text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Đảng Cộng sản Đại Anh (viết tắt: CPGB - tên đầy đủ tiếng Anh là: Communist Party of Great Britain) là một đảng chính trị theo đường lối cộng sản chủ nghĩa có quy mô lớn nhất trên toàn cõi nước Anh, tồn tại từ năm 1920 đến năm 1991. Năm 1991, do ảnh hưởng bởi sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu, Đảng Cộng sản Anh đã tự giải thể và vẫn tồn tại với vài nhóm nhỏ hiện nay. Thành lập. Sau khi Quốc tế thứ III bế mạc, và sau đó là sự kiện thành lập Liên Xô, trong kế hoạch của Liên Xô thời đó, lãnh tụ VI.Lê nin muốn lập ra các đảng cộng sản trên khắp thế giới. Bối cảnh đó tác động dẫn đến sự thành lập Đảng Cộng sản Anh vào năm 1920. Ban đầu có mục tiêu tạo ra cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Anh với phương thức vận động để thay nền dân chủ đại nghị viện bằng nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đảng Cộng sản Anh vào những năm 1950 gần như đi theo chủ nghĩa Stalin. Danh sách các Tổng thư ký của Đảng Cộng sản Anh qua các nhiệm kỳ: Hoạt động và tài chính. Hoạt động chính của Đảng diễn ra tại ngôi nhà ở 16 đường King Street, Luân Đôn từng là trụ sở của đảng trong những năm vinh quang, địa điểm này ngày nay là chi nhánh của ngân hàng HSBC tại khu vực mua sắm dành cho khách hàng tại khu Covent Garden, Luân Đôn. Ngay sau Đại chiến Thế giới lần thứ hai, có tới 60.000 công dân Anh mang thẻ Đảng Cộng sản, Đảng cũng đã có hai dân biểu trong Quốc hội Anh. Tuy vậy Đảng chưa hình thành được phong trào quần chúng rộng khắp như ở Ý hoặc Pháp vào thời điểm đó. Về tài chính, Đảng Cộng sản Anh cũng hoạt động khá mạnh, bên cạnh các vận động chính trị, họ cũng tham gia các hoạt động kinh tế và có những thời điểm ăn nên làm ra, tuy vậy có ý kiến cho rằng kinh phí hoạt động của Đảng là do tài trợ từ Liên Xô, kể cả căn nhà ở King Street, cũng được cho là mua bằng tiền do Liên Xô bí mật gửi tới. Trong khoảng thời gian từ năm 1956 tới cuối những năm 1970, Đảng Cộng sản Anh đã được Liên Xô bí mật tài trợ theo hình thức số tiền được chuyển tới dưới dạng từng gói tiền mặt được quan chức đại sứ quán Liên Xô trao tay cho ông Reuben Falber Phó tổng bí thư Đảng và các khoản tiền từ Liên Xô đã được tiêu hết từ lâu, trước khi Đảng Cộng sản Anh chấm dứt hoạt động. Những cựu Đảng viên cho rằng chính giá trị bất động sản tư bản chủ nghĩa tại Luân Đôn đã làm tăng thu nhập của đảng, nhất là tình trạng lạm phát đẩy giá trị của các bất động sản đó. Đảng Cộng sản Anh cũng đã có những đấu tranh pháp lý để chống lại nhà cầm quyền liên quan đến vấn đề kinh tế và sở hữu. Các cơ sở kinh doanh liên quan tới Đảng thường có cơ cấu sở hữu theo kiểu không rõ ràng để tránh không bị chính phủ tịch thu khi chính phủ Anh coi đảng là kẻ thù của chế độ và giám sát hoạt động của họ một cách chặt chẽ. Để có kinh tế cho các hoạt động chính trị, Đảng cũng đã tổ chức mạng lưới khá phức tạp các doanh nghiệp họ quản lý, bao gồm cả một hãng du lịch nay là công ty Tours Progressive, chuyển tổ chức các chuyến lữ hành sang vùng Đông Âu hậu cộng sản, sở hữu một trại hè cho thanh thiếu niên ở Essex. Một công ty sản xuất và bán áo T-shirt nay là hãng Sputnik Enterprises chuyên làm về áo phông với chủ đề hoài niệm thời Xô Viết (retro-chic Soviet fashion), một nhà xuất bản và một cửa hàng bán bánh kẹp ở Slough hiện đã ngừng kinh doanh, được trả lại cho chủ sở hữu tư nhân và dồn vào với công ty Rodell Properties Ltd. Đến nay, phần lớn các công ty này đều là cơ sở kinh doanh nhỏ, hoạt động cầm chừng. Vào năm 1956, có nhiều Đảng viên Đảng cộng sản Anh đã tự rời khỏi hàng ngủ của Đảng này để phản đối việc Liên Xô can thiệp vào Hungary. Từ đây, phương hướng của Đảng ngày càng ít lệ thuộc hơn vào Liên Xô cho dù họ vẫn nhận tiền tài trợ kín từ Liên Xô, phương châm của Đảng chuyển sang Tập trung vào vận động quần chúng trong giới nghiệp đoàn và thúc đẩy đảng Lao động nghiêng về phía cánh tả. Sau đó khi tình hình khó khăn, Đảng đã bán trụ ở 16 King Street cho một đại lý vàng, với lợi nhuận trị giá tới khoảng từ 2,5 triệu đến 4 triệu bảng Anh tại thời điểm đó. Số tiền này một công ty mang tên Rodell Properties Ltd do ông Stuart Hill, một cựu Đảng viên và một trong các nhà cải cách thuộc phái Cộng sản châu Âu, hiện là giám đốc của công ty này đang nắm giữ. Khoản tiền này được sử dụng để tài trợ cho một chiến dịch nhằm thay đổi hệ thống bầu cử của Anh sang cách thức Bỏ phiếu Thay thế (Alternative Vote). Đến ngày nay tài sản của Đảng, phần vẫn còn tồn tại, được tổ chức điều hành nó sử dụng vào việc thúc đẩy dân chủ và nhân quyền. Mâu thuẫn và tan rã. Sau đó, trong Đảng dã diễn ra quá trình tan vỡ nội bộ trong khoảng thập niên 1970-80 vì xung khắc hai phái bảo thủ (hay còn gọi là xe tăng) và phái "tiến bộ" (Euro-communists theo hướng chấp nhận đa nguyên chính trị). Cho tới năm 1976, khi phải bán đi căn nhà ở King Street thì Đảng Cộng sản Anh Quốc đã suy giảm nặng nề. Bị chia rẽ bởi những tranh chấp phe phái và con số thành viên giảm mạnh, đảng chỉ tiếp tục hoạt động rất yếu ớt tới năm 1991. Và cùng sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản trên khắp vùng Đông Âu, lãnh đạo đảng quyết định chấm dứt hoạt động của tổ chức này. Đảng chính thức giải tán Đảng năm 1991 sau một cuộc bỏ phiếu khi hệ thống cộng sản sụp đổ ở Đông Âu. Đảng Cộng sản nước Anh (CPB), phái tách ra từ CPGB trong thập niên 1980, vẫn tồn tại với vài nhóm nhỏ. Khi CPGB chấm dứt hoạt động, tài sản của đảng được chuyển sang cho một tổ chức mới, đảng Cánh tả Dân chủ (Democratic Left), được thành lập để thúc đẩy chi nhánh tiến bộ chính trị được giới lãnh đạo đảng thông qua trong những ngày cuối cùng của đảng. Và khi đảng Cánh tả Dân chủ thất bại và không thu hút được công chúng, một tổ chức mang tên Mạng lưới Chính trị Mới (New Politics Network) được thành lập, sau đó tổ chức này cùng với nhóm vận động dân chủ Hiến chương 88 sau đó sáp nhập và trở thành tổ chức mang tên Tháo gỡ Dân chủ (Unlock Democracy).
1
null
Vietbao.vn là trang tổng hợp thông tin trực thuộc Trung tâm Báo chí và Hợp tác Truyền thông Quốc tế (CPI) - Cục Thông tin đối ngoại - Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Đây là một trong những website tổng hợp thông tin tiếng Việt từ hơn 30 nguồn chính thức của các báo điện tử và trang tin điện tử Việt Nam, tuy vậy cũng bị kiện cáo nhiều lần với lý do lấy cắp thông tin từ các báo khác mà chưa xin phép. Lịch sử và xếp hạng. Vietbao.vn được thành lập năm 2008 và nay thuộc Trung tâm Báo chí và Hợp tác Truyền thông Quốc tế (CPI) - Cục Thông tin đối ngoại - Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Theo DoubleClick Ad Planner, Vietbao.vn đứng hạng thứ 975 trong danh sách "Top 1000 sites - DoubleClick Ad Planner". Theo trang web Alexa (alexa.com), Vietbao.vn được đánh giá xếp hạng thứ 41 tại Việt Nam về số lượt truy cập. Các chuyên mục chính. Vietbao.vn có 16 chuyên mục: Xã hội, Thế giới, Kinh tế, Thế giới giải trí, Bóng đá, Văn hóa, Thể thao, Thế giới trẻ, An ninh - Pháp luật, Đời sống, Sống đẹp, Sức khỏe, Tuyển sinh, Giáo dục, Khoa học, Công nghệ, Ôtô - Xe máy, Bạn đọc viết, Cười, Du lịch. Cấu trúc. Phần tin bài của Vietbao.vn được chia thành hệ thống mục và mục nhỏ bao gồm các tính chất: Chỉ trích. Vi phạm Luật Báo chí của Việt Nam. Trước khi đổi chủ sở hữu sang Trung tâm Báo chí và Hợp tác Truyền thông Quốc tế, trang web Vietbao.vn nằm dưới quyền sở hữu của Công ty Cổ phần Thương mại - Dịch vụ Bình Hoàng (số giấy phép kinh doanh: 4103005729 do Sở Kế hoạch - Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 18 tháng 12 năm 2006), lúc đầu có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh nhưng sau đó chuyển ra Hà Nội. Theo báo Sài Gòn Giải phóng, Vietbao.vn "đã sử dụng trái phép hàng chục ngàn tác phẩm báo chí của các báo: Sài Gòn Giải phóng, Lao động, Thanh niên, Tuổi trẻ, Tiền phong." Tháng 6 năm 2008, trang tin điện tử này bị Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam kết luận vi phạm nghiêm trọng Luật Báo chí của Việt Nam. Cụ thể, "trang tin điện tử Vietbao.vn với tên miền www.vietbao.vn đã và đang cung cấp thông tin lên mạng Internet khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.". Ngày 9 tháng 7 năm 2008, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam ra quyết định đình chỉ hoạt động của trang điện tử Vietbao.vn, xử phạt 25 triệu đồng Việt Nam đối với công ty Bình Hoàng và đề nghị Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) thu hồi tên miền "Vietbao.vn". Bị yêu cầu ngừng lấy tin bài. Sau khi thi hành án phạt, trang web Vietbao.vn đổi chủ sang Trung tâm Báo chí và Hợp tác Truyền thông Quốc tế (CPI) thuộc Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam và tiếp tục hoạt động. Ngày 7 tháng 3 năm 2013, ban biên tập báo điện tử Năng lượng Mới (petrotimes.vn) gửi công văn đến cơ quan chủ quản của trang tin điện tử Vietbao.vn để yêu cầu trang này chấm dứt lấy tin bài của báo Năng lượng Mới. Theo báo này, Vietbao.vn không chỉ lấy tin bài của họ mà còn lấy bài viết của nhiều báo khác để đăng lại và chèn quảng cáo kinh doanh. Theo Năng lượng Mới, Vietbao.vn tự động lấy nhiều tin bài của các báo điện tử khác và nhiều độc giả đã "nhầm tưởng" trang tin này cũng là một "tờ báo". Lượt đọc trên Vietbao đối với mỗi bài viết cao hơn hẳn lượt đọc trên trang gốc dù đây mới là nơi sản xuất tin bài. Hoạt động trở lại. Tháng 2 năm 2020, Việt Báo hoạt động trở lại với giấy phép số 148/GP-TTĐT.
1
null
Máy đo đường huyết là một thiết bị y khoa được sử dụng để đo độ đường (glucose) tồn tại trong máu. Hiện nay, máy đo đường huyết là thiết bị kiểm tra sức khỏe, đo chính xác độ đường trong máu. Máy đo đường huyết về bản chất chỉ là thiết bị hiển thị các thông số. Hoạt động chính của việc kiểm tra đường huyết bằng máy nằm ở que thử. Tại đầu que thử có thuốc thử, thông qua phản ứng điện hóa giữa thuốc thử ở đầu que thử và lượng đường trong máu, máy sẽ hiển thị mức đường huyết tương ứng. Kết quả đo đường huyết tại nhà chỉ phản ánh mức đường huyết tại thời điểm kiểm tra. Những loại máy đo đường huyết phổ biến Một số các loại thiết bị đo đường huyết được nhiều người sử dụng hiện nay như:
1
null
Lý Hùng (李雄) (274–334), tên tự Trọng Tuyển (仲雋), gọi theo thụy hiệu là Thành (Hán) Vũ Đế (成(漢)武帝), là vị Hoàng đế đầu tiên của nước Thành và cũng thường được coi là người khai quốc (mặc dù một số sử gia cho rằng người sáng lập nên nước Thành là Lý Đặc, cha của Lý Hùng). Việc Lý Hùng xưng làm Thành Đô vương vào năm 304 (và do đó, độc lập với nhà Tấn) thường được coi là dấu mốc khởi đầu thời kỳ Thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc. Tham gia các chiến dịch của cha và chú. Lý Hùng là con trai thứ ba của Lý Đặc với người vợ họ La của ông. Điều đầu tiên sử sách nói về ông là về việc Lý Đặc ủy thác cho ông với vị thế một tướng lĩnh vào mùa đông năm 301, sau khi cha ông đánh bại cuộc tấn công bất ngờ của Tân Nhiễm (辛冉), vị lãnh đạo này đã nhận được những lời thúc giục nắm cơ hội để chiếm lấy quyền lực của triều đình. Tuy nhiên, mùa xuân năm 303, Lý Đặc, sau một chiến thắng lớn trước thứ sử Ích Châu (nay là Tứ Xuyên và Trùng Khánh là La Thượng (羅尚), đã bất cẩn tin lời thỉnh cầu của La Thượng về việc đình chiến (chống lại lời khuyên của Lý Hùng và Lý Lưu). Sau đó, La Thượng đã tiến hành một cuộc đánh úp và giết chết Lý Đặc. Tàn quân của Lý Đặc lập Lý Lưu làm lãnh đạo mới và họ đã có thể chống lại quân của La Thượng, nhưng khi anh trai của Lý Hùng là Lý Đãng (李蕩) chết trên chiến trường, Lý Lưu bị nghĩ rằng mình nên đầu hàng triều đình nhà Tấn, chống lại lời khuyên của Lý Hùng và người chú khác của Lý Hùng là Lý Tương (李驤). Sau đó, Lý Hùng, không cho Lý Lưu biết, đã thực hiện một cuộc tấn công bất ngờ chống lại quân Tấn, buộc họ phải rút lui. Từ thời điểm này, Lý Lưu tin tưởng và nghe theo ý kiến của Lý Hùng. Vào mùa đông năm 303, Lý Lưu lâm bệnh và trước khi qua đời ông đã chỉ định Lý Hùng làm người kế vị. Trị vì. Vào đầu năm 304, Lý Hùng chiếm được Thành Đô, đô phủ của Ích Châu, buộc La Thượng phải chạy trốn. Lý Hùng sau đó định truyền ngôi cho ẩn sĩ Đạo giáo Phạm Trường Sinh (范長生), nhân vật này được những người tị nạn kính trọng giống như một vị thần và đã cung cấp lương thảo cho binh lính. Tuy nhiên, Phạm đã từ chối, các tướng sau đó đã yêu cầu Lý Hùng xưng đế. Vào mùa đông năm 304, Lý Hùng xưng Thành Đô vương, thực tế là tuyên bố độc lập với Tấn. Ông phong Phạm Trường Sinh và những người lớn tuổi trong gia tộc Lý làm các quân sư cấp cao. Năm 306, ông xưng đế và đặt quốc hiệu là "Đại Thành" (成). Ông cũng vinh danh người mẹ La thị làm thái hậu và truy phong thụy hiệu hoàng đế cho cha mình. Vài năm sau đó, ông dần bình định và ổn định được biên giới, chiếm toàn bộ Ích Châu nhưng sau đó lại dừng lại, không mở rộng hơn nữa. Điều khó hiểu là ông đã không thực sự nỗ lực để chiếm Ninh Châu (寧州, nay là Vân Nam và Quý Châu) ở phía tây nam. Sau này, đến cuối thời kỳ ông trị vì, người em họ của ông là Lý Thọ mới chiếm được Ninh Châu. Ông cho tiến hành các công việc để ổn định đế quốc. Các sử gia thường xem thời gian trị vì của Lý Hùng có điểm đặc trưng là khoan dung và triều đình ít sự can thiệp vào sinh kế của người dân. Do đế quốc của Lý Hùng nói chung có tình hình hòa bình trong khi những nơi khác bị chiến tranh tàn phá, đế quốc của ông đã tiếp nhận một số lượng lớn nạn dân đến định cư và làm tăng thêm sự giàu có của đế quốc. Lý Hùng cũng không phung phí tiền bạc. Tuy nhiên, ông cũng bị chỉ trích vì triều đình của ông thiếu tôn nghiêm. Các quan không được trả bổng lộc, và do đó, khi họ có nhu cầu về vật chất, họ sẽ lấy thẳng từ người dân. Trong giai đoạn Lý Hùng cai trị, nạn tham nhũng không quá lớn, điều này cũng vẫn được duy trì dưới thời những người kế vị ông. Cuối thời kỳ Lý Hùng trị vì, người cai trị Tiền Lương (một nước chư hầu của Tấn) là Trương Tuấn, nhiều lần đề nghị ông phải từ bỏ tước hiệu "đế" và trở thành chư hầu của Tấn. Lý Hùng đã không làm như vậy, song liên tục nói với Trương Tuấn rằng ông sẽ xưng thần nếu như Đông Tấn có thể phục hồi hơn nữa. Ông cũng duy trì quan hệ hữu hảo với Trương Tuấn, Thành Hán và Tiền Lương sau đó duy trì mối quan hệ thương mại. Lý Hùng, với một số miễn cưỡng, đã cho phép sứ giả của Tấn và Tiền Lương qua lãnh thổ của mình để sang phía bên kia. Vấn đề kế vị và qua đời. Năm 315, Lý Hùng lập phu nhân họ Nhâm của mình làm hoàng hậu. Lý Hùng có hơn 10 người con trai với các thê thiếp song bản thân Hoàng hậu lại không có con trai. Tuy nhiên, Lý Hùng vào năm 324 đã kiên quyết lập người cháu trai là Lý Ban, con trai của Lý Đãng, người được Nhâm Hoàng hậu nuôi dưỡng, làm thái tử, ông luận rằng việc hình thành được đế quốc thực ra là do Lý Đặc và Lý Đãng gây dựng nên, và sẽ thích hợp nếu như ông truyền ngôi lại cho con trai của Lý Đãng. Ông cũng quý mến Lý Ban do đây là một người có lòng tốt và chăm chỉ. Lý Tương (李驤) và Vương Đạt (王達), dự báo việc này sẽ đem đến các vấn đề thừa kế nên phản đối song Lý Hùng đã bác bỏ. Năm 334, Lý Hùng lâm bệnh do một vết thương trên đầu bị nhiễm trùng, sau đó lan rộng đến các vết thương khác mà ông phải chịu đựng trong suốt cuộc đời. Thân thể ông được nói là bốc mùi cực kỳ hôi thối đến nỗi các con trai phải tránh mặt ông, song Lý Ban đã chăm sóc ông ngày đêm. Ông qua đời vào mùa hè năm 334 và Lý Ban lên kế vị. Tuy nhiên, đúng như những người phản đối đã dự đoán, các con trai của Lý Hùng bất mãn về việc họ bị gạt ra, và sau đó trong cùng năm, một người con trai của Lý Hùng là Lý Việt (李越) đã ám sát Lý Ban và lập một người con trai khác của Lý Hùng là Lý Kỳ làm hoàng đế. Dưới thời trị vì của Lý Kỳ, Thành Hán bắt đầu suy sụp.
1
null
Chiến dịch tấn công Polesia là một trận đánh giữa quân đội Liên Xô và quân đội Đức quốc xã diễn ra trong Chiến tranh Xô-Đức thuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Các lực lượng Liên Xô tham gia chiến dịch này là Phương diện quân Byelorussia 2 (thành lập lần thứ nhất ngày 24 tháng 2) gồm 3 tập đoàn quân 47, 61 và 70 (NKVD) và Giang đội Dniepr. Ngày 4 tháng 3, kế hoạch tấn công của Bộ tư lệnh phương diện quân đã được Đại bản doanh (STAVKA) phê chuẩn tại Chỉ lệnh số 4480014. Trong quá trình chiến dịch được phối thuộc Tập đoàn quân 69 từ lực lượng dự bị. Từ ngày 15 tháng 3 đến ngày 5 tháng 4 năm 1944, Phương diện quân đã tổ chức tấn công dọc theo bờ phía Nam đầm lầy Polesia nhằm hướng Kovel - Brest - Lyublin, tiếp cận biên giới Liên Xô-Ba Lan (1940), yểm hộ sườn phải của Phương diện quân Ukraina 1 khi đó đang xúc tiến chuẩn bị chiến dịch tấn công Proskurov–Chernovtsy. Chiến dịch tấn công Polesia là một phần của Chiến dịch tấn công hữu ngạn Dniepr. Tình hình mặt trận. Đến đầu tháng 3 năm 1944, Hồng quân Liên Xô tiếp tục phát động các cuộc tấn công nhằm vào Cụm Tập đoàn Nam của Đức, mở đầu giai đoạn 2 của chiến dịch hữu ngạn Dniepr. Nhằm ngăn chặn Cụm Tập đoàn quân Trung tâm điều quân tiếp ứng cho Cụm Tập đoàn quân Nam, Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô quyết định mở một đòn tấn công nhằm vào hướng Kovel - Brest, nơi tiếp giáp giữa hai Cụm Tập đoàn quân Nam và Trung tâm. Thành công của chiến dịch này sẽ có tác dụng hỗ trợ cho mũi tấn công của Phương diện quân Ukraina 1 tại hướng Rovno - Lutsk. Do Kovel được xem là một mục tiêu độc lập, Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô quyết định xây dựng riêng một Phương diện quân dành cho chiến dịch này và chỉ thị ngày 17 tháng 2 năm 1944 đã đánh dấu sự ra đời của Phương diện quân Byelorussia 2. Binh lực và kế hoạch. Quân đội Liên Xô. Binh lực tổng cộng: 25 sư đoàn., 181 máy bay Vào ngày 6 tháng 3, hội đồng quân sự của Phương diện quân Byelorussia 2 trình lên Đại bản doanh kế hoạch của chiến dịch. Tập đoàn quân số 47 là đơn vị thực hiện đòn tấn công chính với 2 mũi vu hồi vào Kovel từ phía Bắc và phía Nam. Tập đoàn quân số 70 sẽ tiến về Kamyensk - Karshika (Kamin-kashyrskyi), cắt đứt tuyến đường sắt Kovel - Brest và ngăn chặn quân Đức đánh tới từ hướng Kobrin, Brest. Nhiệm vụ của Tập đoàn quân số 61 là quét hết quân Đức khỏi bờ Nam của sông Pripyat. Kế hoạch tấn công được phê chuẩn bởi Đại bản doanh vào ngày 7 tháng 3. Vào nửa đầu tháng 3, để chuẩn bị cho chiến dịch, quân đội Liên Xô đã đánh chiếm và mở rộng một số đầu cầu vượt sông ở bờ Tây của sông Stokhod. Do thời gian chuẩn bị ngắn, bùn đất lầy lội của mùa xuân ("raputista") và hệ thống đường sá không tốt, Phương diện quân Byelorussia 2 đã không thể tập trung đủ binh lực cho chiến dịch. Cho đến đầu chiến dịch, chỉ có 13 trong tổng số 25 sư đoàn được triển khai ở mặt trận. Riêng Tập đoàn quân không quân số 6, đến ngày 18 tháng 3 chỉ mới triển khai được 19 máy bay IL-2, 14 Yak-9, 5 Pe-2 và 85 chiếc Po-2. Diễn biến. Vào ngày 15 tháng 3, tất cả những lực lượng hiện có của các tập đoàn quân số 47 và 70 đồng loạt khai hỏa, mở màn chiến dịch Polesia. Ngày hôm sau, đến lượt Tập đoàn quân số 61 tham gia tác chiến. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do bùn đất lầy lội cũng như địa hình nhiều rừng, tới ngày 18 tháng 3 Tập đoàn quân số 47 đã tiến được 30-40 cây số và bao vây Kovel. Tập đoàn quân số 70 đến ngày 20 tháng 3 đã tiến được 60 cây số. Trước tình hình trận tuyến bị chọc thủng, Cụm Tập đoàn quân Trung tâm vội vã điều 7 sư đoàn bộ binh và 1 sư đoàn thiết giáp tới bịt cửa mở. Vào ngày 28 tháng 3, Tập đoàn quân thiết giáp số 4 cũng được điều phối cho Tập đoàn quân số 2 và ranh giới giữa Cụm Tập đoàn quân Nam với Cụm Tập đoàn quân Trung tâm được dời về phía Nam. Sau khi được tăng viện, quân Đức bắt đầu mở nhiều cuộc phản kích dữ dội nhằm đẩy lui quân đội Liên Xô và giải thoát cho số quân Đức tại Kovel. Sau 10 ngày chiến đấu quyết liệt và chịu nhiều thiệt hại nặng nề, cuối cùng quân Đức cũng chạy thoát khỏi vòng vây của tập đoàn quân số 47 và 70. Đến ngày 5 tháng 4, tình hình mặt trận đã trở nên ổn định tại tuyến Kovel - Ratno. Ở cánh phải, sau 10 ngày chiến đấu, Tập đoàn quân số 61 đã tiến sâu được 10 cây số và quét hết quân Đức khỏi khu vực bờ Nam sông Pripyat và phía Đông Stolin. Cuối chiến dịch, Phương diện quân Byelorussia 2 bị giải thể và binh lực của họ được sáp nhập vào Phương diện quân Byelorussia 1. Kết quả và đánh giá. Chiến dịch chỉ giải quyết được mục tiêu tức thời của tình hình chiến cục, giúp Hồng quân tiến tới tuyến Lyubeshiv - Kamyen Kashirskii (Kamen Kashyrskyi) - Kovel. Quân phát xít Đức vẫn chiếm giữ các điểm dân cư quan trọng trong khu vực. Tuy nhiên, chiến dịch này đã trói chân một lượng lớn quân Đức, giúp cho các mũi tiến công ở những khu vực khác được diễn ra thuận lợi, đặc biệt là mũi tấn công của Phương diện quân Ukraina 1 tại Chernovtsy.
1
null
Sói bờm (danh pháp hai phần: Chrysocyon brachyurus) là một loài động vật thuộc họ Chó. Đây là loài chó lớn nhất ở Nam Mỹ, ngoại hình giống như một con cáo lớn với bộ lông màu hơi đỏ. Loài động vật có vú này được tìm thấy trong môi trường sống thoáng đãng và bán thoáng đãng, đặc biệt là vùng đồng cỏ với bụi cây và cây phân tán ở phía nam, miền trung tây và đông nam Brazil (Mato Grosso, Mato Grosso do Sul, Minas Gerais, Goiás, São Paulo, Federal District và gần đây Rio Grande do Sul), Paraguay, phía bắc Argentina, Bolivia phía đông và phía bắc của dãy núi Andes, và cực đông nam Peru (Pampas del Heath). Chúng rất hiếm ở Uruguay, có thể đã bị tuyệt chủng. IUCN liệt kê nó vào nhóm loài sắp bị đe dọa, trong khi nó được coi là sắp nguy cấp bởi chính phủ Brazil (IBAMA). Nó là loài duy nhất trong chi "Chrysocyon". Tên của nó trong tiếng địa phương được gọi là aguará guazú (có nghĩa là "con cáo lớn" trong các ngôn ngữ Guarani), Lobo de crin, Lobo de los esteros hoặc Lobo colorado, và như Lobo-guará ở Brazil. Nó cũng được gọi là Borochi ở Bolivia. Mô tả. Sói bờm thường được mô tả như là "một con cáo đỏ đi cà kheo" do màu sắc và bề ngoài của nó tương tự, mặc dù nó là lớn hơn nhiều so với cáo đỏ và thuộc về một chi khác. Con trưởng thành cao tính từ vai, chiều dài tổng cộng và nặng . Sói bờm là loài chó hoang lớn nhất. Chân dài có lẽ là do sự thích nghi với các thảo nguyên nơi sinh sống bản địa của nó. Bộ lông của sói bờm có thể là màu nâu đỏ đến màu da vàng cam ở hai bên với chân dài, màu đen và một bờm đen rõ ràng. Bộ lông được đánh dấu với một cụm màu trắng ở cuối đuôi và một cái "yếm" màu trắng bên dưới cổ họng. Bờm dựng đứng, và thường được sử dụng để mở rộng nét mặt của nó khi bị đe dọa hoặc khi thể hiện sự hung dữ. Chế độ dinh dưỡng. Sói bờm chuyên ăn con mồi nhỏ và vừa, bao gồm cả động vật có vú nhỏ (thường là động vật gặm nhấm và thỏ rừng), chim, và thậm chí cả cá. Một phần lớn của chế độ ăn uống của nó (trên 50%, theo một số nghiên cứu) là vật chất thực vật, bao gồm mía, củ, và trái cây (đặc biệt là táo sói (thực phẩm giống như cà chua) ("Solanum lycocarpum"). Sói bờm nuôi nhốt theo truyền thống đã được cho ăn nhiều thịt và đã phát triển sỏi bàng quang. Chế độ ăn sở thú nay gồm trái cây và rau quả, cũng như thức ăn cho chó. Vì vậy, chúng là loài ăn tạp.
1
null
Tứ mỹ Hà Thành là tên gọi chung cho 4 người đẹp nổi tiếng của Hà Nội thế kỉ XX. Đó là bốn người phụ nữ có sắc đẹp, nổi tiếng, đã làm say đắm nhiều nhà báo, ký giả, văn nhân, những công tử hào hoa ở chốn Hà Thành xưa. Bốn người đó gồm:
1
null
Chúa Giêsu đi trên mặt nước là một trong những phép lạ của Chúa Giêsu được ghi chép trong các ba sách Phúc Âm: Mátthêu 14:22-33, Máccô 6:45-52 và Gioan 6:16-21. Sau phép lạ nuôi năm ngàn người ăn, Chúa Giêsu sai các môn đệ đi thuyền tới phía bên kia của biển hồ Galilee trước, còn ông cầu nguyện một mình rồi sẽ đi sau. Màn đêm buông xuống, gió nổi lên, và thuyền của các môn đệ bị chao đảo trong một cơn bão. Trong khi vận lộn với bão tố trong đêm tối, các môn đệ nhìn thấy Chúa Giêsu đi trên mặt nước. Họ sợ hãi vì nghĩ đó là ma, nhưng Chúa Giêsu bảo họ đừng sợ mã hay vững tâm. Chúa Giêsu ra tay dẹp tan cơn bão, bước đến lên thuyền và cùng họ vào bờ. Một chi tiết đáng chú ý trong câu chuyện này (chỉ được chép trong Phúc âm Mátthêu): khi thấy Chúa Giêsu, Phêrô bước ra khỏi thuyền, đi trên mặt nước để đến với Giêsu, nhưng đang khi đi thì Phêrô bỗng sợ hãi và bắt đầu chìm xuống nước, Chúa Giêsu đã cứu ông. Giáo lý Kitô giáo xem câu chuyện này là một phép lạ quan trọng cho thấy quyền năng kiểm soát thiên nhiên của Chúa Giêsu và tầm quan trọng của việc tin vào ông. Tin vào Giêsu sẽ được cứu sống như Phêrô đã được cứu sống. Trình thuật trong các Phúc Âm.   *Bản dịch của Nhóm Phiên dịch Các giờ kinh Phụng vụ.
1
null
Lý Ban () (288–334), tên tự Thế Văn (世文), thụy hiệu ban đầu là Lệ Thái tử (戾太子), sau là Thành (Hán) Ai Đế (成漢哀帝), là một Hoàng đế của nước Thành trong lịch sử Trung Quốc. Lý Ban là cháu trai của Thành Vũ Đế Lý Hùng, con trai của Lý Đãng, anh cả Lý Hùng, Lý Đãng chết trên chiến trường năm 303. Sau khi Lý Đãng chết, Lý Ban được do Lý Hùng và Nhâm Hoàng hậu nuôi dưỡng, mẹ đẻ của ông khi đó vẫn còn sống. Mặc dù Lý Hùng có hơn 10 con trai ruột với các thê thiếp song Nhâm Hoàng hậu lại không có con trai. Lý Hùng sau đó đã quyết định để một trong những người con trai của Lý Đãng làm thái tử. Ban đầu, ông định phong Lý Hàm (李琀), anh cả của Lý Ban, song Lý Hàm đã chết trong trận chiến chống lại Dương Nan Địch (楊難敵) năm 323. Năm 324, Lý Hùng lập Lý Ban làm thái tử, luận rằng việc thành lập đế quốc thực tế là do Lý Đặc và Lý Đãng gây dựng, và sẽ hợp lý nếu ông truyền ngôi cho con trai của Lý Đãng. Ông cũng đánh giá cao Lý Ban vì đây là người có lòng tốt và chăm chỉ. Lý Tương (李驤) và Vương Đạt (王達), dự báo việc này sẽ đem đến các vấn đề thừa kế nên phản đối song Lý Hùng đã bác bỏ. Năm 334, Lý Hùng lâm bệnh do một vết thương ở đầu bị nhiễm trùng, sau đó lan đến các vết thương khác mà ông đã phải chịu đựng. Thân thể ông được kể lại là bốc ra một mùi cực kỳ hôi thối đến nỗi những người con trai ông đều tránh xa, song Lý Ban đã ngày đêm chăm sóc ông. Lý Hùng qua đời vào mùa hè năm 334 và Lý Ban nên kế vị. Tuy nhiên, như những gì Lý Tương đã dự đoán, các con trai của Lý Hùng đã bất mãn. Hai trong số họ, Lý Việt (李越) và em trai Lý Kỳ, đã âm mưu chống lại Lý Ban. Em trai Lý Ban (chưa rõ tên) đã nghe được tin đồn về âm mưu, ông ta đề nghị Lý Ban ngay lập tức đưa Lý Việt và Lý Kỳ rời khỏi kinh thành, song Lý Ban đã không nỡ làm như vậy trước khi chôn cất Lý Hùng. Thay vào đó, ông cử người em trai đó đi hạ nhiệt sự bất mãn. Vào mùa đông, trong một đêm khi Lý Ban mặc đồ tang đứng trước quan tài của Lý Hùng, Lý Việt đã ám sát Lý Ban và anh của Lý Ban là Lý Đô (李都), sau đó Lý Kỳ cướp ngôi làm hoàng đế, sau khi giả mạo một chiếu chỉ của Nhâm Thái hậu buộc tội Lý Ban. Lý Kỳ ban đầu ban cho Lý Ban thụy hiệu Lệ Thái tử, từ chối công nhận Lý Ban là hoàng đế. Năm 338, khi Lý Ký bị Lý Thọ lật đổ, Lý Thọ đã truy phong cho Lý Ban thụy hiệu là Ai Đế.
1
null
Không gian Baire là một lớp không gian quan trọng, thuộc lĩnh vực Topo - một chuyên ngành của Toán học. Không gian Baire mang tên của nhà toán học người Pháp René-Louis Baire, với định lý Phạm trù Baire (Baire category theorem) công bố trong luận văn Tiến sĩ của ông năm 1899. Định nghĩa không gian Baire. Một tập con của một không gian topo "(X,τ)" được gọi là có phần trong rỗng nếu và chỉ nếu nó không chứa bất kì một tập mở khác trống của "(X,τ)". Không gian topo "(X,τ)" được gọi là một không gian Baire nếu như cho bất kì một họ {"A""n"} đếm được các tập đóng có phần trong rỗng thì ∪"A""n" có phần trong rỗng. Ví dụ: Q với topo tương đối (topo sinh bởi topo Euclidean trên R) không phải là không gian Baire. Một phát biểu khác của định nghĩa không gian Baire. Đây là một phát biểu tương đương, sử dụng họ đếm được các tập mở và trù mật trong "X", phát biểu như sau: Không gian "(X,τ)" là không gian Baire nếu và chỉ nếu với bất kì một họ đếm được {"U""n"} các tập mở trù mật trong "X" thì ∩"U""n" cũng trù mật trong "X". Các phạm trù Baire. Thuật ngữ phạm trù thứ nhất và phạm trù thứ hai được sử dụng đầu tiên bởi René-Louis Baire. Phạm trù thứ nhất. Tập "A" ⊆ "(X,τ)" được gọi là thuộc phạm trù thứ nhất nếu nó là hội của một họ đếm được các tập hợp "không đâu trù mật" (nowhere dense, nghĩa là bao đóng có phần trong rỗng). Phạm trù thứ hai. Tập "A" ⊆ "(X,τ)" được gọi là thuộc phạm trù thứ hai nếu nó không thuộc phạm trù thứ nhất. Tính chất. Nếu "h": "X"→"X" là một đồng phôi giữa "E" ⊆ "X" và "h(E)", thì khi đó "E" và "h(E)" cùng một phạm trù. Một không gian topo "(X,τ)" là không gian Baire khi và chỉ khi mọi tập mở khác trống của "(X,τ)" đều là phạm trù thứ hai. Định lý phạm trù Baire. "Nếu "S" là một không gian mêtric đầy đủ hoặc là không gian compact địa phương Hausdroff thì "S" là không gian Baire." Chứng minh. Cho "V1","V2","V3"...là các tập mở và trù mật trong "S", cho "B0" là tập mở (khác rỗng) bất kì trong "S". Cần chứng minh (∩"Vn")∩"B0"≠ ∅. Bước 1. Dựa vào tính trù mật của "V1" trong "S" nên "V1"∩"B0"≠∅. Bước 2. Tìm tập mở "B1" trong "S" sao cho Cl("B1") ⊆ "V1"∩"B0". Với "S" là không gian metric đầy đủ thì cần tìm "B1" thỏa d(x,y)≤1, ∀x,y∈Cl("B1"). Với "S" là không gian compact địa phương Hausdroff, dùng mệnh đề sau để tìm "B1" là tập compact và khác rỗng: "Cho "(X,τ)" là một không gian Compact địa phương Hausdroff, "K" là tập compact trong "(X,τ)" và "U" là một tập mở của "(X,τ)" thỏa "K" ⊆ "U". Khi đó, tồn tại tập mở "V" trong "(X,τ)" với bao đóng Cl("V") là tập compact và thỏa "K" ⊆ "V" ⊆ Cl("V") ⊆ "U". Bước 3. Xây dựng các tập mở "Bn" với n≥2 giống với tính chất của tập "B1". Tìm tập mở "B2" thỏa mãn Cl("B2") ⊆ "V2"∩"B1", với d(x,y)≤1/2 ∀x,y∈Cl("B2") khi "S" là không gian metric đầy đủ hay Cl("B2") là Compact khi "S" là không gian compact địa phương Hausdroff. Dựa vào tính chất trù mật của "V2" nên "V2"∩"B1"≠∅. Cách tìm "B2" tương tự cách tìm với "B1". Với cách xây dựng các "Bn" tương tự, được một dãy tập mở "B0", "B1", "B2", "B3"... trong "S" với "B0" ⊇ Cl("B1") ⊇ Cl("B2") ⊇... thỏa Cl("Bn") ⊆ "Vn"∩"Bn-1" ∀n≥1, sao cho d(x,y)≤1/n với "S" là không gian metric đầy đủ hoặc thỏa Cl("Bn") compact và không rỗng khi "S" là không gian compact địa phương Hausdroff. Bước 4. Hoàn thành chứng minh, chia thành hai trường hợp: Với "S" là không gian compact địa phương Hausdroff,sử dụng lý luận căn bản về các phép toán trên tập hợp, chứng minh (∩"Vn")∩"B0"≠∅. Với "S" là quảng đường, chỉ cần chứng minh cho ∩Cl("Bn")≠∅, bằng cách xây dựng một dãy Cauchy {"xn"}, với mỗi "n", "xn"∈Cl("Bn"), do tính đầy đủ của "S" nên dãy {"xn"} hội tụ về "x" trong "S", do "xn"∈Cl("Bk"), ∀"n"≥"k", suy ra x∈∩Cl("Bn").
1
null
Hans-Hubert "Berti" Vogts (; sinh 30 tháng 12 năm 1946 tại Büttgen) là hậu vệ huyền thoại người Đức. Ông từng chơi cho Borussia Mönchengladbach và là thành viên của đội hình huyền thoại vô địch World Cup với Tây Đức 1974. Sau này ông dẫn dắt Đức vô địch Euro 96. Trong đội hình huyền thoại của Tây Đức với nòng cốt là libero Franz Beckenbauer,ông là hậu vệ phải có thân hình nhỏ con nổi tiếng với sự bền bỉ, thi đấu lăn xả và rất nhanh nhẹn. Vì vậy mà Vogt có nick name "Der Terrier" (chó sục). Sự nghiệp. Borussia Mönchengladbach. Vogts tham gia đội trẻ của VfR Büttgen năm 1954 khi mới lên 7, cho đến khi chuyển đến Borussia Mönchengladbach năm 1965 và thanh danh tại đây. Vogts là một thành viên trong thế hệ vàng của Borussia's trong những năm 1970s, với 5 chức vô địch Bundesliga, một lần Cúp Quốc gia Đức, hai lần vô địch UEFA Cup. Vogts cũng chơi trận chung kết 1977 European Cup Final, tiền thân của UEFA Champions League, trận đấu mà Gladbach bị đánh bại bởi Liverpool. Vogts có 419 trận tại Bundesliga cho Mönchengladbach, ghi 32 bàn và đồng thời có 64 trận chơi cho câu lạc bộ ở cúp Châu Âu, ghi 8 bàn. Vogts dành toàn bộ sự nghiệp cho Mönchengladbach, cho đến khi ông giải nghệ vào năm 1979. Quốc tế. Vogts có 96 trận cho đội tuyển Tây Đức, đưa ông trở thành một trong những cầu thủ có số trận nhiều nhất cho đội tuyển Đức. Vogt có 20 trận được trao băng đội trưởng, và đồng thời ông cũng cùng đội tuyển Tây Đức vô địch 1974 World Cup diễn ra trên quê hương ông. Với sự dẻo dai của mình, "Der Terrier" với tinh thần của một chiến binh Đức, Vogts luôn thi đấu năng nổ trong suốt cả trận đấu. Vogts đã vô hiệu hoá hoàn toàn thủ lĩnh của tuyển Hà Lan, Johan Cruyff, góp phần giúp "Cỗ xe tăng" đánh bại "Cơn Lốc màu Da cam" với tỉ số 2-1. Thống kê. 419||32||42||2||colspan="2"|—||65||8||526||42 419||32||42||2||colspan="2"|—||65||8||526||42
1
null
Thiên Cực công chúa (chữ Hán: 天極公主) là một nhân vật lịch sử vào cuối thời nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. Hành trạng của bà xuất hiện vào khoảng đầu thế kỉ 13 và được ghi lại trong Đại Việt sử lược. Bà là nguyên nhân dẫn đến cái chết của hai quyền thần nhà Lý là Phạm Du và Tô Trung Từ trong giai đoạn nhà Lý đang suy vong, nhà Trần dần có mầm móng nổi lên. Cuộc đời. Không rõ tên thật của Thiên Cực công chúa và không rõ bà là con của vị vua nào của nhà Lý. Sách Đại Việt sử lược chỉ cho biết bà là vợ của Quan nội hầu Vương Thượng. Vào khoảng niên hiệu Chính Long Bảo Ứng thứ 5 (1167), có một Thiên Cực công chúa đến Lạng Châu lấy Châu mục là Hoài Trung hầu, không rõ đây có phải là Thiên Cực công chúa này hay không, vì Quan nội hầu là một tước Hầu tước, hơn nữa về sau sử sách cho biết bà cùng chồng cũng có nhà ở Lạng Châu. Vào lúc biết tin Thái tử Lý Sảm lập triều đình riêng và tự ý phong tước cho Trần Lý, Tô Trung Từ, Phạm Ngu..., Hoàng đế Lý Cao Tông ở Quy Hoá muốn đánh dẹp, bèn sai Phạm Du đi để liên lạc với họ Đoàn (Đoàn Thượng, Đoàn Văn Lôi) ở vùng Hồng Châu để đánh dẹp, vì họ cùng Phạm Du từng có kết giao. Họ Đoàn hẹn với Phạm Du cho thuyền đến đón ông. Nhưng khi thuyền họ Đoàn tới chỗ hẹn, Phạm Du đang mải tư thông với bà:"...biết đã đến lúc dân ở vùng Hồng đi đón rước mà Phạm Du còn cùng với Công chúa Thiền Cực tư thông...". Thuyền họ Đoàn đợi mãi không thấy Phạm Du nên quay trở về. Phạm Du đến chỗ hẹn không có thuyền, phải tự kiếm thuyền đi gặp họ Đoàn. Nhưng khi tới Ma Lãng thì ông bị quân của hào trưởng Bắc Giang là Nguyễn Nậu và Nguyễn Nải đón bắt, mang về Hải Ấp nộp cho thái tử Sảm. Ông bị thái tử Sảm giết chết. Không lâu sau phe họ Trần ủng hộ Thái tử Sảm thắng thế, dẹp được loạn Quách Bốc, vì Trần Lý đã mất nên em vợ là Tô Trung Từ nắm quyền điều hành triều đình. Tô Trung Từ lúc đó quyền khuynh thiên hạ, tôn thất nhà Lý đều hợp mưu diệt ông mà không thành. Năm Tân Tỵ (1211), tháng 6, Tô Trung Từ ban đêm sang nhà ở Gia Lâm để cùng với Thiên Cực công chúa tư thông, thì Từ bị chồng của Công chúa làm Quan nội hầu là Vương Thượng giết chết. Theo luật pháp nhà Lý khi đó, nếu nam nữ tư thông mà bị bắt quả tang thì người chồng có thể giết tình địch mà không bị tội. Sau đó, sách chỉ nói đến sự kiện nhà của bà ở Lạng Châu bị Đinh Khôi cướp bóc.
1
null
Jürgen Kohler (sinh ngày 06 tháng 10 năm 1965 tại Lambsheim) là cựu trung vệ người Đức. Ông từng là nhà vô địch World Cup 1990 cùng Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức, UEFA Champions League năm 1997 với Borussia Dortmund sau khi đánh bại Juventus của Zinédine Zidane với tỷ số 3-1.
1
null
Cá ngừ vây đen (danh pháp hai phần: "Thunnus atlanticus") là một loài cá trong họ Cá thu ngừ. Cá ngừ vây đen nói chung có chiều dài tối đa 100 cm và trọng lượng 21 kg. Cá ngừ vây đen có thân hình bầu dục, lưng màu đen với một màu vàng nhẹ trên của vây phụ, và có màu vàng ở hai bên của cơ thể của họ. Cá ngừ vây đen chỉ được tìm thấy ở phía tây Đại Tây Dương từ mũi Cod đến Brasil. Chúng không ăn nhiều cá như các loài cá ngừ khác, chúng ăn các ấu trùng nhỏ bé của stomatopoda (tôm vua, tôm tít), tôm thật sự và cua, cũng như con cá nhỏ. Tất nhiên chúng ăn cá non và mực ống trưởng thành. Chúng có tuổi thọ ngắn ngủi, phát triển nhanh chóng, một con cá 5 tuổi sẽ được coi là già. Chúng trưởng thành tình dục lúc lên 2 tuổi, và đẻ trứng ở vùng biển mở trong suốt mùa hè. Cá ngừ vây đen một loài thích sinh sống ở vùng nước ấm, thích nhiệt độ nước trên 20 °C.
