id
stringlengths 6
8
| text
stringlengths 3
2.77k
|
---|---|
10_1_1 | Chương
Bai
1
SỰ HÌNH THÀNH
TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
(1945-1949)
SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
(1945 1949)
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đánh dấu một giai đoạn phát triển
mới của tình hình thế giới. Một trật tự thế giới mới được hình thành với
đặc trưng lớn là thế giới chia thành hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã
hội chủ nghĩa do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe.
Các nước trên thế giới dần dần bị phân hoá theo đặc trưng đó. Liên hợp
quốc ra đời như một công cụ duy trì trật tự thế giới mới vừa được hình thành.
I – HỘI NGHỊ IANTA (2 – 1945)
VÀ NHỮNG THOẢ THUẬN CỦA BA CƯỜNG QUỐC
Đầu năm 1945, cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối,
Hồng quân Liên Xô đang tiến nhanh về Béclin. Nhiều vấn đề quan trọng và cấp
bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh. Đó là : 1 – Nhanh chóng đánh bại
hoàn toàn các nước phát xít ; 2 – Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh ; 3 – Phân
chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
Trong bối cảnh đó, một hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô),
từ ngày 4 đến ngày 11 – 2 – 1945, với sự tham dự của ba vị nguyên thủ là Chủ
tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô I. Xtalin, Tổng thống Mĩ Ph. Rudoven và Thủ
tướng Anh U. Sớcsin – đại diện ba cường quốc trụ cột trong cuộc chiến tranh
chống chủ nghĩa phát xít.
- |
10_1_2 | Hội nghị đã đưa ra những quyết định quan trọng :
– Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và
chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, từ 2 đến
3 tháng sau khi đánh bại nước Đức phát xít, Liên Xô sẽ tham chiến chống
Nhật Bản ở châu Á.
– Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
Hình 1. Thủ tướng Anh – U. Sớcsin, Tổng thống Mĩ – Ph. Rudoven, Chủ tịch Hội đồng
Bộ trưởng Liên Xô − I. Xtalin (từ trái sang phải) tại Hội nghị Ianta (2 – 1945)
– Thoả thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít,
phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
Ở châu Âu : quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Béclin
và các nước Đông Âu; quân đội Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây nước
Đức, Tây Béclin và các nước Tây Âu. Vùng Đông Âu thuộc ảnh hưởng của
Liên Xô ; vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Hai nước Áo và
Phần Lan trở thành những nước trung lập.
Ở châu Á, Hội nghị chấp nhận những điều kiện của Liên Xô để tham chiến
chống Nhật Bản : 1- Giữ nguyên trạng Mông Cổ ; 2- Trả lại cho Liên Xô miền
Nam đảo Xakhalin và các đảo xung quanh, quốc tế hoá thương cảng Đại Liên
(Trung Quốc) và khôi phục việc Liên Xô thuê cảng Lữ Thuận làm căn cứ hải quân.
Liên Xô cùng Trung Quốc khai thác đường sắt Nam Mãn Châu – Đại Liên,
Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.
Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản ; ở bán đảo Triều Tiên, quân đội Liên Xô
chiếm đóng miền Bắc và quân đội Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38
5 |
10_1_3 | làm ranh giới ; Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân
chủ, quân đội nước ngoài (Mĩ, Liên Xô) rút khỏi Trung Quốc, Chính phủ Trung
Hoa Dân quốc cần cải tổ với sự tham gia của Đảng Cộng sản và các đảng
phái dân chủ, trả lại cho Trung Quốc vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần
đảo Bành Hồ ; các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn
thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
Theo thoả thuận của Hội nghị Pốtxđam (Đức, từ ngày 17 – 7 đến ngày 2–8–1945),
việc giải giáp quân đội Nhật Bản ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh
vào phía Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc.
Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thoả thuận sau đó
của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được
gọi là Trật tự hai cực Ianta.
?
Hãy chỉ trên bản đồ thế giới các khu vực nằm trong sự phân chia phạm
vi ảnh hưởng do ba cường quốc thoả thuận ở Hội nghị Ianta.
II – SỰ THÀNH LẬP LIÊN HỢP QUỐC
Sau một quá trình chuẩn bị, từ ngày 25 – 4 đến ngày 26 – 6 – 1945, một hội nghị
quốc tế lớn họp tại Xan Phranxixcô (Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước
để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
Ngày 24 – 10 – 1945, với sự phê chuẩn của Quốc hội các nước thành viên, bản
Hiến chương chính thức có hiệu lực().
Là văn kiện quan trọng nhất của Liên hợp quốc, Hiến chương nêu rõ mục đích
của tổ chức này là duy trì hoà bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan
hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành sự hợp tác quốc tế giữa các nước trên
cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
Để thực hiện các mục đích đó, Liên hợp quốc hoạt động theo những nguyên
tắc sau :
– Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
-
– Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
– Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
– Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
– Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh,
Pháp và Trung Quốc).
(1) Ngày 31 − 10 – 1947, Đại hội đồng Liên hợp quốc quyết định lấy ngày 24 – 10 hằng năm làm
"Ngày Liên hợp quốc".
6 |
10_1_4 | Hình 2. Lễ kí Hiến chương Liên hợp quốc tại Xan Phranxixcô (Mĩ)
Hiến chương quy định bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính :
Đại hội đồng : gồm đại diện các nước thành viên, có quyền bình đẳng. Mỗi
năm Đại hội đồng họp một kì để thảo luận các vấn đề hoặc công việc thuộc
phạm vi Hiến chương quy định.
Hội đồng Bảo an : cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hoà bình,
an ninh thế giới. Hiện nay, Hội đồng Bảo an gồm 15 nước – 5 nước thường trực
không phải bầu lại và 10 nước không thường trục với nhiệm kì 2 năm. Mọi
quyết định của Hội đồng Bảo an phải đạt được 9/15 phiếu trong đó có sự
nhất trí của 5 nước Uỷ viên thường trực là Liên Xô (nay là Liên bang Nga), Mĩ,
Anh, Pháp và Trung Quốc() mới được thông qua và có giá trị.
Hội đồng Kinh tế và Xã hội : cơ quan lớn gồm 54 thành viên với nhiệm kì 3
năm, có nhiệm vụ nghiên cứu, báo cáo và xúc tiến việc hợp tác quốc tế về
các mặt kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế, nhân đạo... nhằm cải thiện
đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc.
Hội đồng Quản thác : cơ quan được Đại hội đồng uỷ thác việc quản lí một
số lãnh thổ nhằm tạo điều kiện để nhân dân các lãnh thổ đó tiến tới có đủ
khả năng tự trị hoặc độc lập.
(1) Tháng 10 – 1971, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được công nhận là đại diện duy nhất hợp
pháp của Trung Quốc tại Liên hợp quốc, trở thành Uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an, thay
thế đoàn đại biểu của chính quyền Đài Loan.
7 |
10_1_5 | Toà án Quốc tế : cơ quan tư pháp chính của Liên hợp quốc, có nhiệm vụ giải
quyết các tranh chấp giữa các nước trên cơ sở luật pháp quốc tế. Toà án
Quốc tế gồm 15 thẩm phán có 15 quốc tịch khác nhau, nhiệm kì 9 năm.
Ban Thư kí : cơ quan hành chính – tổ chức của Liên hợp quốc, đứng đầu là
Tổng thư kí với nhiệm kì 5 năm.
Ngoài ra, Liên hợp quốc còn có nhiều tổ chức chuyên môn khác giúp việc,
như Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (viết tắt theo tiếng Anh là UNDP),
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Tổ chức
Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO), Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO)...
Trụ sở của Liên hợp quốc đặt tại Niu Oóc (MI).
Trong hơn nửa thế kỉ qua, Liên hợp quốc đã trở thành một diễn đàn quốc tế
vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới. Liên hợp
quốc đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở
nhiều khu vực, thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân
tộc về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, nhân đạo...
Đến năm 2006, Liên hợp quốc có 192 quốc gia thành viên.
Từ tháng 9 – 1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.
Ngày 16 – 10 – 2007, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm Uỷ viên
không thường trực Hội đồng Bảo an, nhiệm kì 2008 – 2009.
8
១
Hình 3. Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh (bên trái)
-
và Tổng thư kí Liên hợp quốc Cuốc Vanhai tại Niu Oóc (9 - 1977)
– Hãy nêu mục đích và nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc.
– Nêu vai trò, thành phần và nguyên tắc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an. |
10_1_6 | III – SỰ HÌNH THÀNH HAI HỆ THỐNG
XÃ HỘI ĐỐI LẬP
Ngay sau chiến tranh, thế giới đã diễn ra dồn dập nhiều sự kiện quan trọng
với xu hướng hình thành hai phe : tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Hai phe
ngày càng đối lập nhau gay gắt.
Tương lai của nước Đức trở thành vấn đề trung tâm trong nhiều cuộc gặp gỡ
giữa nguyên thủ ba cường quốc Liên Xô, Mĩ và Anh với những bất đồng sâu sắc.
Tại Hội nghị Pốtxđam, ba cường quốc đã khẳng định : nước Đức phải trở thành
một quốc gia thống nhất, hoà bình, dân chủ ; tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít ;
thoả thuận việc phân chia các khu vực chiếm đóng và kiểm soát nước Đức sau
chiến tranh : quân đội Liên Xô chiếm đóng vùng lãnh thổ phía Đông nước Đức,
Anh chiếm vùng Tây Bắc, Mĩ chiếm vùng phía Nam, Pháp chiếm một phần
lãnh thổ phía Tây. Nhưng tháng 12 – 1946, Mĩ và Anh đã tiến hành riêng rẽ việc
hợp nhất hai khu vực chiếm đóng của mình nhằm chia cắt lâu dài nước Đức.
Cuối cùng, tháng 9 – 1949, Mĩ – Anh – Pháp đã hợp nhất các vùng chiếm đóng
và lập ra Nhà nước Cộng hoà Liên bang Đức (CHLB Đức). Với sự giúp đỡ của
Liên Xô, các lực lượng dân chủ ở Đông Đức đã thành lập Nhà nước Cộng hoà
Dân chủ Đức (CHDC Đức) vào tháng 10 – 1949. Như thế, trên lãnh thổ Đức
đã xuất hiện hai nhà nước với hai chế độ chính trị và con đường phát triển
khác nhau.
Trong thời gian 1944 – 1945, khi Hồng quân Liên Xô truy kích quân đội phát xít
qua lãnh thổ các nước Đông Âu, nhân dân các nước này dưới sự lãnh đạo
của những người cộng sản đã nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền, xây dựng
chế độ dân chủ nhân dân như Ba Lan, Rumani, Bungari, Hunggari, Tiệp Khắc...
Trong những năm 1945 – 1947, các nước Đông Âu đã tiến hành nhiều cải
cách quan trọng như xây dựng bộ máy nhà nước dân chủ nhân dân, cải cách
ruộng đất, ban hành các quyền tự do dân chủ... Đồng thời, Liên Xô đã cùng các
nước Đông Âu kí kết nhiều hiệp ước tay đôi về kinh tế như trao đổi buôn bán,
viện trợ lương thực, thực phẩm. Qua sự hợp tác về chính trị, kinh tế, mối quan
hệ giữa Liên Xô và các nước Đông Âu ngày càng được củng cố, từng bước hình
thành hệ thống xã hội chủ nghĩa. Như thế, chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi
phạm vi một nước và trở thành một hệ thống thế giới.
Ở Tây Âu, hầu hết các nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Các nước này
đều rất cần tiền vốn, thiết bị máy móc và hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm
nhằm khôi phục nền kinh tế và giải quyết khó khăn trong đời sống nhân dân.
9 |
10_1_7 | Giữa lúc đó, Mĩ đề ra "Kế hoạch phục hưng châu Âu" (còn gọi là "Kế hoạch
Mácsan") nhằm viện trợ cho các nước Tây Âu khôi phục kinh tế, đồng thời tăng
cường ảnh hưởng và sự khống chế của Mĩ đối với các nước này. Nhờ đó, nền
kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi nhanh chóng.
Tháng 1 – 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập gồm Liên
Xô và các nước Đông Âu. Như vậy, về mặt chính trị và kinh tế, ở châu Âu đã
hình thành hai khối nước đối lập nhau là Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu
xã hội chủ nghĩa.
Cùng thời gian đó, tình hình châu Á biến động phức tạp. Bán đảo Triều Tiên
bị chia đôi theo vĩ tuyến 38 với sự hiện diện của quân đội Liên Xô ở phía Bắc
và quân đội Mĩ ở phía Nam. Tới cuối năm 1948, Nhà nước Đại Hàn Dân Quốc
được thành lập ở phía Nam và Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều
Tiên ra đời ở phía Bắc. Sau khi hợp tác chống Nhật Bản trong thời gian Chiến
tranh thế giới thứ hai, cuộc nội chiến ở Trung Quốc lại bùng nổ giữa Đảng
Cộng sản và Quốc dân đảng (1946 – 1949). Tháng 10 – 1949, Đảng Cộng sản
giành được thắng lợi và tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Nhân dân
Trung Hoa. Ở Đông Nam Á, ba quốc gia lần lượt tuyên bố độc lập là Inđônêxia
(8 – 1945), Việt Nam (9 – 1945) và Lào (10 – 1945) nhưng ngay sau đó lại phải
tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân. Những sự kiện trên dần dần
dẫn đến việc xuất hiện tình trạng phân cực thành hai phe ở Đông Á.
Nêu những diễn biến chính ở nước Đức trong thời gian từ tháng
5 – 1945 đến tháng 10 – 1949.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Hãy nêu những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2 – 1945) và
phân tích hệ quả của những quyết định đó.
2. Liên hợp quốc được thành lập nhằm những mục đích gì ? Hãy nêu
những hoạt động của Liên hợp quốc mà em biết (qua báo, đài hoặc tại
địa phương).
3. Bằng các sự kiện lịch sử trong bài, hãy trình bày sự hình thành hai hệ thống
xã hội đối lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
10
10 |
10_1_8 | | PHẦN ĐỌC THÊM
NGÀY VIỆT NAM GIA NHẬP LIÊN HỢP QUỐC
Trong phiên họp ngày 20 – 9 – 1977, vào lúc 18 giờ 30 phút, Chủ tịch khoa
họp 32 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Nam Tư
Lada Môixốp trịnh trọng nói : "Tôi tuyên bố nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam được công nhận là thành viên của Liên hợp quốc”.
Cả phòng họp lớn của Đại hội đồng vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh Việt Nam,
thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.
Sáng ngày 21 – 9, tại trụ sở Liên hợp quốc đã diễn ra trọng thể lễ kéo lá cờ
đỏ sao vàng của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tham dự buổi lễ có
Chủ tịch khoá họp 32 của Đại hội đồng Lada Môixốp, Tổng thư kí Liên hợp
quốc Cuốc Vanhai, Bộ trưởng Ngoại giao nước ta Nguyễn Duy Trinh và
đông đảo đại diện ngoại giao, báo chí quốc tế, bạn bè Mĩ và đại diện Việt kiều
tại Mĩ.
Trong buổi lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc, Tổng thư kí Cuốc
Vanhai phát biểu : "Ngày 20 – 9 – 1977, ngày mà Đại hội đồng Liên hợp quốc
thông qua Nghị quyết kết nạp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
ngày có ý nghĩa trọng đại không những đối với nhân dân Việt Nam mà còn
đối với cả Liên hợp quốc. Sau cuộc chiến đấu lâu dài và gian khổ giành độc
lập, tự do, nhân dân Việt Nam sẽ tham gia vào những cố gắng của Liên hợp
quốc nhằm thiết lập hoà bình và công lí trên toàn thế giới". Ông nhấn mạnh :
"Liên hợp quốc sẽ làm hết sức mình để giúp Việt Nam về mọi mặt trong việc
hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng lại đất nước."
Trong dịp này, nhiều đoàn đại biểu các nước – 138 đoàn trong tổng số 148
đoàn tham dự khoá họp 32 của Đại hội đồng – đã phát biểu chào mừng nước
ta gia nhập Liên hợp quốc, xem đó là thắng lợi chung của các dân tộc. Trong
lời phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn
Duy Trinh nói : "Mấy chục năm qua, tuy chưa tham gia Liên hợp quốc, nước
Việt Nam, bằng xương máu, đã góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh
chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ
xã hội. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với
các thành viên khác của Liên hợp quốc phấn đấu không mỏi mệt nhằm thực
hiện các mục tiêu cao cả đó."
(Nguyễn Quốc Hùng, Liên hợp quốc,
NXB Thông tin lí luận, H., 1992, tr. 54 – 57)
11 |
10_2_1 | Chương
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU
(1945-1991)
LIÊN BANG NGA
(1991-2000)
Bài LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 – 1991)
LIÊN BANG NGA (1991 _ 2000)
2
1. Liên Xô
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Liên Xô nhanh chóng khôi
phục đất nước, tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, trở
thành một siêu cường trên thế giới. Các nước Đông Âu được giải phóng
khỏi ách phát xít Đức đã tiến hành cách mạng dân chủ nhân dân và xây
dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH), đạt được nhiều thành tựu về các mặt.
Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, Liên Xô và các nước Đông Âu đều
lâm vào tình trạng khủng hoảng về chính trị và kinh tế – xã hội, dẫn đến
sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước này.
I LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU
TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70
a) Công cuộc khôi phục kinh tế (1945 – 1950)
12
Liên Xô bước ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ hai với tư thế của người chiến
thắng. Nhưng chiến tranh cũng đã gây ra nhiều tổn thất nặng nề cho đất nước
Xô viết.
Khoảng 27 triệu người chết ; 1 710 thành phố, hơn 70 000 làng mạc, gần
32 000 nhà máy, xí nghiệp bị tàn phá. Đời sống nhân dân gặp rất nhiều
khó khăn. |
10_2_2 | Sau chiến tranh, các nước phương Tây do Mĩ cầm đầu lại theo đuổi chính
sách chống cộng, tiến hành Chiến tranh lạnh, bao vây kinh tế Liên Xô. Trước
tình hình đó, Liên Xô vừa phải thực hiện nhiệm vụ hàn gắn vết thương chiến
tranh và phát triển kinh tế, vừa phải chú ý đến nhiệm vụ củng cố quốc phòng và
an ninh. Với tinh thần vượt mọi khó khăn gian khổ, nhân dân Xô viết đã hoàn
thành thắng lợi kế hoạch 5 năm (1946 – 1950) trước thời hạn 9 tháng.
Liên Xô đã phục hồi nền sản xuất công nghiệp, năm 1947 đạt mức trước
chiến tranh.
Đến năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với mức trước chiến
tranh (kế hoạch dự kiến là 48%), hơn 6 200 xí nghiệp được phục hồi hoặc mới
xây dựng đi vào hoạt động. Nhiều ngành công nghiệp nặng tăng trưởng
nhanh (dầu mỏ tăng 22%, thép : 49%, than : 57%).
Một số ngành sản xuất nông nghiệp cũng vượt mức trước chiến tranh, thu
nhập quốc dân tăng 66% so với năm 1940 (kế hoạch dự kiến tăng 38%). Năm
1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, đánh dấu bước phát triển
nhanh chóng của khoa học kĩ thuật Xô viết, phá vỡ thế độc quyền vũ khí
nguyên tử của Mĩ.
-
b) Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất _ kĩ thuật của CNXH (từ năm 1950
đến nửa đầu những năm 70)
Từ năm 1950 đến năm 1975, Liên Xô đã thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn
nhằm tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của CNXH.
Về công nghiệp, Liên Xô đẩy mạnh sản xuất công nghiệp nặng như chế tạo
máy, điện lực, hoá dầu, hoá chất, thực hiện cơ giới hoá, điện khí hoá, hoá học
hoá. Đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ
hai trên thế giới (sau Mĩ), chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn
thế giới.
Từ năm 1951 đến năm 1975, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của
công nghiệp Xô viết là 9,6%. Năm 1970, sản lượng một số ngành công nghiệp
quan trọng như điện lực đạt 704 tỉ kw/h (bằng sản lượng điện của bốn nước
Anh, Pháp, CHLB Đức, Halia cộng lại), dầu mỏ đạt 353 triệu tấn, than đạt 624
triệu tấn và thép lần đầu tiên vượt Mĩ, đạt 121 triệu tấn (1971).
Về nông nghiệp, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng sản xuất nông nghiệp của
Liên Xô cũng thu được nhiều thành tích nổi bật.
Sản lượng nông phẩm trong những năm 60 tăng trung bình khoảng 16%/năm,
năm 1970 đạt 186 triệu tấn ngũ cốc và năng suất trung bình là 15,6 tạ/ha.
13 |
10_2_3 | Trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật, Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu rực
rỡ. Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
Năm 1961, Liên Xô phóng tàu vũ trụ Phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ
Gagarin bay vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài
người, sau đó đã tiến hành nhiều chuyến bay dài ngày trong vũ trụ. Liên Xô
đã chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao khoa học – kĩ thuật thế giới ở các lĩnh vực vật lí,
hoá học, điện tử, điều khiển học, khoa học vũ trụ...
-
46
32
23
8,8
5,3 4,4
1913 1940 1945 1950
1960
1965
1970
14
Hình 4. Biểu đồ tỉ lệ thu nhập quốc dân của Liên Xô so với năm cao nhất thời
Nga hoàng (năm 1913)
CCC
Hình 5. Nhà du hành vũ trụ I. Gagarin
(1934-1968)
Về xã hội, Liên Xô có
những thay đổi rõ rệt. Năm
1971, công nhân chiếm hơn
55% số người lao động trong
cả nước. Trình độ học vấn của
người dân không ngừng được
nâng cao.
c) Tình hình chính trị và chính
sách đối ngoại của Liên Xô
Từ năm 1950 đến nửa đầu
những năm 70, nhìn chung tình
hình chính trị của Liên Xô
tương đối ổn định. Đảng Cộng
sản và Nhà nước Xô viết hoạt
động tích cực, có hiệu quả, tạo
được niềm tin trong nhân dân.
Xã hội Xô viết đảm bảo được sự nhất trí về chính trị, tư tưởng ; khối đoàn kết
thống nhất giữa Đảng, Nhà nước, nhân dân và các dân tộc được duy trì. |
10_2_4 | Về đối ngoại, Đảng và Nhà nước Xô viết thực hiện chính sách đối ngoại hoà
bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. Liên Xô đấu tranh cho
hoà bình, an ninh, kiên quyết chống chính sách gây chiến tranh xâm lược của
chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động. Liên Xô giúp đỡ tích cực các nước
xã hội chủ nghĩa trong công cuộc xây dựng đất nước. Liên Xô đi đầu trong việc
ủng hộ sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Vị thế
của Liên Xô được đề cao trên trường quốc tế.
2. Các nước Đông Âu
a) Sự ra đời các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Âu đều lệ thuộc
vào các nước phương Tây, nhất là Anh và Pháp. Trong chiến tranh, các nước
Đông Âu bị phát xít Đức và Italia chiếm đóng. Nhân dân các nước này đã anh
dũng chiến đấu chống phát xít, thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc nhằm đoàn
kết nhân dân tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc.
Trong những năm 1944 – 1945, khi Hồng quân Liên Xô truy kích quân đội
phát xít qua vùng Đông Âu thì nhân dân và lực lượng cách mạng ở các nước này
đã phối hợp với Hồng quân tiêu diệt bọn phát xít, giành chính quyền và thành
lập nhà nước dân chủ nhân dân.
Cộng hoà Nhân dân Ba Lan (22–7 – 1944), Cộng hoà Nhân dân Rumani (28–8 – 1944),
Cộng hoà Nhân dân Hunggari (4 – 4 – 1945), Cộng hoà Tiệp Khắc (9 – 5 – 1945),
Liên bang Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Nam Tư (29 – 11 – 1945), Cộng hoà
Nhân dân Anbani (11 – 12 – 1945), Cộng hoà Nhân dân Bungari (15 – 9 – 1946).
