" ]
Bác sĩ cho biết thêm về bệnh sẩn ngứa?
Sẩn ngứa có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh. Vì vậy bạn cần khám bác sĩ chuyên khoa Da Liễu để được tư vấn khám, chỉ định các xét nghiệm cần thiết và đưa ra ra hướng điều trị sớm. Trước hết bạn cần tránh gãi gây lở loét và đau rát, vệ sinh sạch sẽ vùng bìu.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/noi-man-trang-vung-biu-gay-ngua-la-bi-lam-sao-vi
[ "Sẩn ngứa", "QnA", "Nguyên nhân sẩn ngứa", "Nổi mẩn trắng vùng bìu", "Điều trị sẩn ngứa", "Nam khoa" ]
Ngoài việc khám bác sĩ, có cách nào để giảm ngứa và đau rát?
Trước hết bạn cần tránh gãi gây lở loét và đau rát, vệ sinh sạch sẽ vùng bìu.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/xuat-hien-dom-nho-co-long-tren-tay-nguyen-nhan-la-gi-vi
[ "Điều trị viêm nang lông", "QnA", "Nguyên nhân viêm nang lông", "Da liễu", "Viêm nang lông" ]
Tôi bị những đốm đỏ nhỏ xuất hiện từ vai xuống khuỷu tay, các sợi lông ở vùng đó dễ rụng khi chạm vào, mỗi đốm có khoảng 2-3 sợi lông, khi ấn nhẹ thì giống như mụn có nhân. Nguyên nhân là gì và tôi nên điều trị như thế nào?
Theo như bạn mô tả thì bạn đang gặp tình trạng viêm nang lông. Viêm nang lông là tình trạng viêm lông ở một hoặc nhiều nang lông. Tình trạng này có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhất là thanh thiếu niên và người trẻ. Viêm nang lông không nguy hiểm nhưng gây khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Một số nguyên nhân thường gặp gây viêm nang lông: Tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, nấm thậm chí là do lông mọc ngược,... Các yếu tố thuận lợi gây viêm nang lông như: Da ẩm ướt, mặc quần áo chật, tăng tiết mồ hôi, cạo lông, mỹ phẩm, béo phì, tiểu đường, thiếu máu thiếu sắt,... Nguyên tắc để khắc phục tình trạng này là loại bỏ các yếu tố thuận lợi, vệ sinh cá nhân, tránh cào gãi và kết hợp điều trị bằng thuốc thoa, thuốc uống tùy mức độ của bệnh và tác nhân gây bệnh. Bạn có thể tự khắc phục tại nhà bằng các biện pháp: Tránh chà xát gây kích thích thương tổn, bôi dung dịch sát khuẩn 2 lần/ngày (như: Povidon-Iodine 10%, Chlorhexidine 4%), kết hợp với kháng sinh bôi tại chỗ (như: Kem axit fusidic, mupirocin 2%, mỡ neomycin 2 lần/ngày) sau khi sát khuẩn. Thời gian điều trị khoảng 7-10 ngày. Nếu bạn còn thắc mắc về xuất hiện đốm nhỏ có lông trên tay, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe. Trân trọng!
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/xuat-hien-dom-nho-co-long-tren-tay-nguyen-nhan-la-gi-vi
[ "Điều trị viêm nang lông", "QnA", "Nguyên nhân viêm nang lông", "Da liễu", "Viêm nang lông" ]
Viêm nang lông thường gặp ở đối tượng nào?
Viêm nang lông là tình trạng viêm lông ở một hoặc nhiều nang lông. Tình trạng này có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhất là thanh thiếu niên và người trẻ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/xuat-hien-dom-nho-co-long-tren-tay-nguyen-nhan-la-gi-vi
[ "Điều trị viêm nang lông", "QnA", "Nguyên nhân viêm nang lông", "Da liễu", "Viêm nang lông" ]
Ngoài việc vệ sinh cá nhân, tôi cần lưu ý gì để khắc phục tình trạng viêm nang lông?
Nguyên tắc để khắc phục tình trạng này là loại bỏ các yếu tố thuận lợi, vệ sinh cá nhân, tránh cào gãi và kết hợp điều trị bằng thuốc thoa, thuốc uống tùy mức độ của bệnh và tác nhân gây bệnh.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/noi-man-do-ngua-nguyen-nhan-la-gi-vi
[ "Nguyên nhân nổi mẩn đỏ", "Điều trị nổi mẩn đỏ", "nổi mẩn đỏ", "Da liễu", "QnA" ]
Nổi mẩn đỏ, ngứa nguyên nhân có thể là gì?
Bạn có thể cung cấp thêm thông tin như: Vị trí nổi mẩn đỏ, triệu chứng đi kèm (nổi mụn nước, bóng nước, mụn mủ, tróc vảy,...), triệu chứng toàn thân (sốt, đau họng, nổi hạch,...), tiền sử bệnh, loại thuốc bạn dùng gần đây,...Vì không có nhiều thông tin nên bác sĩ rất khó để tư vấn chính xác cho bạn được. Tốt nhất, bạn nên đến thăm khams bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được tư vấn cụ thể.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/noi-man-do-ngua-nguyen-nhan-la-gi-vi
[ "Nguyên nhân nổi mẩn đỏ", "Điều trị nổi mẩn đỏ", "nổi mẩn đỏ", "Da liễu", "QnA" ]
Làm sao để được tư vấn chính xác về tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa?
Tốt nhất, bạn nên đến thăm khams bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được tư vấn cụ thể.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/noi-man-do-ngua-nguyen-nhan-la-gi-vi
[ "Nguyên nhân nổi mẩn đỏ", "Điều trị nổi mẩn đỏ", "nổi mẩn đỏ", "Da liễu", "QnA" ]
Nên đến đâu để kiểm tra và tư vấn thêm về tình trạng mẩn đỏ?
Nếu bạn còn thắc mắc về mẩn đỏ, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hieu-dung-ve-dau-lung-sau-gay-te-tuy-song-vi
[ "Gây mê", "Gây tê", "Đau lưng", "Mổ lấy thai", "Đau lưng sau gây tê tủy sống", "Gây tê tủy sống" ]
Sau khi gây tê tủy sống, người bệnh có bị đau lưng hay không?
Trước đây có nhiều quan niệm rằng, gây tê tủy sống bị đau lưng và tình trạng đau lưng này sẽ diễn ra trong thời gian dài sau đó. Nhưng các nghiên cứu trên thế giới gần đây đã cho thấy, bởi vì kim sử dụng trong gây tê tủy sống càng lúc càng có đường kính rất nhỏ, do đó tổn thương mô là rất ít. Tuy nhiên, nếu quá trình gây tê tủy sống có làm tổn thương dây chằng ở thắt lưng thì vẫn có khả năng gây ra đau lưng cho bệnh nhân, mặc dù điều này khá ít gặp.Sau phẫu thuật, khi hết tác dụng của thuốc tê trong tủy sống, vết kim đâm khi gây tê hầu như không còn gây đau nữa, nếu có chỉ là cảm giác tức nhẹ và sẽ nhanh chóng lành theo cơ chế phục hồi tự nhiên của cơ thể trong những ngày đầu.Tuy nhiên 1 số bệnh nhân có tình trạng đau lưng sau khi gây tê tủy sống thường là do:Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân làm việc nặng hoặc ngủ sai tư thếBệnh nhân có sẵn các bệnh lý về đĩa đệm, dây chằng, viêm khớp, viêm cột sống, vẹo cột sống, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm hoặc những chấn thương có sẵn.Do đó, bệnh nhân bị đau lưng cần được thăm khám kỹ để xác định nguyên nhân từ đó có kế hoạch điều trị hợp lý nhất.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hieu-dung-ve-dau-lung-sau-gay-te-tuy-song-vi
[ "Gây mê", "Gây tê", "Đau lưng", "Mổ lấy thai", "Đau lưng sau gây tê tủy sống", "Gây tê tủy sống" ]
Gây tê tủy sống là gì và được chỉ định cho những trường hợp nào?
Gây tê tuỷ sống là một phương pháp vô cảm được sử dụng cho các phẫu thuật từ vùng rốn trở xuống làm cho bạn không có cảm giác đau đớn trong quá trình phẫu thuật. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định có nên dùng phương pháp này hay không.Chỉ định gây tê tủy sống thực hiện cho các trường hợp sau:Phẫu thuật chỉnh hình chi dướiCắt trĩ, rò hậu môn, thoát vị bẹnTán sỏi niệu quản vùng chậuMổ lấy thai.Để thực hiện thủ thuật, bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê tại chỗ vùng thắt lưng, sau đó sẽ dùng kim kích thước nhỏ đâm qua da và xuyên các dây chằng vào ống tủy sống. Tiếp đó, bác sĩ sẽ bơm thuốc tê qua cây kim này vào trong dịch não tuỷ, thuốc tê sẽ ức chế có hồi phục dẫn truyền của các rễ thần kinh, kết quả là người bệnh sẽ tê và không đau trong khi phẫu thuật.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hieu-dung-ve-dau-lung-sau-gay-te-tuy-song-vi
[ "Gây mê", "Gây tê", "Đau lưng", "Mổ lấy thai", "Đau lưng sau gây tê tủy sống", "Gây tê tủy sống" ]
Phải làm gì khi bị đau lưng sau khi gây tê tủy sống?
Đau lưng sau gây tê tủy sống có thể điều trị bằng các kỹ thuật như sau:Tiến hành thực hiện các bài tập vật lý trị liệu và thực hiện các động tác chuyên sâu. Mục đích của việc này đó là khôi phục khả năng vận động, tăng cường sức mạnh cột sống, cơ bắp và sự linh động cho các khớp.Thực hiện kỹ thuật tiêm huyết tương chứa lượng tiểu cầu tự thân PRP vào những vùng dây chằng bị tổn thương sẽ giúp hàn gắn các mô bị tổn thương.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tfm-hieu-ve-hoi-chung-parry-romberg-vi
[ "Viêm dây thần kinh", "Thần kinh", "Hội chứng Parry-Romberg", "Teo da mặt", "Đau dây thần kinh sinh ba", "Xơ cứng bì khu trú" ]
Hội chứng Parry-Romberg là gì?
Hội chứng Parry-Romberg còn được gọi là teo da mặt tiến triển, một bệnh lý hiếm gặp, đặc trưng bởi sự co rút và thoái hóa tiến triển (teo tiến triển) của các mô bên dưới da. Điều này thường chỉ ảnh hưởng đến một bên của khuôn mặt, nhưng đôi khi nó có thể ảnh hưởng trên các bộ phận khác của cơ thể.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tfm-hieu-ve-hoi-chung-parry-romberg-vi
[ "Viêm dây thần kinh", "Thần kinh", "Hội chứng Parry-Romberg", "Teo da mặt", "Đau dây thần kinh sinh ba", "Xơ cứng bì khu trú" ]
Nguyên nhân chính xác của hội chứng Parry-Romberg là gì?
Nguyên nhân chính xác của chứng rối loạn mắc phải này vẫn chưa được biết. Cơ chế tự miễn (phản ứng bất thường của cơ thể chống lại chính nó) được nghi ngờ và hội chứng có thể là một biến thể của bệnh xơ cứng bì khu trú, nhưng hầu hết các trường hợp dường như xảy ra ngẫu nhiên (chưa xác định rõ yếu tố di truyền). Một số giả thuyết khác như chấn thương, viêm mạch máu, viêm dây thần kinh,... cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến hội chứng parry romberg.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tfm-hieu-ve-hoi-chung-parry-romberg-vi
[ "Viêm dây thần kinh", "Thần kinh", "Hội chứng Parry-Romberg", "Teo da mặt", "Đau dây thần kinh sinh ba", "Xơ cứng bì khu trú" ]
Có cách chữa trị nào cho hội chứng Parry-Romberg hay không?
Không có cách chữa trị và phương pháp nào để ngăn chặn sự tiến triển của hội chứng parry-romberg. Việc điều trị có thể đòi hỏi nỗ lực phối hợp của một nhóm chuyên gia, như bác sĩ nhi khoa, bác sĩ chỉnh hình, bác sĩ phẫu thuật (đặc biệt là bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ), nha sĩ, bác sĩ nhãn khoa, bác sĩ da liễu, bác sĩ thần kinh và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/roi-loan-am-anh-cuong-che-co-nguy-hiem-khong-vi
[ "Rối loạn ám ảnh cưỡng chế", "Rối loạn nhân cách", "Rối loạn lưỡng cực", "Thần kinh", "Trầm cảm" ]
Hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?
Một điều nguy hiểm về hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là dù người bệnh đã ngừng suy nghĩ về những ám ảnh này, chúng vẫn luôn quay trở lại. Dưới đây là các nhóm hành vi rối loạn ám ảnh cưỡng chế:Làm sạch – làm bẩn:Lo lắng dai dẳng về vi trùng hoặc bệnh tậtSuy nghĩ về cảm giác bẩn thỉu hoặc ô uế (thể chất hoặc tinh thần)Lo sợ dai dẳng về việc tiếp xúc với máu, chất độc hại, vi rút hoặc các nguồn ô nhiễm khácTránh các nguồn ô nhiễm có thể xảy raBuộc phải loại bỏ những vật dụng mà bạn cho là bẩn (ngay cả khi chúng không bẩn)Buộc phải rửa hoặc làm sạch các vật dụng bị ô nhiễmCác nghi thức làm sạch hoặc rửa cụ thể, chẳng hạn như rửa tay hoặc chà bề mặt một số lần nhất định.Đối xứng và sắp xếp:Yêu cầu về các mặt hàng hoặc đồ dùng được căn chỉnh theo một cách nhất địnhYêu cầu cao về sự đối xứng hoặc tổ chức trong các hạng mụcYêu cầu đối xứng trong các hành động (nếu bạn gãi đầu gối trái, bạn cũng phải gãi đầu gối phải)Buộc phải sắp xếp đồ đạc hoặc các vật dụng khác của bạn cho đến khi chúng cảm thấy "vừa phải"Cảm thấy không đầy đủ khi các mục không chính xácCác nghi thức đếm, chẳng hạn như cần đếm đến một số cụ thể trong một số lần nhất địnhSuy nghĩ mê tín hoặc tin rằng điều gì đó tồi tệ sẽ xảy ra nếu bạn không sắp xếp hoặc tổ chức mọi thứ theo đúng cáchCác nghi thức tổ chức hoặc các cách sắp xếp cụ thể các đối tượng.Suy tưởng cấm kỵ:Thường xuyên có những ý nghĩ có tính chất tình dục hoặc bạo lựcCảm giác tội lỗi, xấu hổ và đau khổ khác về suy nghĩ của bạnLiên tục đặt câu hỏi về xu hướng tình dục, mong muốn hoặc sở thích tình dục của bạnLo lắng dai dẳng rằng bạn sẽ hành động theo những suy nghĩ xâm nhập của mình hoặc việc có chúng khiến bạn trở thành người xấuThường xuyên lo lắng rằng bạn sẽ làm hại bản thân hoặc người khác mà không có ý nghĩaÁm ảnh về những ý tưởng tôn giáo cảm thấy báng bổ hoặc sai tráiCảm giác trách nhiệm dai dẳng về việc gây ra những điều tồi tệBuộc phải giấu những thứ bạn có thể sử dụng làm vũ khíCố gắng đảm bảo rằng bạn sẽ không hành động theo những suy nghĩ xâm phạmCố gắng đảm bảo rằng bạn không phải là người xấuCác nghi lễ tinh thần để xua tan hoặc hủy bỏ suy nghĩ của bạnThường xuyên xem lại các hoạt động hàng ngày của bạn để đảm bảo bạn không làm tổn thương bất kỳ ai, cho dù tinh thần hay thể chất.Tích trữ:Lo lắng dai dẳng rằng việc vứt bỏ thứ gì đó có thể gây hại cho bạn hoặc người khácNhu cầu thu thập một số vật phẩm nhất định để bảo vệ bản thân hoặc người khác khỏi bị tổn hạiCực kỳ sợ hãi khi vô tình vứt bỏ một vật quan trọng hoặc thiết yếu (chẳng hạn như thư có thông tin nhạy cảm hoặc cần thiết)Buộc phải mua nhiều mặt hàng của cùng một mặt hàng, ngay cả khi bạn không cần nhiềuKhó vứt bỏ mọi thứ vì chạm vào chúng có thể gây ô nhiễmCảm thấy không đầy đủ nếu bạn không thể tìm thấy một vật sở hữu hoặc vô tình làm mất hoặc ném nó điBuộc phải kiểm tra hoặc xem xét tài sản của bạn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/roi-loan-am-anh-cuong-che-co-nguy-hiem-khong-vi
[ "Rối loạn ám ảnh cưỡng chế", "Rối loạn nhân cách", "Rối loạn lưỡng cực", "Thần kinh", "Trầm cảm" ]
Nguy cơ từ rối loạn ám ảnh cưỡng chế?
