url
stringlengths
47
237
tags
sequencelengths
0
8
question
stringlengths
10
547
answer
stringlengths
23
10.7k
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/xet-nghiem-sat-huyet-thanh-la-gi-vi
[ "Xét nghiệm sắt huyết thanh", "Xét nghiệm", "Ngộ độc sắt", "Xét nghiệm Ferritin", "Thiếu sắt", "Xét nghiệm sắt trong máu" ]
Kết quả xét nghiệm sắt huyết thanh có ý nghĩa gì?
Phạm vi giá trị bình thường là:Sắt: 60 đến 170 microgam trên decilit (mcg / dL), hoặc 10,74 đến 30,43 micromol trên lít (micromol / L)Tổng khả năng liên kết sắt (TIBC): 240 đến 450 mcg / dL, hoặc 42,96 đến 80,55 micromol / LĐộ bão hòa của transferrin: 20% đến 50%Các con số trên là các phép đo phổ biến cho kết quả của các bài kiểm tra này. Dãy giá trị bình thường có thể thay đổi chút ít giữa các phòng thí nghiệm khác nhau.Tuy nhiên, nồng độ sắt huyết thanh thường được đánh giá cùng với các xét nghiệm sắt khác. Bảng tóm tắt về những thay đổi trong xét nghiệm sắt trong các bệnh khác nhau về tình trạng sắt được trình bày trong bảng dưới đây: Bệnh Sắt TIBC/Transferrin UIBC % Transferrin Bão hòa Ferritin Thiếu sắt Thấp Cao Cao Thấp Thấp Hemocromatosis/Hemosiderosis Cao Thấp Thấp Cao Cao Bệnh mãn tính Thấp Thấp/Bình thường Thấp/Bình thường Thấp/Bình thường Cao/Bình thường Bệnh mãn tính Thấp Thấp/Bình thường Thấp/Bình thường Thấp/Bình thường Cao/Bình thường
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phan-biet-chat-beo-tot-va-chat-beo-xau-vi
[ "đau tim", "Đột quỵ", "Chất béo xấu", "Tăng cholesterol", "Chất béo tốt", "Chất béo không bão hòa" ]
Chất béo không bão hòa có vai trò gì đối với sức khỏe tim mạch?
Chất béo không bão hòa có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe tim mạch. Chúng có thể làm tăng mức cholesterol tốt hoặc cholesterol HDL, giúp cơ thể bạn loại bỏ cholesterol xấu. Chúng cũng có thể làm giảm chất béo trung tính của bạn. Tuy nhiên, ngay cả những chất béo tốt này cũng chứa nhiều calo và hầu hết sẽ làm tăng mức chất béo trung tính của bạn. Bạn phải hạn chế ăn quá nhiều, ngay cả khi được coi là chất béo tốt.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phan-biet-chat-beo-tot-va-chat-beo-xau-vi
[ "đau tim", "Đột quỵ", "Chất béo xấu", "Tăng cholesterol", "Chất béo tốt", "Chất béo không bão hòa" ]
Tại sao chất béo chuyển hóa lại được khuyến nghị nên tránh hoàn toàn?
Làm tăng mức độ chất béo trung tính và cholesterol LDL có hại, thậm chí có thể làm giảm mức độ cholesterol HDL của bạn. Chúng được chứng minh là có hại và nên tránh hoàn toàn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phan-biet-chat-beo-tot-va-chat-beo-xau-vi
[ "đau tim", "Đột quỵ", "Chất béo xấu", "Tăng cholesterol", "Chất béo tốt", "Chất béo không bão hòa" ]
Liệu chất béo bão hòa có thực sự gây hại cho sức khỏe tim mạch?
Từ lâu chất béo bão hòa đã được coi là có hại vì chúng có thể gây ra sự gia tăng cholesterol LDL. Tuy nhiên, gần đây đã có rất nhiều sự nhầm lẫn trên các phương tiện truyền thông vì không có đủ bằng chứng để chứng minh rằng chất béo bão hòa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta nên ăn nhiều hơn. Vẫn còn nhiều nghiên cứu ủng hộ lợi ích sức khỏe của việc ăn chất béo không bão hòa thay vì chất béo bão hòa và cũng nên cẩn thận với những gì chúng ta thay thế chất béo bão hòa.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/kho-duoi-gap-goi-vi-sao-vi
[ "Chấn thương chỉnh hình", "Tai nạn giao thông", "Thoái hóa khớp", "Khó duỗi gập gối", "Gãy xương bánh chè", "Tai nạn lao động" ]
Liệt kê một số nhóm người có nguy cơ cao bị đứt gân.
Nhóm người sau đây có nguy cơ cao bị đứt gân gồm: tuổi cao, thoái hóa khớp, sử dụng một số loại thuốc nhất định (kháng sinh fluoroquinolones, nhóm corticosteroid), đái tháo đường, béo phì, cường cận giáp, bệnh đa dây thần kinh, lạm dụng thuốc có tác dụng tương tự steroid.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/kho-duoi-gap-goi-vi-sao-vi
[ "Chấn thương chỉnh hình", "Tai nạn giao thông", "Thoái hóa khớp", "Khó duỗi gập gối", "Gãy xương bánh chè", "Tai nạn lao động" ]
Nêu một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng cứng gối sau phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước.
Lúc này gối đã gập duỗi gần như hoàn toàn, nhưng nếu bệnh nhân vẫn không duỗi thẳng được chân hoặc chân không gập được hết nghĩa là:Khớp gối bị mô xơ nhiều;Hoặc dây chằng đặt không đúng tư thế gây mất duỗi gối và mất gập gối;Hoặc sụn chêm bị rách nhưng chưa được xử trí đúng mức gây kẹt khớp;Một số trường hợp do bệnh nhân tập luyện quá nhiều, xoa bóp, chườm nóng sau mổ gây rối loạn dinh dưỡng khiến gối bị sưng, đau âm ỉ và đau nhiều về đêm.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/kho-duoi-gap-goi-vi-sao-vi
[ "Chấn thương chỉnh hình", "Tai nạn giao thông", "Thoái hóa khớp", "Khó duỗi gập gối", "Gãy xương bánh chè", "Tai nạn lao động" ]
Chỉ ra những phương pháp được sử dụng để chẩn đoán tình trạng không duỗi thẳng được chân hoặc chân không gập được hết.
Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh:Chụp X quang;MRI.Thăm khám khớp gối để xác định cấu trúc bị tổn thương:Đứt gân cơ tứ đầu đùi: xương bánh chè lệch xuống dưới có thể sờ thấy;Đứt gân bánh chè: Xương bánh chè lệch lên trên;Gãy ngang xương bánh chè: sờ được khoảng trống ở giữa 2 mảnh xương bị gãy;Thăm khám dây chằng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/canh-giac-te-bi-chan-tay-sau-tai-bien-vi
[ "Thần kinh", "Phục hồi chức năng", "Đột quỵ", "Tê bì chân tay", "Tê bì chân tay sau tai biến" ]
Nguyên nhân chính gây tê bì chân tay sau tai biến là gì?
Đột quỵ xảy ra khi lưu lượng máu trong não bị cản trở. Khi các tế bào não bị thiếu máu giàu oxy, chúng bắt đầu chết và mất chức năng.Khu vực não bị ảnh hưởng bởi đột quỵ sẽ xác định các tác động thứ cấp xảy ra. Khi các tế bào não bị tổn thương sau một cơn đột quỵ, vùng não đó sẽ gặp khó khăn trong việc chỉ đạo các dây thần kinh cũng như các tế bào điều khiển các chức năng vận động. Chúng có xu hướng gặp khó khăn trong việc xử lý các thụ thể cảm giác, dẫn đến cảm giác tê ở chân tay ở những người bị đột quỵ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/canh-giac-te-bi-chan-tay-sau-tai-bien-vi
[ "Thần kinh", "Phục hồi chức năng", "Đột quỵ", "Tê bì chân tay", "Tê bì chân tay sau tai biến" ]
Hai vùng não nào đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cảm giác tê bì sau đột quỵ?
Hai vùng não quyết định sự tê bì sau đột quỵ là: Đồi thị và thùy chẩm.Đồi thị chịu trách nhiệm giải thích 98% tất cả các đầu vào cảm giác. Nói cách khác, thùy chẩm phân biệt đầu vào này với năm giác quan, bao gồm cả xúc giác.Do đó, tê bì sau đột quỵ thường thấy sau đột quỵ đồi thị hoặc đột quỵ thùy chẩm vì những vùng não này đóng vai trò lớn trong chức năng cảm giác.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/canh-giac-te-bi-chan-tay-sau-tai-bien-vi
[ "Thần kinh", "Phục hồi chức năng", "Đột quỵ", "Tê bì chân tay", "Tê bì chân tay sau tai biến" ]
Phương pháp phục hồi chức năng nào được sử dụng phổ biến nhất để thúc đẩy phục hồi vận động ở tay sau đột quỵ?
Liệu pháp gương được sử dụng phổ biến nhất để thúc đẩy phục hồi vận động ở tay sau đột quỵ, đặc biệt là khi cử động tay bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này làm cho nó trở thành một phương pháp phục hồi chức năng tuyệt vời cho chứng liệt tay sau đột quỵ.Hơn nữa, liệu pháp gương cũng đã được chứng minh là giúp cải thiện cảm giác sau đột quỵ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/40-tuoi-co-nen-mo-can-thi-vi
[ "Cận thị", "Viêm giác mạc", "Mắt", "Lão thị", "mổ cận thị", "Viêm màng bồ đào" ]
Liệu người 40 tuổi có nên mổ cận thị?
Nhiều người bệnh thường đặt ra câu hỏi liệu ở 40 tuổi có nên mổ cận thị hay không? Theo đó, ở giai đoạn 40 tuổi trở lên mắt sẽ bước vào giai đoạn lão thị, khả năng điều tiết của mắt sẽ giảm theo thời gian và với người có độ cận nhẹ có thể hết cận thị vào năm 60 tuổi. Thực hiện phẫu thuật khúc xạ ở độ tuổi này là hơi muộn, bởi sau mổ cận thị thì người bệnh chỉ không phải đeo kính cận khi nhìn xa nhưng để nhìn gần rõ lại phải chuyển sang đeo kính lão. Cũng có phương pháp phẫu thuật giúp người trên 40 tuổi có thể nhìn xa và gần đều rõ mà không cần đeo kính nhưng khi đó phẫu thuật sẽ phải tác động vào nội nhãn và có nguy cơ hơn các phẫu thuật khác.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/40-tuoi-co-nen-mo-can-thi-vi
[ "Cận thị", "Viêm giác mạc", "Mắt", "Lão thị", "mổ cận thị", "Viêm màng bồ đào" ]
Ở độ tuổi nào thì phù hợp để mổ cận thị?
Theo khuyến cáo từ các bác sĩ, trước khi thực hiện phẫu thuật mổ cận thị cần cân nhắc mục đích thực hiện, bởi nhiều người bệnh lựa chọn giải pháp mổ cận thị là để giải quyết vấn đề thẩm mỹ. Thực tế, trong trường hợp đeo kính không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì không nên phẫu thuật.Vậy mổ cận thị ở độ tuổi nào là thích hợp nhất? Theo đó, phẫu thuật khúc xạ được thực hiện khi người bệnh trên 18 tuổi và đến giai đoạn 40 – 45 tuổi thì không nên tiến hành.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/40-tuoi-co-nen-mo-can-thi-vi
[ "Cận thị", "Viêm giác mạc", "Mắt", "Lão thị", "mổ cận thị", "Viêm màng bồ đào" ]
Có những phương pháp mổ cận thị nào?
Mổ cận thị hay phẫu thuật khúc xạ được thực hiện bằng các phương pháp sử dụng tia laser như Lasik, Smile, PRK... Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng như sau:Phương pháp Lasik: là phương pháp sử dụng tia Laser excimer, Femtosecond laser và được dùng phổ biến nhất trong phẫu thuật khúc xạ. Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ tạo một phiến giác mạc mỏng, sau đó dùng tia laser để điều chỉnh lại giác mạc.Phương pháp PRK: Thực hiện theo nguyên tắc loại bỏ lớp biểu mô giác mạc, sau đó dùng tia laser tạo bề mặt phẳng hoặc cong. Mắt được phẫu thuật theo phương pháp này sẽ khỏi trong vòng 3 – 6 tháng. Tuy nhiên, PRK không được thực hiện nhiều như Lasik, vì phương pháp lasik ít để lại sẹo và đem lại cảm giác dễ chịu hơn sau phẫu thuật.Phương pháp Smile: Có độ chính xác cao, đem lại cảm giác nhẹ nhàng và dễ chịu cho người bệnh. Phương pháp này thường được sử dụng để điều trị cận thị và loạn thị cho người bệnh dưới 10 độ, giúp mắt không có biến chứng của cắt vạt và ít bị khô sau phẫu thuật.Với những ưu điểm vượt trội hơn nên phẫu thuật Lasik là phương pháp tối ưu nhất hiện nay, đặc biệt là trong các trường hợp điều trị cận thị nặng sẽ giúp phục hồi thị lực sau mổ nhanh và có thể điều trị cả hai mắt trong cùng một lần mổ. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật còn phụ thuộc vào tình trạng người bệnh như độ cận, loạn thị, độ tuổi và người trên 40 tuổi có nên mổ cận thị hay không...Xem ngay: Mổ lasik chữa cận thị có an toàn không?
