source
stringlengths
70
218
subject
stringlengths
18
159
text
stringlengths
329
1.06M
meta
dict
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Ke-hoach-28-KH-BCD-2023-thuc-hien-cong-tac-phong-chong-mua-ban-nguoi-560144.aspx
Kế hoạch 28/KH-BCĐ 2023 thực hiện công tác phòng chống mua bán người
BAN CHỈ ĐẠO 138/CP ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 28/KH-BCĐ Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2023 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI NĂM 2023 Thực hiện Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030; Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (Ban Chỉ đạo 138/CP) ban hành kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống mua bán người năm 2023, như sau: I. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU 1. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống mua bán người nói riêng. Xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm các bộ, ngành, địa phương và nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống mua bán người; thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp tạo chuyển biến mạnh về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và Nhân dân trong phòng, chống mua bán người; khắc phục những nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh tội phạm mua bán người và những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống mua bán người đã được chỉ ra trong năm 2022. 2. Bảo đảm 100% tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố liên quan tội phạm mua bán người được tiếp nhận, phân loại; tỷ lệ giải quyết đạt trên 90%. Các vụ việc có dấu hiệu tội phạm mua bán người phải được thụ lý điều tra, xác minh, khi đủ căn cứ phải khởi tố vụ án hình sự để điều tra theo đúng quy định của pháp luật. Tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ án mua bán người đạt trên 90% tổng số án khởi tố; 95% số vụ án mua bán người hằng năm được giải quyết và truy tố; 90% số vụ án mua bán người được giải quyết, xét xử. 3. Làm tốt công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ an toàn và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; tăng cường hợp tác quốc tế để phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm mua bán người và cải thiện vị trí xếp hạng của Việt Nam trong Báo cáo TIP năm 2023 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. II. NHIỆM VỤ VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN 1. Công tác tham mưu, chỉ đạo - Tham mưu chỉ đạo thực hiện hiệu quả Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 gắn với việc triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến công tác phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người. Xác định công tác phòng, chống mua bán người là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên và lâu dài, phải thực hiện mọi nơi, mọi lúc, trên các lĩnh vực, địa bàn, có trọng tâm, trọng điểm gắn với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, với mục tiêu cao nhất là “bảo vệ an ninh con người”, “bảo vệ quyền con người”, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho Nhân dân (Các bộ, ngành, địa phương thực hiện). - Chỉ đạo triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” và “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người 30/7”; chỉ đạo điểm Chương trình phòng, chống mua bán người tại các địa phương; triển khai Quyết định 9145/QĐ-BCĐ138/CP ngày 06/12/2022 của Ban Chỉ đạo 138/CP ban hành biểu mẫu thống kê phòng, chống mua bán người. - Duy trì các hoạt động liên ngành phòng, chống mua bán người: Hội nghị, hội thảo, tổ chức kiểm tra, khảo sát, sơ kết, tổng kết, giao ban định kỳ theo Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo 138/CP,... Kiện toàn và duy trì hoạt động của tổ công tác liên ngành thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người (Bộ Công an chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương thực hiện). - Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực, đào tạo, bồi dưỡng pháp luật, nghiệp vụ về phòng, chống mua bán người và bảo vệ nạn nhân bị mua bán (Các bộ, ngành, địa phương thực hiện). 2. Công tác truyền thông, phòng ngừa tội phạm mua bán người 2.1. Công tác truyền thông và phòng ngừa xã hội - Tổ chức mít tinh và các hoạt động truyền thông hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7” theo Quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 10/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ và “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người 30/7” phù hợp với thông điệp quốc tế về phòng, chống mua bán người năm 2023 (Bộ Công an chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương thực hiện). - Xây dựng sản phẩm truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên Fanpage của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; sản xuất, phát sóng các chương trình truyền hình, tin, bài, phóng sự về phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán người, chính sách, pháp luật và kết quả đấu tranh phòng, chống mua bán người của các lực lượng chức năng,... trên các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các Cơ quan thông tin, báo chí (Bộ Công an, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành, địa phương thực hiện). - Thông tin cảnh báo phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán người và tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người”, “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện). - Tuyên truyền về công tác bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; xây dựng các tài liệu hướng dẫn, phóng sự, tờ rơi về hỗ trợ nạn nhân (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương thực hiện). - Lồng ghép nội dung tuyên truyền phòng, chống mua bán người trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật và thực hiện phong trào xây dựng làng, thôn, ấp, bản, tổ dân phố văn hóa; tổ chức hội thảo, tuyên truyền, triển lãm phòng, chống mua bán người gắn với triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương thực hiện). - Hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông gửi tin nhắn tuyên truyền về phòng, chống mua bán người (Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì thực hiện). - Tổ chức các hoạt động truyền thông phòng, chống mua bán người trong các cơ sở giáo dục; đưa nội dung tuyên truyền phòng, chống mua bán người vào các chương trình giáo dục công dân, giáo dục ngoại khóa của các cấp học, ngành học, nhất là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, trường dân tộc nội trú; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương thực hiện). - Tổ chức Hội thảo về vận động chính sách hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương và hỗ trợ xác minh, xác định nạn nhân bị mua bán. Nghiên cứu ứng dụng các trang mạng xã hội để tuyên truyền phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người (Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương thực hiện). - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, truyền thông phòng, chống mua bán người hướng đến cơ sở và các đối tượng có nguy cơ cao là nạn nhân của tội phạm mua bán người; lồng ghép tuyên truyền phòng, chống mua bán người với phòng, chống tội phạm, phòng, chống mại dâm, cai nghiện ma túy và phòng, chống HIV/AIDS. Đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phòng, chống mua bán người gắn với xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và phong trào toàn dân bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia bằng nhiều nội dung, hình thức đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn cụ thể. Phát huy vai trò của lực lượng Công an xã, phường, thị trấn và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa bàn cơ sở để tuyên truyền đến mỗi người dân về công tác phòng, chống mua bán người. Lồng ghép nội dung phòng ngừa tội phạm mua bán người vào trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giải quyết vấn đề an sinh xã hội, an dân (như: vấn đề về hỗ trợ việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, thực hiện chính sách ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi,...) không để nhóm yếu thế này trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người (Các bộ, ngành, địa phương thực hiện). 2.2. Công tác phòng ngừa nghiệp vụ: - Lực lượng Công an, chủ công là lực lượng Cảnh sát Hình sự phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng các cấp tổ chức thực hiện tốt công tác nghiệp vụ cơ bản; bám sát địa bàn, đổi mới phương pháp thu thập thông tin theo hướng liên kết địa bàn từ nội địa - khu vực biên giới - ngoại biên, tăng cường thu thập thông tin trên “không gian mạng”; phối hợp phối hợp tuần tra, kiểm soát chặt chẽ tuyến biên giới nhằm ngăn chặn tình trạng mua bán người, xuất cảnh trái phép, đặc biệt là trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Campuchia. - Chủ động nắm chắc tình hình, diễn biến, phương thức, thủ đoạn, quy luật hoạt động của tội phạm nói chung và tội phạm mua bán người nói riêng theo phương châm “Lấy phòng ngừa làm trọng; kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa với chủ động tấn công, đánh trúng, đánh đúng, đánh vào gốc các loại tội phạm mua bán người” theo tinh thần “tích cực, khẩn trương, hiệu quả”. Chú trọng công tác phòng ngừa mua bán người trong nội địa, mua bán bộ phận cơ thể người, tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, mua bán người để cưỡng bức lao động,... - Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự. Tăng cường công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú và hoạt động của người nước ngoài tại Việt Nam; quản lý ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự như: các cơ sở kinh doanh, cho thuê lưu trú, nhà hàng, quán bar, karaoke, massage, vũ trường, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí..., mà tội phạm mua bán người có thể lợi dụng để hoạt động phạm tội hoặc sử dụng làm nơi tập kết nạn nhân trước khi bán ra nước ngoài để chủ động phòng ngừa, phát hiện tội phạm mua bán người và nạn nhân bị mua bán. - Khai thác, phát huy tối đa giá trị, hiệu quả của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Căn cước công dân và kết quả triển khai Đề án 06 của Chính phủ về “phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn 2030” phục vụ công tác phòng, chống mua bán người. (Bộ Công an, Bộ Quốc phòng phối hợp các bộ, ngành, địa phương thực hiện). 3. Công tác đấu tranh, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người - Sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý các đường dây, tổ chức, cá nhân có biểu hiện nghi vấn hoạt động mua bán người, mua bán người trong nội địa, mua bán bộ phận cơ thể người, tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, các hoạt động lợi dụng tổ chức đưa người trốn ra nước ngoài trái phép để mua bán, cưỡng bức lao động,.... Mở cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn quốc, thời gian từ ngày 01/7/2023 đến hết 30/9/2023. - Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; công tác điều tra, xử lý tội phạm bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Tăng cường công tác hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, phòng chống sai phạm, tiêu cực trong hoạt động điều tra, xử lý tội phạm mua bán người. - Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng truy tố, xét xử các vụ án mua bán người; thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng, đảm bảo các phán quyết của Toà án đúng pháp luật, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân; bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động truy tố, xét xử tội phạm mua bán người. - Tiếp tục tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn giải quyết các vụ án tiến tới sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi, Bộ luật hình sự; phát triển án lệ và giải đáp các vướng mắc về nghiệp vụ trong giải quyết các vụ án về mua bán người; trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử đối với các vụ án mua bán người, mua bán người dưới 16 tuổi và một số tội danh liên quan. - Các cơ quan tiến hành tố tụng phối hợp, thống nhất xác định các vụ án điểm về mua bán người được dư luận xã hội quan tâm để tập trung điều tra, truy tố, nhanh chóng đưa ra xét xử đảm bảo nghiêm minh, đúng pháp luật và phục vụ công tác tuyên truyền, răn đe, phòng ngừa chung. (Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, các bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện). 4. Công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán - Nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ và hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân theo nguyên tắc lấy nạn nhân làm trung tâm; thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ bí mật thông tin, an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ theo quy định của pháp luật. Triển khai hiệu quả Quy chế phối hợp liên ngành giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán (Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện). - Tư vấn, tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về tái hòa nhập cộng đồng; duy trì vận hành mô hình Nhà bình yên và Văn phòng hỗ trợ một điểm đến - OSSO tại Hà Nội và một số tỉnh, thành phố; rà soát, sàng lọc, phân loại công dân do nước ngoài trao trả (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện). - Xây dựng Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật đối với dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; Quyết định ban hành Khung kỹ thuật mô hình thí điểm hỗ trợ nạn nhân bị mua bán. Nghiên cứu, thực hiện thí điểm quy trình chuyển tuyến, hỗ trợ nạn nhân và người nghi là nạn nhân bị mua bán (Xây dựng bộ công cụ sàng lọc, phát hiện, chuyển tuyến và hỗ trợ nạn nhân và người nghi là nạn nhân; tổ chức hội thảo tham vấn góp ý Bộ công cụ; khảo sát đánh giá thực trạng nhu cầu hỗ trợ của người nghi là nạn nhân bị mua bán; thực hiện thí điểm Bộ công cụ, thí điểm quy trình chuyển tuyến, hỗ trợ nạn nhân và người nghi là nạn nhân; thí điểm mô hình hỗ trợ hoà nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,... ). Tổ chức các hội thảo tham vấn tăng cường khả năng kết nối, tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ cho nạn nhân và người nghi là nạn nhân bị mua bán (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp các bộ, ngành thực hiện). 5. Công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống mua bán người - Hoàn thiện hồ sơ lập đề nghị xây dựng dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) theo đúng quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 báo cáo Chính phủ trình Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng pháp luật, pháp lệnh; tổ chức tọa đàm lấy ý kiến về báo cáo Nghiên cứu, rà soát pháp luật về phòng, chống mua bán người; nghiên cứu, góp ý, đánh giá tác động các chính sách trong hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). (Bộ Công an, Bộ Tư pháp, phối hợp các bộ, ngành, địa phương thực hiện). - Rà soát, đánh giá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hỗ trợ nạn nhân và đánh giá tính tương thích giữa pháp luật Việt Nam với các điều ước, công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia làm cơ sở đề xuất, sửa đổi, bổ sung Luật phòng, chống mua bán người và các văn bản có liên quan (Bao gồm Công ước TOC về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; Nghị định thư về ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em; Nghị định thư về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa khiêu dâm trẻ em... ). (Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương thực hiện). 6. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người 6.1. Tổ chức sơ, tổng kết việc thực hiện: (1)Hiệp định hợp tác phòng, chống mua bán người với Campuchia; (2)Bản ghi nhớ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-Len về hợp tác phòng, chống mua bán người; (3)Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ về triển khai Công ước ASEAN về phòng, chống mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Triển khai hiệu quả Sáng kiến cấp Bộ trưởng các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng về phòng, chống mua bán người (COMMIT). Nghiên cứu, đề xuất chỉnh sửa, bổ sung để tiến hành đàm phán, tiến tới ký kết Hiệp định mới thay thế Hiệp định hiện hành về hợp tác phòng, chống mua bán người giữa Việt Nam với Trung Quốc, Lào và Thái Lan. Tổ chức đàm phán, tiến tới ký kết Bản ghi nhớ, Hiệp định về hợp tác phòng, chống mua bán người giữa Việt Nam với Myanma và Malaixia. Tăng cường đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống mua bán người. (Bộ Công an chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương thực hiện). 6.2. Đẩy mạnh các hoạt động trong khuôn khổ hợp tác đa phương về phòng, chống mua bán người: Đẩy mạnh thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc (Thỏa thuận GCM) trong đó có nhiệm vụ về phòng, chống mua bán người trong di cư quốc tế nhằm thúc đẩy di cư hợp pháp, an toàn, ngăn chặn mua bán người. Tham gia đóng góp tích cực, hiệu quả và thực chất tại các cơ chế, tiến trình quốc tế và khu vực về di cư, phòng, chống mua bán người để kịp thời nắm bắt, nghiên cứu các xu hướng mới cũng như quan điểm của các bên liên quan, trong đó đẩy mạnh tham gia các hoạt động trong khuôn khổ Tiến trình Bali và đồng chủ trì Nhóm làm việc về triệt phá mạng lưới đưa người di cư trái phép và mua bán người; phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) hoàn thiện Hồ sơ di cư năm 2022; phối hợp với Văn phòng Chương trình ASEAN-ACT triển khai hoạt động xây dựng hướng dẫn về xác minh, xác định và hỗ trợ nạn nhân cho các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Chủ động thông tin đối ngoại về chủ trương, chính sách và nỗ lực của Việt Nam trong phòng, chống mua bán người, bảo vệ nạn nhân bị mua bán; chủ trì xây dựng tài liệu tình hình, nỗ lực phòng, chống mua bán người của Việt Nam để phục vụ xây dựng Báo cáo TIP năm 2023; tăng cường hợp tác, đấu tranh, vận động Hoa Kỳ có đánh giá, xếp hạng khách quan, chính xác đối với nỗ lực phòng, chống mua bán người của Việt Nam để đưa Việt Nam ra khỏi Nhóm 3 tại Báo cáo TIP năm 2023. (Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương thực hiện) 6.3. Duy trì và thực hiện cơ chế phối hợp với Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (Interpol), Hiệp hội Cảnh sát các quốc gia Đông Nam Á (Aseanapol), lực lượng chức năng các nước láng giềng, nước có nhiều nạn nhân là người Việt Nam bị mua bán, nghi bị mua bán để trao đổi thông tin, lập đường dây nóng, xác định cơ quan đầu mối phối hợp điều tra, bắt giữ, chuyển giao, truy nã tội phạm, giải cứu, tiếp nhận nạn nhân bị mua bán trở về. Đẩy mạnh hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự, hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, đấu tranh phòng, chống tội phạm. Triển khai có hiệu quả các cam kết, tham gia các diễn đàn, các nội dung hợp tác phòng, chống mua bán người với Đại sứ quán các nước và các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ tại Việt Nam khi có đề nghị (Các bộ, ngành, địa phương thực hiện). III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Căn cứ vào nội dung kế hoạch này, các bộ, ngành, đoàn thể thành viên Ban Chỉ đạo 138/CP và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác phòng, chống mua bán người năm 2023 phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và tình hình thực tế tại địa phương. 2. Định kỳ quý (trước ngày 20/3 và 20/9), 6 tháng (trước ngày 20/6) và năm (trước ngày 20/12) báo cáo kết quả thực hiện về Ban Chỉ đạo 138/CP (qua Bộ Công an - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo) để tổng hợp theo quy định. 3. Bộ Công an - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 138/CP - Tổ chức theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện kế hoạch này; thành lập các đoàn liên ngành kiểm tra, khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình kết quả công tác phòng, chống mua bán người, những vấn đề nổi lên về thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật và khó khăn, vướng mắc, để tham mưu đề xuất Ban Chỉ đạo 138/CP chỉ đạo, giải quyết. - Kịp thời khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống mua bán người. Định kỳ tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện, báo cáo Chính phủ và Ban Chỉ đạo 138/CP./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ (để b/cáo); - Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP (để b/cáo); - Bộ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 138/CP (để b/cáo); - Văn phòng Chính phủ (để phối hợp); - Các Bộ, ngành thành viên BCĐ 138/CP (để p/h chỉ đạo); - UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW (để thực hiện); - Công an các đơn vị, địa phương (để t/hiện); - Chuyên viên liên ngành BCĐ 138/CP (để thực hiện); - Lưu: VT, BCĐ(V01-P5). KT. TRƯỞNG BAN PHÓ TRƯỞNG BAN THỨ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc
{ "issuing_agency": "Ban Chỉ đạo 138/CP", "promulgation_date": "24/01/2023", "sign_number": "28/KH-BCĐ", "signer": "Nguyễn Duy Ngọc", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Nghi-dinh-96-2008-ND-CP-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-co-cau-to-chuc-Ngan-hang-nha-nuoc-Viet-Nam-69752.aspx
Nghị định 96/2008/NĐ-CP chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức Ngân hàng nhà nước Việt Nam
CHÍNH PHỦ ------ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------ Số: 96/2008/NĐ-CP Hà Nội, ngày 26 tháng 08 năm 2008 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 17 tháng 6 năm 2003; Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Xét đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, NGHỊ ĐỊNH Điều 1. Vị trí và chức năng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và chức năng Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: 1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội ; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Ngân hàng Nhà nước đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 2. Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm; chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động và các dự án, công trình quan trọng thuộc lĩnh vực ngân hàng; dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật. 3. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị thuộc lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà nước. 4. Chỉ thị, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, công trình quan trọng thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước. 5. Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia, trình Chính phủ để trình Quốc hội; sử dụng lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; trình Chính phủ đề án phát triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng. 6. Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; quyết định giải thể, đổi tên và chấp thuận việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng; hướng dẫn về các điều kiện thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. 7. Kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng; kiểm soát tín dụng; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật. 8. Về quản lý ngoại hối: a) Quản lý các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật; b) Xác định Dự trữ ngoại hối Nhà nước; kiểm soát Dự trữ quốc tế; c) Xác định tỷ giá giữa Việt Nam đồng và ngoại tệ; tổ chức và phát triển thị trường ngoại tệ; xây dựng cơ chế tỷ giá trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. 9. Về xây dựng cán cân thanh toán quốc tế: a) Thu nhập, tổng hợp, lập, dự báo và theo dõi việc thực hiện cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam; báo cáo tình hình thực hiện cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam theo quy định của pháp luật. b) Làm đầu mối cung cấp số liệu cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam cho các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. 10. Về quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của người cư trú là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và cá nhân theo quy định của pháp luật: a) Thực hiện quản lý nhà nước đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức khác thuộc khu vực công; giám sát, theo dõi việc vay, trả nợ nước ngoài của khu vực tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra việc bảo lãnh vay nước ngoài của các ngân hàng thương mại và của các tổ chức khác được phép cấp bảo lãnh vay nước ngoài theo quy định của pháp luật; b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng hạn mức vay thương mại nước ngoài hàng năm của các doanh nghiệp, tổ chức khác thuộc khu vực công và dự báo mức vay nước ngoài hàng năm của khu vực tư nhân trong cả nước gửi Bộ Tài chính tổng hợp để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính điều hành hạn mức vay thương mại nước ngoài hàng năm của doanh nghiệp, tổ chức khác đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; d) Tổng hợp tình hình vay, trả nợ nước ngoài hàng năm của các doanh nghiệp, tổ chức khác thuộc khu vực công và khu vực tư nhân; báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Tài chính để tổng hợp chung tình hình về vay, trả nợ nước ngoài hàng năm của cả nước; đ) Hướng dẫn và tổ chức việc đăng ký các khoản vay nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức khác thuộc khu vực công và khu vực tư nhân (kể cả các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh); e) Giám sát các luồng tiền tệ liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài phục vụ cho việc tổng hợp cán cân thanh toán quốc tế, điều hành chính sách tiền tệ và quản lý ngoại hối; g) Thiết lập hệ thống cảnh báo sớm về rủi ro từ nợ của khu vực doanh nghiệp; h) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản lý vay, trả nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật. 11. Về quản lý cho vay và thu hồi nợ nước ngoài của Chính phủ, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng: a) Phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức, nguồn vốn, hình thức, đối tượng, cơ chế quản lý cho vay và thu hồi nợ nước ngoài của Chính phủ; b) Quy định điều kiện, đối tượng, hình thức và cơ chế quản lý cho vay, thu hồi nợ nước ngoài đối với người cư trú là tổ chức tín dụng; c) Quy định điều kiện, thủ tục, quy trình cấp phép và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép người cư trú là tổ chức kinh tế cho vay, thu hồi nợ nước ngoài; d) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về cho vay và thu hồi nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật. 12. Về đàm phám, ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng: a) Phối hợp với các cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung, tiến hành đàm phán, ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế theo ủy quyền của Chính phủ về ODA với Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (Asian Develoment Bank – ADB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund – IMF); b) Tổng hợp theo định kỳ và thông báo cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan về tình hình rút vốn và thanh toán thông qua hệ thống tài khoản của các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA mở tại các ngân hàng. 13. Đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các ngân hàng và tổ chức tiền tệ quốc tế theo ủy quyền của Chủ tịch nước, Chính phủ: a) Thực hiện chức năng thành viên tại Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư quốc tế (International Investment Bank – IIB), Ngân hàng Hợp tác kinh tế quốc tế (International Bank For Economic Cooperation – IBEC); b) Làm đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trong việc thực hiện điều lệ, chính sách của IMF, WB, ADB, IIB, IBEC và các chương trình ổn định kinh tế vĩ mô do IMF, WB, ADB thực hiện tại Việt Nam; cung cấp thông tin, số liệu định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của các tổ chức nêu trên; đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chính sách và biện pháp để phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức nêu trên. 14. Về việc thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương: a) Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền; b) Thực hiện tái cấp vốn để cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho nền kinh tế; c) Điều hành thị trường tiền tệ; thực hiện nghiệp vụ thị trường mở; d) Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng; quản lý nhà nước đối với hoạt động thanh toán; cung ứng dịch vụ thanh toán; tổ chức thực hiện chính sách khuyến khích, mở rộng và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đ) Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước; e) Tổ chức hệ thống thông tin và cung ứng dịch vụ thông tin ngân hàng; quản lý các tổ chức hoạt động thông tin tín dụng; phân tích xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Việt Nam; g) Thực hiện các nghiệp vụ khác của Ngân hàng Trung ương. 15. Quyết định phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền; thẩm định và kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật. 16. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật; được sử dụng các khoản trích từ nguồn thu hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về ngoại hối, tiền tệ và hoạt động ngân hàng để phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật. 17. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật. 18. Tổ chức và chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật. 19. Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; 20. Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước: a) Xây dựng đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo thực hiện sau khi đề án được phê duyệt; b) Phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng; c) Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm theo thẩm quyền các chức danh thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc các tổ chức tín dụng nhà nước, doanh nghiệp nhà nước khác thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước. 21. Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của hội, tổ chức phi chính phủ trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước; xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của hội, tổ chức phi Chính phủ theo quy định của pháp luật. 22. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng thuộc thẩm quyền; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, cửa quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật. 23. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Ngân hàng Nhà nước theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; quyết định và chỉ đạo đổi mới phương thức làm việc, hiện đại hóa công sở và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Ngân hàng Nhà nước. 24. Quản lý ngạch công chức, viên chức chuyên ngành thuộc lĩnh vực ngân hàng; a) Tổ chức thi nâng ngạch viên chức; ban hành tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ngạch viên chức được phân công, phân cấp quản lý theo quy định của pháp luật; b) Xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức thuộc lĩnh vực ngân hàng để Bộ Nội vụ ban hành. 25. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, chế độ nghỉ hưu, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương và các chế độ chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước. 26. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế về tiền lương, tuyển dụng và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với đặc thù của Ngân hàng Nhà nước. 27. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật. Điều 3. Cơ cấu tổ chức 1. Vụ chính sách tiền tệ 2. Vụ Quản lý ngoại hối 3. Vụ Thanh toán. 4. Vụ Tín dụng. 5. Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ. 6. Vụ Hợp tác quốc tế. 7. Vụ Kiểm toán nội bộ. 8. Vụ Pháp chế; 9. Vụ Tài chính – Kế toán. 10. Vụ Tổ chức cán bộ. 11. Vụ Thi đua – Khen thưởng. 12. Văn phòng. 13. Cục Công nghệ tin học. 14. Cục Phát hành và kho quỹ. 15. Cục Quản trị. 16. Sở Giao dịch. 17. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. 18. Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 19. Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh. 20. Viện Chiến lược ngân hàng. 21. Trung tâm Thông tin tín dụng. 22. Thời báo Ngân hàng. 23. Tạp chí Ngân hàng. 24. Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng. Các tổ chức từ khoản 1 đến khoản 19 Điều này là tổ chức giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương; các tổ chức từ khoản 20 đến khoản 24 Điều này là tổ chức sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước. Các tổ chức thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước được tổ chức phòng; Cục Phát hành và kho quỹ, Cục Công nghệ tin học có Chi cục tại thành phố Hồ Chí Minh. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và quyết định ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp khác thuộc Ngân hàng Nhà nước. Điều 4. Hiệu lực thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này. Điều 5. Trách nhiệm thi hành Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - BQL KKTCKQT Bờ Y; - Ngân hàng Chính sách Xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN; các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu Văn thư, TCCV (10b). TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "26/08/2008", "sign_number": "96/2008/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Chi-thi-22-2001-CT-TTg-chan-chinh-cong-tac-thanh-tra-kiem-tra-doanh-nghiep-48186.aspx
Chỉ thị 22/2001/CT-TTg chấn chỉnh công tác thanh tra kiểm tra doanh nghiệp
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 22/2001/CT-TTg Hà Nội, ngày 11 tháng 9 năm 2001 CHỈ THỊ VỀ CHẤN CHỈNH CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA DOANH NGHIỆP Từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 61/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998 về công tác thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp (dưới đây gọi tắt là Nghị định 61), công tác này đã có chuyển biến tích cực, góp phần đưa các hoạt động sản xuất, kinh doanh đi vào trật tự, kỷ cương. Tuy nhiên, hoạt động thanh tra, kiểm tra vẫn còn trùng lặp, chồng chéo về nội dung giữa các cơ quan có chức năng; hoặc tiến hành thanh tra, kiểm tra mà không có quyết định, tuỳ tiện kéo dài thời gian thanh tra, kiểm tra. Sự phối hợp giữa các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra chưa chặt chẽ. Vẫn còn tình trạng lợi dụng, lạm dụng quyền thanh tra, kiểm tra để sách nhiễu, trục lợi, gây khó khăn, phiền hà đối với doanh nghiệp. Để khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm của công tác thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh Nghị định 61, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: 1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, quán triệt sâu sắc cho các lực lượng có chức năng thanh tra, kiểm tra thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương mình về quan điểm, mục đích của công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp nhằm hướng dẫn, giúp các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đúng pháp luật, có hiệu quả; chấm dứt sự lợi dụng, lạm dụng việc thanh tra, kiểm tra để sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp; trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương mình. Chánh Thanh tra các Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải làm tốt chức năng đầu mối, tổng hợp chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra của các cơ quan thuộc quyền quản lý của Bộ và của tỉnh, thành phố; loại bỏ sự trùng lặp về nội dung thanh tra, kiểm tra ngay từ khâu xây dựng chương trình, kế hoạch. Việc thanh tra, kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp chỉ tiến hành khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc khi cơ quan Nhà nước cấp trên có thẩm quyền yêu cầu và phải thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định 61. Đối với những doanh nghiệp cần có sự thanh tra, kiểm tra về nhiều lĩnh vực thì thành lập đoàn liên ngành để giảm bớt các cuộc thanh tra, kiểm tra. Đặc biệt chú ý thực hiện nghiêm túc quy định của Nghị định 61: "Việc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp chỉ được thực hiện khi có quyết định của thủ trưởng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; không được tiến hành trùng lặp, không quá một lần về cùng một nội dung trong một năm đối với một doanh nghiệp (trừ trường hợp bất thường); khi kết thúc việc thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp phải có kết luận bằng văn bản về nội dung đã thanh tra, kiểm tra". Những cán bộ thanh tra, kiểm tra vi phạm pháp luật, gây tổn thất cho doanh nghiệp phải bồi thường cho doanh nghiệp và bị xử lý kỷ luật nghiêm khắc. 2. Các doanh nghiệp cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tăng cường việc theo dõi, hướng dẫn các doanh nghiệp tự thanh tra, kiểm tra. Thủ trưởng cơ quan quyết định thanh tra, kiểm tra chịu trách nhiệm về kết luận thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp được quyền sử dụng văn bản kết luận của Đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đã làm trong năm như một cơ sở pháp lý để đề nghị cơ quan ra quyết định thanh tra, kiểm tra rút những nội dung thanh tra, kiểm tra trùng lặp. 3. Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo việc củng cố, chấn chỉnh tổ chức và hoạt động của lực lượng Cảnh sát kinh tế, An ninh kinh tế, An ninh văn hoá, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội. Các lực lượng này cần tăng cường các biện pháp nghiệp vụ trong hoạt động của mình. Việc kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp hoặc tiếp cận các hồ sơ, giấy tờ, tài liệu của doanh nghiệp chỉ thực hiện trong trường hợp thực sự cần thiết và phải có quyết định của thủ trưởng cơ quan Công an có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định 61. Chấm dứt tình trạng kiểm tra doanh nghiệp không có quyết định, tránh việc hình sự hoá các quan hệ hành chính, dân sự, kinh tế. Thủ trưởng cơ quan Công an chịu trách nhiệm về những vi phạm trong công tác kiểm tra của lực lượng Công an do mình trực tiếp phụ trách. 4. Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo việc phối hợp các hoạt động thanh tra, kiểm tra về tài chính, thuế; chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra về tài chính doanh nghiệp, tránh tình trạng trùng lặp, chồng chéo ngay từ khi xây dựng chương trình, kế hoạch. 5. Tổng Kiểm toán Nhà nước có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với Bộ trưởng Bộ Tài chính và Tổng Thanh tra Nhà nước để xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm toán trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tránh tình trạng trùng lặp, chồng chéo về nội dung trong hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính doanh nghiệp. 6. Bộ trưởng Bộ Thương mại chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật, không tuỳ tiện kiểm tra doanh nghiệp về những nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan khác. 7. Tổng Thanh tra Nhà nước chịu trách nhiệm hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp của các Bộ, ngành, địa phương; khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn, làm rõ hơn các quy định của Nghị định 61 về điều kiện, thủ tục tiến hành thanh tra, kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp của từng cơ quan Nhà nước; phân biệt rõ việc giải quyết khiếu nại, tố cáo với các cuộc thanh tra kinh tế-xã hội; tăng cường hoạt động quản lý Nhà nước về công tác thanh tra; tổng hợp, đánh giá tình hình, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp. 8. Bộ trưởng Bộ Tư pháp có biện pháp tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thanh tra, kiểm tra, nhất là đối với các doanh nghiệp để các doanh nghiệp hiểu đúng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan khẩn trương tổ chức thực hiện, chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện tốt Chỉ thị này. Phan Văn Khải (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ", "promulgation_date": "11/09/2001", "sign_number": "22/2001/CT-TTg", "signer": "Phan Văn Khải", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-tu-20-2020-TT-NHNN-sua-doi-47-2014-TT-NHNN-bao-mat-thiet-bi-thanh-toan-the-ngan-hang-461423.aspx
Thông tư 20/2020/TT-NHNN sửa đổi 47/2014/TT-NHNN bảo mật thiết bị thanh toán thẻ ngân hàng mới nhất
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 20/2020/TT-NHNN Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2020 THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 47/2014/TT-NHNN NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2014 CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM QUY ĐỊNH CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT VỀ AN TOÀN BẢO MẬT ĐỐI VỚI TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ THANH TOÁN THẺ NGÂN HÀNG Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017; Căn cứ Luật giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005; Căn cứ Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng; Căn cứ Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt; Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt; Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 47/2014/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng (sau đây gọi tắt là Thông tư 47/2014/TT-NHNN). Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 47/2014/TT-NHNN 1. Khoản 9 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau: “9. Mã hóa mạnh là phương pháp mã hóa dựa trên các thuật toán đã được kiểm tra, chấp nhận rộng rãi trên thế giới cùng với độ dài khóa tối thiểu 112 (một trăm mười hai) bit và kỹ thuật quản lý khóa phù hợp. Các thuật toán tối thiểu bao gồm: AES (256 bit); TDES (168 bit); RSA (2048 bit); ECC (224 bit); ElGamal (2048 bit).”. 2. Điểm d khoản 1 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau: “d) Không cung cấp địa chỉ mạng (địa chỉ IP) nội bộ và thông tin định tuyến cho các tổ chức khác khi chưa được người có thẩm quyền phê duyệt. Có biện pháp che giấu địa chỉ mạng nội bộ và các thông tin về bảng định tuyến nội bộ khi kết nối với các bên thứ ba;”. 3. Điểm c khoản 3 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau: “c) Các truy cập từ môi trường dữ liệu chủ thẻ ra ngoài Internet phải được người có thẩm quyền phê duyệt và được kiểm soát chặt chẽ.”. 4. Bổ sung khoản 5 vào Điều 4 như sau: “5. Mã hóa tất cả các kết nối truy cập quản trị từ xa bằng phương pháp mã hóa mạnh.”. 5. Bổ sung khoản 8 vào Điều 5 như sau: “8. Thường xuyên rà soát bảo đảm các trang thiết bị phần cứng, phần mềm được hỗ trợ kỹ thuật từ nhà sản xuất.”. 6. Khoản 1 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Việc truy cập vào tất cả thành phần hệ thống thông tin phục vụ thanh toán thẻ phải được xác thực bằng ít nhất một trong các phương thức sau: mã khóa bí mật; thiết bị, thẻ xác thực; sinh trắc học.”. 7. Điểm c khoản 4 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau: “e) Thu hồi hoặc vô hiệu hóa các tài khoản không kích hoạt sử dụng, hết hạn sử dụng, không hoạt động trong khoảng thời gian tối đa 90 ngày kể từ lần truy cập gần nhất;”. 8. Khoản 3 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau: “3. Trên tất cả các máy POS phải có số điện thoại liên hệ của TCTTT.”. 9. Điểm c khoản 1 Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau: “c) Số thẻ phải được che giấu phù hợp khi hiển thị (chỉ hiển thị tối đa 6 số đầu và 4 số cuối) và chỉ được hiển thị đầy đủ cho: chủ thẻ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, một số nhân viên theo yêu cầu công việc được người có thẩm quyền phê duyệt;”. 10. Khoản 1 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Sử dụng các phương pháp mã hóa mạnh và các giao thức bảo mật thích hợp để bảo vệ dữ liệu xác thực thẻ trong quá trình truyền thông tin qua mạng kết nối với bên ngoài (mạng Internet, mạng không dây, mạng truyền thông di động và các mạng khác).”. 11. Điểm b khoản 1 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau: “b) Sử dụng camera hoặc biện pháp giám sát phù hợp khác để giám sát việc vào, ra các khu vực phòng máy chủ, khu vực in ấn phát hành, nơi lưu trữ, xử lý dữ liệu chủ thẻ. Các dữ liệu giám sát phải được lưu trữ, bảo vệ an toàn và sẵn sàng truy cập tối thiểu 03 tháng.”. 12. Bổ sung điểm i vào khoản 1 Điều 18 như sau: “i) Ban hành chính sách, quy trình thực hiện giám sát tất cả các truy cập tới tài nguyên mạng, dữ liệu chủ thẻ và phổ biến cho tất cả các cá nhân, bộ phận liên quan đến nghiệp vụ thẻ của tổ chức.”. Điều 2. Thay đổi cụm từ “Cục Công nghệ tin học” thành cụm từ “Cục Công nghệ thông tin” tại các Điều 20, 22 và 23 Thông tư 47/2014/TT-NHNN. Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức hoạt động thẻ có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này. Điều 4. Điều khoản thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Ban lãnh đạo NHNN; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Tư pháp (để kiểm tra); - Công báo; - Lưu: VP, PC, CNTT. KT. THỐNG ĐỐC PHÓ THỐNG ĐỐC Nguyễn Kim Anh
{ "issuing_agency": "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", "promulgation_date": "31/12/2020", "sign_number": "20/2020/TT-NHNN", "signer": "Nguyễn Kim Anh", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-141-2013-TT-BTC-huong-dan-Luat-Thue-thu-nhap-doanh-nghiep-Thue-gia-tri-gia-tang-sua-doi-210455.aspx
Thông tư 141/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế giá trị gia tăng sửa đổi
BỘ TÀI CHÍNH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 141/2013/TT-BTC Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2013. THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 92/2013/NĐ-CP NGÀY 13 THÁNG 8 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CÓ HIỆU LỰC TỪ NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2013 CỦA LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Căn cứ Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng số 31/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013; Căn cứ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013; Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012; Căn cứ Nghị định số 92/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng; Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế; Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định tại Nghị định số 92/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng như sau: Chương I THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Điều 1. Áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng 1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, kể cả hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp có thu (sau đây gọi là doanh nghiệp) có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20% kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Tổng doanh thu năm làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% là tổng doanh thu của năm trước liền kề của doanh nghiệp được xác định căn cứ vào chỉ tiêu mã số [01] và chỉ tiêu mã số [08] trên Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ tính thuế năm trước liền kề theo Mẫu số 03-1A/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Đối với doanh nghiệp mới thành lập trong thời gian từ 01/01/2013 đến hết ngày 30/6/2013 thì doanh thu được xác định căn cứ vào chỉ tiêu "doanh thu phát sinh trong kỳ” (không bao gồm thu nhập khác) mã số [21] trên Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính của quý I và quý II năm 2013 theo Mẫu số 01A/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Trường hợp doanh nghiệp có tổng thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ khi thành lập đến hết kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 không đủ 12 tháng hoặc kỳ tính thuế đầu tiên của năm 2012 nhiều hơn 12 tháng theo quy định thì doanh thu làm căn cứ xác định doanh nghiệp được áp dụng thuế suất 20% quy định tại khoản này là doanh thu bình quân tháng của kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 không vượt quá 1,67 tỷ đồng. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập trong 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh thu làm căn cứ xác định doanh nghiệp được áp dụng thuế suất 20% quy định tại khoản này là doanh thu bình quân của các tháng đầu năm 2013 tính đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2013 không vượt quá 1,67 tỷ đồng. Đối với doanh nghiệp mới thành lập kể từ ngày 01/07/2013 thực hiện kê khai tạm tính quý theo thuế suất 25% (trừ trường hợp thuộc diện được hưởng ưu đãi về thuế). Kết thúc năm tài chính nếu doanh thu bình quân của các tháng trong năm không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì doanh nghiệp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính theo thuế suất 20% (trừ các khoản thu nhập quy định tại Khoản 2, Điều 1, Thông tư này). 2. Thuế suất 20% quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với các khoản thu nhập sau: a) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (trừ thu nhập từ đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội quy định tại Điều 2, Thông tư này), thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản; thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam; b) Thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí, tài nguyên quý hiếm khác và thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản; c) Thu nhập từ kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. 3. Nguyên tắc xác định: a) Doanh nghiệp phải hạch toán riêng phần thu nhập được áp dụng thuế suất 20% và phần thu nhập không được áp dụng thuế suất 20%. Trường hợp doanh nghiệp không hạch toán riêng được phần thu nhập được áp dụng thuế suất 20% và phần thu nhập không được áp dụng thuế suất 20% thì thu nhập được áp dụng thuế suất 20% được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được áp dụng thuế suất 20% trên tổng doanh thu trong kỳ tính thuế của doanh nghiệp. b) Sau khi xác định riêng được thu nhập, doanh nghiệp được phép bù trừ lãi, lỗ giữa các hoạt động với nhau, phần thu nhập còn lại sau khi bù trừ áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất của hoạt động còn thu nhập. Việc bù trừ lãi, lỗ giữa các hoạt động với nhau trong từng giai đoạn được áp dụng văn bản cụ thể như sau: - Đối với giai đoạn từ ngày 01/7/2013 đến hết ngày 31/12/2013 thực hiện theo quy định tại Điều 16 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành. - Kể từ ngày 01/01/2014 thực hiện theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành. c) Xác định thu nhập được áp dụng thuế suất 20% từ ngày 01/7/2013: - Trường hợp doanh nghiệp xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh được áp dụng thuế suất 20% từ ngày 01/7/2013 thì áp dụng thuế suất 20% theo thực tế doanh nghiệp hạch toán được kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. - Trường hợp doanh nghiệp không xác định được thu nhập chịu thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh được áp dụng thuế suất 20% từ ngày 01/7/2013 thì thu nhập được áp dụng thuế suất 20% kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 được xác định trên cơ sở số thu nhập được áp dụng thuế suất 20% phát sinh bình quân trong các tháng nhân (×) số tháng hoạt động sản xuất kinh doanh tính từ ngày 01/7/2013 đến hết năm tài chính đó và được xác định theo công thức sau: Thu nhập thuộc diện được áp dụng thuế suất 20% kể từ 01/7/2013 đến hết năm tài chính. = Tổng thu nhập thuộc diện được áp dụng thuế suất 20% phát sinh trong năm tài chính x Số tháng hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ 01/7/2013 đến hết năm tài chính Tổng số tháng hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm tài chính Ví dụ 1: Doanh nghiệp A có năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/4/2013 đến hết ngày 31/3/2014 (năm tài chính liền kề trước đó có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ) có tổng thu nhập chịu thuế là 1.200.000.000 đồng thì việc xác định thu nhập thuộc diện được áp dụng thuế suất 20% từ ngày 01/7/2013 đến ngày 31/3/2014 (09 tháng) như sau: Thu nhập thuộc diện được áp dụng thuế suất 20% kể từ 01/7/2013 đến ngày 31/3/2014 = 1.200.000.000 (đồng) x 9 (tháng) = 900.000.000 (đ) 12 (tháng) Điều 2. Áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập của doanh nghiệp từ đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội 1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, kể cả hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp có thu (sau đây gọi là doanh nghiệp) thực hiện đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% đối với phần thu nhập từ doanh thu bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội phát sinh từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 không phụ thuộc vào thời điểm ký hợp đồng bán, cho thuê hoặc cho thuê mua nhà ở xã hội. Nhà ở xã hội quy định tại khoản này là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng và đáp ứng các tiêu chí về nhà ở, về giá bán nhà, về giá cho thuê, về giá cho thuê mua, về đối tượng, điều kiện được mua, được thuê, được thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội ký hợp đồng chuyển nhượng nhà có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ trước ngày 01/7/2013 và còn tiếp tục thu tiền kể từ ngày 01/7/2013 (doanh nghiệp chưa xác định được chi phí tương ứng với doanh thu, doanh nghiệp đã kê khai tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ trên doanh thu thu được tiền) và thời điểm bàn giao nhà kể từ ngày 01/7/2013 thì thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng nhà này được áp dụng thuế suất 10%. Thu nhập từ đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội được áp dụng thuế suất 10% tại khoản này là thu nhập từ việc bán, cho thuê, cho thuê mua phát sinh từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Trường hợp doanh nghiệp không hạch toán riêng được phần thu nhập từ bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội phát sinh từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 thì thu nhập được áp dụng thuế suất 10% được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu hoạt động bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội trên tổng doanh thu trong thời gian tương ứng của doanh nghiệp. 2. Xác định thu nhập được áp dụng thuế suất 10% từ 01/7/2013: a) Trường hợp doanh nghiệp xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế từ ngày 01/7/2013 thì áp dụng thuế suất 10% theo thực tế doanh nghiệp hạch toán được kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. b) Trường hợp doanh nghiệp có năm tài chính theo năm dương lịch hoặc năm tài chính khác năm dương lịch hoặc năm tài chính không bắt đầu từ ngày 01/7/2013 và không xác định được thu nhập chịu thuế từ ngày 01/7/2013 thì thu nhập áp dụng thuế suất 10% kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 đến hết năm tài chính đó và được xác định theo công thức sau: Thu nhập thuộc diện được áp dụng thuế suất 10% bình quân tháng = Doanh thu hoạt động sản xuất, kinh doanh bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội x Tổng thu nhập tính thuế trong năm (không bao gồm thu nhập khác) : Số tháng hoạt động sản xuất kinh doanh Tổng doanh thu của doanh nghiệp trong năm Thu nhập thuộc diện được áp dụng thuế suất 10% kể từ 01/7/2013 đến hết năm tài chính = Thu nhập được áp dụng thuế suất 10% bình quân tháng x Số tháng hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ 01/7/2013 đến hết năm tài chính Ví dụ 2: Doanh nghiệp B có năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/4/2013 đến hết ngày 31/3/2014 có các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh như sau: - Tổng doanh thu trong năm tài chính: 100 tỷ đồng Trong đó: Doanh thu hoạt động sản xuất, kinh doanh bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội là: 24 tỷ đồng - Tổng thu nhập tính thuế trong năm tài chính: 12 tỷ đồng, trong đó thu nhập khác (bao gồm doanh thu hoạt động tài chính) là 2 tỷ đồng Việc xác định thu nhập thuộc diện được áp dụng thuế suất 10% từ ngày 01/7/2013 đến ngày 31/3/2014 (09 tháng) như sau: Thu nhập thuộc diện được áp dụng thuế suất 10% bình quân tháng = 24 (tỷ) x [12 (tỷ) – 2 (tỷ)] : 12 (tháng) = 0,2 (tỷ) 100 (tỷ) Thu nhập thuộc diện được áp dụng thuế suất 10% kể từ 01/7/2013 đến ngày 31/3/2014 = 0,2 (tỷ) x 09 (tháng) = 1,8 tỷ Chương II THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Điều 3. Áp dụng thuế suất 5% đối với nhà ở xã hội 1. Áp dụng thuế suất 5% kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 đối với bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội. 2. Nhà ở xã hội quy định tại Điều này là nhà ở theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này. 3. Trường hợp bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, thuế suất 5% áp dụng theo hợp đồng bán, cho thuê mua nhà ở xã hội được ký từ ngày 01/7/2013 và áp dụng với số tiền thanh toán từ ngày 01/7/2013 đối với hợp đồng ký trước ngày 01/7/2013. Trường hợp cho thuê nhà ở xã hội, thuế suất 5% áp dụng căn cứ vào thời điểm thu tiền theo hợp đồng (kể cả trường hợp thu tiền trước cho nhiều kỳ) kể từ ngày 01/7/2013. Trường hợp doanh nghiệp chưa nhận được tiền thuê nhà kể từ ngày 01/7/2013 thì áp dụng theo thời điểm xuất hoá đơn. Ví dụ 3: Công ty xây dựng Y là chủ đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội X. Tháng 12/2012, Công ty Y và ông B ký hợp đồng mua bán một căn hộ trong khu nhà ở xã hội X. Ông B thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội và việc mua bán giữa Công ty Y và ông B thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về mua bán nhà ở xã hội. Hợp đồng mua bán giữa hai bên quy định việc thanh toán của ông B cho Công ty xây dựng Y được thực hiện thành nhiều đợt như sau: Đợt 1: Thanh toán 20% giá trị của căn hộ ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng - tháng 12/2012. Đợt 2: Thanh toán 30% giá trị của căn hộ vào tháng 5/2013. Đợt 3: Thanh toán 25% giá trị của căn hộ vào tháng 12/2013. Đợt 4: Thanh toán 25% giá trị của căn hộ vào tháng 4/2014. Thực tế, ông B thực hiện thanh toán vào các thời điểm đúng theo hợp đồng. Căn cứ theo quy định trên, Công ty xây dựng Y áp dụng thuế suất thuế GTGT là 5% đối với số tiền ông B thanh toán vào đợt 3 (vào tháng 12/2013) và đợt 4 (vào tháng 4/2014). 4. Trường hợp chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại thực hiện chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, việc chuyển đổi được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về nhà ở thì kể từ ngày có quyết định cho phép điều chỉnh, chuyển đổi mục đích sử dụng của dự án của cơ quan có thẩm quyền cũng được áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% kể từ ngày 01/7/2013 đối với bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội quy định tại Điều này. 5. Trường hợp từ ngày 01/7/2013, doanh nghiệp đã lập hoá đơn với mức thuế suất 10% đối với bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 5% quy định tại Điều này thì lập hoá đơn điều chỉnh và kê khai điều chỉnh, bổ sung theo quy định. Việc điều chỉnh thuế suất nếu làm thay đổi nội dung đã ghi trên hợp đồng bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội thì doanh nghiệp bổ sung phụ lục hợp đồng ghi rõ nội dung điều chỉnh này. Điều 4. Giảm 50% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với nhà ở thương mại 1. Giảm 50% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng từ ngày 01/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014 đối với bán, cho thuê hoặc cho thuê mua nhà ở thương mại là căn hộ hoàn thiện có diện tích sàn dưới 70 m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2. 2. Nhà ở thương mại là căn hộ hoàn thiện quy định tại Điều này là căn hộ chung cư được hoàn thành, nghiệm thu theo thiết kế của chủ đầu tư và được sử dụng để ở được ngay sau khi nhận bàn giao và đáp ứng các điều kiện tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều này. 3. Việc áp dụng giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT đối với bán, cho thuê mua nhà ở thương mại phải đáp ứng các điều kiện sau: a) Nhà ở thương mại dùng để bán, cho thuê mua là căn hộ chung cư hoàn thiện có diện tích sàn được ghi trong hợp đồng dưới 70m2 và có giá bán, giá cho thuê mua dưới 15 triệu đồng/m2. b) Giá bán, giá cho thuê mua nhà ở thương mại phải được ghi rõ trong hợp đồng. Giá bán hoặc giá cho thuê mua nhà ở thương mại dưới 15 triệu đồng/m2 quy định tại khoản này là giá bán, giá cho thuê mua đã bao gồm thuế GTGT 10% và đã bao gồm phí bảo trì công trình theo quy định. Trường hợp nhà ở thương mại bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá bán trả một lần đã bao gồm thuế GTGT 10% và đã bao gồm khoản phí bảo trì công trình theo quy định nhưng không bao gồm khoản lãi trả góp, trả chậm và các khoản lãi khác. Ví dụ 4: Tháng 10/2013, ông C có mua một căn hộ chung cư với diện tích là 54m2 từ Công ty xây dựng E với giá bán chưa bao gồm thuế GTGT và chưa bao gồm phí bảo trì công trình là 14.000.000 đồng cho 1m2 sàn. Giá bán đã bao gồm thuế GTGT 10% và phí bảo trì công trình là 15.680.000 đồng/m2 (= 14.000.000 + 1.400.000 (thuế GTGT 10%) + 280.000 (phí bảo trì công trình 2%)). Do đó, trường hợp này không thuộc đối tượng được áp dụng giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT. c) Việc giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT đối với các hợp đồng bán, cho thuê mua nhà ở thương mại được ký trước ngày 01/7/2013 và hợp đồng ký trong thời gian từ 01/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014 được áp dụng đối với số tiền thanh toán trong giai đoạn từ ngày 01/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014. Ví dụ 5: Tháng 4/2013, Công ty xây dựng X và ông A có ký hợp đồng mua bán 01 căn hộ chung cư có diện tích là 60m2 với giá bán chưa bao gồm thuế GTGT, chưa bao gồm phí bảo trì công trình là 11.000.000 đồng cho 1 m2 sàn. Hợp đồng mua bán giữa hai bên quy định việc thanh toán của ông A cho Công ty xây dựng X được thực hiện thành nhiều đợt: Đợt 1: Thanh toán 20% giá trị của căn hộ ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng - tháng 4/2013. Đợt 2: Thanh toán 60% giá trị của căn hộ vào tháng 8/2013. Đợt 3: Thanh toán 20% giá trị của căn hộ vào tháng 8/2014. Thực tế, ông A thực hiện thanh toán vào các thời điểm đúng theo hợp đồng. Căn cứ theo quy định trên, Công ty xây dựng X áp dụng giảm 50% thuế suất thuế GTGT đối với số tiền ông A thanh toán vào đợt 2 (vào tháng 8/2013). 4. Việc áp dụng giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT đối với nhà ở thương mại là căn hộ cho thuê phải đáp ứng các điều kiện sau: a) Căn hộ cho thuê phải đáp ứng điều kiện có diện tích sàn dưới 70m2 và có giá trị tương đương với căn hộ cùng loại có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 . Căn hộ cùng loại là căn hộ trong cùng khu vực có diện tích, đặc điểm, vị trí tương tự với căn hộ cho thuê tại thời điểm ký hợp đồng cho thuê. b) Giá bán của căn hộ cùng loại dùng để làm căn cứ xác định giảm thuế suất thuế GTGT cho căn hộ cho thuê tại Khoản này là giá đã bao gồm thuế GTGT 10% và đã bao gồm phí bảo trì công trình theo quy định. c) Việc giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT đối với trường hợp cho thuê nhà ở thương mại được tính trên số tiền cho thuê trả theo quy định tại hợp đồng cho thuê (không phân biệt ngày ký hợp đồng) từ ngày 01/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014 (kể cả trường hợp trả trước tiền thuê cho nhiều năm). Trường hợp doanh nghiệp cho thuê nhà từ ngày 01/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014 mà chưa nhận được tiền cho thuê thì xác định giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT tính trên số tiền cho thuê từ ngày 01/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014. 5. Lập hoá đơn bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại thuộc diện giảm thuế suất thuế GTGT: Khi lập hoá đơn bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại thuộc diện giảm thuế suất thuế GTGT theo hướng dẫn tại Điều này, tại dòng thuế suất thuế GTGT ghi “10% x 50%”; dòng tiền thuế GTGT ghi theo số tiền thuế đã tính giảm; dòng tổng số tiền thanh toán ghi theo số tiền người mua phải thanh toán. Ví dụ 6: Tiếp theo ví dụ 5, tại thời điểm thu tiền đợt 2, Công ty xây dựng X lập hoá đơn giao cho ông A như sau: Tại cột "Tên hàng hóa, dịch vụ" ghi "Thanh toán đợt 2 - giảm 50% GTGT". "Đơn giá" ghi: 11.000.000 x 60 (m2) x 60% = 396.000.000 đồng. "Số lượng": 01 (đợt). "Thuế suất thuế GTGT" ghi: 10% x 50%. "Tiền thuế GTGT" ghi: 19.800.000 đồng. "Tổng giá thanh toán" ghi: 415.800.000 đồng. Ví dụ 7: Tháng 10/2013, Công ty xây dựng A ký hợp đồng bán một căn hộ chung cư hoàn thiện, đã đưa vào sử dụng có diện tích 50m2 với giá bán chưa bao gồm thuế GTGT, chưa bao gồm phí bảo trì công trình xây dựng là 12.000.000 đồng/m2 cho ông B. Theo hợp đồng, toàn bộ số tiền mua căn hộ được ông B thanh toán cho Công ty A ngay tại thời điểm ký hợp đồng và căn hộ được bàn giao vào tháng 11/2013. Trường hợp bán căn hộ của Công ty A thuộc đối tượng được giảm 50% thuế suất thuế GTGT (do giá sau khi đã có thuế suất thuế GTGT 10% và phí bảo trì công trình 2% là 12.000.000 + 1.200.000 (thuế 10%) + 240.000 (phí bảo trì công trình) = 13.440.000 đồng/m2) Tại thời điểm thu tiền Công ty A lập hóa đơn giao cho ông B như sau: Tại cột "Tên hàng hóa, dịch vụ" ghi "Bán căn hộ thuộc diện giảm 50% thuế GTGT". "Đơn giá" ghi: 12.000.000 x 50 (m2) = 600.000.000 đồng. "Số lượng" ghi: 01 (căn hộ). "Thuế suất thuế GTGT" ghi: 10% x 50%. "Tiền thuế GTGT" ghi: 30.000.000 đồng. "Tổng giá thanh toán" ghi: 630.000.000 đồng. 6. Kê khai thuế giá trị gia tăng được giảm a) Thủ tục hồ sơ khai thuế GTGT thực hiện theo hướng dẫn tại Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. b) Hóa đơn giảm thuế GTGT của nhà ở thương mại bán, cho thuê, cho thuê mua được kê khai theo nhóm “Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất 10%” trên Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra kèm theo Tờ khai thuế GTGT dành cho người nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Dòng ghi chú ghi "Giảm 50% nhà ở thương mại". 7. Trường hợp từ ngày 01/7/2013, doanh nghiệp đã lập hoá đơn nhưng không áp dụng giảm 50% thuế suất thuế GTGT đối với bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại thuộc đối tượng được giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT theo quy định tại Điều này thì lập hoá đơn điều chỉnh và kê khai điều chỉnh, bổ sung theo quy định. Việc điều chỉnh thuế suất nếu làm thay đổi nội dung đã ghi trên hợp đồng bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại thì doanh nghiệp bổ sung phụ lục hợp đồng ghi rõ nội dung điều chỉnh này. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 5. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2013 và áp dụng cho các kỳ khai thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng kể từ ngày 01/7/2013. Điều 6. Trách nhiệm thi hành 1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện đúng theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính. 2. Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện theo nội dung Thông tư này. 3. Tổ chức thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./. Nơi nhận: - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Văn phòng BCĐ phòng chống tham nhũng trung ương; - Toà án nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Công báo; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Website Chính phủ; - Website Bộ Tài chính; Website Tổng cục Thuế; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VT, TCT (VT, CS). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đỗ Hoàng Anh Tuấn
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "16/10/2013", "sign_number": "141/2013/TT-BTC", "signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-69-2017-TT-BTC-huong-dan-lap-ke-hoach-tai-chinh-ke-hoach-tai-chinh-ngan-sach-nha-nuoc-351922.aspx
Thông tư 69/2017/TT-BTC hướng dẫn lập kế hoạch tài chính kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước mới nhất
BỘ TÀI CHÍNH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 69/2017/TT-BTC Hà Nội, ngày 07 tháng 7 năm 2017 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 05 NĂM VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 03 NĂM Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị quyết số 343/2017/UBTVQH14 ngày 19 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định việc lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm quốc gia, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm; Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước; Căn cứ Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm; Căn cứ Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ ban hành Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm; Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước; Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm theo quy định tại Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ. 2. Các cơ quan, tổ chức quan hệ không thường xuyên với ngân sách nhà nước không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư bao gồm: cơ quan, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần hay đặt hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích; các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo nhiệm vụ nhà nước giao; các tổ chức kinh tế và tổ chức tài chính được nhà nước đầu tư, hỗ trợ vốn theo quy định của pháp luật. Điều 3. Trần chi ngân sách Trần chi ngân sách cho các bộ, cơ quan trung ương và cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ bao gồm trần chi theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và chi tiết theo từng lĩnh vực chi ngân sách nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Điều 4. Trần chi cho chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu và trần bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương 1. Trần chi cho chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm là giới hạn chi ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình do cơ quan có thẩm quyền thông báo cho các Bộ, cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu trong thời gian 03 năm kế hoạch, chi tiết theo từng năm và theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và theo từng lĩnh vực chi ngân sách nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ. 2. Trần bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương là giới hạn bổ sung ngân sách từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do cơ quan có thẩm quyền thông báo trong thời gian 03 năm kế hoạch, chi tiết theo từng năm; bao gồm trần bổ sung cân đối và trần bổ sung có mục tiêu. Điều 5. Chi tiêu cơ sở Chi tiêu cơ sở là nhu cầu chi ngân sách nhà nước của cơ quan, đơn vị để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ; chi tiết theo chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và theo từng lĩnh vực chi ngân sách nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó: 1. Chi đầu tư phát triển cơ sở là tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước (bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ, vốn đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết và vốn vay nước ngoài theo quy định) cho các chương trình, dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, được bố trí (hoặc cam kết bố trí) trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm nguồn ngân sách nhà nước, đang triển khai và sẽ tiếp tục thực hiện trong thời gian 03 năm kế hoạch; cụ thể gồm: a) Vốn thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định đến hết kế hoạch năm trước chưa bố trí được nguồn để thanh toán; b) Vốn thu hồi các khoản ứng trước dự toán để đẩy nhanh tiến độ các dự án đang thực hiện theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ; c) Vốn đầu tư cho các dự án chuyển tiếp, các dự án khởi công mới trong năm hiện hành và tiếp tục thực hiện trong năm tiếp theo, bao gồm cả vốn đối ứng cho các chương trình, dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài theo tiến độ thực hiện, giải ngân vốn nước ngoài; vốn nhà nước đóng góp để đầu tư các dự án theo hình thức đối tác công - tư (PPP); d) Vốn thực hiện các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật. Ví dụ 1: Xác định chi đầu tư phát triển cơ sở trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018 - 2020 của cơ quan A, biết rằng các thông tin về kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 -2020 đã giao cho cơ quan này tại thời điểm xây dựng kế hoạch như sau: (i) Tiếp tục thực hiện Dự án I đã bắt đầu từ năm 2016, dự kiến kết thúc năm 2019, với tổng mức đầu tư được duyệt là 20 tỷ đồng, bố trí đều hàng năm là 5 tỷ đồng/năm; (ii) Thực hiện Dự án II, với tổng mức đầu tư 20 tỷ đồng, thời gian thi công 24 tháng bắt đầu từ năm 2017, trong đó vốn kế hoạch năm 2017 đã giao là 8 tỷ đồng; (iii) Thực hiện Dự án III từ nguồn vay ưu đãi Ngân hàng Thế giới (WB): bắt đầu từ năm 2017 và kết thúc vào năm 2020, với tổng vốn vay là 80 tỷ đồng, trong đó dự kiến vốn giải ngân năm 2017 khoảng 5 tỷ đồng, năm 2018 khoảng 25 tỷ đồng, năm 2019 khoảng 35 tỷ đồng và năm 2020 khoảng 15 tỷ đồng. Vốn đối ứng trong nước (bằng tiền) để thực hiện Dự án dự kiến 8 tỷ đồng, bố trí phù hợp với tiến độ giải ngân vốn vay ưu đãi, trong đó năm 2017 khoảng 500 triệu đồng, năm 2018 khoảng 2,5 tỷ đồng, năm 2019 khoảng 3,5 tỷ đồng, năm 2020 khoảng 1,5 tỷ đồng; (iv) Thanh toán nợ khối lượng đầu tư hoàn thành từ năm 2014 nhưng đến năm 2017 vẫn chưa được bố trí dự toán để trả nợ (khoảng 15 tỷ đồng); nay theo chủ trương của Ủy ban thường vụ Quốc hội, được ưu tiên bố trí vốn kế hoạch năm 2018 để thanh toán dứt điểm nợ. Với dữ liệu nêu trên thì chi đầu tư phát triển cơ sở lĩnh vực hoạt động kinh tế của cơ quan A trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018 – 2020 sẽ là: Đơn vị: triệu đồng Số TT Ước thực hiện năm 2017 Dự toán năm 2018 Dự kiến năm 2019 Dự kiến năm 2020 Chi đầu tư phát triển cơ sở 18.500 59.500 43.500 16.500 1 Thanh toán nợ XDCB 15.000 2 Dự án I 5.000 5.000 5.000 3 Dự án II 8.000 12.000 4 Dự án III 5.500 27.500 38.500 16.500 - Vốn vay WB 5000 25.000 35.000 15.000 - Vốn đối ứng trong nước 500 2.500 3.500 1.500 2. Chi thường xuyên cơ sở là tổng nhu cầu kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách đã được bố trí trong dự toán ngân sách năm trước, đang triển khai và tiếp tục thực hiện trong thời gian 03 năm kế hoạch; được xác định bằng số dự kiến kinh phí thường xuyên của năm liền trước năm kế hoạch và bù trừ (cộng hoặc trừ) các yếu tố điều chỉnh chi tiêu thường xuyên cơ sở của năm đó, bao gồm: a) Biến động (tăng, giảm) về chi phí tiền lương, tiền công, các loại phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương của người hưởng lương khi được nâng bậc lương, chuyển ngạch công chức, viên chức theo quy định của pháp luật có liên quan, được cấp có thẩm quyền xác nhận; b) Biến động (tăng, giảm) của đối tượng chi theo các chế độ, chính sách do cơ quan có thẩm quyền ban hành, được cấp có thẩm quyền xác nhận; c) Biến động (giảm) của các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách đã kết thúc, hết hiệu lực thi hành, hay bị buộc phải cắt giảm dự toán theo quyết định của cấp có thẩm quyền; d) Thực hành tiết kiệm chi tiêu thường xuyên (giảm) để dành nguồn tăng cho các nhu cầu chi tiêu mới; đ) Các khoản điều chỉnh khác (nếu có). Ví dụ 2: Xác định chi thường xuyên cơ sở trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018 - 2020 của cơ quan A, biết rằng các thông tin liên quan tại thời điểm xây dựng kế hoạch như sau: (i) Dự toán chi quản lý hành chính năm 2017 được giao của cơ quan là 6 tỷ đồng, trong đó tổng quỹ lương (bao gồm lương ngạch bậc, lương cán bộ hợp đồng, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương theo mức lương cơ sở 1,21 triệu đồng/tháng) khoảng 2,3 tỷ đồng, các nhiệm vụ thường xuyên còn lại (mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định; đoàn ra nước ngoài; đóng góp niên liễm cho các tổ chức quốc tế;...) khoảng 3,7 tỷ đồng; (ii) Biên chế được duyệt của cơ quan là 20 người, biên chế thực có mặt đến năm 2017 là 20 người, số lao động hợp đồng dài hạn là 04 người. Dự kiến, giai đoạn 2017 đến năm 2020, tổng quỹ lương của cơ quan tăng 3%/năm do nâng lương ngạch, bậc thường xuyên theo niên hạn; (iii) Giai đoạn 2016 - 2020, cơ quan phải đóng niên liễm cho các tổ chức quốc tế theo mức cam kết là 80.000 USD/năm (tương đương 1,8 tỷ đồng theo tỷ giá năm 2017), biên độ biến động tỷ giá hằng năm khoảng +2%/năm; (iv) Dự án mua sắm tài sản cố định thực hiện từ năm 2014 và kết thúc trong năm 2017, trong đó giá trị TSCĐ mua sắm trong năm 2017 là 500 triệu đồng; (v) Thực hiện chủ trương khoán xe ô tô công, cơ quan triển khai việc khoán xe ô tô phục vụ chức danh lãnh đạo từ năm 2018, dự kiến tiết kiệm được 500 triệu đồng và sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi phát sinh; Với dữ liệu nêu trên thì chi thường xuyên cơ sở lĩnh vực chi quản lý hành chính của cơ quan A trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018 - 2020 sẽ là: Đơn vị: triệu đồng Số TT Nội dung Ước thực hiện năm 2017 Dự toán năm 2018 Dự kiến năm 2019 Dự kiến năm 2020 1 Chi thường xuyên cơ sở 6.000 5.089 5.180,2 5.273,7 2 Các khoản điều chỉnh chi thường xuyên cơ sở (a-b) -911 91,2 93,5 a Các khoản điều chỉnh tăng 89 91,2 93,5 - Nâng lương ngạch, bậc thường xuyên theo niên hạn 53 54,5 56 - Tăng kinh phí đóng niên liễm do biến động tỷ giá 36 36,7 37,5 b Các khoản điều chỉnh giảm 1.000 - Dự án mua sắm TSCĐ 500 - Kinh phí tiết kiệm do thực hiện chủ trương khoán xe ô tô 500 Điều 6. Chi tiêu mới Chi tiêu mới là nhu cầu chi ngân sách nhà nước của cơ quan, đơn vị được xem xét tại thời điểm lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm và áp dụng cho cả thời gian 03 năm kế hoạch để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách mới theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ, chi tiết theo chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và theo từng lĩnh vực chi ngân sách nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 163/2017/NĐ-CP của Chính phủ; trong đó: 1. Chi đầu tư phát triển mới là tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước cho các chương trình, dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, được bố trí (hoặc cam kết bố trí) trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm nguồn ngân sách nhà nước, bắt đầu thực hiện (khởi công mới) từ năm dự toán ngân sách hoặc 02 năm tiếp theo, bao gồm: a) Vốn đầu tư cho các dự án đã được bố trí vốn bắt đầu thực hiện năm hiện hành, nhưng không triển khai được, phải lùi sang năm sau và không được chuyển nguồn sang năm sau theo quy định; b) Vốn thu hồi các khoản ứng trước dự toán để khởi công mới các dự án theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ; c) Vốn đầu tư cho các dự án bắt đầu thực hiện trong năm dự toán, bao gồm cả các hoạt động mở rộng dự án, chương trình; vốn đối ứng cho các chương trình, dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn nhà nước đóng góp để đầu tư các dự án theo hình thức đối tác công - tư (PPP); d) Vốn đầu tư cho các dự án được cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trong thời gian chuyển tiếp giữa 02 kế hoạch đầu tư trung hạn, bảo đảm thủ tục đầu tư theo quy định và dự kiến được bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư trung hạn sau, có nhu cầu triển khai thực hiện ngay từ năm đầu tiên của kế hoạch trung hạn sau; đ) Nghiên cứu khả thi cho các dự án sẽ được triển khai trong kế hoạch trung hạn sau. Ví dụ 3: Xác định chi đầu tư phát triển mới trong kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2018 – 2020 của cơ quan A, biết rằng các thông tin liên quan tại thời điểm xây dựng kế hoạch như sau: (i) Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm 2016 - 2020, cơ quan A được giao vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước lĩnh vực hoạt động kinh tế để: - Triển khai Dự án IV trong thời hạn 03 năm 2018 - 2020, với tổng mức đầu tư được phê duyệt là 100 tỷ đồng; mức bố trí vốn dự kiến năm 2018 là 30 tỷ đồng, năm 2019 là 45 tỷ đồng, năm 2020 là 25 tỷ đồng; - Triển khai Dự án nghiên cứu khả thi để chuẩn bị cho Dự án V (dự kiến sẽ bố trí và thực hiện trong kế hoạch đầu tư công 05 năm giai đoạn sau). Dự án nghiên cứu khả thi này được thực hiện trong giai đoạn 2018 - 2020, với tổng mức vốn được phê duyệt là 30 tỷ đồng, dự kiến bố trí vốn năm 2018 khoảng 6 tỷ đồng, năm 2019 khoảng 10 tỷ đồng và năm 2020 khoảng 14 tỷ đồng. (ii) Ngoài ra, dự án II dự kiến khởi công năm 2017 với số vốn đã giao là 8 tỷ đồng, nhưng do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và phải điều chỉnh lại phương án thiết kế theo yêu cầu của cơ quan chức năng, nên cơ quan đã chủ động báo cáo và được cấp có thẩm quyền đồng ý cho lùi thời hạn khởi công sang năm 2018, giữ nguyên thời gian thi công (24 tháng) và tổng mức đầu tư đã phê duyệt (20 tỷ đồng), song kinh phí năm 2017 đã bố trí cho dự án không được chuyển sang năm sau mà điều chuyển bổ sung thực hiện dự án khác. Với dữ liệu như trên, chi đầu tư phát triển mới lĩnh vực hoạt động kinh tế của cơ quan A trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018 - 2020 sẽ là: Đơn vị: triệu đồng Số TT Nội dung Dự toán năm 2018 Dự kiến năm 2019 Dự kiến năm 2020 Chi đầu tư phát triển mới 44.000 67.000 39.000 1 Dự án II 8.000 12.000 2 Dự án IV 30.000 45.000 25.000 3 Dự án khả thi chuẩn bị dự án V 6.000 10.000 14.000 Ví dụ 4: Vào đầu năm 2018, cơ quan A xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án VI, với tổng mức vốn đầu tư cho dự án dự kiến 60 tỷ đồng, thời gian thực hiện 03 năm từ 2021-2023; dự án được cơ quan Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan tài chính thẩm định nguồn vốn theo quy định và dự kiến sẽ bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm 2021 - 2025, trước mắt cần bố trí khoảng 10 tỷ đồng để triển khai dự án từ năm 2021. Với dữ liệu như trên, 10 tỷ đồng nhu cầu bố trí triển khai dự án VI vào năm 2021 là số chi đầu tư phát triển mới của cơ quan A trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2019 - 2021. 2. Chi thường xuyên mới là nhu cầu kinh phí tăng thêm để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách mới ban hành, bắt đầu thực hiện từ năm dự toán ngân sách hoặc 02 năm tiếp theo; bao gồm: a) Kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách đã ban hành trước đây, nhưng đến giai đoạn kế hoạch này mới bố trí được nguồn để triển khai; b) Kinh phí duy trì thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động mới được bổ sung ở năm hiện hành, tiếp tục thực hiện năm dự toán và các năm tiếp theo; c) Kinh phí tăng thêm khi tăng quy mô biên chế của cơ quan, đơn vị theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; kinh phí duy tu bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị để vận hành các dự án đầu tư mới hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm dự toán; d) Kinh phí cho các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách bắt đầu thực hiện trong năm dự toán, bao gồm cả kinh phí sự nghiệp đối ứng cho các dự án mới sử dụng vốn ngoài nước; đ) Kinh phí thực hiện cải cách mức tiền lương cơ sở theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Ví dụ 5: Xác định chi thường xuyên mới trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018 - 2020 của cơ quan A, biết rằng các thông tin liên quan tại thời điểm xây dựng kế hoạch như sau: (i) Dự kiến từ năm 2018, cơ quan được giao triển khai nhiệm vụ mới với kinh phí thực hiện là 2 tỷ đồng/năm và cơ quan Nội vụ đồng cấp đã duyệt bổ sung 02 biên chế cho cơ quan A để làm việc này; trên cơ sở đó, cơ quan đã tuyển dụng thêm 02 lao động vào làm việc từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, với hệ số lương khởi điểm là 3,00; (ii) Thực hiện nhiệm vụ đối ngoại, năm 2018 cơ quan được giao chủ trì tổ chức hội thảo quốc tế tại Việt Nam với kinh phí dự kiến 800 triệu đồng; bên cạnh đó, từ năm 2019 đến năm 2020, hằng năm cơ quan có 01 đoàn tham gia hội thảo quốc tế với mức kinh phí bình quân 450 triệu đồng/năm; (iii) Theo Nghị quyết Quốc hội, giai đoạn 2018 - 2020 sẽ thực hiện điều chỉnh tiền lương cơ sở cho người lao động với mức tăng bình quân 7%/năm, thời điểm điều chỉnh là ngày 01 tháng 7 hằng năm; (iv) Dự án II dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2019 và chính thức đưa vào sử dụng năm 2020, chi phí vận hành khoảng 600 triệu đồng/năm; (v) Ngoài ra, cơ quan có kế hoạch sử dụng 500 triệu đồng dự kiến tiết kiệm được từ việc khoán xe ô tô năm 2018 cho một số nhu cầu chi khác. Với dữ liệu như trên, chi thường xuyên mới lĩnh vực quản lý hành chính của cơ quan A trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018 - 2020 được tính như sau: Đơn vị: triệu đồng Số TT Nội dung Dự toán năm 2018 Dự kiến năm 2019 Dự kiến năm 2020 Chi thường xuyên mới 3.707 3.084 3.939 1 Đoàn ra hội thảo quốc tế 476 487 2 Tổ chức hội thảo quốc tế tại Việt Nam 800 3 Thực hiện nhiệm vụ mới 2.000 2.000 2.000 4 Vận hành Dự án II (sau khi hoàn thành) 600 5 Kinh phí cho 02 cán bộ tuyển dụng mới (*) 280 292 306 6 Quỹ lương tăng thêm do điều chỉnh mức tiền lươngcơ sở 127 316 546 7 Nhu cầu khác từ số tiết kiệm khoán ô tô 500 Ghi chú: (*) Bao gồm kinh phí tính theo định mức, tiền lương và các khoản đóng góp có tính chất lương, phụ cấp công vụ và đã bao gồm kinh phí tăng thêm do điều chỉnh lương cơ sở. Chương II LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 05 NĂM Điều 7. Nội dung kế hoạch tài chính 05 năm Nội dung kế hoạch tài chính 05 năm thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ, bao gồm: 1. Kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ. 2. Kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (dưới đây gọi tắt là kế hoạch tài chính 05 năm của địa phương) thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó: a) Nội dung đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu trong kế hoạch tài chính 05 năm của địa phương giai đoạn trước nhằm làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của hạn chế, yếu kém, bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế; tập trung vào các nội dung chủ yếu: Hệ thống pháp luật và chính sách về tài chính - ngân sách nhà nước trong mối quan hệ với việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra; Xu hướng biến động về quy mô, cơ cấu thu ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương; hiệu quả công tác phân bổ nguồn lực và kiểm soát chi ngân sách; Tình hình cân đối ngân sách và việc huy động các nguồn lực bù đắp bội chi ngân sách; thực hiện các chỉ tiêu về quản lý nợ công và một số hoạt động tài chính - ngân sách nhà nước khác có liên quan, như: sắp xếp và đổi mới các doanh nghiệp nhà nước, phát triển thị trường tài chính, cải cách thủ tục hành chính, hội nhập và hợp tác tài chính quốc tế, thanh tra, kiểm tra, phòng chống tham nhũng, tiết kiệm, chống lãng phí. b) Nội dung xác định mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, chủ yếu về tài chính - ngân sách nhà nước 05 năm của địa phương giai đoạn sau phải làm rõ: Nguyên tắc và trọng tâm ưu tiên trong xây dựng và phân bổ dự toán ngân sách gắn với mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 05 năm kế hoạch theo các Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, phù hợp với các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực đã được cấp có thẩm quyền thông qua trong cùng thời kỳ; Chi tiết mục tiêu về thu và cơ cấu thu ngân sách, chi và cơ cấu chi ngân sách, bội chi ngân sách gắn với khả năng huy động vốn vay cho bù đắp bội chi và mục tiêu quản lý nợ của địa phương. c) Nội dung xác định khung cân đối ngân sách địa phương bao gồm: Dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu để làm căn cứ xây dựng kế hoạch, gồm: tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), chỉ số giá tiêu dùng (CPI), tăng trưởng của các lĩnh vực sản xuất, ngành hàng và giá các sản phẩm, hàng hóa có ảnh hưởng lớn đến số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; Định hướng thu, chi và cân đối ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương trong thời gian 05 năm kế hoạch, trong đó, dự báo nguồn lực về thu ngân sách, khả năng vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương, qua đó dự báo tổng nguồn lực chi ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương, đề xuất thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn lực cho từng lĩnh vực chi; dự báo các chỉ tiêu quản lý nợ bình quân cho cả giai đoạn và tại năm cuối kỳ kế hoạch; Sở Tài chính chủ trì tính toán, xác định tổng số thu, chi, bội chi ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương, mức chi trả nợ và chi thường xuyên, tổng mức vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc; phối hợp với cơ quan Kế hoạch và Đầu tư cùng cấp xác định mức chi cho đầu tư phát triển. Điều 8. Trình tự lập kế hoạch tài chính 05 năm Trình tự lập kế hoạch tài chính 05 năm theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể: 1. Đối với kế hoạch tài chính 05 năm cấp quốc gia thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ. 2. Đối với kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó: a) Trước ngày 15 tháng 5 năm thứ tư của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, căn cứ chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc lập kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn sau, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan ở địa phương đánh giá sơ bộ tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước và hoạch định các vấn đề có tính nguyên tắc cần chú ý trong lập kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn sau; trên cơ sở đó ban hành văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc lập kế hoạch tài chính 05 năm của địa phương giai đoạn sau; b) Trước ngày 30 tháng 11 năm thứ tư của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan ở địa phương xác định định hướng và một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 05 năm giai đoạn sau, gửi Sở Tài chính; trên cơ sở đó, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan ở địa phương tổng hợp, lập kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn sau của địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình xin ý kiến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp; c) Trước ngày 31 tháng 12 năm thứ tư của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, căn cứ ý kiến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính tiếp thu, chỉnh lý kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn sau của địa phương, gửi xin ý kiến (lần 1) Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bổ sung, hoàn thiện phục vụ việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm địa phương giai đoạn sau; d) Trước ngày 20 tháng 7 năm thứ năm của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế địa phương, các cơ quan có liên quan khác ở địa phương căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của địa phương giai đoạn sau và cập nhật diễn biến mới phát sinh trong những tháng đầu năm của năm cuối kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, tiếp tục hoàn thiện dự thảo kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn sau của địa phương, gửi xin ý kiến (lần 2) Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đảm bảo phù hợp với định hướng mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn sau; đ) Căn cứ ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế địa phương và các cơ quan có liên quan khác ở địa phương hoàn chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn sau của địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định cùng thời điểm trình dự toán ngân sách năm đầu thời kỳ kế hoạch 05 năm giai đoạn sau. Điều 9. Mẫu biểu lập kế hoạch tài chính 05 năm 1. Đối với kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia thực hiện theo các mẫu biểu từ số 01 đến số 04 quy định tại Nghị quyết số 343/2017/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. 2. Đối với kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện theo các mẫu biểu số 01 và 02 quy định tại Nghị định số 31/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Chương III LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 03 NĂM Mục 1. LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 03 NĂM QUỐC GIA Điều 10. Nội dung kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia Nội dung kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia thực hiện theo quy định khoản 1 Điều 15 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Điều 11. Quy trình và thời gian lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia 1. Quy trình lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ. 2. Thời gian lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 6, 7, 8 và 9 Điều 18 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Điều 12. Mẫu biểu báo cáo kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia Mẫu biểu báo cáo kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia thực hiện theo các mẫu biểu từ số 09 đến số 14 quy định tại Nghị quyết số 343/2017/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Mục 2. LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 03 NĂM TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG Điều 13. Nội dung kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Nội dung kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (dưới đây gọi tắt là kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của địa phương) thực hiện theo quy định khoản 2 Điều 15 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó: 1. Việc đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách địa phương năm hiện hành phải làm rõ mức độ hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách địa phương năm hiện hành đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định; đồng thời, kết hợp với kết quả thực hiện ngân sách địa phương năm trước liền kề, phân tích xu hướng phát triển của hoạt động tài chính - ngân sách địa phương trong mối tương quan với việc triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch tài chính 05 năm của địa phương về các khía cạnh: quy mô và cơ cấu thu ngân sách địa phương; hiệu quả công tác phân bổ nguồn lực và kiểm soát chi ngân sách địa phương; tình hình cân đối và công tác huy động các nguồn lực bù đắp bội chi ngân sách địa phương; thực hiện các chỉ tiêu về quản lý nợ của địa phương. 2. Việc dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu trong thời gian 03 năm kế hoạch tập trung vào những chỉ tiêu có ảnh hưởng lớn đến ngân sách địa phương; được thực hiện trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch hoặc mục tiêu định hướng phát triển kinh tế - xã hội, tài chính và đầu tư công giai đoạn 05 năm của địa phương, kết hợp với phân tích tình hình thực tiễn. 3. Việc dự báo dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và thu cân đối ngân sách địa phương thực hiện theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước, pháp luật có liên quan về thuế, phí, lệ phí và các chính sách, chế độ thu khác được cấp có thẩm quyền ban hành; trên cơ sở đánh giá khả năng thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm hiện hành, dự báo tình hình đầu tư, dự báo kế hoạch kinh tế - xã hội thời gian 03 năm kế hoạch và số kiểm tra về dự toán thu năm kế hoạch được cấp có thẩm quyền thông báo; được tổng hợp theo từng khoản thu và cơ cấu thu nội địa, thu từ dầu thô, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, thu viện trợ và chi tiết theo từng năm; kèm theo các đánh giá, thuyết minh về: a) Định hướng về điều chỉnh cơ cấu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn địa phương; phân định và xác định rõ nguồn thu ngân sách địa phương và nguồn thu ngân sách cấp tỉnh theo phân cấp; b) Các yếu tố tác động đến thu ngân sách nhà nước trên địa bàn địa phương, bao gồm: Kế hoạch, định hướng hoặc dự báo về tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương trong thời gian 03 năm kế hoạch; dự kiến thay đổi về cơ chế, chính sách thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước do trung ương ban hành tác động tăng/giảm số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; việc thực hiện các giải pháp quản lý thu thuế và tăng cường thanh tra, kiểm tra, thu hồi nợ thuế. 4. Việc lập dự toán chi ngân sách địa phương được thực hiện theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước, các chính sách và chế độ chi ngân sách do cấp có thẩm quyền ban hành; được tổng hợp chi tiết theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi, các khoản chi khác và chi tiết theo từng năm, trong đó chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên chi tiết theo từng lĩnh vực chi trên cơ sở quy định của Luật ngân sách nhà nước; kèm theo các đánh giá, thuyết minh về: a) Những định hướng lớn về bố trí chi ngân sách địa phương; nguyên tắc, tiêu chí phân bổ ngân sách địa phương cho từng ngành, lĩnh vực phù hợp với định hướng sắp xếp thứ tự ưu tiên về chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời gian 05 năm, 03 năm và hằng năm, đồng thời đảm bảo phát triển ngân sách an toàn, bền vững; b) Các yếu tố tác động đến chi ngân sách địa phương, gồm: sự thay đổi về kế hoạch, định hướng hoặc tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương trong thời gian 03 năm kế hoạch; sự thay đổi về cơ chế, chính sách chi ngân sách do trung ương và địa phương ban hành, kéo theo sự thay đổi về đối tượng chi ngân sách; sự thay đổi do cải cách quy trình kiểm soát chi ngân sách; c) Dự kiến khả năng bố trí ngân sách (trần chi ngân sách) cho từng ngành, lĩnh vực trong thời gian 03 năm kế hoạch và ưu tiên bố trí ngân sách cho từng lĩnh vực, chương trình, dự án, nhiệm vụ chi lớn trong phạm vi trần chi ngân sách đã xác định. 5. Việc lập dự toán chi ngân sách cấp tỉnh trong thời gian 03 năm kế hoạch được tổng hợp theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi, các khoản chi khác và chi tiết theo từng năm, trong đó chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên được chi tiết từng lĩnh vực chi theo quy định của Luật ngân sách nhà nước; chi bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách cấp dưới; kèm theo các đánh giá, thuyết minh về: a) Dự kiến trần chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị dự toán cấp I có quan hệ thường xuyên với ngân sách cấp tỉnh trong thời gian 03 năm kế hoạch, chi tiết theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và phân theo từng lĩnh vực chi; b) Dự kiến trần bổ sung cân đối, trần bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách cấp huyện trong thời gian 03 năm, chi tiết theo từng năm và từng thành phố, quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh. 6. Việc lập dự toán số bội chi hoặc bội thu ngân sách địa phương và phương án vay, trả nợ của ngân sách địa phương thực hiện trên cơ sở: các cân đối lớn về ngân sách trong kế hoạch tài chính 05 năm của địa phương, dự báo cân đối thu, chi ngân sách địa phương theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này; kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách địa phương năm dự toán và 02 năm tiếp theo; dư nợ vốn vay của địa phương đến ngày 31 tháng 12 năm hiện hành; khả năng tối đa được phép vay thêm để bù đắp bội chi và trả nợ gốc của ngân sách địa phương từng năm, đảm bảo mức dư nợ vay của địa phương vào thời điểm cuối từng năm và cả thời gian 03 năm kế hoạch không vượt mức quy định tại khoản 6 Điều 7 Luật ngân sách nhà nước và khoản 6 Điều 4 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ; kèm theo các đánh giá, thuyết minh về: a) Dự kiến nhu cầu chi trả nợ đến hạn của ngân sách địa phương (bao gồm trả nợ gốc, nợ lãi, phí và chi phí khác có liên quan) phát sinh năm dự toán và 02 năm tiếp theo; đồng thời, dự kiến các nguồn để chi trả nợ từng năm trong thời gian 03 năm kế hoạch theo quy định của Luật ngân sách nhà nước; b) Tổng mức vay của ngân sách địa phương để bù đắp bội chi và trả nợ gốc trong thời gian 03 năm kế hoạch, làm rõ tình hình thực hiện huy động các nguồn vốn (vay từ nguồn phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ nguồn Chính phủ vay về cho địa phương vay lại theo đúng cam kết giải ngân, vay từ các nguồn trong nước khác) năm trước và khả năng huy động năm sau; phân tích tác động của các nguồn vay nợ đối với số dư nợ của địa phương, làm rõ ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài, như: quy mô nợ, điều kiện và năng lực trả nợ, biến động tỷ giá, lãi suất. Trong đó: Đối với chi trả nợ gốc, các địa phương chủ động bố trí từ các nguồn theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ để trả nợ đầy đủ các khoản nợ gốc đến hạn, đặc biệt là các khoản vay nước ngoài Chính phủ vay về cho địa phương vay lại; trường hợp hạn mức dư nợ vượt mức cho phép quy định tại khoản 6 Điều 7 của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn, các nghị định của Chính phủ về một số cơ chế tài chính đặc thù đối với một số địa phương, các địa phương phải dành nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp, giảm kế hoạch chi đầu tư công trung hạn để bố trí tăng chi trả nợ gốc, bảo đảm mức dư nợ không vượt quá giới hạn dư nợ của địa phương theo quy định; Trường hợp các khoản vay nước ngoài Chính phủ vay về cho địa phương vay lại hoặc các khoản vay khác có điều kiện ràng buộc về mục tiêu sử dụng, địa phương phải chủ động phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương hoặc các đơn vị có liên quan hoàn thiện các thủ tục ký kết các thỏa thuận vay để có đủ cơ sở bố trí kế hoạch giải ngân vốn vay, dự kiến khả năng giải ngân của từng khoản vay để xây dựng kế hoạch vay nợ và bội chi ngân sách địa phương cho phù hợp. Trường hợp địa phương có kế hoạch vay để trả nợ gốc (địa phương không có bội chi hoặc số vay lớn hơn số bội chi), nhưng thực tế khoản vay mới có ràng buộc về mục tiêu sử dụng, thì địa phương phải có kế hoạch giảm chi đầu tư phát triển tương ứng và/hoặc sử dụng các nguồn tài chính hợp pháp khác của địa phương theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ để trả nợ gốc đến hạn và dùng nguồn vay mới để bù vào cho chi đầu tư phát triển; Trường hợp tổng hợp kế hoạch giải ngân nguồn vốn vay nước ngoài Chính phủ vay về cho địa phương vay lại theo các thỏa thuận vay đã ký làm cho số dư nợ của ngân sách địa phương cao hơn giới hạn theo quy định, thì địa phương phải có kế hoạch bố trí tang chi trả nợ gốc các khoản nợ khác để đảm bảo giải ngân vốn nước ngoài theo các thỏa thuận đã ký, đồng thời đảm bảo mức bội chi của ngân sách địa phương, tổng mức vay của ngân sách địa phương và dư nợ của ngân sách địa phương trong giới hạn theo quy định. 7. Việc dự báo rủi ro tác động đến khung cân đối ngân sách địa phương thực hiện cho cả 03 năm kế hoạch và từng năm, chi tiết theo từng yếu tố rủi ro khách quan và chủ quan (nếu có), trên cơ sở đó đánh giá tác động của các rủi ro này đến khả năng thu, chi, bội chi và nợ đọng của ngân sách địa phương, cụ thể: a) Những thay đổi giả định về dự báo chỉ tiêu kinh tế vĩ mô hay các chỉ tiêu liên quan đến thu, chi ngân sách có ảnh hưởng như thế nào đến số thu, chi và các nhiệm vụ chi, số bội chi, mức dư nợ của ngân sách địa phương; b) Những thay đổi về cơ chế, chính sách hoặc cam kết so với dự kiến kế hoạch ban đầu có ảnh hưởng đến số thu, chi ngân sách và làm phát sinh nghĩa vụ nợ dự phòng của địa phương; dự báo thời điểm, thời lượng và lượng hóa ảnh hưởng của các tác động đó; c) Rủi ro từ các khoản nợ của ngân sách cấp tỉnh (kể cả lĩnh vực xây dựng cơ bản) và tác động đến cân đối ngân sách cấp tỉnh trong thời gian 03 năm kế hoạch. 8. Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của địa phương, bao gồm: các giải pháp về phấn đấu tăng thu ngân sách, tăng cường quản lý chi ngân sách và giải pháp đảm bảo cân đối ngân sách địa phương trong trường hợp rủi ro xảy ra. Điều 14. Quy trình và thời gian lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 1. Trước ngày 31 tháng 3 hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cập nhật, bổ sung số liệu và báo cáo đánh giá kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm đã lập năm trước: a) Căn cứ kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương của năm liền trước năm đầu kế hoạch 03 năm đã lập năm trước, dự toán năm hiện hành, các mục tiêu và nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương đã đề ra cho 02 năm tiếp theo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế, Cục Hải quan và các cơ quan có liên quan ở địa phương tiến hành cập nhật, bổ sung số liệu và báo cáo đánh giá kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm đã lập năm trước, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, tổng hợp, xác định các trần chi ngân sách nhà nước cho thời gian 03 năm kế hoạch mới; b) Trên cơ sở cập nhật, bổ sung số liệu về thu ngân sách nhà nước và các nguồn lực tài chính khác trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm đã lập năm trước, thực hiện điều chỉnh đối với cân đối chi và phân bổ cơ cấu chi lớn của ngân sách địa phương cho phù hợp, làm cơ sở lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước trong thời gian 03 năm kế hoạch mới; c) Nội dung báo cáo cập nhật, bổ sung đánh giá kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm đã lập năm trước gồm: Cập nhật số liệu, bổ sung đánh giá về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương năm liền trước, dự kiến ban đầu về khả năng thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương năm hiện hành và dự báo cho 02 năm tới; so sánh với các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội của địa phương đã lập năm trước, kèm theo thuyết minh chi tiết cho những thay đổi có ảnh hưởng lớn đến ngân sách địa phương (nếu có); Cập nhật số liệu, bổ sung đánh giá về tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương năm liền trước; đánh giá ban đầu về khả năng thực hiện ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương năm hiện hành trên các lĩnh vực: thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và thu cân đối ngân sách địa phương, bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương, chi cân đối ngân sách địa phương, bội chi hoặc bội thu ngân sách địa phương, tỷ lệ nợ và các chỉ số quản lý nợ của ngân sách địa phương; Dự kiến bổ sung, điều chỉnh (nếu có) về thu, chi ngân sách địa phương cho 02 năm tiếp theo, kèm theo thuyết minh chi tiết các yếu tố tác động làm thay đổi số dự kiến thu ngân, chi ngân sách địa phương và những thay đổi trong định hướng, ưu tiên bố trí ngân sách theo từng lĩnh vực, chương trình, dự án, nhiệm vụ chi lớn so với kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm đã lập năm trước; Dự kiến bổ sung, điều chỉnh (nếu có) về cân đối ngân sách địa phương, những thay đổi trong dư nợ, cơ cấu nợ, nguồn trả nợ; dự kiến những rủi ro mới phát sinh (nếu có). 2. Trước ngày 20 tháng 7 hằng năm; căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm; trên cơ sở báo cáo cập nhật, bổ sung đánh giá kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm đã lập năm trước quy định tại khoản 1 Điều 5; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế, Cục Hải quan và các cơ quan có liên quan ở địa phương lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của địa phương, trình Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến để gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư . 3. Căn cứ nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước và số bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương năm dự toán (năm đầu của kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm mới) đã được Quốc hội thông qua, Thủ tướng Chính phủ giao; trên cơ sở thông báo của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về các mức trần chi bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và ý kiến góp ý của 02 Bộ đối với nội dung của kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm tiếp theo; Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính tiếp thu, bổ sung hoàn chỉnh kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp để tham khảo khi thảo luận, xem xét, thông qua dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách địa phương hằng năm. Điều 15. Mẫu biểu báo cáo kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Mẫu biểu báo cáo kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của địa phương thực hiện theo các mẫu biểu từ số 07 đến số 11 quy định tại Nghị định số 31/2017/NĐ-CP của Chính phủ và các mẫu biểu từ số 01 đến số 12 phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Mục 3. LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 03 NĂM CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG VÀ CƠ QUAN, ĐƠN VỊ Ở CẤP TỈNH Điều 16. Nội dung kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của các bộ, cơ quan trung ương và các cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh Nội dung kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của các bộ, cơ quan trung ương và các cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh (dưới đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị) thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó: 1. Việc đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu và dự toán thu, chi ngân sách nhà nước của cơ quan, đơn vị năm hiện hành, tập trung làm rõ: Khả năng, mức độ hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ và dự toán thu, chi ngân sách nhà nước được giao; những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó; Rà soát lại các khoản chi tiêu cơ sở, loại bỏ các khoản chỉ phát sinh một lần, điều chỉnh các khoản chi cho các chương trình, dự án, nhiệm vụ đã được quyết định nhưng kết quả thực tế không đạt mức mong muốn sang các chương trình, dự án, nhiệm vụ có ưu tiên cao hơn; từ đó xác định mức chi cơ sở năm dự toán và 02 năm tiếp theo của cơ quan, đơn vị mình; Đối với các cơ quan quản lý ngành, cơ quan chủ chương trình mục tiêu quốc gia và cơ quan chủ chương trình mục tiêu, bên cạnh việc đánh giá những mục tiêu, nhiệm vụ và dự toán ngân sách phần do cơ quan mình trực tiếp quản lý, thực hiện, còn có đánh giá về khả năng thực hiện những các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu được phân công quản lý. 2. Dự kiến các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu phát sinh của cơ quan, đơn vị trong thời gian 03 năm kế hoạch và đề xuất nhu cầu chi ngân sách để thực hiện: a) Các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu dự kiến phát sinh của cơ quan đơn vị phải bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, ngành, lĩnh vực đã đề ra trong giai đoạn 05 năm; cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn để triển khai thực hiện, chi tiết thành các hoạt động cụ thể; b) Nhu cầu chi ngân sách nhà nước để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát sinh là chi tiêu mới của cơ quan, đơn vị trong thời gian 03 năm kế hoạch, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước, các chính sách và chế độ chi ngân sách do cấp có thẩm quyền ban hành; chi tiết theo lĩnh vực chi và cơ cấu đầu tư phát triển, chi thường xuyên. 3. Tổng hợp nhu cầu chi ngân sách nhà nước của cơ quan, đơn vị: a) Căn cứ trần chi ngân sách được cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư thông báo; mức chi cơ sở và đề xuất chi mới đã xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này; cơ quan, đơn vị xác định nhu cầu chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước và nhu cầu chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị mình năm dự toán và 02 năm tiếp theo, chi tiết theo lĩnh vực chi, chi tiêu cơ sở, chi tiêu mới theo quy định tại Điều 17 Thông tư này; trên cơ sở đó tổng hợp nhu cầu chi ngân sách nhà nước của cơ quan, đơn vị trong thời gian 03 năm kế hoạch; b) Quá trình tổng hợp nhu cầu chi ngân sách, các cơ quan, đơn vị phải chủ động sắp xếp, rà soát các nhiệm vụ chi để nhu cầu chi nằm trong phạm vi trần chi ngân sách được thông báo, đảm bảo chi tiêu cơ sở chặt chẽ, hiệu quả và dành nguồn kinh phí thỏa đáng cho chi tiêu mới: Trường hợp nhu cầu chi của các cơ quan, đơn vị lớn hơn trần chi ngân sách được thông báo, cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư phối hợp với từng cơ quan, đơn vị xử lý theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ trước khi tổng hợp, trình kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm ra cấp có thẩm quyền. Cơ quan, đơn vị có nhu cầu chi vượt trần được thông báo cần phân tích rõ nguyên nhân tăng nhu cầu chi, đồng thời chủ động đề xuất các giải pháp về nguồn tài chính để thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ được giao, như: rà soát, sắp xếp nhu cầu chi theo thứ tự ưu tiên; cắt giảm kinh phí các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách đang thực hiện nhưng kém hiệu quả để điều chỉnh, hoặc thay thế bằng các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách mới có hiệu quả hơn; kiến nghị hoặc ban hành mới các cơ chế, chính sách nhằm huy động thêm nguồn lực tài chính ngoài ngân sách; Trường hợp nhu cầu chi của các cơ quan, đơn vị được đảm bảo từ nguồn thu phí được để lại và nguồn thu sự nghiệp, thu dịch vụ khác theo chế độ quy định, thì số dự kiến thu phải được chi tiết từng năm, cùng với các đánh giá, thuyết minh có liên quan. c) Báo cáo nhu cầu chi ngân sách nhà nước của cơ quan, đơn vị phải kèm theo thuyết minh, giải trình về nguyên tắc, tiêu chí phân bổ ngân sách cho cơ quan, đơn vị trực thuộc; ưu tiên bố trí ngân sách và nguồn lực tài chính khác cho chương trình, dự án, nhiệm vụ chủ yếu; dự báo các rủi ro phát sinh trong tổ chức thực hiện kế hoạch, bao gồm cả số nợ đọng và nợ dự phòng; các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của cơ quan, đơn vị. Điều 17. Xác định nhu cầu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị trong thời gian 03 năm kế hoạch. 1. Xác định nhu cầu chi đầu tư phát triển: Nhu cầu chi đầu tư phát triển của cơ quan, đơn vị năm kế hoạch bằng tổng chi đầu tư phát triển cơ sở và chi đầu tư phát triển mới trong năm đó, được chi tiết theo từng năm và theo từng lĩnh vực chi ngân sách nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ; kèm theo các tài liệu thuyết minh, giải trình về tiến độ thực hiện hoặc kế hoạch thực hiện của các dự án có liên quan. Ví dụ 6: kết hợp các giả thuyết đã nêu trong ví dụ 1 tại khoản 1 Điều 5 và ví dụ 3 tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này, nhu cầu chi đầu tư phát triển lĩnh vực hoạt động kinh tế của cơ quan A trong kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2018 – 2020 được xác định như sau: Đơn vị: triệu đồng Số TT Nội dung Ước thực hiện năm 2017 Dự toán năm 2018 Dự kiến năm 2019 Dự kiến năm 2020 Tổng nhu cầu chi 10.500 91.500 110.500 55.500 1 Chi đầu tư phát triển cơ sở 10.500 47.500 43.500 16.500 - Thanh toán nợ XDCB 15.000 - Dự án I 5.000 5.000 5.000 - Dự án III 5.500 27.500 38.500 16.500 + Vốn vay WB 5.000 25.000 35.000 15.000 + Vốn đối ứng trong nước 500 2.500 3.500 1.500 2 Chi đầu tư phát triển mới 44.000 67.000 39.000 - Dự án II 8.000 12.000 - Dự án IV 30.000 45.000 25.000 - Dự án khả thi chuẩn bị dự án V 6.000 10.000 14.000 2. Xác định nhu cầu chi thường xuyên: Nhu cầu chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị năm kế hoạch bằng tổng chi thường xuyên cơ sở và chi thường xuyên mới trong năm đó, được chi tiết theo theo từng năm và theo từng lĩnh vực chi ngân sách nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ; kèm theo các tài liệu giải trình có liên quan. Ví dụ 7: kết hợp các giả thuyết đã nêu trong ví dụ 2 khoản 2 Điều 5 và ví dụ 5 khoản 2 Điều 6 Thông tư này, nhu cầu chi thường xuyên lĩnh vực quản lý hành chính của cơ quan A trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018 – 2020 được xác định như sau: Đơn vị: triệu đồng Số TT Nội dung Ước thực hiện năm 2017 Dự toán năm 2018 Dự kiến năm 2019 Dự kiến năm 2020 TỔNG NHU CẦU CHI 6.000 8.796 8.264,2 9.212,7 1 Chi thường xuyên cơ sở 6.000 5.089 5.180,2 5.273,7 Các khoản điều chỉnh chi thường xuyên cơ sở (a-b) -911 91,2 93,5 a) Các khoản điều chỉnh tăng 89 91,2 93,5 - Nâng lương ngạch, bậc thường xuyên theo niên hạn 53 54,5 56 - Tăng kinh phí đóng niên liễm do biến động tỷ giá 36 36,7 37,5 b) Các khoản điều chỉnh giảm 1.000 - Dự án mua sắm TSCĐ 500 - Kinh phí tiết kiệm từ việc khoán xe ô tô 500 II Chi thường xuyên mới 3.707 3.084 3.939 1 Đoàn ra hội thảo quốc tế 476 487 2 Tổ chức hội thảo quốc tế 800 3 Thực hiện nhiệm vụ mới 2.000 2.000 2.000 4 Vận hành Dự án II (sau khi hoàn thành) 600 5 Kinh phí cho 02 cán bộ tuyển dụng mới 280 292 306 6 Quỹ lương tăng thêm do điều chỉnh tiền lương cơ sở 127 316 546 7 Nhu cầu khác từ nguồn tiết kiệm khoán xe ô tô 500 Điều 18. Quy trình, thời gian lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của các bộ, cơ quan trung ương và cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh 1. Trước ngày 31 tháng 3 hằng năm, cơ quan, đơn vị thực hiện cập nhật, bổ sung số liệu và báo cáo đánh giá kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm đã lập năm trước: a) Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ ngân sách nhà nước của năm liền trước năm đầu kế hoạch 03 năm đã lập năm trước, dự toán ngân sách nhà nước được giao năm hiện hành, các mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra cho 02 năm tiếp theo, cơ quan, đơn vị thực hiện cập nhật, bổ sung số liệu và báo cáo đánh giá kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm đã lập năm trước, gửi cơ quan Tài chính và cơ quan Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, tổng hợp, xác định các trần chi ngân sách nhà nước cho thời gian 03 năm kế hoạch mới; b) Việc cập nhật, bổ sung số liệu và báo cáo đánh giá kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm đã lập năm trước nhằm phát hiện và kịp thời có điều chỉnh về nguồn thu, nhiệm vụ chi của cơ quan, đơn vị để đáp ứng tốt hơn yêu cầu công tác chuyên môn, nghiệp vụ và làm cơ sở cho việc lập kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm mới; c) Nội dung báo cáo cập nhật, bổ sung đánh giá kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm đã lập năm trước của cơ quan, đơn vị gồm: Xác định lại các nội dung chi tiêu cơ sở, chi tiêu mới của năm hiện hành, chi tiết theo chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và theo từng lĩnh vực chi ngân sách nhà nước, đảm bảo khớp đúng với dự toán được cấp thẩm quyền giao; trên cơ sở đó, xác định lại các nội dung chi tiêu cơ sở, chi tiêu mới của 02 năm tiếp theo, chi tiết theo chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và theo từng lĩnh vực chi ngân sách nhà nước; Trên cơ sở cập nhật, bổ sung số liệu về thu, chi ngân sách nhà nước và các nguồn lực tài chính khác của cơ quan, đơn vị trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm đã lập năm trước, đề xuất điều chỉnh nhu cầu chi ngân sách cho 02 năm tiếp theo (nếu có), chi tiết theo chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và theo từng lĩnh vực chi ngân sách nhà nước, kèm theo thuyết minh cụ thể các yếu tố tác động làm thay đổi nhu cầu chi ngân sách so với kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm đã lập năm trước; Ví dụ 8: Dự toán chi đầu tư phát triển lĩnh vực hoạt động kinh tế năm 2018 được cấp có thẩm quyền giao cho cơ quan A là 60,5 tỷ đồng, giảm 16 tỷ đồng so với đề xuất của đơn vị, trong đó vốn bố trí triển khai cho dự án IV là 20 tỷ đồng và không bố trí vốn cho dự án khả thi chuẩn bị dự án V vì chưa phải cấp thiết. Đồng thời, trần chi đầu tư phát triển cơ quan tài chính thông báo cho cơ quan A năm 2019 là 100 tỷ đồng, năm 2020 là 55,5 tỷ đồng. Giả định rằng dữ kiện cơ bản (tổng mức vốn được duyệt, thời gian thực hiện) của các dự án là không thay đổi; khả năng giải ngân vốn của các dự án sử dụng nguồn vốn trong nước năm 2018 đạt 100% kế hoạch giao, riêng dự án sử dụng vốn vay WB có khả năng giải ngân vượt kế hoạch giao khoảng 2 tỷ đồng. Khi đó, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2018 – 2020 cơ quan A sẽ được cập nhật, bổ sung như sau: Đơn vị: triệu đồng SỐ TT NỘI DUNG DỰ TOÁN NĂM 2018 DỰ KIẾN NĂM 2019 DỰ KIẾN NĂM 2020 DỰ TOÁN GIAO KHẢ NĂNG THỰC HIỆN CHÊNH LỆCH TH-DT TRẦN CHI ĐƯỢC THÔNG BÁO KẾ HOẠCH LẬP NĂM TRƯỚC ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH TRẦN CHI ĐƯỢC THÔNG BÁO KẾ HOẠCH LẬP NĂM TRƯỚC ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH Tổng nhu cầu 60.500 62.700 2.200 100.000 110.500 104.300 55.500 55.500 55.500 I Chi ĐT cơ sở 60.500 62.700 2.200 100.500 98.300 41.500 41.500 1 Dự án I 5.000 5.000 5.000 5.000 2 Dự án III 27.500 29.700 2.200 38.500 36.300 16.500 16.500 - Vốn vay WB 25.000 27.000 2.000 35.000 33.000 15.000 15.000 - Vốn đối ứng 2.500 2.700 200 3.500 3.300 1.500 1.500 3 Dự án II 8.000 8.000 12.000 12.000 4 Dự án IV 20.000 20.000 45.000 45.000 25.000 25.000 II Chi ĐT mới 10.000 6.000 14.000 14.000 1 Dự án khả thi chuẩn bị DA V 10.000 6.000 14.000 14.000 2. Trước ngày 20 tháng 7 hằng năm, căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ và cơ quan trung ương quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu về lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm; trần chi ngân sách cho đầu tư phát triển và nhiệm vụ thường xuyên do Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo; các cơ quan, đơn vị lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của mình, gửi cơ quan Tài chính, cơ quan Kế hoạch và Đầu tư cùng cấp để tổng hợp, lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm trình cấp có thẩm quyền tham khảo khi thảo luận, xem xét, thông qua dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách hằng năm. Điều 19. Mẫu biểu báo cáo kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của các bộ, cơ quan trung ương và cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh Mẫu biểu báo cáo kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của cơ quan, đơn vị thực hiện theo các mẫu biểu từ số 13 đến số 22 phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 20. Điều khoản chuyển tiếp 1. Việc lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018 - 2020 thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ và gắn kết chặt chẽ với việc xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 của các bộ, cơ quan, đơn vị và địa phương. 2. Dự báo các xu hướng và triển vọng kinh tế, tài chính vĩ mô, và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng trong thời gian 03 năm 2018 - 2020 được quy định trong Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư về lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018 - 2020. Điều 21. Hướng dẫn thực hiện tại địa phương Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 17 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư này, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức hướng dẫn việc lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của địa phương mình, phù hợp với điều kiện thực tế. Điều 22. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 8 năm 2017 và áp dụng từ năm ngân sách 2017. 2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các bộ, cơ quan trung ương, địa phương phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc Nhà nước, Cục Hải quan các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp; - Công báo; - Cổng thông tin điện tử của Chính phủ; - Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VT, Vụ NSNN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Huỳnh Quang Hải UBND TỈNH, THÀNH PHỐ ... MẪU BIỂU SỐ 01 DỰ BÁO MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU GIAI ĐOẠN 03 NĂM … (Dùng cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 20/7 hằng năm) STT NỘI DUNG ĐƠN VỊ TÍNH NĂM HIỆN HÀNH (N - 1) NĂM DỰ TOÁN (N) NĂM N+1 NĂM N+2 KẾ HOẠCH ƯỚC THỰC HIỆN 1 Tổng sản phẩm trong nước (GRDP) theo giá hiện hành Tỷ đồng 2 Tốc độ tăng trưởng GRDP % 3 Cơ cấu kinh tế - Nông, lâm, ngư nghiệp % - Công nghiệp, xây dựng % - Dịch vụ % 4 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) % 5 Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn Tỷ đồng Tỷ lệ so với GRDP % 6 Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD Tốc độ tăng trưởng % 7 Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa Triệu USD Tốc độ tăng trưởng % 8 Dân số Triệu người 9 Thu nhập bình quân đầu người Triệu đồng 10 Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo % 11 Tỷ lệ hộ nghèo % 12 Giáo dục, đào tạo - Số giáo viên Người - Số học sinh Người Trong đó: + Học sinh dân tộc nội trú Người + Học sinh bán trú Người + Đối tượng được hưởng chính sách miễn, giảm học phí theo quy định Người - Số trường đại học, cao đẳng, dạy nghề công lập do địa phương quản lý Trường 13 Y tế: - Cơ sở khám chữa bệnh Cơ sở - Số giường bệnh Giường Trong đó: + Giường bệnh cấp tỉnh Giường + Giường bệnh cấp huyện Giường + Giường phòng khám khu vực Giường + Giường y tế xã phường Giường - Số đối tượng mua BHYT + Trẻ em dưới 6 tuổi Người + Đối tượng bảo trợ xã hội Người + Người thuộc hộ nghèo Người + Kinh phí mua thẻ khám chữa bệnh người nghèo, người dân tộc thiểu số, người sống vùng Người + Người hiến bộ phận cơ thể Người + Học sinh, sinh viên Người + Đối tượng cựu chiến binh, người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào, thanh niên xung phong Người + Người thuộc hộ gia đình cận nghèo Người + Người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình Người …, ngày … tháng … năm …… TM/ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký tên, đóng dấu) UBND TỈNH, THÀNH PHỐ ... MẪU BIỂU SỐ 02 BIỂU TỔNG HỢP DỰ TOÁN THU NSNN NĂM GIAI ĐOẠN ... (Dùng cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính trước ngày 20/7 hằng năm) Đơn vị: Triệu đồng STT NỘI DUNG NĂM HIỆN HÀNH (N - 1) DỰ KIẾN 03 NĂM KẾ HOẠCH DỰ TOÁN TTgCP giao DỰ TOÁN HĐND cấp tỉnh quyết định ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN NĂM DỰ TOÁN (N) NĂM N+1 NĂM N+2 1 2 3 4 5 6 TỔNG THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN (I+II+III) I THU NỘI ĐỊA 1 1. Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước do Trung ương quản lý - Thuế giá trị gia tăng Trong đó: Thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí - Thuế thu nhập doanh nghiệp - Thuế tiêu thụ đặc biệt Trong đó: Thu từ cơ sở kinh doanh nhập khẩu tiếp tục bán ra trong nước - Thuế tài nguyên Trong đó: Thuế tài nguyên dầu, khí 2 Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý - Thuế giá trị gia tăng - Thuế thu nhập doanh nghiệp - Thuế tiêu thụ đặc biệt Trong đó: Thu từ cơ sở kinh doanh nhập khẩu tiếp tục bán ra trong nước - Thuế tài nguyên 3 Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - Thuế giá trị gia tăng Trong đó: Thu từ hoạt động thăm dò và khai thác dầu, khí - Thuế thu nhập doanh nghiệp Trong đó: Thu từ hoạt động thăm dò và khai thác dầu, khí - Thu từ khí thiên nhiên - Thuế tiêu thụ đặc biệt Trong đó: - Thu từ cơ sở kinh doanh nhập khẩu tiếp tục bán ra trong nước - Thuế tài nguyên Trong đó: Thuế tài nguyên dầu, khí - Tiền thuê mặt đất, mặt nước Trong đó: Thu từ hoạt động thăm dò và khai thác dầu, khí 4 Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh - Thuế giá trị gia tăng - Thuế thu nhập doanh nghiệp - Thuế tiêu thụ đặc biệt Trong đó: Thu từ cơ sở kinh doanh nhập khẩu tiếp tục bán ra trong nước - Thuế tài nguyên 5 Lệ phí trước bạ 6 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 7 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 8 Thuế thu nhập cá nhân 9 Thuế bảo vệ môi trường Trong đó: - Thu từ hàng hóa nhập khẩu - Thu từ hàng hóa sản xuất trong nước 10 Phí, lệ phí Bao gồm: - Phí, lệ phí do cơ quan nhà nước trung ương thu - Phí, lệ phí do cơ quan nhà nước địa phương thu Trong đó: phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản 11 Tiền sử dụng đất Trong đó: - Thu do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý - Thu do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý 12 Thu tiền thuê đất, mặt nước 13 Thu tiền sử dụng khu vực biển Trong đó: - Thuộc thẩm quyền giao của trung ương - Thuộc thẩm quyền giao của địa phương 14 Thu từ bán tài sản nhà nước Trong đó: - Do trung ương - Do địa phương 15 Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước Trong đó: - Do trung ương xử lý - Do địa phương xử lý 16 Thu tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước 17 Thu khác ngân sách Trong đó: - Thu khác ngân sách trung ương 18 Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản Trong đó: - Giấy phép do Trung ương cấp - Giấy phép do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp 19 Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác 20 Thu cổ tức và lợi nhuận sau thuế (địa phương hưởng 100%) 21 Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết (kể cả hoạt động xổ số điện toán) II THU TỪ DẦU THÔ III THU TỪ HOẠT ĐỘNG XUẤT, NHẬP KHẨU 1 Thuế xuất khẩu 2 Thuế nhập khẩu 3 Thuế tiêu thụ đặc biệt 4 Thuế bảo vệ môi trường 5 Thuế giá trị gia tăng …, ngày … tháng … năm …… TM/ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký tên, đóng dấu) UBND TỈNH, THÀNH PHỐ ... MẪU BIỂU SỐ 03 DỰ KIẾN THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO SẮC THUẾ GIAI ĐOẠN 03 NĂM ... Dùng cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính trước ngày 20/7 hằng năm) Đơn vị: Triệu đồng STT NỘI DUNG NĂM HIỆN HÀNH (N - 1) DỰ KIẾN NĂM DỰ TOÁN (N) SO SÁNH NĂM N VỚI ƯỚC THỰC HIỆN NĂM N-1 DỰ KIẾN NĂM N+1 DỰ KIẾN NĂM N+2 DỰ TOÁN ƯỚC THỰC HIỆN 1 2 3 4=3/2 5 6 TỔNG THU NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN (I+II+III) I Các khoản thu từ thuế 1 Thuế GTGT thu từ hàng hóa SX-KD trong nước 2 Thuế TTĐB thu từ hàng hóa sản xuất trong nước 3 Thuế BVMT thu từ hàng hóa SX-KD trong nước 4 Thuế thu nhập doanh nghiệp 5 Thuế thu nhập cá nhân 6 Thuế tài nguyên II Các khoản phí, lệ phí 1 Lệ phí trước bạ 2 Các loại phí, lệ phí III Thu cổ tức, lợi nhuận được chia, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu, chi của NHNN 1 Thu cổ tức, lợi nhuận được chia, lợi nhuận sau thuế 2 Chênh lệch thu, chi của NHNN IV Các khoản thu về nhà đất 1 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 3 Thu tiền cho thuê đất, mặt nước, mặt biển 4 Thu tiền sử dụng đất 5 Thu tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước V Thu khác 1 Thu cấp quyền khai thác khoáng sản 2 Thu bán tài sản nhà nước 3 Các khoản thu khác còn lại …, ngày … tháng … năm …… TM/ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký tên, đóng dấu) UBND TỈNH, THÀNH PHỐ ... MẪU BIỂU SỐ 04 DỰ TOÁN CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 03 NĂM ... (Dùng cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 20/7 hằng năm) Đơn vị: Triệu đồng STT NỘI DUNG NĂM HIỆN HÀNH (N - 1) DỰ KIẾN 03 NĂM KẾ HOẠCH DỰ TOÁN TTgCP giao DỰ TOÁN HĐND cấp tỉnh quyết định ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN NĂM DỰ TOÁN (N) NĂM N+1 NĂM N+2 1 2 3 4 5 6 I CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG Trong đó: Chi cân đối ngân sách địa phương tính tỷ lệ điều tiết, số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương (1) 1 Chi đầu tư phát triển 1.1 Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật 1.2 Chi đầu tư phát triển còn lại (1-1.1) Trong đó: 1.2.1 Chi đầu tư phát triển của các dự án phân theo nguồn vốn a Chi đầu tư XDCB vốn trong nước b Chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất c Chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết d Chi đầu tư từ nguồn bội chi ngân sách địa phương 1.2.2 Chi đầu tư phát triển phân theo lĩnh vực a Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề b Chi khoa học và công nghệ … 2 Chi thường xuyên a Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề b Chi khoa học và công nghệ … 3 Chi trả nợ lãi do chính quyền địa phương vay 4 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 5 Dự phòng ngân sách 6 Chi tạo nguồn cải cách tiền lương II BỘI CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG/BỘI THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG III CHI CHUYỂN NGUỒN SANG NĂM SAU CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG Ghi chú (1) Đã bao gồm chi trả nợ gốc và chưa bao gồm chi từ nguồn bội chi ngân sách. …, ngày … tháng … năm …… TM/ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký tên, đóng dấu) UBND TỈNH, THÀNH PHỐ ... MẪU BIỂU SỐ 05 KẾ HOẠCH VAY VÀ TRẢ NỢ NGÂN SÁCH CẤP TỈNH GIAI ĐOẠN 03 NĂM ... (Dùng cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính trước ngày 20/7 hằng năm) Đơn vị: Triệu đồng STT NỘI DUNG NĂM HIỆN HÀNH (N-1) DỰ KIẾN NĂM DỰ TOÁN (N) SO SÁNH NĂM N VỚI ƯỚC THỰC HIỆN NĂM N-1 DỰ KIẾN NĂM N+1 DỰ KIẾN NĂM N+2 DỰ TOÁN ƯỚC THỰC HIỆN 1 2 3 4=3/2 5 6 A MỨC DƯ NỢ VAY TỐI ĐA CỦA NSĐP B BỘI CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG C KẾ HOẠCH VAY, TRẢ NỢ GỐC I Tổng dư nợ đầu năm Tỷ lệ mức dư nợ đầu kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%) 1 Trái phiếu chính quyền địa phương 2 Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước (1) 3 Vay trong nước khác theo quy định của pháp luật II Trả nợ gốc vay trong năm 1 Nợ gốc phải trả phân theo nguồn vay - Trái phiếu chính quyền địa phương - Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước - Vay trong nước khác theo quy định của pháp luật 2 Nguồn trả nợ - Từ nguồn vay - Bội thu ngân sách địa phương - Tăng thu, tiết kiệm chi - Kết dư ngân sách cấp tỉnh III Tổng mức vay trong năm 1 Theo mục đích vay - Vay bù đắp bội chi - Vay trả nợ gốc 2 Theo nguồn vay - Trái phiếu chính quyền địa phương - Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước - Vay trong nước khác theo quy định của pháp luật IV Tổng dư nợ cuối năm Tỷ lệ mức dư nợ cuối kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%) 1 Trái phiếu chính quyền địa phương 2 Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước (1) 3 Vay trong nước khác theo quy định của pháp luật D Trả nợ lãi, phí Ghi chú: (1) Chi tiết theo từng dự án. …, ngày … tháng … năm …… TM/ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký tên, đóng dấu) UBND TỈNH, THÀNH PHỐ ... MẪU BIỂU SỐ 06 DỰ KIẾN NHU CẦU, NGUỒN VÀ SỐ BỔ SUNG CHI THỰC HIỆN CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG Dùng cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính trước ngày 20/7 hằng năm) Đơn vị: Triệu đồng STT NỘI DUNG NĂM HIỆN HÀNH (N - 1) DỰ KIẾN 03 NĂM KẾ HOẠCH DỰ TOÁN TTgCP giao ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KINH PHÍ TĂNG THÊM NĂM DỰ TOÁN (N) NĂM N+1 NĂM N+2 A B 1 2 3=2-1 4 5 6 I Tổng chi quỹ tiền lương (không bao gồm phụ cấp làm thêm giờ) Trong đó: (1) Tổng chi quỹ lương theo tiền lương cơ sở đã được quyết định trước 31/12 năm n-1 - Tổng chi quỹ lương theo tiền lương cơ sở đã dự kiến - Điều chỉnh quỹ tiền lương (bao gồm cả kinh phí còn thiếu của các năm trước) (2) Tổng chi quỹ lương do tăng tiền lương cơ sở II Tổng nguồn kinh phí thực hiện CCTL (1) 10% tiết kiệm chi thường xuyên (2) 50% tăng thu NSĐP - 50% tăng thu NSĐP dự toán năm nay so năm trước - 50% tăng thu NSĐP thực hiện năm trước so dự toán năm trước (3) Từ nguồn giá học phí (4) Từ nguồn giá viện phí (5) Thu sự nghiệp khác III Kinh phí đề xuất phải bổ sung hoặc chuyển nguồn I-II I-II I-II I-II I-II …, ngày … tháng … năm …… TM/ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký tên, đóng dấu) UBND TỈNH, THÀNH PHỐ ... MẪU BIỂU SỐ 07 CẬP NHẬT, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU GIAI ĐOẠN 03 NĂM ... (Dùng cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 31/3 hằng năm) STT NỘI DUNG ĐƠN VỊ TÍNH KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM TRƯỚC (M-I) NĂM HIỆN HÀNH (M)* NĂM M+1 NĂM M+2 KẾ HOẠCH TRÌNH HĐND ƯỚC THỰC HIỆN SO SÁNH TH/KH (%) KẾ HOẠCH TRÌNH HĐND KHẢ NĂNG THỰC HIỆN SO SÁNH KNTH- KH KẾ HOẠCH TRÌNH HĐND ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH TRÌNH HĐND ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH C 1 2 3=2/1 4 5 6=5/4 7 8 9 10 1 Tổng sản phẩm trong nước của địa phương (GRDP) giá hiện hành Tỷ đồng 2 Tốc độ tăng trưởng GRDP % 3 Cơ cấu kinh tế - Nông, lâm, ngư nghiệp % - Công nghiệp, xây dựng % - Dịch vụ % 4 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) % 5 Vốn đầu tư phát triển toàn XH trên địa bàn Tỷ đồng Tỷ lệ so với GRDP % 6 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Triệu USD Tốc độ tăng trưởng % 7 Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa Triệu USD Tốc độ tăng trưởng % 8 Dân số Triệu người 9 Thu nhập bình quân đầu người Triệu đồng 10 Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo % 11 Tỷ lệ hộ nghèo % 12 Giáo dục, đào tạo - Số giáo viên Người - Số học sinh Người Trong đó: + Học sinh Dân tộc nội trú Người + Học sinh bán trú Người + Đối tượng được hưởng chính sách miễn, giảm học phí theo quy định Người - Số trường đại học, cao đẳng, dạy nghề công lập do địa phương quản lý Trường 13 Y tế; - Cơ sở khám chữa bệnh Cơ sở - Số giường bệnh Giường Trong đó: + Giường bệnh cấp tỉnh Giường + Giường bệnh cấp huyện Giường + Giường phòng khám khu vực Giường + Giường y tế xã phường Giường - Số đối tượng mua BHYT + Trẻ em dưới 6 tuổi Người + Đối tượng bảo trợ xã hội Người + Người thuộc hộ nghèo Người + Kinh phí mua thẻ khám chữa bệnh người nghèo, người dân tộc thiểu số, người sống vùng Người + Người hiến bộ phận cơ thể Người + Học sinh, sinh viên Người + Đối tượng cựu chiến binh, người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào, thanh niên xung phong Người + Người thuộc hộ gia đình cận nghèo Người + Người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình Người Ghi chú: (*) Đây là năm dự toán trong kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm đã báo cáo cấp thẩm quyền năm trước …, ngày … tháng … năm …… TM/ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký tên, đóng dấu) UBND TỈNH, THÀNH PHỐ ... MẪU BIỂU SỐ 08 CẬP NHẬT, ĐÁNH GIÁ THU NSNN NĂM GIAI ĐOẠN 03 NĂM ... (Dùng cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính trước ngày 31/3 hằng năm) Đơn vị: Triệu đồng STT NỘI DUNG THỰC HIỆN NĂM TRƯỚC M-1 NĂM HIỆN HÀNH M* NĂM M+1 NĂM M+2 Thủ tướng Chính phủ giao HĐND cấp tỉnh thông qua Đánh giá thực hiện KẾ HOẠCH TRÌNH HĐND ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH TRÌNH HĐND ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH 1 3 4 5 7 8 10 11 TỔNG THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN (I+II+III) 1 I. THU NỘI ĐỊA 1 Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước do Trung ương quản lý - Thuế giá trị gia tăng Trong đó: Thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí - Thuế thu nhập doanh nghiệp - Thuế tiêu thụ đặc biệt Trong đó: Thu từ cơ sở kinh doanh nhập khẩu tiếp tục bán ra trong nước - Thuế tài nguyên Trong đó: Thuế tài nguyên dầu, khí 2 Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý - Thuế giá trị gia tăng - Thuế thu nhập doanh nghiệp - Thuế tiêu thụ đặc biệt Trong đó: Thu từ cơ sở kinh doanh nhập khẩu tiếp tục bán ra trong nước - Thuế tài nguyên 3 Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - Thuế giá trị gia tăng Trong đó: Thu từ hoạt động thăm dò và khai thác dầu, khí - Thuế thu nhập doanh nghiệp Trong đó: Thu từ hoạt động thăm dò và khai thác dầu, khí - Thu từ khí thiên nhiên - Thuế tiêu thụ đặc biệt Trong đó: - Thu từ cơ sở kinh doanh nhập khẩu tiếp tục bán ra trong nước - Thuế tài nguyên Trong đó: Thuế tài nguyên dầu, khí - Tiền thuê mặt đất, mặt nước Trong đó: Thu từ hoạt động thăm dò và khai thác dầu, khí 4 Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh - Thuế giá trị gia tăng - Thuế thu nhập doanh nghiệp - Thuế tiêu thụ đặc biệt Trong đó: Thu từ cơ sở kinh doanh nhập khẩu tiếp tục bán ra trong nước - Thuế tài nguyên 5 Lệ phí trước bạ 6 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 7 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 8 Thuế thu nhập cá nhân 9 Thuế bảo vệ môi trường Trong đó: - Thu từ hàng hóa nhập khẩu - Thu từ hàng hóa sản xuất trong nước 10 Phí, lệ phí Bao gồm: - Phí, lệ phí do cơ quan nhà nước trung ương thu - Phí, lệ phí do cơ quan nhà nước địa phương thu Trong đó: phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản 11 Tiền sử dụng đất Trong đó: - Thu do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý - Thu do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý 12 Thu tiền thuê đất, mặt nước 13 Thu tiền sử dụng khu vực biển Trong đó: - Thuộc thẩm quyền giao của trung ương - Thuộc thẩm quyền giao của địa phương 14 Thu từ bán tài sản nhà nước Trong đó: - Do trung ương - Do địa phương 15 Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước Trong đó: - Do trung ương xử lý - Do địa phương xử lý 16 Thu tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước 17 Thu khác ngân sách Trong đó: - Thu khác ngân sách trung ương 18 Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản Trong đó: - Giấy phép do Trung ương cấp - Giấy phép do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp 19 Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác 20 Thu cổ tức và lợi nhuận sau thuế (địa phương hưởng 100%) 21 Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết (kể cả hoạt động xổ số điện toán) II THU TỪ DẦU THÔ III THU TỪ HOẠT ĐỘNG XUẤT, NHẬP KHẨU 1 Thuế xuất khẩu 2 Thuế nhập khẩu 3 Thuế tiêu thụ đặc biệt 4 Thuế bảo vệ môi trường 5 Thuế giá trị gia tăng Ghi chú: (*) Đây là năm dự toán trong kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm đã báo cáo cấp thẩm quyền năm trước …, ngày … tháng … năm …… TM/ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký tên, đóng dấu) UBND TỈNH, THÀNH PHỐ ... MẪU BIỂU SỐ 09 CẬP NHẬT, ĐÁNH GIÁ THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO LĨNH VỰC GIAI ĐOẠN 03 NĂM .... (Dùng cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính trước ngày 31/3 hằng năm) Đơn vị: Triệu đồng STT NỘI DUNG KẾT QUẢ TH NĂM TRƯỚC (M-1) NĂM HIỆN HÀNH (M)* NĂM M+1 NĂM M+2 ƯỚC TH TRÌNH HĐND KẾT QUẢ THỰC HIỆN SO SÁNH TH/KH (%) DỰ TOÁN HĐND THÔNG QUA KHẢ NĂNG THỰC HIỆN SO SÁNH KNTH-DT KẾ HOẠCH TRÌNH HĐND ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH TRÌNH HĐND ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH 1 2 3=2/1 4 5 6=5/4 7 8 9 10 TỔNG THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN (I+II+III) Tỷ lệ thu NSNN so với GRDP (%) Tỷ lệ thu từ thuế, phí so với GRDP(%) I Thu nội địa Tốc độ tăng thu (%) Tỷ trọng trong tổng thu NSNN (%) Trong đó: 1 Thu từ khu vực DNNN do TW quản lý 2 Thu từ khu vực DNNN do ĐP quản lý 3 Thu từ khu vực DN có vốn ĐTNN 4 Thu từ khu vực kinh tế NQD 5 Thuế thu nhập cá nhân 6 Thuế bảo vệ môi trường 7 Lệ phí trước bạ 8 Thu tiền sử dụng đất 9 Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết 10 Thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu, chi NHNN II Thu từ dầu thô Tốc độ tăng thu (%) Tỷ trọng trong tổng thu NSNN (%) III Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu Tốc độ tăng thu (%) Tỷ trọng trong tổng thu NSNN (%) IV Thu viện trợ Tốc độ tăng thu (%) Tỷ trọng trong tổng thu NSNN (%) Ghi chú: (*) Đây là năm dự toán trong kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm đã báo cáo cấp thẩm quyền năm trước …, ngày … tháng … năm …… TM/ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký tên, đóng dấu) UBND TỈNH, THÀNH PHỐ ... MẪU BIỂU SỐ 10 CẬP NHẬT, ĐÁNH GIÁ THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO SẮC THUẾ GIAI ĐOẠN 03 NĂM ... (Dùng cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính trước ngày 31/3 hằng năm) Đơn vị: Triệu đồng STT NỘI DUNG KẾT QUẢ TH NĂM TRƯỚC (M-1) NĂM HIỆN HÀNH (M)* NĂM M+1 NĂM M+2 ƯỚC TH TRÌNH HĐND KẾT QUẢ THỰC HIỆN SO SÁNH TH/KH (%) DỰ TOÁN HĐND THÔNG QUA KHẢ NĂNG THỰC HIỆN SO SÁNH KNTH- DT KẾ HOẠCH TRÌNH HĐND ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH TRÌNH HĐND ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH 1 2 3=2/1 4 5 6=5/4 7 8 9 10 TỔNG THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN (I+II+III) I Các khoản thu từ thuế 1 Thuế GTGT thu từ hàng hóa SX-KD trong nước 2 Thuế TTĐB thu từ hàng hóa sản xuất trong nước 3 Thuế BVMT thu từ hàng hóa SX-KD trong nước 4 Thuế thu nhập doanh nghiệp 5 Thuế thu nhập cá nhân 6 Thuế tài nguyên II Các khoản phí, lệ phí 1 Lệ phí trước bạ 2 Các loại phí, lệ phí III Thu cổ tức, lợi nhuận được chia, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu, chi của NHNN 1 Thu cổ tức, lợi nhuận được chia, lợi nhuận sau thuế 2 Thu chênh lệch thu, chi của NHNN IV Các khoản thu về nhà đất 1 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 3 Thu tiền cho thuê đất, mặt nước, mặt biển 4 Thu tiền sử dụng đất 5 Thu tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước V Thu khác 1 Thu cấp quyền khai thác khoáng sản 2 Thu bán tài sản nhà nước 3 Các khoản thu khác còn lại Ghi chú: (*) Đây là năm dự toán trong kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm đã báo cáo cấp thẩm quyền năm trước …, ngày … tháng … năm …… TM/ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký tên, đóng dấu) UBND TỈNH, THÀNH PHỐ ... MẪU BIỂU SỐ 11 CẬP NHẬT, ĐÁNH GIÁ CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 03 NĂM ... (Dùng cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính trước ngày 31/3 hàng năm) Đơn vị: Triệu đồng STT NỘI DUNG KẾT QUẢ TH NĂM TRƯỚC (M-1) NĂM HIỆN HÀNH (M) NĂM M+1 NĂM M+2 KẾ HOẠCH TRÌNH HĐND ƯỚC THỰC HIỆN SO SÁNH TH/KH (%) KẾ HOẠCH TRÌNH HĐND KHẢ NĂNG THỰC HIỆN SO SÁNH KNTH- KH KẾ HOẠCH TRÌNH HĐND ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH TRÌNH HĐND ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH 1 2 3=2/1 4 5 6=5/4 7 8 9 10 A TỔNG NGUỒN THU NSĐP I Thu NSĐP được hưởng theo phân cấp II Thu bổ sung từ NSTW 1 Thu bổ sung cân đối ngân sách 2 Thu bổ sung có mục tiêu III Thu từ quỹ dự trữ tài chính IV Thu kết dư V Thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang B TỔNG CHI NSĐP I Tổng chi cân đối NSĐP 1 Chi đầu tư phát triển 2 Chi thường xuyên 3 Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay 4 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 5 Dự phòng ngân sách 6 Chi tạo nguồn, điều chỉnh tiền lương II Chi các CTMT từ nguồn bổ sung từ NSTW 1 Chi thực hiện các CT mục tiêu quốc gia 2 Chi thực hiện các CT mục tiêu, nhiệm vụ III Chi chuyển nguồn sang năm sau C BỘI CHI/BỘI THU NSĐP D TỔNG MỨC VAY, TRẢ NỢ CỦA NSĐP I Hạn mức dư nợ vay tối đa của NSĐP II Mức dự nợ đầu kỳ (năm) III Trả nợ gốc vay của NSĐP 1 Từ nguồn vay để trả nợ gốc 2 Từ nguồn bội thu, tăng thu, tiết kiệm chi, kết dư NS cấp tỉnh IV Tổng mức vay của NSĐP 1 Vay để bù đắp bội chi 2 Vay để trả nợ gốc V Mức dự nợ cuối kỳ (năm) Ghi chú: (*) Đây là năm dự toán trong kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm đã báo cáo cấp thẩm quyền năm trước …, ngày … tháng … năm …… TM/ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký tên, đóng dấu) UBND TỈNH, THÀNH PHỐ ... MẪU BIỂU SỐ 12 CẬP NHẬT, ĐÁNH GIÁ CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG THEO CƠ CẤU CHI GIAI ĐOẠN 03 NĂM .... (Dùng cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 31/3 hằng năm) Đơn vị: Triệu đồng STT NỘI DUNG KẾT QUẢ TH NĂM TRƯỚC (M-1) NĂM HIỆN HÀNH (M)* NĂM M+1 NĂM M+2 ƯỚC TH TRÌNH HĐND KẾT QUẢ THỰC HIỆN SO SÁNH TH/KH (%) DỰ TOÁN HĐND THÔNG QUA KHẢ NĂNG THỰC HIỆN SO SÁNH KNTH-ĐT KẾ HOẠCH TRÌNH HĐND ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH TRÌNH HĐND ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH 1 2 3=2/1 4 5 6=5/4 7 8 9 10 I CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG Trong đó: Chi cân đối ngân sách địa phương tính tỷ lệ điều tiết, số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương (1) 1 Chi đầu tư phát triển 1.1 Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật 1.2 Chi đầu tư phát triển còn lại (1-1.1) Trong đó: 1.2.1 Chi đầu tư phát triển của các dự án phân theo nguồn vốn a Chi đầu tư XDCB vốn trong nước b Chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất c Chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết d Chi đầu tư từ nguồn bội chi ngân sách địa phương 1.2.2 Chi đầu tư phát triển phân theo lĩnh vực a Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề b Chi khoa học và công nghệ … 2 Chi thường xuyên a Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề b Chi khoa học và công nghệ … 3 Chi trả nợ lãi do chính quyền địa phương vay 4 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 5 Dự phòng ngân sách 6 Chi tạo nguồn cải cách tiền lương II BỘI CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG/BỘI THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG III CHI CHUYỂN NGUỒN SANG NĂM SAU CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG Ghi chú (1) Đã bao gồm chi trả nợ gốc và chưa bao gồm chi từ nguồn bội chi ngân sách. …, ngày … tháng … năm …… TM/ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký tên, đóng dấu) Tên cơ quan, đơn vị………… Chương……………… MẪU BIỂU SỐ 13 TỔNG HỢP NHU CẦU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 03 NĂM………… (Dùng cho các đơn vị dự toán cấp I báo cáo cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp trước ngày 20/7 hằng năm) STT NỘI DUNG NĂM HIỆN HÀNH (N - 1) DỰ KIẾN NĂM DỰ TOÁN (N) SO SÁNH NHU CẦU NĂM N VỚI TH NĂM N-1 DỰ KIẾN NĂM N+1 DỰ KIẾN NĂM N+2 DỰ TOÁN ƯỚC THỰC HIỆN TRẦN CHI ĐƯỢC THÔNG BÁO NHU CẦU CHI CỦA ĐƠN VỊ CHÊNH LỆCH TRẦN CHI - NHU CẦU TRẦN CHI ĐƯỢC THÔNG BÁO NHU CẦU CHI CỦA ĐƠN VỊ CHÊNH LỆCH TRẦN CHI - NHU CẦU TRẦN CHI ĐƯỢC THÔNG BÁO NHU CẦU CHI CỦA ĐƠN VỊ CHÊNH LỆCH TRẦN CHI - NHU CẦU 1 2 3 4 5=3-4 6=4/2 7 8 9=7-8 10 11 12=10-11 A TỔNG NHU CẦU CHI NSNN I Chi đầu tư phát triển (1+2+3) 1 Chi đầu tư các dự án (*) Chi quốc phòng Chi an ninh và trật tự ATXH ………………………. 2 Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho DN cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích; các tổ chức kinh tế; các tổ chức tài chính; đầu tư vốn NN vào DN 3 Chi đầu tư phát triển khác II Chi thường xuyên* (1+2+...) 1 Chi quốc phòng 2 Chi an ninh và trật tự ATXH …….. B CHI TỪ NGUỒN THU PHÍ ĐƯỢC ĐỂ LẠI CHO ĐƠN VỊ SỬ DỤNG THEO QUY ĐỊNH 1 Chi sự nghiệp … 2 Chi sự nghiệp … … ……………. Chi quản lý hành chính C NHU CẦU CHI CÒN LẠI, SAU KHI TRỪ ĐI SỐ CHI TỪ NGUỒN THU ĐỂ LẠI CHO ĐƠN VỊ SỬ DỤNG (A-B) I Chi đầu tư phát triển 1 Chi đầu tư các dự án* Chi quốc phòng Chi an ninh và trật tự ATXH …………….. 2 Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích; các tổ chức kinh tế; các tổ chức tài chính; đầu 3 Chi đầu tư phát triển khác II Chi thường xuyên* 1 Chi quốc phòng 2 Chi an ninh và trật tự ATXH ……………… Ghi chú: (*) Nhiệm vụ chi phát sinh thuộc lĩnh vực chi nào thì thể hiện lĩnh vực chi đó, không cần phải thể hiện đủ các lĩnh vực chi theo quy định. …, ngày … tháng … năm …… THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) Tên cơ quan, đơn vị………… Chương……………… MẪU BIỂU SỐ 14 TỔNG HỢP NHU CẦU CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 03 NĂM ……..(1) (Dùng cho các đơn vị dự toán cấp I báo cáo cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp trước ngày 20/7 hằng năm) Đơn vị: Triệu đồng STT NỘI DUNG (2) THỰC HIỆN NĂM HIỆN HÀNH (N-1) NHU CẦU NĂM DỰ TOÁN (N) NHU CẦU NĂM N+1 NHU CẦU NĂM N+2 I TRẦN CHI NGÂN SÁCH ĐƯỢC THÔNG BÁO II NHU CẦU CHI CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ 1 Chi đầu tư phát triển cơ sở a Vốn thanh toán nợ đọng XDCB theo quy định nhưng đến hết kế hoạch năm trước chưa bố trí được nguồn để thanh toán b Vốn thu hồi các khoản ứng trước dự toán để đẩy nhanh tiến độ các dự án đang thực hiện theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ c Vốn đầu tư cho các dự án chuyển tiếp, các dự án khởi công mới trong năm hiện hành; tiếp tục thực hiện trong năm tiếp theo d Vốn thực hiện các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật 2 Chi đầu tư phát triển mới a Vốn đầu tư của dự án được bố trí vốn bắt đầu thực hiện (khởi công mới) năm hiện hành nhưng không triển khai được và không được chuyển nguồn sang năm sau theo quy định b Vốn thu hồi các khoản ứng trước dự toán để khởi công mới các dự án theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ c Vốn đầu tư cho các dự án bắt đầu thực hiện trong năm dự toán d Dự án được cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trong thời gian xen giữa 02 kế hoạch đầu tư công trung hạn và chắc chắn được bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau, có nhu cầu triển khai thực hiện ngay từ năm đầu tiên của kế hoạch trung hạn giai đoạn sau đ Nghiên cứu khả thi cho các dự án được triển khai trong kế hoạch trung hạn sau III CHÊNH LỆCH TRẦN CHI-NHU CẦU (I-II) Ghi chú: (1) Bao gồm 13 lĩnh vực quy định tại Luật ngân sách nhà nước, như: Quốc phòng, an ninh trật tự và an toàn xã hội....; trường hợp cơ quan, đơn vị được giao dự toán ở một lĩnh vực chi thì chỉ tổng hợp nhu cầu chi theo mẫu biểu 18 (2) Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên …, ngày … tháng … năm …… THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) Tên cơ quan, đơn vị………… Chương……………… MẪU BIỂU SỐ 15 NHU CẦU CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC GIAI ĐOẠN 03 NĂM ……..(1) (Dùng cho các đơn vị dự toán cấp I báo cáo cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp trước ngày 20/7 hằng năm) Đơn vị: Triệu đồng STT NỘI DUNG (2) THỰC HIỆN NĂM HIỆN HÀNH (N-1) NHU CẦU NĂM DỰ TOÁN (N) NHU CẦU NĂM N+1 NHU CẦU NĂM N+2 I TRẦN CHI NGÂN SÁCH ĐƯỢC THÔNG BÁO II NHU CẦU CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ 1 Chi đầu tư phát triển cơ sở a Vốn thanh toán nợ đọng XDCB theo quy định nhưng đến hết kế hoạch năm trước chưa bố trí được nguồn để thanh toán b Vốn thu hồi các khoản ứng trước dự toán để đẩy nhanh tiến độ các dự án đang thực hiện theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ c Vốn đầu tư cho các dự án chuyển tiếp, các dự án khởi công mới trong năm hiện hành; tiếp tục thực hiện trong năm tiếp theo d Vốn thực hiện các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật 2 Chi đầu tư phát triển mới a Vốn đầu tư của dự án được bố trí vốn bắt đầu thực hiện (khởi công mới) năm hiện hành nhưng không triển khai được và không được chuyển nguồn sang năm sau theo quy định b Vốn thu hồi các khoản ứng trước dự toán để khởi công mới các dự án theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ c Vốn đầu tư cho các dự án bắt đầu thực hiện trong năm dự toán d Dự án được cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trong thời gian xen giữa 02 kế hoạch đầu tư công trung hạn và chắc chắn được bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau, có nhu cầu triển khai thực hiện ngay từ năm đầu tiên của kế hoạch trung hạn giai đoạn sau đ Nghiên cứu khả thi cho các dự án được triển khai trong kế hoạch trung hạn sau III CHÊNH LỆCH TRẦN CHI-NHU CẦU (I-II) Ghi chú: (1) Bao gồm 13 lĩnh vực quy định tại luật Ngân sách nhà nước, như: Quốc phòng, an ninh trật tự và an toàn xã hội....; trường hợp cơ quan, đơn vị được giao dự toán ở một lĩnh vực chi thì chỉ tổng hợp nhu cầu chi theo mẫu biểu 14 …, ngày … tháng … năm …… THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) Tên cơ quan, đơn vị………… Chương……………… MẪU BIỂU SỐ 16 TỔNG HỢP NHU CẦU CHI THƯỜNG XUYÊN GIAI ĐOẠN 03 NĂM…… (Dùng cho các đơn vị dự toán cấp I báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp trước ngày 20/7 hằng năm) Đơn vị: Triệu đồng STT NỘI DUNG (*) THỰC HIỆN NĂM HIỆN HÀNH (N-1) NĂM DỰ TOÁN (N) NĂM N + 1 NĂM N + 2 TRẦN CHI ĐƯỢC THÔNG BÁO NHU CẦU CỦA ĐƠN VỊ CHÊNH LỆCH NHU CẦU -TRẦN CHI TRẦN CHI ĐƯỢC THÔNG BÁO NHU CẦU CỦA ĐƠN VỊ CHÊNH LỆCH NHU CẦU -TRẦN CHI TRẦN CHI ĐƯỢC THÔNG BÁO NHU CẦU CỦA ĐƠN VỊ CHÊNH LỆCH NHU CẦU -TRẦN CHI 1 2 3 4=3-2 5 6 7=6-5 8 9 10=9-8 TỔNG NHU CẦU T.đó: - Chi thường xuyên cơ sở - Chi thường xuyên mới 1 Quốc phòng T.đó: - Chi thường xuyên cơ sở - Chi thường xuyên mới 2 An ninh và trật tự, an toàn xã hội T.đó: - Chi thường xuyên cơ sở - Chi thường xuyên mới 3 Giáo dục - đào tạo và dạy nghề T.đó: - Chi thường xuyên cơ sở - Chi thường xuyên mới 4 ………… …, ngày … tháng … năm …… THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) Tên cơ quan, đơn vị………… Chương……………… MẪU BIỂU SỐ 17 CHI TIẾT NHU CẦU CHI THƯỜNG XUYÊN GIAI ĐOẠN 03 NĂM……. (Dùng cho các đơn vị dự toán cấp I báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp trước ngày 20/7 hằng năm) Đơn vị: Triệu đồng SỐ TT LĨNH VỰC (1)/NỘI DUNG CHI THỰC HIỆN NĂM HIỆN HÀNH (N-1) NHU CẦU NĂM DỰ TOÁN (N) NHU CẦU NĂM N+1 NHU CẦU NĂM N+2 TỔNG NHU CẦU CHI THƯỜNG XUYÊN TRONG ĐÓ: - CHI THƯỜNG XUYÊN CƠ SỞ - CHI THƯỜNG XUYÊN MỚI 1 Quốc phòng a Chi thường xuyên cơ sở (1) Dự toán/dự kiến bố trí (2) Các điều chỉnh chi tiêu cơ sở - Thay đổi kỹ thuật (chi tiết theo từng đề xuất cụ thể) - Thực hiện cắt giảm dự toán để đảm bảo mục tiêu cân đối NSNN theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền b Chi thường xuyên mới(2) (1) Kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách đã ban hành trước đây nhưng đến giai đoạn kế hoạch này mới bố trí được nguồn để triển khai (2) Kinh phí duy trì thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động mới được bổ sung ở năm hiện hành, tiếp tục thực hiện năm dự toán và các năm tiếp theo. (3) Kinh phí tăng thêm khi tăng quy mô biên chế của cơ quan, đơn vị theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (4) Kinh phí duy tu bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị để vận hành các dự án đầu tư mới hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm dự toán; (5) Kinh phí cho các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách bắt đầu thực hiện trong năm dự toán, bao gồm cả kinh phí sự nghiệp đối ứng cho các dự án mới sử dụng vốn ngoài nước (6) Kinh phí thực hiện cải cách mức tiền lương cơ sở theo quyết định của cấp có thẩm quyền. 2 An ninh và trật tự, an toàn xã hội a Chi thường xuyên cơ sở (1) Dự toán/dự kiến bố trí (2) Các điều chỉnh chi tiêu cơ sở - Thay đổi kỹ thuật (chi tiết theo từng đề xuất cụ thể) - Thực hiện cắt giảm dự toán để đảm bảo mục tiêu cân đối NSNN theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền b Chi thường xuyên mới (2) (1) Kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách đã ban hành trước đây nhưng đến giai đoạn kế hoạch này mới bố trí được nguồn để triển khai (2) Kinh phí duy trì thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động mới được bổ sung ở năm hiện hành, tiếp tục thực hiện năm dự toán và các năm tiếp theo. (3) Kinh phí tăng thêm khi tăng quy mô biên chế của cơ quan, đơn vị theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (4) Kinh phí duy tu bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị để vận hành các dự án đầu tư mới hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm dự toán (5) Kinh phí cho các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách bắt đầu thực hiện trong năm dự toán, bao gồm cả kinh phí sự nghiệp đối ứng cho các dự án mới sử dụng vốn ngoài nước (6) Kinh phí thực hiện cải cách mức tiền lương cơ sở theo quyết định của cấp có thẩm quyền. 3 Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề ……………… Ghi chú: (1) Bao gồm 13 lĩnh vực quy định tại luật Ngân sách nhà nước, như: Quốc phòng, an ninh trật tự và an toàn xã hội....; trường hợp cơ quan, đơn vị được giao dự toán ở một vài lĩnh vực chi thì lập theo lĩnh vực chi đó. (2) Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên …, ngày … tháng … năm …… THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) Tên cơ quan, đơn vị………… Chương……………… MẪU BIỂU SỐ 18 TỔNG HỢP MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU VÀ NHU CẦU CHI MỚI GIAI ĐOẠN 03 NĂM………. (Dùng cho các đơn vị dự toán cấp I báo cáo cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp trước ngày 20/7 hằng năm) Đơn vị: Triệu đồng STT LĨNH VỰC CHI MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CƠ SỞ PHÁP LÝ/THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU NGUỒN KINH PHÍ NHU CẦU CHI TỔNG SỐ TRONG ĐÓ CHIA RA CHI CƠ SỞ CHI MỚI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG ĐÓ CHI THƯỜNG XUYÊN TRONG ĐÓ CHI CƠ SỞ CHI MỚI CHI CƠ SỞ CHI MỚI 1 2 3 4 5 6 7=8+9 8=11+14 9=12+15 10=11+12 11 12 13=14+15 14 15 I Giáo dục - đào tạo 1 Giáo dục tiểu học Mục tiêu, nhiệm vụ 1 Nghị quyết QH Hoạt động 1 NSNN Hoạt động 2 NSNN Thu phí Mục tiêu, nhiệm vụ 2 Nghị quyết CP Hoạt động 1 ……… Hoạt động 2 ……… ……… ……… ……… ……… 2 Đào tạo cao đẳng Mục tiêu, nhiệm vụ ... Hoạt động ... …………….. …………. ………… …………. ... II Y tế 1 Y tế dự phòng Mục tiêu, nhiệm vụ ... Hoạt động ... ……… ……… ……… ……… … …………. ……… ……… ……… ……… ……… …, ngày … tháng … năm …… THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) Tên cơ quan, đơn vị………… Chương……………… MẪU BIỂU SỐ 19 DỤ KIẾN SỐ THU, CHI TỪ NGUỒN THU ĐƯỢC ĐỂ LẠI THEO CHẾ ĐỘ GIAI ĐOẠN 03 NĂM ... (Dùng cho các đơn vị dự toán cấp I báo cáo cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp trước ngày 20/7 hằng năm) Đơn vị: Triệu đồng STT NỘI DUNG NĂM HIỆN HÀNH (N-1) NĂM DỰ TOÁN (N) SO SÁNH NĂM N VỚI THỰC HIỆN NĂM N-1 NĂM N+1 NĂM N+2 1 2 3=2/1 4 5 A Các khoản phí I Tổng số thu phí 1 Phí A 2 Phí B ……. II Chi từ nguồn thu phí được để lại 1 Chi sự nghiệp ... 2 Chi sự nghiệp ... 3 Chi quản lý hành chính …….. III Số phí nộp NSNN (I - II) B Thu, chi sự nghiệp, dịch vụ I Tổng số thu 1 Từ các hoạt động cung cấp dịch vụ công do Nhà nước định giá 2 Từ các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật II Chi từ nguồn thu sự nghiệp, dịch vụ 1 Chi sự nghiệp ... 2 Chi sự nghiệp ... …….. …, ngày … tháng … năm …… THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) Tên cơ quan, đơn vị………… Chương……………… MẪU BIỂU SỐ 20 CẬP NHẬT, ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 03 NĂM… (Dùng cho các đơn vị dự toán cấp I báo cáo cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp trước ngày 31/3 hằng năm) Đơn vị: Triệu đồng STT NỘI DUNG KẾT QUẢ NĂM TRƯỚC (M-1) NĂM HIỆN HÀNH (M) NĂM M+1 NĂM M+2 DỰ TOÁN GIAO KẾT QUẢ THỰC HIỆN SO SÁNH TH/KH (%) DỰ TOÁN GIAO KHẢ NĂNG THỰC HIỆN SO SÁNH TH/KH (%) TRẦN CHI ĐƯỢC THÔNG BÁO ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH TRẦN CHI ĐƯỢC THÔNG BÁO ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH 1 2 3=2/1 4 5 6=5/4 7 8 9 10 A TỔNG NHU CẦU CHI NSNN I Chi đầu tư phát triển (1+2+3) 1 Chi đầu tư các dự án (*) Chi quốc phòng Chi an ninh và trật tự ATXH ………………………. 2 Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho DN cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích; các tổ chức kinh tế; các tổ chức tài chính; đầu tư vốn NN vào DN 3 Chi đầu tư phát triển khác II Chi thường xuyên* (1+2+...) 1 Chi quốc phòng 2 Chi an ninh và trật tự ATXH …….. B CHI TỪ NGUỒN THU PHÍ ĐƯỢC ĐỂ LẠI CHO ĐƠN VỊ SỬ DỤNG THEO QUY ĐỊNH 1 Chi sự nghiệp … 2 Chi sự nghiệp … … ……………. …. Chi quản lý hành chính C NHU CẦU CHI CÒN LẠI, SAU KHI TRỪ ĐI SỐ CHI TỪ NGUỒN THU ĐỂ LẠI CHO ĐƠN VỊ SỬ DỤNG (A-B) I Chi đầu tư phát triển 1 Chi đầu tư các dự án* Chi quốc phòng Chi an ninh và trật tự ATXH …………….. 2 Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích; các tổ chức kinh tế; các tổ chức tài chính; đầu 3 Chi đầu tư phát triển khác II Chi thường xuyên* 1 Chi quốc phòng 2 Chi an ninh và trật tự ATXH ……………… Ghi chú: (*) Nhiệm vụ chi phát sinh thuộc lĩnh vực chi nào thì thể hiện lĩnh vực chi đó, không cần thể hiện đủ các lĩnh vực chi. …, ngày … tháng … năm …… THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) Tên cơ quan, đơn vị………… Chương……………… MẪU BIỂU SỐ 21 CẬP NHẬT, ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 03 NĂM ... (Dùng cho các đơn vị dự toán cấp báo cáo cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp trước ngày 31/3 hằng năm) Đơn vị: Triệu đồng STT NỘI DUNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM TRƯỚC (M-1) NĂM HIỆN HÀNH (M) DỰ KIẾN NĂM M+1 DỰ KIẾN NĂM M+2 DỰ TOÁN GIAO KHẢ NĂNG THỰC HIỆN CHÊNH LỆCH THỰC HIỆN - DỰ TOÁN TRẦN CHI ĐƯỢC THÔNG BÁO KẾ HOẠCH LẬP NĂM TRƯỚC ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH TRẦN CHI ĐƯỢC THÔNG BÁO KẾ HOẠCH LẬP NĂM TRƯỚC ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH 1 2 3 4=3-2 5 6 7 8 9 10 TỔNG SỐ 1 Chi đầu tư phát triển cơ sở a Vốn thanh toán nợ đọng XDCB theo quy định nhưng đến hết kế hoạch năm trước chưa bố trí được nguồn để thanh toán b Vốn thu hồi các khoản ứng trước dự toán để đẩy nhanh tiến độ các dự án đang thực hiện theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ c Vốn đầu tư cho các dự án chuyển tiếp, các dự án khởi công mới trong năm hiện hành; tiếp tục thực hiện trong năm tiếp theo d Vốn thực hiện các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật 2 Chi đầu tư phát triển mới a Vốn đầu tư của dự án được bố trí vốn bắt đầu thực hiện (khởi công mới) năm hiện hành nhưng không triển khai được và không được chuyển nguồn sang năm sau theo quy định b Vốn thu hồi các khoản ứng trước dự toán để khởi công mới các dự án theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ c Vốn đầu tư cho các dự án bắt đầu thực hiện trong năm dự toán d Dự án được cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trong thời gian xen giữa 02 kế hoạch đầu tư công trung hạn và chắc chắn được bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau, có nhu cầu triển khai thực hiện ngay từ năm đầu tiên của kế hoạch trung hạn giai đoạn sau đ Nghiên cứu khả thi cho các dự án được triển khai trong kế hoạch trung hạn sau …, ngày … tháng … năm …… THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) Tên cơ quan, đơn vị………… Chương……………… MẪU BIỂU SỐ 22 CẬP NHẬT, ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CHI THƯỜNG XUYÊN GIAI ĐOẠN 03 NĂM…… (Dùng cho các đơn vị dự toán cấp I báo cáo cơ quan cùng cấp trước ngày 31/3 hằng năm) Đơn vị: Triệu đồng STT NỘI DUNG (*) KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM TRƯỚC (M-1) NĂM HIỆN HÀNH (M) DỰ KIẾN NĂM M+1 DỰ KIẾN NĂM M+2 DỰ TOÁN GIAO KHẢ NĂNG THỰC HIỆN CHÊNH LỆCH THỰC HIỆN-DỰ TOÁN TRẦN CHI ĐƯỢC THÔNG BÁO KẾ HOẠCH LẬP NĂM TRƯỚC ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH TRẦN CHI ĐƯỢC THÔNG BÁO KẾ HOẠCH LẬP NĂM TRƯỚC ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH 1 2 3 4=3-2 5 6 7 8 9 10 TỔNG NHU CẦU T.đó: - Chi thường xuyên cơ sở - Chi thường xuyên mới 1 Quốc phòng T.đó: - Chi thường xuyên cơ sở - Chi thường xuyên mới 2 An ninh và trật tự, an toàn xã hội T.đó: - Chi thường xuyên cơ sở - Chi thường xuyên mới 3 Giáo dục - đào tạo và dạy nghề T.đó: - Chi thường xuyên cơ sở - Chi thường xuyên mới 4 ……………….. 5 ……………….. …, ngày … tháng … năm …… THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu)
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "07/07/2017", "sign_number": "69/2017/TT-BTC", "signer": "Huỳnh Quang Hải", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-125-KH-UBND-2023-xay-dung-he-thong-quan-ly-chat-luong-TCVN-ISO-9001-2015-Ha-Noi-564564.aspx
Kế hoạch 125/KH-UBND 2023 xây dựng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001 2015 Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 125/KH-UBND Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 2023 KẾ HOẠCH KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG, ÁP DỤNG, DUY TRÌ VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN ISO 9001:2015 TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2023 Thực hiện Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước; Thông tư số 26/2014/TT-BKHCN ngày 10/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết thi hành Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng chính phủ về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9001:2008 vào hoạt động các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch kiểm tra tại các cơ quan hành chính nhà nước thuộc thành phố Hà Nội năm 2023, các nội dung cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích - Đảm bảo việc xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) tại các cơ quan hành chính nhà nước theo đúng các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 và các quy định tại Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính. - Nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức; hoàn thành nhiệm vụ theo đúng quy trình, chuyển biến tác phong làm việc theo hướng chuyên nghiệp, tiến tới nền hành chính hiện đại với phương châm công khai, minh bạch, văn minh. - Kịp thời đề xuất khắc phục những tồn tại, hạn chế và kiến nghị các biện pháp xử lý cụ thể. 2. Yêu cầu Việc kiểm tra đảm bảo đúng thời gian, chính xác, khách quan, khoa học, hiệu quả và đúng quy định; có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị liên quan. II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ HÌNH THỨC KIỂM TRA 1. Phạm vi Kiểm tra việc xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến HTQLCL theo yêu cầu của Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 và việc tuân thủ các quy định tại Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ. 2. Đối tượng Các Sở, ban, ngành (bao gồm cơ quan chuyên môn trực thuộc có áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và thực hiện thủ tục hành chính) và UBND các quận, huyện, thị xã. 3. Hình thức kiểm tra Kiểm tra trực tiếp tại trụ sở của các cơ quan, đơn vị hoặc kiểm tra qua hồ sơ, báo cáo (có danh sách cụ thể kèm theo). III. NỘI DUNG, THỜI GIAN KIỂM TRA 1. Nội dung kiểm tra a) Kiểm tra việc xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015. - Phạm vi áp dụng bao gồm toàn bộ hoạt động liên quan đến thực hiện thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan. - Hoạt động phổ biến, hướng dẫn áp dụng hệ thống tài liệu, quy trình giải quyết công việc cho toàn bộ cán bộ, công chức trong phạm vi xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng. - Sự tuân thủ của cơ quan đối với tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 , chính sách, mục tiêu, quy trình, thủ tục, các quy định có liên quan khác và các yêu cầu pháp luật liên quan. - Việc thực hiện các quá trình giải quyết công việc và các quá trình được xác định trong hệ thống quản lý chất lượng. - Hoạt động xem xét của lãnh đạo và hoạt động đánh giá nội bộ, thực hiện hành động khắc phục các điểm không phù hợp. - Hoạt động xử lý các khiếu nại liên quan đến lĩnh vực áp dụng hệ thống quản lý chất lượng. - Hoạt động cải tiến trong hệ thống quản lý chất lượng. b) Kiểm tra việc tuân thủ theo các quy định tại Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ. - Việc đảm bảo sự tham gia của lãnh đạo, các đơn vị và cá nhân có liên quan trong quá trình xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng. - Việc người đứng đầu cơ quan xác nhận hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng. - Việc công bố hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 và thông báo bằng văn bản đến Sở Khoa học và Công nghệ để theo dõi, tổng hợp; niêm yết tại trụ sở cơ quan và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan. - Việc cập nhật các thay đổi của văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động xử lý công việc vào hệ thống quản lý chất lượng. - Việc công bố lại khi có sự điều chỉnh, mở rộng, thu hẹp phạm vi áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng. - Việc lựa chọn tổ chức tư vấn hoặc chuyên gia tư vấn độc lập (nếu có). 2. Thời gian: Từ tháng 5/2023 đến tháng 10/2023. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Giao Sở Khoa học và Công nghệ - Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức triển khai Kế hoạch đảm bảo tiến độ, nội dung và đúng quy định. - Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị kiểm tra xây dựng báo cáo và chuẩn bị tài liệu về thực hiện xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 và các quy định tại Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ. - Ban hành Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra do Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ làm Trưởng đoàn và các thành viên là đại diện Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Nội vụ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng...Thông báo thời gian, địa điểm, nội dung và lịch trình cụ thể cho các đơn vị khi kiểm tra. - Tổng hợp kết quả công tác kiểm tra báo cáo UBND Thành phố và Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định. 2. Các Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã thuộc đối tượng kiểm tra - Đối với các cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng kiểm tra trực tiếp tại trụ sở: có trách nhiệm xây dựng báo cáo, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ HTQLCL theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 để làm việc với Đoàn kiểm tra theo đúng mẫu quy định. Bố trí thành phần làm việc với Đoàn kiểm tra gồm: Lãnh đạo cơ quan, đơn vị, Ban chỉ đạo thực hiện ISO và các thành phần có liên quan. - Đối với các cơ quan chịu sự kiểm tra bằng hình thức kiểm tra qua hồ sơ và báo cáo: rà soát hệ thống tài liệu, đánh giá nội bộ, họp xem xét HTQLCL của lãnh đạo...và gửi báo cáo kèm theo tài liệu, bằng chứng liên quan cho Sở Khoa học và Công nghệ đúng thời gian quy định (qua Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, địa chỉ: số 89 phố Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; Email: [email protected]). Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã, đơn vị liên quan triển khai thực hiện nghiêm Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc báo cáo UBND Thành phố (qua Sở Khoa học và Công nghệ) để kịp thời giải quyết./. Nơi nhận: - Bộ Khoa học và Công nghệ; - Thường trực Thành ủy; - Chủ tịch UBND Thành phố; - Phó Chủ tịch TT Lê Hồng Sơn; - Tổng cục TCĐLCL - BKH&CN; - Các Sở, Ban, ngành TP; - UBND các quận, huyện, thị xã; - Chi cục TCĐLCL - Sở KH&CN; - VPUB: CVP, PCVP C.N. Trang; KGVX, KSTTHC, TH; - Lưu; VT, KGVXHg. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Hồng Sơn LỊCH KIỂM TRA CÁC CƠ QUAN (Kèm theo Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội) TT Tên cơ quan chịu sự kiểm tra Đơn vị chủ trì kiểm tra Đơn vị phối hợp kiểm tra Hình thức kiểm tra Thời gian kiểm tra Thông qua hồ sơ và báo cáo Tại trụ sở cơ quan 1 Sở Tài nguyên Môi trường Sở Khoa học và Công nghệ X Tháng 5 2 Sở Thông tin và Truyền thông X Tháng 5 3 UBND quận Hoàng Mai X Tháng 5 4 Văn phòng UBND thành phố Hà Nội X Tháng 5 5 Sở Văn hóa và Thể thao X Tháng 5 6 Sở Xây dựng X Tháng 5 7 Chi cục Giám định Xây dựng X Tháng 5 8 UBND quận Bắc Từ Tiêm X Tháng 5 9 UBND quận Nam Từ Liêm X Tháng 5 10 Sở Quy hoạch Kiến trúc X Tháng 5 11 Ban Dân tộc X Tháng 5 12 UBND huyện Đan Phượng X Tháng 5 13 Sở Công Thương X Tháng 6 14 Sở Tài chính X Tháng 6 15 Sở Giao thông Vận tải X Tháng 6 16 Chi cục Văn thư lưu trữ X Tháng 6 17 Chi cục Bảo vệ môi trường X Tháng 6 18 Sở Ngoại vụ X Tháng 6 19 UBND huyện Thường Tín X Tháng 6 20 UBND Quận Long Biên X Tháng 6 21 UBND huyện Quốc Oai X Tháng 6 22 UBND huyện Thạch Thất X Tháng 6 23 Văn phòng đăng ký đất đai X Tháng 6 24 UBND huyện Đông Anh X Tháng 6 25 Thanh tra Thành phố X Tháng 6 26 Sở Y tế X Tháng 6 27 Trung tâm Giám định Y khoa X Tháng 6 28 Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm X Tháng 6 29 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội X Tháng 7 30 Sở Nội vụ X Tháng 6 31 Sở Du lịch X Tháng 7 32 UBND huyện Phúc Thợ X Tháng 7 33 UBND huyện Ba Vì X Tháng 7 34 Ban Thi đua khen thưởng X Tháng 7 35 Ban Tôn giáo X Tháng 7 36 UBND quận Hai Bà Trưng X Tháng 7 37 UBND huyện Phú Xuyên X Tháng 7 38 Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn X Tháng 7 39 Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật X Tháng 7 40 Chi cục Chăn nuôi Thú y X Tháng 7 41 Chi cục Kiểm lâm X Tháng 7 42 Chi cục Phát triển Nông thôn X Tháng 7 43 UBND Thị xã Sơn Tây X Tháng 7 44 Chi cục Thủy sản X Tháng 8 45 Chi cục Thủy lợi và Phòng, Chống Thiên tai X Tháng 8 46 UBND huyện Thanh Trì X Tháng 8 47 UBND huyện Ứng Hòa X Tháng 8 48 Sở Khoa học và Công nghệ X Tháng 8 49 UBND huyện Thanh Oai X Tháng 8 50 UBND huyện Chương Mỹ X Tháng 8 51 UBND huyện Hoài Đức X Tháng 9 52 UBND quận Hoàn Kiếm X Tháng 8 53 UBND huyện Gia Lâm X Tháng 8 54 UBND quận Ba Đình X Tháng 9 55 UBND quận Đống Đa X Tháng 9 56 Sở Tư pháp X Tháng 9 57 UBND quận Hà Đông X Tháng 9 58 UBND quận Thanh Xuân X Tháng 9 59 UBND huyện Mỹ Đức X Tháng 9 60 Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội X Tháng 9 61 Trung tâm Dịch vụ việc làm X Tháng 9 62 Sở Lao động, Thương binh và Xã hội X Tháng 9 63 Ban Quản lý các khu CN và Chế xuất X Tháng 10 64 Sở Kế hoạch và Đầu tư X Tháng 10 65 UBND quận Cầu Giấy X Tháng 10 66 UBND quận Tây Hồ X Tháng 10 67 UBND huyện Mê Linh X Tháng 10 68 UBND huyện Sóc Sơn X Tháng 10 69 Sở Giáo dục và Đào tạo X Tháng 10 70 Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản X Tháng 10 71 Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng X Tháng 10
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "19/04/2023", "sign_number": "125/KH-UBND", "signer": "Lê Hồng Sơn", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-48-2011-TT-BTC-huong-dan-xac-dinh-nhu-cau-nguon-va-phuong-thuc-chi-121945.aspx
Thông tư 48/2011/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi mới nhất
BỘ TÀI CHÍNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 48/2011/TT-BTC Hà Nội, ngày 08 tháng 04 năm 2011 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH NHU CẦU, NGUỒN VÀ PHƯƠNG THỨC CHI THỰC HIỆN TRỢ CẤP KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, LỰC LƯỢNG VŨ TRANG, NGƯỜI HƯỞNG LƯƠNG HƯU CÓ MỨC LƯƠNG THẤP, NGƯỜI HƯỞNG TRỢ CẤP ƯU ĐÃI, NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ HỘ NGHÈO ĐỜI SỐNG KHÓ KHĂN Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Căn cứ Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 30/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi người có công và hộ nghèo đời sống khó khăn; Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định nhu cầu, nguồn kinh phí và phương thức chi thực hiện trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi người có công và hộ nghèo đời sống khó khăn như sau: Điều 1. Quy định chung: 1. Các đối tượng được hưởng trợ cấp khó khăn thuộc phạm vi hướng dẫn của Thông tư này thực hiện theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 30/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Quyết định số 471/QĐ-TTg) và hướng dẫn cụ thể của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. 2. Mức trợ cấp khó khăn được thực hiện theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 471/QĐ-TTg là mức trợ cấp đột xuất và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn. Việc chi trả trợ cấp khó khăn cho các đối tượng được thực hiện 02 (hai) lần trong quý II năm 2011 như sau: - Lần thứ nhất: thực hiện trong tháng 4/2011, mức trợ cấp là 150.000 đồng/người với đối tượng quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 1 Quyết định số 471/QĐ-TTg; 50.000 đồng/người với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 1 Quyết định số 471/QĐ-TTg; 150.000 đồng/hộ với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 1 Quyết định số 471/QĐ-TTg. - Lần thứ hai: thực hiện trong tháng 5/2011, mức trợ cấp là 100.000 đồng/người với đối tượng quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 1 Quyết định số 471/QĐ-TTg; 50.000 đồng/người với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 1 Quyết định số 471/QĐ-TTg; 100.000 đồng/hộ với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 1 Quyết định số 471/QĐ-TTg. 3. Căn cứ quy định tại Quyết định số 471/QĐ-TTg , các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là Bộ, cơ quan trung ương) và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng và tổng hợp nhu cầu kinh phí để thực hiện trợ cấp khó khăn của các cơ quan, đơn vị và các cấp trực thuộc gửi Bộ Tài chính theo quy định tại Thông tư này. 4. Việc thanh, quyết toán kinh phí thực hiện trợ cấp khó khăn thực hiện theo đúng chế độ quy định và các quy định tại Thông tư này. Điều 2. Về xác định nhu cầu kinh phí thực hiện trợ cấp khó khăn: Nhu cầu kinh phí thực hiện trợ cấp khó khăn được xác định trên cơ sở số lượng đối tượng quy định tại Điều 1 Quyết định số 471/QĐ-TTg và hướng dẫn cụ thể của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có mặt tại thời điểm 30/3/2011 và mức trợ cấp quy định tại Điều 2 Quyết định số 471/QĐ-TTg. Điều 3. Về nguồn kinh phí để đảm bảo nhu cầu kinh phí thực hiện trợ cấp khó khăn: 1. Ngân sách trung ương bảo đảm nhu cầu kinh phí thực hiện trợ cấp khó khăn cho các đối tượng sau: - Đối tượng quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 1 Quyết định số 471/QĐ-TTg thuộc các Bộ, cơ quan trung ương. - Đối tượng quy định tại điểm h, i, k khoản 1 Điều 1 Quyết định số 471/QĐ-TTg. - Đối tượng quy định tại khoản 2 (không bao gồm đối tượng quy định tại điểm d khoản 2), khoản 3, khoản 4 Điều 1 Quyết định số 471/QĐ-TTg và theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. 2. Ngân sách địa phương có trách nhiệm bảo đảm kinh phí thực hiện trợ cấp khó khăn cho các đối tượng sau: - Đối tượng quy định tại điểm a, b, c, g khoản 1 Điều 1 Quyết định số 471/QĐ-TTg thuộc cơ quan, đơn vị của địa phương. - Đối tượng quy định tại điểm d, đ, e khoản 1 Điều 1 Quyết định số 471/QĐ-TTg. - Đối tượng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 1 Quyết định số 471/QĐ-TTg. - Hộ nghèo theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Quyết định số 471/QĐ-TTg. Đối với những địa phương ngân sách khó khăn, ngân sách trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương để thực hiện trợ cấp khó khăn cho các đối tượng nêu trên theo nguyên tắc sau: - Đối với các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương và tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ 100% nhu cầu kinh phí thực hiện trợ cấp khó khăn. - Đối với các địa phương có điều tiết về ngân sách trung ương dưới 50%, hỗ trợ 50% nhu cầu kinh phí thực hiện. - Đối với các địa phương có điều tiết về ngân sách trung ương từ 50% trở lên, ngân sách địa phương tự bảo đảm kinh phí. 3. Kinh phí thực hiện trợ cấp khó khăn đối với biên chế, lao động của hệ thống công đoàn các cấp được chi trả từ nguồn thu 2% kinh phí công đoàn. 4. Kinh phí thực hiện trợ cấp khó khăn đối với biên chế, lao động của hệ thống bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp được đảm bảo từ nguồn chi quản lý bộ máy của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định. 5. Kinh phí thực hiện trợ cấp khó khăn đối với lao động của các cơ quan, đơn vị đã thực hiện khoán chi theo quyết định của cấp có thẩm quyền và trong đó đã quy định đơn vị tự sắp xếp trong mức khoán để đảm bảo các chế độ, chính sách mới ban hành (như: cơ quan Thuế, Hải quan, Đài Truyền hình Việt Nam, …), thì các cơ quan, đơn vị này phải tự đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ trợ cấp trong tổng mức kinh phí đã được khoán. 6. Kinh phí thực hiện trợ cấp khó khăn cho các đối tượng theo quy định của các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên được bảo đảm từ nguồn tài chính của đơn vị. Trường hợp có khó khăn về nguồn kinh phí thực hiện, đơn vị báo cáo cơ quan cấp trên để tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp xem xét, giải quyết cụ thể. Điều 4. Chế độ báo cáo: Căn cứ quy định tại Quyết định số 471/QĐ-TTg , các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn và tổng hợp nhu cầu kinh phí để thực hiện trợ cấp khó khăn của các cơ quan, đơn vị và các cấp trực thuộc gửi Bộ Tài chính trước ngày 30/4/2011, cụ thể như sau: 1. Các Bộ, cơ quan trung ương có trách nhiệm tổng hợp báo cáo số đối tượng, nhu cầu kinh phí thực hiện trợ cấp khó khăn đối với các đối tượng hưởng trợ cấp do Bộ, cơ quan quản lý. 2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm tổng hợp báo cáo số đối tượng và nhu cầu kinh phí thực hiện trợ cấp khó khăn đối với đối tượng quy định tại khoản 2 (không bao gồm các đối tượng quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2) Điều 1 Quyết định số 471/QĐ-TTg; khoản 4 Điều 1 Quyết định số 471/QĐ-TTg và hướng dẫn cụ thể của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. 3. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp báo cáo số đối tượng và nhu cầu kinh phí thực hiện trợ cấp khó khăn với đối tượng quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 1 Quyết định số 471/QĐ-TTg ; khoản 3 Điều 1 Quyết định số 471/QĐ-TTg ; khoản 4 Điều 1 Quyết định số 471/QĐ-TTg và hướng dẫn cụ thể của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. 4. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổng hợp báo cáo số đối tượng và nhu cầu kinh phí thực hiện trợ cấp đối với các đối tượng được hưởng trợ cấp khó khăn do địa phương quản lý. (Các Bộ, cơ quan trung ương báo cáo theo mẫu biểu số 1, 2, 3 các địa phương báo cáo theo mẫu biểu số 4 kèm theo Thông tư này). Điều 5. Phương thức chi thực hiện trợ cấp khó khăn: 1. Bổ sung kinh phí, phân bổ và chi trả trợ cấp khó khăn cho các đối tượng: - Trên cơ sở báo cáo của các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Tài chính sẽ thẩm định và thông báo bổ sung 01 (một) lần số kinh phí cần bổ sung từ ngân sách trung ương để các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đủ nguồn thực hiện trợ cấp khó khăn theo Quyết định số 471/QĐ-TTg . - Các Bộ, cơ quan trung ương thông báo bổ sung kinh phí cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc; cơ quan tài chính các cấp ở địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp thông báo bổ sung cho các đơn vị dự toán cấp mình và cho ngân sách cấp dưới để thực hiện trợ cấp khó khăn theo quy định. - Căn cứ vào thông báo số bổ sung từ ngân sách cấp trên nêu trên, cơ quan tài chính các cấp ở địa phương (đối với cấp xã là Ủy ban nhân dân cấp xã) thực hiện rút dự toán tại kho bạc nhà nước để thực hiện trợ cấp khó khăn theo quy định của Thông tư số 202/2010/TT-BTC ngày 14/12/2010 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước năm 2011 và Thông tư số 107/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung một số điểm về quản lý, điều hành ngân sách nhà nước. - Các đơn vị dự toán cấp I có trách nhiệm phân bổ số thông báo bổ sung nêu trên cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc. Các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện rút tiền tại Kho bạc nhà nước trong phạm vi số được bổ sung để chi trả trợ cấp khó khăn cho các đối tượng theo quy định. Trong khi chờ cấp có thẩm quyền bổ sung kinh phí, các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động sử dụng dự toán ngân sách năm 2011 đã được giao để kịp thời chi trả trợ cấp khó khăn cho các đối tượng theo chế độ quy định. Trong trường hợp khó khăn về nguồn, có văn bản gửi Bộ Tài chính tạm ứng kinh phí để đảm bảo nguồn chi trả. Số kinh phí đã ứng trước và số đã sử dụng này được hoàn lại nguồn bằng số bổ sung kinh phí để thực hiện trợ cấp khó khăn của cấp có thẩm quyền. 2. Kế toán và quyết toán: việc kế toán, quyết toán kinh phí thực hiện trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi người có công và hộ nghèo đời sống khó khăn thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật hiện hành. Kinh phí chi trả trợ cấp khó khăn theo Quyết định số 471/QĐ-TTg được hạch toán vào Mục 6400, Tiểu mục 6449. Điều 6. Tổ chức thực hiện: 1. Căn cứ quy định tại Thông tư này, các Bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và các cấp trực thuộc xác định số đối tượng và nhu cầu kinh phí, thực hiện chi trả trợ cấp khó khăn theo Quyết định số 471/QĐ-TTg . Căn cứ vào tình hình cụ thể của cơ quan, địa phương mình và các quy định tại Thông tư này, Thủ trưởng các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định về thời gian, biểu mẫu báo cáo cho các đơn vị và các cấp ngân sách trực thuộc phù hợp với quy định về việc tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính tại Thông tư này. 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 5 năm 2011. Chế độ trợ cấp khó khăn được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị cơ quan, đơn vị báo cáo Bộ Tài chính để kịp thời giải quyết./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Sở Tài chính, Kho bạc NN các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Công báo; - Website Chính phủ; - Website Bộ Tài chính; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VT, Vụ NSNN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Công Nghiệp Biểu số 1 Bộ, cơ quan Trung ương … Chương: … BÁO CÁO NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN TRỢ CẤP KHÓ KHĂN CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG THEO QUYẾT ĐỊNH 471/QĐ-TTG NGÀY 30/3/2011 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ (Dùng cho các Bộ, cơ quan trung ương báo cáo Bộ Tài chính) Đơn vị: Triệu đồng STT NỘI DUNG TỔNG SỐ Lĩnh vực … (chi tiết từng lĩnh vực chi) Tổng số đối tượng hưởng trợ cấp theo Quyết định 471/QĐ-TTg có mặt tại thời điểm 30/3/2011 Nhu cầu kinh phí thực hiện Quyết định 471/QĐ-TTg Bảo đảm từ nguồn tài chính hợp pháp của đơn vị - nếu có (*) Số đề nghị ngân sách nhà nước bổ sung Chi tiết theo các chỉ tiêu như từ cột 1 đến cột 4 A B 1 2 3 4=2-3 5 TỔNG SỐ (Chi tiết theo từng đơn vị thuộc, trực thuộc) 1 Đơn vị … 2 Đơn vị … 3 Đơn vị … …, ngày … tháng … năm … Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu) Ghi chú: (*) Áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên. Biểu số 2 Bộ, cơ quan Trung ương … Chương: … BÁO CÁO NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN TRỢ CẤP KHÓ KHĂN CHO ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LƯƠNG HƯU, TRỢ CẤP BẢO HIỂM XÃ HỘI THEO QUYẾT ĐỊNH 471/QĐ-TTG NGÀY 30/3/2011 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ (Dùng cho Bảo hiểm Xã hội Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính) Đơn vị: Triệu đồng STT NỘI DUNG Tổng số đối tượng hưởng trợ cấp theo Quyết định 471/QĐ-TTg có mặt tại thời điểm 30/3/2011 Nhu cầu kinh phí thực hiện Quyết định 471/QĐ-TTg A B 1 2 TỔNG SỐ I Đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH từ 01/10/1995 trở về trước: (*) 1 Đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH mức từ 2,2 triệu đồng/tháng trở xuống 2 Đối tượng hưởng trợ cấp tuất II Đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH từ 01/10/1995 trở về sau: (*) 1 Đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH mức từ 2,2 triệu đồng/tháng trở xuống 2 Đối tượng hưởng trợ cấp tuất Ghi chú: (*) Không bao gồm đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đồng thời hưởng trợ cấp ưu đãi người có công đã hưởng trợ cấp khó khăn theo đối tượng là người có công. …, ngày … tháng … năm … Thủ trưởng đơn vị (Ký tên và đóng dấu) Biểu số 3 Bộ, cơ quan Trung ương … Chương: … BÁO CÁO NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN TRỢ CẤP KHÓ KHĂN CHO ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG TRỢ CẤP ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG THEO QUYẾT ĐỊNH 471/QĐ-TTG NGÀY 30/3/2011 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ (Dùng cho Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội báo cáo Bộ Tài chính) Đơn vị: Triệu đồng STT NỘI DUNG Tổng số đối tượng hưởng trợ cấp theo Quyết định 471/QĐ-TTg có mặt tại thời điểm 30/3/2011 Nhu cầu kinh phí thực hiện Quyết định 471/QĐ-TTg A B 1 2 TỔNG SỐ 1 Đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi người có công (không kể đối tượng hưởng trợ cấp tuất) 2 Đối tượng hưởng trợ cấp tuất 3 Các đối tượng khác được thực hiện chi trả qua Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội …, ngày … tháng … năm … Thủ trưởng đơn vị (Ký tên và đóng dấu) UBND tỉnh, thành phố: BÁO CÁO NHU CẦU KINH PHÍ DO NSĐP THỰC HIỆN THEO QUYẾT ĐỊNH 471/QĐ-TTG NGÀY 30/3/2011 (Dùng cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Bộ Tài chính) Đơn vị: nghìn đồng Số TT Nội dung Biên chế được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt năm 2011 Tổng số đối tượng có mặt tại thời điểm 30/3/2011 Tổng số đối tượng được hưởng TCKK có mặt tại thời điểm 30/3/2011 Tổng nhu cầu kinh phí trợ cấp khó khăn theo Quyết định số 471/QĐ-TTg 1 2 3 4 5 6 Tổng số 1 Cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ NSNN (1) 1 Sự nghiệp giáo dục - đào tạo 1.1 Sự nghiệp giáo dục Trong đó: Giáo viên mầm non ngoài biên chế theo Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg 1.2 Sự nghiệp y tế 1.3 Sự nghiệp khoa học - công nghệ 1.4 Sự nghiệp môi trường 1.5 Sự nghiệp văn hóa thông tin 1.6 Sự nghiệp phát thanh truyền hình 1.7 Sự nghiệp thể dục - thể thao 1.8 Sự nghiệp đảm bảo xã hội 1.9 Chi quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể a Cấp tỉnh và huyện Trong đó: - Quản lý nhà nước - Đảng - Đoàn thể b Cán bộ chuyên trách, công chức xã 2 Cán bộ xã, phường, thị trấn theo Quyết định 130-CP và Quyết định 111-HĐBT 3 Hộ nghèo (2) Ghi chú: (1) Bao gồm cả cán bộ hợp đồng (2) Báo cáo số hộ nghèo tại cột số 5 và nhu cầu kinh phí trợ cấp tại cột số 6. Ngày tháng năm 2011 Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố (Ký tên và đóng dấu)
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "08/04/2011", "sign_number": "48/2011/TT-BTC", "signer": "Nguyễn Công Nghiệp", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-5240-KH-VPCP-2013-cai-cach-che-do-cong-vu-cong-chuc-van-phong-Chinh-phu-203715.aspx
Kế hoạch 5240/KH-VPCP 2013 cải cách chế độ công vụ công chức văn phòng Chính phủ