Riêng ở Đức, theo sự thoả thuận giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh tại
Hội nghị Pốtxđam (Đức), nước Đức phải đặt dưới sự chiếm đóng và kiểm soát
theo từng khu vực của quân đội các nước Đồng minh. Tháng 9 – 1949, Mĩ, Anh,
Pháp hợp nhất ba khu vực chiếm đóng, thành lập nước Cộng hoà Liên bang Đức.
Ở phần phía Đông, tháng 10 – 1949, Liên Xô giúp các lực lượng dân chủ thành
lập nước Cộng hoà Dân chủ Đức. Như vậy, trên lãnh thổ nước Đức đã xuất hiện
hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau.
b) Xây dựng chế độ dân chủ nhân dân
Sau khi được giải phóng, các nhà nước ở Đông Âu tiến hành các cuộc cải cách
dân chủ nhằm hoàn thành những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân.
15 |
10_2_5 | Chính phủ ở các nước Đông Âu là chính phủ liên hiệp, bao gồm nhiều giai
cấp, nhiều đảng phái đã từng tham gia trong Mặt trận thống nhất dân tộc. Giai
cấp tư sản và các chính đảng của họ là một lực lượng không nhỏ, giữ vị trí khá
quan trọng trong chính quyền các cấp cũng như trong nền kinh tế đất nước.
Những năm 1947 – 1948, các chính đảng tư sản đã chống phá việc thực hiện
những cải cách dân chủ triệt để, tranh giành ảnh hưởng với Đảng Cộng sản và
âm mưu chiếm đoạt toàn bộ chính quyền nhưng thất bại.
BIỂN BẮC
“THỤY ĐIỂN
DAN MACH
Côpenhaghen
IỂN BAN TÍC
50°
Amxtécdam
HA LAN
°
BỈ
Brúcxen
Béclin
CHDC ĐỨC
2
CHLB Đ ỨC
Praha
Vácsava
BA LAN
TIỆP KHẮC
Các nước dân chủ
nhân dân Đông Âu
Các nước khác
°
Vácsava
Thủ đô
BA LAN
Tên nước
Biên giới quốc gia
CÁC NƯỚC ĐÁNH SỐ TRÊN LƯỢC ĐỒ
4. VATICAN
1. LIXTENXTAI
2. LÚCXĂMBUA
3. MÔNACÔ
5. XAN MARINÔ
30°
LIÊN XÔ
50°
PHÁP
40°
Bécno
THỤY SĨ
5
ITALIA
Rôma
Viêng
ÁO
Budapét
HUNGGARI
RUMANI
Bêôgrát
NAM TU
BIỂN ADRIATICH
Tirana
Bucarét
BIỂN ĐEN
BUNGARI
Xôphia
ANBANI
-40°
BIỂN TIRÊNÊ
THỔ NHĨ KÌ
HI LẠP
BIỂN
BIỂN
EGIE
IÔNI
Aten
Hình 6. Lược đồ các nước dân chủ nhân dân Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai
30°
16 |
10_2_6 | Trong thời kì này, các nước Đông Âu đã tiến hành cải cách ruộng đất,
quốc hữu hoá các xí nghiệp lớn của tư bản nước ngoài và trong nước, thực hiện
rộng rãi các quyền tự do dân chủ, ban hành các đạo luật về chế độ làm việc,
lương bổng, nghỉ ngơi theo tinh thần dân chủ. Đến khoảng những năm 1948 -
1949, các nước Đông Âu đều lần lượt hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân
và bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội.
c) Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu
Từ giữa những năm 50, các nước Đông Âu tiến hành xây dựng cơ sở vật chất
kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội với việc thực hiện các kế hoạch 5 năm. Công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội diễn ra trong điều kiện khó khăn, phức tạp. Phần lớn
các nước Đông Âu là những nước chậm phát triển về kinh tế và khoa học – kĩ
thuật (trừ Tiệp Khắc và CHDC Đức), lại bị bao vây về kinh tế và sự phá hoại về
chính trị của các nước đế quốc cùng các thế lực phản động trong nước. Với sự
giúp đỡ có hiệu quả của Liên Xô và sự cố gắng vượt bậc của nhân dân, trong
những năm 1950 – 1975, các nước Đông Âu về cơ bản đã thực hiện thành công
các kế hoạch 5 năm.
Trước chiến tranh, Anbani là một nước nghèo. Năm 1970, Anbani đã hoàn
thành điện khí hoá cả nước, sản phẩm nông nghiệp tăng gấp 2 lần những
năm 60. Ở Bungari, tổng sản lượng công nghiệp năm 1975 tăng 55 lần so với
năm 1939 ; nông thôn đã hoàn thành việc điện khí hoa. Rumani từ một nước
nông nghiệp lạc hậu đã trở thành một nước công - nông nghiệp, năm 1973
sản xuất công nghiệp tăng 25 lần so với năm 1938, sản phẩm nông nghiệp
năm 1971 tăng khoảng 1,9 lần so với trước chiến tranh. Tiệp Khắc đã được
xếp vào hàng các nước công nghiệp trên thế giới ; năm 1970, sản lượng công
nghiệp chiếm 1,75% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới. Ở CHDC Đức,
sau 30 năm xây dựng, sản xuất công nghiệp đã đạt mức bằng cả nước Đức
cũ năm 1939 ; các ngành công nghiệp hàng đầu cũng thu được kết quả to
lớn. Trên cơ sở kinh tế tăng trưởng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân các nước Đông Âu được cải thiện và nâng cao.
3. Quan hệ hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và phát
triển. Các nước xã hội chủ nghĩa đều lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng
tư tưởng, đều có chung chế độ kinh tế, chính trị, nhất trí về lợi ích và mục tiêu
chung. Do đó, quan hệ hợp tác tương trợ giữa các nước xã hội chủ nghĩa đã xuất
hiện và phát triển.
17 |
10_2_7 | a) Quan hệ hợp tác kinh tế, khoa học kĩ thuật
Ngày 8 – 1 – 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (thường gọi tắt là SEV) được
thành lập gồm các nước : Liên Xô, Anbani, Ba Lan, Bungari, Hunggari, Rumani,
Tiệp Khắc ; năm 1950 kết nạp thêm CHDC Đức). Mục tiêu của Hội đồng tương
trợ kinh tế là củng cố, hoàn thiện sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa,
thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế và kĩ thuật, giảm dần sự chênh lệch về trình độ
phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân các nước
thành viên.
Sau hơn 20 năm hoạt động, SEV đã có những đóng góp rất lớn đối với sự phát
triển của các nước thành viên. Từ năm 1951 đến năm 1973, tỉ trọng của SEV
trong sản xuất công nghiệp thế giới tăng từ 18% lên 33%, tốc độ tăng trưởng
sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm khoảng 10%, tổng sản phẩm
trong nước (GDP) của các nước thành viên SEV năm 1973 tăng 5,7 lần so với
năm 1950. Liên Xô giữ vai trò quyết định trong khối SEV...
Trong quá trình hoạt động, khối SEV có những hạn chế như bao cấp, "khép
kín", không hoà nhập với kinh tế thế giới...
b) Quan hệ hợp tác chính trị _ quân sự
Ngày 14 – 5 – 1955, đại biểu các nước Anbani, Ba Lan, Bungari, CHDC Đức,
Hunggari, Liên Xô, Rumani, Tiệp Khắc đã họp tại Vácsava, thoả thuận cùng
nhau kí Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ với thời hạn 20 năm nhằm duy
trì hoà bình, an ninh ở châu Âu và thế giới, củng cố tình hữu nghị, sự hợp tác và
sức mạnh của các nước xã hội chủ nghĩa.
Hiệp ước quy định : Trong trường hợp một hay nhiều nước thành viên của
Hiệp ước này bị tấn công hoặc bị đe doạ an ninh, các nước thành viên khác
có nhiệm vụ giúp nước bị tấn công hoặc bị đe doạ bằng mọi phương tiện
có thể, kể cả sử dụng lực lượng vũ trang.
Tổ chức Hiệp ước Vácsava trở thành một đối trọng với NATO, đóng vai trò
quan trọng trong việc giữ gìn hoà bình, an ninh ở châu Âu và thế giới.
- Nêu những thành tựu chính trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70.
– Nêu những thành tựu chính của các nước Đông Âu trong công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70.
– Hãy cho biết sự ra đời và vai trò của Hội đồng tương trợ kinh tế và
Tổ chức Hiệp ước Vácsaua.
(1) Sau này, Hội đồng tương trợ kinh tế có thêm các thành viên : Cộng hoà Nhân dân Mông Cổ
(1962), Cộng hoà Cuba (1972), Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1978).
18 |
10_2_8 | II – LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU
TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70 ĐẾN NĂM 1991
1. Liên Xô từ giữa những năm 70 đến năm 1991
a) Tình hình kinh tế _ xã hội
Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ bùng nổ, báo hiệu bước khởi đầu của
cuộc khủng hoảng chung đối với thế giới trên nhiều mặt : chính trị, kinh tế, tài
chính. Cuộc khủng hoảng đã làm bộc lộ nhiều vấn đề bức thiết như tình trạng
vơi cạn dần nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường, sự bùng nổ về dân số... trên
thế giới. Nó đặt ra yêu cầu phải cải cách về kinh tế, chính trị, xã hội để thích
nghi với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học – kĩ thuật và sự giao
lưu, hợp tác quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ.
-
Trong bối cảnh đầy thử thách ấy, Đảng và Nhà nước Liên Xô lại cho rằng
quan hệ xã hội chủ nghĩa không chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng chung
toàn thế giới, hơn nữa các nguồn tài nguyên của Liên Xô lại khá dồi dào, nên đã
chậm đề ra đường lối cải cách. Trong khi đó, mô hình của chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xô và những cơ chế của nó về kinh tế, chính trị, xã hội lại chứa đựng những
thiếu sót, sai lầm vốn được tích tụ từ lâu. Điều đó cản trở sự phát triển của đất
nước. Xã hội Xô viết lâm vào tình trạng thiếu dân chủ và công bằng, kỉ cương
và pháp chế xã hội chủ nghĩa bị vi phạm nghiêm trọng, tệ nạn xã hội gia tăng,
sản xuất tăng trưởng chậm, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém
và ngày càng thua kém các nước phương Tây về khoa học – kĩ thuật. Nền kinh
tế Liên Xô ngày càng mất cân đối nghiêm trọng, nợ nước ngoài và lạm phát
không ngừng tăng lên. Đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn.
b) Công cuộc cải tổ (1985 _ 1991)
-
Tháng 3 – 1985, M. Goócbachốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước
Liên Xô, đã đưa ra đường lối cải tổ. Mục đích của công cuộc cải tổ được tuyên
bố là nhằm đổi mới mọi mặt đời sống của xã hội Xô viết, sửa chữa những thiếu
sót, sai lầm trước đây, đưa đất nước thoát khỏi sự trì trệ và xây dựng chủ nghĩa
xã hội đúng như bản chất của nó. Công cuộc cải tổ được tiến hành trên các mặt
kinh tế, chính trị và xã hội.
19 |
10_2_9 | Về kinh tế, chủ trương đẩy nhanh việc ứng dụng thành tựu mới về khoa học
kĩ thuật, đưa nền kinh tế phát triển theo chiều sâu, đạt mức cao nhất của thế
giới về năng suất lao động xã hội, chất lượng sản phẩm và hiệu quả, xây
dụng "nền kinh tế thị trường có điều tiết", bảo đảm cơ cấu tối ưu về tính cân
đối của nền kinh tế quốc dân thống nhất.
Về chính trị – xã hội, mở rộng chế độ tự quản xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
củng cố kỉ luật và trật tự, mở rộng tính công khai phê bình và tự phê bình, bảo
đảm mức độ mới về phúc lợi nhân dân, thực hiện triệt để nguyên tắc phân
phối theo lao động.
Trong năm đầu thực hiện đường lối cải tổ, đông đảo nhân dân Xô viết phấn
khởi ủng hộ và chờ đợi. Nhưng qua 6 năm thực hiện, tình hình lại chuyển biến
theo chiều hướng xấu. Do tác động tiêu cực của những sai lầm trước kia, do chưa
được chuẩn bị đầy đủ, lại mắc phải nhiều sai lầm mới trầm trọng hơn, nên công
cuộc cải tổ ngày càng bế tắc và rời xa những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội.
Đến tháng 12 – 1990, công cuộc cải tổ về kinh tế thực sự thất bại. Sự cải tổ về
chính trị đã thiết lập quyền lực của tổng thống và chuyển sang chế độ đa đảng.
Xã hội lâm vào rối loạn với những xung đột gay gắt giữa các dân tộc và các phe
phái trên toàn Liên bang.
c) Sự tan rã của Liên bang Xô viết
20
20
Quá trình trì trệ, khủng hoảng kéo dài của đất nước Xô viết đã lên tới đỉnh
điểm khi nổ ra cuộc đảo chính ngày 19 – 8 – 1991 do một số người lãnh đạo
Đảng và Nhà nước Liên Xô tiến hành. Cuộc đảo chính nhanh chóng bị thất bại
(21 – 8 – 1991). Sau khi trở lại nắm quyền, M. Goócbachốp tuyên bố từ chức
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, yêu cầu giải tán Uỷ ban Trung ương Đảng
(24 – 8 – 1991), đình chỉ hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô (29 – 8 – 1991).
Chính quyền Xô viết trong toàn Liên bang bị tê liệt.
Chỉ trong vài tuần lễ sau cuộc đảo chính, tất cả các nước cộng hoà, trừ Nga
và Cadắcxtan, đều tách khỏi Liên bang, tuyên bố độc lập. Ngày 6 – 9 – 1991,
Quốc hội bãi bỏ Hiệp ước Liên bang năm 1922, trao quyền cho các cơ quan lâm
thời. Ngày 21 – 12 – 1991, tại thủ đô Anma Ata (Cadắcxtan), 11 nước cộng hoà
kí Hiệp ước về giải tán Liên bang Xô viết và chính thức thành lập Cộng đồng
các quốc gia độc lập (thường gọi tắt là SNG). Ngày 25 – 12 – 1991, sau lời
tuyên bố từ chức Tổng thống của M. Goócbachốp, lá cờ đỏ búa liềm trên nóc điện
Cremli bị hạ xuống, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô
sau 74 năm tồn tại. |
10_2_10 | LATVIA
EXTONIA
LITVA
BELOÔRDTXIA
UCRAINA
MONDOVA
BIÊN ĐEN
BIỂN BAREN.
pitbecghen
Novara Demlia
BẮC BĂNG DƯƠNG
Đất Phran lôxip
(NGA)
BIỂN CARA
BIEN
LAPTEP
QQ Novo Xibia
BIẾN
D.Vranghen
ĐỒNG XIBIA
LIÊN
BANG NGA
Đ.Xanh Lô răng
BIẾN
BÊRINH
BIẾN
Ô KHÔT
QĐ curin.
THÁI BÌNH DƯƠNG
QĐ. AI ĐUA
180°
120°
100°
CADẮCXTAN
ACMENIA
GRUDIA
TUOCMENIXTAN
¡UDOBÉKIXTAN
CADẮCXTAN Tên nước
CURƠGUXTAN
Biên giới Liên Xô đến ngày 25 - 12 - 1991
Biên giới quốc gia hiện nay
Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG)
Các nước khác
LÃNH THỔ ĐÁNH SỐ
TRÊN LƯỢC ĐỔ
1. ADÉCBAIGIAN
2. Caliningrát (LB. NGA)
TATGIKIXTAN
80°
Hình 7. Lược đồ Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG)
2. Các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến năm 1991
a) Tình hình kinh tế __ xã hội
Sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973, nhịp độ tăng trưởng kinh tế của
các nước Đông Âu suy giảm rõ rệt. Bước sang những năm 80, các nước này đều
đề ra chiến lược phát triển kinh tế – xã hội dựa trên sự tiến bộ về khoa học – kĩ
thuật và chuyển mạnh sang con đường phát triển theo chiều sâu. Nhưng những
cố gắng đó không kìm hãm được tốc độ suy thoái ngày càng trầm trọng.
Cuối năm 1989, nền kinh tế Đông Âu chìm sâu trong khủng hoảng, thu nhập
quốc dân chỉ tăng 0,5%. Ở các nước Hunggari, Bungari thì giảm tuyệt đối. Nợ
nước ngoài gia tăng nhanh chóng.
Chính phủ Liên Xô lúc đó cũng đang gặp khó khăn trong công cuộc cải tổ,
không giúp đỡ được các nước Đông Âu.
Nhân dân các nước Đông Âu giảm sút lòng tin vào Đảng và Nhà nước. Sự bất
bình của họ ngày càng tăng lên. Ngay từ cuối thập kỉ 70, ở nhiều nước đã xảy
ra những cuộc đấu tranh, đình công của công nhân và các tầng lớp nhân dân,
làm cho tình hình đất nước không ổn định.
21 |
10_2_11 | b) Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu
Cuộc khủng hoảng nổ ra sớm nhất ở Ba Lan vào cuối năm 1988, sau đó
nhanh chóng lan sang các nước Hunggari, Tiệp Khắc, CHDC Đức, Rumani,
Bungari, Anbani. Mít tinh, biểu tình, tuần hành, bãi công diễn ra dồn dập, đòi
cải cách kinh tế, thực hiện đa nguyên về chính trị, tiến hành tổng tuyển cử tự do
mà mũi nhọn tấn công của các nhóm phái nhằm vào các đảng cộng sản cầm
quyền. Những hoạt động trên đã làm tê liệt mọi sinh hoạt của đất nước, đẩy chế
độ xã hội chủ nghĩa lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện. Những người lãnh đạo
các nước Đông Âu đều lần lượt tuyên bố từ bỏ quyền lãnh đạo của đảng cộng
sản, chấp nhận chế độ đa nguyên về chính trị và tiến hành tổng tuyển cử.
Ở các nước Bungari, Nam Tư, Rumani, Anbani, tình hình đất nước tiếp tục
khủng hoảng sâu sắc. Ở CHDC Đức, sau hơn hai tuần lễ (từ giữa tháng
10 – 1989) nhiều sự kiện diễn ra gay gắt, tình hình biến chuyển nhanh chóng.
Ngày 9 – 11 – 1989, nhà cầm quyền CHDC Đức tuyên bố bỏ ngỏ "bức tường
Béclin" (được dựng lên từ năm 1961 như một biểu tượng của sự chia cắt nước
Đức). Ngày 3 – 10 – 1990, việc thống nhất nước Đức đã được thực hiện với sự
sáp nhập CHDC Đức vào CHLB Đức.
SWAY
22
Hình 8. "Bức tường Béclin" bị phá bỏ
Cùng với các sự kiện trên, ngày 28 – 6 – 1991, Hội đồng tương trợ kinh tế
(SEV) tuyên bố giải thể ; ngày 1 – 7 – 1991, Tổ chức Hiệp ước Vácsava chấm
dứt hoạt động. |
10_2_12 | 3. Nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước
Đông Âu
Trong một thời kì dài, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các
nước Đông Âu đem lại nhiều thành tựu to lớn, nhưng cũng càng ngày càng bộc
lộ nhiều sai lầm, thiếu sót.
Một là, thiếu tôn trọng đầy đủ các quy luật phát triển khách quan về kinh tế –
xã hội, chủ quan, duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thay
cho cơ chế thị trường. Điều đó làm cho nền kinh tế đất nước thiếu tính năng
động, sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Về xã hội, thiếu
dân chủ và công bằng, vi phạm pháp chế XHCN. Tình trạng đó kéo dài đã làm
tăng lòng bất mãn trong quần chúng.
Hai là, không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật
hiện đại, đưa tới sự trì trệ, khủng hoảng về kinh tế – xã hội.
Ba là, khi tiến hành cải tổ lại phạm sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng
hoảng càng thêm nặng nề.
Bốn là, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước có
tác động không nhỏ làm cho tình hình càng thêm rối loạn.
Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu trong
những năm 1989 – 1991 đã gây nên những hậu quả hết sức nặng nề. Đó là một
tổn thất lớn trong lịch sử phong trào cộng sản – công nhân quốc tế. Hệ thống xã
hội chủ nghĩa thế giới không còn tồn tại. Trật tự thế giới hai cực đã kết thúc.
– Lập niên biểu các sự kiện quan trọng ở Liên Xô trong thời gian tiến
hành cải tổ (1985 – 1991).
– Nêu các sự kiện chính đánh dấu quá trình tan rã của chế độ xã hội
chủ nghĩa ở Đông Âu.
III – LIÊN BANG NGA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000
Từ sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga là "quốc gia kế tục Liên Xô", trong
đó được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
cũng như tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.
Về kinh tế, từ năm 1992, Chính phủ Nga đề ra cương lĩnh tư nhân hoá nền
kinh tế, cố gắng đưa đất nước đi vào kinh tế thị trường. Nhưng việc tư nhân hoá
ồ ạt càng làm cho nền kinh tế rối loạn hơn.
23 |
10_2_13 | Sản xuất công nghiệp năm 1992 giảm xuống còn 20%. Mức lương trung bình
của công nhân viên chức thấp hơn của người Mĩ 25 lần. Một tầng lớp tư sản mới
khá đông đảo hình thành trong xã hội Nga. Từ năm 1990 đến năm 1995, tốc độ
tăng trưởng GDP(1) luôn luôn là số âm : năm 1990 là –3,6%, năm 1995 là 4,1%.
Từ năm 1996, nền kinh tế Nga dần dần phục hồi. Đến năm 1997, tốc độ tăng
trưởng đã đạt 0,5% ; năm 2000 lên đến 9%.
Về chính trị, sau một thời gian đấu tranh gay gắt giữa các đảng phái, tháng
12 – 1993, bản Hiến pháp của Liên bang Nga được ban hành.
Theo Hiến pháp 1993, Tổng thống do dân bầu trực tiếp là người đứng đầu nhà
nước, là người điều hành chung mọi hoạt động của tất cả các cơ quan
chính quyền. Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ, thực thi chức năng của
cơ quan hành pháp. Hệ thống lập pháp gồm 2 viện là Hội đồng Liên bang
(Thượng viện) và Đuma Quốc gia (Hạ viện). Hệ thống tư pháp gồm Toà án
Hiến pháp và Toà án tối cao. Tổng thống đầu tiên của Liên bang Nga là
B. Enxin (1992 – 1999) ; từ năm 2000 là V. Putin.
-
Dưới thời Tổng thống B. Enxin, về mặt đối nội, tình hình nước Nga đứng
trước hai thách thức lớn. Một là tình trạng không ổn định về chính trị do sự tranh
chấp quyền lực giữa các tập đoàn tài chính – chính trị và do đòi hỏi dân chủ hoá
của nhân dân. Hai là những cuộc xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào li khai
của vùng Trécxnia. Những lực lượng li khai đã tiến hành nhiều vụ khủng bố
nghiêm trọng, gây ra nhiều tổn thất nặng nề.
Về đối ngoại, trong những năm 1992 – 1993, nước Nga theo đuổi chính sách
đối ngoại "định hướng Đại Tây Dương", ngả về các cường quốc phương Tây với
hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế. Nhưng sau
2 năm, nước Nga chỉ có được những khoản tín dụng và viện trợ tài chính rất ít ỏi.
Từ năm 1994, nước Nga chuyển sang chính sách đối ngoại "định hướng Âu – Á",
trong khi tranh thủ phương Tây, vẫn khôi phục và phát triển quan hệ với các
nước trong khu vực châu Á (một số nước SNG, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước
ASEAN...).
