id
int64
0
23k
passage
stringlengths
27
4.61k
metadata
dict
22,800
Title: Xử Nữ (chiêm tinh) Về phần loài người, Zeus phái Pandora xuống làm vợ em trai Prometheus, vì tò mò Pandora đã mở chiếc hộp cấm, mọi tai ương xấu xa bệnh tật theo đó thoát ra ngoài chỉ còn mỗi hy vọng được giữ lại, ám vào loài người, làm loài người trở nên xấu xa, các vị thần đang sống ở trần gian lúc này liền bay lên trời duy chỉ còn nàng Astraea (con gái thần Themis) nữ thần của sự đồng trinh ngây thơ, trong sáng đức hạnh ở lại dùng cán cân của mẹ mình mà chiến đấu. Về sau mọi thứ đã vượt quá tầm kiểm soát của bà, cùng với một trinh nữ tên là Atlanta bay lên trời hóa thành chòm sao Xử Nữ, trở thành biểu trưng của các nữ đồng trinh.
{ "split": 2, "title": "Xử Nữ (chiêm tinh)", "token_count": 176 }
22,801
Title: Xử lý môi trường bằng thực vật Xử lý môi trường bằng thực vật là phương pháp sử dụng thực vật để xử lý các loại hình ô nhiễm đất, nước, không khí bằng các loài thực vật có khả năng khả năng hấp thụ, tích lũy hay phân giải chất ô nhiễm. Các loài thực vật được ứng dụng thường lá các loài thực vật siêu tích lũy (Hyperaccumulator). Đây là phương pháp rẻ tiền và hiện đang được nghiên cứu ứng dụng kết hợp với các phương pháp xử lý vật lý,hóa học, sinh học khác. Cơ sở khoa học. Thực vật có thể kích thích sự phân hủy các chất hữu cơ trong vùng quyển rễ thông qua việc giải phóng các chất tiết rỉ rễ, các enzyme và tạo thành cacbon hữu cơ trong đất. Đối với các chất ô nhiễm kim loại, thực vật sử dụng khả năng tinh lọc, nghĩa là hấp thụ, biến đổi các kim loại vào sinh khối khí sinh thực vật ở các bãi thải. (Salt,1995) Quá trình hấp thụ. Rễ hấp thụ. Khi các chất ô nhiễm trong dung dịch đất hoặc nước ngầm tiếp xúc với rễ, chúng được rễ hấp thụ và liên kết với cấu trúc rễ và các thành tế bào. Hemiselluoza trong thành tế bào và lớp lipid kép của màng thực vật có thể tạo thành các chất hữu cơ kỵ nước mạnh ("Hemixenluloza:" là polisacarit cấu tạo yừ các gốc pentozan (C5H8O4)n và hecxozan (C6H10O)n. Hemixenluloza không hòa tan trong nước nhưng hòatan trong kiềm) Quá trình phân hủy và chuyển hóa. Bên trong thực vật, tùy từng thực vật mà quá trình xảy ra ở các bộ phậnkhác nhau.Là quá trình thực vật phân hủy các chất ô nhiễm thông qua quá trình trao đổi chất và chuyển hóa bên trong thực vật, hoặc phân hủy các chất ô nhiễm nhỡ các enzyme do rễ thực vật tiết ra khi chúng từ bên ngoài xâm nhập vào bên trong thực vật. Xung quanh vùng rễ của các cây trồng trên cạn hay trồng dưới nước luôn tồn tại một vùng oxy hóa. Đó là do: Sự giải phóng oxy do rễ gây oxy hóa Fe2+, đồng thời làm tăng độ axit theo phản ứng:
{ "split": 0, "title": "Xử lý môi trường bằng thực vật", "token_count": 499 }
22,802
Title: Xử lý môi trường bằng thực vật Fe2+ + O2 + 10H2O → 4Fe(OH)3 + 8H+ Giải phóng ion H+ và CO2 từ rễ qua quá trình hô hấp dẫn đến làm thay đổi pH đất. Những chất tiết thải của rễ có chứa các enzyme, vitamin, đường và nhiều loại axit hữu cơ phân tử bé rất hấp dẫn cho nhiều loài vi sinh vật. Do đó, vùng quyễn rễ là nơi có mật độ vi sinh vật cao, hoạt tính sinh học lớn hơn các vùng khác và đó cũng là nguyên nhân xảy ra nhiều quá trình chuyển hoá các chất và cũng là nguyên lý cho việc sử dụng thực vật để xử lý ô nhiễm đất, nước. Quá trình tích tụ. Xảy ra ở rễ, lá và những cơ quan khí sinh. Khi các chất ô nhiễm được rễ hấp thụ, một số di chuyển vào các tế bào xong rồi bi bài tiết ra ngoài, còn một số còn đọng lại bên trong thực vật. Các loài có tiềm năng ứng dụng. Cải xoong. Cải xoong hấp thụ kim loại từ trong đất. Trong thân của loại cây này có thể hấp thụ một lượng lớn kẽm, nickel. Khi hấp thụ những kim loại nặng này chúng không chết mà ngược lại lớn rất nhanh Cây hoa dại Alyssum Bertolonii. Cây hoa dại Alyssum Bertolonii có tán và hoa màu vàng có thể hút lên và lưu giữ lại được trong thân tới 1% nickel, tức là gấp 200 lần lượng kim loại nặng có thể giết chết hầu hết các loài thực vật khác. Cây dương xỉ. Cây dương xỉ mọc rất nhiều trong tự nhiên cũng có có khả năng hấp thụ kim loại nặng: đồng, thạch tín... Trên lá của loài dương xỉ này có tới 0,8% hàm lượng thạch tín, cao hơn hàng trăm lần so với bình thường.Thạch tín được cây dương xỉ lưu trong lớp lông tơ trên thân cây. Cây càng phát triển thì "nhu cầu" thạch tín càng lớn. Cây điên điển.
{ "split": 1, "title": "Xử lý môi trường bằng thực vật", "token_count": 443 }
22,803
Title: Xử lý môi trường bằng thực vật Cây điên điển dễ trồng trên bè bằng việc thả thân nằm ngang mọc thành nhiều bụi, rễ phát triển mạnh và thòng xuống sâu. Loài cây này thu hút rất mạnh dư lượng phân bón N, P, K trong nước và ít nhiều giải trừ tác hại của thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời thu hút rất nhiều tôm cá đến sinh sống và sinh sản. Đặc biệt bông điên điển có thể dùng làm thức ăn. Cây rau muống. Bộ rễ cây rau muống thả trôi trong nước có khả năng phân hủy hữu cơ và hấp thụ các chất dinh dưỡng dư thừa nhằm ngăn cản việc phát triển các loài rong tảo và các mùi hôi. Bộ rễ này cũng tập trung các hạt bùn đen và kim loại nặng rồi làm chúng bất động để chìm xuống đáy trả lại màu trong cho nước. Rau muống cũng bổ sung thêm lượng oxy thiếu hụt ở vùng nước ô nhiễm nhằm đưa sự sống tự nhiên của các loài tôm cá trở lại nơi các dòng kênh. Cây bồn bồn. Bồn bồn trên các bãi lọc ngầm để làm sạch nguồn nước ô nhiễm đổ ra từ các nhà máy công nghiệp.Nước bẩn được cho chảy vào ruộng rồi thấm xuống bộ rễ của lớp thực vật trồng trên nền đất cát sỏi. Ở đó các chất bẩn lơ lửng và hòa tan bị giữ lại, nước sạch theo nền đáy chảy ra các ao hồ hay sông rạch. Bộ rễ nhóm thực vật đặc biệt này có khả năng phân hủy nhiều hợp chất hữu cơ độc hại, hấp thụ lượng thừa phân bón và chất dinh dưỡng trôi vào trong nước. Khả năng hấp thụ của bồn bồn có thể lên đến 1,43-2,30g đạm và 0,17-0,29g lân một ngày trên mỗi mét vuông bãi lọc.
{ "split": 2, "title": "Xử lý môi trường bằng thực vật", "token_count": 402 }
22,804
Title: X-Ecutioners The X-Ecutioners là một nhóm DJ hip hop từ New York. Lịch sử. Ban đầu gồm 11 thành viên, họ thành lập với cái tên X-Men, một số người chọn theo nhân vật trong Truyện tranh Marvel, nhưng phải đổi tên vì lý do xâm phạm bản quyền. Sau khi nhóm đổi tên, thành viên về sau giảm xuống còn Rob Swift, Roc Raida, Total Eclipse, và Mista Sinista (đặt tên theo Mister Sinister (Ngài Độc ác) của Truyện tranh Marvel). Sinista về sau rời nhóm ngay sau khi phát hành "Built From Scratch", và Rob Swift rời nhóm vì lý do cá nhân và nghệ thuật năm 2005. Khi thức tỉnh bởi sự tách rời của Swift, The X-Ecutioners vẫn chưa được nghe tới; dù sao, lời cuối cùng mà nhóm nói là có 2 thành viên mới, DJ Boogie Blind và DJ Precision (theo Tạp chí Scratch số tháng 9/tháng 10 năm 2006). Họ được biết đến với một số lượng lớn các bản hợp tác, từ Kool G Rap đến Cypress Hill. Họ đáng chú ý nhất là đã hợp tác với Mike Patton trong album "General Patton vs. The X-Ecutioners". The X=Ecutioners đã làm việc với nhiều ca sĩ nổi tiếng trong album "Built From Scratch" và "Revolutions", và được trân trọng trong giới hip-hop với tài đẩy đĩa của họ. Họ cũng nổi tiếng với tài tung nhịp (beat juggling), là một kỹ thuật phổ biến của DJ. The X-Ecutioners đóng góp trong bản remix bài "King of Rock" của Run-DMC, có mặt trong game Amplitude của hãng Harmonix. Một bài của X-Ecutioners, "Like This", có mặt trong game SSX 3.
{ "split": 0, "title": "X-Ecutioners", "token_count": 399 }
22,805
Title: X265 x265 là một phần mềm mã nguồn mở miễn phí và dùng để mã hóa video bằng cách sử dụng chuẩn Mã hóa video Hiệu suất cao (HEVC/H.265). x265 hiện đang được cấp phép hai giấy phép Giấy phép Công cộng GNU (GPL) và giấy phép thương mại, tương tự như dự án x264. Lịch sử. Vào 23 tháng 7 năm 2013, MulticoreWare phát hành pre-alpha mã nguồn cho x265. Phát triển trên x265 bắt đầu từ tháng 3 năm 2013. Dự án x265 được tài trợ bởi một số công ty sẽ trực tiếp yêu cầu phát triển và nhận thương mại giấy phép sử dụng x265 trong sản phẩm của họ mà không cần phải phát hành sản phẩm của mình theo 2 giấy phép GPL. Dự án x265 đã cấp phép quyền sử dụng mã nguồn x264 cho những tính năng có thể được sử dụng với HEVC. x265 được viết bằng C + + và ngôn ngữ Assembly. Chi tiết kỹ thuật. Việc phát hành hiện tại của x265 hỗ trợ hồ sơ cá nhân chính của HEVC, trong đó 8-bit cho mỗi mẫu YCbCr với 04:02:00 sắc độ lấy mẫu con, với sự hỗ trợ hạn chế cho 10 hồ sơ chính. x265 hỗ trợ nhiều tính năng của x264 bao gồm cả mã hóa liên tục QP, Trung bình kiểm soát bitrate, và lookahead. Một số tính năng như dự đoán trọng và mã hóa 10-bit được hỗ trợ nhưng tối ưu hoá. MulticoreWare đã nói rằng dựa trên đỉnh tín hiệu tỷ lệ noise (PSNR) giảm trong tỷ lệ bit khi đi từ x264 để x265 sẽ là từ 25% đến 35% và mã hóa hiệu quả cho x265 sẽ tăng lên khi cải tiến được thực hiện cho các bộ mã hóa. Trong một so sánh phim thực hiện trong tháng 7 năm 2013 của ExtremeTech với một cài sẵn cần thời gian 129 giây để mã hóa một đoạn video clip với x264 và 247 giây để mã hóa nó với x265.
{ "split": 0, "title": "X265", "token_count": 422 }
22,806
Title: XMind XMind là phần mềm lập bản đồ tư duy, được phát triển bởi XMind Ltd. Ngoài các yếu tố quản lý, phần mềm có thể được sử dụng để nắm bắt ý tưởng, làm rõ suy nghĩ, quản lý thông tin phức tạp và thúc đẩy hợp tác nhóm. Nó hỗ trợ sơ đồ tư duy, sơ đồ xương cá, sơ đồ cây, biểu đồ tổ chức, bảng tính, v.v. Thông thường, nó được sử dụng để quản lý kiến thức, biên bản cuộc họp, quản lý nhiệm vụ. Trong khi đó, XMind có thể đọc các tệp FreeMind và MindManager và lưu vào Evernote. Đối với XMind Pro/Zen, nó có thể xuất bản đồ tư duy vào các tài liệu Microsoft Word, PowerPoint, Excel, PDF, FreeMind và MindManager.
{ "split": 0, "title": "XMind", "token_count": 174 }
22,807
Title: XNXX XNXX là trang chia sẻ và xem video khiêu dâm, ra đời vào năm 1997 nên được xem là một trong những trang web khiêu dâm lâu đời nhất trên Internet. Trang có trụ sở tại Paris (Pháp), với các máy chủ và văn phòng tại Montreal, Tokyo và Newark, New Jersey. Tính đến ngày 12 tháng 7 năm 2018, trang đã được xếp hạng thứ 13 trong danh sách trang web truy cập nhiều nhất trên thế giới bởi SameWeb, và thứ 76 trang phổ biến nhất bởi Alexa. Năm 2014, XNXX với XHamster đã được xếp hạng một trong hai nền tảng lưu trữ video khiêu dâm phổ biến nhất. Một bảng xếp hạng khác đã đưa XNXX vào danh sách ba trang web khiêu dâm phổ biến nhất trên toàn cầu.
{ "split": 0, "title": "XNXX", "token_count": 165 }
22,808
Title: Xa lộ Liên tiểu bang 26 Xa lộ Liên tiểu bang 26 (tiếng Anh: "Interstate 26" hay viết tắt là I-26) là một xa lộ liên tiểu bang đông-tây (theo mã số chẳn là đông-tây nhưng chiều thực tế của nó là tây bắc-đông nam) chính trong vùng Đông Nam Hoa Kỳ. I-26 chạy từ điểm gặp nhau của Quốc lộ Hoa Kỳ 11W và Quốc lộ Hoa Kỳ 23 trong thành phố Kingsport, Tennessee. Từ điểm xuất phát, nó đi theo hướng tổng quát đông nam đến Quốc lộ Hoa Kỳ 17 trong thành phố Charleston, South Carolina. Đoạn đường từ Mars Hill, North Carolina đến Xa lộ Liên tiểu bang 240 nằm trong thành phố Asheville, North Carolina có các biển dấu biểu thị chữ I-26 (có nghĩa là I-26 Tương lai) vì xa lộ vẫn chưa hội đủ tất cả các tiểu chuẩn được ấn định cho một xa lộ liên tiểu bang. Một đoạn ngắn tái điều chỉnh để cải thiện xa lộ cao tốc này cũng đã được hoạch định tại thành phố Asheville nhưng sau đó bị hủy bỏ vô hạn định vì tiểu bang North Carolina thiếu ngân sách. Từ Kingsport theo hướng bắc, Quốc lộ Hoa Kỳ 23 tiếp tục hướng bắc đến Portsmouth, Ohio trong vai trò Hành lang B của Hệ thống Xa lộ Phát triển Vùng Appalachia, và ra ngoài đến thành phố Columbus trong vai trò Hành lang C. Cùng kết nối với hành lang Columbus-Toledo, Ohio được hình thành bởi Xa lộ Liên tiểu bang 75, Quốc lộ Hoa Kỳ 23, và Xa lộ Tiểu bang 15, I-26 trở thành một phần của một xa lộ phần lớn là đường cao tốc có bốn làn xe hay hơn chạy dài từ Ngũ Đại Hồ đến duyên hải Đại Tây Dương tại thành phố Charleston, South Carolina. Không có các kế hoạch nào khác để chính thức mở rộng Xa lộ Liên tiểu bang 26 vào tiểu bang Virginia, Kentucky, hay hơn nữa. Mô tả xa lộ.
{ "split": 0, "title": "Xa lộ Liên tiểu bang 26", "token_count": 423 }
22,809
Title: Xa lộ Liên tiểu bang 26 I-26 là một xa lộ liên tiểu bang chạy theo đường xéo hướng tây bắc/đông nam. Đa số các xa lộ khác trong vùng này là số lẻ và chạy theo hướng đông bắc/tây nam. Đoạn kéo dài qua thành phố Asheville phần lớn chạy theo hướng bắc–nam. Tại đây, I-26 qua Sông French Broad nằm trong Asheville bằng Cầu Smoky Park. Xa lộ chạy theo hướng đối nghịch với biển dấu của nó (I-26 chiều hướng tây thực tế lại đi theo hướng đông. Vì I-26 chạy cùng đường với I-240 cho nên I-240 chiều hướng đông và I-26 chiều hướng tây lại đi cùng đường). I-26 có các biển dấu gắn thêm biển dấu phía trên mang chữ FUTURE (tương lai) từ thành phố Asheville đi hướng bắc đến thành phố Mars Hill, North Carolina vì xa lộ cao tốc thuộc Quốc lộ Hoa Kỳ 23 củ hơn không hội đủ tất cả các tiêu chuẩn của một xa lộ liên tiểu bang. Tennessee.
{ "split": 1, "title": "Xa lộ Liên tiểu bang 26", "token_count": 230 }
22,810
Title: Xa lộ Liên tiểu bang 26 Các số lối ra tại tiểu bang Tennessee trước đây được đánh số theo chiều ngược, có nghĩa là tăng dần từ phía "đông" (thực tế là hướng nam) sang phía "tây" (thực tế là hướng bắc) vì xa lộ này trước đây từng được cắm biển là một xa lộ bắc-nam trong vai trò là Quốc lộ Hoa Kỳ 23 (số lẻ là xa lộ bắc-nam). Mặc dù điều này phù hợp với luật mã số lối ra cho xa lộ nam-bắc nhưng hệ thống mã số lối ra được đổi trên tất cả 284 biển dấu dọc theo I-26 để phù hợp với phần còn lại của xa lộ đông-tây vào tháng 3 năm 2007. Các biểu dấu còn lại của I-181 ở phía bắc I-81 cũng được thay thế bằng biển dấu I-26 cùng lúc đó. Tại Tennessee, I-26 tiếp tục hướng đông bắc qua Erwin, TN. Khi xa lộ đến Johnson City, TN trong vùng Tri-Cities (ba thành phố), nó rời Rừng Quốc gia Cherokee và bẻ ngoặc sang hướng tây bắc về nút giao thông lập thể của nó với Xa lộ Liên tiểu bang 81 tại Colonial Heights, TN. Điểm đầu của I-26 là ở tại nơi giao cắt với Quốc lộ Hoa Kỳ 11W ở phía tây Kingsport, TN khi đó Quốc lộ Hoa Kỳ 23 tiếp tục đi đoạn đường còn lại dài khoảng đến ranh giới tiểu bang Virginia. North Carolina.
{ "split": 2, "title": "Xa lộ Liên tiểu bang 26", "token_count": 324 }
22,811
Title: Xa lộ Liên tiểu bang 26 Khoảng bên ngoài thành phố Spartanburg, xa lộ đến chân đồi của Dãy núi Blue Ridge. Sau khi qua ranh giới vào trong Quận Polk, North Carolina, I-26 giao cắt với Quốc lộ Hoa Kỳ 74 gần thành phố Columbus, N.C., và đi lên đoạn đường dốc 6% dài 3 dặm qua Đèo Howard. Sau đó nó đi qua cầu cao nhất tại North Carolina, đó là Cầu Tưởng niệm Peter Guice cao trên Sông Green giữa Saluda và Flat Rock nằm trong Quận Henderson, North Carolina. Xa lộ đi qua Đường phân thủy phía đông ở cao độ . Mặt đất gần như bằng phẳng sau khi nó vào lưu vực Sông French Broad trải dài từ thành phố Flat Rock, N.C. đến Hendersonville, N.C., Fletcher, N.C., và Arden, N.C.. I-26 có một nút giao thông lập thể lớn với Xa lộ Liên tiểu bang 40 tại Asheville, N.C.. Sau khoảng , Quốc lộ Hoa Kỳ 23 nhập vào I-26 ở phía tây Asheville và đi theo xa lộ vào trong tiểu bang Tennessee. Hai xa lộ liên tiểu bang vượt Sông French Broad sau đó. Khi I-240 tiếp tục bẻ ngoặc lên hướng bắc và hướng đông của Asheville, I-26 quay lên hướng bắc đến Weaverville và Mars Hill, N.C. Nó đầu tiên đi vào Dãy núi Blue Ridge và rồi Dãy núi Walnut và Dãy núi Bald thuộc Dãy núi Appalachia, đi qua Rừng Quốc gia Pisgah và Rừng Quốc gia Cherokee. Khi I-26 đi qua Dãy núi Bald gần ranh giới North Carolina/Tennessee, nó đi qua vùng nông thôn tương đối ở trên độ cao. Tại Đèo Buckner, I-26 lên đến độ cao 3370 ft. Nó lên đến độ cao cao nhất toàn tuyến đường của nó là tại Đèo Sam. Khoảng ở hai phía ranh giới tiểu bang, độ cao ít nhất của nó là . South Carolina.
{ "split": 3, "title": "Xa lộ Liên tiểu bang 26", "token_count": 462 }
22,812
Title: Xa lộ Liên tiểu bang 26 Bắt đầu trong thành phố Charleston, I-26 đi theo hướng tây bắc trên các cánh đồng bằng phẳng có ít đô thị rồi qua thành phố Summerville. Sau điểm giao cắt với Xa lộ Liên tiểu bang 95 ngay bên trong Quận Orangeburg, mặt đất trở thành đồi núi. Orangeburg là nơi dừng chân chính đầu tiên nằm bên ngoài thành phố Charleston có vài lối ra mang tên này. Giữa Orangeburg và điểm giao cắt với Xa lộ Liên tiểu bang 77 ngay bên ngoài Cayce, xa lộ đi lên và đi xuống một ít ngọn đồi rất dài có độ cao trung bình khoảng hay 30 mét. Bên ngoài Xa lộ Liên tiểu bang 77 là vùng đô thị Columbia. Vùng đô thị này gần như chấm dứt tại lối ra số 101. Thành phố kế tiếp là Newberry. Sau đó, I-26 đi về phía thành phố Spartanburg nơi nó có một điểm giao cắt với Hành lang Xa lộ Liên tiểu bang 85. Hành lang này có số lượng đáng kể các hãng sản xuất và thương mại quốc tế. Đoạn dài của I-26 từ Xa lộ Liên tiểu bang 126 tại Columbia đến Quốc lộ Hoa Kỳ 176 ở Lối ra số 97 là đoạn đầu tiên của xa lộ thông xe vào ngày 7 tháng 9 năm 1960. Lịch sử.