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu kéo dài hơn 40 năm từ các cơ quan đăng ký Quốc gia Thụy Điển, để ước tính nguy cơ tự tử ở những người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế và xác định điều gì khiến mọi người ít nhiều có khả năng cố gắng tự tử. Bằng cách so sánh danh sách tất cả những người nhập viện Thụy Điển từ năm 1969 với danh sách tất cả những trường hợp tử vong ở Thụy Điển kể từ năm 1952, các nhà nghiên cứu đã theo dõi số người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD có khả năng cố gắng tự tử hoặc chết bằng cách tự sát. Họ đã xác định được 36.788 người mắc hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế trong Sổ Đăng Ký Bệnh Nhân Quốc Gia Thụy Điển từ năm 1969 đến năm 2013, trong đó 545 người đã chết do tự sát và 4.297 người đã cố gắng tự sát. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nguy cơ tử vong do tự sát ở những người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế cao hơn khoảng 10 lần so với dân số chung và nguy cơ cố gắng tự tử cao hơn 5 lần.Họ cũng tìm hiểu thấy rằng:Phụ nữ mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế ocd có nhiều khả năng cố gắng tự tử hơn nam giới mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, nhưng phụ nữ không mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế ít có ý định tự tử hơn nam giới không mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chếNam giới mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế dễ chết hơn do tự sátNhững người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nhiều khả năng có nhiều hơn hai lần cố gắng tự tửBị rối loạn nhân cách hoặc rối loạn lạm dụng chất gây nghiện ngoài rối loạn ám ảnh cưỡng chế làm tăng nguy cơ tự tửCó một loại rối loạn lo âu khác ngoài rối loạn ám ảnh cưỡng chế thực sự làm giảm nguy cơ tử vong do tự tử, cũng như tình trạng kinh tế xã hội cao hơn và trình độ học vấn caoRối loạn ám ảnh cưỡng chế có nguy cơ tự sát tương tự như các bệnh tâm thần khác như tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực và nguy cơ cao hơn các rối loạn liên quan đến chấn thương hoặc nghiện rượuNhững người có trình độ học vấn cao hơn có nhiều khả năng muốn tự tử hơn, nhưng ít có khả năng chết do tự sát hơnNhững người đã từng cố gắng tự tử trước đây có nhiều khả năng chết bằng cách tự sát.Trong khi những người bị hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế đồng thời mắc một bệnh tâm thần khác có nhiều khả năng chết do tự sát, 43% những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế trong nghiên cứu đã chết do tự tử không mắc bất kỳ bệnh tâm thần nào khác. Điều này cho thấy những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế một mình có nguy cơ tự tử cao hơn.Các nhà nghiên cứu kết luận rằng điều quan trọng là những người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế cần được theo dõi về ý định tự tử. Điều này đặc biệt đúng đối với những người mắc các bệnh tâm thần khác và có tiền sử từng cố gắng tự tử.Các nhà nghiên cứu cũng công bố rằng giáo dục cộng đồng, hỗ trợ từ người thân bạn bè và được chăm sóc sức khỏe tâm thần có thể làm giảm sự kỳ thị xung quanh rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Điều này cải thiện khả năng tìm kiếm sự giúp đỡ và giảm nguy cơ tự tử.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/roi-loan-am-anh-cuong-che-co-nguy-hiem-khong-vi
[ "Rối loạn ám ảnh cưỡng chế", "Rối loạn nhân cách", "Rối loạn lưỡng cực", "Thần kinh", "Trầm cảm" ]
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nguy hiểm không?
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế không chỉ là nỗi ám ảnh. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế được định nghĩa bởi những suy nghĩ và hành động lặp đi lặp lại mà không thể kiểm soát được hoặc chỉ có thể kiểm soát được trong một khoảng thời gian ngắn.Các hành động, được gọi là nghi lễ, được thực hiện theo thói quen do một số loại kích hoạt. Sợ vi trùng và liên tục rửa tay là một ví dụ rõ ràng.Ám ảnh là những suy nghĩ xâm nhập có thể bao gồm hình ảnh và ham muốn tình dục, tổn hại và sự đúng đắn về mặt đạo đức. Những suy nghĩ này thường tiếp tục tồn tại bất chấp nỗ lực của mỗi cá nhân để đối đầu với chúng. Dưới đây là 5 cách rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể gây ra hậu quả chết người:Mặc cảm ngoại hìnhMặc cảm ngoại hình được đặc trưng bởi suy nghĩ dai dẳng rằng cơ thể của một người là hoàn hảo hoặc xấu xí. Những suy nghĩ tiêu cực này, giống như rối loạn ám ảnh cưỡng chế, có thể gây ra đau khổ nghiêm trọng về cảm xúc và các vấn đề trong hoạt động hàng ngày.Rối loạn này cũng thường được đặc trưng bởi một số hành vi lặp đi lặp lại tương tự như rối loạn ám ảnh cưỡng chế, bao gồm ghiền nặn gãi da, chải chuốt quá mức và tập thể dục quá mức.Rối loạn tích trữRối loạn tích trữ là một tình trạng cũng có liên quan chặt chẽ với rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Đây là nơi một cá nhân không có khả năng hoặc gặp khó khăn dai dẳng trong việc vứt bỏ tài sản.Chứng rối loạn này được đặc trưng bởi sự lo lắng liên quan đến sự chiếm hữu. Cá nhân có thể không muốn thoát khỏi tài sản của họ, nhưng họ cũng có thể xấu hổ vì chúng. Khi tích trữ ngày càng nghiêm trọng, có thể xảy ra suy giảm cuộc sống hàng ngày. Chúng bao gồm mất không gian vật lý, các vấn đề xã hội và thậm chí nguy hiểm cho sức khỏe do điều kiện vệ sinh không an toàn.Vấn đề về mối quan hệSự đồng thời của rối loạn ám ảnh cưỡng chế và lo âu xã hội cũng có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ của một cá nhân, bao gồm cả hẹn hò và hôn nhân.Cái gọi là "rối loạn ám ảnh cưỡng chế mối quan hệ" được đặc trưng bởi những suy nghĩ nghi ngờ dai dẳng về bạn đời của một người. Những điều này có thể liên quan đến mức độ thu hút và câu hỏi về mức độ xứng đáng khi ở bên một cá nhân nhất định. Những loại suy nghĩ dai dẳng này có khả năng gây hại cho một mối quan hệ, nếu không được điều trị.Trầm cảmNhận thức về chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế của một người và thời gian bị “mắc kẹt” trong một số hành vi có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, từ đó dẫn đến trầm cảm.Nguy cơ tự tửSuy nghĩ tự tử cũng phổ biến hơn ở những người sống chung với rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Nó có thể trở nên suy nhược đến mức mọi người nghĩ rằng cái chết có thể là sự cứu rỗi duy nhất của họ, là lối thoát duy nhất khỏi cơn đau khổ. Suy nghĩ tự tử có xu hướng tăng lên cùng mức độ nặng của bệnh. Người bệnh nào càng nghiêm trọng, không đáp ứng với điều trị thì họ càng có xu hướng bắt đầu nghĩ đến việc tự tử.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/bien-chung-cua-di-vat-duong-tho-vi
[ "Khó thở", "Viêm phế quản", "Sẹo thanh quản", "Dị vật đường thở", "Áp xe phổi" ]
Dị vật đường thở là gì và tại sao trẻ em dễ gặp phải tình trạng này hơn người lớn?
Dị vật đường thở là những vật bị mắc lại trên đường thở của bệnh nhân từ thanh quản đến phế quản. Đây là cấp cứu tai mũi họng thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn (75% gặp ở trẻ dưới 4 tuổi), do trẻ em thường có thói quen cho các đồ vật vào miệng và phản xạ bảo vệ đường thở của trẻ chưa hoàn thiện.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/bien-chung-cua-di-vat-duong-tho-vi
[ "Khó thở", "Viêm phế quản", "Sẹo thanh quản", "Dị vật đường thở", "Áp xe phổi" ]
Liệt kê các triệu chứng của dị vật đường thở.
Về triệu chứng toàn thân, tuỳ theo vị trí dị vật mắc trên đường thở mà bệnh nhân có các biểu hiện khác nhau. Khó thở: Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân thường gặp tình trạng khó thở. Nếu dị vật ở thanh quản, bệnh nhân có triệu chứng khó thở thanh quản các mức độ khác nhau tuỳ theo kích thước dị vật và thời gian dị vật mắc lại trên đường thở. Nếu kích thước dị vật to có thể gây ra khó thở thanh quản độ 2, 3, hoặc có thể gây ngạt thở, nếu vật nhỏ hơn có thể gây khó thở thanh quản ở mức độ nhẹ. Có thể gặp khó thở hỗn hợp do dị vật nằm ở khí quản đoạn thấp hoặc ở phế quản, bệnh nhân thường có các cơn ho và khó thở khi gắng sức hoặc khi nghỉ ngơi. Sốt: Thường gặp sau một vài ngày sau khi bị nhiễm khuẩn do các dị vật gây ô nhiễm như các loại xương, thịt, hạt lạc, bã mía... Triệu chứng cơ năng của bệnh nhân cũng tùy theo vị trí dị vật mắc lại mà trên lâm sàng thấy có các dấu hiệu khác nhau: Dị vật ở thanh quản: Các vật mắc lại ở thanh quản thường là các vật dẹt, sắc nhọn,... như là vỏ trứng, đầu tôm, xương cá...Thường gặp triệu chứng khàn tiếng, mất tiếng, mức độ khàn tiếng tuỳ theo kích thước dị vật và thời gian dị vật mắc lại ở thanh quản. Khó thở thanh quản: Nếu dị vật to có thể gây bít tắc thanh quản làm cho bệnh nhân khó thở thanh quản nặng, có khi ngạt thở cấp. Ho: Bệnh nhân thường ho khan không có đờm, ho từng cơn dài do kích thích thanh quản càng làm cho thanh quản phù nề khiến cho tình trạng khó thở ngày càng tăng. Dị vật ở khí quản: dị vật thường là các vật tròn, nhẵn, trơn... kích thước khá to so với khẩu kính của khí phế quản. Bệnh nhân thường có cơn ho rũ rượi, sặc sụa tím tái do dị vật di động trong lòng khí quản, đôi khi di động lên thanh quản gây ra các cơn ho. Nếu dị vật di động lên thanh quản và kẹt ở thanh môn sẽ làm bệnh nhân tắc thở, nếu không được xử trí kịp thời thì bệnh nhân sẽ tử vong. Dị vật ở phế quản: Khó thở hỗn hợp thường gặp khi dị vật to gây bít tắc phế quản gốc một bên. Sốt: tuỳ theo mức độ viêm nhiễm ở phổi mà bệnh nhân có thể sốt vừa hoặc sốt cao.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/bien-chung-cua-di-vat-duong-tho-vi
[ "Khó thở", "Viêm phế quản", "Sẹo thanh quản", "Dị vật đường thở", "Áp xe phổi" ]
Nêu những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi dị vật đường thở không được xử lý kịp thời?
Dị ứng đường thở có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, tùy thuộc vào loại dị vật, tuổi của bệnh nhân và thời gian được điều trị sớm hay muộn. Bệnh nhân càng nhỏ tuổi càng nguy hiểm. Đôi khi dị vật được lấy ra nhanh chóng vẫn không cứu được bệnh nhi vì bị viêm phế quản-phổi cấp rất nặng. Trong trường hợp bệnh nhân được đưa đến bệnh viện sớm thì việc lấy dị vật sẽ dễ dàng hơn, ít gây ra biến chứng nhưng nếu đến muộn, bệnh nhân đã xuất hiện phản ứng viêm phù nề tổ chức, nhiều biến chứng sẽ xảy ra, lấy dị vật khó hơn và nguy cơ tử vong cao hơn. Một số biến chứng do dị vật đường thở thường gặp là: tắc thở, tử vong do ngạt thở cấp, viêm phế quản, phế quản phế viêm, xẹp phổi, áp xe phổi, tràn mủ màng phổi do áp xe vỡ vào màng phổi, tràn khí màng phổi, trung thất, giãn phế quản do dị vật bị bỏ quên lâu ngày, sẹo hẹp thanh quản.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-tang-cuong-mien-dich-cho-co-vi
[ "Bệnh mãn tính", "tăng cường hệ miễn dịch tự thân", "Video", "Tế bào gốc - CN gen", "Suy giảm hệ miễn dịch", "Liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân", "hệ miễn dịch tự thân" ]
Liệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân là gì và nó hoạt động như thế nào?
Liệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân là phương pháp lọc lấy tế bào miễn dịch, tế bào T và tế bào NK trong cơ thể ra ngoài và nuôi cấy tăng sinh lên hàng tỷ tế bào và truyền lại cho cơ thể người bệnh hoặc người tiếp nhận.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-tang-cuong-mien-dich-cho-co-vi
[ "Bệnh mãn tính", "tăng cường hệ miễn dịch tự thân", "Video", "Tế bào gốc - CN gen", "Suy giảm hệ miễn dịch", "Liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân", "hệ miễn dịch tự thân" ]
Những yếu tố nào có thể làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể?
Trong cuộc sống, có nhiều tác nhân làm cho khả năng miễn dịch của cơ thể bị giảm xuống như:Tuổi tác: Tuổi càng cao thì hệ miễn dịch càng suy giảm;Bệnh tật: Mắc các bệnh mãn tính, khối u, ung thư cũng làm hệ miễn dịch giảm;Chế độ ăn uống, dinh dưỡng cũng là tác nhân, yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến suy giảm hệ miễn dịch.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-tang-cuong-mien-dich-cho-co-vi
[ "Bệnh mãn tính", "tăng cường hệ miễn dịch tự thân", "Video", "Tế bào gốc - CN gen", "Suy giảm hệ miễn dịch", "Liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân", "hệ miễn dịch tự thân" ]
Liệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân có thể được sử dụng cho những ai?
