text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Trương Huyền Tịnh () (350–363), tên tự Nguyên An (元安), còn gọi là Tây Bình Kính Điệu công (西平敬悼公, thụy hiệu do nhà Tấn ban) hoặc Tây Bình Xung công (西平沖公, thụy hiệu dùng trong nội bộ Tiền Lương) là một người cai trị nước Tiền Lương trong lịch sử Trung Quốc. Ông trở thành người cai trị trên danh nghĩa khi mới năm tuổi sau khi bá phụ Trương Tộ, người đoạt lấy quyền lực và giết chết huynh trưởng của ông là Trương Diệu Linh, bị giết chết trong một cuộc chính biến. Trương Huyền Tịnh được truy phong tước hiệu (Tiền) Lương Xung Vương [(前)涼沖王]
Những năm cai trị của ông là khoảng thời gian bất ổn định chính trị, nhiều người nhiếp chính đã bị lật đổ, bao gồm Trương Quán (張瓘), Tống Hỗn (宋混), Tống Trừng (宋澄), Trương Ung (張邕), và nhiếp chính cuối cùng là thúc phụ Trương Thiên Tích, người này đã giết chết ông và lên ngôi năm 363. Dưới sự nhiếp chính của Trương Quán, ông tạm thời dùng tước hiệu Lương vương, song sau khi Tống Hỗn lật đổ Trương Quán, ông lại sử dụng tước hiệu được nhà Tấn ban cho là Tây Bình công.
Đầu đời.
Trương Huyền Tịnh sinh năm 350, dưới thời cai trị của cha ông, Trương Trọng Hoa. Mẹ ông có khả năng là người thiếp của Trương Trọng Hoa, Quách phu nhân (bà được phong thái hậu năm 363). Ông có một người anh trai, Trương Diệu Linh, là thế tử của cha mình.
Năm 353, Trương Trọng Hoa qua đời, Trương Diệu Linh lên kế vị, song quyền lực thực tế nằm trong tay của bá phụ Trương Tộ, người này có một mối quan hệ tư thông với mẹ của Trương Trọng Hoa là Mã Thái hậu và nhận được sự trợ giúp của bà vào đầu năm 354 để phế truất Trương Diệu Linh và đưa ông ta lên ngôi. Cuối năm, khi Trương Tộ tuyên bố tuyệt giao với nhà Tấn, ông ta lập Trương Huyền Tịnh làm Lương Vũ hầu.
Năm 356, Trương Tộ bị lật đổ và bị giết bởi các tướng Trương Quán và Tống Hỗn. Ban đầu, Tống Hỗn muốn Trương Huyền Tịnh dùng tước hiệu nhà Tấn ban cho là Tây Bình công, một tước hiệu truyền đời, song Trương Quán đã bác bỏ ý của Tống Hỗn và yêu cầu người cai trị nhỏ tuổi xưng làm Lương vương, một tước hiệu mà triều đình nhà Tấn trước đó đã từ chối ban cho. Trương Quán trở thành người nhiếp chính.
Dưới thời Trương Quán nhiếp chính.
Mặc dù đã yêu cầu Trương Huyền Tịnh tự xưng làm Lương vương, song Trương Quán vẫn muốn Tiền Lương là một nước chư hầu của nhà Tấn. Tuy nhiên, năm 356, dưới sức ép quân sự và ngoại giao của Tiền Tần, Trương Quán đã thay mặt Trương Huyền Tịnh, chính thức khuất phục Tiền Tần và trở thành chư hầu.
Trương Quán trị quốc một cách độc đoán, dựa trên ý muốn của mình. Năm 359, ông nghi ngờ Tống Hỗn và muốn giết chết ông ta cùng người em Tống Trừng (宋澄), rồi sau đó phế truất Trương Huyền Tịnh và lên ngôi. Tuy nhiên, Tống Hỗn đã biết được tin tức về việc này, ông bắt đầu nổi loạn ngay bên trong kinh thành Cô Tang (姑臧, nay thuộc Vũ Uy, Cam Túc). Quân của Tống Hỗn và Trương Quán đã giao chiến bên trong kinh thành song cuối cùng ưu thế đã nghiêng về quân của Tống Hỗn, Trương Quán và người em trai là Trương Cư (張琚) tự tử, gia tộc của họ bị thảm sát. Tống Hỗn trở thành người nhiếp chính.
Dưới thời Tống Hỗn và Tống Trừng nhiếp chính.
Tống Hỗn đã trị quốc tốt hơn do ông đã nhấn mạnh vào lòng trung thành và khoan dung. Ông cũng yêu cầu Trương Huyền Tịnh từ chối tước hiệu Lương vương và trở về với tước hiệu Tây Bình công. Mọi người hài lòng về người nhiếp chính này. Tuy nhiên, khủng hoảng lại tiếp diễn vào năm 361, sau khi Tống Hỗn chết. Theo đề nghị trước khi chết của Tống Hỗn, Tống Trừng trở thành người nhiếp chính, song người này không giỏi giang như Tống Hỗn, và ngay sau đó bị tướng Trương Ung (張邕) giết chết, gia tộc họ Tống bị tàn sát. Trương Ung và thúc phụ của Trương Huyền Tịnh là Trương Thiên Tích trở thành đồng nhiếp chính, song Trương Ung có phần lớn quyền lực.
Dưới thời Trương Ung và Trương Thiên Tích nhiếp chính.
Sau khi trở thành người nhiếp chính, Trương Ung trở nên kiêu ngạo, hoang dâm, và độc tài, thường xuyên ra lệnh xử tử các quan lại, đem đến cho các quý tộc và quan lại nỗi sợ hãi. Hầu cận của Trương Thiên Tích là Lưu Túc (劉肅), so sánh Trương Ung với Trương Tộ, đã thuyết phục Trương Thiên Tích rằng cần phải hành động chống lại Trương Ung, và đến năm 361, Trương Thiên Tích đã lệnh cho Lưu Túc và thuộc cấp khác, Triệu Bạch Câu (趙白駒) ám sát Trương Ung song đã thất bại. Trương Ung sau đó tập hợp quân lính của mình và tiến đánh Trương Thiên Tích, song Trương Thiên Tích đã thuyết phục quân của Trương Ung rằng ông ta đã trả thù gia tộc Tống và ông ta sẽ thảm sát hoàng tộc. Quân của Trương Ung do vậy đã bỏ rơi ông ta, Trương Ung sau đó tự sát. Gia tộc của Trương Ung bị thảm sát, và Trương Thiên Tích trở thành người nhiếp chính duy nhất. Trương Thiên Tích chấm dứt việc sử dụng niên hiệu "Kiến Hưng" của Tấn Mẫn Đế và bắt đầu sử dụng niên hiện đương thời của nhà Tấn, nhằm thể hiện mối quan hệ mật thiết hơn với nhà Tấn.
Năm 363, Mã Thái hậu qua đời, Trương Thiên Tích phong cho Quách phu nhân làm thái hậu. Bà lo ngại Trương Thiên Tích, và do vậy bà đã âm mưu với đại thần Trương Khâm (張欽) để giết chết Trương Thiên Tích song tin tức đã bị lọt ra ngoài, Trương Khâm và các đồng mưu khác bị giết. Trương Huyền Tịnh trở nên lo sợ và nhường ngôi lại cho Trương Thiên Tích song ông ta đã từ chối. Tuy nhiên, một tháng sau đó, Trương Thiên Tích lệnh cho Lưu Túc dẫn một đội quân tiến vào cung và giết chết Trương Huyền Tịnh (khi ấy mới 13 tuổi) và tuyên bố rằng Trương Huyền Tịnh bị bệnh chết. Trương Thiên Tích lên ngôi. | 1 | null |
Trương Diệu Linh () (344–355), tên tự Nguyên Thư (元舒), hay Tây Bình Ai công, là một người cai trị nước Tiền Lương vào cuối năm 353 và đầu năm 354.
Trương Diệu Linh là con trai cả của Trương Trọng Hoa và do vậy được lập làm thế tử. Khi Trương Trọng Hoa qua đời năm 353, ông kế vị phụ thân trở thành người cai trị Tiền Lương (với tước hiệu Tây Bình công), song quyền lực trên thực tế nằm trong tay bá phụ Trương Tộ. Đầu năm 354, Trương Tộ, vốn có một mối quan hệ với Mã Thái hậu, đã giành được ủng hộ để đoạt lấy quyền lực, Trương Diệu Linh bị giáng xuống làm Lương Ninh hầu.
Trương Tộ là một người cai trị tàn bạo và phù phiếm, và đã sớm có nhiều người chống đối ông ta, đặc biệt là sau khi ông tuyệt giao với nhà Tấn. Năm 355, các tướng Trương Quán (張瓘) và Tống Hỗn (宋混) nổi dậy chống lại Trương Tộ và tuyên bố rằng họ muốn phục vị cho Trương Diệu Linh. Phản ứng lại, Trương Tộ giết Trương Diệu Linh. Tuy nhiên, Trương Tộ sau đó đã sớm bị lật đổ và em trai của Trương Diệu Linh, Trương Huyền Tịnh, lên ngôi. | 1 | null |
Giovanni Trapattoni (, sinh ngày 17 tháng 3 năm 1939, thường được gọi là "Trap" hoặc "Il Trap", là một cựu cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá người Ý, ông được xem là một trong những huấn luyện viên thành công công nhất trong lịch sử Serie A. Khi còn là cầu thủ ông từng là thành viên của đội tuyển Ý tham dự World Cup 1962.
Trapattoni từng là huấn luyện viên của Cộng hoà Ireland, dẫn dắt đội bóng vượt qua vòng loại EURO 2012 sau khi thất bại đáng tiếc ở vòng loại World Cup 2010 (thua trong trận play-off với đội tuyển Pháp bởi một bàn thắng được ghi sau pha chơi bóng bằng tay của Thierry Henry). Trapattoni cũng từng dẫn dắt đội bóng quê nhà Ý ở World Cup 2002 (giải đấu mà Ý bị loại sau thất bại ở vòng 2 trước đồng chủ nhà Hàn Quốc và Euro 2004 (bị loại dù cùng được 5 điểm như Đan Mạch và Thụy Điển nhưng thua kém hệ số đối đầu trực tiếp sau trận hoà 2-2 đầy tranh cãi giữa hai đội này ở lượt đấu cuối). Trapattoni cũng từng dẫn dắt nhiều câu lạc bộ ở châu Âu và cùng với Juventus ông là huấn luyện viên duy nhất từng giành tất cả các danh hiệu cấp câu lạc bộ ở châu Âu và trên thế giới .
Là một trong những huấn luyện viên nổi tiếng nhất lịch sử bóng đá, Trapattoni là một trong 5 huấn luyện viên, cùng với Ernst Happel, José Mourinho,Bela Guttmann và Tomislav Ivić đã giành chức vô địch quốc gia ở 4 đất nước khác nhau (10 lần). Cùng với Udo Lattek, ông là một trong hai huấn luyện viên duy nhất sưu tập đủ bộ 3 cúp châu Âu . Ông cũng là huấn luyện viên duy nhất giành chiến thắng ở tất cả các giải đấu cúp châu Âu và thế giới, đồng thời là người giành nhiều cúp UEFA nhất (3 lần).
Danh hiệu.
Trapattoni là một trong 5 huấn luyện viên (cùng với Ernst Happel, José Mourinho, Bela Guttmann, và Tomislav Ivic) đã giành chức vô địch quốc gia ở 4 đất nước khác nhau (10 lần): Ý, Đức, Bồ Đào Nha và Áo . Ông cũng là huấn luyện viên có nhiều danh hiệu quốc tế thứ 4 trên thế giới (đứng thứ 2 ở châu Âu) với 7 chiến thắng trong 8 trận chung kết, sau Carlos Bianchi, Alex Ferguson, và Manuel José de Jesus - đều có 8 danh hiệu. Trapattoni, cùng với Alex Ferguson là hai huấn luyện viên thành công nhất ở cúp châu Âu với 6 danh hiệu. Cùng với Udo Lattek, ông là một trong hai huấn luyện viên duy nhất sưu tập đủ bộ 3 cúp châu Âu . Ông cũng là huấn luyện viên duy nhất giành chiến thắng ở tất cả các giải đấu cúp châu Âu và thế giới, đồng thời là người dành nhiều cúp UEFA nhất (3 lần). | 1 | null |
Trương Thiên Tích () (346–406), tên tự ban đầu là Công Chuẩn Hỗ (公純嘏), sau này là Chuẩn Hỗ (純嘏), biệt danh Độc Hoạt (獨活), hay Tây Bình Điệu công (西平悼公), là người cai trị cuối cùng của nước Tiền Lương trong lịch sử Trung Quốc. Ông là con trai út của Trương Tuấn, ông đoạt lấy ngôi vị từ người cháu trai Trương Huyền Tịnh vào năm 363. Dưới thời ông cai trị, ông tuyên bố làm chư hầu của cả nhà Tấn và Tiền Tần, song cuối cùng, dưới sức ép của Tiền Tần nhằm buộc ông hoàn toàn khuất phục, ông đã cố chống lại bằng quân sự song đã phải đầu hàng vào năm 376, Hậu Lương diệt vong. Ông trở thành một quan lại của Tiền Tần (với tước hiệu Quy Nghĩa hầu (歸義侯)), song sau thất bại của Tiền Tần trước Tấn trong trận Phì Thủy, ông đã chạy trốn đến Tấn. Mặc dù triều đình Đông Tấn không hài lòng về một số hành động của ông khi còn cai trị Tiền Lương (bao gồm việc dao động và sử dụng niên hiệu riêng), song đã công nhận việc tổ tiên ông đã có một thời gian dài làm chư hầu của Tấn, và Tấn Hiếu Vũ Đế đã phục vị cho ông tước hiệu Tây Bình công. Ông mất năm 406, 30 năm sau khi Tiền Lương diệt vong.
Đầu đời.
Trương Thiên Tích sinh năm 346, cùng với năm phụ thân Trương Tuấn qua đời, không rõ ông được sinh ra trước hay sau thời điểm đó. Mẹ của ông là một người thiếp của Trương Tuấn, Lưu mỹ nhân
Sử sách không biết nhiều về cuộc sống đầu đời của Trương Thiên Tích ngoại trừ việc năm 354, khi huynh trưởng của ông là Trương Tộ chính thức tuyệt giao với nhà Tấn, Trương Tộ đã phong tước hầu cho ông. Dưới thời cai trị của Trương Tộ hoặc của cháu trai Trương Huyền Tịnh, Trương Thiên Tích đã đến kinh thành Kiến Khang của Đông Tấn, vào khi đó ông bắt đầu có tên tự không chuẩn, gồm tới ba chữ "Công Chuẩn Hỗ", vì vậy ông đã bỏ chữ đầu "Công" và tự của ông trở thành Chuẩn Hỗ.
Nhiếp chính của Trương Huyền Tịnh.
Trương Huyền Tịnh đã có nhiều nhiếp chính, lần lượt lật đổ nhau. Năm 361, nhiếp chính Tống Hỗn qua đời và lên thay thế là Tống Trừng (宋澄), sau đó người này bị tướng Trương Ung (張邕) lật đổ và giết hại. Trương Ung và Trương Thiên Tích sau đó làm đồng nhiếp chính.
Sau khi trở thành người nhiếp chính, Trương Ung trở nên kiêu ngạo, vô luân, và độc đoán, ông ta thường giết hại các quan lại, khiến cho tầng lớp quý tộc và quan lại phải sợ hãi. Thuộc cấp của Trương Thiên Tích là Lưu Túc (劉肅), đã so sánh Trương Ung với Trương Tộ, thuyết phục ông rằng nên hành động chống lại Trương Ung, và đến năm 361, Trương Thiên Tích đã lệnh cho Lưu Túc và một thuộc hạ khác là Triệu Bạch Câu (趙白駒) đi ám sát Trương Ung song việc không thành. Trương Ung sau đó tập hợp binh sĩ và tấn công Trương Thiên Tích, song Trương Thiên Tích đã thuyết phục quân của Trương Ung rằng ông ta đã giết hại cả gia tộc họ Tống và rằng tiếp theo Trương Ung sẽ tàn sát toàn bộ hoàng tộc. Quân của Trương Ung nghe vậy đã bỏ rơi ông ta, và Trương Ung sau đã tự sát. Gia tộc của Trương Ung bị thảm sát, và Trương Thiên Tích trở thành người nhiếp chính duy nhất. Trương Thiến Tích chấm dứt việc sử dụng niên hiệu của Tấn Mẫn Đế là "Kiến Hưng" để sử dụng niên hiệu hiện tại của nhà Tấn, thể hiện mối quan hệ thân thiết hơn với triều đại này.
Năm 363, Mã thái hậu, bà nội của Trương Huyền Tịnh và là mẹ của Trương Trọng Hoa mất, Trương Huyền Tịnh đã phong mẹ mình, Quách phu nhân, làm thái hậu. Bà lo ngại về việc Trương Thiên Tích độc đoán, và đã âm mưu cùng đại thần Trương Khâm (張欽) giết chết Trương Thiên Tích, song tin tức đã bị lộ, Trương Khâm và những đồng mưu bị giết. Trương Huyền Tịnh trở nên lo sợ và nhường lại ngai vàng cho Trương Thiên Tích, song ông đã từ chối. Tuy nhiên một tháng sau đó, ông đã lệnh cho Lưu Túc đem một đội quân vào cung để ám sát vị tiểu hoàng đế mới 13 tuổi, song sau đó lại tuyên bố Trương Huyền Tịnh chết bệnh. Trương Thiên Tích lên ngôi. Ông phong cho mẹ mình, Lưu mỹ nhân, làm thái hậu, và ông ngay lập tức trở lại làm một hạ thần của nhà Thần với tước hiệu Tây Bình công, và cho thả sứ thần Tấn là Du Quy (俞歸), người bị Trương Trọng Hoa giam giữ vào năm 347 sau khi từ chối cấp cho ông ta tước hiệu Lương Vương.
Trị vì.
Triều đại của Trương Thiên Tích được một tả là đầy tùy tiện, ông dường tin theo Lưu Túc, Triệu Bạch Câu, và những người tin cẩn khác, song không ai trong số họ lớn hơn 20 tuổi lúc ông lên ngôi. Ông thậm chí còn chính thức nhận Lưu Túc và Lương Cảnh (梁景) làm con trai, mặc dù họ xấp xỉ tuổi ông. Các tướng có kinh nghiệm bị xúc phạm trước các sự việc này, họ không dám công khai thách thức ông song đã không còn lòng trung quân.
Năm 364, Phù Kiên, hoàng đế Tiền Tần, đã trao cho Trương Thiên Tích tước hiệu giống như của nhà Tấn, Trương Thiên Tích đã không từ chối, Tiền Lương do vậy mặc nhiên trở thành chư hầu của Tiền Tần. Tuy nhiên, năm 366, ông đã cử sứ thần đến biên giới với Tiền Tần, tuyên bố chấm dứt quan hệ giữa hai nước.
Cuối năm đó, Lý Nghiễm (李儼), một quân phiệt đã cát cứ Lũng Tây quận (隴西, nay tương ứng với Định Tây, Cam Túc) và trở thành một chư hầu của Tiền Tần song cũng duy trì liên lạc với Tiền Lương, đã chính thức tuyên bố độc lập và cắt đứt quan hệ với Tiền Tần và Tiền Lương, chiếm thêm các quận xung quanh. Đầu năm 367, Trương Thiên Tự đích thân tiến đánh Lý Nghiễm và đoạt được một số thành. Lý Nghiễm trở nên lo sợ và cáo lỗi với Tiền Tần nhằm tìm kiếm trợ giúp. Thừa tướng của Tiền Tần là Vương Mãnh đã dẫn quân đế giải vây kinh thành Phù Hãn (枹罕, nay thuộc Lâm Hạ, Cam Túc), quân của Vương Mãnh và Trương Thiên Tích lâm vào thế bí tại Phù Hãn. Vương Mãnh đề xuất một thỏa hiệp, trong đó Trương Thiên Tích được phép bắt dân của Lý Nghiễm đem về Tiền Lương, còn Vương Mãnh sẽ đưa Lý Nghiễm về phía đông. Trương Thiên Tích chấp thuận, một cuộc đối đầu lớn với Tiền Tần đã được ngặn chặn.
Năm 371, sau khi tiêu diệt Tiền Yên năm 370, Phù Kiên đã cử sứ thần Lương Thù (梁殊) và Diêm Phụ (閻負) đến Tiền Lương, cùng với tướng Tiền Lương bị bắt giữ trước đó là Âm Cứ (陰據) và một lá thư của Vương Mãnh, trong đó Vương Mãn đe dọa Trương Thiên Tích phải khuất phục. Bị choáng ngợp trước sự thể hiện về mặt quân sự của Tiền Tần, Trương Thiên Tích trở nên lo sợ và đã tạ lỗi, một lần nữa khuất phục và trở thành chư hầu của Tiền Tần. Tuy nhiên, đến cuối năm, lo sợ trước việc Tiền Tần có một số quân lớn ở biên giới với Tiền Lương, ông cho xây một bệ thờ ở phía tây của kinh thành Cô Tang (姑臧, nay thuộc Vũ Uy, Cam Túc) và lệnh các thuộc cấp phải tuyên thệ trung thành với mình và với nhà Tấn, và sau đó thỉnh cầu đại tướng Hoàn Ôn của Tấn hợp sức tấn công Tiền Tần. Không rõ phản ứng của Hoàn Ôn, song chiến dịch đã không bao giờ được thực hiện.
Trước mối đe dọa từ Tiền Tần, Trương Thiên Tích trở nên ám ảnh với mỹ tửu hơn trước, bỏ qua việc trị quốc. Ông cũng phế bỏ thế tử của mình, Trương Đại Hoài (張大懷) và lập con trai của thê Tiêu thị, Trương Đại Dự (張大豫) làm thế tử. Trong một lần bị ốm, ông nói với hai thê tử sùng ái, rằng họ nên ghi nhờ ông đã sủng ái họ như thế nào. Khi ông ốm nặng và đứng bên bờ cái chết, hai người này đã tự tử. Ông sau đó hồi phục và cho chôn cất họ một cách vinh dự.
Năm 376, Phù Kiên quyết định cố gắng chinh phục hoặc đe dọa Trương Thiên Tích khuất phục hoàn toàn. ông ta cử đại quân với 13 vạn lính, do tướng Cẩu Trường (苟萇) chỉ huy tiến đến lãnh địa của Trương Thiên Tích, song trước đó đã cử Lương Thù và Diêm Phụ một lần nữa thuyết phục Trương Thiên Tích khuất phục hoàn toàn và chính thức đến thăm kinh thành Trường An. Trương Thiên Tích tin rằng mình sẽ không bao giờ được phóng thích nếu đến Trường An nên đã quyết định chống lại, và ông đã hành quyết một cách tàn nhẫn Lương và Diễm bằng cách lệnh cho các triều thần bắn tên vào họ, tuyên bố, "Nếu các ngươi không thể bắn trúng họ, các ngươi sẽ thể hiện rằng các ngươi không có trái tim giống như ta." Ông cử vị tướng có kinh nghiệm là Mã Kiến (馬建) đi chống quân Tiền Tần, song Mã vốn đã không hài lòng về cách Trương Thiên Tích cai trị, đã đầu hàng quân Tiền Tần. Các đội quân khác mà Trương Thiên Tích cử đi đều thất bại trước quân Tiền Tần, và đội quân cuối cùng do Thường Cứ (常據) chỉ huy đã bị tiêu diệt. Đích thân Trương Thiên Tích đã lãnh đạo một đội quân đến giao chiến, song Cô Tang đã sớm xảy ra nổi loạn sau khi ông rời khỏi. Ông trở nên lo sợ và quay về Cô Tang rồi sau đó đầu hàng. Tiền Lương diệt vong.
Sau khi Tiền Lương diệt vong.
Phù Kiên tha cho Trương Thiên Tích và ban cho ông một chức vụ cấp trung, phong cho ông làm Quy Nghĩa hầu. (Trước khi chiến dịch bắt đầu, Phù Kiện cũng đã bắt đầu xây một dinh thự cho Trương Thiên Tích ở Trường An, và lúc Trương đầu hàng, dinh thự đã hoàn tất.)
Năm 383, Trương Thiên Tích đã phục vụ cho Phù Kiên khi quân Tiền Tần đang cố tiêu diệt Đông Tấn, song đã bại trận trong trận Phì Thủy trước quân Tấn. Trương Thiên Tích nhân cơ hội này để đào thoát đến Tấn cùng với các tướng Tấn bị bắt giữ là Chu Tự (朱序) và Từ Nguyên Hỉ (徐元喜). (Con trai Trương Đại Dự của ông không thể chạy trốn cùng, sau đó đã cố tái lập Tiền Lương, song đã thất bại và bị giết dưới tay người sáng lập Hậu Lương Lã Quang vào năm 387.) Tấn Hiếu Vũ Đế phong ông làm một quan bậc trung và phục hồi tước hiệu Tây Bình công cho ông, tưởng nhớ đến lòng trung thành của tổ tiên ông. Ông được biét đến với tài văn chương, song các quan Tấn phần lớn coi thường ông do đã để mất nước và bị Tiền Tần bắt. Vào một số thời điểm, trạng thái tinh thần của ông bắt đầu xấu đi và không còn có được các chức vụ quan trọng. Lúc đó, Tư Mã Nguyên Hiển, anh em họ của Tấn An Đế, đang nắm quyền và ông thường gọi Trương Thiên Tích đến để mua vui, song khi thấy hoàn cảnh của Trương Thiên Tích nên đã phong cho ông làm thái thú tại một quận. Sau khi Hoàn Huyền lật đổ Tư Mã Nguyên Hiển, ông muốn sử dụng danh tiếng của gia đình họ Trương để phục vụ cho mục đích quân sự, vì vậy đã phong cho Trương Thiên Tích làm thứ sử Lương Châu (涼州, trung bộ và đông bộ Cam Túc, tức lãnh địa của Tiền Lương, song lúc đó nhà Tấn không kiểm soát vùng này). Trương Thiên Tích mất năm 406. | 1 | null |
Stokhid (, ) là một con sông tọa lạc tại tỉnh Volyn của Ukraina. Nó là một phụ lưu của sông Pripyat. Cái tên "Stokhid" bắt nguồn từ việc con sông này có nhiều kênh đào và chi lưu. Vào mùa đông, dòng chảy của con sông bị đóng băng và băng tan vào chừng tháng Ba hàng năm.
Từ tháng 6 năm 1916 tới tháng 8 năm 1917, sông Stokhid là giới tuyến ngăn cách nơi đóng quân của hai địch thủ trong Thế chiến thứ nhất: một bên là Đế quốc Nga còn bên kia là Đế quốc Đức và Đế quốc Áo-Hung. | 1 | null |
Miranda May Kerr (sinh ngày 20 tháng 4 năm 1983) là người mẫu người Úc. Cô bắt đầu nổi tiếng từ năm 2007 với vai trò là một trong những thiên thần của Victoria's Secret. Cô là người mẫu người Úc đầu tiên quảng bá cho chiến dịch của thương hiệu Victoria's Secret đồng thời là gương mặt đại diện cho chuỗi cửa hàng thời trang David Jones của Úc. Cùng với đó, cô cũng lập nên thương hiệu cho sản phẩm chăm sóc da có nguồn gốc thiên nhiên của riêng mình là Kora Organics và cho ra mắt cuốn sách tự lực có tên "Treasure Yourself".
Kerr bắt đầu làm người mẫu trong ngàng công nghiệp thời trang từ năm 13 tuổi, là ngôi sao tại công ty quản lý Chaay's Modelling Agency, và không lâu sau đã giành chiến thắng tại cuộc thi tìm kiếm người mẫu toàn nước Úc do tạp chí và thương hiệu nước hoa Impulse đồng tổ chức. Cô kết hôn với nam diễn viên người Anh là Orlando Bloom vào năm 2010 và đã ly hôn năm 2013. Cô tái hôn lần hai với tỷ phú Snapchat và đã hạ sinh một cậu con trai.
Tiểu sử.
Miranda Kerr sinh ra tại thành phố Sydney, nước Úc và lớn lên tại một thị trấn nhỏ thuộc Gunnedah, New South Wales.
Cha mẹ cô là bà Therese và ông John Kerr. Cô có một người em trai là Matthew, kém mình 2 tuổi. Trong một buổi phỏng vấn, cô tiết lộ tổ tiên mình phần lớn là người Anh di cư sang lục địa Úc, ngoài ra lai với người gốc Scotland và Pháp. Hồi nhỏ cô "thường hay đua xe motor và cưỡi ngựa trong trang trại của bà ngoại". Cô kể rằng tuổi thơ của mình trải qua ở miền quê nước Úc "được tiếp thu một cách vững vàng...không một chút tự phụ, kiêu căng và không ai quan tâm bạn ăn mặc như thế nào. Và bạn được là chính bạn"
Gia đình cô chuyển tới Brisbane để các con được trải nghiệm cuộc sống thành thị. Miranda tốt nghiệp trường nữ sinh công giáo All Hallows' School vào năm 2000. Sau đó cô theo học ngành dinh dưỡng và tâm lý học sức khỏe trước khi theo đuổi công việc người mẫu.
Sự nghiệp.
1997–2006.
Năm 13 tuổi, Kerr tham gia và giành chiến thắng trong cuộc thi người mẫu thường niên "Dolly" Magazine/Impulse năm 1997. Cô đáp chuyến bay đến Sydney 1 tuần trước sinh nhật lần thứ 14 của mình để chụp hình cho tạp chí. Từ chiến thắng của Miranda, các phương tiện truyền thông của địa phương đã liên tiếng đây là sự vi phạm trắng trợn khi Miranda còn ở độ tuổi nhỏ như vậy. Sự tranh cãi làm dấy lên những mối lo ngại về sự hào nhoáng với cái cô gái trẻ làm trong ngành công nghiệp thời trang, sắc đẹp và giải trí.
Vài phương tiện truyền thông đưa tin đã đưa ra cáo buộc những bức hình cô chụp cho tạp chí "Dolly" (gồm cả những bức ảnh chụp Miranda mới 14 tuổi trong trang phục áo tắm) có thể cấu thành tội danh liên quan tới lạm dụng tình dục trẻ em. Trong cuộc họp báo được tổ chức, Kerr nói rằng: "Các phương tiện truyền thông vào thời điểm này đang cố gắng lái sự việc sang hướng khác có liên quan tới vấn đề lạm dụng trẻ em nhưng sự thực là Dolly là tạp chí cho các bạn gái tuổi vị thành niên, chứ không phải cho các ông già. Và tôi vẫn có mặc quần áo đầy đủ! Chỉ đang chụp với chủ đề mùa đông! Ngoài ra chúng tôi không làm một cái gì khác."
Kerr ký đồng với chi nhánh Chic Management's Sydney. Cô nhận được khá nhiều hợp đồng quảng cáo kể từ sau loạt ảnh quảng cáo áo tắm cho chuỗi cửa hàng đồ lướt ván "Billabong" của Úc, bao gồm làm đại diện cho nhãn hàng đồ lướt ván Tigerlily, Roxy, Billabong Girl, và One Teaspoon. Sự xuất hiện dày đặc của tên tuổi Miranda ngày càng tăng lên tại thị trường Úc và châu Á, không lâu sau cô chuyển tới sống tại New York và trở thành người đồng sáng lập nên hộp đêm Bowery Ballroom.
Tại New York, Kerr xuất hiện trong vô số các sàn diễn thời trang và sau đó ký hợp đồng với công ty quản lý người mẫu NEXT Model Management vào đầu năm 2004. Kể từ đó, cô tham dự tại các sàn diễn và các chiến dịch quảng bá cho rất nhiều thương hiệu lớn, gồm có "Alex Perry", "Baby Phat", "Lisa Ho", "Voodoo Dolls", "Levi's", "Bettina Liano", "Nicola Finetti", "L.A.M.B.", "Heatherette", "Betsey Johnson", "Trelise Cooper", "Jets", "John Richmond", "Blumarine Swimwear", "Neiman Marcus", "Seafolly Swimwear", "Anna Molinari", "Rock and Republic", "Roberto Cavalli", và "Ober Jeans" Cô cũng xuất hiện trong các tạp chí thời trang danh tiếng như như "Elle", "Vogue" của Úc hay "Harper's Bazaar", tham gia các quảng cáo trên truyền hình cho các thương hiệu "Portmans", "Bonds", và "Veet".
Đầu năm 2006, Kerr xuất hiện trong tập cuối của chương trình "Project Runway", vai trò là người mẫu biểu diễn trang phục cho bộ sưu tập cuối của thí sinh thí sinh Daniel Vosovic. Cô chính thức khởi nghiệp tại Mỹ với hợp đồng béo bở với nhãn hiệu mỹ phẩm với Maybelline New York. Chiến dich chạy đua bằngsự xuất hiện trên một loạt các tạp chí làm đẹp cho phụ nữ bán chạy hàng đầu thế giới như "Cosmopolitan", "CLEO", và "Elle", và cuối cùng là trên các ấn phẩm của Victoria's Secret. Cùng với các người mẫu của Victoria's Secret và công ty đai diện Next, Kerr góp mặt trong MV cho đĩa đơn "Number One" của Kanye West và Pharrell.
Đời tư.
Năm 2003, Kerr bắt đầu hẹn hò với một nhân viên môi giới trong ngành tài chính là Adrian Camilleri. Theo một điều tra nghiên cứu của ASIC, Camilleri bị cáo buộc phạm tội tại năm điều của hành vi gian lận từ tháng 2 năm 2003 tới tháng 2 năm 2004. Kerr đã ngay lập tức chấm dứt mối quan hệ này. Một bài báo được đưa ra năm 2007 cho rằng Miranda đã chịu thiệt hại không ít về tiền bạc sau khi nghe theo lời khuyên về tài chính từ người yêu nhưng sau đó cũng không chọn việc đáp trả bằng các hành động pháp lý.
Miranda chính thức hẹn hò với Jay Lyon (Brent Tuhtan), giọng ca chính của ban nhạc Tamarama, từng xuất hiện trong một mùa của chương trình "The City" trên kênh MTV. Kerr cũng từng tham gia góp mặt trong video clip for "Everything To Me" của nhóm này. Cả hai bắt đầu hẹn hò vào năm 2003 và kéo dài 4 năm sau đó và cùng chấm dứt vào giữa năm 2007.
Kerr bắt đầu hẹn hò với nam diễn viên người Anh Orlando Bloom vào cuối năm 2007. Năm 2009, một nhóm tội phạm là Bling Ring đã đột nhập vào nhà của Bloom. Chúng lấy cắp trang sức và quần áo của các thương hiệu cao cấp. Trong vụ này, kẻ cầm đầu khai nhận muốn lấy cắp chiếc áo lót mang hiệu Victoria's Secret của Miranda. Kerr và Bloom công bố đính hôn vào tháng 6 năm 2010, và kết hôn ngay tháng sau đó. Kerr đã sinh một con trai là Flynn Christopher Blanchard Copeland Bloom vào tháng 1 năm 2011. Tên đệm Christopher của cậu bé được lấy từ tên của người yêu cũ của Miranda là Christopher Middlebrook người đã chết vì tai nạn giao thông năm 1998 lúc 15 tuổi. Tháng 10 năm 2013, Kerr và Bloom tuyên bố đã ly thân vài tháng trước đó và dự định chấm dứt cuộc hôn nhân này.
Cô là đức tin theo Giáo phái Nichiren thuộc Tổ chức Phật giáo Sōka Gakkai và tin rằng "con người có khả năng mang lại hòa bình và an lành cho thế giới". Với niềm tin đó, Kerr cầu nguyện Nam Myoho Renge Kyo mỗi sáng và tối, tập yoga, suy ngẫm, và đọc sách khai sáng tinh thần. Cô cũng duy trì chế độ luyện tập gồm yoga hằng ngày, đi bộ nhẹ nhàng, và một chế độ ăn kiêng gồm rau củ qua hấp, trái cây tươi, cá. Mẹ cô là bà Therese hiện là quản lý cấp cao cho hãng mỹ phẩm KORA Organics của con gái kể từ tháng 2 năm 2010. Công ty này được thành lập tại Sydney.
Miranda tiết lộ với độc giả của tờ Cosmopolitan ấn bản Úc là bí quyết để có làn da sáng mịn, mái tóc óng mượt và thân hình cân đối của cô là việc hấp thu 4 thìa ca phê dầu dừa mỗi ngày, cho cả vào rau quả trộn, món ăn tự nấu mỗi ngày và uống trà xanh. | 1 | null |
Thuyền trưởng Nemo, hay còn gọi là Hoàng tử Dakkar, là nhân vật trong tiểu thuyết "Hai vạn dặm dưới đáy biển" (1870) và "Hòn đảo bí mật" (1874) của Jules Verne. Ông cũng xuất hiện trong vở kịch "Voyage à travers l'Impossible" do Verne và Adolphe d'Ennery cùng viết (1882)
Nemo là một nhân vật bí ẩn. Mặc dù ban đầu không rõ quốc tịch, nhưng sau đó ông được mô tả là con trai của một ông vua (raja) Ấn Độ. Là một người có tầm nhìn xa trông rộng về khoa học, ông đã đi khắp các vùng biển sâu trong chiếc tàu ngầm của mình, chiếc Nautilus. Người thuyền trưởng khao khát báo thù và căm thù chủ nghĩa đế quốc- Đế Quốc Anh..
Nemo đã xuất hiện trong nhiều bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết của Verne, nhân vật Nemo được thể hiện bởi các diễn viên nổi tiếng như James Mason, Herbert Lom, Patrick Stewart, Naseeruddin Shah, Ben Cross và Michael Caine. Hình tượng Nemo cũng đã được các tác giả khác sử dụng cho các tiểu thuyết của riêng họ, bao gồm "The League of Extraordinary Gentlemen" (Liên minh các quý ông phi thường) của Alan Moore và Kevin O'Neill, T"he Other Log of Phileas Fogg" (Nhật ký khác của Phileas Fogg) của Philip José Farmer, "Captain Nemo: The Fantastic History of a Dark" (Thuyền trưởng Nemo: Lịch sử huyền bí của bóng tối) của Kevin J. Anderson. Genius, "The Secret Sea and Howard Rodman's The Great Eastern" của Howard Rodman.
Từ nguyên.
"Nemo" trong tiếng Latin có nghĩa là 'không ai'. Từ "Nemo" lại là dịch nghĩa tiếng Latinh của từ "Outis" trong tiếng Hy Lạp cổ đại, tên được sử dụng bởi người anh hùng đi biển Odysseus trong thần thoại Hy Lạp để đánh lừa Cyclops Polyphemus. Đây dường như là một cách sử dụng có chủ đích, vì trong "Bí mật đảo Lincoln", khi nhân vật kỹ sư Cyrus Smith gọi ông là "Thuyền trưởng Nemo", Ông đã trả lời "Tôi không có tên!"
Tiểu sử của nhân vật.
Trong "Hai vạn dặm dưới đáy biển", chi tiết quan trọng nhất trong tiểu sử của Nemo là lòng căm thù chủ nghĩa thực dân xâm lược và nỗi đau buồn của ông trước sự ra đi của những người thân yêu trong quá khứ.
Giống như nhiều hoàng tử Ấn Độ có thực trong thời đại, Nemo được hưởng nền giáo dục phương Tây, trong thời gian đó, như ông nói, ông đã dành cả tuổi trẻ để đi du lịch và học tập khắp châu Âu. Trong cuộc gặp đầu tiên với Giáo sư Aronnax và những người bạn đồng hành của ông, ba người nói chuyện với ông bằng tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Latinh và tiếng Đức; Nemo sau đó tiết lộ rằng anh ấy thông thạo tất cả các thứ tiếng này. Aronnax ca ngợi tiếng Pháp của Nemo. Dựa vào trực giác và kiến thức về dân tộc học, giáo sư Aronnax kết luận Nemo "có dòng máu phương nam" nhưng không xác định được chính xác nguồn gốc của Nemo. Thư viện, phòng khách và các bộ sưu tập nghệ thuật trong tàu Nautilus tiết lộ rằng Nemo rất quen thuộc với văn hóa châu Âu, đồng thời ông cũng là một nghệ sĩ biểu diễn đàn organ cừ khôi.
Trong "Hòn đảo bí mật", thuyền trưởng Nemo tự nhận mình là thái tử Dakkar, con trai của vua (raja - bản tiếng Việt dịch là quận vương cai quản hầu quốc) Bundelkhand, và là hậu duệ của Quốc vương Fateh Ali Khan Tipu - Vương quốc Mysore, nổi tiếng với Chiến tranh Anh-Mysore (1767–1799) và công nghệ pháo Mysorean.
Khi Dakkar lên mười, cha ông cho ông sang châu Âu để học tập và ông thầm mong đến một lúc nào đó, con trai của ông sẽ chiến đấu giải phóng đất nước khỏi thực dân Anh.
Năm 1849, thái tử Dakkar đã trở về Bundelhand sau đó cưới một cô gái dòng dõi quí tộc và có hai người con.
Năm 1857, Thái tử Dakka lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lớn của những người Sipai và đã làm lung lay ách thực dân thống trị, tuy nhiên cha mẹ và vợ con thái tử đã bị sát hại. Những người Sipai đã bị đàn áp và các hầu quốc lại bị rơi vào chế độ bảo hộ tàn bạo của nước Anh.
Thái tử Dakkar đã trở về vùng núi Bundelhand... ""Cô độc và tràn đầy sự kinh tởm vô hạn đối với chính cái tên "con người", khiếp đảm và căm thù thế giới văn minh hóa, mong muốn vĩnh viễn thoát khỏi thế giới ấy, chàng đã đem bán lấy tiền những tài sản còn lại, tập họp quanh mình những người bạn chiến đấu trung thành nhất và một ngày đẹp trời nọ chàng đã biến mất đâu đó cùng với họ.""
Tại một đảo hoang trên Thái Bình Dương, ông - lúc này đã mang thân phận mới - thuyền trưởng Nemo và các tùy tùng đã chế tạo tàu ngầm Nautilus và du hành trên bảy vùng biển. Họ thu thập vàng thỏi từ nhiều vụ đắm tàu khác nhau trên đại dương, đáng chú ý nhất là từ những con tàu chở kho báu của Tây Ban Nha bị đánh chìm trong Trận chiến vịnh Vigo năm 1702. Nemo nói không quan tâm đến các vấn đề trên mặt đất nhưng thỉnh thoảng can thiệp để giúp đỡ những người gặp nạn, chẳng hạn như bằng cách trao kho báu trục vớt được cho những người tham gia Cuộc nổi dậy Crete (1866–1869) chống lại những người cai trị Thổ Nhĩ Kỳ trên đảo; cứu giúp một thợ lặn ngọc trai người Ceylonese (hoặc Tamil) khỏi bị cá mập tấn công; giải cứu những người bị nạn trong "Hai vạn dặm dưới biển" năm 1866 và giúp đỡ rất nhiều cho nhóm người lưu lạc trên đảo Lincoln trong "Hòn đảo bí ẩn".
22/06/1867 nhóm ba người của giáo sư Aronnax trốn khỏi tàu Nautilus và sau đó không còn biết thêm gì về thuyền trưởng Nemo và con tàu ngầm. Thuyền trưởng Nemo tiếp tục cuộc sống trên tàu ngầm một thời gian lâu nữa, nhưng rồi những người cùng đi với ông đã lần lượt chết hết; ông đã chôn cất họ ở nghĩa địa san hô dưới đáy Thái Bình Dương. Trên tàu"Naulilus" trở nên trống trải, chỉ còn mỗi ông - lúc ấy đã 60 tuổi. Ông đã đưa được "Nautilus"vào hang ngầm trong dưới đảo Lincoln và ở đó thêm 6 năm. Khi nhóm của kỹ sư Smith lưu lạc đến đây, Nemo định sẽ dời đi nhưng do ảnh hưởng của hoạt động núi lửa mà tàu ngầm Nautilus đã bị kẹt lại. Ông bắt đầu theo dõi và giúp đỡ họ trong bí mật.
Trong lúc gần hấp hối, ông đã liên hệ với nhóm người trên đảo Lincoln, nói cho họ biết thân thế của mình và nhờ họ, sau khi mình chết, giúp ông nhấn chìm con tàu để ông cùng con tàu chìm xuống vĩnh viễn dưới lòng biển. Sau đó đảo Lincoln cũng bị phá hủy do hoạt động của núi lửa phun trào | 1 | null |
Xa lộ Liên tiểu bang 88 (tiếng Anh: "Interstate 88" hay viết tắt là I-88) là một xa lộ liên tiểu bang nội tiểu bang nằm hoàn toàn trong tiểu bang Illinois. Nó chạy từ một nút giao thông khác mức với Xa lộ Liên tiểu bang 80 gần Silvis và Moline đến một nút giao thông lập thể với các xa lộ liên tiểu bang I-290 và I-294 tại Hillside gần thành phố Chicago. Xa lộ Liên tiểu bang 88 dài .
Lịch sử.
Trước khi được đưa vào Hệ thống Xa lộ Liên tiểu bang, con đường này được biết với tên là Xa lộ Illinois 5 và trước đó nữa là Illinois 190.
Lý do gốc về việc xa lộ này được đặt tên là I-88 và tồn tại như một xa lộ liên tiểu bang có liên quan với Luật Quốc gia về Tốc độ Tốc trước đây. Ban đầu được thông qua năm 1973, luật này được tu chính năm 1987 cho phép tốc độ giới hạn là 65 dặm một giờ (105 km/h) trên các đoạn đường nông thôn của các xa lộ liên tiểu bang mà thôi. Mặc dù sự thật là Xa lộ Illinois 5 đã được nâng cấp hoàn toàn lên chuẩn xa lộ liên tiểu bang nhưng nó vẫn phải giới hạn tốc độ là 55 dặm một giờ (88 km/h) vì câu chữ được nói đến trong luật là áp dụng cho xa lộ liên tiểu bang mà thôi. Bộ Giao thông Illinois (IDOT) và Cơ quan quản trị Xa lộ thu phí Tiểu bang Illinois (ISTHA) đã thỉnh cầu Hiệp hội Quan chức Giao thông và Xa lộ Tiểu bang Mỹ (AASHTO) đặt tên lại cho Xa lộ Illinois 5 thành xa lộ liên tiểu bang vào năm 1987. AASHTO chấp thuận yêu cầu và đặt tên cho nó là Xa lộ Liên tiểu bang 88. Luật Quốc gia về Tốc độ Tối đa hoàn toàn bị bãi bỏ 8 năm sau đó vào năm 1995, nhưng biển dấu I-88 vẫn còn hiện diện cho đến ngày nay mặc dù biển dấu Illinois 110 đang được cắm hết toàn tuyến đường của I-88 kể từ khi nó là một phần của dự án Xa lộ cao tốc Chicago đến Kansas City.
Xa lộ thu phí Tưởng niệm Ronald Reagan.
Xa lộ thu phí Tưởng niệm Ronald Reagan, ban đầu có tên là Xa lộ thu phí Đông-Tây, là một đường thu phí tại miền bắc tiểu bang Illinois.
Khánh thành ngày 21 tháng 11 năm 1958, ban đầu nó được đặt tên là Quốc lộ Hoa Kỳ 30 thu phí, và sau đó là "Xa lộ Illinois 190". Lộ trình ban đầu kéo dài từ nút giao thông lập thể Xa lộ Liên tiểu bang 294 gần Hillside đến Xa lộ Illinois 47 gần Sugar Grove. Xa lộ Illinois 56 trùng với Xa lộ thu phí Đông-Tây giữa North Aurora và Sugar Grove năm 1965. Đoạn đó của Xa lộ 56 là đoạn đường tiểu bang duy nhất bị trùng với một xa lộ thu phí nằm dưới quyền của Cơ quan quản trị Xa lộ thu phí Tiểu bang Illinois.
Khi Xa lộ thu phí Đông-Tây được kéo dài đến Dixon, Illinois vào thập niên 1970, mã số Illinois 190 bị loại bỏ khỏi đoạn đường giữa Aurora và Sugar Grove, biến đoạn này thành Xa lộ Illinois 56 riêng biệt. Một khi hoàn thành, con đường mới kết hợp giữa xa lộ cao tốc và xa lộ thu phí giữa Xa lộ Liên tiểu bang 80 gần vùng Quad Cities và Xa lộ Liên tiểu bang 294 được đặt tên là Xa lộ Illinois 5. Vào cuối thập niên 1980, nó được đặt mã số lại là Xa lộ Liên tiểu bang 88
Xa lộ chính thức là đường thu phí ở phía đông Rock Falls, bắt đầu tại nút giao thông lập thể với Quốc lộ Hoa Kỳ 30 tại mốc dặm 44 đến điểm đầu của nó gần Hillside. Phía tây U.S. 30 đến Xa lộ Liên tiểu bang 80, Xa lộ Liên tiểu bang 88 là xa lộ cao tốc. Đoạn thu phí dài 96 dặm (154 km).
Sau khi cựu tổng thống Hoa Kỳ và cũng là người gốc tiểu bang Illinois là Ronald Reagan mất vào năm 2004, Cơ quan quản trị Xa lộ thu phí Tiểu bang Illinois biểu quyết đặt tên lại cho con lộ thu phí này là "Xa lộ thu phí Tưởng niệm Ronald Reagan" để nhớ đến ông vì xa lộ này đi qua gần nơi sinh của ông là Tampico và đi qua phía nam khu ngoại ô thị trấn mà ông lớn lên là Dixon. Phần thu phí của I-88 trước đây có tên là "Xa lộ thu phí Đông-Tây" và hiện nay vẫn còn một số biển dấu còn được nhìn thấy gần thành phố Chicago.
Không có đường dẫn trực tiếp đến Quốc lộ Hoa Kỳ 52, Xa lộ Illinois 23, Xa lộ Illinois 25, và Xa lộ Illinois 83 (chiều đi hướng bắc). Ngoài ra, I-88 nhập với Xa lộ Illinois 56 một đoạn ngắn.
Tính đến năm 2010, I-88 không có xa lộ nhánh ngắn. Cũng không có dự án nào để xây các xa lộ nhánh ngắn trong tương lai gần. Xa lộ bán cao tốc được đề xuất có tên Xa lộ Công viên Prairie sẽ kết thúc ở điểm đầu phía bắc của nó qua ngã một nút giao thông lập thể với I-88 gần Kaneville ở phía tây Xa lộ Illinois 47. | 1 | null |
Đảo Ốc Hoa là một bãi cát thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa. Đảo cách đảo Hoàng Sa 4,2 hải lý (7,8 km) về phía đông bắc và cách bãi Xà Cừ 2,1 km về phía tây.
Đảo Ốc Hoa là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đang kiểm soát đảo này. | 1 | null |
Linh miêu đồng cỏ (danh pháp: Leptailurus serval) hay serval hay tierboskat, là một loài mèo hoang dã phân bố tại châu Phi. Đây là thành viên độc nhất thuộc chi "Leptailurus" và được nhà tự nhiên học người Đức Johann Christian Daniel von Schreber mô tả lần đầu năm 1776. 18 phân loài được công nhận. Linh miêu đồng cỏ có thân hình mảnh dẻ, kích thước trung bình, khi đứng bờ vai cao và cân nặng . Đặc điểm được mô tả là đầu nhỏ, đôi tai lớn, lớp lông ngoài có màu từ vàng kim đến vàng sẫm với đốm và sọc đen, chiếc đuôi ngắn có ngọn đen. Linh miêu đồng cỏ có chân dài nhất so với bất kỳ loài mèo tương đồng kích thước cơ thể.
Mô tả.
Linh miêu đồng cỏ là một loài mèo cỡ trung bình, có dáng vẻ thanh mảnh, với đôi chân dài và một cái đuôi khá ngắn. Chiều dài đầu thân 59–92 cm, chiều dài đuôi 20–45 cm, và chiều cao vai 54–66 cm. Trọng lượng khoảng từ 7 đến 12 kg ở con cái, và từ 9 đến 18 kg với con đực.
Phân bố.
Linh miêu đồng cỏ phân bố ở châu Phi, chủ yếu là phía nam của sa mạc Sahara, và một số ít ở bắc Phi. Môi trường sống chính của linh miêu đồng cỏ là thảo nguyên, mặc dù chúng có thể có ở các khu vực miền núi ở độ cao lên đến 3.000 m. Vì cần nguồn nước trong phạm vi lãnh thổ của mình nên chúng không sống nơi bán sa mạc hay thảo nguyên khô. Chúng cũng tránh các khu rừng rậm xích đạo, mặc dù có thể thấy chúng dọc theo ven rừng. Lãnh thổ của con cái khoảng 9,5-19,8 km2, và của con đực 11,6-31,5 km2.
Lối sống.
Giống như hầu hết mèo, linh miêu đồng cỏ sống đơn độc và săn mồi chủ yếu vào ban đêm. Mặc dù thường săn bắt động vật gặm nhấm, chúng cũng ăn các loài chim, thỏ rừng, đa man, bò sát, côn trùng, cá và ếch. Chúng cũng có thể bắt các động vật lớn hơn, chẳng hạn như hươu, linh dương, mặc dù hơn 90% của con mồi của chúng nặng dưới 200 g. Con mồi là loài gặm nhấm ước tính chiếm 80-97% trong chế độ ăn.
Linh miêu đồng cỏ có thể di chuyển 3–4 km mỗi đêm để tìm thức ăn. Đôi chân dài (dài nhất của tất cả loài mèo cùng kích thước cơ thể) thể hiện sự thích nghi của chúng với lối sống thảo nguyên, giúp chúng đạt được tốc độ tối đa 80 km mỗi giờ, và đôi tai lớn với thính giác rất tốt cho phép chúng phát hiện con mồi, ngay cả trong lòng đất. Chúng có thể nhảy cao 2–3 m để bắt chim đang bay và có thể nhảy xa tới 3,6 m. Chúng là loài săn mồi hiệu quả với tỷ lệ thành công lên tới 50%.
Sinh sản.
Linh miêu đồng cỏ có chu kỳ động dục kéo dài đến bốn ngày, và thường vào thời gian để mèo con sẽ được sinh ra ngay trước thời kỳ sinh sản cao điểm của quần thể động vật gặm nhấm địa phương. Chúng có thể sinh nhiều lứa trong năm, nhưng thường chỉ khi lứa trước đó chết ngay sau khi sinh. Chu kỳ mang thai kéo dài 66-77 ngày và thường cho ra đời hai con non, mặc dù đôi khi có thể nhiều hơn. | 1 | null |
Mèo đốm Oncilla (danh pháp hai phần: Leopardus tigrinus), là một loài động vật thuộc họ Mèo được tìm thấy trong các rừng mưa nhiệt đới Trung và Nam Mỹ. Nó là một họ hàng gần của ocelot và margay, và có bộ lông màu vàng nâu phong phú, phát hiện với đốm màu đen. Oncilla là một động vật sống về đêm săn động vật gặm nhấm và các loài chim.
Oncilla giống như margay và ocelot, nhưng nhỏ hơn, với thân hình mảnh mai và mõm hẹp. Nó có chiều dài từ 38 đến 59 cm, cộng với chiều dài đuôi 20 đến 42 cm. Trong khi các kích thước này là hơi dài hơn so với mèo nhà trung bình, mèo đốm oncilla nhìn chung là nhẹ hơn, trọng lượng 1,5 đến 3 kg.
Lông dày và mềm, màu sắc khác nhau, từ màu nâu đến màu vàng nâu tối, với nhiều đốm đen trên lưng và hai bên sườn. Dưới là nhạt với những đốm đen và đuôi được bao quanh. | 1 | null |
Gianluca Pagliuca (; (sinh ngày 18 tháng 12 năm 1966 tại Bologna) là một cựu thủ môn bóng đá Ý, bắt chính tại World Cup 1998. Hiện ông là bình luận viên bóng đá cho kênh truyền hình trả tiền Mediaset của cựu thủ tướng Silvio Berlusconi.
Thống kê.
632||0||||||||||||
632||0||||||||||||
!Total||39||0 | 1 | null |
Mèo đốm Margay (danh pháp hai phần: "Leopardus wiedii") là một loài mèo đốm thuộc họ Mèo, bản địa Trung và Nam Mỹ. Được đặt tên theo Công tước Maximilian xứ Wied-Neuwied, là loài sống đơn độc, kiếm ăn ban đêm, thích những vùng hẻo lánh của rừng mưa. Mặc dù đã từng được coi là dễ bị tổn thương dẫn đến tuyệt chủng, hiện nay IUCN liệt kê nó như là "sắp bị đe dọa". Chúng lang thang ở các khu rừng nhiệt đới từ México đến Argentina.
Về bề ngoài thì mèo đốm Margay rất giống loài mèo gấm Ocelot ("Leopardus pardalis") to lớn hơn, nhưng có đầu ngắn hơn một chút, đôi mắt lớn hơn, còn đuôi và chân thì dài hơn. Nó nặng từ 2,6 – 4 kg, với chiều dài cơ thể từ 48 – 79 cm, và chiều dài đuôi từ 33 – 51 cm. Không giống như hầu hết các con mèo khác, mèo cái chỉ có hai núm vú. Lông màu nâu, điểm nhiều hàng đốm màu nâu sẫm hoặc đen và các sọc dọc. Phần bụng nhạt màu hơn, dao động từ màu vàng da bò đến trắng, và đuôi có nhiều dải sẫm màu với chỏm đuôi màu đen. Phần sau của tai màu đen với những đốm trắng tròn ở trung tâm. | 1 | null |
Coppa Italia là một giải đấu cúp thường niên trong hệ thống các giải thi đấu nhà nghề của bóng đá Ý. Giải đấu đầu tiên được tổ chức vào năm 1922, nhưng giải lần thứ hai thì phải tới năm 1936 mới được tổ chức tiếp. Juventus là câu lạc bộ giàu thành tích nhất giải đấu với 14 lần vô địch. Juventus là đội lọt vào chung kết nhiều nhất với 20 lần. Đội vô địch sẽ được gắn một phù hiệu 3 màu (tiếng Ý: "coccarda") giống như phù hiệu của lực lượng không quân, và được vào thẳng vòng bảng UEFA Europa League mùa giải tiếp theo.
Thể thức.