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dau-don-vi-mong-chan-moc-nguoc-choc-vao-thit-vi
[ "Điều trị móng chân chọc vào thịt", "Móng chân chọc vào thịt", "Móng chân chọc vào thịt có mủ", "Nhiễm trùng móng chân", "Móng quặp" ]
Móng chân mọc ngược là gì?
Móng chân mọc ngược là một tình trạng phổ biến trong đó góc hoặc một bên của móng chân mọc vào phần thịt mềm. Kết quả là gây đau, đỏ, sưng và đôi khi là nhiễm trùng.Thông thường thì bạn có thể tự chăm sóc móng chân mọc ngược. Nếu móng chân mọc ngược chọc vào thịt gây đau đớn nhiều, bác sĩ có thể thực hiện các bước để giảm bớt sự khó chịu và tránh các biến chứng. Nếu bạn bị tiểu đường hoặc một tình trạng khác khiến máu lưu thông kém đến chân, bạn sẽ có nhiều nguy cơ bị biến chứng móng chân mọc ngược hơn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dau-don-vi-mong-chan-moc-nguoc-choc-vao-thit-vi
[ "Điều trị móng chân chọc vào thịt", "Móng chân chọc vào thịt", "Móng chân chọc vào thịt có mủ", "Nhiễm trùng móng chân", "Móng quặp" ]
Nguyên nhân nào khiến móng chân mọc ngược?
Nhiều thứ có thể khiến móng chân mọc ngược, bao gồm:Cắt móng chân không đúng cách khiến góc cạnh của móng có thể mọc vào daMóng chân cong, không đềuGiày dép gây áp lực nhiều lên ngón chân cái dẫn đến tình trạng móng chân cái mọc ngược, chẳng hạn như tất hoặc giày quá chật, hẹp hoặc bằng phẳng đối với bàn chân của bạnChấn thương móng chân, bao gồm cộm ngón chân, làm rơi vật nặng vào chân hoặc đá bóng liên tụcVệ sinh chân không đúng cách, ví dụ như không giữ cho chân sạch hoặc khôKhuynh hướng di truyềnBạn có nguy cơ cao dễ bị móng chân mọc ngược hơn nếu bạn thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao sử dụng chân nhiều. Các hoạt động mà bạn đá liên tục vào một vật hoặc tạo áp lực lên chân trong thời gian dài có thể gây tổn thương móng chân và làm tăng nguy cơ móng chân mọc ngược. Các hoạt động này bao gồm: Múa ballet, đá bóng, kickboxing,... Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến móng chân mọc ngược
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dau-don-vi-mong-chan-moc-nguoc-choc-vao-thit-vi
[ "Điều trị móng chân chọc vào thịt", "Móng chân chọc vào thịt", "Móng chân chọc vào thịt có mủ", "Nhiễm trùng móng chân", "Móng quặp" ]
Triệu chứng của móng chân mọc ngược là gì?
Móng chân mọc ngược có thể gây đau đớn và chúng thường trở nên trầm trọng hơn theo từng giai đoạn. Các dấu hiệu ở giai đoạn đầu bao gồm:Da bên cạnh móng trở nên mềm, sưng hoặc cứngĐau khi đè lên ngón chânChất lỏng tích tụ quanh ngón chânNếu móng chân mọc ngược khiến ngón chân của bạn bị nhiễm trùng, các triệu chứng có thể bao gồm:Da đỏ, sưng tấyĐau đớnChảy máuMóng chân mọc ngược có mủPhát triển quá mức của da xung quanh ngón chân
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/40-tuoi-nieng-rang-duoc-khong-vi
[ "Răng mọc lệch", "Chỉnh nha", "Niềng răng trong suốt Invisalign", "răng hàm mặt", "Niềng răng", "Viêm nha chu" ]
Người 40 tuổi niềng răng có được không?
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha được sử dụng phổ biến để có một hàm răng đều, đẹp. Trong trường hợp răng mọc không đều, hô, vẩu thì việc áp dụng kỹ thuật niềng răng sẽ đem lại nhiều lợi ích như:Khắc phục tình trạng răng mọc lệch, giúp cấu trúc hàm răng đều và hài hòa với tổng thể gương mặt, đem lại vẻ đẹp thẩm mỹ cao và nụ cười đẹp cho gương mặt, giúp bạn tự tin trong giao tiếp, thuận lợi hơn trong cuộc sống.Niềng răng giúp việc phát âm trở nên lưu loát hơn, cải thiện khả năng ăn uống như nhai, nuốt... Bên cạnh đó, quá trình vệ sinh răng miệng cũng sẽ dễ dàng hơn, hạn chế các bệnh lý về răng miệng, giảm tình trạng tiêu xương răng, thái hóa xương hàm...Chính vì vậy, người 40 tuổi có nên niềng răng hay không đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo đó, độ tuổi thích hợp nhất để thực hiện niềng răng là từ 6 – 8 tuổi. Bởi đây là giai đoạn hệ xương của cơ thể đang phát triển, các răng cố định vừa mọc hết nhưng chúng lại chưa thực sự vững chắc, nên khi thực hiện niềng răng sẽ dễ dàng tác động và sử dụng mắc cài để di chuyển răng về vị trí mới. Tuy nhiên, trên thực tế ở độ tuổi lớn hơn, thậm chí ở người 40 tuổi niềng răng vẫn được thực hiện và đem lại hiệu quả điều trị cao. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ chỉnh nha thì phương pháp niềng răng không hề giới hạn về độ tuổi. Ở bất kỳ độ tuổi nào cũng đều có thể thực hiện kỹ thuật chỉnh nha để cải thiện tình trạng hàm răng không thẩm mỹ.Tuy nhiên, quá trình niềng răng ở người 40 tuổi thường phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn so với các độ tuổi trước đó. Nguyên nhân là do ở giai đoạn 40 tuổi trở đi, xương và răng đã phát triển hoàn thiện và nằm cứng nhắc trên vị trí hàm nên rất khó di chuyển về vị trí mới như mong muốn. Ngoài ra, ở tuổi trưởng thành thì răng của bạn đã trải qua một thời gian làm việc dài nên dễ gặp phải các tình trạng như mòn men răng, viêm tủy, viêm nướu, viêm nha chu... Vì vậy, để niềng răng có hiệu quả bạn cần thực hiện các điều trị tiền chỉnh nha một cách triệt để. Mục đích điều trị tiền chỉnh nha đầu tiên là giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng, sau là để đảm bảo an toàn trong suốt thời gian niềng răng, hạn chế các trường hợp bệnh lý ảnh hưởng đến kết quả thực hiện.Người 40 tuổi nói riêng hay bất cứ độ tuổi nào nói chung cần phải được tiến hành chụp X – quang răng để khảo sát và đánh giá tổng thể về xương răng trước khi tiến hành niềng răng. Bác sĩ điều trị sẽ thông qua phim chụp X – quang để đánh giá và phát hiện sớm tình trạng răng mọc lệch, mọc ngầm, tiêu xương răng mà không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Thông qua đó, bác sĩ dự đoán được hướng, mức dịch chuyển của răng và lên kế hoạch chi tiết điều trị.Xem ngay: Niềng răng là gì? Lợi ích khi niềng răng
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/40-tuoi-nieng-rang-duoc-khong-vi
[ "Răng mọc lệch", "Chỉnh nha", "Niềng răng trong suốt Invisalign", "răng hàm mặt", "Niềng răng", "Viêm nha chu" ]
Người 40 tuổi niềng răng có lâu không?
Bên cạnh câu hỏi người 40 tuổi có niềng răng được không thì vấn đề thời gian niềng răng cũng được nhiều người quan tâm. Ở người 40 tuổi cấu trúc xương hàm mang tính hoàn thiện và ổn định. Vì vậy, nếu thực hiện phương pháp niềng răng thì quá trình dịch chuyển chân răng sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian hơn so với niềng răng khi còn trẻ. Vậy nên niềng răng ở người 40 tuổi đòi hỏi tính nhẫn nại, kiên trì gấp 3, 4 lần người trẻ.Theo đó ở kỹ thuật niềng răng, mức độ dịch chuyển của răng mỗi tháng khoảng từ 0,5 – 1 mm đối với độ tuổi thanh thiếu niên, nên thời gian niềng răng trung bình khoảng 2 năm. Đối với người 40 tuổi thì mức độ và tốc độ dịch chuyển của răng sẽ chậm hơn, vì vậy khoảng thời gian niềng răng sẽ dài hơn. Thời gian niềng cụ thể còn phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng răng miệng của mỗi người. Vì vậy, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định: Bạn có đủ kiên nhẫn để tuân theo liệu trình của bác sĩ khi thực hiện hay không, bạn được và mất gì khi niềng răng...Xem ngay: Giá niềng năng hiện nay bao nhiêu và được tính như thế nào?
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/40-tuoi-nieng-rang-duoc-khong-vi
[ "Răng mọc lệch", "Chỉnh nha", "Niềng răng trong suốt Invisalign", "răng hàm mặt", "Niềng răng", "Viêm nha chu" ]
Phương pháp niềng răng đem lại thẩm mỹ cho người 40 tuổi như thế nào?
Hiện nay niềng răng trong suốt Invisalign được xem là phương pháp hiệu quả cao trong điều trị những ca niềng có độ phức tạp từ dễ đến khó, đặc biệt là ở người 40 tuổi niềng răng. Phương pháp này có nhiều cải tiến và ưu điểm rõ rệt như sau:Khay niềng Invisalign được chế tác từ nhựa dẻo nha khoa trong suốt, vì vậy sẽ giúp người bệnh không bị lộ khay niềng khi đang đeo, thoải mái khi mang niềng và không cần lo lắng về vẻ ngoài khi xuất hiện trước nhiều người.Khay niềng Invisalign có khả năng dễ tháo lắp nên giúp cho quá trình vệ sinh, ăn uống của người bệnh đơn giản hơn nhiều.Khay niềng được thiết kế theo từng số đo của người bệnh, ôm sát hàm răng nên giúp người bệnh vô cùng thoải mái khi đeo niềng răng, không bị cản trở khi nói, vấn đề phát âm chuẩn cũng sẽ không gặp trở ngại.Không gặp phải các vấn đề bắn thun, xước nát trong khoang miệng gây đau đớn như khi đeo niềng răng mắc cài.Bên cạnh những ưu điểm thì phương pháp niềng Invisalign cũng có nhược điểm là lực kéo chỉnh hạn chế hơn so với niềng răng mắc cài nên người bệnh cần chấp nhận thời gian niềng răng lâu hơn.Như vậy, niềng răng là kỹ thuật không giới hạn về độ tuổi mà chủ yếu dựa vào tình trạng răng miệng và sức khỏe của người bệnh. Ở độ tuổi 40 trở lên hoàn toàn có thể thực hiện niềng răng để cải thiện tình trạng răng miệng và đem lại tính thẩm mỹ cao hơn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thuong-xuyen-te-bi-chan-tay-la-dau-hieu-cua-benh-gi-vi
[ "Thoái hóa cột sống cổ", "Đau vai gáy", "Paracetamol", "Thuốc giảm đau", "Rối loạn lipid máu", "Viêm khớp", "Tê bì chân tay", "Dược Bảo Minh" ]
Tê bì chân tay thường xuất hiện ở những vị trí nào trên cơ thể?
Triệu chứng tê bì chân tay có thể xuất hiện ở các ngón chân, bàn chân, tay, cánh tay, bả vai, đùi, mông, vùng thắt lưng...Người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, nhiều khi mất đi cảm giác, có lúc lại đau đớn tùy vào tình trạng cụ thể của từng người.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thuong-xuyen-te-bi-chan-tay-la-dau-hieu-cua-benh-gi-vi
[ "Thoái hóa cột sống cổ", "Đau vai gáy", "Paracetamol", "Thuốc giảm đau", "Rối loạn lipid máu", "Viêm khớp", "Tê bì chân tay", "Dược Bảo Minh" ]
Ngoài tê bì chân tay, người bệnh còn có thể gặp phải những triệu chứng nào khác?
Cũng tùy nguyên nhân gây ra tình trạng tê bì chân tay mà người bệnh có các dấu hiệu đi kèm như đau vai gáy, đau thắt lưng do thoái hóa cột sống, đau dọc đường dây thần kinh do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Thậm chí, người bệnh có thể bị liệt vận động, với các biểu hiện như ăn nhiều nhưng sụt cân nhiều...