Tất cả mọi người đều có thể sử dụng liệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân, những người bệnh ung thư có thể sử dụng liệu pháp này như biện pháp hỗ trợ để tiêu diệt tế bào ung thư, những người mắc bệnh nhiễm trùng nặng có thể sử dụng liệu pháp tăng cường miễn dịch để tăng cường tiêu diệt vi khuẩn, virus.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chu-dong-truyen-mien-dich-tu-de-tang-mien-dich-co-vi
[ "Liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân", "Tăng cường hệ miễn dịch tự thân,", "Truyền miễn dịch tự thân", "Suy giảm hệ miễn dịch", "Tế bào gốc - CN gen", "Video", "hệ miễn dịch tự thân" ]
Liệu pháp truyền tăng cường miễn dịch tự thân có an toàn không? Tại sao?
Truyền miễn dịch tự thân là liệu pháp rất an toàn vì sử dụng chất liệu tự thân ở mỗi người. Tại Vinmec, qua 5 năm áp dụng, hầu như chưa có tác dụng phụ đáng kể nào xảy ra.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chu-dong-truyen-mien-dich-tu-de-tang-mien-dich-co-vi
[ "Liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân", "Tăng cường hệ miễn dịch tự thân,", "Truyền miễn dịch tự thân", "Suy giảm hệ miễn dịch", "Tế bào gốc - CN gen", "Video", "hệ miễn dịch tự thân" ]
Truyền tăng cường miễn dịch tự thân có thể thực hiện ở những thời điểm nào đối với người bệnh?
Với người bệnh có thể truyền tăng cường miễn dịch tự thân vào các thời điểm khác nhau, có thể truyền trước khi điều trị hóa chất hoặc xạ trị. Cũng có thể truyền giữa các đợt truyền hóa chất hoặc xạ trị hoặc sau điều trị hóa chất, xạ trị.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chu-dong-truyen-mien-dich-tu-de-tang-mien-dich-co-vi
[ "Liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân", "Tăng cường hệ miễn dịch tự thân,", "Truyền miễn dịch tự thân", "Suy giảm hệ miễn dịch", "Tế bào gốc - CN gen", "Video", "hệ miễn dịch tự thân" ]
Liệu pháp truyền tăng cường miễn dịch tự thân có hiệu quả gì đối với cơ thể?
Tế bào miễn dịch tự thân có 2 tác dụng:Giống như lực lượng vũ trang được nâng cao chất lượng và bổ sung thêm số lượng nên tăng khả năng bảo vệ cơ thể lên rất nhiều, tăng cường hệ miễn dịch.Tế bào miễn dịch tự thân cũng có khả năng tiết ra các chất Coo-factor, như 1 loại vitamin đặc biệt có tác dụng nuôi dưỡng, bảo vệ các tế bào miễn dịch tổn thương hoặc suy yếu, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/mui-go-nguyen-nhan-cach-dieu-tri-vi
[ "Phẫu thuật nâng mũi", "Chấn thương mũi", "Làm đẹp", "Nâng mũi", "Gồ mũi", "Vẹo vách ngăn mũi" ]
Gồ mũi có gây ra khó thở hay không?
Khác với vẹo vách ngăn mũi, gồ mũi không gây ảnh hưởng đến khả năng hô hấp. Đôi khi gồ mũi có thể gây ra các cấu trúc bất thường ở xương và sụn nhưng thường không thực sự hạn chế khả năng hít vào và thở ra của mũi.Chấn thương mũi có thể gây lệch vách ngăn kèm theo gồ mũi, nghĩa là gồ mũi có khó hít thở. Tuy nhiên, việc phẫu thuật cắt bỏ vùng mũi bị gồ chưa hẳn đã giúp cải thiện tình hình.Cắt vùng mũi bị gồ là một quyết định cá nhân, không phải là nhu cầu y tế bắt buộc. Thông thường, mọi người đi phẫu thuật lại mũi khi không hài lòng với dáng mũi của mình.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/mui-go-nguyen-nhan-cach-dieu-tri-vi
[ "Phẫu thuật nâng mũi", "Chấn thương mũi", "Làm đẹp", "Nâng mũi", "Gồ mũi", "Vẹo vách ngăn mũi" ]
Có những phương pháp nào để điều trị gồ mũi?
2.1. Nâng mũi hở Nâng mũi hở là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị gồ mũi. Loại phẫu thuật này yêu cầu gây mê toàn thân, trong đó bác sĩ thẩm mỹ sẽ rạch một đường nhỏ để nhìn thấy toàn bộ xương và sụn dưới da.Sau đó, bác sĩ sẽ định hình lại đường viền mũi, có thể bằng cách cắt bỏ và đặt lại xương mũi để cải thiện hình dạng. Khi phẫu thuật kết thúc, bạn sẽ được nẹp hoặc bó bột trong tối đa một tuần, trung bình mất 3 tuần để hồi phục hoàn toàn. 2.2. Nâng mũi vùng kín Trong phẫu thuật nâng mũi kín, bác sĩ sẽ chỉnh lại mũi thông qua lỗ mũi thay vì rạch một đường rõ ràng trên sống mũi.Thủ thuật này cũng yêu cầu gây mê toàn thân và bác sĩ sẽ chỉnh lại xương và sụn phía trên bằng cách thao tác qua lỗ mũi.Nâng mũi vùng kín có thời gian hồi phục nhanh hơn nâng mũi hở với thời gian hồi phục hoàn toàn dự kiến ​​từ 1 đến 2 tuần. 2.3. Nâng mũi không phẫu thuật Nâng mũi không phẫu thuật còn được gọi là nâng mũi lỏng cho hiệu quả kéo dài từ 6 tháng đến 2 năm. Thủ thuật cần yêu cầu gây tê tại chỗ và mất khoảng nửa giờ để hoàn thành.Bằng cách sử dụng chất làm đầy da, bác sĩ sẽ lấp đầy các vùng mũi xung quanh vị trí mũi gồ giúp tăng độ đồng đều của sống mũi.Thủ thuật nâng mũi lỏng ít tốn kém hơn nhiều so với nâng mũi truyền thống, thời gian hồi phục nhanh.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/mui-go-nguyen-nhan-cach-dieu-tri-vi
[ "Phẫu thuật nâng mũi", "Chấn thương mũi", "Làm đẹp", "Nâng mũi", "Gồ mũi", "Vẹo vách ngăn mũi" ]
Gồ mũi có thể tái phát sau phẫu thuật hay không?
Vùng mũi bị gồ không thể "mọc lại" sau khi đã bị loại bỏ. Sau phẫu thuật nâng mũi, vết chai ở nơi lấy xương và sụn có thể xuất hiện ở một số người. Bản thân các vết chai này có thể giống với gồ mũi.Một tác dụng phụ khác của phẫu thuật nâng mũi là sưng bầm và viêm nhiễm. Mọi vết sưng tấy do phẫu thuật sẽ giảm dần trong vòng một tuần hoặc lâu hơn.Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng bạn có thể thực hiện thay đổi cấu trúc khi bị gồ mũi. Tuy nhiên để đảm bảo tính thẩm mỹ và sức khỏe, bạn nên chọn những cơ sở uy tín để thực hiện.Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hoi-chung-met-moi-ke-gay-hau-qua-tham-lang-vi
[ "Lối sống lành mạnh", "Chế độ dinh dưỡng đủ chất", "Mệt mỏi mạn tính", "Hội chứng mệt mỏi", "Bệnh lý thần kinh" ]
Hội chứng mệt mỏi mạn tính ảnh hưởng đến bao nhiêu người Mỹ?
Hội chứng mệt mỏi mạn tính có thể ảnh hưởng đến 2,5 triệu người Mỹ. Ước tính có khoảng 25 % bệnh nhân hội chứng mệt mỏi mức độ nặng, tức là ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ phải ở nhà hoặc nằm trên giường. Bệnh nhân bị hội chứng mệt mỏi mạn tính cần được chăm sóc nhiều hơn các bệnh nhân mắc nhiều bệnh khác. Tuy nhiên, ngay cả ở Hoa Kỳ, có những vùng nơi người bệnh không nhận được bất kỳ dịch vụ chăm sóc y tế chuyên biệt nào.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hoi-chung-met-moi-ke-gay-hau-qua-tham-lang-vi
[ "Lối sống lành mạnh", "Chế độ dinh dưỡng đủ chất", "Mệt mỏi mạn tính", "Hội chứng mệt mỏi", "Bệnh lý thần kinh" ]
Tại sao hội chứng mệt mỏi mạn tính bị kỳ thị?
Hiện tại, chúng ta vẫn chưa biết nguyên nhân của bệnh một cách rõ ràng. Do đó, bản chất bệnh lý của hội chứng mệt mỏi đã bị bỏ qua và căn bệnh này bị kỳ thị do bị gán nhãn sai là bệnh tâm thần hoặc rối loạn dạng cơ thể.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hoi-chung-met-moi-ke-gay-hau-qua-tham-lang-vi
[ "Lối sống lành mạnh", "Chế độ dinh dưỡng đủ chất", "Mệt mỏi mạn tính", "Hội chứng mệt mỏi", "Bệnh lý thần kinh" ]
Số tiền nghiên cứu cho mỗi bệnh nhân HIV/AIDS ở Hoa Kỳ là bao nhiêu?
Ví dụ, chi phí nghiên cứu ước tính năm 2018 cho mỗi bệnh nhân HIV/AIDS ở Hoa Kỳ là 2.000 đô la.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/met-moi-co-phai-la-benh-vi
[ "Lối sống lành mạnh", "Hội chứng mệt mỏi", "Trầm cảm", "Dinh dưỡng khoa học", "Suy nhược cơ thể", "Bệnh lý thần kinh" ]
Hội chứng mệt mỏi có phải là một bệnh lý phức tạp?
Cho đến hiện tại, các bác sĩ đều nhận định hội chứng mệt mỏi là một bệnh lý phức tạp, có thể diễn tiến mãn tính. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng khó chịu sau gắng sức, mệt mỏi nghiêm trọng, gây suy nhược cơ thể, rối loạn các vấn đề về nhận thức, chức năng giấc ngủ, đau và hệ miễn dịch, thần kinh, nội tiết và các triệu chứng tiêu hóa. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng thay đổi theo từng ngày ở bệnh nhân và khác nhau giữa các bệnh nhân. Mức độ nghiêm trọng của bệnh được phân loại bị ảnh hưởng nhẹ, bị ảnh hưởng trung bình đến người bị ảnh hưởng nặng. Những người bị ảnh hưởng nghiêm trọng thường ở nhà hoặc nằm trên giường, có thể không thể di chuyển, không muốn nói chuyện, tiếp xúc hoặc không chịu được ánh sáng. Tình trạng khó chịu sau gắng sức là một trong những triệu chứng chính của bệnh. Tình trạng này được định nghĩa là sự trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh nhân sau hoạt động thể chất hoặc tinh thần tối thiểu, xảy ra vài giờ, vài ngày hoặc vài tuần sau khi hoạt động kích hoạt và kéo dài sau đó (ngày, tuần hoặc tháng).
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/met-moi-co-phai-la-benh-vi
[ "Lối sống lành mạnh", "Hội chứng mệt mỏi", "Trầm cảm", "Dinh dưỡng khoa học", "Suy nhược cơ thể", "Bệnh lý thần kinh" ]
Làm sao để phân biệt hội chứng mệt mỏi với các bệnh lý khác?
Trước hết, cần phân biệt hội chứng mệt mỏi với chứng suy nhược cơ thể. Suy nhược được định nghĩa là tình trạng thiếu sức lực hoặc cảm giác không có khả năng thực hiện các công việc hàng ngày, cơn đau dữ dội hơn vào cuối ngày, và thường cải thiện sau một thời gian ngủ. Mặt khác, suy nhược cơ thể làm giảm hoặc mất sức mạnh cơ bắp, và là triệu chứng quan trọng trong các bệnh về cơ bắp. Ngoài mệt mỏi, hội chứng mệt mỏi còn có liên quan đến một loạt các triệu chứng, bao gồm đau khớp, đau cơ, đau đầu, lo lắng, các triệu chứng trầm cảm, rối loạn nhận thức, rối loạn giấc ngủ hoặc không chịu được gắng sức. Các triệu chứng này có thể xuất hiện trong bệnh lý của từng hệ cơ quan tương ứng. Những hiểu biết chưa rõ ràng về nguyên nhân gây bệnh, cùng với những khó khăn trong đánh giá khách quan và định lượng các triệu chứng, đã khiến các bác sĩ gặp khó khăn trong chẩn đoán hội chứng mệt mỏi. Hệ quả là hội chứng mệt mỏi đã từng được xác định với nhiều bệnh danh khác nhau bao gồm: viêm não tủy dị ứng, hội chứng rối loạn chức năng miễn dịch, hội chứng rối loạn chức năng miễn dịch nội tiết thần kinh, hội chứng sau virus, bệnh Iceland, suy nhược thần kinh, bệnh Royal Free.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/met-moi-co-phai-la-benh-vi
[ "Lối sống lành mạnh", "Hội chứng mệt mỏi", "Trầm cảm", "Dinh dưỡng khoa học", "Suy nhược cơ thể", "Bệnh lý thần kinh" ]
Điều trị hội chứng mệt mỏi mạn tính như thế nào?
Tóm lại, hội chứng mệt mỏi là một bệnh lý đầy thách thức và mới nổi, nhưng vẫn có hy vọng điều trị và phục hồi cho những người bị ảnh hưởng. Hiện tại, không có biện pháp đặc trị. Điều trị chỉ nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng. Nhìn chung, những bệnh nhân mắc hội chứng mệt mỏi được chẩn đoán trong 2 năm đầu kể từ khi xuất hiện các triệu chứng sẽ đáp ứng với điều trị tốt hơn. Phương pháp điều trị để giảm các triệu chứng phải được cá nhân hóa cho từng bệnh nhân. Chế độ ăn uống khoa học, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, sinh hoạt lành mạnh, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý là vấn đề cốt lõi của bất kỳ phương pháp điều trị nào. Đây cũng là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa hội chứng mệt mỏi xuất hiện trong cuộc sống hiện đại.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/luong-duong-huyet-bao-nhieu-thi-bi-tieu-duong-vi
[ "Tiểu đường", "Suy gan", "Hạ huyết áp tư thế", "Đường huyết thấp", "Tụt đường huyết", "Video", "Đường huyết cao", "Dinh dưỡng tiểu đường" ]
Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường theo WHO và IDF-2012 là gì?
Để chẩn đoán tiểu đường một cách chính xác, cần dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán đường huyết của WHO, IDF- 2012 như sau:Hàm lượng glucose huyết tương khi đói ≥ 7.0 mmol/L (≥126 mg/dL);Hàm lượng glucose huyết tương ≥ 11.1 mmol/L (≥200 mg/dL) lúc 2 giờ sau khi thực hiện dung nạp glucose bằng đường uống;HbA1C ≥ 6.5% (48 mmol/mol theo tiêu chuẩn của Liên đoàn sinh hóa lâm sàng quốc tế- IFCC), hoặcXuất hiện những triệu chứng lâm sàng của tiểu đường và hàm lượng glucose ở thời điểm bất kỳ ≥ 11.1 mmol/L (≥200 mg/dL).