1
null
Thực đơn hay thực đơn bữa ăn hay còn gọi thông dụng là Menu là bảng ghi lại tất cả những món ăn, thức dự định sẽ phục vụ trong một bữa ăn hay bữa tiệc, cỗ, liên hoan... Thông thường, thực đơn thông dụng trong những nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán nước...theo đó người bồi bàn sẽ trình ra cho thực khách một danh mục (list) các món ăn, đồ uống để thực khách có thể lựa chọn, gọi, đặt (order) để được phục vụ. Thực đơn phản ánh số lượng các món ăn, đồ uống, cơ cấu bữa ăn, mục đích của bữa ăn (thực đơn giảm cân, thực đơn cho bé...). Đặc điểm. Thực đơn có thể là thực đơn hàng ngày (phục vụ cho các bữa ăn hàng ngày hay thực đơn cơm gia đình), thực đơn dành cho bữa tiệc, tiệc, tiệc cưới, cỗ, liên hoan gọi là thực đơn đãi tiệc. Bữa ăn thường ngày có 3 đến bốn món ăn, Thường sử dụng các loại thực phẩm thông dụng,chế biến đơn giản. Thực đơn liên hoan chiêu đãi có từ 04 đến năm món trở lên, thường sử dụng thực phẩm cao cấp hay tương đối đắt tiền, chế biến công phu, trình bày đẹp, lịch sử. Nguyên tắc xây dựng thực đơn: Thông thường, thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn. Thực đơn phải đủ các món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế
1
null
Hoàng đế Áo, đôi khi còn gọi là Áo hoàng (tiếng Đức: Kaiser von Österreich) là ngôi Hoàng đế cha truyền con nối và là tước vị được Hoàng đế La Mã Thần thánh Franz II, một thành viên của Nhà Habsburg-Lothringen tự xưng vào năm 1804, và tiếp tục được ông và những người kế tục ông nắm giữ cho đến khi vị Hoàng đế cuối cùng vào năm 1918. Các Hoàng đế kiêm nhiệm danh hiệu "Đại vương công Áo". Vợ của các Hoàng đế xưng làm "Hoàng hậu", trong khi các thành viên trong gia đình lấy tước hiệu Đại vương công hoặc là Đại Công nương. Tuy đế hiệu của các Hoàng đế Áo là "Kaiser", nhiều tài liệu tiếng Anh gọi họ là "Emperor" trong khi để nguyên tước hiệu của các Hoàng đế Đức là "Kaiser", để tránh nhầm lẫn giữa các vị quân chủ Áo và Đức. Tiền vị. Các thành viên của Vương triều nhà Habsburg tại Áo đã được bầu làm Hoàng đế La Mã Thần thánh qua nhiều thế kỷ và chủ yếu là ngự trị tại Viên. Đó là lý do vì sao thuật ngữ "Hoàng đế Áo" có thể xuất hiện trong các tư liệu viết về thời kỳ trước năm 1804, lúc không có Đế quốc Áo nào tồn tại. Trong các trường hợp đó từ "Áo" luôn mang nghĩa là Triều đại, chứ không phải là quốc gia. Một trường hợp đặc biệt là Đại Công nương Maria Theresia của Áo; bà là Hoàng hậu của Hoàng đế La Mã Thần thánh Franz II, nhưng thực ra bà cũng là vị quân chủ của Các Lãnh địa Thế tục Áo bao gồm Böhmen và Hungary. Hoàng đế. Khi đối mặt với sự xâm lược của Napoleon I, người đã tuyên bố là "Hoàng đế Pháp" (), bởi Hiến pháp Pháp ngày 18 tháng 5 năm 1804, Francis II lo sợ cho tương lai của Đế quốc La Mã Thần thánh và duy trì tình trạng Hoàng gia của mình trong trường hợp Đế quốc La Mã Thánh bị giải thể. Do đó, vào ngày 11 tháng 8 năm 1804, ông đã tạo ra tước hiệu mới của "Hoàng đế Áo" cho chính mình và những người kế vị của ông là người đứng đầu Nhà Habsburg-Lorraine. Trong hai năm, Francis mang hai danh hiệu hoàng gia: Hoàng đế La Mã Thần thánh Francis II và "bằng ân điển Thiên chúa" ("Von Gottes Gnaden") Hoàng đế Francis I của Áo. Vào năm 1805, một đội quân do Áo dẫn đầu đã bị thất bại nhục nhã trong Trận Austerlitz và Napoléon chiến thắng đã giải tán "Reich" (lúc này chỉ là một liên minh lỏng lẻo) bằng cách thúc đẩy hoặc gây áp lực cho một số vuơng hầu Đức vào Liên bang Rhein vào tháng 7. Điều này khiến Francis II/I ngày 6 tháng 8 năm 1806 tuyên bố giải thể Reich và hạ Đế miện được tạo trong thế kỷ thứ X (ngày nay được trưng bày tại Bảo tàng Cung điện Hofburg ở Vienna). Từ năm 1806 trở đi, Francis chỉ là Hoàng đế Áo.Ông có ba người kế nhiệm Ferdinand I, Francis Joseph I và Charles I trước khi Đế chế tan rã vào năm 1918. Một buổi lễ đăng quang không bao giờ được lập; người thừa kế ngai vàng trở thành hoàng đế vào thời điểm vua tiền nhiệm qua đời hoặc thoái vị. Biểu tượng của Hoàng đế Áo là vương miện riêng của triều đại có niên đại từ Rudolf II (r. 1576–1612), (được gọi "Rudolfinische Hauskrone"), là sự kế thừa phẩm giá và huyền thoại của Habsburgs. Tước hiệu Hoàng đế. Các hoàng đế Áo đã có danh sách dài tước hiệu và tuyên bố phản ánh sự mở rộng địa lý và sự đa dạng của các vùng đất được cai trị bởi Habsburgs Áo. Danh hiệu tước hiệu lớn của Hoàng đế Áo được thay đổi nhiều lần: tạo lập ngày 1/8/1804, được triều đình tuyên bố ngày 22/8/1836, bởi triều đình Đế chế tuyên bố ngày 6/1/1867 và kết thúc bởi lá thư ngày 12/12/1867. Các phiên bản ngắn hơn được ghi trong các tài liệu chính thức và điều ước quốc tế: "Hoàng đế Áo, Vua Bohemia... và Vua Tông đồ Hungary", "Hoàng đế Áo và Vua Tông đồ Hungary", "Hoàng đế và Vua bệ hạ" và "Hoàng đế và Hoàng gia bệ hạ Tông đồ bệ hạ". Danh sách đầy đủ (sau khi mất Lombardy năm 1859 và Venetia năm 1866): "Hoàng đế của Áo,"<br> "Vua Tông đồ của Hungary,"<br> "Vua của Bohemia, của Dalmatia, của Croatia, của Slavonia, của Galicia, của Lodomeria, của Illyria,"<br> "Vua của Jerusalem,"<br> "Đại vương công của Áo,"<br> "Đại công tước của Tuscany và Cracow,"<br> "Công tước của Lorraine, của Salzburg, của Styria, của Carinthia,của Carniola của Bukovina,"<br> "Đại thân vương của Transylvania,"<br> "Bá tước của Moravia,"<br> "Công tước của Thượng và Hạ Silesia, của Modena, Parma, Piacenza và Guastalla, của Auschwitz và Zator, của Teschen, Friuli, Ragusa và Zara,"<br> "Hoàng bá của Habsburg và Tyrol, của Kyburg, Gorizia và Gradisca,"<br> "Hoàng thân của Trent và Brixen,"<br> "Bá tước Thượng và Hạ Lusatia và Istria,"<br> "Bá tước của Hohenems, Feldkirch, Bregenz, Sonnenberg," <br> "Lãnh chúa của Trieste, của Cattaro và của Windic March,"<br> "Đại Voivode của Voivodship Serbia,"<br> "Huân chương Lông cừu vàng Tối cao." Trưởng tộc Habsburg-Lothringen (từ 1918). Charles I không còn là vua của Áo, trong khi Luật Habsburg của nước Cộng hòa Áo năm 1919 gọi ông là "cựu hoàng" (der ehemalige Träger der Krone). Con trai ông, Otto von Habsburg, đã sử dụng tước hiệu Đại vương công Áo bên ngoài Áo, tuyên bố mình là một công dân trung thành với Cộng hòa Áo để được phép vào Áo; từ năm 1961 trở đi ông không truyền tước hiệu cho thân vương kế vị nữa. Con trai của Otto, Karl von Habsburg, kế vị Đại vương công Áo.
1
null
Công trường Công xã Paris là khu vực công cộng bao quanh nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn, được giới hạn bởi đường Lê Duẩn và đường Nguyễn Du ở hai đầu tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đây cũng là điểm khởi đầu của đường Đồng Khởi, con phố thương mại sầm uất nổi tiếng của thành phố. Xung quanh có hai công trình kiến trúc nổi tiếng được xây dựng từ thời Pháp thuộc là Nhà thờ Đức Bà và Bưu điện Sài Gòn. Lịch sử. Thời Pháp thuộc, khu đất có tên là "Place de la Cathédrale" (tạm dịch: "Quảng trường Nhà thờ chính tòa"), ở giữa chính quyền thuộc địa cho dựng bức tượng đồng thể hiện hình tượng giáo sĩ Bá Đa Lộc che chở Hoàng tử Cảnh. Tượng này tồn tại từ năm 1903 đến tháng 10 năm 1945 thì bị phá đi, để lại bệ tượng bỏ trống. Đến năm 1959, tín đồ Công giáo Rôma dựng tượng Đức Bà Hòa Bình tại đây, từ đó khu đất này còn được gọi Công trường Hòa Bình. Tháng 5 năm 1964, tướng Nguyễn Khánh chủ trì buổi lễ đổi tên nơi này thành Công trường Tổng thống John F. Kennedy, vinh danh vị Tổng thống Mỹ bị ám sát năm 1963. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền đổi tên mới theo một sự kiện lịch sử diễn ra vào cuối thế kỷ 19 tại Pháp là Công xã Paris.
1
null
Lớp tàu khu trục Kiểu 51B (định danh NATO là Luhai - Lữ Hải) là một lớp tàu khu trục do Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thiết kế và phát triển. Chiếc đầu tiên được đóng tại nhà máy đóng tàu Đại Liên và đưa vào biên chế trong hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc vào năm 1998 với số hiệu 167 "Thâm Quyến" và trở thành loại tàu chiến có tải trọng lớn nhất từng được chế tạo tại Trung Quốc vào thời điểm đó. Kiểu 51B là một phát triển hiện đại hóa hơn nữa trên cơ sở của tàu khu trục Kiểu 52 lớp Lữ Hộ. Tàu có thiết kế thủy động lực học hoàn toàn mới, hai bên mạn tàu được thiết kế hơi dốc để giảm mặt cắt radar nhằm làm giảm diện tích phản hồi radar RCS. Tàu có chiều dài 153 mét, rộng 16.5 mét, mớn nước 6 mét, lượng giãn nước 6100 tấn. Biên chế thủy thủ đoàn của tàu là 250 người trong đó có 40 sĩ quan. Hệ thống động lực. Tàu được trang bị động cơ diesel kết hợp với hai động cơ tuabin khí GE LM 2500 công suất 55.000 mã lực, hai động cơ diesel MTU 12V 1163TB83 công suất 8840 mã lực. Tốc độ tối đa của tàu khu trục Kiểu 51B được cho khoảng 31 hải lý/giờ, phạm vi hoạt động khoảng 14.000 dặm. Cảm biến và radar. Kiểu 51B là tàu khu trục đầu tiên của Trung Quốc được trang bị radar tìm kiếm mục tiêu trên không Type 381, loại radar này được cho là sao chép từ radar Fregat-MAE-5 của Nga. Type 381 là một radar giám sát 3 tọa độ, radar này có thể phát hiện 50 mục tiêu và theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu. Type 381 hoạt động ở băng tần C, phạm vi tìm kiếm mục tiêu khoảng 100 km. Radar khác bao gồm radar 344 MR34 kiểm soát hỏa lực cho tên lửa đối hạm và pháo hạm 100mm, radar 345 MR35 kiểm soát hỏa lực cho tổ hợp tên lửa phòng không HHQ-7, radar tìm kiếm mục tiêu mặt nước Type 360, 2 hệ thống radar 347G dùng kiểm soát bắn cho pháo phòng không 37mm và 2 radar hàng hải Racal Decca RM-1290. Ngoài ra, tàu còn được trang bị 2 sonar DUBV-23 (SJD-8/9) gắn trên thân tàu cho nhiệm vụ tìm kiếm và tấn công tàu ngầm, sonar kiểu mảng kéo DUBV-43 (ESS-1) và 2 hệ thống phóng mồi bẫy Type 826C (BM-8610). Hệ thống dữ liệu chiến đấu. Kiểu 51B được trang bị hệ thống dữ liệu chiến đấu ZKJ-6 với tốc độ xử lý dữ liệu khoảng 10 Mbit/giây. Các máy tính trung tâm tính toán, đánh giá dữ liệu về mục tiêu và phân bố đến các hệ thống vũ khí. Hệ thống có khả năng tìm kiếm và theo dõi nhiều mục tiêu, đánh giá mục tiêu nguy hiểm, tự động phân bổ vũ khí cho mục tiêu. Các hệ thống phụ trợ bao gồm hệ thống liên kết dữ liệu HN-900 được cho là tương đương với Link-11 của NATO và hệ thống liên lạc vệ tinh SNTI-240 SATCOM. Về hệ thống hỏa lực, tàu có 16 tên lửa chống hạm, 16 tên lửa phòng không, 1 pháo 2 nòng 100 mm, 4 súng cao xạ 2 nòng 37 mm, 6 ống phóng ngư lôi và 2 hệ thống phóng tên lửa chống ngầm, 2 máy bay trực thăng Kamov Ka-28 hoặc Harbin Z-9C. Sau khi được nâng cấp vào năm 2015, toàn bộ 16 tên lửa chống hạm cận âm YJ-83 đã được thay bằng 16 tên lửa chống hạm siêu thanh YJ-12 mới hơn và nguy hiểm hơn, những tên lửa chống hạm này cung cấp cho khu trục hạm Kiểu 051B năng lực tác chiến cao hơn với tầm bắn lên tới 500km cùng vận tốc Mach 2-2.5 nếu phóng ở độ cao thấp (độ cao các hộp phóng của khu trục hạm Kiểu 051B). Tàu 167 từng đi thăm Nhật Bản, Ấn Độ, châu Phi, châu Âu, tham gia chống cướp biển ở vịnh Aden.
1
null
Cá thu Nhật Bản (danh pháp hai phần: Scomberomorus niphonius) là một loài cá trong họ Cá thu ngừ. Cá thu Nhật Bản Chiều dài tối đa loài cá này là 100 cm, và cân nặng tối đa ghi nhận được là 7,1 kg. Cá thu Nhật Bản là một hải sản quan trọng ở Đông Á. Hàn Quốc là nước có sản lượng đánh bắt cao nhất, tiếp theo là Nhật Bản và Đài Loan. Tất cả con số này khoảng 56.000 tấn năm 2009. Tuy nhiên, Trung Quốc báo cáo đánh bắt sản lượng lớn cá thu ("Scomberomorus" spp., con số khoảng 400.000 tấn các năm 2000–2009), mà không báo cáo một loài "Scomberomorus" đơn nào Có khả năng trong số này có cả cá thu Nhật Bản. Đặc điểm. Cá thu Nhật Bản có tổng cộng 19-12 gai lưng, 15-19 tia vây lưng, 16-20 tia mềm hậu môn, 48-50 đốt xương sống. Vây ngực nhỏ và cách xa nhau. Đường chỉ cá cong dần xuống về phía cuống đuôi. Cá thu Nhật Bản là loài duy nhất trong chi có ruột thẳng. Cá thu Nhật Bản không có bong bóng cá, có vảy nhỏ bảo phủ toàn cơ thể. Phần tư trước của vây lưng thứ nhất và một phần rìa xa hẹp của phần còn lại của vây lưng có màu đen.Thân có 7 hoặc nhiều hàng đốm chạy dọc, một số điểm kết nối với nhau. Môi trường sống và sinh học. Cá thu Nhật Bản được tìm thấy ở Tây Bắc Thái Bình Dương / giới hạn trong các vùng biển cận nhiệt đới và ôn đới của Trung Quốc, Hoàng Hải và xung quanh bán đảo Triều Tiên, Biển Đông (Biển Nhật Bản), bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản, phía bắc đến Vladivostok. Loài đi học, phạm vi sâu 0 - 200 m. Chúng được tìm thấy gần bờ (bao gồm các khu vực biển nửa kín), trải qua cuộc di cư sinh sản vào mùa xuân (tháng 3 đến tháng 6) và di cư kiếm ăn vào mùa thu (tháng 9 đến tháng 11) ở Biển nội địa Nhật Bản. Chúng ăn cá nhỏ, là loài phát triển nhanh, đạt 45㎝ trong một năm. Tuổi thọ 6 ~ 8 năm. Loài này thường bị nhầm lẫn với cá seerfish Hàn Quốc (Scomberomorus koreanus) trong cộng đồng người Hàn Quốc. Cá thu Nhật Bản là một loài quan trọng đối với nghề cá ở Đông Á. Hàn Quốc là quốc gia báo cáo sản lượng khai thác hàng năm lớn nhất, tiếp theo là Nhật Bản và Đài Loan. Được nuôi và thả để đánh bắt ở Nhật Bản. Giá trị với ngư nghiệp. Cá thu Nhật Bản được đánh bắt ở khắp các vùng của nó, nhưng là loài Scomberomorus quan trọng nhất ở Nhật Bản. Sản lượng khai thác trên thế giới theo báo cáo của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc dao động trong khoảng 42 800 tấn năm 1975 và 68 300 tấn năm 1981 (FA0 1983). Chúng được bán tươi và đặc biệt ngon vào mùa đông. Cá thu Nhật Bản được ăn áp chảo và nướng. Lưới trôi và lưới rê là những ngư cụ chính trong ngành đánh bắt cá theo mùa ở Biển Nội địa Nhật Bản hoạt động từ tháng 3 đến tháng 6 và từ tháng 9 đến tháng 11. số loài được FAO đưa vào năm 1999 là 595 103 tấn. Các quốc gia có sản lượng khai thác lớn nhất là Trung Quốc (565 764 tấn) và Hàn Quốc (19502 tấn).
1
null
Cá thu Trung Quốc (danh pháp hai phần: Scomberomorus sinensis) là một loài cá trong họ Cá thu ngừ. Cá thu Trung Quốc con đực có thể đạt đạt 218 cm tổng chiều dài và nặng 80 kg. Chúng được tìm thấy từ Biển Nhật Bản, Hoàng Hải và Trung Quốc đến Việt Nam và Campuchia (có khả năng thâm nhập 300 km lên sông Mekong).
1
null
Phần mềm quản lý nguồn nhân lực là ứng dụng giúp doanh nghiệp phát huy sức mạnh nguồn lực của mình. Nguồn lực trong mỗi doanh nghiệp là tài nguyên vô giá, việc đánh giá một doanh nghiệp phát triển hay không thì phần lớn xem con người hoạt động trong doanh nghiệp với các yếu tố: Phần mềm quản lý nguồn nhân lực trên cơ sở nghiên cứu 5 yếu tố trên và xem xét lại quy trình sử dụng nhân lực có hợp lý chưa để tối ưu cho tinh gọn, tiết kiệm chi phí, hiệu quả trong hoạt động cho doanh nghiệp. Phần mềm quản lý nguồn nhân lực được triển khai từng phần hoặc tích hợp đầy đủ tùy theo nhu cầu và quy mô của doanh nghiệp. Phần mềm quản lý nguồn nhân lực có thể được triển khai dưới nhiều dạng khác nhau như: Doanh nghiệp phần mềm thường phát triển phần mềm quản lý nguồn nhân lực như một module trong phần mềm quản lý doanh nghiệp tổng thể.
1
null
Cá thu vua (danh pháp hai phần: Scomberomorus cavalla) là một loài cá trong họ Cá thu ngừ. Cá thu vua phân bố ở phía tây Đại Tây Dương và Vịnh Mexico. Nó là một loài hải sản quan trọng đối với cả thương mại và giải trí. Cá thu vua là một loài cá có kích thước trung bình, thường nặng 30 pound, nhưng được biết là vượt quá 90 pound. Toàn bộ cơ thể được bao phủ bởi vảy rất nhỏ, hầu như không thể nhìn thấy, dính lỏng lẻo.
1
null
Cá thu vua sọc rộng (danh pháp hai phần: Scomberomorus semifasciatus) là một loài cá trong họ Cá thu ngừ. Cá thu vua sọc rộng được tìm thấy ở vùng biển nhiệt đới Tây Thái Bình Dương, dọc theo bờ biển phía bắc của Australia và bờ biển phía nam của Papua New Guinea, từ Shark Bay, Tây Úc tới miền bắc New South Wales, trong vùng nước mặt xuống đến 100 m. Mẫu vật đã được ghi nhận có chiều dài lên đến 120 cm và nặng đến 10 kg. Chúng là những động vật ăn thịt sống gần biển, ăn các loài cá nhỏ như cá mòi và cá trích.
1
null
René-Louis Baire (sinh 21 tháng 1 năm 1874 - mất ngày 5 tháng 7 năm 1932) là một nhà toán học người Pháp, nổi tiếng với Định lý phạm trù Baire (Baire category theorem) được công bố trong luận văn Tiến sĩ của ông năm 1899. Giai đoạn học trung học. René Baire có cha là một thợ may và René là một trong ba người con từ các gia đình nghèo đã phải đấu tranh trong những hoàn cảnh khó khăn tài chính. René lớn lên ở Paris vào thời điểm khi tháp Eiffel đã được xây dựng. Năm 1886, khi ông được mười hai tuổi, René giành được một suất học bổng cho phép ông được đi học trong mộ môi trường giáo dục tốt dù hoàn cảnh đói nghèo của gia đình. Ông nhập học tại trường trung học Lakanal và trở thành một sinh viên xuất sắc. Ông đã hai lần giành chiến thắng trong Concours Général, một cuộc thi giữa các học sinh giỏi từ tất cả các trường trung học trên toàn nước Pháp. Giai đoạn học đại học và sau đại học. Năm 1890, René hoàn thành các lớp học nâng cao tại các trường trung học Lakanal và đi học phần toán học đặc biệt của trường trung học Henri IV.Ông đã vượt qua kỳ thi tuyển sinh của cả École Polytechnique (Trường Bách Khoa)và École Normale Supérieure. Ở École Normale Supérieure, ông đã tham dự các bài giảng của Jules Tannery và Goursat, ngoài ra, ông đã tham dự các bài giảng của Hermite, Emile Picard và Poincaré tại Sorbonne. Trong khi ông còn là sinh viên, ông được sự hỗ trợ của Poincaré (Một nhà toán học nổi tiếng). Baire được trao tặng một suất học bổng cho phép ông tiếp tục nghiên cứu của ông tại Ý và ở đó ông đã gặp và có một tình bạn gần gũi với Volterra. Trong khi ông làm việc tại các trường trung học, Baire đã viết một luận án tiến sĩ về Hàm biến thực. Ông được kiểm tra vào ngày 24 tháng 3 năm 1899 bởi một hội đồng gồm Darboux, Appell và Emile Picard, và họ trao tặng ông học vị tiến sĩ. Khi ông ở Lausanne (Một thành phố ở Thụy Sĩ) là thời gian bắt đầu chiến tranh thế giới và ông không thể trở về Pháp. Ông đã trải qua những năm chiến tranh từ năm 1914 cho đến năm 1918 ở Lausanne trong hoàn cảnh khá khó khăn tài chính. Đóng góp. Baire đã viết một số sách Giải tích toán học,trong đó có định lý nổi tiếng mang tên ông: Định lý phạm trù Baire với khái niệm những tập hợp không nơi nào trù mật(Nowhere dense sets). Định lý phạm trù Baire được phát biểu như sau:"Nếu "X" là không gian metric đầy đủ hoặc Compact địa phương Hausdroff thì X là không gian Baire.
1
null
Cá thu đốm Australia (danh pháp hai phần: Scomberomorus munroi) là một loài cá trong họ Cá thu ngừ. Chiều dài thông thường khoảng từ 50 đến 80 cm. Mẫu vật đã được ghi nhận có chiều dài lên đến 104 cm và nặng tới 10,2 kg. Nó được tìm thấy ở miền tây Thái Bình Dương, dọc theo bờ biển phía bắc của Úc, từ vùng Abrolhos Islands khu vực của Tây Úc đến Coffs Harbour và Kempsey ở trung tâm New South Wales. Nó cũng được tìm thấy ở miền nam Papua New Guinea]] Kerema để Port Moresby. Nó ăn chủ yếu là cá, đặc biệt là cá cơm và cá mòi, với số lượng nhỏ hơn tôm và mực. Nó đôi khi bị nhầm lẫn với cá thu Nhật Bản, "S. niphonius ". Tình trạng bảo tồn của các loài chưa được đánh giá bởi các IUCN.
1
null
NuSTAR (Nuclear Spectroscopic Telescope Array) là một loại kính thiên văn tìm các tia X trong không gian sử dụng một kính Wolter để tập trung các tia X có năng lượng cao từ các nguồn trong không gian, đặc biệt là nguồn quang phổ hạt nhân, và sẽ vận hành trong dãi năng lượng 5 đến 80 keV. Đây là nhiệm vụ thứ 11 của chương trình vệ tinh Small Explorer của NASA (SMEX-11) và là kính thiên văn tia X chụp ảnh trực tiếp trong không gian ở các mức năng lượng gần với các mức năng lượng của đài thiên văn tia X Chandra và XMM-Newton. Nó được phóng thành công ngày 13 tháng 6 năm 2012 sau khi bị trì hoãn từ ngày 21 tháng 3 do trục trặc về phần mềm của thiết bị phóng.
1
null
Cua Dungeness, tên khoa học Metacarcinus magister (danh pháp khoa học cũ là Cancer magister), là một loài cua sinh sống ở đáy rong zostera và tầng đáy ở bờ tây Bắc Mỹ. Nó thường có chiều ngang mai và là một hải sản phổ biến. Tên thông dụng của nó trong tiếng Anh xuất phát từ cảng Dungeness, Washington. Cua Dungeness trưởng thành có thể đạt chiều dài đến 25 cm (9,8 in) trong một số khu vực ngoài khơibờ biển của Washington, nhưng thường là dưới 20 cm (7,9 in). Chúng là một món ăn phổ biến, và là cua thương mại quan trọng nhất ở tây Bắc Thái Bình Dương, cũng như các nước phương Tây nói chung. Liên hoan cua Dungeness và hải sản hàng năm được tổ chức tại cảng Angeles mỗi tháng 10.
1
null
Nguyễn Lân Việt sinh ngày 03 tháng 12 năm 1952 là Bác sĩ,Giáo sư, Tiến sĩ,Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân và là con trai thứ 7 trong tổng số 8 người con của cố Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân. Ngày 08/11/2019, ông được trao tặng Huân chương Lao động Hạng Nhất để ghi nhận công lao và đóng góp của ông cho ngành Y nói chung và lĩnh vực Tim mạch nói riêng.
1
null
Cua xanh Đại Tây Dương (danh pháp hai phần: "Callinectes sapidus") hay còn gọi là ghẹ, là một loài giáp xác được tìm thấy trong vùng biển Đại Tây Dương phía tây Dương, bờ biển Thái Bình Dương của Trung Mỹ và Vịnh Mexico. Trên bờ biển Thái Bình Dương của Trung Mỹ, phần lớn là bỏ qua như là một nguồn thực phẩm do việc bắt loài cua này được coi là quá khó khăn. Đó là loài giáp xác của tiểu bang Maryland và được khai thác nhiều. Phân bố. Cua xanh Đại Tây Dương là loài bản địa ở rìa phía tây của Đại Tây Dương Nova Scotia đến Argentina và xung quanh toàn bộ bờ biển của vịnh Mexico. Nó đã được du nhập (thông qua nước dằn tàu) đến vùng biển Nhật Bản và châu Âu, và đã được quan sát thấy ở biển Baltic, Biển Bắc, Địa Trung Hải và biển Đen.
1
null
Bãi Ốc Tai Voi là một núi ngầm thuộc quần đảo Hoàng Sa, nằm cách đá Bông Bay 23 hải lý (42,6 km) về phía tây nam. Đây được xem là điểm cực nam của cả quần đảo. Bãi Ốc Tai Voi là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đang kiểm soát thực thể này.
1
null
Nho giáo được xem là hệ tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài đến xã hội Việt Nam, là nền tảng đạo đức giáo dục con người, đóng góp to lớn vào việc tổ chức nhà nước, duy trì trật tự xã hội, phát triển kinh tế, sáng tác văn học trong các triều đại quân chủ như Nhà Lý, Nhà Trần, Nhà Lê, Nhà Nguyễn, trong suốt chiều dài lịch sử phù hợp và dung hòa với đời sống người Việt hình thành nền Nho giáo bản sắc Việt Nam nôm na gọi là Việt Nho ... Ảnh hưởng của Nho giáo đối với Việt Nam sâu sắc là nền tảng của nền văn minh tại Việt Nam và xếp Việt Nam vào các nước ảnh hưởng nền Văn minh Trung Hoa gọi là Vùng văn hóa Đông Á. Nho giáo từng bước định hình lối sống, sinh hoạt, đạo đức, đối nhân xử thế trong xã hội Việt Nam. Một số tư tưởng của Nho giáo vẫn đóng vai trò trong trật tự xã hội Việt Nam tới ngày nay. Những khía cạnh suồng sã và tiêu cực của chủ nghĩa vật chất và tư tưởng hưởng thụ được cho là xung đột với Nho giáo và làm xuống cấp đạo đức người Việt Nam ngày nay. Lịch sử. Thời Bắc Thuộc. Đã có một số bằng chứng cho thấy Nho giáo được truyền vào thế kỷ 1 TCN khi ở Trung Quốc nhà Tây Hán đã đánh bại tập đoàn phong kiến họ Triệu và giành lấy quyền thống trị và cho lập 3 quận tại Bắc Bộ, tuy nhiên tầm ảnh hưởng Nho giáo còn rất hạn chế. Việc phổ biến Nho giáo được nhà Tây Hán xem là hành động giáo hóa, khai minh cho các bộ tộc man rợ bị chinh phục. Nho giáo được du nhập vào Việt Nam song song với chữ Hán dần Hán hóa ngôn ngữ của người Việt làm nền tảng cho việc tiếp thu những tri thức về xã hội và tự nhiên, văn học, sử học, triết học, thiên văn học và y học từ người Trung Hoa cổ đại. Các triều đại quân chủ đầu tiên. Đến thế kỷ X, sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền, khi người Việt bước sang kỷ nguyên độc lập, tự chủ và bắt đầu xây dựng nền văn minh Đại Việt trong khuôn khổ của một nhà nước quân chủ tập quyền, thì xã hội Việt Nam lúc này mới đặt ra những yêu cầu đối với sự tồn tại và phát triển của Nho giáo ở Việt Nam, đầu tiên phải kể đến là muốn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền thì phải truyền bá Nho giáo đến người dân, nhằm củng cố quyền lực trung ương, duy trì trật tự xã hội. Tuy nhiên, ở các triều đại quân chủ đầu tiên sau khi Việt Nam giành độc lập, Nho giáo vẫn chưa có vai trò đáng kể trong đời sống chính trị, tinh thần của xã hội Việt Nam. Nhà Lý. Năm 1070, nhà Lý cho xây dựng Văn Miếu. Năm 1075 mở khoa thi Nho học đầu tiên với tên gọi “"Thi minh kinh bác học"” và “"Nho học tam trường"”, chính thức khai sinh cho lịch sử thi cử Nho giáo lâu dài ở Việt Nam. Năm 1076, nhà Lý cho lập Quốc tử giám ngay giữa kinh thành và “chọn quan viên văn chức, người nào biết chữ cho vào Quốc tử giám”. Từ đây, con em quý tộc họ Lý chính thức được đào tạo chủ yếu theo Nho giáo. Cũng từ đây, nền đại học Việt Nam được khai sinh. Năm 1156, nhà Lý cho lập miếu riêng thờ Khổng Tử (trước đó, Văn Miếu thờ chung cả Chu Công và Khổng Tử). Điều đó thể hiện “khuynh hướng muốn dựng Nho giáo thành một giáo lý độc tôn, đem Khổng Tử từ bậc tử (thầy) như các Chư Tử lên bậc Thánh Khổng vậy”. Với việc tổ chức khoa cử, nhà Lý đã mở đầu cho lịch sử khoa cử Việt Nam kéo dài hơn 800 năm, qua đây tuyển chọn những nhân tài cho bộ máy nhà nước, nêu cao vị trí Nho học, thúc đẩy việc truyền bá và phát triển Nho học. Tuy vậy, ở thời Lý, việc học tập và thi cử chưa được tổ chức thường xuyên và chưa có quy chế rõ ràng. Kể từ thời Lý trở đi, sự phát triển tri thức khoa học và sáng tạo nghệ thuật của người Việt đã có một bước tiến rõ rệt, biểu hiện trên các lĩnh vực lý luận chính trị và pháp quyền, văn học và sử học. Nho giáo với tư cách một học thuyết chính trị - đạo đức từng bước thâm nhập vào lĩnh vực tư tưởng văn hóa trong đời sống xã hội, tạo ra những tiền đề cần thiết để tiếp tục phát triển mạnh mẽ d­ưới thời Trần và các thế kỷ sau. Các văn bản còn lưu giữ được từ thời này cho thấy các bậc vua quan và nho sĩ dưới thời Lý sử dụng các điển tích và khuôn mẫu theo quan niệm của Nho giáo, coi đó như là những bài học kinh nghiệm, những mực thước trong việc trị nước, yên dân để xây dựng một xã hội thái bình, thịnh trị. Các phạm trù đạo đức của Nho giáo, như trung, hiếu, nhân, nghĩa... đã được vận dụng vào lĩnh vực chính trị và ngày càng trở thành chuẩn mực đạo đức cho hành vi của con người trong xã hội. Nhà Trần. Đến thời Trần, do yêu cầu cai trị quốc gia, yêu cầu tuyển lựa nhân tài để bổ dụng cho bộ máy nhà nước, giáo dục Nho học được đẩy mạnh, số người tiến thân bằng con đường cử nghiệp ngày càng nhiều hơn, giới Nho sĩ đông đảo hơn trước. Từ giữa thế kỷ XIII, kết cấu giai cấp lãnh đạo trong xã hội đã có sự thay đổi. Nếu trước đây tầng lớp quản lý nhà nước bao gồm quý tộc, công thần, quan liêu, cao tăng thì từ đây, kết cấu tầng lớp quản lý nhà nước bao gồm hai bộ phận rõ rệt: thành phần quý tộc nắm giữ những chức vụ cao nhất trong triều và thành phần Nho sĩ đông đảo không phải là quý tộc đóng vai trò thừa hành trong bộ máy quản lý nhà nước. Thời Trần, Phật giáo phát triển khá thịnh, được nhà nước suy tôn, chọn làm quốc giáo nhưng Phật giáo không phải là học thuyết chính trị. Dưới thời Trần, Phật giáo mang tính nhập thế, tích cực, nhưng toàn bộ hệ thống giáo lý của nó không có sự giải đáp thích đáng nào về các vấn đề có liên quan đến việc cai trị quốc gia và duy trì trật tự xã hội. Vì quyền lực của nhà nước lúc đó nằm trong tay nhà vua, nên chữ "trung" của Nho giáo cần được tiếp thu để củng cố quyền lực của nhà vua. Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức chủ trương xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa người cai trị và dân chúng. Đồng thời, nó còn đưa ra những chuẩn mực đạo đức cho hành vi ứng xử của con người, những yêu cầu đối với các mối quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng – vợ, đối với việc tu thân... có tác dụng to lớn trong việc giúp các triều đại củng cố nền cai trị, tập trung quyền lực vào chính quyền trung ương, ổn định trật tự xã hội mà Phật giáo và Đạo giáo không thể sánh kịp. Về cơ bản, nhà Trần vẫn tôn chuộng đạo Phật nhưng để duy trì quyền lực, tổ chức quản lý xã hội, các triều đại này đã lựa chọn Nho giáo. Khuynh hướng dung hoà tam giáo mà trước hết, là sự kết hợp giữa Phật và Nho đã được biểu hiện khá rõ nét trong văn học Phật giáo thời Trần. Chẳng hạn, trong bài tựa sách Thiền tông chỉ nam, Trần Thái Tông đã trình bày rõ mục đích của Phật và Thánh: “"Đạo Phật không chia Nam Bắc đều có thể tu mà tìm, tính người có trí ngu, cũng nhờ giác ngộ mà thành đạt. Vì vậy phương tiện dẫn dụ đám người mê muội, con đường tắt sáng tỏ lẽ tử sinh ấy là đại giáo của đức Phật. Đặt mực thước cho hậu thế, làm khuôn mẫu cho tương lai, ấy là trách nhiệm của Tiên Thánh vậy"”. Chính vì thế, dưới thời Trần, nhà cầm quyền tuy theo Phật giáo, nhưng Nho giáo cũng ngày càng được trọng dụng và có điều kiện để mở rộng tầm ảnh hưởng. Càng về sau, Phật giáo mất dần ảnh hưởng còn Nho giáo, với ưu thế trong việc củng cố nhà nước quân chủ tập quyền và trật tự của xã hội phong kiến đã dần vươn lên, phát triển khá mạnh mẽ. Sự phát triển đó tuy chậm chạp, nhưng chắc chắn vì cùng với yêu cầu về tổ chức quản lý xã hội và tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, sự phát triển của Nho giáo còn gắn liền với nhu cầu phát triển văn hoá, giáo dục. Một năm sau khi nắm chính quyền, tức năm 1227, nhà Trần mở khoa thi Tam giáo. Từ đó, các khoa thi được tổ chức đều đặn và thường xuyên hơn. Năm 1232, nhà Trần mở khoa thi Thái học sinh (sau đổi thành Tiến sĩ). Từ năm 1246 về sau, tổ chức thi cử quy củ, cứ 7 năm một kỳ. Năm 1304, thi kẻ sĩ trong nước, có tất cả 44 người đỗ Thái học sinh và lần đầu tiên, triều đình tôn vinh cả về mặt học vấn lẫn danh dự cho những thí sinh trúng tuyển bằng việc cho "dẫn ba người đỗ đầu ra cửa Long Môn của Phư­ợng Thành đi du ngoạn đường phố ba ngày". Hệ thống giáo dục cũng phát triển, ngoài các trường do nhà nước quản lý, như­ Quốc tử viện, Quốc học viện, Thái học, Nhất toát trai, Tư thiện đường... còn có các trường dân lập, như trường của Trần Ích Tắc, trường của Chu Văn An. Các loại trường này ngày càng mở rộng và thu hút được nhiều đối tượng từ các nơi đến học. Năm 1236, nhà Trần đặt chức Thượng thư tri Quốc tử viện, đưa con em văn thần và tụng thần (chức quan tư pháp) vào học. Đến 1397, việc nhà vua xuống chiếu đặt học quan, tổ chức việc học tập ở cấp châu huyện để hàng năm tiến cử những người ưu tú cho triều đình cho thấy sự phát triển về quy mô đào tạo của nền giáo dục Nho học thời Trần. Tuy vào đầu Trần, ảnh hưởng của Phật giáo vẫn chi phối mọi mặt sinh hoạt của xã hội, trong đó có giáo dục, thi cử, nhưng càng về cuối Trần, Nho giáo càng nâng cao vị thế của mình thông qua con đường học tập, khoa cử. Nhà Trần còn cho lập Quốc học viện, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Mạnh Tử, vẽ tranh 72 người hiền để thờ, và còn "xuống chiếu vời nho sĩ trong nước đến Quốc tử viện giảng tứ th­ư lục kinh” năm 1253, hay việc vua Trần Thánh Tông "xuống chiếu tìm người tài giỏi, đạo đức, thông hiểu kinh sách làm t­ư nghiệp Quốc tử giám, tìm người có thể giảng bàn ý nghĩa của Tứ thư ngũ kinh sung vào hầu nơi vua đọc sách” vào năm 1272. Đặc biệt, vào năm 1304, nhà Trần còn quy định nội dung thi Thái học sinh: "Về phép thi: trước thi ám tả thiên Y quốc và truyện Mục thiên tử để loại bớt. Thứ đến kinh nghi, kinh nghĩa, đề thơ (tức thể cổ thi ngũ ngôn trường thiên) hỏi về "vương độ khoan mãnh ", theo luật "tài nan xạ trĩ ", về phú thì dùng thể 8 vần "đế đức hiếu sinh, hiệp vụ dân tâm ". Kỳ thứ ba thi chế, chiếu, biểu. Kỳ thứ t­ư thi đối sách”. Cuối Trần, khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền bính, đã chú trọng phát triển giáo dục Nho học. Ông đã sửa đổi về thi cử cho phù hợp yêu cầu thực tế, như­ đư­a môn tính và viết vào thi Hư­ơng, khuyến khích việc dùng chữ Nôm, cho dịch kinh Thư ra chữ Nôm để dễ học tập. Có thể thấy, đến thời Trần, Nho học đã thực sự phát triển, chi phối giáo dục, khoa cử, tạo nên đội ngũ trí thức Nho sĩ đông đảo, thúc đẩy sự phát triển của học vấn nước nhà, tạo ra nền văn hóa mang dấu ấn Nho giáo. Cuối thế kỷ XIV, Nho giáo phát triển mạnh, chiếm ưu thế trong cung đình và đi sâu vào sinh hoạt tinh thần của Đại Việt trên nhiều mặt. Giáo dục Nho học giữ vị trí chủ đạo trong nền giáo dục đất nước. Tầng lớp Nho sĩ trở nên đông đảo và tích cực tham gia các công việc chính trị của đất nước, phấn đấu cho lý tưởng của Nho giáo, phát triển những quan điểm về các mặt chính trị, xã hội, đạo đức, làm cho sinh hoạt tư tưởng và văn hóa nước nhà khá náo nhiệt. Bên cạnh đó, vào cuối đời Trần, xã hội Việt Nam bước vào khủng hoảng, sự phát triển quá mức của đạo Phật đã gây ra những hậu quả xã hội nặng nề, như­ tầng lớp quý tộc lợi dụng danh nghĩa tôn giáo ra sức xây chùa, đúc tượng; nhà chùa chiếm hữu nhiều ruộng đất, tiêu phí nhiều tiền của, tăng ni ngày một đông đến mức chiếm quá nửa dân số. Khi đó đã xuất hiện khuynh hướng công kích Phật giáo từ phía các Nho sĩ và ngày một trở nên mạnh mẽ, rầm rộ, phản ánh những mâu thuẫn vốn có trong xã hội giữa một bên là giới quý tộc (thân tộc của nhà vua) có thế lực, có sản nghiệp, có khuynh hướng ủng hộ Phật giáo với một bên là ngoại tộc đi lên bằng tài năng trí tuệ. Lê Văn Hưu đã đứng trên lập trường của nhà Nho để lên án việc tiêu phí tiền của, sức lực của nhân dân vào việc xây dựng chùa chiền, tháp và cho đó là "khơi vét máu mỡ của dân". Trương Hán Siêu thì tố cáo các nhà sư chiếm đoạt ruộng vườn, nhà cửa, ham mê cảnh đẹp, coi sự phát triển quá mức của đạo Phật là nguyên nhân đã gây ra tác hại cho sản xuất; rằng, “"những nơi u nhã thanh kỳ trong nước, chùa chiền đã chiếm mất một nửa. Bọn áo thâm, áo vàng đang tụ tập ở đấy, không cày mà ăn, không dệt mà mặc, những người thất phu, thất phụ thường bỏ cửa nhà, bỏ làng xóm lũ lư­ợt quy theo"”. Không chỉ phê phán những tệ nạn và những hậu quả tiêu cực do sự phát triển rầm rộ của Phật giáo, một số nhà Nho còn công kích cả giáo lý của nhà Phật. Trong bài văn bia Chùa Thiện Phúc, Lê Quát đã lên án nhà chùa lấy điều hoạ phúc để mê hoặc lòng người, làm cho người ta tin theo. Trong bài ký Tháp Linh tế, Trương Hán Siêu đã mạt sát tín đồ đạo Phật là yêu ma, gian tà, cho giáo lý Phật giáo chỉ mê hoặc chúng sinh. Trong khi công kích, bài xích Phật giáo, các Nho sĩ nhà Trần cũng đề cao Nho giáo. Tr­ương Hán Siêu cho rằng, “"ngày nay thánh hiền muốn mở mang giáo hóa để sửa đổi phong tục đồi bại. Dị đoan đáng phải truất bỏ, chính đạo phải được phục h­ưng. Đã là kẻ sĩ đại phu, không phải đạo Nghiêu Thuấn không bày tỏ trước vua; không phải đạo Khổng – Mạnh không trước thuật"". Đặc biệt, trong khi phê phán Phật giáo, Lê Văn Hưu còn đề cao Nho giáo như là cơ sở lý luận cho mọi hoạt động chính trị của triều đình. Vào cuối Trần, giới Nho sĩ ngày càng có vị trí đáng kể trong xã hội và ngày càng có đủ uy lực để dám công khai phản đối một số đặc quyền đặc lợi của quý tộc, mà còn công khai phản đối Phật giáo lúc Phật giáo còn là tôn giáo của nhà vua. Cuộc đấu tranh công kích Phật giáo vừa nhằm khẳng định địa vị cho Nho giáo trong đời sống văn hóa - tư­ tưởng, vừa được coi là cuộc đấu tranh triệt để để chuẩn bị về mặt lực l­ượng xã hội và tư tưởng cho tầng lớp Nho sĩ bước lên vũ đài chính trị; đồng thời báo hiệu sự sa sút của Phật giáo không chỉ trong thực tế, mà còn trong lĩnh vực tư tưởng. Từ đây, Phật giáo không còn giữ vị trí quan trọng trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng như­ trước nữa, mà Nho giáo dần tiến đến nắm giữ vị trí chủ đạo trong sinh hoạt tư tưởng tại Việt Nam. Nhà Nguyễn. Thời kỳ chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, Nho giáo không ngừng củng cố và phát triển cho đến vào giữa thế kỷ 19. Nho giáo mất dần ảnh hưởng, bị lãng quên thậm chí bị đả kích khi Việt Nam tiếp xúc với văn minh phương Tây dưới sự bảo hộ của Pháp và nhất là khi chế độ khoa cử lấy Nho giáo làm trọng tâm bị bãi bỏ, Nho giáo bị loại ra khỏi chương trình giáo dục. Tuy nhiên Nho giáo vẫn có ảnh hưởng lớn đối với những nhà cách mạng như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thái Học hay Hồ Chí Minh... Từ năm 1945 trở về sau. Đề cương văn hoá Việt Nam năm 1943 của Đảng Cộng sản Đông Dương do Trường Chinh khởi thảo chủ trương đập tan những quan niệm cũ kỹ của Nho giáo gây ảnh hưởng tai hại ở Việt Nam làm cho thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử thắng. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã làm cho Nho giáo ở Việt Nam suy sụp hoàn toàn cùng với sự sụp đổ của chế độ quân chủ. Từ đây, Nho giáo không còn là hệ tư tưởng chính thống của tầng lớp lãnh đạo xã hội. Nho giáo không còn tồn tại nữa nhưng nó vẫn ảnh hưởng lâu dài trong các mối quan hệ xã hội, trong ứng xử giữa người và người, trong phong tục tập quán và cả trong những nghi thức thờ cúng, tín ngưỡng cổ truyền của người Việt. Từ cuối thế kỷ 20, việc Việt Nam chuyển đổi sang kinh tế thị trường và hội nhập thế giới đã làm nảy sinh những nguy cơ lớn đối với Văn hóa Việt Nam. Nguy cơ bên trong là sự xói mòn và băng hoại giá trị văn hoá truyền thống. Nguy cơ bên ngoài là việc văn hoá, lối sống phương Tây xâm lấn văn hoá bản địa, tạo ra sự tiêu diệt bản sắc văn hoá dân tộc. Nếu dân tộc Việt Nam bị "hoà tan" bởi văn hóa ngoại lai, đó sẽ là một thảm hoạ lớn và cũng là một loại diệt vong, ghê gớm không kém gì họa mất nước. Trước nguy cơ đó, nhiều người Việt Nam tìm cách hướng về bảo lưu các giá trị truyền thống, tạo ra những cơ hội cho Nho giáo tái sinh. Nho giáo là thành phần quan trọng hàng đầu đã kiến tạo nên bản sắc văn hoá Việt Nam, do đó bảo vệ truyền thống văn hóa Việt Nam sẽ là điều không thể thực hiện được nếu gạt bỏ những gì thuộc về Nho giáo. Theo nhận định của Hồ Sĩ Quý (Viện Thông tin KHXH Việt Nam), ""thời gian gần đây ở Việt Nam, trong xu hướng chung của việc thực hiện tư tưởng giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống, nhiều yếu tố văn hoá Nho giáo đã được khôi phục và đề cao, thậm chí trong các trường học, khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" đã được coi như một phương châm ứng xử nền tảng của giáo dục. Mặc dù thực hiện thì chưa được bao nhiêu, nhưng trong tư tưởng, cả xã hội đều thấy các giá trị văn hoá truyền thống mà trong đó những nét tích cực của văn hoá Nho giáo là một bộ phận, đang cần phải được tôn vinh và khôi phục như là một trong các phương thức để ứng xử với các dạng văn hoá ngoại sinh, ngoại lai đang du nhập từ làn sóng toàn cầu hóa. Những giá trị mà Phan Ngọc khái quát, trên những nét lớn là phù hợp với tâm lý chung của cả cộng đồng trên con đường tiến tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh."" Khoa bảng. Nhà nước quân chủ Việt Nam cũng thường tổ chức những kỳ thi để chọn người tài ra làm quan hoặc đảm nhiệm những chức vụ trong chính quyền trung ương và địa phương. Các kỳ thi Nho học ở Việt Nam bắt đầu có từ năm 1075 dưới triều Lý Nhân Tông và chấm dứt vào năm 1919 đời vua Khải Định. Trong 845 năm đó, đã có nhiều loại khoa thi khác nhau, ở mỗi triều đại lại có những đặc điểm khác nhau, song trong các đời Lý, Trần, Hồ có một đặc điểm chung là các khoa thi đều do triều đình đứng ra tổ chức, chỉ đạo thi. Hệ thống thi cử tuyển người làm quan này gọi là khoa cử (chữ Nho: 科舉). Từ thời Hậu Lê, việc thi cử được tiến hành đều đặn và quy củ. Các kỳ thi theo thứ tự là Thi Hương, Thi Hội, Thi Đình. Người đỗ đầu cả ba được gọi là Tam Nguyên (như Tam Nguyên Nguyễn Khuyến). Thi Hương được tổ chức mỗi 3 năm, vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu. Thi Hội sau thi Hương 1 năm, vào năm Sửu, Mùi, Thìn, Tuất. Đặc điểm. Về nội dung học tập, Nho giáo chỉ nói đến "trí dục" và "đức dục" mà không xét đến mặt "thể dục" là mặt cũng rất cần cho sự phát triển toàn diện con người. Những kiến thức về giới tự nhiên và về sản xuất vật chất không được Nho giáo đề cập (bởi ở thời của Khổng Tử, khoa học kỹ thuật và nền sản xuất chưa phát triển). Do vậy, người học tuy thấm nhuần tư tưởng Nho học về đạo đức, tinh thông cổ văn, nhưng kiến thức về khoa học tự nhiên, sản xuất thực tiễn thì lại không phát triển. Cả hai mặt tiến bộ và hạn chế của Nho giáo đều để lại dấu ấn trên Nho sĩ. Khi tiếp xúc với nền văn minh phương Tây mạnh về khoa học kỹ thuật, nếu người xuất thân Nho học biết tiếp thu những kiến thức khoa học và sản xuất thì sẽ khắc phục được mặt hạn chế, trở nên "Vừa có tài vừa có đức", ngược lại nếu tiếp thu không có chọn lọc thì không những không khắc phục được hạn chế mà những giá trị đạo đức của nền Nho học cũng bị đánh mất. Nhược điểm nghiêm trọng hơn nữa là Nho giáo Việt Nam thiếu sự xuất hiện các trường phái học thuật nên vận động trong sự đơn điệu và một chiều, chứ không được phong phú và đa dạng như Nho giáo Trung Quốc. Nho giáo Việt Nam thiếu sự vận động bên trong, thiếu sự phản tỉnh nên trì trệ. Đa số nhà Nho Việt Nam chỉ đặt cho mình mục đích học là để đi thi, thi đỗ thì ra làm quan để được giàu sang, sung sướng. Đạt được mục đích đó thì xem như việc học tập đã kết thúc. Ít người có chí cao xa, như học để tham gia tranh luận những vấn đề mang tầm khu vực, học để kinh bang tế thế hoặc để phát triển văn hoá, đạt đến những tầm cao tư tưởng. Cũng có một số Nho sĩ quan tâm đến học thuật, nhưng thường là các vấn đề chính trị và đạo đức, ít bàn đến vấn đề siêu hình, một lĩnh vực thuần túy triết học làm nền tảng cho khả năng nhận thức sâu sắc thế giới và hành động sáng tạo. Thậm chí, họ còn biến những vấn đề siêu hình thành cái thực tế, thực dụng. Vì học tập và tư duy như thế nên họ ít có cống hiến to lớn trong lĩnh vực học thuật có thể so sánh với các nước khác cũng chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Nền giáo dục Nho giáo Việt Nam chỉ sản sinh ra được một tầng lớp quan lại có nền tảng Nho học còn các loại hình trí thức then chốt của một tầng lớp trí thức thực thụ thì xuất hiện thưa thớt, mờ nhạt, hoặc hoàn toàn vắng bóng trong một số lĩnh vực như triết học. Một số nhà Nho uyên thâm của Việt Nam khi đứng trước kho tàng đồ sộ và uyên bác của Nho giáo Trung Quốc thường tóm lược lấy những điều cốt yếu, biên soạn lại thành những tài liệu đơn giản và ngắn gọn để dạy học trò. Có thể liệt kê các sách Nho học như “"Tứ thư tập chú"” của Chu Hy, “"Tứ thư đại toàn"” của Tống, Nguyên, Minh, Thanh Nho, sang Việt Nam chỉ còn là “"Thuyết ước"” (tóm lược học thuyết) và “"Ước giải"” (giải thích tóm tắt); hoặc như cuốn “"Tính lý đại toàn"” của Hồ Quảng thời Minh, sang Việt Nam chỉ còn “"Tiết yếu"”. Đây là hiện tượng chung của nhiều triều đại quân chủ Việt Nam. Nếu ở triều Trần có “"Tứ thư thuyết ước"” của Chu Văn An, thì ở triều Lê - Trịnh có “"Tứ thư ước giải"” của Lê Quý Đôn, triều Nguyễn có “"Tứ thư trích giảng"” của Nguyễn Văn Siêu; nếu ở triều Lê - Trịnh có cuốn “"Tính lý tiết yếu"” của Bùi Huy Bích, thì ở triều Nguyễn cuốn đó vẫn còn được xem là cuốn sách giáo khoa mẫu mực. Chính điều này đã lược bớt rất nhiều điều, làm mất rất nhiều điểm có khả năng gợi mở, giản đơn hoá nội dung phong phú và súc tích của học thuyết khiến người học không lĩnh hội được chiều sâu của Nho giáo. Người được truyền đạt cũng hài lòng với cách làm đó thì mọi lối tư duy, mọi đường sáng tạo đều bị thu hẹp lại. Bên cạnh đó, Nho giáo Việt Nam đã pha trộn với tư tưởng của Phật giáo, Đạo giáo và các tín ngưỡng dân gian khác. Nhưng hạn chế lớn nhất là tập quán sùng bái thánh hiền, giáo điều và máy móc của giới Nho sĩ Việt Nam. Trong khi đó bên cạnh Nho giáo còn có nhiều trường phái tư tưởng khác như Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia... Giữa các trường phái này luôn có sự tranh luận, phản bác nhau. Điều này khiến sự phát triển của Nho giáo Việt Nam hạn chế. Nó chỉ đạt đến mức độ tiếp thu một số tín điều từ Nho giáo Trung Hoa, chưa tạo được lý luận riêng, chưa xuất hiện các học phái khác nhau. Phương pháp tư duy của nó thiên về bảo thủ, giáo điều. Ảnh hưởng. Ảnh hưởng đến nhân sinh. Tại Việt Nam, Nho giáo đã bản địa hoá nên thành nền Việt nho, cung cấp các giá trị làm nền tảng cho nền văn hoá Việt Nam để tạo nên một truyền thống tốt đẹp về tư tưởng, đạo đức và nếp sống. Đó là ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ và tình cảm đạo đức của mỗi người đối với cộng đồng; là sự hiếu học, coi trọng nhân tài, coi trọng người có học vấn và tôn sư trọng đạo; là sự tích cực nhập thế, tích cực dấn thân vào các hoạt động xã hội; là việc coi trọng gia đình, trọng tình nghĩa. Câu châm ngôn "Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn" phổ biến ở các trường học tại Việt Nam hiện nay chính là quan niệm giáo dục. Ảnh hưởng đến văn học. Nho giáo được xem là có sức lan tỏa và ảnh hưởng đến Văn học Việt Nam, điển hình như hai bản tuyên ngôn độc lập như "Nam Quốc Sơn Hà" của Lý Thường Kiệt và "Bình Ngô Đại Cáo" của Nguyễn Trãi đề cao tính dân tộc, nguyện vọng dành độc lập của Nhân dân Việt Nam, trong đó ở tác phẩm "Nam Quốc Sơn Hà" có kể đến câu: "Sông núi nước Nam, vua Nam ở, rành rành định phận tại sách Trời" đã nhắc đến nước Nam đã có chủ quyền và luôn chống lại sự uy hiếp từ phía phương Bắc, chủ quyền đó đã được Trời cao công nhận và do đó xâm chiếm nước Nam là hành động chống lại mệnh Trời. Ý tưởng này chịu ảnh hưởng từ tư tưởng mệnh trời của Hán Nho.
