id
int64
0
23k
passage
stringlengths
27
4.61k
metadata
dict
22,500
Title: Vong Sarendy Sau cuộc đảo chính do tướng Lon Nol cùng phe nhóm thân tín tiến hành lật đổ chính phủ Sihanouk cũng như phế truất ông ta, Hải quân Hoàng gia Khmer được đổi tên thành Hải quân Quốc gia Khmer. Vong Sarendy được thăng lên tới cấp bậc Chuẩn Đô đốc và thay thế Pierre Coedes, viên chỉ huy cũ làm Tổng tư lệnh lực lượng Hải quân Quốc gia Khmer. Cộng hòa Khmer mới thành lập đã tiếp nhận một đợt tàu thuyền và các trang thiết bị được tiêu chuẩn hóa do Hoa Kỳ viện trợ. Thêm vào đó, tới tháng 9 năm 1974, quân số Hải quân Quốc gia Khmer đã tăng gấp mười lần với tổng cộng 16.500 quân dưới sự chỉ huy của ông. Ngày nay, Vong Sarendy được công nhận là một trong những viên tư lệnh kiệt xuất nhất của Hải quân Quốc gia Khmer. Theo một báo cáo của CIA hiện đang được giải mật từ ngày 14 tháng 8 năm 1970, một hội đồng bí mật mang tên "Ủy ban Cách mạng" đã tổ chức và lên kế hoạch vụ đảo chính nhằm lật đổ Hoàng thân Sihanouk và dẫn đến sự ra đời của nước Cộng hòa Khmer. Vong Sarendy được ghi nhận là một trong mười hai thành viên của ủy ban này. Trong suốt cuộc nội chiến Campuchia giữa Khmer Đỏ và Cộng hòa Khmer, Vong Sarendy được dư luận trong và ngoài nước khen ngợi coi ông như một ví dụ điển hình về tính kỷ luật và đạo đức trong lực lượng của mình. Vào ngày 12 tháng 4 năm 1975, Hoa Kỳ bắt đầu khởi động chiến dịch Eagle Pull sơ tán tất cả các công dân Mỹ còn lại ở Phnôm Pênh đang bị lực lượng Cộng sản vây hãm cũng như quyền Tổng thống Saukham Khoy và nội các của ông. Sau khi Saukham Khoy ra đi, một ủy ban tối cao, bao gồm Vong Sarendy và sáu quan chức cấp cao khác được thành lập để tạm điều hành nước cộng hòa trong những ngày cuối cùng. Ngày 17 tháng 4 năm 1975, Phnôm Pênh bị đánh chiếm hoàn toàn đánh dấu sự sụp đổ của chế độ cộng hòa và ủy ban này chỉ ở lại nhiệm sở trong 5 ngày thì chính thức giải tán, hầu hết các thành viên trong ủy ban đều bị Khmer Đỏ sát hại. Ảnh hưởng văn hóa.
{ "split": 1, "title": "Vong Sarendy", "token_count": 499 }
22,501
Title: Vong Sarendy Vong Sarendy xuất hiện ngắn ngủi trong bộ phim năm 1969 do chính Sihanouk đạo diễn là "Shadow Over Angkor" (Hình bóng Angkor). Ông vào vai một sĩ quan Hải quân Hoàng gia Khmer. Trớ trêu thay, bộ phim lại xoay quanh vào một âm mưu lật đổ chính phủ Campuchia. Ngoài ra, ông còn được đề cập đến trong cuốn sách của John Marcinko với tựa đề "The Rogue Warrior" (Chiến sĩ thầm lặng). Tác phẩm của ông là một bài tường thuật sinh động về cuộc nội chiến Campuchia.
{ "split": 2, "title": "Vong Sarendy", "token_count": 132 }
22,502
Title: Vorchdorf Vorchdorf là một đô thị ở huyện Gmunden bang Oberösterreich, nước Áo. Đô thị này có diện tích 47,7 km², dân số thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2005 là 7374 người. Vorchdorf nằm ở vùng Traunviertel của bang Oberösterreich, cự ly khoảng 15 km về phía bắc thị xã Gmunden. Khu vực này có độ cao khoảng 414 mét trên mực nước biển (điểm cao nhất: 640 m; điểm thấp nhất: 370 m). Đô thị Vorchdorf gồm các làng: Adlhaming, Aggsbach, Albenedt, Berg, Bergern, Eggenberg, Eichham, Einsiedling, Falkenohren, Feldham, Fischböckau, Hötzelsdorf, Heitzing, Lederau, Moos, Mühltal, Oberhörbach, Pappelleiten, Peintal, Point, Radhaming, Schart, Seyrkam, Theuerwang, Unterhörbach, Ursprung, Vorchdorf (center), Weidach. The most populated localities are Vorchdorf (center), Fischböckau, Mühltal, Lederau và Feldham. Đô thị Vorchdorf giáp với: Bad Wimsbach-Neydharting, Eberstalzell, Kirchham, Laakirchen, Pettenbach, Roitham, Scharnstein và Steinerkirchen. Vorchdorf giáp các huyện Wels-Land và Kirchdorf.
{ "split": 0, "title": "Vorchdorf", "token_count": 322 }
22,503
Title: Voriconazole Voriconazole, được bán dưới tên thương hiệu Vfend cùng với một số những tên khác, là một loại thuốc kháng nấm được sử dụng để điều trị một số bệnh do nấm gây ra. Một số các bệnh này có thể kể đến như nhiễm nấm Aspergillus, nhiễm nấm Candida, coccidioidomycosis, histoplasmosis, penicilliosis, và nhiễm nấm do Scedosporium hoặc Fusarium. Thuốc có thể được đưa vào cơ thể qua đường uống hoặc được sử dụng bằng cách tiêm vào tĩnh mạch. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm các vấn đề về thị lực, buồn nôn, đau bụng, phát ban, đau đầu và có thể nhìn hoặc nghe những thứ không tồn tại. Sử dụng thuốc trong khi mang thai có thể gây hại cho em bé. Đây là một thuốc thuộc họ triazole. Voriconazole có hoạt lực bằng cách tác động đến màng tế bào hoặc ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của nấm. Voriconazole đã được chấp thuận cho sử dụng y tế tại Hoa Kỳ vào năm 2002. Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc an toàn nhất và hiệu quả nhất cần thiết trong một hệ thống y tế. Phiên bản thuốc gốc cũng đã được phê duyệt. Chi phí bán buôn tại Hoa Kỳ, tính đến năm 2017, là khoảng 14,86 USD mỗi ngày. Dược động lực học. Voriconazole được hấp thụ tốt qua đường uống với sinh khả dụng 96%, cho phép bệnh nhân có thể chuyển đổi giữa hình thức tiêm tĩnh mạch và uống.
{ "split": 0, "title": "Voriconazole", "token_count": 348 }
22,504
Title: Vriesea Vriesea là một chi thuộc họ thực vật Bromeliaceae, phân họ Tillandsioideae. Chi được đặt tên theo Willem Hendrik de Vriese, nhà thực vật học, thầy thuốc người Hà Lan (1806–1862). Chi này có một số loài lớn nhất họ "Bromeliaceae", các cây nhiệt đới này mang theo các loài côn trùng, không giống các loài "Catopsis" nhỏ hơn. Trong tự nhiên, ếch nhái có thể sống cả đời trong một cây họ "Bromeliaceae". Chi này có họ hàng gần gũi với chi "Guzmania". Cả "Guzmania" và "Vriesea" đều có quả nang khô khi nứt ra sẽ bung các hạt có dạng dù ra giống như các loài bồ công anh. Hầu hết các loài "Vriesea" đều là thực vật biểu sinh và mọc trên các cây mà không cần đất. Chúng không có rễ nhưng có bộ phận bám giữ đặc biệt không thu nạp bất kỳ chất dinh dưỡng nào. Mọi chất dinh dưỡng được thu qua "bể" trung tâm tạo thành từ bộ phận hình hoa thị hình thành từ các lá cây.
{ "split": 0, "title": "Vriesea", "token_count": 252 }
22,505
Title: Vu Hàm Vu Hàm (chữ Hán: 巫咸) hay Vu Hàm Triệu (巫咸祒) tương truyền là một đồng cốt ("vu", 巫) hay thầy cúng chuyên hành nghề cầu đảo, bốc quẻ, bói toán, chiêm tinh, sống vào đời nhà Thương, phụng sự vua Thái Mậu. Vu Hàm, bên cạnh Cam Đức và Thạch Thân đời Chiến Quốc, được xem là một trong những nhà chiêm tinh lớn của Trung Quốc cổ đại. Nhà nghiên cứu Joseph Needham cho rằng ba người này đã vẽ được những đồ bản thiên văn và đã định được vị trí các sao. Vu Hàm là một cái tên xuất hiện nhiều trong các văn bản thời Tiên Tần, ví dụ như "Ly tao" của Khuất Nguyên hay "Nam Hoa kinh" của Trang Tử. Trong "Ly tao", Vu Hàm và Linh Phân là hai vị thần bói toán được Khuất Nguyên tìm gặp để xin lời khuyên.
{ "split": 0, "title": "Vu Hàm", "token_count": 209 }
22,506
Title: Vu Hữu Nhiệm Vu Hữu Nhiệm (chữ Hán: 于右任; 11 tháng 4 năm 1879 - 10 tháng 11 năm 1964), ban đầu tên là Bách Tuần (伯循), tự Dụ Nhân (誘人), lấy hài âm của Dụ Nhân là Hữu Nhiệm (右任) làm tên, bút danh Sao Tâm (髾心), cuối đời tự xưng là Thái Bình Lão nhân (太平老人), được người đời tôn kính xưng gọi Vu lão (于老); là một trong những người sáng lập Quốc dân Đảng và Trung Hoa Dân Quốc. Vu Hữu Nhiệm cũng là quan chức cấp cao trong chính phủ, người đứng đầu Giám sát viện trong suốt 34 năm từ 1930 đến 1964, cũng là người tại vị lâu nhất trong lịch sử các nhánh của chính phủ Trung Hoa Dân quốc. Ngoài ra, ông cũng là nhà thư pháp nổi tiếng, được xưng tụng là một trong "Tứ đại thư pháp gia của Quốc dân Đảng" cùng với Đàm Diên Khải, Hồ Hán Dân và Ngô Trĩ Huy. Những năm đầu đời.
{ "split": 0, "title": "Vu Hữu Nhiệm", "token_count": 235 }
22,507
Title: Vu Hữu Nhiệm Vu Hữu Nhiệm sinh ra ở Kính Dương, Thiểm Tây. Năm 1900, Vu Hữu Nhiệm viết thư cho Tổng đốc Lưỡng Quảng là Sầm Xuân Huyên (岑春煊) đề nghị nhân cơ hội ám sát Từ Hi Thái hậu đang chạy trốn Liên quân tám nước sau thất bại của phong trào Nghĩa Hòa Đoàn, nhưng một người bạn đã ngăn ông lại. Vu Hữu Nhiệm phẫn uất đã viết nhiều bài thơ để trút giận và thất vọng với triều đình. Những điều này đã được thu thập thành một cuốn sách mang tựa đề "Bản thảo thơ trên lầu dở khóc dở cười". Vì tập thơ này mà ông bị nhà Thanh coi là nhà cách mạng, bị truy nã phải trốn đến Thượng Hải. Sau đó được Linh mục, học giả và nhà giáo dục Dòng Tên là Cha Joseph Mã Tương Bá (馬相伯) giúp đỡ, cho ông, dưới tên giả là Lưu Tuyết Du (劉雪榆) vào học ở Đại học Aurore (Université l'Aurore/ Chấn Đán Đại học, cùng với Đại học Công giáo Phụ Nhân (Bắc Kinh) đều do Cha Joseph Mã Tương Bá sáng lập). Sau này, Vu thành lập Trường Cao đẳng Phúc Đán (Thượng Hải) đã mời Cha Joseph Mã Tương Bá làm Hiệu trưởng. Gia nhập Hội đồng minh và làm báo. Năm 1906, Vu Hữu Nhiệm đến Nhật Bản gặp Tôn Trung Sơn và chính thức gia nhập Đồng minh Hội. Năm 1907, Vu Hữu Nhiệm trở về Trung Quốc và hoạt động báo chí khá sôi nổi trong 5 năm tiền Dân Quốc. Từ năm 1907 đến năm 1912, đã có 4 tờ báo liên tiếp ra đời, trong đó chỉ riêng năm 1909 đã có 3 tờ báo gọi là "Thụ Tam Dân" (竖三民) ra đời:
{ "split": 1, "title": "Vu Hữu Nhiệm", "token_count": 396 }
22,508
Title: Vu Hữu Nhiệm Sau khi về nước, Vu Hữu Nhiệm thành lập tờ báo quy mô lớn "Thần Châu Nhật báo" (神州日报) có khuynh hướng cách mạng rất rõ ràng, chỉ 80 ngày sau, một vụ hỏa hoạn ở nhà hàng xóm, toàn bộ tòa soạn báo, biên tập, in ấn và bán hàng đều bị thiêu rụi. Ngày 15 tháng 5 năm 1909, Vu Hữu Nhiệm thành lập tờ "Dân hô Nhật báo" (民呼日报), nhưng nó nhanh chóng bị triều đình nhà Thanh buộc phải đình bản vì khuynh hướng cách mạng trong nội dung. Hai tháng sau, Vu Hữu Nhiệm thành lập "Dân hu Nhật báo" (民吁日报) trong đất Tô giới Pháp ở Thượng Hải. Vụ nhà cách mạng người Triều Tiên An Trọng Căn ám sát Thủ tướng Nhật Bản kiêm Toàn quyền Triều Tiên Hirobumi Ito ngày 26 tháng 10 năm 1909, Vu Hữu Nhiệm tiếp tục thành lập "Dân lập Báo" (民立报) nhằm tích cực thúc đẩy cuộc cách mạng dân chủ. Sự nghiệp chính trị. Sau khi Trung Hoa Dân Quốc được thành lập, Vu Hữu Nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải trong Chính phủ Lâm thời, nhưng chưa đầy ba tháng sau đó, chính phủ của Tôn Trung Sơn buộc phải từ chức. Sau khi Viên Thế Khải nắm quyền kiểm soát chính phủ và Dân lập Báo bị đóng cửa, Vu đã bị chính phủ của Viên Thế Khải đưa vào danh sách truy nã. Năm 1918, Vu trở về tỉnh Thiểm Tây, nơi ông trở thành chỉ huy của các lực lượng hoạt động cách mạng ở phía tây bắc trong phong trào bảo vệ Hiến pháp chống lại Viên Thế Khải. Năm 1922, chức vụ chỉ huy của ông bị giải tán và ông quay lại Thượng Hải, nơi ông thành lập Đại học Thượng Hải cùng với Diệp Sở Sanh (葉楚傖) và đảm nhận chức vụ chủ tịch của trường. Năm 1925, ông được lệnh tổ chức cùng với Ngô Trĩ Huy, Uông Tinh Vệ, và những người khác của ủy ban chính trị để giải quyết các công việc của đảng. Năm 1927, Vu trở thành thành viên thường trực của ủy ban chính phủ Quốc dân Đảng. Trong năm sau, ông cũng được bổ nhiệm làm Giám đốc Kiểm toán. Năm 1932, Vu Hữu Nhiệm đảm nhận chức vụ Viện trưởng của Giám sát viện.
{ "split": 2, "title": "Vu Hữu Nhiệm", "token_count": 509 }
22,509
Title: Vu Hữu Nhiệm Năm 1941, cùng với các thành viên khác trong giới văn hóa nghệ thuật, Vu sáng kiến ​​đặt tên cho ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm là Ngày của nhà thơ. Ông cũng gặp bậc thầy hội họa hiện đại Trương Đại Thiên (張大千) tại Đôn Hoàng, Tây Bắc Trung Quốc và nhận ra mức độ tàn phá đã xảy ra đối với di sản văn hóa và nghệ thuật tại Đôn Hoàng. Sau khi trở về trụ sở chính phủ ở Trùng Khánh, ông lập tức đề xuất thành lập Học viện Nghệ thuật Đôn Hoàng. Sau khi Trung Quốc Đại lục rơi vào tay các lực lượng Cộng sản, Vu Hữu Nhiệm theo chính phủ Quốc dân đảng Trung Quốc đến Đài Loan vào năm 1949 ở tuổi 71. Những năm ở Đài Loan và qua đời. Năm 1950, sau khi tái lập ủy ban Quốc dân Đảng, Vu Hữu Nhiệm trở thành thành viên ủy ban kiểm điểm của ủy ban này. Năm 1956, Vu nhận được Giải thưởng Văn học Quốc gia đầu tiên do Bộ Giáo dục trao tặng. Khi sắp xếp nhật ký của mình vào năm 1962, Vu đã viết thơ thổ lộ nỗi đau không thể trở về quê hương ở Trung Quốc. Vu Hữu Nhiệm qua đời vì bệnh viêm phổi vào năm 1964 tại Bệnh viện Đa khoa Cựu chiến binh Đài Bắc và vào năm 1967, hài cốt của ông được an táng tại núi Đại Truân trong Vườn quốc gia Dương Minh Sơn ở Đài Bắc. Năm 1966, một bức tượng lớn bằng đồng của Vu Hữu Nhiệm đã được đặt trên đỉnh núi Ngọc Sơn. Bức tượng vẫn ở đó cho đến năm 1996 khi nó bị đốn hạ và ném xuống một khe núi bởi Các nhà hoạt động vì độc lập của Đài Loan.
{ "split": 3, "title": "Vu Hữu Nhiệm", "token_count": 364 }
22,510
Title: Vu giáo Vu giáo (chữ Hán: 巫敎) là một tín ngưỡng thời Xuân Thu (722-481) và Chiến Quốc (403-221). Chữ "vu" (巫) gồm chữ "công" (工) và hai chữ "nhân" (人), tượng trưng hai người đang nhảy múa cầu đảo. Lịch sử. Vào thời Xuân Thu, người ta gọi chung những người đồng cốt phù thủy là vu hích (巫覡). Vu hích là những người cổ đại cầu đảo thần minh giáng phúc, là người môi giới giữa con người và thần minh, cũng có thể thay mặt quốc gia mà cầu thần minh phù hộ. Trong thời ban sơ của tôn giáo, vu hích chiếm địa vị quan trọng. Quan chế thời cổ có chức chúc, đó là chức quan phụ trách việc tế trời và cầu đảo thần minh, và vu chính là biệt danh của chúc. Người nam gọi là hịch, người nữ gọi là vu. Thuyết Văn Giải Tự nói: «Vu, chúc dã» (Vu chính là chúc) và «Hịch năng trai túc sự thần minh dã, tại nam viết hịch, tại nữ viết vu» (Hịch trai giới cúc cung phụng sự thần minh, người nam gọi là hịch, người nữ gọi là vu). Dần dần vu hích trở thành một tệ mê tín phổ biến trong dân gian, và lưu truyền tại Trung Quốc mấy ngàn năm mà không suy thoái. Đời Thương là thời kỳ đỉnh thịnh của các vu hích. Vu giáo đã phát triển đến mức gần như một tôn giáo. Các vu hích trở thành "vu sử", giữ chức vụ trọng yếu trong triều đình, vừa có nhiệm vụ về tôn giáo (thông công với thần minh) vừa có nhiệm vụ chính trị. Một số nhân vật vu hích có tên tuổi được cổ tịch đề cập như Y Doãn (tức là A Hành) , Y Trắc (con trai của Y Doãn) , Vu Hàm và con trai là Vu Hiền , Cam Bàn .
{ "split": 0, "title": "Vu giáo", "token_count": 439 }
22,511
Title: Vu giáo Ngoài công việc chính yếu là bốc phệ, các vu hích dần dần bị phân hoá trên nhiều lãnh vực khác nhau như thiên văn, y học, tôn giáo, chính trị... Một số vu hích lại có nguyện vọng truy cầu sự khang kiện và trường thọ nên rất chú trọng đến y dược và luyện dưỡng. Những vu hích này dần dần tách biệt với vu giáo và hình thành một hệ thống độc lập và được gọi là phương sĩ. Phương pháp luyện dưỡng của họ được gọi là phương thuật, để khu biệt với vu thuật của các vu hích.
{ "split": 1, "title": "Vu giáo", "token_count": 124 }
22,512
Title: Vua đầu bếp Canada Vua đầu bếp Canada (Tiếng Anh: MasterChef Canada) là một chương trình cuộc thi nấu ăn thực tế của Canada, một phần của nhượng quyền Vua đầu bếp, dành cho các đầu bếp nghiệp dư. Nó được công chiếu trên CTV vào ngày 20 tháng 1 năm 2014 và hiện đã phát sóng mùa thứ sáu. Chương trình có sự tham gia của ba vị giám khảo: Claudio Aprile, Michael Bonacini và Alvin Leung. Chương trình được sản xuất bởi Endemol Shine International và Proper Television Vua đầu bếp Canada phát sóng tối thứ ba trên CTV và Cooking Channel ở Hoa Kỳ. Mùa phát sóng hiện tại bắt đầu vào tháng 9 hàng năm tại Hoa Kỳ. Nó cũng phát sóng ở Thụy Điển, Ý và Tây Ban Nha.   [ "cần dẫn nguồn" ] Vào ngày 8 tháng 8 năm 2018, CTV đã gia hạn Vua đầu bếp Canada thêm một mùa nữa, thông báo rằng vòng loại cho mùa thứ sáu hoàn toàn mới se được thực hiện. Việc quay phim bắt đầu vào tháng 10 năm 2018 và kết thúc vào tháng 1 năm 2019. Mùa 6 được công chiếu trên CTV vào ngày 8 tháng 4 năm 2019, và kết thúc vào ngày 10 tháng 6. Cốt truyện. Các đầu bếp nghiệp dư cạnh tranh trong một loạt các thử thách để trở thành đầu bếp gia đình nghiệp dư tốt nhất ở Canada thông qua các thử thách do các Giám khảo Claudio Aprile, Michael Bonacini và Alvin Leung đưa ra. Phần còn lại của định dạng rất giống với phiên bản Mỹ do Gordon Ramsay đóng vai chính.
{ "split": 0, "title": "Vua đầu bếp Canada", "token_count": 333 }
22,513
Title: Vua đầu bếp Canada Mỗi mùa bắt đầu với khoảng 20 ứng viên được mời vào bếp. Để đảm bảo có một vị trí trong cuộc thi, họ được giao nhiệm vụ tạo ra món ăn thử giọng đặc trưng của họ trong một khoảng thời gian nhất định. Đánh giá dựa trên cách trình bày thực phẩm, hương vị, kỹ thuật và sự tinh tế, các giám khảo sẽ quyết định liệu ứng viên và các món ăn đặc trưng của họ có xứng đáng nhận được một chiếc tạp dề trắng (một vị trí trong cuộc thi) hay không. Trong ba mùa đầu tiên, cách các vòng loại diễn ra theo kiểu truyền thống (như phiên bản Hoa Kỳ) yêu cầu người nộp đơn phải nhận được ý kiến "có"(giơ ngón tay cái) từ ít nhất hai trong số ba giám khảo để tiếp tục thi. Kể từ mùa 4, những thay đổi về kiểu thử giọng đã được thực hiện. Các ứng viên không nấu được một món ăn bị từ chối và bị loại. Một số ứng viên bị từ chối khác được trao cơ hội thứ hai để cạnh tranh cho tạp dề trắng. Sau thử thách tiếp quản nhà hàng, thử thách chiếc hộp bí ẩn tiếp theo là tập phim theo chủ đề đoàn tụ gia đình, nơi 5 thí sinh còn lại được thăm bởi các thành viên gia đình của họ. Chiếc hộp bí ẩn đặc biệt này giao cho các thí sinh thực hiện một món ăn lấy cảm hứng từ gia đình, mang phong cách gia đình tuyệt đẹp trong khi các thành viên trong gia đình họ nhìn từ ban công, sau đó là thử thách loại trừ.