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/luong-duong-huyet-bao-nhieu-thi-bi-tieu-duong-vi
[ "Tiểu đường", "Suy gan", "Hạ huyết áp tư thế", "Đường huyết thấp", "Tụt đường huyết", "Video", "Đường huyết cao", "Dinh dưỡng tiểu đường" ]
Các biến chứng mạn tính của tiểu đường ảnh hưởng đến những bộ phận nào?
Biến chứng mạn tính ở các mạch máu lớn như não, mạch vành, chi dưới, Mạch máu nhỏ: Mắt; ở thần kinh tự động: Gây hạ huyết áp tư thế, gây nhịp tim nhanh, rối loạn cơ thắt bàng quang gây tiểu rắt, bí tiểu, liệt dạ dày, ruột
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/luong-duong-huyet-bao-nhieu-thi-bi-tieu-duong-vi
[ "Tiểu đường", "Suy gan", "Hạ huyết áp tư thế", "Đường huyết thấp", "Tụt đường huyết", "Video", "Đường huyết cao", "Dinh dưỡng tiểu đường" ]
Những yếu tố nào có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
Một số đối tượng nguy cơ có khả năng cao mắc bệnh tiểu đường bao gồm:Người trong độ tuổi trên 45;Người có chỉ số BMI lớn hơn 23;Người có huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg hoặc/ và huyết áp tâm trương ≥ 85 mmHg;Tiền sử gia đình có người mắc phải bệnh tiểu đường trong 1 thế hệ bao gồm bố, mẹ, anh chị em ruột, con ruột;Tiền sử bản thân mắc phải hội chứng chuyển hóa, tiền tiểu đường;Nữ giới có những bệnh lý trong thời gian mang thai như tiểu đường thai kỳ, sinh con nặng trên 4000 gram, sảy thai tự nhiên nhiều lần, thai lưu...;Người có tiền sử rối loạn lipid máu khi chỉ số HDL-c < 0.9 mmol/L và chỉ số Triglyceride > 2.2 mmol/L.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/bien-chung-dau-co-xo-hoa-loi-song-tram-cam-va-hon-nua-vi
[ "Chế độ ăn uống lành mạnh", "Trầm cảm", "Điều trị đau cơ xơ hoá", "Biến chứng đau cơ xơ hoá", "Đau cơ xơ hoá", "Thay đổi lối sống" ]
Nguyên nhân chính xác của đau cơ xơ hoá là gì?
Nguyên nhân chính xác của đau cơ xơ hoá hiện vẫn chưa rõ ràng, nhưng một số nguyên nhân có thể bao gồm:Di truyền họcNhiễm trùngChấn thương thể chất hoặc tình cảmMột số nhà nghiên cứu đang tìm hiểu cách hệ thống thần kinh trung ương (CNS) xử lý cơn đau và cách nó có thể làm tăng cơn đau ở những người mắc bệnh đau cơ xơ hoá, có thể do sự mất cân bằng của chất dẫn truyền thần kinh trong não.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/bien-chung-dau-co-xo-hoa-loi-song-tram-cam-va-hon-nua-vi
[ "Chế độ ăn uống lành mạnh", "Trầm cảm", "Điều trị đau cơ xơ hoá", "Biến chứng đau cơ xơ hoá", "Đau cơ xơ hoá", "Thay đổi lối sống" ]
Sương mù Fibro là gì và nó ảnh hưởng đến bệnh nhân đau cơ xơ hoá như thế nào?
Sương mù Fibro (Hội chứng sương mù não) cũng là một triệu chứng chính đối với bệnh nhân đau cơ xơ hoá . Đây là một tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến hoạt động bị tổn hại cả về thể chất và tinh thần. Sương mù Fibro là một rối loạn chức năng nhận thức đặc trưng bởi:Dễ mất tập trungKhó trò chuyệnMất trí nhớ ngắn hạnHay quênDo những triệu chứng này, nhiều người bị đau cơ xơ hoá không thể hoạt động. Đối với những người có thể làm việc, đau cơ xơ hoá vẫn có thể làm giảm năng suất và có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của họ. Nó có thể làm cho những thứ đã từng là thú vị trở nên khó khăn vì đau đớn và mệt mỏi xảy ra với tình trạng này.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/bien-chung-dau-co-xo-hoa-loi-song-tram-cam-va-hon-nua-vi
[ "Chế độ ăn uống lành mạnh", "Trầm cảm", "Điều trị đau cơ xơ hoá", "Biến chứng đau cơ xơ hoá", "Đau cơ xơ hoá", "Thay đổi lối sống" ]
Bệnh đau cơ xơ hoá có liên quan đến những bệnh lý nào?
Nhiều vấn đề sức khỏe phổ biến hơn khi bạn sống với đau cơ xơ hoá. Tuy nhiên, nhận thức được những bệnh liên quan này có thể giúp bạn xác định các triệu chứng và phân biệt giữa đau cơ xơ hoá và một chứng rối loạn tiềm ẩn khác.Những bệnh liên quan sau đây phổ biến hơn ở những người bị đau cơ xơ hoá :Hội chứng mệt mỏi mãn tínhHội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD)Chứng đau nửa đầuĐau đầu căng thẳngPhiền muộnLạc nội mạc tử cung (một rối loạn sinh sản nữ)Lupus (bệnh tự miễn)Viêm xương khớpViêm khớp dạng thấp (RA)Hội chứng chân không yên
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/me-day-tu-phat-man-tinh-va-che-do-uong-thuc-pham-nen-va-tranh-vi
[ "Dị ứng thực phẩm", "Chế độ ăn kiêng", "Nổi mề đay", "Mề đay tự phát mãn tính", "Thực phẩm kháng histamine", "Chế độ ăn kiêng cho người bị mề đay tự phát mãn tính" ]
Nguyên nhân nào có thể gây ra mề đay tự phát mãn tính?
Trong khi nhiều người nghĩ rằng nổi mề đay luôn là một phản ứng dị ứng với một loại thực phẩm cụ thể, thì đây không phải là trường hợp của mề đay tự phát mãn tính. Nguyên nhân có thể do tập thể dục, căng thẳng, thời tiết nóng, lạnh, áp lực hoặc nhiều yếu tố khác có thể gây bùng phát. Chúng cũng có thể xuất hiện một cách tự phát, được kích hoạt bởi những gì dường như không rõ ràng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/me-day-tu-phat-man-tinh-va-che-do-uong-thuc-pham-nen-va-tranh-vi
[ "Dị ứng thực phẩm", "Chế độ ăn kiêng", "Nổi mề đay", "Mề đay tự phát mãn tính", "Thực phẩm kháng histamine", "Chế độ ăn kiêng cho người bị mề đay tự phát mãn tính" ]
Chế độ ăn uống kháng histamine hoạt động như thế nào và có hiệu quả như thế nào trong việc giảm triệu chứng mề đay tự phát mãn tính?
Mức độ cao của histamine có thể đóng một vai trò quan trọng trong mề đay tự phát mãn tính, vì nhiều người mắc bệnh đáp ứng tốt với thuốc kháng histamine. Tuy nhiên, đối với 40% những người không đáp ứng với thuốc kháng histamine, thử một chế độ ăn uống kháng histamine có thể là một bước tiếp theo đáng giá.Trong một nghiên cứu gần đây, 22 người bị nổi mề đay mãn tính đã hạn chế thực phẩm giàu histamine trong bốn tuần. Có một sự giảm đáng kể có ý nghĩa thống kê về điểm số mức độ nghiêm trọng của bệnh mề đay ở những người tham gia. Các mẫu máu của các bệnh nhân trong cùng một nghiên cứu cho thấy mức độ histamine trong máu của họ cũng đã giảm sau bốn tuần thực hiện chế độ ăn uống kháng histamine.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/me-day-tu-phat-man-tinh-va-che-do-uong-thuc-pham-nen-va-tranh-vi
[ "Dị ứng thực phẩm", "Chế độ ăn kiêng", "Nổi mề đay", "Mề đay tự phát mãn tính", "Thực phẩm kháng histamine", "Chế độ ăn kiêng cho người bị mề đay tự phát mãn tính" ]
Chế độ ăn kiêng loại bỏ dị ứng giả hoạt động như thế nào và có hiệu quả như thế nào trong việc giảm triệu chứng mề đay tự phát mãn tính?
Ngay cả khi một người xét nghiệm âm tính với dị ứng thực phẩm, có thể họ quá mẫn cảm hoặc không dung nạp với một số loại thực phẩm nhất định. Ăn phải những chất gây dị ứng giả này có thể dẫn đến các phản ứng giống như phản ứng dị ứng thực sự, bao gồm cả phát ban.Với lưu ý này, một số bác sĩ có thể khuyên những người bị mề đay tự phát mãn tính thử chế độ ăn kiêng loại bỏ dị ứng giả. Một số ví dụ về chất gây dị ứng giả bao gồm:Phụ gia thực phẩmHistamineCác chất tự nhiên trong trái cây, gia vị và rauTrong một nghiên cứu, khoảng 1 trong 3 bệnh nhân mắc mề đay tự phát mãn tính phản ứng tích cực với chế độ ăn không có giả dị ứng. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên nào để đưa ra bằng chứng kết luận về hiệu quả của chế độ ăn uống trên quy mô lớn hơn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vai-tro-cua-phan-ung-mien-dich-bam-sinh-va-xo-hoa-storiform-trong-viem-tuy-tu-mien-o-nguoi-vi
[ "Viêm tụy", "Viêm tụy tự miễn", "Xơ hóa storiform", "Rối loạn tự miễn dịch", "Phản ứng miễn dịch" ]
Trong viêm tụy tự miễn và bệnh liên quan đến globulin miễn dịch G4 (IgG4-RD), nồng độ huyết thanh của kháng thể IgG4 được sử dụng như thế nào?
Nồng độ huyết thanh của kháng thể IgG4 được sử dụng rộng rãi như một dấu ấn sinh học hữu ích để chẩn đoán và theo dõi hoạt động bệnh trong viêm tụy tự miễn và IgG4-RD.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vai-tro-cua-phan-ung-mien-dich-bam-sinh-va-xo-hoa-storiform-trong-viem-tuy-tu-mien-o-nguoi-vi
[ "Viêm tụy", "Viêm tụy tự miễn", "Xơ hóa storiform", "Rối loạn tự miễn dịch", "Phản ứng miễn dịch" ]
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra vai trò quan trọng của những yếu tố nào trong việc hình thành miễn dịch của viêm tụy tự miễn và IgG4-RD?
Các nghiên cứu gần đây đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các đáp ứng cytokine cũng như chemokin trong quá trình hình thành miễn dịch của những rối loạn này.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vai-tro-cua-phan-ung-mien-dich-bam-sinh-va-xo-hoa-storiform-trong-viem-tuy-tu-mien-o-nguoi-vi
[ "Viêm tụy", "Viêm tụy tự miễn", "Xơ hóa storiform", "Rối loạn tự miễn dịch", "Phản ứng miễn dịch" ]
Các tác giả đã sử dụng mô hình thí nghiệm nào để xác định các tế bào miễn dịch bẩm sinh chịu trách nhiệm cho sự phát triển của viêm tụy tự miễn và IgG4-RD?
Để xác định các tế bào miễn dịch bẩm sinh chịu trách nhiệm cho sự phát triển của viêm tụy tự miễn và IgG4-RD, các tác giả đã sử dụng một mô hình thí nghiệm trên chuột của viêm tụy tự miễn và IgG4-RD.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/viem-toan-bo-dai-trang-la-gi-vi
[ "Nội soi đại tràng", "Điều trị viêm toàn bộ đại tràng", "Viêm toàn bộ đại tràng", "Thuốc kháng sinh", "Phẫu thuật cắt đại tràng", "Viêm loét đại tràng", "Mổ nội soi cắt đại tràng" ]
Viêm toàn bộ đại tràng là tình trạng viêm ở đâu?
Viêm toàn bộ đại tràng là tình trạng viêm toàn bộ khung đại tràng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/viem-toan-bo-dai-trang-la-gi-vi
[ "Nội soi đại tràng", "Điều trị viêm toàn bộ đại tràng", "Viêm toàn bộ đại tràng", "Thuốc kháng sinh", "Phẫu thuật cắt đại tràng", "Viêm loét đại tràng", "Mổ nội soi cắt đại tràng" ]
Ngoài viêm loét đại tràng (UC), nguyên nhân nào khác có thể gây viêm toàn bộ đại tràng?
Viêm toàn bộ đại tràng nguyên nhân phổ biến nhất là do viêm loét đại tràng (UC), cũng có thể do nhiễm trùng C. difficile, hoặc do các rối loạn viêm như viêm khớp dạng thấp (RA).
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/viem-toan-bo-dai-trang-la-gi-vi
[ "Nội soi đại tràng", "Điều trị viêm toàn bộ đại tràng", "Viêm toàn bộ đại tràng", "Thuốc kháng sinh", "Phẫu thuật cắt đại tràng", "Viêm loét đại tràng", "Mổ nội soi cắt đại tràng" ]
Khi nào cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức khi nghi ngờ bị viêm toàn bộ đại tràng?
Nhưng nếu bạn có các triệu chứng sau, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức: Tiêu chảy ra máu hoặc mủ Sốt Tiêu chảy kéo dài hơn hai ngày mà không đáp ứng với thuốc Đi nhiều phân lỏng trong 24 giờ Đau dữ dội ở bụng hoặc trực tràng
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phuc-hoi-chuc-nang-tim-mach-giai-doan-som-vi
[ "Bệnh tim mạch", "Phục hồi chức năng tim mạch", "Tim mạch", "Suy tim", "bệnh mạch vành" ]
Phục hồi chức năng tim mạch là gì?
Phục hồi chức năng tim mạch là tiến trình khôi phục lại cho bệnh nhân có bệnh lý tim mạch đạt được mức độ hoạt động tối đa phù hợp với chức năng tim mạch của người đó. Phục hồi chức năng tim mạch giai đoạn sớm sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn đạt được tối đa điều kiện thể chất, tinh thần và xã hội để bệnh nhân có thể tự cố gắng đạt được một vị trí trong cộng đồng và tiến tới một cuộc sống tích cực.Mục tiêu của phục hồi chức năng tim mạch tập trung vào 4 vấn đề của sinh hoạt hàng ngày bao gồm:Thể chất: hướng dẫn người bệnh đạt được tới giới hạn tối đa trong tập luyện.Xã hội: giúp bệnh nhân tái hòa nhập với cuộc sống, tối đa hóa được khả năng quay trở lại với sở thích và công việc.Tâm lý: giảm tình trạng và mức độ lo âu, tập trung vào sự cố gắng trong tập luyện, đồng thời tránh những cảm xúc tiêu cực.Phòng ngừa biến chứng giúp bệnh nhân thay đổi yếu tố nguy cơ và củng cố lại việc tập luyện nhằm phòng ngừa các biến chứng.Một số bệnh nhân mắc bệnh mạch vành hoặc suy tim hay đã từng phẫu thuật bắc cầu mạch vành gần đây có thể được hưởng lợi từ phục hồi chức năng tim mạch, đặc biệt là những người bệnh có thể đi lại và thực hiện các sinh hoạt hàng ngày một cách độc lập trước khi xảy ra biến cố. Phục hồi chức năng tim mạch bao gồm tập luyện, giáo dục và các hỗ trợ về tâm lý xã hội và có thể được thực hiện tại cơ sở khám chữa bệnh hoặc tại nhà. Phục hồi chức năng tim mạch giúp người bệnh cải thiện tâm lý, giảm tỷ lệ tử vong khoảng 20-25% và tỷ lệ tái nhập viện cũng như phòng ngừa các biến cố tim mạch tái phát. Cải thiện được độ dung nạp với tập luyện và nguy cơ mắc bệnh lý mạch vành.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phuc-hoi-chuc-nang-tim-mach-giai-doan-som-vi
[ "Bệnh tim mạch", "Phục hồi chức năng tim mạch", "Tim mạch", "Suy tim", "bệnh mạch vành" ]
Chỉ định và chống chỉ định của phục hồi chức năng tim mạch là gì?