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thuong-xuyen-te-bi-chan-tay-la-dau-hieu-cua-benh-gi-vi
[ "Thoái hóa cột sống cổ", "Đau vai gáy", "Paracetamol", "Thuốc giảm đau", "Rối loạn lipid máu", "Viêm khớp", "Tê bì chân tay", "Dược Bảo Minh" ]
Nguyên nhân phổ biến nào dẫn đến tình trạng tê bì chân tay thường xuyên?
Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng tê bì chân tay thường xuyên là ít vận động, chế độ ăn uống không hợp lý cộng thêm áp lực cuộc sống...Bên cạnh đó, tê bì chân tay thường xuyên còn xuất hiện trong một số trường hợp sau:Phụ nữ có thai ở cuối thai kỳ thường có triệu chứng tê bì chân tay do thai chèn ép các mạch máu, dây thần kinh khiến việc tuần hoàn máu khó hơn. Bởi vậy khi ở một tư thế lâu, khi ngủ bị chèn ép, thực hiện các động tác ngồi xổm, đứng lâu sẽ bị tê bì tay chân thường xuyên.Mạch máu và thần kinh bị chèn ép khiến máu khó lưu thông dẫn đến tê bì chân tay. Các tư thế đứng ngồi, ngủ sai tư thế, lao động nặng, ngồi liên tục... là các nguyên nhân dẫn đến tê chức chân tay thường xuyên.Một số trường hợp tê bì chân tay do thời tiết thay đổi, đặc biệt khi chuyển mùa, trời lạnh, gây rối loạn cảm giác.Một số loại thuốc gây tác dụng phụ tê bì chân tay.Người bệnh đái tháo đường thường có triệu chứng tê nhức chân tay do biến chứng của bệnh.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hormon-tuyen-giap-quan-trong-nhu-nao-vi
[ "Cường giáp", "Suy giáp", "Bướu cổ lan tỏa", "Hormon tuyến giáp", "Nội tiết", "Xạ hình tuyến giáp", "Tuyến yên", "Tuyến giáp" ]
Tuyến giáp đóng vai trò gì trong cơ thể?
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết tố quan trọng, có vai trò trong quá trình trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển của cơ thể con người. Nó giúp điều chỉnh nhiều chức năng của cơ thể bằng cách liên tục giải phóng một lượng ổn định các hormone tuyến giáp vào máu. Nếu cơ thể cần nhiều năng lượng trong một số tình huống nhất định (ví dụ như lạnh hoặc trong thời kỳ mang thai) thì tuyến giáp sản xuất nhiều hormone hơn.Cơ quan này được tìm thấy ở phía trước cổ, bên dưới thanh quản. Nó có hình con bướm, hai thùy bên nằm dựa vào và xung quanh khí quản, được nối với nhau ở phía trước bởi một dải mô hẹp.Trung bình tuyến giáp nặng từ 20 đến 60 gam. Nó được bao quanh phía trước là da và cơ, phía sau là khí quản. Bao bên ngoài được kết nối với các cơ thanh quản và nhiều mạch máu cũng như dây thần kinh quan trọng. Có mô liên kết lỏng lẻo giữa bên trong và bên ngoài nang, vì vậy tuyến giáp có thể di chuyển và thay đổi vị trí của nó khi chúng ta nuốt.Bản thân mô tuyến giáp bao gồm rất nhiều tiểu thùy riêng lẻ được bao bọc trong các lớp mô liên kết mỏng. Những tiểu thùy này chứa một số lượng lớn các túi nhỏ (túi) được gọi là nang chứa các hormon tuyến giáp dưới dạng các giọt nhỏ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hormon-tuyen-giap-quan-trong-nhu-nao-vi
[ "Cường giáp", "Suy giáp", "Bướu cổ lan tỏa", "Hormon tuyến giáp", "Nội tiết", "Xạ hình tuyến giáp", "Tuyến yên", "Tuyến giáp" ]
Tuyến giáp tiết ra những loại hormone nào?
Tuyến giáp sản xuất ba loại hormone sau đây:- Hormone Triiodothyronine (còn được gọi là T3)- Hormone Tetraiodothyronine (còn được gọi là thyroxine hoặc T4)- Hormon CalcitoninNói một cách chính xác, chỉ có T3 và T4 là kích thích tố tuyến giáp thích hợp. Chúng được tạo ra trong tế bào biểu mô nang của tuyến giáp.Iốt là một trong những thành phần chính xây dựng nên cả hai loại hóc môn tuyến giáp này. Cơ thể chúng ta không thể sản xuất iốt, vì vậy chúng ta cần phải cung cấp đủ trong chế độ ăn uống của mình. Iốt được hấp thụ vào máu của từ thức ăn trong ruột. Sau đó, nó được đưa đến tuyến giáp, nơi cuối cùng nó được sử dụng để tạo ra các hormon tuyến giáp.Đôi khi cơ thể chúng ta cần nhiều hoặc ít hormone tuyến giáp hơn. Để tạo ra lượng hormone phù hợp chính xác, tuyến giáp cần sự trợ giúp của một tuyến khác đó là tuyến yên. Tuyến yên “thông báo” cho tuyến giáp về việc giải phóng nhiều hay ít hormone vào máu. Do đó, tuyến yên được xem như hormone kích thích tuyến giáp. Ngoài ra, một lượng hormone tuyến giáp nhất định được gắn vào các protein vận chuyển trong máu. Nếu cơ thể cần nhiều hormone hơn, T3 và T4 có thể được giải phóng khỏi các protein trong máu và thực hiện công việc của chúng.Hormone thứ ba do tuyến giáp sản xuất được gọi là calcitonin. Calcitonin được tạo ra bởi tế bào C. Nó tham gia vào quá trình chuyển hóa canxi và xương.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hormon-tuyen-giap-quan-trong-nhu-nao-vi
[ "Cường giáp", "Suy giáp", "Bướu cổ lan tỏa", "Hormon tuyến giáp", "Nội tiết", "Xạ hình tuyến giáp", "Tuyến yên", "Tuyến giáp" ]
Sự mất cân bằng hormone tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Tuyến giáp hoạt động quá mức (còn được gọi là cường giáp) xảy ra nếu tuyến giáp tạo ra quá nhiều hormone. Tình trạng này là một chức năng bất thường của tuyến giáp. Các hormone được sản xuất bởi tuyến giáp là T4 và T3, chúng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động cơ thể. Vì lý do này, khi có sự mất cân bằng, chẳng hạn như T4 cao, nó có thể ảnh hưởng sâu đến hầu hết mọi khía cạnh sức khỏe của bạn.Nếu tuyến giáp kém hoạt động (suy giáp) có nghĩa là nó không sản xuất đủ hormone. Vì mục đích chính của hormone tuyến giáp là "điều hành quá trình trao đổi chất của cơ thể", do đó những người bị tình trạng này sẽ có các triệu chứng liên quan đến quá trình trao đổi chất chậm.Tuyến giáp cũng có thể phát triển về kích thước. Đôi khi toàn bộ tuyến giáp trở nên to ra (bướu cổ lan tỏa) hoặc xuất hiện các cục riêng lẻ được gọi là nốt phát triển trong tuyến (bướu cổ dạng nốt). Một cuộc kiểm tra đặc biệt được gọi là xạ hình tuyến giáp có thể sử dụng để xem liệu các nốt này có sản xuất lượng hormone bất thường hay không. Nếu chúng tạo ra nhiều hormone hơn phần còn lại của mô tuyến giáp, chúng được gọi là nốt "nóng". Nếu chúng tạo ra ít hơn, chúng được gọi là nốt "lạnh".
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phong-tranh-nga-cho-nguoi-benh-vi
[ "Phòng tránh ngã", "Người cao tuổi", "Gãy xương", "Xương khớp", "Sơ cứu tại nhà", "Người già", "Sơ cứu", "Chấn thương" ]
Những ai có nguy cơ bị ngã cao?
Người già là đối tượng có nguy cơ bị ngã cao hơn, bên cạnh đó những người có tiền sử ngã, rối loạn nghe nhìn, yếu cơ, đau khớp, dáng đi mất thăng bằng, chóng mặt, giảm cảm giác ngoại biên, bệnh lý tim mạch, tụt huyết áp tư thế, bệnh lý thần kinh: Parkinson, động kinh - mất trí, đột quỵ, trầm cảm, mắc các bệnh lý cấp tính hoặc bán cấp, tình trạng đi tiểu không kiểm soát, mất nước, cần hỗ trợ di chuyển khi khám ngoại trú đều có nguy cơ bị ngã.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phong-tranh-nga-cho-nguoi-benh-vi
[ "Phòng tránh ngã", "Người cao tuổi", "Gãy xương", "Xương khớp", "Sơ cứu tại nhà", "Người già", "Sơ cứu", "Chấn thương" ]
Làm cách nào để đảm bảo an toàn cho người bệnh khi đứng dậy khỏi giường?
Khi muốn đứng lên và đi, người bệnh nên ngồi tại giường một lúc trước khi đứng dậy, chân chắc chắn, đứng dậy chậm rãi, vững vàng. Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện 1 số bài tập đơn giản trước khi đứng dậy khỏi giường hoặc ghế: Làm quen với các vật dụng và môi trường xung quanh, loại bỏ các đồ vật gây vướng víu, đặt các đồ vật cần thiết ngay tầm với. Sử dụng gậy chống, kiểm tra hao mòn của đệm cao su, không tựa vào các đồ đạc của bệnh viện vì chúng thường có bánh xe.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phong-tranh-nga-cho-nguoi-benh-vi
[ "Phòng tránh ngã", "Người cao tuổi", "Gãy xương", "Xương khớp", "Sơ cứu tại nhà", "Người già", "Sơ cứu", "Chấn thương" ]
Những điều cần lưu ý để phòng ngừa ngã cho người bệnh trong bệnh viện?
- Báo ngay cho nhân viên y tế khi người bệnh sợ ngã/ có tiền sử ngã/ đã từng ngã trong vòng 3 tháng qua. - Đảm bảo người bệnh nghe - nhìn tốt: Bật đèn sáng trước khi đứng dậy. Kính đeo mắt để trong tầm tay. - Đảm bảo dép đi vừa chân, đủ ma sát, không trơn trượt, nếu không chắc chắn => Báo nhân viên y tế đổi dép. - Cẩn thận khi đi vào phòng tắm hoặc đi vệ sinh vì nền nhà có thể trơn trượt. - Tránh nơi có biển báo trơn trượt. - Báo Điều dưỡng hoặc HouseKeepings khi thấy sàn nhà trơn ướt. - Bấm chuông gọi Điều dưỡng khi cần hỗ trợ, đặc biệt khi quý vị thấy mệt, chóng mặt, có vấn đề về thị lực, khó khăn khi đi lại... - Tuyệt đối không trèo qua thành giường để xuống đất vì sẽ làm tăng nguy cơ ngã và tăng khả năng chấn thương nặng của người bệnh.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri-dau-dau-man-tinh-hieu-qua-vi
[ "Thần kinh", "QnA", "Tâm thần", "Rối loạn hành vi", "Đau đầu kinh niên" ]
Mẹ tôi bị đau đầu mãn tính, gần đây bà ấy có biểu hiện thay đổi tính cách, thậm chí còn đập đầu vào tường. Vậy nguyên nhân có thể là gì?
Đau đầu có nhiều nguyên nhân, nếu mẹ của bạn đau đầu mà có những triệu chứng như bạn kể trên là thay đổi tính cách, đập đầu vào tường... thì có biểu hiện rối loạn hành vi và tính cách.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri-dau-dau-man-tinh-hieu-qua-vi
[ "Thần kinh", "QnA", "Tâm thần", "Rối loạn hành vi", "Đau đầu kinh niên" ]
Làm sao để điều trị chứng đau đầu mãn tính kèm theo rối loạn hành vi?
Tùy thuộc vào nguyên nhân mà các chuyên gia y tế sẽ đưa ra các phương án điều trị chứng rối loạn hành vi khác nhau. Các bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp trị liệu về hành vi hoặc trò chuyện để giúp người bệnh bày tỏ và kiểm soát cảm xúc đúng mực. Trong trường hợp rối loạn tâm thần khác nhau, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để điều trị các bệnh này.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri-dau-dau-man-tinh-hieu-qua-vi
[ "Thần kinh", "QnA", "Tâm thần", "Rối loạn hành vi", "Đau đầu kinh niên" ]
Tôi nên đưa mẹ tôi đi khám bác sĩ nào để được tư vấn và điều trị hiệu quả?
Bạn cần đưa mẹ bạn đến khám bác sĩ nội thần kinh và bác sĩ tâm thần để thăm khám, tư vấn và có kế hoạch điều trị cụ thể nhé.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dau-bung-duoi-sau-tan-soi-qua-da-co-sao-khong-vi
[ "Sỏi thận", "Tiết niệu", "Xước niêm mạc bàng quang", "QnA", "Tán sỏi qua da", "Đau bụng dưới" ]
Sau khi tán sỏi thận qua da, tại sao tôi lại bị đau bụng dưới?