Từ đầu năm 2000, chính phủ của Tổng thống V. Putin cố gắng phát triển kinh
tế, củng cố nhà nước pháp quyền, ổn định tình hình xã hội và nâng cao vị thế
quốc tế của nước Nga. Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu về mọi mặt, nhưng
nước Nga vẫn phải đương đầu với xu hướng li khai và nạn khủng bố, tiếp tục
(1) GDP : Tổng sản phẩm trong nước (hoặc quốc nội).
24
GNP : Tổng sản phẩm quốc dân (hoặc quốc gia). |
10_2_14 | khắc phục những trở ngại trên con đường phát triển, giữ vững và nâng cao địa
vị của một cường quốc Âu – Á trên trường chính trị thế giới.
?
Nêu những nét chính về Liên bang Nga trong thời gian 1991 – 2000.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Trình bày vai trò quốc tế của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991.
2. Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
| PHẦN ĐỌC THÊM
VỊ TRÍ VÀ TIỀM NĂNG KINH TẾ CỦA LIÊN BANG NGA
Liên bang Nga có diện tích 17,1 triệu km2, lớn gấp 1,6 lần diện tích các nước
còn lại ở châu Âu, gấp 1,8 lần lãnh thổ Mĩ. Về dân số, Liên bang Nga có gần
150 triệu người, đứng vị trí thứ 6 trên thế giới. Nhưng vấn đề không phải là ở
diện tích và dân số, mà là tiềm lực kinh tế và quân sự của nước này. Nếu như
trước đây người Nga đóng vai trò chủ yếu trong việc tạo nên một Liên bang
Xô viết siêu cường thế giới, thì hiện nay, khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga
chính là "quốc gia – người kế tục Liên Xô". Liên bang Nga nhanh chóng kế
thừa quyền lợi và nghĩa vụ của Liên Xô trên tất cả các mặt. Phương Tây và
các nước lớn cũng tiếp nhận quy chế Nga với tư cách là "quốc gia – người kế tục
Liên Xô" mà biểu hiện trước hết là đồng ý chuyển giao cho Liên bang Nga ghế
Uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Và chỉ đến tháng 1 – 1992,
rất nhanh sau khi Liên Xô tan rã, đã có 131 nước công nhận nước Nga...
-
Về kinh tế, Liên bang Nga có tiềm năng rất lớn. Lãnh thổ Liên bang Nga trải
dài hai lục địa Âu – Á, giàu có về khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên. Vùng
Xibia được đánh giá là "cái kho của tài nguyên thế giới" với những khu rừng
taiga như "hai lá phổi của châu Á". Với hơn 70 năm tồn tại, thể chế Xô viết
đã tạo dựng được một cơ sở công – nông nghiệp hùng hậu với nhiều ngành
sản xuất mũi nhọn, Liên bang Nga lại có một đội ngũ cán bộ khoa học – kĩ
thuật đông đảo, có hàm lượng chất xám khá cao. Những trung tâm khoa học
lớn nhất của Liên Xô cũ đều nằm trên lãnh thổ Liên bang Nga, đội ngũ cán
bộ khoa học tại các viện nghiên cứu và các trường đại học ở Nga khoảng
1 triệu người.
(Nguyễn Xuân Sơn - Nguyễn Hữu Cát (Chủ biên),
Về mối quan hệ giữa Việt Nam – Liên bang Nga trong giai đoạn hiện nay,
NXB Chính trị quốc gia, H., 1997, tr.10, 12)
25 |
10_3_1 | Chương[][
Bài
3
CÁC NƯỚC Á, PHI VÀ MĨ LATINH
(1945-2000)
TRUNG QUỐC VÀ BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN
Khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai có những biến đổi
to lớn : sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân (CHND) Trung Hoa và
hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên. Các quốc gia này đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
I- TRUNG QUỐC
Trung Quốc là nước rộng thứ ba thế giới (sau Nga và Canađa) với diện tích
gần 9,6 triệu km2 và dân số đông nhất thế giới với 1,26 tỉ người (năm 2000).
1. Sự thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và thành tựu
10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 – 1959)
26
Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân phiệt Nhật, ở Trung
Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản, kéo dài
hơn 3 năm (1946 – 1949).
-
1946 đến tháng 6
-
Ngày 20 – 7 – 1946, Tưởng Giới Thạch chính thức phát động cuộc nội chiến
chống Đảng Cộng sản. Từ tháng 7
1947, Quân giải
phóng Trung Quốc thực hiện chiến lược phòng ngự tích cực. Sau giai đoạn
này, Quân giải phóng chuyển sang phản công, tiến vào các vùng do Quốc
dân đảng kiểm soát. Bằng ba chiến dịch lớn (Liêu – Thẩm, Hoài - Hải, Bình – Tân)
từ cuối năm 1948 đến đầu năm 1949, Quân giải phóng đã loại khỏi vòng
chiến đấu 1 540 000 tên địch, lực lượng chủ lực của địch bị tổn thất nghiêm
trọng. Ngày 23 1949, Nam Kinh, thủ phủ của chính quyền Tưởng Giới
Thạch, được giải phóng.
-
4
-
Cuối năm 1949, cuộc nội chiến kết thúc, toàn bộ lục địa Trung Quốc được
giải phóng. Tập đoàn Tưởng Giới Thạch thất bại, phải rút chạy ra Đài Loan.
Ngày 1 10 – 1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chính thức được
thành lập, đứng đầu là Chủ tịch Mao Trạch Đông. |
10_3_2 | Hình 9. Chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước CHND Trung Hoa
Thắng lợi này đã chấm dứt hơn 100 năm nô dịch của đế quốc, xoá bỏ tàn dư
phong kiến, đưa nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên
chủ nghĩa xã hội. Sự kiện này đã tạo điều kiện nối liền chủ nghĩa xã hội từ châu Âu
sang châu Á và ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, nhiệm vụ trọng tâm của nhân
dân Trung Quốc là đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, phát triển kinh
tế – xã hội, văn hoá và giáo dục.
Từ năm 1950, nhân dân Trung Quốc bước vào giai đoạn khôi phục kinh tế,
tiến hành những cải cách quan trọng : cải cách ruộng đất và hợp tác hoá nông
nghiệp, cải tạo công – thương nghiệp tư bản tư doanh ; tiến hành công nghiệp
hoá xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hoá, giáo dục...
Đến cuối năm 1952, công cuộc khôi phục kinh tế đã kết thúc thắng lợi.
Từ năm 1953, Trung Quốc thực hiện kế hoạch 5 năm đầu tiên (1953 – 1957).
Nhờ nỗ lực lao động của toàn dân và sự giúp đỡ của Liên Xô, kế hoạch
5 năm đã được hoàn thành thắng lợi. Bộ mặt đất nước Trung Quốc có nhiều
thay đổi rõ rệt.
Trong những năm 1953 – 1957, 246 công trình đã được xây dựng và đưa vào
sản xuất ; đến năm 1957, sản lượng công nghiệp tăng 140%, sản lượng nông
nghiệp tăng 25% (so với năm 1952). Các ngành công nghiệp nặng như chế
tạo cơ khí, luyện kim, điện lực, khai thác than,... phát triển nhanh. Trung Quốc
đã tự sản xuất được 60% số máy móc cần thiết. Văn hoá, giáo dục có những
bước tiến lớn. Đời sống nhân dân được cải thiện.
(1) Liên Xô đã viện trợ cho Trung Quốc hơn 6 tỉ rúp, trên 1000 hạng mục công trình, trong đó có
374 công trình đặc biệt lớn.
27 |
10_3_3 | Về đối ngoại, Trung Quốc thi hành chính sách ngoại giao tích cực nhằm củng
cố hoà bình và thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới. Địa vị
quốc tế của Trung Quốc được nâng cao.
Hình 10. Đoàn đại biểu Trung Quốc
do Thủ tướng Chu Ân Lai (bên phải)
dẫn đầu đến dự Hội nghị
Băngđung (Inđônêxia)
Ngày 14 2 1950, Trung
Quốc kí với Liên Xô "Hiệp ước
hữu nghị, đồng minh và tương
trợ Trung - Xô" và nhiều hiệp
-
ước kinh tế, tài chính khác ;
phái Quân chí nguyện sang
giúp nhân dân Triều Tiên chống
Mĩ (1950 – 1953) ; giúp đỡ
nhân dân Việt Nam chống thực
dân Pháp ; ủng hộ các nước Á,
Phi và Mĩ Latinh trong cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc ;
năm 1955, tham gia Hội nghị
các nước Á – Phi ở Băngđung
(Indônêxia).
Ngày 18 – 1 – 1950, Trung
Quốc thiết lập quan hệ ngoại
giao với Việt Nam.
2. Trung Quốc trong những năm không ổn định (1959 – 1978)
28
Về đối nội, từ năm 1959, Trung Quốc lâm vào tình trạng không ổn định kéo
dài tới 20 năm (1959 – 1978) trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội. Khởi
đầu là việc đề ra và thực hiện đường lối "Ba ngọn cờ hồng" ("Đường lối chung",
"Đại nhảy vọt", "Công xã nhân dân") với mong muốn nhanh chóng xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội.
Trung Quốc thực hiện cuộc "Đại nhảy vọt" bằng việc phát động toàn dân làm
gang thép, với mục tiêu là nhanh chóng đưa sản lượng thép lên gấp 10 lần
chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1958 – 1962). Sau 4 tháng,
11 triệu tấn thép đã ra lò, nhưng hầu hết chỉ là phế loại.
Các hợp tác xã được ghép lại thành "Công xã nhân dân" tổ chức theo lối
quân sự hoá, mọi sinh hoạt kinh tế, xã hội đều được bao cấp. Sản xuất nông
nghiệp giảm sút, nhiều nơi bị mất mùa.
Hậu quả là từ năm 1959, trong cả nước nạn đói diễn ra trầm trọng, đời sống
nhân dân khó khăn, sản xuất ngưng trệ, đất nước không ổn định. |
10_3_4 | Những khó khăn về kinh tế đã dẫn tới biến động về chính trị. Năm 1959, Lưu
Thiếu Kì được cử làm Chủ tịch nước, Mao Trạch Đông chỉ giữ cương vị Chủ tịch
Đảng Cộng sản. Trong nội bộ ban lãnh đạo Trung Quốc đã bộc lộ sự bất đồng
gay gắt về đường lối, nổ ra cuộc đấu tranh giành quyền lực, đỉnh cao là
cuộc "Đại cách mạng văn hoá vô sản" (1966 – 1976).
Bằng việc huy động hàng chục triệu thanh thiếu niên được gọi là "tiểu tướng"
Hồng vệ binh đến đập phá các cơ quan Đảng, chính quyền, cơ sở văn hoá,
đưa ra đấu tố, truy bức, nhục hình nhiều nhà cách mạng lão thành và nhiều
nhà khoa học, văn nghệ sĩ, cuộc "Đại cách mạng văn hoá vô sản" đã để lại
nhiều hậu quả hết sức nghiêm trọng về mọi mặt đối với nhân dân Trung Quốc.
Sau khi Mao Trạch Đông qua đời (9 – 1976), trên toàn đất nước bắt đầu chiến
dịch đấu tranh chống lại "Bè lũ bốn tên"(1). Trung Quốc dần dần đi vào ổn định.
Về đối ngoại, Trung Quốc ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mĩ xâm lược của
nhân dân Việt Nam cũng như cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân
các nước Á, Phi và Mĩ Latinh. Cũng trong thời kì này, đã xảy ra những cuộc
xung đột ở biên giới giữa Trung Quốc với Ấn Độ (1962), giữa Trung Quốc với
Liên Xô (1969). Tháng 2 – 1972, Tổng thống Mĩ R. Níchxơn sang thăm Trung
Quốc, mở đầu quan hệ mới theo chiều hướng hoà dịu giữa hai nước.
3. Công cuộc cải cách - mở cửa (từ năm 1978)
Tháng 12 – 1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vạch ra đường lối
mới do Đặng Tiểu Bình khởi xướng, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế –
xã hội. Đường lối này được nâng lên thành Đường lối chung qua Đại hội XII
(9 – 1982), đặc biệt là Đại hội XIII (10 – 1987) của Đảng : lấy phát triển kinh
tế làm trung tâm ; kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản (con đường xã hội chủ nghĩa,
chuyên chính dân chủ nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc,
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông) ; tiến hành cải cách và mở
cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường xã
hội chủ nghĩa linh hoạt hơn, nhằm hiện đại hoá và xây dựng chủ nghĩa xã hội
mang đặc sắc Trung Quốc, với mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu
mạnh, dân chủ, văn minh.
Thực hiện đường lối cải cách, đất nước Trung Quốc đã có những biến đổi
căn bản.
(1) Bốn uỷ viên Bộ Chính trị : Giang Thanh, Vương Hồng Văn, Diêu Văn Nguyên và Trương Xuân
Kiều là những người cầm đầu cuộc "cách mạng văn hoá".
29 |
10_3_5 | 30
30
Sau 20 năm (1979 – 1998), nền kinh tế Trung Quốc có bước tiến nhanh chóng,
đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, tổng sản phẩm trong nước (GDP)
tăng trung bình hằng năm trên 8%, đạt giá trị 7 974 tỉ nhân dân tệ, đúng hàng
thứ 7 thế giới. Năm 2000, GDP của Trung Quốc vượt qua ngưỡng nghìn tỉ đôla
Mĩ (USD), đạt 1 080 tỉ USD (tương đương gần 9000 tỉ nhân dân tệ). Cơ cấu
tổng thu nhập trong nước theo khu vực có sự thay đổi lớn, từ chỗ lấy nông
nghiệp làm chủ yếu, thì đến năm 2000 thu nhập nông nghiệp chỉ chiếm 16%,
trong khi đó công nghiệp và xây dựng tăng lên tới 51%, dịch vụ 33%. Đời sống
nhân dân được cải thiện rõ rệt : Từ năm 1978 đến năm 1997, thu nhập bình
quân đầu người ở nông thôn đã tăng từ 133 lên 2 090 nhân dân tệ ; ở thành
thị từ 343 lên 5 160 nhân dân tệ.
Khoa học
nổi bật.
-
kĩ thuật, văn hoá và giáo dục Trung Quốc đạt nhiều thành tựu
Năm 1964, Trung Quốc thử thành công bom nguyên tử. Chương trình thám
hiểm không gian được thực hiện từ năm 1992. Từ tháng 11 – 1999 đến tháng
3 – 2003, Trung Quốc đã phóng với chế độ tự động 4 con tàu "Thần Châu" và
ngày 15 – 10 – 2003, tàu "Thần Châu 5" cùng nhà du hành Dương Lợi Vĩ đã bay
vào không gian vũ trụ. Với sự kiện này, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba
trên thế giới (sau Nga, Mĩ) có tàu cùng với con người bay vào vũ trụ.
Trong lĩnh vực đối ngoại, Trung Quốc có nhiều thay đổi. Năm 1979, Trung
Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ. Từ những năm 80 của thế kỉ XX,
Trung Quốc đã bình thường hoá quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Inđônêxia,...
mở rộng hợp tác với nhiều nước trên thế giới.
Sau sự kiện quân đội Trung Quốc mở cuộc tiến công biên giới phía Bắc Việt Nam
(2 – 1979), quan hệ hai nước xấu đi. Tháng 11 – 1991, hai nước đã bình thường hoá
quan hệ ngoại giao.
Hình 11. Cầu lớn Nam Phố, Thượng Hải |
10_3_6 | Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (7 – 1997) và Ma Cao
(12 – 1999). Những vùng đất này trở thành khu hành chính đặc biệt của Trung
Quốc, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
4. Lãnh thổ Đài Loan
Lãnh thổ Đài Loan gồm đảo Đài Loan và một số đảo nhỏ xung quanh, là
một bộ phận lãnh thổ Trung Quốc, nhưng đến nay vẫn nằm ngoài sự kiểm soát
của CHND Trung Hoa.
Năm 1949, chính quyền của Quốc dân đảng bị thất bại, phải chạy ra Đài
Loan. Trong những năm 50, Đài Loan tiến hành khôi phục kinh tế, đồng thời
thực hiện hai "kế hoạch 5 năm xây dựng kinh tế", nhờ đó đã đạt được một số
thành tựu bước đầu. Tuy nhiên, Đài Loan vẫn còn nhiều khó khăn : vật giá chưa
ổn định, tỉ lệ thất nghiệp cao, tài chính vẫn phải dựa vào Mĩ.
Bước sang những năm 60, chính quyền Đài Loan tiến hành nhiều cải cách
kinh tế, chính trị, xã hội, kêu gọi đầu tư, mở những khu chế xuất lớn, đưa ra
chiến lược kinh tế "hướng về xuất khẩu". Nền kinh tế phát triển năng động.
Trong vòng ba thập niên xây dựng và phát triển, Đài Loan được coi là một trong
những "con rồng" ở Đông Á với mức tăng trưởng kinh tế trung bình 8,5%/năm.
Một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế là giáo dục và khoa
học – kĩ thuật rất được coi trọng.
– Hãy nêu sự thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và ý
nghĩa của sự kiện này.
-
– Trình bày những thành tựu chính của Trung Quốc trong 10 năm đầu
xây dựng chế độ mới.
– Nội dung cơ bản của đường lối cải cách và những thành tựu chính
của Trung Quốc từ sau năm 1978 là gì ?
-
– Lập niên biểu các sự kiện chính của lịch sử Trung Quốc trong thời kì
xây dựng đất nước từ năm 1949 đến năm 2000.
II – BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Triều Tiên bị chia thành hai miền, lấy vĩ
tuyến 38 làm ranh giới tạm thời. Theo thoả thuận của Hội nghị Ianta, quân đội
Liên Xô đóng ở phía Bắc Triều Tiên, còn phía Nam là quân đội Mĩ. Trong bối cảnh
(1) Đài Loan có diện tích 35 980 km, dân số 22,3 triệu người (năm 2000).
31 |
10_3_7 | của cuộc Chiến tranh lạnh, việc thành lập chính phủ chung không được
thực hiện. Sau cuộc tổng tuyển cử (5 – 1948), ngày 15 – 8 – 1948 ở khu vực
phía Nam Triều Tiên, Nhà nước Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc) được thành lập.
Ngày 9 – 9 năm đó, ở phía Bắc, Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
(CHDCND Triều Tiên) ra đời.
Cuối năm 1948, quân đội Liên Xô rút khỏi miền Bắc. Giữa năm 1949, quân
đội Mĩ rút khỏi miền Nam. Ngày 25 – 6 – 1950, cuộc chiến tranh giữa hai miền
bùng nổ và kéo dài hơn 3 năm (1950 – 1953).
Sau 3 tháng chiến tranh, ngày 15 – 9 – 1950, "Quân đội Liên hợp quốc" do Mĩ
chỉ huy đã đổ bộ vào cảng Nhân Xuyên giúp đỡ Hàn Quốc. Ngày 25 – 10
năm đó, Quân chí nguyện Trung Quốc tiến vào miền Bắc hỗ trợ cho
CHDCND Triều Tiên. Đến đầu mùa hè năm 1951, lực lượng hai bên dừng lại ở
vĩ tuyến 38.
Ngày 27 – 7 – 1953, tại Bàn Môn Điếm, Hiệp định đình chiến được kí kết giữa
hai miền Nam – Bắc Triều Tiên và vẫn lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới quân sự.
Hai miền Triều Tiên bước vào thời kì hoà bình và xây dựng.
Hình 12. Lễ kí Hiệp định đình chiến tại Bàn Môn Điếm (7 – 1953)
1. Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
32
Sau chiến tranh, nhân dân miền Bắc đã tiến hành công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Sau khi hoàn thành trước thời hạn kế hoạch 3 năm khôi phục kinh
tế (1954 – 1956), CHDCND Triều Tiên đã thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn và
thu được nhiều thành tựu lớn : hoàn thành điện khí hoá trong cả nước, nền công
nghiệp nặng (sản xuất ô tô, máy kéo, toa xe, đầu máy xe lửa và nhiều thiết bị
khác) đã đáp ứng sự phát triển kinh tế – xã hội trong nước. Cơ sở hạ tầng phát
triển. Thủ đô Bình Nhưỡng có hệ thống tàu điện ngầm, giao thông thuận tiện và
nhiều toà nhà chọc trời với ba bốn chục tầng... |
10_3_8 | Nền kinh tế của CHDCND Triều Tiên mang tính kế hoạch hoá tập trung cao
độ. Đất nông nghiệp được tập thể hoá, các ngành công nghiệp do nhà nước quản
lí. Công nghiệp nặng được chú trọng, đặc biệt là công nghiệp quốc phòng. Mặc
dù việc mở cửa thị trường đã được tuyên bố từ năm 1995, nhưng kinh tế vẫn còn
nhiều khó khăn. Đất nước vẫn phải đối mặt với nạn khan hiếm lương thực.
Văn hoá, giáo dục có bước tiến đáng kể. Năm 1949, Triều Tiên hoàn thành
xoá nạn mù chữ. Chính phủ thi hành chương trình giáo dục 10 năm bắt buộc và
miễn phí.
2. Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc)
Tình hình kinh tế – xã hội Hàn Quốc trong những năm sau chiến tranh vô
cùng khó khăn, chính trị không ổn định. Năm 1961, GDP bình quân theo đầu
người chỉ đạt 82 USD, ngang với các nước nghèo ở châu Á và châu Phi. Nhưng
từ thập kỉ 60 trở đi, kinh tế Hàn Quốc từng bước có những thay đổi lớn : từ nước
nghèo nàn, lạc hậu, sau ba thập niên phát triển, Hàn Quốc trở thành một trong
bốn "con rồng kinh tế" ở châu Á(1) với tỉ lệ tăng trưởng GDP hằng năm đạt từ
7% -10% (1970 – 1990).
Sau 6 kế hoạch 5 năm (1962 – 1991), tổng sản phẩm quốc dân (GNP) tăng
140 lần, từ 2,3 tỉ USD (1962) lên 329,8 tỉ USD (1992). Thu nhập bình quân theo
đầu người từ 87 USD (1962) lên 7 527 USD (1992) và 9 438 USD (1999) gấp 7 lần
Ấn Độ, hơn 13 lần CHDCND Triều Tiên. Cơ cấu kinh tế biến đổi làm thay đổi
diện mạo nền kinh tế truyền thống. Trong thời gian 1962 – 1998, nông nghiệp
từ chỗ chiếm 36,6% GNP, chỉ còn 5% ; công nghiệp tăng từ 14,4% lên 45% ;
dịch vụ từ 24,1% lên 50%.
11 385
Đơn vị : USD
10 013
9 770
8.998
7 183
الباني
6 744
5 886
1990
1992
1994
1996
1998
2000
2002
Hàn Quốc có nền
công nghiệp phát
triển, nền nông
nghiệp tiên tiến, hệ
thống cơ sở hạ tầng
hiện đại, xã hội
thông tin cao.
Hình 13. Biểu đồ thu nhập quốc dân tính theo đầu người
của Hàn Quốc
(1) Bốn "con rồng kinh tế" của châu Á là Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công và Xingapo.
33 |
10_3_9 | Hệ thống đường cao tốc ngày càng phát triển với 1 996 km (1998), mạng lưới
tàu điện ngầm ở thủ đô đứng thứ 6 trên thế giới. Hàn Quốc có 31,7 triệu máy
điện thoại các loại trên tổng số 47 4 triệu dân (1998).
Từ năm 1993, Hàn Quốc bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế
nhằm mục tiêu sớm tham gia vào câu lạc bộ các nước công nghiệp phát triển.
Năm 1997, cùng với một số nước Đông Nam Á, Hàn Quốc phải trải qua một
cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ rất nặng nề. Tuy vậy, nền kinh tế của
Hàn Quốc vẫn được xếp vào thứ 11 trên thế giới và đã tiếp cận với các quốc gia
phát triển.