{ "split": 4, "title": "Xa lộ Liên tiểu bang 26", "token_count": 275 }
22,813
Title: Xa lộ Liên tiểu bang 26 Trước ngày 5 tháng 8 năm 2003, điểm đầu phía tây bắc của xa lộ là tại Xa lộ Liên tiểu bang 40 bên phía tây nam của thành phố Asheville là nơi xa lộ tiếp tục tạo thành một vòng đi quanh phố chính trong vai trò là Xa lộ Liên tiểu bang 240. Năm 2003, xa lộ được quyết định nối dài về phía tây bắc thành phố Asheville vào tiểu bang Tennessee. Tiếp theo, đoạn cuối cùng của xa lộ trong tiểu bang North Carolina, từ Mars Hill đi hướng bắc đến ranh giới tiểu bang Tennessee, thay thế Quốc lộ Hoa Kỳ 23 củ là quốc lộ có hai làn xe. I-26 được nối dài vào tiểu bang Tennessee qua ngã Quốc lộ Hoa Kỳ 23, lấy khoảng trên phân nửa con đường của cựu "Xa lộ Liên tiểu bang 181" từ Quốc lộ Hoa Kỳ 321 trong Johnson City đến nút giao thông lập thể Xa lộ Liên tiểu bang 81 ở đông nam thành phố Kingsport, Tennessee. Hiệp hội Quan chức Giao thông và Xa lộ Tiểu bang Mỹ (AASHTO) ban đầu phán quyết chống lại việc nối dài Xa lộ Liên tiểu bang 26 dọc theo phần còn lại của I-181 đến Kingsport vì điều này sẽ tạo cho một xa lộ liên tiểu bang chính (I-26) thành rời rạc vì nó không có điểm kết nối nào với bất cứ một xa lộ liên tiểu bang nào, biên giới quốc tế nào hay duyên hải nào. Tương lai. Ủy ban Vùng Appalachia chấp thuận hai hành lang xa lộ như một phần của Hệ thống Xa lộ Phát triển Vùng Appalachia: Điểm đầu phía tây của I-26 ban đầu được dự định là thành phố Columbus, Ohio trên một con đường từng dùng Hành lang B và C. Dù các hành lang xa lộ và điểm đầu vẫn còn trên giấy tờ, và phần nhiều con đường đã được triển khai như Quốc lộ Hoa Kỳ bốn làn xe nhưng kế hoạch cho I-26 ở phía bắc và tây thành phố Kingsport, Tennessee bị gián đoạn vì các dự án xây dựng khác.
{ "split": 5, "title": "Xa lộ Liên tiểu bang 26", "token_count": 430 }
22,814
Title: Xa lộ Liên tiểu bang 30 Xa lộ Liên tiểu bang 30 (tiếng Anh: "Interstate 30" hay viết tắt là I-30) là một xa lộ liên tiểu bang tại Nam Hoa Kỳ. I-30 chạy từ Xa lộ Liên tiểu bang 20 ở phía tây thành phố Fort Worth, Texas lên hướng đông bắc qua thành phố Dallas, Texas và Texarkana, Texas rồi gặp Xa lộ Liên tiểu bang 40 tại North Little Rock, Arkansas. Xa lộ này chạy trùng với Quốc lộ Hoa Kỳ 67 trừ đoạn nằm ở phía tây phố chính của Dallas. I-30 chỉ giao cắt với 2 trong số 10 xa lộ liên tiểu bang nam-bắc then chốt: I-35W, I-35E (là hai nhánh của Xa lộ Liên tiểu bang 35) và I-45. Nó cũng giao cắt với các xa lộ liên tiểu bang đông-tây then chốt là I-20 và I-40. Mô tả xa lộ. Xa lộ Liên tiểu bang 30 là xa lộ liên tiểu bang 2-số và có chữ số cuối bằng không ngắn nhất trong hệ thống xa lộ liên tiểu bang. Các xa lộ liên tiểu bang có chữ số cuối bằng 0 thường là các xa lộ liên tiểu bang đường dài chạy theo hướng đông-tây. Nó cũng là xa lộ liên tiểu bang then chốt ngắn thứ hai (chữ số cuối bằng 0 hay 5), đứng sau Xa lộ Liên tiểu bang 45. Texas.
{ "split": 0, "title": "Xa lộ Liên tiểu bang 30", "token_count": 295 }
22,815
Title: Xa lộ Liên tiểu bang 30 Đoạn xa lộ giữa Dallas và Fort Worth được đặt tên là Xa lộ Tom Landry để vinh danh huấn luyện viên bóng bầu dục lâu năm của đội Dallas Cowboys. Mặc dù I-30 đi qua phía nam Sân vận động Texas, từng là sân nhà của đội bóng bầu dục Cowboys, nhưng sân mới của họ tại Arlington lại nằm gần I-30. Đoạn này trước đây từng được biết với cái tên là "Xa lộ thu phí Dallas-Fort Worth" mà có trước Hệ thống Xa lộ Liên tiểu bang. Dù không còn thu phí trong nhiều năm nhưng nó vẫn còn được người địa phương gọi là Xa lộ thu phí Dallas-Fort Worth cho đến khi nó có cái tên hiện tại. Đoạn đường từ phố chính Dallas đến Arlington đã được mở rộng trên 16 làn xe ở một số khúc đường tính đến năm 2010. Từ ngày 15 tháng 6 năm 2010 đến ngày 6 tháng 2 năm 2011, đoạn đường dài 30 dặm của I-30 tạm thời được ghi biển dấu là "Xa lộ Tom Landry Super Bowl" để chào mừng Super Bowl XLV được chơi trên Sân vận động Cowboys. Tại Dallas, I-30 được biết với tên gọi Xa lộ cao tốc East R.L. Thornton giữa phố chính Dallas và khu ngoại ô phía đông của Mesquite. I-30 lấy tên này từ xa lộ nhánh I-35E Nam tại nút giao thông lập thể Mixmaster. Nút giao thông Mixmaster được dự tính xây dựng lại là một phần của Dự án Pegasus. Đoạn từ khu phố chính Dallas đến Xa lộ vòng 12 là 8 làn xe cộng 1 làn xe dành riêng cho xe chở nhiều người. Đoạn này sẽ được xây dựng lại theo dự án Eastern Gateway lên đến 12 làn xe vào năm 2020. I-30 từ I-635 đến Rockwall đã được mở rộng từ 6 đến 10 làn xe trong thập niên 1990. Từ Rockwall đến một điểm qua khỏi Sulphur Springs, I-30 chạy trùng với Quốc lộ Hoa Kỳ 67. Xa lộ Liên tiểu bang 30 tiếp tục theo hướng bắc qua Đông Texas cho đến cách ranh giới Texas-Oklahoma vài dặm. Khi đó nó quay hướng đông và đi về phía tiểu bang Arkansas. Arkansas.
{ "split": 1, "title": "Xa lộ Liên tiểu bang 30", "token_count": 485 }
22,816
Title: Xa lộ Liên tiểu bang 30 I-30 vào tây nam tiểu bang Arkansas tại Texarkana, đây là thành phố sinh đôi của thành phố Texarkana, Texas. Tại đây, I-30 sẽ giao cắt với I-40 nếu như I-40 được mở rộng lên phía bắc vào trong tiểu bang Arkansas hay đi lên thành phố Kansas City. Như tại Texas, I-30 chạy theo đường xuyên hướng đông bắc qua tiểu bang. I-30 sau đó đi qua Hope là nơi cựu tổng thống Bill Clinton được sinh ra. Tiếp đến I-30 phục vụ các thành phố Prescott, Gurdon, Arkadelphia, và Malvern. Tại Malvern, người lái xe có thể dùng Quốc lộ Hoa Kỳ 70 hay Quốc lộ Hoa Kỳ 270 để đi vào thành phố Hot Springs lịch sử hay xa hơn vào Rừng Quốc gia Ouachita. Khoảng vị trí này, Quốc lộ Hoa Kỳ 70 và Quốc lộ Hoa Kỳ 67 nhập với I-30 và vẫn giữ như thế vào trong phạm vi giới hạn của thành phố Little Rock, Arkansas. Ở đông bắc Malvern, I-30 đi qua Benton trước khi đến phạm vi giới hạn của Little Rock, Arkansas. Từ Benton đến điểm cuối phía đông tại I-40, xa lộ I-30 là xa lộ có 6 làn xe đảm nhận lưu lượng xe khoảng 85.000 chiếc mỗi ngày. Khi I-30 vào thành phố Little Rock, Xa lộ Liên tiểu bang 430 tách khỏi xa lộ mẹ của nó tạo thành một đường đi vòng phía tây Little Rock. Ngay phía nam phố trung tâm, I-30 gặp điểm đầu phía tây của Xa lộ Liên tiểu bang 440 và điểm đầu phía bắc của xa lộ phụ khác là Xa lộ Liên tiểu bang 530. I-530 đi khoảng 46 dặm về phía nam Pine Bluff. Tại điểm giao cắt của 3 xa lộ liên tiểu bang, I-30 quay về hướng bắc trên chặn đường cuối của nó dài khoảng vài dặm. Tại đây I-30 đi qua khu vực có tòa quốc hội tiểu bang tại Little Rock. I-30 cũng tạo ra một xa lộ phụ cuối cùng là Xa lộ Liên tiểu bang 630 hay còn gọi là Xa lộ cao tốc Wilbur D. Mills mà chia khu phố chính Little Rock theo hướng đông-tây trước khi đến điểm cuối tại I-430 ngay phía tây khu phố chính. Sau khi qua I-630, I-30 băng ngang sông Arkansas vào North Little Rock và đến điểm cuối của mình ở phía đông tuy rằng nó hướng về phía bắc tại Xa lộ Liên tiểu bang 40. Tại điểm cuối, I-30 nhập vào Quốc lộ Hoa Kỳ 65, Quốc lộ Hoa Kỳ 67, và Quốc lộ Hoa Kỳ 167. Quốc lộ 65 nhập với I-40 đi hướng tây trong khi Quốc lộ 67 và Quốc lộ 167 nhập I-40 đi hướng đông từ điểm cuối phía đông của I-30.
{ "split": 2, "title": "Xa lộ Liên tiểu bang 30", "token_count": 592 }
22,817
Title: Xa lộ Liên tiểu bang 30 Lịch sử. Xa lộ thu phí Dallas-Fort Worth là một xa lộ dài trong Vùng đô thị phức hợp Dallas-Fort Worth. Nó hoạt động giữa năm 1957 và 1977, sau trở thành một phần không đánh dấu của Xa lộ Liên tiểu bang 30. Con đường này, 3 làn xe mỗi chiều nhưng sau đó được mở rộng, là đường giao thông trực tiếp duy nhất giữa khu phố chính Fort Worth và khu phố chính Dallas nằm trong tiểu bang Texas. Tháng 10 năm 2001, cựu xa lộ thu phí được biết với cái tên là Xa lộ Tom Landry để vinh danh cố huấn luyện viên Tom Landry của đội bóng bầu dục Dallas Cowboys. Xa lộ cao tốc này được nghiên cứu xây dựng vào đầu năm 1944, nhưng bị kỹ sư tiểu bang bác bỏ vì chi phí. Tuy nhiên năm 1953, lập pháp tiểu bang thành lập cơ quan thẩm quyền đặc trách xa lộ thu phí Texas và cơ quan này đã vận động tài chính vào năm 1955 được $58,5 triệu đô la Mỹ ($427 triệu tính theo trị giá đô la năm 2005) để thực hiện dự án. Việc xây dựng được khởi sự vào cuối năm đó. Ngày 27 tháng 8 năm 1957, xa lộ được thông xe nhưng lễ khánh thành được tổ chức một tuần sau đó vào ngày 5 tháng 9. Sự hiện diện của xa lộ thu phí này đã khích thích sự phát triển tại thành phố Arlington và Grand Prairie và tạo cơ sở cho việc xây dựng công viên giải trí có tên là Six Flags Over Texas. Ngày 31 tháng 12 năm 1977, tiền công trái được trả hết và xa lộ cao tốc này được bàn giao cho Bộ Giao thông Texas. Việc thu phí chấm dứt và các cửa thu phí được dẹp bỏ trong tuần sau đó. Xa lộ này phục vụ trong vai trò Xa lộ Liên tiểu bang 20 giữa Dallas và Fort Worth cho đến khi Xa lộ Liên tiểu bang 20 hiện tại nằm về phía nam được khánh thành năm 1971. Sau đó, I-30 được mở rộng từ điểm cuối của nó ở Nút giao thông lập thể "Dallas Mixmaster" với Xa lộ Liên tiểu bang 35E (cũng là điểm cuối phía đông của xa lộ thu phí) chạy theo xa lộ thu phí và cựu Xa lộ Liên tiểu bang 20 tại khu phố chính Fort Worth, phía tây của Xa lộ Liên tiểu bang 20 ngày nay.
{ "split": 3, "title": "Xa lộ Liên tiểu bang 30", "token_count": 498 }
22,818
Title: Xa lộ Liên tiểu bang 30 Con đường hiện có của Quốc lộ Hoa Kỳ 67 được sử dụng nhiều trong đầu thập niên 1950 đến nổi nó được tách hai từ ngay phía đông của thành phố Dallas đến Rockwall và cũng như vậy gầ Greenville. Xa lộ thu phí Dallas-Fort Worth nối hai thành phố Fort Worth và Dallas được hoàn thành năm 1957, trở thành đoạn đường đầu tiên của Xa lộ Liên tiểu bang 30. Xa lộ song sinh là Quốc lộ Hoa Kỳ 67 được nâng cấp lên tiêu chuẩn xa lộ liên tiểu bang bắt đầu vào năm 1961, hình thành nên Xa lộ cao tốc R.L. Thornton. Vào giữa thập niên 1960, phần lớn Xa lộ Liên tiểu bang 30 đang được xây dựng. Đa phần của nó được hoàn thành vào năm 1965, nhưng có một đoạn dài qua vùng đầm lầy giữa Mount Pleasant, Texas và New Boston, Texas vẫn chưa xong. Khi đoạn cuối cùng này được xây và thông xe năm 1971, toàn Xa lộ Liên tiểu bang 30 coi như hoàn thành.
{ "split": 4, "title": "Xa lộ Liên tiểu bang 30", "token_count": 219 }
22,819
Title: Xaiyna Chakhaphat Xaiyna Chakhaphat, Sai Tia Kaphut hay Chakkaphat Phaen Phaeo (sinh 1415 ở Sawa tức Muang Sua; mất 1481 tại Muang Chiang Khaen), danh xưng hoàng gia là "Samdach Brhat-Anya Chao Sanaka Chakrapati Raja Phen-Phaeo Bhaya Jayadiya Kabuddha", là một vị vua của Lan Xang. Ông trị vì từ năm 1441 đến năm 1479 thì nhường ngôi. Ông là con của vua Samsenethai với công chúa vương quốc Ayutthaya. Lúc đầu, ông làm quan cai trị ở Wangburi. Đất nước Lan Xang 20 năm trước khi Xaiyana Chakhaphat lên trị vì gặp khủng hoảng chính trị. Các phe phái trong hoàng tộc với sự hậu thuẫn của các thủ lĩnh địa phương liên tục tranh giành ngôi vua. Nang Keo Phimpha giữ quyền lực của mình ở Lan Xang bằng cách liên tục lật đổ vua và đua vua mới lên ngôi. Năm 1438, Nang Keo Phimpha bị giết, Lan Xang rơi vào cảnh không vua. Đất nước tạm thời do hai nhà sư (gồm Phra Maha Satthatoko - trụ trì chùa Wat Phra Keo - và Phra Maha Samuttakote) cùng với 4 vị tướng (Norasing, Noranarai, Noradet và Norara, vốn là con trai của ba học giả người Khmer theo các sư Phra Maha Pasman and Phra Maha Tepafanka từ Angkor sang Lan Xang) quản lý. Hai nhà sư cùng 4 vị tướng đã mời Xaiyna Chakhaphat về Viêng Chăn làm vua. Được sự ủng hộ của các nhà chùa và của quân đội, Xaiyna Chakhaphat đã cai trị đất nước một cách thuận lợi, giữ cho đất nước ổn định vài chục năm. Xaiyna Chakhaphat có 10 con trai và bảy con gái. Con trai cả được vua giao cai trị Viêng Chăn, gọi là "chao" Chienglaw. Năm 1478, Đại Việt tấn công Lan Xang. Chao Chienglaw tử trận. Kinh đô Viêng Chăn bị chiếm một thời gian. Sau khi đã hoàn thành được mục tiêu, quân Đại Việt rút về nước.
{ "split": 0, "title": "Xaiyna Chakhaphat", "token_count": 494 }
22,820
Title: Xaiyna Chakhaphat Sau khi quân Đại Việt rút lui, vua Xaiyna Chakhaphat trở về kinh đô Viêng Chăn. Nhưng rồi ông nhường ngôi cho con là Thengkham (hay Taentong) là vua Suvarna Banlang. Ông trở lại Chieng Karn sống đến khi mất năm 1481.
{ "split": 1, "title": "Xaiyna Chakhaphat", "token_count": 76 }
22,821
Title: Xanthichthys caeruleolineatus Xanthichthys caeruleolineatus là một loài cá biển thuộc chi "Xanthichthys" trong họ Cá bò da. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1978. Từ nguyên. Tính từ định danh "caeruleolineatus" được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh: "caeruleus" ("xanh dương") và "lineatus" ("có sọc"), hàm ý đề cập đến sọc mảnh màu xanh lam nhạt ngăn chia màu sắc thân trên và dưới, kéo dài từ vây ngực đến đuôi ở loài cá này. Phạm vi phân bố và môi trường sống. Từ bãi cạn Cargados Carajos, "X. caeruleolineatus" được phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trải dài về phía đông đến tận quần đảo Galápagos, ngược lên phía bắc đến quần đảo Ryukyu và quần đảo Ogasawara (Nhật Bản), xa hơn ở đông bắc đến quần đảo Hawaii, xa về phía nam đến bờ bắc Úc và Tuamotu (Polynésie thuộc Pháp). "X. caeruleolineatus" sống tập trung trên các rạn san hô ở độ sâu khoảng 15–200 m, nhưng thường thấy ở độ sâu hơn 50 m. Mô tả. Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở "X. caeruleolineatus" là 35 cm. Thân trên có màu nâu lục, thân dưới màu xám nhạt, được ngăn cách bởi một đường sọc màu xanh óng (viền cam ở rìa trên) từ vây ngực kéo đến đuôi. Hai bên má có các rãnh xanh. Dưới mắt có một vệt nâu cam viền xanh óng kéo dài xuống gốc vây ngực. Vây đuôi có viền đỏ ở hai thùy. Số gai ở vây lưng: 3; Số tia vây ở vây lưng: 26–28; Số gai ở vây hậu môn: 0; Số tia vây ở vây hậu môn: 23–25; Số tia vây ở vây ngực: 14. Sinh thái học. Thức ăn chủ yếu của "X. caeruleolineatus" là các loài động vật phù du. Thương mại.
{ "split": 0, "title": "Xanthichthys caeruleolineatus", "token_count": 505 }
22,822
Title: Xanthichthys caeruleolineatus "X. caeruleolineatus" có thể được bán tươi ở các chợ cá.
{ "split": 1, "title": "Xanthichthys caeruleolineatus", "token_count": 33 }
22,823
Title: Xavian Virgo Xavian Virgo (sinh ngày 25 tháng 10 năm 1985) là một cầu thủ bóng đá người Jamaica thi đấu ở vị trí hậu vệ thi đấu cho Harbour View F.C.. Sự nghiệp câu lạc bộ. Virgo là một trong những cầu thủ ảnh hưởng nhất của Boys' Town khi họ lên chơi tại Giải bóng đá ngoại hạng Jamaica mùa giải 2004–05. Anh mới chỉ 19 tuổi vào thời điểm đó. Anh là xương sống của hàng thủ Boys' Town, Virgo giúp đội bóng trở lại Giải ngoại hạng sau 2 danh hiệu Flow Jamaica Cup liên tiếp. Năm 2013, Virgo chuyển đến Harbour View F.C. Sự nghiệp quốc tế. Virgo có màn ra mắt cho Jamaica vào tháng 9 năm 2006 tại trận vòng loại của Cúp Vàng trước Saint Lucia. Xavian có lần ra sân thứ 9 trước Nam Phi sau hơn 3 năm không có mặt trong đội hình. Virgo cũng ghi bàn cho Jamaica khi đấu với New Zealand vào ngày 29 tháng 2 năm 2012.
{ "split": 0, "title": "Xavian Virgo", "token_count": 219 }
22,824
Title: Xe đò Hoàng Xe đò Hoàng là một dịch vụ xe đò có trụ sở tại Quận Cam, California. Dịch vụ bắt đầu năm 1999 với một tuyến đường nối Little Saigon từ Quận Cam đến San Jose, California. Ngày nay Xe đò Hoàng đã trở thành một cầu nối giữa nhiều cộng đồng người Mỹ gốc Việt khắp Bờ Tây Hoa Kỳ. Lịch sử. Xe đò Hoàng được ông Nguyễn Hoàng Linh khởi đầu từ năm 1999, với một vài chiếc xe van nhỏ. Ông này sinh ra ý định mở một tuyến đường xe đò nối liền Little Saigon ở Quận Cam với San Jose, nơi có hai cộng đồng gốc Việt lớn nhất Hoa Kỳ, trong lúc đợi một chuyến bay tại Sân bay John Wayne. Lúc đó ông làm người dạy lái xe ở Quận Cam và thường xuyên bay lên San Jose để thăm họ hàng, và ông thường giúp đỡ những người đồng hương lớn tuổi không thông thạo tiếng Anh tìm cổng đi hay chỗ lấy hành lý. Lúc đầu dịch vụ chỉ có một tuyến đường từ Little Saigon đến San Jose, và ông chỉ dùng một chiếc xe minivan Chevrolet cũ trong những chuyến đi đầu, sau đó mua lại những chiếc xe buýt cũ. Sau sự kiện 11 tháng 9, các thủ tục an ninh tại các sân bay cùng nổi lo âu về ngành hàng không đã tạo cơ hội cho dịch vụ phát triển. Năm 2001, dịch vụ đã chuyển thành một chiếc xe buýt 57 chỗ và tên gọi Xe đò Hoàng bắt đầu trở nên quen thuộc trong cộng đồng người gốc Việt ở California. Năm 2005, ông Nguyễn Hoàng Linh bị bắn vào người nhưng thoát chết; các hung thủ được cho là do một công ty cạnh tranh với hãng xe đò Hoàng thuê để giết. Trước đó, nhân viên Xe đò Hoàng cũng bị hành hung trong lúc đưa đón khách. Đến năm 2014, dịch vụ đã có 11 chiếc xe buýt với 15 tài xế, và dịch vụ đã mở rộng đến các địa điểm khác như Sacramento, Oakland, San Francisco, và Phoenix. Riêng tuyến đường từ Quận Cam đến San Jose có khoảng 1000 hành khách mỗi tuần. Trong đại dịch COVID-19, Xe đò Hoàng cũng như những dịch vụ xe đò khác chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Dịch vụ bị thưa khách và phải giảm số chuyến đi mỗi tuần. Dịch vụ.