2.1 Chỉ định Chỉ định phục hồi chức năng tim mạch trong những trường hợp sau: Bệnh nhân sau hội chứng vành cấp, bệnh lý ổn định với điều trị nội khoa. Cơn đau thắt ngực ổn định. Bệnh nhân sau khi phẫu thuật bắt cầu chủ-vành. Bệnh nhân sau khi được điều trị can thiệp động mạch vành qua da. Suy tim mạn tính ổn định: suy tim tâm trương hoặc tâm thu. Bệnh nhân sau ghép tim. Bệnh nhân sau phẫu thuật van tim. Bệnh mạch máu ngoại biên. Bệnh nhân có yếu tố nguy cơ mạch vành như rối loạn lipid máu, đái tháo đường type 2, tăng huyết áp hoặc béo phì. 2.2 Chống chỉ định Chống chỉ định phục hồi chức năng tim mạch với những trường hợp sau: Cơn đau thắt ngực không ổn định. Tăng huyết áp chưa kiểm soát được. Hạ huyết áp tư thế đứng với huyết áp hạ > 20mmHg và có kèm theo triệu chứng. Hẹp van động mạch chủ tình trạng nặng (diện tích mở van <1,0cm2) Loạn nhịp thất hoặc nhĩ chưa được kiểm soát. Nhịp nhanh xoang chưa kiểm soát được ≥ 120 lần/phút. Suy tim mất bù Block nhĩ thất độ III chưa đặt máy tạo nhịp tim. Viêm cơ tim cấp hoặc viêm màng ngoài tim cấp. Tiền sử thuyên tắc mạch trong thời gian gần đây. Viêm tĩnh mạch huyết khối cấp Bệnh lý toàn thân cấp hoặc sốt. Đái tháo đường chưa được kiểm soát. Bệnh lý cơ xương khớp nặng gây hạn chế vận động Bệnh lý chuyển hóa cấp như: hạ kali máu, viêm tuyến giáp cấp, tăng kali máu hoặc giảm thể tích máu.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phuc-hoi-chuc-nang-tim-mach-giai-doan-som-vi
[ "Bệnh tim mạch", "Phục hồi chức năng tim mạch", "Tim mạch", "Suy tim", "bệnh mạch vành" ]
Thời gian phục hồi chức năng tim mạch được bắt đầu khi nào?
Theo khuyến cáo bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch cần bắt đầu chương trình phục hồi chức năng sớm nhất có thể. Các biện pháp phục hồi chức năng tim mạch đầu tiên có thể được bắt đầu sớm ngay khi giảm được đau và giảm các biến chứng tim mạch nguy hiểm.Chương trình phục hồi chức năng tim mạch được chia là 4 giai đoạn và còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân:Giai đoạn I: bắt đầu khi bệnh nhân còn nằm viện.Giai đoạn II: ngay sau khi bệnh nhân xuất viện, bệnh nhân điều trị ngoại trú tại các trung tâm phục hồi chức năng.Giai đoạn III và IV: chương trình tập luyện duy trì lâu dài tại trung tâm phục hồi chức năng hoặc tại nhà và cần được theo dõi liên tục. Hình thành thói quen tập luyện cho người bệnh, đồng thời giáo dục về dinh dưỡng, lối sống và duy trì cân nặng thích hợp.Với mỗi tuần trì hoãn thì cần phải thêm hàng tháng để có thể đạt được kết quả tương đương. Do vậy, phục hồi chức năng tim mạch càng sớm càng tốt, cần khuyến khích và động viên người bệnh tham gia. Mục đích của phục hồi chức năng tim mạch giai đoạn sớm bao gồm:Phòng ngừa các biến chứng của việc hạn chế vận độngNgười bệnh hiểu được các yếu tố nguy cơ, kế hoạch điều trị tiếp theo.Hỗ trợ về mặt tâm lý, phòng ngừa rối loạn lo âu hoặc trầm cảm.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tap-cho-nguoi-that-ngon-vi
[ "Phục hồi chức năng ngôn ngữ", "Phục hồi chức năng", "Rối loạn ngôn ngữ", "Rối loạn chức năng ngôn ngữ", "Thất ngôn" ]
Thất ngôn là gì và nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?
Thất ngôn là một rối loạn chức năng ngôn ngữ có thể liên quan đến giảm khả năng hiểu hoặc diễn đạt các từ hoặc ý nghĩa tương đương không bằng lời của từ. Đây là tình trạng rối loạn ngôn ngữ do tổn thương bán cầu não, là hậu quả của sự rối loạn chức năng của các trung tâm ngôn ngữ ở hạch nền và vỏ não hoặc các đường dẫn truyền trong chất trắng kết nối chúng. Thất ngôn bao gồm:Rối loạn một hoặc nhiều chức năng về hiểu lời nói và hiểu chữ viết, thể hiện bằng lời nói và thể hiện bằng chữ viết.Rối loạn về một hoặc nhiều lĩnh vực ngôn ngữ như: âm vị học, ngữ nghĩa học, hình thái học và dụng học.Nguyên nhân dẫn tới thất ngôn là hậu quả của những bệnh lý không gây tổn thương tiến triển như viêm não, đột quỵ, chấn thương vùng đầu.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tap-cho-nguoi-that-ngon-vi
[ "Phục hồi chức năng ngôn ngữ", "Phục hồi chức năng", "Rối loạn ngôn ngữ", "Rối loạn chức năng ngôn ngữ", "Thất ngôn" ]
Ai là người thực hiện tập phục hồi chức năng ngôn ngữ cho người bệnh thất ngôn?
Người thực hiện tập cho người thất ngôn đó là kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tap-cho-nguoi-that-ngon-vi
[ "Phục hồi chức năng ngôn ngữ", "Phục hồi chức năng", "Rối loạn ngôn ngữ", "Rối loạn chức năng ngôn ngữ", "Thất ngôn" ]
Nêu một số kỹ thuật được sử dụng trong tập phục hồi chức năng ngôn ngữ cho người thất ngôn?
Tùy thuộc vào dạng thất ngôn dạy người bệnh nhằm vào những chức năng ngôn ngữ đang bị tổn thương.Lồng ghép việc dạy vào những hoạt động hàng ngày.Dạy từ dễ đến khó.Sử dụng kỹ năng nhắc.Phối hợp với nhiều những phương pháp giao tiếp hỗ trợ khác như: tranh ảnh và cử chỉ,...Có thể chia các phần đánh giá ngôn ngữ trong nhiều buổi.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/anh-huong-cua-chung-cuong-len-rang-mieng-vi
[ "Sâu răng", "Viêm tuyến nước bọt", "Chứng cuồng ăn", "Rối loạn ăn uống", "Lở miệng", "Bệnh ăn vô độ", "Thần kinh" ]
Người mắc chứng cuồng ăn bulimia thường làm gì để loại bỏ lượng calo thừa?
Để loại bỏ calo và ngăn ngừa tăng cân, những người mắc chứng cuồng ăn bulimia có thể sử dụng các phương pháp khác nhau như:Tự gây nôn mửaLạm dụng thuốc nhuận tràng, thực phẩm chức năng giảm cân, thuốc lợi tiểu hoặc thuốc xổ.Sử dụng các cách khác để loại bỏ calo và ngăn ngừa tăng cân, chẳng hạn như nhịn ăn, ăn kiêng nghiêm ngặt hoặc tập thể dục quá mức.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/anh-huong-cua-chung-cuong-len-rang-mieng-vi
[ "Sâu răng", "Viêm tuyến nước bọt", "Chứng cuồng ăn", "Rối loạn ăn uống", "Lở miệng", "Bệnh ăn vô độ", "Thần kinh" ]
Nôn mửa thường xuyên ảnh hưởng đến răng miệng như thế nào?
Nôn mửa nhiều lần có thể gây hại nghiêm trọng cho răng. Nôn đặc biệt độc vì nó chứa axit dạ dày. Những axit này phá vỡ thức ăn trong dạ dày của bạn để cơ thể có thể tiêu hóa nó.Nhưng trong miệng, các axit này có tính ăn mòn, đủ để làm mòn lớp men bao phủ và bảo vệ răng của bạn. Đánh răng quá mạnh sau khi nôn cũng có thể góp phần gây sâu răng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/anh-huong-cua-chung-cuong-len-rang-mieng-vi
[ "Sâu răng", "Viêm tuyến nước bọt", "Chứng cuồng ăn", "Rối loạn ăn uống", "Lở miệng", "Bệnh ăn vô độ", "Thần kinh" ]
Ngoài việc điều trị các vấn đề răng miệng, điều gì là giải pháp lâu dài cho những người mắc chứng cuồng ăn bulimia?
Giải pháp ngắn hạn để khắc phục các vấn đề răng miệng do chứng cuồng ăn là điều trị các tình trạng răng miệng. Nha sĩ có thể trám lỗ sâu răng, sửa chữa răng bị gãy và chăm sóc nướu răng của bạn. Tuy nhiên, giải pháp lâu dài là tìm cách điều trị chứng cuồng ăn của bạn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/virus-gay-hoi-chung-suy-giam-mien-dich-o-nguoi-vi
[ "suy giảm miễn dịch", "Hội chứng suy giảm miễn dịch", "Truyền nhiễm", "AIDS", "Virus HIV", "bệnh HIV" ]
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) là gì và nó được gây ra bởi điều gì?
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải - AIDS (viết tắt của Acquired Immunodeficiency Syndrome trong tiếng Anh, hoặc SIDA từ tiếng Pháp Syndrome d'ImmunoDéficience Acquise) là một tình trạng do virus tấn công, phá huỷ các tế bào miễn dịch của cơ thể. Tình trạng này dẫn đến một loạt các bệnh nhiễm trùng (như lao, viêm phổi, nấm) gọi là các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao do những biến chứng khó lường của bệnh AIDS. Căn nguyên gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người là virus Human immunodeficiency virus, hay được biết đến với tên gọi là virus HIV. Virus này có kích thước vô cùng nhỏ, với đầu mũi kim có thể chứa được khoảng 16000 con. Mặc dù kích thước nhỏ bé, tuy nhiên ảnh hưởng của nó đối với hệ thống miễn dịch của con người là cực kỳ lớn, cuối cùng dẫn đến bất hoạt  hệ thống miễn dịch.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/virus-gay-hoi-chung-suy-giam-mien-dich-o-nguoi-vi
[ "suy giảm miễn dịch", "Hội chứng suy giảm miễn dịch", "Truyền nhiễm", "AIDS", "Virus HIV", "bệnh HIV" ]
Virus HIV lây truyền qua những con đường nào?
Việc truyền nhiễm virus HIV đòi hỏi tiếp xúc với các chất dịch cơ thể, đặc biệt là máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo, sữa mẹ, nước bọt và dịch từ vết thương, da hay niêm mạc chứa virus HIV hoặc tế bào nhiễm. Khả năng lây truyền bệnh HIV thường cao hơn khi nồng độ virus cao, thậm chí cả khi không có triệu chứng. Mặc dù việc lây truyền qua nước bọt, giọt bắn từ ho hoặc hắt hơi có thể xảy ra, nhưng rất hiếm. Hội chứng suy giảm miễn dịch ở người không lây truyền thông qua tiếp xúc hàng ngày tại nơi làm việc, trường học hoặc trong các hoạt động gia đình. Các tình huống lây nhiễm virus HIV thường gặp bao gồm:Lây truyền qua đường tình dục: Trực tiếp từ dịch tiết của cơ quan sinh dục, dịch trực tràng hoặc miệng thông qua quan hệ tình dục.Lây truyền qua kim tiêm hoặc dụng cụ liên quan: Nhiễm khi sử dụng chung kim tiêm có máu hoặc tiếp xúc với dụng cụ nhiễm virus HIV.Lây truyền từ mẹ sang con: Trong quá trình sinh con hoặc khi cho con bú.Lây truyền qua truyền máu hoặc qua các ca phẫu thuật liên quan đến ghép tạng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/virus-gay-hoi-chung-suy-giam-mien-dich-o-nguoi-vi
[ "suy giảm miễn dịch", "Hội chứng suy giảm miễn dịch", "Truyền nhiễm", "AIDS", "Virus HIV", "bệnh HIV" ]
Làm cách nào để phòng ngừa lây nhiễm HIV?
Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu và vắc-xin phòng tránh hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, vì vậy việc tuyên truyền giáo dục về sức khỏe là cực kỳ quan trọng, đặc biệt đối với những người có hành vi nguy cơ cao về lây nhiễm HIV. Tránh tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ thể và dịch sinh dục là nguyên tắc quan trọng nhất trong việc dự phòng lây nhiễm HIV. Khi phải tiếp xúc với máu, dịch tiết hoặc dịch sinh dục, cần thực hiện các biện pháp phòng tránh như sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, sử dụng vật phòng tránh như kính bảo hộ, găng tay, áo choàng khi chăm sóc và ngâm tất cả các đồ dùng dính máu, dịch cơ thể trong dung dịch nước sát trùng trước khi xử lý. Đây là những biện pháp hiệu quả nhằm phòng tránh lây nhiễm HIV.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vi-sao-can-phong-ngua-viem-phoi-trong-benh-vien-vi
[ "Viêm phổi", "Đa kháng thuốc", "Phòng ngừa viêm phổi bệnh viện", "Kháng thuốc kháng sinh", "Hô hấp", "Viêm phổi bệnh viện" ]
Viêm phổi bệnh viện được định nghĩa như thế nào?