-
Giáo dục ở Hàn Quốc là lĩnh vực được đánh giá cao trong nền văn hoá Hàn
Quốc, được coi là chìa khoá của sự thành công. Hàn Quốc thực hiện chế độ học
tập bắt buộc trong 6 năm, từ 6 đến 12 tuổi.
3. Quan hệ giữa hai miền Nam – Bắc bán đảo Triều Tiên
Sau chiến tranh Triều Tiên, vào những thập kỉ 50 và 60, Nam – Bắc bán đảo
Triều Tiên ở trong tình trạng đối đầu. Từ những năm 70 trở đi, quan hệ giữa hai
miền có sự thay đổi, chuyển dần sang đối thoại. Năm 1990, vấn đề đối thoại
Nam – Bắc có bước đột phá mới : sau nhiều cuộc gặp gỡ, các nhà lãnh đạo cấp
cao của hai bên đã đi đến nhất trí "xoá bỏ tình trạng đối lập về chính trị và quân
sự giữa hai miền Nam – Bắc, tiến hành giao lưu và hợp tác nhiều mặt". Ngày
13 – 6 – 2000, hai nhà lãnh đạo cao nhất là Tổng thống Kim Tê Chung
(Hàn Quốc) và Chủ tịch Kim Châng In (CHDCND Triều Tiên) đã gặp gỡ ở Bình
Nhưỡng và kí hiệp định hoà hợp giữa hai quốc gia, mở ra một trang mới trong
quan hệ giữa hai miền. Quá trình hoà hợp và thống nhất bán đảo Triều Tiên tuy
có tiến triển nhưng còn lâu dài, khó khăn và phức tạp.
– Tình hình bán đảo Triều Tiên từ năm 1945 đến năm 1953 diễn ra như
thế nào ?
– Qua hình 13, hãy giải thích vì sao năm 1998 thu nhập quốc dân tính
theo đầu người của Hàn Quốc bị giảm sút ?
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
34
=4
1. Từ năm 1945 đến năm 2000, cách mạng Trung Quốc trải qua những giai
đoạn phát triển nào ? Nêu tóm tắt nội dung của từng giai đoạn.
2. Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Đại Hàn Dân Quốc đã ra
đời như thế nào ? Quan hệ giữa hai miền Nam – Bắc bán đảo Triều Tiên
có những biến chuyển gì từ những năm 70 đến năm 2000 ? |
10_4_1 | Bài
4
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, từ cao trào giải phóng dân tộc, hàng
loạt quốc gia Đông Nam Á đã giành được độc lập và bước vào thời kì
xây dựng đất nước. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong khu vực
bắt đầu có sự thay đổi sâu sắc.
I – SỰ THÀNH LẬP CÁC QUỐC GIA ĐỘC LẬP
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
1. Khái quát về quá trình giành độc lập
Đông Nam Á là khu vực rộng 4,5 triệu km, dân số 528 triệu người (năm 2000),
hiện nay gồm 11 nước(1)
-
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước trong khu vực (trừ
Thái Lan) đều là thuộc địa của các đế quốc Âu – Mĩ. Khi chiến tranh Thái Bình
Dương bùng nổ, Nhật Bản xâm chiếm cả vùng Đông Nam Á và thiết lập trật tự
phát xít. Từ cuộc đấu tranh chống thực dân Âu Mĩ, nhân dân Đông Nam Á
chuyển sang đấu tranh chống quân phiệt Nhật Bản, giải phóng đất nước.
Ngay sau khi Nhật Bản đầu hàng lực lượng Đồng minh, một số quốc gia tuyên
bố độc lập.
Ngày 17 – 8 – 1945, Inđônêxia tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hoà
Inđônêxia. Cuộc Cách mạng tháng Tám của nhân dân Việt Nam thành
công, dẫn tới sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (2 – 9 – 1945).
Tháng 8 1945, nhân dân các bộ tộc Lào nổi dậy và ngày 12 10 năm đó,
nước Lào tuyên bố độc lập.
-
-
Nhân dân các nước Miến Điện (nay là Mianma), Mã Lai (nay là Malaixia)
và Philíppin đều nổi dậy đấu tranh chống quân phiệt Nhật Bản, giải phóng nhiều
vùng rộng lớn của đất nước.
―
Nhưng ngay sau đó, các nước thực dân Âu Mĩ quay trở lại xâm lược Đông
Nam Á. Nhân dân Đông Nam Á lại phải tiếp tục cuộc đấu tranh chống xâm lược.
Trải qua cuộc kháng chiến kiên cường và gian khổ, vào giữa những năm 50,
(1) Brunây, Campuchia, Đông Timo, Inđônêxia, Lào, Malaixia, Mianma, Philíppin, Thái Lan,
Việt Nam và Xingapo.
35 |
10_4_2 | nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia đã lần lượt đánh đuổi bọn thực dân ra khỏi
đất nước. Vào cuối những năm 40 và những năm 50 của thế kỉ XX, các nước đế
quốc Âu – Mĩ đã phải công nhận độc lập của Philíppin, Miến Điện, Mã Lai,
Xingapo và Inđônêxia.
-
Tháng 10 – 1944, Mĩ trở lại Philíppin, rồi tuyên bố trao trả độc lập cho nước này
(4 – 7 – 1946), nhưng vẫn xây dựng ở đây nhiều căn cứ quân sự. Đến năm
1992, Mĩ mới rút khỏi 2 căn cứ quân sự cuối cùng ở Philippin là Clác và Subic.
Phong trào chống thực dân Anh diễn ra mạnh mẽ ở Miến Điện. Tháng 10 – 1947,
Anh kí "Hiệp ước Anh - Miến" công nhận Miến Điện là nước độc lập và tự chủ.
Ngày 4 – 1 – 1948, Liên bang Miến Điện() tuyên bố độc lập.
Tháng 9 – 1945, thực dân Anh tái chiếm Mã Lai. Trước sức ép phong trào đấu
tranh của quần chúng, chính phủ Anh phải đồng ý để cho Mã Lai độc lập.
Ngày 31 – 8 – 1957, Mã Lai tuyên bố độc lập. Ngày 16 – 9 – 1963, Liên bang
Malaixia ra đời, gồm miền Đông (Xaba, Xaraoắc) và miền Tây (Mã Lai, Xingapo).
Xingapo được Anh trao trả quyền tự trị ngày 3 – 6 – 1959, sau đó tham gia Liên
bang Malaixia, nhưng đến ngày 9 – 8 – 1965 lại tách ra thành nước cộng hoà
độc lập.
ẤN ĐỘ
BANGLADET
MIANMA
1948
Yangun
100°
1945
LÀO
IR UNG QU Ố C
Hong
Viêng Chặn
THÁI LAN
Băng Cốc.
Trường Giang
• Hà Nội
\ VIỆT NAM
CAMPUCHIA
1953
Phnôm Pênh
1945
°
QĐ. Hoàng Sa
BIỂN
(VIỆT NAM)
ĐÔNG
QĐ. Trường Sa
( VIỆT NAM)
120°
Các nước Đông Nam Á
Các nước khác
Hà Nội
Thủ đô
Chí tuyến Bắc
©
VIỆT NAM Tên nước
1945
-20°
Năm giành độc lập
Biên giới quốc gia
Manila
1946
PHILIPPIN
THÁI
140°
A N
ĐÔ
D Ư Ơ NG
100°
1957
Cuala Lămpo
BRUNÂY
Banda Xêri Bêgaoan.
1984
จ
M A L A I ☑
Xingapo
XINGAPO
1965
Giacácta
1945
Dili
" ĐÔNG TIMO
2002
Hình 14. Lược đồ khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai
(1) Từ tháng 6 – 1989 đổi thành Liên bang Mianma.
36
BÌNH
D ƯƠNG
140°
PAPUA NIU GHI NÊ
PAPUA N |
10_4_3 | Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi (1954), nhân dân
Việt Nam, Lào và tiếp đó là Campuchia phải trải qua một cuộc kháng chiến chống
chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ, đến năm 1975 mới giành được thắng lợi hoàn
toàn. Còn Brunây, tới ngày 1 – 1 – 1984 tuyên bố là quốc gia độc lập nằm trong
khối Liên hiệp Anh. Đông Timo sau cuộc trưng cầu dân ý tháng 8 – 1999 đã
tách khỏi Inđônêxia, ngày 20 – 5 – 2002 trở thành một quốc gia độc lập.
Trong bối cảnh của cuộc Chiến tranh lạnh, để ngăn chặn ảnh hưởng của
chủ nghĩa xã hội và hạn chế thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc, tháng
9 – 1954, Mĩ cùng Anh, Pháp và một số nước đã thành lập khối quân sự mang
tên Tổ chức hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là
SEATO). Nhưng sau thắng lợi của cách mạng ba nước Đông Dương vào giữa
năm 1975, khối SEATO giải thể (30 – 6 – 1977).
2. Indônêxia
Ngày 17 – 8 – 1945, sau khi quân phiệt Nhật Bản đầu hàng, Xucác nô đã đọc
Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Inđônêxia.
Hưởng ứng Tuyên ngôn Độc lập, nhân dân cả nước, trước hết là ở các thành
phố như Giacácta, Xurabaya..., đã nổi dậy chiếm các công sở, đài phát thanh và
giành chính quyền từ tay Nhật Bản. Ngày 18 – 8 – 1945, lãnh tụ các chính đảng
và các đoàn thể mở hội nghị của Uỷ ban trù bị độc lập Inđônêxia, thông qua
bản Hiến pháp, bầu Xucácnô làm Tổng thống nước Cộng hoà Inđônêxia.
Tháng 11 – 1945, với sự giúp đỡ của quân Anh, Hà Lan quay trở lại xâm lược
Inđônêxia. Cuộc kháng chiến chống thực dân Hà Lan, bảo vệ độc lập của nhân
dân Inđônêxia bùng nổ. Tháng 5 – 1949, Hà Lan và Inđônêxia kí Hiệp định đình
chiến tại Giacácta. Tháng 11 năm đó, hai bên kí Hiệp ước La Hay, theo đó nước
Cộng hoà Liên bang Inđônêxia nằm trong khối "Liên hiệp Hà Lan – Inđônêxia",
bị phụ thuộc nhiều mặt vào Hà Lan. Do cuộc đấu tranh của nhân dân đòi độc lập
thật sự và thống nhất, ngày 15 – 8 – 1950, nước Cộng hoà Inđônêxia thống nhất
được thành lập. Cuộc kháng chiến của nhân dân Inđônêxia giành được thắng lợi.
Từ năm 1953, chính phủ của Đảng Quốc dân do Xucácnô đứng đầu đã thực
hiện nhiều biện pháp củng cố nền độc lập của đất nước.
Đó là : phế bỏ phái đoàn cố vấn quân sự của Hà Lan ở Inđônêxia (1953), huỷ
bỏ Hiệp ước La Hay, thu hồi miền Tây Irian (1963), thực hiện rộng rãi các quyền
tự do, dân chủ…
Ngày 30 – 9 – 1965, đơn vị quân đội bảo vệ Phủ Tổng thống tiến hành cuộc
đảo chính quân sự. Cuộc đảo chính thất bại. Chính phủ mới được thành lập, đến
năm 1967, tướng Xuháctô lên làm Tổng thống. Tình hình chính trị dần dần ổn
định, Inđônêxia bước vào giai đoạn phát triển kinh tế, văn hoá và giáo dục.
37 |
10_4_4 | Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ năm 1997 ở Đông Nam Á làm cho
Inđônêxia rơi vào tình trạng rối loạn : Xuháctô rời khỏi chức vụ Tổng thống,
mâu thuẫn sắc tộc gay gắt, kinh tế suy sụp. Phải đến năm 2001 – 2002, đất nước
Inđônêxia mới dần dần được phục hồi nhưng những vụ khủng bố ở Bali,
Giacácta..., cùng những thiên tai như nạn động đất, sóng thần khiến cho
Inđônêxia vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
3. Lào
Giữa tháng 8 – 1945, Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Nắm
thời cơ thuận lợi, ngày 23 – 8 – 1945, nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền.
Ngày 12 – 10, Chính phủ Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố độc lập.
Tháng 3 – 1946, thực dân Pháp trở lại tái chiếm Lào. Nhân dân Lào một lần
nữa phải cầm súng kháng chiến, bảo vệ nền độc lập của mình.
Từ năm 1947, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và sự giúp
đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở
Lào ngày càng phát triển, lực lượng cách mạng ngày càng trưởng thành.
Các chiến khu lần lượt được thành lập ở Tây Lào, Thượng Lào và Đông Bắc
Lào. Ngày 20 – 1 1949, quân giải phóng nhân dân Lào Látxavông được
-
thành lập do Cayxỏn Phômvihẳn chỉ huy. Ngày 13 – 8 – 1950, Mặt trận Lào tự do
và Chính phủ kháng chiến Lào được thành lập, do Hoàng thân Xuphanuvông
đứng đầu.
Trong những năm 1953 – 1954, quân dân Lào đã phối hợp cùng với quân tình
nguyện Việt Nam mở các chiến dịch Trung Lào, Hạ Lào, Thượng Lào..., giành
thắng lợi to lớn. Những cuộc tấn công này đã phối hợp chặt chẽ với chiến trường
Việt Nam, đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ, góp phần vào chiến thắng
chung của nhân dân ba nước Đông Dương. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương
(7 – 1954) đã thừa nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào, công
nhận địa vị hợp pháp của các lực lượng kháng chiến Lào với một vùng giải
phóng ở Sầm Nưa và Phongxalì.
Ngay sau khi Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương vừa được kí kết, Mĩ đã lập
tức hất cẳng Pháp, âm mưu biến Lào thành thuộc địa kiểu mới. Từ đây, nhân dân
Lào lại phải cầm súng chống kẻ thù mới là đế quốc Mĩ.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Lào(1) (thành lập ngày 22 – 3 – 1955),
cuộc đấu tranh của nhân dân Lào diễn ra trên cả ba mặt trận : quân sự – chính
trị – ngoại giao, đã đánh bại các cuộc tấn công quân sự của Mĩ và tay sai.
(1) Năm 1972 đổi thành Đảng Nhân dân Cách mang Lào.
38 |
10_4_5 | Đến đầu những năm 60, quân dân Lào đã giải phóng 2/3 lãnh thổ với hơn 1/3
dân số cả nước.
Từ giữa năm 1964, cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Lào chính thức chuyển
sang hình thái "Chiến tranh đặc biệt" và từ năm 1969 được nâng lên thành
"Chiến tranh đặc biệt tăng cường". Tuy nhiên, nhân dân Lào đã từng bước
đánh bại các kế hoạch chiến tranh của Mĩ và lực lượng phái hữu.
Tháng 2 – 1973, Hiệp định Viêng Chăn về lập lại hoà bình và thực hiện
hoà hợp dân tộc ở Lào được kí kết giữa Mặt trận Lào yêu nước và phái hữu
Viêng Chăn. Chính phủ Liên hiệp dân tộc lâm thời và Hội đồng Quốc gia chính
trị liên hiệp được thành lập.
Mùa xuân năm 1975, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân Việt Nam
thắng lợi đã cổ vũ và tạo điều kiện cho cách mạng Lào tiến lên giành thắng lợi
hoàn toàn. Từ tháng 5 đến tháng 12 – 1975, quân dân Lào dưới sự lãnh đạo của
Đảng Nhân dân Cách mạng đã nổi dậy giành chính quyền trong cả nước.
Ngày 2 12 – 1975, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào chính thức
thành lập. Từ đó, nước Lào bước sang thời kì mới – xây dựng đất nước và phát
triển kinh tế – xã hội.
4. Campuchia
Đầu tháng 10 – 1945, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược và thống trị
Campuchia. Đảng Cộng sản Đông Dương, từ năm 1951 tách ra thành Đảng
Nhân dân Cách mạng Campuchia, đã lãnh đạo nhân dân Campuchia tiến hành
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Lực lượng kháng chiến ngày càng
trưởng thành.
Tháng 4 - 1950, Uỷ ban Mặt trận dân tộc thống nhất (Mặt trận Khơme)
và Chính phủ kháng chiến, do Sơn Ngọc Minh đứng đầu, được thành lập.
Tháng 6 – 1951, quân đội cách mạng lixarắc ra đời.
Ngày 9 11 - 1953, do cuộc vận động ngoại giao của Quốc vương
N. Xihanúc, Chính phủ Pháp đã kí hiệp ước "trao trả độc lập cho Campuchia".
Tuy vậy, quân đội Pháp vẫn chiếm đóng Campuchia.
Sau thất bại ở Điện Biên Phủ, thực dân Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ về
Đông Dương, công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
của Campuchia, Lào và Việt Nam.
Từ năm 1954 đến đầu năm 1970, Chính phủ Xihanúc thực hiện đường lối hoà
bình, trung lập, không tham gia bất cứ khối liên minh quân sự hoặc chính trị
nào, tiếp nhận viện trợ từ mọi phía, không có điều kiện ràng buộc.
39 |
10_4_6 | 40
40
Sau cuộc đảo chính lật đổ Xihanúc ngày 18 – 3 – 1970 của thế lực tay sai
Mĩ, Campuchia bị kéo vào quỹ đạo của cuộc chiến tranh thực dân kiểu mới của
Mĩ trên bán đảo Đông Dương.
Cuộc kháng chiến chống Mĩ và tay sai của nhân dân Campuchia, với sự giúp
đỡ của bộ đội tình nguyện Việt Nam, phát triển nhanh chóng.
Từ tháng 9 – 1973, lực lượng vũ trang Campuchia đã chuyển sang tấn công,
bao vây thủ đô Phnôm Pênh và các thành phố khác. Mùa xuân năm 1975,
quân dân Campuchia mở cuộc tấn công vào sào huyệt cuối cùng của địch.
Ngày 17 – 4 – 1975, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, cuộc kháng chiến
chống Mĩ của nhân dân Campuchia kết thúc thắng lợi.
-
Ngay sau đó, nhân dân Campuchia lại phải tiếp tục cuộc đấu tranh chống
tập đoàn Khơme đỏ do Pôn Pốt cầm đầu phản bội cách mạng, thi hành chính
sách diệt chủng, tàn sát hàng triệu người dân vô tội. Ngày 3 12 - 1978,
Mặt trận dân tộc cứu nước Campuchia được thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Mặt
trận, được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, quân và dân Campuchia
nổi dậy ở nhiều nơi. Ngày 7 – 1 – 1979, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng
khỏi chế độ Khơme đỏ diệt chủng, Campuchia bước vào thời kì hồi sinh, xây
dựng lại đất nước.
Tuy nhiên, từ năm 1979, ở Campuchia đã diễn ra cuộc nội chiến giữa lực
lượng của Đảng Nhân dân Cách mạng với các phe phái đối lập, chủ yếu là lực
lượng Khơme đỏ. Cuộc nội chiến kéo dài hơn một thập kỉ, gây nhiều tổn thất
cho đất nước.
Với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, các bên Campuchia đã đi đến thoả
thuận hoà giải và hoà hợp dân tộc. Ngày 23 – 10 – 1991, Hiệp định hoà bình về
Campuchia được kí kết tại Pari. Sau cuộc tổng tuyển cử tháng 9 – 1993, Quốc
hội mới đã thông qua Hiến pháp, tuyên bố thành lập Vương quốc Campuchia do
N. Xihanúc làm Quốc vương. Từ đó, Campuchia bước sang một thời kì mới.
Tháng 10 – 2004, Quốc vương Xihanúc tuyên bố thoái vị. Hoàng tử Xihamôni
lên kế ngôi, trở thành Quốc vương của Campuchia.
– Trình bày khái quát cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Đông
Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
– Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc
lập của nhân dân Inđônêxia diễn ra như thế nào ?
- Hãy phân chia các giai đoạn phát triển của cách mạng giải phóng
dân tộc ở Lào từ năm 1945 đến năm 1975 và nêu nội dung chính của
từng giai đoạn.
- Hãy chọn các sự kiện chính trong lịch sử Campuchia từ năm 1945
đến năm 1993 và nêu nội dung của sự kiện đó. |
10_4_7 | II – QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
Các nước Đông Nam Á sau khi giành độc lập đã bước vào con đường phát
triển kinh tế dân tộc. Trong quá trình xây dựng đất nước, các quốc gia trong khu
vực đã thực hiện những chiến lược phát triển kinh tế khác nhau.
1. Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN
Sau khi giành được độc lập, các nước Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Philíppin,
Thái Lan và Brunây đều tiến hành công nghiệp hoá theo mô hình của các nước
tư bản chủ nghĩa.
Ngoài Brunây, 5 nước còn lại (gọi là nhóm nước sáng lập ASEAN) đều tiến
hành công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu (chiến lược kinh tế hướng nội) với
mục tiêu nhanh chóng xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
Chiến lược hướng nội nhìn chung được thực hiện trong khoảng những năm
50 – 60 ; tuy nhiên, thời điểm bắt đầu và kết thúc quá trình này ở các nước
không giống nhau.
Philíppin thực hiện công nghiệp hoa thay thế nhập khẩu sớm nhất và dài
nhất (1946 – 1970), còn Xingapo thực hiện chiến lược này trong thời gian ngắn
nhất (1961 – 1964), Malaixia (1957 – 1970), Thái Lan (1961 – 1972), Inđônêxia (1950 – 1965).
Nội dung chủ yếu của chiến lược kinh tế hướng nội là đẩy mạnh phát triển
các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu,
lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.
Thực hiện chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu, các nước đã đạt
được một số thành tựu đáng kể, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, phát triển
một số ngành chế biến, chế tạo, giải quyết nạn thất nghiệp,...
Xingapo xây dựng được cơ sở hạ tầng (đường sá, bến cảng,...) tốt nhất khu
vực. Sau 11 năm phát triển, kinh tế Thái Lan có bước tiến dài. Kế hoạch phát
triển kinh tế 6 năm (1961 – 1966) đã tăng thu nhập quốc dân lên 7,6%, dự trữ
ngoại tệ và vàng tăng 15%. Sau kế hoạch 5 năm (1966 - 1970), miền Tây
Malaixia đã chấm dứt nhập khẩu gạo, miền Đông giảm nhập khẩu gạo...
Inđônêxia xây dựng các khu công nghiệp có quy mô lớn, sản xuất thay thế
được một phần các mặt hàng công nghiệp nhập khẩu.
Tuy nhiên, chiến lược kinh tế hướng nội cũng bộc lộ một số hạn chế : thiếu
nguồn vốn, nguyên liệu và công nghệ ; chi phí cao dẫn tới làm ăn thua lỗ, tệ
tham nhũng, quan liêu phát triển ; đời sống người lao động còn khó khăn, chưa
giải quyết được quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng xã hội.
Sự hạn chế của chiến lược này đã buộc chính phủ 5 nước nói trên, từ thập kỉ
60 – 70 trở đi, chuyển sang chiến lược công nghiệp hoá lấy xuất khẩu làm chủ đạo
41 |
10_4_8 | (chiến lược kinh tế hướng ngoại), "mở cửa" nền kinh tế, thu hút vốn và kĩ thuật
của nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hoá để xuất khẩu, phát triển ngoại thương.
Sau khi thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại, các nước trên đã thu được
nhiều thành tựu. Tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân đã lớn hơn
nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh.
Năm 1980, tổng kim ngạch xuất khẩu của 5 quốc gia sáng lập ASEAN đạt tới
130 tỉ USD, chiếm 14% tổng kim ngạch ngoại thương của các quốc gia và khu
vực đang phát triển. Vấn đề công bằng xã hội và tăng trưởng được cải thiện.
Thập kỉ 70 đã chứng kiến tốc độ phát triển cao của nền kinh tế Inđônêxia :
từ 2,5% (những năm 60) lên 7% – 7,5%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Lan
(1985 – 1995) là 9% ; của Malaixia đạt từ 6,3% đến 8,5% (1960 – 1990). Xingapo
là nước chuyển biến mạnh nhất với tốc độ tăng trưởng 12% (166 – 1973) và
trở thành "con rồng" nổi trội nhất trong 4 "con rồng kinh tế" của châu Á.