Giải đấu thi đấu theo thể thức loại trực tiếp, việc chia cặp và lên lịch thi đấu được thực hiện trước khi giải đấu bắt đầu. Mỗi vòng đấu sẽ chỉ diễn ra trong một lượt đấu, tới vòng bán kết thì sẽ theo thể thức lượt đi lượt về. Nếu một trận đấu kết thúc với tỉ số hoà thì sẽ thi đấu thêm hiệp phụ, nếu sau 120ph tỉ số hoà được giữ nguyên thì hai đội sẽ đá luân lưu. Đội vô địch sẽ được tham dự UEFA Europa League (tên cũ là UEFA Cup) mùa tới. Nếu đội vô địch đã giành quyền tham dự UEFA Champions League thì suất tham dự UEFA Europa League sẽ dành cho đội về nhì. Nếu cả hai đội đều đã tham dự UEFA Champions League hoặc vì một lý do nào đấy không thể tham dự UEFA Europa League thì suất này sẽ được chuyển cho đội có thứ hạng cao nhất tiếp theo đó ở Serie A.
Giải đấu có tổng cộng 8 vòng đấu. Vòng 1 khởi tranh vào tháng 8, dành cho những đội bóng ở hạng thấp nhất (ngoài hai hạng Serie A và Serie B). Các đội bóng ở Serie B sẽ tham dự vòng hai, 12 đội bóng xếp hạng thấp nhất ở Serie A mùa trước (trừ phi một đội bóng được thi đấu ở cúp châu Âu năm đó) sẽ tham dự vòng 3 vào cuối tháng 8. 8 đội bóng còn lại của Serie A sẽ bắt đầu giải đấu từ lượt đấu thứ 4 vào tháng 1, để chọn ra 16 đội vào vòng tiếp theo. Vong 1/16, vòng tứ kết và lượt đi vòng bán kết sẽ diễn ra liên tục ngay sau khi kết thúc vòng 4, còn trận bán kết lượt về thì sẽ chỉ diễn ra 2 tháng sau đó vào tháng 4, trận chung kết được tổ chức vào tháng 5. Từ mùa bóng 2007-08 người ta đã thay thế 2 lượt di-về của trận chung kết bằng một trận chung kết duy nhất tổ chức ở Olimpico, Roma .
Thành tích của các đội.
Vô địch.
Chú thích: Năm 1922 các đội bóng tham dự giải chỉ là những đội bóng nhỏ và trung bình, các câu lạc bộ lớn hơn đã tự tổ chức một giải đấu riêng không thuộc hệ thống của FIGC.
Lọt vào chung kết.
Ghi chú: từ năm 1968 tới năm 1971, FIGC tổ chức vòng chung kết thay vì các trận bán kết và chung kết. Chỉ đội đứng thứ nhất và thứ hai của vòng chung kết mới được tính là đá chung kết. | 1 | null |
Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng hậu (chữ Hán: 元聖天感皇后, ? - tháng 1, 1287), tên Thiều (韶), là Hoàng hậu của Trần Thánh Tông, mẹ ruột của Trần Nhân Tông.
Tiểu sử.
Nguyên Thánh hoàng hậu xuất thân rất cao quý, cha là Khâm Minh đại vương Trần Liễu, con trưởng của Thái Tổ Chí Hiếu hoàng đế Trần Thừa, anh ruột của Trần Thái Tông. Bà gọi Thái Tông hoàng đế bằng chú, Thái thượng hoàng Trần Thừa bằng ông nội. Mẹ bà không được ghi chép lại, có lẽ là Thiện Đạo quốc mẫu, húy là Nguyệt, Kế thất của An Sinh vương.
Bà có các anh là Tuệ Trung Thượng sĩ Trần Tung, Vũ Thành vương Trần Doãn, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn và Tĩnh Quốc vương Trần Quốc Khang, đều là những tên tuổi ảnh hưởng lớn trong hoàng tộc. Ngoài ra, theo ghi nhận thì bà là con gái thứ năm của Khâm Minh đại vương, nên trước đó bà còn 4 người chị nữa, nhưng hiện không rõ được danh tính.
Năm 1237, xảy ra vụ phế truất ngôi hậu của Thái Tông hoàng đế, cha bà làm loạn ở sông Cái. Sau đầu hàng và bị giáng chức, biếm ra Yên Sinh. Có lẽ bà cùng các anh khác giống như Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, đều bị giữ lại ở kinh thành Thăng Long, nương nhờ Thụy Bà công chúa là em gái của Thái Tông hoàng đế, tức là cô mẫu của bà cùng Hưng Đạo vương.
Năm Nguyên Phong thứ 8 (1258), tháng 2, Thái tử Trần Hoảng lên kế vị, sử gọi Trần Thánh Tông. Tháng 8 năm ấy, bà được sách phong làm Thiên Cảm phu nhân (天感夫人), rồi không lâu sau thì chính thức phong làm Hoàng hậu. Ngày 11 tháng 11 năm ấy, Hoàng hậu sinh ra Hoàng trưởng tử Trần Khâm, tức Nhân Tông hoàng đế. Như vậy, bà đã gặp gỡ và được Thánh Tông "sủng hạnh" ít nhất khoảng đầu năm đó, ngay khoảng thời gian Thánh Tông kế vị hoặc sớm hơn nữa.
Năm Bảo Phù thứ 6 (1278), mùa đông, Thánh Tông nhường ngôi cho thái tử Khám, tức hoàng đế Nhân Tông. Nhân Tông tôn vua cha làm Thái thượng hoàng, tôn mẹ làm Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng thái hậu (元聖天感皇太后).
Năm Đinh Hợi, Trùng Hưng năm thứ 3 (1287), vào tháng 1, Hoàng thái hậu băng, không rõ bao nhiêu tuổi. Về sau Trần Anh Tông lên ngôi, ban tên húy kị của các Hoàng hậu, bà được gọi húy là Hâm (歆).
Vai trò chính trị.
Thiên Cảm hoàng hậu là con gái của An Sinh vương Trần Liễu, là em gái của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, cháu gọi Trần Thái Tông bằng chú và là chị họ của người chồng của bà, Trần Thánh Tông. Vai trò của Thiên Cảm trong hoàn cảnh chính trị này rất đặc biệt vì bà là cầu nối giữa hai nhánh hoàng tộc sau vụ việc xảy ra vào năm 1237, khiến An Sinh vương rất căm hờn Trần Thái Tông.
Tuy nhiên, dù vai trò to lớn như vậy, nhưng sử sách thời kì này thậm chí rất ít đề cập đến bà, ngay cả khi bà đã qua đời cũng không ghi thêm gì, an táng ở đâu, đặc biệt sơ sài nếu so với 2 người cháu Khâm Từ Bảo Thánh hoàng hậu, Bảo Từ Thuận Thánh hoàng hậu về sau. Thậm chí, thụy hiệu của bà cũng không theo thể thức có hậu tố "Từ" như các Hoàng hậu khác của nhà Trần, trừ những người đã bị phế: Chiêu Thánh hậu Lý Thiên Hinh, Quang Loan hậu Trần Thục Mỹ.
Dù rất thiếu thốn, song sự việc bà mang thai Trần Nhân Tông dù chưa hề được chính thức sắc lập làm tần phi, đã cho thấy phần nào lục đục nội bộ đáng kể khi ấy. Có thể nói, việc bà mang thai mới khiến bà được hợp thức hóa lấy Thánh Tông, chứ bà chưa từng được định sẽ là người hàn gắn mối rạn nứt này giữa hai nhánh. | 1 | null |
Puppy Linux là một bản phân phối Linux nhẹ, tập trung vào tính dễ sử dụng. Toàn bộ hệ thống có thể được chạy từ RAM, cho phép các gỡ bỏ phương tiện khởi động để được sau khi hệ điều hành đã khởi động. Các ứng dụng như AbiWord (một ứng dụng xử lý văn bản miễn phí), Gnumeric (bảng tính) and MPlayer (một trình nghe đa phương tiện miễn phí) được bao gồm, cùng với một sự lựa chọn rộng của trình duyệt web có thể được cài đặt. Phân phối đã được phát triển bởi Barry Kauler và các thành viên khác của cộng đồng. Công cụ Woof có thể xây dựng một phân phối Puppy Linux từ các gói nhị phân của bản phân phối Linux khác.
Tính năng.
Puppy Linux là một hệ điều hành đầy đủ, đi kèm với một bộ ứng dụng cho nhiều nhiệm vụ thích hợp cho sử dụng chung. Puppy có kích thước nhỏ, do đó, nó có thể boot từ nhiều thiết bị khác nhau. Nó cũng hữu ích như là một đĩa cứu hộ, một hệ thống trình diễn, để lại hệ điều hành ban đầu/hiện tại không thay đổi gì, hoặc là một hệ điều hành một hệ thống với một ổ cứng trống hoặc mất tích, hoặc để giữ cho máy tính cũ hữu ích.
Puppy có thể boot từ:
Các tính năng của Puppy Linux được xây dựng trong công cụ có thể được sử dụng để tạo ra các ổ đĩa USB có khả năng khởi động, tạo một đĩa CD Puppy mới, hoặc remaster live CD mới với các gói khác.
Puppy Linux có một tính năng độc đáo mà nó ngoài từ các bản phân phối Linux khác: khả năng cung cấp một môi trường cập nhật liên tục làm việc bình thường trên một multisession CD/DVD ghi một lần. (Nó không yêu cầu một đĩa CD / DVD ghi lại). Puppy sẽ tự động phát hiện những thay đổi trong hệ thống tập tin và lưu lại từng bước trên đĩa. Tính năng này đặc biệt tốt với các đĩa DVD, một phần vì không gian lớn hơn nhiều. Trong khi các bản phân phối khác cung cấp các phiên bản Live CD của hệ điều hành của họ, họ không cho phép chương trình được thêm vĩnh viễn cũng không làm họ cho phép các tập tin được ghi vào đĩa CD.
Puppy cũng có tính năng hệ thống ghi bộ nhớ đệm tinh vi được thiết kế để kéo dài tuổi thọ của ổ đĩa USB flash dùng để chạy Puppy Linux.
Không giống như một số hệ điều hành khác, Puppy Linux không mount (tức là chuẩn bị để đọc / ghi) ổ cứng cũng không kết nối vào mạng tự động. Điều này làm giảm tỷ lệ xuất hiện lỗi hoặc thậm chí cố ý thêm corrupts phần mềm không tương thích nội dung của một ổ đĩa cứng. Puppy Linux cũng có thể chạy trên nền tảng ARM và cũng trên một máy tính đơn board (single-board computer) như Raspberry Pi.
Since Puppy Linux về cơ bản chạy trong RAM, tất cả các tập tin, hoạt động và cấu hình được tạo ra / sửa đổi trong phiên giao dịch sẽ biến mất khi hệ thống tắt. Tuy nhiên, nó có thể lưu các tập tin trước khi tắt máy. Tính năng này cho phép người dùng lưu các tập tin vào đĩa (USB, HDD etc.) hoặc thậm chí viết hệ thống tập tin cùng một CD Puppy đã dùng để khởi động, nếu "multisession" đã được sử dụng để tạo ra các đĩa CD khởi động và nếu một ổ ghi CD là hiện tại. Điều này đúng cho đĩa CD-R cũng như đĩa CD-RW và DVD.
Nó cũng có thể lưu tất cả các tập tin vào một ổ cứng gắn ngoài, USB, hay thậm chí là một ổ đĩa mềm thay vì hệ thống tập tin gốc. Puppy cũng có thể được cài đặt vào một đĩa cứng..
Giao diện người dùng.
Trình quản lý của sổ mặc định trong phần lớn các phát hành của Puppy là JWM.
Gói của desktop IceWM, Fluxbox và Enlightenment cũng có sẵn thông qua gói PetGet của Puppy (ứng dụng) quản lý hệ thống (xem bên dưới). Một số bản phân phối phát sinh, gọi là puplets, đi kèm với quản lý cửa sổ mặc định khác hơn JWM.
Khi hệ điều hành khởi động, tất cả mọi thứ trong gói Puppy giải nén vào một khu vực của RAM, the "đĩa RAM". PC cần phải có ít nhất 128 MB RAM (với nhiều hơn 8 MB chia sẻ cho video) cho tất cả các của Puppy để nạp vào các đĩa RAM. Tuy nhiên, nó có thể cho nó chạy trên máy PC với chỉ khoảng 48 MB RAM bởi vì một phần của hệ thống có thể được lưu giữ trên ổ cứng, hoặc ít hiệu quả, còn lại trên đĩa CD.
Puppy là khá đầy đủ tính năng cho một hệ thống chạy hoàn toàn trong đĩa RAM, khi khởi động hệ thống Live hoặc từ một cài đặt tiết kiệm; tuy nhiên, Puppy cũng hỗ trợ chế độ cài đặt "đầy đủ", cho phép Puppy chạy từ một phân vùng ổ cứng, mà không cần đĩa RAM. Các ứng dụng đã được chọn gặp khó khăn khác nhau, kích thước đặc biệt. Bởi vì một trong những mục tiêu của phân phối là rất dễ dàng để thiết lập, có trình thuật sĩ nhiều người dùng thông qua các quá trình của một loạt tác vụ thông thường.
Quản lý gói và phân phối.
Puppy Unleashed (hiện đang thay thế bởi Woof) à một công cụ được sử dụng để tạo ra các hình ảnh ISO Puppy. Nó bao gồm hơn 500 gói được đặt lại với nhau theo nhu cầu của người sử dụng.
Woof là một công cụ tiên tiến để tạo ra các cài đặt Puppy. Nó đòi hỏi một kết nối Internet và một số kiến thức của Linux để sử dụng. Nó có thể tải về gói nguồn nhị phân từ một bản phân phối Linux khác và xử lý chúng thành các gói Puppy Linux bằng cách chỉ định tên mà distro Linux đó. Nó được trang bị một kiểm soát phiên bản đơn giản được đặt tên Bones.
Puppy Puppy cũng đi kèm với một công cụ remastering rằng có một "snapshot" của hệ thống hiện tại và cho phép người dùng tạo ra một đĩa CD trực tiếp từ nó, và remastering một công cụ bổ sung mà có thể để loại bỏ các thành phần cài đặt.
Puppy Linux sử dụng T2 SDE xây dựng kịch bản để xây dựng các gói nhị phân cơ bản.
Quản lý gói của Puppy Linux, "Puppy Package Manager", chấp nhận gói từ distro khác (chẳng hạn như gói deb).
Biến thể.
Bởi vì khá dễ dàng với công cụ Woof và công cụ remaster có thể được sử dụng để xây dựng các biến thể của Puppy Linux, có rất nhiều phiên bản có sẵn. Các biến thể của Puppy Linux được gọi là "puplets".
Sau khi Barry Kauler làm giảm sự tham gia của mình với các dự án Puppy, ông đã thiết kế hai nhà phân phối mới trong cùng một gia đình Puppy Linux, Quirky và Wary.
Lịch sử phát hành.
Series Puppy 1 chạy thoải mái trên phần cứng rất cũ, Chẳng hạn như một máy tính Pentium với bộ nhớ RAM ít nhất là 32 MB. Đối với hệ thống mới hơn, phiên bản USB keydrive có thể là tốt hơn (mặc dù nếu không có hỗ trợ khởi động từ thiết bị USB trong BIOS, đĩa mềm khởi động Puppy có thể được sử dụng để khởi động nó). Nó có thể chạy Puppy Linux với Windows 9x/Windows Me. Nó cũng có thể, nếu BIOS không hỗ trợ khởi động từ thiết bị USB, khởi động từ đĩa CD và giữ trạng thái người dùng trên một keydrive; điều này sẽ được lưu khi tắt máy và đọc từ thiết bị USB khởi động hệ thống.
Puppy 2 dùng bộ trình duyệt Internet dựa trên Mozilla SeaMonkey (chủ yếu là một trình duyệt web và e-mail client).
Puppy 3 tương thích với các tính năng của Slackware 12. Điều này được thực hiện bởi sự bao gồm gần như tất cả phụ thuộc cần thiết cho việc cài đặt các gói Slackware. Tuy nhiên, Puppy Linux không phải là một phân phối dựa trên Slackware.
Puppy 4 is built from scratch using the T2 SDE and no longer features native Slackware 12 compatibility in order to reduce the size and include newer package versions than that found in 3. To compensate for this, an optional "compatibility collection" of packages was created that restores some of the lost compatibility.
Puppy 5 is based on a project called Woof which is designed to assemble a Puppy Linux distribution from the packages of other Linux distributions. Woof includes some binaries and software derived from Ubuntu, Debian, Slackware, T2 SDE, or Arch repositories. Puppy 5 came with a stripped down version of the Midori browser to be used for reading help files and a choice of web browsers to be installed, including Chromium, Firefox, SeaMonkey Internet Suite, Iron và Opera.
Đánh giá.
Puppy Linux has been criticized for running all users as root and for its lack of available applications. DistroWatch reviewer Rober Storey concluded about Puppy 5.2.5 in April 2011: "A lot of people like Puppy - it's in the top 10 of the DistroWatch page-hit ranking. I enjoy Puppy too, and it's what I run exclusively on my netbook. Maybe the only thing wrong with Puppy is that users' expectations tend to exceed the developer's intentions."
In a detailed review of Puppy Linux in May 2011 Howard Fosdick of OS News addressed the root user issue, "In theory this could be a problem -- but in practice it presents no downside. I've never heard of a single Puppy user suffering a problem due to this." Fosdick concluded "I like Puppy because it's the lightest Linux distro I've found that is still suitable for end users. Install it on an old P-III or P-IV computer and your family or friends will use it just as effectively for common tasks as any expensive new machine."
In December 2011 Jesse Smith, writing in DistroWatch reviewed Puppy 5.3.0 "Slacko Puppy". He praised its simplicity, flexibility and clear explanations, while noting the limitations of running as root. He concluded "I would also like to see an option added during the boot process which would give the user the choice of running in unprivileged mode as opposed to running as root. Always being the administrator has its advantages for convenience, but it means that the user is always one careless click away from deleting their files and one exploit away from a compromised operating system. As a live CD it's hard to beat Puppy Linux for both performance and functional software. It has minimal hardware requirements and is very flexible. It's a great distro as long as you don't push it too far out of its niche."
In December 2011 Howard Fosdick reviewed the versions of Puppy Linux then available. He concluded, "Puppy's diversity and flexibility make it a great community-driven system for computer enthusiasts, hobbyists, and tinkerers. They also make for a somewhat disorderly world. You might have to read a bit to figure out which Puppy release or Puplet is for you. Puppy's online documentation is extensive but can be confusing. It's not always clear which docs pertain to which releases. Most users rely on the active, friendly forum for support." He also noted "Those of us who enjoy computers sometimes forget that many view them with disdain. What's wrong with it now? Why do I have to buy a new one every four years? Why on earth do they change the interface in every release? Can't it just work? Puppy is a great solution for these folks. It's up-to-date, free, and easy to use. And now, it supports free applications from the Ubuntu, Slackware, or Puppy repositories. Now that's user-friendly." | 1 | null |
Xa lộ Liên tiểu bang 88 (tiếng Anh: "Interstate 88" hay viết tắt là I-88) là một xa lộ liên tiểu bang nội tiểu bang nằm hoàn toàn trong tiểu bang New York. Điểm đầu phía tây của nó nằm tại nút giao thông khác mức với I-81 tại thành phố Binghamton và điểm đầu phía đông của nó nằm tại nút giao thông khác mức với New York State Thruway (I-90) tại Schenectady. Nó phục vụ như con đường kết nối từ Albany đến Binghamton, Elmira (qua ngã Xa lộ Tiểu bang New York 17 hay NY 17, I-86) tương lai, và Scranton, Pennsylvania (qua ngã I-81). Nó chạy gần NY 7 mà trước đây từng là con đường chính qua vùng này.
Mô tả xa lộ.
Binghamton đến Oneonta.
I-88 bắt đầu tại nút giao thông khác mức với I-81 ngay phía bắc phố chính thành phố Binghamton trên bờ Sông Chenango. Trong khi cả hai hướng của I-81 có lối đi và đến từ chiều hướng tây của I-88, chỉ có một hướng của I-81 (chiều đi hướng bắc) nối với I-88. Người lái xe chiều hướng nam của I-81 đến chiều hướng đông của I-88 phải đi qua ngã Quốc lộ Hoa Kỳ 11 (US 11), NY 12 và NY 12A tại lối ra số 6 của I-81. Sau đó, NY 12A kết nối với I-88 tại lối ra 2.
Từ I-81, I-88 đi hướng đông qua Sông Chenango đến làng Port Dickinson là nơi nó nhập với NY 7 (đây cũng là một xa lộ cao tốc) ở lối ra 1. Hai xa lộ tiếp tục hướng nam, sau đó hướng đông dọc theo bờ phía đông của Sông Chenango, nơi nó gặp NY 12A gần Cầu Chenango. I-88 và NY 7 vẫn chạy dọc theo sông đến thị trấn Port Crane nơi con sông bắt đầu đi theo NY 369 (lối ra 3) đi hướng bắc. Bên ngoài thị trấn Port Crane, xa lộ cao tốc đi về hướng đông đến Sanitaria Springs. Tại đây, NY 7 rời xa lộ cao tốc tại lối ra 4 và bắt đầu chạy song song I-88 cho hết đoạn còn lại của I-88.
I-88 tiếp tục hướng đông đến Harpursville, kết nối NY 79 gần trung tâm cộng đồng tại lối ra 6. Chẳng bao lâu sau khi gặp NY 79, I-88 lại đi vào một thung lũng ven sông, lần này là thung lũng của Sông Susquehanna. I-88 hướng về đông bắc, đi theo con sông và NY 7 đến làng Bainbridge nơi nó gặp NY 206 và sau đó đi tiếp đến làng Sidney nơi nó gặp NY 8, lộ chính yếu bắc-nam đi qua làng, ở lối ra 9. Từ Sidney, I-88 tiếp tục đi về đông bắc qua miền nam Quận Otsego, qua làng Unadilla trước khi đi vào Oneonta. Bên trong thành phố, I-88 liên đổi đường với NY 205 trước một lối ra với NY 28. NY 28 nhập xa lộ cao tốc, đi theo I-88 ra khỏi thành phố.
Oneonta to Schenectady.
Đông bắc Oneonta, NY 28 rời I-88 tại lối ra 17 và đi theo Sông Susquehanna lên phía bắc đến Cooperstown. Tuy nhiên I-88 vẫn đi theo hướng đông bắc qua vùng phía đông nông thôn của Quận Otsego. Ngay khi băng vào Quận Schoharie, I-88 bắt đầu đi theo lộ trình hướng đông khi nó đi về phía làng Cobleskill. Trong lúc NY 7 đi vào làng, I-88 đi qua phía nam của làng, kết nối đến làng bằng hai lối ra với NY 7. Phía đông Cobleskill, I-88 liên đổi đường với NY 145. Howe Caverns nằm ở phía bắc lối ra một đoạn ngắn. I-88 tiếp tục, đi qua rìa phía bắc của làng Schoharie trước khi đi vào Quận Schenectady.
Chẳng lâu khi vào Quận Schenectady, I-88 gặp US 20 ở phía đông Duanesburg. Qua US 20, I-88 tiếp tục hướng đông bắc, liên đổi đường với NY 7 lần cuối cùng trước khi kết thúc tại New York State Thruway (I-90) tại phía tây thành phố Schenectady.
Lịch sử.
Đạo luật Liên bang Tài trợ Xa lộ năm 1956 không bao gồm việc xây dựng I-88. Các quan chức tiểu bang New York gây áp lực đưa xa lộ này vào. Kết quả là quỹ tài trợ nó được thêm vào Đạo luật Xa lộ Liên bang năm 1968. Công việc tiến hành xây dựng xa lộ được khởi động ngay sau đó, và I-88 được thêm vào Hệ thống Xa lộ Liên tiểu bang ngày 13 tháng 12 năm 1968. Như kế hoạch ban đầu của Bộ Giao thông Tiểu bang New York (NYSDOT), I-88 sẽ bắt đầu tại I-81 trong thành phố Binghamton và đi theo Xa lộ cao tốc Susquehanna được đề xuất xây dựng đến Schenectady mà từ đây nó sẽ tiếp tục đến Quốc lộ Hoa Kỳ 4 tại Troy trên "Xa lộ tự chọn 7", lộ trình cao tốc của NY 7 đi qua các khu ngoại phía bắc của thành phố Albany. Điều này sẽ hoàn tất nếu để I-88 gặp New York State Thruway tại lối ra 25, nơi nó sẽ kết nối với I-890. Sau đó I-88 sẽ tiếp tục đi đến Troy trên I-890 và NY 7 được nâng cấp. Đề xuất kết nối với I-890 bị bãi bỏ vào đầu thập niên 1980 thay vào đó là một đoạn kết nối nằm ở phía tây lối ra 25 tại thị trấn Rotterdam.
Đoạn đầu tiên của I-88 thông xe là đoạn giữa Chenango Bridge (lối ra 2) và Sanitaria Springs (4), được thông xe vào đầu thập niên 1970. Một mảng thứ hai gần thành phố Oneonta giữa lối ra 13 và 15 thông xe khoảng năm 1974. Công cuộc xây dựng tiến triển theo hướng tây nam từ từ Oneonta với xa lộ cao tốc vươn đến Nineveh (lối ra 6) tính đến năm 1977. Đoạn đứt giữa Sanitaria Springs và Nineveh được nối liền năm 1981. Sau đó sự tập trung di chuyển đến đoạn xa lộ cao tốc giữa Oneonta và Schenectady. Một phần đoạn này từ Oneonta đến Duanesburg (lối ra 24) được hoàn thành vào năm 1981. Đoạn Duanesburg–Schenectady của I-88 thông xe năm 1985. Năm 1989, công cuộc xây dựng kết thúc trên I-88 với việc thông xe đoạn cuối cùng của I-88 giữa I-81 tại Chenango và NY 7 tại Cầu Chenango.
Các nút giao thông lập thể dọc theo I-88 không được mã số cho đến đầu thập niên 1980. Năm 1999, Bộ Giao thông Tiểu bang New York, Cơ quan quản trị Xa lộ Liên bang và Cơ quan quản trị New York State Thruway thảo luận việc đặt tên lại cho Xa lộ kết nối Berkshire thành Xa lộ Liên tiểu bang 90 và đặt tên lại cho phần không thu phí của Xa lộ Liên tiểu bang 90 từ lối ra 24 đến lối ra B1 của Thruway trên Xa lộ kết nối Berkshire thành I-88. Đoạn đường của Thruway giữa lối ra 25 và 24 sau đó được đặt tên là I-90 và I-88. Tuy nhiên việc này chưa bao giờ được thực hiện. | 1 | null |
Xa lộ Liên tiểu bang 94 (tiếng Anh: "Interstate 94" hay viết tắt là I‑94) là xa lộ liên tiểu bang đông-tây cực bắc nhất (nhưng I-96 là xa lộ liên tiểu bang đông-tây có mã số lớn nhất), kết nối Ngũ Đại Hồ và các vùng liên núi của Hoa Kỳ. Điểm đầu phía tây của I-94 nằm tại Billings, Montana tại điểm giao cắt với Xa lộ Liên tiểu bang 90; điểm đầu phía đông của nó là cầu Blue Water, phía Hoa Kỳ trong thành phố Port Huron, Michigan trên biên giới Canada thuộc thành phố Sarnia, Ontario. Tại đây, cùng với Xa lộ Liên tiểu bang 69, I-94 gặp Xa lộ 402. Hiện nay, I-94 là xa lộ liên tiểu bang không-chính yếu dài nhất (chữ số cuối không phải 0 hoặc 5), nhưng có lẽ sẽ bị Xa lộ Liên tiểu bang 69 chiếm vị trí này trong tương lai.
Mô tả xa lộ.
Xa lộ Liên tiểu bang 94 là xa lộ liên tiểu bang đông-tây độc nhất hình thành một con đường nối liền trực tiếp vào trong một quốc gia ngoại quốc (Canada). Hiện thời không có một xa lộ liên tiểu bang nào như thế kết thúc ở biên giới Hoa Kỳ-Mexico tuy Xa lộ Liên tiểu bang 905 tại California sẽ làm vậy khi việc nâng cấp hoàn thành. Tại Port Huron, I-94 đi qua Cầu Blue Water vào thành phố Sarnia, Ontario của Canada, và trở thành Xa lộ Ontario 402, được dùng để đi đến thành phố Toronto. Xa lộ trùng với I-94 tại cửa khẩu này là Xa lộ Liên tiểu bang 69, được cắm biển đông–tây tại miền đông tiểu bang Michigan nhưng được đổi thành bắc–nam gần Lansing và vẫn giữ biển bắc–nam cho đoạn còn lại trong tiểu bang Michigan và xuyên suốt tiểu bang Indiana.
Xa lộ Liên tiểu bang 94 cắt chéo với Xa lộ Liên tiểu bang 90 vài lần: tại điểm đầu phía tây; tại miền trung tiểu bang Wisconsin; tại thành phố Chicago; và tại thành phố Lake Station, IN.
Montana.
Xa lộ Liên tiểu bang 94 bắt đầu tại I-9- trong thành phố Billings, Quận Yellowstone, và đi theo hướng đông bắc đến các thị trấn Huntley, Ballantine, Pompeys Pillar và Custer.
Vào Quận Treasure, I-94 đi qua gần các thị trấn nhỏ Bighorn và Hysham. Sau khi vào Quận Treasure, quận tiếp theo là Quận Rosebud khoảng 15 dặm ở phía đông. Có 2 điểm giao cắt là Quốc lộ Hoa Kỳ 12 và Xa lộ Montana 59 trước khi vào Forsyth. Sau đó là Quận Custer là điểm đầu phía đông của Quốc lộ Hoa Kỳ 12 sau khi đi qua Miles City.
Sau khi đi qua các thị trấn nhỏ như Terry, Fallon vào Quận Prairie, quận kế tiếp là Quận Dawson. Xa lộ đi qua thành phố Glendive là thành phố kết nối với Xa lộ Montana 16 vào thành phố Wilbaux trước khi đi vào ranh giới tiểu bang North Dakota.
North Dakota.
Xa lộ đi vào thành phố Beach và đi qua vùng đất xấu gần Medora (gần Công viên Quốc gia Theodore Roosevelt). Một nơi dừng chân/vệ sinh công cộng khoảng 7 dặm (11 km) ở phía đông Medora là nơi người lái xe và hành khách có thể dừng chân nhìn ngắn cảnh quang. Con đường mòn tại đây có thể cho họ cơ hội đi bộ đường dài ngắm cảnh quang. Sau đó, I-94 đi hướng đông qua thành phố Bismarck trên đường đến Fargo là nơi xa lộ rời tiểu bang và vượt ranh giới vào tiểu bang Minnesota.
Minnesota.
I-94 đi theo quỹ đạo tây bắc-đông nam qua Moorhead và St. Cloud trên đường đến Thành phố Đôi, và theo hướng đông ra khỏi tiểu bang. Rời Fargo, ND vào Moorhead, MN, I-94 vượt Sông Red. Tại Minneapolis, xa lộ qua Sông Mississippi. Rời Minnesota giữa Lakeland, MN và Hudson, WI, I-94 qua Sông St. Croix.
Từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 10 năm 2008, giữa chiều đi hướng bắc của I-35W và MN-280 trong Thành phố Đôi, xa lộ chưa được nâng cấp lên chuẩn xa lộ liên tiểu bang vì Bộ Giao thông Minnesota (Mn/DOT) thêm vào một làn xe phụ tạm thời để giúp giảm bớt ùn tắc do Cầu I-35W Sông Mississippi sập.
Wisconsin.
Xa lộ Liên tiểu bang 94 từ phía đông Thành phố Đôi đi vào tiểu bang Wisconsin tại Hudson. Nó đi qua Eau Claire trước khi quay hướng đông nam và nhập với Xa lộ Liên tiểu bang 90 tại Tomah và Xa lộ Liên tiểu bang 39 tại Portage. I-94 tẻ nhánh về hướng đông tại thành phố Madison và đi đến thành phố Milwaukee trước khi quay hướng nam và đi về hướng thành phố Chicago. Nó vào tiểu bang Illinois tại thành phố Pleasant Prairie.
Illinois.
Tại tiểu bang Illinois, I-94 chạy hướng nam từ tiểu bang Wisconsin đến tiểu bang Indiana qua ngã phố chính thành phố Chicago. Đây là đoạn đường thu phí nằm trên Xa lộ thu phí Tri-State (Tri-State có nghĩa ba tiểu bang) đến nơi có xa lộ phụ I-294 tách ra từ xa lộ mẹ I-94; lúc đó I-94 chạy hướng đông đến Xa lộ cao tốc Edens. Tại đây nó quay hướng nam đi qua thành phố Chicago. Tại Xa lộ Liên tiểu bang 80, I-94 chạy hướng đông đến tiểu bang Indiana trên Xa lộ cao tốc Kingery.
Indiana.
Trong tiểu bang Indiana, I-94 chạy hướng đông từ nơi trùng với I-80 trong tiểu bang Illinois. I-94 cắt ngang Xa lộ Liên tiểu bang 90 (Lộ thu phí Indiana) tại nơi I-80 nhập vào I-90 đi hướng đông đến tiểu bang Ohio. I-94 tiếp tục hướng đông bắc, chạy song song bờ Hồ Michigan vào tiểu bang Michigan. Tốc độ giới hạn 55 dặm một giờ từng được ấn định ở phía đông lối ra 26, hiện nay giới hạn đó kết thúc khoảng một dặm ở phía đông nơi xa lộ giao cắt với I-80/I-90. Từ điểm này, tốc độ giới hạn được nâng lên đến 70 dặm một giờ trên chiều đi hướng đông của I-94.
Michigan.
I-94 chạy hướng bắc dọc theo Hồ Michigan đến St. Joseph trước khi chạy hướng đông về phía thành phố Detroit. Nó quay hướng đông bắc đến Port Huron là nơi nó gặp I-69 và kết thúc tại Cầu Blue Water là nơi bắt đầu của Xa lộ Ontario 402 phía Canada.
Lịch sử.
Đoạn đầu của I-94 hoàn thành bằng quỹ Xa lộ liên tiểu bang (theo Đạo luật Liên bang Tài trợ Xa lộ năm 1956) là đoạn dài giữa Jamestown và Valley City, tiểu bang North Dakota năm 1958.
Phía bắc thành phố Chicago, I-94 được mở rộng từ sáu đến tám làn xe từ Xa lộ Illinois 22 (Lộ Half Day) đến ngay phía nam ranh giới tiểu bang Wisconsin tại Xa lộ Illinois 173 và Phố 95 đến Phố 159.
Năm 2005, cầu I-94 trên Sông Crow gần St. Michael, Minnesota, khoảng về phía tây bắc thành phố Minneapolis, được xây dựng. Năm 2006, một dự án nới rộng I-94 ở phía đông phố chính thành phố St. Paul giữa Xa lộ Tiểu bang Minnesota 120 và Lộ McKnight từ 4 lên 6 làn xe được hoàn thành.
Nút giao thông khác mức Marquette mới tại phố chính thành phố Milwaukee được hoàn thành vào tháng 8 năm 2008 với tổn phí là $810 triệu đô la.
Nút giao thông khác mức tại Đường 95 Bắc trong Maple Grove, Minnesota được xây với cầu mới và rộng hơn. Cầu cũ bị phá hủy vào tháng 7 năm 2006. | 1 | null |
Mèo núi Andes (danh pháp hai phần: "Leopardus jacobitus") là một loài động vật thuộc họ Mèo. Mèo núi Andes phân bố ở dãy núi Andes ở các quốc gia Peru, Bolivia, Chile và Argentina.. Có ít hơn 2500 cá thể được cho là đang tồn tại.
Mô tả.
Môi trường sống và bề ngoài tương tự mèo pampas nên cũng giống báo tuyết. Nó sống ở độ cao khoảng 3.500-4.800 m, cao hơn nhiều vùng có cây để leo trèo ẩn nấp và nước uống. Kích thước tương đương mèo nhà, nhưng trông lớn hơn vì đuôi dài và bộ lông dày. Cũng giống như báo tuyết, bộ lông mèo núi Andes màu xám bạc, với phía dưới màu trắng và có nhiều chấm đen và sọc. Có vòng xuyến màu đen xung quanh đuôi và rìa.
Phạm vi chiều dài cơ thể từ 57 đến 64 cm, chiều dài đuôi là 41 đến 48 cm, vai chiều cao khoảng 36 cm và trọng lượng cơ thể là 5,5 kg. | 1 | null |
Isabelle Anne Madeleine Huppert ( sinh ngày 16 tháng 3 năm 1953) là một nữ diễn viên tài danh người Pháp. Bà đã tham gia diễn xuất trong hơn 90 phim và xuất phẩm truyền hình. Bà đã 2 lần đoạt Giải nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Cannes (năm 1978 với phim Violette Nozière và 2001 với phim La pianiste - "Cô giáo dạy dương cầm". Bà cũng 14 lần được đề cử Giải César về nữ diễn viên xuất sắc nhất và giành chiến thắng 2 lần vào năm 1996 với vai diễn trong phim La Cérémonie - "Buổi lễ" và vào năm 2017 với vai diễn trong phim "Elle", ngoài ra cũng giúp bà nhận được 1 đề cử Giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất đầu tiên trong sự nghiệp.
Tiểu sử.
Huppert sinh tại Paris; cha là Raymond Huppert - kỹ nghệ gia gốc Hungary, mẹ là Annick Beau - giáo viên Anh ngữ. Từ nhỏ bà được mẹ khuyến khích tập diễn xuất và từng tham gia vai thiếu nhi trong vài phim. Sau đó bà theo học tại Nhạc viện Versailles và Học viện Kịch nghệ Quốc gia Paris CNSAD.
Sau thành công bước đầu trong lĩnh vực kịch nghệ, Huppert bắt đầu đóng phim truyền hình năm 1971. Vào năm sau bà xuất hiện trong phim nhựa Faustine et le bel été - "Faustine và mùa hè đẹp". Phim kế tiếp Les Valseuses - " Những cô gái nhảy điệu Valse" giúp công chúng thêm chú ý đến bà. Vai diễn một nhân viên bưu điện bị tâm thần, giết người trong phim La Cérémonie của đạo diễn Claude Chabrol đã giúp bà đoạt giải Giải César về nữ diễn viên xuất sắc nhất vào năm 1996. Bà đóng vai chính trong phim La Pianiste của đạo diễn Michael Haneke dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nữ văn sĩ nước Áo đoạt giải Nobel văn chương năm 2004 - Elfriede Jelinek. Trong phim này, bà đóng vai cô giáo trung niên dạy dương cầm, mắc chứng thị dâm và khổ dâm, có quan hệ tình cảm kỳ dị với cậu học trò trẻ tuổi của mình. Vai diễn này giúp bà đoạt Giải nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Cannes năm 2001. Năm 2004 bà tham gia phim Ma mère - Mẹ tôi - của đạo diễn Christophe Honoré, phim này bị dư luận phê phán nhiều về nội dung tình dục và vô luân của nó. Trong phim bà đóng vai Hélène, một bà mẹ trung niên, hấp dẫn, phóng đãng; có quan hệ loạn luân với cậu con ruột 17 tuổi.
Năm 2012 Isabelle Huppert tham gia trong 2 phim cùng tranh giải Palme d'Or - "Cành cọ vàng" dành cho Phim xuất sắc nhất của
Liên hoan phim Cannes: Amour - "Tình yêu" và In Another Country - "Ở một đất nước khác". Kết quả công bố là phim Amour đã giành giải thưởng danh giá này.
Đánh giá.
Trong sự nghiệp điện ảnh Isabelle Huppert được các nhà chuyên môn và công chúng đánh giá rất cao về tài năng. Như nhà phê bình điện ảnh David Thomson: "Huppert là một trong những diễn viên xuất sắc nhất của điện ảnh thế giới đương đại". Stuart Jeffries của báo The Observer nhận xét về bà trong phim La Pianiste: "Đây chắc chắn là một vai diễn tuyệt vời nhất trong sự nghiệp diễn xuất vốn đã chói sáng của Huppert"
Gia đình.
Isabelle Huppert kết hôn với nhà văn, nhà sản xuất và đạo diễn Ronald Chammah từ năm 1982. Họ có ba con gồm cả nữ diễn viên Lolita Chammah đã đóng chung với mẹ trong phim Copacabana năm 2010. | 1 | null |
Thập lục quốc Xuân Thu (), là một biên niên sử viết về thời kỳ Đông Tấn-Thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc. Do Thôi Hồng (崔鴻) thời Bắc Ngụy viết từ năm 501 đến 522.
Vào cuối thời Bắc Ngụy, sử quan Thôi Hồng đã bí mật viết "Thập lục quốc Xuân Thu", tổng cộng có 100 quyển. Thuật ngữ "Ngũ Hồ thập lục quốc" được đặt dựa theo biên niên sử này. "Thập lục quốc Xuân Thu" đã phá bỏ truyền thống trong quá khứ, quốc thư các nước được gọi là "lục", các đế kỉ được viết là "truyện", trình bày các sự kiện lịch sử của các nước theo niên hiệu. Các sự tích về quốc chủ các nước, theo thể lệ chính sử tại thế kỷ này, không dùng quan niệm "quý Trung Hoa song khinh rẻ di địch". Nó cũng là một nguồn tham khảo chính cho Ngụy thư và Tấn thư
Biên niên sử này bắt đầu biến mất từ những năm đầu thời nhà Đường và không còn tồn tại nguyên vẹn. Mặc dù ban đầu có 100 quyển, lời tựa và một bảng theo thứ tự niên đại. Đến đầu thời nhà Tống, nhiều phần của tác phẩm đã bị mất và chỉ còn lại khoảng 20 quyển, được Tư Mã Quang trích dẫn rộng rãi. Có hai phiên bản hiện còn lại từ cuối thời nhà Minh, bản của Đồ Kiều Tôn (屠喬孫) gọi là Đồ bản (屠本) bao gồm 100 quyển, và bản của Hà Tang (何镗) gọi là Hà bản (何本) bao gồm 16 quyển, tái bản trong "Hán Ngụy tùng thư" (漢魏叢書), một tài liệu lịch sử. Đồ bản được xuất bản lần thứ ba vào năm 1781. Ngoài ra còn có phiên bản 100 quyển cùng với một bảng theo thứ tự niên đại từ cuối thời nhà Thanh của Thang Cầu (湯球), lấy từ bản của Hà Tang và các tư liệu khác. | 1 | null |
Mèo manul hay mèo Pallas (tên khoa học Otocolobus manul) là một loài mèo hoang nhỏ có nguồn gốc từ đồng cỏ và cây bụi trên núi ở Kavkaz, Hindu Kush, một phần của dãy Himalaya, Cao nguyên Tây Tạng, Thiên Sơn và dãy núi Nam Siberia. Với bộ lông dài và rậm, nó thích nghi tốt với khí hậu lục địa lạnh giá ở khu vực ít mưa và trải qua nhiều nhiệt độ. Chiều dài đầu và thân của nó từ 46 đến 65 cm với đuôi dài 21 đến 31 cm. Tai của nó được đặt thấp ở hai bên đầu để nó có thể nhìn qua đá mà không làm tai bị lõm.
Đặc điểm.
Mèo manul có kích thước tương tự như mèo nhà, với thân có chiều dài từ 46 đến 65 cm và đuôi dài 21 đến 31 cm. Nó nặng 2,5 đến 4,5 kg. Lông có màu nâu vàng nhạt với những sọc dọc sẫm màu trên thân và hai chân trước. Bộ lông mùa đông xám hơn và ít hoa văn hơn so với bộ lông mùa hè. Có các vòng màu đen rõ ràng trên đuôi và các đốm sẫm màu trên trán. Má màu trắng với các sọc màu đen hẹp chạy từ khóe mắt. Cằm và cổ họng cũng màu trắng, hòa vào bộ lông mượt màu ánh xám của phần bụng. Các viền màu đen và trắng đồng tâm xung quanh hai mắt làm nổi bật hình dạng tròn của chúng. Các chân ngắn hơn cân xứng theo tỷ lệ so với những con mèo khác, tai nằm rất thấp và xòe rộng, và nó có móng vuốt ngắn bất thường. Khuôn mặt ngắn hơn so với những con mèo khác, tạo ra cho nó một bộ mặt dẹt. Các hàm ngắn hơn có ít răng hơn so với thông thường ở các loài mèo, với cặp răng tiền hàm đầu tiên của hàm trên bị thiếu.
Phân bố và sinh cảnh.
Mèo manul là loài bản địa các vùng thảo nguyên Trung Á, ở độ cao lên đến 5.050 mét. Chúng được tìm thấy trong các khu vực Transkavkaz và Transbaikal của Nga, ít thấy hơn ở các nước cộng hòa Altai, Tyva, và Buryatia. Nó cũng sống ở Kyrgyzstan, Kazakhstan, Mông Cổ, Kashmir ở Ấn Độ và ở hầu khắp miền Tây Trung Quốc, đặc biệt là ở cao nguyên Tây Tạng. Năm 1997, lần đầu tiên có báo cáo là chúng có mặt ở phía đông dãy núi Sayan. Các quần thể trong khu vực biển Caspi, Afghanistan và Pakistan đang suy giảm và ngày càng bị cô lập. Năm 2008, một cá thể mèo manul lần đầu tiên đã được chụp ảnh bằng bẫy máy ảnh tại vườn quốc gia Khojir của Iran.
Phân loài.
Ba phân loài được công nhận: | 1 | null |
"Somebody That I Used to Know" là một bài hát của nghệ sĩ thu âm người Úc gốc Bỉ Gotye hợp tác với ca sĩ người New Zealand Kimbra nằm trong album phòng thu thứ ba của anh, "Making Mirrors" (2011). Nó được phát hành lần đầu tiên ở Úc và New Zealand vào ngày 5 tháng 7 năm 2011 như là đĩa đơn thứ hai trích từ album bởi , trước khi được phát hành bởi Universal Music vào tháng 12 năm 2011 ở Vương quốc Anh và tháng 1 năm 2012 ở Hoa Kỳ và Ireland. Bài hát được viết lời và sản xuất bởi Gotye, trong đó sử dụng đoạn nhạc mẫu từ bản nhạc không lời năm 1967 của Luiz Bonfá "Seville", và toàn bộ quá trình sáng tác nó đều được thực hiện tại nhà của bố mẹ anh ở Bán đảo Mornington ở Victoria cũng như dựa trên trải nghiệm của nam ca sĩ sau những mối quan hệ tình cảm. "Somebody That I Used to Know" là một bản art pop ballad với nhịp điệu trung bình và kết hợp những âm thanh của bộ gõ, mang nội dung đề cập đến cảm xúc của một người đàn ông khi gặp lại người yêu cũ, trong đó anh khẳng định rằng cô gái ấy dường như chỉ là một người mình đã từng quen biết.
Sau khi phát hành, "Somebody That I Used to Know" nhận được những phản ứng tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc, trong đó họ so sánh những điểm tương đồng giữa nó với một số tác phẩm từ Sting, Peter Gabriel và Bon Iver. Ngoài ra, bài hát còn gặt hái nhiều giải thưởng và đề cử tại những lễ trao giải lớn, bao gồm chiến thắng hai giải Grammy cho Thu âm của năm và Trình diễn song tấu hoặc nhóm nhạc pop xuất sắc nhất tại lễ trao giải thường niên lần thứ 55. "Somebody That I Used to Know" cũng tiếp nhận những thành công ngoài sức tưởng tượng về mặt thương mại với việc đứng đầu các bảng xếp hạng ở hơn 23 quốc gia, bao gồm nhiều thị trường lớn như Úc, Áo, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Ireland, Ý, Hà Lan, New Zealand, Thụy Điển và Vương quốc Anh, cũng như lọt vào top 10 ở tất cả những quốc gia bài hát xuất hiện. Tại Hoa Kỳ, nó đạt vị trí số một trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 trong tám tuần liên tiếp, trở thành đĩa đơn quán quân đầu tiên của hai nghệ sĩ cũng như là một trong những đĩa đơn nhạc số bán chạy nhất mọi thời đại tại đây với hơn tám triệu bản được tiêu thụ.
Video ca nhạc cho "Somebody That I Used to Know" được đạo diễn bởi Natasha Pincus, trong đó bao gồm những cảnh Gotye và Kimbra hát trong trạng thái khỏa thân và được khắc hoạ những hiệu ứng đồ họa trên cơ thể xuyên suốt video. Nó đã nhận được hai đề cử tại giải Video âm nhạc của MTV năm 2012 cho Video của năm và Biên tập xuất sắc nhất. Để quảng bá bài hát, hai nghệ sĩ đã trình diễn "Somebody That I Used to Know" trên nhiều chương trình truyền hình và lễ trao giải lớn, bao gồm "American Idol", "Jimmy Kimmel Live!", "Saturday Night Live" và "The Voice". Được ghi nhận là bài hát trứ danh trong sự nghiệp của Gotye và cả Kimbra, bài hát đã được hát lại và sử dụng làm nhạc mẫu bởi nhiều nghệ sĩ, như "Weird Al" Yankovic, Adam Levine, Pentatonix, Rita Ora, Fun, Karmin và dàn diễn viên của "Glee", cũng như xuất hiện trong nhiều tác phẩm điện ảnh và truyền hình, bao gồm "90210", "Gossip Girl", "New Girl" và "Pitch Perfect". Tính đến nay, nó đã bán được hơn 13 triệu bản trên toàn cầu, trở thành đĩa đơn bán chạy thứ hai của năm 2012 cũng như là một trong những đĩa đơn bán chạy nhất mọi thời đại.
Chứng nhận.
!scope="col" colspan="3"| Streaming | 1 | null |
Khoách Khuếch Thiếp Mộc Nhi () hay Khố Khố Đặc Mục Nhĩ (庫庫特穆爾, chữ Mông Cổ kinh điển: ᠬᠥᠬᠡᠲᠡᠮᠦᠷ, phiên âm La Tinh: Köketemür, chữ Kirin Mông Cổ: Хөхтөмөр) không rõ năm sinh, mất ngày 17 tháng 9 năm 1375, tên Hán là Vương Bảo Bảo (王保保), tướng lĩnh cuối đời nhà Nguyên, trụ cột của triều đình Bắc Nguyên.
Thân thế.
Cha là người Trầm Khâu , họ Vương, thuộc dân tộc Hán . Mẹ là chị của Sát Hãn Thiếp Mộc Nhi, thuộc dân tộc Uyghur (Úy Ngột Nhi). Tên lúc nhỏ của ông là Bảo Bảo, được Sát Hãn Thiếp Mộc Nhi vốn không có con, nhận làm con nuôi.
Năm Chí Chính thứ 21 (1361), Sát Hãn phái ông đưa lương thực đến Kinh sư, được Nguyên Huệ tông ban cho tên Mông Cổ là Khoách Khuếch Thiếp Mộc Nhi. Có thuyết nói là ông được ban tên này khi phò tá Nguyên Thái tử vào năm thứ 24 (1364).
Thay thế cha nuôi.
Năm thứ 22 (1362), lực lượng địa chủ vũ trang của Sát Hãn liên tiếp đánh bại các cánh quân khởi nghĩa nông dân, nhưng ông ta lại bị hàng tướng nghĩa quân Khăn đỏ là bọn Điền Phong, Vương Sĩ Thành mưu sát tại Ích Đô. Huệ Tông lập tức bái Khoách Khuếch Thiếp Mộc Nhi làm Ngân thanh Vinh lộc đại phu, Thái úy, Trung thư bình chương chánh sự tri Xu mật viện sự, Thái tử chiêm sự, được tùy nghi làm việc, tổng lĩnh quân đội của cha nuôi.
Khoách Khuếch gấp gáp tấn công Ích Đô, đào địa đạo đánh thành. Hạ được thành, moi tim bọn Điền Phong, Vương Sĩ Thành để tế Sát Hãn, ngoài ra còn giải bọn Trần Nhu Đầu hơn 200 người về kinh sư. Đồng thời ông phái đại tướng Quan Bảo chiếm Lữ Châu ở phía đông, Sơn Đông lại yên. Khi ấy đông từ Lâm Nghi, tây đến Quan Thiểm, đều không còn nghĩa quân. Khoách Khuếch đóng quân ở Hà Nam, rất được triều đình xem trọng.
Tranh giành quyền lực.
Trong lúc các lực lượng nổi dậy của Chu Nguyên Chương, Trần Hữu Lượng xung đột ở Giang Nam, Khoách Khuếch lại bất đồng với đồng liêu của Sát Hãn là Bột La Thiếp Mộc Nhi, mấy lần giao chiến ở khoảng giữa Thái Nguyên – Đại Đồng. Năm Chí Chánh thứ 24 (1364), Bột La mượn danh nghĩa "thanh quân trắc" vào triều, thái tử Ái Du Thức Lý Đạt Tịch (Ayu Sridara) chạy đến chỗ Khoách Khuếch. Ông phái quân giúp Thái tử, nhưng không thành công. Năm sau, Khoách Khuếch lại cất quân thảo phạt Bột La, Huệ tông lừa giết được Bột La. Ông phò tá Thái tử trở về, được phong Thái phó, Tả thừa tướng.
Khoách Khuếch tuy công cao, nhưng chịu nhiều sự nghi kỵ trong triều. Ông sống nơi quân ngũ đã lâu, cũng không muốn ở lại, nên xin ra ngoài. 2 tháng sau, Khoách Khuếch xin đi bình định Giang, Hoài. Có chiếu cho phép, phong Hà Nam vương, tổng lĩnh binh mã cả nước, thay Hoàng thái tử xuất chinh, được đem theo một nửa số quan viên trong triều.
Mất sạch chức tước.
Bấy giờ Chu Nguyên Chương vừa diệt Trần Hữu Lượng, thế lực của Trương Sĩ Thành cũng không nhỏ, Khoách Khuếch không dám khinh suất, truyền hịch gọi 4 tướng quân ở Hoài Nam là bọn Lý Tư Tề, Trương Tư Đạo, Khổng Hưng, Thoát Liệt Bá. Bọn Tư Tề năm xưa cùng khởi binh với Sát Hãn, cậy mình ở vai cha chú, không phục. Ông cũng dựa vào quyền tổng lĩnh binh mã cả nước của mình, phái em trai Thoát Nhân Thiếp Mộc Nhi đem 1 cánh quân đến Tế Nam, đề phòng nghĩa quân ở phía nam, tự mình soái quân đánh dẹp bọn Tư Tề. Đôi bên giằng co mấy năm vẫn không có kết quả. Triều đình giảng hòa, Khoách Khuếch tuy đưa quân về phía đông, lại ngầm phái Mạch Cao xâm nhập Hà Trung, hòng lật đổ sào huyệt Phượng Tường của Tư Tề. Nhưng bộ hạ của Mạch Cao phần lớn là người cũ của Bột La, bèn ép Mạch Cao phản lại Khoách Khuếch, tập kích Vệ Huy, Chương Đức rồi vào triều đổ tội của ông.
Khi xưa Thái tử ở chỗ Khoách Khuếch, từng muốn bắt chước Đường Túc tông lên ngôi tại Linh Vũ, nhưng ông từ chối. Từ đó, Thái tử ngậm hờn, mà Huệ tông cũng nghi ngờ ông. Đến nay, triều thần lại đàn hặc ông có tội cứng đầu, Huệ tông thì miễn chức thái phó, trung thư tả thừa tướng của ông, lệnh cho ông quay về thực ấp Nhữ Nam, phân chia quân đội của ông cho các tướng; Thái tử thì tự nắm lấy binh quyền, ra mặt đề phòng Khoách Khuếch.
Khoách Khuếch nhận chiếu, lui quân về Trạch Châu, bộ tướng Quan Bảo của ông cũng về với triều đình. Triều đình ban chiếu cho bọn Tư Tề ra khỏi cửa quan, cùng Mạch Cao hợp công Khoách Khuếch, lại phái Quan Bảo đồn thú ở Thái Nguyên. Ông căm giận, đưa quân chiếm Thái Nguyên, giết sạch quan lại mà triều đình cắt đặt. Triều đình bèn cắt hết quan tước của Khoách Khuếch, lệnh cho binh mã các nơi thảo phạt.
Khôi phục chức tước.
Lúc này quân Minh đã hạ được Sơn Đông, thu lấy Đại Lương. Lương vương A Lỗ Ôn, cha của Sát Hãn, dâng Hà Nam đầu hàng. Thoát Nhân Thiếp Mộc Nhi thua chạy, còn các cánh quân khác đều tan rã, không ai chống cự. Quân Minh bức đến Đồng Quan, bọn Tư Tề hoảng sợ chạy về phía tây, còn bọn Mạch Cao, Quan Bảo bị Khoách Khuếch bắt giết. Huệ tông cả sợ, hạ chiếu quy tội cho Thái tử, bãi bỏ binh quyền của ông ta, khôi phục quan tước của Khoách Khuếch, lệnh cho ông cùng bọn Tư Tề thảo phạt quân Minh. 1 tháng sau, quân Minh bức đến Đại Đô, Huệ tông chạy lên phía bắc (từ đây sử gọi là nhà Bắc Nguyên). Khoách Khuếch cứu viện không kịp, tháng 8 năm Chí Chánh thứ 28 (1368), quân Minh chiếm được Đại Đô.
Khoách Khuếch sai tướng đánh bại tướng nhà Minh là bọn Thang Hòa ở Hàn Điếm. Huệ tông ở Khai Bình lệnh cho ông thu phục Đại Đô. Khoách Khuếch từ phía bắc ra khỏi Nhạn Môn, muốn từ Bảo An đi qua Cư Dung mà tấn công Bắc Bình. Tướng nhà Minh là bọn Từ Đạt, Thường Ngộ Xuân nhân đó tập kích Thái Nguyên, ông quay về cứu, không ngờ bộ tướng Khoát Tị Mã ngầm hàng Minh. Quân Minh cướp trại trong đêm, Khoách Khuếch hoảng hốt đưa 18 kỵ binh chạy về phía bắc. Sau khi quân Minh vào Quan, bọn Tư Tề kẻ đầu hàng người bỏ trốn, nhà Nguyên chỉ còn dựa vào Nạp Cát Xuất ở phía đông bắc và Khoách Khuếch ở phía tây bắc mà chống giữ.
Duy trì nhà Nguyên.
Tháng 6 năm Chí Chánh thứ 29 (1369), quân Minh lần thứ 1 tiến hành bắc phạt. Huệ tông chạy đến Ứng Xương . Khoách Khuếch ở phía tây, chỉ có thể phần nào hạn chế quân Minh. Ông bao vây Trương Ôn ở Lan Châu, sau đó tiêu diệt toàn bộ cánh quân cứu viện, kể cả chủ tướng Vu Quang.