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 5240/KH-VPCP Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2013 KẾ HOẠCH ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC TẠI VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; Kết luận số 63-KL/TW ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020; Kết luận số 64-KL/TW ngày 28 tháng 5 năm 2013 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở; Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức"; thực hiện Hướng dẫn số 01/BCĐCCCVCC ngày 01 tháng 3 năm 2013 của Ban Chỉ đạo Trung ương về đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, Văn phòng Chính phủ xây dựng Kế hoạch đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức giai đoạn 2013-2015, cụ thể như sau: I. MỤC TIÊU 1. Đề án vị trí việc làm và cơ cấu công chức Văn phòng Chính phủ theo ngạch được phê duyệt và áp dụng. 2. Xác lập tiêu chuẩn cho 100% các chức danh tại Văn phòng Chính phủ. 3. Áp dụng công nghệ tin học vào thi tuyển, thi nâng ngạch công chức. 4. Áp dụng các quy định mới trong tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp phòng và tương đương. 5. Thực hiện nguyên tắc số công chức được tuyển dụng mới không quá 50% số công chức đã ra khỏi biên chế, 50% số biên chế còn lại để bổ sung cho những lĩnh vực cần tăng. 6. Công tác đánh giá công chức được đổi mới về chất theo hướng đề cao trách nhiệm người đứng đầu và gắn với kết quả công vụ. 7. Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ công vụ góp phần xây dựng đội ngũ công chức Văn phòng Chính phủ chuyên nghiệp, có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu công tác trong tình hình mới. 8. Xây dựng và thực hiện cơ chế đào thải, giải quyết cho thôi việc và miễn nhiệm công chức không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật. 9. Quy định và thực hiện chính sách thu hút, tiến cử, phát hiện, trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ. II. NHIỆM VỤ 1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định về chế độ công vụ, công chức tại Văn phòng Chính phủ. Tiến hành rà soát kết quả xây dựng, ban hành các văn bản nhằm cụ thể hóa quy định của Luật Cán bộ, công chức và các Văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về chế độ công vụ, công chức, tập trung vào các nội dung sau: a) Sửa đổi, bổ sung, thay thế, xây dựng mới các quy chế, quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. b) Hướng dẫn các Vụ, Cục, đơn vị về xác định vị trí việc làm và cơ cấu công chức trong từng đơn vị. c) Quy định về tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý và tiêu chuẩn ngạch công chức tại Văn phòng Chính phủ. d) Quy định về chế độ đánh giá công chức Văn phòng Chính phủ gắn với vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh công chức và kết quả thực hiện nhiệm vụ. 2. Triển khai xác định vị trí việc làm, cơ cấu công chức theo ngạch a) Tổ chức phổ biến, tuyên truyền cho Lãnh đạo các Vụ, Cục, đơn vị thống nhất về nhận thức và hành động để triển khai thực hiện nhiệm vụ xác định vị trí việc làm, cơ cấu công chức theo ngạch trong từng đơn vị. b) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho Lãnh đạo các Vụ, Cục, đơn vị về xác định vị trí việc làm, cơ cấu công chức theo ngạch. c) Triển khai thực hiện việc xác định vị trí việc làm, cơ cấu công chức theo ngạch tại các Vụ, Cục, đơn vị; bố trí, sắp xếp lại công chức theo Đề án vị trí việc làm. 3. Xây dựng và duy trì cơ sở dữ liệu đội ngũ công chức a) Xây dựng và đưa vào sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu và các ứng dụng, các tài liệu thiết kế, mô tả kỹ thuật, quy trình quản lý kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn sử dụng trong cơ quan về quản lý cán bộ, công chức. b) Lưu giữ đầy đủ và thường xuyên cập nhật các thông tin hồ sơ đội ngũ cán bộ, công chức Văn phòng Chính phủ. 4. Đổi mới và nâng cao chất lượng thi tuyển, thi nâng ngạch công chức a) Xây dựng bộ các câu hỏi và đáp án thi tuyển công chức đối với từng môn thi theo hướng gắn với yêu cầu về trình độ và năng lực của Vụ, Cục, đơn vị tuyển dụng. b) Ứng dụng công nghệ thông tin vào thi tuyển và thi nâng ngạch công chức để bảo đảm nguyên tắc khách quan, công bằng, chất lượng, thực tài. 5. Thực hiện chính sách tinh giản biên chế, gắn công tác tuyển dụng với tinh giản biên chế a) Trên cơ sở Đề án vị trí việc làm, cơ cấu công chức và tiêu chuẩn chức danh, tổ chức rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ công chức để tinh giản biên chế, đưa ra khỏi biên chế những trường hợp năng lực, phẩm chất, sức khỏe yếu, hiệu quả, chất lượng công tác không đạt yêu cầu. b) Thực hiện nguyên tắc số công chức được tuyển dụng mới không quá 50% số công chức đã ra khỏi biên chế, 50% biên chế còn lại để bổ sung cho những lĩnh vực cần tăng. 6. Đổi mới công tác đánh giá công chức a) Sửa đổi, bổ sung và ban hành quy trình đánh giá công chức, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu, bảo đảm dân chủ, công bằng, công khai, chính xác trong công tác đánh giá công chức. b) Việc đánh giá công chức được căn cứ vào kết quả, hiệu quả công tác của công chức. Chú trọng thành tích, công trạng, kết quả công tác của công chức. Coi đó là thước đo chính để đánh giá phẩm chất, trình độ, năng lực của công chức. 7. Đổi mới phương thức tuyển chọn lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng. Quy định chế độ thực tập, tập sự lãnh đạo, quản lý a) Đổi mới tuyển chọn lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng theo hướng chú trọng nguyên tắc thực tài, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu Vụ, Cục, đơn vị, đổi mới phương thức và nội dung lấy phiếu tín nhiệm. b) Thực hiện chế độ tập sự, thực tập lãnh đạo, quản lý gắn với Quy chế Bổ nhiệm Hàm tại Văn phòng Chính phủ. 8. Triển khai thực hiện đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên đối với đội ngũ công chức a) Đổi mới công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên đối với đội ngũ công chức. Đổi mới phương thức, nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng sát với thực tế, hướng vào các vấn đề thiết thực đặt ra từ quá trình thực thi công vụ, hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng hành chính bảo đảm tính thống nhất trong hoạt động của cơ quan, đơn vị. b) Chuyển mục tiêu đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên từ tiêu chuẩn ngạch công chức sang đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên theo nhu cầu công việc và theo vị trí việc làm để bảo đảm công chức thực hiện công việc gì có đủ năng lực, kiến thức, kỹ năng làm tốt công việc đó; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng tham mưu tổng hợp và kỹ năng phục vụ, giúp việc cho công chức Văn phòng Chính phủ. 9. Quy định chế độ tiến cử và chính sách thu hút, phát hiện, trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ a) Quy định chế độ tiến cử, giới thiệu những người có tài năng để tuyển dụng, bổ nhiệm vào các vị trí trong hoạt động công vụ tại Văn phòng Chính phủ. b) Tổ chức thực hiện tốt công tác quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm công chức để chọn người có phẩm chất tốt và năng lực giỏi bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo, quản lý phù hợp tình hình thực tế của Vụ, Cục, đơn vị. c) Lựa chọn và tiến cử một số công chức có năng lực, phẩm chất tốt, có triển vọng phát triển đưa đi đào tạo, luân chuyển vào vị trí công tác tại các Bộ, ngành, địa phương, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý trước mắt và lâu dài cho các Bộ, ngành, địa phương nói chung, Văn phòng Chính phủ nói riêng. d) Quy định các chính sách thu hút, phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ tại Văn phòng Chính phủ. 10. Chú trọng và nâng cao chế độ kỷ luật trong hoạt động công vụ để duy trì trật tự kỷ cương và phát huy tinh thần trách nhiệm trong hoạt động công vụ a) Quy định chế độ sát hạch bắt buộc đối với công chức lãnh đạo, quản lý và công chức chuyên môn, nghiệp vụ. b) Quy định chế độ trách nhiệm gắn với chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ. c) Quy định chế độ miễn nhiệm, từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý. III. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI MỘT SỐ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CẢI CÁCH CHẾ ĐỘ CÔNG CỤ, CÔNG CHỨC (Chi tiết theo Phụ lục số 1 và Phụ lục số 2 đính kèm Kế hoạch này). IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Tăng cường chỉ đạo, điều hành công tác cải cách chế độ công vụ, công chức của Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ. a) Phổ biến, quán triệt Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức"; Kế hoạch đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức tại Văn phòng Chính phủ (Kế hoạch) giai đoạn 2012 - 2015 đến từng công chức để biết và thực hiện. b) Đề nghị Đảng ủy, Công đoàn và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Văn phòng Chính phủ có kế hoạch phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy và tổ chức đoàn thể trực thuộc tham gia tổ chức thực hiện Kế hoạch; cấp ủy đảng, tổ chức đoàn thể các Vụ, Cục, đơn vị tham gia cùng lãnh đạo đơn vị tổ chức triển khai Kế hoạch của đơn vị theo yêu cầu của Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ. c) Tổ chức và triển khai các phong trào thi đua thực hiện công tác cải cách chế độ công vụ, công chức của Văn phòng Chính phủ; coi kết quả thực hiện cải cách chế độ công vụ, công chức là một tiêu chí quan trọng để xét thi đua, khen thưởng hàng năm đối với tập thể, cá nhân thuộc Văn phòng Chính phủ. d) Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền về cải cách chế độ công vụ, công chức với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Cổng Thông tin nội bộ Văn phòng Chính phủ, tài liệu tham khảo... đ) Thủ trưởng Vụ, Cục, đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch của đơn vị. e) Gắn kết đồng bộ cải cách chế độ công vụ, công chức với các nội dung khác của cải cách hành chính tại Văn phòng Chính phủ. g) Tăng cường bồi dưỡng, giáo dục công chức về tinh thần trách nhiệm, ý thức công vụ, tận tâm, tận lực, tận tụy với công việc; xây dựng lề lối, tác phong làm việc chuyên nghiệp, khoa học cho đội ngũ công chức Văn phòng Chính phủ. h) Hàng năm, tổ chức sơ kết đánh giá việc thực hiện Kế hoạch để có sự điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cho phù hợp trong năm tiếp theo. 2. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác cải cách chế độ công vụ, công chức của Vụ, Cục, đơn vị để có những giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh công tác cải cách chế độ công vụ, công chức. 3. Phát triển đồng bộ và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường truyền thông về cải cách chế độ công vụ, công chức nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Vụ, Cục, đơn vị, của công chức trong thực thi công vụ, tham gia vào tiến trình cải cách và giám sát chất lượng thực thi công vụ của công chức. 4. Bảo đảm kinh phí thực hiện công tác cải cách chế độ công vụ, công chức được bố trí từ nguồn kinh phí thường xuyên của Văn phòng Chính phủ và các nguồn lực tài chính hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật. 5. Tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác cải cách chế độ công vụ, công chức. 6. Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo, tọa đàm khoa học về cải cách chế độ công vụ, công chức để tham khảo ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý trong và ngoài Văn phòng Chính phủ. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Trách nhiệm của các Vụ, Cục, đơn vị a) Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch. b) Định kỳ báo cáo cải cách chế độ công vụ, công chức, hàng quý, 6 tháng và hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu, gửi về Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp chung để xây dựng báo cáo gửi Bộ Nội vụ. Báo cáo hàng quý gửi trước ngày 5 tháng cuối cùng của quý, báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 5 tháng 6 và báo cáo năm gửi trước 05 tháng 12 hàng năm. 2. Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ a) Tham mưu giúp Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Ban Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách chế độ công vụ, công chức có hiệu quả; theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá phân loại kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách chế độ công vụ, công chức tại các Vụ, Cục, đơn vị; tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Ban Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức kết quả thực hiện theo quy định. b) Chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục, đơn vị thực hiện toàn diện các nhiệm vụ cải cách chế độ công vụ, công chức. c) Tham mưu thành lập Tổ công tác thực hiện cải cách chế độ công vụ, công chức tại Văn phòng Chính phủ để thực hiện các nội dung: - Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo; - Chuẩn bị nội dung, chương trình, tài liệu để tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo; giúp Ban Chỉ đạo xây dựng các nội dung báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định; - Các thành viên Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo hướng dẫn, phối hợp với các Vụ, Cục, đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch; - Chủ động nghiên cứu, đề xuất các biện pháp, sáng kiến nhằm đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức; - Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao. 3. Trách nhiệm của Vụ Kế hoạch tài chính Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan, tham mưu việc cân đối, bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ cải cách chế độ công vụ, công chức; hướng dẫn các đơn vị quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ cải cách chế độ công vụ, công chức. 4. Trách nhiệm của Vụ Quan hệ quốc tế Chủ động thu hút, huy động các nguồn tài trợ quốc tế để hỗ trợ cho công tác cải cách chế độ công vụ, công chức tại Văn phòng Chính phủ. 5. Trách nhiệm của Vụ Khoa giáo - Văn xã Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc hỗ trợ triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học về cải cách chế độ công vụ, công chức phục vụ thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch. 6. Trách nhiệm của Vụ Pháp luật Chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục, đơn vị liên quan thẩm tra các văn bản quy phạm pháp luật trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý công chức, công vụ tại Văn phòng Chính phủ. 7. Trách nhiệm của Cục Quản trị Bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, hậu cần trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch. 8. Trách nhiệm của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Tổ công tác triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại Văn phòng Chính phủ, Trung tâm Tin học. a) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc hỗ trợ triển khai các hoạt động ứng dụng công nghệ tin học theo Kế hoạch. b) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức công tác tuyên truyền phổ biến mục tiêu, quan điểm và nội dung đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Cổng Thông tin nội bộ Văn phòng Chính phủ./. Nơi nhận: - Bộ Nội vụ; - VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ, Cục, Cổng TTĐT, TTTH, TTHNQG, HTTN, VP Đảng ủy, VP Công đoàn, Đoàn TN, Thành viên BCĐCCCVCC VPCP; - Lưu: VT, TCCB (3). KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO CCCVCC VPCP Nguyễn Quang Thắng
{ "issuing_agency": "Văn phòng Chính phủ", "promulgation_date": "28/06/2013", "sign_number": "5240/KH-VPCP", "signer": "Nguyễn Quang Thắng", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Ke-hoach-163-KH-UBND-2016-quan-ly-Internet-diem-cung-cap-tro-choi-dien-tu-cong-cong-Ho-Chi-Minh-546467.aspx
Kế hoạch 163/KH-UBND 2016 quản lý Internet điểm cung cấp trò chơi điện tử công cộng Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11 ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 163/KH-UBND Quận 11, ngày 17 tháng 10 năm 2016 KẾ HOẠCH TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ĐẠI LÝ INTERNET, ĐIỂM CUNG CẤP DỊCH VỤ TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 11 NĂM 2016 Thực hiện Kế hoạch số 1237/KH-STTTT ngày 15 tháng 9 năm 2016 của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh về phối hợp tăng cường quản lý đại lý internet, điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016 và yêu cầu công tác quản lý ngành văn hóa và thông tin trên địa bàn quận 11, Ủy ban nhân dân quận 11 xây dựng kế hoạch tăng cường quản lý đại lý Internet, điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn quận 11 năm 2016 như sau: I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý Internet, điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng về các quy định pháp luật; bảo đảm người sử dụng dịch vụ Internet, trò chơi điện tử công cộng đúng quy định của pháp luật. - Ngăn chặn, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật trong việc kinh doanh đại lý Internet, điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. II/ NỘI DUNG THỰC HIỆN: 1. Tuyên truyền các quy định pháp luật: 1.1 Nội dung tuyên truyền: - Tuyên truyền các quy định pháp luật về kinh doanh đại lý Internet, điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng (các quy định về cơ sở pháp lý, điều kiện hoạt động kinh doanh, thời gian kinh doanh dịch vụ và quy định xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực Internet, trò chơi điện tử trên mạng Internet). - Cung cấp thông tin đến tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử công cộng về danh sách trò chơi trực tuyến đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nội dung kịch bản và đang được phát hành tại Việt Nam (xem thông tin tại trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông: http://www.mic.gov.vn vào mục số liệu Báo cáo, vào mục Danh sách cấp phép, vào mục Báo chí, vào mục Danh sách trò chơi điện tử G1). 1.2 Đối tượng được tuyên truyền: - Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ Internet, điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. 1.3 Thời gian và phương pháp thực hiện tuyên truyền: - Từ ngày ban hành Kế hoạch này đến ngày 30 tháng 10 năm 2016, tổ chức tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ Internet, điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng thông qua hình thức phát tờ tuyên truyền, hướng dẫn trực tiếp, đăng trên trang thông tin điện tử của Trung tâm Văn hóa và trên Bản tin Quận. 2. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm: 2.1 Nội dung kiểm tra: - Cơ sở pháp lý hoạt động kinh doanh. - Việc thực hiện, chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ Internet, trò chơi điện tử trên mạng Internet được quy định cụ thể tại Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và Thông tư số 23/2013/TT-BTTTT ngày 24 tháng 12 năm 2013 quy định về quản lý điểm truy nhập Internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. 2.2 Đối tượng kiểm tra: - Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ Internet, điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. 2.3 Thời gian kiểm tra: - Từ ngày 01 tháng 11 năm 2016 đến ngày 29 tháng 11 năm 2016. III/ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ: 1. Phòng Văn hóa và Thông tin: - Chủ trì, cung cấp nội dung cho Trung tâm Văn hóa quận 11 và Ủy ban nhân dân 16 phường tổ chức tuyên truyền các quy định của pháp luật về kinh doanh đại lý Internet, điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. - Tổ chức kiểm tra, chấn chỉnh các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ Internet, điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. Tham mưu Ủy ban nhân dân Quận xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật về kinh doanh dịch vụ Internet, điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. - Kiến nghị Sở Thông tin và Truyền thông thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại khoản 1, Điều 11 của Thông tư số 23/2013/TT-BTTTT ngày 24 tháng 12 năm 2013 quy định về quản lý điểm truy nhập Internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. 2. Trung tâm Văn hóa: - Tuyên truyền các quy định của pháp luật về kinh doanh đại lý Internet, điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên trang thông tin điện tử của đơn vị và trên Bản tin Quận. 3. Ủy ban nhân dân 16 phường: - Phát tờ tuyên truyền các quy định của pháp luật về kinh doanh đại lý Internet, điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng cho tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ Internet, điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. - Cung cấp thông tin đến tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử công cộng về danh sách trò chơi trực tuyến đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nội dung kịch bản và đang được phát hành tại Việt Nam (xem thông tin tại trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông: http://www.mic.gov.vn vào mục Số liệu Báo cáo, vào mục Danh sách cấp phép, vào mục Báo chí, vào mục Danh sách trò chơi điện tử G1). - Phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin trong công tác kiểm tra nếu có yêu cầu phối hợp. IV/ BÁO CÁO: - Trung tâm Văn hóa và Ủy ban nhân dân 16 phường báo cáo kết quả tuyên truyền về Ủy ban nhân dân Quận (thông qua Phòng Văn hóa và Thông tin để tổng hợp) trước ngày 20 tháng 11 năm 2016. - Phòng Văn hóa và Thông tin tổng hợp, báo cáo kết quả công tác tuyên truyền, kiểm tra trước ngày 30 tháng 11 năm 2016 về Ủy ban nhân dân Quận và Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố. Ủy ban nhân dân Quận yêu cầu các phòng ban, đơn vị, Ủy ban nhân dân 16 phường phối hợp triển khai thực hiện nghiêm túc kế hoạch này. Nơi nhận: - Sở Thông tin và Truyền thông; - UBND Quận (CT, PCT/vx); - P.VHTT, TT Văn hóa; - UBND 16 Phường; - VP.HĐND-UBND (CPVP/th, NCTH/vx); - Lưu VT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Trần Phi Long
{ "issuing_agency": "Quận 11", "promulgation_date": "17/10/2016", "sign_number": "163/KH-UBND", "signer": "Trần Phi Long", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-08-2008-TT-BLDTBXH-tuyen-dung-quan-ly-nguoi-nuoc-ngoai-lam-viec-tai-Viet-Nam-huong-dan-Nghi-dinh-34-2008-ND-CP-66832.aspx
Thông tư 08/2008/TT-BLĐTBXH tuyển dụng quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam hướng dẫn Nghị định 34/2008/NĐ-CP
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- Số: 08/2008/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2008 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 34/2008/NĐ-CP NGÀY 25 THÁNG 3 NĂM 2008 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ TUYỂN DỤNG VÀ QUẢN LÝ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM Thi hành Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam (sau đây được viết là Nghị định số 34/2008/NĐ-CP), Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện như sau: I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG: Đối tượng và phạm vi áp dụng của Thông tư này là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam có sử dụng người nước ngoài quy định tại Điều 1 của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP, cụ thể như sau: 1. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo các hình thức sau: a) Thực hiện hợp đồng lao động với doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam; b) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp có hiện diện thương mại tại Việt Nam; c) Thực hiện các loại hợp đồng về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế; d) Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng; đ) Chào bán dịch vụ; e) Người nước ngoài đại diện cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam nêu trên sau đây gọi chung là người nước ngoài. 2. Doanh nghiệp, tổ chức có sử dụng người nước ngoài, bao gồm: a) Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, bao gồm: - Công ty nhà nước hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 hiện nay tiếp tục hoạt động theo quy định tại Điều 166 của Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005. - Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh đã thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 1999 hiện nay tiếp tục hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 170 của Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005. - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy phép đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm: + Doanh nghiệp liên doanh; + Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; + Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Nghị định số 38/2003/NĐ-CP ngày 15/4/2003 của Chính phủ về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần; + Dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh đã được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. b) Các nhà thầu (thầu chính, thầu phụ) nước ngoài nhận thầu tại Việt Nam; c) Văn phòng đại diện, chi nhánh của các tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế; d) Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; tổ chức phi chính phủ; đ) Các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; e) Các cơ sở y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao (kể cả các cơ sở thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư), bao gồm: - Các cơ sở thể thao được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về thể dục, thể thao; - Các trường, trung tâm, cơ sở về giáo dục, đào tạo, dạy nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về giáo dục, đào tạo, dạy nghề và pháp luật lao động; - Các bệnh viện, viện có giường bệnh, trung tâm y tế, trạm y tế, trung tâm phòng chống bệnh xã hội, trung tâm y tế dự phòng, trại điều trị và các cơ sở y tế được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về y tế Việt Nam; - Các cơ sở văn hóa được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. g) Văn phòng dự án nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam; h) Văn phòng điều hành của bên hợp doanh nước ngoài theo hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam; i) Các tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam; k) Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã. Các doanh nghiệp, tổ chức nêu trên sau đây gọi chung là người sử dụng lao động. II. TUYỂN DỤNG VÀ QUẢN LÝ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM 1. Hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài theo khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP được quy định như sau: a) Phiếu đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài cư trú trước khi đến Việt Nam cấp. Trường hợp người nước ngoài hiện đã cư trú tại Việt Nam từ đủ 06 tháng trở lên thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp tỉnh, thành phố của Việt Nam nơi người nước ngoài đang cư trú cấp. c) Bản lý lịch tự thuật của người nước ngoài theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này và có dán ảnh của người nước ngoài. d) Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam; đ) Bản sao chứng nhận về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao của người nước ngoài bao gồm bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sỹ phù hợp với chuyên môn, công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động. Đối với người nước ngoài là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống hoặc người có kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý mà không có chứng chỉ, bằng công nhận thì phải có bản xác nhận ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận và phù hợp với công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động. Riêng đối với cầu thủ bóng đá thì phải có bản liệt kê các câu lạc bộ bóng đá mà cầu thủ đã tham gia thi đấu hoặc chứng nhận của câu lạc bộ mà cầu thủ đã tham gia thi đấu liền trước đó. e) 03 (ba) ảnh màu (kích thước 3cm x 4cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 (sáu) tháng tính từ thời điểm người nước ngoài nộp hồ sơ. 2. Về thời gian thông báo nhu cầu tuyển lao động theo điểm a khoản 4 Điều 4 của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP được quy định như sau: Việc thông báo nhu cầu tuyển dụng lao động trước khi tuyển lao động ít nhất 30 (ba mươi) ngày được tính theo ngày dương lịch. Ví dụ: Người sử dụng lao động dự kiến ngày 05/5/2008 tuyển lao động thì việc thông báo tuyển lao động phải trước ngày 05/4/2008. 3. Giao kết hợp đồng lao động theo điểm d khoản 4 Điều 4 của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP được quy định như sau: Sau khi người nước ngoài được cấp giấy phép lao động, người sử dụng lao động và người nước ngoài phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam. Trong thời hạn 05 (năm) ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động người sử dụng lao động có trách nhiệm gửi bản sao hợp đồng lao động đã giao kết tới cơ quan đã cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài đó. 4. Việc thông báo khi người nước ngoài đến chào bán dịch vụ theo Điều 7 của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP được quy định như sau: Người nước ngoài đến chào bán dịch vụ phải thông báo bằng văn bản (thông qua các hình thức gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, fax …) trước ít nhất 07 (bảy) ngày (tính theo ngày làm việc) về việc đến chào bán dịch vụ với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương nơi người nước ngoài dự kiến đến chào bán dịch vụ với nội dung họ tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc, công việc cụ thể của người nước ngoài. Ví dụ: Người nước ngoài dự định đến chào bán dịch vụ tại tỉnh Hải Dương từ ngày 16/5/2008 thì người nước ngoài phải thông báo bằng văn bản để Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nhận được trước ngày 07/5/2008. 5. Mẫu giấy phép lao động theo khoản 2 Điều 9 của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP được quy định như sau: a) Hình thức của giấy phép lao động: Giấy phép lao động có kích thước 13 cm x 17 cm, gồm 4 trang; trang 1 và trang 4 có màu xanh hòa bình, tráng nhựa; trang 2 và trang 3 có nền màu trắng, hoa văn màu xanh nhạt, ở giữa có hình ngôi sao. b) Nội dung của giấy phép lao động, theo mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này. c) Giấy phép lao động do Cục Việc làm thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức in ấn và phát hành thống nhất. 6. Hồ sơ, trình tự đề nghị cấp giấy phép lao động theo khoản 3 và khoản 5 Điều 9 của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP bao gồm: a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động: - Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam theo mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này; - Hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài theo quy định tại điểm 1 Mục II của Thông tư này. Đối với người nước ngoài di chuyển nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP thì trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động không cần phải có Phiếu đăng ký dự tuyển lao động mà thay vào đó là văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử người nước ngoài sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam. Trong đó nêu rõ thời gian người nước ngoài đã tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp nước ngoài cử sang. Đối với người nước ngoài theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP thì trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động không cần phải có Phiếu đăng ký dự tuyển lao động mà thay vào đó là hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài. Đối với người nước ngoài theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP thì trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động không cần phải có Phiếu đăng ký dự tuyển lao động mà thay vào đó là giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các giấy tờ nêu trên được dịch ra tiếng Việt Nam và công chứng. b) Trình tự cấp giấy phép lao động: - Trước thời hạn ít nhất 20 (hai mươi) ngày (tính theo ngày làm việc), kể từ ngày người nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam, người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam phải nộp 01 (một) hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương nơi người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam đóng trụ sở chính. Trường hợp người nước ngoài thường xuyên làm việc là người có toàn bộ thời gian làm việc cho người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam tại một tỉnh, thành phố khác nơi đóng trụ sở chính thì phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ở tỉnh, thành phố nơi người nước ngoài đó thường xuyên làm việc. - Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày (tính theo ngày làm việc), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp giấy phép lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phải cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài. Trường hợp không cấp giấy phép lao động phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. c) Nhận và trao giấy phép lao động: Người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam có trách nhiệm nhận giấy phép lao động do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp và trao cho người nước ngoài. 7. Hồ sơ, trình tự cấp giấy phép lao động đối với người nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và giấy phép lao động đang còn hiệu lực có nhu cầu giao kết thêm hợp đồng lao động với người sử dụng lao động khác theo điểm c khoản 5 Điều 9 của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP được quy định như sau: a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động bao gồm: - Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam theo mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này. - Các giấy tờ quy định tại điểm a, đ khoản 1 Mục II của Thông tư này; - 03 (ba) ảnh màu (kích thước 3cm x 4 cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 (sáu) tháng tính từ thời điểm người nước ngoài nộp hồ sơ; - Bản sao giấy phép lao động (đang còn hiệu lực). b) Trình tự cấp giấy phép lao động, theo quy định tại điểm b khoản 6 Mục II của Thông tư này. c) Nhận và trao giấy phép lao động, theo quy định tại điểm c khoản 6 Mục II của Thông tư này. 8. Hồ sơ, trình tự gia hạn giấy phép lao động theo Điều 10 của nghị định số 34/2008/NĐ-CP được quy định như sau: a) Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động: - Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép lao động của người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam theo mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư này; - Bản sao hợp đồng lao động phải có xác nhận của người sử dụng lao động hoặc bản sao hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài. - Giấy phép lao động đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cho người nước ngoài đó. b) Trình tự gia hạn giấy phép lao động: - Trước ít nhất 30 (ba mươi) ngày được tính theo ngày dương lịch, kể từ ngày giấy phép lao động hết hạn, người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó. - Người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam có trách nhiệm gửi 01 (một) hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó. - Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày (tính theo ngày làm việc), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị gia hạn cấp giấy phép lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phải gia hạn giấy phép lao động. Trường hợp không gia hạn giấy phép lao động phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. c) Nhận và trao giấy phép lao động, theo quy định tại điểm c khoản 6 Mục II của Thông tư này. 9. Hồ sơ, trình tự cấp lại giấy phép lao động theo Điều 11 của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP được quy định như sau: a) Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động: - Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người nước ngoài theo mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư này; - Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam theo mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư này; - Giấy phép lao động đã được cấp bị hỏng. Trường hợp bị mất giấy phép lao động người nước ngoài phải có văn bản giải trình về việc bị mất giấy phép lao động theo quy định tại điểm b khoản 9 Mục II của Thông tư này; - 03 (ba) ảnh màu (kích thước 3cm x 4 cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 (sáu) tháng tính từ thời điểm người nước ngoài nộp hồ sơ; b) Trình tự cấp lại giấy phép lao động: - Trong thời hạn 03 (ba) ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày người nước ngoài phát hiện giấy phép lao động bị mất hoặc bị hỏng, người nước ngoài phải báo cáo người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam bằng văn bản, nội dung báo cáo phải giải trình rõ lý do bị mất hoặc bị hỏng. - Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày tính theo ngày dương lịch kể từ ngày giấy phép lao động bị mất hoặc bị hỏng, người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đã cấp giấy phép lao động đó. c) Nhận và trao giấy phép lao động, theo quy định tại điểm c khoản 6 Mục II của Thông tư này. 10. Báo cáo danh sách trích ngang đối với người nước ngoài theo khoản 6 Điều 9 của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP được quy định như sau: Đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không phải cấp giấy phép lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP thì người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam phải báo cáo theo mẫu số 8 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi kèm theo các giấy tờ của người nước ngoài theo quy định tại khoản 6 Điều 9 của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đóng trụ sở chính. Trường hợp người nước ngoài thường xuyên làm việc là người có toàn bộ thời gian làm việc cho người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam tại một tỉnh, thành phố khác nơi đóng trụ sở chính thì báo cáo danh sách trích ngang theo mẫu số 8 nêu trên cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ở tỉnh, thành phố nơi người nước ngoài đó thường xuyên làm việc. 11. Thông báo về người nước ngoài đến làm việc theo khoản 3 Điều 13 của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP được quy định như sau: Khi người nước ngoài đến làm việc tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (không phải tỉnh, thành phố mà người nước ngoài thường xuyên làm việc) từ 10 (mười) ngày lên tục trở lên hoặc 30 (ba mươi) ngày cộng dồn trong 01 (một) năm thì người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam phải thông báo bằng văn bản về người nước ngoài đến làm việc, với nội dung: họ tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, số giấy phép lao động đã được cấp, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc, công việc đảm nhận và nơi làm việc của người nước ngoài và kèm theo bản chụp giấy phép lao động đã được cấp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người nước ngoài đến làm việc. 12. Báo cáo danh sách trích ngang đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo khoản 1 Điều 20 của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP được quy định như sau: Phu nhân, phu quân quy định tại khoản 1 Điều 20 của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP nêu trên là phu nhân, phu quân của người nước ngoài làm việc tại các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc, các tổ chức khu vực, tiểu khu vực. Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có sử dụng người nước ngoài phải thực hiện việc báo cáo danh sách trích ngang trước 07 (bảy) ngày (tính theo ngày làm việc) với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi người nước ngoài làm việc theo mẫu số 8 ban hành kèm theo Thông tư này. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Trách nhiệm của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội: a) Cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động, cấp lại giấy phép lao động theo quy định của pháp luật. Khi nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động, các giấy tờ đề nghị cấp lại giấy phép lao động phải vào sổ theo dõi và có giấy biên nhận trao cho người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam. Trong giấy biên nhận phải ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ, những văn bản có trong hồ sơ và thời hạn trả lời. b) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. c) Định kỳ hàng năm trước ngày 15 tháng 7 và 15 tháng 01 báo cáo về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm) tình hình cấp giấy phép và sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên địa bàn quản lý theo mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Trách nhiệm của người sử dụng lao động và đối tác phía Việt Nam tại Việt Nam: a) Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. b) Định kỳ hàng năm trước ngày 05 tháng 7 và ngày 05 tháng 01, báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài 6 tháng đầu năm và cả năm trước về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương nơi doanh nghiệp, tổ chức đóng trụ sở chính hoặc thường xuyên hoạt động theo mẫu số 9 ban hành kèm theo Thông tư này. Đồng thời thực hiện các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về lao động về tình hình sử dụng lao động nước ngoài. c) Nộp lệ phí cấp giấy phép lao động, gia hạn cấp giấy phép lao động, cấp lại giấy phép lao động theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 3. Hiệu lực thi hành: Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Thông tư này thay thế Thông tư số 04/2004/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2004 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 105/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tuyển dụng và quản lý lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Thông tư số 24/2005/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2004/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2004 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 105/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ; - Sở LĐ-TBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; - Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; - Công báo, Website Chính phủ; - Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản); - Các đơn vị thuộc Bộ; - Lưu: VT, PC, CVL (25b). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thanh Hòa MẪU SỐ 1. Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------------- …………….., ngày tháng năm PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN LAO ĐỘNG APPLICATION FORM Kính gửi: (To) ............................................................................................................ Tôi tên là (viết chữ in hoa): ........................................................................................... Full name (in capital) Ngày tháng năm sinh: ..................................................................................... Nam /Nữ Date of birth (DD-MM-YYYY)........................................................................ Male/female Quốc tịch: ................................................................................................................... Nationality Số hộ chiếu ………………………………… Ngày cấp ...................................................... Passport number: Date of issue. Nơi cấp ……………………………………. Có giá trị đến ngày .......................................... Place of issue Date of expiry Trình độ học vấn: ........................................................................................................ Education: Trình độ chuyên môn tay nghề: .................................................................................... Professional qualification: Trình độ ngoại ngữ (sử dụng thành thạo): ..................................................................... Foreign language (Proficiency) Sau khi nghiên cứu nội dung thông báo tuyển lao động của người sử dụng lao động, tôi thấy bản thân có đủ điều kiện để đăng ký dự tuyển vào vị trí: ........................................................................................ với thời hạn làm việc: Upon careful consideration on your notice of recruitment, I myself consider to be qualified for the position of ………………………….. for the working period of ..................................................................... Tôi xin chấp hành nghiêm chỉnh Pháp luật lao động Việt Nam. Nếu vi phạm tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật. I commit to fully abide by the Vietnamese labour legislation and will bear all responsibility for any violation. Người đăng ký dự tuyển lao động Applicant (Ký và ghi rõ họ tên) (Signature and full name) MẪU SỐ 2. Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. LÝ LỊCH TỰ THUẬT CURRICULUM VITAE Ảnh 3cm x 4cm Photo I- SƠ YẾU LÝ LỊCH Curriculum vitae 1- Họ và tên: …………………………………………………….. Giới tính .............................. Full name Male/Female 2- Số hộ chiếu ……………………………………….. Ngày cấp .......................................... Passport number Date of issue 3- Ngày tháng năm sinh: .............................................................................................. Date of birth (DD-MM-YYYY) 4- Tình trạng hôn nhân: ................................................................................................ Marital status 5- Quốc tịch gốc: ........................................................................................................ Nationality of origin 6- Quốc tịch hiện tại: .................................................................................................... Current nationality 7- Nghề nghiệp hiện tại: ............................................................................................... Current profession 8- Nơi làm việc cuối cùng hoặc hiện tại: ........................................................................ Last or current working place II – QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO Training background ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... III- QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC CỦA BẢN THÂN Employment Record 9- Làm việc ở nước ngoài: Employment outside Vietnam ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... 10- Làm việc ở Việt Nam Employment in Vietnam ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... IV- LÝ LỊCH VỀ TƯ PHÁP Justice record 11- Vi phạm pháp luật Việt Nam. (Thời gian vi phạm, mức độ vi phạm, hình thức xử lý) Violation of the Vietnamese law. (Level of violation, time of violation, dealt measures for violation) ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... 12- Vi phạm pháp luật nước ngoài. (Thời gian vi phạm, mức độ vi phạm, hình thức xử lý) Violation of laws any other country. (Level of violation, time of violation, dealt measures for violation) ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... 13- Tôi xin cam đoan lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm. I certify that the statements given above are true to the best of my knowledge and will be responsible for any incorrectness. Ngày tháng năm Người khai ký tên (Signature of Applicant) MẪU SỐ 3. Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý 1- Xuất trình giấy phép này khi nhà chức trách yêu cầu. 2- Không được tẩy xóa, sửa chữa, tự ghi vào giấy phép này. 3- Không được cho người khác mượn 4- Khi thất lạc phải báo ngay cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. NOTICE 1- Present this work permit to authorities when requested. 2- Any modification, addition or amendment to the work permit is prohibited. 3- The utilization of this permit is restricted to the bearer. 4- Any case of loss should be immediately reported to provincial Department of Labour, Invalids and Social Affairs. Trang 4 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------------------ GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG WORK PERMIT SỐ: No: Trang 1 Ảnh màu 3cm x 4cm Colour photo GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG WORK PERMIT Số: No: 1. Họ và tên: …………………………………………………...…… ……… Full name 2. Nam (M) Nữ (F) 3. Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………….. ………. Date of birth (DD-MM-YY) 4. Quốc tịch hiện nay: …………………… Số hộ chiếu ………. …………… Current nationality Passport number 5. Trình độ chuyên môn (tay nghề): …………………………… ………. Professional qualification (skill) 6. Được làm việc tại: ………………………………………….... …….Being permitted to work at 7. Chức danh công việc: ………………………………………. ……… Job assigment 8. Thời hạn làm việc từ ngày …… tháng ….. năm ………. đến ngày …… tháng …… năm ……… Period of work from ....................... to .................................. Ngày …..tháng …….năm GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ………… DIRECTOR OF DEPARTMENT OF LABOUR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS Ký tên, đóng dấu (Signature and stamp) Trang 2 GIA HẠN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG LẦN 1 First Extension Gia hạn từ ngày …… tháng …… năm …….. đến ngày …… tháng …….. năm ……….. Extended from …. to ………….. …………., ngày …. tháng ……. năm GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ……… DIRECTOR OF DEPARTMENT OF LABOUR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS (Ký tên, đóng dấu) (Signature and stamp) GIA HẠN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG LẦN 2 Second Extension Gia hạn từ ngày …… tháng …… năm …….. đến ngày …… tháng …….. năm ……….. Extended from …. to ………….. …………., ngày …. tháng ……. năm GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ……… DIRECTOR OF DEPARTMENT OF LABOUR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS (Ký tên, đóng dấu) (Signature and stamp) GIA HẠN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG LẦN 3 Third Extension Gia hạn từ ngày …… tháng …… năm …….. đến ngày …… tháng …….. năm ……….. Extended from …. to ………….. …………., ngày …. tháng ……. năm GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ……… DIRECTOR OF DEPARTMENT OF LABOUR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS (Ký tên, đóng dấu) (Signature and stamp) Trang 3 MẪU SỐ 4. Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. TÊN ĐƠN VỊ ………………. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- SỐ: V/v: Đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài. ………….., ngày tháng năm Kính gửi: .................................................................................................................... Doanh nghiệp, tổ chức: ............................................................................................... Địa chỉ: ....................................................................................................................... Điện thoại: .................................................................................................................. Giấy phép kinh doanh (hoạt động) số:........................................................................... Cơ quan cấp: ………………………………………………. Ngày cấp: ................................. Lĩnh vực kinh doanh (hoạt động): ................................................................................. Đề nghị: ................................................................................. cấp giấy phép lao động cho: ............................................................................................................................ Ông (bà): ………………………………………. Quốc tịch: ................................................. Ngày tháng năm sinh: .................................................................................................. Trình độ chuyên môn: .................................................................................................. Chức danh công việc: ................................................................................................. Thời gian làm việc từ ngày: …../……/…… đến ngày: …../…../........................................ Lý do ông (bà) ……………………….. làm việc tại Việt Nam: ........................................... ................................................................................................................................... Nơi nhận: - Như trên; - Lưu …… Doanh nghiệp, tổ chức (Ký tên, đóng dấu) MẪU SỐ 5. Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. TÊN ĐƠN VỊ ………………. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- SỐ: V/v: Đề nghị gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài. ………….., ngày tháng năm Kính gửi: Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố ……………………………………….. Tên doanh nghiệp, tổ chức: ......................................................................................... Địa chỉ: ....................................................................................................................... Điện thoại: .................................................................................................................. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh:....................................................................................... đề nghị gia hạn giấy phép lao động cho:....................................................................... Ông (bà): ………………………………………. Quốc tịch: ................................................. Chức danh công việc: ................................................................................................. Hình thức bị xử lý kỷ luật lao động trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức (nếu có): ................................................................................................................................... Giấy phép lao động số: ………………. Cấp ngày .......................................................... Cơ quan cấp ............................................................................................................... Thời hạn gia hạn từ ngày: …../……/…… đến ngày: …../…../...... Doanh nghiệp, tổ chức: ............................................................................................... đã đào tạo người lao động Việt Nam để thay thế: ......................................................... + Họ và tên: …………………………………………. Giới tính: ........................................... + Năm sinh: ................................................................................................................ + Lĩnh vực đào tạo: ..................................................................................................... + Thời gian đào tạo:..................................................................................................... + Kinh phí đào tạo: ...................................................................................................... Lý do chưa đào tạo được người lao động Việt Nam để thay thế: .................................. ................................................................................................................................... Nơi nhận: - Như trên; - Lưu đơn vị. Doanh nghiệp, tổ chức (Ký tên, đóng dấu) MẪU SỐ 6. Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------------- …….. ngày tháng năm ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG APPLICATION FOR RE-ISSUANCE OF WORK PERMIT Kính gửi: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ………………………………. To: The provincial Department of Labour-Invalids and Social Affairs 1- Họ và tên: …………………………………………………….. 2- Nam; Nữ: ........................ Full name Male/Female 3- Ngày, tháng, năm sinh: ............................................................................................ Date of birth (DD-MM-YYYY) 4- Nơi sinh: ................................................................................................................. Place of birth 5- Quốc tịch: ............................................................................................................... Nationality 6- Hộ chiếu số:……………………………………….. 7- Ngày cấp ...................................... Passport number Date of issue 8- Cơ quan cấp: …………………………………………..Thời hạn hộ chiếu: ........................ Issued by Date of expiry 9- Trình độ chuyên môn tay nghề: ................................................................................. Professional qualification 10- Tôi đã giao kết hợp đồng lao động với: .................................................................. I signed a labour contract with: với thời hạn từ …………………………………………. đến ngày: ...................................... For the perio from to 11- Tôi đã được cấp giấy phép lao động số: ................................. ngày ..................... I was issued a work permit numbered: với thời hạn từ ……….. đến ngày …………………….. Cơ quan cấp ............................... For the period from to Issued by: 12- Lý do đề nghị cấp lại giấy phép lao động (bao gồm cả lý do mất, hỏng giấy phép lao động) Reason for re-application (including reason for losing, damaging) ................................................................................................................................... Tôi xin cam đoan các nội dung nêu trên là đúng. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam. I certify that these statements are true to the best of my knowledge and will be responsible for any incorrectness. Người làm đơn Applicant (Ký tên) (Signature) MẪU SỐ 7. Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. TÊN ĐƠN VỊ ………………. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- SỐ: V/v: Đề nghị cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài. ………….., ngày tháng năm Kính gửi: .................................................................................................................... Doanh nghiệp, tổ chức: ............................................................................................... Địa chỉ: ....................................................................................................................... Điện thoại: .................................................................................................................. Giấy phép kinh doanh (hoạt động) số:........................................................................... Cơ quan cấp: ………………………………………………. Ngày cấp: ................................. Lĩnh vực kinh doanh (hoạt động): ................................................................................. Đề nghị cấp lại giấy phép lao động cho: Ông (bà): ………………………………………. Quốc tịch: ................................................. Ngày tháng năm sinh: .................................................................................................. Trình độ chuyên môn: .................................................................................................. Chức danh công việc: ................................................................................................. ................................................................................................................................... Người nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động số: ……… ................ Cơ quan cấp ……………………………………………………………. Ngày cấp: ...................................... Nơi cấp: ..................................................................................................................... Lý do đề nghị cấp lại giấy phép lao động: .................................................................... ................................................................................................................................... Nơi nhận: - Như trên; - Lưu …… Doanh nghiệp, tổ chức (Ký tên, đóng dấu) MẪU SỐ 8. Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. TÊN ĐƠN VỊ: SỐ: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- BÁO CÁO DANH SÁCH TRÍCH NGANG VỀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Kính gửi: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ……………………… Số TT TÊN NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Năm sinh Quốc tịch Số hộ chiếu Ngày hết hạn của hộ chiếu Ngày bắt đầu làm việc Ngày kết thúc làm việc Công việc đảm nhận Nam Nữ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng cộng x x x x x x x Ghi chú: Nếu người nước ngoài là cá nhân thì báo cáo theo mẫu trên và ký tên (không cần đóng dấu) Nơi nhận: - Như trên; - Lưu đơn vị. Ngày tháng năm (Ký tên, đóng dấu) MẪU SỐ 9. Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. TÊN ĐƠN VỊ: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- SỐ: ,………..ngày tháng năm BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI 6 THÁNG ĐẦU NĂM ……………. (HOẶC NĂM …………) Kính gửi: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ……………………… Số TT TÊN NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI Tuổi Giới tính Quốc tịch Trình độ Chức danh đang làm Mức lương Thời hạn làm việc Thời hạn giao kết HĐLĐ Cấp giấy phép Số LĐ gia hạn GPLĐ Lý do giảm Tổng số LĐ có mặt cuối kỳ LĐ nước ngoài Ghi chú Nam Nữ Thời hạn làm việc Ngày bắt đầu Ngày hết hạn Dưới 1 năm Từ 1- 3 năm Không thuộc diện cấp GPLĐ Đã cấp GPLĐ (ghi theo số GPLĐ) Đang làm thủ tục cấp GPLĐ GPLĐ hết thời hạn Chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn GPLĐ bị cơ quan NN thu hồi Khác 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 I 1 2 .. Số lao động tăng II 1 2 .. Số lao động giảm Nơi nhận: - Như trên; - Lưu đơn vị. Người sử dụng lao động (Ký tên, đóng dấu) Ghi chú: cột 23: Số lao động có mặt cuối kỳ là tổng số lao động Việt Nam và lao động nước ngoài ở cuối kỳ báo cáo. MẪU SỐ 10. Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. UBND TỈNH,TP ………………………. SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- SỐ: /BC ,………..ngày tháng năm BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI 6 THÁNG ĐẦU NĂM ……………. (HOẶC NĂM …………) Kính gửi: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm) Số TT TÊN ĐƠN VỊ Tổng số LĐ (bao gồm LĐ nước ngoài và LĐ Việt Nam) Tổng số LĐ nước ngoài Hình thức làm việc của người nước ngoài Trình độ Chức danh Mức lương bình quân (USD) Cấp giấy phép Thời hạn giao kết HĐLĐ Số người gia hạn HĐLĐ Quản lý GPLĐ Số LĐ làm việc theo HĐLĐ Số LĐ làm việc theo hợp đồng (không phải HĐLĐ) Số LĐ di chuyển nội bộ doanh nghiệp Số LĐ chào bán dịch vụ Số LĐ làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam khác Có chứng chỉ chuyên môn tay nghề Nghệ nhân, nghề truyền thống TGĐ, PTGĐ, GĐ, PGĐ Kỹ thuật quản lý Khác Không thuộc diện cấp GPLĐ Đã cấp GPLĐ Chưa cấp GPLĐ Dưới 1 năm Từ 1- 3 năm GPLĐ hết thời hạn Chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn GPLĐ bị cơ quan NN thu hồi khác 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 I A 1 2 B C II 1 Trong KCN, KCX, KCNC KCN, CX, CNC … Công ty Công ty … KCN, CX, CNC … … Ngoài KCN, KCX, CNC Công ty Tổng cộng x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Ghi chú: 4 = 5 + 6 + 7 + 8 + 9 + 10 Nơi nhận: - Như trên; - Lưu … Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (Ký tên, đóng dấu)
{ "issuing_agency": "Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội", "promulgation_date": "10/06/2008", "sign_number": "08/2008/TT-BLĐTBXH", "signer": "Nguyễn Thanh Hoà", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-06-2009-TT-BGDDT-sua-doi-Quy-che-to-chuc-hoat-dong-truong-pho-thong-dan-toc-noi-tru-huong-dan-Quyet-dinh-49-2008-QD-BGDDT-86728.aspx
Thông tư 06/2009/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế tổ chức hoạt động trường phổ thông dân tộc nội trú hướng dẫn Quyết định 49/2008/QĐ-BGDĐT
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ------- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------- Số: 06/2009/TT-BGDĐT Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2009 THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU 10 VÀ ĐIỀU 13 CỦA QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 49/2008/QĐ-BGDĐT NGÀY 25 THÁNG 8 NĂM 2008 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Căn cứ Quyết định số 49/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, THÔNG TƯ: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 và Điều 13 của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Quyết định số 49/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, như sau: “Điều 10. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú 1. Hồ sơ thành lập trường PTDTNT bao gồm các văn bản theo Quy định tại Điều lệ trường trung học và ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan. 2. Trình tự, thủ tục thành lập trường: a) Đối với trường PTDTNT cấp huyện: sở giáo dục và đào tạo chủ trì phối hợp với UBND cấp huyện thẩm định các nội dung quy định tại Điều 8 của Quy chế này và lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 của Điều này để đề nghị UBND tỉnh ra quyết định thành lập. b) Đối với trường PTDTNT cấp tỉnh và trường PTDTNT cấp huyện có đào tạo cấp THPT: sở giáo dục và đào tạo chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan ở cấp tỉnh thẩm định các nội dung quy định tại Điều 8 của Quy chế này và lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 của Điều này để đề nghị UBND tỉnh ra quyết định thành lập. 3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường PTDTNT theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 10 của Quy chế này và quy định của Điều lệ trường trung học. Điều 13. Phân cấp quản lý 1. Trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh và trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện do sở giáo dục và đào tạo quản lý. 2. Trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc bộ do bộ chủ quản quản lý.” Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2009. Các quy định của Thông tư này thay thế các quy định tại các Điều 10 và 13 của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Quyết định số 49/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các bộ có trường phổ thông dân tộc nội trú, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, Hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; - Uỷ ban VH, GD, TN, TN&NĐ của Quốc hội; - Uỷ ban Dân tộc Chính phủ; - Ban Tuyên giáo TW; - Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp); - Kiểm toán Nhà nước; - Công báo; - Website Chính phủ; - Website Bộ GD&ĐT; - Như Điều 3; - Lưu: VT, Vụ GDTrH, Vụ PC. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Vinh Hiển
{ "issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "promulgation_date": "31/03/2009", "sign_number": "06/2009/TT-BGDĐT", "signer": "Nguyễn Vinh Hiển", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-01-2011-TT-BGTVT-Bo-quy-che-An-toan-hang-khong-dan-dung-linh-vuc-tau-120900.aspx
Thông tư 01/2011/TT-BGTVT Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu mới nhất
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 01/2011/TT-BGTVT Hà Nội, ngày 27 tháng 01 năm 2011 THÔNG TƯ BAN HÀNH BỘ QUY CHẾ AN TOÀN HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG LĨNH VỰC TÀU BAY VÀ KHAI THÁC TÀU BAY Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008; Căn cứ Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; Căn cứ Nghị định số 70/2007/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay dân dụng; Căn cứ Nghị định số 75/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay dân dụng. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay như sau: Điều 1. Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay được ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 2. Thông tư này có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày ký ban hành và bãi bỏ: 1. Quyết định số 10/2008/QĐ-BGTVT ngày 13 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chế an toàn hàng không dân dụng; 2. Quyết định số 2727/1998/QĐ-CHK ngày 10 tháng 10 năm 1998 của Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam ban hành Quy chế khai thác tàu bay thương mại – QCHK-KT1; 3. Quyết định số 20/2000/QĐ-CHK ngày 01 tháng 8 năm 2000 của Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam về Quy chế hàng không - Cấp bằng 1 – QCHK-CB1; 4. Quyết định số 06/2000/QĐ-CHK ngày 03 tháng 2 năm 2000 của Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam ban hành Quy chế về nhân viên xác nhận hoàn thành bảo dưỡng – QCHK-66; 5. Quyết định số 10/2001/QĐ-CHK ngày 09 tháng 7 năm 2001 của Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam ban hành Quy chế về quy trình cấp chứng chỉ cho tàu bay và các sản phẩm, thiết bị của tàu bay – QCHK-21; 6. Quyết định số 16/2006/QĐ-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Tiêu chuẩn ngành 22TCN 337-06 về Phê chuẩn tổ chức bảo dưỡng tàu bay hàng không dân dụng; 7. Quyết định số 45/2006/QĐ-BGTVT ngày 19 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chế khai thác trực thăng thương mại. Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ; - Các Thứ trưởng Bộ GTVT; - Công báo, Website Chính phủ, Website Bộ GTVT; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Lưu: VT, VTải. BỘ TRƯỞNG Hồ Nghĩa Dũng BỘ QUY CHẾ AN TOÀN HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG LĨNH VỰC TÀU BAY VÀ KHAI THÁC TÀU BAY (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay quy định về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay, khai thác tàu bay, tiêu chuẩn chuyên môn của nhân viên hàng không trong lĩnh vực khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và cơ sở y tế giám định sức khoẻ cho nhân viên hàng không. Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay bao gồm 22 Phần dưới đây. 2. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Thông tư này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó. Điều 2. Đối tượng áp dụng Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thiết kế, sản xuất, thử nghiệm tàu bay, thiết bị lắp ráp trên tàu bay, thiết bị, vật tư phục vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, khai thác tàu bay, huấn luyện, đào tạo, giám định sức khoẻ cho nhân viên hàng không. Điều 3. Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN Điều 4. Tổ chức thực hiện 1. Tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực tàu bay, khai thác tàu bay phải đáp ứng những tiêu chuẩn quy định của Thông tư này, khuyến khích áp dụng những tiêu chuẩn quy định về an toàn hàng không dân dụng cao hơn quy định của Thông tư này nhưng phải báo cáo về Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) và phải được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt. 2. Cục Hàng không Việt Nam chịu trách nhiệm cập nhật, triển khai, hướng dẫn thực hiện Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay. 3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, các tổ chức, cá nhân báo cáo kịp thời về Bộ Giao thông vận tải để xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
{ "issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải", "promulgation_date": "27/01/2011", "sign_number": "01/2011/TT-BGTVT", "signer": "Hồ Nghĩa Dũng", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-43-2012-TT-BQP-che-do-phu-cap-cong-vu-cho-cac-doi-tuong-trong-cac-co-quan-don-vi-quan-doi-286565.aspx
Thông tư 43/2012/TT-BQP chế độ phụ cấp công vụ cho các đối tượng trong các cơ quan đơn vị quân đội mới nhất
BỘ QUỐC PHÒNG -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 43/2012/TT-BQP Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2012 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP CÔNG VỤ ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐANG HƯỞNG LƯƠNG HOẶC PHỤ CẤP QUÂN HÀM TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ QUÂN ĐỘI Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008; Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng; Căn cứ Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về chế độ phụ cấp công vụ; Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp công vụ đối với các đối tượng đang hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước trong các cơ quan, đơn vị quân đội như sau: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp công vụ đối với các đối tượng đang hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước trong các cơ quan đơn vị quân đội. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên chức quốc phòng và lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyết định của cấp có thẩm quyền; 2. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân; người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu và học sinh cơ yếu hưởng chế độ phụ cấp sinh hoạt phí. Điều 3. Mức phụ cấp Từ ngày 01 tháng 5 năm 2012, các đối tượng quy định tại Điều 2 Thông tư này, hàng tháng được hưởng mức phụ cấp công vụ bằng 25% mức lương cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm hiện hưởng. Điều 4. Cách tính và nguyên tắc áp dụng 1. Cách tính a) Đối với người hưởng lương: Phụ cấp công vụ hàng tháng được tính trên mức lương cấp hàm, ngạch bậc hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), được tính theo công thức sau: Mức phụ cấp công vụ được hưởng = Mức tiền lương cấp bậc quân hàm, ngạch bậc hiện hưởng + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) x 25% Ví dụ 1: Tháng 5 năm 2012, đồng chí Đại úy Nguyễn Văn A, là Đại đội trưởng, đang công tác tại đơn vị Trinh sát đặc nhiệm. Đồng chí A được hưởng phụ cấp công vụ như sau: Phụ cấp công vụ tháng 5 năm 2012 của đồng chí A là: 1.496.250 đồng. {1.050.000 đồng x (5,40 + 0,30) x 25% = 1.496.250 đồng/tháng} b) Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ và học sinh cơ yếu: Phụ cấp công vụ hàng tháng được tính trên mức phụ cấp quân hàm hoặc phụ cấp sinh hoạt phí đối với học sinh cơ yếu hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có). Mức phụ cấp công vụ được hưởng = Mức phụ cấp quân hàm hiện hưởng + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) x 25% Ví dụ 2: Tháng 5 năm 2012, đồng chí Hạ sĩ Trần Văn B, là Tiểu đội phó, đang công tác tại đơn vị Trinh sát đặc nhiệm. Đồng chí B được hưởng phụ cấp công vụ như sau: Phụ cấp công vụ tháng 5 năm 2012 của đồng chí B là: 131.250 đồng. (1.050.000 đồng x 0,5 x 25% = 131.250 đồng/tháng). 2. Nguyên tắc áp dụng a) Phụ cấp công vụ được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. b) Khi thôi phục vụ trong quân đội thì thôi hưởng phụ cấp công vụ từ tháng tiếp theo. c) Thời gian không được tính hưởng phụ cấp công vụ, bao gồm: - Thời gian đi công tác, làm việc học tập ở nước ngoài được hưởng tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; - Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên; - Thời gian nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; - Thời gian bị đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam. d) Đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề hoặc phụ cấp đặc thù quân sự theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì cũng được hưởng phụ cấp công vụ quy định tại Thông tư này. Ví dụ 3: Như ví dụ 1 và 2 nêu trên. Đồng chí A và B được hưởng phụ cấp đặc thù quân sự (Trinh sát đặc nhiệm) với mức 15% theo quy định tại Quyết định số 15/2009/QĐ-TTg ngày 21 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp đặc thù quân sự đối với một số đối tượng trong Quân đội nhân dân Việt Nam và phụ cấp công vụ như trên. Điều 5. Nguồn kinh phí Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp công vụ quy định tại Thông tư này được tính trong dự toán ngân sách thường xuyên hàng năm của đơn vị. Điều 6. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 160/2011/TT-BQP ngày 30 tháng 8 năm 2011 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp công vụ đối với các đối tượng hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước đang phục vụ trong quân đội, 2. Chế độ quy định tại Thông tư này được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2012. Điều 7. Trách nhiệm thi hành 1. Cục trưởng Cục Tài chính Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo triển khai, kiểm tra thực hiện chế độ phụ cấp công vụ quy định tại Thông tư này trong quân đội. 2. Chỉ huy các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các đơn vị báo cáo về Bộ (qua Cục Tài chính Bộ Quốc phòng) để xem xét, giải quyết. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Thượng tướng Lê Hữu Đức
{ "issuing_agency": "Bộ Quốc phòng", "promulgation_date": "21/05/2012", "sign_number": "43/2012/TT-BQP", "signer": "Lê Hữu Đức", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Chi-thi-04-2006-CT-UBND-tang-cuong-cong-tac-phong-chay-chua-chay-6-thang-cuoi-nam-2006-trien-khai-Luat-phong-chay-chua-chay-quan-3-60230.aspx
Chỉ thị 04/2006/CT-UBND tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy 6 tháng cuối năm 2006 triển khai Luật phòng cháy chữa cháy quận 3
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 3 ***** CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******* Số: 04/2006/CT-UBND Quận 3, ngày 24 tháng 07 năm 2006 CHỈ THỊ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TRONG 6 THÁNG CUỐI NĂM 2006 VÀ TIẾP TỤC TRIỂN KHAI LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN Trong thời gian qua, các cấp các ngành trong quận đã có nhiểu nỗ lực trong công tác phòng cháy chữa cháy, từng cơ quan, đơn vị, phường đã chú trọng trang bị các phương tiện phòng cháy chữa cháy; ý thức phòng cháy chữa cháy trong nhân dân được nâng lên; phong trào quần chúng phòng cháy chữa cháy được phát động mạnh mẽ ở tất cả các địa bàn, cơ quan, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, khu phố, tổ dân phố... và được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, làm giảm dần số vụ cháy. Tuy nhiên, một số địa bàn khu vực, cơ quan, đơn vị còn tiềm ẩn nguy cơ cháy khá cao. Qua thống kê số vụ cháy trong năm 2005 và 6 tháng đầu năm 2006 cho thấy nguyên nhân cháy do không cẩn thận chiếm tỷ lệ khá lớn (trên 80% số vụ); một số cơ quan, đơn vị, địa bàn dân cư chậm khắc phục tình trạng vi phạm về phòng cháy chữa cháy, nhiều nơi chưa xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy, có nơi tuy có xây dựng phương án nhưng không thường xuyên luyện tập, có nơi chưa trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy hoặc có trang bị nhưng chưa đủ sức phục vụ công tác chữa cháy khi cần thiết. Việc lắp đặt các trụ nước chữa cháy trên địa bàn thực hiện chậm. Để đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy trên địa bàn quận, Ủy ban nhân dân quận yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân 14 phường, Thủ trưởng các ban, ngành quận và các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn quận thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau: 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân 14 phường, Thủ trưởng các cơ quan trên địa bàn quận tiến hành ngay việc tổng kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn tại địa bàn, cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi đang quản lý. Qua kiểm tra, từng phường, từng cơ quan, đơn vị phải có kế hoạch đầu tư trang bị các phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn. Phải thường xuyên kiểm tra các phương tiện phòng chống cháy nổ nhằm đảm bảo hiệu quả khi sử dụng. Đồng thời phối hợp với Công an quận, Đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thường xuyên tập huấn lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở, lực lượng tự vệ, bảo vệ cơ quan về nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy để có khả năng xử lý các tình huống với hiệu quả cao nhất theo phương châm 4 tại chỗ: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và vật tư hậu cần tại chỗ để tự giải quyết trước khi có lực lượng chuyên nghiệp. Đối với những cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa có lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ phải thành lập ngay lực lượng tự vệ phòng cháy chữa cháy tại cơ sở theo quy định. Riêng 8 khu phố có nguy cơ cháy cao ở các phường 1, 2, 6, 7, 9, 12, 13 phải có phương án phòng cháy chữa cháy và tổ chức diễn tập. Trước mắt cần trang bị phương tiện chữa cháy tại chỗ ở từng tổ dân phố, hộ gia đình (có thể 3 đến 5 hộ có một bình chữa cháy). Các điểm đăng ký tạm trú tạm vắng phải có dụng cụ phòng cháy chữa cháy của khu phố. 2. Công an quận 3: lập kế hoạch trình Ủy ban nhân dân quận quyết định thành lập đoàn kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy để tiến hành kiểm tra các cơ sở các địa bàn có nhiều nguy cơ cháy. Trong đó cần chú ý kiểm tra nghiêm ngặt việc chấp hành các quy định về phòng cháy chữa cháy tại các vũ trường, các chợ, các trung tâm thương mại, các chung cư. Qua kiểm tra phải xử lý triệt để các hành vi vi phạm đúng theo các quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy. - Chuẩn bị nội dung sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng cháy chữa cháy và tổ chức các hoạt động nhân kỷ nhiệm 45 năm ngày ban hành Pháp lệnh “Quy định việc quản lý Nhà nước đối với công tác phòng cháy chữa cháy”, xây dựng kế hoạch tổ chức hội thao công tác phòng cháy chữa cháy, phối hợp Đội 3 Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Công an thành phố Hồ Chí Minh, xây dựng phương án và tổ chức diễn tập xử lý các tình huống chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, cứu sập... tập trung tại các khu vực dân cư dễ cháy, khu vực có đông người. - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, xác định các công việc trước mắt từ đây đến cuối năm 2006 trình Ủy ban nhân dân quận để tổ chức hội nghị triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn quận. Tổ chức huấn luyện kỹ thuật chữa cháy cho lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ. - Trên cơ sở quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội quận giai đoạn 2006 - 2010 để xây dựng kế hoạch, hoạch định phương án phòng cháy chữa cháy trên địa bàn quận. 3. Phòng Quản lý đô thị quận: Chủ trì phối hợp với Công an quận, Đội 3 Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Phòng Tài chính - Kế hoạch xây dụng phương án thực hiện việc lắp đặt các trụ nước, xây dựng các bể chứa nước dự trữ phục vụ cháy tại các khu dân cư chưa có hệ thống cấp nước hoặc áp lực nước yếu, xây dựng các bến bãi lấy nước phục vụ công tác chữa cháy và dự trù kinh phí để Ủy ban nhân dân quận xem xét quyết định. 4. Phòng Tư pháp quận (Thường trực Hội đồng phối hợp tuyên truyền phổ biến pháp luật quận) có kế hoạch phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận và các đoàn thể tổ chức nhiều hình thức, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức phòng cháy chữa cháy, triệt để tuân thủ Luật Phòng cháy chữa cháy trong các tầng lớp nhân dân. Đồng thời phát động phong trào toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu vực dân cư”. Ủy ban nhân dân quận 3 yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân 14 phường, Thủ trưởng các ngành, các cấp, đơn vị thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Giao Công an quận theo dõi, kiểm tra và báo cáo kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân quận và Công an thành phố. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Trịnh Văn Thình
{ "issuing_agency": "Quận 3", "promulgation_date": "24/07/2006", "sign_number": "04/2006/CT-UBND", "signer": "Trịnh Văn Thình", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-lien-tich-85-2016-TTLT-BTC-BCA-phoi-hop-cong-tac-bao-ve-an-ninh-quoc-gia-linh-vuc-tai-chinh-316062.aspx
Thông tư liên tịch 85/2016/TTLT-BTC-BCA phối hợp công tác bảo vệ an ninh quốc gia lĩnh vực tài chính
BỘ TÀI CHÍNH - BỘ CÔNG AN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 85/2016/TTLT-BTC-BCA Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2016 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH QUY ĐỊNH VỀ PHỐI HỢP CÔNG TÁC BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA VÀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH Căn cứ Luật Công an nhân dân số 73/2014/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2014; Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an; Bộ trưởng Bộ Tài chính; Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư liên tịch quy định về phối hợp công tác bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong lĩnh vực tài chính. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định nguyên tắc, nội dung, phạm vi và trách nhiệm phối hợp ở các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính và Bộ Công an trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong lĩnh vực tài chính. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính và Bộ Công an ở Trung ương và địa phương (sau đây gọi chung là hai bên) trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong lĩnh vực tài chính. Điều 3. Nguyên tắc phối hợp 1. Tuân thủ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, phù hợp với phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hai bên và tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 2. Bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất của lãnh đạo Bộ Tài chính và lãnh đạo Bộ Công an về công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định. 3. Bảo đảm nhanh chóng, chính xác, khách quan, đầy đủ, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, mọi vướng mắc phát sinh trong quá trình phối hợp phải được giải quyết kịp thời. 4. Đảm bảo nguyên tắc ngang cấp, quan hệ phối hợp cấp nào trước hết do cấp đó phối hợp thực hiện. Các cơ quan, đơn vị thuộc hai bên có thể ký Quy chế phối hợp ngang cấp trong từng lĩnh vực cụ thể theo nguyên tắc phối hợp chung quy định tại Thông tư này. 5. Trong quá trình phối hợp, việc sử dụng trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật hoặc áp dụng biện pháp nghiệp vụ trong phát hiện hành vi vi phạm phải đảm bảo an toàn về người, tài sản, bảo đảm bí mật theo quy định. Chương II NỘI DUNG PHỐI HỢP Điều 4. Phối hợp xây dựng, ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong lĩnh vực tài chính 1. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công an xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong lĩnh vực tài chính; lấy ý kiến của Bộ Công an về sự phù hợp, về tác động của văn bản đối với yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. 2. Bộ Công an chủ động đề nghị Bộ Tài chính sửa đổi, ban hành mới hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, ban hành mới chính sách, pháp luật liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong lĩnh vực tài chính. Đối với các văn bản liên quan đến an ninh, trật tự do Bộ Tài chính gửi lấy ý kiến, Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 35/2011/NĐ-CP ngày 18/5/2011 về biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Điều 5. Phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin 1. Nguyên tắc trao đổi, cung cấp thông tin: a) Thông tin yêu cầu trao đổi, cung cấp phải xuất phát từ nhu cầu công tác quản lý, nghiệp vụ, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bên. Việc trao đổi, cung cấp thông tin phải được cấp có thẩm quyền cho phép. b) Đối với các thông tin liên quan đến an ninh, bí mật nhà nước trong lĩnh vực tài chính, hai bên thống nhất chỉ cung cấp các thông tin đó nếu bảo đảm yêu cầu về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ, bí mật nhà nước. Thông tin cung cấp, trao đổi phải được sử dụng đúng mục đích, tuân thủ các nguyên tắc an ninh và quy định của pháp luật. c) Thông tin được trao đổi, cung cấp phải bảo đảm kịp thời, chính xác và đầy đủ. d) Thông tin được trao đổi, cung cấp giữa các bên ngang cấp, được thực hiện trực tiếp qua các đơn vị chuyên môn đầu mối được hai bên chỉ định hoặc trực tiếp giữa các bộ phận đơn vị chức năng; đối với các vụ việc có tính chất nghiêm trọng, phức tạp, vượt quá thẩm quyền, báo cáo cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp để phối hợp giải quyết. 2. Nội dung trao đổi, cung cấp thông tin: a) Thông tin về tình hình chính trị, thời sự, âm mưu của các thế lực thù địch và các đối tượng khác có liên quan đến công tác bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trong lĩnh vực tài chính: Hai bên cung cấp, trao đổi thông tin liên quan đến diễn biến thời sự trong nước và quốc tế có tác động đến an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế; âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm; âm mưu, phương thức, thủ đoạn của các đối tượng khủng bố, rửa tiền; thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động xây dựng pháp luật ký kết, gia nhập điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, sử dụng pháp luật có nội dung ảnh hưởng xấu đến bảo vệ an ninh, trật tự, lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; thông tin về tình hình hoạt động, tư cách pháp nhân của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực tài chính; các thông tin khác có liên quan. b) Thông tin phục vụ nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ: - Thông tin về cán bộ, công chức, viên chức hai bên có biểu hiện, hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, có dấu hiệu tiêu cực hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác để có biện pháp giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời. - Thông tin phục vụ công tác xác minh, điều tra và xử lý các vụ lộ, lọt tài liệu bí mật nhà nước. - Thông tin về cán bộ, công chức, viên chức trong ngành tài chính có liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý, khởi tố hình sự. - Thông tin về cán bộ, công chức, viên chức trong ngành tài chính bị cấm xuất cảnh, tạm thời chưa được xuất cảnh. c) Thông tin liên quan đến công tác quản lý nhà nước của hai ngành: - Các chủ trương, chính sách mới các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của hai bên. - Tình hình hoạt động, kết quả xử lý các vấn đề trọng điểm, phức tạp có liên quan đến an ninh, trật tự trong lĩnh vực tài chính. - Thông tin phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính và các thông tin khác có liên quan. d) Thông tin liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý tài chính: - Các cá nhân, tổ chức có hành vi hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, chế độ tài chính đặc biệt là hành vi vi phạm pháp luật về tài chính trong lập, chấp hành, quyết toán ngân sách, hành vi làm thất thoát vốn và tài sản nhà nước; hành vi trốn tránh trách nhiệm thanh toán nợ, chiếm đoạt tài sản công; hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, tiền hoàn thuế, buôn lậu, trục lợi bảo hiểm, thao túng thị trường chứng khoán, khám phá các vụ án số đề, làm giả vé số và những vi phạm pháp luật khác trong lĩnh vực tài chính. - Các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính có dấu hiệu phạm tội được phát hiện qua công tác quản lý tài chính và điều tra của cơ quan công an; kết quả điều tra và xử lý các vụ án kinh tế, có liên quan đến cán bộ, công chức ngành Tài chính. - Tình hình, phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của tội phạm kinh tế, tội phạm sử dụng công nghệ cao; các sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế, tài chính; dự báo tội phạm trong lĩnh vực tài chính. - Thông tin dữ liệu về đối tượng bị truy tố, khởi tố trong lĩnh vực tài chính, đối tượng buôn lậu, trốn thuế, gian lận thuế, buôn bán, vận chuyển trái phép ma tuý, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, khủng bố, rửa tiền; hoạt động chuyển tiền ra nước ngoài có dấu hiệu vi phạm pháp luật. - Thông tin về đối tượng nghi vấn vi phạm pháp luật, thông tin liên quan đến các đối tác nước ngoài đang và sẽ hoạt động tại Việt Nam có dấu hiệu tiêu cực ảnh hưởng đến an ninh trong nước và an ninh quốc tế trong lĩnh vực tài chính; tư cách pháp nhân và năng lực tài chính của các đối tác nước ngoài theo yêu cầu của Bộ Tài chính. - Thông tin kết quả điều tra và xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính. đ) Hai bên trao đổi, cung cấp cho nhau thông tin về hành khách, thuyền viên bị truy tố, xét xử hoặc bị xử lý hành chính, thông tin liên quan đến hàng hóa, phương tiện vận tải trọng điểm, danh sách đen, kinh nghiệm tổ chức đấu tranh, phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm, tội phạm, thông tin về các tiến bộ và ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật được sử dụng trong công tác phòng chống vi phạm, tội phạm thuộc thẩm quyền xử lý của hai bên và các thông tin khác có liên quan đến công tác bảo vệ an ninh, trật tự, phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực tài chính. Các thông tin nghiệp vụ phục vụ quá trình xác minh, điều tra, xử lý vi phạm, thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực tài chính. e) Hai bên trao đổi thông tin về hoạt động tài chính của tổ chức, cá nhân người nước ngoài có dấu hiệu hoạt động ảnh hưởng đến an ninh chính trị tại Việt Nam; thông tin về hoạt động tài trợ, hỗ trợ tài chính của các tổ chức, cá nhân nước ngoài cho các tổ chức, cá nhân hoạt động của Việt Nam. 3. Hình thức trao đổi, cung cấp thông tin: a) Thông tin được trao đổi bằng văn bản hoặc qua phương tiện thông tin, liên lạc (fax, tài liệu giấy, thư điện tử hoặc chuyển giao dữ liệu được lưu trữ bằng các phương tiện khác) tùy theo tính chất từng vụ việc cụ thể. b) Trường hợp đột xuất, hai bên liên hệ gặp trực tiếp, trao đổi và có thông báo trước về nội dung và thành viên tham gia. 4. Thời hạn trao đổi, cung cấp thông tin: Thông tin được trao đổi, cung cấp trong thời hạn tối đa bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị cung cấp thông tin. Trường hợp cần thiết, đặc biệt hai bên thống nhất với nhau cụ thể về thời hạn trao đổi thông tin. Điều 6. Phối hợp trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước 1. Phối hợp xây dựng danh mục bí mật nhà nước: a) Bộ Tài chính đề xuất danh mục bí mật nhà nước độ Tối mật, Tuyệt mật của ngành tài chính, gửi Bộ Công an để thẩm định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. b) Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính ban hành danh mục bí mật nhà nước độ Mật của ngành tài chính. 2. Phối hợp trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước: a) Bộ Tài chính có trách nhiệm ban hành, tổ chức triển khai quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của ngành tài chính; phổ biến, tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về công tác bảo vệ bí mật nhà nước, tổ chức kiểm tra về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành tài chính. b) Bộ Công an phối hợp với Bộ Tài chính soạn thảo, ban hành các quy định về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực tài chính; phối hợp bảo vệ bí mật nhà nước trong việc vận chuyển, giao nhận, cất trữ tài liệu mật ngành tài chính; phối hợp kiểm tra công tác bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật; kiến nghị khắc phục sơ hở, thiếu sót trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước của ngành tài chính; phối hợp thực hiện giải mật các tài liệu, văn bản có nội dung bí mật nhà nước trong lĩnh vực tài chính. c) Bộ Tài chính có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu cho Bộ Công an phục vụ công tác xác minh, điều tra và xử lý các vụ lộ, lọt tin, tài liệu, số liệu trong danh mục bí mật nhà nước của ngành tài chính. d) Bộ Công an phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức bồi dưỡng cho các cán bộ, công chức ngành tài chính kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn phục vụ công tác bảo vệ bí mật nhà nước hàng năm và yêu cầu trong tình hình mới. Điều 7. Phối hợp kiểm tra, thanh tra 1. Hai bên có trách nhiệm phối hợp trong công tác kiểm tra, thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật: a) Bộ Công an phối hợp với Bộ Tài chính trong công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý tài chính, ngân sách đối với các cơ quan công an. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công an trong công tác kiểm tra, thanh tra các quy định về bảo đảm an ninh, bảo vệ bí mật nhà nước đối với cơ quan tài chính. b) Thủ trưởng các cơ quan tài chính, công an kịp thời xem xét, chỉ đạo thực hiện các kiến nghị qua công tác thanh tra, kiểm tra và trả lời bằng văn bản về việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị. 2. Bộ Tài chính có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức kiểm tra hoặc thanh tra khi nhận được thông tin do Bộ Công an gửi đến về các dấu hiệu vi phạm của cơ quan, đơn vị hoặc cán bộ, công chức ngành tài chính; cung cấp thông tin và thông báo kết quả xử lý bằng văn bản cho cơ quan công an về vụ việc vi phạm; phối hợp với cơ quan công an làm rõ mức độ vi phạm khi có yêu cầu. 3. Khi phát hiện các hành vi vi phạm có dấu hiệu phạm tội qua công tác thanh tra, kiểm tra tài chính, cơ quan tài chính kịp thời chuyển hồ sơ đến cơ quan công an để tiến hành điều tra làm rõ vụ việc. Cơ quan công an có trách nhiệm xem xét kiến nghị do cơ quan tài chính chuyển đến và thông báo bằng văn bản cho cơ quan tài chính về kết quả xử lý kiến nghị theo thời hạn quy định. Điều 8. Phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo và điều tra, xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính 1. Các cơ quan chức năng của hai bên phối hợp xác minh giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về những vấn đề phức tạp liên quan đến lĩnh vực Tài chính và Công an. Trường hợp chuyển đơn thư khiếu nại, tố cáo để giải quyết theo thẩm quyền, các cơ quan chức năng của hai bên có trách nhiệm trao đổi những thông tin liên quan trong quá trình xác minh, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết đơn thư cho cơ quan chuyển đơn theo quy định của pháp luật. 2. Cơ quan tài chính cử giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài chính có trình độ, năng lực chuyên môn cần thiết, phẩm chất chính trị theo đề nghị của cơ quan công an để tiến hành giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính; kịp thời chuyển kết quả cho cơ quan công an theo đúng quy định của pháp luật. 3. Cơ quan công an có trách nhiệm trao đổi những thông tin phù hợp quy định của pháp luật, không ảnh hưởng đến quá trình điều tra, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định cho giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài chính theo quy định của pháp luật; thực hiện giám định theo đề nghị của cơ quan tài chính (giám định liên quan đến việc thực hiện giám định, định giá của cơ quan tài chính, giám định về con dấu, chữ ký, chữ viết) theo quy định của pháp luật; hỗ trợ đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ giám định viên, phối hợp đánh giá chất lượng giám định viên bảo đảm hoạt động điều tra các vụ việc phức tạp trong lĩnh vực tài chính tạo điều kiện cho cơ quan tài chính thực hiện tốt chức năng theo luật định; kiểm tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính; điều tra làm rõ những nội dung có liên quan đến tình hình quản lý tài chính của các đối tác nước ngoài khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo đề nghị của cơ quan tài chính. 4. Cơ quan tài chính khi xem xét hành vi vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, trong thời hạn theo quy định của pháp luật, cơ quan tài chính phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan công an xử lý theo thẩm quyền. Trong quá trình thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu hành vi vi phạm được phát hiện có dấu hiệu phạm tội mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, cơ quan tài chính phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đó và trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày tạm đình chỉ phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự; trường hợp đã thi hành xong quyết định xử phạt thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có trách nhiệm xem xét, kết luận vụ việc và trả lời kết quả giải quyết bằng văn bản cho cơ quan tài chính đã chuyển hồ sơ trong thời hạn theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; trường hợp không khởi tố vụ án hình sự thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng phải trả hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến. 5. Đối với vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó lại có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính, thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển các quyết định nêu trên kèm theo hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến cho cơ quan tài chính để xử lý theo thẩm quyền theo Luật Xử lý vi phạm hành chính. 6. Cơ quan công an cùng cấp có trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính khi nhận được đề nghị của cơ quan tài chính. Điều 9. Phối hợp trong kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, bắt giữ, điều tra xử lý, bàn giao vụ việc vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hải quan 1. Về kiểm tra, kiểm soát: a) Cơ quan hải quan, cơ quan công an quản lý trên cùng địa bàn căn cứ tình hình thực tế, yêu cầu nhiệm vụ để xây dựng kế hoạch và tổ chức phối hợp kiểm tra, kiểm soát ở trên địa bàn nhằm phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và điều tra, xử lý đối với các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; gian lận thương mại, trốn thuế; buôn bán, vận chuyển trái phép vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc; nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị phế thải hoặc không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, hàng giả và các hành vi vi phạm khác có liên quan đến công tác hải quan. b) Quá trình kiểm tra, kiểm soát phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về Hải quan thuộc thẩm quyền của bên nào thì bên đó chủ trì xử lý. Trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và xử lý các vi phạm pháp luật về hải quan. Nếu vụ việc, hành vi vi phạm mà hai bên cùng có thẩm quyền xử lý thì bên nào phát hiện hành vi vi phạm trước, bên đó chủ trì xử lý, giải quyết. Trong trường hợp cần sự hỗ trợ, tăng cường về lực lượng, phương tiện và các biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ của một bên thì bên kia có trách nhiệm phối hợp thực hiện nhằm đảm bảo việc xử lý các vi phạm được nhanh chóng, đúng pháp luật. Kết quả kiểm tra, kiểm soát phải được thống nhất xử lý, đồng thời báo cáo lãnh đạo cấp trên của hai bên. c) Thời gian, tổ chức lực lượng, trang thiết bị phương tiện kiểm tra, kiểm soát do hai bên cùng cấp thống nhất, quyết định. 2. Về phát hiện, ngăn chặn, điều tra xử lý, bàn giao vụ việc vi phạm a) Cơ quan hải quan, cơ quan công an có trách nhiệm phối hợp trong việc phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý vụ việc, hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực Hải quan, nhất là những vụ việc phức tạp, liên tỉnh, liên vùng, có yếu tố nước ngoài và các chuyên án, chuyên đề lớn. Khi yêu cầu phối hợp, bên chủ trì vụ việc có trách nhiệm cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, thu thập mẫu vật cho bên được yêu cầu phối hợp. Bên tiếp nhận thông tin, hồ sơ, tài liệu, vật chứng có trách nhiệm giữ bí mật, quản lý, sử dụng đúng mục đích, theo đúng quy định của pháp luật. Hình thức yêu cầu phối hợp, thời gian, phương thức cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, thu thập mẫu vật và cách thức phối hợp do hai bên thống nhất. b) Trong trường hợp một bên phát hiện vi phạm nhưng không thuộc thẩm quyền xử lý của mình thì thực hiện các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật và bàn giao cho bên có thẩm quyền để điều tra, xử lý. Việc bàn giao phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Đối với các vụ việc đã được bàn giao, bên tiếp nhận vụ việc phải thông báo bằng văn bản cho bên bàn giao biết kết quả điều tra, xử lý trong thời hạn theo quy định pháp luật. c) Trong quá trình phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý vi phạm, nếu có nghi vấn móc nối nội bộ, hay gây cản trở thì lãnh đạo đơn vị hai bên trao đổi trực tiếp hoặc báo cáo lãnh đạo cấp trên của mỗi bên để chỉ đạo. d) Khi tiếp nhận hồ sơ, vụ án hình sự do cơ quan hải quan bàn giao hoặc thông tin, vụ việc do cơ quan hải quan chuyển giao để khởi tố vụ án, cơ quan công an có trách nhiệm tiếp nhận, điều tra, xử lý theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật đồng thời có trách nhiệm thông báo kết quả xử lý kịp thời cho cơ quan hải quan. 3. Cơ quan hải quan, cơ quan công an có trách nhiệm phối hợp trong công tác đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ, công chức mỗi bên thông qua việc cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ; hỗ trợ đào tạo nghiệp vụ điều tra tội phạm, phòng chống ma tuý, khủng bố, huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ tại các Trường, Học viện của Bộ Công an; cung cấp tài liệu, giáo trình giảng dạy, hỗ trợ trang thiết bị, phương tiện, địa điểm giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu. Điều 10. Phối hợp trong kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, bắt giữ, bàn giao vụ việc vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực thuế 1. Về kiểm tra, kiểm soát: a) Cơ quan thuế, cơ quan công an trên cùng địa bàn căn cứ tình hình thực tế và nhiệm vụ được giao để xây dựng kế hoạch và tổ chức phối hợp kiểm tra, kiểm soát ở trên địa bàn nhằm phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực thuế. b) Quá trình kiểm tra phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thuế thuộc thẩm quyền của bên nào thì bên đó chủ trì xử lý. Nếu vụ việc vi phạm mà hai bên cùng có thẩm quyền xử lý thì bên nào phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trước, bên đó chủ trì xử lý, giải quyết. Trong trường hợp cần sự hỗ trợ, tăng cường về lực lượng, phương tiện và các biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ của một bên thì bên kia có trách nhiệm phối hợp thực hiện nhằm đảm bảo việc xử lý các vi phạm được nhanh chóng, đúng pháp luật. Kết quả kiểm tra, kiểm soát phải được thống nhất xử lý, đồng thời báo cáo lãnh đạo cấp trên của hai bên. c) Thời gian, tổ chức lực lượng, trang thiết bị phương tiện kiểm tra, xác minh do hai bên cùng cấp thống nhất, quyết định. 2. Về phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý, bàn giao vụ việc vi phạm: a) Cơ quan thuế, cơ quan công an có trách nhiệm phối hợp trong việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý vụ việc, hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực thuế, nhất là những vụ việc phức tạp, liên tỉnh, liên vùng, có yếu tố nước ngoài và các chuyên án, chuyên đề lớn. Khi yêu cầu phối hợp, bên chủ trì vụ việc có trách nhiệm cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu cho bên được yêu cầu phối hợp. Bên tiếp nhận thông tin, hồ sơ, tài liệu có trách nhiệm giữ bí mật, quản lý, sử dụng đúng mục đích, theo đúng quy định của pháp luật. Hình thức yêu cầu phối hợp, thời gian, phương thức cung cấp tin, hồ sơ, tài liệu và cách thức phối hợp do hai bên thống nhất. b) Trong trường hợp một bên phát hiện vi phạm nhưng không thuộc thẩm quyền xử lý của mình thì thực hiện các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật và trao đổi cho bên có thẩm quyền để điều tra, xử lý. Việc bàn giao phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định. c) Trong quá trình phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý vi phạm, nếu có nghi vấn móc nối nội bộ, hay gây cản trở trong công tác xử lý thì lãnh đạo đơn vị báo cáo lãnh đạo cấp trên của mình chỉ đạo và trao đổi thông tin để kịp thời chấn chỉnh, ngăn chặn sai phạm. 3. Cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan quản lý xuất nhập cảnh phối hợp quản lý việc tạm hoãn xuất nhập cảnh đối với các cá nhân, người nước ngoài chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế. 4. Cơ quan thuế, cơ quan công an có trách nhiệm phối hợp trong công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ, công chức mỗi bên thông qua việc cử cán bộ tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ; hỗ trợ đào tạo nghiệp vụ điều tra tội phạm tại các trường, học viện, cơ sở đào tạo của Bộ Công an và Bộ Tài chính; cung cấp tài liệu, giáo trình giảng dạy, hỗ trợ trang thiết bị, phương tiện, địa điểm giảng dạy, đào tạo nghiên cứu. 5. Cơ quan thuế, cơ quan công an có trách nhiệm phối hợp trong công tác trao đổi thông tin, tài liệu về: a) Chủ trương, chính sách mới của Nhà nước về lĩnh vực thuế, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi lực lượng liên quan đến công tác phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về thuế. b) Cơ quan thuế cung cấp thông tin theo đề nghị của cơ quan công an về hành vi vi phạm pháp luật về thuế; cơ quan công an có trách nhiệm cung cấp, trao đổi thông tin theo đề nghị của cơ quan thuế về các hành vi vi phạm pháp luật về thuế có dấu hiệu tội phạm, thông tin hoạt động của tổ chức, cá nhân có vi phạm về thuế. Thông tin về kết quả xử lý các hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật về thuế có dấu hiệu tội phạm được cơ quan thuế chuyển giao cho cơ quan công an để điều tra theo thẩm quyền. Điều 11. Phối hợp bảo vệ an ninh và an toàn tài sản, hệ thống thông tin tại các cơ quan tài chính, bảo vệ hội nghị, hội thảo, sự kiện chính trị quan trọng của ngành tài chính 1. Bộ Tài chính có trách nhiệm tổ chức công tác bảo vệ trật tự, an ninh, an toàn tài sản, hệ thống thông tin ở các cơ quan, đơn vị trong ngành tài chính; cung cấp cho Bộ Công an thông tin về các hệ thống thông tin của Bộ Tài chính, các biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin đang áp dụng, chính sách và chiến lược của ngành Tài chính trừ các thông tin thuộc Danh mục bí mật nhà nước độ Mật, Tuyệt mật, Tối mật của ngành tài chính; xây dựng kế hoạch và triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh thông tin theo hướng dẫn của Bộ Công an; trao đổi việc phối hợp trong các hoạt động hợp tác quốc tế cũng như khi xuất hiện nguy cơ bị tấn công hoặc xảy ra sự cố thâm nhập đối với cơ sở hạ tầng thông tin của Bộ; phối hợp với Bộ Công an trong việc xác định khu vực cấm, địa điểm cấm đối với kho dự trữ quốc gia. 2. Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn tiền, tài sản trong hệ thống trụ sở Kho bạc nhà nước, các Sở giao dịch chứng khoán, hàng hóa dự trữ quốc gia và hệ thống kho dự trữ quốc gia; phối hợp bảo vệ an ninh trật tự tại các cơ quan tài chính khi có khả năng xảy ra tụ tập gây rối, mất an ninh trật tự tại các cơ quan tài chính. 3. Bộ Công an phối hợp với Bộ Tài chính bảo vệ hệ thống thông tin của ngành tài chính chống lại hoạt động tấn công phá hoại, lấy cắp thông tin, dữ liệu đảm bảo hệ thống thông tin được xây dựng và duy trì theo phương thức an toàn đáp ứng nhu cầu phát triển và thực hiện nhiệm vụ chính trị của Bộ Tài chính. 4. Căn cứ tính chất, mức độ quan trọng của từng sự kiện và yêu cầu của Bộ Tài chính, Bộ Công an sẽ chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, công an địa phương liên quan phối hợp triển khai công tác đảm bảo an ninh, an toàn các hội nghị, hội thảo, sự kiện chính trị quan trọng của ngành tài chính, các đoàn công tác nước ngoài sang thăm và làm việc với Bộ Tài chính. Điều 12. Phối hợp trong công tác phòng, chống rửa tiền, phòng, chống khủng bố và tài trợ khủng bố 1. Về công tác phòng, chống rửa tiền a) Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính thu thập, tiếp nhận và xử lý thông tin về tội phạm liên quan đến rửa tiền trong lĩnh vực tài chính; thường xuyên trao đổi thông tin, tài liệu và tổ chức tập huấn về phương thức thủ đoạn hoạt động mới của tội phạm rửa tiền trong và ngoài nước; chỉ đạo đơn vị nghiệp vụ phát hiện, điều tra và xử lý tội phạm về rửa tiền trong lĩnh vực tài chính; thường xuyên phối hợp lập và trao đổi danh sách tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính. b) Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an triển khai các biện pháp phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, xổ số, trò chơi có thưởng (đặt cược, trò chơi điện tử có thưởng và casino); khi phát hiện các dấu hiệu liên quan tội phạm rửa tiền, kịp thời trao đổi với Bộ Công an để có biện pháp xử lý; thanh tra, giám sát hoạt động phòng, chống rửa tiền đối với đối tượng báo cáo thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, xổ số, trò chơi có thưởng; chỉ đạo cơ quan hải quan cung cấp thông tin thu thập được về việc vận chuyển tiền mặt, kim loại quý, đá quý và công cụ chuyển nhượng qua biên giới phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền. 2. Về công tác phòng, chống khủng bố và tài trợ khủng bố a) Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng, triển khai phương án, kế hoạch phòng, chống khủng bố và tài trợ khủng bố tại trụ sở các cơ quan tài chính; phối hợp tổ chức tập huấn, đào tạo nghiệp vụ phòng, chống khủng bố và tài trợ khủng bố cho cán bộ ngành tài chính; chỉ đạo đơn vị nghiệp vụ xác minh, điều tra, xử lý các vụ việc liên quan đến khủng bố và tài trợ khủng bố nhằm vào trụ sở các cơ quan tài chính; huy động lực lượng, phương tiện tham gia xử lý khi vụ việc khủng bố, tài trợ khủng bố xảy ra. b) Bộ Tài chính và Bộ Công an cung cấp thông tin tài liệu phục vụ công tác xác minh, điều tra các vụ việc khủng bố, nghi liên quan khủng bố, tài trợ khủng bố, phá hoại có liên quan đến ngành tài chính. Điều 13. Phối hợp trong công tác phòng, chống lợi dụng hoạt động tài trợ của nước ngoài để xâm phạm an ninh quốc gia 1. Bộ Tài chính phối hợp Bộ Công an nghiên cứu, ban hành các quy định nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động tài chính của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức tài chính quốc tế tại Việt Nam. 2. Hai bên trao đổi thông tin về hoạt động tài chính của tổ chức, cá nhân người nước ngoài có dấu hiệu hoạt động ảnh hưởng đến an ninh chính trị tại Việt Nam; thông tin về hoạt động tài trợ, hỗ trợ tài chính của các tổ chức, cá nhân nước ngoài cho các tổ chức, cá nhân hoạt động tại Việt Nam; thông tin về số liệu vay nợ nước ngoài, viện trợ ODA của nước ngoài cho Việt Nam. 3. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công an tham mưu cho Chính phủ trong công tác quản lý nhà nước về tài chính đối với nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài theo các quy định tại Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 01/3/2012 về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam và Nghị định 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Điều 14. Phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ tại trụ sở các cơ quan tài chính 1. Đối với ngành công an Hàng năm ban hành văn bản hướng dẫn về công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống tội phạm (lừa đảo, trộm, cướp, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…), phòng chống cháy nổ tại trụ sở các cơ quan tài chính; phối hợp huấn luyện, bồi dưỡng lực lượng bảo vệ cơ quan theo Nghị định 06/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ quy định về bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp; tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ, công chức Bộ Tài chính theo quy định của Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, định kỳ phối hợp kiểm tra, đôn đốc, đánh giá chất lượng các nội dung công tác trên. 2. Đối với ngành tài chính Căn cứ tình hình thực tiễn tại từng đơn vị, địa phương, hàng năm xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy nổ tại trụ sở cơ quan. Phối hợp với ngành công an trong công tác huấn luyện, bồi dưỡng lực lượng bảo vệ chuyên trách đảm bảo số lượng, chất lượng theo quy định. 3. Phối hợp tổ chức các buổi sinh hoạt chính trị, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. 4. Phối hợp thực hiện công tác thi đua, khen thưởng hàng năm. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 15. Trách nhiệm thi hành 1. Bộ Tài chính và Bộ Công an trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quán triệt, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư liên tịch này trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; có trách nhiệm xây dựng kế hoạch phối hợp hàng năm để thực hiện ở cấp trung ương. 2. Lãnh đạo Bộ Tài chính chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và Lãnh đạo Bộ Công an chỉ đạo Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ quy định tại Thông tư này, kế hoạch phối hợp hàng năm để triển khai công tác phối hợp tại đơn vị, địa phương. 3. Bộ Tài chính giao Vụ Pháp chế là đơn vị thường trực, Vụ Tổ chức Cán bộ và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện. Bộ Công an giao Văn phòng Bộ là đơn vị thường trực, Tổng cục An ninh (Cục An ninh, tài chính, tiền tệ, đầu tư) làm đầu mối và chịu trách nhiệm thực hiện. Các đơn vị trên có trách nhiệm tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo hai Bộ trong việc tổ chức, hướng dẫn triển khai thực hiện các nội dung của Thông tư này. 4. Định kỳ hàng năm, Bộ Tài chính và Bộ Công an phối hợp xem xét, tổng kết đánh giá hoạt động và đề xuất kế hoạch hoạt động của năm sau phù hợp với tình hình thực tiễn nhằm thực hiện hiệu quả công tác phối hợp để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. 5. Trường hợp nảy sinh vấn đề vướng mắc trong công tác phối hợp, Vụ Pháp chế Bộ Tài chính, Văn phòng Bộ Công an, Tổng Cục An ninh phải báo cáo ngay lãnh đạo hai Bộ để kịp thời chỉ đạo xử lý. Điều 16. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 8 năm 2016 và thay thế Thông tư liên tịch số 148/1999/TTLT-BTC-BCA ngày 20/12/1999 của Bộ Tài chính và Bộ Công an về quan hệ phối hợp công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong một số hoạt động thuộc lĩnh vực tài chính. 2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan phản ánh về Bộ Tài chính, Bộ Công an để phối hợp xem xét, hướng dẫn, sửa đổi cho phù hợp./. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN Tô Lâm BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH Đinh Tiến Dũng Nơi nhận: - Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Kiểm toán Nhà nước; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Lãnh đạo Bộ Tài chính; - Lãnh đạo Bộ Công an; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Các Tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ Công an; - Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Các sở cảnh sát phòng cháy, chữa cháy; - Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo; cổng thông tin Chính phủ; - Cổng thông tin điện tử Bộ TC, Bộ CA; - Lưu: Bộ TC (VT, PC, 100b), Bộ CA (VT, TCAN, 180b).
{ "issuing_agency": "Bộ Công An, Bộ Tài chính", "promulgation_date": "20/06/2016", "sign_number": "85/2016/TTLT-BTC-BCA", "signer": "Đinh Tiến Dũng, Tô Lâm", "type": "Thông tư liên tịch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Nghi-dinh-88-2002-ND-CP-quan-ly-xuat-nhap-khau-van-hoa-pham-khong-nham-muc-dich-kinh-doanh-50171.aspx
Nghị định 88/2002/NĐ-CP quản lý xuất nhập khẩu văn hoá phẩm không nhằm mục đích kinh doanh
CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 88/2002/NĐ-CP Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2002 NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 88/2002/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 11 NĂM 2002 VỀ QUẢN LÝ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VĂN HÓA PHẨM KHÔNG NHẰM MỤC ĐÍCH KINH DOANH CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996; Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm; Nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng giao lưu và hợp tác về văn hoá, thông tin giữa Việt Nam với các nước, khuyến khích giới thiệu văn hóa Việt Nam ra nước ngoài, gìn giữ và phát huy nền văn hoá dân tộc, tiếp thu có chọn lọc văn hoá tiên tiến của thế giới; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin, NGHỊ ĐỊNH : Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Nghị định này quy định về quản lý các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh (sau đây gọi là xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm) là hoạt động đưa từ Việt Nam ra nước ngoài, đưa từ nước ngoài vào Việt Nam các loại văn hóa phẩm để sử dụng riêng, biếu, tặng, tham gia triển lãm, hội chợ, dự thi, hợp tác trao đổi, phục vụ hội thảo, liên hoan, viện trợ hoặc các mục đích khác không để bán hoặc thu lợi nhuận. 2. Văn hóa phẩm quy định trong Nghị định này bao gồm : a) Sách, báo, tạp chí, tài liệu, ca-ta-lô, tranh, ảnh, áp phích, lịch, bản đồ; b) Các loại băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình; các loại phim, các loại băng từ, đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa quang đã ghi nội dung; các sản phẩm công nghệ nghe nhìn khác đã ghi thông tin ở dạng chữ viết, âm thanh, hoặc hình ảnh; c) Tác phẩm mỹ thuật. 3. Việc xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm là di sản văn hóa thực hiện theo các quy định của Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân) có văn hóa phẩm xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích kinh doanh đều phải thực hiện theo các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan. 2. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài thực hiện theo quy định tại Nghị định số 72/2000/NĐ-CP ngày 5 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài. 3. Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định tại Nghị định này, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. Điều 3. Thuế, phí và lệ phí Tổ chức, cá nhân có xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm có giá trị lớn, vượt quá mức quy định được miễn thuế (hạn mức cụ thể do Luật Thuế xuất, nhập khẩu quy định) thì phải thực hiện việc nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế xuất, nhập khẩu và các khoản phí và lệ phí theo quy định của Pháp lệnh Phí và lệ phí. Chương 2: QUẢN LÝ VĂN HÓA PHẨM XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU Điều 4. Văn hóa phẩm cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu 1. Nghiêm cấm xuất khẩu, nhập khẩu các loại văn hóa phẩm sau đây : a) Có nội dung chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân; b) Có nội dung kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác; c) Có nội dung thuộc về bí mật nhà nước; d) Có nội dung thông tin sai sự thật, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống nhằm xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm công dân; đ) Văn hóa phẩm vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam về quảng cáo hàng hóa; vi phạm các quy định của Luật Xuất bản, Luật Báo chí, Luật Di sản văn hoá, các quy định về quyền tác giả trong Bộ luật Dân sự và các quy định pháp luật khác của Nhà nước Việt Nam; e) Các loại văn hóa phẩm khác mà pháp luật cấm tàng trữ, phổ biến, lưu hành tại Việt Nam. 2. Trong trường hợp đặc biệt, để phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu, các bộ, ngành ở trung ương được nhập khẩu các loại văn hóa phẩm quy định tại khoản 1 Điều này. Người đứng đầu cơ quan có văn hoá phẩm nhập khẩu phải quản lý, sử dụng đúng theo quy định của pháp luật. Thẩm quyền cho phép nhập khẩu được quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này. Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an và các Bộ, ngành khác có liên quan trong việc tổ chức thực hiện. Điều 5. Văn hóa phẩm xuất khẩu Văn hóa phẩm không thuộc loại quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này khi xuất khẩu không cần giấy phép của cơ quan Văn hóa - Thông tin, chỉ phải làm thủ tục hải quan theo quy định tại Điều 7 Nghị định này. Điều 6. Văn hóa phẩm nhập khẩu Văn hóa phẩm không thuộc loại quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này, khi nhập khẩu phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định tại Điều 8 Nghị định này. Chương 3: THỦ TỤC, THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VIỆC XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VĂN HÓA PHẨM Điều 7. Thủ tục giải quyết việc xuất khẩu văn hóa phẩm 1. Văn hóa phẩm mang theo người, để trong hành lý, trong kiện hàng hoặc trong bưu phẩm, bưu kiện không thuộc loại cấm quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này đã được xuất bản, công bố, phổ biến và lưu hành hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam khi xuất khẩu không cần giấy phép của cơ quan Văn hóa - Thông tin. 2. Đối với văn hóa phẩm là tài liệu sử dụng nội bộ của cơ quan, tổ chức khi xuất khẩu phải đảm bảo thực hiện theo các quy định của Pháp lệnh về bảo vệ bí mật nhà nước ngày 28 tháng 12 năm 2000. 3. Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo hướng dẫn các cơ quan Hải quan thực hiện đơn giản hóa các thủ tục xuất khẩu các loại văn hóa phẩm không thuộc loại bị cấm theo quy định của Luật Hải quan ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Nghị định này. Trong trường hợp cần xác định nội dung văn hóa phẩm, cơ quan Hải quan có thẩm quyền phải tiến hành trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền quản lý chuyên ngành về nội dung văn hóa phẩm. Điều 8. Thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm 1. Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin cấp giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm trong các trường hợp sau: a) Văn hoá phẩm quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; b) Văn hoá phẩm để tham gia triển lãm, hội chợ, dự thi, liên hoan ở cấp quốc gia, trao đổi hợp tác, viện trợ; c) Phổ biến phim điện ảnh, phim truyền hình theo quy định của pháp luật; phổ biến, phát hành sách, báo, tạp chí trong toàn quốc hoặc trên địa bàn nhiều địa phương khác nhau theo đề nghị của người đứng đầu cơ quan ngành chủ quản cấp Bộ có thẩm quyền quản lý nhà nước về nội dung văn hóa phẩm nhập khẩu; d) Văn hoá phẩm để sử dụng vào các mục đích khác. 2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các Sở Văn hóa - Thông tin cấp giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm của cá nhân, tổ chức ở địa phương không thuộc khoản 1 và khoản 3 Điều này, để sử dụng vào các mục đích sau : a) Văn hoá phẩm để phục vụ công việc của tổ chức hoặc sử dụng cá nhân; b) Văn hoá phẩm để tham gia triển lãm, hội chợ, tham dự các cuộc thi, liên hoan; lưu hành, phổ biến tại địa phương; c) Văn hoá phẩm để sử dụng vào các mục đích khác theo đề nghị của thủ trưởng cơ quan ngành chủ quản cấp tỉnh có thẩm quyền quản lý nhà nước về nội dung văn hóa phẩm nhập khẩu; d) Văn hoá phẩm do Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin ủy quyền cấp giấy phép. 3. Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo các cơ quan Hải quan làm thủ tục nhập khẩu văn hóa phẩm cho các trường hợp sau : a) Văn hóa phẩm là tài liệu phục vụ hội thảo, hội nghị quốc tế đã được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho phép tổ chức tại Việt Nam; b) Văn hóa phẩm là tài sản di chuyển của cá nhân, gia đình, tổ chức để phục vụ cá nhân, gia đình, tổ chức; c) Văn hóa phẩm thuộc tiêu chuẩn hành lý mang theo người của người nhập cảnh để sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân; d) Văn hóa phẩm là quà biếu, tặng để phục vụ nhu cầu cá nhân gửi qua đường bưu điện có giá trị không lớn hơn tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp cần xác định nội dung văn hóa phẩm nhập khẩu, cơ quan Hải quan có thẩm quyền phải trưng cầu giám định của các cơ quan có thẩm quyền quản lý chuyên ngành về nội dung văn hóa phẩm. Điều 9. Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm 1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu văn hóa phẩm theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 8 phải gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đến cơ quan Văn hóa - Thông tin có thẩm quyền theo quy định tại Điều 8 Nghị định này. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gồm: a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép ghi rõ loại văn hóa phẩm, nội dung, số lượng, xuất xứ, mục đích sử dụng và phạm vi sử dụng; b) Trường hợp nhập khẩu văn hóa phẩm để phổ biến, phát hành rộng rãi phải kèm theo văn bản đề nghị của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ ở trung ương (đối với tổ chức Trung ương) hoặc cấp tỉnh (đối với tổ chức, cá nhân địa phương); c) Trường hợp cơ quan cấp giấy phép cần giám định nội dung, tổ chức, cá nhân xin cấp phép có trách nhiệm cung cấp văn hóa phẩm để cơ quan cấp giấy phép giám định. Biểu mẫu giấy phép do Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành thống nhất trong cả nước. Giấy phép của cơ quan Văn hóa - Thông tin có thẩm quyền là căn cứ để làm thủ tục hải quan. 2. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đưa văn hóa phẩm vào Việt Nam theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định này chỉ phải hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định của Luật Hải quan. Điều 10. Thời hạn cấp giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải cấp giấy phép. Trường hợp không cấp giấy phép hoặc cần kéo dài thời gian phải có văn bản nói rõ lý do, thời gian kéo dài tối đa không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Điều 11. Xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm của tổ chức, cá nhân được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao 1. Tổ chức, cá nhân được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao khi xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm để dùng cho cá nhân, gia đình và sử dụng trong phạm vi cơ quan, tổ chức thực hiện theo các quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao. 2. Trường hợp tổ chức, cá nhân nêu tại khoản 1 Điều này nhập khẩu văn hóa phẩm để chuyển giao cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc lưu hành, phổ biến tại Việt Nam phải làm thủ tục xin phép tại cơ quan Văn hóa - Thông tin có thẩm quyền theo quy định tại Điều 8 Nghị định này. Chương 4: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VĂN HÓA PHẨM Điều 12. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Văn hóa - Thông tin Bộ Văn hóa - Thông tin là cơ quan của Chính phủ chịu trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước đối với các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm có nhiệm vụ, quyền hạn sau: 1. Nghiên cứu, soạn thảo trình Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm. 2. Kiểm tra, cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm theo thẩm quyền; tổ chức giám định hoặc giám định văn hóa phẩm theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân. 3. Thực hiện hoặc chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan thực hiện việc kiểm tra, thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm về xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm theo thẩm quyền. 4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm. Điều 13. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài chính Bộ Tài chính trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan Hải quan thực hiện các thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm tại cửa khẩu; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm. Điều 14. Nhiệm vụ và quyền hạn của các Bộ, ngành Trong phạm vi chức năng được giao, các bộ, ngành có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin để thống nhất quản lý nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm. Điều 15. Nhiệm vụ và quyền hạn của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm thuộc phạm vi quản lý của địa phương. Chương 5: KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM Điều 16. Khen thưởng Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm hoặc có công phát hiện những hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật. Điều 17. Xử lý vi phạm 1. Tổ chức xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm có hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử phạt hành chính theo các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin. 2. Cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm có hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử phạt hành chính theo các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. 3. Người cấp phép, người kiểm tra, giám sát hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm có hành vi vi phạm các quy định tại Nghị định này tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật Điều 18. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm. 1. Cá nhân có quyền tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm. 2.Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra toà án về các quyết định xử lý trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm . 3. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và khởi kiện được thực hiện theo quy định của pháp luật. Chương 6: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 19. Hiệu lực thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực sau 30 ngày, kể từ ngày ký. Bãi bỏ Nghị định số 100-CP ngày 01 tháng 6 năm 1966 của Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm. 2. Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này. 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này. Phan Văn Khải (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "07/11/2002", "sign_number": "88/2002/NĐ-CP", "signer": "Phan Văn Khải", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Thong-tu-01-2014-TT-BXD-Huong-dan-quan-ly-su-dung-nha-o-cong-vu-220226.aspx
Thông tư 01/2014/TT-BXD Hướng dẫn quản lý sử dụng nhà ở công vụ
BỘ XÂY DỰNG -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 01/2014/TT-BXD Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2014 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN VIỆC QUẢN LÝ SỬ DỤNG NHÀ Ở CÔNG VỤ Căn cứ Luật Nhà ở ngày 29 tháng 11 năm 2005; Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng; Căn cứ Nghị định số 34/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; Căn cứ Quyết định số 09/2008/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc thiết kế và tiêu chuẩn sử dụng nhà ở công vụ; Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản; Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn việc quản lý sử dụng nhà ở công vụ. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định cụ thể một số nội dung về việc quản lý sử dụng nhà ở công vụ (kể cả trang bị nội thất cơ bản gắn với nhà ở công vụ đó), bao gồm: nguyên tắc quản lý sử dụng nhà ở công vụ; trình tự, thủ tục cho thuê nhà ở công vụ; phương pháp xác định giá cho thuê nhà ở công vụ; hợp đồng cho thuê nhà ở công vụ; báo cáo tình hình quản lý sử dụng nhà ở công vụ; những hành vi nghiêm cấm trong quản lý sử dụng nhà ở công vụ; giải quyết các tranh chấp và xử lý vi phạm trong quản lý sử dụng nhà ở công vụ. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Đối tượng thuộc diện và có đủ điều kiện được thuê nhà ở công vụ theo quy định tại Điều 11 của Nghị định số 34/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị định số 34/2013/NĐ-CP); 2. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý sử dụng nhà ở công vụ; 3. Cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở các cấp. Điều 3. Giải thích từ ngữ 1. ‘‘Cơ quan quản lý nhà ở công vụ’’ là cơ quan được Bộ, ngành Trung ương hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) giao nhiệm vụ quản lý trực tiếp quỹ nhà ở công vụ thuộc Bộ, ngành, địa phương quản lý. 2. ‘‘Đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ’’ là tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, có chức năng và năng lực chuyên môn quản lý vận hành nhà ở, được cơ quan có thẩm quyền lựa chọn để thực hiện việc quản lý vận hành nhà ở công vụ. Chương II QUẢN LÝ SỬ DỤNG NHÀ Ở CÔNG VỤ Điều 4. Quy định về quản lý sử dụng nhà ở công vụ 1. Nhà ở công vụ phải được quản lý sử dụng bảo đảm các quy định tại Điều 21 của Nghị định số 34/2013/NĐ-CP và các quy định cụ thể như sau: a) Nhà ở công vụ phải được quản lý chặt chẽ trong quá trình quản lý sử dụng, không được tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng; việc cho thuê phải đảm bảo đúng đối tượng và điều kiện theo quy định; b) Khi hết tiêu chuẩn thuê nhà ở công vụ hoặc chuyển đến nơi khác hoặc nghỉ công tác thì người thuê nhà ở công vụ có trách nhiệm trả lại nhà ở công vụ; c) Đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc quản lý vận hành, bảo trì, cho thuê nhà ở công vụ, đảm bảo an toàn, an ninh và vệ sinh môi trường; d) Đối với các phần diện tích dùng để kinh doanh, dịch vụ (được ghi rõ trong dự án đầu tư nhà ở công vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt) thì đơn vị quản lý vận hành được khai thác kinh doanh để bù đắp cho chi phí quản lý vận hành và bảo trì nhà ở công vụ; đ) Trường hợp đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ trực tiếp thu phí sử dụng các dịch vụ như điện, nước, internet hoặc dịch vụ trông giữ tài sản thì phải đảm bảo nguyên tắc không nhằm mục đích kinh doanh trong hoạt động thu phí này; e) Đối với nhà ở công vụ của Chính phủ thì việc quản lý, bố trí cho thuê thực hiện theo quy định tại Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 07/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý, bố trí cho thuê nhà ở công vụ của Chính phủ. 2. Tiêu chuẩn, định mức trang bị nội thất cơ bản cho nhà ở công vụ được quy định như sau: a) Tiêu chuẩn, định mức trang bị nội thất nhà ở công vụ của Chính phủ thực hiện theo quy định của Thông tư Liên tịch số 04/2013/TTLT-BXD-BTC ngày 22/4/2013 của Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính quy định tiêu chuẩn, định mức trang bị nội thất cơ bản nhà ở công vụ của Chính phủ. b) Tiêu chuẩn, định mức trang bị nội thất cơ bản cho nhà ở công vụ của các Bộ, ngành và địa phương được giao quản lý thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. c) Tiêu chuẩn, định mức trang bị nội thất cơ bản cho nhà ở công vụ của các Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được giao quản lý do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quyết định sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính. 3. Việc quản lý sử dụng trang bị nội thất của nhà ở công vụ được quy định như sau: a) Lựa chọn thiết bị, vật dụng nội thất để trang bị phải phù hợp với công năng, diện tích, không gian của từng phòng trong căn hộ đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả; b) Thực hiện trang bị nội thất cơ bản nhà ở công vụ đối với trường hợp đầu tư xây dựng mới nhà ở công vụ hoặc mua căn hộ chưa có trang thiết bị nội thất để bố trí làm nhà ở công vụ. Đối với căn hộ khi mua đã có trang bị nội thất cơ bản thì không được trang bị thay thế, chỉ được trang bị bổ sung những trang thiết bị còn thiếu so với quy định tại khoản 2 Điều này; c) Thiết bị, vật dụng nội thất nhà ở công vụ được trang bị phải có niên hạn sử dụng tối thiểu 5 năm. 4. Bảo hành nhà ở công vụ a) Việc bảo hành nhà ở công vụ được thực hiện theo cam kết trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công xây dựng, đơn vị cung ứng thiết bị và đảm bảo theo quy định của pháp luật về nhà ở. Trường hợp mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ thì bên bán nhà ở thương mại có trách nhiệm bảo hành nhà ở công vụ và các trang thiết bị gắn với nhà ở công vụ đó. b) Nội dung bảo hành nhà ở công vụ bao gồm: sửa chữa, khắc phục các hư hỏng về kết cấu chính của nhà ở (vách, lõi, cột, dầm, sàn, trần, tường, mái, bể nước, phần trát, ốp, lát và các kết cấu khác), các thiết bị gắn liền với nhà ở như thang máy, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống các loại cửa, hệ thống cung cấp chất đốt, đường dây cấp điện sinh hoạt, cấp điện chiếu sáng, hệ thống cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải, khắc phục các trường hợp nghiêng, lún, sụt nhà ở. c) Thời gian, kinh phí và trách nhiệm bảo hành nhà ở công vụ được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở. 5. Bảo trì nhà ở công vụ a) Bảo trì nhà ở công vụ bao gồm duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất nhằm duy trì chất lượng của nhà ở công vụ. Việc bảo trì nhà ở công vụ được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo trì công trình xây dựng và pháp luật về nhà ở. b) Kinh phí bảo trì nhà ở công vụ: - Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở công vụ thì cơ quan quản lý nhà ở công vụ quy định tại Điều 6 của Thông tư này lập dự toán kinh phí bảo trì nhà ở công vụ hàng năm từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ quy định tại Điều 5 của Thông tư này phê duyệt. - Trường hợp mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ thì kinh phí bảo trì phần sở hữu chung (2%) phải được tính trong giá mua nhà ở thương mại đó. 6. Cải tạo, phá dỡ nhà ở công vụ Việc cải tạo, phá dỡ nhà ở công vụ đang cho thuê được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng. Trong thời gian cải tạo nhà ở công vụ, đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ phải bố trí nơi ở khác cho người thuê với diện tích và điều kiện tương đương với nhà ở công vụ đang sử dụng. 7. Lưu trữ hồ sơ nhà ở công vụ a) Cơ quan quản lý nhà ở công vụ có trách nhiệm tập hợp, lập, lưu trữ hồ sơ nhà ở và giao 01 bộ hồ sơ hoàn công (đối với trường hợp đầu tư xây dựng mới) hoặc hồ sơ đo vẽ lại (đối với nhà ở công vụ đang sử dụng mà không có hồ sơ) cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ; b) Đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ có trách nhiệm tiếp nhận, tập hợp và lưu trữ hồ sơ hoàn công và các hồ sơ có liên quan đến quá trình xây dựng, vận hành, bảo hành, bảo trì, cải tạo nhà ở công vụ; trường hợp không có đủ hồ sơ thì phải bổ sung, khôi phục, đo vẽ lại; có trách nhiệm giao các hồ sơ phát sinh, bổ sung để cơ quan quản lý nhà ở công vụ lưu trữ theo quy định; c) Đối với nhà ở công vụ được đầu tư xây dựng mới, hồ sơ quản lý bao gồm: - Các giấy tờ liên quan về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Các tài liệu liên quan đến việc phê duyệt dự án; bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công; tài liệu nghiệm thu, bàn giao đưa nhà ở vào sử dụng; - Quy trình bảo trì nhà ở, thiết bị do nhà thầu thiết kế nhà ở, nhà thầu cung cấp thiết bị lập; - Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan đến nhà ở (nếu có). d) Đối với nhà ở công vụ đã đưa vào sử dụng trước ngày Nghị định số 34/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành và đối với một số căn hộ công vụ được bố trí trong khu nhà chung cư mà chưa có hồ sơ quản lý theo quy định tại Điểm c Khoản này thì cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ có trách nhiệm tổ chức lập hoặc thuê đơn vị tư vấn có đủ năng lực lập hồ sơ để quản lý như sau: - Đối với nhà ở công vụ đã đưa vào sử dụng trước ngày Nghị định số 34/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành: + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cấp cho cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ; + Ảnh chụp toàn cảnh mặt chính nhà ở; bản vẽ hiện trạng tổng mặt bằng khu nhà ở công vụ thể hiện được vị trí, hình dáng, kích thước, diện tích thửa đất và các công trình trong khuôn viên nhà ở công vụ đó; + Bản vẽ hiện trạng bố trí hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc và bố trí các trang bị nội thất (nếu có) đang sử dụng trong nhà ở công vụ; + Quy trình bảo trì công trình và trang thiết bị của nhà ở công vụ. - Đối với căn hộ công vụ được bố trí trong khu nhà chung cư: + Giấy tờ liên quan đến căn hộ công vụ được bố trí trong nhà chung cư; + Bản vẽ hiện trạng mặt bằng các tầng có nhà ở công vụ. đ) Kinh phí cho việc lập hồ sơ quản lý đối với nhà ở công vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm, được dự toán trong kinh phí hàng năm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ. Điều 5. Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ được quy định tại Nghị định số 34/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau: 1. Bộ Xây dựng là cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ của Chính phủ. 2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an là cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được giao quản lý. 3. Các Bộ ngành, cơ quan Trung ương khác là cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ đang được giao quản lý. 4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ được giao quản lý trên địa bàn. Điều 6. Cơ quan quản lý nhà ở công vụ 1. Cơ quan quản lý nhà ở công vụ bao gồm: a) Đối với nhà ở công vụ của Chính phủ thì Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng là cơ quan quản lý nhà ở công vụ của Chính phủ. b) Đối với nhà ở công vụ thuộc Bộ, ngành Trung ương quản lý thì Văn phòng Bộ hoặc đơn vị có chức năng quản lý nhà của Bộ, ngành đó là cơ quan quản lý nhà ở công vụ. c) Đối với nhà ở công vụ của địa phương mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý thì Sở Xây dựng là cơ quan quản lý nhà ở công vụ; đối với quỹ nhà ở công vụ của địa phương mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quản lý thì Phòng có chức năng quản lý nhà của Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan quản lý nhà ở công vụ. 2. Quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà ở công vụ a) Tiếp nhận, rà soát, thống kê, phân loại nhà ở công vụ được giao quản lý; b) Lập, lưu trữ hồ sơ nhà ở công vụ và giao 01 bộ hồ sơ hoàn công (đối với trường hợp xây dựng mới) hoặc hồ sơ đo vẽ lại (đối với nhà ở đang sử dụng) cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ; c) Lập danh sách và trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ quyết định người được thuê nhà ở công vụ; được quyền quyết định người thuê nhà ở công vụ nếu được ủy quyền; d) Trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ quyết định đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ hoặc tự quyết định lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ nếu được giao thực hiện thông qua hợp đồng ủy quyền theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này; đ) Căn cứ vào quy định của pháp luật để xây dựng giá cho thuê nhà ở công vụ đang quản lý để trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ đó quyết định; e) Báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ quyết định thu hồi nhà ở công vụ; được quyền quyết định thu hồi nhà ở công vụ nếu được ủy quyền; g) Kiểm tra, đôn đốc việc cho thuê, bảo hành, bảo trì, quản lý vận hành nhà ở công vụ thuộc phạm vi quản lý; h) Được hưởng chi phí quản lý gián tiếp từ tiền thuê nhà ở công vụ quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 11 của Thông tư này; i) Kiểm tra báo cáo thu, chi tài chính của đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ; k) Lập kế hoạch bảo trì, cải tạo hoặc xây dựng lại nhà ở công vụ để trình cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở đó phê duyệt; l) Kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến việc quản lý sử dụng nhà ở công vụ; m) Tổng hợp, báo cáo tình hình quản lý, bố trí cho thuê nhà ở công vụ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 17 của Thông tư này. Điều 7. Đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ (Sau đây gọi tắt là Bên cho thuê nhà) 1. Đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ a) Đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ được cơ quan quản lý nhà ở công vụ quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Thông tư này giao nhiệm vụ quản lý vận hành nhà ở thông qua hình thức chỉ định thầu hoặc đấu thầu để thực hiện việc quản lý vận hành nhà ở công vụ thông qua hợp đồng. b) Đối với nhà ở công vụ dành cho các đối tượng là giáo viên, bác sỹ, nhân viên y tế nằm trong khuôn viên hoặc nằm kề khuôn viên trường học hoặc cơ sở y tế thì có thể giao cho trường học hoặc cơ sở y tế thực hiện việc quản lý vận hành nhà ở công vụ đó. c) Trường hợp ở các huyện vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có ít nhà ở công vụ và không có doanh nghiệp quản lý vận hành nhà ở thì cơ quan quản lý nhà ở công vụ thực hiện việc quản lý vận hành nhà ở công vụ đó. d) Trường hợp mua nhà ở thương mại để bố trí làm nhà ở công vụ thì doanh nghiệp đang quản lý vận hành nhà ở thương mại đó thực hiện việc quản lý vận hành nhà ở công vụ. 2. Quyền và trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ a) Tiếp nhận quỹ nhà ở công vụ do các cơ quan quản lý nhà ở công vụ bàn giao để thực hiện quản lý vận hành theo quy định của Nghị định số 34/2013/NĐ-CP , quy định của Thông tư này và pháp luật có liên quan; b) Thực hiện quản lý vận hành, bảo trì, cho thuê nhà ở công vụ theo hợp đồng ủy quyền ký kết với cơ quan quản lý nhà ở công vụ; c) Xây dựng, ban hành Bản nội quy quản lý sử dụng nhà ở công vụ theo quy định tại Thông tư này và phổ biến nội dung Bản nội quy này cho người thuê nhà ở công vụ; d) Quản lý các diện tích nhà ở công vụ chưa cho thuê trong khu nhà ở công vụ được giao quản lý; đ) Khai thác phần diện tích dùng để kinh doanh, dịch vụ (nếu có) trong dự án nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật để tạo nguồn bù đắp chi phí quản lý vận hành, bảo trì nhà ở; e) Hoạt động quản lý vận hành nhà ở công vụ được hưởng các chế độ phù hợp quy định của pháp luật với loại hình hợp đồng đối với doanh nghiệp, dịch vụ công ích đối với doanh nghiệp công ích; g) Tập hợp, lưu trữ hồ sơ có liên quan đến quá trình xây dựng, vận hành, bảo hành, bảo trì, cải tạo nhà ở công vụ; trường hợp không đủ hồ sơ thì bổ sung, khôi phục, đo vẽ lại; có trách nhiệm giao các hồ sơ phát sinh, bổ sung để cơ quan quản lý nhà ở công vụ lưu trữ theo quy định; h) Tổ chức bảo trì, cải tạo nhà ở công vụ theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với căn hộ công vụ được bố trí trong nhà chung cư thương mại thì đơn vị quản lý vận hành phải trích từ tiền cho thuê nhà ở công vụ đó để trả lại cho cơ quan quản lý nhà ở công vụ kinh phí bảo trì phần sở hữu chung (2%) theo quy định; i) Kiểm tra, theo dõi phát hiện kịp thời, xử lý hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý sử dụng nhà ở công vụ; k) Phối hợp với cơ quan chức năng của địa phương trong việc bảo đảm an ninh, trật tự cho người thuê nhà ở công vụ; l) Thực hiện thu hồi nhà ở công vụ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; m) Tổng hợp, báo cáo định kỳ 03 tháng hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà ở công vụ về quản lý vận hành, bảo trì và quản lý cho thuê nhà ở công vụ; n) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Điều 8. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý người thuê nhà ở công vụ 1. Bố trí nhà ở công vụ cho các lãnh đạo Đảng và Nhà nước thuộc diện ở nhà công vụ theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 của Thông tư này; 2. Kiểm tra, xác nhận vào đơn đề nghị thuê nhà ở công vụ của người thuộc diện thuê nhà ở công vụ về thực trạng nhà ở nơi địa phương mà người đó đến công tác và chịu trách nhiệm về nội dung đó; 3. Gửi văn bản đăng ký, lập danh sách kèm theo đơn đề nghị thuê nhà ở công vụ quy định tại Khoản 2 Điều 9 của Thông tư này, báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ xem xét, quyết định đối tượng được thuê nhà ở công vụ; 4. Thực hiện trả tiền thuê nhà ở công vụ cho đơn vị quản lý vận hành trong trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 12 của Thông tư này và thông báo rõ cho người thuê nhà ở công vụ biết về việc trả tiền thuê này; 5. Thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà ở công vụ và đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ biết khi người thuê hết tiêu chuẩn được ở thuê nhà ở công vụ hoặc chuyển công tác hoặc nghỉ công tác hoặc nghỉ hưu; 6. Chịu trách nhiệm thuê nhà ở khác có tiêu chuẩn tương đương tiêu chuẩn nhà ở công vụ cho người thuộc diện được ở nhà công vụ trong trường hợp tại địa bàn người đó đến công tác chưa có nhà ở công vụ để bố trí. Người thuê nhà có trách nhiệm chi trả toàn bộ tiền thuê nhà trong trường hợp tiền thuê nhà thấp hơn hoặc bằng 10% tiền lương và phụ cấp (nếu có) của người thuê nhà đó. Trường hợp tiền thuê nhà vượt quá 10% tiền lương và phụ cấp (nếu có) của người thuê nhà thì người thuê nhà đó chỉ phải trả bằng 10% tiền lương và phụ cấp (nếu có) của mình, số tiền thuê nhà chênh lệch còn lại do cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý người thuê nhà thực hiện chi trả. Chương III HỢP ĐỒNG CHO THUÊ, GIÁ THUÊ, THANH TOÁN TIỀN THUÊ NHÀ Ở CÔNG VỤ Điều 9. Trình tự, thủ tục thuê nhà ở công vụ 1. Đối tượng và điều kiện được thuê nhà ở công vụ a) Đối tượng được thuê nhà ở công vụ: theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 của Nghị định số 34/2013/NĐ-CP. b) Điều kiện: - Đối với cán bộ thuê nhà ở công vụ quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 11 của Nghị định số 34/2013/NĐ-CP thì được bố trí nhà ở công vụ theo yêu cầu an ninh; - Đối với người thuê nhà ở công vụ quy định tại Điểm b, c, d, đ Khoản 1 Điều 11 của Nghị định số 34/2013/NĐ-CP thì phải đáp ứng các điều kiện sau: + Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại địa phương nơi người đó đến công tác; + Chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội tại địa phương nơi người đó đến công tác; - Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định. 2. Mẫu đơn đề nghị thuê nhà ở công vụ quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Trình tự, thủ tục thuê nhà ở công vụ a) Đối với cán bộ thuộc đối tượng được thuê nhà ở công vụ của Chính phủ quy định tại Khoản 1 Điều 11 của Nghị định số 34/2013/NĐ-CP thì trình tự, thủ tục thuê nhà ở công vụ được thực hiện theo quy định tại Quyết định 695/QĐ-TTg ngày 07/05/2013 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý, bố trí cho thuê nhà ở công vụ của Chính phủ. b) Đối với người thuê nhà ở công vụ quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 11 của Nghị định số 34/2013/NĐ-CP thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền quyết định đối tượng thuê nhà ở công vụ và trình tự, thủ tục cho thuê nhà ở công vụ cho phù hợp với điều kiện thực tế và quy định của Thông tư này. c) Đối với người thuê nhà ở công vụ quy định tại Điểm d, đ Khoản 1 Điều 11 của Nghị định số 34/2013/NĐ-CP thì việc đăng ký thuê nhà ở công vụ được thực hiện như sau: - Cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý người có nhu cầu thuê nhà ở công vụ gửi văn bản đăng ký, lập danh sách kèm theo đơn đề nghị thuê nhà ở công vụ quy định tại Khoản 2 Điều này, đăng ký với cơ quan quản lý nhà ở công vụ theo quy định như sau: + Đối với nhà ở công vụ của các Bộ, ngành được giao quản lý thì cơ quan, tổ chức thuộc Bộ, ngành đó đang quản lý người đề nghị thuê nhà ở công vụ đăng ký thuê nhà ở công vụ với cơ quan quản lý nhà ở công vụ trực thuộc Bộ, ngành nêu trên. + Đối với nhà ở công vụ của địa phương mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý thì cơ quan, tổ chức đang quản lý người đề nghị thuê nhà ở công vụ đăng ký thuê nhà ở công vụ với Sở Xây dựng; đối với quỹ nhà ở công vụ của địa phương mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quản lý thì đăng ký thuê nhà ở công vụ với Phòng có chức năng quản lý nhà của Ủy ban nhân dân cấp huyện. - Căn cứ quỹ nhà ở công vụ hiện có và tiêu chuẩn sử dụng nhà ở công vụ, văn bản đăng ký của cơ quan đang trực tiếp quản lý người đề nghị thuê nhà ở công vụ, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định việc bố trí cho thuê bằng văn bản trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan quản lý người đề nghị thuê nhà ở công vụ. Trường hợp không bố trí cho thuê được thì cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ phải có văn bản trả lời cho cơ quan quản lý người đề nghị thuê nhà ở công vụ biết rõ lý do trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký của cơ quan này. - Căn cứ quyết định bố trí cho thuê nhà ở công vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà ở công vụ có văn bản (kèm theo danh sách người được bố trí thuê nhà ở) đề nghị đơn vị quản lý vận hành ký kết hợp đồng thuê nhà ở công vụ trực tiếp với người thuê theo quy định sau: + Hai Bên trực tiếp trao đổi và ký kết hợp đồng thuê nhà ở công vụ. + Giá cho thuê nhà ở công vụ theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này. + Thời hạn cho thuê nhà theo thời hạn mà người thuê nhà được bổ nhiệm, điều động, luân chuyển công tác nhưng tối đa không quá năm (05) năm. Khi hết hạn hợp đồng mà người thuê vẫn thuộc diện được tiếp tục thuê nhà ở công vụ thì Bên cho thuê và Bên thuê nhà ở công vụ tiến hành ký kết hợp đồng mới theo quy định tại Điều này. + Đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ có trách nhiệm gửi hợp đồng đã được hai Bên ký kết cho cơ quan quản lý nhà ở công vụ và cơ quan quản lý người thuê, mỗi đơn vị 01 bản chính. Điều 10. Hợp đồng thuê nhà ở công vụ 1. Việc cho thuê nhà ở công vụ phải được lập thành Hợp đồng theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 03 của Thông tư này. 2. Hợp đồng thuê nhà ở công vụ phải được đính kèm theo Bản nội quy sử dụng nhà ở công vụ nêu tại Điểm c Khoản 2 Điều 7 của Thông tư này. Điều 11. Giá cho thuê nhà ở công vụ 1. Nguyên tắc xác định giá cho thuê nhà ở công vụ a) Tính đủ các chi phí cần thiết để thực hiện quản lý vận hành, bảo trì và quản lý cho thuê trong quá trình sử dụng nhà ở (không tính chi phí khấu hao vốn đầu tư xây dựng); b) Không tính tiền sử dụng đất; c) Giá cho thuê nhà ở công vụ được xem xét, điều chỉnh khi Nhà nước có thay đổi về khung giá hoặc giá cho thuê nhà ở công vụ. Trường hợp chi phí quản lý vận hành (giá dịch vụ quản lý vận hành) do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có thay đổi thì giá cho thuê nhà ở cũng được điều chỉnh tương ứng. d) Đối với tiền sử dụng các dịch vụ như cung cấp điện, nước, điện thoại, internet, trông giữ xe các loại và các dịch vụ khác do người thuê trực tiếp chi trả cho đơn vị cung cấp dịch vụ theo hợp đồng hai bên ký kết. Trường hợp đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ ký hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ thì người thuê có trách nhiệm nộp tiền sử dụng dịch vụ cho đơn vị quản lý vận hành để trả cho đơn vị cung cấp dịch vụ đó. 2. Các chi phí cấu thành giá cho thuê nhà ở công vụ bao gồm chi phí quản lý vận hành, chi phí bảo trì và chi phí quản lý cho thuê nhà ở công vụ và được xác định cụ thể như sau: a) Chi phí quản lý vận hành bao gồm: - Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương, chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản trích nộp khác từ quỹ lương cho bộ máy thuộc đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ; chi phí tiền lương được xác định trên cơ sở định biên cán bộ công nhân viên và mức lương, phụ cấp lương, các khoản trích nộp khác từ quỹ lương theo quy định hiện hành của nhà nước; - Chi phí cho các dịch vụ trong khu nhà ở công vụ như: bảo vệ, vệ sinh, thu gom rác thải, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, diệt côn trùng và các dịch vụ khác (nếu có) được xác định trên cơ sở khối lượng công việc cần thực hiện và mức giao khoán thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ; - Chi phí văn phòng phẩm, bàn ghế văn phòng làm việc, dụng cụ, vật rẻ tiền mau hỏng của đơn vị quản lý vận hành; - Chi phí điện, nước sinh hoạt cho bộ máy văn phòng làm việc của đơn vị quản lý vận hành; điện chiếu sáng công cộng trong khu nhà ở; vận hành thang máy (nếu có). b) Chi phí bảo trì là toàn bộ chi phí cho việc duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất nhằm duy trì chất lượng của nhà ở công vụ; chi phí cho công tác bảo trì công trình do chủ đầu tư tính toán, xác định trên cơ sở quy trình bảo trì công trình xây dựng do nhà thầu thiết kế lập. c) Chi phí quản lý cho thuê bao gồm: chi phí quản lý gián tiếp cho cơ quan quản lý nhà ở công vụ và chi phí trực tiếp cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. 3. Phương pháp xác định giá cho thuê nhà ở công vụ Công thức xác định giá cho thuê nhà ở công vụ Gt = Ql + Bt - Tdv x (1+P) x K x (1+T) 12 x S Trong đó: Gt - Giá cho thuê 1m2 sử dụng căn hộ trong 1 tháng (đồng/m2/tháng). Ql - Tổng chi phí quản lý vận hành, quản lý cho thuê hàng năm của khu nhà ở công vụ (đồng/năm). Bt - Tổng chi phí bảo trì nhà chung cư bình quân năm (đồng/năm). Tdv - Các khoản thu từ kinh doanh các dịch vụ khu nhà ở công vụ trong năm như: Dịch vụ trông giữ xe, dịch vụ căng tin, quảng cáo và các khoản thu dịch vụ khác theo quy định của pháp luật (đồng/năm). S - Là tổng diện tích sử dụng các căn hộ của khu nhà ở công vụ (m2). P – Lợi nhuận định mức hợp lý (đơn vị tính %). K - Hệ số giảm giá do đơn vị quản lý vận hành hỗ trợ giảm giá cho thuê nhà ở công vụ (nếu có). T - Thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định của Nhà nước. Điều 12. Thanh toán tiền thuê nhà ở công vụ 1. Trường hợp người thuê nhà ở công vụ ký kết hợp đồng thuê nhà ở công vụ với đơn vị quản lý vận hành thì người thuê nhà ở trực tiếp thanh toán tiền thuê nhà ở công vụ theo đúng số tiền và thời hạn đã ghi trong hợp đồng thuê nhà ở công vụ. 2. Trường hợp người thuê nhà ở công vụ không trả tiền thuê trong 03 tháng liên tục thì cơ quan quản lý người thuê nhà ở công vụ khấu trừ tiền lương của người thuê nhà ở công vụ để thanh toán tiền thuê nhà cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ. Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của người thuê nhà ở công vụ (Sau đây gọi tắt là Bên thuê nhà) 1. Quyền của người thuê nhà ở công vụ: a) Được sử dụng phần diện tích nhà ở công vụ theo hợp đồng thuê để ở cho bản thân và các thành viên trong gia đình (bao gồm cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con); b) Đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ sửa chữa kịp thời những hư hỏng của nhà ở công vụ đang thuê; c) Được bố trí nhà ở khác với diện tích tương ứng diện tích đã thuê trong trường hợp nhà ở công vụ đang thuê phải cải tạo, phá dỡ; d) Tiếp tục thuê nhà ở công vụ nếu hết hạn thuê nhà mà vẫn thuộc đối tượng và có đủ điều kiện được bố trí thuê nhà ở công vụ. 2. Nghĩa vụ của người thuê nhà ở công vụ: a) Sử dụng nhà ở đúng mục đích; giữ gìn nhà ở và các trang thiết bị kèm theo (nếu có); có trách nhiệm sửa chữa những hư hỏng và bồi thường thiệt hại do mình gây ra; b) Trả đủ tiền thuê nhà ở công vụ đúng thời hạn ghi trong hợp đồng thuê nhà ở công vụ với đơn vị quản lý vận hành; thanh toán các chi phí sử dụng điện, nước, điện thoại và các dịch vụ khác với bên cung cấp dịch vụ; c) Không được tự ý cải tạo, sửa chữa nhà ở công vụ dưới bất kỳ hình thức nào nếu không được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà ở công vụ; d) Không được chuyển đổi hoặc cho thuê lại hoặc cho ở nhờ, cho mượn nhà ở công vụ dưới bất kỳ hình thức nào; đ) Chấp hành đầy đủ những quy định của Thông tư này và Bản nội quy sử dụng nhà ở công vụ; e) Chấp hành các quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường và an ninh, trật tự trong khu vực cư trú; thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về đăng ký tạm trú cho bản thân và các thành viên trong gia đình khi chuyển đến nhà ở công vụ; g) Trả lại nhà ở công vụ cùng trang bị nội thất kèm theo cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ trong thời hạn ba (03) tháng kể từ khi không còn thuộc đối tượng được thuê nhà ở công vụ hoặc không còn nhu cầu thuê nhà ở công vụ và trả tiền thuê nhà ở công vụ, các khoản phí dịch vụ kể từ ngày quyết định thu hồi nhà ở công vụ có hiệu lực thi hành cho đến ngày hoàn thành việc thu hồi nhà ở công vụ. Điều 14. Thu hồi nhà ở công vụ Nhà ở công vụ được thu hồi trong các trường hợp sau: 1. Người thuê nhà nghỉ hưu hoặc hết tiêu chuẩn được thuê nhà ở công vụ; 2. Người thuê nhà chuyển công tác đến địa phương khác; 3. Người thuê nhà có nhu cầu trả lại nhà ở công vụ; 4. Người đang thuê nhà ở công vụ bị chết; 5. Người thuê nhà sử dụng nhà ở công vụ sai mục đích hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người thuê nhà ở công vụ mà cơ quan quản lý nhà ở công vụ có quyết định xử lý thu hồi. Điều 15. Trình tự, thủ tục thu hồi và cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ 1. Trình tự, thủ tục thu hồi nhà ở công vụ a) Khi phải thu hồi nhà ở công vụ theo Điều 14 của Thông tư này, trên cơ sở Tờ trình đề nghị của cơ quan quản lý nhà ở công vụ, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ xem xét, nếu đủ điều kiện thu hồi thì ban hành Quyết định thu hồi nhà ở công vụ và gửi 01 bản cho Bên cho thuê nhà, 01 bản cho Bên thuê nhà, 01 bản cho cơ quan đang quản lý Bên thuê nhà để phối hợp thực hiện trong việc thu hồi nhà ở công vụ. Quyết định thu hồi nhà ở công vụ phải có nội dung như sau: - Căn cứ pháp lý; - Địa chỉ nhà ở công vụ và tên người đang thuê nhà ở công vụ bị thu hồi; - Lý do thu hồi nhà ở công vụ; - Tên cơ quan, đơn vị thực hiện thu hồi nhà ở công vụ; - Thời hạn thực hiện thu hồi nhà ở công vụ; - Việc quản lý sử dụng nhà ở công vụ sau khi thu hồi. b) Sau khi nhận được quyết định thu hồi nhà ở công vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ thì trong vòng 07 ngày làm việc, Bên cho thuê nhà có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Bên thuê nhà biết cụ thể thời gian thu hồi để bàn giao lại nhà ở; Bên thuê nhà có trách nhiệm bàn giao lại nhà ở cho Bên cho thuê nhà; việc thu hồi, bàn giao nhà ở phải được lập thành biên bản có chứ ký của của các Bên. Trường hợp Bên thuê nhà không nhận thông báo thu hồi hoặc không ký biên bản thu hồi, bàn giao nhà ở thì sau thời hạn thu hồi nhà ở công vụ quy định tại Điểm c Khoản này, Bên cho thuê nhà mời Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở công vụ chứng kiến, ký biên bản và đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở công vụ kể từ ngày ký biên bản thu hồi nhà ở công vụ. c) Thời hạn thu hồi nhà ở công vụ tối đa không quá 90 ngày, kể từ ngày Quyết định thu hồi nhà ở công vụ có hiệu lực thi hành; d) Sau khi thu hồi nhà ở công vụ, Bên cho thuê nhà thực hiện quản lý sử dụng nhà ở công vụ theo Quyết định thu hồi nhà ở công vụ và có văn bản báo cáo cơ quan quản lý nhà ở công vụ về việc đã hoàn thành thu hồi nhà ở công vụ. 2. Trình tự, thủ tục cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ a) Trường hợp Bên thuê nhà ở công vụ thuộc diện thu hồi không bàn giao lại nhà ở theo thời hạn quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này thì Bên cho thuê nhà có văn bản báo cáo cơ quan quản lý nhà ở công vụ đề nghị cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ; b) Trên cơ sở đề nghị của Bên cho thuê nhà, cơ quan quản lý nhà ở công vụ kiểm tra và có Tờ trình kèm theo dự thảo Quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ và đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ xem xét, ban hành Quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ; c) Sau khi nhận được Tờ trình của cơ quan quản lý nhà ở công vụ, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với các quy định của Nghị định số 34/2013/NĐ-CP để ban hành Quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ và gửi Quyết định này cho cơ quan quản lý nhà ở công vụ, Bên cho thuê nhà, Bên thuê nhà; trường hợp các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương ra Quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ thì cơ quan này phải có văn bản kèm theo Quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở công vụ đó tổ chức cưỡng chế thu hồi. Đối với nhà ở công vụ của Chính phủ thì việc thu hồi bắt buộc nhà ở công vụ thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 07/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Đối với nhà ở công vụ đang do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý thì cơ quan quản lý nhà ở công vụ được quyền ban hành Quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ nếu được giao thực hiện; d) Trên cơ sở Quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi có nhà ở công vụ đó có thể trực tiếp hoặc giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có nhà ở công vụ tổ chức cưỡng chế thu hồi và bàn giao lại nhà ở cho Bên cho thuê nhà theo quy định. Việc bàn giao nhà ở công vụ phải lập biên bản có xác nhận của các cơ quan tham gia cưỡng chế thu hồi; đ) Thời hạn thực hiện cưỡng chế thu hồi là không quá 60 ngày kể từ ngày cơ quan đại diện chủ sở hữu ban hành Quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ; e) Sau khi tiếp nhận bàn giao nhà ở công vụ thu hồi, Bên cho thuê nhà có trách nhiệm quản lý sử dụng nhà ở công vụ theo Quyết định thu hồi nhà ở công vụ và báo cáo cơ quan quản lý nhà ở công vụ biết. Chương IV BÁO CÁO TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG NHÀ Ở CÔNG VỤ NHỮNG HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM TRONG QUẢN LÝ SỬ DỤNG NHÀ Ở CÔNG VỤ Điều 16. Trình tự báo cáo tình hình quản lý sử dụng nhà ở công vụ 1. Đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ báo cáo cơ quan quản lý nhà ở công vụ về tình hình quản lý vận hành, bảo trì và quản lý cho thuê nhà ở công vụ. 2. Cơ quan quản lý nhà ở công vụ báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu về tình hình quản lý, bố trí cho thuê nhà ở công vụ. 3. Các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình quản lý sử dụng nhà ở công vụ do cơ quan, địa phương quản lý. 4. Bộ Xây dựng tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình triển khai chính sách quản lý sử dụng nhà ở công vụ trên phạm vi cả nước. Điều 17. Chế độ và nội dung báo cáo 1. Chế độ báo cáo Các cơ quan, đơn vị nêu tại Điều 16 của Thông tư này thực hiện báo cáo như sau: a) Định kỳ 3 tháng hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà ở công vụ, đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ báo cáo tình hình quản lý quản lý vận hành, bảo trì và quản lý cho thuê nhà ở công vụ. b) Định kỳ 6 tháng hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ, cơ quan quản lý nhà ở công vụ báo cáo tình hình quản lý, bố trí cho thuê nhà ở công vụ được giao quản lý. c) Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ Xây dựng, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo bằng văn bản về Bộ Xây dựng trước ngày 15 tháng 12 hàng năm theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều này về tình hình quản lý sử dụng nhà ở công vụ do cơ quan, địa phương quản lý. 2. Nội dung báo cáo định kỳ hàng năm Các cơ quan quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này thực hiện báo cáo số liệu tổng hợp và báo cáo chi tiết về tình hình quản lý sử dụng nhà ở công vụ theo Mẫu biểu quy định tại Phụ lục số 04 và Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Xây dựng thì chỉ cần báo cáo số liệu tổng hợp về tình hình quản lý sử dụng nhà ở công vụ theo Mẫu biểu quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 18. Những hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý sử dụng nhà ở công vụ 1. Tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng nhà ở công vụ; 2. Cho thuê nhà ở công vụ không đúng đối tượng; 3. Chuyển đổi, chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà ở dưới bất kỳ hình thức nào; 4. Cho người khác mượn, ở nhờ một phần hoặc toàn bộ nhà ở công vụ; 5. Cải tạo, sửa chữa nhà ở mà không được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà ở công vụ; 6. Các hành vi quy định tại Điều 8 của Thông tư số 38/2009/TT-BXD ngày 08/12/2009 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn quản lý sử dụng nhà biệt thự tại khu vực đô thị đối với trường hợp nhà ở công vụ là nhà biệt thự; 7. Các hành vi quy định tại Điều 23 của Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BXD ngày 28/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng đối với trường hợp nhà ở công vụ là nhà chung cư; 8. Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật. Chương V GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ XỬ LÝ VI PHẠM Điều 19. Giải quyết tranh chấp Các tranh chấp về hợp đồng thuê nhà ở công vụ được các bên bàn bạc thương lượng để giải quyết. Trường hợp không thương lượng được thì một trong các bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật. Điều 20. Xử phạt vi phạm 1. Các hành vi vi phạm các quy định tại Thông tư này được cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý phát triển nhà và công sở. 2. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với các quy định về quản lý vận hành, bảo trì, quản lý cho thuê nhà ở công vụ thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Người có hành vi vi phạm nếu gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường. Chương VI TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 21. Trách nhiệm của các Bộ, ngành trong quản lý sử dụng nhà ở công vụ 1. Các Bộ, ngành có quỹ nhà ở công vụ căn cứ vào quy định quản lý sử dụng nhà ở công vụ tại Thông tư này để ban hành quy định quản lý sử dụng nhà ở công vụ phù hợp với điều kiện của Bộ, ngành đó. 2. Thực hiện báo cáo về tình hình quản lý sử dụng nhà ở công vụ theo quy định tại Điều 17 của Thông tư này. Điều 22. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp 1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh a) Căn cứ nội dung của Thông tư này để ban hành quy định về quản lý sử dụng nhà ở công vụ thuộc tỉnh quản lý; ban hành khung giá cho thuê nhà ở công vụ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để áp dụng thống nhất trên địa bàn; b) Thực hiện báo cáo về tình hình quản lý sử dụng nhà ở công vụ theo quy định tại Điều 17 của Thông tư này. 2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện a) Trực tiếp quản lý quỹ nhà ở công vụ được giao; lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ; b) Kiểm tra, phát hiện những vấn đề vướng mắc trong quản lý sử dụng quỹ nhà ở công vụ được giao để xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, giải quyết; c) Báo cáo tình hình quản lý sử dụng nhà ở công vụ theo quy định tại Thông tư này. Điều 23. Trách nhiệm của Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 1. Lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ trong trường hợp được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quản lý vận hành, bảo trì, quản lý cho thuê nhà ở công vụ; trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt giá cho thuê nhà ở công vụ được giao quản lý; 2. Kiến nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh biện pháp xử lý các trường hợp vi phạm; 3. Tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tình hình quản lý sử dụng nhà ở công vụ của tỉnh. Điều 24. Trách nhiệm của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Thông tư này; tổng hợp báo cáo tình hình triển khai thực hiện theo định kỳ và kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung để Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành theo thẩm quyền hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Điều 25. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 03 năm 2014 2. Trong quá trình thực hiện nếu có vư­ớng mắc, đề nghị kịp thời phản ánh về Bộ Xây dựng để được nghiên cứu, giải quyết./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ và các Phó TTg CP; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Quốc Hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng phát triển Việt Nam; - Cơ quan TW của các đoàn thể; - Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Sở XD các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Công báo; Website CP; Website Bộ XD; - Các đơn vị trực thuộc Bộ XD; - L­ưu: VT, QLN (5b). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Trần Nam Phụ lục số 01: Mẫu Đơn đề nghị thuê nhà ở công vụ (ban hành kèm theo Thông tư­ số 01/2014/TT-BXD ngày 16 tháng 01 năm 2014 của Bộ Xây dựng) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ----------------------- ĐƠN ĐỀ NGHỊ THUÊ NHÀ Ở CÔNG VỤ Kính gửi: ..........................................................(*) Tên tôi là:...................................................................................................... Năm sinh.........................Quê quán.............................................................. CMND số........................cấp ngày......./........./.............tại …………........... Chỗ ở hiện nay:……………………………………………………………. Đang ở thuê □ Đang ở nhà khách □ Đang ở nhờ □ Hiện đang công tác tại:.................................................................................. Chức vụ:.................................................. ; phụ cấp chức vu :...................... Điện thoại:................................Email........................................................... Hiện nay tôi chưa có nhà ở (chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội) tại nơi đến công tác. Tôi làm đơn này đề nghị cơ quan ....... xem xét cho tôi được thuê nhà ở công vụ và cam đoan chấp hành đầy đủ các quy định của nhà nước về thuê, sử dụng nhà ở công vụ (Số thành viên trong gia đình ở cùng là:............người). Kèm theo đơn này là bản sao Quyết định số....... ngày....../..../.... của .................. về việc bổ nhiệm hoặc/và điều động, luân chuyển công tác. Tôi cam đoan những lời khai trong đơn là đúng sự thực và chịu trách nhiệm về những lời khai của mình trước pháp luật./. Xác nhận của cơ quan quản lý người đề nghị thuê nhà ở công vụ (về thực trạng nhà ở tại địa phương nơi đến công tác) ........., ngày ...... tháng ......năm… Người làm đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Ghi chú: (*) Ghi tên cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ quy định tại Điều 5 của Thông tư số 01/2014/TT- BXD ngày 16 tháng 01 năm 2014 của Bộ Xây dựng. Phụ lục số 02: Mẫu Hợp đồng ủy quyền quản lý vận hành, bảo trì và quản lý cho thuê nhà ở công vụ (ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT- BXD ngày 16/01/2014 của Bộ Xây dựng) Cơ quan đại diện chủ sở hữu NOCV... Cơ quan quản lý NOCV…… -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ……, ngày…….tháng….. năm 201… HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN QUẢN LÝ VẬN HÀNH, BẢO TRÌ VÀ QUẢN LÝ CHO THUÊ NHÀ Ở CÔNG VỤ (Số HĐ: /201 /HĐ-…….) - Căn cứ Luật Nhà ở số 56/2005/QH11 ngày 29/11/2005; - Căn cứ Bộ Luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005; - Căn cứ Luật Kinh doanh bất động sản số 63/2006/QH11 ngày 29/06/2006; - Căn cứ Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật nhà ở; - Căn cứ Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 của Chính phủ về bảo trì công trình xây dựng; - Căn cứ Thông tư số 01/2014/TT-BXD ngày 16/01/2014 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý sử dụng nhà ở công vụ; - Căn cứ Quyết định số……/QĐ-BXD ngày…../…./201…của (Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ) về việc phê duyệt đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ; - Căn cứ Quyết định số…../QĐ-…. ngày …./…/201… của (Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ) về việc phê duyệt giá cho thuê nhà ở công vụ; - Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai bên. Chúng tôi gồm: Bên ủy quyền (sau đây gọi là Bên A): Tên cơ quan quản lý nhà ở công vụ - Ông (bà):…………………………Chức vụ:………………………… - Số CMND:………………..cấp ngày……/…/…, tại………………… - Đại diện cho:…………………………………………………………. - Địa chỉ cơ quan:………………………………………………………. - Điện thoại:…………..; Fax: ……………………........ - Số tài khoản:………………tại Kho bạc:……………………………… Tại : Kho bạc Nhà nước Hai Bà Trưng – Hà Nội. Bên được ủy quyền (sau đây gọi là Bên B): Đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ - Ông (bà):…………………………Chức vụ:………………………… - Số CMND:………………..cấp ngày……/…/…, tại………………… - Đại diện cho:…………………………………………………………. - Địa chỉ cơ quan:………………………………………………………. - Điện thoại:…………..; Fax: ……………………........ - Số tài khoản:………………tại Kho bạc:……………………………… - Mã số thuế:…………………………………………………………….. Bên A ủy quyền và Bên B đồng ý nhận ủy quyền với các nội dung sau: Điều 1. Nội dung, thời hạn hợp đồng ủy quyền 1. Nội dung hợp đồng: Bên A ủy quyền cho Bên B quản lý vận hành, bảo trì và quản lý cho thuê nhà ở công vụ (nêu vị trí, phạm vi được ủy quyền quản lý vận hành, bảo trì và quản lý cho thuê nhà ở công vụ). 2. Thời hiệu hợp đồng (tối đa không vượt quá 5 năm): Từ ngày …/…/201….đến ngày …/ ./201… 3. Gia hạn hợp đồng Khi hết hạn hợp đồng bên A tiếp tục ủy quyền cho bên B theo nội dung hợp đồng này với các điều kiện sau: - Hai bên tiếp tục có nhu cầu ký tiếp hợp đồng. - Bên B thực hiện tốt nội dung, nghĩa vụ, trách nhiệm trong hợp đồng này. Điều 2. Quyền hạn và trách nhiệm của Bên A 1. Quyền của Bên A: a) Theo dõi, kiểm tra và yêu cầu bên B thực hiện các nội dung của Hợp đồng ủy quyền này; yêu cầu bên B định kỳ 3 tháng một lần báo cáo về doanh thu, chi phí quản lý vận hành, bảo trì và quản lý cho thuê nhà ở công vụ. b) Xem xét, phê duyệt dự toán và quyết toán chi phí quản lý vận hành, bảo trì và quản lý cho thuê nhà ở công vụ do bên B lập; chấp thuận cấp bổ sung kinh phí cho bên B trong trường hợp tiền thu từ các công việc kể trên không đủ; trường hợp thu - chi còn thừa kinh phí thì bên A cho phép bên B sử dụng kinh phí này cho quản lý vận hành, bảo trì nhà ở công vụ những năm sau theo quy định pháp luật về nhà ở. c) Bên A được hưởng chi phí quản lý gián tiếp trong doanh thu thực tế bên B thu được từ việc cho thuê nhà ở công vụ theo giá cho thuê nhà ở công vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt. d) Xem xét, kiểm tra, chấp thuận nội dung hợp đồng thuê nhà ở công vụ mà bên A ủy quyền cho bên B lập. 2. Trách nhiệm của Bên A: a) Cung cấp cho bên B quyết định bố trí người thuê nhà ở công vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ và danh sách kèm theo. b) Theo dõi, giám sát, thực hiện nội dung hợp đồng ủy quyền; tạo điều kiện thuận lợi để bên B hoàn thành công việc được ủy quyền. c) Bàn giao bản vẽ hoàn công, hồ sơ liên quan đến quản lý vận hành, bảo trì và quản lý cho thuê nhà ở công vụ cho bên B. d) Phối hợp với bên B để giải quyết các thủ tục hợp đồng cấp điện, nước và các dịch vụ khác (nếu có) cho người thuê nhà ở công vụ và đối với phần sử dụng chung trong nhà ở công vụ đó. đ) Phối hợp với chính quyền địa phương để giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh liên quan đến quản lý sử dụng nhà ở công vụ. Điều 3. Quyền hạn và trách nhiệm của Bên B 1. Quyền hạn của bên B a) Bên B được bên A ủy quyền ký kết hợp đồng với bên thuê nhà và thu tiền thuê nhà ở công vụ hàng tháng theo giá cho thuê nhà ở công vụ là…….đ/m2 sử dụng/tháng (quy định tại Quyết định số…../QĐ-…. ngày …./…/201… của Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ về việc phê duyệt giá cho thuê nhà ở công vụ) để chi cho quản lý vận hành, bảo trì và quản lý cho thuê nhà ở công vụ. b) Yêu cầu Bên thuê nhà trả đủ tiền thuê nhà ở công vụ và đúng thời hạn đã cam kết. Thông báo cho bên A, cơ quan quản lý người thuê nhà ở công vụ và yêu cầu cơ quan quản lý người thuê nhà có trách nhiệm khấu trừ tiền lương của người thuê nhà để trả tiền thuê nhà trong trường hợp người thuê nhà không trả tiền thuê trong 03 tháng liên tục. c) Lập dự toán chi phí quản lý vận hành, bảo trì và quản lý cho thuê nhà ở công vụ hàng năm báo cáo Bên A để được thẩm định và phê duyệt. d) Yêu cầu bên thuê nhà sử dụng nhà ở công vụ đúng mục đích và thực hiện các quy định về quản lý sử dụng nhà ở cho thuê; phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc xử lý vi phạm về quản lý sử dụng nhà ở. đ) Yêu cầu Bên thuê nhà có trách nhiệm sửa chữa những hư hỏng do lỗi của Bên thuê nhà gây ra và phải bồi thường thiệt hại (nếu có). e) Thu hồi và yêu cầu Bên thuê nhà giao lại nhà trong trường hợp nhà ở công vụ thuộc diện bị thu hồi theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền và trường hợp một trong hai Bên đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định. g) Đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở công vụ trong trường hợp nhà ở công vụ bị thu hồi theo quy định. 2. Trách nhiệm của bên B a) Thực hiện đầy đủ nội dung ủy quyền quy định tại Điều 1 trong hợp đồng này. Căn cứ quyết định bố trí cho thuê nhà ở công vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ và danh sách kèm theo, Bên B ký hợp đồng cho thuê nhà ở công vụ và thu tiền thuê nhà theo giá cho thuê nhà ở công vụ được cơ quan nêu trên phê duyệt. b) Soạn thảo Hợp đồng thuê nhà ở công vụ báo cáo Bên A xem xét, chấp thuận; soạn thảo Bản nội quy quản lý sử dụng nhà ở công vụ và hướng dẫn bên thuê nhà ở công vụ, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện. c) Hướng dẫn Bên thuê nhà ký kết các hợp đồng dịch vụ (như cấp điện, nước, dịch vụ cung cấp gas, bưu chính viễn thông, truyền hình....). d) Theo dõi, kiểm tra, xử lý kịp thời những hư hỏng phát sinh, các sự cố kỹ thuật trong nhà ở công vụ. đ) Phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương làm thủ tục đăng ký cư trú cho người thuê nhà theo quy định, đảm bảo an ninh trật tự đối với nhà ở công vụ cho thuê. Điều 4. Chấm dứt hợp đồng Một trong hai Bên có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng ủy quyền này khi Bên kia vi phạm các điều khoản của Hợp đồng mà không có khả năng khắc phục hoặc trong trường hợp Bên B không được tiếp tục quản lý vận hành nhà ở công vụ. Điều 5. Sự kiện bất khả kháng: Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra mang tính khách quan và nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên như động đất, bão, lụt, lốc, lở đất, hỏa hoạn, chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh và các thảm họa khác chưa lường hết được. Việc một bên không hoàn thành nghĩa vụ theo Hợp đồng này do sự kiện bất khả kháng sẽ không phải là cơ sở để bên kia chấm dứt Hợp đồng. Điều 6. Điều khoản chung 1. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc, đầy đủ những điều khoản đã ghi trong hợp đồng và các phụ lục hợp đồng kèm theo, tạo điều kiện thuận lợi để hợp đồng được hoàn thành và đảm bảo chất lượng. 2. Trường hợp có tranh chấp về Hợp đồng này thì 2 Bên có trách nhiệm cùng nhau bàn bạc, giải quyết. Trường hợp 2 Bên không giải quyết được thì có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật. 3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và hết hiệu lực sau khi hai bên thanh lý hợp đồng. 4. Hợp đồng này được lập thành 04 (bốn) bản bằng Tiếng Việt có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 02 (hai) bản. ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B (Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên, chức vụ của người ký) (Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên, chức vụ của người ký) Phụ lục số 03: Mẫu hợp đồng thuê nhà ở công vụ (ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BXD ngày 16/01/2014 của Bộ Xây dựng) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ----------------------- …..…, ngày………… tháng…..năm……… HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ Ở CÔNG VỤ Số ......../HĐ Căn cứ Luật Nhà ở ngày 29 tháng 11 năm 2005; Căn cứ Bộ Luật dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Nghị định số 34/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; Căn cứ Thông tư số 01/TT-BXD ngày 16 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nhà ở công vụ; Căn cứ Quyết định số......ngày......tháng.....năm........của (cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ)..........về việc bố trí cho thuê nhà ở công vụ; Căn cứ đơn đề nghị thuê nhà ở công vụ của ông (bà): ...............................; Hai bên chúng tôi gồm: BÊN CHO THUÊ NHÀ Ở CÔNG VỤ (sau đây gọi tắt là Bên cho thuê): - Ông (bà): .......................................Chức vụ: ...................................... - Số CMND:.....................................cấp ngày....../....../......, tại.............. - Đại diện cho:........................................................................................ - Địa chỉ cơ quan: .................................................................................. - Điện thoại:......................................Fax:.............................................. - Số tài khoản:...................................tại Kho bạc:.................................. BÊN THUÊ NHÀ Ở CÔNG VỤ (sau đây gọi tắt là Bên thuê): - Ông (bà): .........................................Chức vụ:..................................... - Số CMND:........................................cấp ngày...../...../......., tại............ - Điện thoại: ...........................................Fax (nếu có):.............................. - Cơ quan công tác:................................................................................... Hai bên thống nhất ký kết hợp đồng thuê nhà ở công vụ dùng cho mục đích để ở và sinh hoạt với các nội dung sau đây: Điều 1. Đặc điểm chính của nhà ở cho thuê 1. Loại nhà ở (biệt thự, căn hộ chung cư, nhà ở thấp tầng, nhà ở 1 tầng nhiều gian)…………………………………………………………………:................ 1. Địa chỉ nhà ở:....................................................................................... 3. Tổng diện tích sàn nhà ở là..............m2, trong đó diện tích chính là.........m2, diện tích phụ là: ...........m2. 4. Trang thiết bị kèm theo nhà ở:............................................................. Điều 2. Giá cho thuê và phương thức, thời hạn thanh toán tiền thuê 1. Giá cho thuê nhà ở công vụ là .....................................đồng/m2/tháng (Bằng chữ: .............................................................................................). a) Giá cho thuê này đã bao gồm chi phí vận hành, bảo trì, quản lý cho thuê nhà ở công vụ và thuế VAT 10%. b) Các chi phí sử dụng điện, nước, điện thoại, internet, trông giữ xe và các dịch vụ khác do Bên thuê thanh toán cho bên cung cấp dịch vụ. Các chi phí này không tính trong giá thuê nhà ở quy định tại khoản 1 Điều này 2. Giá cho thuê nhà ở được xem xét, điều chỉnh khi Nhà nước có thay đổi về khung giá hoặc giá cho thuê nhà ở công vụ. Trường hợp chi phí quản lý vận hành (giá dịch vụ quản lý vận hành) do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có thay đổi thì giá cho thuê nhà ở cũng được điều chỉnh tương ứng. Bên cho thuê có trách nhiệm thông báo giá mới cho Bên thuê nhà biết trước khi áp dụng ít nhất là ba tháng. 3. Tiền thuê nhà hàng tháng là: ……đ (bằng chữ:………………………). Tiền thuê nhà ở được tính bằng giá cho thuê nhà ở quy định tại khoản 1 Điều này nhân với diện tích sàn sử dụng của ngôi (căn) nhà được thuê. 4. Phương thức thanh toán: Bên thuê trả cho Bên cho thuê bằng (tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng) ..................................................................... 5. Thời hạn thanh toán: Bên thuê trả tiền thuê nhà trong khoảng thời gian từ ngày ……đến ngày …… hàng tháng (kể từ tháng đầu tiên). Điều 3. Thời điểm giao nhận nhà ở và thời hạn cho thuê nhà ở 1. Thời điểm giao nhận nhà ở là ngày.........tháng........ năm ........... 2. Thời hạn cho thuê nhà ở công vụ là .....năm (..... tháng)[1], kể từ ngày.........tháng......... năm ..........đến ngày .........tháng........ năm ........... Trường hợp hết hạn hợp đồng mà Bên thuê vẫn thuộc đối tượng và đủ điều kiện được thuê nhà ở công vụ thì các bên thỏa thuận để ký tiếp hợp đồng thuê nhà ở. Điều 4. Quyền và nghĩa vụ Bên cho thuê 1. Quyền của Bên cho thuê: a) Ký hợp đồng cho thuê nhà ở đúng đối tượng và điều kiện theo quy định. Yêu cầu Bên thuê sử dụng nhà đúng mục đích và thực hiện đúng các quy định về quản lý sử dụng nhà ở công vụ; phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc xử lý vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà ở công vụ; b) Yêu cầu Bên thuê trả đủ tiền thuê nhà đúng thời hạn đã cam kết; (Trường hợp Bên thuê là đối tượng được thuê nhà ở công vụ mà không trả tiền thuê nhà trong ba tháng liên tục thì Bên cho thuê có quyền yêu cầu cơ quan đang trực tiếp quản lý người thuê khấu trừ từ tiền lương để trả tiền thuê); c) Yêu cầu Bên thuê có trách nhiệm sửa chữa phần hư hỏng và bồi thường thiệt hại do lỗi của Bên thuê gây ra; d) Đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp Bên thuê sử dụng nhà ở sai mục đích hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ mà cơ quan có thẩm quyền quyết định xử lý thu hồi nhà ở công vụ sau khi đã được Bên cho thuê thông báo bằng văn bản theo quy định; đ) Yêu cầu Bên thuê giao lại nhà trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở công vụ quy định tại Điều 6 của hợp đồng này; e) Được kinh doanh cho thuê phần diện tích nhà, công trình xây dựng thuộc sở hữu nhà nước gắn với nhà ở công vụ (nếu có) để bù đắp chi phí quản lý vận hành nhà ở công vụ. 2. Nghĩa vụ của Bên cho thuê: a) Giao nhà cho Bên thuê theo đúng thời gian quy định tại khoản 1 Điều 3 của hợp đồng này; thu tiền thuê nhà ở công vụ đầy đủ, sử dụng tiền thuê nhà ở đúng mục đích; b) Xây dựng Bản nội quy quản lý sử dụng nhà ở công vụ kèm theo hợp đồng này và hướng dẫn Bên thuê các quy định về quản lý sử dụng nhà ở công vụ. c) Bảo đảm quyền sử dụng nhà ở của Bên thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở; d) Phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương đảm bảo an ninh trật tự đối với nhà ở công vụ cho Bên thuê; đ) Sửa chữa những hư hỏng mà không phải do lỗi của Bên thuê gây ra; thực hiện quản lý vận hành, bảo trì và quản lý cho thuê nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về xây dựng; e) Hướng dẫn Bên thuê ký kết hợp đồng dịch vụ với các bên cung cấp dịch vụ và phối hợp làm thủ tục đăng ký cư trú cho Bên thuê nhà theo quy định. Điều 5. Quyền và nghĩa vụ Bên thuê 1. Quyền của Bên thuê: a) Nhận nhà ở theo đúng thời gian quy định tại khoản 1 Điều 3 của hợp đồng này; được sử dụng nhà công vụ để ở cho bản thân và các thành viên trong gia đình; b) Yêu cầu Bên cho thuê sửa chữa kịp thời những hư hỏng của nhà ở mà không do lỗi của Bên thuê gây ra; c) Được bố trí nhà ở khác trong trường hợp nhà ở công vụ đang thuê phải cải tạo hoặc xây dựng lại; d) Được tiếp tục thuê nếu vẫn thuộc đối tượng và có đủ điều kiện được thuê nhà ở công vụ; đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp Bên cho thuê không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm với Bên thuê. 2. Nghĩa vụ của Bên thuê: a) Sử dụng nhà ở công vụ đúng mục đích; có trách nhiệm sửa chữa phần hư hỏng và bồi thường thiệt hại do mình gây ra; b) Trả đủ tiền thuê cho Bên thuê nhà theo thời hạn quy định tại hợp đồng này; c) Chấp hành đầy đủ những quy định trong Bản nội quy sử dụng nhà ở công vụ và các quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường và an ninh trật tự trong khu vực cư trú; thực hiện các quy định của pháp luật về đăng ký cư trú cho bản thân và các thành viên trong gia đình khi chuyển đến nhà ở công vụ; d) Không được chuyển đổi, chuyển nhượng quyền thuê hoặc cho người khác thuê lại hoặc cho ở nhờ, cho mượn nhà ở công vụ dưới bất cứ hình thức nào; không được tự ý cải tạo, sửa chữa nhà ở công vụ (trừ những sửa chữa nhỏ nêu tại Điểm đ Khoản này và sửa chữa những hư hỏng do mình gây ra) và bồi thường thiệt hại nếu để mất các trang thiết bị kèm theo nhà ở được thuê; đ) Sửa chữa những hư hỏng nhỏ của nhà ở công vụ , trang thiết bị và thay thế các trang thiết bị thông dụng, rẻ tiền gắn với nhà ở đang thuê; e) Trả lại nhà ở công vụ đang thuê trong trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở quy định tại Điều 6 của hợp đồng này; chấp hành quyết định về thu hồi nhà ở công vụ của cơ quan có thẩm quyền. Điều 6. Chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở công vụ Việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở công vụ được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau: 1. Hợp đồng thuê hết thời hạn; 2. Khi hai Bên cùng nhất trí chấm dứt hợp đồng thuê; 3. Khi Bên thuê không còn thuộc đối tượng được tiếp tục thuê nhà ở công vụ; 4. Khi Bên đang thuê nhà chết; 5. Khi Bên thuê tự ý sửa chữa, đục phá kết cấu, cải tạo hoặc cơi nới nhà ở công vụ thuê; 6. Khi Bên thuê tự ý cho người khác thuê lại hoặc cho ở nhờ, cho mượn nhà ở công vụ; 7. Khi nhà ở công vụ thuê bị hư hỏng nặng có nguy cơ sập đổ và Bên thuê phải di chuyển ra khỏi chỗ ở theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà ở thuê trong khu vực đã có quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng hoặc có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 8. Khi một trong các Bên đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở công vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật. Điều 7. Điều khoản thi hành 1. Các Bên cùng cam kết thực hiện đúng các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp có tranh chấp hoặc vi phạm hợp đồng thì các bên thương lượng giải quyết, nếu không thương lượng được thì đề nghị Toà án nhân dân giải quyết. 2. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành....bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ .... bản ./. BÊN THUÊ NHÀ Ở CÔNG VỤ (Ký và ghi rõ họ tên) BÊN CHO THUÊ NHÀ Ở CÔNG VỤ (Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên, chức vụ của người ký) Phụ lục số 04: Mẫu Biểu báo cáo chi tiết tình hình quản lý sử dụng nhà ở công vụ (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BXD ngày 16 tháng 01 năm 2014 của Bộ Xây dựng) BIỂU BÁO CÁO CHI TIẾT TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG NHÀ Ở CÔNG VỤ TT Loại nhà ở công vụ và địa chỉ Diện tích sàn xây dựng (m2) Tên người ở thuê nhà ở công vụ Chức vụ, cơ quan, đơn vị công tác của người thuê nhà ở công vụ Thời gian bố trí theo hợp đồng Tiền thuê nhà hàng tháng Ghi chú (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) I Biệt thự ... II Chung cư ... III Nhà liền kề ... IV Nhà 1 tầng nhiều gian ... …… TỔNG CỘNG Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ, tên) Điện thoại liên hệ:……………………… .......... , ngày....tháng....năm ... CƠ QUAN BÁO CÁO (Ký tên và đóng dấu) Ghi chú: - Cột 3: Đối với nhà ở công vụ là biệt thự thì báo cáo thêm về diện tích đất khuôn viên của biệt thự - Cột 6: Ghi rõ thời gian thuê nhà ở theo hợp đồng ký kết từ ngày.....tháng...năm đến ngày...tháng...năm Phụ lục số 05: Mẫu Biểu báo cáo tổng hợp tình hình quản lý sử dụng nhà ở công vụ (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BXD ngày 16 tháng 01 năm 2014 của Bộ Xây dựng) BIỂU BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG NHÀ Ở CÔNG VỤ I. Số liệu về nhà ở công vụ TT Loại nhà ở công vụ Tổng số nhà (căn) Tổng diện tích sàn xây dựng (m2) Tổng số người đang thuê (người) Tổng số tiền thuê (đồng/tháng) Ghi chú (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 1 Biệt thự 2 Chung cư 3 Nhà liền kề 4 Nhà 1 tầng nhiều gian …… TỔNG CỘNG II. Khó khăn, vướng mắc và kiến nghị Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ, tên) Điện thoại liên hệ:……………………… .......... , ngày....tháng....năm ... CƠ QUAN BÁO CÁO (Ký tên và đóng dấu) Ghi chú: Đối với nhà ở công vụ là biệt thự thì báo cáo thêm về diện tích đất khuôn viên của biệt thự. [1]. Thời hạn thuê nhà ở căn cứ vào thời gian đảm nhận chức vụ theo quyết định điều động hoặc luân chuyển cán bộ nhưng tối đa không vượt quá năm năm.