1
null
Bãi Gò Nổi là một bãi ngầm thuộc nhóm đảo An Vĩnh của quần đảo Hoàng Sa, nằm cách đảo Linh Côn 12,5 hải lý (23 km) về phía đông bắc. Đây được xem là điểm cực đông của cả quần đảo. Bãi Gò Nổi là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đang kiểm soát bãi này.
1
null
Cá ngừ ồ hay còn gọi là cá ồ (danh pháp hai phần: Auxis rochei) là một loài cá trong họ Cá thu ngừ. Cá ngừ ồ thường được tìm thấy ở toàn cầu trong vùng nước mặt mở đại dương đến độ sâu 50 m. Cá ngừ ồ có chiều dài tối đa của nó là 50 cm. Cá ngừ ồ là một loài cá tương đối nhỏ và mảnh mai. Nó có một vây lưng hình tam giác được tách ra từ các vây lưng thứ hai, trong đó, giống như hậu môn và vây ngực, là tương đối nhỏ. Cá ngừ viên ồ ăn cá nhỏ, mực, sinh vật phù du giáp xác, ấu trùng stomatopoda.
1
null
Đảo Bắc (tiếng Anh: "North Island"; , Hán-Việt: "Bắc đảo") là một đảo san hô thuộc nhóm đảo An Vĩnh của quần đảo Hoàng Sa. Đảo này nằm cách đảo Cây khoảng 1,94 hải lý (3,6 km) về hướng đông đông nam. Đảo Bắc là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đang kiểm soát đảo này. Đặc điểm. Đảo hình dạng thon hẹp, dài 1.620 m nhưng chỉ rộng khoảng 265 m và có diện tích khoảng 0,34 km². Phần tây bắc của đảo cao 3 đến 4 m so với mặt biển trong khi phần phía đông nam thường bị ngập khi thủy triều lên. Trên có nhiều cây xanh. Lịch sử. Trung Hoa Dân quốc đổ bộ lên quần đảo Hoàng Sa với lý do giải giáp quân Nhật từ năm 1946 và rút đi vào năm 1950. Chính quyền CHND Trung Hoa bí mật cho quân chiếm đóng đảo Phú Lâm vào đêm ngày 20, rạng ngày 21 tháng 2 năm 1956, từ đó kiểm soát các đảo của nhóm An Vĩnh (bao gồm đảo Bắc) của quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc bắt đầu quá trình bồi đắp để nối đảo Bắc với đảo Trung cạnh đó bằng một dải đất vào năm 2016, nhưng cầu đất này đã bị bão Sarika cuốn trôi vào tháng 10 năm 2016. Kể từ đó, Trung Quốc đã tiến hành cải tạo bổ sung ở đầu phía nam của đảo Bắc và xây dựng một đê chắn xung quanh tạo thêm 7 bảy mẫu đất mới (2,8 ha) và ngăn chặn tình trạng xói mòn. Trung Quốc đã xây dựng thêm một số cơ sở hạ tầng, gồm một tòa nhà hành chính lớn ở một khu đất trống vừa được dọn trên đảo. Trung Quốc đã để lại một khoảng hở trên đê chắn đối diện với tàn tích của cầu đất bị cuốn trôi, cho thấy nước này có thể chưa từ bỏ kế hoạch nối liền đảo Bắc và đảo Trung.
1
null
Cá thu Đại Tây Dương (danh pháp hai phần: Scomber scombrus) là một loài cá trong họ Cá thu ngừ. Cá thu Đại Tây Dương được tìm thấy trên cả hai mặt của Bắc Đại Tây Dương Dương. Cá thu Đại Tây Dương đến nay là loài phổ biến nhất trong 10 loài của họ Cá thu ngừ được đánh bắt ở vùng biển Anh. Nó là vô cùng phổ biến ở bãi cát ngầm khổng lồ di cư về phía bờ biển để nuôi cá và tôm trong suốt mùa hè. Là loài dồi dào trong khu vực thềm lục địa lạnh và ôn đới, tạo thành trường học lớn gần bề mặt. Chúng qua mùa đông trong vùng nước sâu hơn nhưng di chuyển gần bờ vào mùa xuân khi nhiệt độ nước dao động từ 11 ° và 14 °C. Số lượng ở Biển Bắc giảm đáng kể trong những năm 1960 vì đánh bắt trực tiếp quá mức. Con đực và con cái cá thu Đại Tây Dương tăng trưởng về tốc độ như nhau, đến một độ tuổi tối đa khoảng 20 năm. Hầu hết cá thu Đại Tây Dương trưởng thành về tính dục lúc ba năm tuổi.
1
null
Đảo Trung là một đảo san hô thuộc nhóm đảo An Vĩnh của quần đảo Hoàng Sa. Đảo này nằm cách đảo Bắc chỉ 600 m về phía đông nam. Đảo Trung là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đang kiểm soát đảo này.
1
null
Đảo Nam là một đảo san hô thuộc nhóm đảo An Vĩnh của quần đảo Hoàng Sa. Đảo này nằm cách đảo Trung chỉ 700 m về phía đông nam. Đảo Nam là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đang kiểm soát đảo này.
1
null
Lý Thế () (?-361), tên tự Tử Nhân (子仁), còn được biết tới với tước hiệu sau khi khuất phục trước Đông Tấn là Quy Nghĩa hầu (歸義侯), là vị hoàng đế cuối cùng của Thành Hán. Dưới thời ông trị vì, nhà nước Thành Hán kế tiếp quá trình suy sụp bắt đầu từ thời cha ông là Lý Thọ trị vì, và đến năm 347, quân của Lý Thế đã không thể chống lại quân viễn chinh của Đông Tấn do Hoàn Ôn chỉ huy. Lý Thể chạy trốn khỏi kinh thành Thành Đô song cuối cùng đã đầu hàng, Tấn Mục Đế đã tha cho ông và giáng Lý Thế xuống hàng "hầu", ông mang tước hiệu này đến hết phần đời còn lại. Trước khi lên ngôi. Lý Thế là con trai của Lý Thọ với một người thiếp. Lý Thọ là anh em họ của vị hoàng đế sáng lập ra Thành Hán là Lý Hùng, Lý Thọ cũng là một tướng quân được tôn kính, bản thân Lý Thế cũng là một chỉ huy quân sự, và ông được hoàng đế Lý Kỳ quý mến, vị hoàng đế này đã phong ông làm chỉ huy trong đội cận binh kinh thành. Khi Lý Thọ nổi loạn chống Lý Kỳ vào năm 338 và tấn công kinh thành Thành Đô, Lý Thế đã mở cổng thành và chào đón quân của cha tiến vào, dẫn đến việc Lý Kỳ thất bại và sau này bị Lý Thọ loại bỏ. Sau khi Lý Thọ xưng đế, ông là lập Lý Thế làm thái tử. Trị vì. Năm 343, Lý Thọ qua đời và Lý Thế lên kế vị. Năm 344, ông lập Diêm Hoàng hậu làm Diêm Thái hậu, và lập vợ mình làm Lý Hoàng hậu. Chuẩn theo những vị triều thần cho rằng Lý Thọ đã không đúng khi tự tách mình với Lý Hùng và cha của Lý Hùng là Lý Đặc, Lý Thế đã đưa cả Lý Hùng và Lý Đặc vào tông miếu và tái liên hệ với chế độ mà Lý hùng đã lập nên, bất chấp việc Lý Thọ đã cải quốc hiệu từ Thành sang Hán. Năm 345, do Lý Thế không có con trai, em trai ông là Lý Quảng (李廣) đã yêu cầu được phong làm thái tử song Lý Thế không chấp thuận. Các quân sư của ông là Mã Đang (馬當) và Giải Tư Minh (解思明) đã cố gắng thuyết phục ông với lập luận rằng Lý Thế ngoài việc không có con trai, cũng ít huynh đệ, và do đó cần có sự hỗ trợ của Lý Quảng. Lý Thọ nghi ngờ hai người này âm mưu với Lý Quảng nên đã bắt giữ và tru di tam tộc. Ông cũng giáng Lý Quang thành Lâm Cung hầu, Lý Quảng đã tự sát. Người dân rất thương tiếc về cái chết của Mã Đang và Giải Tư Minh. Vào mùa đông năm 346, tướng Lý Dịch (李奕) đã nổi loạn và nhanh chóng tiến về Thành Đô, song trong khi vây thành, Lý Dịch đã bị trúng một mũi tên và mất mạng, cuộc nổi loạn cũng sụp đổ. Sau khi đánh bại Lý Dịch, Lý Thế càng trở nên ngạo mạn và lơ là chính sự quốc gia, ông luôn lo sợ và không tin tưởng các thuộc hạ của cha mình. Ông cũng cho thực thi các hình phạt dã man khiến cho người dân mất tin tưởng vào ông. Thành Hán cũng bị tổn hại với sự xuất hiện của một bộ lạc được gọi là Lão (獠), chính quyền địa phương không thể kiểm soát người Lão một cách dễ dàng. Tình hình của Thành Hán đã được Hoàn Ôn để ý tới. Vào mùa đông năm 346, Hoàn Ôn đã trình một tấu thư yêu cầu hoàng đế Đông Tấn phát lệnh tấn công Thành Hán và sau đó, không có ân chuẩn từ triều đình, ông ta đã khởi binh ngay lập tức. Vào mùa xuân năm 347, Hoàn Ôn đã đánh bại quân Thành Hán dược cử đến để đánh chặn, và tiến thẳng đến Thành Đô. Quân Thành Hán lo sợ và phần lớn đã sụp đổ. Tuy nhiên, Lý Thế vẫn tập hợp lại phần binh lực còn lại và mở một cuộc phản công và đạt được thành công ban đầu. Hoàn Ôn lo sợ và đã ra lệnh rút quân, song người phát hiệu lệnh do hoảng sợ, lại đánh trống (tấn công) thay vì đánh chiêng (rút lui). Quân Tấn cuối cùng đã đánh bại quân Thành Hán, Hoàn Ôn phi qua cổng thành Thành Đô. Lý Thế chạy trốn song ngay sau đó đã cử sứ giả đến xin hàng. Mặc dù Lý Thế đã sắn sàng chờ đón việc bị giết, song Hoàn Ôn đã bắt giữ ông và cho đưa ông về kinh thành Kiến Khang, tại đây Tấn Mục Đế đã xóa tội cho ông và phong ông làm Quy Nghĩa hầu. Lý Thế mất năm 361.
1
null
Cồn Cát Nam (tiếng Anh: "South Sand"; , Hán-Việt: "Nam sa châu") là một cồn cát thuộc nhóm đảo An Vĩnh của quần đảo Hoàng Sa. Cồn này nằm cách cồn Cát Trung chỉ 200 m về phía nam. Cồn Cát Nam là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đang kiểm soát cồn này. Đặc điểm. Cồn cát có dạng hình tam giác. Cồn Cát Nam có chiều dài ba cạnh khoảng 350 m, 300 m và 250 m, diện tích khoảng 5,5 ha và cao 4,1 m so với mặt nước biển.
1
null
Cồn Cát Trung là một cồn cát thuộc nhóm đảo An Vĩnh của quần đảo Hoàng Sa. Cồn này nằm cách cồn Cát Bắc chỉ 170 m về phía nam đông nam. Cồn Cát Trung là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đang kiểm soát cồn cát này.
1
null
Cồn Cát Bắc là một cồn cát thuộc nhóm đảo An Vĩnh, quần đảo Hoàng Sa. Cồn này nằm cách đảo Nam chỉ khoảng 670 m về phía đông nam. Cồn Cát Bắc là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đang kiểm soát cồn này.
1
null
Cá thu Tây Ban Nha Đại Tây Dương (danh pháp hai phần: Scomberomorus maculatus) là một loài cá trong họ Cá thu ngừ. Cá thu Tây Ban Nha Đại Tây Dương là loài cá di cư, bơi đến phía bắc vịnh Mexico vào mùa xuân, trở về phía nam Florida ở phía đông vịnh, và đến México ở vùng vịnh phía Tây vào mùa thu. Mô tả. Cá có lưng màu xanh lá; hai bên ánh bạc với 3 vạch các đốm vàng hình elip. Đường bên dần dần uốn cong xuống từ đầu trên của nắp mang về phía cuống đuôi. Vây lưng đầu tiên có màu đen ở phía trước.
1
null
Bãi Quảng Nghĩa (tiếng Anh: "Jehangire Bank" hoặc "Jehangire Reefs"; ")" là một tập hợp ba bãi san hô ngầm riêng biệt thuộc nhóm đảo An Vĩnh của quần đảo Hoàng Sa. Bãi này nằm về phía nam của hòn Tháp và cách bãi Châu Nhai khoảng 5 hải lý (9,3 km) về hướng đông đông bắc. Tên gọi. Quảng Nghĩa là phiên âm Hán Việt tên gọi ("廣義") của tỉnh Quảng Ngãi Nhà Nguyễn ("廣義省"). Tên gọi nhóm đảo An Vĩnh được Việt Nam đặt theo tên gọi của một xã cổ thuộc phủ Quảng Nghĩa (Quảng Ngãi) sau này là thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn có viết: "Xã Phú Xuân thuộc huyện Bình Sơn và xã Phước Khương thuộc huyện Chương Nghĩa phủ Quảng Nghĩa đều ở gần sông... Xã Yên Vĩnh (An Vĩnh) thuộc huyện Bình Sơn phủ Quảng Nghĩa ở gần bãi biển...". Tình trạng. Bãi Quảng Nghĩa là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc. Vì là bãi ngầm hoàn toàn chìm sâu trên 12,8 m dưới mực nước biển, nên không một quốc gia nào thực sự kiểm soát bãi Quảng Nghĩa, Trung Quốc kiểm soát vùng biển trên bãi ngầm này bằng các lệnh cấm biển hàng năm, nhưng Việt Nam liên tục phản đối, đồng thời ngư dân Việt Nam vẫn tham gia đánh bắt hải sản trên bãi ngầm và vùng biển xung quang đảo Linh Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa, và tàu hải quân Hoa Kỳ những năm gần đây vẫn thường xuyên thực hiện các hoạt động tuần tra tự do hành hải (FONOP-Freedom of Navigation Operation in the South China Sea) tại vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa trong đó có vùng biển bãi Quảng Nghĩa.
1
null
Bãi Châu Nhai (tiếng Anh: "Bremen Bank"; , Hán-Việt: "Tân Mê than") là một bãi ngầm thuộc nhóm đảo An Vĩnh của quần đảo Hoàng Sa. Bãi này nằm cách đá Bông Bay khoảng 15 hải lý (27,8 km) về hướng bắc và cách bãi Thủy Tề khoảng 10 hải lý (18,5 km) về phía nam. Bãi nằm ở rìa của một rạn san hô vòng có đảo Linh Côn. Bãi Châu Nhai là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc. Vì là bãi ngầm hoàn toàn chìm sâu trên 11,4 m dưới mực nước biển, nên không một quốc gia nào thực sự kiểm soát bãi Châu Nhai, Trung Quốc kiểm soát vùng biển trên bãi ngầm này bằng các lệnh cấm biển hàng năm, nhưng ngư dân Việt Nam vẫn tham gia đánh bắt hải sản trên bãi ngầm và vùng biển xung quang đảo Linh Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa, và tàu hải quân Hoa Kỳ những năm gần đây vẫn thường xuyên thực hiện các hoạt động tuần tra tự do hành hải (FONOP-Freedom of Navigation Operation in the South China Sea) tại vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa trong đó có vùng biển bãi Châu Nhai. Đặc điểm.. Bãi ngầm dài khoảng 14,5 hải lý (26,9 km). Nơi nông nhất là ở gần cực tây nam với độ sâu khoảng 11,4 m. Dưới đáy là cát san hô.
1
null
Bãi Thủy Tề (tiếng Anh: "Neptuna Bank" hay "Neptuna Banks"; , Hán-Việt: "Bắc Biên lang") là một cặp bãi ngầm thuộc nhóm đảo An Vĩnh của quần đảo Hoàng Sa. Bãi này nằm về phía tây nam của hòn Tháp và phía bắc của bãi Châu Nhai, cách bãi Châu Nhai 11 hải lý (20,4 km). Bãi Thủy Tề là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc. Hiện nay Trung Quốc đang kiểm soát bãi này. Đặc điểm. Bãi Thủy Tề gồm hai bãi san hô ngầm. Bãi đông bắc sâu tối thiểu là 12 m, nằm cách hòn Tháp hơn 6 hải lý (hơn 11 km) về phía tây tây nam.
1
null
Lê Thần Tông Trịnh hoàng hậu (chữ Hán: 黎神宗鄭皇后, 1595 - 1660), họ Trịnh (鄭氏), tên thật Ngọc Trúc (玉竹), là một Hoàng hậu của nhà Lê trung hưng, vợ của Lê Thần Tông trong lịch sử Việt Nam. Đương thời, bà nổi tiếng là một người uyên bác và sùng đạo, thường chú tâm nghiên cứu bộ Kim cang, sùng đạo Phật, được dân chúng xưng tụng là "Bà chúa Kim Cương". Cuộc đời. Theo sách Kim toả thực lục, "Trịnh vương ngọc phả" ghi thì bà Trịnh Thị Ngọc Trúc là con gái thứ của Thanh Đô vương Trịnh Tráng và Chính phi Nguyễn Thị Ngọc Tú, con gái Nguyễn Hoàng. Tương truyền, bà thông minh từ nhỏ, rất hiếu học. Mới 9, 10 tuổi đã đọc thông, viết thạo cả chữ Hán lẫn chữ Nôm, đọc làu kinh sử, giỏi văn thơ, sùng đạo Phật, chú tâm kinh kệ, miệt mài nghiên cứu bộ Kim cang. Bà có dáng người thanh tú, dịu hiền. Bản tính hoà nhã càng tôn vẻ đẹp sẵn có của bà. Trong phủ chúa, ai nấy đều kính nể. Có thời bà đã đảnh lễ qui y tại Ninh Phúc tự còn gọi là chùa Bút Tháp tại xã Đình Tổ huyện Thuận Thành, Kinh Bắc. Bà chúa được thiền sư Chuyết Chuyết ban cho bà pháp danh là Pháp Tánh (法性). Từ đó bà vừa tu luyện vừa được dịp học hỏi nghiên cứu sâu xa thêm về kinh điển của nhà Phật. Đối với tri thức uyên thâm của bà, quốc gia lâm nạn phân tranh giữa hai họ Trịnh Nguyễn (1558 – 1672) bà không khỏi đau xót trước cảnh khổ loạn. Song thân thì thường chiếu ý cho bà dành thời gian miệt mài bút nghiên, nên việc hôn phối đối với bà hơi muộn. Chồng bà là Cường quận công Lê Trụ, thuộc dòng hoàng tộc Lê triều. Sau vì ông phạm tội nặng, bị giam ngục rồi mất. Hoàng hậu nhà Lê. Đến năm bà 36 tuổi (1630) chúa Trịnh Tráng lại gả bà cho Lê Thần Tông, được tấn phong làm Hoàng hậu. Lê Thần Tông khi lấy bà Ngọc Trúc, cả triều đình đều can, thì ông gạt đi và nói: "Đã trót rồi, lấy gượng vậy." (Theo Đại Việt sử ký toàn thư). Đương thời, bà là bạn thơ với Trạng nguyên lễ sư Nguyễn Thị Duệ, sử chép rằng hai bà thường cùng bàn luận về thơ văn, Phật Pháp trong khắp các chùa chiền vùng Kinh Bắc lúc bấy giờ. Thời điểm chùa Ninh Phúc tổ chức khuyến hoá thập phương để trùng tu tôn tạo, dịp này bà hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc đã đóng góp công đức rất nhiều. Hưởng ứng việc làm với bà, cả nhà vua và công chúa cũng hiến ruộng (tư điền) vào chùa làm công quả. Năm Phúc Thái thứ nhất (1643), Lê Thần Tông thiện nhượng cho Lê Chân Tông. Thần Tông được tôn làm Thái thượng hoàng, còn bà trở thành Hoàng thái hậu. Bà không có người con nào với Thần Tông, chỉ có người con gái với quận công Lê Trụ là Lê Thị Ngọc Duyên, được ban phong hiệu Công chúa, cũng là người giỏi văn thơ chữ nghĩa. Sau khi Thần Tông thiện vị, Trịnh Thái hậu cùng Công chúa đến tu và ở hẳn chùa Bút Tháp, bà lấy pháp hiệu "Diệu Viên" (妙垣), còn Công chúa có pháp danh "Diệu Tuệ" (妙慧). Năm Vĩnh Thọ thứ 3 (1660), Diệu Viên viên tịch tại đây chùa Bút Tháp, bà thọ 65 tuổi. Thờ tự. Khi Diệu Viên tạ thế, chùa Ninh Phúc đặt ngai vị thờ bà. Đặc biệt ở chùa Mật (Thanh Hoá), có thờ pho tượng sơn son thếp vàng, tạc chân dung bà đang toạ thiền rất uy nghi thanh thoát. Năm 1992, pho tượng bà Trịnh Thị Ngọc Trúc đã được chuyển về Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội) đặt trong tủ kính trưng bày vì đây là pho tượng rất đặc sắc về nghệ thuật điêu khắc thời Lê-Trịnh. Pho tượng này được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2013.
1
null
Kaspar Fredrik Hassel (sinh ngày 6 tháng 11 năm 1877 – mất ngày 9 tháng 4 năm 1962) là thủy thủ Na Uy thi đấu tại Thế vận hội Mùa hè 1920. Ông là một thành viên phi hành đoàn của tàu Na Uy "Heira II", giành huy chương vàng trong hình thức 12 mét (đánh giá năm 1919).
1
null
Sylvi Graham (sinh ngày 17 tháng 12 năm 1951) là chính trị gia Na Uy thuộc Đảng Bảo thủ Na Uy. Từ năm 2004 đến năm 2005, trong thời kỳ Nội các lần 2 của Bondevik, Graham được chỉ định vị trí quốc vụ khanh của Bộ Ngoại giao Na Uy. Trong nhiệm kỳ 2005–2009, bà từng là phó đại diện của Storting từ Akershus. Kể từ năm 2017, Graham có vai trò mới là Chủ tịch của Diễn đàn vì Phụ nữ và Phát triển.
1
null
Maximilian Maria Kolbe hay Maximilianô Maria Kolbê (tiếng Ba Lan: "Maksymilian Maria Kolbe", 8 tháng 1 năm 1894 – 14 tháng 8, 1941) là một tu sĩ Dòng Phanxicô ở Ba Lan, người đã tự nguyện chết thay cho một người khác tại trại tập trung Auschwitz trong thời gian Đức chiếm đóng Ba Lan hồi Chiến tranh thế giới thứ hai. Ông được Giáo hội Công giáo Rôma tuyên thánh vào ngày 10 tháng 10 năm 1982 bởi Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Ông được tôn làm thánh quan thầy của những người tù nhân (đặc biệt là tù nhân chính trị), người cai nghiện, gia đình, nhà báo và các phong trào phò sự sống. Tiểu sử. Maximilian Kolbe sinh ngày 7 tháng 1 năm 1894 tại Zdunska Wola, Ba Lan (thời điểm đó thuộc Đế quốc Nga) với tên khai sinh là Raymond Kolbe. Cha ông là người Đức, còn mẹ là người Ba Lan. Thời thơ ấu của Kolbe chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Maria mà sau này ông kể lại rằng: Năm 1907, Kolbe và anh trai là Francis quyết định gia nhập Dòng Phanxicô. Họ vượt biên trái phép qua biên giới giữa Nga và Áo-Hung rồi gia nhập tu viện dòng Phanxicô ở Lwów. Ba năm sau, Kolbe đã được nhập vào nhà tập. Đến năm 1911, ông khấn tạm với tên là Maximilian. Năm 1912, ông đã được gửi đến Kraków và cũng trong năm này, ông đến Roma để nghiên cứu triết học, thần học, toán học và vật lý. Tại Roma, ông khấn trọn vào năm 1914 với tên là Maximilian Maria để biểu thị lòng sùng kính của ông với Maria. Ông đậu bằng tiến sĩ triết học vào năm 1915 tại Đại học Giáo hoàng Gregorian và tiến sĩ thần học vào năm 1919 tại Đại học Giáo hoàng Thánh Bonaventura. Trong thời gian tu học ở Roma, ông đã chứng kiến các cuộc biểu tình kịch liệt chống lại Giáo hoàng Piô X và Giáo hoàng Biển Đức XV tại Rome do Hội Tam Điểm tổ chức. Để đối phó với làn sóng này, ông đã thành lập Đạo binh Đức Mẹ Vô Nhiễm với mong muốn qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ, những người tội lỗi và những ai chống phá Giáo hội Công giáo trở về đường ngay nẻo chính. Kolbe đã cho phát hành tờ "Hiệp sĩ của Đức Mẹ Vô Nhiễm" để rao giảng Phúc Âm. Ông cũng sử dụng radio để truyền bá đức tin Công giáo và lên tiếng chống lại sự tàn bạo của chế độ Quốc xã. Năm 1918, Kolbe đã được thụ phong linh mục. Một năm sau, ông hồi hương Ba Lan vì nước này mới được độc lập. Tại đây, ông rất tích cực thúc đẩy việc sùng kính Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, sáng lập và giám sát các "Thành phố của Đức Mẹ Vô Nhiễm" (còn gọi là "Niepokalanów") gần thủ đô Warsaw, một chủng viện, một trạm phát thanh, và một số tổ chức in ấn khác. Năm 1927, tu viện ở Niepokalanów đã trở thành một trung tâm xuất bản lớn. Năm 1930, Kolbe rời Ba Lan để đến Nhật Bản và ở đó sáu năm. Lúc này, Kolbe bị buộc tội theo chủ nghĩa bài Do Thái. Tuy nhiên, những người làm việc thân cận với ông đã bác bỏ những cáo buộc đó vì thực ra Kolbe đã che chở cho người tị nạn Do Thái trong chiến tranh. Một nhân chứng kể rằng: "Khi người Do Thái đến xin tôi một mẩu bánh mì, tôi hỏi cha Maximilian rằng tôi cho họ bằng lương tâm được không? và ông trả lời: "Được, đó là điều cần thiết phải làm vì tất cả mọi người đều là anh em của chúng ta". Từ năm 1930 đến 1936, ông đã thiết lập hàng loạt cơ sở tại Nhật Bản, trong đó có một tu viện ở vùng ngoại ô Nagasaki. Kolbe cũng cho xây dựng một tu viện trên sườn núi, khi xảy ra vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, tu viện này đã được cứu thoát và vẫn còn đóng vai trò nổi bật trong Giáo hội Công giáo tại Nhật Bản cho đến ngày nay. Sau đó, ông trở về Ba Lan. Trong trại tập trung. Năm 1939, Đức Quốc xã xâm lăng Ba Lan, thành phố Niepolalanów bị dội bom. Kolbe và các tu sĩ Phanxicô bị bắt vì đã che chở cho người Do Thái, nhưng sau đó chưa đầy ba tháng thì tất cả được trả tự do vào đúng ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Ngày 17 tháng 2 năm 1941, ông lại bị bắt và giam tại nhà tù Pawiak, sau đó ông được chuyển đến trại tập trung Auschwitz với mã số tù nhân là #16670. Cuối tháng 7 năm 1941, có ba tù nhân trốn khỏi trại, khiến phó chỉ huy của Schutzstaffel bắt 10 người đàn ông chết thay bằng cách bỏ đói trong hầm ngầm để răn đe việc trốn trại. Một trong những người bị chọn có Franciszek Gajowniczek, anh này kêu lên: "Còn vợ tôi! con tôi nữa!". Kolbe động lòng thương và tình nguyện chết thay cho anh này. Trong biệt ngục, Kolbe cử hành Thánh lễ mỗi ngày và hát thánh ca với các tù nhân. Ông động viên rằng họ sẽ sớm được ở với Đức Mẹ Maria trên thiên đường. Sau hai tuần bỏ đói bỏ khát, chỉ còn Kolbe sống sót. Các lính canh muốn nhanh chóng kết liễu đời ông bằng cách tiêm một liều thuốc độc phenol. Một số nhân chứng kể rằng, khi ấy ông giơ cánh tay trái của mình lên và bình tĩnh chờ đợi mũi tiêm. Thi thể của ông được hỏa táng vào ngày 15 tháng 8, nhằm ngày Lễ Đức Mẹ Lên Trời. Tuyên thánh. Maximilian Kolbe được tuyên chân phước bởi Giáo hoàng Phaolô VI vào năm 1971 (nhưng không coi Kolbe là thánh tử đạo) và tuyên thánh bởi Giáo hoàng Gioan Phaolô II vào ngày 10 tháng 10 năm 1982 với sự tham dự của Franciszek Gajowniczek - bạn tù được ông thế mạng. Sau khi tuyên thánh, Giáo hoàng cũng tuyên bố Thánh Maximilian Kolbe là một thánh tử đạo thực sự. Phép lạ có sự chuyển cầu của thánh Maximilian là chữa bệnh lao ruột cho Angela Testoni (1948), chữa bệnh vôi hóa động mạch cho Francis Ranier (1950). Ông là một trong mười vị tử đạo của thế kỷ 20 đúc tượng và đặt ở cửa tây của Tu viện Westminster, Luân Đôn.
1
null
Một đám mây phân tử, đôi khi được gọi là vườn ươm sao (nếu sự hình thành sao đang diễn ra bên trong) là một loại đám mây liên sao, mật độ và kích thước cho phép tinh vân tối hình thành các phân tử (phổ biến nhất là phân tử hydro, H2), và hình thành các vùng H II. Điều này trái ngược với các khu vực khác của môi trường liên sao chứa chủ yếu là plasma. Phân tử hydro rất khó phát hiện bằng quan sát hồng ngoại và vô tuyến, do đó, các phân tử thường được sử dụng để xác định sự hiện diện của H2 là carbon monoxide (CO). Tỷ lệ giữa độ sáng của CO và khối lượng của H2 được cho là không đổi, mặc dù có lý do để nghi ngờ giả định này trong các quan sát về một số thiên hà khác.
1
null
Park Jeong-ah hay Park Jung-ah (, sinh ngày 24 tháng 2 năm 1981) là một ca sĩ, diễn viên và người mẫu nổi tiếng của Hàn Quốc. Cô cũng là một cựu thành viên của nhóm nhạc Jewelry. Năm 2003,cô bắt đầu làm diễn viên. Park nổi lên như một trong những thành viên của Jewelry phổ biến hơn và đã được mọi khán giả và fan hâm mộ nhận xét là chị cả trong ban nhạc của mình . Năm 2003, cô ra mắt như một diễn viên và kể từ đó đã xuất hiện trong một số ít các bộ phim và bộ phim truyền hình. Sự nghiệp. 1981-2001: "Cuộc sống và sự nghiệp". Park Jeong Ah sinh ngày 24 tháng 2 năm 1981 tại Yeongcheon, Gyeongsang, Hàn Quốc.Cô sinh trưởng trong 1 gia đình có ba người con và cô là con trưởng. 2001-tới nay: "Jewelry". Park Jung Ah là thành viên của nhóm nhạc nữ kỳ cựu nhất Hàn Quốc Jewelry. Cô cùng các bạn gia nhập nhóm từ năm 2001 và là chị cả của nhóm. Sau hai năm hoạt động khá thành công và được mến mộ tại châu Á, Jewelry bất ngờ tuyên bố giải tán. 2003-tới nay: "Điện ảnh". Sau khi Jewelry bị giải tán,Park Jung Ah chuyển sang lĩnh vực điện ảnh, cô đã xuất hiện trong một số bộ phim truyền hình.Smile,Donghae là bộ phim ăn khách nhất của cô. 2006: "Yeah". Đồng thời, trong 5 năm từ 2003-2007, Park Jung Ah cũng phát triển sự nghiệp âm nhạc riêng và cũng khá thành công với album đầu tay mang tên Yeah, trình làng vào mùa thu năm 2006. Đĩa đơn solo đầu tiên Yeah của Park Jung Ah đã giúp cô phát hiện ra khả năng của mình trong dòng nhạc Rock. Khả năng trình diễn live trên sân khấu và giao lưu với người hâm mộ cũng là một thế mạnh của Park. Thông tin khác. Khoảng tháng 11 năm 2006 tới năm 2009.Cô phát hanh ra radio show On a Starry Night.Tháng 5 năm 2008,cô bất ngờ tung ra một loạt hình ảnh gợi cảm gây xôn xao cho các dư luận
1
null
MG3 là súng máy đa chức năng của Đức sử dụng đạn 7.62x51mm NATO. Thiết kế của vũ khí này có nguồn gốc từ súng máy MG 42 của quân đội Đức Quốc Xã sử dụng đạn 7.92x57mm Mauser từ thời Chiến tranh Thế giới II. MG3 là tiêu chuẩn hóa vào cuối những năm 1950 và được thông qua sử dụng trong quân đội Tây Đức mới được thành lập, nơi mà nó tiếp tục phục vụ cho đến ngày nay như là một vũ khí hỗ trợ bộ binh và súng máy gắn trên các loại xe thiết giáp của Đức (như tăng Leopard 1 và Leopard 2). Vũ khí này và các phụ kiện của nó cũng đã được mua lại và sản xuất bởi các lực lượng vũ trang của hơn 30 quốc gia. Quyền sản xuất súng đã được mua bởi Ý (MG 42/59), Tây Ban Nha, Pakistan (MG 1A3), Hy Lạp, Iran, Sudan và Thổ Nhĩ Kỳ... Lịch sử. Sản xuất của các biến thể sau chiến tranh đầu tiên của MG 42 sử dụng đạn tiêu chuẩn của NATO (như MG 1) đã được đưa ra vào năm 1958 tại nhà máy vũ khí Rheinmetall theo yêu cầu của quân đội Tây Đức. Ngay sau đó, loại súng máy MG 42 của Đức Quốc Xã đã được sửa đổi, thêm nòng lót cờ-rôm và tâm ngắm chuẩn theo loại đạn mới, mô hình này được đặt tên là MG 1A1(hay còn gọi là MG 42/58). Phát triển của MG 1A1 là MG 1A2 (MG 42/59), được trang bị một bộ khóa nòng mới to và nặng hơn rất nhiều so với bộ khóa nòng cũ (950 g so với 550 g của MG 1A1), một vòng đệm giảm ma sát và được điều chỉnh để sử dụng cả hai tiêu chuẩn của Đức là dây đạn DM1 và của Mỹ là dây đạn M13. Một cải tiến nửa về nòng của vũ khí, chân đế và các bu lông và kết quả là MG 1A3. Đồng thời, tại một số nơi xảy ra chiến tranh súng máy MG 42 vẫn phục vụ và được chuyển đổi sang đạn tiêu chuẩn 7.62formula_151 mm NATO và được gọi là MG 2.Năm 1968, MG3 đã được giới thiệu và đưa vào sản xuất. So với các MG1A3, MG3 có tính năng được cải thiện một cơ chế bắn với một băng đạn được giữ bởi một cái chốt để giữ vành đai súng trong khi các tấm nắp trên được nâng lên, khả năng phòng không gia tăng và có loại hộp đựng đạn mới. MG3s đã được sản xuất cho Đức và cho khách hàng xuất khẩu của Rheinmetall cho đến năm 1979. Một số sản xuất bổ sung của MG3 ở Đức được thực hiện bởi Heckler & Koch. MG3 và các biến thể của nó tất cả đều có thể chia sẻ của các bộ phận ở một mức độ cao với MG 42 ban đầu. Thiết kế chi tiết. Cơ chế hoạt động. MG3 là súng làm mát bằng không khí tự động, có băng đạn và có độ giật thấp.Nó có cơ chế khóa nòng bao gồm đầu bu lông, một đôi con lăn, hột đinh, bu lông chính và lò xo phản hồi. Bu lông được khóa an toàn do một đinh hình chữ V, trong đó lực lượng hai con lăn hình trụ có đầu bu lông ra ngoài. Tính năng. Súng máy có một cơ chế kích hoạt tự động duy nhất và an toàn qua chốt trong dạng một nút bấm được vận hành bởi xạ thủ (ở vị trí "an toàn", kim hỏa bị vô hiệu hóa). Vũ khí bắn được khi cơ chế này tắt. Tỷ lệ tuần hoàn có thể được thay đổi bằng cách cài các bu lông khác nhau và các lò xo giật. MG3 có băng đạn nằm bên trái được giữ bởi một tấm kim loại phía trên, băng đạn 50 viên DM1 (có thể được kết hợp thành hộp đạn) hoặc băng đạn M13 hoặc DM6. Trong vai trò súng máy hạng nhẹ, MG3 được triển khai với một băng đạn 100 viên (hoặc 120 viên trong trường hợp băng đạn rã) được gắn bên trong một hộp đạn tổng hợp được phát triển bởi Heckler & Koch được gắn vào phía bên trái của xạ thủ. Hông phía sau của thùng đạn trong suốt và là một chỉ báo trực quan cho số lượng đạn dược có sẵn. Hệ thống lên đạn của súng được đặt ở mặt i. Hai pawls nguồn cấp dữ liệu được liên kết để kết thúc phía trước của cánh tay bởi một liên kết trung gian và di chuyển theo hướng ngược nhau, di chuyển các vành đai trong hai giai đoạn như tia di chuyển trở lại và chuyển tiếp trong quá trình đốt. Nòng súng. MG3 có thể thay đổi nòng một cách nhanh chóng, nòng có 4 rãnh xoắn với tỉ lệ cướp cò là 1:305 mm (01:12 in). Ngoài ra nòng MG3 cũng có thể là loại nòng rãnh đa giác. Nòng được tích hợp với hệ thống khóa nòng. Nòng được thay đổi thường xuyên trong quá trình bắn liên tục. Nòng quá nóng có thể thay đổi ra ngoài và có thể được gỡ bỏ bằng cách nâng hoặc xoắn súng. Một nòng được làm mát sau đó có thể tiếp tục được đưa vào bắn tiếp. Một thiết bị nòng được gắn vào đầu nòng súng và nó hoạt động như giảm tia tia lửa, giảm tiếng ồn. Súng máy được trang bị với một báng polymer tổng hợp, bipod 1 gấp và điểm ruồi. Kể cả thiết bị flip-up chống máy bay. Trong vai trò một súng máy hạng nặng MG3 được gắn trên một đế ba chân Feldlafette và trang bị với một kính tiềm vọng có thể được sử dụng để tham gia các mục tiêu gián tiếp. Tham chiến. MG3 vẫn được sử dụng như vũ khí thứ cấp tiêu chuẩn hiện đại nhất trên xe bọc thép chiến đấu Đức (ví dụ như Leopard 2, Phz 2000, Marder), như là một vũ khí chính trên các phương tiện hạng nhẹ không bọc thép (ví dụ như xe tải chở quân MAN,ATF Dingo) và như là một vũ khí bộ binh trên đế hai chân cũng như giá đỡ ba chân. Tuy nhiên, các lực lượng vũ trang Đức sẽ loại bỏ MG 3 vào năm 2012, họ giới thiệu HK121 vào năm 2011.