Sau khi tán sỏi thì viên sỏi sẽ vỡ vụn và các mảnh vụn sẽ trôi theo nước tiểu ra ngoài. Tuy nhiên, một số vụn sỏi có thể gây xước niêm mạc bàng quang, niệu đạo hoặc kẹt lại ở bàng quang, niệu đạo dẫn đến đau bụng dưới.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dau-bung-duoi-sau-tan-soi-qua-da-co-sao-khong-vi
[ "Sỏi thận", "Tiết niệu", "Xước niêm mạc bàng quang", "QnA", "Tán sỏi qua da", "Đau bụng dưới" ]
Đau bụng dưới sau tán sỏi thận qua da kéo dài, tôi nên làm gì?
Nếu đau bụng dưới kéo dài sau tán sỏi bạn nên đến khám lại tại phòng khám tiết niệu để tìm lý do, từ đó có biện pháp điều trị cụ thể.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dau-bung-duoi-sau-tan-soi-qua-da-co-sao-khong-vi
[ "Sỏi thận", "Tiết niệu", "Xước niêm mạc bàng quang", "QnA", "Tán sỏi qua da", "Đau bụng dưới" ]
Tôi muốn được tư vấn thêm về tình trạng đau bụng dưới sau tán sỏi thận qua da, tôi có thể làm gì?
Nếu bạn còn thắc mắc về đau bụng dưới sau tán sỏi thận qua da, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tiem-hormone-gh-va-tap-duc-co-tang-chieu-cao-khong-vi
[ "Dinh dưỡng", "Hormone GH", "Chiều cao", "QnA", "Hormone tăng trưởng GH" ]
Chào bác sĩ, em là nam, năm nay 22 tuổi, em đã hết tuổi phát triển chiều cao mà mới cao 1m65. Em muốn hỏi là tiêm hormone GH và tập thể dục có thể tăng chiều cao không ạ?
Chào bạn, Với câu hỏi “Tiêm hormone GH và tập thể dục có thể tăng chiều cao không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau: Thiếu hụt hormone tăng trưởng GH là một rối loạn nội tiết phổ biến nhất, biểu hiện bằng tình trạng thấp lùn. Những bệnh nhân bị thiếu hormone tăng trưởng không được điều trị bổ sung hormone GH thường có chiều cao cuối cùng (chiều cao khi trưởng thành) như sau: đối với nam giới khoảng 134 – 146 cm, nữ giới khoảng 128 – 134 cm. Thông thường, chiều cao của trẻ tăng trưởng nhiều nhất là vào những năm đầu đời và trong giai đoạn dậy thì. Sau giai đoạn dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ dần tăng chậm và sẽ dừng tăng trưởng ở độ tuổi từ 22 – 25 tuổi. Bạn là nam, năm nay 22 tuổi, có chiều cao 1m65. Như vậy, so với quy định thì chiều cao của bạn vẫn trong giới hạn bình thường. Bước qua tuổi 25, cơ thể của người trưởng thành sẽ không còn phát triển chiều cao mà chỉ có thể cải thiện được chỉ số cân nặng sao cho cân bằng với chiều cao. Điều bạn cần làm đó là xây dựng chế độ dinh dưỡng bằng cách bổ sung hàm lượng canxi, photpho, collagen để hỗ trợ phát triển chiều cao và giúp tăng cường hệ cơ xương chắc khỏe. Bạn nên thường xuyên vận động cơ thể, tập thể dục, chơi thể thao mỗi ngày như bóng rổ, bơi lội, cầu lông, đi bộ, đạp xe, xà đơn,... Đồng thời, chú trọng các hoạt động ngoài trời để kết hợp vừa rèn luyện cơ thể dẻo dai và hấp thụ vitamin D tự nhiên. Tận dụng thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không nên quá thức khuya và tập thói quen ngủ trước 23 giờ mỗi ngày. Bổ sung các loại thực phẩm chức năng chứa hàm lượng canxi, collagen và các dưỡng chất khác để hỗ trợ cải thiện hệ cơ xương dẻo dai. Tập thói quen uống nhiều nước, nhất là các loại nước giàu canxi và chất khoáng như nước kiềm ion. Bởi vì nước kèm ion được chứng minh là có mối quan hệ mật thiết với mật độ xương và canxi trong cơ thể. Nếu còn băn khoăn thắc mắc về chiều cao của mình,bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để nhờ sự tư vấn chuyên sâu từ các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng nhé. Nếu bạn còn thắc mắc về tiêm hormone GH, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe. Trân trọng!
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tiem-hormone-gh-va-tap-duc-co-tang-chieu-cao-khong-vi
[ "Dinh dưỡng", "Hormone GH", "Chiều cao", "QnA", "Hormone tăng trưởng GH" ]
Tiêm hormone GH có giúp tăng chiều cao cho người đã trưởng thành không?
Thiếu hụt hormone tăng trưởng GH là một rối loạn nội tiết phổ biến nhất, biểu hiện bằng tình trạng thấp lùn. Những bệnh nhân bị thiếu hormone tăng trưởng không được điều trị bổ sung hormone GH thường có chiều cao cuối cùng (chiều cao khi trưởng thành) như sau: đối với nam giới khoảng 134 – 146 cm, nữ giới khoảng 128 – 134 cm. Thông thường, chiều cao của trẻ tăng trưởng nhiều nhất là vào những năm đầu đời và trong giai đoạn dậy thì. Sau giai đoạn dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ dần tăng chậm và sẽ dừng tăng trưởng ở độ tuổi từ 22 – 25 tuổi. Bạn là nam, năm nay 22 tuổi, có chiều cao 1m65. Như vậy, so với quy định thì chiều cao của bạn vẫn trong giới hạn bình thường. Bước qua tuổi 25, cơ thể của người trưởng thành sẽ không còn phát triển chiều cao mà chỉ có thể cải thiện được chỉ số cân nặng sao cho cân bằng với chiều cao.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tiem-hormone-gh-va-tap-duc-co-tang-chieu-cao-khong-vi
[ "Dinh dưỡng", "Hormone GH", "Chiều cao", "QnA", "Hormone tăng trưởng GH" ]
Ngoài việc tiêm hormone GH, còn cách nào khác để cải thiện chiều cao cho người trưởng thành?
Điều bạn cần làm đó là xây dựng chế độ dinh dưỡng bằng cách bổ sung hàm lượng canxi, photpho, collagen để hỗ trợ phát triển chiều cao và giúp tăng cường hệ cơ xương chắc khỏe. Bạn nên thường xuyên vận động cơ thể, tập thể dục, chơi thể thao mỗi ngày như bóng rổ, bơi lội, cầu lông, đi bộ, đạp xe, xà đơn,... Đồng thời, chú trọng các hoạt động ngoài trời để kết hợp vừa rèn luyện cơ thể dẻo dai và hấp thụ vitamin D tự nhiên. Tận dụng thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không nên quá thức khuya và tập thói quen ngủ trước 23 giờ mỗi ngày. Bổ sung các loại thực phẩm chức năng chứa hàm lượng canxi, collagen và các dưỡng chất khác để hỗ trợ cải thiện hệ cơ xương dẻo dai. Tập thói quen uống nhiều nước, nhất là các loại nước giàu canxi và chất khoáng như nước kiềm ion. Bởi vì nước kèm ion được chứng minh là có mối quan hệ mật thiết với mật độ xương và canxi trong cơ thể.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguyen-nhan-cam-cum-dan-den-hoi-mieng-la-do-dau-vi
[ "Hơi thở có mùi hôi", "Sức khỏe tổng quát", "Hôi miệng", "Cảm cúm", "QnA" ]
Chào bác sĩ, Em bị cảm cúm đã 3-4 ngày nay. Bác sĩ cho em hỏi nguyên nhân cảm cúm dẫn đến hôi miệng là do đâu?
Chào bạn,Với câu hỏi “Nguyên nhân cảm cúm dẫn đến hôi miệng là do đâu?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:Bị cảm cúm rồi mà vẫn bị hôi miệng tức là bạn phải tìm nguyên nhân của hôi miệng. Hôi miệng là một căn bệnh gây ra mùi hôi khó chịu trong hơi thở khi thoát ra ngoài. Đây không phải là tình trạng hiếm gặp, chiếm tỷ lệ 40% dân số. Căn bệnh này không gây ra nguy hiểm thế nhưng khiến cuộc sống bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bệnh nhân thường tự ti và ngại giao tiếp với người khác.Hơi thở có mùi hôi khó chịu do sự kết hợp của các hợp chất lưu huỳnh bay hơi. Việc tìm hiểu các nguyên nhân gây ra bệnh sẽ giúp bạn khắc phục được căn bệnh này. Dưới đây là một số nguyên nhân được xác định là thủ phạm gây ra chứng hôi miệng:Hơi thở hôi vào buổi sớm: Đa phần ai cũng sẽ có hơi thở hôi với các mức độ khác nhau sau khi thức dậy vào buổi sáng. Việc này là bình thường và diễn ra do miệng bị khô và ứ đọng suốt nhiều giờ liền khi ngủ. Tình trạng này rất dễ nhận biết khi lượng nước bọt tăng nhanh chóng ngay khi bạn bắt đầu bữa sáng.Khô miệng: Mùi hôi ở miệng có liên quan đến khô miệng nguyên nhân do tình trạng suy giảm cơ chế chải rửa xuất phát từ sự suy giảm lượng nước bọt. Nguyên nhân thường gặp là do giấc ngủ ban đêm. Những nguyên nhân gây khô miệng khác bao gồm: sự mất nước, tác dụng phụ của việc dùng thuốc chống suy nhược Tricyclic, hội chứng Sjogren, xạ trị,...Thức ăn, thức uống và dùng thuốc: Hóa chất có trong thức ăn có khả năng đi vào máu qua hệ thống mao mạch. Đa phần mọi người thường quen với mùi tỏi, thức ăn cay, đồ uống có chứa cồn trong hơi thở của những người hôi miệng mới dùng những thực phẩm ấy. Một số loại thuốc điều trị bệnh lý khác và thuốc hóa trị có thể gây ra bệnh.Hút thuốc lá: Đây là nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh do khi hít khói thuốc lá vào thì mùi hôi trong hơi thở sẽ đi theo khói bay ra ngoài. Ngoài ra, hút thuốc còn khiến cho bệnh nướu tiến triển nặng hơn - nguyên nhân gây ra mùi hôi ở miệng.Ăn kiêng hoặc tuyệt thực: Ăn kiêng, tuyệt thực có khả năng khiến hơi thở có mùi ngọt bệnh lý. Nguyên nhân do một loại hóa chất tên là Ketones hình thành trong quá trình phân hủy các chất béo.Bệnh lý y khoa: Một số người mắc bệnh mũi có thể xuất hiện mùi hôi trong miệng. Chẳng hạn như polyp trong mũi, bệnh viêm xoang hay có vật lạ bị kẹt bên trong mũi sẽ tạo ra mùi hôi ở miệng nặng nề. Đối với trường hợp này, mùi hôi chỉ xuất hiện hay diễn tiến nghiêm trọng khi thở bằng mũi. Mùi hôi sẽ không đáng kể nếu thở bằng miệng.Tình trạng viêm nhiễm, có bướu trong phổi, họng, miệng hoặc amygdale có thể gây ra hôi miệng. Những bệnh lý y khoa này sẽ có các biểu hiện đặc trưng đi kèm với mùi hôi. Chẳng hạn như nghẹt mũi, đau đầu, sốt,...Hội chứng mùi cá: Đây là bệnh lý y khoa ít gặp thế nhưng cũng cần phải lưu ý. Bệnh này khiến cho cơ thể và hơi thở toát ra mùi đặc biệt tương tự mùi cá. Hội chứng này do cơ thể bị mất khả năng phân hủy trimethylaminuria - chất có trong một vài loại thực phẩm. Sau đó sự tích tụ trimethylaminuria được giải phóng ra ngoài thông qua mồ hôi, nước tiểu và hơi thở.Thức ăn bị nhồi nhét: Việc chải răng thường ngày không thể lấy được tất cả mảnh thức ăn trong các kẽ răng. Thức ăn sau khi bị phân hủy sẽ gây ra mùi hôi khó chịu. Việc chải răng sẽ không thể làm sạch được các kẽ răng và ngăn ngừa tình trạng này.Mảng bám, vôi răng và nha chu: Các mảng bám răng là những chất mềm có màu trắng xuất hiện trên bề mặt răng. Chúng được hình thành khi có sự kết hợp giữa vi khuẩn với thức ăn và nước bọt. Vôi răng hay còn gọi là cao răng, là các mảng bám bị vôi hóa khiến chúng trở nên cứng hơn và dính chặt vào răng.Bệnh nha chu có nghĩa là sự viêm nhiễm xảy ra quanh răng. Nếu nướu có biểu hiện viêm, chảy máu khi đánh răng tức là bạn đã mắc bệnh nha chu. Bệnh nha chu có thể xảy ra từ mức độ nhẹ cho đến nặngBựa lưỡi: Một số người có bựa ở phía sau lưng lưỡi mà y học vẫn chưa thể giải thích được hiện tượng này, có thể do chất nhầy chảy ra ở mũi sau. Trong bựa lưỡi có thể chứa vi khuẩn và cũng là lý do tại sao một số người giữ vệ sinh răng miệng tốt vẫn có mùi hôi ở miệng.Dưới đây là 2 cách chủ yếu giúp bạn xác định được mình có bị hôi miệng hay không:Tự kiểm tra: bạn úp lòng bàn tay lại sau đó thở ra bằng miệng rồi hửi mùi trong lòng bàn tay xem có mùi khó chịu hay không. Ngoài ra, có thể ngửi mùi trên chỉ nha khoa để xác định xem hơi thở của mình có mùi hay không. Một cách kiểm tra khác chính là nhờ người xung quanh xác định khi tiếp xúc gần họ.Sử dụng thiết bị y tế: tự kiểm tra sẽ không chính xác hoàn toàn do phụ thuộc vào cách cảm mùi của từng người khác nhau. Tại các cơ sở chuyên khoa sẽ có máy halimeter giúp kiểm tra mùi hơi thở. Phương pháp này có thể xác định chính xác tình trạng và nguyên nhân gây bệnh, từ đó xác định được biện pháp xử lý thích hợp.Biện pháp xử lý bệnh hôi miệng:Vệ sinh răng miệng đúng cách: xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng sau khi ăn và đánh răng đúng cách để bảo vệ răng miệng khỏe mạnh, đánh bay mùi hôi ở miệng. Ngoài ra cần thay bàn chải đánh răng khoảng 4 tháng/lần.Sử dụng chỉ nha khoa: bên trong khoang miệng, không chỉ có răng miệng cần được vệ sinh mà lưỡi cũng rất cần được làm sạch do lưỡi cũng là nơi có nhiều vi khuẩn bám vào. Giữ vệ sinh sạch sẽ cho răng và lưỡi sẽ giúp chúng ta cải thiện được tình trạng hơi thở có mùi.Uống nhiều nước: cơ thể rất cần được cung cấp đủ nước vừa giúp bảo vệ sức khỏe vừa giúp ngăn ngừa mùi hôi trong miệng. Những ai mắc chứng khô miệng do bệnh lý cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chữa trị.Duy trì chế độ ăn uống khoa học: chế độ ăn có ảnh hưởng quan trọng đến mùi hơi thở. Những người có mùi hôi ở miệng cần kiêng dùng hành tỏi, thức ăn cay nóng, thực phẩm có nhiều đường,...Lấy cao răng khoảng 6 tháng/lần nhằm loại bỏ tác nhân gây mùi trong hơi thở.Điều trị dứt điểm các bệnh lý như trào ngược dạ dày - tá tràng, bệnh gan,...Hôi miệng là căn bệnh gây ra nỗi ám ảnh cho nhiều người tuy không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người bệnh. Vì vậy hãy chú ý bảo vệ, chăm sóc sức khỏe răng miệng thật tốt để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.Nếu bạn còn thắc mắc về nguyên nhân cảm cúm dẫn đến hôi miệng do đâu, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.Trân trọng!