{ "split": 1, "title": "Vua đầu bếp Canada", "token_count": 332 }
22,514
Title: Vua đầu bếp Canada Trong Top 3 trận bán kết, ba thí sinh bán kết còn lại phải đối mặt với thử thách chiếc hộp bí ẩn / thử thách tranh vị trí cuối cùng của mùa giải cho một cú đánh vào khả năng tranh vị trí. Người vào bán kết chiến thắng thử thách tranh vị trí này sẽ tự động tiến vào trận chung kết và bảo vệ một vị trí trong trận chung kết, an toàn khỏi bị loại, trong khi hai thí sinh còn lại đối đầu và cạnh tranh với nhau trong Thử thách áp lực lặp lại cuối cùng của mùa để kiếm đến vị trí cuối cùng trong đêm chung kết lớn. Lần khác, thí sinh bán kết chiến thắng thử thách đầu tiên này không tự động tiến vào trận chung kết / chung kết lớn và cũng phải tham gia Thử thách loại trừ cuối cùng (họ có lợi thế hơn về việc chọn một thành phần quan trọng để tự làm việc trong khi đưa ra các thành phần quan trọng khác nhau cho hai bán kết còn lại). Một khi cuộc thi bị giảm xuống còn hai đối thủ cuối cùng còn lại, hai người vào chung kết sẽ thi đấu với nhau trong một bữa ăn tối ba món ba giờ trong một đấu trường giống như vòng tròn trong khi các thành viên gia đình của họ (đã tham gia trước đó đã bị loại thí sinh), khán giả và cổ vũ họ. Các thí sinh tham gia vòng chung kết trong ban giám khảo trong phòng ăn riêng để đánh giá và nếm thử các món ăn của họ vào cuối mỗi khóa học. Tất cả ba khóa học của bữa ăn được đánh giá và một người chiến thắng chung cuộc sẽ đăng quang sau khi hai người vào chung kết thay đổi vị trí với các giám khảo và đứng trên bục giảng của họ. Người chiến thắng của mỗi mùa giành được giải thưởng tiền mặt trị giá 100.000 đô la, cúp "MasterChef Canada" và danh hiệu "MasterChef Canada". Một số mùa cũng đã thêm các giải thưởng khác. Trong ba mùa đầu tiên, vòng chung kết có thời gian riêng cho từng hạng mục. Kể từ đêm chung kết mùa 4, các thí sinh vào chung kết phải liên tục nấu ăn không ngừng trong ba tiếng đồng hồ, đảm bảo rằng mỗi khóa học đã sẵn sàng để phục vụ vào cuối mỗi giờ và sau đó tham gia cùng các giám khảo trong phòng ăn riêng sau khi nghe xong Ban giám khảo phản hồi. Giám khảo và người dẫn.
{ "split": 2, "title": "Vua đầu bếp Canada", "token_count": 496 }
22,515
Title: Vua đầu bếp Canada Giám khảo Joe Bastianich của Vua đầu bếp Hoa Kỳ đã tham gia vòng bán kết mùa 1 (Tập: "Not-Your-Average-Joe") được phát sóng vào ngày 21 tháng 4 năm 2014. Ngoài ra, vị giám khảo của Vua đầu bếp Hoa Kỳ Graham Elliot đóng vai chính trong một phần của Phần 2 (Tập: "Good Things in Small Packages"). Danh sách tập. Dưới đây là danh sách đầy đủ các tập Vua đầu bếp Canada.
{ "split": 3, "title": "Vua đầu bếp Canada", "token_count": 110 }
22,516
Title: Vua Việt Nam Vua nước Việt (chữ Nôm:𤤰渃越) là vị quân chủ nước Việt Nam độc lập tự chủ từ thời dựng nước đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử mà vua Việt Nam có thể mang tước hiệu khác nhau. Ở trong nước, tước hiệu tự xưng cao nhất là Hoàng đế và thấp hơn là Quốc vương hoặc Quận vương Khái quát. Trong huyền sử, khái niệm vua Việt Nam đã thấy ghi chép từ thời Hồng Bàng (các Hùng Vương với nước Văn Lang), nhưng còn nhiều điểm nghi vấn mơ hồ chưa thể khẳng định rõ ràng. Sau đó, An Dương vương cướp ngôi họ Hùng lập ra nhà Thục với nước Âu Lạc rồi họ Triệu (Triệu Đà) lấy nước của nhà Thục. Thế nhưng, Hồng Bàng thị là dòng dõi Thần Nông thị, Thục Phán An Dương vương là hậu duệ Khai Minh thị còn Triệu Đà cũng là người Hán... Như vậy, những triều đại sơ khai đều có sự nghi vấn gây tranh cãi. Trong ngàn năm Bắc thuộc từng trỗi dậy những chính quyền nhưng thời gian tồn tại chưa được bao lâu đã bị dẹp yên, sự nghiệp chưa ổn định lâu dài nên chưa thể cấu thành triều đại. Từ khi họ Khúc giành lấy quyền tự chủ cho đến hết loạn 12 sứ quân, danh nghĩa Việt Nam vẫn chỉ là một phiên trấn của Trung Quốc với cái tên Tĩnh Hải quân, các nhà lãnh đạo Việt Nam thời tự chủ chỉ ở mức Tiết độ sứ cả trong nước và ngoại giao, đến lúc Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán mới tự xưng Vương. Bắt đầu từ đấy, vua Việt Nam mới chính thức được xác định, tuy nhiên, nhà Ngô vẫn chưa đặt quốc hiệu. Bấy giờ bên Trung Quốc cũng đang loạn to, chính quyền trung ương còn mải lo đánh dẹp nên chưa thể nhòm ngó xuống mạn cực nam, chỉ có nước Nam Hán kế cận thỉnh thoảng xung đột mà thôi. Đến thời nhà Đinh, đối với thần dân trong nước, các vua người Việt đã xưng hoàng đế và đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, gặp lúc nhà Tống cũng mới chấm dứt cục diện Ngũ đại Thập quốc nên sai sứ sang sắc phong vua Đinh làm Giao Chỉ quận vương, từ đó nền quân chủ Việt Nam mới được xác lập.
{ "split": 0, "title": "Vua Việt Nam", "token_count": 507 }
22,517
Title: Vua Việt Nam Sau các cuộc tấn công thất bại của nhà Tống, Trung Quốc đã phải công nhận quyền lực của người Việt ở Thăng Long. Nước Việt được xem như một dạng chư hầu đặc biệt mà Trung Quốc không thể sáp nhập bằng vũ lực; nhưng ngược lại, người Việt cũng phải công nhận Trung Quốc là một nước lớn, về phương diện ngoại giao phải chịu lép nhường thần quyền con trời, mạng trời cao hơn cho vua Trung Quốc, tuy vua Việt vẫn có quyền xưng là con trời và vâng mệnh trời cai trị dân đối với dân nước Việt. Vua Việt Nam tự ví mình với Mặt Trời như vua Trung Quốc. Từ đây, mô hình chính trị Trung Hoa đã được Việt hóa và phát triển để khẳng định ngai vua ở Thăng Long là ngai vàng của Hoàng đế nước Nam trị vì "Đế quốc phương Nam" theo mệnh trời. Hệ thống triều đình của các vua nước Việt cũng tương tự các triều đình của vua chúa Trung Quốc, các nghi thức và danh phận của các vị quan cũng tương tự như quan lại Trung Quốc. Các vị vua nước Việt đã sử dụng rất nhiều nghi thức, biểu tượng chỉ dành riêng cho vua Trung Quốc như áo long bào màu vàng có rồng năm móng, giường long sàng, ngôi cửu ngũ, khi chết thì dùng từ "băng hà" và xây lăng có đường hầm dẫn xuống huyệt. Các vua nước Việt được chính thức dùng các nghi thức đặc biệt nhạy cảm với vua Trung Quốc như thờ trời, tế trời ở đàn Nam Giao, được quyền cai quản các thần linh ở nước Việt, được quyền phong chức tước cho các thánh, thần, sông núi ở nước Việt, có lẽ chỉ ngoại trừ vua Đồng Khánh là vị vua Việt Nam duy nhất chịu làm em của một nữ thần mà thôi...; có vua Việt Nam còn mượn cớ đau chân để khỏi quỳ gối trước chiếu chỉ của vua Trung Quốc để chứng tỏ mình không phải là cấp dưới của vua Trung Quốc. Tóm lại, các vị vua của Việt Nam là các vị vua thực sự như các vua Trung Quốc.
{ "split": 1, "title": "Vua Việt Nam", "token_count": 441 }
22,518
Title: Vua Việt Nam Các vua Việt Nam đã dùng gần như đầy đủ các nghi thức thần quyền quân chủ dành riêng cho vua chúa Trung Quốc, chỉ có cái khác duy nhất là quyền lực thần quyền này không được phép áp đặt lên dân Trung Quốc, ngược lại, quyền lực thần quyền của vua chúa Trung Quốc cũng không áp đặt được lên vua quan và dân nước Việt, các quan của triều đình Việt Nam thì chỉ tuân lệnh và trung thành với vua Việt Nam mà thôi. Thiên mệnh của vua Trung Quốc chỉ kéo dài đến biên giới Việt – Trung. Theo ý thức thần quyền của hai chế độ quân chủ thì biên giới này do Trời vạch sẵn và được Trời cũng như các thần bảo vệ. Cả hai nước đều ý thức được tầm quan trọng của đường biên giới này trong việc duy trì quyền lực giữa hai nước và đã giữ được sự cố định truyền thống của nó trong một thời gian rất dài trong lịch sử. Quan hệ triều cống với Trung Quốc được coi là lựa chọn thay thế duy nhất cho đối đầu, chiến tranh hoặc cấm vận kinh tế với giá rẻ nhất. Vì vậy các triều đại phong kiến Việt Nam trên danh nghĩa vẫn là một phiên thuộc của các triều đại phong kiến Trung Quốc, hầu hết các vị vua Việt Nam lên ngôi đều phải chịu sắc phong của Trung Quốc; hoặc phải để vua Trung Quốc hợp thức hóa vương vị và thần quyền của mình như vua Quang Trung. Vào lúc loạn lạc thay đổi triều đại ở Việt Nam là cơ hội tốt để các triều đại quân chủ và phong kiến phương Bắc mượn cớ giúp vua triều trước, không chịu sắc phong cho vua mới hoặc đem quân qua can thiệp nhằm chiếm đóng và đô hộ lâu dài nước Việt như thời nhà Minh, nhà Thanh. Một số vua khác chỉ trị vì trên danh nghĩa, quyền lực thực sự lại nằm trong tay các vị chúa hoặc các đại thần và phe cánh, hầu hết các vị vua đều được biết bằng miếu hiệu hoặc thụy hiệu và tôn hiệu vắn tắt, những trường hợp vị quân chủ chỉ đặt một niên hiệu trong thời gian tại vị thì sẽ được biết đến bằng niên hiệu. Có những vị vua tuy thực tế cầm quyền nhưng sau thất bại cho nên không được các sử gia phong kiến công nhận, vì theo quan điểm thời đó họ chỉ là phản tặc hoặc nghịch thần, do đó họ chỉ được gọi theo tước hiệu khi chưa lên ngôi, tước hiệu sau khi bị mất ngôi hoặc gọi thẳng tên huý.
{ "split": 2, "title": "Vua Việt Nam", "token_count": 511 }
22,519
Title: Vua Việt Nam Đối với Trung Quốc thì vua Việt Nam có tước hiệu là: Sau đây là danh sách vị vua Việt Nam từ khi hình thành nhà nước đến hết thời kỳ quân chủ. Trong danh sách này, ngoài những vị vua còn liệt kê một số nhân vật không phải vua nhưng đã nắm giữ thực quyền cai trị tối cao lãnh đạo đất nước như: các vị Tiết độ sứ thời tự chủ, các chúa Trịnh và chúa Nguyễn thời Lê trung hưng... Những vị vua tự xưng, dù chế độ chưa thực sự ổn định nhưng do chống ngoại xâm nên cũng bỏ qua sự trung lập mà đưa vào để tôn vinh sự chính thống và độc lập dân tộc: Thời kỳ nguyên sử. Hồng Bàng. Kỷ Hồng Bàng hiện vẫn còn gây tranh cãi về tính chính xác và thời điểm xuất hiện. Do đó giai đoạn này được xem có tính hư ảo nhiều hơn. Nhà Triệu (204–111 TCN). Nhà Triệu là triều đại đầu tiên được xác nhận hoàn toàn về tính lịch sử, . Hiện trường hợp này vẫn còn đang tranh cãi, đa phần thư tịch cổ đều tính từ khi nhà Hán diệt nước Nam Việt là thời Bắc thuộc, tuy nhiên gần đây có sách lại tính từ khi Triệu Đà diệt nước Âu Lạc đã bắt đầu thời Bắc thuộc. Vì người Trung Quốc cũng không coi chính thể này là triều đại của họ mà chỉ chép phụ vào phần liệt truyện, cho nên tạm thời vẫn liệt kê ở đây như một triều đại nối tiếp hợp pháp của Việt Nam như nhà Nguyên và nhà Thanh ở Trung Quốc. Bắc thuộc lần I, II và III. Trưng Nữ Vương (40–43). Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ngắn ngủi chưa kịp ổn định đã bị diệt vong, tuy nhiên vì do phụ nữ lãnh đạo, hơn nữa lại chống ngoại xâm nên cũng được sử sách đưa vào thành một triều đại của Việt Nam. Nhà Tiền Lý và Triệu Việt Vương (544–603).
{ "split": 3, "title": "Vua Việt Nam", "token_count": 402 }
22,520
Title: Vua Việt Nam Theo các thư tịch cổ Trung Quốc (Lương thư, Trần thư và Nam sử) và Việt Nam (trước thời Lê sơ) thì Lý Bí bị Trần Bá Tiên đánh bại và nhà Tiền Lý chấm dứt, nước Vạn Xuân vẫn thuộc nhà Lương và nhà Trần nối tiếp quản lý, sau này Lý Phật Tử nổi dậy chống nhà Tùy là chính quyền khác nhưng tự xưng nối tiếp Lý Bí ngày trước nên gọi là Hậu Lý. Đến khi Ngô Sĩ Liên viết Đại Việt sử ký toàn thư đã cóp nhặt trong dã sử để bổ sung thêm Triệu Việt Vương và Đào Lang Vương, Triệu Việt Vương được Lý Bí truyền ngôi trong hoàn cảnh sắp mất ở động Khuất Lão còn Đào Lang Vương bất phục cũng tự lập nước Dã Năng riêng, như vậy nhà nước Vạn Xuân lúc đó bị phân liệt, đến khi Lý Phật Tử đánh bại Triệu Việt Vương mới thu giang sơn về một mối. Do sau triều đại này bị mất về tay nhà Tùy nên Triệu Việt Vương được các sử gia đời sau công nhận là vua chính thống vì ông còn có công đánh đuổi quân Lương, nếu nhà Hậu Lý tồn tại thêm vài đời nữa mà người viết sử thuộc triều đại đó thì Lý Thiên Bảo sẽ được công nhận là chính thống nối tiếp Lý Bí còn Triệu Việt Vương sẽ thành kẻ tiếm quyền kiểu như Dương Tam Kha xen kẽ giữa nhà Tiền Ngô và Ngô hay Dương Nhật Lễ thay thế nhà Trần mà thôi. Họ Mai (713–723). Chính quyền họ Mai cũng là cuộc khởi nghĩa chưa kịp ổn định, sử sách chỉ ghi chép vài dòng sơ sài nhưng vì tôn vinh vấn đề chống ngoại xâm nên cũng được liệt vào danh sách vua Việt Nam. Chống Bắc thuộc lần IV. Thực ra nhà Hậu Trần là một cuộc khởi nghĩa thất bại, chưa ổn định chỉ mang tính chất cục bộ nhưng do đề cao việc chống giặc ngoại xâm cho nên sử sách bỏ qua sự trung lập mà vẫn xem như một triều đại. Thời kỳ chia cắt. Niên biểu Lê Trung hưng - Chúa Trịnh - Chúa Nguyễn Thái thượng hoàng. Thái thượng hoàng có nghĩa là vua cha bề trên, có trường hợp chỉ gọi là thượng hoàng để có nghĩa rộng hơn (vua bề trên).
{ "split": 4, "title": "Vua Việt Nam", "token_count": 466 }
22,521
Title: Vua Việt Nam Tùy từng hoàn cảnh lịch sử, thực quyền của thượng hoàng khác nhau. Thượng hoàng có thể giao toàn quyền cho vua hoặc vẫn nắm quyền chi phối việc triều chính; hoặc có thể thượng hoàng chỉ mang danh nghĩa, có những vị không ở ngôi vua ngày nào nhưng do có con làm vua nên cũng được tôn xưng là Thái thượng hoàng. Đối với các vị chúa, khi nhường ngôi sẽ được tôn xưng là Thái thượng vương. Thông thường, thượng hoàng là cha vua, nhưng có các trường hợp không phải như vậy: Thượng hoàng Trần Nghệ Tông truyền ngôi cho em là Duệ Tông, Duệ Tông mất lại lập cháu gọi bằng bác là Phế Đế; Thượng hoàng Mạc Thái Tổ truyền ngôi cho con là Thái Tông, Thái Tông mất sớm lại lập cháu nội là Hiến Tông; Thượng hoàng Lê Ý Tông là chú của vua Lê Hiển Tông. Ngoài 7 Thượng hoàng nhà Trần từ Trần Thừa tới Nghệ Tông cùng Hồ Quý Ly, Mạc Thái Tổ, các Thượng hoàng còn lại trong lịch sử Việt Nam đều không tự nguyện làm Thượng hoàng mà do sự sắp đặt của quyền thần trong triều. Trong lịch sử Việt Nam, duy nhất có trường hợp Thái thượng hoàng, vua, Thái thượng vương và chúa cùng tồn tại trong khoảng 20 năm giai đoạn Cảnh Hưng cuối thời Hậu Lê. Đó là: Thái thượng hoàng Lê Ý Tông (1740–1759), vua Lê Hiển Tông (1740–1786), Thái thượng vương Trịnh Dụ Tổ (1740–1762) và chúa Trịnh Nghị Tổ (1740–1767). Những chính thể tự trị và ly khai.
{ "split": 5, "title": "Vua Việt Nam", "token_count": 346 }
22,522
Title: Vua Việt Nam Ngoài những triều đại chính thống, trong lịch sử Việt Nam còn xuất hiện những chính quyền tự chủ và tự lập. Họ là những triều đại không chính thức, có khi chỉ là 1 viên quan địa phương nổi lên hình thành thế lực cát cứ, hoặc là những người dân thường dựng cờ khởi nghĩa, thậm chí là các vương tôn hoàng thân quốc thích tranh chấp ngai vàng trong hoàng tộc nên tạo phản. Vì chính quyền của họ chưa thực sự vững mạnh hoặc chưa đủ điều kiện để thiết lập nên triều đại nên họ chỉ bị coi là giặc cỏ, là quân phiệt cát cứ, hay là quyền thần thế tập nhưng sự tồn tại của họ cũng là một nhân tố không thể thiếu trong dòng chảy lịch sử. Cũng có người đã xưng đế xưng vương đặt ra quốc hiệu, cũng có kẻ xưng công hầu khanh tướng, có người mới chỉ làm thủ lĩnh một vùng nhưng trên thực tế họ ít nhiều đã nắm quyền hành cai quản đất nước hoặc những khu vực địa lý nhất định chẳng khác gì một vương quốc độc lập. Ngoài ra còn có những khu vực tự trị của dân tộc thiểu số do các lãnh chúa người bản xứ cai trị, tuy danh nghĩa là thuần phục triều đình trung ương nhưng trên thực tế họ cũng có bộ máy cai trị và luật lệ riêng. Vua các quốc gia cổ.
{ "split": 6, "title": "Vua Việt Nam", "token_count": 285 }
22,523
Title: Vua Việt Nam Ngoài những triều đại của người Kinh ra, trên dải đất Việt Nam hiện tại còn tồn tại nhiều quốc gia cổ đại do người dân tộc thiểu số sáng lập ra như các triều đại Chăm Pa: Hồ Tôn Tinh, Việt Thường thị, Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành, Panduranga-Chăm Pa, Thuận Thành trấn. Các tiểu quốc của người thiểu số ở Tây Nguyên: Thủy Xá - Hỏa Xá, Tiểu quốc J'rai, Tiểu quốc Mạ, Tiểu quốc Adham... Những quốc gia này cũng có vị trí rất quan trọng trên vũ đài chính trị, và họ cũng tranh đấu với các triều đại người Việt suốt hàng ngàn năm, cuối cùng họ bị đồng hóa. Họ có nền văn hóa và bản sắc dân tộc riêng không ảnh hưởng gì đến nền văn minh Trung Hoa, bởi lãnh thổ của họ đã hoàn toàn thuộc về Việt Nam nên vua của họ cũng cần được xem là một phần lịch sử Việt Nam. Rất tiếc, ngoại trừ vương quốc Chăm Pa, các tiểu quốc khác do sử liệu không nhiều nên thông tin về các vị vua hầu như không có nên không thể lập danh sách riêng. Ngoài ra còn có trường hợp Phù Nam và Thủy Chân Lạp ở Nam Bộ nhưng vùng đó chỉ là một phần lãnh thổ của hai đế chế này, do đó không hẳn vua của hai chính thể đó là vua Việt Nam mà chỉ có mối liên đới nhất định mà thôi.
{ "split": 7, "title": "Vua Việt Nam", "token_count": 304 }
22,524
Title: Vy Oanh Nguyễn Thị Mỹ Oanh (sinh ngày 28 tháng 9 năm 1985) thường được biết đến với nghệ danh Vy Oanh, là một nữ ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên người Việt Nam. Cô chuyên hát dòng nhạc ballad Việt với giọng hát nhẹ nhàng. Vy Oanh được khán giả biết đến sau thành công của các ca khúc như Để cho em khóc, Đồng xanh... Ngoài vai trò là một ca sĩ, cô còn được biết đến với vai trò là một diễn viên điện ảnh - truyền hình. Cô đã tham gia một số bộ phim tại như "Siêu mẫu xì trum, Thiên đường vắng em, Câu chuyện cuối mùa thu". Cô từng lọt vào "Top 10 nhạc sĩ Làn sóng xanh 2010" với ca khúc "Em rất nhớ anh". Tiểu sử và sự nghiệp. Vy Oanh là con gái út sinh ra trong một gia đình nghèo tại vùng quê ở Phan Thiết, Bình Thuận. Ngay từ nhỏ, cô đã bộc lộ niềm đam mê ca hát với giọng ca khá ngọt ngào và trong trẻo. Vốn là người theo đạo, cô thường đánh piano kết hợp với hát thánh ca để phục vụ văn nghệ tại các nhà thờ và nhiều xã lân cận ở quê. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Vy Oanh chính thức đặt chân lên Sài Gòn để tiếp tục việc học. Tại đây, cô đã được một phụ nữ giàu có nhận về nuôi cũng như tạo điều kiện cho sang nước ngoài để du học. Nhưng tại thời điểm đó thì cô lại đỗ vào trường Nhạc viện nên quyết định ở lại trong nước để học thanh nhạc tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện Oanh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh cùng mẹ nuôi, Mẹ ruột và các anh chị của Oanh vẫn ở Phan Thiết. Năm 2018 mẹ ruột của Vy Oanh qua đời. Vào ngày 24 tháng 3 năm 2023, nữ ca sĩ đã bị Công an Thành phố Hồ Chí Minh triệu tập sau khi ông Nguyễn Quang Tuấn (con của bà Nguyễn Phương Hằng) tố cáo nữ ca sĩ lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân mẹ mình. Sự nghiệp.