1
null
Gia đình tài tử là một chương trình truyền hình thực tế về âm nhạc bắt đầu phát sóng từ ngày 17 tháng 10 năm 2010, do Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và MCV Media sản xuất, được phát sóng vào 8:30 sáng Chủ Nhật hàng tuần trên HTV9 và từ ngày 20 tháng 11 năm 2011 được chuyển sang khung giờ 19:00 tối Chủ Nhật hàng tuần trên kênh HTV7. Sau đó, chương trình chuyển sang khung giờ 19:00 thứ 6 (06/01/2017 - 05/05/2017). Chương trình dành cho những gia đình yêu ca hát từ 3 thế hệ và gồm 8 thành viên trở lên. Chiến thắng vòng thi tuần, các gia đình sẽ tham dự vòng thi tháng để có cơ hội sở hữu phần quà trị giá 100.000.000 đồng từ Panasonic. Đối với phiên bản "Tài năng tổng hợp" nếu gia đình chiến thắng sẽ nhận 10.000.000 đồng, nếu thất bại nhận 1.000.000 đồng. Thời gian phát sóng. Chương trình Gia đình tài tử ra đời vào năm 2010 và được phát sóng vào sáng Chủ Nhật hàng tuần trên kênh HTV9, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2011 thì được chuyển sang phát sóng trên kênh HTV7 vào tối Chủ Nhật hàng tuần. Từ tháng 1 năm 2017 đến khi chương trình kết thúc, chương trình được chuyển sang thứ Sáu, nhưng vẫn phát sóng trên kênh HTV7. Cấu trúc chương trình. Phiên bản gốc (17/10/2010 - 12/05/2013). Ngoài một vài tập được sản xuất nhân những dịp đặc biệt (sinh nhật, lễ, Tết...), các gia đình tham gia chương trình phải trải qua 2 vòng thi: Phiên bản "Gia đình và những người bạn" (19/05/2013 - 31/08/2014). Là một cuộc thi hát cho những gia đình từ những người thân, hỗ trợ của gia đình, bạn bè đồng nghiệp... Gia đình vô địch năm nhận được giải thưởng 300.000.000 đồng. Phiên bản " Ban nhạc và Gia Đình " (07/09/2014 - 13/09/2015). Là cuộc tranh tài tìm ra nhà vô địch năm với giải thưởng 100.000.000 đồng, với thể thức thi đấu như sau: 36 ban nhạc thi tuần, tìm ra 12 ban nhạc vô địch thi tháng, 4 ban nhạc thi quý, và chọn ra 1 ban nhạc vị trí vô địch năm (với thể thức thi đấu vòng tròn). Phiên bản "Tài năng tổng hợp" (20/09/2015 - 05/05/2017). Mỗi số sẽ có 2 gia đình tham gia chinh phục thử thách. Nếu gia đình chiến thắng, sẽ nhận được giải thưởng 10.000.000 đồng, còn nếu không thành công sẽ nhận được 1.000.000 đồng. Từ tập 41 - tập 62, với sự xuất hiện của nhà tài trợ là ngân hàng Maritime Bank, nếu gia đình chiến thắng sẽ nhận được 14.000.000 đồng, trong đó: 10 triệu từ BTC và 4 triệu từ nhà tài trợ Maritime Bank, còn nếu như gia đình nào thất bại sẽ nhận được 2.000.000 đồng, trong đó: 1 triệu từ BTC và 1 triệu từ nhà tài trợ Maritime Bank. Tất cả những phần thưởng của gia đình đó sẽ được chuyển khoản qua hệ thống Internet Banking của Maritime Bank. Thử thách của chương trình đa dạng với các chủ đề như âm nhạc, trí nhớ, biệt tài, kỹ năng... Có tất cả là 110 thử thách đã được công bố bởi BTC chương trình dành cho các gia đình. Trước khi ghi hình, hình ảnh của 1 tuần tập luyện của gia đình sẽ do gia đình tự quay. Cơ cấu giải thưởng. Bộ giải thưởng Panasonic 100 triệu đồng hiện tại bao gồm: Với phiên bản Tài năng tổng hợp, nếu chiến thắng thì sẽ được giải thưởng là 10.000.000, nếu thua cuộc thì vẫn có được 1.000.000. Ngoài ra, nhà tài trợ là Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam còn dành tặng thêm 1 sổ tiết kiệm nếu như chiến thắng trong thử thách mà đã được công bố bởi BTC chương trình. MC, Sứ giả và Giám khảo. Quyền Linh là người dẫn chương trình của Gia đình tài tử từ khi bắt đầu phát sóng, và cũng là MC duy nhất của chương trình.<br>Danh sách các Giám khảo: \Danh sách các Sứ giả Tạm ngừng phát sóng. "Gia đình tài tử" đã có một số lần phải tạm dừng hoặc thay đổi việc ghi hình và phát sóng theo kế hoạch do trùng với các sự kiện đặc biệt. Các chương trình bị hoãn đã được phát sóng trở lại sau đó 7 ngày. Cụ thể:
1
null
Minh Thành Hoàng hậu (Hanja: 明成皇后, Hangul: 명성황후, sinh ngày 25 tháng 9 năm 1851 – mất ngày 20 tháng 8 năm 1895, còn được biết đến với danh xưng là Minh Thành Thái Hoàng hậu (明成太皇后) hay Mẫn phi (閔妃)) là Vương phi của Triều Tiên Cao Tông cũng như cuối cùng của nhà Triều Tiên. Sau khi Triều Tiên Cao Tông xưng Hoàng đế của Đại Hàn Đế Quốc vào năm 1902, bà được truy phong Hoàng hậu. Mặc dù được biết đến rộng rãi với tôn hiệu Hoàng hậu, nhưng trên thực tế bà đã mất trước khi trở thành Hoàng hậu và chưa bao giờ đảm nhiệm vai trò này. Tiểu sử. Bà xuất thân từ Li Hưng Mẫn thị (驪興閔氏), một gia tộc danh giá trong lịch sử Hàn Quốc, là con gái của Li Thành Mẫn Trí Lộc (驪城府院君閔致祿) và phu nhân Hàn Xương phủ phu nhân Lí Thị (韓昌府夫人李氏). Theo một số nguồn, tên thật của bà là "Min Ja-yeong" (閔茲暎 - 민자영 - Mẫn Tư Ánh). Sau khi Triều Tiên Triết Tông qua đời không có người thừa tự, Thần Trinh Vương hậu của Phong Nhưỡng Triệu thị khi đó đang là Đại Vương Đại phi, hiện đang nắm quyền nhiếp chính đã thông qua quyết định chọn một vị quân vương mới. Mùa thu năm 1864, con trai thứ hai của Hưng Tuyên Đại viện quân được chọn làm người nối ngôi, lấy hiệu là Cao Tông. Khi Cao Tông được 15 tuổi, Vương thất quyết định chọn cho ông một Vương phi để củng cố quyền lực, Hưng Tuyên Đại viện quân muốn tìm kiếm một tiểu thư ít thân nhân nhất để không thể chi phối được quyền lực vương thất. Thông qua Li Hưng Phủ Đại phu nhân (驪興府大夫人; 여흥부대부인), vợ ông đồng thời là mẹ của Cao Tông, cũng là một người trong gia tộc họ Mẫn, triều đình đã quyết định chọn con gái của Mẫn Trí Lộc trở thành Vương phi. Ngày 20 tháng 3 năm 1866, Minh Thành chính thức được sắc phong Vương phi của Triều Tiên, trở thành Quốc mẫu khi mới 16 tuổi. Can thiệp chính sự. Vương phi Mẫn thị đăng quang vào giai đoạn cuối của nhà Triều Tiên, đất nước lúc bấy giờ đang trong tình cảnh bên ngoài chịu áp lực từ Trung Quốc, Nga, Nhật Bản cùng các đế quốc thực dân phương Tây, bên trong ẩn chứa nhiều hiểm họa cùng sự rối ren về chính trị khi quyền lực triều đình bị chi phối bởi nhiều thế lực. Tuy nhiên, bà đã chứng tỏ cho mọi người thấy mình là một bậc quốc mẫu hết sức đặc biệt trong lịch sử Triều Tiên. Các Vương phi trước đây thường hay buông rèm nhiếp chính, nắm giữ quyền lực thay cho con hoặc cháu của mình, nhưng với Mẫn thị thì khác. Bà là người luôn đi đầu trong xúc tiến cải cách, mở cửa bằng trí tuệ và sự sáng suốt của bản thân. Có tài năng ngoại giao xuất chúng, bà trở thành một nhà chính trị có chính sách bảo vệ quyền tự chủ của quốc gia thông qua việc mở cửa, bắt tay với các cường quốc trên thế giới. Tới nay, những ghi chép về Mẫn Vương phi của nhà Triều Tiên vẫn còn được lưu lại ở nhiều nơi trên thế giới. Isabella Bird Bishop, nhà địa lí học và là Hội viên hội Địa lí Hoàng thất Anh Quốc từng có thời gian sinh sống ở Triều Tiên vào giai đoạn cuối, đã miêu tả Mẫn thị là "người có cặp mắt lạnh và sắc sảo, để lại ấn tượng về trí tuệ và tài giỏi hơn người". William F. Sands, bí thư tòa công sứ Hoa Kỳ thì nhìn nhận rằng: "Bà là một nữ chính trị gia vĩ đại vượt lên trên thời đại và giới hạn của một người phụ nữ". Miura Gorō, công sứ Nhật Bản cũng đã có những ghi chép cho thấy sự cảm phục và dè chừng đối với bà như: "Khi tiếp kiến vua, tôi thấy hoàng hậu khẽ đến bên nói giúp vua, tỏ ra là người có nhiều tài năng, không hề sơ suất". Tuy nhiên, trên thực tế, Vương phi Mẫn thị không phải là người ngay từ đầu đã tham dự vào việc triều chính. Dù đã kết hôn nhưng vua Cao Tông vẫn sủng ái cung nữ mà ít gần gũi bà, nên bà thường lấy việc đọc sách ra làm thú vui cho bớt cô đơn. Chính những kiến thức thu được qua những cuốn sách này về sau đã trở thành bước đệm để bà tham gia vào việc triều chính giúp nhà vua cai quản đất nước. Mẫn Vương phi đương thời sinh được hai người con trai, nhưng cả hai đều sớm qua đời. Hưng Tuyên Đại viện quân đã gây ra mâu thuẫn khi sai người kê thuốc sai cho các Vương tử và từ đó, Mẫn thị đã quay lưng, chống lại sự độc đoán, can thiệp cả vào việc nước lẫn việc nhà của cha chồng. Hơn nữa, vào giai đoạn này, Hưng Tuyên Đại viện quân cũng đang làm lung lạc lòng dân bởi nhiều quyết định không thỏa đáng, như chính sách bế quan tỏa cảng, bài xích nước ngoài hay việc xây sửa lại Cảnh Phúc cung. Năm 1873, nhân có bản tấu của viên quan tên là Thôi Ích Huyễn (崔益鉉 - 최익현) lên án các chính sách cùng đường lối ngoại giao sai lầm của Hưng Tuyên Đại viện quân, vua Cao Tông và Vương phi Mẫn thị đã tuyên bố sẽ trực tiếp đứng ra giải quyết việc triều chính, rút bỏ hoàn toàn quyền lực của cha mình. Được làm chủ trong mọi việc, Cao Tông đã bãi bỏ chính sách đóng cửa trước đây của Hưng Tuyên Đại viện quân, thiết lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản rồi lần lượt tiếp đó là các nước lớn ở phương Tây. Tuy nhiên, tình hình chính sự ngày càng rối ren bởi những mâu thuẫn với thế lực cũ, sự đối lập với cha cùng mối đe dọa xâm chiếm của Nhật Bản. Trong bối cảnh đó, năm 1882 đã xảy ra cuộc nổi dậy của giới quân đội được gọi là sự kiện Nhâm Ngọ quân loạn (壬午軍亂), thể hiện sự bất mãn của lực lượng binh sĩ đối với quân đội theo hình thức mới du nhập từ phương Tây vào. Mẫn thị lúc bấy giờ phải đối đầu với nhiều khó khăn cùng lúc tới mức quyết định tạm rời Hoàng cung để lánh nạn. Nhưng chính trong tình cảnh ấy, bà đã phát huy được khả năng ngoại giao của mình thông qua việc nhờ nhà Thanh hỗ trợ giành lại chính quyền. Không dừng lại ở đó, sau sự kiện chiếm đảo Cự Môn (巨門島 - 거문도) của Đế quốc Anh vào năm 1885, Mẫn thị cũng đã cử cố vấn ngoại giao người Đức là Paul Georg von Möllendorff sang Nhật Bản hiệp thương với Anh để giải quyết vấn đề. Năm 1894, trải qua các cuộc nổi dậy của phong trào nông dân Đông Học (東學), cuộc chiến giữa nhà Thanh và Nhật Bản, người Nhật ngày càng can thiệp sâu hơn vào tình hình chính trị của Triều Tiên. Để ngăn chặn dã tâm xâm chiếm của Nhật, Vương phi Mẫn thị đã chọn chính sách thân Nga, thể hiện rõ ý chí đối đầu với Nhật. Ất Mùi sự biến. Thế kỉ 19 là giai đoạn xảy ra nhiều cuộc chiến tranh giành lãnh thổ của các nước lớn trên thế giới. Một nước nhỏ như Triều Tiên thời bấy giờ chỉ còn cách tận dụng sự chia tách của các nước lớn này. Để làm được điều đó, đòi hỏi người lãnh đạo phải có một năng lực hoạt động chính trị hết sức sắc bén, gây dựng được thanh thế cho quốc gia. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Vương phi Mẫn thị đã luôn tìm kiếm đường đi nước bước, đứng ra định hướng mọi việc chính sự. Nhận thấy bà là vật cản lớn nhất trong kế hoạch xâm chiếm Triều Tiên của mình, Đế quốc Nhật Bản đã cho người đột nhập vào cung sát hại bà, gây nên Ất Mùi sự biến (乙未事變). Ngày 8 tháng 10 năm 1895, Vương phi Mẫn thị bị một nhóm thích khách người Nhật ám sát tại Cảnh Phúc cung, thi thể của bà bị nhóm thích khách thiêu cháy và chôn ở một ngọn đồi bên cạnh hoàng cung. Trong nỗi sầu khổ vì khóc thương nhớ vợ của Cao Tông, Thái tử Lí Chước (李坧, sau này là Đại Hàn Thuần Tông) đã đưa vua cha đến trú ẩn tại Đại sứ quán Nga. Sau này, khi vua Cao Tông xưng là Hoàng đế của Đại Hàn Đế Quốc, Mẫn thị được truy phong "Minh Thành Hoàng hậu" (明成皇后 - 명성황후). Sự kiện Vương phi bị thế lực nước ngoài giết hại đã khiến tình hình trong nước sục sôi, nhiều hoạt động kêu gọi trả thù rửa hận xuất hiện, dấy lên một phong trào chống Nhật mạnh mẽ gọi là "Nghĩa binh năm Ất Mùi" - điều mà sau này đã được tiếp nối, phát triển thành phong trào giành độc lập của Hàn Quốc.
1
null
Thái bình La Mã, còn gọi là Hòa bình La Mã, (tiếng Latinh: Pax Romana) là một thời kỳ lâu dài khi Đế quốc La Mã tương đối hòa bình và quân đội ít bành trướng trong các thế kỷ 1 và 2. Do Hoàng đế Augustus đã mở nền thái bình, đôi khi đây được gọi là Thái bình Augustus ("Pax Augusta"). Nền thái bình kéo dài khoảng 207 năm (từ năm 27 trước Công nguyên cho đến năm 180). Dù Augustus là người mở nền thái bình, Quân đội La Mã liên tiếp phải chinh chiến với các bộ tộc ở biên cương dưới thời ông. Nhiều sử gia coi nền thái bình ấy và sự thịnh vượng mà nó đem lại là những lợi ích chủ yếu của chính quyền La Mã buổi ấy. Những lợi ích này đặc biệt đáng kể trong giai đoạn "Năm vị hoàng đế anh minh". Các hoàng đế này ưu đãi các tầng lớp thống trị, hợp lực với Viện nguyên lão, giữ yên Đế quốc. Khởi thủy của thuật ngữ. Nền Thái bình La Mã mở đầu với sự lên ngôi của Hoàng đế Augustus vào năm 27 trước Công nguyên đánh dấu sự kết thúc của nền Cộng hòa La Mã cùng với những cuộc nội chiến cuối cùng của nó và kéo dài đến năm 180 khi Hoàng đế Marcus Aurelius qua đời. Từ "pax" trong tiếng Latinh, thường được dịch là "hòa bình," cũng mang nghĩa là "Hiệp ước" hoặc "hòa thuận." Ghi chép về "Pax Romana" lần đầu tiên xuất hiện từ tác gia Seneca năm 55 CN.
1
null
Ngân hàng qua điện thoại hay Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (phone banking) là dịch vụ do ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác cung cấp, cho phép khách hàng thực hiện qua điện thoại một loạt giao dịch tài chính không liên quan đến tiền mặt hoặc các công cụ tài chính (chẳng hạn như séc), mà không cần đến chi nhánh ngân hàng hoặcATM . Lịch sử. Ngân hàng qua điện thoại đã trở nên phổ biến trên thị trường vào thập niên 1980, do Girobank giới thiệu lần đầu tiên tại Vương quốc Anh, công ty đã thiết lập dịch vụ ngân hàng qua điện thoại chuyên dụng vào năm 1984. Ngân hàng qua điện thoại đã phát triển trong suốt thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, và được thế hệ ngân hàng trực tiếp đầu tiên sử dụng nhiều. Tuy nhiên, sự phát triển ngân hàng trực tuyến vào đầu những năm 2000 đã bắt đầu sự suy giảm lâu dài trong việc sử dụng ngân hàng qua điện thoại thay vì ngân hàng trực tuyến. Sự ra đời của ngân hàng di động càng làm xói mòn việc sử dụng ngân hàng qua điện thoại trong thập niên 2010. Hoạt động. Để sử dụng tiện ích ngân hàng qua điện thoại của một tổ chức tài chính, trước tiên khách hàng phải đăng ký dịch vụ với tổ chức đó. Họ sẽ được chỉ định một số khách hàng (không giống với số tài khoản) và họ có thể được cấp hoặc thiết lập mật khẩu của riêng họ (dưới nhiều tên khác nhau) để xác minh khách hàng. Khách hàng sẽ gọi đến số điện thoại đặc biệt do ngân hàng thiết lập và sẽ xác thực danh tính của họ thông qua số khách hàng và mật khẩu dạng số hoặc bằng lời nói hoặc các câu hỏi bảo mật do đại diện trực tiếp hỏi. Dịch vụ có thể được cung cấp bằng cách sử dụng hệ thống tự động, sử dụng công nghệ khả năng nhận dạng giọng nói, DTMF hoặc bởi các đại diện trực tiếp của dịch vụ khách hàng.
1
null
Xa lộ Liên tiểu bang 86 (tiếng Anh: "Interstate 86" hay viết tắt là I-86) là một xa lộ liên tiểu bang dài đi qua tây bắc tiểu bang Pennsylvania và miền nam tiểu bang New York của Hoa Kỳ. Xa lộ hiện nay tồn tại với hai đoạn: đoạn dài hơn bắt đầu tại một nút giao thông lập thể với I-90 ở phía đông Erie, Pennsylvania, và kết thúc tại một nút giao thông lập thể với Xa lộ Tiểu bang New York 352 (NY 352) tại Elmira, New York trong khi đoạn thứ hai kéo dài từ I-81 ở phía đông của thành phố Binghamton đến NY 79 tại làng Windsor. Khi các dự án nâng cấp NY 17 lên chuẩn xa lộ liên tiểu bang hoàn thành, I-86 sẽ nối dài từ I-90 gần Erie đến New York State Thruway (I-87) tại Woodbury. Con đường hiện tại và tương lại của I-86 được biết với tên gọi là Xa lộ cao tốc Southern Tier ở phía tây I-81 tại Binghamton và Quickway ở phía đông I-81. I-86 hiện tại có chiều dài trong tiểu bang Pennsylvania và trong tiểu bang New York. Trừ một đoạn dài khoảng nằm sâu bên trong tiểu bang Pennsylvania gần làng Waverly của tiểu bang New York và thị trấn Sayre của tiểu bang Pennsylvania, phần còn lại của I-86 sẽ nằm bên trong tiểu bang New York. Đoạn Xa lộ cao tốc Southern Tier của I-86 và NY 17 hợp thành Hành lang T của Hệ thống Xa lộ Phát triển Vùng Appalachia. I-86 kết nối đến Quốc lộ Hoa Kỳ 219 tại Salamanca, I-390 gần Avoca và Quốc lộ Hoa Kỳ 15 (tương lại thành I-99) ngay phía tây thành phố Corning. Phần lớn Xa lộ cao tốc Quickway và Southern Tier được xây dựng trong các giai đoạn từ thập niên 1950 đến thập niên 1980. Mã số I-86 được chính thức đặt cho nó vào ngày 3 tháng 12 năm 1999 cho toàn bộ Xa lộ Pennsylvania 17 lúc đó và phần cực tây nhất dài của Xa lộ Tiểu bang New York 17. Nó đã và đang được mở rộng về phía đông khi nhiều đoạn nữa của Xa lộ Tiểu bang New York 17 hiện tại được nâng cấp lên chuẩn xa lộ liên tiểu bang. Đầu tiên Xa lộ Tiểu bang New York 14 tại làng Horseheads được nâng cấp năm 2004 và kế đến là điểm đầu phía đông hiện tại của nó nằm tại Xa lộ Tiểu bang New York 352 tại Elmira vào năm 2008. Đoạn đường của NY 17 giữa I-81 và NY 79 được cắm biển dấu là I-86 vào năm 2006. Mô tả xa lộ. Pennsylvania đến Olean. I-86 bắt đầu tại một nút giao thông lập thể với I-90 trong một vùng tương đối bằng phẳng của tây bắc Pennsylvania. Xa lộ hướng về đông nam, gặp PA 89 tại lối ra 3 trước khi bẻ ngoặc về hướng đông và băng qua ranh giới vào tiểu bang New York nơi nó bắt đầu chạy trùng với NY 17. Xa lộ gần như chạy theo hướng đông-tây ngang qua miền tây nam Quận Chautauqua, phục vụ thôn Findley Lake và làng Sherman qua ngã NY 426 và NY 76, theo thứ tự vừa kể khi nó tiếp tục đi đến Hồ Chautauqua. Sau khi đi qua Hồ Chautauqua, I-86 nhập vào đoạn củ hơn của xa lộ cao tốc tại lối ra 10 gần Bemus Point; xa lộ này bây giờ là NY 954J. NY 954J chạy vào NY 430 là xa lộ từng mang NY 17 đi đến Westfield trước khi được mở rộng vào thập niên 1980. Từ Bemus Point đến Jamestown (lối ra 12), I-86 chạy song song với cựu NY 17 – hiện nay là NY 430 – dọc theo bờ đông bắc của Hồ Chautauqua. Đoạn kéo dài của Đường sắt Erie đến thành phố Chicago chạy vào trong Jamestown từ hướng tây nam, và đi song song với I-86 đến một điểm giao cắt của nó với tuyến đường chính ban đầu của Đường sắt Erie đến Dunkirk. Từ Jamestown đến Salamanca, NY 17 của, I-86 mới và đường sắt luôn chạy song song qua các Thung lũng sông. Các đường giao thông này chạy dọc theo Sông Chadakoin, Lạch Conewango và Lạch Little Conewango đến Steamburg (lối ra 17), quay sang đông đến Sông Allegheny tại Coldspring. Thung lũng Allegheny mang các con đường này đến Salamanca (lối ra 20). Tại đây, các đường sắt nhập nhau và chạy ra ngoài đến Olean (lối ra 25 và 26). Từ Salamanca đến Olean, NY 17 củ bây giờ là NY 417. Tại Olean, Sông Allegheny và NY 417 (NY 17 củ) tiếp tục hướng đông nam trong khi I-86 và Đườn sắt Erie hướng lên đông bắc. NY 417 không quay trở lại I-86 cho đến lối ra 44 gần Painted Post Olean đến Elmira. I-86 và tuyến đường củ của Đường sắt Erie (hiện nay là một phần của Đường sắt Tây New York và Pennsylvania) chạy theo hướng đông bắc dọc theo các Thung lũng của Lạch Olean và Lạch Oil đến làng Cuba (lối ra 28). Từ làng Cuba đến Friendship (lối ra 29), chúng chạy qua một Thung lũng và đi trên một đỉnh núi, rồi theo Lạch Van Campen theo hướng đông bắc đến Belvidere (lối ra 30). Tại Belvidere, Đường sắt Erie quay hướng đông nam gặp NY 417 tại Wellsville, nhưng I-86 tiếp tục hướng đông bắc qua các Thung lũng của Sông Genesee và Lạch Angelica đến làng Angelica (lối ra 31), và rồi đi theo hướng đông dọc theo Lạch Angelica và dọc theo Lạch Thung lũng Karr đến làng Almond (lối ra 33). Ở độ cao 2.110 ft (634 mét) trên mặt nước biển, đây là điểm cao nhất dọc theo I-86 nằm giữa lối ra 32 (West Almond) và lối ra 33 và có biển dấu ghi rõ độ cao. Tại Almond, I-86 nhập lại Đường sắt Erie, đi qua Thung lũng Lạch Canacadea khoảng nửa đường đến Hornellsville. Tuy nhiên, tại nơi đây đường sắt quay hướng đông nam đến Hornellsville trong khi I-86 tiếp tục hướng đông bắc qua một đỉnh núi và vào Thung lũng rộng của Sông Canisteo (lối ra 34). Xa lộ rồi Thung lũng nằm dọc Lạch Carrington, rồi nhanh chóng quay hướng đông qua một đỉnh núi để đi theo lạch Big và đi qua một đỉnh núi khác đến Howard (lối ra 35). I-86 chạy bên cạnh lạch Goff từ Howard đến Thung lũng rộng của Sông Cohocton, nơi nó gặp điểm đầu phía nam của I-390 (lối ra 36) gần Avoca và quay hướng đông nam qua Thung lũng đó. I-86, NY 415 (Quốc lộ Hoa Kỳ 15 củ) và nhánh đường sắt Erie tất cả đều chạy hướng đông nam dọc theo Sông Cohocton qua làng Bath (lối ra 38) đến Painted Post (lối ra 44), hiện nay là điểm cuối phía bắc của Quốc lộ Hoa Kỳ 15. NY 417 – NY 17 &ndash củ; cũng kết thúc tại lối ra 44 trong khi NY 415 tiếp tục hướng đông vào Corning (lối ra 45–46). Từ Painted Post qua Corning đến Big Flats (lối ra 49), I-86, NY 352 (NY 17 củ) và Đường sắt Erie chạy qua Thung lũng Sông Chemung. NY 352, bắt đầu tại lối ra 45 ở phía tây phố chính thành phố Corning, là đường tránh gồm 4 làn xe đi qua thành phố Corning. Phía đông East Corning (lối ra 48), xa lộ được xây dựng từ NY 17 củ được nâng cấp. Tại Big Flats, Sông Chemung (và NY 352) quay hướng đông nam đến phố chính thành phố Elmira trong lúc I-86 và Đường sắt Erie tiếp tục hướng đông-đông bắc dọc theo Lạch Singsing đến khu vực Sân bay vùng Elmira/Corning. Xa lộ tiếp tục đi vào làng Horseheads nơi nó trở thành xa lộ nằm trên cao. Nó kết nối đến NY 14 và NY 13 qua lối ra số 52 và 54, theo thứ tự vừa kể trước khi quay hướng nam để đi theo Lạch Newtown vào Elmira. Ngay phí đông khu phố chính thành phố, I-86 gặp NY 352 (lối ra 56). Con đường của I-86 kết thúc tại đây; tuy nhiên một đoạn dài của NY 17 ngay phía đông thành phố Binghamton cũng được cắm biển là I-86, tạo thành một chỗ đứt đoạn tạm thời. Đoạn thuộc Quận Broome chạy từ I-81 tại lối ra 75 tại Kirkwood đến NY 79 tại lối ra 79 tại Windsor.
1
null
Kim Thiên Hoàng hậu (chữ Hán: 金天皇后) hay Linh Cảm Hoàng hậu (靈感皇后) mang họ Mai (梅), là chính thê Hoàng hậu tại vị thời vua Lý Thái Tông triều Lý và là Hoàng thái hậu tại vị dưới triều vua Lý Thánh Tông. Tiểu sử. Bà là con gái của Mai Hựu (梅佑), được phong làm An quốc thượng tướng (安國上將), một chức quan to trong triều đình. Tương truyền, một đêm nằm mộng bà thấy mặt trăng rơi vào bụng mình. Đến ngày 25, tháng 2, năm Quý Hợi (1023) thì sinh ra vua Lý Thánh Tông. Năm Long Thụy Thái Bình thứ nhất, bà được tôn làm Kim Thiên Hoàng thái hậu. Trong Đại Việt sử lược, tên thụy của bà là Linh Cảm Hoàng hậu (靈感皇后). Chiếu theo các tên thụy của các hoàng hậu nhà Lý đều có chữ Linh (靈) nên cho rằng điều này chính xác hơn.
1
null
Manetho là một nhà sử học đồng thời là giáo sĩ Ai Cập cổ đại, sinh trưởng ở miền Heliopollis vào khoảng thế kỷ 4 TCN. Dưới sự bảo trợ của vua Ptolemée I, ông đã viết một cuốn sách về lịch sử Ai Cập, có tựa đề "Aegyptika". Nó được viết bằng tiếng Hy Lạp và kết thúc vào năm 271 TCN. Ông đã cố gắng mô tả lịch sử Ai Cập từ khi thành lập đến khi Alexander Đại đế đông chinh sang Ai Cập và chiếm lĩnh vùng đất này năm 332 TCN. Trong tác phẩm, ông cho rằng Ai Cập cổ có 31 vương triều kế tiếp nhau kể từ khi vua Menes thống nhất Ai Cập và sáng lập Vương triều thứ nhất. Manetho cũng chia Ai Cập cổ đại thành 3 thời kì: Cổ, Trung và Tân vương quốc Ai Cập. Sau khi hoàn thành, cuốn sách của ông đã bị thất lạc, tuy nhiên, tất cả những gì chúng ta biết được hiện nay đều là từ các bảng dịch thuật và tóm lược cuốn sách đó được thực hiện bởi nhà sử học thiên chúa giáo trong các thế kỷ sau đó. Một vài bản dịch khác nhau của các nhà sử học thiên chúa giáo còn tồn tại: - Flavius ​​Josephus (thế kỷ I) - Sextus Julius Africanus (thế kỷ III) - Eusebius của Cesarea (thế kỷ III - IV) - George Syncellos (sử gia đế quốc Đông La Mã) ở thế kỷ VIII. Một vài sai lầm trong các bản dịch thuật trên đã làm giảm giá trị lịch sử trong tác phẩm của Manetho. Tuy nhiên, theo lập luận của các nhà sử học hiện đại, Manetho chính là người đã lập một "quy ước" đặt tên cho các pharaoh Ai Cập. Danh sách vua của ông thường được tham chiếu bởi các nhà Ai Cập học, nhưng nhiều người trong số họ từ chối giai đoạn có các pharaoh "thần thoại" cổ Ai Cập - số khác có vẻ đã có lập luận bằng cách phóng đại các triều đại của một số các vị vua và giảm thiểu những triều đại khác. Toàn bộ khái niệm "triều đại" đến từ Manetho, người đã phá vỡ sự hỗn độn của các vị vua và sắp xếp thành các nhóm hợp lý theo vị trí hoặc gia đình và một số tính năng nhận dạng khác.
1
null
Lý Thánh Tông Dương Hoàng hậu (chữ Hán: 李聖宗楊皇后 ? - 1073), thường được biết đến với tôn hiệu Thượng Dương Hoàng hậu (上楊皇后) hoặc Thượng Dương Hoàng thái hậu (上陽皇太后), là một Hoàng hậu, Hoàng thái hậu nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. Bà là chính thất của Lý Thánh Tông và là đích mẫu (không phải mẹ đẻ) của Lý Nhân Tông. Cuộc đời bà vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng, nhưng cái chết của bà rất nổi tiếng và được biết đến rộng rãi. Sau khi Lý Thánh Tông băng hà, bà trở thành Thái hậu và nhiếp chính giúp Lý Nhân Tông khi đó còn nhỏ. Thế nhưng, bà bị Linh Nhân Thái hậu lật đổ và bị ép chết cùng Thánh Tông. Tiểu sử. Không rõ gia thế của bà thế nào, quê quán ra sao. Chỉ biết bà là vợ đích của Lý Thánh Tông và mang họ Dương (楊). Sử sách cho biết bà không có người con nào. Cũng theo đó, bà thường chăm sóc các con gái của Thánh Tông là Động Thiên công chúa, Thiên Thành công chúa, Ngọc Kiều công chúa thay ông. Gặp khi Thánh Tông nạp phi tần mới, chính là Ỷ Lan Phu nhân (倚蘭夫人), bà cũng không phản đối gì mà đối đãi với phu nhân rất hậu. Ỷ Lan có tài trị nước, khi Thánh Tông đánh Chiêm Thành thì Ỷ Lan được trao quyền trị nước, lâm triều chấp chính. Khi Lý Nhân Tông được sinh ra, gọi bà là Hoàng đích mẫu (皇嫡母), còn Ỷ Lan Phu nhân là Hoàng sinh mẫu (皇生母). Những khi Ỷ Lan bận việc triều chính, Hoàng hậu thường chăm sóc Nhân Tông khi đó còn là Thái tử trẻ thơ. Cái chết. Khi vua Lý Thánh Tông mất (1072), theo lễ giáo của Thái sư Lý Đạo Thành, bà sẽ là Hoàng thái hậu nhiếp chính, trong khi đó Ỷ Lan phu nhân sẽ là Hoàng thái phi, nhưng do Ỷ Lan nghĩ mình đã từng nhiếp chính lại là mẹ đẻ của hoàng đế mà không được tham dự triều chính, nên buồn bực. Sau đó, dưới sự ủng hộ của Thái úy Lý Thường Kiệt, Ỷ Lan lên ngôi Hoàng thái hậu, còn bà cùng 72 cung nhân bị Ỷ Lan hãm hại, giam lỏng và ép phải chết theo Thánh Tông. Sách Đại Việt sử ký toàn thư (Bản kỷ toàn thư, quyển 3) chép sơ lược việc này như sau: Cái chết của bà cùng các cung nữ đã khiến nhiều người chỉ trích, xem xét công lao và đạo đức của Nguyên phi Ỷ Lan. Tục truyền rằng Nguyên phi Ỷ Lan sau này rất hối hận về việc này nên đã làm nhiều chùa Phật để sám hối, rửa oan. Tên gọi Thượng Dương Hoàng hậu. Theo dã sử, bà được gọi là Thượng Dương Hoàng hậu, nhưng trong chính sử cách gọi như thế chỉ vì bà ở Thượng Dương cung (上陽宮), và sau khi bà đã là Hoàng thái hậu. Nói chính xác ra, đương thời chỉ có thể gọi bà là Hoàng hậu hay Dương Hoàng hậu (楊皇后). Trong "Ngự chế Việt sử tổng vịnh" của Tự Đức, thấy chép theo Đường thư rằng: "Thượng Dương cung là một li cung cách kinh đô Lạc Dương về phía Đông, xây cất giữa niên hiệu Thượng Nguyên đời Đường Cao Tông, Cao Tông thường ở cung ấy, để dự thính triều chính. Võ Tắc Thiên sau khi thoái vị, đã ở cung ấy và giá băng. Do đó, triều nhà Lý lấy chữ Thượng Dương đặt cho tên cung của bà Thái hậu ở".
1
null
Walter Zenga (, sing ngày 28 tháng 4 năm 1960) là một thủ môn bóng đá quốc tế người Ý, tại Milan, ông thi đấu trong giai đoạn cuối thập niên 70 tới cuối thập niên 90 và là người trấn giữ khung thành số 1 của đội tuyển Italia và câu lạc bộ Inter Milan trong một thời gian dài. Sau khi giải nghệ, Zenga trở thành huấn luyện viên và hiện đang dẫn dắt câu lạc bộ Al Nasr của UAE. Sự nghiệp cầu thủ. Zenga khởi nghiệp ở một loạt những câu lạc bộ nhỏ ở những hạng đấu cấp thấp như Macallese, Salernitana Calcio, Savona hay nổi bật nhất là Sambenedettese, ở đó Zenga đã giúp câu lạc bộ của mình giành quyền lên hạng Serie B. Mùa giải 1982-1983, Zenge gia nhập Inter Milan, câu lạc bộ mà ông là cổ động viên từ khi còn bé, Zenga bắt dự bị cho thần tượng của ông là thủ môn Ivano Bordon, thủ thành số 2 của đội tuyển Ý khi đó. Zenga không bắt trận nào ở Serie A, nhưng tại Coppa Italia ông đã chứng tỏ tài năng của mình bắt chính trong 5 trận đấu và giúp Inter giành cúp. Hết mùa giải đó, Ivano Bordon chuyển sang bắt cho Sampdoria, và Zenga nghiễm nhiên trở thành người bắt chính ở Inter. Trận đấu đầu tiên của ông ở Serie A là trận gặp chính Sampdoria của Ivano Bordon ngày 11 tháng 9 năm 1983. Nhờ tài năng của mình Zenga nhanh chóng chiếm được cảm tình của các cổ động viên Inter, ngay trong mùa giải đầu tiên của mình ông đã bắt chính trong cả sáu trận đấu của Inter ở cúp châu Âu, còn ở Serie A ông chỉ để thủng lưới 23 bàn trong 30 trận đấu. Zenga trở thành một phát hiện lớn của mùa giải, giới truyền thông nhận thấy trong chàng thủ môn trẻ này trong tương lai hình ảnh của một thủ môn đẳng cấp thế giới. Trong những mùa giải tiếp theo, Zenga dần trở thành thủ lĩnh ở Inter. Năm 1986, ông được triệu tập vào đội hình tuyển Ý dự Cúp thế giới, tại giải này Zenga bắt dự bị cho Giovanni Galli. Mùa giải 1986-1987 trở thành một trong những mùa giải đẹp nhất sự nghiệp Zenga khi ông chỉ để thủng lưới 16 bàn trong 29 trận ở Serie A, phong độ chói sáng đã giúp ông nhận danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất mùa giải. Năm 1990, tại World cup được tổ chức trên sân nhà, Walter Zenga trở thành thủ môn chính của đội tuyển Ý và giành huy chương đồng. Tại giải này Zenga đã giữ sạch lưới trong 5 trận liên tiếp với tổng thời gian là 517 phút, ông lập kỉ lục là thủ môn có thời gian giữ sạch lưới lâu nhất ở các vòng chung kết giải vô địch bóng đá thế giới . Mùa giải 1990-1991, Zenga cùng Inter vô địch cúp UEFA sau khi vượt qua A.S. Roma với tổng tỉ số 2-1 qua 2 lượt trận (2-0 lượt đi và 0-1 lượt về). Đây là chiếc cúp UEFA đầu tiên trong lịch sử Inter, 3 năm sau đó, ở tuổi 34, Zenga cùng Inter lần thứ 2 vô địch cúp UEFA khi vượt qua Casino Salzburg của Áo với tổng tỉ số 2-0. Đây cũng là mùa giải cuối cùng của Zenga ở Inter, ông chuyển sang Sampdoria và để lại vị trí bắt chính ở Inter Gianluca Pagliuca. Hai năm sau đó Zenga chuyển sang Padova và ở lại đó trong 1 mùa giải. Trong mùa giải cuối cùng của sự nghiệp, Zenga sang Mỹ thi đấu cho câu lạc bộ New England Revolution. Sau khi treo găng, Zenga trở thành huấn luyện viên. Tổng cộng trong sự nghiệp của mình ông đã 58 lần khoác áo đội tuyển Ý, bắt 328 trận ở Serie A và 71 trận ở cúp châu Âu. Trong suốt sự nghiệp Zenga được đặt biệt danh là Uomo Ragno (người nhện) nhờ những kĩ năng bắt bóng rất tốt của ông, đặc biệt là sự nhanh nhẹn. Sự nghiệp huấn luyện. Sau khi hết hợp đồng với New England Revolution, Zenga giải nghệ và bắt đầu sự nghiệp huấn luyện. Sau một thời gian ngắn làm việc với câu lạc bộ nghiệp sư Breca ở Milan, Zenga chuyển tới Romania vào năm 2002 và huấn luyện cho hai câu lạc bộ AFC Progresul Bucureşti và FC Steaua Bucureşti. Hè 2005, sau khi bị Steaua sa thải, Zenga chuyển tới Sao đỏ Belgrade và giúp câu lạc bộ giành cú đúp với chức vô địch quốc gia và cúp quốc gia Serbia và Montenegro. Hè 2006, Zenga được mới về dẫn dắt câu lạc bộ Thổ Nhĩ Kỳ Gaziantepspor, nhưng sau sự khởi đầu thất vọng với chỉ 5 trận thắng sau 17 trận đấu, Zenga từ chức vào tháng 1 năm 2007 và chuyển tới Al Ain của UAE. Nhưng chỉ sau 5 tháng ông bị sa thải và chuyển tới Dinamo Bucharest, nhưng cũng chỉ 2 tháng sau Zenga từ chức sau trận thua 0-1 trong trận derby với Steaua . Zenga trở về quê hương và trở thành một bình luận viên bóng đá cho kênh truyền hình RAI - Italia. Ngay 1 tháng 4 năm 2008, Zenga nhận lời thay thế Silvio Baldini làm huấn luyện viên Catania . Trận đấu đầu tiên của Zenga ở Serie A đã kết thúc tốt đẹp khi ông và các học trò nghiền nát Napoli 3-0 tại sân nhà, qua đó giúp đội bóng thoát hiểm trong phút chót sau trận hòa 1-1 với Roma ở vòng đấu cuối cùng. Mùa giải 2008-09, Zenga dẫn dắt Catania giành một loạt kết quả ấn tượng trong giai đoạn đầu mùa bóng, qua đó ông được đội bóng đảo Sicilia gia hạn thêm một năm hợp đồng . Phong cách thi đấu của Catania dưới thời Zenga trở nên đặc biệt qua cách sắp xếp những pha đá phạt. Ngày 5 tháng 6, Zenga bị phát hiện đã đồng ý một bản hợp đổng 3 năm với Palermo để thay thế Davide Ballardini; đây được xem như một bất ngờ lớn bởi Palermo được cho là quan tâm đến những huấn luyện viên khác và sự thù địch giữa Palermo và đội bóng cũ Catania của Zenga, hai câu lạc bộ duy nhất của đảo Sicilia thi đấu ở hạng đấu cao nhất nước Ý . Zenga khởi đầu khá thuận lợi với trận thắng 4-2 trước SPAL 1907 ở Coppa Italia và trận thắng 2-1 trên sân nhà trước Napoli ở vòng đấu đầu tiên của mùa giải. Tuy nhiên một loạt những kết quả thất vọng sau đó, đỉnh điểm là trận hòa 1-1 trước đội bóng cũ Catania đã khiến chủ tịch Maurizio Zamparini sa thải Zenga vào ngày 23 tháng 11 chỉ sau 13 trận đấu ở Serie A. Ngày 11 tháng 5 năm 2010 Zenga trở thành huấn luyện viên mới của Al-Nassr, Ả Rập Xê Út . Nhưng Zenga cũng chỉ tại vị tới tháng 12 năm đó sau một sê-ri những kết quả nghèo nàn khiến câu lạc bộ tụt sâu trên bảng xếp hạng . Ngày 6 tháng 1 năm 2011 Zenga được chỉ định làm huấn luyện viên của Al Nasr SC ở giải vô địch bóng đá UAE . Đời tư. Zenga có 3 đứa con với hai người vợ đầu tiên của mình. Người con trai cả Jacopo (với người vợ đầu tiên Marche Elvira Carfagna) cũng là một cầu thủ bóng đá, hiện đang chơi ở Serie D (nghiệp dư) sau khi từng tập luyện ở đội trẻ của Inter Milan và Genoa. Zenga cũng có hai con trai Nicolo và Andrea với người vợ thứ hai Roberta Termali . Năm 2005, Zenga làm đám cưới với một phụ nữ 23 tuổi người Romania là Raluca Rebedea , tháng 11 năm 2009 cô sinh cho Zenga con gái Samira Valentina. Tháng 4 năm 2010, Zenga nói ông muốn nhập quốc tịch Romania.