{ "split": 0, "title": "Xe đò Hoàng", "token_count": 476 }
22,825
Title: Xe đò Hoàng Xe đò Hoàng có giá cả tương đối rẻ và đến nơi nhanh hơn so với các dịch vụ xe buýt đường dài tương tự như Greyhound. Hành khách chủ yếu là người Mỹ gốc Việt, nhưng cũng có nhiều người chủng tộc khác đi Xe đò Hoàng do được bạn bè giới thiệu vì giá rẻ. Đối tượng hành khách là người sống ở miền Nam hay Bắc California có nhu cầu thăm thân nhân ở miền kia, đặc biệt là người lớn tuổi và sinh viên, hay những ai không muốn lái chặng đường dài hoặc không đủ tiền mua vé máy bay. Mỗi hành khách trên xe được cấp một ổ bánh mì hay một đĩa xôi, một chai nước lọc, khăn ăn, và bao đựng rác. Các màn hình trên xe thường chiếu các chương trình ca vũ nhạc của người Việt ở Mỹ như Paris by Night, Asia, hay Vân Sơn. Trên xe còn có Wi-Fi miễn phí cho các hành khách có nhu cầu nối mạng. Ngoài việc chở hành khách, Xe đò Hoàng cũng chở hàng hóa giữa những điểm đến. Hiện nay, Xe đò Hoàng phục vụ các tuyến đường từ Nam California đến San Jose, Oakland, San Francisco, Sacramento, và Arizona; từ Bắc California đến Los Angeles, El Monte, Westminster, San Diego; tại Arizona có các tuyến đường đến Chandler, Tempe, và Phoenix. Ảnh hưởng. Xe đò Hoàng được xem là nhịp cầu nối liền hai cộng đồng người Việt lớn nhất tại Hoa Kỳ, dù cách xa nhau gần 400 dặm. Hành khách dùng dịch vụ để thăm thân nhân hay bạn bè, dự lễ đám, giúp gắn bó các gia đình dù sống xa nhau. Đây là dịch vụ xe đò đầu tiên nối liền các cộng đồng gốc Việt; sau sự thành công của dịch vụ này một số dịch vụ khác nhỏ hơn cũng mọc lên để chở khách từ Quận Cam đến những nơi như Las Vegas và Arizona. Dịch vụ này được so sánh với các tuyến xe đò nối liền các phố Tàu ở Bờ Đông Hoa Kỳ, nối liền các cộng đồng người Mỹ gốc Hoa. Xe đò Hoàng cũng có nhiều hoạt động trong cộng đồng, cung cấp chuyên chở miễn phí hay giảm giá trong các cuộc biểu tình của người Mỹ gốc Việt chống chính quyền Việt Nam hay trong vụ biểu tình chống giàn khoan Hải Dương 981.
{ "split": 1, "title": "Xe đò Hoàng", "token_count": 484 }
22,826
Title: Xe bọc thép FAI FAI "(Ford-A Izhorskiy)" là một phiên bản xe bọc thép được Liên Xô phát triển để thay thế cho xe bọc thép D-8. Chúng được sử dụng từ những năm 1930 đến đầu những năm 1940. Đặc điểm kĩ thuật. FAI được chế tạo dựa trên khung gầm của xe ô tô GAZ A, một bản sao Liên Xô được Công ty Ford A Hoa Kỳ cấp phép. Khung gầm này là điểm yếu chính của FAI. Hầu hết khung gầm ô tô thương mại không đủ mạnh để chở theo một lớp giáp hoặc vũ khí có hỏa lực mạnh trên chiến trường. Người Đức đã giải quyết vấn đề đặc biệt này bằng cách phát triển khung gầm ô tô sử dụng cho cả hai mục đích dân sự và quân sự và đã thành công trong ít nhất một dòng xe bọc thép của Đức thời kỳ này. Tuy nhiên, những chiếc xe bọc thép dựa trên khung gầm xe thương mại đều được bọc thép mỏng và được trang bị nhẹ. FAI là một ví dụ điển hình của loại xe này với một chiếc Súng máy DT 7,62 mm trong tháp pháo quay vòng. Lớp giáp này đủ để chống đỡ hầu hết các mảnh đạn pháo và hỏa lực vũ khí cá nhân, nhưng không thể chống lại bất kỳ loại hỏa lực pháo hoặc súng máy hạng nặng nào. Chúng cũng rất dễ bị hư hại bởi mìn. FAI được chế tạo với số lượng tương đối nhỏ trước khi được thay thế bằng loại BA-20 tương tự. BA-20 đời đầu có tháp pháo hai mặt thẳng đứng giống như FAI. FAI đã được sử dụng trong những ngày đầu chiến đấu ở Mặt trận phía Đông trong Thế chiến thứ hai. Dòng FAI và BA-20 có một số tính năng tiên tiến. Chúng được thiết kế hoàn toàn bằng công nghệ hàn (trong thời đại mà rất ít xe bọc thép được hàn). Ngoài ra, chúng còn có những chiếc lốp chứa đầy nút bần để có thể duy trì khả năng di chuyển ngay cả khi lốp bị thủng. FAI và BA-20 thường bị nhầm lẫn với nhau. Đặc điểm nhận dạng chính của FAI là hai lớp vỏ bọc thép hình vòm trên các ghế của lái xe và phụ lái. Thay vào đó, BA-20 có mái bằng bọc thép ở khu vực này. Lịch sử phục vụ.
{ "split": 0, "title": "Xe bọc thép FAI", "token_count": 507 }
22,827
Title: Xe bọc thép FAI Tổng cộng, 697 xe bọc thép FAI và FAI-M đã được chế tạo trong quá trình sản xuất hàng loạt, khiến chúng trở thành xe bọc thép súng máy lớn thứ hai (sau BA-20) của Hồng quân trong thời kỳ trước chiến tranh. Xe bọc thép FAI và FAI-M đã được sử dụng đầu tiên là với Basmach ở Trung Á, trong các trận chiến gần Hồ Khasan và trên sông Khalkhin-Gol nơi 14 chiếc đã hư hỏng không thể cứu vãn; trong Nội chiến Tây Ban Nha nơi đã giao 20 chiếc, Chiến tranh Mùa đông (mất 2 FAI) và trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại... FAI và FAI-M được sử dụng cho đến năm 1942, trên mặt trận Xô-Đức cho đến tháng 4 năm 1942, và đến ngày 20 tháng 8 năm 1942, Phương diện quân Zabaikal có 10 FAI và FAI-M. Năm 1934 - 35, 30 chiếc FAI được giao cho Bộ Dân ủy Nội vụ Liên Xô. Năm 1934, 22 chiếc được chuyển đến Mông Cổ, và vào năm 1936 là 15 chiếc khác. Một chiếc FAI đã bị mất vào ngày 31 tháng 3 năm 1936 trong trận chiến với quân Nhật-Mãn ở biên giới trong một cuộc đụng độ biên giới. Vào tháng 7 năm 1941, 1 chiếc được đưa vào biên chế 5 chiếc thuộc sư đoàn kỵ binh 7, 11 chiếc thuộc sư đoàn kỵ binh 8, và 13 chiếc trong lữ đoàn thiết giáp. Nằm trong tiểu đoàn xe bọc thép biệt động số 5 từ năm 1936, có 9 xe bọc thép trinh sát biến thể xe lửa. Đến ngày 9 tháng 8 năm 1945 (bắt đầu chiến tranh Xô-Nhật), được BA-20zhd thay thế. FAI trong văn hóa đại chúng. Ngành công nghiệp trò chơi điện tử. Xe bọc thép FAI thường thấy trong trò chơi trong chiến dịch Liên Xô.
{ "split": 1, "title": "Xe bọc thép FAI", "token_count": 418 }
22,828
Title: Xe chiến đấu bộ binh Mitsubishi Type 89 Xe chiến đấu bộ binh Kiểu 89 Mitsubishi (tiếng Nhật: 三菱89式装甲戦闘車 "Mitsubishi 89-shiki sōkō-sentō-sha") là xe chiến đấu bộ binh của Nhật Bản. Xe do do nhà thầu chính Mitsubishi và nhà thầu phụ Komatsu hợp tác chế tạo và trang bị cho Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản từ năm 1989. Xe này có động cơ phía trước. Động cơ diesel 600 mã lực. Hộp số tự động. Vỏ xe bằng thép, một cải tiến so với vỏ bằng hợp kim nhôm của xe bọc thép Kiểu 73. Vũ khí chính là một khẩu pháo Oerlikon Contraves 35 mm trên tháp pháo có tốc độ bắn 300 phát/phút do Nhật Bản chế tạo theo giấy phép. Hai bên tháp pháo là 2 ống phóng tên lửa đa năng Jyu-MAT. Ngoài ra, xe còn được trang bị 1 súng máy 7,62 mm Kiểu 74. Phía dưới mỗi ống phóng tên lửa là một dãy 3 ống phóng lựu đạn khói. Xe có 8 ống tiềm vọng, trong đó 2 dành cho pháo thủ và 6 dành cho xa trưởng. Ngoài ra, tháp pháo còn được trang bị thiết bị cảnh báo bằng laser. Tổ lái gồm 3 người trong đó xa trưởng và pháo thủ trên tháp pháo. Chiến sĩ bộ binh đi cùng là 6 người, ngồi trong khoang dành riêng ở sau xe, trong đó 3 chiến sĩ ngồi bên trái, 1 chiến sĩ ngồi phía sau, 2 chiến sĩ ngồi bên phải. Mỗi chiến sĩ có 1 lỗ hỏa mai và một kính tiềm vọng. Cửa ra vào cho chiến sĩ bộ binh gồm 2 cánh cửa mở phía sau.
{ "split": 0, "title": "Xe chiến đấu bộ binh Mitsubishi Type 89", "token_count": 372 }
22,829
Title: Xe kéo Xe kéo (hay còn gọi là xe tay) là một loại phương tiện vận tải bằng sức người: một người chạy và kéo theo một cái xe hai bánh trên đó chở một hoặc hai hành khách. Loại xe này có nguồn gốc ở châu Á, nơi mà vào thời phong kiến, thuộc địa, xe kéo được dùng chủ yếu làm phương tiện giao thông cho tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, xe kéo đã bị cấm tại nhiều nước châu Á do nhiều tai nạn đã xảy ra. Nhiều thành phố phương Tây như New York, London, Toronto cũng sử dụng loại xe này, nhưng với mục đích phục vụ khách du lịch. Lịch sử. Bức tranh năm 1707, "Les deux carrosses", của Claude Gillot vẽ hai chiếc xe trông giống xe kéo trong một hoàn cảnh vui nhộn. Những chiếc xe này, được gọi là "vinaigrette" vì chúng trông giống những chiếc xe của những người làm giấm, đã được dùng trên đường phố Paris vào thế kỉ 17 và 18. (Fresnault-Deruelle, 2005) xuất hiện lần đầu ở Nhật Bản vào khoảng năm 1868, vào đầu thời Cải cách Minh Trị. Chúng nhanh chóng trở thành kiểu giao thông được ưa chuộng vì chạy nhanh hơn đi cáng, lại thêm rẻ hơn xe ngựa. Người ta chưa xác định được tên tuổi của người phát minh ra xe kéo. Một số nguồn cho rằng đó là một người thợ rèn Mỹ tên là Albert Tolman, và rằng ông đã phát minh ra xe kéo vào khoảng năm 1848 tại Worcester, Massachusetts để dành cho một nhà truyền giáo; các nguồn khác cho rằng Jonathan Scobie (hay W. Goble), một nhà truyền giáo người Mỹ đến Nhật Bản, đã phát minh ra xe kéo vào khoảng năm 1869 để chở vợ mình trên các con phố tại Yokohama. Các nguồn của Nhật thường cho rằng Izumi Yosuke, Suzuki Tokujiro, và Takayama Kosuke đã phát minh ra xe kéo vào năm 1868, với ý tưởng bắt nguồn từ các cỗ xe ngựa kéo mới xuất hiện trên đường phố Tokyo không lâu trước đó. Bắt đầu từ năm 1870, chính phủ Tokyo cấp quyền sản xuất và buôn bán xe kéo cho ba người này; tất cả giấy phép chạy xe kéo cũng phải được đóng dấu của một trong ba nhà phát minh này.
{ "split": 0, "title": "Xe kéo", "token_count": 494 }
22,830
Title: Xe kéo Đến năm 1872, có khoảng 40.000 xe kéo hoạt động tại Tokyo; chúng nhanh chóng trở thành hình thức giao thông công cộng chính ở Nhật Bản. (Powerhouse Museum, 2005; The Jinrikisha story, 1996) Khoảng năm 1880, xe kéo xuất hiện tại Ấn Độ, đầu tiên ở Simla và sau đó 20 năm là ở Calcutta (giờ là Kolkata). Sau đó, xe kéo nhanh chóng xuất hiện tại nhiều thành phố lớn ở Đông Nam Á; nghề phu kéo xe đã thường là công việc đầu tiên dành cho những người nông dân chuyển ra sống tại thành thị. Ở Việt Nam. Năm 1883, chiếc xe kéo được xuất hiện lần đầu tại Hà Nội do Thống sứ Jean Thomas Raoul Bonnal cho đem từ bên Nhật qua. Gần 15 năm sau, Sài Gòn mới biết tới loại xe kéo này. Năm 1884, một nhà thầu Pháp cho sản xuất khoảng 50 chiếc xe kéo cung cấp cho cả miền Bắc. Từ đây, chiếc xe kéo dần dần trở nên quen thuộc tại Hà Nội. Sau đó, một hãng cho thuê xe kéo được thành lập. Hành khách phải giữ chỗ trước một ngày nếu muốn được thuê. Thời kì đầu, những chiếc xe kéo đầu tiên có bánh xe bằng sắt, chạy không êm. Tuy nhiên chúng vẫn là biểu tượng cho sự giàu có và uy quyền của chủ xe trong khi dân thường đi lại chủ yếu bằng đi bộ. Chiếc xe kéo đã được coi là biểu tượng của sự phân biệt giai cấp và bóc lột người lao động (Điển hình là trong truyện ngắn "Người ngựa - ngựa người" của Nguyễn Công Hoan). Nó đã bị chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cấm sử dụng sau khi Việt Nam giành được độc lập vào năm 1945. Cùng với thời gian, sự xuất hiện của xe xích lô từ thập niên 1940 đã thay thế xe kéo.
{ "split": 1, "title": "Xe kéo", "token_count": 387 }
22,831
Title: Xe tăng Ramses II Ramses II là một phiên bản hiện đại hóa sâu xe tăng chiến đấu chủ lực T-55 được thiết kế và sử dụng bởi các Lực lượng vũ trang Ai Cập. Một chiếc T-54 duy nhất đã được gửi đến Hoa Kỳ để nâng cấp. Một nguyên mẫu chính đã được gửi đến Ai Cập, nơi đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm rộng rãi vào cuối năm 1987. Cuối cùng, chiếc xe tăng này đã được đưa vào sản xuất từ ​​năm 2004–2005. Tổng cộng 425 chiếc đã được sản xuất. Ban đầu chiếc xe tăng này được gọi là T-54E ("E" là viết tắt của "Egypt"). Ở giai đoạn đầu, việc nâng cấp chỉ chú trọng đến hỏa lực và tính cơ động của xe tăng, trong khi các giai đoạn sau bao gồm cả việc cải thiện mức độ bảo vệ. Vỏ của chiếc xe tăng đã được sửa đổi để phù hợp với động cơ mới có điểm tương đồng lớn với động cơ được sử dụng bởi M60A3 (loại xe tăng chiến đấu chủ lực nhiều nhất trong biên chế của Ai Cập), do đó, một giá treo đã được bổ sung. Xe tăng được trang bị pháo chính giống như khẩu M60A3 của Ai Cập; ngoài ra còn có hệ thống điều khiển hỏa lực tinh vi. Lịch sử phát triển. Vào tháng 11 năm 1984, Teledyne Continental Motors (do General Dynamics Land Systems tiếp quản) của Mỹ đã được trao hợp đồng nâng cấp hỏa lực và khả năng cơ động của một xe tăng T-54. Ban đầu nó được gọi là "T-54E" nhưng sau đó được đổi tên thành "Ramses II". Nguyên mẫu đầu tiên của Ramses II đã được gửi đến Ai Cập để thử nghiệm hỏa lực và khả năng cơ động vào tháng 1 năm 1987 và chúng được hoàn thành vào cuối năm 1987. Cuối năm 1989, Ai Cập đã ký một thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật với TCM để hỗ trợ Ai Cập tiếp tục thử nghiệm Ramses II, với quá trình thử nghiệm bắt đầu vào mùa hè năm 1990. Chiếc cuối cùng đã được sản xuất / chuyển đổi vào năm 2004-2005 với 260 chiếc cho đến nay được sửa đổi từ số lượng T-54 hiện có trong kho vũ khí Quân đội Ai Cập. Thông số kỹ thuật. Các nâng cấp và sửa đổi, dẫn đến việc tăng trọng lượng của xe tăng lên 48 tấn, là: Hệ thống điều khiển hỏa lực.
{ "split": 0, "title": "Xe tăng Ramses II", "token_count": 505 }
22,832
Title: Xe tăng Ramses II SABCA Titan Mk I. Hệ thống điều khiển hỏa lực bằng laser SABCA Titan Mk I đã được lắp đặt bao gồm: Tính cơ động. Phần thân xe đã được sửa đổi để phù hợp với động cơ mới, bao gồm: Phục vụ. - 425 với kế hoạch chuyển đổi bổ sung 140-160
{ "split": 1, "title": "Xe tăng Ramses II", "token_count": 76 }
22,833
Title: Xe tăng hạng nhẹ Tăng hạng nhẹ là một trong các biến thể đầu tiên của xe tăng, được thiết kế cho việc di chuyển nhanh và thường dùng trong việc trinh sát hoặc hỗ trợ cho lực lượng viễn chinh, lúc mà tăng chủ lực (MBT) cần hỗ trợ. Những chiếc xe tăng hạng nhẹ đời đầu thường được trang bị vũ khí và bọc giáp tương tự như một xe bọc thép, sử dụng khung gầm bánh xích để di chuyển trên mọi địa hình nhất định. Sự nhanh nhẹn của những chiếc tăng hạng nhẹ là tính năng chính đã được quan tâm tới vào trước chiến tranh thế giới thứ hai, lúc đó nó được mong đợi là sẽ dùng để phá và xuyên thủng đội hình địch mà trước đó thường dành cho những chiếc tăng hạng trung và tăng hạng nặng làm. Một số lượng xe tăng nhỏ đã được thiết kế và làm nhỏ (nhẹ) lại, được phát triển khi đó và được biết tới với nhiều cái tên khác nhau như  "xe tăng siêu nhẹ". Một vài loại tăng hạng nhẹ vẫn còn được sử dụng khi tăng chủ lực (MBT) phát triển và nó được dùng trong nhiều vai trò khác nhau như hỗ trợ không vận, lực lượng lội nước và trinh sát. Những kiếu xe nâng cấp của những xe chiến đấu bộ binh IFVs thì thường dùng trong vai trò lực lượng dự bị để trực tiếp sử dụng, rẻ hơn khi thay thế, phát triển và dàn trận một chiếc thuần tăng nhẹ. Lịch sử. Chiến tranh thế giới thứ nhất.
{ "split": 0, "title": "Xe tăng hạng nhẹ", "token_count": 315 }
22,834
Title: Xe tăng hạng nhẹ Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, quá trình công nghiệp hoá là tiền đề cho sự phát triển nhanh chóng các loại khí tài quân sự. Ngành công nghiệp ô tô của Pháp, vốn đã quá quen thuộc trong lĩnh vực sản xuất hàng loạt và có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế các loại xe cộ, vào năm 1916 đã cho ra mắt thành công một mẫu thiết kế xe tăng hạng nhẹ khả dụng, một dòng xe vốn bị người Anh xem nhẹ và gạt qua một bên. Đó là hãng Renault với mẫu xe tăng hạng nhẹ FT, xe sử dụng bánh xích với các bề mặt được thiết kế để leo dốc hiệu quả, và là chiếc tăng đầu tiên có tháp pháo quay được một vòng quanh thân. Thực tế cho thấy, chiếc FT được đánh giá là chiếc xe tăng hiện đại đúng nghĩa, kiểu dáng của xe là nguyên mẫu cho hầu hết những thiết kế sau này: kíp lái ngồi ở phía trước; súng chính được lắp trên một tháp pháo có khả năng quay xung quanh thân; động cơ phía sau. Những chiếc tăng trước đó là "tăng hộp", chỉ có một không gian duy nhất cho toàn bộ các bộ phận máy móc, kíp chiến đấu, đạn dược và khoang lái. Chiếc FT có số lượng lớn nhất trong cuộc chiến tranh với 3,700 chiếc được chế tạo (hầu hết vào năm 1918), nhiều hơn tất cả các xe tăng của Anh và Đức cộng lại. Giữa hai cuộc thế chiến.
{ "split": 1, "title": "Xe tăng hạng nhẹ", "token_count": 313 }
22,835
Title: Xe tăng hạng nhẹ Chiếc tăng siêu nhẹ Carden Loyd và những chiếc tương tự đã được trang bị tại nhiều quốc gia với vai trò là một loại phương tiện chiến đấu bánh xích cỡ nhỏ, vũ trang bằng súng máy để phòng vệ trong nhiều năm. Trong thời kỳ mà ngân sách dành cho các hoạt động quân sự bị hạn chế, tăng siêu nhẹ chính là một phương án lựa chọn hợp lý bởi giá thành tương đối rẻ của chúng. Đến năm 1928, Công ty Vickers-Armstrong của Anh đã phát triển một chiếc tăng có trọng lượng 6 tấn dựa trên thiết kế của John Carden và Vivien Loyd. Mặc dù bị quân đội Anh quốc từ chối, một số lượng nhỏ các xe này đã được mua bởi nhiều quốc gia khác. Và nó là sự định hình cơ bản của chiếc tăng T-26 (khoảng 10,000 chiếc) và tăng Ba Lan 7TP, có ảnh hưởng đến chiếc tăng Ý là Fiat M11/39. Quân đội Anh đã không sử dụng thiết kế tăng hạng nhẹ nói trên, thay vào đó lại dùng một phiên bản được phát triển từ xe tăng siêu nhẹ Carden-Loyd làm tiền đề cho loạt xe tăng hạng nhẹ của mình và chúng được sử dụng trong các mục đích chính trị đế quốc và viễn chinh. Khi thiết kế xe tăng đã phù hợp cho việc lắp ráp nhanh chóng, nó đã trở thành nhân tố chính để nước Anh dẫn đầu cho việc mở rộng chiến tranh.
{ "split": 2, "title": "Xe tăng hạng nhẹ", "token_count": 299 }
22,836
Title: Xe tăng hạng nhẹ Nhìn chung, xe tăng Pháp của những năm 1930 được thiết kế mang tính đột phá, vỏ giáp tốt và ít chịu ảnh hưởng từ thiết kế của các nước khác. Tuy nhiên, những chiếc tăng hạng nhẹ thường thiếu hỏa lực và hầu hết những chiếc tăng Pháp bất lợi bởi chỉ có một người trên tháp pháo, kể cả những mẫu tăng có kích thước lớn hơn như Char B. Điều này khiến các trưởng xe đảm nhiệm quá nhiều việc khi phải vừa chỉ đạo kíp lái; đôi khi chỉ đạo cả lực lượng bộ binh tùng thiết, lại vừa phải tự ngắm bắn và nạp đạn trên tháp pháo. Thiếu radio trên xe tăng hạng nhẹ đã không được xem là một thiếu sót quan trọng, bởi vì học thuyết chiến tranh bấy giờ của Pháp chủ yếu xoay quanh việc hành tiến chậm rãi, vận động chiến một cách thận trọng để bám sát kế hoạch ban đầu. Nhiệm vụ của các chỉ huy là thực thi kế hoạch, chứ không phải thay đổi, bổ sung hay điều chỉnh để giành quyền chủ động trong tác chiến. Năm 1939, một nỗ lực hơi muộn đã làm tăng sự linh hoạt và số lượng của radio. Xuyên suốt giai đoạn giữa cuộc chiến, nước Mỹ chỉ sản xuất vài trăm chiếc xe tăng. Từ chiến tranh thế giới thứ nhất tới năm 1935, chỉ 15 chiếc được chế tạo. Hầu hết là sao chép dựa theo mẫu của các nước khác hoặc yếu kém trong khâu tự thiết kế và vật liệu. Thiết kế của Christie tốt hơn vài điểm so với các thiết kế khác, thế nhưng quân đội Mỹ chỉ trang bị 3 chiếc Christie và không theo đuổi ý tưởng này xa hơn. Hạn chế về ngân sách và mức ưu tiên thấp cho quân đội làm giảm bớt tài nguyên để nghiên cứu chế tạo xe tăng. Quân đội Mỹ thay vào đó đã phát triển và thử nghiệm những bộ phận như hộp số, bánh xích, và hệ thống truyền động. Những hoạt động này đã mang lại hiệu quả tích cực khi nổ ra chiến tranh thế giới thứ hai. Chiến tranh thế giới thứ hai.