{ "split": 0, "title": "Vy Oanh", "token_count": 460 }
22,525
Title: Vy Oanh Nhân một lần theo bạn bè vào Superbowl, trong chương trình Hát với nhau, bỗng dưng bạn của Oanh nói với người quản lý mời Oanh lên sân khấu hát. Và đó đã là bước khởi đầu cho sự nghiệp của Vy Oanh năm 2008. Vy Oanh là một ca sĩ chuyên dòng nhạc ballad với chất giọng ngọt ngào, trong veo. Vào thời điểm khi nhạc Việt trên nền tảng online bắt đầu thịnh hành, cô là một trong những ca sĩ rất chịu chơi khi chi nhiều tỷ đồng để đầu tư làm MV cho các bài hát của mình. Với sự đầu tư công phu cả về chất lượng âm thanh, bài hát cũng như nội dung MV, nhiều bài hát của ca sĩ Vy Oanh đã trở thành bản hit như: Để cho em khóc, Đồng Xanh, Em rất nhớ anh, Fly… Nhưng dù theo nghiệp này từ khá sớm nhưng phải đến năm 2012, khi cô phát hành album Fly thì tên tuổi mới thực sự được mọi người chú ý đến. Đặc biệt là 2 siêu hit Đồng xanh và Fly. Từ đó giúp cô được nhiều người biết đến hơn và nhận nhiều giải thưởng, đưa cô lên vị trí của một trong những nữ ca sĩ hàng đầu làng giải trí Việt lúc bấy giờ. Không chỉ có tài ca hát, Vy Oanh còn bộc lộ khả năng sáng tác, làm MC và diễn viên. Vy Oanh là cô MC có giọng nói trong trẻo dẫn dắt các chương trình: Thay lời muốn nói, Những dòng sông hò hẹn, Cặp đôi hoàn hảo, Âm Vang Miền Đông, Cửa sổ âm nhạc… Thế nhưng ngay khi đang đứng trên đỉnh cao sự nghiệp thì Vy Oanh lại bất ngờ kết hôn và sinh con. Cô quyết định tạm ngừng mọi hoạt động nghệ thuật và gần như biến mất khỏi showbiz để dành toàn bộ thời gian chăm sóc mái ấm nhỏ của mình. Thi thoảng, cô vẫn đi hát ở những sự kiện giải trí, tham gia các talkshow và làm giám khảo ở một số gameshow ca hát. Quảng cáo. Với những thành công trong sự nghiệp ca hát, Vy Oanh đã trở thành gương mặt quảng cáo của nhiều thương hiệu như: Trà Dr.Thanh, Kem đánh răng Colgate, tủ lạnh Samsung, nước tương Chinsu, Trà xanh không độ không đường, hạt nêm Knorr, sữa Grow Alpha A+.
{ "split": 1, "title": "Vy Oanh", "token_count": 505 }
22,526
Title: Vyadhapura Vyadhapura (tiếng Phạn: व्याधपुर, "Vyādhapura") là một đô thị cổ đại, có lẽ từng là kinh đô của vương quốc Phù Nam thời kỳ sơ khai, được giới khảo cổ xác định là tọa lạc tại huyện Ba Phnum ngày nay. Nguồn gốc tên gọi. Các thư tịch cổ của Trung Hoa có chép rằng thành Đặc Mục (tức là Vyadhapura) nằm cách bờ biển chừng 120 km. Theo nhà nghiên cứu George Coedès, thành Vyadhapura (Pura: "Thành phố", Vyād: "Người đi săn") ở gần ngọn núi Ba Phnum ở làng Banam, thuộc tỉnh Prey Veng (Campuchia) ngày nay. Lịch sử. Vào thế kỷ 3, Vyadhapura đã phát triển thành một đại đô thị được bao quanh bởi những bức tường gạch cho mục đích phòng thủ, với những ngôi nhà và cung điện được xây dựng bằng gạch và thạch cao. Nó được nối kết với vịnh Thái Lan và các đô thị nằm sâu trong lục địa bằng cách tận dụng các kênh rạch tự nhiên và miền đồng bằng rộng rãi. Các dòng kênh đủ lớn để chứa tàu biển. Hệ thống thủy lợi cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp cần thiết để duy trì sự gia tăng dân số. Khác với Kottinagar là trung tâm thương mại của toàn bộ bán đảo Trung Ấn, Vyadhapura từng có vai trò là trung tâm văn hóa của khu vực này cho đến khi vương quốc Phù Nam sụp đổ. Rất lâu sau thời kỳ Phù Nam, ký ức về sự vĩ đại của đô thị này đã trở thành cội nguồn cho niềm tự hào của các nhà cai trị Đế quốc Khmer, họ cố gắng tiếp nối di sản lớn lao này của vương quốc Phù Nam.
{ "split": 0, "title": "Vyadhapura", "token_count": 394 }
22,527
Title: Władysław Łuszczkiewicz Władysław Łuszczkiewicz (3 tháng 9 năm 1828 - 23 tháng 5 năm 1900) là một nhà sử học và họa sĩ người Ba Lan cuối thời kỳ Lãng mạn. Ông từng giữ chức giáo sư và hiệu trưởng của Học viện Mỹ thuật Jan Matejko. Łuszczkiewicz cũng là một trong những học trò xuất sắc nhất của danh họa sĩ Ba Lan Jan Matejko. Bên cạnh sự nghiệp nghệ thuật, ông phụ trách công việc bảo tồn các di tích kiến trúc, và viết luận án lịch sử. Tiểu sử. Łuszczkiewicz sinh ra ở Kraków. Ông đăng ký học khoa Lịch sử tại Đại học Jagiellonia, và đồng thời, ông bắt đầu học vẽ tại Học viện Mỹ thuật Jan Matejko dưới sự chỉ dẫn của các họa sĩ Wojciech Stattler và Jan Nepomucen Głowacki. Nhờ vào một học bổng, Łuszczkiewicz tiếp tục đi du học tại Trường Mỹ thuật École des Beaux-Arts ở Paris từ năm 1849. Tại Pháp, ông cũng không quên phát triển niềm yêu thích suốt đời của mình đối với chủ nghĩa lịch sử. Łuszczkiewicz thường mở các lớp nghệ thuật tư nhân miễn phí dành cho các nghệ sĩ đang gặp khó khăn. Ông được đề cử làm giáo sư tại Học viện Mỹ thuật Jan Matejko vào năm 1877. Năm 1883, Łuszczkiewicz được bầu làm giám đốc Bảo tàng Quốc gia ở Kraków. Trong những năm 1893 - 1895, ông giữ chức hiệu trưởng Học viện Mỹ thuật Jan Matejko. Trong những năm tháng cuối đời, ông ngừng vẽ tranh và chuyển hẳn sang viết lách cũng như vận động bảo tồn các giá trị nghệ thuật. Łuszczkiewicz đã được Đại học Jagiellonia trao tặng danh hiệu "Tiến sĩ Danh dự" vào năm 1900. Ông kết hôn với bà Malwina Ramloff (1858) và có bốn người con: Napoléon, Zofia, Wojciech Józef và Maria.
{ "split": 0, "title": "Władysław Łuszczkiewicz", "token_count": 413 }
22,528
Title: WTA Finals 2021 - Đôi Barbora Krejčíková và Kateřina Siniaková là nhà vô địch, đánh bại Hsieh Su-wei và Elise Mertens trong trận chung kết, 6–3, 6–4. Tímea Babos và Kristina Mladenovic là đương kim vô địch, nhưng không vượt qua vòng loại giải đấu. Krejčiková và Siniaková kết thúc năm với vị trí số 1 đội đôi sau trận thắng ở vòng bảng trước Sharon Fichman và Giuliana Olmos, và Siniaková giành được vị trí số 1 cuối năm sau khi vô địch giải đấu. Hsieh cũng cạnh tranh vị trí số 1 khi giải đấu bắt đầu, nhưng thua trong trận chung kết.
{ "split": 0, "title": "WTA Finals 2021 - Đôi", "token_count": 156 }
22,529
Title: WWE Evolution WWE Evolution là một sự kiện đấu vật chuyên nghiệp pay-per-view (PPV) và sự kiện WWE Network nữ sắp tới, được sản xuất bởi WWE cho các nhãn hiệu Raw, SmackDown, NXT, và NXT UK. Nó sẽ được tổ chức vào ngày 28 tháng 10 năm 2018, tại Nassau Veterans Memorial Coliseum, ở Uniondale, New York. Nó sẽ là giải đấu pay-per-view dành cho nữ đầu tiên trong lịch sử của WWE. Tất cả các trận đấu vô địch nữ WWE sẽ được đấu trong sự kiện này. Nó cũng sẽ có trận chung kết của giải đấu Mae Young Classic 2018. Sự kiện đã được công bố vào ngày 23 tháng 7 năm 2018 của "Raw". Sản xuất. Bối cảnh. Vào ngày 23 tháng 7 năm 2018, Vince McMahon, Stephanie McMahon, và Triple H mở đầu "Raw" với việc công bố tạo ra Evolution, một giải đấu pay-per-view dành cho nữ. Hall of Famers Lita, Trish Stratus và Beth Phoenix dự kiện sẽ tham gia vào sự kiện. Cốt truyện. Bài viết sẽ bao gồm các kết quả phù hợp với cốt truyện theo kịch bản, với kết quả được xác định trước bởi WWE của các nhãn hiệu Raw, SmackDown, NXT, và NXT UK. Cốt truyện sẽ được sản xuất trên các chương trình truyền hình hàng tuần của "Monday Night Raw", "SmackDown Live", "WWE NXT", và "NXT UK".
{ "split": 0, "title": "WWE Evolution", "token_count": 338 }
22,530
Title: WWE The Great American Bash The Great American Bash là một sự kiện pay-per-view đấu vật chuyên nghiệp được tổ chức hằng năm vào mùa hè bởi World Wrestling Entertainment.Ban đầu nó được tổ chức bởi National Wrestling Alliance thuột tổ chức của Jim Crockett và sau đó bởi World Championship Wrestling.Theo Ric Flair trong cuốn tự truyện của ông,"To Be the Man",Dusty Rhodes là người sáng tạo ra khái niệm về The Great American Bash. Sau khi kì Great American Bash cuối cùng được tổ chức bởi World Championship Wrestling vào ngày 11 tháng 6 năm 2000,sự kiện ãe không được tiếp tục tổ chức nữa sau khi WCW được World Wrestling Entertainment thu nhận lại.Tuy vậy,sau 4 năm gián đoạn,sự kiện này đã được WWE cho tổ chức lại vào tháng 6/2004 và sẽ dành riêng cho SmackDown! từ 2004-2006.The Great American Bash là sự kiện pay-per-view duy nhất ngày xưa thuộc của WCW còn bây giờ lại được tổ chức bởi WWE.Đặc điểm của sự kiện này khi thuộc WWE là tất cả mọi người trong quân đội Mỹ có thể xem chương trình này miễn phí. Kết quả. 2007. The Great American Bash 2007 tổ chức vào ngày 22 tháng 7 2007 tại HP Pavilion ở San Jose, California. Bài hát chính thức là "The Church of Hot Addiction" của Cobra Starship.
{ "split": 0, "title": "WWE The Great American Bash", "token_count": 309 }
22,531
Title: Wade Williams Wade Andrew Williams (sinh ngày 25 tháng 12 năm 1961) là diễn viên người Mỹ được mọi người biết đến với vai diễn cai ngục Brad Bellick trong bộ phim truyền hình Prison Break (Vượt Ngục) Tiểu sử. Williams sinh ra ở Georgia trong một gia đình có bốn người con, sau đó chuyển đến sống tại Tulsa, Oklahoma. Ngay từ khi còn bé Williams đã có hứng thú với âm nhạc và kịch nghệ, bắt đầu từ nhà thờ nhưng lúc ấy ông chưa có ý định sẽ theo đuổi sự nghiệp diễn xuất. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Williams dự định sẽ tham gia một khóa học Pre-medical tại đại học Tulsa (TU). Nhưng sự quan tâm đến nghệ thuật chưa bao giờ tắt trong ông, cuối cùng ông đã quyết định thay đổi con đường sự nghiệp của mình. Williams đã hoàn thành bằng cử nhân kịch nghệ tại TU và sau đó là bằng thạc sĩ dưới sự hướng dẫn của William Esper, tại đại học Rutgers. Williams sống ở Texas với vợ và con gái. Trong khi theo học tại đại học Tulsa, ông ấy bắt đầu diễn trong vở kịch "Sweeney Todd". Sự nghiệp. Williams bắt đầu sự nghiệp diễn xuất ở nhà hát Delacorte với Morgan Freeman và Tracey Ullman. Williams cũng đã đóng cùng với diễn viên Denzel Washington trong phim Richard III. Williams sau đó tiếp tục với các vai diễn cả trong cũng như ngoài Broadway và vòng quanh nước Mĩ với các dự án Guys and Dolls, Les Miserables, Kiss of the Spiderwoman, Ragtime, và Showboat. Các bộ phim có sự tham gia của ông là Flicka, Jarhead, Collateral, Ali, và Erin Brockovich. Thêm vào đó, Williams cũng tham gia vào các bộ phim truyền hình như Charmed, Over There, Six Feet Under, 24, NYPD Blue, CSI và vai cha Cronin trong The Bernie Mac Show. Từ năm 2005 đến năm 2009,Williams được mọi người biết đến với vai diễn Brad Bellick, trưởng cai ngục tại nhà tù Fox River State Penitentiary trong bộ phim truyền hình Prison Break (Vượt Ngục). Williams sẽ là ngôi sao khách mời trong phần 8 và phần cuối của series phim Monk. Ông cũng tham gia vào dự án video ca nhạc Welcome To My Truth của ca sĩ và nhạc sĩ Anastacia.
{ "split": 0, "title": "Wade Williams", "token_count": 504 }
22,532
Title: Wagner Santos Lago Wagner Santos Lago (sinh 1 tháng 1 năm 1978) là một cầu thủ bóng đá Brazil thi đấu cho NK Široki Brijeg ở Bosnia & Herzegovina, và là đội trưởng. Sự nghiệp. Sinh ra ở Ilhéus, Wagner bắt đầu chơi bóng ở các câu lạc bộ địa phương ở giải đấu bang Bahia, Goiás và São Paulo trước khi có sự nghiệp 11 năm ở Bosnia và Herzegovina. Anh rời khỏi Jaboticabal Atlético cho HSK Posusje vào tháng 7 năm 2003. Tiền vệ đã có trugn bình hơn 10 bàn một mùa giải khi thi đấu cho Široki Brijeg. Anh trai của Wagner, Ricardo Santos Lago, cũng là một cầu thủ bóng đá quốc gia Bosnia và Herzegovina.
{ "split": 0, "title": "Wagner Santos Lago", "token_count": 162 }
22,533
Title: Wake of Death Wake of Death (tựa tiếng Việt: Tử thần thức giấc) là một bộ phim hành động - võ thuật - tâm lý của Mỹ do Philippe Martinez làm đạo diễn, có sự tham gia của nam diễn viên hành động Jean-Claude Van Damme. Bộ phim được phát hành vào tháng 12 năm 2004 tại Mỹ. Nội dung. Sau khi làm xã hội đen trong nhiều năm, Ben Archer chuyển từ Marseille về Los Angeles và quyết định dành nhiều thời gian hơn cho người vợ Cynthia và đứa con trai Nicholas. Cynthia làm việc trong cơ quan INS (Bộ Di trú và Nhập tịch), giúp đỡ cho những người Trung Quốc nhập cư. Cô phát hiện ra Kim, cô bé người Trung Quốc trẻ tuổi ở trên tàu người nhập cư, và quyết định đưa cô bé về nhà. Cynthia biết được Kim sẽ gặp nguy hiểm nếu bị trục xuất và thuyết phục thẩm phán cho cô một tuần để chống lại lệnh trục xuất. Tuy nhiên, đây là một sai lầm chết người. Sun Quan, bố của Kim, là một đại ca xã hội đen Tam Hoàng. Hắn đến Mỹ để tìm Kim và biết được nơi con gái đang ở. Hắn giết chết Cynthia, bố mẹ nuôi của cô và những nhân viên trong nhà hàng. Lúc đó Nicholas và Kim đã bỏ chạy. Ben đến nơi giết được ba tên xã hội đen và thấy xác chết Cynthia trong nhà hàng. Anh muốn cứu hai đứa trẻ và trả thù cho Cynthia. Anh được sự giúp đỡ của Max, Raymond và Tony. Hai đứa trẻ được tìm thấy, sau đó Ben và Tony đã đi giết Andy Wang. Nhóm của Ben bắt giữ Mac Hoggins, cộng sự của Cynthia trong INS, rồi tra tấn hắn để lấy thông tin. Hoggins khai ra việc Sun Quan vận chuyển ma túy vào nước Mỹ và địa điểm của Sun Quan. Với tất cả thông tin có được, họ đã giết Hoggins. Một cảnh sát gọi cho Ben và hẹn gặp anh ở nhà xác. Khi Ben đến nhà xác thì mọi người trong đó đã bị giết, còn hai tên sát nhân đang bỏ chạy. Sau một cuộc rượt đuổi bằng môtô, Ben hạ gục cả hai tên xã hội đen. Ben và Tony quay về nhà, họ thấy Max và Raymond đã bị giết trong khi Nicholas và Kim bị bọn xã hội đen bắt đi. Ben đuổi theo thì chỉ có thể giải cứu cho Kim.
{ "split": 0, "title": "Wake of Death", "token_count": 502 }
22,534
Title: Wake of Death Ben và Tony quyết định đối đầu với Sun Quan. Hai người đến bến cảng rồi giết hết những tên thuộc hạ của Sun Quan. Sun Quan đang giữ Nicholas làm con tin, hắn và Ben đang chĩa súng vào nhau. Cả hai bắn nhau, Ben chỉ bị thương trên vai, còn Sun Quan bị thương ngay ngực. Ben cứu được Nicholas đúng lúc lực lượng cảnh sát đến nơi.
{ "split": 1, "title": "Wake of Death", "token_count": 87 }
22,535
Title: Waldemar Kazanecki Waldemar Kazanecki (; sinh ngày 29 tháng 4 năm 1929 tại Warszawa, mất ngày 20 tháng 12 năm 1991 tại Warszawa) là nghệ sĩ piano, nhạc trưởng và nhà soạn nhạc Ba Lan. Cuộc đời và sự nghiệp. Năm 1954, Waldemar Kazanecki bắt đầu làm biên tập viên âm nhạc trên Đài phát thanh Ba Lan và sau đó trở thành nghệ sĩ dương cầm trong Dàn nhạc Jerzy Harald. Kazanecki lần đầu viết kịch bản điện ảnh với bộ phim "Hrabina Cosel" ("Nữ bá tước Cosel") vào năm 1966. Năm 1975, ông sáng tác phần âm nhạc cho bộ phim "Nights and Days" ("Noce i Dnie"), và bộ phim này đoạt giải Oscar. Tổng kết sự nghiệp điện ảnh, Waldemar Kazanecki đã sáng tác khoảng 500 bộ phim và chương trình truyền hình. Kazanecki qua đời tại Warszawa năm 1991, hưởng thọ 62 tuổi. Danh sách bộ phim. Dưới đây là danh sách phim có sự xuất hiện của Waldemar Kazanecki:
{ "split": 0, "title": "Waldemar Kazanecki", "token_count": 220 }
22,536
Title: Walter Gilbert Walter Gilbert (IPA: /ˈwɔːltə ˈgɪlbət/) là một nhà hoá sinh, nhà vật lý, nhà sinh học phân tử người Mỹ, đã đoạt giải Nobel Hóa học năm 1980. Cuộc đời và Sự nghiệp. Gilbert sinh ngày 21 tháng 3 năm 1932 tại Boston, Massachusetts trong một gia đình gốc Do Thái. Ông học tại các trường Sidwell Friends School, Đại học Harvard và Đại học Cambridge. Cùng với Allan Maxam ông đã triển khai một phương pháp mới sắp xếp các DNA thành chuỗi. Ông tìm cách đạt tới việc tổng hợp insulin đầu tiên, nhưng thất bại trước cách làm của công ty Genentech trong đó công ty này dùng các gen gom lại từ các nucleotide hơn là từ các nguồn tự nhiên. Năm 1979, Gilbert được Đại học Columbia trao Giải Louisa Gross Horwitz chung với Frederick Sanger. Năm sau, ông đoạt giải Nobel Hóa học (1980) chung với Frederick Sanger và Paul Berg. Ông là người đồng sáng lập các công ty kỹ thuật sinh học (biotech) Biogen và Myriad Genetics, đồng thời là chủ tịch đầu tiên của ban giám đốc các công ty này. Ông cũng là một Ủy viên Hội đồng quản trị Khoa học ở The Scripps Research Institute. Hiện nay Gilbert là chủ tịch của Harvard Society of Fellows ("Hội thành viên nổi tiếng của Đại học Harvard"). Ông trở lại Harvard vào năm 1956 và được bổ nhiệm làm trợ lý giáo sư vật lý vào năm 1959. Trong thời gian làm việc ở đây, bà Celia (vợ của Gilbert) đang làm việc cho James Watson, nên ôngquan tâm đến sinh học phân tử. Sau đó, ông cùng Watson điều hành phòng thí nghiệm chung của họ những năm 1960, cho đến khi Watson rời khỏi Phòng thí nghiệm Cold Spring Harbor. Năm 1964, ông được thăng chức phó giáo sư lý sinh học và năm 1968 trở thành giáo sư sinh hóa học. Năm 1987, ông đề xuất khởi đầu Genome Corporation (công ty bộ gen) để sắp xếp bộ gen và bán quyền truy cập thông tin. Trong một ý kiến đăng trên tờ "Nature" (tự nhiên) năm 1991, ông đã nêu ý tưởng xây dựng trình tự bộ gen người, biến đổi một phần ngành sinh học thành một lĩnh vực kết hợp với tin học, sau này thành bộ môn in silico.
{ "split": 0, "title": "Walter Gilbert", "token_count": 493 }
22,537
Title: Walter Gilbert Năm 1996, Gilbert và Stuart B. Levy thành lập công ty Dược phẩm Paratek và là Chủ tịch cho đến năm 2014.