1
null
Warlord (tiếng Trung: 武神, Hồng Kông: Mou San, "Mo Son", bính âm: Wǔ Shēn, hay còn được xuất bản ở Việt Nam với tên gọi Võ Thần) là một bộ manhua (mãn họa) của Hồng Kông được viết bởi Ôn Nhật Lương và thể hiện tranh vẽ bởi Đặng Chí Huy. Tóm tắt cốt truyện. Câu chuyện bắt đầu vào năm 7067 sau Công nguyên, Trái Đất đã trải qua vô số các cuộc chiến tranh, dân số Trái Đất chỉ còn hơn 500.000 người. Sau khi đại hoàng đế Bạch Thủ Nam (Baak Saunaam) thống nhất Trái Đất và chết đi, các nền văn minh cũng biến mất, tri thức của nhân loại cũng bị hủy diệt theo, kèm theo đó là sự xuất hiện của những Võ Thần, những người có sức manh đặc biệt, và là chỗ dựa cho nhân loại thời kỳ này. Các Võ Thần có mặt ở khắp nơi trong vũ trụ, không riêng gì Trái Đất, như Hỏa Tinh, Thổ Tinh, và cả Mặt Trăng (Nguyệt Cầu). Với sức mạnh của mình, các Võ Thần vừa có nhiệm vụ bảo vệ cho những người của tộc mình, vừa phải đọ sức hay đánh bại các Võ Thần khác để tranh giành dân cư. Những kẻ yếu hơn hoặc những người không trông cậy vào sức mạnh của Võ Thần, đều đặt hy vọng vào một cuốn sách được viết ra 5000 năm trước, trong thời đại này, hầu hết dân số đều không biết chữ, nên người ta không thể hiểu được nội dung cuốn sách, chỉ biết cuốn sách có tên Địa Ngục Đạo và người viết ra nó là Bạch Thiên Quân - con trai của hoàng đế Bạch Thủ Nam. Nhân vật chính của bộ truyện là Bạch Võ Nam (Mou Naam), người có khả năng đọc được cuốn sách, xuất thân từ Phong Tộc của Võ Thần Minh Đạo (Ming Dou). Một Võ thần khác là Đại Đao, vì không muốn ai đọc được cuốn sách này, đã truy lùng để giết Bạch Võ Nam, đây là khởi đầu cho cuộc chiến của các Võ thần giữa 2 phe: Thiện và Ác. Nhưng có một thực tế mà các Võ Thần với sức mạnh hùng cường cũng không thể làm thay đổi, đó là quy luật cuộc sống luôn tồn tại Thiện - Ác, và khi một bên mất đi, thì sẽ lại sinh ra một thế lực mới tương đương. Có những Võ thần ban đầu là người tốt, về sau trở nên tàn ác, và cuối cùng lại quay về chính đạo. Sức mạnh từ trường. Trong thế giới võ thần, kẻ mạnh lĩnh ngộ một loại siêu năng lực gọi là sức mạnh từ trường: - Điện lưu thôi động: sức mạnh cơ sở của từ trường chuyển động, cơ thể có thể phóng điện, mạnh nhất lên tới vài triệu vôn - 1 trùng thiên: tương đương từ trường chuyển động 1 vạn thất, tương đương 1 vạn mã lực - 10 trùng thiên: tương đương 10 vạn thất, có thể cảm giác tư tưởng và ý thức của những người có lực lượng dưới 10 trùng thiên - 25 trùng thiên: tương đương 25 vạn thất, có thể trùng tổ tế bào: chữa vết thương tức khắc, mọc lại chi thể đã đứt. Trong series Hải Hổ, 25 vạn thất còn gọi là phá tinh cảnh, cường giả đánh vỡ ngôi sao số mệnh, khiến cho mình không còn bị vận mệnh điều khiển. - 50 trùng thiên: tương đương 50 vạn thất, cảnh giới phản địa tâm hấp lực, có thể điều khiển lực hấp dẫn, tự do lơ lửng bay lượn. - 75 trùng thiên: tương đương 75 vạn thất, cảnh giới nguyên tử phân liệt, có thể thay đổi kết cấu hạt nhân nguyên tử, biến chất này thành chất khác, đỉnh cao có thể sáng tạo sinh vật. - 100 vạn thất: cảnh giới tự hủy, là cực hạn của vũ trụ, sức mạnh lớn nhất có thể đạt được trong cơ thể võ thần, tương tự tốc độ ánh sáng hay khoảng cách plank, trước thời đại Võ thần, chỉ có Hải Hổ Bạch Quân Lãng và Bạch Thủ Nam từng phát ra. - 150 vạn thất: lực lượng phản vật chất, Thiên Vương Cự Sa sử dụng 2 dòng lực lượng 75 vạn thất hỗ kích để tạm thời đạt được. Cảnh giới hoàn toàn: biểu thị cho năng lực vận dụng sức mạnh từ trường, cùng cấp lực lượng chiến đấu cảnh giới hoàn toàn quyết định thắng bại. Cá biệt có trường hợp võ thần cảnh giới hoàn toàn chênh lệch cực lớn, Bạch Thứ Nam sử dụng điện lưu thôi động giết chết kẻ địch trên 85 vạn thất. Lưu lượng từ trường: cảnh giới chung cực, có thể phóng xuất nhiều dòng lực lượng cùng một lúc, tối cao 100 vạn cực, võ thần đạt tới cảnh giới chung cực có thể bất tử, chỉ còn 1 tế bào cũng có thể trùng sinh, có thể tạo ra các đối tượng như phản vật chất, lỗ đen lỗ trắng, phá vỡ không gian... Võ thần Trái Đất. Hay còn gọi là Đại Địa, đây chính là Trái Đất, nơi mà hoàng đế Bạch Thủ Nam đã thống nhất và tạo nên Hoàng tộc Bạch Gia từ đời này sang đời khác, các đời hoàng đế sau này đều lấy danh hiệu Hải Hổ (Tiger Shark), theo tên của người đầu tiên của Bạch gia là Bạch Quân Lãng, biệt danh Hải Hổ, cha của Bạch Thủ Nam và ông nội của Bạch Thiên Quân. Hoàng tộc Bạch gia. Hoàng đế Bạch Sầu - Võ Thần Hải Hổ và là hoàng đế thứ 269 của Bạch gia hoàng tộc. Là cha của Bạch Võ Nam, và là một trong những Võ thần mạnh nhất thời đại này. Có trí tuệ tuyệt đỉnh và là người rất si võ, luôn muốn chứng minh mình là vô địch. Ông bị chính Bạch Võ Nam tà ác giết và bị hút nguyên thần. Tuyết Phi - Vợ của Bạch Sầu, mẹ của Bạch Bất Nhị, mẹ kế của Bạch Võ Nam. Vốn là Võ thần bảo vệ Bạch gia, sau này từ bỏ sức mạnh để làm một người bình thường. Bạch Võ Nam chính nghĩa - Nhân vật trung tâm của bộ truyện, là người bảo vệ cho bộ lạc Gió (Phong Tộc). Xuất thân là một người có sức mạnh bình thường, nhưng dần dần anh đã khám phá ra xuất thân của mình (con trai cả của Bạch Sầu) và thu thập được sức mạnh, trở thành người đầu tiên sau 5000 năm kể từ thời tổ tiên Bạch Thủ Nam xuất ra được tối cường sát chiêu Địa Ngục Chiến Thần. Bạch Võ Nam tà ác - Là nhân cách khác tồn tại trong Bạch Võ Nam chính nghĩa, mang mệnh cách "đế giả chiến thần". Nhân cách này được sinh ra khi Bạch Võ Nam chính nghĩa đạt tới "cảnh giới hoàn toàn" dưới áp lực của 2 lần sử dụng "hủy diệt chiến thần" và cuộc đối đầu quyết định với Đại Đao. Sau này Bạch Võ Nam tà ác thoát khỏi thân thể của Bạch Võ Nam chính nghĩa nhờ ký gửi ký ức và gen của hắn vào một ma thần, rồi từ đó một lần nữa trùng sinh. Nhưng vì gen ma thần có vấn đề nên mạng sống của Bạch Võ Nam tà ác bị đe dọa, phải hấp thụ sức mạnh (gen, nguyên thần) của người có cùng huyết thống để duy trì sự sống, và nhờ vậy, hắn ta đã trở thành Võ Thần mạnh nhất trong 5000 năm qua, là người thứ ba trong Bạch gia hoàng tộc (sau Bạch Thủ Nam và Bạch Thứ Nam) đạt được sức mạnh chung cực "cửu thập cửu vạn cửu thiên cửu bách thất sức mạnh" (99,99 vạn thất) và đột phá Địa Ngục Chiến Thần đệ thất trùng. (1 chủ thể và 6 chiến thần). Bạch Bất Nhị - Con thứ của Bạch Sầu, Hải hổ võ thần-hoàng đế đời thứ 270 của Bạch gia hoàng tộc, có tên gọi khác là Thiên Quân Võ Thần do đã tu luyện trong "Thiên Quân Võ Thần"-máy cường hóa sức mạnh của tổ tiên Bạch Thiên Quân. Sau này Bạch Bất Nhị bị chính anh trai của mình là Bạch Võ Nam tà ác hãm hại và giết chết. Lôi Áo - còn có tên khác là Vô Tương Võ Thần, mang mệnh cách "nghĩa thiết chi vương", là người mang trong mình dòng máu của cả Bạch gia lẫn Hắc Ám. Vốn là hộ vệ mạnh nhất và là em họ của Bạch Sầu. Sau này nhờ tu luyện trong Thiên Quân Võ Thần mà lãnh ngộ ra bạch sắc tu la đạo với chiêu thức "A Tỳ Vô Gian" có thể phân giải được mọi thứ. Sau đó, Lôi Áo nhận Sát Ám Thiên và Khắc Hổ Nhẫn làm đồ đệ, truyền dạy tu la đạo cho Sát Ám Thiên. Bạch Thiết Quyền - Anh trai thứ hai của Bạch Sầu, sức mạnh trung bình. Lôi Kình - Anh trai của Lôi Áo, nhưng có dòng máu hoàng tộc do gần với Bạch gia hơn Lôi Áo. Lôi Kình bị Cuồng Phong giết chết. Bạch Lộ Bảo - Anh trai thứ tư của Bạch Sầu, là người vô cùng thủ đoạn và tàn ác. Sau này phản Bạch Gia, đi theo Bình Nguyên Tinh rồi tiếp tục phản lại Bình Nguyên Tinh để theo Lam quốc, sau này bị Bạch Võ Nam hút sạch nguyên thần. Bạch Chính - Anh cả của Bạch Sầu, trong cuộc chiến để giành ngôi với Bạch Sầu, Bạch Chính đã bị Bạch Sầu dùng thủ đoạn giết. Bạch Thủ Nam - Khai sinh ra Bạch gia hoàng tộc, hoàng đế đầu tiên của Trái Đất 5000 năm trước. Con trai của Hải Hổ Bạch Quân Lãng. Là người thứ hai đạt được sức mạnh 100 vạn thất. Bạch Thứ Nam - Em trai của Bạch Thủ Nam, kẻ thù không đội trời chung với chính anh trai của mình. Giữa Thủ Nam-Thứ Nam đã có trận chiến long trời lở đất và cuối cùng Bạch Thứ Nam chết dưới Hải Hổ bạo phá quyền 100 vạn thất của Bạch Thủ Nam, vĩnh bất siêu sinh. Bạch Thiên Quân - Con trai của Bạch Thủ Nam, người sáng tạo ra Thiên Quân Võ Thần, và là người viết Địa Ngục Đạo. Bạch Kinh Thiên - Con trai của Bạch Thủ Nam và Đồng Đồng (con gái của Lam Mộng), nhưng được Bạch Thứ Nam nuôi dưỡng từ bé. Bạch Kinh Thiên vốn không công nhận Bạch Thủ Nam là cha và hết mực kính trọng Bạch Thứ Nam. Sau này bị Bạch Thủ Nam giết chết. Bạch Bảo Bảo - Con trai của Bạch Thứ Nam và Đồng Đồng. Từ nhỏ bị cha Bạch Thứ Nam ghét bỏ vì cho rằng Bảo Bảo ngốc nghếch, chỉ biết ăn. Thực ra, Bạch Bảo Bảo là một tuyệt thế thiên tài có một không hai của Bạch gia, khi chiến đấu với Lam Mộng đã đạt tới sức mạnh cửu thập vạn thất, là nhân vật nhỏ tuổi nhất có thể đạt được sức mạnh lớn hơn bát thập vạn thất, mạnh hơn bất kì lớp trẻ nào trong bộ truyện Hải Hổ, và cũng là nhân vật duy nhất sử dụng địa ngục chiến thần với chiến thần đạt đến sức mạnh chung cực, chiến thần của Bạch Bảo Bảo chính là Bạch Quân Lãng với sức mạnh cửu thập cửu vạn cửu thiên thất (99,9 vạn thất). Bạch Vô Biên - Hải Hổ võ thần-hoàng đế thứ 268 của Bạch gia hoàng tộc. Cha của Bạch Chính - Bạch Sầu và ông nội của Võ Nam. Bạch Ngũ Thế - Anh thứ ba của Bạch Sầu. Người nhiều thủ đoạn và tham vọng, được cha mình là Vô Biên yêu quý nhất và sau này hi sinh tính mạng để cứu Bạch Vô Biên. Bạch Thiên Cao - Con trai của Bạch Chính, huynh đệ cùng Phong Tộc với Bạch Võ Nam, sau là Hải Hổ võ thần-hoàng đế đời thứ 271 của Bạch gia hoàng tộc, tên thường gọi là Thiết Mã. Hy sinh bản thân để cứu Bạch Sầu khỏi sự khống chế của Sáng Mộng Giả và cũng bị Bạch Sầu giết chết. Bạch Quân Lãng - Người đầu tiên trong Bạch Gia có sức mạnh từ trường, là một trong những người mạnh nhất của Trái Đất 5000 năm trước, hiệu Hải Hổ. Là người đầu tiên sáng tạo ra hải hổ bạo phá quyền, lãnh ngộ ra sức mạnh 100 vạn thất. Ông bị giết bởi chính con trai Bạch Thứ Nam. Hải Đồng - Cháu họ của Bạch Sầu, là người yêu Võ Nam thiện và sau này yêu Sát Ám Thiên. Chung Cực Phái. Do Chung Cực Võ thần khai sáng. Các đệ tử phái Chung Cực bao gồm Lưu Tinh: Đại sư huynh của Chung Cực phái, là Chung Cực Võ Thần, là một kẻ có sức mạnh nhưng nhỏ nhen ích kỷ. Thiên Tôn: Sư đệ của Lưu Tinh, là 1 Võ thần đồng tính, yêu Lưu Tinh và sau khi Lưu Tinh chết thì lại có tình cảm với Cuồng Phong. Thiên Không: Là Tam Nhãn Võ thần sau này, do bất đồng quan điểm mà tách ra khỏi Chung Cực phái, vốn là một dị nhân có con mắt thứ 3. Khắc Báo: Tứ đệ trong Chung Cực phái, mang mệnh cách "Bá giả hùng tinh" (sau này là "hung tà hắc thú") được tiếp nhận Thiên nhãn của Tam sư huynh. Sau này Khắc Báo bị Bạch Võ Nam tà ác giết hại. Nguyệt Cầu. Võ thần Mặt Trăng: Minh Nguyệt Thánh Vương: Là người giống như Quan Nguyệt Đồng, từ lúc sinh ra đã đạt tới cảnh giới phản trọng lực, nhưng khác với Quan Nguyệt Đồng, Minh Nguyệt Thánh Vương không phát huy được hết sức mạnh vốn có và luôn bị Bạch Thứ Nam đè đầu cưỡi cổ. Sau này chính là người thành lập Ngân Nguyệt phái. Lam Vô Cực: Là lãnh tụ nguyệt cầu đầu tiên đem quân xâm lược thành công đại địa, là người đầu tiên ngoài Bạch gia hoàng tộc có thể thống nhất vũ trụ. Sau này bị chính huynh đệ thân thiết nhất là Bạch Càn Khôn giết chết. Ngân Hà: Nguyệt Võ Thần của Nguyệt Cầu, là người họ Bạch, con út của Bạch Vô Biên. Bị Bạch Võ Nam giết chết và hấp thụ nguyên thần. Cuồng Phong: Người có sức mạnh có thể so sánh với Sát Á, Bạch Sầu, sư huynh của Ngân Hà và được Ngân Hà tôn trọng. Là em của Lam Quốc Thiên Vương Sát Á, nhưng bị chính Sát Á ghen ghét nên bị đẩy khỏi Lam Quốc và trôi đến Nguyệt Cầu. Sau này vì bảo vệ cho Bạch Bất Nhị mà bị chính Bạch Võ Nam giết chết. Tư lệnh Áo Vân: Là người chưa đạt danh hiệu Võ Thần nhưng có thực lực rất mạnh, được Bạch Sầu đánh giá có tư chất có thể sau này đánh bại mình.Nhưng bạc mệnh sức mạnh chưa thành thì bị Bạch Sầu tiêu diệt.(Bị Sát Á cài sáng mộng giả vào não) Ngân nguyệt Ngũ thánh: Sư phụ của Cuồng Phong, Ngân Hà, Áo Vân nhưng ít cống hiến, hai người bị Cuồng Phong giết, ba người còn lại bị Lam Quốc hạ sát. Lam Quốc. Vốn được thành lập sau sự kiện Lam Mộng (cùng thời với Bạch Quân Lãng) rời Trái Đất để thành lập tổ chức bí mật. Tại Lam Quốc, những người có sức mạnh được gọi là các Thiên Vương thay vì Võ Thần như ở Trái Đất. Lam Đạo Thiên Võ: là người đầu tiên khám phá ra sức mạnh từ trường. Lam Mộng: là con trai Lam Đạo Thiên Võ, người đứng đầu tổ chức "Lam Mộng", có lý tưởng cực đoan trong việc thanh tẩy đại địa. Lam Mộng sau này bị Bạch Bảo Bảo phế đi sức mạnh từ trường, rồi bị Minh Nguyệt thánh vương giết chết. Áo Gia: Anh trai của Lam Mộng, là người luôn sẵn sàng bảo vệ cho lý tưởng của Lam Mộng nhưng lại rất nhu nhược. Áo Gia là một võ thần cực mạnh với sát chiêu, một là "Sát Kình Bá Quyền" tế danh với "Hải Hổ bạo phá quyền", hai là "vô cực chấn thiền" có thể đối phó với "địa ngục chiến thần" của Địa Ngục. Ông mạnh ngang ngửa với Hải Hổ, nhưng lại bị Hải Hổ dùng 100 vạn thất đánh bại và giam giữ trên nguyệt cầu. Sau này Áo Gia trở về và trao quả tim của mình cho Bạch Thủ Nam, để Thủ Nam có thêm lần nữa tái chiến với Bạch Thứ Nam. Quan Nguyệt Đồng: Em gái của Lam Mộng và Áo Gia, vợ của Hải Hổ, mẹ của Thủ Nam và Thứ Nam. Quan Nguyệt Đồng là "người mạnh nhất" do chính Lam Đạo Thiên Võ tạo ra bằng cách tính toán số mạng trong Hoàng Cực Kinh Thế, mới sinh ra đã đạt cảnh giới phản trọng lực 50 vạn thất, nhưng lại là con gái nên không thể chịu được sức mạnh quá lớn đó, dẫn đến chết sớm. Sát Á: Lãnh đạo tối cao của Lam Quốc, có sức mạnh ngang với Bạch Sầu, là người rất thông minh và cương quyết. Ông và Bạch Sầu chính là hai kỳ phùng địch thủ, và cũng cùng với Bạch Sầu là những người đầu tiên trong thời đại Võ Thần đột phá thất thập ngũ trùng thiên, mở màn thời kì đột phá sức mạnh trong võ thần 300. Sát Gia: Em trai của Sát Á. Luôn mong muốn vượt qua Sát Á và trở thành lãnh đạo Lam Quốc nhưng không thành. Sát Ám Thiên: Còn có tên gọi khác là Ám Tu La, Kim Tinh Vương, mang mệnh cách "nhân giả ám đế" là con trai lưu lạc của Sát Á, do kế hoạch của Sát Á đưa con trai mình đi rèn luyện ở nhiều nơi, trở thành nhiều người khác nhau nhưng luôn giấu sức mạnh. Sát Ám Thiên sau này nhận Lôi Áo làm sư phụ, từ "A Tỳ Vô Gian" của Lôi Áo mà sáng ra Hắc Ám Khung Thương, có khả năng vừa phân giải vật chất thành các nguyên tử, vừa định hình vật chất đã bị phân giải, thậm chí chiêu thức này giúp Sát Ám Thiên phân giải chính cơ thể của mình. Sau này Ám Thiên đánh bại Bạch Võ Nam tà ác và sau đó giả dạng "Bạch Võ Nam" để tiếp tục duy trì sự ổn định của Đại Địa... Cự Sa: Một Thiên vương có sức mạnh tột đỉnh, mang mệnh cách "Bá Giả Thiên Thần", là kẻ có tính cách Bá Đạo, độc ác và nhỏ nhen. Cự Sa là nhân vật đầu tiên ép ra sức mạnh phản vật chất, đồng thời là một đại thiên tài có thể học được bất kể các chiêu thức nào chỉ bằng vài lần tiếp xúc. Ông cũng là người đầu tiên trong Võ Thần 300 đột phá sức mạnh 90 trung thiên, từng một mình chiến đấu với cả thế giới võ thần, thiên vương, áp đảo luôn cả địa ngục chiến thân của Bạch Võ Nam nhưng lại bị Khắc Báo yếu nhược cùng "ý thức của Tam Nhãn võ thần" giết chết. Bạch Sa: Một trong các Thiên vương mạnh nhất của Lam Quốc, đệ tử của Cự Sa, có đệ đệ là Hắc Sa... Bình Nguyên Tinh. Trước đây là Sao Thổ, sau cuộc chiến của anh em Bạch Thủ Nam - Bạch Thứ Nam, Sao Thổ đã bị vỡ và chỉ còn lại một nửa, tạo thành một vùng bình nguyên rộng lớn. Đây là nơi ẩn giấu trứng của một loại quái vật ngoài hành tinh (alien) hiếu sát và cuồng bạo. Lãnh đạo bình nguyên tinh là 4 Võ Thần được chia theo 4 hướng, với các danh xưng là Đông Phương, Nam Thiên, Tây Môn và Bắc Cực. Đông Phương Liệt Xa và Nam Thiên Ưu Vấn: Là 2 trong số 4 hoàng đế lãnh đạo Bình Nguyên Tinh phát động xâm lược Trái Đất bằng cách ấp nở các trứng của Ma Thần (có hình dạng như các alien) để hủy diệt Trái Đất. Nhưng về sau khi Bạch Võ Nam, Khắc Báo và Lôi Áo phát hiện ra cách khống chế các Ma thần, thì Võ Nam đã dùng Thiết điểu Á Phi do Bạch Sầu để lại kết hợp Ma thần tạo nên Hủy Diệt Chiến Thần, đánh bại Diệt Thế Ma Thần. Tây Môn Đắc Chí: Có mối thù với Khắc Báo do Khắc Báo giết anh trai mình, là người điềm đạm và rất trung thành với Võ Nam. Cực Bắc Hổ Đế: Thân phận thật sự của hoàng đế này là La Lạp, người tình cũ của Khắc Báo. Các nhân vật khác. Địa Ngục: Là lãnh đạo Thiên Quốc trong thời đại Hải Hổ, nghĩa phụ của Bạch Thủ Nam, một nhân vật có trí tuệ tuyệt đỉnh cùng với sức mạnh áp đảo gần như mọi nhân vật khác trong truyện. Cuộc đời Địa Ngục là một chuỗi tháng ngày đau khổ: cha, anh cả bị giết, mẹ tự vẫn, ông bị 2 sư phụ của mình ghét bỏ vì quá vô dụng. Chính vì quá đơn độc, Địa Ngục đã hình thành nên một nhân cách khác, chính là anh trai "Chiến Thần". Chiến Thần này tuy giả mà thật, có thể xuất hiện cùng với Địa Ngục để chiến đấu, và chính từ đó mà Địa Ngục đã sáng tạo ra sát chiêu vô địch "Địa Ngục Chiến Thần", cùng với đó là từ "Đạt Ma kinh" mà lãnh ngộ ra "Địa Ngục chi kiếm". Địa Ngục từng một mình chiến đấu với 3 cường giả mạnh nhất địa cầu lúc bấy giờ và chiến tử do vết thương chí mạng, mặc dù đã đánh bại tất cả đối thủ của mình. Thiên Đạo: là nghĩa tử của Lam Đạo Thiên Võ, sau này phản bội lại tổ chức Lam Mông, gia nhập tổ chức Hùng Sư và nhận Bạch Thứ Nam làm đệ tử. Thiên Đạo là người sáng tạo ra Thiên Võ Sát Đạo, là một nhân vật tề danh với Áo Gia, Hải Hổ, Địa Ngục, nhưng sau khi em trai Lôi Văn mất thì đã hết đấu chí hùng bá, về quy ẩn. Trong thời gian quy ẩn, ông nhận Bạch Thủ Nam làm đồ đệ và Thủ nam rất kính trọng ông dù ông chẳng dạy được bao nhiêu cho Thủ Nam. Sau này Thiên Đạo bị Hắc Ám giết chết bởi Đệ Ngũ Đạo trong Lục Đạo Luân Hồi của tu la đạo. Hắc Ám: Là sư đệ của Địa Ngục, tổ tiên của Lôi Áo, và cũng là tình địch của Bạch Thủ Nam. Hắc Ám là kẻ lụy tình bậc nhất trong thời đại Hải Hổ. Ông yêu chỉ một mình Thu Thiên, mặc cho Thu Thiên đã là vợ của Bạch Thủ Nam. Cũng vì quá lụy tình mà Hắc Ám đã bảo vệ cho Thu Thiên trước rất nhiều cường giả của Lam Mộng, để rồi cũng khiến bản thân mình rơi vào trạng thái gần chết, mà cũng từ đó sáng tạo ra "tu la đạo" tối cường, trở thành một trong những môn võ học mạnh nhất, chỉ thua sau "Địa Ngục Chiến Thần". Hắc Ám chết vì dùng hết sinh mệnh lực, thôi động tu la đệ lục đạo đánh bại Bạch Thứ Nam (Thứ Nam không chết, nhưng sát chiêu "Địa Ngục Chiến Thần" đệ tam trùng bị phá). Hắc Ám tuy bị giết nhưng vẫn lưu lại một đứa con là Hắc Lôi Đình. Hắc Lôi Đình ban đầu bị lợi dụng chống lại Bạch gia, nhưng sau này được Bạch Thiên Quân đưa về nhận làm đồ đệ, kết hôn với con gái của Bạch Thiên Quân, tạo nên một nhánh khác của Bạch Gia, chính là tổ tiên của Lôi Áo. Đại Đao Võ Thần: tên thật là Tung Hoành, con trai của Đại Hải Vô Lượng, đồ đệ của Bạch Chính, sau này giết chết Đại Hải mà thành tử địch của Bạch Võ Nam chính nghĩa. Đại Đao là nhân vật đầu tiên ngộ ra chiêu thức có hiệu ứng "thời gian ngưng đọng" và cũng là người đầu tiên trong thời đại Võ Thần ngộ ra tuyệt học thiêu đốt lực sinh mệnh "vô ngã ma đao". Nhưng cuối cùng Đại Đao vẫn bại tử dưới "Địa Ngục chiến thần" của Bạch Võ Nam chính nghĩa. Đại Hải: Vô Lượng Võ Thần, là nghĩa phụ của Bạch Võ Nam, cha ruột của Đại Đao, từng là bằng hữu của Bạch Vô Biên nhưng cũng bị Bạch Vô Biên ám toán. Sau này ông được học toàn bộ thần công của chung cực vô lượng, trở thành người gần như mạnh nhất, dễ dàng đánh bại Bạch Vô Biên nhưng cuối cùng vẫn bị con trai Đại Đao giết chết. Nã Độ: Vô Lượng Võ Thần đời tiếp sau của Bạch Võ Nam, từng là bằng hữu của Võ Nam, và cũng là một võ thần cực.mạnh. Nã Độ trong sự đau đớn vì bị hành hạ, tra tấn thay cho người dân của Vô Lượng đảo mà đã ngộ ra sức mạnh "đau khổ" rất mạnh mẽ, thậm chí có thể ảnh hưởng mạnh đến cường giả mạnh nhất Bạch Võ nam. Về sau bị Bạch Võ nam hút hết sức mạnh và chết. Lệ Na: người tình thứ hai của Võ Nam, và sau này rời bỏ Võ Nam tà ác đến với Khắc Báo Võ Thần. Bạch Phong Phong: con trai của Bạch Võ Nam với Hà Tinh Tinh - vợ của Nã Độ, là một đứa trẻ ngoan nhưng khi bị Võ Nam tiêm nhiễm, dần trở thành kẻ ích kỷ nhưng ngu ngốc. Khắc Hổ Nhẫn: con trai của Khắc Báo Võ Thần và La Hạp, đệ tử chính thức của Cự Sa và cũng là nhị đồ đệ của Lôi Áo, một trong những Võ thần mạnh nhất về cuối truyện. Chính anh là người đã tặng cho Sát Ám Thiên một trái tim nữa để Ám Thiên có thể phát huy sức mạnh 99,5 vạn thất x 2, đồng thời cũng giúp cho Sát Ám Thiên có được điều kiện để thi triển Tu la luân hồi, sát chiêu thiêu đốt sinh mệnh lực để giết chết Võ Nam tà ác. Đánh giá chung. Võ Thần nhìn chung là một bộ truyện thuần về võ thuật và các tình tiết viễn tưởng, chi tiết trong truyện diễn biến nhanh, ít diễn tả nội tâm cũng như tình cảm nhân vật. Là bộ sách thứ 4 được xuất bản nối tiếp các tình tiết trong phần mở đầu của Gia tộc họ Bạch. Võ Thần là một thế giới rộng lớn, trải khắp vũ trụ và xuyên suốt thời gian hơn 7000 năm, có rất nhiều nhân vật ở các thời đại khác nhau và đều có ảnh hưởng đến các thế hệ Võ Thần tiếp theo. - Tiger Shark I - Hải Hổ phần I - Tiger Shark II - Hải Hổ phần II - Tiger Shark III - Hải Hổ phần III Đây là phần đầu tiên, bắt đầu mở ra sự hình thành thế giới Võ Thần, nói về Bạch Quân Lãng, người đã khám phá ra sức mạnh của mình, và mỗi thù giữa 2 anh em Bạch Thủ Nam - Bạch Thứ Nam Võ Thần 300: Chính là phần truyện nói ở trên, con số 300 là số chương mà 2 tác giả thực hiện. Nối tiếp thời đại của Bạch Thủ Nam. Võ Thần Phi Thiên: Là phần sau thời đại Võ Thần của Bạch Võ Nam, lúc này Bạch Võ Nam tà ác đã bị Sát Ám Thiên đánh bại và đang ẩn mình chờ ngày trở về. Phần này tập trung vào nhân vật Thích Thiên Võ và các cường nhân, mà sau này họ phát hiện ra mình chính là kiếp sau của các Võ Thần thời đại Bạch Võ Nam. Võ Thần Chung Cực: Phần cuối cùng và kết thúc vĩnh viễn của thời đại Võ Thần. Tại phần này, do âm mưu của Bạch Võ Nam tà ác, mà các cường giả từ thời đại đầu tiên như Hải Hổ Bạch Quân Lãng, Sát Nhân Kình Áo Gia, rồi Cự Sa Thiên Vương, Tam Nhãn Khắc Báo v.v... đều được hồi sinh để tham gia trận chiến cuối cùng xem ai là người mạnh nhất mọi thời đại. Cuối cùng người chiến thắng là Thích Thiên Võ, kiếp sau của Bạch Võ Nam chính nghĩa. Ngoai truyện: Bao gồm các truyện ngắn, giải thích nguồn gốc và cuộc đời của các Võ Thần như Bạch Càn Khôn, Phi Sa, Hy Vọng, Phượng Hoàng...
1
null
Lan Anh hoàng hậu (chữ Hán: 蘭英皇后), không rõ năm sinh năm mất, là một hoàng hậu nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. Bà là vợ của Lý Nhân Tông. Tiểu sử. Tiểu sử của Lan Anh hoàng hậu hoàn toàn mù mờ. Vì bà chỉ được nhắc đến trong sự kiện lập Hậu của Lý Nhân Tông, bên cạnh bà còn có Khâm Thiên hoàng hậu và Chấn Bảo hoàng hậu. Cả ba bà đều được lập làm hoàng hậu năm Hội Tường Đại Khánh thứ 6 (1115), nhưng đều không có con với Nhân Tông. Nguyên văn: "Ất Mùi, Hội Tường Đại Khánh năm thứ 6 [1115], (Tống Chính Hòa năm thứ 5). Mùa xuân, tháng giêng, phong ba Hoàng hậu là Lan Anh, Khâm Thiên, Chấn Bảo và 36 cung nhân, Bấy giờ vua không có con trai, cho nên lập nhiều hoàng hậu và cung nhân, làm đàn chạy để cầu tự".
1
null
Lệ Thiên hoàng hậu (chữ Hán: 儷天皇后), không rõ năm sinh năm mất, là một hoàng hậu nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. Bà là hoàng hậu của Lý Thần Tông. Tiểu sử. Thông tin về bà cực kì vắn tắt. Bà là con gái Điện tiền chỉ huy sứ Lý Sơn. Khoảng năm bao nhiêu không rõ, Lý Thần Tông sai Ngoại lang Lý Khánh Thần, Viên ngoại lang Trần Ngọc Độ cùng vợ đi đón bà và Minh Bảo phu nhân, con gái Lê Xương, họ hàng của Thái úy Lê Bá Ngọc. Năm Thiên Thuận thứ 1 (1128), ngày Ất Sửu, bà được phong làm Lệ Thiên hoàng hậu. Sử không chép bà có người con nào với Thần Tông, và về sau Lý Anh Tông lên ngôi chỉ tôn mẹ đẻ Cảm Thánh phu nhân Lê thị làm Thái hậu, rất có thể lúc này Lệ Thiên hoàng hậu đã qua đời.
1
null
Linh Chiếu hoàng thái hậu (chữ Hán: 靈詔皇太后, trước năm 1108 - tháng 7, 1161), còn được biết đến là Lê Thái hậu (黎太后) hay Cảm Thánh phu nhân (感聖夫人), một phi tần của Lý Thần Tông, mẹ đẻ của Lý Anh Tông. Bà chưa từng làm Hoàng hậu khi còn sống, chỉ được tôn Hoàng thái hậu khi Lý Anh Tông nối ngôi và gia tôn cho mẹ đẻ. Lịch sử nhà Lý thường nhắc tới Linh Chiếu Thái hậu với vai trò nhiếp chính thời Anh Tông, cũng là người có vai trò quan trọng giúp con trai bà kế vị ngai vàng. Bên cạnh đó, Thái hậu có mối quan hệ tư tình với Thái úy phụ chính Đỗ Anh Vũ, một quyền thần dưới thời Anh Tông. Theo dòng họ, Đỗ Anh Vũ có họ hàng với Thái úy Việt quốc công Lý Thường Kiệt, phụ chính thời Lý Nhân Tông. Năm 1150, tức năm Canh Ngọ, Điện tiền chỉ huy sứ Vũ Cát Đái cùng Phò mã Dương Tự Minh, thân vương nổi lên làm cung biến, giam Thái úy Đỗ Anh Vũ trong ngục, xét án phải đày làm nô. Nhưng Hoàng thái hậu tính kế khiến cuối cùng Thái úy phục chức, và ra tay giết hại đồng đảng. Hơn 50 người tham gia bị tử hình hoặc đày ải nơi xa. Đấy gọi là "Canh Ngọ cung biến" (庚午宮變). Tiểu sử. Linh Chiếu hoàng thái hậu là con gái trưởng của Phụ Thiên đại vương (輔天大王), mẹ là Thụy Thánh công chúa, con gái của Dự Tông Chính hoàng, bà là chị của Phụng Thánh phu nhân. Tổ phụ của bà là Chân Đăng bảo sở Quan sát sứ họ Lê, có trị sở ở hương Tuế Phong (này là Hương Nộn, huyện Tam Nông), cháu của Ngự Man đại vương Lê Long Đinh, như vậy dòng họ bà là hậu duệ xa của hoàng đế Lê Đại Hành. Tổ mẫu là Ngọc Kiều công chúa, con gái của Phụng Càn vương Lý Nhật Trung, được Lý Thánh Tông nhận làm con gái nuôi. Bà nhập cung năm 1134, nhận tước hiệu Cảm Thánh phu nhân (感聖夫人). Từ năm 1129, Đỗ Anh Vũ 16 tuổi được hầu Thần Tông ở mành trướng, theo dã sử, lúc này Đỗ Anh Vũ và bà đã gặp gỡ nhau và phải lòng nhau. Năm 1136, mùa hạ, tháng 4, bà sinh ra Hoàng tử Lý Thiên Tộ (李天祚), là con trai thứ hai của Thần Tông hoàng đế. Khi trước, Thần Tông đã lập Lý Thiên Lộc (李天祿) làm Hoàng thái tử, nhưng bà thấy Thiên Lộc là con người hầu, địa vị thấp hèn, trong khi Thiên Tộ sinh chỉ sau Thiên Lộc 4 năm, địa vị bà lúc đó thuộc hàng chánh cung, nên bèn cùng Phụng Thánh phu nhân tìm cách mà xin việc phế lập ngôi Thái tử. Năm 1138, tháng 9, Thần Tông hoàng đế bệnh nặng. Bà cùng hai vị phu nhân là Nhật Phụng phu nhân, Phụng Thánh phu nhân đút lót Tham tri chính sự Từ Văn Thông, và dặn rằng: "Nếu có vâng mệnh vua thảo di chiếu thì chớ nên bỏ lời của ba phu nhân". Văn Thông nhận lời. Khi Thần Tông ốm năng, sai soạn di chiếu, Văn Thông chần chừ không viết. Ba phu nhân vào khóc lóc, nói rằng: "Bọn thiếp nghe người xưa lập con nối thì lập con đích chứ không lập con thứ; Thiên Lộc là con nàng hầu yêu, nếu cho nối ngôi thì ả mẫu thân lại sinh lòng ghen ghét tất tiếm lấn, làm hại mẹ con thần thiếp. Như thế chúng thiếp làm thế nào được?". Thần Tông hoàng đế cho là phải, xuống chiếu rằng: "Hoàng tử Thiên Tộ tuy tuổi còn thơ ấu, nhưng là con đích, thiên hạ đều biết, nên cho nối nghiệp của trẫm, còn Thái tử Thiên Lộc thì phong làm Minh Đạo Vương". Ngày 26 tháng 9, năm đó, Thần Tông hoàng đế băng hà. Con trai là Thái tử Thiên Tộ kế vị, tức Lý Anh Tông. Cảm Thánh phu nhân được tôn làm Hoàng thái hậu, tôn hiệu là Hiến Chí hoàng thái hậu (憲至皇太后), ở Quảng Từ cung (瀇慈宮). Theo lệ như Linh Nhân thái hậu trước đây, buông rèm nhiếp chính. Thùy liêm thính chánh. Tranh đoạt hoàng vị. Theo nghiên cứu của các nhà sử học Hàn Quốc và Việt Nam, khi Thần Tông hoàng đế qua đời, Thái tử Lý Thiên Tộ mới 3 tuổi, triều thần muốn tôn Kiến Hải vương Lý Dương Côn - một người con nuôi khác của Nhân Tông hoàng đế, vốn là con đẻ của Thành Quảng hầu - lên nối ngôi. Nhưng lúc đó Linh Chiếu Thái hậu dựa vào Đỗ Anh Vũ giúp đỡ, khiến Kiến Hải vương bị hạ bệ và phải lưu vong. Đỗ Anh Vũ là em trai của Chiêu Hiến Thái hoàng thái hậu Đỗ thị, mẹ của Thần Tông hoàng đế. Ông đã nắm hết binh quyền, đã loại hết các địch thủ của thái tử Thiên Tộ, nên Thiên Tộ được đưa lên ngôi. Đỗ Anh Vũ nhân đó muốn giết hết tông tộc của các thân vương. Năm đầu niên hiệu Thiệu Minh (1138), Đỗ Anh Vũ được phong làm Phụ quốc Thái úy và được ban quốc tính , vì vậy có tài liệu gọi là Lý Anh Vũ. Ông có vợ là Tô thị, họ hàng với Thái phó Tô Hiến Thành, ra vào cung cấm hầu hạ Thái hoàng thái hậu ở Động Nhân cung, ông nhân đó vào cung mà tư thông với Hoàng thái hậu . Canh Ngọ cung biến. Năm 1141, sau khi dẹp loạn Thân Lợi, Thái úy Đỗ Anh Vũ được ban cho lụa tốt cùng ba phủ Nghệ An, Thanh Hóa và Phú Lương làm phong ấp. Thái úy có công cấm trừ di tục, man dân khoanh tay mà chịu mặc hình; trộm cướp và dân ở biên thùy đều khiếp sợ mà nghe theo sự giáo hóa của triều đình. Từ đó, ông ở trong triều có phần oai phong và hiển hách. Năm 1150, tức năm Canh Ngọ, Trí Minh vương cùng Phò mã Dương Tự Minh, Điện tiền chỉ huy sứ Vũ Cát Đái đốc xuất quân sĩ kéo đến ngoài cửa Việt Thành, kể tội ông chuyên quyền và tư thông với Thái hậu, rồi xông vào bắt Anh Vũ giam lại ở hiên Cụ Thánh. Thái hậu sai người đưa cơm rượu vào cho Đỗ Anh Vũ và ngầm để vàng trong cơm để ông hối lộ Vũ Cát Đái. Viên Hỏa đầu ở đô Cụ Thánh là Nguyễn Dương khuyên phe Vũ Đái không nên nhận vàng mà nên giết luôn Đỗ Anh Vũ trừ hậu họa nhưng Vũ Đái không nghe. Dương bèn đi tự vẫn, vì e rằng sau này Anh Vũ sẽ báo thù. Anh Tông hoàng đế khi ấy lên điện xét án, không giết Đỗ Anh Vũ nhưng xử tội đồ làm "Cảo điền nhi", tức là tá điền, phải đi cày ruộng công của triều đình. Thái hậu nghĩ cách giúp Anh Vũ được trở lại như cũ, nên thường mở hội to, tha tội nhân, mong Anh Vũ cũng được dự ân xá. Anh Vũ vì nhiều lần được ân xá được khỏi tội. Hoàng thái hậu nhân đó khuyên Anh Tông phục chức cho ông. Và khi đó, Thái úy Anh Vũ lại bắt đầu tính toán trả thù những người đã hại mình trước đây. Cuối cùng vào cuối năm 1150, Trí Minh vương xuống tước Hầu, Bảo Ninh hầu xuống tước Minh tự, Bảo Thắng hầu xuống tước Phụng chức, Nội thị là bọn Đỗ Ất 5 người bị "cưỡi ngựa gỗ", bọn Hoả đầu đô Ngọc Giai là Đồng lợi 8 người bị chém ở chợ Tây Giai, bọn Điện tiền đô chỉ huy Vũ Đái 20 người chém bêu đầu ở các bến sông, bọn Phò mã lang Dương Tự Minh 30 người bị tội lưu ở nơi xa độc, những người dự mưu đều bị tội đồ làm điền hoành, khao giáp. Đấy gọi là Canh Ngọ cung biến (庚午宮變). Cuối đời. Sau sự kiện năm 1150, Anh Tông hoàng đế khi ấy đã 14 tuổi, đến tuổi có thể tự mình thân chính, nhưng Hoàng thái hậu vẫn quyết định giữ mọi quyền hành trong triều. Năm 1158, Thái úy phụ chính Đỗ Anh Vũ từ trần, phụ chính triều Lý trong 20 năm, hưởng thọ 46 tuổi. Thái hậu khi ấy mới giao trả quyền hành lại cho Anh Tông hoàng đế. Dù xảy ra sự kiện năm 1150, Đỗ Anh Vũ vẫn được truy phong "Kiểm hiệu Thái úy Minh chính Bình chương sự Thượng trụ quốc Nguyên soái Đại Đô thống". Năm Đại Định thứ 22 (1161), mùa thu, tháng 7, Hoàng thái hậu giá băng, không rõ bao nhiêu tuổi, Anh Tông hoàng đế dâng thụy là Linh Chiếu (靈詔).
1
null
Lý Kỳ () (314–338), tên tự Thế Vận (世運), thụy hiệu Cung Đô U công (邛都幽公), là một Hoàng đế của nước Thành trong lịch sử Trung Quốc. Ông chiếm lấy ngai vàng sau khi anh trai Lý Việt (李越) ám sát người kế vị vua cha Lý Hùng là Lý Ban, cũng là anh họ của cả hai, vào năm 334. Thời kỳ ông trị vì được xem như là một trong những giai đoạn suy đồi từ sau thời gian trị vì của Lý Hùng. Sau đó ông bị người anh em họ của cha là Hán vương Lý Thọ lật đổ vào năm 338. Lý Kỳ tự sát sau khi bị giáng xuống hàng "công". Lý Thọ nắm lấy ngai vàng và chuyển tên nước từ Thành sang Hán, các nhà sử học xem đây như một nước duy nhất. Đầu đời. Lý Kỳ là con trai thứ tư của Lý Hùng, vị hoàng đế khai quốc của Thành, với một người thiếp của ông, song Lý Kỳ được Nhâm Hoàng hậu nuôi dưỡng. Khi Lý Kỳ còn trẻ, ông là người thông minh và có uy tín. Khi Lý Hùng hỏi các con trai của mình đi tìm người tải giỏi trong nhân dân để ban cho chức quan, Lý Kỳ là người thành công nhất, vì thế nhiều quan lại Thành Hán là những người do Lý Kỳ phát hiện ra. Lý Hùng phong cho Lý Ban, con trai của Lý Đãng (李蕩), làm thái tử, song sau khi Lý Hùng chết vào năm 334 và Lý Ban lên kế vị, Lý Kỳ cùng với Lý Việt (李越) đã bất mãn, họ bí mật mưu đồ chống lại Lý Ban. Em trai của Lý Ban là Lý Ngọ (李玝) đã nghe thấy tin đồn về âm mưu này nên đã đề nghị Lý Ban gửi Lý Việt và Lý Kỳ khỏi kinh thành, song Lý Ban không muốn làm như vậy trước khi chôn cất Lý Hùng. Thay vào đó, ông cử Lý Ngọ đến để giảm bớt mâu thuẫn. Đến mùa đông, trong một đêm khi Lý Ban đang mặc đồ tang đứng trước quan tài của Lý Hùng, Lý Việt đã ám sát Lý Ban và anh trai ông là Lý Độ (李都), Lý Kỳ được lập làm hoàng đế sau khi giả mạo một chiếu chỉ của Nhâm thái hậu buộc tội Lý Ban. Trị vì. Lý Kỳ giao phó phần lớn các công việc chính sự cho anh trai Lý Việt, người được phong làm Kiến Ninh vương. Ông cũng tin tưởng Cảnh Khiên (景騫), Diêu Hoa (姚華), Điền Bao (田褒), và hoạn quan Hứa Phù (許涪), hiếm khi tham khảo ý các triều thần khác, mặc dù trong số họ không có ai là đặc biệt tài năng hay trung thực. Trật tự hòa bình mà Lý Hùng thiết lập bắt đầu xấu đi. Năm 335, thúc phụ của Lý Ban là La Diễn (羅演) và viên quan Thượng Quan Đạm (上官澹) lập kế hoạch ám sát Lý Kỳ và đưa con trai của Lý Ban lên kế vị. Âm mưu bị phát giác, Lý Kỳ không chỉ hành quyết La Diễn và Thượng Quan Đạm mà còn giết cả mẹ của Lý Ban là La phu nhân. Năm 336, Lý Kỳ ghen tị với tài năng của cháu trai là Ngũ Lĩnh công Lý Tái (李載), đã vu cáo Lý Tái tội phản nghịch và giết chết. Cả Lý Kỳ và Lý Việt đều lo sợ trước người anh em họ của Lý Hùng là Hán vương Lý Thọ, vị tướng được kính trọng nhất Thành Hán. Lý Thọ nhận thức được điều này và sợ rằng mình sẽ là mục tiêu tiếp theo bị giết, và bất cứ khi nào đến kinh thành Thành Đô, ông đều lệnh cho các thuộc hạ báo cáo sai về việc Hậu Triệu hay Đông Tấn xâm lược để có thể nhanh chóng trở về. Năm 338, theo lời khuyên của ẩn sĩ Cung Tráng (龔壯), ông lập kế hoạch tấn công Thành Đô cùng với các quân sư La Hằng (羅恆) và Giải Tư Minh (解思明), với cam kết sau khi thành công, ông sẽ trở thành chư hầu của Đông Tấn. Ông sau đó giả mạo một bức thư từ người anh rể Nhâm Điều (任調) rằng Lý Kỳ có kế hoạch giết chết Lý Thục và ông đưa lá thư cho binh lính của mình. Binh lính tin vào điều này và họ sau đó đã tấn công Thành Đô, bắt Lý Kỳ. Người kế tự của Lý Thục là Lý Thế, một sĩ quan trong đội lính tại kinh thành, đã mở cổng thành và chào đón quân Lý Thọ. Lý Thọ cho bắt Lý Việt và các viên quan mà Lý Kỳ tin cậy và buộc Lý Kỳ phải ban lệnh giết chết họ. Ông sau đó giả mạo một chỉ dụ từ Nhâm Thái hậu để phế truất Lý Kỳ và giáng ông thành Cung Đô huyện công. Lý Thục sau một số do dự về việc lên ngôi hay trở thành chư hầu của Tấn, cuối cùng đã chọn trở thành hoàng đế và đổi tên nước sang Hán, thể hiện sự đoạn tuyệt với chế độ của Lý Hùng. Lý Kỳ, trầm cảm trước việc chỉ là một huyện công nhỏ bé nên đã tự sát vào năm 338.
1
null
Lý Thọ () (300–343), tên tự Vũ Khảo (武考), gọi theo thụy hiệu là (Thành) Hán Chiêu Văn Đế ((成)漢昭文帝), là một Hoàng đế Thành Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là anh em họ của người sáng lập nên Thành Hán là Lý Hùng, ông lật đổ con trai của Lý Hùng là Lý Kỳ năm 338. Lý Thọ sau đó muốn đoạn tuyệt với chế độ mà Lý Hùng gây dựng nên đã đổi quốc hiệu từ Thành sang Hán, và còn đi xa hơn nữa khi lập một tông miếu khác. Tuy nhiên, các sử gia không coi chế độ của ông là một nước riêng và gọi chế độ từ khi Lý Hùng sáng lập nên cho đến thời con trai của Lý Thọ là Lý Thế là một nhà nước duy nhất với tên gọi Thành Hán. Lý Thọ ban đầu được biết đến với lòng khoan dung và tiết kiệm, giống như Lý Hùng, song sau đó ông chuyển sang noi theo cách cai trị của Hoàng đế Hậu Triệu là Thạch Hổ khi cai trị một cách khắc nghiệt và ngông cuồng, gây cho người dân gánh nặng rất lớn và làm tổn hại đến Thành Hán. Dưới thời Lý Hùng trị vì. Lý Thục là con trai của Lý Tương (李驤), đây là một thúc phụ được Lý Hùng tin tưởng và cũng là một quân sư chủ chốt, Lý Tương được ban cho tước hiệu Hán vương. Khi Lý Thọ 18 tuổi, Lý Hùng tin tưởng vào tài năng của Lý Thọ nên đã lập làm tướng, Lý Thọ đảm nhiệm chức vụ ở Tấn Thọ (晉壽, này thuộc Quảng Nguyên, Tứ Xuyên). Sau khi phụ thân qua đời năm 328, Lý Thọ có được một số chức vụ quan trọng và được lập làm Phù Phong công. Trong một chiến dịch vào năm 332 và 333, ông đã lãnh đạo một đội quân Thành Hán chinh phạt Ninh Châu (寧州, nay là Vân Nam và Quý Châu) của Đông Tấn. Quân Thành Hán trước đó đã không thể chinh phục được châu này, do vậy nên khi ông chiến thắng, vị thế của ông đã được củng cố. Sau chiến thắng, ông được lập làm Kiến Ninh vương. Dưới thời Lý Kỳ cai trị. Sau khi Lý Hùng qua đời năm 334 và người cháu Lý Ban lên kế vị, theo chiếu chỉ của Lý Hùng, Lý Thọ là một trong những đại thần then chốt trong việc điều hành triều đình, cùng với Hà Điểm (何點) và Vương Côi (王瓌). Ông đã không tham gia hay chống lại âm mưu của hai con trai của Lý Hùng là Lý Việt (李越) và Lý Kỳ để lật đổ Lý Ban. Sau khi Lý Việt ám sát Lý Ban trong cùng năm và lập Lý Kỳ làm hoàng đế, Lý Thọ đã được phong làm Hán vương và ban đầu vẫn tiếp tục kiểm soát triều chính. Khi người anh em họ của Lý Kỳ là Lý Thủy (李始) mời Lý Thọ cùng mình hạ bệ Lý Kỳ, Lý Thục đã từ chối và Lý Thủy quay sang cáo buộc Lý Thọ phản nghịch, song Lý Kỳ thay vào đó đã lệnh Lý Thọ đi đánh anh trai của Lý Ban là Lý Ngọ (李玝), người trước đó đã cảnh báo với Lý Ban về âm mưu của Lý Việt và Lý Kỳ. Lý Thọ đã gửi sứ giả đến thuyết phục Lý Ngọ chạy trốn và để cho Lý Ngọ một con đường. Lý Ngọ đào thoát đến Đông Tấn. Sau chiến dịch này, Lý Kỳ phong cho Lý Thọ làm thứ sử Lương Châu (nay là bắc bộ Tứ Xuyên), tại Phù Thành (nay thuộc Miên Dương, Tứ Xuyên). Dưới thời Lý Kỳ trị vì, vị hoàng đế này luôn nghi ngờ Lý Thọ có thể nổi loạn, và Lý Thọ thường xuyên phải lo lắng về sinh mạng của mình. Cả hai anh em Lý Kỳ và Lý Việt đều lo sợ ông. Vì vậy, bất cứ khi nào Lý Thọ đến kinh thành Thành Đô, ông đều lệnh cho các thuộc hạ gửi báo cáo sai rằng quân Hậu Triệu hoặc Đông Tấn tấn công, nhờ vậy ông ta có thể quay về với lý do phòng thủ. Năm 338, Lý Thọ tham khảo ý kiến của ẩn sĩ Cung Tráng (龔壯), người này khuyên ông nổi loạn và tuyên bố mình là chư hầu của nhà Tấn. Lý Thọ sau đó lập kế hoạch tấn công cùng với các quân sư La Hằng (羅恆) và Giải Tư Minh (解思明). Lý Kỳ nghe được một số tin đồn về việc này, đã nhiều lần cử hoạn quan Hứa Phù (許涪) đến để do thám Lý Thọ và đầu độc huynh đệ nuôi của Lý Thọ là Lý Du (李攸). Lý Thọ phản ứng lại bằng cách giả mạo một bức thư từ người anh em đồng hao là Nhâm Điệu (任調), trong đó nói rắng Lý Kỳ định bắt và giết chết Lý Thọ. Lý Thọ sau đó đưa lá thư cho các binh sĩ của mình xem. Các binh lính tin lời Lý Thọ và chấp thuận hành quân về Thành Đô. Lý Kỳ đã không dự liệu được cuộc tấn công này, hơn nữa, người kế tự của Lý Thọ là Lý Thế, một viên quan cai quản cận binh kinh thành, đã mở cổng thành nghênh đón quân của phụ thân. Sau đó, Lý Thọ ép Lý Kỳ ra lệnh hành quyết Lý Việt và một số triều thần mà Lý Kỳ tin cậy. Lý Thọ về sau giả mạo một chiếu chỉ của Nhâm thái hậu để phế truất Lý Kỳ và giáng cựu hoàng đế thành Cung Đô huyện công. Lý Kỳ sau đó đã tự vẫn. Trị vì. La Hằng và Giải Tư Minh đề xuất với Lý Thọ rằng ông chỉ nên xưng làm Thành Đô vương và khuất phục làm chư hầu của Tấn, song Nhâm Diệu, Sái Hưng (蔡興), và Lý Diễm (李艷) đã thuyết phục Lý Thọ lên ngôi hoàng đế. Lý Thọ sau đó đã cải quốc hiệu từ Thành sang Hán và lập một tông miếu mới cho phụ thân ông là Lý Tương và mẫu thân, tuyệt giao với chế độ mà Lý Hùng đã gây dựng nên. Ông khá hổ thẹn về những sự kiện đã diễn ra trong thời Lý Hùng, đến nỗi ông đã ra lệnh rằng các tấu thư của thuộc hạ không được phép nói đến đức của Lý Hùng, tin tưởng rằng ông có thể vượt qua Lý Hùng trên mọi phương diện. Ông yêu cầu Công Tráng ra khỏi nơi ẩn cư và trở thành một quân sư cấp cao, song Công Tráng thất vọng trước việc Lý Thọ đã không trở thành chư hầu của Tấn nên đã từ chối. Ông lập vợ mình làm Diêm Hoàng hậu, lập Lý Thế làm thái tử. Sau đó vào năm 338, viên quan Nhâm Nhan (任顏), là ruột thịt của Nhâm Thái hậu, đã âm mưu phản nghịch song đã bị phát hiện và bị giết. Lý Thọ đã sử dụng việc này để giết chết tất cả những người con còn sống sót của Lý Hùng. Mùa xuân năm 339, Thánh Hán bị mất Ninh Châu, là vùng mà Lý Thọ đã chiếm của Tấn vài năm trước đó. Trong vài năm sau đó, Tấn và Thành Hán tiếp tục giao chiến tại nhiều nơi ở Ninh Châu. Năm 340, hoàng đế Hậu Triệu là Thạch Hổ viết một lá thư cho Lý Thọ nhằm kết liên minh chống Tấn. Lý Thọ chấp thuận và bắt đầu xây dựng quân đội và tích trữ lương thảo, sẵn sàng giao chiến bất chấp phản đối từ Giải Tư Minh. Công Tráng đến Thành Đô và phân tích tình hình cho Lý Thọ rằng nếu như Tấn bị diệt, Lý Thọ sẽ buộc phải khuất phục trước Hậu Triệu. Lý Thọ sau đó đã hủy bỏ kế hoạch tấn công Tấn. Sau đó trong năm, liên minh giữa Thành Hán và Hậu Triệu bị tổn hại nghiêm trọng khi Lý Thọ viết cho Thạch Hổ một bức thư với lời lẽ ngạo mạn, dẫn đến việc Thạch Hổ nhiều lần tấn công. Vào đầu giai đoạn trị vì, Lý Hùng theo cách thức cai trị của Lý Hùng là khoan dung, song sau đó, khi sứ thần của ông đến Hậu Triệu và thuật lại việc Thạch Hổ giữ trật tự luật pháp một cách nghiêm khắc, Lý Thọ đã thay đổi và trở nên khắc nghiệt hơn và cho bắt đầu xây dựng nhiều công trình nhằm ganh đua với Thạch Hổ. Cũng giống như Thạch Hổ gây ra cho thần dân Hậu Triệu, thần dân Thánh Hán phải chịu gánh nặng và điều này đã khiến họ suy giảm lòng trung thành với đất nước. Năm 343, Lý Thọ chết, Lý Thế kế vị.
1
null
Lưu Hòa () (?-310), tên tự Huyền Thái (玄泰), là hoàng đế thứ hai của nhà Hán Triệu trong lịch sử Trung Quốc. Ông chỉ trị vì trong bảy ngày vào năm 310. Lưu Hòa là con trai trưởng của hoàng đế sáng lập nên Hán Triệu là Lưu Uyên, mẫu thân ông là Hô Diên Hoàng hậu. Ông được phong làm Lương vương (梁王) vào năm 308. Đầu năm 310, Lưu Uyên lập ông làm thái tử. Ông được mô tả là cao lớn, đẹp trai, hiếu học, song có tính đa nghi và hà tiện. Trước khi Lưu Uyên chết vào năm 310, ông ta đã ủy thác cho các con trai của mình, cũng là em trai của Lưu Hòa là Lưu Dụ (劉裕), Lưu Long (劉隆) và Lưu Nghệ (劉乂) chỉ huy các đội quân trọng yếu tại kinh thành, một người con trai khác của ông là Lưu Thông cũng được giao một đội quân lớn khác, với mục đích để họ giúp đỡ anh trai mình trong việc quản lý và quân sự. Một nhóm các triều thần, cả người Hung Nô và Hán, được giao các trách nhiệm khác nhau để hỗ trợ Lưu Hòa. Tuy nhiên, ba triều thần đã bị bỏ qua, gồm thúc phụ bên ngoại của Lưu Hòa là Hô Diên Du (呼延攸), Lưu Thặng (劉乘) và Lưu Nhuệ (劉銳). Họ trở nên bất mãn và thuyết phục Lưu Hòa rằng ông không thể an toàn nếu các em trai của ông được giữ các đội quân lớn tại hoặc gần kinh thành. Ba ngày sau cái chết của Lưu Uyên, theo lệnh của Lưu Hòa, các viên quan này bắt đầu mở cuộc tấn công bất ngờ chống lại bốn em trai của Lưu Hòa —Lưu Nhuệ đánh Lưu Thông, Hô Diên Du đánh Lưu Dụ, Lưu Thặng đánh Lưu Long, và Điền Mật (田密) cùng Lưu Tuyền (劉璿) đánh Lưu Nghệ. Tuy nhiên, khi Điền Mật và Lưu Tuyền đang trên đường tiến đánh, họ không những không đánh Lưu Nghệ mà còn hộ tống ông đến cảnh báo Lưu Thông, sau đó chuẩn bị cho cuộc đối đầu. Lưu Nhuệ rút quân của mình. Trong hai ngày tiếp theo, Lưu Dụ và Lưu Long bị đánh bại và bị giết. Hai ngày sau nữa, Lưu Thông bao vây hoàng cung và giết chết Lưu Hòa, Lưu Thặng, Lưu Nhuệ và Hô Diên Du. Ban đầu, ngai vàng được dự định trao cho Lưu Nghệ, song sau đó Lưu Thông đã đoạt lên ngôi hoàng đế.