Ngày 3 tháng 1 năm sau (1370), quân Minh lần thứ 2 tiến hành bắc phạt. Ngày 8 tháng 4, tướng nhà Minh là bọn Từ Đạt trong trận Trầm Nhi Dục, đánh bại Khoách Khuếch giữa đám mồ hoang ở Xuyên Bắc.Ông chỉ đưa vợ con vài người vượt Hoàng Hà, ra khỏi Ninh Hạ chạy đến Hòa Lâm . Ngày 28 tháng 4, Huệ tông băng hà, Thái tử kế vị, tức là Nguyên Chiêu tông , ủy thác quốc sự cho Khoách Khuếch.
Năm Tuyên Quang thứ 3 (1373), quân Minh lần thứ 3 tiến hành bắc phạt, chia 3 đường mà tiến. Khoách Khuếch dụ chủ tướng cánh quân Trung lộ của nhà Minh là Từ Đạt đến gần Hòa Lâm mà đánh bại. Trong khi đó, cánh quân Tây lộ của Lý Văn Trung cũng thất bại, buộc toàn quân nhà Minh phải triệt thoái.
Năm sau (1374), ông tấn công Nhạn Môn, Minh Thái tổ lệnh cho các tướng phòng bị nghiêm ngặt. Theo Minh sử, từ sau chiến dịch Hòa Lâm, quân Minh hiếm khi ra khỏi biên cương.
Năm thứ 5 (1375), Khoách Khuếch đưa Chiêu tông dời đến Kim Sơn , mất ở Nha Đình thuộc bể Cáp Lạt Na . Vợ là Mao thị cũng treo cổ mà chết.
Dật sự.
Khi xưa Khoách Khuếch ở Hà Nam, Chu Nguyên Chương thường sai sứ đến thông hảo, ông đều không gặp. Thư từ gởi đến, đều không đáp lại. Về sau Khoách Khuếch chạy ra Tái Bắc, Minh Thái tổ thường sai sứ chiêu dụ, cũng không đáp ứng. Cuối cùng Thái tổ sai Lý Tư Tề đến. Ban đầu, Khoách Khuếch tiếp đãi ông ta theo lễ. Sau đó lại sai kỵ sĩ đưa về. Đến địa giới nhà Minh, kỵ sĩ nói: ""Chủ soái có lệnh, xin ngài lưu lại một vật để kỷ niệm"." Tư Tề đáp: ""Ta đi xa không mang theo gì cả"!" Kỵ sĩ bèn nói: ""Xin ngài để lại 1 cánh tay!" Tư Tề không làm sao được, đành phải chặt tay. Ông ta trở về không lâu thì chết.
Sau chiến dịch Hòa Lâm, một ngày kia Thái tổ bày tiệc thết đãi các tướng lĩnh, đột nhiên hỏi: "Kỳ nam tử trên đời có thể là ai ?" Các tướng đáp là Thường Ngộ Xuân. Thái tổ cười nói: "Ngộ Xuân tuy là hào kiệt, nhưng đã là thần tử của ta. Bảo Bảo rốt cục vẫn không chịu hàng phục ta, thật là kỳ nhân, kỳ nam tử vậy!"" Diêu Phúc, "Thanh khê hạ bút" chép rằng: sau khi Thái tổ tán dương Vương Bảo Bảo, dân gian có câu ngạn ngữ để châm biếm những kẻ kiêu căng là: "thường tây biên nã đắc Vương Bảo Bảo lai da!" (tạm dịch: có giỏi thì ra biên giới phía tây mà bắt Vương Bảo Bảo về đây!)
Trần Kiến (1497 – 1567), "Hoàng Minh thông kỷ" chép rằng Minh Thái tổ có 3 việc không làm xong: 1 là Thiếu Truyền quốc tỷ. 2 là chưa bắt được Vương Bảo Bảo. 3 là không có tin tức của Nguyên thái tử (bắt hụt trong lần Bắc phạt thứ 2). Có thể thấy, đối với Minh Thái tổ, ông xếp trên cả Nguyên Thái tử.
Thân nhân, bộ hạ.
Khoách Khuếch có 1 em trai và 1 em gái. Em trai vốn họ Vương, được ban tên Mông Cổ là Thoát Nhân Thiếp Mộc Nhi. Sau khi anh mất, Thoát Nhân tiếp tục phò tá nhà Bắc Nguyên, tháng 4 năm Hồng Vũ thứ 21 (1388), thua trận bị bắt. Ông bị đày đến Kế Châu, tìm cách liên hệ với các hàng tướng nhà Nguyên, bị phát giác. Tháng 7 cùng năm, bị tướng nhà Minh là Lam Ngọc giết chết.
Em gái Vương thị ở lại Hà Nam, trở thành con dân nhà Minh. Tháng 9 năm Hồng Vũ thứ 4 (1371) được gả cho con trai của Thái Tổ là Tần vương Sảng, được phong Tần vương chánh phi. Năm thứ 28 (1395), Tần vương hoăng, cô ta bị tuẫn táng theo.
Tiến sĩ triều Nguyên là Thái Tử Anh bị bắt trong trận Trầm Nhi Dục, dù bị tra tấn hay dụ dỗ đến đâu cũng không khuất phục. Một ngày kia bỗng rơi nước mắt, nói: "Không phải cho ta, là cho chủ nhân của ta!" Thái Tổ rất cảm động, đến năm Hồng Vũ thứ 9 (1376) được thả về Tái Bắc, khi đó Khoách Khuếch đã mất rồi. | 1 | null |
Wouter "Wally" De Backer (sinh ngày 21 tháng 5 năm 1980), thường được biết tới với nghệ danh là Gotye (phiên âm: /ˈɡɒti.eɪ/) là một nam ca sĩ, nhạc sĩ người Úc gốc Bỉ. Nghệ danh Gotye được biến đổi từ Gauthier, tên tiếng Pháp cho "Wouter". Giọng hát của anh được so sánh với Sting và Peter Gabriel.
Gotye đã phát hành ba album phòng thu độc lập và một album phối khí (remix) của các bài hát từ hai album phòng thu đầu. Đĩa đơn "Somebody That I Used to Know" của Gotye trong năm 2011 trở thành một thành công lớn khi đứng đầu tại bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 của Mỹ, ARIA Singles Chart của Úc, UK Singles Chart của Liên hiệp Anh, và 23 bảng xếp hạng khác. Đĩa đơn cũng tiêu thụ được một lượng khổng lồ, hơn 1 triệu bản tại Liên hiệp Anh, 5 triệu bản tại Mỹ, là ca khúc tải về nhiều nhất mọi thời đại tại Bỉ, có doanh số cao nhất tại Hà Lan, và đứng thứ tư tại Đức trong tốp ca khúc được tiêu thụ nhiều nhất. "Somebody That I Used to Know" cũng tiêu thụ được 7.000.000 bản kĩ thuật số.
Sự nghiệp.
Tiểu sử.
Sinh ra tại Bỉ, gia đình Gotye chuyển tới Úc khi anh được hai tuổi. Đầu tiên, họ định cư tại thành phố Sydney, New South Wales trước khi sinh sống tại bang Victoria. Cha mẹ của anh biến đổi tên anh từ tiếng Đức gốc Bỉ "Wouter" sang tiếng Anh, "Walter" để đi học cho tiện.
Thời trẻ, Gotye đã đam mê âm nhạc. Anh học nhiều loại nhạc cụ khác nhau, đáng được anh chú ý nhất là piano và trống. Thời tuổi thanh thiếu niên (teen), Gotye thành lập ban nhạc với tên gọi là Downstares với ba người bạn thời trung học khác, gồm có Lucas Taranto (người mà vẫn biểu diễn với Gotye trong các chương trình trực tiếp hiện tại). Sau thời trung học, ban nhạc mỗi người một ngả.
Năm 2001, gia đình anh chuyển sang nhà mới, trước đó gia đình anh đã sống tại Melbourne để anh tiếp tục đi học.
2001 - 2009: "Boardface" và "Like Drawing Blood".
Năm 2001, Gotye thu âm những đĩa nhạc đầu tiên, chủ yếu dùng những đoạn nhạc mẫu. Anh thu âm cùng lúc bốn đĩa được định dạng CD bao gồm bài hát tên "Out Here in the Cold". Anh sao ra khoảng 50 bản cho đĩa nhạc đầu tiên, tự tay viết ra danh sách các bài hát và tự tay tô màu bìa đĩa nhạc bằng bút chì.
Đến năm 2003, anh phát hành album đầu tay mang tựa đề "Boardface". Năm 2006, anh phát hành thêm album tựa đề "Like Drawing Blood".
Thời kì 2006-2009 là thời gian khá thành công của anh tại thị trường âm nhạc Úc. "Like Drawing Blood" được bình chọn đầu tiên làm đề cử cho giải thưởng Album Xuất sắc nhất năm 2006. Album cũng được đề cử cho Giải thưởng J năm đó. Hai bài hát từ album, "Learnalilgivinanlovin" và "Hearts a Mess", lần lượt xếp hạng thứ 94 và thứ 8 tại bảng xếp hạng Hottest 100 of 2006 của Triple J. Tháng 9 năm 2006, Gotye được đề cử cho Giải Âm nhạc ARIA ở hạng mục phát hành độc lập xuất sắc nhất cho "Like Drawing Blood". Sau khi được đề cử, "Like Drawing Blood" lại lọt vào bảng xếp hạng ARIA Albums Chart với vị trí 36, cao hơn vị trí trước 39. Và album "Mixed Blood" (album phối lại của hai album đầu, "Boardface" và "Like Drawing Blood") ra mắt tại vị trí 44 trên bảng xếp hạng ARIA.
2010 - nay: "Making Mirrors" và thành công trên toàn thế giới.
Sau sự thành công của "Like Drawing Blood", Gotye định cư lâu dài tại đông nam Melbourne. Năm 2010, anh đặt phòng thu âm tại một chuồng trâu cũ tại nông trường của cha mẹ anh và thu âm các đĩa nhạc cho album phòng thu thứ ba. Anh cho phát hành đĩa đơn mới với tên "Eyes Wide Open", dưới dạng tải kỹ thuật số trực tuyến và dưới dạng đĩa nhựa 10 inch vào tháng 10 năm đó. Đĩa đơn này chủ yếu được các nhà phê bình đánh giá tích cực và đạt vị trí thứ 25 tại bảng xếp hạng Hottest 100 of 2010. "Eyes Wide Open" cũng được đề cử trong danh sách Giải Âm nhạc ARPA 2011 cho Hạng mục Bài hát của năm.
Vào cuối tháng 3 năm 2011, Gotye dự định sẽ đặt tên album thứ ba của mình là "Making Mirrors". Tựa đề của album này được lấy cảm hứng từ bức họa mà cha của anh vẽ trong thập niên 1980. Bức họa được anh khám phá ra trong những đống hóa đơn cũ và những tờ báo cũ trong chuồng trại của cha anh. Sau đó, nó được chỉnh sửa bởi phần mềm Photoshop để nó trở thành bìa của album. Gotye cũng cho biết thêm, anh sẽ phát hành album vào tháng 6 hoặc tháng 7 năm 2011, với một đĩa đơn trước ngày phát hành album. Gotye cũng nói rằng album giống với những album trước đó và đa dạng hóa. Vào cuối tháng tư, 2011, Gotye được công bố trong danh sách Diễn xuất tại Liên hoan Âm nhạc Groovin' the Moo cùng với các nghệ sĩ Úc khác như Birds of Tokyo, Washington, Art vs Science và Architecture in Helsinki. Anh cũng được công bố sẽ tham gia cùng với Coldplay, Kanye West, Jane's Addiction, Mogwai và những nghệ sĩ khác tại Liên hoan Âm nhạc Splendour in the Glass năm 2011.
Ngày 19 tháng 5 năm 2011, có một thông báo về ngày phát hành của album, vào ngày 19 tháng 8, là ngày mà Gotye khởi động album tại Liên hoan Đồ họa tại Nhà hát Opera Sydney. Gotye cũng phát hành đĩa đơn "Somebody That I Used to Know" hợp tác với nữ nhạc sĩ Kimbra người New Zealand, được phát hành ngày 6 tháng 7 năm 2011 và ra mắt tại vị trí 27 trên bảng xếp hạng ARIA Singles Chart. Đĩa đơn nhanh chóng leo lên top của bảng xếp hạng đĩa đơn ARIA mặc dù tần số phát thanh không được cao. Bài hát được ủng hộ bởi Ashton Kutcher và Lily Allen thông qua trang mạng Twitter, đẩy mạnh số lượng người theo dõi Gotye trên trang mạng này lên con số hàng triệu. Đĩa đơn đạt đến doanh số 560.000 bản tiêu thụ (đạt 8x Bạch kim tại Úc), giành vị trí quán quân trên các bảng xếp hạng New Zealand Singles Chart của New Zealand, Belgium Singles Chart của Bỉ, Dutch Singles Chart của Hà Lan, German Singles Chart của Đức, UK Singles Chart của Liên hiệp Anh và "Billboard" Hot 100 của Mỹ. | 1 | null |
Mèo gấm Ocelot ("Leopardus pardalis") là một loài mèo hoang có nguồn gốc từ Tây Nam Hoa Kỳ, Mexico, Trung và Nam Mỹ, cũng như các đảo Trinidad và Margarita thuộc vùng Caribê. Là một loài mèo có kích thước trung bình, nó có đặc trưng là những đốm và vệt đen đặc trên lông, tai tròn, cổ và phần dưới màu trắng. Nó nặng từ 8 đến 15,5 kg và dài tới 40–50cm ở vai. Nó được Carl Linnaeus mô tả lần đầu vào năm 1758. Hai phân loài được công nhận: "L. p. pardalis" và "L. p. mitis".
Phân loài.
Hiện có các phân loài sau được công nhận:
Đặc điểm.
Mèo gấm Ocelot dài khoảng 68–100cm, đuôi dài 26–45cm, và thường nặng 8–18 kg. Chúng có hình dáng đẹp, lông mượt, đôi tai tròn và bàn chân trước tương đối lớn.
Lối sống.
Giống như hầu hết các loài mèo, mèo gấm Ocelot sống đơn độc và chủ yếu hoạt động vào ban đêm. Chúng bảo vệ lãnh thổ rất quyết liệt, đôi khi đánh nhau đến chết trong tranh chấp lãnh thổ. Con đực có lãnh thổ của 3,5-46 km2, trong khi con cái là 0,8-15 km2. Vùng lãnh thổ được đánh dấu bằng nước tiểu hoặc phân ở những vị trí nổi bật.
Mèo gấm Ocelot chủ yếu săn bắt động vật nhỏ, bao gồm cả động vật có vú, thằn lằn, rùa, ếch, cua, chim và cá. Hầu hết con mồi nhỏ hơn so với chúng như động vật gặm nhấm, thỏ và thú có túi ôpôt.
Sinh sản.
Mèo gấm Ocelot thường chỉ sinh sản mỗi năm một lần, mặc dù con cái có thể giao phối một lần nữa ngay sau khi mất một lứa. Giao phối có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm, và sự động dục kéo dài 7-10 ngày. Sau khi giao phối, con cái sẽ tìm một cái hang trong một dốc đá, một cây rỗng, hoặc một bụi cây rậm, gai góc. Thai kỳ kéo dài 79-82 ngày, và thường là chỉ sinh ra một con mèo con duy nhất, chưa mở mắt. Đôi khi lứa đẻ là hai hoặc ba con, nhưng ít phổ biến.
So với những loài mèo nhỏ khác, mèo gấm Ocelot con phát triển khá chậm. Chúng nặng khoảng 250 gram lúc mới sinh, và mở mắt sau 15-18 ngày. Chúng bắt đầu rời tổ sau 3 tháng, nhưng vẫn còn ở với mẹ cho đến 2 năm, trước khi thiết lập lãnh thổ riêng của mình. Chúng sống đến 20 năm trong điều kiện nuôi nhốt.
Hành vi.
Mèo gấm Ocelot chủ yếu là hoạt động về đêm và có ý thức chiếm lãnh thổ riêng rất cao. Nó sẽ chiến đấu quyết liệt, đôi khi cho đến chết trong các vụ tranh chấp lãnh thổ. Ngoài ra, mèo gấm Ocelot đánh dấu lãnh thổ của mình bằng nước tiểu. Giống như hầu hết các loài mèo, nó là loài đơn độc, thường chỉ gặp nhau khi giao phối. Tuy nhiên, trong ngày, nó nằm trong cây hay tán lá rậm rạp khác, và đôi khi chia sẻ vị trí của nó với một mèo rừng khác cùng giới tính. Con đực chiếm lãnh thổ 3,5 đến 46 km2, trong khi con cái chiếm lãnh thổ nhỏ hơn và không chồng lấn với diện tích 0,8 đến 15 km vuông. Vùng lãnh thổ được đánh dấu bằng nước tiểu phun và bằng cách để lại phân tại các địa điểm nổi bật, đôi khi thích các địa điểm vệ sinh đặc biệt.
Mèo gấm Ocelot săn trên một phạm vi , chủ yếu là động vật nhỏ, bao gồm cả động vật có vú, thằn lằn, rùa, ếch, cua, chim, và cá. Hầu như tất cả của con mồi săn mèo rừng là xa nhỏ hơn so với chính nó, với các động vật gặm nhấm, thỏ, và thú có túi ôpôt hình thành phần lớn nhất của chế độ ăn. Nghiên cứu cho thấy rằng nó sau và tìm thấy con mồi thông qua những con đường mòn mùi, nhưng mèo rừng cũng có tầm nhìn rất tốt, bao gồm cả khả năng nhìn ban đêm.
Phân bố.
Mèo gấm Ocelot chỉ sinh sống ở các khu vực có thực vật bao phủ khá rậm, dù chúng thỉnh thoảng săn ở các vùng mở về đêm. Chúng được tìm thấy ở rừng nhiệt đới, rừng bụi cây mận gai, vùng đầm lầy có cây đước và xa vẳn ở độ cao lên đến .
Mèo gấm Ocelot phân bố rộng rãi khắp Nam Mỹ, Trung Mỹ và México. Đã có trường hợp ghi nhận xa về phía bắc tận tiểu bang Texas, và tại miền đông Trinidad và Barbados trong vùng biển Caribbean. Các quốc gia trong phạm vi này là: Argentina, Belize, Bolivia, Brazil, Colombia, Costa Rica, Ecuador, El Salvador, Guatemala, Guyana, Honduras, México, Panama, Paraguay, Peru, Nicaragua, Suriname, Hoa Kỳ và Venezuela. Con mèo có khả năng tuyệt chủng trong Uruguay.
Mèo gấm Ocelot đã từng sinh sống ở các bụi cây chaparral của bờ biển vùng Vịnh phía nam và phía đông Texas, và có thể được tìm thấy ở Arizona, Louisiana, Arkansas. Tại Hoa Kỳ, nó bây giờ chỉ dao động trong một số khu vực nhỏ của bụi cây rậm rạp ở Nam Texas và hiếm khi được nhìn thấy ở Arizona. Ngày 07 tháng 11 năm 2009, một cá thể mèo được chụp ảnh ở vùng núi của quận Cochise, Arizona. Đây là bằng chứng đầu tiên kiểm chứng sự hiện diện của mèo gấm Ocelot ở tiểu bang này. Trong tháng 2 năm 2011, Arizona Game and Fish Department khẳng định nhìn thấy của một mèo rừng ở dãy núi Huachuca nam Arizona. | 1 | null |
Công tước Maximilian xứ Wied-Neuwied (23 tháng 9 năm 1782 - ngày 03 tháng 2 năm 1867) là một nhà thám hiểm, dân tộc học và nhà tự nhiên người Đức. Ông đã dẫn đầu một đoàn thám hiểm tiên phong thám hiểm phía đông nam Brasil giữa 1815-1817, từ đó "album Reise nach Brasilien", lần đầu tiên tiết lộ cho châu Âu hình ảnh thực sự của người Anh Điêng Brasil, là kết quả cuối cùng. Nó đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ và được công nhận là một trong những đóng góp lớn nhất đối với các kiến thức về Brasil vào đầu thế kỷ XIX. Năm 1832, ông bắt tay vào cuộc thám hiểm khác, lần này đến Bắc Mỹ, cùng với họa sĩ Karl Bodmer Thụy Sĩ.
Công tước Maximilian thu thập nhiều ví dụ về dân tộc học, và một số lượng lớn mẫu vật của các hệ động thực vật của khu vực, vẫn còn lưu giữ trong bộ sưu tập bảo tàng, đặc biệt là trong Lindenmuseum, Stuttgart.. Chi Neuwiedia Blume ("Orchidaceae") được đặt tên ông.
Tiểu sử.
Wied sinh ra tại Neuwied, là cháu trai của bá tước cầm quyền (sau năm 1784 là công tước) Johann Friedrich Alexander của Wied-Neuwied. Sinh ra ở cuối của Khai minh châu Âu, Maximilian đã trở thành bạn với hai nhân vật: Blumenbach Johann Friedrich, một nhà nhân loại học so sánh lớn mà Ngài nghiên cứu khoa học sinh học, và Alexander von Humboldt, người cố vấn của Maximilian. Ông gia nhập quân đội Phổ vào năm 1800 trong chiến tranh Napoleon, tăng cấp bậc lớn. Ông được cho nghỉ phép vắng mặt từ quân đội vào năm 1815 (trước khi Napoleon thoát chạy khỏi Elba).
Wied đã dẫn đầu một đoàn thám hiểm tới phía đông nam Brasil từ 1815 đến 1817. Năm 1816, ông đã tìm thấy bộ tộc Botocudos, về mà ông đã đưa ra chi tiết chính xác lần đầu tiên. Do cuộc chiến tranh giữa các bộ lạc khác nhau của đất nước đã buộc ông phải từ bỏ con đường ban đầu của mình và vẫn cho một số thời gian gần một số di tích mà ông đã phát hiện ra. Phía bắc của sông Belmonte, ông đi xuyên qua các khu rừng, và sau khi rất nhiều khó khăn đến các tỉnh Minas Gerais. Thể trạng yếu ớt của ông buộc ông phải từ bỏ cuộc thám hiểm của ông, và ông đã bị bắt giữ nghi ngờ vô căn cứ trong ba ngày, và bị cướp một phần lớn của bộ sưu tập côn trùng và thực vật. Sau này, ông quyết tâm rời khỏi đất nước, và đi Đức vào ngày 10 tháng 5 năm 1817. Khi trở về, ông đã viết "Reise nach Brasilien" (1820-1821) và "Beiträge zur Naturgeschichte von Brasilien" (1825-1833).
Năm 1832, ông du hành đến khu vực Đại Bình nguyên Bắc Mỹ của Bắc Mỹ, cùng đi có họa sĩ Karl Bodmer Thụy Sĩ trên một hành trình ngược lên sông Missouri, và đã viết "Reise in das Innere Nord-Amerikas" (1840) trong lúc ông quay trở về. Trong suốt hành trình của mình, ông là một người ghi chép đầy cảm thông của về nền văn hóa của nhiều bộ lạc người Mỹ bản địa mà ông gặp, đặc biệt là Mandan và Hidatsa, những người sống ở làng định cư trên bờ của Missouri, nhưng cũng có dân tộc du mục như các Sioux, Assinaboine, Plains Cree, của Gros Ventres và các Blackfoot. Các bức tranh màu nước của Bodmer về cá nhân, đồ tạo tác và phong tục tập quán người da đỏ được công nhận là trong số những thông tin chính xác nhất và bao giờ thực hiện. Nhiều bức trong số này đã được vẽ lại dưới dạng chạm khắc màu bằng tay để minh họa cho ấn bản năm 1840. | 1 | null |
Trong toán học, Số chiều Hausdorff (còn được biết đến như là Số chiều Hausdorff - Besicovitch) là một số thực không âm mở rộng (có thể có giá trị formula_1) ứng với một không gian metric nào đó. Số chiều Hausdorff tổng quát hóa khái niệm chiều của một không gian vectơ thực. Đó là, số chiều Hausdorff của một không gian tích trong "n"-chiều bằng "n". Ví dụ như số chiều Hausdorff của một điểm là không, số chiều Hausdorff của một đường thẳng là một, và số chiều Hausdorff của mặt phẳng là hai. Tuy nhiên có, rất nhiều tập kì dị có số chiều Hausdorff không phải là số nguyên. Khái niệm này được đưa ra vào năm 1918 bởi nhà toán học Felix Hausdorff. Nhiều sự phát triển mang tính kĩ thuật được sử dụng để tính số chiều Hausdorff cho những tập hợp có tính kì dị cao được đạt được bởi Abram Samoilovitch Besicovitch.
Việc đưa ra số chiều Hausdorff nhằm khắc phục những khuyết điểm của số chiều Topo. Chẳng hạn như số chiều Topo không thể nói lên được bất cứ điều gì về kích thước của vật. Đường cong phủ không gian là một ví dụ điển hình cho khuyết điểm này. Những đường như đường Peano hay đường Hilbert có thể phủ toàn bộ hình vuông đơn vị có số chiều Topo là hai mặc dù chúng chỉ có số chiều Topo là một. Điều đó cho thấy đường Peano hay đường Hilbert "hành xử" như có số chiều Topo là hai.
Độ đo Hausdorff.
Định nghĩa.
Cho formula_2 là một tập con không rỗng của formula_3, đường kính của formula_2, ký hiệu formula_5, được định nghĩa là formula_6. Cho formula_7, nếu formula_8 là một họ đếm được (hay hữu hạn) những tập hợp thỏa formula_9 và formula_10 với mỗi formula_11, thì formula_8 được gọi là một formula_13-phủ của F.
Giả sử formula_14 là một tập con của formula_3 và formula_16 là một số không âm. Với mỗi formula_17, đặt
Độ đo Hausdorff "s"-chiều của formula_14, ký hiệu là formula_20 được định nghĩa là formula_21.
Ở đây ta cho phép giới hạn bằng formula_1. Định nghĩa trên xác định vì khi formula_13 giảm thì số bao phủ của formula_14 giảm. Do đó formula_25 tăng, vì vậy formula_25 hội tụ khi formula_27.
Định lý.
với formula_46 và formula_47 thì với mỗi formula_48, formula_49
Số Chiều Hausdorff.
Xét tính chất sau của độ đo Hausdorff.
Nếu formula_50 và formula_8 là một formula_13-phủ của F thì
formula_53
Do đó
formula_54 Cho formula_27, nếu formula_56 thì formula_57 với mọi formula_50. Điều đó cho thấy có một giá trị formula_59 mà tại đó formula_60 "nhảy" từ formula_1 xuống formula_62. Giá trị đó được gọi là số chiều Hausdorff của formula_14.
Định nghĩa.
Cho formula_43. Số chiều Hausdorff của F, ký hiệu formula_65, được định nghĩa là
Quy ước formula_67.
Số chiều Hausdorff của các Fractal.
Định nghĩa.
Một Fractal (fractal) là một vật thể hình học thường có hình dạng gấp khúc trên mọi tỷ lệ phóng đại, và có thể được tách ra thành từng phần: mỗi phần trông giống như hình tổng thể, nhưng ở tỷ lệ phóng đại nhỏ hơn. Như vậy fractal có vô hạn các chi tiết, các chi tiết này có thể có cấu trúc tự đồng dạng ở các tỷ lệ phóng đại khác nhau. Nhiều trường hợp, có thể tạo ra fractal bằng việc lặp lại một mẫu toán học, theo phép hồi quy.
Hình học Fractal là ngành toán học chuyên nghiên cứu các tính chất của fractal; những tính chất không dễ gì giải thích được bằng hình học thông thường. Ý niệm cơ bản của môn này là xây dựng phép đo đạc mới về kích thước của vật thể, do các phép đo thông thường của hình học Euclid và giải tích thất bại khi mô tả các fractal.
Tập tự đồng dạng.
Đặc điểm chung của nhiều fractal là tính tự đồng dạng, biểu hiện ở chỗ chúng có thể phân tích thành bộ phận nhỏ tùy ý mà mỗi bộ phận ấy lặp lại y hệt cấu trúc toàn thể. Tính tự đồng dạng ấy thể hiện rõ ở tập Cantor hay đường Peano, tam giác Spierpinki...
Cho formula_90 là một tập con đóng của formula_3. Một ánh xạ: formula_92 được gọi là co nếu tồn tại formula_93 sao cho formula_94
Trường hợp có dấu bằng, nghĩa là formula_95, thì S được gọi là một phép tự đồng dạng.
Cho formula_96 là các ánh xạ co. Tập con formula_97 được gọi là bất biến đối với họ các ánh xạ co formula_98 nếu
formula_99
Đặt formula_100 là tập hợp tất cả các tập con compact khác trống của formula_90.
Một formula_13-phủ của formula_103 là tập hợp những điểm cách formula_104 quá lắm là formula_13: formula_106
Lúc đó formula_100 trở thành không gian metric với khoảng các formula_108 cho bởi formula_109
Số chiều Hausdorff của tập tự đồng dạng.
Cho formula_125: formula_126 là các phép đồng dạng với tỷ số tương ứng formula_127. Một tập bất biến với họ các phép đồng dạng trên được gọi là tập tự đồng dạng (self-similar-set).Nếu tồn tại một tập mở bị chặn, không trống formula_128 sao cho formula_129 với các formula_130 rời nhau đôi một thì ta nói họ formula_98 thỏa điều kiện tập mở.
thì formula_138 với s cho bởi formula_139. Hơn thế nữa với formula_140 có được thì formula_141."
Ví dụ.
Tập Cantor được xây dựng từ đoạn thẳng formula_142 và hai phép đồng dạng formula_143 (tỉ số đồng dạng formula_144). Điều kiện tập mở được thoả mãn với formula_145 là khoảng formula_146. Vậy số chiều Hausdorff formula_16 là nghiệm của phương trình formula_148, tức formula_149.
Đệm Sierpinski được xây dựng bằng cách xuất phát từ một tam giác đều, chia nó ra bốn tam giác đều nhỏ bởi các đường nối trung điểm của các cạnh, bỏ tam giác ở giữa, rồi lặp lại cách làm đó cho mỗi tam giác còn lại, cứ thế tiếp tục mãi. Cụ thể, đệm Sierpinski được tạo bởi ba phép đồng dạng có tỉ số formula_150. Đó là formula_151,formula_152, formula_153. Điều kiện tập mở được thỏa mãn với formula_128 là phần trong của tập formula_155 trong đó formula_155 là hình tam giác ban đầu, nên số chiều Hausdorff formula_140 là nghiệm duy nhất của phương trình formula_158. Do đó formula_159. | 1 | null |
Mèo Pantanal ("Leopardus colocola braccatus") là một phân loài của mèo Pampas, một loài mèo hoang nhỏ có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Chúng được đặt tên theo vùng đất ngập nước Pantanal ở miền trung Nam Mỹ, nơi sinh sống chủ yếu của chúng là đồng cỏ, rừng cây bụi, thảo nguyên xavan và rừng cây lá sớm rụng. Chúng đã từng được xem là phân loài của loài mèo đồng cỏ Nam Mỹ ("Leopardus colocolo") to lớn hơn nhưng đã được tách ra thành loài riêng, chủ yếu dựa trên các khác biệt về màu và kiểu bộ lông và kích thước hộp sọ. Việc chia tách này không được chứng minh bằng phân tích gen, dẫn đến việc một vài tác giả vẫn giữ nó là một phân loài của mèo đồng cỏ Nam Mỹ, dù những người khác coi nó "dường như là một loài riêng biệt", và tính hợp lệ của phân tích gen vẫn còn bị nghi vấn. | 1 | null |
Hải đường Xích Kim (danh pháp hai phần: Malus sikkimensis) là một loài táo hiếm trong họ Hoa hồng. Loài này được (Wenz.) Koehne mô tả khoa học đầu tiên năm 1890.. Nó là loài bản địa Trung Quốc, Nepal, Bhutan, và một phần của Ấn Độ, nơi mà nó đang bị đe dọa do mất môi trường sống. Nó có hoa màu trắng và màu hồng và trái cây màu đỏ sẫm. | 1 | null |
Bìm bịp lớn (danh pháp hai phần:"Centropus sinesis") là một loài chim thuộc chi Bìm bịp. Bìm bịp lớn phân bố ở Nam Á, Bangladesh, Bhutan, Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Pakistan, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam.
Con trống và con mái có màu lông giống nhau. Chim non có lông màu nâu chấm đen phủ toàn thân. Ở con trưởng thành, phần đầu mỏ, cổ và ngực cũng như đuôi có màu đen lợt. Mình và hai cánh có màu nâu đỏ. Cặp mắt của chúng màu đỏ au, đôi chân đen bóng.
Bìm bịp lớn là loài loại chim định cư, thích ở bụi rậm, lau sậy um tùm gần sông suối, đầm lầy. Chúng thường dựa vào thủy triều để kiếm ăn và đi từng cặp.
Loài chim này là loài thịt, chúng thích ăn mồi sống như ếch, cá, nhất là rắn.
Phân loài.
Bìm bịp lớn có các phân loài sau: | 1 | null |
Bìm bịp nhỏ (danh pháp hai phần:"Centropus bengalensis") là một loài chim thuộc chi Bìm bịp. Bìm bịp nhỏ phân bố ở Tiểu lục địa Ấn Độ và Đông Nam Á, gồm lĩnh vực trên khắp Bangladesh, Bhutan, Brunei, Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Philippines, Singapore, Thái Lan, Tây Tạng và Việt Nam.
Phân loài.
Bìm bịp nhỏ có các phân loài sau: | 1 | null |
Bìm bịp mỏ xanh (danh pháp hai phần: Centropus chlororhynchos) là một loài chim thuộc chi Bìm bịp, họ Cuculidae.
Bìm bịp mỏ xanh là loài đặc hữu Sri Lanka. Bìm bịp mỏ xanh là một loài hiếm và nhút nhát của các khu rừng nhiệt đới cao của phía tây nam của Sri Lanka. Nó làm tổ trong bụi cây, và tổ điển hình có 2-3 trứng.
Đây là một loài chim vừa đến lớn với thân dài 43 cm. Đầu và cơ thể của nó là màu tím đen, cánh nâu sẫm ở trên và màu đen bên dưới, và đuôi dài là màu xanh đậm. Mỏ màu xanh lá cây ánh sáng riêng biệt. Con trống và con mái bề ngoài tương tự. Bìm bịp mỏ xanh ăn nhiều loại côn trùng, sâu bướm và động vật có xương sống nhỏ, con ốc là một yêu thích. Nó đôi khi ăn các loại thức ăn khác.
Bìm bịp mỏ xanh có dân số nhỏ và giảm sút do kết quả của sự phá hủy rừng. | 1 | null |
Mộ Dung Hối (chữ Hán: 慕容廆, bính âm Mùróng Guī, 269 — 333, tên tự Dịch Lặc Côi (弈洛瓌), quê ở Cức Thành, Xương Lê là thủ lĩnh thuộc bộ tộc của người Tiên Ti dưới thời nhà Tấn, thủy tổ của nước Tiền Yên, một trong mười sáu nước Ngũ Hồ trong lịch sử Trung Quốc. Lúc sinh thời ông có tước hiệu Liêu Đông công, sau khi mất được truy phong thụy hiệu (Tiền) Yên Vũ Tuyên Đế.
Tổ tiên và tuổi trẻ.
Sử sách mô tả Mộ Dung Hối là người cao lớn khôi ngô, thân dài tám xích, có tài năng xuất chúng.. Tổ tiên của ông thuộc dòng con cháu Hữu Hùng thị, sau di cư lên phía bắc. Vào thời Tần Hán, quốc lực của nước Hung Nô cường thịnh, chiêu tập rất nhiều quan lại chi sĩ, trong đó tổ tiên của ông cũng được trọng vọng, được phong tước quan, dần dần đồng hóa thành người Hung Nô. Về sau Hung Nô suy yếu do các cuộc tấn công liên tiếp từ nhà Hán nên bị chia cắt thành nhiều bộ lạc, đa phần phụ thuộc vào nước Tàu, trong đó có bộ tộc Tiên Ti. Tằng tổ (cụ bốn đời) của Mộ Dung Hối là Mạc Hộ Bạt sinh sống vào đầu thời Tào Ngụy đã dẫn quân lính và nhân dân vào vùng Liêu Tây lập nghiệp. Hộ Bạc đi theo Tư Mã Ý (tổ tiên nhà Tấn]] chinh phạt Công Tôn Uyên, lập được công trạng nên được phong làm Nghĩa vương, lập quốc ở vùng phía bắc Cức Thành, từ đó lấy họ Mộ Dung. Đến đời ông nội là Mộc Diên được phong làm Tả Hiền vương, sinh ra Thiệp Quy. Đầu thời Tấn, Thiệp Quy có công bảo vệ Liễu Thành nên được bái làm thiền vu của Tiên Ti, dời sang vùng phía bắc Liêu Đông.
Năm 283, Thiệp Quy băng hà, em là Nại âm mưu soán vị và định giết Mộ Dung Hối. Mộ Dung Hối bỏ trốn sang vào một gia đình ở quận Liêu Đông. Sang năm 285, Mộ Dung Nại bị thủ hại giết chết, người trong nước bèn đón Mộ Dung Hối về nước lập làm thiền vu.
Lấn chiếm Trung Nguyên.
Lúc sinh thời, Thiệp Quy có thù oán với Vũ Văn Bộ, do đó nên khi lên ngôi, Mộ Dung Hối liền dâng biểu xin Tấn triều giúp binh cho mình đánh Vũ Văn Bộ nhưng Tấn Vũ Đế chẳng chấp nhận. Mộ Dung Hối cả giận, cử binh tạo phản, tiến đánh quận Liêu Tây và thẳng tay tàn sát, gây cho quân Tấn rất nhiều thiệt hại. Tấn Vũ Đế sai quân ở U châu tiến đánh thảo phạt Mộ Dung Hối. Hai bên đánh nhau ở Phì Như, quân của Mộ Dung Hối đại bại. Tuy nhiên ông vẫn liên tiếp mở nhiều cuộc tiến công vào quận Xương Lê thuộc đất Tấn. Sau đó, Mộ Dung Hối còn đưa quân về phía đông, tiến đánh nước Phù Dư, bức tử vua Phù Dư là Y Lự và tiêu diệt hoàn toàn Phù Dư quốc.
Thấy PHù Dư bị diệt, Đông di giáo úy của nhà Tấn phái tướng Giả Trầm đem quân cứu viện, lập con của Y Lự làm Phù Dư vương, sau đó đánh tan quân của Mộ Dung Hối, khôi phục Phù Dư quốc. Năm 289 Mộ Dung Hối thấy nhà Tấn còn mạnh đành dâng biểu xin hàng. Đế phong ông làm Tiên Ti đô đốc.
Chính sách đối nội và đối ngoại.
Mộ Dung Hối tỏ ra khiêm nhường trong quan hệ ngoại giao với nhà Tấn. Ông thường đích thân đến phủ Đông Di giáo úy Hà Kham, dùng nghi lễ sĩ đại phu để bái kiến và thường tặng vàng bạc cho ông ta. Tuy nhiên đôi lần tới thấy Hà Kham dùng quân đội để áp chế mình, Mộ Dung Hối lại nghĩ cách thay đổi quần áo. Sau Hà Kham hỏi về việc đó, ông nói chủ nhân không biết giữ lễ thì khách cũng không cần dùng lễ mà bái kiến. Hà Kham thấy thế, lại tỏ ra kính trọng ông.
Mộ Dung bộ của Mộ Dung Hối về sau lại bị Vũ Văn bộ và Đoàn bộ thường xuyên quấy nhiễu, phải dùng chính sách nhân nhượng, lấy lời đẹp và kim tiền, nhi nữ để giảng hòa, nhưng tình trạng bị quấy nhiễu vẫn không dứt. Sau Mộ Dung Hối thấy rằng quận Liêu Đông quá xa Trung Quốc bèn dời sang vùng Thanh Sơn. Đến năm 294, ông lại dời đô đến Cức Thành. Ông chủ trương thi hành pháp chế giống với nhà Tấn để đảm bảo trị an. Năm 302, bốn châu Duyện, Dự, Từ, Ký xảy ra lũ lụt,ảnh hưởng đến cả U châu. Mộ Dung Hối bèn cho cứu trợ nhân dân gặp tai ương đẻ lấy lòng mọi người.
Giữ đất thời loạn lạc.
Năm 302, tù trưởng của Vũ Văn bộ là Vũ Văn Mạc Khuê sai em là Vũ Văn Khuất Vân suất quân đánh Mộ Dung Hối. Mộ Dung Hối giao chiến với cánh quân của Vũ Văn Tố Nộ Diên và giành chiến thắng. Nộ Diên tức giận, tập hợp 10 vạn quân bao vây Cức Thành. Bấy giờ người trong thành ai nấy hoảng sợ, không còn sức chiến đấu. Mộ Dung Hối bèn tự thân dẫn quân xuất kích vào binh đoàn của Vũ Văn Tố Nộ Diên, không ngờ giành được chiến thắng to, đuổi quân địch chạy xa hơn 100 dặm và chém đầu gần vạn quân lính của Vũ Văn Bộ. Lúc đó, thủ hạ của Vũ Văn bộ đang ở Liêu Đông là Mạnh Huy dẫn 1000 người đến xin hàng, Mộ Dung Hối phong Mạnh Huy làm Kiến Uy tướng quân.
Năm 307, nhân lúc nhà Tấn suy yếu, Mộ Dung Hối tự xưng là Đại thiền vu. Sang năm 309, thái thú quận Liêu Đông Bàng Bôn vì oán thù riêng đã giết hại Đông Di giáo úy Lý Trăn. Hai thủ lĩnh người Tiên Ti là Tố Hỉ và Mộc Hoàn Tân lấy danh nghĩa báo thù cho Lý Trăn, công đánh một số huyện ở Liêu Đông. Thái thú Viên Khiêm lo sợ vì chiến trận bất lợi, bèn nghe theo lời viên giáo úy mới, phóng thích cho gia quyến của Bàng Bôn để hòa giải. Tiếp đà cuộc tấn công đó, luôn mấy năm tiếp theo, quân của các bộ tộc tấn công Liêu Đông, quân Tấn không sao chống lại, khiến dân chúng thất bát và lưu vong. Mộ Dung Hối nghe theo lời một người con, đem quân công kích liên quân Tố Hỉ để chấm dứt họa loạn. Kết quả Mộ Dung bộ giành chiến thắng, bảo toàn quận Liêu Đông, buộc hai bộ kia phải đầu hàng. Mộ Dung Hối cho hơn 3000 gia đình lưu tán trở về quận Liêu Đông.
Cùng lúc đó nhà Tấn bị quân đội Hán Triệu xâm lấn, bị mất hết hai kinh, Tấn Hoài Đế cũng trở thành tù binh của Hán Triệu. Đại tư mã Vương Tuấn giả chiếu lập thái tử rồi phong cho Mộ Dung Hối làm Tán kị thường thị, Quan quân tướng quân, Tiên phong đại đô đốc để cùng chống Hán Triệu nhưng ông lấy lý do không phải chiếu vua nên không nhận. Sang năm 317, khi phần lớn miền bắc của nhà Tấn bị mất, Tấn vương Tư Mã Duệ lại gia phong cho Mộ Dung Hối làm Giả tiết, Tán kị thường thị, Đô đốc Liêu tả tạp di lưu nhân chư quân sự, Long tướng quân, Đại thiền vu và tước Xương Lê công nhưng ông vẫn từ chối. Về sau, Chinh Lỗ tướng quân Lỗ Xương dùng lời lẽ thuyết phục ông nên khuyên Tư Mã Duệ xưng đế rồi sẽ nhận chức mới có được danh nghĩa chính thống của nhà Tấn. Mộ Dung Hối nghe theo, cử sứ đến khuyên Tư Mã Duệ xưng đế. Đến năm 318, Tấn vương xưng là Nguyên Đế và sai sứ đến phong tước một lần nữa thì Mộ Dung Hối đồng ý nhận chức nhưng cũng không chịu nhận tước.
Mộ Dung Hối ở quận Liêu Đông cải cách chính sách và thu nhận nhân tài, do đó được nhiều sĩ đại phu và dân chúng quy phục. Ông chia những người đó theo quê quán, cho ở những vùng riêng và đặt ra các quận ở đó, vùng của người Ký châu gọi là quận Ký Dương, người Dự châu ở Chu quận, người Thanh Châu đến quận Doanh Khâu, vùng của người Tịnh châu gọi là Đường quốc quận. Sau đó ông tiếp tục thu nhận nhiều nhân tài khắp các nơi như Bùi Nghi (Hà Đông), Lỗ Xương (Đại quận), Phùng Tiện (Bắc Hải), Tây Phương Kiền (Bắc Bình), Tống Cai (quận Bình Nguyên), Khổng Toản (Lỗ quận)..., phát triển thế lực của mình. Tuy nhiên về danh nghĩa ông vẫn là một trong số ít các thế lực ở phía bắc còn quy phục vào nhà Tấn.
Vào lúc đó, Bình châu thứ sử, Đông di giáo úy Thôi Bí được dân chúng mến mộ, mưu đồ tiêu diệt Mộ Dung Hối để chiếm lấy đất đai của ông. Thôi Bí liên kết với Cao Câu Ly, Vũ Văn bộ và Đoàn bộ cùng tấn công Mộ Dung bộ và dự định chia ba đất của Mộ Dung Hối. Năm 319, quân ba tộc này bắt đầu tiến công vào Mộ Dung bộ. Mộ Dung Hối bế quan không ra trận, sai Tống Ngưu đem rượu thịt đến khao quân của Vũ Văn bộ. Thấy vậy hai bộ tộc còn lại sinh nghi Vũ Văn bộ ngầm liên kết với Mộ Dung bộ, bèn dẫn binh về. Nhưng Vũ Văn bộ với lực lượng hơn 10 vạn người không chịu lui quân, định ở lại để chiếm trọn đất của Mộ Dung bộ, nên tiếp tục bao vây Cức Thành, lập liên doanh kéo dài hơn 30 dặm. Lúc này Mộ Dung Hối mới dẫn quân kháng cự, phái người con đang ở vùng Đồ Hà là Mộ Dung Hàn trở về Cức Thành, sau sai Hàn Khước thống lĩnh quân kị, tiến vào liên quân của Vũ Văn bộ, phối hợp cùng liên quân trong thành. Quân Vũ Văn bộ đang thiếu vũ khí thì gặp quân Hàn Khước. Hàn Khước tiến vào liên doanh và phóng thỏa thiêu đốt. Quân Vũ Văn bộ hoang mang lo sợ, nên nhanh chóng đại bại và bị bắt sống rất nhiều. Mộ Dung Hối nghe lời chủ bộ Tống Cai sai Bùi Nghi đem tù binh bắt được dâng lên triều đình nhà Tấn ở Kiến Nghiệp. Đế vui mừng, bái ông làm An Bắc tướng quân, Bình châu thứ sử. Sang năm 321, triều đình lại thăng ông làm Đô đốc hai châu U, Bình, Đông Di chư quân sự, Xa kị tướng quân, Bình châu mục, tiến tước Liêu Đông công, ban cho đan thư thiết khoán..
Năm 323, tướng Hán Triệu là Thạch Lặc sai sứ đến kết giao với Mộ Dung bộ, bị Mộ Dung Hối cự tuyệt. Lặc giận, đến năm 325 bèn sai Vũ Văn Khất dẫn quân đánh Mộ Dung. Hối cử Bùi Nghi làm Hữu bộ đô đốc, con trai nhỏ của mình là Tả Dực, đưa quân chống trả, đánh bại và bắt sống tướng của Thạch Lặc. Thừa thắng, Mộ Dung Hối đưa quân phá thành Kì Quốc của Hán Triệu, bắt và đem hơn vạn hộ dân về vùng lãnh địa của mình, đồng thời lấy được nhiều của cải và nhân mã.
Năm 327, Tấn Thành Đế tức vị, sai sứ đến phong cho Mộ Dung Hối hàm Thị trung, ít lâu sau lại định thăng ông làm Phủ nghi đồng tam ti, nhưng ông từ chối không nhận.
Về sau, Mộ Dung Hối thường giao thiếp với thái úy Đào Khản. Ông thường bày tỏ ý nguyện giúp nhà Tấn khôi phục miền bắc, nhưng sợ thân cô thế cô không làm được gì, nếu triều đình bắc phạt thì ông nhất định sẽ hưởng ứng. Mấy năm sau, Hàn Kiểu dâng biểu lên Tấn đình xin phong cho Mộ Dung Hối làm Yên vương và Hành Đại tướng quân, song Mộ Dung Hối từ chối không nhận.
Qua đời.
Do luôn bị tù trưởng Đoàn Giai (段階) của Đoàn bộ tiến đánh, ông đã nhún nhường tìm kiếm hòa bình với Đoàn bộ và kết hôn với một trong các con gái của Đoàn Giai. Cuộc hôn nhân này dẫn đến sự ra đời của Mộ Dung Hoảng (năm 297) và hai em trai của ông, Mộ Dung Nhân (慕容仁) và Mộ Dung Chiêu.
Đầu năm 322, Mộ Dung Hối phong Mộ Dung Hoảng làm thế tử. Tuy nhiên, Mộ Dung Hối cũng rất sủng ái các em trai của Mộ Dung Hoảng là Mộ Dung Nhân, Mộ Dung Chiêu và đặc biệt là Mộ Dung Hàn (慕容翰), người này là một vị tướng được đánh giá cao. Mộ Dung Hoảng trở nên ghen tị và nghi ngờ những người em này của mình, điều này đã tạo nên các biến động về sau.
Ngày 4 tháng 6 năm 333, Mộ Dung Hối qua đời, hưởng dương 65 tuổi. Triều đình Đông Tấn sai sứ đến truy phong cho ông làm Đại tướng quân, Khai phủ nghi đồng tam ti, thụy là Liêu Đông Tương công. Đến năm 337, khi người con trai ông là Mộ Dung Hoảng xưng vương đã truy tặng cho ông tước Vũ Tuyên vương, và sang năm 352, khi người cháu của ông là Mộ Dung Tuấn xưng đế, trở thành hoàng đế Tiền Yên, đã truy phong cho ông là Vũ Tuyên hoàng đế. | 1 | null |
Bìm bịp khoang (danh pháp hai phần: Centropus ateralbus) là một loài chim thuộc chi Bìm bịp, thuộc họ Cuculidae.. Bìm bịp khoang là đặc hữu quần đảo Bismarck ở Papua New Guinea. Môi trường sống tự nhiên của nó là rừng đất thấp ẩm cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới. | 1 | null |
Báo Thể thao & Văn hóa là tờ báo trực thuộc Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), cơ quan thông tấn nhà nước, có chức năng thông tin về các lĩnh vực thể thao và văn hóa. Hiện nay, "Thể thao & Văn hóa" bao gồm: ấn phẩm báo ngày (ra từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần), báo điện tử trên trang thethaovanhoa.vn, các bản tin Hành tinh thể thao, Văn hóa toàn cảnh và Talkshow Radar Văn hóa trên kênh truyền hình thông tấn VNews của Thông tấn xã Việt Nam.
Lịch sử.
Báo "Thể thao & Văn hóa" (TT&VH) được hình thành trên cơ sở tờ "Tin mới nhất Espana 82" - tờ tin nhanh đầu tiên của Việt Nam do TTXVN phát hành trong dịp diễn ra Giải vô địch bóng đá thế giới 1982. Việc ra mắt một bản tin hàng tuần về văn hóa, thể dục thể thao đã được thông báo trong số cuối cùng của "Espana 82", với mục đích "theo dõi, tìm hiểu về và văn hóa và thể thao thế giới và về “đất nước và con người” ở những vùng đất khác nhau".
Ngày 21 tháng 8 năm 1982, TT&VH số 1 chính thức ra đới, lúc đầu với tên gọi "Văn hóa & Thể thao quốc tế." Báo dày 16 trang, phát hành vào ngày thứ bảy hằng tuần. Đến ngày 4 tháng 8 năm 1984, báo chính thức mang tên "Thể thao & Văn hóa", phản ánh toàn diện các thông tin về văn hóa, thể thao trong nước và quốc tế. Tiếp nối bản "Tin nhanh Espana 82", cứ mỗi 2 năm một lần, báo lại phát hành tin nhanh vào các giải đấu lớn như Giải vô địch bóng đá thế giới (World Cup) và Giải vô địch bóng đá châu Âu (Euro).
Ngày 24 tháng 10 năm 1992, TT&VH lần đầu tiên tăng số trang lên 24 (với 8 trang in màu), và tiếp tục tăng lên 32 trang vào ngày 6 tháng 1 năm 1996. Từ tháng 10 năm 1996, báo xuất bản 2 kỳ mỗi tuần vào ngày thứ ba (24 trang, sau đó nâng lên 32 trang vào tháng 10 năm 1997) và thứ sáu (32 trang), trước khi có thêm một kỳ báo vào ngày thứ bảy từ 2 tháng 4 năm 2005. Trong thời gian này, báo liên tục phát triển mạnh, mở rộng số trang và nội dung theo hướng phong phú và chuyên sâu, trở thành tờ báo hàng đầu trong làng báo thể thao và văn hóa Việt Nam.
Ngày 26 tháng 8 năm 2005, báo ra mắt phụ san "Thể thao Văn hóa & Đàn ông," hợp tác với tập đoàn truyền thông Lê. Đây là tạp chí hướng đến đối tượng độc giả là nam giới, đặc biệt là giới trí thức, các nhà doanh nghiệp.
Từ ngày 3 tháng 8 nàm 2007, "Thể thao & Văn hóa Cuối tuần" phát hành số đầu tiên (xuất bản vào thứ sáu hàng tuần) và từ ngày 6 tháng 8, ra mắt bộ mới phát hành hằng ngày. Đây là bước nhảy vọt về chất trong sự phát triển của TT&VH với sự đổi mới toàn diện về nội dung, hình thức nhưng vẫn nhất quán với phương châm "nhanh nhạy như thể thao, sang trọng như văn hóa. Thông tin nóng hổi, bình luận cá tính".
Ngày 8 tháng 6 năm 2008, TT&VH ra mắt trang thông tin điện tử tại địa chỉ thethaovanhoa.vn nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin về Euro 2008. Một tháng sau đó, trang web này chính thức được khai trương. Năm 2010, báo tiếp tục mở rộng biên độ phổ cập thông tin bằng việc thực hiện các chương trình chuyên về thể thao và văn hóa phát sóng hàng ngày trên kênh truyền hình thông tấn VNews, với các bản tin "Hành tinh thể thao", "Văn hóa toàn cảnh" và talkshow "Radar Văn hóa"
Tháng 1 năm 2016, TT&VH phát hành bộ mới báo giấy gồm 16 trang và ngừng ra báo ngày chủ nhật. Ngày 15 tháng 6 cùng năm, trang thông tin điện tử TT&VH được nâng cấp thành báo điện tử..
Từ năm 2017, báo dừng xuất bản ấn phẩm TT&VH Cuối tuần và nghỉ phát hành báo giấy vào ngày thứ 7.
Từ 9/1/2024, phát hành ấn bản trực tuyến Báo Thể Thao với địa chỉ: https://baothethao.co | 1 | null |
Antonis Samaras (tiếng Hy Lạp: Αντώνης Σαμαράς, phát âm là [andonis Samaras, sinh ngày 23 tháng năm 1951) là một nhà kinh tế và chính trị người Hy Lạp đã làm lãnh đạo Dân chủ, đảng bảo thủ chính của Hy Lạp, từ năm 2009. Ông tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Chính phủ Hy Lạp vào ngày 20 tháng 6 năm 2012. Samaras cũng đã từng là Bộ trưởng Bộ Tài chính vào năm 1989, sau đó Bộ trưởng Bộ Ngoại giao 1989-1990 và một lần nữa từ năm 1990 đến 1992. Sau đó, ông là Bộ trưởng Bộ Văn hóa trong năm 2009.
Ông được biết đến với những tranh cãi năm 1993, khi trên thực tế ông đã khiến chính phủ dân chủ mới, trong đó ông là thành viên, sụp đổ khỏi quyền lực. Mặc dù vậy, ông quay lại đảng này vào năm 2004 và được bầu với tỷ lệ sát sao làm lãnh đạo trong một cuộc bầu cử trong nội bộ đảng vào cuối năm 2009. Ông là nhà lãnh đạo lần thứ 7 của đảng kể từ khi đảng này được thành lập vào năm 1974.
Tiểu sử.
Sinh ra tại Athens, Samaras theo học ở các trường Cao đẳng Athens (được thành lập bởi bà cố ngoại của mình, Stefanos Delta, và Emmanouil Benakis, cha chồng của Delta), và tốt nghiệp từ Đại học Amherst vào năm 1974 với bằng kinh tế, và sau đó từ Đại học Harvard vào năm 1976 với bằng thạc sĩ. Ông là nghị sĩ Quốc hội Hy Lạp cho quận Messenia (1977-1996 và 2007-nay) cũng như bộ trưởng các bộ tài chính, ngoại giao, văn hóa. Ông là con trai của Tiến sĩ Konstantinos Samaras, Giáo sư Tim mạch, và Lena quá cố, Zannas nhũ danh, một cháu gái ngoại của tác giả Penelope Delta. Anh trai của ông, Alexander, là một kiến trúc sư. Chú nội của ông, George Samaras, là một thành viên thường trực của Quốc hội cho Messenia trong thập niên 1950 và thập niên 60. | 1 | null |
Cáo chạy nhanh (danh pháp hai phần:"Vulpes velox") là một loài động vật thuộc họ Chó. Cáo chạy nhanh phân bố ở Bắc Mỹ. Loài cáo này có kích thước khoảng bằng mèo nhà và được tìm thấy ở vùng đồng cỏ phía tây của Bắc Mỹ, chẳng hạn như Montana, Colorado, New Mexico, Oklahoma và Texas. Nó cũng sống ở Manitoba, Saskatchewan và Alberta ở Canada, nơi trước đó bị tuyệt diệt. Nó liên quan chặt chẽ đến cáo "vulpes macrotis" và hai loài đôi khi được gọi là phân loài của Vulpes velox vì lai của hai loài này hiện diện tự nhiên nơi mà phạm vi của chúng chồng lấn lên nhau.Cáo chạy nhanh chủ yếu sống trong cỏ thảo nguyên và sa mạc. Nó đã trở thành gần như tuyệt chủng vào những năm 1930 như là một kết quả của chương trình kiểm soát động vật ăn thịt, nhưng đã được du nhập lại thành công sau này. Hiện nay, tình trạng bảo tồn của các loài được coi IUCN coi là loài ít quan tâm do số lượng ổn định ở nơi khác.