{ "split": 3, "title": "Xe tăng hạng nhẹ", "token_count": 431 }
22,837
Title: Xe tăng hạng nhẹ Tăng BT của Liên Xô có thiết kế tốt nhất trong thập niên 1930, rất nhanh và gắn pháo 45 mm có sơ tốc đầu nòng lớn. Hạn chế duy nhất là động cơ xăng thường dễ bắt lửa, và điều đó đã được chứng thực trong trận Nomonhan từ tháng 5 tới tháng 9 năm 1939. Tăng hạng nhẹ của Nhật Type 95 Ha-Go được trang bị động cơ diesel và mặc dù được trang bị một khẩu pháo 37 mm, sơ tốc đầu nòng thấp khiến tầm bắn hiệu quả của pháo chỉ khoảng 700 mét. Tuy nhiên, những cuộc xung đột này góp phần vào sự phát triển của chiếc tăng hạng trung T-34 nổi tiếng. Lực lượng thiết giáp của Đức là Panzer đã không thực sự nổi bật lúc bắt đầu cuộc chiến. Trong cuộc xâm lược Ba Lan và Pháp, quân Đức đã hầu như chỉ có tăng hạng nhẹ Panzer I và Panzer II. Chiếc Panzer I chỉ khá hơn một chiếc xe thiết giáp dùng để huấn luyện một chút và cũng chỉ có súng máy, Panzer II thì có pháo 20 mm. Biên chế trong các sư đoàn tăng-thiết giáp của Đức cũng bao gồm những mẫu tăng hạng nhẹ của Tiệp Khắc như Panzer 35(t) và Panzer 38(t). Người Mỹ khởi đầu quá trình thiết kế xe tăng hạng nhẹ của họ với mẫu M2. Những chiếc tăng này có phần cơ khí đáng tin cậy với sự cơ động tốt. Tuy nhiên hình chiếu của nó quá cao và cũng chỉ có một số ít các xe M2 được tung ra mặt trận. Mẫu M3 Stuart là dòng được cải tiến từ xe tăng M2 với vỏ giáp tốt hơn và pháo 37 mm. Chiếc tăng hạng trung mới được sản xuất vào năm 1940 là M2A1. Tuy nhiên M2A1 lại là một thiết kế kém với giáp mỏng và quá cao.  Chiếc M3 Stuart được sử dụng để yểm trợ bộ binh và xung kích ở mặt trận Bắc Phi, nhưng nó đã nhanh chóng chuyển sang chức năng trinh sát một khi các xe tăng hạng trung bắt đầu được sử dụng. Quá trình phát triển của tăng hạng nhẹ trong chiến tranh cuối cùng đã dẫn đến các mẫu xe M5 và M24 Chaffee.
{ "split": 4, "title": "Xe tăng hạng nhẹ", "token_count": 469 }
22,838
Title: Xe tăng hạng nhẹ Người Anh đã rút những mẫu thiết kế tăng hạng nhẹ ra khỏi biên chế lực lượng tăng - thiết giáp của mình ngay từ đầu cuộc chiến, nhưng lại sử dụng một vài thiết kế sau này cho các cuộc đổ bộ lưỡng thê và không vận. Nhìn chung thì người Anh thường sử dụng xe bọc thép cho các hoạt động trinh sát và do đó thiết kế tăng hạng nhẹ cuối cùng, chiếc Mk VIII "Harry Hopkins" chỉ được sản xuất với số lượng nhỏ. Người Nhật sử dụng khá hiệu quả các mẫu tăng hạng nhẹ do chúng hoạt động tốt hơn nhiều so với các kiểu tăng có thiết kế to hơn, khi phải tiến hành chiến tranh ở các địa hình rừng núi rậm rạp. Chiến tranh Lạnh. Tăng hạng nhẹ tiếp tục được chế tạo nhưng với số lượng rất giới hạn đóng vai trò lội nước trinh sát, hỗ trợ những đơn vị không quân và lực lượng phản ứng nhanh, không dùng để đối mặt với kẻ thù. Tăng Liên Xô PT-76 là loại tăng nhẹ chuyên dụng dùng để lội nước với đầy đủ sức mạnh hoả lực để đương đầu với những phương tiện trinh sát khác. Phía Mỹ đã bày ra một số nhỏ những chiếc M41 Walker Bulldog với pháo tốc hành 76 mm và vỏ giáp tốt hơn, nhưng nó bị giới hạn về tầm bắn và quá nặng cho không vận. Chiếc M551 Sheridan của Mỹ có sức mạnh và điểm yếu tương tự nhưng cũng có thể thả dù và hệ thống dù tầm thấp (LAPES). Tăng FV101 Scorpion, một dòng biến thể về hoả lực của xe chiến đấu trinh sát có bánh xích, nó thay thế cho xe thiết giáp phục vụ trong nước Anh đã được mô tả là loại tăng hạng nhẹ và được bán đến nhiều nước nhỏ hơn. Sau Chiến tranh Lạnh. Tăng hạng nhẹ như PT-76 tiếp tục chơi một vai trò nhỏ trong chiến tranh xe tăng, mặc dù nhiều chiếc đang mất dần, những chiếc xe bọc thép nhẹ, rẻ và nhanh hơn được ưa chuộng. Tăng hạng nhẹ vẫn dùng để lấp vào một vị trí quan trọng trong nhiều đội quân, đặc biệt với những quốc gia với lực lượng không quân không có tài nguyên và tài chính cho tăng chủ lực (MBT). Nó góp phần quan trong hơn xe tăng hạng nặng ở đông nam
{ "split": 5, "title": "Xe tăng hạng nhẹ", "token_count": 483 }
22,839
Title: Xe tăng hạng nhẹ Á và nhiều quốc gia trong khu vực xích đạo. Kích cỡ của tăng hạng nhẹ cho phép di chuyển qua rừng rậm nhiệt đới và trọng lượng thấp giảm hẳn nguy cơ mắc trong bùn. Điều này làm cho tăng hạng nhẹ được khuyên dùng cho hỗ trợ bộ binh trong những quốc gia vùng xích đạo. Tăng hạng nhẹ hậu chiến tranh lạnh gồm có Stingray và M8 AGS, và tăng hạng nhẹ dựa trên những xe bọc thép bộ binh như CV90120T, 2S25 Sprut-SD và ASCOD LT 105. Với xu hướng gần đây là nhỏ và nhẹ hơn trong những phương tiện nhiều chức năng, một vài quốc gia đã bắt đầu thử nghiệm với tăng hạng nhẹ như trường hợp tăng Ba Lan PL-01. Thiết kế tăng hạng nhẹ hiện đại. Phòng thủ. Thông thường, giáp bọc trong những loại tăng cùng loại thì có tiêu chuẩn như nhau, thỉnh thoảng dày hơn ba lần. Vỏ ngoài hình dẹt là rất cần thiết để tăng lội nước và lướt qua mặt phẳng của nước không bị lún với vỏ giáp hình chữ V. Điều này được đưa vào chế tạo vỏ giáp ngang bụng có thể áp dụng trên những chiếc tăng trước khi nó di chuyển lên bờ và trước khi trạm trán với vật nổ. Vũ khí. Pháo đủ khả năng để đánh hạ một chiếc xe tăng hiện đại ở phạm vi hợp lý cần một phương tiện lớn để chuyên chở nó. Trọng lượng của pháo được đặc trưng bởi loại đạn và tốc độ rời nòng. Pháo cỡ đạn lớn trên tăng hạng nhẹ thường làm giảm vận tốc rời nòng của đạn và tăng trọng lượng xe tăng. Pháo loại này có hiệu quả chống lại những mục tiêu cận chiến nhưng thiếu sức mạnh và độ chính xác để gây hiệu quả lên những phương tiện nặng hơn đến từ xa. Thay vào đó, pháo tốc độ cao nòng dài hơn thường giảm số lượng đạn và kích cỡ nhằm tiết kiệm trọng lượng. Những pháo loại này thường thiếu sức phá để vô hiệu hoá đối thủ Tính cơ động. (hiện tại không còn dùng) sử dụng hệ thống dù thấp (LAPES).]]
{ "split": 6, "title": "Xe tăng hạng nhẹ", "token_count": 450 }
22,840
Title: Xe tăng hạng nhẹ Một vài loại tăng hạng nhẹ như PT-76 có khả năng lội nước, đặc trưng khi vận hành trên nước là hệ thống phun nước hoặc bởi bánh xích của nó. Hầu hết xe tăng lội nước có trọng lượng thấp và thường dùng nhôm hợp kim làm vỏ giáp. Vài loại không cần điều chỉnh để vượt sông. Người lái chỉ đơn giản kéo tấm chặn bên hông, đậy nắm và mở bơm đáy, lên số cho truyền động qua nước. Thường, một cánh van được dựng lên để chặn nước khỏi ngập vào nắp.  Một vài loại tăng hạng nhẹ như xe trinh sát bọc thép M551 Sheridan, có thể điều chỉnh cho tốc độ thả dù chậm từ máy bay chuyên chở. Với cách này, chiếc tăng được kéo thả bằng bộ phanh máng của máy bay và trượt tới điểm dừng. Tổ lái không ngồi trong xe tăng trong khi thả, nhưng nhảy dù từ một máy bay khác. Khi đáp, họ lên xe tăng và tháo dây, lái nó.
{ "split": 7, "title": "Xe tăng hạng nhẹ", "token_count": 217 }
22,841
Title: Xe tải đông lạnh Xe tải đông lạnh là một chiếc xe tải được thiết kế để vận chuyển hàng hóa dễ hỏng ở nhiệt độ cụ thể. Giống như ô tô đông lạnh, xe tải đông lạnh khác với xe tải cách nhiệt và thông gió đơn giản (thường được sử dụng để vận chuyển trái cây), cả hai xe sau đều không được trang bị thiết bị làm mát. Xe tải đông lạnh có thể được làm lạnh bằng băng, được trang bị bất kỳ một trong nhiều hệ thống làm lạnh cơ học chạy bằng động cơ diesel phân khối nhỏ, hoặc sử dụng carbon dioxide (dưới dạng đá khô hoặc ở dạng lỏng) làm chất làm mát. Hầu hết các vận chuyển hàng lạnh đường dài bằng xe tải được thực hiện trong các xe tải có khớp nối kéo rơ moóc được làm lạnh. Nghiên cứu được thực hiện trên pin nhiên liệu năng lượng phụ. Những chiếc xe tải đông lạnh cơ học thành công đầu tiên được đưa ra thị trường lần đầu do ngành công nghiệp kem vào khoảng năm 1925. Có khoảng 4 triệu xe tải đông lạnh được sử dụng trong năm 2010 trên toàn thế giới.
{ "split": 0, "title": "Xe tải đông lạnh", "token_count": 233 }
22,842
Title: Xenoblade Chronicles là dòng trò chơi thuộc thể loại giả tưởng và hành động nhập vai, được phát triển bởi Monolith Soft và phát hành bởi Nintendo. Xenoblade Chronicles là một phần thuộc loạt "Xeno" do Takahashi Tetsuya xây dựng, nhưng được hình thành sau khi Nintendo mua lại Monolith Soft. Dòng trò chơi bắt đầu với tựa trò chơi "Xenoblade Chronicles", phát hành cho Nintendo Wii vào 2010, gây được tiếng vang lớn và tạo tiền đề cho những tựa trò chơi tiếp theo. Loạt đã thành công cả về mặt thương mại và phê bình. "Xenoblade Chronicles" được đánh giá cao về thiết kế thế giới, âm nhạc và cốt truyện. loạt cũng được xuất hiện các dòng trò chơi khác, bao gồm loạt "Super Smash Bros." và "Project X Zone". Lối chơi. Lối chơi trong loạt "Xenoblade Chronicles" sử dụng hệ thống chiến đấu dựa trên hành động thời gian thực, trong đó người chơi tự di chuyển một nhân vật trong thời gian thực và các thành viên trong nhóm sẽ "tự động tấn công" khi kẻ địch bước vào bán kính tấn công của họ. Người chơi sẽ phải tự chọn các đòn tấn công, được gọi là "Arts", nhưng trong một thời gian hạn chế. Battle Arts chỉ khả dụng sau một khoảng thời gian "cool down" xảy ra sau mỗi lần sử dụng, trong khi "Talent Arts"cụ thể của nhân vật chỉ có sẵn sau khi thực hiện đủ các đòn tấn công tự động. Cả thành viên trong nhóm và kẻ địch đều có số máu hữu hạn và các đòn tấn công sẽ làm mất lượng máu này. Giao tranh chiến thắng khi tất cả kẻ địch mất HP. Và ngược lại, người chơi thua cuộc nếu nhân vật của người chơi mất hết HP và không có phương tiện để hồi sinh. Máu có thể được phục hồi bởi người chơi bằng cách sử dụng Arts hồi máu trong trận chiến, hoặc người chơi có thể để HP của nhân vật tự động phục hồi bên ngoài giao tranh. Giao tranh chiến thắng sẽ thêm điểm kinh nghiệm của người chơi, cho phép các nhân vật phát triển mạnh hơn bằng cách tăng cấp và học các Arts mới. Arts cho mỗi nhân vật phải được người chơi thiết lập, được gọi là "Battle Palette", được thiết lập ở bên ngoài giao tranh.
{ "split": 0, "title": "Xenoblade Chronicles", "token_count": 511 }
22,843
Title: Xenoblade Chronicles Khám phá các thế giới mở là một khía cạnh quan trọng của loạt trò chơi này. Bối cảnh. Mặc dù các tựa trò chơi của "Xenoblade" không chia sẻ trực tiếp bất kỳ bối cảnh nào, các vũ trụ của nó được liên kết trực tiếp, ngoại trừ "Xenoblade Chronicles X" được coi là một phiên bản nối tiếp về mặt tinh thần. Hai người khổng lồ là Bionis và Mechonis đóng vai trò là bối cảnh thế giới cho "Xenoblade Chronicles"; trong khi phần hậu truyện với tựa đề "Future Connected" chỉ có vai của Bionis. "Xenoblade Chronicles X" diễn ra trên một hành tinh xa lạ có tên Mira. Trong "Xenoblade Chronicles 2" và tiền truyện "Torna - The Golden Country", thế giới của Alrest bao gồm nhiều người khổng lồ tương ứng với các quốc gia khác nhau. Niên đại giả tưởng. Trong niên đại giả tưởng của "loạt", "Xenoblade Chronicles" là trò chơi đầu tiên diễn ra và được đặt trong vũ trụ mới do giáo sư Klaus tạo ra. Phần kết của nó, "Xenoblade Chronicles: Future Connected" được đặt trong bối cảnh một năm sau các sự kiện của trò chơi đầu tiên. "Xenoblade Chronicles 2" diễn ra trong vũ trụ nguyên bản, hàng thiên niên kỷ sau khi giáo sư Klaus tạo ra một vũ trụ mới trong thế kỷ 21, xảy ra song song với các sự kiện của "Xenoblade Chronicles". Phần tiền truyện của nó, "Xenoblade Chronicles 2: Torna - The Golden Country" lấy bối cảnh 500 năm trước các sự kiện của trò chơi. Ngay sau thông báo của "Xenoblade Chronicles X", nhà phát triển đã xác nhận rằng đây không phải là phần tiếp theo trực tiếp của tựa trò chơi đầu tiên và thay vào đó, nó được coi là một tựa trò chơi kế thừa tinh thần, chia sẻ nhiều khái niệm triết học như các tựa trò chơi tiền thân của nó. Nhân vật.
{ "split": 1, "title": "Xenoblade Chronicles", "token_count": 461 }
22,844
Title: Xenoblade Chronicles Một chủng tộc của những sinh vật có lông nhỏ bé được gọi là Nopon xuất hiện trong mọi tựa trò chơi trong loạt. Trong mọi trò chơi, tên của các nhân vật không phải người chơi Nopon đã được xuất hiện ở phần tiếp theo với tư cách là nhân vật Nopon chính: Satata (Tatsu trong phiên bản tiếng Nhật) từ "Xenoblade Chronicles" xuất hiện trong "Xenoblade Chronicles X." Tương tự, Tatsu trong "Xenoblade Chronicles X" có một đối thủ không đội trời chung là Tora, nhân vật cũng xuất hiện trong "Xenoblade Chronicles 2" với tư cách là một nhân vật Nopon có thể chơi được. Giống như các nhân vật"Van-"của loạt, các nhân vật Nopon không có điểm tương đồng nào ngoài tên. Trò chơi. Có ba trò chơi chính thuộc loạt "Xenoblade Chronicles". Mỗi trò chơi mô tả một phần duy nhất trong dòng chảy của thời gian và không gian lớn hơn. Bất chấp các kết nối lỏng lẻo giữa mỗi phần, mỗi cái đều có dàn nhân vật, thiết lập và trình tự riêng của chúng. "Xenoblade Chronicles 3". Sống để chiến đấu. Chiến đấu để sống. Tham gia cùng Noah và Mio, các thành viên của hai quốc gia đối lập Keves và Agnus, trong một cuộc hành trình chân thành qua một thế giới chiến tranh với một bí mật đen tối. Tương lai.
{ "split": 2, "title": "Xenoblade Chronicles", "token_count": 332 }
22,845
Title: Xenoblade Chronicles Tháng 5 năm 2018, nhà sáng tạo loạt Takahashi Tetsuya đã đưa ra một khái niệm trò chơi mới cho Nintendo. Nhóm sản xuất đầu tiên, được biết đến trong việc phát triển loạt trò chơi "Xenoblade Chronicles", bắt đầu phát triển một dự án mới tháng 8 năm 2018 sau khi phát hành "Xenoblade Chronicles 2: Torna - The Golden Country". Tháng 10 năm 2018, bộ phận sản xuất đầu tiên của Monolith Soft, do Takahashi Tetsuya dẫn đầu, đã bắt đầu tuyển dụng cho một dự án trò chơi nhập vai mới theo phong cách của các tựa trò chơi "Xenoblade Chronicles" trước đây. Kể từ năm 2020, đội sản xuất hiện đang tập trung vào việc củng cố thương hiệu "Xenoblade Chronicles" trong tương lai gần, không còn dành công sức để phát triển các loạt trò chơi nhỏ lẻ ngoài loạt này. Takahashi nói rằng sẽ có thể nối tiếp tựa trò chơi "Xenoblade Chronicles X", thì trò chơi tiếp theo có thể đi theo một hướng khác vì ông cảm thấy nhàm chán với dự án gần nhất. Ngoài việc theo đuổi một hướng đi mới cho loạt trò chơi, đạo diễn của loạt Kojima Koh bày tỏ sự quan tâm đến việc tạo ra "Xenoblade Chronicles 3" và "Xenoblade Chronicles X2". Phát triển. Nguyên gốc.
{ "split": 3, "title": "Xenoblade Chronicles", "token_count": 313 }
22,846
Title: Xenoblade Chronicles Các nhân viên tại Monolith Soft bị bỏ rơi trong tình trạng không có động lực sau thất bại về mặt thương mại của loạt trò chơi Xenosaga, cuối cùng dẫn đến kết thúc sớm. Tháng 7 năm 2006, Takahashi Tetsuya ấn tượng bởi ý tưởng về những người sống trên đỉnh của những người khổng lồ, vì vậy ông đã viết ra khái niệm này và biến nó thành mô hình 3D. Dự án ban đầu được gọi là "Monado: Beginning of the World", nhưng được đổi thành "Xenoblade" tại Nhật Bản để tôn vinh tác phẩm trước đây của Takahashi Tetsuya trong loạt phim "Xeno" và vì sự cống hiến của ông vào trò chơi. Nintendo of Europe thông báo rằng họ đang xuất bản trò chơi, thêm "Chronicles" vào tựa "Xenoblade". Do không có kế hoạch phát hành tựa trò chơi ở Bắc Mỹ, người hâm mộ đã phát động một chiến dịch có tên là Operation Rainfall để thuyết phục Nintendo phát hành "Xenoblade Chronicles" cho Bắc Mỹ cùng với "The Last Story" và "Pandora's Tower". Sau nhiều tháng im lặng, Nintendo of America đã xác nhận rằng tựa trò chơi này sẽ phát hành ở Bắc Mỹ tháng 4 năm 2012. Monolith Soft bắt đầu phát triển "Xenoblade Chronicles", một trò chơi nhập vai hành động dành cho Nintendo Wii phát hành tại Nhật Bản ngày 10 tháng 6 năm 2010. Trò chơi này sau đó đã được Nintendo châu Âu bản địa hóa và được phát hành tại châu Âu và Úc lần lượt vào ngày 19 tháng 8 năm 2011 và ngày 1 tháng 9 năm 2011. Sau đó, trò chơi đã được phát hành ở Bắc Mỹ dưới dạng độc quyền GameStop vào ngày 6 tháng 4 năm 2012. Một thời gian sau khi tiết lộ ban đầu là "Monado: The Beginning of the World", chủ tịch của Nintendo lúc đó là Satoru Iwata đã đổi tên thành "Xenoblade" để tôn vinh tác phẩm trước đây của Takahashi Tetsuya với loạt trò chơi "Xeno". "Xenoblade Chronicles 3D", phiên bản port do Monster Gamest hực hiện, và đã phát hành trên toàn thế giới tháng 4 năm 2015 cho New Nintendo 3DS. Trong các phương tiện truyền thông khác.
{ "split": 4, "title": "Xenoblade Chronicles", "token_count": 497 }
22,847
Title: Xenoblade Chronicles Dòng "Xenoblade Chronicles" được thể hiện ở các phương tiện khác nhau. Shulk đã xuất hiện như một chiến binh có thể chơi được trong "Super Smash Bros. 4" và "Super Smash Bros. Ultimate". Ngoài Shulk, Dunban từ "Xenoblade Chronicles" gốc cũng như Rex và Nia từ "Xenoblade Chronicles 2" xuất hiện dưới dạng trang phục Mii Fighter trong "Super Smash Bros. Ultimate". Một amiibo nhân vật Shulk đã phát hành tháng 2 năm 2015. Nhân vật amiibo sẽ cho phép Shulk mặc trang phục trong Yoshi's Woolly World và Super Mario Maker. Fiora từ "Xenoblade Chronicles" gốc xuất hiện như một nhân vật có thể điều khiển được trong "Project X Zone 2". ' có bộ trang phục được Rex mặc từ "Xenoblade Chronicles 2". Good Smile Company phát hành một figure của Pyra và Mythra từ "Xenoblade Chronicles 2". Công ty có kế hoạch phát hành phiên bản KOS-MOS và Melia dạng figma của "Xenoblade Chronicles 2" từ phần kết của '. Đón nhận. "Xenoblade Chronicles" đã bán được gần 200.000 bản tại Nhật Bản vào cuối năm 2013. Theo một bản báo cáo sau này, trò chơi bán chạy ở phương tây hơn ở Nhật Bản. Tính đến tháng 12 năm 2015, "Xenoblade Chronicles X" đã bán được khoảng 377.000 bản ở Nhật Bản, Pháp và Hoa Kỳ. "Xenoblade Chronicles 2" đã bán được 1,42 triệu bản tính đến tháng 6 năm 2018, trở thành tựa trò chơi bán chạy nhất từng được phát triển bởi Monolith Soft. Hiệu suất bán hàng của trò chơi vượt quá mong đợi của công ty ở các quốc gia phương tây. "Xenoblade Chronicles 2: Torna - The Golden Country" cũng được ghi nhận là vượt qua cả kỳ vọng bán hàng của họ tại Nhật Bản.