{ "issuing_agency": "Bộ Xây dựng", "promulgation_date": "16/01/2014", "sign_number": "01/2014/TT-BXD", "signer": "Nguyễn Trần Nam", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Chi-thi-07-CT-VKSTC-2020-tang-cuong-dao-tao-boi-duong-cong-chuc-vien-chuc-cua-Vien-kiem-sat-nhan-dan-453466.aspx
Chỉ thị 07/CT-VKSTC 2020 tăng cường đào tạo bồi dưỡng công chức viên chức của Viện kiểm sát nhân dân
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 07/CT-VKSTC Hà Nội, ngày 23 tháng 9 năm 2020 CHỈ THỊ VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 2020-2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO Thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Ngành có nhiều chuyển biến rõ rệt. Trong đó, số lượng công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng tăng lên; đội ngũ giảng viên được bổ sung về số lượng, chất lượng ngày càng nâng cao; hệ thống giáo trình, tài liệu giảng dạy dần hoàn thiện; cơ sở vật chất, trang thiết bị, các điều kiện bảo đảm phục vụ giảng dạy học tập được quan tâm đầu tư, nâng cấp. Kết quả đó, đã góp phần vào việc xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có đủ năng lực, trình độ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ngành theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, một số công chức, viên chức chưa được cập nhật những kiến thức và kỹ năng cần thiết theo vị trí việc làm, nên trong thực hiện hoạt động nghiệp vụ và trong quản lý, điều hành chưa thực sự đạt hiệu quả; nhiều giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng chưa được xây dựng, bổ sung, cập nhật kịp thời, nên chất lượng hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu; một số giảng viên còn thiếu kiến thức thực tiễn về nghiệp vụ kiểm sát; vẫn còn tình trạng công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý chưa đáp ứng tiêu chuẩn, thiếu các chứng chỉ bồi dưỡng về lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước khi bổ nhiệm. Để khắc phục những hạn chế nêu trên và thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Đảng1 nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Ngành trong giai đoạn mới, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao yêu cầu Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND các cấp triển khai thực hiện một số nội dung sau: 1. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm và trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý, chức danh tư pháp đối với công chức, viên chức trong Ngành a) Bảo đảm hàng năm, công chức, viên chức trong Ngành phải được bồi dưỡng ít nhất 05 ngày để cập nhật quy định pháp luật, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ. Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý còn thiếu các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn, điều kiện phải được bồi dưỡng theo quy định, phấn đấu đến hết năm 2021, 100% công chức, viên chức phải đáp ứng tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý, chức danh tư pháp trước khi được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại. b) Đa dạng hóa loại hình đào tạo, bồi dưỡng, kết hợp đào tạo, bồi dưỡng tập trung trong Nhà trường với tự đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng tại chỗ từ thực tiễn hoạt động kiểm sát thông qua công tác kiểm sát giải quyết các vụ án, vụ việc có tính chất điển hình ở VKSND các cấp. Đổi mới phương pháp dạy và học, trong đó ứng dụng công nghệ thông tin và mạng truyền hình trực tuyến vào hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Mở rộng hợp tác quốc tế và thực hiện có hiệu quả các thỏa thuận hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng. c) Tăng cường phối hợp giữa VKSND địa phương, đơn vị với các Nhà trường để mở lớp đào tạo, bồi dưỡng cho công chức, viên chức trong Ngành. 2. Các đơn vị thuộc VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSND cấp tỉnh a) Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định Ngành về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức và bản lĩnh nghề, tính chuyên nghiệp, tinh thần phục vụ Nhân dân, ý thức trách nhiệm của công chức, viên chức. Công chức, Kiểm sát viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý ở VKSND các cấp phải gương mẫu, nghiêm túc trong việc học tập, bồi dưỡng, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng. b) Thường xuyên rà soát, đánh giá thực trạng chất lượng công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị so với yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành và tiêu chuẩn của từng ngạch chức vụ, chức danh để xây dựng kế hoạch cử công chức, viên chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm và theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý, chức danh tư pháp gắn với công tác quy hoạch cán bộ. c) Kiểm sát viên VKSND tối cao, lãnh đạo đơn vị thuộc VKSND tối cao, VKSND cấp cao, công chức có học vị Tiến sỹ phải đăng ký ít nhất 40 giờ giảng/01 năm tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Ngành theo quyết định giao nhiệm vụ của Viện trưởng VKSND tối cao. Hàng năm, lãnh đạo VKSND cấp tỉnh phải tổ chức ít nhất 01 lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ kiểm sát cho công chức trong cơ quan, đơn vị và trực tiếp tham gia biên soạn tài liệu, giảng dạy tại các lớp tập huấn, bồi dưỡng này. Cử Kiểm sát viên có năng lực, kinh nghiệm trực tiếp hướng dẫn, bồi dưỡng cho Kiểm sát viên, Kiểm tra viên ngạch thấp hơn, công chức mới được tuyển dụng hoặc mới bổ nhiệm giữ chức danh tư pháp để nâng cao năng lực, kỹ năng nghiệp vụ của công chức, viên chức trong Ngành. d) Có cơ chế đào tạo, bồi dưỡng cho công chức, viên chức có bản lĩnh, năng lực nổi trội và triển vọng để bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý ở VKSND các cấp. Quan tâm, đầu tư bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc ít người ở vùng sâu, vùng xa. Khen thưởng kịp thời, những người chấp hành nghiêm quy định về đào tạo, bồi dưỡng và có thành tích cao trong học tập, giảng dạy bằng các nguồn kinh phí hợp pháp. 3. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Ngành a) Tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng chất đội ngũ giảng viên; hoàn thiện hệ thống giáo trình, tài liệu bảo đảm về cả chất và lượng; nâng cao hiệu quả công tác quản trị Nhà trường, phát triển Nhà trường theo định hướng ứng dụng. b) Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, trong đó quan tâm đưa nội dung đào tạo bồi dưỡng về chính trị tư tưởng, đạo đức, bản lĩnh, kỹ năng thực hành nghề vào giảng dạy tại Nhà trường. Mở các lớp bồi dưỡng kiến thức lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành chuyên ngành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ trong quy hoạch ở VKSND cấp tỉnh, cấp huyện theo quy định. c) Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tính chất đặc thù hoạt động của Ngành để nghiên cứu, đề xuất thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và việc chuyển ngạch công chức sang viên chức đối với công chức, giảng viên công tác tại Trường theo quy định của Luật viên chức (sửa đổi năm 2019), bảo đảm việc triển khai thực hiện có lộ trình phù hợp, ổn định về tổ chức cán bộ và không ảnh hưởng nhiều tới tư tưởng, tình cảm và thu nhập của người lao động tại các Trường. d) Phát triển nguồn lực của Nhà trường để liên kết bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị cho công chức, viên chức theo quy định về tiêu chuẩn chức vụ, chức danh trong Ngành. Trong đó, ưu tiên mở lớp bồi dưỡng đối với công chức, viên chức hiện chưa đáp ứng tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý. đ) Chủ động mời các chuyên gia trong và ngoài Ngành đến giảng dạy tại Trường. Có lộ trình phù hợp theo quyết định của Thủ trướng Chính phủ2 để xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng là công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý, chuyên gia đầu ngành có kiến thức, kinh nghiệm và khả năng giảng dạy để đảm nhiệm từ 30% (năm 2025) đến 70% (năm 2030) trở lên thời lượng các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát. e) Trường Đại học Kiểm sát Hà nội tập trung đào tạo đại học chuyên ngành luật hệ chính quy; nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo thạc sỹ, tiến tới đào tạo tiến sỹ luật, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Ngành. Mở rộng liên kết với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước, tạo lợi thế cạnh tranh của Nhà trường trong lĩnh vực đào tạo cử nhân luật, văn bằng hai chuyên ngành luật. 4. Vụ Tổ chức cán bộ a) Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức trong Ngành. Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2021-2025 trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhằm bảo đảm nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của Ngành giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo. b) Thường xuyên rà soát, tổng hợp, đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Ngành để tham mưu về chiến lược phát triển công tác đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trong Ngành. Phối hợp với các đơn vị, VKSND các cấp tham mưu dự báo nhu cầu bổ sung nguồn nhân lực của Ngành làm cơ sở xác định chỉ tiêu, phương án tuyển sinh Đại học kiểm sát hàng năm. Tiếp tục tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp Đại học Kiểm sát theo yêu cầu vị trí việc làm, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng, bảo đảm theo đúng các văn bản của Đảng và Nhà nước3. c) Phối hợp với Thanh tra VKSND tối cao và đơn vị có liên quan tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng tại các VKSND địa phương, đơn vị trong Ngành. 5. Vụ Hợp tác quốc tế và Tương trợ tư pháp về hình sự a) Phối hợp với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Ngành tiếp tục thực hiện hiệu quả các thỏa thuận về đào tạo, bồi dưỡng đã ký kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài; đề xuất việc cử sinh viên, giảng viên, công chức, viên chức của Ngành đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài. b) Mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tư pháp, ngoại ngữ và nghiên cứu khoa học; đẩy mạnh liên kết đào tạo đại học và sau đại học luật ở nước ngoài theo quy định của Luật Giáo dục đại học và của ngành Kiểm sát nhân dân. 6. Cục Kế hoạch-Tài chính Phân bổ và hướng dẫn việc sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho các VKSND địa phương, đơn vị trong Ngành theo quy định để thực hiện Chỉ thị này bảo đảm hiệu quả, phù hợp với khả năng huy động các nguồn kinh phí khác của VKSND địa phương, đơn vị. Phối hợp với các cơ sở đào tạo của Ngành tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Ngành kiểm sát nhân dân. Căn cứ Chỉ thị này, Viện trưởng VKSQS Trung ương triển khai thực hiện trong hệ thống VKSQS các cấp. Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND cấp cao, Viện trưởng VKSND địa phương chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện hiệu quả Chỉ thị. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ VKSND tối cao giúp Viện trưởng VKSND tối cao theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này./. Nơi nhận: - Lãnh đạo VKSND tối cao; - VKSQS Trung ương; - Các đơn vị thuộc VKSNDTC; - VKSND cấp cao, VKST tỉnh; - Lưu: VT, V15. VIỆN TRƯỞNG Lê Minh Trí 1 Nghị quyết số 29-NQ-TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập 2 Quyết định 705/QĐ-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan trong hệ thống chính trị đến năm 2030. 3 Thông báo kết luận số 116-TB/TW ngày 27/12/2012 của Bộ Chính trị về việc đào tạo cán bộ của ngành Tòa án nhân dân, ngành Kiểm sát nhân dân và đề án thành lập Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận (Quyết định số 614/QĐ-TTg ngày 24/4/2013 thành lập Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội).
{ "issuing_agency": "Viện kiểm sát nhân dân tối cao", "promulgation_date": "23/09/2020", "sign_number": "07/CT-VKSTC", "signer": "Lê Minh Trí", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-196-2004-ND-CP-huong-dan-Phap-lenh-Du-tru-quoc-gia-52594.aspx
Nghị định 196/2004/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Dự trữ quốc gia
CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 196/2004/NĐ-CP Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2004 NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 196/2004/NĐ-CP NGÀY 02 THÁNG 12 NĂM 2004 VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH DỰ TRỮ QUỐC GIA CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Pháp lệnh Dự trữ quốc gia ngày 29 tháng 4 năm 2004; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, NGHỊ ĐỊNH: Chương 1: QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Dự trữ quốc gia về xây dựng, tổ chức quản lý, điều hành và sử dụng dự trữ quốc gia. 2. Đối tượng áp dụng Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng, tổ chức quản lý, điều hành và sử dụng dự trữ quốc gia. Điều 2. Việc chấp hành pháp luật về dự trữ quốc gia Cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định này ngoài việc thực hiện các quy định của Nghị định này còn phải thực hiện các quy định khác của pháp luật có liên quan về dự trữ quốc gia. Chương 2: TỔ CHỨC DỰ TRỮ QUỐC GIA, DANH MỤC HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA VÀ PHÂN CÔNG CƠ QUAN QUẢN LÝ Điều 3. Hệ thống tổ chức dự trữ quốc gia Hệ thống tổ chức dự trữ quốc gia bao gồm: 1. Cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia và được tổ chức theo hệ thống dọc gồm Cục Dự trữ quốc gia và các đơn vị dự trữ quốc gia khu vực bố trí ở các địa bàn chiến lược trong cả nước. Đơn vị dự trữ quốc gia khu vực có các Tổng kho dự trữ trực thuộc, trực tiếp quản lý, bảo quản hàng dự trữ quốc gia và xuất, nhập kho, mua vào, bán ra hàng dự trữ quốc gia theo lệnh của cấp có thẩm quyền. 2. Các đơn vị dự trữ quốc gia thuộc bộ, ngành trực tiếp quản lý, bảo quản hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật. Điều 4. Danh mục hàng dự trữ quốc gia, phân công cơ quan quản lý và điều chỉnh danh mục hàng dự trữ quốc gia 1. Danh mục hàng dự trữ quốc gia và phân công cơ quan quản lý hàng dự trữ quốc gia được quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. 2. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung, điều chỉnh danh mục hàng dự trữ quốc gia trong năm; đồng thời, trình Chính phủ chính thức bổ sung, điều chỉnh danh mục hàng dự trữ quốc gia khi xây dựng kế hoạch năm sau theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định này. Điều 5. Xác định mặt hàng dự trữ quốc gia theo danh mục hàng dự trữ quốc gia, mức dự trữ từng loại hàng, tổng mức dự trữ quốc gia và tổng mức tăng dự trữ quốc gia 1. Hàng năm cùng với việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát danh mục hàng dự trữ quốc gia, tổng hợp, cân đối trình Chính phủ bổ sung, điều chỉnh danh mục hàng dự trữ quốc gia, xác định mặt hàng dự trữ quốc gia, mức dự trữ từng loại hàng, tổng mức dự trữ quốc gia và tổng mức tăng dự trữ quốc gia để Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định; trình Thủ tướng Chính phủ tỷ lệ dự trữ quốc gia bằng tiền. 2. Căn cứ vào nhu cầu tăng dự trữ quốc gia, khả năng ngân sách nhà nước và tốc độ tăng của tổng sản phẩm trong nước (GDP) hàng năm, Chính phủ trình Quốc hội quyết định tổng mức tăng dự trữ quốc gia. Trong trường hợp GDP không tăng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính cân đối, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội quyết định tổng mức tăng dự trữ quốc gia. Chương 3: LẬP KẾ HOẠCH, DỰ TOÁN NGÂN SÁCH DỰ TRỮ QUỐC GIA VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 6. Kế hoạch và dự toán ngân sách dự trữ quốc gia 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia lập kế hoạch dự trữ quốc gia hàng năm và 5 năm; Bộ Tài chính hướng dẫn các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia lập dự toán ngân sách dự trữ quốc gia hàng năm và 5 năm. 2. Trên cơ sở kế hoạch dự trữ quốc gia, dự toán ngân sách dự trữ quốc gia của các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp, cân đối trình Chính phủ: a) Mức dự trữ tồn kho cuối kỳ kế hoạch là số lượng hàng dự trữ tồn kho được nhà nước xác định tại thời điểm 31 tháng 12 của năm kế hoạch hoặc năm cuối kỳ kế hoạch. Trên cơ sở tổng hợp kế hoạch tăng hàng dự trữ quốc gia, kế hoạch luân phiên đổi mới hàng dự trữ quốc gia, xác định mức dự trữ tồn kho cuối kỳ kế hoạch; b) Mức dự trữ tồn quỹ cuối kỳ là tổng giá trị của hàng dự trữ thực tế cộng với dự trữ bằng tiền (đồng Việt Nam) tại thời điểm 31 tháng 12 của năm kế hoạch hoặc năm cuối kỳ kế hoạch, mức dự trữ quốc gia cuối kỳ phải bảo đảm cân đối theo tỷ lệ giữa dự trữ bằng hiện vật và dự trữ bằng tiền do Thủ tướng Chính phủ quy định. 3. Kế hoạch tăng, giảm hàng dự trữ quốc gia là kế hoạch về số lượng và giá trị các mặt hàng nhập bổ sung quỹ dự trữ hoặc nhập để bù đắp phần đã xuất sử dụng theo quyết định của cấp có thẩm quyền và hao hụt trong định mức; số lượng và giá trị các mặt hàng xuất giảm quỹ dự trữ do giảm mức dự trữ một số danh mục không cần thiết để dự trữ quốc gia hoặc thay đổi yêu cầu dự trữ về số lượng, danh mục hàng dự trữ. Kế hoạch luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia là kế hoạch về số lượng và giá trị hàng dự trữ quốc gia nhập, xuất luân phiên đổi hàng trong kỳ kế hoạch để bảo đảm chất lượng hàng dự trữ quốc gia. Những mặt hàng đến thời hạn xuất luân phiên hoặc giảm chất lượng, hàng không phù hợp với tiến bộ kỹ thuật phải đưa vào kế hoạch luân phiên đổi hàng. Căn cứ vào số liệu thống kê hàng năm và dự báo tình hình nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia của năm sau, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch dự phòng nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ và xuất hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác. 4. Kế hoạch đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật là kế hoạch đầu tư xây dựng mới, sửa chữa các kho chứa hàng dự trữ quốc gia và đầu tư trang thiết bị công nghệ quản lý, bảo quản hàng dự trữ quốc gia. Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia lập kế hoạch đầu tư theo đúng quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 5. Kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ bao gồm kế hoạch nghiên cứu đề tài khoa học cấp nhà nước và cấp ngành về dự trữ quốc gia, kế hoạch ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào quản lý và bảo quản hàng dự trữ quốc gia. 6. Cân đối nguồn tài chính cho hoạt động dự trữ quốc gia. Trên cơ sở các kế hoạch dự trữ quốc gia quy định tại các khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này, các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia lập, tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách dự trữ quốc gia theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Điều 7. Trình tự lập kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước hàng năm 1. Căn cứ chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau, trước ngày 10 tháng 6 hàng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia về yêu cầu, nội dung, thời gian xây dựng kế hoạch, lập dự toán ngân sách nhà nước. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, cùng Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia xây dựng kế hoạch, lập dự toán ngân sách nhà nước, dự kiến phân bổ vốn tăng dự trữ quốc gia cho năm sau để cân đối, tổng hợp trình Chính phủ trước ngày 20 tháng 7 hàng năm. Điều 8. Giao kế hoạch, dự toán ngân sách nhà nước và kiểm tra thực hiện kế hoạch, dự toán ngân sách dự trữ quốc gia 1. Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch và dự toán ngân sách dự trữ quốc gia cho Bộ Tài chính và các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia. 2. Sau khi nhận được chỉ tiêu kế hoạch, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ và Thủ trưởng bộ, ngành được phân công quản lý hàng dự trữ quốc gia chịu trách nhiệm phân bổ, giao kế hoạch, dự toán ngân sách nhà nước cho các đơn vị dự trữ trực thuộc và tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện. 3. Bộ Tài chính chủ trì cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành liên quan kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, dự toán ngân sách của các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị những giải pháp cho việc thực hiện kế hoạch, dự toán ngân sách nhà nước. Điều 9. Nội dung đặt hàng của nhà nước và hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch đặt hàng của nhà nước đối với các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia. Kế hoạch đặt hàng của nhà nước được xây dựng, tổng hợp, trình duyệt đồng thời với việc trình Chính phủ kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước về dự trữ quốc gia. 2. Nội dung đặt hàng của nhà nước về hàng dự trữ quốc gia gồm: danh mục, chủng loại mặt hàng, số lượng, tiêu chuẩn chất lượng, giá cả, địa điểm để hàng, thời gian nhập và bảo quản, định mức kinh tế - kỹ thuật, hao hụt, chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia, các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ. 3. Nội dung hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia gồm: danh mục, chủng loại mặt hàng, số lượng, tiêu chuẩn chất lượng, giá cả, địa điểm để hàng, thời gian nhập và bảo quản, định mức kinh tế - kỹ thuật, hao hụt, chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia, các điều kiện bảo đảm về kho chứa, trang thiết bị kỹ thuật; quy định về kiểm tra, kiểm soát và trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của mỗi bên trong việc thực hiện hợp đồng bảo quản. 4. Căn cứ vào kế hoạch đặt hàng của nhà nước với các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, Cục Dự trữ quốc gia ký hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ và có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính tình hình thực hiện hợp đồng bảo quản hàng dự trữ quốc gia để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia do Cục Dự trữ quốc gia ký phải gửi cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 5. Bộ Tài chính quy định kinh phí đặt hàng dự trữ quốc gia và kinh phí thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia. Điều 10. Nhập, xuất, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia 1. Nhập, xuất, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia theo kế hoạch thực hiện theo quy định sau đây: a) Đối với các trường hợp nhập, xuất, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, căn cứ vào giá mua tối đa, giá bán tối thiểu do Bộ Tài chính quy định, Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia quyết định phương thức mua, bán hàng dự trữ quốc gia quy định tại Điều 24 của Pháp lệnh Dự trữ quốc gia, quyết định thời gian mua, bán hàng dự trữ quốc gia, mức giá mua, mức giá bán hàng dự trữ quốc gia để chủ động tổ chức thực hiện nhưng phải bảo đảm mức dự trữ tồn kho cuối kỳ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; b) Kế hoạch nhập, xuất, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia được duyệt của năm nào chỉ được thực hiện trong năm đó, trường hợp phải chuyển tiếp sang năm sau thì Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phải đề nghị với Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. 2. Căn cứ đề nghị của Thủ trưởng bộ, ngành, Chủ tịchUỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ý kiến của Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ quyết định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh Dự trữ quốc gia. Các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phải chấp hành đúng nội dung quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đối tượng, danh mục mặt hàng, số lượng, chất lượng hàng dự trữ nhập, xuất, thời gian thực hiện, địa điểm cung ứng, giá cả, phương thức thanh toán. 3. Nhập, xuất, sử dụng hàng dự trữ quốc gia theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ. Trong trường hợp cần thiết phải đáp ứng ngay yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, chống phá hoại, chống bạo loạn; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn; phòng, chống dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng bộ, ngành hoặc Chủ tịchUỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịchUỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống bão lụt Trung ương, Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo quy định tại Điều 20 của Pháp lệnh Dự trữ quốc gia, cụ thể như sau: a) Nhập, xuất cấp ngay hàng dự trữ quốc gia bao gồm các loại hàng hoá, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu có giá trị dưới một tỷ đồng đối với từng loại mặt hàng để kịp thời phục vụ trực tiếp và đáp ứng kịp thời cho mỗi nhiệm vụ phát sinh. Trường hợp hàng dự trữ quốc gia cần phải nhập, xuất theo quy định tại điểm này có giá trị từ một tỷ đồng trở lên đối với từng loại mặt hàng thì Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; b) Tạm xuất hàng dự trữ quốc gia là máy móc, thiết bị, phương tiện để kịp thời phục vụ nhiệm vụ phát sinh, sau khi hoàn thành nhiệm vụ phải thu hồi ngay, bảo dưỡng kỹ thuật, nhập lại kho dự trữ quốc gia và bảo quản theo quy định hiện hành. Trường hợp những máy móc, thiết bị, phương tiện dự trữ quốc gia này không bảo đảm chất lượng tiếp tục dự trữ, Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phải đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xuất cấp sử dụng hoặc xuất bán để mua hàng mới; c) Trường hợp phải nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia phục vụ cơ yếu bảo đảm quốc phòng, an ninh thì Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ triển khai thực hiện. 4. Điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia được thực hiện như sau: a) Trường hợp di chuyển hàng dự trữ quốc gia theo quy hoạch, kế hoạch để bảo đảm hàng hoá được an toàn, phù hợp các điều kiện về kho tàng và bảo quản hàng dự trữ quốc gia, Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia lập phương án di chuyển và thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trường hợp bán hàng dự trữ ở nơi phải chuyển đi mà đủ tiền để mua hàng mới theo khối lượng và tiêu chuẩn nhập kho dự trữ tại nơi chuyển đến, ngân sách nhà nước không phải cấp bù thì Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có phương án đề nghị Bộ Tài chính thẩm tra; sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính, Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia quyết định tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; b) Trường hợp khẩn cấp phải di chuyển ngay hàng dự trữ ra khỏi vùng bị thiên tai, hoả hoạn, không an toàn hoặc do yêu cầu cấp bách để sẵn sàng ứng cứu phục vụ cho các nhiệm vụ bất thường, Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia chỉ đạo các đơn vị dự trữ quốc gia tổ chức thực hiện ngay việc di dời để bảo đảm an toàn tài sản, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trong quá trình thực hiện và sau khi hoàn thành phải báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phối hợp kiểm tra và giải quyết các vấn đề phát sinh; c) Trường hợp đặc biệt cần thiết phải điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia theo yêu cầu cụ thể của cơ quan có thẩm quyền để kiểm kê, bàn giao, thanh tra, điều tra, Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia quyết định sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 5. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác thực hiện theo quy định sau đây: a) Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia quyết định nhập tăng số lượng hàng dự trữ dôi thừa, xuất giảm số lượng hàng dự trữ hao hụt theo định mức trong quá trình nhập, xuất, bảo quản, vận chuyển; b) Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia quyết định xuất số lượng hàng dự trữ khi thanh lý do lạc hậu kỹ thuật, hư hỏng, kém phẩm chất; c) Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia xuất giảm số lượng hàng dự trữ hao hụt vượt định mức, mất mát trên cơ sở xác định rõ nguyên nhân gây ra thiệt hại để xử lý; d) Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với các trường hợp nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia quy định tại khoản này. 6. Việc xuất hàng dự trữ quốc gia quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều này, các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia sau khi thực hiện phải báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bù lại quỹ dự trữ quốc gia ngay trong năm. Điều 11. Nguyên tắc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia Các trường hợp nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia đều phải có quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại các Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21 và Điều 22 của Pháp lệnh Dự trữ quốc gia; nhập, xuất đúng chủng loại, quy cách, mã hiệu, ký hiệu, số lượng, chất lượng, giá cả, thời gian, địa điểm quy định; có đủ chứng từ nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo chế độ tài chính; quyết định nhập, xuất kho của Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý, bảo quản hàng dự trữ quốc gia, phiếu kiểm nghiệm tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá; giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá đối với loại hàng có yêu cầu chứng nhận xuất xứ, giấy kiểm định hàng hoá của cơ quan có thẩm quyền đối với loại hàng có yêu cầu kiểm định chất lượng, phiếu nhập, xuất kho hoặc hoá đơn mua, bán hàng. Điều 12. Thủ tục xử lý hàng dự trữ quốc gia hao hụt, thiệt hại do hàng bị hư hỏng, giảm phẩm chất hoặc bị mất 1. Căn cứ vào biên bản kiểm nghiệm, biên bản xác định hao hụt hoặc biên bản xác nhận hàng bị hư hỏng, giảm phẩm chất so với tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành hoặc tiêu chuẩn cơ sở; hàng dự trữ quốc gia bị mất do Hội đồng xử lý tài sản dự trữ của cơ quan, đơn vị dự trữ từng cấp xem xét, phân tích làm rõ nguyên nhân gây hao hụt, hư hỏng, thiệt hại, đề xuất các biện pháp xử lý với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị dự trữ quốc gia: a) Trường hợp do chủ quan gây thiệt hại thì cá nhân, tập thể gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; giá bồi thường do Thủ trưởng cơ quan quản lý dự trữ quốc gia quyết định căn cứ vào giá thị trường của mặt hàng cùng loại ở thời điểm bồi thường; b) Trường hợp do nguyên nhân khách quan gây thiệt hại thì Thủ trưởng cơ quan quản lý dự trữ quốc gia phải báo cáo với Bộ Tài chính xem xét, quyết định giảm nguồn vốn với giá trị thiệt hại dưới một tỷ đồng, nếu giá trị thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 2. Bộ Tài chính hướng dẫn việc thành lập Hội đồng xử lý tài sản dự trữ của cơ quan, đơn vị dự trữ. Điều 13. Quy hoạch hệ thống kho dự trữ quốc gia 1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia xây dựng quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 2. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng quy hoạch chi tiết mạng lưới kho dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý. Điều 14. Bảo quản hàng dự trữ quốc gia Hàng dự trữ quốc gia phải được cất giữ đúng địa điểm quy định, bảo quản theo đúng quy trình, quy phạm và phải có đủ hồ sơ ghi rõ số lượng, chất lượng, giá trị và các diễn biến trong quá trình nhập, xuất, bảo quản. Không được thay đổi địa điểm để hàng, quy trình, quy phạm bảo quản khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều 15. Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn chất lượng, định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình, quy phạm và thời hạn bảo quản hàng dự trữ quốc gia 1. Tiêu chuẩn chất lượng hàng dự trữ quốc gia: a) Bộ Tài chính và các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành theo thẩm quyền tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng hàng nhập kho dự trữ quốc gia; b) Các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, ban hành tiêu chuẩn ngành về chất lượng hàng nhập kho dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật; c) Trường hợp chưa xây dựng được tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành về chất lượng hàng dự trữ quốc gia, bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia quyết định cho phép áp dụng tiêu chuẩn chất lượng cấp cơ sở hàng nhập kho dự trữ quốc gia, nhưng phải bảo đảm chất lượng hàng dự trữ quốc gia trong quá trình bảo quản dự trữ. 2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước liên quan xây dựng, ban hành tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật; quy trình, quy phạm bảo quản và thời hạn bảo quản hàng dự trữ quốc gia. Định mức kinh tế - kỹ thuật trong bảo quản hàng dự trữ quốc gia là căn cứ xây dựng kế hoạch, lập dự toán ngân sách, ký hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia. Căn cứ vào định mức đã được phê duyệt, các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia tổ chức triển khai thực hiện định mức, quản lý chặt chẽ, tiết kiệm chi phí quản lý, bảo quản hàng dự trữ quốc gia. Chương 4: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ NGÂN SÁCH CHI CHO DỰ TRỮ QUỐC GIA Điều 16. Cơ chế quản lý tài chính, ngân sách dự trữ quốc gia 1. Quỹ dự trữ quốc gia được hình thành từ ngân sách nhà nước do Quốc hội quyết định. Ngân sách nhà nước chi cho dự trữ quốc gia bao gồm: ngân sách chi cho mua hàng dự trữ quốc gia; ngân sách chi cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật; ngân sách chi cho công tác quản lý dự trữ quốc gia. 2. Ngân sách nhà nước chi cho mua hàng dự trữ quốc gia bao gồm: a) Vốn để mua tăng dự trữ quốc gia được Quốc hội duyệt hàng năm; b) Vốn bán hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Tài chính có trách nhiệm bảo đảm tiến độ cấp phát vốn mua tăng hàng dự trữ quốc gia theo đúng kế hoạch để các cơ quan, đơn vị được phân công quản lý hàng dự trữ quốc gia chủ động mua hàng dự trữ quốc gia; trường hợp các cơ quan, đơn vị được giao quản lý hàng dự trữ quốc gia chưa sử dụng hết vốn phải báo cáo Bộ Tài chính xem xét, quyết định để chuyển năm sau tiếp tục sử dụng mua hàng dự trữ quốc gia hoặc bổ sung quỹ dự trữ quốc gia bằng tiền; c) Khi sử dụng quỹ dự trữ quốc gia bằng tiền để mua hàng theo quy định tại Điều 30 của Pháp lệnh Dự trữ quốc gia nhưng vẫn chưa đảm bảo bù đủ số lượng hàng dự trữ mà Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xuất cấp không thu tiền, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bổ sung ngân sách nhà nước cho việc mua hàng dự trữ quốc gia; d) Trường hợp hàng dự trữ quốc gia mang tính thời vụ, phải mua nhập kho tăng dự trữ trước khi xuất bán đổi hàng thì Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, tạm ứng quỹ dự trữ quốc gia bằng tiền để mua hàng dự trữ kịp thời vụ; nếu không đủ thì tạm ứng tiếp từ nguồn dự phòng ngân sách nhà nước. Sau khi hoàn thành việc xuất bán đổi hàng các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phải trả lại ngay số tiền đã tạm ứng trong năm; đ) Các trường hợp nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia không phải thanh toán tiền theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các khoản chênh lệch giá theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, các khoản công nợ không có khả năng thu hồi do nguyên nhân khách quan thì các cơ quan, đơn vị dự trữ được hạch toán tăng hoặc giảm nguồn vốn dự trữ tương ứng, báo cáo quyết toán với Bộ Tài chính. 3. Ngân sách nhà nước chi cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật: a) Ngân sách nhà nước chi cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật để phục vụ hoạt động dự trữ quốc gia được bố trí trong dự toán chi đầu tư phát triển hàng năm của các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; b) Tiền thanh lý tài sản, kho, vật kiến trúc thuộc hệ thống dự trữ quốc gia được để lại bổ sung nguồn vốn đầu tư theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; c) Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo đúng quy định của pháp luật; 4. Ngân sách nhà nước chi cho công tác quản lý dự trữ quốc gia: a) Ngân sách nhà nước chi cho quản lý dự trữ quốc gia được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, bao gồm: chi cho hoạt động của bộ máy quản lý; chi cho thực hiện nhập, xuất, mua, bán, bảo quản, bảo vệ, bảo hiểm hàng dự trữ quốc gia; chi nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; chi cho việc hợp tác quốc tế theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền duyệt; chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo kế hoạch, dự toán, định mức, hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia theo chế độ quản lý tài chính; b) Chi phí cho nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia được thực hiện theo chế độ khoán. Chi phí cho việc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia không thu tiền theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và chi phí cho việc bảo dưỡng, nhập lại kho dự trữ và bảo quản máy móc, thiết bị, phương tiện dự trữ quốc gia quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 của Pháp lệnh Dự trữ quốc gia được Bộ Tài chính cấp bổ sung theo dự toán được duyệt. Trường hợp chưa được phê duyệt thì Bộ trưởng Bộ Tài chính cho tạm ứng để các cơ quan, đơn vị dự trữ triển khai thực hiện. 5. Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia chịu trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc quản lý, sử dụng quỹ dự trữ quốc gia đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả. Điều 17. Quản lý giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia 1. Giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định tại Điều 23 của Pháp lệnh Dự trữ quốc gia thực hiện như sau: a) Trên cơ sở đề nghị của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, Bộ Tài chính quy định giá mua tối đa, giá bán tối thiểu trong năm kế hoạch, bảo đảm nhanh chóng, kịp thời và thuận lợi cho các bộ, ngành thực hiện nhiệm vụ được giao. Trường hợp xuất hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc người được uỷ quyền để cứu trợ, viện trợ, cứu đói hoặc hỗ trợ để thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước thì thực hiện theo đúng quyết định; b) Riêng đối với hàng dự trữ quốc gia về quốc phòng, an ninh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ quy định giá mua, giá bán sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 2. Căn cứ vào giá tối đa, tối thiểu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định, Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia chỉ đạo lấy ý kiến tham khảo của Sở Tài chính trên địa bàn có mua, bán hàng dự trữ quốc gia để quyết định mức giá mua, giá bán cụ thể sát với giá thị trường theo từng thời điểm và từng địa bàn thuộc phạm vi quản lý, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính. 3. Trong quá trình thực hiện kế hoạch mua, bán hàng dự trữ quốc gia, nếu giá cả biến động cao hơn giá mua tối đa, thấp hơn giá bán tối thiểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, điều chỉnh giá trên cơ sở kiến nghị của Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia. 4. Trình tự, thời hạn quyết định giá thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá. Điều 18. Quản lý dự trữ quốc gia bằng tiền 1. Hàng năm Thủ tướng Chính phủ quy định tỷ lệ dự trữ quốc gia bằng tiền tối đa không quá 20% tổng trị giá dự trữ quốc gia. Dự trữ quốc gia bằng tiền do Cục Dự trữ quốc gia quản lý và được gửi tại Kho bạc Nhà nước, được tính lãi suất tiền gửi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính; tiền lãi được nhập vào tiền gốc để bảo toàn và phát triển quỹ dự trữ quốc gia. 2. Nguồn hình thành dự trữ quốc gia bằng tiền là một phần vốn dự trữ quốc gia bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm và số tiền bán hàng dự trữ quốc gia còn lại sau khi thực hiện xong kế hoạch mua hàng dự trữ quốc gia hàng năm của các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia. 3. Trong trường hợp cần thiết theo quy định tại khoản 3 Điều 10 của Nghị định này phải mua hàng dự trữ quốc gia để ứng cứu, Bộ trưởng Bộ Tài chính được quyết định xuất dự trữ quốc gia bằng tiền để mua hàng trong nước hoặc nhập khẩu về để đáp ứng kịp thời yêu cầu; đồng thời báo cáo ngay Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ cần thay đổi tỷ lệ giữa dự trữ bằng hiện vật và dự trữ bằng tiền thì Bộ trưởng Bộ Tài chính phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Điều 19. Chế độ quản lý tài chính, ngân sách; chế độ kế toán, thống kê, kiểm toán nhà nước, chế độ báo cáo 1. Các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh chế độ quản lý tài chính, ngân sách; chế độ kế toán, thống kê, kiểm toán nhà nước, chế độ báo cáo về dự trữ quốc gia theo quy định tại Điều 16 của Pháp lệnh Dự trữ quốc gia. 2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan ban hành quy định về chế độ quản lý tài chính dự trữ quốc gia, chế độ kế toán, chế độ thống kê, báo cáo về dự trữ quốc gia phù hợp với đặc thù của ngành dự trữ quốc gia và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự trữ quốc gia thực hiện đúng quy định của pháp luật. a) Định kỳ hàng quý, vào ngày 25 tháng đầu quý, các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phải báo cáo nhập, xuất, tồn kho hàng dự trữ quốc gia quý trước gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; b) Trường hợp thực hiện các nhiệm vụ đột xuất theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc người được ủy quyền thì sau khi hoàn thành nhiệm vụ, trong thời hạn 10 ngày, các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phải báo cáo kết quả với Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; c) Trường hợp phải báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo theo quy định. 3. Bộ Tài chính có trách nhiệm báo cáo, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý đối với các trường hợp không thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời, chính xác chế độ thống kê, báo cáo theo quy định. Chương 5: CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGÀNH DỰ TRỮ QUỐC GIA Điều 20. Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ngành dự trữ quốc gia Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với bộ, ngành có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ chế độ, chính sách đặc thù đối với cán bộ, công chức ngành dự trữ quốc gia. Chương 6: THANH TRA, KIỂM TRA, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM Điều 21. Thanh tra, kiểm tra trong việc thực hiện quản lý dự trữ quốc gia 1. Bộ trưởng Bộ Tài chính tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động dự trữ quốc gia trên phạm vi toàn quốc theo kế hoạch hàng năm và quyết định của Thủ tướng Chính phủ, xử lý theo thẩm quyền những hành vi vi phạm pháp luật về dự trữ quốc gia. 2. Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý và xử lý theo thẩm quyền những hành vi vi phạm pháp luật về dự trữ quốc gia. 3. Cục trưưởng Cục Dự trữ quốc gia tổ chức kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia đối với các đơn vị dự trữ quốc gia trực thuộc, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất biện pháp xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về quản lý dự trữ quốc gia; giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia đối với các bộ, ngành được giao quản lý hàng dự trữ quốc gia theo thẩm quyền. 4. Thủ trưưởng đơn vị dự trữ quốc gia có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền những hành vi vi phạm pháp luật về dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý. Điều 22. Khen thưởng 1. Cơ quan, tổ chức có thành tích tiết kiệm, làm lợi cho ngân sách nhà nước trong việc mua, bán hàng dự trữ quốc gia: mua thấp hơn giá tối đa, bán cao hơn giá tối thiểu do cấp có thẩm quyền quyết định thì được trích thưởng số tiền làm lợi cho ngân sách nhà nước để lập quỹ phúc lợi, khen thưởng. 2. Hàng dự trữ quốc gia khi xuất kho dôi dư do thực hiện tốt công tác bảo quản, giảm tỷ lệ hao hụt so với định mức thì được trích 50% giá trị của số hàng hao hụt dưới định mức để lập quỹ phúc lợi, khen thưởng. 3. Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng quỹ phúc lợi, khen thưởng trích từ nguồn tiết kiệm phí mua, phí bán, phí bảo quản và số tiền làm lợi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này. Điều 23. Xử lý vi phạm Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Nghị đinh này và các quy định khác có liên quan về dự trữ quốc gia đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Chương 7: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 24. Hiệu lực thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. 2. Bãi bỏ Nghị định số 10/CP ngày 24 tháng 02 năm 1996 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý dự trữ quốc gia và những quy định trước đây trái với Nghị định này. Điều 25. Trách nhiệm thi hành Nghị định 1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này. 2. Các bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịchUỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Phan Văn Khải (Đã ký) DANH MỤC HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA VÀ PHÂN CÔNG CƠ QUAN QUẢN LÝ HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA (Ban hành kèm theo Nghị định số 196/2004/ NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Dự trữ quốc gia) STT Danh mục hàng Cơ quan quản lý 1 - Lương thực (thóc, gạo). - Vật tư, thiết bị cứu hộ, cứu nạn. - Vật tư dự trữ thông dụng động viên công nghiệp: kim khí, thiết bị. - Kim loại quý trong nước chưa sản xuất được. Bộ Tài chính (Cục Dự trữ quốc gia) 2 Nhiên liệu (xăng, dầu Điezel, dầu hoả, Madut). Bộ Thương mại 3 - Muối ăn. - Thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, giống cây trồng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 4 - Một số vật tư dự trữ chuyên dụng cho động viên công nghiệp, thiết bị chuyên dùng đặc chủng cho quốc phòng: + Kim khí và các loại vật tư đặc chủng để sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, đạn dược. + Máy móc, thiết bị, phương tiện, phụ tùng đặc chủng. + Vật liệu nổ quân dụng. - Nhiên liệu dùng cho máy bay chiến đấu. Bộ Quốc phòng 5 Một số vật tư, máy móc, thiết bị, phương tiện đặc chủng chuyên dùng cho công an. Bộ Công an 6 Một số nguyên liệu quan trọng để sản xuất thuốc, thuốc và thiết bị y tế đặc thù quan trọng thiết yếu phòng, chữa bệnh cho người, thuốc phòng, chống dịch. Bộ Y tế 7 - Ray, dầm cầu đường sắt. - Nhiên liệu dùng cho máy bay dân dụng. Bộ Giao thông vận tải 8 - Vật liệu nổ công nghiệp. - Hạt giống bông. Bộ Công nghiệp 9 Vật tư, máy móc, thiết bị, phương tiện chuyên dùng ngành cơ yếu. Ban Cơ yếu Chính phủ 10 Hệ thống thu, phát thanh đồng bộ. Đài Tiếng nói Việt Nam 11 Hệ thống thu, phát hình đồng bộ. Đài Truyền hình Việt Nam
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "02/12/2004", "sign_number": "196/2004/NĐ-CP", "signer": "Phan Văn Khải", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Nghi-dinh-120-2007-ND-CP-huong-dan-Luat-Thanh-nien-53730.aspx
Nghị định 120/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh niên mới nhất
CHÍNH PHỦ --------- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 120/2007/NĐ-CP Hà Nội, ngày 23 tháng 07 năm 2007 NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THANH NIÊN CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Thanh niên ngày 29 tháng 11 năm 2005; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, NGHỊ ĐỊNH: Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh niên về chính sách, trách nhiệm của Nhà nước đối với việc bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của thanh niên; trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp đối với công tác thanh niên. Điều 2. Đối tượng áp dụng Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, cá nhân); cơ quan, tổ chức nước ngoài, cá nhân người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam liên quan đến thanh niên Việt Nam. Điều 3. Bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của thanh niên 1. Thanh niên có trách nhiệm xung kích thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật và nghĩa vụ của thanh niên theo quy định của Luật Thanh niên. 2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tạo điều kiện cho thanh niên thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của thanh niên theo quy định của pháp luật và phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh để huy động thanh niên xung kích, tình nguyện tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều 4. Giải thích từ ngữ Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. "Xung kích" là sẵn sàng, tình nguyện đi đầu thực hiện các nghĩa vụ của thanh niên, sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, sẵn sàng đảm nhận các công việc khó khăn, gian khổ, cấp bách, nguy hiểm để đóng góp sức lực, trí tuệ, nhiệt tình và sáng tạo của tuổi trẻ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2. "Công tác thanh niên" là những hoạt động của Đảng, Nhà nước và xã hội nhằm giáo dục, bồi dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên phấn đấu và trưởng thành, đồng thời phát huy vai trò xung kích, sức sáng tạo và tiềm năng to lớn của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 3. "Thanh niên của hộ nghèo" là thanh niên của hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người bằng hoặc dưới chuẩn nghèo theo quy định của Chính phủ. 4. "Thanh niên sau cai nghiện ma tuý" là thanh niên đã cai nghiện ma tuý tại gia đình, cộng đồng hoặc các cơ sở cai nghiện ma tuý được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đã cai nghiện ma tuý. 5. "Thanh niên sau cải tạo" là thanh niên đã được cơ quan, người có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù, cải tạo không giam giữ và biện pháp giáo dục bắt buộc tại các cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng. Chương II: BẢO ĐẢO QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA THANH NIÊN Điều 5. Trong học tập và hoạt động khoa học, công nghệ 1. Tạo điều kiện cho thanh niên hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục: a) Thanh niên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, thanh niên của hộ nghèo được cấp sách giáo khoa, miễn học phí để hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục. Trường hợp thanh niên của hộ nghèo ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hỗ trợ học bổng bằng 50% kinh phí đào tạo đối với học sinh dân tộc nội trú để hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục theo từng cấp học; b) Tổ chức, cá nhân tổ chức các lớp phổ cập giáo dục cho thanh niên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, được Nhà nước hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết ban đầu để bảo đảm điều kiện tổ chức lớp học; c) Những người không phải là giáo viên nhưng thường xuyên trực tiếp tham gia giảng dạy chương trình phổ cập giáo dục cho thanh niên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo được hưởng phụ cấp ưu đãi như đối với giáo viên giảng dạy trong các trường công lập theo quy định của pháp luật; d) Kinh phí thực hiện chính sách quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều này được bố trí từ ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật. 2. Tạo điều kiện cho thanh niên đang học tập, công tác trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề công lập: a) Thanh niên của hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, vượt khó học tập được ưu tiên vay tín dụng học tập; miễn, giảm học phí, hỗ trợ về giáo trình học tập; b) Nhà trường tạo điều kiện cần thiết và hỗ trợ kinh phí để thanh niên tham gia nghiên cứu, thực hiện các đề tài, công trình khoa học. 3. Trong hoạt động khoa học và công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống: a) Thanh niên chủ trì thực hiện đề tài, dự án không thuộc kế hoạch khoa học, công nghệ của Nhà nước nhưng được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công nhận có giá trị về lý luận và thực tiễn, được cơ quan, đơn vị đó tạo điều kiện, hỗ trợ kinh phí để thực hiện; b) Thanh niên thực hiện đề tài, dự án khoa học và công nghệ thuộc hướng ưu tiên, trọng điểm của Nhà nước được vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các Bộ, ngành, địa phương. 4. Cơ quan, tổ chức tạo điều kiện cho thanh niên gia nhập các đội hình thanh niên xung kích, thanh niên tình nguyện để tham gia thực hiện chương trình phổ cập giáo dục, phổ biến tin học và các chương trình phát triển giáo dục khác; phổ biến, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Điều 6. Trong lao động, việc làm 1. Tổ chức, cá nhân có các chương trình, dự án phát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển nghề truyền thống, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho thanh niên khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo được tạo điều kiện vay vốn từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm. 2. Thanh niên của hộ nghèo được giảm tối thiểu 20% phí học nghề và ưu tiên tư vấn, giới thiệu việc làm ở các cơ sở công lập; được vay vốn từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, Quỹ xoá đói, giảm nghèo, vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tự tạo việc làm để lập thân, lập nghiệp. 3. Thanh niên nông thôn, thanh niên tình nguyện đã hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội được giảm tối thiểu 20% phí học nghề và ưu tiên tư vấn, giới thiệu việc làm ở các cơ sở công lập. 4. Thanh niên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự được hưởng các chính sách ưu đãi về học nghề và giải quyết việc làm theo quy định tại khoản 2 Điều này và các quy định của pháp luật về chế độ, chính sách đối với thanh niên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự. 5. Thanh niên tốt nghiệp đại học, cao đẳng và thanh niên có tay nghề cao tình nguyện đến công tác tại các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn với thời hạn từ hai năm trở lên được hưởng chính sách cụ thể theo từng chương trình, dự án. 6. Tổ chức, cá nhân tổ chức dạy nghề, phát triển các hình thức dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho thanh niên được ưu tiên sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật. 7. Tổ chức, cá nhân có dự án xây nhà cho thuê, bán cho thanh niên theo phương thức trả dần với thời hạn và giá cả hợp lý ở những nơi tập trung lao động trẻ được tạo điều kiện về thủ tục đầu tư và xây dựng, đền bù giải phóng mặt bằng, ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất theo quy định của pháp luật. 8. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tạo điều kiện cho thanh niên gia nhập lực lượng thanh niên xung phong, các đội hình thanh niên xung kích, thanh niên tình nguyện tham gia thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để thanh niên cống hiến, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp. Điều 7. Trong bảo vệ Tổ quốc Cơ quan, tổ chức, cá nhân tạo điều kiện cho thanh niên tham gia các đội hình thanh niên xung kích, thanh niên tình nguyện do tổ chức thanh niên thành lập để tham gia giữ gìn an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và thực hiện các nhiệm vụ cấp bách khác. Các đội hình thanh niên xung kích, thanh niên tình nguyện tham gia giữ gìn an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội được cơ quan và Ủy ban nhân dân các cấp hỗ trợ kinh phí và các điều kiện cần thiết để hoạt động. Điều 8. Trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật, vui chơi, giải trí 1. Thanh niên khi tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật do tổ chức thanh niên tổ chức nhằm giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống dân tộc được giảm phí tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng, xem phim, biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật. 2. Thanh niên có đề án sáng tạo về văn hoá, nghệ thuật được cơ quan có thẩm quyền công nhận, được hỗ trợ kinh phí để nghiên cứu, sáng tác theo quy định của pháp luật. 3. Thanh niên có tác phẩm, công trình có giá trị về văn hoá, nghệ thuật, có thành tích xuất sắc trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật được tôn vinh, khen thưởng theo quy định của pháp luật. 4. Tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở hoạt động văn hoá, nghệ thuật, vui chơi, giải trí ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của thanh niên được ưu tiên sử dụng đất đai, ưu đãi thuê các cơ sở vật chất của địa phương, miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật. Điều 9. Trong bảo vệ sức khoẻ và hoạt động thể dục, thể thao 1. Tổ chức, cá nhân cung cấp các dịch vụ tư vấn về dinh dưỡng, sức khoẻ tâm thần, sức khoẻ sinh sản, phòng chống HIV/AIDS, phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục và các bệnh xã hội khác, phòng chống ma tuý; tư vấn về tình yêu, hôn nhân, gia đình, thực hiện kế hoạch hoá gia đình cho thanh niên được khuyến khích và hỗ trợ về tài liệu, cung cấp thông tin, tập huấn nghiệp vụ. 2. Các cơ sở y tế do tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng có tổ chức hoạt động hỗ trợ về chăm sóc sức khoẻ tâm thần, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình và phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục, phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên được khuyến khích, ưu tiên sử dụng đất đai, vay vốn tín dụng ưu đãi theo quy định của pháp luật. 3. Tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở hoạt động thể dục, thể thao cho thanh niên được hưởng các chính sách khuyến khích về cơ sở vật chất, đất đai, thuế, tín dụng theo quy định tại Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về khuyến khích phát triển cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập. Điều 10. Đối với thanh niên dân tộc thiểu số 1. Thanh niên dân tộc thiểu số diện cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 03 tháng trở lên tại các cơ sở dạy nghề công lập được hưởng trợ cấp xã hội và các chính sách khác như học sinh trung học phổ thông dân tộc nội trú. 2. Thanh niên dân tộc thiểu số của hộ nghèo không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, theo học tại các cơ sở dạy nghề công lập được hỗ trợ 70% học phí và không quá 05 tháng/người/khoá học nghề. 3. Kinh phí thực hiện chính sách quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này bố trí từ ngân sách địa phương chi thường xuyên sự nghiệp giáo đục, đào tạo và dạy nghề được giao hàng năm. Ngân sách trung ương bổ sung cho các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách và có số lượng lớn thanh niên dân tộc thiểu số theo chương trình mục tiêu từ nguồn kinh phí của dự án “Tăng cường năng lực đào tạo nghề” thuộc Chương trình quốc gia giáo dục - đào tạo. 4. Thanh niên dân tộc thiểu số của hộ nghèo, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo học các chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ được miễn học phí, cấp học bổng, giáo trình học tập và được ưu tiên bố trí chỗ ở tại ký túc xá. 5. Thanh niên dân tộc thiểu số có thành tích trong học tập, hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội, quốc phòng, an ninh được ưu tiên quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng để trở thành cán bộ cán bộ lãnh đạo, quản lý. 6. Tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư phát triển các loại hình hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao để thanh niên dân tộc thiểu số giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, đấu tranh chống các hủ tục, tập quán lạc hậu được khuyến khích và ưu đãi về thuế, đất đai theo quy định. Điều 11. Đối với thanh niên có tài năng 1. Thanh niên có năng khiếu trong mọi lĩnh vực được ưu tiên tuyển chọn đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện tại các trường năng khiếu, trường chuyên ở trong nước hoặc đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài; được cấp học bổng, được hỗ trợ về điều kiện, phương tiện học tập, huấn luyện theo quy định để phát triển trở thành những người tài năng. 2. Thanh niên có thành tích xuất sắc trong học tập, hoạt động khoa học và công nghệ, lao động, sản xuất, kinh doanh, quản lý, quốc phòng, an ninh, văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao được ưu tiên tuyển chọn đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ; được ưu tiên tuyển dụng vào các cơ sở nghiên cứu khoa học và giảng dạy của Nhà nước; được ưu tiên quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng để trở thành cán bộ khoa học, lãnh đạo, quản lý. 3. Thanh niên có tài năng trong các lĩnh vực được Nhà nước tạo môi trường, điều kiện làm việc thuận lợi để phát huy tài năng và nhiệt huyết của tuổi trẻ đóng góp cho đất nước; được đãi ngộ tương xứng với cống hiến; được tôn vinh và khen thưởng theo quy định. Điều 12. Đối với thanh niên tàn tật 1. Thanh niên tàn tật được hưởng các chính sách ưu đãi về khám, chữa bệnh theo quy định của pháp luật. 2. Thanh niên tàn tật bị suy giảm khả năng hoạt động khiến cho sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn được miễn, giảm học phí học nghề theo quy định tại Nghị định số 81/CP ngày 23 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người tàn tật và Nghị định số 116/2004/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/CP ngày 23 tháng 11 năm 1995. 3. Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này. Điều 13. Đối với thanh niên nhiễm HIV/AIDS 1. Thanh niên nhiễm HIV/AIDS theo học các cơ sở dạy nghề được hỗ trợ học phí theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này. 2. Tổ chức, cá nhân tổ chức dạy nghề, phát triển các hình thức dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho thanh niên nhiễm HIV/AIDS được ưu tiên sử dụng đất đai, miễn, giảm thuế, vay vốn tín dụng theo quy định của pháp luật. Điều 14. Thanh niên sau cai nghiện ma tuý hoặc sau cải tạo 1. Thanh niên sau cai nghiện ma tuý hoặc sau cải tạo được chính quyền cơ sở, gia đình và các tổ chức tiếp nhận, tư vấn về nghề nghiệp, việc làm; tạo điều kiện học nghề, tìm việc làm, vay vốn sản xuất, kinh doanh; tạo điều kiện tham gia các hoạt động xã hội để hoà nhập cộng đồng. 2. Thanh niên sau cai nghiện ma tuý hoặc sau cải tạo của hộ nghèo hoặc gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn được chính quyền địa phương xác nhận, khi học nghề được áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này. Chương III: TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THANH NIÊN TỪ ĐỦ 16 TUỔI ĐẾN DƯỚI 18 TUỔI Điều 15. Trong phổ cập giáo dục trung học cơ sở 1. Thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi của hộ nghèo được miễn học phí, cấp sách giáo khoa để hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục. 2. Thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chưa hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở học tập tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục cộng đồng được giảm tối thiểu 50% học phí, được cấp sách giáo khoa để hoàn thành chương trình phổ cập. Điều 16. Trong học nghề Thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã học xong trung học cơ sở mà không theo học trung học phổ thông được ưu tiên tư vấn lựa chọn nghề nghiệp, việc làm, được giảm tối thiểu 25% phí học nghề tại các cơ sở dạy nghề công lập; trường hợp của hộ nghèo được giảm tối thiểu 50% phí học nghề. Điều 17. Trong hoạt động giáo dục truyền thống Thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống do tổ chức thanh niên hoặc nhà trường tổ chức được miễn, giảm phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, tham quan bảo tàng, di tích cách mạng, lịch sử, công trình văn hoá, theo quy định của pháp luật. Điều 18. Trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản và bảo vệ không bị xâm hại tình dục, lạm dụng sức lao động 1. Thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được nhà trường, tổ chức thanh niên, tổ chức xã hội phổ biến, hướng dẫn kiến thức về giới tính, sức khoẻ sinh sản; được tư vấn miễn phí về giới tính, sức khoẻ tâm thần, sức khoẻ sinh sản, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống ma túy, phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục; kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ, tố cáo các hành vi xâm hại nhân phẩm, sức khoẻ. 2. Thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục được gia đình, nhà trường, tổ chức thanh niên, tổ chức y tế và các cơ quan khác có liên quan giúp đỡ để phục hồi sức khoẻ, tinh thần, giữ bí mật đời tư để bảo đảm sống, học tập và công tác bình thường. 3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình có trách nhiệm tổ chức, thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn các hành vi xâm hại, lạm dụng tình dục, lạm dụng sức lao động của thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. 4. Tổ chức và cá nhân có thẩm quyền chịu trách nhiệm áp dụng mọi biện pháp cần thiết để xử lý kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi xâm hại, lạm dụng tình dục, lạm dụng sức lao động của thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Điều 19. Chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật 1. Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp giáo dục, phòng ngừa, tạo điều kiện cho thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật được giáo dục tại gia đình và cộng đồng; trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì áp dụng biện pháp giáo dục bắt buộc tại các trại giam, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh theo quy định của pháp luật. 2. Thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã chấp hành xong thời hạn giáo dục bắt buộc tại các trại giam hoặc cơ sở giáo dục mà không có nơi nương tựa, được chính quyền cơ sở tạo điều kiện học văn hoá, học nghề để có cơ hội tìm việc làm. Chương IV: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP Điều 20. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ 1. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hướng dẫn việc tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ chính sách ưu đãi đối với thanh niên có tài năng trong các cơ quan nhà nước. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện các nội dung sau: a) Xây dựng và trình Chính phủ ban hành Đề án về việc hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục cho thanh niên đồng bộ với chương trình phổ cập giáo dục quốc gia; b) Xây dựng các chính sách tạo điều kiện cho thanh niên dân tộc thiểu số ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có cơ hội học tập, tiếp cận thông tin; thanh niên khuyết tật, tàn tật, thanh niên nhiễm HIV được học văn hoá; chính sách bảo đảm cho thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục; c) Phát triển hệ thống tư vấn nghề nghiệp, tư vấn tâm lý và các vấn đề xã hội, giáo dục kỹ năng sống lành mạnh cho thanh niên trong nhà trường. 3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành liên quan và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở dạy nghề, dịch vụ tư vấn về lao động, việc làm giúp thanh niên định hướng nghề nghiệp, nâng cao tay nghề, tiếp cận thị trường lao động, tìm việc làm phù hợp; xây dựng và ban hành chính sách ưu tiên dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn, thanh niên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, thanh niên tình nguyện đã hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên khuyết tật, tàn tật, thanh niên nhiễm HIV/AIDS, thanh niên sau cai nghiện ma tuý, sau cải tạo. 4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hướng dẫn thực hiện các chính sách tài chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này; xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách thuế, tín dụng để hỗ trợ phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm, cơ sở y tế, văn hoá, nghệ thuật, vui chơi giải trí, thể dục thể thao cho thanh niên; chính sách tín dụng ưu đãi để thanh niên học tập, nghiên cứu khoa học, tự tạo việc làm. 5. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho thanh niên tham gia nghiên cứu khoa học và công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống; xây dựng cơ chế huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ phát triển và thực hiện các đề tài, dự án sáng tạo trong khoa học và công nghệ cho thanh niên. 6. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách ưu đãi về sử dụng đất đai đối với các cơ sở dạy nghề, phát triển giáo dục nghề nghiệp, xây dựng nhà ở cho lao động trẻ tại các khu công nghiệp, cơ sở y tế, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao cho thanh niên. 7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xây dựng quy hoạch phát triển các cơ sở y tế, tư vấn sức khoẻ, cơ sở hoạt động văn hoá, nghệ thuật, vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao cho thanh niên; xây dựng cơ chế khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở y tế, tư vấn sức khoẻ, cơ sở hoạt động văn hoá, nghệ thuật, vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao cho thanh niên. 8. Bộ Văn hoá - Thông tin chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ thanh niên tham gia giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, đấu tranh chống các hủ tục, tập quán lạc hậu, lối sống không lành mạnh. 9. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xây dựng chính sách khuyến khích phát triển hệ thống trung tâm tư vấn sức khoẻ tâm thần, sức khoẻ sinh sản, phòng chống HIV/AIDS, phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục và các bệnh xã hội khác, phòng chống ma tuý cho thanh niên. 10. Bộ Quốc phòng: a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xây dựng chính sách hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự và thanh niên tình nguyện đã hoàn thành nhiệm vụ tham gia phát triển kinh tế - xã hội trong các khu kinh tế quốc phòng; b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an xây dựng chương trình giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và bảo vệ an ninh Tổ quốc cho thanh niên. 11. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và xây dựng cơ chế khuyến khích và hỗ trợ thanh niên tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội. 12. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, ngành liên quan và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên. 13. Ủy ban Thể dục Thể thao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xây dựng quy hoạch phát triển các cơ sở hoạt động thể dục thể thao cho thanh niên; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích thanh niên rèn luyện thân thể, phát triển thể chất, tham gia hoạt động thể dục, thể thao quần chúng, thi đấu thể thao trong nước và quốc tế. 14. Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xây dựng chính sách khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân phát triển các hoạt động tư vấn về tình yêu, hôn nhân và gia đình, thực hiện kế hoạch hoá gia đình cho thanh niên; xây dựng chính sách bảo vệ, bồi dưỡng đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi theo quy định tại Chương III Nghị định này. 15. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền quản lý nhà nước theo ngành và lĩnh vực các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển thanh niên trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội thuộc Bộ, ngành mình quản lý; phối hợp, tạo điều kiện cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức khác của thanh niên huy động thanh niên xung kích tham gia phát triển kinh tế - xã hội. Điều 21. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp 1. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút thanh niên xung kích tham gia các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt để giao cho tổ chức thanh niên ở địa phương thực hiện. Kiểm tra, giám sát các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội do tổ chức thanh niên đảm nhiệm; b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng quy hoạch về đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục, y tế, tư vấn sức khoẻ, cơ sở hoạt động văn hoá, nghệ thuật, vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao cho các đối tượng thanh thiếu niên phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt để tổ chức thực hiện ; c) Kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong việc bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của thanh niên quy định tại Nghị định này và báo cáo kết quả với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Thủ tướng Chính phủ vào ngày 15 tháng 01 của năm sau; d) Thành lập Hội đồng công tác thanh niên làm công tác tư vấn giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác thanh niên. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng công tác thanh niên do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi thống nhất với Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam. 2. Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Điều 22. Trách nhiệm của Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam 1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xây dựng quy chế phối hợp quản lý nhà nước về công tác thanh niên trong cả nước. 2. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Luật Thanh niên và các quy định tại Nghị định này. 3. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thống kê, tổng hợp và định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện chính sách pháp luật đối với thanh niên và công tác thanh niên trong cả nước. Chương V: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 23. Hiệu lực thi hành Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Điều 24. Trách nhiệm hướng dẫn thi hành Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với các Bộ: Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Văn hoá - Thông tin, Y tế, Quốc phòng, Công an, Tư pháp, Ủy ban Thể dục Thể thao, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hướng dẫn thực hiện Nghị định này. Điều 25. Trách nhiệm thi hành Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,cơ quan thuộc CP; - VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; - Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam; - VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ, Ban Điều hành 112, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, V.III (5b). TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "23/07/2007", "sign_number": "120/2007/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Ke-hoach-542-KH-BGDDT-2021-thuc-hien-nhiem-vu-phong-chong-thien-tai-Bo-Giao-duc-va-Dao-tao-477952.aspx
Kế hoạch 542/KH-BGDĐT 2021 thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai Bộ Giáo dục và Đào tạo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 542/KH-BGDĐT Hà Nội, ngày 09 tháng 6 năm 2021 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM 2021 Thực hiện chương trình công tác năm 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai (PCTT) năm 2021 như sau: I. Mục đích, yêu cầu 1. Mục đích a) Nâng cao vai trò, hiệu quả quản lý nhà nước của Bộ GDĐT về PCTT đối với các địa phương được phân công theo dõi, chỉ đạo; cơ quan quản lý giáo dục các cấp, các cơ sở giáo dục và đào tạo trong toàn quốc. b) Nắm bắt, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện nhiệm vụ PCTT tại các địa phương, các cơ sở giáo dục và đào tạo. 2. Yêu cầu a) Tuân thủ các quy định của pháp luật về PCTT trong công tác chỉ đạo, kiểm tra, khảo sát; các báo cáo đánh giá kết quả thực hiện trong hoạt động kiểm tra, khảo sát phải phản ánh trung thực, khách quan và dựa trên minh chứng cụ thể với đầy đủ cơ sở pháp lý. b) Công tác chỉ đạo, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai phải nhanh chóng, kịp thời; bảo đảm thông tin liên lạc xuyên suốt với các cơ quan ở Trung ương và các địa phương nơi có thiên tai xảy ra. II. Nội dung (Phụ lục kèm theo Kế hoạch này) III. Tổ chức thực hiện I. Cục CSVC là đơn vị thường trực Ban Chỉ huy PCTT và Tìm kiếm cứu nạn Bộ GDĐT chủ trì, xây dựng kế hoạch, dự thảo các văn bản trình lãnh đạo Bộ phê duyệt và gửi các cơ quan, địa phương, đơn vị có liên quan trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ; chủ trì thành lập các đoàn kiểm tra, khảo sát, hỗ trợ các địa phương theo đúng kế hoạch, nhiệm vụ được giao; xây dựng thông báo, báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát. 2. Vụ Kế hoạch - Tài chính Bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch này; hướng dẫn các đơn vị quản lý, sử dụng kinh phí phục vụ công tác PCTT theo đúng các quy định hiện hành. 3. Các Vụ: Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên; Khoa học Công nghệ và Môi trường; GDMN; GDTH; GDTrH; GDTC phối hợp với Cục CSVC trong việc thực hiện các nhiệm vụ tại Mục II của Kế hoạch này. 4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc đối tượng được phân công theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra về công tác PCTT chỉ đạo các cơ quan, đơn vị xây dựng Báo cáo theo yêu cầu và chuẩn bị các điều kiện để làm việc với đoàn kiểm tra. 5. Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố; cơ quan quản lý giáo dục các cấp, các cơ sở giáo dục đào tạo và các đơn vị liên quan thực hiện chế độ báo cáo theo định kỳ, theo yêu cầu của Ban Chỉ huy PCTT và Tìm kiếm cứu nạn Bộ GDĐT. 6. Kinh phí Kinh phí triển khai các hoạt động thuộc Kế hoạch này được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước năm 2021. Trên đây là Kế hoạch kiểm tra tại địa phương năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đề nghị các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo tiến độ và chất lượng. Nơi nhận: - Bộ trưởng (để b/c); - Các Thứ trưởng (để p/h chỉ đạo); - Các Vụ: KHTC, CTHSSV, GDTC, KHCN&MT, DGMN, GDTH, GDTrH (để p/h thực hiện); - VP Bộ; - Sở GDĐT các tỉnh, thành phố; - Trung tâm truyền thông giáo dục (để p/h); - Lưu : VT, CSVC. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Phạm Ngọc Thưởng PHỤ LỤC (Kèm theo Kế hoạch số 542/KH-BGDĐT ngày 09 tháng 6 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) Stt Tên nhiệm vụ Lãnh đạo Bộ phụ trách Lãnh đạo đơn vị phụ trách Chuyên viên chủ trì Thời gian thực hiện Sản phẩm Cơ quan/đơn vị phối hợp Nhiệm vụ Thường trực Ban Chỉ huy PCTT & Tìm kiếm cứu nạn Bộ GD&ĐT Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng Phó Cục trưởng Cục CSVC Phạm Văn Sinh 1 Kiểm tra công tác PCTT năm 2021 theo phân công của Ban Chỉ đạo TW về PCTT tại: Hậu Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ. Trần Gia Khánh Tháng 6-7/2021 Báo cáo kết quả kiểm tra - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Bộ NN&PTNT. - VP UBQGUPSCTT&TKCN; - Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TW về PCTT. 2 Tổ chức kiểm tra, hỗ trợ công tác khắc phục hậu quả thiên tai tại các địa phương Trần Gia Khánh Cả năm 2021 Các báo cáo, văn bản chỉ đạo Các Vụ: GDCTHSSV, GDMN, GDTH, GDTrH, KHCN&MT 3 Các nhiệm vụ thường xuyên khác Trần Gia Khánh Cả năm 2021 Các công điện, văn bản chỉ đạo Các Vụ: GDCTHSSV, GDMN, GDTH, GDTrH, KHCN&MT.
{ "issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "promulgation_date": "09/06/2021", "sign_number": "542/KH-BGDĐT", "signer": "Phạm Ngọc Thưởng", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bao-hiem/Thong-tu-lien-tich-21-2005-TTLT-BYT-BTC-huong-dan-thuc-hien-bao-hiem-y-te-bat-buoc-2742.aspx
Thông tư liên tịch 21/2005/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế bắt buộc
BỘ TÀI CHÍNH-BỘ Y TẾ ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 21/2005/TTLT-BYT-BTC Hà Nội, ngày 27 tháng 07 năm 2005 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BẢO HIỂM Y TẾ BẮT BUỘC Căn cứ Điều lệ Bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16 tháng 05 năm 2005 của Chính phủ; Liên Bộ Y tế và Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế (BHYT) bắt buộc như sau: Phần 1: ĐỐI TƯỢNG, MỨC ĐÓNG, TRÁCH NHIỆM VÀ PHƯƠNG THỨC ĐÓNG BẢO HIỂM Y TẾ I . ĐỐI TƯỢNG, MỨC ĐÓNG, TRÁCH NHIỆM VÀ PHƯƠNG THỨC ĐÓNG BẢO HIỂM Y TẾ Đối tượng tham gia BHYT bắt buộc, mức đóng, trách nhiệm và phương thức đóng phí bảo hiểm y tế được áp dụng cụ thể như sau: 1. Người lao động Việt Nam (sau đây gọi tắt là người lao động) làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức sau: a) Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, bao gồm: doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động công ích, doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang; b) Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân; c) Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm: doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài; d) Doanh nghiệp thuộc các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; đ) Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã; e) Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; g) Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác (kể cả các tổ chức, đơn vị được phép hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan Đảng, Đoàn thể, Hội quần chúng tự trang trải về tài chính); h) Trạm y tế xã, phường, thị trấn; i) Các trường giáo dục mầm non công lập; k) Cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế, Hiệp định đa phương, song phương mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác; l) Cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác; m) Các tổ chức khác có sử dụng lao động được thành lập và hoạt động hợp pháp; Người lao động quy định tại khoản 1 trên đây nếu làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng, khi hết hạn hợp đồng lao động mà vẫn tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng lao động mới với người sử dụng lao động thì phải tham gia BHYT bắt buộc. Các đối tượng quy định tại khoản 1 trên đây mức đóng BHYT hàng tháng bằng 3% tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ, tiền công hàng tháng ghi trong hợp đồng lao động và các khoản phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên nghề, thâm niên vượt khung, phụ cấp khu vực và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có), trong đó, cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp (sau đây gọi chung là người sử dụng lao động) đóng 2%; người lao động đóng 1%. Người sử dụng lao động có trách nhiệm trích tiền đóng BHYT thuộc trách nhiệm của mình và thu tiền đóng BHYT của người lao động theo tỷ lệ quy định để nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) theo định kỳ hàng tháng. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp đóng toàn bộ phí BHYT cho người lao động. Trong trường hợp này, phí BHYT cho người lao động doanh nghiệp được hạch toán 2% vào chi phí sản xuất và 1% từ quỹ của doanh nghiệp. 2. Cán bộ, công chức, viên chức theo Pháp lệnh cán bộ, công chức: Mức đóng BHYT hàng tháng bằng 3% tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên nghề, thâm niên vượt khung, phụ cấp khu vực và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có), trong đó, cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm đóng 2%; cán bộ, công chức, viên chức đóng 1%. Cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm trích tiền đóng BHYT và thu tiền đóng BHYT của cán bộ, công chức, viên chức theo tỷ lệ quy định để nộp cho cơ quan BHXH theo định kỳ hàng tháng. Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp để đóng BHYT cho đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 trên đây thống nhất với tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp để đóng BHXH. 3. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng: Mức đóng BHYT hàng tháng bằng 3% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động. Cơ quan BHXH lập danh sách và đóng cả 3%. 4. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ, người đang hưởng trợ cấp BHXH theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ, người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp hàng tháng, không thuộc đối tượng tham gia BHYT khác; công nhân cao su nghỉ việc đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng: Mức đóng BHYT hàng tháng bằng 3% tiền lương tối thiểu chung. Cơ quan BHXH lập danh sách và đóng cả 3%. Ngân sách nhà nước đảm bảo nguồn kinh phí đóng BHYT cho các đối tượng nghỉ việc hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH trước ngày 01/10/1995. Quỹ BHXH đảm bảo nguồn kinh phí đóng BHYT cho các đối tượng nghỉ việc hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH từ ngày 01/10/1995 trở đi. 5. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đương nhiệm các cấp, không thuộc biên chế nhà nước và biên chế của các tổ chức chính trị-xã hội hoặc không hưởng chế độ BHXH hàng tháng không thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc khác: Mức đóng BHYT hàng tháng bằng 3% tiền lương tối thiểu chung. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập danh sách và đóng phí BHYT cho Đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội của địa phương. Hội đồng nhân dân từng cấp có trách nhiệm lập danh sách và đóng phí BHYT cho Đại biểu Hội đồng nhân dân của cấp đó. Ngân sách nhà nước đảm bảo nguồn kinh phí đóng BHYT cho đối tượng này theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. 6. Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi xã hội hàng tháng theo quy định, không thuộc diện tham gia BHYT bắt buộc quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 trên đây, gồm: a) Người hoạt động cách mạng trước tháng Tám năm 1945; b) Vợ (hoặc chồng), bố mẹ đẻ, con của liệt sĩ, người có công nuôi liệt sĩ c) Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng; d) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động do thương tật từ 21% trở lên, kể cả thương binh loại B được xác nhận từ 31/12/1993 trở về trước; đ) Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày có giấy chứng nhận theo quy định; e) Bệnh binh bị mất sức lao động do bệnh tật từ 61% trở lên, kể cả bệnh binh hạng 3 bị mất sức lao động từ 41% đến 60% được xác nhận từ 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước; g) Người có công giúp đỡ cách mạng; h) Người được hưởng trợ cấp phục vụ và con thứ nhất, thứ hai dưới 18 tuổi của thương binh, bệnh binh bị mất sức lao động từ 81% trở lên; i) Các đối tượng khác theo quy định của pháp luật. Mức đóng BHYT hàng tháng của các đối tượng nêu trên bằng 3% tiền lương tối thiểu chung. Cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội lập danh sách và đóng cả 3% từ nguồn ngân sách nhà nước. 7. Người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đang hưởng trợ cấp hàng tháng: Mức đóng BHYT hàng tháng bằng 3% tiền lương tối thiểu chung. Cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội lập danh sách và đóng cả 3% từ nguồn ngân sách nhà nước. 8. Cán bộ xã già yếu nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Quyết định số 130/CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) và Quyết định số 111/HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ): Mức đóng BHYT hàng tháng bằng 3% tiền lương tối thiểu chung từ nguồn ngân sách xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là ngân sách xã). Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đối tượng hưởng trợ cấp lập danh sách, đăng ký với cơ quan BHXH và đóng cả 3%. 9. Thân nhân sỹ quan Quân đội nhân dân đang tại ngũ; thân nhân sỹ quan nghiệp vụ đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân, không thuộc diện tham gia BHYT bắt buộc khác, bao gồm: a) Bố đẻ, mẹ đẻ của sĩ quan; bố đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng sĩ quan; b) Bố nuôi, mẹ nuôi, hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp của sĩ quan, của vợ hoặc chồng sĩ quan; c) Vợ hoặc chồng của sĩ quan; d) Con đẻ, con nuôi hợp pháp của sĩ quan dưới 18 tuổi; con đẻ, con nuôi hợp pháp của sĩ quan đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị tàn tật mất khả năng lao động theo quy định của pháp luật. Mức đóng BHYT hàng tháng của thân nhân sĩ quan bằng 3% tiền lương tối thiểu chung. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an (sau khi thống nhất với Bộ Y tế, Bộ Tài chính) hướng dẫn về trách nhiệm, phương thức đóng BHYT cho đối tượng này. 10. Các đối tượng bảo trợ xã hội: Mức đóng BHYT hàng tháng bằng 3% tiền lương tối thiểu chung. - Ủy ban nhân dân xã lập danh sách và đóng cả 3% cho đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp hàng tháng đang sống tại cộng đồng từ nguồn ngân sách xã. - Trung tâm nuôi dưỡng, trung tâm bảo trợ xã hội lập danh sách và đóng cả 3% cho đối tượng đang sống tại trung tâm từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho trung tâm. 11. Người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên và người cao tuổi tàn tật không nơi nương tựa được trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng hoặc được nuôi dưỡng tại các cơ sở nuôi dưỡng tập trung (không thuộc đối tượng BHYT bắt buộc khác): Mức đóng BHYT tạm thời là 50.000 đồng/người/năm. - Uỷ ban nhân dân xã lập danh sách và đóng phí BHYT theo quy định cho đối tượng cư trú tại xã từ nguồn ngân sách xã. - Cơ sở nuôi dưỡng lập danh sách và đóng BHYT cho đối tượng được nuôi dưỡng tại cơ sở từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho cơ sở đó. 12. Các đối tượng được hưởng chế độ khám, chữa bệnh (KCB) cho người nghèo. Mức đóng BHYT tạm thời là 50.000 đồng/người/năm. Cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội lập danh sách và mua BHYT cho đối tượng này từ nguồn ngân sách nhà nước. 13. Cựu chiến binh thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ, ngoài các đối tượng đã tham gia BHYT bắt buộc theo quy định trên, bao gồm quân nhân, công nhân viên quốc phòng đã chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong các đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam từ ngày 30/4/1975 trở về trước: Mức đóng BHYT hàng tháng bằng 3% tiền lương tối thiểu chung do ngân sách nhà nước đảm bảo. Hội cựu chiến binh nơi đối tượng cư trú lập danh sách gửi Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để gửi Hội cựu chiến binh cấp huyện. Hội cựu chiến binh cấp huyện tổng hợp để trình Hội cựu chiến binh cấp tỉnh phê duyệt và báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bố trí ngân sách theo phân cấp ngân sách hiện hành. 14. Lưu học sinh nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được nhà nước Việt Nam cấp học bổng: Mức đóng BHYT bằng 3% suất học bổng hàng tháng, do cơ quan cấp học bổng lập danh sách và đóng cả 3%. II. CẤP PHÁT, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG THẺ BẢO HIỂM Y TẾ 1. Thẻ BHYT do cơ quan BHXH cấp cho người tham gia BHYT, xác định người đứng tên được hưởng quyền lợi về BHYT trong thời hạn ghi trên thẻ. Thẻ BHYT do BHXH Việt Nam ban hành và thống nhất quản lý trên phạm vi cả nước. 2. Mỗi người tham gia BHYT theo hình thức bắt buộc chỉ được cấp một thẻ BHYT duy nhất. Trường hợp một người thuộc hai hay nhiều diện tham gia BHYT bắt buộc thì lựa chọn một diện đối tượng theo thứ tự từ trên xuống quy định tại mục I, phần I Thông tư này, quyền lợi BHYT được hưởng theo nhóm đối tượng có quyền lợi cao nhất. Cơ quan, đơn vị, tổ chức lập danh sách đối tượng và cơ quan BHXH có trách nhiệm rà soát không để trùng lặp đối tượng. 3. Thẻ BHYT có giá trị sử dụng ngay và liên tục kể từ khi đóng BHYT theo đúng quy định. Để đảm bảo cho thẻ BHYT có giá trị liên tục, cơ quan, đơn vị, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện đăng ký gia hạn thẻ BHYT, thông báo sự biến động của đối tượng do mình quản lý với cơ quan BHXH. Việc cấp thẻ, thay thẻ, đổi thẻ của cơ quan BHXH phải đảm bảo tính liên tục, kịp thời, không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia BHYT. 4. Thẻ BHYT không có giá trị sử dụng trong các trường hợp sau: a) Thẻ không phải do cơ quan BHXH ban hành; b) Hết giá trị sử dụng ghi trên thẻ; c) Thẻ bị sửa chữa, tẩy, xoá, rách rời... d) Người có tên trên thẻ đã chết hoặc đang bị tù giam; đ) Sử dụng thẻ BHYT của người khác để khám, chữa bệnh. 5. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm nhận thẻ BHYT do cơ quan BHXH cấp để giao kịp thời cho các đối tượng do mình quản lý. Trường hợp bị mất thẻ BHYT cần báo ngay cho cơ quan BHXH nơi cấp thẻ để được xét cấp lại nếu có lý do chính đáng. 6. BHXH Việt Nam hướng dẫn cụ thể việc cấp phát thẻ BHYT cho các đối tượng đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện và chính xác. Phần 2: PHẠM VI QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI CÓ THẺ BẢO HIỂM Y TẾ I. QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI CÓ THẺ BẢO HIỂM Y TẾ 1. Người có thẻ BHYT bắt buộc còn giá trị sử dụng khi khám chữa bệnh (KCB) ngoại trú và nội trú ở các cơ sở KCB công lập và ngoài công lập có hợp đồng với cơ quan BHXH về KCB cho người có thẻ BHYT (sau đây viết tắt là cơ sở KCB BHYT) được hưởng quyền lợi: a) Khám bệnh, chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng (theo danh mục quy định của Bộ Y tế) trong thời gian điều trị tại cơ sở KCB; b) Xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng; c) Thuốc, dịch truyền trong danh mục theo quy định của Bộ Y tế; d) Máu và các chế phẩm của máu; đ) Các phẫu thuật, thủ thuật; e) Khám thai và sinh đẻ; g) Sử dụng vật tư, thiết bị y tế và giường bệnh; h) Chi phí vận chuyển trong trường hợp phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế đối với người nghèo, người thuộc diện chính sách xã hội (quy định tại khoản 6, 7, 10, 11 và 12 mục I phần I Thông tư này), người sinh sống hoặc công tác ở khu vực I, khu vực II khu vực III theo phân định khu vực của Uỷ ban Dân tộc trên cơ sở các tiêu chí quy định tại Thông tư số 41/UB-TT ngày 08/01/1996 của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi (nay là Uỷ ban Dân tộc). 2. Người có thẻ BHYT bắt buộc khi KCB tại cơ sở đăng ký KCB ban đầu và ở cơ sở KCB BHYT khác theo giới thiệu chuyển viện phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế hoặc trong những trường hợp cấp cứu tại các cơ sở KCB BHYT, được cơ quan BHXH thanh toán chi phí KCB theo giá viện phí hiện hành của nhà nước. 3. Người có thẻ BHYT khi sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn: 3.1. Được Quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí của dịch vụ kỹ thuật cao có mức phí dưới 7.000.000 đồng (bảy triệu). 3.2. Đối với dịch vụ kỹ thuật cao có mức phí từ 7.000.000 đồng (bảy triệu) trở lên được thanh toán như sau: a) Đối với đối tượng là người hoạt động cách mạng trước tháng 8 năm 1945, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 81% trở lên, người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên: Quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí của dịch vụ. b) Đối với người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng (trừ đối tượng quy định tại tiết (a) nêu trên); người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đang hưởng trợ cấp hàng tháng; người cao tuổi tàn tật không nơi nương tựa; người đang hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng và các đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp hàng tháng; người được hưởng chế độ KCB cho người nghèo: Quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí của dịch vụ nhưng tối đa không quá 20.000.000 đồng (hai mươi triệu) cho một lần sử dụng dịch vụ đó. c) Các đối tượng còn lại: Quỹ BHYT thanh toán 60% chi phí nhưng mức thanh toán tối đa không quá 20.000.000 đồng cho một lần sử dụng dịch vụ đó, phần còn lại do người bệnh BHYT tự thanh toán cho cơ sở KCB. Trường hợp 60% chi phí thấp hơn 7.000.000 (bảy triệu) đồng thì quỹ BHYT thanh toán bằng 7.000.000 (bảy triệu) đồng . Ví dụ: Người bệnh BHYT Nguyễn Văn A có sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao có mức phí là 10.000.000 đồng. Theo quy định tại điểm (c) này thì bệnh nhân A được Quỹ BHYT thanh toán 60% x 10.000.000 đồng = 6.000.000 đồng. Mức này thấp hơn 7.000.000 đồng, do vậy bệnh nhân A được Quỹ BHYT thanh toán bằng 7.000.000 đồng. Phần còn lại 3.000.000 đồng do bệnh nhân A tự thanh toán với bệnh viện. 3.3. Bộ Y tế ban hành Danh mục dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn sau khi thống nhất với Bộ Tài chính để cơ quan BHXH có căn cứ thanh toán với các cơ sở KCB. 4. Chi phí vận chuyển người bệnh theo quy định tại điểm (h), khoản 1, mục I phần II Thông tư này được thanh toán như sau: a) Trường hợp vận chuyển người bệnh bằng phương tiện của cơ sở KCB, cơ quan BHXH sẽ thanh toán chi phí vận chuyển cho cơ sở KCB với mức thanh toán không quá 0,2 lít xăng/ km vận chuyển (cho cả lượt đi và về) theo giá hiện hành tại thời điểm sử dụng. Nếu có nhiều hơn một người bệnh cùng được vận chuyển trên một phương tiện thì mức thanh toán cũng chỉ được tính như đối với vận chuyển một người bệnh. b) Trường hợp người bệnh không sử dụng phương tiện của cơ sở KCB, cơ sở KCB nơi giới thiệu người bệnh chuyển tuyến thanh toán cho người bệnh với định mức 30.000 đồng/100 km (cho một lượt đi). 5. Người có thẻ BHYT bắt buộc khi KCB theo yêu cầu riêng: a) Người có thẻ BHYT KCB đúng tuyến chuyên môn kỹ thuật nhưng tự chọn thầy thuốc, tự chọn buồng bệnh, tự chọn các dịch vụ y tế thì được quỹ BHYT thanh toán chi phí theo mức giá viện phí hiện hành của nhà nước áp dụng cho cơ sở KCB đó. Người bệnh tự chi trả phần chênh lệch giữa giá dịch vụ theo yêu cầu và giá viện phí do nhà nước quy định. Trường hợp người bệnh BHYT yêu cầu sử dụng các dịch vụ ngoài chỉ định chuyên môn thì người bệnh tự chi trả chi phí của các dịch vụ đó. b) Người có thẻ BHYT tự đi KCB vượt tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế, KCB tại các cơ sở KCB không có hợp đồng với cơ quan BHXH thì được cơ quan BHXH thanh toán theo chi phí thực tế nhưng tối đa không vượt quá mức chi phí bình quân đối với mỗi loại hình KCB của tuyến chuyên môn kỹ thuật phù hợp (theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm Thông tư này). Trường hợp đi KCB ở nước ngoài thì được cơ quan BHXH thanh toán theo mức chi phí bình quân của các bệnh viện tuyến trung ương trên địa bàn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Người có thẻ BHYT bắt buộc khi KCB tại nơi đăng ký KCB ban đầu là cơ sở KCB ngoài công lập có hợp đồng KCB BHYT, được cơ quan BHXH thanh toán chi phí theo giá viện phí của các dịch vụ y tế tại cơ sở KCB nhà nước ở tuyến chuyên môn kỹ thuật phù hợp. Người bệnh tự thanh toán với cơ sở KCB phần chênh lệch (nếu có) giữa mức thu viện phí của cơ sở KCB ngoài công lập với mức phí mà cơ quan BHXH đã thỏa thuận thanh toán. II. CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG QUYỀN LỢI BẢO HIỂM Y TẾ Cơ quan BHXH không thanh toán chi phí KCB trong các trường hợp sau: 1. Điều trị bệnh phong; 2. Thuốc đặc hiệu điều trị các bệnh: lao, sốt rét, tâm thần phân liệt, động kinh và các bệnh khác nếu đã được ngân sách nhà nước chi trả thông qua các chương trình y tế quốc gia, các dự án hay các nguồn kinh phí khác; 3. Chẩn đoán, điều trị nhiễm HIV/AIDS (trừ các xét nghiệm HIV đối với các trường hợp phải làm theo chỉ định chuyên môn và các đối tượng được quy định tại Quyết định số 265/2003/QĐ-TTg ngày 16 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp); bệnh lậu, bệnh giang mai; 4. Tiêm chủng phòng bệnh; điều dưỡng, an dưỡng; xét nghiệm và chẩn đoán thai sớm; khám sức khỏe, kể cả khám sức khỏe định kỳ, khám tuyển lao động, tuyển sinh, tuyển nghĩa vụ quân sự ; thực hiện các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và điều trị vô sinh; 5. Chỉnh hình thẩm mỹ và tạo hình thẩm mỹ, làm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính; 6. Điều trị các bệnh đã được xác định là bệnh nghề nghiệp; tai nạn lao động (tai nạn trong giờ làm việc, tại nơi làm việc kể cả làm việc ngoài giờ do yêu cầu của người sử dụng lao động; tai nạn ngoài nơi làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc); tai nạn chiến tranh; tai nạn do thiên tai; 7. Điều trị các trường hợp tự tử, cố ý gây thương tích, nghiện chất ma túy, hay do thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật; 8. Các chi phí trong giám định y khoa; giám định y pháp; giám định y pháp tâm thần; 9. Các trường hợp KCB, phục hồi chức năng và sinh đẻ tại nhà; 10. Sử dụng các loại thuốc ngoài danh mục quy định, thuốc theo yêu cầu riêng của người bệnh; sử dụng các phương pháp chữa bệnh chưa được phép của Bộ Y tế; các trường hợp tham gia nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng. Phần 3: QUẢN LÝ, SỬ DỤNG QUỸ BẢO HIỂM Y TẾ I. QUỸ BẢO HIỂM Y TẾ 1. Quỹ bảo hiểm y tế được hình thành từ các nguồn sau: a) Tiền đóng phí BHYT do ngân sách nhà nước, người sử dụng lao động, người tham gia BHYT đóng theo quy định; b) Ngân sách Nhà nước cấp để mua thẻ BHYT cho các đối tượng theo mức quy định; c) Các khoản thu từ nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; d) Các khoản hỗ trợ khác của Nhà nước và các khoản thu hợp pháp khác (nếu có). đ) Tiền sinh lời do thực hiện các biện pháp hợp pháp nhằm bảo toàn và tăng trưởng Quỹ BHYT; 2. Quỹ BHYT là quỹ thành phần của quỹ BHXH, được quản lý tập trung, thống nhất, dân chủ và công khai theo quy chế quản lý tài chính hiện hành đối với BHXH Việt Nam. Quỹ BHYT được sử dụng để thanh toán chi phí KCB, phục hồi chức năng cho người tham gia BHYT theo phạm vi quyền lợi được quy định. Tiền tạm thời chưa sử dụng (nếu có) của Quỹ BHYT bắt buộc được huy động để thực hiện các biện pháp nhằm bảo toàn và tăng trưởng Quỹ theo quy định. II. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ 1. Quản lý quỹ Bảo hiểm y tế a) Số tiền đóng BHYT (điểm (a) và (b) khoản 1 mục I Phần III) được phân bổ và sử dụng như sau: · 95% lập Quỹ khám chữa bệnh; · 5% lập Quỹ dự phòng khám chữa bệnh. b) Số thu quy định tại điểm (c) và điểm (d) khoản 1 mục I phần III (nếu có) sẽ được hạch toán vào Quỹ KCB. c) Số thu quy định tại điểm (đ) khoản 1 mục I phần III được hạch toán vào Quỹ dự phòng KCB sau khi đã trích phần chi phí quản lý theo quy chế quản lý tài chính hiện hành đối với BHXH Việt Nam. d) Quỹ KCB hàng năm không chi hết được chuyển vào Quỹ dự phòng KCB. đ) Trường hợp chi phí KCB trong năm vượt quá khả năng thanh toán của Quỹ KCB thì được sử dụng Quỹ dự phòng KCB để bổ sung. Trường hợp sử dụng hết Quỹ dự phòng thì được phép tạm ứng từ các nguồn quỹ còn dư khác của quỹ BHXH để đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời các chế độ theo quy định về quản lý tài chính hiện hành đối với BHXH Việt Nam. Sau khi báo cáo quyết toán tài chính hàng năm được duyệt, Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam phối hợp cùng liên Bộ, báo cáo và trình Thủ tướng Chính phủ phương án hoàn trả các quỹ BHXH. 2. Sử dụng Quỹ khám, chữa bệnh Quỹ KCB BHYT được sử dụng để thanh toán chi phí KCB ngoại trú, nội trú tại nơi đăng ký KCB ban đầu và chi phí KCB của người có thẻ BHYT phải chuyển tuyến, KCB theo yêu cầu riêng và chi phí vận chuyển người bệnh. 3. Cân đối và điều tiết quỹ khám, chữa bệnh a) Định kỳ sáu tháng, hàng năm, cơ quan BHXH cấp tỉnh, tổng hợp tình hình sử dụng quỹ KCB của các cơ sở KCB trên địa bàn. Trong trường hợp Quỹ KCB bị thâm hụt thì báo cáo BHXH Việt Nam để giải quyết. b) Trong phạm vi nguồn Quỹ BHYT được sử dụng, BHXH Việt Nam thực hiện điều tiết Quỹ KCB, đảm bảo kinh phí cho các cơ quan BHXH tỉnh, thành phố thanh toán chi phí KCB BHYT với các cơ sở KCB. Phần 4: TỔ CHỨC KHÁM, CHỮA BỆNH VÀ THANH TOÁN CHI PHÍ KHÁM, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ I. TỔ CHỨC KHÁM, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ 1. Cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế a) Các cơ sở KCB công lập có đủ các tiêu chuẩn về chuyên môn kỹ thuật theo quy định được khám chữa bệnh cho người bệnh có thẻ BHYT bao gồm: Trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Trạm y tế xã), Trạm y tế (hoặc Phòng khám bệnh) của các cơ quan, doanh nghiệp; Phòng khám đa khoa khu vực; Nhà hộ sinh; Các bệnh viện và viện có giường bệnh. b) Các cơ sở y tế ngoài công lập bao gồm: Phòng khám đa khoa, Phòng khám chuyên khoa, Nhà hộ sinh và Bệnh viện được ký hợp đồng KCB BHYT nếu có đủ các điều kiện về pháp lý và chấp thuận về mức phí và cơ chế thanh toán như đối với cơ sở KCB công lập. 2. Lựa chọn, đăng ký nơi khám, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám, chữa bệnh a) Người có thẻ BHYT được lựa chọn một trong các cơ sở KCB ban đầu thuận lợi, gần nơi cư trú hoặc nơi công tác theo hướng dẫn của cơ quan BHXH để được quản lý và KCB. Nơi đăng ký KCB ban đầu được ghi trên thẻ BHYT. b) Người có thẻ BHYT có quyền đề nghị cơ quan BHXH thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu vào cuối mỗi quý. c) Đối với những ngành nghề có tính chất đặc thù, người có thẻ BHYT thường xuyên phải di chuyển hay làm việc lưu động tại các địa phương khác nhau, cơ quan BHXH có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý người lao động và cơ sở KCB trên địa bàn để quy định cơ sở KCB và cách thức thanh toán chi phí KCB sao cho thuận tiện, đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ BHYT. d) Đối với dịch vụ thai sản: người có thẻ BHYT đăng ký khám, quản lý thai nghén và sinh đẻ tại Trạm y tế, Phòng khám đa khoa hoặc Nhà hộ sinh; bệnh viện huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; bệnh viện tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. đ) Khi tình trạng bệnh lý của người có thẻ BHYT vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật của cơ sở KCB, người bệnh được chuyển tuyến điều trị theo quy định của Bộ Y tế. e) Trong trường hợp cấp cứu, người có thẻ BHYT được KCB tại bất kỳ cơ sở KCB BHYT trên lãnh thổ Việt Nam (bao gồm cả cơ sở KCB công lập và ngoài công lập) và được hưởng đầy đủ chế độ BHYT. 3. Thủ tục cần thiết khi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế a) Khi KCB tại cơ sở đăng ký KCB ban đầu, người có thẻ BHYT phải xuất trình thẻ BHYT còn giá trị sử dụng và một giấy tờ tuỳ thân có ảnh. b) Đối với trường hợp khám lại theo hẹn của bác sỹ, người có thẻ BHYT phải xuất trình các giấy tờ như quy định tại điểm (a) nêu trên và giấy ra viện có hẹn khám lại hoặc giấy hẹn khám lại của cơ sở KCB (hoặc được ghi trong Sổ khám chữa bệnh) theo quy chế bệnh viện do Bộ Y tế quy định. c) Đối với trường hợp chuyển viện: người có thẻ BHYT phải xuất trình các giấy tờ như quy định tại điểm (a) nêu trên và hồ sơ chuyển viện theo quy định (gồm Giấy giới thiệu chuyển viện và Tóm tắt hồ sơ bệnh án của cơ sở KCB nơi người bệnh đã được điều trị). d) Người bệnh phải xuất trình ngay thẻ BHYT và các giấy tờ cần thiết theo quy định trên khi KCB. Nếu trình thẻ muộn thì chỉ được hưởng quyền lợi BHYT kể từ ngày trình thẻ BHYT. Người bệnh phải tự trả cho cơ sở KCB các khoản chi phí KCB trong những ngày trước khi trình thẻ và được cơ quan BHXH thanh toán lại như đối với các trường hợp KCB theo yêu cầu riêng. Đối với các trường hợp cấp cứu hoặc hôn mê không có thân nhân đi cùng, thì người bệnh phải trình thẻ BHYT trước khi ra viện để được hưởng quyền lợi BHYT. 4. Tổ chức khám, chữa bệnh cho người bệnh bảo hiểm y tế Cơ sở KCB BHYT có trách nhiệm tổ chức KCB cho người có thẻ BHYT theo hợp đồng đã được ký kết với cơ quan BHXH nhằm đảm bảo tốt quyền lợi cho người tham gia BHYT, cụ thể: a) Tổ chức tiếp đón và hướng dẫn người có thẻ BHYT khi đến KCB. b) Kiểm tra, quản lý thẻ BHYT và giấy chuyển viện (nếu là người bệnh chuyển viện) ngay khi người bệnh đến KCB. Trong thời gian người bệnh có thẻ BHYT điều trị nội trú, cơ sở KCB thực hiện quản lý thẻ của người bệnh và trả lại thẻ khi người bệnh ra viện hoặc chuyển viện. c) Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn thì cơ sở KCB có trách nhiệm chuyển viện theo đúng quy định về tuyến chuyên môn kỹ thuật và quy định về quy chế, thủ tục chuyển viện của Bộ Y tế. d) Cơ sở KCB đảm bảo thực hiện tốt công tác KCB cho người bệnh, chỉ định làm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng và các kỹ thuật chuyên môn cần thiết đảm bảo hợp lý, an toàn theo đúng quy định. đ) Chỉ định dùng thuốc, cấp phát thuốc cho người bệnh, cả nội trú và ngoại trú theo Danh mục thuốc do Bộ Y tế quy định, không kê đơn để người bệnh tự mua. Nếu kê đơn thuốc theo yêu cầu của người bệnh thì phải ghi rõ “Kê đơn theo yêu cầu của người bệnh” để làm cơ sở thanh toán BHYT. e) Cơ sở KCB, căn cứ vào phạm vi chuyên môn kỹ thuật có trách nhiệm đảm bảo cung ứng đủ thuốc, máu, dịch truyền, hoá chất, vật tư y tế… phục vụ công tác khám chữa bệnh và tạo thuận lợi cho người bệnh và thanh toán giữa cơ sở KCB và cơ quan BHXH. g) Khi tiếp nhận người bệnh từ nơi khác chuyển đến, nếu xét thấy không cần điều trị nội trú, cơ sở KCB (nơi tiếp nhận) có trách nhiệm cấp phát thuốc điều trị ngoại trú hoặc cho chỉ dẫn điều trị và chuyển người bệnh về điều trị ở tuyến chuyên môn kỹ thuật phù hợp, không kê đơn thuốc để người bệnh tự mua. h) Phối hợp với cán bộ cơ quan BHXH thường trực tại cơ sở KCB để giải thích về chế độ BHYT và giải quyết những khiếu nại liên quan đến quyền lợi của người có thẻ BHYT. i) Thực hiện nghiêm túc việc thống kê chi phí của các dịch vụ y tế mà người bệnh BHYT đã sử dụng, ghi chép đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan trong quá trình KCB để làm cơ sở thanh toán với cơ quan BHXH. k) Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan quản lý y tế thuộc các Bộ, ngành khác có trách nhiệm chỉ đạo các cơ sở KCB trực thuộc tổ chức thực hiện tốt công tác KCB BHYT theo đúng quy định, quản lý công tác chuyên môn đảm bảo cho việc thực hiện chỉ định chuyên môn trong KCB có hiệu quả, hợp lý, an toàn; đồng thời giải quyết theo thẩm quyền các sai phạm của cơ sở KCB trực thuộc trong việc thực hiện KCB cho người có thẻ BHYT. II. CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN CHI PHÍ KHÁM, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ 1. Thanh toán giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội với cơ sở khám, chữa bệnh Cơ quan BHXH thanh toán chi phí KCB với cơ sở KCB trên cơ sở hợp đồng KCB BHYT đối với các trường hợp KCB đúng tuyến chuyên môn kỹ thuật hoặc trong trường hợp cấp cứu, theo hình thức thanh toán theo phí dịch vụ hoặc thanh toán theo định suất. Cơ sở KCB lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp để ký hợp đồng với cơ quan BHXH. 1.1. Thanh toán theo phí dịch vụ a) Nguyên tắc và nội dung thanh toán - Thanh toán theo phí dịch vụ là hình thức thanh toán dựa trên chi phí của các dịch vụ y tế mà người bệnh BHYT sử dụng. Chi phí về thuốc, vật tư tiêu hao y tế, dịch truyền được thanh toán theo giá mua vào của cơ sở KCB; chi phí về máu, chế phẩm máu được thanh toán theo giá quy định. Chi phí các dịch vụ y tế khác dựa trên Bảng giá viện phí áp dụng tại cơ sở KCB do cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định về thu viện phí. - Mức phí KCB tại Trạm y tế xã do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tạm thời dựa trên Khung giá viện phí áp dụng cho bệnh viện tuyến huyện do liên Bộ Y tế- Bộ Tài chính quy định. - Đối với các cơ sở KCB ngoài công lập có ký hợp đồng KCB BHYT thì áp dụng Bảng giá của cơ sở công lập tương đương với tuyến chuyên môn. b) Phương thức thanh toán - Đối với các cơ sở KCB BHYT (nơi người có thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu) có thực hiện KCB ngoại trú và nội trú: Cơ sở KCB được sử dụng 90% quỹ KCB (tính trên tổng số thẻ đăng ký theo mức phí BHYT bình quân của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) để chi trả chi phí KCB ngoại trú, nội trú và chi phí vận chuyển cho người bệnh có thẻ BHYT đăng ký KCB tại cơ sở đó và chi phí KCB tại các cơ sở khác trong trường hợp người bệnh được chuyển tuyến, cấp cứu hay KCB theo yêu cầu riêng. - Đối với cơ sở KCB BHYT (nơi người có thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu) chỉ thực hiện KCB ngoại trú: Cơ sở KCB được sử dụng 45% quỹ KCB tính trên tổng số thẻ đăng ký theo mức phí BHYT bình quân của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để chi trả chi phí KCB ngoại trú tại cơ sở KCB đã đăng ký; chi phí KCB ngoại trú tại các cơ sở KCB khác trong các trường hợp người bệnh được chuyển tuyến, cấp cứu, KCB theo yêu cầu riêng và chi phí vận chuyển nếu có chuyển viện. Phần quỹ KCB còn lại cơ quan BHXH dùng để thanh toán chi phí KCB nội trú tại cơ sở KCB khác nơi người bệnh được điều trị nội trú. - Đối với Trạm y tế xã: Cơ quan BHXH ký hợp đồng với bệnh viện đa khoa huyện (hoặc cơ sở KCB được Sở Y tế giao nhiệm vụ KCB cho nhân dân trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong trường hợp không có bệnh viện huyện) để tổ chức KCB cho người có thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu tại Trạm y tế xã. Trong phạm vi quỹ KCB BHYT được giao, Bệnh viện huyện (hoặc cơ sở KCB được giao nhiệm vụ) có trách nhiệm mua thuốc, vật tư y tế tiêu hao cấp cho Trạm y tế xã và chi trả các dịch vụ kỹ thuật do Trạm y tế xã thực hiện theo quy định. - Cơ quan BHXH thực hiện thanh toán chi phí KCB của người có thẻ BHYT tại các cơ sở KCB BHYT khác và khấu trừ tương ứng vào nguồn kinh phí KCB BHYT được sử dụng của cơ sở KCB nơi người có thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu. - Trường hợp chi phí KCB BHYT, kể cả chi phí KCB tại các cơ sở KCB khác, vượt quá nguồn quỹ KCB được sử dụng, cơ sở KCB được cơ quan BHXH cấp bù từ 10% quỹ KCB còn lại của cơ sở có thực hiện KCB ngoại trú, nội trú hoặc từ 5% của cơ sở chỉ thực hiện KCB ngoại trú. - Trường hợp đã cấp bù mà vẫn còn thiếu do có ít số thẻ đăng ký KCB ban đầu, có nhiều người mắc bệnh nặng, bệnh mạn tính có chi phí KCB lớn hoặc do tính chất đặc biệt về đối tượng người bệnh của cơ sở KCB thì cơ quan BHXH có trách nhiệm cân đối quỹ BHYT để thanh toán kịp thời phần chi phí vượt, đảm bảo quyền lợi cho người bệnh và cơ sở KCB. - Cơ quan BHXH có trách nhiệm ứng trước cho cơ sở KCB một khoản kinh phí tối thiểu bằng 80% số tiền chi cho KCB đã được quyết toán của Quý trước, khi quyết toán hai bên cân đối bù trừ và BHXH thực hiện việc tạm ứng tiếp cho Quý sau. Đến cuối năm, vào tháng 11, cơ quan BHXH có trách nhiệm tạm ứng trước kinh phí để cơ sở KCB chủ động mua thuốc, vật tư y tế tiêu hao phục vụ người bệnh năm sau. 1. 2. Thanh toán theo định suất a) Nguyên tắc - Thanh toán theo định suất là hình thức cơ quan BHXH thanh toán với các cơ sở KCB dựa trên mức khoán (hay định suất khoán) được tính cho mỗi người có thẻ BHYT (hay đầu thẻ BHYT) đăng ký tại cơ sở KCB trong một khoảng thời gian nhất định (một năm). - Tổng quỹ khoán trong năm tối đa không vượt quá tổng quỹ được sử dụng để KCB của người có thẻ BHYT, cụ thể : không quá 90% quỹ KCB BHYT đối với cơ sở có thực hiện KCB ngoại trú và nội trú và không quá 45% đối với cơ sở chỉ KCB ngoại trú. Phần quỹ còn lại cơ quan BHXH sử dụng để điều tiết và điều chỉnh mức khoán khi cần thiết. - Trên cơ sở tổng mức kinh phí khoán được xác định, cơ quan BHXH có trách nhiệm ứng trước kinh phí cho cơ sở KCB và thực hiện thanh quyết toán. - Cơ sở KCB có trách nhiệm đảm bảo việc KCB cho số người có thẻ BHYT đăng ký trong khoảng thời gian được thỏa thuận mà không thu thêm bất kỳ một khoản chi phí nào thuộc phạm vi quyền lợi của người có thẻ BHYT được hưởng theo quy định. - Cơ sở KCB phải đảm bảo trang trải toàn bộ chi phí KCB theo chế độ BHYT cho người có thẻ BHYT đăng ký KCB tại cơ sở đó, kể cả chi phí KCB của những người này ở tuyến khác. - Cơ sở KCB chỉ được sử dụng nguồn quỹ khoán này cho việc đảm bảo chi phí KCB và nâng cao chất lượng KCB BHYT, không sử dụng vào mục đích khác. - Trường hợp chi phí KCB thực tế lớn hơn quỹ khoán do các nguyên nhân khách quan như dịch bệnh, gia tăng các bệnh mãn tính… cơ quan BHXH xem xét, điều tiết hỗ trợ khoản thiếu hụt. - Định suất khoán sẽ được điều chỉnh cho phù hợp khi có sự biến động về chi phí y tế, mức đóng BHYT, tính đặc thù về cơ cấu bệnh tật của các đối tượng có thẻ BHYT đăng ký tại mỗi cơ sở KCB. b) Phương thức - Xác định mức khoán: tổng kinh phí cơ quan BHXH thanh toán với cơ sở KCB ( C) được xác định như sau: C = M x N x k Trong đó: · M là định suất khoán tính trên đầu thẻ BHYT · N là tổng số thẻ BHYT đăng ký KCB tại cơ sở đó trong năm · k là hệ số điều chỉnh do biến động về chi phí KCB của năm sau so vơi năm trước. Hệ số k tạm thời được áp dụng là 1,1. Trong trường hợp có sự gia tăng đột biến về chi phí KCB, liên Bộ sẽ điều chỉnh hệ số k cho phù hợp. - Tính định suất khoán (M): Định suất khoán bình quân thẻ được xác định như sau: M = M1 + M2 + M3 Trong đó: · M1 là chi phí KCB ngoại trú bình quân/ thẻ/ năm; · M2 là chi phí KCB nội trú bình quân/ thẻ/ năm; · M3 là chi phí vận chuyển bình quân/ thẻ/ năm. - Cơ sở để tính chi phí bình quân dựa vào chi phí của năm trước. 2. Thanh toán trực tiếp giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội với người tham gia bảo hiểm y tế a) Cơ quan BHXH thanh toán trực tiếp với người có thẻ BHYT trong các trường hợp sau: - KCB tự vượt tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế; - KCB tại các cơ sở KCB không có hợp đồng với cơ quan BHXH; - KCB ở nước ngoài. b) Các trường hợp quy định tại điểm (a) khoản 2 trên đây, người bệnh tự thanh toán các chi phí KCB cho cơ sở KCB, đồng thời lưu giữ toàn bộ các chứng từ hợp lệ (đơn thuốc, sổ y bạ, hoá đơn mua thuốc, giấy ra viện, biên lai thu viện phí theo quy định của Bộ Tài chính và các chứng từ có liên quan khác) để làm cơ sở đề nghị cơ quan BHYT thanh toán lại một phần chi phí KCB theo quy định tại điểm (b) khoản 5 mục I phần II Thông tư này. 3. Phương thức thanh toán khác Cơ quan BHXH và cơ sở KCB nghiên cứu và đề xuất các phương thức thanh toán khác như: chi trả theo chẩn đoán, theo ngày điều trị nội trú bình quân… trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của người bệnh BHYT, quyền lợi của cơ sở KCB và khả năng an toàn của quỹ BHYT để trình BHXH Việt Nam xem xét và báo cáo liên Bộ Y tế, Tài chính quyết định. 4. Nguồn kinh phí do cơ quan BHXH thanh toán cho các cơ sở KCB BHYT là nguồn thu viện phí của đơn vị, được quản lý và sử dụng theo quy định hiện hành của nhà nước. Phần 5: QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH I . ĐỐI VỚI CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI 1. Cấp phát thẻ BHYT đúng đối tượng, đúng thời hạn. 2. Hướng dẫn người có thẻ BHYT lựa chọn nơi đăng ký KCB ban đầu thuận tiện. 3. Ký hợp đồng và phối hợp thực hiện tốt hợp đồng với các cơ sở KCB hợp pháp để KCB cho người có thẻ BHYT. 4. Cung cấp các biểu mẫu, tài liệu hướng dẫn cơ sở KCB ghi chép, thống kê chi phí KCB của người bệnh có thẻ BHYT. Cung cấp số liệu có liên quan như: số thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu, mức phí BHYT bình quân của tỉnh, thành phố để xác định quỹ KCB BHYT của cơ sở KCB. 5. Phối hợp với cơ sở KCB kiểm tra các giấy tờ cần thiết mà người có thẻ BHYT cần xuất trình khi đến KCB và giải quyết những khiếu nại liên quan đến quyền lợi của người có thẻ BHYT khi đến KCB. 6. Được cơ sở KCB cung cấp hồ sơ, bệnh án và các tài liệu có liên quan đến việc KCB và thanh toán chi phí KCB của người bệnh để giám định và kiểm tra nhằm đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ BHYT và làm cơ sở thanh quyết toán với cơ sở KCB. 7. Từ chối thanh toán chi phí KCB không đúng quy định của Điều lệ BHYT và các quy định của Thông tư này hoặc không đúng với các điều khoản ghi trong hợp đồng KCB BHYT giữa cơ quan BHXH và cơ sở KCB; phát hiện các trường hợp lạm dụng thẻ BHYT, lạm dụng quỹ BHYT để giải quyết theo thẩm quyền. 8. Thực hiện việc tạm ứng, thanh quyết toán chi phí KCB của người có thẻ BHYT với cơ sở KCB một cách kịp thời, đúng quy định, đúng thời hạn. Hướng dẫn và thanh toán trực tiếp cho người bệnh có thẻ BHYT tại cơ quan BHXH kịp thời, đúng quy định. 9. Cơ quan BHXH cấp tỉnh định kỳ hàng quý (hoặc sau mỗi kỳ quyết toán) chủ trì và phối hợp với Sở Y tế tổng hợp, đánh giá tình hình sử dụng quỹ KCB tại địa phương và việc đảm bảo quyền lợi của người có thẻ BHYT khi đi KCB tại các cơ sở KCB trên địa bàn tỉnh để báo cáo về Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Y tế xem xét, giải quyết. 10. Cơ quan BHXH phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến dưới nhiều hình thức về BHYT. II. ĐỐI VỚI CƠ SỞ KHÁM, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ 1. Chỉ định sử dụng thuốc, dịch truyền, máu và chế phẩm máu, vật phẩm sinh học, sử dụng vật tư tiêu hao, thực hiện thủ thuật, phẫu thuật, xét nghiệm và các dịch vụ y tế an toàn, hợp lý theo quy định về chuyên môn kỹ thuật của Bộ Y tế. Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyển viện. 2. Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ cơ quan BHXH thường trực tại cơ sở để thực hiện công tác tuyên truyền, giải thích về BHYT, hướng dẫn người tham gia BHYT về quyền lợi, trách nhiệm và giải quyết những khiếu nại liên quan đến việc KCB của người có thẻ BHYT; 3. Cơ sở KCB có trách nhiệm tổ chức, theo dõi các hoạt động về KCB cho người có thẻ BHYT; thống kê và thu phần tự trả viện phí của người có thẻ BHYT, cấp biên lai thu viện phí theo quy định của Bộ Tài chính cho người bệnh. 4. Cơ sở KCB có trách nhiệm tổng hợp đầy đủ, chính xác, trung thực chi phí KCB cho người có thẻ BHYT để thanh quyết toán kịp thời với cơ quan BHXH. Phần 6: TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành, sửa đổi, bổ sung danh mục thuốc, danh mục vật tư tiêu hao y tế, danh mục dịch vụ kỹ thuật phục hồi chức năng và phân tuyến kỹ thuật trong KCB làm cơ sở thanh toán chi phí KCB BHYT. 2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm: a) Chỉ đạo, hướng dẫn triển khai và kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chính sách BHYT trên phạm vi toàn quốc để báo cáo và đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết kịp thời; b) Kiểm tra, giám sát người sử dụng lao động trong việc thực hiện trách nhiệm đóng BHYT theo đúng quy định, báo cáo cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật. c) Xây dựng kế hoạch hàng năm về khai thác BHYT gửi liên Bộ; thực hiện các quy định của pháp luật và yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về chế độ thống kê, báo cáo hoạt động chuyên môn, báo cáo tài chính và thanh tra, kiểm tra. 3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về bảo hiểm y tế và giải quyết những vướng mắc trong thực hiện chính sách BHYT tại địa phương. 4. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ sở KCB tổ chức thực hiện các chính sách đảm bảo việc KCB cho người có thẻ BHYT. 5. Bộ Quốc phòng, sau khi thống nhất với Bộ Y tế và Bộ Tài chính, trên nguyên tắc đảm bảo đầy đủ về quyền lợi và trách nhiệm theo Điều lệ Bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ, hướng dẫn quản lý, tổ chức thực hiện BHYT đối với cán bộ, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng làm việc trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quân đội và đối với lao động hợp đồng làm việc trong các đơn vị hành chính quân sự, các doanh nghiệp quân đội đóng quân trên các địa bàn chiến lược. Phần 7: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Những quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư này đều bãi bỏ. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị phản ánh về liên Bộ để xem xét, giải quyết. KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH THỨ TRƯỞNG Huỳnh Thị Nhân KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thị Xuyên PHỤ LỤC MỨC CHI PHÍ BÌNH QUÂN TẠI CÁC TUYẾN CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT ÁP DỤNG THANH TOÁN TRỰC TIẾP CHO NGƯỜI CÓ THẺ BẢO HIỂM Y TẾ KHÁM CHỮA BỆNH THEO YÊU CẦU RIÊNG (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số: 21 /2005/TTLT-BYT-Bộ Tài chính ngày 27 tháng 0 7 năm 2005) Loại hình khám, chữa bệnh Tuyên chuyên môn kỹ thuật Chi phí bình quân (đồng) Ngoại trú (một lần khám bệnh và cấp thuốc) Tuyến huyện hoặc tương đương 20.000 Tuyến tỉnh hoặc tương đương 30.000 Tuyến trung ương 80.000 Nội trú (một đợt điều trị nội trú) Tuyến huyện hoặc tương đương 250.000 Tuyến tỉnh hoặc tương đương 550.000 Tuyến trung ương 900.000 Ghi chú: Đối với các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mức thanh toán cho các tuyến được tính bằng 1,2 lần mức quy định cho các tuyến tương đương.
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính, Bộ Y tế", "promulgation_date": "27/07/2005", "sign_number": "21/2005/TTLT-BYT-BTC", "signer": "Huỳnh Thị Nhân, Nguyễn Thị Xuyên", "type": "Thông tư liên tịch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-01-2024-TT-BTP-bai-bo-mot-so-Thong-tu-dang-ky-bien-phap-bao-dam-598632.aspx
Thông tư 01/2024/TT-BTP bãi bỏ một số Thông tư đăng ký biện pháp bảo đảm mới nhất
BỘ TƯ PHÁP -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 01/2024/TT-BTP Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2024 THÔNG TƯ BÃI BỎ MỘT SỐ THÔNG TƯ CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP VỀ ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Căn cứ Nghị định số 98/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp; Căn cứ Nghị định số 99/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm; Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư bãi bỏ một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về đăng ký biện pháp bảo đảm. Điều 1. Bãi bỏ toàn bộ các thông tư Bãi bỏ toàn bộ các thông tư sau đây: 1. Thông tư số 01/2019/TT-BTP ngày 17 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển. 2. Thông tư số 07/2019/TT-BTP ngày 2 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Điều 2. Điều khoản thi hành Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2024./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng Chính phủ; - Các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Tổng kiểm toán nhà nước; - Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Cục Kiểm tra VBQPPL, Bộ Tư pháp; - Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; - Công báo; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; - Cổng Thông tin điện tӱ Bộ Tư pháp; - Lưu: VT, Cục ĐKQGGDBĐ. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Khánh Ngọc
{ "issuing_agency": "Bộ Tư pháp", "promulgation_date": "01/02/2024", "sign_number": "01/2024/TT-BTP", "signer": "Nguyễn Khánh Ngọc", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Chi-thi-01-2005-CT-TTg-cong-tac-dao-Tin-lanh-52822.aspx
Chỉ thị 01/2005/CT-TTg công tác đạo Tin lành
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 01/2005/CT-TTg Hà Nội, ngày 04 tháng 2 năm 2005 CHỈ THỊ VỀ MỘT SỐ CÔNG TÁC ĐỐI VỚI ĐẠO TIN LÀNH Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đối với đạo Tin lành, thời gian qua các Bộ, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực và đã đạt được những kết quả quan trọng. Các sinh hoạt tôn giáo thuần tuý của chức sắc, tín đồ Tin lành được bảo đảm, tạo sự phấn khởi trong đồng bào theo đạo, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Đồng bào theo đạo Tin lành đã hăng hái tham gia các phong trào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước. Để tiếp tục thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và về Tin lành nói riêng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả những nhiệm vụ sau đây: 1. Tổ chức quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện đầy đủ các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và chính sách đối với đạo Tin lành; đồng thời tổ chức thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân và tạo điều kiện để đồng bào theo đạo Tin lành gắn bó với cộng đồng, tham gia ngày càng tốt hơn các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động và tạo điều kiện thuận lợi để các chức sắc, tín đồ Tin lành thực hiện tốt chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, đưa sinh hoạt tôn giáo của đạo Tin lành đi vào nền nếp bình thường, phù hợp với pháp luật; động viên mọi chức sắc, tín đồ sống ''tốt đời, đẹp đạo'', ''phụng sự Thiên chúa, phục vụ Tổ quốc và Dân tộc''. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng, tự do theo đạo và không theo đạo của mọi công dân; nghiêm cấm việc ép buộc đồng bào theo đạo hoặc bỏ đạo. Kiên quyết đấu tranh với những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo, đội lốt đạo Tin lành để kích động, lôi kéo đồng bào ta gây chia rẽ dân tộc, chống phá đất nước. 3. Hướng dẫn, giúp đỡ Tổng hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) và Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) thực hiện các hoạt động tôn giáo đúng theo Hiến chương, Điều lệ của giáo hội và tuân thủ các quy định của pháp luật. 4. Đối với đồng bào theo đạo Tin lành ở Tây Nguyên, Nam Trường Sơn và các tỉnh miền Trung : Tiếp tục xem xét công nhận các Chi hội thuộc Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) và tạo điều kiện thuận lợi để các Chi hội này xây dựng nơi thờ tự, đào tạo và bố trí chức sắc hướng dẫn việc đạo cho các Chi hội đã được công nhận theo quy định của pháp luật. Đối với những nơi chưa đủ điều kiện để được công nhận lập Chi hội, nếu đồng bào theo đạo ở đó có nhu cầu sinh hoạt tôn giáo thuần túy, cam kết chấp hành các quy định của pháp luật, không hoạt động cho bọn phản động Fulrô, không dính líu đến ''Tin lành Đê Ga'' (thực chất là tổ chức của bọn phản động Fulrô) thì chính quyền xã, phường tạo điều kiện cho đồng bào thực hiện các sinh hoạt tôn giáo bình thường tại gia đình hoặc chấp thuận cho đồng bào đăng ký sinh hoạt đạo tại địa điểm thích hợp trong buôn, làng. 5. Đối với số đồng bào ở miền núi phía Bắc mới theo đạo Tin lành cần căn cứ vào nhu cầu tín ngưỡng để có chủ trương thích hợp theo hướng: Đối với bộ phận đồng bào đã có thời gian theo đạo Tin lành và có nhu cầu tín ngưỡng thực sự, trước mắt hướng dẫn cho đồng bào sinh hoạt tôn giáo tại gia đình, hoặc nơi nào có nhu cầu thì hướng dẫn cho đồng bào đăng ký sinh hoạt đạo ở địa điểm thích hợp tại bản, làng. Khi hội đủ các điều kiện thì tạo thuận lợi cho đồng bào sinh hoạt tôn giáo bình thường theo quy định của pháp luật. Đối với bộ phận đồng bào đã theo đạo, nay có nhu cầu trở lại với tín ngưỡng truyền thống của dân tộc mình, cần tạo điều kiện, giúp đỡ để đồng bào thực hiện ý nguyện đó. 6. Thông báo công khai cho đồng bào biết rõ những người đội lốt chức sắc Tin lành để hoạt động chống phá đất nước, gây chia rẽ dân tộc và những hành vi vi phạm pháp luật của họ, cũng như biện pháp xử lý và chính sách khoan hồng của Nhà nước ta. Xử lý nghiêm theo pháp luật những người hoạt động truyền đạo trái pháp luật. 7. Đối với các tổ chức hệ phái Tin lành chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để công nhận tư cách pháp nhân, nếu xét thấy thực sự có nhu cầu tín ngưỡng thì hướng dẫn cho họ thực hiện việc đăng ký sinh hoạt đạo với chính quyền xã, phường. Từng bước xem xét công nhận tư cách pháp nhân đối với số hệ phái Tin lành có trước năm 1975 đang hoạt động tôn giáo thuần túy, nếu đủ các điều kiện quy định của pháp luật thì chấp thuận cho tổ chức Đại hội đồng để công nhận tư cách pháp nhân. 8. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, Uỷ ban nhân dân các địa phương cần quan tâm giúp đỡ giải quyết nhu cầu về xây dựng cơ sở thờ tự, phong chức sắc, bồi dưỡng giáo lý của các hệ phái Tin lành đã được công nhận. 9. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức quán triệt rộng rãi trong nhân dân và triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Ban Tôn giáo Chính phủ có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và thường xuyên có báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Phan Văn Khải (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ", "promulgation_date": "04/02/2005", "sign_number": "01/2005/CT-TTg", "signer": "Phan Văn Khải", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-62-2020-TT-BTC-thanh-toan-khoan-chi-thuong-xuyen-tu-Ngan-sach-qua-Kho-Bac-446115.aspx
Thông tư 62/2020/TT-BTC thanh toán khoản chi thường xuyên từ Ngân sách qua Kho Bạc
BỘ TÀI CHÍNH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 62/2020/TT-BTC Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2020 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN KIỂM SOÁT, THANH TOÁN CÁC KHOẢN CHI THƯỜNG XUYÊN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 06 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế, kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước; Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập Căn cứ Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế, kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước; Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và các Nghị định trong từng lĩnh vực giáo dục đào tạo; giáo dục nghề nghiệp; y tế; văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin truyền thông và báo chí; khoa học và công nghệ; sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác; Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí và quy định của Bộ Tài chính về hướng dẫn thu, nộp quản lý và sử dụng từng loại phí; Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Ngân sách Nhà nước; Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên; Nghị định số 04/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô; Căn cứ Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước; Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Theo đề nghị của Tổng Giám đốc KBNN, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN: Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng: 1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này hướng kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ Ngân sách Nhà nước (NSNN) qua Kho bạc Nhà nước (không bao gồm đối với các khoản chi của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các khoản chi ngân sách có cơ chế hướng dẫn riêng theo quy định của cấp có thẩm quyền). 2. Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân giao dịch với Kho bạc Nhà nước; Kho bạc Nhà nước (KBNN), cơ quan tài chính các cấp. Điều 2. Điều kiện chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Chi Ngân sách nhà nước (NSNN) chỉ được thực hiện khi đảm bảo điều kiện chi NSNN theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Luật NSNN số 83/2015/QH13; có đủ hồ sơ theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước (Nghị định số 11/2020/NĐ-CP) và hồ sơ đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ theo quy định của pháp luật hiện hành. Điều 3. Nguyên tắc kiểm soát, thanh toán qua Kho bạc Nhà nước 1. Các khoản chi NSNN phải đáp ứng điều kiện chi NSNN theo quy định tại Điều 2 Thông tư này. 2. Chi NSNN thực hiện theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp từ KBNN cho người hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp một số khoản chi chưa có đủ điều kiện thực hiện việc thanh toán trực tiếp từ KBNN, đơn vị sử dụng ngân sách được tạm ứng kinh phí để chủ động chi theo dự toán được giao, sau đó đơn vị thanh toán với KBNN theo đúng quy định tại Điều 7 Thông tư này. 3. Chi NSNN được hạch toán bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp các khoản thu, chi NSNN bằng ngoại tệ thì được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán do cơ quan có thẩm quyền quy định để hạch toán thu, chi NSNN tại thời điểm phát sinh. 4. Các khoản chi tạm ứng và thanh toán bằng tiền mặt phải đúng theo quy định tại Thông tư số 13/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý thu chi bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN (Thông tư số 13/2017/TT-BTC) và Thông tư số 136/2018/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2017/TT-BTC (Thông tư số 136/2018/TT-BTC). 5. Trường hợp các khoản chi NSNN thực hiện bằng hình thức giao dịch điện tử qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN, việc kiểm soát, thanh toán của KBNN phải tuân thủ quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN theo quy định tại Nghị định 165/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; Nghị định số 11/2020/NĐ-CP. Điều 4. Hình thức kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước KBNN thực hiện kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ NSNN qua KBNN theo các hình thức sau: 1. Thanh toán trước, kiểm soát sau: a) Thanh toán trước, kiểm soát sau là hình thức thanh toán áp dụng đối với từng lần thanh toán của các hợp đồng thanh toán nhiều lần, trừ lần thanh toán cuối cùng; trong đó, KBNN tiếp nhận hồ sơ và làm thủ tục thanh toán cho đối tượng thụ hưởng trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, hợp pháp; đồng thời, gửi 01 chứng từ báo Nợ cho đơn vị để xác nhận đã thực hiện thanh toán, gửi 01 chứng từ báo Có cho đơn vị (nếu đơn vị thụ hưởng mở tài khoản tại KBNN). b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán KBNN thực hiện kiểm soát hồ sơ theo chế độ quy định. c) Trường hợp sau khi kiểm soát phát hiện khoản chi không đảm bảo đúng chế độ quy định, KBNN có văn bản thông báo kết quả kiểm soát chi (theo mẫu số 01 kèm theo Thông tư này) gửi đơn vị sử dụng ngân sách; sau đó thực hiện xử lý thu hồi giảm trừ giá trị thanh toán vào lần thanh toán liền kề tiếp theo, trường hợp lần thanh toán liền kề tiếp theo không đủ khối lượng hoàn thành/dự toán để giảm trừ thì thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 Thông tư này. 2. Kiểm soát trước, thanh toán sau: Kiểm soát trước, thanh toán sau là hình thức thanh toán áp dụng đối với tất cả các khoản chi (trừ trường hợp đã áp dụng theo hình thức thanh toán trước, kiểm soát sau theo quy định tại Khoản 1 Điều này); trong đó, KBNN thực hiện kiểm soát, thanh toán trong thời gian 02 ngày làm việc sau khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ theo quy định. Điều 5. Thu hồi giảm chi hoặc thu hồi nộp NSNN 1. Đơn vị sử dụng ngân sách gửi KBNN Giấy nộp trả kinh phí (theo mẫu C2-05a/NS) ban hành kèm theo Nghị định số 11/2020/NĐ-CP để nộp trả kinh phí theo đúng quy định. Trường hợp khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi của Nhà nước theo kết luận, kiến nghị của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đơn vị gửi kèm Văn bản của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có trách nhiệm nộp NSNN kịp thời, đầy đủ theo Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2. KBNN thực hiện: Thu hồi giảm chi NSNN (trường hợp chưa quyết toán ngân sách) hoặc thu hồi nộp NSNN (trường hợp đã quyết toán ngân sách) theo quy định và thực hiện hạch toán kế toán theo đúng mục lục NSNN, năm ngân sách. Chương II QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 6. Nội dung kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước: 1. Nguyên tắc chung: KBNN kiểm tra, kiểm soát, đối chiếu đảm bảo các nội dung sau: a) Các khoản chi phải có trong dự toán được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của Luật NSNN; đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi; số dư tài khoản của đơn vị còn đủ để chi. b) Tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ đối với từng khoản chi, đảm bảo hồ sơ đầy đủ theo quy định pháp luật hiện hành và phù hợp giữa Chứng từ kế toán và các hồ sơ có liên quan. c) Dấu và chữ ký trên chứng từ khớp đúng với mẫu dấu và mẫu chữ ký đăng ký giao dịch tại KBNN (mẫu dấu và mẫu chữ ký đăng ký giao dịch tại KBNN đảm bảo còn hiệu lực); Trường hợp thực hiện qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN, việc ký số trên các hồ sơ phải đúng chức danh các thành viên theo quyết định của cấp có thẩm quyền, đã thực hiện đăng ký với KBNN. d) Nội dung chi phải phù hợp với mã nội dung kinh tế theo quy định của Mục lục ngân sách hiện hành (không bao gồm các khoản chi từ Tài khoản tiền gửi). đ) Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức (mức chi) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Trường hợp các cơ quan, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện theo cơ chế tự chủ thì kiểm soát đảm bảo theo đúng quy chế chi tiêu nội bộ và phù hợp với Quyết định giao quyền tự chủ của cấp có thẩm quyền, chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, dự toán được giao tự chủ, và hướng dẫn tại Khoản 5, Khoản 6 Điều này. e) Mức tạm ứng đảm bảo theo đúng quy định tại Điều 7 Thông tư này. Nội dung đề nghị thanh toán tạm ứng phải phù hợp với nội dung đã đề nghị tạm ứng. g) Đối với các khoản chi phải gửi Hợp đồng đến KBNN, KBNN căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán của đơn vị sử dụng ngân sách, các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng, văn bản giao việc hoặc hợp đồng giao khoán nội bộ (đối với trường hợp tự thực hiện), số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán, điều kiện thanh toán, tạm ứng, tài khoản thanh toán, và giá trị từng lần thanh toán, để tạm ứng, thanh toán cho đối tượng thụ hưởng. - Đối với các Hợp đồng có quy định phải bảo lãnh tạm ứng, KBNN kiểm soát đảm bảo thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng phải được kéo dài cho đến khi đơn vị sử dụng ngân sách đã thu hồi hết số tiền tạm ứng. - Đối với các Hợp đồng có quy định phải thực hiện cam kết chi, KBNN kiểm soát theo quy định tại Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN và Thông tư số 40/2016/TT-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 113/2008/TT-BTC và một số biểu mẫu kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 01 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và KBNN (TABMIS). - Đối với khoản chi mua sắm theo phương thức tập trung: KBNN kiểm soát đảm bảo: Có trong danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia (do Bộ Tài chính ban hành); danh mục thuốc chữa bệnh tập trung (do Bộ Y tế ban hành); danh mục mua sắm tập trung cấp Bộ, cơ quan trung ương, địa phương (do các Bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành), đảm bảo Hợp đồng phù hợp với Thỏa thuận khung (thỏa thuận khung được đơn vị mua sắm tập trung đăng tải trên Trang thông tin điện tử về tài sản công hoặc Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công (đối với tất cả các gói thầu mua sắm tập trung) và Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan trung ương và tỉnh (đối với các gói thầu mua sắm tập trung của bộ, cơ quan trung ương và tỉnh). Trong đó: + Đối với tài sản mua sắm theo phương thức tập trung: KBNN kiểm soát Biên bản nghiệm thu, bàn giao, tiếp nhận tài sản theo mẫu số 06/TSC-MSTT kèm theo Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đảm bảo: Tên tài sản, đơn vị tính, số lượng, giá mua phù hợp với quy định tại Hợp đồng, Thỏa thuận khung (trường hợp áp dụng mua sắm tập trung theo cách thức ký thỏa thuận khung). + Đối với khoản chi mua thuốc, dịch truyền, hóa chất...sử dụng trong quá trình điều trị khám chữa bệnh theo phương thức tập trung, KBNN kiểm soát tổng số tiền của các hóa đơn kê khai trên Bảng xác định giá trị khối lượng hoàn thành theo mẫu số 08a ban hành kèm theo phụ lục II Nghị định số 11/2020/NĐ-CP đảm bảo không vượt giá trị hợp đồng và Thỏa thuận khung (Đơn vị sử dụng ngân sách căn cứ Biên bản nghiệm thu để lập Bảng xác định giá trị khối lượng hoàn thành, trong đó tại cột nội dung công việc (cột số 2) kê khai số hóa đơn, tại cột thành tiền (cột số 6) kê khai số tiền tương ứng với giá trị của từng hóa đơn. Đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng và đơn giá, chủng loại thuốc đề nghị thanh toán, đảm bảo phù hợp với quy định tại Hợp đồng và thỏa thuận khung, biên bản nghiệm thu giữa đơn vị sử dụng ngân sách và nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ). - Đối với các khoản chi không thực hiện mua sắm theo phương thức tập trung: + Đối với khoản chi mua sắm hàng hóa, dịch vụ: KBNN kiểm soát Bảng xác định giá trị khối lượng hoàn thành theo mẫu số 08a ban hành kèm theo phụ lục II Nghị định số 11/2020/NĐ-CP đảm bảo nội dung công việc, đơn vị tính, số lượng, đơn giá phù hợp với quy định tại Hợp đồng; riêng đối với khoản chi mua thuốc, KBNN kiểm soát tổng số tiền của các hóa đơn kê khai trên Bảng xác định giá trị khối lượng hoàn thành đảm bảo không vượt giá trị hợp đồng (Đơn vị sử dụng ngân sách căn cứ Biên bản nghiệm thu để lập Bảng xác định giá trị khối lượng hoàn thành, trong đó tại cột nội dung công việc (cột số 2) kê khai số hóa đơn, tại cột thành tiền (cột số 6) kê khai số tiền tương ứng với giá trị của từng hóa đơn. Đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng và đơn giá, chủng loại thuốc đề nghị thanh toán, đảm bảo phù hợp với quy định tại Hợp đồng, biên bản nghiệm thu giữa đơn vị sử dụng ngân sách và nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ). + Đối với khoản chi còn lại: Đơn vị sử dụng ngân sách căn cứ nội dung Hợp đồng, Biên bản nghiệm thu để lập Bảng xác định giá trị khối lượng hoàn thành theo mẫu số 08a ban hành kèm theo phụ lục II Nghị định số 11/2020/NĐ-CP gửi KBNN cho phù hợp. KBNN kiểm soát nội dung công việc và giá trị thanh toán đảm bảo theo đúng quy định của hợp đồng, không vượt giá trị hợp đồng. 2. Ngoài các nội dung kiểm soát nêu tại Khoản 1 Điều này, tùy vào nội dung chi, KBNN kiểm soát các nội dung cụ thể như sau: a) Đối với các khoản chi lương và phụ cấp theo lương; tiền công lao động thường xuyên theo hợp đồng; tiền thu nhập tăng thêm; tiền thưởng; tiền phụ cấp và trợ cấp khác; tiền khoán, tiền học bổng cho công chức, viên chức, lao động hợp đồng thuộc đơn vị sử dụng ngân sách, KBNN căn cứ Giấy rút dự toán/Ủy nhiệm chi, văn bản phê duyệt chỉ tiêu biên chế do cấp có thẩm quyền phê duyệt và Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng theo mẫu số 09 ban hành kèm theo phụ lục II Nghị định số 11/2020/NĐ-CP để kiểm soát, thanh toán cho đơn vị sử dụng ngân sách đảm bảo: - Không vượt dự toán được cấp có thẩm quyền giao; - Kiểm tra, đối chiếu về mặt số học tại Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng, đảm bảo khớp đúng tổng số tiền với Giấy rút dự toán/Ủy nhiệm chi đã được thủ trưởng đơn vị ký duyệt; - Ngoài ra, KBNN thực hiện kiểm soát các chỉ tiêu trên Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng như sau: + Đối với cột Tổng số (cột số 4): KBNN kiểm soát tổng số tiền thực nhận của đối tượng thụ hưởng sau khi đã trích trừ các khoản phải khấu trừ vào lương. Đối với các khoản phải khấu trừ vào lương, đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm trích trừ theo đúng quy định và được thể hiện đầy đủ trên Giấy rút dự toán/Ủy nhiệm chi. + Đối với lương và các khoản phụ cấp theo lương (cột số 5): KBNN kiểm soát đảm bảo phù hợp với tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền phê duyệt; + Đối với khoản chi thu nhập tăng thêm (cột số 7): KBNN kiểm soát đảm bảo phù hợp với Quy chế chi tiêu nội bộ và cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP và các Nghị định trong từng lĩnh vực (trường hợp chưa ban hành hoặc sửa đổi Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công trong từng lĩnh vực cụ thể thì thực hiện kiểm soát theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (Nghị định số 43/2006/NĐ-CP), Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập (Nghị định số 85/2012/NĐ-CP)), cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước (Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV); + Đối với khoản chi phụ cấp và trợ cấp khác (cột số 9): KBNN kiểm soát số tiền phụ cấp và trợ cấp mà đơn vị sử dụng ngân sách đề nghị thanh toán cho đối tượng thụ hưởng theo định mức quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, quy chế chi tiêu nội bộ, trường hợp có nhiều khoản phụ cấp, trợ cấp thì phải chi tiết từng loại phụ cấp, trợ cấp tại cột số 9. b) Đối với chi mua sắm tài sản công: - Đối với chi mua sắm máy móc, thiết bị: + Đối với chi mua sắm máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến: KBNN kiểm soát đảm bảo không vượt Dự toán chi tiết và đơn giá tối đa quy định tại Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị (Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg); đối với trường hợp được điều chỉnh giá phải đảm bảo theo quy định tại Điều 6 Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg. + Đối với việc mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị: KBNN kiểm soát đảm bảo không vượt Dự toán chi tiết và mức giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Đối với máy móc, thiết bị chuyên dùng: KBNN kiểm soát đảm bảo có trong danh mục máy móc, thiết bị chuyên dùng (chủng loại) quy định tại Văn bản ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng của cấp có thẩm quyền ban hành (thẩm quyền ban hành theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 8 Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg) và đảm bảo không vượt Dự toán chi tiết và mức giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Đối với chi mua sắm xe ô tô: + Đối với chi mua sắm xe ô tô phục vụ công tác các chức danh và xe ô tô phục vụ công tác chung: KBNN kiểm soát đảm bảo không vượt Dự toán chi tiết và giá mua xe ô tô theo quy định tại Nghị định số 04/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô (Nghị định số 04/2019/NĐ-CP); Thông tư số 24/2019/TT-BTC ngày 22 tháng 4 năm 2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 04/2019/NĐ-CP; các văn bản hướng dẫn hiện hành; Nghị định số 85/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân (Nghị định số 85/2018/NĐ-CP); đối với trường hợp được điều chỉnh giá phải đảm bảo theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 04/2019/NĐ-CP. + Đối với chi mua sắm xe ô tô chuyên dùng: KBNN kiểm soát đảm bảo không vượt Dự toán chi tiết và mức giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kiểm soát đối tượng sử dụng, chủng loại, theo quy định tại Văn bản ban hành tiêu chuẩn, định mức ô tô chuyên dùng của cấp có thẩm quyền ban hành (thẩm quyền ban hành theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 04/2019/NĐ-CP; Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 85/2018/NĐ-CP); c) Đối với chi trợ cấp theo quyết định trợ cấp của cấp có thẩm quyền (không bao gồm chi trợ cấp, phụ cấp theo quy định tại Thông tư 101/2018/TT-BTC và Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2014 quy định tại Khoản 10 Điều này): KBNN kiểm soát đảm bảo không vượt Dự toán chi tiết được cấp thẩm quyền giao và quyết định trợ cấp của cấp có thẩm quyền. Kiểm tra, đối chiếu về mặt số học tại Bảng kê nội dung tạm ứng/thanh toán, đảm bảo khớp đúng tổng số tiền với Giấy rút dự toán/Ủy nhiệm chi đã được thủ trưởng đơn vị ký duyệt và theo đúng định mức quy định. d) Đối với kinh phí giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng NSNN từ nguồn kinh phí chi thường xuyên: - Kiểm soát thanh toán đối với kinh phí giao nhiệm vụ sản phẩm, dịch vụ công: + KBNN kiểm soát căn cứ Dự toán kinh phí giao nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao; Quyết định của cơ quan quản lý cấp trên giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN cho đơn vị sự nghiệp công lập; Danh mục Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí NSNN giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu (Biểu số 01, Phụ lục số I ban hành kèm theo Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 04 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên (Nghị định số 32/2019/NĐ-CP) hoặc Quyết định của cấp có thẩm quyền về danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ); Khi tạm ứng, thanh toán, KBNN kiểm soát căn cứ Hợp đồng, văn bản giao việc hoặc hợp đồng giao khoán nội bộ (đối với trường hợp tự thực hiện), Biên bản nghiệm thu thanh toán từng lần; Văn bản nghiệm thu nhiệm vụ được giao giữa cơ quan quản lý cấp trên và đơn vị sự nghiệp công lập để thanh toán cho đơn vị. + Trường hợp pháp luật chuyên ngành đã có quy định giao nhiệm vụ sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, việc thanh toán kinh phí giao nhiệm vụ theo quy định của Luật NSNN, pháp luật chuyên ngành, pháp luật khác có liên quan và theo các quy định hiện hành. - Kiểm soát, thanh toán kinh phí đặt hàng, đấu thầu: + Kiểm soát thanh toán đối với kinh phí đặt hàng cho đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc thực hiện: KBNN kiểm soát căn cứ Dự toán được cấp có thẩm quyền giao; Quyết định của cơ quan quản lý cấp trên đặt hàng đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí NSNN; Danh mục Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí NSNN giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu và danh mục sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện đặt hàng hoặc đấu thầu (Phụ lục số I và Phụ lục số II ban hành kèm theo Nghị định số 32/2019/NĐ-CP) hoặc Quyết định của cấp có thẩm quyền về danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN thực hiện theo phương thức đặt hàng; đơn giá, giá đặt hàng; Khi tạm ứng, thanh toán KBNN kiểm soát căn cứ Hợp đồng, văn bản giao việc hoặc hợp đồng giao khoán nội bộ (đối với trường hợp tự thực hiện) và Biên bản nghiệm thu thanh toán từng lần; biên bản nghiệm thu sản phẩm theo quy định của cấp có thẩm quyền và biên bản nghiệm thu đặt hàng theo từng năm giữa cơ quan cấp trên và đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Mẫu số 02 kèm theo Nghị định số 32/2019/NĐ-CP để thanh toán cho đơn vị. + Kiểm soát đối với kinh phí hợp đồng đặt hàng, đấu thầu cho nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác; nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích: KBNN kiểm soát căn cứ Dự toán được cấp có thẩm quyền giao; Danh mục Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí NSNN giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu và danh mục sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện đặt hàng hoặc đấu thầu (Phụ lục số I và Phụ lục số II ban hành kèm theo Nghị định số 32/2019/NĐ-CP) hoặc Quyết định của cấp có thẩm quyền ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN thực hiện theo phương thức đặt hàng; hợp đồng đã được ký kết giữa cơ quan đặt hàng với nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác; nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích (theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định số 32/2019/NĐ-CP); đơn giá, giá đặt hàng, mức trợ giá, giá tiêu thụ, Biên bản nghiệm thu sản phẩm theo quy định của cấp có thẩm quyền; biên bản nghiệm thu thanh toán từng lần và biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng theo quy định tại Hợp đồng (theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định số 32/2019/NĐ-CP) để kiểm soát, thanh toán. Trường hợp nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác; nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích mở tài khoản tiền gửi tại KBNN: Khi thanh toán từ tài khoản tiền gửi, KBNN nơi giao dịch kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của Ủy nhiệm chi để thanh toán cho đối tượng thụ hưởng, đảm bảo trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi của đơn vị tại KBNN. - Kinh phí đặt hàng, hợp đồng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công; chênh lệch thu lớn hơn chi từ đặt hàng, hợp đồng (nếu có) được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 24 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP. - Khi kết thúc giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu, cơ quan quản lý cấp trên nghiệm thu sản phẩm không đạt yêu cầu hoặc không thực hiện đủ theo số lượng, khối lượng sản phẩm, dịch vụ công được giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu hoặc có lý do phải dừng thực hiện: KBNN thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 24 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP. 3. Đối với các khoản chi từ tài khoản tiền gửi tại KBNN: KBNN căn cứ vào nguồn hình thành và nội dung chi để thực hiện kiểm soát, thanh toán từ Tài khoản tiền gửi (TKTG) của đơn vị sử dụng ngân sách: a) KBNN thực hiện kiểm soát, thanh toán đối với tiền gửi có nguồn hình thành như sau: - Tiền gửi có nguồn hình thành từ NSNN cấp kinh phí theo quy định: KBNN thực hiện kiểm soát, thanh toán theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này. Riêng đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng, Đảng, ngoài quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, KBNN thực hiện kiểm soát, thanh toán theo quy định tại Thông tư số 55/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 05 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chi tiết về quản lý, sử dụng NSNN đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Thông tư số 369/2017/TT-BTC ngày 11 tháng 04 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện cấp kinh phí thường xuyên từ NSNN để thực hiện nhiệm vụ chi quốc phòng của Bộ Quốc phòng; Thông tư số 1539/2017/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chi tiết về quản lý, sử dụng NSNN đối với các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Tiền gửi có nguồn hình thành từ phí, lệ phí được để lại cho đơn vị sử dụng (phí đảm bảo hàng hải, phí cảng vụ hàng không,..). Ngoài quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, KBNN kiểm soát nội dung chi đúng theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí (Nghị định số 120/2016/NĐ-CP) và quy định của Bộ Tài chính về hướng dẫn thu, nộp quản lý và sử dụng từng loại phí. - Tiền gửi có nguồn hình thành từ nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công (theo quy định của pháp luật hiện hành bắt buộc mở tài khoản tại KBNN để phản ánh): KBNN thực hiện kiểm soát, thanh toán theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 5 Điều này. - Tiền gửi có nguồn hình thành từ nguồn kinh phí tiết kiệm được, được trích vào các Quỹ của đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan nhà nước thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm: KBNN kiểm soát việc sử dụng các quỹ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này; phù hợp với Quyết định giao quyền tự chủ và nội dung được phép chi từ các Quỹ theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ- CP và các Nghị định trong từng lĩnh vực (trường hợp chưa ban hành hoặc sửa đổi Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công trong từng lĩnh vực cụ thể thì thực hiện kiểm soát theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, Nghị định số 85/2012/NĐ-CP). b) Đối với tiền gửi không thuộc Điểm a Khoản 3 Điều này, KBNN kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của Ủy nhiệm chi, trong phạm vi số dư Tài khoản tiền gửi. 4. Đối với các khoản chi theo hình thức lệnh chi tiền: KBNN thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN (Thông tư số 342/2016/TT-BTC). 5. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm: Việc kiểm soát, thanh toán cho đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ: Quyết định giao quyền tự chủ của cấp có thẩm quyền; các quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP; Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác (Nghị định số 141/2016/NĐ-CP); Nghị định 54/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 06 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập (Nghị định 54/2016/NĐ-CP) và các Nghị định trong từng lĩnh vực (trường hợp chưa ban hành hoặc sửa đổi Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công trong từng lĩnh vực cụ thể thì thực hiện kiểm soát theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ- CP, Nghị định số 85/2012/NĐ-CP) và quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, trong đó lưu ý: a) Đối với kinh phí chi thường xuyên được để lại cho đơn vị đối với nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí: KBNN kiểm soát đảm bảo theo đúng các nội dung chi quy định tại Nghị định số 120/2016/NĐ-CP và quy định của Bộ Tài chính về hướng dẫn thu, nộp quản lý và sử dụng từng loại phí. b) Đối với việc phân phối kết quả tài chính trong năm của đơn vị: - Về việc trích lập các Quỹ: Đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm kê khai chi tiết tổng số kinh phí của đơn vị, số kinh phí đã thực hiện, số kinh phí còn lại tiết kiệm được, số kinh phí trích cho từng Quỹ trên Giấy rút dự toán/Ủy nhiệm chi (trường hợp tạm trích đối với các quỹ) và trên văn bản xác định kết quả tiết kiệm chi theo năm (trường hợp kết thúc năm ngân sách). KBNN căn cứ quy chế chi tiêu nội bộ; quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP; Nghị định số 141/2016/NĐ-CP; Nghị định 54/2016/NĐ-CP và các Nghị định trong từng lĩnh vực (trường hợp chưa ban hành hoặc sửa đổi Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công trong từng lĩnh vực cụ thể thì thực hiện kiểm soát theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, Nghị định số 85/2012/NĐ-CP) để kiểm soát việc trích lập các quỹ và thực hiện chuyển tiền sang tài khoản tiền gửi các quỹ của đơn vị. - Về việc sử dụng các quỹ: KBNN kiểm soát việc sử dụng các quỹ theo quy định tại Tiết a Khoản 3 Điều này. 6. Đối với cơ quan nhà nước thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước: a) Đối với kinh phí chi quản lý hành chính theo dự toán NSNN được cấp có thẩm quyền giao: KBNN kiểm soát theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, trong đó lưu ý: - Đối với kinh phí NSNN giao thực hiện chế độ tự chủ: + KBNN kiểm soát kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ theo đúng quy định tại Khoản 5, Khoản 6 Điều 3 Thông tư số 71/2014/TTLT-BTC-BNV. + Kinh phí chi thường xuyên được để lại cho đơn vị đối với nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí (nếu có): Căn cứ dự toán chi từ nguồn thu phí do cơ quan có thẩm quyền giao; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, Thông tư số 71/2014/TTLT-BTC-BNV , KBNN thực hiện kiểm soát, thanh toán cho đơn vị theo các nội dung chi quy định tại Nghị định số 120/2016/NĐ-CP . - Đối với kinh phí NSNN giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ: KBNN kiểm soát nội dung chi theo đúng quy định tại Điều 4 Thông tư số 71/2014/TTLT-BTC-BNV và tiêu chuẩn, định mức quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. b) Kiểm soát việc sử dụng kinh phí tiết kiệm được trong năm: Căn cứ vào kết quả hoạt động thu, chi của cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, KBNN thực hiện kiểm soát việc sử dụng kinh phí tiết kiệm được của đơn vị như sau: - KBNN kiểm soát việc sử dụng kinh phí tiết kiệm được theo đúng các nội dung quy định Điểm b Khoản 7 Điều 3 Thông tư số 71/2014/TTLT-BTC-BNV. - Đối với thu nhập tăng thêm, chi phúc lợi, chi khen thưởng từ nguồn kinh phí tiết kiệm được, KBNN kiểm soát theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 71/2014/TTLT-BTC-BNV. - Đối với Quỹ dự phòng để ổn định thu nhập: đơn vị sử dụng ngân sách lập Giấy rút dự toán/ Ủy nhiệm chi để đề nghị KBNN trích Quỹ dự phòng để ổn định thu nhập. KBNN căn cứ đề nghị trích lập quỹ của đơn vị thực hiện trích quỹ và chuyển tiền sang tài khoản tiền gửi quỹ của đơn vị. KBNN kiểm soát việc sử dụng quỹ theo quy định tại Tiết a Khoản 3 Điều này. 7. Đối với các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất theo quy định tại Thông tư số 92/2017/TT-BTC: a) Đối với công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên: Việc quản lý, kiểm soát tạm ứng, thanh toán vốn thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN; Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 08/2016/TT-BTC ; Thông tư số 52/2018/TT-BTC ngày 24 tháng 5 năm 2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC và Thông tư số 108/2016/TT-BTC ; Thông tư số 92/2017/TT-BTC ngày 18 tháng 9 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí để thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất (Thông tư số 92/2017/TT-BTC). b) Đối với công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng: KBNN thực hiện kiểm soát theo quy định tại Thông tư số 92/2017/TT-BTC và Khoản 1 Điều này. c) Đối với công trình xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình ghi công liệt sĩ: Thực hiện theo quy định tại điểm a và điểm b Khoản này và quy định tại Thông tư số 101/2018/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành lao động thương binh xã hội quản lý (Thông tư số 101/2018/TT-BTC). 8. Đối với chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp: KBNN căn cứ quyết định phê duyệt dự toán duy tu, bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng của cấp có thẩm quyền; quyết định giao dự toán kinh phí thực hiện dự án và quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền (đối với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo) và các hồ sơ khác có liên quan (theo quy định tại Khoản 5 Điều 7 Nghị định 11/2020/NĐ-CP) để thực hiện kiểm soát, thanh toán theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 7 Điều này. Đối với các nội dung (Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 30A, xã đặc biệt khó khăn và thôn đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 35, Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài chương trình 30A và chương trình 135, Hỗ trợ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, hỗ trợ truyền thông và giảm nghèo về thông tin, nâng cao năng lực, giám sát, đánh giá thực hiện chương trình): KBNN kiểm soát, thanh toán theo đúng định mức quy định tại Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. 9. Đối với các khoản chi mà đơn vị sử dụng NSNN ủy quyền cho KBNN thanh toán tự động theo định kỳ cho một số nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ (như điện, nước, viễn thông): KBNN căn cứ vào văn bản ủy quyền thanh toán của đơn vị sử dụng ngân sách cho KBNN để thanh toán cho nhà cung cấp dịch vụ (điện/nước/viễn thông) theo đúng số tiền đơn vị sử dụng ngân sách phải thanh toán từ các nhà cung cấp dịch vụ gửi KBNN; đồng thời, sau khi thanh toán KBNN gửi đơn vị 01 liên chứng từ giấy (chứng từ báo Nợ) để xác nhận đã thực hiện thanh toán. 10. Đối với chi trợ cấp, phụ cấp theo quy định tại Thông tư 101/2018/TT-BTC và Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2014: a) Trường hợp đơn vị sử dụng ngân sách trực tiếp thanh toán cho đối tượng thụ hưởng: - Hàng tháng, đơn vị sử dụng ngân sách lập Giấy rút dự toán (tạm ứng) gửi KBNN, KBNN thực hiện tạm ứng trên cơ sở đề nghị của đơn vị. Sau khi chi trả cho đối tượng thụ hưởng, đơn vị sử dụng ngân sách lập Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, Bảng kê nội dung thanh toán/tạm ứng để đề nghị thanh toán tạm ứng với KBNN. KBNN căn cứ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng và Bảng kê nội dung thanh toán/tạm ứng do đơn vị gửi, thực hiện kiểm soát, thanh toán theo quy định tại Khoản 1 Điều này và theo đúng định mức quy định tại Thông tư 101/2018/TT-BTC và Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ Lao động thương binh và xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH). b) Trường hợp thông qua tổ chức dịch vụ thanh toán. - Hàng tháng, đơn vị sử dụng ngân sách lập Giấy rút dự toán (tạm ứng); Bảng kê chứng từ thanh toán/tạm ứng; Hợp đồng giữa đơn vị sử dụng ngân sách và tổ chức dịch vụ thanh toán gửi KBNN. - Căn cứ đề nghị của đơn vị, KBNN thực hiện kiểm soát theo quy định tại Khoản 1 Điều này và theo đúng định mức quy định tại Thông tư 101/2018/TT-BTC , Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH; thực hiện tạm ứng từ Tài khoản dự toán của đơn vị sử dụng ngân sách sang tài khoản của tổ chức dịch vụ chỉ trả theo đúng quy định tại hợp đồng dịch vụ giữa hai bên. - Trường hợp Tổ chức dịch vụ chi trả mở TKTG tại KBNN, khi rút kinh phí từ TKTG mở tại KBNN để thanh toán cho đối tượng thụ hưởng: KBNN kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của Ủy nhiệm chi, trong phạm vi số dư TKTG. - Hàng tháng, đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm quyết toán với Tổ chức dịch vụ chi trả về số tiền đã tạm ứng tại KBNN, đồng thời gửi KBNN Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng và Bảng kê nội dung thanh toán/tạm ứng, Bảng kê kinh phí đã chi trả cho đối tượng theo Mẫu số 10 Phụ lục II kèm theo Nghị định 11/2020/NĐ-CP để KBNN kiểm soát, thanh toán tạm ứng theo quy định. c) Đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm quản lý nguồn kinh phí thực hiện và tổ chức thực hiện chỉ trả kịp thời, đúng chế độ, đúng đối tượng theo quy định. 11. Đối với chi đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước: Đơn vị sử dụng ngân sách lập Giấy rút dự toán ngân sách bằng ngoại tệ trên cơ sở tổng số tiền tại danh sách chuyển kinh phí đào tạo cho lưu học sinh theo từng nước/trường, từng loại ngoại tệ và gửi đến KBNN kèm theo các hồ sơ quy định tại Điều 7 Nghị định 11/2020/NĐ-BTC; danh sách chuyển kinh phí đào tạo cho lưu học sinh phải đầy đủ các nội dung sau: Họ và tên lưu học sinh; Tên nước lưu học sinh đang theo học; Nội dung chi; Số tiền bằng ngoại tệ cho từng lưu học sinh; Tên tài khoản người hưởng (tên cơ sở đào tạo nước ngoài hoặc đơn vị cá nhân được hưởng); Số tài khoản người hưởng; Mã Swift code của ngân hàng người hưởng hoặc tên và địa chỉ đầy đủ của Ngân hàng người hưởng; Ngân hàng trung gian (nếu có); Phí chuyển tiền; Khác (nếu có). Đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ và tính chính xác của các nội dung trong danh sách chuyển kinh phí đào tạo cho lưu học sinh và các hồ sơ gửi đến KBNN theo đúng quy định. KBNN căn cứ Dự toán được giao, hồ sơ đơn vị gửi đến và các quy định tại Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 05 tháng 12 năm 2007 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục đào tạo, Bộ Ngoại giao hướng dẫn chế độ, cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở ngoài bằng nguồn vốn NSNN, Thông tư liên tịch số 206/2010/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục đào tạo, Bộ Ngoại giao sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG để kiểm soát và làm thủ tục đề nghị Ngân hàng chuyển tiền từ tài khoản thanh toán của KBNN đến từng đối tượng học sinh. 12. Đối với các khoản chi có yêu cầu bảo mật: Đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm trong việc xác định nội dung chi thuộc yêu cầu bảo mật theo đúng quy định, trên chứng từ nội dung thanh toán ghi rõ "khoản chi có yêu cầu bảo mật" và việc kiểm soát nội dung thanh toán, hồ sơ thanh toán theo đúng quy định. 13. Đối với khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước: KBNN thực hiện kiểm soát, thanh toán theo quy định tại Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Liên Bộ Khoa học công nghệ và Bộ Tài chính quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. 14. Đối với các khoản chi đoàn ra: KBNN căn cứ hồ sơ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 11/2020/NĐ-CP và quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21 tháng 06 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện kiểm soát, thanh toán cho đơn vị. Điều 7. Tạm ứng và thanh toán tạm ứng 1. Nguyên tắc tạm ứng: a) Tạm ứng áp dụng đối với khoản chi NSNN của đơn vị sử dụng ngân sách chưa có đủ điều kiện thực hiện việc thanh toán trực tiếp từ KBNN. b) Nội dung tạm ứng: theo quy định của hợp đồng (đối với trường hợp thực hiện theo hợp đồng) và theo đề nghị của đơn vị sử dụng ngân sách (đối với trường hợp không có hợp đồng hoặc hợp đồng có giá trị không vượt quá 50 triệu đồng). 2. Mức tạm ứng: a) Đối với những khoản chi có giá trị hợp đồng trên 50 triệu đồng, mức tạm ứng theo quy định tại hợp đồng đã ký kết của đơn vị sử dụng NSNN và nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Đơn vị sử dụng ngân sách được tạm ứng vốn một lần hoặc nhiều lần cho một hợp đồng nhưng tối đa không vượt quá 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết và không vượt quá dự toán năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho khoản chi đó, trừ trường hợp sau: - Thanh toán hàng hóa nhập khẩu, thiết bị chuyên dùng do đơn vị sử dụng ngân sách phải nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài (hoặc thông qua một đơn vị nhập khẩu ủy thác) phải mở L/C tại ngân hàng và trong hợp đồng nhà cung cấp yêu cầu phải tạm ứng lớn hơn nhưng không vượt quá dự toán năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho khoản chi đó. - Các trường hợp đặc thù khác có hướng dẫn riêng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, việc tạm ứng được thực hiện trong phạm vi dự toán được giao, theo hợp đồng ký kết giữa đơn vị sử dụng ngân sách và nhà cung cấp và theo quyết định của cấp có thẩm quyền. b) Đối với những khoản chi không có hợp đồng và những khoản chi có giá trị hợp đồng không vượt quá 50 triệu đồng: Mức tạm ứng theo đề nghị của đơn vị sử dụng ngân sách và trong phạm vi dự toán được giao. Đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm về mức đề nghị tạm ứng theo đúng quy định. 3. Thanh toán tạm ứng: Đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện thanh toán tạm ứng với KBNN nơi giao dịch ngay sau khi khoản chi tạm ứng đã hoàn thành có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán; cụ thể như sau: a) Đối với các khoản chi không có hợp đồng hoặc khoản chi không phải gửi Hợp đồng đến KBNN, đơn vị sử dụng ngân sách phải thanh toán tạm ứng chậm nhất với KBNN vào ngày cuối cùng tháng kế tiếp tháng tạm ứng (trừ khoản chi trợ cấp, phụ cấp theo quy định tại Thông tư 101/2018/TT-BTC và Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH). b) Đối với các khoản chi phải gửi Hợp đồng đến KBNN (trường hợp hợp đồng có giá trị trên 50 triệu đồng), đơn vị sử dụng ngân sách thanh toán tạm ứng bắt đầu ngay từ lần thanh toán khối lượng hoàn thành đầu tiên của Hợp đồng, mức thanh toán tạm ứng từng lần do đơn vị sử dụng ngân sách thống nhất với nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và quy định cụ thể trong Hợp đồng, đảm bảo thanh toán hết khi giá trị thanh toán (bao gồm cả tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) đạt 80% giá trị hợp đồng. c) Khi thanh toán tạm ứng, đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm gửi đến KBNN giấy đề nghị thanh toán tạm ứng (trong đó kê khai rõ nội dung đề nghị thanh toán tạm ứng đảm bảo phù hợp với nội dung đã đề nghị tạm ứng tại Giấy rút dự toán/Ủy nhiệm chi số, ngày, tháng, năm); Trường hợp giấy đề nghị thanh toán tạm ứng của đơn vị sử dụng ngân sách không thể hiện được hết nội dung thanh toán tạm ứng, đơn vị kê khai trên bảng kê nội dung thanh toán/tạm ứng (đối với những khoản chi không có hợp đồng hoặc những khoản chi có hợp đồng với giá trị không quá 50 triệu đồng); Các hồ sơ, chứng từ tương ứng có liên quan theo quy định tại Điều 7 Nghị định 11/2020/NĐ-CP để KBNN kiểm soát, thanh toán. - Trường hợp đủ điều kiện quy định, KBNN thực hiện thanh toán tạm ứng cho đơn vị sử dụng ngân sách, cụ thể: + Nếu số tiền đề nghị thanh toán lớn hơn số đã tạm ứng: Căn cứ vào Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng của đơn vị (đã được KBNN kiểm soát và chấp nhận thanh toán), KBNN làm thủ tục chuyển từ tạm ứng sang thanh toán (số tiền đã tạm ứng); đồng thời, đơn vị lập thêm giấy rút dự toán NSNN/Ủy nhiệm chi gửi KBNN để thanh toán cho đơn vị số chênh lệch giữa số tiền KBNN chấp nhận thanh toán và số tiền đã tạm ứng. + Nếu số tiền đề nghị thanh toán nhỏ hơn số tiền đã tạm ứng: căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán tạm ứng của đơn vị (đã được KBNN kiểm soát và chấp nhận thanh toán), KBNN làm thủ tục chuyển từ tạm ứng sang thanh toán (bằng số tiền KBNN chấp nhận thanh toán tạm ứng), số tiền chênh lệch sẽ được theo dõi để thu hồi hoặc thanh toán vào lần thanh toán sau. + Nếu số tiền đề nghị thanh toán bằng số tiền đã tạm ứng: căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán tạm ứng của đơn vị (đã được KBNN kiểm soát và chấp nhận thanh toán), KBNN làm thủ tục chuyển từ tạm ứng sang thanh toán (bằng số tiền KBNN chấp nhận thanh toán tạm ứng). - Tất cả các khoản đã tạm ứng (kể cả tạm ứng bằng tiền mặt và bằng chuyển khoản) để chi theo dự toán NSNN đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán chưa đủ hồ sơ, thủ tục thanh toán được xử lý theo quy định tại Điều 42 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP và Điều 26 Thông tư số 342/2017/TT-BTC. 4. Bảo lãnh tạm ứng vốn: Đối với các hợp đồng có thỏa thuận về bảo lãnh tạm ứng trong điều khoản của hợp đồng: a) Trước khi KBNN thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho đơn vị sử dụng ngân sách để tạm ứng vốn cho nhà thầu hoặc nhà cung cấp, đơn vị sử dụng ngân sách gửi đến KBNN bảo lãnh tạm ứng của nhà thầu hoặc nhà cung cấp với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng. b) Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được giảm trừ tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa đơn vị sử dụng ngân sách và nhà thầu hoặc nhà cung cấp. Đơn vị sử dụng ngân sách đảm bảo và chịu trách nhiệm giá trị của bảo lãnh tạm ứng của nhà thầu hoặc nhà cung cấp tương ứng với số dư tiền tạm ứng còn lại; c) Hết thời gian bảo lãnh tạm ứng đơn vị phải yêu cầu nhà thầu hoặc nhà cung cấp gia hạn bảo lãnh tạm ứng gửi KBNN, đảm bảo thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi đơn vị sử dụng ngân sách đã thu hồi hết số tiền tạm ứng. Chương III TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN TÀI CHÍNH, KHO BẠC NHÀ NƯỚC VÀ CÁC ĐƠN VỊ GIAO DỊCH VỚI KHO BẠC NHÀ NƯỚC Điều 8. Trách nhiệm quyền hạn của Bộ Tài chính, Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cơ quan tài chính): 1. Cơ quan tài chính cùng cấp thực hiện kiểm tra dự toán đơn vị dự toán cấp I đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Trường hợp phát hiện việc phân bổ không đúng tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ của dự toán ngân sách đã được giao; không đúng chính sách, chế độ quy định thì yêu cầu đơn vi dự toán cấp I điều chỉnh lại chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo phân bổ của đơn vị dự toán ngân sách. 2. Đảm bảo tồn quỹ NSNN các cấp để đáp ứng các nhu cầu chi của NSNN theo quy định của Luật NSNN, Nghị định số 163/2016/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn Luật. Trường hợp tồn quỹ ngân sách các cấp không đáp ứng đủ nhu cầu chi, cơ quan tài chính được quyền yêu cầu (bằng văn bản) gửi KBNN tạm dừng thanh toán một số khoản chi về mua sắm, sửa chữa theo từng nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo cân đối quỹ NSNN, nhưng không ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính được giao của đơn vị. 3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụng ngân sách ở các đơn vị sử dụng ngân sách, trường hợp phát hiện các khoản chi vượt nguồn cho phép, không đúng chế độ quy định hoặc đơn vị không chấp hành chế độ báo cáo, thì có quyền yêu cầu KBNN tạm dừng thanh toán. 4. Chịu trách nhiệm nhập dự toán chi ngân sách vào hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (sau đây gọi tắt là TABMIS) và phê duyệt TABMIS theo quy định về hướng dẫn quản lý điều hành ngân sách nhà nước trong điều kiện áp dụng hệ thống TABMIS. 5. Đối với những khoản chi do cơ quan tài chính quyết định chi bằng hình thức “lệnh chi tiền”: Cơ quan tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát theo đúng quy định tại Điều 19 Thông tư số 342/2016/TT-BTC. Điều 9. Trách nhiệm quyền hạn của Kho bạc Nhà nước 1. Chấp hành đúng các quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 11/2020/NĐ-CP, trường hợp bất khả kháng do sự cố hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin hoặc các nguyên nhân khách quan khác, thì được kéo dài thời hạn giải quyết thủ tục hành chính, song phải có thông báo rõ thời hạn giải quyết thủ tục hành chính cuối cùng cho đơn vị. 2. Tham gia với cơ quan tài chính, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng ngân sách; xác nhận số thực chi, số tạm ứng, số dư kinh phí cuối năm ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách tại KBNN. 3. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ, trường hợp không đảm bảo theo quy định tại Điều 6 Thông tư này, KBNN thực hiện từ chối thanh toán đồng thời gửi Thông báo bằng văn bản đến đơn vị theo mẫu 02 ban hành kèm theo Thông tư này và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. KBNN không chịu trách nhiệm về những hồ sơ, chứng từ theo quy định không phải gửi đến KBNN để kiểm soát. 4. KBNN có trách nhiệm tạm dừng thanh toán theo yêu cầu của cơ quan tài chính (bằng văn bản) đối với các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư này. 5. Thường xuyên đôn đốc các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện đúng quy định về tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng. 6. Tổ chức công tác kiểm soát, thanh toán theo quy trình nghiệp vụ, thanh toán kịp thời, đầy đủ, thuận tiện cho đơn vị sử dụng ngân sách, đảm bảo đơn giản thủ tục hành chính và quản lý chặt chẽ vốn NSNN. Điều 10. Trách nhiệm quyền hạn của các đơn vị giao dịch với Kho bạc Nhà nước 1. Tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng và các quy định khác của pháp luật có liên quan trong quá trình quản lý, sử dụng kinh phí NSNN cấp và quy định tại Điều 17 Nghị định 11/2020/NĐ-CP. 2. Đối với các khoản chi được kê khai trên Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng, đơn vị chịu trách nhiệm về tính chính xác của các chỉ tiêu: Tên đối tượng thụ hưởng, tài khoản ngân hàng, xác định số tiền thực nhận cho từng đối tượng thụ hưởng sau khi đã trích trừ các khoản phải khấu trừ vào lương, đảm bảo đúng mức lương, phụ cấp, các khoản phải khấu trừ vào lương theo đúng quy định; khớp đúng giữa chi tiết và tổng số, phù hợp giữa Giấy rút dự toán/Ủy nhiệm chi và các hồ sơ khác có liên quan. 3. Đối với chi mua sắm tài sản công đơn vị chịu trách nhiệm đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn, định mức quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, Văn bản ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng do cấp có thẩm quyền ban hành (đối với máy móc, thiết bị, ô tô chuyên dùng). 4. Đối với kinh phí giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng NSNN, đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP và quy định của các pháp luật hiện hành khác. 5. Chịu trách nhiệm đảm bảo tính pháp lý, đầy đủ, chính xác và trung thực đối với hồ sơ, chứng từ điện tử và chữ ký số trên hồ sơ kiểm soát chi gửi KBNN qua Trang thông tin dịch vụ công trực tuyến của KBNN theo đúng quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 11. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 06 tháng 8 năm 2020. 2. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì sẽ áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó. 3. Thông tư này thay thế các Thông tư sau: Thay thế Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN và Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 1 tháng 3 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 161/2012/TT-BTC ; Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 6 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính; Thông tư số 172/2009/TT-BTC ngày 26 tháng 8 năm 2009 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 81/2006/TT-BTC ; Thông tư số 18/2006/TT-BTC ngày 13 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; Thông tư số 84/2007/TT-BTC ngày 17 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 18/2006/TT-BTC ; 4. Thông tư này bãi bỏ Điểm đ Khoản 5 Điều 12 Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn. Điều 12. Tổ chức thực hiện Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, KBNN có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị trực thuộc và cấp dưới tổ chức thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, phối hợp giải quyết./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước, Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - VP Ban chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng; - Kiểm toán nhà nước; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các Đoàn thể; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; - Sở TC, KBNN các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; - Công báo; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Website Chính phủ; - Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Tài chính; - Website Bộ Tài chính; - Lưu: VT, KBNN (240 bản). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đỗ Hoàng Anh Tuấn Mẫu số 1 KHO BẠC NHÀ NƯỚC KHO BẠC NHÀ NƯỚC… ------------ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: /TB-KB… ……….., ngày tháng năm 20… THÔNG BÁO Về việc kết quả kiểm soát chi sau khi thực hiện theo hình thức “thanh toán trước, kiểm soát sau” Sau khi kiểm soát, Kho bạc Nhà nước………. thông báo kết quả kiểm soát chi như sau: Kho bạc Nhà nước ............. đã thanh toán số tiền………..(số tiền bằng chữ) cho khoản chi……..tại chứng từ số........ ngày ….. tháng ….. năm ..... theo hình thức “thanh toán trước, kiểm soát sau”. Sau khi kiểm soát sau, Kho bạc Nhà nước……phát hiện khoản chi chưa đúng quy định, Kho bạc Nhà nước.... đề nghị: □ Giảm trừ giá trị thanh toán vào lần thanh toán liền kề tiếp, số tiền: …….. (số tiền bằng chữ …….). Lý do: ……………………………………………………………………………………………….. □ Thu hồi nộp NSNN số tiền:.......(số tiền bằng chữ........). Lý do: ……………………………………………………………………………………………….. Kho bạc Nhà nước …………………………… xin thông báo cho đơn vị biết để có biện pháp xử lý./. Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: VT, viết tắt đơn vị soạn thảo (..bản). GIÁM ĐỐC Nguyễn Văn A Mẫu số 2 KHO BẠC NHÀ NƯỚC KHO BẠC NHÀ NƯỚC… ------------ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: /TB-KB… ……….., ngày tháng năm 20… THÔNG BÁO Về việc từ chối thanh toán Sau khi kiểm soát, Kho bạc Nhà nước......... thông báo kết quả kiểm soát chi như sau: Kho bạc Nhà nước .............. từ chối thanh toán khoản chi ................ tại chứng từ số ……………. ngày ….. tháng ..… năm ..... Số tiền:……………………………………………………………………………………………………. Số tiền bằng chữ: ...................................................................................................................... Lý do từ chối thanh toán: …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… Kho bạc Nhà nước ……………………… xin thông báo cho đơn vị biết để có biện pháp xử lý./. Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: VT, viết tắt đơn vị soạn thảo (..bản). GIÁM ĐỐC Nguyễn Văn A
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "22/06/2020", "sign_number": "62/2020/TT-BTC", "signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-dinh-29-2004-ND-CP-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-co-cau-to-chuc-Bo-Thuong-mai-51793.aspx
Nghị định 29/2004/NĐ-CP chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức Bộ Thương mại
CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 29/2004/NĐ-CP Hà Nội, ngày 16 tháng 1 năm 2004 NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 29/2004/NĐ-CP NGÀY 16/01/2004 QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ,QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ THƯƠNG MẠI CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 05 tháng 8 năm 2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XI, kỳ họp thứ nhất quy định danh sách các Bộ và cơ quan ngang Bộ của Chính phủ; Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại và Bộ trưởng Bộ Nội vụ, NGHỊ ĐỊNH: Điều 1. Vị trí và chức năng Bộ Thương mại là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thương mại; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật. Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn Bộ Thương mại thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: 1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. 2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, chương trình, dự án quan trọng về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. 3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. 4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về thương mại đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. 5. Về lưu thông hàng hóa trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu: a) Thống nhất quản lý nhà nước hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông hàng hóa trong nước và dịch vụ thương mại; b) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách phát triển thương mại nội địa, xuất khẩu, nhập khẩu, biên mậu, lưu thông hàng hóa trong nước và dịch vụ thương mại, thương nhân, mặt hàng kinh doanh, bảo đảm các mặt hàng thiết yếu cho miền núi, đồng bào dân tộc; tổ chức, hướng dẫn thực hiện các cơ chế, chính sách sau khi được ban hành; c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo, điều tiết lưu thông hàng hóa trong từng thời kỳ, bảo đảm cân đối cung cầu, cán cân thương mại, phát triển ổn định thị trường hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu; d) Quản lý việc cấp các loại Giấy chứng nhận về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và lưu thông trong nước, các hoạt động kinh doanh, dịch vụ thương mại của thương nhân theo quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia; đ) Tổng hợp tình hình, kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ thương mại trong phạm vi cả nước. 6. Thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật. 7. Thống nhất quản lý nhà nước về thương mại điện tử. 8. Về quản lý thị trường: a) Thống nhất chỉ đạo công tác quản lý thị trường trong cả nước; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lưu thông hàng hóa trên thị trường, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và dịch vụ thương mại; b) Tổ chức phối hợp hoạt động giữa các ngành, các địa phương trong việc chống đầu cơ lũng đoạn thị trường, buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm và các hành vi kinh doanh khác trái quy định của pháp luật. 9. Thống nhất quản lý nhà nước về cạnh tranh, chống độc quyền, chống bán phá giá; chủ trì, phối hợp với các hội, hiệp hội ngành hàng giải quyết các tranh chấp về bán phá giá. 10. Về xúc tiến thương mại: a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, cơ chế, chính sách về xúc tiến thương mại; chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các quy định trên sau khi được ban hành; b) Quản lý nhà nước về các hoạt động quảng cáo thương mại, hội chợ, triển lãm thương mại, khuyến mại, giới thiệu hàng hóa ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. 11. Về hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế: Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan: Xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế; Tổ chức đàm phán với các nước và các tổ chức kinh tế - thương mại quốc tế; Ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế song biên và đa biên giữa Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc tế theo phân công hoặc ủy quyền của Chính phủ; Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức việc thực hiện các điều ước quốc tế về kinh tế - thương mại mà Việt Nam là thành viên. 12. Đại diện lợi ích thương mại của Việt Nam ở nước ngoài; thống nhất quản lý hoạt động thương mại của các tổ chức và cá nhân Việt Nam ở nước ngoài và của nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật; quản lý, chỉ đạo hoạt động của các cơ quan thương vụ, các tổ chức xúc tiến thương mại, trung tâm hoặc cửa hàng giới thiệu sản phẩm hàng hóa của Việt Nam ở nước ngoài. 13. Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, thương mại, thị trường, thương nhân trong và ngoài nước phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức kinh tế; biên soạn và xuất bản các ấn phẩm về thông tin thương mại và thị trường. 14. Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực do Bộ quản lý theo quy định của pháp luật. 15. Quyết định các chủ trương, biện pháp và hướng dẫn việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ. 16. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ. 17. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật. 18. Quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, hội và tổ chức phi Chính phủ trong các lĩnh vực do Bộ quản lý theo quy định của pháp luật. 19. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực do Bộ quản lý theo quy định của pháp luật. 20. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 21. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chính sách, chế độ tiền lương, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ; xây dựng chức danh công chức, viên chức, quy định chức danh tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, nghiệp vụ trong các lĩnh vực quản lý của Bộ. 22. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật. Điều 3. Cơ cấu tổ chức của Bộ a) Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước: 1. Vụ Xuất nhập khẩu; 2. Vụ Chính sách thị trường trong nước; 3. Vụ Thương mại miền núi và Mậu dịch biên giới; 4. Vụ Thị trường châu á - Thái Bình Dương (gọi tắt là Vụ Khu vực 1); 5. Vụ Thị trường châu Âu (gọi tắt là Vụ Khu vực 2); 6. Vụ Thị trường châu Mỹ (gọi tắt là Vụ Khu vực 3); 7. Vụ Thị trường châu Phi, Tây á và Nam á (gọi tắt là Vụ Khu vực 4); 8. Vụ Chính sách thương mại đa biên; 9. Vụ Thương mại điện tử; 10. Vụ Hợp tác xã; 11. Vụ Kế hoạch và Đầu tư; 12. Vụ Tài chính - Kế toán; 13. Vụ Pháp chế; 14. Vụ Tổ chức cán bộ; 15. Cục Quản lý thị trường; 16. Cục Quản lý cạnh tranh; 17. Cục Xúc tiến thương mại; 18. Thanh tra; 19. Văn phòng. Chuyển Cục Quản lý chất lượng hàng hóa và đo lường hiện thuộc Bộ Thương mại sang Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Các Vụ Chính sách thương mại đa biên và Vụ Xuất nhập khẩu được tổ chức phòng, do Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Các cơ quan thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại. b) Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ: 1. Viện Nghiên cứu thương mại; 2. Trung tâm Thông tin thương mại; 3. Trung tâm Tin học; 4. Tạp chí Thương mại; 5. Báo Thương mại; 6. Báo Đối ngoại Vietnam Economic News (VEN); 7. Trường Cán bộ thương mại Trung ương. Bộ trưởng Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ xây dựng phương án sắp xếp các trường đào tạo hiện thuộc Bộ Thương mại, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Điều 4. Hiệu lực thi hành Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo, thay thế Nghị định số 95/CP ngày 04 tháng 12 năm 1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại và các quy định trước đây trái với Nghị định này. Điều 5. Trách nhiệm thi hành Bộ trưởng Bộ Thương mại, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Phan Văn Khải (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "16/01/2004", "sign_number": "29/2004/NĐ-CP", "signer": "Phan Văn Khải", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Thong-tu-40-2017-TT-BTTTT-sua-doi-Thong-tu-25-2015-TT-BTTTT-su-dung-kho-so-vien-thong-362015.aspx
Thông tư 40/2017/TT-BTTTT sửa đổi Thông tư 25/2015/TT-BTTTT sử dụng kho số viễn thông
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 40/2017/TT-BTTTT Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2017 THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 25/2015/TT-BTTTT NGÀY 09 THÁNG 9 NĂM 2015 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KHO SỐ VIỄN THÔNG Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009; Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông; Nghị định số 81/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông; Nghị định số 49/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông và Điều 30 của Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện; Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2015/TT-BTTTT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý và sử dụng kho số viễn thông. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2015/TT-BTTTT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý và sử dụng kho số viễn thông. 1. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 10 như sau: “b) Số thuê bao mạng viễn thông di động mặt đất sử dụng cho thuê bao viễn thông là người được phân bổ theo khối 100.000 số, 1.000.000 số. Số lượng tối thiểu là 100.000 số và tối đa là 1.000.000 số cho mỗi lần phân bổ (áp dụng cho phân bổ lần đầu cũng như các lần phân bổ tiếp theo).” 2. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 11 như sau: “b) Số thuê bao mạng viễn thông di động mặt đất sử dụng cho thuê bao viễn thông là thiết bị được phân bổ theo khối 100.000 số, 1.000.000 số. Số lượng tối thiểu là 100.000 số và tối đa là 1.000.000 số cho mỗi lần phân bổ (áp dụng cho phân bổ lần đầu cũng như các lần phân bổ tiếp theo).” 3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 như sau: “2. Cách thức phân bổ: Số dịch vụ gọi tự do và số dịch vụ gọi giá cao được phân bổ theo khối 10 số, 100 số, 1.000 số. Số lượng tối thiểu là 10 số và tối đa là 1.000 số cho mỗi lần phân bổ (áp dụng cho phân bổ lần đầu cũng như các lần phân bổ tiếp theo).” 4. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 13 như sau: “a) Số dịch vụ tin nhắn ngắn được phân bổ cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông trên mạng viễn thông di động mặt đất.” Điều 2. Tổ chức thực hiện Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Viễn thông, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp viễn thông và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Điều 3. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 01 năm 2018. 2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) để được xem xét, hướng dẫn và giải quyết./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c); - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Bộ TTTT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng; các cơ quan, đơn vị trực thuộc; Cổng thông tin điện tử; - Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp; - Công báo; - Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Doanh nghiệp viễn thông; - Lưu: VT, CVT. 250 BỘ TRƯỞNG Trương Minh Tuấn
{ "issuing_agency": "Bộ Thông tin và Truyền thông", "promulgation_date": "15/12/2017", "sign_number": "40/2017/TT-BTTTT", "signer": "Trương Minh Tuấn", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-172-2009-TT-BTC-sua-doi-81-2006-TT-BTC-kiem-soat-chi-don-vi-su-nghiep-cong-lap-93871.aspx
Thông tư 172/2009/TT-BTC sửa đổi 81/2006/TT-BTC kiểm soát chi đơn vị sự nghiệp công lập
BỘ TÀI CHÍNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------------- Số: 172/2009/TT-BTC Hà Nội, ngày 26 tháng 08 năm 2009 THÔNG TƯ SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỂM CỦA THÔNG TƯ SỐ 81/2006/TT-BTC NGÀY 06/09/2006 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KIỂM SOÁT CHI ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ VÀ TÀI CHÍNH Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Để phù hợp với tình hình thực tế, Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/9/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính như sau: Điều 1. Sửa đổi gạch đầu dòng thứ 2 và thứ 3 tiết 2.5.2, điểm 2.5, khoản 2 mục II Thông tư số 81/2006/TT-BTC như sau: - Trong năm, căn cứ vào mức chênh lệch thu lớn hơn chi hàng quý xác định được; đơn vị lập giấy rút dự toán ngân sách nhà nước (thanh toán) để chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức trong đơn vị theo quý gửi Kho bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước thanh toán theo mức thủ trưởng đơn vị đề nghị đảm bảo trong phạm vi dự toán được giao nhưng tối đa không quá 60% số chênh lệch thu lớn hơn chi đơn vị xác định được theo quý và thực hiện hạch toán thực chi mục 6400 (tiểu mục 6404 chi chênh lệch thu nhập thực tế so với lương ngạch bậc, chức vụ). - Kết thúc năm ngân sách, trước ngày 31/01 năm sau, đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính tự xác định số chênh lệch thu lớn hơn chi và kinh phí chi thu nhập tăng thêm của năm trước theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch đề nghị thanh toán tiếp thu nhập tăng thêm cho người lao động. Trên cơ sở văn bản đề nghị của đơn vị, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thanh toán phần chi thu nhập tăng thêm cho đơn vị đảm bảo không vượt quá mức thu nhập tăng thêm đối với từng loại đơn vị sự nghiệp quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ. Sau khi quyết toán của đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt: - Trường hợp số chênh lệch thu lớn hơn chi dành để chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động cao hơn số đơn vị tự xác định, căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ và đề nghị của đơn vị, Kho bạc Nhà nước thanh toán tiếp phần chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động của đơn vị và thực hiện hạch toán vào niên độ ngân sách năm sau. - Trường hợp số chênh lệch thu lớn hơn chi dành để chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động thấp hơn số đơn vị tự xác định thì số đã chi trả thu nhập tăng thêm vượt so với số quyết toán được cơ quan có thẩm quyền duyệt, đơn vị phải sử dụng Quỹ dự phòng ổn định thu nhập (nếu có) để bù đắp, trường hợp sau khi dùng quỹ dự phòng ổn định thu nhập để bù đắp vẫn còn thiết hụt thì trừ vào chênh lệch thu lớn hơn chi phần dành để chi trả thu nhập tăng thêm của năm sau, trường hợp năm sau không có chênh lệch thu lớn hơn chi thì trừ vào quỹ tiền lương của đơn vị. Điều 2. Sửa đổi gạch đầu dòng thứ 2, điểm 5, mục II của Thông tư số 81/2006/TT-BTC như sau: - Đối với việc trích lập các quỹ của đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP: Hàng quý, căn cứ vào kết quả tài chính thực hiện trong quý, đơn vị tự xác định số chênh lệch thu lớn hơn chi trong quý gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch đề nghị trích lập các quỹ theo quy định (đối với quý IV được thực hiện trong tháng 01 của năm sau để phù hợp với việc quyết toán ngân sách nhà nước các cấp). Căn cứ vào Giấy rút dự toán của đơn vị, Kho bạc Nhà nước chuyển tiền từ tài khoản dự toán sang tài khoản tiền gửi các quỹ của đơn vị nhưng tối đa không vượt quá 60% số chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại trong quý của đơn vị sau khi đã chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức theo quy định tại điểm 1 của Thông tư này. Kho bạc Nhà nước hạch toán thực chi mục 7950 (tiểu mục 7951 chi lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập, tiểu mục 7952 chi lập quỹ phúc lợi, tiểu mục 7953 chi lập quỹ khen thưởng và tiểu mục 7954 chi lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp). Kho bạc Nhà nước không kiểm soát việc sử dụng quỹ của đơn vị. Thủ trưởng đơn vị quyết định việc sử dụng quỹ theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Việc trích lập các quỹ của đơn vị sự nghiệp đối với quý IV được thực hiện trong tháng 01 của năm sau. - Khi quyết toán của đơn vị được cơ quan có thẩm quyền duyệt (thẩm định), trường hợp số chênh lệch thu lớn hơn chi dành để trích lập các quỹ cao hơn số đơn vị tự xác định, căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ và đề nghị của đơn vị, Kho bạc Nhà nước thực hiện trích tiếp các quỹ cho đơn vị; trường hợp số chênh lệch thu lớn hơn chi dành để trích lập các quỹ nhỏ hơn số đơn vị tự xác định thì số đã trích vượt so với số quyết toán được cơ quan có thẩm quyền duyệt, đơn vị phải sử dụng các quỹ tương ứng để bù đắp, trường hợp sau khi sử dụng các quỹ tương ứng để bù đắp mà vẫn còn thiếu hụt thì trừ vào số chênh lệch thu lớn hơn chi năm sau của đơn vị. Căn cứ vào quyết định của cơ quan có thẩm quyền và đề nghị của đơn vị, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thu hồi giảm chi ngân sách nhà nước. Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký, thay thế Thông tư số 153/2007/TT-BTC ngày 17/12/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi một số điểm của Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/09/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. Những quy định khác tại Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/09/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính vẫn có hiệu lực thi hành. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./. Nơi nhận: - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - VP TW Đảng và các Ban của Đảng; - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Cơ quan TW của các Hội, đoàn thể; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Sở Tài chính, KBNN, Cục thuế; - Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp; - Công báo; - Website Chính phủ; - Website Bộ Tài chính; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VT, KBNN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Phạm Sỹ Danh
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "26/08/2009", "sign_number": "172/2009/TT-BTC", "signer": "Phạm Sỹ Danh", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-lien-tich-25-2012-TTLT-BQP-BTC-huong-dan-phoi-hop-thuc-hien-quan-ly-137628.aspx
Thông tư liên tịch 25/2012/TTLT-BQP-BTC hướng dẫn phối hợp thực hiện quản lý
BỘ QUỐC PHÒNG-BỘ TÀI CHÍNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 25/2012/TTLT-BQP-BTC Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2012 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH HƯỚNG DẪN PHỐI HỢP THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA BỘ QUỐC PHÒNG VỚI BỘ TÀI CHÍNH VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT BIỂN VÀ VIỆC PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT BIỂN VỚI LỰC LƯỢNG HẢI QUAN TRÊN CÁC VÙNG BIỂN VÀ THỀM LỤC ĐỊA CỦA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Căn cứ Nghị định 66/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển và việc phối hợp hoạt động giữa các lực lượng trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Căn cứ Nghị định 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng; Căn cứ Nghị định 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính thống nhất hướng dẫn khoản 3 Điều 5, Điều 9 và Điều 20 của Quy chế phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển và việc phối hợp hoạt động giữa các lực lượng trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 66/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ (sau đây viết gọn là Quy chế), như sau: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư liên tịch này hướng dẫn việc phối hợp thực hiện quản lý nhà nước giữa Bộ Quốc phòng với Bộ Tài chính về hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển và việc phối hợp hoạt động giữa lực lượng Cảnh sát biển với lực lượng Hải quan trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 2. Đối tượng áp dụng Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính có liên quan đến các hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Điều 3. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng (hướng dẫn khoản 3 Điều 5 của Quy chế) 1. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế. 2. Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát biển phối hợp với lực lượng Hải quan và các cơ quan, đơn vị chức năng có liên quan thuộc Bộ Tài chính kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong lĩnh vực phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan, thuế. 3. Phối hợp trong hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới đường biển. 4. Phối hợp trong công tác giáo dục, tuyên truyền chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu; chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 4. Trách nhiệm của Bộ Tài chính (hướng dẫn Điều 9 của Quy chế) Bộ Tài chính chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị chức năng phối hợp với lực lượng Cảnh sát biển trong các hoạt động sau: 1. Nghiên cứu, xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan, thuế có liên quan đến thẩm quyền xử lý vi phạm của lực lượng Cảnh sát biển. 2. Cung cấp cho lực lượng Cảnh sát biển những thông tin của tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về lĩnh vực thuế, hải quan và các loại mẫu hóa đơn, chứng từ liên quan đến hàng hóa do Bộ Tài chính phát hành phải mang theo khi vận chuyển hàng hóa trên biển. 3. Phối hợp với lực lượng Cảnh sát biển tiến hành kiểm tra, kiểm soát, phát hiện ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân khi hoạt động trên biển. 4. Chỉ đạo các Sở Tài chính nơi có trụ sở của lực lượng Cảnh sát biển đóng quân hướng dẫn công tác thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính; xử lý tang vật, tài sản bị tịch thu công quỹ nhà nước. 5. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ hải quan, thuế cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng Cảnh sát biển khi có yêu cầu. Hướng dẫn, hỗ trợ lực lượng Cảnh sát biển về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, quá cảnh; chế độ kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và xác định các hành vi vi phạm trong lĩnh vực hải quan để làm cơ sở xử lý theo quy định của pháp luật. 6. Phối hợp trong công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật liên quan đến lực lượng Cảnh sát biển về lĩnh vực hải quan cho các tổ chức, cá nhân hoạt động hợp pháp trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 5. Trách nhiệm của lực lượng Cảnh sát biển (hướng dẫn khoản 1 Điều 20) 1. Cung cấp cho Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương các thông tin có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài như: buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tàu, thuyền và phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trái phép; các hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan xảy ra trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Triển khai kịp thời lực lượng, phương tiện để hỗ trợ khi có yêu cầu của lực lượng Hải quan nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về hải quan xảy ra trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 3. Phối hợp với lực lượng Hải quan sử dụng tàu, thuyền tiến hành kiểm tra, kiểm soát trên biển để phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. 4. Bàn giao hồ sơ, đối tượng, phương tiện, vật chứng những vụ vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân do lực lượng Cảnh sát biển bắt giữ nhưng thuộc thẩm quyền xử lý của lực lượng Hải quan. 5. Tiếp nhận hồ sơ, đối tượng, phương tiện và vật chứng những vụ vi phạm pháp luật do lực lượng Hải quan chuyển giao thuộc thẩm quyền xử lý của lực lượng Cảnh sát biển. 6. Khi có yêu cầu, lực lượng Cảnh sát biển hỗ trợ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ hàng hải và tuần tra, kiểm soát trên biển cho cán bộ, nhân viên Hải quan. 7. Cục Cảnh sát biển chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Cục phối hợp hiệp đồng cụ thể với các đơn vị nghiệp vụ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu của Tổng cục Hải quan, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chi cục Hải quan cửa khẩu, Đội kiểm soát Hải quan, đơn vị tương đương để thực hiện nhiệm vụ về lĩnh vực hải quan và bố trí lực lượng khi lực lượng Hải quan có yêu cầu để khắc phục sự cố về tàu, thuyền, phương tiện và các tình thế cấp thiết khác. Điều 6. Trách nhiệm của lực lượng Hải quan (hướng dẫn khoản 2 Điều 20) 1. Tổng cục Hải quan thông báo cho Cục Cảnh sát biển những thông tin về tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới như: đối tượng, tuyến hành trình, đặc điểm nhận dạng của các tàu, thuyền và phương tiện; thời gian, tọa độ sang mạn, bốc dỡ, giải tỏa hàng hóa và các thủ đoạn của đối tượng vi phạm pháp luật về hải quan trên biển. 2. Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với lực lượng Cảnh sát biển tiến hành kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về hải quan theo quy định của pháp luật. 3. Tàu, thuyền và phương tiện của lực lượng Hải quan tham gia hoạt động phối hợp có trách nhiệm thực hiện việc huy động của lực lượng Cảnh sát biển trong tình thế cấp thiết phải đuổi bắt người và phương tiện vi phạm pháp luật, cấp cứu người bị nạn, ứng phó sự cố môi trường nghiêm trọng xảy ra trên các vùng biển Việt Nam. 4. Tiếp nhận hồ sơ, đối tượng, phương tiện và vật chứng những vụ vi phạm pháp luật do lực lượng Cảnh sát biển chuyển giao thuộc thẩm quyền xử lý của lực lượng Hải quan. 5. Bàn giao hồ sơ, đối tượng, phương tiện, vật chứng những vụ vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân do lực lượng Hải quan bắt giữ nhưng thuộc thẩm quyền xử lý của lực lượng Cảnh sát biển. 6. Tổng cục Hải quan chỉ đạo Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chi cục Hải quan cửa khẩu, Đội kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương phối hợp, hiệp đồng cụ thể với các đơn vị trực thuộc Cảnh sát biển để thực hiện nhiệm vụ về lĩnh vực Hải quan. Điều 7. Tổ chức thực hiện Giao cho Cục Cảnh sát biển, Tổng cục Hải quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính triển khai, tổ chức thực hiện Thông tư liên tịch này và có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc phối hợp, hiệp đồng cụ thể để duy trì pháp luật về lĩnh vực hải quan, thuế trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 8. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Thông tư liên tịch số 233/2003/TTLT-BQP-BTC ngày 16 tháng 9 năm 2003 của Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính hướng dẫn phối hợp thực hiện quản lý nhà nước giữa Bộ Quốc phòng với Bộ Tài chính về hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển và việc phối hợp hoạt động giữa lực lượng Cảnh sát biển với lực lượng Hải quan trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh đề nghị phản ánh về Bộ Quốc phòng để phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, giải quyết. KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH THỨ TRƯỞNG Đỗ Hoàng Anh Tuấn KT. BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG THỨ TRƯỞNG Thượng tướng Nguyễn Thành Cung Nơi nhận: - Bộ trưởng BQP, Bộ trưởng BTC (để b/c); - Bộ Quốc phòng; - Bộ Tài chính; - VPCP: Cổng TTĐT, Công báo; - Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp; - Tổng cục Hải quan; - Cục Cảnh sát biển; - Vụ Pháp chế BQP; - Vụ Pháp chế BTC; - Lưu: VT BQP và VT BTC.