Viêm phổi bệnh viện được định nghĩa là tình trạng viêm phổi diễn ra sau khi nhập viện từ 48h trở lên, không đang ở trong giai đoạn ủ bệnh hoặc mắc bệnh vào thời điểm nhập viện.Viêm phổi bệnh viện là loại nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế thường gặp tại khoa lâm sàng, đây là một vấn đề mà các khoa phòng trong bệnh viện hết sức lo lắng do tình trạng này làm tăng nguy cơ tử vong, tăng thời gian điều trị, tốn kém về mặt kinh tế cho người bệnh. Đặc biệt, khoa hồi sức tích cực có nhiều bệnh nhân nặng cần thở máy nên tỷ lệ viêm phổi bệnh viện tại khoa này rất cao, vừa khó chẩn đoán, khó điều trị và khó phòng ngừa hơn so với khoa khác.Viêm phổi bệnh viện có thể gây ra do nhiều loại vi khuẩn khác nhau và tỷ lệ các loại vi khuẩn này khác nhau tùy theo từng bệnh viện, thường là vi khuẩn Gram âm hiếu khí gây ra như Pseudomonas aeruginosa, Acinetobacter spp, Klebsiella spp, Enterobacter spp, E coli, Providencia spp, một số loại vi khuẩn Gram dương như Staphylococcus aureus và Streptococcus pneumonia cũng chiếm t lệ khá cao. Những vi khuẩn này thường đa kháng thuốc kháng sinh nên gây khó khăn cho điều trị.Người ta nhận thấy các tác nhân gây viêm phổi liên quan thở máy xuất hiện sớm (dưới 4 ngày sau khi nhập viện) thường do vi sinh vật ít đề kháng kháng sinh, nhưng nếu xuất hiện muộn hơn thường do vi sinh vật đa kháng thuốc.Vi sinh vật gây bệnh có thể xâm nhập vào phổi qua nhiều phương thức và đường lây khác nhau như:Từ các chất tiết từ vùng hầu họng chảy xuống phổi hay do dịch dạ dày bị trào ngược.Lây từ các dụng cụ hỗ trợ hô hấp hoặc bàn tay nhân viên y tế nhiễm vi khuẩn.Đường máu, bạch mạch là do các ổ nhiễm khuẩn khác dẫn tới.Các dụng cụ hỗ trợ hô hấp như bình làm ẩm oxy, máy khí dung, máy nội soi phế quản, phế dung ký, dụng cụ gây mê là các ổ chứa vi khuẩn, có thể từ dụng cụ đến người bệnh, từ người bệnh này đến người bệnh khác, từ một vị trí của cơ thể đến đường hô hấp dưới của cùng một người bệnh qua bàn tay hoặc qua dụng cụ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vi-sao-can-phong-ngua-viem-phoi-trong-benh-vien-vi
[ "Viêm phổi", "Đa kháng thuốc", "Phòng ngừa viêm phổi bệnh viện", "Kháng thuốc kháng sinh", "Hô hấp", "Viêm phổi bệnh viện" ]
Vì sao viêm phổi bệnh viện là một vấn đề đáng lo ngại?
Tại sao mà vấn đề viêm phổi bệnh viện rất được quan tâm và đây là một điều đáng lo ngại tại môi trường bệnh viện. Bởi tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và thường xảy ra ở những đối tượng có hệ thống miễn dịch suy yếu như người cao tuổi, mắc bệnh nền nặng, trẻ em...Viêm phổi bệnh viện tuy hiện nay đã có thêm nhiều loại kháng sinh điều trị hiệu quả hơn, nhưng dù vậy thì tỷ lệ tử vong do bệnh vẫn cao. Một số hậu quả viêm phổi bệnh viện biến chứng có thể gây ra như sau:Đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu chiếm 30 - 70% trong số các loại nhiễm khuẩn bệnh viện.Người bệnh có nguy cơ mắc phải những loại vi khuẩn đa kháng thuốc, nhất là tình trạng viêm phổi xuất hiện muộn hay với những người đã dùng kháng sinh trước đó 3 tháng. Từ đó, gây khó khăn trong việc lựa chọn thuốc điều trị, nguy cơ tử vong tăng lên.Gia tăng thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị cho bệnh nhân.Như vậy, một người bệnh được điều trị tại bệnh viện mà không may mắc phải viêm phổi tại bệnh viện thì sẽ làm cho bệnh nhân đối mặt với nguy cơ tử vong cao, việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Do đó, biện pháp phòng bệnh là rất cần thiết để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, từ đó giúp việc điều trị bệnh nền hiệu quả hơn, tránh nguy cơ tử vong, tiết kiệm kinh phí và thời gian điều trị bệnh.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vi-sao-can-phong-ngua-viem-phoi-trong-benh-vien-vi
[ "Viêm phổi", "Đa kháng thuốc", "Phòng ngừa viêm phổi bệnh viện", "Kháng thuốc kháng sinh", "Hô hấp", "Viêm phổi bệnh viện" ]
Nêu các biện pháp phòng ngừa viêm phổi bệnh viện?
Hầu hết nguồn lây vi khuẩn đều có khả năng kiểm soát được nếu như thực hiện nghiêm các quy định chống nhiễm khuẩn bệnh viện. Các dụng cụ hỗ trợ hô hấp như bình làm ẩm oxy, máy khí dung, máy nội soi phế quản, phế dung ký, dụng cụ gây mê đều có thể là các ổ chứa vi khuẩn, có thể từ dụng cụ đến người bệnh, từ người bệnh này đến người bệnh khác, từ một vị trí của cơ thể đến đường hô hấp dưới của cùng một người bệnh qua bàn tay hoặc qua dụng cụ. Do vậy, để phòng ngừa viêm phổi bệnh viện có thể thực hiện các biện pháp như:Thực hiện vệ sinh tay trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh cũng như bất kỳ dụng cụ hô hấp nào đang sử dụng cho người bệnh bằng xà phòng hay nước sát khuẩn.Vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân bằng gạc vô khuẩn mỗi 2 đến 4 giờ một lần bằng dung dịch khử khuẩn hay nước muối sinh lý. Rút ống nội khí quản, ống mở khí quản, sonde dạ dày, đồng thời xem xét việc ngưng sử dụng máy thở dùng cho bệnh nhân càng sớm càng tốt khi bệnh nhân có thể tự thở, tự ăn uống.Cho bệnh nhân nằm đầu cao với góc 30 đến 45 độ nếu như không có chống chỉ định.Nên sử dụng loại dụng cụ chăm sóc hô hấp dùng một lần hoặc phải tiệt khuẩn hay khử khuẩn mức độ cao đối với các dụng cụ sử dụng lại cho người bệnh.Nên thường xuyên kiểm tra và đổ lượng nước tồn lưu trong ống dây máy thở, bẫy nước dùng cho bệnh nhân.Dây thở phải để ở vị trí thấp hơn phần trên của ống nội khí quản.Phòng ngừa viêm phổi bệnh viện bằng cách thường xuyên kiểm tra tình trạng ứ đọng thức ăn của dạ dày trước khi cho người bệnh ăn qua ống.Cần phối hợp với các chuyên khoa khác trong việc phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện.Hướng dẫn vỗ rung để hạn chế ứ đọng dịch trong đường hô hấp gây viêm nhiễm.Dán thông báo thường xuyên nhắc nhở về việc phòng tránh viêm phổi bệnh viện tại các khoa phòng.Các biện pháp phòng ngừa viêm phổi bệnh viện được cho là biện pháp tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ tử vong do nhiễm khuẩn bệnh viện nói chung và viêm phổi bệnh viện nói riêng. Chủ động phòng tránh từ chính ý thức của người bệnh cũng như tác phong làm việc của nhân viên y tế để giúp nhẹ gánh trong điều trị bệnh.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-loai-chan-thuong-rang-cua-co-gap-vi
[ "Răng bị ố vàng", "Lún răng", "Dụng cụ bảo vệ răng", "Cao răng", "Chăm sóc răng miệng", "Chấn thương răng", "răng hàm mặt" ]
Theo Hiệp hội Hỗ trợ Nha khoa Hoa Kỳ, tỷ lệ vận động viên bị chấn thương răng hoặc mặt trong một mùa giải thể thao là bao nhiêu?
Theo Hiệp hội Hỗ trợ Nha khoa Hoa Kỳ, có khoảng 10% cầu thủ sẽ bị chấn thương răng hoặc mặt trong bất kỳ mùa giải thể thao nào.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-loai-chan-thuong-rang-cua-co-gap-vi
[ "Răng bị ố vàng", "Lún răng", "Dụng cụ bảo vệ răng", "Cao răng", "Chăm sóc răng miệng", "Chấn thương răng", "răng hàm mặt" ]
Trong 3 loại chấn thương răng cửa thường gặp, loại nào có thể không được phát hiện bằng mắt thường?
Không phải lúc nào bạn cũng có thể nhìn thấy 1 chiếc răng bị nứt bằng mắt thường, bởi nhiều trường hợp sẽ không có cảm giác đau. Tuy nhiên, có thể là trong lần kiểm tra răng miệng tiếp theo của bạn thì tổn thương mới được phát hiện.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-loai-chan-thuong-rang-cua-co-gap-vi
[ "Răng bị ố vàng", "Lún răng", "Dụng cụ bảo vệ răng", "Cao răng", "Chăm sóc răng miệng", "Chấn thương răng", "răng hàm mặt" ]
Ngoài việc duy trì hồ bơi sạch sẽ, cách nào giúp bảo vệ răng khỏi bị ảnh hưởng bởi nước clo khi bơi?
Cùng với việc duy trì hồ bơi và giữ mức clo ở mức khuyến nghị, bạn có thể bảo vệ răng hơn nữa bằng cách ngậm miệng khi bơi. Bằng cách đó, nước clo không tiếp xúc với răng của bạn thường xuyên.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-lua-chon-gay-vi
[ "Viêm xương khớp", "Cách chọn gậy cho người đau xương khớp", "Gậy cho người thoái hoá khớp", "Cơ Xương Khớp", "Thoái hoá khớp" ]
Những người bị viêm khớp gối nên sử dụng gậy khi đi bộ để đạt được những lợi ích gì?
Bệnh nhân thoái hóa khớp gối nên sử dụng gậy khi đi bộ để cải thiện dáng đi, giảm căng thẳng cho khớp và các cấu trúc quanh khớp vốn thường bị quá tải. Các nghiên cứu đã chứng minh, việc sử dụng gậy đúng cách giúp giảm bớt sự gắng sức và tiêu hao năng lượng cho người cao tuổi, giảm nguy cơ té ngã, giảm tiêu thụ thuốc kháng viêm, giảm đau nhức xương khớp, cải thiện chức năng thể chất và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-lua-chon-gay-vi
[ "Viêm xương khớp", "Cách chọn gậy cho người đau xương khớp", "Gậy cho người thoái hoá khớp", "Cơ Xương Khớp", "Thoái hoá khớp" ]
Việc sử dụng gậy có tác động gì đến việc hỗ trợ trọng lượng cơ thể của người bệnh?
Việc sử dụng gậy làm có thể hỗ trợ đến 10% trọng lượng cơ thể khi di chuyển. Nếu người bệnh được huấn luyện kỹ thuật dùng gậy đúng thì có thể hỗ trợ lên đến 25-30% trọng lượng cơ thể.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-lua-chon-gay-vi
[ "Viêm xương khớp", "Cách chọn gậy cho người đau xương khớp", "Gậy cho người thoái hoá khớp", "Cơ Xương Khớp", "Thoái hoá khớp" ]
Yếu tố nào ảnh hưởng đến việc lựa chọn chiều dài gậy cho người bệnh?
Chiều dài của gậy chính là chiều dài cánh tay đòn của lực tác dụng. Vì vậy, lựa chọn chiều dài gậy là điểm then chốt để quyết định khả năng tải lực cho cơ thể. Có nhiều phương pháp khác nhau để ước tính chiều dài thích hợp của gậy. Các phương pháp đo chiều dài cây gậy từ mặt sàn đến mấu chuyển lớn của xương đùi hoặc từ sàn đến nếp gấp cổ tay xa là những phương pháp phổ biến nhất được sử dụng. Chiều dài gậy cũng có thể được xác định theo công thức: Chiều cao của người bệnh (mét) x 0,45 + 0,87 (mét). Người bệnh chống gậy tư thế đứng thẳng, gậy đặt ở bên hông sao cho khuỷu tay gập khoảng 15 độ, đây chính là chiếc gậy phù hợp với chiều cao của cơ thể.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/danh-lun-rang-la-gi-va-khi-nao-can-lam-vi
[ "Khớp cắn sâu", "Cười hở lợi", "răng hàm mặt", "Niềng răng", "Đánh lún răng" ]
Đánh lún răng là gì và vì sao nên áp dụng kỹ thuật này khi niềng răng?
Đánh lún răng là kỹ thuật hỗ trợ chỉnh nha trong niềng răng, được thực hiện bằng cách kéo 1 răng hoặc 1 khối răng hàm trên lên cao hơn so với ban đầu. Phương pháp này được thực hiện bằng cách cấy ghép 1 – 2 minivis vào xương hàm, sau đó dùng dây thun nha khoa để kết nối minivis với mắc cài niềng răng. Lực kéo từ dây thun sẽ có tác dụng điều chỉnh răng được thu gọn, không bị trùng xuống dưới và răng trở về vị trí như mong muốn.Tùy vào tình trạng răng hàm của mỗi người mà bác sĩ sẽ tính toán vị trí đặt minivis sao cho phù hợp, đạt được kết quả cao nhất.Đối với những trường hợp chỉnh nha thẩm mỹ thì đánh lún răng là một kỹ thuật thực hiện khá đơn giản, có những ưu điểm vượt trội so với những kỹ thuật khác như:Hạn chế phải nhổ răng khi niềng răng: Trong nhiều trường hợp, khi đánh lún răng hàm vẫn có thể tạo lực giúp răng có thể dịch chuyển mà không cần nhổ răng. Nhiều người khi niềng răng còn phải nhổ răng, mặc dù không ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng nhưng vẫn gây đau đớn và chắc chắn không ai muốn bị nhổ răng cả.Không cần phẫu thuật hàm hô: Nếu cấu trúc xương hàm phát triển quá mức, nếu như trước đây nhưng ai bị khớp cắn sâu sẽ phải phẫu thuật, vừa rủi ro lại gây đau đớn, vì thế đánh lún răng cửa là giải pháp hoàn hảo, đảm bảo an toàn.Phương pháp đánh lún răng sẽ giúp hàm cân đối, an toàn, hạn chế phải thực hiện ca phẫu thuật phức tạp, hiệu quả với những ai bị răng hô.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/danh-lun-rang-la-gi-va-khi-nao-can-lam-vi
[ "Khớp cắn sâu", "Cười hở lợi", "răng hàm mặt", "Niềng răng", "Đánh lún răng" ]
Kỹ thuật đánh lún răng được áp dụng phổ biến hiện nay là gì?
Hiện nay có 2 kỹ thuật đánh lún răng được áp dụng phổ biến: Đánh lún răng bằng dây cung và đánh lún răng bằng minivis.Đánh lún răng bằng dây cungĐây là phương pháp đánh lún răng sử dụng một dây cung CNA khác có kích thước 0.17 x 0.25 dạng Proform. Chiếc dây cung sẽ được uốn cong theo hình bậc thang với 1 góc 120 độ tại vị trí giữa răng số 2 và răng số 3 ở cả 2 của bệnh nhân, sau đó kết nối với hệ thống mắc cài để hỗ trợ tiến hành thực hiện đánh lún răng cửa.Đánh lún răng bằng minivisMinivis hay còn được biết đến với tên gọi vít niềng răng. Chúng được thiết kế giống như 1 chiếc ốc vít, có kích thước nhỏ. Bác sĩ sẽ cắm chúng vào xương hàm trên và sử dụng dây thun để gắn vào móc để tạo lực, giúp răng có thể dịch chuyển nhanh chóng, về vị trí như ý muốn. Đánh lún răng bằng minivis được sử dụng phổ biến hiện nay
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/danh-lun-rang-la-gi-va-khi-nao-can-lam-vi
[ "Khớp cắn sâu", "Cười hở lợi", "răng hàm mặt", "Niềng răng", "Đánh lún răng" ]
Trong những trường hợp nào cần thực hiện đánh lún răng?