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguyen-nhan-cam-cum-dan-den-hoi-mieng-la-do-dau-vi
[ "Hơi thở có mùi hôi", "Sức khỏe tổng quát", "Hôi miệng", "Cảm cúm", "QnA" ]
Bác sĩ cho em hỏi nguyên nhân phổ biến nhất gây hôi miệng là gì?
Hơi thở hôi vào buổi sớm: Đa phần ai cũng sẽ có hơi thở hôi với các mức độ khác nhau sau khi thức dậy vào buổi sáng. Việc này là bình thường và diễn ra do miệng bị khô và ứ đọng suốt nhiều giờ liền khi ngủ. Tình trạng này rất dễ nhận biết khi lượng nước bọt tăng nhanh chóng ngay khi bạn bắt đầu bữa sáng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguyen-nhan-cam-cum-dan-den-hoi-mieng-la-do-dau-vi
[ "Hơi thở có mùi hôi", "Sức khỏe tổng quát", "Hôi miệng", "Cảm cúm", "QnA" ]
Em bị hôi miệng do khô miệng, vậy bác sĩ cho em biết những nguyên nhân nào dẫn đến khô miệng?
Khô miệng: Mùi hôi ở miệng có liên quan đến khô miệng nguyên nhân do tình trạng suy giảm cơ chế chải rửa xuất phát từ sự suy giảm lượng nước bọt. Nguyên nhân thường gặp là do giấc ngủ ban đêm. Những nguyên nhân gây khô miệng khác bao gồm: sự mất nước, tác dụng phụ của việc dùng thuốc chống suy nhược Tricyclic, hội chứng Sjogren, xạ trị,...
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-chua-tri-benh-cuong-giap-vi
[ "Nội tiết", "Điều trị cường giáp", "Iod phóng xạ", "Bệnh Basedow", "QnA", "Cường giáp" ]
Hội chứng cường giáp có nguyên nhân phổ biến nhất là gì?
Hội chứng cường giáp mà nguyên nhân hay gặp nhất là bệnh Basedow.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-chua-tri-benh-cuong-giap-vi
[ "Nội tiết", "Điều trị cường giáp", "Iod phóng xạ", "Bệnh Basedow", "QnA", "Cường giáp" ]
Có những phương pháp nào để chữa trị bệnh cường giáp?
Bệnh có thể chữa khỏi được bằng 1 trong 3 phương pháp điều trị: Dùng thuốc (nội khoa), iod phóng xạ hoặc phẫu thuật.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-chua-tri-benh-cuong-giap-vi
[ "Nội tiết", "Điều trị cường giáp", "Iod phóng xạ", "Bệnh Basedow", "QnA", "Cường giáp" ]
Làm sao để biết được phương pháp điều trị nào phù hợp với bản thân?
Tùy từng ca bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị phù hợp, thời gian nhanh hay chậm tùy theo ca bệnh và biện pháp điều trị. Bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Nội tiết để có lời tư vấn đúng đắn nhất.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nhiem-khuan-tiet-nieu-kem-dau-moi-vung-chau-co-sao-khong-vi
[ "Nhiễm khuẩn tiết niệu", "QnA", "Đau mỏi lưng", "Đau vùng chậu", "bệnh thận", "Tiết niệu", "Vi khuẩn lao" ]
Chào bác sĩ, cháu có chẩn đoán là bị nhiễm khuẩn tiết niệu từ 26/2 nhưng cháu uống thuốc đến hiện tại vẫn chưa khỏi. Cháu vẫn còn các triệu chứng như sốt nhẹ, ớn lạnh nhẹ, đau và nóng bụng dưới bên trái, cũng như nóng vùng bụng dưới sườn trái, cháu còn bị đau mỏi lưng và vùng chậu. Cháu không biết cháu có đang bị bệnh thận không (cháu có đi khám ở bệnh viện gần nhà thì qua tổng phân tích nước tiểu và siêu âm không có giá trị nào bất thường). Vậy bác sĩ cho cháu hỏi nhiễm khuẩn tiết niệu kèm đau mỏi vùng chậu có sao không? Cháu cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn, Với câu hỏi “Nhiễm khuẩn tiết niệu kèm đau mỏi vùng chậu có sao không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau: Nhiễm khuẩn tiết niệu có nhiễm khuẩn trên (thận - bể thận) và dưới (bàng quang - niệu đạo). Nguyên nhân có thể do vi khuẩn thông thường, có thể do vi khuẩn lao,... Việc bạn vẫn còn triệu chứng kéo dài như vậy nên đi khám lại, có thể cần làm các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác. Nếu bạn còn thắc mắc về nhiễm khuẩn tiết niệu, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe. Trân trọng!
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nhiem-khuan-tiet-nieu-kem-dau-moi-vung-chau-co-sao-khong-vi
[ "Nhiễm khuẩn tiết niệu", "QnA", "Đau mỏi lưng", "Đau vùng chậu", "bệnh thận", "Tiết niệu", "Vi khuẩn lao" ]
Nhiễm khuẩn tiết niệu có thể do những nguyên nhân nào?
Nhiễm khuẩn tiết niệu có nhiễm khuẩn trên (thận - bể thận) và dưới (bàng quang - niệu đạo). Nguyên nhân có thể do vi khuẩn thông thường, có thể do vi khuẩn lao,...
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nhiem-khuan-tiet-nieu-kem-dau-moi-vung-chau-co-sao-khong-vi
[ "Nhiễm khuẩn tiết niệu", "QnA", "Đau mỏi lưng", "Đau vùng chậu", "bệnh thận", "Tiết niệu", "Vi khuẩn lao" ]
Làm sao để biết chính xác nguyên nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu?
Việc bạn vẫn còn triệu chứng kéo dài như vậy nên đi khám lại, có thể cần làm các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tieu-nhieu-ve-dem-co-sao-khong-vi
[ "Nguyên nhân tiểu đêm nhiều", "Tiết niệu", "Tiểu nhiều về đêm", "QnA", "Bàng quang tăng hoạt" ]
Chào bác sĩ, Buổi tối thường từ 7 giờ đến 1 giờ đêm mà em đi tiểu khoảng 20 lần. Bác sĩ cho em hỏi tiểu nhiều về đêm có sao không?
Với câu hỏi “Tiểu nhiều về đêm có sao không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau: Bạn bị tiểu nhiều về đêm, có thể bạn đang có tình trạng bàng quang tăng hoạt động, ở người trẻ có thể do căng thẳng. Việc đi tiểu quá nhiều trong đêm như vậy ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và công việc. Bạn cần đi khám chuyên khoa Tiết niệu để bác sĩ đánh giá và hướng dẫn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tieu-nhieu-ve-dem-co-sao-khong-vi
[ "Nguyên nhân tiểu đêm nhiều", "Tiết niệu", "Tiểu nhiều về đêm", "QnA", "Bàng quang tăng hoạt" ]
Em bị tiểu nhiều về đêm, nguyên nhân có thể là gì?
Bạn bị tiểu nhiều về đêm, có thể bạn đang có tình trạng bàng quang tăng hoạt động, ở người trẻ có thể do căng thẳng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tieu-nhieu-ve-dem-co-sao-khong-vi
[ "Nguyên nhân tiểu đêm nhiều", "Tiết niệu", "Tiểu nhiều về đêm", "QnA", "Bàng quang tăng hoạt" ]
Em bị tiểu nhiều về đêm, em nên làm gì?
Việc đi tiểu quá nhiều trong đêm như vậy ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và công việc. Bạn cần đi khám chuyên khoa Tiết niệu để bác sĩ đánh giá và hướng dẫn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chi-so-xet-nghiem-tieu-duong-cao-nen-dung-thuoc-nao-vi
[ "Viên hạ đường huyết", "Tiểu đường", "Xét nghiệm Glucose", "Nội tiết", "QnA", "Insulin" ]
Chỉ số xét nghiệm tiểu đường cao là bao nhiêu thì cần được tư vấn điều trị?
Chồng bạn nếu xét nghiệm glucose máu lớn hơn 12 mmol/l là chỉ số cao, chồng bạn cần được tư vấn điều trị (bằng thuốc viên hạ đường huyết hoặc insulin) và cần được khám bác sĩ chuyên khoa Nội tiết để được tư vấn điều trị phù hợp.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chi-so-xet-nghiem-tieu-duong-cao-nen-dung-thuoc-nao-vi
[ "Viên hạ đường huyết", "Tiểu đường", "Xét nghiệm Glucose", "Nội tiết", "QnA", "Insulin" ]
Khi chỉ số xét nghiệm tiểu đường cao, chồng tôi có thể được điều trị bằng những phương pháp nào?
Chồng bạn nếu xét nghiệm glucose máu lớn hơn 12 mmol/l là chỉ số cao, chồng bạn cần được tư vấn điều trị (bằng thuốc viên hạ đường huyết hoặc insulin) và cần được khám bác sĩ chuyên khoa Nội tiết để được tư vấn điều trị phù hợp.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chi-so-xet-nghiem-tieu-duong-cao-nen-dung-thuoc-nao-vi
[ "Viên hạ đường huyết", "Tiểu đường", "Xét nghiệm Glucose", "Nội tiết", "QnA", "Insulin" ]
Tôi muốn tìm hiểu thêm về bệnh tiểu đường, tôi có thể làm gì?
Nếu bạn còn thắc mắc về tiểu đường, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dai-buot-va-dai-ra-mau-co-phai-trieu-chung-cua-viem-duong-tiet-nieu-khong-vi
[ "Nội khoa", "Nước tiểu có nhiều bọt", "Sốt", "QnA", "Đái buốt", "Đái ra máu" ]
Viêm đường tiết niệu là gì và ảnh hưởng đến những vị trí nào trong cơ thể?
Viêm đường tiết niệu (Urinary tract infection) là tình trạng nhiễm trùng ở bất kỳ vị trí nào của đường hệ tiết niệu như thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Hầu hết các nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra ở cơ quan tiết niệu dưới gồm bàng quang và niệu đạo.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dai-buot-va-dai-ra-mau-co-phai-trieu-chung-cua-viem-duong-tiet-nieu-khong-vi
[ "Nội khoa", "Nước tiểu có nhiều bọt", "Sốt", "QnA", "Đái buốt", "Đái ra máu" ]
Bên cạnh đái buốt, còn những triệu chứng nào khác của viêm đường tiết niệu?