Mặc dù đạt được thành tựu to lớn, nhưng chiến lược này cũng có những hạn
chế như phụ thuộc vào vốn và thị trường bên ngoài quá lớn, đầu tư bất hợp lí...
Biểu hiện điển hình của sự hạn chế này là cuộc khủng hoảng tài chính – tiền
tệ năm 1997 tác động lớn vào nền kinh tế của các nước Thái Lan, Inđônêxia,
Philíppin, Malaixia và Xingapo. Cuộc khủng hoảng kinh tế dẫn đến tình trạng
chính trị không ổn định ở một số nước. Đến những năm 1999 – 2000, kinh tế
của các nước này mới được khôi phục, tốc độ tăng trưởng của cả khu vực
là 4% – 5%.
-
2. Nhóm các nước Đông Dương
Sau khi giành được độc lập, các nước Đông Dương(!) về cơ bản đã phát triển
nền kinh tế tập trung và đã đạt được một số thành tựu, nhưng còn gặp nhiều khó
khăn. Vào những năm 80 – 90 của thế kỉ XX, các nước này từng bước chuyển
sang nền kinh tế thị trường.
Trong thời kì xây dựng đất nước, mặc dù đã đạt được một số thành tựu bước
đầu, nhưng Lào vẫn là nước nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ chưa phát
triển. Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, Lào thực hiện công cuộc đổi mới,
kinh tế có những bước phát triển khá nhanh, đời sống các dân tộc được cải thiện.
Năm 2000, GDP tăng 5,7%, sản xuất nông nghiệp tăng 4,5%, công nghiệp tăng
9,2%. Tuy nhiên, bình quân thu nhập theo đầu người còn thấp (281 USD năm
1999 và 324 USD năm 2000).
Sau khi thành lập Vương quốc (1993), tình hình chính trị dần dần ổn định,
Campuchia bước vào giai đoạn phục hồi kinh tế và xã hội, đạt được một số thành
tựu đáng kể.
(1) Nội dung lịch sử Việt Nam giai đoạn này được đề cập trong các bài về lịch sử Việt Nam ở phần sau.
42 |
10_4_9 | Tỉ lệ tăng trưởng GDP năm 1999 là 6,9%, năm 2000 là 5,4%. Mặc dù tỉ lệ sản
xuất công nghiệp tăng 7% (1995), nhưng Campuchia vẫn là nước nông
nghiệp, thu nhập quốc dân bình quân theo đầu người còn thấp (265 USD
năm 2000).
3. Các nước khác ở Đông Nam Á
Nền kinh tế Brunây có nét khác với 5 nước sáng lập ASEAN. Hầu như toàn
bộ nền kinh tế Brunây đều dựa vào nguồn thu từ dầu mỏ và khí tự nhiên (chiếm
tới 75% thu nhập trong nước). Lương thực, thực phẩm phải nhập tới 80%. Do có
nhiều dầu lửa và khí đốt, dân số lại ít (336 000 người – năm 2000), nên tổng thu
nhập bình quân theo đầu người của nước này lên tới 18 000 USD (2000). Từ giữa
những năm 80 của thế kỉ XX, Chính phủ tiến hành điều chỉnh các chính sách cơ
bản nhằm đa dạng hoá nền kinh tế, tiết kiệm năng lượng, gia tăng các mặt hàng
tiêu dùng và xuất khẩu.
Sau gần 30 năm thi hành chính sách tự lực hướng nội của chính quyền quân sự,
Mianma có cơ sở hạ tầng rất lạc hậu, xuất khẩu gạo – thế mạnh của Mianma
giảm dần, tốc độ tăng trưởng kinh tế rất thấp... Từ cuối năm 1998, Chính phủ
tiến hành cải cách kinh tế với ba chính sách lớn : kêu gọi đầu tư và "mở cửa",
giải phóng khu vực kinh tế tư nhân, xử lí có hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước.
Cuộc cải cách bước đầu mang lại sự khởi sắc cho nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng
GDP năm 1995 là 7% ; năm 1998 : 5,8% ; năm 1999 : 11%, năm 2000: 6,2%.
–Nêu những nét chính trong công cuộc xây dựng đất nước ở Lào và Campuchia.
-
– So sánh các chiến lược kinh tế hướng nội và hướng ngoại của nhóm nước
sáng lập ASEAN. Nội dung, thành tựu và hạn chế của từng chiến lược.
III – SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA TỔ CHỨC ASEAN
Bước vào nửa sau những năm 60 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á và
thế giới có nhiều biến chuyển tác động tới các nước trong khu vực. Sau hơn 20
năm đấu tranh giành và bảo vệ độc lập cũng như xây dựng kinh tế, nhiều nước
trong khu vực bước vào thời kì ổn định, dốc sức phát triển kinh tế. Các nước đều
có nhu cầu hợp tác với nhau để cùng phát triển. Trong bối cảnh Mĩ ngày càng
sa lầy trên chiến trường Đông Dương, họ muốn liên kết lại để một mặt giảm bớt
sức ép của các nước lớn, mặt khác hạn chế ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội đang
thắng lợi ở Trung Quốc và Việt Nam. Hơn nữa, những tổ chức hợp tác mang tính
khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều, nhất là sự thành công của Khối
thị trường chung châu Âu (EEC) đã cổ vũ rất lớn đối với các nước Đông Nam Á.
43 |
10_4_10 | 44
Ngày 8 – 8 – 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng
Anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5
nước : Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo và Thái Lan.
Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nỗ lực
hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn
định khu vực.
Trong giai đoạn đầu (1967 – 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp
tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị thế trên trường quốc tế. Từ giữa những
năm 70, ASEAN có những bước tiến mới. Sự phát triển này được đánh dấu bằng
Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2 – 1976 với việc
kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali).
Hiệp ước Bali xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước :
tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ; không can thiệp vào công
việc nội bộ của nhau ; không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực đối với
nhau ; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình ; hợp tác phát triển có
hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá và xã hội.
Vào thời điểm này, quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN bước đầu
được cải thiện. Hai nhóm nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao và bắt đầu có các
chuyến đi thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo cấp cao.
Tuy nhiên, từ cuối thập kỉ 70 đến giữa thập kỉ 80 của thế kỉ XX, tình hình giữa
hai nhóm nước căng thẳng do sự kích động, can thiệp của các nước lớn khi
Việt Nam đưa quân vào giúp đỡ nhân dân Campuchia lật đổ chế độ Khơme
đỏ. Đến giữa những năm 80, khi tình hình Campuchia dần dần hoà dịu,
ASEAN bắt đầu quá trình đối thoại với Việt Nam. Đây cũng là thời kì kinh tế
các nước ASEAN bắt đầu tăng trưởng.
Năm 1984, sau khi giành được độc lập, Brunây gia nhập và trở thành thành
viên thứ 6 của ASEAN.
Từ đầu những năm 90, Chiến tranh lạnh chấm dứt và "vấn đề Campuchia"
được giải quyết, tình hình chính trị khu vực được cải thiện căn bản, ASEAN có
điều kiện mở rộng tổ chức, kết nạp thành viên mới.
Năm 1992, Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Bali. Tiếp đó, ngày 28 – 7 – 1995,
Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Năm 1997, Lào và Mianma
gia nhập ASEAN. Năm 1999, Campuchia được kết nạp vào tổ chức này.
Như vậy, từ 5 nước sáng lập ban đầu, ASEAN đã phát triển thành 10 nước
thành viên. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng
Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định để cùng phát triển. |
10_4_11 | Năm 1992, ASEAN quyết định sẽ tổ chức Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch
tự do (viết tắt tiếng Anh là AFTA) trong vòng 10 – 15 năm. Năm 1993, theo sáng kiến
của ASEAN, Diễn đàn khu vực (viết tắt tiếng Anh là ARF) được thành lập với sự
tham gia của 18 nước trong và ngoài khu vực, nhằm tạo nên môi trường hoà
bình và ổn định cho sự phát triển của Đông Nam Á. Năm 1996, Hội nghị lần thứ
nhất của tổ chức Diễn đàn hợp tác Á – Âu (viết tắt là ASEM) họp ở Băng Cốc có
các vị nguyên thủ của 15 nước châu Âu, 10 nước chô tu Á và Chủ tịch Uỷ ban châu Âu
tham gia nhằm tăng cường sự hợp tác giữa các nước thuộc hai châu lục(2).
3rd ASEAN Informal Summit
Manila, Philippines
27-28 November 1999
Hình 15. Các nhà lãnh đạo 10 nước ASEAN tại Hội nghị cấp cao (không chính thức)
lần thứ ba (Philíppin, 11 – 1999)
Tháng 11 - 2007, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 13 đã kí kết bản
Hiến chương ASEAN nhằm xây dựng một Cộng đồng ASEAN có vị thế cao hơn
và hiệu quả hơn.
– Nguyên nhân ra đời của tổ chức ASEAN là gì ?
– Hãy cho biết nội dung chính của Hiệp ước Bali năm 1976.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Lập niên biểu về các sự kiện chính trong quá trình đấu tranh giành độc lập
và xây dựng đất nước của nhân dân Đông Nam Á (1945 – 2000).
2. Tại sao nói từ đầu những năm 90, một thời kì mới đã mở ra cho các nước
Đông Nam Á ?
3. Sưu tầm những tài liệu lịch sử (ảnh, văn kiện, các bản Tuyên bố, số liệu...)
về tổ chức ASEAN và quan hệ Việt Nam – ASEAN.
(1) Đến năm 2005, ARF bao gồm 23 thành viên.
(2) Hội nghị ASEM 5 (2004) tại Hà Nội đã kết nạp thêm 10 nước châu Âu và 3 nước châu Á.
45 |
10_5_1 | Bai
5
ẤN ĐỘ VÀ KHU VỰC TRUNG ĐÔNG
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân
dân Ấn Độ dâng cao và giành được thắng lợi cuối cùng. Tiếp đó, nhân
dân Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng kinh tế –
xã hội. Ở khu vực Trung Đông, tình hình ngày càng căng thẳng do sự
tranh chấp quyền lợi giữa các nước đế quốc. Cuộc đấu tranh giành độc
lập của nhân dân Palextin, mặc dù đạt được những thành quả bước
đầu, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn.
I- ẤN ĐỘ
Ấn Độ là nước lớn thứ hai ở châu Á, với diện tích gần 3,3 triệu km, dân số
1 tỉ 20 triệu người (năm 2000).
1. Cuộc đấu tranh giành độc lập
46
Trong những năm 1945 – 1947, cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân
Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại bùng lên mạnh mẽ.
Năm 1946, ở Ấn Độ đã xảy ra 848 cuộc bãi công. Tiêu biểu là ngày
19 – 2 – 1946, hai vạn thuỷ binh trên 20 chiến hạm ở Bombay nổi dậy khởi
nghĩa, hạ cờ Anh, tổ chức biểu tình chống đế quốc Anh, đòi độc lập dân tộc.
Cuộc nổi dậy này nhanh chóng được sự hưởng ứng của các lực lượng dân
tộc. Ngày 22 – 2, ở Bombay bắt đầu cuộc bãi công, tuần hành và mít tinh
của quần chúng, thu hút 20 vạn công nhân, học sinh, sinh viên tham gia.
Cuộc đấu tranh ở Bombay đã kéo theo nhiều vụ nổi dậy của nhân dân
Cancúffa, Mađrát, Carasi,... và các cuộc xung đột vũ trang của nông dân
với địa chủ và cảnh sát ở các tỉnh. Phong trào Tebhaga ("một phần ba") của
nông dân đòi chủ đất hạ mức tô xuống 1/3 thu hoạch diễn ra ở nhiều địa
phương, tiêu biểu là ở Bengan.
Đầu năm 1947, cao trào bãi công của công nhân tiếp tục bùng nổ ở
nhiều thành phố lớn như cuộc bãi công của hơn 40 vạn công nhân ở
Cancúffa tháng 2 – 1947.
Quy mô rộng lớn và khí thế của phong trào đấu tranh đã làm cho chính quyền
thực dân Anh không thể tiếp tục thống trị Ấn Độ theo hình thức thực dân kiểu
cũ được nữa, phải nhượng bộ, hứa sẽ trao quyền tự trị cho Ấn Độ và người Anh
sẽ rời khỏi Ấn Độ trước tháng 7 – 1948. |
10_5_2 | -
1947, đã
Maobátton - Phó vương cuối cùng của Anh - đến Ấn Độ tháng 4
thương lượng với Đảng Quốc đại và Liên đoàn Hồi giáo Ấn Độ, đề ra phương
án độc lập cho Ấn Độ, được gọi là "phương án Maobáffơn". Theo phương án
này, Ấn Độ sẽ bị chia thành hai nước tự trị dựa trên cơ sở tôn giáo : Ấn Độ của
người theo Ấn Độ giáo và Pakixfan của những người theo Hồi giáo.
INDIA
Hình 16. Nêru (thứ nhất, bên trái) và Maobáttơn (bên phải) hội đàm
về việc trao trả độc lập cho Ấn Độ
Trên cơ sở thoả thuận này, ngày 15 – 8 – 1947, Ấn Độ đã tách thành hai quốc
Ấn Độ và Pakixtan(1).
gia:
Không thoả mãn với quy chế tự trị, Đảng Quốc đại đã lãnh đạo nhân dân
đấu tranh giành độc lập dân tộc hoàn toàn trong những năm 1948 – 1950.
Ngày 30 – 1 – 1948, vị lãnh tụ kiệt xuất M. Ganđi bị bọn phản động cực đoan
ám sát. Tuy vậy, Đảng Quốc đại do G. Nêru đứng đầu vẫn tiếp tục con đường
đấu tranh vì độc lập dân tộc.
Trước sức ép của phong trào quần chúng, thực dân Anh buộc phải công nhận
độc lập hoàn toàn của Ấn Độ. Ngày 26 – 1 – 1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và
thành lập nước cộng hoà.
Nước Cộng hoà Ấn Độ được thành lập đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân
Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại do M. Ganđi và G. Nêru đứng đầu.
Sự kiện này có ảnh hưởng quan trọng đến phong trào giải phóng dân tộc trên
thế giới.
(1) Khi đó, Pakixtan gồm hai phần ở phía tây và phía đông Ấn Độ. Ngày 26 - 3 - 1971, nhân dân
miền Đông Pakixtan, vốn là cộng đồng người Bengan, đã nổi dậy đấu tranh vũ trang, tuyên bố
tách khỏi Pakixtan, thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Bănglađét.
47 |
10_5_3 | ÁPGANIXTAN
Cabuno
70% TÁTGIKIXTAN
90°
TRUNG QUỐC
PAKIXTAN
1947
Ixlamabát
©
Niu Đêli
KIÊP AN
Cátmandu
Thimbu
BUTAN
Carasi
Chí tuyến Bắc
BANGLADET
Daca 1
Cancútta
ẤN ĐỘ
1971 1
MIANMA
-20°-
1950
20
BIỂN ARÁP
Bombay
VỊNH BENGAN
Các nước Nam Á
Madrát
Các nước khác
Niu Deli Thú do
10°
©
ẤN ĐỘ Tên nước
1950 Năm giành độc lập MANDIVƠ ẤN
Mala
- Biên giới quốc gia
1965
80°
XRI LANCA
Côlômbộ
1947 Đ Ộ
DƯƠNG
90°
Hình 17. Lược đồ các nước Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai
2. Công cuộc xây dựng đất nước
48
Trong thời kì xây dựng đất nước, Ấn Độ đã thực hiện những kế hoạch dài hạn
nhằm phát triển kinh tế – xã hội và văn hoá. Nhờ thành tựu của cuộc "cách mạng
xanh" trong nông nghiệp, từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc
được lương thực cho gần 1 tỉ người và bắt đầu xuất khẩu. Sản xuất công nghiệp
tăng, đặc biệt là công nghiệp nặng ; cơ sở hạ tầng được xây dựng hiện đại.
Qua 7 kế hoạch 5 năm, nền công nghiệp Ấn Độ giữ được mức phát triển
trung bình là 5%/năm. Ấn Độ chế tạo được máy móc, thiết bị ngành dệt, hoa
chất, máy bay, tàu thuỷ, đầu máy xe lửa, ti vi màu,... Nhiều nhà máy điện
(nhiệt điện, thuỷ điện, điện nguyên tử...) được xây dựng, đảm bảo nhu cầu
về điện cho Ấn Độ,... Vào những năm 80 của thế kỉ XX, Ấn Độ đúng thứ 10
trong những nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới. Tốc độ tăng trưởng
GDP năm 1995 đạt 7,4% ; năm 1998 : 6% ; năm 1999 : 7,1% ; năm 2000 : 3,9%.
Trong ba thập niên cuối thế kỉ XX, Ấn Độ đầu tư nhiều vào lĩnh vực công
nghệ cao, trước hết là công nghệ thông tin và viễn thông, đang cố gắng vươn lên
hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ |
10_5_4 | vũ trụ... Cuộc "cách mạng chất xám" bắt đầu từ những năm 90 đã đưa Ấn Độ
trở thành một trong những nước sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới. Trong các
lĩnh vực văn hoá, giáo dục và khoa học – kĩ thuật, Ấn Độ có những bước tiến
nhanh chóng.
Năm 1974, Ấn Độ thủ thành công bom nguyên tử ; năm 1975 phóng vệ tinh
nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất bằng tên lửa của mình. Năm 1996, với việc
phóng thành công vệ tinh địa tĩnh, Ấn Độ trở thành một trong 6 nước() có khả
năng phóng vệ tinh lên vũ trụ. Đến năm 2002, Ấn Độ có 7 vệ tinh nhân tạo
đang hoạt động trong vũ trụ.
Về đối ngoại, Ấn Độ thi hành chính sách hoà bình, trung lập tích cực, luôn
luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc. Ấn Độ là một trong
những nước sáng lập Phong trào không liên kết. Vị thế của Ấn Độ ngày càng
được nâng cao trên trường quốc tế.
Ấn Độ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 7 – 1 – 1972.
– Trình bày những nét chính của cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ
sau năm 1945.
-
– Nêu kết quả của cuộc "cách mạng xanh" ở Ấn Độ.
II – KHU VỰC TRUNG ĐÔNG
Khu vực Trung Đông (hay còn gọi là Tây Á) có diện tích 4,7 triệu km và
dân số là 189 triệu người (năm 2000), bao gồm phần lớn các nước Ả Rập. Đây
là khu vực có nguồn dầu mỏ chiếm 2/3 trữ lượng toàn thế giới và là nơi tiếp giáp
với ba châu lục (Á, Phi, Âu). Cùng với kênh đào Xuyê, nơi này trở thành đầu
mối giao thông quan trọng của thế giới. Do đó, Trung Đông luôn là mục tiêu
nhòm ngó, tranh giành của các đế quốc phương Tây.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, khu vực này bị Anh đô hộ. Sau Chiến tranh
thế giới thứ hai, Mĩ tìm cách hất cẳng Anh để khống chế Trung Đông. Mĩ thi
hành chính sách lợi dụng mâu thuẫn giữa người A Rập và người Do Thái, ủng
hộ chủ nghĩa phục quốc của người Do Thái, can thiệp vào vấn đề Palextin và
Trung Đông. Sự xung đột giữa hai dân tộc Do Thái và A Rập Palextin ngày
càng căng thẳng, người Anh không giải quyết nổi, buộc phải đưa vấn đề
Palextin ra Liên hợp quốc.
(1) 6 nước có khả năng phóng vệ tinh lên vũ trụ là Nga, Mĩ, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Ấn Độ.
49 |
10_5_5 | THỔ NHĨ KÌ 40°
XIRI
ĐỊA TRUNG HẢI •
Bayrút Damát
Ten Avipo
Cairo
-30°
4Amman
2GIOOCDANI
AI CẬP
Bátđa Thủ đô
©
TRẮC Tên nước
Biên giới quốc gia|
CÁC NƯỚC ĐÁNH SỐ
TRÊN BẢN ĐỒ
1
Các tiểu vương quốc
A Rập thống nhất
2 Ixraen
3 Libǎng
4 Palextin
BIỂN ĐỎ
Bátda
IRẮC
50°
Ο
Têhêran
IRAN
En Cooét
CÔ OÉT
E Riát
ARẬP XÊÚT
Xana YEMEN
50°
ÁPGANIXTAN
PAKIX
CATA
Đôha
Abu Dabi
Chí tuyến Bắc
Maxcát
ÔMAN
BIỂN ARÁP
60°
20%
Hình 18. Lược đồ khu vực Trung Đông sau Chiến tranh thế giới thứ hai
-
Theo Nghị quyết 181 (29 – 11 – 1947) của Liên hợp quốc, sự đô hộ của Anh
bị huỷ bỏ và lãnh thổ Palextin bị chia làm hai quốc gia : một của người
Ả Rập Palextin, một của người Do Thái. Ngày 14 - 5 – 1948, Nhà nước
Do Thái thành lập, lấy tên là Ixraen. Không tán thành Nghị quyết 181, ngày
15 – 5 – 1948, bảy nước A Rập) đã tấn công Ixraen. Từ đó, xung đột giữa
Ixraen và Palextin diễn ra liên miên.
Trải qua 4 cuộc chiến tranh(2, Ixraen đã chiếm toàn bộ lãnh thổ dành cho
Palextin, bán đảo Xinai của Ai Cập (bán đảo này được trả cho Ai Cập năm
1979), cao nguyên Gôlan (Xiri) và miền Nam Libăng(3)
Ngày 28
-
5 – 1964, tại Giêruxalem, Tổ chức giải phóng Palextin (PLO)
được thành lập, đã đoàn kết rộng rãi các lực lượng yêu nước đấu tranh cho sự
nghiệp giải phóng Palextin. Năm 1975, Liên hợp quốc công nhận quyền bất
khả xâm phạm của nhân dân Palextin. Ngày 15 – 11 – 1988, Nhà nước Palextin
ra đời. Tháng 3 – 1989, Y. Araphát được bầu làm Tổng thống đầu tiên của Nhà
nước này.
(1) Ai Cập, Xiri, Libăng, Irắc, Gioócđani, Ả Rập Xêút và Yêmen.
(2) Lần thứ nhất vào tháng 5 - 1948, lần 2 : 1956, lần 3 : 1967, lần 4 : 1973.
(3) Tháng 5
-
2000, Ixraen rút hết quân khỏi Nam Libăng, chấm dứt 22 năm chiếm đóng
(từ năm 1978).
50
50 |
10_5_6 | Y. Araphát (1929 – 2004) theo đạo Hồi ; năm 1948, tham gia cuộc chiến tranh
chống Ixraen, sau đó học đại học ở Ai Cập và làm công trình sư ở Côoét.
Năm 1969, Araphát được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Tổ chức
giải phóng Palexfin (PLO), kiêm Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang cách mạng.
Ngày 26 – 8 – 1993, Ixraen chấp nhận đàm phán với PLO trên nguyên tắc
"đổi đất lấy hoà bình". Ngày 13 – 9 – 1993, sau 45 năm chiến tranh, lần đầu tiên
một hiệp định hoà bình được kí kết giữa Ixraen và PLO, còn gọi là Hiệp định
Gada – Giêricô.
Hiệp định hoà bình quy định PLO được quyền quản lí dải Gada và thành phố
Giêricô, Ixraen rút quân khỏi hai khu vực nói trên, chính quyền tự trị của người
Palextin được thành lập ở đây...
Hình 19. Cái bắt tay lịch sử giữa Chủ tịch PLO
Araphát (bên phải) và Thủ tướng Ixraen Rabin
Thoả thuận này là một
bước đột phá tích cực
trong tiến trình dàn xếp
hoà bình ở Trung Đông.