1
null
Lưu Xán () (?-318), tên tự Sĩ Quang (士光), gọi theo thụy hiệu là Hán (Triệu) Ẩn Đế (漢(趙)隱帝), là hoàng đế thứ tư của nhà Hán Triệu trong lịch sử Trung Quốc, ông chỉ trị vì trong một thời gian ngắn ngủi vào năm 318 trước khi bị nhạc phụ mà ông tin tưởng giết hại. Khi là Hà Nội vương và Tấn vương. Lưu Xán là con trai của Lưu Thông với người vợ cả là Hô Diên Hoàng hậu. Sau khi Lưu Hòa lên ngôi hoàng đế đã cho quân đi giết chết các anh em ruột của mình, Lưu Thông sau đó đã giành lấy ngai vàng từ người huynh trưởng này. Tuy nhiên, Lưu Xán đã không được lập làm thái tử do Lưu Thông đã hứa và lập Lưu Nghệ, anh em dị mẫu của mình và là con trai của Đan Hoàng hậu, làm thái tử. Lưu Xán được lập làm Hà Nội vương và được giao chỉ huy một lực lượng quân lính đáng kể. Ông từng là một trong những đại tướng vào thời kỳ đầu trị vì của Lưu Thông, cùng với người anh em họ của cha mình là Lưu Diệu, Vương Di (王彌), và Thạch Lặc. Ông là một vị tướng có thực quyền, tuy năng lực không bằng Lưu Diệu và Thạch Lặc, ông cũng đã có thành công nhất định trong các trận chiến, mặc dù các trận chiến này phần lớn không đạt được mục đích cuối cùng. Hô Diên Hoàng hậu mất năm 312. Những năm sau, Lưu Thông ngày càng tin tưởng Lưu Xán, ban cho con trai mình nhiều quyền lực hơn nữa. Tròng thời trai trẻ, Lưu Xán được coi là có khả năng trong việc quản trị và quân sự. Tuy nhiên, sau khi Lưu Thông lập Lưu Xán làm thừa tướng và phong ông làm Tấn vương vào năm 314, Lưu Xán được mô tả là đã trở nên kiêu ngạo và lạm quyền. Ông trở nên thân thiết với những kẻ xu nịnh, không sẵn sàng lắng nghe những lời khuyên trung thực, tàn nhẫn, và bận rộn với việc xây dựng cung điện, giống như phụ hoàng của ông. Ông rất tin tưởng vào nhạc phụ Cận Chuẩn (靳準), một nhân vật nguy hiểm. Trong khi Lưu Xán không có nhiều động cơ để chống lại thúc phụ là Thái tử Lưu Nghệ, thì vào năm 316, Cận Chuẩn cùng với thân cận Quách Y (郭漪) bịa truyện với Lưu Xán rằng Thái tử Lý Nghệ có kế hoạch nổi loạn, cùng với các huynh đệ của Lưu Xán là Lưu Phu (劉敷) và Lưu Mại (劉勱). Lưu Xán tin vào họ, đặc biệt là sau khi được xem những bằng chứng ngụy tạo, Lưu Thông cũng tin câu truyện của Cận Chuẩn và Quách Y. Vào mùa xuân năm 317, Lưu Xán cuối cùng đã sẵn sàng cho một kế hoạch nhằm loại bỏ thúc phụ, tức Thái tử Lý Nghệ. Ông thông báo gian dối với Thái tử rằng Bình Dương bị tấn công và rằng thuộc cấp của thái tử nên chuẩn bị để giao chiến. Sau đó, Lưu Xán lại báo cho phụ hoàng rằng Thái tử đã sẵn sàng tấn công và khi người đưa tin của Lưu Thông chứng kiến quân của Thái tử, họ đã tin vào các cáo buộc và báo lại cho Lưu Thông. Lưu Xán sau đó tiếp tục thẩm vấn các thuộc cấp của Thái tử Lý Nghệ, các tộc trưởng người Đê và Khương (do Thái tử chỉ huy, dựa trên việc ông mang tước hiệu Đại Thiền vu) bằng hình thức tra tấn, các tộc trưởng người Đê và Khương buộc phải giả vờ thú nhận âm mưu. Các thuộc hạ và binh lính của Thái tử Lý Nghệ bị thảm sát, ước tính lên tới 15.000 người, còn bản thân Thái tử bị phế truất và sau đó bị Cận Chuẩn ám sát. Khi các bộ lạc người Đê và Khương nổi dậy để trả thù cho các tộc trưởng của họ, Lưu Thông đã cử Cận Chuẩn đến đàn áp, Cận Chuẩn đã giành chiến thắng. Vào mùa thu năm 317, Lưu Thông lập Lưu Xán làm thái tử. Trị vì. Lưu Thông qua đời vào mùa hè năm 318, Lưu Xán lên kế vị. Ông lập vợ mình làm Cận Hoàng hậu, và con trai Lưu Nguyên Công (劉元公) làm thái tử. Ôn rất tín nhiệm nhạc phụ Cận Chuẩn, tin tưởng người này hơn tất cả những người còn lại, bao gồm cả các huynh đệ của mình. Ông cũng tự cho phép mình hưởng thụ với bốn hoàng hậu của cha, bao gồm con gái của Cận Chuẩn là Cận Nguyệt Hoa (靳月華) và các hoàng hậu họ Phàn, Tuyên và Vương, bỏ bê việc triều chính cho Cận Chuẩn. Theo đề xuất của Cận Chuẩn, ông hạ lệnh bắt giữ và giết chết các huynh đệ là Lưu Ký (劉驥), Lưu Sính (劉逞), Lưu Mại, cùng các đại thần Lưu Cảnh (劉景) và Lưu Nghĩ (劉顗). Ông còn nghĩ đến việc tấn công lãnh địa của tướng Thạch Lặc, nhân vật đang kiểm soát phần phía đông của đế quốc, tin rằng Thạch Lặc phản nghịch. Trong khi đó, sau khi Lưu Xán giết chết các đại thần, Cận Chuẩn bắt đầu tiến hành chính biến và giết chết Lưu Xán, sau đó thảm sát hoàng tộc. Lưu Diệu xưng mình là người kế thừa ngôi vị hoàng đế Hán, song Hán Triệu đã thay đổi nhiều sau cái chết của Lưu Xán.
1
null
Lưu Diệu () (?-329), tên tự Vĩnh Minh (永明), là hoàng đế thứ năm của nước Hán Triệu trong lịch sử Trung Quốc. Ông trở thành hoàng đế vào năm 318 sau khi hầu hết thành viên của hoàng tộc bị ngoại thích Cận Chuẩn (靳準) thảm sát trong một cuộc chính biến. Tuy nhiên, đế quốc đã sớm bị chia làm hai, tướng Thạch Lặc tuyên bố độc lập và lập nước Hậu Triệu. Trong một trận đánh quyết định vào đầu năm 329, Thạch Lặc đã bắt và giết chết Lưu Diệu. Con trai ông là Thái tử Lưu Hi và Nam Dương vương Lưu Dận (劉胤) tiếp tục quản lý đất nước trong gần một năm, song nước Hán Triệu đã sụp đổ vào cuối năm đó. Đầu đời. Cha của Lưu Diệu là Lưu Lục (劉綠) chết sớm, ông được Lưu Uyên nuôi dưỡng. Khi ông còn trẻ, Lưu Uyên từng ấn tượng với trí thông minh và sức khỏe của ông. Khi ông đã trưởng thành, ông trở nên nổi tiếng với kỹ năng bắn cung và tính hiếu học, mặc dù việc học tập của ông được mô tả là xem sơ qua hơn là đọc một cách cẩn thận, ngoại trừ các sách về kế sách nhà binh, là thể loại ông tập trung thời gian để nghiên cứu. Ông thường phản đối Ngô Hán và Đặng Vũ, thay vào đó so sánh bản thân với đại tướng thời Chiến Quốc là Nhạc Nghị, thừa tướng nhà Hán là Tiêu Hà, và tướng Hán là Tào Tham. Khi mọi người nghe được các lời này, họ thường chỉ trích ông quá kiêu ngạo, song Lưu Thông tôn trọng ông và nói, "Vĩnh Minh nên được so sánh với Thế Tổ (miếu hiệu của Hán Quang Vũ Đế) và Ngụy Vũ Đế (Tào Tháo); Nhạc, Tiêu, và Tào Tham không thể so được với ông." Khi Lưu Diệu còn trẻ, ông thường cùng với Lưu Thông, theo học tại kinh thành Lạc Dương của nhà Tấn, một lần, ông phạm phải một tội sẽ bị trừng phạt bằng việc xử tử. Vì thế, ông đã trốn đến Triều Tiên (朝鮮, gần Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên ngày nay, trong trường hợp này không có ý nghĩa là toàn bộ bán đảo). Sau đó, khi được đại xá, ông quay trở về song đã quyết định sống ở vùng núi để phòng bất trắc. Dưới thời Lưu Uyên trị vì. Sau khi Lưu Uyên xưng làm Hán vương năm 304, lập nước Hán Triệu và tuyên bố độc lập trên thực tế cùng tiến hành chiến tranh với Tấn, Lưu Diệu đã trở thành một tướng chủ chốt. Dưới thời Lưu Uyên trị vì, Lưu Diệu đã tham gia vào nhiều chiến dịch chống quân Tấn và thường giành được thắng lợi, mặc dù vậy ông cũng giống như các tướng Hán Triệu khác, gặp khó khăn trong việc giữ các thành mà họ chiếm được. Năm 307, cùng với người anh em họ Lưu Thông và Vương Di (王彌), ông tiến đánh Lạc Dương song bị đẩy lui. Họ lại thất bại một lần nữ vào năm 309. Lưu Diệu có lẽ đã được lập làm Thủy An vương vào năm 309, khi Lưu Uyên xưng đế. Dưới thời Lưu Thông và Lưu Xán. Sau khi Lưu Uyên qua đời năm 310, Lưu Thông đã lật đổ huynh trưởng Lưu Hòa sau khi Lưu Hòa muốn giết chết các đệ đệ của mình, Lưu Thông lên ngôi và trở thành Chiêu Vũ Đế. Ông rất tin tưởng vào Lưu Diệu và cho ông giữ một số binh lính lớn, Lưu Diệu phụng sự cho người anh em họ một cách trung thành. Năm 311, Lưu Diệu cùng với Vương Di, Thạch Lặc, và Hô Diên Yến (呼延晏) đã chiếm Lạc Dương và bắt được Tấn Hoài Đế. Ông lấy chị dâu của Hoài Đế, vợ của Huệ Đế, tức Hoàng hậu Dương Hiến Dung (羊獻容). Cuối năm đó, sau khi con trai của Lưu Thông là Lưu Xán chiếm Trường An, Lưu Diệu được giao phụ trách cai quản vùng Trường An, mặc dù vậy, sau đó ông đã để mất thành vào tay quân Tấn do Khúc Doãn (麴允) chỉ huy, cho phép Tư Mã Nghiệp (cháu trai của Hoài Đế) chiếm thành và sau đó xưng làm hoàng đế (Tấn Mẫn Đế) vào năm 313 sau khi Lưu Thông giết chết Hoài Đế. Năm 312, khi đang giao chiến cùng với Lưu Xán chống lại thứ sử Tịnh Châu (并州, nay là trung bộ và bắc bộ Sơn Tây) là Lưu Côn (劉琨) và đồng minh là Đại công Thác Bạt Y Lô (拓跋猗盧), Lưu Diệu bị trọng thương và đã bị quân Tấn bắt và súy bị giết, song đã có thể trốn thoát sau đó. Trong những năm tiếp theo, Lưu Diệu vẫn tiếp tục chiến đấu song phần lớn không thể đạt được mục đích cuối cùng trước quân Tấn, cả quân dưới sự chỉ huy của Mẫn Đế và Nam Dương vương Tư Mã Bảo (司馬保). Tuy nhiên, năm 316, sau khi quân của Mẫn Đế sụp đổ và Tư Mã Bảo không đến viện trợ, Lưu Diệu đã chiếm Trường An và bắt Mẫn Đế (bị Lưu Thông giết vào năm 318). Nhờ công trạng này, Lưu Diệu được Lưu Thông phong làm Tần vương. Sau đó, hoàng đế ngày càng trở nên tàn ác và ngông cuồng, cùng với đó, hoàng đế ngày cảng tin tưởng lũ hoạn quan và ngoại thích Cận Chuẩn. Năm 318, Lưu Thông lâm bệnh, ông triệu Lưu Diệu và Thạch Lặc hồi kinh làm nhiếp chính cho Thái tử Lưu Xán, song cả Lưu Diệu và Thạch Lặc đều từ chối, có lẽ là họ không muốn tranh chấp quyền lực với Cận Chuẩn, là ngoại thích đầy âm mưu, có con gái kết hôn với cả Lưu Thông và Lưu Xán. Sau đó, khi Lưu Thông qua đời và Lưu Xán kế vị ngai vàng, Cận Chuẩn đã lật đổ Lưu Xán và giết hại toàn bộ thành viên hoàng tộc sống ở kinh thành Bình Dương (平陽, nay thuộc Lâm Phần, Sơn Tây). Trong cuộc thảm sát này, mẹ, anh em cùng các con trai đã bị giết hại. Khi hay tin về chính biến của Cận Chuẩn, Lưu Diệu và Thạch Lặc dẫn quân của mình đến đánh Cận, khiến người này bị mắc kẹt giữa hai đội quân. Trong khi đó, các thân vương và lão thần Hán Triệu đã chạy thoát khỏi cuộc thám sát tại Bình Dương đã tôn Lưu Diệu làm hoàng đế. Lưu Diệu hứa sẽ không những tha mạng cho Cận Chuẩn mà còn sẽ tiếp tục trao quyền cho Cận nếu Cận đầu hàng. Tuy nhiên, Cận Chuẩn sau đó đã bị ám sát và khi người kế thừa Cận Minh (靳明) đầu hàng Lưu Diệu, Lưu Diệu đã cho thảm sát gia tộc họ Cận. Bình Dương lúc này chỉ còn là đống đổ nát sau chính biến và các cuộc chiến sau đó, Lưu Diệu do vậy quyết định dời đô đến Trường An. Thời kỳ đầu trị vì. Trong vai trò hoàng đế, Lưu Diệu đã thể hiện sự tài giỏi cả trong vấn đề trị quốc và binh sự, cũng như sẵn sàng lắng nghe ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, ông cũng thường bốc đồng và rất dễ giận dữ, trong giai đoạn cuối của thời gian trị vì, ông đã xuất hiện chứng nghiện rượu. Dấu hiệu bốc đồng đầu tiên của ông đã có lẽ đã góp phần khiến cho Hán Triệu bị chia làm đôi. Năm 319, khi Thạch Lặc sai sứ dâng triều cống cho Lưu Diệu, Lưu Diệu ban đầu rất hài lòng, do Thạch Lặc lúc này đang quản lý phần phía đông của đế quốc nên việc ông ta khuất phục cho thấy ngai vàng của Lưu Diệu sẽ được an toàn. Ông lập Thạch Lặc làm Triệu vương và ban cho một số đặc quyền. Tuy nhiên, khi một thành viên của đoàn sứ thần của Thạch Lặc đệ trình một tấu thư nói rằng Thạch Lặc trên thực tế đã âm mưu về một cuộc tấn công, Lưu Diệu trở nên giận dữ và tàn sát đoàn sứ thần của Thạch Lặc. Khi Thạch Lặc biết tin, ông trở nên căm giận và quyết định tuyên bố độc lập khỏi Hán Triệu. Năm 319, Lưu Diệu lập Dương Hoàng hậu của nhà Tấn trước đây làm Hoàng hậu, khiến cho bà là người duy nhất trong sử sách Trung Hoa là Hoàng hậu của hai hoàng đế và hai đế quốc. Ông lập con trai mình là Lưu Hy làm thái tử. Ông cũng cho đổi quốc hiệu từ Hán sang Triệu. Sở dĩ Lưu Uyên đặt quốc hiệu "Hán" là để tạo mối liên kết với nhà Hán, là triều đại mà Lưu Uyên tuyên bố là một hậu duệ, song Lưu Diệu cảm thấy đây là thời điểm để kết thúc mối liên kết với nhà Hán và khôi phục một cách rõ ràng mối liên kết với Thiền vu Hung Nô đầu tiên là Mặc Đốn, và do đó quyết định đổi quốc hiệu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là ông tách triều đại của mình khỏi Lưu Uyên, ông vẫn tiếp tục tôn vinh Lưu Uyên và Lưu Thông. Vào mùa đông năm 319, Thạch Lặc xưng làm Triệu vương, lập nước Hậu Triệu và chính thức tách khỏi Hán Triệu. Tính bốc đồng của Lưu Diệu đã dẫn đến một cuộc nổi loạn lớn của người Đê và người Khương vào năm 320. Sau một âm mưu liên quan đến hai tộc trưởng người Đê, Câu Từ (句徐) và Khố Bành (庫彭) bị phát giác, Lưu Diệu đã không chỉ giết Câu và Khố mà còn giết 50 tộc trưởng người Đê khác, ném thi thể họ xuống sông Vị. Khi viên quan Du Tử Viễn (游子遠) cố thuyết phục ông dừng các hành động này, ông đã cho giam giữ Du. Trầm trọng hơn, các bộ lạc người Đê và Khương đã tuyên bố độc lập và lập nước Tần (秦). Sau đó, ông đã thả Du và ủy thác cho Du một đội quân để đàn áp cuộc nổi loạn, Du sau đó đã thuyết phục được hầu hết quân nổi loạn đầu hàng và đánh bại lực lượng còn lại. Năm 322, trong một chiến dịch chống lại tộc trưởng người Đê Cừu Trì, Dương Nan Địch (楊難敵), Lưu Diệu đã bị mắc một bệnh truyền nhiễm, và trong khi vẫn có thể khuất phục quân của Dương, tướng của ông là Trần An (陳安), một thuộc hạ cũ của Tư Mã Bảo, đã nhầm lẫn rằng Lưu Diệu đã chết, và tuyên bố độc lập, xưng làm Lương vương, kiểm soát hầu hết Tần Châu (秦州, nay là đông bộ Cam Túc). Năm 323, Lưu Diệu khỏi bệnh, đã đích thân tiến đánh đại bản doanh của Trần An tại Thượng Khuê (上邽, nay thuộc Thiên Thủy, Cam Túc). Trần An chạy trốn song cuối cùng đã bị bắt và giết. Tần Châu lại trở thành đất của Hán Triệu. Sau chiến thắng trước Trần An, Lưu Diệu tiếp tục tây chinh và tiến đánh chư hầu của Tấn là Tiền Lương, đè bẹp toàn bộ các căn cứ của Hậu Lương ở phía đông Hoàng Hà. Ông tuyên bố rằng sẽ băng qua Hoàng Hà đến kinh thành Tiền Lương tại Cô Tang (姑臧, nay thuộc Vũ Uy, Cam Túc), song thay vào đó ông chỉ muốn hăm dọa vua Tiền Lương là Trương Mậu (khi đó đang mang tước hiệu Tây Bình Thành công của Tấn) chịu khuất phục. Trương Mậu sau đó đã khuất phục quyền bá chủ của Hán Triệu. Lưu Diệu lập Trương Mậu làm Lương Thành vương. Cuối năm đó, con trai của Lưu Diệu là Lưu Dận, người từng là nô lệ của bộ lạc Hắc Lặc Úc Cúc (黑匿郁鞠) sau khi chạy trốn cuộc thảm sát ở Trường An, do Trần An đã bị đánh bại, đã tiết lộ thân phận với tộc trưởng, người này đã rất ngạc nhiên và hộ tống Lưu Dận đến chỗ Lưu Diệu. (Không rõ bộ lạc này sinh sống ở đâu hay tại sao Lưu Dận phải chờ đến khi Trần An bị đánh bại mới tiết lộ thân phận cho tộc trưởng; có thể Hắc Lặc Úc Cúc ban đầu là đồng minh của Trần An, và Trần An trước khi nổi loạn từng là một tướng Hán Triệu, có thể sẽ nhận ra Lưu Dận và dùng Lưu Dận làm vật trao đổi.) Lưu Diệu đã nghĩ đến việc lập Lưu Dận làm thái tử do Lưu Ân trước đó là thế tử của ông, song do không nỡ phế truất Lưu Hi, con trai của Dương Hoàng hậu, và đặc biệt là do bản thân Lưu Dận không muốn thay thế em trai, Lưu Diệu vẫn để Lưu Hi làm thái tử và lập Lưu Dận làm Vĩnh An vương với danh dự đặc biệt. Thời kỳ cuối trị vì. Năm 324, trận chiến thực sự đầu tiên giữa Hậu Triệu và Hán Triệu đã nổ ra tại Tân An (新安, nay thuộc Lạc Dương, Hà Nam), mở ra một giai đoạn mới trong đó Hậu Triệu và Hán Triệu tiếp tục giao tranh trong nhiều năm. Năm 325, quân đội hai bên đánh bại trận lớn gần Lạc Dương (hai bên, cùng với quân Tấn, giao tranh trong nhiều tháng), và sau một số thắng lợi ban đầu của Hán Triệu, tướng Hậu Triệu là Thạch Hổ đã đánh bại quân Hán Triệu và bắt tướng Lưu Nhạc (劉岳), sau khi Lưu Diệu đích thân gặp khó khăn trong quân kỷ và không thể đến viện trợ cho Lưu Nhạc. Hậu Triệu sau đó đã nhân cơ hội này để có thể chiếm các vùng đất nay là trung bộ Hà Nam, bắc bộ Giang Tô và tây bộ Sơn Đông. Đến năm 325, Lưu Diệu lập Lưu Dận làm Nam Dương vương và tiếp tục ban cho ông tước hiệu Đại Thiền vu, đặt quân các bộ lạc Ngũ Hồ dưới quyền chỉ huy của ông. Ông cũng lập hoàng hậu thứ hai, Lưu Hoàng hậu. Năm 326, Lưu Hoàng hậu qua đời, và theo nguyện vọng của bà, Lưu Diệu cưới chị em họ của bà là Lưu Phương làm hoàng hậu. Năm 327, tin rằng Hán Triệu đã suy yếu sau thất bại trước Hậu Triệu, Trương Tuấn, cháu trai và người kế thừa Trương Mậu làm người đứng đầu Tiền Lương, đã tuyên bố mình là chư hầu của Tấn và cướp bóc Tịnh Châu của Hán Triệu. Lưu Dận đã dẫn một đội quân đánh bại Tiền Lương, thậm chí đã vượt qua Hoàng Hà, song cuối cùng chiếm lãnh thổ còn lại của Tiền Lương ở phía đông Hoàng Hà. Vào mùa thu năm 328, Thạch Hổ tấn công Hà Đông quận của Hán Triệu (tương ứng với Vận Thành, Sơn Tây ngày nay). Lưu Diệu đã đích thân dẫn đầu một đội quân đánh bại Thạch Hổ, sau đó tiến về phía nam và bao vây Lạc Dương, chiếm một số quận xung quanh. Điều này đã khiến cho Thạch Lặc kinh ngạc, ông lo lắng rằng Lưu Diệu tiếp theo sẽ đánh kinh thành của Hậu Triệu là Tương Quốc (襄國, nay thuộc Tân Thái, Hà Bắc). Vào mùa đông năm 328, Thạch Lặc đích thân dẫn viện binh đến Lạc Dương. Trong khi đó, khi đang bao vây Lạc Dương, đã không đề phòng trấn giữ Thành Cao quan (nay thuộc Trịnh Châu, Hà Nam), do vậy Thạch Lặc đã có thể đi qua đèo này và đến Lạc Dương. Khoảng tết năm 329, hai bên giao chiến. Trước trận, Lưu Diệu đã uống một lượng rượu lớn. Con ngựa ông thường cưỡi đã bị co thắt chân, và vì thế ông phải cưỡi một con ngựa nhỏ hơn, và trong trận chiến Thạch Lặc đã tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ, con ngựa nhỏ không thể chịu được trọng lượng cơ thể của ông nên đã ngã, Lưu Diệu đã bỏ ngựa của mình. Quân Hậu Triệu đã gây nên nhiều vết thương trên cơ thể ông trước khi bắt ông và đưa đến chỗ tướng Thạch Kham (石堪). Thạch Lặc lệnh cho lính của mình dừng giao tranh và cho phép quân Hán Triệu rút lui. Thạch Kham giao Lưu Diệu cho Thạch Lặc. Thạch Lặc ra lệnh các vết thương của Lưu Diệu cần được điều trị, và đưa Lưu Diệu về Tương Quốc. Thạch Lặc đặt Lưu Diệu dưới sự cảnh vệ nghiêm ngặt song lại cung cấp đàn bà cho Lưu Diệu, và cũng cho phép các tướng Lưu Nhạc và Lưu Chấn (劉震) đến thăm. Thạch Lặc sau đó lệnh cho Lưu Diệu viết một lá thư cho Lưu Hy và Lưu Dận, bảo họ đầu hàng. Tuy vậy, Lưu Diệu lại viết rằng: "Cùng các quan bảo vệ đế chế. Không cần lo cho ta." Thạch Lặc thấy lá thư và trở nên bực tức, cuối cùng cho giết Lưu Diệu. Năm 329, Thạch Hổ bắt giữ và hành quyết Lưu Hy và Lưu Dận, Hán Triệu diệt vong.
1
null
Lưu Hi () (?-329), tên tự là Nghĩa Quang (義光), là vua cuối cùng của nước Hán Triệu thời Thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông nguyên là thái tử của Lưu Diệu, hoàng đế thứ năm của nước Hán Triệu. Ông trở thành vua Hán Triệu sau khi cha bị quân Hậu Triệu bắt giữ và sát hại, song đã không thể chống lại quân Hậu Triệu và bị giết ít hơn một năm sau đó. Lưu Hi là con trai giữa Lưu Diệu và vị Hoàng hậu đầu tiên (song không phải là vợ cả) là Hoàng hậu Dương Hiến Dung, bà trước đây từng là hoàng hậu của Tấn Huệ Đế. Lưu Diệu lên ngôi hoàng đế vào năm 318 sau khi đánh bại cuộc chính biến của ngoại thích Cận Chuẩn (靳準), ông lập Dương Hiến Dung làm hoàng hậu năm 319 và lập Lưu Hi làm thái tử. Bà mất năm 322. Sau khi bà qua đời, đã xảy ra vấn đề về quyền thừa kế. Đó là việc anh trai của Lưu Hi là Lưu Dận trở về. Dận trước đây là thế tử của Tấn vương Lưu Diệu, người mà Lưu Diệu tưởng đã bị giết trong cuộc chính biến của Cận Chuẩn, trong trên thực tế Dận đã chạy thoát và trở thành nô lệ của bộ lạc Hắc Nặc Úc Cúc (黑匿郁鞠). Năm 323, Lưu Dận tiết lộ thân phận với tộc trưởng và người này đã giao lại cho Lưu Diệu. Lưu Diệu định thay thế vị trí thái tử của Lưu Hi bằng Lưu Dận, do Lưu Dận trước đây là Thế tử, song chú của Lưu Dận là Bốc Thái (卜泰) và viên quan khác là Hàn Quảng (韓廣) đã lên tiếng phản đối, còn bản thân Lưu Dận cũng không muốn thay thế Lưu Hi. Lưu Diệu vì thế vẫn để Lưu Hy làm thái tử và ban cho Lưu Dận danh dự đặc biệt, bao gồm việc Lưu Hi nhường ngôi vị huynh trưởng cho Lưu Dận trong một buổi lễ. Quan hệ giữa hai anh em khá mật thiết cho đến khi bị giết. Khoảng tết năm 329, Lưu Diệu bị quân Hậu Triệu bắt trong trận chiến. Lưu Hi trên thực tế đã đóng vai trò hoàng đế, và sau khi thảo luận với Lưu Dận, ông quyết định rút từ kinh thành Trường An về phía tây đến Thượng Khuê (上邽, nay thuộc Thiên Thủy, Cam Túc), đô phủ của Tần Châu (秦州, nay là đông bộ Cam Túc), nhằm phòng thù dễ dàng hơn. Tuy vậy, việc rút lui đã gây nên hoảng sợ, và toàn bộ tướng lính của Hán Triệu đã rời bỏ vị trí và chạy về Tần Châu, dễ dàng để lại phần lớn lãnh thổ còn lại của Hán Tiệu cho Hậu Triệu. Vào mùa thu năm 329, quân Hán Triệu dưới quyền chỉ huy của Lưu Dận đã cố lấy lại Trường An. Ban đầu, ông đã có một số thắng lợi và chiếm lại phần lớn lãnh thổ đã mất về tay Hậu Triệu. Tuy nhiên, lúc ông bao vây Trường An, tướng Thạch Hổ của Hậu Triệu xuất trận và đánh bại ông. Lưu Dận rút quân về phía Thượng Khuê, Thạch Hổ lại đuổi theo và đánh bại ông một lần nữa, chiếm Thượng Khuê. Thạch Hổ giết chết Lưu Hi, Lưu Dận cùng toàn bộ hoàng thân, đại thần và tướng lĩnh của Hán Triệu. Thạch Hổ dùng vũ lực để tái định cư tất cả các quan lại khác và các gia tộc lớn tại Tần Châu và Ung Châu (雍州, nay là trung bộ và bắc bộ Thiểm Tây) về kinh thành Hán Triệu là Tương Quốc (襄國, nay thuộc Tân Hải, Hà Bắc), và tàn sát, tại Lạc Dương, các thành viên quý tộc Hung Nô. Hán Triệu diệt vong.
1
null
Marco Tardelli (sinh ngày 24 tháng 9 năm 1954) là một cựu cầu thủ bóng đá Ý, hiện là trợ lý huấn luyện viên trưởng cho đội tuyển Cộng hòa Ireland. Vị trí của Tardelli là tiền vệ phòng ngự. Ông là thành viên đội tuyển Italia vô địch thế giới năm 1982 và 5 lần vô địch Serie A. Tardelli nổi tiếng với phong cách thi đấu mạnh mẽ, bền bỉ cùng những cú tắc bóng cực kì quyết liệt, trong sự nghiệp của mình Tardelli còn được biết đến như người hay ghi những bàn thắng quyết định Sự nghiệp câu lạc bộ. Tardelli sinh ở Capanne di Careggine, tỉnh Lucca xứ Tuscany. Tardelli bắt đầu sự nghiệp ở câu lạc bộ Pisa ở Serie C. Hai năm sau đó ông chơi ở Serie B cho Como trước khi gia nhập gã khổng lồ Juventus vào tháng 10 năm 1975. Trong một thập kỉ chơi bóng cho câu lạc bộ thành Turin, Tardelli đã giành tất cả các danh hiệu cao quý cấp câu lạc bộ: cúp UEFA, siêu cúp châu Âu, cúp C1 châu Âu và 5 lần vô địch Serie A cùng 3 cúp quốc gia. Trong trận chung kết lượt đi cúp UEFA năm 1977 gặp Athletic Bilbao, Tardelli đã ghi bàn thắng quyết định giúp Juventus giành thắng lợi, qua đó lên ngôi vô địch. Đây cũng là chiếc cúp châu Âu đầu tiên trong lịch sử Juventus. Tổng cộng Tardelli thi đấu 376 cho "Lão phu nhân" và ghi 51 bàn thắng. Trên sân bóng, Tardelli chơi bóng theo phong cách mạnh mẽ và dữ dội đến mức cựu tiền đạo Jimmy Greaves của đội tuyển Anh và câu lạc bộ Tottenham Hotspur từng nói "Anh ấy gây ra nhiều vết sẹo hơn tất cả các bác sĩ phẫu thuật của bệnh viện Harefield làm cùng lúc" (nguyên văn: "Tardelli is responsible for more scar tissue than all the surgeons at Harefield hospital put together.") . Đội tuyển quốc gia. Tardelli có trận đấu đầu tiên trong màu áo đội tuyển quốc gia ngày 7 tháng 4 năm 1976 gặp Bồ Đào Nha. Tardelli tiếp tục xuất hiện trong màu áo đội tuyển quốc gia ở các giải đấu lớn sau đó như World Cup 1978 hay Euro 1980 và đặc biệt chơi ấn tượng ở World Cup 1982, giải đấu mà Italia giành chức vô địch lần thứ 3 sau 44 năm. Tại giải này Tardelli ghi hai bàn thắng, một trong trận vòng bảng gặp Argentina và bàn còn lại là bàn nâng tỷ số lên 2-0 trong trận chung kết với Tây Đức. Pha ăn mừng bàn thắng của Tardelli trong trận chung kết đã trở thành một hình ảnh cực kì nổi tiếng và là một trong những màn ăn mừng đáng nhớ nhất mọi thời đại. Nước mắt lưng tròng, Tardelli chạy thật nhanh về phía băng ghế huấn luyện với hai bàn tay nắm chặt trước ngực, miệng hét "Marco Tardelli... Marco Tardelli!" và đầu thì lắc mạnh . Màn ăn mừng đó sau này được biết đến với cái tên "Tardelli cry" (Tardelli khóc). Sau này trong trận bán kết World cup 2006, sau khi ghi bàn mở tỉ số trong những phút cuối của hiệp phụ thứ 2, Fabio Grosso cũng có pha ăn mừng làm gợi nhớ lại pha ăn mừng của Tardelli khi xưa. Tardelli có tổng cộng 81 lần khoác áo đội tuyển quốc gia, trận đấu cuối cùng của ông cho đội tuyển là trận gặp Na Uy tháng 9 năm 1985. Tardelli giải nghệ năm 1988. Sự nghiệp huấn luyện. Tardelli bắt đầu sự nghiệp huấn luyện ở đội U-16 Italia năm 1988 ngay sau khi treo giày. Hai năm sau đó ông trở thành trợ lý huấn luyện viên cho Cesare Maldini ở đội U-21 Ý. Năm 1993 Tardelli chuyển tới làm việc với Como ở Serie C1. Ông giúp câu lạc bộ lên hạng Serie B, nhưng cũng không thể giúp đội bóng trụ lại lâu hơn. Năm 1995 Tardelli nhận lời dẫn dắt Cesena, một câu lạc bộ khác ở Serie B. Ông trải qua 3 mùa bóng ở đây trước khi trở thành huấn luyện viên trưởng đội U-21 Italia và giành chức vô địch U-21 châu Âu năm 2000. Thành công này đưa Tardelli trở thành huấn luyện viên trưởng Inter Milan trong mùa giải 2000-01. Tuy vậy chuyến phiêu lưu này nhanh chóng kết thúc do một chuỗi những thất bại thảm hại mà đỉnh điểm là trận thua 0-6 trước đối thủ truyền kiếp cùng thành phố AC Milan. Ông bị sa thải vào tháng 6 năm 2001. Sau đó Tardelli không gặp nhiều may mắn trong công việc huấn luyện ở Bari, đội tuyển Ai Cập và Arezzo Tardelli có một thời gian ngắn làm việc cho ban lãnh đạo đội bóng cũ Juventus vào năm 2006, trước khi từ chức vào năm 2007 vì bất đồng quan điểm với các nhân vật đứng đầu câu lạc bộ . Tháng 2 năm 2008, Tardelli trở thành trợ lý cho Giovanni Trapattoni ở đội tuyển cộng hòa Ireland cùng với người đồng đội cũ ở Juventus Liam Bardy. Thống kê sự nghiệp. Quốc tế. !Tổng||81||6
1
null
Cá hố dầu (danh pháp hai phần: Ruvettus pretiosus," tên tiếng Anh: Castor-oil fish") là một loài cá trong họ Cá thu rắn. Phân bố. Cá biển; đáy biển khơi; di cư trong biển; phạm vi độ sâu , thường gặp ở độ sâu . Cận nhiệt đới; 55°B- 43°N, 180°T-180°Đ. Thường sinh sống trên thềm lục địa, đôi khi ở vùng biển sâu đến 800 m. Thường sống đơn độc hoặc thành từng cặp gần đáy. Di cư xa bờ. Đặc điểm. Chiều dài tối đa: (chiều dài tổng cộng, TL) cá đực/không giới tính; chiều dài phổ biến: (chiều dài tiêu chuẩn, SL) cá đực/không giới tính; trọng lượng tối đa công bố: . Vây lưng: tia gai 13-15, tia mềm: 15-18; Vây hậu môn: tia gai 0, tia mềm: 15-18. Đốt sống: 32. Da rất thô ráp, các vảy rải rác với các mấu gai xương. Gờ giữa bụng (gờ bụng) trên đường viền bụng. Cơ thể có màu nâu đồng nhất đến nâu sẫm, các chóp vây ngực và vây bụng màu đen, mép vây lưng thứ hai và vây hậu môn màu trắng ở các cá thể non. Thức ăn là cá, động vật giáp xác và mực ống. Đánh bắt. Chiếc móc gỗ gọi là 'palu' hoặc móc Ruvettus được sử dụng để bắt loài này ở miền nam trung tâm Thái Bình Dương. Thịt rất nhiều dầu, có tính chất tẩy xổ nếu ăn nhiều. Mua bán ở dạng cá tươi và chả cá ở Nhật Bản; cũng được chế biến thành bột cá. Ẩm thực. Thịt của loài cá này rất nhiều dầu và mặc dù có thể ăn được, nhưng dầu thực tế bao gồm các este sáp, không được tiêu hóa như dầu ăn thông thường. Thịt có hàm lượng dầu khoảng 25%, và với khẩu phần từ vài ounce trở lên thì một số người gặp tác dụng phụ nhuận tràng, như gây tiêu chảy, từ một lượng lớn các este sáp như vậy. Một số người tiêu thụ một lượng lớn cá hố dầu cũng bị đau bụng và nôn mửa. Cá hố dầu có hương vị hấp dẫn và có thể có giá rẻ hơn đáng kể so với một số loài cá khác, dẫn đến việc một số người bán cá cố tình ghi sai nó là cá chim hoặc thậm chí là cá tuyết, mặc dù chúng hoàn toàn không liên quan. Điều này khiến người tiêu dùng thường ăn với khẩu phần lớn hơn, vì họ cho rằng đó là loại cá mà họ quen thuộc, và sau đó có thể bị tiêu chảy. Vì lý do này, Nhật Bản và Italia đã áp dụng lệnh cấm nhập khẩu cá hố dầu. Australia không cấm bán cá hố dầu nhưng khuyến cáo các nhà bán lẻ và nhà cung cấp dịch vụ ăn uống thông báo cho người tiêu dùng về nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến tiêu thụ cá hố dầu. FDA Hoa Kỳ cũng cảnh báo người tiêu dùng về khả năng dán nhãn sai của cá hố dầu và các tác dụng phụ như tiêu chảy hoặc nôn mửa có thể xảy ra đều gây khó chịu tồi tệ nhất, nhưng không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Cá hố dầu vảy lạ ("Lepidocybium flavobrunneum"), một họ hàng của cá hố dầu, cũng có hàm lượng este sáp cao và thường bị dán nhãn sai tương tự.
1
null
Banknetvn là tên viết tắt của Công ty cổ phần thanh toán Quốc gia Việt Nam được thành lập ngày 09 tháng 07 năm 2004 với sự tham gia góp vốn của 56 cổ đông sáng lập gồm 55 ngân hàng hàng đầu Việt Nam và Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC. Banknetvn đã được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép Hoạt động dịch vụ thanh toán số 06/NHNN-GP ngày 09/07/2004, cho phép Công ty được hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực cung ứng các dịch vụ thanh toán liên quan đến việc phát hành, chấp thuận, thanh toán thẻ ngân hàng, thẻ thanh toán và các hoạt động khác có liên quan. Năm 2009, Chính phủ phê duyệt Đề án Xây dựng trung tâm thẻ thống nhất Quốc gia NAPAS, trong đó Banknetvn được chọn làm hạt nhân với mục tiêu là kết nối các hệ thống thanh toán thẻ và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Để thực hiện mục tiêu trên, ngày 01/04/2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đại diện cho Nhà nước chính thức góp vốn vào Banknetvn và trở thành cổ đông lớn nhất của Banknetvn với tỷ lệ là 61% Năm 2019, Banknetvn đổi tên thành Napas. Thành viên. 1. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (VBARD) 2. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 3. Ngân hàng Công thương Việt Nam (ICB) 4. Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) 5. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) 6. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (SACOMBANK) 7. Ngân hàng TMCP Đông Á (EAB) 8. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (SAIGONBANK) 9.Bộ Thông tin và Truyền thông 10.Kho bạc Nhà nước Việt Nam
1
null
Yoga cười (Hasyayoga) là một hình thức yoga sử dụng tiếng cười tự kích hoạt. Khái niệm về Yoga cười được dựa trên quan sát khoa học cơ thể không thể phân biệt giữa tiếng cười giả và thực sự, và tiếng cười giả và tiếng cười thật đều cung cấp các lợi ích sinh lý và tâm lý. Yoga cười kết hợp tiếng cười vô điều kiện với Pranayama (thở yoga), được giả lập như một bài tập cho cơ thể qua trao đổi ánh mắt và vui đùa như trẻ thơ. Sau đó cười trở thành thật sự và lây lan nhanh. Người tập yoga cười có thể cười một cách tự nhiên mà không nhất thiết phải đọc chuyện cười, tiếu lâm hay xem hài kịch. Yoga cười đã được bác sĩ Madan Kataria người Ấn Độ làm cho trở nên một thói quen tập thể dục phổ biến. Kataria viết về cách luyện tập trong cuốn sách của ông "Cười không cần lý do". Trong giữa thập niên 1990, yoga cười đã được thực hiện vào buổi sáng sớm, chủ yếu của các nhóm nam giới lớn tuổi trong công viên mở. Sau đó, một phiên bản hơn chính thức được tạo ra và phổ biến rộng rãi như "Câu lạc bộ tiếng cười". Yoga Kataria đầu tiên của Câu lạc bộ Tiếng cười bắt đầu vào ngày 13 tháng 3 năm 1995 tại Mumbai, bắt đầu với năm người trong một công viên công cộng địa phương, các khái niệm đã nhanh chóng lây lan trên toàn thế giới. Như năm 2011, có hơn 8.000 câu lạc bộ Tiếng cười trong 65 quốc gia. Tại Việt Nam, Yoga cười lần đầu tiên được Liên minh Yoga quốc tế YAI (Yoga Alliance International) giới thiệu tại Việt Nam vào năm 2010. Đại diện của tổ chức là Mr Karan đã có rất nhiều buổi hội thảo, trao đổi về Yoga cười tại Việt Nam. .
1
null
Tóc giả là một bộ tóc được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như tóc thật, lông động vật hoặc vật liệu tổng hợp và được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Trong lĩnh vực thời trang, tóc giả là một phụ kiện thời trang được sử dụng để thay đổi kiểu tóc, màu tóc hoặc độ dài tóc, giúp người dùng thể hiện phong cách cá nhân hoặc phù hợp với một dịp đặc biệt. Trong y tế, tóc giả có thể được sử dụng để che giấu các vấn đề về tóc do bệnh tật hoặc chấn thương. Chúng còn được sử dụng trong văn hóa để thể hiện bản sắc văn hóa hoặc tôn giáo. Lịch sử. Thời cổ đại và trung cổ. Trong xã hội Ai Cập cổ đại, cả nam và nữ đều cạo trọc hoặc cắt tóc ngắn và thường xuyên đội tóc giả. Họ đội tóc giả để che nắng, bảo vệ da đầu khỏi bụi bẩn và chấy rận. Tóc giả cũng là một cách để thể hiện địa vị xã hội và sự giàu có. Người Ai Cập làm tóc giả bằng tóc người, lông thú hoặc sợi cây gai dầu. Họ dệt tóc thành lưới hoặc bện thành dây. Sau đó, họ gắn tóc vào một khung hoặc mũ. Tóc giả có thể được nhuộm màu hoặc trang trí bằng đồ trang sức. Những nền văn hóa cổ đại khác, bao gồm Assyria, Phoenicia, người Do Thái ở Israel cổ đại, Hy Lạp và La Mã, cũng sử dụng tóc giả. Tóc giả là một phần quan trọng trong thời trang của nhiều nền văn hóa cổ đại. Ở Trung Quốc, tóc giả trở nên phổ biến từ thời Xuân Thu (770 – 476 TCN). Thế kỷ 16 và 17. Sau sự sụp đổ của Đế chế La Mã phương Tây , người dân phương Tây không còn chuộng sử dụng tóc giả nữa. Họ cho rằng tóc giả là biểu tượng của sự xa hoa và lãng phí, không phù hợp với thời kỳ khó khăn. Mãi đến thế kỷ 16, khi kinh tế phương Tây bắt đầu phát triển, tóc giả mới được hồi sinh trở lại. Lúc này, tóc giả được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, chủ yếu là để che giấu tình trạng rụng tóc hoặc cải thiện vẻ bề ngoài cá nhân. Tóc giả không chỉ là một phụ kiện thời trang, mà còn là một cách để bảo vệ sức khỏe. Trong thời kỳ vệ sinh kém, tóc dài dễ bị nhiễm chấy rận. Cạo tóc tự nhiên và thay thế bằng tóc giả dễ vệ sinh hơn là một cách để giảm thiểu nguy cơ này. Mũ bằng lông thú cũng được sử dụng theo cách tương tự. Sự hồi sinh của bộ tóc giả này có thể được quy cho sự bảo trợ của hoàng gia. Tại Anh, Nữ hoàng Elizabeth I nổi tiếng với bộ tóc giả màu đỏ của bà. Ở Pháp, Vua Louis XIII bắt đầu đội tóc giả vào năm 1624 khi ông bắt đầu bị hói. Con trai và người kế vị của ông, Vua Louis XIV, đã tiếp tục phong cách này và giúp nó trở nên phổ biến ở Pháp và các nước châu Âu khác. Bộ tóc giả vẫn là phong cách thống trị của nam giới trong khoảng 140 năm cho đến khi Cách mạng Pháp nổ ra vào năm 1789. Cách mạng đã dẫn đến sự thay đổi về trang phục và phong cách, và bộ tóc giả đã dần dần bị loại bỏ. Tóc giả nam giới được du nhập vào thế giới nói tiếng Anh vào năm 1660, khi vua Charles II trở về nước sau thời gian lưu vong ở Pháp. Những bộ tóc giả này thường dài ngang vai hoặc dài hơn, bắt chước kiểu tóc dài đã trở thành mốt của nam giới ở Pháp từ những năm 1620. Tóc giả nhanh chóng trở nên phổ biến trong triều đình Anh. Nhiều quý tộc và quan chức bắt đầu đeo tóc giả để thể hiện sự giàu có và địa vị của họ. Vào thế kỷ 17, nam giới quý tộc ở châu Âu thường đội tóc giả. Tóc giả không chỉ là một món đồ thời trang, mà còn là một biểu tượng của địa vị xã hội. Các nhà làm tóc giả đã trở nên rất nổi tiếng và được coi trọng. Năm 1665, Hội thợ làm tóc giả được thành lập ở Pháp. Sự phát triển này nhanh chóng lan sang các nước châu Âu khác. Công việc của họ đòi hỏi kỹ năng cao bởi những bộ tóc giả thế kỷ 17 rất cầu kỳ. Chúng thường che kín lưng, vai và dài xuống ngực, khiến chúng rất nặng và khó chịu. Do đó, chúng cũng rất đắt tiền. Những ví dụ tốt nhất được làm từ tóc người, trong khi lông ngựa và dê thường được sử dụng thay thế rẻ hơn. Thế kỷ 18. Vào thế kỷ 18, nam giới thường đội tóc giả màu trắng phủ bột. Tóc giả này được làm từ tóc người hoặc tóc động vật khác, và thường được trang trí cầu kỳ. Phụ nữ không đội tóc giả, nhưng họ thường chải tóc với nhiều tóc nhân tạo hoặc tóc giả. Những kiểu tóc này cũng được phủ bột để có màu trắng hoặc trắng nhạt. Tóc giả phủ bột và tóc tự nhiên phủ bột trở thành xu hướng thời trang phổ biến ở châu Âu trong suốt thế kỷ 18. Một trong những kiểu tóc giả phức tạp nhất từng được tạo ra là kiểu tóc được đội trong lễ đăng quang của George III vào năm 1761. Kiểu tóc này được họa sĩ William Hogarth ca ngợi trong bản khắc "Five Orders of Periwigs". Đến năm 1765, việc đội tóc giả đã lỗi thời ngoại trừ một số nhóm nghề nghiệp như người đánh xe và luật sư. Trong thời kỳ này, mọi người có xu hướng chỉ để tóc tự nhiên, tạo kiểu và phủ bột để giống tóc giả. Tuy nhiên, xu hướng này đã hồi sinh một cách rầm rộ trong thời kỳ Macaroni những năm 1770. Phụ nữ chủ yếu phủ bột lên tóc màu xám hoặc xám xanh, và từ những năm 1770 trở đi không bao giờ có màu trắng sáng như nam giới. Trong những năm 1780, nam thanh niên bắt đầu tạo ra một xu hướng thời trang mới bằng cách phủ nhẹ bột lên mái tóc tự nhiên của họ. Tuy nhiên, xu hướng này không kéo dài lâu. Sau năm 1790, cả tóc giả và bột tóc đều trở nên lỗi thời. Sau năm 1790, họ hiếm khi dùng phấn phủ lên tóc. Năm 1795, chính phủ Anh đánh thuế bột tóc 1 guinea mỗi năm. Thuế này gây khó khăn cho việc sử dụng bột tóc, vốn được coi là một biểu tượng của chế độ cũ. Granville Leveson-Gower, một nhà ngoại giao Anh, đã ghi nhận sự thay đổi này khi ông ở Paris vào năm 1796. Tóc giả của nam giới trong thế kỷ 18 có nhiều thay đổi. Trước đó, tóc giả thường dài và cầu kỳ, nhưng sang thế kỷ 18, chúng trở nên nhỏ gọn và trang trọng hơn. Cho đến năm 1823, các giám mục của Giáo hội Anh và Giáo hội Ireland cũng đội tóc giả theo nghi lễ. Tóc giả của các giám mục thường có màu trắng, và có kiểu dáng cầu kỳ hơn tóc giả của các luật sư và thẩm phán. Thế kỷ 19 và 20. Tóc giả từng là một biểu tượng của địa vị xã hội cao ở châu Âu. Chúng được các nhà quý tộc, tầng lớp thượng lưu và các quan chức chính phủ sử dụng. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ 19, việc đội tóc giả bắt đầu bị bãi bỏ ở một số nước châu Âu. Ở Hoa Kỳ và Pháp, các nước cộng hòa mới thành lập, việc đội tóc giả bị coi là một biểu tượng của chế độ quân chủ. Những người theo chủ nghĩa cộng hòa muốn tạo ra một xã hội mới, nơi mọi người đều bình đẳng, không phân biệt địa vị xã hội. Ở các nước châu Âu khác, việc đội tóc giả vẫn tiếp tục được sử dụng trong các nghi lễ triều đình. Tuy nhiên, vào năm 1804, Napoleon Bonaparte lên ngôi hoàng đế Pháp. Napoleon là một người ủng hộ chủ nghĩa quân chủ, và ông đã khôi phục việc đội tóc giả cho các quan chức chính phủ. Ở Hoa Kỳ, chỉ có bốn tổng thống đầu tiên, từ John Adams đến James Monroe, đội tóc giả. Tóc giả của họ được làm bằng bột và có kiểu dáng xoăn, buộc thành hàng dài, theo phong cách cổ điển của thế kỷ 18. Tuy nhiên, không phải tất cả các tổng thống này đều đội tóc giả thường xuyên. Thomas Jefferson chỉ đội tóc giả một vài lần, và ông ngừng đội tóc giả hoàn toàn sau khi trở thành tổng thống vào năm 1801. John Quincy Adams cũng đội tóc giả khi còn trẻ, nhưng ông đã từ bỏ mốt này khi giữ chức Bộ trưởng Hoa Kỳ tại Nga từ năm 1809 đến năm 1814, rất lâu trước khi lên nắm quyền tổng thống vào năm 1825. George Washington là tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, không bao giờ đội tóc giả. Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, các thợ làm tóc ở Anh và Pháp đã kinh doanh rất nhanh chóng khi cung cấp các bộ tóc giả nhỏ, lọn tóc và búi giả được làm sẵn để kết hợp vào kiểu tóc. Tóc giả có thể giúp phụ nữ tạo ra các kiểu tóc phức tạp mà không cần phải cắt tóc quá dài. Việc sử dụng búi tóc không hề giảm đi ngay cả khi tóc của phụ nữ ngày càng ngắn hơn trong thập kỷ từ 1910 đến 1920. Tuy nhiên, chúng dường như đã lỗi thời trong những năm 1920, khi kiểu tóc ngắn trở nên phổ biến hơn. Vào những năm 1960, một loại tóc giả tổng hợp mới đã được phát triển bằng cách sử dụng sợi modacrylic. Tóc giả tổng hợp có giá cả phải chăng hơn và dễ chăm sóc hơn tóc giả làm bằng tóc thật. Thế kỷ 21. Trong thế kỷ 21, ngành công nghiệp tóc giả đã trở thành một ngành công nghiệp tỷ đô. Tóc giả được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm che đi các khuyết điểm về tóc, tạo ra các kiểu tóc phức tạp và tạo ra các kiểu tóc theo phong cách thời trang. Ấn Độ là nguồn cung cấp tóc chính cho ngành công nghiệp tóc giả. Tuy nhiên, ngành công nghiệp tóc giả cũng có những vấn đề về đạo đức. Có báo cáo cho rằng phụ nữ ở khu vực ASEAN và trẻ em ở khu ổ chuột ở Ấn Độ bị bóc lột để lấy tóc. Tóc thu mua được từ các nguồn trên sẽ được vận chuyển đến Trung Quốc để sản xuất và chế biến. Tại đây, tóc được phân loại và tạo thành tóc giả. Sản phẩm cuối cùng được xuất khẩu ra nước ngoài, trong đó các quốc gia dẫn đầu là Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Do Thái giáo. Theo luật Do Thái, phụ nữ đã kết hôn phải che tóc để thể hiện sự khiêm tốn và riêng tư. Có nhiều cách để che tóc, chẳng hạn như đội khăn quàng cổ, mũ trùm đầu, hoặc đội tóc giả. Một số phụ nữ Do Thái Chính thống đội tóc giả, được gọi là sheitels. Tóc giả của những người theo đạo Do Thái Haredi và Hasidic thường được làm từ tóc người. Một số giáo sĩ Do Thái cho rằng tóc giả là không phù hợp. Họ lập luận rằng tóc giả có thể thu hút sự chú ý của người khác và khiến người phụ nữ trông giống như cô ấy đang cố gắng che đi điều gì đó.