{ "issuing_agency": "Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính", "promulgation_date": "30/03/2012", "sign_number": "25/2012/TTLT-BQP-BTC", "signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Thành Cung", "type": "Thông tư liên tịch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-18-2023-TT-BNV-bai-bo-mot-phan-Thong-tu-04-2020-TT-BNV-591573.aspx
Thông tư 18/2023/TT-BNV bãi bỏ một phần Thông tư 04/2020/TT-BNV mới nhất
BỘ NỘI VỤ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 18/2023/TT-BNV Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2023 THÔNG TƯ BÃI BỎ MỘT PHẦN THÔNG TƯ SỐ 04/2020/TT-BNV NGÀY 13 THÁNG 10 NĂM 2020 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 93/2019/NĐ-CP NGÀY 25 THÁNG 11 NĂM 2019 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ XÃ HỘI, QUỸ TỪ THIỆN Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện; Căn cứ Nghị định số 63/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ; Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định về kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ; Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư bãi bỏ một phần Thông tư số 04/2020/TT-BNV ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Điều 1. Bãi bỏ một phần Thông tư số 04/2020/TT-BNV ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện Bãi bỏ Điều 2, Điều 3 Thông tư số 04/2020/TT-BNV ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Điều 2. Điều khoản thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2024. 2. Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quỹ xã hội, quỹ từ thiện và các cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Công báo, Website Chính phủ; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp; - Bộ Nội vụ: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ.; - Các quỹ xã hội, quỹ từ thiện có phạm hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh; - Trang thông tin điện tử Bộ Nội vụ; - Lưu: VT, TCPCP. BỘ TRƯỞNG Phạm Thị Thanh Trà
{ "issuing_agency": "Bộ Nội vụ", "promulgation_date": "08/12/2023", "sign_number": "18/2023/TT-BNV", "signer": "Phạm Thị Thanh Trà", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-04-2017-TT-BTP-bai-bo-van-ban-quy-pham-phap-luat-Bo-truong-Bo-Tu-phap-345924.aspx
Thông tư 04/2017/TT-BTP bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật Bộ trưởng Bộ Tư pháp mới nhất
BỘ TƯ PHÁP ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 04/2017/TT-BTP Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2017 THÔNG TƯ BÃI BỎ MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP BAN HÀNH, LIÊN TỊCH BAN HÀNH Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; Sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trương, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, liên tịch ban hành. Điều 1. Bãi bỏ toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật Bãi bỏ toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, liên tịch ban hành sau đây: 1. Quyết định số 483/TCCB-QĐ ngày 26 tháng 7 năm 1993 của Bộ Tư pháp về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch công chức hành chính trong ngành Tư pháp; 2. Thông tư số 339/1998/TT-BTP ngày 19 tháng 3 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ; 3. Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BTP-BNV ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2004 của chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước; 4. Thông tư số 07/2005/TT-BTP ngày 31 tháng 8 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước; 5. Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi Trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất; 6. Thông tư số 20/2014/TT-BTP ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành các biểu mẫu để sử dụng trong quá trình áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp thay thế xử lý hành chính quản lý tại gia đình đối với người chưa thành niên theo quy định của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã phường, thị trấn. Điều 2. Bãi bỏ một phần văn bản quy phạm pháp luật Bãi bỏ Điều 7, Điều 8, Điều 11, Điều 18, Điều 19 và Điều 23 của Thông tư số 17/2011/TT-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dân thi hành một số điều của Luật Luật sư, Nghị định hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Luật sư. Điều 3. Tổ chức thực hiện 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 5 năm 2017. 2. Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng Chính phủ; - Các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tôi cao; - Tổng kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Công báo; Website Chính phủ; Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật; Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp; - Bộ Tư pháp: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc Bộ; - Lưu: VT, Cục KTrVB. BỘ TRƯỞNG Lê Thành Long
{ "issuing_agency": "Bộ Tư pháp", "promulgation_date": "12/04/2017", "sign_number": "04/2017/TT-BTP", "signer": "Lê Thành Long", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-76-2004-ND-CP-phe-chuan-so-luong-danh-sach-don-vi-bau-cu-dai-bieu-duoc-bau-Hoi-dong-nhan-dan-tinh-Ha-Tinh-nhiem-ky-2004-2009-6013.aspx
Nghị định 76/2004/NĐ-CP phê chuẩn số lượng, danh sách đơn vị bầu cử đại biểu được bầu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2004 - 2009 mới nhất
CHÍNH PHỦ ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 76/2004/NĐ-CP Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2004 NGHỊ ĐỊNH PHÊ CHUẨN SỐ LƯỢNG, DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ BẦU CỬ VÀ SỐ ĐẠI BIỂU ĐƯỢC BẦU Ở MỖI ĐƠN VỊ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH NHIỆM KỲ 2004 - 2009 CHÍNH PHỦ Căn cứ Điều 9, Điều 10 và Điều 11 của Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Nghị quyết số 429/2003/NQ-UBTVQH của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 23 tháng 12 năm 2003 về ấn định ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004 - 2009; Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và Bộ trưởng Bộ Nội vụ, NGHỊ ĐỊNH: Điều 1. Phê chuẩn số lượng 15 (mười lăm) đơn vị bầu cử, 56 (năm mươi sáu) đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và số đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2004 - 2009 (có danh sách kèm theo). Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Điều 3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận : - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, - HĐND và UBND tỉnh Hà Tĩnh, - Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, - Ban Tổ chức Trung ương, - Ban Nội chính Trung ương, - Văn phòng Quốc hội, - Bộ Nội vụ, - Công báo, - VPCP: BTCN, các PCN, TBNC, Các Vụ: TH, PC, TCCB, - Lưu: V.III (5b), Văn thư. TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Phan Văn Khải DANH SÁCH ĐƠN VỊ BẦU CỬ VÀ SỐ ĐẠI BIỂU ĐƯỢC BẦU Ở MỖI ĐƠN VỊ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HĐND TỈNH HÀ TĨNH NHIỆM KỲ 2004 – 2009 TT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH ĐƠN VỊ BẦU CỬ SỐ ĐẠI BIỂU ĐƯ­ỢC BẦU Ở MỖI ĐƠN VỊ 1. Huyện Kỳ Anh Đơn vị bầu cử số 01 Đơn vị bầu cử số 02 03 đại biểu 03 đại biểu 2. Huyện Cẩm Xuyên Đơn vị bầu cử số 03 Đơn vị bầu cử số 04 03 đại biểu 03 đại biểu 3. Thị xã Hà Tĩnh Đơn vị bầu cử số 05 04 đại biểu 4. Huyện Thạch Hà Đơn vị bầu cử số 06 Đơn vị bầu cử số 07 04 đại biểu 04 đại biểu 5. Huyện Can Lộc Đơn vị bầu cử số 08 Đơn vị bầu cử số 09 03 đại biểu 04 đại biểu 6. Thị xã Hồng Lĩnh Đơn vị bầu cử số 10 03 đại biểu 7. Huyện Nghi Xuân Đơn vị bầu cử số 11 04 đại biểu 8. Huyện Đức Thọ Đơn vị bầu cử số 12 05 đại biểu 9. Huyện Hương Sơn Đơn vị bầu cử số 13 05 đại biểu 10. Huyện Vũ Quang Đơn vị bầu cử số 14 03 đại biểu 11. Huyện Hương Khê Đơn vị bầu cử số 15 05 đại biểu
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "21/02/2004", "sign_number": "76/2004/NĐ-CP", "signer": "Phan Văn Khải", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-31-2010-TT-BGDDT-sua-doi-Quy-che-thi-chon-hoc-sinh-gioi-114820.aspx
Thông tư 31/2010/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế thi chọn học sinh giỏi
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------- Số: 31/2010/TT-BGDĐT Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2010 THÔNG TƯ VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 52/2006/QĐ-BGDĐT NGÀY 29 THÁNG 12 NĂM 2006 VÀ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 68/2007/QĐ-BGDĐT NGÀY 06 THÁNG 11 NĂM 2007, QUYẾT ĐỊNH SỐ 70/2008/QĐ-BGDĐT NGÀY 22 THÁNG 12 NĂM 2008, THÔNG TƯ SỐ 04/2010/TT-BGDĐT NGÀY 11 THÁNG 02 NĂM 2010 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi chọn học sinh giỏi ban hành kèm theo Quyết định số 52/2006/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 12 năm 2006 và được sửa đổi bổ sung tại Quyết định số 68/2007/QĐ-BGDĐT ngày 06 tháng 11 năm 2007, Quyết định số 70/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 12 năm 2008 và Thông tư số 04/2010/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, như sau: 1. Khoản 3 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau: “3. Đối với các kỳ thi cấp quốc gia, ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 của Điều này, thành viên Ban đề thi, chấm thi, phúc khảo còn phải là những người có năng lực chuyên môn giỏi; giám thị không coi thi ở nơi có người học của đơn vị mình dự thi”. 2. Điểm a khoản 2 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau: “a) Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia có 02 buổi thi đối với các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học và 01 buổi thi đối với các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp và Tiếng Trung Quốc; thời gian làm bài thi mỗi buổi thi là 180 phút đối với mỗi môn thi tự luận, 90 phút đối với mỗi môn thi trắc nghiệm, 90 phút tự luận và 45 phút trắc nghiệm đối với môn thi có cả tự luận và trắc nghiệm.” 3. Khoản 1 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Nội dung đề thi phải nằm trong phạm vi nội dung chương trình thi được quy định cho từng kỳ thi; phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, phân loại được trình độ thí sinh. Đề thi và đáp án của kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia và kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế được công bố trên Website Bộ Giáo dục và Đào tạo ngay sau khi chấm thi xong.” Điều 2. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. Các quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư này đều bị bãi bỏ. Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo; Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Hiệu trưởng các trường đại học có trường trung học phổ thông chuyên và Hiệu trưởng các trường phổ thông dân tộc nội trú thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Ủy ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội; - Ban Tuyên giáo TƯ; - Kiểm toán Nhà nước; - Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Như Điều 3; - Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng; - Website Chính phủ; - Website Bộ GDĐT; - Lưu: VT, Vụ PC, Cục KTKĐCLGD. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Vinh Hiển
{ "issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "promulgation_date": "18/11/2010", "sign_number": "31/2010/TT-BGDĐT", "signer": "Nguyễn Vinh Hiển", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-207-KH-UBND-2016-thuc-hien-Luat-To-chuc-chinh-quyen-dia-phuong-Nha-Be-Ho-Chi-Minh-536807.aspx
Kế hoạch 207/KH-UBND 2016 thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương Nhà Bè Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NHÀ BÈ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 207/KH-UBND Nhà Bè, ngày 27 tháng 01 năm 2016 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Thực hiện Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân Huyện xây dựng Kế hoạch thực hiện như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích Xác định những nhiệm vụ trọng tâm, thời gian triển khai phổ biến, quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa Huyện và tổ chức thực hiện những quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp Thứ 9 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2015. 2. Yêu cầu Phát huy vai trò, trách nhiệm, sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị trong việc triển khai, đảm bảo hiệu quả thi hành của Luật Tổ chức chính quyền địa phương; đôn đốc, hướng dẫn, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương. II. NỘI DUNG THỰC HIỆN 1. Tuyên truyền, quán triệt Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân với các hình thức phù hợp với tình hình thực tế của địa phương 1.1. Cơ quan, đơn vị thực hiện: - Phòng Tư pháp phối hợp Phòng Nội vụ tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt trong cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang của Huyện. - Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến trong hệ thống chính trị và trên Trạm truyền thanh của xã, thị trấn. - Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung Tâm văn hóa Huyện, Đài Truyền thanh Huyện phổ biến những điểm mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trên Đài phát thanh của Huyện, Bản tin Nhà Bè và bằng Pano tại các điểm sinh hoạt cộng đồng dân cư, trụ sở làm việc của Huyện, xã, thị trấn. 1.2. Thời gian thực hiện: Trong tháng 02 năm 2015 và thực hiện thường xuyên đến sau bầu cử. 2. Công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016 - 2021 2.1. Cơ quan, đơn vị thực hiện: - Phòng Nội vụ Huyện tham mưu Ủy ban nhân dân Huyện ban hành Kế hoạch bầu cử và triển khai, phổ biến đến các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Huyện, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn. Phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch bầu cử. Sau bầu cử tham mưu kiện toàn tổ chức và hoạt động Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương. - Trên cơ sở Kế hoạch bầu cử của Huyện, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn xây dựng Kế hoạch, tổ chức thực hiện tốt công tác vận động nhân dân tích cực tham gia bầu cử đạt kết quả. 2.2. Thời gian thực hiện: Từ tháng 02 đến hết tháng 5 năm 2016. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN - Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn chủ động tổ chức thực hiện, tích cực tham gia, phối hợp thực hiện có chất lượng, đạt yêu cầu của Kế hoạch; báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân Huyện (thông qua Phòng Nội vụ). - Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định dự toán của các cơ quan, đơn vị, đề xuất Ủy ban nhân dân Huyện bố trí kinh phí tổ chức thực hiện Kế hoạch. - Phòng Nội vụ phối hợp triển khai Kế hoạch này; theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện; kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân Huyện tình hình thực hiện và những khó khăn, vướng mắc để chỉ đạo tháo gở đảm bảo tiến độ, thời gian Kế hoạch. Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương của Ủy ban nhân dân Huyện, đề nghị Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn nghiêm túc thực hiện./. Nơi nhận: - TT Huyện ủy, UBND Huyện; - TT UBMTTQ VN Huyện; - Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị của Huyện; - UBND các xã, thị trấn; - Lưu: VT, Nv. CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Lưu
{ "issuing_agency": "Huyện Nhà Bè", "promulgation_date": "27/01/2016", "sign_number": "207/KH-UBND", "signer": "Nguyễn Văn Lưu", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-08-2004-TT-BNV-che-do-cong-chuc-du-bi-huong-dan-thuc-hien-Nghi-dinh-115-2003-ND-CP-54918.aspx
Thông tư 08/2004/TT-BNV chế độ công chức dự bị hướng dẫn thực hiện Nghị định 115/2003/NĐ-CP
BỘ NỘI VỤ ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 08/2004/TT-BNV Hà Nội, ngày 19 tháng 02 năm 2004 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 115/2003/NĐ-CP NGÀY 10/10/2003 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHẾ ĐỘ CÔNG CHỨC DỰ BỊ Thi hành Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị (sau đây gọi tắt là Nghị định số 115/2003/NĐ-CP), Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện như sau: I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1. Công chức dự bị là công dân Việt Nam, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, là những người có đủ tiêu chuẩn, đủ điều kiện, được tuyển dụng để bổ sung cho đội ngũ cán bộ, công chức quy định tại điểm b, điểm c, khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 29 tháng 04 năm 2003. 2. Chế độ công chức dự bị được thực hiện trong các cơ quan nhà nước sau: 2.1. Các tổ chức thuộc Văn phòng Quốc hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ giúp việc Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (trừ các đơn vị sự nghiệp trực thuộc); 2.2. Các tổ chức Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước trong việc phục vụ Chủ tịch nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; 2.3. Các tổ chức giúp Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật (trừ các đơn vị sự nghiệp trực thuộc); 2.4. Các tổ chức giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước; 2.5. Các tổ chức giúp Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước. 3. Việc tuyển dụng công chức dự bị chỉ thực hiện đối với ngạch chuyên viên, ngạch cán sự và tương đương. II. TUYỂN DỤNG VÀ SỬ DỤNG CÔNG CHỨC DỰ BỊ 1. Hình thức tuyển dụng Việc tuyển dụng côngchức dự bị phải do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thông qua thi tuyển. Chỉ xét tuyển đối với những người cam kết tình nguyện làm việc từ 5 năm trở lên ở những vùng được Nhà nước công nhận là vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo hoặc để đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở vùng dân tộc ít người. 2. Điều kiện và tiêu chuẩn dự tuyển 2.1. Người muốn được tuyển dụng vào công chức dự bị trong các cơ quan nhà nước phải có đủ các điều kiện đăng ký dự tuyển quy định tại điều 5 của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP. 2.2. Người được tuyển dụng vào công chức phải là người mang quốc tịch Việt Nam và có địa chỉ thường trú trên lãnh thổ Việt Nam. 2.3. Hồ sơ dự tuyển bao gồm: 2.3.1. Bản sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định, có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang công tác, học tập; 2.3.2. Bản sao giấy khai sinh; 2.3.3. Có đủ bản sao có công chứng hoặc chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền các văn bằng, chứng chỉ và bảng kết quả học tập, phù hợp với yêu cầu của ngạch dự tuyển (văn bằng tốt nghiệp về chuyên môn nghiệp vụ, chứng chỉ ngoại ngữ theo yêu cầu của ngạch dự tuyển; chứng chỉ tin học văn phòng, sử dụng thành thạo máy vi tính). Khi trúng tuyển phải xuất trình bản chính để kiểm tra; 2.3.4. Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp quận, huyện trở lên cấp. Giấy chứng nhận sức khỏe có giá trị trong thời hạn 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển. 2.4. Trong quá trình tổ chức tuyển dụng, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng có thể bổ sung thêm một số điều kiện dự tuyển khác. Các điều kiện bổ sung này phải căn cứ vào tính chất và đặc điểm chuyên môn nghiệp vụ của ngạch cần tuyển để quy định cho phù hợp. 3. Thông báo tuyển dụng 3.1. Thông báo tuyển dụng phải được đăng tải trên một trong các phương tiện thông tin đại chúng sau: báo viết, báo nói, báo hình đồng thời phải được niêm yết công khai tại địa điểm tiếp nhận hồ sơ. 3.2. Nội dung thông báo tuyển dụng gồm: Điều kiện và tiêu chuẩn đăng ký dự tuyển, số lượng cần tuyển, nội dung hồ sơ đăng ký dự tuyển, thời gian đăng ký dự tuyển và địa điểm nộp hồ sơ, số điện thoại liên hệ, nội dung thi, thời gian dự thi, địa điểm thi, lệ phí thi. Thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển phải sau thời gian thông báo ít nhất là 15 ngày. Thời gian thi phải sau thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển ít nhất là 15 ngày. 4. Tổ chức sơ tuyển 4.1. Việc tổ chức sơ tuyển do Hội đồng sơ tuyển công chức dự bị của cơ quan, tổ chức được phân bổ chi tiêu công chức dự bị thực hiện theo quy định tại Điều 10 của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP. 4.2. Hội đồng sơ tuyển khi thực hiện việc sơ tuyển phải căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động của cơ quan và căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn tuyển dụng quy định để xem xét, quyết định. 4.3. Đối với trường hợp số người đăng ký dự tuyển từ 100 người trở lên và nhiều hơn 2 lần chỉ tiêu được tuyển thì căn cứ vào tình hình cụ thể, Hội đồng tuyển dụng quyết định tổ chức sơ tuyển để chọn ra số người đủ tiêu chuẩn và điều kiện dự thi tuyển. Danh sách những người đã được sơ tuyển phải nhiều hơn chỉ tiêu được tuyển ít nhất 2 lần. Danh sách này được gửi cùng hồ sơ dự tuyển về Hội đồng tuyển dụng công chức dự bị để tổng hợp trước khi tổ chức kỳ thi. 5. Kỳ thi tuyển công chức dự bị bao gồm các môn thi sau: 5.1. Môn Hành chính Nhà nước. 5.2. Môn Tin học. 5.3. Môn Ngoại ngữ. 6. Hình thức thi tiếp để chọn người trúng tuyển Trường hợp nhiều người dự thi có tổng số điểm bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng được tuyển thì Hội đồng thi tuyển xem xét chọn người trúng tuyển theo trình tự sau: 6.1. Nếu Hội đồng thi tuyển không có điều kiện tổ chức thi tiếp thì người có điểm môn thi hành chính Nhà nước cao hơn sẽ được chọn là người trúng tuyển; 6.2. Nếu Hội đồng thi tuyển tổ chức thi tiếp thì môn thi tiếp để chọn người trúng tuyển là môn Hành chính. Nếu điểm môn thi tiếp bằng nhau thì Hội đồng thi tuyển sẽ chọn người có trình độ đào tạo cao hơn là người trúng tuyển. Nếu người dự tuyển có trình độ đào tạo như nhau thì người nào có kết quả học tập cao hơn và tốt nghiệp ngành chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với ngạch dự tuyển hơn sẽ là người trúng tuyển. 7. Việc xét tuyển công chức dự bị 7.1. Cán Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước khi tổ chức việc xét tuyển công chức dự bị thì làm văn bản gửi về Bộ Nội vụ để thống nhất ý kiến trước khi thực hiện; 7.2. Nội dung văn bản gửi về Bộ Nội vụ để thống nhất ý kiến gồm: Chỉ tiêu, điều kiện và tiêu chuẩn xét tuyển công chức dự bị. 8. Công chức dự bị được cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức phân công làm việc tại các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm 2 Phần I của Thông tư này và tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. 9. Thời gian thực hiện chế độ công chức dự bị 9.1. Thời gian thực hiện chế độ công chức dự bị là 24 tháng, kể từ khi có quyết định tuyển dụng. 9.2. Trong thời gian thực hiện chế độ công chức dự bị, nếu công chức dự bị thực hiện nghĩa vụ quân sự thì sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về được tiếp tục bố trí thực hiện chế độ công chức dự bị cho đủ thời gian quy định. 10. Nhiệm vụ của công chức dự bị Trong thời gian thực hiện chế độ công chức dự bị, công chức dự bị phải hoàn thành các nhiệm vụ sau: 10.1. Hoàn thành các nhiệm vụ do cơ quan sử dụng công chức dự bị phân công; 10.2. Nắm vững và thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức và những việc cán bộ, công chức không được làm theo quy định tại Pháp lệnh Cán bộ, công chức; 10.3. Hiểu biết về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị đang công tác; 10.4. Thực hiện nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị; 10.5. Có kiến thức và các kỹ năng hành chính theo yêu cầu về trình độ, hiểu biết của của ngạch sẽ được bổ nhiệm; 10.6. Nắm vững các quy định liên quan đến công việc của vị trí đang công tác; 10.7. Giải quyết và thực hiện các công việc theo phân công; 10.8. Soạn thảo các văn bản hành chính và sử dụng máy vi tính thành thạo; 10.9. Hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức dự bị theo quy định. 11. Chế độ, chính sách đối với công chức dự bị 11.1. Công chức dự bị được hưởng lương theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 18 của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP và các chế độ phụ cấp (nếu có) theo quy định của Nhà nước. 11.2. Khi công chức dự bị có đủ thời gian làm việc bằng thời gian tập sự quy định ứng với ngạch tuyển dụng thì cơ quan sử dụng công chức báo cáo bằng văn bản lên cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức để ra quyết định xếp lương theo quy định cho công chức dự bị và từ thời điểm này được tính vào thời gian để xét nâng lương theo thâm niên. 11.3.Thời gian công chức dự bị thực hiện nghĩa vụ quân sự được tính vào thời gian nâng lương theo thâm niên. 12. Trách nhiệm của cơ quan sử dụng và quản lý công chức dự bị 12.1. Cơ quan sử dụng công chức dự bị thực hiện việc quản lý hành chính, chuyên môn nghiệp vụ và chế độ đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức dự bị, đồng thời có trách nhiệm cử người hướng dẫn công chức dự bị theo quy định tại Điều 17 của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP. 12.2. Công chức được giao nhiệm vụ hướng dẫn công chức dự bị có trách nhiệm giúp đỡ và theo dõi công chức dự bị thực hiện các nhiệm vụ quy định tại điểm 10 Phần II Thông tư này. 12.3. Cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức, tạo điều kiện cho công chức dự bị hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo quy định. 13. Đánh giá và bổ nhiệm công chức dự bị vào ngạch công chức 13.1. Hàng năm, công chức dự bị phải thực hiện việc đánh giá thường xuyên theo quy định như đối với công chức. 13.2. Khi hết thời gian dự bị, công chức dự bị phải viết báo cáo tự đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của mình theo các nội dung: phẩm chất đạo đức; ý thức chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; ý thức chấp hành kỷ luật, nội quy, quy chế của cơ quan; kết quả thực hiện nhiệm vụ trong thời gian thực hiện chế độ công chức dự bị gửi cơ quan sử dụng công chức. 13.3. Công chức được phân công hướng dẫn công chức dự bị nhận xét và đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của công chức dự bị bằng văn bản gửi người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức theo các nội dung: phẩm chất đạo đức; ý thức kỷ luật; kết quả thực hiện nhiệm vụ trong thời gian thực hiện chế độ công chức dự bị. 13.4. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức dự bị làm văn bản báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức về kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức dự bị (kèm theo bản tự đánh giá của công chức dự bị và bản nhận xét đánh giá của công chức được phân công hướng dẫn công chức dự bị). 13.5. Cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức xem xét, quyết định bổ nhiệm hoặc không bổ nhiệm công chức dự bị vào ngạch công chức. 13.6. Sau khi công chức dự bị được bổ nhiệm vào ngạch công chức, cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức quyết định phân công công tác cho công chức. 13.7. Công chức dự bị không được bổ nhiệm vào ngạch công chức thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng hủy bỏ quyết định tuyển dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP. III. KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT CÔNG CHỨC DỰ BỊ 1. Việc khen thưởng công chức dự bị thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP. Ngoài ra công chức dự bị còn được khen thưởng theo các quy định khác của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 2. Công chức dự bị vi phạm kỷ luật mà bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo thì sau 12 tháng, nếu đã sửa chữa khuyết điểm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và không mắc thêm sai phạm khác thì được cơ quan sử dụng công chức ra quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật. Thời gian thi hành quyết định kỷ luật không được tính vào thâm niên xét nâng bậc lương nếu sau này được bổ nhiệm vào ngạch công chức. 3. Công chức dự bị vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm các quy định của pháp luật mà bị xử lý bằng hình thức buộc thôi việc thì người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức dự bị làm văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức xem xét quyết định (kèm theo biên bản của Hội đồng kỷ luật và các hồ sơ khác). 4. Công chức dự bị vi phạm pháp luật bị tòa án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị buộc thôi việc. Trong trường hợp này, cơ quan sử dụng công chức làm văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức ra quyết định buộc thôi việc. Thời điểm buộc thôi việc được tính kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực. 5. Trong thời gian 30 ngày, kể từ khi xác định rõ hoặc cơ quan có thẩm quyền kết luận công chức dự bị vi phạm kỷ luật, cơ quan sử dụng công chức dự bị phải thành lập Hội đồng kỷ luật để xét kỷ luật theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Nghị định 115/2003/NĐ-CP. 6. Sau khi Hội đồng kỷ luật xem xét và có văn bản đề nghị, trong thời hạn 10 ngày, người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức phải ra quyết định kỷ luật hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức ra quyết định kỷ luật theo quy định tại khoản 2 Điều 27 của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP. 7. Hội đồng kỷ luật có thể xem xét, kiến nghị buộc thôi việc với công chức dự bị trong các trường hợp sau: 7.1. Công chức dự bị bị Tòa án phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ, quản chế, cảnh cáo do vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động công vụ hoặc vi phạm pháp luật của Nhà nước; 7.2. Công chức dự bị đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật mà tiếp tục vi phạm kỷ luật; 7.3. Công chức dự bị tuy vi phạm lần đầu nhưng tính chất và mức độ vi phạm nghiêm trọng; 7.4. Công chức dự bị tự ý bỏ việc 5 ngày trong 1 tháng hoặc 15 ngày trong 6 tháng (cộng dồn) mà không có lý do chính đáng; 7.5. Trường hợp người đứng đầu có thẩm quyền quyết định kỷ luật có ý kiến khác với kiến nghị của Hội đồng kỷ luật thì trước khi ra quyết định, người có thẩm quyền quyết định kỷ luật trao đổi lại với Hội đồng kỷ luật. Nếu vẫn còn có ý kiến khác nhau thì người có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. IV. QUẢN LÝ CÔNG CHỨC DỰ BỊ 1. Quản lý công tác tuyển dụng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý công tác tuyển dụng công chức dự bị gồm: 1.1. Quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng để thực hiện tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức dự bị; 1.2. Căn cứ vào kết quả thi tuyển, xét tuyển, ra quyết định tuyển dụng và phân công công tác cho công chức dự bị, đồng thời báo cáo danh sách công chức dự bị về Bộ Nội vụ để theo dõi chung. Báo cáo theo Mẫu số 01 kèm theo Thông tư này; 1.3. Phân bổ ngân sách cho các cơ quan, đơn vị sử dụng công chức dự bị để trả lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo đảm việc thực hiện chính sách đối với công chức dự bị. 1.4. Cơ quan sử dụng công chức dự bị thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn đối với công chức dự bị theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 115/2003/NĐ-CP; 1.5. Đối với những người có học vị Thạc sĩ, Tiến sĩ có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp, đăng ký tuyển dụng và cam kết phục vụ lâu dài ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét quyết định tuyển vào Công chức vự bị. 2. Quản lý việc bổ nhiệm công chức dự bị vào ngạch công chức Căn cứ vào văn bản đánh giá của cơ quan sử dụng công chức, Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Sở Nội vụ của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm văn bản đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định bổ nhiệm vào ngạch tuyển dụng hoặc ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyển dụng và báo cáo danh sách công chức dự bị được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch về Bộ Nội vụ để theo dõi chung. Báo cáo theo Mẫu số 02 kèm theo Thông tư này. 3. Quản lý hồ sơ công chức dự bị: Cơ quan quản lý công chức có trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ cá nhân của công chức dự bị, bao gồm: - Bản khai lý lịch gốc và các bản lý lịch do công chức dự bị khai theo mẫu quy định (kèm theo bản sao giấy khai sinh); - Các văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng; - Các quyết định tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật, điều chỉnh lương; - Bản nhận xét và đánh giá công chức dự bị của người hướng dẫn công chức dự bị và của cơ quan sử dụng công chức dự bị; - Cập nhật các hồ sơ khác phát sinh trong quá trình công tác, những thay đổi trong lý lịch; - Các tài liệu thẩm tra, xác minh, kết luận của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nguồn gốc xuất thân, quá trình công tác, khen thưởng, kỷ luật, các bản giải trình… - Các bản kiểm điểm cá nhân, bản giải trình đơn khiếu nại, tố cáo, bản báo cáo thành tích để khen thưởng; - Công chức dự bị thuyên chuyển công tác, cơ quan sử dụng công chức dự bị phải chuyển hồ sơ của công chức dự bị đến cơ quan mới để tiếp tục quản lý. 4. Quản lý chế độ thống kê, báo cáo Vào thời điểm ngày 31 tháng 12 hàng năm, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi báo cáo về Bộ Nội vụ theo các nội dung sau: 4.1. Số lượng, chất lượng đội ngũ công chức dự bị theo đơn vị trực thuộc. 4.2. Công tác tuyển dụng công chức dự bị. 4.3. Công tác khen thưởng, kỷ luật công chức dự bị. 4.4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức dự bị. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này. 2. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. 3. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh về Bộ Nội vụ để nghiên cứu giải quyết./. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ Đỗ Quang Trung
{ "issuing_agency": "Bộ Nội vụ", "promulgation_date": "19/02/2004", "sign_number": "08/2004/TT-BNV", "signer": "Đỗ Quang Trung", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Ke-hoach-khao-sat-05-KH-DDBQH-2020-tinh-hinh-thi-hanh-Luat-Dat-dai-Doan-dai-bieu-Ho-Chi-Minh-532989.aspx
Kế hoạch khảo sát 05/KH-ĐĐBQH 2020 tình hình thi hành Luật Đất đai Đoàn đại biểu Hồ Chí Minh
QUỐC HỘI KHÓA XIV ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 05/KH-ĐĐBQH TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 02 năm 2020. KẾ HOẠCH KHẢO SÁT TÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬT ĐẤT ĐAI 2103 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN TỪ 01/7/2014 ĐẾN 31/12/2019 Thực hiện chương trình công tác năm 2020, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Đoàn khảo sát về “Tình hình thi hành Luật Đất đai 2103 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ 01/7/2014 đến 31/12/2019”. I. MỤC ĐÍCH Qua khảo sát Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố có cơ sở xem xét, đánh giá tình hình thi hành Luật Đất đai năm 2013 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua. Đánh giá kết quả đạt được, những bất cập, hạn chế, nguyên nhân; từ đó có các kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013. II. NỘI DUNG KHẢO SÁT Khảo sát về tình hình thi hành Luật Đất đai 2103 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ 01/7/2014 đến 31/12/2019. III. THÀNH PHẦN ĐOÀN KHẢO SÁT A. Các vị đại biểu Quốc hội Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh. B. Các cơ quan mời tham gia Đoàn khảo sát: 1. Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố; 2. Đại diện Ban Pháp chế, Hội đồng nhân dân Thành phố; 3. Đại diện Ban Kinh tế - Ngân sách, Hội đồng nhân dân Thành phố; 4. Đại diện Ban Đô thị, Hội đồng nhân dân Thành phố; 5. Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố; 6. Đại diện Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố; 7. Đại diện Sở Xây dựng Thành phố; 8. Đại diện Sở Tài chính Thành phố; 9. Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố; 10. Đại diện Sở Tư pháp Thành phố; 11. Đại diện Lãnh đạo Ban Chỉ đạo bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Thành phố; 12. Đại diện Lãnh đạo Hội đồng thẩm định giá Thành phố; 13. Đồng chí Trần Du Lịch, Nguyên Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố khóa XIII. IV. CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố tổ chức các buổi làm việc như sau: 1. Tổ chức 01 buổi làm việc với Ủy ban nhân dân các quận, huyện: Quận 2, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 12, Gò Vấp, Thủ Đức, Tân Bình, Bình Tân, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Cần Giờ. 2. Tổ chức 01 buổi làm việc với các hội, hiệp hội và đơn vị có liên quan: Hiệp hội Bất động sản thành phố, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố, Phân viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, Hội kiến trúc sư thành phố, Hội làm vườn và trang trại thành phố, Hội Quy hoạch và phát triển đô thị thành phố, Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam, Viện Quy hoạch xây dựng thành phố, Hiệp hội xây dựng và vật liệu xây dựng thành phố, Hội khoa học kỹ thuật xây dựng thành phố, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực phía Nam, Liên minh Hợp tác xã thành phố, Phân viện Kiến trúc Miền Nam, Phân viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Miền Nam, Hội Nông dân thành phố. 3. Thời gian, địa điểm làm việc: dự kiến 01 ngày trong tuần cuối tháng 03 năm 2020 tại trụ sở Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố, số 2Bis Lê Duẩn, phường Bến Nghé, Quận 1. Đề nghị Ủy ban nhân dân các quận, huyện; các Hội, Hiệp hội và đơn vị có liên quan chuẩn bị báo cáo bằng văn bản về các nội dung theo Đề cương báo cáo (gửi kèm). Báo cáo gửi về Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố (số 2Bis Lê Duẩn, phường Bến Nghé, Quận 1; email: [email protected] trước ngày 20 tháng 3 năm 2020. (Chi tiết liên hệ: Đ/c Đào Anh Tuấn, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân Thành phố, Đt: 0919.223360) Nơi nhận: - UBTVQH (để báo cáo); - Đồng chí Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH TP (để báo cáo); - Thường trực Đoàn ĐBQH TP; - Thành viên Đoàn khảo sát và khách mời: - Các quận, huyện; hội, hiệp hội và đơn vị tham dự làm việc theo kế hoạch; - Chánh, Phó VP, P.CTĐBQH (TH); - Lưu VT. TM. ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KT. TRƯỞNG ĐOÀN PHÓ TRƯỞNG ĐOÀN Văn Thị Bạch Tuyết
{ "issuing_agency": "Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh", "promulgation_date": "25/02/2020", "sign_number": "05/KH-ĐĐBQH", "signer": "Văn Thị Bạch Tuyết", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Thong-tu-11-2014-TT-BVHTTDL-xet-tang-Ky-niem-chuong-Vi-su-nghiep-Van-hoa-The-thao-va-Du-lich-253355.aspx
Thông tư 11/2014/TT-BVHTTDL xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn hóa Thể thao và Du lịch
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 11/2014/TT-BVHTTDL Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2014 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG “VÌ SỰ NGHIỆP VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH” Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013; Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ; Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013; Căn cứ Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thi đua, Khen thưởng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định về xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch”. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Thông tư này quy định về đối tượng, nguyên tắc, tiêu chuẩn, hồ sơ, trình tự xét và trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch”. 2. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch” (sau đây gọi tắt là Kỷ niệm chương) là hình thức khen thưởng của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để ghi nhận công lao của cá nhân có quá trình cống hiến hoặc có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Điều 2. Đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương 1. Cá nhân đã, đang công tác trong Ngành văn hóa, thể thao và du lịch (sau đây gọi tắt là Ngành). 2. Cá nhân công tác ngoài Ngành có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển Ngành. 3. Người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển Ngành. Điều 3. Nguyên tắc, thời gian xét tặng Kỷ niệm chương 1. Kỷ niệm chương chỉ xét tặng một lần cho cá nhân, không có hình thức truy tặng. 2. Bảo đảm công bằng, dân chủ, công khai; đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn. 3. Không xét tặng Kỷ niệm chương đối với cá nhân đã được tặng Huy chương, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thể dục thể thao”, Huy chương “Vì sự nghiệp Du lịch”, các Huy chương, Kỷ niệm chương của ngành Văn hóa - Thông tin trước đây, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp dân số, gia đình và trẻ em” và cá nhân đang bị xem xét hoặc bị hình thức kỷ luật buộc thôi việc, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có liên quan đến các vụ án hình sự. 4. Kỷ niệm chương được xét tặng 2 đợt vào tháng 3 và tháng 7 hàng năm. Điều 4. Quyền và trách nhiệm của cá nhân được tặng Kỷ niệm chương 1. Cá nhân đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương. 2. Cá nhân đủ tiêu chuẩn quy định tại các điều 5, 6, 7 và 8 của Thông tư này được đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương theo quy định. 3. Cá nhân được tặng Kỷ niệm chương được nhận Giấy chứng nhận, Kỷ niệm chương và tiền thưởng theo quy định tại Điều 76 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. 4. Cá nhân được tặng Kỷ niệm chương có trách nhiệm tiếp tục gìn giữ và phát huy truyền thống của Ngành, gương mẫu thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Chương II TIÊU CHUẨN XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG Điều 5. Đối với cá nhân công tác trong Ngành Cá nhân đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây được xét tặng Kỷ niệm chương: 1. Có thời gian công tác trong ngành từ 20 năm trở lên đối với nam và 15 năm trở lên đối với nữ (bao gồm cả thời gian được cử đi học hoặc thực hiện nghĩa vụ quân sự). Trường hợp có thời gian công tác tại vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo thì thời gian công tác thực tế tại các địa bàn trên được nhân với hệ số 1,3 để tính thời gian công tác trong ngành. 2. Cá nhân có đủ thời gian công tác theo quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng bị kỷ luật dưới mức buộc thôi việc chỉ được xét tặng Kỷ niệm chương sau 02 năm tính từ thời điểm xóa kỷ luật. Thời gian chịu kỷ luật không được tính để xét tặng Kỷ niệm chương. Điều 6. Đối với cá nhân công tác ngoài Ngành Cá nhân đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây được xét tặng Kỷ niệm chương: 1. Đã đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chủ chốt của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đủ một nhiệm kỳ. Lãnh đạo các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương đủ 5 năm công tác có thành tích trong việc lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sự nghiệp ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 2. Có công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ được nghiệm thu xếp loại Tốt; đoạt giải Vàng (giải A), Giải Bạc (giải B) tại các Cuộc thi sáng tác, biểu diễn, triển lãm do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Hội Văn học Nghệ thuật chuyên ngành Trung ương tổ chức, có giá trị thiết thực phục vụ cho sự nghiệp của Ngành. 3. Có đóng góp tích cực vào việc bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ tài chính, phục vụ cho sự nghiệp của Ngành. Trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng quyết định. Điều 7. Đối với người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài Người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây được xét tặng Kỷ niệm chương: 1. Có công đóng góp xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch; tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa ngành với các nước và các tổ chức quốc tế, các đơn vị thuộc Bộ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; 2. Trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng quyết định. Điều 8. Những trường hợp được xét tặng Kỷ niệm chương sớm hơn so với quy định 1. Diễn viên Múa, diễn viên Xiếc, vận động viên có thời gian công tác ít hơn 05 năm so với thời gian công tác quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư này. 2. Anh hùng Lao động, Chiến sĩ thi đua toàn quốc, Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú, Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú, các tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật được đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương ngay sau khi có quyết định khen thưởng các danh hiệu này. Chương III HỒ SƠ, QUY TRÌNH ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG Điều 9. Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương 1. Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương bao gồm: a) Tờ trình của đơn vị theo mẫu số 1 quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này; b) Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của đơn vị theo mẫu số 2 quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này; c) Danh sách cá nhân đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương theo mẫu số 3 quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này; d) Bản tóm tắt quá trình công tác và thành tích cá nhân theo mẫu số 4 quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này; đ) Bản sao có chứng thực các quyết định khen thưởng đối với cá nhân được xét tặng Kỷ niệm chương theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 và Khoản 2 Điều 8 Thông tư này. 2. Hồ sơ được lập thành 01 bộ, trên phông chữ Times New Roman gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (sau đây gọi tắt là Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ) trước ngày 01 tháng 3 hoặc trước ngày 01 tháng 7 hàng năm. Đối với các đối tượng đạt đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và Khoản 2 Điều 8 thì thời gian nộp hồ sơ không nhất thiết thực hiện theo quy định này. Điều 10. Quy trình xét tặng Kỷ niệm chương 1. Đối với cá nhân đang công tác trong Ngành a) Cá nhân công tác tại cơ quan nào thì gửi hồ sơ đến cơ quan đó đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương theo Mẫu số 4 của Phụ lục kèm theo Thông tư này. b) Căn cứ kết quả xét của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của đơn vị, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xét, trình Bộ trưởng quyết định; c) Căn cứ đề nghị của Thủ trưởng các đơn vị thuộc Sở, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xét, lập hồ sơ và Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xét, trình Bộ trưởng quyết định. 2. Đối với cá nhân công tác trong Ngành đã nghỉ hưu a) Cá nhân thuộc đơn vị trực thuộc Bộ đã nghỉ hưu thì gửi hồ sơ đến cơ quan cuối cùng trước khi nghỉ hưu đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương theo Mẫu số 4 của Phụ lục kèm theo Thông tư này. Hội đồng Thi đua-Khen thưởng của đơn vị đó có trách nhiệm xét, lập hồ sơ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xét, trình Bộ trưởng quyết định; b) Cá nhân đã nghỉ hưu tại địa địa phương nào thì gửi hồ sơ đến cơ quan cuối cùng trước khi nghỉ hưu đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương theo Mẫu số 4 của Phụ lục kèm theo Thông tư này. Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của địa phương đó có trách nhiệm xét, lập hồ sơ và Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xét, trình Bộ trưởng quyết định. 3. Đối với cá nhân công tác ngoài Ngành a) Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm xem xét, lập hồ sơ đối với các trường hợp thuộc lĩnh vực, địa bàn mình quản lý để đề nghị Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Bộ xét, trình Bộ trưởng quyết định; b) Các trường hợp đặc biệt, Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ có trách nhiệm đề xuất, lập hồ sơ trình Bộ trưởng quyết định. 4. Đối với người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài: Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm xét, lập hồ sơ đối với các trường hợp thuộc lĩnh vực, địa bàn mình quản lý để gửi Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xét, trình Bộ trưởng quyết định. Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 11. Tổ chức thực hiện 1. Vụ Thi đua, Khen thưởng là cơ quan thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ và Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, tổng hợp, thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương, trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xem xét, quyết định. 2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan có trách nhiệm tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch” trang trọng và tiết kiệm. Điều 12. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 11 năm 2014. Quyết định số 46/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 26 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành Kỷ niệm chương và Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch” hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. 2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để xem xét, giải quyết. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ; - Các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Chính phủ; - UB VHGDTNTNNĐ Quốc hội; - Bộ Nội vụ; - Ban TĐKT Trung ương; - Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ VHTTDL; - Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ VHTTDL; - Các Sở VHTTDL; - Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; - Cổng Thông tin điện tử của Bộ VHTTDL; - Lưu: VT, TĐKT, PHC.250. BỘ TRƯỞNG Hoàng Tuấn Anh PHỤ LỤC MẪU BIỂU TRONG HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG (Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2014/TT-BVHTTDL ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch) Mẫu số 1: Tờ trình đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch”. Mẫu số 2: Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đơn vị đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch”. Mẫu số 3: Danh sách đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch”. Mẫu số 4: Bản tóm tắt quá trình công tác và thành tích đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch”. Mẫu số 1 Cơ quan cấp trên………… Đơn vị……………………… ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: /TTr-……… Địa danh, ngày … tháng … năm…… TỜ TRÌNH Về việc đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch” Kính gửi: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Căn cứ Thông tư số 11/2014/TT-BVHTTDL ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch”; …………..1 đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch” cho: …… người (Có hồ sơ kèm theo). Trong đó: a. Cán bộ công chức, viên chức đang công tác: ……người. b. Cán bộ công chức đã nghỉ hưu, nghỉ chế độ: …….người. …………..1 trình lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định./. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Ký tên, đóng dấu (Ghi rõ họ tên) (1) Tên đơn vị có hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương Mẫu số 2 CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ------- HỘI ĐỒNG THI ĐUA-KHEN THƯỞNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Địa danh, ngày … tháng … năm … BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG THI ĐUA-KHEN THƯỞNG Đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch” Hội đồng Thi đua-Khen thưởng 1……… họp phiên toàn thể xét trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch” cho các cá nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thời gian: …… giờ…… phút ngày…… tháng…… năm…… Địa điểm: ……………………………………………………………. Chủ trì cuộc họp: Đ/c………, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng (hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền). Thư ký cuộc họp: Đ/c………, chức vụ…… Thư ký Hội đồng. Các thành viên Hội đồng Thi đua-Khen thưởng…… dự họp: có... thành viên, gồm các đồng chí: 1. Đ/c………… chức vụ………Chủ tịch Hôi đồng Thi đua-Khen thưởng; 2. Đ/c………… chức vụ………Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng; 3. Đ/c………… chức vụ………Ủy viên; 4. Đ/c………… chức vụ………Ủy viên; 5. Đ/c………… chức vụ………Ủy viên; 6. Đ/c………… chức vụ………Ủy viên; 7. Đ/c………… chức vụ………Ủy viên, Thư ký Hội đồng. Sau khi nghe Chủ tịch Hội đồng (hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng) đọc báo cáo tóm tắt thành tích của từng cá nhân, Hội đồng đã thảo luận, phân tích, đánh giá thành tích của từng cá nhân theo các quy định tại Thông tư số 11/2014/TT-BVHTTDL ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về xét tặng “Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch” (nêu tóm tắt các ý kiến của thành viên Hội đồng) Hội đồng tiến hành bỏ phiếu kín: - Số phiếu phát ra: - Số phiếu thu về: - Số phiếu hợp lệ: - Số phiếu không hợp lệ: * Kết quả kiểm phiếu như sau (xếp theo thứ tự số phiếu từ cao xuống thấp) TT Họ và tên Chức vụ Số phiếu Cuộc họp kết thúc vào hồi giờ......phút……ngày……tháng……năm...... Thư ký cuộc họp (Ký, ghi rõ họ tên) Chủ tịch Hội đồng (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) (1) Tên đơn vị có hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương. Mẫu số 3 Cơ quan cấp trên………. Đơn vị…………………. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------- Địa danh, ngày … tháng … năm…… DANH SÁCH Đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch” TT Họ và tên Năm sinh, Giới tính Nghề nghiệp, Chức vụ, Nơi công tác Đối tượng (Điều 5 đến Điều 8) Quá trình hoạt động trong ngành VHTTDL Tổng số năm công tác trong ngành VHTTDL Tóm tắt thành tích (đối tượng xét theo Điều 6, 7 và 8) Ghi chú Nam Nữ Từ tháng, năm đến tháng, năm Làm gì, ở đâu 1 2 3 Người lập danh sách (Ký, ghi rõ họ tên và số điện thoại) THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Mẫu số 4 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------- Địa danh, ngày…… tháng…… năm BẢN TÓM TẮT Quá trình công tác và thành tích của cá nhân đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch” I. Sơ lược tiểu sử bản thân - Họ và tên: ………………………. Giới tính: ………………. - Ngày, tháng, năm sinh: ……….. Dân tộc: ……………….. (Quốc tịch: ……… nếu là người nước ngoài) - Hộ khẩu thường trú: …………… - Chức vụ và nơi công tác: - Số năm công tác: - Ngày nghỉ hưu (nếu có): - Số điện thoại liên lạc: ………. II. Quá trình công tác trong Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (đối với cá nhân được xét tặng Kỷ niệm chương là người công tác trong Ngành) Thời gian Chức vụ, đơn vị công tác III. Tóm tắt những đóng góp cho ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (đối với cá nhân được xét Kỷ niệm chương là người công tác ngoài Ngành, người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài). Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị (đối với cá nhân công tác trong Ngành) (Ký tên, đóng dấu) Người khai ký tên (Ghi rõ họ tên) Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị trình hồ sơ về thành tích đề nghị khen thưởng (đối với cá nhân công tác ngoài Ngành, người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài) (Ký tên, đóng dấu)
{ "issuing_agency": "Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch", "promulgation_date": "01/10/2014", "sign_number": "11/2014/TT-BVHTTDL", "signer": "Hoàng Tuấn Anh", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-tu-23-2019-TT-BCT-khong-ap-dung-han-ngach-thue-quan-nhap-khau-duong-428529.aspx
Thông tư 23/2019/TT-BCT không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường mới nhất
BỘ CÔNG THƯƠNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 23/2019/TT-BCT Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2019 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VIỆC KHÔNG ÁP DỤNG HẠN NGẠCH THUẾ QUAN NHẬP KHẨU ĐƯỜNG CÓ XUẤT XỨ TỪ CÁC NƯỚC ASEAN Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Thực hiện cam hết xóa bỏ hạn ngạch thuế quan theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN; Thực hiện Nghị quyết số 130/NQ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ về việc tạm đình chỉ thực hiện Điều 20 Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA); Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định việc không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường có xuất xứ từ các nước ASEAN. Điều 1. Quy định chung 1. Không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường (mã HS 1701) có xuất xứ từ các nước ASEAN theo quy định của pháp luật hiện hành. 2. Số lượng đường nhập khẩu từ các nước ASEAN không tính vào lượng hạn ngạch thuế quan hàng năm do Bộ Công Thương công bố theo cam kết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) áp dụng với các nước WTO. Điều 2. Quy định thuế suất thuế nhập khẩu Thuế suất thuế nhập khẩu mặt hàng đường có xuất xứ từ các nước ASEAN thực hiện theo quy định của Chính phủ. Điều 3. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Tổng Bí Thư; - Văn phòng TW và Ban Kinh tế TW; - Viện KSND tối cao; - Tòa án ND tối cao; - Cơ quan TW của các Đoàn thể; - Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra Văn bản); - Kiểm toán Nhà nước; - Công báo; - Website Chính phủ; - Website Bộ Công Thương; - Các Sở Công Thương; - Bộ Công Thương: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các Vụ, Cục, các đơn vị trực thuộc; - Lưu: VT, XNK. BỘ TRƯỞNG Trần Tuấn Anh
{ "issuing_agency": "Bộ Công thương", "promulgation_date": "13/11/2019", "sign_number": "23/2019/TT-BCT", "signer": "Trần Tuấn Anh", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Ke-hoach-192-KH-UBND-2021-Chien-luoc-quoc-gia-phong-chong-thien-tai-Can-Tho-den-2030-491433.aspx
Kế hoạch 192/KH-UBND 2021 Chiến lược quốc gia phòng chống thiên tai Cần Thơ đến 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 192/KH-UBND Cần Thơ, ngày 21 tháng 9 năm 2021 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN “CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050” TRÊN ĐỊA BÀN TP. CẦN THƠ Thực hiện Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn TP. Cần Thơ, với những nội dung cụ thể như sau: I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung Chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm tổn thất về người và tài sản của nhân dân và nhà nước; từng bước góp phần xây dựng quốc gia có khả năng quản lý rủi ro thiên tai, cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai, tạo điều kiện phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng. 2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 - Giảm thiệt hại do thiên tai gây ra, trong đó tập trung bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân khi có thiên tai, giảm 50% thiệt hại về người do sạt lở so với giai đoạn 2011 - 2020; thiệt hại về kinh tế do thiên tai thấp hơn giai đoạn 2011 - 2020, không vượt quá 1,2 % GRDP của thành phố. - Chủ động rà soát, tham gia ý kiến và đề xuất các nội dung nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách về phòng, chống thiên tai bảo đảm đồng bộ, thống nhất, tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho quản lý, chỉ đạo, chỉ huy và triển khai công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn. - Tổ chức, lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai được kiện toàn theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả; phương tiện, trang thiết bị phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tiên tiến, hiện đại, đáp ứng yêu cầu cứu hộ, cứu nạn. - Phấn đấu 100% cơ quan chính quyền các cấp, tổ chức và hộ gia đình được tiếp nhận đầy đủ thông tin và hiểu biết kỹ năng phòng tránh thiên tai; lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai được đào tạo, tập huấn, trang bị đầy đủ kiến thức và trang thiết bị cần thiết; 100% tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đảm bảo các yêu cầu theo phương châm “4 tại chỗ”. - Tiếp tục nâng cao năng lực theo dõi giám sát, dự báo, cảnh báo, phân tích thiên tai. - Đầu tư, nâng cấp cơ sở dữ liệu phục vụ chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai theo hướng đồng bộ, liên thông, theo thời gian thực; cơ quan chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai của thành phố hoàn thiện cơ sở dữ liệu phòng, chống thiên tai; 100% khu vực trọng điểm, xung yếu phòng, chống thiên tai được lắp đặt hệ thống theo dõi, giám sát. - Người dân được bảo đảm an toàn trước thiên tai, nhất là bão, lũ, sạt lở. Khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng, công trình phòng, chống thiên tai, nhất là hệ thống đê bao, bờ bao đảm bảo an toàn trước thiên tai theo mức thiết kế, không làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai. II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP 1. Tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống, thiên tai theo quy định; rà soát xây dựng và ban hành các chính sách về phòng, chống, thiên tai thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố bảo đảm đồng bộ, thống nhất, tạo môi trường pháp lý đầy đủ, phù hợp thực tiễn, đáp ứng yêu cầu về phòng, chống, thiên tai. 2. Nâng cao nhận thức về thiên tai, rủi ro thiên tai, tăng cường quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, trong đó tập trung: - Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cơ chế, chính sách về phòng, chống thiên tai và liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai; hướng dẫn, phổ biến kỹ năng phòng, chống thiên tai, nhất là kỹ năng ứng phó khi xảy ra tình huống thiên tai lớn, phức tạp cho các cấp chính quyền cơ sở, người dân và doanh nghiệp để chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống, giảm thiệt hại. - Đẩy mạnh thông tin truyền thông, chia sẻ thông tin, dữ liệu, tổ chức các hoạt động nâng cao hiệu quả truyền thông trong phòng, chống thiên tai; kết hợp giữa phương thức truyền thống với ứng dụng công nghệ, phù hợp với từng đối tượng để truyền tải thông tin chính xác, kịp thời về thiên tai, rủi ro thiên tai tới người dân, chú trọng các đối tượng dễ bị tổn thương. - Tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và cộng đồng trong quá trình xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai, hoạch định chính sách, đề xuất và thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động liên quan đến phòng, chống thiên tai, chú trọng sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong việc lập kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai cấp xã. - Xây dựng lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai, lực lượng tình nguyện viên hỗ trợ người dân phòng, chống thiên tai tại cấp xã và doanh nghiệp. - Tập huấn, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm về giảm nhẹ rủi ro thiên tai đối với cộng đồng và người dân; đưa kiến thức phòng, chống thiên tai vào chương trình đào tạo và hoạt động ngoại khóa trong một số cấp học, bậc học. Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và năng lực tại cộng đồng, các sự kiện văn hóa cấp xã, phường, thị trấn, ấp, khu vực. 3. Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn - Kiện toàn tổ chức bộ máy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn các cấp theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, đủ năng lực, quyền hạn, hiệu lực, hiệu quả để chỉ đạo, chỉ huy điều hành kịp thời công tác phòng, chống thiên tai. Rà soát, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan chỉ huy phòng, chống, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp; phân công, phân cấp trách nhiệm, quy định cơ chế phối hợp cụ thể giữa các cơ quan, lực lượng, đảm bảo công tác chỉ đạo phòng, chống thiên tai kịp thời, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả. - Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai: Xây dựng, lắp đặt hệ thống theo dõi, cảnh báo thiên tai và kiểm soát rủi ro thiên tai tại các khu vực trọng điểm như mưa, sạt lở, ngập lụt…; đẩy mạnh xã hội hóa một số hoạt động quan trắc, theo dõi, giám sát thiên tai, nhất là hệ thống đo mưa tự động. Đánh giá rủi ro thiên tai, phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai nhất là khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở; xây dựng công trình phòng, chống sạt lở tại các khu vực trọng điểm, xung yếu. Cập nhật và số hóa dữ liệu ngành khí tượng thủy văn, môi trường, chia sẻ thông tin về khí tượng thủy văn với các cơ quan liên quan. Cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, dự báo dài hạn về thiên tai, nguồn nước. - Đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị và công cụ hỗ trợ cho Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp đảm bảo phục vụ chỉ đạo, chỉ huy điều hành phòng, chống thiên tai theo thời gian thực; tích hợp, đồng bộ hóa hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích, tính toán, hỗ trợ ra quyết định chỉ đạo, chỉ huy điều hành phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn. - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phòng, chống thiên tai: Tổ chức đào tạo, tập huấn, diễn tập nhằm chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ làm công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, chú trọng tập huấn, hướng dẫn kỹ năng xử lý các tình huống cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai ở cơ sở, gắn với việc nâng cao năng lực quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Thu hút nhân lực chất lượng cao tham gia hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, hình thành đội ngũ chuyên sâu để chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ vào phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. - Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phòng, chống thiên tai, tập trung điều tra cơ bản, cập nhật và số hóa dữ liệu về thiên tai, thiệt hại do thiên tai, hệ thống cơ sở hạ tầng, công trình phòng, chống thiên tai, dân sinh, kinh tế - xã hội. 4. Xây dựng, hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch phòng chống thiên tai và phương án ứng phó thiên tai, lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội, cụ thể: - Nghiên cứu, đề xuất đưa các nội dung liên quan đến phòng chống thiên tai trên địa bàn thành phố vào Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi Quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050. Thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch thành phố và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các cấp. - Xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu phòng, chống thiên tai; ưu tiên bố trí nguồn chi ngân sách nhà nước, đồng thời huy động nguồn lực ngoài ngân sách cho phòng, chống thiên tai. Xây dựng kế hoạch quản lý lũ tổng hợp lưu vực sông; kế hoạch phòng, chống bão mạnh, siêu bão, hạn hán xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông. - Xây dựng, cập nhật phương án ứng phó tương ứng với từng loại hình thiên tai, các cấp độ rủi ro thiên tai phù hợp với diễn biến thiên tai trong thời gian gần đây, đặc điểm thiên tai và khả năng ứng phó của từng địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, các sở, ngành; chú trọng phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão, sạt lở bờ sông, ngập lụt, hạn hán xâm nhập mặn. Chủ động chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phù hợp với phương án ứng phó thiên tai theo phương châm “04 tại chỗ”. Tổ chức diễn tập, tập huấn theo từng phương án ứng phó; phối hợp, hiệp đồng các lực lượng trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; nâng cao khả năng ứng phó tại chỗ cho doanh nghiệp, tổ chức, cộng đồng, người dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. 5. Nâng cao khả năng chống chịu, thích ứng với thiên tai - Đầu tư củng cố, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai, trong đó tập trung: Củng cố, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống đê bao, bờ bao đảm bảo chủ động phòng, chống lũ, bão theo mức thiết kế. Bổ sung, nâng cấp hệ thống trữ nước, tiêu thoát nước, phòng, chống ngập úng do mưa lớn, lũ, triều cường, nhất là đối với các quận nội ô thành phố; công trình kiểm soát nguồn nước phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn. Xây dựng, củng cố công trình phòng, chống sạt lở bờ sông tại những khu vực diễn biến sạt lở phức tạp uy hiếp nghiêm trọng công trình đê điều, khu tập trung dân cơ và cơ sở hạ tầng quan trọng. Nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc bảo đảm thông suốt tới tất cả các quận, huyện, phường, xã, thị trấn, người dân trên địa bàn thành phố. - Nâng cấp cơ sở hạ tầng, chủ động thích ứng với thiên tai, biến đổi khí hậu: có chính sách phù hợp hỗ trợ hộ nghèo, hộ khó khăn xây dựng nhà ở đảm bảo an toàn phòng, chống thiên tai. Xây dựng mới, nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng phải trên nguyên tắc tuân thủ theo quy hoạch và chủ động ứng phó với thiên tai theo phân vùng rủi ro thiên tai, không làm gia tăng rủi ro thiên tai. - Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân tại các vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai: thực hiện việc bố trí, sắp xếp lại dân cư tại các vùng thường xuyên xảy ra thiên tai, nhất là nơi có nguy cơ cao xảy ra sạt lở bờ sông gắn với xây dựng nông thôn mới; những nơi chưa thể di dời được cần lắp đặt hệ thống theo dõi, giám sát, cảnh báo để kịp thời sơ tán, giảm thiểu rủi ro khi xảy ra thiên tai; kết hợp xây dựng công trình phòng, chống thiên tai. Hướng dẫn, hỗ trợ việc xây dựng nhà ở, nhà sinh hoạt cộng đồng kết hợp sơ tán dân đảm bảo an toàn trước thiên tai. Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu kết hợp sơ tán dân tại những vùng thường xuyên xảy ra bão, áp thấp nhiệt đới, ngập lụt, sạt lở. 6. Khoa học công nghệ: Ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, công nghệ số, tự động hóa theo dõi, cảnh báo thiên tai, quản lý, vận hành công trình phòng, chống thiên tai và chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai; Ứng dụng vật liệu mới, công nghệ tiên tiến trong xây dựng công trình phòng, chống thiên tai đảm bảo bền vững, thân thiện với môi trường. Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sản xuất, giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện tự nhiên và đặc điểm thiên tai từng vùng, khu vực, thích ứng với biến đổi khí hậu. 7. Hợp tác quốc tế: Tăng cường hợp tác với các nhà tài trợ, cơ quan nghiên cứu khoa học để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, chuyển giao, ứng dụng công nghệ mới về phòng, chống thiên tai, nhất là về dự báo, cảnh báo thiên tai, quản lý rủi ro thiên tai, cứu hộ, cứu nạn; tận dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới được triển khai tại Việt Nam. 8. Nguồn lực: Ưu tiên bố trí nguồn lực từ ngân sách nhà nước, vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài; sử dụng hiệu quả Quỹ phòng, chống thiên tai và huy động nguồn lực từ xã hội hóa cho hoạt động phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn, trong đó tập trung nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai; xử lý dứt điểm các trọng điểm đê điều xung yếu; phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; di dời dân cư khẩn cấp ra khỏi khu vực nguy hiểm; xử lý sạt lở bờ sông; nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn, nhất là của cơ quan tham mưu phòng, chống thiên tai cấp thành phố. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố - Kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành liên quan và các quận, huyện xây dựng kế hoạch, chương trình để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch này; tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện hàng năm. - Hướng dẫn, đôn đốc xây dựng và thực hiện các phương án ứng phó với các loại hình thiên tai, tương ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn. - Chỉ đạo việc nâng cao năng lực lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tăng cường cơ sở vật chất của cơ quan chỉ huy phòng, chống thiên tai các cấp; đẩy mạnh truyền thông, nâng cao kiến thức và kỹ năng ứng phó trong phòng, chống thiên tai. - Chỉ đạo công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ được giao. 2. Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố - Chỉ đạo nâng cấp, hiện đại hóa phương tiện, trang thiết bị tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và đặc điểm thiên tai trên địa bàn thành phố; nâng cao năng lực ứng phó cho lực lượng tìm kiếm cứu nạn; hướng dẫn củng cố và hoạt động của lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã. - Chỉ đạo, điều phối các lực lượng thực hiện công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trong các tình huống thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ được giao. - Xây dựng cơ chế phối hợp trong chỉ đạo, chỉ huy ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; chỉ đạo tổ chức diễn tập, tập huấn về phòng, chống thiên tai. 3. Công an thành phố - Chỉ đạo lực lượng công an các đơn vị, địa phương phối hợp với các đơn vị chức năng kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về đê điều, phòng, chống thiên tai, môi trường, tài nguyên nước; tập trung xử lý, ngăn chặn tình trạng khai thác cát trái phép trên sông. - Có phương án hiệp đồng, đảm bảo an ninh trật tự, cứu nạn, cứu hộ, an toàn giao thông, tham gia phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả khi xảy ra thiên tai. 4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Rà soát, xây dựng, trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách và các quy định liên quan đến phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi quản lý; chủ động đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, cơ chế, chính sách tạo điều kiện huy động nguồn lực cho công tác phòng, chống thiên tai. - Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất kiện toàn hệ thống tổ chức, bộ máy về phòng, chống thiên tai, cơ quan chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp. - Chỉ đạo, tổ chức triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch này thuộc lĩnh vực quản lý để chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn thành phố. 5. Sở Tài nguyên và Môi trường - Tổ chức nghiên cứu, đánh giá, kịp thời cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai và lập bản đồ cảnh báo thiên tai. - Chỉ đạo, hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong các quy hoạch liên quan đến sử dụng tài nguyên đất, nước để bảo đảm an toàn, hạn chế tác động làm gia tăng rủi ro thiên tai. - Tập trung nâng cao chất lượng công tác dự báo, cảnh báo thiên tai phục vụ công tác chỉ đạo phòng ngừa, ứng phó; nâng cấp trang thiết bị, hiện đại hóa mạng lưới quan trắc, dự báo, cảnh báo thiên tai và hệ thống quan trắc chuyên dùng. 6. Sở Công Thương - Triển khai thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và rà soát, hoàn thiện quy hoạch thuộc lĩnh vực quản lý để đảm bảo an toàn trước thiên tai. - Hướng dẫn, chỉ đạo triển khai nội dung phòng, chống thiên tai trong hoạt động của ngành công thương, bảo đảm an toàn đối với các hoạt động và công trình thuộc lĩnh vực quản lý, nhất là hệ thống điện, sản xuất công nghiệp và khai thác khoáng sản. - Chủ trì, phối hợp với các ngành, quận, huyện có kế hoạch đảm bảo cung ứng các mặt hàng thiết yếu trong trường hợp xảy ra thiên tai. 7. Sở Giao thông vận tải - Triển khai thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và rà soát, hoàn thiện quy hoạch thuộc lĩnh vực giao thông vận tải để đảm bảo an toàn, hạn chế tác động đến thiên tai, không để cản trở thoát lũ. - Hướng dẫn, chỉ đạo lồng ghép, triển khai nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển, hoạt động của ngành giao thông vận tải; bảo đảm an toàn đối với các hoạt động và công trình thuộc lĩnh vực quản lý, nhất là các tuyến đường tỉnh và công trình giao thông tại vùng thường xảy ra ngập lụt, sạt lở để giảm thiểu rủi ro thiên tai. - Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn giao thông khi thiên tai và kịp thời khắc phục hậu quả thiên tai và thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ được giao. 8. Sở Xây dựng - Triển khai thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và rà soát, hoàn thiện quy hoạch thuộc lĩnh vực quản lý, nhất là tiêu thoát nước, chống úng ngập tại các đô thị, xây dựng nhà cửa, công trình để chủ động ứng phó thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. - Hướng dẫn, chỉ đạo lồng ghép, triển khai nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, nông thôn, xây dựng nhà cửa, công trình tại những vùng thường bị tác động của lũ, bão, sạt lở để giảm thiểu rủi ro thiên tai. 9. Sở Kế hoạch và Đầu tư - Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. - Ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư cho các chương trình, đề án, dự án về phòng, chống thiên tai, nhất là các dự án có tính kết nối liên vùng, liên huyện, phục vụ đa mục tiêu. - Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành tổ chức triển khai có hiệu quả các chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư, đầu tư công và các quy định pháp luật khác có liên quan để huy động nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư cho công tác phòng, chống thiên tai. 10. Sở Tài chính - Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan cân đối, đề xuất bố trí ngân sách chi thường xuyên hằng năm và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch này. - Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế, chính sách huy động nguồn lực cho các chương trình, dự án về phòng, chống thiên tai. 11. Ủy ban nhân dân quận, huyện Xây dựng kế hoạch cụ thể và chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung của Kế hoạch này, trong đó tập trung: - Thực hiện lồng ghép nội dung bảo đảm an toàn phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quận, huyện; chuyển đổi sản xuất chủ động ứng phó với thiên tai. - Xây dựng, tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó thiên tai của quận, huyện; chỉ đạo tổ chức tập huấn, diễn tập theo phương án được duyệt. - Xây dựng lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai, lực lượng tình nguyện viên hỗ trợ người dân phòng, chống thiên tai. - Nâng cao nhận thức cộng đồng, quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; tập huấn, phổ biến kỹ năng cho lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai, cộng đồng và người dân. - Đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và quản lý, vận hành hiệu quả công trình phòng, chống thiên tai trên địa bàn. Chủ động rà soát, sắp xếp lại dân cư, di dời dân cư sinh sống tại những khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở bờ sông; xây dựng, lắp đặt hệ thống theo dõi, cảnh báo và kiểm soát rủi ro thiên tai tại các khu vực trọng điểm, xung yếu. Trên đây là Kế hoạch thực hiện “Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” trên địa bàn TP. Cần Thơ, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Giám đốc Sở, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Ngọc Hè
{ "issuing_agency": "Thành phố Cần Thơ", "promulgation_date": "21/09/2021", "sign_number": "192/KH-UBND", "signer": "Nguyễn Ngọc Hè", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-60-2017-TT-BTC-quan-ly-su-dung-thanh-toan-quyet-toan-kinh-phi-bao-tri-duong-bo-355069.aspx
Thông tư 60/2017/TT-BTC quản lý sử dụng thanh toán quyết toán kinh phí bảo trì đường bộ mới nhất
BỘ TÀI CHÍNH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 60/2017/TT-BTC Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2017 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, THANH TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ QUẢN LÝ, BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ Căn cứ Luật giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008; Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 06 năm 2015; Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2012; Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2014 và Nghị định số 28/2016/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ; Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Căn cứ Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí; Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước; Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp; Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ. Điều 1. Quy định chung 1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này hướng dẫn về chế độ quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ theo quy định tại Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí; Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước; Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2012, Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2014 và Nghị định số 28/2016/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ; 2. Đối tượng áp dụng: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý, sử dụng kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ. 3. Quỹ bảo trì đường bộ là Quỹ của Nhà nước, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước. Quỹ được thành lập ở cấp trung ương gọi là Quỹ bảo trì đường bộ trung ương (sau đây viết tắt là Quỹ trung ương) và được thành lập ở cấp tỉnh gọi là Quỹ bảo trì đường bộ địa phương (sau đây viết tắt là Quỹ địa phương). 4. Nguồn kinh phí của Quỹ bảo trì đường bộ: a) Nguồn kinh phí của Quỹ trung ương, gồm: - Ngân sách trung ương cấp từ nguồn thu phí sử dụng đường bộ nộp ngân sách trung ương (65% tổng số dự toán thu phí sử dụng đường bộ cả nước); - Ngân sách trung ương cấp bổ sung cho Quỹ trung ương. - Các nguồn thu liên quan đến sử dụng đường bộ và các nguồn khác theo quy định của pháp luật. b) Nguồn kinh phí của Quỹ địa phương, gồm: - Ngân sách trung ương cấp bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương từ nguồn thu phí sử dụng đường bộ nộp ngân sách trung ương (35% tổng số dự toán thu phí sử dụng đường bộ cả nước); - Ngân sách địa phương cấp bổ sung cho Quỹ địa phương. - Các nguồn thu liên quan đến sử dụng đường bộ và các nguồn khác theo quy định của pháp luật. 5. Kinh phí quản lý, bảo trì quốc lộ do Quỹ trung ương bảo đảm; kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ địa phương do Quỹ địa phương bảo đảm. 6. Mở tài khoản: a) Quỹ trung ương mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước (Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước) để tiếp nhận các nguồn kinh phí của Quỹ. Các Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải (đối với quốc lộ được ủy quyền quản lý), các Ban quản lý dự án và các đơn vị khác được Bộ Giao thông vận tải giao nhiệm vụ và kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ (sau đây viết tắt là đơn vị khác), Văn phòng Quỹ trung ương mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để tiếp nhận nguồn kinh phí và thực hiện chi từ Quỹ trung ương. b) Quỹ địa phương mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để tiếp nhận các nguồn kinh phí của Quỹ. Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ và kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ ở địa phương mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để tiếp nhận nguồn kinh phí và thực hiện chi từ Quỹ địa phương. 7. Quỹ bảo trì đường bộ chịu sự kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của các cơ quan Nhà nước theo quy định; hàng năm việc lập dự toán, phân bổ, giao dự toán và quản lý, thanh toán, quyết toán thu - chi Quỹ thực hiện theo quy định hiện hành. 8. Quỹ bảo trì đường bộ phải công khai tình hình quản lý, sử dụng Quỹ và báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính theo quy định. Điều 2. Nội dung chi kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ 1. Chi bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ. 2. Chi sửa chữa định kỳ công trình đường bộ. 3. Chi sửa chữa đột xuất: khắc phục hậu quả thiên tai, lụt bão, xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông hoặc các nguyên nhân bất thường khác, chi giải phóng mặt bằng (nếu có) để đảm bảo giao thông và an toàn giao thông đường bộ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và quy định của pháp luật về đất đai. 4. Chi hoạt động các Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định và lưu động, gồm: Chi phí hoạt động thường xuyên, chi không thường xuyên (mua sắm, sửa chữa, kiểm định thiết bị; sửa chữa, nâng cấp nhà trạm). 5. Hỗ trợ chi phí dịch vụ sử dụng phà (phần chi phí chưa kết cấu vào giá) theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. 6. Chi kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng công trình đường bộ theo quy định của pháp luật về bảo trì công trình xây dựng; chi lập quy trình và định mức quản lý, khai thác bảo trì các công trình đường bộ đang khai thác có yêu cầu đặc thù. 7. Chi mua sắm, sửa chữa phương tiện, thiết bị phục vụ trực tiếp công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo trì đường bộ. 8. Chi mua trang phục tuần kiểm. 9. Chi sửa chữa cải tạo nhà hạt. 10. Chi hoạt động của bộ máy quản lý Quỹ bảo trì đường bộ: Áp dụng theo định mức của cơ quan nhà nước (đối với biên chế được giao thực hiện nhiệm vụ chuyên trách) và các khoản chi khác theo chế độ quy định đảm bảo hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ và bộ máy giúp việc Hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ. 11. Chi hoạt động thanh tra, kiểm tra kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (bao gồm chi hỗ trợ thanh tra giao thông địa phương thực hiện nhiệm vụ trên các tuyến quốc lộ uỷ quyền (nếu có). 12. Chi hỗ trợ công tác kiểm tra tải trọng xe của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. 13. Chi ứng dụng công nghệ và thuê mua sản phẩm, dịch vụ công nghệ phục vụ nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý và bảo trì công trình đường bộ. 14. Chi hoạt động trông coi, bảo quản công trình đường bộ trong một số trường hợp đặc thù theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (đối với đường quốc lộ), Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (đối với đường địa phương). 15. Chi làm gờ giảm tốc và cắm biển cảnh báo nguy hiểm tại các điểm giao cắt đường bộ với đường sắt. 16. Chi mua sắm, sửa chữa phương tiện, thiết bị phục vụ công tác vượt sông (phà tự hành, phà thép và ca nô lai dắt) để đảm bảo giao thông thông suốt trên hệ thống đường bộ theo quy định của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải, sau khi được Hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ xem xét, quyết định. 17. Chi khác liên quan trực tiếp đến công tác quản lý, bảo trì công trình đường bộ do Hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ quyết định. Điều 3. Lập, giao dự toán thu phí sử dụng đường bộ 1. Lập dự toán thu a) Hàng năm, căn cứ vào Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ do Bộ Tài chính ban hành; đơn vị được giao nhiệm vụ thu phí sử dụng đường bộ lập dự toán thu cùng thời điểm xây dựng dự toán ngân sách của đơn vị, gửi Hội đồng quản lý Quỹ trung ương. b) Hội đồng quản lý Quỹ trung ương lập dự toán thu kèm theo thuyết minh chi tiết cơ sở tính toán; trong đó xác định phần trích để lại chi cho đơn vị tổ chức thu phí, phần nộp ngân sách trung ương theo chế độ quy định gửi Bộ Giao thông vận tải. c) Bộ Giao thông vận tải xem xét, tổng hợp chung dự toán thu của Quỹ trung ương vào phương án xây dựng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp trong phương án phân bổ thu ngân sách trung ương hàng năm trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. 2. Giao dự toán thu Căn cứ dự toán thu phí sử dụng đường bộ được cơ quan có thẩm quyền giao, Bộ Giao thông vận tải giao dự toán thu phí sử dụng đường bộ cho Quỹ trung ương. Hội đồng quản lý Quỹ trung ương giao dự toán thu phí sử dụng đường bộ cho đơn vị được giao nhiệm vụ thu phí sử dụng đường bộ. Điều 4. Lập, giao dự toán chi Quỹ trung ương 1. Lập dự toán chi a) Hàng năm, căn cứ vào tình trạng công trình đường bộ; định mức kinh tế kỹ thuật; nội dung chi quy định tại Điều 2 của Thông tư này; đơn giá, định mức chi được cấp có thẩm quyền quy định; chế độ chi tiêu tài chính hiện hành; Văn phòng Quỹ trung ương lập dự toán chi hoạt động gửi Hội đồng quản lý Quỹ trung ương; Cục quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải (đối với quốc lộ được ủy quyền quản lý), đơn vị khác lập dự toán về nhu cầu chi quản lý, bảo trì quốc lộ, cùng thời điểm xây dựng dự toán ngân sách của đơn vị, gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam xem xét tổng hợp, gửi Hội đồng quản lý Quỹ trung ương. b) Hội đồng quản lý Quỹ trung ương lập dự toán chi, kèm theo thuyết minh chi tiết cơ sở tính toán, định hướng, nguyên tắc phân bổ và xác định thứ tự ưu tiên cho từng nhóm nhiệm vụ chi của Quỹ trung ương, gửi Bộ Giao thông vận tải. c) Bộ Giao thông vận tải xem xét, tổng hợp chung dự toán chi của Quỹ trung ương vào phương án xây dựng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp trong phương án phân bổ chi ngân sách trung ương hàng năm trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. 2. Giao dự toán chi a) Căn cứ dự toán chi được cơ quan có thẩm quyền giao, Bộ Giao thông vận tải thông báo dự toán chi quản lý, bảo trì quốc lộ cho Quỹ trung ương. b) Hội đồng quản lý Quỹ trung ương thông báo dự toán chi quản lý, bảo trì quốc lộ cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam và dự toán chi hoạt động cho Văn phòng Quỹ trung ương để lập phương án phân bổ dự toán chi quản lý, bảo trì quốc lộ. c) Căn cứ kế hoạch quản lý, bảo trì quốc lộ được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt và thông báo dự toán chi quản lý, bảo trì quốc lộ của Hội đồng quản lý Quỹ trung ương, Tổng cục Đường bộ Việt Nam lập phương án phân bổ dự toán chi quản lý, bảo trì quốc lộ cho các Cục quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải (đối với quốc lộ được ủy quyền quản lý), đơn vị khác theo nội dung chi quy định tại Điều 2 của Thông tư này, chi tiết theo từng công trình gắn với đoạn đường, tuyến đường, khối lượng và kinh phí thực hiện (trừ công trình khắc phục hậu quả lụt, bão, bảo đảm giao thông bước 1 theo quy định tại Thông tư số 30/2010/TT-BGTVT ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão trong ngành đường bộ). Đối với công trình có thời gian thi công trên một (1) năm, việc phân bổ dự toán chi từng năm phải bảo đảm theo khối lượng và thời gian thi công được phê duyệt trong quyết định đầu tư; không phân bổ dự toán chi để trả nợ đối với khối lượng đã thực hiện năm trước nhưng ngoài danh mục kế hoạch bảo trì được giao năm trước (trừ khối lượng sửa chữa đột xuất, cầu yếu, điểm đen, các vị trí tiềm ẩn tai nạn giao thông và các nguyên nhân khách quan khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt chưa có kinh phí bố trí); báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ trung ương xem xét, quyết định. d) Sau khi phê duyệt, Hội đồng quản lý Quỹ trung ương giao dự toán chi hoạt động cho Văn phòng Quỹ trung ương và thông báo dự toán chi quản lý, bảo trì quốc lộ cho các Cục quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải (đối với quốc lộ được ủy quyền quản lý) và các đơn vị khác (nếu có). Dự toán chi giao và thông báo cho các đơn vị quy định tại điểm d khoản này, Hội đồng quản lý Quỹ trung ương đồng gửi Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để phối hợp thực hiện. (Biểu tổng hợp thông báo và giao dự toán chi từ Quỹ trung ương cho các đơn vị theo Phụ lục I kèm theo Thông tư này). 3. Căn cứ vào dự toán chi quản lý, bảo trì quốc lộ được giao, các Cục quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải (đối với quốc lộ được uỷ quyền quản lý), các đơn vị khác thực hiện đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch quản lý, bảo trì quốc lộ theo quy định hiện hành. 4. Đối với nhiệm vụ chi có tính chất đầu tư (sửa chữa định kỳ; sửa chữa đột xuất (trừ công trình khắc phục hậu quả lụt, bão, bảo đảm giao thông bước 1); sửa chữa lớn trạm kiểm tra tải trọng xe, nhà hạt quản lý đường bộ và các nhiệm vụ chi khác có tính chất đầu tư): Thực hiện theo quy định của pháp luật về việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cho sửa chữa, cải tạo mở rộng, nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có; bảo trì trụ sở. 5. Tình hình thực hiện thu phí sử dụng đường bộ nộp ngân sách trung ương hàng năm là căn cứ lập dự toán thu phí sử dụng đường bộ nộp ngân sách trung ương và chi ngân sách nhà nước cho quản lý, bảo trì đường bộ năm kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước. Điều 5. Lập, giao dự toán chi Quỹ địa phương 1. Căn cứ nguyên tắc phân chia kinh phí cho từng Quỹ địa phương quy định tại Khoản 3, Điều 6 Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ (chiều dài đường bộ của địa phương, số xe ô tô quy tiêu chuẩn đăng ký tại địa phương và hệ số khó khăn về nguồn thu ngân sách của từng địa phương), Hội đồng quản lý Quỹ trung ương xây dựng phương án phân chia nguồn thu phí sử dụng đường bộ nộp ngân sách trung ương (phần địa phương được hưởng) cho cả thời kỳ ổn định ngân sách và xây dựng phương án phân bổ dự toán chi từ nguồn phí sử dụng đường bộ hàng năm (35% tổng số dự toán thu phí sử dụng đường bộ cả nước) cho từng địa phương cùng thời điểm xây dựng dự toán ngân sách gửi Bộ Giao thông vận tải để gửi Bộ Tài chính tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm, trình các cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Riêng năm 2017, Hội đồng quản lý Quỹ trung ương xây dựng phương án phân chia nguồn 35% tổng số thu phí sử dụng đường bộ cả nước theo mức dự toán đã được giao, cho từng Quỹ địa phương gửi Bộ Giao thông vận tải, gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung có mục tiêu cho địa phương. 2. Căn cứ vào dự toán chi từ nguồn thu phí sử dụng đường bộ bổ sung cho các địa phương (35% tổng số dự toán thu phí sử dụng đường bộ cả nước) được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Bộ Tài chính giao dự toán chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để cấp kinh phí cho Quỹ địa phương. 3. Căn cứ dự toán chi quản lý, bảo trì đường bộ được ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho Quỹ địa phương và nhu cầu chi quản lý, bảo trì đường bộ do địa phương quản lý, Sở Giao thông vận tải, thống nhất với Sở Tài chính trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) dự toán chi từ ngân sách địa phương cho Quỹ địa phương và quy định việc lập, giao dự toán chi của Quỹ địa phương theo phân cấp của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phù hợp. 4. Đối với nhiệm vụ chi có tính chất đầu tư (sửa chữa định kỳ; sửa chữa đột xuất (trừ công trình khắc phục hậu quả lụt, bão, bảo đảm giao thông bước 1); sửa chữa lớn trạm kiểm tra tải trọng xe, nhà hạt quản lý đường bộ và các nhiệm vụ chi khác có tính chất đầu tư): Thực hiện theo quy định của pháp luật về việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cho sửa chữa, cải tạo mở rộng, nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có; bảo trì trụ sở. Điều 6. Quy định về cấp, tạm ứng, thanh toán kinh phí 1. Quy định về cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước cho Quỹ trung ương Đối với quý đầu năm kế hoạch: Căn cứ vào dự toán chi thực hiện công tác bảo trì, quản lý công trình quốc lộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Hội đồng quản lý Quỹ trung ương có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải để Bộ Giao thông vận tải đề nghị Bộ Tài chính cấp kinh phí (theo hình thức lệnh chi tiền) vào tài khoản của Quỹ trung ương, tối đa 25% dự toán chi năm. Đối với các quý tiếp theo: Căn cứ tiến độ triển khai công việc và giải ngân kinh phí thực hiện công tác quản lý, bảo trì quốc lộ của quý trước, Hội đồng quản lý Quỹ trung ương có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải, để Bộ Giao thông vận tải đề nghị Bộ Tài chính cấp kinh phí (theo hình thức lệnh chi tiền) vào tài khoản của Quỹ trung ương để tạm ứng, thanh toán. Mức cấp quý II tối đa là 35% và quý III tối đa là 20% dự toán chi năm, quý IV tối đa là số dự toán chi còn lại của năm. 2. Quy định về cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước cho Quỹ địa phương: a) Đối với phần bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho Quỹ địa phương: Hàng năm, căn cứ vào dự toán chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường bộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được Bộ Tài chính thông báo cho từng địa phương, Sở Tài chính thực hiện cấp phát kinh phí cho Quỹ địa phương theo kế hoạch được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. b) Đối với phần bổ sung từ ngân sách địa phương cho Quỹ địa phương: Sở Giao thông vận tải thống nhất với Sở Tài chính trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức cấp cụ thể từ nguồn ngân sách địa phương bổ sung cho Quỹ địa phương. c) Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hình thức cấp phát, tiến độ cấp phát kinh phí hàng quý cho Quỹ địa phương phù hợp với yêu cầu của địa phương. 3. Quy định về phương thức chuyển kinh phí Quỹ bảo trì đường bộ a) Đối với Quỹ trung ương Căn cứ dự toán kinh phí được Bộ Tài chính cấp, dự toán chi của Quỹ trung ương, Hội đồng quản lý Quỹ trung ương quyết định phân bổ, chuyển kinh phí của Quỹ trung ương cho Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải (đối với quốc lộ được ủy quyền quản lý), đơn vị khác (nếu có), Văn phòng Quỹ trung ương, gửi Kho bạc Nhà nước; Kho bạc Nhà nước chuyển kinh phí vào tài khoản tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch của các cơ quan, đơn vị. (Biểu tổng hợp chuyển kinh phí từ Quỹ trung ương cho các đơn vị theo Phụ lục II kèm theo Thông tư này). b) Đối với Quỹ địa phương Căn cứ dự toán kinh phí được cấp, dự toán chi của Quỹ địa phương, Hội đồng quản lý Quỹ địa phương quyết định phân bổ, chuyển kinh phí của Quỹ địa phương cho cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ và kinh phí quản lý bảo trì đường bộ ở địa phương gửi Kho bạc Nhà nước địa phương; Kho bạc Nhà nước địa phương chuyển kinh phí vào tài khoản tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch của các cơ quan, đơn vị. 4. Quy định về tạm ứng, thanh toán của Kho bạc Nhà nước a) Căn cứ vào dự toán chi quản lý, bảo trì đường bộ được giao, cơ quan, đơn vị thực hiện đề nghị Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch tạm ứng, thanh toán cho các đơn vị cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích về quản lý, bảo trì đường bộ theo quy định hiện hành. b) Căn cứ để Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán - Có trong danh mục, dự toán chi được cấp có thẩm quyền giao; - Căn cứ số dư trong tài khoản của cơ quan, đơn vị tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch; - Quyết định chuyển kinh phí từ Quỹ bảo trì đường bộ cho các đơn vị được giao dự toán chi; - Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc dự án đầu tư xây dựng đối với nhiệm vụ chi có tính chất đầu tư theo quy định bắt buộc phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc dự án đầu tư xây dựng; kết quả đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch của cấp có thẩm quyền; - Hợp đồng thực hiện cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện quản lý, bảo trì công trình đường bộ; - Biên bản nghiệm thu sản phẩm và bản thanh toán kinh phí sản phẩm quản lý, bảo trì công trình đường bộ hoàn thành; - Duyệt chi của Thủ trưởng đơn vị được giao quản lý kinh phí của Quỹ bảo trì đường bộ, cùng hồ sơ chứng từ theo quy định hiện hành. c) Kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước: Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch kiểm tra các căn cứ nêu tại điểm b khoản 4 Điều này, thực hiện kiểm soát các khoản chi từ Quỹ bảo trì đường bộ trước khi tạm ứng, thanh toán theo đề nghị của Thủ trưởng đơn vị được giao quản lý kinh phí theo quy định hiện hành, cụ thể: Đối với nhiệm vụ chi có tính chất thường xuyên: Việc tạm ứng và thanh toán thực hiện theo quy định tại Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). Đối với nhiệm vụ chi có tính chất đầu tư: Việc tạm ứng và thanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật đối với các khoản chi từ nguồn kinh phí thường xuyên các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cho sửa chữa, cải tạo mở rộng, nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có, bảo trì trụ sở. Điều 7. Quyết toán thu, chi Quỹ bảo trì đường bộ 1. Lập, xét duyệt báo cáo quyết toán thu, chi của Quỹ trung ương. a) Quyết toán thu: Các đơn vị thu phí sử dụng đường bộ lập quyết toán thu gửi Hội đồng quản lý Quỹ trung ương và các khoản thu khác theo quy định hiện hành. b) Quyết toán chi: Các đơn vị được giao quản lý, sử dụng kinh phí của Quỹ trung ương lập báo cáo quyết toán việc sử dụng kinh phí theo mẫu biểu và yêu cầu của quyết toán chi ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành. Báo cáo quyết toán kèm theo báo cáo danh mục công trình đã được giao kế hoạch trong năm đề nghị quyết toán, chi tiết theo nội dung chi quy định tại Điều 2 của Thông tư này. c) Nội dung, quy trình xét duyệt, thẩm định, thông báo quyết toán năm: Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được nhà nước hỗ trợ và ngân sách các cấp và các quy định tại Thông tư này, trong đó: - Tổng cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm xét duyệt quyết toán năm của các Cục quản lý đường bộ, các Sở Giao thông vận tải (đối với quốc lộ được uỷ quyền quản lý), các đơn vị khác; tổng hợp gửi Hội đồng quản lý Quỹ trung ương. - Hội đồng quản lý Quỹ trung ương có trách nhiệm phê duyệt quyết toán chi hoạt động của Văn phòng Quỹ trung ương. - Hội đồng quản lý Quỹ trung ương phê duyệt quyết toán thu, chi của Quỹ trung ương, gửi Bộ Giao thông vận tải. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm thẩm định quyết toán năm của Quỹ trung ương và tổng hợp vào quyết toán của Bộ, gửi Bộ Tài chính. - Bộ Tài chính có trách nhiệm thẩm định quyết toán năm của Bộ Giao thông vận tải bao gồm quyết toán năm của Quỹ trung ương và tổng hợp vào báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước theo quy định. d) Cuối năm, nguồn kinh phí của Quỹ trung ương còn dư, việc chuyển kinh phí sang năm sau thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. 2. Lập, xét duyệt báo cáo quyết toán thu, chi của Quỹ địa phương. a) Sở Tài chính chủ trì thống nhất với Sở Giao thông vận tải trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định về lập, xét duyệt, thẩm định, thông báo quyết toán năm đối với Quỹ địa phương cho phù hợp (bao gồm cả phần ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương để cấp cho Quỹ địa phương) và tổng hợp chung vào báo cáo quyết toán ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. b) Cuối năm, nguồn kinh phí của Quỹ địa phương còn dư, việc chuyển kinh phí sang năm sau thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. 3. Đối với nhiệm vụ chi có tính chất đầu tư phải thực hiện quyết toán theo quy định của Bộ Tài chính đối với việc quyết toán kinh phí sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ nguồn chi thường xuyên theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Điều 8. Công tác kiểm tra Để đảm bảo việc sử dụng Quỹ bảo trì đường bộ đúng mục đích, có hiệu quả; Bộ Giao thông vận tải, Hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp thực hiện kiểm tra định kỳ, đột xuất tình hình quản lý, sử dụng, thanh toán Quỹ bảo trì đường bộ. Trong quá trình quản lý, kiểm tra phát hiện các khoản chi không đúng chế độ, chi sai nội dung quy định tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đều phải xuất toán thu hồi vào Quỹ bảo trì đường bộ (trung ương và địa phương) theo phân cấp; đồng thời cá nhân ra quyết định chi sai phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Điều 9. Tổ chức thực hiện 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2017 và áp dụng từ năm ngân sách 2017. 2. Thông tư liên tịch số 230/2012/TTLT-BTC-BGTVT ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn chế độ quản lý, thanh toán, quyết toán Quỹ bảo trì đường bộ (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 230/2012/TTLT-BTC-BGTVT) hết hiệu lực kể từ ngày thông tư này có hiệu lực thi hành. 3. Đối với khoản chi có tính chất đầu tư theo quy định tại Thông tư liên tịch số 230/2012/TTLT-BTC-BGTVT đã được giao dự toán, cấp kinh phí trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục được bố trí kinh phí thực hiện (dự toán còn lại nếu có) cho đến khi nhiệm vụ hoàn thành. 4. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó. 5. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để kịp thời giải quyết ./. Nơi nhận: - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Quốc Hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Toà án nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND, Sở Tài chính, Sở GTVT, Cục Thuế, KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương; - Website Bộ Tài chính; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VT, HCSN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Xuân Hà PHỤ LỤC SỐ 1 TỔNG HỢP THÔNG BÁO VÀ GIAO DỰ TOÁN CHI QUỸ BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ TRUNG ƯƠNG NĂM... (Kèm theo Thông tư số 60 /2017/TT-BTC ngày 15/6 /2017 của Bộ Tài chính) Đơn vị: đồng STT Đơn vị Công trình, nhiệm vụ Thời gian thực hiện Giá trị công trình, nhiệm vụ được duyệt Dự toán chi đã được giao lũy kế đến năm... Dự toán chi năm nay KBNN nơi giao dịch Ghi chú 1 2 3 4 5 6 A B I 1 2 II 1 2 III 1 2 Tổng số - Bảo dưỡng thường xuyên - Sửa chữa định kỳ - Sửa chữa đột xuất - Chi khác: Chi tiết theo nội dung chi tại Điều 2 Thông tư này Chi tiết theo từng đơn vị Cục Quản lý đường bộ... Công trình... Công trình... Cục Quản lý đường bộ... Công trình... Công trình... Sở GTVT tỉnh... Công trình... Công trình... ... NGƯỜI LẬP (Ký ghi rõ họ tên) Hà Nội, ngày... tháng... năm... HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ QUỸ BTĐB TRUNG ƯƠNG (Ký ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC SỐ 2 TỔNG HỢP CHUYỂN KINH PHÍ TỪ QUỸ BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ TRUNG ƯƠNG CHO CÁC ĐƠN VỊ SỬ DỤNG NĂM…. (Kèm theo Thông tư số 60/2017/TT-BTC ngày 15/6 /2017 của Bộ Tài chính) Đơn vị: đồng STT Đơn vị Dự toán được giao Kinh phí đã chuyển lũy kế đến Kinh phí chuyển kỳ này Tài khoản, Kho bạc nhà nước nơi giao dịch của đơn vị thụ hưởng A B 1 2 3 4 1 2 3 Tổng số Cục Quản lý đường bộ... Cục Quản lý đường bộ... Sở GTVT tỉnh... ... NGƯỜI LẬP (Ký ghi rõ họ tên) Hà Nội, ngày... tháng... năm... HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ QUỸ BTĐB TRUNG ƯƠNG (Ký ghi rõ họ tên)
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "15/06/2017", "sign_number": "60/2017/TT-BTC", "signer": "Trần Xuân Hà", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Thong-tu-78-2019-TT-BQP-ban-hanh-quan-ly-va-su-dung-bieu-mau-trong-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-416441.aspx
Thông tư 78/2019/TT-BQP ban hành quản lý và sử dụng biểu mẫu trong xử lý vi phạm hành chính
BỘ QUỐC PHÒNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 78/2019/TT-BQP Hà Nội, ngày 11 tháng 06 năm 2019 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ BAN HÀNH, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG BIỂU MẪU TRONG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ QUỐC PHÒNG Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định về ban hành, quản lý và sử dụng biểu mẫu trong xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Thông tư này quy định về ban hành, quản lý và sử dụng biểu mẫu trong xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. 2. Trường hợp cần thiết áp dụng biểu mẫu khác trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà Thông tư này không quy định thì thực hiện theo quy định của văn bản có liên quan. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính; người có thẩm quyền lập biên bản, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. Điều 3. Nguyên tắc ban hành, quản lý và sử dụng biểu mẫu 1. Biểu mẫu trong xử lý vi phạm hành chính được ban hành, quản lý và sử dụng thống nhất cho các cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền lập biên bản, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc Bộ Quốc phòng. 2. Việc sử dụng biểu mẫu trong xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và Thông tư này. 3. Không tự ban hành, sử dụng biểu mẫu trong xử lý vi phạm hành chính trái với quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan. Điều 4. Biểu mẫu và việc ban hành biểu mẫu 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Phụ lục về biểu mẫu sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. 2. Biểu mẫu sử dụng khổ giấy A4 (210mm x 297mm); Sổ theo dõi xử phạt vi phạm hành chính sử dụng khổ giấy A3 (297mm x 420mm). 3. Biểu mẫu quy định tại Khoản 1 Điều này được ban hành theo hình thức biểu mẫu in và biểu mẫu điện tử. Điều 5. Quản lý, sử dụng biểu mẫu 1. Vụ Pháp chế tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng theo dõi, kiểm tra việc quản lý, cấp, sử dụng biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư này đối với các cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền quản lý, lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính thuộc Bộ Quốc phòng. 2. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý, xử phạt vi phạm hành chính quản lý biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư này; cấp biểu mẫu cho các cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền lập biên bản, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc quyền. 3. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền lập biên bản, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính căn cứ vào quy định của pháp luật, chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tiễn công tác xử lý vi phạm hành chính quyết định sử dụng biểu mẫu phù hợp với yêu cầu, nội dung của từng vụ việc. 4. Biểu mẫu khi sử dụng phải dưới dạng biểu mẫu in hoặc biểu mẫu điện tử. Cơ quan, người có thẩm quyền có thể sử dụng biểu mẫu được in sẵn hoặc tự in các biểu mẫu theo quy định. Điều 6. Ghi biểu mẫu 1. Biểu mẫu phải ghi chính xác, rõ ràng, dễ đọc, viết cùng một loại mực và màu mực, không tẩy xóa, không dùng từ ngữ địa phương; nội dung ghi trong biểu mẫu có thể được viết tay hoặc đánh máy in ra giấy bằng các thiết bị in (có chú thích ghi nội dung tại biểu mẫu). 2. Việc ghi biểu mẫu phải liên tiếp, không được bỏ trống nội dung, có đánh số trang; kết thúc ghi chép, phần còn trống trong văn bản phải gạch chéo. 3. Xử lý quyết định về xử lý vi phạm hành chính bị sai a) Việc sửa đổi, bổ sung, đính chính quyết định về xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 6a Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (được bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP). b) Việc hủy bỏ, ban hành quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính thực hiện quy định tại Điều 6b Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (được bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP). c) Thời hạn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, đính chính, hủy bỏ, ban hành quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 6c Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (được bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP). d) Hiệu lực, thời hạn, thời hiệu thi hành của quyết định sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính, văn bản đính chính quyết định về xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 6d Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (được bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP). Điều 7. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2019 và thay thế Thông tư số 97/2014/TT-BQP ngày 16 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về ban hành, quản lý và sử dụng biểu mẫu trong xử phạt vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng; mẫu Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (Mẫu số 55/QĐ-PTHA), mẫu Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục xử phạt không lập biên bản (Mẫu số 55a/QĐ-PTHA), Biên bản vi phạm hành chính (Mẫu số 64/PTHA) ban hành kèm theo Thông tư số 96/2016/TT-BQP ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định công tác kiểm tra, biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong Quân đội. Điều 8. Trách nhiệm thi hành 1. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. 2. Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tư lệnh Cảnh sát biển, Chánh án Tòa án quân sự Trung ương, Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng, Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Thông tư này. 3. Quá trình tổ chức thực hiện nếu phát hiện vướng mắc trong sử dụng biểu mẫu, các cơ quan, đơn vị và cá nhân phản ánh về Bộ Quốc phòng (qua Vụ Pháp chế) để xem xét, quyết định./. Nơi nhận: - Bộ trưởng (để b/cáo); - Thanh tra Bộ Quốc phòng; - Tòa án quân sự Trung ương; - Ban Cơ yếu Chính phủ; - BTL Bộ đội Biên phòng; - BTL Cảnh sát biển; - Cục Thi hành án/BQP; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL/Bộ Tư pháp; - Công báo Chính phủ, Cổng TTĐT Chính phủ; - Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng; - Lưu: VT, VPC; Ti12. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Thượng tướng Lê Chiêm FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Bộ Quốc phòng", "promulgation_date": "11/06/2019", "sign_number": "78/2019/TT-BQP", "signer": "Lê Chiêm", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Chi-thi-02-CT-BCT-tang-cuong-kiem-tra-giam-sat-xu-ly-vi-pham-phap-luat-ban-hang-da-cap-2016-305587.aspx
Chỉ thị 02/CT-BCT tăng cường kiểm tra giám sát xử lý vi phạm pháp luật bán hàng đa cấp 2016
BỘ CÔNG THƯƠNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 02/CT-BCT Hà Nội, ngày 09 tháng 03 năm 2016 CHỈ THỊ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP Căn cứ quy định tại Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoạt động bán hàng đa cấp theo thông báo tại Công văn số 7290/VPCP-NC ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Văn phòng Chính phủ, thời gian vừa qua, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng liên quan đã triển khai nhiều biện pháp nhằm tăng cường quản lý và xử lý vi phạm đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên toàn quốc cũng như trên địa bàn từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, hoạt động bán hàng đa cấp vẫn còn những diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự và đời sống nhân dân. Để tiếp tục tăng cường quản lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Cục Quản lý cạnh tranh, Sở Công Thương các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể sau đây: I. Về công tác quản lý nhà nước về hoạt động bán hàng đa cấp 1. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 1.1. Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành của địa phương tiếp tục tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn. 1.2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên trên địa bàn địa phương theo các quy định của pháp luật có liên quan. 1.3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan của địa phương chủ động thực hiện hoạt động giám sát, kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý kịp thời, hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời, các hành vi vi phạm pháp luật về bán hàng đa cấp trên địa bàn. Trong quá trình giám sát, kiểm tra, đề nghị đặc biệt lưu ý các hành vi có khả năng vi phạm Khoản 1, Điều 5, Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. 1.4. Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan và UBND các quận, huyện, thành phố triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của các doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn. 1.5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan của địa phương tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, xử lý các doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép, doanh nghiệp bán hàng theo phương thức đa cấp nhưng không có Giấy chứng nhận hoạt động bán hàng đa cấp. 1.6. Tăng cường công tác kiểm tra việc thông báo hoạt động bán hàng đa cấp, hoạt động hội nghị, hội thảo, đào tạo của doanh nghiệp bán hàng đa cấp và người tham gia bán hàng đa cấp tại địa phương nhằm ngăn ngừa, phát hiện, xử lý hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp và người tham gia bán hàng đa cấp tại địa phương. 1.7. Hướng dẫn, đôn đốc doanh nghiệp hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn địa phương tuân thủ các quy định của pháp luật. 1.8. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, cơ quan truyền thông đại chúng và các tổ chức đoàn thể quần chúng trên địa bàn triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân, doanh nghiệp bán hàng đa cấp và người tham gia bán hàng đa cấp trên địa bàn về hoạt động bán hàng đa cấp nói chung và pháp luật quản lý hoạt động bán hàng đa cấp nói riêng. Trong các nội dung tuyên truyền, cần đặc biệt lưu ý các nội dung quan trọng như: những hành vi bị cấm trong hoạt động bán hàng đa cấp, trách nhiệm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp, trách nhiệm và quyền lợi của người tham gia bán hàng đa cấp, mua lại hàng hóa từ người tham gia bán hàng đa cấp, các quy định về trả hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác v..v. 1.9. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn cho cán bộ công chức trực tiếp thực hiện hoạt động quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động bán hàng đa cấp; 1.10. Công bố số điện thoại liên hệ để người dân có thể phản ánh kịp thời với Sở Công Thương các dấu hiệu vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp và các trường hợp kinh doanh đa cấp trái phép. 2. Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương 2.1. Cục Quản lý cạnh tranh - Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, đánh giá, phát hiện những chồng chéo, bất cập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp nói chung và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động bán hàng đa cấp nói riêng để tổng hợp, đề xuất sửa đổi, bổ sung, đưa vào Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm. - Chủ trì, phối hợp với các Sở Công Thương và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác tiến hành kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm hoạt động bán hàng đa cấp theo thẩm quyền. - Phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan báo chí, truyền thông của Bộ Công Thương và các cơ quan, đơn vị liên quan khác tổ chức thực hiện các hoạt động: + Đào tạo, tập huấn cho cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động bán hàng đa cấp; + Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về hoạt động bán hàng đa cấp nói chung và pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp nói riêng cho người dân, doanh nghiệp bán hàng đa cấp, người tham gia bán hàng đa cấp. 2.2. Cục Quản lý thị trường Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 185/2013/NĐ-CP . 2.3. Các đơn vị báo chí, truyền thông thuộc Bộ Công Thương - Báo Công Thương, Tạp Chí Công Thương, Truyền hình Công Thương chịu trách nhiệm về công tác tuyên truyền về công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý bán hàng đa cấp trong phạm vi của ngành Công Thương. - Định hướng nội dung, phương thức hoạt động tuyên truyền về lĩnh vực bán hàng đa cấp cho các đơn vị có liên quan của Bộ Công Thương. II. Tổ chức thực hiện 1. Các đơn vị căn cứ trách nhiệm được giao, triển khai thực hiện Chỉ thị này có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương kết quả thực hiện Chỉ thị này thông qua Cục Quản lý cạnh tranh định kỳ ba tháng một lần. 2. Giao Cục Quản lý cạnh tranh làm đầu mối chủ trì theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện Chỉ thị này, tổng hợp kết quả, báo cáo Lãnh đạo Bộ. III. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành 1. Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký. 2. Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh; Giám đốc Sở Công Thương các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; Các cơ quan báo chí, truyền thông thuộc Bộ Công Thương nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị này. 3. Trong quá trình thực hiện Chỉ thị này, nếu có vướng mắc phát sinh, đề nghị các đơn vị có liên quan có báo cáo, phản ánh bằng văn bản gửi về Bộ Công Thương (Cục Quản lý cạnh tranh) để tổng hợp, xử lý./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); - Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); - Văn phòng Chính phủ; - Các Lãnh đạo Bộ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để p/h); - Các Sở Công Thương (để t/h); - Cục QLTT; các đơn vị báo chí, truyền thông của Bộ; - Đăng MOIT; - Lưu: VT, QLCT. BỘ TRƯỞNG Vũ Huy Hoàng
{ "issuing_agency": "Bộ Công thương", "promulgation_date": "09/03/2016", "sign_number": "02/CT-BCT", "signer": "Vũ Huy Hoàng", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Thong-tu-16-2013-TT-BTTTT-Quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-201088.aspx
Thông tư 16/2013/TT-BTTTT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới nhất
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 16/2013/TT-BTTTT Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 2013 THÔNG TƯ BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006; Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009; Căn cứ Luật Tần số Vô tuyến điện ngày 23 tháng 11 năm 2009; Căn cứ Luật Bưu chính ngày 17 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông và Nghị định số 50/2011/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2011 sửa đổi Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này 08 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sau: 1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tem bưu chính Việt Nam Ký hiệu QCVN 69:2013/BTTTT 2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phổ tần số và tương thích điện từ đối với thiết bị truyền thanh không dây sử dụng kỹ thuật điều tần (FM) băng tần từ 54 MHz đến 68 MHz. Ký hiệu QCVN 70:2013/BTTTT 3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương tích điện từ (EMC) của mạng cáp phân phối tín hiệu truyền hình. Ký hiệu QCVN 71:2013/BTTTT 4. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ (EMC) của thiết bị trong hệ thống phân phối truyền hình cáp Ký hiệu QCVN 72:2013/BTTTT 5. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị vô tuyến cự ly ngắn dải tần 25MHz - 1GHz. Ký hiệu QCVN 73:2013/BTTTT 6. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị vô tuyến cự ly ngắn dải tần 1GHz - 40 GHz. Ký hiệu QCVN 74:2013/BTTTT 7. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị truyền dẫn dữ liệu tốc độ thấp dải tần 5,8 GHz ứng dụng trong lĩnh vực giao thông vận tải. Ký hiệu QCVN 75:2013/BTTTT 8. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị truyền dẫn dữ liệu tốc độ cao dải tần 5,8 GHz ứng dụng trong lĩnh vực giao thông vận tải Ký hiệu QCVN 76:2013/BTTTT Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 1 năm 2014. Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Bộ TTTT: Bộ trưởng, các Thứ trưởng; - UBND và Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ; - Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo, Cổng TTĐT CP; - Website Bộ TTTT; - Lưu: VT, KHCN. BỘ TRƯỞNG Nguyễn Bắc Son FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Bộ Thông tin và Truyền thông", "promulgation_date": "10/07/2013", "sign_number": "16/2013/TT-BTTTT", "signer": "Nguyễn Bắc Son", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Thong-tu-27-2018-TT-BQP-Noi-quy-co-so-giam-giu-trong-Quan-doi-nhan-dan-377020.aspx
Thông tư 27/2018/TT-BQP Nội quy cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân mới nhất
BỘ QUỐC PHÒNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 27/2018/TT-BQP Hà Nội, ngày 12 tháng 03 năm 2018 THÔNG TƯ BAN HÀNH NỘI QUY CƠ SỞ GIAM GIỮ TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN Căn cứ Luật thi hành tạm giữ, tạm giam ngày 25 tháng 11 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư ban hành Nội quy cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân. Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này “Nội quy cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân”. Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 30 tháng 4 năm 2018. Điều 3. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, chỉ huy các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Nơi nhận: - Bộ trưởng (để b/c); - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Tư pháp; - BTTM, TCCT; - Các Tổng cục; - Các Quân khu, Quân đoàn; - Các Quân chủng, Binh chủng; - Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; - Cục Điều tra hình sự BQP; - Tòa án quân sự trung ương; - Viện kiểm sát quân sự trung ương; - Cục Bảo vệ an ninh QĐ/TCCT; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL/Bộ Tư pháp; - Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng; - Vụ Pháp chế BQP; - Lưu: VT, PC; Hg 43. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Thượng tướng Lê Chiêm NỘI QUY CƠ SỞ GIAM GIỮ TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN (Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BQP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh Nội quy cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân quy định về chế độ ăn, mặc, chăm sóc y tế; nhận thư, gửi thư; nhận tiền, nhận quà và đồ dùng mang vào buồng giam, giữ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam (sau đây viết gọn là người bị tạm giữ, tạm giam); việc thăm gặp; đồ vật cấm đưa vào cơ sở giam giữ và xử lý đồ vật cấm trong cơ sở giam giữ. Điều 2. Đối tượng áp dụng Nội quy này áp dụng đối với người bị tạm giữ, tạm giam tại các cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Điều 3. Nguyên tắc thực hiện 1. Tuân thủ pháp luật và quy định tại Nội quy này. 2. Nghiêm chỉnh chấp hành lệnh, quyết định của Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Thủ trưởng cơ sở giam giữ; tuân thủ sự Điều hành, hướng dẫn và kiểm tra của cán bộ cơ sở giam giữ. 3. Tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của mình và của người khác; bảo vệ tài sản của cơ sở giam giữ, của người bị tạm giữ, tạm giam; tố giác các hành vi sai trái, tiêu cực, vi phạm pháp luật trong cơ sở giam giữ. 4. Thực hiện đúng quy định về thời gian, hiệu lệnh và các quy định trong sinh hoạt, ngủ, nghỉ. Điều 4. Những hành vi bị nghiêm cấm 1. Vi phạm quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam, Nội quy cơ sở giam giữ; không chấp hành hoặc cản trở việc chấp hành lệnh, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành tạm giữ, tạm giam; trả thù người phản ánh những hành vi sai trái của mình hoặc của người khác. 2. Đe dọa, đánh đập, ức hiếp, làm lây nhiễm vi rút HIV cho người khác, cưỡng đoạt tài sản của người khác, hủy hoại thân thể mình, tự xăm trổ hoặc xăm trổ lên thân thể người khác, đeo đồ vật lên cơ thể. 3. Các hình thức đồng tính luyến ái, quan hệ tình dục. 4. Lập hoặc tham gia hội, băng, nhóm dưới bất kỳ hình thức nào. 5. Bói toán, cúng lễ, truyền đạo, các hành vi mê tín, dị đoan, đánh bạc dưới mọi hình thức. 6. Ném, vứt bừa bãi đồ ăn, uống; thuê, bắt ép người khác phục vụ mình. 7. Thực hiện hoặc bao che, dung túng, ủng hộ đối với những âm mưu, hành động nhằm trốn khỏi cơ sở giam giữ. 8. Thông tin sai lệch nhằm kích động người khác gây mất trật tự trong cơ sở giam giữ. 9. Giả vờ ốm, đau hoặc không chấp hành chỉ định, hướng dẫn của cán bộ cơ sở giam giữ và cơ sở khám, chữa bệnh. Chương II CHẾ ĐỘ CỦA NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ, TẠM GIAM Điều 5. Thời gian ăn uống và việc ăn thêm 1. Đến giờ ăn người bị tạm giữ, tạm giam nhận tiêu chuẩn ăn và ăn đúng thời gian do cơ sở giam giữ quy định. 2. Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định việc người bị tạm giữ, tạm giam sử dụng quà, tiền gửi lưu ký để ăn thêm, mua đồ ăn là thực phẩm đã qua chế biến để dùng ngay được nhưng không quá 03 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. Điều 6. Đồ dùng, tư trang mang vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam 1. Người bị tạm giữ, tạm giam được mang quần áo, chăn, màn, chiếu và các đồ dùng do cơ sở giam giữ cấp hoặc cho mượn theo quy định của Chính phủ, đồ dùng gia đình tiếp tế, giấy tờ liên quan đến vụ án, các đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt của cá nhân và đồ dùng cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi nếu ở cùng với mẹ là người bị tạm giữ, tạm giam. 2. Đồ dùng và tư trang phải được xếp đặt đúng nơi quy định, đảm bảo sạch sẽ gọn gàng, ngăn nắp. 3. Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định việc cho người bị tạm giữ, tạm giam mượn hoặc mang thêm đồ dùng, tư trang trong trường hợp cần thiết và những đồ dùng cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi được mang vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam. Điều 7. Quy định trong buồng tạm giữ, buồng tạm giam 1. Người bị tạm giữ, tạm giam phải ở đúng vị trí đã quy định, giữ gìn vệ sinh, không viết vẽ lên tường, lên cửa hoặc có hành vi gây mất trật tự tại cơ sở giam giữ; 2. Người bị tạm giữ, tạm giam chịu sự điểm danh, kiểm diện của cán bộ cơ sở giam giữ. Điều 8. Khám bệnh, chữa bệnh 1. Người bị tạm giữ, tạm giam khi ốm, đau phải báo cáo kịp thời và chấp hành nghiêm chỉ định, hướng dẫn của cán bộ y tế, cán bộ cơ sở giam giữ, nội quy, quy định của cơ sở khám, chữa bệnh. 2. Người bị tạm giữ, tạm giam được nhận thuốc chữa bệnh từ thân nhân và phải có đơn thuốc của cơ sở khám, chữa bệnh; thuốc phải được bàn giao cho cán bộ y tế cơ sở giam giữ quản lý để tiêm, cấp uống theo đơn dưới sự giám sát của cán bộ y tế. Điều 9. Quy định thời gian sinh hoạt tinh thần 1. Hàng ngày người bị tạm giữ, tạm giam được cơ sở giam giữ cấp 01 (một) tờ báo Quân đội nhân dân để đọc và thu lại. Căn cứ số lượng người bị tạm giữ, tạm giam tại cơ sở giam giữ, Thủ trưởng cơ sở giam giữ quy định thời gian đọc báo của người bị tạm giữ, tạm giam. 2. Hàng ngày người bị tạm giữ, tạm giam được cơ sở giam giữ mở Đài Tiếng nói Việt Nam để nghe bản tin thời sự (buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều). Căn cứ thời gian làm việc của cơ sở giam giữ, Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cho người bị tạm giữ, tạm giam nghe thêm các Chương trình phát sóng khác của Đài Tiếng nói Việt Nam. Chương III QUY ĐỊNH THĂM GẶP THÂN NHÂN, NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN GIAO DỊCH DÂN SỰ; NGƯỜI BÀO CHỮA; NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG VÀ CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN KHÁC; NHẬN THƯ, GỬI THƯ; NHẬN TIỀN, NHẬN QUÀ Điều 10. Thủ tục thăm gặp, làm việc 1. Thân nhân đến thăm gặp người bị tạm giữ, tạm giam phải xuất trình giấy tờ sau: a) Đơn đề nghị thăm gặp, có xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, tạm giam của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập; b) Một trong những giấy tờ tùy thân: Thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng minh lực lượng vũ trang hoặc hộ chiếu; trường hợp không có một trong những giấy tờ tùy thân nêu trên thì đơn đề nghị phải được dán ảnh, được Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan, tổ chức xác nhận, đóng dấu vào đơn và đóng dấu giáp lai vào ảnh. 2. Người bào chữa đến gặp người bị tạm giữ, tạm giam phải xuất trình giấy tờ sau: a) Văn bản thông báo người bào chữa; b) Một trong những giấy tờ tùy thân: Thẻ luật sư, Thẻ trợ giúp viên pháp lý, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu. 3. Người tiến hành tố tụng đến làm việc với người bị tạm giữ, tạm giam phải xuất trình giấy tờ sau: a) Quyết định phân công giải quyết vụ án; trường hợp không có quyết định phân công giải quyết vụ án thì phải có giấy giới thiệu của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền giải quyết vụ án; b) Một trong các giấy tờ tùy thân: Giấy chứng nhận của ngành Điều tra, kiểm sát, tòa án; Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh lực lượng vũ trang, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu. c) Người tiến hành tố tụng nếu cần làm việc với người bị tạm giữ, tạm giam ở vụ án khác phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Thủ trưởng cơ quan hoặc người có thẩm quyền đang thụ lý vụ án đó. 4. Người đại diện hợp pháp đến gặp người bị tạm giữ, tạm giam để thực hiện giao dịch dân sự phải xuất trình giấy tờ sau: a) Văn bản thể hiện là người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật về dân sự. b) Văn bản đồng ý của Cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án. c) Một trong các giấy tờ tùy thân: Thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng minh lực lượng vũ trang hoặc hộ chiếu. 5. Đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác đến thăm gặp người bị tạm giữ, tạm giam phải xuất trình giấy tờ sau: a) Văn bản đồng ý của cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án. b) Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nếu là người đại diện của cơ quan, tổ chức. c) Giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng minh lực lượng vũ trang, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu. Điều 11. Trách nhiệm của cán bộ tổ chức thăm, gặp 1. Cán bộ khi làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp phải chấp hành nghiêm pháp luật, Điều lệnh, quy định của cơ sở giam giữ. Không được gây phiền hà cho người bị tạm giữ, tạm giam và người đến thăm gặp, làm việc; không tự ý nhận, chuyển thư, tiền, quà, các đồ vật khác cho người bị tạm giữ, tạm giam. 2. Cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp có trách nhiệm: a) Tiếp nhận, kiểm tra giấy tờ của người đến thăm gặp, làm việc; lập danh sách người bị tạm giữ, tạm giam được thăm gặp hoặc không được thăm gặp theo quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam đề xuất, trình Thủ trưởng cơ sở giam giữ ký duyệt trước khi thực hiện; b) Kiểm tra người, thư, tiền, quà, đồ vật, giám sát người bị tạm giữ, tạm giam từ khi nhận đến khi đưa về bàn giao cho cán bộ trực khu giam, ký Sổ xuất, nhập người bị tạm giữ, tạm giam; c) Trường hợp có nhiều thân nhân của người bị tạm giữ, tạm giam đến thăm gặp cùng một thời điểm, phải đề nghị Thủ trưởng cơ sở giam giữ tăng cường lực lượng giám sát việc thăm gặp. d) Vào Sổ theo dõi thăm gặp, cập nhật đầy đủ thông tin, phản ánh tình hình thăm gặp với Thủ trưởng cơ sở giam giữ; đ) Bàn giao ngay tiền, thuốc chữa bệnh và những đồ vật không được mang vào buồng giam mà người bị tạm giữ, tạm giam nhận được trong khi thăm gặp (nếu có) cho người có trách nhiệm quản lý. 3. Giám sát quá trình thăm gặp, làm việc không để người bị tạm giữ, tạm giam thông cung hoặc thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm. Khi phát hiện người bị tạm giữ, tạm giam và người đến thăm gặp, làm việc vi phạm nội quy cơ sở giam giữ thì dừng ngay việc thăm gặp, làm việc; lập biên bản và báo cáo Thủ trưởng cơ sở giam giữ. Điều 12. Gặp thân nhân; người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự; đại diện cơ quan, tổ chức và cá nhân khác 1. Người bị tạm giữ, tạm giam được gặp thân nhân, người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự; đại diện cơ quan, tổ chức và cá nhân khác theo quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam; trước khi gặp người bị tạm giữ, tạm giam phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ, mặc quần áo dài, đi dép, đầu tóc gọn gàng, móng tay, móng chân cắt ngắn; nam phải để tóc ngắn, không cạo trọc đầu, không để râu, ria mép. 2. Thủ trưởng cơ sở tạm giữ, tạm giam quyết định cụ thể thời điểm thăm gặp và thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết; trường hợp cơ quan đang thụ lý vụ án yêu cầu cùng giám sát thì cơ quan đang thụ lý vụ án cử người phối hợp với cơ sở giam giữ để giám sát việc thăm gặp. 3. Thủ trưởng cơ sở giam giữ tổ chức cho người bị tạm giữ, tạm giam gặp thân nhân vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ, ngày Lễ, Tết; gặp người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân khác vào ngày làm việc; thời gian thăm gặp theo giờ làm việc của cơ sở giam giữ. 4. Số lần gặp và thời gian mỗi lần gặp thân nhân thực hiện theo quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam. Trường hợp vượt quá số lần theo quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam hoặc gặp người không phải là thân nhân của người bị tạm giữ, tạm giam phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý bằng văn bản. 5. Người bị tạm giữ, tạm giam được bố trí gặp thân nhân hoặc đại diện các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác tại nhà (buồng) thăm gặp. 6. Trong quá trình thăm gặp, phải cách ly người đến thăm gặp với người bị tạm giữ, tạm giam; quá trình thăm gặp phải được cơ sở giam giữ giám sát. Điều 13. Quy định đối với thân nhân của người bị tạm giữ, tạm giam 1. Thân nhân của người bị tạm giữ, tạm giam gồm: a) Vợ hoặc chồng của người bị tạm giữ, tạm giam; b) Con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; c) Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ nuôi hợp pháp; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); d) Ông, bà nội hoặc ngoại; đ) Anh, chị, em ruột; e) Cháu nội, cháu ngoại của người bị tạm giữ, tạm giam. 2. Người đến thăm gặp người bị tạm giữ, tạm giam phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy cơ sở giam giữ; không mang đồ vật cấm quy định tại Điều 21 Nội quy này trừ đồng hồ không có chức năng, ghi âm, ghi hình và thu phát tín hiệu; dây lưng và các đồ vật thuộc sở hữu của người đến thăm gặp quy định tại các Khoản 7, 8 Điều 21 Nội quy này vào nơi thăm gặp. 3. Khi gặp người bị tạm giữ, tạm giam thân nhân người bị tạm giữ, tạm giam phải chấp hành sự hướng dẫn của cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp. 4. Thân nhân và người bị tạm giữ, tạm giam phải sử dụng tiếng Việt trong quá trình giao tiếp, trường hợp không biết tiếng Việt mà sử dụng ngôn ngữ khác thì phải có người phiên dịch theo quy định của pháp luật. Điều 14. Nhận, gửi thư, nhận quà 1. Người bị tạm giữ, tạm giam chỉ được gửi thư, nhận thư, sách, báo và tài liệu khi được cơ quan đang thụ lý vụ án cho phép. 2. Thư, sách, báo và tài liệu phải để mở và chịu sự kiểm tra, kiểm duyệt của cán bộ cơ sở giam giữ. 3. Người bị tạm giữ, tạm giam được nhận và mang vào buồng giam quà là các loại thực phẩm đã chế biến, sử dụng được ngay; cán bộ cơ sở giam giữ phải kiểm tra trước khi cho người bị tạm giữ, tạm giam nhận. 4. Cơ sở giam giữ có thể tổ chức căng tin bán các hàng hóa thiết yếu cho người bị tạm giữ, tạm giam. Giá bán hàng hóa phải được Thủ trưởng cơ sở giam giữ duyệt, niêm yết công khai và không được cao hơn giá bán lẻ thời điểm đó tại địa phương. Điều 15. Quản lý đồ lưu ký 1. Người bị tạm giữ, tạm giam nếu có tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá; đá quý, kim loại quý, đồng hồ, đồ trang sức quý, hiếm; quần áo chưa sử dụng hoặc đồ vật có giá trị khác; các loại giấy tờ nêu tại Khoản 8 Điều 21 Nội quy này thì phải gửi vào lưu ký của cơ sở giam giữ và được nhận lại khi được trả tự do hoặc bàn giao khi chuyển đến cơ sở giam giữ khác. 2. Người bị tạm giữ, tạm giam có nhu cầu chuyển tiền, đồ vật cho thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo cho thân nhân của họ đến nhận trực tiếp tại cơ sở giam giữ hoặc gửi qua đường bưu điện. Người bị tạm giữ, tạm giam phải chịu cước phí nếu chuyển tiền, đồ vật qua đường bưu điện. 3. Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam chết, số tiền lưu ký còn lại chưa sử dụng, đồ vật gửi lưu ký và những đồ vật cá nhân khác của người bị tạm giữ, tạm giam được bàn giao cho thân nhân, nếu không còn thân nhân hoặc thân nhân không đến nhận thì giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc giao, nhận phải được lập biên bản. Điều 16. Nhận tiền và sử dụng tiền mặt 1. Người bị tạm giữ, tạm giam không được trực tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền mặt. Việc mua hàng hóa để phục vụ sinh hoạt cá nhân bằng hình thức thanh toán qua sổ theo dõi tiền gửi lưu ký và mua hàng căng tin. Sổ do người bị tạm giữ, tạm giam quản lý. 2. Khi người bị tạm giữ, tạm giam được thân nhân cho tiền trong khi thăm gặp thì cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp có trách nhiệm nhận và ghi giấy biên nhận có chữ ký của người cho, người nhận. Trường hợp gửi qua đường bưu điện thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ cử cán bộ đến bưu điện nhận tiền. 3. Tiền thân nhân cho người bị tạm giữ, tạm giam trong khi thăm gặp hoặc gửi qua bưu điện phải được ghi vào sổ theo dõi tiền gửi lưu ký và mua hàng căng tin của người bị tạm giữ, tạm giam và bàn giao ngay cho cán bộ tài chính của cơ sở giam giữ để quản lý qua hệ thống sổ kế toán, tài chính theo quy định của pháp luật. 4. Khi người bị tạm giữ, tạm giam được chuyển đến cơ sở giam giữ khác thì số tiền gửi lưu ký phải được bàn giao cùng với người bị tạm giữ, tạm giam cho đơn vị tiếp nhận. Việc giao, nhận phải được lập biên bản, có chữ ký của bên giao, bên nhận và người bị tạm giữ, tạm giam. Điều 17. Gặp người bào chữa 1. Người bị tạm giữ, tạm giam được gặp người bào chữa tại phòng làm việc do cơ sở giam giữ bố trí. Quá trình gặp phải được cơ sở giam giữ giám sát. 2. Người bào chữa chỉ được gặp người bị tạm giữ, tạm giam vào thời gian quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nội quy này. Khi gặp người bị tạm giữ, tạm giam, người bào chữa phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy cơ sở giam giữ. Trường hợp phát hiện người bị tạm giữ, tạm giam hoặc người bào chữa vi phạm nội quy cơ sở giam giữ thì cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp dừng ngay việc gặp, lập biên bản và báo cáo Thủ trưởng cơ sở giam giữ để thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án. Điều 18. Gặp, làm việc với người tiến hành tố tụng. 1. Người tiến hành tố tụng đến gặp, làm việc với người bị tạm giữ, tạm giam phải có đủ thủ tục quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nội quy này. 2. Cán bộ làm nhiệm vụ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp của cơ sở giam giữ có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra giấy tờ của người đến làm việc, nếu thấy đúng người và có đầy đủ giấy tờ theo quy định mới lập danh sách người bị tạm giữ, tạm giam trình Thủ trưởng cơ sở giam giữ ký duyệt trước khi cho làm việc. 3. Khi gặp người bị tạm giữ, tạm giam, người tiến hành tố tụng phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy cơ sở giam giữ. Trường hợp phát hiện người bị tạm giữ, tạm giam hoặc người tiến hành tố tụng vi phạm nội quy cơ sở giam giữ thì cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp dừng ngay việc gặp, làm việc, lập biên bản, báo cáo Thủ trưởng cơ sở giam giữ để thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án. Chương IV QUẢN LÝ NGƯỜI BỊ KẾT ÁN TỬ HÌNH ĐANG BỊ TẠM GIAM Điều 19. Chế độ thăm gặp 1. Người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật thì chế độ thăm gặp được thực hiện như đối với người đang bị tạm giam theo quy định tại Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam và tại các Điều 9, 12, 13, 14, 15, 16 Nội quy này. 2. Việc thăm gặp của người bị kết án tử hình mà bản án đã có hiệu lực pháp luật, đang chờ thi hành án thực hiện theo quy định tại các Điều 10, 12 Nội quy này và do Giám thị trại tạm giam quyết định; chỉ cho gặp thân nhân khi có đủ các Điều kiện đảm bảo an toàn. Thời gian không quá một giờ mỗi lần gặp. 3. Quá trình thăm gặp phải có hai cán bộ giám sát và vệ binh hỗ trợ. Điều 20. Quản lý người bị kết án tử hình 1. Người bị kết án tử hình phải được giam giữ riêng tại Buồng giam đối với người có án tử hình, ngoài cửa buồng giam phải treo biển “Buồng giam người có án tử hình”. 2. Buồng giam người bị kết án tử hình phải có hệ thống cửa bảo đảm chắc chắn, an toàn, trang bị khóa, suốt để cùm một chân và hệ thống ghi hình. 3. Khi đưa người bị kết án tử hình ra khỏi phòng giam đến gặp thân nhân, làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải xích chân, khóa tay. Chỉ mở khóa một bên khóa tay khi đã vào khu vực cách ly và một bên khóa tay phải móc vào vị trí cố định, không mở xích chân trong suốt quá trình thăm gặp, làm việc. Chương V ĐỒ VẬT CẤM VÀ XỬ LÝ ĐỒ VẬT CẤM ĐƯA VÀO CƠ SỞ GIAM GIỮ Điều 21. Đồ vật cấm đưa vào cơ sở giam giữ 1. Các loại vũ khí gồm: Vũ khí quân dụng các loại; các loại súng săn; vũ khí thô sơ; vũ khí thể thao, vũ khí tự chế và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự; vật liệu nổ gồm thuốc nổ và phụ kiện nổ các loại. 2. Công cụ hỗ trợ gồm các loại súng bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, la-de, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này; các loại phương tiện sử dụng để xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, gây ngứa; các loại lựu đạn khói, lựu đạn hơi cay, quả nổ; các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, mũ chống đạn, cung, tên, nỏ, ná, khóa số 8 và các loại công cụ hỗ trợ khác. 3. Chất gây mê, chất độc, chất cháy, chất gây cháy, chất gây ngứa, chất phóng xạ, hóa chất, độc dược. 4. Các chất ma túy; thuốc tân dược có chất gây nghiện (trừ trường hợp có chỉ định của cơ quan y tế có thẩm quyền). 5. Rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào và các chất kích thích khác. 6. Các đồ dùng bằng kim loại và các đồ vật khác như dây lưng, dây điện, dây đàn, các loại dây khác có thể dùng để gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của người bị tạm giữ, tạm giam, đồ làm bằng sành, sứ, đá, đất nung, thủy tinh, phích nước, đồ vật sắc nhọn và các đồ vật có thể làm hung khí. 7. Tiền mặt, ngoại tệ, các loại giấy tờ có giá, đá quý, kim loại quý. 8. Các loại giấy tờ gồm chứng minh nhân dân, chứng minh lực lượng vũ trang, hộ chiếu, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận nghề, các loại thẻ, bằng cấp, chứng chỉ và các loại giấy tờ chứng nhận khác. 9. Các loại thiết bị kỹ thuật, điện tử gồm các loại máy ghi âm, ghi hình, máy nghe, nhìn, điện thoại, bộ đàm, đồng hồ và các loại máy thu phát tín hiệu khác (trừ những thiết bị y tế theo chỉ định của cơ quan y tế có thẩm quyền). 10. Các loại ấn phẩm sách báo bằng tiếng nước ngoài, các ấn phẩm về tôn giáo, tín ngưỡng chưa được kiểm duyệt; tranh, ảnh, phim, băng, đĩa, USB có nội dung mê tín dị đoan, phản động, đồi trụy; các loại bài lá và các loại sách báo, ấn phẩm ảnh hưởng xấu đến công tác quản lý người bị tạm giữ, tạm giam. 11. Các đồ vật khác có thể gây mất an toàn cơ sở giam giữ, gây nguy hại cho bản thân người bị tạm giữ, tạm giam và người khác; ảnh hưởng xấu đến vệ sinh môi trường hoặc để sử dụng vào Mục đích vi phạm pháp luật. Điều 22. Thu giữ, bảo quản đồ vật cấm 1. Khi phát hiện đồ vật cấm đưa vào cơ sở giam giữ, cán bộ cơ sở giam giữ phải lập biên bản, yêu cầu người vi phạm làm bản tường trình, ghi lời khai người bị tạm giữ, tạm giam vi phạm, người làm chứng (nếu có). Trong biên bản phải mô tả cụ thể, đúng thực trạng về số lượng, trọng lượng, chủng loại, hình dáng, kích thước, màu sắc và các đặc điểm khác của vật cấm, niêm phong đồ vật cấm (nếu cần). 2. Đồ vật cấm đã được thu giữ phải được bảo quản chặt chẽ, có biên bản giao nhận, có sổ theo dõi, không để mất, hư hỏng. 3. Cơ sở giam giữ có trách nhiệm bố trí kho lưu giữ, bảo quản và người quản lý đồ vật cấm. Điều 23. Xử lý đồ vật cấm 1. Việc thu giữ, xử lý khi phát hiện đồ vật cấm vào cơ sở giam giữ thực hiện theo quy định của pháp luật. 2. Việc xử lý đồ vật cấm phải thành lập Hội đồng xử lý gồm những thành viên sau: a) Hội đồng xử lý đồ vật cấm ở Trại tạm giam do Giám thị làm chủ tịch, Phó giám thị, Đội trưởng đội quản giáo, Đội trưởng đội vệ binh - hỗ trợ tư pháp, cán bộ y tế, trợ lý giam giữ kiêm hồ sơ, nhân viên tài chính làm thành viên. b) Hội đồng xử lý đồ vật cấm ở nhà tạm giữ do Thủ trưởng Cơ quan Điều tra hình sự khu vực làm chủ tịch, Phó thủ trưởng Cơ quan Điều tra hình sự khu vực, Trưởng nhà tạm giữ, trợ lý tổng hợp, đại diện vệ binh là thành viên. c) Hội đồng xử lý đồ vật cấm ở Đồn biên phòng do Đồn trưởng làm chủ tịch, các thành viên khác và thư ký do Đồn trưởng quyết định. Điều 24. Hồ sơ xử lý đồ vật cấm 1. Hồ sơ xử lý đồ vật cấm bao gồm: a) Biên bản thu giữ, niêm phong (nếu đồ vật có niêm phong); b) Bản tường trình của người vi phạm; c) Biên bản ghi lời khai người vi phạm và người làm chứng (nếu có); d) Kết luận của cơ quan Điều tra trong trường hợp hành vi vi phạm không bị xử lý về hình sự; đ) Báo cáo của cán bộ thu giữ đồ vật cấm và đề nghị hình thức kỷ luật người vi phạm; e) Biên bản họp của Hội đồng kỷ luật cơ sở giam giữ; g) Quyết định kỷ luật người vi phạm; h) Biên bản xử lý đồ vật cấm (biên bản bàn giao, biên bản hủy bỏ, biên bản trả đồ vật cho người bị tạm giữ, tạm giam vi phạm). 2. Hồ sơ xử lý đồ vật cấm phải được lưu trong hồ sơ quản lý người bị tạm giữ, tạm giam./.