Tác dụng chính của kỹ thuật đánh lún răng là để chữa cười hở lợi không cần phẫu thuật hoặc giúp hỗ trợ trong quá trình chỉnh nha niềng răng (thường đối với những bệnh nhân bị khớp cắn sâu hoặc khớp cắn hở).Đánh lún răng cửa hàm trên để chữa cười hở lợiVới những ai bị cười hở lợi, thông thường sẽ cần thực hiện phẫu thuật cắt bỏ xương hàm, tuy nhiên nếu mức độ cười hở lợi nhẹ, có thể sử dụng phương pháp đánh lún răng cửa hàm trên để điều trị. Khi đó phần xương hàm trên sẽ giảm bớt nhưng không hề làm thay đổi chiều dài của răng, vì vậy sẽ giúp nụ cười trở nên hài hòa hơn, phần lợi sẽ ít bị lộ.Giúp chữa khớp cắn sâuĐiều trị khớp cắn sâu là một trong những công dụng của kỹ thuật đánh lún răng. Tùy thuộc vào mức độ, tình trạng cắn sâu của mỗi người mà bác sĩ sẽ đánh lún tương đối hay tuyệt đối.Với kỹ thuật đánh lún răng tương đối, bác sĩ sẽ làm thấp đi nhóm răng cửa hàm dưới hoặc thực hiện kéo cao nhóm răng cửa hàm trên bằng dây cung. Ngoài ra cũng sẽ kết hợp làm trồi lên khu vực răng cối, đưa khớp cắn trở về đúng vị trí.Với kỹ thuật đánh lún tuyệt đối, bác sĩ sẽ dùng minivis để điều chỉnh nhóm răng cửa. Phương pháp này chỉ áp dụng khi phần răng hàm không bị sai lệch.Khắc phục răng bị hô vẩu, thân răng dàiThường những người bị răng hô, vẩu do xương hàm sẽ đều cần thực hiện phẫu thuật để cắt bớt xương hàm. Tuy nhiên với mức độ nhẹ, áp dụng phương pháp đánh lún răng kết hợp chỉnh nha sẽ hiệu quả trong việc khắc phục hàm răng bị hô, vẩu.Khắc phục bị mất răng lâu nămKhi răng bị mất lâu ngày, những răng đối diện có thể trồi lên hoặc thụt xuống, vì vậy trước khi trồng lại răng, bác sĩ có thể chỉ định cần thực hiện đánh lún răng trước. Đánh lún răng cửa được chỉ định sau khi thăm khám với bác sĩ nha khoa
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/co-nen-dung-gay-khi-bi-dau-khop-goi-vi
[ "Thoái hóa khớp", "Cơ Xương Khớp", "Gậy cho người đau xương khớp", "Cách sử dụng gậy", "Viêm xương khớp,", "Dùng gậy khi đau khớp gối" ]
Vì sao cần dùng gậy khi bị đau khớp gối?
Hiệp hội Nghiên cứu Xương khớp Quốc tế (OARSI) khuyến nghị một trong 25 phương pháp điều trị là 'Dụng cụ hỗ trợ đi bộ có thể giúp giảm đau ở bệnh nhân viêm khớp háng và đầu gối. Bệnh nhân cần được hướng dẫn cách sử dụng gậy hoặc nạng tối ưu ở tay cùng bên đau. Khung hoặc xe tập đi có bánh xe thường được ưu tiên hơn đối với những người mắc bệnh hai bên.” Trong hướng dẫn của Viện Y tế và Lâm sàng Quốc gia Hoa Kỳ về chăm sóc và quản lý bệnh viêm xương khớp ở người lớn, các thiết bị trợ giúp (chẳng hạn như gậy chống) được coi là phương pháp điều trị bổ trợ. Mặc dù việc sử dụng gậy và gậy đã có từ thời Ai Cập cổ đại và các nghiên cứu thực nghiệm về việc sử dụng gậy ở người đau khớp gối vẫn còn khá khiêm tốn, nhưng cho đến nay chưa có chuyên gia nào bác bỏ hiệu quả của gậy đối với người bị đau khớp gối.Trong một nghiên cứu khá bài bản về sử dụng gậy, bệnh nhân thoái hóa khớp gối được phân thành 2 nhóm theo tiêu chuẩn. Ở nhóm can thiệp, mỗi người được nhận một cây gậy gỗ có tay cầm hình chữ T và hướng dẫn cách sử dụng đồng thời mang cây gậy về nhà để sử dụng hàng ngày trong 2 tháng. Trong nhóm đối chứng, những người tham gia được hướng dẫn không sử dụng bất kỳ thiết bị hỗ trợ tạo dáng đi nào trong 2 tháng. Các bác sĩ sau đó đo lường mức độ đau theo thang điểm 0-10 sau 1 tháng và sau 2 tháng. Kết quả cho thấy. Sự khác biệt trung bình về mức độ đau giữa hai nhóm là 0,77 sau 1 tháng và 2,11 sau 2 tháng. Như vậy nhóm sử dụng gậy có tác dụng bảo vệ người thoái hóa khớp gối bớt nguy cơ bị đau hơn người không sử dụng gậy.Hầu hết các hướng dẫn quốc tế về thoái hóa khớp gối đều coi các phương pháp điều trị không dùng thuốc và dùng thuốc là quan trọng như nhau. Hướng dẫn của Viện Y tế và Lâm sàng Quốc gia Hoa Kỳ (NICE) xác định ba phương pháp can thiệp không dùng thuốc là phương pháp điều trị cốt lõi cho bệnh viêm xương khớp. Các phương pháp tiếp cận cốt lõi bao gồm: giáo dục sức khỏe bằng lời nói và bằng văn bản thích hợp để nâng cao hiểu biết của bệnh nhân về tình trạng bệnh và chống những quan niệm sai lầm. Tăng cường vận động và tập thể dục, bao gồm tăng cường cơ tại chỗ và toàn thân. Can thiệp giảm cân nếu bệnh nhân thừa cân, béo phì. Không có viên đạn thần kỳ nào cho việc thay đổi hành vi. Tập thể dục và giảm cân dường như có hiệu quả để giảm đau cho những người thừa cân bị viêm xương khớp, nhưng cả hai đều rất khó tuân thủ hiệu quả. Hầu hết bệnh nhân khó vận động khi các khớp vốn đã rất đau, nếu không vận động được cũng khó giảm cân. Việc cần giải quyết ngay chính là hỗ trợ người bệnh đi lại trong các sinh hoạt hàng ngày. Gậy chính là lựa chọn khả thi nhất vì vừa đạt hiệu quả vừa đảm bảo tính gọn nhẹ, tính thẩm mỹ và dễ sử dụng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/co-nen-dung-gay-khi-bi-dau-khop-goi-vi
[ "Thoái hóa khớp", "Cơ Xương Khớp", "Gậy cho người đau xương khớp", "Cách sử dụng gậy", "Viêm xương khớp,", "Dùng gậy khi đau khớp gối" ]
Lưu ý gì khi sử dụng gậy để hỗ trợ việc đi lại cho người bị đau khớp gối?
Nhiều gậy có thể điều chỉnh được, nhưng một số thì không. Để đảm bảo gậy vừa vặn với người bệnh cần kiểm tra độ gập khuỷu tay lúc cầm gậy. Khi chống gậy, khuỷu tay phải hơi gập nhẹ ở một góc thoải mái, khoảng 15 độ. Để giữ thăng bằng, người bệnh có thể gập khuỷu tay nhiều hơn. Chiều cao gậy cũng phải phù hợp với vóc dáng người bệnh. Ở tư thế cánh tay buông thẳng xuống ngang hông, đầu gậy phải thẳng hàng với nếp gấp ở cổ tay. Nếu gậy quá dài, người bệnh sẽ mất nhiều sức lực hơn khi di chuyển. Nếu gậy quá ngắn, trọng tâm của cơ thể sẽ bị nghiêng về một bên, khiến bạn mất thăng bằng và dễ bị ngã.Một cây gậy hữu ích nếu đạt được sự cân bằng và ổn định khi người bệnh di chuyển. Đối với người cao tuổi, sử dụng gậy chống một điểm sẽ thoải mái và an toàn hơn. Gậy hỗ trợ người thoái hóa khớp gối sống độc lập dễ dàng hơn trong khi di chuyển. Điều quan trọng nữa là người bệnh chống gậy trong tay đối diện với bên cần hỗ trợ. Ví dụ, nếu chân phải của bạn bị đau, thì bạn cần cầm gậy ở tay trái.Khi đi bộ, bạn chống gậy về phía trước tương đương với một sải chân nhỏ và bước chân bị đau lên trước. Sau đó bạn mới bước chân còn lại lên. Khi lên xuống cầu thang, người bệnh cần cầm gậy ở tay đối diện với chân bị đau. Bàn tay còn lại dùng để vịn vào thanh chắn cầu thang để tăng sự trợ lực. Khi leo cầu thang, người bệnh cần bước chân không đau lên trước, sau đó mới bước lên chân đau lên sau. Khi đi xuống cầu thang, trước tiên hãy chống gậy xuống bậc thang phía trước, sau đó bước chân bị đau và cuối cùng là chân không đau để chịu trọng lượng cơ thể.Tóm lại, gậy có thể được sử dụng để giảm đau, cải thiện chức năng và chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối trong vấn đề di chuyển. Mặc dù đây là một vật dụng có từ thời Ai Cập cổ đại nhưng vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Việc sử dụng gậy tưởng chừng như đơn giản, nhưng nếu không hiểu các vấn đề cơ bản nêu trên thì có thể gây mất thăng bằng và nguy hiểm cho người bệnh.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/co-nen-dung-gay-khi-bi-dau-khop-goi-vi
[ "Thoái hóa khớp", "Cơ Xương Khớp", "Gậy cho người đau xương khớp", "Cách sử dụng gậy", "Viêm xương khớp,", "Dùng gậy khi đau khớp gối" ]
Dùng gậy khi bị đau khớp gối có lợi ích gì?
Dùng gậy khi bị đau khớp gối có thể giúp giảm tải lực lên khớp bị đau, cải thiện chức năng và chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối trong vấn đề di chuyển.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dot-cap-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-vi
[ "Thở khò khè", "Khó thở", "Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính", "Hô hấp", "Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính" ]
Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là gì?
Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một tình trạng bệnh lý mà các triệu chứng hô hấp biến đổi cấp tính từ giai đoạn ổn định của bệnh trở nên xấu đi một cách đột ngột. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng phổi, đòi hỏi có sự thay đổi ở phác đồ điều trị thông thường. Bên cạnh đó, các đợt cấp không được phát hiện sớm làm chậm trễ trong quá trình điều trị dẫn đến tiên lượng bệnh nặng.Những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là đối tượng của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, các dấu hiệu cảnh báo phổ biến cho đợt bùng phát bệnh đó chính là khó thở, thở khò khè, thở nông hoặc nhanh, ho nặng hơn, nhịp tim hoặc nhiệt độ tăng lên và thay đổi màu sắc của đờm. Những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể có một hoặc hai đợt cấp mỗi năm và những đợt cấp này có xu hướng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Các yếu tố có nguy cơ và khởi phát dẫn đến đợt cấp:Hút thuốc lá hoặc hút thuốc thụ động, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá.Sống và làm việc trong môi trường chứa nhiều khói bụi và ô nhiễm.Người lớn tuổi (>40 tuổi), chức năng phổi ngày càng suy giảm cũng là một trong các yếu tố nguy cơ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dot-cap-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-vi
[ "Thở khò khè", "Khó thở", "Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính", "Hô hấp", "Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính" ]
Những dấu hiệu nào cho thấy một cơn đợt cấp sắp xảy ra?
Dấu hiệu của một cơn đợt cấp sắp xảy ra rõ ràng nhất là khó thở. Người bệnh cảm thấy như bị bóp nghẹn lồng ngực, lượng không khí tiếp nhận không đủ. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi người bệnh có hoạt động thể chất nhẹ hoặc khi đang nghỉ ngơi. Một số triệu chứng khác nên lưu ý:Khó thở: Bệnh nhân không thể thở một cách thoải mái, cơn khó thở ngày càng tăng dần.Tiếng thở khò khè: Bệnh nhân có biểu hiện thở khò khè, điều này cho thấy chất nhầy hoặc mủ đang chặn đường thở.Co thắt ngực: Bạn cảm thấy như đang phải sử dụng cơ ngực để thở thay vì cơ hoành. Hơi thở của bạn không đều, ngực di chuyển lúc nhanh hơn, lúc chậm hơn nhiều.Ho: Tình trạng ho xảy ra thường xuyên và tăng dần về mức độ. Người bệnh có thể ho khan hoặc ho có đờm màu vàng, màu xanh xen lẫn máu. Bệnh trở nặng dần khi nằm xuống, bệnh nhân cần phải thay đổi tư thế hoặc ngồi trên ghế để dễ thở hơn.Màu da hoặc móng tay chuyển màu: Môi người bệnh có màu hơi xanh hoặc móng tay có màu xanh lam hoặc tím. Da bệnh nhân có màu vàng hoặc xám.Khó ngủ và ăn uống: Bệnh nhân dễ bị mất ngủ, không thể ngủ và không muốn ăn.Đau đầu vào sáng sớm: Đau đầu có thể được lý giải do lượng carbon dioxide tích tụ dư thừa trong máu.Sưng chân hoặc đau bụng: Các triệu chứng này có liên quan đến các vấn đề về tim hoặc phổi.Sốt: Sốt có thể coi là một dấu hiệu của nhiễm trùng và một đợt cấp mới sắp xảy ra.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dot-cap-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-vi
[ "Thở khò khè", "Khó thở", "Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính", "Hô hấp", "Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính" ]
Nguyên nhân trực tiếp và hay gặp nhất của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là gì?
Nguyên nhân trực tiếp và hay gặp nhất chiếm đến hơn khoảng 80% trong đợt cấp là nhiễm trùng (COPD bội nhiễm), các đợt nhiễm trùng này có thể do virus hoặc vi khuẩn.Virus hay gặp: Rhinovirus, Influenza, Parainfluenza, Coronavirus (Covid 19), Respiratory Syncytial Virus (Virus hợp bào RSV), Human Metapneumomia Virus, Adenovirus, Picornaviruses,...Vi khuẩn hay gặp: Haemophilus Influenzae, Moraxella Catarrhalis, Staphylococcus Aureus, Streptococcus Pneumoniae,...Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác có thể gây nên đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính liên quan đến:Yếu tố nội khoa: những bệnh nhân tắc mạch phổi hay tràn khí màng phổi, mệt cơ hô hấp, bỏ thuốc điều trị, dùng thuốc không đúng cách hoặc phác đồ. Người bệnh sử dụng thuốc an thần, chẹn beta giao cảm, thuốc gây mê, loạn nhịp tim và mắc các rối loạn chuyển hóa, nhiễm trùng các phủ tạng khác,...Yếu tố ngoại khoa: Gãy xương, chấn thương lồng ngực, sau khi phẫu thuật bụng và ngực.Khoảng 33% các trường hợp không rõ nguyên nhân.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dat-kim-luon-khong-gay-dau-nhieu-vi
[ "Lấy ven tĩnh mạch", "Đặt kim luồn tĩnh mạch", "Lấy máu ngoại vi", "Đặt kim luồn", "Ngoại khoa" ]
Kim luồn tĩnh mạch được làm từ vật liệu gì? Nó có những ưu điểm gì so với các loại kim truyền thống?