1
null
Cá phèn sọc vàng kim (danh pháp hai phần: Mulloidichthys flavolineatus) là một loài cá trong họ Cá phèn. Cá phèn sọc vàng kim thường được tìm thấy ở Biển Đỏ và Đông Phi cho đến Hawaii, quần đảo Marquises, quần đảo Ryukyu và đảo Phục Sinh. Con đực dài tối tối đa 43 cm..
1
null
<mapframe latitude="9.613486" longitude="105.970248" zoom="16" width="200" height="120" align="right" />Trường THPT Chuyên Nguyễn Thị Minh Khai tỉnh Sóc Trăng, ban đầu có tên là trường Phổ thông trung học cấp II-III chuyên Sóc Trăng, được thành lập theo quyết định số 300/QĐ.TCCB.96 ngày 15/5/1996 của UBND tỉnh Sóc Trăng và chính thức hoạt động vào tháng 9/1996. Năm 1998, trường được đổi tên thành THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai để phù hợp với tinh thần của Luật Giáo dục. Cơ sở vật chất. Hiện trường đang tọa lạc trên khuôn viên với diện tích 16.000 m² tại phường 6, thành phố Sóc Trăng với hệ thống phòng học, phòng thiết bị, thí nghiệm thực hành, thư viện, hội trường, nhà thi đấu, kí túc xá, sân tập thể dục… Thành tích. Vào những ngày đầu mới thành lập, dù cơ sở vật chất còn thiếu thốn (chỉ có 06 phòng cấp 4, trong đó có 04 phòng học và 02 phòng để trang bị máy tính và làm việc, cùng với trang thiết bị chỉ cơ bản cho việc dạy và học) nhưng trường đã bắt đầu có 02 học sinh giỏi quốc gia vào năm học 1997-1998. Từ đó đến nay, đã có hơn 9.000 học sinh tốt nghiệp, nhiều học sinh đã đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh, danh hiệu/ huy chương các kì thi khu vực, và giỏi quốc gia. Những năm gần đây, tỉ lệ đỗ đại học của trường luôn đứng thứ hạng cao trong tỉnh và khu vực. Đội ngũ giảng dạy. Năm 1996, trường Phổ thông trung học cấp II-III chuyên Sóc Trăng chỉ có 08 cán bộ, giáo viên và nhân viên cơ hữu, đa phần phải thỉnh giảng từ một số trường trong khu vực. Đến nay, toàn trường có 110 cán bộ, giáo viên nhân viên. Trong đó có 01 tiến sĩ, 36 thạc sĩ, 10 cán bộ, giáo viên đang học sau đại học (07 thạc sĩ, 03 nghiên cứu sinh), đảm bảo giảng dạy tất cả các môn.
1
null
andLinux là một hệ thống dựa trên Ubuntu bằng cách sử dụng Linux kernel được thiết kế để chạy một môi trường Linux nguyên bản trên hệ thống Windows (2000, XP, 2003, Vista, 7; bản 32-bit). Nó là một phần mềm FLOSS được phát hành theo giấy phép GNU GPL. Nó sử dụng hạt nhân CoLinux để hoạt động, Xming để chạy X Windows, PulseAudio cho âm thanh, và có sự lựa chọn của một trong hai cách sử dụng một phiên bản rút gọn của KDE hoặc XFCE.
1
null
Trong ngôn ngữ học, số ngữ pháp là một thể loại ngữ pháp của danh từ, tính từ, đại từ, và động từ thỏa thuận thể hiện tính phân biệt trong đếm số (chẳng hạn như "một", "hai", hoặc "ba hoặc nhiều hơn"). Thông thường việc đếm số có tính phân biệt, tuy nhiên không phải luôn luôn việc này có thể tương ứng với số lượng thực tế về mặt thể hiện số đếm của danh từ hoặc đại từ tương ứng.
1
null
Quần đảo Marquises hay quần đảo Marquesas (tiếng Pháp: "Îles Marquises" hay "Archipel des Marquises" hay Marquises; tiếng Marquises: Te Henua (K) Enana (Bắc Marquises) và Te Fenua ENAT (Nam Marquises), cả hai đều có nghĩa là "Vùng đất của con người") là một nhóm các đảo núi lửa ở Polynesia thuộc Pháp, một cộng đồng hải ngoại của Pháp ở Nam Thái Bình Dương. Marquises có tọa độ 9° 00 vĩ nam, 139° 30 kinh tây. Điểm cao nhất là đỉnh núi Oave (tiếng Pháp: Mont Oave) tại đảo Ua Pu với độ cao 1.230 m trên mực nước biển. Quần đảo Marquises tạo thành một trong năm đơn vị hành chính (các phân khu hành chính) của Polynesia thuộc Pháp. Thủ đô của quần đảo Marquises phân khu hành chính của Taiohae là khu định cư trên đảo Nuku Hiva. Dân số của quần đảo Marquises là 9.346 người năm theo kết quả điều tra dân số năm 2017.
1
null
Chiêu Linh hoàng thái hậu (chữ Hán: 昭靈皇太后, ? - tháng 7, 1200 ), là một Hoàng hậu, Hoàng thái hậu của nhà Lý, vợ của Lý Anh Tông, mẹ của Phế Thái tử Bảo Quốc vương Lý Long Xưởng. Bà là mẹ đích của Lý Cao Tông, nhưng ở ngôi Thái hậu lại mưu việc phế lập ngôi vị, suýt là làm lung lay triều Lý. May có đại thần Tô Hiến Thành còn đó, sự việc mới được yên, Thái hậu phải rút lui khỏi chính trường. Hoàng hậu nhà Lý. Không rõ gia thế bà ra sao, chỉ biết bà họ Vũ (武). Năm 1151, bà sinh được hoàng tử trưởng của Anh Tông là Lý Long Xưởng (李龍昶), và Long Xưởng do là Hoàng đích trưởng tử nên được phong làm Thái tử. Theo Đại Việt sử lược ghi nhận, khi đó có Nguyên phi Từ thị (徐氏) được Anh Tông sủng ái, Vũ hoàng hậu ghen, xui Long Xưởng quyến rũ Từ thị ấy để Anh Tông xa lánh và khinh nhờn bà ta. Từ thị không chịu và tâu thẳng lên Anh Tông, ông tức giận mà phế bỏ Long Xưởng, giáng làm Bảo Quốc vương (保國王). Đến cuối cùng, Anh Tông lập con nhỏ là Lý Long Cán, con của Thục phi Đỗ Thụy Châu làm Thái tử. Bà mấy lần xin cho Anh Tông phục vị lại cho con mình, nhưng Hoàng đế gạt đi mà nói: "Làm con mà không biết kính trọng đấng song thân (cha mẹ) thì làm sao làm ông vua yêu dân được?" Năm 1175, tháng 8, Anh Tông hoàng đế băng hà, Long Cán lên ngôi tức Lý Cao Tông. Bà được tôn làm Chiêu Linh hoàng thái hậu, còn Đỗ thị được tôn làm Chiêu Thiên Chí Lý hoàng thái hậu (照天至理皇太后). Tô Hiến Thành được cử làm Thái úy phụ chính. Hoàng thái hậu nhà Lý. Tân đế Cao Tông lên ngôi khi mới 3 tuổi, Thái hậu nghĩ là Hoàng đế còn nhỏ, bèn mưu đoạt lại ngôi vị cho con trai mình. Đầu năm 1178, sau khi mãn tang Tiên đế Anh Tông, Thái hậu mở tiệc ở trong điện và chiêu dụ quan lại hòng lập mưu gây sức ép buộc Cao Tông phải thoái vị, nhưng các đại thần đều một lòng nghe theo Thái úy Tô Hiến Thành, người lĩnh quản Cấm binh, khiến mưu sự không thành. Sau khi thuyết phục các quan viên không được, bà tìm đến Tô Hiến Thành. Biết ông là người trung thực, khó mà mua chuộc, bà sai người đến gặp riêng vợ ông là Lữ phu nhân, đưa hết ngọc ngà châu báu. Ông biết được, than rằng: ""Ta là đại thần nhận mệnh tiên đế dặn lại giúp vầy vua bé, nay lấy của đút mà bỏ vua nọ lập vua kia thì làm sao gặp tiên đế ở suối vàng". Một hôm, Thái hậu lại triệu ông vào mà thuyết phục, lời nói rằng:"Ông đối với nước nhà có thể nói là người trung đấy, nhưng tuổi tác của ông cũng đã đến lúc về chiều rồi vậy mà lại đi giúp một ông vua nhỏ bé thì những việc ông làm ai biết cho ? Chi bằng lập vua lớn tuổi, có lớn tuổi thì kẻ kia mới biết mà đem sự ban thưởng của một vị vua hiền đức đến cho ông, rồi ông sẽ được giàu sang mãi mãi, há không phải đẹp đẽ hay sao?" Nhưng Tô Hiến Thành đáp lại:"Làm việc bất nghĩa mà được giàu sang, kẻ trung thần nghĩa sĩ đâu có vui làm. Lời tiên đế còn ở bên tai, điện hạ lại không nghe việc của Y Doãn, Hoắc Quang ngày xưa sao? Thần không dám vâng mệnh". Nói rồi, Tô Hiến Thành vội bước đi. Thái hậu phẫn uất nhưng không làm gì được. Thấy không thuất phục được Tô Hiến Thành, Thái hậu đành mưu việc tạo binh biến. Trong đêm triệu gấp con trai vào cung bàn kế. Long Xưởng vừa sợ vừa mừng, bèn dùng chiếc ghe nhỏ đi theo sông Tô Lịch để vào cung. Tô Hiến Thành nhận được mật báo, chấn chỉnh quân đội hoàng cung, ngăn cản Long Xưởng vào. Long Xưởng không thể vào được, đành phải rút lui. Việc mưu phế lập không thành. Thái hậu từ đấy từ bỏ việc phế lập, rút lui khỏi chính trường. Năm Kỷ Mùi (1200), tháng 7, Chiêu Linh Thái hậu mất, không rõ bao nhiêu tuổi. Việc đặt thụy hiệu của bà không được đề cập, cũng không rõ bà có được táng cùng lăng với Lý Anh Tông hay không.
1
null
CentOS (, từ Community Enterprise Operating System) là một Bản phân phối Linux. Nó có nguồn gốc hoàn toàn từ bản phân phối Red Hat Enterprise Linux (RHEL). Tháng 1/2014, CentOS đã tuyên bố chính thức gia nhập Red Hat trong khi vẫn độc lập với RHEL, dưới một ban quản trị mới của CentOS. CentOS cung cấp một nền tảng điện toán doanh nghiệp tự do và phấn đấu để duy trì khả năng tương thích nhị phân 100% với nguồn thượng nguồn của nó, Red Hat. Bản phát hành đầu tiên của CentOS là trong tháng 5/2004, đánh số là CentOS phiên bản 2, nó là phân nhánh từ RHEL phiên bản 2.1AS. Sau bản phát hành phiên bản 7.0, CentOS chỉ còn hỗ trợ chính thức kiến trúc x86-64, trong khi các phiên bản cũ hơn 7.0-1406 cũng hỗ trợ IA-32 với Physical Address Extension (PAE). , phát hành AltArch của CentOS 7 là có sẵn cho các kiến trúc IA-32, Power ISA, và cho ARMv7hl và biến thể AArch64 của kiến trúc ARM. Phiên bản CentOS 8 được khởi động từ tháng 5/2019. Lịch sử. Trước khi được biết đến dưới tên hiện tại, CentOS có nguồn gốc là một sản phẩm của CAOS Linux, được khởi động bởi Gregory Kurtzer. Tháng 6/2006, David Parsley, nhà phát triển chính của Tao Linux (một nhân bản khác của RHEL), thông báo ngừng phát triển Tao Linux chuyển sang phát triển CentOS. Người dùng Tao chuyển sang CentOS thông qua yum update. Tháng 7 năm 2009, họ đã thông báo trong một bức thư ngỏ trên trang web của dự án CentOS rằng người sáng lập của CentOS, Lance Davis, đã biến mất vào năm 2008. Davis had ceased contribution to the project, but continued to hold the registration for the CentOS domain and PayPal account. Tháng 8/2009, Nhóm CentOS thông báo đã liên lạc được với Davis và đã có được các tên miền centos.info và centos.org. Vào tháng 7 năm 2010, CentOS đã vượt qua Debian để trở thành bản phân phối Linux phổ biến nhất cho các máy chủ web, với gần 30% tất cả các máy chủ web Linux sử dụng nó. Debian lấy lại vị trí dẫn đầu vào tháng 1 năm 2012. Tháng 1/2014, Red Hat thông báo họ trở thành nhà bảo trợ của dự án CentOS, "giúp thiết lập một nền tảng phù hợp với nhu cầu của các nhà phát triển nguồn mở tích hợp các công nghệ trong và xung quanh hệ điều hành". Do những thay đổi này, quyền sở hữu thương hiệu CentOS đã được chuyển sang Red Hat, iện đang sử dụng hầu hết các nhà phát triển đầu của CentOS; tuy nhiên, họ hoạt động như một phần của nhóm Open Source and Standards của Red Hat, hoạt động tách biệt với nhóm Red Hat Enterprise Linux. Một ban quản trị mới của CentOS cũng được ra mắt. Thiết kế. RHEL chỉ có sẵn thông qua dịch vụ thuê bao trả phí hoặc để sử dụng phát triển trong môi trường phi sản xuất – cung cấp truy cập để cập nhật phần mềm và mức độ hỗ trợ kỹ thuật khác nhau. Sản phẩm chủ yếu bao gồm các gói phần mềm được phân phối theo nguồn mở hoặc một giấy phép phần mềm tự do và mã nguồn những gói này được công bố bởi Red Hat. Các nhà phát triển CentOS sử dụng mã nguồn của Red Hat để tạo ra một sản phẩm cuối cùng rất tương tự như RHEL. Thương hiệu và logo của Red Hat đã bị thay đổi bởi vì Red Hat không cho phép họ được phân phối lại. CentOS là tự do sủa đổi. Hỗ trợ kỹ thuật chủ yếu được cung cấp bởi cộng đồng thông qua mailing lists chính thức, diễn đàn, và các chat room Dự án được liên kết với Red Hat nhưng mong muốn được công khai, cởi mở và bao quát hơn. Trong khi Red Hat sử dụng hầu hết các nhà phát triển đầu của CentOS, thì chính dự án CentOS dựa vào sự đóng góp từ người dùng và các nhà tài trợ tổ chức. Phiên bản và phát hành. Phát hành CentOS. Số phiên bản của CentOS nhỏ hơn 7.0 có hai phần, một phiên bản chính và một phiên bản nhỏ, tương ứng với phiên bản chính và cập nhật của Red Hat Enterprise Linux được sử dụng để xây dựng là phiên bản của CentOS. Ví dụ, CentOS 6.5 được xây dựng từ các gói nguồn của RHEL 6 update 5 (còn được biết là RHEL version 6.5), cái gọi là "phát hành điểm" của RHEL 6. Bắt đầu với phiên bản 7.0, CentOS số phiên bản cũng bao gồm một phần thứ ba chỉ ra dấu thời gian của mã nguồn phát hành dựa trên. Ví dụ: số phiên bản 7.0-1406 vẫn ánh xạ bản phát hành CentOS này sang bộ cập nhật zeroth của RHEL 7, trong khi "1406" chỉ ra rằng mã nguồn phát hành này dựa trên ngày từ tháng 6 năm 2014. Sử dụng tháng tháng cho phép hình ảnh cài đặt được phát hành lại để phát hành container và đám mây sắp tới, trong khi vẫn duy trì kết nối với phiên bản phát hành cơ sở có liên quan. Từ giữa 2006, bắt đầu với phiên bản 4.4 (chính thức được gọi là Red Hat Enterprise Linux 4.0 update 4, Red Hat đã thông qua một quy ước phiên bản giống hệt của CentOS (ví dụ, RHEL 4.5 hay RHEL 6.5). Phát hành AltArch. Phát hành AltArch là các bản được phát hành bởi Alternative Architecture Special Interest Group (AltArch SIG) để hỗ trợ các kiến trúc không được hỗ trợ bởi các bản phát hành CentOS cơ sở. Phát hành Add-ons. Software Collections (SCL) là một kho lưu trữ CentOS cung cấp một tập hợp động các ngôn ngữ lập trình, máy chủ database, và các gói liên quan khác nhau. Các phiên bản phần mềm được cung cấp gần đây hơn các phiên bản tương đương có trong bản phân phối CentOS cơ bản hoặc lần đầu tiên được cung cấp dưới dạng các gói CentOS chính thức. (See also the list of CentOS repositories below.) Các gói có sẵn từ SCL không thay thế các công cụ hệ thống mặc định được cung cấp với CentOS. Thay vào đó, một bộ công cụ song song được cài đặt trong thư mục và có thể được kích hoạt tùy chọn cho mỗi ứng dụng bằng cách sử dụng tiện ích .được cung cấp. Ví dụ: các phiên bản mặc định của Perl hoặc MySQL vẫn là các phiên bản do cài đặt CentOS cơ bản cung cấp. Lịch trình kết thúc hỗ trợ. Theo vòng đời của Red Hat Enterprise Linux (RHEL), CentOS 5 và 6 và 7 sẽ được "bảo trì đến 10 năm" vì nó dựa trên RHEL. Trước đây, CentOS 4 đã được hỗ trợ trong bảy năm. Phát hành không tương đương ngược dòng. Một số hình ảnh ISO được phát hành bởi dự án CentOS không có tham chiếu tương đương trực tiếp. TChúng được tạo cho các mục đích cụ thể, chẳng hạn như để cung cấp live bootable image, hoặc để cung cấp phương tiện cài đặt kích thước giảm. Ngoài những bản được liệt kê bên dưới, còn có các bản phát hành AltArch cũng không có bản phát hành tương đương trực tiếp. Các ảnh LiveCD và LiveDVD chứa một hệ thống file nén có thể khởi động, được tạo bởi một tập các tập lệnh tùy chỉnh using a kickstart configuration file. Những hình ảnh trực tiếp này cũng có thể được cài đặt vào đĩa cứng, do đó có được cài đặt CentOS đầy đủ chức năng. Không thể điều chỉnh tập hợp các gói được cài đặt theo cách đó trên đĩa cứng trong khi cài đặt, vì đó là cách chuyển hình ảnh đơn giản trên CD/DVD sang đĩa cứng. Sau khi khởi động từ đĩa cứng, yum có thể được dùng để thêm hoặc xóa các gói. Ảnh MinimalCD chứa tối thiểu các gói cần thiết cho cài đặt chức năng, không ảnh hưởng đến khả năng bảo mật hoặc khả năng sử dụng mạng. Những hình ảnh tối thiểu này sử dụng trình cài đặt CentOS tiêu chuẩn với tất cả các tính năng thông thường của nó trừ đi việc lựa chọn các gói. Yum có thể được sử dụng sau khi cài đặt hoàn tất để thêm hoặc xóa gói. Nhóm lợi ích đặc biệt. Nhóm lợi ích đặc biệt (SIGs) là các phần có tổ chức của cộng đồng CentOS mở đường để xây dựng các biến thể chuyên biệt của CentOS, đáp ứng các yêu cầu cụ thể. SIG có quyền tự do sửa đổi và nâng cấp CentOS theo nhiều cách khác nhau, bao gồm thêm nhiều phần mềm tiên tiến, xây dựng lại các gói hiện có tùy theo yêu cầu, cung cấp môi trường desktop thay thế hoặc cung cấp CentOS trên các kiến trúc không được hỗ trợ. Kiến trúc. As of version 7, CentOS fully supports only the x86-64 architecture, while the following architectures are not supported: , AltArch releases of CentOS 7 are available for the ARMv7hl and AArch64 variants of the ARM architecture, and plans exist for supporting other variants of the ARM architecture. ARM support is a community effort coordinated through the AltArch SIG. AltArch releases of CentOS 7 are also available for the IA-32 architecture and Power ISA (POWER7 và POWER8 chips). A Live CD version of CentOS is available at "mirror.centos.org". A bootable Live USB image of CentOS can be created manually or with UNetbootin. CentOS images are also available on Amazon's EC2 cloud, in form of prebuilt and already published Amazon Machine Images (AMIs). Kho lưu trữ. Có ba kho lưu trữ chính của CentOS (còn được biết là các kênh), chứa các gói phần mềm tạo nên bản phân phối CentOS chính: Dự án CentOS cung cấp một số kho lưu trữ bổ sung có chứa các gói phần mềm không được cung cấp bởi các kho 'mặc định' và " cập nhật " mặc định. Những kho lưu trữ này bao gồm:
1
null
Trong tạo Ảnh kỹ thuật số, một pixel hay một điểm ảnh ( hay ', viết tắt ') là một điểm vật lý trong một hình ảnh raster, hoặc một khối màu rất nhỏ và là đơn vị cơ bản nhất để tạo nên một bức ảnh kỹ thuật số. Địa chỉ của một điểm ảnh tương ứng với tọa độ vật lý ITS. Pixel LCD được sản xuất trong một mạng lưới hai chiều, và được sử dụng dấu chấm hoặc đại diện hình vuông thông thường, nhưng điểm ảnh CRT tương ứng với cơ chế thời gian của chúng và tỷ lệ quét.1 pixel không có kích thước cố định. Mỗi điểm ảnh là một mẫu của một hình ảnh ban đầu, nhiều điểm ảnh hơn thường cung cấp đại diện chính xác hơn của bản gốc. Cường độ của mỗi điểm ảnh có thể thay đổi. Hình ảnh trong hệ thống màu sắc, màu sắc thường là ba hoặc bốn đại diện trong lường độ thành phần như màu đỏ, xanh lá cây, và màu xanh, hoặc màu lục lam, đỏ tươi, màu vàng, và màu đen. Hầu hết các chương trình ứng dụng đồ họa đều diễn tả độ phân giải của hình ảnh bằng pixel dimensions - kích thước pixel, với số đo chiều ngang đi trước. Nguồn gốc. Từ pixel là sự kết hợp của pix (từ "hình ảnh", rút ​​gọn thành "ảnh") và el (cho "phần tử"); các cấu tạo tương tự với 'el' bao gồm các từ voxel và texel. Từ pix xuất hiện trên các tiêu đề của tạp chí Variety vào năm 1932, như một cách viết tắt của từ hình ảnh, liên quan đến phim. Đến năm 1938, "pix" được các phóng viên ảnh dùng để chỉ các bức ảnh tĩnh. Từ "pixel" được công bố lần đầu tiên vào năm 1965 bởi Frederic C. Billingsley của JPL, để mô tả các yếu tố hình ảnh của hình ảnh được quét từ các tàu thăm dò không gian đến Mặt Trăng và Sao Hỏa. Billingsley đã học từ này từ Keith E. McFarland, tại Bộ phận Liên kết của General Precision ở Palo Alto, người lần lượt nói rằng ông không biết nó bắt nguồn từ đâu. McFarland nói đơn giản là nó "đang được sử dụng vào thời điểm đó" (khoảng năm 1963). Khái niệm "yếu tố hình ảnh" có từ những ngày đầu tiên của truyền hình, ví dụ như "Bildpunkt" (từ tiếng Đức có nghĩa là pixel, nghĩa đen là 'điểm ảnh') trong bằng sáng chế Đức năm 1888 của Paul Nipkow. Theo nhiều từ nguyên khác nhau, công bố sớm nhất của thuật ngữ hình ảnh là trên tạp chí Wireless World vào năm 1927, Mặc dù nó đã được sử dụng trước đó trong các bằng sáng chế khác nhau của Hoa Kỳ được nộp vào đầu năm 1911. Một số tác giả giải thích pixel là tế bào hình ảnh, ngay từ năm 1972. Trong đồ họa và trong xử lý hình ảnh và video, pel thường được sử dụng thay vì pixel. Ví dụ, IBM đã sử dụng nó trong Tài liệu tham khảo kỹ thuật của họ cho PC gốc. Pixel. viết tắt là "px", cũng là một đơn vị đo lường thường được sử dụng trong thiết kế đồ họa và web, tương đương với khoảng 1⁄96 inch (0,26 mm). Phép đo này được sử dụng để đảm bảo một phần tử nhất định sẽ hiển thị có cùng kích thước bất kể độ phân giải màn hình xem phần tử đó. Pixilation, đánh vần với chữ i thứ hai, là một kỹ thuật làm phim không liên quan có từ thuở sơ khai của điện ảnh, trong đó các diễn viên trực tiếp được tạo dáng từng khung hình và chụp ảnh để tạo ra hoạt hình stop-motion. Một từ tiếng Anh cổ có nghĩa là "sở hữu bởi linh hồn (pixies)", thuật ngữ này đã được sử dụng để mô tả quá trình hoạt hình từ đầu những năm 1950; các nhà làm phim hoạt hình khác nhau, bao gồm Norman McLaren và Grant Munro, được cho là đã phổ biến nó.
1
null
Hello Baby là một trong nhiều chương trình truyền hình thực tế của đài KBS, phát sóng vào Thứ Ba hàng tuần của KBS Joy. Bắt đầu vào năm 2009 và đã trải qua 5 phần, tạm kết thúc vào năm 2012. Chương trình thể hiện khả năng làm cha, làm mẹ của các nhóm nhạc, các thần tượng K-pop bằng cách giao những đứa trẻ cho họ chăm sóc, xem nhau như một gia đình. Những đứa trẻ này ở nhiều độ tuổi khác nhau, có bé mới chỉ sinh ra vài tháng nhưng cũng có bé đã 4, 5 tuổi. Tính từ phần một đến giờ, đã có 6 nhóm nhạc tham gia làm cha mẹ và 9 đứa trẻ. Các thần tượng đó là SNSD, SHINee, T-ara, Super Junior Leeteuk và Sistar, MBLAQ, cũng chính là chủ nhân của 5 season Hello Baby. Nội dung. Season 1. Trong 22 tập này, ở mỗi tập, sẽ có cuộc bầu chọn "Worst Mom" and "Best mom". Dĩ nhiên, người giành vị trí người mẹ tốt nhất sẽ được nhận thưởng, còn người mẹ tệ nhất phải chịu hình phạt đó là lau dọn nhà cửa. Ngoài những người mẹ xinh đẹp này, trong nhiều tập còn có sự xuất hiện của nhiều người cha ("appa"). Season 2. Hello Baby mùa này là sự xuất hiện của những chàng mỹ nam làm xiêu lòng các nuna, nhóm nhạc 5 thành viên SHINee. Mỗi tập, 5 thành viên SHINee sẽ cùng sống, cùng ăn, cùng ngủ với đứa con trai của mình. Các người cha hết sức quan tâm, lo lắng, chăm chút từng miếng ăn giấc ngủ cho con trai. Không chỉ cưng chiều con mà 5 anh chàng này còn cố gắng dạy dỗ Yoogeun nên người. Đáp lại tình cảm của những người cha nhí nhố này, cuộc binh chọn của Yoogeun luôn làm các người cha hồi hộp, ngạc nhiên và thích thú. Season 3. Mẹ: T-ara Con trai: 3 anh em Mason. Số tập: 12 Thời lượng mỗi tập: 40 phút Thời gian: 2010 Sau thành công của Hello Baby phiên bản SNSD và SHINee thì đài KBS tiếp tục thực hiện chương trình nà với sự xuất hiện nhóm nhạc nữ T-ara. Bên cạnh đó, những đứa con đáng yêu của họ cũng không hề kém cạnh chút nào, đó chính là 3 anh em nhà Moon. Con trai: - Moon Mason (21/3/2007) - Moon Mavin (17/12/2008) - Moon Maden (18/12/2009) NỘI DUNG: Tập 1: Cuộc gặp gỡ với 3 anh em. Các thành viên T-ara chia làm 3 nhóm, được phân nhiệm vụ chăm sóc những đứa con để giành lấy danh hiệu những người mẹ đạt chuẩn. Những người mẹ không đạt chuẩn không thể tiếp tục tham gia chương trình. Tập 2: Vì thất bại trong nhiệm vụ được giao nên Soyeon và Jiyeon đã đến phá rối bữa tiệc của những người mẹ đạt chuẩn và 3 đứa trẻ. Tập 3: Khi chuyển đến nhà mới, cuộc chiến của các bà mẹ vẫn diễn ra không ngừng. Họ đã bàn nhau về việc cho Soyeon và Jiyeon cơ hội cuối cùng. Tập 4: Đưa những đứa trẻ đi tiêm ngừa ở bệnh viện và đại hội thể thao. Tập 5: Show trình diễn thời trang Pijama mùa đông trong phòng ngủ. Vào buổi sáng, những bà mẹ đã tổ chức cuộc thi làm sandwich và chiến thắng thuộc về đội Soyeon - Qri. Tập 6: T-ara đã chuẩn bị một bữa tiệc giáng sinh và hoàn thành ước nguyện được gặp ông già Noel của Mason (do Hyomin đóng giả). Tập 7: Ba anh em được đưa đến trụ sở Music Bank gặp T-ara. Họ đã gửi những tấm thiệp mời sinh nhật Mavin và Maden cho những nghệ sĩ khác và sau đó thì đi chụp hình gia đình. Tập 8: Bữa tiệc sinh nhật cảm động. Tập 9: Cả gia đình đi đến khu giải trí. T-ara đã diễn những câu chuyện cổ tích và dạy cho những đứa con biết phân biệt đúng sai nhưng thất bại vì bọn trẻ còn quá nhỏ, phần sau chúng đã tự sửa đổi "kịch bản" câu chuyện. Tập 10: Hyomin và Soyeon đã thành công để những đứa con chịu ăn kimchi với món cơm chiên kimchi giả dạng pizza. Sau đó họ đã cùng đến khu trượt tuyết. Tập 11: Tổ chức trò chơi đoán chữ, dạy ba anh em học vũ đạo và làm bánh bao mừng năm mới. Tập cuối: Cả gia đình cùng mặc Hanbok và chơi những trò chơi truyền thống và cùng ôn lại những kỉ niệm. T-ara đã tặng những cái cây mang tên Mason, Mavin, Maden cho ba anh em, họ hi vọng rằng những đứa con này sẽ trưởng thành như những cái cây kia. Đến lúc chia tay, các umma và ba anh em đều quyến luyến không muốn rời. Season 4. Appa & umma: Sistar và Leeteuk (Super Junior) Con trai: Kim Kyumin (Hangul : 김규민) Season 5. Sau khi kết thúc season 4, đài KBS tiếp tục tiên hành season 5 với nhóm MBLAQ. Các thành viên sẽ nuối nấng 3 đứa con quốc tế hết sức dễ thương, đó là Dayoung là con lai Việt Nam, Leo là con lai Pháp và cô bé Laurent là con lai Canada. Các người cha đã hết sức cố gắng để vừa thực hiện nhiệm vụ mà cũng vừa làm hài lòng các con. Cùng xem sự khó khăn của các người cha MBLAQ.
1
null
Đô thị mới là đô thị dự kiến hình thành trong tương lai theo định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia, được đầu tư xây dựng từng bước đạt các tiêu chí của đô thị theo quy định của pháp luật. Khái niệm này khác với khu đô thị mới, vốn có phạm vi nhỏ hơn, được xem là một khu vực trong đô thị được đầu tư xây dựng mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở.
1
null
An Toàn Hoàng hậu (chữ Hán: 安全皇后), còn gọi là Lý Cao Tông Đàm hậu (李高宗譚后) hay Đàm Thái hậu (譚太后), là Hoàng hậu của Hoàng đế Lý Cao Tông, mẹ đẻ của Hoàng đế Lý Huệ Tông. Thái hậu dựa vào vị trí ngoại thích, can thiệp triều cương, ngoại thích Đàm Dĩ Mông lại không có thực lực, chính sự càng suy. Chèn ép con dâu là Linh Từ Quốc mẫu vì bà rất ghét Trần Tự Khánh, nghi là mưu đoạt vương triều Lý. Linh Từ phải khổ sở, Huệ Tông không đành lòng, đang đêm ra cầu cứu Tự Khánh, thời cơ của nhà Trần lập nghiệp là từ đây. Hoàng hậu nhà Lý. Cao Tông Hoàng hậu mang họ Đàm (譚氏), là con gái của tướng quân Đàm Thì Phụng (譚時奉), có em trai là Đàm Dĩ Mông (譚以蒙) giữ chức "Hỏa đầu" thời Lý Anh Tông, sau được cất nhắc thành đại thần trong triều. Tháng 3 năm 1186, bà được Lý Cao Tông sách phong làm An Toàn Nguyên phi (安全元妃). Tháng 7 năm 1194, bà sinh ra Hoàng thái tử Lý Hạo Sảm (李日旵), cùng lúc đó bà được phong làm An Toàn Hoàng hậu. Năm 1209, Quách Bốc kéo quân về Thăng Long, gây ra biến loạn Quách Bốc, buộc Cao Tông Hoàng đế phải chạy đi Quy Hóa (Vĩnh Phú, Yên Bái). Hoàng thái tử Lý Sảm cùng Đàm Hoàng hậu phải chạy về Hải Ấp, được Trần Lý cùng Phạm Ngu (là một học giả người vùng Diêu Hào) lập làm minh chủ. Thái tử được sắp xếp kết hôn với con gái của Trần Lý là Trần Thị Dung, ban chức cho những người trong phe họ Trần như Trần Lý, Phạm Ngu và Tô Trung Từ. Họ Trần nhân danh Thái tử, đốc binh kéo về Thăng Long, đánh bại được Quách Bốc và rước Cao Tông quay về kinh đô. Đàm Hoàng hậu và Thái tử cũng được rước về không lâu sau đó, nhưng Hoàng hậu buộc Trần thị phải ở lại Hải Ấp. Hoàng thái hậu nhà Lý. Năm 1210, Cao Tông Hoàng đế băng hà. Thái tử Lý Hạo Sảm lên ngôi, tức Lý Huệ Tông. Đàm Hoàng hậu được tôn làm Hoàng thái hậu, sử sách thường gọi bà là Đàm Thái hậu (譚太后). Đàm Thái hậu là người cứng rắn, đích thân bà cùng Huệ Tông nghe chính sự, lại phong em trai là Dĩ Mông làm Thái sư, cùng Thái hậu trông coi triều chính, Huệ Tông không can dự vào. Đàm Dĩ Mông là người không có học thức, lại nhu nhược không quyết đoán, mọi việc do Đàm Thái hậu quyết định. Thái hậu là người chỉ nghĩ đến dòng họ và củng cố quyền lực nên không có chính sách gì đối với tình hình quốc gia mà chỉ gia tăng thế lực nhằm củng cố địa vị. Từ đó chính sự nhà Lý càng bất ổn. Mưu trừ Trần Tự Khánh. Vừa khi lên ngôi, Tô Trung Từ đã giết chết đại thần Đỗ Kính Tu, rồi đánh nhau to với các cựu thần nhà Lý gồm Đỗ Quảng, Đỗ Thế Qui và Phí Lệ. Cuối cùng Trung Từ giết chết tất cả, giành đại quyền binh lực trong tay. Huệ Tông phải phong cho Trung Từ làm Thái úy, chịu sự kèm cặp của Trung Từ. Huệ Tông yêu thương Trần Thị Dung, đem bà về kinh sư và phong làm Nguyên phi, phong cho anh trai Nguyên phi là Trần Tự Khánh làm Chương Thành hầu (章成侯). Năm 1211, Tô Trung Từ bị giết. Nhà Lý thoát khỏi sự kèm cặp của Tô Trung Từ. Nhưng thế lực nhà Lý đã quá suy yếu, phải tìm một dòng họ lớn để nhờ cậy. Lúc đó, chúa họ Đoàn là Đoàn Thượng, người thống lĩnh Hồng Châu đang có tranh chấp với Trần Tự Khánh. Bèn sai người nói Tự Khánh có ý mưu phản. Huệ Tông tức giận, cùng với sự gièm pha của Đàm Thái hậu mà giáng Nguyên phi xuống làm Ngự nữ (御女). Đoàn Thượng và Đoàn Văn Lôi đem binh về kinh sư. Huệ Tông hạ chiếu tấn phong tước hầu cho Đoàn Thượng, và kêu gọi các chư hầu tiêu diệt Trần Tự Khánh. Lúc bấy giờ, Trần Tự Khánh dẫn quân đi đánh khắp nơi, thu phục được nhiều đất, đặc biệt chiếm được Hồng châu, vùng từ Lạng châu đến núi Tam Trĩ hết thảy đều là đất của họ Trần. Tự Khánh do lo sợ Trần Thị Dung ở trong kinh sư bị hãm hại, kéo binh đến bến Tế Giang, sát ngay Thăng Long. Đàm Thái hậu ngờ vực Tự Khánh có ý phế lập ngôi vua. Bà bèn đem ba Hoàng tử; "Nhân Quốc vương", "Lục hoàng tử" và "Thất hoàng tử" con của Cao Tông với các thị thiếp khác dìm đầu chết ở sau giếng trong cung. Rồi sai đem xác cả ba ngươi vứt ra ngoài thành. Quần thần đều sợ Thái hậu không ai dám can. Thế là ngôi vị của Huệ Tông được giữ vững mà không sợ bị phế lập. Bấy giờ Huệ Tông thấy thế lực họ Trần mạnh lên, bèn truyền cho văn võ bá quan đều phải nghe mệnh lệnh Trần Tự Khánh. Mặt khác, Huệ Tông lại cùng với Đàm thái hậu và một số cận thần vẫn ngầm mưu diệt họ Trần. Đầu năm 1213, Thái hậu sai người đi với bọn tướng sĩ ở đạo Phù Lạc và đạo Bắc Giang, hẹn ngày cùng phát binh đánh Tự Khánh. Đúng ngày đã định, các tướng Phan Thế ở Phù Lạc, Ngô Mãi ở Bắc Giang tiến đến cửa Đại Hưng (cửa nam thành Thăng Long). Tự Khánh đang ở bến Đại Thông, nghe tin đó liền kéo quân lên kinh sư, vào cấm thành, đốt cầu Ngoạn Thiềm rồi lại trở về Đại Thông. Sau khi chiếm được đồng bằng hạ lưu sông Hồng và sông Đáy (trừ miền Đại Hoàng), Tự Khánh phát triển thế lực lên Quốc Oai. Vùng Quốc Oai vốn thuộc phạm vi kiểm soát của Nguyễn Tự. Khi đó Tự chết, phó tướng là Nguyễn Cuộc thay thế. Tự Khánh tiến quân lên Quốc Oai, dụ hàng được Nguyễn Cuộc, thanh thế thêm mạnh. Chạy về Lạng châu. Lý Huệ Tông bèn cùng Thái sư Đàm Dĩ Mông tự làm tướng, hẹn với quân Hồng châu đi đánh Tự Khánh, đến Mễ Sở gặp quân của họ Trần do Vương Lê, Nguyễn Cải chỉ huy. Hai bên chưa giao chiến, quân của Lê, Cải mới hò reo tiến lên, quân triều đình đã tự tan vỡ. Vương Lê, Nguyễn Cải bắt được thuyền rồng. Cánh quân đạo Bắc Giang do thái sư Đàm Dĩ Mông thống xuất tới bến An Diên (Thường Tín, Hà Tây) thì bị quân của Trần Thừa tiến đánh. Em họ Trần Tự Khánh là Trần Thủ Độ cùng Trần Hiến Sâm ở tả ngạn cũng tiến đánh thắng quân triều đình. Các tướng họ Trần khác là Phan Lân, Nguyễn Nộn từ Quốc Oai tiến đến chợ Dừa đánh thắng các tướng ở Hồng châu là Đoàn Cấm, Vũ Hốt. Lý Huệ Tông thất thế phải chạy lên Lạng Châu. Tự Khánh chiếm được kinh đô. Vài ngày sau, ông sai người đem thư lên Lạng Châu gặp Huệ Tông và nói rõ ý mình rằng: Nhưng vua Huệ Tông từ chối không theo Tự Khánh. Tự Khánh không đón được Huệ Tông, bèn lập vua mới Huệ Văn vương, con của Lý Anh Tông. Mưu trừ con dâu. Năm 1216, Trần Thị Dung từ Ngự nữ lại được phong làm Thuận Trinh Phu nhân (順貞夫人). Nhiều lần Thái hậu mắng Trần phu nhân là giặc, sai Huệ Tông đuổi bỏ đi. Bà còn sai người lén bỏ thuốc độc vào bữa cơm của con dâu, Huệ Tông biết ý, chia nhỏ bữa ăn của mình và không cho rời khỏi mình. Tháng 4 năm 1216, lại xảy ra loạn lạc khác: các tướng ở Cảo Xã (Nhật Tảo, Từ Liêm, Hà Nội) là Đỗ Át, Đỗ Nhuế chống lại triều đình. Vua Huệ Tông dựa vào Lý Bát, sai Bát đánh lại, nhưng không thắng. Trước tình thế đó, Huệ Tông đành lại quay về nương nhờ anh em họ Trần. Trần Tự Khánh sai bộ tướng Vương Lê đem thủy quân đi đón Huệ Tông sang Cứu Liên. Khi đó trong triều, Đàm Thái hậu ngày ngày muốn giết Trần Thị Dung, sai người cầm chén thuốc độc bắt phu nhân phải chết. Huệ Tông ngăn lại không cho, rồi đêm ấy cùng với phu nhân lẻn đi đến chỗ quân của Tự Khánh; gặp khi trời đã sáng, phải nghỉ lại ở nhà tướng quân Lê Mịch ở huyện Yên Duyên, gặp tướng của Tự Khánh là Vương Lê đem binh thuyền đến đón. Vua mới đỗ lại ở bãi Cứu Liên và truyền cho Tự Khánh đến chầu. Tự Khánh đón được Huệ Tông, bèn phế Nguyên vương mà mình từng đưa lên ngôi. Tháng 12 năm 1216, Thuận Trinh Phu nhân Trần Thị Dung được phong làm Thuận Trinh Hoàng hậu (順貞皇后). Từ lúc đó, anh em, thân thuộc họ Trần chiếm hết các chức văn võ quan trọng trong triều: Tự Khánh làm thái úy, khi xướng lễ không phải gọi tên; Trần Thừa được phong tước Liệt hầu làm Nội thị phán thủ; Trần Liễu (con cả Trần Thừa), Phùng Tá Chu và Lại Linh được tước Quan nội hầu; con cả Tự Khánh là Trần Hải được phong tước vương. Nắm quyền lớn trong tay, Trần Tự Khánh quyết ý đánh dẹp Bắc Giang vương Nguyễn Nộn, Hiền Tín vương Lý Bát, Hồng hầu Đoàn Văn Lôi, Hà Cao ở Quy Hóa. Cuối đời. Huệ Tông trúng bệnh, hóa điên, triều chính rơi vào tay họ Trần. Ông truyền ngôi cho con gái là Chiêu Thánh Công chúa, tức Lý Chiêu Hoàng; rồi xuất gia ở chùa Phù Liệt. Năm Ất Dậu (1225), bà cùng Lý Huệ Tông ra ở nơi chùa Phù Liệt xuất gia. Năm sau (1226), Huệ Tông bị Trần Thủ Độ sát hại. Lý Chiêu Hoàng do dàn xếp của Trần Thủ Độ, kết hôn với Trần Cảnh; sau lại nhường ngôi cho Cảnh, lập nên nhà Trần. Không rõ kết cuộc của Đàm Thái hậu ra sao.
1
null
Cá thu rắn (danh pháp hai phần: Gempylus serpens) là một loài cá trong họ Cá thu rắn. Cá thu rắn được tìm thấy được tìm thấy trên toàn thế giới, trong các đại dương nhiệt đới và cận nhiệt đới giữa vĩ độ 42° B và 40° N, đã có trường hợp con trưởng thành bơi lạc vào vùng biển ôn đới. Nó được tìm thấy ở độ sâu 600 mét. Quần thể cá thu rắn từ Đại Tây Dương và Ấn Độ-Thái Bình Dương có sự khác nhau giữa số lượng xương cột sống (51-55 so với 48-50) và số lượng vây lưng đầu tiên quay (30-32 so với 26-30), và như vậy có thể đại diện cho loài riêng biệt.
1
null
Chung Sở Hồng (; tên tiếng Anh: Cherie Chung Chor-hung; sinh ngày 16 tháng 2 năm 1960) là một nữ diễn viên Hồng Kông đã giải nghệ. Cô là một trong những diễn viên hàng đầu của điện ảnh Hồng Kông vào thập niên 1980. Tiểu sử và sự nghiệp. Là người gốc Khách Gia, Chung Sở Hồng tham gia cuộc thi Hoa hậu Hồng Kông vào năm 1979 và vào đến vòng chung kết nhưng không thắng được giải nào. Sau này cô lọt vào mắt đạo diễn Đỗ Kỳ Phong và được mời đóng bộ phim đầu tiên là "The Enigmatic Case" (1980). Vẻ đẹp và sự quyến rũ của Sở Hồng đã giúp cô trở thành một trong những diễn viên ăn khách nhất Hồng Kông thời đó. Trong sự nghiệp điện ảnh của Sở Hồng, một trong những vai diễn nổi tiếng nhất của cô là trong phim "Câu chuyện mùa thu" (1987) của đạo diễn Trương Uyển Đình, cô vào vai Jennifer, một phụ nữ trung lưu được giáo dục phải lòng một gã đàn ông thô lỗ và vô học do Châu Nhuận Phát thủ vai. Bộ phim nhanh chóng trở thành một trong những tác phẩm chiếu bóng hạng nhất của lịch sử điện ảnh Hồng Kông. Sở Hồng từng được xem là "Marilyn Monroe" của ngành công nghiệp giải trí Hồng Kông bởi vẻ đẹp của mình. Sở Hồng giã từ sự nghiệp diễn xuất kể từ đầu thập niên 1990. Bộ phim cuối cùng cô tham gia là của đạo diễn Ngô Vũ Sâm mang tên "Tung hoành tứ hải" (1991), cũng là một tác phẩm kinh điển. Cô kết hôn với bậc thầy ngành quảng cáo Chu Gia Đỉnh vào năm 1991 ở Hoa Kỳ, được biết đến với những thành tích đóng góp cho ngành quảng cáo Hồng Kông. Trước khi cưới, họ đã thỏa thuận là sẽ không sinh con. Ngày 24 tháng 8 năm 2007, Chu Gia Đỉnh chết vì ung thư dạ dày. Ông được tiến hành tang lễ theo nghi thức Công giáo. Cô còn rất tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
1
null
Thạch Hoằng (石弘, Shí Hóng) (313–334), tên tự Đại Nhã (大雅), là một hoàng đế của nước Hậu Triệu trong lịch sử Trung Quốc. Sau khi bị người em họ Thạch Hổ phế truất, ông được lập làm Hải Dương Vương (海陽王), ông đôi khi được biết tới với tước hiệu này. Bối cảnh. Thạch Hoằng là con trai thứ hai của Thạch Lặc, mẹ ông là Trình quý nhân. Không giống như Thạch Lặc có tính quân phiệt, Thạch Hoằng là một người có lòng tốt và tài văn chương. Sau khi huynh trưởng Thạch Hưng (石興) qua đời, Thạch Lặc lập ông làm thế tử. Năm 330, sau khi Thạch Lặc xưng làm "Thiên vương" và sau đó xưng đế, ông lập Thạch Hoằng làm thái tử. Thạch Lặc, e ngại việc cháu trai Thạch Hổ có quá nhiều quyền lực, nên ông đã chuyển một số quyền lực của Thạch Hổ cho Thạch Hoằng, song điều này chỉ làm cho Thạch Hổ bực tức, người này đã sẵn bất mãn trước việc Thạch Hoằng nhỏ tuổi song được lập làm thái tử, Thạch Hổ cho rằng mình mới xứng đáng làm thái tử do là người đã đóng góp nhiều nhất cho các chiến dịch thành công của Thạch Lặc. Trị vì. Vào mùa thu năm 333, Thạch Lạc qua đời, Thạch Hổ ngay lập tức giành lấy chính quyền bằng một cuộc chính biến. Trong sợ hãi, Thạch Hoằng đã nhường ngôi cho Thạch Hổ, song Thạch Hổ đã từ chối và buộc Thạch Hoằng nắm lấy ngai vàng và phong mình làm thừa tướng, Thạch Hoằng đã làm theo. Thạch Hổ giết chết quân sư của Thạch Lặc là Trình Hà (程遐), thúc phụ của Thạch Hoằng, và Từ Quang (徐光). Thạch Hổ tiếp tục buộc Thạch Hoằng lập mình làm Ngụy vương, phỏng theo tước hiệu của Tào Tháo khi ông ta làm người nhiếp chính cho Hán Hiến Đế. Vợ của Thạch Lặc, Lưu Thái hậu quyết định làm liều. Bà âm mưu cùng với con trai nuôi của Thạch Lặc là Bành Thành vương Thạch Kham (石堪) khởi đầu một cuộc nổi loạn chống lại Thạch Hổ, song Thạch Kham đã bị đánh bại và bị đưa lên giàn hỏa thiêu. Lưu Thái hậu, sau khi bị lộ vai trò của mình, cũng đã bị xử tử. Mẹ của Thạch Hoằng là Trình quý nhân trở thành thái hậu. Thạch Hổ sau đó cũng đánh bại các âm mưu của Hà Đông vương Thạch Sanh (石生), Thạch Lãng (石朗), và Quách Quyền (郭權) nhằm chống lại mình. Năm 334, không thể chịu đựng được sự bức hại của Thạch Hổ, Thạch Hoằng đã đích thân đến chỗ Thạch Hổ để trao ngai vàng và quốc ấn cho ông ta, Thạch Hổ đã từ chối và nói rõ rằng nếu ông ta muốn ngai vàng, thì ông ta mới là người đề xuất, chứ không phải Thạch Hoằng. Ngay sau đó, với cớ Thạch Hoằng vi phạm quy định về việc tang, Thạch Hổ đã phế truất Thạch Hoằng và giáng Thạch Hoằng làm Hải Dương vương rồi giết chết. Thạch Hổ sau đó đã giết Trình Thái hậu và các em trai của ông là Tần vương Thạch Hoằng (石宏) và Nam Dương vương Thạch Khôi (石恢). Các hậu duệ của Thạch Lặc vào thời điểm đó đều bị Thạch Hổ tiêu diệt.