Giống như hầu hết canidae, loài cáo nhanh cũng là loài ăn tạp, và chế độ ăn của nó bao gồm các loại cỏ và trái cây cũng như động vật có vú nhỏ, xác thối, và côn trùng. Trong tự nhiên, tuổi thọ của nó là 3-6 năm, và nó sinh sản một lần hàng năm, từ cuối tháng 12 đến tháng 3, tùy thuộc vào khu vực địa lý. Cáo con được sinh ra từ tháng 3 đến giữa tháng 5, và cai sữa ở 6-7 tuần tuổi. | 1 | null |
Cáo nhỏ Bắc Mỹ hay Cáo nhỏ (danh pháp hai phần: Vulpes macrotis) là một loài cáo thuộc họ Chó, bộ Ăn thịt, sinh sống tại Bắc Mỹ với phạm vi chủ yếu là vùng Tây Nam Hoa Kỳ, miền Bắc và miền Trung Mexico. Một số nhà hữu nhũ học xếp chúng vào cùng loài với cáo chạy nhanh, "V. velox", nhưng hệ thống phát sinh chủng loại phân tử chỉ ra đây là hai loài khác biệt. Loài này được Merriam mô tả năm 1888.
Phân bố và môi trường sống.
Điểm cực Bắc trong phạm vi phân bố của loài cáo nhỏ Bắc Mỹ là vùng nội địa khô cằn ở Oregon trong khi giới hạn về phía Đông của chúng là vùng Tây Nam Colorado. Loài có thể được tìm thấy dọc Nevada, Utah, Đông Nam California, Arizona, New Mexico đến vùng Tây Texas.
Cáo nhỏ Bắc Mỹ ưa thích khí hậu khô cằn như ở những bụi rậm sa mạc hoặc đồng cỏ song chúng cũng có thể xuất hiện ở những khu vực đô thị hoặc nông nghiệp. Loài thường ở độ cao so với mực nước biển.
Phân loài.
Phân loài cáo nhỏ San Joaquin ("Vulpes macrotis mutica") của cáo nhỏ Bắc Mỹ từng rất phổ biến ở thung lũng San Joaquin và miền Trung California. Song hơn nửa thế kỉ kể từ tháng 3 năm 1967, phân loài này vẫn đang nằm trong danh mục nguy cấp của Sách Đỏ IUCN. Số lượng của phân loài này năm 1990 ước tính là 7.000 cá thể. Ngày 26 tháng 9 năm 2007, Wildlands Inc. quyết định dành riêng 684 mẫu Anh (277 ha) để bảo vệ môi trường sống cho phụ loài này. Dù vậy, số lượng cáo nhỏ San Joaquin vẫn không ngừng giảm sút với nguyên nhân chủ yếu là mất môi trường sống, bên cạnh sự cạnh tranh với loài cáo đỏ cũng như mất cân bằng hệ sinh thái từ việc loại trừ sói xám khỏi California và sói đồng cỏ trở thành động vật săn mồi chiếm ưu thế.
Miêu tả.
Cáo nhỏ Bắc Mỹ là loài nhỏ nhất thuộc họ Chó được tìm thấy ở Bắc Mỹ (ngoại trừ một số giống chó nhà được lai tạo đặc biệt như Yorkshire). Loài có đôi tai lớn khoảng , giúp chúng hạ thấp thân nhiệt cũng như có thính giác phi thường, tương tự như cáo fennec. Cáo nhỏ Bắc Mỹ là loài dị hình giới tính với kích thước con cái nhỏ hơn đôi chút so với con đực. Cân nặng của loài khoảng từ và chiều dài thân từ cộng thêm phần đuôi dài . Cáo nhỏ Bắc Mỹ thường có bộ lông màu xám với tông màu gỉ cùng một đỉnh đen cuối phần đuôi nhưng không có sọc như ở cáo xám. Phần bụng và phía trong tai thường có màu sắc sáng hơn. Chúng cũng có những đốm đặc trưng quanh vùng mũi.
Thức ăn.
Cáo nhỏ Bắc Mỹ gần như là loài ăn đêm nhưng thi thoảng chúng cũng mạo hiểm ra khỏi hang vào ban ngày. Chúng thường đi săn mồi ngay sau hoàng hôn và bắt những loài động vật nhỏ như chuột nhảy hai chân, thỏ đuôi bông, thỏ tai to đuôi đen, chuột đồng, thỏ đồng, cầy thảo nguyên, côn trùng, rắn, thằn lằn, cá và những loài chim cư ngụ dưới mặt đất. Chúng cũng ăn cả xác thối. Tuy gần như là động vật ăn thịt, khi nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, cáo nhỏ Bắc Mỹ được biết cũng tiêu thụ cà chua ("Lycopersicon esculentum"), quả xương rồng ("Carnegiea gigantea") cùng một số loại trái khác. Nhiều gia đình nhà cáo nhỏ có thể chia sẻ vùng săn mồi cùng nhau nhưng thường không đi săn cùng thời điểm.
Sinh sản.
Cáo nhỏ Bắc Mỹ gần như là loài đơn phu thê, với con đực và con cái thường kết đôi với nhau từ tháng mười đến tháng mười một. Song mối quan hệ đa phu thê ở loài này cũng đã từng được ghi nhận. Thai kỳ của cáo nhỏ cái kéo dài từ 49 đến 55 ngày và cáo con thường được sinh vào khoảng tháng ba đến tháng tư theo từng lứa 1 đến bảy con non. Sau bốn tuần, chúng sẽ rời khỏi hang và sẽ được cai sữa sau tám tuần. Cáo non sẽ hoàn thiện đầy đủ về mặt sinh lý vào tháng thứ 10. Cả cáo bố và cáo mẹ đều tham gia vào việc nuôi dưỡng và bảo vệ đàn con. Một nghiên cứu ở California trên 144 cáo nhỏ Bắc Mỹ non cho biết tỉ lệ tử vọng của con non trong năm đầu lòng là 74%. | 1 | null |
Dưa gang, hay Dưa hoàng kim, là một thứ thực vật có danh pháp khoa học ba phần là "Cucumis sativus" var. "conomon" thuộc loài dưa Chuột "(dưa Leo)", họ Bầu bí "(Cucurbitaceae)". Thân dưa Gang dạng cỏ mọc bò, đôi khi leo bằng tua cuốn. Trên thân có lông cứng nhám màu trắng trong. Lá đơn mọc cách, ở nách lá có tua cuốn đơn, trên phiến lá nhám có lông. Cây là loài hoa đơn tính cùng gốc (có hoa đực và hoa cái trên cùng một cây). Quả khi chín có kích thước khoảng từ 20 đến 30 cm, màu xám vàng, cùi có màu trắng. Hạt kích thước 5–8 mm, có màu xám trắng. Quả dưa gang mọng căng nước, thịt có vị ngọt, chứa nhiều Vitamin C, vì vậy là một loại trái cây được nhiều người yêu thích.
Dưa gang là một trong những cây trồng nông nghiệp phổ biến ở Việt Nam. | 1 | null |
Nordwind Airlines, LCC () là một hãng hàng không bay thuê chuyến với trụ sở đóng ở Moskva, Nga. Hãng hoạt động tại nhà ga C ở sân bay quốc tế Sheremetyevo.
Hãng hàng không này được lập từ một hợp tác của Pegas với các công ty tổ chức tour du lịch Nga vào tháng 9 năm 2008 và bắt đầu hoạt động vào tháng 12 cùng năm với đội máy bay ban đầu 3 chiếc Boeing 757-200.
Đội máy bay.
Đến thời điểm ngày tháng 7 năm 2011, đội máy bay của hãng Nordwind Airlines gồm có các máy bay sau với tuổi trung bình 14,2 năm: | 1 | null |
Chiến dịch tấn công Odessa (26 tháng 3 - 14 tháng 4 năm 1944) là một trong các chiến dịch quân sự cuối cùng giữa Quân đội Liên Xô và Quân đội Đức Quốc xã trong chuỗi chiến dịch hữu ngạn sông Dniepr thuộc Chiến tranh Xô-Đức, một phần của Chiến tranh thế giới thứ hai. Do thời điểm phát động tiếp tục tấn công chỉ sau Chiến dịch tấn công Bereznegovatoye–Snigirevka một tuần với cơ cấu binh lực và những nhiệm vụ đã được vạch ra từ đầu tháng 3 năm 1944 nên chiến dịch này được một số tác giả coi là giai đoạn 2 của các hoạt động quân sự tại khu vực Nikolayev - Odessa của Quân đội Liên Xô. Trên thực tế, chiến dịch tiếp tục hoàn thành các mục tiêu tiếp theo mà Chiến dịch Bereznegovatoye–Snigirevka còn chưa thực hiện được. Trong chiến dịch này, Phương diện quân Ukraina 3 (Liên Xô) do đại tướng R. Ya. Malinovsky làm tư lệnh, với sự trợ giúp của Hạm đội Biển Đen do Đô đốc F. S. Oktyabrskiy chỉ huy đã một lần nữa đánh bại Tập đoàn quân 6 (Đức) và Tập đoàn quân 3 (Romania); giải phóng vùng lãnh thổ duyên hải miền Tây Nam Ukraina nằm giữa sông Bug Nam và sông Dnister, trong đó có hai trung tâm quan trọng là thành phố Nikolayev và thành phố cảng quan trọng Odessa.
Kết thúc chiến dịch, Phương diện quân Ukraina 3 tiến ra biên giới Ukraina - Moldova và Ukraina - Romania ở hạ lưu sông Dniestr, bên cánh trái Phương diện quân Ukraina 2 và tổ chức phòng thủ tại đây. Đến tháng 8 năm 1944, hai phương diện quân này đã tổ chức Chiến dịch tấn công chiến lược Iaşi-Chişinău, đánh sập tuyến phòng thủ của liên quân Đức-Romania, buộc Romania phải rút khỏi chiến tranh và quay súng chống lại nước Đức Quốc xã, mở đường cho Quân đội Liên Xô tiến vào vùng Balkan.
Bối cảnh.
Sau Chiến dịch tấn công Bereznegovatoye–Snigirevka, Phương diện quân Ukraina 3 phải tạm dừng chiến thuật để củng cố binh lực, bổ sung trang bị, phương tiện, đặc biệt là các phương tiện vượt sông. Thời gian đòi hỏi đặc biệt gấp rút vì trên cánh phải, Tập đoàn quân 58 vẫn đang chống trả các cuộc phản kích của Quân đoàn bộ binh 52 và Quân đoàn xe tăng 57 (Đức) tại hai đầu cầu Konstantinovka và Voznesensk. Ở cánh trái, Quân Đức tiếp tục củng cố khu phòng ngự quanh phía Đông thành phố Nikolayev giờ đây đã trở thành mặt trận.
Địa hình khu vực Odessa - Berezivka - Tiraspol gần giống như địa hình khu vực Nikolayev - Bereznegovatoye – Snigirevka, cao ở phía Bắc và thấp dần về phía Nam. Ở ven biển ngoài hai cửa sông lớn là Nam Bug và Dniestr còn có nhiều lạch nước sâu do các lòng sông cũ để lại với các bãi lầy trên bờ biển. Odessa là hải cảng quân sự quan trọng thứ hai trong vùng Tây Bắc biển Đen (sau Sevastopol), đảm nhận một phần việc tiếp tế hậu cần và vận tải của quân đội Đức Quốc xã ở Nam Ukraina và là nơi trú đậu, sửa chữa, bảo dưỡng của các tàu tuần duyên, tàu vận tải Đức.
Binh lực và kế hoạch.
Quân đội Liên Xô.
Binh lực của quân đội Liên Xô tham gia chiến dịch về cơ bản là binh lực đã tham gia chiến dịch Bereznegovatoye–Snigirevka với biên chế giảm đi. Ngày 30 tháng 3 năm 1944, Tập đoàn quân 28 của tướng A. A. Grechkin được rút về lực lượng dự bị của Đại bản doanh và đến ngày 27 tháng 5, nó được điều đến Phương diện quân Byelorussia 1. Các tập đoàn quân còn lại đều được bổ sung quân số, xe tăng, pháo và vũ khí, trang bị. Đến ngày 26 tháng 3, binh lực của Phương diện quân Ukraina 3 có 6 tập đoàn quân bộ binh, 1 tập đoàn quân không quân gồm 57 sư đoàn bộ binh, 3 quân đoàn xe tăng và cơ giới, 1 cụm kỵ binh cơ giới. Tổng quân số có 470.000 người, được trang bị 435 xe tăng và pháo tự hành, 12.678 pháo và súng cối (trong đó có hơn 3.000 khẩu pháo và súng cối chiến lợi phẩm), 436 máy bay.
Đặc điểm chung về kế hoạch tấn công của Phương diện quân Ukraina 3 không thay đổi so với những gì họ đã thực hiện để làm nên thắng lợi (tuy không trọn vẹn) tại Chiến dịch Bereznegovatoye–Snigirevka trước đó một tuần. Họ vẫn dùng chiến thuật tấn công bằng xe tăng và kỵ binh từ phía Bắc, vòng tránh những vùng đất thấp, bãi lầy ven biển và khép vòng vây theo tuyến sông ở những điểm giới hạn của chiều sâu nhiệm vụ. Sau đó, các tập đoàn quân bộ binh tổ chức tấn công vỗ mặt, phối hợp với một số sư bộ binh tấn công dọc theo bờ biển, ngăn chặn quân Đức chạy thoát bằng đường biển.
Điểm mới so với chiến dịch Chiến dịch Bereznegovatoye–Snigirevka là sự tham chiến dịch của Hạm đội Biển Đen do Đô đốc F. S. Oktyabrskiy chỉ huy. Sử dụng hải quân đánh bộ, Hạm đội có nhiệm vụ phối hợp với bộ binh đánh chiếm cảng Odessa. Các chiến hạm, các tàu cao tốc phóng lôi và không quân của hải quân sử dụng hỏa lực yểm hộ quân đổ bộ và yểm hộ cho bộ binh, thiết giáp trong tấn công các cứ điểm gần bờ. Các đơn vị tàu vớt mìn có nhiệm vụ giải tỏa hàng rào thủy lôi, mở luồng ra vào cảng. Công binh công trình thuộc hạm đội tiếp quản và khôi phục các bến, bãi của quân cảng, cảng hàng hóa và các xưởng đóng tàu tại Odessa; thu hồi, tiếp quản các chiến lợi phẩm là tài sản quân sự thuộc quyền quản lý của hải quân.
Quân đội Đức Quốc xã.
Mặc dù bị thiệt hại nặng trong cuộc phòng thủ tại Bereznegovatoye–Snigirevka nhưng Tập đoàn quân 6 (Đức) vẫn còn sức kháng cự đáng kể. Quân Romania vẫn còn giữ được biên chế cơ bản. Đến ngày 26 tháng 3, liên quân Đức-Romaina tại khu vực vẫn còn 20 sư đoàn gồm 16 sư đoàn Đức và 4 sư đoàn Romania, trong đó có 2 sư đoàn xe tăng, 1 trung đoàn pháo tự hành. Tổng quân số khoảng 350.000 người, trang bị chủ yếu còn lại gồm 160 xe tăng và pháo tự hành, 3.200 pháo và súng cối, 550 máy bay, trong đó 400 chiếc của Tập đoàn không quân 4 (Đức), khoảng 150 chiếc của Quân đoàn không quân 1 (Romania).
Các tuyến phòng thủ chủ yếu của quân Đức và Romania chủ yếu dựa vào sông Nam Bug và sông Dniestr. Ngoài ra, trên bờ các sông nhỏ như Tiligul, Bolshaya Kuyanik, Malyi Kuyanik, cũng được bố trí các cụm chốt phòng thủ. Thành phố Odessa cũng được cấu trúc thành trung tâm phòng ngự mạnh và được gán cho tên gọi "Pháo đài của Quốc trưởng". Các trung đoàn xe tăng và pháo được bố trí phòng thủ tại Odessa, Berezivka và Nikolayev. Các trung đoàn bộ binh được bố trí dọc theo các tuyến sông, đầm phá, các con lạch. Riêng khu vực pháo đài Ochakov được bố trí một trung đoàn bộ binh sơn chiến. Các bãi mìn và chướng ngại vật cũng được bố trí dọc bờ tây sông Nam Bug và xung quanh Odessa.
Diễn biến.
Vượt sông Nam Bug.
Tướng Ewald von Kleist hy vọng thời tiết mưa dầm và các cuộc phản đột kích giữa tháng 3 sẽ làm cho quân đội Liên Xô phải bố trí lại lực lượng và chưa thể tổ chức tấn công trong hạ tuần tháng 3. Nhưng quân đội Liên Xô chẳng những vẫn giữ nguyên việc bố trí binh lực mà còn tấn công sớm hơn. Ngày 26 tháng 3, Quân đoàn xe tăng 23 và Quân đoàn cơ giới cận vệ 2 bất ngờ vượt sông Nam Bug ở ở phía Bắc Voznesensk, đánh thiệt hại nặng Sư đoàn bộ binh 9 Romania và sư đoàn bộ binh 153 (Đức) ở Novyi Khutov (???), Tsvetkov (???) và tấn công theo hướng chung đến Zhovten. Ngày 27 tháng 3, tướng Ewald von Kleist điều Sư đoàn xe tăng 23 từ Berezivka kéo lên phản kích nhưng lại để hở hướng trung tâm mặt trận. Đêm 27 rạng ngày 28 tháng 3, Cụm kỵ binh cơ giới của tướng Issa Aleksandrovich Pliyev vượt sông Nam Bug ở phía Nam Voznesensk và tấn công ngay khi trời vừa sáng. Đến ngày 29 tháng 3, Quân đoàn cơ giới cận vệ 4 liên lạc được với Quân đoàn cơ giới cận vệ 2. Xe tăng, cơ giới Liên Xô đã phát triển khu vực đầu cầu rộng đến 22 km từ Konstantinovka đến Voznesensk sâu từ 8 đến 12 km. Quân đoàn xe tăng 57 (Đức) không thể phá nổi căn cứ đầu cầu này và buộc phải lùi về Berezivka phòng ngự. Ngày 29 tháng 3, các Tập đoàn quân 37 và 57 cũng có mặt ở hữu ngạn sông Nam Bug và tấn công theo hướng chung đến Karlsrukh (???) và Landau (???). Ở giữa mặt trận, ngày 27 tháng 3, Tập đoàn quân 46 và Tập đoàn quân 8 tổ chức vượt sông ở Aleksandrovka (???) và Novo Odessa và đến ngày 29 tháng 3 đã tấn công đến Peschanyi Brod (Pishchanyi Brid) và Shirokolanovka.
Ngày 29 tháng 3, Cụm kỵ binh cơ giới Pliyev và Tập đoàn quân 37 tổ chức vượt con sông nhỏ Tiligul trong hành tiến và công kích cụm cứ điểm Berezivka. Quân đoàn xe tăng 57 (Đức) phải kéo Sư đoàn xe tăng 3 SS từ Nikolayev về và tung toàn bộ hai sư đoàn xe tăng ra chống chọi với Cụm kỵ binh cơ giới (Liên Xô). Ngày 30 tháng 3, Tập đoàn quân cận vệ 8 cũng vượt sông Tiligul và kéo đến công kích Berezivka từ phía Đông. Trên cánh Bắc, Tập đoàn quân 57 có Quân đoàn xe tăng 23 mở đường tấn công xuống Zhovten. Không chống nổi đòn tấn công của Cụm kỵ binh cơ giới và ba tập đoàn quân Liên Xô, ngày 31 tháng 3, tướng Ewald von Kleist bỏ Berezivka, kéo Quân đoàn xe tăng 57 về giữ Odessa. Ngày 1 tháng 4, Tập đoàn quân cận vệ được lệnh chuyển hướng tấn công về phía Bắc Odessa. Quân đoàn xe tăng 23 và Cụm kỵ binh cơ giới của Pliyev cũng chuyển hướng tấn công xuống phía Nam. Ngày 2 tháng 4, Quân đoàn cơ giới cận vệ 2 đánh chiếm Razdenaya, cắt đứt con đường sắt từ Odessa lên phía Bắc. Ngày 3 tháng 4, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 4 thọc sâu đến Belyaevka. Cụm quân Đức ở Odessa chỉ còn con đường sang Romania từ phía Tây Nam, qua bến phà Ovidiopol - Akkeman ở cửa sông Dniepr.
Đánh chiếm Nikolayev.
Tiếp quản chính diện của Tập đoàn quân 28, ngày 27 tháng 3 năm 1944, Tập đoàn quân xung kích 5 mở cuộc tổng công kích vào Nikolayev. Trung đoàn còn lại của Sư đoàn xe tăng 9 (Đức) cùng các sư đoàn bộ binh 79, 294 (Đức) và 21 (Romania) không chống đỡ nổi với 11 sư đoàn bộ binh Liên Xô có Lữ đoàn xe tăng cận vệ 20 tăng cường. Ngày 28 tháng 3, Quân đoàn bộ binh cận vệ 10 giải phóng Nikolayev. Tham gia đánh chiếm Nikolayev còn có tiểu đoàn hải quân đánh bộ 384 và một đội tình nguyện gồm 67 dân chài. Đêm 27 tháng 3, di chuyển trên 15 thuyền đánh cá, họ đã đổ bộ lên cảng Nikolaiyev và tấn công Trung đoàn bộ binh 786 (Đức) đang phòng thủ tại cảng. Cuộc chiến kéo dài đến sáng 28 tháng 3 khi có đến 700 lính Đức bị diệt, Tiểu đoàn 384 bị mất 55 người và bị quân Đức dồn về khu kho cảng. 9 giờ sáng 28 tháng 3, tướng V. D. Tsvetayev điều sư đoàn bộ binh 295 từ lực lượng dự bị đến đánh chiếm cảng Nikolayev, giải vây cho tiểu đoàn 384 và tiêu diệt Trung đoàn bộ binh 786 (Đức). Mất Nikolayev, mất đường bộ rút về Odessa, tàn quân Đức - Romania tại Nikolayev buộc phải rút về pháo đài Ochakov cố thủ. Quân đoàn bộ binh 37 được tướng V. D. Tsvetayev cho đem theo trung đoàn Katyusha cận vệ 92, Lữ đoàn pháo chống tăng 7 và trung đoàn pháo binh cận vệ 110 truy kích quân Đức đến pháo đài Ochakov. Cuộc chiến tại pháo đài Ochakov kéo dài đến ngày 2 tháng 4. Quân Đức dựa vào các công trình kiên cố, đặc biệt là trạm hải đăng để cố kháng cự trong khi không còn đường tháo chạy. Ngày 2 tháng 4, hơn 8.000 sĩ quan, binh lính Đức và Romania kéo cờ trắng ra hàng Quân đoàn bộ binh 37.
Ngày 29 tháng 3, Quân đoàn xe tăng 57 (Đức) vừa đánh vừa rút khỏi Nikolayev. Ngay khi Sư đoàn xe tăng SS "Großdeutschland" vừa chuyển hết quân và xe tăng sang bờ Tây sông Nam Bug, tướng Friedrich Kirchner đã cho nổ mìn phá hủy cây cầu đường bộ gần Varvarovka. Ngày 30 tháng 3, với sự hỗ trợ của công binh Phương diện quân, Tập đoàn quân 6 vượt sông Nam Bug trên cây cầu phao dài gần 1 km được bắc qua gần cây cầu cũ và cắt đứt đường bộ Nikolayev - Odessa. Ngày 31 tháng 3, Tập đoàn quân 6 truy kích theo Quân đoàn xe tăng 57 (Đức) đang rút về Berezivka, tiêu diệt tàn quân của Sư đoàn bộ binh 15 (Đức) và Sư đoàn bộ binh 4 (Romania) bị rớt lại sau. Ngày 1 tháng 4, Quân đoàn bộ binh 66, Trung đoàn pháo chống tăng 1248 và Tiểu đoàn súng phun lửa 251 đã đánh lui cuộc phản kích của Sư đoàn xe tăng SS "Großdeutschland", đốt cháy 38 xe tăng Đức ở phía Bắc đầm lầy Khadzhibeysk gần cửa sông Tiligul. Thừa thắng, Tập đoàn quân 6 vượt sông tiến về Odessa. Sau khi thanh toán xong cụm quân Đức-Romania ở pháo đài Ochakov, Quân đoàn bộ binh 37 cũng bắt kịp chủ lực Tập đoàn quân xung kích 5 trên bờ sông Tiligul và cùng song hành với Tập đoàn quân 6 tấn công hướng đến Odessa.
Đánh chiếm Odessa.
Ngày 31 tháng 3, Không quân Đức và Romania tổ chức một trận không kích quy mô lớn lớn vào đoàn xe tăng của Quân đoàn cơ giới cận vệ 4 đang từ phía Tây Berezivka tấn công về phía Nam. Lúc 11 giờ 40 phút, một quả bom đã rơi trúng chiếc xe tăng T-34 của Trung tướng Trofim Ivanovich Tanaschishin, tư lệnh quân đoàn, làm chết toàn bộ những người trong xe. Thiếu tướng Vladimir Ivanovich Zhdanov, tham mưu trưởng quân đoàn tạm quyền tư lệnh. Ngày 2 tháng 4, Quân đoàn cơ giới cận vệ 4 tiếp tục mở đường cho Cụm kỵ binh cơ giới và Tập đoàn quân 37 tiến xuống phía Nam. Ngày 3 tháng 4, Quân đoàn cơ giới cận vệ 4 cắt đứt đường sắt Odessa - Tiraspol ở nhà ga đầu mối Kutschurgan, đặt Cụm quân Đức ở Odessa trước nguy cơ bị hợp vây.
Ngày 4 tháng 4, tướng Ferdinand Schörner lệnh cho Quân đoàn xe tăng 57 (Đức) đổi hướng rút lui sang phía Tây, tổ chức một cuộc công kích lớn vào Quân đoàn cơ giới cận vệ 4 và Quân đoàn xe tăng 23 (Liên Xô) nhằm chiếm lại con đường sắt Razdenaya - Tiraspol, tạo một cửa mở để rút lui sang bên kia sông Dniestr. Không quân Đức tổ chức oanh tạc vào Cụm kỵ binh cơ giới của tướng I. A. Pliyev đã tấn công xuống phía Nam. Ngày 5 tháng 4, tại khu vực nhà ga đầu mối Kutschurgan diễn ra các trận đánh quyết liệt giữa Quân đoàn xe tăng 57 (Đức) và 3 quân đoàn xe tăng, cơ giới và kỵ binh Liên Xô. Trong khi trận đánh ở Kutschurgan vẫn tiếp diễn thì ngày 6 tháng 4, Tập đoàn quân 57 (Liên Xô) đã tiến đến sông Dniestr phía Bắc Tiraspol. Không thể chống lại đòn tấn công hợp lực của quân đội Liên Xô, ngày 7 tháng 4, Quân đoàn xe tăng 57 (Đức) bỏ nhiệm vụ khai thông con đường sắt Odessa - Tiraspol và chia làm hai cánh rút chạy. Các sư đoàn xe tăng SS "Totenkopf" và "Großdeutschland" lao đến Tiraspol, chiếm lấy cây cầu đường sắt và bỏ chạy sang Bendery. Các sư đoàn bộ binh rút về phía Nam nhằm hướng Belyaevka. Khi đòn phá vây của Quân đoàn xe tăng 57 thất bại, ngày 8 tháng 4, tướng Ferdinand Schörner lệnh cho các đơn vị Đức và Romania đóng xung quanh Odessa tự do di tản.
Các sư đoàn bộ binh 17, 258, 294, 335 và Sư đoàn sơn chiến 3 (Đức) trong khi rút sang phía Tây đã rơi đúng vào tuyến tấn công của Tập đoàn quân 37. Quân Đức bỏ lại tất cả các loại xe quân sự, pháo và trang bị nặng, cố chạy đến sông Dniestr và cướp thuyền đánh cá vượt sông trong khi bị quân đội Liên Xô truy đuổi sát gót. Quân đoàn bộ binh 44 (Đức) rút về phía Tây Nam, nơi có bến phà Ovidiopol nối với pháo đài Akkeman bên kia cửa sông Dniestr. Tại Odessa, chỉ còn lại hơn 6 sư đoàn hỗn hợp Đức và Romania phòng ngự không phải để giữ thành phố mà để cản hậu cho các cánh quân kia rút lui. Bị Hồng quân đánh bại và phải tháo chạy trước sức ép quân sự, Quân đội Đức Quốc xã đã trút hết mọi sự tức giận lên đầu dân thường. Các nhân chứng Andrey Şincariuc, Gregory Fesenko, Jacob Kumpan và Prokhor Didenko cho biết, tại các khu tập thể gần Nhà máy gạch Kuyalnik, khoảng 400 người dân đã bị quân Đức tàn sát, trong đó có hơn 30 trẻ em.
Ngày 9 tháng 4, cụm kỵ binh cơ giới Pliyev đánh chiếm Belyaevka, tiêu diệt một số sư đoàn Đức và Romania chưa kịp vượt sông. Tập đoàn quân cận vệ 8 điều chỉnh hướng tấn công vòng qua Odessa ở phía Tây Bắc, đánh chiếm các cứ điểm Freydental (???) và Peterstal (???), vây bọc thành phố từ phía Tây. Tập đoàn quân 6 đánh chiếm các thị trấn Dalnik (Velykyi Dalnik) và Usatove, tiếp cận Odessa từ phía Bắc. Tập đoàn quân xung kích 5 tiến dọc theo bờ biển, đánh chiếm Kuyalnik, công kích Odessa từ phía Đông. Hạm đội Biển Đen điều động 3 tàu khu trục, 6 pháo hạm, hơn 20 xuồng chiến đấu áp sát bờ biển từ Odessa đến Ovidiopol, ngăn chặn các tàu chiến Romania tiếp cận Odessa. Pháo của các hạm tàu đã bắn yểm hộ dọc đường tiến quân của Tập đoàn quân xung kích 5 và bắn chặn vào đoàn quân Đức - Romania đang tháo chạy trên con đường sắt và đường bộ từ Odessa đến Ovidiopol. Từ ngày 8 đến ngày 9 tháng 4, Sư đoàn ném bom ban ngày 224 và Sư đoàn ném bom ban đêm 262 của Tập đoàn quân không quân 17 đã đánh chìm các tàu vận tải của quân Đức tại cảnh Odessa, loại bỏ khả năng rút lui bằng đường biển của quân Đức. Đêm 9 tháng 4, sau một đợt pháo kích ngắn, các Tập đoàn quân 6 và xung kích 5 đột nhập và Odessa từ phía Bắc và phía Đông. Tập đoàn quân cận vệ 8 cũng tiến vào thành phố từ phía Tây. Các đội du kích Liên Xô ở khu vực Odessa do S. I. Drozdov, E. P. Barkalov, K. A. Timofeeva, L. F. Gorbelya và N. A. Krylevsky chỉ huy đã dẫn đường cho quân chủ lực và tham gia dập tắt các ổ phòng ngự của quân Đức trong thành phố. Đội du kích của M. P. Kanchetti (gồm các quân nhân Séc và Slovakia trong Trung đoàn Slovakia đóng tại Odessa đào ngũ sang với du kích Liên Xô cuối năm 1943) đã lập công lớn. Họ đã đánh lừa và tiêu diệt đại đội vệ binh Đức bảo vệ con đập Khadzhibeevsk ở cửa sông Peresyp. Chặn đứng ý đồ tháo nước làm ngập lụt ngoại ô phía Đông Odessa và mở đường cho Tập đoàn quân xung kích 5 tấn công vào thành phố. 10 giờ sáng ngày 10 tháng 4, quân đội Liên Xô hoàn toàn làm chủ thành phố Odessa.
Trên bờ sông Dniestr.
Sau khi Quân đội Liên Xô giải phóng Odessa, chiến sự vẫn tiếp dọc theo sông Dniestr, nơi tàn quân Đức và Romania đang lách qua các khe hở trên tuyến tiến công của các tập đoàn quân Liên Xô để bỏ chạy qua sông Dniestr. Nửa đêm 12 tháng 4, Quân đoàn xe tăng 23 hỗ trợ cho Quân đoàn bộ binh 68 (Tập đoàn quân 57 - Liên Xô) đánh chiếm một đầu cầu nhỏ ở Parkapy (Parcani), phía tây Tiraspol 6 km. Đêm 13 tháng 4, Quân đoàn bộ binh 9 (Tập đoàn quân 57) cũng vượt sông, đánh chiếm các đầu cầu rộng hơn Butor và Sheryany (???) trên bờ Tây sông Dniestr, phía Nam Tiraspol. Ngày 13 tháng 4, Tập đoàn quân 37 (Liên Xô) đánh bật Sư đoàn xe tăng 3 SS "Totenkopf" khỏi ngoại ô Đông Nam Tiraspol. 4 sư đoàn của Tập đoàn quân 37 đã vượt sông Dniestr, đánh chiếm khu vực đầu cầu Slobozia-Moldavanskii rộng 2 km, sâu 1,5 km, cách Tiraspol 4 km về phía Tây Nam. Ngày 15 tháng 4, Quân đoàn bộ binh 29 (Tập đoàn quân cận vệ 8) cũng đánh chiếm được một đầu cầu trên bờ tây sông Dniestr cách Belyaevka 2 km về phía Đông Nam.
Chiến sự vẫn còn tiếp diễn ác liệt trên khu vực Ovidiopol. Tàn quân Đức tại đây dưới sự yểm hộ của các xe tăng hạng nặng vẫn cố gắng chống cự để giữ lấy con đường tháo chạy cuối cùng sang pháo đài Akkerman, bên kia sông Dniestr. Ngày 11 tháng 4, Tập đoàn quân không quân 17 phối hợp với các pháo hạm của Hạm đội Biển Đen tổ chức một cuộc oanh kích lớn vào Ovidiopol và Akkerman. Đến cuối ngày 11 tháng 4, toàn bộ các bến vượt, cầu phao, thuyền, phà và các phương tiện vượt sông của quân Đức và Romania đều bị phá hủy. Ngày 12 tháng 4, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 4, Sư đoàn bộ binh 152 và Trung đoàn pháo tự hành cận vệ 5 (Liên Xô) mở cuộc tổng công kích vào Ovidiopol. Chỉ có một vài nhóm tàn quân Đức và Romania bơi thoát sang Akkerman. Số còn lại hạ vũ khí đầu hàng. Ngày 13 tháng 4, Quân đội Liên Xô hoàn toàn làm chủ Ovidiopol và khu vực phía Bắc cửa sông Dniestr.
Kết quả.
Chỉ sau 20 ngày, Phương diện quân Ukraina 3 (Liên Xô) đã đánh bại 20 sư đoàn Đức và Romania trên khu vực giữa sông Ingul và sông Dniestr. Trong điều kiện địa hình bị chia cắt bởi nhiều con sông nhỏ, lạch nước, đầm phá và thời tiết bất lợi, Quân đội Liên Xô đã tiến về phía Tây hơn 180 km, giải phóng một vùng rộng lớn ở Nam Ukraina, trong đó có các thành phố quan trọng như Odessa, Nikolayev, các đầu mối giao thông chiến lược ở Tiraspol, Ovidiopol, trong đó có cụm phòng thủ Mayak (Đèn biển) của quân Đức ở Ovidiopol và pháo đài Ochakov rất quan trọng trong điều hành giao thông hàng hải.
Mất Odessa, quân Đức mất một căn cứ hải quân và hậu cần quan trọng ở Biển Đen trong việc tiếp tế cho Tập đoàn quân 17 (Đức) đang bị vây hãm ở Krym. Các tàu vận tải của hải quân Đức và Romania phải dùng cảng Constanţa để duy trì việc cung cấp cho Tập đoàn quân 17 trên tuyến đường biển mà Hạm đội Biển Đen (Liên Xô) đã giành quyền kiểm soát cả trên mặt nước, trên không và dưới nước. Trong chiến dịch này, quân đội Liên Xô thu được rất nhiều chiến lợi phẩm. Tại cảng Odessa, trong các kho hàng và trên đoạn đường sắt từ ga Vydoga đến cảng Odessa, quân Đức đã không kịp chuyển đi một khối lượng hàng hóa quân sự rất lớn còn nguyên trên các đoàn tàu, các đoàn xe tải. Quân đội Đức Quốc xã bị tổn thất đến trên 50% quân số và chỉ có sự tăng viện bằng các sư đoàn được điều động từ Nam Tư, Hungary và Hy Lạp mới có thể cứu Tập đoàn quân 6 (Đức) khỏi bị giải thể một lần nữa.
Với nhiều đầu cầu quan trọng chiếm được trên bờ Tây sông Dniestr, Quân đội Liên Xô có nhiều điều kiện thuận lợi để tiến hành các chiến dịch tấn công vào vùng Nam Moldova, mở cánh cửa vào Balkan. Hạm đội Biển Đen (Liên Xô) tiếp quản cảng Odessa, một hải cảng lớn có tầm ảnh hưởng rất rộng ở Tây Bắc Biển Đen. Giờ đây, các tàu nổi, tàu ngầm và không quân của hải quân Hạm đội Biển Đen có thể tăng tầm tấn công vào các khu vực phía Đông Balkan, các hải cảng quan trọng của quân Đức ở Constanţa (Romania), Varna, Burgas (Bulgaria) và khống chế khu vực phía Đông Biển Đen. Odessa cũng trở thành một căn cứ hậu cần quan trọng để Hạm đội Biển Đen khống chế cảng Sevastopol, đánh vào các tuyến tiếp tế đường biển của quân Đức đến Sevastopol, cái "dạ dày" của Tập đoàn quân 17 (Đức) ở Krym, đẩy tập đoàn quân này vào tình thế ngày càng tuyệt vọng hơn. | 1 | null |
Hoa dạng thiếu niên thiếu nữ (Hán tự: 花樣少年少女, Phát âm: Huāyàng shàonián shàonǚ) là bộ phim truyền hình thần tượng nổi tiếng của Đài Loan, đã được phát sóng trên toàn Châu Á. Ở Việt Nam, bộ phim được phát sóng lần đầu trên kênh HTV7 với tựa đề "Vì Yêu" và lần thứ 2 phát sóng trên HTV2 với tựa ""Hoa dạng thiếu niên thiếu nữ"."
Đây là bộ phim truyền hình đầu tiên được chuyển thể từ bộ truyện tranh "Hana Kimi" của Nhật Bản và đã rất nổi tiếng về sự diễn xuất giữa hai diễn viên trong thành viên ban nhạc "S.H.E" và "Phi Luân Hải". Sau đó Nhật Bản và Hàn Quốc đã bắt đầu chuyển thể từ bộ truyện tranh này để làm phim.
Cốt truyện.
Thụy Hi trong một dịp tình cờ xem truyền hình đã đem lòng ái mộ vận động viên nhảy cao trẻ Tạ Dĩ Tuyền. Vì muốn được gần gũi và hiểu biết thêm về thần tượng của mình Thụy Hi đã cố gắng năn nỉ xin ba mẹ cho mình từ Mỹ trở về Đài Loan để đi học.
Thụy Hi đã giả trai xin vào trường nam Anh Khai nơi Dĩ Tuyền đang theo học. Vào trường Thụy Hi được sắp xếp học cùng lớp và chia cùng phòng với Dĩ Tuyền trong khu nội trú. Từ ngày quen với Thụy Hi, Tú Y cứ ngỡ mình bị bệnh đồng tình luyến ái vì không hiểu tại sao lại có cảm tình rất đặc biệt với Thụy Hi.
Thân phận của Thụy Hi có bị ai phát hiện hay không? Thụy Hi sẽ bị trải qua những buồn, vui, khó khăn gì? Chuyện tình cảm của bộ ba Thụy Hi, Dĩ Tuyền và Tú Y sẽ ra sao?...
Bản quyền.
Hiện nay bộ phim này đã được nổi tiếng khắp Châu Á nhờ vẻ đẹp của diễn viên và tài diễn xuất. Sau đó vào tháng 6 năm 2007, Nhật Bản đã chuyển thể thành công bộ truyện tranh Hana Kimi thành phim và nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả Nhật Bản, tiếp đến công ty SM Entertainment đã mua bản quyền chuyển thể bộ truyện tranh này làm thành phim do chính công ty đó tự sản xuất và hội tụ cả dàn diễn viên nổi tiếng đến từ các ban nhạc của Hàn Quốc như SHINee, f(x), Super Junior... với tựa đề "To the Beautiful You" sẽ được bấm máy từ ngày 27 tháng 4 năm 2012. | 1 | null |
Hwasong-6 (화성 6), tức Hỏa tinh-6 (火星 6), là loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn dưới 1000 km (SRBM) do Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên sản xuất dựa trên phiên bản tên lửa Scud-C của Liên Xô. Hwasong-6 là phiên bản tiếp nối cũng như cải tiến của Hwasong-5 (mẫu tên lửa dựa trên phiên bản R-17 Elbrus (Scud-B) của Liên Xô).
Quá trình nghiên cứu và sản xuất.
Hwasong-6 bắt đầu được nghiên cứu từ năm 1988. Mục tiêu của Hwasong-6 là sẽ có tầm bắn cũng như độ chuẩn xác cao hơn tên lửa Hwasong-5. Nó bắt đầu được thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng 6 năm 1990, Triều Tiên đã bắn thử thành công 3 lần tên lửa Hwasong 6 (Scud-C). Hwasong-6 cũng được đi vào sản xuất ngày từ năm đó. Đến năm 1991, nó bắt đầu được thay thế cho các tên lửa Hwasong-5. Sau này, Hwasong 6 cũng dần được bổ sung bằng tên lửa Rodong-1 (hay còn gọi là Nodong-1) và tên lửa Scud-ER.
Tính năng.
Hwasong-6 có độ lệch mục tiêu chỉ 50 m, khá chuẩn so với các loại tên lửa tầm thấp cùng thời. Trọng lượng khoảng 700–800 kg, cơ bản thì nó cũng giống với phiên bản Hwasong 5 . Do sự khó khăn trong việc mua sắm các xe chở tên lửa MAZ-543 nên Triều Tiên bắt đầu tự sản xuất các xe tên lửa di động. Trung bình 1 tháng, Triều Tiên có thể cho ra lò từ 4-8 tên lửa Hwasong-6. Tính đến năm 1999, Bắc Triều Tiên đã sản xuất được từ 600 đến 1.000 Hwasong-6, trong đó 25 đã được đưa ra trong các thử nghiệm, 300-500 đã được xuất khẩu, và 300-600 đã và đang phục vụ trong Quân đội Nhân dân Triều Tiên.
Xuất khẩu.
Tên lửa Hwasong 6 đã được xuất khẩu đến một số quốc gia. Hwasong-6 đã trở thành mẫu để sản xuất tên lửa Shahab-2 (phiên bản Scud-C của Iran). Syria cũng từng dàn xếp với Triều Tiên để nhận loại tên lửa này. Vào năm 2004, Sudan cũng bị cáo buộc là đã nhận một số tên lửa Hwasong 6 (Scud C) và một số ít Scud D từ Syria.
Ở Việt Nam, Scud-B/C của Liên Xô và Hwasong-6 của Triều Tiên được coi như lực lượng dự bị chiến lược mang tính răn đe cao, trực thuộc đoàn tên lửa mặt đất B90. | 1 | null |
Bìm bịp đầu vàng sẫm (danh pháp hai phần: Centropus milo) là một loài chim thuộc chi Bìm bịp, họ Cuculidae.
Bìm bịp đầu vàng sẫm là loài phổ biến đặc hữu các hòn đảo trung tâm của quần đảo Solomon. Môi trường sống tự nhiên của nó là vùng đất thấp ẩm nhiệt đới và rừng trên núi, chủ yếu là rừng sơ cấp và thứ sinh. | 1 | null |
Chiến dịch Market Time ( là một hoạt động tổng lực kéo dài từ tháng 3 năm 1965 đến tháng 12 năm 1972, chủ yếu của Hải quân Mỹ nhằm ngăn chặn binh lực và tiếp tế hậu cần thâm nhập theo đường biển từ Bắc Việt Nam vào Nam Việt Nam. Được thực hiện chủ yếu bởi Lực lượng tuần tra biển Coastal Patrol Force, thành lập 11/3/1965, mật danh TF 115 (Task Force 115).
Bối cảnh diễn biến.
Sự kiện Vũng Rô ngày 16 tháng 2 năm 1965 là một chứng cớ hiển nhiên đối với những nghi ngờ từ lâu từ Mỹ và Việt Nam Cộng hòa về các hoạt động tiếp tế bằng đường thủy của miền Bắc Việt Nam cho lực lượng vũ trang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Kế hoạch chiến dịch Market Time được thiết lập bởi Hội đồng Tham mưu Liên quân Mỹ sau vụ Vũng Rô 1965 để phong toả vùng biển ven bờ vô cùng rộng lớn của miền Nam Việt Nam, ngăn chặn các tàu đánh cá lưới rà thực chất là tàu chở lén vũ khí của miền Bắc. Các tàu này thường có vỏ sắt, chiều dài khoảng 100 foot (30m), có thể chở được hàng tấn vũ khí, đạn dược trong khoang. Các tàu này thường không mang cờ hiệu để có thể nhận biết, và thường cơ động ra ngoài khơi, chờ lúc trời tối thì lao hết tốc lực vào phía bờ biển miền Nam. Nếu thuận lợi, các tàu này sẽ đổ hàng (quân sự) cho các lực lượng Việt Cộng hoặc Bắc Việt Nam đợi sẵn (ở các toạ độ tập kết, bến bãi).
Các tàu chở máy bay Currituck (AV-7), Pine Island (AV-12), và Salisbury Sound (AV-13) được sử dụng làm tàu chỉ huy (flagships) cho chiến dịch Market Time.
Các phi đoàn thủy phi cơ tuần hải P5M, các tàu khu trục của Hải quân Mỹ, các tàu quét mìn trên đại dương PCF (cao tốc), và các ca nô của lực lượng tuần tiễu bờ biển của Mỹ đã tham gia chiến dịch Market Time. Các tàu chiến tuần tiễu (PG) của Hải quân đóng vai trò chính trong bắn phá (dọc các tuyến hải trình của đối phương).
Các tàu tuần tiễu PG khá phù hợp với nhiệm vụ chiến đấu này, do có khả năng chuyển từ động cơ diesel sang động cơ xăng chỉ trong vài phút. Các tàu loại nhỏ bằng nhôm và bằng vật liệu thủy tinh không chỉ nhanh mà còn có tính cơ động cao vì khả năng sử dụng nhiều nấc tốc độ. Chúng có tầm hoạt động rộng từ bờ biển Campuchia đến cực nam của Việt Nam, và từ đó đến Đà Nẵng. Các tàu tiếp tế của Quân tiếp vụ, như các tàu chở dầu, sẽ cung cấp cả nhiên liệu và văn hoá phẩm, thư tín.
Để ngăn ngừa các hoạt động thâm nhập tiếp theo (của tàu bí mật chở vũ khí từ miền Bắc Việt Nam), Chiến dịch Market Time cũng triển khai một nỗ lực hiệp đồng tác chiến trong tuần tiễu tầm xa bằng máy bay trinh sát và theo dõi. Các phi vụ này ban đầu sử dụng thủy phi cơ P5M, sau là các máy bay P-2V Neptune và P-3 Orion sử dụng tên lửa không đối mặt đất (mặt nước) Bull Pup, để có thể tác chiến trực tiếp chống các tàu thuyền (từ miền Bắc) này. Các đơn vị thuộc không lực Mỹ tham chiến cất cánh từ các căn cứ ở Nam Việt Nam, Thái Lan, hoặc Philippines là các phi đội VP-1, VP-2, VP-4, VP-6, VP-8, VP-16, VP-17, VP-26, VP-28, VP-40, VP-42, VP-46,VP-48, VP-49 và VP-50.
Nhiều thuyền mảng của biệt kích Mỹ và Việt Nam cộng hoà hoạt động lẫn vào các thuyền đánh cá của dân chài để bí mật phát hiện các tàu từ miền Bắc.
Trang bị của chiến dịch Market Time cho phép tiếp cận một tàu/thuyền đánh cá chỉ trong 15 – 30 giây. Những tàu thuyền nào không dừng lại hoặc không phát tín hiệu cho phép nhận dạng lập tức bị đưa vào kính ngắm. Các tàu bỏ chạy bị bắn chìm.
Một trong những sự kiện đáng chú ý là ngày 11 tháng 8 năm 1966, tàu tuần tiễu ven bờ Point Wellcome, bị một tốp máy bay của Không quân Mỹ bắn nhầm. Kết quả là hai thành viên của thủy thủ đoàn trong đó có viên chỉ huy tử nạn, và hầu hết các thủy binh Mỹ khác trên tàu bị thương trong hành động "bắn vào quân mình" (friendly fire) này.
Một hoạt động tác chiến nổi trội thuộc Chiến dịch Market Time xảy ra hôm 1 tháng 3 năm 1968, khi Bắc Việt Nam tìm cách tổ chức cho bốn tàu đánh cá lưới rà có chở lén vũ khí thâm nhập (vào vùng biển nam vĩ tuyến 17). Hai trong số tàu này bị phá huỷ bởi các lực lượng Đồng minh (phe Mỹ) trong cuộc đấu súng, một thủy thủ đoàn Bắc Việt dùng lượng nổ làm nổ tung tàu của họ để tránh lọt vào tay đối phương, còn tàu thứ tư dùng tốc độ cao rút được ra ngoài khơi. Trung uý Norm Cook, cơ trưởng máy bay tuần tiễu VP-17 P-2H Neptune cất cánh từ phi trường Cam Ranh được thưởng huân chương thứ hạng cao do đã phát hiện và bám sát hai trong số bốn tàu (đánh cá chở vũ khí của miền Bắc) trong tiến trình chiến sự. | 1 | null |
Táo dại Tân Cương (danh pháp khoa học: Malus sieversii) là một loài táo họ Hoa hồng. Loài này được (Ledeb.) M. Roem. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1830.
Táo dại Tân Cương có nguồn gốc hoang dã vùng núi Trung Á ở miền nam Kazakhstan, miền đông Uzbekistan, Kyrgyzstan, Tajikistan, miền Bắc Afghanistan và Tân Cương, Trung Quốc. Nó gần đây đã được chứng minh là tổ tiên duy nhất của hầu hết các giống táo thuần (Malus domestica). Nó lần đầu tiên mô tả (là Pyrus sieversii) vào năm 1833 bởi Carl Friedrich von Ledebour, một nhà tự nhiên học người Đức, người nhìn thấy chúng mọc trong dãy núi Altai. | 1 | null |
Táo dại Oregon (danh pháp hai phần: Malus fusca) là một loài thực vật thuộc chi Hải đường, họ Hoa hồng. Loài này được (Raf.) C.K. Schneid. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1906. Nó có nguồn gốc ở miền tây Bắc Mỹ từ Alaska đến California, nơi nó mọc trong các rừng lá kim.
Loại quả này có thể được ăn sống hoặc nấu chín, tuy nhiên nó có một hương vị có tính axit. Trái cây cũng có thể được sử dụng để sản xuất pectin. Vỏ cây có thể được sử dụng như một loại thảo dược. Nó cũng được trồng trong công viên và khu vườn như một cây cảnh.
Quả táo dại Oregon được đánh giá cao bởi người dân bản địa của vùng Tây Bắc Thái Bình Dương, và được thu thập dọc theo bờ biển. Cây có giá trị cho gỗ cứng và đàn hồi, và vỏ cây của nó, được sử dụng cho một loạt các mục đích y tế. | 1 | null |
Hải đường Vân Nam (danh pháp hai phần: Malus yunnanensis) là một loài thực vật thuộc chi Hải đường, họ Hoa hồng. Loài này được (Franch.) C.K. Schneid. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1906. Đây là loài bản địa Vân Nam ở miền nam Trung Quốc. Các loại mẫu vật được thu thập vào năm 2005 trong tích Tây Song Bản Nạp tại độ cao 1.150 m.
Mặc dù hải đường Vân Nam mọc ở trong rừng nhiệt đới trên núi, nó chịu được sương giá và bóng râm và nhạy cảm với ánh sáng mặt trời trực tiếp, và như vậy cơ bản là một loài cây tầng dưới. Cây thường đạt chiều cao khoảng 5 - 5,25 mét lúc trưởng thành.
Hải đường Vân Nam có giá trị đối với động vật hoang dã địa phương, trái cây mùa hè được tiêu thụ bởi các loài chim, dơi, và có thể voi. | 1 | null |
Tàu khu trục lớp 051C (NATO gọi là lớp Luzhou - Lữ Châu) là một lớp tàu khu trục tên lửa có điều khiển hiện đại của Trung Quốc. Hiện tại, lớp này đã có 2 tàu (Thẩm Dương-115 và Thạch Gia Trang-116) được đưa vào sử dụng và đều biên chế trong Hạm đội Bắc Hải.
Tàu vẫn dùng tháp của lớp Kiểu 051B, nhưng trang bị hệ thống tên lửa phòng không tầm xa có điều khiển S-300FM của Nga. Tàu còn có 8 tên lửa chống hạm YJ-83 có tầm bắn trên 150 km và tốc độ bay Mach 1,5. Tên lửa này cũng có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên đất liền. Lớp 051B còn được trang bị 2 hệ thống vũ khí đánh gần Kiểu 730 như trên lớp tàu khu trục Kiểu 052B, 052C hay lớp tàu khu trục hạng nhẹ Kiểu 054A. Ngoài ra còn có pháo 100 mm do Pháp thiết kế để bắn các mục tiêu trên mặt biển, 6 ống phóng ngư lôi 324 mm. Tàu có sàn đỗ cho máy bay trực thăng cỡ như Kamov Ka-28.
Tàu được trang bị 2 động cơ turbine hơi. | 1 | null |
Xa lộ Liên tiểu bang 96 (tiếng Anh: "Interstate 96" hay viết tắt là I‑96) là xa lộ liên tiểu bang nội tiểu bang nằm hoàn toàn bên trong tiểu bang Michigan của Hoa Kỳ. Điểm đầu phía tây của nó nằm tại một nút giao thông khác mức với Quốc lộ Hoa Kỳ 31 (US 31) và Quốc lộ Thương mại Hoa Kỳ 31 (BUS US 31) trên ranh giới phía tây của thành phố Norton Shores ở phía đông nam thành phố Muskegon. Điểm đầu phía đông của nó là tại I-75 gần Cầu Ambassador trong thành phố Detroit. Từ thành phố Detroit đến thành phố Grand Rapids, nó chạy song song với cựu Quốc lộ Hoa Kỳ 16 (nay có tên gọi là Grand River Avenue) và không chạy cách xa cựu quốc lộ này hơn vài dặm.
Đoạn đường thuộc Quận Wayne của I-96 ban đầu được đặt tên là Xa lộ cao tốc Jeffries từ điểm đầu phía đông đến điểm giao cắt với I-275 và M-14 và được cắm biển như thế cho đến khi tiểu bang Michigan tên riêng khỏi biển dấu vào thập niên 1980. Mặc dù cư dân khu vực này vẫn còn gọi xa lộ cao tốc này bằng tên Jeffries nhưng phần đường nằm trong thành phố Detroit đã được lập pháp tiểu bang đặt tên lại là Xa lộ Tưởng niệm Rosa Parks vào tháng 12 năm 2005.
Mô tả xa lộ.
Vùng đô thị Detroit.
Xa lộ Liên tiểu bang 96 bắt đầu từ một nút giao thông khác mức với Quốc lộ Hoa Kỳ 31 tại thành phố Norton Shores, Michigan gần thành phố Muskegon. Từ chỗ bắt đầu này, xa lộ có một dải đất cỏ làm dải phân cách và 2 làn xe mỗi chiều. I-96 bắt đầu với hướng đông nam một đoạn đường dài khoảng cho đến khi đến Nunica. Tại điểm này, nó quay sang hướng đông-đông nam khoảng cho đến khi đến thành phố Grand Rapids. Chẳng bao lâu trước khi đến thành phố Grand Rapids, I-96 giao cắt với Quốc lộ Hoa Kỳ 131 và vượt qua Sông Grand lần đầu tiên. Khoảng sau khi đi qua US 131, I-96 đi hướng nam khoảng đến một điểm giao cắt với Xa lộ Liên tiểu bang 196, một xa lộ phụ của I-96 bắt đầu trong thành phố Grand Rapids và kết thúc tại I-94 gần Benton Harbor. Trong kế tiếp, I-96 đi theo hướng đông nam. Sau khi rời thành phố Grand Rapids, I-96 chạy theo hướng đông khoảng . Sau đó I-96 quay hướng đông nam gần thành phố Portland, đi qua Sông Grand lần thứ hai, và tiếp tục hướng đông nam khoảng . I-96 sau đó nhập với I-69 nằm bên ngoài thành phố Lansing. Hai xa lộ này chạy trùng nhau khoảng kế tiếp theo hướng nam. Trong khi I-96 được cắm biển chung với I-69, I-496 khởi nguồn và tách ra từ xa lộ và đi qua thành phố Lansing cho đến khi nó gặp I-96 trở lại ở phía nam thành phố Lansing. Sau khi I-69 tách khỏi I-96 ở tây nam Lansing, I-96 có một đoạn ngắn dài khoảng đi hướng đông nam và sau đó nó đi theo hướng đông-đông nam khoảng . Gần thành phố Farmington, I-96 quay hướng nam và nhập với I-275; I-696 khởi nguồn tách ra từ điểm giao cắt này và chạy theo hướng đông đến I-94. I-96 được cắm biển chung với I-275 khoảng . Tại Livonia, I-96 tách ra khỏi I-275 và quay hướng đông đi về phía thành phố Detroit. Sau lối ra Đường Outer, làn xe cao tốc bắt đầu trong hai chiều xe. Ba dặm (4,8 km) từ nơi I-96 đi vào thành phố Detroit là một nút giao thông lập thể khổng lồ với M-39 (Xa lộ cao tốc Southfield). I-96 quay hướng đông nam tại đây và đi vào thành phố Detroit nơi nó trở thành Xa lộ cao tốc Tưởng niệm Rosa Parks. I-96 giao cắt I-94 bên trong thành phố Detroit. Hai dặm sau nút giao thông lập thể với I-94, I-96 tới điểm đầu phía đông của nó tại I-75 (có tên là Xa lộ cao tốc Fisher).
Xa lộ phụ trợ.
Xa lộ phụ.
I-96 có bốn xa lộ phụ trợ (xa lộ có 3 chữ số), kết nối nó với các phố chính và các thành phố khác. I-196 là một xa lộ tương đối dài, bắt đầu tại I-96 ở phía đông phố chính thành phố Grand Rapids và đi hướng tây qua phố chính thành phố Holland, và rồi hướng nam đến I-94 gần thành phố Benton Harbor. I-296 (không có biển dấu) kết nối I-96 ở phía bắc phố chính thành phố Grand Rapids với I-196 tại phố chính, và được cắm biển dấu là US 131. I-496 là một xa lộ vòng đi qua phố chính thành phố Lansing mà I-96 đi tránh qua phía nam, và I-696 là một đường tránh phía bắc của thành phố Detroit, kết nối I-96 tại Novi với I-75 tại Royal Oak và I-94 tại St. Clair Shores.