Vật liệu chế tạo kim luồn là ETFE. Chúng có tính chất như thành mỏng, không quá cứng nhưng đủ để luồn qua tĩnh mạch. Thêm vào đó ống luồn có tính đàn hồi dễ dàng thích nghi với cơ thể. Đầu kim luồn cũng khá mềm có thể điều chỉnh nên giảm tối đa tổn thương khi người bệnh cử động.Với đặc điểm là vật liệu sinh học qua kiểm định, kim luồn ngoại vi có thể đặt trong cơ thể người bệnh đến 72 giờ. Mũi kim được chế tác sắn nhọn nhưng không làm cho bệnh nhân đau nhức như kim truyền thống. Sau khi tiêm truyền thì vết kim cũng không lớn như kim truyền thống. Hơn nữa, những vết bầm do tổn thương tĩnh mạch cũng không xuất hiện hay lan rộng. Do hạn chế số lần đâm kim nên vấn đề nhiễm khuẩn cũng giảm thiểu.Kim có đầu nhọn dáng thon, giúp cho lực cản khi xâm nhập được giảm xuống. Các loại kim này được tiệt trùng và đảm bảo vô trùng, không chứa chất dư thừa. Vì vậy dùng kim luồn ngoại vi sẽ giảm ảnh hưởng đến từ môi trường do không dùng hóa chất diệt khuẩn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dat-kim-luon-khong-gay-dau-nhieu-vi
[ "Lấy ven tĩnh mạch", "Đặt kim luồn tĩnh mạch", "Lấy máu ngoại vi", "Đặt kim luồn", "Ngoại khoa" ]
Làm thế nào để phân biệt các loại kim luồn tĩnh mạch?
Kim luồn lấy ven tĩnh mạch được sản xuất đồng loạt. Tuy nhiên tùy vào từng trường hợp kích thước mũi kim có sự điều chỉnh. Thông thường, mũi kim sẽ dao động trong khoảng 1,4 đến 2,4 mm. Việc phân loại kích cỡ kim sẽ tiện lợi cho quản lý và sử dụng.Để nhận biết phân loại bạn có thể dựa trên màu sắc kim. Do trong ngành y có nhiều trường hợp cấp bách nên phân biệt bằng màu sắc là cách nhanh nhất. Đồng thời, cũng là cách giảm thiểu tối đa rủi ro. Kim cỡ 24 màu vàng, cỡ 22 màu xanh, cỡ 20 màu hồng, cỡ 18 xanh lá, cỡ 16 màu xám, cỡ 14 màu gạch cua.Việc phân loại này sẽ tiện cho bảo quản và điều phối sử dụng. Từ đó có thể quản lý số lượng lẫn nhu cầu.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dat-kim-luon-khong-gay-dau-nhieu-vi
[ "Lấy ven tĩnh mạch", "Đặt kim luồn tĩnh mạch", "Lấy máu ngoại vi", "Đặt kim luồn", "Ngoại khoa" ]
Nêu những lưu ý khi tiến hành đặt kim luồn tĩnh mạch?
Trước khi tiến hành tiêm hay luồn kim, bác sĩ sẽ sát khuẩn tay và dụng cụ y tế. Đặc biệt trong phẫu thuật thì các dụng cụ như áo, mũ, khẩu trang, găng tay đều được sát khuẩn và đảm bảo vô trùng khi sử dụng. Sau đó đến bước chuẩn bị dụng cụ. Chuẩn bị lấy ven tĩnh mạch cần có những dụng cụ sau:Đĩa đựng dụng cụ thiết yếu: Bông, cồn y tế, bông tẩm cồn, kéo, bơm tiêm, dây truyền, kim luồn;Gối cho bệnh nhân đỡ tay, băng cá nhân, dây garo, hộp đựng chất thải y tế.Tiến hành tiêm hay lấy máu ngoại vi cần thực hiện đầy đủ các bước để đảm bảo hiệu quả. Sau đây là 6 bước tham khảo để tiến hành đặt kim luồn tĩnh mạch cùng một số lưu ý của bác sĩ:Tìm kiếm chính xác vị trí ven: Khi chọn ven để tiêm hay truyền, y tá hoặc điều dưỡng sẽ ưu tiên ven to hơn. Đồng thời vị trí của ven không nằm ở vị trí gấp hay có nhu cầu cử động cao. Nếu người bệnh có bị liệt hay đang tiến hành chạy thận thì cần tránh trích vào vị trí đó. Những vị trí đã từng chích kim hay xuất hiện vết thương ngoài da cũng không nên chích lại vì sẽ dễ gây nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, tiến hành lấy ven cần hỗ trợ thêm đèn soi tĩnh mạch.Tiến hành sát khuẩn sau khi tìm thấy ven: Để sát khuẩn cho bệnh nhân, y tá điều dưỡng sẽ có 2 cách để thực hiện. Một là dùng cồn sát khuẩn theo hình xoắn ốc từ trong ra ngoài sao cho bán kính đạt 5cm từ vị trí xác định ven. Cũng có thể sát khuẩn từ dưới lên, từ giữa ra ngoài, miễn đảm bảo vị trí xa nhất cách nơi tiêm 5 cm. Việc này sẽ đảm bảo không cho vi khuẩn xâm nhập khi tiêm. Đồng thời vi khuẩn trong vùng sát khuẩn cũng được ngăn chặn.Chọn mũi kim loại kim phù hợp: Có rất nhiều mũi kim để lựa chọn. Do vậy y tá hoặc điều dưỡng sẽ chọn mũi kim phù hợp nhất cho bệnh nhân. Kim nhỏ sẽ dùng cho mạch nhỏ. Ưu điểm của loại kim này là sắc dễ xâm nhập và ít xuất hiện chệch ven. Nhờ vậy mà người bệnh cũng hạn chế sưng phù đau nhức. Một số trường hợp khác có thể sử dụng kim to. Tuy nhiên sẽ hạn chế không dùng kiêm trên 22. Thông thường 14, 16, 18 là những kích cỡ kim phổ biến.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tien-luong-va-dieu-tri-benh-crohn-vi
[ "Bệnh Crohn", "Phẫu thuật bệnh Crohn", "Tiên lượng Crohn", "Tiêu hoá", "Điều trị bệnh Crohn" ]
Tiên lượng của bệnh Crohn là gì?
Bệnh có các giai đoạn bùng phát và thuyên giảmHầu hết những người mắc bệnh Crohn đều trải qua chu kỳ bùng phát và thuyên giảm.Các triệu chứng phổ biến của đợt bùng phát Crohn như:Đau bụng (đau nặng hơn sau bữa ăn)Tiêu chảyĐi tiêu đau đớnĐi ngoài ra máuGiảm cânThiếu máuMệt mỏiAline Charabaty, M.D., Giám đốc Trung tâm Bệnh viêm ruột tại Bệnh viện Đại học MedStar Georgetown cho biết, bệnh Crohn cũng có thể biểu hiện theo những cách khác, chẳng hạn như đau khớp, viêm mắt và tổn thương da.Nhiều người được chẩn đoán hơn mỗi nămHơn 700.000 người Mỹ đã được chẩn đoán mắc bệnh Crohn, theo tổ chức Crohn’s & Colitis Foundation of America (CCFA). Con số đó đang tiếp tục tăng lên.Charabaty cho biết các bệnh qua trung gian miễn dịch nói chung, bao gồm cả bệnh viêm ruột và bệnh Crohn, đã gia tăng trong những năm gần đây. Sự gia tăng này chủ yếu được nhìn thấy ở các nước công nghiệp phát triển.Nam giới và phụ nữ đều bị ảnh hưởng như nhau, và các triệu chứng của bệnh có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nó thường xuất hiện nhiều nhất ở thanh thiếu niên và thanh niên trong độ tuổi từ 15 đến 35.Hút thuốc có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơnCó thể có mối liên hệ giữa việc hút thuốc lá và bệnh Crohn. Hút thuốc lá không chỉ có thể khiến mọi người có các triệu chứng tồi tệ hơn hoặc thường xuyên hơn mà một số dữ liệu cho thấy hút thuốc lá thậm chí có thể làm tăng khả năng phát triển bệnh Crohn.Akram Alashari, M.D., bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ chăm sóc quan trọng tại Đại học Florida cho biết: “Hút thuốc đã được báo cáo là ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng chung của bệnh, với những người hút thuốc có tỷ lệ tái phát cao hơn 34% so với những người không hút thuốc.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tien-luong-va-dieu-tri-benh-crohn-vi
[ "Bệnh Crohn", "Phẫu thuật bệnh Crohn", "Tiên lượng Crohn", "Tiêu hoá", "Điều trị bệnh Crohn" ]
Có rất nhiều câu hỏi chưa được giải đáp về bệnh Crohn, vậy những câu hỏi đó là gì?
Có rất nhiều câu hỏi chưa được giải đáp về bệnh Crohn. Nguyên nhân chính xác là không rõ và nó sẽ ảnh hưởng đến một người cụ thể như thế nào là không thể đoán trước.Có một số người có nhiều năm không có triệu chứng và một số người bị bùng phát thường xuyên hơn. Đó là tình trạng bệnh kéo dài suốt đời, nhưng phần lớn những người mắc bệnh Crohn đều sống có ích và hạnh phúc.Tôi có thể chết vì bệnh Crohn không?Những người bị bệnh Crohn có nguy cơ tử vong do các nguyên nhân liên quan cao hơn dân số chung. Các thống kê khác nhau với một số nghiên cứu chỉ cho thấy nguy cơ cao hơn một chút trong khi những nghiên cứu khác cho thấy nguy cơ lớn hơn.Thuốc mới hơn, chẳng hạn như sinh học, đang cải thiện tỷ lệ thuyên giảm bệnh.Làm cách nào để kiểm soát bệnh Crohn?Chế độ ăn uống của bạn có thể làm giảm các triệu chứng và thúc đẩy quá trình chữa lành bệnh Crohn.Bác sĩ có thể đề xuất các chế độ ăn kiêng khác nhau dựa trên phương pháp điều trị hiện tại và sự tiến triển của bệnh Crohn. Một số tùy chọn có thể là:Một chế độ ăn ít chất béo, đặc biệt là trong giai đoạn bùng phát và khi hấp thụ chất béo có thể là một vấn đềChế độ ăn ít muối để giảm giữ nước khi điều trị bằng corticosteroidChế độ ăn ít chất xơ, đặc biệt nếu bạn đã phát triển một vùng hẹp trong đường ruột của mìnhNhững thay đổi lối sống khác có thể giúp bạn kiểm soát bệnh Crohn bao gồm:Nếu bạn hút thuốc, hãy dừng lại.Ăn nhiều bữa nhỏ hơn là ít bữa lớn.Xác định và tránh các vấn đề thực phẩm làm cho các triệu chứng của bạn tồi tệ hơn. Bao gồm các loại hạt, bỏng ngô, thức ăn cay, rượu, đồ uống có ga và caffeine.Duy trì sức khỏe của bạn, bao gồm tiêm chủng, khám sàng lọc và xét nghiệm máu.Học các chiến lược đối phó để giúp bạn tận hưởng cuộc sống hàng ngày.Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe.Hãy tích cực. Hãy nhớ rằng có rất nhiều nghiên cứu đang được thực hiện về IBD và nhiều phương pháp điều trị trong các thử nghiệm lâm sàng. Các phương pháp điều trị tốt hơn có thể chỉ ở gần.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tien-luong-va-dieu-tri-benh-crohn-vi
[ "Bệnh Crohn", "Phẫu thuật bệnh Crohn", "Tiên lượng Crohn", "Tiêu hoá", "Điều trị bệnh Crohn" ]
Liệu pháp nào được sử dụng để điều trị bệnh Crohn?
Điều trị bằng thuốc:Mặc dù các triệu chứng và phản ứng với việc điều trị khác nhau, nhưng bước đầu tiên mà bác sĩ có thể đề nghị thường là thuốc chống viêm, bao gồm:cCorticosteroid như budesonide (Uceris, Entocort) và prednisone (Deltasone, Prednicot)5-aminosalicylat uống, chẳng hạn như mesalamine (Apriso, Delzicol) và sulfasalazine (Azulfidine, Sulfazine), có thể được sử dụng ngoài nhãn hiệu để ngăn ngừa tái phát bệnh Crohn từ nhẹ đến trung bìnhBác sĩ cũng có thể thử dùng thuốc nhắm vào hệ thống miễn dịch, các thuốc ức chế miễn dịch như:Mercaptopurine (Purixan, Purinethol) và azathioprine (Imuran, Azasan)Methotrexate (Trexall)Adalimumab (Humira, Amjevita), infliximab (Remicade) và certolizumab pegol (Cimzia)Natalizumab (Tysabri) và vedolizumab (Entyvio)Ustekinumab (Stelara)Nếu bác sĩ đã xác định được áp xe hoặc lỗ rò, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc kháng sinh, bao gồm:Metronidazole (Flagyl)Ciprofloxacin (Cipro, Proquin)Thuốc không kê đơn mà bác sĩ có thể đề xuất bao gồm:Thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol)Thuốc giảm tiêu chảy như methylcellulose (Citrucel), bột psyllium (Metamucil) hoặc loperamide (Imodium)Bổ sung sắtTiêm vitamin B-12Bổ sung canxi và vitamin DPhẫu thuật:Có nhiều người bị bệnh Crohn sẽ không bao giờ cần phẫu thuật, nhưng có đến 75% trường hợp sẽ phải xem xét vấn đề này. Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để:Sửa chữa các phần bị hư hỏng của đường tiêu hóaĐóng lỗ rò, lỗ thủngDẫn lưu áp xeKết luậnCó một số loại thuốc và thay đổi lối sống có thể giúp điều trị các triệu chứng của bệnh Crohn. Đối với nhiều người, những phương pháp điều trị này cũng có thể dẫn đến sự thuyên giảm lâu dài.Chẩn đoán sớm và tiếp cận với các chuyên gia phù hợp có thể giúp kiểm soát bệnh Crohn dễ dàng hơn. Nếu bạn nghi ngờ mình có thể mắc phải tình trạng này, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Nhận được sự điều trị càng sớm, người bệnh sớm có một cuộc sống bình thường, không đau đớn hay khó chịu.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hieu-ve-bao-cao-ket-qua-giai-phau-cac-benh-tuyen-tien-liet-lanh-tinh-vi
[ "Xạ trị", "Tuyến tiền liệt lành tính", "Túi tinh", "Tế bào ung thư", "Ung thư tuyến tiền liệt", "Sinh thiết tuyến tiền liệt" ]
Điều này có nghĩa là gì nếu kết quả sinh thiết của tôi là mô tuyến tiền liệt lành tính, các tuyến tiền liệt lành tính hoặc quá sản tuyến tiền liệt lành tính?
Các kết quả chẩn đoán này có nghĩa là bạn không có ung thư. Quá sản tuyến tiền liệt lành tính là thuật ngữ được sử dụng để mô tả một nguyên nhân hay gặp làm cho tuyến tiền liệt to ra lành tính bằng cách là tăng số lượng của các tế bào tuyến tiền liệt bình thường. Nam giới càng nhiều tuổi thì càng hay gặp tình trạng này nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu thuật ngữ này được sử dụng trong một báo cáo sinh thiết thì nó không có ý nghĩa gì về kích thước của tuyến tiền liệt. Nó chỉ có ý nghĩa rằng không có ung thư được tìm thấy.