Viêm đường tiết niệu không phải khi nào cũng có triệu chứng để người bệnh có thể phát hiện, tuy nhiên, có thể có các triệu chứng như sau: Thường xuyên kích thích đi tiểu Cảm giác đau buốt và nóng rát khi đi tiểu Đi nhiều nhưng lượng nước tiểu ít Nước tiểu có nhiều bọt Nước tiểu màu hồng, màu đỏ hoặc màu cola - đây là dấu hiệu có máu trong nước tiểu Nước tiểu có mùi nặng
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dai-buot-va-dai-ra-mau-co-phai-trieu-chung-cua-viem-duong-tiet-nieu-khong-vi
[ "Nội khoa", "Nước tiểu có nhiều bọt", "Sốt", "QnA", "Đái buốt", "Đái ra máu" ]
Nếu nghi ngờ chồng mình bị viêm đường tiết niệu, mình nên làm gì?
Chồng bạn có triệu chứng viêm đường tiết niệu. Vì vậy, chồng bạn cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa Tiết niệu để chẩn đoán và kê toa điều trị.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nuoc-tieu-co-mau-bat-thuong-la-dau-hieu-benh-gi-vi
[ "Tiết niệu", "QnA", "Tiểu ra màu xanh", "Tiêu đêm", "Màu sắc nước tiểu bất thường" ]
Nước tiểu có màu bất thường là dấu hiệu bệnh gì?
Màu bình thường của nước tiểu là màu vàng nhạt (khi cơ thể đủ nước) hoặc màu vàng sậm (khi cơ thể thiếu nước). Nếu nước tiểu có màu khác những màu khi có thể là màu của thực phẩm, thuốc mà cơ thể sử dụng thải qua đường tiểu. Tuy nhiên, nếu màu sắc nước tiểu bất thường kéo dài cần đến khám để bác sĩ đánh giá trực tiếp.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nuoc-tieu-co-mau-bat-thuong-la-dau-hieu-benh-gi-vi
[ "Tiết niệu", "QnA", "Tiểu ra màu xanh", "Tiêu đêm", "Màu sắc nước tiểu bất thường" ]
Bác sĩ không thể trả lời chính xác về việc tiểu đêm và nước tiểu ít do uống thuốc vì lý do gì?
Bạn bị bệnh rồi uống thuốc và tiểu đêm mà nước tiểu không nhiều thì bác sĩ không thể trả lời chính xác được vì bác sĩ không rõ bệnh của bạn là gì và thuốc bạn đang sử dụng là gì, thuốc đó có ảnh hưởng thận hay không,...
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nuoc-tieu-co-mau-bat-thuong-la-dau-hieu-benh-gi-vi
[ "Tiết niệu", "QnA", "Tiểu ra màu xanh", "Tiêu đêm", "Màu sắc nước tiểu bất thường" ]
Nên làm gì khi nước tiểu có màu sắc bất thường?
Tốt nhất, bạn nên đến thăm khám bác sĩ để được kiểm tra chính xác. Nếu bạn còn thắc mắc về nước tiểu có màu bất thường, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-dieu-tri-quai-bi-cho-nam-gioi-vi
[ "Viêm tụy cấp", "Truyền nhiễm", "QnA", "Viêm tinh hoàn", "Quai bị", "Biến chứng quai bị" ]
Bệnh quai bị có thuốc điều trị đặc hiệu không?
Hiện nay, bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị hỗ trợ (hạ sốt, uống nhiều nước và điện giải), phòng ngừa theo dõi các biến chứng của bệnh như viêm não, viêm tinh hoàn, viêm tụy cấp.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-dieu-tri-quai-bi-cho-nam-gioi-vi
[ "Viêm tụy cấp", "Truyền nhiễm", "QnA", "Viêm tinh hoàn", "Quai bị", "Biến chứng quai bị" ]
Điều trị quai bị bao gồm những gì?
Hiện nay, bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị hỗ trợ (hạ sốt, uống nhiều nước và điện giải), phòng ngừa theo dõi các biến chứng của bệnh như viêm não, viêm tinh hoàn, viêm tụy cấp. Bạn cần hạn chế các loại thực phẩm cứng, các thức ăn nóng, cần nghỉ ngơi thoải mái.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-dieu-tri-quai-bi-cho-nam-gioi-vi
[ "Viêm tụy cấp", "Truyền nhiễm", "QnA", "Viêm tinh hoàn", "Quai bị", "Biến chứng quai bị" ]
Ngoài điều trị, cần lưu ý gì khi bị quai bị?
Hiện nay, bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị hỗ trợ (hạ sốt, uống nhiều nước và điện giải), phòng ngừa theo dõi các biến chứng của bệnh như viêm não, viêm tinh hoàn, viêm tụy cấp. Bạn cần hạn chế các loại thực phẩm cứng, các thức ăn nóng, cần nghỉ ngơi thoải mái.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguoi-nong-nhung-ret-run-dau-dau-met-moi-la-benh-gi-vi
[ "Sốt virus", "Đau đầu", "QnA", "Truyền nhiễm", "Sốt rét", "Mệt mỏi" ]
Những triệu chứng nào có thể là dấu hiệu của bệnh sốt virus?
Với các triệu chứng trên có thể bạn bị sốt virus. Để khẳng định chẩn đoán chính xác nhất bạn nên đến khám bệnh tại các sở y tế hoặc bệnh viện sớm để có hướng điều trị tốt nhất cho bạn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguoi-nong-nhung-ret-run-dau-dau-met-moi-la-benh-gi-vi
[ "Sốt virus", "Đau đầu", "QnA", "Truyền nhiễm", "Sốt rét", "Mệt mỏi" ]
Làm cách nào để biết chính xác mình bị bệnh gì khi có các triệu chứng như người nóng nhưng rét run, đau đầu, mệt mỏi?
Với các triệu chứng trên có thể bạn bị sốt virus. Để khẳng định chẩn đoán chính xác nhất bạn nên đến khám bệnh tại các sở y tế hoặc bệnh viện sớm để có hướng điều trị tốt nhất cho bạn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguoi-nong-nhung-ret-run-dau-dau-met-moi-la-benh-gi-vi
[ "Sốt virus", "Đau đầu", "QnA", "Truyền nhiễm", "Sốt rét", "Mệt mỏi" ]
Nếu tôi vẫn còn băn khoăn về tình trạng của mình, tôi có thể làm gì?
Nếu bạn còn thắc mắc về người nóng nhưng rét run, đau đầu, mệt mỏi là bệnh gì, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/viem-phe-quan-dang-hen-va-hen-suyen-co-phai-cung-1-benh-khong-vi
[ "Khó thở", "V", "Hen suyễn", "QnA", "Viêm đường thở", "U phổi", "Viêm phế quản dạng hen" ]
Viêm phế quản dạng hen và hen suyễn có phải cùng một bệnh không?
Trước đây, có nhiều tên gọi về bệnh như: Suyễn, viêm phế quản dạng hen, co thắt phế quản. Nhưng hiện nay khi có kỹ thuật thăm dò chức năng hô hấp và kỹ thuật đo mức độ viêm đường thở kết hợp với chẩn đoán hình ảnh thì các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác bệnh hen phế quản. Một dạng viêm mãn tính đường thở và được xác nhận khi đo chức năng hô hấp có rối loạn thông khí tắc nghẽn và làm test phục hồi phế quản dương tính. Khi làm các thăm dò này cũng sẽ phân biệt với các bệnh như: U phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,... Đối với người bị hen thì các triệu chứng tái phát rất hay xuất hiện khi điều trị không chế mức độ viêm đường thở không hiệu quả. Nếu tuân thủ thuốc tốt và theo dõi mức độ viêm đường thở được khống chế thì sẽ kiểm soát được tình trạng bệnh tái phát
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/viem-phe-quan-dang-hen-va-hen-suyen-co-phai-cung-1-benh-khong-vi
[ "Khó thở", "V", "Hen suyễn", "QnA", "Viêm đường thở", "U phổi", "Viêm phế quản dạng hen" ]
Nếu bị hen suyễn thì triệu chứng tái phát có thể xuất hiện khi nào?
Đối với người bị hen thì các triệu chứng tái phát rất hay xuất hiện khi điều trị không chế mức độ viêm đường thở không hiệu quả. Nếu tuân thủ thuốc tốt và theo dõi mức độ viêm đường thở được khống chế thì sẽ kiểm soát được tình trạng bệnh tái phát
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/viem-phe-quan-dang-hen-va-hen-suyen-co-phai-cung-1-benh-khong-vi
[ "Khó thở", "V", "Hen suyễn", "QnA", "Viêm đường thở", "U phổi", "Viêm phế quản dạng hen" ]
Làm cách nào để kiểm soát bệnh hen suyễn?
Nếu tuân thủ thuốc tốt và theo dõi mức độ viêm đường thở được khống chế thì sẽ kiểm soát được tình trạng bệnh tái phát
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/che-do-cho-me-nuoi-con-bu-vi
[ "Táo bón", "QnA", "Bổ sung chất xơ", "Bổ sung Vitamin", "Giai đoạn nuôi con bú", "Chế độ dinh dưỡng cho con bú", "Dinh dưỡng" ]
Chế độ ăn uống như thế nào giúp mẹ có nhiều sữa và sữa mát để bé không bị táo bón?
Để có nhiều sữa, bạn cần có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý và cho con bú tối đa theo nhu cầu, bú đúng cách. Chế độ dinh dưỡng cần đủ năng lượng, chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, ưu tiên thực phẩm giàu đạm (thịt, cá, trứng, đậu hạt, sữa và chế phẩm,...), canxi (sữa và chế phẩm,...) chất xơ (rau củ quả) thay đổi món ăn thường xuyên, nhiều loại thức ăn để đảm bảo đủ vitamin và chất khoáng. Nhu cầu nước từ 2,0-2,5 lít/ngày (8-10 ly) có thể từ sữa, nước trái cây, nước canh, nước đun sôi để nguội. Trong thời gian nuôi con bú, bạn nên hạn chế uống nước trà, nước ngọt có ga, rượu, cà phê, các loại gia vị (hành, tiêu, ớt, tỏi,...). Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo lắng, buồn phiền, giận dữ, mất ngủ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/che-do-cho-me-nuoi-con-bu-vi
[ "Táo bón", "QnA", "Bổ sung chất xơ", "Bổ sung Vitamin", "Giai đoạn nuôi con bú", "Chế độ dinh dưỡng cho con bú", "Dinh dưỡng" ]
Ngoài chế độ ăn uống, mẹ nuôi con bú cần lưu ý gì để có nhiều sữa?
Để có nhiều sữa, bạn cần có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý và cho con bú tối đa theo nhu cầu, bú đúng cách. Chế độ dinh dưỡng cần đủ năng lượng, chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, ưu tiên thực phẩm giàu đạm (thịt, cá, trứng, đậu hạt, sữa và chế phẩm,...), canxi (sữa và chế phẩm,...) chất xơ (rau củ quả) thay đổi món ăn thường xuyên, nhiều loại thức ăn để đảm bảo đủ vitamin và chất khoáng. Nhu cầu nước từ 2,0-2,5 lít/ngày (8-10 ly) có thể từ sữa, nước trái cây, nước canh, nước đun sôi để nguội. Trong thời gian nuôi con bú, bạn nên hạn chế uống nước trà, nước ngọt có ga, rượu, cà phê, các loại gia vị (hành, tiêu, ớt, tỏi,...). Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo lắng, buồn phiền, giận dữ, mất ngủ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/che-do-cho-me-nuoi-con-bu-vi
[ "Táo bón", "QnA", "Bổ sung chất xơ", "Bổ sung Vitamin", "Giai đoạn nuôi con bú", "Chế độ dinh dưỡng cho con bú", "Dinh dưỡng" ]
Nên ăn uống như thế nào để sữa mẹ nhiều và mát?
Để có nhiều sữa, bạn cần có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý và cho con bú tối đa theo nhu cầu, bú đúng cách. Chế độ dinh dưỡng cần đủ năng lượng, chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, ưu tiên thực phẩm giàu đạm (thịt, cá, trứng, đậu hạt, sữa và chế phẩm,...), canxi (sữa và chế phẩm,...) chất xơ (rau củ quả) thay đổi món ăn thường xuyên, nhiều loại thức ăn để đảm bảo đủ vitamin và chất khoáng. Nhu cầu nước từ 2,0-2,5 lít/ngày (8-10 ly) có thể từ sữa, nước trái cây, nước canh, nước đun sôi để nguội. Trong thời gian nuôi con bú, bạn nên hạn chế uống nước trà, nước ngọt có ga, rượu, cà phê, các loại gia vị (hành, tiêu, ớt, tỏi,...). Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo lắng, buồn phiền, giận dữ, mất ngủ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dieu-tri-roi-loan-kinh-thuc-vat-nhu-nao-vi
[ "Mất ngủ", "Căng thẳng", "Lo âu", "QnA", "Rối loạn thần kinh thực vật", "Nội Thần kinh", "Mệt mỏi" ]
Rối loạn thần kinh thực vật là gì và có gây nguy hiểm đến tính mạng không?