Xa lộ thương mại.
Xa lộ Liên tiểu bang 96 hiện tại có hai xa lộ thương mại: xa lộ vòng đi quanh thành phố Lansing và xa lộ vòng đi quanh thành phố Howell. Cả hai xa lộ vòng này đi theo con đường cũ của Quốc lộ Hoa Kỳ 16 với các đường kết nối đi đến I-96. Một xa lộ nhánh ngắn đi vào Muskegon từng tồn tạiexisted, chạy trùng với một đoạn của BUS US 31 dọc theo cựu Quốc lộ Hoa Kỳ 16, nhưng nó đã bị loại bỏ. The second spur ran into downtown Portland until it was decommissioned in 2007. Hai xa lộ trong khu vực thành phố Detroit — một xa lộ vòng đi quanh thành phố Farmington và một xa lộ nhánh đi vào thành phố Detroit — cả hai sử dụng Đường Grand River (cựu Quốc lộ Hoa Kỳ 16), và kết thúc tại điểm đầu tạm thời củab I-96 gần Đường Purdue, bị loại bỏ khi I-96 được dời đến Xa lộ cao tốc Jeffries được xây xong năm 1977. Ngày 31 tháng 10 năm 2007, một xa lộ nhánh ngắn đi vào Portland bị giải thể và được giao lại cho Thành phố Portland. | 1 | null |
Bìm bịp hung (danh pháp hai phần: Centropus unirufus) là một loài chim thuộc chi Bìm bịp, thuộc họ Cuculidae.. Bìm bịp hung là loài đặc hữu của Philippines.
Môi trường sống tự nhiên của loài là rừng đất thấp ẩm cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới. Chúng đang bị đe dọa do mất nơi sống | 1 | null |
Bìm bịp mào đen (danh pháp hai phần: Centropus steerii) là một loài chim thuộc chi Bìm bịp, họ Cuculidae..
Bìm bịp mào đen là loài đặc hữu của Philipin. Môi trường sống tự nhiên của nó là rừng đất thấp ẩm cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới. Nó đang bị đe dọa do mất nơi sống. | 1 | null |
Bìm bịp ngón ngắn (danh pháp hai phần: Centropus rectunguis) là một loài chim thuộc chi Bìm bịp, họ Cuculidae..
Bìm bịp ngón ngắn được tìm thấy ở Brunei, Indonesia, Malaysia, và Thái Lan. Môi trường sống tự nhiên của nó là rừng đất thấp ẩm cận nhiệt đới hoặc rừng cây bụi nhiệt đới ẩm vùng đồng bằng cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới. Nó đang bị đe dọa do mất nơi sống. | 1 | null |
Bìm bịp đầu xanh (danh pháp hai phần: Centropus monachus) là một loài chim thuộc chi Bìm bịp, họ Cuculidae..
Bìm bịp đầu xanh phân bố ở Angola, Bénin, Burundi, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Tchad, Cộng hòa Congo, Cộng hòa Dân chủ Congo, Bờ Biển Ngà, Guinea Xích Đạo, Eritrea, Ethiopia, Gabon, Ghana, Guinea, Guinea-Bissau, Kenya, Liberia, Mali, Nigeria, Rwanda, Sudan, Tanzania, Togo, và Uganda. | 1 | null |
Sông Pripyat hay Prypiat (, ; , ; , ; , ) là một dòng sông ở Đông Âu với chiều dài xấp xỉ . Nó chảy qua lãnh thổ các nước Ukraina và Belarus rồi đổ vào sông Dniepr tại vị trí của Hồ Kiev.
Một đoạn sông Pripyat chảy qua vùng cấm Chernobyl, nơi xảy ra thảm họa rò rỉ hạt nhân của nhà máy điện cùng tên vào thập niên 1980. Chính vì vậy, hiện nay dòng sông vẫn còn bị ô nhiễm bởi các nuclide phóng xạ. Thành phố Pripyat, Ukraina (dân số 45.000 người) đã bị bỏ hoang sau thảm họa Chernobyl.
Dòng chảy.
Chiều dài của con sông vào khoảng 775 cây số với quy mô của lưu vực vào khoảng 114,3 nghìn cây số vuông. Sông Pripyat bắt nguồn từ cao nguyên Volyn, phía Tây Bắc Kovel. 204 cây số đầu tiên của nó nằm trong lãnh thổ của Ukraina, 500 cây số tiếp đó nó chảy qua phần lãnh thổ cực Nam của Belarus tại vùng Thung lũng Polesia, sau đó chạy vào vùng đầm lầy Pinsk. Đoạn cuối của dòng sông lại trở về miền Bắc Ukraina, kéo dài chừng vài dặm ở phía Nam Chernobyl và cuối cùng đổ vào hồ Kiev.
Sông Pripyat được kết nối với sông Buh Tây thông qua hệ thống kênh Dniepr-Buh. Một hệ thống kênh đào khác, kênh Ogiński, nối liền sông Ščara - một chi lưu của sông Neman - với sông Yaselda, một con sông nối thành phố Pinsk với kênh Dniepr-Buh nêu trên.
Vào thập niên 1930, phần lớn khu vực đầm lầy Polesia đã bị cạn nước do việc xả nước của sông Pripyat.
Chế độ cấp nước.
Chế độ cấp nước của con sông này là hỗn hợp, nhưng chủ yếu là từ tuyết. Lưu lượng nước tăng cao vào giai đoạn đầu của tháng Ba, đạt đến tối đa vào giữa tháng Tư và rút dần vào khoảng 3 tới 3 tháng rưỡi sau đó. Độ dâng có thể lên đến 2 mét ở phía thượng nguồn; 3,5 mét ở phía trung lưu; cho tới chừng 5-7 mét ở phía hạ lưu, đi kèm với những trận lũ quy mô lớn. Mực nước thấp vào mùa hè-thu có thể bị gián đoạn bởi những trận mưa. Lưu lượng trung bình ở khu vực Mazyr là 370 mét khối/giây, ở cửa sông là 430 mét khối/giây (với lưu lượng tối đa là 6000 mét khối/giây). Lưu lượng hàng năm là 14,5 kilômét khối. Thời gian đóng băng của dòng sông là từ giữa tháng 12 đến tháng Ba.
Là đường thủy thả bè gỗ. Tàu thuyền có thể đi lại tới 591 km tính từ cửa sông về phía thượng nguồn. Người dân hành nghề đánh bắt cá (các loài cá chép đỏ, cá vền, cá tráp, cá chép, cá chó, cá pecca, cá rutilut, cá trê, cá bống), trong lưu vực sông Pripyat cũng phát triển nghề nuôi cá trong ao hồ. Trên sông cũng có nhiều đảo và cù lao.
Phụ lưu.
Một số phụ lưu chính: Horyn, Stokhid, Stir, Turiya, Ubort, Oh, Stviga (hữu ngạn), Vit, Ipa, Lan, Ptich, Sluch, Yaselda.
Điểm dân cư lớn nhất nằm ven sông là thành phố Pinsk nằm ở vùng tây nam Belarus. Mazyr cũng là một thành phố lớn với hơn 10 vạn dân sinh sống. Sự nổi tiếng buồn thảm hơn cả là Chernobyl và thành phố cùng tên Pripyat, có được sau khi xảy ra thảm họa rò rỉ hạt nhân Chernobyl vào năm 1986.
Do vùng thu nước của sông Pripyat bị ô nhiễm các nuclide phóng xạ, nhất là tại vùng cấm Chernobyl nên nó là nguồn chính chuyển dịch các nuclide phóng xạ vào hồ Kiev. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng sự dịch chuyển nuclide phóng xạ từ nước sông Pripyat là lớn nhất so với các phương thức dịch chuyển khác (không khí, nguồn gốc kỹ thuật, nguồn gốc sinh vật) ra khỏi khu vực cấm. | 1 | null |
Sùi mào gà, còn gọi là bệnh mồng gà hay mụn cóc sinh dục là một trong những bệnh xã hội thường lây truyền qua đường tình dục. Bệnh thường gặp ở cả nam và nữ do một do một loại virus có tên là HPV (Human papilloma virus).
Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà.
- Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân chính gây bệnh sùi mào gà. Bệnh lây qua việc giao hợp nam nữ thông thường, ngoài ra quan hệ bằng miệng (oral sex), quan hệ qua hậu môn cũng làm lây nhiễm bệnh. Nhiều người cho rằng quan hệ bằng miệng sẽ không lo mắc bệnh sùi mào gà nhưng thực tế virut HPV có ở cả cơ quan sinh dục, máu, nước bọt, các dịch nhầy của người bệnh… Vì vậy khi một người dùng miệng mình để kích thích cơ quan sinh dục của người bệnh hoặc ngược lại người bệnh dùng miệng để kích thích cơ quan sinh dục của mình cũng đều có nguy cơ lây nhiễm như nhau.
- Bệnh sùi mào gà cũng lây từ mẹ sang con nếu như người phụ nữ bị nhiễm virut sùi mào gà trong thời kỳ mang thai. Đứa trẻ có thể mắc bệnh ngay từ khi trong bụng mẹ (thông qua cuống rốn, nước ối) hoặc lây truyền khi đã được sinh ra (trong khi người phụ nữ trở dạ tiếp đứa trẻ bị tiếp xúc với máu, dịch sản của mẹ hoặc do bú sữa mẹ sau này).
- Virut sùi mào gà tồn tại trong dịch nhờn chảy ra từ các mụn sùi mào gà nên khi có sự tiếp xúc thân mật như ôm, hôn, dùng chung đồ dùng cá nhân (như bàn chải đánh răng, quần lót, tắm chung bồn…) hoặc vô tình cọ vùng da hở của mình vào các dịch này cũng làm lây nhiễm bệnh sùi mào gà. Tuy nhiên trường hợp này thường khá hiếm gặp, chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong số các ca lây nhiễm sùi mào gà.
Biểu hiện bệnh sùi mào gà.
Sau thời gian ủ bệnh từ 3 tuần đến 9 tháng thì bệnh nhân bắt đầu xuất hiện những triệu chứng lâm sàng. Ban đầu là những vết sùi nhỏ mềm và nhô cao lên màu hồng tươi, đường kính khoảng 1, 2 mm, có chân hoặc có cuống; hoặc là những đĩa bẹt tròn nhỏ bề mặt ráp, màu hồng, hầu như ít ngứa, không đau và dễ gây chảy máu. Về sau, chúng có thể phát triển thành những gai hoặc lá, chiều dài có thể lên đến vài cm, có thể liên kết với nhau tạo nên mảng rộng trông giống như mồng gà hoặc hoa súp lơ màu hồng tươi. Bề mặt mềm, ẩm ướt, giữa các nhú sùi có thể ấn ra một giọt mủ.
Các tổn thương thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục và vùng lân cận, ngoài ra tổn thương có thể xuất hiện ở khắp cơ thể. Có thể thấy tổn thương dạng phẳng rất khó phát hiện.
Điều trị mụn cóc sinh dục.
Việc điều trị cho mụn cóc sinh dục cần đặc biệt lưu ý vì đây là vùng da nhạy cảm.
Hiệu quả các liệu pháp trong điều trị mụn cóc sinh dục.
Phương pháp áp lạnh cho kết quả chữa
khỏi cao nhất trong khi Imiquimod và Veregen lại chống tái phát tốt nhất | 1 | null |
San Juan là một quần đảo nằm về phía tây bắc Hoa Kỳ, thuộc tiểu bang Washington. Xét về địa giới, quần đảo bị kẹp giữa Hoa Kỳ về phía đông và đảo Vancouver (tỉnh bang British Columbia, Canada) về phía tây, mặt Bắc và mặt Nam là hai eo biển Georgia và eo biển Juan de Fuca. Quần đảo bị ngăn cách khỏi lục địa Hoa Kỳ bởi eo biển Rosario, ngăn cách khỏi đảo Vancouver bởi eo biển Haro và eo biển Boundary.
Lịch sử.
Cái tên San Juan được nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Francisco de Eliza đặt vào năm 1791, với tên đầy đủ là Isla y Archiepelago de San Juan .
Năm 1846, Hiệp ước Oregon thiết lập biên giới giữa thuộc địa Canada của Anh và Hoa Kỳ trên đường vĩ tuyến 49 (lấy vĩ tuyến 49 làm biên giới), theo đó thì đường biên giới chạy ngang qua eo biển Georgia ở phía tây cho đến ra Thái Bình Dương, trong khi đó hai bên đều nhất trí rằng đảo Vancouver thuộc quyền sở hữu của Anh, nhưng hiệp ước không nói gì tới quần đảo San Juan, một quần đảo nằm phía nam vĩ tuyến 49. Kết quả của việc đó là một cuộc tranh chấp biên giới giữa hai nước nổ ra, và có lúc dường như đã xảy ra xung đột và có thể là chiến tranh.
Phần lãnh thổ tranh chấp duy nhất giữa Hoa Kỳ và Anh là quần đảo San Juan nằm trong vùng biển giữa Canada và vùng lãnh thổ Oregon. Anh và Mỹ đều tuyên bố những hòn đảo này thuộc chủ quyền của mình, cả hai nước đều có cư dân sinh sống ở đó. Năm 1853, đảo đã trực thuộc vùng đất Washington Territory mới tạo Vào năm 1859, một cư dân quốc tịch Mỹ trên đảo San Juan tên là Lyman Cutlar đã bắn chết một con lợn trong ruộng khoai tây nhà mình, nhưng đó là một con lợn của một cư dân Anh quốc cũng sống trên hòn đảo này. Nhà chức trách Anh đe doạ sẽ bắt giữ Cutlar nếu không chịu bồi thường. Những cư dân Mỹ trên đảo liền cậy nhờ đến sự giúp đỡ của quân đội Mỹ nằm dưới sự chỉ huy của viên tướng hiếu chiến William Harney, ông ta đã cho cử đến hòn đảo này một đại đội thuộc trung đoàn bộ binh số 9. Đáp lại điều đó, viên Thống đốc Anh ở British Columbia cũng đã cử một chiếc thuyền chiến đến hòn đảo này. Tình hình trở nên vô cùng căng thẳng. Lực lượng 400 lính Hoa Kỳ đống chốt trên đảo, trong khi đó hạm đội thuyền chiến với hang 1000 lính của Anh cũng sẵn sàng ở ngoài khơi đổ bộ lên đảo. Khả năng chiến tranh đã hiện hữu.
Một điều may mắn là các sĩ quan Hải quân Anh không tuân lệnh viên Thống đốc là đổ bộ lên đảo nhằm tránh cuộc chiến đối đầu. Chính quyền Washington lo ngại việc những hành động giận dữ của cư dân trên đảo sẽ dẫn đến chiến tranh giữa hai quốc gia, nên đã cử tướng Winfield Scott, tham mưu trưởng Quân đội Mỹ, tới để làm dịu tình hình. Cả hai nước thống nhất tạm thời sẽ cùng quản lý quần đảo, chấm dứt cuộc đối đầu quân sự.
Việc chấm dứt cuộc đối đầu quân sự làm cho các nhà chính trị hai nước thở phào nhẹ nhỏm, vì nếu chiến tranh xảy ra thì vô cùng khó lường, nhưng một cuộc chiến vì một con lợn bị bắn chết thì quả là một điều không thể tưởng tượng được trong lịch sử. Từ việc đối đầu bằng lưởi lê và súng đạn, hai bên chuyển sang đối đầu nhau trên bàn ngoại giao, cuộc chiến võ mồm dai dẳng trong suốt 12 năm. Cho đến năm 1871 khi việc này được quyết định bởi vị hoàng đế Wilhelm I của Đức, khi hai nước chọn ông làm trổng tài cho cuộc đấu, và mọi chuyện tranh chấp cũng đã dừng lại vào năm 1872 khi đường biên giới được xác định tại eo biển Haro, tức là quần đảo thuộc về quyền quản lý của Hoa Kỳ.
Danh sách các đảo thuộc quần đảo San Juan.
Danh sách này chỉ tính các đảo thuộc quần đảo San Juan theo quy định của USGS từ là phần đảo nằm giữa eo biển Juan de Fuca, eo biển Haro, eo biển Rosario, eo biển Boundary, và eo biển Georgia. | 1 | null |
Khâm Từ Bảo Thánh hoàng hậu (chữ Hán: 欽慈保聖皇后, ? - 13 tháng 9, 1293), là Hoàng hậu của Trần Nhân Tông, mẹ ruột của Trần Anh Tông.
Bà được biết đến với tư cách là con gái của Trần Hưng Đạo, cùng với sự tích che chắn voi, hổ cho phu quân của mình là Trần Nhân Tông, được sử gia ca ngợi với hình tượng hiền hậu
Tiểu sử.
Hoàng hậu là con gái trưởng của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, mẹ là Thiên Thành Trưởng công chúa, con gái út của Trần Thừa. Bà gọi Khâm Minh đại vương Trần Liễu, Thái Tông hoàng đế Trần Cảnh là anh ruột, gọi Thái Tổ hoàng đế Trần Thừa là cha. Bà cũng có hai em gái, một về sau trở thành Kế hậu của Trần Nhân Tông (tức Tuyên Từ hoàng hậu); người kia là vợ của Phạm Ngũ Lão(tức Anh Nguyên quận chúa).
Năm Bảo Phù thứ 2 (1274), bà được lập làm Hoàng thái tử phi, trở thành chính thất của Hoàng thái tử Trần Khâm. Hai năm sau (1276), mùa thu, ngày 17 tháng 9, Thái tử phi sinh hạ Hoàng trưởng tôn Trần Thuyên, lập làm "Hoàng thái tôn" để kế vị, tức Anh Tông hoàng đế.
Năm Thiệu Bảo thứ 1 (1279), ngày đầu của tháng Giêng, Nhân Tông hoàng đế lên kế vị, Thái tử phi được lập làm Hoàng hậu. Hoàng hậu có tính nhu mì, thông minh sáng suốt, có nhân đối với kẻ dưới, được Nhân Tông hoàng đế yêu mến.
Năm Trùng Hưng thứ 9 (1293), ngày 9 tháng 3, Nhân Tông hoàng đế nhượng vị làm Thái thượng hoàng, Hoàng hậu được tôn làm Bảo Thánh hoàng thái hậu (保聖皇太后). Ngày 13 tháng 9, năm ấy, Thái hậu băng ở Lỗ Giang, phủ Long Hưng, tạm quàn ở hành cung Long Hưng.
Năm Hưng Long thứ 18 (1310), ngày 16 tháng 9, Hoàng hậu được an táng cùng Nhân Tông hoàng đế ở Đức lăng, phủ Long Hưng.
Chắn hổ cản voi.
Về công trạng của bà, Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng:
"...Thượng hoàng (chỉ Trần Nhân Tông) thường làm chuồng hổ ở thềm Vọng Lâu, sai quân sĩ đánh nhau với hổ, thượng hoàng ngự trên lầu để xem, thái hậu (ý nói Bảo Thánh hoàng hậu) và phi tần đều theo hầu. Vì lầu thấp, song chuồng và thềm cũng thấp, con hổ chợt nhảy ra khỏi chuồng leo lên lầu, những người trên lầu đều chạy toan cả, duy chỉ có thượng hoàng và thái hậu cùng 4, 5 người thị nữ vẫn ở đấy. Thái hậu nghĩ bụng không khỏi bị hại, mới lấy chiếu che cho thượng hoàng và cả mình. Con hổ lên lầu rồi kêu gầm lên mà nhảy xuống, không hại ai cả."
Vào một lần khác, Trần Nhân Tông đang ngự tại điện Thiên An, xem đấu voi ở Long Trì. Con voi bỗng nhiên sổng thoát định xông lên điện tới nơi vua ngồi, khiến tả hữu sợ chạy tán loạn, chỉ có Bảo Thánh không dao động, bình tĩnh đối phó với thú dữ, bảo vệ nhà vua.
Sử thần Ngô Sĩ Liên bàn: "Con hổ hay vồ, con voi hay quật, há chẳng phải đáng sợ hay sao? Thế mà Thái Hậu (thời điểm chép là Kỷ Anh Tôn, nên Bảo Thánh Hoàng Hậu đã thành Thái Hậu), đương lúc con hổ, con voi đang lồng xông xáo, tâm thần không động, vẫn cứ thản nhiên. Vì là bụng nghĩ đã chắc, lý lẽ đã rõ vậy. Kể người đàn bà sức vóc yếu ớt mà có thể như thế, so với nàng Tiệp dư đứng chắn con gấu ngày xưa cũng không thẹn gì."
Vinh danh.
Tại đền thờ Đức Thánh Trần ở Nha Trang, có ban thờ Đệ Nhất Vương Cô Quyên Thanh công chúa – Bảo Thánh hoàng hậu. Tại đó có bức bửu cáo viết những dòng ca ngợi bà như sau:
nghĩa là: | 1 | null |
Mộ Dung Hoảng () (297–348), tên tự Nguyên Chân (元真), là một người cai trị nước Tiền Yên thời Ngũ Hồ thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc và được công nhận rộng rãi là người khai quốc. Khi kế vị cha mình là Mộ Dung Hối năm 333, ông đã thừa hưởng tước hiệu nhà Tấn ban cho là Liêu Đông công, song đến năm 337 ông đã xưng là Yên vương, theo triều thống được coi là dấu mốc khởi đầu nước Tiền Yên (Tấn Thành Đế công nhận tước vương của Mộ Dung Hoảng vào năm 341 sau nhiều tranh luận trong triều đình nhà Tấn). Sau khi con trai ông là Mộ Dung Tuấn hoàn toàn tách khỏi nhà Tấn và xưng đế năm 353, ông được truy tôn thụy hiệu (Tiền) Yên Văn Minh Đế [(前)燕文明皇帝] cùng miếu hiệu Thái Tổ (太祖).
Đầu đời.
Cha của Mộ Dung Hoảng là Mộ Dung Hối, người này ban đầu là một tù tưởng Tiên Ti giao chiến với quân Tấn vào cuối thời trị vì của Tấn Vũ Đế, hoàng đế khai quốc nhà Tấn, song sau đó ông đã khuất phục và trở thành chư hầu của Tấn vào năm 289. Vì luôn bị một tù trưởng Tiên Ti khác là Đoàn Giai (段階) đánh phá, Mộ Dung Hối đã nhún nhường tìm kiếm hòa bình với Đoàn bộ và kết hôn với một trong các con gái của Đoàn Giai. Cuộc hôn nhân này dẫn đến sự ra đời của Mộ Dung Hoảng (năm 297) và hai em trai của ông, Mộ Dung Nhân (慕容仁) và Mộ Dung Chiêu (慕容昭).
Khi Mộ Dung Hối còn cai trị với vị thế một tù trưởng, triều đình nhà Tấn liên tục ở trong tình trạng hỗn loạn và cuối cùng suy sụp do các cuộc nổi loạn, tranh giành nội bộ, trong đó mạnh nhất là Hán Triệu của người Hung Nô. Kết quả là, nhiều nạn dân đã đến các vùng lãnh địa tương đối an toàn của Mộ Dung Hối, ông ta đối xử tốt với các nạn dân người Hán và hầu hết đã lựa chọn ở lại, do vậy sức mạnh của ông được tăng cường rất nhiều, và khi quân Tấn ở mạn bắc dần dần thất trận trước tướng Thạch Lặc của Hán Triệu, vùng đất của Mộ Dung Hối trở thành lãnh địa duy nhất ở Hoa Bắc vẫn nằm dưới quyền cai trị của Tấn trên danh nghĩa, nhà Tấn ban cho ông tước hiệu Liêu Đông công. Ông ủy thác cho con trai Mộ Dung Hoảng tiến hành các nhiệm vụ quân sự quan trọng, như giao chiến với Vũ Văn bộ hùng mạnh vào các năm 320 và 325. Đầu năm 322, Mộ Dung Hối phong Mộ Dung Hoảng làm người kế vị. Tuy nhiên, Mộ Dung Hối cũng rất sủng ái các em trai của Mộ Dung Hoảng là Mộ Dung Nhân, Mộ Dung Chiêu và đặc biệt là Mộ Dung Hàn (慕容翰), người này là một vị tướng được đánh giá cao. Mộ Dung Hoảng trở nên ghen tị và nghi ngờ những người em này của mình, điều này đã gây nên các biến động về sau.
Liêu Đông công.
Năm 333, Mộ Dung Hối qua đời. Mộ Dung Doảng kế nhiệm việc quản lý lãnh địa với chức vụ được nhà Tấn ban là Bình Bắc tướng quân (平北將軍) và cử sứ thần đến thống báo việc cha qua đời cho Tấn Thành Đế và thỉnh cầu chính thức phong chức vụ cho mình. Ngay sau đó, khi đoàn sứ thần nhà Tấn chưa đến nơi, ông đã xưng làm Liêu Đông công, tước hiệu cha ông đã được ban.
Mộ Dung Hoảng thực thi quốc pháp một cách nghiêm khắc, khiến một số thuộc cấp lo lắng. Nghi ngờ của ông về Mộ Dung Hàn, Mộ Dung Chiêu và Mộ Dung Nhân cũng trở nên rõ ràng hơn. Mộ Dung Hàn, do sợ hãi đã đào thoát đến lãnh địa của bộ tộc Đoàn và trở thành một tướng lĩnh của tù trưởng Đoàn Liêu (段遼). Mộ Dung Nhân và Mộ Dung Chiêu đã âm mưu phản loạn, theo đó để Mộ Dung Nhân tấn công kinh thành Chức Thành (棘城, nay thuộc Cẩm Châu, Liêu Ninh) từ vị trí trấn giữ của mình ở Bình Quách (平郭, nay thuộc Dinh Khẩu, Liêu Ninh) và Mộ Dung Chiêu sẽ nổi dậy bên trong kinh thành để hợp sức, sẵn sàng phân chia lãnh địa nếu thành công. Mộ Dung Nhân ngay sau đó đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ, song quân do thám của Mộ Dung Hoảng đã phát hiện được cuộc tấn công và chuẩn bị nghênh chiến, vì vậy Mộ Dung Nhân thay vào đó đã chiếm các thành ở phía đông (bán đảo Liêu Đông). Quân Mộ Dung Hoảng cử đến đều bị Mộ Dung Nhân đẩy lui, Mộ Dung Nhân sau tự xưng làm Liêu Đông công. Các sứ thần nhà Tấn được cử đến để ban cho Mộ Dung Hoảng tước hiệu Liêu Đông công ông đã bị Mộ Dung Nhân ngăn chặn và bắt giữ.
Cũng trong năm 334, bộ tộc Đoàn tấn công dưới sự chỉ huy của Mộ Dung Hàn và huynh đệ của Đoàn Liêu là Đoàn Lan (段蘭) đã tiến đánh Liễu Thành (柳城, nay thuộc Chiêu Dương, Liêu Ninh), và quân của Mộ Dung Hoảng được phái đến để giải vây cho Liễu Thành đã đại bại dưới tay quân Đoàn. Đoàn Lan muốn tiếp tục tiến về Chức Thành, song Mộ Dung Hàn lo sợ rằng bộ lạc của mình sẽ bị tiêu diệt nên đã ra lệnh rút quân.
Đầu năm 336, Mộ Dung Hoảng đã thực hiện một cuộc tấn công bất ngờ và đầy táo bạo, đích thân ông đã dẫn quân theo một tuyến đường mà Mộ Dung Nhân không mong đợi, đó là vượt qua mặt Bột Hải đã đóng băng để đến Bình Quách. Mộ Dung Nhân đã không nhận ra đây là một cuộc tấn công lớn nên đã ra khỏi thành để đánh lại Mộ Dung Hoảng. Mộ Dung Nhân sau đó bị đánh bại và bị bức tử.
Yên vương.
Năm 337, Mộ Dung Hoảng xưng làm Yên vương, một tước hiệu mà nhà Tấn trước đó đã xem xét trao cho Mộ Dung Hối song đã từ chối. Điều này được xem như dấu mốc thành lập Tiền Yên, đặc biệt là bởi ông cũng đã lập nên một cơ cấu chính quyền theo gương triều đình nhà Tấn, mặc dù với các chức tước khác để thể hiện sự thấp kém trước Tấn.
Cùng năm, Mộ Dung Hoảng, đi ngược lại với chính sách không liên lạc với Hậu Triệu của cha ông, và đã cử một sứ thần đến Hậu Triệu hứa hẹn trở thành chư hầu và đề nghị cùng hợp quân chống lại bộ tộc Đoàn. Hoàng đế Thạch Hổ của Hậu Triệu rất hài lòng và sau đó ân chuẩn cuộc tấn công năm 338. Vào mùa xuân, họ bắt đầu tấn công. Mộ Dung Hoảng nhanh chóng tiến đánh và cướp phá các thành của Đoàn ở phía bắc kinh thành Lệnh Chi (令支, nay thuộc Đường Sơn, Hà Bắc), đánh bại quân của Đoàn Lan. Ông sau đó rút quân, và khi quân Hậu Triệu đến thì Đoàn Liêu đã không còn dám đối đầu nên đã bỏ Lệnh Chi và chạy trốn. Lệnh Chi đầu hàng quân Hậu Triệu. Thạch Hổ hài lòng về chiến thắng song giận dữ trước việc Mộ Dung Hoảng đã rút quân trước khi có thể hội quân và ông quyết định quay sang chống Mộ Dung Hoảng. Với một lực lượng Hậu Triệu đông đảo tiến vào, các thành của Tiền Yên đều khuất phục ngoại trừ kinh thành Chức Thành. Mộ Dung Hoảng xem xét đến việc chạy trốn, song đã nghe theo lời khuyên của tướng Mộ Dư Căn (慕輿根), ông ở lại và phòng thủ thành trong gần 20 ngày, và quân Hậu Triệu đã buộc phải rút lui; Mộ Dung Hoảng sau đó cử con trai là Mộ Dung Khác đi đánh quân Hậu Triệu vừa rút và đã giành được đại thắng, đội quân Hậu Triệu duy nhất còn nguyên vẹn là của Thạch Mẫn, cháu trai nuôi của Thạch Hổ. Sau khi quân Hậu Triệu rút khỏi, Mộ Dung Hoảng đã cho chiếm lại các thành. Ông cũng giành quyền kiểm soát các thành trước đây của Đoàn bộ, mở rộng lãnh địa đến bắc bộ Hà Bắc. Đầu năm 339, sau khi Đoàn Liêu gửi các thỉnh cầu đối lập đến Hậu Triệu và Tiền Yên, yêu cầu đầu hàng, quân Hậu Triệu và Tiền Yên lại giao chiến, Mộ Dung Khác lại một lần nữa đại thắng trước quân Hậu Triệu. Mộ Dung Hoảng coi Đoàn Liêu là khách và hợp nhất các đội quân Đoàn bộ còn lại vào quân Tiền Yên. Tuy nhiên, đến cuối năm, Đoàn Liêu lập kế hoạch nổi loạn và bị Mộ Dung Hoảng giết chết. (Tuy nhiên, gia tộc Đoàn đã không bị xóa sổ, và nhiều thành viên của gia tộc Đoàn sau đó đã trở thành các tướng, quan lại và thê thiếp của hoàng tộc Mộ Dung). Từ thời điểm này, quân Tiền Yên tiến hành các cuộc tấn công hàng năm nhằm vào vùng biên giới của Hậu Triệu. Họ cũng định kỳ tấn công Vũ Văn bộ và Cao Câu Ly.
Cũng trong năm 339, Mộ Dung Hoảng gả em gái cho Đại vương Thác Bạt Thập Dực Kiền (拓跋什翼犍, thắt chặt liên minh giữa hai thế lực Tiên Ti (Tuy nhiên, hai bên đã có các trận đánh không thường xuyên sau cái chết của Mộ Dung công chúa năm 342). Ông cũng cử sứ thần đến kinh thành Kiến Khang của nhà Tấn để chính thức yêu cầu Tấn Thành Đế ban cho tước hiệu Yên vương, giải thích rằng mình cần nó để nâng cao quyền lực đối với người dân song vẫn sẽ tiếp tục trung thành với Tấn. Năm 341, sau nhiều tháng tranh luận, Thành Đế đã ban cho Mộ Dung Hoảng tước vương.
Năm 340, Mộ Dung Hàn, người đã chạy đến Vũ Văn bộ sau khi bộ tộc Đoàn bị đánh bại, ông ta bị Vũ Văn bộ nghi ngờ và ngược đãi nên đã trở về Liêu Đông. Mộ Dung Hoảng phong cho em trai làm một tướng lĩnh.
Năm 341, Mộ Dung Hoảng dời đô từ Cức Thành đến một thành mới được xây dựng là Long Thành (龍城, nay thuộc Chiêu Dương, Liêu Ninh).
Năm 344, Mộ Dung Hoảng, cùng phó tướng Mộ Dung Hàn đã tiến đánh Vũ Văn bộ, quân Tiền Yên đã đại thắng và buộc tù trưởng Vũ Văn Dật Đậu Quy (宇文逸豆歸) phải chạy trốn. Quân Tiền Yên buộc Vũ Văn bộ phải di chuyển xuống phía nam và hợp nhất họ thành thần dân của Tiền Yên. Cuối năm đó, Mộ Dung Hoảng vẫn còn lo sợ Mộ Dung Hàn nên đã bức tử em trai.
Năm 345, Mộ Dung Hoảng chấm dứt việc sử dụng niên hiệu của nhà Tấn, một dấu hiệu được một số người coi là bắt đầu việc Tiền Yên chính thức độc lập.
Năm 348, Mộ Dung Hoảng lâm bệnh và qua đời. Con trai ông là Mộ Dung Tuấn lên kế vị. | 1 | null |
Christopher Whitelaw Pine sinh ngày 26 tháng 8 năm 1980. Anh là diễn viên người Hoa Kỳ. Được biết đến với vai diễn thuyền trưởng James T. Kirk trong "Star Trek" (2009), "Star Trek Into Darkness" (2013), và "Star Trek Beyond" (2016). Anh cũng tham gia diễn xuất trong các phim ' (2004), "Just My Luck" (2006), "Smokin' Aces" (2007), "Bottle Shock" (2008), "Unstoppable" (2010), "This Means War" (2012), "Rise of the Guardians" (2012), "Horrible Bosses 2" (2014), ' (2014), "Into the Woods" (2014), "Z for Zachariah" (2015), "The Finest Hours" (2016), "Hell or High Water" (2016), và " " (2017).
Anh còn là diễn viên lồng tiếng cho nhân vật Jack Frost trong bộ phim Rise of the Guardians.
Tiểu sử.
Chris Pine tên thật Christofer Whitelaw "Chris" Pine. là diễn viên Mỹ sinh ngày 26 tháng 8 năm 1980.
Pine sinh ra ở Los Angeles. Cha của anh, Robert, là một diễn viên xuất hiện trong các "CHiP" trong vai Trung sĩ Joseph Getraer, và mẹ của ông, Gwynne Gilford, là một cựu nữ diễn viên nay là một nhà tâm lý thực hành. Anh có một chị gái, Katie. Bà ngoại của anh, Anne Gwynne (nhũ danh Marguerite Gwynne Trice), là một nữ diễn viên Hollywood, và ông ngoại của anh, Max M. Gilford (Max Goldfarb), là một luật sư được bầu làm chủ tịch của Hiệp hội Bar Association.. Bà ngoại của anh sinh ra trong một gia đình người Nga gốc Do Thái, còn tổ tiên của Pine bao gồm Do Thái (từ ông ngoại của ông), xứ Wales, Đức, Pháp và Anh. Anh đã tuyên bố, "tôi chắc chắn có một cái nhìn tâm linh... tôi không phải là một người tôn giáo, tôi có thể thuyết bất khả tri".
Pine đã theo học trung học tại trường học Oakwood và nhận bằng cử nhân tiếng Anh từ trường Đại học California, Berkeley vào năm 2002. Anh cũng nghiên cứu tiếng Anh tại trường Đại học Leeds ở Vương quốc Anh trong một năm. Sau khi tốt nghiệp, anh học tại nhà hát American Conservatory ở San Francisco. | 1 | null |
Mộ Dung Tuấn () (319–360), tên tự Tuyên Anh (宣英), gọi theo thụy hiệu là (Tiền) Yên Cảnh Chiêu Đế ((前)燕景昭帝), là một hoàng đế nước Tiền Yên trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người cai trị thứ hai của đất nước, song là người đầu tiên xưng đế và trong thời ông cai trị, Tiền Yên đã mở rộng lãnh thổ từ chỗ chỉ bao gồm vùng đất nay là Liêu Ninh và nhiều phần của Hà Bắc đến gần như toàn bộ lãnh thổ ở bờ bắc Hoàng Hà và cũng có lãnh thổ đáng kể ở bờ nam Hoàng Hà.
Sự nghiệp ban đầu.
Mộ Dung Tuấn sinh năm 319, khi đó cha ông, Mộ Dung Hoảng vẫn còn là thế tử của Liêu Đông công Mộ Dung Hối. Trong thời niên thiếu của mình, ông được cho là đã được học cả về văn hiến và quân sự. Một khoảng thời gian nào đó sau khi cha ông lên kế vị vào năm 333, ông được lập làm thế tử, và vẫn giữ vị trí này khi cha ông xưng làm Yên vương vào năm 337 và khi tước hiệu này được nhà Tấn công nhận vào năm 341.
Các tài liệu lịch sử cho thấy rằng Mộ Dung Hoảng cũng xem xét đến việc để em trai của Mộ Dung Tuấn, Mộ Dung Bá làm thế tử, do ấn tượng với trí thông mính của Mộ Dung Bá song đã được các quan thuyết phục; các nguồn cũng quy cho đây là lý do mà Mộ Dung Tuấn ghen tị và lo sợ Mộ Dung Bá. Nếu đây là thực tế, thì nó cũng đã không ngăn cản được Mộ Dung Tuấn trao quyền cho em trai trong thời gian ông trị vì.
Theo các thư tịch thì chiến dịch đầu tiên ông dẫn quân là vào năm 344, khi ông cùng với thúc phụ Mộ Dung Bình (慕容評), dẫn quân đi đánh nước Đại, song Đại vương Thác Bạt Thập Dực Kiền đã không giao chiến, không có trận chiến đáng kể nào diễn ra.
Năm 346, Mộ Dung Hoảng ủy thác cho ông làm chỉ huy một đội quân tiến đánh Phù Dư Quốc, mặc dù vậy, quyền chỉ huy trên thực tế nằm trong tay em trai ông là Mộ Dung Khác. Quân Tiền Yên đã chiếm được kinh thành của Phù Dư Quốc và bắt giữ vua Phù Dư Huyền (夫餘玄).
Năm 348, Mộ Dung Hoảng qua đời. Mộ Dung Tuấn kế vị và trở thành Yên vương.
Yên vương.
Năm 349, sau cái chết của hoàng đế Thạch Hổ của nước Hậu Triệu kình địch, Hậu Triệu rơi vào nội chiến giữa các hoàng tử và cháu trai nuôi Thạch Mẫn (sau này cải thành họ gốc của cha đẻ là "Nhiễm"). Theo đề nghị của Mộ Dung Bá (lúc này đã đổi tên thành Mộ Dung Thùy), Mộ Dung Tuấn đã chuẩn bị cho việc bành trướng lãnh thổ sang Hậu Triệu.Ông cử Mộ Dung Khác, Mộ Dung Bình, Dương Vụ (陽鶩), và Mộ Dung Thùy làm các đại tướng, chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn nhắm vào vùng biên giới với Hậu Triệu.
Vào mùa xuân năm 350, Mộ Dung Tuấn bắt đầu tấn công, và quân Tiền Yên nhanh chóng chiếm được Kế Thành (薊城, nay thuộc Bắc Kinh). Mộ Dung Tuấn sau đó dời đô từ Long Thành (龍城, nay thuộc Cẩm Châu, Liêu Ninh) đến Kế Thành. Như vậy, toàn bộ U Châu (幽州, nay là Bắc Kinh, Thiên Tân và bắc bộ Hà Bắc) trở thành đất của Tiền Yên. Ông sau đó tiếp tục tiến về phía nam, song đã phải tạm thời dừng lại sau khi gần như bị tướng Hậu Triệu là Lộc Bột Tảo (鹿勃早) đánh bại.
Mộ Dung Tuấn tiếp tục chiến dịch bành trướng của mình vào mùa đông năm 350, Nhiễm Mẫn nay đã lập ra nước Nhiễm Ngụy, đang phải chiến đấu với tàn quân Hậu Triệu của Thạch Chi. Ông ta nhanh chóng chiếm được một số quận của Ký Châu (冀州, nay là trung bộ Hà Bắc), đánh đến kinh thành tạm thời của Thạch Chi ở Tương Quốc (襄國, nay thuộc Tân Thái, Hà Bắc). Thạch Chi phải chịu đựng các cuộc tấn công của Nhiễm Mẫn, đã tìm kiếm sự hỗ trợ của Mộ Dung Tuấn vào năm 351. Mộ Dung Tuấn cử tướng Duyệt Oản (悅綰) đến hội quân cùng Thạch Chi và tướng Diêu Tương (姚襄), và liên quân này đã làm cho Nhiễm Mẫn đại bại, buộc Nhiễm Mẫn phải bỏ việc bao vây Tương Quốc, mặc dù vậy, ngay sau đó Nhiễm Mẫ đã thuyết phục được tướng của Thạch Chi là Lưu Hiển (劉顯) giết chết chúa công, Hậu Triệu diệt vong.
Hè năm 352, quân của Mộ Dung Tuấn và Nhiễm Mẫn đánh một trận lớn. Mộ Dung Khác, chỉ huy đại quân của Mộ Dung Tuấn, đã lừa bộ binh của Nhiễm Mẫn đi vào vùng bình nguyên, sau đó dùng kị binh tiến đánh, khiến cho Nhiễm Mẫn phải đại bại. Trong trận chiến, ngựa của Nhiễm Mẫm đột nhiên chết, ông ta ngã xuống và bị bắt. Khi Nhiễm Mẫn (người Hán) được đưa đến trước mặt Mộ Dung Tuấn, ông ta đã xúc phạm Mộ Dung Tuấn là một tên người Hồ man di, và Mộ Dung Tuấn trong cơn giận đã dùng roi quất Nhiễm Mẫn và cho chặt đầu, mặc dù ngay sau đó ông đã e sợ về linh hồn của Nhiễm Mẫn và quyết định cho chôn cất Nhiễm Mẫn với nghi thức vinh dự.
Mộ Dung Tuấn sau đó tiến đánh kinh thành Nhiễm Ngụy là Nghiệp Thành (鄴城, nay thuộc Hàm Đan, Hà Bắc). Thái tử Nhiễm Ngụy là Nhiễm Trí, Đổng Hoàng hậu, và các đại thần tìm kiếm sợ trợ giúp từ nhà Tấn.
Tại thời điểm này, Mộ Dung Tuấn trên danh nghĩa vẫn là chư hầu của nhà Tấn, song rõ ràng là nước này không tiếp tục khuất phục trước Tấn. Tuy vậy, ngay cả với sự trợ giúp của Tấn, tuyến phòng thủ của Nghiệp Thành nhanh chóng bị chọc thủng, quân Tiền Yên đã bắt được Nhiễm Chí và Đổng Hoàng hậu, Nhiễm Ngụy diệt vong. Mộ Dung Tuấn phong cho cả Nhiễm Trí và Đổng Hoàng hậu (Hải Tân hầu cho Nhiễm Trí, Phụng Tỉ quân cho Đổng Hoàng hậu) và dường như đối đãi tốt với họ, tuyên bố rằng Đổng Hoàng hậu đã dâng quốc ấn cho ông. (Trên thực tế, quốc ấn ban đầu nằm trong tay nhà Tấn cho đến khi bị Hán Triệu đoạt lấy và rồi sau sang tay Hậu Triệu, Hậu Triệu đã đưa nó cho nhà Tấn để làm tin cho việc nhà Tấn hỗ trợ.) Hầu hết lãnh thổ phía đông của Hậu Triệu nằm trong tay Tiền Yên, mặc dù Tiền Yên, Tiền Tần, và Tấn đã tiến hàng nhiều trận đánh ở vùng biên giới trong các năm sau đó.
Mùa đông năm 352, Mộ Dung Tuấn chính thức tuyên bố độc lập từ Tấn và xưng đế.
Làm hoàng đế.
Năm 353, Mộ Dung Tuấn lập vợ mình, Khả Túc Hồn thị làm hoàng hậu và thế tử Mộ Dung Diệp (慕容瞱) làm Thái tử. Năm 354, Mộ Dung Tuấn tiếp tục phong cho nhiều thúc phụ, huynh đệ và hoàng nhi làm thân vương.
Năm 355, tức giận người anh em họ là Đoàn Kham (段龕), đang kiểm soát vùng nay là Sơn Đông và trên danh nghĩa là một chư hầu của nhà Tấn, đã viết một lá thư phản đối kịch liệt việc Mộ Dung Tuấn xưng đế, Mộ Dung Tuấn đã cử Mộ Dung Khác đi đánh người anh em họ. Năm 356, bất chấp việc kinh thành của Đoàn Kham là Quảng Cố (廣固, nay thuộc Thanh Châu, Sơn Đông) được phòng thủ vững chắc, Mộ Dung Khác đã cho vây thành, và sau khi quân của Đoàn Kham bị cạn nguồn lương thảo, ông ta đã buộc phải đầu hàng. Mộ Dung Tuấn ban đầu tha cho Đoàn Kham song không rõ vì sao ông đã cho hành quyết Đoàn Kham vào năm 357.
Cũng trong năm 356, thái tử Mộ Dung Diệp qua đời, và năm 357, Mộ Dung Tuấn lập Mộ Dung Vĩ làm thái tử.
Năm 357, Mộ Dung Tuấn dời đô từ Kế Thành đến Nghiệp Thành.
Năm 358, Mộ Dung Tuấn bắt đầu cho thực hiện một lệnh cưỡng bách tòng quân trên phạm vi lớn, theo đó mỗi hộ sẽ phải cử những đàn ông đủ điều kiện vào quân đội để đánh Tiền Tần và Tấn, song mỗi hộ được giữ lại một người đàn ông. Sau một thỉnh nguyện thư của Lưu Quý (劉貴), ông đã cho thu nhỏ lại việc này, theo đó trong 5 người đàn ông có khả năng phục dịch, 3 người sẽ phải tòng quân.
Đến năm 358, mối hận thù giữa Mộ Dung Tuấn và Mộ Dung Thùy lại bùng lên một lần nữa. Vợ của Mộ Dung Thùy là Đoàn Vương phi, do gia tộc của bà trước có vị thế bình đẳng với gia tộc Mộ Dung với tước hiệu Liêu Tây công, nên bà đã không kính cẩn với Khả Túc Hồn Hoàng hậu. Hoạn quan Niết Hạo (涅浩), đã vu cáo Đoàn Vương hậu và thuộc hạ của Mộ Dung Thùy là Cao Bật (高弼) tội dùng yêu thuật, với ý định kéo Mộ Dung Thùy vào vụ án. Tuy nhiên, mặc dù bị tra khảo, Đoàn Vương hậu và Cao Bật đã từ chối thừa nhận và Mộ Dung Thùy đã tránh được việc dính líu, song Đoàn Vương hậu đã chết trong tù. Mộ Dung Thùy bị đưa đi làm thứ sử của Bình Châu hẻo lánh (平州, nay là đông bộ Liêu Ninh).
Năm 359, quân Tấn dưới quyền Gia Cát Du (諸葛攸) và Tạ Vạn (謝萬) đãn tiến đánh Tiền Yên, song lại bị quân Tiền Yên đánh bại. Thắng lợi này đã cho phép Tiền Yên dần chiếm được khu vực nay là tỉnh Hà Nam, phía nam Hoàng Hà.
Đầu năm 360, Mộ Dung Tuấn lâm bệnh, ông nói với Mộ Dung Khác rằng, trong bối cảnh kình địch với Tiền Tần và Tấn, ông sẽ nhường ngôi cho Mộ Dung Khác, do người này đã trưởng thành và rất có tài, thay vì vị thái tử mới 10 tuổi là Mộ Dung Vĩ. Mộ Dung Khác đã từ chối, ông ta thuyết phục hoàng huynh rằng nếu ông ta có khả năng trị quốc, ông ta cũng có thể giúp vị hoàng đế trẻ tuổi. Sau đó, bệnh tình của ông tiến triển tốt hơn, và cùng với binh lính hội quân ở Nghiệp Thành, ông định lệnh cho Mộ Dung Khác và Dương Mâu (陽鞪) tiến hành một cuộc tấn công lớn chống Tấn, song ngay sau đó bệnh tình của ông lại trở nên nặng hơn. Ông sau đó triệu tập Mộ Dung Khác, Dương Mậu, Mộ Dung Bình, và Mộ Dung Căn (慕輿根) để ủy thác Thái tử cho họ. Ông qua đời ngay sau đó và Mộ Dung Vĩ lên kế vị. | 1 | null |
Tuyên Từ hoàng thái hậu (chữ Hán: 宣慈皇太后, ? - 14 tháng 9, 1318), là hoàng hậu thứ hai của Trần Nhân Tông.
Tiểu sử.
Hầu như không có nhiều thông tin về bà. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, bà là em gái của Khâm Từ Bảo Thánh hoàng hậu, con gái thứ của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn và Thiên Thành Trưởng công chúa. Theo vai vế, bà là dì ruột của Trần Anh Tông.
Sau khi Bảo Thánh hoàng hậu qua đời (1293), bà được quyền quản lý mọi việc trong Hậu cung. Sách ĐVSKTT ghi nhận, "Bấy giờ, Tuyên Từ thái hậu từ khi Khâm Từ băng, phải quản việc trong cung, tính người khó khăn nóng nảy, dạy bảo rất nghiêm, mà vua vâng theo rất kính cẩn" .
Năm Hưng Long thứ 16 (1308), Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông băng hà.
Năm Hưng Long thứ 22 (1314), Anh Tông nhường ngôi cho Thái tử Trần Mạnh kế nghiệp, tức Trần Minh Tông. Theo lý thuyết, bà là tổ mẫu (trên danh nghĩa) của Minh Tông, nên có lẽ tôn làm Thái hoàng thái hậu. Anh Tông khi ấy từng hỏi Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật chuyện này và tấn phong, tuy nhiên việc này chép sau khi Tuyên Từ Thái hậu băng, và rất có thể việc tấn tôn là truy tặng, như trường hợp Anh Tông đã làm khi lập Minh Tông làm Thái tử (1309), đã tấn tôn mẹ ruột Khâm Từ Thái hậu làm Thái hoàng thái hậu.
Năm Mậu Ngọ thứ 5 (1318), ngày 19 tháng 8, bà mất. Mùa đông năm ấy, bà được an táng ở bên cạnh lăng của Nhân Tông.
Theo ĐVSKTT: "Trước đây, Nhân Tông từng dặn lại Anh Tông ngày sau phải đem dì (tức là Tuyên Từ Thái hậu) táng ở cạnh lăng và vẽ bản đồ chôn cất thành huyệt hình thước thợ trao lại. Đến đây, Thượng hoàng theo di mệnh, đào cạnh lăng để chôn. Đất lăng nhiều bùn lầy, tiếng đào đắp vang động cả khu lăng. Thượng hoàng có vẻ lo. Trước đây, khi sắp chôn Thái hậu [vào đấy], các quan tâu rằng không nên làm kinh động lăng tẩm. Thượng hoàng nói: "Tiên đế có lệnh, ta không dám trái. Nếu có tổn hại gì, ta sẽ chịu cả"". | 1 | null |
Xa lộ Liên tiểu bang 17 (tiếng Anh: "Interstate 17" hay viết tắt là I-17) là xa lộ liên tiểu bang nội tiểu bang nằm hoàn toàn bên trong tiểu bang Arizona, Hoa Kỳ. Xa lộ này cũng có tên là Xa lộ cao tốc Black Canyon. Điểm đầu phía nam của nó nằm bên trong thành phố Phoenix tại Xa lộ Liên tiểu bang 10, và điểm đầu phía bắc của nó nằm trong thành phố Flagstaff tại Xa lộ Liên tiểu bang 40. Phần phía nam của xa lộ được xây dựng dọc theo con đường của Xa lộ Tiểu bang Arizona 69 trong khi phần phía bắc được xây dựng dọc theo con đường của Xa lộ Tiểu bang Arizona 79. I-17 là một trong các xa lộ liên tiểu bang có nhiều cảnh quanh nhất khi nó lên cao hơn 1 dặm giữa thành phố Phoenix (1.117 ft) và thành phố Flagstaff (7.000 ft). Xa lộ có vài lối ra để ngắm cảnh dọc theo lộ trình của nó mà từ đó có thể nhìn xuống nhiều ngọn núi và thung lũng trong miền bắc Arizona.
Mô tả xa lộ.
Xa lộ Liên tiểu bang 17 được biết với tên gọi là Xa lộ cao tốc Black Canyon từ điểm giới hạn phía bắc của Vùng đô thị Phoenix đến nút giao thông khác mức đầu tiên của I-17 với Xa lộ Liên tiểu bang 10 ở tây bắc phố chính thành phố Phoenix. Nút giao thông lập thể này có biệt danh là The Stack (chồng từng lớp). Tại khúc cong phía tây nam phố chính giữa nút giao thông Đường 19th và nút giao thông Lộ Buckeye, nó có tên là Xa lộ cao tốc Maricopa cả đường đến điểm đầu phía nam của nó ở nơi giao cắt thứ với Xa lộ Liên tiểu bang 10. Đây là một xa lộ cao tốc chính yếu của vùng đô thị Phoenix.
I-17 có điều khác thường là khởi đầu tại mốc dặm 194 thay vì mốc dặm 0. Đây là mốc dặm còn lại từ hệ thống đánh số dặm củ của tiểu bang Arizona mà theo đó một xa lộ nhánh sẽ tiếp tục con số mốc dặm của xa lộ chủ ban đầu thay vì khởi điểm lại từ đầu bằng số dặm 0. Xa lộ Liên tiểu bang 17 thừa kế lại mốc dặm của Xa lộ Tiểu bang Arizona 69 mà nó thay thế đoạn đường giữa thành phố Phoenix và điểm giao cắt Cordes. Mốc dặm của SR 69 trùng với mốc dặm của US 89 tại vị trí mốc 201,6 nơi hai xa lộ này giao cắt nhau. Khi I-17 được xây dựng, mốc dặm hiện có của SR 69 vẫn được giữ nguyên.
Lịch sử.
Năm 1936, SR 69 được thiết lập như xa lộ tiểu bang từ thành phố Phoenix đi hướng bắc lên Prescott. Con lộ được hoàn thành vào năm 1940 đến Prescott. Năm 1954, một con đường mới đi về phía bắc đến thành phố Flagstaff được thiết lập như xa lộ tiểu bang SR 79. Đến năm 1961, con đường từ thành phố Phoenix đến thành phố Flagstaff được thiết lập nhưng không đúng chuẩn xa lộ liên tiểu bang. Đến năm 1971, I-17 được hoàn thành từ thành phố Phoenix đi hướng bắc đến Camp Verde nơi có một đoạn ngắn chưa được hoàn thành theo chuẩn xa lộ liên tiểu bang. Đoạn đường từ SR 279 đi hướng bắc đến SR 179 cũng được hoàn thành. Đoạn lớn nhất chưa hoàn thành là từ SR 179 đi hướng bắc đến thành phố Flagstaff. Đoạn này vẫn là một con lộ có hai làn xe nhưng nó có các nút giao thông lập thể toàn phần được xây dựng ở các giao lộ. Đoạn đường từ I-40 đi hướng nam đến Sân bay Thành phố Flagstaff đã được hoàn thành vào lúc này. | 1 | null |
Xa lộ Liên tiểu bang 19 (tiếng Anh: "Interstate 19" hay viết tắt là I-19) là xa lộ liên tiểu bang nội tiểu bang nằm hoàn toàn bên trong tiểu bang Arizona. I-19 chạy từ thành phố Nogales, khoảng chừng từ biên giới Hoa Kỳ/México đến thành phố Tucson tại Xa lộ Liên tiểu bang 10. Với tổng chiều dài trên , I-19 là xa lộ liên tiểu bang chính yếu (mã số có 2 chữ số) ngắn thứ hai trong 48 tiểu bang nội địa Hoa Kỳ. Ngắn nhất là Xa lộ Liên tiểu bang 97.
Mặc dù ngắn nhưng nó là một hành lang xa lộ rất quan trọng, phục vụ như một xa lộ nhanh nhất đi từ thành phố Tucson và Phoenix (qua ngã I-10) đến biên giới Mexico. Xa lộ này là một phần của đoạn đường đi qua Hoa Kỳ thuộc Hành lang CANAMEX, một hành lang thương mại kéo dài lên phía bắc từ México qua Hoa Kỳ đến tỉnh bang Alberta của Canada.
Mô tả xa lộ.
Tại Nogales, điểm đầu phía nam của I-19 nằm tại Phố West Crawford gần kề cửa khẩu quốc tế. Người lái xe đi chiều hướng nam có thể tiếp tục đi vào thành phố Nogales của México qua ngã các lộ do tiểu bang bảo trì và kết nối với Xa lộ Liên bang Mexico 15 để đến phía nam hay phía tây của Nogales.
Bắc đầu từ điểm phía nam tại mốc cây số 0, I-19 ban đầu chạy theo hướng nam một khoảng rất ngắn rồi quay sang hướng tây trên các đường phố của thành phố Nogales khoảng trước khi trở thành xa lộ cao tốc theo chuẩn xa lộ liên tiểu bang và rồi quay lên hướng bắc về phía thành phố Tucson. Nó có các nút giao thông lập thể với hai xa lộ tiểu bang khác gần đầu phía nam: Xa lộ Tiểu bang Arizona 189 (SR 189) tại lối ra 4 và Xa lộ Tiểu bang Arizona 289 (SR 289) tại lối ra 12. Nút giao thông lập thể với SR 189 tại lối ra 4 phục vụ như một nơi điều hợp lưu thông thí dụ như để đi tránh bên ngoài thành phố Nogales của Arizona (Hoa Kỳ) và Nogales của Sonora (Mexico) cho những người lái xe đi đến hay đi từ thành phố Hermosillo hay Thành phố Mexico. Nút giao thông này cũng cung cấp dòng lưu thông liên tục gồm các xe tải đi qua Cảng cửa khẩu Mariposa lớn hơn để đi đến Xa lộ Liên bang Mexico 15. Điểm đầu phía bắc của xa lộ 15 nằm tại biên giới Hoa Kỳ-Mexico. Xa lộ Tiểu bang Arizona 189 và điểm đầu phía nam của nó nằm cách Thành phố Mexico khoảng . Sau khi rời thành phố Nogales (Hoa Kỳ) đi lên phía bắc, I-19 đi gần và đi quanh một loạt của thị trấn thưa người và cộng đồng hồi hưu dọc theo bờ Sông Santa Cruz trong đó có Rio Rico, Tubac, Amado, Green Valley, và Sahuarita. Khoảng vài dặm gần Amado và Green Valley, các quan cảnh ở chiều hướng đông từ I-19 cung cấp những cảnh quang đẹp về Hẻm núi Madera và Dải núi Santa Rita trong Rừng Quốc gia Coronado.