1
null
Thạch Thế (石世, Shí Shì) (339–349) là vị hoàng đế tại vị trong 33 ngày cua nước Hậu Triệu trong lịch sử Trung Quốc. Trong các thư tịch Trung Hoa, ông cũng được đề cập đến với tước hiệu sau khi bị phế truất là Tiếu vương (譙王). Thạch Thế là người con trai út của Thạch Hổ, với Lưu Hoàng hậu, con gái của vị hoàng đế Hán Triệu cuối cùng là Lưu Diệu. Năm 348, sau khi Thạch Hổ giết hại thái tử thứ hai là Thạch Tuyên (石宣) vì tội giết Thạch Thao (石韜), ông suy xét đến việc lập ai làm thái tử, và mặc dù Thạch Thế là con trai út, tướng của Thạch Hổ là Trương Sài (張豺) đã thuyết phục ông rằng ông cần lập một thái tử mà người mẹ không có xuất thân thấp hèn. Lưu Hoàng hậu và Trương đã lập kế hoạch thao túng triều chính sau cái chết của Thạch Hổ. Sau khi Thạch Hổ tiến gần đến cái chết vào mùa hè năm 349, mặc dù Thạch Hổ đã dự tính rằng các hoàng tử, cũng là anh trai của Thạch Thế, gồm Bành Thành vương Thạch Tuân và Yên vương Thạch Bân (石斌) sẽ là đồng nhiếp chính, song Lưu Hoàng hậu và Trương Sài đã giả mạo chiếu chỉ để lệnh cho Thạch Tuân đến Quan Trung và giết Thạch Bân. Sau khi Thạch Hổ qua đời, Thạch Thế lên ngôi hoàng đế. Lưu Thái hậu trở thành người nhiếp chính, và bà chia sẻ quyền lực với Trương Sài. Bất mãn trước việc này, Thạch Tuân, cùng với một số tướng lĩnh ủng hộ, đã tiến đến kinh thành Nghiệp Thành, giết chết Trương Sài và giam cầm Lưu Thái hậu cùng Thạch Thế. Ông sau đó giả mạo một chiếu chỉ của Lưu Thái hậu và lên ngôi hoàng đế. Thạch Tuân phong Thạch Thế làm Tiếu vương, Lưu Thái hậu làm Tiếu Thái phi, song sau đó giết chết cả hai người. Thạch Thế mới 10 tuổi khi bị giết.
1
null
Thạch Tuân (石遵, Shí Zūn) (?-349) là một vị hoàng đế trị vì trong 183 ngày của nước Hậu Triệu trong lịch sử Trung Quốc. Ông là vị hoàng đế thứ hai trong bốn hoàng đế trị vì ngắn ngủi sau cái chết của Thạch Hổ. Ông cũng được biết đến với tước hiệu trước khi trở thành hoàng đế, Bành Thành vương (彭城王). Trước và trong thời Thạch Hổ trị vì. Thạch Tuân là con trai của Thạch Hổ với Trịnh Anh Đào (鄭櫻桃), bà cũng sinh cho Thạch Hổ người con trai cả là Thạch Thúy (石邃). Sau khi Thạch Hổ đoạt lấy quyền lực sau cái chết của Thạch Lặc năm 333, ông đã buộc tân hoàng đế Thạch Hoằng phải lập mình làm Ngụy vương và tất cả con trai của ông ta cũng trở thành thân vương, lúc đó, Thạch Tuân được lập làm Tề vương. Thạch Hổ đoạt lấy ngai vàng vào năm 334, và sau đó ông tuyên bố mình là "Thiên vương" vào năm 337, ông chuyển tước hiệu của tất cả các con trai ngoại trừ Thạch Thúy thành công, do vậy Thạch Tuân trở thành Bành Thành công. Mẹ của ông được lập làm hoàng hậu, trong khi Thạch Thúy được lập làm thái tử. Tuy nhiên, Thạch Thúy sau đó lại bị giết chết do có âm mưu giết cha, Trình Hoàng hậu cũng bị hạ bậc thành Đông Hải Thái phi. Trong hầu hết thời gian Thạch Hổ trị vì, Thạch Tuân có lẽ là một vị tướng. Năm 348, sau khi Thạch Hổ giết chết vị thái tử thứ hai, Thạch Tuyên (石宣) vì tội giết Thạch Thao (石韜), ông xem xét việc lập một thái tử khác. Viên quan Trương Cử (張舉) tiến cử hai con trai của Thạch Hổ là Thạch Tuấn, người mà ông ta ca ngợi có tài văn chương và có đạo đức, và Yên công Thạch Bân (石斌), người mà ông ca ngợi là biết các chiến lược quân sự. Tuy nhiên, dựa trên đề nghị của Trương Sài (張豺), Thạch Hổ lại lập người con trai út Thạch Thế làm thái tử. Chính biến chống Thạch Thế. Thạch Hổ lâm bệnh vào năm 349, ông dự định cho Thạch Tuân và Thạch Bân làm đồng nhiếp chính cho Thạch Thế, khiến cho Lưu Hoàng hậu và Trương Sài thất vọng. Lưu Hoàng hậu và Trương Sài đã giả mạo chiếu thư, cử Thạch Tuân đến Quan Trung và giết chết Thạch Bân. Sau khi Thạch Hổ qua đời, Thạch Thế đã kế vị, Thạch Tuân đã được phong tước hiệu danh dự nhằm xoa dịu, sông ông vẫn không hài lòng. Ông nay có tước hiệu Bành Thành vương, và liên minh với các tướng Diêu Dặc Trọng (姚弋仲), Bồ Hồng (蒲洪), Lưu Ninh (劉寧), Thạch Mẫn, và Vương Loan (王鸞), không ai trong số họ đặc biệt hài lòng về việc Thạch Thế được chọn, đưa quân đến Nhiệp thành (鄴城, nay thuộc Hàm Đan, Hà Bắc), và giết chết Trương Sài. Thạch Tuân sau đó giả mạo một chỉ dụ của Lưu Thái hậu và lập mình làm hoàng đế, sau đó cho giết Thạch Thế và Lưu Thái hậu. Ông phong cho mẹ mình làm thái hậu, và lập vợ mình làm hoàng hậu. Ông lập con trai của Thạch Bân là Thạch Diễn (石衍) làm thái tử, điều này khiến cho Thạch Mẫn thất vọng do Thạch Tuân trước đó đã hứa phong Thạch Mẫn làm thái tử. Trị vì. Mặc dù thất vọng, Thạch Mẫn sau đó đã lãnh đạo quân của Thạch Tuân đánh bại và giết chết Thạch Xung (石沖), người này tuyên bố Thạch Tuân là kẻ phản nghịch vì đã giết chết người thừa kế hợp pháp là Thạch Thế. Sau công trạng trong việc đánh bại Thạch Thế và Thạch Xung, Thạch Mẫn muốn có một quyền lực lớn trong triều đình, song Thạch Tuân đã từ chối. Trong vài tháng sau đó, các tướng địa phương của Hậu Triệu, trong khi bề ngoài vẫn tuân theo Thạch Tuân, dần tách ra khỏi triều đình trung ương. Cũng ý thức được về việc Hậu Triệu đang trên đà sụp đổ, các nước lân cận là Tiền Yên và Tấn đã lên kế hoạch xâm lược, song các cuộc chinh phạt lớn chỉ diễn ra sau thời Thạch Tuân trị vì. Thạch Tuân nhận thức sự tức giận của Thạch Mẫn đối với mình nên đã triệu tập một cuộc họp của các hoàng thân trước thái hậu, trong đó ông tuyên bố sẽ giết Thạch Mẫn. Tuy nhiên, Trịnh Thái hậu phản đối hành động này, và Thạch Tuân đã do dự. Trong khi đó, một trong các thân vương, Nghĩa Dương vương Thạch Giám, đã thông báo cho Thạc Mẫn biết về kế hoạch của Thạch Tuân, Thạch Mẫn nhanh chóng đưa quân đến bắt giữ Thạch Tuân. Thạch Mẫn sau đó giết chết Thạch Tuân (cùng Trịnh Thái hậu, Trương Hoàng hậu, Diễn Thái tử, cùng một số triều thần được Thạch Tuân tin tưởng) và lập Thạch Giám làm hoàng đế.
1
null
Thạch Giám (石鑒, Shí Jiàn) (?-350), tên tự Đại Lang (大郎) là một hoàng đế trị vì trong 103 ngày của nước Hậu Triệu trong lịch sử Trung Quốc. Ông là vị hoàng đế thứ 3 trong bốn hoàng đế có thời gian trị vì ngắn ngủi sau cái chết của Thạch Hổ. Ông đôi khi cũng được biết đến với tước tiệu trước khi trở thành hoàng đế, Nghĩa Dương vương (義陽王). Có thể cho rằng, việc ông âm mưu cùng với Thạch Mẫn chống lại anh trai Thạch Tuân đã dẫn đến sự sụp đổ của Hậu Triệu. Sử sách không nói nhiều về Thạch Giám trong khoảng thời gian trước khi cha ông, Thạch Hổ mất, bao gồm cả danh tính mẹ đẻ của ông. Ông được lập làm Đại vương vào năm 333 sau khi Thạch Hổ làm chính biến phế truất Thạch Hoằng, và sau khi Thạch Hổ tuyên bố mình là "Thiên vương" vào năm 337, Thạch Giám được lập làm Nghĩa Dương công. Ông được tái phong vương sau khi cha ông xưng đế đầu năm 349. Năm 342, ông được thuật lại là một trong các công tước có đội quân bị Thái tử Thạch Tuyên (石宣) chinh phạt, song mục tiêu chính là Tần vương Thạch Thao (石韜). Năm 345, ông là một chỉ huy tại vùng Quan Trung, ông đã đánh sưu thuế nặng nề; hơn nữa, ông buộc các quan có tóc dài phải kéo tóc ra để làm để làm thành các chiếc mũ trang trí. Biết chuyện, Thạch Hổ đã triệu hồi Thạch Giám và thay thế ông bằng Thạch Bao (石苞). Năm 349, sau cái chết của Thạch Hổ và người con trai út Thạch Thế lên kế vị, người nhiếp chính và cũng là mẹ của Thạch Thế là Lưu Thái hậu, đã cố gắng xoa dịu cả Thạch Giám và Bành Thành vương Thạch Tuân bằng cách ban cho họ các vị trí cao hơn. Tuy nhiên, Thạch Tuân vẫn bất mãn và đã tấn công kinh thành rồi đoạt ngôi hoàng đế, giết chết Thạch Thế và Lưu Thái hậu. Trong thời gian ngắn ngủi mà Thạch Tuân trị vì, Thạch Giám là một thành viên quan trọng trong triều. Ông là một trong các thân vương được triệu tập trong một cuộc họp do Thạch Tuân triệu tập trước mẹ mình là Trịnh Thái hậu, trong cuộc họp, Thạch Tuân tuyên bố rằng ông sẽ giết người cháu nuôi Thạch Mẫn. Thạch Giám, có lẽ đã âm mưu với Thạch Mẫn từ trước, nhanh chóng báo tin cho Thạch Mẫn, Thạch Mẫn dẫn quân bao vây hoàng cung, bắt và giết chết Thạch Tuân. Thạch Mẫn lập Thạch Giám làm hoàng đế. Tuy vậy, quyền lực thực tế nằm trong tay Thạch Mẫn và đồng minh của y là Lý Nông (李農). Thạch Giám không thể cam chịu cảnh Thạch Mẫn chiếm giữ quyền lực, vì vậy đã bảo em trai là Thạch Bảo và các tướng Lý Tùng (李松) và Trương Cai (張才) chống lại Thạch Mẫn, song sau khi họ bị đánh bại, Thạch Giám lại vờ rằng họ hành động độc lập và cho giết tất cả. Người em trai khác của ông, Tân Hưng vương Thạch Chi, nổi lên ở cố đô Tương Quốc (襄國, nay thuộc Tân Thái, Hà Bắc), liên minh với tộc trưởng Khương là Diêu Dặc Trọng (姚弋仲) và tộc trưởng Đê là Bồ Hồng (蒲洪) tấn công Thạch Mẫn và Lý Nông. Thạch Giám sau cố gắng cùng với tướng Tôn Phục Đô (孫伏都), một người Yết, tấn công Thạch Mẫn, song bị Thạch Mẫn đánh bại nhanh chóng, Thạch Giám sau lại cố bào chữa và lệnh cho Thạch Mẫn xử tử Tôn. Tuy nhiên, Thạch Mẫn bắt đầu nhận ra rằng Thạch Giám đứng đằng sau cuộc tấn công của Tôn Phục Đô, và ông quyết định rằng cần phải giải giáp vũ khí của người Yết, những người biết rằng Thạch Mẫn là người Hán. Ông ra lệnh rằng tất cả những người không phải là người Hán không được phép mang vũ khí. Thạch Mẫn cho quản thúc tại gia đối với Thạch Giám và không cho ông liên lạc với bên ngoài. Thạch Mẫn nhận thấy rằng người Hung Nô và Yết sẽ không bao giờ ủng hộ mình, và ông ra lệnh rằng nếu một người Hán giết chết một người ngoại tộc và dâng thủ cấp thì ông sẽ khen thưởng. Có khoảng 200.000 người đã bị giết trong cuộc thảm sát bao gồm cả một số người Hán có mũi cao và râu rậm, hai đặc điểm được xem là của người ngoại tộc. Năm 350, bị Thạch Mẫn ép buộc, Thạch Giám đã đổi quốc hiệu từ Triệu sang Vệ (衛) và tên hoàng tộc từ Thạch sang Lý (李). Nhiều đại thần đã chạy đến chỗ Thạch Chi. Các tướng lĩnh địa phương trên khắp đế chế trên thực tế đã trở nên độc lập, chờ đợi giải quyết tình hình bằng chiến tranh. Do Thạch Mẫn đã cho quân chống lại Thạch Chi, Thạch Giám đã tiến hành nỗ lực cuối cùng để chống lại, ông lệnh cho tướng Trương Thẩm (張沈) đến, sau khi Thạch Mẫn dời khỏi kinh thành, để tấn công. Tuy nhiên, các hoạn quan của Thạch Giám đã báo tin này cho Thạch Mẫn và Lý Nông, họ nhanh chóng trở về Nghiệp thành và giết chết Thạch Giám, cùng với 28 cháu nội của Thạch Hổ và những người còn lại trong hoàng tộc. Thạch Mẫn, phục hồi lại họ của cha đẻ mình là Nhiễm (冉), sau đó lên ngôi và trở thành hoàng đế của một đất nước mới, Ngụy (魏). Trên thực tế, Hậu Triệu đã đi đến hồi kết, mặc dù Thạch Chi vẫn giữ được Tương Quốc cho đến năm 351, khi bị tướng Lưu Hiển (劉顯) giết chết.
1
null
Thạch Chi (石祇, Shí Zhǐ) (?-351) là hoàng đế cuối cùng của nước Hậu Triệu trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người cuối cùng trong bốn hoàng đế Hán Triệu có thời gian trị vì ngắn ngủi sau cái chết của Thạch Hổ. Ông cũng được đề cập tới với tước hiệu trước khi trở thành hoàng đế là Tân Hưng vương (新興王). Sử sách gần như không nói gì về sự nghiệp của Thạch Chi trong thời gian trị vì của phụ thân ông, kể cả khi ông được lập làm vương. Khi cha ông qua đời, ông đang giữ tước hiệu Tân Hưng vương. Năm 349, khi hoàng huynh Lưu Giản trở thành hoàng đế bù nhìn, quyền lực trên thực tế rơi vào tay người cháu trai nuôi người Hán tên là Thạch Mẫn, Thạch Chi đã nổi dậy ở cố đô Tương Quốc (襄國, nay thuộc Tân Thái, Hà Bắc), liên minh với tộc trưởng Khương là Diêu Dặc Trọng và tộc trưởng Đê Bồ Hồng. Họ đã có một số thành công bước đầu trong việc đưa những người không phải là người Hán trong đế quốc cùng mình chống lại Thạch Mẫn, song sau đó người Hán đã liên kết lại xung quanh Thạch Mẫn, người này đã cải lại sang họ của cha đẻ là Nhiễm (冉). Đầu năm 350, Nhiễm Mẫn giết chết Thạch Giám và lập nên nước Ngụy (魏). Thạch Chi sau đó xưng đế, và tham gia cuộc chiến chống lại Nhiễm Mẫn. Trong lúc này, các tướng lĩnh địa phương trên toàn đế quốc đang chờ xem ai là người chiến thắng trong cuộc chiến, còn các nước lân cận là Tấn và Tiền Yên bắt đầu xâm phạm lãnh thổ Hậu Triệu. Tiền Yên, đã chiếm được vùng đất mà nay là Bắc Kinh, Thiên Tân, và bắc bộ Hà Bắc và tiếp tục tiến quân về phía nam. Cuối năm 350 và đầu năm 351, con trai của Bồ Hồng là Phù Kiện (Bồ Hồng đã cải họ từ Bồ (蒲) sang Phù (苻) năm 350) đã chiếm phần phía tây của Hậu Triệu, xưng làm "Thiên Vương" và lập nước Tiền Tần. Thạch Chi, để tâm vào cuộc chiến với Nhiễm Mẫn nên không thể làm gì. Khi bị Nhiễm Mẫn bao vây tại Tương Quốc, ông đã tự hạ tước hiệu của mình từ đế thành Triệu vương và tìm kiếm sự giúp đỡ từ vua Tiền Yên Mộ Dung Tuấn chống lại Nhiễm Mẫn, người này ban đầu đồng ý liên minh với Thạch Chi để tạm thời đánh bại Nhiễm Mẫn. Thạch Chi sau đó cử tướng Lưu Hiển (劉顯) đến đánh Nhiễm Mẫn ở Nghiệp thành, song Lưu Hiển không những bị Nhiễm Mẫn đánh bại mà còn bị làm cho kinh hãi đến nỗi đã đồng ý với Nhiễm Mẫn rằng sẽ giết chết Thạch Chi. Khi Lưu Hiển trở về Tương Quốc, ông đã bắt và giết chết Thạch Chi cùng các triều thần cấp cao, mang thủ cấp đễn chỗ Nhiễm Mẫn. Nhiễm Mẫn đốt thủ cấp của Thạch Chi giữa phố tại Nghiệp thành. Hậu Triệu diệt vong.
1
null
Trương Mậu () (277–324), tên tự Thành Tốn (成遜), còn gọi là (Tiền) Lương Thành Liệt Vương ((前)涼成烈王) (thụy hiệu do Hán Triệu ban) hay Tây Bình Thành công (西平成公) (thụy hiệu được sử dụng trong nội bộ Tiền Lương) là người cai trị đầu tiên được chấp thuận rộng rãi của nước Tiền Lương trong lịch sử Trung Quốc. Tiền Lương là một đất nước độc lập hoặc bán độc lập hình thành từ một châu của nhà Tấn, đất nước này luôn dao động trước việc là một chư hầu của triều Tấn hay một chư hầu của Hán Triệu, trong trường hợp này, rất khó để xác định thời điểm thành lập của Tiền Lương; song lệnh ân xá người dân sống trong lãnh địa ông cai quản thường được nhiều sử gia coi là dấu hiệu của việc độc lập từ nhà Tấn. Dưới thời gian cai trị ngắn ngủi của cháu trai ông là Trương Tộ, ông được truy phong là Lương Thành Vương (涼成王). Sự nghiệp ban đầu. Trương Mậu xuất hiện lần đầu trong sử sách năm là vào năm 308 khi cha ông, Trương Quỹ (張軌), Tây Bình Trang công và thứ sử Lương Châu (涼州, nay là trung bộ và đông bộ Cam Túc), bị đột quỵ và không thể nói được, do đó Trương Mậu đã đóng vai trò như một thứ sử khi phụ thân bị bệnh. Khi Trương Việt (張越, không có quan hệ họ hàng) và Tào Khiếp (曹怯) lợi dụng việc Trương Quỹ bị bệnh để thay thế vị trí, gia tộc họ Trương đã phản đối và thuyết phục Nam Dương vương Tư Mã Mô (司馬模) rằng Trương Quỹ vẫn nên là thứ sử. Tại thời điểm này, con trai cả của Trương Quỹ, cũng là huynh trưởng của Trương Mậu, Trương Thực (張寔), người trước đó ở tại Trường An, đã trở về Lương Châu rồi đánh bại và giết chết Tào Khiếp, tái khẳng định quyền cai quản của họ Trương trên toàn châu. Dưới thời Trương Thực làm thứ sử, Trương Mậu là một trong những tướng tin cẩn của ông ta. Năm 320, pháp sư Lưu Hoằng (劉弘) lan truyền tin đồn rằng các vị thần muốn ông ta làm người cai quản Lương Châu, đã thuyết phục hai cận vệ của Trương Thực là Diêm Thiệp (閻涉) và Triệu Ngang (趙卬) ám sát Trương Thực. Trương Mậu lệnh bắt và hành hình Lưu Hoằng. Do con trai của Lưu Thực là Trương Tuấn còn quá nhỏ tuổi (13), các thuộc hạ của Trương Thực đã thỉnh cầu Trương Mậu nhận chức thứ sử và Tây Bình công và ông đã chấp thuận. Ông cũng đã ban hành lệnh ân xá chung cho người dân trong châu, và hành động này là lý do chính trong việc các sử gia thường coi thời cai trị của ông là dấu mốc đánh dấu sự độc lập của Tiền Lương. Cai trị. Trương Mậu ban đầu vẫn tiếp tục tuyên bố là chư hầu của nhà Tấn, chỉ coi mình là một thứ sử và có tước công. Ông bổ nhiệm cháu trai Trương Tuấn làm người kế vị. (Các thư tịch không rõ liệu Trương Mậu đã có con trai chưa.) Năm 321, ông bắt đầu cho xây một tòa tháp nguy nga gọi là Linh Quân đài (靈鈞台), nhưng sau khi Diêm Tăng (閻曾) thuyết phục ông rằng việc này quá tốn kém, ông đã cho dừng việc xây dựng. Năm 322, Trương Mậu cùng với tướng Hàn Phác (韓璞) chiếm các quận Lũng Tây (隴西) và Nam An (南安, nay là Định Tây, Cam Túc), khi đó nằm dưới quyền kiểm soát của Hán Triệu, trong khi quân Hán Triệu đang phải chiến đấu với quân nổi loạn của Trần An (陳安), mở rộng lãnh địa của ông về phía đông đến Hoàng Hà. Tuy nhiên, năm 323, sau khi hoàng đế Hán Triệu là Lưu Diệu đánh bại Trần An, ông ta tiếp tục tiến đến Hoàng Hà, tuyên bố đã sẵn sàng vượt sông. Trương Mậu đã chuẩn bị tư thế chiến đấu, song qua đàm phán, đã khuất phục trước Hán Triệu và nạp triều cống gồm ngựa, gia súc và đồ trang sức cho Hán Triệu. Lưu Diệu lập Trương Mậu làm Lương vương và ban cho ông cửu tích. Sau đó, Trương Mậu tiếp tục cho xây Linh Quân đài, nói rằng việc xây dựng này là cần thiết cho mục đích phòng thủ, và tăng cường phòng thủ tại kinh thành Cô Tang (姑臧, nay thuộc Vũ Uy, Cam Túc). Vào mùa hè năm 324, Trương Mậu lâm bệnh. Ông nói với cháu trai Trương Tuấn rằng vẫn phải trung thành với nhà Tấn, và cũng ra lệnh rằng không được chôn cất ông với nghi thức của tước vương, do tước hiệu này không phải do hoàng đế nhà Tấn ban cho. Ông qua đời ngay sau đó. Niên hiệu. Hầu hết các thư tịch đều nói rằng Trương Mậu, giống như anh trai Trương Thực, tiếp tục sử dụng niên hiệu của Tấn Mẫn Đế là "Kiến Hưng" (để cho thấy họ vẫn tiếp tục trung thành với Tấn và tách biệt với Tấn Nguyên Đế) song một số nguồn lại chỉ ra rằng ông đã cải niên hiệu sang "Vĩnh Quang" (永光 yǒng guāng 320–323). Một thuyết hiện nay là niên hiệu của ông được sử dụng trong nội bộ Tiền Lương còn niên hiệu "Kiến Hưng" được sử dụng khi giao thiệp với các nước khác.
1
null
Trương Tuấn () (307–346), tên tự Công Đình (公庭), hay còn gọi là Tây Bình Trung Thành vương (西平忠成公), thụy hiệu nhà Tấn ban cho) hay Lương Văn công (涼文公), thụy hiệu sử dụng trong nội bộ Tiền Lương) là người cai trị nước Tiền Lương trong lịch sử Trung Quốc. Dưới thời cai trị, ông nhiều lần sử dụng tước hiệu Tây Bình công do nhà Tấn phong, song khi buộc phải khuất phục trước Hán Triệu và Hậu Triệu, ông sử dụng tước hiệu Lương vương. Cuối thời ông cai trị, ngay cả khi không còn chịu áp lực của Hậu Triệu, ông xưng "Giả Lương Vương." Dưới thời con trai ông là Trương Tộ cai trị, ông được truy tôn là Lương Văn Vương (涼文王). Đầu đời. Trương Tuấn là con trai của Trương Thực (張寔), thứ sử Lương Châu (涼州, nay là trung bộ và đông bộ Cam Túc) và được ban tước hiệu Tây Bình công. Năm 320, Trương Thực bị các cận vệ Diêm Thiệp (閻涉) và Triệu Ngang (趙卬) ám sát, đứng đằng sau là pháp sư Lưu Hoằng (劉弘), người này đã tự tiên tri rằng mình sẽ là người cai trị Lương Châu. Em trai Trương Thực là Trương Mậu đã bắt giữ và hành quyết Lưu Hoằng cùng đồng phạm. Do Trương Tuấn khi ấy còn quá trẻ tuổi (13 tuổi), các thuộc hạ của Trương Thực đã yêu cầu Trương Mậu trở thành thứ sử. (Do Trương Mậu lúc đó tuyên bố một lệnh đại đặc xá, một thẩm quyền thường chỉ dành cho hoàng đế, nên đây được xem như là dấu mốc độc lập của Tiền Lương.) Trương Mạo phong Trương Tuấn làm tướng, và sau đó làm thế tử. Năm 324, Trương Mậu qua đời, Trương Tuấn lên kế vị. Do Trương Mậu trước đó đã khuất phục trước Hán Triệu và được phong tước hiệu Lương vương, Trương Tuấn cũng mang tước hiệu này, mặc dù trong nội bộ Tiền Lương, ông sử dụng tước hiệu được nhà Tấn ban cho là Tây Bình công. Thời kỳ đầu cai trị. Năm 326, Trương Tuấn lo sợ quân Hán Triệu, đã bắt buộc người dân ở các quận Lũng Tây (隴西) và Nam An (南安, nay tương ứng với Định Tây, Cam Túc) tái định cư đến kinh thành Cô Tang (姑臧, nay thuộc Vũ Uy, Cam Túc). Ông cũng tìm kiếm hòa bình với hoàng đế Thành Hán Lý Hùng và cố thuyết phục Lý Hùng trở thành chư hầu của Tấn. Lý Hùng đồng ý hoà bình song không thực sự trở thành một chư hầu của Tấn. Năm 327, sau khi biết tin Hán Triệu thất trận trước Hậu Triệu, Trương Tuấn chối bỏ tất cả tước hiệu do Hán Triệu ban cho và quay trở lại với tước hiệu của nhà Tấn, và tấn công Tần Châu (秦州, nay là đông bộ Cam Túc) của Hán Triệu. Hoàng thân Hán Triệu là Lưu Dận (Hán Triệu (劉胤) đã phản công và sau đó đánh bại quân Tiền Lương của tướng Hàn Phác (韓璞), chiếm toàn bộ lãnh thổ Tiền Lương ở phía nam Hoàng Hà và tiếp tục vượt sông, song không tiến xa hơn. Tuy nhiên, Trương Tuấn đã không khuất phục trước Hán Triệu. Sau đó Hán Triệu đã tan rã và rơi và tay Hậu Triệu năm 329 khi hoàng đế Lưu Diệu bị quân Hậu Triệu bắt, Tiền Lương vì thế đã có thể lấy lại được vùng đất ở phía nam Hoàng Hà. Năm 330, hoàng đế Thạch Lặc của Hậu Triệu cử sứ thần đến thuyết phục Tiền Lương chịu khuất phục (bằng cách ban các danh dự cho ông, bao gồm cửu tích), song Trương Tuấn từ chối và bắt giữ sứ thần của Thạch Lặc. Tuy nhiên, đến cuối năm, sau khi tướng Hậu Triệu là Hà Đông vương Thạch Sinh (石生) đánh bại tộc trưởng Hung Nô Thạch Khương (石羌), Trương Tuấn đã trở nên kinh hãi và khuất phục Hậu Triệu. Năm 333, Hậu Triệu biến động sau cái chết của Thạch Lặc và cuộc chính biến của cháu trai ông ta là Thạch Hổ, một số tướng Hậu Triệu đã nổi loạn và cố tìm kiếm hỗ trợ từ Tấn và Tiền Lương. Tiền Lương đã cố liên minh với một trong các tướng này, tộc trưởng người Đê Bồ Hồng (蒲洪). Tuy nhiên, sau khi Thạch Hổ giành chiến thắng trước hầu hết các tướng khác, Bồ Hồng đã khuất phục Thạch Hổ. Tuy nhiên, Thạch Hổ không xem xét đến việc đánh Tiền Lương, và do vậy Tiền Lương và Hậu Triệu không giao chiến trong nhiều năm, đến năm 335, lãnh thổ của Trương Tuấn được mô tả là giàu có và lớn mạnh, một số tiểu vương quốc ở Tây Vực cũng khuất phục bằng việc nạp triều cống cho ông. Trương Tuấn gửi một kế hoạch cho Tấn Thành Đế yêu cầu hợp quân đánh Hậu Triệu, Thành Hán, song Thành Đế đã không thực hiện kế hoạch này. Thời kỳ trị vì cuối. Năm 339, Trương Tuấn chuyển một số quyền lực của mình cho thế tử Trương Trọng Hoa. Năm 340, ông dâng triều cống cho Thạch Hổ, song trong thư ông đã dùng lời lẽ kiêu ngạo. Thạch Hổ giận dữ và muốn giết chết sứ thần, song quan của Thạch Hổ là Thạch Phác (石璞) đã thuyết phục được ông ta bỏ qua chuyện này. Năm 344, một trận chiến giữa Hậu Triệu và Tiền Lương đã được ghi lại, điều này cho thấy mối quan hệ giữa hai bên không còn hòa bình như trước. Đầu năm 346, Trương Tuấn tấn công vương quốc Yên Kỳ (焉耆, nay là Châu tự trị dân tộc Mông Cổ-Bayingholin, Tân Cương), và Yên Kỳ đã khuất phục ông. Thời điểm này, ông lấy tước hiệu là Giả Lương Vương (假涼王) và thi hành các tác phong của một hoàng đế. Vào mùa hè năm 346, Trương Tuấn qua đời, thọ 40 tuổi. Trương Trọng Hóa lên ngôi kế vị. Niên hiệu. Hầu hết các nguồn sử liệu đều cho rằng Trương Tuấn, cũng như cha Trương Thực và chú Trương Mậu, tiếp tục dùng niên hiệu của Tấn Mẫn Đế là "Kiến Hưng" (để thể hiện họ vẫn trung thành với Tấn song độc lập với Tấn Nguyên Đế và những người kế vị ông ta) song một số nguồn lại cho rằng ông đã cải sang niên hiệu "Thái Nguyên" (太元 tài yuán 324–346). Một thuyết hiện nay cho rằng Thái Nguyên là niên hiệu ông sử dụng trong nội bộ Tiền Lương, còn khi giao thiệp với các nước khác, ông sử dụng niên hiệu Kiến Hưng.
1
null
Trương Trọng Hoa () (327–353), tên tự Thái Lâm (泰臨), còn gọi theo thụy hiệu là Tây Bình Kính Liệt công (西平敬烈公, thụy hiệu do nhà Tấn ban) hoặc Lương Hoàn công (涼桓公), thụy hiệu sử dụng trong nội bộ Tiền Lương) là người cai trị nước Tiền Lương trong lịch sử Trung Quốc. Dưới thời cai trị của mình, ông cũng dùng tước hiệu "Giả Lương Vương" (假涼王). Dưới thời trị vì ngắn ngủi của anh trai Trương Tộ, ông được truy phong là Lương Hoàn Vương (涼桓王). Dưới thời phụ thân cai trị. Trương Trọng Hoa sinh năm 327, ba năm trước khi cha ông là Trương Tuấn trở thành người cai trị Tiền Lương, ông là người con trai thứ hai. Mẹ ông là Mã mỹ nhân, một chiêu nghi của Trương Tuấn. Năm 333, khi lên 6 tuổi, ông được cha lập làm thế tử (Không rõ vì sao Trương Trọng Hoa được lập làm thế tử, người con trai cả là Trương Tộ vẫn còn sống). Năm 339, khi Trương Trọng Hoa 12 tuổi, Trương Tuấn chuyển giao một số quyền của mình cho Trương Trọng Hoa và phong cho con trai làm giả thứ sử của Lương Châu (涼州, nay là trung bộ và đông bộ Cam Túc). Đầu năm 346, khi Trương Tuân chia lãnh thổ của mình thành 3 châu, ông lập Trương Trọng Hoa làm thứ sử Lương Châu. Đến năm 346, Trương Tuấn qua đời. Trương Trọng Hoa lên kế vị, và cũng được thừa hưởng các tước hiệu Tây Bình công và Giả Lương Vương. Ông phong mẹ đích (vợ cả của cha) là Nghiêm Vương hậu làm Đại Vương Thái hậu chuyển sang sống tại Vĩnh Huấn cung và mẹ đẻ là Mã Chiêu nghi làm Vương Thái hậu sống tại Vĩnh Thọ cung. Trị vì. Trương Trọng Hoa là một người cai trị tầm thường, ông bị chỉ trích vì tiêu tốn quá nhiều thời gian vào việc vui chơi hưởng lạc. Ông cũng có xu hướng tin tưởng vào những kẻ xu nịnh, mặc dù vậy, ông không bị chỉ trích là tàn nhẫn hay không cuồng. Năm 349, Sách Chấn (索振) đã cố thuyết phục ông giảm bởi thời gian dành cho việc vui chơi hưởng lạc và không thưởng quá nhiều tiền bạc cho những người tham gia cùng, song mặc dù Trương Trọng Hoa cảm tạ và khen thưởng cho Sách, song ông đã không thay đổi một cách đáng kể. Ngay sau khi Trương Trọng Hoa kế vị cha, quân Hậu Triệu dưới quyền chỉ huy của tướng Vương Trạc (王擢) và Ma Thu (麻秋), đã bất ngờ tấn công Tiền Lương, chiếm phần lãnh thổ của Tiền Lương ở phía nam Hoàng Hà, bao gồm cả thành quan trọng là Kim Thành (金城, nay thuộc Lan Châu, Cam Túc). Trương Trọng Hoa giao binh quyền cho Tạ Ngải (謝艾), và Tạ đã đánh bại được quân của Ma và Vương vào năm 346 và một lần nữa vào năm 347, buộc họ phải từ bỏ kế hoạch ban đầu là tiêu diệt Tiền Lương, song phần đất phía nam Hoàng Hà chưa thể thu hồi. Cũng vào năm 347, sứ giả nhà Tấn là Du Quy (俞歸) đã đến Tiền Lương để trao cho Trương Trọng Hoa một số chức tước, song trong đó không có tước hiệu Lương Vương mà Trương Trọng Hoa mong đợi. Ôn đã cố thuyết phục Du Quy ban cho ông tước hiệu này, song Du Quy đã không thực hiện, và Trương Trọng Hoa đã bắt giam Du Quy, người này đã chỉ được thả sau khi Trương Trọng Hoa chết. Trương Trọng Hoa có vị thế lớn sau khi Hậu Triệu sụp đổ trong khoảng từ 349 đến 351. Hầu hết lãnh thổ ở phía tây của Hậu Triệu đã rơi vào tay tướng người Đê là Phù Kiện, người này lập nước Tiền Tần vào năm 351. Cuối năm 352 hoặc đầu năm 353, cựu tướng Hậu Triệu Vương Trạc, người nắm giữ khu vực nay là phía đông Cam Túc và tuyên bố trung thành với Tiền Yên, đã không thể chống lại quân Tiền Tần và đầu hàng Trương Trọng Hoa và ông được đối xử tốt, Trương Trọng Hoa có ý định dùng ông này làm tướng để chống Tiền Tấn. Vào mùa xuân năm 353, ông giao cho Vương Trạc, Trương Hoằng (張弘), và Tống Tu (宋修) dẫn 15.000 lính đi đánh Tiền Tần, song đã phải hứng chịu mất mát lớn về nhân mạng, được chép lại là 12.000 hay bốn phần năm đội quân. Trương và Tống chết trận, trong khi Vương chạy về kinh thành Cô Tang (姑臧, nay thuộc Vũ Uy, Cam Túc). Tuy nhiên, đến mùa hè, Vương Trạc lại được dẫn theo 20.000 lính tiến đánh Thượng Khuê (上邽, nay thuộc Thiên Thủy, Cam Túc), chiếm phần lớn Tần Châu (秦州, nay là đông bộ Cam Túc). Trương Trọng Hoa sau đó gửi một tấu thư cho Tấn Mục Đế, yêu cầu cùng mở chiến dịch chống Tiền Tần. Mục Đế cử một sứ thần khen ngợi và ban nhiều vinh dự hơn nữa cho Trương Trọng Hoa, song triều đình Tấn lúc đó không quan tâm đến việc tấn công Tiền Tần và kế hoạch do vậy đã bị hủy bỏ. Cùng năm, Trương Trọng Hoa lâm bệnh, ông phong người con trai mới 9 tuổi là Trương Diệu Linh làm thế tử. Huynh trưởng của ông là Trương Tộ đã âm mưu cùng các cận thần của Trương Trọng Hoa là Triệu Trường (趙長) và Úy Tập (尉緝) nhằm tiếm quyền, Triệu và Úy đã vu cáo Tạ Ngải (謝艾) và bắt ông phải chuyển từ kinh thành đi làm thái thú quận Tửu Tuyền (酒泉, nay tương ứng với Tửu Tuyền, Cam Túc). Tạ đã gửi một tấu thư cáo buộc về âm mưu của Triệu và Trương Tộ, và mùa đông năm đó, khi Trương Trọng Hoa bị bệnh nặng hơn, ông đã cố triệu hồi Tạ về kinh để đảm nhiệm vị trí nhiếp chính cho Trương Diệu Linh, song lệnh này đã lọt vào tay Trương Tộ và Triệu Trường và vì thế đã không bao giờ được công bố. Ông qua đời ngay sau đó, Trương Diệu Linh lên kế vị với tước hiệu Tây Bình công. Trương Tộ trở thành người nhiếp chính và vào đầu năm 354 đã cướp ngôi vị của Trương Diệu Linh. Niên hiệu. Hầu hết các nguồn sử liệu đều nói rằng Trương Trọng Hoa, giống như những người cai trị trước đó của Tiền Lương, đều dùng niên hiệu của Tấn Mẫn Đế là "Kiến Hưng" (để thể hiện họ vẫn trung thành với nhà Tấn và tách biệt với Đông Tấn) song một số nguồn nói rằng ông đã cải niên hiệu thành "Vĩnh Lạc" (永樂 yǒng lè 346-353). Một thuyết hiện nay cho rằng ông dùng niên hiệu Vĩnh Lạc trong nội bộ đất nước và dùng niên hiệu Kiến Hưng khi giao thiệp với các nước khác.
1
null
Trương Thực (, ?–320) là một quân phiệt và người cai trị nước Tiền Lương. Ông là con trai cả của Trương Quỹ, thứ sử Lương Châu dưới thời nhà Tấn. Năm 314, ông được thừa kế tước hiệu Tây Bình vương và chức vụ thứ sử Lương Châu từ phụ thân. Khi Tây Tấn sụp đổ, Trương Thực tuyên bố Lương là một nước chư hầu và sử dụng niên hiệu của triều Tấn. Năm 320, ông bị ám sát bởi một người thân cận là Diêm Sa (). Em trai ông là Trương Mậu tiếp quản vị trí của ông. Ông được truy phong tước hiệu Lương Minh Vương () và miếu hiệu là Cao Tổ (高祖)
1
null
Trương Tộ () (?-355), tên tự Thái Bá (太伯), hay (Tiền) Lương Uy vương ((前)涼威王) là một vị vua của nước Tiền Lương trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người cai trị duy nhất của Tiền Lương chính thức đoạn tuyệt với nhà Tấn, và nhiều thư tịch lịch sử đã ghi rằng ông đã xưng đế ("Tấn thư") hay xưng vương ("Tư trị thông giám"). Ông thường được coi là người cướp ngôi (đoạt lấy ngai vàng từ người cháu Trương Diệu Linh sau khi em trai Trương Trọng Hoa qua đời) và ban đầu không được công nhận là một người cai trị Tiền Lương, song em trai ông, Trương Thiên Tích đã truy phong cho ông thụy hiệu "Uy". Dưới thời cai trị của Trương Trọng Hoa và Trương Diệu Linh. Người ta biết khá ít về xuất thân của Trương Tộ, các thông tin có được cho thấy ông là con trai cả của Trương Tuấn, song không được phong làm thế tử. Em trai ông là Trương Trọng Hoa được phong làm thế tử, mặc dù người này không phải do Nghiêm Vương hậu sinh ra. Không rõ về mẹ của Trương Tộ và năm sinh của ông. Ông được ca ngợi là người hiểu biết, Trương Tuấn hoặc Trương Trọng Hoa đã phong cho ông tước hầu. Trong thời gian Trương Trọng Hoa cai trị, Trương Tộ rất được người em trai này tin tưởng, bất chấp các cảnh báo của Thường Cứ (常據) và Tạ Ngải (謝艾), trong một thời gian dài, Trương Trọng Hóa đã để Trương Tộ làm nhiếp chính cho con trai Trương Diệu Linh. Đến năm 353, Trương Trọng Hoa bị bệnh nặng, ông ra lệnh triệu hồi Tạ Ngải về kinh song Trương Tộ và các thuộc hạ của Trương Trọng Hoa là Triệu Trường (趙長) và Úy Tập (尉緝), những người đã sẵn âm mưu đoạt quyền, đã đoạt lấy chiếu chỉ của Trương Trọng Hoa và giả mạo để Trương Tộ trở thành người nhiếp chính. Trương Trọng Hoa qua đời ngay sau đó, Trương Diệu Linh lên kế vị (khi đó mới 9 tuổi), song quyền lực thực tế nằm trong tay Trương Tộ. Trương Tộ, được cho là có một mối quan hệ với mẹ của Trương Trọng Hoa là Mã Thái hậu, đã có cơ hội đoạt lấy quyền lực. Với sự chấp thuận của Mã Thái hậu, Trương Diệu Linh bị phế vào đầu năm 354 và Trương Tộ lên ngôi, và ông đã sớm bộc lộ sự tàn ác, ông cho giết chết Tạ Ngải và vợ của Trương Trọng Hoa là Bùi Vương hậu. Trị vì. Đầu năm 354, Trương Tộ tuyên bố hoàn toàn đoạn tuyệt với Tấn, một động thái mà những người tiền nhiệm của ông đã không thực hiện. Ông bác bỏ niên hiệu "Kiến Hưng" của Tấn Mẫn Đế và cải niên hiệu thành "Hòa Bình". Ông cũng tự xưng một tước hiệu cao hơn so với tước hiệu Tây Bình công của nhà Tấn đã ban, mặc dù tước hiệu đó là gì thì vẫn là một điều tranh cãi, Tấn thư chỉ ra rằng ông đã xưng đế (và lập vợ mình là hoàng hậu, phong vương cho các con trai) và "Tư trị thông giám" cho rằng ông xưng Lương vương. Cuối năm đó, Trương Tộ cử tướng Vương Trạc (王擢) đi hỗ trợ tướng Tấn là Tư Mã Huân (司馬勳), người chỉ huy đội viện binh đến hội quân với đại quân do Hoàn Ôn chỉ huy để chống lại Tiền Tần. Vương Trạc đã báo cáo với Trương Tộ rằng Hoàn Ôn có khả năng chỉ huy một đội quân lớn và có tham vọng, điều này khiến cho Trương Tộ hoảng sợ. Tuy vậy, ông lại quyết định ám sát Vương Trạc song không thành công. Sau đó ông huy động quân đội của Tiền Lương, sẵn sàng chống lại Hoàn Ôn hoặc chạy trốn trong trường hợp Hoàn Ôn diệt được Tiền Tần và quay sang đối phó với ông. Sau khi Hoàn Ôn buộc phải rút quân do cạn nguồn lương thảo, Trương Tộ đã tấn công Vương Trạc, Vương Trạc buộc phải đầu hàng Tiền Tần. Sự cai trị của Trương Tộ, theo các thư tịch cổ, đầy tính đồi trụy, bạo tàn, và hoang phí. Ông không chỉ có quan hệ với Mã Thái hậu, mà còn loạn luân với tất cả con gái của Trương Trọng Hoa. Ông lo sợ tướng Trương Quán (張瓘), nên đã cử đi chinh phạt, song lại cử một đội quân khác đi phục kích. Tuy nhiên, tin tức bị rò rỉ, và Trương Quán đem quân tấn công kinh thành Cô Tang (姑臧, nay thuộc Vũ Uy, Cam Túc). Ông tuyên bố rằng Trương Tộ cần bị lật đổ và cần phục vị cho Trương Diệu Linh. Một tướng khác là Tống Hỗn (宋混) cũng tham gia cùng ông. Đáp lại, Trương Tộ đã đánh chết người cháu trai. Tuy vậy, hành động này đã không thể bảo vệ ông, Trương Quán và Tống Hỗn tiếp tục tiến về kinh thành. Trương Tộ ra lệnh bắt và giết chết huynh đệ của Trương Quán là Trương Cư (張琚) và con trai Trương Tung (張嵩), song hai người này đã bắt đầu nổi loạn bên trong Cô Tang và mở cổng thành chào đón quân của Tống Hỗn. Các đồng sự trước đây của Trương Tộ là Triệu Trường và Úy Tập trở nên sợ hãi và buộc Mã Thái hậu tuyên bố lập một con trai khác của Trương Trọng Hoa là Trương Huyền Tịnh làm vua mới. Các cận binh trung thành với Trương Tộ đã giết chết Triệu và Úy, song nhanh chóng suy sụp trong hỗn loạn, Trương Tộ bị giết. Tống Hỗn cắt thủ cấp của Trương Tộ và xử tử hai con trai của ông.
1
null
Onza là một giống thú to lớn thuộc họ mèo. Onza được mô tả là loài báo có chân thon, lông màu đen nhưng giống chó sói. Nó khác với sư tử và báo châu Mỹ, mọi người có thể gọi nó là "Hổ châu Mỹ". Chúng thường sống ở México. Những người săn bắt nó luôn luôn cẩn thận tuyệt đối vì loài này rất nhanh nhẹn và tàn ác. Vì ít người quan tâm đến nó nên loài này đã bị tuyệt chủng. Trước khi loài này tuyệt trủng Rô-Bớt E.Mác San đã viết cuốn The Onza, nhưng chả ai tin về điều này. Cho đến khi chúng tuyệt chủng, và con cuối cùng đã bị thợ săn bắn chết. Lịch sử. Năm 1938, và một lần nữa vào năm 1986, các động vật giống báo sư tử bị bắn ở Sinaloa đã được xác định là onza. Mẫu vật sống duy nhất đã được kiểm tra đã được đóng góp bởi một chủ trại tên là Andres Murillo. Trong tháng 1 năm 1986, ông bắn con vật mà ông cho là một con báo đốm Mỹ tấn công ông. Song, nó không phải là một con báo đốm, và ông đã mang nó đến Vega, người sở hữu một trang trại gần đó. Nó là một cá thể cái nặng 60 lb (27 kg). Chiều dài cơ thể không bao gồm đuôi là 45 inch (1,1 m) và đuôi là 23 inch (58 cm). Con mèo có bề ngoài của một con báo sư tử với một cơ thể rất mảnh, dài và chân mảnh, dài như chân chó. Người ta đã tìm thấy hươu trong dạ dày của nó, cho thấy nó đã ăn trước đó không lâu.
1
null