Ngày 28 – 9 – 1995,
dưới sự chứng kiến của
Tổng thống Mĩ B. Clinton,
tại Nhà Trắng (Mĩ), Chủ
tịch PLO Y. Araphát và
Thủ tướng Ixraen I. Rabin
đã chính thức kí hiệp định
mở rộng quyền tự trị của
người Palextin ở bờ Tây
sông Gioócđan.
Ngày 23 – 10 – 1998, hai bên kí Bản ghi nhớ Oai Rivơ, theo đó Ixraen sẽ chuyển
giao 27,2% lãnh thổ bờ Tây sông Gioócđan cho Palextin trong vòng 12 tuần,...
Tuy nhiên, tiến trình hoà bình ở Trung Đông tiến triển chậm, có lúc hầu như
ngưng trệ. Cuộc xung đột giữa hai bên vẫn diễn ra liên tiếp.
Sau cuộc chiến tranh trắc (tháng 3 – 2003), nhóm "Bốn bên" (Liên hợp quốc,
Liên minh châu Âu, Nga và Mĩ) đưa ra kế hoạch hoà bình (thường được gọi
là "Lộ trình hoà bình") để giải quyết cuộc xung đột giữa Ixraen và Palextin.
Nhưng việc thực thi còn nhiều khó khăn vì hai phía Ixraen và Palextin
chưa đạt được thoả thuận trong nhiều vấn đề cơ bản. Sau khi Araphát qua
đời, Tổng thống mới của Palextin là M. Apbát (được bầu tháng 1 - 2005) tiếp
tục cuộc đấu tranh, tìm kiếm giải pháp thương lượng với Ixraen.
51 |
10_6_1 | ?
– Lập bảng biên niên về tiến trình đấu tranh giải phóng của nhân dân
Palextin từ năm 1947 đến nay.
-
- Quan sát hình 19, hãy giải thích tại sao gọi là "Cái bắt tay lịch sử" ?
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Trình bày những thành tựu xây dựng đất nước và chính sách đối ngoại của
Ấn Độ sau khi giành được độc lập.
2. Những nguyên nhân nào làm cho tình hình Trung Đông căng thẳng, không
ổn định ?
Bai
6
CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ LATINH
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc và bảo
vệ độc lập ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh bùng nổ, đã giành được
thắng lợi to lớn. Sau đó, hàng loạt các quốc gia bước vào thời kì xây
dựng đất nước, bộ mặt hai khu vực từng bước thay đổi nhưng còn đầy
khó khăn và nhiều nơi không ổn định.
I – CÁC NƯỚC CHÂU PHI
Châu Phi là châu lục lớn thứ ba thế giới (sau châu Á và châu Mĩ), gồm 54
nước, có diện tích khoảng 30,3 triệu km, dân số 800 triệu người (năm 2000).
1. Vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập
52
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc cũng như những thay đổi về tình hình
quốc tế sau chiến tranh đã thúc đẩy phong trào độc lập dân tộc tại châu Phi. Thất
bại của chủ nghĩa phát xít, sự suy yếu của Anh và Pháp, hai quốc gia thống trị
nhiều vùng thuộc địa tại châu Phi, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh
giải phóng của nhân dân châu Phi. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc
ở châu Á, trước hết là của Việt Nam và Trung Quốc, đã cổ vũ các cuộc đấu tranh
của nhân dân châu Phi. |
10_6_2 | Phong trào đấu tranh đã diễn ra sôi nổi, bùng nổ sớm nhất ở Bắc Phi, sau đó
lan ra các vùng khác.
Mở đầu là cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (3 – 7 – 1952)
lật đổ vương triều Pharúc, chỗ dựa của thực dân Anh, lập nên nước Cộng
hoà Ai Cập (1953). Cùng năm 1952, nhân dân Libi giành được độc lập.
Sau 8 năm đấu tranh vũ trang chống Pháp (1954 – 1962), nhân dân Angiêri đã
giành được thắng lợi. Từ nửa sau thập niên 50, hệ thống thuộc địa của thực
dân châu Âu ở châu Phi nối tiếp nhau fan rã, các quốc gia độc lập lần lượt
xuất hiện như Tuynidi, Marốc, Xuđăng (1956) ; Gana (1957) ; Ghinê (1958),...
Đặc biệt, lịch sử ghi nhận năm 1960 là Năm châu Phi với 17 nước được trao
trả độc lập. Năm 1975, thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggola trong
cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, về cơ bản đã chấm dứt sự tồn tại
của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó.
Từ sau năm 1975, nhân dân các thuộc địa còn lại ở châu Phi hoàn thành cuộc
đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập dân tộc và quyền
sống của con người.
Sau nhiều thập kỉ đấu tranh, nhân dân Nam Rôđêdia đã tuyên bố thành lập
nước Cộng hoà Dimbabuê (18 – 4 – 1980). Trước sức ép của nhân dân và
Liên hợp quốc, chính quyền Nam Phi đã phải trao trả độc lập cho Namibia ;
ngày 21 – 3 – 1990, Namibia tuyên bố độc lập.
Hình 20. Nenxơn Manđêla
Tại Nam Phi, trước áp lực đấu tranh
của người da màu, bản Hiến pháp tháng
11 – 1993 đã chính thức xoá bỏ chế độ
phân biệt chủng tộc (Apácthai). Sau đó,
với thắng lợi của cuộc bầu cử dân chủ đa
chủng tộc lần đầu tiên ở Nam Phi (tháng
1994), Nenxơn Manđêla trở thành
Tổng thống người da đen đầu tiên của
Cộng hoà Nam Phi. Sự kiện đó đánh dấu
việc chấm dứt chế độ phân biệt chủng
tộc dã man, đầy bất công đã từng tồn tại
3 thế kỉ ở nước này.
4
-
Nenxon Manđêla sinh ngày 18 – 7 – 1919. Ngay từ thời trẻ, ông đã tích cực
đấu tranh chống chế độ Apácthai. Trong thời gian bị giam giữ (1964 – 1990),
ông vẫn tham gia đấu tranh và là Phó Chủ tịch Đại hội Dân tộc Phi (ANC).
Sau khi ra tù, ông trở thành Chủ tịch ANC (1991), sau đó là Tổng thống nước
Cộng hoà Nam Phi (1994 – 1999). Tuy nghỉ hưu nhưng Nenxon Manđêla vẫn
tích cực hoạt động cho hoà bình và hoà giải các cuộc xung đột ở châu Phi.
53 |
10_6_3 | 20°
-40°
-20°
AXO
QĐÂY
CÁP VỀ
QĐ. Mađâyra
QĐ. Canar
XARÁUYI
1976
1975 XENEGAN
GAMBIA 1960
1965
MAROC!
1956
ANGIÊRI
1956
TUYNIDI
RUNG
1962
LIBI
1952
UBIẾN DEN
HAI
AI CẬP
1952
“BIẾN
CAXPI
C HẬU Á
1960
MÔRITANI
MALI
1960
NGHỆ
BIEN DO
1960
1993
Nê Sát,
SÁT
Ỉ
1960
XU ĐĂNG
1956
ERITORIA
NIGIÊRIA
0961
Nigi
1960
ÊTIOPIA
1974
GHINE
BUOCKINA
PHAXQ
1960
GHINE BITXAO
LEON >
CỐT ĐI VOA
LIBERIA
GANA 1957
TÔI GỒM 900 tấn
BÊNANH
1960
“VỊNH
PÉCXÍCH
GIBUTL
1977
XÔMALI
1960
40°
-204
CÔMO
1975
XÂY SEN
1976
VỊNH GHINE
CAMORUN 1960
GHINE 1960
XÍCH ĐẠO 1975,
XAO TÔMÊ VÀ PRINXIPÊ GABÔNG
1968
1960..
.>
1960
TÂY
Ꭰ
UƠNG
TRUNG PHI
S. Ubanghi
UGANDA
Công a
CHDC
CÔNG GỖ
1960
1962. KENIAI
1963 1
RUANDA ho Vicktoria
1962 BURUNDI
ho Tanganica
ANGGOLA!
1975 DAMBIA
NAMIBIA
1964
1962
TANDANIA
1964
ho Niatxa.
Dambe
MALAUY
1964
MÔDÁMBÍCH
DIMBABUÊ
1980 T
1990 BOTXOANA
1966.
S. Orangio
NAM PHI
1961
1975
☑OADILEN
1968
LÊ XÔ THÔ
1968
-20°
NGHỆ
1960
Các nước châu Phi
Các nước khác
Tên nước
Năm giành độc lập
Biên giới quốc gia
20°
40°
Hình 21. Lược đồ châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai
2. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội
MADAGAXCA
1960
MÔRIXƠ
1968
A N
60°
Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây
dựng đất nước, phát triển kinh tế – xã hội, tuy đã gặt hái được những thành tựu
bước đầu nhưng chưa đủ để thay đổi căn bản bộ mặt của châu lục này.
Trong thập kỉ 60 của thế kỉ XX, tổng sản phẩm quốc dân của các quốc gia
độc lập ở châu Phi đều có tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm 5,8%,
thập kỉ 70 là 5,2%, thập kỉ 80 từ 2% đến 3%, năm 1995 là 3,5%.
54 |
10_6_4 | Mặc dù vậy, nhiều nước châu Phi còn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định
và khó khăn do xung đột, đảo chính, nội chiến diễn ra liên miên ; đói nghèo,
bệnh tật và mù chữ ; sự bùng nổ về dân số ; nợ nần và sự phụ thuộc vào nước
ngoài v.v... Tất cả những khó khăn đó đã và đang là thách thức lớn đối với nhân
dân các nước châu Phi.
Từ năm 1952 đến năm 1985, tại châu Phi nổ ra 241 lần đảo chính quân sự.
Từ năm 1987 đến năm 1997, châu Phi đã xảy ra tới 14 cuộc xung đột và nội
chiến. Bi thảm nhất là cuộc nội chiến ở Ruanđa năm 1994 giữa hai bộ tộc
Hutu và Tuxi làm 800 000 người thiệt mạng, hơn 1,2 triệu người phải tị nạn,
trong khi dân số nước này chỉ có 7 triệu người.
Trong số 43 quốc gia mà Liên hợp quốc xác định là nghèo nhất thế giới (năm
1997), thì ở châu Phi có 29 nước. Khoảng 150 triệu dân châu Phi thuộc diện
đói ăn thường xuyên. Vào đầu những năm 90, số nợ của châu Phi lên tới 300
tỉ USD với số lãi hằng năm phải trả là trên 25 tỉ USD.
Các nước châu Phi cùng cộng đồng quốc tế đang tìm nhiều giải pháp tháo gỡ
những khó khăn : giải quyết xung đột, khắc phục đói nghèo, ngăn ngừa bệnh
dịch. Tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) thành lập tháng 5 – 1963, đến năm
2002 đổi thành Liên minh châu Phi (AU). Liên minh châu Phi đang triển khai
nhiều chương trình chiến lược vì sự phát triển của châu lục.
-
– Những nhân tố nào đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở
châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai ?
-
- Nêu những khó khăn của các nước châu Phi trên bước đường
phát triển.
II – CÁC NƯỚC MĨ LATINH
Mĩ Latinh gồm 33 nước (trong đó chỉ có một nước ở Bắc Mĩ là Mêhicô, toàn
bộ các nước còn lại nằm ở Trung và Nam lục địa châu Mĩ và vùng biển Caribê),
diện tích trên 20,5 triệu km, dân số 517 triệu người (năm 2000).
1. Vài nét về quá trình giành và bảo vệ độc lập
Khác với châu Á và châu Phi, nhiều nước ở Mĩ Latinh sớm giành được độc
lập từ đầu thế kỉ XIX sau khi thoát khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha
và Bồ Đào Nha, nhưng sau đó lại bị lệ thuộc vào Mĩ. Sau Chiến tranh thế giới
thứ hai, với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ tìm cách biến Mĩ Latinh thành "sân
sau" của mình và xây dựng các chế độ độc tài thân Mĩ. Cũng vì thế, các cuộc
đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển. Tiêu biểu là thắng
lợi của cách mạng Cuba dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô.
55 |
10_6_5 | 56
56
Hình 22. Phiđen Cátxtơrô (năm 1959)
-
Tháng 3 – 1952, với sự giúp đỡ
của Mĩ, Batixta đã thiết lập chế độ
độc tài quân sự ở Cuba. Chính
quyền Batixta xoá bỏ hiến pháp
tiến bộ, cấm các đảng phái chính trị
hoạt động, bắt giam và tàn sát
nhiều người yêu nước. Trong bối
cảnh đó, nhân dân Cuba đã đứng
lên đấu tranh chống chế độ độc tài,
mở đầu bằng cuộc tấn công vào trại
lính Moncada của 135 thanh niên
yêu nước do Phiđen Cátxtơrô chỉ huy
(26 – 7 – 1953). Ngày 1 – 1 – 1959,
chế độ Batixta sụp đổ, nước Cộng
hoà Cuba ra đời do Phiđen Cátxtơrô
đứng đầu.
Phiđen Cátxtơrô sinh ngày 13 8 – 1927. Sau khi đỗ Tiến sĩ Luật (1950), ông
tham gia hoạt động cách mạng chống chế độ độc tài Bafixta. Sau cuộc tấn
công trại lính Môncada (26 – 7 – 1953) không thành, ông bị bắt và bị kết án
tù. Ra tù, Phiđen sang Mêhicô chuẩn bị lực lượng. Đến cuối năm 1956, ông
cùng 81 chiến sĩ về nước phát động nhân dân đấu tranh vũ trang lật đổ chế
độ độc tài. Cách mạng thành công, Phiđen thống nhất các tổ chức cách
mạng, thành lập Đảng Cộng sản Cuba (10 – 1965) và trở thành Bí thư thứ
nhất, dẫn dắt cách mạng Cuba từng bước tiến lên.
Nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba, vào tháng 8 – 1961, Mĩ đề
xướng việc tổ chức "Liên minh vì tiến bộ" để lôi kéo các nước Mĩ Latinh. Cũng
vì thế, từ những thập kỉ 60 – 70, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc
tài thân Mĩ ở khu vực ngày càng phát triển và thu nhiều thắng lợi.
Năm 1964, phong trào đấu tranh của nhân dân Panama đòi thu hồi chủ
quyền kênh đào diễn ra sôi nổi, buộc Mĩ phải từ bỏ quyền chiếm kênh đào
và trả lại cho Panama vào năm 1999. Do phong trào đấu tranh mạnh mẽ,
các quốc đảo ở vùng biển Caribê lần lượt giành được độc lập : Hamaica,
Triniđất và Tôbagô (1962), Guyana, Bacbađốt (1966). Đến năm 1983, trong
vùng Caribê đã có 13 quốc gia độc lập.
Cùng với các hình thức bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân đòi
ruộng đất, đấu tranh nghị trường để thành lập các chính phủ tiến bộ, cao trào
đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở Mĩ Latinh nên khu vực này được gọi là
"Lục địa bùng cháy". Phong trào đấu tranh vũ trang chống chế độ độc tài ở các
nước Vênêxuêla, Goatêmala, Côlômbia, Peru, Nicaragoa, Chilê, En Xanvado... |
10_6_6 | đã diễn ra liên tục. Kết quả là chính quyền độc tài ở nhiều nước đã bị lật đổ, các
chính phủ dân chủ được thiết lập.
-20°
-20°
120°
100°
80°
60°
40°
HOA
Ki
BAHAMA
1973
CUBA
1959
MÊHI CÔ
GOATEMALA
1981 HAMAICA
> BÊLIXÊ 1962
EN XANVADO
NICARAGOA1979
CÔXTARICA
K. Panama
PANAMA
DOMINICANA
1983
1978 XEN KÍT VÀ NÊVÍT
ANTIGOA VÀ BÁCBUĐA 1981
BÁCBAĐỐT 1966
DÔMINICA
GRENADA 1974
(VỀ NÊ XUÊ LA TRINI ĐẤT VÀ TOBAGÔ 1962,
CÔLÔMBIA
ÊCUAĐO,
GUYANA 1966
/XURINAM 1975
THÁI
BÌNH
UƠNG
Các nước Mĩ Latinh
Các nước khác
CUBA
Tên nước
1959
Năm giành độc lập
Biên giới quốc gia
100°
80°
PERU
S. Amadon
BRA XIN
BÔLIVIA
PARAGOAY
CHILE
ÁCHENTINA
URUGOAY
20°
20°
D Ư ƠN G
40°-
Hình 23. Lược đồ khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai
2. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội
Sau khi khôi phục độc lập, giành được chủ quyền, các nước Mĩ Latinh bước
vào thời kì xây dựng và phát triển kinh tế
đáng khích lệ.
-
xã hội, đạt được nhiều thành tựu
Từ thập kỉ 50 đến cuối thập kỉ 70 của thế kỉ XX, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế bình
quân của các nước Mĩ Latinh là 5,5%. GDP năm 1960 là 69,4 tỉ USD ; đến năm
1979, con số này lên 599,3 tỉ USD.
57 |
10_6_7 | 58
Với Cuba, sau khi cách mạng thành công, Chính phủ cách mạng do Phiđen
Cátxtơrô đứng đầu đã tiến hành những cải cách dân chủ thành công (cải cách
ruộng đất, quốc hữu hoá các xí nghiệp của tư bản nước ngoài,...). Đến năm 1961,
Chính phủ Cuba tuyên bố bắt đầu tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Với sự nỗ lực của nhân dân và sự giúp đỡ của các nước
xã hội chủ nghĩa, Cuba đạt được nhiều thành tựu to lớn : Từ một nền nông
nghiệp độc canh (mía) và nền công nghiệp đơn nhất (khai thác mỏ), Cuba đã xây
dựng được một nền công nghiệp với cơ cấu ngành hợp lí và nền nông nghiệp với
sản phẩm đa dạng (mía, lúa, rau quả, cà phê, thuốc lá, cao su, chăn nuôi,...). Cuba
cũng đạt được thành tựu cao trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế, thể thao,...
Trong thập niên 80, nhiều nước Mĩ Latinh rơi vào tình trạng suy thoái kinh
tế nặng nề, lạm phát tăng nhanh, khủng hoảng trầm trọng, nợ nước ngoài chồng
chất, dẫn đến những biến động về chính trị.
Đồ thị tăng trưởng kinh tế liên tục giảm : 3,9% (1986), 2,7% (1987), 0,3% (1988),
–0,5% (1989) và −1,2% (1990). Lạm phát đạt tới con số kỉ lục : 1 200%/năm ;
riêng Achentina là 4 900%/năm. Nợ nước ngoài lên tới 410 tỉ USD (1989).
Sau thất bại trong vụ tranh chấp chủ quyền quần đảo Manvinát với Anh
(4 – 1982), chế độ độc tài bị xoá bỏ ở Áchentina, mở đầu quá trình dân sự hoá
chính quyền ở hàng loạt nước Mĩ Latinh khác : Bôlivia (1982), Braxin (1985),
Haiti (1986), Chilê (1988), En Xanvado (1989) và Urugoay (1989).
Bước sang thập niên 90, nền kinh tế Mĩ Latinh có chuyển biến tích cực hơn.
Tỉ lệ lạm phát được hạ xuống còn dưới 30%/năm, một số nước đạt mức lí tưởng
như Mêhicô : 4,4%, Bolivia : 4,45%, Chilê 4,6%,... Đầu tư nước ngoài vào Mĩ Latinh
đạt khối lượng lớn : 68 tỉ USD (1993) và trên 70 tỉ USD (1994), đứng hàng thứ hai
thế giới sau Đông Á. Một số nước trở thành nước công nghiệp mới (viết tắt theo
tiếng Anh là NICs) như Braxin, Áchentina, Mêhicô. Tuy nhiên, tình hình kinh tế
của nhiều nước Mĩ Latinh còn gặp không ít khó khăn, mâu thuẫn xã hội vẫn là
vấn đề nổi bật, tham nhũng trở thành quốc nạn, ngăn cản sự phát triển kinh tế.
?
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hằng năm từ năm 1991 đến năm 2000
khoảng 3%. Nợ nước ngoài là gánh nặng đè lên các nước Mĩ Latinh với 607,2
tỉ USD (1995).
Mâu thuẫn xã hội chủ yếu là do phân phối không công bằng. Số người nghèo
ở Mĩ Latinh chiếm tỉ lệ 46% dân số, trong lúc đó hơn 40 người giàu được xếp vào
hàng tỉ phú. Tình hình tham nhũng ở nhiều nước Mĩ Latinh rất nghiêm trọng.
– Nêu những sự kiện chính trong quá trình đấu tranh của cách mạng Cuba.
- Tại sao gọi khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
"Lục địa bùng cháy" ?
- |
10_6_8 | CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Những thành quả của cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi
sau Chiến tranh thế giới thứ hai và những khó khăn mà châu lục này đang
phải đối mặt là gì ?
2. Hãy trình bày những thành tựu và khó khăn của các nước Mĩ Latinh trong
thời kì xây dựng đất nước.
| PHÂN ĐỌC THÊM
KẾ HOẠCH MAOBÁTTƠN
Ngày 3 – 7, "Kế hoạch Maobáttơn" về việc phân chia Ấn Độ thành hai xứ tự
trị được công bố với các nội dung sau :
1) Trên lãnh thổ Ấn Độ thành lập hai xứ tự trị (dominions) là Liên bang Ấn Độ
và Pakixtan.
2) Vấn đề phân chia Bengan và Pengiáp theo đặc trưng tôn giáo sẽ được
quyết định thông qua biểu quyết của đại biểu các khu vực có cư dân Ấn giáo
và Hồi giáo cư trú.
3) Tại tỉnh biên giới Tây Bắc và huyện Silhet (Atsam) chủ yếu có người Hồi
giáo sinh sống thì tiến hành trưng cầu dân ý.
4) Số phận của Xinh sẽ được biểu quyết ở Hội đồng lập pháp hàng tỉnh.
5) Việc các công quốc gia nhập vào xứ tự trị nào là thẩm quyền của lãnh
vương công quốc đó.
6) Quốc hội lập hiến chung sẽ chia thành Quốc hội lập hiến của hai xứ tự trị,
cơ quan này sẽ quyết định thể chế của hai quốc gia.
Kì họp của Uỷ ban Quốc đại toàn Ấn (tháng 6 – 1947) với 157 phiếu thuận,
61 phiếu chống đã chấp thuận kế hoạch trên. Trong khi đó, Liên đoàn Hồi
giáo đòi bổ sung thêm điều khoản "nhập vào Pakixtan toàn bộ xứ Bengan và
Pengiáp".
Kết quả bỏ phiếu ở Xinh và trưng cầu dân ý ở Silhet, cùng những biên giới
Tây Bắc, xác định các vùng đó thuộc Pakixtan.
Tháng 8 – 1947, "Kế hoạch Maobáttơn" với tư cách là "Đạo luật về nền độc lập
Ấn Độ", được Nghị viện Anh thông qua và có hiệu lực từ ngày 15 – 8 – 1947.
Cũng trong ngày này, tại Thành Đỏ lịch sử ở Đêli, lần đầu tiên, G. Nêru kéo
quốc kì Ấn Độ lên. Thời kì phát triển độc lập của Ấn Độ bắt đầu.
(Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Lịch sử Ấn Độ,
NXB Giáo dục, H., 1995, tr. 130 – 131)
59 |
10_6_9 | LIÊN HỢP QUỐC VÀ TRUNG ĐÔNG
Sau một thời gian thảo luận kéo dài và tranh cãi gay gắt, ngày 29 – 11 – 1947,
Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua với đa số phiếu (33 nước tán thành
trong đó có Liên Xô và Mĩ ; 13 nước chống và 10 nước bỏ phiếu trắng trong
đó có Anh) nghị quyết về việc bãi bỏ quyền uỷ trị của Anh ở Palextin và chia
Palextin thành hai nước độc lập với một liên minh kinh tế và một chế độ riêng
đối với Giêruxalem :
- Nhà nước Do Thái : 14 100 km2 (56% lãnh thổ Palextin)
Nhà nước A Rập : 11 100 km2 (43% lãnh thổ)
ĐỊA
TRUNG
HẢI
Gada
AI CẬP
Ten Avíp
O
LIBANG
Giêricô
Giêruxalem
XIRI
GIOÓCĐANI
/ BIỂN CHẾT
Vùng lãnh thổ
chia
cho người
A Rập ở Palextin
Vùng lãnh thổ
chia
cho người
Do Thái
Khu quốc tế hoá
dưới sự giám sát
của Liên hợp quốc
Các nước khác
AI CẬP Tên nước
Biên giới quốc gia
Hình 24. Sự phân chia đất Palextin của
Liên hợp quốc năm 1947
Thành phố Giêruxalem và
Betlem cùng với các vùng phụ
cận (1% lãnh thổ Palextin) là
một đơn vị hành chính độc lập
với chế độ quốc tế đặc biệt.
Dân số Palextin được chia theo
dân tộc : trong quốc gia A Rập
có 725 000 người A Rập
và 10 000 người Do Thái ; còn
trong quốc gia Do Thái có
498 000 người Do Thái và
497 000 người A Rập ; ở vùng
Giêruxalem có 105 000 người
A Rập và 100 000 người Do Thái.
Tính chất dân chủ của các nhà
nước A Rập và Do Thái tương lai
phải được bảo đảm bằng việc
thông qua các hiến pháp dân
chủ và quyền bình đẳng cho các
dân tộc là thiểu số sống trong
các quốc gia này. Nghị quyết
cũng quy định rõ : quyền uỷ trị
và sự chiếm đóng của quân đội
Anh phải chấm dứt chậm nhất là
vào ngày 1 8 1948 ; hai
nước độc lập và chế độ quốc tế
đối với Giêruxalem phải bắt đầu
tồn tại sau đó hai tháng, chậm
nhất là vào ngày 1 – 10 – 1948.
(Nguyễn Thị Thư, Nguyễn Hồng Bích, Nguyễn Văn Sơn,
Lịch sử Trung Cận Đông, NXB Giáo dục, H., 2000, tr. 291 – 292)
60
60 |
10_7_1 | Chương IV
MĨ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN
(1945-2000)
Bài
7
NƯỚC MĨ
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước Mĩ bước sang giai đoạn phát triển
mới với tiềm lực kinh tế – tài chính và lực lượng quân sự to lớn. Dựa
vào đó, các giới cầm quyền Mĩ theo đuổi mưu đồ thống trị toàn thế giới
và nô dịch các quốc gia – dân tộc trên hành tinh.
I – NƯỚC MĨ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1973
1. Sự phát triển kinh tế
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ.
Trong khoảng nửa sau những năm 40, tổng sản phẩm quốc dân tăng trung
bình hằng năm là 6%. Sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm tới hơn một nửa sản
lượng công nghiệp toàn thế giới (hơn 56% năm 1948). Sản xuất nông nghiệp
tăng 27% so với trước chiến tranh. Năm 1949, sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng
2 lần sản lượng của 5 nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại.
Mĩ có hơn 50% tàu bè đi lại trên mặt biển, 3/4 dự trữ vàng của thế giới
(khoảng 24,6 tỉ USD, năm 1949) và nền kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sản
phẩm kinh tế thế giới.
Trong khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài
chính lớn nhất thế giới. Sở dĩ kinh tế Mĩ có được sự phát triển và sức mạnh to
lớn như vậy là do một số yếu tố sau : 1 – Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên
nhiên phong phú, khí hậu khá thuận lợi. 2 – Mĩ có nguồn nhân lực dồi dào, trình
độ kĩ thuật cao. 3 – Mĩ tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai muộn hơn, tổn thất
ít hơn so với nhiều nước khác. Hơn nữa, Mĩ còn lợi dụng chiến tranh để làm
giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí. 4 – Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng
khoa học – kĩ thuật hiện đại của thế giới. Việc áp dụng thành công những thành
tựu của cuộc cách mạng này đã cho phép Mĩ nâng cao năng suất lao động, hạ
giá thành sản phẩm và điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất. 5 – Trình độ tập trung
61 |
10_7_2 | tư bản và sản xuất ở Mĩ rất cao. Các tổ hợp công nghiệp – quân sự, các công ti,
và tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ (như Giênêran Môtơ, Pho, Rốccơpheolơ...) có
sức sản xuất, cạnh tranh lớn và hiệu quả ở cả trong và ngoài nước. 6 – Các chính
sách và biện pháp điều tiết của Nhà nước có vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế
Mĩ phát triển.
2. Thành tựu khoa học – kĩ thuật
-
Mĩ đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật
hiện đại.
62
Hình 25. Trung tâm Hàng không vũ trụ Kennơđi
Trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nhà khoa học nổi tiếng của
thế giới đã di cư sang Mĩ. Đầu tư cho giáo dục và nghiên cứu khoa học ở Mĩ
rất lớn.
Mĩ là một trong những nước đi đầu trong các lĩnh vực chế tạo công cụ sản
xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động), vật liệu mới (pôlime, vật liệu tổng
hợp), năng lượng mới (năng lượng nguyên tử, nhiệt hạch), sản xuất vũ khí (bom
nguyên tử, bom khinh khí, tên lửa đạn đạo), chinh phục vũ trụ (đưa người lên
Mặt Trăng năm 1969, thám hiểm sao Hoả) và đi đầu cuộc "cách mạng xanh"
trong nông nghiệp v.v...
Những thành tựu đó không chỉ thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển mà còn có ảnh
hưởng lớn trên toàn thế giới. |
10_7_3 | 3. Tình hình chính trị – xã hội
Mĩ là nước cộng hoà liên bang theo chế độ tổng thống. Hai đảng Dân chủ và
Cộng hoà thay nhau cầm quyền.
Về đối nội, từ năm 1945 đến đầu những năm 70, nước Mĩ đã trải qua 5 đời
tổng thống (từ H. Truman đến R. Níchxơn), mỗi tổng thống đều đưa ra một
chương trình cải cách những vấn đề xã hội.
Tổng thống H. Truman triển khai "chương trình cải cách công bằng" ; Đ.Aixenhao
quan tâm phát triển hệ thống xa lộ toàn liên bang và tiến hành những cải
cách quan trọng về giáo dục ; G. Kennơđi tiến hành việc tu chính (lần thứ 23)
Hiến pháp theo hướng tiến bộ hơn ; L. Giônxơn đưa ra chương trình "xã hội
vĩ đại" với cuộc chiến chống đói nghèo ; R. Níchxơn triển khai chính sách mới
về lương, giá cả, phân bổ lại ngân sách ; thông qua các đạo luật về bảo vệ
môi trường, về sự an toàn của sản phẩm tiêu dùng v.v...
Mặt khác, trong bối cảnh của Chiến tranh lạnh, cũng như đứng trước phong
trào đấu tranh của nhân dân Mĩ, chính sách đối nội của các chính quyền Mĩ là
tập trung duy trì, bảo vệ và phát triển chế độ tư bản Mĩ.
Luật Táp – Háclây (1947) mang tính chất chống công đoàn rõ rệt ; sự hoành
hành của “chủ nghĩa Mác Cácti” đầu những năm 50 rất tiêu biểu cho xu
hướng chống cộng sản ở Mĩ.
Tuy là nước tư bản phát triển, là trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới,
khoa học
kĩ thuật phát triển, mức sống của người dân được nâng cao, nhưng
nước Mĩ vẫn chứa đựng nhiều mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội.
-
Từ năm 1945 đến năm 1973, kinh tế Mĩ đã trải qua ít nhất là 7 lần khủng hoảng
hoặc suy thoái. Thâm hụt ngân sách, nợ nần, lạm phát, phá sản, thất nghiệp,
phân hoá giàu nghèo v.v... vẫn là những vấn đề không dễ khắc phục. Nhiều
vụ bê bối chính trị lớn ở Mĩ đã xảy ra như vụ ám sát Tổng thống Kennơđi (1963),
vụ tiết lộ Tài liệu mật Lầu năm góc (1971), vụ Oaloghết buộc Tổng thống
Níchxơn từ chức (1974) v.V...
Trong bối cảnh đó, từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, các cuộc đấu
tranh vì hoà bình, dân chủ và dân sinh vẫn diễn ra mạnh mẽ.
Năm 1963, phong trào đấu tranh của người da đen chống phân biệt chủng
tộc bùng lên mạnh mẽ, thu hút 25 triệu người tham gia, lan rộng ra 125 thành
phố (mạnh nhất là ở Điforoi). Từ năm 1969 đến năm 1973, những cuộc đấu
tranh của người da đỏ cũng diễn ra mạnh mẽ. Đặc biệt, phong trào chống
chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam đã làm cho nước Mĩ bị chia rẽ sâu sắc.
63 |
10_7_4 | 64
54
Về đối ngoại, với tiềm lực về kinh tế và quân sự to lớn, từ sau Chiến tranh thế
giới thứ hai, Mĩ đã triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới.
Tháng 3 – 1947, trong diễn văn đọc trước Quốc hội Mĩ, Tổng thống H. Truman
đã công khai nêu lên "Sứ mệnh lãnh đạo thế giới tự do chống lại sự bành trướng
của chủ nghĩa cộng sản".
Chiến lược toàn cầu của Mĩ được triển khai qua nhiều học thuyết cụ thể như:
Học thuyết Truman và chiến lược "Ngăn chặn" ; Học thuyết Aixenhao và chiến
lược "Trả đũa ồ ạt" ; Học thuyết Kennơđi và chiến lược "Phản ứng linh hoạt" ;
Học thuyết Níchxơn và chiến lược "Ngăn đe thực tế" v.v...
Mặc dù các chiến lược cụ thể mang những tên gọi khác nhau, nhưng chiến
lược toàn cầu của Mĩ nhằm thực hiện 3 mục tiêu chủ yếu : một là, ngăn chặn,
đẩy lùi và tiến tới xoá bỏ hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới ; hai là, đàn
áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế,
phong trào chống chiến tranh, vì hoà bình, dân chủ trên thế giới ; ba là, khống
chế, chi phối các nước tư bản đồng minh của Mĩ. Để thực hiện các mục tiêu
chiến lược trên đây, chính sách cơ bản của Mĩ là dựa vào sức mạnh, trước hết là
sức mạnh quân sự và kinh tế.
Mĩ đã khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh trên phạm vi thế giới, dẫn đến tình
trạng đối đầu căng thẳng với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Mĩ trực
tiếp gây ra hoặc tiếp tay cho nhiều cuộc chiến tranh và bạo loạn, lật đổ ở
nhiều nơi trên thế giới, tiêu biểu là việc tiến hành chiến tranh xâm lược Việt
Nam (1954 – 1975) và dính líu vào cuộc chiến tranh ở Trung Đông.
Tháng 2 – 1972, Tổng thống Mĩ R. Níchxơn sang thăm Trung Quốc, mở ra
một thời kì mới trong quan hệ giữa hai nước. Năm 1979, quan hệ ngoại giao giữa
Mĩ và Trung Quốc được thiết lập. Tháng 5 – 1972, R. Níchxơn tới thăm Liên Xô,
thực hiện sách lược hoà hoãn với hai nước lớn để chống lại phong trào đấu tranh
cách mạng của các dân tộc.
Phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ là một trong những nguyên nhân buộc
chính quyền Mĩ phải có những nhượng bộ có lợi cho quần chúng. Trước thắng
lợi của nhân dân Việt Nam và chịu sức ép của phong trào phản chiến ở Mĩ, chính
quyền Níchxơn phải kí Hiệp định Pari (1973) chấm dứt chiến tranh xâm lược
Việt Nam và rút hết quân về nước.
?
-
- Tại sao trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ
trở thành trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới ?
– Nêu những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945
đến năm 1973. |
10_7_5 | II – NƯỚC MĨ TỪ NĂM 1973 ĐẾN NĂM 1991
1. Tình hình kinh tế và khoa học – kĩ thuật
-
Năm 1973, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh tế
Mĩ lâm vào một cuộc khủng hoảng và suy thoái, kéo dài tới năm 1982.
Năng suất lao động trung bình hằng năm từ năm 1974 đến năm 1981 giảm
xuống còn 0,43%. Tỉ lệ lạm phát năm 1973 – 1974 từ 9% lên 12% và đến năm
1976 là 40% ; đồng đôla đã phải phá giá hai lần.
Từ năm 1983 trở đi, kinh tế Mĩ phục hồi và phát triển trở lại, nhưng cũng chỉ
ở tốc độ trung bình so với Tây Âu và Nhật Bản. Tuy vẫn là nước đứng đầu thế
giới về sức mạnh kinh tế – tài chính, nhưng tỉ trọng của kinh tế Mĩ giảm sút
nhiều so với trước.
Cuối những năm 80, Mĩ chỉ chiếm 23% tổng sản phẩm kinh tế thế giới. Các
ngành công nghiệp như luyện thép, dệt bị suy thoái, ngành công nghiệp ô tô
chao đảo vì cuộc cạnh tranh với các công ti chế tạo ô tô của Nhật Bản.
-
Khoa học – kĩ thuật Mĩ tiếp tục phát triển, nhưng ngày càng bị cạnh tranh ráo
riết bởi Tây Âu, Nhật Bản.
2. Tình hình chính trị – xã hội
Về đối nội, từ năm 1974 đến năm 1991, nước Mĩ đã trải qua bốn đời tổng
thống, từ G. Pho đến G. Busơ (cha). Sự thất bại trong cuộc chiến tranh Việt Nam
đã tác động lớn đến nước Mĩ. Tháng 9 – 1974, Tổng thống G. Pho ra lệnh ân xá
cho cựu Tổng thống Níchxơn (vì vụ Oatơghết), khoan hồng đối với những người
đào ngũ và trốn quân dịch trong thời kì chiến tranh Việt Nam. Trong thập niên 80,
Mĩ thực hiện Học thuyết kinh tế Rigân, đạt được một số kết quả nhất định,
nhưng nước Mĩ vẫn tiếp tục vấp phải nhiều khó khăn.
Về đối ngoại, sau thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, các
chính quyền Mĩ vẫn tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu và theo đuổi Chiến
tranh lạnh. Đặc biệt với Học thuyết Rigân và chiến lược "Đối đầu trực tiếp", Mĩ
tăng cường chạy đua vũ trang, can thiệp vào các công việc quốc tế ở hầu hết các
địa bàn chiến lược và điểm nóng trên thế giới.
65 |
10_7_6 | Từ giữa những năm 80, Mĩ và Liên Xô đều điều chỉnh chính sách đối ngoại.
Xu hướng đối thoại và hoà hoãn ngày càng chiếm ưu thế trên thế giới. Tháng
12 – 1989, Mĩ và Liên Xô đã chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh,
mở ra thời kì mới trên trường quốc tế. Cùng với điều đó, Mĩ và các nước phương
Tây cũng ra sức tác động vào quá trình khủng hoảng, dẫn đến sự sụp đổ của chế
độ XHCN ở các nước Đông Âu và Liên Xô (1989 – 1991). Mĩ cũng đã giành
được thắng lợi trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh chống Irắc (1990 – 1991).
༡
Trình bày những nét lớn về tình hình kinh tế và chính trị – xã hội Mĩ
thời kì 1973 – 1991.
III – NƯỚC MĨ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000
1. Tình hình kinh tế, khoa học – kĩ thuật và văn hoá
66
66
Bước vào những năm đầu tiên của thập kỉ 90, kinh tế Mĩ lại lâm vào một đợt
suy thoái nặng nề. Tuy nhiên, trong hai nhiệm kì cầm quyền của Tổng thống
B. Clinton (từ tháng 1 – 1993 đến tháng 1 – 2001), kinh tế Mĩ đã có sự phục hồi
và phát triển trở lại. Mĩ vẫn là nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới.
GDP của Mĩ năm 2000 là 9 765 tỉ USD, bình quân GDP đầu người là 34 600 USD.
Nước Mĩ tạo ra 25% giá trị tổng sản phẩm của toàn thế giới và có vai trò chi
phối trong hầu hết các tổ chức kinh tế tài chính quốc tế như Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF) v.v...
Khoa học – kĩ thuật của Mĩ vẫn tiếp tục phát triển với đội ngũ các chuyên gia
đông nhất thế giới.
Tính chung, Mĩ chiếm tới 1/3 số lượng bản quyền phát minh sáng chế của
toàn thế giới. Mĩ dẫn đầu về số lượt người nhận giải Nôben (286/755, tính đến
năm 2003).
Tính đa văn hoá là nét nổi bật trong nền văn hoá Mĩ. Mặc dù mới trải qua
hơn 200 năm phát triển, Mĩ đã đạt được nhiều thành tựu văn hoá rất đáng chú ý.
Mĩ có kinh đô điện ảnh Hôliút và giải thưởng Ôxca rất uy tín. Trong văn học,
Mĩ được 11 giải Nôben (chỉ thua Pháp). Mĩ là một trong những cường quốc
thể thao hàng đầu thế giới. Về âm nhạc, giải Grammy có tiếng vang và ảnh
hưởng quan trọng đến nhạc trẻ toàn thế giới. |
10_7_7 | 2. Tình hình chính trị – xã hội
Về đối nội, chính quyền B. Clinton "cố gắng ứng dụng ba giá trị : cơ hội, trách
nhiệm và cộng đồng để vượt qua những thử thách". Theo đó, chính quyền cố
gắng tạo cơ hội thêm nhiều việc làm, mở rộng thị trường và tập trung đầu tư cho
con người ; đồng thời đòi hỏi việc nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân, của
chính phủ và của toàn xã hội trên cơ sở đoàn kết cộng đồng gia đình, láng giềng,
dân tộc.
Về đối ngoại, trong bối cảnh Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự thế giới mới
chưa định hình, ở thập kỉ 90 Mĩ đã triển khai chiến lược "Cam kết và mở rộng"
với ba trụ cột chính là : 1 – Bảo đảm an ninh với một lực lượng quân sự mạnh
và sẵn sàng chiến đấu cao. 2 – Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng
động và sức mạnh nền kinh tế Mĩ. 3 – Sử dụng khẩu hiệu "dân chủ" như một
công cụ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.
Mĩ vẫn lãnh đạo và chi phối khối quân sự NATO ; Mĩ cùng Liên hợp quốc và
các cường quốc khác bảo trợ cho tiến trình hoà bình ở Trung Đông, nhưng
vẫn có sự thiên vị đối với Ixraen ; Mĩ đã ủng hộ việc kí kết Hiệp định hoà bình
Pari về Campuchia (1991)... Nhưng Mĩ vẫn duy trì các căn cứ quân sự và
quân đội ở Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như ở nhiều nơi khác trên thế giới.
Với sức mạnh kinh tế, quân sự, khoa học – kĩ thuật vượt trội, trong bối cảnh
Liên Xô tan rã, Mĩ có tham vọng thiết lập một trật tự thế giới "đơn cực", trong
đó Mĩ là siêu cường duy nhất đóng vai trò chi phối và lãnh đạo. Tuy nhiên,
thế giới không chấp nhận một trật tự do Mĩ đơn phương sắp đặt. Vụ khủng bố
ngày 11 – 9 – 2001 cho thấy nước Mĩ cũng rất dễ bị tổn thương và chủ nghĩa
khủng bố sẽ là một trong những yếu tố dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong
chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI.
Mĩ bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 11 – 7 – 1995.
?
-
– Hãy nêu những nét chính về tình hình kinh tế, khoa học – kĩ thuật
của Mĩ từ năm 1991 đến năm 2000.
– Những mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Mĩ dưới thời Tổng thống
B. Clinton là gì ?
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Sự phát triển kinh tế của Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000 diễn ra như thế nào ?
2. Nêu những nét chính trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ từ năm
1945 đến năm 2000.
67 |
10_8_1 | 68
Bài
8
TÂY ÂU
Sau khi khôi phục nền kinh tế bị tàn phá do chiến tranh, các nước Tây Âu
đã bước sang một giai đoạn phát triển mới với những thay đổi to lớn,
mà nổi bật là sự liên kết kinh tế – chính trị của các nước trong khu vực.
I – TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1950
Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại cho các nước Tây Âu nhiều hậu quả
nặng nề.
Nhiều thành phố, nhà máy, bến cảng, khu công nghiệp, đường giao thông bị
tàn phá. Hàng triệu người chết, mất tích hoặc bị tàn phế. Nước Đức bị lục
lượng Đồng minh chiếm đóng và chia cắt. Ở Pháp, năm 1945 sản xuất công
nghiệp chỉ bằng 38% và nông nghiệp chỉ bằng 50% so với năm 1938 ; Italia
tổn thất khoảng 1/3 của cải quốc gia.
Tuy nhiên, với sự cố gắng của từng nước và viện trợ của Mĩ trong khuôn khổ
"Kế hoạch Mácsan", đến khoảng năm 1950, nền kinh tế của hầu hết các nước tư
bản Tây Âu đã cơ bản phục hồi, đạt mức trước chiến tranh.
Về chính trị, tuy các nước Tây Âu có những thể chế khác nhau như quân chủ
lập hiến (Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan v.v...) hoặc cộng hoà (Pháp, Đức, Italia v.v...)
nhưng đều theo chế độ đại nghị (một viện hoặc hai viện), đều là nền thống trị
của giai cấp tư sản. Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối nội và đối ngoại của
các nước Tây Âu là củng cố chính quyền, ổn định tình hình chính trị – xã hội,
hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi nền kinh tế. Về đối ngoại, các nước
Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ trong cuộc Chiến tranh lạnh đối đầu với
Liên Xô và các nước XHCN, đồng thời tìm cách quay trở lại cai trị các thuộc
địa cũ của mình.
Ở Pháp, ngay sau chiến tranh, có 5 đảng viên cộng sản giữ các chức vụ
quan trọng trong chính phủ, nhưng giai cấp tư sản Pháp đã tìm mọi cách gạt
bỏ họ. Chính phủ Công đảng ở Anh thi hành chính sách loại trừ những người
cộng sản ra khỏi quân đội, xí nghiệp và các cơ quan nhà nước. Năm 1947,
Đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo ở Italia gây ra cuộc khủng hoảng chính trị để
đẩy những người cộng sản ra khỏi chính phủ. Những hành động trên nhằm
đáp ứng điều kiện của Mĩ để được nhận viện trợ theo kế hoạch Mácsan. |
10_8_2 | Nhiều nước Tây Âu như Anh, Pháp, Italia, Bồ Đào Nha, Bỉ, Hà Lan v.v...
đã tham gia Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (khối quân sự NATO – thành
lập năm 1949) do Mĩ đứng đầu. Pháp tiến hành xâm lược trở lại Đông Dương ;
Anh trở lại Miến Điện, Mã Lai ; Hà Lan trở lại Inđônêxia v.v... Năm 1949, trên
phần lãnh thổ Tây Đức đã thành lập Nhà nước CHLB Đức (trong khi ở phần lãnh
thổ phía đông thành lập Nhà nước CHDC Đức). Sự tồn tại hai nhà nước Đức và
chia đôi thành phố Béclin (Tây Béclin và Đông Béclin) làm cho nước Đức trở
thành một tâm điểm đối đầu ở châu Âu giữa hai cực Xô – Mĩ.
Tóm lại, từ năm 1945 đến năm 1950, với sự viện trợ của Mĩ, các nước tư bản
Tây Âu đã cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành lực lượng đối trọng
với khối XHCN Đông Âu vừa mới hình thành.