Rối loạn thần kinh thực vật không phải là một loại bệnh cụ thể mà chỉ là những rối loạn hoạt động thần kinh tự động. Rối loạn thần kinh thực vật không gây tử vong, nhưng làm giảm hoạt động hoặc ảnh hưởng đến chức năng tự động của cơ thể như nhịp tim, huyết áp, mồ hôi, tiêu hóa...
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dieu-tri-roi-loan-kinh-thuc-vat-nhu-nao-vi
[ "Mất ngủ", "Căng thẳng", "Lo âu", "QnA", "Rối loạn thần kinh thực vật", "Nội Thần kinh", "Mệt mỏi" ]
Làm sao để điều trị rối loạn thần kinh thực vật hiệu quả?
Hiện nay, việc điều trị rối loạn thần kinh thực vật chủ yếu là điều trị các nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên, cho đến nay thì mới chỉ điều trị được các triệu chứng của bệnh.Về thuốc tác dụng trên hệ thần kinh thực vật, các loại thuốc thường được dùng để điều trị rối loạn thần kinh thực vật gồm: thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa mất ngủ và các rối loạn lo âu, thuốc điều chỉnh động ruột, thuốc tim mạch, thuốc giảm tiết mồ hôi. Kết hợp các phương pháp vật lý trị liệu như xông hơi thuốc trên huyệt, xoa bóp, bấm huyệt cũng giúp cho việc điều trị bệnh nhanh khỏi hơn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dieu-tri-roi-loan-kinh-thuc-vat-nhu-nao-vi
[ "Mất ngủ", "Căng thẳng", "Lo âu", "QnA", "Rối loạn thần kinh thực vật", "Nội Thần kinh", "Mệt mỏi" ]
Tôi muốn được tư vấn và khám chữa rối loạn thần kinh thực vật, tôi nên làm gì?
Bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và có phương pháp điều trị thích hợp.Nếu bạn còn thắc mắc về rối loạn thần kinh thực vật, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm bạn nhé.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cuong-giap-co-dieu-tri-dut-diem-duoc-khong-vi
[ "Iod phóng xạ", "Nội tiết", "Bệnh Basedow", "QnA", "Cường giáp" ]
Cường giáp có điều trị dứt điểm được không?
Bạn bị cường giáp, mà nguyên nhân hay gặp nhất là bệnh Basedow. Bệnh có thể chữa khỏi được bằng 1 trong 3 phương pháp điều trị: Dùng thuốc (nội khoa), iod phóng xạ hoặc phẫu thuật. Tùy từng ca bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị phù hợp, thời gian nhanh hay chậm tùy theo ca bệnh và biện pháp điều trị. Bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Nội tiết để có lời tư vấn đúng đắn nhất.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cuong-giap-co-dieu-tri-dut-diem-duoc-khong-vi
[ "Iod phóng xạ", "Nội tiết", "Bệnh Basedow", "QnA", "Cường giáp" ]
Làm sao để biết phương pháp điều trị cường giáp nào phù hợp với mình?
Tùy từng ca bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị phù hợp, thời gian nhanh hay chậm tùy theo ca bệnh và biện pháp điều trị. Bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Nội tiết để có lời tư vấn đúng đắn nhất.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cuong-giap-co-dieu-tri-dut-diem-duoc-khong-vi
[ "Iod phóng xạ", "Nội tiết", "Bệnh Basedow", "QnA", "Cường giáp" ]
Nếu còn thắc mắc về cường giáp, em có thể làm gì?
Nếu bạn còn thắc mắc về cường giáp, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/u-tai-kem-dau-dau-sau-dieu-tri-chan-thuong-thung-mang-nhi-phai-lam-gi-vi
[ "Chấn thương thủng màng nhĩ", "Điều trị nội khoa thủng màng nhĩ", "Ù tai", "QnA", "Thủng màng nhĩ", "Tai mũi họng" ]
Chào bác sĩ, cháu bị tát mạnh vào 2 tai, tai trái bị thủng màng nhĩ đã uống thuốc 2 tuần nhưng hiện tại 2 tai cảm giác như bị bịt lại, đau đầu rất khó chịu. Cháu đã chụp CT não nhưng bác sĩ kết luận không có gì. Vậy bác sĩ cho hỏi ù tai kèm đau đầu sau điều trị chấn thương thủng màng nhĩ phải làm gì? Cảm ơn bác sĩ đã tư vấn ạ.
Bạn bị chấn thương thủng màng nhĩ, đã điều trị Nội khoa thủng màng nhĩ do chấn thương, tiên lượng liền lại màng nhĩ rất cao. Hiện tại, do chấn thương thủng nhĩ nên ù tai - nút tai rất khó chịu, tình trạng này sẽ cải thiện khi màng nhĩ liền lại hoàn toàn. Vì vậy, bạn nên khám đúng chuyên khoa Tai mũi họng để được các Bác sĩ có tư vấn điều trị thích hợp. Nếu bạn còn thắc mắc về việc ù tai kèm đau đầu sau điều trị chấn thương thủng màng nhĩ, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe. Trân trọng!
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/u-tai-kem-dau-dau-sau-dieu-tri-chan-thuong-thung-mang-nhi-phai-lam-gi-vi
[ "Chấn thương thủng màng nhĩ", "Điều trị nội khoa thủng màng nhĩ", "Ù tai", "QnA", "Thủng màng nhĩ", "Tai mũi họng" ]
Bác sĩ cho biết, hiện tượng ù tai - nút tai của tôi sau khi bị thủng màng nhĩ do chấn thương có phải là hiện tượng bình thường không?
Hiện tại, do chấn thương thủng nhĩ nên ù tai - nút tai rất khó chịu, tình trạng này sẽ cải thiện khi màng nhĩ liền lại hoàn toàn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/u-tai-kem-dau-dau-sau-dieu-tri-chan-thuong-thung-mang-nhi-phai-lam-gi-vi
[ "Chấn thương thủng màng nhĩ", "Điều trị nội khoa thủng màng nhĩ", "Ù tai", "QnA", "Thủng màng nhĩ", "Tai mũi họng" ]
Vậy bác sĩ có thể cho tôi biết, sau khi bị thủng màng nhĩ, tôi nên khám chuyên khoa nào để được tư vấn điều trị thích hợp?
Vì vậy, bạn nên khám đúng chuyên khoa Tai mũi họng để được các Bác sĩ có tư vấn điều trị thích hợp.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguoi-lon-tuoi-bi-suy-nhuoc-co-nen-dung-san-pham-nao-vi
[ "Điều trị suy nhược cơ thể", "QnA", "Sức khỏe tổng quát", "Nhiễm trùng toàn thân", "Suy nhược cơ thể", "Thiếu máu thiếu sắt" ]
Suy nhược cơ thể là gì và những triệu chứng nào báo hiệu tình trạng này?
Suy nhược cơ thể là triệu chứng mệt mỏi toàn thân (hội chứng mệt mỏi mãn tính), thời gian mắc bệnh có thể kéo dài ít nhất 6 tháng. Suy nhược cơ thể xảy ra mọi lứa tuổi ở nam và nữ, trong đó độ tuổi từ 20 – 40 có nguy cơ cao nhất, theo nghiên cứu, phụ nữ thường bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới. Suy nhược cơ thể nếu không được khắc phục kịp thời, bệnh có thể nặng lên và xuất hiện thêm nhiều triệu chứng như sợ hãi vô cớ, sống khép kín, không muốn tiếp xúc với người khác, kèm theo ác mộng về đêm khiến người bệnh không thể ngủ được hoặc khó ngủ. Từ đó, dẫn đến những hệ luỵ như tư duy kém, khó tập trung tư tưởng, hay quên, phản xạ thần kinh chậm lại, cử chỉ hành vi đôi khi không chính xác,... Với những dấu hiệu suy giảm sức khỏe kể trên, người bị suy nhược cơ thể sẽ không thích làm việc hoặc không hăng hái, mau mệt và năng suất cũng như chất lượng công việc kém,... Do vậy, họ thường gặp thất bại, chán nản và buông xuôi. Có thể dự đoán cơ thể có bị suy nhược hay không dựa vào các triệu chứng dưới đây: Mệt mỏi, kiệt sức, hay đổ mồ hôi trộm, da xanh xao, đôi khi ngất xỉu. Đau yếu kéo dài hơn 6 tháng. Viêm họng, đau cơ, đau khớp nhưng không sưng đỏ. Nổi hạch lympho mềm. Nhức đầu, khó ngủ. Thấy khó chịu kéo dài hơn 24 tiếng sau khi đã cố gắng hết sức. Khó nhớ hoặc kém tập trung về một vấn đề nào đó. Lo lắng, bối rối, bi quan, dễ cáu gắt. Thờ ơ và trầm cảm. Cảm giác chán ăn, đầy hơi, buồn nôn, giảm ngon miệng, sụt cân. Tính khí thất thường. Giảm khả năng tình dục.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguoi-lon-tuoi-bi-suy-nhuoc-co-nen-dung-san-pham-nao-vi
[ "Điều trị suy nhược cơ thể", "QnA", "Sức khỏe tổng quát", "Nhiễm trùng toàn thân", "Suy nhược cơ thể", "Thiếu máu thiếu sắt" ]
Nguyên nhân nào dẫn đến suy nhược cơ thể?
Một số nguyên nhân khiến cơ thể suy nhược như: Thiếu máu thiếu sắt, hạ đường huyết, nhiễm trùng toàn thân, tăng bạch cầu đơn nhân, suy giảm miễn dịch, thay đổi nồng độ hormone của vùng dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận, huyết áp thấp,... Suy nhược cơ thể cũng có thể không đo lường được như do nhiễm virus, viêm khớp dạng thấp hay Lupus. Một số người lao động quá sức, ăn uống kiêng khem, thiếu chất dinh dưỡng hoặc bệnh nhân sau phẫu thuật, sinh đẻ,... dễ dẫn đến bệnh này. Tuy nhiên trên thực tế, đa số trường hợp không có nguyên nhân rõ ràng hay từ căn bệnh cụ thể nào.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguoi-lon-tuoi-bi-suy-nhuoc-co-nen-dung-san-pham-nao-vi
[ "Điều trị suy nhược cơ thể", "QnA", "Sức khỏe tổng quát", "Nhiễm trùng toàn thân", "Suy nhược cơ thể", "Thiếu máu thiếu sắt" ]
Làm cách nào để phòng ngừa tình trạng suy nhược cơ thể?
Cách phòng ngừa: Có chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống điều độ. Cần đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường hoặc thay đổi nào của cơ thể. Điều này giúp bác sĩ xác định và điều trị sớm những vấn đề tìm ẩn trong cơ thể, đồng thời ngăn ngừa tình trạng suy nhược tiến triển xấu đi.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguyen-nhan-khien-ban-dai-rat-rat-kho-chiu-vi
[ "Tiết niệu", "Viêm bàng quang", "Són tiểu", "Video", "Tiểu rắt", "Bàng quang", "tiểu buốt" ]
Đái rắt là gì và những triệu chứng của nó là gì?
Rất nhiều người không biết “đái rắt là bệnh gì?”. Thực tế, đây là căn bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề ở thận nguy hiểm. Khi bị đái rắt, người bệnh sẽ có các triệu chứng như:Đi tiểu nhiều lần, thường là trên 7 lần vào ban ngày và hơn 2 lần vào ban đêm.Cảm giác đi tiểu xuất hiện đột ngột, rất khó nhịn, có thể són tiểu nếu không đi được ngay.Nước tiểu có màu đục, có bọt, thậm chí có máu.Đau rát khi đi tiểu và đau bụng dưới.Có thể bị nôn, sốt, mệt mỏi, sút cân, đau lưng hoặc đau hông.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguyen-nhan-khien-ban-dai-rat-rat-kho-chiu-vi
[ "Tiết niệu", "Viêm bàng quang", "Són tiểu", "Video", "Tiểu rắt", "Bàng quang", "tiểu buốt" ]
Những nguyên nhân nào gây ra đái rắt ở nam giới?
Theo ThS.BS Lê Phúc Liên - Vinmec Central Park, những người bình thường sẽ đi tiểu khoảng 8 lần/ ngày còn đối với những người bị đái rắt thì có thể số lần đi tiểu nhiều hơn 8 lần. Nguyên nhân gây đái rắt và tiểu buốt ở nam giới có thể là do:Phì đại tuyến tiền liệt;Hội chứng bàng quang kích thích
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguyen-nhan-khien-ban-dai-rat-rat-kho-chiu-vi
[ "Tiết niệu", "Viêm bàng quang", "Són tiểu", "Video", "Tiểu rắt", "Bàng quang", "tiểu buốt" ]
Những đối tượng nào có nguy cơ mắc đái rắt cao?