{ "split": 1, "title": "Walter Gilbert", "token_count": 30 }
22,538
Title: Walter Sutton Walter Sutton (phiên âm quốc tế: /wɔːltə ˈsʌtn/, phiên âm Việt: "Oan-tơ Sa-tân") là một bác sĩ người Hoa Kỳ, cùng với Theodor Boveri được suy tôn là sáng lập nên học thuyết di truyền nhiễm sắc thể. Học thuyết này thuộc lĩnh vực Di truyền học, nên người ta cũng gọi ông là nhà di truyền học. Tiểu sử và sự nghiệp. Ông sinh ngày 5 tháng 4 năm 1877, tại Utica (New York), có tên đầy đủ là Walter Stanborough Sutton (viết tắt: W.S.Sutton). Cha ông là William Bell Sutton, còn mẹ ông là Agnes Black Sutton có bảy người con, mà W.S.Sutton là con trai thứ năm. Ông bà Sutton chuyển gia đình từ New York đến Kansas, nơi gia đình có một trang trại mà phần lớn tuổi thơ của W.S.Sutton đã diễn ra ở đây, được kể lại là một cậu bé hay khám phá và sửa chữa máy móc. Cống hiến. Ngoài đóng góp cho cộng đồng về Y học, chế tạo thiết bị khai thác dầu mỏ, W.S.Sutton được nhắc đến nhiều nhất trong giới khoa học bởi đã sáng lập Học thuyết di truyền nhiễm sắc thể. Công trình của ông là nền tảng của học thuyết di truyền nhiễm sắc thể, cũng như là cơ sở của Di truyền học hiện đại. Năm 2002, nhiều nơi trên Hoa Kỳ đã tổ chức 100 năm ngày ra đời học thuyết di truyền nhiễm sắc thể cũng như cống hiến cá nhân của W.S.Sutton cho khoa học thế giới.
{ "split": 0, "title": "Walter Sutton", "token_count": 353 }
22,539
Title: Walter von Gottberg Walter Philipp Werner von Gottberg (6 tháng 12 năm 1823 tại Königsberg – 9 tháng 5 năm 1885) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh. Ông từng tham gia trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức. Gia đình. Walter ông là con trai trưởng của Werner von Gottberg, địa chủ ("Gutsherr") của Perschelen tại Landkreis Preußisch Eylau và Woopen tại Kreis Friedland (mất năm 1846), và bà Johanna Zornow. Ông đã kết hôn với Alice Codrington, và cuộc hôn nhân này đã mang lại cho ông ba người con gái. Binh nghiệp. Sau khi học tập trong đội thiếu sinh quân, Gottberg khởi đầu sự nghiệp của mình vào năm 1840 với quân hàm thiếu úy trong Trung đoàn Phóng lựu Cận vệ "Thái tử" (Đông Phổ 1) số 1 tại Königsberg, thủ phủ tỉnh Đông Phổ. Tiếp theo đó, vào năm 1853, ông trở thành một trung úy trong Bộ Tổng tham mưu ("Großen Generalstab"). Vào năm 1856, ông lên quân hàm Đại úy, rồi năm sau (1860) ông được thăng cấp Thiếu tá và với cấp bậc này ông gia nhập Bộ Chiến tranh Phổ. Cuối cùng, vào năm 1865, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh của Trung đoàn Phóng lựu số 6 và chỉ huy trung đoàn này tham gia cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866), đặc biệt là trong các trận chiến tại Nachod, Skalitz và Schweinschädel.
{ "split": 0, "title": "Walter von Gottberg", "token_count": 342 }
22,540
Title: Walter von Gottberg Vào tháng 9 năm 1866, ông được ủy nhiệm làm Tham mưu trưởng trong một Bộ Tổng chỉ huy Quân đoàn ("Generalkommando"). Cùng năm đó, ông được thăng quân hàm Đại tá. Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ông được cử làm Chủ nhiệm Cục hậu cần ("Oberquartiermeister") trong Tập đoàn quân số 3 ("dritten Armee") do Thái tử Friedrich Wilhelm, nhờ đó ông có được mối liên hệ cá nhân gần gũi với người kế vị ngai vàng Phổ. Vào năm 1871, ông được phong quân hàm Thiếu tướng. Ở cấp bậc này, ông đã giám sát việc giáo dục các vương tôn Wilhelm và Heinrich, con của Thái tử, và được mệnh danh là "thống đốc quân sự" của vị hoàng đế tương lai của Đức. Cho đến năm 1876 ông là Tham mưu trưởng của Cục thanh tra quân đội IV (" 4. Armee-Inspektion"), rồi được phong quân hàm Trung tướng vào năm 1876. Năm 1877, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh của Sư đoàn số 26 tại Württemberg, vào năm 1881 ông được nhậm chức Thống đốc thành phố Straßburg và vào năm 1883, ông lên cấp Tượng tư lệnh của Quân đoàn I. Cuối cùng, vào ngày 20 tháng 9 năm 1884, ông được phong quân hàm Thượng tướng Bộ binh, nhưng không lâu sau đó thì ông từ trần.
{ "split": 1, "title": "Walter von Gottberg", "token_count": 291 }
22,541
Title: Wareru Wareru (, ; 1253–1307) là người sáng lập Vương quốc Ramanya tại Hạ Miến ngày nay. Vương quốc được gọi phổ biến hơn là Vương quốc Hanthawady Pegu (Bago), hoặc chỉ là Pegu dù kinh đô đầu tiên của vương quốc là Martaban (Mottama). Nhờ sử dụng các kỹ năng ngoại giao và quân sự, ông lập ra một vương quốc cho người Mon tại Hạ Miến sau khi Đế quốc Pagan sụp đổ vào năm 1287. Wareru trên danh nghĩa là chư hầu của bố vợ-Quốc vương Ram Khamhaeng của Sukhothai (thuộc Thái Lan ngày nay), và chư hầu của nhà Nguyên. Ông đẩy lui thành công các cuộc tấn công của ba anh em thủ lĩnh người Shan xứ Myinsaing (thuộc miền trung Myanmar ngày nay) vào năm 1287 và 1294. Wareru bị các cháu ngoại của mình ám sát vào năm 1307, người kế vị ông là em trai Hkun Law. Thành tựu lớn nhất trong thời gian ông trị vì là bổ nhiệm một ủy ban để biên soạn­ bộ luật sớm nhất còn giữ được của Myanmar; và thành lập vương quốc thịnh vượng gần hai thế kỷ rưỡi của người Mon. Tên gọi. Tên tiếng Môn của ông là Magadu (, , ), còn tước hiệu tiếng Shan được ghi là Wa Row (IPA: ; , , ), là nguồn gốc của tên Wareru. Tên của ông cũng được ghi trong tiếng Thái là Chao Farua (, "Chúa Farua", ) hoặc Phrachao Farua (พระเจ้าฟ้ารั่ว, "Thánh chủ Farua", ). Các văn kiện lịch sử Thái Lan ghi rằng Quốc vương Ram Khamhaeng ban cho ông tên Farua, theo nghĩa đen là "thiên đường lọt xuống", vì ông có công lao lớn. Cuộc sống đầu đời.
{ "split": 0, "title": "Wareru", "token_count": 407 }
22,542
Title: Wareru Magadu sinh ra gần Thaton, có cha là người Shan và mẹ là người Mon. Ông là con cả, có ít nhất hai em trai và một em gái. Khi còn trẻ, Magadu là một thương nhân qua lại giữa Martaban và Sukhothai. Trong thập niên 1270, ông phục vụ cho Quốc vương Sukhothai Ram Khamhaeng (trị vì 1278–1298) trong chuồng voi rồi thăng tiến thành người chỉ huy cận vệ cung điện. Năm 1280, ông bỏ trốn cùng con gái của quốc vương là Me Nang Soy Da (, ; "Quý cô Soidao"), và thoát khỏi Sukhothai cùng vài chục tuỳ tòng. Vương lên nắm quyền (1281–1287). Trở lại Martaban, Wareru có mưu đồ đoạt quyền thống đốc tại đây. Theo các biên niên sử Miến Điện, Wareru được cho là yêu cầu người em gái xinh đẹp Hnin U Yaing chọn nơi tắm tại một khúc sông để Thống đốc Aleimma có thể trông thấy. Aleimma hỏi cưới cô, và tại lễ kết hôn Wareru giết vị thống đốc này và trở thành lãnh chúa xứ Martaban. Năm khởi nghĩa là 1281 theo ghi chép tiếng Môn song là năm 1286 theo các ghi chép tiếng Miến. Dù sao đi nữa, vương triều Pagan khi đó phải bận tâm trước các cuộc xâm chiếm của người Mông Cổ, nên không thể thực hiện hành động thực tế nào.
{ "split": 1, "title": "Wareru", "token_count": 307 }
22,543
Title: Wareru Năm 1287, quân Mông Cổ chiếm được Pagan, và quyền lực trung ương sụp đổ trên khắp vương quốc. Nhiều thống đốc công khai khởi nghĩa, đặc biệt là những người tại khu vực hẻo lánh của vương quốc vốn đã cai trị giống như độc lập. Wareru trên lý thuyết đã khởi nghĩa từ năm 1281 (hoặc là 1286) vì chiếm xứ Martaban bằng cách giết thống đốc do triều đình Pagan bổ nhiệm. Wareru lập liên minh với thống đốc của Pegu (Bago) là Tarabya, họ cưới con gái của nhau. Hai lực lượng miền nam này cùng nhau đánh bại quân miền bắc dưới quyền Yazathingyan, là người về sau trở thành đồng sáng lập Vương quốc Myinsaing, và tiếp tục chinh phục toàn bộ Hạ Miến. Sau đó hai thủ lĩnh này bất hoà, và Tarabya bị bắt giữ và hành quyết trong một cuộc giao tranh. Wareru xưng vương vào ngày 4 tháng 4 năm 1287 theo ghi chép tiếng Mon (hoặc 18 tháng 1 năm 1288 theo ghi chép tiếng Miến). Trị vì (1287–1307). Wareru vốn mang một nửa huyết thống người Shan, ông nỗ lực trở thành một người kế nghiệp thích hợp các quốc vương người Mon từng cai trị Hạ Miến trước khi khu vực bị sáp nhập vào Pagan. Ông tuyên bố vương quốc của mình là Ramanna (đất của người Mon) với Martaban là thủ đô. Mặc dù ông vừa đánh bại quân miền bắc, và Pagan đã ngừng tồn tại, song trong thời gian trị vì còn lại Wareru vẫn lo ngại về các cuộc xâm chiếm từ phía bắc.
{ "split": 2, "title": "Wareru", "token_count": 359 }
22,544
Title: Wareru Nhằm chuẩn bị, ông đảm bảo hậu phương của vương quốc bằng cách gửi cống nạp chính thức cho cha vợ là Ram Khamhaeng. Năm 1293, ông nhận được từ Sukhothai công nhận hoàng gia lẫn quà tặng là một con voi trắng. Tin tức về việc quy phục này kích động phản ứng từ ba anh em thủ lĩnh của Myinsaing, họ phái 8.000 quân đi đánh Martaban vào cuối năm 1293. Nhờ căn cứ được đảm bảo, Wareru đẩy lui thành công quân xâm lược vào đầu năm 1294, và không còn tấn công trong thời gian trị vì còn lại của ông. Mặc dù trên danh nghĩa là một chư hầu của Sukhothai, Wareru cũng lo ngại về ý định của Sukhothai đối với duyên hải Tenasserim. Để củng cố vị thế, vào năm 1298 ông thỉnh cầu và nhận được công nhận từ nhà Nguyên với vị thế là chư hầu trực tiếp, cho dù Sukhothai cũng là một chư hầu của nhà Nguyên. Tháng 1 năm 1307, Wareru bị các cháu ngoại là con của Tarabya ám sát. Người kế thừa vương vị là em trai Hkun Law. Di sản. Với năng lực ngoại giao và danh tiếng là chiến binh ngoan cường, quốc vương sáng lập thành công một vương quốc thống nhất tại Hạ Miến tồn tại trong hai thế kỷ rưỡi. Tuy thế, ông bị dân chúng nhìn nhận là một người Shan tiếm quyền nhiều hơn, họ phấn khởi khi ông bị giết. Wareru chịu trách nhiệm về Dhammathat, (còn gọi là Bộ luật Wareru), sách luật sớm nhất còn tồn tại của Myanmar. Wareru xem xét cải tiến sách luật của Pagan do Shin Dhammavilsa biên soạn, và bổ nhiệm một uỷ ban hoàng gia để biên soạn một luận án luật mới hoàn thiện hơn, Ủy ban tạo ra Bộ luật Wareru, tạo cơ sở của luật tục Myanmar. Giáo sư Robert Lingat bày tỏ rằng Ayudhya là vương quốc Đông Nam Á duy nhất phát triển một bộ luật dân sự, và rằng điều này là kết quả của một loạt công trình mang tên Dhammasattha do những người Mon theo Phật giáo biên soạn, một trong số các văn kiện có ảnh hưởng nhất là đóng góp của Wareru.
{ "split": 3, "title": "Wareru", "token_count": 477 }
22,545
Title: Wargame đại chiến lược Wargame đại chiến lược (tiếng Anh: "Grand strategy wargame") là thể loại wargame chỉ tập trung vào phần đại chiến lược nghĩa là chiến lược quân sự ở cấp độ hoạt động và sử dụng toàn bộ nguồn tài nguyên của một quốc gia hoặc cả một đế chế. Đặc điểm. Wargame đại chiến lược thường tập trung vào một cuộc chiến tranh hoặc một loạt các cuộc chiến trong một khoảng thời gian dài. Các đơn vị cá nhân, thậm chí quân đội có thể không được đại diện, thay vào đó, sự chú ý được dành cho các hoạt động chiến tranh. Tất cả nguồn lực của các quốc gia tham gia có thể được huy động như là một phần của một cuộc chiến lâu dài. Sự mô phỏng thường liên quan đến cuộc xung đột chính trị và kinh tế cũng như quân sự. Cái kết xa nhất của việc này là phân nhánh của trò chơi chiến lược trong đó người chơi sẽ nắm lấy vai trò của chính quyền toàn bộ một quốc gia và không có khả năng tiến hành chiến tranh chẳng hạn như trong trò "". Ví dụ về các tựa game đại chiến lược nơi mà chiến thuật quân sự được trừu tượng hóa cao hoặc loại bỏ hoàn toàn bao gồm các board game như "Risk" và "Diplomacy". Một ví dụ khác trông thực tế hơn là "Axis & Allies", mặc dù trong đó yếu tố quân sự vẫn còn rất trừu tượng. Những game như "Rise and Decline of the Third Reich", "Empires in Arms" và "Empires of the Middle Ages" đều là những wargame thực sự, mang ý nghĩa là các đơn vị quân đội đại diện đặc trưng và tham chiến trực tiếp dựa trên các thuộc tính quân sự cụ thể. Loạt game "Hearts of Iron" hoặc "Hegemony" là một ví dụ của những trò chơi trên máy tính thuộc loại này. Cách chơi và chức năng. Trò chơi sử dụng kỹ thuật và các tính năng khác nhau để mô phỏng các mặt chiến lược quân sự quốc gia. Một số game mô phỏng sản xuất công nghiệp tài nguyên và các đơn vị quân đội. Số khác có thể cho phép thực hiện các bước ngoại giao và liên minh khác nhau.
{ "split": 0, "title": "Wargame đại chiến lược", "token_count": 462 }
22,546
Title: Wargame đại chiến lược Ví dụ tựa game "Axis & Allies" sử dụng "giá" cho các đơn vị sản xuất, bao gồm một số lượng các đơn vị sản xuất được phân bổ mỗi lượt, và được dùng để "trả tiền" cho mỗi đơn vị được sản xuất. Một số game cho phép các quốc gia khác nhau sản xuất các đơn vị vào một mức tỷ lệ, tương ứng với lịch sử kinh tế và công nghiệp thế giới thực của họ. Lợi ích học thuật. Vì những game như vậy đã vượt ra ngoài giới hạn chiến tranh đơn giản chỉ xử lý về các vấn đề kinh tế, địa lý, lịch sử và chính trị đặc biệt mang tính hữu ích trong giáo dục và nghiên cứu các vấn đề quốc tế.
{ "split": 1, "title": "Wargame đại chiến lược", "token_count": 160 }
22,547
Title: Warsaw Spire Warsaw Spire là một khu phức hợp gồm các tòa nhà văn phòng Neomodern ở Warsaw, Ba Lan được xây dựng bởi nhà phát triển bất động sản người Bỉ là Ghelamco. Nó bao gồm một tòa tháp chính dài 220 mét với mặt tiền bằng kính cường lực, Warsaw Spire A và hai tòa nhà phụ 55 mét, Warsaw Spire B và C. Tòa tháp chính là tòa nhà cao thứ hai ở Warsaw và cũng là tòa nhà thứ hai cao nhất ở Ba Lan. Cơ quan Biên phòng và Biên phòng Châu Âu (FRONTEX) có trụ sở tại tầng 6 đến tầng 13 của tòa nhà kể từ năm 2012. Vào tháng 12 năm 2014, một tấm biển neon lớn với dòng chữ "Kocham Warszawę" ("Tôi yêu Warsaw") đã được lắp đặt bởi chương trình thiết kế hình ảnh và ánh sáng sáng tạo Vẽ với ánh sáng của Bỉ và đặt ở các tầng trên của tòa tháp chính được xây dựng một phần. Tòa nhà đã có thêm một đỉnh mới vào tháng 4 năm 2015. Bảng hiệu neon đã được gỡ bỏ vào đầu tháng 7 năm 2015 do tiến trình lắp ráp mặt tiền. Một phiên bản cao cấp hơn của bảng hiệu đã trở lại vĩnh viễn trên đỉnh của tòa tháp vào tháng 5 năm 2016, để khai trương tòa nhà. Năm 2017, tòa nhà đã nhận được giải thưởng MIPIM cho phát triển văn phòng và kinh doanh tốt nhất thế giới trong Hội chợ bất động sản quốc tế MIPIM tổ chức tại Cannes, Pháp.
{ "split": 0, "title": "Warsaw Spire", "token_count": 318 }
22,548
Title: Wasan Homsan Wasan Homsan (, sinh ngày 2 tháng 8 năm 1991), còn được biết với tên đơn giản Ping () là một cầu thủ bóng đá người Thái Lan thi đấu ở vị trí hậu vệ phải cho câu lạc bộ Giải bóng đá Ngoại hạng Thái Lan Chiangrai United. Sự nghiệp quốc tế. Năm 2013 Wasan được triệu tập vào đội tuyển quốc gia bởi Surachai Jaturapattarapong tham gia Vòng loại Cúp bóng đá châu Á 2015. Vào tháng 10 năm 2013 anh ra mắt cho Thái Lan trong trận giao hữu trước Bahrain. Vào 15 tháng 10 năm 2013 anh thi đấu trước Iran ở Vòng loại Cúp bóng đá châu Á 2015. Anh đại diện U-23 Thái Lan ở Đại hội Thể thao châu Á 2014.
{ "split": 0, "title": "Wasan Homsan", "token_count": 158 }
22,549
Title: Wat Chaiwatthanaram Wat Chaiwatthanaram hoặc Wat Chai Watthanaram (tiếng Thái: วัดไชยวัฒนาราม, phiên âm: Vát Chai-vát-tha-na-lam) là một ngôi đền nằm trong quần thể di tích Công viên lịch sử Ayutthaya - thuộc thành phố Ayutthaya – thủ phủ của tỉnh lị Ayutthaya. Vị trí. Wat Chaiwatthanaram nằm về phía Tây thành phố men theo dọc bờ sông Chao Phraya . Vua Prasat Thong đã xây dựng đền vào năm 1630 và có nhiều nét tương đồng với kiến trúc của Angkor Wat. Cũng giống như nhiều ngôi đền - chùa khác, Wat Chaiwatthanaram mở cửa từ 8g-18g mỗi ngày, miễn phí cho người bản địa và thu 30 baht/khách du lịch ngoại quốc. Theo du khách nhận xét, ngôi đền có nét tương đồng gần giống với đền Angkor Wat theo thuyết cân đối vũ trụ lấy đền núi Meru làm trung tâm và xung quanh là các tháp nhỏ. Chính ngay tại trung tâm là Prang Noi cao 35 m, được xem là tháp trung tâm. Xung quanh là các tháp nhỏ gồm 8 tháp theo bốn góc hình vuông và xem "tháp Prang Noi" là trung tâm. Các tháp này được nối với nhau bằng các dãy hành lang. Dọc theo các hành lang là 120 bức tượng Phật. Tiếc thay, 120 bức tượng Phật này đều bị mất đầu vào năm 1767. Chính sự xâm lược của quân đội Burma lúc bấy giờ, chúng đã ra lệnh phá hủy các bức tượng này. Dưới mái vòm của tám ngôi tháp nhỏ xung quanh đỉnh Prang Noi vũ trụ có 12 bức tượng Phật mạ vàng được tạc chìm vào trong tường, mỗi ngôi tháp ở đỉnh góc vuông có hai bức tượng hướng về hai phía của hai dãy hành lang, các ngôi tháp ở đối diện với lối cầu thang lên đỉnh Prang Noi chỉ có duy nhất bức tượng. "Wat Chaiwatthanaram" được bao quanh bởi ba vòng tường gạch, tuy nhiên vòng tường số 1 và số 2 bị hư hỏng và phá hủy gần hết, chỉ còn vòng tường thứ 3 - nơi tựa lưng của 120 pho tượng Phật không đầu - vẫn còn hoặc đã được khôi phục vào năm 1987.
{ "split": 0, "title": "Wat Chaiwatthanaram", "token_count": 496 }
22,550
Title: Wat Chaiwatthanaram Chùa còn là một trong những ngôi đền gạch đẹp nhất ở Ayutthaya với kiến trúc đồ sộ và lộng lẫy. Đây cũng là nơi lý tưởng để ngắm hoàng hôn trên sông Chao Phraya
{ "split": 1, "title": "Wat Chaiwatthanaram", "token_count": 57 }
22,551
Title: Wat Phra Kaew, Chiang Rai Wat Phra Kaew (tiếng Thái Lan: วัดพระแก้ว) là một quần thể chùa và tu viện Phật giáo ở Thanon Trairat tại Tambon Wiang, huyện Mueang, tỉnh Chiang Rai, Thái Lan. Wat Phra Kaew đã được chỉ định làm ngôi chùa hoàng gia đầu tiên ở Chiang Rai ngày 31 tháng 5 năm 1978 (năm 2521 Phật lịch). Ngôi chùa từng được gọi là Pa Yeah (วัดป่าเยี้ยะ hay วัดป่าญะ - Chùa Rừng Tre) vì trên thực tế xung quanh chùa này có tre bao bọc cho đến năm 1434 khi chedi của nó bị sét đánh để lộ ra hình ảnh Phật ngọc bên trong. Sau thời điểm đó chùa được đổi tên thành Phra Kaew.
{ "split": 0, "title": "Wat Phra Kaew, Chiang Rai", "token_count": 173 }
22,552
Title: Wat Yan Nawa Chùa Thuyền hay Wat Yannawa (tiếng Thái: วัดยานนาวา, phiên âm: Vát Dan-na-va) là ngôi chùa nằm ở đường Charoen Krung thuộc quận Sathon, Bangkok, Thái Lan. Đây là ngôi chùa độc nhất vô nhị vì nó được xây dựng theo hình dáng một con thuyền được xây dựng bởi vua Rama III. Hình dáng chùa được xây dựng theo kiểu kiến trúc hình dáng con thuyền của người Trung Hoa cùng với kiến trúc Thái là các chedi cao vút mang đậm phong cách thời Ayuthaya. Chùa là nơi thu hút khách tham quan nhất của Bangkok bởi lối kiến trúc đặc sắc và lạ mắt của nó, chùa còn là nơi thu hút Phật tử khắp nơi. Tên gọi khác. Ngôi chùa này có tên Wat Kok Khwai ("วัดคอกควาย") trong thời Ayutthaya và Wat Kok Krabue ("วัดคอกกระบือ") trong thời Thonburi và thời kỳ đầu của Bangkok.