?
Hãy cho biết khái quát về tình hình kinh tế và chính trị ở Tây Âu sau
Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1950).
II – TÂY ÂU TỪ NĂM 1950 ĐẾN NĂM 1973
1. Sự phát triển kinh tế và khoa học kĩ thuật
-
Sau giai đoạn phục hồi (1945 – 1950), từ những năm 50 đến đầu những
năm 70, nền kinh tế của các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu đều có sự phát
triển nhanh.
Tốc độ tăng trưởng bình quân của kinh tế Pháp giai đoạn này là 5%. Đến đầu
thập niên 70, Pháp trở thành cường quốc công nghiệp thứ năm trên thế giới,
đứng đầu châu Âu về sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp
CHLB Đức có nền kinh tế ở vị trí thứ ba (sau Mĩ, Nhật Bản) ; Anh có nền công
nghiệp đứng thứ tư trong thế giới tư bản.
Điều đáng chú ý là quá trình liên kết khu vực ở Tây Âu ngày càng diễn ra
mạnh mẽ với sự hình thành Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC – 1957), sau trở
thành Cộng đồng châu Âu (EC – 1967).
Từ đầu thập kỉ 70 trở đi, Tây Âu đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế –
tài chính lớn của thế giới (cùng với Mĩ và Nhật Bản). Các nước tư bản chủ yếu
ở Tây Âu như Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Thụy Điển, Phần Lan v.v... đều có
nền khoa học – kĩ thuật phát triển cao, hiện đại.
-
69 |
10_8_3 | -
Sở dĩ các nước Tây Âu phát triển kinh tế nhanh như vậy là do một số yếu tố
sau : 1 – Các nước này đã phát triển và áp dụng thành công các thành tựu của
cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động, nâng cao
chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. 2 – Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong
việc quản lí, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế. 3 – Các nước tư bản ở Tây Âu đã
tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài để phát triển như nguồn viện trợ của Mĩ, tranh
thủ được giá nguyên liệu rẻ từ các nước thuộc thế giới thứ ba, hợp tác có hiệu
quả trong khuôn khổ của Cộng đồng châu Âu (EC) v.v...
2. Tình hình chính trị
70
70
Về chính trị, giai đoạn 1950 – 1973 đánh dấu sự tiếp tục phát triển của nền
dân chủ tư sản ở Tây Âu, đồng thời cũng ghi nhận những biến động đáng chú ý
trên chính trường nhiều nước trong khu vực.
Ở Pháp, trong những năm tồn tại của nền Cộng hoà thứ tư (1946 – 1958) đã
thay đổi tới 25 nội các, từ năm 1958 thiết lập nền Cộng hoà thứ năm do tướng
Đờ Gôn làm Tổng thống. Phong trào đấu tranh của 80 vạn sinh viên, học sinh,
công nhân, viên chức Pari tháng 5 – 1968 đã góp phần buộc Tổng thống Đờ Gôn
phải từ chức (4 – 1969). Ở CHLB Đức, năm 1968, Đảng Cộng sản ra hoạt động
công khai. Ở Italia, năm 1960, phái hữu trong Đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo
đã sử dụng lực lượng cảnh sát cùng các tổ chức phát xít mới âm mưu tiến
hành một cuộc đảo chính phản động. Quần chúng đã lập chướng ngại vật
trên đường phố, tổ chức tổng bãi công góp phần làm thất bại cuộc đảo
chính này. Tính chung từ năm 1945 đến năm 1995, ở Italia có tới 54 chính phủ
thay nhau cầm quyền.
Về đối ngoại, trong khuôn khổ của Chiến tranh lạnh và trật tự thế giới hai cực
Ianta, từ năm 1950 đến năm 1973, nhiều nước tư bản Tây Âu một mặt vẫn tiếp
tục chính sách liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặt khác đã nỗ lực mở rộng hơn nữa
quan hệ đối ngoại.
Chính phủ một số nước Tây Âu ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở
Việt Nam ; ủng hộ Ixraen trong các cuộc chiến tranh chống các nước A Rập.
CHLB Đức đã gia nhập khối NATO (tháng 5 – 1955), trở thành tâm điểm quan
trọng của Mĩ và phương Tây trong cuộc đối đầu căng thẳng với Liên Xô và
phe XHCN. Nhiều vùng lãnh thổ và hải cảng của Italia trở thành nơi đóng các
căn cứ quân sự quan trọng của Mĩ.
Nhưng Pháp lại có những động thái khác. Trong thập niên 60, chính quyền của
Tổng thống Đờ Gôn đã phản đối việc trang bị vũ khí hạt nhân cho CHLB Đức ;
phản đối Mĩ xâm lược Việt Nam ; chú ý phát triển quan hệ với Liên Xô và các
nước XHCN khác. Đặc biệt, năm 1966 Pháp đã rút ra khỏi Bộ Chỉ huy NATO, |
10_8_4 | và yêu cầu rút trụ sở NATO cùng tất cả các căn cứ quân sự và quân đội Mĩ
ra khỏi lãnh thổ nước Pháp. Các nước khác như Thuỵ Điển, Phần Lan,... cũng
phản đối cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam.
Trong giai đoạn 1950 – 1973, chủ nghĩa thực dân cũ của Anh, Pháp, Hà Lan
đã sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới.
- Phân tích những yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế của Tây Âu từ năm
1950 đến năm 1973.
– Nêu những nét chính trong tình hình chính trị ở Tây Âu giai đoạn 1950 – 1973.
III – TÂY ÂU TỪ NĂM 1973 ĐẾN NĂM 1991
1. Tình hình kinh tế
Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, cũng như Mĩ và
Nhật Bản, từ năm 1973 nhiều nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu lâm vào suy thoái
và khủng hoảng hoặc phát triển không ổn định kéo dài đến đầu thập kỉ 90.
Từ năm 1973 đến năm 1992, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hằng năm
ở Pháp thực tế giảm xuống còn 2,4% đến 2,2% ; năm 1991, kinh tế Anh tăng
trưởng âm (–1,8%). Số người thất nghiệp ở Italia năm 1983 là 2,5 triệu người
(chiếm hơn 10% lực lượng lao động) và ở CHLB Đức năm 1989 là 3 triệu người.
Tuy vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới, nhưng
kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu gặp không ít khó khăn. Sự phát triển thường
diễn ra xen kẽ với suy thoái, khủng hoảng và lạm phát, thất nghiệp. Tây Âu luôn
gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ phía Mĩ, Nhật Bản và các nước công nghiệp
mới (NICs). Quá trình "liên hợp hoá" Tây Âu trong khuôn khổ của Cộng đồng
châu Âu (EC) vẫn còn nhiều khó khăn và trở ngại.
2. Tình hình chính trị – xã hội
Chính trường Tây Âu có phần ổn định hơn so với giai đoạn 1945 – 1973.
Nhưng bên cạnh sự phát triển, xã hội Tây Âu vẫn bộc lộ những mặt trái của nó.
Sự phân hoá giàu nghèo ngày càng lớn.
Ở Anh, tầng lớp giàu chiếm chưa đầy 1% dân số nhưng lại nắm trong tay gần
50% số tư bản, 100 công ti lớn kiểm soát tới 50% sản phẩm công nghiệp.
Ở CHLB Đức, nhóm các nhà tư bản giàu có chỉ chiếm 1,7% dân số, nhưng
chiếm hữu tới 70% tư liệu sản xuất.
71 |
10_8_5 | 72
72
Các tệ nạn xã hội như hối lộ, tham nhũng, bạo lực, ma tuý vẫn thường xuyên
xảy ra, trong đó tội phạm maphia rất điển hình ở Italia. Còn ở CHLB Đức, tinh
thần bài ngoại, bài Do Thái và các tổ chức phát xít mới vẫn tồn tại và hoạt động ;
các vấn đề sắc tộc và tôn giáo lại nảy sinh rất phức tạp ở Anh liên quan đến đạo
Thiên Chúa và đạo Tin Lành cũng như phong trào đòi độc lập ở Bắc Ailen.
Về mặt đối ngoại, tháng 11 – 1972, hai nước Đức kí Hiệp định về những cơ
sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức, theo đó, CHLB Đức và CHDC Đức
cam kết tôn trọng chủ quyền và quyền tự quyết của nhau, không đe doạ và xâm
phạm lẫn nhau. Tiếp đó, các nước Tây Âu tham gia Định ước Henxinki (1975)
về an ninh và hợp tác châu Âu. Tháng 11 – 1989, bức tường Béclin bị phá bỏ,
sau đó không lâu, nước Đức đã tái thống nhất (3 – 10 1990). Trong năm
1991, 12 nước thành viên EC đã kí Hiệp ước Maxtrích đánh dấu bước chuyển từ
Cộng đồng châu Âu (EC) sang Liên minh châu Âu (EU).
?
-
– Hãy trình bày sự không ổn định về kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa
Tây Âu giai đoạn 1973 – 1991.
– Nêu những nét chính trong tình hình chính trị – xã hội Tây Âu giai đoạn
1973 - 1991.
IV – TÂY ÂU TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000
1. Tình hình kinh tế
Bước vào đầu thập kỉ 90, nền kinh tế nhiều nước Tây Âu đã trải qua một đợt
suy thoái ngắn.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Anh năm 1991 là −1,8%, năm 1992 là –0,8% ;
của Ifalia năm 1993 là –0,9% ; của CHLB Đức năm 1993 là −1,6%.
Tuy nhiên, từ khoảng năm 1994 trở đi, kinh tế Tây Âu bắt đầu phục hồi và
phát triển trở lại. Năm 2000, mức tăng trưởng của kinh tế Pháp là 3,8% ; Anh là
3,8% ; Đức là 2,9% và Italia là 3,0%. Tây Âu vẫn là một trong ba trung tâm kinh
tế – tài chính lớn nhất thế giới. Đến giữa thập niên 90, chỉ riêng 15 nước thành
viên EU có số dân tổng cộng 375 triệu người, GDP hơn 7 000 tỉ USD, chiếm
khoảng 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp của thế giới với gần 50% giá trị xuất
khẩu và hơn 50% các nguồn tư bản.
Các nước Tây Âu có nền khoa học – kĩ thuật hiện đại ; đạt nhiều thành tựu
về văn hoá, giáo dục, văn học, nghệ thuật, thể thao. |
10_8_6 | Hình 26. Tổng thống Pháp Míttơrăng và Nữ hoàng Anh Êlidabét II cắt băng
khánh thành đường hầm qua eo biển Măngsơ (6 – 5 – 1994)
2. Tình hình chính trị – xã hội
Về đối nội, tình hình các nước Tây Âu trong thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XX
cơ bản là ổn định. Nhưng chính sách đối ngoại của các nước này lại có sự điều
chỉnh quan trọng trong bối cảnh Chiến tranh lạnh đã kết thúc, trật tự thế giới hai
cực Ianta tan rã. Quá trình liên kết của các thành viên EU trở nên chặt chẽ hơn.
Nếu như Anh vẫn duy trì liên minh chặt chẽ với Mĩ, thì Pháp và Đức đã trở thành
những đối trọng với Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng. Tuy nhiên, tất cả
các nước Tây Âu đều chú ý mở rộng quan hệ quốc tế, không chỉ với các nước
tư bản phát triển khác mà còn cả với các nước đang phát triển ở châu Á,
châu Phi, khu vực Mĩ Latinh cũng như với các nước Đông Âu và SNG.
Dù vậy, chủ nghĩa tư bản hiện đại ở Tây Âu vẫn tồn tại nhiều vấn đề chưa
giải quyết được như sự cách biệt ngày càng lớn giữa một số ít người cực giàu
với số đông người sống dưới mức nghèo khổ, tình trạng thất nghiệp lan tràn.
Các tệ nạn xã hội cùng sự suy thoái của đạo đức và lối sống v.v... vẫn là những
căn bệnh tồn tại dai dẳng ngay trong lòng chủ nghĩa tư bản hiện đại. Từ sau ngày
11 – 9 – 2001, những vụ khủng bố của các lực lượng Hồi giáo cực đoan luôn đe
doạ nền an ninh của nhiều nước Tây Âu.
– Sự phục hồi, phát triển và vị trí kinh tế của Tây Âu trong thập kỉ cuối
cùng của thế kỉ XX được thể hiện như thế nào ?
– Nêu những nét cơ bản trong chính sách đối ngoại của các nước Tây
Âu từ năm 1991 đến năm 2000.
73 |
10_8_7 | V – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hoá, khuynh hướng
liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành
và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).
Qua một quá trình chuẩn bị, theo sáng kiến của Pháp, ngày 18 – 4 – 1951,
sáu nước Tây Âu (gồm Pháp, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua) đã
thành lập "Cộng đồng than – thép châu Âu" (ECSC) nhằm phối hợp đảm bảo
việc sản xuất và tiêu thụ than, thép của các nước thành viên.
Sau đó, ngày 25 – 3 – 1957, sáu nước này lại kí Hiệp ước Rôma thành lập
"Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu" (EURATOM) và "Cộng đồng kinh
tế châu Âu" (EEC). Đến ngày 1 – 7 – 1967, ba tổ chức trên đã được hợp nhất
lại thành "Cộng đồng châu Âu" (EC). Tháng 12 – 1991, các nước thành viên EC
đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích, có hiệu lực từ 1 – 1 – 1993, đổi tên
thành Liên minh châu Âu (EU).
74
Hình 27. Lễ kí Hiệp ước Rôma (25 – 3 – 1957)
Từ 6 nước ban đầu, đến năm 1995, EU đã phát triển thành 15 nước thành viên.
Cụ thể là kết nạp thêm : Anh, Đan Mạch, Ailen (1973) ; Hi Lạp (1981) ; Tây Ban
Nha, Bồ Đào Nha (1986) ; Áo, Phần Lan, Thụy Điển (1995). Năm 2004, EU kết
nạp thêm 10 nước ; đến năm 2007, thêm 2 nước là Rumani và Bungari, nâng
số thành viên lên 27 quốc gia.
EU ra đời không chỉ nhằm hợp tác giữa các nước thành viên trong lĩnh vực
kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị (như xác định luật công
dân châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến pháp chung v.v...). |
10_8_8 | -60°
Cơ cấu tổ chức của EU gồm 5 cơ quan chính là Hội đồng châu Âu, Hội đồng
Bộ trưởng, Uỷ ban châu Âu, Nghị viện châu Âu, Toà án châu Âu. Ngoài ra còn
có một số uỷ ban chuyên môn khác.
20°
AIXOLEN
Chí tuyến Bắc
ĐẠI TÂY DƯƠNG
६००
BIÊN NẠ UY
NẠI
NA UY
20°
40°
THỤY ĐIỂN
DAN MACH
PHẦN LAN
BANTICH
EXTONIA
LATVIA
BA LAN
LITVA
CÁC NƯỚC VÀ LÃNH THỔ
ĐÁNH SỐ TRÊN LƯỢC ĐỒ
1. ANDÔRA
2. BÔXNIA
HÉCXÊGÔVINA
3. Caliningrát
(LIÊN BANG NGA)
4. CRÔAXIA
5. LIXTENXTAI
6. LÚCXĂMBUA
7. MAXÊĐÔNIA
8. MÔNACÔ
9. MÔN TÊNÊG RÔ
10. SLÔVÊNIA
11. VATICAN
12. XAN MARINÔ
BÊ LÔRÚT XIA LIÊN BANG NGA
BIỂN BẮC
AILEN
ΑΝΗ
HÀ LAN,
ĐỨC
SÉC
PHÁP THỦY SĨ
SLOVAKIA
ÁO THÙNG
GARI
UCRAINA
MÔNDÔVA
RUMANI
BIỂN ĐEN
BỒ i
40 ĐÀO
NHA
TÂY BAN NHA
Ð. Xaçdinia
-XÉCBI
ITALIA
BUNGARI
Đ. Cuộc
ANBANI 7
THỔ NHĨ KÌ
HI LAR
ĐỊA
CHÂU PHI
Đ. Xixin
T R UN G
-MANTA
Các nước gia nhập EU đến năm 1995
SIP
HẢI
Các nước gia nhập EU năm 2004
Các nước gia nhập EU năm 2007
Các nước khác
PHÁP
Tên nước
Biên giới quốc gia
Hình 28. Lược đồ các nước thuộc Liên minh châu Âu
Tháng 6 1979 đã diễn ra cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên. Tháng
3 – 1995, bảy nước EU huỷ bỏ sự kiểm soát đối với việc đi lại của công dân các
nước này qua biên giới của nhau. Ngày 1 – 1 – 1999, đồng tiền chung châu Âu
(EURO) đã được phát hành và ngày 1 – 1 – 2002, chính thức được sử dụng ở
nhiều nước EU, thay cho các đồng bản tệ.
75 |
10_9_1 | Như vậy, EU đã trở thành tổ chức liên kết chính trị – kinh tế vào hàng lớn
nhất hành tinh, chiếm khoảng hơn 1/4 GDP của toàn thế giới.
Quan hệ Việt Nam – EU được chính thức thiết lập năm 1990, từ đó mối quan
hệ này ngày càng phát triển trên cơ sở hợp tác toàn diện.
?
Nêu những sự kiện chính trong quá trình hình thành và phát triển của
Liên minh châu Âu (EU).
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Trình bày khái quát sự phát triển của các nước Tây Âu qua các giai đoạn.
2. Vì sao nói Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất trên
thế giới ?
Bai
9
NHẬT BẢN
Là nước bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng từ sau năm
1945, Nhật Bản đã bước vào một thời kì phát triển mới với những đổi
thay căn bản về chính trị – xã hội cùng những thành tựu như một sự
thần kì về kinh tế – khoa học công nghệ. Nhật Bản đã vươn lên, trở thành
một siêu cường kinh tế, một trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới.
I – NHẬT BẢN TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1952
Sự thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại cho Nhật Bản những
hậu quả hết sức nặng nề.
Khoảng 3 triệu người chết và mất tích ; 40% đô thị, 80% tàu bè, 34% máy móc
công nghiệp bị phá huỷ ; 13 triệu người thất nghiệp. Thảm hoạ đói rét đe doạ
toàn nước Nhật Bản.
Theo quy định của Hội nghị Pốtxđam, Nhật Bản sau chiến tranh tuy bị lực
lượng Đồng minh, thực tế là Mĩ chiếm đóng từ năm 1945 đến năm 1952, nhưng
Chính phủ Nhật Bản vẫn được phép tồn tại và hoạt động.
Về chính trị, Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) đã thi hành một
số biện pháp để loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật Bản.
76
16 |
10_9_2 | Quân đội và toàn bộ ngành công nghiệp quân sự Nhật Bản bị giải thể. Toà
án quân sự Viễn Đông được lập ra để xét xử tội phạm chiến tranh Nhật Bản
(kết án 7 fên tử hình, 16 tên tù chung thân). Các đảng phái quân phiệt bị giải
fán, khoảng 290 000 người liên quan đến chế độ quân phiệt trước đây bị loại
khỏi bộ máy nhà nước.
Hiến pháp cũ (1889) của Nhật Bản bị bãi bỏ, thay vào đó là Hiến pháp mới
có hiệu lực từ ngày 3 – 5 – 1947. Về thể chế, Nhật Bản là nước quân chủ lập
hiến, nhưng thực tế là theo chế độ dân chủ đại nghị tư sản dựa trên ba nguyên
tắc cơ bản là : chủ quyền của toàn dân, vai trò tượng trưng của Thiên hoàng và
hoà bình, tôn trọng những quyền cơ bản của con người.
Ngôi vị Thiên hoàng vẫn được duy trì nhưng không còn quyền lực đối với nhà
nước. Nghị viện gồm hai viện (Thượng viện và Hạ viện) do nhân dân bầu ra
là cơ quan quyền lực tối cao giữ quyền lập pháp ; chính phủ do Thủ tướng
đúng đầu giữ quyền hành pháp. Hiến pháp xác định các quyền và nghĩa vụ
cơ bản của người dân.
Nhật Bản cam kết từ bỏ việc tiến hành chiến tranh, không đe doạ hoặc sử
dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, không duy trì quân đội thường trực và không
đưa các lực lượng vũ trang ra nước ngoài, chỉ có lực lượng phòng vệ dân sự để
bảo đảm an ninh trật tự trong nước.
Về kinh tế, trong thời kì bị chiếm đóng (1945 – 1952), SCAP đã thực hiện ba
cuộc cải cách lớn : một là, thủ tiêu chế độ kinh tế tập trung, trước hết là giải tán
các "Daibátxư" (các tập đoàn, công ti độc quyền còn mang nhiều tính chất dòng
tộc) ; hai là, cải cách ruộng đất (quy định địa chủ chỉ được có không quá 3 hécta
ruộng, số còn lại Chính phủ đem bán cho nông dân) ; ba là, dân chủ hoá lao
động (thông qua và thực hiện các đạo luật về lao động). Dựa vào nỗ lực của bản
thân và viện trợ của Mĩ, đến khoảng những năm 1950 – 1951, Nhật Bản đã khôi
phục được nền kinh tế, đạt mức trước chiến tranh.
Trong chính sách đối ngoại, Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ.
Nhật Bản kí kết Hiệp ước hoà bình Xan Phranxixcô (8 – 9 – 1951) và kết thúc
chế độ chiếm đóng của Đồng minh (năm 1952). Cùng ngày, Hiệp ước An ninh
Mĩ – Nhật được kí kết, đặt nền tảng cho quan hệ giữa hai nước. Theo đó, Nhật
Bản chấp nhận đứng dưới "chiếc ô" bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng
quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.
Theo Hiến pháp mới, Nhật Bản tiến hành cải cách giáo dục trên nhiều mặt,
năm 1947 ban hành Luật Giáo dục. Nội dung giáo dục thay đổi căn bản : phủ
nhận vai trò thiêng liêng của Thiên hoàng, khuyến khích phát triển văn hoá và
truyền bá tư tưởng hoà bình, quy định hệ thống giáo dục 6 – 3 – 3 – 4 (6 năm
77 |
10_9_3 | 78
ळे
tiểu học, 3 năm trung học cơ sở, 3 năm trung học phổ thông, 4 năm đại học).
Chế độ giáo dục bắt buộc là 9 năm.
?
– Nêu nội dung cơ bản của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản trong
giai đoạn bị chiếm đóng và ý nghĩa của chúng.
- Liên minh Nhật – Mĩ được biểu hiện như thế nào ?
II – NHẬT BẢN TỪ NĂM 1952 ĐẾN NĂM 1973
Sau khi nền kinh tế phục hồi và đạt mức trước chiến tranh, từ năm 1952 đến
năm 1960, Nhật Bản có bước phát triển nhanh. Từ năm 1960 đến năm 1973,
kinh tế Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển "thần kì".
Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của Nhật Bản từ năm 1960 đến năm 1969
là 10,8%, từ năm 1970 đến năm 1973 tuy có giảm đi nhưng vẫn đạt bình quân
7,8%, cao hơn các nước phát triển khác. Năm 1968, kinh tế Nhật Bản đã vượt
Anh, Pháp, CHLB Đức, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ).
Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới
(cùng với Mĩ và Tây Âu).
Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản rất coi trọng phát triển giáo dục và
khoa học – kĩ thuật. Đặc biệt, Nhật Bản đã tìm cách rút ngắn khoảng cách về sự
phát triển khoa học kĩ thuật bằng cách mua bằng phát minh sáng chế và
chuyển giao công nghệ. Tính đến năm 1968, Nhật Bản đã mua bằng phát minh
của nước ngoài trị giá 6 tỉ USD.
-
Hình 29. Cầu Sêtô Ôhasi, nối hai đảo Hônsu và Sicôcư |
End of preview. Expand
in Dataset Viewer.
README.md exists but content is empty.
- Downloads last month
- 45