Một số đối tượng có nguy cơ mắc đái rắt cao chính là:Phụ nữ mắc đái rắt nhiều hơn nam giới do có trải qua quá trình sinh đẻNgười già, trẻ em thường có bàng quang yếu hơn nên dễ bị bệnh đái rắt.Người mắc các bệnh lý thần kinh, tiểu đường, tăng huyết áp, thừa cân, béo phì.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguoi-lon-cung-dai-dam-khi-ngu-vi-sao-vi
[ "Bệnh đái dầm", "Đái dầm khi ngủ", "Đái dầm ở trẻ em", "Video", "Sức khỏe của trẻ", "Hệ bài tiết", "Thận - Tiết niệu", "Bàng quang" ]
Có bao nhiêu phần trăm người lớn bị đái dầm khi ngủ?
Các bác sĩ cho biết có biết, khoảng 1-2 % người lớn đái dầm khi ngủ và con số thực tế có thể nhiều hơn bởi không phải ai cũng muốn chia sẻ vấn đề này.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguoi-lon-cung-dai-dam-khi-ngu-vi-sao-vi
[ "Bệnh đái dầm", "Đái dầm khi ngủ", "Đái dầm ở trẻ em", "Video", "Sức khỏe của trẻ", "Hệ bài tiết", "Thận - Tiết niệu", "Bàng quang" ]
Có những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đái dầm khi ngủ ở người lớn?
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Phúc Liên - Bệnh viện ĐKQT Vinmec Central Park, đối với tình trạng đái dầm khi ngủ ở người lớn thì có thể chia thành: Tiểu đêm, tiểu đêm và tiểu không kiểm soát. Trong đó tiểu đêm là tình trạng người lớn vẫn kiểm soát được việc đi tiểu nhưng lại nhiều hơn so với bình thường. Đây không phải là đái dầm khi ngủ mà là chứng tiểu nhiều lần do đa niệu về đêm hoặc mắc phải bệnh lý ở tuyến tiền liệt. Ngoài ra, có một số trường hợp thực sự là đái dầm ra quần khi ngủ, những người này sẽ không biết việc mình đi tiểu trong lúc ngủ. Nguyên nhân là do bệnh lý kích thích bàng quang trong thời gian dài, khiến người bệnh không kiểm soát được bàng quang trong khi ngủ. Cũng có trường hợp đái dầm ra quần vào ban ngày do tiểu không kiểm soát.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguoi-lon-cung-dai-dam-khi-ngu-vi-sao-vi
[ "Bệnh đái dầm", "Đái dầm khi ngủ", "Đái dầm ở trẻ em", "Video", "Sức khỏe của trẻ", "Hệ bài tiết", "Thận - Tiết niệu", "Bàng quang" ]
Cách điều trị đái dầm ở người lớn phụ thuộc vào yếu tố nào?
Tùy vào nguyên nhân sẽ có cách điều trị tình trạng đái dầm khi ngủ. Với những nguyên nhân là do bệnh lý tuyến tiền liệt thì người bệnh bắt buộc phải uống thuốc. Nếu uống thuốc không có tác dụng trị đái dầm ra quần thì phải phẫu thuật. Trường hợp đái dầm ra quần do đa niệu về đêm thì thường xảy ra ở người lớn tuổi, cần phải sử dụng thuốc. Nếu tiểu dầm do bàng quang kích thích thì người bệnh cần thay đổi lối sống sinh hoạt, thực hiện tập bang quang vào ban ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/ngay-cang-co-nhieu-u30-u40-bi-yeu-sinh-ly-vi
[ "Rối loạn cương dương", "Video", "Xuất tinh sớm", "Nam khoa", "Rối loạn cương dương ở người trẻ tuổi", "Testosterone" ]
Rối loạn cương dương là gì và tại sao gọi nó là yếu sinh lý lại không chính xác?
Theo Bác sĩ Nguyễn Khoa Bình - Khoa Thận – Tiết niệu - Bệnh viện ĐKQT Vinmec Nha Trang, rối loạn cương dương là người đàn ông không thể duy trì được sự cương dương để quan hệ tình dục. Có nhiều từ ngữ miêu tả về tình trạng này như trên bảo dưới không nghe, yếu sinh lý... Tuy nhiên, nếu gọi rối loạn cương dương là yếu sinh lý thì không thể phân biệt được với các tình trạng bệnh khác như xuất tinh sớm... và gây tâm lý nặng nề, sự tự trọng, sự tự tin của nam giới.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/ngay-cang-co-nhieu-u30-u40-bi-yeu-sinh-ly-vi
[ "Rối loạn cương dương", "Video", "Xuất tinh sớm", "Nam khoa", "Rối loạn cương dương ở người trẻ tuổi", "Testosterone" ]
Có những nguyên nhân nào gây ra rối loạn cương dương?
Cơ chế gây ra cương dương ở nam giới là sự phối hợp của rất nhiều cơ quan liên quan với nhau: Tâm lý, thần kinh, tim mạch, thể hang dương vật... rối loạn bất kì một khâu nào trong tiến tình trên đều có thể dẫn tới rối loạn cương dương. Ví dụ, đối với bệnh nhân tim mạch (xơ vữa động mạch, tim thiếu máu cục bộ...) sẽ làm giảm lượng máu tới dương vật và làm độ đàn hồi của thể hang mất đi dẫn tới rối loạn cương. Rối loạn cương có thể được coi là dấu hiệu đầu tiên của bệnh lý về tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Ngoài ra, có nhiều yếu tố có thể gây ra rối loạn cương ở nam giới như: Tình trạng rối loạn hormone Testosterone, đặc biệt là suy sinh dục, suy giáp, cường giáp, suy gan, suy thận, đái tháo đường, các bệnh lý thần kinh, tâm thần. Hơn nữa, các tình trạng rối loạn tâm lý (stress,...) và các thói quen xấu như sử dụng ma túy, uống bia rượu, thuốc lá, ít vận động,... của nam giới cũng có thể có nguy cơ gây ra rối loạn cương dương.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/ngay-cang-co-nhieu-u30-u40-bi-yeu-sinh-ly-vi
[ "Rối loạn cương dương", "Video", "Xuất tinh sớm", "Nam khoa", "Rối loạn cương dương ở người trẻ tuổi", "Testosterone" ]
Làm sao để điều trị rối loạn cương dương hiệu quả?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn cương do nhiều cơ chế phối hợp khác nhau, do đó người rối loạn cương dương phải được thăm khám toàn diện, xét nghiệm phù hợp để xác định nguyên nhân, xác định phân tầng nhóm mức độ nguy cơ bệnh. Từ đó, các bác sĩ sẽ chẩn đoán, tiên lượng và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/lam-nao-de-lai-suc-nhanh-sau-khi-mo-vi
[ "Phẫu thuật", "ERAS", "Tiêu hóa", "Ngoại khoa", "Giảm đau sau phẫu thuật", "Video" ]
Chương trình phục hồi nhanh chóng phẫu thuật Eras mang lại những lợi ích gì cho bệnh nhân?
Chương trình Eras có ý nghĩa rất lớn đối với bệnh nhân phẫu thuật như:Giúp giảm thiểu các biến chứng sau phẫu thuật;Giảm thiểu lượng thuốc đưa và cơ thể. Bệnh nhân chỉ sử dụng duy nhất 1 liều kháng sinh dự phòng trước mổ, và sau mổ, bệnh nhân không phải sử dụng kháng sinh;Giúp giảm chi phí điều trị cho người bệnh: rút ngắn thời gian nằm viện xuống 3-5 ngày.Từ những lợi ích của chương trình Eras mang lại sẽ giúp người bệnh giảm stress trong quá trình điều trị và hài lòng với chương trình. Vì vậy, chương trình Eras là một cuộc cách mạng trong y học mang lại nhiều ý nghĩa cho người bệnh.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/lam-nao-de-lai-suc-nhanh-sau-khi-mo-vi
[ "Phẫu thuật", "ERAS", "Tiêu hóa", "Ngoại khoa", "Giảm đau sau phẫu thuật", "Video" ]
Bệnh nhân tham gia chương trình Eras sẽ được hỗ trợ như thế nào trước khi phẫu thuật?
Trước mổ, bệnh nhân tham gia chương trình Eras sẽ được thảo luận bởi một hồi đồng gồm các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau như bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ gây mê hồi sức, bác sĩ dinh dưỡng, bác sĩ phục hồi chức năng... Hội đồng sẽ đưa ra phác đồ điều trị chi tiết, khoa học cho người bệnh.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/lam-nao-de-lai-suc-nhanh-sau-khi-mo-vi
[ "Phẫu thuật", "ERAS", "Tiêu hóa", "Ngoại khoa", "Giảm đau sau phẫu thuật", "Video" ]
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân tham gia chương trình Eras sẽ được theo dõi và hỗ trợ như thế nào?
Sau mổ, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn, quản lý chặt chẽ trong dùng thuốc, ăn uống, vận động phục hồi...
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/lam-sao-de-khong-say-nang-nong-vi
[ "Video", "Tia UV", "Tia cực tím", "Kem chống nắng", "Say nắng", "Say nóng", "Sức khỏe tổng quát", "Áo chống nắng" ]
Nguyên nhân nào dẫn đến say nắng, say nóng?
Nguyên nhân say nắng nóng: Người làm việc tại môi trường nắng nóng, ngoài trời Hoặc ngay cả nhân viên văn phòng trong môi trường nhưng phải ra ngoài khi nắng nóng.Cơ chế của bệnh: Do rối loạn trung tâm điều hòa nhiệt và cơ thể bị mất nước.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/lam-sao-de-khong-say-nang-nong-vi
[ "Video", "Tia UV", "Tia cực tím", "Kem chống nắng", "Say nắng", "Say nóng", "Sức khỏe tổng quát", "Áo chống nắng" ]
Những biểu hiện của say nắng, say nóng là gì?
Người bệnh có thể gặp biểu hiện nhẹ như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu hoặc nặng hơn là buồn nôn, chuột rút, đau khắp cơ thể...Có thể diễn biến nặng như hôn mê, trụy tim mạch, có thể dẫn tới tử vong.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/lam-sao-de-khong-say-nang-nong-vi
[ "Video", "Tia UV", "Tia cực tím", "Kem chống nắng", "Say nắng", "Say nóng", "Sức khỏe tổng quát", "Áo chống nắng" ]
Làm sao để phòng tránh say nắng, say nóng?
Để phòng ngừa say nắng nóng, bạn nên:Hạn chế ra ngoài vào thời điểm nắng nóng;Luôn đảm bảo cơ thể đủ nước;Che nắng, đặc biệt tránh ánh nắng trực tiếp vào vùng sau gáy;Nếu phải làm việc ngoài thời tiết nắng nóng, cần có thời gian nghỉ phù hợp.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/bung-lo-xo-rut-la-gi-vi
[ "Dương vật", "Rối loạn cương dương", "Video", "Xuất tinh", "Nam khoa", "Kích cỡ dương vật", "Cương cứng" ]
Kích thước của dương vật có liên quan gì đến kích thước vòng 2?
Theo Bác sĩ Nguyễn Khoa Bình, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Nha Trang, trong nhiều trường hợp, kích thước vòng 2 và kích thước dương vật có tương quan với nhau.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/bung-lo-xo-rut-la-gi-vi
[ "Dương vật", "Rối loạn cương dương", "Video", "Xuất tinh", "Nam khoa", "Kích cỡ dương vật", "Cương cứng" ]
Lớp mỡ bao phủ gốc dương vật có ảnh hưởng gì đến kích thước dương vật?
Gốc dương vật được bao phủ bởi một lớp mỡ khoảng 5-6 cm. Thông thường lớp mỡ này không ảnh hưởng nhiều đến kích thước dương vật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thừa cân, béo phì khiến lớp mỡ dày hơn (có thể tới 10cm) , dương vật trông sẽ ngắn hơn.Mỗi cm dày lên của lớp mỡ, kích thước dương vật cảm giác ngắn lại bấy nhiêu. Khi đó, dương vật bị lấp bởi lớp mỡ. Khi béo phì, lớp mỡ dày vùi lấp dương vật và có thể trì xuống lấp hoàn toàn dương vật.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/bung-lo-xo-rut-la-gi-vi
[ "Dương vật", "Rối loạn cương dương", "Video", "Xuất tinh", "Nam khoa", "Kích cỡ dương vật", "Cương cứng" ]
Béo phì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe sinh lý của nam giới?
Từ đó, gây hậu quả mất thẩm mỹ và ảnh hưởng chức năng sinh lý của nam giới. Nam giới bị béo phì thì sẽ rất dễ mắc một số bệnh lý như rối loạn cương dương, các bệnh lý tim mạch (xơ vữa động mạch...), giảm testosterone... Do vậy, Bác sĩ Nguyễn Khoa Bình, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Nha Trang cho biết bụng to, lò xo rụt sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống, chức năng tình dục kém, sức khỏe yếu hơn, giảm thẩm mỹ... và ảnh hưởng đến tâm lý của người vợ, bạn gái.