{ "split": 0, "title": "Wat Yan Nawa", "token_count": 214 }
22,553
Title: Watase Yuu (sinh 5 tháng 3 năm 1970 ở Osaka) là một mangaka người Nhật, sinh ra và lớn lên ở vùng Osaka. Watase Yuu chính là tác giả của manga lừng danh Ayashi no Ceres từng nhận giải manga Shogakukan vào năm 1998. Một tác phẩm nổi tiếng khác của bà là Quyển sách kỳ bí ("Fushigi Yūgi"), đã từng phát hành tại Việt Nam. Kể từ lúc sáng tác truyện ngắn đầu tay "Pajama de Ojama" (1989), tính tổng cộng Watase đã viết hơn 50 tập manga truyện ngắn và truyện dài. Watase Yuu là một mangaka chuyên sáng tác các truyện tranh thể loại shōjo, và hiện bà đang làm việc cho tạp chí Shoujo Comics. Đặc biệt, trong các tác phẩm của Watase Yuu xuất hiện rất nhiều nhân vật nam có ngoại hình rất xinh đẹp nên nhiều người đánh giá các truyện tranh của bà thuộc thể loại bishōnen. Còn tác phẩm gần đây nhất của bà, "Arata Kangatari" (2008) lại thuộc thể loại shōnen và được đăng trên tạp chí Shounen Sunday. Có vài điều thú vị về chữ "Yuu" của cái tên Watase Yuu. Khi Viz Media xuất bản các manga Quyển sách kỳ bí, Arisu Naintīnsu, Ayashi no Seresu thì họ viết là "Yû", còn khi xuất bản Zettai Kareshi và Fushigi Yūgi Genbu Kaiden thì lại viết là "Yuu". Nhà xuất bản Sáng Nghệ (Singapore) thì khi xuất bản bản tiếng Anh của Quyển sách kỳ bí thì ghi tên bà là "Yu".
{ "split": 0, "title": "Watase Yuu", "token_count": 357 }
22,554
Title: Waterbury, Connecticut Waterbury, Connecticut (biệt danh: "Thành phố Brass") là một thành phố thuộc quận New Haven trong tiểu bang Connecticut, Hoa Kỳ. Thành phố có tổng diện tích km², trong đó diện tích đất là km². Theo điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2010, thành phố có dân số 110.366 người, là thành phố lớn thứ năm bang Connecticut và lớn thứ nhì ở quận New Haven. Waterbury nằm bên sông Naugatuck, 33 dặm (53 km) về phía tây nam của Hartford và 77 dặm (124 km) về phía đông bắc Thành phố New York. Trong suốt các một nửa đầu tiên của thế kỷ 20 Waterbury dựa vào công nghiệp và các trung tâm hàng đầu ở Mỹ để sản xuất đồ đồng đúc và Finishings, như phản ánh trong biệt danh các "thành phố Brass" và của thành phố phương châm trao đổi ơn Aere Perennius? ("Là gì hơn Lasting hơn Brass?"), Mà tiếng vang tiếng Latinh của Ode 3,30 của Horace. Nó đã được ghi nhận để sản xuất đồng hồ và đồng hồ. Thành phố nằm dọc theo xa lộ liên bang Interstate 84 và có một nhà ga Metro North. Đây cũng là nơi có Đại học Post và khu trường sở Đại học Connecticut.
{ "split": 0, "title": "Waterbury, Connecticut", "token_count": 287 }
22,555
Title: WayV WayV (tiếng Trung: 威神V, bính âm: "WēiShén V", viết tắt của We are your Vision) là một nhóm nhạc nam Trung Quốc, là nhóm nhỏ thứ tư được giới thiệu của nhóm nhạc nam Hàn Quốc NCT, được thành lập và quản lý bởi SM Entertainment và Label V. Nhóm ra mắt vào ngày 17 tháng 1 năm 2019 với EP kỹ thuật số "The Vision." Nhóm hiện gồm 6 thành viên: Kun, Ten, Winwin, Xiaojun, Hendery và Yangyang; và cựu thành viên Lucas (rời nhóm vào tháng 5 năm 2023). Nhóm đã giành giải "Nghệ sĩ châu Á mới xuất sắc nhất" tại Giải thưởng âm nhạc châu Á Mnet 2019. Vào ngày 9 tháng 6 năm 2020, họ đã phát hành album phòng thu đầu tiên "Awaken the World" với đĩa đơn "Turn Back Time". Lịch sử. Hình thành. Tất cả bảy thành viên của WayV ban đầu là một phần của SM Rookies, một nhóm đào tạo trước khi ra mắt bởi SM Entertainment. Vào tháng 1 năm 2016, nhà sáng lập và nhà sản xuất SM Lee Soo-man đã công bố kế hoạch cho một nhóm nhạc nam mới có tên NCT với một số unit khác nhau có trụ sở tại các thành phố trên khắp thế giới. Ten đã ra mắt với unit đầu tiên, NCT U, vào ngày 9 tháng 4 năm 2016. Kun đã tham gia phiên bản tiếng Trung của bài hát NCT U "Without You" vào năm 2016 nhưng được coi là chưa chính thức ra mắt với nhóm cho đến khi anh cùng với Lucas và Jungwoo ra mắt vào NCT 2018, một dự án liên quan đến tất cả các thành viên của NCT và quảng bá album của họ "Empathy". Winwin đã ra mắt như một phần của unit thứ hai, NCT 127, vào ngày 7 tháng 7 năm 2016.Vào ngày 7 tháng 4 năm 2017, xuất hiện trong video âm nhạc "Dream In A Dream" của Ten. Vào ngày 13 tháng 8 năm 2018, SM đã công bố kế hoạch ra mắt một unit định hướng Trung Quốc dưới tên dự án là NCT Trung Quốc.
{ "split": 0, "title": "WayV", "token_count": 456 }
22,556
Title: WayV Sự hình thành của WayV đã được công bố thông qua tài khoản Weibo chính thức của nhóm vào ngày 31 tháng 12. Nhóm bao gồm 7 thành viên: bốn thành viên NCT có từ trước - Kun, Winwin, Ten và Lucas - cùng với ba thành viên mới vừa được giới thiệu qua SM Rookies hồi đầu năm là Hendery, Xiaojun và Yangyang. Nhóm được thông báo là trực thuộc công ty độc quyền Trung Quốc của SM Entertainment, Label V. Nhóm là một unit của NCT. Các nhà báo đưa ra giả thuyết rằng họ không thể gộp lại thành một nhóm là do mối quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Hàn Quốc. Mặc dù vậy, CEO Chris Entertainment của SM Entertainment đã thừa nhận WayV là unit có trụ sở tại Trung Quốc của NCT. 2019: Ra mắt với The Vision, Take Off và Take Over The Moon. Vào ngày 17 tháng 1 năm 2019, WayV đã ra mắt với EP kỹ thuật số đầu tiên của họ "The Vision" với phiên bản tiếng Trung của "Regular" của NCT 127 là đĩa đơn chính. Tất cả ba bài hát của EP đều giành được thứ hạng cao nhất trên "Billboard" World Digital Songs. Nhóm đã ra mắt ở vị trí thứ tư trên "Billboard" Social 50, lần ra mắt tốt nhất trên bảng xếp hạng kể từ XXXTentaci vào tháng 6 năm 2018. WayV đã phát hành EP "Take Off" đầu tiên của họ với đĩa đơn có cùng tên vào ngày 9 tháng 5. EP ra mắt ở vị trí thứ bảy trên "Bảng xếp hạng" album thế giới của "Billboard" và khẳng định vị trí số một trên bảng xếp hạng album hàng đầu iTunes ở 30 khu vực. Trong khi đó, đĩa đơn xuất hiện ở vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng phổ biến hàng tuần của QQ Music. Vào tháng Tám và tháng Chín năm 2019, lần đầu tiên chương trình thực tế WayV "Dream Plan" đã được phát hành, gồm 12 tập phim đã được làm sẵn có trên Youku và YouTube.
{ "split": 1, "title": "WayV", "token_count": 431 }
22,557
Title: WayV Vào ngày 29 tháng 10, WayV đã phát hành EP thứ hai "Take Over the Moon" với ca khúc chủ đề "Moonwalk". Thành viên Hendery và Yangyang lần đầu tiên tham gia viết lời bài hát trong các bài hát "King of Hearts" và "We Go Nanana". Nhóm xuất hiện lần đầu trên Album "Billboard" Heatseekers và Bảng xếp hạng album Gaon Hàn Quốc bằng cách xếp hạng ở vị trí thứ hai mươi bốn và năm. Nhóm đã có sân khấu trở lại đầu tiên cho album trong "Show Champion" của MBC Music vào ngày 30 tháng 10, đánh dấu buổi biểu diễn đầu tiên của họ tại Hàn Quốc. Vào ngày 5 tháng 11, nhóm đã phát hành một phiên bản tiếng Anh của "Love Talk", ra mắt và đạt vị trí thứ ba trong Doanh số Bài hát Kỹ thuật số Thế giới của "Billboard". Bài hát cũng đánh dấu mục đầu tiên của nhóm trên Bảng xếp hạng doanh số kỹ thuật số hàng tuần của QQ Music bằng cách xếp ở vị trí thứ hai. Phiên bản được đóng gói lại của album có tên "Take Over the Moon: Sequel" được phát hành vào năm 2020, thêm phiên bản tiếng Anh của Love Talk và bài hát "WayV.oice # 1" vào danh sách bản nhạc gốc. Sau đó, nhóm đã có các hoạt động quảng bá (tổ chức fan meeting, fansign) ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan. 2020: Awaken the World, NCT 2020ːResonance. Năm 2020, WayV là nhóm thứ hai của SM Entertainment tổ chức buổi hòa nhạc trực tuyến trực tiếp - do SM Entertainment và Naver phối hợp tổ chức, như một phần của chuỗi buổi hòa nhạc trực tuyến dành riêng đầu tiên trên thế giới "Beyond LIVE". Buổi hòa nhạc trực tiếp, là buổi hòa nhạc đầu tiên của WayV và mang tên "WayV - Beyond the Vision", được tổ chức vào ngày 3 tháng 5 Nhóm đã biểu diễn các bài hát trong các album trước của họ cũng như bản mashup của "Turn Back Time" và "Bad Alive", hai bài hát trong album phòng thu đầu tiên "Awaken the World" được phát hành năm tuần sau vào ngày 09 tháng 6 năm 2020.
{ "split": 2, "title": "WayV", "token_count": 479 }
22,558
Title: WayV "Awaken the World" được bắt đầu bởi một trò chơi trực tuyến được thiết kế cho điện thoại thông minh, thách thức người chơi mở khóa hình ảnh của từng thành viên. Ngoài ra, các video cá nhân của các thành viên đã được phát hành trên các nền tảng khác nhau. Cả bản phát hành vật lý của album và video âm nhạc của đĩa đơn "Turn Back Time" đều được phát hành với độ trễ do loại bỏ các vấn đề tiềm ẩn với trang phục được sử dụng trong nội dung hình ảnh quảng cáo. Sau khi phát hành, WayV đã giành được ba mục đầu tiên của họ trên Bảng xếp hạng UNI của Tencent Music (trước đây gọi là Yo! Bang) và Bảng xếp hạng album Gaon. Album này cũng đạt vị trí thứ 9 trên "bảng xếp hạng Billboard" World Album, trong khi "Turn Back Time" xếp ở vị trí thứ 12 trên bảng xếp hạng Bài hát bán hàng kỹ thuật số thế giới. "Awaken the World" trở thành bản phát hành đầu tiên của nhóm trong bảng xếp hạng âm nhạc Nhật Bản bằng cách xuất hiện trên cả "Billboard Japan" Hot Album và Bảng xếp hạng album hàng tuần của Oricon. Sau đó, nhóm đã phát hành phiên bản tiếng Hàn của "Turn Back Time" bằng một video âm nhạc tương tự đi kèm. Vào ngày 29 tháng 7, một phiên bản tiếng Anh của ca khúc "Bad Aive" đã được phát hành dưới dạng đĩa đơn kỹ thuật số. Đĩa đơn được xếp hạng ở vị trí số một trên bảng xếp hạng Doanh số kỹ thuật số hàng ngày của QQ Music và kiếm được chứng nhận Vàng sau khi được phát hành. Cuối cùng nó được xếp ở vị trí thứ sáu trên bảng xếp hạng hàng tuần. 21/9 Khởi động dự án NCT 2020 với sự bổ sung thêm 2 thành viên mới - Shotaro (2000) và Sungchan (2001), nâng tổng số thành viên lên con số 23 và sẽ quảng bá làm 2 phần 12/10 NCT 2020 phát hành album NCT 2020 Resonance Pt.1 và WayV tham gia góp mặt vào album với ca khúc "Nectar" 23/11 NCT 2020 phát hành album NCT 2020 Resonance Pt.2 2021: Kick Back, sub-unit của WayV.
{ "split": 3, "title": "WayV", "token_count": 482 }
22,559
Title: WayV Ngày 10/3/2021:Nhóm chính thức quay trở lại với mini album thứ 3 "Kick Back". với ca khúc chủ đề cùng tên Ngày 10/6/2021, SM Entertainment xác nhận sub-unit đầu tiên của WayV là Kun và Xiaojun. Ngày 16/6/2021, sub-unit chính thức debut với single album gồm 3 bài hát, bài hát chủ đề mang tên "Back To You". Ngày 02/8/2021, SM Entertainment xác nhận Ten solo. Ngày 10/8/2021, Ten chính thức debut với single mang tên "Paint Me Naked" Ngày 12/8/2021, SM Entertainment xác nhận sub-unit thứ hai của WayV là Ten và Yangyang. Ngày 17/8/2021, sub-unit chính thức debut với single mang tên "Low Low". Ngày 20/8/2021, SM Entertainment xác nhận sub-unit thứ ba của WayV là Lucas và Hendery. Ngày 25/8/2021, sub-unit chính thức bị hủy lịch debut với single mang tên "Jalapeño". 2022ː Phantom. Ngày 28/12/2022ː Nhóm sẽ comeback với mini album thứ 4 "Phantom" với ca khúc chủ đề cùng tên 2023: Lucas rời nhóm. Ngày 10 tháng 5 năm 2023, SM Entertainment cho biết Lucas sẽ rời NCT và WayV để tập trung cho sự nghiệp cá nhân. Các kết quả khác. Chứng thực. WayV đã chứng thực và hợp tác với nhiều thương hiệu bao gồm Skechers, Carslan, Cigalong Beauty, và Maeil Barista Rules. Nhóm cũng đã xuất hiện trên trang bìa của các tạp chí như "Nylon China", "Harper's Bazaar China", "InStyle" "Icon", và "Men Uno". Philantrophy. Vào ngày 23 tháng 7 năm 2020, WayV đã quyên góp thông qua dự án từ thiện của Quỹ phúc lợi xã hội Trung Quốc để giúp đỡ các nạn nhân và nhân viên cứu trợ lũ lụt tiền tuyến ở Jiangxi và Hồ Nam.
{ "split": 4, "title": "WayV", "token_count": 431 }
22,560
Title: We Don't Talk About Bruno "We Don't Talk About Bruno" (: "Xin đừng nhắc gì tới Bruno") là một bài hát trong bộ phim hoạt hình-máy tính âm nhạc "" của hãng phim Disney ra mắt vào năm 2021, với phần lời và nhạc được biên soạn bởi Lin-Manuel Miranda. Walt Disney Records phát hành bài hát như một phần soundtrack của bộ phim vào ngày 19 tháng 11 năm 2021. Bài hát là bản hòa tấu ca được thể hiện bởi nhiều diễn viên lồng tiếng trong phim, tiêu biểu là Carolina Gaitán, Mauro Castillo, Adassa, Rhenzy Feliz, Diane Guerrero và Stephanie Beatriz, cùng một số vai phụ. Ngay sau khi phát hành, "We Don't Talk About Bruno" đã trở thành một hiện tượng lan rộng; nó được đánh giá là một trong những bài hát hay nhất của Disney và là thành công lớn nhất của hãng. Về bối cảnh, "We Don't Talk About Bruno" là một tập hợp những câu chuyện phiếm và giai thoại về người cậu Bruno của cô bé Mirabel Madrigal, người cậu mà bị chính gia đình mình ghẻ lạnh vì năng lực nhìn thấu tương lai của anh ấy gắn liền với sự bất hạnh. Bài hát ngụ ý rằng Bruno là nhân vật phản diện chính của bộ phim, song thay vì bám theo khuôn mẫu của các bài hát phản diện thông thường của các phim Disney trước thì bài hát này lại đứng từ quan điểm của các nhân vật khác mà nói về kẻ phản diện. Về nhạc lý, bài hát theo midtempo, pha trộn phong cách âm nhạc Latinh như salsa và guajira với các yếu tố nhạc pop, hip hop, nhạc dance và nhạc kịch, thúc đẩy bởi nhịp cha-cha-chá, đồng diễn bởi một ê-kíp lồng tiếng và khép lại với phần cao trào phức điệu.
{ "split": 0, "title": "We Don't Talk About Bruno", "token_count": 396 }
22,561
Title: We Don't Talk About Bruno "We Don't Talk About Bruno" nhận được sự tán dương từ giới phê bình âm nhạc; họ khen ngợi sự tài tình của Miranda và yếu tố bí ẩn của bài hát, với tiết tấu bắt tai, bố cục linh hoạt, cùng phần đồng diễn của các ca sĩ và cá tính của bài hát. Ca khúc rất thành công về mặt thương mại, độc chiếm vị trí số 1 ở Ireland, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ; đồng thời lọt vào top 5 ở Úc, Canada và New Zealand. "We Don't Talk About Bruno" trở thành ca khúc chiếm ngôi vị đầu bảng dài nhất của Disney trên Billboard Hot 100 tại Hoa Kỳ, hơn nữa cũng là bài hát gốc đầu tiên của xưởng phim đứng đầu UK Singles Chart. Nó phá kỷ lục mọi thời đại ở tiêu chí ca khúc với nhiều ca sĩ được công nhận nhất (7 người) trên bảng xếp hạng Hot 100. Sáng tác.
{ "split": 1, "title": "We Don't Talk About Bruno", "token_count": 202 }
22,562
Title: We Don't Talk About Bruno Miranda đề xuất bài hát phải là một bản hòa tấu ca bởi vì anh muốn tất cả các thành viên trong gia đình Madrigal đều có một phần nhạc chủ đề riêng, đặc biệt là "những thành viên chưa nhất thiết cần có nhạc solo". Anh coi "We Don't Talk About Bruno" là một bản nhạc "tầm phào" vì trong ca khúc đó là những câu chuyện mà những thành viên trong gia đình không nói trước mặt nhau. Miranda phân tích rằng "mọi người đều hát cùng một tiến trình hợp âm song với các tiết tấu và giải kết hoàn toàn khác nhau". Vào lúc mới đầu quá trình phát triển dự án, nhân vật chủ đề của bài hát—Bruno—được đặt tên là Oscar. Miranda sau thay cái tên đó bằng Bruno để điệp khúc "Bruno, no, no, no" có thể được tích hợp vào bài hát. Thúc đẩy bởi nhịp cha-cha-chá, "We Don't Talk About Bruno" thuộc thể loại nhạc pop Latin và nhạc salsa. Nó mang nặng màu sắc nhạc guajira và pha trộn thêm các yếu tố âm nhạc dân gian Cuba, hip hop và dance. Mỗi phân đoạn của bài hát mang một phong cách âm nhạc riêng biệt, đặc trưng cho từng nhân vật: phân khúc của Pepa và Félix đi kèm với bản montuno piano cổ điển của Cuba; phân khúc của Dolores được hòa phối ASMR trên nền beat điện tử nhẹ; phân khúc của Camilo thể hiện một sự "ma quái" trong cách diễn đạt; và phân khúc của Isabela với giọng ca thánh thót của cô trên nền gảy pizzicato đàn dây. Lời bài hát và bối cảnh.
{ "split": 2, "title": "We Don't Talk About Bruno", "token_count": 368 }
22,563
Title: We Don't Talk About Bruno Ca khúc miêu tả nhân vật Bruno Madrigal từ quan điểm của các thành viên trong gia đình anh ấy và những thị dân địa phương. Bruno là một trong ba người con hạ sinh bởi Alma và Pedro Madrigal (cùng với hai người chị gái Julieta và Pepa). Giống như những thành viên khác trong gia đình Madrigal, anh được ban phép mầu khi đến tuổi; trong trường hợp này là khả năng nhìn thấu tương lai. Bài hát ở phần mở đầu phim mang tên "The Family Madrigal" đã đặt bối cảnh rằng Bruno đã mất tích được nhiều năm, và rằng những người dân trong thị trấn không muốn nhắc đến cái tên Bruno. Cháu gái Mirabel của Bruno, thành viên duy nhất trong nhà Madrigal không sở hữu phép thuật, tin rằng thị kiến của người cậu có thể giúp cô tìm ra nguyên nhân của những vết nứt xuất hiện trong ngôi nhà thần kì "Casita". Trong bài hát "We Don't Talk About Bruno", cô bé đang cố gắng tìm hiểu về người chú lưu lạc bấy lâu thông qua các thành viên khác trong gia đình.
{ "split": 3, "title": "We Don't Talk About Bruno", "token_count": 247 }
22,564
Title: We Don't Talk About Bruno Bài hát kể rằng Bruno thường xuyên tiên tri những điều chẳng lành và bị mọi người tẩy chay bởi điều đó. Chị gái của Bruno là Pepa và chồng của cô là Félix nói với Mirabel rằng lời tiên tri của Bruno đã khiến cho trời đổ mưa làm phá hỏng lễ cưới của họ. Con gái của Pepa and Félix là Dolores giải thích rằng lời tiên tri của Bruno khiến cả gia đình phải khiếp đảm, và cậu con trai của họ là Camilo miêu tả Bruno là một người rất đáng sợ "hả hê trước tiếng gào thét" của kẻ khác. Ba thị dân chia sẻ những vận xui mà Bruno đã tiên tri cho họ. Còn chị ruột của Mirabel là Isabela thì lại khoe rằng Bruno đã tiên tri cuộc đời của mình rồi sẽ tuyệt đẹp như toại nguyện. Dolores sau đó than phiền rằng Bruno tiên tri người yêu trong mơ của cô sẽ được gả cho kẻ khác. Trong khi cả nhà đang chuẩn bị cho bữa tối ra mắt của Isabela và người chồng đính hôn Mariano, Mirabel ghép lại những mảnh vỡ lục bảo chứa thị kiến mà Bruno đã tạo ra trước khi từ bỏ gia đình. Ở phần kết của bài hát, cô phát hiện rằng mình chính là người sẽ khiến ngôi nhà bị rạn nứt và sụp đổ.