{ "split": 5, "title": "Xenoblade Chronicles", "token_count": 439 }
22,848
Title: Xenophanes Xenophanes của Colophon (tiếng Hy Lạp: Ξενοφάνης ὁ Κολοφώνιος; 570 - 475 TCN) là một nhà triết học, thần học, nhà thơ, nhà phê bình tôn giáo và xã hội người Hy Lạp. Cuộc đời Xenophanes là cả một cuộc phiêu lưu, ông rời Ionia lúc 25 tuổi và tiếp tục cuộc hành trình khắp Hy Lạp trong 67 năm tiếp theo đó. Một vài học giả cho rằng ông sống lưu đày ở Sicily. Những hiểu biết về quan điểm của Xenophanes lấy từ những tài liệu thơ còn sót lại của ông, tồn tại dưới dạng những lời trích dẫn của những nhà văn Hy Lạp sau này. Các tác phẩm thơ iamb của ông chỉ trích và châm biếm rất nhiều ý tưởng, bao gồm Homer và Hesiod, niềm tin vào Patheon và những vị thần hình người và sự sùng bái thể thao ở Hy Lạp. Những nghiên cứu. Triết học. Xenophanes diễn tả các luận điểm triết học của mình bằng thơ. Điểm nổi bật trong tư tưởng của nhà triết học này là tư tưởng vô thần. Thần thánh không có ý nghĩa gì. Chủ đề thần thánh là một trong những chủ đề được để ý bởi các nhà triết học của Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên, thái độ của họ khi tiếp cận chủ đề này là khác nhau. Trường phái Milet tỏ rõ sự dè chừng, trường phái Pythagoras lại thể hiện sự sùng bái, tôn thờ. Còn Xenophanes thì lại lựa chọn thái độ khác. Ông tiếp cận chủ đề thàn thánh với thái độ vô thần. Ông miêu tả những nhân vật này cũng giống con người chúng ta. Ông còn quan niệm rằng con người mới tạo ra thần thánh chứ không phải là điều ngược lại, con người tưởng tượng ra thần thành theo khuôn mẫu của mình, nên có bao nhiêu chủng tộc thì có bấy nhiêu kiểu thần thánh và nghi lễ tôn giáo, phong tục, lối sống. Xenophanes đã từng viết:
{ "split": 0, "title": "Xenophanes", "token_count": 449 }
22,849
Title: Xenophanes So với các nhà triết học cùng thời, Xenophanes đã là người sớm nhìn ra vai trò của các nhân tố xã hội, văn hóa đối với tôn giáo và đặc biệt là ông đã tiếp cận được những tư tưởng nói về bản chất của tôn giáo. Ông được coi là một trong những nhà triết học khai sinh chủ nghĩa vô thần. Từ lập trường vô thần, Xenophanes cho rằng nghệ thuật, thi ca, triết học phải mang hơi thở của cuộc sống, không nên sa vào việc ca ngợi chiến công của những nhân vật không có thật. Theo nhà vô thần này, chúng ta chưa từng thấy một vị thần nửa người nửa ngựa nào nên không cần phải tạc tượng, ca ngợi về nó. Chủ nghĩa tương đối. Cái đáng quan tâm đối với ông chính là trí tuệ. Không giống như những người ở quê hương, Olympic, ông xem thường cơ bắp rất nhiều. Đối với ông, "Trí tuệ sáng suốt của chúng ta tốt hơn sức mạnh của người và ngựa". Chính vì đề cao vai trò của trí tuệ, của sự thông thái nên ông phủ nhận nhận thức cảm tính. Đó chỉ là bề ngoài ên nó không giúp ta khiểu được chân lý. Tuy nhiên, ông lại cho rằng nhận thức lý tính có thẻ lừa dối chúng ta một cách ngọt ngào. "Không ai biết chính xác một điều gì cà", Xenophanes đã nói thế và ông đã rơi vào chủ nghĩa tương đối. Nguồn gốc của sự vật: Đất. Biểu hiện của tư tưởng vô thần của Xenophanes chính là việc ông giải thích thế giới bằng một sự vật cụ thể nào đó như Thales, Anaximenes hay Heraclitus. Tuy nhiên, không giống họ, ông chọn đất là khởi nguồn của mọi vật. Khi quan sát những vật quý hiện còn tồn tại ở bờ biển, ông đã đưa ra kết luận như vậy. Nếu có điểm tương đồng thì đó là việc ông chọn nước là thứ phát triển sự vật (Thales đã từng chọn nước là khởi nguồn của mọi vật).
{ "split": 1, "title": "Xenophanes", "token_count": 431 }
22,850
Title: Xenophanes Tuy nhiên, một mâu thuẫn đã nảy sinh ở Xenophanes. Ông vừa khẳng định đất là khởi nguồn của thế giới (đó là một "thế giới vĩnh hằng. Sự diêt vong của nó không tuyệt đối. Sau khi trái đất trở thành một vũng bùn, và mọi sinh linh, kể cả con người chết đi trong vũng bùn đó, vũng bùn này một lần nữa được tái sinh."), tức là chọn vật chất làm khởi nguồn, vừa cho rằng Thượng đế chính là tự nhiên. Ngài nhìn thấy tất cả, nghe thấy tất cả, suy nghĩ về tất cả, điều khiển thế giới bằng sức mạnh của trí tuệ. Ngài tồn tại dưới dạng hình cầu có giới hạn, Vì vậy, Xenophanes là một nhà duy vật, nhưng cũng là một nhà siêu hình.
{ "split": 2, "title": "Xenophanes", "token_count": 182 }
22,851
Title: Xenophon Xenophon (; Greek: Ξενοφῶν ], "Xenophōn"; khoảng 430 – 354 TCN), con của Gryllus, of the deme Erchia của Athens, cũng được gọi là Xenophon của Athens, là một nhà sử học, người lính, lính đánh thuê người Hy Lạp và là học trò của Socrates. Trong khi không được những người cùng thời coi là một nhà triết học, vị thế triết gia của ông vẫn là một đề tài gây tranh cãi. Ông được biết đến vì đã viết lịch sử của thời đại ông sống, những năm cuối thế kỷ thứ 5 và đầu thế kỷ thứ 4 TCN, đặc biệt những ghi chép của ông trong những năm cuối cùng của chiến tranh Peloponnesus. Tác phẩm "Hellenica" của ông đã kể lại lịch sử thời gian đó, được coi là sự kế thừa của tác phẩm History of the Peloponnesian War của Thucydides. Sự tham gia thời trẻ của ông trong chiến dịch thất bại Cyrus the Younger để chiếm ngôi vua Ba Tư đã tạo cảm hứng cho ông viết tác phẩm "Anabasis" nổi tiếng nhất của mình.
{ "split": 0, "title": "Xenophon", "token_count": 250 }
22,852
Title: Xerography Xerography hoặc sao chụp ảnh quang điện (electrophotography) là một kỹ thuật photocopy khô, được nhà vật lý người Mỹ Chester Carlson phát minh dựa trên các nghiên cứu đăng tải của nhà vật lý người Hungary Pál Selényi, đăng ký và được trao Bằng sáng chế Hoa Kỳ 2.297.691 ngày 6/10/1942. Kỹ thuật này ban đầu được gọi là "sao chụp ảnh quang điện" (electrophotography). Sau đó nó được đổi tên thành xerography, lấy theo từ Hy Lạp ξηρός "xeros" là "khô", và -γραφία "-graphia" là "viết", để nhấn mạnh rằng, không giống như các kỹ thuật sao chụp được sử dụng như cyanotype, quá trình này không sử dụng hóa chất lỏng. Sự đổi mới của Carlson kết hợp in tĩnh điện với nhiếp ảnh, không giống như quy trình in tĩnh điện khô do Georg Christoph Lichtenberg phát minh năm 1778 . Quá trình ban đầu của Carlson rất cồng kềnh, đòi hỏi một số bước xử lý thủ công với các tấm phẳng. Đã gần 18 năm trước khi một quy trình hoàn toàn tự động được phát triển, bước đột phá quan trọng là sử dụng trống hình trụ được phủ bằng selen thay vì một tấm phẳng. Điều này dẫn đến máy photocopy tự động thương mại đầu tiên, Xerox 914, được Haloid Xerox phát hành vào năm 1960. Trước năm đó, Carlson đã đề xuất ý tưởng của mình cho hơn một chục công ty, nhưng không ai quan tâm. Xerography hiện được sử dụng trong hầu hết các máy photocopy, in laser và in LED.
{ "split": 0, "title": "Xerography", "token_count": 348 }
22,853
Title: Xi lanh Xi lanh () là bộ phận hoạt động chính của động cơ, là không gian để piston di chuyển. Nắp xi lanh. Nắp xi lanh là một bộ phận trong động cơ diesel. Nắp xi lanh sẽ bịt kín khoang đốt trong. Van chỉ dẫn sẽ hướng dẫn thân van trong suốt quá trình đóng và mở van mà nó được nén vào bên trong nắp xi lanh. Tất cả các nắp xi lanh được làm bằng một hợp kim sắt đặc biệt có chứa cácbon, silicon và đồng. Hỗn hợp hợp kim này có độ co giãn và dẫn nhiệt tốt và hạ thấp tỉ lệ giãn nở vì nhiệt. Kích thước của nắp xi lanh không dựa vào số lượng xi lanh mà dựa vào các nhân tố như: tổng chi phí của động cơ, kiểu dáng của khối xi lanh, số lượng vòng bi, ứng suất nhiệt, hệ thống làm mát và những trở ngại trong việc bít kín nắp xi lanh. Mỗi nắp xi lanh được sử dụng trong xi lanh cần có đủ độ bền và độ cứng. Nắp xi lanh sẽ bít kín bề mặt giữa ống bọc ngoài xi lanh, mặt trên của khối xi lanh và lượng dầu và chất làm mát mà không làm ảnh hưởng đến ống bọc ngoài hoặc van. Nắp xi lanh cần đủ bền để không xuất hiện các khe nứt giữa đinh tán của nắp xi lanh, giữa các van xả và nạp hay giữa các van và máy phun. Đường dẫn làm mát bên trong cần đảm bảo cho các chất làm mát đạt được tốc độ chuyển động cao và hướng đến các van cùng ống phun nhiên liệu. Nó cần được làm sạch nhằm thải bỏ các chất cặn bã hay vẩy. Ngoài ra, các van cần được đặt sao cho các tia nhiên liệu có thể phủ toàn bộ khoang đốt, nhưng nó cũng cần được đặt xa đủ để các chất làm mát có thể lưu chuyển bên trong để ngăn nắp x-lanh bị rạn nứt giữa các đế van.
{ "split": 0, "title": "Xi lanh", "token_count": 455 }
22,854
Title: Xi măng Xi măng (từ tiếng Pháp: "ciment") là một loại chất kết dính thủy lực, được dùng làm vật liệu xây dựng. Xi măng được tạo thành bằng cách nghiền mịn clinker, thạch cao thiên nhiên và phụ gia (vỏ sò, đất sét). Khi tiếp xúc với nước thì xảy ra các phản ứng thủy hóa và tạo thành một dạng hồ gọi là hồ xi măng. Tiếp đó, do sự hình thành của các sản phẩm thủy hóa, hồ xi măng bắt đầu quá trình ninh kết sau đó là quá trình hóa cứng để cuối cùng nhận được một dạng vật liệu có cường độ và độ ổn định nhất định. Vì tính chất kết dính khi tác dụng với nước, xi măng được xếp vào loại chất kết dính thủy lực. Thật ra xi măng trong xây dựng có thể là thủy lực hoặc không thủy lực. Các loại xi măng thủy lực tỉ như xi măng Portland cứng lại dưới tác động của nước do quá trình hydrat hóa khoáng vật, ở đây các phản ứng hóa học diễn ra không phụ thuộc vào lượng nước trong hỗn hợp nước-xi măng; loại xi măng này có thể giữ được độ cứng khi đặt chìm trong nước hoặc thường xuyên tiếp xúc với nước. Phản ứng hóa học xảy ra khi các xi măng khan được trộn với nước và sinh ra các hydrat không tan trong nước. Trong khi đó các xi măng không thủy lực như vữa thạch cao buộc phải để khô mới giữ được độ bền vật lý. Đá xi măng là sản phẩm của quá trình thủy hóa xi măng đã đạt tới một cường độ nhất định. Công dụng quan trọng nhất của xi măng chính là sản xuất vữa và bê tông, chất kết dính của các kết tủa tự nhiên hoặc nhân tạo để hình thành nên vật liệu xây dựng vững chắc, chịu được tác động thường thấy của môi trường. Ở đây, không nên lầm lẫn bê tông với xi măng, vì xi măng là vật liệu được dùng để kết dính các vật liệu kết tập của xi măng, còn bê tông là sản phẩm của việc trộn xi măng với các vật liệu kết tập đó. Ngành sản xuất xi măng trên thế giới.
{ "split": 0, "title": "Xi măng", "token_count": 471 }
22,855
Title: Xi măng Vào năm 2010, sản lượng xi măng của thế giới là 3.3 tỉ tấn. 3 nước sản xuất xi măng nhiều nhất thế giới cũng chính là 3 quốc gia đông dân nhất hành tinh: CHND Trung Hoa (1,8 tỉ), Ấn Độ (220 triệu) và Hoa Kỳ (63,5 triệu), chiếm hơn một nửa tổng sản lượng xi măng thế giới. Đối với trữ lượng xi măng, 3 nước này cũng đứng đầu thế giới với tổng trữ lượng gần bằng một nửa tổng trữ lượng trên thế giới. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Vào năm 2006, theo ước tính, Trung Quốc sản xuất chừng 1,235 tỉ tấn xi măng, chiếm 44% sản lượng toàn cầu. Theo tính toán, ""Nhu cầu về xi măng ở Trung Quốc được dự kiến sẽ tăng 5,4% hàng năm và vượt quá 1 tỉ tấn trong năm 2008, việc này được thúc đẩy bởi sự tăng tiến chậm nhưng lành mạnh của chi tiêu trong xây dựng. Vào năm 2010, 3,3 tỉ tấn xi măng đã được tiêu thụ trên toàn thế giới, trong đó Trung Quốc đã chiếm hết 1,8 tỉ. Việt Nam. Ở Việt Nam, xi măng là ngành công nghiệp phát triển sớm nhất (do người Pháp mang công nghệ và kĩ thuật sang đặt nền móng), từ năm 1900 tại Hải Phòng. Hải Phòng cũng là cái nôi của ngành xi măng Việt Nam hiện nay. Hiện nay năng lực sản xuất xi măng trong nước của Việt Nam vào khoảng trên 100 triệu tấn. Một số nhà máy lớn: Hiện tượng dị ứng xi măng. Trong công nhân xây dựng và công nhân nhà máy sản xuất xi măng do tiếp xúc với xi măng nhiều xuất hiện viêm da tiếp xúc, thường được gọi là dị ứng xi măng
{ "split": 1, "title": "Xi măng", "token_count": 366 }
22,856
Title: Xigua Video Xigua Video hay còn gọi là ixigua (Chinese: 西瓜视频; pinyin: Xīguā Shìpín) là một nền tảng chia sẻ video trực tuyến của Trung Quốc do ByteDance sở hữu. Ban đầu như một nền tảng chia sẻ cho các video ngắn sau đó Xigua cũng sản xuất phim và truyền hình. Tính đến tháng 6 năm 2020, nền tảng có 131 triệu người dùng hoạt động hàng tháng. Đối tác. Vào tháng 4 năm 2020, Xigua Video đã hợp tác với BBC Studios cùng phát hành các bộ phim tài liệu : The Wonders of Space Revealed và Primate, đồng thời chiếu các nội dung khác của BBC Studios trên Xigua. Vào tháng 4 năm 2020, Moonbug Entertainment thông báo hợp tác với Xigua Video
{ "split": 0, "title": "Xigua Video", "token_count": 170 }
22,857
Title: Xiyeon Park Jeong-hyeon, có tên khác là Park Jung-hyun (Hangul: 박정현, Hanja: 朴正炫, Hán-Việt: Phác Chính Hiền, sinh ngày 14 tháng 11 năm 2000), (Hangul: 박시연, Hanja: 朴施妍, Hán-Việt: Phác Thi Nghiên), thường được biết đến với nghệ danh Xiyeon, là một nữ ca sĩ, vũ công, rapper người Hàn Quốc. Cô là thành viên nhóm nhạc thần tượng Pristin do công ty Pledis Entertainment thành lập và quản lý nhưng đã tan rã vào đầu năm 2019. Sau đó cô quyết định rời công ty mình gắn bó hơn 10 năm. Tiểu sử. Xiyeon sinh ngày tại Wonju, Hàn Quốc. Tên khai sinh của cô là Park Jung-hyun (박정현), nhưng trước khi tham gia Produce 101 cô đã đổi tên thành Park Si-yeon. Cô có 1 em trai và 1 em gái. Cô trở thành thực tập sinh của Pledis Entertainment kể từ năm 2008. Xiyeon từng học trường Tiểu học Seoul Doseong, trường Trung học Yeoksam và hiện đang theo học tại trường Trung học Nghệ thuật và Biểu diễn Seoul (khoa âm nhạc). Sự nghiệp. 2010 - 2016: Trước khi ra mắt. Năm 2010, Xiyeon xuất hiện trong "Bang!" của After School, "Aing♡" và "My Copycat" của Orange Caramel, "Love Letter" của Happy Pledis và "I'm Bad" của NU'EST, cũng như đóng vai chính trong một số quảng cáo và phim truyền hình như một nữ diễn viên nhí. Cuối năm 2015, cô cùng với các thành viên cùng nhóm Nayoung, Kyul Kyung, RoA, Rena, Yuha, Eunwoo tham gia vào chương trình tuyển chọn thực tế Produce 101. Cô bị loại ở tập 10. Ngày 27 tháng 6 năm 2016, cô tham gia vào đĩa đơn pre-debut "WE" của Pledis Girlz. 2017 - 2019: Ra mắt với Pristin.
{ "split": 0, "title": "Xiyeon", "token_count": 443 }
22,858
Title: Xiyeon Sau hơn 7 năm thực tập, ngày 14 tháng 3 năm 2017, Xiyeon chính thức ra mắt với Pristin (tên cũ là Pledis Girlz) trong mini-album đầu tiên "Hi! Pristin". Cô đảm nhận vai trò nhảy dẫn, hát dẫn và rap dẫn trong nhóm. Cô đã từng làm MC cho chương trình Show! Music Core của đài MBC cùng với Cha Eunwoo (ASTRO) từ ngày 22 tháng 4 năm 2017 cho đến khi cả hai rời đi vào ngày 20 tháng 1 năm 2018. Ngày 24 tháng 5 năm 2019, Pristin tan rã, Xiyeon rời công ty Pledis. 2020 - nay: Khởi đầu diễn xuất. Tháng 5 năm 2020, cô thông báo qua tài khoản instagram của mình rằng cô sẽ tiếp tục sự nghiệp của mình như một diễn viên và hoạt động đóng một bộ phim độc lập. Sau đó cô ký hợp đồng với công ty Soo Yeon Kang Entertainment vào tháng 7 năm 2020.
{ "split": 1, "title": "Xiyeon", "token_count": 200 }
22,859
Title: Xu hướng cảm xúc Thiên hướng lãng mạn, gọi khác là xu hướng hay khuynh hướng tình cảm hoặc cảm xúc (tiếng Anh: Romantic Orientation, hay Affectional Orientation) là thuật ngữ dùng chỉ sự hấp dẫn về mặt tình cảm bởi người khác giới hoặc người cùng giới với mình hoặc nhiều giới hay không một giới nào một cách lâu dài. Thuật ngữ này được dùng thay thế cho và/hoặc song song với thuật ngữ xu hướng tính dục, và được dựa trên quan điểm rằng sự hấp dẫn tình dục chỉ là một thành phần đơn trong một tập hợp lớn hơn khác. Ví dụ, mặc dù một người toàn tính có thể có được hấp dẫn tình dục với bất kể giới và giới tính nào, nhưng họ lại chỉ có được hấp dẫn tình cảm với phụ nữ mà thôi. Đối với những người vô tính, xu hướng tình cảm thường được coi là thước đo sự hấp dẫn hữu ích hơn xu hướng tình dục. Xu hướng tình cảm loại bỏ yếu tố ham muốn tình dục mà giữ lại những cảm xúc mà một người hướng tới người khác. Nói cách khác, để xác định được xu hướng tính dục của một người, sẽ cần đặt hai câu hỏi "bạn muốn yêu ai, và bạn muốn quan hệ tình dục với ai", và đôi khi hai điều này là không đồng nhất với nhau. Trong trường hợp đó, xu hướng cảm xúc giải thích bằng việc đặt ra câu hỏi: "bạn muốn đi chung con đường với ai?" Điều này đặc biệt quan trọng với những người vô tính. Vì khi trả lời câu hỏi để tìm ra xu hướng tính dục, sẽ cho thấy họ không muốn quan hệ tình dục với ai cả, nhưng họ vẫn có những cảm xúc nhất định tới một số người, họ buộc phải lựa chọn liệu họ có phải là người vô tính thực sự (hoặc đồng tính thực sự, hoặc dị tính thực sự)? Xu hướng tình dục và xu hướng tình cảm của một người có thể đồng nhất với nhau hoặc không. Mối liên hệ giữa xu hướng tình dục và xu hướng tình cảm vẫn đang được tranh luận và chưa hoàn toàn được hiểu hết. Phân loại xu hướng cảm xúc. Các xu hướng cảm xúc đều có xu hướng tình dục tương ứng như: Nhóm hữu ái. Heteroromantic (tạm dịch: Dị ái): thu hút lãng mạn đối với người khác giới. Homoromantic (tạm dịch: Đồng ái): thu hút lãng mạn đối với người đồng giới.
{ "split": 0, "title": "Xu hướng cảm xúc", "token_count": 511 }
22,860
Title: Xu hướng cảm xúc Biromantic (tạm dịch: Song ái): thu hút lãng mạn đối với hai hay nhiều giới. Polyromantic (tạm dịch: Đa ái): thu hút lãng mạn với nhiều hơn hai giới nhưng không phải tất cả. Panromantic (tạm dịch: Toàn ái): thu hút lãng mạn với tất cả giới, trong đó giới không đóng vai trò quan trọng trong sự thu hút lãng mạn của họ. Omniromantic: thu hút lãng mạn với tất cả giới, trong đó giới có đóng vai trò trong sự thu hút của họ. Nhóm vô ái. Aromantic (tạm dịch: Vô ái): Không có cảm xúc lãng mạn với bất kì một ai. Nhóm bán vô ái. Androromantic: thu hút lãng mạn với sự nam tính hoặc nam giới. Gyneromantic: thu hút lãng mạn với sự nữ tính hoặc nữ giới. Grayromantic (tạm dịch: Bán ái): thuật ngữ khái quát cho những người giữa có cảm xúc lãng mạn và không có cảm xúc lãng mạn. Đây cũng có thể là một xu hướng tình cảm chỉ những người có ít hấp dẫn dẫn tình cảm hay có được hấp dẫn ấy nhưng không thường xuyên. Demiromantic (tạm dịch: Á ái): thu hút lãng mạn với người sau khi kết nối cảm xúc với đối phương được hình thành. Frayromantic: thu hút lãng mạn với những người chưa có kết nối cảm xúc, nhưng khi đã xây dựng được sự kết nối ấy thì sự thu hút lãng mạn sẽ mất đi. Đây được coi là thiên hướng trái ngược với Demiromantic Recipromantic: thu hút lãng mạn chỉ sau khi biết được người khác có tình cảm với mình. Quoiromantic (hoặc WTFromantic hoặc Platoniromantic): không thể phân biệt được sự khác biệt giữa tình cảm lãng mạn và thuần khiết, hoặc không thể xác định thu hút lãng mạn, do đó không biết họ đã trải nghiệm nó hay không. Requiesromantic: ít hoặc không thu hút lãng mạn do kiệt sức về tinh thần hay cảm xúc, có thể do kinh nghiệm xấu của sự lãng mạn trong quá khứ. Cupioromantic: mong muốn một mối quan hệ lãng mạn mặc dù không phải trải qua thu hút lãng mạn.