Ngay trước khi vào thành phố Tucson, I-19 đi qua khu phía đông của Khu dành riêng cho người bản thổ Mỹ San Xavier nơi xa lộ đi qua Sông Santa Cruz. Khi I-19 đi vào địa giới thành phố Tucson, nó có một nút giao thông lập thể tại Xa lộ Tiểu bang Arizona 86 tại lối ra 99 trước khi đến điểm đầu phía bắc tại nơi giao cắt với I-10. | 1 | null |
Cagliari Calcio (; ) là một câu lạc bộ bóng đá Ý ở thành phố Cagliari, đảo Sardinia. Câu lạc bộ được thành lập vào năm 1920 và hiện đang chơi bóng ở hạng đấu cao nhất nước Ý là Serie A.
Lịch sử.
Trong lịch sử Cagliari từng một lần giành scudetto vào năm 1970, khi đó đội bóng có sự phục vụ của Luigi Riva, chân sút số một trong lịch sử đội tuyển Italia. Trang phục truyền thống của câu lạc bộ gồm hai màu đỏ và xanh dương, sân nhà là sân Stadio Sant'Elia có sức chứa 23,486 chỗ ngồi.
Đội hình hiện tại.
Số áo vinh danh.
Để vinh danh huyền thoại Luigi Riva, câu lạc bộ đã ngưng sử dụng số áo 11.
11 – Luigi Riva, tiền đạo, 1963–78
13 – Davide Astori, hậu vệ (2008–14)
Danh hiệu.
Trong nước.
Serie A:
Serie B:
Serie C / Serie C1:
Coppa Italia Serie C:
Campionato Sardo di I Divisione:
Châu Âu.
UEFA Cup: | 1 | null |
Hải đường Lũng Đông (danh pháp hai phần: Malus kansuensis) là một loài thực vật thuộc chi Hải đường, họ Hoa hồng. Loài này được (Batalin) C.K. Schneid. mô tả khoa học đầu tiên năm 1906. Đây là loài đặc hữu Trung Quốc, phân bố tại Hà Nam, Cam Túc, Tứ Xuyên, Thiểm Tây và những nơi khác ở Trung Quốc đại lục, ở các khu vực có độ cao 1.500 mét đến 3.000 mét trên mực nước biển, có nhiều tại rừng gỗ tạp và rừng cây bụi, hiện tại đã được trồng. | 1 | null |
Táo dại châu Âu (danh pháp hai phần: Malus sylvestris) là một loài thực vật thuộc chi Hải đường, họ Hoa hồng. Loài này được Mill. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1768. Táo dại châu Âu là loài bản địa từ châu Âu từ phía nam cũng như Tây Ban Nha, Ý và Hy Lạp là xa về phía bắc Scandinavia và Nga. tên khoa học của nó có nghĩa là "táo rừng", và cây hoang dã thật có gai. | 1 | null |
Có một số Xa lộ Liên tiểu bang "nội tiểu bang" (tiếng Anh: "intrastate Interstate Highway"); có nghĩa là các xa lộ liên tiểu bang này nằm hoàn toàn bên trong một tiểu bang. Khái niệm này có vẽ như mâu thuẫn nhưng thuật từ "liên tiểu bang" ở đây chỉ ám chỉ đến cách thức mà toàn bộ nhóm xa lộ được cấp quỹ xây dựng (như một hệ thống các xa lộ liên kết lại với nhau trong phạm vi quốc gia), chớ không phải là lộ trình mà mỗi xa lộ đi qua.
Bên trong 48 tiểu bang Hoa Kỳ lục địa.
Danh sách này chỉ bao gồm các xa lộ liên tiểu bang chính yếu (các xa lộ có mã số nhỏ hơn 100). Đa số (nhưng không phải tất cả) xa lộ liên tiểu bang có 3 chữ số là nội tiểu bang.
Ngoài ra, có 4 xa lộ liên tiểu bang gần như là xa lộ nội tiểu bang:
Bên ngoài 48 tiểu bang lục địa.
Vì tiểu bang Alaska và Hawaii không có ranh giới trên bộ với bất cứ tiểu bang nào khác của Hoa Kỳ nên các xa lộ liên tiểu bang của hai tiểu bang này đều nằm trọn vẹn bên trong ranh giới của chúng. Puerto Rico không phải là một tiểu bang; tuy nhiên nó cũng có các xa lộ được chính phủ liên bang Hoa Kỳ cấp quỹ từ chương trình xây dựng xa lộ liên tiểu bang.
Các xa lộ liên tiểu bang có biển dấu.
"H-1", "H-2", và "H-3" là viết tắt cho Hawaii-1, Hawaii-2, và Hawaii-3, theo thứ tự vừa kể. Các xa lộ cao tốc này là một phần trong Hệ thống Xa lộ Liên tiểu bang và vì thế chúng được gọi là các xa lộ liên tiểu bang. Tất cả các xa lộ này nằm trên đảo đông dân nhất là Oahu. Không có xa lộ liên tiểu bang trên các đảo khác của Hawaii.
Các xa lộ liên tiểu bang không biển dấu.
Các xa lộ liên tiểu bang tại Alaska và Puerto Rico không có cắm biển dấu xa lộ liên tiểu bang, và được đặt tên như vậy chủ yếu cho mục đích nhận tiền tài trợ của chính phủ liên bang Hoa Kỳ. Xa lộ Liên tiểu bang A-1 đến A-4 nằm trong tiểu bang Alaska, và Xa lộ Liên tiểu bang PRI-1 đến PRI-3 nằm trong Puerto Rico. Các xa lộ này không bắt buộc phải hội đủ chuẩn xa lộ liên tiểu bang. Chính vì vậy phần lớn các đoạn đường của các xa lộ liên tiểu bang này không phải là xa lộ cao tốc. Xa lộ cao tốc tại Puerto Rico chính yếu là các xa lộ thu phí, không được cấp quỹ từ chương trình Hệ thống Xa lộ Liên tiểu bang Eisenhower. Có rất ít xa lộ cao tốc tại tiểu bang Alaska; chúng chủ yếu hiện diện gần thành phố Anchorage, Fairbanks, và Wasilla. | 1 | null |
Mộ Dung Vĩ () (350–385), tên tự Cảnh Mậu (景茂), gọi theo thụy hiệu là (Tiền) Yên U Đế ((前)燕幽帝, thụy hiệu do thúc phụ Mộ Dung Đức truy phong, Mộ Dung Đức là hoàng đế nước Nam Yên) là hoàng đế cuối cùng của nước Tiền Yên thời Ngũ Hồ thập lục quốc. Ông trở thành hoàng đế vào năm 10 tuổi. Vào cuối thời gian trị vì của ông, quyền lực nằm trong tay của Khả Túc Hồn thái hậu và thúc tổ Mộ Dung Bình bất tài và tham nhũng. Ông bị thừa tướng Vương Mãnh của Tiền Tần bắt được vào năm 370, Tiền Yên diệt vong. Sau đó, trong giai đoạn Tiền Tần suy sụp sau thất bại trong trận Phì Thủy năm 383, ông đã cố gắng cùng đệ là Mộ Dung Xung tiến hành nổi loạn và bị hoàng đế Phù Kiên xử tử vào đầu năm 385.
Đầu đời.
Mộ Dung Vĩ sinh năm 350, khi đó phụ thân Mộ Dung Tuấn đang trị vì, một năm trước khi ông ta xưng đế. Mẫu thân của Mộ Dung Vĩ là Khả Túc Hồn hoàng hậu. Vào thời điểm đó, huynh trưởng của Mộ Dung Vĩ là Mộ Dung Diệp (慕容曄), đang là thái tử. Năm 354, Mộ Dung Vĩ được phong tước Trung Sơn vương.
Năm 356, Mộ Dung Diệp qua đời. Ngày Quý Sửu (23) tháng 2 năm Đinh Tị (29 tháng 3 năm 357), Mộ Dung Tuấn lập Trung Sơn vương Mộ Dung Vĩ làm thái tử. Năm 359, tại một yến tiệc cùng quần thần, Mộ Dung Tuấn nhớ Thái tử Diệp và than khóc. Một trong các thuộc hạ trước đây của Mộ Dung Diệp, Tư đồ tả trưởng sử Lý Tích (李績), tán dương tám đại đức của Mộ Dung Diệp. Mộ Dung Tuấn sau đó hỏi ý kiến của ông ta về Mộ Dung Vĩ, và họ Lý trả lời:
Mộ Dung Vĩ cũng có mặt và bị Mộ Dung Tuấn yêu cầu tự xem lại mình, từ đó ông bất bình với Lý Tích.
Tháng giêng năm Canh Thân (360), Mộ Dung Tuấn lâm bệnh và do Mộ Dung Vĩ lúc này vẫn còn nhỏ tuổi, ông ta định nhường ngôi lại cho Thái Nguyên vương-Đại tư mã Mộ Dung Khác. Tuy nhiên, Mộ Dung Khác từ chối và thuyết phục Mộ Dung Tuấn rằng mình cũng có thể hỗ trợ vị hoàng đế trẻ tuổi. Mộ Dung Tuấn sau đó ủy thác Thái tử cho Mộ Dung Khác, Tư đồ Mộ Dung Bình, và Lãnh quân tướng quân Mộ Dư Căn (慕輿根) nhận chiếu phụ chính. Thái tử Mộ Dung Vĩ tức vị ngày Mậu Tý (15) tháng 1 (17 tháng 2), đến ngày Giáp Ngọ (21) cùng tháng (23 tháng 2), Mộ Dung Tuấn mất.:
Mộ Dung Khác nhiếp chính.
Sang tháng 2 ÂL, Khả Túc Hồn hoàng hậu được tôn làm hoàng thái hậu, Thái Nguyên vương Mộ Dung Khác được bổ nhiệm làm "Thái tể" và quản lý triều chính, Thượng Dung vương Mộ Dung Bình được bổ nhiệm làm "Thái phó", Dương Vụ (陽騖) làm "Thái bảo", Mộ Dư Căn làm "Thái sư", tham gia phụ chính. Mộ Dư Căn là một viên quan trẻ, không bằng lòng với vị trí là thuộc hạ của Mộ Dung Khác, sau đó vu cáo với Mộ Dung Vĩ và Khả Túc Hồn thái hậu rằng Mộ Dung Khác và Mộ Dung Bình lập mưu nổi loạn và yêu cầu được suất cấm binh tấn công họ. Thái hậu tin lời Mộ Dư Căn song Mộ Dung Vĩ thì không và từ chối cho phép. Mộ Dung Khác sau đó đã phát hiện ra sự việc, Mộ Dư Căn cùng gia tộc bị hành quyết.
Mộ Dung Khác là người nhiếp chính cả trong vấn đề trị quốc và quân sự, lãnh thổ Tiền Yên dần được mở rộng trong thời gian ông nhiếp chính, lãnh thổ chiếm được phần lớn là từ tay Đông Tấn. Mộ Dung Khác giải quyết tất cả các vấn đề lớn, song khi ông muốn thăng chức cho Lý Tích làm "Hữu bộc xạ", Mộ Dung Vĩ từ chối và nói rằng "Vạn cơ sự đều ủy cho thúc phụ, với người này Vĩ xin được độc tài" và đưa Lý Tích ra khỏi kinh thành để làm Chương Vũ thái thú, Lý Tích buồn rầu mà mất.
Năm 361, Đinh Tiến (丁進) vốn là một phương sĩ được Mộ Dung Vĩ quý mến, người này cố lấy lòng Mộ Dung Khác để thuyết phục Mộ Dung Khác giết chết Mộ Dung Bình. Mộ Dung Khác giận dữ cho giết chết Đinh Tiến.
Năm 365, Mộ Dung Khác chiếm được thành trọng yếu Lạc Dương từ tay Đông Tấn.
Năm 366, Mộ Dung Khác và Mộ Dung Bình đề nghị từ nhiệm và trả lại tất cả quyền lực cho Mộ Dung Vĩ, Mộ Dung Vĩ từ chối.
Năm 367, Mộ Dung Khác lâm bệnh, trên giường bệnh, ông đề nghị rằng Mộ Dung Vĩ hãy trao trách nhiệm lớn hơn cho một thúc phụ khác, Ngô vương Mộ Dung Thùy. Tuy nhiên, do Mộ Dung Bình ghen tị với tài năng của Mộ Dung Thùy và Thái hậu cũng có mối tư thù với Mộ Dung Thùy, nên đã không đồng ý, vì thế Mộ Dung Bình trở thành người nhiếp chính, một số trách nhiệm quân sự được chuyển giao cho em trai của Mộ Dung Vĩ là Trung Sơn vương Mộ Dung Xung.
Mộ Dung Bình nhiếp chính.
Mộ Dung Bình có tài năng thua xa Mộ Dung Khác, ông ta cũng là một người tham nhũng. Khi nghe tin về việc Mộ Dung Khác qua đời, hoàng đế Phù Kiên của nước Tiền Tần kình định đã xem xét lập kế hoạch chinh phạt Tiền Yên.
Tuy nhiên, ngay sau đó, Tiền Yên dường như đã có một cơ hội tốt để chinh phục Tiền Tần. Tháng 10 ÂL năm đó, đệ của Phù Kiên là Triệu công Phù Song (苻雙), cùng những đường huynh đệ là Phù Sưu (苻廋), Phù Liễu (苻柳), và Phù Vũ (苻武), thông mưu nổi loạn và thỉnh cầu Tiền Yên, chịu khuất phục trước Tiền Yên. Do Phù Sưu trấn giữ thành cửa ngõ trọng yếu là Thiểm Thành (陝城, nay thuộc Tam Môn Hiệp, Hà Nam), điều này sẽ mở đường cho Tiền Yên tiến vào vùng trung tâm của Tiền Tần. Tuy nhiên, Mộ Dung Bình đã từ chối hành động, và đến cuối năm 368, Phù Kiên đánh bại cuộc nổi loạn của bốn người.
Cũng vào năm 368, Thượng thư tả bộc xạ-Quảng Tín công Duyệt Oản (悅綰), lo ngại về tình trạng tham nhũng đang phát triển trong các gia đình quý tộc bằng cách cho thường dân vào thái ấp của họ, một hành động khiến cho những dân thường này sẽ chỉ có trách nhiệm với địa chủ và không phải nộp thuế cho triều đình, dẫn đến ngân khố bị suy giảm và không thể trả đủ bổng lộc cho các quan, ông ta đã kiến nghị với Mộ Dung Vĩ thực thi cải cách để chấm dứt tình trạng này. Mộ Dung Vĩ chấp thuận và để cho Duyệt Oản tiến hành, và Duyệt đã cho đưa hơn 20 vạn người xuất hộ, trở lại tình trạng phải nộp thuế. Các quý tộc đều oán giận Duyệt Oản, Duyệt đã qua đời tháng 11 ÂL cùng năm và Tư trị thông giám viết rằng ông chết vì bị bệnh từ trước. Tuy nhiên, "Tấn thư" thì chép rằng ông bị Mộ Dung Bình bất bình với Duyệt Oản nên tìm người ám sát.:
Ngày Giáp Tý (15) tháng 4 năm Kỉ Tị (5 tháng 6 năm 369), Mộ Dung Vĩ lấy con gái của Thượng thư lệnh-Dự Chương công Khả Túc Hồn Dực (可足渾翼) làm hoàng hậu, Dực là tụng đệ của Khả Túc Hồn thái hậu.
Cũng trong năm đó, tướng Hoàn Ôn của Tấn mở một chiến dịch lớn chống lại Tiền Yên, tiến đến Phương Đầu (枋頭, nay thuộc Hạc Bích, Hà Nam), nằm lân cận kinh thành của Tiền Yên là Nghiệp Thành, đánh bại mọi đội quân Tiền Yên cử đến, bao gồm cả một đại quân do huynh của Mộ Dung Vĩ là Lạc An vương Mộ Dung Tang (慕容臧) chỉ huy. Tháng 7 ÂL, Mộ Dung Vĩ và Mộ Dung Bình hoảng sợ và muốn bỏ Nghiệp Thành để trở về cố đô Hà Long (和龍, nay thuộc Cẩm Châu, Liêu Ninh). Tuy nhiên, Mộ Dung Thùy tình nguyện tiến hành một cuộc kháng cự cuối cùng, và được phong làm 'sứ trì tiết', 'Nam thảo đại đô đốc', suất năm vạn quân kháng cự Hoàn Ôn. Trong khi đó, Mộ Dung Vĩ cũng cử sứ thần đến Tiền Tần để yêu cầu trợ giúp, hứa sẽ cắt vùng Lạc Dương cho Tiền Tần để đổi lấy cứu trợ. Mộ Dung Thùy và một thúc phụ khác của Mộ Dung Vĩ là Mộ Dung Đức ngay sau đó đã giáng cho Hoàn Ôn một thất bại lớn, quân Tiền Tần đến nơi và cũng đánh bại Hoàn Ôn trong một trận khác.
Vẫn bực bội trước Mộ Dung Thùy (thê là tỉ muội với thái hậu song ông không sủng ái), Khả Túc Hồn thái hậu từ chối khao thưởng cho Mộ Dung Thùy và binh lính dưới quyền, và thậm chí còn nghĩ đến việc giết chết, quyết định này được Mộ Dung Bình tán đồng do người này cũng lo sợ Mộ Dung Thùy. Mộ Dung Thùy hay tin thì chạy trốn đến Tiền Tần và trở thành một tướng của Phù Kiên. Thái hậu và Mộ Dung Bình cũng từ chối cắt đất Lạc Dương cho Tiền Tần theo đúng lời hứa trước đó. Trong giận dữ, cuối năm 369, Phù Kiên cử 6 vạn quân do thừa tướng Vương Mãnh chỉ huy tiến đánh Tiền Yên.
Vào mùa xuân năm 370, Vương Mãnh tiến đến Lạc Dương và buộc binh lính tại đây phải đầu hàng. Ông sau đó đến Hồ quan (壺關, nay thuộc Trường Trị, Sơn Tây), đánh bại tất cả quân Tiền Yên trên đường đi. Vương Mãnh sau đó chiếm Tấn Dương (晉陽, nay thuộc Thái Nguyên, Sơn Tây). Tháng 8 ÂL, Mộ Dung Bình dẫn 30 vạn tinh binh trung ngoại chống lại quân Tiền Tần, song do sợ họ Vương, ông ta dừng lại tại Lộ xuyên (潞川, cũng thuộc Trường Trị ngày nay). Vương Mãnh ngay sau đó đã đến nơi để chuẩn bị giao chiến. Tuy nhiên, Mộ Dung Vĩ trở nên tự tin, và cho rằng Vương Mãnh sẽ thất bại do tương quan về số binh lính và không còn lo lắng.
Trong khi đó, Mộ Dung Bình cho lính canh giữ rừng và các con suối, không cho phép thường dân và cả lính của ông đốn củi hoặc đánh cá trừ khi họ trả một khoản phí bằng tiền bạc hoặc tơ tằm. Mộ Dung Bình nhanh chóng thu được nhiều lợi lộc, song khiến cho các binh sĩ hoàn toàn mất tinh thần chiến đấu. Mộ Dung Vĩ sợ hãi, khiển khiển Thị trung Lan Y đến quở trách thúc phụ và lệnh cho ông phải chia sẻ lợi lộc cho các binh lính. Mùa đông năm 370, hai bên giao chiến, mặc dù vượt trội về số lượng, Vương Mãnh tiêu diệt quân của Mộ Dung Bình, Mộ Dung Bình chạy trốn về Nghiệp Thành.
Mộ Dung Vĩ cùng với các huynh đệ từ bỏ Nghiệp Thành và trở về Hà Long. Tuy nhiên, khi họ ra khỏi kinh thành, các vệ sĩ phần lớn đã bỏ trốn, và chỉ còn hơn mười người trung thành ở lại và ngay sau đó đã bị đạo tặc giết chết. Mộ Dung Vĩ mất ngựa đành phải chạy bộ, bị quân Tiền Tân đuổi kịp và bắt ông đem về giao cho Phù Kiên. Phù Kiên phóng thích Mộ Dung Vĩ song yêu cầu ông chính thức đầu hàng, Tiền Yên diệt vong.
Sau khi Tiền Yên diệt vong.
Mộ Dung Vĩ cùng hậu phi, vương công, bá quan Tiền Yên và hơn bốn vạn người Tiên Ti đến sống tại kinh thành Trường An của Tiền Tần. Họ đến nơi vào ngày Giáp Dần (14) tháng 12 (16 tháng 1 năm 371), Mộ Dung Vĩ được Phù Kiên phong tước Tân Hưng hầu và phong chức Thượng thư. Năm 378, ông cũng tham gia trong chiến dịch của con trai Phù Kiên là Phù Phi, bao vây thành Tương Dương của Đông Tấn, được bổ nhiệm làm Bình Nam tướng quân, Biệt bộ đô đốc. Năm 383, ông cũng tham gia chiến dịch lớn của Phù Kiên chống lại Đông Tấn, Phù Kiên hy vọng thông qua chiến dịch này để diệt Tấn và thống nhất Trung Hoa. Tuy nhiên, sau thất bại trong trận Phì Thủy, quân của Phù Kiên suy sụp, và sau khi Mộ Dung Thùy từ chối bắt đầu một cuộc nổi dậy để phục Yên, Mộ Dung Đức đã cố thuyết phục Mộ Dung Vĩ song Mộ Dung Vĩ đã từ chối và đi theo Phù Kiên về Trường An.
Tuy nhiên, đến mùa xuân năm 384, Mộ Dung Thùy đã bắt đầu nổi dậy ở phần phía đông của đế quốc (lãnh thổ Tiền Yên trước đây), và ngay sau đó hội quân cùng các quý tộc và quan lại Tiền Yên trước đây để lập nên Hậu Yên. Hay tin, các đệ của Mộ Dung Vĩ là Mộ Dung Hoằng và Mộ Dung Xung cũng nổi dậy gần Trường An. Mộ Dung Hoằng đã cử một sứ giả yêu cầu Phù Kiên đưa Mộ Dung Vĩ đến chỗ mình và hứa sẽ dâng Quan Trung nếu Mộ Dung Thùy được thả. Phù Kiên trở nên giận dữ và quở trách Mộ Dung Vĩ, Mộ Dung Vĩ khẩn nài và hứa sẽ tiếp tục là một thần dân trung thành. Phù Kiên vân cho ông giữ chức vụ, song bị Phù Kiên bắt viết một lá thư cho Mộ Dung Thùy, Mộ Dung Hoằng và Mộ Dung Xung để bảo họ đầu hàng, Mộ Dung Vĩ lại viết rằng:
Tuy nhiên, Mộ Dung Hoằng ngay sau đó bị ám sát, và Mộ Dung Xung trở thành lãnh đạo quân nổi dậy Tiên Ti và cuối cùng lập nước Tây Yên. Mộ Dung Xung bao vây Trường An và yêu cầu Phù Kiên đem Mộ Dung Vĩ đến chỗ mình. Trong khi đó, Mộ Dung Vĩ và [đường] huynh là Mộ Dung Túc (慕容肅) tổ chức những người Tiên Ti tại Trường An, chuẩn bị nổi dậy để hội quân với Mộ Dung Xung. Tháng 12 ÂL cùng năm (đầu năm 385), Mộ Dung Vĩ mời Phù Kiên đến tư gia, giả vờ rằng kì tử tân hôn, sẵn sàng ám sát Phù Kiên tại tiệc rượu. Phù Kiên đã đồng ý tham sự song đã không thể đến do trời mưa, tin tức về âm mưu đã bị lộ. Phù Kiên triệu Mộ Dung Vĩ và Mộ Dung Túc vào cung. Mộ Dung Túc muốn từ chối và ngay lập tức nổi dậy song Mộ Dung Vĩ từ chối và cả hai cùng vào cung. Phù Kiên đặt câu hỏi về âm mưu của họ, và trong khi Mộ Dung Vĩ vẫn cố gắng phủ nhận thì Mộ Dung Túc đã tự đắc thừa nhận, Phù Kiên cho giết cả hai cũng như những người Tiên Ti còn lại trong thành. | 1 | null |
Hải đường Tây Thục (danh pháp hai phần: Malus prattii) là một loài thực vật thuộc chi Hải đường, họ Hoa hồng. Loài này được (Hemsl.) C.K. Schneid. mô tả khoa học đầu tiên năm 1906.. Hải đường Tây Thục là loài bản địa bản địa Quảng Đông, Quý Châu, phía tây Tứ Xuyên, và tây bắc Vân Nam tỉnh Trung Quốc Nó cao đến 10 mét, với hoa đường kính 1,5–2 cm. | 1 | null |
Adrian Năstase (phát âm tiếng România: [adrian nəstase]; sinh 22 tháng 6 năm 1950) là một chính trị gia România, Thủ tướng Chính phủ Romania từ tháng 12 năm 2000 đến tháng 12 năm 2004. Ông đã tranh cử với tư cách ứng cử viên Đảng Dân chủ Xã hội trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2004, nhưng đã bị đánh bại bởi ứng cử viên Liên minh Công lý và Sự thật trung hữu Traian Băsescu.
Adrian Năstase là Chủ tịch Hạ nghị viện từ 21 tháng 12 năm 2004 cho đến 15 tháng 3 năm 2006 khi ông từ chức do cáo buộc tham nhũng. Ngày 30 tháng 1 năm 2012, tòa án tuyên án Adrian Năstase hai năm vì lạm dụng của một hội nghị công khai tài trợ để huy động tiền mặt cho chiến dịch không thành công của mình trong năm 2004. Adrian Năstase tuyên bố câu bị ảnh hưởng bởi chính trị gia đối thủ Traian Basescu, tại thời điểm Chủ tịch Romania, và chỉ ra rằng nếu cần thiết, ông sẽ đệ đơn vụ của ông lên Toà án Nhân quyền châu Âu.
Adrian Năstase đã bị kết án phạt tù 2 năm cho các cáo buộc tham nhũng, bản án chung tẩm được tuyên ngày 20 tháng sáu 2012. Vào thời điểm khi bản án được tuyên bố, ông là người đứng đầu đầu tiên của chính phủ bị kết án tù trong 23 năm dân chủ ở Romania.
Theo Bộ luật Hình sự Rumani, điều 59 và 60, người trong độ tuổi của ông bị kết án ít hơn 10 năm có thể được tha nếu có hành vi tốt chỉ sau khi thực hiện giam giữ một phần ba thời hạn tù. Do đó, Adrian Năstase đã được dự kiến sẽ thụ án chỉ 8 tháng trong tù, như là kết quả của hình phạt này.
Khi gặp cảnh sát tại nơi cư trú của mình, ông đã cố gắng tự tử bằng cách bắn vào cổ họng mình bằng một khẩu súng Smith & Wesson mm 9. | 1 | null |
Cá phèn hồng (danh pháp hai phần: "Parupeneus barberinus") là một loài cá trong họ Cá phèn. Cá phèn hồng được xem là một trong những loài phong phú nhất của chi "Parupeneus" và được tìm thấy ở Ấn Độ và Tây Thái Bình Dương đại dương Bờ biển phía Đông châu Phi, Vịnh Aden đến Micronesia, miền Nam Nhật Bản đến Úc. Nó được tìm thấy căn hộ rạn san hô và đầm phá trên đáy cát sâu đến 100 mét. | 1 | null |
Gymnoscelis rufifasciata là một loài bướm đêm trong họ Geometridae. Nó là một loài phổ biến rộng rãi và phổ biến, được tìm thấy khắp vùng Cổ bắc giới, Cận Đông và Bắc Phi.
Đây là một loài biến đổi luôn luôn dễ dàng nhận ra do các dải đen nổi bật trên cánh trước, cánh sau có màu xám nhạt có biên tua viền sẫm màu hơn và một điểm nhỏ màu đen discal. Sải cánh dài 15–19 mm. Chúng đẻ hai, đôi khi ba lứa mỗi năm và con trưởng thành bay trong tháng tư và tháng năm (đôi khi trước đó), tháng 7 và tháng 8, và đôi khi sau này trong mùa thu. Chúng bay vào ban đêm và thu hút với ánh sáng và hoa của cây lương thực và những thứ khác.
Ấu trùng ăn những bông hoa của loạt các loài cây và cũng được biết đến để ăn ấu trùng của các loài Lepidoptera, chúng trải qua mùa đông loài dưới dạng con nhộng. | 1 | null |
Trần U công (chữ Hán: 陳幽公; trị vì: 854 TCN - 832 TCN), tên thật là Quy Ninh (媯寧), là vị vua thứ sáu của nước Trần – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Trần U công là con của Trần Thận công – vua thứ 5 nước Trần. Năm 855 TCN, Thận công mất, Quy Ninh lên nối ngôi, tức là Trần U công.
Sử sách không ghi chép sự kiện xảy ra liên quan tới nước Trần trong thời gian ông làm vua.
Năm 832 TCN, Trần U công qua đời. Ông ở ngôi được 23 năm. Con ông là Quy Hiếu lên nối ngôi, tức là Trần Ly công. | 1 | null |
Trần Li công hay Trần Hi công (chữ Hán: 陳僖公 hay 陳釐公; trị vì: 831 TCN - 796 TCN), tên thật là Quy Hiếu (媯孝), là vị vua thứ bảy của nước Trần – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Trần Li công là con của Trần U công – vua thứ 6 nước Trần. Năm 832 TCN, U công mất, Quy Hiếu lên nối ngôi, tức là Trần Ly công.
Sử sách không ghi chép sự kiện xảy ra liên quan tới nước Trần trong thời gian ông làm vua.
Năm 796 TCN, Trần Li công qua đời. Ông ở ngôi được 36 năm. Con ông là Quy Linh lên nối ngôi, tức là Trần Vũ công. | 1 | null |
Đồng nhất là sự giống nhau về cấu trúc hoặc tính chất tại mọi vị trí không gian của một vật thể hay một hệ thống. Khái niệm này có thể áp dụng cho nguyên tử, quần thể sinh học, vật rắn, dung dịch lỏng, thiên hà hay cho cả vũ trụ. Một vật thể hay hệ thống có thể được coi là đồng nhất ở tầm vĩ mô, hoặc ở quy mô tương đương với kích thước của nó, nhưng khi đi vào vi mô, hoặc ở quy mô rất nhỏ so với kích thước của nó, thì nó có thể không còn đồng nhất nữa .
Phi đồng nhất chỉ tính chất của một vật thể hay một hệ thống không có tính đồng nhất. | 1 | null |
Trần Vũ công (chữ Hán: 陳武公; trị vì: 795 TCN - 781 TCN), tên thật là Quy Linh (媯靈), là vị vua thứ tám của nước Trần – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Trần Vũ công là con của Trần Ly công – vua thứ 7 nước Trần. Năm 796 TCN, Ly công mất, Quy Linh lên nối ngôi, tức là Trần Vũ công.
Sử sách không ghi chép sự kiện xảy ra liên quan tới nước Trần trong thời gian ông làm vua.
Năm 781 TCN, Trần Vũ công qua đời. Ông ở ngôi được 15 năm. Con ông là Quy Thuyết lên nối ngôi, tức là Trần Di công. | 1 | null |
Bảo Từ Thuận Thánh Hoàng hậu (chữ Hán: 保慈順聖皇后, ? - tháng 7, 1330), là Hoàng hậu của Trần Anh Tông, mẹ đích của Trần Minh Tông.
Tiểu sử.
Hoàng hậu là con gái thứ của Thái úy Hưng Nhượng Đại vương Trần Quốc Tảng, mẹ là Bảo Huệ Quốc mẫu. Bà gọi Hưng Đạo đại Vương Trần Quốc Tuấn bằng ông nội, gọi Khâm Minh Đại vương Trần Liễu là cụ nội, xuất thân từ Hoàng tộc nhà Trần.
Năm Trùng Hưng thứ 8 (1292), ngày 3 tháng 2, chị gái của Bảo Tử Hoàng hậu là Hưng Nhượng Đại vương Đích trưởng nữ, được phong làm Hoàng thái tử phi, là Chính phi của Hoàng thái tử Trần Thuyên, tức Anh Tông Hoàng đế. Không rõ khi ấy Bảo Từ Hoàng hậu đã theo hầu Anh Tông ở tiềm để hay chưa.
Năm Trùng Hưng thứ 9 (1293), ngày 9 tháng 3, Anh Tông Hoàng đế kế vị, sách lập Hoàng thái tử phi Trần thị làm Văn Đức Phu nhân (文德夫人), nhưng ít lâu sau lại phế đi. Bà được sách phong "Thánh Bà phu nhân" (聖婆夫人), thay thế người chị.
Năm Hưng Long thứ 17 (1309), mùa xuân, tháng Giêng, phu nhân được sách phong làm Hoàng hậu. Bấy giờ, Hoàng hậu chỉ sinh được Thiên Chân Công chúa, Anh Tông đành lập Hoàng tứ tử Trần Mạnh làm Hoàng thái tử, tức Minh Tông hoàng đế. Mẹ Thái tử là Huy Tư Hoàng phi Trần thị (徽思皇妃陳氏), con gái Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng và Thụy Bảo Công chúa, vốn rất được Anh Tông và bà yêu mến.
Năm Hưng Long thứ 22 (1314), ngày 18 tháng 3, Anh Tông thiện nhượng làm Thái thượng hoàng, Hoàng hậu được Minh Tông hoàng đế tôn làm "Thuận Thánh Thái thượng hoàng hậu" (順聖太上皇后). Hưng Nhượng Đại vương Quốc Tảng, thân phụ của Thái thượng hoàng hậu, được Minh Tông truy tặng làm Thái uý.
Năm Đại Khánh thứ 8 (1322), sau khi Anh Tông Hoàng đế băng hà được 1 năm, Thái thượng hoàng hậu được Minh Tông Hoàng đế tôn làm Thuận Thánh Hoàng thái hậu (順聖皇太后), Huy Tư Hoàng phi được tôn làm Huy Tư Hoàng thái phi (徽思皇太妃). Sau khi Anh Tông băng, Thái hậu theo rước linh cữu về Yên Sinh, ăn chay niệm Phật cầu nguyện cho Tiên đế.
Năm Khai Hựu thứ 2 (1330), tháng 7, mùa thu, Hoàng thái hậu băng ở am Mộc Cảo, ấp Yên Sinh. Ngày 15 tháng 2, năm 1332, Bảo Từ Hoàng thái hậu được chôn ở Thái lăng, hợp táng cùng Anh Tông Hoàng đế.
Tính cách.
Đại Việt sử ký toàn thư chép về tính cách của bà: | 1 | null |
Câu lạc bộ bóng đá Liverpool là câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp của Anh. Kể từ năm 1964, họ đã 12 lần vô địch các cúp châu Âu, gồm 6 Cúp C1, 3 Cúp UEFA (Cúp C3) và 4 Siêu cúp châu Âu.
Thành tích tại các giải đấu tại quốc gia sẽ xác định xem một đội bóng có quyền tham dự giải châu Âu hay không. Liverpool đã đủ điều kiện tham dự các giải đấu này liên tục trong 21 mùa giải cho tới trận chung kết Cúp C1 năm 1985, thảm họa Helsey xảy ra khiến câu lạc bộ bị cấm tham dự trong vòng 6 mùa. Khi lệnh cấm hết hiệu lực vào năm 1991, họ tiếp tục tham dự Cúp C1 8 lần và Cúp UEFA 7 lần.
Sau trận chung kết Cúp C1 2005, Liverpool được phép giữ vĩnh viễn chiếc cúp này vì đã vô địch đến 5 lần. Chỉ có hai đội Real Madrid (14 lần) và Milan (7 lần) là vô địch nhiều lần hơn. Họ giành được tổng cộng 3 Cúp UEFA sau các trận chung kết với hai đội Internazionale và Juventus. Họ cũng giành được 3 Siêu cúp châu Âu, chỉ đứng sau A.C. Milan (5 lần), Barcelona (5 lần) và Real Madrid (5 lần).
Bob Paisley của Liverpool là huấn luyện viên thành công nhất châu Âu khi 5 lần đưa đội bóng này đến các chức vô địch, Liverpool giữ kỷ lục có trận thắng đậm nhất với chiến thắng 11-0 trước Strømsgodset ở Cúp C2 mùa giải 1974–75. Về đóng góp cho đội bóng, cầu thủ Jamie Carragher thi đấu nhiều trận nhất với 139 lần và Steven Gerrard ghi nhiều bàn nhất với 38 bàn.
Bối cảnh.
Được tổ chức lần đầu vào năm 1955, Cúp C1 (lúc đó là European Cup) là giải đấu đầu tiên do UEFA tổ chức, bắt nguồn từ ý tưởng của biên tập viên báo "L'Équipe" là Gabriel Hanot, giải đấu này dành cho các đội bóng vô địch quốc gia và được xem là giải danh giá nhất của châu Âu. Khi European Cup được tổ chức lần đầu vào mùa giải 1953-54, Liverpool nhận kết quả xuống hạng ở mùa trước đó nên phải chơi ở Giải Hạng nhì (nay là Giải Hạng nhất), do vậy không đủ điều kiện tham dự. Cũng trong giai đoạn Liverpool chơi ở Giải Hạng nhì, thêm 2 giải đấu châu Âu khác được thành lập: Cúp C3 (lúc đó là Inter-Cities Fairs Cup) và Cúp C2 (lúc đó là UEFA Cup Winners' Cup). Được thành lập vào năm 1955, Inter-Cities Fairs Cup sau được đổi tên thành UEFA Cup khi nó được đặt dưới sự bảo trợ của UEFA vào năm 1971. Kể từ mùa 2009-10, nó được biết đến với cái tên UEFA Europa League. UEFA Cup Winners' Cup được thành lập vào năm 1960, dành cho các đội bóng vô địch các giải cúp trong nước.
Năm 1962, Liverpool được thăng lên Giải Hạng nhất, 2 năm sau, họ vô địch giải này và có được suất dự cúp châu Âu lần đầu tiên trong lịch sử. Những năm sau đó, thêm một vài giải châu Âu khác được thành lập như Siêu cúp châu Âu vào năm 1973, là giải chỉ gồm 1 trận giữa đội vô địch Cúp C1 và Cúp C2. Nó được thay đổi thể lệ vào năm 2000, trở thành danh hiệu cạnh tranh giữa đội vô địch Cúp C1 và C3, dẫn đến sự sáp nhập của C2 sau này. Intercontinental Cup được thành lập vào năm 1960 cũng chỉ gồm 1 trận giữa đội vô địch C1 và Copa Libertadores (Cúp C1 Nam Mỹ). Giải được phối hợp tổ chức bởi UEFA và CONMEBOL. Năm 2004, nó bị một giải khác có tầm lớn hơn thay thế, quy tụ 6 đội vô địch của 6 khu vực trên thế giới là FIFA Club World Cup.
Mùa giải UEFA Champions League 2018-19, Liverpool giành chức vô địch lần thứ 6 trong lịch sử một cách đầy thuyết phục.
Lịch sử.
Những mùa đầu tiên tại đấu trường châu Âu.
Bill Shankly nhậm chức vào năm 1959, dưới sự huấn luyện của ông, đội bóng có suất dự cúp châu Âu lần đầu tiên vào mùa giải 1964-65, nhờ vô địch Giải Hạng nhất mùa trước. Đối thủ đầu tiên của họ là KR Reykjavík của Iceland, một đội yếu mà họ đã gặp ở vòng sơ loại. Liverpool chiến thắng 11-1 chung cuộc. Tới vòng tiếp theo, họ đấu với đội Anderlecht của Bỉ, đây là lần đầu tiên đội bóng mặc bộ trang phục toàn màu đỏ. Quyết định thay đổi từ trang phục áo đỏ, quần và tất trắng được đưa ra bởi Bill Shankly, ông muốn nó gây tác động đến tâm lý của đối phương. Họ đánh bại Anderlecht và tiến đến vòng bán kết, nơi họ gặp đội bóng nước Ý Inter Milan. Trước khi trận đấu bắt đầu, Shankly bảo hai cầu thủ bị thương phô trương chiếc cúp FA mà họ vừa giành được tuần trước đó với mục đích đe dọa người Ý. Câu lạc bộ thắng trận 3-1. Nhưng tới trận lượt về, họ bị đối phương thắng lại 3-0, chung cuộc Inter thắng 4-3. Trận lượt về này gây ra tranh cãi, Shankly miêu tả nó giống như "một trận chiến". Ông cảm thấy trọng tài Jose Maria Ortiz de Mendibel có phần thiên vị đối phương, các cầu thủ cũng vậy, họ không hài lòng với quyết định của ông này. Chức vô địch cúp FA mùa giải 1964-65 đảm bảo cho họ một suất dự Cúp C2 mùa sau đó, và trong cuộc cạnh tranh này, họ tiến vào trận chung kết cúp châu Âu lần đầu tiên trong lịch sử. Borussia Dortmund - đối thủ của họ đã sử dụng chiến thuật phản kích trong cả hai lượt trận, rốt cuộc đội bóng Tây Đức thắng chung cuộc 1-0 sau hiệp phụ.
Trong 4 mùa giải tiếp theo, họ được góp mặt ở C1 và C3, nhưng không lần nào vượt qua được vòng 3 của các giải đấu này. Hai lượt trận đấu với đội bóng Ajax của Hà Lan trong mùa C1 1966-67 đã tạo nên sự thay đổi lớn trong lối chơi của đội bóng tại châu Âu. Ajax đánh bại Liverpool 7-3 chung cuộc và phong cách chơi chuyền bóng bền bỉ của Ajax, lấy cảm hứng từ Johan Cruijff đã thuyết phục Shankly tin rằng Liverpool sẽ thành công nếu sử dụng lối chơi này. Liverpool lọt vào vòng bán kết Cúp C3 mùa 1970-71 nhưng thua chung cuộc 1-0 trước Leeds United. Mặc dù để thua Arsenal trong trận chung kết Cúp FA năm 1971, nhưng họ vẫn có suất dự Cúp C2 mùa 1971-72 vì Arsenal đã có suất dự C1 nhờ vô địch giải quốc gia. Tại Cúp C2 mùa 1971-72, Liverpool bị loại ở vòng 2, thua 3-1 trước Bayern Munich của Đức.
Sự thay đổi chiến thuật bắt đầu phát huy hiệu quả vào mùa 1972-73 tại Cúp C3. Câu lạc bộ lần thứ hai vào trận chung kết tại châu Âu, nơi họ gặp đội bóng Borussia Mönchengladbach của Đức. Liverpool thắng trận lượt đi 3-0 với hai bàn của Kevin Keegan và một của Larry Lloyd. Chiến thắng này đồng nghĩa với việc họ chỉ cần không lọt lưới quá 2 bàn ở lượt về là sẽ vô địch. Điều này đã ảnh hưởng đến chiến thuật của họ, tờ The Times ghi nhận rằng Liverpool chỉ giữ sân mà không tấn công đối phương. Mönchengladbach chỉ ghi được 2 bàn và Liverpool thắng 3-2 chung cuộc sau hai lượt trận. Liverpool cũng vô địch Giải Hạng nhất, cho phép dự Cúp C1 mùa 1973-74, nhưng họ bị đội Sao Đỏ Beograd của Nam Tư loại ngay ở vòng 2. Sau mùa đó, Shankly về hưu.
Thống trị châu Âu - những năm tháng Paisley (1974–83).
Shankly về hưu và trợ lý của ông, Bob Paisley lên thay trong năm 1974. Liverpool đấu Cúp C2 trong mùa giải đầu tiên ông dẫn dắt, họ có chiến thắng hủy diệt 11-0 trước đội Strømsgodset của Na Uy. Đây là chiến thắng đậm nhất trong lịch sử câu lạc bộ và cũng là của các giải châu Âu. Nhưng ở vòng sau đó, họ bị loại trước đội Ferencváros của Hungari vì luật bàn thắng sân khách. Mùa giải 1975-76, họ tham dự Cúp C3 sau khi kết thúc Giải Hạng nhất mùa trước với vị trí thứ 2. Loạt trận thắng trước các đội Hibernian (Scotland), Real Sociedad (Tây Ban Nha), Śląsk Wrocław (Ba Lan), Dynamo Dresden (Đông Đức) và FC Barcelona (Tây Ban Nha) đưa Liverpool lần thứ 3 vào chung kết cúp châu Âu. Đóng góp công lớn trong cuộc chinh phục này là thủ môn Ray Clemence, người đã bắt thành công 2 quả phạt đền quan trọng của hai đội Hibernian và Dresden, đồng nghĩa với hai lần cứu Liverpool khỏi bị loại vì luật bàn thắng sân khách. Trong trận chung kết lượt đi tại Anfield, dù bị thủng lưới trước 2 bàn nhưng Liverpool đã vực dậy và giành chiến thắng 3-2, với các bàn thắng của Ray Kennedy, Jimmy Case, và Keegan, được thực hiện chỉ trong khoảng thời gian 6 phút. Trận lượt về tại sân Jan Breydel Stadion ở Bruges kết thúc với tỉ số hòa 1-1, thắng 4-3 cung cuộc, Liverpool lần thứ hai đoạt C3.
Với tư cách nhà vô địch Hạng nhất mùa giải 1975-76, Liverpool tham dự Cúp C1 mùa giải 1976-77. Họ đánh bại Crusaders của Bắc Ireland và Trabzonspor của Thổ Nhĩ Kỳ để giành quyền vào vòng tứ kết, nơi họ đối mặt với đội bóng á quân của mùa trước là Saint-Étienne. Đội bóng Pháp thắng trận lượt đi với tỉ số 1-0. Trận lượt về tại Anfield, Liverpool có khởi đầu tốt đẹp khi Keegan ghi bàn thắng ở phút thứ 2, Saint-Étienne ghi một bàn nâng tỉ số tổng lên 2-1, một kết quả không có lợi cho họ. Dù sau đó Kenedy ghi thêm 1 bàn cho Liverpool, nhưng luật bàn thắng sân khách bắt buộc họ phải ghi thêm tối thiểu 1 bàn thắng nếu không muốn bị loại. Khi trận đấu chỉ còn 6 phút, David Fairclough vào sân thay cho John Toshack và sự thay đổi lập tức phát huy hiệu quả, anh ghi bàn thắng ấn tượng trước mặt các khán giả The Kop, ấn định tỉ số 3-2 chung cuộc cùng quyền đi tiếp cho Liverpool. Trong vòng bán kết, họ đánh bại FC Zürich của Thụy Sĩ với tỉ số tổng 6-1 để tiến vào trận chung kết, nơi họ gặp lại đối thủ cũ, từng đối đầu trong trận chung kết Cúp C3 mùa 1973 là Borussia Mönchengladbach. Trận chung kết được diễn ra tại Rome, chỉ 4 ngày sau khi họ thất bại trước Manchester United trong trận chung kết Cúp FA. Trước trận này, Paisley tuyên bố tiền đạo Toshack sẽ có mặt trong đội hình xuất phát, nhưng thực tế anh không ra sân, sự thay đổi này làm phá sản kế hoạch của Mönchengladbach và tiền đạo Keegan được dịp hành hạ hậu vệ Berti Vogts của đối phương. Kết quả, Liverpool thắng trận 3-1 và có được cúp vô địch châu Âu lần đầu tiên trong lịch sử.
Với chức vô địch C1, họ tham dự Siêu cúp châu Âu và đối thủ của họ sẽ là Hamburg - đội bóng vừa ký hợp đồng với cầu thủ cũ Keegan, Liverpool đoạt cúp với chiến thắng 7-1 chung cuộc. Tham dự Cúp C1 mùa 1977-78 với tư cách nhà vô địch, Liverpool đánh bại Dynamo Dresden và đội bóng Benfica của Bồ Đào Nha trong vòng 2 và bán kết để gặp lại Borussia Mönchengladbach. Đội bóng Đức đánh bại Liverpool trong trận lượt đi với tỉ số 2-1 nhưng lại thất bại 3-0 trong trận lượt về, để mất tấm vé chơi trận chung kết vào tay Liverpool. Tiến vào trận chung kết lần thứ hai liên tiếp, Liverpool gặp Club Brugge tại sân Wembley ở London, trong trận này, Kenny Dalglish, người vừa ký hợp đồng để thế chỗ tiền đạo Keegan đã ghi bàn thắng duy nhất và cũng là quyết định từ đường chuyền của Graeme Souness. Liverpool trở thành câu lạc bộ Anh đầu tiên bảo vệ thành công ngôi vô địch châu Âu. Rồi lần thứ hai liên tiếp, họ tham dự Siêu cúp, nhưng thua 4-3 chung cuộc trước Anderlecht của Bỉ. Liverpool bị loại ngay ở vòng 1 Cúp C1 mùa 1978-79 bởi nhà vô địch nước Anh Nottingham Forest. Nottingham thắng 2-0 chung cuộc rồi lên chức vô địch sau đó. Liverpool tham dự Cúp C1 mùa 1979-80 với tư cách vô địch nước Anh nhưng cũng không thể tiến xa hơn vòng 1 bởi Dinamo Tblisi của Liên Xô đánh bại với tổng tỉ số 4-2.
Mùa giải tiếp đó 1980-81, Liverpool tham dự C1 tiếp tục với tư cách nhà vô địch Anh, họ đánh bại nhà vô địch Phần Lan là Oulun Palloseura, sau đó Aberdeen của Scotland và CSKA Sofia của Bulgaria trước khi vào tới bán kết, nơi họ đụng độ đội đã ba lần vô địch là Bayern Munich. Trận lượt đi taị Anfield kết thúc không bàn thắng, trong trận lượt về tại Sân vận động Olympic ở Munich, Roy Kenedy ghi bàn ở phút 83, và mặc dù để đội Đức gỡ hòa sau đó, Liverpool vẫn tiến vào trận chung kết nhờ luật bàn thắng sân khách; gặp đối thủ cuối cùng trong mùa giải này là Real Madrid của Tây Ban Nha. Trong cuộc chiến diễn ra trên sân Parc des Princes ở Paris, Alan Kenedy ghi bàn thắng duy nhất mang về chiến thắng cho Liverpool, đồng thời mang về chiếc cúp C1 thứ 3 trong lịch sử câu lạc bộ và cũng trong sự nghiệp của huấn luyện viên Bob Paisley. Là nhà vô địch châu Âu, Liverpool đại diện cho lục địa già tham dự giải Intercontinental Cup, họ gặp đội bóng vô địch Nam Mĩ là Flamengo của Brazil, Liverpool thua 3-0. Câu lạc bộ thất bại trong việc bảo vệ chức vô địch C1 vào mùa giải 1981-82, bị CSKA Sofia đánh bại trong loạt trận tứ kết. Kết quả bị loại ngay sau bán kết cũng đến với họ trong mùa 1982-83, khi bị đội bóng Ba Lan là Widzew Łódź đánh bại với tỉ số tổng 4-3. Paisley hưu sau mùa giải này và trợ lý của ông, Joe Fagan lên thay.
"Kỷ nguyên" Jürgen Klopp.
Ngày 9 tháng 10 năm 2015, trang chủ của Liverpool thông báo đội bóng đã bổ nhiệm chiến lược gia người Đức, Jürgen Klopp làm huấn luyện viên trưởng sau khi sa thải HLV Brendan Rodgers. Liverpool đã có những dấu hiệu khởi sắc dưới thời tân HLV người Đức. Họ có những chiến thắng hủy diệt trước Chelsea (3-1), Manchester City (4-1) ở EPL và Southampton (6-1) ở Cúp liên đoàn Anh trong mùa giải 2015-16.
Ngày 15 tháng 4 năm 2016, Liverpool tiếp đón Dortmund trong khuôn khổ lượt về tứ kết Europa League với lợi thế trận hòa 1-1 ở lượt đi. Trận đấu đầy cảm xúc làm gợi lại đêm Istanbul huyền diệu khi Liverpool đã lội ngược dòng thành công với tỉ số 4-3 sau khi bị dẫn trước 2-0 từ rất sớm, nhưng kể từ phút thứ 57, thời điểm Marco Reus nâng tỉ số lên thành 3-1 The Kop đã chơi một thứ bóng đá đầy cảm xúc, một trận đấu xứng đáng được ghi vào lịch sử CLB. Tại bán kết Liverpool gặp câu lạc bộ đến từ Tây Ban Nha, Villarreal. Tại trận lượt đi mặc dù thi đấu tốt nhưng The Kop phải đón nhận bàn thua ở những phút chót và đành chấp nhận thất bại 0-1. Tuy nhiên ở trận lượt về, Liverpool của Klopp đã thi đấu xuất sắc để lật ngược tình thế với chiến thắng cách biệt 3-0 để tiến vào trận chung kết trước khi để thua một câu lạc bộ khác của Tây Ban Nha là Sevilla với tỉ số 1-3. Dù thất bại ở 2 trận chung kết, nhưng Jürgen Klopp đã chiếm nhiều cảm tình từ phía người hâm mộ bằng một lối chơi kỷ luật và đầy máu lửa.
Mùa giải 2017-18, nhờ sự xuất sắc của bộ ba Salah - Firmino - Mané, Liverpool đứng thứ tư chung cuộc ở giải ngoại hạng. Còn ở đấu trường Champions League, đội bóng đã lần lượt vượt qua Porto, Man City và A.S. Roma để vào đến trận chung kết gặp đối thủ là Real Madrid. Tuy nhiên, The Kop lại để thua trong một trận chung kết cúp châu Âu trước một đại diện đến từ La Liga với tỉ số 1-3. Người ghi bàn thắng duy nhất cho Liverpool là Sadio Mané.
Đến mùa giải 2018-2019, Liverpool xuất sắc sau khi bỏ xa Manchester City tận 7 điểm để nắm chắc ngôi đầu nhưng sau đó là hàng loạt cú sẩy chân trong tháng 3 khiến họ rơi xuống vị trí thứ 2. Liverpool về nhì với 97 điểm, số điểm cao nhất trong lịch sử của đội bóng này nhưng vẫn ít hơn đội vô địch là Manchester City với 98 điểm. Tại Champions League, đội bóng lần lượt vượt qua Bayern Munich, Porto và Barcelona. Trận gặp Barcelona tại lượt về bán kết Champions League là một trong những trận đấu ngược dòng kinh điển của lịch sử Champions League. Sau khi để thua lượt đi tại Camp Nou với tỉ số (3-0). Đội bóng đã ngược dòng không tưởng tại trận lượt về tại Anfield với tỉ số (4-0), bởi cú đúp của Origi và Georginio Wijnaldum để vào đến trận chung kết gặp đối thủ cùng quốc gia là Tottenham. Ở trận chung kết diễn ra tại thành phố Madrid, với hai pha lập công của Salah (phút thứ 2) và Origi (phút thứ 87) đã giúp Liverpool đánh bại đối thủ, qua đó mang về danh hiệu đầu tiên dưới thời Jürgen Klopp và là danh hiệu thứ 6 cho đội bóng tại đấu trường này. Sau đó, đội còn giành được thêm 2 danh hiệu quốc tế là UEFA Super Cup trước câu lạc bộ cùng quốc gia Chelsea và FIFA Club World Cup trước đại diện đến từ Brazil Flamengo để kết thúc một năm 2019 đầy rực rỡ. | 1 | null |
Carly Rae Jepsen (sinh ngày 21 tháng 11 năm 1985) là một ca sĩ, nhạc sĩ và nữ diễn viên người Canada. Năm 2007, cô xếp vị trí thứ ba trong mùa thứ năm của Canadian Idol, và phát hành album phòng thu "Tug of War" (2008) một cách độc lập. Năm 2011, cô phát hành đĩa đơn "Call Me Maybe", đạt vị trí số một tại 18 quốc gia và trở thành đĩa đơn bán chạy nhất vào năm 2012. Cũng năm đó, Jepsen phát hành đĩa mở rộng, "Curiosity", và sau đó là album phòng thu thứ hai, "Kiss". "I Really Like You", đĩa đơn chính từ album phòng thu thứ ba của cô, "Emotion" (2015), đã lọt vào top 5 trên bảng xếp hạng ở Anh và đứng đầu ở Canada.
Jepsen đã nhận được nhiều giải thưởng, trong đó có ba giải Juno Awards, giải Billboard Music và giải Allan Slaight, cùng với đó là đề cử giải Grammy Awards, Emmy Awards, Giải thưởng Âm nhạc MTV, Polaris Music Prize và People's Choice Awards. Tính đến tháng 5 năm 2015, Jepsen đã bán được hơn 20 triệu bản nhạc trên toàn thế giới.
Thời thơ ấu.
Jepsen sinh ra tại Mission, British Columbia, bố mẹ cô là Alexandra và Larry Jepsen. Cha dượng của cô là Ron Lanzarotta.
Cô theo học trường trung học Heritage Park tại Mission, nơi cô theo đuổi niềm đam mê của mình với sân khấu âm nhạc với việc xuất hiện trong các sản phẩm âm nhạc học sinh Annie, Grease và The Wiz. Cô học nhạc kịch tại trường Cao đẳng Nghệ thuật biểu diễn Canada ở Victoria, British Columbia.
Sự nghiệp âm nhạc.
2007 - 2010: Ra mắt chính thức và "Tug on War".
Sau khi tốt nghiệp, Jepsen đã có một số công việc với mức lương ổn định, với công việc pha chế đồ uống kiêm phục vụ tại một quầy bar. Jepsen đã luyện tập, mài dũa kỹ năng sáng tác của cô với một cây đàn guitar mà cha mẹ cô đã tặng. Trong năm 2007, quyết định theo đuổi sự nghiệp ca hát bắt đầu với việc than gia cuộc thi Thần tượng Âm nhạc Canada (Canadian Idol). Cô giành giải ba trong chương trình tham gia tour diễn Canada Idol Top 3. Sau khi kết thúc tour diễn, Jepsen trở lại British Columbia để tập trung vào việc viết, thu âm và hoàn thành ban nhạc của mình. Bản demo của cô thu hút sự chú ý của quản lý Jonathan Simkin và đã ký hợp đồng với cô. Jepsen thực hiện một hợp đồng thu âm độc quyền với MapleMusic Recordings và phân phối qua Fontana North.