{ "split": 4, "title": "We Don't Talk About Bruno", "token_count": 286 }
22,565
Title: We R Who We R "We R Who We R" là bài hát của nữ nghệ sĩ thu âm người Mỹ Kesha nằm trong EP đầu tiên của cô, "Cannibal" (2010). Nó được phát hành vào ngày 22 tháng 10 năm 2010 như là đĩa đơn đầu tiên trích từ EP bởi RCA Records. Bài hát được đồng viết lời bởi Kesha và Jacob Kasher Hindlin với những nhà sản xuất của nó Dr. Luke, Benny Blanco và Ammo, đánh dấu sự hợp tác giữa nữ ca sĩ với họ sau thành công từ album phòng thu đầu tay của cô, "Animal" (2010). Được lấy cảm hứng từ sau khi chứng kiến những tin tức liên quan đến những vụ bắt nạt và dẫn đến tự sát của nhiều thanh niên đồng tính, Kesha đã viết bài hát với hy vọng sẽ trở thành một thánh ca cho cộng đồng LGBT. "We R Who We R" là một bản dance-pop kết hợp với những yếu tố từ techno và electropop mang nội dung đề cập đến việc truyền cảm hứng cho mọi người xung quanh trong việc sống là chính họ, và là một bữa tiệc cho bất cứ ai thường bị người khác mặc định là kỳ quặc hoặc lập dị. Sau khi phát hành, "We R Who We R" nhận được những phản ứng đa phần là từ các nhà phê bình âm nhạc, trong đó họ đánh giá cao giai điệu bắt tai và thông điệp tích cực của nó, đồng thời so sánh với đĩa đơn đầu tay năm 2009 của Kesha "Tik Tok" đối với sự tương đồng về cấu trúc âm nhạc và đĩa đơn năm 2010 của Pink "Raise Your Glass" cho sự tương đồng về ý tưởng liên quan đến nội dung lời bài hát giữa hai tác phẩm. Bài hát cũng tiếp nhận những thành công vượt trội về mặt thương mại, đứng đầu các bảng xếp hạng ở Úc và Vương quốc Anh, đồng thời lọt vào top 10 ở nhiều quốc gia nó xuất hiện, bao gồm vươn đến top 5 ở những thị trường lớn như Canada, Nhật Bản và New Zealand. Tại Hoa Kỳ, "We R Who We R" ra mắt ở vị trí số một trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 với hơn 280,000 lượt tải nhạc số, trở thành bài hát thứ 17 trong lịch sử bảng xếp hạng làm được điều này và giúp Kesha đạt được đĩa đơn quán quân thứ hai tại đây.
{ "split": 0, "title": "We R Who We R", "token_count": 491 }
22,566
Title: We R Who We R Video ca nhạc cho "We R Who We R" được đạo diễn bởi Hype Williams và ghi hình tại trung tâm thành phố Los Angeles, trong đó bao gồm những cảnh Kesha vui vẻ suốt đêm với những người bạn của cô trong một buổi tiệc ngầm ở nhiều khu vực khác nhau. Để quảng bá bài hát, nữ ca sĩ đã trình diễn nó trên nhiều chương trình truyền hình và lễ trao giải lớn, bao gồm "Sunrise", "The X Factor Australia", giải thưởng Âm nhạc Mỹ năm 2010, "Dick Clark's New Year's Rockin' Eve" năm 2010 và "Rock in Rio" năm 2011, cũng như trong nhiều chuyến lưu diễn của cô. Kể từ khi phát hành, "We R Who We R" đã được hát lại và sử dụng làm nhạc mẫu bởi nhiều nghệ sĩ, như The Key of Awesome, Mandy Rain và Woe, Is Me, đồng thời xuất hiện trong nhiều tác phẩm điện ảnh và truyền hình, bao gồm "90210", "Love/Hate", "NCIS" và "Warehouse 13". Tính đến nay, nó đã bán được hơn 7 triệu bản trên toàn cầu, trở thành một trong những đĩa đơn bán chạy nhất mọi thời đại. Thành phần thực hiện. Thông tin được lấy từ ghi chú album "Cannibal", Dynamite Cop Music/Where Da Kasz tại BMI.
{ "split": 1, "title": "We R Who We R", "token_count": 291 }
22,567
Title: WebOS webOS, còn được gọi là webOS của LG và trước đây được gọi là Open webOS, webOS HP và Palm webOS, là hệ điều hành đa nhiệm dựa trên nền tảng Linux cho các thiết bị thông minh như TV thông minh và nó đã được sử dụng làm hệ điều hành di động. Ban đầu được phát triển bởi Palm, Inc. (được Hewlett-Packard mua lại), HP đã tạo nền tảng mã nguồn mở, tại thời điểm đó nó trở thành Open webOS. Hệ điều hành sau đó được bán cho LG Electronics. Vào tháng 1 năm 2014, Qualcomm đã thông báo rằng họ đã mua lại bằng sáng chế công nghệ của HP, bao gồm tất cả các bằng sáng chế về webOS và Palm. Các phiên bản webOS khác nhau đã được giới thiệu trên một số thiết bị kể từ khi ra mắt vào năm 2009, bao gồm điện thoại thông minh Pre, Pixi và Veer, máy tính bảng TouchPad, TV thông minh của LG từ năm 2015, tủ lạnh thông minh của LG và máy chiếu thông minh kể từ năm 2017. Lịch sử. 2009–2010: Ra mắt bởi Palm. Palm ra mắt webOS, sau đó được gọi là Palm webOS, vào tháng 1 năm 2009 như là người kế thừa Palm OS. Thiết bị webOS đầu tiên là Palm Pre ban đầu, được phát hành bởi Sprint vào tháng 6 năm 2009. Palm Pixi đã theo sau. Phiên bản "Plus" được nâng cấp của cả Pre và Pixi được phát hành trên Verizon và AT & T. 2010–2013: Được HP mua lại; sự ra mắt của Open webOS. Vào tháng 4 năm 2010, HP mua lại Palm; webOS được mô tả bởi Leo Apotheker như một tài sản quan trọng và động lực cho việc mua lại. Việc mua lại 1,2 tỷ đô la đã hoàn thành vào tháng Sáu. HP đã chỉ ra ý định phát triển nền tảng webOS để sử dụng trong nhiều sản phẩm mới, bao gồm điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy in.
{ "split": 0, "title": "WebOS", "token_count": 422 }
22,568
Title: WebOS Vào tháng 2 năm 2011, HP thông báo rằng nó sẽ sử dụng webOS làm nền tảng phổ quát cho tất cả các thiết bị của nó. Tuy nhiên, HP cũng đưa ra quyết định rằng Palm Pre, Palm Pixi và bản sửa đổi "Plus" sẽ không nhận được các bản cập nhật qua mạng không dây cho webOS 2.0, bất chấp cam kết trước đó về nâng cấp "trong vài tháng tới". HP đã công bố một số thiết bị webOS, bao gồm điện thoại thông minh HP Veer và HP Pre 3, chạy webOS 2.2 và HP TouchPad, một máy tính bảng được phát hành vào tháng 7 năm 2011 chạy webOS 3.0. Vào tháng 3 năm 2011, HP đã công bố kế hoạch cho một phiên bản webOS vào cuối năm 2011 để chạy trong Windows và được cài đặt trên tất cả các máy tính để bàn và máy tính xách tay HP vào năm 2012. Không bao giờ được thực hiện, mặc dù công việc đã bắt đầu trên một nền tảng x86 xung quanh thời gian liên quan đến một nhóm ở Fort Collins, Colorado; công việc đã bị loại bỏ vào cuối năm nay. Vào tháng 8 năm 2011, HP thông báo rằng họ quan tâm đến việc bán Nhóm Hệ thống Cá nhân của mình, chịu trách nhiệm cho tất cả các sản phẩm PC tiêu dùng của mình, bao gồm cả webOS, và các dây chuyền sản xuất và phát triển thiết bị webOS sẽ bị tạm dừng. Vẫn chưa rõ liệu HP có xem xét cấp phép phần mềm webOS cho các nhà sản xuất khác hay không. Khi HP giảm giá của Touchpad xuống 99 đô la, khoảng không quảng cáo hiện tại nhanh chóng được bán hết..
{ "split": 1, "title": "WebOS", "token_count": 349 }
22,569
Title: WebOS HP Pre 3 đã được tung ra tại một số khu vực ở châu Âu, và các đơn vị tại Mỹ chỉ có mặt trên các kênh không chính thức (cả AT & T và Verizon đã hủy đơn hàng của họ trước khi giao hàng sau thông báo của Apotheker (Giám đốc điều hành của HP vào thời điểm đó). Trước 3 đơn vị, đã được phát hành thông qua các kênh không chính thức, thiếu cả hai bảo hành và không có nghĩa vụ hỗ trợ từ HP, do các bộ phận gần như không thể đến được. HP thông báo sẽ tiếp tục phát hành bản cập nhật cho HP Veer và HP TouchPad, nhưng các bản cập nhật này không thành công cho bản phát hành trước và bản phát hành cuối cùng được gọi là "webOS CE" chỉ chứa các thành phần có nguồn mở của webOS dành cho những gì còn lại của cộng đồng nhà phát triển chứ không phải là trung tâm người dùng thông thường cập nhật lên hệ điều hành Phiên bản webOS HP cuối cùng, 3.0.5, được phát hành vào ngày 12 tháng 1 năm 2012. Vào tháng 12 năm 2011, sau khi từ bỏ TouchPad và đề xuất bán HP Group Systems HP, HP đã thông báo sẽ phát hành mã nguồn webOS trong tương lai gần theo một giấy phép nguồn mở. Vào tháng 8 năm 2012, mã cụ thể cho các thiết bị hiện có đã được phát hành dưới dạng webOS Community Edition (CE), với sự hỗ trợ cho phần cứng HP hiện có. Open webOS bao gồm các thư viện nguồn mở được thiết kế để nhắm mục tiêu một phạm vi phần cứng rộng hơn. HP đổi tên đơn vị webOS thành "Gram".". Vào tháng 2 năm 2012, HP đã phát hành Isis, một trình duyệt web mới cho Open webOS.. Tăng trưởng và giảm danh mục ứng dụng HP. Danh mục ứng dụng HP là một cửa hàng ứng dụng dành cho các ứng dụng dành cho thiết bị di động chạy webOS.
{ "split": 2, "title": "WebOS", "token_count": 408 }
22,570
Title: WebOS Vào ngày 6 tháng 6 năm 2009, webOS đã khởi chạy trên Palm Pre với 18 ứng dụng có sẵn. Số lượng ứng dụng đã tăng lên 30 vào ngày 17 tháng 6 năm 2009, với 1 triệu lượt tải xuống tích luỹ vào ngày 27 tháng 6 năm 2009; 30 ứng dụng chính thức và 31 ứng dụng không chính thức trước ngày 13 tháng 7 năm 2009; 1.000 ứng dụng chính thức trước ngày 1 tháng 1 năm 2010; 4.000 ứng dụng chính thức ngày 29 tháng 9 năm 2010; và 10,002 ứng dụng chính thức vào ngày 9 tháng 12 năm 2011. Sau đó, số lượng ứng dụng có sẵn giảm vì nhiều ứng dụng đã bị chủ sở hữu hủy khỏi Danh mục ứng dụng. Ví dụ bao gồm các ứng dụng cho The New York Times và Pandora Radio. Sau màn hình giật gân Catalog vào ngày 11 tháng 11 năm 2014, thông báo về việc ngừng sử dụng, các máy chủ HP App Catalog đã ngừng hoạt động vĩnh viễn vào ngày 15 tháng 3 năm 2015. Số lượng ứng dụng chức năng còn lại chưa được xác định nhưng có thể thấp hơn nhiều do việc từ bỏ sắp xảy ra dự án. 2013 – nay: Được mua lại bởi LG; phiên bản nguồn mở đã ra mắt. Vào ngày 25 tháng 2 năm 2013, HP thông báo rằng họ đã cấp phép webOS cho LG Electronics để sử dụng trên các TV thông minh hỗ trợ web, thay thế nền tảng NetCast trước đó của họ. Theo thỏa thuận, LG Electronics được phép truy cập không giới hạn vào tài liệu, mã nguồn, nhà phát triển và tất cả các trang web liên quan. Tuy nhiên, HP vẫn sẽ tiếp tục cấp bằng sáng chế cho webOS cơ bản cũng như các dịch vụ dựa trên đám mây như Danh mục ứng dụng. Trong năm 2014, HP đã bán bằng sáng chế webOS cho Qualcomm.. Cũng như việc sử dụng nó như một hệ điều hành cho TV thông minh, LG đã mở rộng việc sử dụng nó sang các thiết bị IoT khác nhau. Như là một điểm khởi đầu, LG giới thiệu một đồng hồ thông minh hệ điều hành nền tảng LG Wearable Platform (webOS) vào đầu năm 2015. Tại CES 2017, LG đã công bố một tủ lạnh thông minh với webOS.
{ "split": 3, "title": "WebOS", "token_count": 461 }
22,571
Title: WebOS Vào ngày 19 tháng 3 năm 2018, LG đã công bố một phiên bản mã nguồn mở của webOS. Phiên bản này sẽ cho phép các nhà phát triển tải xuống mã nguồn miễn phí cũng như tận dụng các công cụ, hướng dẫn và diễn đàn liên quan trên trang web nguồn mở mới của mình để trở nên quen thuộc hơn với webOS và lợi ích vốn có của nó như một nền tảng thiết bị thông minh. LG hy vọng rằng điều này sẽ giúp mục tiêu thúc đẩy triết lý của nền tảng mở, quan hệ đối tác cởi mở và khả năng kết nối mở. Tính năng. Nền tảng di động webOS đã giới thiệu một số tính năng cải tiến, chẳng hạn như giao diện thẻ, vẫn đang được Apple, Microsoft và Google sử dụng trên các hệ điều hành iOS, Windows Phone và Android tương ứng. HP/Palm webOS. Giao diện đa nhiệm. Điều hướng sử dụng cử chỉ đa chạm trên màn hình cảm ứng. Giao diện sử dụng "thẻ" để quản lý đa nhiệm và đại diện cho ứng dụng. Người dùng chuyển đổi giữa các ứng dụng đang chạy với một bộ phim từ bên trái và bên phải trên màn hình. Ứng dụng bị đóng bằng cách vuốt "thẻ" lên — và "tắt" - màn hình. Ứng dụng "thẻ" có thể được sắp xếp lại cho tổ chức. webOS 2.0 giới thiệu 'ngăn xếp', trong đó các thẻ liên quan có thể được "xếp chồng lên nhau" với nhau. Synergy. Palm đề cập đến việc tích hợp thông tin từ nhiều nguồn như "Synergy". Người dùng có thể đăng nhập vào nhiều tài khoản email từ các nhà cung cấp khác nhau và tích hợp tất cả các nguồn này vào một danh sách duy nhất. Các khả năng tương tự sẽ thu thập các lịch và các tin nhắn tức thì cũng như tin nhắn văn bản SMS từ nhiều nguồn. Cập nhật thông qua không trung. Hệ điều hành có thể được cập nhật mà không cần kết nối với PC, thay vào đó nhận được cập nhật hệ điều hành qua kết nối mạng di động. Thông báo. Khu vực thông báo nằm ở phần dưới cùng của màn hình trên điện thoại và trên khu vực thanh trạng thái trên máy tính bảng.
{ "split": 4, "title": "WebOS", "token_count": 474 }
22,572
Title: WebOS Trên điện thoại, khi có thông báo, nó sẽ trượt từ dưới cùng của màn hình. Do tính chất có thể thay đổi kích thước của khung ứng dụng Mojo và Enyo, ứng dụng thường tự thay đổi kích thước để cho phép sử dụng không bị cản trở trong khi thông báo được hiển thị. Sau khi thông báo trượt đi, nó thường vẫn là biểu tượng. Sau đó, người dùng có thể nhấn vào biểu tượng để mở rộng chúng. Thông báo sau đó có thể được loại bỏ (trượt khỏi màn hình), hoạt động khi (khai thác), hoặc để lại một mình. Đồng bộ hóa. Theo mặc định, đồng bộ hóa dữ liệu sử dụng phương pháp dựa trên đám mây thay vì sử dụng ứng dụng khách đồng bộ hóa trên máy tính để bàn. Phiên bản đầu tiên của webOS được vận chuyển với khả năng đồng bộ hóa với phần mềm iTunes của Apple bằng cách giả mạo như một thiết bị của Apple, nhưng tính năng này đã bị vô hiệu hóa bởi các bản cập nhật phần mềm iTunes tiếp theo. Ứng dụng bên thứ ba. Trên webOS của HP, các ứng dụng của bên thứ ba được cài đặt chính thức có thể truy cập được cài đặt trên thiết bị từ Danh mục ứng dụng HP. Khi webOS của HP thay thế hệ điều hành Palm, Palm chuyển giao MotionApps để mã hóa và phát triển một trình giả lập được gọi là Classic, để cho phép tương thích ngược với các ứng dụng Palm OS. Điều này hoạt động với webOS phiên bản 1.0. Thi đua hệ điều hành Palm OS đã bị ngừng trong phiên bản WebOS 2.0. MotionApps thảnh thơi từ Classic trong năm 2010, trích dẫn HP Palm là "gây rối". Một nguồn ứng dụng khác là phần mềm homebrew. Các ứng dụng Homebrew không được HP hỗ trợ trực tiếp. Các chương trình được sử dụng để phân phối các ứng dụng webOS homebrew bao gồm webOS Cài đặt nhanh (dựa trên Java cho máy tính để bàn) và Preware (một danh mục ứng dụng webOS homebrew, phải được cài đặt sẵn để cài đặt). Nếu vấn đề phần mềm xảy ra sau khi cài đặt các chương trình homebrew, "webOS Doctor" (do HP cung cấp) có thể khôi phục điện thoại về cài đặt gốc và xóa các thay đổi được thực hiện bởi các ứng dụng và bản vá lỗi homebrew. LG webOS.
{ "split": 5, "title": "WebOS", "token_count": 507 }
22,573
Title: WebOS Các tính năng TV thông minh. LG đã thiết kế lại giao diện người dùng của webOS, trong khi vẫn duy trì giao diện người dùng thẻ làm tính năng được gọi là "Chuyển đổi đơn giản" giữa các ứng dụng TV. Hai tính năng khác được quảng cáo bởi công ty là kết nối đơn giản (sử dụng nhân vật hoạt hình giống như Clippy được gọi là Beanbird để hỗ trợ người dùng thông qua thiết lập) và khám phá đơn giản. Nền tảng. Bên dưới giao diện người dùng đồ họa, webOS có nhiều điểm chung với các bản phân phối Linux chính thống. Phiên bản 1.0 đến 2.1 sử dụng nền tảng Linux 2.6.24 đã vá. Danh sách các thành phần nguồn mở được sử dụng bởi các phiên bản khác nhau của webOS, cũng như mã nguồn và các bản vá lỗi được áp dụng cho mỗi thành phần, có sẵn tại trang web Nguồn mở của Palm. Trang này cũng đóng vai trò như một danh sách tham chiếu về các phiên bản của webOS đã được phát hành công khai. Năm 2011, Enyo thay thế Mojo, phát hành vào tháng 6 năm 2009, với tư cách là bộ phát triển phần mềm (SDK).
{ "split": 6, "title": "WebOS", "token_count": 252 }
22,574
Title: WebSocket <ns>0</ns> <revision> <parentid>68374876</parentid> <timestamp>2023-06-08T02:12:42Z</timestamp> <contributor> <ip>203.167.11.186</ip> </contributor> <comment>Dynamic port, edit callback event variable</comment> <model>wikitext</model> <format>text/x-wiki</format> WebSocket là một giao thức truyền tin dựa trên kết nối TCP. Giao thức WebSocket tuân theo tiêu chuẩn IETF là RFC 6455 năm 2011 và WebSocket API sử dụng trên Web IDL đang được W3C chuẩn hóa. WebSocket API cho phép mở phiên giao tiếp tương tác hai chiều giữa trình duyệt của người dùng và máy chủ. Sử dụng giao thức này, bạn có thể gửi tin nhắn đến máy chủ và nhận các phản hồi theo hướng sự kiện mà không cần phải gửi gói tin thăm dò đến máy chủ để có hồi đáp. Mặc dù cùng hoạt động trên các cổng 443 và 80 tương tự như HTTP nhưng WebSocket và HTTP là hai giao thức khác nhau. Cả hai giao thức đều nằm ở lớp 7 trong mô hình OSI và phụ thuộc vào TCP ở lớp 4. RFC 6455 tuyên bố rằng WebSocket "được thiết kế để hoạt động trên các cổng HTTP 443 và 80 nhằm mục đích hỗ trợ hoạt động trên HTTP proxy và lớp trung gian khác".
{ "split": 0, "title": "WebSocket", "token_count": 399 }
22,575
Title: WebSocket Giao thức chuẩn thông thường của WebSocket là codice_1, giao thức secure mã hóa là codice_2. Gói tin giao tiếp được hỗ trợ ở cả dạng text và binary. Mặc dù được thiết kế để triển khai trên trình duyệt cho các ứng dụng Web nhưng Websocket vẫn có thể dùng trong các loại ứng dụng khác. Nhờ là giao thức truyền tin dễ sử dụng, có độ trễ thấp và dễ xử lý lỗi, Websocket thường được sử dụng cho những trường hợp yêu cầu trao đổi real-time như ứng dụng chat, bảng giá chứng khoán hay các biểu đồ động. Giao thức con sử dụng WebSocket. Giao thức WebSocket hỗ trợ sử dụng giao thức con. Phía máy khách có thể yêu cầu máy chủ sử dụng một giao thức con cụ thể bằng cách thêm trường "Sec-WebSocket-Protocol" vào header trong gói tin bắt tay của nó. Nếu nó được máy chủ chấp nhận, máy chủ máy chủ cũng sẽ trả lại giá trị tương ứng về giao thức con đã chọn trong phản hồi của nó để kết nối được thiết lập. Triển khai trên trình duyệt. Giao thức WebSocket tương thích với hầu hết các trình duyệt mới, nó được triển khai trên các trình duyệt từ các phiên bản Firefox 7, Safari 6, Google Chrome 14, Opera 12.10 và Internet Explorer 10. Mặc dù ở một số trình duyệt phiên bản cũ hơn có thể vẫn hỗ trợ WebSocket nhưng không đầy đủ, kém an toàn hơn giao thức đã được triển khai trong các phiên bản trên hoặc bị vô hiệu hóa do có các lỗ hổng bảo mật như trong Firefox 4 và 5, và Opera 11. Ví dụ triển khai bằng JavaScript. // Cổng giao tiếp của máy chủ WebSocket const port = 8080; // Khởi tạo đối tượng WebSocket mới kết nối đến URI máy chủ const socket = new WebSocket(`ws://localhost:${port}`); // Bẫy sự kiện opened của đối tượng WebSocket, được gọi sau khi mở kết nối socket.onopen = function(event) { alert("[open] Connection established"); socket.send("This is first message send to server"); // Bẫy sự kiện received của đối tượng WebSocket, được gọi sau khi nhận được gói tin từ máy chủ socket.onmessage = function(event) {
{ "split": 1, "title": "WebSocket", "token_count": 504 }
22,576
Title: WebSocket console.log(`[message] Data received from server: ${event.data}`); // Bẫy sự kiện closed của đối tượng WebSocket, được gọi sau kết nối bị đóng socket.onclose = function(event) { if (event.wasClean) { alert(`[close] Connection closed cleanly, code=${event.code} reason=${event.reason}`); } else { // trả về khi kết nối bị ngắt cưỡng bức, hoặc gián đoạn đường truyền // trường hợp này event.code thường có mã 1006 alert('[close] Connection died'); }; // Bẫy sự kiện error của đối tượng WebSocket, được gọi khi xảy ra lỗi socket.onerror = function(error) { alert(`[error] ${error.message}`);
{ "split": 2, "title": "WebSocket", "token_count": 195 }
22,577
Title: Website Website, còn gọi là trang web hoặc trang mạng, và nội dung liên quan được xác định bằng một tên miền chung và được xuất bản trên ít nhất một máy chủ web. Các ví dụ đáng chú ý là các website wikipedia.org, google.com và amazon.com. Tất cả các trang web có thể truy cập công khai đều tạo thành World Wide Web. Cũng có những trang web riêng tư chỉ có thể được truy cập trên mạng riêng, chẳng hạn như trang web nội bộ của công ty dành cho nhân viên của công ty. Các trang web thường dành riêng cho một chủ đề hoặc mục đích cụ thể, chẳng hạn như tin tức, giáo dục, thương mại, giải trí hoặc mạng xã hội. Siêu liên kết giữa các trang web hướng dẫn điều hướng của trang web, thường bắt đầu với trang chủ. Người dùng có thể truy cập các trang web trên nhiều loại thiết bị, bao gồm máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng và điện thoại thông minh. Ứng dụng được sử dụng trên các thiết bị này được gọi là trình duyệt web. Lịch sử. World Wide Web (WWW) được nhà vật lý CERN người Anh Tim Berners-Lee tạo ra vào năm 1990. Vào ngày 30 tháng 4 năm 1993, CERN thông báo rằng World Wide Web sẽ được cung cấp miễn phí cho bất kỳ ai góp phần vào sự phát triển vượt bậc của Web. Trước khi ra đời giao thức truyền siêu văn bản (HTTP), các giao thức khác như giao thức truyền tệp và giao thức gopher đã được sử dụng để truy xuất các tệp riêng lẻ từ một máy chủ. Các giao thức này cung cấp cấu trúc thư mục đơn giản để người dùng điều hướng và nơi họ chọn tệp để tải xuống. Các tài liệu thường được trình bày dưới dạng tệp văn bản thuần túy không có định dạng hoặc được mã hóa ở các định dạng trình xử lý văn bản. Tổng quan.