{ "issuing_agency": "Bộ Quốc phòng", "promulgation_date": "12/03/2018", "sign_number": "27/2018/TT-BQP", "signer": "Lê Chiêm", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Ke-hoach-118-KH-UBND-2024-phat-trien-kinh-te-tu-nhan-thanh-mot-dong-luc-kinh-te-thi-truong-Ha-Noi-606634.aspx
Kế hoạch 118/KH-UBND 2024 phát triển kinh tế tư nhân thành một động lực kinh tế thị trường Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 118/KH-UBND Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2024 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 10-NQ/TW NGÀY 03/6/2017 HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG KHÓA XII VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRỞ THÀNH MỘT ĐỘNG LỰC QUAN TRỌNG CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA GIAI ĐOẠN 2023 - 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO Thực hiện Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 31/3/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ, giai đoạn 2023-2025 và những năm tiếp theo với các nội dung như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích Phổ biến, quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 31/3/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cụ thể hóa các mục tiêu và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10- NQ/TW ngày 03/6/2017 thành các nhiệm vụ cụ thể, gắn với chức năng nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân Thành phố và phù hợp với đặc điểm tình hình, điều kiện thực tế. Xác định nhiệm vụ trọng tâm của các cấp từ Thành phố đến cơ sở, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, thực hiện Nghị quyết, Chương trình hành động góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ cho phát triển kinh tế tư nhân đặc biệt là phát triển các ngành nghề mới liên quan đến kinh tế số, đổi mới sáng tạo. Tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn Thành phố trong phát triển kinh tế tư nhân. 2. Yêu cầu Việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 31/3/2023 của Chính phủ phải được các cấp, các ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong việc tổ chức triển khai thực hiện. Phải thể hiện được vai trò kiến tạo, điều phối của chính quyền các cấp theo tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp, lấy doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp khu vực tư nhân. Nội dung Kế hoạch hành động phải thiết thực, gắn với thực tiễn hoạt động, phù hợp với tình hình của cơ quan, đơn vị, địa phương, tập trung xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể, hiệu quả, phát huy dân chủ, huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển bền vững cả về số lượng, chất lượng, đảm bảo tính khả thi trong tổ chức thực hiện. Các cấp, các ngành, các đơn vị tổ chức phổ biến, quán triệt rộng rãi Nghị quyết của Chính phủ, Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố, xác định rõ nhiệm vụ của các cấp, các ngành, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu trong tổ chức triển khai thực hiện. II. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu tổng quát Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỷ trọng đóng góp vào GRDP, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đời sống, thu nhập cho nhân dân, bảo đảm quốc phòng an ninh và an sinh xã hội. 2. Mục tiêu cụ thể Phấn đấu đến hết năm 2025 trên địa bàn Thành phố có khoảng 439.130 doanh nghiệp, trong đó giai đoạn 2021-2025 số doanh nghiệp thành lập mới khoảng 152.677 doanh nghiệp (số doanh nghiệp thành lập mới bình quân mỗi năm khoảng 30.535 doanh nghiệp); đến hết năm 2030 có khoảng 600.000 doanh nghiệp. Hình thành và phát triển nhiều mô hình kinh tế tư nhân, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển sản xuất kinh doanh, đóng góp ngày càng cao vào phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. III. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU 1. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách đồng bộ, nhất quán, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân 1.1. Văn Phòng UBND Thành phố chủ trì, phối hợp với Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 131/NQ-CP ngày 06/10/2022 của chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp; Quyết định số 5432/QĐ-UBND ngày 30/12/2021 của UBND thành phố Hà Nội về ban hành quy định thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục liên quan đến người dân và doanh nghiệp. Thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn Thành phố. 1.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan tập trung triển khai: Thực hiện các quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và nội dung liên quan đến doanh nghiệp quy định trong các văn bản pháp quy khác. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh doanh mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động và cơ chế, chính sách thúc đẩy hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp. Thực hiện các quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Thông tư số 06/2022/TT-BKHĐT ngày 10/5/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021. 1.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Hàng năm, xây dựng Kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp, trong quá trình triển khai thực hiện đã lồng ghép công tác hỗ trợ tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn kiến thức về quản lý hợp tác xã, công tác quản lý chuỗi cho cán bộ hợp tác xã, chủ trang trại và tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân tham gia sản xuất. Thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND ngày 04/7/2023 của Hội đồng nhân dân Thành phố. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất, dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn Thành phố. 1.4. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư sản xuất kinh doanh nói chung, quy định điều kiện kinh doanh nói riêng. 1.5. Cục Thuế Thành phố chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Hàng năm triển khai phổ biến chính sách thuế mới, chính sách thuế sửa đổi, bổ sung; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong việc tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; tiếp tục rà soát cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế (mở rộng các dịch vụ công trực tuyến, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế như triển khai Hệ thống điện tử Etax; ứng dụng Etax Mobile; triển khai dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, cấp độ 4, ứng dụng quản lý trước bạ, nhà đất phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thanh toán nghĩa vụ về đất đai trên Cổng dịch vụ công quốc gia; Áp dụng hóa đơn điện tử đối với kinh tế tư nhân, hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai… ) nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giảm thời gian thực hiện các thủ tục đăng ký thuế, kê khai thuế và nộp thuế cho người dân, doanh nghiệp. Thường xuyên nắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc của người nộp thuế. Tham gia, đóng góp ý kiến vào các văn bản, chính sách, quy trình quản lý thuế quy định về ưu đãi thuế với Tổng Cục thuế và Bộ Tài chính dành cho khu vực Hộ kinh doanh - loại doanh nghiệp chiếm phần lớn trong nền kinh tế tư nhân tại Thông tư 40/2021/TT-BTC , Thông tư 100/2021/TT-BTC , Văn bản hợp nhất số 24/VBHN của Bộ Tài chính; tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn trong quá trình quản lý thuế Hộ kinh doanh; Triển khai chức năng Bản đồ số Hộ kinh doanh tại Công văn số 3026/TCT-DNNCN ngày 20/7/2023 áp dụng trong toàn ngành thuế để nâng cao hiệu quả việc công khai thông tin hộ kinh doanh theo quy định của Luật quản lý thuế. 1.6. Thanh tra Thành phố chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 20/CT- TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp. Thường xuyên rà soát kế hoạch thanh tra hàng năm, kịp thời điều chỉnh khi phát hiện chồng chéo, trùng lặp, nhằm giảm thiểu phiền hà, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, ổn định sản xuất, kinh doanh. 2. Tiếp tục mở rộng khả năng tham gia thị trường của kinh tế tư nhân và thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng 2.1. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Nâng cao hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luật, tập trung vào các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp; kiến nghị xử lý theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật có sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, gây cản trở, bất lợi cho kinh tế tư nhân. Cập nhật thường xuyên văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; phối hợp rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, quy định về đấu thầu, đối tác công tư và phát triển kinh tế tư nhân nhằm kịp thời, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ khi không còn phù hợp. 2.2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Triển khai Kế hoạch số 166/KH- UBND ngày 06/6/2023 của UBND Thành phố về sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc UBND thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025. Tham mưu UBND Thành phố những nội dung: (1) xem xét, phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp được duyệt; (2) chỉ đạo Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông về việc phê duyệt Đề án cơ cấu lại các công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ theo quy định của pháp luật; (3) xem xét, quyết định đối với công tác sắp xếp lại doanh nghiệp theo các hình thức: cổ phần hóa, thoái vốn; (4) tổng hợp, tham mưu UBND Thành phố báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan Trung ương đối với những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 29/11/2022 về việc phê duyệt Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022 – 2025 và các văn bản liên quan; định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về tình hình thực hiện sắp xếp lại doanh nghiệp. 2.3. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Tiếp tục phối hợp với các đơn vị: Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện các giải pháp hỗ trợ khu vực doanh nghiệp tư nhân tiếp cận các trang thiết bị có hiệu suất cao, tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu, thân thiện với mô trường, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp tư nhân; phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Thành phố tổ chức xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, đẩy mạnh chương trình khuyến công; đề xuất các giải pháp khuyến khích kinh tế tư nhân sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm và đẩy mạnh xuất khẩu; phối hợp với Cục Quản lý thị trường Hà Nội tăng cường kiểm tra, xử lý đúng pháp luật các hoạt động kinh doanh trái phép, chống buôn lậu và gian lận thương mại, lũng đoạn thị trường, cạnh tranh không lành mạnh. Tiếp tục phối hợp rà soát, phát triển các khu hoạt động logistics có quy mô phù hợp, tổ chức hội nghị giao thương, tăng cường công tác tuyên truyền, hội nhập quốc tế. Tổ chức hội nghị giao thương, kết nối doanh nghiệp của Hà Nội với các doanh nghiệp, thương vụ, đại sứ quán, tổ chức xúc tiến thương mại của các quốc gia có hiện diện tại Việt Nam với các doanh nghiệp của Hà Nội. Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn về hội nhập quốc tế, về chính sách liên quan hội nhập, cam kết hội nhập quốc tế, trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế ASEAN và các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cho các doanh nghiệp; nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về các rào cản thương mại, xử lý hiệu quả các vụ điều tra chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ của nước nhập khẩu... để nắm bắt cơ hội và vượt qua những thách thức trong giai đoạn hội nhập sâu. Triển khai hiệu quả Đề án “Huy động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển kênh phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2020-2024”; triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 của thành phố Hà Nội kèm theo Quyết định số 1856/QĐ-UBND ngày 30/3/2023 của UBND Thành phố. Đồng thời, tạo điều kiện để các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện, tham gia thị trường bán điện cạnh tranh không phân biệt thành phần kinh tế. Tạo dựng môi trường kinh doanh điện theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh, minh bạch, giá cả tuân thủ theo sự điều tiết của thị trường có sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước phù hợp với từng cấp độ theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền; hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến đối với sản phẩm công nghệ nông thôn. Hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu thông qua việc tổ chức các hội chợ, triển lãm chuyên ngành; hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia hội chợ trong và ngoài nước; hỗ trợ thuê tư vấn, trợ giúp các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng công nghệ nông thôn tăng cường năng lực sản xuất và phát triển thị trường; xây dựng và đăng ký nhãn hiệu đối với các sản phẩm công nghệ nông thôn. 2.4. Cục Quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Tăng cường công tác phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới, đảm bảo tính minh bạch, cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Phổ biến, tuyên truyền chính sách và pháp luật cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh; góp phần tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển bền vững. 3. Tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng và tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực của kinh tế tư nhân 3.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Triển khai có hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; 3.2. Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Tập trung nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, đảm đảm bảo kết nối vùng, liên vùng trong Thành phố và hệ thống giao thông quốc gia; đảm bảo kết nối các vùng kinh tế trọng điểm của khu vực, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư. 3.3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Đẩy mạnh công tác quản lý đất đai lập Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất, phương án sử dụng đất đến năm 2030 theo nội dung: Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phân bổ trên địa bàn Thành phố; Quyết định số 313/QĐ-TTg ngày 07/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; hoàn thiện phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai Thành phố trước khi tích hợp vào quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; đảm bảo theo quy định tại Điều 9b Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014, được bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai. Triển khai Đề án khai thác nguồn lực đất đai để tạo vốn phát triển kinh tế xã hội Thành phố giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo. 3.4. Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Thực hiện kịp thời và hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Thành ủy và UBND Thành phố về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi và giám sát tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện các giải pháp về tiền tệ, tín dụng của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước; tập trung vốn cho vay vào các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững; tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, nắm bắt khó khăn của doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh. Chỉ đạo tổ chức tín dụng tiếp tục đơn giản hóa quy trình, thủ tục nội bộ, tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng với lãi suất phù hợp, phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 16/8/2022 về việc hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN của NHNN Việt Nam; tập trung xử lý khó khăn, vướng mắc phát sinh thuộc thẩm quyền và kịp thời báo cáo đề xuất với UBND thành phố Hà Nội, NHNN Việt Nam các vấn đề vượt thẩm quyền. Chỉ đạo TCTD triển khai thực hiện Thông tư 02/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023 của NHNN Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn. Tăng cường giám sát kiểm tra, không để xảy ra trục lợi chính sách, vi phạm quy định của pháp luật. Tiếp tục thực hiện giải pháp chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025; triển khai các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 3.5. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Triển khai các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành xây dựng; triển khai thực hiện chính sách đảm bảo nhất quán; tiếp tục mở rộng khả năng tham gia thị trường của kinh tế tư nhân, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng; phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân tiếp cận sử dụng bình đẳng với chi phí hợp lý. Kịp thời tổng hợp các khó khăn vướng mắc để kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các chính sách về kinh doanh bất động sản, nhà ở, xây dựng đảm bảo thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư kinh doanh, tạo nền tảng cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh. Thực hiện công khai thủ tục hành chính và đẩy mạnh cải cách hành chính tập trung, xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số thuộc lĩnh vực của ngành xây dựng; tăng cường tập huấn, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật ngành xây dựng. 3.6. Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Phối hợp triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại theo hướng ưu tiên các địa bàn trọng điểm, c ó tính chiến lược về hỗ trợ, giới thiệu doanh nghiệp của Thành phố vơi các đối tác nước ngoài trong khuôn khổ hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Thành phố hoặc các sự kiện đối ngoại lớn, quan trọng của Thủ đô; phối hợp với các đơn vị liên quan kết nối, hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân của Thành phố chia sẻ thông tin, tiếp xúc, giao lưu hợp tác đầu tư tại các sự kiện, Tuần/Ngày văn hóa Việt Nam tại các nước,… chương trình xúc tiến đầu tư do Thành phố và Bộ Ngoại giao tổ chức ở trong và ngoài nước; tham gia các hội nghị, chương trình tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế để nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong Thành phố. 4. Tiếp tục tập trung hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất 4.1 Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia triển khai nhiệm vụ của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia và của các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia thuộc quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ (chương trình hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp; phát triển thị trường khoa học công nghệ; chương trình đổi mới công nghệ và phát triển sản phẩm; đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia). Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, đào tạo nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về các nội dung liên quan đến sở hữu trí tuệ (đăng ký xác lập quyền và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; kỹ năng quản lý, khai thác thông tin sở hữu công nghiệp; quản lý và phát triển tài sản trí tuệ). Thúc đẩy phát triển dịch vụ sở hữu trí tuệ và thực hiện hỗ trợ, hướng dẫn thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Nắm bắt tình hình ứng dụng và đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân tham gia thực hiện các đề tài, dự án khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 4.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Triển khai Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trọng tâm là các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Đẩy mạnh, triển khai Quyết định số 5742/QĐ-UBND ngày 29/12/2022 của UBND Thành phố ban hành Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025 và Quyết định số 4489/QĐ-UBND ngày 09/9/2019 của UBND Thành phố ban hành Đề án hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2019-2025. Tiếp tục triển khai hoạt động hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; tăng cường hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung t ư vấn các lĩnh vực: nhân sự, tài chính, sản xuất, bán hàng, thị trường, quản trị nội bộ và các nội dung khác liên quan tới hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. 4.3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 609/QĐ - TTg ngày 25/4/2014; Báo cáo UBND Thành phố để cập nhật, tích hợp vào quá trình xây dựng quy hoạch Thủ đô, quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Xây dựng và tham mưu UBND Thành phố phê duyệt Đề án phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2023-2030. Nghiên cứu xây dựng phương án phân loại rác thải sinh hoạt phù hợp với công nghệ xử lý theo lộ trình phù hợp; áp dụng cơ giới hóa trong thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn Thành phố; hoàn thành chỉ tiêu đề ra về tỷ lệ thu gom và vận chuyển rác thải. Tăng cường kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP các dự án xử lý rác thải, nước thải, phân loại rác, xử lý ô nhiễm bảo vệ môi trường và triển khai đồng bộ, hiệu quả Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 20/7/2020; Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21/01/2021 của Chính phủ. 4.4. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 621 cơ sở giáo dục ngoài công lập (khoảng 300 cơ sở giáo dục ngoài công lập có quy mô từ 30 lớp và 1.350 học sinh trở lên); đến năm 2030 có ít nhất 350 cơ sở giáo dục ngoài công lập có quy mô từ 30 lớp và 1.350 học sinh trở lên. Phát huy tối đa các nguồn lực của xã hội, thúc đẩy sự phát triển các cơ sở và số học sinh theo học tại các trường phổ thông ngoài công lập, tỷ lệ khoảng 25,9% và khoảng 14% vào năm 2025 và lần lượt là khoảng 26,8% và khoảng 15,2% vào năm 2030. Xây dựng quy hoạch mạng lưới trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó nêu rõ vị trí ô đất, diện tích, quy mô trường lớp, loại hình công lập, tư thục. Hoàn thiện khung pháp lý về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức đầu tư cho giáo dục và các cơ sở giáo dục ngoài công lập; Đổi mới cơ chế về việc phân bổ nguồn lực, quản lý, cấp phát ngân sách nhà nước theo hướng Nhà nước bảo đảm đầu tư cho các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản thiết yếu (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông); chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát bình quân sang cơ chế Nhà nước đặt hàng; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường đầu tư, công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực xã hội, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân đầu tư xây dựng mới các trường ngoài công lập, trường có yếu tố nước ngoài… Xây dựng và hướng dẫn cụ thể quy trình, thủ tục liên quan đến việc thành lập trung tâm tin học, ngoại ngữ, có yếu tố nước ngoài, cấp phép hoạt động, cấp giấy phép giảng dạy chương trình song bằng và thành lập trường được công khai trên cổng thông tin điện tử của Sở Giáo dục và Đào tạo và Thành phố; Quản lý đồng bộ cơ sở dữ liệu học sinh toàn thành phố trên hệ thống phần mềm trực tuyến Esams để phục vụ công tác quả lý ngành và công tác tuyển sinh; Bảo đảm đối xử bình đẳng và tạo môi trường cạnh tranh công bằng, không phân biệt cơ sở giá o dục công lập và cơ sở giáo dục ngoài công lập; tạo điều kiện thuận lợi về thị thực, giấy phép lao động để khuyến khích các nhà trí thức, doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. 4.5. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, kịp thời xử lý những vi phạm trong giáo dục nghề nghiệp; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách về công tác tuyển sinh, đào tạo trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp, khuyến khích khu vực tư nhân tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Triển khai công tác đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng và đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề tại chỗ để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động; đẩy mạnh và đa dạng các hình thức hợp tác đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp. Phấn đấu giải quyết việc làm mới cho 162.000 lao động/năm; giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị < 4%; hằng năm số lượng người được đào tạo nghề tăng khoảng 5%, trong đó đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng chiếm từ 25-30%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2025 đạt từ 75-80%, tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 55-60%. 4.6. Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và đơn vị liên quan: Hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đưa nội dung khởi nghiệp sáng tạo vào chương trình giảng dạy, thành lập các trung tâm khởi nghiệp sáng tạo tại các trường đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp. 5. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; thống nhất nhận thức, tư tưởng về phát triển kinh tế tư nhân 5.1. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan cung cấp thông tin đề nghị các cơ quan báo chí Thành phố, cơ quan báo chí Trung ương và địa phương phối hợp và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở thông tin, tuyên truyền, phổ biến quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII); Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 31/3/2023 của Chính phủ. 5.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Tiếp tục tham mưu UBND Thành phố tổ chức Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo Thành phố với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. 5.3. Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng cho cộng đồng dân cư tại các trọng điểm về du lịch theo các chuyên đề để nâng cao kiến thức, ý thức trách nhiệm của cộng đồng dân cư, hướng tới phát triển du lịch bền vững. Tăng cường quản lý, thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn Thành phố; xây dựng, triển khai đề án chuyển đổi số trong du lịch và ngành du lịch. Hoàn thiện và đưa vào vận hành hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu ngành Du lịch tập trung liên thông giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch với cơ quan quản lý du lịch các cấp, phục vụ nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn. Tổ chức điều tra, nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu và dự báo các chỉ tiêu về thị trường du lịch; điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu khách du lịch đến Hà Nội và đánh giá tác động của du lịch đối với kinh tế Thủ đô. 5.4. Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, hiệp hội; Các cấp ủy đảng, các chi, đảng bộ cơ sở căn cứ chức năng nhiệm vụ, tiếp tục tạo môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, thuận lợi, tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển; thường xuyên nắm bắt tư tưởng của đảng viên trong chi, đảng bộ nhằm phòng, chống có hiệu quả các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong xây dựng và tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân. 5.5. Báo Hà Nội mới; Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và các đơn vị liên quan: Đẩy mạnh các chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh và đ úng định hướng; đồng thời khuyến khích doanh nghiệp tư nhân nêu cao tinh thần dân tộc, ý thức tuân thủ pháp luật, đạo đức kinh doanh, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, cạnh tranh lành mạnh, nỗ lực liên kết hợp tác và đổi mới sáng tạo vì mục tiêu chung nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, thương hiệu quốc gia, làm giàu cho đất nước. (Chi tiết phân công nhiệm vụ các đơn vị tại biểu phụ lục kèm theo). IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan: Căn cứ Kế hoạch này của UBND Thành phố và tình hình của địa phương, đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ, công việc cụ thể được phân công trong Kế hoạch; cụ thể hoá thành kế hoạch công tác hàng năm, phân công tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể đảm bảo hiệu quả. Tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện các nội dung chỉ đạo tại Kế hoạch này gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15 tháng 11 hàng năm để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố. 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu, báo cáo UBND Thành phố kết quả việc triển khai, thực hiện Kế hoạch này trước ngày 10/12 hàng năm. 3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố, Ban Tuyên giáo Thành ủy và các đoàn thể phối hợp với các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên cùng các tầng lớp nhân dân đoàn kết, đồng thuận thực hiện và giám sát quá trình triển khai kế hoạch. UBND Thành phố yêu cầu các cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai, thực hiện; quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời qua Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố xem xét, chỉ đạo./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; (Báo cáo) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; (Báo cáo) - Thường trực Thành ủy; (Báo cáo) - Thường trực HĐND Thành phố; (Báo cáo) - Chủ tịch UBND Thành phố; - Các PCT UBND Thành phố; - Các Sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, thị xã; - UBMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội; - Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố; Hiệp hội doanh nghiệp Thành phố; - Chánh VP, các Phó CVP UBND Thành phố; - Lưu: VT, KTTH. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Hà Minh Hải PHỤ LỤC NHIỆM VỤ CỤ THỂ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 10-NQ/TW NGÀY 03/6/2017 CỦA HỘI NGHỊ LẦN THỨ 5 BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XII VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRỞ THÀNH MỘT ĐỘNG LỰC QUAN TRỌNG CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (Kèm theo Kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2024 của UBND thành phố Hà Nội) STT Nội dung công việc Cơ quan, đơn vị chủ trì Cơ quan, đơn vị phối hợp Thời gian thực hiện I Thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách nhằm tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân 1 Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 131/NQ-CP ngày 06/10/2022 của chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp; Quyết định số 5432/QĐ-UBND ngày 30/12/2021 của UBND thành phố Hà Nội về ban hành quy định thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục liên quan đến người dân và doanh nghiệp. Thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn Thành phố. Văn phòng UBND Thành phố Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan. Thường xuyên 2 Thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và nội dung liên quan đến doanh nghiệp quy định trong các văn bản pháp quy khác. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh doanh mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động và cơ chế, chính sách thúc đẩy hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp. Thiện có hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Thông tư số 06/2022/TT-BKHĐT ngày 10/5/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 trên địa bàn. Sở Kế hoạch và Đầu tư Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan. Thường xuyên 3 Hàng năm, xây dựng Kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp, trong quá trình triển khai thực hiện đã lồng ghép công tác hỗ trợ tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn kiến thức về quản lý hợp tác xã, công tác quản lý chuỗi cho cán bộ hợp tác xã, chủ trang trại và tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân tham gia sản xuất. Thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND ngày 04/7/2023 của Hội đồng nhân dân Thành phố. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Thường xuyên 4 Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư sản xuất kinh doanh nói chung, quy định điều kiện kinh doanh nói riêng. Sở Tư pháp Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Thường xuyên 5 Hàng năm triển khai chính sách thuế mới, chính sách thuế sửa đổi, bổ sung; phối hợp tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Rà soát cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Tham gia, đóng góp ý kiến vào các văn bản, chính sách về ưu đãi thuế với Tổng Cục thuế và Bộ Tài chính dành cho khu vực Hộ kinh doanh tại Thông tư 40/2021/TT-BTC , Thông tư 100/2021/TT-BTC , Văn bản hợp nhất số 24/VBHN của Bộ Tài chính; hỗ trợ tháo gỡ khó khăn trong quá trình quản lý thuế Hộ kinh doanh; Triển khai chức năng Bản đồ số Hộ kinh doanh tại Công văn số 3026/TCT-DNNCN ngày 20/7/2023 áp dụng trong toàn ngành thuế để nâng cao hiệu quả việc công khai thông tin hộ kinh doanh theo quy định. Cục Thuế Thành phố Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Thường xuyên 6 Tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp. Thường xuyên rà soát kế hoạch thanh tra hàng năm, kịp thời điều chỉnh khi phát hiện chồng chéo, trùng lặp, nhằm giảm thiểu phiền hà, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, ổn định sản xuất, kinh doanh. Thanh tra Thành phố Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Thường xuyên II Mở rộng khả năng tham gia thị trường của kinh tế tư nhân và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng 7 Nâng cao hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luật, tập trung vào các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp; kiến nghị xử lý theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật có sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, gây cản trở, bất lợi cho kinh tế tư nhân. Cập nhật thường xuyên văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; phối hợp rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, quy định về đấu thầu, đối tác công tư và phát triển kinh tế tư nhân nhằm kịp thời, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ khi không còn phù hợp. Sở Tư pháp Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Thường xuyên 8 Triển khai Kế hoạch số 166/KH-UBND ngày 06/6/2023 của UBND Thành phố về sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc UBND thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025. Tham mưu UBND Thành phố những nội dung: (1) xem xét, phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp được duyệt; (2) chỉ đạo Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông về việc phê duyệt Đề án cơ cấu lại các công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ theo quy định của pháp luật; (3) xem xét, quyết định đối với công tác sắp xếp lại doanh nghiệp theo các hình thức: cổ phần hóa, thoái vốn; (4) tham mưu UBND Thành phố báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan Trung ương đối với những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Quyết định số 1479/QĐ-TTg và các văn bản liên quan. Sở Tài chính Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Giai đoạn 2022- 2025 9 Thực hiện các giải pháp hỗ trợ khu vực doanh nghiệp tư nhân tiếp cận các trang thiết bị có hiệu suất cao, tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu, thân thiện với mô trường; tổ chức xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, đẩy mạnh chương trình khuyến công; đề xuất các giải pháp khuyến khích kinh tế tư nhân sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm và đẩy mạnh xuất khẩu; tăng cường kiểm tra, xử lý đúng pháp luật các hoạt động kinh doanh trái phép, chống buôn lậu và gian lận thương mại... rà soát, phát triển các khu hoạt động logistics có quy mô phù hợp, tổ chức hội nghị giao thương, tăng cường công tác tuyên truyền, hội nhập quốc tế trong cộng đồng kinh tế ASEAN và các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cho các doanh nghiệp; nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về các rào cản thương mại, xử lý hiệu quả các vụ điều tra chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ của nước nhập khẩu. Triển khai hiệu quả Đề án “Huy động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển kênh phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2020- 2024”; triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 của thành phố Hà Nội kèm theo Quyết định số 1856/QĐ-UBND ngày 30/3/2023 của UBND Thành phố. Tạo điều kiện để các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện, tham gia thị trường bán điện cạnh tranh không phân biệt thành phần kinh tế. Tạo dựng môi trường kinh doanh điện theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh, minh bạch, giá cả tuân thủ theo sự điều tiết của thị trường có sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước phù hợp với từng cấp độ theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền; hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến đối với sản phẩm công nghệ nông thôn. Hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu thông qua việc tổ chức các hội chợ, triển lãm chuyên ngành; hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia hội chợ trong và ngoài nước; hỗ trợ thuê tư vấn, trợ giúp các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng công nghệ nông thôn tăng cường năng lực sản xuất và phát triển thị trường; xây dựng và đăng ký nhãn hiệu đối với các sản phẩm công nghệ nông thôn. Sở Công Thương Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Thường xuyên 10 Tăng cường công tác phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới, đảm bảo tính minh bạch, cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Phổ biến, tuyên truyền chính sách và pháp luật cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh; góp phần tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển bền vững. Cục Quản lý thị trường Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Thường xuyên 11 Tuyên truyền, phổ biến quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII); Nghị quyết số 45/NQ- CP ngày 31/3/2023 của Chính phủ. Tiếp tục duy trì hoạt động hiệu quả của Cổng Thông tin điện tử Thành phố; tăng cường tuyên truyền về các cơ chế, chính sách của Thành phố trong việc cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp. Sở Thông tin và Truyền thông Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Thường xuyên III Phát triển kết cấu hạ tầng và tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực của kinh tế tư nhân 12 Triển khai có hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Sở Kế hoạch và Đầu tư. Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Giai đoạn 2021- 2025 và 2026- 2030 13 Tập trung nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, đảm đảm bảo kết nối vùng, liên vùng trong Thành phố và hệ thống giao thông quốc gia; đảm bảo kết nối các vùng kinh tế trọng điểm của khu vực, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư. Sở Giao thông Vận tải Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Giai đoạn 2021- 2025 và 2026- 2030 14 Đẩy mạnh công tác quản lý đất đai lập Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất, phương án sử dụng đất đến năm 2030 theo nội dung: Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phân bổ trên địa bàn Thành phố; Quyết định số 313/QĐ-TTg ngày 07/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; hoàn thiện phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai Thành phố trước khi tích hợp vào quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo theo quy định tại Điều 9b Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014, được bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai. Triển khai Đề án khai thác nguồn lực đất đai để tạo vốn phát triển kinh tế xã hội Thành phố giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo. Sở Tài nguyên và Môi trường Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Giai đoạn 2023- 2025 và các năm tiếp theo 15 Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi và giám sát tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện các giải pháp về tiền tệ, tín dụng của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước; tập trung vốn cho vay vào các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh; tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, nắm bắt khó khăn của doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh. Chỉ đạo tổ chức tín dụng tiếp tục đơn giản hóa quy trình, thủ tục nội bộ, tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng với lãi suất phù hợp, phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 16/8/2022 về việc hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN của NHNN Việt Nam; tập trung xử lý khó khăn, vướng mắc phát sinh thuộc thẩm quyền và kịp thời báo cáo đề xuất với UBND thành phố Hà Nội, NHNN Việt Nam các vấn đề vượt thẩm quyền. Chỉ đạo TCTD triển khai thực hiện Thông tư 02/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023 của NHNN Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn. Tăng cường giám sát kiểm tra, không để xảy ra trục lợi chính sách, vi phạm quy định của pháp luật. Tiếp tục thực hiện giải pháp chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025; triển khai các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh thành phố Hà Nội Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Thường xuyên 16 Triển khai các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành xây dựng; triển khai thực hiện chính sách đảm bảo nhất quán; phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân tiếp cận sử dụng bình đẳng với chi phí hợp lý. Kịp thời tổng hợp các khó khăn vướng mắc để kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các chính sách về kinh doanh bất động sản, nhà ở, xây dựng đảm bảo thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư kinh doanh, tạo nền tảng cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh. Thực hiện công khai thủ tục hành chính và đẩy mạnh cải cách hành chính tập trung, xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số thuộc lĩnh vực của ngành xây dựng; tăng cường tập huấn, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật ngành xây dựng. Sở Xây dựng Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Giai đoạn 2023- 2025 17 Triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại theo hướng ưu tiên các địa bàn trọng điểm, có tính chiến lược về hỗ trợ, giới thiệu doanh nghiệp của Thành phố vơi các đối tác nước ngoài trong khuôn khổ hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Thành phố hoặc các sự kiện đối ngoại lớn, quan trọng của Thủ đô; phối hợp với các đơn vị liên quan kết nối, hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân của Thành phố chia sẻ thông tin, tiếp xúc, giao lưu hợp tác đầu tư tại các sự kiện, Tuần/Ngày văn hóa Việt Nam tại các nước,… chương trình xúc tiến đầu tư do Thành phố và Bộ Ngoại giao tổ chức ở trong và ngoài nước; tham gia các hội nghị, chương trình tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế để nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong Thành phố. Sở Ngoại vụ Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Thường xuyên IV Hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động 18 Hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia triển khai nhiệm vụ của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia và của các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia thuộc quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ (chương trình hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp; phát triển thị trường khoa học công nghệ; chương trình đổi mới công nghệ và phát triển sản phẩm; đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia). Tuyên truyền, phổ biến, đào tạo nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về các nội dung liên quan đến sở hữu trí tuệ (đăng ký xác lập quyền và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; kỹ năng quản lý, khai thác thông tin sở hữu công nghiệp; quản lý và phát triển tài sản trí tuệ). Thúc đẩy phát triển dịch vụ sở hữu trí tuệ và thực hiện hỗ trợ, hướng dẫn thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Nắm bắt tình hình ứng dụng và đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân tham gia thực hiện các đề tài, dự án khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Sở Khoa học và Công nghệ Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Thường xuyên 19 Triển khai Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trọng tâm là các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Sở Kế hoạch và Đầu tư Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Thường xuyên 20 Tiếp tục đẩy mạnh, triển khai Quyết định số 5742/QĐ-UBND ngày 29/12/2022 của UBND Thành phố ban hành Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025 và Quyết định số 4489/QĐ-UBND ngày 09/9/2019 của UBND Thành phố ban hành Đề án hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2019-2025. Triển khai hoạt động hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; tăng cường hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung tư vấn các lĩnh vực: nhân sự, tài chính, sản xuất, bán hàng, thị trường, quản trị nội bộ và các nội dung khác liên quan tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Sở Kế hoạch và Đầu tư Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Thường xuyên 21 Xây dựng quy hoạch mạng lưới trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hoàn thiện khung pháp lý về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức đầu tư cho giáo dục và các cơ sở giáo dục ngoài công lập; Đổi mới cơ chế về việc phân bổ nguồn lực, quản lý, cấp phát ngân sách nhà nước theo hướng Nhà nước bảo đảm đầu tư cho các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản thiết yếu (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông); chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát bình quân sang cơ chế Nhà nước đặt hàng; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường đầu tư, công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực xã hội, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân đầu tư xây dựng mới các trường ngoài công lập, trường có yếu tố nước ngoài… Xây dựng và hướng dẫn cụ thể quy trình, thủ tục liên quan đến việc thành lập trung tâm tin học, ngoại ngữ, có yếu tố nước ngoài, cấp phép hoạt động, cấp giấy phép giảng dạy chương trình song bằng và thành lập trường được công khai trên cổng thông tin điện tử của Sở Giáo dục và Đào tạo và Thành phố; Quản lý đồng bộ cơ sở dữ liệu học sinh toàn thành phố trên hệ thống phần mềm trực tuyến Esams; tạo điều kiện thuận lợi về thị thực, giấy phép lao động để khuyến khích các nhà trí thức, doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam Sở Giáo dục và Đào tạo Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Thường xuyên 22 Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách về công tác tuyển sinh, đào tạo trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp, khuyến khích khu vực tư nhân tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Triển khai công tác đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng và đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề tại chỗ để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động; đẩy mạnh và đa dạng các hình thức hợp tác đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Thường xuyên 23 Hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đưa nội dung khởi nghiệp sáng tạo vào chương trình giảng dạy, thành lập các trung tâm khởi nghiệp sáng tạo tại các trường đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Thường xuyên V Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; thống nhất nhận thức, tư tưởng về phát triển kinh tế tư nhân 24 Cung cấp thông tin đề nghị các cơ quan báo chí Thành phố, cơ quan báo chí Trung ương và địa phương phối hợp và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở thông tin, tuyên truyền, phổ biến quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII); Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 31/3/2023 của Chính phủ. Sở Thông tin và Truyền thông Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Thường xuyên 25 Tiếp tục tham mưu UBND Thành phố tổ chức Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo Thành phố với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Sở Kế hoạch và Đầu tư Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Hàng năm 26 Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng cho cộng đồng dân cư tại các trọng điểm về du lịch theo các chuyên đề. Tăng cường quản lý, thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn Thành phố; xây dựng, triển khai đề án chuyển đổi số trong du lịch và ngành du lịch. Hoàn thiện và đưa vào vận hành hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu ngành Du lịch tập trung liên thông giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch với cơ quan quản lý du lịch các cấp, phục vụ nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn. Tổ chức điều tra, nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu và dự báo các chỉ tiêu về thị trường du lịch; điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu khách du lịch đến Hà Nội và đánh giá tác động của du lịch đối với kinh tế Thủ đô. Sở Du lịch Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Thường xuyên 27 Các cấp ủy đảng, các chi, đảng bộ cơ sở thường xuyên nắm bắt tư tưởng của đảng viên trong chi, đảng bộ nhằm phòng, chống có hiệu quả các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong xây dựng và tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân. Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã; Hiệp hội Thường xuyên 28 Đẩy mạnh các chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh và đúng định hướng; đồng thời khuyến khích doanh nghiệp tư nhân nêu cao tinh thần dân tộc, ý thức tuân thủ pháp luật, đạo đức kinh doanh, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, cạnh tranh lành mạnh, nỗ lực liên kết hợp tác và đổi mới sáng tạo vì mục tiêu chung nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, thương hiệu quốc gia, làm giàu cho đất nước. Báo Hà Nội mới, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan Thường xuyên
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "15/04/2024", "sign_number": "118/KH-UBND", "signer": "Hà Minh Hải", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-56-2017-TT-BTNMT-dinh-muc-kinh-te-ky-thuat-thanh-lap-ban-do-hanh-chinh-cac-cap-372249.aspx
Thông tư 56/2017/TT-BTNMT định mức kinh tế kỹ thuật thành lập bản đồ hành chính các cấp mới nhất
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 56/2017/TT-BTNMT Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2017 THÔNG TƯ BAN HÀNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH CÁC CẤP Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Căn cứ Nghị định số 45/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính và Vụ trưởng Vụ Pháp chế; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật thành lập bản đồ hành chính các cấp. Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này định mức kinh tế - kỹ thuật thành lập bản đồ hành chính các cấp. Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2018. Điều 3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ; - Các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Các Thứ trưởng Bộ TN&MT; - Kiểm toán Nhà nước; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT, Cổng TTĐT Bộ TN&MT; - Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; - Lưu: VT, PC, KH-TC, ĐĐBĐVN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thị Phương Hoa ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH CÁC CẤP (Ban hành hèm theo Thông tư số: 56/2017/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) Phần I QUY ĐỊNH CHUNG 1. Phạm vi điều chỉnh: Định mức kinh tế - kỹ thuật thành lập bản đồ hành chính các cấp áp dụng cho các công việc sau: 1.1. Thành lập mới bản đồ hành chính các cấp 1.1.1. Biên tập kỹ thuật 1.1.2. Xây dựng bản tác giả dạng số 1.1.3. Biên tập hoàn thiện bản tác giả 1.1.4. Biên tập phục vụ chế in 1.1.5. Chế in và in bản đồ hành chính 1.2. Tái bản bản đồ hành chính các cấp có hiện chỉnh 1.2.1. Hiện chỉnh bản tác giả 1.2.1.1. Biên tập kỹ thuật 1.2.1.2. Hiện chỉnh bản tác giả dạng số 1.2.2. Biên tập hoàn thiện bản tác giả, Biên tập phục vụ chế in, Chế in và in bản đồ hành chính 1.2.2.1. Biên tập hoàn thiện bản tác giả 1.2.2.2. Biên tập phục vụ chế in 1.2.2.3. Chế in và in bản đồ hành chính 2. Đối tượng áp dụng - Định mức kinh tế-kỹ thuật (KT-KT) được sử dụng để tính đơn giá sản phẩm, làm căn cứ lập dự toán và quyết toán giá trị sản phẩm hoàn thành của các dự án, công trình và nhiệm vụ về thành lập bản đồ hành chính các cấp do các cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện khi chưa có định mức tổng hợp. - Định mức KT-KT được sử dụng để phục vụ công tác điều hành sản xuất của các đơn vị sản xuất cơ sở và biên soạn định mức tổng hợp phục vụ công tác quản lý sản xuất của các cơ quan quản lý nhà nước. 3. Cơ sở xây dựng định mức - Thông tư số 04/2017/TT-BTNMT ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định xây dựng định mức ngành tài nguyên và môi trường. - Thông tư số 47/2014/TT-BTNMT ngày 22 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật thành lập bản đồ hành chính các cấp. - Thông tư số 20/2012/TT-BTNMT ngày 19 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật Đo đạc và bản đồ. - Trang thiết bị kỹ thuật sử dụng phổ biến trong công tác đo đạc và bản đồ. - Quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý, sử dụng công cụ lao động (dụng cụ, thiết bị, máy móc) và bảo hộ lao động cho người sản xuất. - Tổ chức sản xuất, trình độ lao động công nghệ của người lao động trong Ngành đo đạc và bản đồ. 4. Quy định viết tắt Nội dung viết tắt Chữ viết tắt Bản đồ hành chính BĐHC Đo đạc bản đồ viên hạng III bậc 6 ĐĐBĐV III.6 Đo đạc bản đồ viên hạng IV bậc 8 ĐĐBĐV IV.8 Khó khăn 1, Khó khăn 2, Khó khăn 3, Khó khăn 4 KK1, KK2, KK3, KK4 Thứ tự TT Công suất CS Máy in phun bản đồ khổ Ao Máy in Ploter Ao 5. Định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm các định mức thành phần sau 5.1. Định mức lao động công nghệ: định mức lao động công nghệ (sau đây gọi tắt là Định mức lao động) là thời gian lao động trực tiếp cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm. Nội dung của định mức lao động bao gồm: 5.1.1. Nội dung công việc: quy định các thao tác cơ bản để thực hiện bước công việc. 5.1.2. Phân loại khó khăn: quy định các yếu tố chính gây ảnh hưởng đến việc thực hiện của bước công việc làm căn cứ để phân loại khó khăn. 5.1.3. Định biên: xác định số lượng và cấp bậc kỹ thuật của lao động thực hiện công việc. Cấp bậc kỹ thuật công việc được xác định qua cấp bậc lao động căn cứ theo quy định hiện hành của pháp luật. 5.1.4. Định mức: quy định thời gian lao động trực tiếp để sản xuất một đơn vị sản phẩm; đơn vị tính là công /đơn vị sản phẩm. Ngày công (ca) tính bằng 8 giờ làm việc. 5.2. Định mức vật tư và thiết bị - Định mức vật tư và thiết bị bao gồm định mức sử dụng vật liệu, định mức sử dụng dụng cụ (công cụ, dụng cụ) và định mức sử dụng thiết bị (máy móc). + Định mức sử dụng vật liệu: là số lượng vật liệu cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. + Định mức sử dụng dụng cụ: là thời gian (ca) người lao động trực tiếp sử dụng dụng cụ để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. + Định mức sử dụng thiết bị: là thời gian (ca) người lao động trực tiếp sử dụng thiết bị cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. - Thời hạn sử dụng dụng cụ (thời gian tính hao mòn), thiết bị (thời gian tính khấu hao) là thời gian quy định sử dụng dụng cụ, thiết bị vào hoạt động sản xuất trong điều kiện bình thường, phù hợp với các thông số kinh tế - kỹ thuật của dụng cụ, thiết bị. + Thời hạn sử dụng dụng cụ: xác định bằng phương pháp thống kê; đơn vị tính là tháng. + Thời gian tính khấu hao thiết bị: theo quy định hiện hành của pháp luật. - Mức cho các dụng cụ nhỏ, phụ được tính bằng 5% mức dụng cụ trong bảng định mức dụng cụ. - Mức vật liệu nhỏ nhặt và hao hụt được tính bằng 8% mức vật liệu trong bảng định mức vật liệu. 6. Quy định áp dụng định mức 6.1. Định mức quy định cho kích thước mảnh khác nhau tính theo hệ số quy định tại bảng dưới: TT Kích thước mảnh (cm) Hệ số 1 19x27 (khổ A4) 0,15 2 27x38 (khổ A3) 0,22 3 38x54 (khổ A2) 0,38 4 54x78 (khổ A1) 0,50 5 79x109 (khổ A0) 1,00 6 Lớn hơn Tỷ lệ thuận theo diện tích mảnh 6.2. Định mức thành lập mới (hoặc tái bản có hiện chỉnh) BĐHC cấp huyện (loại khó khăn 1) quy định cho các huyện có dưới 35 xã, định mức cho các huyện có từ 35 xã trở lên tính bằng 1,20 định mức đã quy định. 6.3. Định mức cho bước in thật của bước công việc Chế in và in BĐHC quy định cho trường hợp cơ số in 300 tờ/mảnh. Khi cơ số in thay đổi thì tính lại mức theo tỷ lệ thuận. Phần II ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT 1. Thành lập mới bản đồ hành chính các cấp 1.1. Định mức lao động 1.1.1. Nội dung công việc 1.1.1.1. Biên tập kỹ thuật BĐHC các cấp Biên tập kỹ thuật được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu nội dung và các yêu cầu kỹ thuật của Luận chứng kinh tế - kỹ thuật hoặc Thiết kế kỹ thuật - Dự toán hay Dự án đã được phê duyệt. a) Thu thập, đánh giá tài liệu - Thu thập tài liệu theo quy định tại Luận chứng kinh tế - kỹ thuật hoặc Thiết kế kỹ thuật - Dự toán hay Dự án đã được duyệt. - Đánh giá xác định phương án sử dụng phù hợp theo các quy định của Luận chứng kinh tế - kỹ thuật hoặc Thiết kế kỹ thuật - Dự toán hay Dự án. b) Xây dựng kế hoạch biên tập chi tiết - Phương án xử lý, sử dụng các tài liệu hiện có; - Xác định các tài liệu hoặc thông tin còn thiếu cần được thu thập, điều tra bổ sung thực địa; - Cụ thể hóa các chỉ tiêu biểu thị nội dung trên bản đồ hành chính phù hợp với đặc điểm từng khu vực địa lý của bản đồ thành lập. c) Thiết kế thư viện ký hiệu, phân lớp các yếu tố nội dung - Thiết kế thư viện ký hiệu theo các yêu cầu của quy định kỹ thuật; - Thiết kế thư viện ký hiệu, phân lớp các yếu tố nội dung, thư mục lưu trữ dữ liệu đảm bảo tính đầy đủ, logic, thuận lợi trong các thao tác biên tập và tìm kiếm dữ liệu và phù hợp với môi trường biên tập thành lập bản đồ; - Thư viện ký hiệu, phân lớp các yếu tố nội dung sử dụng để xây dựng bản tác giả dạng số bản đồ hành chính nhà nước được áp dụng theo tiêu chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. 1.1.1.2. Xây dựng bản tác giả dạng số BĐHC các cấp a) Chuẩn bị tài liệu Nghiên cứu biên tập kỹ thuật và các văn bản liên quan; chuẩn bị các tài liệu bản đồ, cơ sở dữ liệu, các phần mềm sử dụng; sao chép các tệp chuẩn vào đúng thư mục quy định; tạo lập các thư mục lưu trữ. b) Xây dựng cơ sở toán học Xác định khung bản đồ; chia mảnh, đánh số mảnh; xác định kinh, vỹ tuyến; lựa chọn điểm tọa độ và độ cao quốc gia; ghi chú tỷ lệ và xây dựng thước tỷ lệ bản đồ. c) Biên tập các yếu tố nội dung - Lựa chọn, khái quát, trình bày các yếu tố nội dung bản đồ hành chính đảm bảo chỉ tiêu nội dung quy định tại Khoản 2, Điều 22, Thông tư số 47/2014/TT-BTNMT ngày 22 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật thành lập bản đồ hành chính các cấp. - In phun phục vụ điều tra thực địa. d) Điều tra hiện chỉnh thực địa Xác minh, chỉnh sửa các yếu tố nội dung đã có trên bản đồ theo đúng thực tế; bổ sung các yếu tố nội dung bản đồ mới xuất hiện trên thực địa; thu thập các tài liệu, bản đồ, số liệu, văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho việc cập nhật, biên tập trong phòng. đ) Cập nhật kết quả điều tra Chuyển vẽ lên bản tác giả dạng số các kết quả điều tra hiện chỉnh thực địa và từ các tài liệu khác thu thập được ở địa phương. e) Chuẩn hóa nội dung bản tác giả dạng số Trình bày các yếu tố nội dung BĐHC; trình bày bản đồ phụ; bảng diện tích, dân số; bản chú giải và các nội dung khác. 1.1.1.3. Biên tập hoàn thiện bản tác giả BĐHC các cấp a) Biên tập trình bày nội dung bản tác giả: biên tập lại một số yếu tố nội dung bản tác giả dạng số cho phù hợp với bản đồ in trên giấy. b) In phun bản tác giả phục vụ kiểm tra, sửa chữa, xác nhận của đơn vị nghiệm thu và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 1.1.1.4. Biên tập phục vụ chế in a) Biên tập tách màu: Biên tập các tệp tin theo màu ở khuôn dạng EPS. b) In, hiện tráng phim, kiểm tra: Kiểm tra tệp tin in phim tách màu trên máy, In phim tách màu. Hoàn thiện thành quả, phục vụ KTNT và giao nộp. 1.1.1.5. Chế in và in BĐHC a) Chế in: phơi bản, điện kẽm b) In thử: chuẩn bị, in thử, kiểm tra và sửa chữa. c) In thật: chuẩn bị, xén giấy, in thật (in tờ mẫu, in đủ cơ số), phân cấp, đóng gói. 1.1.2. Phân loại khó khăn Loại 1: bản đồ hành chính cấp huyện. Loại 2: bản đồ hành chính cấp tỉnh được thành lập ở tỷ lệ > 1:50.000. Loại 3: bản đồ hành chính cấp tỉnh được thành lập ở tỷ lệ ≤ 1:50.000. Loại 4: bản đồ hành chính cấp tỉnh của các thành phố trực thuộc Trung ương và các tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An; bản đồ hành chính toàn quốc. 1.1.3. Định biên a) Biên tập kỹ thuật, Xây dựng bản tác giả dạng số, Biên tập hoàn thiện bản tác giả và Biên tập phục vụ chế in: 1ĐĐBĐV III.6 b) Chế in và in BĐHC: 1ĐĐBĐV IV.8 1.1.4. Định mức: công/mảnh (kích thước mảnh là 79cm x 109cm). Bảng 1 TT Công việc KK1 KK2 KK3 KK4 1 Biên tập kỹ thuật 66,42 89,67 99,53 129,39 1.1 Thu thập, đánh giá tài liệu 13,95 18,83 20,90 27,17 1.2 Xây dựng kế hoạch biên tập chi tiết 36,53 49,32 54,74 71,16 1.3 Thiết kế thư viện ký hiệu, phân lớp các yếu tố nội dung 15,94 21,52 23,89 31,06 2 Xây dựng bản tác giả dạng số 228,78 308,85 342,83 445,67 2.1 Chuẩn bị tài liệu 11,44 15,44 17,14 22,28 2.2 Xây dựng cơ sở toán học 2,29 3,09 3,43 4,46 2.3 Biên tập các yếu tố nội dung 128,11 172,95 191,98 249,58 2.4 Điều tra hiện chỉnh thực địa 41,18 55,59 61,72 80,21 2.5 Cập nhật kết quả điều tra 22,88 30,89 34,28 44,57 2.6 Chuẩn hóa nội dung bản tác giả dạng số 22,88 30,89 34,28 44,57 3 Biên tập hoàn thiện bản tác giả 73,80 99,63 110,59 143,77 3.1 Biên tập trình bày nội dung bản tác giả 59,04 79,70 88,47 115,02 3.2 In phun, kiểm tra, sửa chữa 14,76 19,93 22,12 28,75 4 Biên tập phục vụ chế in 28,35 32,40 37,26 42,12 4.1 Biên tập tách màu 4,86 6,48 8,10 9,72 4.2 In, hiện tráng phim, kiểm tra 23,49 25,92 29,16 32,40 5 Chế in và in BĐHC 37,13 37,13 37,13 37,13 5.1 Chế in 14,80 14,80 14,80 14,80 5.2 In thử 9,80 9,80 9,80 9,80 5.3 In thật 12,53 12,53 12,53 12,53 Cộng 434,48 567,68 627,34 798,08 1.2. Định mức vật tư và thiết bị 1.2.1. Định mức dụng cụ: ca/mảnh (79x109) cm Bảng 2 TT Danh mục dụng cụ ĐVT Thời hạn Mức 1 Áo BHLĐ cái 12 501,86 2 Bàn máy vi tính cái 96 393,92 3 Ghế xoay cái 96 501,86 4 Dép xốp đôi 6 501,86 5 Đồng hồ treo tường cái 60 125,47 6 Đèn neon 40W bộ 36 501,86 7 Bút dạ màu cái 1 1,50 8 Giá để tài liệu bằng sắt cái 96 125,47 9 Ký hiệu bản đồ quyển 48 3,00 10 Máy hút ẩm 2 kW cái 60 31,36 11 Máy hút bụi 1,5 kW cái 60 3,76 12 Máy tính tay cái 60 3,00 13 Ổn áp (chung) 10A cái 60 98,48 14 Quạt thông gió 40W cái 60 84,05 15 Quạt trần 100W cái 60 84,05 16 Tủ đựng tài liệu cái 96 125,47 17 Thước nhựa 1,2m cái 36 1,00 18 Lưu điện 600 W cái 60 393,92 19 Chuột máy tính cái 12 393,92 20 Thùng đựng thuốc bộ 24 0,95 21 Xô nhựa loại 10 lít cái 36 7,36 22 Bình nóng lạnh 2,5 kW cái 60 0,23 23 Điện năng kW 846,52 Ghi chú: Định mức tại Bảng 2 quy định cho thành lập bản đồ hành chính loại khó khăn 3, định mức cho các loại khó khăn khác của từng bước công việc được tính theo hệ số quy định tại Bảng 3. Bảng 3 TT Công việc KK1 KK2 KK3 KK4 1 Biên tập kỹ thuật 0,11 0,14 0,16 0,21 1.1 Thu thập, đánh giá tài liệu 0,02 0,03 0,03 0,04 1.2 Xây dựng kế hoạch biên tập chi tiết 0,06 0,08 0,09 0,12 1.3 Thiết kế thư viện ký hiệu, phân lớp các yếu tố nội dung 0,03 0,03 0,04 0,05 2 Xây dựng bản tác giả dạng số 0,36 0,49 0,54 0,71 2.1 Chuẩn bị tài liệu 0,02 0,02 0,02 0,04 2.2 Xây dựng cơ sở toán học 0,01 0,01 0,01 0,01 2.3 Biên tập các yếu tố nội dung 0,20 0,28 0,31 0,40 2.4 Điều tra hiện chỉnh thực địa 0,06 0,09 0,10 0,13 2.5 Cập nhật kết quả điều tra 0,03 0,04 0,05 0,07 2.6 Chuẩn hóa nội dung bản tác giả dạng số 0,04 0,05 0,05 0,06 3 Biên tập hoàn thiện bản tác giả 0,12 0,16 0,18 0,23 3.1 Biên tập trình bày nội dung bản tác giả 0,10 0,13 0,14 0,18 3.2 In phun, kiểm tra, sửa chữa 0,02 0,03 0,04 0,05 4 Biên tập phục vụ chế in 0,05 0,05 0,06 0,07 4.1 Biên tập tách màu 0,01 0,01 0,01 0,02 4.2 In, hiện tráng phim, kiểm tra 0,04 0,04 0,05 0,05 5 Chế in và in BĐHC 0,06 0,06 0,06 0,06 5.1 Chế in 0,02 0,02 0,02 0,02 5.2 In thử 0,02 0,02 0,02 0,02 5.3 In thật 0,02 0,02 0,02 0,02 Cộng 0,70 0,90 1,00 1,28 1.2.2. Định mức thiết bị: ca/mảnh (79x109) cm Bảng 4 TT Danh mục thiết bị ĐVT CS KK1 KK2 KK3 KK4 1 Biên tập kỹ thuật Máy vi tính cái 0,40 39,85 53,80 59,71 77,63 Máy điều hòa nhiệt độ cái 2,20 8,90 12,01 13,33 17,33 Máy in laser cái 0,40 0,02 0,02 0,02 0,02 Điện năng kW 298,43 402,77 447,02 581,15 2 Xây dựng bản tác giả dạng số Máy vi tính cái 0,40 91,51 123,54 137,13 178,26 Máy quét cái 2,50 1,06 1,41 1,54 1,95 Thiết bị nối mạng bộ 0,10 3,66 4,94 5,48 7,13 Máy chủ Netserver cái 0,40 3,66 4,94 5,48 7,13 Máy in phun A0 cái 0,40 0,90 1,10 1,34 1,62 Phần mềm biên tập bản đồ bản 3,66 4,94 5,48 7,13 Máy điều hòa nhiệt độ cái 2,20 30,65 41,38 45,93 59,71 Điện năng kW 914,53 1233,83 1369,38 1778,72 3 Biên tập hoàn thiện bản tác giả Máy vi tính cái 0,40 44,28 59,77 66,35 86,26 Thiết bị nối mạng bộ 0,10 1,77 2,39 2,65 3,45 Máy chủ Netserver cái 0,40 1,77 2,39 2,65 3,45 Máy in phun A0 cái 0,40 1,44 1,65 1,90 2,16 Phần mềm biên tập bản đồ bản 1,77 2,39 2,65 3,45 Đầu ghi đĩa CD cái 0,40 0,90 0,90 0,90 0,90 Máy điều hòa nhiệt độ cái 2,20 9,69 11,87 14,54 17,69 Điện năng kW 343,13 438,80 512,15 641,50 4 Biên tập phục vụ chế in Máy xử lý phim cái 3,00 1,08 1,08 1,08 1,08 Máy đo kiểm tra phim cái 0,80 0,72 0,90 1,08 1,44 Máy vi tính cái 0,40 17,04 19,44 22,36 25,27 Thiết bị nối mạng bộ 0,10 1,14 1,30 1,50 1,68 Máy chủ Netserver cái 0,40 1,14 1,30 1,50 1,68 Phần mềm biên tập bản đồ bản 1,14 1,30 1,50 1,68 Đầu ghi đĩa CD cái 0,40 0,90 0,90 0,90 0,90 Máy soát phim cái 3,60 5,04 6,30 8,28 10,08 Máy in phim điện tử bộ 12,00 1,80 2,52 3,24 3,78 Máy điều hòa nhiệt độ cái 2,20 3,79 4,34 4,99 5,64 Điện năng kW 477,18 631,79 788,12 921,95 5 Chế in và in BĐHC Máy phơi bản cái 5,00 6,69 6,69 6,69 6,69 Máy hiện bản kẽm cái 3,50 6,68 6,68 6,68 6,68 Máy in cái 27,00 8,78 8,78 8,78 8,78 Máy nâng giấy cái 0,05 0,05 0,05 0,05 Máy xén giấy cái 7,70 0,07 0,07 0,07 0,07 Máy điều hòa nhiệt độ cái 2,20 4,96 4,96 4,96 4,96 Điện năng kW 2564,85 2564,85 2564,85 2564,85 Ghi chú: Định mức cho từng bước chi tiết của bước công việc được tính theo hệ số quy định tại Bảng 5. Bảng 5 TT Công việc Hệ số 1 Biên tập kỹ thuật 1,00 1.1 Thu thập, đánh giá tài liệu 0,21 1.2 Xây dựng kế hoạch biên tập chi tiết 0,55 1.3 Thiết kế thư viện ký hiệu, phân lớp các yếu tố nội dung 0,24 2 Xây dựng bản tác giả ở dạng số 1,00 2.1 Chuẩn bị tài liệu 0,05 2.2 Xây dựng cơ sở toán học 0,01 2.3 Biên tập các yếu tố nội dung 0,56 2.4 Điều tra hiện chỉnh thực địa 0,18 2.5 Cập nhật kết quả điều tra 0,10 2.6 Chuẩn hóa nội dung bản tác giả dạng số 0,10 3 Biên tập hoàn thiện bản tác giả 1,00 3.1 Biên tập trình bày nội dung bản tác giả 0,80 3.2 In phun, kiểm tra, sửa chữa 0,20 4 Biên tập phục vụ chế in 1,00 4.1 Biên tập tách màu 0,68 4.2 In, hiện tráng phim, kiểm tra 0,32 5 Chế in và in BĐHC 1,00 5.1 Chế in 0,40 5.2 In thử 0,26 5.3 In thật 0,34 1.2.3. Định mức vật liệu: tính cho mảnh (79x109) cm Bảng 6 TT Danh mục vật liệu ĐVT Mức 1 Sổ ghi chép công tác quyển 9,62 2 Cồn kỹ thuật lít 5,37 3 Khăn mặt cái 27,15 4 Xà phòng kg 11,28 5 Giẻ lau máy kg 10,23 6 Amoniac ml 46,32 7 Bút khắc cái 5,40 8 Bóng đèn halogen cái 0,06 9 Phấn tan gam 16.752,24 10 Thuốc hiện bản diazo gam 5400,00 11 Mực đen nhuộm bản gam 205,92 12 Keo PVA gam 514,80 13 Mút trà bản cái 1,08 14 Axetol lít 0,36 15 Dầu Diezen lít 0,06 16 Bàn chải cái 1,17 17 Dầu pha mực kg 0,10 18 Mực trắng trong, đục kg 1,05 19 Dầu nhờn lít 12,00 20 Mỡ bôi máy kg 40,00 21 Giấy ráp tờ 1,86 22 Dầu mazut kg 3,30 23 Dầu áp lực máy gam 1100,00 24 Cao su in (105x94 cm) m2 0,30 25 Dạ bọc ống m2 1,38 26 Bìa lót ống mét 1,32 27 Xốp lau bàn cái 6,60 28 Dây coroa cái 4,20 29 Lô nỉ cái 2,19 30 Mực in gam 1034,00 31 Giấy Ao loại 100g/m2 tờ 385,00 32 Kẽm (nhôm) Diazo cái 13,00 33 Giấy A4 ram 0,60 34 Mực in laser hộp 0,30 35 Đèn đỏ cái 0,01 36 Đĩa CD cái 5,00 37 Thuốc tẩy rửa lít 0,20 38 Mực in phun (hộp 4 màu) hộp 2,00 39 Cồn 96° lít 1,20 40 Thuốc hiện 6 phim lít 8,56 41 Thuốc định 6 phim lít 8,56 42 Phim (82x112) cm phim 6,00 43 Nước tráng phim m3 1,20 Ghi chú: (1) Định mức tính như nhau cho các loại khó khăn. (2) Định mức cho từng bước công việc được tính theo hệ số quy định tại Bảng 7. Bảng 7 TT Công việc Hệ số 1 Biên tập kỹ thuật 0,05 1.1 Thu thập, đánh giá tài liệu 0,01 1.2 Xây dựng kế hoạch biên tập chi tiết 0,03 1.3 Thiết kế thư viện ký hiệu, phân lớp các yếu tố nội dung 0,01 2 Xây dựng bản tác giả dạng số 0,17 2.1 Chuẩn bị tài liệu 0,01 2.2 Xây dựng cơ sở toán học 0,01 2.3 Biên tập các yếu tố nội dung 0,10 2.4 Điều tra hiện chỉnh thực địa 0,03 2.5 Cập nhật kết quả điều tra 0,01 2.6 Chuẩn hóa nội dung bản tác giả dạng số 0,01 3 Biên tập hoàn thiện bản tác giả 0,06 3.1 Biên tập trình bày nội dung bản tác giả 0,04 3.2 In phun, kiểm tra, sửa chữa 0,02 4 Biên tập phục vụ chế in 0,02 4.1 Biên tập tách màu 0,01 4.2 In, hiện tráng phim, kiểm tra 0,01 5 Chế in và in BĐHC 0,70 5.1 Chế in 0,28 5.2 In thử 0,19 5.3 In thật 0,23 Cộng 1,00 2. Tái bản bản đồ hành chính các cấp có hiện chỉnh 2.1. Hiện chỉnh bản tác giả 2.1.1. Định mức lao động 2.1.1.1. Nội dung công việc a) Biên tập kỹ thuật theo quy định tại mục 1.1.1.1 phần II của Định mức KT-KT ban hành kèm theo Thông tư này. b) Hiện chỉnh bản tác giả dạng số - Chuẩn bị tài liệu Nghiên cứu biên tập kỹ thuật; chuẩn bị các tài liệu bản đồ, cơ sở dữ liệu, các phần mềm sử dụng; sao chép các tệp chuẩn vào đúng thư mục quy định; tạo lập các thư mục lưu trữ. - Biên tập hiện chỉnh các yếu tố nội dung + Lựa chọn, khái quát, trình bày các yếu tố nội dung bản đồ hành chính đảm bảo chỉ tiêu nội dung quy định tại Quy định kỹ thuật thành lập BĐHC các cấp. + In phun phục vụ điều tra thực địa. - Điều tra, hiện chỉnh (cập nhật) các yếu tố nội dung Xác minh, chỉnh sửa các yếu tố nội dung đã có trên bản đồ theo đúng thực tế; bổ sung các yếu tố nội dung bản đồ mới xuất hiện trên thực địa; thu thập các tài liệu, bản đồ, số liệu, văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho việc cập nhật, biên tập trong phòng. - Cập nhật kết quả điều tra Chuyển vẽ lên bản tác giả dạng số các kết quả điều tra hiện chỉnh thực địa và từ các tài liệu khác thu thập được ở địa phương. - Chuẩn hóa nội dung bản tác giả dạng số Trình bày các yếu tố nội dung BĐHC; trình bày bản đồ phụ; bảng diện tích, dân số; bản chú giải và các nội dung khác. 2.1.1.2. Phân loại khó khăn Theo quy định tại mục 1.1.2 phần II của Định mức KT-KT ban hành kèm theo Thông tư này. 2.1.1.3. Định biên: 1ĐĐBĐV III.6 2.1.1.4. Định mức: công/mảnh (79x109) cm Bảng 8 TT Công việc KK1 KK2 KK3 KK4 1 Biên tập kỹ thuật 26,23 35,44 39,34 51,14 1.1 Thu thập, đánh giá tài liệu 7,80 10,54 11,70 15,22 1.2 Xây dựng kế hoạch biên tập hiện chỉnh chi tiết 14,61 19,73 21,90 28,46 1.3 Thiết kế thư viện ký hiệu, phân lớp các yếu tố nội dung 3,82 5,17 5,74 7,46 2 Hiện chỉnh bản tác giả dạng số 86,37 116,62 129,43 168,26 2.1 Chuẩn bị tài liệu 7,61 10,27 11,40 14,82 2.2 Biên tập hiện chỉnh các yếu tố nội dung 48,68 65,72 72,95 94,84 2.3 Điều tra hiện chỉnh thực địa 12,35 16,68 18,52 24,06 2.4 Cập nhật kết quả điều tra 6,86 9,27 10,28 13,37 2.5 Chuẩn hóa nội dung bản tác giả dạng số 10,87 14,68 16,28 21,17 Cộng 112,60 152,06 168,77 219,40 Ghi chú: Định mức quy định tại mục 2.3 và mục 2.4 bảng 8 quy định cho trường hợp nội dung bản đồ thay đổi từ 35% trở lên. Các trường hợp khác được tính lại theo hệ số quy định tại Bảng 9. Bảng 9 TT Mức độ thay đổi Hệ số 1 25% - dưới 30% 0,85 2 30% - dưới 35 % 0,90 3 35% trở lên 1,00 2.1.2. Định mức vật tư và thiết bị 2.1.2.1. Định mức dụng cụ: ca/mảnh (79x109) cm Bảng 10 TT Danh mục dụng cụ ĐVT Thời hạn Mức 1 Áo BHLĐ cái 12 135,02 2 Bàn máy vi tính cái 96 135,02 3 Ghế xoay cái 96 135,02 4 Dép xốp đôi 6 135,02 5 Đồng hồ treo tường cái 60 33,75 6 Đèn neon 40W bộ 36 135,02 7 Bút dạ màu cái 1 0,40 8 Giá để tài liệu bằng sắt cái 96 33,75 9 Ký hiệu bản đồ quyển 48 0,86 10 Máy hút ẩm 2 kW cái 60 8,40 11 Máy hút bụi 1,5 kW cái 60 1,01 12 Máy tính tay cái 60 0,81 13 Ổn áp (chung) 10A cái 60 25,54 14 Quạt thông gió 40W cái 60 22,61 15 Quạt trần 100W cái 60 22,61 16 Tủ đựng tài liệu cái 96 33,75 17 Thước nhựa 1,2m cái 36 0,25 18 Lưu điện 600 W cái 60 102,17 19 Chuột máy tính cái 12 102,17 20 Điện năng kW 226,37 Ghi chú: Định mức tại Bảng 10 quy định cho Hiện chỉnh bản tác giả loại khó khăn 3, mức cho các loại khó khăn khác của từng bước công việc được tính theo hệ số quy định tại Bảng 11. Bảng 11 TT Công việc KK1 KK2 KK3 KK4 1 Biên tập kỹ thuật 0,16 0,21 0,23 0,30 1.1 Thu thập, đánh giá tài liệu 0,05 0,06 0,07 0,09 1.2 Xây dựng kế hoạch biên tập hiện chỉnh chi tiết 0,09 0,12 0,13 0,17 1.3 Thiết kế thư viện ký hiệu, phân lớp các yếu tố nội dung 0,02 0,03 0,03 0,04 2 Hiện chỉnh bản tác giả dạng số 0,51 0,69 0,77 1,00 2.1 Chuẩn bị tài liệu 0,05 0,06 0,07 0,09 2.2 Biên tập hiện chỉnh các yếu tố nội dung 0,29 0,39 0,43 0,56 2.3 Điều tra hiện chỉnh thực địa 0,07 0,10 0,11 0,14 2.4 Cập nhật kết quả điều tra 0,04 0,05 0,06 0,08 2.5 Chuẩn hóa nội dung bản tác giả dạng số 0,06 0,09 0,10 0,13 Cộng 0,67 0,90 1,00 1,30 Ghi chú: Định mức quy định tại mục 2.3 và mục 2.4 Bảng 11 quy định cho trường hợp nội dung bản đồ thay đổi từ 35% trở lên. Các trường hợp khác được tính lại theo hệ số quy định tại Bảng 9. 2.1.2.2. Định mức thiết bị: ca/mảnh (79x109) cm Bảng 12 TT Danh mục thiết bị ĐVT CS KK1 KK2 KK3 KK4 1 Biên tập kỹ thuật Máy vi tính cái 0,40 12,59 21,26 23,60 30,68 Máy điều hòa nhiệt độ cái 2,20 3,51 4,75 5,27 6,85 Máy in laser cái 0,40 0,02 0,02 0,02 0,02 Điện năng kW 107,23 159,28 176,75 129,95 2 Hiện chỉnh bản tác giả dạng số Máy vi tính cái 0,40 34,55 46,64 51,77 67,30 Máy quét cái 2,50 1,06 1,41 1,54 1,95 Thiết bị nối mạng bộ 0,10 2,13 2,88 3,20 4,16 Máy chủ Netserver cái 0,40 2,13 2,88 3,20 4,16 Máy in phun A0 cái 0,40 0,90 1,10 1,34 1,62 Phần mềm biên tập bản đồ bản 2,13 2,88 3,20 4,16 Máy điều hòa nhiệt độ cái 2,20 6,82 9,20 10,22 13,28 Điện năng kW 276,35 372,13 410,41 535,41 Ghi chú: định mức cho từng bước công việc tính theo hệ số quy định tại Bảng 13. Bảng 13 TT Công việc Hệ số 1 Biên tập kỹ thuật 1,00 1.1 Thu thập, đánh giá tài liệu 0,30 1.2 Xây dựng kế hoạch biên tập hiện chỉnh chi tiết 0,55 1.3 Thiết kế thư viện ký hiệu, phân lớp các yếu tố nội dung 0,15 2 Hiện chỉnh bản tác giả ở dạng số 1,00 2.1 Chuẩn bị tài liệu 0,09 2.2 Biên tập hiện chỉnh các yếu tố nội dung 0,56 2.3 Điều tra hiện chỉnh thực địa 0,14 2.4 Cập nhật kết quả điều tra 0,08 2.5 Chuẩn hóa nội dung bản tác giả dạng số 0,13 Ghi chú: Định mức quy định tại mục 2.3 và mục 2.4 Bảng 13 quy định cho trường hợp nội dung bản đồ thay đổi từ 35% trở lên. Các trường hợp khác được tính lại theo hệ số quy định tại Bảng 9. 2.1.2.3. Định mức vật liệu: tính cho mảnh (79x109) cm Bảng 14 TT Danh mục vật liệu ĐVT Mức 1 Sổ ghi chép công tác quyển 2,50 2 Bản lam kỹ thuật tờ 29,00 3 Giấy ghi ý kiến kiểm tra tờ 95,00 4 Giấy can mét 9,00 5 Giấy A4 ram 0,40 6 Ngòi bút vẽ kỹ thuật cái 4,00 7 Mực in laser hộp 0,01 8 Đĩa CD cái 3,00 9 Mực in phun (4 hộp) hộp 0,40 10 Cồn 96° lít 0,15 Ghi chú: (1) Định mức tính như nhau cho các loại khó khăn. (2) Định mức cho từng bước công việc tính theo hệ số quy định tại Bảng 15. Bảng 15 TT Công việc Hệ số 1 Biên tập kỹ thuật 0,23 1.1 Thu thập, đánh giá tài liệu 0,07 1.2 Xây dựng kế hoạch biên tập hiện chỉnh chi tiết 0,13 1.3 Thiết kế thư viện ký hiệu, phân lớp các yếu tố nội dung 0,03 2 Hiện chỉnh bản tác giả dạng số 0,77 2.1 Chuẩn bị tài liệu 0,07 2.2 Biên tập hiện chỉnh các yếu tố nội dung 0,43 2.3 Điều tra hiện chỉnh thực địa 0,11 2.4 Cập nhật kết quả điều tra 0,06 2.5 Chuẩn hóa nội dung bản tác giả dạng số 0,10 Cộng 1,00 2.2. Biên tập hoàn thiện bản tác giả, biên tập phục vụ chế in và chế in, in bản đồ hành chính 2.2.1. Biên tập hoàn thiện bản tác giả Định mức cho Biên tập hoàn thiện bản tác giả thực hiện theo quy định thành lập mới BĐHC các cấp tại phần II Định mức KT-KT ban hành kèm theo Thông tư này với hệ số áp dụng 0,70. 2.2.2. Biên tập phục vụ chế in và chế in, in bản đồ hành chính Định mức cho biên tập phục vụ chế in và chế in, in BĐHC thực hiện theo quy định thành lập mới BĐHC các cấp tại phần II Định mức KT-KT ban hành kèm theo Thông tư này./.
{ "issuing_agency": "Bộ Tài nguyên và Môi trường", "promulgation_date": "08/12/2017", "sign_number": "56/2017/TT-BTNMT", "signer": "Nguyễn Thị Phương Hoa", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-02-2024-TT-TTCP-xet-tang-Ky-niem-chuong-Vi-su-nghiep-Thanh-tra-604986.aspx
Thông tư 02/2024/TT-TTCP xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thanh tra mới nhất
THANH TRA CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 02/2024/TT-TTCP Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2024 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG “VÌ SỰ NGHIỆP THANH TRA” Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 15 tháng 6 năm 2022; Căn cứ Luật Thanh tra ngày 14 tháng 11 năm 2022; Căn cứ Nghị định số 81/2023/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ; Căn cứ Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế; Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư quy định xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra”. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về nguyên tắc, đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét tặng, tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương và quyền lợi, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra”. Điều 2. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra” 1. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra” (sau đây gọi là Kỷ niệm chương) là hình thức tặng thưởng của Tổng Thanh tra Chính phủ cho cá nhân có thành tích đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Thanh tra. 2. Thanh tra Chính phủ xét tặng Kỷ niệm chương vào dịp kỷ niệm Ngày truyền thống Thanh tra Việt Nam (23 tháng 11) hằng năm và xét tặng đột xuất đối với các trường hợp đặc biệt. 3. Kỷ niệm chương có biểu tượng, hình dáng, kích cỡ, màu sắc thể hiện đặc trưng của ngành Thanh tra, phù hợp với quy định chung của Nhà nước; kèm theo Quyết định tặng Kỷ niệm chương là Bằng, khung, Kỷ niệm chương, Hộp đựng Kỷ niệm chương. Điều 3. Nguyên tắc xét tặng Kỷ niệm chương 1. Việc xét tặng Kỷ niệm chương đảm bảo chính xác, công khai, minh bạch, công bằng và kịp thời. 2. Kỷ niệm chương được tặng một lần cho cá nhân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư này. Chương II ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG Điều 4. Đối tượng xét tặng 1. Cá nhân đã và đang công tác trong các cơ quan thanh tra và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành. 2. Cá nhân có thành tích trong việc lãnh đạo, chỉ đạo góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Thanh tra Việt Nam, gồm: a) Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; b) Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lãnh đạo các ban, ngành và đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương; c) Lãnh đạo Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; d) Bí thư, Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; đ) Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc, lãnh đạo các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Bí thư, Phó Bí thư huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh, thành ủy thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; e) Trưởng ban, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng; Cục trưởng, Phó Cục trưởng và tương đương thuộc Bộ; g) Giám đốc, Phó Giám đốc sở và tương đương. 3. Cá nhân là người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài có đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển ngành Thanh tra Việt Nam. 4. Các trường hợp khác do Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định. Điều 5. Đối tượng chưa hoặc không xét tặng Kỷ niệm chương 1. Chưa xét tặng đối với cá nhân đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc có liên quan đến các vụ án hình sự mà chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền. 2. Chưa xét tặng đối với cá nhân đang trong thời gian thi hành kỷ luật. Thời gian chịu hình thức kỷ luật không được tính vào thời gian công tác để xét tặng Kỷ niệm chương. 3. Không xét tặng đối với các cá nhân đã bị buộc thôi việc, bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị khai trừ ra khỏi Đảng. 4. Không xét tặng cho những cá nhân đã được tặng Huy chương “Vì sự nghiệp Thanh tra”. Điều 6. Điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương 1. Cá nhân là lãnh đạo Thanh tra Chính phủ có thời gian giữ chức vụ từ đủ 04 năm trở lên tính đến ngày 01/9 của năm đề nghị xét tặng. 2. Cá nhân công tác trong các cơ quan thanh tra có thời gian công tác liên tục từ đủ 10 năm trở lên tính đến ngày 01/9 của năm đề nghị xét tặng. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành có thời gian làm công tác thanh tra liên tục từ đủ 20 năm trở lên tính đến ngày 01/9 của năm đề nghị xét tặng. 3. Cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này: a) Lãnh đạo Đảng, Nhà nước có đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển ngành Thanh tra; b) Cá nhân thuộc đối tượng quy định tại điểm b, điểm c, điểm d phải có thời gian giữ chức vụ ít nhất từ đủ 05 năm trở lên và có ít nhất 04 năm phụ trách hoặc theo dõi công tác thanh tra; c) Cá nhân thuộc đối tượng quy định tại các điểm đ, điểm e, điểm g phải có thời gian giữ chức vụ ít nhất từ đủ 10 năm trở lên và có ít nhất 08 năm phụ trách hoặc theo dõi công tác thanh tra. 4. Các trường hợp khác do Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định. Điều 7. Các cá nhân được ưu tiên xét tặng Kỷ niệm chương Cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này được ưu tiên xét tặng Kỷ niệm chương như sau: 1. Cá nhân được tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang”, “Anh hùng lao động”, Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập các hạng được đề nghị xét tặng sau khi có quyết định khen thưởng. 2. Cá nhân được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, Huân chương các loại (trừ các loại Huân chương quy định tại khoản 1 Điều này) được đề nghị xét tặng sớm hơn 02 năm. 3. Cá nhân được tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh được đề nghị xét tặng sớm hơn 01 năm. 4. Cá nhân được tặng thưởng Bằng khen của Tổng Thanh tra Chính phủ hoặc được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được đề nghị xét tặng sớm hơn 06 tháng. 5. Cá nhân còn thiếu thời gian làm công tác thanh tra hoặc phụ trách, theo dõi công tác thanh tra tối đa 12 tháng so với quy định tính đến thời điểm nghỉ hưu, thì được ưu tiên xem xét tặng Kỷ niệm chương trước khi nghỉ hưu. 6. Các danh hiệu, hình thức khen thưởng để tính ưu tiên thời, gian xét tặng Kỷ niệm chương phải được tặng và công nhận trong thời gian cá nhân làm công tác thanh tra; cá nhân được tặng nhiều danh hiệu, hình thức khen thưởng thì được tính thời gian ưu tiên của danh hiệu, hình thức khen thưởng cao nhất. Chương III TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG Điều 8. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc xét tặng Kỷ niệm chương 1. Thủ trưởng các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xét tặng và bảo đảm tính chính xác của hồ sơ đối với các cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình. 2. Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra cơ quan ngang Bộ, Chánh Thanh tra cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh Thanh tra Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xét tặng và bảo đảm tính chính xác của hồ sơ đối với: a) Cá nhân quy định tại điểm c, điểm e khoản 2 Điều 4 của Thông tư này; b) Cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp, cá nhân công tác trong cơ quan thanh tra và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. 3. Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xét tặng và bảo đảm tính chính xác của hồ sơ đối với: a) Các cá nhân quy định tại các điểm d, điểm đ, điểm g khoản 2 Điều 4 của Thông tư này; b) Cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp, cá nhân công tác trong các cơ quan thanh tra và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thuộc các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 4. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Thanh tra có trách nhiệm thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương do các cơ quan, tổ chức, đơn vị đề nghị và lập hồ sơ đề nghị xét tặng, bảo đảm tính chính xác của hồ sơ đối với: a) Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương; b) Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ; c) Các cá nhân khác không thuộc trường hợp nêu tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này. Điều 9. Hồ sơ, thời gian đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương 1. Hồ sơ đề nghị xét tặng gồm: a) Tờ trình đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương; b) Danh sách đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương thực hiện theo Mẫu 01, Mẫu 02 và Mẫu 03 ban hành kèm theo Thông tư này; c) Bản khai thành tích và quá trình công tác đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương thực hiện theo Mẫu 04 ban hành kèm theo và áp dụng đối với các đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này; d) Bản sao các quyết định khen thưởng đối với các trường hợp được ưu tiên xét tặng. 2. Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương được lập thành 02 bộ, 01 bộ lưu tại cơ quan, tổ chức, đơn vị trình, 01 bộ gửi Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Thanh tra (qua Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Thanh tra Chính phủ) trước ngày 10 tháng 9 hằng năm. Điều 10. Quy trình xét tặng Kỷ niệm chương 1. Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm tổng hợp hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương, trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Thanh tra trước ngày 10 tháng 10 hằng năm. 2. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Thanh tra có trách nhiệm tổng hợp, rà soát, thẩm định hồ sơ và trình Tổng Thanh tra Chính phủ xét, quyết định tặng Kỷ niệm chương cho cá nhân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư này trước ngày 10 tháng 11 hằng năm. 3. Đối với các trường hợp khác, Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Thanh tra có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, trình Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét, quyết định. Điều 11. Tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương 1. Thời gian tổ chức trao tặng vào dịp Kỷ niệm Ngày truyền thống Thanh tra Việt Nam hằng năm. Việc trao tặng đảm bảo trang trọng, tránh phô trương, hình thức, lãng phí. 2. Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tham mưu, giúp Tổng Thanh tra Chính phủ tổ chức trao tặng cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại Thanh tra Chính phủ; các cá nhân quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 4 của Thông tư này. 3. Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra Cơ yếu có trách nhiệm tổ chức trao tặng cho các cá nhân quy định tại khoản 1 và điểm c, điểm e khoản 2 Điều 4 của Thông tư này. 4. Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức trao tặng cho các cá nhân quy định tại khoản 1 và điểm đ, điểm đ, điểm g khoản 2 Điều 4 của Thông tư này. 5. Các trường hợp khác do Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định. Điều 12. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc xét tặng Kỷ niệm chương 1. Cá nhân được tặng Kỷ niệm chương được nhận Bằng, khung, Kỷ niệm chương, Hộp đựng Kỷ niệm chương và kèm theo mức tiền thưởng không quá 0,6 lần mức lương cơ sở. Trong trường hợp thực hiện chính sách cải cách tiền lương thì thực hiện theo quy định của Chính phủ. 2. Cá nhân được tặng Kỷ niệm chương có trách nhiệm gìn giữ, gương mẫu thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tiếp tục phát huy truyền thống của ngành Thanh tra Việt Nam. 3. Tổ chức, cá nhân đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương chịu trách nhiệm về tỉnh chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị. Chương IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 13. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2024. Thông tư số 01/2017/TT-TTCP ngày 10 tháng 4 năm 2017 của Thanh tra Chính phủ quy định xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra” hết hiệu lực khi Thông tư này có hiệu lực. Điều 14. Tổ chức thực hiện 1. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Thanh tra có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này. 2. Thủ trưởng các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ; Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Cơ yếu; Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này. 3. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị phản ánh kịp thời bằng văn bản về Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Thanh tra để báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng Chính phủ; - Các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị-xã hội; - HĐND, UBND tỉnh, TP trực thuộc trung ương; - Thanh tra các Bộ, ngành, địa phương; - Sở Nội vụ tỉnh, TP trực thuộc trung ương; - Công báo, Cổng TTĐT của Chính phủ, CSDL quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật; Cổng TTĐT của TTCP; - Tổng TTCP, các Phó Tổng TTCP, các vụ, cục, đơn vị trực thuộc Thanh tra Chính phủ; - Cục kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp); - Lưu: VT, TCCB (5b). KT. TỔNG THANH TRA PHÓ TỔNG THANH TRA Dương Quốc Huy MẪU 01: Áp dụng đối với cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 02/2024/TT-TTCP ngày 20 tháng 3 năm 2024 của Thanh tra Chính phủ TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Địa danh, ngày ... tháng ... năm ... DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG “VÌ SỰ NGHIỆP THANH TRA” (Kèm theo Tờ trình số:... ngày ... tháng... năm... của...) STT Họ và tên Năm sinh Chức vụ, đơn vị công tác (hiện tại hoặc trước khi nghỉ hưu) Thời gian công tác được tính để xét tặng Kỷ niệm chương (Nêu tổng thời gian) Đang công tác/ đã nghỉ hưu Các điều kiện được ưu tiên xét tặng (nếu có) Nam Nữ (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) I Cá nhân công tác trong các cơ quan Thanh tra 1 2 II Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành 1 2 THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, TỔ CHỨC (Ký tên, đóng dấu) MẪU 02: Áp dụng đối với cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 4 Thông tư số 02/2024/TT-TTCP ngày 20 tháng 3 năm 2024 của Thanh tra Chính phủ TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Địa danh, ngày ... tháng ... năm ... DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG “VÌ SỰ NGHIỆP THANH TRA” (Kèm theo Tờ trình số: .... ngày .... tháng.... năm... của ...) STT Họ và tên Năm sinh Chức vụ, đơn vị công tác (hiện tại hoặc trước khi nghỉ hưu) Thành tích đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Thanh tra Thời gian lãnh đạo, phụ trách hoặc theo dõi công tác thanh tra (Cá nhân thuộc điểm b, c, d, đ, e, g khoản 2 và khoản 4 Điều 4 Thông tư số... /2024/TT-TTCP, nêu tổng thời gian và chi tiết từng giai đoạn theo chức vụ, vị trí công tác) Nam Nữ (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 1 2 ... THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, TỔ CHỨC (Ký tên, đóng dấu) MẪU 03: Áp dụng đối với cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư số 02/2024/TT-TTCP ngày 20 tháng 3 năm 2024 của Thanh tra Chính phủ TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Địa danh, ngày ... tháng ... năm ... DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG “VÌ SỰ NGHIỆP THANH TRA” (Kèm theo Tờ trình số:... ngày... tháng... năm... của ...) STT Họ và tên Năm sinh Quốc tịch/Quốc gia đang sinh sống (Đối với cá nhân là người nước ngoài cần ghi rõ quốc tịch; cá nhân là người Việt Nam sống ở nước ngoài cần ghi rõ nước đang sinh sống) Thành tích đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Thanh tra Nam Nữ (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 2 ... THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, TỔ CHỨC (Ký tên, đóng dấu) MẪU 04: Áp dụng đối với cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 02/2024/TT-TTCP ngày 20 tháng 3 năm 2024 của Thanh tra Chính phủ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Địa danh, ngày ... tháng ... năm ... BẢN KHAI THÀNH TÍCH VÀ QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC Đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra” I. SƠ LƯỢC TIỂU SỬ BẢN THÂN - Họ và tên: Nam, nữ: - Ngày, tháng, năm sinh: - Nơi ở hiện nay: - Chức vụ và nơi công tác hiện nay (hoặc trước khi nghỉ hưu): - Ngày nghỉ hưu (nếu có): II. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC TRONG NGÀNH Thời gian công tác trong ngành Thanh tra (Nêu tổng thời gian và chi tiết theo chức vụ, vị trí công tác) Chức vụ, đơn vị công tác Danh hiệu và hình thức khen thưởng được ưu tiên (Quyết định khen thưởng số..., ngày, tháng, năm; cơ quan ban hành) (1) (2) (3) Cam kết: Tôi chưa từng được nhận Huy chương “Vì sự nghiệp Thanh tra”, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra” III. KỶ LUẬT (Nếu có): THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, TỔ CHỨC (Ký tên, đóng dấu) NGƯỜI KHAI (Ký, ghi rõ họ tên)
{ "issuing_agency": "Thanh tra Chính phủ", "promulgation_date": "20/03/2024", "sign_number": "02/2024/TT-TTCP", "signer": "Dương Quốc Huy", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-13-2013-TT-BTP-tieu-chuan-lanh-dao-quan-ly-Cuc-Thi-hanh-an-dan-su-va-Chi-cuc-207743.aspx
Thông tư 13/2013/TT-BTP tiêu chuẩn lãnh đạo quản lý Cục Thi hành án dân sự và Chi cục
BỘ TƯ PHÁP -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 13/2013/TT-BTP Hà Nội, ngày 13 tháng 9 năm 2013 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CÔNG CHỨC GIỮ CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ THUỘC CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008; Căn cứ Luật Thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm 2008; Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp; Căn cứ Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự; Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Xét đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp; Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc Cục Thi hành án dân sự và Chi cục Thi hành án dân sự như sau: Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Cục Thi hành án dân sự) và Chi cục Thi hành án dân sự các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là Chi cục Thi hành án dân sự) bao gồm: 1. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự; 2. Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự; 3. Trưởng phòng và tương đương thuộc Cục Thi hành án dân sự; 4. Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Cục Thi hành án dân sự; 5. Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự; 6. Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự. Điều 2. Tiêu chuẩn chung 1. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với lý tưởng cách mạng của Đảng, chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; có ý thức đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước. Lãnh đạo và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. 2. Gương mẫu về đạo đức, lối sống, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tác phong dân chủ, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị và đáp ứng các Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp. 3. Có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao; có tinh thần học hỏi, nghiên cứu, sáng tạo, năng động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 4. Có ý thức và khả năng nghiên cứu, hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước; được đào tạo và có kiến thức cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học. 5. Có khả năng quy tụ; tập hợp được sức mạnh của toàn thể công chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị và phối hợp tốt với các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện nhiệm vụ được giao. 6. Bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Không lạm dụng chức vụ, quyền hạn và để người thân lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình mưu lợi riêng. Chương II TIÊU CHUẨN CỤ THỂ ĐỐI VỚI TỪNG CHỨC DANH Điều 3. Chức danh Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự 1. Vị trí, nhiệm vụ 1.1. Cục trưởng Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật việc lãnh đạo, quản lý, điều hành mọi hoạt động của Cục Thi hành án dân sự để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị và các quy định, quy chế của Ngành và đơn vị; bảo đảm để Cục Thi hành án dân sự và các Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Cục trưởng có các nhiệm vụ cụ thể như sau: a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan; b) Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh theo quy định của Luật Thi hành án dân sự; c) Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các đơn vị thuộc Cục và các Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc trong việc tổ chức triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Cục Thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật; d) Tổng kết thực tiễn công tác quản lý của đơn vị, kiến nghị và tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện cơ chế quản lý cũng như cơ chế chính sách quản lý các hoạt động của đơn vị; đ) Lãnh đạo đơn vị trong việc tổ chức thực hiện các chủ trương, đề án, kế hoạch, chương trình công tác; sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được giao; e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự và phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương; 1.2. Phó Cục trưởng Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự giúp Cục trưởng phụ trách, chỉ đạo về một số mặt công tác theo sự phân công của Cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, thay mặt Cục trưởng điều hành công việc của Cục khi được Cục trưởng ủy quyền. Phó Cục trưởng có các nhiệm vụ cụ thể như sau: a) Tổ chức thực hiện các công việc chuyên môn, nghiệp vụ theo phân công hoặc ủy quyền của Cục trưởng; b) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thuộc Cục và các Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc trong việc thực hiện công việc trong các lĩnh vực, nhiệm vụ được phân công phụ trách; c) Phân công công tác và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ đối với các đơn vị thuộc Cục và công chức được phân công phụ trách; d) Ký thay Cục trưởng các văn bản trong lĩnh vực được phân công phụ trách và các văn bản khác theo ủy quyền của Cục trưởng; đ) Tham mưu, đề xuất với Cục trưởng các chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực được phân công phụ trách và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý của Cục trưởng; e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Cục trưởng. 2. Yêu cầu về tiêu chuẩn, trình độ và năng lực 2.1. Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Luật trở lên; 2.2. Đáp ứng các tiêu chuẩn của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của Luật Thi hành án dân sự và quy định khác có liên quan; 2.3. Đã tốt nghiệp các khóa đào tạo, bồi dưỡng về chương trình cao cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên; 2.4. Có ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc) hoặc tiếng Lào, Campuchia (đối với các tỉnh biên giới giáp với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia). Đối với những công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền và công chức là người dân tộc thiểu số đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số thì không bắt buộc phải có một trong các ngoại ngữ trên; 2.5. Có trình độ tin học văn phòng để áp dụng tin học trong công tác lãnh đạo, quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ; 2.6. Đã tốt nghiệp chương trình bồi dưỡng kiến thức an ninh quốc phòng theo quy định; 2.7. Đối với chức danh Cục trưởng: Đã từng đảm nhiệm chức vụ Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự, trừ trường hợp là lãnh đạo các cơ quan ngoài hệ thống thi hành án dân sự và những trường hợp cần bổ sung ngay Cục trưởng để đáp ứng yêu cầu tổ chức, hoạt động của đơn vị do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định. Điều 4. Chức danh Chánh Văn phòng, Phó Chánh văn phòng Cục Thi hành án dân sự 1. Vị trí, nhiệm vụ 1.1. Chánh Văn phòng Chánh Văn phòng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự việc lãnh đạo, quản lý, điều hành mọi hoạt động của Văn phòng theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Chánh Văn phòng có các nhiệm vụ cụ thể như sau: a) Tổ chức quản lý, điều hành công việc của Văn phòng; b) Tổ chức phân công, phân nhiệm cho các Phó Chánh Văn phòng, công chức, người lao động trong Văn phòng; xác định cơ chế làm việc và mối quan hệ phối hợp công tác giữa các thành viên trong tập thể lãnh đạo của Văn phòng; phối hợp công tác giữa các đơn vị thuộc Cục, các Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện trên địa bàn; hướng dẫn, đôn đốc công chức người lao động thuộc phạm vi quản lý hoàn thành các nhiệm vụ được giao; c) Tham mưu cho Lãnh đạo Cục trong việc phối hợp công tác với các cơ quan, ban ngành hữu quan; đôn đốc việc thục hiện chương trình, kế hoạch công tác, nội quy, quy chế của Cục; d) Kiểm soát việc chấp hành và tuân thủ các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong quá trình giải quyết công việc của Văn phòng; đ) Quản lý việc chấp hành chế độ về thời gian làm việc; nội quy, quy chế làm việc của cơ quan đối với công chức, người lao động của Văn phòng; e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công, phân cấp của Thủ trưởng đơn vị. 1.2. Phó Chánh Văn phòng Phó Chánh Văn phòng giúp Chánh Văn phòng, chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng và trước pháp luật về các lĩnh vực công tác được Chánh Văn phòng phân công. Phó Chánh Văn phòng có các nhiệm vụ cụ thể như sau: a) Tổ chức thực hiện các công việc theo phân công hoặc ủy quyền của Chánh Văn phòng; b) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công chức, người lao động thuộc Văn phòng trong việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách; c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công, phân cấp của Chánh Văn phòng và Thủ trưởng đơn vị. 2. Yêu cầu về tiêu chuẩn, trình độ và năng lực 2.1. Đối với Chánh Văn phòng: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Luật trở lên và có thời gian kinh qua công tác trong lĩnh vực quản lý Nhà nước từ 05 năm trở lên. Đối với Phó Chánh văn phòng: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Luật trở lên hoặc chuyên ngành phù hợp với công tác văn phòng và có thời gian kinh qua công tác trong lĩnh vực quản lý Nhà nước từ 03 năm trở lên; 2.2. Đang ở ngạch Chuyên viên và tương đương trở lên; 2.3. Đã tốt nghiệp các khóa đào tạo, bồi dưỡng về chương trình trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên; 2.4. Có ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc) hoặc tiếng Lào, Campuchia (đối với các tỉnh biên giới giáp với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia). Đối với những công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền và công chức là người dân tộc thiểu số đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số thì không bắt buộc phải có một trong các ngoại ngữ trên; 2.5. Có trình độ tin học văn phòng để áp dụng tin học trong công tác lãnh đạo, quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ; 2.6. Đã tốt nghiệp chương trình bồi dưỡng kiến thức an ninh quốc phòng theo quy định. Điều 5. Chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ và Tổ chức thi hành án dân sự Cục Thi hành án dân sự 1. Vị trí, nhiệm vụ 1.1. Trưởng phòng: Trưởng phòng Nghiệp vụ và Tổ chức thi hành án dân sự chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự việc lãnh đạo, quản lý, điều hành mọi hoạt động của Phòng Nghiệp vụ và Tổ chức thi hành án dân sự theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Trưởng phòng có các nhiệm vụ cụ thể sau: a) Tổ chức quản lý, điều hành công việc của phòng; b) Tổ chức phân công, phân nhiệm cho các Phó Trưởng phòng, công chức, người lao động trong phòng; xác định cơ chế làm việc và mối quan hệ phối hợp công tác giữa các thành viên trong tập thể lãnh đạo của Phòng; hướng dẫn, đôn đốc công chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý hoàn thành các nhiệm vụ được giao; c) Tham mưu cho Lãnh đạo Cục trong việc bảo đảm việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự; chỉ đạo hoạt động thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện; hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự cho Chấp hành viên, công chức khác của cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn; tổ chức thi hành bản án, quyết định thuộc thẩm quyền của Cục Thi hành án dân sự; lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; phối hợp với cơ quan Công an trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm chấp hành hình phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù theo quy định; d) Kiểm soát việc chấp hành và tuân thủ các quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước trong quá trình giải quyết công việc của phòng; đ) Quản lý việc chấp hành chế độ về thời gian làm việc; nội quy, quy chế làm việc của cơ quan đối với công chức, người lao động trong phòng; e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công, phân cấp của Thủ trưởng đơn vị. 1.2. Phó Trưởng phòng Phó Trưởng Phòng Nghiệp vụ và Tổ chức thi hành án dân sự giúp Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng Nghiệp vụ và Tổ chức thi hành án dân sự và trước pháp luật và các lĩnh vực công tác được Trưởng phòng phân công; thay mặt Trưởng phòng điều hành công việc của Phòng khi được Trưởng phòng ủy quyền. Phó trưởng phòng có các nhiệm vụ chính như sau: a) Tổ chức thực hiện các công việc chuyên môn, nghiệp vụ theo phân công hoặc ủy quyền của Trưởng phòng; b) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công chức, viên chức, người lao động thuộc Phòng trong việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách; c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công, phân cấp của Trưởng phòng và Thủ trưởng đơn vị. 2. Yêu cầu về tiêu chuẩn, trình độ và năng lực 2.1. Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Luật trở lên; 2.2. Đối với chức danh Trưởng phòng: Đã được bổ nhiệm vào ngạch Chấp hành viên trung cấp trở lên và có thời gian kinh qua công tác trong lĩnh vực thi hành án dân sự từ 05 năm trở lên. Đối với chức danh Phó Trưởng phòng: Đã được bổ nhiệm vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp trở lên và có thời gian kinh qua công tác trong lĩnh vực thi hành án dân sự từ 03 năm trở lên; 2.3. Đã tốt nghiệp các khóa đào tạo, bồi dưỡng về chương trình trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên; 2.4. Có ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc) hoặc tiếng Lào, Campuchia (đối với các tỉnh biên giới giáp với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia). Đối với những công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền và công chức là người dân tộc thiểu số đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số thì không bắt buộc phải có một trong các ngoại ngữ trên; 2.5. Có trình độ tin học văn phòng để áp dụng tin học trong công tác lãnh đạo, quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ; 2.6. Đã tốt nghiệp chương trình bồi dưỡng kiến thức an ninh quốc phòng theo quy định. Điều 6. Chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Kiểm tra và Giải quyết khiếu nại, tố cáo Cục Thi hành án dân sự 1. Vị trí, nhiệm vụ 1.1. Trưởng phòng Trưởng phòng Kiểm tra và Giải quyết khiếu nại, tố cáo chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự việc lãnh đạo, quản lý, điều hành mọi hoạt động của Phòng Kiểm tra và Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Trưởng phòng có các nhiệm vụ cụ thể sau: a) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ như quy định tại tiết a, b, d, đ, e điểm 1.1 khoản 1 Điều 5 Thông tư này; b) Tham mưu giúp Lãnh đạo Cục trong việc kiểm tra công tác thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện; kiểm tra nội bộ của Cục Thi hành án dân sự; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền của Cục Thi hành án dân sự. 1.2. Phó Trưởng phòng Phó Trưởng Phòng Kiểm tra và Giải quyết khiếu, tố cáo giúp Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng Kiểm tra và Giải quyết khiếu nại, tố cáo và trước pháp luật về các lĩnh vực công tác được Trưởng phòng phân công. Phó Trưởng phòng có các nhiệm vụ như quy định tại tiết a, b, c điểm 1.2 khoản 1 Điều 5 Thông tư này. 2. Yêu cầu về tiêu chuẩn, trình độ và năng lực 2.1. Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Luật trở lên; 2.2. Đối với chức danh Trưởng phòng: Đã được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên chính hoặc Chấp hành viên trung cấp trở lên và có thời gian kinh qua công tác trong lĩnh vực thi hành án dân sự từ 05 năm trở lên. Đối với chức danh Phó Trưởng phòng: Đã được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên hoặc Chấp hành viên sơ cấp trở lên và có thời gian kinh qua công tác trong lĩnh vực thi hành án dân sự từ 03 năm trở lên. 2.3. Đã tốt nghiệp các khóa đào tạo, bồi dưỡng về chương trình trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên; 2.4. Có ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc) hoặc tiếng Lào, Campuchia (đối với các tỉnh biên giới giáp với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia). Đối với những công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền và công chức là người dân tộc thiểu số đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số thì không bắt buộc phải có một trong các ngoại ngữ trên; 2.5. Có trình độ tin học văn phòng để áp dụng tin học trong công tác lãnh đạo, quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ; 2.6. Đã tốt nghiệp chương trình bồi dưỡng kiến thức an ninh quốc phòng theo quy định. Điều 7. Chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Cục Thi hành án dân sự 1. Vị trí, nhiệm vụ 1.1. Trưởng phòng Trưởng phòng Tổ chức cán bộ chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự việc lãnh đạo, quản lý, điều hành mọi hoạt động của Phòng Tổ chức cán bộ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Trưởng phòng có các nhiệm vụ chủ yếu sau: a) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ như quy định tại tiết a, b, d, đ, e điểm 1.1 khoản 1 Điều 5 Thông tư này; b) Tham mưu cho Lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự trong công tác tổ chức cán bộ của Cục và các Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự và theo quy định của pháp luật. 1.2. Phó Trưởng phòng Phó Trưởng phòng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, giúp Trưởng phòng Phòng Tổ chức cán bộ phụ trách một số mặt công tác theo sự phân công của Trưởng phòng và chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của Phòng khi được Trưởng phòng ủy quyền. Phó Trưởng phòng có các nhiệm vụ như quy định tại tiết a, b, c điểm 1.2 khoản 1 Điều 5 Thông tư này. 2. Yêu cầu về tiêu chuẩn, trình độ và năng lực 2.1. Đối với Trưởng phòng: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Luật trở lên và có thời gian kinh qua công tác trong lĩnh vực quản lý nhà nước từ 05 năm trở lên. Đối với Phó Trưởng phòng: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Luật trở lên hoặc chuyên ngành phù hợp với công tác tổ chức cán bộ và có thời gian kinh qua công tác trong lĩnh vực quản lý nhà nước từ 03 năm trở lên; 2.2. Đang ở ngạch Chuyên viên hoặc tương đương trở lên; 2.3. Đã tốt nghiệp các khóa đào tạo, bồi dưỡng về chương trình trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên; 2.4. Có ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc) hoặc tiếng Lào, Campuchia (đối với các tỉnh biên giới giáp với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia). Đối với những công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền và công chức là người dân tộc thiểu số đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số thì không bắt buộc phải có một trong các ngoại ngữ trên; 2.5. Có trình độ tin học văn phòng để áp dụng tin học trong công tác lãnh đạo, quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ; 2.6. Đã tốt nghiệp chương trình bồi dưỡng kiến thức an ninh quốc phòng theo quy định. Điều 8. Chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tài chính - Kế toán Cục Thi hành án dân sự 1. Vị trí, nhiệm vụ 1.1. Trưởng phòng Trưởng phòng Tài chính - Kế toán chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự việc lãnh đạo, quản lý, điều hành mọi hoạt động của Phòng Tài chính - Kế toán theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Trưởng phòng có các nhiệm vụ chủ yếu sau: a) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ như quy định tại tiết a, b, d, đ, e điểm 1.1 khoản 1 Điều 5 Thông tư này; b) Tham mưu cho Lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự trong công tác tài chính, kế toán của Cục và các Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự và theo quy định của pháp luật. 1.2. Phó Trưởng phòng Phó Trưởng phòng Tài chính - Kế toán thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, giúp Trưởng phòng Tài chính - Kế toán phụ trách một số mặt công tác theo sự phân công của Trưởng phòng và chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của Phòng khi được Trưởng phòng ủy quyền. Phó Trưởng phòng có các nhiệm vụ như quy định tại tiết a, b, c điểm 1.2 khoản 1 Điều 5 Thông tư này. 2. Yêu cầu về tiêu chuẩn, trình độ và năng lực 2.1. Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Kế toán, Tài chính trở lên; 2.2. Đối với chức danh Trưởng phòng: Đã được bổ nhiệm Kế toán trưởng, có thời gian kinh qua công tác trong lĩnh vực tài chính, kế toán từ 05 năm trở lên. Đối với chức danh Phó Trưởng phòng: Đang ở ngạch Kế toán viên hoặc tương đương trở lên, có thời gian kinh qua công tác trong lĩnh vực tài chính, kế toán từ 03 năm trở lên; 2.3. Đã tốt nghiệp các khóa đào tạo, bồi dưỡng về chương trình trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên; 2.4. Có ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc) hoặc tiếng Lào, Campuchia (đối với các tỉnh biên giới giáp với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia). Đối với những công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền và công chức là người dân tộc thiểu số đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số thì không bắt buộc phải có một trong các ngoại ngữ trên; 2.5. Có trình độ tin học văn phòng để áp dụng tin học trong công tác lãnh đạo, quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ; 2.6. Đã tốt nghiệp chương trình bồi dưỡng kiến thức an ninh quốc phòng theo quy định. Điều 9. Chức danh Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự 1. Vị trí, nhiệm vụ 1.1. Chi cục trưởng Chi Cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật việc lãnh đạo, quản lý, điều hành mọi hoạt động của Chi cục Thi hành án dân sự để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục và các quy định, quy chế của Ngành và đơn vị; bảo đảm để Chi cục Thi hành án dân sự hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Chi Cục trưởng có các nhiệm vụ cụ thể như sau: a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định của Luật Thi hành án dân sự và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; b) Lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị trong việc tổ chức triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Chi cục theo quy định của pháp luật và nhiệm vụ được giao; c) Kiến nghị, đề xuất với Cục Thi hành án dân sự và cơ quan nhà nước có thẩm quyền các chủ trương, biện pháp để tổ chức có hiệu quả các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý của Chi cục Thi hành án dân sự; d) Thực hiện phân công và tổ chức lao động khoa học; hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc công chức, người lao động hoàn thành nhiệm vụ; đ) Trên cơ sở thực tiễn công tác quản lý Chi cục Thi hành án dân sự, kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý các hoạt động hệ thống thi hành án dân sự; e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, theo chỉ đạo của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương. 1.2. Phó Chi cục trưởng Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự giúp Chi Cục trưởng phụ trách, chỉ đạo về một số mặt công tác theo sự phân công của Chi Cục trưởng; chịu trách nhiệm trước Chi Cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; thay mặt Chi Cục trưởng điều hành công việc của Chi cục khi được Chi Cục trưởng ủy quyền. Phó Chi cục trưởng có các nhiệm vụ cụ thể như sau: a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định của Luật Thi hành án dân sự và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; b) Theo công việc được phân công, lãnh đạo công chức, người lao động trong đơn vị tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; c) Thông qua thực tiễn công tác lãnh đạo, đề xuất, kiến nghị các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác; kiến nghị công tác hoàn thiện cơ chế quản lý đối với các hoạt động của Chi cục Thi hành án dân sự; d) Giúp công tác lãnh đạo chung và quản lý các nguồn lực được giao cho đơn vị quản lý theo phân công của Chi Cục trưởng; đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Chi Cục trưởng. 2. Yêu cầu về tiêu chuẩn, trình độ và năng lực 2.1. Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Luật trở lên; 2.2. Đáp ứng các tiêu chuẩn của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự quy định tại Luật Thi hành án dân sự và văn bản hướng dẫn có liên quan; 2.3. Đã tốt nghiệp các khóa đào tạo, bồi dưỡng về chương trình trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên; 2.4. Có ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc) hoặc tiếng Lào, Campuchia (đối với các tỉnh biên giới giáp với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia). Đối với những công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền và công chức là người dân tộc thiểu số đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số thì không bắt buộc phải có một trong các ngoại ngữ trên; 2.5. Có trình độ tin học văn phòng để áp dụng tin học trong công tác lãnh đạo, quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ; 2.6. Đã tốt nghiệp chương trình bồi dưỡng kiến thức an ninh quốc phòng theo quy định; 2.7. Đối với chức danh Chi cục trưởng: Đã đảm nhiệm chức vụ Phó Chi cục trưởng, trừ trường hợp là nhân sự từ các cơ quan ngoài hệ thống thi hành án dân sự và những trường hợp cần bổ sung ngay Chi cục trưởng để đáp ứng yêu cầu tổ chức, hoạt động của đơn vị do Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quyết định. 2.8. Đối với một số trường hợp đặc biệt: a) Ở các địa phương miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trường hợp nếu không đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều này thì có thể xem xét từng trường hợp cụ thể để bổ nhiệm, nhưng nhất thiết phải có trình độ Cử nhân luật; b) Đối với công chức nữ, công chức người dân tộc thiểu số không đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều này nhưng có năng lực nổi trội trong chỉ đạo thực tiễn, được công chức, người lao động trong đơn vị tín nhiệm cao thì có thể xem xét từng trường hợp cụ thể để bổ nhiệm, nhưng nhất thiết phải có trình độ Cử nhân luật. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 10. Áp dụng tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo các cấp 1. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, việc bổ nhiệm lần đầu các chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc Cục Thi hành án dân sự và Chi cục Thi hành án dân sự phải tuân thủ các tiêu chuẩn quy định tại Thông tư này. 2. Đối với quy định về trình độ, năng lực và chứng chỉ điều kiện (trình độ lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, an ninh quốc phòng): trường hợp đặc biệt do yêu cầu giải quyết công việc của cơ quan, công chức chưa có điều kiện đi học để đáp ứng đủ quy định về trình độ và chứng chỉ điều kiện, trong khi đơn vị có nhu cầu bổ sung nhân sự lãnh đạo ngay để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thì đơn vị có thể xem xét bổ nhiệm, nếu được Bộ trưởng Bộ Tư pháp chấp thuận. Sau khi được bổ nhiệm, công chức phải học tập để bổ sung đủ trình độ và chứng chỉ điều kiện quy định cho từng chức danh. Nếu hết nhiệm kỳ giữ chức vụ mà không hoàn thiện được các điều kiện chứng chỉ theo quy định thì sẽ không được xem xét bổ nhiệm lại ở nhiệm kỳ tiếp theo. 3. Tiêu chuẩn về thâm niên công tác sẽ được xem xét cụ thể đối với một số trường hợp đặc biệt do nguồn công chức từ ngoài hệ thống Thi hành án dân sự chuyển đến theo chủ trương của cấp có thẩm quyền. 4. Đối với các trường hợp trước đây đã bổ nhiệm nhưng chưa đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại văn bản này, Thủ trưởng đơn vị hàng năm có trách nhiệm bố trí, tạo điều kiện cho công chức đi đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định (trừ trường hợp chỉ còn một nhiệm kỳ công tác trở xuống là đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định). Nếu hết nhiệm kỳ giữ chức vụ mà không hoàn thiện được các điều kiện chứng chỉ theo quy định thì sẽ không được xem xét bổ nhiệm lại ở nhiệm kỳ tiếp theo. Điều 11. Trách nhiệm của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự 1. Hướng dẫn, lập kế hoạch, xác định thời gian để các cơ quan thi hành án dân sự địa phương thực hiện việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch trên cơ sở quy định tiêu chuẩn này và tiêu chuẩn cụ thể của từng đơn vị. 2. Chịu trách nhiệm tổng hợp, xây dựng, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của Cục Thi hành án dân sự trình Lãnh đạo Bộ, Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định. 3. Giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiểm tra, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện áp dụng Thông tư này trong công tác quản lý, sử dụng công chức Thi hành án dân sự. 4. Phối hợp với Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời các nội dung của Thông tư này để đáp ứng yêu cầu quản lý khi cần thiết. Điều 12. Trách nhiệm của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp 1. Giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiểm tra việc thực hiện Thông tư này của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự. 2. Phối hợp với Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời các nội dung của Thông tư này để đáp ứng yêu cầu quản lý ngành khi cần thiết. Điều 13. Trách nhiệm của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự 1. Tổ chức quán triệt cho cán bộ, công chức cơ quan, đơn vị trực thuộc, hiểu rõ để thực hiện. 2. Phối hợp với Đảng ủy, Chi ủy cùng cấp triển khai thực hiện việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của cơ quan, đơn vị. 3. Trên cơ sở quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý đã được xây dựng, phê duyệt, tổ chức triển khai đến các đơn vị trực thuộc lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển để đảm bảo tiêu chuẩn khi xem xét và làm quy trình bổ nhiệm. 4. Trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư này, nếu có các vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Tổng cục Thi hành án dân sự để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định. Điều 14. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2013. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Thủ trưởng các cơ quan thi hành án dân sự địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các quy định tại Thông tư này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng (để báo cáo); - Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); - Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (để báo cáo); - Ban chỉ đạo cải cách tư pháp TW; - Ban Tổ chức TW; UBKTTW; - Ban Nội chính TW; - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Toà án nhân dân tối cao; - Bộ Nội vụ; - Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, TP trực thuộc TW; - Công báo; - Website Chính phủ; - Website Bộ Tư pháp; - Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự; - Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; - Lưu: VT, Tổng cục THADS. BỘ TRƯỞNG Hà Hùng Cường
{ "issuing_agency": "Bộ Tư pháp", "promulgation_date": "13/09/2013", "sign_number": "13/2013/TT-BTP", "signer": "Hà Hùng Cường", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-25-2012-TT-BCT-sua-doi-Thong-tu-lien-tich-14-2009-TTLT-BCT-BTC-147869.aspx
Thông tư 25/2012/TT-BCT sửa đổi Thông tư liên tịch 14/2009/TTLT-BCT-BTC mới nhất
BỘ CÔNG THƯƠNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 25/2012/TT-BCT Hà Nội, ngày 17 tháng 09 năm 2012 THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 14/2009/TTLT-BCT-BTC NGÀY 23 THÁNG 6 NĂM 2009 CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG VÀ BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN VIỆC CẤP CHỨNG NHẬN VÀ THỦ TỤC NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU KIM CƯƠNG THÔ NHẰM THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH CỦA QUY CHẾ CHỨNG NHẬN QUY TRÌNH KIMBERLEY Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương, Nghị định số 44/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung điều 3 Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ; Căn cứ Quy chế chứng nhận Quy trình Kimberley đối với kim cương thô được ký kết vào ngày 05 tháng 11 năm 2002 tại Interlaken, Thụy Sĩ; Căn cứ Thông báo ngày 14 tháng 8 năm 2012 của Chủ tịch Quy trình Kimberley về việc công nhận nước Cộng hòa Ca-mê-run là thành viên của Quy trình Kimberley; Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT-BCT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2009 của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp chứng nhận và thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô nhằm thực thi các quy định của Quy chế Chứng nhận Quy trình Kimberley như sau: Điều 1. Bổ sung danh sách các nước thành viên của Quy trình Kimberley quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT-BCT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2009 của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp chứng nhận và thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô nhằm thực thi các quy định của Quy chế Chứng nhận Quy trình Kimberley như sau: Số thứ tự: 50, tên nước thành viên: Cộng hòa Ca-mê-run, chữ viết tắt: CM Điều 2. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 10 năm 2012. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - VP Chủ tịch nước, VP Quốc hội; VP Tổng Bí thư; - Kiểm toán Nhà nước; - Cục Kiểm tra Văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Website Chính phủ; - Website Bộ Công Thương; - Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ Công Thương; - Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ Tài chính; - Tổng cục Hải quan; - Vụ Pháp chế Bộ Công Thương; - Phòng QLXNK các khu vực Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh; - Lưu: VT, XNK (15). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thành Biên
{ "issuing_agency": "Bộ Công thương", "promulgation_date": "17/09/2012", "sign_number": "25/2012/TT-BCT", "signer": "Nguyễn Thành Biên", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-214-2015-TT-BTC-co-che-chinh-sach-uu-dai-ho-tro-ngan-sach-thue-tin-dung-dau-tu-301016.aspx
Thông tư 214/2015/TT-BTC cơ chế chính sách ưu đãi hỗ trợ ngân sách thuế tín dụng đầu tư
BỘ TÀI CHÍNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 214/2015/TT-BTC Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI VỀ HỖ TRỢ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, THUẾ VÀ TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC THEO QUY ĐỊNH TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 1193/QĐ-TTG NGÀY 30/7/2015 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC THÍ ĐIỂM MỘT SỐ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ PHÁT TRIỂN VƯỜN ƯƠM CÔNG NGHỆ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - HÀN QUỐC TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 và các văn bản hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng số 31/2013/QH13 và các văn bản hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng; Căn cứ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 và các văn bản hướng dẫn Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Căn cứ Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân số 26/2012/QH13 và các văn bản hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân; Căn cứ Luật Đất đai số 45/2013/QH13 và các văn bản hướng dẫn Luật đất đai; Căn cứ Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn Luật Đầu tư; Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Căn cứ Quyết định số 1193/QĐ-TTg ngày 30/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Vườn ươm công nghệ công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc tại thành phố Cần Thơ; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn cơ chế, chính sách ưu đãi về hỗ trợ ngân sách nhà nước, thuế và tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định tại Quyết định số 1193/QĐ-TTg ngày 30/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Vườn ươm công nghệ công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc tại thành phố Cần Thơ. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này hướng dẫn cơ chế, chính sách ưu đãi về hỗ trợ ngân sách nhà nước, thuế và tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định tại Quyết định số 1193/QĐ-TTg ngày 30/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Vườn ươm công nghệ công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc tại thành phố Cần Thơ (Quyết định số 1193/QĐ-TTg). Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Vườn ươm công nghệ công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc tại thành phố Cần Thơ (Vườn ươm), các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ chức khoa học và công nghệ được thành lập theo pháp luật Việt Nam và các cá nhân có liên quan tham gia ươm tạo công nghệ tại Vườn ươm. 2. Dự án đầu tư ứng dụng công nghệ được ươm tạo thành công tại Vườn ươm (Dự án đầu tư). 3. Các cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia quản lý hoạt động của Vườn ươm. 4. Vườn ươm, doanh nghiệp ươm tạo công nghệ tại Vườn ươm và dự án đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 3 Quyết định số 1193/QĐ-TTg. Điều 3. Cơ chế hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách Nguồn vốn ngân sách hỗ trợ để xây dựng và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu Vườn ươm tại Khu công nghiệp Ô Môn thực hiện theo quy định khoản 1 Điều 4 Quyết định số 1193/QĐ-TTg và theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều 4. Chế độ quản lý, sử dụng đất của Vườn ươm 1. Vườn ươm được Nhà nước cho thuê đất để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng. Đối với phần diện tích thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì Vườn ươm có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả tiền thuê đất hàng năm; đối với phần diện tích thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì Vườn ươm có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền thuê đất hàng năm. Vườn ươm được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính áp dụng đối với Khu công nghiệp. 2. Doanh nghiệp ươm tạo công nghệ tại Vườn ươm, doanh nghiệp chủ Dự án đầu tư được thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của Vườn ươm phải sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định; được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và có các quyền nghĩa vụ theo quy định tại Điều 174, Điều 175 Luật Đất đai năm 2013. Điều 5. Ưu đãi về tín dụng 1. Dự án đầu tư sản xuất kinh doanh phát triển sản phẩm và ứng dụng công nghệ được ươm tạo thành công tại Vườn ươm mà thuộc Phụ lục I Danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu nhà nước thì được vay vốn từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định. 2. Doanh nghiệp chủ Dự án đầu tư thuộc đối tượng bảo lãnh vay vốn theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg ngày 10/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại được Ngân hàng Phát triển Việt Nam bảo lãnh vay vốn tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam theo quy định. Điều 6. Ưu đãi về chính sách thuế 1. Ưu đãi về thuế nhập khẩu a) Đối với Vườn ươm - Hàng hóa là máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được; công nghệ trong nước chưa tạo ra được; tài liệu, sách, báo, tạp chí khoa học và các nguồn tin điện tử về khoa học và công nghệ nhập khẩu phục vụ trực tiếp vào hoạt động ươm tạo công nghệ của Vườn ươm được miễn thuế nhập khẩu. - Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ phê duyệt Danh mục hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp vào hoạt động ươm tạo công nghệ của Vườn ươm để thực hiện miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm này. b) Đối với doanh nghiệp ươm tạo công nghệ tại Vườn ươm - Hàng hóa là máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được; công nghệ trong nước chưa tạo ra được; tài liệu, sách, báo, tạp chí khoa học và các nguồn tin điện tử về khoa học và công nghệ của doanh nghiệp nhập khẩu phục vụ trực tiếp vào hoạt động ươm tạo công nghệ tại Vườn ươm được miễn thuế nhập khẩu. - Vườn ươm có trách nhiệm phê duyệt Danh mục hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp vào hoạt động ươm tạo công nghệ tại Vườn ươm của doanh nghiệp để thực hiện miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm này. c) Đối với dự án đầu tư tại Vườn ươm - Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư tại Vườn ươm được ưu đãi về thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (Nghị định số 87/2010/NĐ-CP). - Vườn ươm có trách nhiệm phê duyệt Danh mục hàng hóa nhập khẩu để thực hiện miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm này. - Trường hợp cần thiết (đối với các dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư nêu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư), Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cho miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư vào khu Vườn ươm như quy định đối với dự án đầu tư vào khu công nghiệp theo quy định tại Khoản 20 Điều 12 Nghị định 87/2010/NĐ-CP của Chính phủ. d) Thủ tục, hồ sơ miễn thuế nhập khẩu, đăng ký Danh mục hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế, báo cáo kiểm tra việc sử dụng hàng hóa miễn thuế nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 103, Điều 104, Điều 105 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. đ) Ngoài các thủ tục, hồ sơ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Thông tư này, khi đăng ký Danh mục hàng hóa nhập khẩu, người khai hải quan phải cung cấp cho cơ quan hải quan Danh mục hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp vào hoạt động ươm tạo công nghệ của Vườn ươm đã được Ủy ban nhân dân thành phố cần Thơ phê duyệt; Danh mục hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp vào hoạt động ươm tạo công nghệ tại Vườn ươm của doanh nghiệp và Danh mục hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho dự án đầu tư đã được Vườn ươm phê duyệt (nộp 01 bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu). 2. Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới ươm tạo công nghệ cao trong các lĩnh vực tại Vườn ươm hoặc thu nhập doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật Công nghệ cao mà được ươm tạo thành công tại Vườn ươm được áp dụng mức thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm, miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. b) Thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động thực hiện đề tài, dự án đầu tư mới ươm tạo công nghệ trong các lĩnh vực tại Vườn ươm hoặc thu nhập doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới ứng dụng công nghệ được ươm tạo thành công tại Vườn ươm thực hiện theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. c) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mở rộng của các dự án quy định tại điểm a, b của khoản này thực hiện theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. d) Thời gian áp dụng mức thuế suất ưu đãi: Thời gian miễn, giảm thuế quy định tại khoản này thực hiện theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. đ) Thủ tục thực hiện ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính. 3. Về thuế giá trị gia tăng Chính sách thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm tạo ra từ các hoạt động ứng dụng công nghệ ươm tạo tại Vườn ươm thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn hiện hành. 4. Về thuế thu nhập cá nhân Thu nhập từ tiền lương, tiền công của các chuyên gia nghiên cứu khoa học, công nghệ phát sinh từ hoạt động hỗ trợ trực tiếp ươm tạo công nghệ tại Vườn thực hiện theo quy định của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và các văn bản hướng dẫn hiện hành. 5. Ưu đãi về tiền thuê đất a) Căn cứ Hồ sơ đề nghị miễn, giảm tiền thuê đất của Vườn ươm chuyển đến, Cục thuế thành phố Cần Thơ xác định số tiền thuê đất được miễn, giảm và ban hành quyết định miễn, giảm tiền thuê đất cho thời gian được miễn, giảm đối với Vườn ươm theo thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP. Hồ sơ, trình tự, thủ tục miễn tiền thuê đất đối với Vườn ươm thực hiện theo quy định tại Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. b) Dự án đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Quyết định số 1193/QĐ-TTg được miễn tiền thuê đất trong 5 năm đầu tiên kể từ ngày ký Hợp đồng thuê đất với Vườn ươm và giảm 50% tiền thuê đất cho 05 năm tiếp theo theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Quyết định số 1193/QĐ-TTg. - Mức ưu đãi miễn, giảm tiền thuê đất đối với các Dự án đầu tư phải được ghi cụ thể trong Hợp đồng thuê lại đất ký giữa Vườn ươm và Doanh nghiệp chủ dự án đầu tư và ghi cụ thể trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với Dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư). - Hợp đồng thuê lại đất ký giữa Vườn ươm và Doanh nghiệp chủ dự án đầu tư phải tách riêng tiền cho thuê đất được xác định theo đơn giá đất do Nhà nước cho Vườn ươm thuê để làm căn cứ xác định số tiền doanh nghiệp chủ dự án đầu tư được miễn, giảm; xác định cụ thể thời gian được miễn, giảm số tiền thuê đất theo quy định. Hợp đồng thuê đất phải gửi cho Cục thuế thành phố Cần Thơ. - Cục thuế thành phố Cần Thơ có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc miễn, giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp chủ dự án đầu tư. Điều 7. Về nội dung hỗ trợ nghiên cứu khoa học phát triển công nghệ và đào tạo nhân lực 1. Doanh nghiệp tham gia ươm tạo công nghệ tại Vườn ươm được hỗ trợ mức kinh phí tối đa theo quy định hiện hành cho các hoạt động tư vấn hỗ trợ hoạt động ươm tạo công nghệ, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với công nghệ được ươm tạo hoàn thiện tại Vườn ươm, đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ. 2. Hỗ trợ đào tạo nhân lực: a) Đối với đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn trong nước: Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nhưng không quá 04 triệu đồng/người/năm cho nhân lực quản lý và đội ngũ nghiên cứu phát triển công nghệ của các doanh nghiệp tham gia ươm tạo công nghệ tại Vườn ươm. Ngoài ra, hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ nhân lực của doanh nghiệp. b) Đối với đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn nước ngoài: Hỗ trợ tối đa 50% kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ nghiên cứu phát triển công nghệ của các doanh nghiệp tham gia ươm tạo công nghệ tại Vườn ươm theo quy định hiện hành đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức. c) Nội dung chi và mức chi đối với việc đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đề nghị thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước và Thông tư số 05/2011/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 31/3/2011 của liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 3. Hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học phát triển công nghệ cho doanh nghiệp ươm tạo công nghệ tại Vườn ươm theo định mức như sau: a) Hỗ trợ miễn phí văn phòng làm việc tại Vườn ươm nhưng không quá 60m2 và không bao gồm các chi phí dịch vụ điện, nước, thông tin liên lạc. b) Hỗ trợ tối đa 50% chi phí thuê máy móc, thiết bị của Vườn ươm. c) Hỗ trợ tối đa 50% kinh phí cho các hoạt động chuyển giao công nghệ, nghiên cứu làm chủ công nghệ, mua vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng trong quá trình thực hiện nghiên cứu thí nghiệm tại các cơ sở phòng thí nghiệm của Vườn ươm. Tổng kinh phí hỗ trợ không quá 500 triệu đồng trong một năm cho một doanh nghiệp ươm tạo tại Vườn ươm. Kinh phí hỗ trợ cho doanh nghiệp trong các hoạt động này được thực hiện theo nguyên tắc khoán chi toàn bộ đến sản phẩm cuối cùng quy định tại Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ và các văn bản hướng dẫn. Giám đốc Vườn ươm thành lập Hội đồng tư vấn độc lập xét chọn, tuyển chọn đề xuất ươm tạo công nghệ tại Vườn ươm. Giám đốc Vườn ươm phê duyệt nội dung, kinh phí và thời gian hỗ trợ nghiên cứu phát triển công nghệ, đào tạo nhân lực theo quy định hiện hành về sử dụng ngân sách nhà nước đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Thời gian ươm tạo công nghệ tại Vườn ươm được hỗ trợ kinh phí ngân sách không quá 03 năm kể từ thời điểm giao kinh phí hỗ trợ hoặc phê duyệt thực hiện. Doanh nghiệp tham gia ươm tạo tại Vườn ươm được giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định tại Thông tư số 15/2014/TT-BKHCN ngày 13/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc quy định trình tự, thủ tục giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. Điều 8. Kinh phí thực hiện 1. Kinh phí chi hoạt động của bộ máy quản lý Vườn ươm do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ cân đối, bố trí từ nguồn ngân sách địa phương; 2. Nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ đào tạo nhân lực: Bố trí từ nguồn ngân sách địa phương chi sự nghiệp đào tạo và nguồn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương (nếu có). 3. Nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ nghiên cứu khoa học phát triển công nghệ: Bố trí từ nguồn ngân sách địa phương chi sự nghiệp khoa học và công nghệ và nguồn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương (nếu có); nguồn vốn từ các Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. 4. Kinh phí chi thực hiện các hoạt động ươm tạo của Vườn ươm được cân đối, bố trí từ các nguồn vốn sau: a) Ngân sách nhà nước trung ương và địa phương: Kinh phí khoa học và công nghệ, kinh phí đầu tư phát triển, kinh phí sự nghiệp kinh tế; kinh phí sự nghiệp đào tạo; vốn ODA và các nguồn vốn hợp tác quốc tế, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. b) Vốn tín dụng từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam, các ngân hàng Thương mại và các tổ chức tín dụng. c) Kinh phí từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp: vốn tự có của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và vốn huy động khác. d) Kinh phí từ các quỹ: Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia; Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; Các quỹ khác. đ) Nguồn thu từ các hoạt động có thu của Vườn ươm bao gồm: cung cấp dịch vụ, cho thuê đất, các nguồn thu hợp pháp khác. e) Kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác. 5. Hàng năm, Vườn ươm lập kế hoạch tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện theo quy định về ngân sách nhà nước. Điều 9. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 2 năm 2016 đến ngày 31/12/2020. 2. Trường hợp các văn bản được trích dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ, các Phó TTCP; - Văn phòng TW Đảng và các ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội, - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Tòa án nhân dân TC; - Viện Kiểm sát nhân dân TC; - Kiểm toán Nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Cục Thuế, Hải quan các tỉnh, thành phố; - Công báo; - Website Chính phủ; - Website Bộ Tài chính; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VT, CST (PXNK). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Vũ Thị Mai
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "31/12/2015", "sign_number": "214/2015/TT-BTC", "signer": "Vũ Thị Mai", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-lien-tich-104-2004-TTLT-BTC-BXD-huong-dan-xac-dinh-tham-quyen-quyet-dinh-gia-tieu-thu-nuoc-sach-tai-do-thi-khu-cong-nghiep-cum-dan-nong-thon-52563.aspx
Thông tư liên tịch 104/2004/TTLT-BTC-BXD hướng dẫn xác định thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại đo thị khu công nghiệp cụm dân nông thôn
BỘ TÀI CHÍNH-BỘ XÂY DỰNG ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 104/2004/TTLT-BTC-BXD Hà Nội , ngày 08 tháng 11 năm 2004 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH CỦA BỘ TÀI CHÍNH-BỘ XÂY DỰNG SỐ 104/2004/TTLT-BTC-BXD NGÀY 8 THÁNG 11 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VÀ THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH GIÁ TIÊU THỤ NƯỚC SẠCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ, KHU CÔNG NGHIỆP, CỤM DÂN CƯ NÔNG THÔN Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng; Căn cứ Nghị định số 170/2003/ NĐ- CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá; Căn cứ Chỉ thị số 04/2004/ CT-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý cấp nước và tiêu thụ nước sạch; Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các khu đô thị, khu công nghiệp, cụm dân cư nông thôn như sau: I - NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH GIÁ TIÊU THỤ NƯỚC SẠCH Giá tiêu thụ nước sạch được xác định trên các nguyên tắc sau: 1. Giá tiêu thụ nước sạch phải được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí của giá thành toàn bộ và lợi nhuận định mức hợp lý trong quá trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ để các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nước sạch duy trì và phát triển. Giá tiêu thụ nước sạch có tác dụng khuyến khích đơn vị cấp nước sạch nâng cao chất lượng về nước sạch, nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng và phấn đấu giảm chi phí, giảm thất thoát nước; có tác dụng khuyến khích khách hàng sử dụng nước tiết kiệm. 2. Giá tiêu thụ nước sạch được xác định theo khối lượng tiêu thụ và mục đích sử dụng nước như: nước dùng cho sinh hoạt của dân cư, cơ quan hành chính, tổ chức sự nghiệp, nước dùng cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phù hợp với đặc điểm tiêu dùng nước, nguồn nước và điều kiện sản xuất nước của từng địa phương, khu vực; giá tiêu thụ nước sạch được quy định không phân biệt theo thành phần kinh tế, người Việt Nam hay người nước ngoài sống tại Việt Nam. 3. Giá tiêu thụ nước sạch được quy định thống nhất về nguyên tắc, phương pháp xác định giá. Các mức giá tiêu thụ nước sạch được xem xét điều chỉnh khi có biến động về chi phí sản xuất nước sạch, sự thay đổi về chế độ, chính sách có liên quan của Nhà nước. Giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt do Nhà nước chỉ đạo theo khung giá phù hợp với địa phương, khu vực. II - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH TOÀN BỘ VÀ GIÁ TIÊU THỤ NƯỚC SẠCH 1. Phương pháp xác định giá thành toàn bộ của sản phẩm nước sạch: Giá thành toàn bộ của sản phẩm nước sạch bao gồm các chi phí sau: STT Nội dung chi phí Ký hiệu 1 2 3 4 Chi phí vật tư trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Cộng giá thành sản xuất (1+2+3) Cvt CNC CSXC CP 5 6 Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí bán hàng Cq Cưb Giá thành toàn bộ (4+5+6) GTtb Nội dung từng khoản chi phí trên được xác định như sau: a. Chi phí vật tư trực tiếp là chi phí nguyên nhiên vật liệu, động lực sử dụng trực tiếp tạo ra sản phẩm như: tiền nước thô (đối với các doanh nghiệp phải mua nước thô), điện, phèn, clo và các vật liêu phụ cho công tác xử lý nước. Chi phí vật tư trực tiếp được xác định bằng tổng khối lượng vật tư sử dụng nhân (x) với giá vật tư tương ứng: - Khối lượng vật tư chủ yếu sử dụng xác định theo định mức sản xuất nước sạch do Bộ Xây dựng ban hành; - Giá vật tư là giá mua thực tế theo giá do Nhà nước quy định hoặc thông báo và giá thị trường hợp lý tại thời điểm tính toán (đối với những vật tư không thuộc danh mục giá do Nhà nước quy định hoặc thông báo). b. Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất như: tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, chi ăn ca, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất nước: - Chi phí tiền lương, tiền công được xác định bằng số lượng ngày công theo định mức sản xuất nước sạch do Bộ Xây dựng ban hành nhân (x) với đơn giá ngày công tương ứng (đơn giá ngày công bao gồm: tiền lương cơ bản, các khoản phụ cấp lương theo quy định của Nhà nước); - Chi phí tiền ăn giữa ca( nếu có) cho người lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định hiện hành; - Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất theo quy định hiện hành của Nhà nước. c. Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí chung phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp như: khấu hao tài sản cố định; tiền lương, phụ cấp lương, tiền ăn giữa ca( nếu có) trả cho nhân viên phân xưởng; chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng cho phân xưởng; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn của cán bộ nhân viên phân xưởng; chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. Riêng chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) được tính toán theo nguyên tắc sau: - Đối với những TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn tự bổ sung của doanh nghiệp: thực hiện việc quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ theo quy định của Bộ Tài chính và các văn bản pháp lý khác có liên quan. - Đối với những TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn vay: việc trích khấu hao TSCĐ được tính trên cơ sở thời hạn vay vốn đầu tư của dự án cấp nước. đ. Chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí chi cho bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp, các khoản chi phí có tính chất chung của toàn doanh nghiệp như: khấu hao TSCĐ phục vụ bộ máy quản lý và điều hành trong doanh nghiệp (theo nguyên tắc như ở mục chi phí sản xuất chung); chi phí tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, tiền ăn giữa ca( nếu có) trả cho ban giám đốc và nhân viên quản lý ở các phòng ban; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn của bộ máy quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu, đồ dùng cho văn phòng, các khoản thuế, phí và lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòng doanh nghiệp; các chi phí khác chung cho toàn doanh nghiệp như: chi trả lãi vay, các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, chi phí tiếp tân, giao dịch, trích nộp cấp trên, chi phí nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ, chi sáng kiến, cải tiến, chi bảo vệ môi trường, chi phí giáo dục, đào tạo, chi y tế cho người lao động của doanh nghiệp, chi phí cho lao động nữ, các khoản chi phí khác theo chế độ quy định hiện hành. d. Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí liên quan tới việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ như: khấu hao đường ống nước từ nơi sản xuất đến các hộ tiêu thụ, tiền lương, các khoản phụ cấp lương, tiền ăn giữa ca( nếu có), bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn của nhân viên bán hàng; chi phí quảng cáo, chi phí dịch vụ mua ngoài, các khoản chi phí khác theo chế độ quy định hiện hành. 2 . Giá tiêu thụ nước sạch 2.1. Sản lượng nước thương phẩm: Sản lượng nước thương phẩm được xác định như sau: SLtp =S Lsx - KLhh Trong đó: - SLtp là sản lượng nước thương phẩm ( đơn vị tính m3/ năm); - SLsx là sản lượng nước sản xuất được tính theo kế hoạch khai thác trong năm của từng nhà máy nước do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chấp thuận( đơn vị tính m3/năm); - KLhh là khối lượng nước hao hụt, thất thoát, thất thu so với sản lượng nước sản xuất (đơn vị tính m3); sản lượng nước hao hụt được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) so với sản lượng nước sản xuất, tuỳ theo từng điều kiện thực tế về thực trạng kỹ thuật và trình độ quản lý trong quá trình sản xuất và phân phối của mỗi địa phương mà có tỷ lệ hao hụt khác nhau. Tỷ lệ nước hao hụt cụ thể do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định và được đưa vào mức khoán trong giá tiêu thụ nước sạch với tỷ lệ sau: a. Đối với toàn bộ mạng cấp nước để tiêu thụ đã đưa vào sử dụng dưới 10 năm thì tỷ lệ hao hụt tối đa không vượt quá 25%. b. Đối với toàn bộ mạng cấp nước để tiêu thụ đã đưa vào sử dụng từ 10 năm trở lên, thì tỷ lệ hao hụt tối đa không vượt quá 35%. Trường hợp mạng tiêu thụ cấp nước được đưa vào sử dụng có thời gian xen lẫn ở điểm a, b nêu trên thì tỷ lệ hao hụt tối đa không vượt quá 30%. Tỷ lệ hao hụt này phải được theo dõi và điều chỉnh hàng năm theo hướng giảm dần để đạt được tỷ lệ hao hụt ở mức thấp nhất. Trường hợp đặc thù, tỷ lệ hao hụt nước do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng. 2.2. Giá tiêu thụ nước sạch bình quân Giá tiêu thụ nước sạch bình quân (chưa có thuế giá trị gia tăng) được xác định theo công thức sau: GTtb Gttbq = ( 1 + Pđm) SLtp Trong đó: - Gttbq là giá tiêu thụ bình quân (đơn vị tính: đồng/m3). - GTtb là giá thành toàn bộ nước sạch (đơn vị tính: đồng/năm). - SLtp là sản lượng nước thương phẩm (đơn vị tính: m3/năm). - Pđm là lợi nhuận định mức được quy định tỷ lệ là 3% trên giá thành toàn bộ nước sạch. 2. 3. Giá tiêu thụ nước sạch cho từng mục đích sử dụng: Căn cứ vào giá tiêu thụ nước sạch bình quân đã xác định, căn cứ vào khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt theo quy định của Bộ Tài chính và căn cứ vào cơ cấu đối tượng tiêu thụ nước sạch ở địa phương để xác định hệ số tính giá tiêu thụ nước sạch cho phù hợp, theo nguyên tắc tổng các mức giá nước bình quân gia quyền cho các đối tượng bằng mức giá nước tiêu thụ bình quân. Hệ số tính giá tiêu thụ nước sạch được xác định theo bảng sau: Mục đích sử dụng nước Lượng nước sạch sử dụng/ tháng Hệ số tính giá tối đa so với giá bình quân Mức Ký hiệu Sinh hoạt các hộ dân cư - Mức 10 m3 đầu tiên (hộ/tháng) - Từ trên 10 m3 - 20 m3 (hộ/ tháng) - Từ trên 20 m3 - 30 m3 (hộ/tháng) -Trên 30 m3 (hộ tháng) SH1 SH2 SH3 SH4 0,8 1,0 1,2 2,0 Cơ quan hành chính Theo thực tế sử dụng HC 1,0 Đơn vị sự nghiệp Theo thực tế sử dụng SN 1,2 Phục vụ mục đích công cộng Theo thực tế sử dụng CC 1,0 Hoạt động sản xuất vật chất Theo thực tế sử dụng SX 1,5 Kinh doanh dịch vụ Theo thực tế sử dụng DV 3,0 Bình quân tổng sản lượng nước thương phẩm 1,0 Trường hợp xác định được số lượng người sử dụng nước sịnh hoạt trong một hộ gia đình (kể cả nhà ở tập thể) thì có thể áp dụng tính hệ số giá theo định mức sử dụng nước theo (m3/ người/ tháng) như sau: - Mức 2,5 m3/người/tháng SH1 0,8 - Trên 2,5 m3 - 5 m3/người/tháng SH2 1,0 - Trên 5 m3 - 7,5 m3/người/tháng SH3 1,2 - Trên 7,5 m3/người/tháng SH4 2,0 Trường hợp những nơi có nguồn nước và công suất cấp nước dư thừa so với tiêu dùng thì có thể chưa thực hiện mức giá lũy tiến, nhằm khuyến khích người tiêu dùng sử dụng nước sạch, an toàn vệ sinh; mặt khác, cũng tạo điều kiện để các doanh nghiệp cấp nước phát triển mạng phân phối nước, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đối với hộ dân cư tiêu thụ nước sạch mà chưa lắp được đồng hồ đo lượng nước tiêu thụ thì tạm thời áp dụng mức thu khoán theo mức tiêu thụ cho một hộ dân cư sử dụng là 16 m3/ tháng theo giá tiêu thụ ở mức SH2. Trường hợp đặc biệt đối với địa phương có sản lượng nước sản xuất ra tiêu thụ chủ yếu cho sinh hoạt các hộ dân cư mà khi tính giá tiêu thụ nước sạch không thoả mãn hệ số tính giá tối đa theo quy định thì được phép điều chỉnh hệ số tính giá vượt hệ số tối đa áp dụng cho SH1 đầu tiên, để bảo đảm hệ số giá tiêu thụ nước sạch bình quân bằng 1. Đối với các đối tượng sử dụng nước sạch khác như: cơ quan hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ..... giá tiêu thụ nước sạch do doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nước sạch quy định, nhưng không vượt hệ số tính giá tối đa quy định tại Thông tư này. Căn cứ bảng hệ số tính giá tối đa so với giá bình quân, tuỳ theo đặc điểm tiêu thụ nước sạch, tỷ lệ sử dụng nước sạch giữa các mục đích khác nhau tại địa phương mà xác định hệ số tính giá cho phù hợp. III - THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH GIÁ TIÊU THỤ NƯỚC SẠCH VÀ QUẢN LÝ GIÁ TIÊU THỤ NƯỚC SẠCH 1. Bộ Tài chính quy định khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt áp dụng trong cả nước, phù hợp với đặc điểm sản xuất và tiêu thụ nước sạch tại các địa phương, khu vực. 2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt tại địa phương, phù hợp với khung giá nước sạch sinh hoạt theo quy định của Bộ Tài chính. Trường hợp đặc thù, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quyết định giá tiêu thụ nước sạch tăng thêm 20% mức tối đa của khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt, trường hợp tăng thêm trên 20% mức tối đa của khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt phải có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính. 3. Giám đốc doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nước sạch căn cứ nội dung Thông tư này có trách nhiệm lập và trình phương án giá tiêu thụ nước sạch để Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét quyết định giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt tại địa phương sau khi có ý kiến của Sở quản lý chuyên ngành và ý kiến thẩm định của Sở Tài chính; Căn cứ phương án giá tiêu thụ nước sạch và giá nước sạch sinh hoạt do Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh quy định, giám đốc doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nước sạch quy định giá tiêu thụ nước sạch cho các đối tượng khác bảo đảm nguyên tắc không vượt hệ số tính giá tối đa của Thông tư này. Trường hợp khách hàng không chấp nhận mức giá tiêu thụ nước sạch do doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nước sạch quy định thì một trong hai bên (hoặc cả hai bên) có quyền yêu cầu tổ chức hiệp thương giá theo quy định hiện hành. IV - TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng định kỳ hoặc đột xuất thực hiện kiểm tra việc xây dựng, ban hành và quản lý giá tiêu thụ nước sạch theo nội dung tại Thông tư này. 2. Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng (hoặc Sở Giao thông Công chính) và các sở có liên quan kiểm tra việc chấp hành thực hiện quyết định giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt, kiểm tra việc xây dựng, quyết định và thực hiện giá tiêu thụ nước sạch áp dụng cho các đối tượng sử dụng nước tại địa phương; đồng thời tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng để theo dõi và điều chỉnh khi cần thiết. 3. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nước sạch phải có kế hoạch phát triển nguồn và mạng phân phối nước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước; đồng thời phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình tiêu thụ nước sạch, thu tiền nước đúng giá và phù hợp với từng đối tượng; kịp thời có biện pháp khắc phục tình trạng thất thoát nước và chống thất thu tiền nước. 4. Tuỳ theo tình hình thực tế của việc sản xuất và tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp, cụm dân cư nông thôn trong từng thời kỳ, Bộ Tài chính phối hợp cùng Bộ Xây dựng nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung phương pháp định giá tiêu thụ nước sạch cho phù hợp. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 03/1999/TTLB/BXD-BVGCP, ngày 16/6/1999 của Bộ Xây dựng và Ban vật giá Chính phủ. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng để xem xét, bổ sung và sửa đổi cho phù hợp. Đinh Tiến Dũng (Đã ký) Trần Văn Tá (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng", "promulgation_date": "08/11/2004", "sign_number": "104/2004/TTLT-BTC-BXD", "signer": "Đinh Tiến Dũng, Trần Văn Tá", "type": "Thông tư liên tịch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-lien-tich-10-2012-TTLT-BTC-BLDTBXH-huong-dan-quan-ly-su-dung-kinh-phi-134203.aspx
Thông tư liên tịch 10/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn quản lý sử dụng kinh phí
BỘ TÀI CHÍNH- BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 10/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2012 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM GIAI ĐOẠN 2011-2015 Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Thực hiện Quyết định số 679/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011-2015 (sau đây gọi tắt là Quyết định số 679/QĐ-TTg); Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011-2015 (sau đây gọi tắt là Chương trình) như sau: Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng 1. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị sử dụng nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình. 2. Trường hợp các đơn vị sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại hoặc nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho công tác phòng, chống mại dâm thì thực hiện theo quy định hiện hành của nhà tài trợ hướng dẫn riêng cho các nguồn vốn này hoặc theo quy định của cơ quan chủ quản sau khi có sự thoả thuận của đại diện nhà tài trợ và Bộ Tài chính (nếu có); trường hợp nhà tài trợ hoặc đại diện nhà tài trợ và Bộ Tài chính không có quy định riêng thì áp dụng theo quy định tại Thông tư này. Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện 1. Ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi ngân sách của các Bộ, ngành, địa phương theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật, cụ thể: a) Ngân sách trung ương: - Bảo đảm kinh phí cho các Bộ, cơ quan trung ương thực hiện nhiệm vụ được giao theo Quyết định số 679/QĐ-TTg. - Hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phương trọng điểm về tệ nạn mại dâm nhưng chưa tự cân đối được ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ sau: + Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức tại cộng đồng. + Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, triệt phá ổ nhóm hoạt động mại dâm. + Xây dựng các mô hình tại cộng đồng nhằm hỗ trợ giúp đỡ người bán dâm trong phòng, chống HIV/AIDS và tái hòa nhập cộng đồng. + Xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh, không có tệ nạn mại dâm; phòng ngừa và giảm thiểu tác hại của tệ nạn mại dâm đối với đời sống xã hội. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành tiêu chí, xác định danh mục các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trọng điểm về tệ nạn mại dâm. b) Các địa phương chủ động bố trí ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp để đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phòng, chống mại dâm trên địa bàn theo Chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011-2015 đã được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phê duyệt. 2. Nguồn viện trợ quốc tế (nếu có) cho các hoạt động của Chương trình. 3. Nguồn huy động xã hội, cộng đồng tham gia Chương trình. 4. Các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Điều 3. Nội dung, mức chi của Chương trình 1. Chi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống mại dâm; xây dựng bộ chỉ số đánh giá, giám sát chương trình phòng, chống tệ nạn mại dâm. Nội dung và mức chi thực hiện theo Thông tư liên tịch số 192/2010/TTLT-BTC-BTP-VPCP ngày 02/12/2010 của Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp - Văn phòng Chính phủ hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật và Thông tư liên tịch số 09/2007/TTLT-BTP-BTC ngày 15/11/2007 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính về hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). 2. Chi công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong công tác phòng, chống mại dâm: a) Chi tổ chức các chiến dịch tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phòng, chống mại dâm, bao gồm: - Chi sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình theo hình thức hợp đồng giữa cơ quan tuyên truyền và cơ quan thông tin đại chúng. - Chi sản xuất, nhân bản và phát hành các ấn phẩm truyền thông. - Chi hỗ trợ xây dựng bộ công cụ truyền thông về phòng, chống mại dâm. Việc lựa chọn hình thức, nội dung tuyên truyền, chương trình truyền thông do Thủ trưởng cơ quan thực hiện nhiệm vụ truyền thông quyết định trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền giao và thực hiện theo quy định tại Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14/03/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. b) Chi tổ chức các cuộc thi tìm hiểu và phổ biến chính sách, pháp luật về phòng, chống mại dâm do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung và mức chi thực hiện theo Thông tư số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14/5/2010 của Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. c) Chi hỗ trợ hoạt động truyền thông về phòng, chống mại dâm tại xã, phường: - Hỗ trợ tài liệu truyền thông. - Truyền thanh tại xã, phường (biên tập, phát thanh). Mức chi biên tập 75.000 đồng/trang 350 từ; bồi dưỡng phát thanh viên 15.000 đồng/lần. - Làm mới, sửa chữa pa nô, áp phích, khẩu hiệu. Mức chi căn cứ theo giá thị trường tại địa phương và chứng từ chi tiêu hợp pháp. - Hỗ trợ xây dựng mô hình truyền thông về phòng, chống mại dâm; nếp sống văn minh, hành vi tình dục lành mạnh, an toàn ở các địa bàn xã, phường trọng điểm. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ cụ thể phù hợp với dự toán được giao và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. d) Chi thiết lập mạng lưới cộng tác viên truyền thông về phòng, chống mại dâm bao gồm: - Chi thù lao cho các cộng tác viên truyền thông về phòng, chống mại dâm tại các xã, phường, thị trấn. Mức chi do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định trên cơ sở lồng ghép với các hoạt động truyền thông khác. - Chi họp sơ kết, tổng kết mạng lưới cộng tác viên truyền thông về phòng, chống mại dâm. Nội dung và mức chi thực hiện theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi tắt là Thông tư số 97/2010/TT-BTC). 3. Chi hỗ trợ công tác kiểm tra, thanh tra, điều tra, triệt phá ổ nhóm hoạt động mại dâm: a) Chi chế độ công tác phí: Nội dung và mức chi thực hiện theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC. Ngoài chế độ công tác phí, trong những ngày kiểm tra, thanh tra, điều tra, triệt phá ổ nhóm hoạt động mại dâm được bồi dưỡng 100.000 đồng/người/ngày. b) Chi chế độ làm đêm, thêm giờ: - Mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 5/01/2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ công chức, viên chức. - Đối với thành viên Đội kiểm tra liên ngành các cấp đi kiểm tra ngoài giờ và ban đêm được chi tiền làm đêm, thêm giờ cho thời gian thực tế làm việc. Cơ quan chủ trì kiểm tra chịu trách nhiệm chi trả tiền làm đêm, thêm giờ; cơ quan cử người tham gia Đội kiểm tra liên ngành không phải chi trả tiền làm đêm, thêm giờ cho cán bộ của cơ quan. - Đối với người không hưởng lương từ ngân sách được điều động tham gia hoạt động triệt phá ổ nhóm hoạt động mại dâm được chi trả thù lao tối đa 200.000 đồng/người/ngày; 300.000 đồng/người/đêm. c) Đối với các hoạt động đặc thù liên quan đến nhiệm vụ của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng. 4. Chi tổ chức hội nghị tập huấn, hội nghị sơ kết, tổng kết Chương trình. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC. 5. Chi kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động của Chương trình. Nội dung và mức chi thực hiện theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC. Đối với đoàn công tác liên ngành do các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương tổ chức, cơ quan, đơn vị chủ trì đoàn công tác chịu trách nhiệm chi chế độ công tác phí cho các thành viên trong đoàn. Để tránh chi trùng lặp, cơ quan, đơn vị chủ trì đoàn công tác cần thông báo rõ trong giấy triệu tập cho cơ quan, đơn vị cử người đi công tác biết việc không phải thanh toán các khoản chi nêu trên. 6. Chi khảo sát, điều tra thống kê để xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành về phòng, chống mại dâm theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại các khoản 2, 3 và 4, Điều 10 Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13/2/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê. Nội dung và mức chi thực hiện theo Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê. 7. Chi xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành về phòng, chống mại dâm. Nội dung và mức chi thực hiện theo Thông tư số 137/2007/TT-BTC ngày 28/11/2007 của Bộ Tài chính về hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử và Thông tư liên tịch số 43/2008/TTLT-BTC-BTTTT ngày 26/5/2008 của Bộ Tài chính và Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí chi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). 8. Chi xây dựng giáo trình, tài liệu tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực về công tác thanh tra, kiểm tra; giáo trình giảng dạy về nếp sống văn minh, hành vi tình dục lành mạnh, an toàn cho đội ngũ giảng viên. Nội dung và mức chi áp dụng theo quy định xây dựng giáo trình cho các ngành đào tạo đại học, cao đẳng tại Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17/6/2009 của Bộ Tài chính quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp. 9. Chi đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ về công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm; tham mưu điều phối các hoạt động về phòng, chống tệ nạn mại dâm và giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình; kiến thức và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn về phòng, chống mại dâm; nếp sống văn minh, hành vi tình dục lành mạnh, an toàn; kiến thức về phòng ngừa HIV và các bệnh lây qua đường tình dục. Nội dung và mức chi thực hiện theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). 10. Chi hợp tác quốc tế về phòng, chống mại dâm để tăng cường năng lực và triển khai các hoạt động của Chương trình. Nội dung và mức chi thực hiện theo Thông tư số 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí và Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). 11. Chi nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chuyên sâu, nghiên cứu đánh giá, tác động của mại dâm trong phát triển kinh tế xã hội. Nội dung và mức chi thực hiện theo Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-BKH&CN ngày 4/10/2006 của Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chế độ khoán kinh phí thực hiện đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước và Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT/BTC-BKH&CN ngày 7/5/2007 của Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). 12. Chi hỗ trợ xây dựng thí điểm mô hình phòng ngừa, trợ giúp làm giảm tổn thương, phòng, chống lây nhiễm HIV tại cộng đồng; mô hình cơ sở hỗ trợ người bán dâm tái hòa nhập cộng đồng: a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn xây dựng thí điểm mô hình phòng ngừa, trợ giúp làm giảm tổn thương, phòng, chống lây nhiễm HIV tại cộng đồng; mô hình cơ sở hỗ trợ người bán dâm tái hòa nhập cộng đồng. b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn, quyết định danh sách các xã, phường, thị trấn là địa bàn thực hiện thí điểm mô hình phòng ngừa, trợ giúp làm giảm tổn thương, phòng, chống lây nhiễm HIV tại cộng đồng; mô hình cơ sở hỗ trợ người bán dâm tái hòa nhập cộng đồng gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp. c) Nội dung và mức chi cụ thể của các mô hình: Tuỳ theo yêu cầu, điều kiện cụ thể và dự toán được giao, căn cứ vào nội dung hoạt động của từng mô hình và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nội dung và mức chi của từng mô hình cụ thể theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. 13. Chi hỗ trợ hoạt động xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn mại dâm; phòng ngừa và giảm thiểu tác hại liên quan đến tệ nạn mại dâm đối với đời sống xã hội. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định địa bàn xã, phường, thị trấn trọng điểm và căn cứ dự toán được giao để thực hiện và quyết định mức hỗ trợ cụ thể. 14. Chi khen thưởng cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân thực hiện tốt mục tiêu của Chương trình theo quyết định khen thưởng của cấp có thẩm quyền. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn Luật. Điều 4. Lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước Việc lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán kinh phí thực hiện Chương trình theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn; Thông tư này hướng dẫn cụ thể thêm một số nội dung sau: 1. Lập, phân bổ và giao dự toán: a) Kinh phí thực hiện Chương trình của các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương được bố trí trong lĩnh vực chi đảm bảo xã hội theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. Hàng năm, cùng với thời gian lập dự toán ngân sách nhà nước, các Bộ, cơ quan Trung ương và các ban, ngành ở địa phương căn cứ vào nhiệm vụ được giao về công tác phòng, chống mại dâm lập dự toán kinh phí thực hiện Chương trình gửi cơ quan lao động - thương binh và xã hội, cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật. b) Đối với những tỉnh thuộc danh mục trọng điểm về tệ nạn mại dâm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và chưa tự cân đối được ngân sách: căn cứ nhiệm vụ được hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 2 và nội dung, mức chi quy định tại Thông tư này, lập dự toán gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. c) Hàng năm, trên cơ sở dự toán của các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát, tổng hợp dự toán của các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương (phần kinh phí thực hiện Chương trình từ nguồn ngân sách trung ương) gửi Bộ Tài chính để xem xét, tổng hợp vào dự toán ngân sách của các Bộ, ngành và địa phương, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. d) Hàng năm, căn cứ khả năng ngân sách trung ương và tình hình thực hiện Chương trình năm trước, Bộ Tài chính thông báo tổng mức kinh phí thực hiện Chương trình do ngân sách trung ương đảm bảo cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để làm cơ sở xây dựng phương án phân bổ cho các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương gửi Bộ Tài chính tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định để giao dự toán cho các Bộ, cơ quan trung ương và bổ sung có mục tiêu cho các địa phương. đ) Căn cứ dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị có nhiệm vụ thực hiện Chương trình theo quy định hiện hành. 2. Quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí: Các nguồn kinh phí của Chương trình được quản lý, sử dụng và quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí của Chương trình phải mở sổ sách kế toán để ghi chép, hạch toán và quyết toán các nguồn kinh phí của Chương trình theo quy định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Quyết toán kinh phí Chương trình được tổng hợp vào quyết toán ngân sách hàng năm của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo quy định. Các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện Chương trình định kỳ 6 tháng, hàng năm và năm năm gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Điều 5. Điều khoản thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 5 tháng 3 năm 2012. 2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./. KT. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THỨ TRƯỞNG Nguyễn Trọng Đàm KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thị Minh Nơi nhận: - Ban Bí thư TW, Thủ tướng Chính phủ, các Phó TTCP; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - VP Quốc hội, VP Chủ tịch nước, VP Chính phủ; - Văn phòng BCĐTW về phòng chống tham nhũng; - Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Sở LĐTBXH, Sở Tài chính các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp; - Công báo; - Website Chính phủ,Website BTC- Bộ LĐTBXH; - Các đơn vị thuộc BTC, Bộ LĐTBXH; - Lưu VT: Bộ Tài chính, Bộ LĐTBXH.