Vào tháng 6 năm 2008, Jepsen phát hành đĩa đơn đầu tay của cô và một đĩa đơn khác là một bản cover ca khúc "Sunshine on My Shoulders" của John Denver. Album đầu tay của Jepsen, "Tug of War" đã được phát hành vào tháng 9 năm 2008 thông qua MapleCore / Fontana North. Album được sản xuất hoàn toàn bởi Ryan Stewart, bao gồm cả bài hát "Sweet Talker" mà Jepsen đã thử giọng trong buổi đầu tiên của Canadian Idol. "Tug of War" được phát hành lại qua nhãn 604 Records của Jonathan Simkin và phân phối qua Universal Music Group. Album đã bán được 10.000 bản tại Canada (theo Nielsen SoundScan). Ca khúc chủ đề "Tug of War" được phát hành cùng tháng với album và nhận được đề nghị phát sóng trên radio tại Canada, tiếp đến là hai đĩa đơn "Bucket" và "Sour Candy", song tấu với Josh Ramsay của Marianas Trench. Hai đĩa đơn đã đạt vị trí 40 trên bảng xếp hạng Canada Hot 100. Vào đầu năm 2009, Jepsen tham gia lưu diễn miền tây Canada với Marianas Trench và Shiloh. Sau đó cô tham gia tour diễn xuyên Canada với Marianas Trench, The New Cities và Mission District.
2011 - 2013: Thành công quốc tế với "Curiosity" và "Kiss".
Jepsen thu âm cho album thứ hai của mình vào năm 2011 với Josh Ramsy, Ryan Stewart và Tavish Crowe, đồng sáng tác ca khúc "Call Me Maybe" với cô, phát hành tại Canada vào Tháng 9 năm 2011. Vào tháng 1 năm 2012, ca sĩ nhạc pop người Canada, Justin Bieber, đã tweet về bài hát này với hàng triệu người theo dõi trên Twitter và trong tháng tiếp theo, bài hát đã xuất hiện trong một video virut, trong đó có Bieber, Selena Gomez và Ashley Tisdale cùng hát và nhảy múa theo ca khúc này. Quản lý của Bieber, Scooter Braun đã ký hợp đồng thu âm với Jepsen cho nhãn hiệu thu âm của riêng mình, Schoolboy Records, và hãng thu âm Interscope Records. Cô vẫn ký hợp đồng với 604 Records ở Canada và giữ Jonathan Simkin làm quản lý cho cô.
Việc phát hành album thứ hai của Jepsen đã được hoãn lại để "Call Me Maybe" phổ biến rộng rãi, mặc dù 604 Records đã phát hành EP "Curiosity" gồm sáu bài hát vào tháng 2 năm 2012 tại Canada. "Call Me Maybe" đứng ở vị trí số một trên Canadian Hot 100, giúp Jepsen trở thành nghệ sĩ Canada thứ tư đứng đầu bảng xếp hạng. Tại Hoa Kỳ, đĩa đơn dành vị trí thứ một trong 9 tuần trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100, đạt danh hiệu "Song of the Summer" từ tạp chí Billboard. "Call Me Maybe" đứng đầu bảng xếp hạng ở 18 quốc gia, tại Vương quốc Anh, "Call Me Maybe" là đĩa đơn bán chạy thứ hai của năm. Đây là đĩa bán chạy nhất năm 2012 trên toàn thế giới, theo Liên đoàn công nghiệp đĩa nhạc quốc tế (IFPI).
Jepsen đã thu âm bản song ca "Good Time" với Own City được phát hành dưới dạng đĩa đơn vào tháng 6 năm 2012. Bài hát đạt vị trí thứ tám trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 và đứng trước album thứ hai của Jepsen, "Kiss" được phát hành vào tháng 9 năm 2012 và đạt vị trí top 10 trên bảng xếp hạng tại Úc, Anh, và Mỹ. "Kiss" có sự tham gia sáng tác và sản xuất của các nghệ sĩ Toby Gad, Matthew Koma, Bonnie McKee, Max Martin, Sara Quin (của Tegan and Sara), và Redfoo của LMFAO. Album đã đạt chứng nhận vàng của Music Canada và đã bán được 289.000 bản ở Mỹ. Sự thất bại của album "Kiss" là do sự quá phổ biến của "Call Me Maybe". MTV Hive viết rằng "Kiss là album nhạc pop hay nhất của năm nhưng không ai lắng nghe nó". Đĩa đơn tiếp theo "This Kiss" đã được phát hành vào tháng 9 năm 2012, theo sau là "Tonight I'm Getting Over You" vào tháng 1 năm 2013 nhưng không trở thành hit lớn. Vào cuối năm 2012, Jepsen đã xuất hiện trong 90210 mùa 5 của CW và trở thành phát ngôn viên cho nhà bán lẻ quần áo Wet Seal.
Jepsen đã nhận được giải "Ngôi sao mới nổi" tại Lễ trao giải Billboard Music 2012, cô là người Canada đầu tiên nhận được giải thưởng này. Tại lễ trao giải Juno năm 2013, "Kiss" đã giành được giải "Album của năm" và "Album nhạc pop của năm" và "Call Me Maybe" giành giải trong hạng mục "Đĩa dơn của năm". Đĩa đơn nhận được đề cử cho "Bài hát của năm" và giải "Pop Solo xuất sắc nhất" tại Lễ trao giải Grammy lần thứ 55. Trong năm 2013, Jepsen đã trở thành phát ngôn viên cho thương hiệu quần áo/giày dép Candie's. Vào tháng 6 năm 2013, "Kiss: The Remix", một album tổng hợp có chứa các bản remix của album "Kiss", được phát hành độc quyền tại Nhật Bản và đạt vị trí cao nhất 157 trên bảng xếp hạng Oricon. Từ tháng 6 đến tháng 10, Jepsen bắt tay vào The Summer Kiss Tour để quảng bá cho "Kiss" lưu diễn tại Bắc Mỹ và Châu Á.
2014 - nay: "Emotion", "Emotion: Side B" và các dự án khác.
Album thứ ba của Jepsen dự kiến sẽ ra mắt vào đầu năm 2014, nhưng cô tuyên bố rằng cô sẽ không vội vã ra mắt album và thay vào đó sẽ dành thời gian để đảm bảo chất lượng.
Từ tháng 2 năm 2014, Jepsen nhận vai Cinderella trong phiên bản Broadway của Cinderella, Rodgers & Hammerstein’s Cinderella. Cô đóng vai trong mười hai tuần và đóng vai chính cùng với thành viên Fran Drescher.
Trong năm 2014, Jepsen, cùng với Josh Ramsay và Tavish Crowe nhận giải thưởng Achievement Award tại lễ trao giải SOCAN Awards ở Toronto.
Jepsen phát hành đĩa đơn đầu tiên của album thứ ba, "I Really Like You", vào tháng 3 năm 2015. Cùng với một video âm nhạc, trong đó diễn viên Tom Hanks hát nhép và nhảy theo bài hát. Đĩa đơn đạt được vị trí 14 ở Canada và đạt được top 5 và top 40 tại Anh và Mỹ. Tháng sau đó, Jepsen đã biểu diễn ca khúc "All That " trong Saturday Night Live và được phát hành trên các cửa hàng âm nhạc kỹ thuật số vào ngày hôm sau. Album Emotion, đã được phát hành vào tháng 6 năm 2015 và đã nhận được những nhận xét tích cực. Album xuất hiện trên nhiều danh sách album cuối năm 2015. Emotion đạt đỉnh ở vị trí thứ 8 tại Canada và ở vị trí thứ 16 trên US Billboard 200. Album bao gồm các ca khúc hợp tác với Rostam Batmanglij (của Vampire Weekend), Sia Furler, Dev Hynes, Greg Kurstin và Ariel Rechtshaid. Đĩa đơn thứ hai của album, "Run Away with Me", được phát hành vào tháng 7.
Jepsen đã bắt tay vào "Gimmie Love Tour" để hỗ trợ quảng bá cho "Emotion", dọc theo bờ biển phía đông của Hoa Kỳ cũng như Nhật Bản vào tháng 11 năm 2015. Cuối năm 2015, Jepsen đã tham gia vào một phiên bản mới của bài hát "Bleachers "Shadow ""- phát hành trong album biên soạn "Terrible Thrills, Vol. 2" và phát hành một bản cover ca khúc "Last Christmas" của Wham!. Jepsen đã diễn vai Frenchy trong Grease Live, chương trình truyền hình trực tiếp của Fox về nhạc Grease vào ngày 31 tháng 1 năm 2016. Một công bố vào ngày 15 tháng 1 năm 2016 rằng một bài hát mới viết cho Jepsen được gọi là "All I Need Is an Angel" đã được thêm vào Grease Live. Nó được viết bởi Tom Kitt và Brian Yorkey. Jepsen đã thu âm ca khúc chủ đề cho loạt phim "Fuller House" của Netflix, được công chiếu vào tháng 2 năm 2016. Cũng trong năm 2016, Jepsen xuất hiện trong album đầu tiên của The Knocks 55.
Carly được đề cử giải Fan Choice cho giải thưởng Juno năm 2016.
Jepsen phát hành "Emotion: Side B" vào ngày 26 tháng 8 năm 2016. EP chứa 8 ca khúc được cắt từ "Emotion". EP đã được đề cập trong nhiều danh sách cuối năm của các ấn phẩm như "Rolling Stone", "Pitchfork", "Stereogum", "The A.V. Club", "MuuMuse".
Vào ngày 26 tháng 5 năm 2017, Jepsen phát hành đĩa đơn "Cut to the Feeling". Bài hát ban đầu được dự định cho cả "Emotion" và "Emotion: Side B" nhưng cuối cùng lại được giữ lại và thay vào đó xuất hiện trong soundtrack của bộ phim hoạt hình "Ballerina", trong đó Jepsen lồng tiếng cho một vai phụ.
Ảnh hưởng âm nhạc.
Jepsen nói rằng cô có sự ảnh hưởng với âm nhạc dân gian. Các nghệ sĩ như Leonard Cohen, Bruce Springsteen, James Taylor và Van Morrison là nguồn cảm hứng cho album đầu tay của cô, "Tug of War" (2008). Trong thời gian thu âm cho EP Curiosity và album thứ hai của cô, "Kiss", Jepsen nói rằng cô trở nên ngày càng bị ảnh hưởng bởi pop và nhạc dance, đặc biệt là các sáng tác của Dragonette, Kimbra, La Roux và Robyn. Album thứ ba của cô, "Emotion" (2015), đã lấy cảm hứng từ tình yêu của nhạc pop những năm 1980 và những album "old-school" của Cyndi Lauper, Madonna, and Prince. Jepsen cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với Cat Power, Christine and the Queens, Tegan and Sara, Bleachers, Bob Dylan, Sky Ferreira, Dev Hynes, Solange Knowles, Joni Mitchell, Sinéad O'Connor, Spice Girls, và Hank Williams.
Hoạt động.
Jepsen là một nhà hoạt động vì quyền của người đồng tính. Cô được dữ kiến sẽ biểu diễn tại Boy Scouts of America 2013 National Scout Jamboree, cùng với ban nhạc Train. Tháng 3 năm 2013, cả hai đều có cho rằng chính sách của BSA đối với người đồng tính là rào cản đối với hoạt động của họ. Jepsen phát đi một tuyên bố nói rằng: "Là một nghệ sĩ tin tưởng vào sự bình đẳng cho tất cả mọi người, tôi sẽ không tham gia vào Boy Scout of America Jamboree mùa hè này."
Biểu diễn tại "Canadian Idol".
Danh sách những màn biêu diễn của Jepsen tại "Canadian Idol".
Tours diễn.
Chính
Liên kết
Mở màn | 1 | null |
Cá phèn yên vàng (danh pháp hai phần: "Parupeneus cyclostomus") là một loài cá trong họ Cá phèn. Cá phèn yên vàng có chiều dài có thể lên đến 50 cm dài, có râu dài, cơ thể thường là màu vàng với một ánh xanh để phần lưng nhưng có một biến thể màu vàng.
Chúng sinh sống đơn độc hoặc theo nhóm, trong tất cả khu vực của các rạn san hô và khu vực phía dưới mảnh vụn từ 1-95 mét. Chúng sử dụng râu để thăm dò các lỗ hổng và ép con mồi ra. Loài này sinh sống ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, từ Biển Đỏ đến Nam Phi, Hawaii, hải đảo, quần đảo Ryukyu. | 1 | null |
Cá phèn đốm đen (danh pháp hai phần: "Parupeneus signatus") là một loài cá trong họ Cá phèn. Cá phèn đốm đen được tìm thấy ở Tây Thái Bình Dương đại dương, từ phía đông bắc New Zealand New Guinea, trong vùng nước nông. Chiều dài của nó là từ 20 đến 50 cm. | 1 | null |
Sơn kinh tử Lệ Giang (danh pháp hai phần: Malus rockii) là một loài thực vật thuộc chi Hải đường, họ Hoa hồng. Loài này được Rehder miêu tả khoa học đầu tiên năm 1933.. Sơn kinh tử Lệ Giang phân bố ở Tây Tạng, Tứ Xuyên, Vân Nam và những nơi khác ở Trung Quốc đại lục, ở khu vực có độ cao 2.400 mét đến 3.800 mét trên mực nước biển, chủ yếu là trồng ở các thung lũng cây gỗ tạp. Loài này đã được trồng nhân tạo. | 1 | null |
Hải đường Hà Nam (danh pháp hai phần: Malus honanensis) là một loài thực vật thuộc chi Hải đường, họ Hoa hồng. Loài này được Rehder mô tả khoa học đầu tiên năm 1920.
Hải đường Hà Nam phân bố ở Hà Nam, Sơn Tây, Hà Bắc, Thiểm Tây, Cam Túc và những nơi khác ở Trung Quốc đại lục, mọc ở độ cao 800 mét đến 2.600 mét trên mực nước biển, chủ yếu là trồng ở thung lũng cây gỗ tạp rừng sườn đồi, đã được trồng nhân tạo. | 1 | null |
Cà kheo cổ đỏ (danh pháp khoa học: "Recurvirostra novaehollandiae") là một loài chim thuộc họ Cà kheo bản địa Úc và khá phổ biến và phân bố khắp nơi ở Úc, trừ các khu vực bờ biển đông bắc và bắc của Úc. Nó có mỏ dài công và đầu đỏ. Nó được in trên tờ con tem bưu chính năm 1966. | 1 | null |
Cà kheo cổ đen (danh pháp hai phần: "Himantopus mexicanus") là một loài chim thuộc họ Cà kheo. Đây là loài chim sinh sống ở bờ biển và là có nhiều ở các vùng đất ngập nước và bờ biển Mỹ. Nó được tìm thấy từ các khu vực ven biển của California thông qua nhiều nội thất phía tây Hoa Kỳ dọc theo Vịnh Mexico như xa về phía đông tận Florida, về phía nam thông qua Trung Mỹ và Caribbean đến phía tây bắc Brazil về phía tây nam Peru, phía đông Ecuador và quần đảo Galápagos. Các quần thể phía bắc, đặc biệt là những nhóm từ nội địa, di cư, trú đông từ cực nam của Hoa Kỳ tới miền nam Mexico, hiếm khi hiện diện xa về phía nam là Costa Rica, trên bán đảo Baja California, nó chỉ được tìm thấy thường xuyên trong mùa đông. | 1 | null |
Ellis Martha Gellhorn (08 tháng 11 năm 1908 - 15 tháng 2 năm 1998) là tiểu thuyết gia, nhà văn du lịch, ký giả người Mỹ gốc Đức, được đánh giá bởi tờ báo London "Daily Telegraph", cùng với những người khác nữa, là một trong những phóng viên chiến tranh vĩ đại nhất của thế kỷ 20. Bà viết báo về hầu như tất cả các cuộc xung đột lớn trên thế giới đã diễn ra trong suốt sự nghiệp 60 năm của mình. Gellhorn cũng là người vợ thứ ba của tiểu thuyết gia người Mỹ Ernest Hemingway, 1940-1945. Ở tuổi 89, bị bệnh và gần như mù hoàn toàn, bà đã tự tử. Giải thưởng báo chí Martha Gellhorn được đặt theo tên bà.
Tiểu sử.
Bà sinh ra ở St. Louis, Missouri, con gái của Edna (nhũ danh Fischel), một người gốc Đức đòi quyền bầu cử cho phái nữ, và George Gellhorn, bác sĩ phụ khoa sinh ra ở Đức. Cha bà và ông ngoại có nguồn gốc Do Thái, và bà ngoại của bà là từ một gia đình Tin Lành. Anh trai của bà, Walter Gellhorn, trở thành một giáo sư luật nổi tiếng tại Đại học Columbia. Em trai Alfred Gellhorn, một bác sĩ chuyên khoa ung thư và cựu hiệu trưởng của Trường y Đại học Pennsylvania, đã qua đời ở tuổi 94 vào năm 2008.
Gellhorn tốt nghiệp trường John Burroughs năm 1926 ở St Louis và ghi danh theo học tại Bryn Mawr College ở Philadelphia. Năm 1927, cô tạm ngừng học trước khi tốt nghiệp để theo đuổi một sự nghiệp nhà báo. Bài viết đầu tiên của cô xuất hiện trong tờ "The New Republic". Năm 1930, xác định để trở thành một phóng viên nước ngoài, cô sang Pháp trong hai năm, nơi cô làm việc tại văn phòng Báo chí Quốc ở Paris. Trong khi ở châu Âu, cô đã trở thành hoạt động trong các phong trào hòa bình và đã viết về kinh nghiệm của mình trong cuốn sách, "What Mad Pursuit" (1934).
Sau khi trở về Mỹ, Gellhorn được làm cho Harry Hopkins là một nhà điều tra cho Cục Quản lý Cứu trợ Khẩn cấp Liên bang. Bà đi viết báo về tác động của Đại suy thoái ở Hoa Kỳ. Các báo cáo của bà cho cơ quan đó đã thu hút sự chú ý của Eleanor Roosevelt, và hai người phụ nữ đã trở thành người bạn suốt đời. Phát hiện cô là cơ sở của một tập hợp các truyện ngắn, "The Trouble I've Seen" (1936). | 1 | null |
Vệ Quán (; 220-291) là đại thần nhà Tào Ngụy và nhà Tấn trong lịch sử Trung Quốc. Ông đã sống qua 2 thời kỳ Tam Quốc và Tây Tấn.
Thời trẻ.
Vệ Quán có tên tự là Bá Ngọc (伯玉), người huyện An Ấp quận Hà Đông, Tinh châu. Ông ra đời trong gia đình quan lại, cha là Vệ Ký giữ chức thượng thư nhà Tào Ngụy.
Năm ông lên 10 tuổi thì cha qua đời. Do có tiếng là người có đạo đức, hiếu thảo và thông minh nên được kế tập cha giữ chức Văn hương hầu (閺乡侯).
Đại thần nhà Ngụy.
Trọng thần họ Tư Mã.
Năm 239, Vệ Quán 20 tuổi bắt đầu bước vào quan trường, được phong làm Thượng thư lang, sau lên Thông sự lang, rồi Trung sự lang. Sau 10 năm, ông được thăng làm Tán kị thường thị.
Họ Tư Mã trở thành quyền thần thao túng nhà Ngụy. Vệ Quán hành sự thận trọng, nghiêm túc, được mọi người trong triều kính trọng.
Năm 260, Ngụy Nguyên đế Tào Hoán lên ngôi, Vệ Quán được thăng làm Thị trung, rồi chuyển sang làm Đình úy khanh. Ông được quyền thần Tư Mã Chiêu tin cậy và trọng dụng.
Dẹp loạn Chung Đặng.
Năm 262, Tư Mã Chiêu sai Đặng Ngải và Chung Hội cầm quân đi đánh Thục Hán. Vệ Quán được phong làm Giám quân hành trấn tây tướng ty, theo Chung Hội. Cuối năm 263, quân Ngụy đánh bại quân Thục, vua Thục Hán là Lưu Thiện đầu hàng.
Đặng Ngải có công vào Thành Đô nhận hàng Lưu Thiện, nên muốn lưu quân ở lại để sang đánh Đông Ngô. Tư Mã Chiêu sai Vệ Quán lệnh cho Đặng Ngải phải đợi đề nghị được phê chuẩn mới được làm, nhưng Ngải tỏ ý muốn tự mình hành động không cần tuân lệnh triều đình.
Cùng lúc, Chung Hội cũng ghen công với Đặng Ngải, viết thư vu cáo Đặng Ngải muốn làm phản. Tư Mã Chiêu tin Đặng Ngải có ý phản, bèn sai Vệ Quán mang quân vào Thục, tới Thành Đô bắt cha con Đặng Ngải. Vệ Quán theo lệnh mang xe tù đến bắt giữ cha con họ Đặng. Trong khi cha con Đặng Ngải bị áp giải về Lạc Dương thì Chung Hội kéo quân vào Thành Đô, một mình nắm giữ binh mã trong nước Thục.
Có thêm sự kích động của hàng tướng Thục Hán là Khương Duy, Chung Hội quyết tâm phản lại Tư Mã Chiêu và ép Vệ Quán phải theo mình. Vệ Quán giả cách nghe theo.
Sợ các tướng Ngụy không phục, Chung Hội nghe theo Khương Duy, định giết các tướng. Do Khâu Kiến đưa tin ra ngoài, các tướng sĩ Tào Ngụy biết ý đồ của Chung Hội. Vệ Quán cùng Hồ Uyên cầm đầu quân sĩ chống lại Chung Hội. Do các tướng sĩ đánh trận lâu ngày đều muốn về nhà, nên đồng lòng chống lại Chung Hội. Trưa ngày 18 tháng 1 năm 264, Vệ Quán, Hồ Uyên dẫn binh sĩ các trại cùng xông vào thành. Chung Hội và Khương Duy đều bị giết.
Các tướng sĩ dưới quyền Đặng Ngải thấy Chung Hội và Khương Duy chết vội đuổi theo xe tù chở cha con Đặng Ngải, đánh cướp lấy và cứu Đặng Ngải, Đặng Trung ra. Vệ Quán ở Thành Đô sợ Đặng Ngải thù mình việc bắt giữ, bèn sai Điền Tục mang quân đánh giết họ Đặng. Điền Tục đánh bại quân bản bộ của Đặng Ngải và giết chết cha con họ Đặng ở phía tây Miên Trúc.
Do lập công dẹp loạn ở Thục, Vệ Quán được triều đình rất ca ngợi và định trọng thưởng, nhưng ông không nhận, quy công cho các tướng sĩ. Cuối cùng triều đình phong ông làm Đô đốc Quan Trung, Trấn tây tướng quân; sau đó thăng làm Trấn đông tướng quân, Miên Dương hầu.
Đại thần thời Tây Tấn.
Năm 265, con Tư Mã Chiêu là Tư Mã Viêm giành ngôi nhà Ngụy, lập ra nhà Tấn. Vệ Quán trở thành công thần khai quốc nhà Tấn. Ông được thăng lên tước công, làm Thứ sử Thanh châu, sau đó kiêm thêm chức Chinh đông Đại tướng quân, Thanh châu mục.
Ở các địa vị khác nhau, Vệ Quán luôn giữ sự khiêm tốn và phép tắc, được mọi người vì nể. Sau đó ông lại được phong làm Chinh bắc tướng quân, Thứ sử U châu, Ô Hoàn hiệu úy, kiêm Đô đốc Tinh châu. Khi đó vùng biên cương phía đông bắc nhà Tấn rộng, nhiều tộc thiểu số sống xen kẽ, rất phức tạp, thường xâm nhập biên giới nhà Tấn cướp bóc gia súc. Vệ Quán sau khi nhận chức đã tìm hiểu tình hình, khéo léo dùng kế ly gián khiến các bộ tộc Vu Hoàn, Lực Vi nghi kỵ lẫn nhau, do đó sức mạnh của họ yếu đi. Chính sách chia để trị của Vệ Quán khiến biên giới đông bắc nhà Tấn được ổn định.
Năm 275, Vệ Quán được triệu về triều làm Thượng thư lệnh. Năm 280, ông được gia phong làm Tư không, Thị trung, Thái tử Thiếu phó. Dù ở ngôi cao, Vệ Quán vẫn là vị quan thanh liêm.
Nhà Tấn thực hiện chế độ quan lại theo phép từ thời Hán Vũ Đế và nhà Tào Ngụy vẫn duy trì là "cửu phẩm trung chính", tức là không dựa vào tài năng mà chỉ dựa vào sự tiến những người thân thuộc của các môn đệ thế tộc. Vệ Quán muốn thay đổi chế độ dùng người này, ông dâng sớ lên Tấn Vũ Đế, nêu rõ lý do nhà Tào Ngụy dùng chế độ cửu phẩm trung chính vì hoàn cảnh loạn lạc, nhân sĩ lưu tán, địa phương không khảo sát được kỹ càng; đến thời bình nên bỏ chế độ cũ chuyển sang chế độ xét chọn từ làng xã để có người tài phục vụ đất nước. Tấn Vũ Đế thấy bản tấu của ông có lý, nhưng vì vẫn phải dựa vào các thế tộc cũ của nhà Ngụy giúp mình, nên không áp dụng kiến nghị của ông.
Mâu thuẫn trong cung đình.
Tấn Vũ Đế kén vợ cho thái tử Tư Mã Trung, muốn chọn con gái Vệ Quán cho thái tử. Dương hoàng hậu khuyên nên lấy con gái đại thần khác là Giả Sung làm con dâu. Vũ Đế không đồng tình vì cho rằng con gái Vệ Quán xinh đẹp, trắng trẻo, giỏi giang, đông con; trong khi nhà họ Giả xấu xí, lùn đen, hay ganh ghét. Do Dương hoàng hậu nài nỉ nhiều lần, cuối cùng Tấn Vũ Đế đồng ý, cho Tư Mã Trung lấy con gái Giả Sung là Giả Nam Phong.
Thái tử Trung vốn là người đần độn, Vệ Quán lo lắng cho cơ nghiệp nhà Tấn sau này, nên định đề nghị vua thay thái tử, nhưng không tiện nói thẳng. Vì vậy ông vờ say rượu, vỗ lên ngai vàng của Vũ Đế nói rằng chỗ đó thật đáng tiếc. Tấn Vũ Đế tuy hiểu dụng ý can ngăn của ông, nhưng lờ đi như không biết. Thái tử phi là Giả Nam Phong biết chuyện, rất hận thù ông.
Ngoại thích Dương Tuấn (cha của Dương hoàng hậu) cậy quyền lũng đoạn triều chính. Vệ Quán không bằng lòng, thường hay can thẳng. Dương Tuấn căm ghét ông, bèn câu kết với các hoạn quan, gièm pha vu cáo ông. Vệ Quán buộc phải dâng thư xin từ chức. Tấn Vũ Đế tin các hoạn quan nên đồng ý cho ông giải quan.
Tai họa.
Năm 290, Tấn Vũ Đế mất, Tư Mã Trung lên nối ngôi, tức là Tấn Huệ Đế. Do vua mới đần độn nên ngoại thích Dương Tuấn muốn tiếp tục thao túng chính trường. Hoàng hậu Giả Nam Phong cũng không chịu kém, bèn liên kết với Sở vương Tư Mã Vĩ (con thứ năm của Vũ Đế), Đông An công Tư Mã Do và Nhữ Nam vương Tư Mã Lượng (con thứ của Tư Mã Ý) vu cáo Dương Tuấn làm phản và ép Huệ Đế hạ chiếu giết chết cả nhà họ Dương.
Họ Dương bị diệt, các chức vụ trong triều đình lại bỏ trống. Vệ Quán được gọi trở lại làm Lục thượng thư sự, cùng Tư Mã Do giúp việc cho Tư Mã Lượng. Tư Mã Lượng và Tư Mã Do cầm quyền trong triều, nhưng hai người sinh mâu thuẫn. Lượng sai người dèm pha Do với Giả hậu, Giả hậu bèn cách chức Do. Lượng tiến cử Sở vương Tư Mã Vĩ cùng Vệ Quán thay chức của Do.
Tư Mã Lượng không muốn để các phiên vương trong triều sẽ gây loạn, đề nghị đưa họ trở về đất được phong. Các triều thần không ai dám lên tiếng, riêng Vệ Quán tán thành, vì sự bình yên của triều đình. Sở vương Tư Mã Vĩ không bằng lòng với chủ trương này, nên rất căm thù Vệ Quán.
Năm 291, Tư Mã Lượng bàn mưu với Vệ Quán trừ Tư Mã Vĩ, nhưng việc bại lộ. Tư Mã Vĩ bèn nói vu với Giả hậu rằng Vệ Quán và Tư Mã Lượng mưu phế Giả hậu. Giả hậu tức giận bèn ép Huệ Đế giáng chiếu cách chức Vệ Quán. Sau đó Giả hậu sai Thanh Hà vương Tư Mã Di mang cấm quân vây bắt cả nhà Vệ Quán và Tư Mã Lượng.
Một thủ hạ cũ của Vệ Quán là Vinh Hối vốn phạm tội bị ông đuổi khỏi phủ, sang phục vụ cho Tư Mã Di, lúc đó cầm đầu cấm quân xông vào phủ. Người nhà Vệ Quán nghi ngờ là chiếu chỉ giả, nên có ý định chống cự, nhưng ông không nghe theo. Vinh Hối giết chết ông cùng con cháu tất cả chín người. Sau đó Vinh Hối vơ vét của cải trong nhà họ Vệ. Chỉ có hai người cháu nội của Vệ Quán là Vệ Tháo, Vệ Giới không có nhà khi đó nên thoát nạn.
Tư Mã Lượng và Vệ Quán bị giết, nhiều người trong triều đều cho là oan. Sau Giả hậu lại thấy Tư Mã Vĩ chuyên quyền nên ghét Vĩ, bèn nghe theo Trương Hoa, gán tội cho Vĩ làm giả chiếu chỉ để giết đại thần, sai tướng Vương Cung phục binh bắt giết Vĩ tại triều, rồi giết cả Vinh Hối. Tuy bề ngoài là sửa án oan cho Vệ Quán nhưng thực chất Giả hậu giết Vĩ để nắm trọn quyền hành trong triều.
Vệ Quán thọ 72 tuổi, làm quan cho nhà Ngụy và nhà Tấn tất cả 50 năm.
Nhà thư pháp.
Vệ Quán không chỉ nhà là chính trị, nhà quân sự mà còn là nhà thư pháp nổi tiếng thời Tây Tấn. Ông có lối viết chữ thảo rất độc đáo, kết hợp được với thư pháp "thánh thảo" của nhà thư pháp Trương Chi thời Đông Hán với lối viết của cha mình thành một thể riêng. Tài năng của ông được người đương thời đánh giá sánh ngang với Sách Tĩnh – người đứng đầu Ngũ long Đôn Hoàng.
Thư pháp của Vệ Quán rất có ảnh hưởng trong lịch sử thư pháp, tuy nhiên các tác phẩm của ông đã bị thất lạc gần hết.
Trong Tam Quốc diễn nghĩa.
Vệ Quán trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung được đề cập trong những hồi cuối cùng. Ông là nhân vật đứng giữa sự tranh chấp của hai tướng Chung Hội – Đặng Ngải.
Chung Hội biết Vệ Quán thế yếu, không có nhiều quân sĩ trong tay, sai ông đi bắt Đặng Ngải, định mượn tay Đặng Ngải giết ông để có cớ đánh Đặng Ngải. Tuy nhiên dù không có binh lực mạnh, Vệ Quán khéo léo dùng lệnh của triều đình, tuyên bố chỉ bắt cha con Đặng Ngải, còn tha hết các thủ hạ không can hệ. Do đó ông trói được cha con họ Đặng giải về Lạc Dương.
Khi Chung Hội định phản Tư Mã Chiêu, Vệ Quán đóng vai trò chỉ huy các binh sĩ nước Ngụy tấn công vào cung, giết chết Chung Hội. | 1 | null |
Kamov Ka-31 (tên hiệu NATO 'Helix') là một máy bay trực thăng quân sự được phát triển cho Hải quân Liên Xô và hiện đang hoạt động trong hải quân Nga và Ấn Độ, Trung Quốc trong vai trò cảnh báo sớm trên không.
Như với mọi máy bay Kamov ngoại trừ dòng Ka-60/-62, chiếc Ka-31 có cánh quạt chính quay ngược chiều đồng trục. Khung Ka-31 dựa trên Kamov Ka-27. Một đặc điểm dễ nhận dạng của Ka-31 là ăng ten lớn của radar cảnh báo sớm, hoặc đang quay hoặc gấp lại và được xếp dưới thân. Điểm thứ hai là việc giảm bớt kích thước bướu đựng bộ cảm biến điện quang bên dưới buồng lái. Càng máy bay có thể được thu lại để tránh gây nhiễu radar.
Thiết kế và phát triển.
Công ty Cổ phần Kamov (khi ấy là Kamov DB), đã bắt đầu phát triển trực thăng hải quân trọng lượng trung bình Ka-31 vào năm 1980 và chuyến bay đầu tiên diễn ra năm 1987. Phát triển này là kết quả trực tiếp của việc hủy bỏ dự án máy bay AWACS Antonov An-71. Chiếc An-71 được dự định để được triển khai trên chiếc tàu sân bay thực sự đầu tiên của hải quân Liên Xô, "Đô đốc Kuznetsov" (khi đó được gọi là "Tbilsi"). Dự án An-71 bị hủy bỏ để nhường chỗ cho Yakovlev Yak-44. Dù Yak-44 đang được phát triển (và vẫn chưa bị hủy bỏ vào thời điểm đó), hải quân Liên xô muốn có một biện pháp tạm thời và bắt đầu đầu tư vào những phương tiện có thể khác để hoạt động như một AEW, trên biển.
Với những kinh nghiệm có được trong việc sử dụng các trực thăng hoạt động trên biển, hải quân Liên Xô đã lựa chọn khung sườn loại Kamov Ka-27 đã được thử nghiệm và đáng tin cậy. Phòng Thiết kế Kamov đã trong quá trình phát triển Ka-29. Viện Kỹ thuật Radio Nizhny Novgorod đang làm việc với một thiết kế radar sẽ được sử dụng trên chiếc An-71, thiết kế tương tự (với những thay đổi thích hợp). Nên chúng được ghép với nhau năm 1980 và thiết kế được gọi là Ka-29RLD. Việc phát triển radar mất nhiều thời gian và mãi tới năm 1987, chuyến bay đầu tiên mới diễn ra. Phiên bản sản xuất của Ka-29RLD/-31 rất khác so với phiên bản gốc Ka-29.
Một số đặc tính riêng của Kamov Ka-31 gồm:
Sửa đổi.
Một số thay đổi kỹ thuật so với Ka-29 gồm, thay đổi ở động cơ, thêm các APU và quan trọng nhất là một hệ thống thủy lực nữa. Radar là E-801M OKO "("EYE")" được thiết kế bởi Viện Kỹ thuật Radio Nizhny Novgorod.
Các biến thể hoạt động được chuyển giao cũng có một Thiết bị ghi thông tin bay được thiết kế bởi Viện Kỹ thuật điện St.Petersburg/Leningrad, được lắp ở đuôi. Tới thời điểm Yak-44 bị hủy bỏ, trách nhiệm Chỉ huy và điều khiển được giao thêm cho KA-29RLD/Ka-31.
Dù được định danh chính thức là một thiết bị radar, nhiều nâng cấp đã được thêm vào để biến nó thành một máy bay AWACS.
Lịch sử hoạt động.
Việc phát triển và thử nghiệm bắt đầu năm 1987 với thái độ nghiêm túc, nhưng chúng đã bị ảnh hưởng bởi tình hình rối loạn chính trị và cắt giảm ngân sách hồi cuối thập niên 1980 và đầu 1990. Cuối cùng chiếc máy bay đi vào hoạt động với số lượng rất hạn chế trong hải quân Nga năm 1995 trên Tàu sân bay lớp Đô đốc Kuznetsov và các tàu khu trục lớp Sovremenny.
Hải quân Ấn Độ đã đặt hàng 4 Ka-31 radar năm 1999, và thêm 5 chiếc nữa năm 2001. Việc sản xuất với đầy đủ công suất loại máy bay này bắt đầu năm 2002. Gói đầu tiên gồm bốn chiếc đi vào hoạt động trong hải quân Ấn Độ tháng 4 năm 2003. Gói thứ hai được giao hàng năm 2005.
Với việc hải quân Ấn Độ đang trở thành một lực lượng sở hữu tàu sân bay, họ không chỉ hoạt động các máy bay trực thăng từ tàu sân bay và tàu khu trục, mà còn từ các căn cứ không quân gần bờ biển. Hoạt động trong hải quân Ấn Độ đã tiết lộ một hạn chế lớn của loại máy bay này, nó bị hạn chế về khả năng chịu đựng/tầm hoạt động, yếu tố quan trọng hàng đầu của một Lực lượng đặc nhiệm/Nhóm chiến đấu. Vì thế, HAL được giao nhiệm vụ thử nghiệm và có thể lắp đặt một hệ thống tái nạp nhiên liệu giữa các máy bay trực thăng. Tương tự, khi hoạt động ở Ấn Độ, chiếc máy bay nhận được hệ thống Abris GPS với đặc điểm một thiết bị thu 12 kênh và lựa chọn sử dụng các tham khảo chênh lệch GPS, được thiết kế lại bởi chính Kronstad.
Các gói sau có đặc điểm ở thiết bị hoa tiêu cho các bản đồ địa hình số, cảnh báo gần mặt đất, tự động cảnh báo tiếp cận vật cản, hoa tiêu tự động trên những tuyến đường đã được lập trình trước, ổn định khi bay và tự động trở về và hạ cánh trên tàu mẹ/căn cứ và thông tin liên quan tới trạng thái chiến thuật của máy bay.
Các bên sử dụng.
Xuất hiện tin đồn năm 2010 rằng PLAN đã yêu cầu ít nhất một trực thăng Ka-31 AEW để đánh giá. Tổng cộng 9 chiếc được cho là đã được đặt hàng. Những chiếc máy bay dự kiến sẽ đóng căn cứ trên những tàu sân bay Nga và tàu sân bay tự đóng đang được thực hiện. Những chiếc đầu tiên đã được giao tháng 11 năm 2010. | 1 | null |
Dầu Giây là thị trấn huyện lỵ của huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.
Địa lý.
Thị trấn Dầu Giây nằm ở trung tâm huyện Thống Nhất, có vị trí địa lý:
Thị trấn có diện tích 14,14 km², dân số năm 2018 là 23.309 người, mật độ dân số đạt 1.648 người/km².
Thị trấn cách thành phố Hồ Chí Minh 65km, cách thành phố Biên Hòa 35km, cách thành phố Long Khánh 10km và cách thành phố Phan Thiết 125km theo Quốc lộ 1A, cách thành phố Đà Lạt 234km theo Quốc lộ 20.
Lịch sử.
Nguồn gốc tên gọi.
Trước đây Dầu Giây vốn là tên của một số địa danh thuộc huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Có 2 giả thuyết phổ biến về tên gọi Dầu Giây:
Lịch sử hành chính.
Năm 1957, chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập xã Dầu Giây thuộc quận Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh. Chính quyền cách mạng cũng lập xã Bàu Hàm có địa giới tương ứng với xã Dầu Giây của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Đến năm 1976, xã Bàu Hàm được chia thành hai xã Bàu Hàm 1 và Bàu Hàm 2 thuộc huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Năm 2003, huyện Thống Nhất chia tách thành 2 huyện: Thống Nhất và Trảng Bom. Đồng thời, xã Xuân Thạnh thuộc huyện Long Khánh vừa giải thể được sáp nhập vào huyện Thống Nhất và là trung tâm huyện lỵ mới của huyện Thống Nhất.
Địa bàn thị trấn Dầu Giây trước đây là 2 ấp Lập Thành, Trần Hưng Đạo của Xuân Thạnh cũ và 2 ấp Phan Bội Châu, Trần Cao Vân của xã Bàu Hàm 2.
Ngày 10 tháng 5 năm 2019, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 694/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2019). Theo đó:
Hành chính.
Thị trấn Dầu Giây gồm có 4 khu phố: Lập Thành, Phan Bội Châu, Trần Cao Vân, Trần Hưng Đạo.
Kinh tế - xã hội.
Kinh tế.
Trên địa bàn thị trấn đang triển khai xây dựng nhiều công trình để phát triển kinh tế - xã hội như:
Xã hội.
Giáo dục.
Các trường học trên đìa bàn thị trấn:
Y tế.
Trên địa bàn thị trấn có Bệnh viện đa khoa Dầu Giây với quy mô lớn và những trung tâm y tế của xã, nhìn chung có thể đáp ứng được việc khám và chữa bệnh cho huyện.
Văn hóa.
Đình Dầu Giây tọa lạc tại khu phố Trần Cao Vân được UBND tỉnh Đồng Nai xếp hạng là Di tích lịch sử cấp tỉnh theo Quyết định 3969/QĐ-UBND ngày 04/12/2013. Đình Dầu Giây không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của dân địa phương, đặc biệt là đội ngũ công nhân cao su, mà trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam còn là địa điểm tập kết lương thực, thuốc men, đạn dược, trao đổi thư từ phục vụ lực lượng Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 19, 20/12 âm lịch, đình Dầu Giây tổ chức lễ Kỳ Yên, có đông đảo người đến tham dự.
Ngoài ra, thị trấn còn có nhiều địa điểm tín ngưỡng khác như: đền Mẫu Đông Cuông, đền Cờn, miếu Âm Hồn...
Giao thông.
Nhìn chung Dầu Giây có được thế mạnh về giao thông dễ tạo đà phát triển kinh tế. Thị trấn có 2 tuyến quốc lộ huyết mạch đi qua, đó là Quốc lộ 1 và Quốc lộ 20. Quốc lộ 20 có điểm khởi đầu tại ngã tư Dầu Giây. Tỉnh lộ DT769 cũng có điểm khởi đầu tại ngã tư Dầu Giây. Ngoài ra, thị trấn còn có có tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua.
Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây là đường cao tốc nối Thành phố Hồ Chí Minh với Đồng Nai, có điểm đầu tuyến là nút giao thông An Phú, thuộc thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh và điểm cuối là nút giao thông Dầu Giây, được thông xe toàn tuyến vào ngày 8 tháng 2 năm 2015. Đoạn Long Thành – Dầu Giây thuộc hệ thống đường bộ cao tốc Bắc – Nam.
Hiện tại, có các dự án giao thông và cơ sở hạ tầng sau đây đang được xây dựng: | 1 | null |
Edmund Burke (12 tháng 1 năm 1729 - 9 tháng 7 năm 1797) là một chính khách, nhà văn, nhà hùng, nhà lý thuyết học chính trị, và nhà triết học người Ireland. Sau khi chuyển tới Anh sinh sống, Edmund Burke đã phục vụ nhiều năm trong Viện Thứ dân Vương quốc Anh với tư cách là thành viên của đảng Whig.
Ông được nhớ đến chủ yếu là người đã ủng hộ những nhà Cách mạng Hoa Kỳ, và sau đó là phản đối cuộc Cách mạng Pháp. Sự phản đối cuộc cách mạng Pháp của Burke đã khiến ông trở thành nhân vật đi đầu thuộc phái bảo thủ trong đảng Whig, bè phái mà ông gọi là "Old Whigs" (Đảng viên Whig già), đối lập với những người ủng hộ cuộc cách mạng Pháp "New Whigs" (Đảng viên Whig trẻ), đứng đầu bởi Charles James Fox.
Edmund Burke được xem là nhà sáng lập tư tưởng của chủ nghĩa bảo thủ hiện đại, và là đại diện của chủ nghĩa tự do cổ điển.
Cuộc đời.
Thời ấu thơ và niên thiếu.
Edmund Burke sinh ra tại Dublin, Ireland. Cha mẹ ông là những người có tôn giáo riêng của mình: cha ông là tín đồ của đạo Tin Lành, còn mẹ ông lại chọn Công giáo làm tôn giáo của mình. Cậu bé Burke được giáo dục như một tín hữu của đạo Tin Lành và học tại Học viện Chúa Ba ngôi, Dublin vào năm 1744.
Trưởng thành.
Năm 1750, Edmund Burke bắt đầu học luật tại Middle Temple, Luân Đôn, Anh. Tuy nhiên, ngay sau đó, Burke quyết định chọn con đường khác khi du lịch khắp châu Âu lục địa. Năm 1757, ông xuất bản tác phẩm mỹ học "Tìm hiểu nguồn gốc những ý tưởng của chúng ta về cái trác tuyệt và cái đẹp", và ngay lập tức ông đã gây chú ý cho nhiều bộ óc lớn đương thời như Denis Diderot, Immanuel Kant. Tại xứ sở sương mù, Burke kết bạn với nhiều người như Samuel Johnson, David Garrick, Oliver Goldsmith, Joshua Reynolds.
Tổng quan về sự nghiệp.
Burke là một trong những nhà triết học quan trọng của thời kỳ Khai sáng và là một trong những nhà triết học lớn nhất của Ireland thời kỳ này. Ông là một trong những người đứng trên lập trường chủ nghĩa hoài nghi để đưa ra những tư tưởng triết học của mình. Ngoài ra, Burke còn là một chính trị gia gây nhiều tranh cãi. Thêm vào đó, ông còn viết những tác phẩm mỹ học, sáng lập tạp chí "Annual Register". Người ta cũng có thể biết đến Burke như là một trong những nhà hùng biện xuất sắc nhất của Anh lúc đó.
Những nét chính.
Chính trị.
Nếu như ông ủng hộ kiều dân Mỹ chống lại vua George III của Anh, từ đó dẫn đến Cách mạng Mỹ thì ở chiều ngược lại, cũng là ông nhưng lại là chống đối quyết liệt Cách mạng Pháp. Việc chống lại Cách mạng Pháp, một trong những sự kiện lớn nhất lịch sử thế giới, đã khiến Burke trở thành người đối lập với một nhóm có tên là Tân Whigs (đó là phe cấp tiến trong Đảng Whig, còn phe bảo thủ mà Burke ngả về được chính ông đặt tên là Cựu Whigs).
Burke là người biện giải đầu tiên cho những quy ước hiến pháp lâu đời, tư tưởng của đảng. Đối với ông, vai trò của người nghị viên là người đại diện tự do chứ không phải là người được ủy nhiệm, tức là nếu Burke có đi bỏ phiếu thì ông chỉ cần bỏ phiếu theo suy nghĩ của bản thân.
Triết học.
Tổng quan tư tưởng.
Chủ nghĩa hoài nghi bảo thủ có lẽ là điểm nổi bật nhất trong triết học của Burke. Nhà triết học Ireland này luôn tỏ rõ sự ngờ vực của mình đối với chủ nghĩa duy lý chính trị. Chẳng cần đến khi bàn về Cách mạng Pháp trong tác phẩm "Suy nghĩ về Cách mạng Pháp" (1790) mà ngay khi phái cấp tiến ở Anh đòi một cuộc cải cách dân chủ trong Nghị viện cách đó khoảng 9, 10 năm, Burke đã thể hiện rõ tính chất bảo thủ này của mình khi có ý kiến phản bác lại phái này. Burke nổi lên là nhà vô địch của chủ nghĩa hoài nghi khi ông chống lại chủ nghĩa duy lý của thời kỳ Khai sáng, thứ mà ông nghĩ "sự tự mãn siêu hình học giả mạo" của nó đã tạo ra "cuộc cách mạng của lý thuyết suông và giáo điều không thực tế".
Khế ước xã hội.
Hệ quả rõ ràng mà chủ nghĩa hoài nghi bảo thủ của Burke đem lại đó là tôn sùng sự tự do do khế ước xã hội mang lại. Các khối thịnh vượng chung không được xây dựng và thay đổi theo các nguyên tắc tiên thiên. Khái niệm về một đạo luật nguyên thủy của khế ước chỉ là nguyên tắc chung. Khế ước duy nhất trong chính trị chính là cái đồng thuận cột chặt tất cả các thế hệ; "chỉ là một mệnh đề trong khế ước nguyên thủy vĩ đại của xã hội vĩnh cửu".
Burke không chấp nhận tính duy ý chí trong khế ước tự do duy lý chủ nghĩa. Cá nhân không tự do sáng tạo thể chế chính trị. Xã hội, chính trị và luật lệ không "nằm dưới quyền kiểm soát của những người, mà vì bổn phận, và vì cực kỳ ưu việt, buộc ý chí mình tuân thủ luật lệ đó". Con người và các nhóm "không được tự do về mặt đạo đức, không được tùy ý" tiêu diệt các cộng đồng và gây nên "tình trạng hỗn loạn phi xã hội, thô lỗ, không liên lạc gì với nhau".
Trí tuệ của con người.
Burke còn suy nghĩ rằng, trí tuệ của con người là hạn hẹp, nhưng họ cố vượt qua những giới hạn để đến với những ý thức hệ viển vông. Họ cho rằng, không có rào cản trong công việc đó và với sức mạnh của mình và thông qua chính trị, thực tế sẽ phù hợp với ảo tưởng của họ. Qua đó Burke muốn chúng ta đánh giá đúng khả năng của mình, "đẳng cấp lệ thuộc của mình trong tạo hoá". Lý luận của ông đó là Thượng đế chỉ cho chúng ta đứng ở một vị trí nhất định và chúng ta phải biết giới hạn khi đứng ở đó. Burke còn khuyên rằng các chính trị gia đừng dựa vào trí tuệ của mình mà hãy dựa vào "ngân hàng chung và vốn liếng của các quốc gia và của mọi thời đại". Ông cũng cho rằng vì mọi người quên mất điều này nên mới cố theo cải cách mang tính duy lý, những thứ vượt quá khả năng của bản thân.
Cách mạng Pháp.
Burke đã không tiếc lời thậm tệ để chỉ trích Cách mạng Pháp. Nhiều ý kiến của ông chứng tỏ điều đó. Ông nói người Pháp có tội lỗi là bởi "sự tinh tế khó hiểu của siêu hình học chính trị của họ". "Niềm tin vào chủ nghĩa giáo điều của các triết gia" khiến họ lệ thuộc vào cái trừu tượng, sự tư biện và nguyên lý tiên thiên của tự nhiên, tự do và bình đẳng, coi đó là nền tảng của cải cách. Burke đã thực hiện một phép giữa người Pháp và người Anh khi ông có ý kiến rằng: "...không có những ảo tưởng như vậy; họ hiểu sự phức tạp và dễ vỡ của bản chất con người và những thiết chế do con người dựng lên..."
Tự nhiên và trật tự tự nhiên.
Khi nhìn vào những tác phẩm Burke trình bày về nước Pháp, ta có thể thấy một điều: Ông đề cập nhiều đến các nguyên tắc bất biến.
Ý kiến của Burke cho rằng, cảm xúc và tinh thần của con người phù hợp với sự sắp xếp vĩ đại của vũ trụ. Diễn giải cụ thể hơn, xung lực của tự nhiên cũng đã ẩn chứa sự tự kiềm chế và phê bình, đạo đức và tinh thần xuất phát từ nó và ủng hộ nó nếu xét về bản chất. Hệ luận là xã hội và nhà nước tạo điều kiện để con người phát huy hết tiềm năng của bản thân, hiện thân của sự thiện hảo phổ biến; đại diện cho thỏa thuận về quy phạm và cứu cánh. Cộng đồng chính trị hành động đúng như một khối thống nhất.
Cách lý giải trên của Burke thể hiện sự kính trọng lịch sử, tục lệ và thành tựu xã hội. Do đó, theo nhà triết học Ireland, việc biến đổi xã hội là tất yếu khả hữu và đáng mơ ước. Nhưng phạm vi và vai trò của tư tưởng phải hoạt động như một công cụ của cải cách. Công cụ đó phải hoạt động với sức mạnh mà căng thẳng hay khả thể đặc biệt nào đó đem lại, sự tỉ mỉ trong những quá trình, chứ không phải với kế hoạch to tát đòi sự can thiệp rộng lớn. Hơn nữa, công cụ đó cũng không được nhấn mạnh đến cứu cánh khi đã gây tổn thất. Nói rõ ra, nó không để cho chủ nghĩa duy tâm đạo đức đối lập cực đoan với trật tự đương thời. Nếu để chuyện đó xảy ra, nó sẽ tác động đến sự phát triển tự nhiên của xã hội, kích hoạt những lực lượng không thể kiểm soát được và cả những phép biện chứng của những yếu tố bị loại trừ. Diễn giải như vậy, Burke đi đến một hy vọng đó là không cần phải thực hiện những cứu cánh cụ thể mà chỉ cần hòa giải những thành tố của cộng đồng là được.
Ảnh hưởng.
Burke thể hiện rõ ảnh hưởng của mình đến với những người phản cách mạng ở Đức và Pháp. Ảnh hưởng của ông đến nước Anh còn lớn hơn, bền vững hơn, cân bằng hơn. | 1 | null |
Xenophanes của Colophon (tiếng Hy Lạp: Ξενοφάνης ὁ Κολοφώνιος; 570 - 475 TCN) là một nhà triết học, thần học, nhà thơ, nhà phê bình tôn giáo và xã hội người Hy Lạp. Cuộc đời Xenophanes là cả một cuộc phiêu lưu, ông rời Ionia lúc 25 tuổi và tiếp tục cuộc hành trình khắp Hy Lạp trong 67 năm tiếp theo đó. Một vài học giả cho rằng ông sống lưu đày ở Sicily. Những hiểu biết về quan điểm của Xenophanes lấy từ những tài liệu thơ còn sót lại của ông, tồn tại dưới dạng những lời trích dẫn của những nhà văn Hy Lạp sau này. Các tác phẩm thơ iamb của ông chỉ trích và châm biếm rất nhiều ý tưởng, bao gồm Homer và Hesiod, niềm tin vào Patheon và những vị thần hình người và sự sùng bái thể thao ở Hy Lạp.
Những nghiên cứu.
Triết học.
Xenophanes diễn tả các luận điểm triết học của mình bằng thơ. Điểm nổi bật trong tư tưởng của nhà triết học này là tư tưởng vô thần.
Thần thánh không có ý nghĩa gì.
Chủ đề thần thánh là một trong những chủ đề được để ý bởi các nhà triết học của Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên, thái độ của họ khi tiếp cận chủ đề này là khác nhau. Trường phái Milet tỏ rõ sự dè chừng, trường phái Pythagoras lại thể hiện sự sùng bái, tôn thờ. Còn Xenophanes thì lại lựa chọn thái độ khác. Ông tiếp cận chủ đề thàn thánh với thái độ vô thần. Ông miêu tả những nhân vật này cũng giống con người chúng ta. Ông còn quan niệm rằng con người mới tạo ra thần thánh chứ không phải là điều ngược lại, con người tưởng tượng ra thần thành theo khuôn mẫu của mình, nên có bao nhiêu chủng tộc thì có bấy nhiêu kiểu thần thánh và nghi lễ tôn giáo, phong tục, lối sống. Xenophanes đã từng viết:
So với các nhà triết học cùng thời, Xenophanes đã là người sớm nhìn ra vai trò của các nhân tố xã hội, văn hóa đối với tôn giáo và đặc biệt là ông đã tiếp cận được những tư tưởng nói về bản chất của tôn giáo. Ông được coi là một trong những nhà triết học khai sinh chủ nghĩa vô thần.
Từ lập trường vô thần, Xenophanes cho rằng nghệ thuật, thi ca, triết học phải mang hơi thở của cuộc sống, không nên sa vào việc ca ngợi chiến công của những nhân vật không có thật. Theo nhà vô thần này, chúng ta chưa từng thấy một vị thần nửa người nửa ngựa nào nên không cần phải tạc tượng, ca ngợi về nó.
Chủ nghĩa tương đối.
Cái đáng quan tâm đối với ông chính là trí tuệ. Không giống như những người ở quê hương, Olympic, ông xem thường cơ bắp rất nhiều. Đối với ông, "Trí tuệ sáng suốt của chúng ta tốt hơn sức mạnh của người và ngựa". Chính vì đề cao vai trò của trí tuệ, của sự thông thái nên ông phủ nhận nhận thức cảm tính. Đó chỉ là bề ngoài ên nó không giúp ta khiểu được chân lý. Tuy nhiên, ông lại cho rằng nhận thức lý tính có thẻ lừa dối chúng ta một cách ngọt ngào. "Không ai biết chính xác một điều gì cà", Xenophanes đã nói thế và ông đã rơi vào chủ nghĩa tương đối.
Nguồn gốc của sự vật: Đất.
Biểu hiện của tư tưởng vô thần của Xenophanes chính là việc ông giải thích thế giới bằng một sự vật cụ thể nào đó như Thales, Anaximenes hay Heraclitus. Tuy nhiên, không giống họ, ông chọn đất là khởi nguồn của mọi vật. Khi quan sát những vật quý hiện còn tồn tại ở bờ biển, ông đã đưa ra kết luận như vậy. Nếu có điểm tương đồng thì đó là việc ông chọn nước là thứ phát triển sự vật (Thales đã từng chọn nước là khởi nguồn của mọi vật).
Tuy nhiên, một mâu thuẫn đã nảy sinh ở Xenophanes. Ông vừa khẳng định đất là khởi nguồn của thế giới (đó là một "thế giới vĩnh hằng. Sự diêt vong của nó không tuyệt đối. Sau khi trái đất trở thành một vũng bùn, và mọi sinh linh, kể cả con người chết đi trong vũng bùn đó, vũng bùn này một lần nữa được tái sinh."), tức là chọn vật chất làm khởi nguồn, vừa cho rằng Thượng đế chính là tự nhiên. Ngài nhìn thấy tất cả, nghe thấy tất cả, suy nghĩ về tất cả, điều khiển thế giới bằng sức mạnh của trí tuệ. Ngài tồn tại dưới dạng hình cầu có giới hạn, Vì vậy, Xenophanes là một nhà duy vật, nhưng cũng là một nhà siêu hình. | 1 | null |
Sir Thomas Sean Connery (sinh ngày 25 tháng 8 năm 1930 - mất ngày 31 tháng 10 năm 2020) là một cựu diễn viên và nhà sản xuất phim người Scotland. Ông được biết đến nhiều nhất với tư cách là diễn viên đầu tiên thể hiện nhân vật James Bond tham gia bảy phần phim Bond (mỗi phim từ "Dr. No" đến "You Only Live Twice", cộng với "Diamonds Are Forever" và "Never Say Never Again") từ năm 1962 đến 1983.