{ "split": 0, "title": "Website", "token_count": 407 }
22,578
Title: Website Các trang web có thể được sử dụng theo nhiều kiểu khác nhau: trang web cá nhân, trang web công ty cho công ty, trang web chính phủ, trang web tổ chức... Các trang web có thể là sản phẩm của một cá nhân, một doanh nghiệp hoặc tổ chức khác và thường dành riêng cho một chủ đề hoặc mục đích cụ thể. Bất kỳ trang web nào cũng có thể chứa một siêu liên kết đến bất kỳ trang web nào khác, do đó, sự phân biệt giữa các trang web riêng lẻ, theo nhận thức của người dùng, có thể không rõ ràng. Một số trang web yêu cầu người dùng đăng nhập hoặc đăng ký để truy cập nội dung. Ví dụ về các trang web đăng ký bao gồm nhiều trang web kinh doanh, trang web tin tức, trang web tạp chí học thuật, trang web trò chơi, trang web chia sẻ tập tin, bảng tin, email dựa trên web, trang web mạng xã hội, trang web cung cấp dữ liệu thị trường chứng khoán theo thời gian thực, cũng như các trang web cung cấp nhiều dịch vụ khác. Trong khi "web site" là cách viết gốc của tiếng Anh (đôi khi được viết hoa "Web site", vì "Web" là danh từ riêng khi đề cập đến World Wide Web), biến thể này đã trở nên hiếm khi được sử dụng và "website" đã trở thành cách viết chuẩn. Tất cả các hướng dẫn phong cách viết tiếng Anh chính, chẳng hạn như "The Chicago Manual of Style" và "AP Stylebook" đã phản ánh sự thay đổi này. Website tĩnh.
{ "split": 1, "title": "Website", "token_count": 322 }
22,579
Title: Website Trang web tĩnh là trang web có các trang web được lưu trữ trên máy chủ ở định dạng được gửi đến trình duyệt web của khách hàng. Nó chủ yếu được mã hóa bằng Hypertext Markup Language (HTML); Cascading Style Sheets (CSS) được sử dụng để kiểm soát giao diện ngoài HTML cơ bản. Hình ảnh thường được sử dụng để tạo ra sự xuất hiện mong muốn và là một phần của nội dung chính. Âm thanh hoặc video cũng có thể được coi là nội dung "tĩnh" nếu nó phát tự động hoặc nói chung là không tương tác. Loại trang web này thường hiển thị cùng một thông tin cho tất cả khách truy cập. Tương tự như việc phát một tập tài liệu in cho khách hàng hoặc khách hàng, một trang web tĩnh nói chung sẽ cung cấp thông tin chuẩn, nhất quán trong một khoảng thời gian dài. Mặc dù chủ sở hữu trang web có thể cập nhật định kỳ, nhưng đây là một quy trình thủ công để chỉnh sửa văn bản, ảnh và nội dung khác và có thể yêu cầu các kỹ năng và phần mềm thiết kế trang web cơ bản. Các biểu mẫu đơn giản hoặc ví dụ tiếp thị của trang web, chẳng hạn như "trang web cổ điển", "trang web năm trang" hoặc "trang web tài liệu quảng cáo" thường là trang web tĩnh, vì chúng trình bày thông tin tĩnh, được xác định trước cho người dùng. Điều này có thể bao gồm thông tin về một công ty và các sản phẩm và dịch vụ của công ty thông qua văn bản, ảnh, ảnh động, âm thanh/video và menu điều hướng. Các trang web tĩnh vẫn có thể sử dụng Server Side Includes (SSI) như một tiện ích chỉnh sửa, chẳng hạn như chia sẻ một thanh menu chung trên nhiều trang. Vì hành vi của trang web đối "với người đọc" vẫn là tĩnh nên đây không được coi là trang web động. Website động.
{ "split": 2, "title": "Website", "token_count": 401 }
22,580
Title: Website Trang web động là trang web tự động thay đổi hoặc tùy chỉnh thường xuyên và tự động. Các trang động phía máy chủ được tạo "nhanh chóng" bởi mã máy tính tạo ra HTML (CSS chịu trách nhiệm về giao diện và do đó, là các tệp tĩnh). Có một loạt các hệ thống phần mềm, chẳng hạn như CGI, Java Servlet và Java Server Pages (JSP), Active Server Pages và ColdFusion (CFML) có sẵn để tạo hệ thống web động và trang web động. Các khung ứng dụng web và hệ thống mẫu web khác nhau có sẵn cho các ngôn ngữ lập trình thông dụng như Perl, PHP, Python và Ruby để giúp tạo các trang web động phức tạp nhanh hơn và dễ dàng hơn. Một trang web có thể hiển thị trạng thái hiện tại của cuộc đối thoại giữa những người dùng, theo dõi tình hình thay đổi hoặc cung cấp thông tin theo một cách nào đó được cá nhân hóa theo yêu cầu của từng người dùng. Ví dụ: khi trang đầu của một trang tin tức được yêu cầu, mã chạy trên máy chủ web có thể kết hợp các đoạn HTML được lưu trữ với các tin bài được truy xuất từ cơ sở dữ liệu hoặc một trang web khác qua RSS để tạo ra một trang bao gồm thông tin mới nhất. Các trang web động có thể tương tác bằng cách sử dụng các biểu mẫu HTML, lưu trữ và đọc lại cookie của trình duyệt hoặc bằng cách tạo một loạt các trang phản ánh lịch sử các lần nhấp trước đó. Một ví dụ khác về nội dung động là khi một trang web bán lẻ có cơ sở dữ liệu về các sản phẩm truyền thông cho phép người dùng nhập một yêu cầu tìm kiếm, ví dụ như đối với từ khóa Beatles. Đáp lại, nội dung của trang web sẽ thay đổi một cách tự nhiên như trước đây, và sau đó sẽ hiển thị danh sách các sản phẩm của Beatles như CD, DVD và sách. HTML động sử dụng mã JavaScript để hướng dẫn trình duyệt web cách sửa đổi nội dung trang một cách tương tác. Một cách khác để mô phỏng một loại trang web động nhất định trong khi tránh mất hiệu suất khi khởi chạy động cơ trên cơ sở mỗi người dùng hoặc mỗi kết nối là việc tự động tạo lại một loạt lớn các trang tĩnh theo định kỳ. Nội dung đa phương tiện và tương tác.
{ "split": 3, "title": "Website", "token_count": 485 }
22,581
Title: Website Các trang web ban đầu chỉ có văn bản và ngay sau đó là hình ảnh. Các plug-in của trình duyệt web sau đó được sử dụng để thêm âm thanh, video và tương tác (chẳng hạn như cho một ứng dụng web phong phú phản ánh sự phức tạp của một ứng dụng máy tính để bàn như trình xử lý văn bản). Ví dụ về các trình cắm như vậy là Microsoft Silverlight, Adobe Flash, Adobe Shockwave và Applet được viết bằng Java. HTML 5 bao gồm các mục dành cho âm thanh và video không có plugin. JavaScript cũng được tích hợp vào hầu hết các trình duyệt web hiện đại và cho phép người tạo trang web gửi mã đến trình duyệt web để hướng dẫn nó cách tương tác sửa đổi nội dung trang và giao tiếp với máy chủ web nếu cần. Biểu diễn nội dung của trình duyệt được gọi là Document Object Model (DOM). WebGL (Web Graphics Library) là một API JavaScript hiện đại để hiển thị đồ họa 3D tương tác mà không cần sử dụng plug-in. Nó cho phép các nội dung tương tác như hình ảnh động 3D, hình ảnh trực quan và phần giải thích video cho người dùng được trình bày theo cách trực quan nhất. Xu hướng từ năm 2010 trong các trang web được gọi là "thiết kế đáp ứng" đã mang lại trải nghiệm xem tốt nhất vì nó cung cấp bố cục dựa trên thiết bị cho người dùng. Các trang web này thay đổi bố cục của chúng theo thiết bị hoặc nền tảng di động, do đó mang lại trải nghiệm người dùng phong phú. Phân loại. Trang web có thể được chia thành hai loại lớn: tĩnh và tương tác. Các trang web tương tác là một phần của cộng đồng các trang Web 2.0 và cho phép tương tác giữa chủ sở hữu trang web và khách truy cập hoặc người dùng trang web. Các trang web tĩnh phục vụ hoặc thu thập thông tin nhưng không cho phép tương tác trực tiếp với khán giả hoặc người dùng. Một số trang web là thông tin do những người đam mê tạo ra hoặc để sử dụng hoặc giải trí cá nhân. Nhiều trang web nhằm mục đích kiếm tiền, sử dụng một hoặc nhiều mô hình kinh doanh, bao gồm:
{ "split": 4, "title": "Website", "token_count": 453 }
22,582
Title: Welcome to the Jungle "Welcome to the Jungle" là một bài hát của ban nhạc rock người Mỹ Guns N' Roses trích từ album phòng thu đầu tay của nhóm có nhan đề "Appetite for Destruction" (1987). Đây là đĩa đơn thứ 2 phát hành từ album, lúc đầu ra mắt ở Anh vào tháng 9 năm 1987 rồi về sau phát hành tại Mỹ vào tháng 10 năm 1987. Ca khúc đã giành hạng 7 trên "Billboard" Hot 100 và hạng 24 trên UK Singles Chart. Ở lần phát hành vào năm 1987, định dạng đĩa đơn maxi của bài hát đi kèm với một phiên bản nhạc sống bài "Whole Lotta Rosie" của AC/DC, đĩa đơn đầu tay của GNR là bài "It's So Easy" và bản hát lại bài "Knockin' on Heaven's Door" của Bob Dylan. Năm 2009, "Welcome to the Jungle" được VH1 tôn vinh là ca khúc nhạc hard rock hay nhất mọi thời đại. Hoàn cảnh ra đời và sáng tác. Axl Rose sáng tác lời của bài hát trong lúc ghé thăm một người bạn tại Seattle: "Nó là một thành phố lớn, [nhưng] vẫn chỉ là một thành phố nhỏ so với L.A và những thứ bạn sẽ biết. Thành phố ấy có vẻ thôn dã hơn rất nhiều. Tôi chỉ viết ra cách mà mình nhìn nhận nó. Nếu có người đến thị trấn và muốn tìm thứ gì đó, họ có thể tìm thấy bất cứ thứ gì họ muốn." Tay lead guitar Izzy Stradlin thì tóm gọn ca khúc là "nói về những con phố ở Hollywood, sát với đời thực."
{ "split": 0, "title": "Welcome to the Jungle", "token_count": 353 }
22,583
Title: Welcome to the Jungle Slash miêu tả quá trình làm nhạc của "Welcome to the Jungle" trong cuốn tự truyện trùng tên mình. Lúc ban nhạc đang cố viết ra chất liệu sáng tác mới, Axl nhớ lại một câu riff mà Slash từng chơi lúc anh sống dưới tầng hầm nhà mẹ của Slash. Slash thể hiện lại câu riff ấy và ban nhạc nhanh chóng lấy nó làm nền tảng cho ca khúc khi Slash chế ra những phân khúc guitar mới cho bài hát. Anh ghi công Duff McKagan là người nghĩ ra khúc breakdown. Nhưng Duff lại phủ nhận câu chuyện của Slash trong cuốn tự truyện của mình mang tên "It's So Easy (and other Lies)", anh cho rằng "Welcome to the Jungle" có nguồn gốc từ một ca khúc tên là "The Fake" do anh sáng tác vào năm 1978 cho Vains – tên của một ban nhạc punk mà Duff tham gia lúc bấy giờ. Duff cũng cho biết đây là ca khúc đầu tiên mà anh sáng tác, rồi sau đó nó được ban nhạc phát hành thành đĩa đơn. Theo lời kể của Slash thì ca khúc được sáng tác trong khoảng 3 tiếng đồng hồ. Rose chia sẻ rằng nguồn cảm hứng viết lời của "Welcome to the Jungle" đến từ một cuộc gặp giữa anh và một người bạn với một người đàn ông vô gia cư trong lúc họ xuống xe buýt để đến New York. Nhằm cố dọa nạt những cậu nhóc đang bỏ trốn, người đàn ông này hét vào mặt chúng: "You know where you are? You're in the jungle baby; you're gonna die!". Đón nhận.
{ "split": 1, "title": "Welcome to the Jungle", "token_count": 359 }
22,584
Title: Welcome to the Jungle Nhà báo chuyên về âm nhạc Martin Popoff đã lựa chọn "Welcome to the Jungle" ở vị trí số 19 trong cuốn sách "Top 500 ca khúc nhạc heavy metal hay nhất mọi thời đại" của ông. VH1 thì liệt bài hát là "ca khúc nhạc metal xuất sắc thứ 2 trong lịch sử", còn "Rolling Stone" xếp ca khúc ở hạng 467 trong danh sách "500 bài hát vĩ đại nhất" của tạp chí này. Nhạc phẩm tiếp tục xuất hiện ở vị trí số 764 trong bảng xếp hạng "1001 ca khúc hay nhất từ trước đến nay" của tạp chí "Q" cũng như được tôn vinh là "ca khúc hay nhất nói về Los Angeles" trong một cuộc bầu chọn vào năm 2006 của tạp chí "Blender". Năm 2009, "Welcome to the Jungle" được VH1 vinh danh là "ca khúc nhạc hard rock hay nhất mọi thời đại". Trước đó 1 năm, vào năm 2008, độc giả của "Rolling Stone" đã liệt bài hát là bản nhạc hiệu đề tài thể thao hay nhất. Năm 2006, "Welcome to the Jungle" được VH1 đánh giá ở hạng #26 trong danh sách "100 ca khúc hay nhất của thập niên 80". Kerrang! thì vinh danh "Welcome to the Jungle" là bài hát hay nhất của Guns N' Roses trích từ một danh sách gồm 20 ca khúc hay nhất của Guns N' Roses. Video âm nhạc. Hãng đĩa Geffen Records từng gặp khó khi bán video âm nhạc (MV) của "Welcome to the Jungle" cho đài MTV. David Geffen đã đưa ra thỏa thuận với nhà đài rằng MV sẽ chỉ được chiếu một lần vào khoảng 5 giờ sáng ngày Chủ Nhật. Ngay sau khi MV được trình chiếu, MTV bất ngờ nhận được nhiều cuộc gọi từ khán giả đề nghị rằng họ muốn xem MV lần nữa.
{ "split": 2, "title": "Welcome to the Jungle", "token_count": 405 }
22,585
Title: Welcome to the Jungle Bất chấp thời lượng lên sóng vào sáng sớm, MV của "Welcome to the Jungle" thu hút đông đảo sự chú ý của người xem và nhanh chóng trở thành MV được đề nghị phát nhiều nhất trên MTV. MV do Nigel Dick làm đạo diễn, mở đầu với cảnh Axl Rose bước chân xuống xe buýt tại Los Angeles và một tay buôn ma túy (thủ vai bởi Izzy) đang cố chào hàng với Axl nhưng bị anh từ chối. Khi Rose dừng chân để xem vô tuyến qua cửa số một cửa hiệu, MV chiếu cảnh ban nhạc đang biểu diễn nhạc sống, ngoài ra có thể thấy Slash đang ngồi dựa vào tường cửa hiệu và nốc một chai thủy tinh trong suốt đặt trong một túi giấy màu nâu. Cuối MV, Rose biến thành một dân punk chính hiệu, khoác lên mình lốt trang phục hợp thời sau khi trải qua đợt huấn luyện tương tự như . Trong một buổi phỏng vấn với tạp chí "Rolling Stone" để bàn về MV, tay quản lý của Guns N' Roses' là Alan Niven cho biết lúc bấy giờ rằng ông đã "nảy ra sáng kiến đánh cắp ý tưởng từ ba bộ phim điện ảnh gồm "Midnight Cowboy", "The Man Who Fell to Earth" và "A Clockwork Orange"". Danh sách bài hát. Tất cả các ca khúc đều ghi công Guns N' Roses ngoại trừ chỗ ghi chú
{ "split": 3, "title": "Welcome to the Jungle", "token_count": 311 }
22,586
Title: Wes Streeting Wesley Paul William Streeting (; sinh ngày 21 tháng 1 năm 1983) là một chính khách người Anh giữ chức vụ Nghị sĩ Quốc hội (MP) cho Ilford North từ năm 2015 và từ năm 2020 với tư cách là Thư ký Bộ Tài chính Shadow Exchequer. Là một thành viên của Đảng Lao động, ông trước đây là Chủ tịch của Liên minh Sinh viên Quốc gia (NUS), đồng thời là Phó lãnh đạo của Khu phố Đỏ London và Thành viên Nội các về Y tế. Đầu đời và giáo dục. Streeting sinh ra ở Stepney, London, nơi ông lớn lên trong một căn hộ của hội đồng. Ông theo học Trường Thành phố Westminster, một trường tiểu bang toàn diện ở Victoria, London. Ông tiếp tục theo học lịch sử tại Selwyn College, Đại học Cambridge. Streeting từng là Chủ tịch Phòng Chung Cơ sở (JCR) của Cao đẳng Selwyn, với tư cách là thành viên của Hội đồng Liên hiệp Sinh viên Đại học Cambridge (CUSU). Sau đó, ông được bầu làm Chủ tịch CUSU cho năm học 2004–5, với vai trò sĩ quan nghỉ phép. Với tư cách là Chủ tịch CUSU, ông đã vận động chống lại đề xuất đóng cửa khoa kiến ​​trúc của Cambridge. Đời tư. Streeting sống ở Redbridge, London. Bạn đời của ông là Joseph Dancey, một cố vấn truyền thông và các vấn đề công cộng. Streeting là người đồng tính công khai và đã chỉ trích mạnh mẽ những người vận động chống lại giáo dục LGBT+ trong trường học.
{ "split": 0, "title": "Wes Streeting", "token_count": 326 }
22,587
Title: Westland Sports F.C. Câu lạc bộ bóng đá Westland Sports là một câu lạc bộ bóng đá đến từ Yeovil, Somerset, Anh. Hiện tại đội thi đấu ở trên sân nhà Alvington Lane. Đội trực thuộc Somerset County FA. Lịch sử. Câu lạc bộ được thành lập vào năm 1939, nhưng Thế chiến thứ hai đã ngăn cản bóng đá. au chiến tranh năm 1946, câu lạc bộ đã có thể hoạt động ở hai đội, một đội Yeovil and District League, và một đội trẻ. Tuy nhiên câu lạc bộ đã không đạt được bất kỳ thành công nào cho đến khi giành được cúp từ thiện Yeovil League vào năm 1962/63. Năm 1964-65 câu lạc bộ rút khỏi Yeovil and District League do mất cầu thủ cho Yeovil Town. Tình hình trở nên ngắn ngủi, và câu lạc bộ đã cải tổ dưới sự dẫn dắt của Dave Topping tại Yeovil League mùa giải 1966-67 với ý định gia nhập bóng đá cao cấp càng sớm càng tốt. Điều này xảy ra vào năm sau khi câu lạc bộ được bầu vào Somerset Senior League. Trong năm thứ hai kể từ khi cải tổ câu lạc bộ, hiện đang có một đội dự bị, đã có một năm đặc biệt. Somerset Senior League đã giành chiến thắng với kỷ lục 70 điểm (2 điểm cho một trận thắng), chỉ với một thất bại. Đội giành được Somerset Charity Cup, và cả Yeovil Hospital cup trướcBristol City. Hai mùa giải tiếp theo đội đoạt vị trí á quân. Năm 1974, câu lạc bộ, được biết đến vào thời điểm đó với cái tên Westland-Yeovil, đã hiện thực hóa tham vọng của mình bằng cách được nhận vào Western Football League bán chuyên nghiệp dưới sự dẫn dắt của Roy Lambden. Câu lạc bộ đã ra mắt lần đầu tiên trong FA Trophy vào mùa giải 1975-76 và ba mùa giải sau đó vào năm 1978 cũng có trận ra mắt trong FA Vase. Sau nhiều mùa giải ở giải đấu miền Tây không mấy thành công, ngoại trừ chiến thắng đáng chú ý trước Yeovil Town qua hai lượt trận tại Somerset Professional Cup, những lo ngại về tài chính gia tăng đã buộc câu lạc bộ một lần nữa phải giải thể.