{ "split": 1, "title": "Xu hướng cảm xúc", "token_count": 486 }
22,861
Title: Xu hướng cảm xúc Bellusromantic: chỉ muốn tham gia vào các hoạt động lãng mạn như hôn, ôm ấp... nhưng không có được sự thu hút lãng mạn, và không muốn tham gia và một mối quan hệ lãng mạn Akoiromantic (hoặc Lithromantic, hay Apromantic): thu hút lãng mạn sẽ mất dần hoặc biến mất khi được đáp lại. Antiromantic: một người không quan tâm đến sự lãng mạn nào và không có mong muốn được ở bất kỳ mối quan hệ lãng mạn nào. Idemromantic: vừa có những cảm giác lãng mạn và phi lãng mạn (VD: Tình bạn và tình yêu) Abroromantic: người không gắn bản thân với một xu hướng tình cảm cố định cả đời mà có xu hướng tình cảm liên tục thay đổi. Ví dụ như một người có hôm thấy bản thân là người dị ái, hôm khác lại thấy mình là người đồng ái, khi thì thấy mình là vô ái... Mối liên hệ với sự thu hút tình dục và tính dục vô giới (vô tính luyến ái). Do xu hướng tình dục và xu hướng cảm xúc có thể giống hoặc khác nhau, do vậy những người vô tính vẫn có thể thích nam hoặc nữ, những người đồng tính có thể thích những người khác giới, những người dị tính có thể thích những người đồng giới, nhưng họ hoàn toàn không có ham muốn tình dục với những đối tượng đó. Do vậy không nên nhầm lẫn giữa homoromantic asexual (đồng ái vô tính) với homosexual (đồng tính), biromantic homosexual (song ái đồng tính) với bisexual (song tính).
{ "split": 2, "title": "Xu hướng cảm xúc", "token_count": 347 }
22,862
Title: Xu hướng cảm xúc Sự tách biệt giữa xu hướng tình dục và xu hướng tình cảm vẫn chưa được hoàn toàn công nhận, cũng như chưa được nghiên cứu kĩ càng. Thông thường, thuật ngữ xu hướng tính dục sẽ được dùng để mô tả cả hấp dẫn tình cảm lẫn hấp dẫn tình dục. Sự nghiên cứu về mối liên hệ giữa xu hướng tình dục và xu hướng tình cảm vẫn còn nhiều hạn chế. Sự thách thức trong việc thu thập thông tin là bởi vì những người tham dự thường gặp rắc rối trong việc nhận biết hay phân biệt sự hấp dẫn tình dục và hấp dẫn tình cảm. Nhiều người vô tính có thể không hoặc ít có hấp dẫn tình dục (xem thêm bán vô tính luyến ái); tuy nhiên, họ vẫn có thể cảm nhận được hấp dẫn tình cảm. Lisa M. Diamond khẳng định rằng đối tượng mà một người bị thu hút về mặt tình cảm có thể khác so với đối tượng mà người ấy bị thu hút về mặt tình dục. Mặc dù nghiên cứu về những đối tượng có xu hướng tình cảm và xu hướng tình dục không đồng nhất còn nhiều hạn chế, cũng được biết tới là xuyên tính dục (tiếng Anh: cross orientation), khả năng sự hấp dẫn của một người có thể trở nên linh hoạt và đa dạng đang dần được công nhận. Vô ái. Một đặc điểm của người vô ái đó chính là: mặc dù họ không có hấp dẫn tình cảm với bất kì ai, họ vẫn có thể thích thú với tình dục. Một người vô ái không nhất thiết phải là những người không có cảm giác yêu. Ví dụ như một người vẫn có thể cảm nhận được tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình, hay cảm nhận được tình cảm thuần khiết giữa những người bạn với nhau. Những người nhận dạng bản thân là vô ái thường gặp rắc rối trong việc phân biệt tình cảm giữa những người trong gia đình và tình bạn với tình cảm đối với người mình yêu.
{ "split": 3, "title": "Xu hướng cảm xúc", "token_count": 408 }
22,863
Title: Xu hướng cảm xúc Nhiều người vô ái cũng là người vô tính, tuy nhiên thuật ngữ này cũng có thể được dùng sánh đôi với nhiều xu hướng tình dục khác, như là song tính vô ái (bisexual aromantic), đồng tính vô ái (homosexual aromantic), dị tính vô ái (heterosexual aromantic), toàn tính vô ái (pansexual aromantic)... Đây là bởi vì vô ái được dùng để chỉ hấp dẫn tình cảm thay vì hấp dẫn tình dục hay ham muốn tình dục. Một số xuất bản phẩm cho rằng bởi vì tình trạng thiếu hụt trong sự hiện diện của người vô tính lẫn vô ái trong truyền thông cũng như trong nghiên cứu thường khiến họ bị hiểu nhầm trong cuộc sống. Người vô ái thường phải đối diện với những sự kì thị và thường bị rập khuôn rằng họ là những người thấy ghê sợ với sự thân mật, vô cảm, hay chỉ đang tự lừa dối mình mà thôi. Amatonormativity (tạm dịch: Định chuẩn tình yêu lãng mạn) là một quan niệm nâng tầm quan trọng của các mối quan hệ lãng mạn vượt lên các mối quan hệ không bao gồm sự lãng mạn khác. Quan niệm này được cho rằng có mang tính gây hại tới những người vô ái. Amatonormativity là một thuật ngữ do giáo sư triết học Elizabeth Brake của Đại học bang Arizona đặt ra để nói về sự quy chụp của xã hội lên mối quan hệ tình cảm lãng mạn. Elizabeth Brake mô tả thuật ngữ này là áp lực hoặc mong muốn về chế độ một bạn đời, sự lãng mạn và / hoặc hôn nhân. Điều này làm cho những người vô tính, vô ái, và / hoặc không muốn có mối quan hệ vợ chồng trở thành những kẻ kỳ quặc trong xã hội. Đối nghịch với vô ái chính là hữu ái (tiếng Anh: alloromanticism), trạng thái của một người có trải nghiệm với tình yêu lãng mạn hay sự hấp dẫn tình cảm đối với người khác. Thuật ngữ viết gọn lại của vô ái (aromantic) là aro. Kí tự "A" trong từ mở rộng của LGBT là LGBTQIA+ đại diện cho vô tính (asexuality), vô ái (aromanticism) và vô giới (agender).
{ "split": 4, "title": "Xu hướng cảm xúc", "token_count": 485 }
22,864
Title: Xuân Diệu Ngô Xuân Diệu (2 tháng 2 năm 1916 — 18 tháng 12 năm 1985), là nhà thơ, nhà báo, nhà văn viết truyện ngắn và nhà phê bình văn học người Việt Nam. Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới đầu thế kỷ XX. Được đánh giá là "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới", Xuân Diệu nổi tiếng với tập "Thơ thơ" (1938), thể hiện một tiếng nói riêng biệt chịu ảnh hưởng văn hoá phương Tây, đặc biệt là chủ nghĩa tượng trưng Pháp. Ông là một trong những người đầu tiên áp dụng thủ pháp thơ phương Tây như enjambment vào thơ Việt Nam, dù đôi khi vẫn tuân theo hình thức truyền thống như "lục bát". Trong khoảng thời gian từ năm 1936 đến năm 1944, thơ của ông đã thể hiện một triết lý bi quan, tuyệt vọng về tình ái nhưng lại có một mạch ngầm thúc giục, nhiều khi hừng hực sức sống. Nhờ đó, Xuân Diệu còn được mệnh danh là "ông hoàng thơ tình". Sau khi gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1945, thơ của ông chủ yếu ca ngợi Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh, và các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ; ông không còn sáng tác thơ tình nhiều như trước. Khi qua đời năm 1985, ông để lại khoảng 450 bài thơ, cùng một số truyện ngắn, tiểu luận phê bình. Tiểu sử. Ngô Xuân Diệu, quê quán làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại quê mẹ Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha là ông Ngô Xuân Thọ (trong tộc phả ghi là Ngô Xuân Thụ) và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp. Sau này ông lấy tên làng là Trảo Nha làm bút danh. Xuân Diệu sống ở Tuy Phước đến năm 11 tuổi thì ông vào Nam học ở Quy Nhơn. Bắt đầu sáng tác.
{ "split": 0, "title": "Xuân Diệu", "token_count": 426 }
22,865
Title: Xuân Diệu Năm 1936, Xuân Diệu ra Huế nhập học trường Khải Định, tại đây ông đã gặp Huy Cận và tốt nghiệp trường tú tài năm 1937. Sau đó, ông ra Hà Nội học trường Luật và viết báo, là thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn, một tổ chức văn học gồm phần lớn các cây bút trẻ Việt Nam được đào tạo dưới hệ thống giáo dục thuộc địa, thông thạo cả văn học Việt Nam lẫn phương Tây. Ông đến với nhóm khá muộn, song đã tự tạo dựng danh tiếng cho mình như một chỗ dựa vững chắc trong giới trí thức Việt Nam, xuất bản những cuốn tiểu thuyết lãng mạn mục đích giải trí cùng với những tác phẩm châm biếm gây phẫn nộ cả xã hội đương thời lẫn chính quyền Pháp. Trong số đồng nghiệp của ông có Thế Lữ, chuyên làm thơ mang tính kỳ ảo và viết truyện ngắn trinh thám, chịu ảnh hưởng chủ nghĩa lãng mạn Pháp và nhà văn Edgar Allan Poe. Theo các nhà phê bình văn học Hoài Thanh và Hoài Chân, Xuân Diệu mượn cảm hứng từ cùng một chủ đề lãng mạn, nhưng ông "đốt cảnh Bồng Lai và xua ai nấy về hạ giới". Họ cũng chỉ ra Xuân Diệu chịu ảnh hưởng từ Charles Baudelaire, so sánh khía cạnh thơ ông với Anna de Noailles và André Gide, đánh giá thơ ông là đỉnh cao trong những bài thơ Việt Nam chịu ảnh hưởng Pháp. Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất.
{ "split": 1, "title": "Xuân Diệu", "token_count": 319 }
22,866
Title: Xuân Diệu Từ năm 1938 đến 1940, Xuân Diệu sống với nhà thơ và người bạn thân mật Huy Cận tại số 40 Hàng Than, Hà Nội. Sau khi Nhật đảo chính Pháp vào tháng 9 năm 1940, nhiều thành viên Tự lực văn đoàn tập trung hoàn toàn vào chính trị, trong đó có người sáng lập Nhất Linh. Cuối năm 1940, ông vào Mỹ Tho (nay là Tiền Giang) làm viên chức (tham tá thương chánh). Một số thành viên còn lại, như Khái Hưng, Hoàng Đạo, Nguyễn Gia Trí, bị Pháp bắt giam tại Nhà tù Sơn La, đánh dấu khởi đầu sự lụi tàn của nhóm. Khi Xuân Diệu trở lại Hà Nội năm 1942, hầu hết các nhà văn ông từng làm việc cùng đều đã ly tán hoặc tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp do chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Ông sống bằng nghề viết văn trong hai năm cho đến khi tham gia phong trào Việt Minh. Trong kháng chiến, Xuân Diệu di tản lên chiến khu Việt Bắc, hoạt động văn nghệ cách mạng. Trong hồi ký "Cát bụi chân ai" của nhà văn Tô Hoài, chính trong thời gian này, Xuân Diệu đã vài lần có ý thân mật quá mức với đồng đội, gồm cả chính Tô Hoài, nên bị cấp chỉ huy khiển trách. Giữa hai cuộc chiến. Hòa bình lập lại năm 1954, Xuân Diệu về sống tại Hà Nội, viết báo và sáng tác thơ. Năm 1956, ông kết hôn với nữ đạo diễn Bạch Diệp 27 tuổi, nhưng mối tình không được viên mãn và cả hai sớm chia tay. Bạch Diệp sau đó tái hôn với một người đàn ông khác, còn Xuân Diệu sống một mình trong một căn hộ ngay bên dưới gia đình Huy Cận, người đã kết hôn với Ngô Xuân Như, em gái Xuân Diệu.
{ "split": 2, "title": "Xuân Diệu", "token_count": 386 }
22,867
Title: Xuân Diệu Từ 1955 đến tháng 6 năm 1958, Xuân Diệu bị lôi kéo vào Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm nổi tiếng lúc bấy giờ. Khi Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất kết thúc, một số cải cách của chính quyền mới có những sai lầm khi thực hiện, những tiếng nói bất đồng chính kiến ​​bắt đầu dấy lên trong một số nhà văn, họ tuyên bố đòi quyền tự do chỉ trích những sai lầm của chính phủ. Dù chính phủ thừa nhận những sai sót, song phong trào sớm phát triển từ việc chỉ trích những sai lầm của chính phủ sang công kích cá nhân những nghệ sỹ khác và kêu gọi biểu tình chống Nhà nước, gây ra rạn nứt giữa các nhà văn ủng hộ chính phủ và những nhân vật bất đồng chính kiến ​​như Lê Đạt hay Trần Dần. Cuối cùng, Xuân Diệu, Huy Cận và những người khác, chọn đứng về phía chính phủ; trong một đáp trả công bố vào tháng 5 năm 1958, ông cáo buộc những người như Lê Đạt, Trần Dần đã lợi dụng sáng tác văn nghệ để phục vụ mưu đồ chính trị. Bên cạnh sáng tác thơ, ông còn tham gia viết báo cho các tờ "Ngày Nay" và "Tiên Phong". Ông là một trong những người sáng lập Đoàn báo chí Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam. Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn, Xuân Diệu được biết đến như là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" (Hoài Thanh), "ông hoàng của thơ tình". Xuân Diệu là thành viên của Tự Lực văn đoàn và cũng đã là một trong những chủ soái của phong trào "Thơ Mới". Tác phẩm tiêu biểu của ông ở giai đoạn này: "Thơ thơ" (1938), "Gửi hương cho gió" (1945), truyện ngắn "Phấn thông vàng" (1939), "Trường ca" (1945). Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh, đảng viên Đảng Dân chủ Việt Nam, sau tham gia Đảng Cộng sản. Sau Cách mạng tháng Tám, ông hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc, làm thư ký tạp chí "Tiền phong" của Hội. Sau đó ông công tác trong Hội văn nghệ Việt Nam, làm thư ký tòa soạn tạp chí "Văn nghệ" ở Việt Bắc.
{ "split": 3, "title": "Xuân Diệu", "token_count": 509 }
22,868
Title: Xuân Diệu Xuân Diệu tham gia ban chấp hành, nhiều năm là ủy viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam. Từ đó, Xuân Diệu trở thành một trong những nhà thơ hàng đầu ca ngợi cách mạng, một "dòng thơ công dân". Bút pháp của ông chuyển biến phong phú về giọng vẻ: có giọng trầm hùng, tráng ca, có giọng chính luận, giọng thơ tự sự trữ tình. Tiêu biểu là: "Ngọn quốc kỳ" (1945), "Dưới sao vàng" (1949), "Ngôi sao" (1955), "Riêng chung" (1960), "Mũi Cà Mau - Cầm tay" (1962), "Một khối hồng" (1964), "Hai đợt sóng" (1967), "Tôi giàu đôi mắt" (1970), "Thanh ca" (1982), "Tuyển tập Xuân Diệu" (1983). Là cây đại thụ của nền thi ca hiện đại Việt Nam, Xuân Diệu đã để lại khoảng 450 bài thơ (một số lớn nằm trong di cảo chưa công bố), một số truyện ngắn, và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học. Xuân Diệu từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I. Ông còn được bầu là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật nước Cộng hòa Dân chủ Đức năm 1983. Ông qua đời ngày 18 tháng 12 năm 1985 sau một cơn nhồi máu cơ tim, thọ 69 tuổi, an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch Cuộc sống riêng tư. Xuân Diệu lập gia đình với NSND Bạch Diệp nhưng hai người đã ly dị và không có con chung. Sau khi ly dị, ông sống độc thân cho đến lúc mất vào năm 1985.
{ "split": 4, "title": "Xuân Diệu", "token_count": 362 }
22,869
Title: Xuân Diệu Xuân Diệu là người cùng quê Hà Tĩnh với Huy Cận (làng Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) nên khi gặp nhau, hai ông đã trở thành đôi bạn thân. Vợ của Huy Cận, bà Ngô Thị Xuân Như là em gái của Xuân Diệu. Quan hệ thân thiết giữa 2 người được một số trang báo đưa tin, có những người còn nghi vấn rằng Xuân Diệu cùng với Huy Cận có quan hệ đồng tính. Vợ chồng Huy Cận và Xuân Diệu từng ở chung một nhà nhiều năm. Bài thơ "Tình trai" của Xuân Diệu và "Ngủ chung" của Huy Cận được cho là viết về đề tài đó. Theo hồi ký "Cát bụi chân ai" của Tô Hoài thì Xuân Diệu từng bị kiểm điểm về việc này. Cũng có một số các bài thơ khác được viết tặng cho người khác, như bài thơ "Em đi" là để gửi tặng nhà thơ Hoàng Cát. Những bài thơ tình của ông dùng những cách diễn đạt và đại từ thường dùng chỉ các mối quan hệ nam nữ, nhưng một số người quen của ông nghi ngờ Xuân Diệu là người đồng tính. Theo nhà văn Tô Hoài, việc ông có quan hệ thân mật với đồng đội được những người ở cùng ông trong thời gian hoạt động tại căn cứ địa cách mạng biết tới, thậm chí đã bị quân đội cảnh cáo. Tới nay, một số bài thơ về yêu đương của ông vẫn là một chủ đề có nhiều phân tích. Tuy nhiên, những nghi vấn về việc Xuân Diệu có quan hệ đồng tính chỉ là suy diễn dựa trên những lời đồn hoặc một số bài thơ của ông. Với những nhà thơ giàu cảm xúc như Xuân Diệu, việc có những câu từ mượt mà dành cho những người bạn là chuyện không hiếm, nên rất khó để dựa vào đó để kết luận. Bản thân Xuân Diệu cũng chưa hề phát biểu hoặc xác nhận mình có quan hệ yêu đương đồng giới, ông thậm chí còn tỏ rõ khao khát có vợ trong bài thơ "Khung cửa sổ": Con nuôi của ông là Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ - con trai nhà thơ Huy Cận, và cũng là cháu ruột của ông (cậu ruột). Câu nói nổi tiếng. Trong tập "Chân dung và đối thoại", Trần Đăng Khoa ghi lại câu nói của Xuân Diệu: Tác phẩm. Thơ Văn xuôi Tiểu luận phê bình
{ "split": 5, "title": "Xuân Diệu", "token_count": 511 }
22,870
Title: Xuân Diệu Dịch thơ Giải thưởng và tôn vinh. Giải thưởng. Ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật (1996). Tôn vinh. Tên của ông được đặt cho một đường phố ở Hà Nội, một con đường ở thành phố Quy Nhơn (Bình Định), là tên của 1 trường trung học phổ thông ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định và 1 trường THCS tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Tại thành phố Đồng Hới, Quảng Bình có con đường mang tên Xuân Diệu ở phường Nam Lý Ông được lập nhà tưởng niệm và nhà thờ ở làng Trảo Nha, thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (bên cạnh đường lên Ngã Ba Đồng Lộc). Tại TPHCM có con đường mang tên ông ở quận Tân Bình.
{ "split": 6, "title": "Xuân Diệu", "token_count": 169 }
22,871
Title: Xuân Giang, Sóc Sơn Xuân Giang là một xã thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Xã có nhiều di tích lịch sử văn hóa lâu đời, xã cũng là nơi có thành Bình Lỗ nổi tiếng trong Chiến tranh Tống–Việt (981) do Lê Hoàn chỉ huy. Hiện còn di tích thành cổ bên sông Cà Lồ. Lịch sử. Xã Xuân Giang là 1 bộ phận của Huyện Sóc Sơn. Trước thuộc tổng Dũng Tiến, tổng này gồm xã Xuân Giang cộng với làng Tiên Tảo và làng Bắc Vọng. Trong quá khứ, khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, nhà nước Việt Nam có chủ trương thành lập đơn vị xã thay cho đơn vị tổng. Tổng Đan Tảo được tách ra làm hai xã, các thôn Tiên Tảo, Lương Phúc lập thành xã Thiên Phúc, thôn Tăng Long, Bắc Vọng lập thành xã Tăng Long. Tháng 7 năm 1949, để phục vụ cuộc chiến với thực dân Pháp, chính quyền Việt Nam đã sáp nhập 2 xã Đại Cát và Thiên Phúc để thành lập xã Dũng Tiến. Cuối năm 1949, tiếp tục gộp 2 xã Tăng Phúc (gồm các thôn: Bắc Vọng, Tăng Long, Lương Phúc) và xã Dũng Tiến (gồm các thôn Tiên Tảo, Lương Xuân, Đại Phùng, Ngọc Hà, Xuân Tảo, Đại Tảo, Yên Sào, Lai Cách) lại và lấy tên là xã Dũng Tiến. Sau cải cách ruộng đất năm 1955, xã Dũng Tiến được tách ra thành Việt Long và Xuân Giang, riêng thôn Bắc Vọng được cắt về xã Bắc Phú. Địa lý. Xã Xuân Giang có vị trí chiến lược, từ đây có thể kiểm soát các xã phía đông của huyện Sóc Sơn. Thời Pháp đã xây dựng nhiều đồn bốt để kiểm soát toàn bộ vùng này. Với vị trí quan trọng này khu Thá trở thành trung tâm buôn bán sầm uất của huyện.Phía đông xã giáp xã Việt Long, phía tây giáp hai xã Tân Minh và Đức Hòa, phía nam giáp tỉnh Bắc Ninh, phía bắc giáp xã Bắc Phú.
{ "split": 0, "title": "Xuân Giang, Sóc Sơn", "token_count": 462 }
22,872
Title: Xuân Giang, Sóc Sơn Nằm ven sông Cà Lồ là ranh giới của thành phố Hà Nội với tỉnh Bắc Ninh. Là 1 trong 2 nơi duy nhất có đất canh tác bên kia sông Cà Lồ của Sóc Sơn. Đó là 1 điều kỳ lạ. Bởi đa số phía bên kia sông đều là của Bắc Ninh. Riêng ở đây là sông thuộc hoàn toàn của Sóc Sơn. Những nơi kia là ranh giới với Bắc Ninh. Rõ ràng phải có yếu tố lịch sử lâu đời và truyền thống văn hóa thì nơi đây mới có điều đó. Sản lượng lúa ở đây luôn cao hơn nơi khác. Nơi đây sản sinh nhiều anh tài có thể thay đổi vận mạnh quốc gia dân tộc, đưa đất nước đến con đường phát triển thịnh vượng và phú cường. Hành chính. Xuân Giang có 5 thôn. Thành Bình Lỗ. Thành Bình Lỗ được xây dựng trên một doi đất cao, có tọa độ là 21.236822 vĩ tuyến Bắc và 105.918846  kinh tuyến Đông, ngay bờ Nam sông Cà Lồ, cách ngã ba Xà khoảng 2 km.  Doi đất có hình dạng giống như một chiếc móng chân ngựa, chỗ rộng nhất lên đến trên 700 m, hơn 2/3 chu vi được bao bọc bởi dòng sông Cà Lồ tạo thành con hào thiên nhiên khó vượt qua. Lòng sông Cà Lồ nhỏ hẹp, bề ngang trung bình khoảng 50 m và về mùa cạn mực nước thông thường chỉ dao động từ 1,0 m đến 2,5 m. Với điều kiện như vậy nên xưa kia Lê Hoàn có thể ra lệnh cho quân và dân "thung mộc hạn giang" nghĩa là có thể đóng cọc tre gỗ thẳng xuống lòng sông từ bờ này sang bờ kia để cản giặc.