Connery đã tham gia các tác phẩm truyền hình và sân khấu nhỏ hơn cho đến khi ông chuyển sang đóng các bộ phim Bond. Ông trở thành một diễn viên chính với thành công khi đóng vai này. Các phim của ông còn có "Marnie" (1964), "Murder on the Orient Express" (1974), "The Man Who would Be King" (1975), "The Wind and the Lion" (1975), "A Bridge Too Far" (1977), "Highlander" (1986), "The Name of the Rose" (1986), "The Untouchables" (1988), "Indiana Jones and the Last Crusade" (1989), "The Hunt for Red October" (1990), "Dragonheart" (1996), "The Rock" (1996) và "Finding Forrester" (2000)). Connery từ giã nghiệp diễn vào năm 2006. Thành tích của ông bao gồm một Giải Oscar, hai Giải thưởng BAFTA (một Giải thưởng Học bổng Học viện BAFTA), và ba Giải Quả cầu vàng, bao gồm Giải thưởng Cecil B. DeMille và Giải thưởng Henrietta. Ông đã nhận được giải thưởng thành tựu trọn đời ở Mỹ với Danh dự Trung tâm Kennedy vào năm 1999. Connery đã được phong tước Hiệp sĩ trong Danh hiệu Năm mới 2000 cho các đóng góp trong phim chính kịch.
Connery đã được "The Sunday Herald" bình chọn năm 2004 là "Người Scotland còn sống vĩ đại nhất" và trong một cuộc khảo sát EuroMillions năm 2011 là "Kho báu quốc gia còn sống vĩ đại nhất của Scotland". Ông được tạp chí "People" bình chọn là "Người đàn ông quyến rũ nhất còn sống" năm 1989 và "Người đàn ông quyến rũ nhất thế kỷ" năm 1999.
Tuổi thơ.
Thomas Sean Connery, được đặt tên là Thomas theo tên ông nội của mình, sinh ra ở Fountainbridge, Edinburgh, Scotland vào ngày 25 tháng 8 năm 1930. Mẹ ông, Euphemia "Effie" McBain McLean, là một phụ nữ chuyên làm việc dọn dẹp. Bà là con gái của Neil McLean và Helen Forbes Ross, và được đặt tên theo mẹ của cha của bà, Euphemia McBain, vợ của John McLean và con gái của William McBain từ Ceres ở Fife. Cha của Connery, Joseph Connery, là một công nhân nhà máy và tài xế xe tải.
Cha mẹ của ông có ông bà nội là những người đã di cư đến Scotland từ Ireland vào giữa thế kỷ 19. Phần còn lại của gia đình Connery là người gốc Scotland, và ông bà ngoại của ông là những người nói tiếng Gaelic Scotland bản địa từ Fife (điều này là bất thường, đối với một người nói ngôn ngữ này), và Uig on Skye. Cha của ông là người Công giáo La Mã, còn mẹ của ông theo đạo Tin lành. Ông có một người em trai, Neil. Connery nói rằng ông được gọi là Sean, tên đệm của ông ấy, rất lâu trước khi trở thành một diễn viên, giải thích rằng khi ông ấy còn trẻ, ông ấy có một người bạn Ailen tên là Séamus và những người biết cả hai đã quyết định gọi Connery bằng tên đệm của Seamus bất cứ khi nào cả hai cùng có mặt. Thời trẻ, ông thường được gọi là "Tommy". Mặc dù thấp bé ở trường tiểu học, nhưng Connery đã phát triển nhanh chóng vào khoảng năm 12 tuổi, đạt đến chiều cao hoàn toàn của người trưởng thành là ở tuổi 18. Thời niên thiếu, Connery được biết đến với biệt danh "Big Tam", và tuyên bố rằng ông đã "mất trinh" vào tay một phụ nữ trưởng thành mặc đồng phục ATS ở tuổi 14.
Công việc đầu tiên của Connery là bán sữa ở Edinburgh với Hiệp hội Hợp tác xã St. Cuthbert. Năm 2009, Connery nhớ lại cuộc trò chuyện trên taxi:
Năm 1946, ở tuổi 16, Connery gia nhập Hải quân Hoàng gia, trong thời gian đó, ông có hai hình xăm, trong đó trang web chính thức của ông nói rằng "không giống như nhiều hình xăm, của ông không phù phiếmnhững hình xăm của Connery phản ánh hai cam kết trọn đời của ông: gia đình ông ấy và Scotland... Một hình xăm là để tưởng nhớ cha mẹ với nội dung 'Mẹ và bố', và hình xăm còn lại là tự giải thích, 'Scotland muôn năm.' " Connery được đào tạo ở Portsmouth tại trường súng hải quân và trong một cuộc chống Phi hành đoàn máy bay. Sau đó ông được bổ nhiệm làm Thủy thủ trên tàu HMS "Formosystem". Connery được giải ngũ khỏi hải quân năm 19 tuổi vì lý do y tế vì bệnh loét tá tràng, một tình trạng ảnh hưởng đến hầu hết nam giới trong các thế hệ trước của gia đình ông.
Sau đó, Connery quay trở lại hợp tác xã, rồi làm công việc lái xe tải, nhân viên cứu hộ tại các phòng tắm ở Portobello, lao động, người mẫu nghệ sĩ cho Đại học Nghệ thuật Edinburgh, và sau lời đề nghị của cựu Mr. Scotland, Archie Brennan, thợ đánh bóng quan tài. Công việc làm mẫu giúp ông có được 15 shilling một giờ. Nghệ sĩ Richard Demarco, lúc đó là một sinh viên đã vẽ một số bức tranh ban đầu về Connery, mô tả ông là "rất thẳng thắn, hơi nhút nhát, quá đẹp để có thể dùng lời mô tả, một Adonis ảo".
Connery bắt đầu tập thể hình từ năm 18 tuổi, và từ năm 1951 đã tập luyện nặng với Ellington, một cựu huấn luyện viên thể dục trong Quân đội Anh. Trong khi trang web chính thức của anh ấy tuyên bố anh ấy đứng thứ ba trong cuộc thi Mr Universe năm 1950, hầu hết các nguồn đều xếp ông ấy vào cuộc thi năm 1953, hoặc thứ ba trong lớp Junior hoặc không đạt trong phân loại Người cao. Connery nói rằng ông sớm chán nản với việc tập thể hình khi nhận thấy rằng người Mỹ thường xuyên đánh bại mình trong các cuộc thi vì kích thước cơ bắp tuyệt đối và, không giống như Connery, họ từ chối tham gia các hoạt động thể thao có thể khiến họ mất khối lượng cơ.
Connery là một cầu thủ bóng đá nhiệt tình, từng chơi cho Bonnyrigg Rose những ngày còn trẻ. Ông đã được mời thử việc với East Fife. Trong chuyến lưu diễn với "South Pacific", Connery đã chơi trong một trận đấu bóng đá với một đội bóng địa phương mà Matt Busby, huấn luyện viên của Manchester United, tình cờ làm tuyển trạch viên. Theo báo cáo, Busby rất ấn tượng với sức mạnh thể chất của Connery và đề nghị Connery một hợp đồng trị giá 25 bảng một tuần () ngay sau trận đấu. Connery thừa nhận rằng đề nghị này khá cám dỗ, nhưng ông nhớ lại: "Tôi nhận ra rằng một cầu thủ bóng đá hàng đầu có thể hết thời vào năm 30 tuổi, và tôi đã 23. Tôi quyết định trở thành một diễn viên và hóa ra quyết định đó là một trong những quyết định thông minh hơn của tôi."
Sự nghiệp.
1950s.
Với mục đích kiếm thêm thu nhập, Connery đã làm thêm việc hỗ trợ hậu trường tại Nhà hát King vào cuối năm 1951. Ông bắt đầu quan tâm đến kịch nghệ, và một sự nghiệp đã được khởi xướng. Trong một cuộc thi thể hình được tổ chức tại Luân Đôn năm 1953, một trong những đối thủ đã đề cập rằng các buổi thử giọng đang được tổ chức cho việc sản xuất vở nhạc kịch "South Pacific", và Connery đã có được một vai phụ với tư cách là một trong những chàng trai hợp xướng Seabees. Vào thời điểm việc sản xuất đến Edinburgh, ông đã được giao vai diễn của Marine Cpl Hamilton Steeves và học hỏi hai trong số những diễn viên vị thành niên đang nổi bật, và mức lương của anh ấy đã được tăng từ 12 bảng lên 14 bảng 10 shillings một tuần. Việc sản xuất quay trở lại vào năm sau do nhu cầu phổ biến, và Connery được nâng cấp vào diễn vai chính Trung úy Buzz Adams, mà Larry Hagman đã thể hiện trong West End.
Khi ở Edinburgh, Connery là mục tiêu của băng đảng Valdor, một trong những băng nhóm bạo lực nhất thành phố. Lần đầu tiên ông bị họ tiếp cận trong một phòng chơi bi-a, tại đó ông đã không cho họ lấy trộm áo khoác và sau đó bị sáu thành viên băng đảng đi theo đến một ban công cao 15 foot ở Palais. Tại đó Connery đã tấn công trực diện nhằm vào các thành viên băng nhóm này, tóm lấy cổ họng một tên và tóm bắp tay một tên khác và đập đầu chúng vào nhau. Kể từ đó, Connery được cả băng nhóm này đối xử hết sức tôn trọng và nổi tiếng với biệt danh là "kẻ cứng cựa".
Connery gặp Michael Caine lần đầu tại một bữa tiệc trong quá trình sản xuất "South Pacific"vào năm 1954, và hai người sau đó trở thành bạn thân. Trong quá trình sản xuất "South Pacificg" tại Nhà hát Opera, Manchester trong giai đoạn Giáng sinh năm 1954, Connery bắt đầu quan tâm nghiêm túc đến sân khấu thông qua nam diễn viên người Mỹ Robert Henderson, người đã cho ông mượn bản sao của các tác phẩm "Hedda Gabler", "The Wild Duck", và "When We Dead Awaken" của Henrik Ibsen, và sau đó đưa các tác phẩm của những người như Marcel Proust, Leo Tolstoy, Ivan Turgenev, George Bernard Shaw, James Joyce và William Shakespeare để Connery đọc. Henderson thúc giục ông tham gia các bài học về phân bổ và cho Connery các vai diễn tại Nhà hát Maida Vale ở London. Ông đã bắt đầu sự nghiệp điện ảnh, tham gia diễn xuất trong vở nhạc kịch "Lilacs in the Spring" năm 1954 của Herbert Wilcox cùng với Anna Neagle.
Mặc dù Connery đã đảm nhận một số vai phụ, ông vẫn phải vật lộn để kiếm sống và buộc phải chấp nhận công việc bán thời gian như một người trông trẻ cho nhà báo Peter Noble và vợ là nữ diễn viên Marianne, công việc này giúp ông có được 10 shilling mỗi tối. Ông gặp nữ diễn viên Hollywood Shelley Winters vào một đêm tại nhà của Noble, người mô tả Connery là "một trong những người Scotland nam tính và quyến rũ nhất" mà cô từng thấy, và sau đó đã dành nhiều buổi tối cùng anh em nhà Connery uống bia. Vào khoảng thời gian này, Connery đang cư trú tại nhà của người dẫn chương trình truyền hình Llew Gardner. Henderson giúp Connery có vai diễn với thu nhập £ 6 một tuần Q Theatre sản xuất vở "Witness for Prosecution" của Agatha Christie, trong thời gian đó ông đã gặp và trở thành bạn bè với đồng hương Ian Bannen. Tiếp theo vai diễn này là "Point of Departure" và "A Witch in Time" at Kew, vai Pentheus đối diện với bạn diễn Yvonne Mitchell trong "The Bacchae" at the Oxford Playhouse, và một vai đối diện với Jill Bennett trong vở "Anna Christie" của Eugene O'Neill sản xuất.
Trong thời gian làm việc tại Nhà hát Oxford, Connery đã giành được một vai diễn ngắn như một võ sĩ quyền anh trong bộ phim truyền hình "The Square Ring", trước khi được đạo diễn người Canada Alvin Rakoff, người đã giao cho anh nhiều vai diễn trong "The Condemned", được quay tại Dover ở Kent. Năm 1956, Connery xuất hiện trong vở kịch "Epitaph", và đóng một vai nhỏ như một kẻ lưu manh trong tập "Ladies of the Manor" của loạt phim về cảnh sát "Dixon of Dock Green của" Đài truyền hình BBC. Tiếp theo là các diễn viên phụ truyền hình trong "Sailor of Fortune" và "The Jack Benny Program".
Vào đầu năm 1957, Connery đã thuê đại diện Richard Hatton, người đã giúp ông có vai diễn điện ảnh đầu tiên, trong vai Spike, một tên trùm xã hội đen nhỏ tuổi bị chứng khó diễn đạt trong phim "No Road Back" của Montgomery Tully cùng với Skip Homeier, Paul Carpenter, Patricia Dainton và Norman Wooland. Vào tháng 4 năm 1957, Rakoffsau khi thất vọng bởi Jack Palanceđã quyết định trao cho nam diễn viên trẻ cơ hội đầu tiên của mình trong một vai chính, và chọn Connery vào vai Mountain McLintock trong bộ phim "Requiem For a Heavyweight" của Đài truyền hình BBC, phim cũng có sự tham gia của Warren Mitchell và Jacqueline Hill. Sau đó, Connery đóng vai một tài xế xe tải bất hảo, Johnny Yates, trong Cy Endfield 's "Hell Drivers" (1957) cùng với Stanley Baker, Herbert Lom, Peggy Cummins và Patrick McGoohan. Sau đó vào năm 1957, Connery xuất hiện trong bộ phim hành động MGM kém được đón nhận của Terence Young "Action of the Tiger" cùng với Van Johnson, Martine Carol, Herbert Lom và Gustavo Rojo; bộ phim được quay tại địa điểm ở miền nam Tây Ban Nha. Ông cũng có một vai nhỏ trong bộ phim kinh dị "Time Lock" (1957) của Gerald Thomas với vai một thợ hàn, xuất hiện cùng với Robert Beatty, Lee Patterson, Betty McDowall và Vincent Winter; bộ phim này bắt đầu quay vào ngày 1 tháng 12 năm 1956 tại Beaconsfield Studios.
Connery được đóng vai chính trong bộ phim melodrama "Another Time, Another Place" (1958) với vai một phóng viên người Anh tên là Mark Trevor, vướng vào mối tình ngang trái với Lana Turner và Barry Sullivan. Trong quá trình quay phim, bạn trai gangster có tính sở hữu của ngôi sao Turner, Johnny Stompanato, người từ Los Angeles đến thăm, tin rằng cô đang ngoại tình với Connery. Connery và Turner đã cùng nhau tham dự các buổi trình diễn ở West End và các nhà hàng ở London. Stompanato xông vào phim trường và chĩa súng vào Connery, và bị Connery tước vũ khí và đánh gục anh ta vào lưng. Stompanato sau đó đã bị cấm không được vào phim trường. Hai thám tử của Scotland Yard khuyên Stompanato nên rời đi và hộ tống Connery đến sân bay, và ông lên máy bay trở về Mỹ. Connery sau đó kể lại rằng ông đã phải nằm im trong một thời gian sau khi nhận được những lời đe dọa từ những người đàn ông có liên hệ với ông chủ của Stompanato, Mickey Cohen.
Năm 1959, Connery đảm nhận vai chính trong bộ phim "Darby O'Gill and the Little People" (1959) của Walt Disney Productions của Robert Stevenson cùng với Albert Sharpe, Janet Munro và Jimmy O'Dea. Bộ phim là câu chuyện về một người Ireland gian xảo và cuộc chiến đấu trí của anh ta với yêu tinh. Khi bộ phim ra mắt ban đầu, AH Weiler của "The New York Times" đã khen ngợi dàn diễn viên (cứu Connery mà anh ấy mô tả là "chỉ cao, đen và đẹp trai ") và cho rằng bộ phim là một "sự kết hợp quá sức quyến rũ của những câu chuyện cao siêu Gaelic tiêu chuẩn, giả tưởng và lãng mạn. " Ông cũng có những vai diễn truyền hình nổi bật trong các tác phẩm "Adventure Story" năm 1961 của Rudolph Cartier và "Anna Karenina" cho Đài truyền hình BBC, tại phim Anna Karenina ông đóng chung với Claire Bloom.
James Bond: 1962–1971, 1983.
Bước đột phá của Connery đến với vai điệp viên James Bond của Anh. Ông không muốn tham gia một loạt phim, nhưng ông hiểu rằng nếu bộ phim thành công, sự nghiệp của mình sẽ được hưởng lợi rất nhiều. Connery đóng vai 007 trong năm bộ phim Bond đầu tiên: "Dr. No" (1962), "From Russia with Love" (1963), "Goldfinger" (1964), "Thunderball" (1965), và "You Only Live Twice" (1967) - sau đó xuất hiện trở lại với vai Bond trong "Diamonds Are Forever" (1971) và "Never Say Never Again" (1983). Cả bảy bộ phim đều thành công về mặt thương mại. James Bond, do Connery thể hiện, đã được Viện phim Mỹ chọn là anh hùng vĩ đại thứ ba trong lịch sử điện ảnh.
Việc Connery được lựa chọn cho vai James Bond phần lớn do công của Dana Broccoli, vợ của nhà sản xuất Albert "Cubby" Broccoli, người được cho là có công trong việc thuyết phục chồng cô rằng Connery là người phù hợp. Người tạo ra James Bond, Ian Fleming, ban đầu nghi ngờ việc chọn Connery, nói rằng, "Anh ấy không giống như những gì tôi hình dung về ngoại hình của James Bond", và "Tôi đang tìm Chỉ huy Bond chứ không phải một diễn viên đóng thế quá cao lớn", thêm rằng Connery (6 '2" và là người Scotland) chưa được tinh chế. Bạn gái của Fleming là Blanche Blackwell nói với anh rằng Connery có sức hấp dẫn tình dục cần thiết, và Fleming đã thay đổi quyết định sau buổi ra mắt thành công của "Dr." "No". Fleming rất ấn tượng đến nỗi ông đã viết các chi tiết cuộc đời của Connery vào nhân vật. Trong cuốn tiểu thuyết "You Only Live Twice" năm 1964, Fleming viết rằng cha của Bond là người Scotland và đến từ Glencoe ở Cao nguyên Scotland.
Vai diễn Bond của Connery nhờ rất nhiều vào sự dạy dỗ về phong cách của đạo diễn Terence Young, điều này đã giúp đánh bóng ông trong khi sử dụng sự duyên dáng và sự hiện diện của ông trong các pha hành động. Lois Maxwell, người đóng vai Miss Moneypenny, kể lại rằng "Terence đã chăm bẵm Sean. Anh đưa Sean đi ăn tối, chỉ cho anh ta cách đi lại, cách nói chuyện, thậm chí cả cách ăn uống." Việc dạy dỗ này đã thành công; Connery đã nhận được hàng nghìn lá thư của người hâm mộ mỗi tuần sau khi "Dr. No" ra mắt, và ông đã trở thành một biểu tượng tình dục chính trong phim.
Trong quá trình quay "Thunderball" vào năm 1965, mạng sống của Connery gặp nguy hiểm trong cảnh quay với những con cá mập trong hồ bơi của Emilio Largo. Connery đã lo lắng về mối đe dọa này khi anh đọc kịch bản. Connery khăng khăng yêu cầu Ken Adam xây một vách ngăn Plexiglas đặc biệt bên trong hồ bơi, nhưng đây không phải là cấu trúc cố định và một trong những con cá mập đã vượt qua được vách ngăn. Ông đã buộc phải bỏ chạy khỏi hồ bơi ngay lập tức.
Các vai diễn khác.
Mặc dù Bond đã khiến ông trở thành ngôi sao, Connery đã cảm thấy mệt mỏi với vai diễn này và áp lực mà nhượng quyền thương mại đặt lên bản thân, nói rằng "[Tôi] chán ngấy ở đây với toàn bộ những gì liên quan đến Bond" và "Tôi luôn ghét điều đó. James Bond. Tôi muốn giết anh ta. " Michael Caine nói về tình huống này, "Nếu bạn là bạn của ông ấy trong những ngày đầu tiên, bạn đã không đề cao chủ đề về Bond. Connery đã và đang là một diễn viên giỏi hơn nhiều so với việc chỉ đóng vai James Bond, nhưng ông ấy đã trở thành đồng nghĩa với Bond. Khi Connery sẽ đi bộ xuống phố và mọi người sẽ nói, "Nhìn kìa, đây là James Bond." Điều đó đặc biệt khiến ông ấy khó chịu. "
Trong khi thực hiện các bộ phim Bond, Connery cũng đóng vai chính trong các bộ phim khác như "Marnie" của Alfred Hitchcock (1964) và Sidney "The Hill" của Lumet (1965). Trong "Marnie", Connery đóng cùng Tippi Hedren. Connery đã nói rằng ông muốn làm việc với Hitchcock, và Eon đã sắp xếp thông qua các mối liên hệ của họ. Connery cũng khiến nhiều người kinh ngạc khi yêu cầu được xem kịch bản; điều mà Connery đã làm bởi vì ông lo lắng về việc bị định hình như một điệp viên và anh ta không muốn làm một biến thể của "North by Northwest" hoặc "Notorious". Khi được đại diện của Hitchcock cho biết rằng Cary Grant không yêu cầu xem dù chỉ một trong các kịch bản của Hitchcock, Connery đã trả lời: "Tôi không phải Cary Grant." Hitchcock và Connery đã rất hợp nhau trong quá trình quay phim. Connery cũng cho biết ông rất hài lòng với bộ phim "với sự dè dặt nhất định". Trong "The Hill", Connery muốn đóng một vai gì đó không liên quan đến Bond, và sử dụng đòn bẩy của mình như một ngôi sao để đóng vai chính trong phim. Mặc dù bộ phim không thành công về mặt tài chính, nhưng nó là một bộ phim được khen ngợi, ra mắt tại Liên hoan phim Cannes với giải Kịch bản hay nhất.
Đã đóng vai Bond sáu lần, Connery nổi tiếng toàn cầu đến mức ông đã chia sẻ Giải Quả cầu vàng Henrietta với Charles Bronson cho "Nam chính được yêu thích nhất trong phim" vào năm 1972. Ông xuất hiện trong John Huston's "The Man Who Will Be King" (1975) cùng với Michael Caine. Vào vai hai cựu binh sĩ Ông đã tự đặt mình làm Vua ở Kafiristan, cả hai diễn viên đều coi đây là bộ phim yêu thích của họ. Cùng năm, ông xuất hiện trong "The Wind and the Lion" đối diện với Candice Bergen, người đóng vai Eden Pedecaris (dựa trên sự kiện Perdicaris ngoài đời thực), và năm 1976 đóng vai Robin Hood trong "Robin and Marian", nơi ông đóng vai chính đối diện Audrey Hepburn, người đóng vai Maid Marian. Nhà phê bình phim Roger Ebert, người đã ca ngợi diễn xuất kép của Connery và Caine trong "The Man Who Will Be King", đã ca ngợi sự ăn ý giữa Connery với Hepburn, viết: "Connery và Hepburn dường như đã hiểu nhau ngầm về các nhân vật của họ. Họ tỏa sáng. Họ thực sự có vẻ yêu nhau. "
Trong những năm 1970, Connery là một phần của dàn diễn viên chính trong các bộ phim như "Murder on the Orient Express" (1974) với Vanessa Redgrave và John Gielgud, và "A Bridge Too Far" (1977) đóng chung với Dirk Bogarde và Laurence Olivier. Năm 1981, Connery xuất hiện trong bộ phim "Kẻ cướp thời gian" với vai Agamemnon. Sự lựa chọn diễn viên bắt nguồn từ một trò đùa mà Michael Palin đưa vào kịch bản, trong đó ông mô tả nhân vật tháo mặt nạ của mình là "Sean Connery hoặc người có tầm vóc tương đương nhưng rẻ hơn ". Khi được cho xem kịch bản, Connery rất vui khi được đóng vai phụ. Năm 1982, Connery dẫn phim "G'olé!", bộ phim chính thức của FIFA World Cup 1982.
Connery đồng ý đóng lại Bond với vai một điệp viên 007 già nua trong "Never Say Never Again", phát hành vào tháng 10 năm 1983. Tiêu đề này do vợ ông gợi ý, đề cập đến tuyên bố trước đó của Connery rằng ông sẽ "không bao giờ trở lại" vai diễn này. Mặc dù bộ phim đạt thành tích tốt tại phòng vé, nhưng nó lại gặp phải nhiều vấn đề trong khâu sản xuất: mâu thuẫn giữa đạo diễn và nhà sản xuất, vấn đề tài chính, nỗ lực của những người quản lý bất động sản Fleming để dừng bộ phim và cổ tay của Connery bị cắt bởi biên đạo múa Steven Seagal. Kết quả của những trải nghiệm tiêu cực trong quá trình quay phim, Connery trở nên không hài lòng với các hãng phim lớn và không làm bất kỳ bộ phim nào trong hai năm. Sau bộ phim thành công ở châu Âu "The Name of the Rose" (1986), mà anh đã giành được Giải BAFTA cho Nam diễn viên chính xuất sắc nhất, mối quan tâm của Connery đối với các tài liệu thương mại hơn đã được hồi sinh. Cùng năm đó, một vai phụ trong "Highlander" đã cho thấy khả năng đóng vai những người cố vấn lớn tuổi hơn cho những vai chính trẻ hơn, điều này đã trở thành một vai định kỳ trong nhiều bộ phim sau này của ông.
Năm 1987, Connery đóng vai chính trong bộ phim "The Untouchables của" Brian De Palma, với vai một cảnh sát ương ngạnh người Mỹ gốc Ireland cùng với Eliot Ness của Kevin Costner. Phim còn có sự tham gia của Charles Martin Smith, Patricia Clarkson, Andy Garcia, và Robert De Niro trong vai Al Capone. Bộ phim là một thành công phòng vé và phê bình. Nhiều nhà phê bình khen ngợi Connery về màn trình diễn của anh ấy, bao gồm cả Roger Ebert, người đã viết, "Màn trình diễn hay nhất trong phim là Connery... [ông] đã mang yếu tố con người vào nhân vật của mình; ông dường như đã có một sự tồn tại ngoài các truyền thuyết về Untouchables, và khi Connery xuất hiện trên màn hình chúng ta có thể tin rằng, một thời gian ngắn, rằng thời đại cấm rượu là nơi sinh sống của người dân, chứ không phải tranh biếm hoạ." Với màn trình diễn của mình, Connery đã nhận được Giải Oscar cho Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất.
Connery đóng vai chính trong "Indiana Jones and the Last Crusade" (1989) của Steven Spielberg, đóng vai Henry Jones, Sr., cha của nhân vật chính, và nhận được các đề cử giải BAFTA và Quả cầu vàng. Harrison Ford cho biết những đóng góp của Connery ở giai đoạn viết kịch bản đã nâng cao bộ phim. "Thật ngạc nhiên đối với tôi khi anh ấy đã nhập tâm vào kịch bản và khai thác các cơ hội cho nhân vật. Những đề xuất của ông ấy với George [Lucas] ở giai đoạn viết thực sự đã mang lại cho nhân vật và bức tranh sự phức tạp và giá trị hơn rất nhiều so với kịch bản gốc. " Các thành công phòng vé tiếp theo của ông bao gồm "The Hunt for Red October" (1990), "The Russia House" (1990), "The Rock" (1996) và "Entrapment" (1999). Năm 1996, ông lồng tiếng cho vai rồng Draco trong bộ phim "Dragonheart". Ông cũng xuất hiện trong một vai khách mời ngắn ngủi với vai Vua Richard the Lionheart ở cuối "" (1991). Năm 1998, Connery nhận được giải BAFTA, một giải thưởng thành tựu trọn đời của Học viện Nghệ thuật Điện ảnh và Truyền hình Anh.
Các bộ phim sau này của Connery đã gây thất vọng lớn về doanh thu phòng vé và giới phê bình như "First Knight" (1995), "Just Cause" (1995), "The Avengers" (1998), và "The League of Extra Extra Gentlemen" (2003); tuy nhiên, ông đã nhận được những đánh giá tích cực cho màn trình diễn của mình trong "Finding Forrester" (2000). Ông cũng nhận được Quả cầu pha lê vì đóng góp nghệ thuật xuất sắc cho nền điện ảnh thế giới. Trong một cuộc thăm dò ở Vương quốc Anh năm 2003 do Channel 4 Connery thực hiện, người đứng thứ tám trong danh sách 100 ngôi sao điện ảnh vĩ đại nhất của họ. Thất bại của "LThe League of Extraordinary Gentlemen" đặc biệt khiến Connery thất vọng. Trong quá trình quay, ông cảm thấy việc sản xuất đang "đi chệch hướng", ông tuyên bố rằng đạo diễn, Stephen Norrington nên "bị nhốt vì mất trí", và đã dành nhiều nỗ lực để cố gắng cứu vãn bộ phim thông qua quá trình chỉnh sửa, cuối cùng quyết định nghỉ việc đóng phim thay vì trải qua căng thẳng như vậy một lần nữa.
Connery đã được mời đóng vai Gandalf trong loạt phim "Chúa tể của những chiếc nhẫn" nhưng đã từ chối vì cho rằng ông không hiểu kịch bản. Connery được cho là đã được chào giá 30 triệu USD cùng với 15% doanh thu phòng vé trên toàn thế giới cho vai diễn này, - nếu ông chấp nhận - thì sẽ kiếm được 450 triệu USD. Connery cũng từ chối cơ hội xuất hiện với tư cách là Kiến trúc sư trong bộ ba phim "The Matrix" vì lý do tương tự. Sự thất vọng của Connery với "những kẻ ngốc đang làm phim ở Hollywood " được cho là lý do cho quyết định cuối cùng của ông là từ giã công việc đóng phim. Năm 2005, anh ghi âm phần lồng tiếng cho phiên bản trò chơi điện tử mới của bộ phim Bond "From Russia with Love". Trong một cuộc phỏng vấn trên đĩa game, Connery nói rằng ông rất vui khi nhà sản xuất của trò chơi (EA Games) đã tiếp cận ông mời lồng tiếng cho Bond. Công ty đã ghi lại giọng ông nhân viên Terry Manning ở Bahamas thực hiện, cũng như vẻ ngoài của ông và của một số diễn viên phụ của phim.
Nghỉ hưu.
Khi Connery nhận được Giải thưởng Thành tựu trọn đời của Viện phim Mỹ vào ngày 8 Tháng 6 năm 2006, ông xác nhận từ giã sự nghiệp diễn xuất. Trên 7 Tháng 6 năm 2007, Connery phủ nhận tin đồn rằng ông sẽ xuất hiện trong bộ phim "Indiana Jones" thứ tư, nói rằng "giải nghệ là rất vui vẻ." Vào năm 2010, một tác phẩm điêu khắc tượng bán thân bằng đồng của Connery đã được đặt ở Tallinn, Estonia, bên ngoài Câu lạc bộ người Scotland, có thành viên bao gồm những người Scotland Scotland gốc Estonia và một số người Scotland xa xứ. Connery sau một thời gian ngắn nghỉ hưu vào năm 2012 bằng cách lồng tiếng cho nhân vật tiêu đề trong bộ phim hoạt hình Scotland "Sir Billi the Vet". Connery từng là nhà sản xuất điều hành cho phiên bản 80 phút mở rộng.
Đời tư.
Trong quá trình sản xuất "South Pacific" vào giữa những năm 1950, Connery đã hẹn hò với một "người đẹp tóc đen với hình dáng của một nữ diễn viên ba lê" người Do Thái, Carol Sopel, nhưng bị gia đình cảnh cáo. Sau đó ông hẹn hò với Julie Hamilton, con gái của nhà làm phim tài liệu và nhà nữ quyền Jill Craigie. Với vẻ ngoài gồ ghề và vẻ quyến rũ thô ráp của Connery, Hamilton ban đầu nghĩ anh ta là một người kinh khủng và không bị thu hút bởi anh ta cho đến khi cô nhìn thấy anh ta xuống một kg, tuyên bố anh ta là điều đẹp nhất mà cô từng thấy trong đời. Ông cũng có tình cảm với ca sĩ nhạc jazz Maxine Daniels, người mà ông gặp tại Nhà hát Empire. Connery đã tán cô, nhưng cô nói với anh rằng cô đã kết hôn hạnh phúc với một cô con gái.
Connery đã kết hôn với nữ diễn viên Diane Cilento từ năm 1962 đến năm 1973, mặc dù họ đã ly thân vào năm 1971. Họ có một con trai, nam diễn viên Jason Connery. Trong khi họ sống ly thân, Connery đã hẹn hò với Jill St. John, Lana Wood, Carole Mallory, và Magda Konopka. Trong cuốn tự truyện năm 2006 của mình, Cilento cáo buộc rằng Connery đã lạm dụng bà về tinh thần và thể chất trong mối quan hệ của họ. Connery đã hủy bỏ sự xuất hiện tại Quốc hội Scotland vào năm 2006 vì tranh cãi về việc ông bị cáo buộc ủng hộ lạm dụng phụ nữ; ông phủ nhận những tuyên bố mà ông nói với "tạp" chí "Playboy" vào năm 1965: "Tôi không nghĩ rằng có gì đặc biệt sai khi đánh một phụ nữ, mặc dù tôi không khuyên bạn làm điều đó giống như cách bạn đánh một người đàn ông", và cũng được báo đã tuyên bố với "Vanity Fair" vào năm 1993, "Có những phụ nữ đưa đẩy đàn ông đến tận cùng. Đó là những gì họ đang tìm kiếm, cuộc đối đầu cuối cùng. Họ muốn một cú đánh. " Đáp lại, Connery tuyên bố, "Tôi không tin rằng bất kỳ mức độ lạm dụng phụ nữ nào cũng được chứng minh trong bất kỳ hoàn cảnh nào".
Connery đã kết hôn với họa sĩ người Pháp gốc Maroc Micheline Roquebrune (sinh năm 1929) từ năm 1975 cho đến khi ông qua đời. Cuộc hôn nhân tồn tại sau một cuộc tình được ghi chép rõ ràng mà Connery có vào cuối những năm 1980 với ca sĩ kiêm nhạc sĩ Lynsey de Paul.
Là một người chơi golf giỏi, Connery sở hữu Domaine de Terre Blanche ở miền Nam nước Pháp trong hai mươi năm (từ năm 1979), nơi ông dự định xây dựng sân gôn mơ ước của mình trên đất; giấc mơ đã thành hiện thực khi ông bán nó cho tỷ phú người Đức Dietmar Hopp vào năm 1999. Ông đã được trao tặng một cấp bậc danh dự "Shodan" (1 đẳng) trong Kyokushin karate. Connery chuyển đến Bahamas vào những năm 1990. Ông sở hữu một biệt thự ở Lyford Cay trên New Providence.
Connery được Nữ vương Elizabeth II phong tước hiệp sĩ trong buổi lễ tấn phong tại Cung điện Holyrood ở Edinburgh vào ngày 5 Tháng 7 năm 2000. Ông đã được đề cử phong tước hiệp sĩ vào năm 1997 và 1998, nhưng những đề cử này được cho là đã bị Donald Dewar phủ quyết do quan điểm chính trị của Connery. Connery có một biệt thự ở Kranidi, Hy Lạp. Hàng xóm của ông là Vua Willem-Alexander của Hà Lan, người mà ông đã chia sẻ một sân bay trực thăng. Michael Caine (người đóng chung với Connery trong "The Man Who Will Be King" năm 1975) là một trong những người bạn thân nhất của Connery. Connery là một cổ động viên của câu lạc bộ bóng đá Scotland Rangers FC .
Quan điểm chính trị.
Connery là thành viên của Đảng Quốc gia Scotland (SNP), một đảng chính trị trung tả vận động cho sự độc lập của Scotland khỏi Vương quốc Anh, và hỗ trợ đảng này về mặt tài chính và thông qua những lần xuất hiện cá nhân. Việc tài trợ cho SNP của ông đã chấm dứt vào năm 2001, khi Quốc hội Vương quốc Anh thông qua luật cấm tài trợ ở nước ngoài cho các hoạt động chính trị ở Vương quốc Anh.
Tình trạng thuế.
Để đối phó với những cáo buộc rằng anh ta trốn thuế, Connery đã công bố tài liệu vào năm 2003 cho thấy ông đã trả 3,7 bảng Anh triệu tiền thuế của Vương quốc Anh từ năm 1997 đến 1998 và từ năm 2002 đến năm 2003; các nhà phê bình chỉ ra rằng nếu ông liên tục cư trú tại Vương quốc Anh vì mục đích thuế, mức thuế của anh ta sẽ cao hơn nhiều. Trước cuộc trưng cầu dân ý về độc lập của Scotland năm 2014, Neil, anh trai của Connery, nói rằng Connery sẽ không đến Scotland để tập hợp những người ủng hộ độc lập, vì tình trạng lưu vong về thuế của Connery đã hạn chế đáng kể số ngày ông có thể ở trong nước.
Sau khi Connery bán biệt thự Marbella của mình vào năm 1999, nhà chức trách Tây Ban Nha đã mở một cuộc điều tra trốn thuế, cáo buộc rằng kho bạc Tây Ban Nha đã bị lừa đảo 5,5 triệu bảng Anh. Connery sau đó đã bị các quan chức xóa tội, nhưng vợ của ông và 16 người khác bị buộc tội cố gắng lừa đảo ngân khố Tây Ban Nha.
Qua đời.
Connery qua đời trong giấc ngủ vào ngày 31 tháng 10 năm 2020, ở tuổi 90, tại nhà riêng ở cộng đồng Lyford Cay của Nassau ở Bahamas. Cái chết của ông đã được thông báo bởi gia đình ông và Eon Productions, con trai ông Jason nói rằng nam diễn viên "đã không được khỏe trong một thời gian." Một ngày sau, Micheline Roquebrune, vợ của Connery, tiết lộ rằng ông đã bị chứng mất trí nhớ trong những năm cuối đời.
Sau khi thông báo về cái chết của Connery, một số bạn diễn và nhân vật trong làng giải trí đã bày tỏ lòng kính trọng đối với Connery, bao gồm Sam Neill, Nicolas Cage, Robert De Niro, Tippi Hedren, Alec Baldwin, Hugh Jackman, George Lucas, Shirley Bassey, Kevin Costner, Catherine Zeta-Jones, Barbra Streisand, Gerard Butler, Arnold Schwarzenegger, John Cleese, các cựu diễn viên vào vai Bond George Lazenby, Timothy Dalton, Pierce Brosnan, và diễn viên Bond hiện tại là Daniel Craig. Michael Caine, người bạn lâu năm của Connery đã gọi ông là "một ngôi sao vĩ đại, một diễn viên xuất sắc và một người bạn tuyệt vời." Các nhà sản xuất James Bond, Michael G. Wilson và Barbara Broccoli đã đưa ra một tuyên bố rằng: | 1 | null |
Chiến dịch Homecoming (tạm dịch: "Chiến dịch Hồi Hương") là một loạt các cuộc đàm phán ngoại giao nhằm trả tự do cho 591 tù binh chiến tranh của Mỹ do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức vào tháng Giêng năm 1973. Ngày 12 tháng 2 năm 1973, ba chiếc vận tải cơ C-141 đã bay tới thủ đô Hà Nội, Bắc Việt Nam và một trong những máy bay C-9A được gửi đến Sài Gòn, Nam Việt Nam để nhận tù nhân chiến tranh được thả. Chuyến bay đầu tiên chở 40 tù nhân chiến tranh rời khỏi Hà Nội trong một chiếc C-141A, sau này được gọi là "Taxi Hà Nội" và bây giờ được trưng bày trong một viện bảo tàng. Từ ngày 12 tháng 2 đến 4 tháng 4, 54 chiếc C-141 thực hiện phi vụ bay ra Hà Nội chở cựu tù binh chiến tranh hồi hương.
Mỗi máy bay mang về 40 tù binh. Trong phần đầu của chiến dịch Homecoming, việc lựa chọn nhóm tù binh chiến tranh được phóng thích dựa trên cơ sở thời gian giam giữ dài nhất. Nhóm đầu tiên đã trải qua 6-8 năm tù giam.
Sau chiến dịch Homecoming, phía Mỹ vẫn còn liệt kê khoảng 1.350 người Mỹ là tù binh chiến tranh bị mất tích trong chiến đấu và khoảng 1.200 người Mỹ thiệt mạng trong chiến đấu và thi thể chưa được tìm ra. Những nhân viên mất tích trở thành chủ đề chính về vấn đề tù binh chiến tranh/nhân viên mất tích trong chiến tranh Việt Nam (tiếng Anh: "Vietnam War POW/MIA issue").
Lục quân, Hải quân, Không quân và Thủy quân lục chiến từng có sĩ quan liên lạc dành riêng để chuẩn bị cho sự trở về của các tù binh chiến tranh Mỹ trước khi đưa họ hồi hương thực sự. Những sĩ quan liên lạc làm việc đằng sau hậu trường đã thực hiện chuyến đi vòng quanh nước Mỹ để đảm bảo những người trở về được khoẻ mạnh. Họ cũng chịu trách nhiệm thẩm vấn tù binh để phân biệt thông tin tình báo có liên quan về những nhân viên mất tích và phân biệt sự tồn tại của tội ác chiến tranh chống lại họ. | 1 | null |
Táo dại Siberi hay Sơn kinh tử (danh pháp hai phần: Malus baccata) là một loài thực vật thuộc chi Hải đường, họ Hoa hồng. Loài này được (L.) Borkh. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1803.
Táo dại Siberi có nguồn gốc Đông Siberia, vùng Viễn Đông Nga, Mông Cổ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Bhutan, Ấn Độ và Nepal, nơi nó được phổ biến rừng hỗn hợp trên sườn đồi ở độ cao lên đến 1500 mét. Nó được tìm thấy ở Nhật Bản, và nó cũng đã được du nhập vào Canada và Mỹ, nơi nó được chủ yếu được tìm thấy xung quanh Ngũ Đại Hồ. | 1 | null |
Huỳnh Phúc Điền (1970-2009) là một đạo diễn sân khấu ca nhạc tại Việt Nam.
Thân thế và Sự nghiệp.
Anh sinh ngày 26 tháng 6 năm 1970 tại Vĩnh Long và mất ngày 30 tháng 6 năm 2009 do bệnh ung thư gan.
Huỳnh Phúc Điền tốt nghiệp trường Nghệ thuật Sân Khấu II khóa 1985 – 1989.
Duyên Dáng Việt Nam.
Duyên Dáng Việt Nam là một chương trình biểu diễn nghệ thuật do Báo Thanh Niên tổ chức. Huỳnh Phúc Điền đã nhiều lần đảm nhiệm vai trò tổng đạo diễn cho chương trình này: bao gồm các lần tổ chức thứ 8, 9, 12, 13, lần đặc biệt tại Úc, 16, 17 và 21. | 1 | null |
Văn Ương (, 238 – 291), tên là Văn Thục (文俶 hay 文淑 ), tự Thứ Khiên, tên lúc nhỏ là Ương , người huyện Tiếu, nước Bái , tướng lĩnh cuối Tam Quốc, đầu Tây Tấn.
Văn Ương xuất hiện trong Tam quốc diễn nghĩa từ hồi 110, hình tượng của ông được mô tả gần sát với sử sách.
Chống họ Tư Mã.
Văn Ương là con thứ (không rõ bao nhiêu) của Dương Châu thứ sử, Tiền tướng quân Văn Khâm nước Ngụy, cùng cha giữ Dương Châu chống lại quân Ngô. Khâm kiêu dũng thiện chiến, lại là đồng hương của họ Tào, rất được Đại tướng quân Tào Sảng yêu mến. Khâm cậy quyền thế của Sảng, có nhiều hành vi xấc láo. Năm 249, Tư Mã Ý lật đổ Tào Sảng, những cận thần của hoàng tộc như Văn Khâm cùng Vô Khâu Kiệm, Hạ Hầu Huyền... mất đi chỗ dựa. Mặt khác, Văn Khâm còn nhiều lần nói dối thực tế chiến trường, bị Tư Mã Sư từ chối phong thưởng nên đâm ra bất mãn.
Năm 254, Tư Mã Sư phế Ngụy đế Tào Phương. Tháng giêng năm 255, Trấn Đông đại tướng quân Vô Khâu Kiệm cùng Văn Khâm khởi binh thảo phạt Tư Mã Sư. Vô Khâu Kiệm lệnh cho Văn Khâm tập kích Đặng Ngải ở Nhạc Gia . Không ngờ Tư Mã Sư đã ngầm đem quân từ Nhữ Dương đến Nhạc Gia, Văn Khâm thấy đại quân thì hoảng sợ, nhưng Văn Ương mới 18 tuổi, dũng quán ba quân, lại khuyên cha nhân lúc quân Ngụy chưa đứng vững mà tấn công. Khâm cùng Ương nhân đêm tối, chia 2 đường tập kích Tư Mã Sư.
Văn Ương đến trước trại, nổi trống ầm ĩ, gọi tên Tư Mã Sư, khiến quân Ngụy chấn động. Tư Mã Sư khi đó đang mắc bệnh, mới cắt bướu trên mắt, nay kinh sợ đến nỗi vết thương vỡ ra, nhưng phải ôm đầu mà chịu, vì sợ lòng quân rối loạn. Văn Ương đợi đến khi trời sáng, không thấy Khâm đến, đành rút lui.
Lúc này Văn Khâm muốn lui quân về Thọ Xuân . Văn Ương đưa hơn 10 kỵ binh xông vào quân Ngụy, đánh giết 1 hồi mới bỏ đi. Truy binh của Tư Mã Sư đuổi đến, Ương đơn thương độc mã đón đánh, sát thương hơn trăm người, tiến lui 5, 6 lần, quân Ngụy không dám đến gần nữa .
Giúp Gia Cát Đản.
Sau khi Vô Khâu Kiệm thất bại, Văn Ương theo cha đầu hàng Đông Ngô. Tháng 5 năm 257, Gia Cát Đản liên kết Đông Ngô chống lại họ Tư Mã, nước Ngô lệnh cho cha con Văn Khâm cùng Toàn Đoan, Đường Tư đem quân vào Thọ Xuân giúp Đản.
Tháng giêng năm 258, tình thế trở nên bất lợi, Gia Cát Đản nghi kỵ rồi giết chết Văn Khâm. Văn Ương cùng em trai Văn Hổ nghe tin, muốn tấn công Gia Cát Đản, nhưng bộ hạ đều không theo. Hai anh em trèo tường ra ngoài, đầu hàng Tư Mã Chiêu.
Tư Mã Chiêu bỏ qua thù xưa, cho hai người làm tướng quân, ban tước Quan nội hầu, sai hai người dẫn mấy trăm kỵ binh, đi gọi hàng người trong thành Thọ Xuân.
Sau khi thành phá, Tư Mã Chiêu cho phép anh em Văn Ương chôn cất cha, còn cấp cho họ bò, xe.
Phục vụ nhà Tấn.
Tháng 3 năm 277, Văn Ương được thăng làm Bình Lỗ hộ quân, Đô đốc quân đội 3 châu Lương, Tần, Ung đánh phá thủ lĩnh Tiên Ti là Thốc Phát Thụ Cơ Năng, thu hàng 20 vạn người Hồ.
Trong những năm niên hiệu Thái Khang (280 – 289), Ương được nhiệm mệnh làm Đông Di hiệu úy, Giả tiết. Vào lúc cáo từ lên đường, Tấn Vũ đế gặp Ương, nhớ lại việc của Tư Mã Sư năm xưa, không vui, mượn cớ dùng vào việc khác để bãi miễn quan chức.
Tháng 3 năm 291, thời Huệ đế, cháu ngoại của Gia Cát Đản là Đông An vương Tư Mã Diêu vu cáo Ương cùng ngoại thích Dương Tuấn mưu phản. Văn Ương, Văn Hổ bị tru di tam tộc. | 1 | null |
Andrea Barzagli (; sinh ngày 8 tháng 5 năm 1981) là một cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Ý thi đấu ở vị trí trung vệ.
Với thành tích bốn lần lọt vào Đội hình Serie A của năm, Barzagli được xem là một trong những hậu vệ xuất sắc và ổn định nhất ở thời của anh.
Sau khi đấu cho một số đội bóng nhỏ ở Ý, anh ra mắt Serie A Chievo vào năm 2003, và trở nên nổi tiếng trong màu áo Palermo. Vào năm 2008, anh ký hợp đồng với VfL Wolfsburg của Đức và giành chức vô địch Bundesliga năm 2009. Vào năm 2011, anh trở lại Ý và gia nhập Juventus, giành chức vô địch Serie A trong tám mùa giải liên tiếp từ 2012 tới 2019, cùng với đó là bốn chức vô địch Coppa Italia liên tiếp từ 2015 tới 2018.
Ở cấp độ đội tuyển, anh khoác áo Đội tuyển bóng đá quốc gia Ý 73 lần từ 2004 tới 2017, tham dự Thế vận hội Mùa hè 2004 và giành huy chương đồng, dự hai kỳ World Cup (2006 và 2014), ba kỳ Euro (2008, 2012, và 2016), cùng Cúp Liên đoàn các châu lục 2013, giải đấu đội Ý giành hạng ba. Anh là một thành viên của đội hình Ý vô địch thế giới năm 2006, cũng như vào tới Chung kết giải vô địch bóng đá châu Âu 2012.
Thành tích.
Huy chương vàng: 2004
Huy chương bạc: 2004
Huy chương vàng: 2006
2008–09
2011–12 2012-13 2013-14 2014-15 2015-16 2016-17 2017-2018 2018-2019 | 1 | null |
Bạch Hải Đường (1950-1983) (tên thật là Nguyễn Ngọc Truyện) quê ở tỉnh Long Xuyên (nay là tỉnh An Giang) là một trong những nhân vật nổi danh nhất ở miền Nam Việt Nam vào những năm 1970-1982 với biệt tài "siêu trộm". Cuộc đời của Bạch Hải Đường trải qua hai chế độ Việt Nam Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Biệt danh.
Trước năm 1975, Nguyễn Ngọc Truyện thực hiện nhiều vụ đột nhập để trộm tài sản nhà giàu, quan chức chế độ Sài Gòn, chuyên gia, cố vấn nước ngoài ở vùng thị xã Long Xuyên (thuộc tỉnh An Giang) và được mệnh danh là "siêu trộm". Nguyên đại úy Nguyễn Văn Triệu, Phó chỉ huy cảnh sát thị xã Long Xuyên dưới chính quyền Sài Gòn, đã ra lệnh truy nã Truyện với cái tên "Bạch Hải Đường". Từ đó cái tên này trở thành biệt danh gắn liền với Nguyễn Ngọc Truyện.
Hoạt động.
Sau năm 1975, Bạch Hải Đường và gia đình thuê nhà sống tại hẻm Ba Lâu, nay là đường Thoại Ngọc Hầu, phường Mỹ Long, thị xã Long Xuyên. Khoảng đầu năm 1980, xảy ra một vụ cướp vàng ở vùng biên giới thuộc huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang. Theo mô tả của chủ tiệm vàng, toán cướp có một người rất giống Bạch Hải Đường. Nguồn tin mật cho biết toán cướp sẽ về hẻm Ba Lâu ăn mừng. Hồi đó, khu vực quanh hẻm Ba Lâu là những dãy nhà ổ chuột lụp xụp, bên dưới sông nước lầy lội, trên là nhà sàn, phía sau thông ra đầm đầy lau sậy. Lực lượng vây bắt gồm hai tổ, tổ 1 trực tiếp xông vào bắt Bạch Hải Đường, tổ 2 mai phục ở ngoài đường Thoại Ngọc Hầu để đón đầu nếu có người chạy thoát ra ngoài.
Khoảng 19 giờ ngày 22 tháng 3 năm 1980, tổ 1 xông vào căn nhà nơi nghi có Bạch Hải Đường ăn mừng. Bạch Hải Đường bị trúng 3 phát đạn vào đùi phải, nhưng vẫn thoát xuống dòng nước bên dưới nhà rồi ra phía đường Thoại Ngọc Hầu. Tại đây, tổ 2 ập vào nhưng Bạch Hải Đường đã chạy được vào hẻm Mừng Ký bên kia đường. Tổ 1 chạy bọc vòng ra sau hẻm Mừng Ký đón đầu, còn tổ 2 đuổi theo áp sát từ phía sau. Bị dồn vào giữa, Bạch Hải Đường cuối cùng cũng bị khống chế và bị đưa về thị đội Long Xuyên ngay trong đêm đó. Người dân nghe tin đến xem chật kín, thấy Bạch Hải Đường dính đầy bùn đất, đùi bê bết máu. Sau đó, Bạch Hải Đường được chuyển sang nhà giam của Công an thị xã Long Xuyên.
Tại phòng giam của Công an thị xã Long Xuyên, Bạch Hải Đường nằm lết một chỗ do vết thương ở chân. Tuy nhiên, Bạch Hải Đường vẫn cùng các phạm nhân khác trong phòng giam khoét mỏng dần bờ tường nhà giam. Vào một đêm giữa tháng 5 năm 1980, Bạch Hải Đường đã cùng 4 phạm nhân khác đẩy vỡ bức tường nhà giam để thoát ra ngoài.
Tháng 7 năm 1980, có một nguồn tin trinh sát báo về Bạch Hải Đường đang ở tại nhà vợ ở một vùng sâu thuộc tỉnh Sóc Trăng. Tại đây, Bạch Hải Đường luôn ở trong nhà, chỉ lúc nào cần lắm mới ra ngoài. Nghiên cứu kỹ, tổ công tác quyết định dùng một người, vốn ở cùng buồng giam và cùng vượt ngục với Bạch Hải Đường, nhưng đã bị bắt lại và nay hợp tác với công an, để dụ Bạch Hải Đường ra ngoài.
Khoảng 15 giờ ngày 25 tháng 7 năm 1980, người được công an cử đi dụ đã đến nhà và rủ Bạch Hải Đường ra quán nhậu nói chuyện, Bạch Hải Đường không mảy may nghi ngờ và đi ngay. Trong lúc cả hai đang say sưa ở quán nhậu thì hai cán bộ công an ập vào. Bạch Hải Đường chạy vào phía trong bếp quán thì bị một cán bộ công an lao tới ôm từ đằng sau. Người cán bộ công an còn lại bắn 4 phát đạn trúng đùi trái khiến Bạch Hải Đường gục xuống.
Tại các lần hỏi cung và lấy lời khai sau khi bị bắt lần thứ hai, Bạch Hải Đường không thừa nhận bất cứ vụ giết người nào, chỉ thừa nhận đã thực hiện rất nhiều vụ trộm với số lượng tài sản không nhớ được, và chỉ gây ra một vụ cướp.
Những vết đạn đã làm sức khỏe Bạch Hải Đường suy giảm nhanh chóng. Cùng với việc tái phát các căn bệnh như đau dạ dày và viêm gan, và mắc chứng kiết lị khiến Bạch Hải Đường không gượng nổi. Ngày 13 tháng 7 năm 1983, tại bệnh xá của trại giam, Bạch Hải Đường đã trút hơi thở cuối cùng mà chưa được đưa ra xét xử.
Giai thoại.
Bạch Hải Đường được biết đến với tuổi thơ cơ cực, khốn khổ và có một tấm lòng chính nghĩa, chuyên lấy trộm của người giàu, thân nhân của quan chức thân Mỹ... để chia cho những người cơ cực. Giai thoại kể rằng Bạch Hải Đường chuyên đi ăn trộm nhưng chưa từng giết người, mà chỉ là những kẻ giả danh Bạch Hải Đường làm điều đó.
Xung quanh cuộc đời của Bạch Hải Đường có rất nhiều giai thoại, thậm chí được thổi phồng, thêu dệt, về sự giỏi võ, sự xuất quỷ nhập thần khi đi ăn trộm, cũng như biệt tài tự tháo còng tay - chân, đào tẩu khỏi trại giam, và thậm chí là câu nói "Bạch Hải Đường sinh ra không phải để ở tù" cũng được cho là của người này.
Bạch Hải Đường cũng nổi danh là người có rất nhiều hình xăm trên người. Giữa ngực của Bạch Hải Đường có xăm hình Phật Thích Ca. Hình này cho thấy Bạch Hải Đường mộ đạo Phật. Cũng có lẽ vì nghe lời Phật dạy nên Bạch Hải Đường chỉ trộm cắp, cướp giật lấy tài sản chứ không giết người. Phía trên hình xăm Phật Thích Ca là dòng chữ "Phụ mẫu tri ân". Trên bắp chân của Bạch Hải Đường có dòng chữ "Xa quê hương nhớ mẹ hiền". Trên cánh tay trái xăm chữ "Kiếp giang hồ tìm bạn bốn phương", còn tay phải là "Tạo hóa ơi bao giờ con hết khổ". Ở bụng dưới là hình một cô gái lõa thể và dòng chữ "Thương người chung thủy - hận kẻ bạc tình". Dòng chữ này khiến nhiều người liên tưởng đến giai thoại Bạch Hải Đường có nhiều mối tình trong giang hồ.
Cuộc đời của Bạch Hải Đường được dựng lên thành nhiều bộ phim và đặc biệt là qua sân khấu cải lương. Xin đừng nhầm lẫn. Tuồng cải lương Tướng Cướp Bạch Hải Đường được viết dựa vào chuyện của Hồng Kông vào thập niên 1950 và đã diễn từ thập niên 1960, và biệt danh Bạch Hải Đường của Nguyễn Ngọc Truyện được cảnh sát Việt Nam Cộng hòa lấy từ vở diễn này. Việc Bạch Hải Đường bị tạm giam từ năm 1980 đến khi qua đời năm 1983 mà chưa được đưa ra xét xử và chưa bị tòa án luận tội cũng khiến cho các giai thoại về Bạch Hải Đường được tô vẽ và thêu dệt mà không thể kiểm chứng.
Bộ Phim truyền hình "Giữa hai bờ thiện ác" do Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long sản xuất ,được phỏng theo những giai thoại của tướng cướp Bạch Hải Đường (do nam Diễn Viên Hiếu Nguyễn thủ vai)
Trong văn hóa.
Năm 1994, câu chuyện về Bạch Hải Đường được dựng thành phim video với nhiều tình tiết hư cấu, với tựa đề Hải Đường Trắng của đạo diễn Châu Huế, diễn viên Lê Tuấn Anh đóng vai Bạch Hải Đường. | 1 | null |