{ "split": 0, "title": "Westland Sports F.C.", "token_count": 485 }
22,588
Title: Westland Sports F.C. Năm 1980 câu lạc bộ cải tổ một lần nữa ở Yeovil and District League. Một mùa giải sau, câu lạc bộ được bầu vào Dorset Premier League. Năm 1987, họ lọt vào trận chung kết cúp Somerset Senior, lần đầu tiên dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Stuart Housley. Phil Chant tiếp quản câu lạc bộ vào đầu mùa giải 1988-89, và 4 năm sau chứng kiến họ giành được cú đúp danh hiệu liên đoàn Dorset Combination và cúp Dorset Combination. Điều này gần như lặp lại ở mùa giải sau nhưng đội đã kết thúc với tư cách á quân trong giải đấu trong khi nâng cúp một lần nữa. Năm 1999, Pete Watts tiếp quản vị trí huấn luyện viên, và câu lạc bộ phải chuyển khỏi sân nhà Westbourne Grove, vì nó đã được bán để tái phát triển. Trong một vài mùa giải, câu lạc bộ đã chơi tại Bunford Lane trước khi chuyển đến sân nhà hiện tại là Alvington Lane cho mùa giải 2003-04. Một mùa giải sau khi chuyển đến ngôi nhà mới, câu lạc bộ đã vô địch Somerset Senior Cup lần đầu tiên trong lịch sử sau chiến thắng 2-1 trước Hengrove Athletic. Vào đầu mùa giải 2006-07, Neil Waddleton và Pete Tutton được bổ nhiệm làm quản lý chung và họ đã chứng kiến đội nâng cao chức vô địch vào cuối mùa giải. Ba mùa sau với Stuart Smith trở thành giám đốc doanh với Neil Waddleton câu lạc bộ một lần nữa giành được Somerset Senior Cup.. Trong mùa giải 2010-11, một huấn luyện viên mới, cựu cầu thủ Westlands Kevin Leigh, được bổ nhiệm với Neil Waddleton ở lại làm trợ lý huấn luyện viên. Mùa giải tiếp theo 2011/12 đã chứng tỏ là một mùa giải đáng nhớ trong lịch sử của câu lạc bộ khi giành được 'cú ăn ba' của Dorset Premier League Championship, Dorset Premier League Cup và Somerset Senior Cup. Sân vận động. Westland Sports thi đấu trên sân nhà tại Alvington, Alvington Lane, Yeovil. Đội thi đấu ở đó từ năm 2003. Cựu cầu thủ. Danh sách các cầu thủ đã chơi cho câu lạc bộ ở một giai đoạn và đáp ứng một trong các tiêu chí sau;
{ "split": 1, "title": "Westland Sports F.C.", "token_count": 498 }
22,589
Title: Westlife Westlife là một boyband nhạc pop đến từ Ireland và được thành lập năm 1998, ông bầu của nhóm là Louis Walsh. Nhóm đã đạt được thành công lớn ở Anh và Ireland cũng như ở các nước khác tại Châu Âu và một số nơi như Úc, Châu Á và Châu Phi. Westlife đã có 14 đĩa đơn đạt vị trí #1 trong bảng xếp hạng Anh (tính từ năm 1999 đến năm 2006), xếp thứ 3 trong số những nghệ sĩ và ban nhạc có nhiều đĩa đơn #1 nhất tại Anh (chỉ sau Elvis Presley và The Beatles, xếp ngang với Cliff Richard). Westlife là ban nhạc duy nhất trong lịch sử bảng xếp hạng Anh có 7 đĩa đơn liên tiếp đạt vị trí #1 và giành giải "Ghi Âm của Năm" tại Anh 4 lần. Ban nhạc đã bán được tổng cộng hơn 44 triệu album tại hơn 40 nước trong đó có hơn 12 triệu album tính riêng tại Anh, 14 lần đĩa đơn #1 tại Anh và 13 lần đĩa đơn #1 tại Ireland. Ngày 19 tháng 10 năm 2011, 4 thành viên Westlife đột ngột tuyên bố tan rã và thông báo sẽ có một chuyến lưu diễn tạm biệt vào mùa xuân năm 2012. Đến năm 2018, nhóm này đã tái hợp và phát hành album phòng thu thứ 11, Spectrum, vào năm 2019. 1998 - 2003. Westlife được thành lập tháng 7 năm 1998 với năm thành viên: Mark Feehily, Shane Filan, Kian Egan, Nicky Byrne và Brian McFadden. Tên ban nhạc là Westlife xuất phát từ việc có 3 thành viên trong nhóm đến từ Sligo (Tây Bắc Ireland) (lúc đầu nhóm mang tên Westside nhưng do trùng với một nhóm nhạc khác nên đã đổi thành Westlife).
{ "split": 0, "title": "Westlife", "token_count": 359 }
22,590
Title: Westlife Ban đầu, Shane, Mark và Kian tham gia một ban nhạc địa phương gồm 6 thành viên mang tên IOU. IOU từng phát hành một đĩa đơn với tên "Together Girl Forever". Sau đó mẹ của Shane đã liên hệ với Louis Walsh (ông bầu cũ của nhóm Boyzone) nhưng nhóm vẫn chưa được hãng BMG chấp nhận ký hợp đồng ghi âm nên cần phải thay đổi lại thành phần của nhóm. Kết quả là 3 thành viên đã rời nhóm, chỉ còn lại Mark, Shane và Kian. Sau đó, một cuộc tuyển chọn đã được tổ chức và Nicky, Brian đã gia nhập Westlife. Cựu thành viên của Boyzone, Ronan Keating, đã trở thành người đồng quản lý của nhóm cùng Louis Walsh. Lần xuất hiện đầu tiên của Westlife trước công chúng là khi nhóm hát mở màn cho tour diễn của Boyzone ở Dublin (Ireland) năm 1998. Tháng 3 năm 1999, Westlife phát hành đĩa đơn đầu tiên "Swear It Again". Đĩa đơn này nhanh chóng chiếm ngôi vị quán quân tại bảng xếp hạng Anh & Ireland. Nhóm tiếp tục đạt thành công khi liên tục có các đĩa đơn #1 trong bảng xếp hạng gồm: "If I Let You Go" (tháng 8/1999), "Flying Without Wings" (tháng 11/1999) và đĩa đơn đôi "I Have A Dream/Seasons In The Sun" (vào tuần đầu tiên của thiên niên kỷ mới). Album đầu tiên của nhóm được lấy tựa đơn giản "Westlife", phát hành vào tháng 11/1999 và cũng đạt thành công lớn khi đứng #2 trong bảng xếp hạng Anh. Đĩa đơn cuối cùng của album này là "Fool Again" (#1 tháng 4/2000).
{ "split": 1, "title": "Westlife", "token_count": 376 }
22,591
Title: Westlife Album tiếp theo của nhóm được phát hành tháng 11/2000 với tên gọi "Coast To Coast" và nhanh chóng đạt vị trí quán quân trên bảng xếp hạng, đồng thời cũng trở thành album bán chạy thứ tư trong năm 2000 tại Anh. Đĩa đơn đầu tiên trích từ album này là một ca khúc song ca với nữ ca sĩ Mariah Carey với tựa đề "Against All Odds" (cover của Phil Collins) và đã đạt #1 tháng 9/2000. Đĩa đơn thứ hai của album là bản ballad "My Love" (#1 cuối tháng 11/2000), đồng thời cũng đưa nhóm trở thành ban nhạc đầu tiên trong lịch sử nền ghi âm ở Anh có 7 đĩa đơn liên tiếp đạt #1. Tuy nhiên kỷ lục này đã kết thúc khi đĩa đơn thứ 8 của nhóm, "What Makes A Man", phát hành vào dịp giáng sinh năm 2000 chỉ đạt vị trí #2. Vào năm 2001, nhóm đã thực hiện tour diễn đầu tiên vòng quanh thế giới. Tháng 9/2001, album thứ ba của Westlife được phát hành mang tên "World Of Our Own" (nhóm đồng sáng tác 8 ca khúc trong album). Album này đã đạt vị trí quán quân tại Anh và 4 đĩa đơn trích từ album cũng đều đạt thành công, gồm: "Uptown Girl" (phát hành tháng 2/2001 và đạt #1 nhưng sau đó mới được đưa và album), "Queen Of My Heart" (#1 tháng 11/2001), "World Of Our Own" (#1 tháng 2/2002) và "Bop Bop Baby" (#5 tháng 5/2002). Tháng 11/2002, Westlife phát hành album "Unbreakable - The Greatest Hits Vol I" gồm toàn bộ các đĩa đơn đã phát hành và một số ca khúc mới. Album này lại một lần nữa đưa Westlife lên ngôi vị quán quân trong bảng xếp hạng Anh. Các đĩa đơn trích từ album gồm có: "Unbreakable" (#1 tháng 11/2002), "Tonight/Miss You Nights" (#3 tháng 3/2003).
{ "split": 2, "title": "Westlife", "token_count": 434 }
22,592
Title: Westlife "Turnaround", album thứ năm của Westlife được phát hành ngày 24 tháng 11 năm 2003 là album thứ tư liên tiếp của Westlife đạt #1 tại Anh. Album này đã sinh ra các hit gồm: "Hey Whatever" (số 4 tháng 9/2003), "Mandy" (Cover của Barry Manilow, #1 tháng 11/2003), "Obvious" (#3 tháng 2/2004). 2004 - 2012. Ngày 9 tháng 3 năm 2004, Brian McFadden tuyên bố rời nhóm để dành nhiều thời gian hơn cho gia đình riêng. (Vợ Brian là Kerry Katona, cựu thành viên ban nhạc Atomic Kitten và họ đã có hai con gái là Molly & Lilly-Sue. Tuy nhiên, hai người đã chia tay tháng 11/2004.) Nhiều người tin rằng Westlife sẽ sớm tan rã nhưng sự thực không phải như vậy. Với 4 thành viên còn lại, vào tháng 11/2004, Westlife đã phát hành album thứ sáu, "Allow Us To Be Frank", với phong cách nhạc Swing và nhạc Jazz, gồm những ca khúc từ thập niên 1950, thập niên 1960 được cover lại của các nghệ sĩ như Frank Sinatra, Nat King Cole... Album đã vươn tới vị trí #3 tại Anh. Ngày 24 tháng 10 năm 2005, đĩa đơn "You Raise Me Up" được phát hành và nhanh chóng đạt vị trí số một trong bảng xếp hạng Anh. Một tuần lễ sau, nhóm phát hành album thứ bảy với tựa "Face To Face". Album này lại đưa Westlife tới ngôi quán quân bảng xếp hạng, cùng thời điểm đó, "You Raise Me Up" vẫn đứng vững ở vị trí số 1, Westlife đã trở thành ban nhạc đầu tiên trong lịch sử tại Anh có đĩa đơn và album cùng đạt số một trong một tuần lễ. Các đĩa đơn còn lại trích từ album gồm: "When You Tell Me That You Love Me" (Song ca với Diana Ross, #2 tháng 12/2005), "Amazing" (#4 tháng 2/2006).
{ "split": 3, "title": "Westlife", "token_count": 425 }
22,593
Title: Westlife Album thứ tám của Westlife, "The Love Album", đã được phát hành ngày 20 tháng 11 năm 2006 và ngay lập tức đạt #1 tại Anh và Ireland. Trước đó hai tuần lễ, đĩa đơn "The Rose" (phát hành ngày 6 tháng 11) cũng đã trở thành ca khúc #1 thứ 14 của Westlife tại Anh. Theo người quản lý của Westlife, nhóm chưa có dự định phát hành single thứ hai từ album mặc dù lúc đầu "Total Eclipse Of The Heart" đã được chọn. Vào năm 2007, Westlife đã ra album thứ 9, "Back Home" với 3 single rất thành công: Home, Us against the world và Something right. Cuối năm 2008, nhóm nhạc tiếp tục thực hiện tour diễn "10 years of Westlife" tại Croke Park Stadium kỉ niệm chặng đường 10 năm thành lập nhóm và 1 tour diễn tại St.Patrick Park vào ngày 15 tháng 3 năm 2009. Mới đây, Westlife đã xếp thứ 3 trong 5 nhóm nhạc vĩ đại nhất Anh quốc. Vào cuối tháng 11 năm 2009, Westlife đã phát hành album thứ 10 của họ: "Where We Are". Album đã đứng vị trí thứ 28 ở bảng xếp hạng album cuối năm ở Anh. "What About Now"(phát hành vào 10/2009) là single duy nhất được trích từ album, đứng vị trí thứ 2 ở bảng xếp hạng "Irish Single Chart". Vào tháng 5 năm 2010, Westlife tổ chức "Where we are tour", một tour diễn đi qua các nước ở châu Âu
{ "split": 4, "title": "Westlife", "token_count": 318 }
22,594
Title: Westminster, California Westminster là một thành phố trong Quận Cam, California, Hoa Kỳ. Nó được Mục sư Lemuel Webber thành lập năm 1870. Tên của thành phố là được lấy từ tên Đại hội đồng Westminster năm 1643 ở Vương quốc Anh mà đưa ra các giáo lý cơ bản cho Giáo hội Trưởng lão. Nhiều năm đầu trong lịch sử của thành phố, các nông gia của thành phố từ chối trồng nho vì họ cho rằng nho có liên quan đến rượu. Westminster được tổ chức thành thành phố năm 1957 vào lúc đó nó chỉ có 10.755 cư dân. Ban đầu, thành phố được đặt tên là "Tri-City" (ba thành phố) bởi vì nó là sự kết hợp của ba thành phố: Westminster, Barber City, và Midway City. Midway City sau cùng không đồng ý việc hợp nhất, để một mình Barber City bị sáp nhập vào Westminster vừa mới được tái tổ chức để trở thành thành phố. Cựu thành phố Barber nằm ở phần phía tây của thành phố Westminster hiện tại. Westminster bị bao quanh là các vùng đất (không có vùng nước hay biển) và có ranh giới với Seal Beach ở phía tây, với khu vực chưa được tổ chức là Rossmoor, thành phố Stanton và cộng đồng West Garden Grove về phía bắc, với Huntington Beach và Fountain Valley ở phía nam, và với Santa Ana về phía đông. Westminster bao quanh một khu vực chưa được tổ chức là Midway City, trừ một phần nhỏ của Midway City nơi đối diện Huntington Beach ở phía nam. Một số đông người tị nạn Việt Nam đã đến thành phố này trong cuối thập niên 1970 và suốt thập niên 1980 và đã định cư phần đông tại khu vực mà bây giờ được biết với tên chính thức là Tiểu Sài Gòn (một phần của Tiểu Sài Gòn nằm trong hai thành phố lân cận là Garden Grove và Santa Ana). Theo Điều tra Dân số Hoa Kỳ năm 2010, tổng số người Mỹ gốc Việt là 36.058 người, chiếm 40,2% dân số toàn thành phố. Westminster nơi có Little Saigon được gọi là thủ phủ của người Việt tị nạn, thủ đô tinh thần của người Việt tị nạn cộng sản tại Mỹ. Cũng theo Điều tra Dân số năm 2010, thành phố có tổng số dân là 89.701. Westminster chiếm được Giải thành phố toàn Mỹ ("All-America City Award") năm 1996.
{ "split": 0, "title": "Westminster, California", "token_count": 492 }
22,595
Title: Westminster, California Ngày ngày 12 tháng 12 năm 2012 là một ngày lịch sử của người Mỹ gốc Việt tại thành phố Westminster, với tân thị trưởng người Mỹ gốc Việt đầu tiên ông Tạ Đức Trí được dân bầu vào chức vụ thị trưởng, tuyên thệ nhậm chức . Địa lý. Theo Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ, thành phố có tổng diện tích là 26,2 km² (10,1 mi²), tất cả đều là mặt đất. Nhân khẩu. Theo Thống kê dân số năm 2000, thành phố có 88.207 cư dân. Trong đó có 26.406 hộ gia đình, và 20.411 gia đình sống trong thành phố. Mật độ dân số là 3.368,6/km² (8.724,2/mi²). Có khoảng 26.940 đơn vị nhà, trung bình là 1.028,8 đơn vị/km² (2.664,5 đơn vị/mi²). Tỉ lệ chủng tộc của thành phố là 45,79% người da trắng, 0,99% người Mỹ gốc Phi châu, 0,61% người bản thổ châu Mỹ, 38,13% người gốc Á, 0,46% người đảo Thái Bình Dương, 10,19% các chủng tộc khác, và 3,84% có hai hoặc nhiều chủng tộc. Người nói tiếng Tây Ban Nha nói chung thuộc các chủng tộc là 21,70% dân số. Cứ mỗi 100 nữ thì có 99,9 nam. cứ mỗi 100 nữ tuổi từ 18 và lớn hơn thì có khoảng 97,9 nam. Lơi tức trung bình cho một hộ tại thành phố là 49.450 đô la Mỹ, và lợi tức trung bình của một gia đình là 54.399 đô. Giáo dục. 4 học khu khác nhau (học khu tại Hoa Kỳ không nhất thiết phải theo ranh giới của thành phố) có ranh giới chồng vào các phần của thành phố Westminster: Cấm cờ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sau lễ tuyên thệ nhậm chức của Thị Trưởng Tri Duc Ta (Tạ Đức Trí), Nghị Viên Sergio Contreras, và tân Nghị Viên Kimberly Hồ, Hội đồng Thành phố Westminster vừa thông qua nghị quyết cấm cờ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà họ gọi là cờ Cộng sản Việt Nam, với số phiếu 5-0, trong phiên họp tối 14 Tháng 12 năm 2016. Phó Thị Trưởng Tyler Diep và Thị Trưởng Trí Tạ là hai người thảo ra nghị quyết và đưa vào chương trình nghị sự của cuộc họp.
{ "split": 1, "title": "Westminster, California", "token_count": 501 }
22,596
Title: Westminster, California Ông Trí nói với nhật báo Người Việt hai ngày trước cuộc bỏ phiếu: “Sau 41 năm, trong khi nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục những hành động vi phạm nhân quyền, thì Westminster lại là một thành phố biểu dương sức mạnh đoàn kết cộng đồng của người Việt quốc gia tranh đấu cho tự do và dân chủ,”. “Cá nhân tôi nhận thấy cần tái khẳng định quyết tâm này tại thành phố Westminster, nơi chúng ta hãnh diện là thủ đô của người Việt tị nạn cộng sản và chỉ công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của người Việt quốc gia,” ông khẳng định. Còn ông Tyler Diệp thì cho biết: “Lá cờ máu là lá cờ của nhà cầm quyền CSVN, tượng trưng cho một thể chế độc tài đảng trị, vi phạm nhân quyền và không hề được người Việt quốc gia chúng ta công nhận. Chúng ta chỉ công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ.”
{ "split": 2, "title": "Westminster, California", "token_count": 206 }
22,597
Title: Whataya Want from Me "Whataya Want from Me" là single thứ 2 từ album "For your entertainment" của á quân American Idol Adam Lambert. Bài hát được viết bởi Pink, Max Martin, và Shellback, từng được thu âm bởi P!nk trong album "Funhouse", nhưng không hoàn tất. "Whataya Want from Me" được sản xuất bởi Max Martin và Shellback, người từng cộng tác với P!nk, *NSYNC, Backstreet Boys, Britney Spears, Katy Perry, và những ca sĩ khác như Daughtry, Kelly Clarkson, Allison Iraheta và Carrie Underwood. Video âm nhạc. Music video "Whataya Want from Me" đạo diễn bởi Diane Martel và ghi hình ngày 20/12/2009 Được phát sóng trên VH1 ngày 15/01/2010. Video quay cảnh Adam một mình trong căn hộ, bị quấy rầy bởi một cameraman. Cũng có cảnh trình diễn trong clip và cảnh Adam bước qua đám đông paparazzi và fan vào trong chiếc xe hơi. Xếp hạng. "Whataya Want from Me" xếp hạng 72 trên U.S. "Billboard" Hot 100 vào tuần 2/01/2010 Đĩa đơn bán ra khoảng 323,000 bản legal digital download - trởi thành single thành công nhất từ album [[For Your Entertainment (album)|"For your entertainment". "Whataya Want From Me" thành công trên hầu hết các bảng xếp hạng ở Canada, đứng trong top 5 trên [[Canadian Hot 100]]. Vào tháng 2 năm 2010, bài hát trở thành single đầu tiên của [[Adam Lambert]] đứng thứ 21 trên "Billboard" Hot 100. Tham khảo. [[Thể loại:Bài hát của Adam Lambert]] [[Thể loại:Pop ballad]] [[Thể loại:Rock ballad]] [[Thể loại:Đĩa đơn năm 2009]] [[Thể loại:Bài hát năm 2009]] [[Thể loại:Đĩa đơn quán quân tại Ba Lan]] [[Thể loại:Bài hát sản xuất bởi Max Martin]] [[Thể loại:Bài hát sản xuất bởi Shellback (nhà sản xuất)]] [[Thể loại:Bài hát viết bởi Max Martin]] [[Thể loại:Bài hát viết bởi Shellback (nhà sản xuất)]]
{ "split": 0, "title": "Whataya Want from Me", "token_count": 491 }
22,598
Title: Wheelchair Tennis Masters Wheelchair Tennis Masters là sự kiện một sự kiện quần vợt xe lăn được tổ chức vào cuối năm. Wheelchair Tennis Masters for singles là giải đấu quần vợt xe lăn được tổ chức vào cuối năm, tương đương với giải ATP World Tour Finals và giải WTA Finals. Năm 1994, giải được tổ chức với 2 nội dung, đơn nam và đơn nữ, và năm 2004 có thêm nội dung quad (quần vợt quad) dành cho nam. Top tám tay vợt (nam và nữ), và top sáu vận động viên quad sẽ được thi đấu tại giải đấu này. Thể thức thi đấu cũng sẽ có vòng bảng như ATP World Tour Finals và WTA Finals. Wheelchair Tennis Masters for doubles là giải đấu dành cho các đôi nam, nữ và quad thi đấu. Năm 2000 (đôi quad vào năm 2003), top tám đôi nam, top sáu đôi nữ và top bốn đôi quad sẽ được thi đấu tại giải đấu này. Quần vợt đơn xe lăn NEC Masters. Từ năm 1994 đến 1999, NEC Wheelchair Tennis Masters được tổ chức tại sân Indoor Sport Centre ở Eindhoven, Hà Lan. Từ năm 2000 đến 2005, NEC Wheelchair Tennis Masters được tổ chức ở Amersfoort, Hà Lan. Từ năm 2006 đến năm 2010, giải được tổ chức tại Sân vận động Frans Otten ở Amsterdam. Giải đấu đã được đổi tên thành NEC Singles Masters vào năm 2010, và được tổ chức ở Mechelen, Bỉ từ năm 2011 đến 2012. Năm 2013, NEC Singles Masters được tổ chức tại sân Marguerite Tennis Pavilion ở Mission Viejo, California. Quần vợt đôi xe lăn NEC Masters. Từ năm 2000 đến năm 2001, Wheelchair Tennis Doubles Masters được tổ chức tại Amersfoort. Từ năm 2002 đến 2003, Wheelchair Tennis Doubles Masters được tổ chức tại Invacare World Team Cup bởi Camozzi ở Tremosine, Ý. Từ năm 2003 đến 2004, giải được tổ chức ở Brescia, Ý. Kể từ năm 2005, giải được tổ chức tại Centro Sportivo Mario Mongodi ở Bergamo, Ý. Năm 2011, giải được tổ chức ở Amsterdam, Hà Lan. Năm 2013, ITF Wheelchair Doubles Masters được tổ chức tại Marguerite Tennis Pavilion ở Mission Viejo, California.
{ "split": 0, "title": "Wheelchair Tennis Masters", "token_count": 511 }
22,599
Title: When I Look at You "When I Look at You" là ca khúc của nghệ sĩ thu âm và nữ diễn viên Miley Cyrus, trích từ EP The Time of Our Lives và trong phim "Bản Tình Ca Cuối Cùng". Bài hát được phát hành làm đĩa đơn thứ 2 từ EP vào ngày 26 tháng 3 năm 2010. 'When I Look at You' nhận được đánh giá trái chiều từ nhà phê bình và không thể thành công được như Party in the U.S.A.. Tuy nhiên bài hát đã xếp hạng cao nhất ở vị trí thứ 16 tại Billboard Hot 100 tại Mĩ. Miley cũng biểu diễn bài hát tại tua diễn "Wonder World Tour" của cô.
{ "split": 0, "title": "When I Look at You", "token_count": 147 }