{ "split": 1, "title": "Xuân Giang, Sóc Sơn", "token_count": 370 }
22,873
Title: Xuân Giang, Sóc Sơn Toàn bộ khu vực ngã ba Xà, với sông ngòi và rừng rậm thời bấy giờ, dễ dàng cho phép xây dựng ở đây một  trận địa mai phục như vậy. Đặc biệt dải đất với diện tích khoảng 5 km2 này lại được bao bọc bởi 3 khúc sông, một đoạn là hạ lưu sông Cà Lồ khoảng 2 km, một khúc sông Cầu và một nhánh sông nhỏ nối tắt từ sông Cà Lồ đến bến đò Như Nguyệt dài hơn 3 km. Đỉnh giữa của tam giác là ngã ba Xà, cạnh đáy là nhánh sông nhỏ (đến thời Nhà Trần và Hậu Lê bịt kín bởi các con đê). Đỉnh bên trái của tam giác là doi đất nhô cao hơn hẳn khu vực xung quanh. Mạng lưới sông ngòi, thủy văn ở đây tuy nhỏ nhưng đủ tạo thành một vùng khép kín, liên thông với nhau, dễ dàng phát triển thành một căn cứ thủy binh mạnh khi chiến sự xảy ra. Doi đất như được thiên nhiên tạo ra để trở thành một pháo đài dễ phòng thủ và khó tấn công. Gần đây nhất là vào cuối thế kỷ 17, một số giáo sĩ phương Tây đầu tiên đã đến nơi này để truyền đạo, họ gom dân và xây dựng trên doi đất này một làng Công giáo đông đảo, về sau phát triển thành một Xứ đạo lấy tên là Trung Nghĩa . Tuy ngôi làng chỉ tồn tại đến năm 1954, nhưng qua đó cũng cho thấy người phương Tây coi trọng giá trị quân sự của doi đất này trong việc phòng thủ Hà Nội từ xa trước những mối đe doạ từ phía Bắc. Sau năm 1954, khi hiệp định Giơ ne vơ được ký kết, toàn bộ làng đạo Trung Nghĩa đã di cư vào Nam. Đền Bạch Đa. Đền Bạch Đa là di tích lịch sử cổ kính được hình thành hàng nghìn năm trên địa bàn thôn Yên Sào xã Xuân Giang. Đền thờ Bạch Đa, là một vị tướng nhà Đinh, có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, góp phần giúp Đinh Bộ Lĩnh lập ra nhà nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Ông được nhiều nơi ở Hà Nội và Bắc Ninh lập đền thờ với tôn xưng "Bạch Đa đại vương".
{ "split": 2, "title": "Xuân Giang, Sóc Sơn", "token_count": 486 }
22,874
Title: Xuân Giang, Sóc Sơn Bạch Đa cùng với 2 anh họ là Trương Ngọ, Trương Mai là 3 vị tướng quê ở động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (nay thuộc Ninh Bình). Chàng Ngọ và Chàng Mai là hai anh em sinh đôi còn Bạch Đa là em họ, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được bố mẹ hai chàng đón về nuôi. Đến khi Đinh Bộ Lĩnh nổi lên khởi nghĩa, dẹp loạn 12 sứ quân, ba anh em bèn ra giúp, được phong chức Đô Uý. Ba ông mộ được mấy nghìn quân, đóng ở chùa trang Bối Khê, đạo Sơn Nam. Khi ba ông cầm quân đi đánh quân Ngô, bất ngờ bị tấn công đồn ở trang Đại Vi, ba ông không chống lại được đã hi sinh. Dân làng cảm phục lập đình Đại Vi ở Tiên Du, Bắc Ninh thờ phụng. Các triều Vua phong ba ông làm Phúc thần. Riêng Bạch Đa còn được thờ ở đình Đông Dư Hạ và đình Đông Dư Thượng, Gia Lâm, Hà Nội. Các triều Vua phong ông là Thượng đẳng thần với tôn hiệu là "Bạch Đa đại vương". Nơi thờ quan trọng nhất là Đền Bạch Đa, thôn Yên Sào xã Xuân Giang, huyện Sóc Sơn và Nghè Nối thuộc xã Đại Đồng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Lễ hội đình Thổ Khối ở Long Biên cũng diễn ra vào ngày giỗ thần Bạch Đa. Truyền thuyết đền Bạch Đa ở thôn Yên Sào, xã Xuân Giang, Sóc Sơn, Hà Nội thì Bạch Đa là người được Đinh Bộ Lĩnh cử về Vũ Ninh đánh dẹp sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp. Do lập nhiều công lao, Bạch Đa được nhiều nơi lập đền thờ như:
{ "split": 3, "title": "Xuân Giang, Sóc Sơn", "token_count": 375 }
22,875
Title: Xuân Khanh Xuân Khanh là một phường thuộc thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Lịch sử thành lập. Phường Xuân Khanh được thành lập theo Quyết định số 42/QĐ-HĐBT ngày 14/3/1984 của Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (nay là Chính phủ). Địa dư hành chính của phường hình thành trên cơ sở tách và nhập của 2 xã Xuân Sơn và Thanh Mỹ hợp thành. Phường nằm cách trung tâm thị xã Sơn Tây khoảng 8 km về phía Tây, có tổng diện tích đất tự nhiên là 389 ha. Tiếp giáp với xã Xuân Sơn, xã Thanh Mỹ (thị xã Sơn Tây) và xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì), Hành chính. Phường có 8 khu phố. Dân số 2.230 hộ với 8.545 nhân khẩu, trong đó số làm nông nghiệp chiếm 10% còn lại là hưu trí, mất sức, cán bộ công nhân viên và một số hộ buôn bán tập trung chủ yếu trên trục tỉnh lộ 414. Ngoài ra trên địa bàn thường xuyên có gần 8.000 học sinh, sinh viên của 3 trường: Đại học Công nghiệp Việt-Hung; Đại học Lao động xã hội (cơ sở Sơn Tây); Cao đẳng công nghệ và kỹ thuật ô tô (thuộcTổng cục Kỹ thuật-Bộ Quốc phòng Việt Nam) tạm trú để học tập, sinh hoạt tại địa phương. Trên địa bàn có 21 cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị quân đội và các trường học (do TW, thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây quản lý).
{ "split": 0, "title": "Xuân Khanh", "token_count": 335 }
22,876
Title: Xuân Lam, Hưng Nguyên Xuân Lam là một xã thuộc huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Tên của xã được ghép từ tên của hai xã cũ là Hưng Xuân và Hưng Lam. Địa lý. Xã Xuân Lam nằm ở phía tây nam huyện Hưng Nguyên, có vị trí địa lý: Xã Xuân Lam có diện tích 11,10 km², dân số năm 2018 là 7.700 người, mật độ dân số đạt 694 người/km². Lịch sử. Địa bàn xã Xuân Lam hiện nay trước đây vốn là hai xã Hưng Xuân và Hưng Lam thuộc huyện Hưng Nguyên. Trước khi sáp nhập, xã Hưng Xuân có diện tích 4,30 km², dân số là 4.200 người, mật độ dân số đạt 977 người/km². Xã Hưng Lam có diện tích 6,80 km², dân số là 3.500 người, mật độ dân số đạt 518 người/km². Ngày 17 tháng 12 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 831/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Nghệ An (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020). Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của hai xã Hưng Xuân và Hưng Lam thành xã Xuân Lam.
{ "split": 0, "title": "Xuân Lam, Hưng Nguyên", "token_count": 272 }
22,877
Title: Xuân Mỹ, Cẩm Mỹ Xuân Mỹ là một xã thuộc huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam. Địa lý. Xã Xuân Mỹ có diện tích 27,42 km², dân số năm 2014 là 12.068 người, mật độ dân số đạt 440 người/km². Dân số: Xuân Mỹ được công nhận là khu vực I xã miền núi. Diện tích tự nhiên: 2.742 ha với 2.754 hộ, gồm 12.169 nhân khẩu (tính đến tháng 10 năm 2018). Phía đông giáp xã Sông Ray và xã Xuân Bảo; phía bắc giáp xã Long Giao và xã Bảo Bình thuộc huyện Cẩm Mỹ; phía tây giáp xã Cù Bị, phía nam giáp xã Xà Bang thuộc huyện Châu Đức tỉnh BR-VT. Có 11 dân tộc, trong đó Châu Ro là 103 hộ/377 khẩu; Khmer là 62 hộ/170 khẩu; Hoa là 60 hộ/167 khẩu; Chăm là 4 hộ/7 khẩu; Tày là 3 hộ/9 khẩu, Nùng 1 hộ/ 1 khẩu, Mạ 1 hộ/ 3 khẩu, Raglai: 1 hộ/ 1 nhân khẩu và Cao Lan là 1 hộ/3 khẩu, số còn lại là dân tộc Kinh là 2.518 hộ/ 11.431 khẩu. Hành chính. Xã Xuân Mỹ được chia thành 4 ấp: Láng Lớn, Cẩm Sơn, Suối Sóc, Đồng Tâm. Kinh tế. Có 3 đơn vị là: Giáo dục - y tế. Địa bàn xã có hệ thống trường học từ cấp mầm non đến tiểu học, THCS; có 2 trạm y tế. Văn hóa. Tôn giáo: Có 5 tôn giáo gồm:
{ "split": 0, "title": "Xuân Mỹ, Cẩm Mỹ", "token_count": 347 }
22,878
Title: Xuân Phú, Sông Cầu Xuân Phú là một phường thuộc thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, Việt Nam. Địa lý. Phường Xuân Phú nằm ở trung tâm thị xã Sông Cầu và là nơi đặt các cơ quan nhà nước của tx Sông Cầu, có vị trí địa lý: Phường có diện tích 11,17 km², dân số năm 2009 là 8.324 người, mật độ dân số đạt 745 người/km². Hành chính. Phường Xuân Phú được chia thành 4 khu phố: Long Bình Đông, Long Bình, Long Hải, Long Phước. Lịch sử. Phường Xuân Phú được thành lập vào ngày 27 tháng 8 năm 2009 trên cơ sở điều chỉnh 1.116,61 ha diện tích tự nhiên và 8.324 người của thị trấn Sông Cầu.
{ "split": 0, "title": "Xuân Phú, Sông Cầu", "token_count": 163 }
22,879
Title: Xuân Phúc Xuân Phúc là một xã thuộc huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Địa lý. Xã Xuân Phúc nằm ở phía nam huyện Như Thanh, có vị trí địa lý: Xã Xuân Phúc có diện tích 40,50 km², dân số năm 2018 là 5.935 người, mật độ dân số đạt 140 người/km². Hành chính. Xã Xuân Phúc được chia thành 12 thôn: Bái Con, Bái Thất, Đồng Quốc, Đồng Quạ, Đồng Xã, Hồng Sơn, Nam Sơn, Nước Trong, Phúc Minh, Rộc Răm, Tiên Thắng, Trại Quan. Lịch sử. Xã Xuân Phúc được thành lập vào ngày 4 tháng 9 năm 1964 trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của xã Vĩnh Hòa. Khi mới thành lập, xã trực thuộc huyện Như Xuân. Ngày 29 tháng 2 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 19-HĐBT. Theo đó, chia xã Xuân Phúc thành hai xã Xuân Phúc và Phúc Đường: Ngày 18 tháng 11 năm 1996, các xã Xuân Phúc và Phúc Đường chuyển sang trực thuộc huyện Như Thanh mới thành lập. Đến năm 2018, xã Phúc Đường có diện tích 17,44 km², dân số là 2.230 người, mật độ dân số đạt 128 người/km². Xã Xuân Phúc có diện tích 23,06 km², dân số là 3.705 người, mật độ dân số đạt 161 người/km². Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019). Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Phúc Đường trở lại vào xã Xuân Phúc. Văn hóa. Năm 2017, Lễ hội Xăng Khan (Lễ Hát múa ăn mừng dưới cây Bông - Kin Chiêng Boọc Mạy trong tiếng Thái) của người Thái tại xã Xuân Phúc đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
{ "split": 0, "title": "Xuân Phúc", "token_count": 451 }
22,880
Title: Xuân Quỳnh Xuân Quỳnh (6 tháng 10 năm 1942 – 29 tháng 8 năm 1988), tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, là một nữ nhà thơ người Việt Nam. Bà nổi tiếng với nhiều bài thơ được nhiều người biết đến như "Thuyền và biển", "Sóng", "Thơ tình cuối mùa thu", "Tiếng gà trưa". Bà được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh vì những thành tựu cho nền văn học Việt Nam. Thân thế. Bà tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942 tại xã Văn Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay là phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội). Xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên công tác xa gia đình, Xuân Quỳnh đã được bà nội nuôi dạy từ nhỏ đến khi trưởng thành. Sự nghiệp. Tháng 2 năm 1956, Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo thành diễn viên múa. Bà từng nhiều lần đi biểu diễn ở nước ngoài và dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Vienna (Áo). Từ năm 1962 đến 1964, Xuân Quỳnh theo học Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ (khoá I) của Hội Nhà văn Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp, bà bắt đầu làm việc tại báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt Nam. Xuân Quỳnh là hội viên báo Văn Nghệ từ năm 1967, là ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III. Năm 1973, Xuân Quỳnh kết hôn với nhà viết kịch, nhà thơ Lưu Quang Vũ, trước đó, Xuân Quỳnh kết hôn lần đầu với một nhạc công của Đoàn Văn công nhân dân Trung ương sau đó ly hôn. Từ năm 1978 đến lúc mất, Xuân Quỳnh là biên tập viên của Nhà xuất bản Tác phẩm mới. Xuân Quỳnh mất ngày 29 tháng 8 năm 1988 trong một vụ tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương (nay là thành phố), tỉnh Hải Dương, cùng với chồng Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi. Bà được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.
{ "split": 0, "title": "Xuân Quỳnh", "token_count": 486 }
22,881
Title: Xuân Quỳnh Ngày 30 tháng 3 năm 2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký Quyết định số 602 chính thức truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho cố nhà thơ Xuân Quỳnh với hai tập thơ là "Lời ru trên mặt đất" và "Bầu trời trong quả trứng". Tác phẩm. Các tác phẩm chính: Các tác phẩm viết cho thiếu nhi Các bài thơ được phổ nhạc Thành tựu nghệ thuật. Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau như chính tính cách luôn hết mình của Xuân Quỳnh. Những bài thơ khi hạnh phúc đắm say, lúc đau khổ, suy tư của nhà thơ luôn gần gũi vì được viết với sự đằm thắm của một người phụ nữ vừa làm thơ vừa làm vợ, làm mẹ. Nhiều bài thơ của Xuân Quỳnh đã trở nên nổi tiếng như "Thuyền và biển", "Sóng" (viết năm 1967, in trong tập Hoa dọc chiến hào năm 1968), "Hoa cỏ may", "Tự hát", "Nói cùng anh,"... Các bài thơ "Sóng", "Tiếng gà trưa", "Chuyện cổ tích về loài người" (Lời ru trên mặt đất, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, 1978) được đưa vào sách giáo khoa phổ thông của Việt nam. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã phổ nhạc rất thành công các bài thơ: "Thuyền và biển" (4/1963), "Thơ tình cuối mùa thu" của Xuân Quỳnh. Gia đình. Bà từng kết hôn hai lần. Bà kết hôn lần đầu với nhạc công chơi đàn violon Lưu Tuấn. Xuân Quỳnh và Lưu Tuấn có một con trai tên là Lưu Tuấn Anh. Sau khi li hôn chồng, bà vẫn ở chung một tòa nhà với chồng con ở phố Huế, Hà Nội.
{ "split": 1, "title": "Xuân Quỳnh", "token_count": 396 }
22,882
Title: Xuân Quỳnh Lần thứ hai bà kết hôn với Lưu Quang Vũ (1948–1988) vào năm 1973. Lưu Quang Vũ kém Xuân Quỳnh 6 tuổi, đã li dị vợ là nghệ sĩ ưu tú Tố Uyên (1948-) vào năm 1972 và có một con trai riêng với Tố Uyên tên là Lưu Minh Vũ. Tháng 2 năm 1975, Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh có với nhau một con trai đặt tên là Lưu Quỳnh Thơ (tên ở nhà là Mí). Lưu Quỳnh Thơ sau đó mất lúc 13 tuổi cùng với cha mẹ trong vụ tai nạn năm 1988. Vinh danh. Vào ngày 6 tháng 10 năm 2019, nhân dịp kỉ niệm 77 năm ngày sinh của nhà thơ Xuân Quỳnh, Google đã chính thức thay đổi ảnh đại diện logo trên trang chủ của mình thành bức hoạ cách điệu mang dáng hình nhà thơ Xuân Quỳnh cùng với hình ảnh con thuyền lướt trên sóng và đàn chim trên bầu trời. Hình ảnh này nằm trong bộ sưu tập các Doodle của Google được lập ra nhằm tôn vinh những nhân vật, sự kiện nổi tiếng và đáng nhớ có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Như vậy, sau cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và cố họa sĩ Bùi Xuân Phái vừa được Google vinh danh trên trang chủ, Xuân Quỳnh là danh nhân Việt Nam thứ 3 và là người phụ nữ Việt đầu tiên được Google vinh danh. Tại Sài Gòn, có một con đường nội khu của một khu đô thị mang tên Xuân Quỳnh. Tại Hà Nội, tên của bà được đặt cho một con phố ở quận Cầu Giấy, nằm trong khu đô thị Trung Yên.
{ "split": 2, "title": "Xuân Quỳnh", "token_count": 348 }
22,883
Title: Xung đột Nagorno-Karabakh Xung đột Nagorno-Karabakh là xung đột sắc tộc và lãnh thổ giữa Armenia và Azerbaijan về khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh, nơi sinh sống chủ yếu của người Armenia, và bảy huyện xung quanh, chủ yếu là nơi sinh sống của người Azerbaijan cho đến khi họ sơ tán trong chiến tranh Nagorno-Karabakh lần thứ nhất. Một số vùng lãnh thổ này trên thực tế được kiểm soát, và một số lãnh thổ do Cộng hòa Artsakh ly khai tuyên bố chủ quyền mặc dù chúng đã được quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan. Xung đột bắt nguồn từ đầu thế kỷ 20, nhưng xung đột hiện tại bắt đầu vào năm 1988, khi người Armenia ở Karabakh yêu cầu chuyển Karabakh từ Azerbaijan thuộc Liên Xô sang Armenia thuộc Liên Xô. Xung đột leo thang thành một cuộc chiến toàn diện vào đầu những năm 1990, sau đó chuyển thành một cuộc xung đột cường độ thấp cho đến khi leo thang 4 ngày vào tháng 4 năm 2016 và sau đó thành một cuộc chiến toàn diện khác vào năm 2020. Một lệnh ngừng bắn được ký kết vào năm 1994 tại Bishkek được theo sau bởi hai thập kỷ ổn định tương đối, điều này xấu đi đáng kể cùng với sự thất vọng ngày càng tăng của Azerbaijan với hiện trạng, trái ngược với nỗ lực của Armenia nhằm củng cố nó. Lần leo thang bốn ngày vào tháng 4 năm 2016 đã trở thành vụ vi phạm ngừng bắn chết người nhất cho đến khi xảy ra xung đột năm 2020. Hiệp định đình chiến dự kiến ​​được thiết lập bằng thỏa thuận ngừng bắn ba bên vào ngày 10 tháng 11 năm 2020, theo đó hầu hết các lãnh thổ bị Azerbaijan đánh mất trong cuộc chiến tranh Nagorno-Karabakh lần thứ nhất thuộc quyền kiểm soát của Azerbaijan. Tổng thống Azerbaijan, Ilham Aliyev, tuyên bố rằng cuộc xung đột như vậy đã kết thúc; tuy nhiên, thỏa thuận ngừng bắn được theo sau bởi cuộc khủng hoảng biên giới Armenia-Azerbaijan 2021–2022 từ tháng 5 năm 2021 trở đi, với thương vong liên tục từ cả hai bên.
{ "split": 0, "title": "Xung đột Nagorno-Karabakh", "token_count": 445 }
22,884
Title: Xung đột Papua Xung đột Papua là một cuộc xung đột đang diễn ra ở Tây New Guinea, giữa Indonesia và Phong trào Tự do Papua (, OPM). Sau khi chính quyền Hà Lan rút khỏi New Guinea thuộc Hà Lan vào năm 1962 và chính quyền Indonesia tiếp quản vào năm 1963, Phong trào Tự do Papua đã tiến hành một cuộc chiến tranh du kích cường độ thấp chống lại Indonesia thông qua việc tấn công vào quân đội, cảnh sát và dân thường. Những người ly khai Papua đã tiến hành các cuộc biểu tình và nghi lễ, giương cao lá cờ đòi độc lập hoặc kêu gọi thành lập liên bang với Papua New Guinea, và cáo buộc chính phủ Indonesia gây bạo lực bừa bãi và đàn áp quyền tự do ngôn luận của họ. Indonesia đã bị buộc tội tiến hành một chiến dịch diệt chủng cư dân bản địa. Trong một cuốn sách xuất bản năm 2007, tác giả De R.G. Crocombe đã viết rằng ước tính có khoảng 100.000 đến 300.000 người Papua đã bị lực lượng an ninh Indonesia giết hại, và nhiều phụ nữ bị hãm hiếp hoặc bạo hành tình dục. Nghiên cứu về bạo lực đối với phụ nữ Papua của Nhóm Công tác Phụ nữ Papua và Tổ chức Quyền Tư pháp Châu Á (AJAR) cho thấy 64 trong số 170 (hoặc 4 trong số 10) phụ nữ Papua được khảo sát vào năm 2013, 2017, và nghiên cứu gần đây nhất từ ​​năm 2019, cho thấy 65 trong số 249 phụ nữ Papua đã trải qua một số hình thức bạo lực của nhà nước. Theo nghiên cứu trước đây và cựu tù nhân chính trị Ambrosius Mulait, hầu hết bạo lực đối với phụ nữ Papua xảy ra do bạo lực gia đình của người chồng và quan điểm văn hóa của người Papua đối với người vợ cho rằng họ đã được 'trả công'. Cách quản trị của Indonesia đã được so sánh với một nhà nước cảnh sát, đàn áp quyền tự do của hiệp hội chính trị và biểu đạt chính trị, mặc dù những người khác đã lưu ý rằng xung đột ở Papua thì lại do tình trạng tương tự vô chính phủ ở một số khu vực. Các nhà hoạt động vì quyền phụ nữ, chẳng hạn như Fien Jarangga, ủng hộ phong trào đòi độc lập.
{ "split": 0, "title": "Xung đột Papua", "token_count": 463 }
22,885
Title: Xung đột Papua Chính quyền Indonesia tiếp tục hạn chế người nước ngoài tiếp cận khu vực mà họ chính thức tuyên bố là một "mối quan ngại về an toàn và an ninh". Một số tổ chức đã kêu gọi thực hiện một nhiệm vụ gìn giữ hòa bình trong khu vực. Tổng quan bối cảnh. Tháng 12 năm 1949, sau khi Cách mạng Dân tộc Indonesia kết thúc, Hà Lan đã đồng ý công nhận chủ quyền của Indonesia đối với các lãnh thổ Đông Ấn Hà Lan trước đây, ngoại trừ Tây New Guinea mà Hà Lan tiếp tục quản lý với tên gọi New Guinea thuộc Hà Lan. Chính phủ Indonesia theo chủ nghĩa dân tộc đã lập luận rằng họ là nước thừa kế toàn bộ Đông Ấn Hà Lan và muốn chấm dứt sự hiện diện của thực dân Hà Lan tại quần đảo này. Hà Lan thì lập luận rằng người Papua khác biệt về sắc tộc và Hà Lan sẽ tiếp tục quản lý lãnh thổ cho đến khi có khả năng tự quyết. Từ năm 1950 trở đi, Hà Lan và các cường quốc phương Tây đồng ý rằng người Papua nên thành lập một quốc gia độc lập. Tuy nhiên, do những biến động toàn cầu, chủ yếu là mối quan tâm của chính quyền Kennedy muốn giữ Indonesia đứng về phía họ trong Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ gây áp lực buộc Hà Lan phải hủy bỏ nền độc lập của Papua và chuyển giao lãnh thổ cho Indonesia.
{ "split": 1, "title": "Xung đột Papua", "token_count": 286 }
22,886
Title: Xung đột Papua Năm 1962, Hà Lan đồng ý giao lãnh thổ này cho Liên Hợp Quốc quản lý tạm thời và ký kết Thỏa thuận New York, trong đó có điều khoản rằng một cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức trước năm 1969. Quân đội Indonesia đã tổ chức cuộc bỏ phiếu này, được gọi là Đạo luật Tự do Lựa chọn năm 1969, để xác định quan điểm của người dân về tương lai của lãnh thổ. Kết quả là có lợi cho việc sáp nhập vào Indonesia. Tuy vậy, cuộc bỏ phiếu lại vi phạm Thỏa thuận giữa Indonesia và Hà Lan rằng quân đội Indonesia đã có mặt trong cuộc trưng cầu, và chỉ có 1.025 người được chọn bằng tay, là những người bị "buộc trước họng súng" bỏ phiếu ủng hộ sáp nhập, ít hơn nhiều so với 1% trong số những người lẽ ra đã đủ điều kiện để bỏ phiếu. Do đó, tính hợp pháp của cuộc bỏ phiếu bị các nhà hoạt động độc lập tranh cãi, những người phản đối việc Indonesia chiếm đóng quân sự ở Papua. Indonesia thường xuyên bị cáo buộc vi phạm nhân quyền. Chúng bao gồm các cuộc tấn công vào những thường dân ủng hội OPM và bỏ tù những người giương cao lá cờ quốc gia Moring Star của Tây Papua vì tội phản quốc.
{ "split": 2, "title": "Xung đột Papua", "token_count": 271 }
22,887
Title: Xung đột Papua Thông qua chương trình di cư, kể từ năm 1969, bao gồm cả di cư đến Papua, khoảng một nửa cư dân của Papua Indonesia là người di cư. Hôn nhân giữa các chủng tộc ngày càng gia tăng và con cái của những người kết hôn liên dân tộc đã coi mình là "Papua" hơn là nhóm dân tộc của cha mẹ họ. Tính đến năm 2010, 13.500 người tị nạn Papua sống lưu vong ở nước láng giềng Papua New Guinea (PNG), và thỉnh thoảng, giao tranh tràn qua biên giới. Do đó, Lực lượng Phòng vệ Papua New Guinea (PNGDF) đã thiết lập các cuộc tuần tra dọc theo biên giới phía tây của PNG để ngăn chặn sự xâm nhập của OPM. Ngoài ra, chính phủ PNG đã trục xuất những cư dân "vượt biên" và đưa ra điều kiện để những người di cư ở lại PNG là cam kết không có hoạt động chống Indonesia. Kể từ cuối những năm 1970, OPM đã đưa ra "các mối đe dọa đối với các dự án kinh doanh và chính trị gia của PNG để trả đũa vì các hoạt động của PNGDF chống lại OPM". PNGDF đã thực hiện các cuộc tuần tra biên giới chung với Indonesia từ những năm 1980, mặc dù các hoạt động của PNGDF chống lại OPM là "song song". Các bên ủng hộ quyền tự quyết. Quốc gia. Các quốc gia sau đã tố cáo Đạo luật Tự do Lựa chọn và/hoặc ủng hộ quyền tự quyết của người Papua: Các tổ chức khác. Nghị viện Quốc tế về Tây Papua là một tổ chức chính trị quốc tế ủng hộ nền độc lập của Tây Papua.
{ "split": 3, "title": "Xung đột Papua", "token_count": 366 }
22,888
Title: Xung đột kênh Xung đột kênh xảy ra khi nhà sản xuất (nhãn hiệu) làm gián đoạn các đối tác kênh của họ, chẳng hạn như nhà phân phối, nhà bán lẻ, đại lý và đại diện bán hàng, bằng cách bán sản phẩm của họ trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua các phương thức tiếp thị chung và/hoặc qua Internet. Một số nhà sản xuất muốn nắm bắt thị trường trực tuyến cho thương hiệu của họ nhưng không muốn tạo ra xung đột với các kênh phân phối khác của họ. Census Bureau của Bộ Thương mại Mỹ báo cáo rằng bán hàng trực tuyến trong năm 2005 đã tăng 24,6 phần trăm so với năm 2004 sẽ 86,3 tỷ Để so sánh, tổng doanh số bán lẻ năm 2005 tăng 7,2% so với năm 2004. Những con số này làm cho thị trường trực tuyến hấp dẫn các nhà sản xuất, nhưng đặt ra câu hỏi làm thế nào để tham gia mà không làm tổn hại đến các mối quan hệ kênh hiện có. Theo Forrester Research và Gartner từ năm 2007, mặc dù sự phát triển nhanh chóng của thương mại trực tuyến, ước tính 90% các nhà sản xuất không bán sản phẩm của họ trực tuyến. Trong số này, 66% xác định xung đột kênh là vấn đề lớn nhất của họ . Tuy nhiên, kết quả từ một cuộc khảo sát cho thấy các doanh nghiệp gạch vữa có cơ hội duy trì mô hình kinh doanh cao hơn 80% trong thời gian ba năm so với các doanh nghiệp chỉ hoạt động ở một trong hai kênh. Thương mại điện tử là kênh phân phối thứ hai phổ biến nhất vì chi phí đầu tư và chi phí truyền thông thấp. Ưu điểm này cũng là một bất lợi, vì người tiêu dùng cũng có thể giao tiếp ít chi phí hơn và dễ dàng hơn với nhau trên thị trường trực tuyến. Do đó, giá cả và sự khác biệt sản phẩm là thách thức hơn trong thị trường trực tuyến. Xung đột kênh cũng có thể xảy ra khi đã có quá sản xuất. Điều này dẫn đến sự dư thừa của sản phẩm. Các phiên bản mới hơn của sản phẩm, thay đổi xu hướng, mất khả năng thanh toán của nhà bán buôn và bán lẻ và việc phân phối hàng hóa bị hư hỏng cũng ảnh hưởng đến xung đột kênh. Trong kết nối này, chiến lược giải phóng mặt bằng cổ phiếu của một công ty là rất quan trọng.
{ "split": 0, "title": "Xung đột kênh", "token_count": 492 }
22,889
Title: Xung đột kênh Để tránh xung đột kênh trong doanh nghiệp gạch vữa, cần phải đảm bảo rằng cả hai kênh truyền thống và trực tuyến đều được tích hợp đầy đủ. Điều này làm giảm sự nhầm lẫn có thể với khách hàng trong khi cung cấp các lợi ích kinh doanh của một kênh kép. Các nhà sản xuất ngày nay bán sản phẩm của họ thông qua một loạt các kênh. Vì hầu hết các nhà sản xuất bán đồng thời qua một số kênh, các kênh đôi khi thấy mình cạnh tranh để tiếp cận cùng một nhóm khách hàng. Khi điều này xảy ra, xung đột kênh hầu như được đảm bảo. Đổi lại, cuộc xung đột như vậy luôn luôn tìm đường quay trở lại nhà sản xuất. Điều này cũng có thể được gọi là tình huống khi nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp bỏ qua kênh phân phối thông thường và bán trực tiếp cho người dùng cuối. Bán qua Internet trong khi duy trì mạng phân phối vật lý là một ví dụ về xung đột kênh. Tài chính. Loại bỏ các trung gian tài chính (ngân hàng, môi giới) giữa các nhà cung cấp quỹ (người tiết kiệm / nhà đầu tư) và người sử dụng vốn (người vay / người đầu tư). Phân phối xảy ra khi tỷ lệ lạm phát cao nhưng lãi suất ngân hàng bị đình trệ và người gửi tiền ngân hàng có thể nhận được lợi nhuận tốt hơn bằng cách đầu tư vào các quỹ tương hỗ hoặc chứng khoán. Internet. Loại bỏ (bằng các nguồn trực tuyến) của người trung gian truyền thống, người trung gian giữa người bán và người mua (như đại lý, người môi giới hoặc người bán lại), hoặc giữa nguồn và người nhận thông tin (như đại lý, quan chức hoặc cổng thủ môn). Loại xung đột kênh. Có hai loại xung đột kênh. Xung đột kênh dọc. Xung đột dọc xảy ra khi hành động của nhà sản xuất phá vỡ chuỗi cung ứng. Ví dụ: nhà sản xuất thường phân phối sản phẩm của mình thông qua bán lẻ sẽ gây ra xung đột kênh dọc nếu họ bắt đầu gửi thư trực tiếp và quảng cáo trực tiếp đến người tiêu dùng. Xung đột kênh ngang.
{ "split": 1, "title": "Xung đột kênh", "token_count": 454 }
22,890
Title: Xung đột kênh Xung đột ngang xảy ra giữa các công ty ở cùng cấp độ của kênh. Ví dụ: hai nhượng quyền mở hai nhà hàng bên kia đường sẽ xảy ra xung đột theo chiều ngang hoặc khi một công ty trong kênh phân phối cung cấp giá thấp hơn các thành viên của kênh phân phối và do đó thu hút nhiều khách hàng hơn. Vậy các nhà sản xuất phải làm gì? Lý thuyết phụ thuộc tài nguyên nhấn mạnh sự cần thiết của các tổ chức để xây dựng chiến lược nhằm nâng cao vị thế quyền lực của họ và giảm sự phụ thuộc môi trường để đạt được khả năng cạnh tranh bền vững. Những phát hiện của nghiên cứu về sự phụ thuộc quyền lực và ảnh hưởng của người bán lại đối với việc tiếp tục sử dụng trực tiếp các kênh bán hàng (ODSC) minh họa rằng, để giảm tác động tiêu cực của mất cân bằng phụ thuộc quyền lực, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên cố gắng định hình lại và củng cố vị thế phụ thuộc quyền lực của họ so với các đại lý. Ví dụ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể củng cố vị trí phụ thuộc quyền lực của mình bằng cách cung cấp hỗ trợ dịch vụ khác biệt để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của người bán lại và bằng cách củng cố các giá trị độc đáo của họ để tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể cố gắng cải thiện vị trí phụ thuộc quyền lực của mình thông qua việc cải thiện quyền lực giữa các nhà cung cấp khác của các đại lý. Nghiên cứu về mất cân bằng điện và sử dụng năng lượng cho thấy mức độ chịu đựng của nhà cung cấp đối với nhà cung cấp được quyết định rất lớn bởi vị trí quyền lực tương đối của nhà cung cấp so với các nhà cung cấp thay thế của nhà bán lẻ để cung cấp một hành trình tích hợp cho khách hàng quyết định, bởi vì ở giai đoạn đánh giá Hành trình quyết định của người tiêu dùng, người tiêu dùng đã không bắt đầu với các công cụ tìm kiếm; thay vào đó, họ đã trực tiếp đến Amazon.com và các trang web bán lẻ khác, với hàng loạt thông tin so sánh sản phẩm, xếp hạng của người tiêu dùng và chuyên gia và hình ảnh, đang trở thành những người có ảnh hưởng quan trọng nhất.
{ "split": 2, "title": "Xung đột kênh", "token_count": 480 }
22,891
Title: Xung đột Xung đột có thể hiểu là sự đối lập về những nhu cầu, giá trị và lợi ích. Xung đột có thể là nội tại (trong bản thân) cá nhân. Khái niệm xung đột có thể giúp giải thích nhiều mặt của xã hội như sự bất đồng xã hội, những xung đột về lợi ích, những cuộc đấu tranh giữa các cá nhân, nhóm và các tổ chức. Theo thuật ngữ chính trị, "xung đột" có thể ám chỉ tới những cuộc chiến tranh, những cuộc cách mạng hay những cuộc chiến đấu khác, trong đó có thể bao gồm việc sử dụng lực lượng theo nghĩa xung đột vũ trang. Nếu không có sự điều hòa và giải pháp thỏa đáng, xung đột có thể dẫn đến stress hay căng thẳng giữa những cá nhân hay nhóm người liên quan.
{ "split": 0, "title": "Xung đột", "token_count": 169 }
22,892
Title: Xuyên tiêu Xuyên tiêu hay còn gọi sẻn, sang, sang láng, đắng cay, hoàng liệt, chứ xá (tiếng H'Mông) (danh pháp khoa học: Zanthoxylum nitidum) là một loài thực vật có hoa trong họ Cửu lý hương. Loài này được (Roxb.) DC. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1824. Phân bố. Mọc ở độ cao dưới 800 m. Phân bố tại Australia, Ấn Độ, Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Myanma, Nepal, New Guinea, Nhật Bản (quần đảo Lưu Cầu), Philippines, Thái Lan, Trung Quốc (Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, nam và đông nam Quý Châu, Hải Nam, nam Hồ Nam, Vân Nam, nam Chiết Giang), Việt Nam, các đảo tây nam Thái Bình Dương.
{ "split": 0, "title": "Xuyên tiêu", "token_count": 190 }
22,893
Title: XxxHolic xxxHolic (cách điệu là ×××HOLiC; phát âm là "Holic") là một bộ manga Nhật Bản được viết và minh họa bởi nhóm manga Clamp. Bộ manga được chuyển thể từ một tác phẩm khác của Clamp là "", chuyện xoay quanh Watanuki Kimihiro, một học sinh trung học bị quấy rầy bởi khả năng siêu nhiên có thể nhìn thấy linh hồn, và Ichihara Yūko, một phù thủy cấp cao sở hữu một cửa hàng bán điều ước. Khi Watanuki yêu cầu Ichihara loại bỏ khả năng nhìn thấy các linh hồn, cô đã đồng ý với điều kiện anh phải trả giá cho mong muốn đó bằng cách làm việc cho cô ấy. Clamp đã tạo ra "xxxHolic" để liên kết loạt manga siêu nhiên với giả tưởng. Từ năm 2013 đến năm 2016, họ đã sáng tác một loạt manga tiếp theo là xxxHolic: Rei. "xxxHolic" được đăng nhiều kỳ trên "Young Magazine" của Kodansha, định kỳ từ năm 2003 đến tháng 3 năm 2010. Sau đó nó chuyển sang "Bessatsu Shōnen Magazine" vào tháng 6 năm 2010 rồi kết thúc xuất bản vào tháng 2 năm 2011. Manga xuất bản trong các tập "tankōbon" dưới nhãn KC Deluxe; tổng cộng đã phát hành mười chín tập. Ở Mỹ manga do Del Rey Manga xuất bản và ở Anh là do Tanoshimi. Năm 2005, Production I.G đã chuyển thể manga thành phim anime, sau đó là hai loạt anime truyền hình, và nhiều OVA khác nhau. Funimation cấp phép cho anime và anime truyền hình đầu tiên là ở Bắc Mỹ, đồng thời phát hành cả hai dưới định dạng DVD cũng như Blu-ray Disc. Một light novel và một trò chơi điện tử cũng đã được phát hành dựa trên manga. Bộ manga nhận được sự đón nhận nhiệt liệt từ phía độc giả Nhật Bản và Anh, cũng như xuất hiện trong nhiều bảng xếp hạng manga bán chạy nhất. Các nhà phê bình ca ngợi hình vẽ minh họa và sự miêu tả các yếu tố siêu nhiên của manga. Câu chuyện.
{ "split": 0, "title": "XxxHolic", "token_count": 447 }
22,894
Title: XxxHolic Watanuki Kimihiro là 1 học sinh Trung học, có khả năng đặc biệt là có thể thấy được linh hồn nhưng cậu lại bị chúng ám và đuổi theo. Một lần, khi bị một con ma ám theo, cậu đã vô tình chạm vào hàng rào của tiệm Yuuko và con ma ám theo cậu đã bị tan biến. Sau đó, cậu đã đi vào tiệm (dù không cố ý). Cậu gặp Maru, Moro và phù thủy Yuuko. Yuuko là 1 phù thủy chuyên thực hiện các điều ước với 1 mức giá tương xứng. Watanuki đã ước không bị các hồn ma đuổi theo nữa. Điều ước của cậu sẽ trở thành hiện thực nếu cậu chịu làm việc không công trong tiệm Yuuko trong một thời gian nhất định. Cuộc hành trình kì lạ của cậu bắt đầu từ đây. xxxHolic "tạm" kết thúc với sự biến mất của Yuuko và Watanuki ở lại trông cửa tiệm cũng như chờ Yuuko về. Có thể kết thúc này là gợi ý để CLAMP ra xxxHolic Rei nhưng không thể phủ nhận rằng cái kết mở như vậy khiến người đọc không khỏi cảm thấy mất mát, hụt hẫng. Nhân vật. Maru và Moro: Hai cô bé đáng yêu giúp việc ở cửa hàng Yūko. Họ có thói quen lặp lại lời nói của người khác. Thực chất, hai cô bé không có linh hồn, nên chỉ có thể ở trong cửa hàng, nếu ra ngoài sẽ biến mất. Maru và Moro rất yêu quý Watanuki và Yūko-san. Hai cô bé này bao giờ cũng đi với nhau và thành một bộ đôi song sinh dễ thương. Mokona Đen: Rất hợp ý với Yūko, luôn hùa cùng với Yūko để trêu chọc Watanuki. Là một vật để liên lạc với nhóm Syaoran trong Tsubasa, Mokona còn kiêm luôn nhiệm vụ thu thập lại các đồ vật tương xứng với điều ước của họ. Rất thích Mokona Trắng và cũng thích luôn uống rượu (giống Yūko)
{ "split": 1, "title": "XxxHolic", "token_count": 446 }
22,895
Title: Xylophanes docilis Xylophanes docilis là một loài bướm đêm thuộc họ Sphingidae. phân phát. Nó được tìm thấy ở khắp much của Nam Mỹ, bao gồm Ecuador, Bolivia, Argentina và Peru. miêu tả. Sải cánh dài 36–40 mm. Nó gần giống loài "Xylophanes amadis", nhưng rìa ngoài cánh trước thẳng hơn. sinh học. There are at least two at least two generations per year in Peru con trưởng thành bay vào tháng 2 và again từ tháng 7 đến tháng 8. Con trưởng thành bay vào tháng 2 và tháng 11 in Argentina. Ấu trùng có thể ăn các loài Rubiaceae và Malvaceae.
{ "split": 0, "title": "Xylophanes docilis", "token_count": 153 }
22,896
Title: Xylophanes fernandezi Xylophanes fernandezi là một loài bướm đêm thuộc họ Sphingidae. Nó được tìm thấy ở Honduras và Guatemala phía bắc through México tới miền nam Arizona và miền tây Texas. It is generally được tìm thấy ở cây sồi woodland và along streamsides. Sải cánh dài 70–80 mm. Con trưởng thành bay từ tháng 6 đến tháng 9 in Arizona và continuously in the tropics. Ấu trùng có thể ăn "Bouvardia glaberrima". There là một single large eye on the thorax và six white circles down the side of the caterpillar. There are also extensive bands of white dots girdling the abdomen.
{ "split": 0, "title": "Xylophanes fernandezi", "token_count": 165 }
22,897
Title: Xylotomy Xylotomy là việc chuẩn bị các mảnh gỗ nhỏ để kiểm tra dưới kính hiển vi, thiết bị thường được sử dụng có tên là microtome. Nó rất hữu ích trong việc cung cấp bằng chứng pháp y trong một số vụ án hình sự trong đó việc tìm thấy một mảnh gỗ trên thi thể và ghép nó với hung khí sẽ hữu ích. Trong phiên tòa xét xử Bruno Richard Hauptmann, bị buộc tội trong vụ bắt cóc Lindbergh trong những năm 1930, nhà nghiên cứu xylotom Arthur Koehler đã cung cấp bằng chứng quan trọng bằng cách liên kết một mẩu thông từ chiếc thang được sử dụng trong một vụ bắt cóc đến một nhà máy cụ thể có máy móc bị lỗi, và từ đó đến một xưởng gỗ cụ thể. Koehler đã tìm kiếm trong suốt mười tám tháng và đưa ra bằng chứng rõ ràng trước tòa bằng cách đưa ra một viên phấn cọ xát các mẫu mà anh ta làm ở đó và sau đó, chứng minh rằng chúng giống hệt nhau. Anh ta cũng ghép các mảnh khác của chiếc cầu thang với một cái đục được sử dụng để tạo ra các thanh ghép, mất tích từ rương công cụ của bị cáo và một tấm ván bị mất từ sàn gác mái của nghi phạm. Nó cũng có thể hữu ích trong các nghiên cứu trong lĩnh vực lâm nghiệp. Xác định loài của một mảnh gỗ không phải lúc nào cũng dễ dàng, trong trường hợp đó, một xylotheque có thể cung cấp các mẫu mà xylotomist có thể so sánh với chính mình. Xylotomy có thể được thực hiện bởi một nhà sinh học pháp y. Những người có chuyên môn về xylotomy là rất ít. Mọi người thường nhầm lẫn nó với một người chơi xylophone và họ không có xu hướng quan tâm nhiều đến chủ đề này.
{ "split": 0, "title": "Xylotomy", "token_count": 396 }
22,898
Title: Y Châu Y Châu (, ) là một khu của thành phố Hami, khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc. Khu nằm trên một khu vực ốc đảo và có một khu vực lõm, sâu 200 mét dưới mực nước biển. Kumul có khí hậu sa mạc lạnh, nhiệt độ trung bình vào tháng giêng là -15,9C và nhiệt độ trung bình tháng bảy là 34,2C. Lượng mưa tại đây rất hiếm, chỉ khoảng 39mm mỗi năm. Tháng 2 năm 2016, địa khu Hami chuyển thành địa cấp thị, thành phố Hami được đổi thành khu Y Châu. Hành chính. Quận Y Châu được chia thành 24 đơn vị hành chính cấp hương bao gồm 5 nhai đạo, 7 trấn, 10 hương và 2 hương dân tộc. Ngoài ra còn có 9 đơn vị ngang cấp hương khác. Đơn vị ngang cấp hương khác
{ "split": 0, "title": "Y Châu", "token_count": 179 }
22,899
Title: Y Lăng Thi Trục Tựu thiền vu Y Lăng Thi Trục Tựu (, ?-172), thuộc Luyên Đê thị, danh là "Cư Xa Nhân". Năm 147, Hô Lan Thi Trục Tựu thiề vu mất, Cư Xa Nhân lên kế vị. Tiên Ti liên tục xâm lấn phương nam, Bắc Trung lãng tướng Trương Hoán nhận thấy Y Lăng Trục Tựu thiền vu không có năng lực quản lý quốc sự, viết một lá thư thỉnh cầu phế truất, Hán Hoàn Đế không đồng ý, ra chiếu viết "Xuân Thu" Đại cư chính, Cư Xa Nhân nhất tâm hướng hóa, hà tội nhi khuất! Kì khiển hoàn đình" (đại ý là Cư Xa Nhân xưa nay đều một lòng cải biến, sao ta có thể phế). Năm 172, Y Lăng Trục Tựu thiền vu mất.
{ "split": 0, "title": "Y Lăng Thi Trục Tựu thiền vu", "token_count": 197 }