{ "issuing_agency": "Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính", "promulgation_date": "19/01/2012", "sign_number": "10/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH", "signer": "Nguyễn Trọng Đàm, Nguyễn Thị Minh", "type": "Thông tư liên tịch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-06-2011-TT-BTC-sua-doi-Thong-tu-103-2007-TT-BTC-118045.aspx
Thông tư 06/2011/TT-BTC sửa đổi Thông tư 103/2007/TT-BTC
BỘ TÀI CHÍNH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 06/2011/TT-BTC Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2011 THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ 103/2007/TT-BTC NGÀY 29/8/2007 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 59/2007/QĐ-TTG NGÀY 07/5/2007 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC VÀ CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP VÀ CÔNG TY NHÀ NƯỚC Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Căn cứ Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; Căn cứ Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và công ty nhà nước; Căn cứ Quyết định số 61/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và công ty nhà nước; Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 103/2007/TT-BTC ngày 29/8/2007 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và công ty nhà nước (sau đây gọi tắt là Thông tư số 103/2007/TT-BTC) như sau: Điều 1. Sửa đổi khoản 1, khoản 2 và khoản 3 phần I Thông tư số 103/2007/TT-BTC như sau: “1. Thông tư này hướng dẫn việc trang bị xe ô tô phục vụ công tác theo tiêu chuẩn, định mức quy định cho các chức danh lãnh đạo; chế độ khoán kinh phí và sử dụng dịch vụ cung ứng xe của thị trường đảm bảo phương tiện đi lại cho các chức danh có tiêu chuẩn; chế độ trang bị, quản lý sử dụng phương tiện đi lại phục vụ công tác trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được ngân sách nhà nước bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp công lập, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của nhà nước (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị, tổ chức) và các công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. 2. Xe ô tô thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này là xe ô tô phục vụ công tác từ 16 chỗ ngồi trở xuống và xe ô tô chuyên dùng (gọi chung là xe ô tô) được hình thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, có nguồn gốc ngân sách nhà nước và nguồn vốn của công ty do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (kể cả nguồn vốn vay, viện trợ, quà biếu của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước hoặc được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật). 3. Đối với xe ô tô trên 16 chỗ ngồi, xe chở khách, xe ô tô tải, trường hợp xác định là xe ô tô chuyên dùng thì được trang bị, quản lý, sử dụng theo hướng dẫn tại Thông tư này.” Điều 2. Sửa đổi, bổ sung mục I phần II Thông tư số 103/2007/TT-BTC như sau: “I. Hướng dẫn việc trang bị, thay thế xe ô tô cho các chức danh quy định tại Điều 8, Điều 10 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg như sau: 1. Các trường hợp được trang bị thay thế gồm: a) Xe ô tô đã quá thời gian sử dụng (trên 10 năm) theo chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nuớc, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29/5/2008 của Bộ Tài chính mà không thể tiếp tục sử dụng. b) Xe ô tô đã sử dụng ít nhất 250.000 km (đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo và vùng đặc biệt khó khăn là 200.000 km) mà không thể tiếp tục sử dụng. c) Xe ô tô có giá trị còn lại trên sổ sách kế toán dưới 20% nguyên giá nhưng bị hư hỏng và phải sửa chữa lớn mới đảm bảo an toàn khi vận hành theo kiểm định của cơ quan có chức năng của nhà nước. d) Xe ô tô đã điều chuyển theo đúng thẩm quyền cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác để mang lại hiệu quả sử dụng cao hơn. Việc trang bị thay thế xe ô tô phục vụ công tác không được vượt quá số xe ô tô mà cơ quan, đơn vị, tổ chức có trước khi thực hiện việc xử lý xe ô tô quy định tại điểm a, b, c và d khoản này. 2. Việc trang bị thay thế xe ô tô được thực hiện dưới 02 hình thức: a) Nhận điều chuyển xe ô tô từ các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác; b) Mua mới, nếu không có xe ô tô để nhận điều chuyển. 3. Trường hợp thanh lý theo hình thức bán thì số tiền bán xe sau khi trừ đi các chi phí hợp lý liên quan có hóa đơn, chứng từ theo quy định được xử lý như sau: nộp vào ngân sách nhà nước đối với các cơ quan hành chính và ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của nhà nước; bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.” Điều 3. Hướng dẫn việc trang bị, thay thế xe ô tô của công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quy định tại Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg như sau: 1. Các chức danh được sử dụng 01 xe ô tô đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc hàng ngày và đi công tác; mức giá mua tối đa 840 triệu đồng/xe gồm: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc của Công ty mẹ - Tập đoàn kinh tế nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc quyết định chuyển đổi từ Công ty nhà nước (sau đây gọi chung là quyết định thành lập) và các chức danh tương đương. 2. Các chức danh được sử dụng xe ô tô khi đi công tác (không bố trí xe đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc); mức giá mua tối đa 720 triệu đồng/xe gồm: a) Ủy viên Hội đồng thành viên, Phó Tổng giám đốc của Công ty mẹ - Tập đoàn kinh tế nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và các chức danh tương đương; b) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Uỷ viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc công ty mẹ - Tổng công ty do Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập và các chức danh tương đương; c) Chủ tịch Hội đồng thành viên (Chủ tịch Công ty), Giám đốc, Phó giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập và các chức danh tương đương. 3. Xe ô tô phục vụ công tác chung phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được trang bị với giá mua tối đa không vượt quá 720 triệu đồng/xe, nếu phải mua xe 02 cầu không vượt quá 1.040 triệu đồng/xe. 4. Việc trang bị thay thế xe ô tô phục vụ công tác tại các công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản tại doanh nghiệp và khả năng tài chính của công ty do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu quyết định. Điều 4. Sửa đổi khoản 2 mục II phần II Thông tư số 103/2007/TT-BTC như sau: “2. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia; các dự án đầu tư nhóm A, nhóm B theo tuyến, thực hiện trên địa bàn từ hai (02) tỉnh, thành phố trở lên hoặc dự án triển khai trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thuộc danh mục các địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư nhưng các chức danh lãnh đạo không đủ mức hệ số phụ cấp lãnh đạo theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg thì cũng được trang bị xe ô tô từ nguồn xe điều chuyển để phục vụ công tác. Trường hợp không có xe điều chuyển thì được mua mới xe ô tô; mức giá tối đa 720 triệu đồng/xe. Đối với địa bàn phải mua xe 2 cầu thì mức giá tối đa 1.040 triệu đồng/xe. Nguồn kinh phí mua xe bố trí từ kinh phí hoạt động của Ban quản lý dự án được cấp có thẩm quyền giao.” Điều 5. Sửa đổi khoản 2 mục III phần II Thông tư số 103/2007/TT-BTC như sau: “3. Căn cứ dự toán ngân sách được duyệt hàng năm, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương quyết định việc mua sắm, trang bị xe ô tô chuyên dùng (số lượng, chủng loại, mức giá) đối với các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý trên cơ sở số lượng, chủng loại xe chuyên dùng đã thoả thuận với Bộ Tài chính; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc mua sắm, trang bị xe ô tô chuyên dùng (số lượng, chủng loại, mức giá) đối với các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý trên cơ sở số lượng, chủng loại xe chuyên dùng đã được Thường trực Hội đồng nhân dân chấp thuận.” Điều 6. Sửa đổi mục IV phần II Thông tư số 103/2007/TT-BTC như sau: “IV. Hướng dẫn về giá mua xe theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 1 Quyết định số 61/2010/QĐ-TTg như sau: 1. Trường hợp có nhu cầu cần thiết phải trang bị xe ô tô cho các chức danh có tiêu chuẩn và xe phục vụ công tác cho các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có giá cao hơn mức giá quy định tại khoản 3 Điều 1 Quyết định số 61/2010/QĐ-TTg thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Công ty xem xét, quyết định; song mức vượt tối đa không quá 5% so với mức giá quy định. 2. Trong các trường hợp sau đây Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trang bị xe có giá cao hơn mức quy định tại khoản 3 Điều 1 Quyết định số 61/2010/QĐ-TTg song mức vượt tối đa không quá 15% sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính: - Trường hợp mua xe 02 cầu phục vụ công tác của các đồng chí lãnh đạo quy định tại Điều 5, Điều 6 Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg. - Trường hợp mua xe ô tô phục vụ công tác đối ngoại.” Điều 7. Điều khoản thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 2011. 2. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./. Nơi nhận: - Văn phòng Trung ương và các ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước: - Văn phòng Chính phủ; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Toà án nhân dân tối cao; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - Kiểm toán nhà nước; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể: - Các Tập đoàn, TCT do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Công báo; - Website Chính phủ; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Website Bộ Tài chính; - Lưu: VT, QLCS. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Hữu Chí
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "14/01/2011", "sign_number": "06/2011/TT-BTC", "signer": "Nguyễn Hữu Chí", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Thong-tu-46-2020-TT-BTTTT-Dinh-muc-khao-sat-dau-tu-he-thong-kiem-soat-tan-so-vo-tuyen-dien-463634.aspx
Thông tư 46/2020/TT-BTTTT Định mức khảo sát đầu tư hệ thống kiểm soát tần số vô tuyến điện mới nhất
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 46/2020/TT-BTTTT Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2020 THÔNG TƯ BAN HÀNH ĐỊNH MỨC KHẢO SÁT ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009; Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư ban hành Định mức khảo sát đầu tư xây dựng hệ thống kiểm soát tần số vô tuyến điện. Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Định mức khảo sát đầu tư xây dựng hệ thống kiểm soát tần số vô tuyến điện. Điều 2. Phạm vi điều chỉnh Định mức khảo sát đầu tư xây dựng hệ thống kiểm soát tần số vô tuyến điện quy định mức hao phí trực tiếp về lao động, vật liệu, máy thi công sử dụng để làm căn cứ xác định chi phí trong công tác khảo sát đầu tư xây dựng hệ thống kiểm soát tần số vô tuyến điện. Điều 3. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án kiểm soát tần số vô tuyến điện sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án đầu xây dựng theo hình thức đối tác công tư (PPP). Điều 4. Quy định chuyển tiếp 1. Đối với trường hợp tổng mức đầu tư hoặc dự toán xây dựng đã được thẩm định hoặc phê duyệt trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư này, phải được cập nhật định mức tại bước quản lý chi phí tiếp theo như dự toán xây dựng theo thiết kế kỹ thuật hoặc dự toán theo bản vẽ thiết kế thi công hoặc cập nhật giá gói thầu. 2. Đối với các gói thầu xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng đã phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng chưa đóng thầu trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư này, Người quyết định đầu tư xem xét, quyết định việc áp dụng các quy định tại Thông tư này để thực hiện. 3. Trường hợp gói thầu xây dựng đã đóng thầu, hoặc đã lựa chọn được nhà thầu, hoặc đã ký kết hợp đồng trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư này, thì thực hiện theo nội dung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, nội dung hợp đồng đã ký kết. Điều 5. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 2021. 2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c); - Văn phòng TW Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Cơ quan TW của các đoàn thể; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dấn tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Cổng TTĐT Chính phủ; - Bộ TTTT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng; các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ; cổng TTĐT của Bộ; - Lưu: VT, KHTC. BỘ TRƯỞNG Nguyễn Mạnh Hùng ĐỊNH MỨC KHẢO SÁT ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2020/TT-BTTTT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) Phần I HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG Định mức khảo sát đầu tư xây dựng hệ thống kiểm soát tần số vô tuyến điện là định mức kinh tế - kỹ thuật thể hiện mức hao phí về vật liệu, nhân công, máy sử dụng để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác khảo sát từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc công tác khảo sát theo đúng yêu cầu kỹ thuật, quy trình, quy phạm quy định. Định mức khảo sát đầu tư xây dựng hệ thống kiểm soát tần số vô tuyến điện được lập trên cơ sở các quy chuẩn tần số vô tuyến điện và khảo sát xây dựng đang được áp dụng theo quy định hiện nay có tính đến những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong khảo sát xây dựng hệ thống kiểm soát tần số vô tuyến điện. 1. Nội dung định mức khảo sát Định mức kinh tế - kỹ thuật này bao gồm các nội dung sau: a) Mức hao phí vật liệu trực tiếp: Là số lượng từng loại vật liệu để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác khảo sát; tính theo đơn vị tính phù hợp đối với loại vật liệu; b) Mức hao phí lao động trực tiếp: Là số lượng ngày công lao động trực tiếp để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác khảo sát, tính theo cấp bậc bình quân của lao động trực tiếp thực hiện công tác khảo sát; c) Mức hao phí máy thi công trực tiếp: Là số ca sử dụng máy và thiết bị trực tiếp để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác khảo sát. Mỗi định mức để hoàn thành khối lượng công việc trong công tác khảo sát được trình bày gồm các nội dung: Thành phần công việc, điều kiện kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công, thành phần hao phí và được xác định theo đơn vị tính phù hợp để thực hiện công tác khảo sát. 2. Kết cấu định mức khảo sát Định mức khảo sát đầu tư xây dựng hệ thống kiểm soát tần số vô tuyến điện được trình bày tại Phần II, gồm 6 mục: Mục 1: Công tác khảo sát vật cản. Mục 2: Công tác khảo sát khu vực xung quanh vị trí đặt trạm. Mục 3: Công tác khảo sát vị trí địa lý. Mục 4: Công tác thu thập số liệu môi trường xung quanh. Mục 5: Công tác khảo sát các nguồn phát xạ xung quanh vị trí đặt trạm. Mục 6: Công tác khảo sát cơ sở hạ tầng. 3. Hướng dẫn áp dụng định mức a) Định mức khảo sát đầu tư xây dựng hệ thống kiểm soát tần số vô tuyến điện được áp dụng để xác định đơn giá, làm cơ sở lập dự toán chi phí khảo sát, tổng mức đầu tư và quản lý chi phí đầu tư xây dựng hệ thống kiểm soát tần số vô tuyến điện. Khi lập đơn giá dự toán ngoài việc xác định các chi phí trực tiếp theo định mức, cần tính bổ sung các chi phí khác (nếu có); b) Trường hợp có nội dung của công tác khảo sát nhưng chưa được quy định định mức tại Định mức khảo sát đầu tư xây dựng hệ thống kiểm soát tần số vô tuyến điện thì áp dụng theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng hoặc của các cơ quan có thẩm quyền khác; c) Đối với các công tác khảo sát mới chưa có trong tập định mức này thì chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan căn cứ theo yêu cầu kỹ thuật, điều kiện khảo sát và phương pháp xây dựng định mức theo quy định hiện hành để xây dựng định mức bổ sung và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Phần II ĐỊNH MỨC KHẢO SÁT ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN Mục 1. CÔNG TÁC KHẢO SÁT VẬT CẢN 1. Thành phần công việc: - Nghiên cứu nhiệm vụ, lập đề cương cho công tác khảo sát vật cản. - Xác định vi trí vật cản, điểm đo. - Lựa chọn vị trí thực hiện công tác khảo sát. - Chuẩn bị, triển khai các thiết bị đo khảo sát. - Tiến hành đo xác định độ cao vật cản bằng máy đo khoảng cách. - Thao tác nội nghiệp tính toán xác định độ cao vật cản, góc nghiêng, độ dốc, xác định khoảng cách từ điểm dự kiến đặt trạm đến vật cản. - Hoàn thiện, báo cáo kết quả. 2. Các bảng mức a) Khảo sát vật cản là công trình xây dựng: - Vật cản là công trình xây dựng bao gồm: + Công trình xây dựng dân dụng: nhà ở, chung cư, văn phòng, trường học,... + Công trình xây dựng công nghiệp: nhà máy, xí nghiệp sản xuất, khu công nghiệp,... + Công trình xây dựng giao thông: cầu thép, cầu bê tông cốt thép, cáp treo,... + Công trình xây dựng hạ tầng: cột điện, trạm điện, đường dây, tháp ăng-ten,... + Sân bay, đường sắt,... - Bảng mức: Đơn vị tính: 1 điểm Mã hiệu Tên công tác Thành phần công việc Đơn vị Trị số mức TS.11010 Khảo sát vật cản là công trình xây dựng Nhân công Kỹ sư bậc 4/9 Công 0,38 Kỹ sư bậc 2/9 Công 0,38 Máy thi công Máy đo khoảng cách Ca 0,083 b) Khảo sát vật cản cản là rừng cây: Đơn vị tính: 1 điểm Mã hiệu Tên công tác Thành phần công việc Đơn vị Trị số mức TS.11020 Khảo sát vật cản là rừng cây Nhân công Kỹ sư bậc 4/9 Công 0,395 Kỹ sư bậc 2/9 Công 0,395 Máy thi công Máy đo khoảng cách Ca 0,09 c) Khảo sát vật cản cản là đồi núi: Đơn vị tính: 1 điểm Mã hiệu Tên công tác Thành phần công việc Đơn vị Trị số mức TS.11030 Khảo sát vật cản là đồi núi Nhân công Kỹ sư bậc 4/9 Công 0,39 Kỹ sư bậc 2/9 0,39 Máy thi công Máy đo khoảng cách Ca 0,096 d) Khảo sát vật cản cản là sông ngòi, ao hồ: Đơn vị tính: 1 điểm Mã hiệu Tên công tác Thành phần công việc Đơn vị Trị số mức TS.11040 Khảo sát vật cản là sông ngòi, ao hồ Nhân công Kỹ sư bậc 4/9 Công 0,325 Kỹ sư bậc 2/9 0,325 Máy thi công Máy đo khoảng cách Ca 0,072 Ghi chú: - Đối với công tác khảo sát để đặt ăng-ten định hướng sóng ngắn (HFDF), định mức khảo sát vật cản được điều chỉnh với hệ số 1,3. - Đối với công tác khảo sát để đặt trạm vệ tinh, định mức khảo sát vật cản được điều chỉnh với hệ số 1,5. Mục 2. CÔNG TÁC KHẢO SÁT KHU VỰC XUNG QUANH VỊ TRÍ ĐẶT TRẠM 1. Thành phần công việc - Nghiên cứu nhiệm vụ, lập đề cương cho công tác khảo sát khu vực xung quanh vị trí đặt trạm. - Xác định bán kính khu vực cần khảo sát. - Chuẩn bị, triển khai các thiết bị tác nghiệp. - Tiến hành di chuyển, quan sát, chụp ảnh, khảo sát các thông tin liên quan như: diện tích khu khảo sát, chụp ảnh các vật cản quan sát được, các trạm thu phát trên địa bàn khảo sát, các kết cấu kim loại, mật độ dân cư, mật độ các phương tiện giao thông, khảo sát cơ sở hạ tầng (đường điện, đường viễn thông, đường giao thông...). - Tập hợp thông tin, hoàn thiện, báo cáo kết quả. 2. Các bảng mức a) Khảo sát khu vực xung quanh vị trí đặt trạm, bán kính khảo sát ≤ 1 km: Đơn vị: 1 lần khảo sát Mã hiệu Tên công tác Thành phần công việc Đơn vị Trị số mức Cấp địa hình I II III TS.12010 Khảo sát khu vực xung quanh vị trí đặt trạm, bán kính khảo sát ≤ 1 km Nhân công Kỹ sư bậc 4/9 Công 0,54 0,58 0,59 Kỹ sư bậc 2/9 Công 0,54 0,58 0,59 Máy thi công Ô tô 7 chỗ Ca 0,046 0,067 0,082 b) Khảo sát khu vực xung quanh vị trí đặt trạm, bán kính khảo sát ≤ 2 km: Đơn vị: 1 lần khảo sát Mã hiệu Tên công tác Thành phần công việc Đơn vị Trị số mức Cấp địa hình I II III TS.12020 Khảo sát khu vực xung quanh vị trí đặt trạm, bán kính khảo sát <\≤ 2 km Nhân công Kỹ sư bậc 4/9 Công 0,59 0,63 0,64 Kỹ sư bậc 2/9 Công 0,59 0,63 0,64 Máy thi công Ô tô 7 chỗ Ca 0,088 0,102 0,121 c) Khảo sát khu vực xung quanh vị trí đặt trạm, bán kính khảo sát ≤ 3 km: Đơn vị: 1 lần khảo sát Mã hiệu Tên công tác Thành phần công việc Đơn vị Trị số mức Cấp địa hình I II III TS.12030 Khảo sát khu vực xung quanh vị trí đặt trạm, bán kính khảo sát ≤ 3 km Nhân công Kỹ sư bậc 4/9 Công 0,63 0,68 0,69 Kỹ sư bậc 2/9 Công 0,63 0,68 0,69 Máy thi công Ô tô 7 chỗ Ca 0,129 0,145 0,162 d) Khảo sát khu vực xung quanh vị trí đặt trạm, bán kính khảo sát ≤ 4 km: Đơn vị: 1 lần khảo sát Mã hiệu Tên công tác Thành phần công việc Đơn vị Trị số mức Cấp địa hình I II III TS.12040 Khảo sát khu vực xung quanh vị trí đặt trạm, bán kính khảo sát ≤ 4 km Nhân công Kỹ sư bậc 4/9 Công 0,68 0,73 0,75 Kỹ sư bậc 2/9 Công 0,68 0,73 0,75 Máy thi công Ô tô 7 chỗ Ca 0,171 0,193 0,215 đ) Khảo sát khu vực xung quanh vị trí đặt trạm, bán kính khảo sát ≤ 5 km: Đơn vị: 1 lần khảo sát Mã hiệu Tên công tác Thành phần công việc Đơn vị Trị số mức Cấp địa hình I II III TS.12050 Khảo sát khu vực xung quanh vị trí đặt trạm, bán kính khảo sát ≤ 5 km Nhân công Kỹ sư bậc 4/9 Công 0,72 0,77 0,78 Kỹ sư bậc 2/9 Công 0,72 0,77 0,78 Máy thi công Ô tô 7 chỗ Ca 0,229 0,247 0,265 Ghi chú: - Đối với công tác khảo sát để đặt ăng-ten định hướng sóng ngắn (HFDF), định mức khảo sát khu vực xung quanh vị trí đặt trạm được điều chỉnh với hệ số 1,3. - Đối với công tác khảo sát để đặt trạm vệ tinh, định mức khảo sát khu vực xung quanh vị trí đặt trạm được điều chỉnh với hệ số 1,5. Mục 3. CÔNG TÁC KHẢO SÁT VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 1. Thành phần công việc: - Nghiên cứu nhiệm vụ, lập đề cương cho công tác khảo sát vị trí địa lý tại vị trí khảo sát. - Chuẩn bị, triển khai các thiết bị tác nghiệp. - Tiến hành đo đạc, xác định, ghi lại số liệu về tọa độ, cao độ MSL. - Kết hợp với hệ quy chiếu, bản đồ sử dụng, kiểm tra số liệu, hoàn thiện, báo cáo kết quả. 2. Bảng mức: Đơn vị: 1 điểm Mã hiệu Tên công tác Thành phần công việc Đơn vị Trị số mức TS.13000 Khảo sát vị trí địa lý Nhân công Kỹ sư bậc 4/9 Công 0,14 Kỳ sư bậc 2/9 Công 0,14 Máy thi công Máy thu tín hiệu GPS Ca 0,04 Máy tính (cài đặt bản đồ số hóa) Ca 0,06 Mục 4. CÔNG TÁC THU THẬP SỐ LIỆU MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH l. Thành phần công việc: - Nghiên cứu nhiệm vụ, lập đề cương cho công tác thu thập số liệu môi trường xung quanh. - Thu thập các số liệu môi trường trên mạng Internet hoặc các đơn vị chức năng liên quan. - Hoàn thiện thông tin thu thập số liệu môi trường xung quanh, báo cáo kết quả. 2. Bảng mức: Đơn vị: 1 điểm Mã hiệu Tên công tác Thành phần công việc Đơn vị Trị số mức TS.14000 Thu thập số liệu môi trường xung quanh Nhân công Kỹ sư bậc 4/9 Công 0,375 Mục 5. CÔNG TÁC KHẢO SÁT CÁC NGUỒN PHÁT XẠ XUNG QUANH VỊ TRÍ ĐẶT TRẠM 1. Khảo sát các phát xạ vô tuyến điện xung quanh vị trí đặt trạm a) Thành phần công việc: - Nghiên cứu nhiệm vụ, lập đề cương cho công tác khảo sát các yếu tố kỹ thuật về vô tuyến điện tại vị trí đặt trạm - Xác định khu vực cần khảo sát. - Chuẩn bị các thiết bị tác nghiệp. - Triển khai hệ thống kê kích ổn định, hệ thống ăng-ten trên xe kiểm soát tần số lưu động. - Sử dụng kết hợp xe kiểm soát tần số lưu động với các ăng-ten có dải tần và phân cực phù hợp và máy phân tích phổ quét tổng quan các dải tần quan tâm để phát hiện các nguồn phát xung quanh vị trí đặt trạm. Tiến hành đo xác định tần số, cường độ trường từ các nguồn phát. - Thu dọn thiết bị khảo sát. - Tập hợp, xử lý các số liệu khảo sát, hoàn thiện, báo cáo kết quả. b) Bảng mức: Đơn vị: 1 điểm Mã hiệu Tên công tác Thành phần công việc Đơn vị Trị số mức TS.15010 Khảo sát các phát xạ vô tuyến điện xung quanh vị trí đặt trạm Nhân công Kỹ sư bậc 4/9 Công 1,43 Kỹ sư bậc 2/9 Công 1,43 Máy thi công Máy phân tích phổ Ca 0,48 Xe kiểm soát tần số lưu động Ca 0,67 Các ăng ten dải tần và phân cực phù hợp Ca 0,48 Bộ lưu điện Ca 0,48 2. Khảo sát các nguồn phát xạ vô tuyến điện công suất lớn xung quanh vị trí đặt trạm a) Thành phần công việc: - Nghiên cứu nhiệm vụ, lập đề cương cho công tác khảo sát các yếu tố kỹ thuật về vô tuyến điện tại vị trí đặt trạm. - Xác định khu vực cần khảo sát. - Chuẩn bị các thiết bị tác nghiệp. - Triến khai hệ thống kê kích ổn định, hệ thống ăng-ten trên xe kiểm soát tần số lưu động. - Sử dụng kết hợp xe kiểm soát tần số lưu động với các ăng-ten có dải tần và phân cực phù hợp và máy phân tích phổ quét phát hiện các nguồn phát công suất lớn xung quanh vị trí đặt trạm. Tiến hành đo xác định tần số, công suất (giá trị tương đối nếu đo qua không gian), cường độ trường từ các nguồn phát công suất lớn. - Thu dọn thiết bị khảo sát. - Tập hợp, xử lý các số liệu khảo sát, hoàn thiện, báo cáo kết quả. b) Bảng mức: Đơn vị: 1 điểm Mã hiệu Tên công tác Thành phần công việc Đơn vị Trị số mức TS.15020 Khảo sát các nguồn phát xạ vô tuyến điện công suất lớn xung quanh vị trí đặt trạm Nhân công Kỹ sư bậc 4/9 Công 1 Kỹ sư bậc 2/9 Công 1 Máy thi công Máy phân tích phổ Ca 0,52 Xe kiểm soát tần số lưu động Ca 0,71 Các ăng ten dải tần và phân cực phù hợp Ca 0,52 Bộ lưu điện Ca 0,52 3. Khảo sát các nguồn tạp nhiễu vô tuyến điện a) Thành phần công việc: - Nghiên cứu nhiệm vụ, lập đề cương cho công tác khảo sát các nguồn tạp nhiễu vô tuyến điện (khảo sát nền nhiễu phổ tín hiệu và các nguồn tín hiệu gây nhiễu) ảnh hưởng tới trạm kiểm soát tần số. - Xác định khu vực càn khảo sát. - Chuẩn bị các thiết bị tác nghiệp. - Triển khai hệ thống kê kích ổn định, hệ thống ăng-ten trên xe kiểm soát tần số lưu động. - Sử dụng kết hợp xe kiểm soát tần số lưu động với các ăng-ten có dải tần và phân cực phù hợp và máy phân tích phổ khảo sát nền nhiễu phổ tín hiệu và các nguồn tín hiệu gây nhiễu, tiến hành đo xác định các thông số kỹ thuật theo yêu cầu. - Thu dọn thiết bị khảo sát. - Tập hợp. xử lý các số liệu khảo sát, hoàn thiện, báo cáo kết quả. b) Bảng mức: Đơn vị: 1 điểm Mã hiệu Tên công tác Thành phần công việc Đơn vị Trị số mức TS.15030 Khảo sát các nguồn tạp nhiễu Nhân công Kỹ sư bậc 4/9 Công 0,67 Kỹ sư bậc 2/9 Công 0,67 Máy thi công Máy phân tích phổ Ca 0,17 Xe kiểm soát tần số lưu động Ca 0,36 Các ăng ten dải tần và phân cực phù hợp Ca 0,17 Bộ lưu điện Ca 0,17 Ghi chú: - Đối với công tác khảo sát để đặt ăng-ten định hướng sóng ngắn (HFDF), định mức khảo sát các yếu tố kỹ thuật vô tuyến điện được điều chỉnh với hệ số 1,3. - Đôi với công tác khảo sát để đặt trạm vệ tinh, định mức khảo sát các yếu tố kỹ thuật vô tuyến điện được điều chỉnh với hệ số 1,5. Mục 6. CÔNG TÁC KHẢO SÁT CƠ SỞ HẠ TẦNG 1. Khảo sát lắp đặt hệ thống ăng-ten a) Thành phần công việc: - Nghiên cứu nhiệm vụ, lập đề cương cho công tác khảo sát phục vụ công tác thiết kế, lắp đặt hệ thống ăng-ten. - Chuẩn bị các thiết bị tác nghiệp. - Triển khai các thiết bị tác nghiệp, kiểm tra, khảo sát các nội dung theo quy định bảo đảm yêu cầu kỹ thuật của công tác lắp đặt hệ thống ăng-ten: + Khảo sát mức độ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của hệ thống nền móng, cột, giằng để lắp đặt hệ thống ăng-ten kiểm soát + Khảo sát các điều kiện đảm bảo an toàn thiết bị, nguồn điện, đường truyền tín hiệu, điện trở đất... + Sử dụng thiết bị tác nghiệp ghi lại các thông tin thu thập khảo sát. - Tập hợp, xử lý các số liệu khảo sát, hoàn thiện, báo cáo kết quả. b) Bảng mức: Đơn vị: 1 lần khảo sát Mã hiệu Tên công tác Thành phần công việc Đơn vị Trị số mức TS.16010 Khảo sát lắp đặt hệ thống ăng ten Nhân công Kỹ sư bậc 4/9 Công 0,6 Kỹ sư bậc 2/9 Công 0,6 Máy thi công Đồng hồ vạn năng Ca 0,087 2. Khảo sát lắp đặt hệ thống bộ thu a) Thành phần công việc: - Nghiên cứu nhiệm vụ, lập đề cương cho công tác khảo sát phục vụ công tác thiết kế, lắp đặt hệ thống bộ thu. - Chuẩn bị các thiết bị tác nghiệp. - Triển khai các thiết bị tác nghiệp, kiểm tra, khảo sát các nội dung theo quy định bảo đảm yêu cầu kỹ thuật của công tác lắp đặt hệ thống bộ thu: + Khảo sát mức độ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của nhà trạm để lắp hệ thống bộ thu. + Đo xác định các yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ ẩm) tại nhà trạm đặt hệ thống bộ thu. + Khảo sát các điều kiện đảm bảo an toàn thiết bị, nguồn điện, đường truyền... + Sử dụng thiết bị tác nghiệp ghi lại các thông tin thu thập khảo sát. - Tập hợp, xử lý các số liệu khảo sát, hoàn thiện, báo cáo kết quả. b) Bảng mức: Đơn vị: 1 lần khảo sát Mã hiệu Tên công tác Thành phần công việc Đơn vị Trị số mức TS.16020 Khảo sát lắp đặt hệ thống bộ thu Nhân công Kỹ sư bậc 4/9 Công 0,5 Kỹ sư bậc 2/9 Công 0,5 Máy thi công Đồng hồ vạn năng Ca 0,092 3. Khảo sát lắp đặt hệ thống chống sét a) Thành phần công việc: - Nghiên cứu nhiệm vụ, lập đề cương cho công tác khảo sát phục vụ công tác thiết kế, lắp đặt hệ thống chống sét. - Chuẩn bị các thiết bị tác nghiệp. - Triển khai các thiết bị tác nghiệp, kiểm tra, khảo sát các nội dung theo quy định bảo đảm yêu cầu kỹ thuật của công tác lắp đặt hệ thống chống sét: + Khảo sát mức độ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của nhà trạm để lắp đặt chống sét + Khảo sát các điều kiện đảm bảo an toàn thiết bị, nguồn điện, đường truyền... + Đo điện trở suất của đất tại các điểm tiếp đất bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật. + Sử dụng thiết bị tác nghiệp ghi lại các thông tin thu thập khảo sát. - Tập hợp, xử lý các số liệu khảo sát, hoàn thiện, báo cáo kết quả. b) Bảng mức: Đơn vị: 1 lần khảo sát Mã hiệu Tên công tác Thành phần công việc Đơn vị Trị số mức TS.16030 Khảo sát lắp đặt hệ thống chống sét Nhân công Kỹ sư bậc 4/9 Công 0,75 Kỹ sư bậc 2/9 Công 0,75 Máy thi công Máy đo điện trở đất Ca 0,23 Đồng hồ vạn năng Ca 0,08 4. Khảo sát hệ thống phòng cháy chữa cháy a) Thành phần công việc: - Nghiên cứu nhiệm vụ, lập đề cương cho công tác khảo sát hệ thống phòng cháy chữa cháy. - Chuẩn bị các thiết bị tác nghiệp. - Triển khai các thiết bị tác nghiệp, kiểm tra, khảo sát các nội dung an toàn chống cháy nổ theo quy chuẩn an toàn phòng chống cháy nổ, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, an toàn của các công tác lắp đặt hệ thống kiểm soát tần số vô tuyến điện. - Sử dụng thiết bị tác nghiệp ghi lại các thông tin thu thập khảo sát. - Tập hợp, xử lý các số liệu khảo sát, hoàn thiện, báo cáo kết quả. b) Bảng mức: Đơn vị: 1 lần khảo sát Mã hiệu Tên công tác Thành phần công việc Đơn vị Trị số mức TS.16040 Khảo sát hệ thống phòng cháy chữa cháy Nhân công Kỹ sư bậc 4/9 Công 0,12 Kỹ sư bậc 2/9 Công 0,12
{ "issuing_agency": "Bộ Thông tin và Truyền thông", "promulgation_date": "31/12/2020", "sign_number": "46/2020/TT-BTTTT", "signer": "Nguyễn Mạnh Hùng", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-38-2013-TT-BGTVT-sua-doi-46-2012-TT-BGTVT-dao-tao-sat-hach-cap-giay-phep-lai-xe-co-gioi-210988.aspx
Thông tư 38/2013/TT-BGTVT sửa đổi 46/2012/TT-BGTVT đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 38/2013/TT-BGTVT Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2013 THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 46/2012/TT-BGTVT NGÀY 07 THÁNG 11 NĂM 2012 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008; Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006; Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ 1. Sửa đổi Điều 4 như sau: "Điều 4. Cơ sở đào tạo lái xe 1. Cơ sở đào tạo lái xe là cơ sở dạy nghề do cơ quan có thẩm quyền thành lập, có chức năng đào tạo lái xe. 2. Cơ sở đào tạo lái xe phải phù hợp với quy hoạch cơ sở đào tạo lái xe được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt và đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe theo quy định tại Thông tư này." 2. Sửa đổi khoản 2, khoản 4 Điều 11 a) Sửa đổi khoản 2 như sau: "2. Nghiên cứu xây dựng quy hoạch cơ sở đào tạo lái xe; nội dung quản lý, nội dung chương trình đào tạo lái xe; hệ thống văn bản, biểu mẫu, sổ sách quản lý nghiệp vụ phục vụ công tác quản lý đào tạo lái xe, trình Bộ Giao thông vận tải ban hành." b) Sửa đổi khoản 4 như sau: "4. Cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô, cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe, giấy phép xe tập lái cho cơ sở đào tạo do Tổng cục Đường bộ Việt Nam trực tiếp quản lý." 3. Sửa đổi các khoản 2, khoản 4 Điều 12 a) Sửa đổi khoản 2 như sau: "2. Căn cứ quy hoạch cơ sở đào tạo lái xe của Bộ Giao thông vận tải, chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô." b) Sửa đổi khoản 4 như sau: "4. Cấp mới, cấp lại giấy phép đào tạo lái xe và gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam giấy phép đào tạo lái xe đã cấp kèm biên bản kiểm tra." 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau: "Điều 16. Thủ tục cấp mới giấy phép đào tạo lái xe ô tô 1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu lập 01 (một) bộ Hồ sơ đề nghị chấp thuận xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô gửi Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ gồm: a) Văn bản đề nghị chấp thuận xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô; b) Đề án xây dựng cơ sở đào tạo lái xe ô tô trong đó phải có nội dung dự kiến: Vị trí, diện tích xây dựng, quy mô, lưu lượng đào tạo, số lượng giáo viên, số lượng phương tiện của cơ sở đào tạo; c) Văn bản xác nhận chấp thuận của cơ quan quản lý có thẩm quyền tại địa phương về đất đai dùng để xây dựng cơ sở đào tạo. 2. Sở Giao thông vận tải xem xét Hồ sơ đề nghị chấp thuận xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô và thực hiện như sau: a) Trường hợp nếu Hồ sơ chưa đủ theo quy định, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Hồ sơ, Sở Giao thông vận tải phải hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân; b) Căn cứ nhu cầu đào tạo thực tế của địa phương và quy hoạch cơ sở đào tạo của Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt, Sở Giao thông vận tải xem xét, có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô gửi tổ chức, cá nhân trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Hồ sơ đầy đủ theo quy định. Trường hợp không chấp thuận, Sở Giao thông vận tải có văn bản trả lời tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do. 3. Tổ chức, cá nhân được chấp thuận chủ trương xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô tiến hành xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe, lập 01 (một) bộ Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép đào tạo lái xe ô tô, gửi Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ gồm: a) Công văn kèm báo cáo đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 16 của Thông tư này; b) Văn bản chấp thuận xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô của Sở Giao thông vận tải (bản sao chụp); c) Quyết định thành lập cơ sở dạy nghề có chức năng đào tạo lái xe của cơ quan có thẩm quyền (bản sao có chứng thực); d) Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe của giáo viên (bản sao có chứng thực); đ) Giấy đăng ký xe (bản sao có chứng thực), giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ còn thời hạn (bản sao chụp), giấy phép của xe tập lái (bản sao chụp). 4. Sở Giao thông vận tải xem xét Hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy phép đào tạo lái xe ô tô và thực hiện như sau: a) Trường hợp Hồ sơ chưa đủ theo quy định, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Hồ sơ, Sở Giao thông vận tải phải hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân; b) Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý dạy nghề ở địa phương tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo. Mẫu biên bản kiểm tra theo quy định tại Phụ lục 17a của Thông tư này; c) Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, nếu đủ điều kiện, Sở Giao thông vận tải cấp mới giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do; 5. Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan hoặc qua đường bưu điện." 5. Sửa đổi, bổ sung Điều 17 như sau: "Điều 17. Thủ tục cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô 1. Giấy phép đào tạo lái xe ô tô được cấp lại khi hết hạn, điều chỉnh hạng xe đào tạo hoặc lưu lượng đào tạo. 2. Hồ sơ cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ôtô a) Trường hợp cấp lại khi hết hạn: Trước khi giấy phép đào tạo lái xe hết hạn 30 ngày, cơ sở đào tạo lập 01 (một) bộ Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép gửi đến Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam (đối với cơ sở đào tạo do Tổng cục Đường bộ Việt Nam trực tiếp quản lý). Hồ sơ bao gồm các thành phần quy định tại các điểm a, d, đ khoản 3 Điều 16 của Thông tư này; b) Trường hợp điều chỉnh hạng xe hoặc lưu lượng đào tạo: Hồ sơ do cơ sở đào tạo lập thành 01 (một) bộ gửi đến Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam (đối với cơ sở đào tạo do Tổng cục Đường bộ Việt Nam trực tiếp quản lý). Hồ sơ bao gồm các thành phần quy định tại các điểm a, d, đ khoản 3 Điều 16 của Thông tư này. 3. Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ cấp lại theo quy định, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với cơ quan quản lý dạy nghề tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo và lập biên bản kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục 17b của Thông tư này. 4. Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra đạt kết quả, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 5. Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan hoặc qua đường bưu điện." 6. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 31 như sau: "b) Trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và căn cứ quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có văn bản thỏa thuận chủ trương xây dựng trung tâm sát hạch lái xe gửi Ủy ban nhân dân và tổ chức, cá nhân. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do." 7. Sửa đổi khoản 8, khoản 9 Điều 34 a) Sửa đổi khoản 8 như sau: "8. Thực hiện chế độ báo cáo, công khai lịch sát hạch trên Trang thông tin điện tử của trung tâm, lưu trữ hồ sơ kết quả sát hạch trong thời gian ít nhất là 05 năm, dữ liệu giám sát phòng sát hạch lý thuyết và trên đường trong thời gian ít nhất là 01 năm." b) Sửa đổi khoản 9 như sau: "9. Nối mạng thông tin quản lý với Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông vận tải." 8. Sửa đổi khoản 2 Điều 39 như sau: "2. Thành phần của hội đồng sát hạch a) Chủ tịch hội đồng là Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải hoặc người đại diện ban quản lý sát hạch, có giấy phép lái xe ô tô, có kiến thức về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, được Giám đốc Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam ủy quyền; b) Các ủy viên gồm: Giám đốc trung tâm sát hạch lái xe, Thủ trưởng cơ sở đào tạo lái xe, tổ trưởng tổ sát hạch và ủy viên thư ký; ủy viên thư ký là người của ban quản lý sát hạch thuộc Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam." 9. Sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 40 như sau: "b) Sát hạch viên là công chức, viên chức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải hoặc của cơ sở đào tạo lái xe; sát hạch viên của cơ sở đào tạo lái xe không được sát hạch đối với học viên do cơ sở trực tiếp đào tạo." 10. Sửa đổi khoản 1 Điều 45 như sau: "1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam được Bộ Giao thông vận tải giao nhiệm vụ quản lý về sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi toàn quốc. Tổ chức sát hạch, cấp giấy phép lái xe đối với học viên của cơ sở đào tạo do Tổng cục Đường bộ Việt Nam trực tiếp quản lý.'' 11. Bổ sung khoản 9 Điều 46 như sau: "9. Công khai lịch, địa điểm tổ chức các kỳ sát hạch lái xe của tháng sau trước ngày 15 của tháng trước trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Đường bộ Việt Nam." 12. Bổ sung khoản 5 Điều 47 như sau: "5. Công khai lịch, địa điểm tổ chức các kỳ sát hạch lái xe trong phạm vi địa phương quản lý của tháng sau trước ngày 15 của tháng trước trên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải." 13. Sửa đổi khoản 1 Điều 49 như sau: "1. Người có giấy phép lái xe chỉ được lái loại xe quy định đã ghi trong giấy phép lái xe." 14. Sửa đổi khoản 1 Điều 53 như sau: "1. Trong thời hạn 03 tháng, trước khi giấy phép lái xe hết hạn, người có nhu cầu tiếp tục sử dụng giấy phép lái xe được xét đổi giấy phép lái xe; giấy phép lái xe bằng giấy bìa đang lưu hành còn thời hạn sử dụng được đổi sang giấy phép lái xe bằng vật liệu PET theo lộ trình quy định tại Điều 61 của Thông tư này." 15. Sửa đổi Điều 61 như sau: "Điều 61. Lộ trình chuyển đổi sang Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET Giấy phép lái xe bằng giấy bìa phải được chuyển đổi sang giấy phép lái xe mới bằng vật liệu PET theo lộ trình sau: 1. Giấy phép lái xe ô tô: chuyển đổi trước ngày 31 tháng 12 năm 2014; 2. Giấy phép lái xe hạng A4: chuyển đổi trước ngày 31 tháng 12 năm 2015; 3. Giấy phép lái xe không thời hạn (các hạng A1, A2, A3): a) Cấp trước năm 2003: chuyển đổi trước ngày 31 tháng 12 năm 2016; b) Cấp trước năm 2004: chuyển đổi trước ngày 31 tháng 12 năm 2017; c) Cấp trước năm 2007: chuyển đổi trước ngày 31 tháng 12 năm 2018; d) Cấp trước năm 2010: chuyển đổi trước ngày 31 tháng 12 năm 2019; đ) Cấp sau năm 2010: chuyển đổi trước ngày 31 tháng 12 năm 2020." 16. Sửa đổi một số Phụ lục của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT như sau: Sửa đổi các phụ lục: 17a, 17b, 21a, 25a bằng các phụ lục 1, 2, 3, 4 tương ứng ban hành kèm theo Thông tư này." Điều 2. Bãi bỏ một số điều, khoản, phụ lục của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ 1. Bãi bỏ khoản 3 Điều 8. 2. Bãi bỏ khoản 5 Điều 12. 3. Bãi bỏ Điều 18. 4. Bãi bỏ phụ lục 18, phụ lục 19. Điều 3. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2014. 2. Trường hợp tổ chức, cá nhân đã được Tổng cục Đường bộ Việt Nam chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô trước ngày Thông tư này được ký ban hành thì Sở Giao thông vận tải trong phạm vi quản lý tiếp tục tổ chức thực hiện cấp mới. Điều 4. Tổ chức thực hiện Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Như Điều 4; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Các Thứ trưởng Bộ GTVT; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Cổng TTĐT Chính phủ; - Website Bộ GTVT; - Báo Giao thông, Tạp chí GTVT; - Lưu: VT, TCCB (Hđt). BỘ TRƯỞNG Đinh La Thăng PHỤ LỤC 1 SỬA ĐỔI PHỤ LỤC 17A BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 46/2012/TT-BGTVT NGÀY 07/11/2012 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI (Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2013/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) PHỤ LỤC 17A MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA XÉT CẤP MỚI GIẤY PHÉP ĐÀO TẠO LÁI XE (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- BIÊN BẢN KIỂM TRA XÉT CẤP MỚI GIẤY PHÉP ĐÀO TẠO LÁI XE Ngày …../…../…… Đoàn kiểm tra xét cấp giấy phép đào tạo lái xe được thành lập tại Quyết định số:…………….. ngày……………… của Giám đốc Sở Giao thông vận tải……………, đã tiến hành kiểm tra theo tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe:………………………………. Thành phần Đoàn gồm có: 1. Ông (Bà)…………….. Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải - Trưởng Đoàn. 2. Ông (Bà)…………….. Trưởng (Phó) phòng……….. Sở Giao thông vận tải. 3. Ông (Bà)…………….. Đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. 4. Ông (Bà)…………….. Chuyên viên Phòng………………………. - Thư ký. Cơ sở đào tạo lái xe gồm: 1. Ông (Bà):........................................................................................................................... 2. Ông (Bà):........................................................................................................................... 3. Ông (Bà):........................................................................................................................... Kết quả kiểm tra như sau: 1. Phòng học Luật Giao thông đường bộ: ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 2. Phòng học cấu tạo ô tô: ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 3. Phòng học nghiệp vụ vận tải: ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 4. Phòng học kỹ thuật lái xe: ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 5. Phòng học thực tập bảo dưỡng, sửa chữa: ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 6. Các phòng học khác: ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 7. Giáo viên có………… người đủ tiêu chuẩn, trong đó: - Giáo viên dạy lý thuyết (danh sách trích ngang, hồ sơ kèm theo):….. giáo viên. - Giáo viên dạy thực hành lái xe (danh sách trích ngang, hồ sơ kèm theo):..... giáo viên. 8. Xe tập lái có………. xe (kèm theo danh sách, giấy đăng ký, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy phép xe tập lái) đủ tiêu chuẩn, trong đó: - Xe hạng B:………… chiếc; - Xe hạng C:………… chiếc; - Xe hạng D:………… chiếc; - Xe hạng E:………… chiếc; - Xe hạng F:………… chiếc. 9. Sân tập lái có………… sân với diện tích…………………. m2, được thảm nhựa (bê tông, ghi rõ các điều kiện khác), đủ (không đủ) điều kiện dạy lái. 10. Đường tập lái xe là đường (ghi rõ tên đường)…………………………………….. đủ giảng dạy, tập lái theo nội dung, chương trình đào tạo lái xe quy định. Với kết quả kiểm tra trên, đề nghị Giám đốc Sở Giao thông vận tải, cấp giấy phép đào tạo lái xe các hạng với lưu lượng:………… học viên (trong đó, hạng B:…………, hạng C:…………, hạng D:………… hạng E:…………, hạng F:…………) Tên cơ sở đào tạo:................................................................................................................ Địa chỉ:.................................................................................................................................. Số điện thoại:......................................................... Fax:........................................................ Cơ quan trực tiếp quản lý:...................................................................................................... Họ tên Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng (Giám đốc, Phó Giám đốc):............................................ TRƯỞNG ĐOÀN (Ký và ghi rõ họ tên) ĐẠI DIỆN SỞ LĐ-TB&XH (Ký và ghi rõ họ tên) THƯ KÝ (Ký và ghi rõ họ tên) ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐÀO TẠO (Ký tên, đóng dấu) PHỤ LỤC 2 SỬA ĐỔI PHỤ LỤC 17B BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 46/2012/TT-BGTVT NGÀY 07/11/2012 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI (Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2013/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) PHỤ LỤC 17B MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA XÉT CẤP LẠI GIẤY PHÉP ĐÀO TẠO LÁI XE (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- BIÊN BẢN KIỂM TRA XÉT CẤP LẠI GIẤY PHÉP ĐÀO TẠO LÁI XE Hôm nay, ngày......tháng......năm 20......, chúng tôi gồm: Ông (bà)..........................................Trưởng (Phó) Vụ Quản lý phương tiện người lái; phòng Quản lý (vận tải) phương tiện và người lái (ban Quản lý đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe).................................................................... Ông (bà)..........................................Chuyên viên Vụ Quản lý phương tiện người lái, phòng Quản lý (vận tải) phương tiện và người lái (ban Quản lý đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe).................................................................... Ông (bà).......................................... Đại diện Tổng cục Dạy nghề (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh:....................................................................đã cùng nhau kiểm tra theo tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe:...………………………………. Kết quả kiểm tra như sau: 1. Phòng học Luật Giao thông đường bộ: ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 2. Phòng học cấu tạo ô tô: ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 3. Phòng học nghiệp vụ vận tải: ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 4. Phòng học kỹ thuật lái xe: ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 5. Phòng học thực tập bảo dưỡng, sửa chữa: ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 6. Các phòng học khác: ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. (Ghi rõ số lượng, diện tích, các trang thiết bị, đồ dùng dạy học từng loại phòng học) 7. Giáo viên có ………. người đủ tiêu chuẩn, trong đó: - Giáo viên dạy lý thuyết (danh sách trích ngang, hồ sơ kèm theo)………. - Giáo viên dạy thực hành lái xe (danh sách trích ngang, hồ sơ kèm theo)………. 8. Xe tập lái có ………. xe đủ tiêu chuẩn, trong đó: - Xe hạng B: ………. (có danh sách, giấy đăng ký, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy phép xe tập lái kèm theo). - Xe hạng C: ………. (có danh sách, giấy đăng ký, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy phép xe tập lái kèm theo). - Xe hạng D: ………. (có danh sách, giấy đăng ký, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy phép xe tập lái kèm theo). - Xe hạng E: ………. (có danh sách, giấy đăng ký, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy phép xe tập lái kèm theo). - Xe hạng F: ………. (có danh sách, giấy đăng ký, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy phép xe tập lái kèm theo). 9. Sân tập lái có………. sân với diện tích ………. m2, được thảm nhựa (bê tông),………………………………… đủ (không đủ) điều kiện dạy lái. 10. Đường tập lái xe là đường………………………………………………………….đủ giảng dạy, tập lái theo nội dung, chương trình đào tạo lái xe quy định. Với kết quả kiểm tra trên, chúng tôi đề nghị Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Giám đốc Sở Giao thông vận tải) xem xét cấp lại giấy phép đào tạo lái xe các hạng, với lưu lượng……………..học viên (trong đó, hạng B:…………, hạng C:…………, hạng D:………… hạng E:…………, hạng F:…………). Tên cơ sở đào tạo:................................................................................................................ Địa chỉ:.................................................................................................................................. Số điện thoại:......................................................... Fax:........................................................ Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp:......................................................................................... Họ tên Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng (Giám đốc, Phó Giám đốc):............................................ ĐẠI DIỆN……….. (Ký và ghi rõ họ tên) ĐẠI DIỆN……….. (Ký và ghi rõ họ tên) THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO (Ký tên, đóng dấu) Ghi chú: Mẫu được sử dụng khi cấp lại giấy phép hết hạn kết hợp với nâng hạng, tăng lưu lượng đào tạo. PHỤ LỤC 3 SỬA ĐỔI PHỤ LỤC 21A BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 46/2012/TT-BGTVT NGÀY 07/11/2012 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI (Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2013/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) PHỤ LỤC 21A MẪU GIẤY PHÉP ĐÀO TẠO LÁI XE (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH…….. SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: …………………………. ………, ngày ……. tháng ……. năm 20… GIẤY PHÉP ĐÀO TẠO LÁI XE Căn cứ khoản 1 Điều 61 Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008; Căn cứ khoản... Điều...Thông tư số:.../2013/TT-BGTVT ngày…tháng...năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; Xét đề nghị của Đoàn kiểm tra ban hành kèm theo Quyết định số........ ngày... tháng... năm 20... của Giám đốc Sở Giao thông vận tải về việc ….; Theo đề nghị của Trưởng phòng……………………………….., SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI 1. Cấp phép cho: 2. Địa chỉ: - Điện thoại: - Fax: 3. Cơ quan quản lý trực tiếp: 4. Được phép đào tạo để sát hạch, cấp giấy phép lái xe - Hạng: - Lưu lượng đào tạo:………….. học viên. 5. Địa điểm đào tạo: Cơ sở đào tạo lái xe phải xuất trình Giấy phép này với cơ quan quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe thuộc Sở Giao thông vận tải để được đăng ký cho học sinh dự sát hạch lấy giấy phép lái xe và chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý đào tạo. GIÁM ĐỐC (Ký tên, đóng dấu) Giấy phép này có giá trị đến ngày ……………. PHỤ LỤC 4 SỬA ĐỔI PHỤ LỤC 25A BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 46/2012/TT-BGTVT NGÀY 07/11/2012 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI (Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2013/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) PHỤ LỤC 25A MẪU QUYẾT ĐỊNH TỔ CHỨC KỲ SÁT HẠCH LÁI XE (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) BỘ GTVT (UBND TỈNH……..) TỔNG CỤC ĐBVN (SỞ GTVT) ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……/QĐ ... ………, ngày ……. tháng ……. năm 20… QUYẾT ĐỊNH TỔ CHỨC KỲ SÁT HẠCH LÁI XE TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM (GIÁM ĐỐC SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI...) Căn cứ Quyết định số ……… ngày ……/……/…… của Bộ GTVT (UBND tỉnh...) về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của TCĐBVN (Sở Giao thông vận tải); Căn cứ khoản ... Điều .... Thông tư số:.../2013/TT-BGTVT ngày .../.../2013 khoản 1 Điều 40 và khoản 2 Điều 42 Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; Xét đề nghị của:……………………………………………., QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Xét duyệt và cho phép tổ chức kỳ sát hạch lái xe………… cho thí sinh khóa……… của Trường (Trung tâm)………………………………………………. Tổng số………… thí sinh, gồm các hạng B1:……… học viên, B2: ……… thí sinh, v.v...(Danh sách thí sinh dự thi các hạng kèm theo). Kỳ sát hạch được tiến hành từ ngày…… tháng…… năm…… tại Trung tâm sát hạch lái xe:…………………………………………………… Điều 2. Thành lập Hội đồng sát hạch gồm các thành viên có tên dưới đây: 1. Chủ tịch Hội đồng: Ông (Bà):…………….. Chức vụ công tác ……………………. 2. Các Ủy viên: - Ông (Bà):……………………..… Giám đốc Trung tâm sát hạch lái xe.......... - Ông (Bà):……………………..… Tổ trưởng Tổ sát hạch - Ông (Bà):……………………..… Ủy viên thư ký Trách nhiệm của từng thành viên do Chủ tịch Hội đồng phân công. Điều 3. Thành lập Tổ sát hạch gồm các ông, bà có tên dưới đây: 1. Ông (Bà):…………….. Tổ trưởng; 3. Ông (Bà):………….. Sát hạch viên. 2. Ông (Bà):…………….. Sát hạch viên 4…………………………………………. Nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên do Tổ trưởng sát hạch phân công. Điều 4. Hội đồng sát hạch và Tổ sát hạch có các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các Điều 39, 40, 42 Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ và các văn bản hướng dẫn của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Kết thúc kỳ sát hạch và lập xong biên bản tổng hợp kết quả sát hạch, Hội đồng sát hạch, Tổ sát hạch tự giải thể. Điều 5. Các Ông (Bà):…………….., Thủ trưởng các cơ sở đào tạo, Giám đốc Trung tâm sát hạch lái xe, các thành viên Hội đồng sát hạch, Tổ sát hạch và các thí sinh có tên tại các Điều 1, 2, 3 có trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 5; - Lưu: VP, Phòng…… TỔNG CỤC TRƯỞNG (GIÁM ĐỐC) (Ký tên, đóng dấu)
{ "issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải", "promulgation_date": "24/10/2013", "sign_number": "38/2013/TT-BGTVT", "signer": "Đinh La Thăng", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-06-2018-TT-BNV-huong-dan-muc-luong-co-so-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-380088.aspx
Thông tư 06/2018/TT-BNV hướng dẫn mức lương cơ sở cán bộ công chức viên chức
BỘ NỘI VỤ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 06/2018/TT-BNV Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2018 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỨC LƯƠNG CƠ SỞ ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LƯƠNG, PHỤ CẤP TRONG CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ HỘI Căn cứ Nghị định số 34/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ; Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 72/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tiền lương; Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội. Điều 1. Đối tượng áp dụng 1. Cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. 2. Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý và viên chức hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. 3. Cán bộ, công chức, viên chức được luân chuyển, biệt phái đến làm việc tại các hội, tổ chức phi Chính phủ, dự án và cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam theo quyết định của cấp có thẩm quyền. 4. Cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ). 5. Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp hưởng hoạt động phí theo quy định của pháp luật hiện hành. 6. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu. 7. Các đối tượng sau đây cũng thuộc phạm vi áp dụng Thông tư này khi tính toán xác định mức đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và giải quyết các chế độ liên quan đến tiền lương theo quy định của pháp luật: a) Cán bộ, công chức, viên chức đi học, thực tập, công tác, điều trị, điều dưỡng trong nước và ngoài nước thuộc danh sách trả lương của cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động; b) Người đang trong thời gian tập sự hoặc thử việc (kể cả tập sự công chức cấp xã) trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động; c) Cán bộ, công chức, viên chức đang bị tạm đình chỉ công tác, đang bị tạm giữ, tạm giam; d) Các trường hợp làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động được ký kết hợp đồng lao động theo bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Điều 2. Giải thích từ ngữ 1. Tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Thông tư này là các tổ chức quy định tại Điều 1 Quyết định số 128-QĐ/TW ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể. 2. Hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động nói tại Thông tư này là các hội quy định tại Điều 33 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định hội có tính chất đặc thù. 3. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức và hội quy định tại Thông tư này sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị. Điều 3. Cách tính mức lương, phụ cấp và hoạt động phí 1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Thông tư này: Căn cứ vào hệ số lương và phụ cấp hiện hưởng quy định tại các văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, mức lương cơ sở quy định tại Nghị định số 72/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 72/2018/NĐ-CP) để tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) như sau: a) Công thức tính mức lương: Mức lương thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2018 = Mức lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng b) Công thức tính mức phụ cấp: - Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở: Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2018 = Mức lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp hiện hưởng - Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có): Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2018 = Mức lương thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2018 + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện ngày 01 tháng 7 năm 2018 (nếu có) + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2018 (nếu có) x Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định - Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành. c) Công thức tính mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có): Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2018 = Mức lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng x Hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng (nếu có) 2. Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp quy định tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư này: Căn cứ vào hệ số hoạt động phí đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật hiện hành để tính mức hoạt động phí theo công thức sau: Mức hoạt động phí thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2018 = Mức lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng x Hệ số hoạt động phí theo quy định 3. Đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư này: Từ ngày 01 tháng 7 năm 2018, quỹ phụ cấp được ngân sách Trung ương khoán đối với mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ được tính theo mức lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng. Việc quy định cụ thể mức phụ cấp đối với các đối tượng này thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP. 4. Đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu quy định tại Khoản 6 Điều 1 Thông tư này: a) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an; b) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an), thực hiện tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo cách tính quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này. Điều 4. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2018. 2. Mức lương, phụ cấp (kể cả hệ số chênh lệch bảo lưu, nếu có) và hoạt động phí của các đối tượng quy định tại Điều 1 Thông tư này được tính theo mức lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng từ ngày 01 tháng 7 năm 2018. 3. Thông tư này thay thế Thông tư số 02/2017/TT-BNV ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội. 4. Các khoản trích và các chế độ được hưởng tính theo mức lương cơ sở được tính lại tương ứng từ ngày 01 tháng 7 năm 2018. Điều 5. Trách nhiệm thi hành 1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý các đối tượng hưởng lương, phụ cấp và hoạt động phí quy định tại Điều 1 Thông tư này, căn cứ vào số đối tượng đến ngày 01 tháng 7 năm 2018 để tính mức lương, mức phụ cấp, mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) và hoạt động phí theo hướng dẫn tại Thông tư này. 2. Việc xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện mức lương cơ sở theo Nghị định số 72/2018/NĐ-CP thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phản ánh về Bộ Nội vụ để nghiên cứu, giải quyết./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Trung ương Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan TW của các đoàn thể; - Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản); - Công báo; - Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Cổng thông tin điện tử Bộ Nội vụ; - Bộ trưởng và các Thứ trưởng; - Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ; - Lưu: VT, Vụ TL (10). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Anh Tuấn
{ "issuing_agency": "Bộ Nội vụ", "promulgation_date": "31/05/2018", "sign_number": "06/2018/TT-BNV", "signer": "Trần Anh Tuấn", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-tu-02-2012-TT-NHNN-huong-dan-giao-dich-hoi-doai-135694.aspx
Thông tư 02/2012/TT-NHNN hướng dẫn giao dịch hối đoái
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 02/2012/TT-NHNN Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2012 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN GIAO DỊCH HỐI ĐOÁI GIỮA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Căn cứ Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối; Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) hướng dẫn các nội dung liên quan đến giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau: Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này hướng dẫn giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được phép hoạt động ngoại hối. 2. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quan hệ giao dịch hối đoái với Ngân hàng Nhà nước. Điều 2. Hoạt động của Ngân hàng nhà nước trên thị trường ngoại tệ Việt Nam Ngân hàng Nhà nước xây dựng phương án can thiệp trên thị trường ngoại tệ Việt Nam và giao dịch hối đoái với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau: 1. Giao dịch hối đoái là giao dịch liên quan đến việc mua, bán, hoán đổi ngoại tệ và các loại hình giao dịch khác trên thị trường ngoại tệ Việt Nam. 2. Giao dịch hối đoái giao ngay (sau đây gọi là giao dịch giao ngay) là giao dịch hai bên thực hiện mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và thanh toán trong vòng 02 (hai) ngày làm việc tiếp theo. 3. Giao dịch hối đoái kỳ hạn (sau đây gọi là giao dịch kỳ hạn) là giao dịch hai bên cam kết mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định tại thời điểm giao dịch và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai. 4. Giao dịch hối đoái hoán đổi (sau đây gọi là giao dịch hoán đổi) là giao dịch bao gồm việc mua bán và bán cùng một lượng ngoại tệ (chỉ có hai đồng tiền được sử dụng trong giao dịch) với cùng một đối tác, trong đó một giao dịch có thời hạn thanh toán giao ngay và một giao dịch có thời hạn thanh toán xác định trong tương lai và tỷ giá của hai giao dịch được xác định đồng thời tại thời điểm xác nhận giao dịch giao ngay. 5. Quy chế giao dịch hối đoái của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Là các văn bản do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ban hành, trong đó hướng dẫn, quy định cụ thể về hoạt động giao dịch hối đoái của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước hoặc các văn bản quy định về hoạt động giao dịch hối đoái của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong đó có hướng dẫn giao dịch hối đoái với Ngân hàng Nhà nước. 6. Hướng dẫn thanh toán chuẩn: Là các chỉ dẫn thanh toán xác định cho các giao dịch hối đoái được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đăng ký với Ngân hàng Nhà nước, trong đó xác định rõ tài khoản thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong các giao dịch hối đoái phát sinh. Điều 4. Điều kiện thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước xem xét thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng. 2. Là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động, kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường ngoại tệ Việt Nam. 3. Là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hệ thống máy móc, thiết bị và phương tiện giao dịch hối đoái như hệ thống Reuters hoặc các phương tiện giao dịch khác được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trong từng thời kỳ. Điều 5. Đại diện giao dịch Ngân hàng Nhà nước giao dịch hối đoái với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thông qua trụ sở chính hoặc một đơn vị được ủy quyền đại diện cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài dựa trên nhu cầu tổng hợp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp một ngân hàng nước ngoài có hai hay nhiều chi nhánh hoạt động tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước chỉ giao dịch với một chi nhánh đại diện cho các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam dựa trên nhu cầu tổng hợp của các chi nhánh. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đăng ký đại diện giao dịch với Ngân hàng Nhà nước trong Giấy đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái với Ngân hàng Nhà nước. Điều 6. Hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đáp ứng các điều kiện tại Điều 4 của Thông tư này có nhu cầu tham gia giao dịch hối đoái với Ngân hàng Nhà nước nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái đến Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch). Hồ sơ bao gồm: 1. Giấy đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái với Ngân hàng Nhà nước theo Phụ lục 1 (đính kèm). 2. Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng hoặc Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam (bản sao được chứng thực). 3. Các văn bản chứng minh tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động, kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước do Ngân hàng Nhà nước cấp (bản sao được chứng thực). 4. Quy chế giao dịch hối đoái của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 5. Hướng dẫn thanh toán chuẩn theo mẫu tại Phụ lục 3 (đính kèm). 6. Các văn bản chứng minh về hệ thống máy móc, thiết bị và phương tiện giao dịch hối đoái. Điều 7. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo bằng văn bản đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc chấp thuận, bổ sung hồ sơ hoặc không chấp thuận thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (nêu rõ lý do không chấp thuận). Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi hoặc bổ sung, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ và gửi đến Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo. Điều 8. Hủy quan hệ giao dịch hối đoái Ngân hàng Nhà nước hủy quan hệ giao dịch hối đoái với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong các trường hợp sau: 1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị thu hồi Giấy phép theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật các tổ chức tín dụng. 2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đáp ứng các điều kiện để thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 của Thông tư này. 3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị xử lý vi phạm theo quy định tại Khoản 3 Điều 20 của Thông tư này. Chương 2. QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 9. Cặp đồng tiền giao dịch Cặp đồng tiền giao dịch trong các giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là Đôla Mỹ với Đồng Việt Nam hoặc cặp đồng tiền khác cho Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ. Điều 10. Loại hình giao dịch Loại hình giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng nhà nước và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi và các loại hình giao dịch khác do Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ. Điều 11. Kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi Kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi do Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận trong phạm vi từ 03 (ba) đến 365 (ba trăm sáu mươi lăm) ngày. Điều 12. Phương tiện giao dịch Phương tiện giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là qua Reuters, điện thoại hoặc các phương tiện giao dịch khác được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trong từng thời kỳ. Trong trường hợp giao dịch hối đoái được thực hiện qua điện thoại, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có máy ghi âm đảm bảo ghi âm các giao dịch và lưu trữ để sử dụng khi cần thiết. Điều 13. Tỷ giá 1. Tỷ giá giao dịch hối đoái giữa Đôla Mỹ và Đồng Việt Nam được xác định theo các quy định về tỷ giá và chế độ tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ. 2. Tỷ giá giao dịch hối đoái giữa các ngoại tệ chuyển đổi khác (không phải là Đôla Mỹ) với Đồng Việt Nam được xác định dựa trên tỷ giá tính chéo của tỷ giá Đôla Mỹ với Đồng Việt Nam và tỷ giá Đôla Mỹ với các ngoại tệ khác trên thị trường quốc tế tại ngày giao dịch. Điều 14. Nguyên tắc giao dịch 1. Trong quá trình giao dịch hối đoái, các giao dịch viên phải sử dụng ngôn ngữ bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Ngôn ngữ sử dụng phải rõ ràng, tránh gây ra sự hiểu nhầm giữa hai bên. 2. Giao dịch hối đoái trên các phương tiện giao dịch được coi là cam kết không thay đổi trừ khi hai bên giao dịch đạt được thỏa thuận sửa đổi hoặc hủy bỏ giao dịch. Điều 15. Thời gian giao dịch Thời gian giao dịch hối đoái chính thức của Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo giờ làm việc của Ngân hàng Nhà nước các ngày làm việc trong tuần. Trường hợp phát sinh các giao dịch hối đoái ngoài thời gian giao dịch chính thức, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng quy trình, quy định quản lý các giao dịch đảm bảo quản lý rủi ro. Điều 16. Quy trình giao dịch Quy trình giao dịch đối với từng loại hình giao dịch hối đoái sẽ được Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) hướng dẫn theo mục tiêu chính sách can thiệp trong từng thời kỳ trên trang thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước, mạng Reuters hoặc các phương tiện khác. Điều 17. Xác nhận giao dịch Sau khi giao dịch hối đoái được hai bên thống nhất, xác nhận giao dịch phải được gửi qua SWIFT hoặc các phương tiện khác được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận. Trường hợp xác nhận giao dịch bằng fax, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày giao dịch, bản gốc do người có thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ký phải được gửi đến Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch). Điều 18. Thanh toán giao dịch 1. Thanh toán cho các giao dịch hối đoái phải được thực hiện theo Hướng dẫn thanh toán chuẩn do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đăng ký với Ngân hàng Nhà nước nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình thanh toán. 2. Thời hạn thanh toán: a) Giao dịch giao ngay: Thời hạn thanh toán tối đa là 02 (hai) ngày làm việc sau ngày giao dịch. b) Giao dịch kỳ hạn: Thời hạn thanh toán tối thiểu là 03 (ba) ngày làm việc sau ngày giao dịch và do hai bên thỏa thuận. c) Giao dịch hoán đổi: Thời hạn thanh toán giao ngay tối đa là 02 (hai) ngày làm việc sau ngày giao dịch; thời hạn thanh toán của kỳ hạn xác định trong tương lai là thời hạn theo thỏa thuận giữa hai bên theo các quy định hiện hành. d) Các loại hình giao dịch hối đoái khác: Thời hạn thanh toán tuân theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. đ) Trong trường hợp ngày thanh toán trùng vào các ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì ngày thanh toán được chuyển sang ngày làm việc tiếp theo. 3. Trong trường hợp thanh toán chậm so với thỏa thuận giao dịch giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bên thanh toán chậm sẽ chịu mức phạt như sau: a) Nếu bằng ngoại tệ, mức phạt tối đa bằng 150% lãi suất Libor 01 tuần của đồng tiền thanh toán tại ngày phát sinh thanh toán chậm tính trên số tiền và số ngày chậm trả. b) Nếu bằng Đồng Việt Nam, mức phạt tối đa bằng 150% lãi suất cho vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm phát sinh thanh toán chậm tính trên số tiền và số ngày chậm trả. Chương 3. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM Điều 19. Chế độ thông tin báo cáo 1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quan hệ giao dịch hối đoái với Ngân hàng Nhà nước phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) tình hình giao dịch hối đoái với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác theo Phụ lục 2 (đính kèm) chậm nhất vào 14 giờ các ngày làm việc trong tuần. 2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm thông báo bằng văn bản với Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) trước thời điểm có hiệu lực đối với các thay đổi bao gồm: thay đổi đại diện giao dịch, thay đổi tên giao dịch, địa điểm đặt trụ sở chính hoặc địa điểm đặt trụ sở giao dịch, mã giao dịch trên các phương tiện giao dịch, hướng dẫn thanh toán chuẩn, danh sách những người có thẩm quyền ký đại diện cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với các văn bản liên quan đến giao dịch hối đoái với Ngân hàng Nhà nước, danh sách giao dịch viên và các thay đổi liên quan khác. 3. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, mua lại, chuyển đổi hình thức pháp lý, giải thể, phá sản: a) Tổ chức tín dụng có quan hệ giao dịch hối đoái với Ngân hàng Nhà nước bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, mua lại, chuyển đổi hình thức pháp lý, giải thể, phá sản chịu trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, mua lại, chuyển đổi hình thức pháp lý, giải thể, phá sản của tổ chức tín dụng. b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quan hệ giao dịch hối đoái với Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền của nước nơi ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở chính quyết định về việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, mua lại, chuyển đổi hình thức pháp lý, giải thể, phá sản hoặc bị thu hồi Giấy phép, đình chỉ hoạt động. Điều 20. Xử lý vi phạm Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vi phạm các quy định tại Thông tư này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp xử lý sau đây: 1. Cảnh cáo khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vi phạm 03 lần các trường hợp sau: a) Gửi báo cáo không đúng thời hạn quy định. b) Không gửi báo cáo. c) Gửi báo cáo không trung thực theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 19 Thông tư này. 2. Tạm ngừng giao dịch từ 01 đến 03 tháng trong các trường hợp sau: a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận được thông báo cảnh cáo từ 03 lần trở lên. b) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều 19 Thông tư này. c) Tổ chức tín dụng bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt và hoạt động trong lĩnh vực ngoại hối bị thu hẹp hoặc đình chỉ. 3. Hủy quan hệ giao dịch hối đoái khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có những vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo kết luận, thông báo của Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng). 4. Xử phạt vi phạm hành chính theo các quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng hoặc các hình thức xử phạt khác theo quy định hiện hành. Chương 4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI VÀ CÁC ĐƠN VỊ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Điều 21. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm về: a) Tính xác thực đối với thẩm quyền của các cán bộ liên quan trong các giao dịch hối đoái với Ngân hàng Nhà nước. b) Tính đầy đủ, chính xác, hợp lệ, và chấp hành đúng thời gian yêu cầu đối với các văn bản, hồ sơ gửi đến Ngân hàng Nhà nước. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm trước Ngân hàng Nhà nước về những thông tin không được cập nhật tại Điều 19 Thông tư này. 2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tuân thủ các quy định hiện hành về hoạt động trong lĩnh vực ngoại hối và phải bảo đảm: a) Có đội ngũ cán bộ thông thạo nghiệp vụ giao dịch hối đoái. b) Có quy trình, hệ thống quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ chặt chẽ, đảm bảo quản lý các hoạt động giao dịch hối đoái. c) Chấp hành quy định về trạng thái ngoại hối và các quy định về đảm bảo an toàn khác trong hoạt động kinh doanh ngoại hối theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Điều 22. Sở Giao dịch 1. Nhận hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; xem xét và trả lời tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc chấp thuận hay không chấp thuận việc thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái. 2. Công bố tỷ giá tham khảo và chào tỷ giá mua, bán trong các giao dịch hối đoái đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định về tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. 3. Hướng dẫn quy trình và thực hiện giao dịch đối với các loại hình giao dịch hối đoái. 4. Tổng hợp báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đồng thời gửi các đơn vị liên quan của Ngân hàng Nhà nước tình hình giao dịch hối đoái của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước và giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo định kỳ. 5. Theo dõi và thực hiện các biện pháp xử lý vi phạm đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 20 Thông tư này. 6. Thông báo và cập nhật cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng về danh sách tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái. Điều 23. Vụ Quản lý ngoại hối 1. Phối hợp với Sở Giao dịch, xây dựng và thực hiện phương án can thiệp của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. 2. Xác nhận trạng thái ngoại hối của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nhu cầu giao dịch hối đoái với Ngân hàng Nhà nước gửi Sở Giao dịch trước 15 giờ 30 ngày phát sinh nhu cầu giao dịch hối đoái theo các phương án can thiệp thị trường. 3. Thông báo cho Sở Giao dịch nước tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và chính sách tỷ giá, phương án can thiệp của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. 4. Phối hợp với Sở Giao dịch trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến giao dịch hối đoái của Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Điều 24. Vụ Chính sách tiền tệ Vụ Chính sách tiền tệ phối hợp với Sở Giao dịch hướng dẫn thực hiện giao dịch hoán đổi và các nghiệp vụ giao dịch hối đoái khác phát sinh. Điều 25. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thông báo kịp thời cho Sở Giao dịch trong các trường hợp sau: 1. Phát hiện và xử lý các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vi phạm các quy định tại Thông tư này và các vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng liên quan đến hoạt động ngoại hối. 2. Ngân hàng Nhà nước quyết định đặt tổ chức tín dụng có quan hệ giao dịch hối đoái với Ngân hàng Nhà nước vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. 3. Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép đã cấp theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật các tổ chức tín dụng, Giấy xác nhận đủ điều kiện cung ứng dịch vụ ngoại hối, Giấy xác nhận đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối hoặc các văn bản khác liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối do Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quan hệ giao dịch hối đoái với Ngân hàng Nhà nước. 4. Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản về việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, mua lại, chuyển đổi hình thức pháp lý, giải thể, phá sản đối với các tổ chức tín dụng có quan hệ giao dịch hối đoái với Ngân hàng Nhà nước. Chương 5. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 26. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực từ ngày 12 tháng 4 năm 2012, thay thế các quy định liên quan đến giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định 101/1999/QĐ-NHNN13 ngày 26/3/1999. Điều 27. Quy định chuyển tiếp Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được Ngân hàng Nhà nước công nhận là thành viên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành tiếp tục thực hiện giao dịch hối đoái với Ngân hàng Nhà nước theo các quy định tại Thông tư này, không phải làm thủ tục đăng ký lại với Ngân hàng Nhà nước, tuy nhiên phải cập nhật hồ sơ theo các quy định tại Điều 6 Thông tư này trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực. Điều 28. Tổ chức thực hiện Chánh Văn phòng, Giám đốc Sở Giao dịch, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Trưởng Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Nơi nhận: - Như Điều 28 - Ban lãnh đạo NHNN; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Tư pháp (để kiểm tra); - Công báo; - Lưu VP, SDG, PC. KT. THỐNG ĐỐC PHÓ THỐNG ĐỐC Nguyễn Đồng Tiến PHỤ LỤC 1 Tên Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- …….., ngày … tháng … năm …. GIẤY ĐĂNG KÝ THIẾT LẬP QUAN HỆ GIAO DỊCH HỐI ĐOÁI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Sở Giao dịch NHNN) Tên Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: Trụ sở chính (hoặc Đại diện giao dịch được ủy quyền): Địa chỉ: Điện thoại: Fax: Code giao dịch (nếu có): Tài khoản bằng ngoại tệ Mở tại Ngân hàng: Số tài khoản: Code SWIFT: Tài khoản bằng Đồng Việt Nam: Mở tại ngân hàng: Số tài khoản: Code Citad: Giấy phép hoạt động ngoại hối số ………….. ngày Giấy phép mở tài khoản ở nước ngoài số ………… ngày Căn cứ Thông tư số …./2012/TT-NHNN ngày …………. của Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, (Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) xin đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái với Ngân hàng Nhà nước. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Tên TCTD) đăng ký danh sách những người có thẩm quyền trong giao dịch hối đoái với Ngân hàng Nhà nước như sau: Họ và tên Chức vụ Mẫu chữ ký I. Cán bộ giao dịch thị trường 1. ……….. 2. ……… ………….. II. Cán bộ có thẩm quyền ký xác nhận giao dịch 1. ……….. 2. ……… ………….. (Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) …….. cam kết chấp hành đúng các quy định trong Thông tư số ……../2012/TT-NHNN ngày ………………… của Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. CHỦ TỊCH HĐQT/HĐTV /TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC) (Hoặc người được ủy quyền) (Ký tên, đóng dấu) PHỤ LỤC 2 TÊN TCTD, CN NHNN Số điện thoại: Ngày tháng năm BÁO CÁO TÌNH HÌNH GIAO DỊCH HỐI ĐOÁI VỚI CÁC TCTD Kính gửi: Sở Giao dịch - Ngân hàng Nhà nước Fax: 04 38243686 I/ Tỷ giá USD/VNĐ (ngày báo cáo): Tỷ giá mua - bán ngày / / của TCTD niêm yết ở mức: II/ Doanh số ngoại tệ giao dịch của TCTD ngày / / (ngày hôm trước): 1. Giao dịch USD/VND Giao dịch DOANH SỐ MUA DOANH SỐ BÁN Số lượng Tỷ giá Đối tác Số ngày Số lượng Tỷ giá Đối tác Số ngày I/ Giao dịch giao ngay II/ Giao dịch kỳ hạn III/ Giao dịch hoán đổi Tổng lượng giao dịch 2. Giao dịch ngoại tệ khác Giao dịch DOANH SỐ MUA DOANH SỐ BÁN Số lượng Tỷ giá Đối tác Số ngày Số lượng Tỷ giá Đối tác Số ngày I/ Giao dịch giao ngay II/ Giao dịch kỳ hạn III/ Giao dịch hoán đổi Tổng lượng giao dịch (đối với từng cặp ngoại tệ) III/ Doanh số ngoại tệ giao dịch của TCTD ngày / / (ngày báo cáo): 1. Giao dịch USD/VND Giao dịch DOANH SỐ MUA DOANH SỐ BÁN Số lượng Tỷ giá Đối tác Số ngày Số lượng Tỷ giá Đối tác Số ngày I/ Giao dịch giao ngay II/ Giao dịch kỳ hạn III/ Giao dịch hoán đổi Tổng lượng giao dịch 2. Giao dịch ngoại tệ khác Giao dịch DOANH SỐ MUA DOANH SỐ BÁN Số lượng Tỷ giá Đối tác Số ngày Số lượng Tỷ giá Đối tác Số ngày I/ Giao dịch giao ngay II/ Giao dịch kỳ hạn III/ Giao dịch hoán đổi Tổng lượng giao dịch (đối với từng cặp ngoại tệ) Người lập biểu Kiểm soát (Ký, ghi rõ họ tên) Xác nhận của người có thẩm quyền (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) * Ghi chú: - Chỉ thống kê giao dịch một lần theo cặp đồng tiền, ví dụ: Mua USD/VND chỉ thống kê vào bên doanh số mua với số lượng nguyên tệ USD, không thống kê vào bên bán VND - Đối với giao dịch ngoại tệ khác tổng lượng ngoại tệ thống kê theo từng cặp ngoại tệ - Số liệu về giao dịch trong ngày báo cáo được tính đến trước 14h00 - Số liệu về giao dịch của ngày hôm trước đề nghị ghi chú rõ giao dịch nào phát sinh trước 14h00 của ngày hôm trước. PHỤ LỤC 3 Tên Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ------- …….., ngày … tháng … năm …. HƯỚNG DẪN THANH TOÁN CHUẨN CHO CÁC GIAO DỊCH HỐI ĐOÁI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Loại đồng tiền Hướng dẫn thanh toán Liên hệ (tên thanh toán viên và điện thoại liên hệ) VND Tại Ngân hàng: Số tài khoản Code Citad USD Tại Ngân hàng: Số tài khoản: Code SWIFT: EUR Tại Ngân hàng: Số tài khoản: Code SWIFT: ……………… Ghi chú: Khi có thay đổi nội dung hướng dẫn thanh toán, tổ chức tín dụng phải gửi lại hướng dẫn thanh toán mới theo mẫu này tới NHNN (SGD) CHỦ TỊCH HĐQT/HĐTV /TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC) (Hoặc người được ủy quyền) (Ký tên, đóng dấu)
{ "issuing_agency": "Ngân hàng Nhà nước", "promulgation_date": "27/02/2012", "sign_number": "02/2012/TT-NHNN", "signer": "Nguyễn Đồng Tiến", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Thong-tu-106-2021-TT-BQP-phe-duyet-thiet-ke-xay-dung-trien-khai-sau-thiet-ke-co-so-484824.aspx
Thông tư 106/2021/TT-BQP phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở mới nhất
BỘ QUỐC PHÒNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 106/2021/TT-BQP Hà Nội, ngày 06 tháng 8 năm 2021 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ XÂY DỰNG TRIỂN KHAI SAU THIẾT KẾ CƠ SỞ TRONG BỘ QUỐC PHÒNG Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng; Theo đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định về thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở trong Bộ Quốc phòng. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Thông tư này quy định về thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở (sau đây gọi tắt là thiết kế xây dựng) đối với dự án đầu tư xây dựng phục vụ quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đầu tư hoặc ủy quyền quyết định đầu tư. 2. Công trình chiến đấu; công trình trường bắn, thao trường huấn luyện thực hiện theo quy chế riêng của Bộ Quốc phòng. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với cơ quan chuyên môn về xây dựng, các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng công trình. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng là Cục Doanh trại/Tổng cục Hậu cần. 2. Cơ quan chuyên môn về xây dựng của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng là Cục Hậu cần hoặc Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý xây dựng. 3. Người đề nghị thẩm định a) Đối với dự án do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt thiết kế xây dựng, người đề nghị thẩm định là Thủ trưởng của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng (sau đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị); b) Đối với dự án do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt thiết kế xây dựng, người đề nghị thẩm định là chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư. Chương II THẨM QUYỀN, NỘI DUNG THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ ĐIỀU CHỈNH THIẾT KẾ XÂY DỰNG Điều 4. Phê duyệt thiết kế xây dựng 1. Đối với dự án đầu tư xây dựng doanh trại Trụ sở cơ quan, đơn vị; dự án có công trình từ cấp II trở lên sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đầu tư: a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt thiết kế kỹ thuật trường hợp thiết kế ba bước; phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công trường hợp thiết kế hai bước; b) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công trường hợp thiết kế ba bước. 2. Đối với dự án còn lại, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt thiết kế xây dựng. 3. Các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định. Điều 5. Thẩm định thiết kế xây dựng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt 1. Cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan thẩm định thiết kế kỹ thuật trường hợp thiết kế ba bước; thẩm định thiết kế bản vẽ thi công trường hợp thiết kế hai bước. 2. Nội dung thẩm định thiết kế theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 35 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây viết gọn là Nghị định số 15/2021/NĐ-CP), cụ thể như sau: a) Sự tuân thủ quy định của pháp luật về lập, thẩm tra thiết kế xây dựng; b) Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân tham gia khảo sát, thiết kế, thẩm tra thiết kế; c) Sự phù hợp của thiết kế xây dựng với thiết kế bước trước được cơ quan chuyên môn xác nhận (đóng dấu “THẨM ĐỊNH”); d) Kiểm tra thiết kế xây dựng về đáp ứng yêu cầu an toàn công trình, sự tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật về áp dụng tiêu chuẩn trong thiết kế; đ) Sự phù hợp của thiết kế xây dựng với yêu cầu về dây chuyền và thiết bị công nghệ (nếu có); e) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường (nếu có); g) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật có liên quan. 3. Nội dung thẩm định dự toán xây dựng công trình theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 13 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng (sau đây viết gọn là Nghị định số 10/2021/NĐ-CP), cụ thể như sau: a) Sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ trình thẩm định dự toán xây dựng công trình; các căn cứ pháp lý để xác định dự toán xây dựng công trình; b) Sự phù hợp của dự toán xây dựng công trình với tổng mức đầu tư xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phương pháp xác định dự toán xây dựng công trình; c) Sự phù hợp của nội dung dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP với các nội dung và yêu cầu của dự án; d) Sự tuân thủ các quy định của pháp luật về việc áp dụng, tham khảo hệ thống định mức xây dựng, giá xây dựng công trình và các công cụ cần thiết khác theo quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, công bố; việc vận dụng, tham khảo dữ liệu về chi phí của công trình tương tự và các công cụ cần thiết khác để xác định dự toán xây dựng công trình; đ) Danh mục định mức dự toán mới, định mức dự toán điều chỉnh (nếu có) và phương pháp xác định; xác định danh mục các định mức cần tổ chức khảo sát trong quá trình thi công xây dựng; e) Sự phù hợp, đầy đủ của việc xác định khối lượng công tác xây dựng, chủng loại và số lượng thiết bị tính toán trong dự toán xây dựng công trình so với thiết kế; g) Xác định giá trị dự toán xây dựng công trình đảm bảo tính đúng, tính đủ theo quy định; phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, công nghệ xây dựng, điều kiện thi công, biện pháp thi công xây dựng định hướng, tiến độ thi công công trình và mặt bằng giá thị trường; h) Phân tích, đánh giá mức độ, nguyên nhân tăng, giảm của các khoản mục chi phí so với giá trị dự toán xây dựng công trình đề nghị thẩm định. Điều 6. Thẩm định thiết kế xây dựng do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt 1. Đối với dự án do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đầu tư trường hợp thiết kế hai bước: a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng thẩm định các nội dung thiết kế theo quy định tại các điểm a, b, c, d, e, g khoản 2 Điều 5; các nội dung dự toán theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 3 Điều 5 Thông tư này; b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng của cơ quan, đơn vị thẩm định các nội dung thiết kế theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 5 và sự đáp ứng yêu cầu của thiết kế xây dựng với nhiệm vụ thiết kế, quy định tại hợp đồng thiết kế, quy định của pháp luật có liên quan; các nội dung dự toán theo quy định tại các điểm e, g, h khoản 3 Điều 5 Thông tư này. Tổng hợp kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng và ý kiến tham gia của các cơ quan liên quan làm cơ sở báo cáo cấp thẩm quyền phê duyệt thiết kế xây dựng. 2. Đối với dự án do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đầu tư trường hợp thiết kế ba bước Cơ quan chuyên môn về xây dựng của cơ quan, đơn vị thẩm định các nội dung thiết kế theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 5 và các nội dung dự toán theo quy định tại các điểm e, g, h khoản 3 Điều 5 Thông tư này. 3. Đối với dự án do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ủy quyền quyết định đầu tư Cơ quan chuyên môn về xây dựng của cơ quan đơn vị thực hiện thẩm định các nội dung theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 Thông tư này. Điều 7. Điều chỉnh thiết kế Điều chỉnh thiết kế thực hiện theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau: 1. Việc điều chỉnh thiết kế phải được thẩm định, phê duyệt theo quy trình thẩm định, phê duyệt thiết kế trong các trường hợp: a) Điều chỉnh, bổ sung thiết kế có thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu sử dụng cho kết cấu chịu lực và biện pháp tổ chức thi công có ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình; b) Khi điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu điều chỉnh thiết kế cơ sở. 2. Các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét, phê duyệt, chịu trách nhiệm về quyết định điều chỉnh của mình và báo cáo người quyết định đầu tư. Điều 8. Điều chỉnh dự toán xây dựng công trình Việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau: 1. Dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp: Khi điều chỉnh dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư; bổ sung thay đổi thiết kế không trái với thiết kế cơ sở; thay đổi cơ cấu chi phí dự toán xây dựng nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt. 2. Dự toán xây dựng công trình điều chỉnh gồm phần dự toán xây dựng công trình không điều chỉnh và phần dự toán xây dựng công trình điều chỉnh. 3. Việc điều chỉnh dự toán phải được thẩm định, phê duyệt theo quy trình thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng trong các trường hợp: a) Khi điều chỉnh tổng mức đầu tư; b) Dự toán xây dựng công trình điều chỉnh vượt dự toán đã phê duyệt nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt. 4. Các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 3 Điều này, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét, phê duyệt, chịu trách nhiệm về kết quả điều chỉnh của mình và báo cáo người quyết định đầu tư. Chương III QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ XÂY DỰNG Điều 9. Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng 1. Hồ sơ trình thẩm định phải bảo đảm tính pháp lý, phù hợp với nội dung đề nghị thẩm định Hồ sơ trình thẩm định được xem là hợp lệ khi bảo đảm các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, đúng quy cách, được trình bày với ngôn ngữ chính là tiếng Việt và được người đề nghị thẩm định kiểm tra, xác nhận. Phần hồ sơ thiết kế kiến trúc trong hồ sơ thiết kế xây dựng (nếu có) cần tuân thủ theo quy định của pháp luật về kiến trúc. 2. Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, gồm: a) Tờ trình phê duyệt thiết kế xây dựng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; b) Các văn bản pháp lý kèm theo, gồm: Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng; hồ sơ bản vẽ thiết kế bước trước được cơ quan chuyên môn xác nhận (đóng dấu “THẨM ĐỊNH”); báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng của Nhà thầu tư vấn thẩm tra được chủ đầu tư xác nhận (nếu có); văn bản thẩm duyệt thiết kế phòng cháy, chữa cháy (nếu có), kết quả thực hiện thủ tục về đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có) và các văn bản khác có liên quan; Thủ tục về phòng cháy, chữa cháy thực hiện theo nguyên tắc đồng thời, không yêu cầu bắt buộc xuất trình tại thời điểm trình hồ sơ thẩm định, nhưng phải có kết quả gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng trước thời hạn thông báo, báo cáo kết quả thẩm định; c) Hồ sơ thiết kế xây dựng bước thiết kế trình thẩm định: Thuyết minh thiết kế, bản vẽ thiết kế, tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng; chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có) và quy trình bảo trì; d) Mã số chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế xây dựng, nhà thầu thẩm tra; mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết kế; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra; giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài (nếu có). Điều 10. Quy trình thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng 1. Gửi hồ sơ trình thẩm định a) Thiết kế xây dựng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt: Người đề nghị thẩm định lập Tờ trình gửi Thủ trưởng Bộ Quốc phòng; đồng thời, gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này đến cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng; b) Thiết kế xây dựng do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt: Người đề nghị thẩm định lập Tờ trình gửi Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; đồng thời, gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này đến cơ quan chuyên môn về xây dựng cơ quan, đơn vị và cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng trường hợp dự án do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đầu tư; c) Trường hợp cần lấy ý kiến phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ quan chủ trì thẩm định đề nghị người trình thẩm định gửi hồ sơ đến cơ quan cần lấy ý kiến; d) Hồ sơ trình thẩm định được gửi trực tiếp hoặc qua đường quân bưu. 2. Cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ trình thẩm định a) Từ chối tiếp nhận hồ sơ trình thẩm định trong trường hợp trình cơ quan thẩm định không đúng với thẩm quyền theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này, hoặc hồ sơ trình thẩm định không đảm bảo về tính pháp lý hoặc không hợp lệ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này; b) Tạm dừng thẩm định trong trường hợp: Trong thời hạn 20 ngày (kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng) người đề nghị thẩm định không thực hiện bổ sung hồ sơ hoặc không thể khắc phục các lỗi, sai sót về thông tin, số liệu trong nội dung hồ sơ dẫn đến không thể đưa ra kết quả thẩm định; c) Trường hợp từ chối tiếp nhận hoặc tạm dừng thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng có văn bản thông báo cho người đề nghị thẩm định nêu rõ lý do từ chối tiếp nhận, tạm dừng thẩm định và báo cáo cấp phê duyệt. Người đề nghị thẩm định trình thẩm định lại khi có yêu cầu; d) Cơ quan chuyên môn về xây dựng trả lại hồ sơ trình thẩm định trường hợp từ chối, tạm dừng thẩm định theo quy định tại điểm a, điểm b Khoản này. 3. Kết quả thẩm định a) Cơ quan chủ trì thẩm định báo cáo cấp phê duyệt thiết kế xây dựng kết quả thẩm định theo quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng thông báo kết quả thẩm định theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. 4. Việc đóng dấu, lưu trữ hồ sơ thẩm định tại cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện như sau: a) Hồ sơ trình thẩm định sau khi chỉnh sửa, hoàn thiện được cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra và đóng dấu xác nhận các nội dung đã được thẩm định trên các bản vẽ có liên quan của 01 bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế xây dựng. Mẫu dấu thẩm định theo quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Các bản vẽ đã đóng dấu thẩm định được giao lại cho người đề nghị thẩm định; người đề nghị thẩm định có trách nhiệm lưu trữ theo quy định pháp luật về lưu trữ và đáp ứng kịp thời theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng. Người đề nghị thẩm định có trách nhiệm nộp bản chụp (định dạng .PDF) thiết kế xây dựng đã đóng dấu thẩm định cho cơ quan chuyên môn về xây dựng; b) Khi kết thúc công tác thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm lưu trữ, bảo quản một số tài liệu, gồm: Tờ trình thẩm định; các kết luận của tổ chức, cá nhân tham gia thẩm định; văn bản góp ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan; thông báo kết quả thẩm định; các bản chụp tài liệu đã đóng dấu thẩm định theo quy định tại điểm a Khoản này. 5. Quá trình thẩm định, trường hợp cần thiết, cơ quan chuyên môn về xây dựng có quyền yêu cầu người đề nghị thẩm định lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 93 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP để thẩm tra các nội dung cần thiết phục vụ thẩm định, cụ thể như sau: a) Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân thẩm tra thiết kế xây dựng thực hiện theo quy định tại pháp luật về đấu thầu; b) Tổ chức tư vấn thẩm tra phải độc lập về pháp lý, tài chính với chủ đầu tư và với các nhà thầu tư vấn lập thiết kế xây dựng; c) Các bản vẽ được thẩm tra phải được đóng dấu theo quy định. 6. Phê duyệt thiết kế xây dựng Việc phê duyệt thiết kế xây dựng được thể hiện tại quyết định phê duyệt theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, gồm các nội dung chủ yếu như sau: a) Người phê duyệt; b) Tên công trình; c) Tên dự án; d) Loại, cấp công trình; đ) Địa điểm xây dựng; e) Nhà thầu khảo sát xây dựng (nếu có); g) Nhà thầu lập thiết kế xây dựng; h) Nhà thầu thẩm tra thiết kế xây dựng (nếu có); i) Quy mô, chỉ tiêu kỹ thuật; các giải pháp thiết kế nhằm sử dụng hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên (nếu có); k) Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình; l) Giá trị dự toán xây dựng theo từng khoản mục chi phí; m) Danh mục tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng; n) Các nội dung khác (nếu có). Điều 11. Thời hạn thẩm định 1. Thời hạn thẩm định được tính từ ngày cơ quan chủ trì thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này, đến ngày có báo cáo kết quả thẩm định. Thời hạn thẩm định như sau: a) Không quá 40 ngày làm việc đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I; b) Không quá 30 ngày làm việc đối với công trình cấp II, cấp III; c) Không quá 20 ngày làm việc đối với các công trình còn lại. 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu thực hiện thẩm định, căn cứ vào tính chất công trình, cơ quan chuyên môn về xây dựng xem xét lấy ý kiến tham gia thẩm định của các cơ quan liên quan (nếu cần thiết). Thời hạn tham gia ý kiến của cơ quan liên quan như sau: a) Không quá 20 ngày làm việc đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I; b) Không quá 15 ngày làm việc đối với công trình cấp II và cấp III; c) Không quá 10 ngày làm việc đối với các công trình còn lại. 3. Thời hạn thẩm định các nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này như sau: a) Không quá 15 ngày làm việc đối với công trình cấp III; b) Không quá 10 ngày làm việc đối với các công trình còn lại. Chương IV TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ Điều 12. Tổng Cục Hậu cần 1. Chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý, hướng dẫn thực hiện công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng trong Bộ Quốc phòng theo phạm vi điều chỉnh của Thông tư này và xử lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện. 2. Chỉ đạo Cục Doanh trại/Tổng cục Hậu cần a) Thẩm định thiết kế xây dựng công trình theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này; b) Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất việc thực hiện công tác quản lý chất lượng thiết kế xây dựng của cơ quan, đơn vị; c) Đề nghị người đứng đầu cơ quan, đơn vị hủy kết quả thẩm định và thu hồi quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng khi phát hiện công tác thẩm định có sai sót liên quan đến tính pháp lý, an toàn, chất lượng, chi phí và tiến độ công trình xây dựng; d) Đề xuất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có hình thức xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm; đ) Phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất xử lý các kiến nghị trong quá trình thực hiện thẩm định thiết kế xây dựng. Điều 13. Cơ quan liên quan của Bộ Quốc phòng Theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp, tham gia thẩm định thiết kế xây dựng khi có đề nghị của cơ quan chuyên môn về xây dựng. Điều 14. Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng 1. Tổ chức thực hiện công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này. 2. Hủy kết quả thẩm định và thu hồi quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng. 3. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc quyền tổng hợp và gửi báo cáo kết quả thẩm định, quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng về Cục Doanh trại/TCHC để theo dõi, quản lý. Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 15. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20 tháng 9 năm 2021 và thay thế Điều 5, khoản 3 Điều 11, khoản 5 Điều 12 Thông tư số 296/2017/TT-BQP ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng; nội dung tương ứng tại khoản 1 Điều 9 Thông tư số 101/2017/TT-BQP ngày 27 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư; lập, thẩm định phê duyệt dự án đầu tư trong Bộ Quốc phòng. Điều 16. Điều khoản chuyển tiếp Thiết kế xây dựng đã được phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực, việc điều chỉnh thiết kế xây dựng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 296/2017/TT-BQP ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng. Điều 17. Trách nhiệm thi hành 1. Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. 2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Bộ Quốc phòng (qua Cục Doanh trại/Tổng cục Hậu cần) để xem xét, hướng dẫn./. Nơi nhận: - Đ/c Bộ trưởng BQP; - Đ/c Chủ nhiệm TCCT, Tổng Tham mưu trưởng; - Các đ/c Thứ trưởng BQP; - Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL/Bộ Tư pháp; - Cục Doanh trại/TCHC; - Vụ Pháp chế/BQP; - Cổng TTĐT Chính phủ; - Cổng TTĐT/BQP (để đăng tải); - Lưu: VT, THBĐ. ĐĐ90. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Thượng tướng Vũ Hải Sản CÁC MẪU VĂN BẢN KÈM THEO (Ban hành kèm theo Thông tư số 106/2021/TT-BQP ngày 06 tháng 8 năm 2021 của Bộ Quốc phòng) STT MẪU BIỂU TRÍCH YẾU MẪU BIỂU GHI CHÚ 1 Mẫu số 01 Tờ trình phê duyệt thiết kế xây dựng 2 Mẫu số 02 Báo cáo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng 3 Mẫu số 03 Thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng 4 Mẫu số 04 Quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng 5 Mẫu số 05 Mẫu dấu thẩm định thiết kế xây dựng Mẫu số 01. Tờ trình phê duyệt thiết kế xây dựng (1) (2) ------------ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: … …, ngày… tháng … năm … TỜ TRÌNH Phê duyệt thiết kế xây dựng (tên công trình) Kính gửi: Thủ trưởng (1). Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020; Các căn cứ pháp lý khác có liên quan. (2) trình Thủ trưởng (1) phê duyệt thiết kế xây dựng (tên công trình). I. THÔNG TIN CHUNG CÔNG TRÌNH 1. Tên công trình: 2. Loại, cấp công trình: 3. Dự án: (Tên dự án đầu tư xây dựng theo quyết định phê duyệt dự án). 4. Chủ đầu tư: 5. Địa điểm xây dựng: 6. Tổng mức đầu tư (theo quyết định phê duyệt dự án): 7. Nguồn vốn đầu tư: 8. Nhà thầu khảo sát xây dựng (nếu có): 9. Nhà thầu lập thiết kế xây dựng: 10. Nhà thầu thẩm tra thiết kế xây dựng (nếu có): 11. Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng: 12. Thời gian thực hiện: 13. Các thông tin khác có liên quan: II. NỘI DUNG HỒ SƠ TRÌNH DUYỆT 1. Danh mục hồ sơ trình duyệt a) Văn bản pháp lý: Liệt kê các văn bản pháp lý có liên quan theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 của Thông tư này. b) Hồ sơ thiết kế xây dựng bước thiết kế trình thẩm định: Liệt kê hồ sơ có liên quan theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9 của Thông tư này. c) Hồ sơ năng lực của các nhà thầu: Liệt kê theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 9 của Thông tư này. 2. Các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng. 3. Giải pháp thiết kế chủ yếu về: Kiến trúc, nền, móng, kết cấu, hệ thống kỹ thuật công trình, phòng chống cháy, nổ và các nội dung khác (nếu có). 4. Phương pháp lập dự toán được lựa chọn và các cơ sở để xác định các khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng trình thẩm định (nếu có); giá trị dự toán (tổng dự toán) trình duyệt. III. ĐÁNH GIÁ VỀ HỒ SƠ THIẾT KẾ XÂY DỰNG 1. Sự đáp ứng yêu cầu của thiết kế xây dựng với nhiệm vụ thiết kế, quy định tại hợp đồng thiết kế và quy định của pháp luật có liên quan. 2. Sự phù hợp của thiết kế xây dựng với yêu cầu về dây chuyền và thiết bị công nghệ (nếu có). 3. Việc lập dự toán xây dựng công trình; sự phù hợp của giá trị dự toán xây dựng công trình với giá trị tổng mức đầu tư xây dựng. (2) trình Thủ trưởng (1) phê duyệt thiết kế xây dựng công trình... với các nội dung nêu trên./. Nơi nhận: - Như trên; - Cơ quan thẩm định; - Lưu: ... (2) (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) Tên người đại diện Ghi chú: (1) Cấp trên người đề nghị thẩm định (cấp phê duyệt). (2) Người đề nghị thẩm định. Mẫu số 02. Báo cáo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng (1) (2) ------------ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: … …, ngày … tháng … năm … BÁO CÁO Kết quả thẩm định thiết kế xây dựng (tên công trình) Kính gửi: Thủ trưởng (3). (2) nhận Tờ trình số ... ngày ... của (4) đề nghị phê duyệt thiết kế xây dựng (tên công trình). Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020; Các căn cứ pháp lý khác có liên quan; Căn cứ hồ sơ kèm theo Tờ trình số... ngày... của (4); Căn cứ Kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng (nếu có); Các căn cứ khác có liên quan; Sau khi xem xét, (2) báo cáo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng xây dựng (tên công trình) như sau: I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH 1. Tên công trình: 2. Loại, cấp công trình: 3. Dự án: (tên dự án đầu tư xây dựng theo quyết định phê duyệt dự án). 4. Chủ đầu tư: 5. Địa điểm xây dựng: 6. Tổng mức đầu tư (theo quyết định phê duyệt dự án): 7. Nguồn vốn đầu tư: 8. Nhà thầu lập thiết kế xây dựng: 9. Nhà thầu khảo sát xây dựng (nếu có); 10. Nhà thầu thẩm tra thiết kế (nếu có): 11. Thời gian thực hiện: 12. Các thông tin khác có liên quan: II. NỘI DUNG HỒ SƠ TRÌNH THẨM ĐỊNH 1. Danh mục hồ sơ trình thẩm định a) Văn bản pháp lý: Liệt kê các văn bản pháp lý có liên quan trong hồ sơ trình thẩm định. b) Hồ sơ thiết kế xây dựng bước thiết kế trình thẩm định. c) Hồ sơ năng lực của các nhà thầu: Liệt kê mã số chứng chỉ năng lực của nhà thầu khảo sát (nếu có), nhà thầu lập thiết kế xây dựng, nhà thầu thẩm tra (nếu có); mã sổ chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng (nếu có); chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết kế; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra (nếu có); Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài (nếu có). 2. Các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng. 3. Giải pháp thiết kế chủ yếu về: Kiến trúc, nền, móng, kết cấu, hệ thống kỹ thuật công trình, phòng chống cháy, nổ và các nội dung khác (nếu có). 4. Phương pháp lập dự toán được lựa chọn và các cơ sở để xác định các khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng trình thẩm định (nếu có); giá trị dự toán (tổng dự toán) trình duyệt. III. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ 1. Sự tuân thủ quy định của pháp luật về lập, thẩm tra thiết kế xây dựng. 2. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân tham gia khảo sát, thiết kế, thẩm tra thiết kế. 3. Sự phù hợp của thiết kế xây dựng với thiết kế bước trước được cơ quan chuyên môn xác nhận (đóng dấu “THẨM ĐỊNH”). 4. Kiểm tra thiết kế xây dựng về đáp ứng yêu cầu an toàn công trình, sự tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật về áp dụng tiêu chuẩn trong thiết kế. 5. Sự phù hợp của thiết kế xây dựng với yêu cầu về dây chuyền và thiết bị công nghệ (nếu có). 6. Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường (nếu có). 7. Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật có liên quan. 8. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện thiết kế xây dựng (nếu có). IV. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH DỰ TOÁN 1. Sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ trình thẩm định dự toán xây dựng công trình; các căn cứ pháp lý để xác định dự toán xây dựng công trình. 2. Sự phù hợp của dự toán xây dựng công trình với tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt; phương pháp xác định dự toán xây dựng công trình. 3. Sự phù hợp của nội dung dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư với các nội dung và yêu cầu của dự án. 4. Sự tuân thủ các quy định của pháp luật về việc áp dụng, tham khảo hệ thống định mức xây dựng, giá xây dựng công trình và các công cụ cần thiết khác theo quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, công bố; về việc vận dụng, tham khảo dữ liệu về chi phí của công trình tương tự và các công cụ cần thiết khác để xác định dự toán xây dựng công trình. 5. Danh mục định mức dự toán mới, định mức dự toán điều chỉnh và phương pháp xác định; xác định danh mục các định mức cần tổ chức khảo sát trong quá trình thi công xây dựng (nếu có). 6. Sự phù hợp, đầy đủ của việc xác định khối lượng công tác xây dựng, chủng loại và số lượng thiết bị tính toán trong dự toán xây dựng công trình so với thiết kế. 7. Xác định giá trị dự toán xây dựng công trình đảm bảo tính đúng, tính đủ theo quy định; phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, công nghệ xây dựng, điều kiện thi công, biện pháp thi công xây dựng định hướng, tiến độ thi công công trình và mặt bằng giá thị trường (nếu có). 8. Giá trị dự toán sau thẩm định (theo từng khoản mục chi phí). Phân tích, đánh giá mức độ, nguyên nhân tăng, giảm của từng khoản mục chi phí so với giá trị dự toán xây dựng công trình đề nghị thẩm định. 9. Nội dung khác (nếu có). V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ - Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình .... đủ điều kiện (hoặc chưa đủ điều kiện để trình phê duyệt). Kính đề nghị Thủ trưởng (3) phê duyệt. - Yêu cầu, kiến nghị đối với chủ đầu tư (nếu có). Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: ... CƠ QUAN THẨM ĐỊNH (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) Ghi chú: (1) Cấp trên cơ quan chủ trì thẩm định. (2) Cơ quan chủ trì thẩm định. (3) Cấp phê duyệt thiết kế xây dựng. (4) Người đề nghị thẩm định. Mẫu số 03. Thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng (1) (2) ------------ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: … V/v thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng (tên công trình) …, ngày … tháng … năm … Kính gửi: (3). (2) nhận được Tờ trình số ... ngày... của (3) đề nghị phê duyệt thiết xây dựng (tên công trình). Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020; Các căn cứ pháp lý khác có liên quan; Căn cứ hồ sơ kèm theo Tờ trình số... ngày ... của (3); Căn cứ Kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng (nếu có); Các căn cứ khác có liên quan; Sau khi xem xét, (2) thông báo cáo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng (tên công trình) như sau: I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH 1. Tên công trình: 2. Loại, cấp công trình: 3. Dự án: (tên dự án đầu tư xây dựng theo quyết định phê duyệt dự án). 4. Chủ đầu tư: 5. Địa điểm xây dựng: 6. Tổng mức đầu tư (theo quyết định phê duyệt dự án): 7. Nguồn vốn đầu tư: 8. Nhà thầu lập thiết kế xây dựng: 9. Nhà thầu khảo sát xây dựng (nếu có): 10. Nhà thầu thẩm tra thiết kế (nếu có): 11. Thời gian thực hiện: 12. Các thông tin khác có liên quan: II. NỘI DUNG HỒ SƠ TRÌNH THẨM ĐỊNH 1. Danh mục hồ sơ trình thẩm định a) Văn bản pháp lý: Liệt kê các văn bản pháp lý có liên quan trong hồ sơ trình thẩm định. b) Hồ sơ thiết kế xây dựng bước thiết kế trình thẩm định. c) Hồ sơ năng lực của các nhà thầu: Liệt kê mã số chứng chỉ năng lực của nhà thầu khảo sát (nếu có), nhà thầu lập thiết kế xây dựng, nhà thầu thẩm tra (nếu có); mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng (nếu có); chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết kế; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra (nếu có); Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài (nếu có). 2. Các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng. 3. Giải pháp thiết kế chủ yếu về: Kiến trúc, nền, móng, kết cấu, hệ thống kỹ thuật công trình, phòng chống cháy, nổ và các nội dung khác (nếu có). 4. Phương pháp lập dự toán được lựa chọn và các cơ sở để xác định các khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng trình thẩm định (nếu có). III. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ XÂY DỰNG 1. Sự tuân thủ quy định của pháp luật về lập, thẩm tra thiết kế xây dựng. 2. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân tham gia khảo sát, thiết kế, thẩm tra thiết kế. 3. Sự phù hợp của thiết kế xây dựng với thiết kế bước trước được cơ quan chuyên môn xác nhận (đóng dấu “THẨM ĐỊNH”). 4. Kiểm tra thiết kế xây dựng về đáp ứng yêu cầu an toàn công trình, sự tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật về áp dụng tiêu chuẩn trong thiết kế. 5. Sự tuân thủ quy định của pháp luật về việc xác định dự toán xây dựng. a) Sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ trình thẩm định dự toán xây dựng công trình; các căn cứ pháp lý để xác định dự toán xây dựng công trình; b) Sự phù hợp của dự toán xây dựng công trình với tổng mức đầu tư xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phương pháp xác định dự toán xây dựng công trình; c) Sự phù hợp của nội dung dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP với các nội dung và yêu cầu của dự án; d) Sự tuân thủ các quy định của pháp luật về việc áp dụng, tham khảo hệ thống định mức xây dựng, giá xây dựng công trình và các công cụ cần thiết khác theo quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, công bố; việc vận dụng, tham khảo dữ liệu về chi phí của công trình tương tự và các công cụ cần thiết khác để xác định dự toán xây dựng công trình; đ) Danh mục định mức dự toán mới, định mức dự toán điều chỉnh (nếu có) và phương pháp xác định; xác định danh mục các định mức cần tổ chức khảo sát trong quá trình thi công xây dựng; 6. Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường (nếu có). 7. Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật có liên quan. 8. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện thiết kế xây dựng (nếu có). IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Hồ sơ thiết kế xây dựng (tên công trình) đủ điều kiện để cơ quan chủ trì thẩm định triển khai các bước tiếp theo (hoặc chưa đủ điều kiện)./. Nơi nhận: - Như trên; - Chủ đầu tư; - Cơ quan chủ trì thẩm định; - Lưu: ... THỦ TRƯỞNG (2) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) Ghi chú: (1) Cấp trên cơ quan chuyên môn về xây dựng. (2) Cơ quan chuyên môn về xây dựng. (3) Người đề nghị thẩm định. Mẫu số 04. Quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng (1) (2) ------------ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: … …, ngày … tháng … năm … QUYẾT ĐỊNH Về việc phê duyệt thiết kế xây dựng (tên công trình) THỦ TRƯỞNG (2) Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020; Các căn cứ pháp lý khác có liên quan. Theo đề nghị của (3) và Báo cáo thẩm định của (4). QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt hồ sơ thiết kế xây dựng (tên công trình) với những nội dung sau: 1. Tên công trình (hoặc bộ phận công trình): 2. Dự án: (tên dự án đầu tư xây dựng theo quyết định phê duyệt dự án). 3. Loại, cấp công trình: 4. Địa điểm xây dựng: 5. Nhà thầu khảo sát xây dựng (nếu có): 6. Nhà thầu lập thiết kế xây dựng: 7. Nhà thầu thẩm tra thiết kế xây dựng: 8. Quy mô, chỉ tiêu kỹ thuật; các giải pháp thiết kế nhằm sử dụng hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên (nếu có): 9. Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình: 10. Giá trị dự toán xây dựng theo từng khoản mục chi phí: 11. Danh mục tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng; 12. Các nội dung khác (nếu có). Điều 2. Chủ đầu tư căn cứ nội dung phê duyệt tại Điều 1 và Báo cáo kết quả thẩm định của (4), hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế xây dựng công trình và triển khai các bước tiếp theo, tuân thủ đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và Bộ Quốc phòng về quản lý đầu tư và xây dựng. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chủ đầu tư và Thủ trưởng (các đơn vị liên quan) chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. Nơi nhận: - Chủ đầu tư; - Các cơ quan; - Lưu: ... THỦ TRƯỞNG (2) (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) Ghi chú: (1) Cấp trên của cấp phê duyệt. Trường hợp cấp phê duyệt là Bộ Quốc phòng thì không có (1). (2) Cấp có thẩm quyền phê duyệt thiết kế xây dựng. (3) Người đề nghị thẩm định. (4) Cơ quan chuyên môn về xây dựng cấp phê duyệt. Mẫu số 05. Mẫu dấu thẩm định thiết kế xây dựng (Kích thước mẫu dấu: chiều rộng từ 4 cm đến 6cm; chiều dài từ 6 cm đến 9 cm) (TÊN CƠ QUAN THỰC HIỆN THẨM ĐỊNH) THẨM ĐỊNH Theo Văn bản số ............/...................... ngày ............ tháng ..........năm 20 ......... Ký tên:
{ "issuing_agency": "Bộ Quốc phòng", "promulgation_date": "06/08/2021", "sign_number": "106/2021/TT-BQP", "signer": "Vũ Hải Sản", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-77-KH-UBND-2022-day-manh-phan-cap-phan-quyen-trong-quan-ly-nha-nuoc-Hai-Phong-517169.aspx
Kế hoạch 77/KH-UBND 2022 đẩy mạnh phân cấp phân quyền trong quản lý nhà nước Hải Phòng
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 77/KH-UBND Hải Phòng, ngày 29 tháng 3 năm 2022 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 04/NQ-CP NGÀY 10/01/2022 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐẨY MẠNH PHÂN CẤP, PHÂN QUYỀN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích - Triển khai thực hiện nghiêm túc, đảm bảo chất lượng các nhiệm vụ tại Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước. - Góp phần triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 2. Yêu cầu - Phân cấp quản lý nhà nước trên cơ sở mục tiêu, quan điểm và các nguyên tắc tại Nghị quyết số 04/NQ-CP ; đồng thời, khuyến khích đề xuất, thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách mới, có tính đột phá, đặc thù riêng của thành phố theo Nghị quyết 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 35/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng. - Thực hiện phân cấp quản lý nhà nước trên cơ sở phải đảm bảo đầy đủ các nguồn lực và điều kiện cần thiết để thực hiện hiệu quả nội dung đã được phân cấp. Gắn phân cấp quản lý nhà nước với đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số. - Cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu, tăng cường tính công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình, bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật trong điều kiện đẩy mạnh phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đã được phân cấp cho đơn vị, địa phương. - Một số nội dung quản lý nhà nước cần tập trung, tăng cường phân cấp: kế hoạch và đầu tư; tài chính; công thương; nông nghiệp và phát triển nông thôn; giao thông vận tải; xây dựng; tài nguyên và môi trường.... II. NỘI DUNG TT Nhiệm vụ Chủ trì Phối hợp Thời gian Sản phẩm 1 Tham mưu triển khai các nội dung phân cấp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các Bộ, cơ quan ngang bộ với UBND thành phố theo Nghị quyết số 04/NQ-CP . Các Sở, ban, ngành có liên quan Sở Nội vụ; Sở Tư pháp Sau khi Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang bộ phân cấp Thực hiện các nội dung đã được phân cấp theo đúng quy định 2 Rà soát, đề xuất nội dung UBND thành phố phân cấp cho các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện. Các Sở, ban, ngành; UBND quận, huyện Sở Nội vụ; Sở Tư pháp Theo chế độ định kỳ báo cáo cải cách hành chính Báo cáo CCHC gửi Sở Nội vụ (trong đó có nội dung phân cấp) 3 Tổng hợp, tham mưu UBND thành phố chỉ đạo xem xét đề xuất phân cấp của các cơ quan, đơn vị, liên quan. Sở Nội vụ Các Sở, ban, ngành; UBND quận, huyện Định kỳ 6 tháng/1 lần Báo cáo đề xuất UBND thành phố Tham mưu cho UBND thành phố xây dựng Đề án đẩy mạnh phân cấp đối với UBND cấp huyện, cấp xã và cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố để trình Hội đồng nhân dân thành phố. Sở Nội vụ Các Sở, ban, ngành; UBND quận, huyện Trong năm 2023 sau khi có các quy định pháp luật chuyên ngành về phân cấp của Trung ương Đề án 4 Tham mưu UBND thành phố quyết định phân cấp Các Sở, ban, ngành liên quan Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Sở Tài chính Sau khi có ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố Quy định của UBND thành phố về phân cấp 5 Rà soát, đề xuất sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật để loại bỏ các quy định phải có ý kiến chấp thuận hoặc xin ý kiến của cơ quan nhà nước cấp trên đối với những vấn đề đã được quy định bằng tiêu chí, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình và đã được phân cấp quản lý. Các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện Sở Tư pháp Thường xuyên Báo cáo đề xuất UBND thành phố 6 Đề xuất điều chỉnh, hoàn thiện tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, số lượng biên chế của các đơn vị, địa phương cho phù hợp với tình hình phân cấp Sở Nội vụ Các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện Sau khi có quy định về phân cấp Tham mưu xây dựng Đề án biên chế hàng năm 7 Thực hiện việc rà soát lại tổ chức bộ máy, bản mô tả và khung năng lực vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức, xác định số lượng biên chế. Các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện Sở Nội vụ Sau khi có quy định về phân cấp Đề án điều chỉnh Đề án vị trí việc làm 8 Thanh tra, kiểm tra việc thực thi, chấp hành các quy định của pháp luật về phân cấp quản lý nhà nước tại các Sở, ngành, UBND quận, huyện và việc thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch này Cơ quan được giao chủ trì tham mưu quy định phân cấp theo ngành, lĩnh vực. Các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện Thường xuyên Kết quả thanh tra, kiểm tra (đưa vào nội dung Báo cáo CCHC) 9 Định kỳ đánh giá nội dung phân cấp quản lý nhà nước để kịp thời tham mưu cho UBND thành phố sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với điều kiện thực tế, bảo đảm đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý nhà nước đặt ra trong từng giai đoạn đối với từng ngành, lĩnh vực Sở Nội vụ Các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện Hàng năm Báo cáo về phân cấp gửi UBND thành phố 10 Tham mưu, tổ chức thực hiện có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương, HĐND, UBND thành phố ban hành Các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện Sở Nội vụ; Sở Tư pháp Sau khi các VBQPPL được ban hành Kế hoạch, văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện 11 Tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật đến đội ngũ cán bộ, công chức, người dân, doanh nghiệp Các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện Hội đồng Phổ biến giáo dục pháp luật của thành phố Thường xuyên Hội nghị, hội thảo, tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền pháp luật. 12 Tham mưu ban hành và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, nâng cao năng lực thực thi chính sách, pháp luật. Sở Tư pháp Các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện Hàng năm Kế hoạch, báo cáo kết quả hỗ trợ pháp lý gửi UBND thành phố. III. KINH PHÍ Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được đảm bảo từ nguồn kinh phí Ủy ban nhân dân thành phố phân bổ thực hiện các nội dung, nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thành phố hàng năm. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Nội vụ: - Là cơ quan thường trực tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch. Theo dõi, đôn đốc các đơn vị, địa phương thực hiện và kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét chỉ đạo đối với các nội dung có khó khăn, vướng mắc (nếu có). - Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được giao trong Kế hoạch này đảm bảo tiến độ, chất lượng. - Tham gia ý kiến về việc phân cấp quản lý nhà nước của các Sở, ban, ngành với Ủy ban nhân dân quận, huyện và Ủy ban nhân dân các quận, huyện với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. - Phối hợp Thanh tra thành phố thanh tra, kiểm tra việc thực thi, chấp hành các quy định của pháp luật về phân cấp quản lý nhà nước tại các sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện và việc thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch này. 2. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện: - Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được giao trong Kế hoạch này đảm bảo tiến độ, chất lượng. Phân công, giao trách nhiệm cụ thể gắn với thường xuyên theo dõi, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện. - Căn cứ mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc phân cấp tại Nghị quyết số 04/NQ-CP và mục đích, yêu cầu của Kế hoạch này: + Các sở, ban, ngành chủ động nghiên cứu, tăng cường phân cấp các nội dung phù hợp cho Ủy ban nhân dân các quận, huyện. + Ủy ban nhân dân các quận, huyện tăng cường phân cấp các nội dung phù hợp cho Ủy ban nhân dân cấp xã. - Báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất nội dung phân cấp quản lý nhà nước gửi Ủy ban nhân dân thành phố qua Sở Nội vụ (là một nội dung trong Báo cáo định kỳ công tác cải cách hành chính). Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, các cơ quan, đơn vị liên quan nghiêm túc thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố (qua Sở Nội vụ) để xem xét, chỉ đạo giải quyết. Kế hoạch này thay thế Kế hoạch số 197/KH-UBND ngày 04/8/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố./. Nơi nhận: - VP Chính phủ, - Bộ Nội vụ, Thanh tra CP; - TT TU, TT HĐND TP; - CT, các PCT UBNDTP; - Các Sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện; - CVP, PCVP UBNDTP; - Các Phòng: KSTTHC, NCKT&GS; - CV: NV; - Lưu: VT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Tùng
{ "issuing_agency": "Thành phố Hải Phòng", "promulgation_date": "29/03/2022", "sign_number": "77/KH-UBND", "signer": "Nguyễn Văn Tùng", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-21-2009-TT-BTC-muc-che-do-thu-nop-quan-ly-su-dung-le-phi-cap-dan-tem-kiem-soat-bang-dia-co-chuong-trinh-84768.aspx
Thông tư 21/2009/TT-BTC mức chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng lệ phí cấp dán tem kiểm soát băng đĩa có chương trình
BỘ TÀI CHÍNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- Số: 21/2009/TT-BTC Hà Nội, ngày 04 tháng 02 năm 2009 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LỆ PHÍ CẤP VÀ DÁN TEM KIỂM SOÁT BĂNG, ĐĨA CÓ CHƯƠNG TRÌNH Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 và Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí; Căn cứ Nghị định 87/CP ngày 12/12/1995 của Chính phủ về tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng; Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Căn cứ ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Công văn số 3589/BVHTTDL-KHTC ngày 15/10/2008; Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp và dán tem kiểm soát băng đĩa có chương trình, như sau: I. QUY ĐỊNH CHUNG 1. Tổ chức, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện kiểm soát, cấp và dán tem vào băng, đĩa có chương trình theo Quy định tại Điều 4 Chương II Quy chế lưu hành, kinh doanh phim, băng đĩa hình, băng đĩa ca nhạc; bán và cho thuê xuất bản phẩm; hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa nơi công cộng; quảng cáo, đặt biển hiệu ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 12/12/1995 của Chính phủ về tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng phải nộp lệ phí cấp và dán tem kiểm soát băng, đĩa có chương trình theo quy định tại Thông tư này. 2. Cơ quan kiểm soát băng, đĩa có chương trình có trách nhiệm thu lệ phí cấp và dán tem kiểm soát băng, đĩa có chương trình theo quy định tại Thông tư này. 3. Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác thì thực hiện theo quy định đó. II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ 1. Mức thu: a) Mức thu lệ phí cấp và dán tem kiểm soát băng, đĩa có chương trình như sau: - Đối với băng hình: 250 đồng/1 băng. - Đối với đĩa tiếng, đĩa hình (CD, VCD, DVD): 200 đồng/đĩa. b) Căn cứ mức thu quy định tại điểm a khoản này, cơ quan kiểm soát băng, đĩa có chương trình phối hợp với Cục thuế địa phương nơi đóng trụ sở chính thực hiện in tem theo mệnh giá tương ứng với mức thu để cấp và dán tem vào băng, đĩa có chương trình được kiểm soát. 2. Chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng lệ phí cấp và dán tem kiểm soát băng, đĩa có chương trình: 2.1. Cơ quan thu lệ phí có trách nhiệm niêm yết công khai mức thu lệ phí (mệnh giá tem) theo quy định tại Thông tư này tại trụ sở cơ quan nơi thu lệ phí. 2.2. Khi thu tiền lệ phí, cơ quan thu phải cấp và dán loại tem tương ứng vào băng, đĩa đã kiểm soát. Cơ quan thu lệ phí có trách nhiệm quản lý tem theo chế độ quản lý biên lai thu tiền lệ phí do Bộ Tài chính ban hành. 2.3. Lệ phí cấp và dán tem kiểm soát băng, đĩa có chương trình là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, được quản lý và sử dụng như sau: Cơ quan thu lệ phí được trích 90% (chín mươi phần trăm) trên tổng số tiền lệ phí thu được để trang trải chi phí cho công việc thu lệ phí, cụ thể như sau: a) Chi tiền giấy, tiền mực, tiền công in tem. b) Chi phí phục vụ trực tiếp cho việc thu lệ phí như văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, điện thoại, điện nước, công tác phí, công vụ phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành; c) Chi gia công, đóng gói, đóng dấu, kiểm đếm, vận chuyển tem; d) Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc thu lệ phí; đ) Chi khen thưởng, phúc lợi cho cán bộ, nhân viên trực tiếp thực hiện công việc, dịch vụ và thu lệ phí trong đơn vị theo nguyên tắc bình quân một năm, một người tối đa không quá 3 (ba) tháng lương thực hiện nếu số thu năm sau cao hơn năm trước và tối đa bằng 2 (hai) tháng lương thực hiện nếu số thu năm sau thấp hơn hoặc bằng năm trước. Toàn bộ số tiền lệ phí được trích lại nêu trên, cơ quan thu lệ phí phải sử dụng đúng mục đích, có chứng từ hợp pháp theo chế độ quy định. Hàng năm, cơ quan thu lệ phí phải quyết toán thu chi theo thực tế. Sau khi quyết toán đúng chế độ, số tiền lệ phí chưa chi hết trong năm được phép chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định. Tiền lệ phí trích lại cho cơ quan thu lệ phí để trang trải chi phí cho công việc thu lệ phí không phản ánh vào ngân sách nhà nước. 3. Cơ quan thu lệ phí có trách nhiệm nộp vào ngân sách nhà nước 10% (mười phần trăm) tiền lệ phí thu được theo chương, loại, khoản, mục, tiểu mục tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký. 2. Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, công khai, quyết toán chế độ thu lệ phí cấp và dán tem kiểm soát băng, đĩa có chương trình không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí và Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế. 3. Thông tư này thay thế cho Thông tư số 06/2003/TT-BTC ngày 13/1/2003 quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí kiểm soát băng, đĩa có chương trình. 4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết. Nơi nhận: - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Sở Tài chính, Cục thuế, Kho bạc nhà nước các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương; - Website Chính phủ; - Công báo; - Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Website Bộ Tài chính; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VT, Vụ CST (CST3) KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đỗ Hoàng Anh Tuấn
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "04/02/2009", "sign_number": "21/2009/TT-BTC", "signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Chi-thi-02-CT-BYT-2022-phong-chong-thien-tai-va-tim-kiem-cuu-nan-trong-nganh-y-te-501021.aspx
Chỉ thị 02/CT-BYT 2022 phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong ngành y tế
BỘ Y TẾ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 02/CT-BYT Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2022 CHỈ THỊ VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM, CỨU NẠN TRONG NGÀNH Y TẾ NĂM 2022 Năm 2021, cả nước đã xảy ra hơn 841 trận thiên tai, trong đó có 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông. Từ tháng 9 đến tháng 11, khu vực miền Trung đã chịu ảnh hưởng liên tiếp của bốn cơn bão số 5, 6, 7, 8 và sáu đợt mưa lũ lớn trên diện rộng gây không ít thiệt hại. Ngành Y tế vừa phải bảo đảm công tác y tế, phòng chống dịch bệnh nhất là dịch COVID-19; vừa phải đảm bảo phòng chống thiên tai, thảm họa. Năm 2022, trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, dự báo tình hình thiên tai, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó lường; nguy cơ thiên tai, thảm họa vẫn luôn thường trực. Để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản và thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, phòng chống dịch bệnh trước, trong và sau thiên tai, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị cho Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các Cục, Tổng cục thuộc cơ quan Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là tỉnh); Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế khẩn trương thực hiện tốt những nội dung cụ thể như sau: 1. Quán triệt Luật phòng, chống thiên tai; Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan cho các cấp ủy Đảng trực thuộc, công chức, viên chức, người lao động Ngành y tế; trên quan điểm chủ động dự phòng, tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính trên cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ của tuyến trên; chống tư tưởng “trông chờ”, “ỷ lại”, chủ quan, duy ý chí; thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ”. 2. Xây dựng kế hoạch năm, rà soát, bổ sung phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị theo các cấp độ rủi ro thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp; thường xuyên kiện toàn Ban Chỉ huy và lực lượng thường trực tham gia phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp; bổ sung dự trữ vật chất (thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật tư y tế) đủ cho các vùng trọng điểm thiên tai và sẵn sàng khi có tình huống; tu sửa kho tàng bảo đảm an toàn trong thiên tai; tiếp tục nghiên cứu thành lập thí điểm đội hỗ trợ y tế khẩn cấp (EMT) tại một số tỉnh, xây dựng tổ chức biên chế, chức năng nhiệm vụ và trang bị cho đội EMT. 3. Thực hiện nghiêm chế độ trực ban, trực cấp cứu ngoại viện, trực hậu cần; duy trì nhiều hình thức thông tin liên lạc không để xảy ra mất liên lạc trong thiên tai, đặc biệt trong mùa mưa bão; tăng cường kiểm tra toàn bộ hệ thống báo cháy, phương tiện phòng cháy chữa cháy, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn và những nơi có nguy cơ cháy, nổ gây mất an toàn trong đơn vị. 4. Tăng cường kết hợp quân dân y trong ứng phó với thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phát huy vai trò của đội xung kích phòng chống thiên tai tại cơ sở; phân công nhiệm vụ cụ thể trước, trong và sau thiên tai; tổ chức tập huấn, huấn luyện trong chỉ huy điều hành, phối hợp lực lượng trong các tình huống thiên tai, thảm họa; huấn luyện, truyền thông cho người dân biết tự chăm sóc và chăm sóc sức khỏe trong thiên tai, thảm họa. 5. Xây dựng các phương án bảo đảm cấp cứu, vận chuyển, thu dung, điều trị; phân tán, sơ tán cơ sở vật chất, cán bộ, nhân viên y tế và bệnh nhân đến nơi an toàn trong các trường hợp thiên tai, thảm họa lớn, có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của người dân và cơ sở y tế; đặc biệt đối với người cao tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng yếu thế. Phải bảo đảm tuân thủ nghiêm hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh COVID-19. 6. Tổ chức triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em và phụ nữ có thai, quản lý các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính; các cơ sở y tế cần sớm đưa vào hoạt động để chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng thiên tai. 7. Vụ Kế hoạch - Tài chính/Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế xây dựng kế hoạch, tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành, đoàn kiểm tra độc lập để kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác bảo đảm y tế trong phòng, chống thiên tai, thảm họa tại các đơn vị, địa phương; chú trọng các khu vực trọng điểm thường xảy ra thiên tai, bão lũ... 8. Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, các Vụ, Cục chức năng, cơ quan Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện các nội dung có liên quan đến công tác bảo đảm y tế phòng, chống thiên tai theo chức năng nhiệm vụ được giao. 9. Giám đốc Sở Y tế kiểm tra toàn diện việc bảo đảm y tế phòng chống thiên tai của các cơ sở y tế trực thuộc phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19. 10. Các địa phương, đơn vị tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm hằng năm, hoặc đột xuất sau các đợt lũ, lụt, thiên tai, thảm họa và báo cáo về Bộ Y tế (qua Vụ Kế hoạch - Tài chính/Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn) để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Nhận được Chỉ thị này, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các Cục, Tổng cục thuộc cơ quan Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; các tập thể, cá nhân có liên quan nghiêm túc khẩn trương triển khai. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị liên hệ với Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế, Địa chỉ số 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội, Điện thoại 024. 62732027./. Nơi nhận: - Bộ trưởng (để b/cáo); - Các đồng chí Thứ trưởng; - Thủ tướng Chính phủ (để b/cáo); - PTTg Lê Văn Thành (để b/cáo); - Văn phòng Chính phủ (để b/cáo); - Bộ Quốc phòng (để phối hợp chỉ đạo); - Bộ NN&PTNT (để phối hợp chỉ đạo); - Văn phòng TT Ban chỉ đạo QG về PCTT; - Văn phòng UBQGƯPSCTT & TKCN; - BCH PCTT&TKCN các tỉnh/TP trực thuộc TW; - Sở Y tế các tỉnh/TP trực thuộc TW; - Các đơn vị trực thuộc Bộ; - Cục Quân y/TCHC/BQP; - Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế; Báo SK & ĐS; - TT. Truyền thông & GDSK TW; - Lưu: VT, KHTC. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Trường Sơn
{ "issuing_agency": "Bộ Y tế", "promulgation_date": "19/01/2022", "sign_number": "02/CT-BYT", "signer": "Nguyễn Trường Sơn", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-tu-16-2014-TT-NHNN-huong-dan-su-dung-tai-khoan-ngoai-te-dong-Viet-Nam-nguoi-cu-tru-khong-cu-tru-242207.aspx
Thông tư 16/2014/TT-NHNN hướng dẫn sử dụng tài khoản ngoại tệ đồng Việt Nam người cư trú không cư trú mới nhất
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 16/2014/TT-NHNN Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2014 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI KHOẢN NGOẠI TỆ, TÀI KHOẢN ĐỒNG VIỆT NAM CỦA NGƯỜI CƯ TRÚ, NGƯỜI KHÔNG CƯ TRÚ TẠI NGÂN HÀNG ĐƯỢC PHÉP Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQHH ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối; Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn sử dụng tài khoản ngoại tệ, tài khoản đồng Việt Nam của người cư trú người không cư trú tại ngân hàng được phép. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Thông tư này hướng dẫn việc sử dụng tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ (sau đây gọi là tài khoản ngoại tệ), tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam (sau đây gọi là tài khoản đồng Việt Nam) tại các ngân hàng được phép bao gồm: a) Tài khoản ngoại tệ của người cư trú, người không cư trú là tổ chức cá nhân; b) Tài khoản đồng Việt Nam của người không cư trú là tổ chức, cá nhân người cư trú là cá nhân nước ngoài. 2. Việc sử dụng tài khoản thanh toán trong các trường hợp sau được thực hiện theo các quy định khác có liên quan của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: a) Tài khoản ngoại tệ, tài khoản đồng Việt Nam để phục vụ cho các giao dịch vốn; b) Tài khoản chuyên dùng ngoại tệ; c) Tài khoản đồng tiền của nước có chung biên giới với Việt Nam. 3. Các nội dung khác liên quan đến tài khoản ngoại tệ, tài khoản đồng Việt Nam được thực hiện theo các quy định có liên quan của pháp luật. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối (sau đây gọi là ngân hàng được phép). 2. Ngân hàng được phép, tổ chức tín dụng phi ngân hàng được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối (sau đây gọi là tổ chức tín dụng được phép). 3. Người cư trú, người không cư trú là tổ chức, cá nhân sử dụng tài khoản ngoại tệ tại các ngân hàng được phép. 4. Người không cư trú là tổ chức, cá nhân, người cư trú là cá nhân nước ngoài sử dụng tài khoản đồng Việt Nam tại các ngân hàng được phép. Điều 3. Sử dụng tài khoản ngoại tệ của người cư trú là tổ chức Người cư trú là tổ chức được sử dụng tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi sau đây: 1. Thu: a) Thu ngoại tệ chuyển khoản từ nước ngoài chuyển vào; b) Thu ngoại tệ chuyển khoản thanh toán tiền xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ từ tài khoản của người không cư trú là tổ chức mở tại ngân hàng được phép ở trong nước; c) Nộp lại số ngoại tệ tiền mặt của tổ chức rút ra cho nhân viên đi công tác ở nước ngoài nhưng chi tiêu không hết tại ngân hàng được phép đã rút tiền. Khi nộp ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản, tổ chức xuất trình cho ngân hàng được phép chứng từ liên quan đến việc rút tiền từ tài khoản và Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào. Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu chỉ có giá trị cho tổ chức gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản ngoại tệ trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày nhập cảnh ghi trên Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh; d) Thu ngoại tệ từ các nguồn thu hợp pháp trong nước, bao gồm: - Thu từ việc mua ngoại tệ chuyển khoản tại các tổ chức tín dụng được phép; - Thu ngoại tệ chuyển khoản hoặc nộp ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản đối với các trường hợp được thu ngoại tệ trong nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. 2. Chi: a) Chi bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng được phép; b) Chi chuyển tiền, thanh toán cho các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối; c) Chi chuyển đổi ra các loại ngoại tệ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; d) Chi chuyển đổi ra các công cụ thanh toán khác bằng ngoại tệ; đ) Chi rút ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân làm việc cho tổ chức khi được cử ra nước ngoài công tác; e) Chi chuyển khoản hoặc rút ngoại tệ tiền mặt để trả lương, thưởng, phụ cấp cho người không cư trú, người cư trú là cá nhân nước ngoài; g) Chi chuyển tiền, thanh toán cho các giao dịch được phép thanh toán trong nước bằng ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam; h) Chi chuyển khoản cho các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. Điều 4. Sử dụng tài khoản ngoại tệ của người cư trú là cá nhân Người cư trú là cá nhân được sử dụng tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi sau đây: 1. Thu: a) Thu ngoại tệ chuyển khoản từ nước ngoài chuyển vào; b) Thu ngoại tệ chuyển khoản thanh toán tiền xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ từ tài khoản của người không cư trú là tổ chức mở tại ngân hàng được phép ở trong nước; c) Thu ngoại tệ tiền mặt từ nước ngoài mang vào. Ngoại tệ tiền mặt nộp vào tài khoản phải có xác nhận của Hải quan cửa khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối; d) Thu ngoại tệ từ các nguồn thu hợp pháp trong nước, bao gồm: - Người cư trú là cá nhân nước ngoài được thu các khoản lương, thưởng phụ cấp, mua ngoại tệ từ nguồn đồng Việt Nam hợp pháp; - Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. 2. Chi: a) Chi bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng được phép; b) Chi chuyển tiền, thanh toán cho các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối; c) Chi chuyển đổi ra các loại ngoại tệ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; d) Chi chuyển đổi ra các công cụ thanh toán khác bằng ngoại tệ; đ) Chi cho, tặng theo quy định của pháp luật; e) Chi rút ngoại tệ tiền mặt; g) Chi chuyển ra nước ngoài đối với người cư trú là cá nhân nước ngoài; h) Chi chuyển sang gửi tiết kiệm ngoại tệ tại ngân hàng được phép đối với người cư trú là công dân Việt Nam; i) Chi chuyển tiền, thanh toán cho các giao dịch được phép thanh toán trong nước bằng ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. 3. Việc sử dụng ngoại tệ trên tài khoản để chia thừa kế được thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan. Điều 5. Sử dụng tài khoản ngoại tệ của người không cư trú là tổ chức Người không cư trú là tổ chức được sử dụng tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi sau đây: 1. Thu: a) Thu ngoại tệ chuyển khoản từ nước ngoài chuyển vào; b) Thu ngoại tệ chuyển khoản từ tài khoản ngoại tệ của người không cư trú khác ở trong nước; c) Nộp lại số ngoại tệ tiền mặt của tổ chức rút ra cho nhân viên đi công tác ở nước ngoài nhưng chi tiêu không hết tại ngân hàng được phép đã rút tiền. Khi nộp ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản, tổ chức xuất trình cho ngân hàng được phép chứng từ liên quan đến việc rút tiền từ tài khoản và Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào. Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu chỉ có giá trị cho tổ chức gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản ngoại tệ trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày nhập cảnh ghi trên Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh; d) Thu ngoại tệ từ các nguồn thu hợp pháp trong nước, bao gồm: - Thu từ việc mua ngoại tệ chuyển khoản tại các tổ chức tín dụng được phép; - Thu ngoại tệ chuyển khoản hoặc nộp ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản đối với các trường hợp được thu ngoại tệ trong nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. 2. Chi: a) Chi bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng được phép; b) Chi chuyển tiền, thanh toán cho các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối; c) Chi chuyển đổi ra các loại ngoại tệ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; d) Chi chuyển đổi ra các công cụ thanh toán khác bằng ngoại tệ; đ) Chi rút ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân làm việc cho tổ chức khi được cử ra nước ngoài công tác; e) Chi chuyển khoản hoặc rút tiền mặt để trả lương, thưởng, phụ cấp cho người không cư trú, người cư trú là cá nhân nước ngoài; g) Chi chuyển ra nước ngoài hoặc chuyển khoản sang tài khoản ngoại tệ của người không cư trú khác; h) Chi thanh toán tiền xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú; i) Chi chuyển tiền, thanh toán cho các giao dịch được phép thanh toán trong nước bằng ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. Điều 6. Sử dụng tài khoản ngoại tệ của người không cư trú là cá nhân Người không cư trú là cá nhân được sử dụng tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi sau đây: 1. Thu: a) Thu ngoại tệ chuyển khoản từ nước ngoài chuyển vào; b) Thu ngoại tệ tiền mặt từ nước ngoài mang vào. Ngoại tệ tiền mặt nộp vào tài khoản phải có xác nhận của Hải quan cửa khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối; c) Thu ngoại tệ chuyển khoản từ tài khoản ngoại tệ của người không cư trú khác ở trong nước; d) Thu ngoại tệ từ các nguồn thu hợp pháp khác trong nước, bao gồm: - Lương, thưởng, phụ cấp, mua ngoại tệ từ nguồn đồng Việt Nam hợp pháp; - Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. 2. Chi: a) Chi bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng được phép; b) Chi chuyển tiền, thanh toán cho các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối; c) Chi chuyển đổi ra các loại ngoại tệ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; d) Chi chuyển đổi ra các công cụ thanh toán khác bằng ngoại tệ; đ) Chi cho, tặng theo quy định của pháp luật; e) Chi rút ngoại tệ tiền mặt; g) Chi chuyển ra nước ngoài hoặc chuyển khoản sang tài khoản ngoại tệ của người không cư trú khác; h) Chi chuyển tiền, thanh toán cho các giao dịch được phép thanh toán trong nước bằng ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. 3. Việc sử dụng ngoại tệ trên tài khoản để chia thừa kế được thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan. Điều 7. Sử dụng tài khoản đồng Việt Nam của người không cư trú là tổ chức, cá nhân và người cư trú là cá nhân nước ngoài Người không cư trú là tổ chức, cá nhân và người cư trú là cá nhân nước ngoài được sử dụng tài khoản đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi sau đây: 1. Thu: a) Thu từ việc bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng được phép; b) Thu từ các nguồn thu hợp pháp tại Việt Nam, bao gồm: - Thu chuyển khoản từ việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ; - Thu nhập từ lương, thưởng, phụ cấp, thu các loại phí; - Các nguồn thu hợp pháp khác bằng đồng Việt Nam. 2. Chi: a) Chi thanh toán hoặc rút tiền mặt để chi tiêu tại Việt Nam; b) Chi chuyển tiền, thanh toán cho các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối; c) Chi cho, tặng theo quy định của pháp luật (đối với người không cư trú là cá nhân, người cư trú là cá nhân nước ngoài); d) Chi mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để chuyển ra nước ngoài; đ) Chi cho các mục đích khác được pháp luật Việt Nam cho phép. 3. Việc sử dụng đồng Việt Nam trên tài khoản của người không cư trú là cá nhân, người cư trú là cá nhân nước ngoài để chia thừa kế được thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan. Điều 8. Điều chuyển ngoại tệ, đồng Việt Nam giữa các tài khoản của một chủ tài khoản 1. Người cư trú, người không cư trú là tổ chức, cá nhân được điều chuyển ngoại tệ chuyển khoản giữa các tài khoản ngoại tệ của chính tổ chức, cá nhân đó mở tại ngân hàng được phép khác nhau hoặc mở trong cùng hệ thống của một ngân hàng được phép, trừ trường hợp người cư trú là tổ chức không được điều chuyển ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc mua bán ngoại tệ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước. 2. Người không cư trú là tổ chức, cá nhân và người cư trú là cá nhân nước ngoài được điều chuyển đồng Việt Nam chuyển khoản giữa các tài khoản đồng Việt Nam của chính tổ chức, cá nhân đó mở tại ngân hàng được phép khác nhau hoặc mở trong cùng hệ thống của một ngân hàng được phép. Điều 9. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng được phép và người cư trú, người không cư trú là tổ chức, cá nhân 1. Tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm: a) Thực hiện và hướng dẫn khách hàng thực hiện các quy định tại Thông tư này; b) Quy định, kiểm tra, lưu giữ các giấy tờ và chứng từ phù hợp để đảm bảo các giao dịch thực tế được thực hiện đúng mục đích và phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định có liên quan của pháp luật. 2. Tổ chức và cá nhân có liên quan khác có trách nhiệm: a) Thực hiện nghiêm túc các quy định tại Thông tư này; b) Xuất trình các giấy tờ, chứng từ theo quy định của tổ chức tín dụng được phép khi thực hiện các giao dịch ngoại hối và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các loại giấy tờ, chứng từ đã xuất trình cho tổ chức tín dụng được phép. Điều 10. Xử lý vi phạm Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại Thông tư này, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Điều 11. Điều khoản thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2014. 2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này. Nơi nhận: - Như khoản 2 Điều 11; - Ban Lãnh đạo NHNN; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Tư pháp (để kiểm tra); - Công báo; - Lưu VP, Vụ QLNH. KT. THỐNG ĐỐC PHÓ THỐNG ĐỐC Lê Minh Hưng
{ "issuing_agency": "Ngân hàng Nhà nước", "promulgation_date": "01/08/2014", "sign_number": "16/2014/TT-NHNN", "signer": "Lê Minh Hưng", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Bo-luat-hinh-su-2015-296661.aspx
Bộ luật hình sự 2015 số 100/2015/QH13 mới nhất
QUỐC HỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 100/2015/QH13 Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2015 BỘ LUẬT HÌNH SỰ Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Bộ luật hình sự. Phần thứ nhất NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Chương I ĐIỀU KHOẢN CƠ BẢN Điều 1. Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Bộ luật này quy định về tội phạm và hình phạt. Điều 2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự 1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự. 2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 3. Nguyên tắc xử lý 1. Đối với người phạm tội: a) Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật; b) Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội; c) Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; d) Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn, hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra; đ) Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục; e) Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có đủ điều kiện do Bộ luật này quy định, thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện; g) Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích. 2. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội: a) Mọi hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật; b) Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; c) Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; d) Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra. Điều 4. Trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm 1. Cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, cá nhân phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng. 2. Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục những người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan, tổ chức của mình. 3. Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm. Chương II HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ Điều 5. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. 2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao. Điều 6. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1. Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này. Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam. 2. Người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 3. Đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định. Điều 7. Hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian 1. Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện. 2. Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành. 3. Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành. Chương III TỘI PHẠM Điều 8. Khái niệm tội phạm 1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự. 2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác. Điều 9. Phân loại tội phạm Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây: 1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm; 2. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù; 3. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù; 4. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Điều 10. Cố ý phạm tội Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: 1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; 2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Điều 11. Vô ý phạm tội Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: 1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. 2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự 1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây: a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản); c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy); d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép); đ) Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản); e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự). Điều 13. Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 14. Chuẩn bị phạm tội 1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm trừ trường hợp quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này. 2. Người chuẩn bị phạm một trong các tội sau đây thì phải chịu trách nhiệm hình sự: a) Điều 108 (tội phản bội Tổ quốc); Điều 110 (tội gián điệp); Điều 111 (tội xâm phạm an ninh lãnh thổ); Điều 112 (tội bạo loạn); Điều 113 (tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân); Điều 114 (tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam); Điều 117 (tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam); Điều 118 (tội phá rối an ninh); Điều 119 (tội chống phá cơ sở giam giữ); Điều 120 (tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân); Điều 121 (tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân); b) Điều 123 (tội giết người); Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); c) Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản); d) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 300 (tội tài trợ khủng bố); Điều 301 (tội bắt cóc con tin); Điều 302 (tội cướp biển); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 324 (tội rửa tiền). 3. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 15. Phạm tội chưa đạt Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. Điều 16. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Điều 17. Đồng phạm 1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. 2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. 3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. 4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành. Điều 18. Che giấu tội phạm 1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định. 2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này. Điều 19. Không tố giác tội phạm 1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ luật này. 2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này. 3. Người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này. Chương IV NHỮNG TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ Điều 20. Sự kiện bất ngờ Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 22. Phòng vệ chính đáng 1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. 2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này. Điều 23. Tình thế cấp thiết 1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm. 2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 24. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội 1. Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm. 2. Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 25. Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm. Người nào không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 26. Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự. Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 421, khoản 2 Điều 422 và khoản 2 Điều 423 của Bộ luật này. Chương V THỜI HIỆU TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ, MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ Điều 27. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự 1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau: a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng; b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng; c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng; d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ. Điều 28. Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật này đối với các tội phạm sau đây: 1. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật này; 2. Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật này; 3. Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 của Bộ luật này; tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật này. Điều 29. Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự 1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây: a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; b) Khi có quyết định đại xá. 2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây: a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa; c) Người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận. 3. Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Chương VI HÌNH PHẠT Điều 30. Khái niệm hình phạt Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó. Điều 31. Mục đích của hình phạt Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Điều 32. Các hình phạt đối với người phạm tội 1. Hình phạt chính bao gồm: a) Cảnh cáo; b) Phạt tiền; c) Cải tạo không giam giữ; d) Trục xuất; đ) Tù có thời hạn; e) Tù chung thân; g) Tử hình. 2. Hình phạt bổ sung bao gồm: a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; b) Cấm cư trú; c) Quản chế; d) Tước một số quyền công dân; đ) Tịch thu tài sản; e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính. 3. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung. Điều 33. Các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội 1. Hình phạt chính bao gồm: a) Phạt tiền; b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn; c) Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. 2. Hình phạt bổ sung bao gồm: a) Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; b) Cấm huy động vốn; c) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính. 3. Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung. Điều 34. Cảnh cáo Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt. Điều 35. Phạt tiền 1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với các trường hợp sau đây: a) Người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định; b) Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định. 2. Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này quy định. 3. Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả, nhưng không được thấp hơn 1.000.000 đồng. 4. Hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại phạm tội được quy định tại Điều 77 của Bộ luật này. Điều 36. Cải tạo không giam giữ 1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội. Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ. 2. Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giám sát, giáo dục người đó. 3. Trong thời gian chấp hành án, người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 05% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hàng tháng. Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án. Không khấu trừ thu nhập đối với người chấp hành án là người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự. 4. Trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ. Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần. Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng. Người bị kết án cải tạo không giam giữ phải thực hiện những nghĩa vụ quy định tại Luật thi hành án hình sự. Điều 37. Trục xuất Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trục xuất được Tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể. Điều 38. Tù có thời hạn 1. Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm. Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù. 2. Không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng. Điều 39. Tù chung thân Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình. Không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Điều 40. Tử hình 1. Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định. 2. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử. 3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; b) Người đủ 75 tuổi trở lên; c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn. 4. Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân. Điều 41. Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội. Thời hạn cấm là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo. Điều 42. Cấm cư trú Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú hoặc thường trú ở một số địa phương nhất định. Thời hạn cấm cư trú là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù. Điều 43. Quản chế Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác do Bộ luật này quy định. Thời hạn quản chế là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù. Điều 44. Tước một số quyền công dân 1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây: a) Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước; b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân. 2. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo. Điều 45. Tịch thu tài sản Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước. Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tham nhũng hoặc tội phạm khác do Bộ luật này quy định. Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống. Chương VII CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP Điều 46. Các biện pháp tư pháp 1. Biện pháp tư pháp đối với người phạm tội bao gồm: a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; b) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi; c) Bắt buộc chữa bệnh. 2. Biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội bao gồm: a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; b) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi; c) Khôi phục lại tình trạng ban đầu; d) Thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra. Điều 47. Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm 1. Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với: a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội; b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội; c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành. 2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. 3. Vật, tiền là tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu. Điều 48. Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi 1. Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra. 2. Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại. Điều 49. Bắt buộc chữa bệnh 1. Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 của Bộ luật này, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. 2. Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. 3. Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt. Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù. Chương VIII QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT Điều 50. Căn cứ quyết định hình phạt 1. Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự. 2. Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội. Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự 1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm; b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra; g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra; h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn; i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức; l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra; m) Phạm tội do lạc hậu; n) Người phạm tội là phụ nữ có thai; o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên; p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; r) Người phạm tội tự thú; s) Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải; t) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm; u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội; v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác; x) Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng. 2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án. 3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt. Điều 52. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự 1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: a) Phạm tội có tổ chức; b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; d) Phạm tội có tính chất côn đồ; đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn; e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng; g) Phạm tội 02 lần trở lên; h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm; i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên; k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác; l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội; m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội; n) Dùng thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội; o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội; p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm. 2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng. Điều 53. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm 1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. 2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm: a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý. Mục 2. QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ Điều 54. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng 1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này. 2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể. 3. Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án. Điều 55. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội Khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây: 1. Đối với hình phạt chính: a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn; b) Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; c) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân; d) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình; đ) Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung; e) Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác; 2. Đối với hình phạt bổ sung: a) Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung; b) Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên. Điều 56. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án 1. Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này. Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung. 2. Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này. 3. Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tổng hợp hình phạt của các bản án theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Điều 57. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt 1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng. 2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể. 3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định. Điều 58. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm. Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó. Điều 59. Miễn hình phạt Người phạm tội có thể được miễn hình phạt nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 của Bộ luật này mà đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự. Chương IX THỜI HIỆU THI HÀNH BẢN ÁN, MIỄN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT, GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT Điều 60. Thời hiệu thi hành bản án 1. Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên. 2. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án được quy định như sau: a) 05 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ 03 năm trở xuống; b) 10 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm; c) 15 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm; d) 20 năm đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình. 3. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với pháp nhân thương mại là 05 năm. 4. Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới. 5. Trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người bị kết án cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ. Điều 61. Không áp dụng thời hiệu thi hành bản án Không áp dụng thời hiệu thi hành bản án đối với các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này. Điều 62. Miễn chấp hành hình phạt 1. Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá. 2. Người bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn đến 03 năm chưa chấp hành hình phạt thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Sau khi bị kết án đã lập công; b) Mắc bệnh hiểm nghèo; c) Chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. 3. Người bị kết án phạt tù có thời hạn trên 03 năm, chưa chấp hành hình phạt nếu đã lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt. 4. Người bị kết án phạt tù đến 03 năm, đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công hoặc chấp hành tốt pháp luật, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại. 5. Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại. 6. Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện nơi người đó chấp hành hình phạt, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại. 7. Người được miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều này vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ dân sự do Tòa án tuyên trong bản án. Điều 63. Giảm mức hình phạt đã tuyên 1. Người bị kết án cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn hoặc phạt tù chung thân, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định, có nhiều tiến bộ và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt. Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là một phần ba thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù có thời hạn, 12 năm đối với tù chung thân. 2. Một người có thể được giảm nhiều lần, nhưng phải bảo đảm chấp hành được một phần hai mức hình phạt đã tuyên. Người bị kết án tù chung thân, lần đầu được giảm xuống 30 năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 20 năm. 3. Trường hợp người bị kết án về nhiều tội trong đó có tội bị kết án phạt tù chung thân thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu xuống 30 năm tù sau khi đã chấp hành được 15 năm tù và dù được giảm nhiều lần nhưng vẫn phải bảo đảm thời gian thực tế chấp hành là 25 năm. 4. Đối với người đã được giảm một phần hình phạt mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới ít nghiêm trọng do cố ý, thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được một phần hai mức hình phạt chung. 5. Đối với người đã được giảm một phần hình phạt mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được hai phần ba mức hình phạt chung hoặc trường hợp hình phạt chung là tù chung thân thì việc xét giảm án thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này. 6. Đối với người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 3 Điều 40 của Bộ luật này thì thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 25 năm và dù được giảm nhiều lần nhưng vẫn phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 30 năm. Điều 64. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt Người bị kết án có lý do đáng được khoan hồng thêm như đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì Tòa án có thể xét giảm vào thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với thời gian và mức quy định tại Điều 63 của Bộ luật này. Điều 65. Án treo 1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự. 2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó. 3. Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này. 4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách. 5. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này. Điều 66. Tha tù trước thời hạn có điều kiện 1. Người đang chấp hành án phạt tù có thể được tha tù trước thời hạn khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Phạm tội lần đầu; b) Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt; c) Đã được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng trở lên; d) Có nơi cư trú rõ ràng; đ) Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, án phí và các nghĩa vụ bồi thường dân sự; e) Đã chấp hành được ít nhất là một phần hai mức thời hạn tù đối với hình phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất 15 năm đối với tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn. Trường hợp người phạm tội là thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, người đủ 70 tuổi trở lên, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì thời gian đã chấp hành ít nhất là một phần ba hình phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất 12 năm đối với tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn; g) Không thuộc một trong các trường hợp phạm tội quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Không áp dụng quy định của Điều này đối với người bị kết án thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Người bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia; tội khủng bố; tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh hoặc người bị kết án từ 10 năm tù trở lên đối với tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của con người; 07 năm tù trở lên đối với các tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản và sản xuất trái phép, mua bán trái phép, chiếm đoạt chất ma túy; b) Người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật này. 3. Theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người bị kết án. Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện phải thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách. Thời gian thử thách bằng thời gian còn lại của hình phạt tù. 4. Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính 02 lần trở lên trong thời gian thử thách, thì Tòa án có thể hủy bỏ quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người đó và buộc họ phải chấp hành phần hình phạt tù còn lại chưa chấp hành. Nếu người đó thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời gian thử thách thì Tòa án buộc người đó chấp hành hình phạt của bản án mới và tổng hợp với phần hình phạt tù chưa chấp hành của bản án trước theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này. 5. Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đã chấp hành được ít nhất là một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách. Điều 67. Hoãn chấp hành hình phạt tù 1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây: a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục; b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi; c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm. 2. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này. Điều 68. Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù 1. Người đang chấp hành hình phạt tù mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Bộ luật này, thì có thể được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù. 2. Thời gian tạm đình chỉ không được tính vào thời gian chấp hành hình phạt tù. Chương X XÓA ÁN TÍCH Điều 69. Xóa án tích 1. Người bị kết án được xóa án tích theo quy định tại các điều từ Điều 70 đến Điều 73 của Bộ luật này. Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án. 2. Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích. Điều 70. Đương nhiên được xóa án tích 1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. 2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây: a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo; b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm; c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm; d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án. Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung. 3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này. 4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này. Điều 71. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án 1. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án được áp dụng đối với người bị kết án về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với những người đã bị kết án về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này, căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án. 2. Người bị kết án được Tòa án quyết định xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây: a) 03 năm trong trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 05 năm; b) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm; c) 07 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án. Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại điểm a khoản này thì thời hạn được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung. 3. Người bị kết án được Tòa án quyết định xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này. 4. Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu, thì sau 01 năm mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi, thì sau 02 năm mới được xin xóa án tích. Điều 72. Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt Trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị, thì Tòa án quyết định việc xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 và khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này. Điều 73. Cách tính thời hạn để xóa án tích 1. Thời hạn để xóa án tích quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Bộ luật này căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên. 2. Người bị kết án chưa được xóa án tích mà thực hiện hành vi phạm tội mới và bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì thời hạn để xóa án tích cũ được tính lại kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo của bản án mới hoặc từ ngày bản án mới hết thời hiệu thi hành. 3. Người bị kết án trong trường hợp phạm nhiều tội mà có tội thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích, có tội thuộc trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án thì căn cứ vào thời hạn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người đó. 4. Người được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cũng được coi như đã chấp hành xong hình phạt. Chương XI NHỮNG QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI PHẠM TỘI Điều 74. Áp dụng quy định của Bộ luật hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội Pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này; theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này. Điều 75. Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại 1. Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại; b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại; c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại; d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này. 2. Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân. Điều 76. Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm sau đây: 1. Điều 188 (tội buôn lậu); Điều 189 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới); Điều 190 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm); Điều 191 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm); Điều 192 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm); Điều 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 195 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 196 (tội đầu cơ); Điều 200 (tội trốn thuế); Điều 203 (tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước); Điều 209 (tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán); Điều 210 (tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán); Điều 211 (tội thao túng thị trường chứng khoán); Điều 213 (tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm); Điều 216 (tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động); Điều 217 (tội vi phạm quy định về cạnh tranh); Điều 225 (tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan); Điều 226 (tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp); Điều 227 (tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên); Điều 232 (tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản); Điều 234 (tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã); 2. Điều 235 (tội gây ô nhiễm môi trường); Điều 237 (tội vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường); Điều 238 (tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông); Điều 239 (tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam); Điều 242 (tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản); Điều 243 (tội hủy hoại rừng); Điều 244 (tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm); Điều 245 (tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên); Điều 246 (tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại). Điều 77. Phạt tiền 1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội. 2. Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội, sự biến động của giá cả nhưng không được thấp hơn 50.000.000 đồng. Điều 78. Đình chỉ hoạt động có thời hạn 1. Đình chỉ hoạt động có thời hạn là tạm dừng hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe con người, môi trường hoặc an ninh, trật tự, an toàn xã hội và hậu quả gây ra có khả năng khắc phục trên thực tế. 2. Thời hạn đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 03 năm. Điều 79. Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn 1. Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra. 2. Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động. Điều 80. Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định 1. Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án tiếp tục kinh doanh hoặc hoạt động trong lĩnh vực đó, thì có thể gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc cho xã hội. 2. Tòa án quyết định lĩnh vực cụ thể bị cấm kinh doanh hoặc cấm hoạt động. 3. Thời hạn cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định là từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Điều 81. Cấm huy động vốn 1. Cấm huy động vốn được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án huy động vốn thì có nguy cơ tiếp tục phạm tội. 2. Các hình thức cấm huy động vốn bao gồm: a) Cấm vay vốn ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc các quỹ đầu tư; b) Cấm phát hành, chào bán chứng khoán; c) Cấm huy động vốn khách hàng; d) Cấm liên doanh, liên kết trong và ngoài nước; đ) Cấm hình thành quỹ tín thác bất động sản. 3. Tòa án quyết định áp dụng một hoặc một số hình thức cấm huy động vốn quy định tại khoản 2 Điều này. 4. Thời hạn cấm huy động vốn là từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Điều 82. Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội 1. Tòa án có thể quyết định áp dụng các biện tư pháp sau đây đối với pháp nhân thương mại phạm tội: a) Các biện pháp tư pháp quy định tại Điều 47 và Điều 48 của Bộ luật này; b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; c) Buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra. 2. Tòa án có thể quyết định áp dụng biện pháp tư pháp buộc pháp nhân thương mại phạm tội phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi phạm phạm tội của mình gây ra. 3. Căn cứ vào từng trường hợp phạm tội cụ thể, Tòa án có thể quyết định buộc pháp nhân thương mại phạm tội phải thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả của tội phạm: a) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; b) Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện được đưa vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhập khẩu trái với quy định của pháp luật hoặc được tạm nhập, tái xuất nhưng không tái xuất theo đúng quy định của pháp luật; hàng hóa nhập khẩu, quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa giả mạo quyền sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm; d) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại hoặc tang vật khác thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật; đ) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm; e) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa vi phạm đang lưu thông trên thị trường. Điều 83. Căn cứ quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, việc chấp hành pháp luật của pháp nhân thương mại và các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại. Điều 84. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại 1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: a) Đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm; b) Tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; c) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn; d) Tích cực hợp tác với các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án; đ) Có nhiều đóng góp trong việc thực hiện chính sách xã hội. 2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án. 3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt. Điều 85. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại 1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: a) Câu kết với pháp nhân thương mại khác để phạm tội; b) Cố ý thực hiện tội phạm đến cùng; c) Phạm tội 02 lần trở lên; d) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm; đ) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội; e) Dùng thủ đoạn tinh vi để phạm tội hoặc nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm. 2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng. Điều 86. Quyết định hình phạt trong trường hợp pháp nhân thương mại phạm nhiều tội Khi xét xử cùng 01 lần pháp nhân thương mại phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây: 1. Đối với hình phạt chính: a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung; b) Hình phạt đã tuyên là đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với từng lĩnh vực cụ thể thì không tổng hợp; c) Hình phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; 2. Đối với hình phạt bổ sung: a) Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền được cộng lại thành hình phạt chung; b) Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì pháp nhân thương mại bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên. Điều 87. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án 1. Trường hợp pháp nhân thương mại đang chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 86 của Bộ luật này. Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước về đình chỉ hoạt động có thời hạn, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung. 2. Khi xét xử một pháp nhân thương mại đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 86 của Bộ luật này. 3. Trong trường hợp một pháp nhân thương mại phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tổng hợp hình phạt của các bản án theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Điều 88. Miễn hình phạt Pháp nhân thương mại phạm tội có thể được miễn hình phạt khi đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Điều 89. Xóa án tích Pháp nhân thương mại bị kết án đương nhiên được xóa án tích nếu trong thời hạn 02 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà pháp nhân thương mại không thực hiện hành vi phạm tội mới. Chương XII NHỮNG QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ XỬ LÝ HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI Điều 90. Áp dụng Bộ luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này; theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này. Điều 91. Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội 1. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm. 2. Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này: a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ trường hợp quy định tại Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật này; b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 123 (tội giết người); Điều 134, các khoản 4, 5 và khoản 6 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm), Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật này; c) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể trong vụ án. 3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm. 4. Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại Mục 3 Chương này không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa. 5. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. 6. Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất. Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. 7. Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm. Mục 2. CÁC BIỆN PHÁP GIÁM SÁT, GIÁO DỤC ÁP DỤNG TRONG TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ Điều 92. Điều kiện áp dụng Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp khiển trách, hòa giải tại cộng đồng hoặc biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nếu người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý với việc áp dụng một trong các biện pháp này. Điều 93. Khiển trách 1. Khiển trách được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong những trường hợp sau đây nhằm giúp họ nhận thức rõ hành vi phạm tội và hậu quả gây ra đối với cộng đồng, xã hội và nghĩa vụ của họ: a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng; b) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án. 2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khiển trách. Việc khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải có sự chứng kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 18 tuổi. 3. Người bị khiển trách phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây: a) Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc; b) Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu; c) Tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp. 4. Tùy từng trường hợp cụ thể cơ quan có thẩm quyền ấn định thời gian thực hiện các nghĩa vụ quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều này từ 03 tháng đến 01 năm. Điều 94. Hòa giải tại cộng đồng 1. Hòa giải tại cộng đồng được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong những trường hợp sau đây: a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng; b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này. 2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự. 3. Người được áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây: a) Xin lỗi người bị hại và bồi thường thiệt hại; b) Nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 93 của Bộ luật này. Điều 95. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn 1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 01 năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong những trường hợp sau đây: a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này; b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này. 2. Người được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức giám sát, giáo dục phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây: a) Chấp hành đầy đủ nghĩa vụ về học tập, lao động; b) Chịu sự giám sát, giáo dục của gia đình, xã, phường, thị trấn; c) Không đi khỏi nơi cư trú khi không được phép; d) Các nghĩa vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 93 của Bộ luật này. 3. Nếu người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã chấp hành một phần hai thời hạn, có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã được giao trách nhiệm quản lý, giáo dục, cơ quan đã áp dụng biện pháp này có thể quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Mục 3. BIỆN PHÁP TƯ PHÁP GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG Điều 96. Giáo dục tại trường giáo dưỡng 1. Tòa án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng từ 01 năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ. 2. Người được giáo dục tại trường giáo dưỡng phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường. Điều 97. Chấm dứt trước thời hạn biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng Nếu người được giáo dục tại trường giáo dưỡng đã chấp hành một phần hai thời hạn, có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của trường giáo dưỡng được giao trách nhiệm quản lý, giáo dục, Tòa án có thể quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại trường giáo dưỡng. Mục 4. HÌNH PHẠT Điều 98. Các hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội Người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm: 1. Cảnh cáo. 2. Phạt tiền. 3. Cải tạo không giam giữ. 4. Tù có thời hạn. Điều 99. Phạt tiền Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định. Điều 100. Cải tạo không giam giữ 1. Hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý. 2. Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, thì không khấu trừ thu nhập của người đó. Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định. Điều 101. Tù có thời hạn Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau: 1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định; 2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định. Mục 5. QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT, TỔNG HỢP HÌNH PHẠT, MIỄN GIẢM HÌNH PHẠT, XÓA ÁN TÍCH Điều 102. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt 1. Tòa án quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi trong trường hợp chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 57 của Bộ luật này. 2. Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội không quá một phần ba mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật được áp dụng. Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chuẩn bị phạm tội không quá một phần hai mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật được áp dụng. 3. Mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt không quá một phần ba mức hình phạt quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Bộ luật này. Mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội chưa đạt không quá một phần hai mức hình phạt quy định tại các Điều 99, 100 và 101 của Bộ luật này. Điều 103. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội 1. Khi xét xử cùng một lần người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội thì Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này. Nếu hình phạt chung là cải tạo không giam giữ thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 03 năm. Nếu hình phạt chung là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không được vượt quá 18 năm đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội và 12 năm đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội. 2. Đối với người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 16 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 16 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau: a) Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện trước khi người đó đủ 16 tuổi nặng hơn hoặc bằng mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện sau khi đủ 16 tuổi thì hình phạt chung không vượt quá mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều này; b) Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện sau khi người đó đủ 16 tuổi nặng hơn mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện trước khi đủ 16 tuổi thì hình phạt chung không vượt quá mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Đối với người phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau: a) Nếu mức hình phạt Tòa án tuyên đối với tội được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi nặng hơn hoặc bằng mức hình phạt áp dụng đối với tội được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại khoản 1 Điều này; b) Nếu mức hình phạt Tòa án tuyên đối với tội được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi nặng hơn mức hình phạt áp dụng đối với tội thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi thì hình phạt chung áp dụng như đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội. Điều 104. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án Việc tổng hợp hình phạt trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước hoặc sau khi có bản án này, được thực hiện theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Bộ luật này. Hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 103 của Bộ luật này. Điều 105. Giảm mức hình phạt đã tuyên 1. Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu có tiến bộ và đã chấp hành được một phần tư thời hạn, thì được Tòa án xét giảm; riêng đối với hình phạt tù, mỗi lần có thể giảm đến 04 năm nhưng phải bảo đảm đã chấp hành ít nhất là hai phần năm mức hình phạt đã tuyên. 2. Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì được xét giảm ngay và có thể được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại. 3. Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt tiền nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định giảm hoặc miễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại. Điều 106. Tha tù trước hạn có điều kiện 1. Người dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù, nếu không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 66 của Bộ luật này có thể được tha tù trước hạn khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Phạm tội lần đầu; b) Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt; c) Đã chấp hành được một phần ba thời hạn phạt tù; d) Có nơi cư trú rõ ràng. 2. Việc tha tù trước thời hạn có điều kiện được thực hiện theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 66 của Bộ luật này. Điều 107. Xóa án tích 1. Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi; b) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý; c) Người bị áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Mục 3 Chương này. 2. Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì đương nhiên xóa án tích nếu trong thời hạn 03 năm tính từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới. Phần thứ hai CÁC TỘI PHẠM Chương XIII CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA Điều 108. Tội phản bội Tổ quốc 1. Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. 2. Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. 3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Điều 109. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau: 1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình; 2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm; 3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Điều 110. Tội gián điệp 1. Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; b) Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại; c) Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm. 3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 4. Người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn trách nhiệm hình sự về tội này. Điều 111. Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ Người nào xâm nhập lãnh thổ, có hành động làm sai lệch đường biên giới quốc gia hoặc có hành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt như sau: 1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân; 2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm; 3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Điều 112. Tội bạo loạn Người nào hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức nhằm chống chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau: 1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình; 2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm; 3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Điều 113. Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân 1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. 2. Phạm tội trong trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố; b) Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố; c) Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của cán bộ, công chức hoặc người khác. 3. Phạm tội trong trường hợp đe dọa xâm phạm tính mạng hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. 4. Khủng bố cá nhân, tổ chức nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì cũng bị xử phạt theo Điều này. 5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Điều 114. Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. 2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm. 3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Điều 115. Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội 1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. 2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. 3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Điều 116. Tội phá hoại chính sách đoàn kết 1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với các tổ chức chính trị - xã hội; b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức chính trị - xã hội; d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế. 2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Điều 117. Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; b) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; c) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý. 2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. 3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Điều 118. Tội phá rối an ninh 1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 112 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm. 2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Điều 119. Tội chống phá cơ sở giam giữ 1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá cơ sở giam giữ, tổ chức trốn khỏi cơ sở giam giữ, đánh tháo người bị giam giữ, người bị áp giải hoặc trốn khỏi cơ sở giam giữ, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. 2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. 3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Điều 120. Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân 1. Người nào tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm. 2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. 3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Điều 121. Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân 1. Người nào trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm. 2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. 3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Điều 122. Hình phạt bổ sung Người phạm tội quy định tại Chương này còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Chương XIV CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, NHÂN PHẨM, DANH DỰ CỦA CON NGƯỜI Điều 123. Tội giết người 1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Giết 02 người trở lên; b) Giết người dưới 16 tuổi; c) Giết phụ nữ mà biết là có thai; d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ; k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; m) Thuê giết người hoặc giết người thuê; n) Có tính chất côn đồ; o) Có tổ chức; p) Tái phạm nguy hiểm; q) Vì động cơ đê hèn. 2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. 3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm. Điều 124. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ 1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Điều 125. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh 1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Điều 126. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội 1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. Điều 127. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ 1. Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm: a) Làm chết 02 người trở lên; b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 128. Tội vô ý làm chết người 1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. Điều 129. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính 1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 130. Tội bức tử 1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Đối với 02 người trở lên; b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai. Điều 131. Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của họ; b) Tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác tự tước đoạt tính mạng của họ. 2. Phạm tội làm 02 người trở lên tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Điều 132. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng 1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm; b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp. 3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 133. Tội đe dọa giết người 1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Đối với 02 người trở lên; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; d) Đối với người dưới 16 tuổi; đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác. Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên; b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; d) Phạm tội 02 lần trở lên; đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên; e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình; h) Có tổ chức; i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc; l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê; m) Có tính chất côn đồ; n) Tái phạm nguy hiểm; o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. 2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. 3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm. 4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm. 5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm. 6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Làm chết 02 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. 7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Điều 135. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người. Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. 3. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm. Điều 137. Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ 1. Người nào trong khi thi hành công vụ dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Đối với 02 người trở lên, mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 138. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. 3. Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm. Điều 139. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính 1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. 3. Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 140. Tội hành hạ người khác 1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11% trở lên; c) Đối với 02 người trở lên. Điều 141. Tội hiếp dâm 1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức; b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; c) Nhiều người hiếp một người; d) Phạm tội 02 lần trở lên; đ) Đối với 02 người trở lên; e) Có tính chất loạn luân; g) Làm nạn nhân có thai; h) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; i) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; k) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát. 4. Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó. 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ; b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Có tính chất loạn luân; b) Làm nạn nhân có thai; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; d) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; đ) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; e) Phạm tội 02 lần trở lên; g) Đối với 02 người trở lên; h) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Có tổ chức; b) Nhiều người hiếp một người; c) Phạm tội đối với người dưới 10 tuổi; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; e) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; g) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 143. Tội cưỡng dâm 1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Nhiều người cưỡng dâm một người; b) Cưỡng dâm 02 lần trở lên; c) Cưỡng dâm 02 người trở lên; d) Có tính chất loạn luân; đ) Làm nạn nhân có thai; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; h) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 18 năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; c) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát. 4. Cưỡng dâm người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó. 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 144. Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi 1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Có tính chất loạn luân; b) Làm nạn nhân có thai; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; d) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; đ) Phạm tội 02 lần trở lên; e) Đối với 02 người trở lên; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Nhiều người cưỡng dâm một người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; d) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; đ) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi 1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Đối với 02 người trở lên; c) Có tính chất loạn luân; d) Làm nạn nhân có thai; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; e) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi 1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Phạm tội có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Đối với 02 người trở lên; d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; e) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; b) Làm nạn nhân tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 147. Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm 1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Phạm tội có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Đối với 02 người trở lên; d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; đ) Có mục đích thương mại; e) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; b) Làm nạn nhân tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 148. Tội lây truyền HIV cho người khác 1. Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người khác, trừ trường hợp nạn nhân đã biết về tình trạng nhiễm HIV của người bị HIV và tự nguyện quan hệ tình dục, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Đối với 02 người trở lên; b) Đối với người dưới 18 tuổi; c) Đối với phụ nữ mà biết là có thai; d) Đối với thầy thuốc hoặc nhân viên y tế trực tiếp chữa bệnh cho mình; đ) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. Điều 149. Tội cố ý truyền HIV cho người khác 1. Người nào cố ý truyền HIV cho người khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 148 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức; b) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; c) Đối với người dưới 18 tuổi; d) Đối với từ 02 người đến 05 người; đ) Lợi dụng nghề nghiệp; e) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Đối với phụ nữ mà biết là có thai; b) Đối với 06 người trở lên; c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; d) Làm nạn nhân tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 150. Tội mua bán người 1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc bằng thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức; b) Vì động cơ đê hèn; c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; e) Đối với từ 02 đến 05 người; g) Phạm tội 02 lần trở lên. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát; đ) Đối với 06 người trở lên; e) Tái phạm nguy hiểm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Điều 151. Tội mua bán người dưới 16 tuổi 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo; b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; b) Lợi dụng hoạt động cho nhận con nuôi để phạm tội; c) Đối với từ 02 người đến 05 người; d) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng; đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; e) Phạm tội 02 lần trở lên; g) Vì động cơ đê hèn; h) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều này. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; d) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; đ) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát; e) Đối với 06 người trở lên; g) Tái phạm nguy hiểm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Điều 152. Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi 1. Người nào đánh tráo người dưới 01 tuổi này với người dưới 01 tuổi khác, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp; c) Đối với người dưới 01 tuổi mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng; d) Phạm tội 02 lần trở lên. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Tái phạm nguy hiểm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 153. Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi 1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp; c) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng; d) Đối với từ 02 người đến 05 người; đ) Phạm tội 02 lần trở lên; e) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Đối với 06 người trở lên; c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; d) Làm nạn nhân chết; đ) Tái phạm nguy hiểm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 154. Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người 1. Người nào mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức; b) Vì mục đích thương mại; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp; d) Đối với từ 02 người đến 05 người; đ) Phạm tội 02 lần trở lên; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Đối với 06 người trở lên; d) Gây chết người; đ) Tái phạm nguy hiểm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 155. Tội làm nhục người khác 1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Đối với 02 người trở lên; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Đối với người đang thi hành công vụ; đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; b) Làm nạn nhân tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 156. Tội vu khống 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Đối với 02 người trở lên; d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình; đ) Đối với người đang thi hành công vụ; e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Vì động cơ đê hèn; b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; c) Làm nạn nhân tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Chương XV CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN TỰ DO CỦA CON NGƯỜI, QUYỀN TỰ DO, DÂN CHỦ CỦA CÔNG DÂN Điều 157. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật 1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Đối với người thi hành công vụ; d) Phạm tội 02 lần trở lên; đ) Đối với 02 người trở lên; e) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; g) Làm cho gia đình người bị giam, giữ lâm vào tình trạng khó khăn, quẫn bách; h) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật từ 11% đến 45%. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Làm người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật chết hoặc tự sát; b) Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục phẩm giá nạn nhân; c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật 46% trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 158. Tội xâm phạm chỗ ở của người khác 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác; b) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, gây sức ép về tinh thần hoặc thủ đoạn trái pháp luật khác buộc người khác phải rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ; c) Dùng mọi thủ đoạn trái pháp luật nhằm chiếm, giữ chỗ ở hoặc cản trở trái phép, không cho người đang ở hoặc quản lý hợp pháp chỗ ở được vào chỗ ở của họ; d) Tự ý xâm nhập chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lý hợp pháp. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Phạm tội 02 lần trở lên; d) Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát; đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 159. Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào; b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông; c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật; d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật; đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Phạm tội 02 lần trở lên; d) Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; đ) Làm nạn nhân tự sát. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 160. Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân 1. Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 02 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Dẫn đến hoãn ngày bầu cử, bầu cử lại hoặc hoãn việc trưng cầu ý dân. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 161. Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân 1. Người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, tổ chức trưng cầu ý dân mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Có tổ chức; b) Dẫn đến phải tổ chức lại việc bầu cử hoặc trưng cầu ý dân. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 162. Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật 1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây làm cho người bị thôi việc, người bị sa thải hoặc gia đình họ lâm vào tình trạng khó khăn hoặc dẫn đến đình công, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: a) Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức; b) Sa thải trái pháp luật đối với người lao động; c) Cưỡng ép, đe dọa buộc người lao động, công chức, viên chức phải thôi việc. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Đối với 02 người trở lên; b) Đối với phụ nữ mà biết là có thai; c) Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; d) Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 163. Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội của công dân 1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác lập hội, hội họp hợp pháp, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Phạm tội 02 lần trở lên; d) Dẫn đến biểu tình; đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 164. Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác 1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Phạm tội 02 lần trở lên; d) Dẫn đến biểu tình; đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 165. Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới 1. Người nào vì lý do giới mà thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Đối với 02 người trở lên. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 166. Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi khác cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Trả thù người khiếu nại, tố cáo; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; d) Dẫn đến biểu tình; đ) Làm người khiếu nại, tố cáo tự sát. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 167. Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân 1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 05 năm. Chương XVI CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU Điều 168. Tội cướp tài sản 1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%; d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; h) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; c) Làm chết người; d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Điều 169. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản 1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Dùng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; d) Đối với người dưới 16 tuổi; đ) Đối với 02 người trở lên; e) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%; h) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; i) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; k) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 18 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của 02 người trở lên mà tỷ lệ của mỗi người 46% trở lên; d) Làm chết người. 5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản 1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; e) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Điều 171. Tội cướp giật tài sản 1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm; đ) Hành hung để tẩu thoát; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%; g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; i) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; c) Làm chết người; d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Điều 172. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản 1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; b) Hành hung để tẩu thoát; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Chiếm đoạt tài sản là hàng cứu trợ; đ) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại một trong các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này. c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Điều 173. Tội trộm cắp tài sản 1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; đ) Hành hung để tẩu thoát; e) Trộm cắp tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Tái phạm nguy hiểm; đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; e) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản 1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Điều 177. Tội sử dụng trái phép tài sản 1. Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 220 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; b) Tài sản là bảo vật quốc gia; c) Phạm tội 02 lần trở lên; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đ) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội sử dụng trái phép tài sản trị giá 1.500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản 1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, tài sản là di vật, cổ hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa hoặc tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; c) Gây thiệt hại tài sản là bảo vật quốc gia; d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; đ) Để che giấu tội phạm khác; e) Vì lý do công vụ của người bị hại; g) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; h) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm: a) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 179. Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp 1. Người nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, vì thiếu trách nhiệm mà để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá 2.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. 4. Người phạm tội còn có thể cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 180. Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản 1. Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm. 2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Chương XVII CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Điều 181. Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm. Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng 1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn; b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát; b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó. Điều 183. Tội tổ chức tảo hôn Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm. Điều 184. Tội loạn luân Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình 1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần; b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu; b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo. Điều 186. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Điều 187. Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại 1. Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Đối với 02 người trở lên; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức; d) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Chương XVIII CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ Mục 1. CÁC TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT, KINH DOANH, THƯƠNG MẠI Điều 188. Tội buôn lậu 1. Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái quy định của pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này; b) Di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; d) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; đ) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia; e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; g) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; h) Phạm tội 02 lần trở lên; i) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm: a) Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên; c) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa mà đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng; d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Điều 189. Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới 1. Người nào vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái quy định của pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này; b) Di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; c) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; e) Phạm tội 02 lần trở lên; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Điều 190. Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm 1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Hàng phạm pháp là hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối; b) Hàng phạm pháp khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Hàng phạm pháp khác trị giá dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 50.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; đ) Buôn bán hàng cấm qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; d) Có tính chất chuyên nghiệp; đ) Hàng phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; e) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; g) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại; h) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm: a) Hàng phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Điều 191. Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm 1. Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 249, 250, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Hàng phạm pháp là hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối; b) Hàng phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Hàng phạm pháp trị giá dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 50.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; đ) Vận chuyển hàng cấm qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; d) Có tính chất chuyên nghiệp; đ) Hàng phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; e) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; g) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại; h) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Hàng phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên; c) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 2 Điều này mà qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Điều 192. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả 1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Hàng giả trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; c) Hàng giả trị giá dưới 20.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; d) Hàng giả trị giá dưới 20.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng nhưng gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp: gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Hàng giả trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; e) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; g) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; h) Làm chết người; i) Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên; k) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; l) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; m) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại; n) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Hàng giả có giá thành sản xuất 100.000.000 đồng trở lên; b) Hàng giả có giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn từ 200.000.000 đồng trở lên; c) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá thành sản xuất, giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; d) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên; đ) Làm chết 02 người trở lên; e) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên, với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; g) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên; h) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Điều 193. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm 1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; e) Phạm tội qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại; g) Hàng giả trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; h) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; i) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; k) Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; l) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%; m) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Hàng giả có giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn 200.000.000 đồng trở lên; b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá 500.000.000 đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá thành sản xuất, giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; c) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; d) Làm chết người; đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; e) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Thu lợi bất chính từ 1.500.000.000 đồng trở lên; b) Làm chết 02 người trở lên; c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên, với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; d) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên; đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng; d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 18.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Điều 194. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh 1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; e) Phạm tội qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại; g) Hàng giả trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; h) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; i) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; k) Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; l) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%; m) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Hàng giả có giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn 200.000.000 đồng trở lên; b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá 500.000.000 đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá thành sản xuất, giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; c) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng; d) Làm chết người; đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; e) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên; b) Làm chết 02 người trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên, với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên; đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng; d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 15.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm; đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Điều 195. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi 1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Hàng giả trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; c) Hàng giả trị giá dưới 20.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; e) Phạm tội qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại; g) Hàng giả trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; h) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; i) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; k) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Hàng giả có giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn 200.000.000 đồng trở lên; b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá 500.000.000 đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá thành sản xuất, giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; c) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng; d) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm: a) Gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng trở lên; b) Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng; d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Điều 196. Tội đầu cơ 1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; d) Hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng; đ) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên; b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên; c) Tái phạm nguy hiểm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị xử phạt như sau: a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng; d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Điều 197. Tội quảng cáo gian dối 1. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 198. Tội lừa dối khách hàng 1. Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; d) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 199. Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện 1. Người nào có trách nhiệm mà thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Cắt điện không có căn cứ hoặc không thông báo theo quy định; b) Từ chối cung cấp điện không có căn cứ; c) Trì hoãn việc xử lý sự cố điện không có lý do chính đáng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Làm chết người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Làm chết 02 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên, với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên; c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Mục 2. CÁC TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC THUẾ, TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG, CHỨNG KHOÁN, BẢO HIỂM Điều 200. Tội trốn thuế 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật; b) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; c) Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán; d) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn; đ) Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn; e) Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan; g) Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; h) Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa; i) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Có tổ chức; b) Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Phạm tội 02 lần trở lên; đ) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự 1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 202. Tội làm, buôn bán tem giả, vé giả 1. Người nào làm, buôn bán các loại tem giả, vé giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Tem giả, vé giả không có mệnh giá có số lượng từ 15.000 đến dưới 30.000 đơn vị; b) Tem giả, vé giả có mệnh giá có tổng trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; c) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; d) Thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Tem giả, vé giả không có mệnh giá có số lượng 30.000 đơn vị trở lên; d) Tem giả, vé giả có mệnh giá có tổng trị giá 200.000.000 đồng trở lên; đ) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên; e) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 203. Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước 1. Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên; đ) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên; e) Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 100.000.000 đồng trở lên; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Điều 204. Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước 1. Người nào có trách nhiệm bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ mà vi phạm quy định của Nhà nước về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hoặc cho người khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 205. Tội lập quỹ trái phép 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập quỹ trái quy định của pháp luật và đã sử dụng quỹ đó gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Dùng thủ đoạn xảo quyệt để trốn tránh việc kiểm soát; b) Để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác; c) Gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng. 3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước từ 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. 4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Điều 206. Tội vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài 1. Người nào trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Cấp tín dụng cho những trường hợp không được cấp tín dụng trừ trường hợp cấp dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng; b) Cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho những đối tượng không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật; c) Vi phạm các hạn chế để bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng hoặc cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng; d) Vi phạm quy định của pháp luật về tổng mức dư nợ tín dụng đối với các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng; đ) Cấp tín dụng vượt giới hạn so với vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp có chấp thuận của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; e) Vi phạm quy định của pháp luật về góp vốn, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, điều kiện cấp tín dụng hoặc mua bán tài sản; g) Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả; tiến hành hoạt động ngân hàng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. 2. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. 3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm. 4. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 207. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả 1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. 3. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. 4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Điều 208. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác 1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá tương ứng từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. 3. Phạm tội trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá tương ứng từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm. 4. Phạm tội trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá tương ứng từ 300.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Điều 209. Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán 1. Người nào cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức thị trường, đăng ký, lưu ký, bù trừ hoặc thanh toán chứng khoán thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng; b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; c) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên; c) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 3.000.000.000 đồng trở lên; d) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng; c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Điều 210. Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán 1. Người nào biết được thông tin liên quan đến công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng chưa được công bố mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng đó mà sử dụng thông tin này để mua bán chứng khoán hoặc tiết lộ, cung cấp thông tin này hoặc tư vấn cho người khác mua bán chứng khoán trên cơ sở thông tin này, thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên; c) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 1.500.000.000 đồng trở lên; d) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng; c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Điều 211. Tội thao túng thị trường chứng khoán 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; b) Thông đồng với người khác đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo; c) Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường; d) Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán; đ) Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó; e) Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên; c) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 3.000.000.000 đồng trở lên; d) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Điều 212. Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán 1. Người nào làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán thu lợi bất chính từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên; b) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 3.000.000.000 đồng trở lên; c) Có tổ chức; d) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 213. Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tiền bảo hiểm từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: a) Thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật; b) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra; c) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm; d) Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm trừ trường hợp luật quy định khác. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Có tổ chức; b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; c) Chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; đ) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Chiếm đoạt số tiền bảo hiểm 500.000.000 đồng trở lên; b) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, với số tiền chiếm đoạt từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 400.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này, với số tiền chiếm đoạt từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; c) Phạm tội với số tiền chiếm đoạt 3.000.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại 5.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng; d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Điều 214. Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội; b) Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; e) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 500.000.000 đồng trở lên; b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 215. Tội gian lận bảo hiểm y tế 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng; b) Giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế được cấp khống, thẻ bảo hiểm y tế giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ bảo hiểm y tế trái quy định. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; e) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế 500.000.000 đồng trở lên; b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 216. Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động 1. Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người; d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên; b) Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên; c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng. Mục 3. CÁC TỘI PHẠM KHÁC XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ Điều 217. Tội vi phạm quy định về cạnh tranh 1. Người nào trực tiếp tham gia hoặc thực hiện các hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh thuộc một trong các trường hợp sau đây, thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho người khác từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; b) Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận; c) Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan 30% trở lên thuộc một trong các trường hợp: thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, nguồn cung dịch vụ; thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua bán hàng hóa, dịch vụ; thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; c) Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc vị trí độc quyền thị trường; d) Thu lợi bất chính 5.000.000.000 đồng trở lên; đ) Gây thiệt hại cho người khác 3.000.000.000 đồng trở lên. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm; c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Điều 218. Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho người khác từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Lập danh sách khống về người đăng ký mua tài sản bán đấu giá; b) Lập hồ sơ khống, hồ sơ giả tham gia hoạt động bán đấu giá tài sản; c) Thông đồng dìm giá hoặc nâng giá trong hoạt động bán đấu giá tài sản. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên; c) Gây thiệt hại cho người khác 300.000.000 đồng trở lên; d) Phạm tội 02 lần trở lên; đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 219. Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí 1. Người nào được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước mà vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản, gây thất thoát, lãng phí từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm: a) Vì vụ lợi; b) Có tổ chức; c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng. 3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Điều 220. Tội vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 224 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Vi phạm quy định về quyết định chủ trương đầu tư; b) Vi phạm quy định về lập, thẩm định chủ trương đầu tư; c) Vi phạm quy định về quyết định đầu tư chương trình, dự án; d) Vi phạm quy định về tư vấn, thiết kế chương trình, dự án. 2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm: a) Vì vụ lợi; b) Có tổ chức; c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; d) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng. 3. Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Điều 221. Tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán; b) Dụ dỗ, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật; c) Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán; d) Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ quy định của Luật kế toán; đ) Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên nhằm bỏ ngoài sổ kế toán tài sản, nguồn vốn, kinh phí của đơn vị kế toán. 2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm: a) Vì vụ lợi; b) Có tổ chức; c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; d) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng. 3. Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Điều 222. Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng 1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu; b) Thông thầu; c) Gian lận trong đấu thầu; d) Cản trở hoạt động đấu thầu; đ) Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu; e) Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu; g) Chuyển nhượng thầu trái phép. 2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm: a) Vì vụ lợi; b) Có tổ chức; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; đ) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng. 3. Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Điều 223. Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm thất thoát tiền thuế phải nộp từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế, xóa nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt, hoàn thuế không đúng quy định của Luật quản lý thuế và các quy định khác của pháp luật về thuế; b) Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế không đúng quy định Luật quản lý thuế và quy định khác của pháp luật về thuế. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm: a) Vì vụ lợi; b) Có tổ chức; c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; d) Làm thất thoát tiền thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng. 3. Phạm tội gây thất thoát tiền thuế từ 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Điều 224. Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Quyết định đầu tư xây dựng không đúng quy định của Luật xây dựng; b) Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, điều chỉnh dự toán, nghiệm thu công trình sử dụng vốn của Nhà nước trái với quy định của Luật xây dựng; c) Lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng; d) Dàn xếp, thông đồng làm sai lệch kết quả lập dự án, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công, xây dựng công trình. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm: a) Vì vụ lợi; b) Có tổ chức; c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; d) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng. 3. Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Điều 225. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan 1. Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình; b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên; d) Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên; đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm; c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Điều 226. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp 1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên; d) Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên; đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm; c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Điều 227. Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên 1. Người nào vi phạm các quy định của Nhà nước về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong những trường hợp sau đây hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc loại khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc loại khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên; b) Khoáng sản trị giá 1.000.000.000 trở lên; c) Có tổ chức; d) Gây sự cố môi trường; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 04 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; e) Làm chết người. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng. 4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Điều 228. Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai 1. Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Điều 229. Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai 1. Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định của pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đất trồng lúa có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 30.000 mét vuông (m2); đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2); đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 40.000 mét vuông (m2); b) Đất có giá trị quyền dụng đất được quy thành tiền từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp hoặc từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp; c) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Đất trồng lúa có diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 70.000 mét vuông (m2); đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 50.000 mét vuông (m2) đến dưới 100.000 mét vuông (m2); đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích từ 40.000 mét vuông (m2) đến dưới 80.000 mét vuông (m2); c) Đất có giá trị quyền dụng đất được quy thành tiền từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 7.000.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp hoặc từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 15.000.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp; d) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Đất trồng lúa có diện tích 70.000 mét vuông (m2) trở lên; đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích 100.000 mét vuông (m2) trở lên; đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích 80.000 mét vuông (m2) trở lên; b) Đất có giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền 7.000.000.000 đồng trở lên đối với đất nông nghiệp hoặc 15.000.000.000 đồng trở lên đối với đất phi nông nghiệp. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 230. Tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Vi phạm quy định của pháp luật về bồi thường về đất, hỗ trợ và tái định cư; b) Vi phạm quy định của pháp luật về bồi thường về tài sản, về sản xuất kinh doanh. 2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm: a) Vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác; b) Có tổ chức; c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; d) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đ) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng. 3. Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Điều 231. Tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ gây thiệt hại hoặc thất thoát tiền, hàng cứu trợ từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Gây thiệt hại hoặc thất thoát tiền, hàng cứu trợ 300.000.000 đồng trở lên; d) Gây ảnh hưởng xấu về an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 232. Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 243 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Khai thác trái phép rừng sản xuất với khối lượng từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 12,5 mét khối (m3) đến dưới 25 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; b) Khai thác trái phép rừng phòng hộ với khối lượng từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; c) Khai thác trái phép rừng đặc dụng với khối lượng từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 5 mét khối (m3) đến dưới 10 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; thực vật thuộc Nhóm IIA trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; d) Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; đ) Khai thác thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loại thực vật khác thuộc Nhóm IA trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng hoặc từ 01 mét khối (m3) đến dưới 02 mét khối (m3) gỗ tại rừng sản xuất hoặc từ 0,5 mét khối (m3) đến dưới 1,5 mét khối (m3) tại rừng phòng hộ hoặc từ 0,5 mét khối (m3) đến dưới 01 mét khối (m3) gỗ tại rừng đặc dụng hoặc khu bảo tồn thiên nhiên; e) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép từ 1,5 mét khối (m3) đến dưới 03 mét khối (m3) đối với gỗ loài nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp hoặc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp; từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường; g) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép các loài thực vật hoang dã khác trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 600.000.000 đồng; h) Vật phạm pháp có khối lượng hoặc giá trị dưới mức thấp nhất quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ hoặc e của khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Khai thác trái phép rừng sản xuất với khối lượng từ 40 mét khối (m3) đến dưới 80 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 25 mét khối (m3) đến dưới 50 mét khối (m3) gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; b) Khai thác trái phép rừng phòng hộ với khối lượng từ 30 mét khối (m3) đến dưới 60 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; c) Khai thác trái phép rừng đặc dụng với khối lượng từ 30 mét khối (m3) đến dưới 60 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; d) Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng; đ) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép từ 03 mét khối (m3) đến dưới 06 mét khối (m3) đối với gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thực vật thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp hoặc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thực vật thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp; từ 40 mét khối (m3) đến dưới 80 mét khối (m3) gỗ của loài thực vật thông thường; e) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái pháp luật các loài thực vật hoang dã khác trị giá từ 600.000.000 đồng đến dưới 1.200.000.000 đồng; g) Phạm tội qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại; h) Phạm tội có tổ chức; i) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị tù từ 05 năm đến 10 năm. a) Khai thác trái phép tại rừng sản xuất 80 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường; 50 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; b) Khai thác trái phép tại rừng phòng hộ 60 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường; 40 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; c) Khai thác trái phép tại rừng đặc dụng 60 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường; 20 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; d) Khai thác trái phép thực vật rừng khác trị giá 400.000.000 đồng trở lên; đ) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép 06 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thực vật thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp hoặc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; 40 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc nước ngoài của loài thực vật thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp; 80 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường; e) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái pháp luật các loài thực vật hoang dã khác trị giá 1.200.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. 5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Điều 233. Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng 1. Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng trái pháp luật từ 20.000 mét vuông (m2) đến dưới 25.000 mét vuông (m2) đối với rừng sản xuất; từ 15.000 mét vuông (m2) đến dưới 20.000 mét vuông (m2) đối với rừng phòng hộ hoặc từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 15.000 mét vuông (m2) đối với rừng đặc dụng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 229 của Bộ luật này; b) Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng rừng trái pháp luật từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 12.500 mét vuông (m2) đối với rừng sản xuất; từ 7.500 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2) đối với rừng phòng hộ hoặc từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.500 mét vuông (m2) đối với rừng đặc dụng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 229 của Bộ luật này; c) Cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 232 của Bộ luật này; d) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng trái pháp luật từ 25.000 mét vuông (m2) đến dưới 40.000 mét vuông (m2) đối với rừng sản xuất; từ 20.000 mét vuông (m2) đến dưới 30.000 mét vuông (m2) đối với rừng phòng hộ hoặc từ 15.000 mét vuông (m2) đến dưới 25.000 mét vuông (m2) đối với rừng đặc dụng; d) Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng rừng trái pháp luật từ 12.500 mét vuông (m2) đến dưới 17.000 mét vuông (m2) đối với rừng sản xuất; từ 10.000 mét vuông (m2) đến 15.000 mét vuông (m2) đối với rừng phòng hộ hoặc từ 7.500 mét vuông (m2) đến 12.000 mét vuông (m2) đối với rừng đặc dụng; đ) Cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 232 của Bộ luật này. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng trái pháp luật từ 40.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng sản xuất; từ 30.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng phòng hộ hoặc từ 25.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng đặc dụng; b) Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng rừng trái pháp luật từ 17.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng sản xuất; từ 15.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng phòng hộ hoặc từ 12.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng đặc dụng. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 234. Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 242 và Điều 244 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc thuộc Phụ lục II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp có giá trị từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; động vật hoang dã thông thường khác có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; b) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc thuộc Phụ lục II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp có giá trị từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc của động vật hoang dã thông thường khác có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; c) Phạm tội trong trường hợp động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật có giá trị dưới mức quy định tại điểm a và điểm b khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; c) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm; d) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm; đ) Buôn bán, vận chuyển qua biên giới; e) Số lượng động vật nguy cấp, quý hiếm Nhóm IIB hoặc thuộc Phụ lục II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng; động vật hoang dã thông thường hoặc bộ phận, sản phẩm của các động vật đó trị giá 1.500.000.000 đồng trở lên; g) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; h) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: a) Số lượng động vật nguy cấp, quý hiếm Nhóm IIB hoặc thuộc Phụ lục II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp hoặc bộ phận, sản phẩm của các động vật đó trị giá 2.000.000.000 đồng trở lên; b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Chương XIX CÁC TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG Điều 235. Tội gây ô nhiễm môi trường 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000 kilôgam; b) Xả thải ra môi trường từ 5.000 mét khối (m3)/ngày đến dưới 10.000 mét khối (m3)/ngày nước thải có các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên; c) Xả nước thải ra môi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 02 lần đến dưới 04 lần; d) Xả ra môi trường từ 5.000 mét khối (m3)/ngày đến dưới 10.000 mét khối (m3)/ngày nước thải có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14; đ) Thải ra môi trường từ 300.000 mét khối (m3)/giờ đến dưới 500.000 mét khối (m3)/giờ bụi, khí thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải 10 lần trở lên; e) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn thông thường trái quy định của pháp luật từ 200.000 kilôgam đến dưới 500.000 kilôgam; g) Chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép; h) Phát tán ra môi trường bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật hoặc vượt mức giới hạn theo quy định từ 02 lần đến dưới 04 lần. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật 5.000 kilôgam trở lên; b) Xả thải ra môi trường 10.000 mét khối (m3)/ngày trở lên nước thải có các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên; c) Xả nước thải ra môi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật 04 lần trở lên; d) Xả ra môi trường 10.000 mét khối (m3)/ngày nước thải trở lên có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14; đ) Thải ra môi trường 500.000 mét khối (m3)/giờ trở lên bụi, khí thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên; e) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn thông thường trái quy định của pháp luật 500.000 kilôgam trở lên; g) Chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trên trung bình theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép; h) Phát tán ra môi trường bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật hoặc vượt mức giới hạn theo quy định 04 lần trở lên. 3. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật từ 1.000 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam; b) Chuyển giao, cho, mua, bán chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy thuộc danh mục cấm sử dụng trái quy định của pháp luật từ 2.000 kilôgam trở lên; c) Xả thải ra môi trường từ 1.000 mét khối (m3)/ngày đến 10.000 mét khối (m3)/ngày nước thải có các thông số môi trường nguy hại vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 05 lần đến dưới 10 lần; d) Xả nước thải ra môi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép hoặc vượt mức giới hạn theo quy định từ 01 lần đến dưới 02 lần; đ) Xả ra môi trường từ 1.000 mét khối (m3)/ngày đến dưới 10.000 mét khối (m3)/ngày nước thải có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14; e) Thải ra môi trường từ 150.000 mét khối (m3)/giờ đến dưới 300.000 mét khối (m3)/giờ bụi, khí thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải 10 lần trở lên; g) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn thông thường trái quy định của pháp luật từ 100.000 kilôgam đến 200.000 kilôgam; h) Chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm dưới trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép; i) Phát tán ra môi trường bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật hoặc vượt mức giới hạn theo quy định từ 01 lần đến dưới 02 lần. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm. Điều 236. Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại 1. Người nào có thẩm quyền mà cho phép chôn, lấp, đổ, thải trái quy định của pháp luật chất thải nguy hại thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000 kilôgam; chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm dưới trung bình theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Chất thải nguy hại thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ 5.000 kilôgam đến dưới 10.000 kilôgam; chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép; b) Có tổ chức; c) Phạm tội 02 lần trở lên; d) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc trường hợp chất thải nguy hại thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy 10.000 kilôgam trở lên; chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trên trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 237. Tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường để xảy ra sự cố môi trường; b) Vi phạm quy định về ứng phó, khắc phục sự cố môi trường làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên hoặc gây thiệt hại từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Làm chết người; b) Gây thiệt hại từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 7.000.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Làm chết 02 người trở lên; b) Gây thiệt hại về tài sản 7.000.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng; d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm. Điều 238. Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông 1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Xây nhà, công trình trái phép trong phạm vi bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai; b) Hủy hoại hoặc làm hư hỏng công trình thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai, công trình bảo vệ, khai thác, sử dụng, quan trắc, giám sát tài nguyên nước, công trình phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, trừ trường hợp quy định tại Điều 303 của Bộ luật này; c) Khoan, đào thăm dò, khảo sát, khai thác đất, đá, cát sỏi, khoáng sản, nước dưới đất trái phép; d) Sử dụng chất nổ, gây nổ, gây cháy trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai; công trình bảo vệ, khai thác, sử dụng, quan trắc, giám sát tài nguyên nước, công trình phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, trừ trường hợp có giấy phép hoặc trường hợp khẩn cấp do luật định; đ) Vận hành hồ chứa nước, liên hồ chứa nước, công trình phân lũ, làm chậm lũ không đúng với quy trình, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, trừ trường hợp đặc biệt thực hiện theo sự chỉ đạo của người có thẩm quyền. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Làm chết người; d) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; đ) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Làm chết 02 người trở lên; b) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 02 năm đến 05 năm. 5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng; d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm. Điều 239. Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đưa chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm từ 1.000 kilôgam đến 3.000 kilôgam vào lãnh thổ Việt Nam; b) Đưa chất thải khác từ 70.000 kilôgam đến dưới 170.000 kilôgam vào lãnh thổ Việt Nam. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm có khối lượng từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000 kilôgam; c) Chất thải khác có khối lượng từ 170.000 kilôgam đến dưới 300.000 kilôgam. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm có khối lượng 5.000 kilôgam trở lên; b) Chất thải khác có khối lượng 300.000 kilôgam trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc tạm đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 01 năm; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm. Điều 240. Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người; c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế; b) Làm chết người. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm: a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; b) Làm chết 02 người trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 241. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong những hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đưa vào, mang ra hoặc cho phép đưa vào, mang ra khỏi vùng có dịch động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật thuộc diện kiểm dịch mà không thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm dịch; c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. a) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; b) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên; b) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 242. Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản 1. Người nào vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc một trong các trường hợp sau đây, gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong những hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Sử dụng chất độc, chất nổ, các hóa chất khác, dòng điện hoặc các phương tiện, ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản; b) Khai thác thủy sản trong khu vực cấm, khu vực cấm có thời hạn theo quy định của pháp luật; c) Khai thác các loài thủy sản bị cấm khai thác theo quy định của pháp luật; d) Phá hoại nơi cư ngụ của các loài thủy sản thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 61%; e) Vi phạm các quy định khác về bảo vệ nguồn lợi thủy sản. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 05 năm: a) Gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 04 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; c) Làm chết người. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản 1.500.000.000 đồng trở lên hoặc thủy sản thu được trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Làm chết 02 người trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Điều 243. Tội hủy hoại rừng 1. Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ trên 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2); b) Rừng sản xuất có diện tích từ trên 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2); c) Rừng phòng hộ có diện tích từ trên 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.000 mét vuông (m2); d) Rừng đặc dụng có diện tích từ trên 1.000 mét vuông (m2) đến dưới 3.000 mét vuông (m2); đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ trên 30.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên; từ trên 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích rừng bị đốt, bị phá hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng không tập trung mà phân tán, rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu; e) Diện tích rừng hoặc giá trị lâm sản, thực vật dưới mức quy định tại một trong các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng có diện tích từ 50.000 mét vuông (m2) đến dưới 100.000 mét vuông (m2); đ) Rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2); e) Rừng phòng hộ có diện tích từ 7.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2); g) Rừng đặc dụng có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 5.000 mét vuông (m2); h) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên; từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích rừng bị đốt, bị phá hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng không tập trung mà phân tán, rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu; i) Thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loại thực vật khác thuộc Nhóm IA trị giá từ trên 60.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; thực vật thuộc Nhóm IIA trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng có diện tích 100.000 mét vuông (m2) trở lên; b) Rừng sản xuất có diện tích 50.000 mét vuông (m2) trở lên; c) Rừng phòng hộ có diện tích 10.000 mét vuông (m2) trở lên; d) Rừng đặc dụng có diện tích 5.000 mét vuông (m2) trở lên; đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá 120.000.000 đồng trở lên đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên; 200.000.000 đồng trở lên đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích rừng bị đốt, bị phá hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng không tập trung mà phân tán, rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu; e) Thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loại thực vật khác thuộc Nhóm IA trị giá 100.000.000 đồng trở lên; thực vật thuộc Nhóm IIA trị giá 200.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Điều 244. Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm 1. Người nào vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; động vật nguy cấp, quý hiếm thuộc Nhóm IB hoặc thuộc Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; b) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật quy định tại điểm a khoản này; ngà voi có khối lượng từ 02 kilôgam đến dưới 20 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 0,05 kilôgam đến dưới 01 kilôgam; c) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật nguy cấp, quý hiếm Nhóm IB hoặc thuộc Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp mà không thuộc loài quy định tại điểm a khoản này với số lượng từ 03 đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 đến 15 cá thể động vật các lớp khác; d) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép từ 03 đến 07 bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại của động vật lớp thú, của 07 đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc 10 đến 15 cá thể động vật các lớp khác thuộc loài động vật quy định tại điểm c khoản này; đ) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoặc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại của các động vật có số lượng dưới mức tối thiểu của các điểm b, c và d khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; c) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm; d) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm; đ) Buôn bán, vận chuyển qua biên giới; e) Số lượng động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc số lượng bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại của từ 07 đến 10 cá thể lớp thú, từ 07 đến 10 cá thể lớp chim, lớp bò sát hoặc từ 10 đến 15 cá thể lớp khác thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; g) Số lượng động vật nguy cấp, quý hiếm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này hoặc số lượng bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại của từ 08 đến 11 cá thể thuộc lớp thú, từ 11 đến 15 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 16 đến 20 cá thể động vật thuộc các lớp khác; h) Từ 01 đến 02 cá thể voi, tê giác hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại; từ 03 đến 05 cá thể gấu, hổ hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại; ngà voi có khối lượng từ 20 kilôgam đến dưới 90 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 09 kilôgam; i) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Số lượng động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc số lượng bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại của từ 08 cá thể lớp thú trở lên, 11 cá thể lớp chim, lớp bò sát trở lên hoặc 16 cá thể lớp khác trở lên thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; b) Số lượng động vật nguy cấp, quý hiếm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này hoặc số lượng bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại của 12 cá thể lớp thú trở lên, 16 cá thể lớp chim, bò sát trở lên hoặc 21 cá thể động vật trở lên thuộc các lớp khác; c) Từ 03 cá thể voi, tê giác hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại trở lên; 06 cá thể gấu, hổ hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại trở lên; ngà voi có khối lượng 90 kilôgam trở lên; sừng tê giác có khối lượng 09 kilôgam trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Điều 245. Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên 1. Người nào vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; b) Gây thiệt hại đến cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên có tổng diện tích từ 300 mét vuông (m2) đến dưới 500 mét vuông (m2); c) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong những hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Gây thiệt hại về tài sản 200.000.000 đồng trở lên; b) Gây thiệt hại đến cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên trong phân khu bảo tồn nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên có tổng diện tích từ 500 mét vuông (m2) trở lên; c) Có tổ chức; d) Sử dụng công cụ, phương tiện, biện pháp bị cấm; đ) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Điều 246. Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Nhập khẩu trái phép loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong trường hợp vật phạm pháp trị giá từ 250.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc trong trường hợp vật phạm pháp trị giá dưới 250.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm; b) Phát tán loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại, gây thiệt hại về tài sản từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Nhập khẩu trái phép loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên; c) Phát tán loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại, gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên; d) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Chương XX CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY Điều 247. Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy 1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống; b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Với số lượng 3.000 cây trở lên; c) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. 4. Người nào phạm tội thuộc khoản 1 Điều này, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Điều 248. Tội sản xuất trái phép chất ma túy 1. Người nào sản xuất trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam; e) Hêrôin, côcain hoặc Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam; g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam; h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 200 mililít; i) Tái phạm nguy hiểm; k) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm đ đến điểm h khoản này. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam; c) Hêrôin, côcain hoặc Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam; d) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam; đ) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 200 mililít đến dưới 750 mililít; e) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm đ khoản này. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 05 kilôgam trở lên; b) Hêrôin, côcain hoặc Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 100 gam trở lên; c) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 300 gam trở lên; d) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 750 mililít trở lên; đ) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm d khoản này. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Điều 249. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy 1. Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam; c) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam; d) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam; đ) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam; e) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam; g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam; h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít; i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội; e) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam; g) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam; h) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam; i) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam; k) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam; l) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam; m) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít; n) Tái phạm nguy hiểm; o) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm e đến điểm m khoản này. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam; b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam; c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam; d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam; đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam; e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam; g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít; h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên; b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng 100 gam trở lên; c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng 75 kilôgam trở lên; d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên; đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên; e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên; g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên; h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Điều 250. Tội vận chuyển trái phép chất ma túy 1. Người nào vận chuyển trái phép chất ma túy không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam; c) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam; d) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam; đ) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam; e) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam; g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam; h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít; i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này. 2. Phạm tội trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội; e) Vận chuyển qua biên giới; g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam; h) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam; i) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam; k) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam; l) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam; m) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam; n) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít; o) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản này; p) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm: a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam; b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam; c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam; d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam; đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam; e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam; g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít; h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên; b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng 100 gam trở lên; c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng 75 kilôgam trở lên; d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên; đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên; e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên; g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên; h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Điều 251. Tội mua bán trái phép chất ma túy 1. Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Mua bán với 02 người trở lên; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; e) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho người dưới 16 tuổi; g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam; h) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam; i) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam; k) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam; l) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam; m) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam; n) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít; o) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm n khoản này; p) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm: d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam; đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam; e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam; g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít; h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên; b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng 100 gam trở lên; c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng 75 kilôgam trở lên; d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên; đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên; e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên; g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên; h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Điều 252. Tội chiếm đoạt chất ma túy 1. Người nào chiếm đoạt chất ma túy dưới bất cứ hình thức nào thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam; c) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam; d) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam; đ) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam; e) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam; g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam; h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít; i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này. 2. Phạm tội trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội; e) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam; g) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam; h) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam; i) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam; k) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam; l) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam; m) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít; n) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm e đến điểm m khoản này; o) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 đến 15 năm: d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam; đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam; e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam; g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít; h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 15 đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên; b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng 100 gam trở lên; c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng 75 kilôgam trở lên; d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên; đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên; e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên; g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên; h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Điều 253. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy 1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Tiền chất có khối lượng từ 50 gam đến dưới 200 gam đối với thể rắn, từ 75 mililít đến dưới 300 mililít đối với thể lỏng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Tiền chất ở thể rắn có khối lượng từ 200 gam đến dưới 500 gam; e) Tiền chất ở thể lỏng từ 300 mililít đến dưới 750 mililít; g) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội; h) Vận chuyển, mua bán qua biên giới; i) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội trong trường hợp tiền chất có khối lượng từ 500 gam đến dưới 1200 gam đối với thể rắn, từ 750 mililít đến dưới 1.850 mililít đối với thể lỏng, thì bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm. 4. Phạm tội trong trường hợp tiền chất có khối lượng 1.200 gam trở lên đối với thể rắn, 1.850 mililít trở lên đối với thể lỏng, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân. 5. Trường hợp phạm tội có cả tiền chất ở thể rắn và tiền chất ở thể lỏng thì quy đổi để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự, với tỷ lệ 01 gam tiền chất ở thể rắn tương đương với 1,5 mililít tiền chất ở thể lỏng. Sau khi quy đổi, số lượng tiền chất thuộc điều khoản nào thì người thực hiện hành vi phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều khoản đó. 6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Điều 254. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy 1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Có số lượng từ 06 đơn vị đến 19 đơn vị dụng cụ, phương tiện cùng loại hoặc khác loại. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Vận chuyển với số lượng 20 đơn vị dụng cụ, phương tiện cùng loại hoặc khác loại trở lên; e) Vận chuyển qua biên giới; g) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội; h) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Điều 255. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy 1. Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Đối với 02 người trở lên; c) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi; d) Đối với phụ nữ mà biết là có thai; đ) Đối với người đang cai nghiện; e) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; g) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác; h) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm: a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người; b) Gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên; d) Đối với người dưới 13 tuổi. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân: a) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; b) Làm chết 02 người trở lên. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Điều 256. Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy 1. Người nào cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 255 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Đối với người dưới 16 tuổi; d) Đối với 02 người trở lên; đ) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Điều 257. Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy 1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi; d) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi; đ) Đối với phụ nữ mà biết là có thai; e) Đối với 02 người trở lên; g) Đối với người đang cai nghiện; h) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác; k) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm: a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người; b) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên; c) Đối với người dưới 13 tuổi. 4. Phạm tội trong trường hợp làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Điều 258. Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy 1. Người nào rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi; d) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi; đ) Đối với phụ nữ mà biết là có thai; e) Đối với 02 người trở lên; g) Đối với người đang cai nghiện; h) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác; k) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây chết người; b) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên; c) Đối với người dưới 13 tuổi. 4. Phạm tội trong trường hợp gây chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Điều 259. Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần 1. Người nào có trách nhiệm trong việc sản xuất, vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam, kê đơn, bán thuốc, giám định, nghiên cứu chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong các tội phạm về ma túy, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh các chất có chứa chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất; b) Vi phạm các quy định về nghiên cứu, giám định, sản xuất, bảo quản chất ma túy, tiền chất; c) Vi phạm các quy định về giao nhận, tàng trữ, vận chuyển chất ma túy, tiền chất; d) Vi phạm các quy định về phân phối, mua bán, sử dụng, trao đổi chất ma túy, tiền chất; đ) Vi phạm các quy định về quản lý, kiểm soát, lưu giữ chất ma túy, tiền chất tại các khu vực cửa khẩu, biên giới, trên biển; e) Chuyển chất ma túy, chất hướng thần hoặc chất ma túy khác cho người không được phép cất giữ, sử dụng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Chương XXI CÁC TỘI XÂM PHẠM AN TOÀN CÔNG CỘNG, TRẬT TỰ CÔNG CỘNG Mục 1. CÁC TỘI XÂM PHẠM AN TOÀN GIAO THÔNG Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ 1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Không có giấy phép lái xe theo quy định; b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng; c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; đ) Làm chết 02 người; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; h) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 5. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. 6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 261. Tội cản trở giao thông đường bộ 1. Người nào đào, khoan, xẻ, san lấp trái phép các công trình giao thông đường bộ; đặt, để trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, đổ chất gây trơn, vật sắc nhọn hoặc các chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách hoặc các thiết bị an toàn giao thông đường bộ khác; mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có dải phân cách; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy; sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ hoặc vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Tại các đèo, dốc, đường cao tốc hoặc đoạn đường nguy hiểm; b) Làm chết 02 người; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Người đào, khoan, xẻ, san lấp trái phép các công trình giao thông đường bộ; đặt, để trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, đổ chất gây trơn, vật sắc nhọn hoặc các chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách hoặc các thiết bị an toàn giao thông đường bộ khác; mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có dải phân cách; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy; sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ hoặc vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 5. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm. Điều 262. Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật tham gia giao thông 1. Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật tham gia giao thông thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt từ từ 03 năm đến 07 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật tham gia giao thông gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 263. Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ 1. Người có thẩm quyền mà biết rõ người không có giấy phép lái xe, không đủ sức khỏe, độ tuổi để điều khiển phương tiện, người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà vẫn điều động người đó điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Người có thẩm quyền mà biết rõ người không có giấy phép lái xe, không đủ sức khỏe, độ tuổi để điều khiển phương tiện, người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà vẫn điều động người đó điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 264. Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ 1. Người chủ sở hữu, quản lý phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà giao cho người không có giấy phép lái xe hoặc người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Người chủ sở hữu, quản lý phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà giao cho người không có giấy phép lái xe hoặc người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Điều 265. Tội tổ chức đua xe trái phép 1. Người nào tổ chức trái phép việc đua xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Tổ chức đua xe trái phép cho từ 10 xe tham gia trở lên hoặc cùng một lúc tổ chức 02 cuộc đua xe trở lên; b) Tổ chức cá cược; c) Tổ chức việc chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép; d) Tổ chức đua xe nơi tập trung đông dân cư; đ) Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua; e) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; h) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; i) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; k) Tái phạm về tội này hoặc tội đua xe trái phép. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; đ) Tái phạm nguy hiểm. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 5. Người tổ chức trái phép việc đua xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm. 6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Điều 266. Tội đua xe trái phép 1. Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%; c) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; đ) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; e) Tham gia cá cược; g) Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép; h) Đua xe nơi tập trung đông dân cư; i) Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua; k) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Điều 267. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt 1. Người nào chỉ huy, điều khiển phương tiện giao thông đường sắt mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường sắt thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Không có giấy phép, bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn tương ứng với nhiệm vụ được giao; b) Trong tình trạng sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng; c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; d) Không chấp hành hiệu lệnh của người chỉ huy hoặc người có thẩm quyền điều khiển, giữ gìn trật tự, an toàn giao thông đường sắt; đ) Làm chết 02 người; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; h) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả thực tế gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 5. Người chỉ huy, điều khiển phương tiện giao thông đường sắt mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường sắt gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 268. Tội cản trở giao thông đường sắt 1. Người nào đặt chướng ngại vật trên đường sắt; làm xê dịch ray, tà vẹt; tự ý khoan, đào, xẻ trái phép nền đường sắt, mở đường ngang, xây cống hoặc các công trình khác trái phép qua đường sắt; làm hỏng, thay đổi, chuyển dịch, che khuất tín hiệu, biển hiệu, mốc hiệu của công trình giao thông đường sắt; để súc vật đi qua đường sắt không theo đúng quy định hoặc để súc vật kéo xe qua đường sắt mà không có người điều khiển; đưa trái phép phương tiện tự tạo, phương tiện không được phép chạy trên đường sắt hoặc phá hoại phương tiện giao thông vận tải đường sắt hoặc lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường sắt cản trở giao thông đường sắt, gây thiệt hại thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Người đặt chướng ngại vật trên đường sắt; làm xê dịch ray, tà vẹt; tự ý khoan, đào, xẻ trái phép nền đường sắt, mở đường ngang, xây cống hoặc các công trình khác trái phép qua đường sắt; làm hỏng, thay đổi, chuyển dịch, che khuất tín hiệu, biển hiệu, mốc hiệu của công trình giao thông đường sắt; để súc vật đi qua đường sắt không theo đúng quy định hoặc để súc vật kéo xe qua đường sắt mà không có người điều khiển; đưa trái phép phương tiện tự tạo, phương tiện không được phép chạy trên đường sắt hoặc phá hoại phương tiện giao thông vận tải đường sắt hoặc lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường sắt cản trở giao thông đường sắt gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 5. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả thực tế gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Điều 269. Tội đưa vào sử dụng các phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn 1. Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông đường sắt mà cho phép đưa vào sử dụng các phương tiện, thiết bị không có giấy chứng nhận đăng ký, đăng kiểm hoặc có nhưng biết là các phương tiện, thiết bị đó không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn gây thiệt hại thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông đường sắt mà cho phép đưa vào sử dụng các phương tiện, thiết bị không có giấy chứng nhận đăng ký, đăng kiểm hoặc có nhưng biết là các phương tiện, thiết bị đó không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 270. Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường sắt 1. Người nào điều động hoặc giao cho người không có giấy phép lái tàu, hoặc người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện giao thông đường sắt gây thiệt hại thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Người điều động hoặc giao cho người không có giấy phép lái tàu hoặc người không đủ sức khỏe; người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác điều khiển phương tiện giao thông đường sắt gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 271. Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường sắt 1. Người nào giao cho người không có giấy phép lái tàu hoặc người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện giao thông đường sắt gây thiệt hại thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này là 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Người giao cho người không có giấy phép lái tàu hoặc người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện giao thông đường sắt gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 272. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy 1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường thủy mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường thủy, gây thiệt hại thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Không có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh, loại phương tiện theo quy định; b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác; c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; d) Không chấp hành hiệu lệnh của người chỉ huy hoặc người có thẩm quyền điều khiển, giữ gìn trật tự, an toàn giao thông đường thủy; đ) Làm chết 02 người; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; h) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả thực tế gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 5. Người điều khiển phương tiện giao thông đường thủy mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường thủy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 273. Tội cản trở giao thông đường thủy 1. Người nào khoan, đào trái phép làm hư hại kết cấu của các công trình giao thông đường thủy; tạo ra chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường thủy mà không đặt và duy trì báo hiệu; di chuyển làm giảm hiệu lực, tác dụng của báo hiệu; tháo dỡ báo hiệu hoặc phá hoại công trình giao thông đường thủy; lấn chiếm luồng hoặc hành lang bảo vệ luồng giao thông đường thủy hoặc hành vi khác cản trở giao thông đường thủy gây thiệt hại thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Người khoan, đào trái phép làm hư hại kết cấu của các công trình giao thông đường thủy; tạo ra chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường thủy mà không đặt và duy trì báo hiệu; di chuyển làm giảm hiệu lực, tác dụng của báo hiệu; tháo dỡ báo hiệu hoặc phá hoại công trình giao thông đường thủy; lấn chiếm luồng hoặc hành lang bảo vệ luồng giao thông đường thủy hoặc hành vi khác cản trở giao thông đường thủy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 5. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả thực tế gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Điều 274. Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn 1. Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông đường thủy mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy rõ ràng không bảo đảm an toàn gây thiệt hại thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông đường thủy mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy rõ ràng không bảo đảm an toàn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 275. Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy 1. Người nào điều động người không có giấy phép, giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ chuyên môn theo quy định hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật giao thông đường thủy gây thiệt hại thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Người điều động người không có giấy phép, giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ chuyên môn theo quy định hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật giao thông đường thủy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 276. Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy 1. Người nào giao cho người không có giấy phép, giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ chuyên môn theo quy định hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện giao thông đường thủy gây thiệt hại thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Người giao cho người không có giấy phép, giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ chuyên môn theo quy định hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện giao thông đường thủy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 277. Tội vi phạm quy định điều khiển tàu bay 1. Người nào chỉ huy, điều khiển tàu bay mà vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường không, có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 278. Tội cản trở giao thông đường không 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, cản trở giao thông đường không làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 62% đến 121% hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Đặt các chướng ngại vật cản trở giao thông đường không; b) Di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất, hoặc phá hủy các biển hiệu, tín hiệu an toàn giao thông đường không; c) Sử dụng sai hoặc làm nhiễu các tần số thông tin liên lạc; d) Cố ý cung cấp thông tin sai đến mức gây uy hiếp an toàn của tàu bay đang bay hoặc trên mặt đất, an toàn của hành khách, tổ bay, nhân viên mặt đất hoặc người tại cảng hàng không, sân bay và công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng; đ) Làm hư hỏng trang thiết bị của sân bay hoặc trang thiết bị phụ trợ khác phục vụ cho an toàn bay; e) Hành vi khác cản trở giao thông đường không. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này là 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; e) Là người có trách nhiệm trực tiếp bảo đảm an toàn giao thông đường không hoặc trực tiếp quản lý các thiết bị an toàn giao thông đường không. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Người đặt các chướng ngại vật cản trở giao thông đường không; di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất, hoặc phá hủy các biển hiệu, tín hiệu an toàn giao thông đường không; sử dụng sai hoặc làm nhiễu các tần số thông tin liên lạc; cố ý cung cấp thông tin sai đến mức gây uy hiếp an toàn của tàu bay đang bay hoặc trên mặt đất; an toàn của hành khách, tổ bay, nhân viên mặt đất hoặc người tại cảng hàng không, sân bay và công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng; làm hư hỏng trang thiết bị của sân bay hoặc trang thiết bị phụ trợ khác phục vụ cho an toàn bay hoặc hành vi khác cản trở giao thông đường không gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 5. Phạm tội có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 279. Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường không không bảo đảm an toàn 1. Người nào có trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật của các phương tiện giao thông đường không mà cho đưa vào sử dụng các phương tiện rõ ràng không bảo đảm an toàn kỹ thuật, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.500.000.000 đồng trở lên. 5. Người có trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật của các phương tiện giao thông đường không mà cho đưa vào sử dụng các phương tiện rõ ràng không bảo đảm an toàn kỹ thuật, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 280. Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường không 1. Người nào điều động hoặc giao cho người không có giấy phép người lái tàu bay hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện giao thông đường không, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 5. Người điều động hoặc giao cho người không có giấy phép người lái tàu bay hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện giao thông đường không gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Điều 281. Tội vi phạm quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông 1. Người nào có trách nhiệm trong việc duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không mà có một trong các hành vi sau đây, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về duy tu, bảo dưỡng, quản lý để công trình giao thông không bảo đảm trạng thái an toàn kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình liên quan đến bảo đảm an toàn giao thông; b) Không khắc phục kịp thời đối với các công trình giao thông bị hư hỏng, đe dọa an toàn giao thông; c) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các biện pháp hướng dẫn, điều khiển giao thông, đặt biển hiệu, cọc tiêu, rào chắn ngăn ngừa tai nạn khi công trình giao thông đã bị hư hại chưa kịp hoặc đang tiến hành duy tu, sửa chữa; d) Không thường xuyên kiểm tra và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trên đoạn đường đèo dốc nguy hiểm, đoạn đường có đá lở, đất sụt, nước ngập hoặc trên các đoạn đường có nguy cơ không bảo đảm an toàn giao thông; đ) Không có biện pháp xử lý kịp thời và biện pháp ngăn ngừa tai nạn khi phát hiện hoặc được tin báo công trình giao thông thuộc thẩm quyền quản lý của mình bị hư hỏng; e) Không đặt hoặc đặt không đủ các tín hiệu phòng vệ theo quy định thi công, sửa chữa công trình giao thông; g) Không thu dọn, thanh thải các biển phòng vệ, rào chắn, phương tiện, các vật liệu khi thi công xong; h) Vi phạm khác về duy tu, bảo dưỡng, quản lý công trình giao thông. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 282. Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy 1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt tàu bay hoặc tàu thủy, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Có tổ chức; b) Sử dụng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm; c) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; e) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân: a) Làm chết 02 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn bị phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm. Điều 283. Tội điều khiển tàu bay vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1. Người nào điều khiển tàu bay vào hoặc ra khỏi Việt Nam mà vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 và Điều 111 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 5. Người điều khiển tàu bay vào hoặc ra khỏi Việt Nam mà vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 và Điều 111 của Bộ luật này gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Điều 284. Tội điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm các quy định về hàng hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1. Người điều khiển tàu thủy hay phương tiện hàng hải khác vào hoặc ra khỏi Việt Nam hoặc đi qua lãnh hải Việt Nam mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 và Điều 111 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: a) Chạy quá tốc độ cho phép trong vùng nước cảng biển; b) Chạy không đúng vùng được phép hoạt động theo quy định; c) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các thủ tục vào cảng, rời cảng, chế độ hoa tiêu, thủ tục neo, đậu, cập cầu, cập mạn, trật tự - vệ sinh, an toàn cháy nổ, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do phương tiện hàng hải gây ra; d) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về đi, tránh nhau, vượt nhau, nhường đường trong hoạt động giao thông hàng hải hoặc phương tiện giao thông hàng hải không có, không bảo đảm về còi, chuông, kẻng theo âm lượng quy định; đ) Không bảo đảm về đèn hành trình, đèn hiệu theo tiêu chuẩn quy định; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng về phát tín hiệu về âm hiệu, tín hiệu ánh sáng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm. a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. Mục 2. TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, MẠNG VIỄN THÔNG Điều 285. Tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật 1. Người nào sản xuất, mua bán, trao đổi, tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm có tính năng tấn công mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử để sử dụng vào mục đích trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Có tính chất chuyên nghiệp; d) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; e) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên; b) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Điều 286. Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử 1. Người nào cố ý phát tán chương trình tin học gây hại cho mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; b) Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; c) Làm lây nhiễm từ 50 phương tiện điện tử đến dưới 200 phương tiện điện tử hoặc hệ thống thông tin có từ 50 người sử dụng đến dưới 200 người sử dụng; d) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; c) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; d) Làm lây nhiễm từ 200 phương tiện điện tử đến dưới 500 phương tiện điện tử hoặc hệ thống thông tin có từ 200 người sử dụng đến dưới 500 người sử dụng; đ) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: a) Đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ quốc phòng, an ninh; b) Đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; hệ thống thông tin điều hành lưới điện quốc gia; hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng; hệ thống thông tin điều khiển giao thông; c) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên; d) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên; đ) Làm lây nhiễm 500 phương tiện điện tử trở lên hoặc hệ thống thông tin có từ 500 người sử dụng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 287. Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử 1. Người nào tự ý xóa, làm tổn hại hoặc thay đổi phần mềm, dữ liệu điện tử hoặc ngăn chặn trái phép việc truyền tải dữ liệu của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử hoặc có hành vi khác cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 286 và Điều 289 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; b) Gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; c) Làm tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử từ 30 phút đến dưới 24 giờ hoặc từ 03 lần đến dưới 10 lần trong thời gian 24 giờ; d) Làm đình trệ hoạt động của cơ quan, tổ chức từ 24 giờ đến dưới 72 giờ; đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; đ) Gây thiệt hại từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; e) Làm tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử từ 24 giờ đến dưới 168 giờ hoặc từ 10 lần đến dưới 50 lần trong thời gian 24 giờ; g) Làm đình trệ hoạt động của cơ quan, tổ chức từ 72 giờ đến dưới 168 giờ. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: a) Đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ quốc phòng, an ninh; b) Đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; hệ thống thông tin điều hành lưới điện quốc gia; hệ thống thông tin, giao dịch tài chính, ngân hàng; hệ thống thông tin điều khiển giao thông; c) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên; d) Gây thiệt hại 1.500.000.000 đồng trở lên; đ) Làm tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử 168 giờ trở lên hoặc 50 lần trở lên trong thời gian 24 giờ; e) Làm đình trệ hoạt động của cơ quan, tổ chức 168 giờ trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 288. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này; b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó; c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông; c) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên; d) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên; đ) Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát; e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam; g) Dẫn đến biểu tình. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 289. Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác 1. Người nào cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng hoạt động của phương tiện điện tử; lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; d) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; đ) Đối với trạm trung chuyển internet quốc gia, hệ thống cơ sở dữ liệu tên miền và hệ thống máy chủ tên miền quốc gia; e) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: a) Đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ quốc phòng, an ninh; b) Đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; hệ thống thông tin điều hành lưới điện quốc gia; hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng; hệ thống thông tin điều khiển giao thông; c) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên; d) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 290. Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản 1. Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực hiện một trong những hành vi sau đây, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ; b) Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ; c) Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản; d) Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản; đ) Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Có tính chất chuyên nghiệp; d) Số lượng thẻ giả từ 50 thẻ đến dưới 200 thẻ; đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; e) Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; c) Số lượng thẻ giả từ 200 thẻ đến dưới 500 thẻ. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên; c) Số lượng thẻ giả 500 thẻ trở lên. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Điều 291. Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng 1. Người nào thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 20 tài khoản đến dưới 50 tài khoản hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 50 tài khoản đến dưới 200 tài khoản; b) Có tổ chức; c) Có tính chất chuyên nghiệp; d) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; đ) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng 200 tài khoản trở lên; b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Điều 292. Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông 1. Người nào cung cấp một trong các dịch vụ sau đây trên mạng máy tính, mạng viễn thông không có giấy phép hoặc không đúng nội dung được cấp phép, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc có doanh thu từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm: a) Kinh doanh vàng trên tài khoản; b) Sàn giao dịch thương mại điện tử; c) Kinh doanh đa cấp; d) Trung gian thanh toán; đ) Trò chơi điện tử trên mạng; e) Các loại dịch vụ khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định của pháp luật. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Có tính chất chuyên nghiệp; d) Tái phạm nguy hiểm; đ) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc có doanh thu từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng. 3. Phạm tội trong trường hợp thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên hoặc có doanh thu 5.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Điều 293. Tội sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh 1. Người nào sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh vào mục đích khác gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên; c) Tái phạm nguy hiểm. Điều 294. Tội cố ý gây nhiễu có hại 1. Người nào cố ý gây nhiễu có hại, cản trở hoạt động bình thường của hệ thống thông tin vô tuyến điện gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên; c) Tái phạm nguy hiểm. Mục 3. CÁC TỘI PHẠM KHÁC XÂM PHẠM AN TOÀN CÔNG CỘNG Điều 295. Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người 1. Người nào vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; đ) Là người có trách nhiệm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Người vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 5. Phạm tội có khả năng thực tế gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 296. Tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi 1. Người nào sử dụng người dưới 16 tuổi làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Đối với 02 người trở lên; c) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 61% trở lên. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. a) Làm chết 02 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Điều 297. Tội cưỡng bức lao động 1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Đối với 02 người trở lên; c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; d) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 61% trở lên; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: a) Làm chết 02 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên. 4. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 298. Tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng 1. Người nào vi phạm quy định về xây dựng trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, giám sát, nghiệm thu công trình hay các lĩnh vực khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 224 hoặc Điều 281 của Bộ luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 62% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Là người có chức vụ, quyền hạn; b) Làm chết 02 người; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 20 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Người vi phạm quy định về xây dựng trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, giám sát, nghiệm thu công trình hay các lĩnh vực khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 225 hoặc Điều 281 của Bộ luật này, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 299. Tội khủng bố 1. Người nào nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng mà xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm: a) Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố; b) Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố; c) Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe hoặc chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 3. Phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Điều 300. Tội tài trợ khủng bố 1. Người nào huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. 2. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Điều 301. Tội bắt cóc con tin 1. Người nào bắt giữ, giam người khác làm con tin và đe dọa giết, làm bị thương hoặc tiếp tục giam, giữ người đó nhằm cưỡng ép một quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân làm hoặc không làm một việc như một điều kiện để thả con tin, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 113 và Điều 299 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người đủ 70 tuổi trở lên; d) Phạm tội đối với người thi hành công vụ; đ) Đối với 02 người trở lên; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%; g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Làm chết 02 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên. 5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Điều 302. Tội cướp biển 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Tấn công tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác đang ở biển cả hoặc ở nơi không thuộc quyền tài phán của quốc gia nào; b) Tấn công hoặc bắt giữ người trên tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác quy định tại điểm a khoản này; c) Cướp phá tài sản trên tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác quy định tại điểm a khoản này. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức; b) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; e) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Điều 303. Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia 1. Người nào phá hủy công trình, cơ sở hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin - liên lạc, công trình điện, dẫn chất đốt, công trình thủy lợi hoặc công trình quan trọng khác về quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa và xã hội, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 114 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân: a) Có tổ chức; b) Làm công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia hư hỏng, ngưng hoạt động; c) Làm chết 03 người trở lên; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 200% trở lên; e) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên; g) Gây ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế - xã hội; h) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm. Điều 304. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự 1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Có tổ chức; b) Vật phạm pháp có số lượng: từ 03 đến 10 khẩu súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên; từ 01 đến 05 khẩu súng bộ binh khác như trung liên, đại liên, súng máy cao xạ 12,7 ly đến 25 ly, súng B40, B41; từ 05 đến 15 quả mìn, lựu đạn; từ 03 đến 10 quả đạn cối, đạn pháo; từ 300 đến 1.000 viên đạn bộ binh cỡ 11,43 ly trở xuống; từ 200 đến 600 viên đạn súng máy cao xạ cỡ 12,7 ly đến 25 ly; từ 10 kilôgam đến 30 kilôgam thuốc nổ các loại hoặc từ 1.000 đến 3.000 nụ xuỳ hoặc ống nổ; từ 3.000 mét đến dưới 10.000 mét dây cháy chậm, dây nổ. c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới; d) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; g) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; h) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. đ) Vật phạm pháp có số lượng: từ 11 đến 30 khẩu súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên; từ 6 đến 20 khẩu súng bộ binh khác như trung liên, đại liên, súng máy cao xạ 12,7 ly đến 25 ly, súng B40, B41; từ 16 đến 45 quả mìn, lựu đạn; từ 11 đến 30 quả đạn cối, đạn pháo; từ 1.001 đến 3000 viên đạn bộ binh cỡ 11,43 ly trở xuống; từ 601 đến 2.000 viên đạn súng máy cao xạ cỡ 12,7 ly đến 25 ly; từ trên 31 kilôgam đến 100 kilôgam thuốc nổ các loại; từ 3.001 đến 10.000 nụ xuỳ hoặc ống nổ hoặc từ 10.000 mét đến dưới 30.000 mét dây cháy chậm, dây nổ. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Vật phạm pháp có số lượng: từ 31 khẩu súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên trở lên; từ 21 khẩu súng bộ binh khác như trung liên, đại liên, súng máy cao xạ 12,7 ly đến 25 ly, súng B40, B41 trở lên; từ 46 quả mìn, lựu đạn trở lên; từ 31 quả đạn cối, đạn pháo trở lên; từ 3001 viên đạn trở lên (đạn bộ binh cỡ 11,43 ly trở xuống); từ 2.001 viên đạn súng máy cao xạ trở lên (đạn cỡ 12,7 ly đến 25 ly); từ 101 kilôgam trở lên thuốc nổ các loại; từ 10.001 nụ xuỳ hoặc ống nổ trở lên hoặc từ 30.000 mét dây cháy chậm, dây nổ trở lên. b) Làm chết 03 người trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm. Điều 305. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ 1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Thuốc nổ các loại từ 10 kilôgam đến 30 kilôgam hoặc từ 1.000 đến 3.000 nụ xùy hoặc ống nổ; từ 3.000 mét đến dưới 10.000 mét dây cháy chậm, dây nổ; c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới; d) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; g) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; h) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Thuốc nổ các loại từ trên 31 kilôgam đến 100 kilôgam; từ 3.001 đến 10.000 nụ xùy hoặc ống nổ hoặc từ 10.000 mét đến dưới 30.000 mét dây cháy chậm, dây nổ; b) Làm chết 02 người; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Thuốc nổ các loại từ 101 kilôgam trở lên; từ 10.001 nụ xuỳ hoặc ống nổ trở lên hoặc từ 30.000 mét dây cháy chậm, dây nổ trở lên; b) Làm chết 03 người trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm. Điều 306. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ và các vũ khí khác có tính năng tác dụng tương tự 1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Có 11 đơn vị súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ hoặc vũ khí không thuộc danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng trở lên; c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới; d) Làm chết 01 người trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; g) Gây thiệt hại về tài sản 100.000.000 đồng trở lên; h) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm. Điều 307. Tội vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ 1. Người nào vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, sửa chữa, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 5. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 308. Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng 1. Người nào được giao vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ mà thiếu trách nhiệm để người khác sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Người được giao vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ mà thiếu trách nhiệm để người khác sử dụng gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 309. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân 1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Có tổ chức; b) Vận chuyển, mua bán qua biên giới; c) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; e) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 5. Người sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm. Điều 310. Tội vi phạm quy định về quản lý chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân 1. Người nào vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Người vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 5. Phạm tội có khả năng thực tế gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 311. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc 1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất cháy, chất độc, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Vận chuyển, mua bán qua biên giới; c) Hóa chất độc thuộc Bảng 3 Công ước cấm phát triển sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học; d) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; g) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; h) Tái phạm nguy hiểm. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Hóa chất độc thuộc Bảng 2 Công ước cấm phát triển sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học; b) Làm chết 02 người; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Hóa chất độc thuộc Bảng 1 Công ước cấm phát triển sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học; b) Làm chết 03 người trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm. Điều 312. Tội vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc 1. Người nào vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển hoặc mua bán chất cháy, chất độc thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Người vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển hoặc mua bán chất cháy, chất độc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 313. Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy 1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Người vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 5. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. 6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 314. Tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Cho phép xây nhà, công trình hoặc tự ý xây nhà, công trình trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình điện; b) Gây nổ, gây cháy, đốt rừng làm nương rẫy, làm đổ cây ảnh hưởng đến an toàn vận hành công trình điện; c) Đào hố, đóng cọc, xây nhà lên hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm; d) Thả neo tàu, thuyền trong hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm đặt ở lòng sông, lòng biển đã có thông báo hoặc biển báo; đ) Lắp các thiết bị điện hoặc thi công đường điện không bảo đảm an toàn. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Làm chết người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Làm chết 02 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên; c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 315. Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác 1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật này, thuộc một trong các trường hợp dưới đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này là 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 61% trở lên; c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Người vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật này, gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 316. Tội phá thai trái phép 1. Người nào thực hiện việc phá thai trái phép cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Ðiều 317. Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm; b) Sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm; c) Sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chất xử lý cải tạo môi trường ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không đúng quy định trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi tại điểm này hoặc điểm a khoản này mà còn vi phạm; d) Chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm; sử dụng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm: gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù 03 năm đến 07 năm: a) Phạm tội có tổ chức; b) Làm chết 01 người hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; d) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%. đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; e) Phạm tội 02 lần trở lên; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Mục 4. CÁC TỘI PHẠM KHÁC XÂM PHẠM TRẬT TỰ CÔNG CỘNG Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng 1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách; c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng; d) Xúi giục người khác gây rối; đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng; e) Tái phạm nguy hiểm. Điều 319. Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt 1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; b) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa; c) Vì động cơ đê hèn; d) Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt. Điều 320. Tội hành nghề mê tín, dị đoan 1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Làm chết người; b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Điều 321. Tội đánh bạc 1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên; c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; d) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Điều 322. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc 1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Tổ chức, sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên; b) Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần có giá trị 20.000.000 đồng trở lên; c) Tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; phân công người canh gác, người phục vụ, sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc; d) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên; c) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có 1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; đ) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm: a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Điều 324. Tội rửa tiền 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có; b) Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác; c) Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó; d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Phạm tội 02 lần trở lên; d) Có tính chất chuyên nghiệp; đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; e) Tiền, tài sản phạm tội trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; g) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; h) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Tiền, tài sản phạm tội trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia. 4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Điều 325. Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp 1. Người nào đủ 18 tuổi mà thực hiện một trong các hành vi sau đây đối với người dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Rủ rê, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc, kích động, xúi giục người dưới 18 tuổi hoạt động phạm tội, sống sa đọa; b) Đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có những hành vi khác ép buộc người dưới 18 tuổi hoạt động phạm tội; c) Chứa chấp người dưới 18 tuổi hoạt động phạm pháp. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Rủ rê, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc, kích động, xúi giục, đe dọa, uy hiếp, ép buộc, chứa chấp nhiều người; c) Đối với người dưới 13 tuổi; d) Rủ rê, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc, kích động, xúi giục, đe dọa, uy hiếp, ép buộc, chứa chấp người dưới 18 tuổi thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; đ) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này, thì còn có thể bị phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm. Điều 326. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy 1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte (GB) đến dưới 05 gigabyte (GB); b) Sách in, báo in có số lượng từ 50 đơn vị đến 100 đơn vị; c) Ảnh bản giấy có số lượng từ 100 ảnh đến 200 ảnh; d) Phổ biến cho 10 người đến 20 người; đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 05 gigabyte (GB) đến dưới 10 gigabyte (GB); c) Sách in, báo in có số lượng từ 51 đơn vị đến 100 đơn vị; d) Ảnh bản giấy có số lượng từ 201 ảnh đến 500 ảnh; đ) Phổ biến cho 21 người đến 100 người; e) Đối với người dưới 18 tuổi; g) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; h) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng 10 gigabyte (GB) trở lên; b) Sách in, báo in có số lượng 101 đơn vị trở lên; c) Ảnh bản giấy có số lượng 501 ảnh trở lên; d) Phổ biến cho 101 người trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 327. Tội chứa mại dâm 1. Người nào chứa mại dâm, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Cưỡng bức mại dâm; c) Phạm tội 02 lần trở lên; d) Chứa mại dâm 04 người trở lên; đ) Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; e) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm từ 11% đến 45%; g) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; h) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; b) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm 46% trở lên. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Đối với 02 người trở lên từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên; c) Cưỡng bức mại dâm dẫn đến người đó chết hoặc tự sát. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Điều 328. Tội môi giới mại dâm 1. Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; b) Có tổ chức; c) Có tính chất chuyên nghiệp; d) Phạm tội 02 lần trở lên; đ) Đối với 02 người trở lên; e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Điều 329. Tội mua dâm người dưới 18 tuổi 1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mua dâm người dưới 18 tuổi trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 142 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Mua dâm 02 lần trở lên; b) Mua dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; c) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; b) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. 4. Người phạm tội còn bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Chương XXII CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ 1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên; đ) Tái phạm nguy hiểm. Điều 331. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân 1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Điều 332. Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự 1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình; b) Phạm tội trong thời chiến; c) Lôi kéo người khác phạm tội. Điều 333. Tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ 1. Người nào là quân nhân dự bị mà không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ trong trường hợp có lệnh tổng động viên, lệnh động viên cục bộ, có chiến tranh hoặc có nhu cầu tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội để chiến đấu bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình; b) Lôi kéo người khác phạm tội. Điều 334. Tội làm trái quy định về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự, gọi nhập ngũ, gọi tập trung huấn luyện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội trong thời chiến, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 335. Tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự 1. Người nào cố ý cản trở việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, gọi nhập ngũ, gọi tập trung huấn luyện, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc trong thời chiến, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. Điều 336. Tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật 1. Người nào có nhiệm vụ, quyền hạn mà thực hiện việc đăng ký, cấp giấy tờ về hộ tịch trái pháp luật, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Đăng ký, cấp giấy tờ về hộ tịch trái pháp luật cho 02 người trở lên; b) Giấy tờ về hộ tịch đã được cấp, đăng ký trái pháp luật được sử dụng để thực hiện hành vi trái pháp luật. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 337. Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước 1. Người nào cố ý làm lộ hoặc mua bán bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa. 3. Phạm tội trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức; b) Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật; c) Phạm tội 02 lần trở lên; d) Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 338. Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước; tội làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước 1. Người nào vô ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật, tuyệt mật; b) Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 339. Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Điều 340. Tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức 1. Người nào sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch, các loại giấy chứng nhận hoặc tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng giấy tờ đó thực hiện tội phạm hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Sử dụng giấy tờ, tài liệu đã bị sửa chữa hoặc làm sai lệch thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức 1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác; d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm; đ) Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; e) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên; b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Điều 342. Tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức 1. Người nào chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy trái phép con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức không thuộc tài liệu bí mật nhà nước hoặc bí mật công tác, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng trở lên; c) Thực hiện hành vi trái pháp luật; d) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 343. Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở 1. Người nào chiếm dụng chỗ ở, xây dựng nhà trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Nhà ở, công trình xây dựng trái phép có thể bị dỡ bỏ, trưng mua hoặc tịch thu. 2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Điều 344. Tội vi phạm các quy định về hoạt động xuất bản 1. Người nào vi phạm các quy định về hoạt động xuất bản thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Không tuân thủ quy định về biên tập và duyệt bản thảo nhưng vẫn xuất bản xuất bản phẩm, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm; b) In trên 2.000 bản đối với từng xuất bản phẩm mà không có xác nhận đăng ký xuất bản, không có quyết định xuất bản hoặc giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh; không có bản thảo đã được ký duyệt theo quy định của pháp luật; c) Xuất bản, in hoặc phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, bị thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc nhập khẩu trái phép với số lượng 500 bản trở lên đối với từng xuất bản phẩm; d) Đăng tải trên phương tiện điện tử xuất bản phẩm có nội dung bị cấm theo quy định của pháp luật hoặc không có xác nhận đăng ký xuất bản, không có quyết định xuất bản, không có bản thảo đã được ký duyệt mà xuất bản xuất bản phẩm đó; đ) Phạm tội có số lượng xuất bản phẩm dưới mức quy định tại một trong các điểm b hoặc điểm c khoản này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; e) Không nộp xuất bản phẩm lưu chiểu nhưng vẫn phát hành xuất bản phẩm, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 117 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký duyệt hoặc bản thảo tài liệu không kinh doanh đã có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản để xuất bản có nội dung bị cấm theo quy định của Luật xuất bản; c) Phát hành xuất bản phẩm có nội dung bị cấm theo quy định của Luật xuất bản. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 345. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng 1. Người nào vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh, gây hư hại di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp tỉnh hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội trong trường hợp gây hư hại di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên hoặc hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia hoặc cấp quốc gia đặc biệt, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Điều 346. Tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới 1. Người nào vi phạm quy định về cư trú, đi lại hoặc các quy định khác về khu vực biên giới, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Tái phạm hoặc phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm cư trú từ một 01 năm đến 05 năm. Điều 347. Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Điều 348. Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép 1. Người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì bị phạt từ từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Đối với từ 05 người đến 10 người; d) Có tính chất chuyên nghiệp; đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; e) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Đối với 11 người trở lên; b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên; c) Làm chết người. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 349. Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép 1. Người nào tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 120 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Đối với từ 05 người đến 10 người; d) Có tính chất chuyên nghiệp; đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; e) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Đối với 11 người trở lên; b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên; c) Làm chết người. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 350. Tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép 1. Người nào cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 120 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Đối với từ 05 người đến 10 người; c) Có tính chất chuyên nghiệp; d) Vì động cơ đê hèn; đ) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Đối với 11 người trở lên; b) Làm chết người. Điều 351. Tội xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca Người nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Chương XXIII CÁC TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ Điều 352. Khái niệm tội phạm về chức vụ 1. Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ. 2. Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ. Mục 1. CÁC TỘI PHẠM THAM NHŨNG Điều 353. Tội tham ô tài sản 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức; b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; c) Phạm tội 02 lần trở lên; d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; đ) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn; e) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng; g) Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên. 5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này. Điều 354. Tội nhận hối lộ 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Lợi ích phi vật chất. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức; b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn; c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng; đ) Phạm tội 02 lần trở lên; e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước; g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm: a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên. 5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này. Điều 355. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản 1. Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm: a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm: a) Có tổ chức; b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; c) Phạm tội 02 lần trở lên; d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng; e) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng; c) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động; d) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên. 5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Điều 356. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ 1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng. 3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm. 4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Điều 357. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ 1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm. 4. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm. 5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Điều 358. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đòi, nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây dưới mọi hình thức để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm, thì bị phạt tù từ 01 đến 06 năm: a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; b) Lợi ích phi vật chất. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm: a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân: a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên. 5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Điều 359. Tội giả mạo trong công tác 1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; b) Làm, cấp giấy tờ giả; c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu; c) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 02 giấy tờ giả đến 05 giấy tờ giả. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 05 giấy tờ giả đến 10 giấy tờ giả; b) Để thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 11 giấy tờ giả trở lên; b) Để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Mục 2. CÁC TỘI PHẠM KHÁC VỀ CHỨC VỤ Điều 360. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng 1. Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây, trừ trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Người có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, trừ trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 361. Tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác 1. Người nào cố ý làm lộ bí mật công tác hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật công tác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 110, 337 và 342 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 100.000.000 đồng trở lên; đ) Gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cơ quan, tổ chức; e) Để người khác sử dụng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. 3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 362. Tội vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí mật công tác 1. Người nào vô ý làm lộ bí mật công tác hoặc làm mất tài liệu bí mật công tác thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 338 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: a) Gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cơ quan, tổ chức; b) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; c) Để người khác sử dụng thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên; b) Để người khác sử dụng thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 363. Tội đào nhiệm 1. Người nào là cán bộ, công chức, viên chức mà cố ý từ bỏ nhiệm vụ công tác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên; b) Gây thiệt hại về tài sản từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; c) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Làm chết người; b) Lôi kéo người khác đào nhiệm; c) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên; d) Phạm tội trong hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc trong những trường hợp khó khăn đặc biệt khác của xã hội. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 364. Tội đưa hối lộ 1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; b) Lợi ích phi vật chất. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đ) Phạm tội 02 lần trở lên; e) Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 3. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm. 4. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. 6. Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này. 7. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ. Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ. Điều 365. Tội môi giới hối lộ 1. Người nào môi giới hối lộ mà của hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; b) Lợi ích phi vật chất. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; d) Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước; đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; e) Phạm tội 02 lần trở lên; g) Của hối lộ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. 4. Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng. 6. Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự. 7. Người nào môi giới hối lộ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này. Điều 366. Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi 1. Người nào trực tiếp hoặc qua trung gian nhận bất kỳ lợi ích nào dưới mọi hình thức thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ hoặc làm một việc không được phép làm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; b) Lợi ích phi vật chất. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; c) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội trong trường hợp tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Chương XXIV CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP Điều 367. Khái niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm sự đúng đắn của hoạt động tố tụng và thi hành án. Điều 368. Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội 1. Người nào có thẩm quyền mà truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là không có tội, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; b) Đối với 02 người đến 05 người; c) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu; d) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; đ) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội về tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Đối với 06 người trở lên; b) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; d) Làm người bị truy cứu trách nhiệm hình sự oan tự sát. 4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 369. Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội 1. Người nào có thẩm quyền mà không truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là có tội, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Không truy cứu trách nhiệm hình sự người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng; b) Đối với 02 người đến 05 người; c) Người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự bỏ trốn hoặc thực hiện hành vi cản trở điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; d) Dẫn đến việc người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự trả thù người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị hại, nhân chứng; đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: a) Đối với 05 người trở lên; b) Không truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; c) Người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; d) Làm người bị hại tự sát. 4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 370. Tội ra bản án trái pháp luật 1. Thẩm phán, Hội thẩm nào ra bản án mà mình biết rõ là trái pháp luật, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu; c) Kết án oan người vô tội về tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng; d) Bỏ lọt tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng; người thực hiện tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng; đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện từ 11% đến 45%; e) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Kết án oan người vô tội về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; b) Bỏ lọt tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện 46% trở lên; d) Dẫn đến bị cáo, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện tự sát; đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 371. Tội ra quyết định trái pháp luật 1. Người nào có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 368, 369, 370, 377 và 378 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết có thai, người già yếu; d) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện từ 11% đến 45%; đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện 46% trở lên; b) Làm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện tự sát; c) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 372. Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án làm trái pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Dẫn đến ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật; c) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm, xảo quyệt khác; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Dẫn đến làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm; b) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 373. Tội dùng nhục hình 1. Người nào trong hoạt động tố tụng, thi hành án hoặc thi hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm của người khác dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Đối với 02 người trở lên; c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; d) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; đ) Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 60%. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: a) Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Làm người bị nhục hình tự sát. 4. Phạm tội làm người bị nhục hình chết, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. 5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 374. Tội bức cung 1. Người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Đối với 02 người trở lên; c) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; d) Dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm người bị lấy lời khai, hỏi cung; đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; e) Làm sai lệch kết quả khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; g) Ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai sai sự thật. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: a) Làm người bị bức cung tự sát; b) Dẫn đến bỏ lọt tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Làm người bị bức cung chết; b) Dẫn đến làm oan người vô tội; c) Dẫn đến bỏ lọt tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm. Điều 375. Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc 1. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, những người khác có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự nào mà thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch; c) Gây thiệt hại từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm; b) Làm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện tự sát; c) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 376. Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn 1. Người nào được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, canh gác, áp giải người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định về quản lý, canh gác, áp giải để người đó trốn thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Làm vụ án bị tạm đình chỉ; b) Người bỏ trốn trả thù người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng; c) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 02 năm đến 07 năm: a) Làm vụ án bị đình chỉ; b) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng; c) Để từ 02 người đến 05 người bỏ trốn; d) Để người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng bỏ trốn; đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; b) Để 06 người trở lên bỏ trốn; c) Để người thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng bỏ trốn. 4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 377. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Không ra quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật; b) Quyết định bắt, giữ, giam người không có căn cứ theo quy định của luật; c) Không chấp hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật; d) Thực hiện việc bắt, giữ, giam người không có lệnh, quyết định theo quy định của luật hoặc tuy có lệnh, quyết định nhưng chưa có hiệu lực thi hành; đ) Không ra lệnh, quyết định gia hạn tạm giữ, tạm giam hoặc thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giữ, tạm giam khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam dẫn đến người bị tạm giữ, tạm giam bị giam, giữ quá hạn. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Giam, giữ trái pháp luật từ 02 người đến 05 người; b) Làm người bị giam, giữ trái pháp luật bị tổn hại về sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; c) Làm người bị giam, giữ hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn; d) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Giam, giữ trái pháp luật 06 người trở lên; b) Làm người bị giam, giữ trái pháp luật tổn hại về sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc chết; c) Làm người bị giam, giữ tự sát; d) Làm gia đình người bị giam, giữ ly tán. 4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 378. Tội tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; b) Người được tha trái pháp luật bỏ trốn hoặc có hành vi cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; c) Người được tha trái pháp luật trả thù người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng; d) Tha trái pháp luật từ 02 người đến 05 người. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Tha trái pháp luật 06 người trở lên; b) Người được tha trái pháp luật thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 379. Tội không thi hành án 1. Người nào có thẩm quyền mà cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Tòa án thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; b) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án bỏ trốn; c) Dẫn đến hết thời hiệu thi hành án; d) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; c) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; b) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 380. Tội không chấp hành án 1. Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ; b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; c) Tẩu tán tài sản. 3. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Điều 381. Tội cản trở việc thi hành án 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án bỏ trốn; b) Dẫn đến hết thời hiệu thi hành án; c) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm; c) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 200.000.000 đồng trở lên; d) Gây thiệt hại 200.000.000 đồng trở lên. 3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 382. Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối 1. Người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Có tổ chức; b) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 383. Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu 1. Người làm chứng nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật từ chối khai báo, trốn tránh việc kết luận giám định, định giá tài sản, thẩm định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. 2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 384. Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu 1. Người nào mua chuộc hoặc cưỡng ép người làm chứng, người bị hại, đương sự trong các vụ án hình sự, hành chính, dân sự, kinh tế, lao động khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc không khai báo, không cung cấp tài liệu; mua chuộc hoặc cưỡng ép người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối, người phiên dịch, người dịch thuật dịch xuyên tạc, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm khác; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch. Điều 385. Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản 1. Người nào được giao giữ, quản lý tài sản bị kê biên, bị niêm phong hoặc vật chứng bị niêm phong, tài khoản bị phong tỏa mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Phá hủy niêm phong, giải tỏa việc phong tỏa tài khoản mà không có quyết định của người có thẩm quyền; b) Tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại tài sản bị kê biên. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch; b) Dẫn đến bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 100.000.000 đồng trở lên. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 386. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử 1. Người nào đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải. Điều 387. Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù 1. Người nào đánh tháo người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 119 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải; d) Đánh tháo người bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc người bị kết án tử hình. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 388. Tội vi phạm quy định về giam giữ 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, vi phạm quy định của pháp luật về giam giữ đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 119, 170, 252, 253, 254 và 255 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Gây rối hoặc chống lại mệnh lệnh của người có thẩm quyền trong quản lý giam giữ; b) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản; c) Cưỡng đoạt tài sản; d) Đưa vào, tàng trữ, chiếm đoạt hoặc tổ chức sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện thuốc hướng thần; đ) Đưa vào, tàng trữ, sử dụng thiết bị thông tin liên lạc cá nhân. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; d) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm cư trú từ 01 năm đến 03 năm, cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 03 năm. Điều 389. Tội che giấu tội phạm 1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm: a) Các điều từ Điều 108 đến Điều 121 về các tội xâm phạm an ninh quốc gia; b) Điều 123 (tội giết người); Điều 141, các khoản 2, 3 và 4 (tội hiếp dâm); Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội cưỡng dâm từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 146, các khoản 2 và 3 (tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi); Điều 150, các khoản 2 và 3 (tội mua bán người); c) Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 152 (tội đánh tráo người dưới 01 tuổi); Điều 153 (tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi); Điều 154 (tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người); d) Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản); Điều 173, các khoản 2, 3 và 4 (tội trộm cắp tài sản); Điều 174, các khoản 2, 3 và 4 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản); Điều 175, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản); Điều 178, các khoản 2, 3 và 4 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản); đ) Điều 188, các khoản 3 và 4 (tội buôn lậu); Điều 189, khoản 3 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới); Điều 190, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm); Điều 191, các khoản 2 và 3 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm); Điều 192, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm); Điều 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 195, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 196, các khoản 2 và 3 (tội đầu cơ); Điều 205, các khoản 3 và 4 (tội lập quỹ trái phép); Điều 206, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài); Điều 207 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả); Điều 208 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả, các giấy tờ có giá giả khác); Điều 219, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí); Điều 220, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 221, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 222, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 223, các khoản 2 và 3 (tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 224, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 243, các khoản 2 và 3 (tội hủy hoại rừng); e) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy); Điều 253 (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 254, khoản 2 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 255 (tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 256 (tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 257 (tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 258 (tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 259, khoản 2 (tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần); g) Điều 265, các khoản 2, 3 và 4 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 282 (tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy); Điều 299 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 299 (tội khủng bố); Điều 301 (tội bắt cóc con tin); Điều 302 (tội cướp biển); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 305, các khoản 2, 3 và 4 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ); Điều 309, các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân); Điều 311, các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc); h) Điều 329, các khoản 2 và 3 (tội mua dâm người dưới 18 tuổi); i) Điều 353, các khoản 2, 3 và 4 (tội tham ô tài sản); Điều 354, các khoản 2, 3 và 4 (tội nhận hối lộ); Điều 355, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản); Điều 356, các khoản 2 và 3 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ); Điều 357, các khoản 2 và 3 (tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ); Điều 358, các khoản 2, 3 và 4 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi); Điều 359, các khoản 2, 3 và 4 (tội giả mạo trong công tác); Điều 364, các khoản 2, 3 và 4 (tội đưa hối lộ); Điều 365, các khoản 2, 3 và 4 (tội làm môi giới hối lộ); k) Điều 373, các khoản 3 và 4 (tội dùng nhục hình); Điều 374, các khoản 3 và 4 (tội bức cung); Điều 386, khoản 2 (tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, dẫn giải, đang bị xét xử); l) Các điều từ Điều 421 đến Điều 425 về các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. 2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Điều 390. Tội không tố giác tội phạm 1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt. Điều 391. Tội gây rối trật tự phiên tòa 1. Người nào tại phiên tòa mà thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm thành viên Hội đồng xét xử, những người khác có mặt tại phiên tòa hoặc có hành vi đập phá tài sản thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Gây náo loạn phiên tòa dẫn đến phải dừng phiên tòa; b) Hành hung thành viên Hội đồng xét xử. Chương XXV CÁC TỘI XÂM PHẠM NGHĨA VỤ, TRÁCH NHIỆM CỦA QUÂN NHÂN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI PHỐI THUỘC VỚI QUÂN ĐỘI TRONG CHIẾN ĐẤU, PHỤC VỤ CHIẾN ĐẤU Điều 392. Những người phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân 1. Quân nhân tại ngũ, công nhân, viên chức quốc phòng. 2. Quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện. 3. Dân quân, tự vệ trong thời gian phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu. 4. Công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội. Điều 393. Tội ra mệnh lệnh trái pháp luật 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn ra mệnh lệnh trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Trong chiến đấu; b) Trong khu vực có chiến sự; c) Trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn; d) Trong tình trạng khẩn cấp; đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Điều 394. Tội chống mệnh lệnh 1. Người nào từ chối chấp hành hoặc cố ý không thực hiện mệnh lệnh của người có thẩm quyền, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan; b) Lôi kéo người khác phạm tội; c) Dùng vũ lực; d) Gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Trong chiến đấu; b) Trong khu vực có chiến sự; c) Trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn; d) Trong tình trạng khẩn cấp; đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Điều 395. Tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh 1. Người nào chấp hành mệnh lệnh của người có thẩm quyền một cách lơ là, chậm trễ, tùy tiện gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Trong chiến đấu; b) Trong khu vực có chiến sự; c) Trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn; d) Trong tình trạng khẩn cấp; đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Điều 396. Tội cản trở đồng đội thực hiện nhiệm vụ 1. Người nào cản trở đồng đội thực hiện nhiệm vụ dẫn đến người đó không thực hiện được hoặc thực hiện không đầy đủ nhiệm vụ được giao, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan; b) Lôi kéo người khác phạm tội; c) Dùng vũ lực; d) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Trong chiến đấu; b) Trong khu vực có chiến sự; c) Trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn; d) Trong tình trạng khẩn cấp; đ) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Điều 397. Tội làm nhục đồng đội 1. Người nào trong quan hệ công tác mà xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự đồng đội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Là chỉ huy hoặc sỹ quan; b) Đối với chỉ huy hoặc cấp trên; c) Vì lý do công vụ của nạn nhân; d) Trong khu vực có chiến sự; đ) Phạm tội 02 lần trở lên; e) Đối với 02 người trở lên; g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; h) Làm nạn nhân tự sát. Điều 398. Tội hành hung đồng đội 1. Người nào trong quan hệ công tác mà cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của đồng đội mà không thuộc trường hợp quy định tại Điều 135 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Là chỉ huy hoặc sỹ quan; b) Đối với chỉ huy hoặc cấp trên; c) Vì lý do công vụ của nạn nhân; d) Trong khu vực có chiến sự; đ) Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Điều 399. Tội đầu hàng địch 1. Người nào đầu hàng địch, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan; b) Giao nộp cho địch vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự; c) Giao nộp tài liệu quan trọng hoặc khai báo bí mật công tác quân sự; d) Lôi kéo người khác phạm tội; đ) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Giao nộp cho địch vật, tài liệu bí mật nhà nước hoặc khai báo bí mật nhà nước; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Điều 400. Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh 1. Người nào khi bị địch bắt làm tù binh mà khai báo bí mật công tác quân sự hoặc tự nguyện làm việc cho địch, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan; b) Đối xử tàn ác với tù binh khác; c) Lôi kéo người khác khai báo, làm việc cho địch; d) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Giao nộp cho địch vật, tài liệu bí mật nhà nước hoặc khai báo bí mật nhà nước; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Điều 401. Tội bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu 1. Người nào tự ý rời bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan; b) Bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật công tác quân sự; c) Lôi kéo người khác phạm tội; d) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng. 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. Điều 402. Tội đào ngũ 1. Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan; b) Lôi kéo người khác phạm tội; c) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật quân sự; d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Trong chiến đấu; b) Trong khu vực có chiến sự; c) Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn; d) Trong tình trạng khẩn cấp; đ) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Điều 403. Tội trốn tránh nhiệm vụ 1. Người nào tự gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của mình hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác để trốn tránh nhiệm vụ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan; b) Lôi kéo người khác phạm tội; c) Trong thời chiến; d) Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn; đ) Trong tình trạng khẩn cấp; e) Gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt từ từ 05 năm đến 10 năm. Điều 404. Tội cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự 1. Người nào cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 110, 337 và 361 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Là chỉ huy hoặc sỹ quan; b) Trong khu vực có chiến sự; c) Trong chiến đấu; d) Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Điều 405. Tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác quân sự 1. Người nào chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác quân sự, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 110, 337 và 361 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Là chỉ huy hoặc sỹ quan; b) Trong khu vực có chiến sự; c) Trong chiến đấu; d) Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Điều 406. Tội vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự 1. Người nào vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 338 và Điều 362 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Là chỉ huy hoặc sỹ quan; b) Trong khu vực có chiến sự; c) Trong chiến đấu; d) Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Điều 407. Tội làm mất tài liệu bí mật công tác quân sự 1. Người nào làm mất tài liệu bí mật công tác quân sự, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 338 và Điều 362 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Là chỉ huy hoặc sỹ quan; b) Trong khu vực có chiến sự; c) Trong chiến đấu; d) Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Điều 408. Tội báo cáo sai 1. Người nào cố ý báo cáo sai trong hoạt động quân sự gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Trong chiến đấu; b) Trong khu vực có chiến sự; c) Trong tình trạng khẩn cấp; d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Điều 409. Tội vi phạm quy định về trực ban, trực chiến, trực chỉ huy 1. Người nào không chấp hành nghiêm chỉnh chế độ trực ban, trực chiến, trực chỉ huy gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Trong chiến đấu; b) Trong khu vực có chiến sự; c) Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn; d) Trong tình trạng khẩn cấp; đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Điều 410. Tội vi phạm quy định về bảo vệ 1. Người nào không chấp hành nghiêm chỉnh quy định về tuần tra, canh gác, áp tải, hộ tổng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm: a) Làm người được bảo vệ, hộ tổng bị tổn thương cơ thể; b) Làm hư hỏng phương tiện kỹ thuật, thiết bị quân sự; c) Làm thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; d) Gây hậu quả nghiêm trọng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Làm người được bảo vệ, hộ tổng chết; b) Làm mất phương tiện kỹ thuật, thiết bị quân sự; c) Trong chiến đấu; d) Trong khu vực có chiến sự; đ) Lôi kéo người khác phạm tội; e) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Điều 411. Tội vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn trong chiến đấu hoặc trong huấn luyện 1. Người nào không chấp hành nghiêm chỉnh những quy định bảo đảm an toàn trong chiến đấu hoặc trong huấn luyện gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. Điều 412. Tội vi phạm quy định về sử dụng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự 1. Người nào vi phạm quy định về sử dụng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Trong chiến đấu; b) Trong khu vực có chiến sự; c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Điều 413. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự 1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 114 và Điều 303 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: a) Trong chiến đấu; b) Trong khu vực có chiến sự; c) Lôi kéo người khác phạm tội; d) Gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Điều 414. Tội làm mất hoặc vô ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự 1. Người nào được giao quản lý, được trang bị vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự mà làm mất hoặc vô ý làm hư hỏng gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm. 2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Điều 415. Tội quấy nhiễu nhân dân 1. Người nào có hành vi quấy nhiễu nhân dân đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan; b) Lôi kéo người khác phạm tội; c) Trong khu vực có chiến sự; d) Trong khu vực đã có lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp; đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Điều 416. Tội lạm dụng nhu cầu quân sự trong khi thực hiện nhiệm vụ 1. Người nào trong khi thực hiện nhiệm vụ mà vượt quá phạm vi cần thiết của nhu cầu quân sự gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Điều 417. Tội cố ý bỏ thương binh, tử sỹ hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh 1. Người nào có trách nhiệm mà cố ý bỏ thương binh, tử sĩ tại trận địa hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh dẫn đến không tìm thấy thương binh, tử sỹ hoặc thương binh bị chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan; b) Đối với 02 thương binh hoặc 02 tử sỹ trở lên. Điều 418. Tội chiếm đoạt hoặc hủy hoại di vật của tử sỹ 1. Người nào chiếm đoạt hoặc hủy hoại di vật của tử sỹ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan; b) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại di vật của 02 tử sỹ trở lên. Điều 419. Tội chiếm đoạt hoặc hủy hoại chiến lợi phẩm 1. Người nào trong chiến đấu hoặc khi thu dọn chiến trường mà chiếm đoạt hoặc hủy hoại chiến lợi phẩm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan; b) Chiến lợi phẩm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; c) Gây ảnh hưởng xấu đến uy tín quân đội; d) Chiến lợi phẩm có giá trị trong quân sự; đ) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. a) Chiến lợi phẩm trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Chiến lợi phẩm có giá trị đặc biệt trong quân sự; c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Điều 420. Tội ngược đãi tù binh, hàng binh Người nào ngược đãi tù binh, hàng binh, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Chương XXVI CÁC TỘI PHÁ HOẠI HÒA BÌNH, CHỐNG LOÀI NGƯỜI VÀ TỘI PHẠM CHIẾN TRANH Điều 421. Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược 1. Người nào tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược hoặc chuẩn bị, tiến hành, tham gia chiến tranh xâm lược nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền khác, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. 2. Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. Điều 422. Tội chống loài người 1. Người nào trong thời bình hay trong chiến tranh mà thực hiện hành vi tiêu diệt hàng loạt dân cư của một khu vực, phá hủy nguồn sống, phá hoại cuộc sống văn hóa, tinh thần của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền, làm đảo lộn nền tảng của một xã hội nhằm phá hoại xã hội đó hoặc thực hiện hành vi diệt chủng khác hoặc thực hiện hành vi diệt sinh, diệt môi trường tự nhiên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. 2. Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. Điều 423. Tội phạm chiến tranh 1. Người nào trong thời kỳ chiến tranh mà ra lệnh hoặc trực tiếp tiến hành việc giết hại dân thường, người bị thương, tù binh, cướp phá tài sản, tàn phá các nơi dân cư, sử dụng các phương tiện hoặc phương pháp chiến tranh bị cấm hoặc thực hiện hành vi khác vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế hoặc các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. 2. Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. Điều 424. Tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê Người nào tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê nhằm chống lại một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Điều 425. Tội làm lính đánh thuê Người nào làm lính đánh thuê nhằm chống một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm. Phần thứ ba ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 426. Hiệu lực thi hành Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016. Bộ luật hình sự số 15/1999/QH10 và Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực thi hành. Bộ luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015./. CHỦ TỊCH QUỐC HỘI Nguyễn Sinh Hùng
{ "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "27/11/2015", "sign_number": "100/2015/QH13", "signer": "Nguyễn Sinh Hùng", "type": "Luật" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Ke-hoach-171-KH-UBND-2023-thu-thap-luu-tru-tong-hop-thong-tin-thi-truong-lao-dong-Ha-Noi-570994.aspx
Kế hoạch 171/KH-UBND 2023 thu thập lưu trữ tổng hợp thông tin thị trường lao động Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 171/KH-UBND Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2023 KẾ HOẠCH THU THẬP, LƯU TRỮ, TỔNG HỢP THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2023 Thực hiện Thông tư số 01/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25/01/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động; Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động trên địa bàn Thành phố năm 2023 như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích - Thu thập thông tin cơ bản, chính xác về nhân khẩu học, trình độ giáo dục phổ thông, trình độ chuyên môn kỹ thuật, lĩnh vực giáo dục đào tạo, tình trạng việc làm, thất nghiệp, không tham gia hoạt động kinh tế của người từ đủ 15 tuổi trở lên trong các hộ gia đình, có biến động, thay đổi hoặc sai sót về nội dung thông tin cung lao động làm cơ sở quản lý nguồn nhân lực, đề xuất các chính sách về lao động, việc làm và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động (sau đây gọi tắt là thông tin Cung lao động). - Thu thập thông tin cơ bản về loại hình, ngành kinh tế, việc sử dụng và nhu cầu tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động, có biến động, thay đổi hoặc sai sót về nội dung thông tin cầu lao động làm cơ sở để xác định hướng đào tạo, dạy nghề phát triển nguồn nhân lực và kết nối, cung ứng hiệu quả nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động (sau đây gọi tắt là thông tin Cầu lao động). 2. Yêu cầu - Thông tin được thu thập dưới hình thức ghi chép và cập nhật thông tin vào Phiếu ghi chép thông tin phần cung và phần cầu lao động (sau đây gọi là Phiếu ghi chép). Việc ghi chép thông tin cung, cầu lao động phải đảm bảo tính kịp thời, chính xác, trung thực, khoa học, khách quan và kế thừa. - Thông tin thu thập được xác định đúng và thống kê đầy đủ, kịp thời số người bước vào - ra khỏi tuổi lao động, số người trong tuổi lao động và biến động về lao động, tình trạng việc làm, thất nghiệp, không tham gia hoạt động kinh tế trong các hộ gia đình, cũng như sự biến động tăng giảm lao động theo trình độ và lĩnh vực giáo dục - đào tạo trong các doanh nghiệp, tổ chức. - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong ghi chép, cập nhật, lưu trữ, xử lý số liệu và khai thác cơ sở dữ liệu cung - cầu lao động. II. KHỐI LƯỢNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG CẦN THU THẬP 1. Thông tin, dữ liệu về cung lao động gồm thông tin cơ bản về nhân khẩu học, trình độ phổ thông, trình độ chuyên môn, lĩnh vực giáo dục đào tạo và tình trạng việc làm của người lao động (Mẫu số 01 Thông tư số 01/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25/01/2022). 2. Thông tin, dữ liệu về cầu lao động gồm thông tin cơ bản về loại hình, ngành kinh tế, việc sử dụng và nhu cầu tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động theo số lượng người sử dụng lao động; số lượng người sử dụng lao động có nhu cầu tuyển dụng lao động (Mẫu số 02 Thông tư số 01/2022/TT-BLĐTBXH ; Mẫu số 03a/PL01 ban hành kèm theo Nghị định số 23/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết tại khoản 3 Điều 37 và Điều 39 của Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm). 3. Thông tin về người lao động nước ngoài làm việc tại thành phố Hà Nội (Mẫu số 03 Thông tư số 01/2022/TT-BLĐTBXH). III. NỘI DUNG THU THẬP, LƯU TRỮ, TỔNG HỢP THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 1. Thu thập thông tin về cung lao động 1.1. Đối tượng thu thập Đối tượng được thu thập là người từ 15 tuổi trở lên đang thực tế thường trú tại địa bàn nơi thực hiện thu thập thông tin. 1.2. Nội dung thu thập - Họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; số định danh cá nhân. - Trình độ giáo dục phổ thông cao nhất; trình độ chuyên môn kỹ thuật và chuyên ngành đào tạo. - Công việc chính đang làm (tên công việc; vị thế việc làm; nơi làm việc (tên, loại hình, ngành kinh tế, địa chỉ)). - Tình trạng thất nghiệp (công việc chính trước khi thất nghiệp, thời gian thất nghiệp). - Lý do không tham gia hoạt động kinh tế. - Nhu cầu đào tạo, việc làm. Khi có sự thay đổi hoặc sai sót về thông tin quy định tại phần nội dung thu thập nêu trên thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thu thập thông tin tiến hành cập nhật, chỉnh sửa. 2. Thu thập thông tin về cầu lao động 2.1. Đối tượng thu thập Đối tượng được thu thập là người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Bộ luật Lao động, bao gồm: "Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ". 2.2. Nội dung thu thập - Việc sử dụng lao động của người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật Lao động. - Nhu cầu tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động. Khi có biến động, thay đổi hoặc sai sót về nội dung thông tin quy định tại phần nội dung thu thập nêu trên thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thu thập thông tin tiến hành cập nhật, chỉnh sửa. 2.3. Quy trình thu thập thông tin - Quy trình thu thập thông tin sử dụng lao động của người sử dụng lao động thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. - Quy trình thu thập, cập nhật thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động: + Thực hiện thu thập thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động theo nhu cầu của địa phương và đảm bảo thông tin tối thiểu theo Mẫu số 02 Thông tư số 01/2022/TT-BLĐTBXH . + Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức thu thập, cập nhật thường xuyên chi tiết thông tin tuyển dụng của người sử dụng lao động theo Mẫu số 03a/PL01 ban hành kèm theo Nghị định số 23/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết tại khoản 3 Điều 37 và Điều 39 của Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm. 3. Thu thập thông tin về người lao động nước ngoài làm việc tại thành phố Hà Nội 3.1. Đối tượng thu thập Đối tượng thu thập là người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Bộ luật Lao động. 3.2. Nội dung thu thập - Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; số hộ chiếu; giấy phép lao động. - Trình độ chuyên môn đào tạo và chuyên ngành đào tạo. - Vị trí công việc; chức danh công việc; hình thức làm việc; loại hình doanh nghiệp, tổ chức làm việc; kinh nghiệm làm việc; chứng chỉ hành nghề (nếu có). - Địa điểm và thời gian làm việc. Khi có sự thay đổi hoặc sai sót về nội dung thông tin quy định tại các nội dung trên thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thu thập thông tin tiến hành cập nhật, chỉnh sửa. 3.3. Quy trình thu thập Từ hệ thống thông tin, dữ liệu: người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động; cấp, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép lao động theo quy định của pháp luật lao động về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, tiến hành thu thập, cập nhật thông tin, dữ liệu lên hệ thống lưu trữ, tổng hợp theo Mẫu số 03 Thông tư số 01/2022/TT-BLĐTBXH . IV. SẢN PHẨM THU THẬP, LƯU TRỮ, TỔNG HỢP THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 1. Cơ sở dữ liệu cung lao động (lực lượng lao động, lao động có việc làm, lao động qua đào tạo, cơ cấu lao động...). 2. Cơ sở dữ liệu cầu lao động (số lượng người sử dụng lao động, số lượng lao động; nhu cầu tuyển dụng lao động thường xuyên, 06 tháng cuối năm chia theo ngành nghề, trình độ...). 3. Cơ sở dữ liệu về người lao động nước ngoài làm việc tại thành phố Hà Nội (họ tên, giới tính, trình độ, chuyên môn đào tạo, vị trí công việc, nghề công việc, quốc tịch, thời gian làm việc...). V. LỰC LƯỢNG ĐIỀU TRA, GIÁM SÁT, NHẬP TIN 1. Điều tra viên - Về phần Cung lao động: Điều tra viên bao gồm đội ngũ cán bộ phụ trách công tác văn hóa - xã hội, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố (và các đoàn thể khác nếu cần) của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Về phần Cầu lao động: Điều tra viên là người có chuyên môn và kinh nghiệm tham gia các cuộc điều tra, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình với công việc và có khả năng vận động quần chúng, được huấn luyện về nghiệp vụ điều tra. Lực lượng điều tra viên gồm: Cán bộ phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các quận, huyện, thị xã, Ban Quản lý khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội và lực lượng có liên quan (các đơn vị chủ động lựa chọn lực lượng điều tra viên đáp ứng được yêu cầu của công việc). 2. Giám sát viên - Lực lượng giám sát viên là cán bộ phòng chuyên môn thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, là người có nghiệp vụ, kinh nghiệm tham gia giám sát, có trách nhiệm cao trong công việc. - Giám sát quá trình ghi phiếu tại các địa bàn được phân công phụ trách, hướng dẫn, giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình điều tra tại địa bàn. 3. Nhân lực nhập tin vào phần mềm Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội chủ động lựa chọn nhân lực nhập tin nhằm đảm bảo chất lượng, chính xác và tiến độ theo Kế hoạch. VI. TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI THU THẬP THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG - Tháng 5, 6 năm 2023: Xây dựng, ban hành Kế hoạch thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động thành phố Hà Nội năm 2023. - Tháng 7 năm 2023: Rà soát kiểm tra số liệu thông tin cung, cầu lao động; xây dựng dự toán kinh phí, hợp đồng với các đơn vị, chuyên gia về công nghệ thông tin để nâng cấp phần mềm Cung lao động (bổ sung các thông tin theo quy định, bổ sung các biểu mẫu báo cáo, sửa đổi các biểu mẫu báo cáo phù hợp), xây dựng phần mềm cầu lao động, phần mềm thu thập thông tin người lao động nước ngoài làm việc tại thành phố Hà Nội; Tổ chức hội nghị tập huấn triển khai Kế hoạch thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023. UBND các quận, huyện, thị xã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai, lựa chọn lực lượng điều tra viên, tổ chức tập huấn nghiệp vụ để triển khai điều tra, thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động. Ký kết hợp đồng công việc giữa Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội với phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các quận, huyện, thị xã. - Tháng 8, 9/2023: UBND các quận, huyện, thị xã, Ban Quản lý khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội và UBND các xã, phường, thị trấn triển khai tổ chức công tác ghi chép, cập nhật thông tin của các hộ gia đình, các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý (thời gian bắt đầu thực hiện từ ngày 01/08 đến ngày 15/9/2023). - Từ ngày 15/9/2023 đến trước ngày 30/9/2023: UBND các xã, phường, thị trấn tổng hợp và báo cáo thông tin thị trường lao động gửi UBND các quận, huyện, thị xã (qua phòng Lao động - Thương binh và Xã hội). - Từ ngày 30/9/2023 đến ngày 15/10/2023: + UBND các quận, huyện, thị xã, Ban Quản lý khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội rà soát, tổng hợp Phiếu điều tra cung, cầu lao động bàn giao về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội). Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội theo dõi, đôn đốc về tiến độ điều tra, tiến độ bàn giao phiếu cũng như các công việc liên quan đến ghi chép, cập nhật cung - cầu lao động. + Phòng Việc làm - An toàn lao động (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) chuyển thông tin về người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam để Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhập tin. - Từ ngày 15/10 đến ngày 15/11/2023: Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức nhập tin và tổng hợp thông tin trên địa bàn Thành phố, nhập tin theo hình thức cuốn chiếu; làm thủ tục thanh, quyết toán kinh phí theo hợp đồng, đảm bảo đúng tiến độ; Chuyển tải dữ liệu thị trường lao động của Thành phố vào hệ thống Cơ sở dữ liệu thị trường lao động Quốc gia theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sau khi nghiệm thu phiếu cập nhật, điều tra, căn cứ chất lượng điều tra, giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức phúc tra (nếu cần thiết). VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội - Tổ chức tập huấn nghiệp vụ ghi chép thông tin thị trường lao động cho đội ngũ cán bộ của Ban Quản lý khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội; phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan. - Chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: + Hướng dẫn, phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã, đơn vị liên quan về nghiệp vụ ghi chép và tổng hợp báo cáo cung, cầu lao động năm 2023 trên địa bàn Thành phố đảm bảo đúng tiến độ quy định; theo dõi tiến độ, tháo gỡ khó khăn, hướng dẫn các đơn vị trong quá trình ghi chép; tiếp nhận, kiểm tra rà soát Phiếu cập nhật thông tin thị trường lao động; nhập tin vào phần mềm, tổng hợp, phân tích và chuyển tải dữ liệu thị trường lao động của Thành phố vào hệ thống cơ sở dữ liệu thị trường lao động Quốc gia theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Tham mưu ứng dụng công nghệ thông tin trong ghi chép, cập nhật, lưu trữ, xử lý, phân tích và khai thác cơ sở dữ liệu cung - cầu lao động, xây dựng các báo cáo phục vụ công tác quản lý Nhà nước về thị trường lao động, phát triển nguồn nhân lực của các địa phương và trên địa bàn Thành phố. + Xây dựng kế hoạch, tổ chức thu thập thông tin thị trường lao động thuộc phạm vi, trách nhiệm được giao. + Tổ chức thu thập, cập nhật, lưu trữ và tổng hợp nhu cầu tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động vào hệ thống cơ sở dữ liệu việc làm để kết nối cung - cầu lao động. + Báo cáo công tác thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động thuộc phạm vi trách nhiệm gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. + Hướng dẫn, hỗ trợ phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các quận, huyện, thị xã về nghiệp vụ thu thập thông tin, cập nhật, khai thác, quản lý, sử dụng, lưu trữ dữ liệu cung lao động, thông tin thị trường lao động. + Kết xuất thông tin cung lao động năm 2023 theo các biểu mẫu quy định; tổ chức lưu trữ, khai thác, sử dụng, dự báo và cung cấp thông tin thị trường lao động cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. - Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội tổng hợp báo cáo theo quy định. - Kiểm tra, giám sát việc ghi chép, tổ chức theo dõi quá trình cập nhật, xử lý thông tin tại các quận, huyện, thị xã, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. - Tổng hợp, báo cáo thông tin thị trường lao động theo quy định (Biểu mẫu số 04 Thông tư số 01/2022/TT-BLĐTBXH) và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. - Tiếp nhận, chia sẻ thông tin, dữ liệu từ các cơ quan liên quan và bảo mật các thông tin được cung cấp theo đúng các quy định. 2. Sở Tài chính Trên cơ sở đề xuất của các đơn vị và khả năng cân đối ngân sách, phối hợp với các đơn vị liên quan, tham mưu UBND Thành phố bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định hiện hành. 3. Sở Kế hoạch và Đầu tư Phối hợp cung cấp thông tin, chia sẻ dữ liệu về tên, mã số, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh chính, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, tình trạng doanh nghiệp (đăng ký mới, đang hoạt động, ngừng hoạt động, giải thể) khi có đề nghị. 4. Bảo hiểm xã hội Thành phố; Cục thuế thành phố Hà Nội Phối hợp cung cấp thông tin, chia sẻ dữ liệu về tổ chức sử dụng lao động, tình hình tăng, giảm lao động cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (khi có đề nghị). 5. Sở Thông tin và Truyền thông Hướng dẫn Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội xây dựng phần mềm tổng hợp, quản lý thông tin thị trường lao động (khi có đề nghị). 6. Ban Quản lý khu Công nghệ cao Hòa Lạc; Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội - Hướng dẫn các điều tra viên thực hiện các nhiệm vụ tổ chức thu thập thông tin người sử dụng lao động và tuyển dụng lao động thuộc phạm vi quản lý. - Kiểm tra giám sát và đôn đốc điều tra viên về việc triển khai cập nhật thông tin người sử dụng lao động và tuyển dụng lao động. Chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng và số lượng điều tra đảm bảo theo yêu cầu, tổng hợp và báo cáo thông tin thị trường lao động theo quy định và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. - Chỉ đạo các phòng, ban nghiệp vụ có liên quan tham mưu, chủ động xây dựng Kế hoạch thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động năm 2023 thuộc khu vực quản lý. 7. UBND các quận, huyện, thị xã - Xây dựng kế hoạch, tổ chức hội nghị tập huấn, triển khai công tác thu thập, lưu trữ thông tin cung lao động trên địa bàn. - Chỉ đạo phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện việc thu thập thông tin ban đầu và biến động, thay đổi hoặc sai sót về nội dung thông tin phần cung và cầu lao động vào Phiếu thông tin về cung - cầu lao động (Mẫu số 01, 02 Thông tư số 01/2022/TT-BLĐTBXH) và thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo quy định. - Chỉ đạo phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, phối hợp với Chi cục Thống kê, các cơ quan có liên quan thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc ghi chép thu thập thông tin thị trường lao động trên địa bàn, xử lý thông tin, tổng hợp, báo cáo kết quả thu thập thông tin. - Chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác lưu trữ, quản lý thông tin thị trường lao động; công tác tổng hợp và phổ biến thông tin thị trường lao động tại cấp huyện, cấp xã theo hướng dẫn. - Tổ chức thu thập thông tin cung - cầu lao động trên địa bàn quản lý. - Kiểm tra, giám sát việc thu thập thông tin thị trường lao động; tổng hợp và báo cáo thông tin thị trường lao động theo quy định và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. - Có trách nhiệm tổng hợp thông tin cung - cầu lao động của các xã, phường, thị trấn và bàn giao đúng tiến độ về Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. VIII. KINH PHÍ THỰC HIỆN - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm lập dự toán, chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (đơn vị được Sở giao nhiệm vụ, kinh phí) phân bổ kinh phí hỗ trợ cho Ban Quản lý khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã để tổ chức thu thập và xử lý thông tin cung - cầu lao động năm 2023 từ nguồn ngân sách Thành phố cấp (Kinh phí thực hiện đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 4969/QĐ-UBND ngày 10/12/2022 về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2023 của thành phố Hà Nội). - Kinh phí nhập tin và công việc liên quan của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện theo dự toán được giao năm 2023. Ngoài kinh phí hỗ trợ ở trên, đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã bố trí bổ sung kinh phí địa phương để triển khai có hiệu quả công tác thu thập, xử lý thông tin cung - cầu lao động năm 2023. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc phản ánh kịp thời gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, đề xuất, báo cáo UBND Thành phố xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Bộ LĐTB&XH; - Chủ tịch UBND Thành phố; - Phó Chủ tịch TT Lê Hồng Sơn; - Phó Chủ tịch Vũ Thu Hà; - Các đơn vị có tên trong Kế hoạch; - VPUB: CVP, PCVP P.T.T. Huyền; Phòng KGVX, KTTH, TH; - Lưu: VT, KGVX. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Vũ Thu Hà
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "22/06/2023", "sign_number": "171/KH-UBND", "signer": "Vũ Thu Hà", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Nghi-dinh-147-2017-ND-CP-sua-doi-151-2013-ND-CP-hoat-dong-Tong-cong-ty-Dau-tu-von-nha-nuoc-370717.aspx
Nghị định 147/2017/NĐ-CP sửa đổi 151/2013/NĐ-CP hoạt động Tổng công ty Đầu tư vốn nhà nước mới nhất
CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 147/2017/NĐ-CP Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2017 NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 151/2013/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 11 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010; Căn cứ Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014; Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014; Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2013/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2013/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước như sau: 1. Điểm d khoản 1 Điều 3 được sửa đổi như sau: “d) “Người đại diện phần vốn của Tổng công ty tại doanh nghiệp khác” là người được Tổng công ty cử, ủy quyền bằng văn bản để thực hiện quyền, trách nhiệm của Tổng công ty đối với một phần hoặc toàn bộ phần vốn của Tổng công ty tại doanh nghiệp khác, bao gồm cả người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử làm đại diện và được Tổng công ty kế thừa, ủy quyền tiếp tục làm người đại diện khi tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp (sau đây gọi chung là Người đại diện)”. 2. Khoản 9 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau: “9. Các nhiệm vụ khác theo phân công của đại diện chủ sở hữu nhà nước”. 3. Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 5. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và điều hành của Tổng công ty thực hiện theo quy định của pháp luật, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty”. 4. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty Quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty”. 5. Khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Tổng công ty thực hiện tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các loại hình doanh nghiệp sau (không bao gồm các công ty nông, lâm nghiệp sau khi thực hiện phương án sắp xếp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; doanh nghiệp hoạt động chủ yếu sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích theo danh mục sản phẩm, dịch vụ công ích theo quy định của pháp luật; doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xổ số kiến thiết và một số doanh nghiệp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ): a) Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên được chuyển đổi từ công ty nhà nước độc lập hoặc mới thành lập trực thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; b) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được chuyển đổi từ các doanh nghiệp độc lập 100% vốn nhà nước hoặc mới thành lập trực thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; c) Công ty liên doanh có vốn góp nhà nước do các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm đại diện chủ sở hữu; d) Công ty cổ phần được chuyển đổi từ các doanh nghiệp độc lập 100% vốn nhà nước hoặc mới thành lập trực thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đ) Đối với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty và các trường hợp khác, việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước cho Tổng công ty được thực hiện theo Quyết định hoặc văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. 2. Tổng công ty có trách nhiệm phản ánh đầy đủ giá trị vốn nhà nước góp tại các doanh nghiệp đã nhận chuyển giao theo giá trị vốn được xác định tại Biên bản bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước giữa các bên hoặc Biên bản điều chỉnh việc bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước (nếu có). 3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp cho Tổng công ty theo thời hạn sau: a) Đối với các doanh nghiệp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này và các công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp độc lập 100% vốn nhà nước: - Các doanh nghiệp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này: Thực hiện chuyển giao theo thời hạn ghi tại Quyết định, văn bản của Thủ tướng Chính phủ hoặc trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ; - Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp độc lập 100% vốn nhà nước: Thực hiện chuyển giao trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải hoàn thành việc công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu theo quy định của pháp luật về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Trong thời hạn chuyển giao nêu tại điểm a khoản 3 Điều này, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu thì thực hiện chuyển giao giá trị vốn nhà nước theo giá trị được phê duyệt tại Phương án cổ phần hóa hoặc quyết định điều chỉnh quy mô, cơ cấu vốn điều lệ của doanh nghiệp cổ phần hóa. Sau khi chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Tổng công ty, doanh nghiệp thực hiện xử lý các tồn tại về tài chính của doanh nghiệp, quyết toán, công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu theo quy định của pháp luật về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần và điều chỉnh giá trị phần vốn nhà nước đã chuyển giao (nếu có). b) Đối với các doanh nghiệp còn lại thuộc đối tượng chuyển giao theo khoản 1 Điều này: Thực hiện chuyển giao trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành hoặc trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu”. 6. Khoản 4 Điều 12 được sửa đổi như sau: “4. Việc xác định giá khởi điểm khi bán phần vốn nhà nước phải bảo đảm phản ánh đầy đủ giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả giá trị được tạo bởi giá trị quyền sử dụng đất giao hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp theo quy định của pháp luật về đất đai, giá trị các quyền sở hữu trí tuệ và tài sản vô hình khác (nếu có) của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bán vốn". 7. Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Tổng công ty được chủ động sử dụng nguồn vốn kinh doanh để thực hiện đầu tư vào các dự án, lĩnh vực, ngành nghề trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc sau: a) Tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành; b) Phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của Tổng công ty đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; c) Đầu tư có hiệu quả; d) Phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn của Tổng công ty; đ) Đảm bảo nguồn vốn của Tổng công ty khi thực hiện các lĩnh vực đầu tư nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều 17 Nghị định số 151/2013/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ. 2. Đối với các công trình, dự án hạ tầng quan trọng mà Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư, Tổng công ty tham gia với vai trò nhà đầu tư tài chính và huy động nguồn vốn trong và ngoài nước để triển khai thực hiện. 3. Các trường hợp Tổng công ty không được đầu tư: a) Đầu tư, góp vốn, mua cổ phần, mua toàn bộ doanh nghiệp khác mà người quản lý, người đại diện tại doanh nghiệp đó là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng của Tổng công ty; b) Góp vốn cùng công ty con để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh”. 8. Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 18. Thẩm quyền quyết định đầu tư 1. Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án do Tổng công ty thực hiện đầu tư nêu tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 31 Luật đầu tư. 2. Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án do Tổng công ty thực hiện đầu tư nêu tại khoản 2 Điều 54 Luật đầu tư. 3. Trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Bộ Tài chính quyết định chủ trương đầu tư đối với từng dự án do Tổng công ty thực hiện đầu tư có quy mô vốn đầu tư trên 25% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của Tổng công ty tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định chủ trương đầu tư dự án hoặc trên mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công; phê duyệt chủ trương dự án đầu tư ra nước ngoài theo thẩm quyền quy định của pháp luật về đầu tư. 4. Hội đồng thành viên quyết định hoặc phân cấp cho Tổng giám đốc Tổng công ty quyết định từng dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư không quá 25% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định đầu tư dự án nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công; quyết định các dự án nêu tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương”. 9. Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 20. Các quyền, trách nhiệm của Tổng công ty đối với doanh nghiệp do Tổng công ty sở hữu 100% vốn điều lệ Quyền, trách nhiệm của Tổng công ty đối với doanh nghiệp do Tổng công ty sở hữu 100% vốn điều lệ được thực hiện theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty”. 10. Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 22. Quyền và trách nhiệm của Tổng công ty đối với doanh nghiệp là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn của Tổng công ty Quyền và trách nhiệm của Tổng công ty đối với doanh nghiệp là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn của Tổng công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty”. 11. Khoản 4 Điều 31 được sửa đổi, bổ sung như sau: “4. Trích các khoản dự phòng theo quy định của pháp luật, trong đó dự phòng tổn thất đối với các khoản đầu tư tài chính được thực hiện như sau: a) Dự phòng các khoản vốn tiếp nhận và các khoản vốn Tổng công ty quyết định đầu tư tại các công ty đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán (không phân định là đầu tư ngắn hạn hay dài hạn), thực hiện trích lập căn cứ theo giá cổ phiếu trên thị trường tại ngày trích lập dự phòng; b) Dự phòng các khoản vốn tiếp nhận và các khoản vốn Tổng công ty quyết định đầu tư tại các công ty chưa niêm yết (không phân định là đầu tư ngắn hạn hay dài hạn), thực hiện trích lập căn cứ vào chỉ tiêu vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán năm của doanh nghiệp có vốn đầu tư của Tổng công ty tại thời điểm trích lập dự phòng. Tại thời điểm trích lập dự phòng nếu Tổng công ty chưa nhận được báo cáo tài chính năm của các doanh nghiệp trước thời điểm trích lập dự phòng thì sử dụng báo cáo tài chính (năm, quý) thu thập được tại thời điểm gần nhất để xác định mức trích lập dự phòng”. 12. Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 32. Tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người lao động, người quản lý trong Tổng công ty 1. Cơ chế tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người lao động, người quản lý của Tổng công ty được thực hiện theo quy định của pháp luật và phù hợp với tính chất đặc thù của Tổng công ty, đảm bảo tiền lương, thu nhập cho người lao động ổn định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp, bán vốn nhà nước và đầu tư theo chỉ đạo của Chính phủ. 2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn cơ chế tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người lao động và người quản lý phù hợp với tính chất đặc thù của Tổng công ty.” 13. Điểm c khoản 1 Điều 34 được sửa đổi, bổ sung như sau: “c) Lợi nhuận còn lại, sau khi trừ đi các khoản quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 34 Nghị định số 151/2013/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ được phân phối như sau: - Trích tối đa 30% vào quỹ đầu tư phát triển của Tổng công ty; - Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động của Tổng công ty theo quy định của pháp luật; - Trích quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên Tổng công ty theo quy định của pháp luật; - Trường hợp số lợi nhuận còn lại sau khi trích lập Quỹ đầu tư phát triển mà không đủ nguồn để trích các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên theo mức quy định thì Tổng công ty được giảm trừ phần lợi nhuận trích lập Quỹ đầu tư phát triển để bổ sung nguồn trích lập đủ quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên theo mức quy định, nhưng mức giảm tối đa không quá mức trích vào Quỹ đầu tư phát triển trong năm tài chính; - Trích lập quỹ thưởng thành tích bán vốn bằng 10% chênh lệch giữa tổng tiền thu bán vốn tiếp nhận trong năm với giá được xác định lại theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 151/2013/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ, chi phí bán và thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng không quá 3 tháng lương thực hiện; - Lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ của tổng công ty (Đầu tư phát triển; khen thưởng, phúc lợi; thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên; thưởng thành tích bán vốn) quy định tại khoản này được nộp về ngân sách nhà nước”. 14. Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau: "Điều 37 Quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước đối với Tổng công ty Quyền, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Hội đồng thành viên đối với Tổng công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty". 15. Khoản 3 Điều 38 được bổ sung như sau: "e) Xác định và thông báo cho Tổng công ty danh sách các doanh nghiệp thuộc đối tượng chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước về Tổng công ty trong vòng 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý; g) Trường hợp các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không thực hiện chuyển giao theo quy định tại Nghị định này thì chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và những phát sinh về tài chính, tổn thất có liên quan (nếu có) theo quy định của pháp luật”. Điều 2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Điều 3. Điều khoản thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành. 2. Bãi bỏ các quy định tại khoản 8 Điều 4, điểm a khoản 4 Điều 14, Điều 23, Điều 28 Nghị định số 151/2013/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; - BCĐ Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, ĐMDN (2b).KN TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "25/12/2017", "sign_number": "147/2017/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Xuân Phúc", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Luat-thue-xuat-khau-thue-nhap-khau-2016-280693.aspx
Luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu 2016 số 107/2016/QH13 mới nhất
QUỐC HỘI -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Luật số: 107/2016/QH13 Hà Nội, ngày 06 tháng 4 năm 2016 LUẬT THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về đối tượng chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ tính thuế, thời điểm tính thuế, biểu thuế, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Điều 2. Đối tượng chịu thuế 1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. 2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. 3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối. 4. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau: a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển; b) Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại; c) Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác; d) Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu. 5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều 3. Người nộp thuế 1. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 2. Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu. 3. Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. 4. Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm: a) Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế; c) Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế; d) Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh; đ) Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp; e) Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật. 5. Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật. 6. Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật. 7. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Điều 4. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu. 2. Phương pháp tính thuế hỗn hợp là việc áp dụng đồng thời phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm và phương pháp tính thuế tuyệt đối. 3. Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm là việc xác định thuế theo phần trăm (%) của trị giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 4. Phương pháp tính thuế tuyệt đối là việc ấn định số tiền thuế nhất định trên một đơn vị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 5. Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước. 6. Thuế chống trợ cấp là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước. 7. Thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước. Chương II CĂN CỨ TÍNH THUẾ, THỜI ĐIỂM TÍNH THUẾ VÀ BIỂU THUẾ Điều 5. Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm 1. Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế. 2. Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì thực hiện theo các thỏa thuận này. 3. Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau: a) Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; b) Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; c) Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường. Điều 6. Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối, phương pháp tính thuế hỗn hợp 1. Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế. 2. Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định là tổng số tiền thuế theo tỷ lệ phần trăm và số tiền thuế tuyệt đối theo quy định tại khoản 1 Điều 5 và khoản 1 Điều 6 của Luật này. Điều 7. Thuế đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng hạn ngạch thuế quan 1. Hàng hóa nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối theo quy định tại khoản 3 Điều 5 và Điều 6 của Luật này. 2. Hàng hóa nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối ngoài hạn ngạch do cơ quan có thẩm quyền tại khoản 1 Điều 11 của Luật này quy định. Điều 8. Trị giá tính thuế, thời điểm tính thuế 1. Trị giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là trị giá hải quan theo quy định của Luật hải quan. 2. Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan nhưng được thay đổi về đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan theo quy định của pháp luật thì thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới. Thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan. Điều 9. Thời hạn nộp thuế 1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo quy định của Luật hải quan, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế. Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế. 2. Người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật hải quan được thực hiện nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trong tháng chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp. Quá thời hạn này mà người nộp thuế chưa nộp thuế thì phải nộp đủ số tiền nợ thuế và tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế. Điều 10. Nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất 1. Khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, ưu tiên loại trong nước chưa đáp ứng nhu cầu; chú trọng phát triển lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường. 2. Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và các cam kết về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 3. Góp phần bình ổn thị trường và nguồn thu ngân sách nhà nước. 4. Đơn giản, minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và thực hiện cải cách thủ tục hành chính về thuế. 5. Áp dụng thống nhất mức thuế suất đối với hàng hóa có cùng bản chất, cấu tạo, công dụng, có tính năng kỹ thuật tương tự; thuế suất thuế nhập khẩu giảm dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô; thuế suất thuế xuất khẩu tăng dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô. Điều 11. Thẩm quyền ban hành biểu thuế, thuế suất 1. Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này, Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất thuế xuất khẩu đối với từng nhóm hàng chịu thuế ban hành kèm theo Luật này, Biểu thuế ưu đãi cam kết tại Nghị định thư gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã được Quốc hội phê chuẩn và các Điều ước quốc tế khác mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để ban hành: a) Biểu thuế xuất khẩu; Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi; b) Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt; c) Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. 2. Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất thuế xuất khẩu đối với từng nhóm hàng chịu thuế ban hành kèm theo Luật này. 3. Thẩm quyền áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ thực hiện theo quy định tại Chương III của Luật này. Chương III THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ, THUẾ CHỐNG TRỢ CẤP, THUẾ TỰ VỆ Điều 12. Thuế chống bán phá giá 1. Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá: a) Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể; b) Việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước. 2. Nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá: a) Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước; b) Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và phải căn cứ vào kết luận điều tra theo quy định của pháp luật; c) Thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam; d) Việc áp dụng thuế chống bán phá giá không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế - xã hội trong nước. 3. Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực. Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có thể được gia hạn. Điều 13. Thuế chống trợ cấp 1. Điều kiện áp dụng thuế chống trợ cấp: a) Hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp theo quy định pháp luật; b) Hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước. 2. Nguyên tắc áp dụng thuế chống trợ cấp: a) Thuế chống trợ cấp chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước; b) Việc áp dụng thuế chống trợ cấp được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và phải căn cứ vào kết luận điều tra theo quy định của pháp luật; c) Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam; d) Việc áp dụng thuế chống trợ cấp không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế - xã hội trong nước. 3. Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực. Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp có thể được gia hạn. Điều 14. Thuế tự vệ 1. Điều kiện áp dụng thuế tự vệ: a) Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước; b) Việc gia tăng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước. 2. Nguyên tắc áp dụng thuế tự vệ: a) Thuế tự vệ được áp dụng trong phạm vi và mức độ cần thiết nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và tạo điều kiện để ngành sản xuất đó nâng cao khả năng cạnh tranh; b) Việc áp dụng thuế tự vệ phải căn cứ vào kết luận điều tra, trừ trường hợp áp dụng thuế tự vệ tạm thời; c) Thuế tự vệ được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử và không phụ thuộc vào xuất xứ hàng hóa. 3. Thời hạn áp dụng thuế tự vệ không quá 04 năm, bao gồm cả thời gian áp dụng thuế tự vệ tạm thời. Thời hạn áp dụng thuế tự vệ có thể được gia hạn không quá 06 năm tiếp theo, với điều kiện vẫn còn thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và có bằng chứng chứng minh rằng ngành sản xuất đó đang điều chỉnh để nâng cao khả năng cạnh tranh. Điều 15. Áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ 1. Việc áp dụng, thay đổi, bãi bỏ thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về chống bán phá giá, pháp luật về chống trợ cấp, pháp luật về tự vệ. 2. Căn cứ mức thuế, số lượng hoặc trị giá hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ, người khai hải quan có trách nhiệm kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. 3. Bộ Công thương quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ. 4. Bộ Tài chính quy định việc kê khai, thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ. 5. Trường hợp lợi ích của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xâm hại hay vi phạm, căn cứ vào các Điều ước quốc tế, Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định áp dụng biện pháp thuế phòng vệ khác phù hợp. Chương IV MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ, HOÀN THUẾ Điều 16. Miễn thuế 1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam trong định mức phù hợp với Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; hàng hóa trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế. 2. Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng trong định mức của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại. Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng có số lượng hoặc trị giá vượt quá định mức miễn thuế phải nộp thuế đối với phần vượt, trừ trường hợp đơn vị nhận là cơ quan, tổ chức được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động và được cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp nhận hoặc trường hợp vì mục đích nhân đạo, từ thiện. 3. Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của cư dân biên giới thuộc Danh mục hàng hóa và trong định mức để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới. Trường hợp thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh ở chợ biên giới thì phải nộp thuế. 4. Hàng hóa được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 5. Hàng hóa có trị giá hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới mức tối thiểu. 6. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu; sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công; sản phẩm gia công xuất khẩu. Sản phẩm gia công xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước có thuế xuất khẩu thì không được miễn thuế đối với phần trị giá nguyên liệu, vật tư trong nước tương ứng cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu. Hàng hóa xuất khẩu để gia công sau đó nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu tính trên phần trị giá của nguyên vật liệu xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công. Đối với hàng hóa xuất khẩu để gia công sau đó nhập khẩu là tài nguyên, khoáng sản, sản phẩm có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên thì không được miễn thuế. 7. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. 8. Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước. 9. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định, bao gồm: a) Hàng hóa tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác; máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất; b) Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng tạm nhập để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài hoặc tạm xuất để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay Việt Nam ở nước ngoài; hàng hóa tạm nhập, tái xuất để cung ứng cho tàu biển, tàu bay nước ngoài neo đậu tại cảng Việt Nam; c) Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế; d) Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; đ) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong thời hạn tạm nhập, tái xuất (bao gồm cả thời gian gia hạn) được tổ chức tín dụng bảo lãnh hoặc đã đặt cọc một khoản tiền tương đương số tiền thuế nhập khẩu của hàng hóa tạm nhập, tái xuất. 10. Hàng hóa không nhằm mục đích thương mại trong các trường hợp sau: hàng mẫu; ảnh, phim, mô hình thay thế cho hàng mẫu; ấn phẩm quảng cáo số lượng nhỏ. 11. Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, bao gồm: a) Máy móc, thiết bị; linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị; b) Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án; c) Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được. Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại khoản này được áp dụng cho cả dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng. 12. Giống cây trồng; giống vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa sản xuất được, cần thiết nhập khẩu theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. 13. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án đầu tư thuộc danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất. Việc miễn thuế nhập khẩu quy định tại khoản này không áp dụng đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản; dự án sản xuất sản phẩm có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên; dự án sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. 14. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được của dự án đầu tư để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất. 15. Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí, bao gồm: a) Máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt động dầu khí, bao gồm cả trường hợp tạm nhập, tái xuất; b) Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị cần thiết cho hoạt động dầu khí; c) Vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí trong nước chưa sản xuất được. 16. Dự án, cơ sở đóng tàu thuộc danh mục ngành, nghề ưu đãi theo quy định của pháp luật về đầu tư được miễn thuế đối với: a) Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu, bao gồm: máy móc, thiết bị; linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải trong dây chuyền công nghệ phục vụ trực tiếp cho hoạt động đóng tàu; vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được; b) Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được phục vụ cho việc đóng tàu; c) Tàu biển xuất khẩu. 17. Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bộ phận, phụ tùng nhập khẩu phục vụ hoạt động in, đúc tiền. 18. Hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, nội dung số, phần mềm. 19. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để bảo vệ môi trường, bao gồm: a) Máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật tư chuyên dùng nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được để thu gom, vận chuyển, xử lý, chế biến nước thải, rác thải, khí thải, quan trắc và phân tích môi trường, sản xuất năng lượng tái tạo; xử lý ô nhiễm môi trường, ứng phó, xử lý sự cố môi trường; b) Sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải. 20. Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp cho giáo dục. 21. Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được, tài liệu, sách báo khoa học chuyên dùng sử dụng trực tiếp cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ. 22. Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, trong đó phương tiện vận tải chuyên dùng phải là loại trong nước chưa sản xuất được. 23. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ bảo đảm an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác. 24. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều 17. Thủ tục miễn thuế 1. Trường hợp quy định tại các khoản 11, 12, 13, 14, 15, 16 và 18 Điều 16 của Luật này, người nộp thuế thực hiện thông báo hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu với cơ quan hải quan. 2. Thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Điều 18. Giảm thuế 1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được giảm thuế. Mức giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị hư hỏng, mất mát toàn bộ thì không phải nộp thuế. 2. Thủ tục giảm thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Điều 19. Hoàn thuế 1. Các trường hợp hoàn thuế: a) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã nộp thuế; b) Người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu; c) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu; d) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm; đ) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất, trừ trường hợp đi thuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan. Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn lại xác định trên cơ sở trị giá sử dụng còn lại của hàng hóa khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam. Trường hợp hàng hóa đã hết trị giá sử dụng thì không được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp. Không hoàn thuế đối với số tiền thuế được hoàn dưới mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ. 2. Hàng hóa quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này được hoàn thuế khi chưa qua sử dụng, gia công, chế biến. 3. Thủ tục hoàn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 20. Hiệu lực thi hành 1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2016. 2. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành. Điều 21. Điều khoản chuyển tiếp 1. Dự án đang được hưởng ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có mức ưu đãi cao hơn mức ưu đãi quy định tại Luật này thì tiếp tục thực hiện theo mức ưu đãi đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án; trường hợp mức ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thấp hơn mức ưu đãi hoặc chưa được hưởng ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định tại Luật này thì được hưởng mức ưu đãi theo quy định của Luật này cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án. 2. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng chưa xuất khẩu sản phẩm; hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất nhưng chưa tái xuất thuộc các tờ khai đăng ký với cơ quan hải quan trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, chưa nộp thuế thì được áp dụng theo quy định của Luật này. Điều 22. Quy định chi tiết Chính phủ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016. CHỦ TỊCH QUỐC HỘI Nguyễn Thị Kim Ngân
{ "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "06/04/2016", "sign_number": "107/2016/QH13", "signer": "Nguyễn Thị Kim Ngân", "type": "Luật" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-49-2019-TT-BGTVT-thu-tuc-ho-tro-gia-cho-doanh-nghiep-kinh-doanh-van-tai-duong-sat-431337.aspx
Thông tư 49/2019/TT-BGTVT thủ tục hỗ trợ giá cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt mới nhất
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 49/2019/TT-BGTVT Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2019 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH, HỒ SƠ THANH QUYẾT TOÁN, THỦ TỤC HỖ TRỢ GIÁ CHO DOANH NGHIỆP KINH DOANH VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT THỰC HIỆN VẬN TẢI PHỤC VỤ NHIỆM VỤ ĐẶC BIỆT, NHIỆM VỤ AN SINH XÃ HỘI Căn cứ Luật Đường sắt số 06/2017/QH14 ngày 16 tháng 6 năm 2017; Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt; Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính và Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư hướng dẫn quy trình, hồ sơ thanh quyết toán, thủ tục hỗ trợ giá cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, nhiệm vụ an sinh xã hội. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định quy trình, hồ sơ thanh quyết toán, thủ tục hỗ trợ giá cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, nhiệm vụ an sinh xã hội. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, nhiệm vụ an sinh xã hội. Điều 3. Hồ sơ thanh quyết toán chi phí hỗ trợ giá cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt trong trường hợp thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt 1. Hồ sơ thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ giá thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt thực hiện theo điểm c khoản 3 Điều 46 Nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt (sau đây gọi tắt là Nghị định số 65/2018/NĐ-CP). 2. Tài liệu kèm theo hồ sơ quyết toán: a) Thuyết minh hồ sơ quyết toán; b) Biểu tổng hợp quyết toán hỗ trợ giá theo từng nhiệm vụ; c) Biểu tổng hợp quyết toán doanh thu theo từng nhiệm vụ; d) Biểu tổng hợp quyết toán chi phí theo từng nhiệm vụ; đ) Bản sao các chứng từ, tài liệu liên quan. 3. Trong hồ sơ quyết toán, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải loại trừ các trường hợp đã được bên đề nghị thanh toán khi thực hiện nhiệm vụ đặc biệt theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 46 Nghị định số 65/2018/NĐ-CP. Điều 4. Quy trình thanh quyết toán chi phí thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt 1. Trong thời gian 90 ngày sau khi thực hiện xong nhiệm vụ đặc biệt, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt nộp 01 bộ hồ sơ thanh quyết toán chi phí thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt theo quy định tại Điều 3 Thông tư này gửi về Cục Đường sắt Việt Nam. Hồ sơ gửi về Cục Đường sắt Việt Nam bằng hình thức gửi trực tiếp qua đường công văn hoặc gửi qua hệ thống bưu chính. Trường hợp hồ sơ thanh quyết toán chi phí thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt chưa đủ theo quy định thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Đường sắt Việt Nam có văn bản yêu cầu đơn vị bổ sung hồ sơ theo quy định. 2. Cục Đường sắt Việt Nam tổ chức kiểm tra xét duyệt quyết toán chi phí thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt và báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả xét duyệt trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 3. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 46 Nghị định số 65/2018/NĐ-CP, thẩm định báo cáo quyết toán chi phí thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt và có văn bản gửi Bộ Tài chính để làm cơ sở quyết toán với ngân sách nhà nước. 4. Việc bố trí nguồn vốn ngân sách và thanh toán chi phí hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ đặc biệt cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và quy định của pháp luật. Điều 5. Hồ sơ thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ giá cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt trong trường hợp thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ an sinh xã hội 1. Hồ sơ thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ giá thực hiện nhiệm vụ vận tải an sinh xã hội thực hiện theo điểm b khoản 4 Điều 47 Nghị định số 65/2018/NĐ-CP. 2. Tài liệu kèm theo hồ sơ quyết toán: a) Thuyết minh hồ sơ quyết toán; b) Biểu tổng hợp quyết toán hỗ trợ giá theo từng chuyến tàu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này; c) Biểu tổng hợp quyết toán doanh thu theo từng chuyến tàu theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này; d) Biểu tổng hợp quyết toán chi phí theo từng chuyến tàu Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này; đ) Bản sao các chứng từ, tài liệu liên quan. Điều 6. Quy trình thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ giá thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ an sinh xã hội 1. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt nộp 01 bộ hồ sơ thanh quyết toán chi phí thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ an sinh xã hội theo quy định tại Điều 5 Thông tư này gửi về Cục Đường sắt Việt Nam. Hồ sơ gửi về Cục Đường sắt Việt Nam bằng hình thức gửi trực tiếp qua đường công văn hoặc gửi qua hệ thống bưu chính. Trường hợp hồ sơ thanh quyết toán chi phí thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ an sinh xã hội chưa đủ theo quy định thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Đường sắt Việt Nam có văn bản yêu cầu đơn vị bổ sung hồ sơ theo quy định. 2. Cục Đường sắt Việt Nam tổ chức kiểm tra xét duyệt quyết toán chi phí thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ an sinh xã hội của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt và báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả xét duyệt trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 3. Sau khi nhận được báo cáo kết quả xét duyệt quyết toán của Cục Đường sắt Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải thẩm định báo cáo quyết toán các khoản kinh phí thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ an sinh xã hội của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, có văn bản gửi Bộ Tài chính theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 47 Nghị định số 65/2018/NĐ-CP. 4. Căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính thông báo cho Bộ Giao thông vận tải về quyết định chi hỗ trợ giá cho doanh nghiệp. 5. Việc bố trí nguồn vốn ngân sách và thanh toán kinh phí hỗ trợ giá thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ an sinh xã hội cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và quy định của pháp luật. Điều 7. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2020. Điều 8. Tổ chức thực hiện 1. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. 2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Giao thông vận tải để xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Như Khoản 1 Điều 8; - Văn phòng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Các Thứ trưởng Bộ GTVT; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ; - Báo Giao thông GTVT; - Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT; - Lưu: VT, TC. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Ngọc Đông Mẫu số 01 CÔNG TY ..................... BIỂU TỔNG HỢP QUYẾT TOÁN HỖ TRỢ GIÁ QUÝ ........ NĂM ........ TT Nội dung Đơn vị tính Kế hoạch đã phê duyệt Thực hiện Chênh lệch Ghi chú I Doanh thu 1 Chuyến tàu... 2 Chuyến tàu... II Chi phí 1 Chuyến tàu... 2 Chuyến tàu... Chênh lệch (Doanh thu - Chi phí) GIÁM ĐỐC Mẫu số 02 CÔNG TY ..................... BIỂU TỔNG HỢP QUYẾT TOÁN DOANH THU CHUYẾN TÀU ........ QUÝ ...... NĂM ....... TT Nội dung Doanh thu Ghi chú 1 Chuyến tàu ...ngày ....tháng...... Thuyết minh 2 ... 3 4 5 6 7 8 TỔNG GIÁM ĐỐC Mẫu số 03 CÔNG TY ..................... BIỂU TỔNG HỢP QUYẾT TOÁN CHI PHÍ THEO CHUYẾN TÀU....... QUÝ...... NĂM...... Đơn vị tính: đồng TT Nội dung Chi phí Ghi chú I Chi phí trực tiếp cho công tác 1 Chi tiền lương lao động Có bảng thuyết minh chi tiết kèm theo 2 Chi bảo hiểm + công đoàn Có bảng thuyết minh chi tiết kèm theo 3 Chi vật liệu Có bảng thuyết minh chi tiết kèm theo a Vật tư, nguyên vật liệu, văn phòng phẩm... b Công cụ dụng cụ 4 Chi nhiên liệu Có bảng thuyết minh chi tiết kèm theo a Nhiên liệu chạy máy móc thiết bị b Nhiên liệu khác 5 Chi dịch vụ mua ngoài Có bảng thuyết minh chi tiết kèm theo a Chi chế độ đồng phục và BHLĐ cá nhân b Chi dịch vụ khác 6 Chi khác Có bảng thuyết minh chi tiết kèm theo a Chi chế độ người lao động b Chi phí khác 7 Chi khấu hao TSCĐ Có bảng thuyết minh chi tiết kèm theo II Phân bổ chi phí quản lý Có bảng thuyết minh chi tiết kèm theo 1 Tiền lương lao động quản lý, bổ trợ 2 Các chi phí khác TỔNG GIÁM ĐỐC
{ "issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải", "promulgation_date": "17/12/2019", "sign_number": "49/2019/TT-BGTVT", "signer": "Nguyễn Ngọc Đông", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Lenh-cong-bo-Luat-bo-sung-Luat-di-san-van-hoa-08-2009-L-CTN-92946.aspx
Lệnh công bố Luật bổ sung Luật di sản văn hóa 08/2009/L-CTN
CHỦ TỊCH NƯỚC ------ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------- Số: 08/2009/L-CTN Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2009 LỆNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ LUẬT CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Căn cứ Điều 103 và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10; Căn cứ Điều 91 của Luật tổ chức Quốc hội; Căn cứ Điều 57 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, NAY CÔNG BỐ: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa. Đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2009./. CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Nguyễn Minh Triết
{ "issuing_agency": "Chủ tịch nước", "promulgation_date": "29/06/2009", "sign_number": "08/2009/L-CTN", "signer": "Nguyễn Minh Triết", "type": "Lệnh" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Chi-thi-18-CT-UBND-2021-kiem-soat-dieu-chinh-bien-phap-phong-chong-dich-COVID19-Ho-Chi-Minh-489736.aspx
Chỉ thị 18/CT-UBND 2021 kiểm soát điều chỉnh biện pháp phòng chống dịch COVID19 Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 18/CT-UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2021 CHỈ THỊ TIẾP TỤC KIỂM SOÁT, ĐIỀU CHỈNH CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 VÀ TỪNG BƯỚC PHỤC HỒI, PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trong thời gian qua, Thành phố đã triển khai quyết liệt, đồng bộ, tích cực, hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ, Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 15 tháng 9 năm 2021 của Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố lần thứ 8, và đạt được nhiều kết quả rất quan trọng; hệ thống y tế được tăng cường, củng cố; số ca nhập viện, chuyển nặng và tử vong liên tục giảm; tỷ lệ tiêm vắc xin cho người từ 18 tuổi trở lên đạt trên 95% được tiêm mũi 1 và trên 45% được tiêm mũi 2; một số hoạt động thí điểm phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội tại Quận 7, huyện Cần Giờ, huyện Củ Chi đảm bảo an toàn; ý thức của người dân và doanh nghiệp về công tác phòng, chống dịch được nâng cao; công tác an sinh xã hội, cung ứng lương thực, thực phẩm được đảm bảo. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thành phố vẫn còn phức tạp, số ca mắc mới, số ca nhiễm bệnh đang điều trị tại nhà và tại các cơ sở y tế, tỷ lệ tử vong vẫn còn cao. Mặt khác, tỷ lệ tiêm vắc xin tại các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn rất thấp, tỷ lệ tiêm vắc xin mũi 2 của Thành phố chưa cao, đòi hỏi các quyết định, chính sách phục hồi kinh tế của Thành phố phải cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng, phù hợp với cả Vùng. Nhằm phát huy thành quả đã đạt được trong phòng, chống dịch COVID-19, từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội Thành phố phù hợp với giai đoạn hiện nay và tiếp tục thực hiện nghiêm, hiệu quả Nghị quyết số 86/NQ-CP , phương châm "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" của Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thành phố thực hiện nghiêm việc tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội với các nội dung cụ thể như sau: I. MỤC TIÊU - NGUYÊN TẮC 1. Mục tiêu - Tiếp tục kiểm soát, phòng, chống dịch COVID-19 trên toàn địa bàn Thành phố; ưu tiên bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân là trên hết, trước hết, kéo giảm số ca nhập viện và số ca tử vong đến mức thấp nhất; củng cố, tăng cường hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở. - Từng bước khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội Thành phố an toàn, linh hoạt, hiệu quả; quan tâm mở các hoạt động của khu vực sản xuất, dịch vụ; đảm bảo an sinh xã hội cho người dân Thành phố. - Đưa sinh hoạt của người dân bước sang trạng thái bình thường mới. 2. Nguyên tắc - Phát huy vai trò chủ thể, huy động mọi nguồn lực của người dân, doanh nghiệp tham gia phòng, chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. - Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế; tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương trong Vùng, nối lại các chuỗi cung ứng sản xuất và lao động. - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch COVID-19 và đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp; giải quyết hiệu quả, không phát sinh thêm thủ tục hành chính không cần thiết đối với người dân và doanh nghiệp. - Phát huy hiệu quả giữa lãnh đạo, chỉ đạo tập trung và phân cấp mạnh mẽ đối với các ngành, các cấp, quận, huyện, thành phố Thủ Đức và phường, xã, thị trấn nhằm đề cao trách nhiệm, phát huy sự chủ động, tích cực, sáng tạo trong phòng, chống dịch, phục hồi kinh tế và thực hiện an sinh xã hội. - Triển khai từng bước thận trọng, chặt chẽ, chắc chắn theo phương châm "An toàn là trên hết", "An toàn tới đâu mở cửa tới đó, mở cửa thì phải an toàn". Bám sát tình hình thực tiễn để xem xét áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội phù hợp. II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Từ 18 giờ 00, ngày 30 tháng 9 năm 2021, tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội theo lộ trình phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh tại Thành phố và kết quả đánh giá mức độ an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế. 1. Đối với hoạt động phòng, chống dịch 1.1. Đối với hoạt động y tế a) Công tác tiêm vắc xin - Đa dạng hóa nguồn vắc xin, huy động mọi nguồn lực đáp ứng tỷ lệ tiêm chủng theo tiêu chí của Bộ Y tế, hướng đến bao phủ vắc xin toàn dân sớm nhất. - Ưu tiên tiêm đủ liều cho lực lượng tuyến đầu, người có bệnh nền, người trên 50 tuổi, phụ nữ mang thai, lực lượng sản xuất; triển khai tiêm vắc xin cho trẻ em khi có hướng dẫn của Bộ Y tế và có nguồn vắc xin phù hợp). b) Công tác xét nghiệm và xác định cấp độ dịch - Thực hiện nghiêm chiến lược xét nghiệm của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, hướng dẫn của Bộ Y tế để chủ động phát hiện, tách nguồn lây nhiễm mạnh tại các khu vực nguy cơ cấp 3, 4 và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp. - Thực hiện xét nghiệm tầm soát tất cả các trường hợp có triệu chứng nghi ngờ, xét nghiệm giám sát trọng điểm tại các khu vực có nguy cơ cao, tập trung đông người như chợ đầu mối, bến xe, phương tiện vận chuyển, bệnh viện, trường học...; khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức và người dân tự làm xét nghiệm kháng nguyên nhanh định kỳ theo hướng dẫn của ngành y tế. - Tiến hành đánh giá cấp độ dịch thường xuyên theo đơn vị hành chính với quy mô phù hợp và quyết định các biện pháp theo Hướng dẫn tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19. - Kiểm soát chặt chẽ nguồn lây nhiễm hiện có (F0 đã phát hiện), kịp thời phát hiện nguồn lây nhiễm mới bằng các kế hoạch xét nghiệm tùy theo cấp độ nguy cơ. c) Chăm sóc và quản lý F0 dựa vào cộng đồng - Ban hành quy trình quản lý và xử lý khi phát hiện F0 trong cộng đồng, trong khu vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu vực khác phù hợp với yêu cầu trong tình hình mới, vừa đảm bảo an toàn, vừa không làm gián đoạn các hoạt động. - Đảm bảo 100% các quận, huyện, thành phố Thủ Đức có kế hoạch thiết lập Trạm Y tế lưu động và Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng; đảm bảo 100% các Trạm Y tế có oxy y tế và kịp thời cấp cứu cho người mắc COVID-19 đang cách ly tại nhà, đồng thời phát huy Tổ phản ứng nhanh COVID-19 tại các địa bàn; có phương án thiết lập Trạm Y tế lưu động tại khu, cụm công nghiệp. - Huy động mọi nguồn lực tham gia công tác chăm sóc F0 tại nhà, bao gồm: các tổ chức thiện nguyện, các phòng khám và nhà thuốc tư nhân, các bác sĩ gia đình, nhân viên y tế đã nghỉ hưu...; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, kết hợp Đông y - Tây y trong chăm sóc, quản lý F0. d) Công tác điều trị - Tiếp tục phát huy hiệu quả của mô hình điều trị 3 tầng, hạn chế tối đa số bệnh nhân trở nặng, kéo giảm tỷ lệ tử vong xuống mức thấp nhất có thể; bố trí đủ số giường hồi sức tích cực theo tiêu chí của Bộ Y tế. - Nâng cao năng lực điều trị của hệ thống các bệnh viện, bao gồm cả các bệnh viện tư nhân, chủ động ứng phó với các tình huống diễn biến của dịch bệnh; nghiên cứu thành lập “Khoa COVID” tại các bệnh viện chuyên khoa Nhiễm và bệnh viện đa khoa. - Xây dựng hệ thống cảnh báo và xác định ngưỡng năng lực điều trị COVID-19; có lộ trình phục hồi công năng của các bệnh viện đảm bảo thực hiện 2 chức năng trong tình hình mới, vừa sẵn sàng thu dung, điều trị người mắc COVID-19, vừa đảm bảo chức năng khám, chữa bệnh thông thường. đ) Củng cố và phục hồi hệ thống y tế - Tái cơ cấu lại hệ thống thu dung điều trị, huy động mọi nguồn lực, kể cả hệ thống ngoài công lập (bệnh viện, phòng khám, nhà thuốc...); có kế hoạch đảm bảo nguồn nhân lực khi các lực lượng y tế hỗ trợ rút quân. - Củng cố và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất của hệ thống y tế, từ các bệnh viện, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố đến các Trung tâm Y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức và Trạm Y tế phường, xã, thị trấn. - Đề xuất các cơ chế, chính sách để thu hút mọi nguồn lực tham gia công tác phòng, chống dịch và chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân. 1.2. Ứng dụng khoa học công nghệ a) Sử dụng ứng dụng do Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Ban Chỉ đạo về phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố triển khai để cung cấp thông tin dịch tễ cho người dân, quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và lĩnh vực giao thông vận tải. Yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động để nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của Thành phố và của các sở, ban, ngành, địa phương. b) Yêu cầu tất cả các cơ quan, đơn vị, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép hoạt động trên địa bàn Thành phố phải đăng ký mã QR tại địa chỉ http://antoan-covid.tphcm.gov.vn/. Đến ngày 08 tháng 10 năm 2021, các cơ quan, đơn vị, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thực hiện quét mã QR (trên điện thoại di động thông minh hoặc được in trên giấy) của toàn bộ người đến liên hệ công tác, làm việc, giao dịch; sử dụng ứng dụng của Thành phố (hoặc ứng dụng PC-COVID) để kiểm soát và tổ chức hoạt động. c) Thực hiện đánh giá cấp độ thích ứng an toàn của từng Tổ dân phố, Tổ nhân dân và cập nhật thường xuyên trên bản đồ số. d) Nâng cao tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan hành chính nhà nước và tỷ lệ sử dụng của người dân đối với các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Phát triển, khai thác hiệu quả Kho dữ liệu dùng chung của Thành phố với dữ liệu lớn (big data); liên thông, kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia thông qua nền tảng kết nối chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP) và Thành phố (HCM LGSP). đ) Xây dựng cổng thông tin COVID-19 thành cổng cung cấp thông tin chính thống, đầy đủ và chính xác về tình hình dịch bệnh; phát triển hệ thống bản đồ số phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống dịch trong điều kiện bình thường mới, đồng thời cung cấp nhiều tiện ích cho người dân Thành phố; phát triển Tổng đài 1022 thành cổng thông tin hợp nhất, đa ngành, đa lĩnh vực, là kênh giao tiếp đa phương tiện giữa người dân và chính quyền các cấp của Thành phố. 1.3. Đảm bảo an sinh xã hội và ổn định trật tự, an toàn xã hội a) Đảm bảo an sinh xã hội - Triển khai hỗ trợ đợt 3 cho người có hoàn cảnh thật sự khó khăn hiện đang có mặt tại Thành phố theo Nghị quyết số 97/NQ-HĐND ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố, đảm bảo nguyên tắc đúng, đủ đối tượng, không bỏ sót, không trùng lắp. - Ban hành chính sách và kêu gọi nguồn lực xã hội hỗ trợ cho người già neo đơn và trẻ em mồ côi do dịch COVID-19. - Tiếp tục hỗ trợ gạo theo nguồn phân bổ của Chính phủ; huy động nguồn lực xã hội tham gia chăm lo cho Nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức, cá nhân cùng góp sức hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn ổn định cuộc sống. - Phát huy hiệu quả hoạt động của Trung tâm Tiếp nhận và hỗ trợ hàng thiết yếu phục vụ người có hoàn cảnh khó khăn bởi dịch COVID-19 (Trung tâm an sinh); không ngừng cải thiện, nâng cao hiệu quả công tác an sinh xã hội, chăm lo cuộc sống của người dân. - Triển khai các giải pháp phù hợp hỗ trợ, tạo điều kiện, bồi dưỡng, củng cố lực lượng lao động sớm trở lại sản xuất, kinh doanh, không để thiếu hụt lao động. b) Đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội Xây dựng hoạt động trong khu vực phòng thủ trước tình hình mới; tiếp tục nắm chắc, đánh giá, dự báo đúng tình hình, làm cơ sở đấu tranh để vô hiệu hóa mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng dịch bệnh để chống phá và các vi phạm pháp luật khác; chủ động phát hiện, xử lý ngay từ cơ sở những dấu hiệu phức tạp, không để phát sinh thành “điểm nóng” về an ninh trật tự; đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ trong mọi tình huống. 2. Đối với người dân - Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động, linh hoạt và động viên người thân cùng gia đình tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và sống an toàn. - Thực hiện nghiêm 5K (Khẩu trang - Khoảng cách - Khai báo y tế - Khử khuẩn - Không tụ tập đông người). - Khi tham gia lưu thông phải sử dụng mã QR khai báo di chuyển của ứng dụng VNEID và mã QR có thể hiện lịch sử tiêm chủng của ứng dụng Y tế HCM hoặc Sổ sức khỏe điện tử (đến khi ứng dụng PC-COVID chính thức đưa vào hoạt động); trường hợp không có mã QR, xuất trình giấy tờ sau: (1) Là người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh dưới 06 tháng; (2) Đã tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 (ít nhất 1 mũi đối với loại vắc xin tiêm 2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm) khi được cơ quan chức năng yêu cầu. Trường hợp đi lại liên tỉnh phải thực hiện theo quy định tại khoản 3 Mục II Chỉ thị này. - Khi có những triệu chứng (ho, sốt, khó thở...) hoặc cần cấp cứu y tế, liên hệ ngay với số điện thoại đường dây nóng của Tổ phản ứng nhanh COVID-19 tại địa phương hoặc Tổng đài cấp cứu 115; trường hợp người dân cần được hỗ trợ khẩn cấp về lương thực, thực phẩm, liên hệ ngay các Tổ An sinh xã hội của địa phương, Tổng đài 1022 hoặc đăng ký trên ứng dụng An sinh của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố. - Người nước ngoài khi nhập cảnh vào Thành phố tiến hành khai báo y tế tại cửa khẩu và sau đó sử dụng mã QR hoặc giấy tờ thay thế cho các hoạt động tại Thành phố. 3. Hoạt động giao thông vận tải, kiểm soát lưu thông - Đảm bảo hoạt động lưu thông hàng hóa giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phố được thuận lợi, phục vụ đời sống Nhân dân và đáp ứng hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu. - Hoạt động vận tải hành khách đường bộ, đường thủy nội địa trên địa bàn Thành phố phù hợp với cấp độ dịch bệnh của từng khu vực, địa phương, theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải; phương tiện giao thông cá nhân chỉ được phép lưu thông trong phạm vi Thành phố. - Hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh (đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không) theo lộ trình phù hợp với kế hoạch của Bộ Giao thông vận tải và quy định của Bộ Y tế. - Việc lưu thông liên tỉnh của các đối tượng ưu tiên (công vụ, công nhân, chuyên gia, người đi khám chữa bệnh...), tổ chức vận chuyển người lao động về Thành phố và các trường hợp cấp thiết theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải. - Hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng xe mô tô có sử dụng công nghệ kết nối với khách hàng (shipper) thực hiện theo hướng dẫn của Sở Công Thương. - Tăng cường kiểm soát lưu thông tại các chốt cửa ngõ giáp ranh với các tỉnh. Tại các chốt kiểm soát này, tiếp tục kiểm tra phương tiện, người tham gia lưu thông bằng mã QR và các công cụ nhận diện của từng ngành, lĩnh vực. Tăng cường kiểm soát lưu động theo tình hình thực tế, không để xảy ra tình trạng tập trung đông người và tránh ùn tắc giao thông tại các chốt kiểm soát. 4. Đối với hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân (đính kèm Phụ lục 1, 2, 3). III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, doanh nghiệp thuộc Thành phố căn cứ quy định tại Chỉ thị này, ban hành kế hoạch, quy định, hướng dẫn chi tiết triển khai thực hiện tại cơ quan, đơn vị, địa bàn, lĩnh vực do mình phụ trách; quản lý và tổ chức kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm thuộc thẩm quyền. 2. Các sở, ban, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố có liên quan để triển khai các nội dung theo Chỉ thị này một cách đồng bộ, hiệu quả. 3. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức xây dựng, triển khai kế hoạch chi tiết thực hiện Chỉ thị này trên địa bàn quản lý phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, trong đó lưu ý: - Khi thực hiện phong tỏa theo điểm, cách ly để phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn phải xác định được phạm vi, quy mô giãn cách theo nguyên tắc ở phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất đến từng nhà có thể; triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp về y tế như: phòng dịch, xét nghiệm, điều trị, tiêm chủng, đảm bảo người dân được tiếp cận các loại hình y tế công - tư, từ sớm, từ xa, từ cơ sở. - Thành lập các đoàn/tổ kiểm tra liên ngành thường xuyên, đột xuất kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trên địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; đối với các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp, Khu Công nghệ cao, Công viên Phần mềm Quang Trung do Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Thành phố, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố, Công ty TNHH MTV Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung kiểm tra, giám sát. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức đánh giá cấp độ dịch theo hướng dẫn của ngành y tế; xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, quyết định và chịu trách nhiệm việc điều chỉnh các hoạt động kinh tế - xã hội phù hợp tại từng địa bàn, khu phố, ấp, Tổ dân phố, Tổ nhân dân; đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, an toàn; trường hợp khó khăn, vướng mắc, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo. 4. Chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, định hướng trong toàn hệ thống chính trị, mọi tầng lớp Nhân dân nắm chắc và triển khai hiệu quả các nội dung của Chỉ thị này, đồng thời kịp thời ghi nhận, tiếp thu các phản ánh, đánh giá để điều chỉnh phù hợp tình hình. 5. Đề nghị Hội đồng nhân dân các cấp, Ban Dân vận Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội các cấp tiếp tục phối hợp tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát theo quy định. 6. Yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và toàn thể người dân trên địa bàn Thành phố nỗ lực, đoàn kết, quyết tâm thực hiện nghiêm và hiệu quả Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện, tùy theo diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn, quy định của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và hướng dẫn của Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân Thành phố sẽ xem xét, điều chỉnh các nội dung Chỉ thị cho phù hợp./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ; (để báo cáo) - BCĐ Quốc gia PCD COVID-19; (để báo cáo) - Các Bộ, ngành Trung ương; (để báo cáo) - Ban Thường vụ Thành ủy; (để báo cáo) - Đoàn Đại biểu Quốc hội TP; (để báo cáo) - Thường trực HĐND TP; (để báo cáo) - TTUB: CT, các PCT; - Thành viên BCĐ PCD COVID-19 TP; - Các sở, ban, ngành, đoàn thể TP; - Các cơ quan ngoại giao, doanh nghiệp TP; - UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện; - Trung tâm Báo chí TP; - VPUB: CVP, các PCVP; - Các Phòng NCTH, TH(3b); - Lưu: VT (TH). (đính kèm Phụ lục 1, 2, 3) CHỦ TỊCH Phan Văn Mãi PHỤ LỤC 1 HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN (Ban hành đính kèm Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố) I. CÁC HOẠT ĐỘNG CHO PHÉP 1. Các cơ quan, đơn vị Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các cơ quan, đơn vị Nhà nước của Trung ương đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định số lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố, đảm bảo Bộ Tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch COVID-19. 2. Các cơ quan lãnh sự, tổ chức quốc tế và văn phòng kinh tế - văn hóa nước ngoài có trụ sở trú đóng trên địa bàn Thành phố chủ động quyết định phương thức làm việc phù hợp với đặc thù của tổ chức và đáp ứng quy định về biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 của Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Y tế. 3. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở kinh doanh dược, mỹ phẩm, vật tư, sinh phẩm, trang thiết bị y tế công lập, ngoài công lập được hoạt động đảm bảo Bộ Tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch COVID-19 (theo Phụ lục 2 đính kèm). 4. Các hoạt động sản xuất, thương mại, kinh doanh, dịch vụ được hoạt động đảm bảo các Bộ Tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của lĩnh vực tương ứng (theo Phụ lục 3 đính kèm). 5. Các hoạt động cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, tham quan du lịch; biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, đám tang, đám cưới: 5.1. Hoạt động của các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự tập trung tối đa 10 người; trường hợp có ít nhất 90% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 được tập trung tối đa 60 người. 5.2. Cơ sở, địa điểm nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, tham quan du lịch được hoạt động tối đa 50% công suất với điều kiện khách đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 hoặc có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong 72 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm. 5.3. Các sự kiện biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, thi đấu được tổ chức với quy mô tối đa 60 người với điều kiện có ít nhất 90% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19. 5.4. Tổ chức đám cưới, đám tang: - Trong nhà: tập trung tối đa 10 người; trường hợp có ít nhất 90% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 được tập trung tối đa 60 người. - Ngoài trời: tập trung tối đa 15 người; trường hợp có ít nhất 90% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 được tập trung tối đa 90 người. 6. Hoạt động giáo dục, đào tạo: tiếp tục tổ chức dạy - học gián tiếp, trên môi trường internet, qua truyền hình; từng bước củng cố các điều kiện để có thể kết hợp dạy - học trực tiếp. Các loại hình đào tạo cho người đã được tiêm đủ liều vắc xin, có thể dạy - học trực tiếp nếu đảm bảo các tiêu chí an toàn theo quy định. 7. Hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời: - Trong nhà (hội họp, tập huấn, hội thảo,...): tập trung tối đa 10 người; trường hợp có ít nhất 90% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 được tập trung tối đa 60 người. - Ngoài trời: tập trung tối đa 15 người; trường hợp có ít nhất 90% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 được tập trung tối đa 90 người. 8. Các trường hợp khác phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép. II. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾP TỤC TẠM DỪNG 1. Hoạt động kinh doanh, dịch vụ: quán bar, beer club, pub, spa, massage, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ ăn uống tại chỗ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử. 2. Hoạt động chợ tự phát, bán hàng rong, vé số dạo. 3. Hoạt động khác trừ các trường hợp được cho phép hoạt động quy định tại Mục I Phụ lục 1, Phụ lục 2, Phụ lục 3./. PHỤ LỤC 2 CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH, CƠ SỞ KINH DOANH DƯỢC, MỸ PHẨM, VẬT TƯ, SINH PHẨM, TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CÔNG LẬP, NGOÀI CÔNG LẬP ĐƯỢC HOẠT ĐỘNG (Ban hành đính kèm Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố) Nhóm 1. Bệnh viện, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa công lập, ngoài công lập 1. Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa. 2. Bệnh xá thuộc lực lượng vũ trang. 3. Phòng khám đa khoa. 4. Các loại hình phòng khám chuyên khoa (bao gồm cả: phòng xét nghiệm, phòng chẩn đoán hình ảnh, phòng X-quang, phòng chẩn trị y học cổ truyền). 5. Phòng khám y học gia đình. 6. Nhà hộ sinh. Nhóm 2. Các cơ sở dịch vụ y tế công lập, ngoài công lập 1. Cơ sở dịch vụ tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp. 2. Cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà. 3. Cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh trong nước và ra nước ngoài. 4. Cơ sở dịch vụ kính thuốc. 5. Cơ sở dịch vụ làm răng giả (nha công). Nhóm 3. Các cơ sở kinh doanh dược, mỹ phẩm, vật tư, sinh phẩm, trang thiết bị y tế công lập, ngoài công lập./. PHỤ LỤC 3 VỀ SẢN XUẤT, KINH DOANH, THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ ĐƯỢC HOẠT ĐỘNG (Ban hành đính kèm Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố) 1. Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu Công nghệ cao, Công viên Phần mềm Quang Trung và các cơ sở sản xuất trên địa bàn các quận, huyện, thành phố Thủ Đức. 2. Doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp, diêm nghiệp; dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, cơ sở thú y, đối tượng hành nghề thú y. 3. Công trình giao thông, xây dựng. 4. Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ gồm: - Cung cấp lương thực, thực phẩm; dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu, sửa chữa; thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải; bưu chính, viễn thông; dịch vụ mua bán, sửa chữa, bảo trì các loại xe, máy móc, thiết bị dân dụng, công nghiệp; các hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản; dịch vụ quản lý, vận hành, bảo trì, sửa chữa, ứng cứu hệ thống hạ tầng, trang thiết bị của các cơ quan, tòa nhà, chung cư. - Dịch vụ công ích; dịch vụ bảo vệ; trạm thu phí sử dụng đường bộ; dịch vụ tư vấn xây dựng; dịch vụ vệ sinh môi trường; dịch vụ quan trắc và xử lý môi trường; dịch vụ giới thiệu việc làm; dịch vụ rửa xe; các dịch vụ tiện ích như: cấp thoát nước, công viên, cây xanh, hạ tầng kỹ thuật, giao thông vận tải. - Bưu chính, viễn thông; báo chí, xuất bản, in, lịch; hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, sử dụng dịch vụ giao hàng trực tuyến; cửa hàng sách, thiết bị văn phòng; đường sách; thư viện, phòng tranh, triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh; đồ dùng, dụng cụ học tập; công nghệ thông tin; thiết bị tin học; cửa hàng điện máy; cửa hàng mắt kính; cửa hàng thời trang, may mặc; cửa hàng vàng bạc đá quý và đồ trang sức. - Kho dự trữ, điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa. 5. Trung tâm thương mại, siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa, chợ đầu mối, chợ truyền thống; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (chỉ được bán hàng mang đi; đối với nhà hàng trong các cơ sở lưu trú, cơ sở nghỉ dưỡng, tham quan du lịch chỉ được phục vụ tại chỗ cho khách lưu trú, tham quan, không tổ chức buffet). 6. Cơ sở cắt tóc, gội đầu, thể dục - thể thao (gym, yoga,...) được hoạt động tối đa 50% công suất và tối đa 10 người tại cùng một thời điểm. 7. Hoạt động của văn phòng đại diện và chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Thành phố. 8. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, logistics; dịch vụ bổ trợ người dân và doanh nghiệp (công chứng, luật sư, đấu giá tài sản, thẩm định giá, kiểm toán, dịch vụ tài chính, bảo hiểm, điểm thu - đổi ngoại tệ, thừa phát lại, trọng tài thương mại, hòa giải thương mại, tư vấn pháp luật và các hoạt động tư vấn khác bổ trợ doanh nghiệp, giám định tư pháp, quản lý - thanh lý tài sản, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm, đăng ký biến động đất đai), chứng khoán; dịch vụ cầm đồ. 9. Các hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm hội chợ, triển lãm, hội nghị, sự kiện kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm: - Trong nhà: tập trung tối đa 10 người; trường hợp có ít nhất 90% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 được tập trung tối đa 60 người. - Ngoài trời: tập trung tối đa 15 người; trường hợp có ít nhất 90% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 được tập trung tối đa 90 người./.
{ "issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh", "promulgation_date": "30/09/2021", "sign_number": "18/CT-UBND", "signer": "Phan Văn Mãi", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Nghi-dinh-83-2011-ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-129323.aspx
Nghị định 83/2011/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính
CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 83/2011/NĐ-CP Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2011 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VIỄN THÔNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009; Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, NGHỊ ĐỊNH: Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Nghị định này quy định xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động viễn thông, bao gồm đầu tư, kinh doanh viễn thông; viễn thông công ích; quản lý viễn thông; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông. 2. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực viễn thông không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt. Điều 2. Nguyên tắc xử phạt Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Điều 3 và Điều 4 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008. Điều 3. Thời hiệu xử phạt 1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông là một năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. 2. Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án vi phạm trong lĩnh vực viễn thông ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính thì bị xử phạt vi phạm hành chính; trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người đã ra quyết định phải gửi quyết định cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 03 tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm. 3. Quá thời hạn nêu tại các khoản 1 và 2 Điều này thì không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này. 4. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1 và 2 Điều này nếu tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm hành chính mới trong cùng lĩnh vực trước đây đã vi phạm hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt. Điều 4. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông và các biện pháp khắc phục hậu quả 1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: a) Cảnh cáo; b) Phạt tiền. 2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: a) Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn các loại giấy phép; b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. 3. Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện có liên quan tới vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông. c) Buộc tiêu hủy vật phẩm hoặc xóa bỏ nội dung thông tin điện tử trên mạng viễn thông có nội dung độc hại, gây hại cho tinh thần, sức khỏe con người, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục; d) Buộc thu hồi hoặc buộc hoàn trả kinh phí thu sai hoặc thu hồi tang vật, phương tiện đã bị tẩu tán; đ) Buộc chấm dứt cung cấp hoặc sử dụng dịch vụ viễn thông; e) Buộc thu hồi đầu số, kho số viễn thông. 4. Người nước ngoài vi phạm hành chính còn có thể bị xử phạt trục xuất. Trục xuất được áp dụng là hình thức xử phạt chính hoặc xử phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể. Chương 2. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ VIỄN THÔNG, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT MỤC 1. HÀNH VI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH VIỄN THÔNG Điều 5. Vi phạm các quy định về đại lý dịch vụ viễn thông và điểm giao dịch được ủy quyền 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Thiết lập hệ thống thiết bị đầu cuối ngoài địa điểm theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông hoặc điểm giao dịch được ủy quyền để cung cấp dịch vụ; b) Cung cấp dịch vụ viễn thông không đúng thời gian theo quy định của chính quyền địa phương; c) Làm đại lý dịch vụ viễn thông hoặc điểm giao dịch được ủy quyền nhưng không đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn của đại lý dịch vụ viễn thông hoặc điểm giao dịch được ủy quyền. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không ký hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông nhưng vẫn cung cấp dịch vụ cho người sử dụng hoặc bán lại dịch vụ viễn thông; b) Không cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến việc sử dụng dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ. 3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ cho người sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm quy định Điều 12 Luật Viễn thông. Điều 6. Vi phạm các quy định về sử dụng dịch vụ viễn thông và thuê bao viễn thông 1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Sử dụng, cho thuê, cho mượn thiết bị đầu cuối thuê bao, hàng hóa viễn thông chuyên dùng đưa sang biên giới nhằm mục đích chuyển lưu lượng điện thoại quốc tế về Việt Nam; b) Sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm một trong các hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông được quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 12 Luật Viễn thông. 2. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này. Điều 7. Vi phạm các quy định về sở hữu trong kinh doanh dịch vụ viễn thông 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không báo cáo cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông khi có sự thay đổi về tổ chức, cá nhân sở hữu trên mức quy định đối với vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp; b) Không xây dựng kế hoạch cơ cấu lại vốn sở hữu đối với doanh nghiệp viễn thông thuộc danh mục do Thủ tướng Chính phủ quyết định; c) Không thực hiện đúng thời hạn cơ cấu lại vốn sở hữu đối với doanh nghiệp viễn thông thuộc danh mục do Thủ tướng Chính phủ quyết định. 2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không cơ cấu lại vốn sở hữu đối với doanh nghiệp viễn thông thuộc danh mục do Thủ tướng Chính phủ quyết định. 3. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Nắm cổ phần chi phối không đúng quy định đối với doanh nghiệp thuộc Danh mục doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng do Nhà nước nắm cổ phần chi phối; b) Đồng thời sở hữu trên mức quy định đối với vốn điều lệ hoặc cổ phần trong hai hay nhiều doanh nghiệp viễn thông khác nhau cùng kinh doanh dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục dịch vụ viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định. Điều 8. Vi phạm quy định về cam kết đầu tư Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện cam kết đầu tư. Điều 9. Vi phạm các quy định về cạnh tranh 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu thực hiện một trong các hành vi sau: a) Không thực hiện thống kê hoặc kế toán riêng đối với dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế; b) Không cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp viễn thông khác thông tin kỹ thuật về phương tiện thiết yếu hoặc thông tin thương mại liên quan cần thiết để cung cấp dịch vụ. 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu sử dụng ưu thế về mạng viễn thông, phương tiện thiết yếu để cản trở việc xâm nhập thị trường, hạn chế, gây khó khăn cho hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông khác. 3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Thực hiện kiến nghị miễn trừ theo quy định của Luật Cạnh tranh nhưng không được chấp nhận trước bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông; b) Không thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông trước khi tiến hành tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% trở lên trên thị trường dịch vụ liên quan. 4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu sử dụng thông tin của doanh nghiệp khác để cạnh tranh không lành mạnh; b) Doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu thực hiện bù chéo dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh. MỤC 2. HÀNH VI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH Điều 10. Vi phạm các quy định về cung cấp dịch vụ viễn thông công ích 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ loại hình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích theo quy định; b) Không thể hiện kinh phí hoặc nội dung hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích của Nhà nước theo quy định. 2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Áp dụng vùng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích không đúng quy định; b) Không chấp hành nghĩa vụ về xây dựng, trình duyệt, điều chỉnh kế hoạch về cung cấp dịch vụ viễn thông công ích khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ định; c) Không thực hiện dự án đầu tư xây dựng về cung cấp dịch vụ viễn thông công ích khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ định thầu. d) Chậm đóng góp tài chính cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 3. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Thực hiện đóng góp vào Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam không đúng quy định; b) Sử dụng vốn được hỗ trợ để thực hiện chính sách dịch vụ viễn thông công ích sai mục đích. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi kinh phí đã chi sai đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này. Điều 11. Vi phạm các quy định về áp dụng chính sách viễn thông công ích 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi áp dụng chính sách viễn thông công ích không đúng đối tượng. 2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Tuyên truyền, quảng cáo tạo sự hiểu lầm dịch vụ viễn thông công ích được hỗ trợ bởi doanh nghiệp; b) Thực hiện chính sách viễn thông công ích không đúng quy định. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi hoặc buộc hoàn trả kinh phí đã áp dụng sai đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này. MỤC 3. HÀNH VI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ THIẾT LẬP MẠNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG Điều 12. Vi phạm các quy định về cung cấp dịch vụ viễn thông 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết hướng dẫn sử dụng dịch vụ và các số máy dịch vụ viễn thông khẩn cấp, dịch vụ trợ giúp tra cứu số thuê bao điện thoại cố định. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hỏng hoặc sử dụng không đúng mục đích các buồng điện thoại công cộng. 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến việc sử dụng dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ; b) Áp dụng hợp đồng mẫu khi chưa được chấp thuận của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông đối với dịch vụ viễn thông thuộc danh mục phải có hợp đồng mẫu; c) Không áp dụng hợp đồng mẫu thống nhất trong toàn doanh nghiệp đối với dịch vụ viễn thông thuộc danh mục phải có hợp đồng mẫu. 4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không đăng ký hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông mẫu đối với dịch vụ viễn thông thuộc danh mục phải có hợp đồng mẫu; b) Cung cấp dịch vụ viễn thông không đúng quy định trong giấy phép; c) Không thực hiện đúng quy định về bán lại dịch vụ viễn thông; d) Cung cấp các dịch vụ viễn thông cơ bản hoặc dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khi chưa được sự đồng ý của thuê bao viễn thông; yêu cầu người sử dụng xác nhận bằng thiết bị đầu cuối thuê bao, thiết bị đầu cuối đồng ý hoặc không đồng ý sử dụng dịch vụ viễn thông cơ bản hoặc dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng. 5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam không thông qua hợp đồng kinh doanh hoặc thỏa thuận thương mại với doanh nghiệp Việt Nam đã được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế. 6. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi lắp đặt thiết bị viễn thông để chuyển trái phép lưu lượng dịch vụ viễn thông từ Việt Nam đi nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam dưới bất kỳ hình thức nào. 7. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính quy định tại khoản 6 Điều này. 8. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 điều này; b) Buộc thu hồi lợi nhuận do vi phạm hành chính gây ra đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 và khoản 5 Điều này. Điều 13. Vi phạm quy định về không chấm dứt cung cấp dịch vụ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục cung cấp dịch vụ viễn thông khi đã có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu chấm dứt hợp đồng với người sử dụng dịch vụ viễn thông. Điều 14. Vi phạm các quy định về ngừng kinh doanh dịch vụ 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông khi thông báo cho người sử dụng và các bên có liên quan hoặc công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa đủ 30 ngày; b) Ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng không thông báo cho người sử dụng dịch vụ viễn thông và các bên có liên quan hoặc không công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông báo, công bố thông tin không đủ theo yêu cầu; c) Ngừng kinh doanh một phần hoặc toàn bộ dịch vụ viễn thông khi gửi hồ sơ thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông chưa đủ thời hạn 60 ngày; d) Không gửi hồ sơ thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông khi ngừng kinh doanh một phần hoặc toàn bộ dịch vụ viễn thông đã được cấp phép. 2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu, doanh nghiệp viễn thông thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích thực hiện một trong các hành vi sau: a) Ngừng kinh doanh dịch vụ không trình Bộ Thông tin và Truyền thông phương án tổ chức lại doanh nghiệp để bảo đảm tiếp tục duy trì việc cung cấp dịch vụ cho người sử dụng; b) Ngừng kinh doanh một phần hoặc toàn bộ các dịch vụ viễn thông khi chưa được Bộ Thông tin và Truyền thông chấp thuận bằng văn bản. Điều 15. Vi phạm các quy định về liên lạc nghiệp vụ 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi áp dụng chế độ liên lạc nghiệp vụ không đúng đối tượng. 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không quy định chi tiết đối tượng, phạm vi, mức sử dụng hoặc không ban hành quy chế quản lý liên lạc nghiệp vụ nội bộ doanh nghiệp. Điều 16. Vi phạm các quy định về dịch vụ trợ giúp tra cứu số thuê bao điện thoại cố định 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ 116 không đáp ứng một trong các chỉ tiêu chất lượng. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không trợ giúp tra cứu đối với số máy điện thoại cố định của các doanh nghiệp viễn thông có đăng ký trong danh bạ điện thoại công cộng; b) Không thiết lập phương thức trợ giúp tra cứu số thuê bao điện thoại cố định theo quy định; c) Không triển khai hoặc triển khai không đúng hệ thống cung cấp dịch vụ 116 dự phòng; d) Vẫn đưa thông tin về tên hoặc địa chỉ hoặc các thông tin liên quan khác vào Danh bạ điện thoại công cộng khi thuê bao đã từ chối đăng ký thông tin. 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không đảm bảo đủ dung lượng hoặc không đảm bảo đúng thời gian khi cung cấp cổng trung kế của tổng đài kết nối với hệ thống cung cấp dịch vụ 116; b) Cung cấp không đầy đủ hoặc cung cấp không đảm bảo thời gian cơ sở dữ liệu dịch vụ 116; c) Không định tuyến cuộc gọi 116 đến hệ thống cung cấp dịch vụ 116; d) Không cung cấp cơ sở dữ liệu về thuê bao điện thoại cố định bao gồm các thông tin về tên, địa chỉ, số điện thoại và các thông tin liên quan khác cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 116. 4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp miễn phí cho người sử dụng dịch vụ điện thoại cố định Danh bạ điện thoại công cộng. Điều 17. Vi phạm các quy định về dịch vụ viễn thông khẩn cấp và báo hỏng số thuê bao điện thoại cố định 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo khả năng truy nhập của người sử dụng dịch vụ viễn thông đến các số liên lạc khẩn cấp hoặc dịch vụ báo hỏng số thuê bao điện thoại cố định. 2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này. Điều 18. Vi phạm các quy định về đổi số thuê bao viễn thông 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn trên các phương tiện thông tin đại chúng trước khi tiến hành đổi số thuê bao viễn thông; b) Không hướng dẫn người sử dụng dịch vụ viễn thông cách thức quay số sau khi tiến hành đổi số thuê bao viễn thông; c) Không báo cáo Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông khi đổi số thuê bao viễn thông. 2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đổi số thuê bao viễn thông không đúng với hồ sơ đề nghị đổi số thuê bao viễn thông hoặc không đúng với văn bản chấp thuận của Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông. 3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Đổi số thuê bao viễn thông khi chưa có văn bản chấp thuận của Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông; b) Không triển khai các biện pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu tối đa việc mất liên lạc trước, trong và sau quá trình đổi số thuê bao viễn thông. Điều 19. Vi phạm các quy định về đăng ký, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Cung cấp hoặc sử dụng thông tin không chính xác khi giao kết hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông; b) Không đăng ký thay đổi thông tin khi thay đổi chủ thuê bao. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Chấp nhận giấy tờ không đúng quy định khi tiếp nhận đăng ký thông tin thuê bao; b) Bán SIM thuê bao hoặc thiết bị đầu cuối loại không dùng SIM đã được đăng ký thông tin thuê bao của người khác. 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Tiếp nhận đăng ký thông tin thuê bao khi không được ủy quyền theo quy định; b) Không đáp ứng các điều kiện theo quy định đối với điểm đăng ký thông tin thuê bao; c) Chủ điểm giao dịch không thực hiện đúng quy trình tiếp nhận đăng ký thông tin thuê bao; d) Không báo cáo với doanh nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện các vi phạm trong quá trình đăng ký, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao; đ) Không kiểm tra, cập nhật hoặc không chuyển chính xác cho doanh nghiệp các thông tin thuê bao đã đăng ký tại điểm giao dịch của mình; e) Cung cấp dịch vụ cho thuê bao đối với chủ thuê bao cung cấp không đầy đủ hoặc không chính xác thông tin thuê bao theo quy định với số lượng dưới 100 thuê bao; g) Mua bán, trao đổi hoặc sử dụng thiết bị có chức năng kích hoạt SIM thuê bao, đăng ký thông tin thuê bao mà không cần phải bẻ SIM. 4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Thực hiện ủy quyền việc tiếp nhận đăng ký thông tin thuê bao không đúng quy định; b) Không tập huấn, đào tạo về quy trình, thủ tục đăng ký thông tin thuê bao cho điểm đăng ký thông tin thuê bao; c) Không chấm dứt việc cung cấp dịch vụ đối với chủ thuê bao cung cấp thông tin không chính xác trong trường hợp doanh nghiệp tự phát hiện; d) Không cung cấp thông tin thuê bao theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; đ) Không chấm dứt việc cung cấp dịch vụ đối với chủ thuê bao theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; e) Cung cấp dịch vụ cho thuê bao đối với chủ thuê bao cung cấp không đầy đủ hoặc không chính xác thông tin thuê bao theo quy định với số lượng từ 100 thuê bao đến dưới 300 thuê bao; g) Không kết nối cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; h) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông không thực hiện đúng quy định việc đăng ký, lưu giữ hoặc không sử dụng thông tin thuê bao. 5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Chấp nhận thông tin thuê bao do chủ điểm giao dịch không được ủy quyền cung cấp; b) Cung cấp dịch vụ cho thuê bao đối với chủ thuê bao cung cấp không đầy đủ hoặc không chính xác thông tin thuê bao theo quy định với số lượng từ 300 thuê bao đến dưới 500 thuê bao. 6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không xây dựng hệ thống kỹ thuật, cơ sở dữ liệu để thu thập, lưu giữ, quản lý thông tin thuê bao theo quy định; b) Cung cấp dịch vụ cho thuê bao đối với chủ thuê bao cung cấp không đầy đủ hoặc không chính xác thông tin thuê bao theo quy định với số lượng từ 500 thuê bao trở lên. 7. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật được sử dụng để vi phạm hành chính, ngoại trừ giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (tang vật là SIM thì tịch thu cả tài khoản có trong SIM) đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 và điểm c, g khoản 3 của Điều này; b) Tịch thu số tiền có được do vi phạm hành chính gây ra đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này. 8. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện đúng các quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm e khoản 3, điểm e, g, h khoản 4, điểm b khoản 5 và khoản 6 của Điều này. Điều 20. Vi phạm các quy định về lập hóa đơn và thanh toán giá cước 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn thanh toán giá cước dịch vụ viễn thông thể hiện không đầy đủ hoặc không chính xác đối với một trong các nội dung sau: a) Giá cước và số tiền phải thanh toán đối với từng loại dịch vụ viễn thông; b) Tổng số tiền phải thanh toán; c) Thuế giá trị gia tăng. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không cung cấp cho thuê bao viễn thông bảng kê chi tiết miễn phí một lần kèm theo hóa đơn đối với các dịch vụ viễn thông theo Danh mục dịch vụ do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định, trừ khi có thỏa thuận khác; b) Tính cước cuộc gọi từ thuê bao điện thoại cố định đến các số liên lạc khẩn cấp hoặc dịch vụ 116 hoặc dịch vụ báo hỏng số thuê bao điện thoại cố định; c) Không lập hóa đơn thanh toán giá cước cho người sử dụng dịch vụ viễn thông theo hình thức trả sau, trừ trường hợp người sử dụng tự thanh toán bằng thẻ nạp tiền. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi hoặc buộc hoàn trả kinh phí thu sai đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này. MỤC 4. HÀNH VI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ GIẤY PHÉP VIỄN THÔNG Điều 21. Vi phạm các quy định về giấy phép viễn thông 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không xuất trình một trong các loại giấy phép viễn thông sau khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu: a) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng; b) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông; c) Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển; d) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng; đ) Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông. 2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung giấy phép; b) Có hành vi gian dối hoặc cung cấp thông tin giả mạo để được cấp một trong các giấy phép nêu tại khoản 1 Điều này; c) Quá thời hạn một tháng kể từ khi giấy phép viễn thông tại khoản 1 Điều này bị mất, rách, cháy hoặc bị tiêu hủy nhưng tổ chức được cấp phép không gửi đơn đề nghị cấp lại; d) Quá thời hạn 2 năm kể từ khi Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 6 tháng 4 năm 2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông có hiệu lực, doanh nghiệp đã được cấp giấy phép viễn thông không làm thủ tục đề nghị cấp, đổi giấy phép theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. 3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thiết lập mạng viễn thông dùng riêng hoặc thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông nhưng không có giấy phép hoặc cho thuê, cho mượn, thuê, mượn giấy phép. 4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy phép hoặc cho thuê, cho mượn, thuê, mượn giấy phép đối với một trong các trường hợp sau: a) Thiết lập mạng viễn thông công cộng; b) Cung cấp dịch vụ viễn thông; c) Lắp đặt cáp viễn thông trên biển. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấm dứt thiết lập mạng, lắp đặt cáp viễn thông hoặc buộc chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này. Điều 22. Vi phạm các quy định về công bố, thay đổi nội dung trong giấy phép 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không công bố hoặc công bố không đầy đủ nội dung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông; b) Không công bố hoặc công bố không đầy đủ nội dung sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông; c) Công bố nội dung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông không đúng thời hạn hoặc không công bố đủ trên 3 số báo liên tiếp; d) Công bố nội dung sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông không đúng thời hạn hoặc không công bố đủ trên 3 số báo liên tiếp. 2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Thay đổi địa chỉ trụ sở chính nhưng không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan cấp phép; b) Thay đổi tên doanh nghiệp, phạm vi thiết lập mạng viễn thông, phạm vi cung cấp dịch vụ viễn thông, loại hình dịch vụ đã được cấp phép hoặc các thông tin khác nhưng không làm thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông; c) Thay đổi tên tổ chức được cấp phép hoặc danh sách thành viên của mạng hoặc cấu hình mạng hoặc phạm vi hoạt động của mạng hoặc loại hình dịch vụ cung cấp nhưng không làm thủ tục đề nghị sửa đổi bổ sung nội dung giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng; d) Không thực hiện đúng quy định tại giấy phép viễn thông. 3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi tên tổ chức được cấp phép hoặc thông tin về tuyến cáp được lắp đặt nhưng không làm thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển. 4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng cam kết mà tổ chức cấp giấy phép viễn thông đã cam kết đối với cơ quan cấp phép. Điều 23. Vi phạm các quy định về lắp đặt cáp viễn thông trên biển 1. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Cung cấp không đầy đủ hoặc không chính xác thông tin liên quan đến tuyến cáp cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông; b) Không chấp hành sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi khảo sát hoặc lắp đặt hoặc bảo dưỡng, sửa chữa tuyến cáp trong vùng biển Việt Nam; c) Không chấp hành việc hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi khảo sát hoặc lắp đặt hoặc bảo dưỡng, sửa chữa tuyến cáp trong vùng biển Việt Nam; d) Thực hiện các hoạt động ngoài việc khảo sát, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa tuyến cáp viễn thông trong vùng biển Việt Nam; đ) Khảo sát, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa tuyến cáp viễn thông mà chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép 1 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều này. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này. Điều 24. Vi phạm các quy định về điều kiện cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Cung cấp dịch vụ cho tổ chức hoặc cá nhân không phải là thành viên của mạng viễn thông dùng riêng; b) Thiết lập mạng viễn thông dùng riêng không đúng quy định trong giấy phép. 2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mạng viễn thông dùng riêng vào mục đích kinh doanh. 3. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu số tiền có được do vi phạm hành chính gây ra đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này. Điều 25. Vi phạm các quy định về phí, lệ phí Các hành vi vi phạm về phí, lệ phí và phí quyền hoạt động viễn thông trong lĩnh vực viễn thông được áp dụng theo Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí. MỤC 5. HÀNH VI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH KẾT NỐI VÀ CHIA SẺ CƠ SỞ HẠ TẦNG VIỄN THÔNG Điều 26. Vi phạm các quy định về kết nối mạng viễn thông công cộng 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ các phương tiện thiết yếu không công bố công khai bản thỏa thuận kết nối mẫu; b) Doanh nghiệp viễn thông không đáp ứng đủ dung lượng kết nối theo quy hoạch chung về phát triển mạng lưới, dịch vụ viễn thông và thỏa thuận kết nối; c) Doanh nghiệp viễn thông không đảm bảo chất lượng kết nối. 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với doanh nghiệp viễn thông nắm giữ các phương tiện thiết yếu không đăng ký với cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông thỏa thuận kết nối mẫu. 3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ các phương tiện thiết yếu không xây dựng giá cước kết nối viễn thông theo quy định; b) Doanh nghiệp viễn thông hạn chế, từ chối, tự ý dừng, gây khó khăn cho việc kết nối các mạng viễn thông với nhau hoặc hoạt động cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp viễn thông khác; c) Không cho phép kết nối mặc dù có khả thi về mặt kỹ thuật trên mạng viễn thông; d) Không đảm bảo kết nối kịp thời hoặc công khai, minh bạch; đ) Phân biệt đối xử trong kết nối; e) Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ các phương tiện thiết yếu xây dựng giá cước kết nối viễn thông trên cơ sở phân biệt các loại hình dịch vụ; g) Không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp kết nối của Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông; h) Kết nối các mạng viễn thông không đúng quy định. Điều 27. Vi phạm các quy định về kết nối mạng viễn thông dùng riêng 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không thực hiện đúng các quy định kết nối mạng viễn thông dùng riêng vào mạng viễn thông công cộng; b) Kết nối mạng viễn thông dùng riêng vào mạng viễn thông công cộng mà không đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định; c) Kết nối mạng viễn thông dùng riêng với mạng viễn thông công cộng nhưng không ký hợp đồng kết nối. 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi kết nối các mạng viễn thông dùng riêng trực tiếp với nhau mà không được Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép bằng văn bản. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này. Điều 28. Vi phạm các quy định về chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông không thông qua hợp đồng. 2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc trì hoãn việc thực hiện quyết định của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông về việc chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông. MỤC 6. HÀNH VI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ TÀI NGUYÊN VIỄN THÔNG Điều 29. Vi phạm các quy định về phân bổ, sử dụng, hoàn trả kho số viễn thông, tài nguyên Internet 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không báo cáo về kế hoạch hoặc tình hình sử dụng kho số viễn thông; b) Không hoàn trả kho số viễn thông, tài nguyên Internet đã được cấp khi không còn nhu cầu sử dụng hoặc khi ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông; c) Cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” khi không phải là nhà đăng ký tên miền “.vn” hoặc không có hợp đồng làm đại lý cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền “.vn” cho nhà đăng ký tên miền “.vn”. 2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Sử dụng kho số viễn thông không đúng quy định; b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy hoạch, quy định quản lý kho số viễn thông, tài nguyên Internet. 3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng kho số viễn thông khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân bổ. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi kho số viễn thông đối với hành vi vi phạm quy định khoản 3 Điều này. Điều 30. Vi phạm các quy định về chuyển nhượng kho số viễn thông, tài nguyên Internet 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng tài nguyên Internet đã được phân bổ thông qua đấu giá khi chưa được sự đồng ý của Bộ Thông tin và Truyền thông. 2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng kho số viễn thông đã được phân bổ thông qua đấu giá nhưng chưa được sự đồng ý của Bộ Thông tin và Truyền thông. 3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Chuyển nhượng kho số viễn thông mà tổ chức, cá nhân được phân bổ không thông qua đấu giá; b) Chuyển nhượng tên miền quốc gia “.vn” dành cho các cơ quan Đảng, Nhà nước hoặc các loại tên miền khác không được phép chuyển nhượng theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông; c) Chuyển nhượng quyền sử dụng kho số viễn thông hoặc tài nguyên Internet mặc dù tổ chức, cá nhân chuyển nhượng không có quyền sử dụng hợp pháp; d) Chuyển nhượng quyền sử dụng kho số viễn thông hoặc tài nguyên Internet nhưng tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng không được phép hoạt động hoặc không đủ điều kiện đầu tư hoặc khai thác hoặc sử dụng kho số viễn thông, tài nguyên Internet đó. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi kho số viễn thông, tài nguyên Internet đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này. MỤC 7. HÀNH VI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, GIÁ CƯỚC VÀ KHUYẾN MẠI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG Điều 31. Vi phạm các quy định về chất lượng thiết bị viễn thông 1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Tẩy xóa, sửa chữa giấy chứng nhận hợp quy; b) Bán thiết bị thuộc Danh mục thiết bị có khả năng gây mất an toàn mà không có chứng nhận hợp quy hoặc không công bố hợp quy hoặc không gắn dấu hợp quy. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Sản xuất, nhập khẩu thiết bị thuộc Danh mục thiết bị có khả năng gây mất an toàn nhưng không chứng nhận hợp quy trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường; b) Sản xuất, nhập khẩu thiết bị thuộc Danh mục thiết bị có khả năng gây mất an toàn nhưng không thực hiện công bố hợp quy trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường; c) Sản xuất, nhập khẩu thiết bị thuộc Danh mục thiết bị có khả năng gây mất an toàn nhưng không sử dụng dấu hợp quy trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường; d) Kết nối vào mạng viễn thông công cộng thiết bị thuộc Danh mục thiết bị có khả năng gây mất an toàn nhưng không được chứng nhận hợp quy hoặc không được công bố hợp quy hoặc không sử dụng dấu hợp quy; đ) Cung cấp, sử dụng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, kết nối mạng viễn thông không thực hiện công bố hợp quy. 3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu hoặc lưu thông trên thị trường thiết bị thuộc Danh mục thiết bị có khả năng gây mất an toàn nhưng có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật đã được chứng nhận hoặc công bố. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi thiết bị viễn thông đang lưu thông trên thị trường; buộc thay đổi mục đích sử dụng, tái chế hoặc tái xuất thiết bị viễn thông nhập khẩu vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này. Điều 32. Vi phạm các quy định về chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Công bố chất lượng mạng, dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục mạng và dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng không đúng thời hạn theo quy định; b) Đăng bản công bố chất lượng trên trang tin điện tử của doanh nghiệp hoặc niêm yết tại các điểm giao dịch không đúng với Bản công bố chất lượng mạng, dịch vụ và Danh mục các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ trong hồ sơ công bố chất lượng dịch vụ đã gửi cơ quan quản lý nhà nước; c) Không công bố chất lượng dịch vụ viễn thông theo tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng đối với các mạng, dịch vụ viễn thông không thuộc Danh mục mạng và dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng; d) Không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ văn bản, số liệu kết quả kiểm tra, kiểm soát chất lượng do doanh nghiệp thực hiện theo quy định. 2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không công bố chất lượng mạng hoặc dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục mạng và dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng; b) Không đưa lên trang tin điện tử hoặc không niêm yết các điểm giao dịch của doanh nghiệp Bản công bố chất lượng mạng, dịch vụ và Danh mục các chỉ tiêu chất lượng mạng, dịch vụ của mạng, dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục mạng, dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng; c) Không thực hiện lại việc công bố chất lượng mạng, dịch vụ viễn thông khi có sự thay đổi về quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc khi có sự thay đổi liên quan đến các nội dung đã công bố; d) Không cung cấp, cung cấp không đầy đủ hoặc cung cấp không chính xác tài liệu, số liệu cho việc thanh tra, kiểm tra và đo kiểm tra chất lượng mạng, dịch vụ; đ) Không kiểm tra, kiểm soát chất lượng hoặc kiểm tra, kiểm soát chất lượng không đúng quy định đối với mạng, dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục mạng và dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng; e) Cung cấp dịch vụ có chất lượng thấp hơn quy định hoặc thấp hơn chất lượng đã công bố. Điều 33. Vi phạm các quy định về kiểm định thiết bị viễn thông 1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa giấy chứng nhận kiểm định thiết bị mạng, thiết bị đo lường tính giá cước, đài vô tuyến điện. 2. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Sử dụng thiết bị mạng, thiết bị đo lường tính giá cước, đài vô tuyến điện đã được kiểm định nhưng giấy chứng nhận kiểm định đã hết hiệu lực; b) Đưa thiết bị mạng, thiết bị đo lường tính giá cước, đài vô tuyến điện thuộc “Danh mục thiết bị viễn thông bắt buộc kiểm định” vào hoạt động nhưng không thực hiện kiểm định; c) Không thực hiện đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông đối với thiết bị mạng, thiết bị đo lường tính giá cước, đài vô tuyến điện; d) Đưa đài vô tuyến điện thuộc Danh mục đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định về an toàn bức xạ vô tuyến điện vào sử dụng nhưng không thực hiện kiểm định. Điều 34. Vi phạm các quy định về giá cước viễn thông 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không thông báo giá cước dịch vụ viễn thông cho Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông; b) Áp dụng giá cước trước khi đăng ký với Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông; c) Không đăng ký giá cước với Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông; d) Cài đặt không đúng giá cước dịch vụ viễn thông. 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Cung cấp dịch vụ viễn thông với giá cước thấp quá mức so với giá cước trung bình trên thị trường dịch vụ viễn thông theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông; b) Doanh nghiệp viễn thông thống lĩnh thị trường áp dụng giá cước dịch vụ viễn thông thấp hơn giá thành. 3. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi bù chéo giữa các dịch vụ viễn thông khi xác định giá cước. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả lợi nhuận thu được do vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này. Điều 35. Vi phạm các quy định về khuyến mại 1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa viễn thông chuyên dùng nhưng không ký hợp đồng với doanh nghiệp viễn thông. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không phải là doanh nghiệp viễn thông hoặc không được doanh nghiệp viễn thông thuê nhưng thực hiện khuyến mại đối với dịch vụ viễn thông; b) Không phải là doanh nghiệp viễn thông hoặc không được doanh nghiệp viễn thông thuê nhưng thực hiện khuyến mại hàng hóa viễn thông chuyên dùng. 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Tặng SIM có chứa số thuê bao viễn thông hoặc tặng máy điện thoại đã được gắn sẵn số thuê bao viễn thông cho khách hàng không đăng ký dùng thử dịch vụ; b) Cung ứng dịch vụ viễn thông mẫu cho khách hàng không đăng ký dùng thử dịch vụ; c) Cung ứng dịch vụ viễn thông mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền khi đã hết thời gian thử nghiệm hoặc dịch vụ đã được cung cấp ra thị trường lớn hơn 12 tháng; d) Thời gian cung ứng dịch vụ viễn thông mẫu vượt quá 31 ngày; đ) Cung ứng dịch vụ viễn thông mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền có tổng giá trị lớn hơn 100.000 đồng; e) Tổng thời gian thực hiện các chương trình khuyến mại giảm giá đối với một nhãn hiệu dịch vụ viễn thông, nhãn hiệu hàng hóa viễn thông chuyên dùng, chương trình khuyến mại cung cấp dịch vụ viễn thông, bán hàng hóa viễn thông chuyên dùng kèm theo việc tham dự chương trình khuyến mại mang tính may rủi vượt quá quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông; g) Giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị dịch vụ, hàng hóa viễn thông chuyên dùng hoặc tổng giá trị của dịch vụ, hàng hóa chuyên dùng để khuyến mại vượt quá quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông; h) Tặng hàng hóa viễn thông chuyên dùng hoặc dịch vụ viễn thông không kèm theo việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; i) Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua SIM có chứa một số thuê bao viễn thông hoặc phiếu mua máy điện thoại có gắn sẵn một số thuê bao viễn thông hoặc phiếu mua thẻ nạp tiền; k) Phiếu sử dụng dịch vụ viễn thông có hiệu lực trước khi khách hàng sử dụng tối thiểu thời gian liên lạc, lượng thông tin, gói thông tin bằng thời gian liên lạc, lượng thông tin, gói thông tin ghi trong phiếu sử dụng dịch vụ; l) Áp dụng chương trình khách hàng thường xuyên cho khách hàng không đúng đối tượng; m) Không thông báo hoặc không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện chương trình khuyến mại đối với dịch vụ viễn thông, hàng hóa viễn thông chuyên dùng. 4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khuyến mại bằng việc giảm giá cước dịch vụ viễn thông, giảm giá bán hàng hóa viễn thông chuyên dùng đối với dịch vụ viễn thông, hàng hóa viễn thông chuyên dùng do Nhà nước quy định giá cụ thể; khuyến mại bằng việc giảm giá cước dịch vụ viễn thông, giảm giá bán hàng hóa viễn thông chuyên dùng xuống thấp hơn mức tối thiểu đối với dịch vụ viễn thông, hàng hóa viễn thông chuyên dùng do Nhà nước quy định khung giá hoặc giá tối thiểu. MỤC 8. HÀNH VI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG Điều 36. Vi phạm các quy định về quy hoạch công trình viễn thông thụ động 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không ưu tiên bố trí điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tại nhà ga, bến xe, cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu và các điểm công cộng. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không ưu tiên bố trí không gian, mặt đất, lòng đất, đáy biển cho công trình viễn thông công cộng. 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện dự án đầu tư công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia hoặc làm điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và giao đất. 4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Doanh nghiệp viễn thông không xây dựng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương; b) Doanh nghiệp viễn thông không phối hợp hoặc đóng góp kinh phí để thực hiện hạ ngầm, chỉnh trang đường cáp viễn thông. Điều 37. Vi phạm các quy định về thiết kế, xây dựng, sử dụng công trình viễn thông 1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng tòa nhà có nhiều chủ sử dụng (chung cư, tòa nhà văn phòng, khách sạn) không thiết kế, lắp đặt hệ thống cáp viễn thông, điểm truy nhập trong tòa nhà; b) Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng tòa nhà cao tầng có nhiều chủ sử dụng (chung cư, tòa nhà văn phòng, khách sạn), công trình xây dựng công cộng không bố trí mặt bằng để doanh nghiệp viễn thông lắp đặt cột ăng ten trên nóc tòa nhà, lắp đặt thiết bị thu, phát sóng trong tòa nhà, trong công trình xây dựng công cộng; c) Không có hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động khi lập thiết kế cơ sở hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác; d) Hạn chế người sử dụng dịch vụ không được tự do lựa chọn doanh nghiệp viễn thông hoặc hạn chế cạnh tranh trong thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông trong các tòa nhà, công trình xây dựng công cộng, công trình giao thông, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu đô thị. 2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với chủ đầu tư xây dựng công trình giao thông, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu đô thị không bố trí mặt bằng để doanh nghiệp viễn thông xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động. Điều 38. Vi phạm các quy định về sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Cản trở trái phép việc lắp đặt cáp viễn thông đi dọc đường, phố, hè phố, cầu cống và các đường giao thông; b) Cản trở trái phép việc lắp đặt cáp viễn thông trên cột điện tại các khu vực không thể hạ ngầm hoặc không thể xây dựng cột treo cáp viễn thông riêng biệt; c) Cản trở trái phép việc lắp đặt cáp viễn thông, thiết bị viễn thông trong công trình công cộng ngầm, công trình giao thông ngầm, công trình đầu mối kỹ thuật ngầm, phần ngầm của các công trình xây dựng trên mặt đất, công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm, hào và tuynen kỹ thuật. 2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Chủ đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật không thiết kế hoặc không xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho phép sử dụng chung để lắp đặt cáp và thiết bị viễn thông phù hợp với quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động đã được phê duyệt; b) Giá thuê công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng để lắp đặt cáp và thiết bị viễn thông được xác định không dựa trên cơ sở giá thành. 3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng quy định sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động. 4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện quy định sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động. MỤC 9. HÀNH VI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN CƠ SỞ HẠ TẦNG VIỄN THÔNG VÀ AN NINH THÔNG TIN Điều 39. Vi phạm các quy định về tiết lộ nội dung thông tin riêng 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ trái phép nội dung thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông. 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi mua bán hoặc trao đổi trái phép thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi lợi nhuận do vi phạm mà có đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này. Điều 40. Vi phạm các quy định về truyền đưa thông tin trên mạng viễn thông 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dung hoạt động viễn thông để thực hiện một trong các hành vi sau: a) Kích động mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc; b) Đe dọa, quấy rối, xúc phạm, xuyên tạc, vu khống uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác; c) Quảng cáo, tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm. 2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thu trộm, nghe trộm thông tin trên mạng viễn thông; đánh cắp và sử dụng trái phép mật khẩu, khóa mật mã, thông tin riêng của tổ chức, cá nhân; ngăn cản bất hợp pháp việc truy nhập thông tin của tổ chức, cá nhân. 3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Lợi dụng hoạt động viễn thông nhằm kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; b) Gửi, phát tán tin nhắn rác; c) Dịch vụ cung cấp có nội dung thông tin bói toán, mê tín dị đoan; thông tin có nội dung cờ bạc, lô đề hoặc để phục vụ chơi cờ bạc, lô đề. 4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi lợi dụng hoạt động viễn thông nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; phá hoại khối đoàn kết toàn dân; tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc chấm dứt sử dụng dịch vụ hoặc cung cấp dịch vụ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này. b) Buộc thu hồi lợi nhuận do vi phạm mà có đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này. c) Buộc thu hồi đầu số, kho số viễn thông đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này. Điều 41. Xử phạt vi phạm về đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin 1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hỏng đường dây cáp quang, cáp đồng, ăng ten hoặc trang thiết bị của hệ thống truyền dẫn, chuyển mạch và các thiết bị viễn thông khác thuộc mạch vòng nội hạt. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Làm hư hỏng đường dây cáp quang, ăng ten hoặc trang thiết bị của hệ thống truyền dẫn, chuyển mạch và các thiết bị viễn thông khác thuộc mạng viễn thông cố định công cộng đường dài trong nước, quốc tế; mạng viễn thông di động công cộng, mạng viễn thông cố định vệ tinh công cộng, mạng viễn thông di động vệ tinh công cộng, mạng thông tin vô tuyến điện hàng hải công cộng; b) Xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông công cộng, mạng viễn thông dùng riêng, mạng viễn thông chuyên dùng hoặc đường thuê bao viễn thông khác. 3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Làm hư hỏng đường dây cáp quang, ăng ten hoặc trang thiết bị của hệ thống truyền dẫn, chuyển mạch và các thiết bị viễn thông khác của hệ thống đường trục viễn thông quốc gia; b) Trì hoãn hoặc không chấp hành quyết định huy động một phần hay toàn bộ cơ sở hạ tầng viễn thông, mạng viễn thông công cộng, mạng viễn thông dùng riêng để phục vụ nhiệm vụ an ninh, quốc phòng trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; c) Phá hoại cơ sở dữ liệu, phần mềm, phần cứng, thiết bị của mạng viễn thông mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; d) Không thực hiện đúng quy định về đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông hoặc an ninh thông tin; đ) Không có biện pháp bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin; e) Phá hủy, làm hư hỏng hoặc hủy hoại công trình viễn thông hoặc sử dụng, lợi dụng mạng lưới, thiết bị, các công cụ phần cứng, phần mềm để gây nhiễu, gây rối loạn hoạt động cơ sở hạ tầng viễn thông; g) Không xây dựng kế hoạch và áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng, an ninh thông tin theo quy định; h) Không xây dựng, ban hành quy trình, quy chế phối hợp với lực lượng Công an, quân sự, dân quân tự vệ để bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng và an ninh thông tin; i) Không đầu tư, xây lắp hệ thống thiết bị phục vụ công tác bảo đảm an ninh thông tin tại phía doanh nghiệp theo quy định; k) Không bố trí mặt bằng, điểm truy nhập mạng lưới, cổng kết nối và các điều kiện kỹ thuật cần thiết cho nhiệm vụ bảo đảm an ninh thông tin theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông; l) Không chấm dứt ngay việc cung cấp, sử dụng dịch vụ đối với các trường hợp sử dụng, lợi dụng mạng lưới, dịch vụ viễn thông để hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. 4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; điểm a khoản 2; điểm a, c, e khoản 3 Điều này. MỤC 10. HÀNH VI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI; CHẾ ĐỘ BÁO CÁO; KHÔNG CHẤP HÀNH SỰ THANH TRA, KIỂM TRA CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN Điều 42. Vi phạm các quy định về giải quyết tranh chấp, khiếu nại 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không niêm yết công khai quy trình giải quyết khiếu nại liên quan đến dịch vụ viễn thông tại các điểm giao dịch; b) Giải quyết khiếu nại liên quan đến dịch vụ viễn thông không đảm bảo thời gian theo quy định. 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không giải quyết khiếu nại của khách hàng theo quy định của pháp luật; b) Không ban hành quy trình giải quyết khiếu nại liên quan đến dịch vụ viễn thông. 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không xem xét giải quyết hoặc không báo cáo kết quả giải quyết khiếu nại theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Điều 43. Vi phạm các quy định về chế độ báo cáo 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi chậm báo cáo đến 15 ngày theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo không đầy đủ theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không thực hiện chế độ báo cáo hoặc báo cáo chậm trên 15 ngày theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; b) Báo cáo không trung thực theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; c) Không cung cấp trực tuyến nội dung và số liệu báo cáo tới thiết bị truy xuất thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều 44. Hành vi cản trở, chống đối nhân viên, cơ quan nhà nước thi hành nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ các tài liệu, giấy tờ, chứng từ có liên quan theo yêu cầu của người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra; b) Không khai báo hoặc khai báo không đúng về nội dung liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra; c) Che dấu hồ sơ, tang vật, phương tiện, thiết bị vi phạm. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc thanh tra, kiểm tra của nhân viên, cơ quan nhà nước khi thi hành công vụ. 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Tẩu tán tang vật bị vi phạm đang bị thanh tra, kiểm tra hoặc tạm giữ; b) Tự ý tháo gỡ niêm phong tang vật vi phạm đang bị niêm phong hoặc tạm giữ; c) Lập hoặc làm giả hồ sơ, tài liệu, số liệu để báo cáo theo yêu cầu. 4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Trì hoãn, trốn tránh thi hành quyết định thanh tra; b) Phát ngôn, hành động lăng mạ, đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người đang thi hành công vụ nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. 5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này. 6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi tang vật, phương tiện đã bị tẩu tán đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này. Chương 3. THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH Điều 45. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành về viễn thông 1. Thanh tra viên chuyên ngành thông tin và truyền thông, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về viễn thông đang thi hành công vụ có thẩm quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 500.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng; d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại các điểm a và c khoản 3 Điều 4 Nghị định này; đ) Thực hiện các quyền quy định tại điểm 2 khoản 19 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 và khoản 2 Điều 48 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002. 2. Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về viễn thông có thẩm quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại các điểm a, c, d, đ, e khoản 3 Điều 4 Nghị định này; e) Thực hiện các quyền quy định tại điểm 1 khoản 19 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008. 3. Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền; d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này; e) Thực hiện các quyền quy định tại điểm 1 khoản 19 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008. 4. Thanh tra viên chuyên ngành thông tin và truyền thông, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về viễn thông, Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về viễn thông, Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về viễn thông, phí, lệ phí và phí quyền hoạt động viễn thông. Điều 46. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành khác Trong phạm vi thẩm quyền quản lý nhà nước được Chính phủ quy định, Thanh tra viên và Chánh Thanh tra các cơ quan thanh tra chuyên ngành khác có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình. Điều 47. Thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân các cấp Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại các khoản 4, 5 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 và Điều 30 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 trong phạm vi địa bàn do mình quản lý đối với các hành vi vi phạm hành chính về viễn thông được quy định tại Nghị định này. Điều 48. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường, cơ quan quản lý cạnh tranh Cơ quan Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, cơ quan thuế, cơ quan quản lý cạnh tranh, cơ quan quản lý thị trường có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại các khoản 6, 7, 8, 9, 11 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 và Điều 37 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đối với những hành vi vi phạm hành chính về viễn thông có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mình quản lý được quy định tại Nghị định này. Điều 49. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính 1. Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện. 2. Thẩm quyền xử phạt của những người được quy định tại các Điều 45, 46, 47 và 48 Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể. 3. Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc quy định tại điểm 3 khoản 17 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008. Điều 50. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt 1. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 và Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của 2 Pháp lệnh trên. 2. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và khoản 27 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008. 3. Các vụ việc vi phạm hành chính bị xử phạt đều phải lập thành hồ sơ và lưu giữ đầy đủ tại cơ quan xử phạt trong thời hạn pháp luật quy định. Điều 51. Mẫu biên bản, mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông Ban hành kèm theo Nghị định này là Phụ lục các mẫu biên bản và quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông. Chương 4. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 52. Hiệu lực thi hành Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2011 và bãi bỏ Mục 2, Mục 4, Mục 5 và Mục 6 Chương II Nghị định số 142/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2004 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện, Nghị định số 50/2009/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2009 bổ sung Điều 12a Nghị định số 142/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện. Điều 53. Trách nhiệm thi hành Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách Xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, KTN (5b). TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng PHỤ LỤC DANH MỤC MỘT SỐ MẪU BIÊN BẢN VÀ QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VIỄN THÔNG (Ban hành kèm theo Nghị định số 83/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ) 1. Mẫu biên bản số 01: Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về viễn thông. 2. Mẫu biên bản số 02: Biên bản khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính. 3. Mẫu biên bản số 03: Biên bản vi phạm hành chính về viễn thông. 4. Mẫu biên bản số 04: Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về viễn thông. 5. Mẫu biên bản số 05: Biên bản bàn giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về viễn thông sang cơ quan chức năng. 6. Mẫu biên bản số 06: Biên bản bàn giao hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về viễn thông sang cơ quan điều tra. 7. Mẫu biên bản số 07: Biên bản niêm phong/mở niêm phong tài liệu. 8. Mẫu biên bản số 08: Biên bản kiểm kê tài sản. 9. Mẫu biên bản số 09: Biên bản tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. 10. Mẫu quyết định số 01: Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về viễn thông. 11. Mẫu quyết định số 02: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về viễn thông bằng hình thức phạt tiền (Theo thủ tục đơn giản). 12. Mẫu quyết định số 03: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về viễn thông bằng hình thức cảnh cáo (Theo thủ tục đơn giản). 13. Mẫu quyết định số 04: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về viễn thông. 14. Mẫu quyết định số 05: Quyết định trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về viễn thông. 15. Mẫu quyết định số 06: Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về viễn thông. Mẫu biên bản số 01 TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……./BB-TGTVPT …….., ngày … tháng … năm ………. BIÊN BẢN Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về viễn thông Căn cứ Điều 46 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Căn cứ Nghị định số …………. của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông; Căn cứ quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số ……../QĐ-TGTVPT ngày … tháng … năm …… của ......................................................................................................................... ; Để có cơ sở xác minh thêm vụ việc vi phạm hành chính/hoặc ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính, Hôm nay, hồi … giờ … ngày … tháng … năm …………… tại: ................................ Chúng tôi gồm ………………………………............................................................. 1. Ông (bà): ………………………………. Chức vụ: ................................................ ; 2. Ông (bà): ………………………………. Chức vụ: ................................................ ; Bên vi phạm hành chính là: Ông (bà)/tổ chức: ............................................................................................... Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: ........................................................................... Địa chỉ: .............................................................................................................. Giấy chứng minh nhân dân/QĐ thành lập hoặc ĐKKD số: ...................................... Ngày cấp: ……………………… Nơi cấp: ............................................................... Với sự chứng kiến của: 1. Ông (bà)……………………… Nghề nghiệp: ........................................................ - Địa chỉ: ............................................................................................................ - Giấy chứng minh nhân dân số: ………………….. Ngày cấp: ................................ ; Nơi cấp: ............................................................................................................ ; 2. Ông (bà)……………………… Nghề nghiệp: ........................................................ - Địa chỉ: ............................................................................................................ - Giấy chứng minh nhân dân số: ………………….. Ngày cấp: ................................ ; Nơi cấp: ............................................................................................................ ; Tiến hành lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính gồm: STT Tên tang vật, phương tiện ĐV tính Số lượng Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật, phương tiện Ghi chú Ngoài những tang vật, phương tiện bị tạm giữ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm bất kỳ thứ gì khác. Biên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau và được giao cho cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm một bản, cơ quan lập biên bản một bản. Biên bản này gồm ………. trang, được cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm, người làm chứng, người lập biên bản ký xác nhận vào từng trang. Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau: Ý kiến bổ sung khác (nếu có): ................................................................................................. NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH TẠM GIỮ (Ký, ghi rõ họ tên) NGƯỜI VI PHẠM HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM (Ký, ghi rõ họ tên) NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN (Ký, ghi rõ họ tên) NGƯỜI CHỨNG KIẾN (Ký, ghi rõ họ tên) ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN (Ký, ghi rõ họ tên) (Nếu có) Mẫu biên bản số 02 TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……./BB-KPTĐV …….., ngày … tháng … năm ………. BIÊN BẢN Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính Căn cứ Điều 48 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008; Hôm nay, hồi … giờ … ngày … tháng … năm …………… tại: ................................ Chúng tôi gồm:.................................................................................................... 1. Ông (bà): ………………………………. Chức vụ: ................................................ ; 2. Ông (bà): ………………………………. Chức vụ: ................................................ ; 3. Ông (bà): ………………………………. Chức vụ: ................................................ ; Với sự chứng kiến của: 1. Ông (bà)……………………… Nghề nghiệp: ........................................................ - Địa chỉ: ............................................................................................................ - Giấy chứng minh nhân dân số: ………………….. Ngày cấp: ................................ ; Nơi cấp: ............................................................................................................ ; 2. Ông (bà)……………………… Nghề nghiệp: ........................................................ - Địa chỉ: ............................................................................................................ - Giấy chứng minh nhân dân số: ………………….. Ngày cấp: ................................ ; Nơi cấp: ............................................................................................................ ; Tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật là: .......................................................................................................................... Vì có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật này có cất giấu tang vật vi phạm hành chính. Chủ phương tiện vận tải, đồ vật (hoặc người điều khiển phương tiện vận tải) là: 1. Ông (bà)……………………….......................... Nghề nghiệp: .............................. - Địa chỉ: ............................................................................................................ - Giấy chứng minh nhân dân số: ………………….. Ngày cấp: ................................ ; Nơi cấp: ............................................................................................................ ; 2. Ông (bà)……………………… Nghề nghiệp: ........................................................ - Địa chỉ: ............................................................................................................ - Giấy chứng minh nhân dân số: ………………….. Ngày cấp: ................................ ; Nơi cấp: ............................................................................................................. Phạm vi khám: .................................................................................................... Những phương tiện vận tải, đồ vật vi phạm hành chính bị phát hiện gồm: STT Tên tang vật, phương tiện ĐV tính Số lượng Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng phương tiện, đồ vật Ghi chú Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính kết thúc hồi ….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm .... Biên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau, chủ phương tiện vận tải, đồ vật/người điều khiển phương tiện vận tải được giao một bản, một bản lưu cơ quan lập biên bản. Biên bản gồm ………. trang, được người vi phạm, người làm chứng, người lập biên bản ký xác nhận vào từng trang. Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau: Ý kiến bổ sung khác (nếu có): .............................................................................. NGƯỜI RA QUYẾT KHÁM (Ký, ghi rõ họ tên) CHỦ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI, ĐỒ VẬT HOẶC NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN (Ký, ghi rõ họ tên) NGƯỜI THAM GIA KHÁM (Ký, ghi rõ họ tên) NGƯỜI CHỨNG KIẾN (Ký, ghi rõ họ tên) NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN (Ký, ghi rõ họ tên) Mẫu biên bản số 03 TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……./BB-VPHC …….., ngày … tháng … năm ………. BIÊN BẢN Vi phạm hành chính về viễn thông Hôm nay, hồi … giờ … ngày … tháng … năm …………… tại.................................. Chúng tôi gồm: 1. Ông (bà): ………………………………. Chức vụ: ................................................ ; 2. Ông (bà): ………………………………. Chức vụ: ................................................ ; 3. Ông (bà): ………………………………. Chức vụ: ................................................ ; Với sự chứng kiến của: 1. Ông (bà)……………………… Nghề nghiệp: ........................................................ - Địa chỉ: ............................................................................................................ - Giấy chứng minh nhân dân số: ………………….. Ngày cấp: ................................ ; Nơi cấp: ............................................................................................................ ; 2. Ông (bà)……………………… Nghề nghiệp: ........................................................ - Địa chỉ: ............................................................................................................ - Giấy chứng minh nhân dân số: ………………….. Ngày cấp: ................................ ; Nơi cấp: ............................................................................................................ ; Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về viễn thông đối với: - Ông (bà)/tổ chức: ………………………………. Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ... - Địa chỉ: ............................................................................................................ - Giấy chứng minh nhân dân/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: …………………… Ngày cấp: …………………………….. Nơi cấp: ...................................................... Đã có hành vi vi phạm hành chính như sau:1 .......................................................... .......................................................................................................................... Các hành vi trên đã vi phạm vào điểm … khoản ……. Điều ....... Nghị định số ……………….. quy định Người bị thiệt hại/tổ chức bị thiệt hại: - Ông (bà)/ tổ chức: ............................................................................................ - Địa chỉ: ............................................................................................................ - Giấy chứng minh nhân dân/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: ……………….. Ngày cấp: …………………………….. Nơi cấp: .......................................................................................................................... Ý kiến trình bày của người vi phạm hành chính/đại diện tổ chức vi phạm hành chính: ........ Ý kiến trình bày của người làm chứng: ................................................................. Ý kiến trình bày của người bị thiệt hại/đại diện tổ chức bị thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra (nếu có): Ý kiến của người có thẩm quyền: Yêu cầu ông (bà)/tổ chức: ………………………………. đình chỉ ngay các hành vi vi phạm. Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính được áp dụng gồm: .......................................................................................................................... Chúng tôi tạm giữ những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sau để chuyển về: ………….. để cấp có thẩm quyền giải quyết. STT Tên tang vật, phương tiện ĐV tính Số lượng Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật, phương tiện Ghi chú Ngoài những tang vật, phương tiện nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm bất kỳ thứ gì khác. Yêu cầu ông (bà)/đại diện tổ chức vi phạm có mặt tại: ………………………….. lúc ….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm …………. để giải quyết vụ vi phạm. Biên bản được lập thành …………… bản có nội dung và giá trị như nhau và được giao cho người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm một bản, một bản gửi báo cáo người có thẩm quyền xử phạt và .................... Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau: Ý kiến bổ sung khác (nếu có): .............................................................................. Biên bản này gồm …………….. trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang. NGƯỜI VI PHẠM (HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM) (Ký, ghi rõ họ tên)2 NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI (HOẶC TỔ CHỨC BỊ THIỆT HẠI) (Ký, ghi rõ họ tên)3 NGƯỜI LÀM CHỨNG (Ký, ghi rõ họ tên) ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN (nếu có) (Ký, ghi rõ họ tên) NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN (Ký, ghi rõ họ tên) ____________ 1 Nếu có nhiều hành vi vi phạm thì ghi cụ thể từng hành vi. 2 Nếu không ký, ghi rõ lý do người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản 3 Nếu không ký, ghi rõ lý do người bị thiệt hại/đại diện tổ chức bị thiệt hại không ký biên bản. Mẫu biên bản số 04 TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……./BB-………. …….., ngày … tháng … năm ………. BIÊN BẢN Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về viễn thông Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008; Căn cứ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số ….. ngày … tháng … năm … của ………….. về Căn cứ Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số ……….. ngày … tháng … năm ……….. của Hôm nay, hồi … giờ … ngày … tháng … năm …………… tại: ................................ Chúng tôi gồm: 1. Ông (bà): ………………………………. Chức vụ: ................................................ ; 2. Ông (bà): ………………………………. Chức vụ: ................................................ ; Bên vi phạm hành chính là: Ông (bà)/tổ chức:1 .............................................................................................. Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ......................................................................... Địa chỉ: .............................................................................................................. Giấy chứng minh nhân dân/QĐ thành lập hoặc ĐKKD số: ...................................... Ngày cấp: …………………… Nơi cấp: .................................................................. Với sự chứng kiến của: 1. Ông (bà)……………………… Nghề nghiệp: ........................................................ - Địa chỉ: ............................................................................................................ - Giấy Chứng minh nhân dân số: ………………….. Ngày cấp: ............................... ; Nơi cấp: ............................................................................................................ ; 2. Ông (bà)……………………… Nghề nghiệp: ........................................................ - Địa chỉ: ............................................................................................................ - Giấy Chứng minh nhân dân số: ………………….. Ngày cấp: ............................... ; Nơi cấp: ............................................................................................................ ; Tiến hành lập biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính gồm: STT Tên tang vật, phương tiện ĐV tính Số lượng Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật, phương tiện Ghi chú Ngoài những tang vật, phương tiện bị tịch thu nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm bất kỳ thứ gì khác. Biên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau và được giao cho cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm một bản, cơ quan lập biên bản một bản. Biên bản gồm …………. trang, được cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm, người làm chứng, người lập biên bản xác nhận vào từng trang. Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau: Ý kiến bổ sung khác (nếu có): .............................................................................. NGƯỜI VI PHẠM (HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM) (Ký, ghi rõ họ tên) NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN (Ký, ghi rõ họ tên) NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN XỬ PHẠT (Ký, ghi rõ họ tên) NGƯỜI LÀM CHỨNG (Ký, ghi rõ họ tên) ____________ 1 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức. Mẫu biên bản số 05 TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……./BB-VT …….., ngày … tháng … năm ………. BIÊN BẢN Bàn giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về viễn thông sang cơ quan chức năng Căn cứ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về số ……….. ngày ….. tháng …. năm ….. của Căn cứ biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số ….. ngày ….. tháng ….. năm ….. của Hôm nay, hồi … giờ … ngày … tháng … năm ....................................................... Tại: .................................................................................................................... Chúng tôi gồm: Đại diện bên giao: 1. Ông (bà): ………………………………. Chức vụ: ................................................ ; Đơn vị: ............................................................................................................... 2. Ông (bà): ………………………………. Chức vụ: ................................................ ; Đơn vị: ............................................................................................................... Đại diện bên nhận: 1. Ông (bà): ……………………………… Chức vụ:................................................... Đơn vị: ............................................................................................................... 2. Ông (bà): ……………………………… Chức vụ: .................................................. Đơn vị: ............................................................................................................... Tiến hành bàn giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính gồm: STT Tên tang vật, phương tiện ĐV tính Số lượng Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật, phương tiện Ghi chú Các ý kiến của bên nhận (nếu có): ....................................................................... Hai bên đã giao nhận đầy đủ tang vật, phương tiện vi phạm nói trên. Việc giao nhận kết thúc hồi … giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm …………………. Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản: Biên bản được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản. Biên bản gồm …………… trang, được đại diện bên nhận và đại diện bên giao ký xác nhận vào từng trang. ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) ĐẠI DIỆN BÊN GIAO (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Mẫu biên bản số 06 TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……./BB-VT …….., ngày … tháng … năm ………. BIÊN BẢN Bản giao hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về viễn thông sang cơ quan điều tra Căn cứ Quyết định số ….. ngày ….. tháng ….. năm ....... của ………………. về việc chuyển hồ sơ vi phạm hành chính về viễn thông sang cơ quan Điều tra; Hôm nay, hồi … giờ … ngày … tháng … năm ……………....................................... Tại: .................................................................................................................... Chúng tôi gồm: Đại diện bên giao: 1. Ông (bà): …………………… Chức vụ: ………………….. Đơn vị: .......................... 2. Ông (bà): …………………… Chức vụ: ………………….. Đơn vị: .......................... Đại diện bên nhận: 1. Ông (bà): …………………… Chức vụ: ………………….. Đơn vị: .......................... 2. Ông (bà): …………………… Chức vụ: ………………….. Đơn vị: .......................... Tiến hành bàn giao hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bao gồm: STT Tên tài liệu, tang vật, phương tiện ĐV tính Số lượng Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tài liệu, tang vật phương tiện Ghi chú Các ý kiến của bên nhận: .................................................................................... Hai bên đã giao nhận đầy đủ hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm nói trên. Việc giao nhận kết thúc hồi ….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm …………….. Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản. Biên bản được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản. Biên bản gồm …………… trang, được đại diện bên nhận và đại diện bên giao ký xác nhận vào từng trang. ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) ĐẠI DIỆN BÊN GIAO (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Mẫu biên bản số 07 TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN ĐOÀN THANH TRA ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……./BB-ĐTT …….., ngày … tháng … năm ………. BIÊN BẢN Niêm phong/mở niêm phong tài liệu Hôm nay, hồi … giờ … ngày … tháng … năm ……………....................................... Tại: .................................................................................................................... Chúng tôi gồm: Đại diện Đoàn thanh tra: 1. Ông (bà): …………………………… Chức vụ: ………………….............................. 2. Ông (bà): …………………………… Chức vụ: ………………….............................. Đại diện tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu tài liệu: 1. Ông (bà): …………………………… Chức vụ: ………………….............................. - Địa chỉ: ............................................................................................................ - Giấy chứng minh nhân dân số: ……………. Ngày cấp: ........................................ Nơi cấp: ............................................................................................................. 2. Ông (bà): …………………………… Chức vụ: ………………….............................. - Địa chỉ: ............................................................................................................ - Giấy chứng minh nhân dân số: ……………. Ngày cấp: ........................................ Nơi cấp: ............................................................................................................. Với sự chứng kiến của: Ông (bà): …………………………… Chức vụ: ………………….................................. - Địa chỉ: ............................................................................................................ - Giấy chứng minh nhân dân số: ……………. Ngày cấp: ........................................ Nơi cấp: ............................................................................................................. Tiến hành niêm phong/mở niêm phong tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra gồm: ................... (Trường hợp mở niêm phong phải ghi cụ thể tình trạng của niêm phong trước khi mở) Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản. Biên bản được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản. ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN (Ký, ghi rõ họ tên) NGƯỜI NIÊM PHONG HOẶC MỞ NIÊM PHONG (Ký, ghi rõ họ tên) NGƯỜI LÀM CHỨNG (Ký, ghi rõ họ tên) Mẫu biên bản số 08 TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN ĐOÀN THANH TRA ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……./BB-ĐTT …….., ngày … tháng … năm ………. BIÊN BẢN Kiểm kê tài sản Căn cứ Quyết định số ………… ngày ….. tháng ….. năm ……. của …………………………….. về việc kiểm kê tài sản. Hôm nay, hồi … giờ … ngày … tháng … năm …………… ..................................... ; Tại: .................................................................................................................... Chúng tôi gồm: Đại diện Đoàn thanh tra: 1. Ông (bà): …………………………… Chức vụ: ………………….............................. 2. Ông (bà): …………………………… Chức vụ: ………………….............................. Đại diện tổ chức, cá nhân có tài sản bị kiểm kê: 1. Ông (bà): …………………………… Chức vụ: ………………….............................. - Địa chỉ: ............................................................................................................ - Giấy chứng minh nhân dân số: ……………. Ngày cấp: ........................................ Nơi cấp: ............................................................................................................. 2. Ông (bà): …………………………… Chức vụ: ………………….............................. - Địa chỉ: ............................................................................................................ - Giấy chứng minh nhân dân số: ……………. Ngày cấp: ........................................ Nơi cấp: ............................................................................................................. Với sự chứng kiến của: Ông (bà): …………………………… Chức vụ: ………………….................................. - Địa chỉ: ............................................................................................................ - Giấy chứng minh nhân dân số: ……………. Ngày cấp: ........................................ Nơi cấp: ............................................................................................................. Tiến hành kiểm kê tài sản gồm: ............................................................................ (Ghi rõ tên, số lượng, tình trạng tài sản). Việc kiểm kê kết thúc vào hồi … giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm ……………. Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản. Biên bản được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản. ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN (Ký, ghi rõ họ tên) ĐẠI DIỆN ĐOÀN THANH TRA (Ký, ghi rõ họ tên) NGƯỜI CHỨNG KIẾN (Ký, ghi rõ họ tên) Mẫu biên bản số 09 TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……./BB-THTVPT …….., ngày … tháng … năm ………. BIÊN BẢN Tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính Căn cứ khoản 2, Điều 61 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Căn cứ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số …/QĐ-XPVP ngày ….. tháng …… năm …… Hôm nay, vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm ….. tại …………… ..................... Hội đồng tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính gồm: 1. Ông (bà): ………….…………………… Chức danh:.............................................. Đại diện đơn vị: ................................................................................................... 2. Ông (bà): ………….…………………… Chức danh:.............................................. Đại diện đơn vị: ................................................................................................... 3. Ông (bà): ………….…………………… Chức danh:.............................................. Đại diện đơn vị: ................................................................................................... 4. Ông (bà): ………….…………………… Chức danh:.............................................. Đại diện đơn vị: ................................................................................................... 5. Ông (bà): ………….…………………… Chức danh:.............................................. Đại diện đơn vị: ................................................................................................... Tiến hành tiêu hủy các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sau đây: STT Tên tang vật, phương tiện ĐV tính Số lượng Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tài liệu, phương tiện Ghi chú Hình thức tiêu hủy: ............................................................................................. Quá trình tiêu hủy có sự chứng kiến của1: ............................................................ Việc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính kết thúc vào hồi …….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm …………… Biên bản này được lập thành …………. bản, cơ quan giải quyết giữ 01 bản. Những người ký tên dưới đây đã được nghe đọc lại và nhất trí với toàn bộ nội dung biên bản. Biên bản này gồm …………… trang, được người làm chứng và các thành viên Hội đồng ký xác nhận vào từng trang. NGƯỜI LÀM CHỨNG (Ký, ghi rõ họ tên) CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG2 (Ký, ghi rõ họ tên) ____________ 1 Ghi rõ họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp người làm chứng. Nếu có đại diện của chính quyền phải ghi rõ họ tên chức vụ. 2 Từng thành viên hội đồng ký và ghi rõ họ tên. Mẫu quyết định số 01 TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……./QĐ-TGTVPT …….., ngày … tháng … năm ………. QUYẾT ĐỊNH Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về viễn thông Căn cứ Điều 46 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008; Căn cứ Điều … Nghị định số ….. của Chính phủ quy định về:1 ............................... ; Tôi: ………………………………. Chức vụ: ............................................................. Đơn vị công tác: ................................................................................................. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Tạm giữ các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của: - Ông (bà)/tổ chức:2 ............................................................................................ - Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: ......................................................................... - Địa chỉ: ............................................................................................................ - Giấy Chứng minh nhân dân/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: …………………………. Ngày cấp: ………………….. Nơi cấp: .......................................................................................................................... Lý do: Đã có hành vi vi phạm hành chính:3 ....................................................................... Quyết định tại điểm ….. khoản ….. Điều …… Nghị định số ………………………. của Chính phủ .................................... Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được lập thành biên bản (kèm theo Quyết định này). Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Quyết định này được gửi cho: 1. Ông (bà)/tổ chức: ....................................................................... để chấp hành; 2. ...................................................................................................................... Quyết định này gồm ……….. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang. NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) ____________ 1 Ghi cụ thể Điều của Nghị định nào quy định thẩm quyền của người ra quyết định. 2 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức. 3 Nếu có nhiều hành vi vi phạm thì ghi cụ thể từng hành vi. Mẫu quyết định số 02 TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……./QĐ-XPHC …….., ngày … tháng … năm ………. QUYẾT ĐỊNH Xử phạt vi phạm hành chính về viễn thông bằng hình thức phạt tiền (Theo thủ tục đơn giản) Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008; Căn cứ Điều … Nghị định số ….. của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông; Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số ………………… ngày ................................ Xét hành vi vi phạm hành chính do ông (bà)/tổ chức: …………………………………… thực hiện tại điểm: ; Tôi: ……………………………… Chức vụ: .............................................................. Đơn vị công tác: ................................................................................................. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục đơn giản đối với: - Ông (bà)/tổ chức:1 ............................................................................................ - Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: ......................................................................... - Địa chỉ: ............................................................................................................ - Giấy Chứng minh nhân dân/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: …………………………. Ngày cấp: ………………….. Nơi cấp: .......................................................................................................................... Bằng hình thức phạt tiền với mức phạt là ..................................................... đồng. (Ghi bằng chữ: .................................................................................................. ) Lý do: Đã có hành vi vi phạm hành chính:2 ....................................................................... Hành vi của ông (bà)/tổ chức: ………………….. đã vi phạm quy định tại điểm ….. khoản ….. Điều ………. Nghị định số ………………….. của Chính phủ ........................................................................... Điều 2. Ông (bà)/tổ chức: …………………………… phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt là ngày ….. tháng …… năm ………………………………. Quá thời hạn này, nếu ông (bà)/tổ chức: …………………… cố tình không chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành và phải chịu mọi phí tổn cho việc tổ chức cưỡng chế. Số tiền phạt phải nộp tại điểm thu tiền phạt là: …………………….. tại Kho bạc Nhà nước ........... .......................................................................................................................... Ông (bà)/tổ chức: ……………………………….. có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật. Việc khiếu nại, khởi kiện của ông (bà)/tổ chức không làm đình chỉ việc thi hành quyết định xử phạt. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Quyết định này được giao cho: 1. Ông (bà)/tổ chức: ....................................................................... để chấp hành; 2. Kho bạc.................................................................................. để thu tiền phạt; 3. ...................................................................................................................... Quyết định này gồm ……….. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang. NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) ____________ 1 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức. 2 Nếu có nhiều hành vi vi phạm thì ghi cụ thể từng hành vi. Mẫu quyết định số 03 TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……./QĐ-XPHC …….., ngày … tháng … năm ………. QUYẾT ĐỊNH Xử phạt vi phạm hành chính về viễn thông bằng hình thức phạt cảnh cáo (Theo thủ tục đơn giản) Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008; Căn cứ Điều … Nghị định số ….. của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông; Xét hành vi vi phạm hành chính do ông (bà)/tổ chức: ………………………………………………… thực hiện tại điểm: ; Tôi: ……………………………… Chức vụ: .............................................................. Đơn vị công tác: ................................................................................................. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Xử phạt cảnh cáo theo thủ tục đơn giản đối với: - Ông (bà)/tổ chức:1 ............................................................................................ - Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: ......................................................................... - Địa chỉ: ............................................................................................................ - Giấy Chứng minh nhân dân/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: ………………………………. Ngày cấp: ………………….. Nơi cấp: ................................................................................................................... Lý do: Đã có hành vi vi phạm hành chính:2 ....................................................................... Quy định tại điểm ……….. khoản ………….. Điều .………. Nghị định số ………………….. của Chính phủ Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Quyết định này được gửi cho: 1. Ông (bà)/tổ chức: ....................................................................... để chấp hành; 2. ...................................................................................................................... Quyết định này gồm ……….. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang. NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) ____________ 1 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức. 2 Nếu có nhiều hành vi vi phạm thì ghi cụ thể từng hành vi. Mẫu quyết định số 04 TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……./QĐ-XPHC …….., ngày … tháng … năm ………. QUYẾT ĐỊNH Xử phạt vi phạm hành chính về viễn thông Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008; Căn cứ Điều … Nghị định số ….. của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông; Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số ………………… ngày ............................... ; Xét hành vi vi phạm hành chính do ông (bà)/tổ chức: …………………………… thực hiện tại điểm: Tôi: ……………………………… Chức vụ: .............................................................. Đơn vị công tác: ................................................................................................. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với: - Ông (bà)/tổ chức:1 ............................................................................................ - Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: ......................................................................... - Địa chỉ: ............................................................................................................ - Giấy Chứng minh nhân dân/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: ………………………………. Ngày cấp: ………………….. Nơi cấp: ................................................................................................................... Với các hình thức sau: 1. Hình thức xử phạt chính: Cảnh cáo/phạt tiền với mức phạt là ………….. đồng (viết bằng chữ: ………………). 2. Hình thức xử phạt bổ sung (nếu có) a) Tước quyền sử dụng giấy phép: ....................................................................... b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính bao gồm: .... 3. Các biện pháp khắc phục hậu quả: (nếu có) Lý do: Đã có hành vi vi phạm hành chính:2 ....................................................................... Hành vi của ông (bà)/tổ chức: ………………….. đã vi phạm quy định tại điểm ….. khoản ….. Điều ………. Nghị định số ………………….. của Chính phủ ........................................................................... Điều 2. Ông (bà)/tổ chức: …………………………… phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt là ngày ….. tháng …… năm …………………………. Quá thời hạn này, nếu ông (bà)/tổ chức: …………………… cố tình không chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành và phải chịu mọi phí tổn cho việc tổ chức cưỡng chế. Số tiền phạt phải nộp tại điểm thu tiền phạt là: ……… tại Kho bạc Nhà nước .......... .......................................................................................................................... Ông (bà)/tổ chức: ……………………………….. có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật. Việc khiếu nại, khởi kiện của ông (bà)/tổ chức không làm đình chỉ việc thi hành quyết định xử phạt. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Quyết định này được giao cho: 1. Ông (bà)/tổ chức: ....................................................................... để chấp hành; 2. Kho bạc.................................................................................. để thu tiền phạt; 3. ...................................................................................................................... Quyết định này gồm ……….. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang. NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) ____________ 1 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức. 2 Nếu có nhiều hành vi vi phạm thì ghi cụ thể từng hành vi. Mẫu quyết định số 05 TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……./QĐ-TLTVPT …….., ngày … tháng … năm ………. QUYẾT ĐỊNH Trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về viễn thông Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008; Căn cứ Điều … Nghị định số ….. của Chính phủ quy định về1 ................................. Căn cứ .............................................................................................................. Tôi: ……………………………… Chức vụ: .............................................................. Đơn vị công tác: ................................................................................................. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho: - Ông (bà)/tổ chức:2 ............................................................................................ - Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: ......................................................................... - Địa chỉ: ............................................................................................................ - Giấy Chứng minh nhân dân/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: ………………………………. Ngày cấp: ………………….. Nơi cấp: ................................................................................................................... Lý do: Việc trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được lập thành Biên bản (kèm theo Quyết định này). Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Quyết định này được gửi cho: - Ông (bà)/tổ chức: .......................................................................... để thực hiện; - ................................................................ (Thanh tra nhà nước cấp trên) để biết. NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) ____________ 1 Ghi cụ thể Điều của Nghị định nào quy định thẩm quyền của người ra quyết định. 2 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức. Mẫu quyết định số 06 TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……./QĐ-TTTVPT …….., ngày … tháng … năm ………. QUYẾT ĐỊNH Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về viễn thông Căn cứ Điều 35 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008; Căn cứ Điều 11 Nghị định số 70/2006/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ quy định việc quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính; Căn cứ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số …………. ngày …. tháng ….. năm ….. của ............... Tôi: ……………………………… Chức vụ: .............................................................. Đơn vị công tác: ................................................................................................. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Tịch thu các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bao gồm: STT Tên tang vật, phương tiện ĐV tính Số lượng Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật, phương tiện Ghi chú Vì không xác định được chủ sở hữu/người quản lý/người sử dụng hợp pháp hoặc những người này không đến nhận. Việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được lập thành biên bản (kèm theo Quyết định này). Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Quyết định này được gửi cho cơ quan tài chính có thẩm quyền hoặc Trung tâm dịch vụ bán đấu giá hoặc Kho bạc Nhà nước. Quyết định này gồm …………. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang. NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "20/09/2011", "sign_number": "83/2011/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-27-2019-TT-BGDDT-noi-dung-chinh-ghi-tren-van-bang-va-phu-luc-van-bang-giao-duc-dai-hoc-433630.aspx
Thông tư 27/2019/TT-BGDĐT nội dung chính ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng giáo dục đại học mới nhất
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 27/2019/TT-BGDĐT Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2019 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH NỘI DUNG CHÍNH GHI TRÊN VĂN BẰNG VÀ PHỤ LỤC VĂN BẰNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018; Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định nội dung chính ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng giáo dục đại học. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định nội dung chính ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng giáo dục đại học gồm: bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và các văn bằng trình độ tương đương. 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với cơ sở giáo dục đại học, tổ chức và cá nhân có liên quan đến giáo dục đại học. Điều 2. Nội dung chính ghi trên văn bằng 1. Tiêu đề: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 2. Tên văn bằng theo từng trình độ đào tạo (bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ, văn bằng trình độ tương đương). 3. Ngành đào tạo. 4. Tên cơ sở giáo dục đại học cấp văn bằng. 5. Họ, chữ đệm, tên của người được cấp văn bằng. 6. Ngày tháng năm sinh của người được cấp văn bằng. 7. Hạng tốt nghiệp (nếu có). 8. Địa danh, ngày tháng năm cấp văn bằng. 9. Chức danh, chữ ký, họ, chữ đệm, tên của người có thẩm quyền cấp văn bằng và đóng dấu theo quy định; 10. Số hiệu, số vào sổ gốc cấp văn bằng. Điều 3. Nội dung chính ghi trên phụ lục văn bằng 1. Thông tin về người được cấp văn bằng: họ, chữ đệm, tên, ngày tháng năm sinh. 2. Thông tin về văn bằng: tên cơ sở giáo dục đại học cấp bằng, chuyên ngành đào tạo, ngày nhập học, ngôn ngữ đào tạo, thời gian đào tạo, trình độ đào tạo theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam, hình thức đào tạo. 3. Thông tin về nội dung, kết quả học tập (nếu có): tên học phần hoặc môn học, số tín chỉ của từng học phần hoặc môn học, điểm học phần hoặc môn học, tổng số tín chỉ tích lũy, điểm trung bình, tên và kết quả luận văn, luận án, điểm xếp hạng tốt nghiệp. Trường hợp văn bằng được cấp khi các tín chỉ tích lũy ở những cơ sở đào tạo khác nhau, cần ghi rõ tên môn học, số tín chỉ của từng môn học được công nhận để xét tốt nghiệp và tên cơ sở đào tạo. 4. Thông tin kết nối với văn bằng: mã số sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh; số hiệu văn bằng. Điều 4. Nội dung khác ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng 1. Cơ sở giáo dục đại học được bổ sung các nội dung khác ghi trên văn bằng giáo dục đại học phù hợp với quy định của pháp luật. 2. Cơ sở giáo dục đại học tự thiết kế mẫu và được bổ sung các nội dung khác ghi trên phụ lục văn bằng phù hợp với quy định của pháp luật. 3. Ngôn ngữ ghi trên phụ lục văn bằng thực hiện như ghi trên văn bằng. Điều 5. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2020. 2. Thông tư này thay thế Thông tư số 19/2011/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành mẫu bằng tốt nghiệp đại học; Thông tư số 23/2009/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành mẫu bằng thạc sĩ; Thông tư số 24/2009/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành mẫu bằng tiến sĩ. 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; giám đốc đại học, học viện; hiệu trưởng trường đại học chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - UBVHGDTNTNNĐ của QH; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP; - Bộ trưởng (để báo cáo); - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Kiểm toán nhà nước; - Như Điều 5; - Cổng TTĐT Bộ GDĐT; - Lưu: VT, QLCL, PC. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Hữu Độ
{ "issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "promulgation_date": "30/12/2019", "sign_number": "27/2019/TT-BGDĐT", "signer": "Nguyễn Hữu Độ", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Thong-tu-139-2016-TT-BTC-mien-tien-su-dung-thue-dat-xay-dung-nha-o-xa-hoi-tien-su-dung-dat-ban-lai-nha-324755.aspx
Thông tư 139/2016/TT-BTC miễn tiền sử dụng thuê đất xây dựng nhà ở xã hội tiền sử dụng đất bán lại nhà mới nhất
BỘ TÀI CHÍNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 139/2016/TT-BTC Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2016 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN MIỄN TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TIỀN THUÊ ĐẤT; HOÀN TRẢ LẠI HOẶC KHẤU TRỪ VÀO NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH CHO CHỦ ĐẦU TƯ KHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ Ở XÃ HỘI VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT PHẢI NỘP KHI NGƯỜI MUA, THUÊ MUA ĐƯỢC PHÉP BÁN LẠI NHÀ Ở XÃ HỘI Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Căn cứ Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội; Căn cứ Nghị định số 215/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Công sản; Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, hoàn trả lại hoặc khấu trừ vào nghĩa vụ tài chính cho chủ đầu tư khi đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và phương pháp xác định tiền sử dụng đất phải nộp khi người mua, thuê mua được phép bán lại nhà ở xã hội theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (sau đây gọi là Nghị định số 100/2015/NĐ-CP) và các nội dung sau: 1. Miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các dự án xây dựng nhà ở xã hội không sử dụng nguồn vốn ngân sách theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ; 2. Hoàn trả lại hoặc khấu trừ vào nghĩa vụ tài chính (tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp khi thực hiện dự án đầu tư khác) của Chủ đầu tư phải nộp cho Nhà nước trong trường hợp Chủ đầu tư này đã nộp tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất hoặc đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích đất được xây dựng nhà ở xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP; 3. Xác định tiền sử dụng đất mà người mua, thuê mua nhà ở xã hội phải nộp Ngân sách nhà nước khi được phép bán nhà ở xã hội theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến lĩnh vực phát triển và quản lý nhà ở xã hội được quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP. Chương II Mục I. MIỄN TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TIỀN THUÊ ĐẤT ĐỐI VỚI DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ Ở XÃ HỘI KHÔNG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Điều 3. Miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất Việc miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các dự án xây dựng nhà ở xã hội không sử dụng nguồn vốn Ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP thực hiện như sau: 1. Miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với toàn bộ diện tích đất đã được Nhà nước giao, cho thuê để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, bao gồm cả quỹ đất để đầu tư xây dựng công trình kinh doanh thương mại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội. 2. Miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với toàn bộ diện tích đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội sử dụng quỹ đất 20% của các dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị theo quy định của pháp luật về nhà ở, bao gồm cả phần diện tích đất 20% để đầu tư xây dựng công trình kinh doanh thương mại được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội. 3. Chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội phải thực hiện các thủ tục để được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Mục II. HOÀN TRẢ LẠI HOẶC KHẤU TRỪ VÀO NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH PHẢI NỘP CHO NHÀ NƯỚC CỦA CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ Ở XÃ HỘI Điều 4. Nguyên tắc hoàn trả lại hoặc khấu trừ vào nghĩa vụ tài chính phải nộp cho nhà nước của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội 1. Chủ đầu tư được xem xét hoàn trả lại hoặc khấu trừ vào nghĩa vụ tài chính (tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất) phải nộp Nhà nước đối với số tiền sử dụng đất đã nộp khi Nhà nước giao đất hoặc đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mà phần diện tích đó được xây dựng nhà ở xã hội trong trường hợp Chủ đầu tư thực hiện các dự án đầu tư khác (không phải là dự án xây dựng nhà ở xã hội) trên cùng địa bàn tỉnh nơi có dự án xây dựng nhà ở xã hội. 2. Căn cứ khả năng của ngân sách, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc khấu trừ hoặc hoàn trả lại cho Chủ đầu tư (sau khi có ý kiến thống nhất của thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp) trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính. Điều 5. Hoàn trả lại hoặc khấu trừ vào nghĩa vụ tài chính phải nộp cho nhà nước của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Việc hoàn trả lại hoặc khấu trừ vào nghĩa vụ tài chính phải nộp cho nhà nước của Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP thực hiện như sau: 1. Trường hợp Chủ đầu tư đã nộp tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất mà phần diện tích đó được xây dựng nhà ở xã hội thì được hoàn trả lại hoặc khấu trừ số tiền sử dụng đất đã nộp vào nghĩa vụ tài chính (tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất) phải nộp cho nhà nước khi thực hiện các dự án đầu tư khác; số tiền sử dụng đất đã nộp mà Chủ đầu tư được hoàn trả lại hoặc khấu trừ vào nghĩa vụ tài chính (tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất) phải nộp cho nhà nước là số tiền sử dụng đất Chủ đầu tư đã nộp theo Thông báo hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đất đai. 2. Trường hợp Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mà phần diện tích đó được xây dựng nhà ở xã hội thì được hoàn trả lại hoặc khấu trừ số tiền này vào nghĩa vụ tài chính (tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất) phải nộp cho nhà nước; số tiền Chủ đầu tư được hoàn trả lại hoặc khấu trừ vào nghĩa vụ tài chính phải nộp cho nhà nước được xác định theo giá đất của mục đích sử dụng đất nhận chuyển nhượng tại thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hoặc tại thời điểm cho phép sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội nhưng không vượt quá số tiền bồi thường, hỗ trợ đất tương ứng với trường hợp nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật đất đai. Giá đất của loại đất nhận chuyển nhượng được xác định bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất. 3. Số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà Chủ đầu tư phải nộp khi thực hiện các dự án đầu tư khác (không phải dự án nhà ở xã hội) để thực hiện khấu trừ được xác định theo quy định của pháp luật đất đai. Trường hợp dự án đầu tư khác mà Chủ đầu tư được Nhà nước cho thuê đất và trả tiền thuê đất hàng năm thì số tiền thuê đất được khấu trừ sẽ quy đổi thành số năm, tháng hoàn thành nghĩa vụ tài chính nộp tiền thuê đất và được xác định là thời gian đã hoàn thành việc nộp tiền thuê đất hàng năm; việc xác định số tiền thuê đất trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai. Chương III XÁC ĐỊNH TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT PHẢI NỘP KHI BÁN NHÀ Ở XÃ HỘI Điều 6. Việc nộp tiền sử dụng đất khi bán lại nhà ở xã hội Việc nộp tiền sử dụng đất của người mua, thuê mua nhà ở xã hội khi được phép bán lại nhà ở xã hội theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP thực hiện như sau: 1. Trường hợp bán nhà ở xã hội là căn hộ nhà chung cư thì người bán phải nộp cho ngân sách nhà nước 50% tiền sử dụng đất được phân bổ cho căn hộ đó. 2. Trường hợp bán nhà ở xã hội là nhà ở thấp tầng liền kề phải nộp 100% tiền sử dụng đất. Điều 7. Xác định tiền sử dụng đất phải nộp khi bán lại nhà ở xã hội Việc xác định tiền sử dụng đất mà người mua, thuê mua nhà ở xã hội phải nộp khi được phép bán nhà ở xã hội theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP được thực hiện như sau: 1. Giá đất để tính tiền sử dụng đất được xác định theo giá đất ở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại Bảng giá đất nhân (x) với hệ số điều chỉnh giá đất tại thời điểm người mua, thuê mua bán lại nhà ở xã hội. 2. Tiền sử dụng đất phải nộp khi bán lại nhà ở xã hội: a) Trường hợp người mua, thuê mua nhà ở xã hội bán lại nhà ở xã hội là căn hộ chung cư thì phải nộp tiền sử dụng đất như sau: Tiền sử dụng đất phải nộp = 50% x S x Giá đất x Hệ số phân bổ tiền sử dụng đất cho căn hộ Trong đó: - S là diện tích căn hộ chung cư cần được xác định tiền sử dụng đất phải nộp. - Giá đất được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều này. - Hệ số phân bổ của căn hộ chung cư được xác định theo quy định tại Điều 8 Thông tư này. b) Trường hợp người mua, thuê mua nhà ở xã hội bán lại nhà ở xã hội là nhà ở thấp tầng liền kề thì bên bán nhà ở xã hội phải nộp 100% tiền sử dụng đất. Tiền sử dụng đất được xác định theo giá đất quy định tại khoản 1 Điều này nhân (x) với diện tích đất của nhà ở xã hội. Điều 8. Hệ số phân bổ tiền sử dụng đất 1. Hệ số phân bổ để xác định tiền sử dụng đất trong trường hợp bán nhà ở xã hội là căn hộ chung cư được xác định như sau: Hệ số phân bổ = Diện tích căn hộ bán Tổng diện tích sàn tòa nhà Trường hợp nhà ở xã hội có tầng hầm (toàn bộ hoặc một phần) và được xác định là thuộc sở hữu chung của các đối tượng sinh sống trong tòa nhà thì việc xác định diện tích tầng hầm để phân bổ cho từng căn hộ được thực hiện theo quy định pháp luật đất đai và được cộng vào tổng diện tích căn hộ bán để tính hệ số phân bổ; Trường hợp diện tích tầng hầm được xác định là thuộc sở hữu riêng của chủ đầu tư thì không phân bổ vào diện tích căn hộ bán. 2. Tổng diện tích sàn tòa nhà quy định tại khoản 1 Điều này được xác định sau khi đã trừ đi phần diện tích được phép kinh doanh thương mại theo quy định (nếu có). Chương IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 9. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2016. 2. Các trường hợp phát sinh kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2015 được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội và hướng dẫn tại Thông tư này. 3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó. Điều 10. Tổ chức thực hiện 1. Cơ quan, đơn vị quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tại Điều 2 Thông tư này; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các cơ quan, đơn vị khác có liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định tại Thông tư này. 2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ và các Phó TTg CP; - Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Quốc Hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao: - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan TW của các đoàn thể; - Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Các Sở TC, XD các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Công báo; Website CP; Website Bộ TC; - Các đơn vị trực thuộc Bộ TC; - Lưu: VT, QLCS, (380b). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Hữu Chí
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "16/09/2016", "sign_number": "139/2016/TT-BTC", "signer": "Nguyễn Hữu Chí", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-114-2014-TT-BTC-huong-dan-cap-bu-lai-suat-thuc-hien-67-2014-ND-CP-phat-trien-thuy-san-247830.aspx
Thông tư 114/2014/TT-BTC hướng dẫn cấp bù lãi suất thực hiện 67/2014/NĐ-CP phát triển thủy sản mới nhất
BỘ TÀI CHÍNH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 114/2014/TT-BTC Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2014 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN CẤP BÙ LÃI SUẤT DO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 67/2014/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 7 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Căn cứ Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản; Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính; Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này hướng dẫn về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng đóng mới, nâng cấp tàu theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4, khoản 1 Điều 8 của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản (sau đây gọi tắt là Nghị định số 67/2014/NĐ-CP). Điều 2. Đối tượng áp dụng Các ngân hàng thương mại thực hiện chính sách tín dụng đóng mới, nâng cấp tàu theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Điều 3. Điều kiện được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất Các ngân hàng thương mại được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau: 1. Thực hiện chính sách tín dụng đóng mới, nâng cấp tàu theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2. Các khoản cho vay được cấp bù lãi suất là các khoản cho vay đúng đối tượng, khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích theo quy định của pháp luật, bao gồm: a) Các khoản cho vay trong hạn; b) Các khoản cho vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng được cơ cấu lại nợ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nguyên nhân khách quan, bất khả kháng bao gồm: tàu bị thiên tai trên biển; tàu bị nước ngoài bắt giữ sau đó trả lại; bị tàu nước ngoài hoặc tàu hải tặc đâm va. Điều 4. Mức lãi suất cấp bù 1. Mức lãi suất cấp bù cho các ngân hàng thương mại. a) Đối với năm đầu tiên (12 tháng), tính từ ngày ký hợp đồng tín dụng (chủ tàu được miễn lãi theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP): Mức lãi suất cấp bù là 7%/năm. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh giảm lãi suất cho vay thấp hơn 7%/năm thì mức lãi suất cấp bù là lãi suất cho vay do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. b) Đối với năm thứ 2 trở đi của hợp đồng tín dụng, mức lãi suất cấp bù là chênh lệch giữa lãi suất ngân hàng thương mại cho vay và lãi suất chủ tàu phải trả theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh giảm lãi suất cho vay thấp hơn 7%/năm thì lãi suất cho vay làm căn cứ cấp bù là lãi suất cho vay do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. 2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo cho Bộ Tài chính mức lãi suất cho vay để làm căn cứ cấp bù lãi suất khi điều chỉnh lãi suất cho vay. Điều 5. Thủ tục cấp bù lãi suất 1. Lập kế hoạch cấp bù lãi suất. a) Các ngân hàng thương mại lập kế hoạch cấp bù lãi suất năm theo công thức sau: Số cấp bù trong năm kế hoạch = Dư nợ cho vay bình quân năm kế hoạch x Mức lãi suất cấp bù năm kế hoạch Trong đó: - Dư nợ cho vay bình quân năm kế hoạch được tính theo công thức bình quân số học giữa dư nợ đầu năm và dư nợ cuối năm kế hoạch; - Mức lãi suất cấp bù năm kế hoạch thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này. b) Hàng năm, chậm nhất vào ngày 31/7, các ngân hàng thương mại lập kế hoạch cấp bù lãi suất cả năm kế hoạch (có chia ra từng quý) theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều này; gửi Bộ Tài chính (01 bộ), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (01 bộ) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (01 bộ) để tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước. c) Riêng năm 2014, căn cứ tình hình thực hiện những tháng cuối năm, các ngân hàng thương mại tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính để thực hiện tạm cấp bù lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Tạm cấp bù lãi suất hàng quý. a) Tối đa 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo quý về tình hình thực hiện cho vay và văn bản đề nghị tạm cấp bù lãi suất quý của các ngân hàng thương mại, Bộ Tài chính sẽ thực hiện tạm cấp bù lãi suất. b) Số tiền tạm cấp bù lãi suất trong quý bằng 95% số tiền cấp bù lãi suất phát sinh quý trước. 3. Quyết toán cấp bù lãi suất. a) Xác định số tiền lãi thực tế trong kỳ đề nghị ngân sách nhà nước cấp bù. - Số tiền lãi thực tế cấp bù cho một khoản vay được tính theo phương pháp tổng các tích số giữa mức lãi suất cấp bù (chia theo tháng) với dư nợ cho vay tương ứng với số ngày dư nợ thực tế, theo công thức sau: Số tiền lãi thực tế cấp bù cho một khoản vay = x Tổng các tích số giữa số dư nợ (tương ứng với lãi suất cho vay) với số ngày dư nợ thực tế 30 ngày Trong đó: Mức lãi suất cấp bù theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này và được tính theo đơn vị %/tháng; n là số ngày dư nợ trong kỳ được hỗ trợ lãi suất. - Số tiền được cấp bù là tổng số tiền lãi thực tế cấp bù của tất cả các khoản cho vay thuộc đối tượng quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Các ngân hàng thương mại sử dụng công thức trên để xác định số tiền cấp bù lãi suất hàng năm đề nghị ngân sách nhà nước cấp bù cho ngân hàng. b) Hồ sơ quyết toán cấp bù lãi suất. - Báo cáo tổng hợp số liệu đề nghị quyết toán cấp bù lãi suất của từng khoản cho vay đã được kiểm toán bởi kiểm toán độc lập hoặc Kiểm toán Nhà nước theo Phụ lục 01/BC đính kèm Thông tư này. - Công văn đề nghị Bộ Tài chính quyết toán cấp bù lãi suất trong đó số đề nghị quyết toán không vượt quá số liệu đã được cơ quan kiểm toán xác nhận. - Các tài liệu (bản chính hoặc bản sao do ngân hàng thương mại đóng dấu sao y) bao gồm: hợp đồng tín dụng, khế ước hoặc các giấy tờ tương đương để xác định đối tượng khách hàng vay vốn, tình hình thực hiện cho vay, dư nợ, thu nợ; bảng kê tích số để xác định số tiền cấp bù lãi suất; hợp đồng đóng mới, nâng cấp tàu. Các tài liệu này được ngân hàng thương mại lưu trữ tại trụ sở chính của ngân hàng để phục vụ cho công tác thẩm tra quyết toán trong trường hợp cần thiết. - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm về tính hợp lệ và chính xác của hồ sơ quyết toán và số liệu đề nghị ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất. c) Gửi văn bản đề nghị quyết toán. Chậm nhất trong vòng 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, các ngân hàng thương mại phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ quyết toán và gửi Bộ Tài chính công văn đề nghị quyết toán, báo cáo tổng hợp số liệu đề nghị quyết toán cấp bù lãi suất theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này. 4. Thẩm tra số liệu đề nghị quyết toán cấp bù lãi suất. a) Thực hiện thẩm tra số liệu đề nghị quyết toán cấp bù lãi suất. Bộ Tài chính tiến hành thẩm tra số liệu đề nghị quyết toán cấp bù lãi suất của các ngân hàng trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị quyết toán cấp bù lãi suất của các ngân hàng thương mại và các ngân hàng thương mại chuẩn bị đầy đủ hồ sơ quyết toán theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này. b) Xử lý chênh lệch số liệu. - Trường hợp có sự chênh lệch giữa số đề nghị quyết toán và số thẩm tra quyết toán của Bộ Tài chính thì các ngân hàng thương mại thực hiện điều chỉnh trên sổ sách kế toán số quyết toán cấp bù lãi suất theo số liệu đã được Bộ Tài chính thẩm tra. - Việc xử lý chênh lệch giữa số thẩm tra quyết toán và số đề nghị quyết toán được thực hiện trong thời gian 45 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính ra thông báo duyệt quyết toán. - Trường hợp phải kéo dài thời gian xử lý chênh lệch giữa số thẩm tra quyết toán và số đề nghị quyết toán và các trường hợp đặc biệt khác sẽ do Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định. - Trường hợp số ngân sách nhà nước đã tạm cấp bù lãi suất cho ngân hàng cao hơn số thẩm tra quyết toán của Bộ Tài chính thì số chênh lệch sẽ được Bộ Tài chính chuyển thành số tạm cấp của năm sau hoặc thu hồi nộp ngân sách nhà nước. c) Xử lý trong trường hợp khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay sai mục đích: Khi phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, ngân hàng thương mại cho vay thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật đồng thời hoàn trả số tiền đã được ngân sách cấp bù lãi suất đối với số tiền cho vay đã bị sử dụng sai mục đích (trong trường hợp ngân sách nhà nước đã cấp bù lãi suất) hoặc loại trừ số tiền cho vay đã sử dụng sai mục đích ra khỏi dư nợ cho vay đề nghị ngân sách nhà nước cấp bù (trong trường hợp ngân sách nhà nước chưa cấp bù lãi suất). Điều 6. Chế độ báo cáo 1. Đối với báo cáo quý. Định kỳ hàng quý (chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý tiếp theo), các ngân hàng thương mại gửi báo cáo quý về kết quả thực hiện cho vay đóng mới, nâng cấp tàu theo quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP cho Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Phụ lục 02/BC đính kèm Thông tư này. 2. Đối với báo cáo năm. Định kỳ hàng năm (chậm nhất trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính), các ngân hàng thương mại gửi báo cáo năm về kết quả thực hiện cho vay đóng mới, nâng cấp tàu theo quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP cho Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Phụ lục 03/BC đính kèm Thông tư này. Điều 7. Tổ chức thực hiện 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký và được áp dụng từ ngày 25 tháng 8 năm 2014. 2. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Ủy ban Thường vụ Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng TW và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Toà án nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Kế hoạch và Đầu tư; Giao thông vận tải; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; - Công báo; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Website Chính phủ; - Website Bộ Tài chính; - Vụ NSNN, Vụ PC; - Lưu: VT, Vụ TCNH. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Xuân Hà NGÂN HÀNG ...... Phụ lục 01/BC BÁO CÁO SỐ LIỆU ĐỀ NGHỊ QUYẾT TOÁN CẤP BÙ LÃI SUẤT DO THỰC HIỆN CHO VAY ĐÓNG MỚI, NÂNG CẤP TÀU THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 67/2014/NĐ-CP (Ban hành kèm theo Thông tư số 114 /2014/TT-BTC ngày 20 /8 / 2014 của Bộ Tài chính) Đơn vị: đồng Tên chi nhánh Dư nợ đầu năm Phát sinh trong năm Dư nợ cuối năm Số tiền đề nghị được cấp bù lãi suất trong năm Số tiền đã tạm cấp bù lãi suất trong năm Số đã cấp bù lãi suất bị thu hồi trong năm Số tiền còn được cấp bù lãi suất trong năm Cho vay Thu nợ (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)=(6)-(7)-(8) 1. 2. .... Tổng số Người lập biểu (ký, ghi rõ họ tên) Kiểm soát (ký, ghi rõ họ tên) ......, ngày … tháng … năm… Tổng giám đốc (Ký tên, đóng dấu) NGÂN HÀNG ..... Phụ lục 02/BC BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHO VAY DO THỰC HIỆN CHO VAY ĐÓNG MỚI, NÂNG CẤP TÀU THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 67/2014/NĐ-CP Quý....../..... (Ban hành kèm theo Thông tư số 114 /2014/TT-BTC ngày 20 /8 / 2014 của Bộ Tài chính) Đơn vị: đồng Tên chi nhánh Dư nợ đầu quý Phát sinh trong quý Dư nợ cuối quý Số tiền tạm cấp bù lãi suất trong quý Số tiền cấp bù lãi suất phát sinh trong quý Số tiền cấp bù lãi suất bị thu hồi trong quý Cho vay Thu nợ Số tiền Lý do thu hồi 1. 2. .... Tổng số Người lập biểu (ký, ghi rõ họ tên) Kiểm soát (ký, ghi rõ họ tên) ......, ngày … tháng … năm… Tổng giám đốc (Ký tên, đóng dấu) NGÂN HÀNG .... Phụ lục 03/BC BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHO VAY DO THỰC HIỆN CHO VAY ĐÓNG MỚI, NÂNG CẤP TÀU THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 67/2014/NĐ-CP Năm .... (Ban hành kèm theo Thông tư số 114 /2014/TT-BTC ngày 20 /8 / 2014 của Bộ Tài chính) Đơn vị: đồng Tên chi nhánh Dư nợ đầu năm Phát sinh trong năm Dư nợ cuối năm Số tiền tạm cấp bù lãi suất trong năm Số tiền cấp bù lãi suất phát sinh trong năm Số tiền cấp bù lãi suất bị thu hồi trong năm Cho vay Thu nợ Số tiền Lý do thu hồi 1. 2. .... Tổng số Người lập biểu (ký, ghi rõ họ tên) Kiểm soát (ký, ghi rõ họ tên) ......, ngày … tháng … năm… Tổng giám đốc (Ký tên, đóng dấu)
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "20/08/2014", "sign_number": "114/2014/TT-BTC", "signer": "Trần Xuân Hà", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Nghi-dinh-03-2007-ND-CP-dieu-chinh-dia-gioi-hanh-chinh-xa-thanh-lap-xa-thi-tran-thuoc-huyen-Muong-La-Thuan-Chau-Moc-Chau-tinh-Son-La-16307.aspx
Nghị định 03/2007/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính xã; thành lập xã, thị trấn thuộc huyện Mường La, Thuận Châu Mộc Châu, tỉnh Sơn La mới nhất
CHÍNH PHỦ ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 03/2007/NĐ-CP Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2007 NGHỊ ĐỊNH SỐ 03/2007/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH XÃ; THÀNH LẬP XÃ, THỊ TRẤN THUỘC CÁC HUYỆN MƯỜNG LA, THUẬN CHÂU VÀ MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, NGHỊ ĐỊNH : Điều 1. Điều chỉnh địa giới hành chính xã; thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Mường La, Thuận Châu, Mộc Châu, tỉnh Sơn La như sau: 1. Thành lập thị trấn Ít Ong thuộc huyện Mường La trên cơ sở điều chỉnh 2.193,2 ha diện tích đất tự nhiên và 13.895 nhân khẩu của xã Ít Ong; 766,8 ha diện tích tự nhiên và 2.258 nhân khẩu của xã Nậm Păm; 272 ha diện tích tự nhiên của xã Tạ Bú; 253 ha diện tích tự nhiên của xã Liệp Tè, huyện Thuận Châu. Thị trấn Ít Ong có 3.485 ha diện tích tự nhiên và 16.153 nhân khẩu. Địa giới hành chính trị trấn Ít Ong: Đông giáp xã Chiềng San, xã Nậm Păm; Tây giáp xã Pi Toong; Nam giáp xã Tạ Bú, huyện Mường La, xã Liệp Tè, huyện Thuận Châu; Bắc giáp xa Nậm Păm. 2. Điều chỉnh 591 ha diện tích tự nhiên và 216 nhân khẩu của xã Ít Ong về xã Nậm Păm, huyện Mường La quản lý. 3. Điều chỉnh 1.985,8 ha diện tích tự nhiên và 340 nhân khẩu còn lại của xã Ít Ong về xã Pi Toong, huyện Mường La quản lý. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính: - Xã Tạ Bú có 6.738 ha diện tích tự nhiên và 3.590 nhân khẩu. - Xã Nậm Păm có 9.561,2 ha diện tích tự nhiên và 4.221 nhân khẩu. - Xã Pi Toong có 5.005,8 ha diện tích tự nhiên và 5.724 nhân khẩu. Huyện Mường La có 142.458 ha diện tích tự nhiên và 83.710 nhân khẩu, có 16 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm các xã: Chiềng Hoa, Tạ Bú, Mường Chùm, Chiềng San, Chiềng Lao, Pi Toong, Mường Bú, Nậm Giôn, Mường Trai, Chiềng Muôn, Chiềng Ân, Nậm Păm, Chiềng Công, Ngọc Chiến, Hua Trai và thị trấn Ít Ong. - Xã Liệp Tè có 7.182,8 ha diện tích tự nhiên và 3.222 nhân khẩu. Huyện Thuận Châu có 153.337 ha diện tích đất tự nhiên và 130.524 nhân khẩu, có 29 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm các xã: Chiềng Ly, Phổng Lái, Thôm Mòn, Bon Phặng, Mường Khiêng, Bản Lầm, Noong Lay, Co Tòng, Liệp Tè, Muổi Nọi, Bó Mười, Púng Tra, Tông Lệnh, Chiềng Pha, É Tòng, Chiềng Ngàm, Mường É, Co Mạ, Pá Lông, Tông Cọ, Mường Bám, Chiềng La, Nậm Lầu, Chiềng Pấc, Phỏng Lập, Long Hẹ, Phổng Lăng, Chiềng Bôm và thị trấn Thuận Châu. 4. Thành lập xã Chiềng Xuân thuộc huyện Mộc Châu trên cơ sở điều chỉnh 8.695,5 ha diện tích tự nhiên và 2.367 nhân khẩu của xã Xuân Nha. Xã Chiềng Xuân có 8.695,5 ha diện tích tự nhiên và 2.367 nhân khẩu. Địa giới hành chính xã Chiềng Xuân: Đông giáp xã Xuân Nha; Tây giáp xã Chiềng Sơn, xã Đông Sang; Nam giáp xã Tân Xuân; Bắc giáp xã Đông Sang, xã Vân Hồ. 5. Thành lập xã Tân Xuân thuộc huyện Mộc Châu trên cơ sở điều chỉnh 15.819,3 ha diện tích tự nhiên và 3.417 nhân khẩu của xã Xuân Nha. Xã Tân Xuân có 15.819,3 ha diện tích tự nhiên và 3.417 nhân khẩu. Địa giới hành chính xã Tân Xuân: Đông giáp xã Cun Pheo, huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình, xã Trung Sơn, huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá; Tây giáp nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào, xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu; Nam giáp xã Tam Chung, xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá; Bắc giáp xã Xuân Nha, xã Chiềng Xuân. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính: - Xã Xuân Nha còn lại 9.336,2 ha diện tích tự nhiên và 3.259 nhân khẩu. Huyện Mộc Châu có 205.529,87 ha diện tích tự nhiên và 138.797 nhân khẩu, có 29 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm các xã; Tà Lai, Vân Hồ, Quang Minh, Suối Bàng, Mường Tè, Quy Hướng, Tân Hợp, Lóng Sập, Liên Hoà, Chiềng Sơn, Hua Păng, Mường Men, Chiềng Khoa, Chiềng Hắc, Tân Lập, Tô Múa, Mường Sang, Song Khủa, Chiềng Yên, Lóng Luông, Đông Sang, Chiềng Khừa, Phiêng Luông, Nà Mường, Xuân Nha, Tân Xuân, Chiềng Xuân và thị trấn Mộc Châu, thị trấn nông trường Mộc Châu. Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Mọi quy định trước đây trái Nghị định này đều bãi bỏ. Điều 3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; - Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; - HĐND, UBND tỉnh Sơn La; - Ban Tổ chức Trung ương; - Các Bộ: Nội vụ, Công an, Quốc phòng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư; - Tổng cục Thống kê; - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước; - VPCP: BTCN, các Phó Chủ nhiệm, Website Chính phủ, Ban Điều hành 112, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ: ĐP, TCCB, TH, NN, CN, Công báo; - Lưu: Văn thư, NC (5b). TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "08/01/2007", "sign_number": "03/2007/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-dinh-30-2015-ND-CP-huong-dan-Luat-Dau-thau-ve-lua-chon-nha-dau-tu-268567.aspx
Nghị định 30/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư
CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 30/2015/NĐ-CP Hà Nội, ngày 17 tháng 03 năm 2015 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐẤU THẦU VỀ LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013; Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 của Luật Đấu thầu, bao gồm: a) Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) theo quy định của Chính phủ về đầu tư PPP; b) Dự án đầu tư sử dụng các khu đất, quỹ đất có giá trị thương mại cao, cần lựa chọn nhà đầu tư thuộc danh mục dự án được phê duyệt theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 10 Nghị định này để xây dựng công trình thuộc đô thị, khu đô thị mới; nhà ở thương mại; công trình thương mại và dịch vụ; tổ hợp đa năng mà không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này. 2. Đối tượng áp dụng a) Tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư quy định tại Khoản 1 Điều này; b) Tổ chức, cá nhân có hoạt động lựa chọn nhà đầu tư không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này chọn áp dụng quy định của Nghị định này. Trường hợp chọn áp dụng thì tổ chức, cá nhân phải tuân thủ các quy định có liên quan của Luật Đấu thầu và Nghị định này, bảo đảm công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Điều 2. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu 1. Nhà đầu tư tham dự thầu được đánh giá là độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu tư vấn lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi (riêng đối với dự án PPP nhóm C độc lập với nhà thầu tư vấn lập, thẩm định đề xuất dự án); nhà thầu tư vấn lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư; cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu quy định tại Khoản 4 Điều 6 của Luật Đấu thầu khi đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự nghiệp; b) Nhà đầu tư tham dự thầu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau; c) Nhà đầu tư tham dự thầu với nhà thầu tư vấn lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi (riêng đối với dự án PPP nhóm C độc lập với nhà thầu tư vấn lập, thẩm định đề xuất dự án); nhà thầu tư vấn lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, thẩm định, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư không có cổ phần hoặc vốn góp của nhau; không cùng có cổ phần hoặc vốn góp của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên từ 20% trở lên. 2. Nhà đầu tư được phép tham dự thầu đối với dự án do mình lập báo cáo nghiên cứu khả thi (đối với dự án PPP nhóm C do mình lập đề xuất dự án) và phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên theo quy định tại Khoản 1 Điều này, trừ đối với nhà thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi (lập đề xuất dự án đối với dự án PPP nhóm C). Điều 3. Ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP Trường hợp nhà đầu tư có báo cáo nghiên cứu khả thi, đề xuất dự án (đối với dự án nhóm C) được phê duyệt, nhà đầu tư đó được hưởng ưu đãi trong quá trình đánh giá về tài chính - thương mại, cụ thể như sau: 1. Trường hợp áp dụng phương pháp giá dịch vụ, nhà đầu tư không thuộc đối tượng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 5% giá dịch vụ vào giá dịch vụ của nhà đầu tư đó để so sánh, xếp hạng. 2. Trường hợp áp dụng phương pháp vốn góp của Nhà nước, nhà đầu tư không thuộc đối tượng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 5% phần đề xuất vốn góp của Nhà nước vào phần vốn góp của Nhà nước mà nhà đầu tư đó đề xuất để so sánh, xếp hạng. 3. Trường hợp áp dụng phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước thì nhà đầu tư thuộc đối tượng ưu đãi được cộng thêm một khoản tiền bằng 5% phần nộp ngân sách nhà nước vào phần nộp ngân sách nhà nước mà nhà đầu tư đó đề xuất để so sánh, xếp hạng. 4. Trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp, nhà đầu tư được hưởng ưu đãi theo tỷ trọng của phương pháp kết hợp nhưng tổng giá trị ưu đãi không vượt quá 5%. Điều 4. Cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu 1. Trách nhiệm cung cấp thông tin: a) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và người có thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp thông tin quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc cho Báo đấu thầu; b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi trách nhiệm của mình cung cấp thông tin quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; c) Sở Kế hoạch và Đầu tư, đơn vị đầu mối quản lý hoạt động đầu tư PPP có trách nhiệm cung cấp thông tin dự án PPP, danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất và thông tin khác có liên quan quy định tại Điểm i và Điểm l Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; d) Bên mời thầu có trách nhiệm cung cấp thông tin quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; đ) Bên mời thầu có trách nhiệm cung cấp các thông tin quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu và các thông tin liên quan đến việc thay đổi thời điểm đóng thầu (nếu có) lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc cho Báo đấu thầu; e) Nhà đầu tư có trách nhiệm tự cung cấp và cập nhật thông tin về năng lực, kinh nghiệm của mình vào cơ sở dữ liệu nhà đầu tư trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 5 và Điểm k Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu; g) Cơ sở đào tạo, giảng viên về đấu thầu, chuyên gia có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến đào tạo, giảng dạy, hoạt động hành nghề về đấu thầu của mình cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại Điểm k Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu. 2. Trách nhiệm đăng tải thông tin: a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trong việc đăng tải thông tin về đấu thầu; b) Thông tin hợp lệ theo quy định được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, trên Báo đấu thầu. Khi phát hiện những thông tin không hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thông báo trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu để các đơn vị cung cấp thông tin biết, chỉnh sửa, hoàn thiện để được đăng tải. 3. Ngoài trách nhiệm cung cấp thông tin quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này, bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải thông báo mời sơ tuyển quốc tế lên trang thông tin điện tử hoặc tờ báo quốc tế bằng tiếng Anh được phát hành rộng rãi tại Việt Nam. Điều 5. Thời hạn, quy trình cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu 1. Trường hợp tự đăng tải thông tin lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia: a) Các đối tượng có trách nhiệm cung cấp thông tin theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này thực hiện đăng ký tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và tự đăng tải thông tin lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; b) Đối với thông tin quy định tại các Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu, bên mời thầu phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu theo thời gian quy định trong thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu nhưng bảo đảm tối thiểu là 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên các thông tin này được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; c) Đối với thông tin quy định tại các Điểm a, d, đ, g, h và i Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu, các tổ chức chịu trách nhiệm đăng tải thông tin phải bảo đảm thời điểm đăng tải thông tin không muộn hơn 07 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản được ban hành. 2. Trường hợp cung cấp thông tin cho Báo đấu thầu: a) Đối với các thông tin được quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu, thời hạn Báo đấu thầu nhận được thông tin tối thiểu là 05 ngày làm việc trước ngày dự kiến phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu. Các thông tin này được đăng tải 01 kỳ trên Báo đấu thầu; b) Đối với thông tin quy định tại các Điểm d, đ và g Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu, thời hạn Báo đấu thầu nhận được thông tin không muộn hơn 07 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản được ban hành. Các thông tin này được đăng tải 01 kỳ trên Báo đấu thầu. 3. Trong vòng 02 ngày làm việc, kể từ ngày các tổ chức tự đăng tải thông tin quy định tại các Điểm b, c, d, đ và g Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu có trách nhiệm đăng tải 01 kỳ trên Báo đấu thầu. 4. Trong vòng 02 ngày làm việc, kể từ ngày Báo đấu thầu nhận được thông tin quy định tại các Điểm b, c, d, đ và g Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu, Báo đấu thầu có trách nhiệm đăng tải lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và Báo đấu thầu. Đối với thông tin quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu, bên mời thầu phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu theo thời gian quy định trong thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu nhưng bảo đảm tối thiểu là 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên các thông tin này được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc trên Báo đấu thầu. 5. Trong vòng 02 ngày làm việc, kể từ ngày đăng tải thông tin theo quy định tại Điểm b Khoản 1 hoặc Điểm a Khoản 2 Điều này, bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải thông báo mời sơ tuyển quốc tế theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định này. Điều 6. Thời gian trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư 1. Thời hạn công bố thông tin dự án PPP, danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất không muộn hơn 07 ngày làm việc, kể từ ngày đề xuất dự án PPP, danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất được phê duyệt. 2. Thời gian phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định. 3. Hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phát hành sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên đăng tải thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc Báo đấu thầu, gửi thư mời thầu đến trước thời điểm đóng thầu. 4. Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyển tối thiểu là 30 ngày, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời sơ tuyển cho đến ngày có thời điểm đóng thầu. Nhà đầu tư phải nộp hồ sơ dự sơ tuyển trước thời điểm đóng thầu. 5. Thời gian chuẩn bị hồ sơ đề xuất tối thiểu là 30 ngày, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ yêu cầu cho đến ngày có thời điểm đóng thầu. Nhà đầu tư phải nộp hồ sơ đề xuất trước thời điểm đóng thầu. 6. Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 60 ngày đối với đấu thầu trong nước và 90 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời thầu cho đến ngày có thời điểm đóng thầu. Nhà đầu tư phải nộp hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu. 7. Thời gian đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển tối đa là 30 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình người có thẩm quyền phê duyệt kết quả sơ tuyển. 8. Đối với đấu thầu trong nước, thời gian đánh giá hồ sơ đề xuất tối đa là 45 ngày, hồ sơ dự thầu tối đa là 90 ngày; đối với đấu thầu quốc tế, thời gian đánh giá hồ sơ đề xuất tối đa là 60 ngày, hồ sơ dự thầu tối đa là 120 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình người có thẩm quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư. Trường hợp cần thiết, có thể kéo dài thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở bảo đảm tiến độ triển khai dự án. 9. Thời gian thẩm định tối đa là 30 ngày đối với từng nội dung: Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả sơ tuyển, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và kết quả lựa chọn nhà đầu tư, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ trình duyệt. 10. Thời gian phê duyệt đối với từng nội dung: Hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả sơ tuyển và kết quả lựa chọn nhà đầu tư tối đa là 20 ngày, kể từ ngày người có thẩm quyền nhận được báo cáo thẩm định. 11. Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất tối đa là 320 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu. Trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở bảo đảm tiến độ triển khai dự án. 12. Thời gian gửi văn bản (đồng thời theo đường bưu điện và fax, thư điện tử hoặc gửi trực tiếp) sửa đổi hồ sơ mời sơ tuyển đến các nhà đầu tư đã nhận hồ sơ mời sơ tuyển tối thiểu là 10 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu; thời gian gửi văn bản sửa đổi hồ sơ mời thầu đến các nhà đầu tư đã nhận hồ sơ mời thầu tối thiểu là 15 ngày đối với đấu thầu trong nước và 25 ngày đối với đấu thầu quốc tế trước ngày có thời điểm đóng thầu; đối với sửa đổi hồ sơ yêu cầu tối thiểu là 10 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu. Trường hợp thời gian gửi văn bản sửa đổi hồ sơ không đáp ứng quy định tại điểm này, bên mời thầu thực hiện gia hạn thời điểm đóng thầu tương ứng bảo đảm quy định về thời gian gửi văn bản sửa đổi hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. 13. Thời hạn bên mời thầu gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư đến các nhà đầu tư tham dự thầu theo đường bưu điện, fax không muộn hơn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt. 14. Thời gian đàm phán, hoàn thiện hợp đồng tối đa là 120 ngày kể từ ngày phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư. Điều 7. Chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư 1. Căn cứ quy mô, tính chất của dự án, bên mời thầu quyết định mức giá bán một bộ hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu (bao gồm cả thuế). Đối với đấu thầu trong nước, mức giá bán một bộ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không quá 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng; hồ sơ mời sơ tuyển không quá 5.000.000 (năm triệu) đồng. Đối với đấu thầu quốc tế, mức giá bán một bộ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không quá 30.000.000 (ba mươi triệu) đồng; hồ sơ mời sơ tuyển không quá 10.000.000 (mười triệu) đồng. 2. Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển; thẩm định kết quả sơ tuyển: a) Chi phí lập hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,02% tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu là 10.000.000 (mười triệu) đồng và tối đa là 100.000.000 (một trăm triệu) đồng; b) Chi phí thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,01% tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu là 10.000.000 (mười triệu) đồng và tối đa là 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng; c) Chi phí đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển được tính bằng 0,02% tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu là 10.000.000 (mười triệu) đồng và tối đa là 100.000.000 (một trăm triệu) đồng; d) Chi phí thẩm định kết quả sơ tuyển được tính bằng 0,01% tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu là 10.000.000 (mười triệu) đồng và tối đa là 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng. 3. Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư: a) Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,05% tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu là 10.000.000 (mười triệu) đồng và tối đa là 200.000.000 (hai trăm triệu) đồng; b) Chi phí thẩm định đối với từng nội dung về hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà đầu tư được tính bằng 0,02% tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu là 5.000.000 (năm triệu) đồng và tối đa là 100.000.000 (một trăm triệu) đồng; c) Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất được tính bằng 0,03% tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu là 10.000.000 (mười triệu) đồng và tối đa là 200.000.000 (hai trăm triệu) đồng. 4. Đối với các dự án có nội dung tương tự nhau thuộc cùng một cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cùng một bên mời thầu tổ chức thực hiện, các dự án phải tổ chức lại việc lựa chọn nhà đầu tư thì các chi phí: Lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính tối đa 50% mức đã chi cho các nội dung chi phí quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này. Trường hợp tổ chức lại việc lựa chọn nhà đầu tư thì phải tính toán để bổ sung chi phí này vào chi phí chuẩn bị đầu tư. 5. Chi phí quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều này áp dụng đối với trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu trực tiếp thực hiện. Đối với trường hợp thuê tư vấn đấu thầu để thực hiện các công việc nêu tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều này, việc xác định chi phí dựa trên các nội dung và phạm vi công việc, thời gian thực hiện, năng lực, kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn, định mức lương theo quy định và các yếu tố khác. Trường hợp không có quy định về định mức lương chuyên gia thì việc xác định chi phí lương chuyên gia căn cứ thống kê kinh nghiệm đối với các chi phí đã chi trả cho chuyên gia tại các dự án tương tự đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định hoặc trong tổng mức đầu tư. 6. Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà đầu tư về kết quả lựa chọn nhà đầu tư là 0,02% tổng mức đầu tư của nhà đầu tư có kiến nghị nhưng tối thiểu là 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng và tối đa là 200.000.000 (hai trăm triệu) đồng. 7. Chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu, chi phí tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và việc sử dụng các khoản thu trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính. Điều 8. Thời gian và chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án PPP nhóm C 1. Thời gian trong lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP nhóm C: a) Hồ sơ mời sơ tuyển (nếu có), hồ sơ mời thầu được phát hành sau 03 ngày làm việc kể từ ngày đầu tiên thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc Báo đấu thầu, gửi thư mời thầu đến trước thời điểm đóng thầu. b) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyển tối thiểu là 10 ngày, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời sơ tuyển cho đến ngày có thời điểm đóng thầu. Nhà đầu tư phải nộp hồ sơ dự sơ tuyển trước thời điểm đóng thầu. c) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 30 ngày, hồ sơ đề xuất tối thiểu là 15 ngày, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu cho đến ngày có thời điểm đóng thầu. Nhà đầu tư phải nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trước thời điểm đóng thầu. d) Trường hợp cần sửa đổi hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, bên mời thầu phải thông báo cho các nhà đầu tư trước ngày có thời điểm đóng thầu là 03 ngày làm việc. đ) Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là 30 ngày, hồ sơ đề xuất tối đa là 20 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình người có thẩm quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư. e) Thời gian thẩm định tối đa là 10 ngày đối với từng nội dung: Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả sơ tuyển và kết quả lựa chọn nhà đầu tư, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ trình duyệt. g) Các khoảng thời gian khác thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định này. 2. Chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP nhóm C: a) Giá trị bảo đảm dự thầu từ 0,5% đến 1% tổng mức đầu tư của dự án; giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng từ 1% đến 1,5% tổng mức đầu tư của dự án. b) Căn cứ tính chất của dự án, bên mời thầu quyết định mức giá bán một bộ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển (bao gồm cả thuế). Mức giá bán một bộ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không quá 15.000.000 (mười lăm triệu) đồng; hồ sơ mời sơ tuyển không quá 5.000.000 (năm triệu) đồng. c) Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, thẩm định kết quả sơ tuyển: - Chi phí lập hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,02% tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu là 5.000.000 (năm triệu) đồng và tối đa là 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng; - Chi phí thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển và kết quả sơ tuyển được tính bằng 0,01% tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu là 5.000.000 (năm triệu) đồng và tối đa là 25.000.000 (hai mươi lăm triệu) đồng; - Chi phí đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển được tính bằng 0,02% tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu là 5.000.000 (năm triệu) đồng và tối đa là 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng. d) Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư: - Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,05% tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu là 5.000.000 (năm triệu) đồng và tối đa là 100.000.000 (một trăm triệu) đồng; - Chi phí thẩm định đối với từng nội dung về hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và về kết quả lựa chọn nhà đầu tư được tính bằng 0,02% tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu là 5.000.000 (năm triệu) đồng và tối đa là 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng; - Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất được tính bằng 0,03% tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu là 5.000.000 (năm triệu) đồng và tối đa là 100.000.000 (một trăm triệu) đồng. đ) Đối với các dự án có nội dung tương tự nhau thuộc cùng một cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cùng một bên mời thầu tổ chức thực hiện, các dự án phải tổ chức lại việc lựa chọn nhà đầu tư thì các chi phí: Lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính tối đa 50% mức đã chi cho các nội dung chi phí quy định tại các Điểm c và d Khoản này. Trường hợp tổ chức lại việc lựa chọn nhà đầu tư thì phải tính toán để bổ sung chi phí này vào chi phí chuẩn bị đầu tư. e) Chi phí quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản này được áp dụng đối với trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu trực tiếp thực hiện. Chi phí thuê tư vấn đấu thầu; chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị; chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu, chi phí tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia thực hiện theo quy định tại các Khoản 5, 6 và 7 Điều 7 Nghị định này. Điều 9. Hình thức lựa chọn nhà đầu tư 1. Việc lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP, dự án đầu tư có sử dụng đất phải áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này. 2. Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước trong các trường hợp sau đây: a) Lĩnh vực đầu tư mà pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định hạn chế nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực hiện; b) Nhà đầu tư nước ngoài không tham dự sơ tuyển quốc tế hoặc không trúng sơ tuyển quốc tế; c) Dự án PPP nhóm C theo quy định pháp luật về đầu tư công. Trường hợp cần sử dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý quốc tế thì nhà đầu tư trong nước được liên danh với nhà đầu tư nước ngoài hoặc sử dụng nhà thầu nước ngoài để tham dự thầu và thực hiện dự án. d) Dự án đầu tư có sử dụng đất mà sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) dưới 120.000.000.000 (một trăm hai mươi tỷ) đồng. 3. Chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Luật Đấu thầu bao gồm: a) Chỉ có một nhà đầu tư đăng ký và đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời sơ tuyển; chỉ có một nhà đầu tư trúng sơ tuyển; b) Chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 22 của Luật Đấu thầu; c) Dự án do nhà đầu tư đề xuất đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án khả thi và hiệu quả cao nhất bao gồm dự án PPP, dự án đầu tư có sử dụng đất có mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 22 của Luật Đấu thầu. Dự án khả thi và hiệu quả cao nhất được Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: - Có báo cáo nghiên cứu khả thi (đối với dự án PPP) hoặc đề xuất dự án (đối với dự án PPP nhóm C) được phê duyệt; - Nhà đầu tư đề xuất giá dịch vụ hoặc vốn góp của Nhà nước hoặc lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước hợp lý; - Đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo. Điều 10. Danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất 1. Lập và phê duyệt danh mục dự án a) Căn cứ lập danh mục dự án: - Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; - Kế hoạch sử dụng đất hàng năm, danh mục dự án cần thu hồi đất đã được phê duyệt; - Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 (nếu có). b) Lập và phê duyệt danh mục dự án Sở chuyên ngành, cơ quan chuyên môn tương đương cấp sở hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện đề xuất dự án sử dụng khu đất, quỹ đất có giá trị thương mại cao cần lựa chọn nhà đầu tư gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất. 2. Công bố danh mục dự án a) Sau khi có quyết định phê duyệt, danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất được công bố trong thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này. Khuyến khích đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng khác để tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận thông tin của các nhà đầu tư quan tâm. b) Nội dung công bố phải bao gồm các thông tin về: Địa điểm thực hiện dự án, diện tích khu đất, chức năng sử dụng đất, các chỉ tiêu quy hoạch được phê duyệt, hiện trạng khu đất, các thông tin cần thiết khác. Điều 11. Lập phương án sơ bộ bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với dự án đầu tư có sử dụng đất Căn cứ danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất được phê duyệt theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 10 Nghị định này, Sở chuyên ngành, cơ quan chuyên môn tương đương cấp sở hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập phương án sơ bộ về bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để làm cơ sở lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu lựa chọn nhà đầu tư. Việc xác định tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng căn cứ vào giá đất cụ thể được xác định trên cơ sở bảng giá đất và hệ số điều chỉnh giá đất công bố theo quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm gần nhất. Điều 12. Lưu trữ thông tin trong đấu thầu 1. Toàn bộ hồ sơ liên quan đến quá trình lựa chọn nhà đầu tư được lưu giữ tối thiểu 03 năm sau khi kết thúc hợp đồng dự án, trừ hồ sơ quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều này. 2. Hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại của các nhà đầu tư không vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật được trả lại nguyên trạng cho nhà đầu tư cùng thời gian với việc hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu của nhà đầu tư không được lựa chọn. Trường hợp nhà đầu tư không nhận lại hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại của mình thì bên mời thầu xem xét, quyết định việc hủy hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại nhưng phải bảo đảm thông tin trong hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại của nhà đầu tư không bị tiết lộ. 3. Trường hợp hủy thầu, hồ sơ liên quan được lưu giữ trong khoảng thời gian 12 tháng, kể từ khi ban hành quyết định hủy thầu. 4. Hồ sơ quyết toán hợp đồng dự án và các tài liệu liên quan đến nhà đầu tư trúng thầu được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Điều 13. Đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu Việc đăng ký, thẩm định, công nhận và xóa tên cơ sở đào tạo về đấu thầu, giảng viên về đấu thầu; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu; điều kiện đối với giảng viên về đấu thầu; điều kiện cấp chứng chỉ đào tạo và chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu; trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc quản lý hoạt động đào tạo về đấu thầu được thực hiện theo quy định của pháp luật về lựa chọn nhà thầu. Điều 14. Tổ chuyên gia 1. Cá nhân tham gia tổ chuyên gia phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu, trừ cá nhân quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này. 2. Tùy theo tính chất và mức độ phức tạp của dự án, thành phần tổ chuyên gia bao gồm các chuyên gia về lĩnh vực kỹ thuật, tài chính, thương mại, hành chính, pháp lý, đất đai và các lĩnh vực có liên quan. 3. Cá nhân không thuộc quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Đấu thầu, khi tham gia tổ chuyên gia phải đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu; b) Có trình độ chuyên môn liên quan đến dự án; c) Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của dự án; d) Am hiểu các nội dung cụ thể tương ứng của dự án; đ) Có tối thiểu 05 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến dự án. 4. Trong trường hợp đặc biệt cần có ý kiến của các chuyên gia chuyên ngành thì không bắt buộc các chuyên gia này phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu. Chương II SƠ TUYỂN VÀ KẾ HOẠCH LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ Mục 1. SƠ TUYỂN Điều 15. Quy trình chi tiết 1. Chuẩn bị sơ tuyển, bao gồm: a) Lập hồ sơ mời sơ tuyển; b) Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển. 2. Tổ chức sơ tuyển, bao gồm: a) Thông báo mời sơ tuyển; b) Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển; c) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự sơ tuyển; d) Mở thầu. 3. Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển. 4. Trình, thẩm định và phê duyệt kết quả sơ tuyển và công khai danh sách ngắn. Điều 16. Áp dụng sơ tuyển 1. Căn cứ báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP, danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất được phê duyệt, việc sơ tuyển nhà đầu tư được thực hiện trước khi lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư để xác định các nhà đầu tư có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của dự án và mời tham gia đấu thầu rộng rãi theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 9 Nghị định này hoặc chỉ định thầu theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 3 Điều 9 Nghị định này. 2. Sơ tuyển quốc tế áp dụng đối với dự án PPP, dự án đầu tư có sử dụng đất, trừ các trường hợp quy định tại các Khoản 3, 4 và 5 Điều này. 3. Sơ tuyển trong nước áp dụng đối với dự án quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 9 Nghị định này. 4. Đối với dự án PPP nhóm C, căn cứ tính chất của dự án, sau khi phê duyệt đề xuất dự án, người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng sơ tuyển trong nước hoặc không áp dụng sơ tuyển. 5. Đối với dự án đầu tư có sử dụng đất có tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) dưới 120.000.000.000 (một trăm hai mươi tỷ) đồng, căn cứ tính chất của dự án, người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng sơ tuyển trong nước hoặc không áp dụng sơ tuyển. Điều 17. Lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển 1. Lập hồ sơ mời sơ tuyển Nội dung hồ sơ mời sơ tuyển bao gồm: a) Thông tin chỉ dẫn nhà đầu tư: Nội dung cơ bản của dự án và các nội dung chỉ dẫn nhà đầu tư tham dự sơ tuyển; b) Yêu cầu về tư cách hợp lệ của nhà đầu tư theo quy định tại Điều 5 của Luật Đấu thầu; đối với dự án đầu tư có sử dụng đất còn phải bao gồm yêu cầu quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai; c) Yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư để triển khai dự án: Yêu cầu về năng lực tài chính - thương mại, khả năng thu xếp vốn và năng lực triển khai thực hiện dự án; yêu cầu về kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự; yêu cầu về phương pháp triển khai thực hiện dự án sơ bộ và cam kết thực hiện dự án; yêu cầu kê khai về tranh chấp, khiếu kiện đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện. Năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư được xác định bằng năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh và các đối tác cùng tham gia thực hiện dự án bao gồm bên cho vay, nhà thầu, nhà sản xuất, nhà bảo hiểm và các đối tác khác có liên quan; d) Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá Phương pháp đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển được thực hiện thông qua tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển nêu trong hồ sơ mời sơ tuyển. Sử dụng phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 để đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm phải quy định mức điểm tối thiểu để được đánh giá là đáp ứng yêu cầu nhưng không được thấp hơn 60% tổng số điểm và điểm đánh giá của từng nội dung yêu cầu cơ bản không thấp hơn 50% điểm tối đa của nội dung đó. 2. Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển: a) Bên mời thầu trình người có thẩm quyền dự thảo hồ sơ mời sơ tuyển và các tài liệu liên quan đồng thời gửi đơn vị thẩm định; b) Việc thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 82 Nghị định này; c) Việc phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển phải bằng văn bản, căn cứ tờ trình phê duyệt và báo cáo thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển. Điều 18. Thông báo, phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển 1. Thông báo mời sơ tuyển thực hiện theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 4 và Điểm b Khoản 1 hoặc Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định này. 2. Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển: a) Hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định này. Đối với nhà đầu tư liên danh, chỉ cần một thành viên trong liên danh mua hồ sơ mời sơ tuyển, kể cả trường hợp chưa hình thành liên danh khi mua hồ sơ mời sơ tuyển; b) Trường hợp sửa đổi hồ sơ mời sơ tuyển sau khi phát hành, bên mời thầu phải gửi quyết định sửa đổi kèm theo những nội dung sửa đổi hồ sơ mời sơ tuyển đến các nhà đầu tư đã mua hồ sơ mời sơ tuyển; c) Trường hợp cần làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển thì nhà đầu tư phải gửi văn bản đề nghị đến bên mời thầu tối thiểu 05 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu để xem xét, xử lý. Việc làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển được bên mời thầu thực hiện theo một hoặc các hình thức sau đây: - Gửi văn bản làm rõ cho các nhà đầu tư đã mua hoặc nhận hồ sơ mời sơ tuyển; - Trong trường hợp cần thiết, tổ chức hội nghị tiền đấu thầu để trao đổi về những nội dung trong hồ sơ mời sơ tuyển mà các nhà đầu tư chưa rõ. Nội dung trao đổi phải được bên mời thầu ghi lại thành biên bản và lập thành văn bản làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển gửi cho các nhà đầu tư đã mua hồ sơ mời sơ tuyển; - Nội dung làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển không được trái với nội dung của hồ sơ mời sơ tuyển đã duyệt. Trường hợp sau khi làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển dẫn đến phải sửa đổi hồ sơ mời sơ tuyển thì việc sửa đổi hồ sơ mời sơ tuyển thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản này; d) Quyết định sửa đổi, văn bản làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển là một phần của hồ sơ mời sơ tuyển. Điều 19. Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự sơ tuyển và mở thầu 1. Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự sơ tuyển: a) Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trong việc chuẩn bị và nộp hồ sơ dự sơ tuyển theo yêu cầu của hồ sơ mời sơ tuyển; b) Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý các hồ sơ dự sơ tuyển đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ mật cho đến khi công khai kết quả sơ tuyển; trong mọi trường hợp không được tiết lộ thông tin trong hồ sơ dự sơ tuyển của nhà đầu tư này cho nhà đầu tư khác, trừ các thông tin được công khai khi mở thầu. Hồ sơ dự sơ tuyển được gửi đến bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu sẽ không được mở, không hợp lệ và bị loại. Bất kỳ tài liệu nào được nhà đầu tư gửi đến sau thời điểm đóng thầu để sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự sơ tuyển đã nộp đều không hợp lệ, trừ tài liệu nhà đầu tư gửi đến để làm rõ hồ sơ dự sơ tuyển theo yêu cầu của bên mời thầu hoặc tài liệu làm rõ, bổ sung nhằm chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư; c) Khi muốn sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự sơ tuyển đã nộp, nhà đầu tư phải có văn bản đề nghị gửi đến bên mời thầu. Bên mời thầu chỉ chấp thuận việc sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự sơ tuyển của nhà đầu tư nếu nhận được văn bản đề nghị trước thời điểm đóng thầu; d) Bên mời thầu phải tiếp nhận hồ sơ dự sơ tuyển của tất cả các nhà đầu tư nộp hồ sơ dự sơ tuyển trước thời điểm đóng thầu, kể cả trường hợp nhà đầu tư tham dự thầu chưa mua hoặc chưa nhận hồ sơ mời sơ tuyển trực tiếp từ bên mời thầu. Trường hợp chưa mua hồ sơ mời sơ tuyển thì nhà đầu tư phải trả cho bên mời thầu một khoản tiền bằng giá bán hồ sơ mời sơ tuyển trước khi hồ sơ dự sơ tuyển được tiếp nhận. 2. Mở thầu Hồ sơ dự sơ tuyển nộp theo thời gian và địa điểm quy định trong hồ sơ mời sơ tuyển sẽ được mở công khai và bắt đầu trong vòng 01 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu. Việc mở hồ sơ dự sơ tuyển phải được ghi thành biên bản và biên bản mở thầu phải được gửi cho các nhà đầu tư nộp hồ sơ dự sơ tuyển. Hồ sơ dự sơ tuyển được gửi đến sau thời điểm đóng thầu sẽ không được mở, không hợp lệ và bị loại. Điều 20. Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển 1. Việc đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời sơ tuyển. Hồ sơ dự sơ tuyển của nhà đầu tư có số điểm được đánh giá không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu được đưa vào danh sách ngắn; hồ sơ dự sơ tuyển của nhà đầu tư có số điểm cao nhất được xếp thứ nhất; trường hợp có nhiều hơn 03 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thì lựa chọn tối thiểu 03 và tối đa 05 nhà đầu tư xếp hạng cao nhất vào danh sách ngắn. 2. Làm rõ hồ sơ dự sơ tuyển: a) Sau khi mở thầu, nhà đầu tư có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự sơ tuyển theo yêu cầu của bên mời thầu. Trường hợp hồ sơ dự sơ tuyển của nhà đầu tư thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì bên mời thầu yêu cầu nhà đầu tư làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm; b) Trường hợp sau khi đóng thầu, nếu nhà đầu tư phát hiện hồ sơ dự sơ tuyển thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà đầu tư được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà đầu tư để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như một phần của hồ sơ dự sơ tuyển; c) Việc làm rõ hồ sơ dự sơ tuyển chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà đầu tư có hồ sơ dự sơ tuyển cần phải làm rõ. Nội dung làm rõ hồ sơ dự sơ tuyển phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự sơ tuyển. Việc làm rõ phải đảm bảo nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà đầu tư tham dự thầu. Điều 21. Trình, thẩm định, phê duyệt kết quả sơ tuyển và công khai danh sách ngắn 1. Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, bên mời thầu trình phê duyệt kết quả sơ tuyển, trong đó nêu rõ ý kiến của bên mời thầu về các nội dung đánh giá của tổ chuyên gia. 2. Kết quả sơ tuyển phải được thẩm định theo quy định tại Khoản 2 Điều 83 Nghị định này trước khi phê duyệt. 3. Kết quả sơ tuyển phải được phê duyệt bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả sơ tuyển. Trường hợp lựa chọn được danh sách ngắn, văn bản phê duyệt kết quả sơ tuyển phải bao gồm tên các nhà đầu tư trúng sơ tuyển và các nội dung cần lưu ý (nếu có). Trường hợp không lựa chọn được danh sách ngắn, văn bản phê duyệt kết quả sơ tuyển phải nêu rõ lý do không lựa chọn được danh sách ngắn. 4. Công khai danh sách ngắn: Danh sách ngắn phải được đăng tải theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 4 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 5 Nghị định này và gửi thông báo đến các nhà đầu tư nộp hồ sơ dự sơ tuyển. Mục 2. KẾ HOẠCH LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ Điều 22. Lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư 1. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư: a) Quyết định phê duyệt đề xuất dự án (dự án PPP nhóm C), báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án PPP; quyết định phê duyệt danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất; b) Văn bản về việc sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án PPP (nếu có); c) Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế đối với các dự án PPP sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi (nếu có); d) Kết quả sơ tuyển (nếu có); đ) Các văn bản có liên quan. 2. Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều này, bên mời thầu lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư trình người có thẩm quyền, đồng thời gửi đơn vị thẩm định. 3. Hồ sơ trình duyệt bao gồm văn bản trình duyệt và các tài liệu kèm theo. Văn bản trình duyệt bao gồm tóm tắt về quá trình thực hiện và các nội dung kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại Điều 23 Nghị định này. Tài liệu kèm theo bao gồm các bản chụp làm căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư quy định tại Khoản 1 Điều này. Điều 23. Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư 1. Tên dự án. 2. Tổng mức đầu tư, tổng vốn của dự án (tổng vốn đầu tư) đối với dự án PPP; sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án, chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với dự án đầu tư có sử dụng đất. 3. Sơ bộ vốn góp của Nhà nước để hỗ trợ xây dựng công trình dự án PPP, cơ chế tài chính, hình thức bảo đảm đầu tư của Nhà nước để hỗ trợ việc thực hiện dự án (nếu có). 4. Hình thức và phương thức lựa chọn nhà đầu tư a) Xác định rõ hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đấu thầu rộng rãi hoặc chỉ định thầu, trong nước hoặc quốc tế theo quy định tại Điều 9 Nghị định này. Đối với dự án PPP nhóm C, dự án đầu tư có sử dụng đất mà sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) dưới 120.000.000.000 (một trăm hai mươi tỷ) đồng, trường hợp không áp dụng sơ tuyển, hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đấu thầu rộng rãi trong nước, trừ trường hợp theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 9 Nghị định này. b) Xác định rõ phương thức lựa chọn nhà đầu tư là một giai đoạn một túi hồ sơ hoặc một giai đoạn hai túi hồ sơ theo quy định tại Điều 28 hoặc Điều 29 của Luật Đấu thầu. 5. Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà đầu tư Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà đầu tư được tính từ khi phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, được ghi rõ theo tháng hoặc quý trong năm. 6. Loại hợp đồng Xác định rõ loại hợp đồng theo quy định tại Điều 68 của Luật Đấu thầu. 7. Thời gian thực hiện hợp đồng Thời gian thực hiện hợp đồng là số năm hoặc tháng tính từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực đến thời điểm các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng. Điều 24. Thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư 1. Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư a) Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư là việc tiến hành thẩm tra, đánh giá các nội dung quy định tại Điều 23 Nghị định này; b) Đơn vị được giao thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư lập báo cáo thẩm định trình người có thẩm quyền phê duyệt. 2. Căn cứ báo cáo thẩm định, người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư bằng văn bản để làm cơ sở tiến hành lựa chọn nhà đầu tư. Chương III ĐẤU THẦU RỘNG RÃI LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN DỰ ÁN PPP Mục 1. QUY TRÌNH CHI TIẾT Điều 25. Quy trình chi tiết 1. Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư, bao gồm: a) Lập hồ sơ mời thầu; b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu. 2. Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, bao gồm: a) Mời thầu; b) Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu; c) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu; d) Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật. 3. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm: a) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; b) Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; c) Thẩm định, phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật. 4. Mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại, bao gồm: a) Mở hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại; b) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại; c) Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại và xếp hạng nhà đầu tư; d) Đàm phán sơ bộ hợp đồng. 5. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư. 6. Đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng, bao gồm: a) Đàm phán, hoàn thiện hợp đồng; b) Ký kết thỏa thuận đầu tư và hợp đồng. Mục 2. CHUẨN BỊ LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ Điều 26. Lập hồ sơ mời thầu 1. Căn cứ lập hồ sơ mời thầu: a) Quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, hồ sơ dự án và các tài liệu liên quan; b) Kết quả sơ tuyển; c) Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt; d) Các quy định của pháp luật và chính sách của Nhà nước có liên quan. 2. Nội dung hồ sơ mời thầu: a) Hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà đầu tư gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng; b) Hồ sơ mời thầu được lập phải có đầy đủ các thông tin để nhà đầu tư lập hồ sơ dự thầu, bao gồm các nội dung cơ bản sau đây: - Thông tin chung về dự án bao gồm nội dung và phạm vi dự án, mô tả cụ thể đầu ra của dự án, các dịch vụ được cung cấp khi dự án hoàn thành; - Chỉ dẫn đối với nhà đầu tư bao gồm thủ tục đấu thầu và bảng dữ liệu đấu thầu; - Yêu cầu về dự án theo báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt, bao gồm: + Yêu cầu về kỹ thuật: Các tiêu chuẩn thực hiện dự án, yêu cầu về chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp; mô tả chi tiết các yêu cầu kỹ thuật và các chỉ tiêu kỹ thuật được sử dụng trong đánh giá hồ sơ dự thầu, các yêu cầu về môi trường và an toàn; + Yêu cầu về tài chính - thương mại: Phương án tổ chức đầu tư, kinh doanh; phương án tài chính (tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn và phương án huy động vốn; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có); các khoản chi; nguồn thu, giá, phí hàng hóa, dịch vụ; thời gian thu hồi vốn, lợi nhuận); yêu cầu cụ thể về phân bổ rủi ro; - Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm các tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, tài chính - thương mại và phương pháp đánh giá các nội dung này, không cần quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư song cần yêu cầu nhà đầu tư cập nhật thông tin về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư; - Các biểu mẫu dự thầu bao gồm đơn dự thầu, đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính - thương mại, bảo đảm dự thầu, cam kết của tổ chức tài chính (nếu có) và các biểu mẫu khác; - Loại hợp đồng dự án, điều kiện của hợp đồng và dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu thực hiện dự án, tiêu chuẩn chất lượng công trình, tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ, cơ chế về giá, các quy định áp dụng, thưởng phạt hợp đồng, trường hợp bất khả kháng, việc xem xét lại hợp đồng trong quá trình vận hành dự án và các nội dung khác theo quy định của Chính phủ về đầu tư PPP. Điều 27. Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu được thể hiện thông qua tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu, bao gồm: 1. Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá về kỹ thuật a) Căn cứ quy mô, tính chất và loại hình dự án cụ thể, tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, bao gồm: - Tiêu chuẩn về khối lượng, chất lượng; - Tiêu chuẩn vận hành, quản lý, kinh doanh, bảo trì, bảo dưỡng; - Tiêu chuẩn về môi trường và an toàn. Khi lập hồ sơ mời thầu phải xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chi tiết về kỹ thuật căn cứ các tiêu chuẩn quy định tại Điểm này, phù hợp với từng dự án cụ thể và đảm bảo nhà đầu tư được lựa chọn đáp ứng yêu cầu về kết quả đầu ra của việc thực hiện dự án. Trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chi tiết về kỹ thuật có thể bổ sung các tiêu chuẩn về kỹ thuật khác phù hợp với từng dự án cụ thể. b) Phương pháp đánh giá về kỹ thuật Sử dụng phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, trong đó phải quy định mức điểm tối thiểu và mức điểm tối đa đối với từng tiêu chuẩn tổng quát, tiêu chuẩn chi tiết. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật phải quy định mức điểm tối thiểu để được đánh giá là đáp ứng yêu cầu nhưng không được thấp hơn 70% tổng số điểm về kỹ thuật và điểm của từng nội dung yêu cầu về chất lượng, khối lượng; vận hành, quản lý, kinh doanh, bảo trì, bảo dưỡng; môi trường và an toàn không thấp hơn 60% điểm tối đa của nội dung đó. c) Cơ cấu về tỷ trọng điểm tương ứng với các nội dung quy định tại Điểm a Khoản này phải phù hợp với từng loại hợp đồng dự án cụ thể nhưng bảo đảm tổng tỷ trọng điểm bằng 100%. 2. Phương pháp đánh giá về tài chính - thương mại Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu bao gồm các phương pháp sau đây: a) Phương pháp giá dịch vụ: - Phương pháp giá dịch vụ được áp dụng đối với dự án mà giá dịch vụ là tiêu chí để đánh giá về tài chính - thương mại, các nội dung khác như tiêu chuẩn đối với tài sản, dịch vụ thuộc dự án; thời gian hoàn vốn và các yếu tố có liên quan đã được xác định rõ trong hồ sơ mời thầu; - Đối với các hồ sơ dự thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thì căn cứ vào giá dịch vụ để so sánh, xếp hạng. Nhà đầu tư đề xuất giá dịch vụ thấp nhất được xếp thứ nhất và mời vào đàm phán sơ bộ hợp đồng. b) Phương pháp vốn góp của Nhà nước: - Phương pháp vốn góp của Nhà nước được áp dụng đối với dự án mà vốn góp của Nhà nước là tiêu chí để đánh giá về tài chính - thương mại, các nội dung khác như tiêu chuẩn đối với tài sản, dịch vụ thuộc dự án, thời gian hoàn vốn, giá dịch vụ và các yếu tố có liên quan đã được xác định rõ trong hồ sơ mời thầu; - Đối với các hồ sơ dự thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thì căn cứ vào đề xuất phần vốn góp của Nhà nước để so sánh, xếp hạng. Nhà đầu tư đề xuất phần vốn góp của Nhà nước thấp nhất được xếp thứ nhất và mời vào đàm phán sơ bộ hợp đồng. c) Phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước: - Phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước là phương pháp để đánh giá nhà đầu tư chào phương án thực hiện dự án có hiệu quả đầu tư lớn nhất, các nội dung khác có liên quan đã được xác định rõ trong hồ sơ mời thầu. Hiệu quả đầu tư được đánh giá thông qua tiêu chí đề xuất nộp ngân sách nhà nước; - Đối với các hồ sơ dự thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thì căn cứ vào đề xuất nộp ngân sách nhà nước để so sánh, xếp hạng. Nhà đầu tư đề xuất nộp ngân sách nhà nước lớn nhất được xếp thứ nhất và mời vào đàm phán sơ bộ hợp đồng. d) Phương pháp kết hợp: Phương pháp kết hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp các phương pháp quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này. Điều 28. Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu 1. Hồ sơ mời thầu phải được thẩm định theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 Nghị định này trước khi phê duyệt. 2. Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu phải bằng văn bản, căn cứ vào tờ trình phê duyệt và báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu. Mục 3. TỔ CHỨC LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ Điều 29. Mời thầu Thư mời thầu được gửi đến các nhà đầu tư có tên trong danh sách ngắn, trong đó nêu rõ thời gian, địa điểm phát hành hồ sơ mời thầu, thời gian đóng thầu, mở thầu. Điều 30. Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu 1. Hồ sơ mời thầu được phát hành cho các nhà đầu tư có tên trong danh sách ngắn. Đối với nhà đầu tư liên danh, chỉ cần một thành viên trong liên danh mua hồ sơ mời thầu. 2. Trường hợp sửa đổi hồ sơ mời thầu sau khi phát hành, bên mời thầu phải gửi quyết định sửa đổi kèm theo những nội dung sửa đổi hồ sơ mời thầu đến các nhà đầu tư đã mua hoặc nhận hồ sơ mời thầu. 3. Trường hợp cần làm rõ hồ sơ mời thầu thì nhà đầu tư phải gửi văn bản đề nghị đến bên mời thầu tối thiểu 07 ngày làm việc (đối với đấu thầu trong nước), 15 ngày (đối với đấu thầu quốc tế) trước ngày có thời điểm đóng thầu để xem xét, xử lý. Việc làm rõ hồ sơ mời thầu được bên mời thầu thực hiện theo một hoặc các hình thức sau đây: a) Gửi văn bản làm rõ cho các nhà đầu tư đã mua hồ sơ mời thầu; b) Trong trường hợp cần thiết, tổ chức hội nghị tiền đấu thầu để trao đổi về những nội dung trong hồ sơ mời thầu mà nhà đầu tư chưa rõ. Nội dung trao đổi phải được bên mời thầu ghi lại thành biên bản và lập thành văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu gửi cho các nhà đầu tư đã mua hồ sơ mời thầu. Nội dung làm rõ hồ sơ mời thầu không được trái với nội dung của hồ sơ mời thầu đã duyệt. Trường hợp sau khi làm rõ hồ sơ mời thầu dẫn đến phải sửa đổi hồ sơ mời thầu thì việc sửa đổi hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này. 4. Quyết định sửa đổi, văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu là một phần của hồ sơ mời thầu. Điều 31. Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu 1. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. 2. Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý các hồ sơ dự thầu đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ mật cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư; trong mọi trường hợp không được tiết lộ thông tin trong hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư này cho nhà đầu tư khác, trừ các thông tin được công khai khi mở thầu. Hồ sơ dự thầu được gửi đến bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu sẽ không được mở, không hợp lệ và bị loại. Bất kỳ tài liệu nào được nhà đầu tư gửi đến sau thời điểm đóng thầu để sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu đã nộp đều không hợp lệ, trừ tài liệu nhà đầu tư gửi đến để làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu hoặc tài liệu làm rõ, bổ sung nhằm chứng minh tư cách hợp lệ của nhà đầu tư. 3. Khi muốn sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu đã nộp, nhà đầu tư phải có văn bản đề nghị gửi đến bên mời thầu. Bên mời thầu chỉ chấp thuận việc sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư nếu nhận được văn bản đề nghị trước thời điểm đóng thầu. 4. Trường hợp nhà đầu tư cần thay đổi tư cách (tên) tham gia đấu thầu so với tên trong danh sách ngắn thì phải thông báo bằng văn bản tới bên mời thầu tối thiểu 07 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu. Bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định sự thay đổi tư cách của nhà đầu tư, cụ thể như sau: a) Cho phép liên danh hoặc bổ sung thành viên của liên danh với nhà đầu tư ngoài danh sách ngắn; b) Không chấp nhận nhà đầu tư có thành viên rút khỏi liên danh mà không bổ sung thành viên mới có năng lực, kinh nghiệm tương đương hoặc cao hơn. Điều 32. Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật 1. Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật: Việc mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong vòng 01 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu. Chỉ tiến hành mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật mà bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của đại diện các nhà đầu tư tham dự lễ mở thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà đầu tư. 2. Việc mở thầu được thực hiện đối với từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà đầu tư và theo trình tự sau đây: - Kiểm tra niêm phong; - Mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về: Tên nhà đầu tư; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; đơn dự thầu thuộc đề xuất về kỹ thuật; thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; thời gian thực hiện hợp đồng; giá trị, hiệu lực của bảo đảm dự thầu; các thông tin khác liên quan. 3. Biên bản mở thầu: Các thông tin nêu tại Khoản 2 Điều này phải được ghi vào biên bản mở thầu. Biên bản mở thầu phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và nhà đầu tư tham dự lễ mở thầu. Biên bản này phải được gửi cho các nhà đầu tư tham dự thầu. 4. Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu, giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư (nếu có); thỏa thuận liên danh (nếu có); bảo đảm dự thầu; các nội dung quan trọng của từng hồ sơ đề xuất về kỹ thuật. 5. Hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại của tất cả các nhà đầu tư phải được bên mời thầu niêm phong trong một túi riêng biệt và được đại diện của bên mời thầu, nhà đầu tư tham dự lễ mở thầu ký niêm phong. Điều 33. Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu 1. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư để bảo đảm lựa chọn được nhà đầu tư có đủ năng lực và kinh nghiệm, kỹ thuật, tài chính - thương mại để thực hiện dự án. 2. Việc đánh giá được thực hiện trên bản chụp, nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính thống nhất giữa bản gốc và bản chụp. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp nhưng không làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà đầu tư thì căn cứ vào bản gốc để đánh giá. 3. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp dẫn đến kết quả đánh giá trên bản gốc khác kết quả đánh giá trên bản chụp, làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà đầu tư thì hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư đó bị loại. Điều 34. Làm rõ hồ sơ dự thầu 1. Sau khi mở thầu, nhà đầu tư có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu. Việc làm rõ đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính - thương mại nêu trong hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp. 2. Trường hợp sau khi đóng thầu, nếu nhà đầu tư phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm thì nhà đầu tư (trường hợp được chấp nhận thay đổi tư cách) được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ của mình. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà đầu tư để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm được coi như một phần của hồ sơ dự thầu. 3. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà đầu tư có hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ và phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà đầu tư tham dự thầu. Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu. Điều 35. Sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch 1. Sửa lỗi là việc sửa lại những sai sót trong hồ sơ dự thầu bao gồm lỗi số học, lỗi nhầm đơn vị; khác biệt giữa những nội dung thuộc đề xuất về kỹ thuật và nội dung thuộc đề xuất về tài chính - thương mại và các lỗi khác. 2. Hiệu chỉnh sai lệch là việc điều chỉnh những nội dung thiếu hoặc thừa trong hồ sơ dự thầu so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện trên nguyên tắc bảo đảm công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. 3. Sau khi phát hiện lỗi, sai lệch, bên mời thầu phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết về lỗi, sai lệch và việc sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch nội dung đó. Trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của bên mời thầu, nhà đầu tư phải có ý kiến bằng văn bản gửi bên mời thầu về các nội dung sau đây: a) Chấp thuận hay không chấp thuận kết quả sửa lỗi. Trường hợp nhà đầu tư không chấp thuận kết quả sửa lỗi thì hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư đó sẽ bị loại; b) Nêu ý kiến của mình về kết quả hiệu chỉnh sai lệch. Trường hợp nhà đầu tư không chấp thuận kết quả hiệu chỉnh sai lệch thì phải nêu rõ lý do để bên mời thầu xem xét, quyết định. Mục 4. ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ KỸ THUẬT Điều 36. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật 1. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm: a) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; b) Kiểm tra các thành phần của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm: Đơn dự thầu thuộc đề xuất về kỹ thuật, thỏa thuận liên danh (nếu có), giấy ủy quyền ký đơn dự thầu (nếu có); bảo đảm dự thầu; đề xuất về kỹ thuật; các thành phần khác thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật. 2. Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật: Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật của nhà đầu tư được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây: a) Có bản gốc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; b) Có đơn dự thầu thuộc đề xuất về kỹ thuật được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với nhà đầu tư liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh; c) Hiệu lực của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu; d) Có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh thì thư bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng ký tên với giá trị và thời hạn hiệu lực, đơn vị thụ hưởng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; đ) Không có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ đề xuất về kỹ thuật với tư cách là nhà đầu tư độc lập hoặc thành viên trong liên danh; e) Có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có); g) Nhà đầu tư không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; h) Nhà đầu tư bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu. 3. Nhà đầu tư có hồ sơ đề xuất về kỹ thuật hợp lệ, có năng lực, kinh nghiệm được cập nhật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu được xem xét, đánh giá chi tiết về kỹ thuật. 4. Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật: a) Việc đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật nêu trong hồ sơ mời thầu; b) Nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thì được xem xét, đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại. Điều 37. Thẩm định, phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật Danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật phải được phê duyệt bằng văn bản, căn cứ vào tờ trình phê duyệt và báo cáo thẩm định danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật. Bên mời thầu phải thông báo danh sách các nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đến tất cả các nhà đầu tư tham dự thầu, trong đó mời các nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đến mở hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại. Mục 5. MỞ VÀ ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH - THƯƠNG MẠI Điều 38. Mở hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại 1. Kiểm tra niêm phong túi đựng các hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại. 2. Mở hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại: a) Chỉ tiến hành mở hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại của nhà đầu tư có tên trong danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật trước sự chứng kiến của đại diện các nhà đầu tư tham dự lễ mở hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà đầu tư; b) Yêu cầu đại diện từng nhà đầu tư tham dự mở hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại xác nhận việc có hoặc không có thư đề xuất giảm giá dịch vụ hoặc giảm phần vốn góp của Nhà nước hoặc tăng phần nộp ngân sách nhà nước kèm theo hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại của mình; c) Việc mở hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại được thực hiện đối với từng hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại theo thứ tự chữ cái tên của nhà đầu tư có tên trong danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và theo trình tự sau đây: - Kiểm tra niêm phong; - Mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về: Tên nhà đầu tư; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại; đơn dự thầu thuộc đề xuất về tài chính - thương mại; thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại; tổng mức đầu tư và tổng vốn của dự án, giá dịch vụ, phần vốn góp của Nhà nước để hỗ trợ xây dựng công trình dự án (nếu có), phần nộp ngân sách nhà nước ghi trong đơn dự thầu (nếu có); giá trị giảm giá dịch vụ hoặc giảm phần vốn góp của Nhà nước hoặc tăng phần nộp ngân sách nhà nước (nếu có); điểm kỹ thuật của các hồ sơ dự thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật; các thông tin khác liên quan. 3. Biên bản mở hồ sơ đề xuất về tài chính: a) Các thông tin nêu tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này phải được ghi vào biên bản mở hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại. Biên bản mở hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và nhà đầu tư tham dự mở hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại. Biên bản này phải được gửi cho các nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật; b) Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào tất cả các trang bản gốc của hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại. Điều 39. Đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại 1. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại, bao gồm: a) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại; b) Kiểm tra các thành phần của hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại, bao gồm: Đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại; các thành phần khác thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại; c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại. 2. Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại: Hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại của nhà đầu tư được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây: a) Có bản gốc hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại; b) Có đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; tổng mức đầu tư và tổng vốn của dự án, giá dịch vụ, phần vốn góp của Nhà nước, phần nộp ngân sách nhà nước ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với phương án tài chính của nhà đầu tư, không đề xuất các giá trị khác nhau đối với cùng một nội dung hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu. Đối với nhà đầu tư liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh; c) Hiệu lực của hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu. Nhà đầu tư có hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại hợp lệ sẽ được đánh giá chi tiết về tài chính - thương mại. 3. Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại và xếp hạng nhà đầu tư: a) Việc đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại và xếp hạng nhà đầu tư thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu; b) Sau khi lựa chọn được danh sách xếp hạng nhà đầu tư, tổ chuyên gia lập báo cáo gửi bên mời thầu xem xét. Trong báo cáo phải nêu rõ các nội dung sau đây: - Danh sách nhà đầu tư được xem xét, xếp hạng và thứ tự xếp hạng; - Danh sách nhà đầu tư không đáp ứng yêu cầu và bị loại; lý do loại nhà đầu tư; - Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà đầu tư. Trường hợp chưa bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, phải nêu rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý; - Những nội dung của hồ sơ mời thầu chưa phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến có cách hiểu không rõ hoặc khác nhau trong quá trình thực hiện hoặc có thể dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà đầu tư (nếu có); đề xuất biện pháp xử lý. Điều 40. Đàm phán sơ bộ hợp đồng 1. Nhà đầu tư xếp hạng thứ nhất được mời đến đàm phán sơ bộ hợp đồng. Trường hợp nhà đầu tư được mời đến đàm phán sơ bộ hợp đồng nhưng không đến hoặc từ chối đàm phán sơ bộ hợp đồng thì nhà đầu tư sẽ không được nhận lại bảo đảm dự thầu. 2. Việc đàm phán sơ bộ hợp đồng phải dựa trên cơ sở sau đây: a) Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu; b) Hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu (nếu có) của nhà đầu tư; c) Hồ sơ mời thầu. 3. Nguyên tắc đàm phán sơ bộ hợp đồng: a) Không tiến hành đàm phán sơ bộ đối với các nội dung mà nhà đầu tư đã chào thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu; b) Việc đàm phán sơ bộ hợp đồng không được làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu. 4. Nội dung đàm phán sơ bộ hợp đồng: a) Đàm phán sơ bộ về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu, giữa các nội dung khác nhau trong hồ sơ dự thầu có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng; b) Đàm phán sơ bộ về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của dự án; c) Đàm phán về các nội dung cần thiết khác. 5. Trong quá trình đàm phán sơ bộ hợp đồng, các bên tham gia tiến hành hoàn thiện dự thảo thỏa thuận đầu tư, dự thảo hợp đồng. 6. Trường hợp đàm phán sơ bộ hợp đồng không thành công, bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định mời nhà đầu tư xếp hạng tiếp theo vào đàm phán sơ bộ hợp đồng; trường hợp đàm phán sơ bộ với các nhà đầu tư xếp hạng tiếp theo không thành công thì bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định hủy thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu. Điều 41. Nguyên tắc xét duyệt trúng thầu Nhà đầu tư được đề nghị lựa chọn khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: 1. Có hồ sơ dự thầu hợp lệ; 2. Đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm; 3. Đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật; 4. Có giá dịch vụ thấp nhất, không vượt mức giá dịch vụ xác định tại báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt, phù hợp với quy định của pháp luật về giá, phí và lệ phí đối với phương pháp giá dịch vụ; có đề xuất phần vốn góp của Nhà nước thấp nhất và không vượt giá trị vốn góp của Nhà nước xác định tại báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt đối với phương pháp vốn góp của Nhà nước; có đề xuất nộp ngân sách nhà nước lớn nhất đối với phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước. Mục 6. TRÌNH, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ CÔNG KHAI KẾT QUẢ LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ Điều 42. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư 1. Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu trình kết quả lựa chọn nhà đầu tư, trong đó nêu rõ ý kiến của bên mời thầu về các nội dung đánh giá của tổ chuyên gia. 2. Kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải được thẩm định theo quy định tại Khoản 4 Điều 83 Nghị định này trước khi phê duyệt. 3. Kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải được phê duyệt bằng văn bản, căn cứ vào tờ trình phê duyệt và báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư. 4. Trường hợp lựa chọn được nhà đầu tư trúng thầu, văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải bao gồm các nội dung sau đây: a) Tên dự án, địa điểm và quy mô của dự án; b) Tên nhà đầu tư trúng thầu; c) Loại hợp đồng; d) Thời hạn khởi công, hoàn thành xây dựng, kinh doanh, chuyển giao công trình dự án; đ) Các điều kiện sử dụng đất để thực hiện dự án (địa điểm, diện tích, mục đích, thời gian sử dụng đất); e) Tổng mức đầu tư và tổng vốn của dự án; g) Giá dịch vụ, phần vốn góp của Nhà nước hoặc phần nộp ngân sách nhà nước; h) Các nội dung cần lưu ý (nếu có). 5. Trường hợp hủy thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu, trong văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc văn bản quyết định hủy thầu phải nêu rõ lý do hủy thầu và trách nhiệm của các bên liên quan khi hủy thầu. 6. Sau khi có văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư, bên mời thầu phải đăng tải thông tin về kết quả lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 4 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 5 Nghị định này; gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư đến các nhà đầu tư tham dự thầu trong thời hạn quy định tại Khoản 13 Điều 6 Nghị định này. Nội dung thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư bao gồm: a) Thông tin quy định tại Khoản 4 Điều này; b) Danh sách nhà đầu tư không được lựa chọn và tóm tắt về lý do không được lựa chọn của từng nhà đầu tư; c) Kế hoạch đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng với nhà đầu tư được lựa chọn. Mục 7. ĐÀM PHÁN, HOÀN THIỆN VÀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG Điều 43. Đàm phán, hoàn thiện hợp đồng 1. Căn cứ kết quả lựa chọn nhà đầu tư, kết quả đàm phán sơ bộ hợp đồng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức đàm phán, hoàn thiện hợp đồng với nhà đầu tư được lựa chọn. 2. Nội dung đàm phán, hoàn thiện hợp đồng a) Nội dung đàm phán, hoàn thiện hợp đồng không được làm thay đổi căn bản các nội dung đàm phán sơ bộ hợp đồng theo quy định tại Khoản 4 Điều 40 Nghị định này và kết quả lựa chọn nhà đầu tư. Nội dung đàm phán, hoàn thiện hợp đồng bao gồm các nội dung sau đây: - Chi tiết các nội dung trong đàm phán sơ bộ hợp đồng; - Căn cứ để ký kết hợp đồng dự án; - Các thay đổi đối với các điều khoản đặc biệt của hợp đồng (nếu có). b) Ngoài những nội dung quy định tại Điểm a Khoản này, bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền quyết định các nội dung đàm phán, hoàn thiện hợp đồng khác phù hợp với loại hợp đồng của dự án. 3. Trường hợp đàm phán, hoàn thiện hợp đồng không thành công, bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định hủy kết quả lựa chọn nhà đầu tư và mời nhà đầu tư xếp hạng tiếp theo vào đàm phán sơ bộ hợp đồng và thực hiện các bước theo quy định tại các Điều 40, 41 và 42 Nghị định này và Khoản 1, Khoản 2 Điều này. Điều 44. Ký kết thỏa thuận đầu tư và hợp đồng 1. Việc ký kết thỏa thuận đầu tư thực hiện theo quy định của Chính phủ về đầu tư PPP. 2. Hợp đồng ký kết giữa các bên phải tuân thủ quy định tại các Điều 69, 70, 71 và 72 của Luật Đấu thầu và theo quy định của Chính phủ về đầu tư PPP. Chương IV ĐẤU THẦU RỘNG RÃI LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN DỰ ÁN PPP NHÓM C Điều 45. Quy trình chi tiết 1. Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư, bao gồm: a) Lập hồ sơ mời thầu; b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu. 2. Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, bao gồm: a) Mời thầu; b) Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu; c) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu; d) Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật. 3. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm: a) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; b) Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; c) Phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật. 4. Mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại, bao gồm: a) Mở hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại; b) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại; c) Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại và xếp hạng nhà đầu tư. 5. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư. 6. Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng, bao gồm: a) Đàm phán, hoàn thiện hợp đồng; b) Ký kết hợp đồng. Điều 46. Lập hồ sơ mời thầu 1. Căn cứ lập hồ sơ mời thầu: a) Quyết định phê duyệt đề xuất dự án; hồ sơ dự án và các tài liệu liên quan; b) Kết quả sơ tuyển (nếu có); c) Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt; d) Các quy định của pháp luật và chính sách của Nhà nước có liên quan. 2. Nội dung hồ sơ mời thầu: a) Hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà đầu tư gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng; b) Hồ sơ mời thầu được lập phải có đầy đủ các thông tin để nhà đầu tư lập hồ sơ dự thầu, bao gồm các nội dung cơ bản sau đây: - Thông tin chung về dự án bao gồm nội dung và phạm vi dự án, mô tả cụ thể đầu ra của dự án, các dịch vụ được cung cấp khi dự án hoàn thành; - Chỉ dẫn đối với nhà đầu tư bao gồm thủ tục đấu thầu và bảng dữ liệu đấu thầu; - Yêu cầu về dự án theo đề xuất dự án được phê duyệt, bao gồm: + Yêu cầu về kỹ thuật: Các tiêu chuẩn thực hiện dự án, yêu cầu về chất lượng, công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp; mô tả chi tiết các yêu cầu kỹ thuật và các chỉ tiêu kỹ thuật được sử dụng trong đánh giá hồ sơ dự thầu, các yêu cầu về môi trường và an toàn; + Yêu cầu về tài chính - thương mại: Phương án tổ chức đầu tư, kinh doanh; phương án tài chính (tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn và phương án huy động vốn; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có); các khoản chi; nguồn thu, giá, phí hàng hóa, dịch vụ; thời gian thu hồi vốn, lợi nhuận); yêu cầu cụ thể về phân bổ rủi ro; - Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm các tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm đối với trường hợp không áp dụng sơ tuyển (trường hợp áp dụng sơ tuyển không cần quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư song cần yêu cầu nhà đầu tư cập nhật thông tin về năng lực, kinh nghiệm của mình); kỹ thuật; tài chính - thương mại và phương pháp đánh giá các nội dung này; - Các biểu mẫu dự thầu; - Loại hợp đồng dự án, điều kiện của hợp đồng và dự thảo hợp đồng. Điều 47. Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu được thể hiện thông qua tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu, bao gồm: 1. Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá về năng lực, kinh nghiệm theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 17 Nghị định này trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển. 2. Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá về kỹ thuật theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 Nghị định này. 3. Phương pháp đánh giá về tài chính - thương mại theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 Nghị định này. Điều 48. Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu 1. Hồ sơ mời thầu phải được thẩm định theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 Nghị định này trước khi phê duyệt. 2. Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu. Điều 49. Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư Việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương III Nghị định này. Trường hợp không áp dụng sơ tuyển, việc mời thầu, phát hành hồ sơ mời thầu, mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được thực hiện theo quy định sau đây: 1. Mời thầu Thông báo mời thầu được đăng tải theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 4 và Điểm b Khoản 1 hoặc Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định này. 2. Phát hành hồ sơ mời thầu Hồ sơ mời thầu được phát hành cho các nhà đầu tư tham gia đấu thầu rộng rãi. Đối với nhà đầu tư liên danh, chỉ cần một thành viên trong liên danh mua hồ sơ mời thầu, kể cả trường hợp chưa hình thành liên danh khi mua hồ sơ mời thầu. 3. Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được mở theo quy định tại Điều 32 Nghị định này, bao gồm cả trường hợp chỉ có một nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu. Điều 50. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật 1. Việc kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 36 Nghị định này. 2. Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm: Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá về năng lực kinh nghiệm nêu trong hồ sơ mời thầu. Trường hợp áp dụng sơ tuyển không cần đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư song cần yêu cầu nhà đầu tư cập nhật thông tin về năng lực, kinh nghiệm của mình. 3. Nhà đầu tư có hồ sơ đề xuất về kỹ thuật hợp lệ, đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm được xem xét, đánh giá về kỹ thuật. 4. Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 36 Nghị định này. Điều 51. Thẩm định, phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật Việc thẩm định, phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Điều 37 Nghị định này. Điều 52. Mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại Việc mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại thực hiện theo quy định tại các Điều 38 và 39 Nghị định này. Điều 53. Nguyên tắc xét duyệt trúng thầu Nhà đầu tư được đề nghị lựa chọn khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: 1. Có hồ sơ dự thầu hợp lệ; 2. Đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm; 3. Đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật; 4. Có giá dịch vụ thấp nhất, không vượt mức giá dịch vụ xác định tại đề xuất dự án được phê duyệt, phù hợp với quy định của pháp luật về giá, phí và lệ phí đối với phương pháp giá dịch vụ; có đề xuất phần vốn góp của Nhà nước thấp nhất và không vượt giá trị vốn góp của Nhà nước xác định tại đề xuất dự án được phê duyệt đối với phương pháp vốn góp của Nhà nước; có đề xuất nộp ngân sách nhà nước lớn nhất đối với phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước. Điều 54. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 42 Nghị định này. Điều 55. Đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng 1. Cơ sở đàm phán, hoàn thiện hợp đồng: a) Kết quả lựa chọn nhà đầu tư; b) Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu; c) Hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu (nếu có) của nhà đầu tư; d) Hồ sơ mời thầu. 2. Nguyên tắc đàm phán, hoàn thiện hợp đồng: a) Không tiến hành đàm phán đối với các nội dung mà nhà đầu tư đã chào thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu; b) Việc đàm phán, hoàn thiện hợp đồng không được làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu. 3. Nội dung đàm phán, hoàn thiện hợp đồng: a) Đàm phán về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu, giữa các nội dung khác nhau trong hồ sơ dự thầu có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng; b) Đàm phán về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của dự án; c) Đàm phán về các nội dung cần thiết khác. 4. Trường hợp đàm phán, hoàn thiện hợp đồng không thành công, bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định hủy kết quả lựa chọn nhà đầu tư và mời nhà đầu tư xếp hạng tiếp theo vào đàm phán, hoàn thiện hợp đồng. 5. Hợp đồng ký kết giữa các bên phải tuân thủ quy định tại các Điều 69, 70, 71, Khoản 1, 3, 4 Điều 72 của Luật Đấu thầu, Điểm a Khoản 2 Điều 8 Nghị định này và theo quy định của Chính phủ về đầu tư PPP. Chương V ĐẤU THẦU RỘNG RÃI LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÓ SỬ DỤNG ĐẤT Mục 1. QUY TRÌNH CHI TIẾT Điều 56. Quy trình chi tiết 1. Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư, bao gồm: a) Lập hồ sơ mời thầu; b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu. 2. Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, bao gồm: a) Mời thầu; b) Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu; c) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu; d) Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật. 3. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm: a) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; b) Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; c) Thẩm định, phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật. 4. Mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại, bao gồm: a) Mở hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại; b) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại; c) Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại và xếp hạng nhà đầu tư; d) Đàm phán sơ bộ hợp đồng. 5. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư. 6. Đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng, bao gồm: a) Đàm phán, hoàn thiện hợp đồng; b) Ký kết hợp đồng. Mục 2. CHUẨN BỊ LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ Điều 57. Lập hồ sơ mời thầu 1. Căn cứ lập hồ sơ mời thầu: a) Danh mục dự án được công bố theo quy định; b) Kết quả sơ tuyển (nếu có); c) Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt; d) Quy định hiện hành của pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, đầu tư, xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan. 2. Nội dung hồ sơ mời thầu: a) Hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà đầu tư gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng; b) Hồ sơ mời thầu được lập phải có đầy đủ các thông tin để nhà đầu tư lập hồ sơ dự thầu, bao gồm các nội dung cơ bản sau đây: - Thông tin chung về dự án bao gồm tên dự án; mục tiêu, công năng; địa điểm thực hiện; quy mô; sơ bộ tiến độ thực hiện; hiện trạng khu đất, quỹ đất; các chỉ tiêu quy hoạch; - Chỉ dẫn đối với nhà đầu tư bao gồm thủ tục đấu thầu và bảng dữ liệu đấu thầu; - Yêu cầu về thực hiện dự án; yêu cầu về kiến trúc; môi trường, an toàn; các nội dung khác của dự án (nếu có); - Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm các tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm đối với trường hợp không áp dụng sơ tuyển (trường hợp áp dụng sơ tuyển không cần quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư song cần yêu cầu nhà đầu tư cập nhật thông tin về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư); tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, tài chính - thương mại và phương pháp đánh giá các nội dung này; - Các biểu mẫu dự thầu bao gồm đơn dự thầu, đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính - thương mại, bảo đảm dự thầu, cam kết của tổ chức tài chính (nếu có) và các biểu mẫu khác; - Thời hạn giao đất hoặc cho thuê đất; mục đích sử dụng đất; cơ cấu sử dụng đất; - Cơ sở xác định số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà nhà đầu tư phải nộp cho ngân sách nhà nước trong thời hạn được giao đất hoặc được cho thuê đất; - Phương án sơ bộ về bồi thường, giải phóng mặt bằng; - Giá sàn = m1 + m2 Trong đó: + m1 là sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) do bên mời thầu xác định đối với từng dự án cụ thể bảo đảm phát huy khả năng, hiệu quả sử dụng tối đa khu đất, quỹ đất, diện tích đất, hệ số sử dụng đất và quy hoạch không gian sử dụng đất căn cứ vào quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 (nếu có) được phê duyệt; + m2 là toàn bộ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng do bên mời thầu xây dựng căn cứ phương án quy định tại Điều 11 Nghị định này. Hồ sơ mời thầu phải quy định trường hợp giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng thực tế thấp hơn mức giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng do nhà đầu tư đề xuất thì phần chênh lệch sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước; trường hợp cao hơn mức giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng do nhà đầu tư đề xuất thì nhà đầu tư phải bù phần thiếu hụt. Nhà đầu tư sẽ được khấu trừ giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng thực tế vào tiền thuê đất nhưng không vượt quá số tiền thuê đất phải nộp theo quy định của pháp luật về đất đai. - Dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu thực hiện dự án, thời hạn giao đất hoặc cho thuê đất; diện tích khu đất, quỹ đất; tiền thuê đất, tiền sử dụng đất; phương thức khấu trừ giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng thực tế vào tiền thuê đất, phương thức nộp tiền sử dụng đất; trách nhiệm phối hợp của tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; các quy định áp dụng; thưởng phạt hợp đồng; trường hợp bất khả kháng; việc xem xét lại hợp đồng trong quá trình vận hành dự án và các nội dung khác. Điều 58. Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu được thể hiện thông qua tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu, bao gồm: 1. Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá về năng lực, kinh nghiệm theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 17 Nghị định này trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển. 2. Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá về kỹ thuật: a) Căn cứ quy mô, tính chất và loại hình dự án cụ thể, tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, bao gồm: - Sự phù hợp của mục tiêu dự án do nhà đầu tư đề xuất với quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 (nếu có) đã được phê duyệt; - Yêu cầu về quy mô dự án, giải pháp kiến trúc, công năng cơ bản của công trình dự án; - Yêu cầu về môi trường và an toàn; - Các tiêu chuẩn khác phù hợp với từng dự án cụ thể. b) Phương pháp đánh giá về kỹ thuật: Sử dụng phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, trong đó phải quy định mức điểm tối thiểu và mức điểm tối đa đối với từng tiêu chuẩn tổng quát, tiêu chuẩn chi tiết. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật phải quy định mức điểm tối thiểu để được đánh giá là đáp ứng yêu cầu nhưng không được thấp hơn 70% tổng số điểm về kỹ thuật và điểm của từng nội dung yêu cầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này không thấp hơn 60% điểm tối đa của nội dung đó. c) Cơ cấu về tỷ trọng điểm tương ứng với các nội dung quy định tại Điểm a Khoản này phải phù hợp với từng dự án cụ thể nhưng phải đảm bảo tổng tỷ trọng điểm bằng 100%. 3. Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá về tài chính - thương mại: a) Tiêu chuẩn đánh giá về tài chính - thương mại bao gồm: - Tiêu chuẩn về giá đề xuất của nhà đầu tư (A) = M1 + M2 - Tiêu chuẩn về hiệu quả đầu tư (B) = M2 + M3 Trong đó: + M1 là tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) do nhà đầu tư đề xuất trong hồ sơ dự thầu. + M2 là giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng do nhà đầu tư đề xuất trong hồ sơ dự thầu để sau khi được lựa chọn phải chuyển toàn bộ giá trị này cho đơn vị, tổ chức có chức năng theo quy định để tiến hành bồi thường, giải phóng mặt bằng khu đất, quỹ đất thuộc dự án. + M3 là giá trị nộp ngân sách nhà nước do nhà đầu tư đề xuất trong hồ sơ dự thầu. b) Phương pháp đánh giá về tài chính - thương mại - Sử dụng phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước để đánh giá về tài chính - thương mại. - Đối với các hồ sơ dự thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thì căn cứ vào hiệu quả đầu tư (B) để so sánh, xếp hạng. Nhà đầu tư có giá đề xuất (A) không thấp hơn giá sàn, giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng (M2) không thấp hơn m2, hiệu quả đầu tư (B) lớn nhất được xếp thứ nhất và mời vào đàm phán sơ bộ hợp đồng. Điều 59. Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu Việc thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại Điều 28 Nghị định này. Mục 3. TỔ CHỨC LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ Điều 60. Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu Hồ sơ mời thầu chỉ được phát hành để lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Luật Đấu thầu; 2. Có quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 (nếu có). Điều 61. Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư Việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương III Nghị định này. Trường hợp không áp dụng sơ tuyển, việc mời thầu, phát hành hồ sơ mời thầu, mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được thực hiện theo quy định sau đây: 1. Mời thầu Thông báo mời thầu được đăng tải theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 4 và Điểm b Khoản 1 hoặc Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định này. 2. Phát hành hồ sơ mời thầu Hồ sơ mời thầu được phát hành cho các nhà đầu tư tham gia đấu thầu rộng rãi. Đối với nhà đầu tư liên danh, chỉ cần một thành viên trong liên danh mua hồ sơ mời thầu, kể cả trường hợp chưa hình thành liên danh khi mua hồ sơ mời thầu. 3. Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được mở theo quy định tại Điều 32 Nghị định này, bao gồm cả trường hợp chỉ có một nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu. Mục 4. ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ KỸ THUẬT Điều 62. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật 1. Việc kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 36 Nghị định này. 2. Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm: Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá về năng lực kinh nghiệm nêu trong hồ sơ mời thầu. Trường hợp áp dụng sơ tuyển không cần đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư song cần yêu cầu nhà đầu tư cập nhật thông tin về năng lực, kinh nghiệm của mình. 3. Nhà đầu tư có hồ sơ đề xuất về kỹ thuật hợp lệ, đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm được xem xét, đánh giá về kỹ thuật. 4. Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 36 Nghị định này. Điều 63. Thẩm định, phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật Việc thẩm định và phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Điều 37 Nghị định này. Mục 5. MỞ VÀ ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH - THƯƠNG MẠI Điều 64. Mở hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại Việc mở hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định này. Riêng thông tin phải đọc rõ tại buổi mở hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại bao gồm: Tên nhà đầu tư; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại; đơn dự thầu thuộc đề xuất về tài chính - thương mại; thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại; tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) do nhà đầu tư đề xuất (M1), giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng do nhà đầu tư đề xuất (M2), giá trị nộp ngân sách nhà nước (M3), nếu có; giá trị đề xuất tăng phần nộp ngân sách nhà nước (nếu có); điểm kỹ thuật của các hồ sơ dự thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật; các thông tin khác liên quan. Điều 65. Đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại Việc đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại thực hiện theo quy định tại Điều 39 Nghị định này. Riêng việc đánh giá tính hợp lệ của đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại căn cứ vào các nội dung sau: Đơn dự thầu được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) do nhà đầu tư đề xuất (M1), giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng do nhà đầu tư đề xuất (M2), giá trị nộp ngân sách nhà nước (M3), nếu có, ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic, không đề xuất các giá trị khác nhau đối với cùng một nội dung hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu. Đối với nhà đầu tư liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh. Điều 66. Đàm phán sơ bộ hợp đồng 1. Nhà đầu tư xếp hạng thứ nhất được mời đến đàm phán sơ bộ hợp đồng. Trường hợp nhà đầu tư được mời đến đàm phán sơ bộ hợp đồng nhưng không đến hoặc từ chối đàm phán sơ bộ hợp đồng thì nhà đầu tư sẽ không được nhận lại bảo đảm dự thầu. 2. Việc đàm phán sơ bộ hợp đồng phải dựa trên cơ sở sau đây: a) Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu; b) Hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu (nếu có) của nhà đầu tư; c) Hồ sơ mời thầu. 3. Nguyên tắc đàm phán sơ bộ hợp đồng: a) Không tiến hành đàm phán sơ bộ đối với các nội dung mà nhà đầu tư đã chào thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu; b) Việc đàm phán sơ bộ hợp đồng không được làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu. 4. Nội dung đàm phán sơ bộ hợp đồng: a) Đàm phán sơ bộ về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu, giữa các nội dung khác nhau trong hồ sơ dự thầu có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng; b) Đàm phán sơ bộ về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của dự án; c) Đàm phán về các nội dung cần thiết khác. 5. Trong quá trình đàm phán sơ bộ hợp đồng, các bên tham gia tiến hành hoàn thiện dự thảo hợp đồng. 6. Trường hợp đàm phán sơ bộ hợp đồng không thành công, bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định mời nhà đầu tư xếp hạng tiếp theo vào đàm phán sơ bộ hợp đồng; trường hợp đàm phán sơ bộ với các nhà đầu tư xếp hạng tiếp theo không thành công thì bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định hủy thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu. Điều 67. Nguyên tắc xét duyệt trúng thầu Nhà đầu tư được đề nghị lựa chọn khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: 1. Có hồ sơ dự thầu hợp lệ; 2. Đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm; 3. Đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật; 4. Có giá đề xuất của nhà đầu tư (A) không thấp hơn giá sàn được phê duyệt trong hồ sơ mời thầu, có giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng (M2) không thấp hơn m2 và có hiệu quả đầu tư (B) lớn nhất. Mục 6. TRÌNH, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ CÔNG KHAI KẾT QUẢ LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ; ĐÀM PHÁN, HOÀN THIỆN VÀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG Điều 68. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư 1. Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5 và 6 Điều 42 Nghị định này. 2. Trường hợp lựa chọn được nhà đầu tư trúng thầu, văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư bao gồm các nội dung sau đây: a) Tên dự án; mục tiêu, công năng; địa điểm thực hiện; quy mô; b) Tên nhà đầu tư trúng thầu; c) Thời hạn và tiến độ thực hiện dự án; d) Các điều kiện sử dụng đất để thực hiện dự án (địa điểm, diện tích, mục đích, thời gian sử dụng đất), tiến độ hoàn thành phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500; đ) Tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng); đơn giá tiền sử dụng đất, thuê đất; giá trị nộp ngân sách nhà nước; e) Các nội dung khác (nếu có). Điều 69. Đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng 1. Căn cứ kết quả lựa chọn nhà đầu tư, kết quả đàm phán sơ bộ hợp đồng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức đàm phán, hoàn thiện hợp đồng với nhà đầu tư được lựa chọn. 2. Nội dung đàm phán, hoàn thiện hợp đồng a) Nội dung đàm phán, hoàn thiện hợp đồng không được làm thay đổi căn bản các nội dung đàm phán sơ bộ hợp đồng theo quy định tại Khoản 4 Điều 66 Nghị định này và kết quả lựa chọn nhà đầu tư. Nội dung đàm phán, hoàn thiện hợp đồng bao gồm các nội dung sau đây: - Chi tiết các nội dung trong đàm phán sơ bộ hợp đồng; - Căn cứ để ký kết hợp đồng dự án. b) Ngoài những nội dung quy định tại Điểm a Khoản này, bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền quyết định các nội dung đàm phán, hoàn thiện hợp đồng khác. 3. Trường hợp đàm phán, hoàn thiện hợp đồng không thành công, bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định hủy kết quả lựa chọn nhà đầu tư đồng thời mời nhà đầu tư xếp hạng tiếp theo vào đàm phán sơ bộ hợp đồng và thực hiện các bước theo quy định tại các Điều 66, 67 và 68 Nghị định này và Khoản 1, Khoản 2 Điều này. 4. Việc ký kết hợp đồng thực hiện theo quy định tại các Điều 69, 70, 71 và 72 của Luật Đấu thầu. Nhà đầu tư trúng thầu triển khai thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất theo quy định tại hợp đồng, pháp luật về đầu tư, xây dựng và pháp luật khác có liên quan. Chương VI CHỈ ĐỊNH THẦU TRONG LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ Mục 1. CHỈ ĐỊNH NHÀ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN DỰ ÁN PPP Điều 70. Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư 1. Lập hồ sơ yêu cầu a) Căn cứ lập hồ sơ yêu cầu: Việc lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 hoặc Khoản 1 Điều 46 (đối với dự án PPP nhóm C) Nghị định này. b) Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm: - Thông tin chung về dự án; chỉ dẫn đối với nhà đầu tư; - Yêu cầu về dự án căn cứ đề xuất dự án (đối với dự án PPP nhóm C) hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt; - Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ đề xuất bao gồm các tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, tài chính - thương mại và phương pháp đánh giá các nội dung này, không cần quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư song cần yêu cầu nhà đầu tư cập nhật thông tin về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư; - Biểu mẫu dự thầu; điều kiện của hợp đồng và dự thảo hợp đồng. - Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá hồ sơ đề xuất theo quy định tại Điều 27 hoặc Khoản 2 và Khoản 3 Điều 47 (đối với dự án nhóm C) Nghị định này song không cần so sánh, xếp hạng nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về tài chính - thương mại. 2. Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu: a) Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 Nghị định này trước khi phê duyệt; b) Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản, căn cứ vào tờ trình phê duyệt và báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu. Điều 71. Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư 1. Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà đầu tư đã được xác định. 2. Nhà đầu tư chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu. Điều 72. Đánh giá hồ sơ đề xuất và đàm phán sơ bộ hợp đồng 1. Việc đánh giá hồ sơ đề xuất phải được thực hiện theo tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá hồ sơ yêu cầu quy định trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà đầu tư đến làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất. 2. Việc đàm phán sơ bộ hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 40 Nghị định này, trừ trường hợp đối với dự án nhóm C. Điều 73. Nguyên tắc xét duyệt trúng thầu Nhà đầu tư được đề nghị lựa chọn khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: 1. Có hồ sơ đề xuất hợp lệ; 2. Đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm; 3. Đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật; 4. Có giá dịch vụ không vượt mức giá dịch vụ xác định tại báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc đề xuất dự án (trường hợp dự án nhóm C) được phê duyệt, phù hợp với quy định của pháp luật về giá, phí và lệ phí đối với phương pháp giá dịch vụ; có đề xuất phần vốn góp của nhà nước không vượt giá trị vốn góp của Nhà nước xác định tại báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc đề xuất dự án (trường hợp dự án nhóm C) được phê duyệt đối với phương pháp vốn góp của Nhà nước; có đề xuất nộp ngân sách nhà nước hợp lý và tổng mức đầu tư, tổng vốn của dự án không thấp hơn tổng mức đầu tư, tổng vốn của dự án xác định tại báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc đề xuất dự án (trường hợp dự án nhóm C) được phê duyệt đối với phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước. Điều 74. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu 1. Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại Điều 42 Nghị định này. Điều 75. Đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng 1. Việc đàm phán, hoàn thiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 43 Nghị định này. 2. Việc ký kết thỏa thuận đầu tư và ký kết hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 44 Nghị định này. 3. Riêng đối với dự án nhóm C, việc đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 55 Nghị định này. Mục 2. CHỈ ĐỊNH NHÀ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÓ SỬ DỤNG ĐẤT Điều 76. Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư 1. Lập hồ sơ yêu cầu: a) Căn cứ lập hồ sơ yêu cầu: - Danh mục dự án được công bố theo quy định; - Kết quả sơ tuyển (nếu có); - Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt; - Quy định hiện hành của pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, đầu tư, xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan. b) Nội dung hồ sơ yêu cầu theo quy định tại Khoản 2 Điều 57 Nghị định này song không cần quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư và yêu cầu nhà đầu tư cập nhật thông tin về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư. Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá hồ sơ đề xuất theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 58 Nghị định này song không cần so sánh, xếp hạng nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về tài chính - thương mại. 2. Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu: a) Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 Nghị định này trước khi phê duyệt; b) Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu. Điều 77. Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư 1. Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà đầu tư đã được xác định. 2. Nhà đầu tư chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu. Điều 78. Đánh giá hồ sơ đề xuất và đàm phán sơ bộ hợp đồng 1. Việc đánh giá hồ sơ đề xuất phải được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà đầu tư đến làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất. 2. Việc đàm phán sơ bộ hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 66 Nghị định này. Điều 79. Nguyên tắc xét duyệt trúng thầu Nhà đầu tư được đề nghị lựa chọn khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: 1. Có hồ sơ đề xuất hợp lệ; 2. Đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm; 3. Đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật; 4. Có giá đề xuất của nhà đầu tư (A) không thấp hơn giá sàn được phê duyệt trong hồ sơ yêu cầu, có giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng (M2) không thấp hơn m2 và có hiệu quả đầu tư (B) hợp lý. Điều 80. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu thực hiện theo quy định tại Điều 68 Nghị định này. Điều 81. Đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng 1. Việc đàm phán, hoàn thiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 69 Nghị định này. 2. Việc ký kết hợp đồng thực hiện theo quy định tại các Điều 69, 70, 71 và 72 của Luật Đấu thầu. Nhà đầu tư trúng thầu triển khai thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất theo quy định tại hợp đồng, pháp luật về đầu tư, xây dựng và pháp luật khác có liên quan. Chương VII NỘI DUNG THẨM ĐỊNH VÀ PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT TRONG LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ Điều 82. Thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu 1. Thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển a) Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt bao gồm: - Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển của bên mời thầu; - Dự thảo hồ sơ mời sơ tuyển; - Bản chụp các tài liệu là căn cứ pháp lý để sơ tuyển; - Tài liệu khác có liên quan. b) Nội dung thẩm định bao gồm: - Kiểm tra các tài liệu là căn cứ để lập hồ sơ mời sơ tuyển; - Kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ mời sơ tuyển so với quy mô, mục tiêu, phạm vi công việc, thời gian thực hiện dự án; sự phù hợp so với quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; - Xem xét về những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa tổ chức, cá nhân tham gia lập hồ sơ mời sơ tuyển; - Các nội dung liên quan khác. c) Báo cáo thẩm định bao gồm: - Khái quát nội dung của dự án, cơ sở pháp lý để lập hồ sơ mời sơ tuyển; - Nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm định về cơ sở pháp lý, việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về nội dung dự thảo hồ sơ mời sơ tuyển; - Đề xuất và kiến nghị của đơn vị thẩm định về việc phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển; về biện pháp xử lý đối với trường hợp phát hiện hồ sơ mời sơ tuyển không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; về biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển; - Các ý kiến khác (nếu có). d) Trước khi ký báo cáo thẩm định, đơn vị thẩm định cần tổ chức họp giữa các bên để giải quyết các vấn đề còn tồn tại nếu thấy cần thiết. 2. Thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu a) Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt bao gồm: - Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của bên mời thầu; - Dự thảo hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; - Bản chụp các tài liệu: Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư; văn bản phê duyệt kết quả sơ tuyển (nếu có); - Tài liệu khác có liên quan. b) Nội dung thẩm định bao gồm: - Kiểm tra các tài liệu là căn cứ để lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; - Kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu so với quy mô, mục tiêu, phạm vi công việc, thời gian thực hiện dự án; sự phù hợp so với quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; - Xem xét về những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa tổ chức, cá nhân tham gia lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; - Các nội dung liên quan khác. c) Báo cáo thẩm định bao gồm: - Khái quát nội dung của dự án, cơ sở pháp lý để lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; - Nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm định về cơ sở pháp lý, việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về nội dung dự thảo hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; - Đề xuất và kiến nghị của đơn vị thẩm định về việc phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; về biện pháp xử lý đối với trường hợp phát hiện hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; về biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; - Các ý kiến khác (nếu có). d) Trước khi ký báo cáo thẩm định, đơn vị thẩm định cần tổ chức họp giữa các bên để giải quyết các vấn đề còn tồn tại nếu thấy cần thiết. Điều 83. Thẩm định kết quả sơ tuyển, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà đầu tư 1. Nguyên tắc chung: a) Kết quả sơ tuyển, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải được thẩm định trước khi phê duyệt; b) Đối với dự án áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ chỉ tiến hành thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư; c) Đối với dự án áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ phải tiến hành thẩm định danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật trước khi phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật; d) Không tiến hành thẩm định danh sách xếp hạng nhà đầu tư trước khi phê duyệt, danh sách xếp hạng nhà đầu tư được phê duyệt trên cơ sở đề nghị của bên mời thầu; đ) Trước khi ký báo cáo thẩm định, đơn vị thẩm định có thể tổ chức họp giữa các bên để giải quyết các vấn đề còn tồn tại nếu thấy cần thiết. 2. Thẩm định kết quả sơ tuyển: a) Hồ sơ thẩm định bao gồm: - Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển; - Tờ trình của bên mời thầu về kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, trong đó phải nêu rõ ý kiến của bên mời thầu đối với các ý kiến, đề xuất, kiến nghị của tổ chuyên gia; - Bản chụp các hồ sơ, tài liệu: Hồ sơ mời sơ tuyển, biên bản đóng thầu, mở thầu, hồ sơ dự sơ tuyển của các nhà đầu tư và các tài liệu liên quan cần thiết khác. b) Nội dung thẩm định bao gồm: - Kiểm tra các tài liệu là căn cứ của việc sơ tuyển; - Kiểm tra việc tuân thủ quy định về thời gian trong quá trình sơ tuyển; - Kiểm tra việc tuân thủ quy định của hồ sơ mời sơ tuyển và quy định của pháp luật về đấu thầu trong quá trình sơ tuyển. c) Báo cáo thẩm định bao gồm: - Khái quát về dự án, cơ sở pháp lý đối với việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư; - Tóm tắt quá trình tổ chức thực hiện và đề nghị của cơ quan trình duyệt về kết quả sơ tuyển; - Nhận xét về việc tuân thủ quy định pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình sơ tuyển; - Ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về kết quả sơ tuyển; đề xuất biện pháp xử lý đối với trường hợp phát hiện sự không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu trong quá trình sơ tuyển hoặc biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở kết luận về kết quả sơ tuyển; - Ý kiến của đơn vị thẩm định về sự bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong quá trình sơ tuyển; - Đề xuất, kiến nghị của đơn vị thẩm định; - Các ý kiến khác. 3. Thẩm định danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật: a) Hồ sơ thẩm định bao gồm: - Tờ trình của bên mời thầu về kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; - Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; - Bản chụp các hồ sơ, tài liệu: Hồ sơ mời thầu, biên bản đóng thầu, mở thầu, hồ sơ đề xuất về kỹ thuật của các nhà đầu tư và các tài liệu liên quan cần thiết khác. b) Nội dung thẩm định bao gồm: - Kiểm tra việc đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; - Các nội dung liên quan khác. c) Báo cáo thẩm định bao gồm: - Tóm tắt quá trình tổ chức lựa chọn nhà đầu tư từ khi lựa chọn danh sách ngắn (nếu có) đến khi trình danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật; - Nhận xét về việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư; - Ý kiến của đơn vị thẩm định về sự bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư; - Đề xuất, kiến nghị với bên mời thầu, tổ chuyên gia; - Ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; đề xuất biện pháp xử lý đối với trường hợp phát hiện sự không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư hoặc biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở kết luận về kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; - Các ý kiến khác. 4. Thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư: a) Hồ sơ trình thẩm định bao gồm: - Tờ trình của bên mời thầu về kết quả lựa chọn nhà đầu tư; - Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; - Biên bản đàm phán sơ bộ hợp đồng; - Bản chụp các hồ sơ, tài liệu: Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, biên bản đóng thầu, mở thầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của các nhà đầu tư và các tài liệu liên quan cần thiết khác. b) Nội dung thẩm định bao gồm: - Kiểm tra sự phù hợp và tuân thủ quy định của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; - Kiểm tra việc tuân thủ quy định về thời gian trong quá trình đàm phán, hoàn thiện hợp đồng; - Kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về trình kết quả lựa chọn nhà đầu tư. c) Báo cáo thẩm định bao gồm các nội dung sau đây: - Khái quát về dự án, cơ sở pháp lý đối với việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư; - Tổng kết toàn bộ quá trình lựa chọn nhà đầu tư từ khi lựa chọn danh sách ngắn (nếu có) đến khi trình kết quả lựa chọn nhà đầu tư; - Nhận xét về việc tuân thủ quy định pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư; - Ý kiến của đơn vị thẩm định về sự bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư; - Đề xuất, kiến nghị với bên mời thầu, tổ chuyên gia; - Ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về kết quả lựa chọn nhà đầu tư; đề xuất biện pháp xử lý đối với trường hợp phát hiện sự không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư hoặc biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở kết luận về kết quả lựa chọn nhà đầu tư; - Các ý kiến khác. Điều 84. Trách nhiệm của Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 1. Đối với dự án PPP do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, kết quả lựa chọn nhà đầu tư mà mình không phải là bên mời thầu: a) Có ý kiến bằng văn bản về kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, kết quả lựa chọn nhà đầu tư theo yêu cầu; b) Thực hiện các công việc khác về lựa chọn nhà đầu tư theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ. 2. Đối với dự án PPP do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, kết quả lựa chọn nhà đầu tư do mình là bên mời thầu: a) Phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật; b) Ký kết và quản lý việc thực hiện hợp đồng với nhà đầu tư được lựa chọn; c) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của bên mời thầu theo quy định tại Điều 75 của Luật Đấu thầu. 3. Đối với dự án PPP, dự án đầu tư có sử dụng đất do mình là người có thẩm quyền: a) Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, kết quả lựa chọn nhà đầu tư; b) Phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật hoặc ủy quyền cho người đứng đầu của bên mời thầu phê duyệt; c) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền quy định tại Điều 73 của Luật Đấu thầu; d) Đối với dự án đầu tư có sử dụng đất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao sở chuyên ngành, cơ quan chuyên môn tương đương cấp sở hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện làm bên mời thầu. Điều 85. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện 1. Đối với dự án PPP, dự án đầu tư có sử dụng đất do mình là bên mời thầu: a) Thực hiện công việc thuộc trách nhiệm của bên mời thầu theo quy định tại Điều 75 của Luật Đấu thầu; b) Thực hiện các công việc khác về lựa chọn nhà đầu tư theo ủy quyền của cấp trên. 2. Đối với dự án PPP do mình là người có thẩm quyền: a) Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư; b) Phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà đầu tư; c) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền quy định tại Điều 73 của Luật Đấu thầu. Điều 86. Trách nhiệm của đơn vị thẩm định 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định các nội dung sau đây: a) Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư và kết quả lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; b) Phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định tại Điều 26 của Luật Đấu thầu và các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ yêu cầu; c) Dự án do nhà đầu tư đề xuất được áp dụng hình thức chỉ định thầu thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 9 Nghị định này. 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định các nội dung sau đây: a) Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là người có thẩm quyền; b) Hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là người có thẩm quyền. 3. Cơ quan, tổ chức được Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm thẩm định các nội dung sau đây: a) Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư với dự án do Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương là người có thẩm quyền; b) Hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án do Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương là người có thẩm quyền. 4. Bộ phận có chức năng về kế hoạch, tài chính cấp huyện chịu trách nhiệm thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả sơ tuyển, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là người có thẩm quyền hoặc được ủy quyền. Chương VIII XỬ LÝ TÌNH HUỐNG VÀ GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ TRONG LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ Điều 87. Xử lý tình huống trong lựa chọn nhà đầu tư 1. Trường hợp phải điều chỉnh, sửa đổi nội dung trong kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư thì phải tiến hành thủ tục điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư theo các quy định của pháp luật trước điểm mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật (đối với đấu thầu rộng rãi), hồ sơ đề xuất (đối với chỉ định thầu). 2. Đối với dự án PPP, dự án đầu tư có sử dụng đất, trong trường hợp cấp bách ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư, người có thẩm quyền quyết định việc lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu rộng rãi mà không áp dụng sơ tuyển song phải đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Trong trường hợp này, hồ sơ mời thầu phải bao gồm cả các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư. 3. Trường hợp tại thời điểm đóng thầu, không có nhà đầu tư nào nộp hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu thì bên mời thầu phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo một trong hai cách sau đây: a) Cho phép gia hạn thời điểm đóng thầu tối đa 30 ngày; b) Quyết định hủy thầu đồng thời yêu cầu bên mời thầu điều chỉnh hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và tổ chức lại việc lựa chọn nhà đầu tư hoặc xem xét chuyển đổi hình thức đầu tư do dự án không hấp dẫn nhà đầu tư. 4. Trường hợp tại thời điểm ký kết hợp đồng, nhà đầu tư trúng thầu không đáp ứng điều kiện về năng lực kỹ thuật, tài chính quy định tại Khoản 2 Điều 70 của Luật Đấu thầu thì mời nhà đầu tư xếp hạng tiếp theo vào đàm phán sơ bộ hợp đồng; đàm phán, hoàn thiện hợp đồng (đối với dự án PPP nhóm C). Trong trường hợp này, nhà đầu tư được mời vào đàm phán sơ bộ hợp đồng; đàm phán, hoàn thiện hợp đồng phải khôi phục lại hiệu lực của hồ sơ dự thầu và bảo đảm dự thầu trong trường hợp hồ sơ dự thầu hết hiệu lực và bảo đảm dự thầu của nhà đầu tư đã được hoàn trả hoặc giải tỏa. 5. Trường hợp sau khi đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại, tất cả nhà đầu tư được đánh giá tốt ngang nhau thì nhà đầu tư có điểm kỹ thuật cao nhất được xếp thứ nhất. 6. Trường hợp tất cả nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và nằm trong danh sách xếp hạng đều đề xuất giá dịch vụ, phần vốn góp Nhà nước cao hơn giá dịch vụ, phần vốn góp của Nhà nước xác định tại báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc đề xuất dự án (đối với dự án PPP nhóm C) được phê duyệt thì người có thẩm quyền xem xét, xử lý theo một trong hai cách sau đây: a) Cho phép các nhà đầu tư này được chào lại đề xuất về tài chính - thương mại; b) Cho phép đồng thời với việc các nhà đầu tư này chào lại đề xuất về tài chính - thương mại, người có thẩm quyền xem xét lại giá dịch vụ, phần vốn góp của Nhà nước xác định tại báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc đề xuất dự án (đối với dự án PPP nhóm C) được phê duyệt, nếu cần thiết. 7. Đối với lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất, trường hợp tất cả nhà đầu tư đề xuất hiệu quả đầu tư (B) ngang nhau thì ưu tiên xem xét lựa chọn nhà đầu tư có đề xuất nộp ngân sách nhà nước (M3) cao hơn. Trường hợp các nhà đầu tư đề xuất giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng (M2) ngang nhau và nộp ngân sách nhà nước (M3) ngang nhau thì nhà đầu tư có giá đề xuất (A) không thấp hơn giá sàn và lớn nhất sẽ được đề xuất lựa chọn. 8. Ngoài các trường hợp nêu trên, khi phát sinh tình huống trong lựa chọn nhà đầu tư thì bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định trên cơ sở bảo đảm các mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Điều 88. Điều kiện để xem xét, giải quyết kiến nghị 1. Kiến nghị phải là của nhà đầu tư tham dự thầu. 2. Đơn kiến nghị phải có chữ ký của người ký đơn dự thầu hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư, được đóng dấu (nếu có). 3. Người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị nhận được đơn kiến nghị theo quy định tại các Khoản 3, 4 và 5 Điều 92 của Luật Đấu thầu. 4. Nội dung kiến nghị đó chưa được nhà đầu tư khởi kiện ra Tòa án. 5. Chi phí giải quyết kiến nghị theo quy định tại Khoản 6 Điều 7 Nghị định này được nhà đầu tư nộp cho bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn đối với trường hợp kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà đầu tư do người có thẩm quyền giải quyết. Điều 89. Hội đồng tư vấn 1. Chủ tịch Hội đồng tư vấn a) Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp Trung ương là đại diện có thẩm quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hội đồng tư vấn cấp Trung ương có trách nhiệm tư vấn về giải quyết kiến nghị đối với dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, dự án đầu tư nhóm A hoặc tương đương; b) Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương (sau đây gọi là Hội đồng tư vấn cấp Bộ) là người đứng đầu của đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về hoạt động đấu thầu thuộc các cơ quan này. Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp địa phương là Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Hội đồng tư vấn cấp Bộ, địa phương có trách nhiệm tư vấn về việc giải quyết kiến nghị đối với các dự án do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, địa phương quyết định chủ trương đầu tư, trừ dự án quy định tại Điểm a Khoản này. 2. Thành viên Hội đồng tư vấn a) Thành viên Hội đồng tư vấn cấp Trung ương bao gồm các cá nhân thuộc đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đại diện của hiệp hội, nghề nghiệp liên quan. Thành viên Hội đồng tư vấn cấp bộ bao gồm các cá nhân thuộc đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về đấu thầu thuộc các cơ quan này, đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đại diện của hiệp hội, nghề nghiệp liên quan. Thành viên Hội đồng tư vấn cấp địa phương bao gồm các cá nhân thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đại diện của hiệp hội, nghề nghiệp liên quan. b) Căn cứ theo tính chất của từng dự án và trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng tư vấn có thể mời thêm các cá nhân tham gia với tư cách là thành viên của Hội đồng tư vấn. c) Thành viên Hội đồng tư vấn không được là thân nhân (cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột) của người ký đơn kiến nghị, của các cá nhân trực tiếp tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, của các cá nhân trực tiếp thẩm định danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà đầu tư và của người ký phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư. 3. Hoạt động của Hội đồng tư vấn a) Chủ tịch Hội đồng tư vấn ra quyết định thành lập Hội đồng trong thời hạn tối đa là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị của nhà đầu tư. Hội đồng tư vấn hoạt động theo từng vụ việc; b) Hội đồng tư vấn làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số, có Báo cáo kết quả làm việc gửi người có thẩm quyền xem xét, quyết định; từng thành viên được quyền bảo lưu ý kiến và chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến của mình. 4. Bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn a) Bộ phận thường trực giúp việc Hội đồng tư vấn cấp Trung ương là đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về hoạt động đấu thầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ phận thường trực giúp việc Hội đồng tư vấn cấp Bộ là đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về hoạt động đấu thầu thuộc cơ quan này. Bộ phận thường trực giúp việc Hội đồng tư vấn cấp địa phương là đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về hoạt động đấu thầu của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Bộ phận thường trực giúp việc không gồm các cá nhân tham gia trực tiếp thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư của dự án đó. b) Bộ phận thường trực giúp việc thực hiện các nhiệm vụ về hành chính do Chủ tịch Hội đồng tư vấn quy định; tiếp nhận và quản lý chi phí do nhà đầu tư có kiến nghị nộp theo quy định tại Khoản 6 Điều 7 Nghị định này. Điều 90. Giải quyết kiến nghị đối với lựa chọn nhà đầu tư 1. Thời gian giải quyết kiến nghị quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 92 của Luật Đấu thầu được tính từ ngày bộ phận hành chính của người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị nhận được đơn kiến nghị. 2. Người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư về việc không xem xét, giải quyết kiến nghị trong trường hợp kiến nghị của nhà đầu tư không đáp ứng điều kiện nêu tại Điều 88 Nghị định này. 3. Nhà đầu tư được quyền rút đơn kiến nghị trong quá trình giải quyết kiến nghị nhưng phải bằng văn bản. 4. Trong văn bản trả lời về kết quả giải quyết kiến nghị cho nhà đầu tư phải có kết luận về nội dung kiến nghị. Trường hợp kiến nghị của nhà đầu tư được kết luận là đúng phải nêu rõ biện pháp, cách thức và thời gian để khắc phục hậu quả (nếu có), đồng thời bộ phận thường trực giúp việc có trách nhiệm yêu cầu các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm liên đới chi trả cho nhà đầu tư có kiến nghị số tiền bằng số tiền mà nhà đầu tư có kiến nghị đã nộp cho Hội đồng tư vấn. Trường hợp kiến nghị của nhà đầu tư được kết luận là không đúng thì trong văn bản trả lời phải giải thích rõ lý do. Chương IX XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT, KIỂM TRA, GIÁM SÁT, THEO DÕI HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TRONG LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ Mục 1. XỬ LÝ VI PHẠM Điều 91. Các hình thức xử lý vi phạm 1. Cảnh cáo, phạt tiền được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. 2. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Điều 89 của Luật Đấu thầu. 3. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu mà cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật về hình sự. 4. Đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu còn bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Điều 92. Hình thức cấm tham gia quá trình lựa chọn nhà đầu tư Tùy theo mức độ vi phạm mà áp dụng hình thức cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với tổ chức, cá nhân, cụ thể như sau: 1. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 89 của Luật Đấu thầu. 2. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 03 năm đối với một trong các hành vi vi phạm tại các Điểm a, b, c, d và h Khoản 6 Điều 89 của Luật Đấu thầu. 3. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 06 tháng đến 01 năm đối với một trong các hành vi vi phạm tại Khoản 7 Điều 89 của Luật Đấu thầu. Điều 93. Hủy, đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà đầu tư 1. Hủy thầu là biện pháp của người có thẩm quyền để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu và các quy định khác của pháp luật liên quan của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu. Người có thẩm quyền có trách nhiệm quyết định hủy thầu đối với các trường hợp theo quy định tại Điều 17 của Luật Đấu thầu. 2. Đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà đầu tư, tuyên bố vô hiệu đối với các quyết định trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư, cụ thể như sau: a) Đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà đầu tư được áp dụng khi có bằng chứng cho thấy tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu hoặc các quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến không đảm bảo mục tiêu của công tác đấu thầu, làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà đầu tư; b) Biện pháp đình chỉ được áp dụng để khắc phục ngay khi vi phạm đã xảy ra và được thực hiện đến trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư. Biện pháp không công nhận kết quả lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện từ ngày phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư đến trước khi ký kết hợp đồng; c) Trong văn bản đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải nêu rõ lý do, nội dung, biện pháp và thời gian để khắc phục vi phạm về đấu thầu; d) Biện pháp tuyên bố vô hiệu đối với các quyết định của bên mời thầu do người có thẩm quyền quyết định khi phát hiện các quyết định của bên mời thầu không phù hợp quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan. Điều 94. Bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật về đấu thầu Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại và các quy định khác của pháp luật liên quan. Mục 2. KIỂM TRA, GIÁM SÁT, THEO DÕI Điều 95. Kiểm tra hoạt động đấu thầu trong lựa chọn nhà đầu tư 1. Kiểm tra hoạt động đấu thầu trong lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất khi có vướng mắc, kiến nghị, đề nghị hoặc yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người có thẩm quyền của cơ quan kiểm tra về công tác đấu thầu theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Phương thức kiểm tra bao gồm kiểm tra trực tiếp, yêu cầu báo cáo. 2. Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo việc kiểm tra hoạt động đấu thầu đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình và các dự án do mình quyết định đầu tư nhằm mục đích quản lý, điều hành và chấn chỉnh hoạt động đấu thầu bảo đảm đạt được mục tiêu đẩy nhanh tiến độ, tăng cường hiệu quả của công tác đấu thầu và kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu trên phạm vi cả nước. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu khi có yêu cầu của người có thẩm quyền của cơ quan kiểm tra về công tác đấu thầu. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu tại địa phương mình. 4. Nội dung kiểm tra đấu thầu a) Nội dung kiểm tra định kỳ bao gồm: - Kiểm tra việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác lựa chọn nhà đầu tư, phân cấp trong lựa chọn nhà đầu tư; - Kiểm tra công tác đào tạo về đấu thầu; - Kiểm tra việc cấp chứng chỉ đào tạo về đấu thầu, chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu; - Kiểm tra việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư; - Kiểm tra nội dung hợp đồng ký kết và việc tuân thủ các căn cứ pháp lý trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng; - Kiểm tra trình tự và tiến độ thực hiện dự án theo kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư đã duyệt; - Kiểm tra tình hình thực hiện báo cáo về công tác đấu thầu; - Kiểm tra việc triển khai thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát về công tác đấu thầu. b) Nội dung kiểm tra đột xuất: Căn cứ theo yêu cầu kiểm tra đột xuất, quyết định kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra quy định các nội dung kiểm tra cho phù hợp. 5. Sau khi kết thúc kiểm tra, phải có báo cáo, kết luận kiểm tra. Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm theo dõi việc khắc phục các tồn tại (nếu có) đã nêu trong kết luận kiểm tra. Trường hợp phát hiện có sai phạm thì cần đề xuất biện pháp xử lý hoặc chuyển cơ quan thanh tra, điều tra để xử lý theo quy định. 6. Nội dung kết luận kiểm tra bao gồm: a) Tình hình thực hiện công tác đấu thầu tại đơn vị được kiểm tra; b) Nội dung kiểm tra; c) Nhận xét; d) Kết luận; đ) Kiến nghị. Điều 96. Giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu trong lựa chọn nhà đầu tư 1. Giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu được áp dụng trong trường hợp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương ủy quyền cho người đứng đầu tổ chức thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để thực hiện trách nhiệm của người có thẩm quyền trong lựa chọn nhà đầu tư nhằm phát hiện và xử lý đối với hành vi, nội dung không phù hợp quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan. 2. Người có thẩm quyền cử cá nhân hoặc đơn vị có chức năng quản lý về hoạt động đấu thầu tham gia giám sát, theo dõi việc thực hiện quá trình lựa chọn nhà đầu tư đối với nội dung quy định tại Khoản 3 Điều này để đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu. 3. Các nội dung trong hoạt động lựa chọn nhà đầu tư phải giám sát, theo dõi bao gồm: a) Lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; b) Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; c) Thẩm định và phê duyệt kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư; d) Kết quả đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng. 4. Phương thức giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu: a) Bên mời thầu có trách nhiệm công khai tên, địa chỉ liên hệ của cá nhân hoặc đơn vị giám sát, theo dõi cho các nhà đầu tư đã mua hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; b) Bên mời thầu có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến quá trình lựa chọn nhà đầu tư cho cá nhân hoặc đơn vị giám sát, theo dõi khi nhận được yêu cầu bằng văn bản; c) Khi phát hiện hành vi, nội dung không phù hợp quy định của pháp luật về đấu thầu, cá nhân hoặc đơn vị thực hiện việc giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu phải có trách nhiệm báo cáo kịp thời bằng văn bản đến người có thẩm quyền để có những biện pháp xử lý thích hợp, bảo đảm hiệu quả của quá trình tổ chức lựa chọn nhà đầu tư. 5. Trách nhiệm của cá nhân hoặc đơn vị giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu: a) Trung thực, khách quan; không gây phiền hà cho người được ủy quyền, bên mời thầu trong quá trình giám sát, theo dõi; b) Yêu cầu người được ủy quyền, bên mời thầu cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan phục vụ quá trình giám sát, theo dõi; c) Tiếp nhận thông tin phản ánh của nhà đầu tư và các tổ chức, cá nhân liên quan đến quá trình lựa chọn nhà đầu tư của dự án đang thực hiện giám sát, theo dõi; d) Bảo mật thông tin theo quy định; đ) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan. Chương X ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 97. Quy định chuyển tiếp 1. Dự án đã có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì không phải tổ chức lựa chọn lại nhà đầu tư theo Nghị định này. 2. Đối với hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phát hành trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án căn cứ theo quy định của Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2009, Nghị định số 24/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2011, Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2010 và các Thông tư hướng dẫn thực hiện liên quan. 3. Đối với hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phát hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư, Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2009, Nghị định số 24/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2011, Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2010 và các Thông tư hướng dẫn thực hiện liên quan nhưng bảo đảm không trái với quy định của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013. Điều 98. Hiệu lực thi hành Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 5 năm 2015. Điều 99. Hướng dẫn thi hành 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm: a) Chủ trì xây dựng và ban hành mẫu tài liệu đấu thầu bao gồm mẫu hồ sơ mời sơ tuyển; hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP; hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất và các mẫu khác; b) Quy định lộ trình áp dụng và hướng dẫn thực hiện chi tiết các nội dung sau đây: - Đăng ký thông tin nhà đầu tư trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu; - Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu cho các cá nhân thuộc diện phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 và Điểm c Khoản 1 Điều 19 của Luật Đấu thầu; c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và lộ trình áp dụng; xây dựng cơ chế quản lý, vận hành và hướng dẫn thực hiện lựa chọn nhà đầu tư qua mạng; d) Hướng dẫn thực hiện các nội dung cần thiết khác của Nghị định này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu trong lựa chọn nhà đầu tư. 2. Bộ Tài chính hướng dẫn về các loại chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà đầu tư. 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm: a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành mẫu tài liệu đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án PPP nhóm C của ngành; b) Trong phạm vi quản lý của mình hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định này (nếu cần thiết) nhưng bảo đảm không trái với các quy định của Nghị định này. 4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phân công lãnh đạo phụ trách trực tiếp, chịu trách nhiệm về công tác lựa chọn nhà đầu tư và giao nhiệm vụ cho một đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm quản lý hoạt động lựa chọn nhà đầu tư trong phạm vi quản lý của ngành hoặc địa phương mình. Trong quá trình thực hiện Nghị định này, nếu có những phát sinh, vướng mắc cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Định kỳ hàng năm, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải gửi báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, KTN (3b). TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "17/03/2015", "sign_number": "30/2015/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-22-2011-TT-BGDDT-hoat-dong-khoa-hoc-va-cong-nghe-124761.aspx
Thông tư 22/2011/TT-BGDĐT hoạt động khoa học và công nghệ mới nhất
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 22/2011/TT-BGDĐT Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2011 THÔNG TƯ BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Căn cứ Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ; Căn cứ Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành “Điều lệ trường đại học”; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định: Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học. Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 7 năm 2011. Thông tư này thay thế Quyết định số 19/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 15 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư này đều bị bãi bỏ. Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Uỷ ban VHGD, TN, TN&NĐ của QH; - Ban Tuyên giáo TW; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Bộ Khoa học và Công nghệ; - Kiểm toán Nhà nước; - Bộ Tư pháp (Cục KTVBQPPL); - Như Điều 3 (để thực hiện); - Công báo; - Website Chính phủ; - Website Bộ GD&ĐT; - Lưu: VT, Vụ KHCNMT, Vụ PC. BỘ TRƯỞNG Phạm Vũ Luận QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2011/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Thông tư này quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm: định hướng phát triển và kế hoạch khoa học và công nghệ; thực hiện kế hoạch khoa học và công nghệ; quản lý hoạt động khoa học và công nghệ; khen thưởng và xử lý vi phạm. 2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục đại học: đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng trong hệ thống giáo dục quốc dân (gọi chung là trường đại học). 3. Hoạt động khoa học và công nghệ của các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo được áp dụng theo các quy định của Thông tư này. Điều 2. Vị trí, vai trò của hoạt động khoa học và công nghệ 1. Hoạt động khoa học và công nghệ là một trong các nhiệm vụ chính của trường đại học. 2. Hoạt động khoa học và công nghệ có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao ở trường đại học, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Điều 3. Mục tiêu hoạt động khoa học và công nghệ 1. Tạo ra tri thức, công nghệ, giải pháp, sản phẩm mới; góp phần hình thành và nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên, nghiên cứu viên, người học; nâng cao chất lượng đào tạo. 2. Ứng dụng tri thức, công nghệ mới và tạo ra phương thức, giải pháp mới phục vụ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước, tạo cơ sở thúc đẩy hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ. 3. Góp phần phát hiện và bồi dưỡng nhân tài; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước, đóng góp và phát triển kho tàng tri thức, công nghệ của nhân loại. Điều 4. Nội dung hoạt động khoa học và công nghệ 1. Xây dựng định hướng phát triển khoa học và công nghệ cho từng giai đoạn và kế hoạch khoa học và công nghệ 5 năm, hằng năm. 2. Đề xuất, tham gia tuyển chọn, triển khai thực hiện và tổ chức quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp, các lĩnh vực nghiên cứu. 3. Hỗ trợ xác lập và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, thương mại và chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ theo quy định hiện hành. 4. Ứng dụng và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng các vườn ươm công nghệ, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, gắn phát triển công nghệ với tạo sản phẩm mới có khả năng thương mại cao; thực hiện dịch vụ khoa học và công nghệ. 5. Xây dựng và triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển, dự án tăng cường năng lực nghiên cứu, các phòng thí nghiệm trọng điểm, liên ngành và chuyên ngành. 6. Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh. 7. Tiến hành các hoạt động hợp tác trong và ngoài nước về khoa học và công nghệ. 8. Xây dựng hệ thống thông tin về hoạt động khoa học và công nghệ của nhà trường. 9. Xây dựng và triển khai thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo hộ lao động, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm. 10. Triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ khác. Điều 5. Tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ 1. Tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ gồm các nguồn: a) Từ ngân sách nhà nước; b) Tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; c) Từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ các cấp (quốc gia, bộ, ngành, tỉnh, thành phố, trường đại học, doanh nghiệp); d) Thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; đ) Trích từ nguồn thu hợp pháp của trường đại học; e) Huy động từ các nguồn hợp pháp khác. 2. Chi cho hoạt động khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước và từ các nguồn thu hợp pháp của trường đại học được áp dụng theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Chương II ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ KẾ HOẠCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Điều 6. Xây dựng định hướng phát triển khoa học và công nghệ Trường đại học xây dựng định hướng phát triển khoa học và công nghệ dài hạn 10 - 20 năm trên cơ sở chiến lược phát triển trường; chiến lược phát triển ngành, tỉnh, thành phố; chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của quốc gia và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Điều 7. Xây dựng kế hoạch khoa học và công nghệ 1. Trường đại học xây dựng kế hoạch khoa học và công nghệ 5 năm và hằng năm trên cơ sở định hướng phát triển khoa học và công nghệ của trường; định hướng, mục tiêu, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ của nhà nước, bộ, ngành, tỉnh, thành phố; nhu cầu của doanh nghiệp. 2. Kế hoạch khoa học và công nghệ được xây dựng theo các nội dung hoạt động khoa học và công nghệ trong trường đại học và thực hiện tiến độ theo yêu cầu của các cơ quản quản lý nhà nước có thẩm quyền. Điều 8. Nội dung kế hoạch khoa học và công nghệ Nội dung kế hoạch khoa học và công nghệ bao gồm xây dựng các nhiệm vụ: 1. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ các cấp (chương trình, đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ khác). 2. Sở hữu trí tuệ; ứng dụng và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; thực hiện dịch vụ khoa học và công nghệ; tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo. 3. Đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ quản lý và nghiên cứu khoa học. 4. Các dự án đầu tư phát triển, dự án tăng cường năng lực nghiên cứu, các phòng thí nghiệm trọng điểm, liên ngành và chuyên ngành. 5. Nghiên cứu khoa học của sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh. 6. Hợp tác khoa học và công nghệ trong và ngoài nước. 7. Thông tin khoa học và công nghệ. 8. An toàn - vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường. 9. Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng sản phẩm. 10. Nhiệm vụ về quản lý khoa học và công nghệ. 11. Tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ. 12. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ khác. Điều 9. Quy trình xây dựng kế hoạch khoa học và công nghệ 1. Đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ a) Hằng năm, căn cứ vào định hướng, mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ của nhà nước, bộ, ngành, tỉnh, thành phố, trường đại học; nhu cầu của doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội, trường đại học đề xuất các nhiệm vụ khoa học và công nghệ với các cơ quan quản lý. b) Hằng năm, trường đại học xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở và các nội dung hoạt động khoa học và công nghệ khác của trường căn cứ vào định hướng, mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ của trường. 2. Tham gia tuyển chọn, xét chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ Căn cứ vào danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được các cấp quản lý phê duyệt đưa ra tuyển chọn, xét chọn, trường đại học tổ chức đăng ký tham gia tuyển chọn, xét chọn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp. 3. Phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ a) Các cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được tuyển chọn, xét chọn; b) Trường đại học phê duyệt các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở theo quy chế hoạt động khoa học và công nghệ của mỗi trường đại học; c) Trường đại học tổng hợp các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được phê duyệt và các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở trình các cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch khoa học và công nghệ hằng năm. Chương III THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Điều 10. Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ Trường đại học tập trung nguồn lực, tạo mọi điều kiện cần thiết để các tập thể, cá nhân triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp đã được phê duyệt theo các quy định hiện hành về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Điều 11. Đánh giá nghiệm thu và công bố kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ 1. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đánh giá nghiệm thu căn cứ vào nội dung của bản thuyết minh nhiệm vụ khoa học và công nghệ và hợp đồng triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. 2. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp được tổ chức đánh giá nghiệm thu theo đúng các quy định hiện hành về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ. 3. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện theo hợp đồng giữa trường đại học và các tổ chức, cá nhân được tổ chức đánh giá nghiệm thu theo thỏa thuận của các bên ghi trong hợp đồng. 4. Trường đại học và chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp có trách nhiệm đăng ký, công bố, nộp báo cáo kết quả cho các cơ quan quản lý theo quy định. Điều 12. Hoạt động sở hữu trí tuệ, ứng dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ 1. Triển khai thực hiện các nhiệm vụ về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Quyết định 78/2008/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ trong cơ sở giáo dục đại học. 2. Tổ chức phổ biến các kết quả nghiên cứu, giới thiệu thành tựu khoa học và tiến bộ kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi cho các tập thể, cá nhân ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu, các thành tựu khoa học và công nghệ vào thực tiễn cuộc sống và sản xuất kinh doanh, đồng thời thực hiện dịch vụ khoa học và công nghệ và dịch vụ công nghệ cao. 3. Xây dựng các vườn ươm công nghệ, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, gắn phát triển công nghệ với tạo sản phẩm mới có khả năng thương mại. Điều 13. Đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ quản lý và nghiên cứu khoa học Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học đầu ngành, cán bộ khoa học trẻ, xây dựng các nhóm nghiên cứu chuyên ngành, liên ngành, tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ của trường. Điều 14. Đầu tư phát triển, tăng cường năng lực nghiên cứu 1. Trường đại học triển khai các dự án tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt; tập trung đầu tư các trang thiết bị khoa học mới, hiện đại, đáp ứng yêu cầu nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của trường. 2. Trường đại học chủ động trong việc xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các thiết bị, cơ sở vật chất các phòng thí nghiệm bằng các nguồn vốn khác nhau; có kế hoạch duy trì và khai thác sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị, phòng thí nghiệm đã được đầu tư phục vụ cho nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo. Điều 15. Hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và giảng viên trẻ, gắn kết nghiên cứu khoa học với đào tạo 1. Trường đại học tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên được thực hiện theo quy định hiện hành. 2. Giảng viên trẻ, nghiên cứu sinh và học viên cao học được tạo điều kiện tham gia, chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp và các hoạt động khoa học và công nghệ của trường. 3. Triển khai nhiệm vụ gắn kết nghiên cứu khoa học với đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ; xác định đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong hoạt động khoa học và công nghệ của trường. Điều 16. Hợp tác khoa học và công nghệ trong và ngoài nước 1. Tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác khoa học và công nghệ với các tổ chức, cá nhân, các đơn vị sự nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở trong nước; với các trường đại học, các viện nghiên cứu, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân là người nước ngoài và người Việt Nam cư trú và định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam. 2. Nội dung hợp tác bao gồm: a) Các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; b) Các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo Nghị định thư; nhiệm vụ hợp tác thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam với Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế; nhiệm vụ hợp tác song phương và đa phương; c) Đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi cán bộ khoa học và xây dựng các nhóm nghiên cứu; d) Tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, trao đổi thông tin và kinh nghiệm quản lý khoa học và công nghệ; đ) Thành lập cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm chuyên ngành, liên ngành; e) Tham gia triển lãm, giải thưởng khoa học và công nghệ. 3. Tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích sự hợp tác giữa các cơ quan, tập thể và cá nhân trong trường đại học với các đối tác trong và ngoài nước. Điều 17. Thông tin khoa học và công nghệ Trường đại học thực hiện hoạt động tìm kiếm, thu thập, xử lý, lưu trữ, phổ biến thông tin khoa học và công nghệ (các dữ liệu, số liệu, dữ kiện, tin tức, tri thức khoa học và công nghệ được tạo lập, quản lý và sử dụng nhằm mục đích cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước hoặc đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân trong xã hội); các hoạt động khác có liên quan trực tiếp và phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ thông tin khoa học và công nghệ, bao gồm: 1. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động thông tin khoa học và công nghệ. 2. Tổ chức tìm kiếm, thu thập, xử lý các dữ liệu, số liệu, dữ kiện, tin tức, tri thức nhằm tạo lập nguồn tin khoa học và công nghệ (sách, báo, tạp chí, cơ sở dữ liệu, tài liệu hội nghị, hội thảo khoa học, báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, tài liệu về sở hữu trí tuệ, tài liệu về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, luận văn, luận án sau đại học và các nguồn tin khác được tổ chức, cá nhân thu thập). 3. Quản lý, lưu giữ nguồn tin khoa học và công nghệ; cung cấp, trao đổi thông tin khoa học và công nghệ; tham gia vào hệ thống thông tin - thư viện chung của các trường đại học. 4. Xây dựng các cơ sở dữ liệu tổng hợp, chuyên đề và các trang thông tin điện tử về khoa học và công nghệ; ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến trong hoạt động thông tin khoa học và công nghệ. 5. Công bố kết quả hoạt động khoa học và công nghệ của trường theo quy định của pháp luật hiện hành. 6. Tổ chức các hoạt động thư viện, hội nghị, hội thảo, triển lãm, hội chợ về khoa học và công nghệ, chợ công nghệ và thiết bị. Điều 18. Các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo hộ lao động, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm 1. Triển khai các nhiệm vụ vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo hộ lao động, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm theo kế hoạch đã được phê duyệt. 2. Thường xuyên tuyên truyền, cung cấp các kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho cán bộ, viên chức. Chương IV QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Điều 19. Tổ chức quản lý hoạt động khoa học và công nghệ 1. Trường đại học thành lập phòng (ban) khoa học và công nghệ (gọi chung là phòng khoa học và công nghệ) thực hiện nhiệm vụ chuyên trách quản lý hoạt động khoa học và công nghệ. 2. Các đơn vị, tổ chức trực tiếp thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ trong trường đại học bao gồm các khoa, bộ môn, viện, trung tâm nghiên cứu, doanh nghiệp, các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ và tổ chức phục vụ hoạt động khoa học và công nghệ. 3. Các tổ chức, cá nhân thực hiện chỉ đạo, tư vấn hoạt động khoa học và công nghệ ở trường đại học bao gồm: a) Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng tư vấn của trường; b) Hội đồng khoa của khoa; hội đồng tư vấn ngành; hội đồng tư vấn chuyên ngành; c) Hiệu trưởng/giám đốc trường đại học/đại học (gọi chung là hiệu trưởng). Điều 20. Nội dung quản lý hoạt động khoa học và công nghệ 1. Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành liên quan về hoạt động khoa học và công nghệ. 2. Xây dựng định hướng phát triển khoa học và công nghệ của trường cho từng giai đoạn. 3. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch khoa học và công nghệ 5 năm và hằng năm. 4. Huy động các nguồn tài chính khác nhau cho hoạt động khoa học và công nghệ, sử dụng nguồn tài chính theo quy định hiện hành. 5. Khen thưởng, vinh danh và đề xuất khen thưởng, vinh danh các cán bộ quản lý, giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh có kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ xuất sắc. 6. Định kỳ thanh tra, kiểm tra, tổng kết, đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ của trường; xét khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và xử lý vi phạm theo quy định hiện hành. 7. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hằng năm, 5 năm và báo cáo đột xuất về kết quả hoạt động khoa học và công nghệ của trường với cơ quan quản lý trực tiếp và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều 21. Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức quản lý hoạt động khoa học và công nghệ Phòng khoa học và công nghệ có chức năng giúp hiệu trưởng chỉ đạo, quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của trường và thực hiện các nhiệm vụ sau: 1. Chủ trì, phối hợp với các phòng chức năng liên quan tổ chức thực hiện các nội dung quản lý hoạt động khoa học và công nghệ ở trường đại học theo Điều 20 của văn bản này; 2. Quản lý việc tổ chức, thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ của các đơn vị, tổ chức trực thuộc trường; tổ chức ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của trường đại học; Điều 22. Nhiệm vụ của các đơn vị, tổ chức trực tiếp thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ 1. Khoa, viện, bộ môn trực thuộc trường có nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; phối hợp với phòng khoa học và công nghệ và các phòng chức năng có liên quan quản lý chất lượng hoạt động khoa học và công nghệ; xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ. 2. Bộ môn có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ theo kế hoạch của trường và khoa; chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất và đời sống xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho trường; thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ trong lĩnh vực chuyên môn của bộ môn; xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ khoa học của bộ môn; tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn; tổ chức đánh giá công tác quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của cá nhân, của bộ môn, của khoa và của trường theo yêu cầu của trưởng khoa, hiệu trưởng, hội đồng trường; quản lý cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động khoa học và công nghệ của bộ môn. 3. Viện, trung tâm nghiên cứu trong trường đại học là tổ chức nghiên cứu và phát triển cấp cơ sở, được thành lập và hoạt động theo Luật Khoa học và Công nghệ, có các nhiệm vụ sau: a) Triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ đào tạo, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng; b) Tham gia đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, gắn hoạt động khoa học và công nghệ với đào tạo và thực tế sản xuất, kinh doanh. 4. Doanh nghiệp trong trường đại học có nhiệm vụ tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm là kết quả nghiên cứu và hàng hoá dịch vụ thuộc các ngành nghề mà pháp luật không cấm hoặc thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ gắn với chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của trường đại học nhằm đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống, góp phần gắn nhà trường với xã hội, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, góp phần phát triển thị trường công nghệ. Trường đại học tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên và học viên thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 5. Các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ và các tổ chức phục vụ hoạt động khoa học và công nghệ (phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thực nghiệm, xưởng, trường thực hành) có chức năng, nhiệm vụ được xác định trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học. Điều 23. Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng về quản lý hoạt động khoa học và công nghệ 1. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ của trường. 2. Ban hành các quy định về hoạt động khoa học và công nghệ. 3. Quyết định thành lập, tổ chức lại và giải thể viện, trung tâm nghiên cứu, doanh nghiệp, các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ, các tổ chức phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Điều 24. Nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức tư vấn trong trường đại học về quản lý hoạt động khoa học và công nghệ 1. Hội đồng khoa học và đào tạo của trường đại học tư vấn cho hiệu trưởng về: định hướng phát triển khoa học và công nghệ, kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ, giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ; xây dựng và sửa đổi các quy chế, quy định về hoạt động khoa học và công nghệ; đánh giá công tác quản lý và thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ của các đơn vị trong trường. 3. Các hội đồng tư vấn do hiệu trưởng thành lập để tư vấn cho hiệu trưởng về những vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động khoa học và công nghệ. Chương V KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM Điều 25. Khen thưởng 1. Cá nhân, tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ khoa học và công nghệ, nhiệm vụ quản lý khoa học và công nghệ được khen thưởng, phong tặng danh hiệu vinh dự của Nhà nước theo quy định. 2. Kết quả và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ của năm trước là căn cứ quan trọng để các cấp quản lý khoa học và công nghệ có thẩm quyền giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho năm kế hoạch tiếp theo. 3. Thành tích khen thưởng về hoạt động khoa học và công nghệ là căn cứ để đánh giá cán bộ, viên chức và xem xét nâng lương theo quy định của pháp luật. Điều 26. Xử lý vi phạm 1. Cá nhân, tập thể không hoàn thành nhiệm vụ khoa học và công nghệ được giao thì tuỳ tính chất và mức độ sai phạm sẽ bị xử lý kỷ luật từ phê bình, khiển trách đến cảnh cáo và thu hồi kinh phí theo quy định hiện hành. 2. Cá nhân, tập thể vi phạm chế độ, chính sách của Nhà nước trong hoạt động khoa học và công nghệ thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
{ "issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "promulgation_date": "30/05/2011", "sign_number": "22/2011/TT-BGDĐT", "signer": "Phạm Vũ Luận", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-02-2022-TT-BTP-lua-chon-to-chuc-dau-gia-tai-san-503230.aspx
Thông tư 02/2022/TT-BTP lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản mới nhất
BỘ TƯ PHÁP -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 02/2022/TT-BTP Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2022 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN TỔ CHỨC ĐẤU GIÁ TÀI SẢN Căn cứ Luật Đấu giá tài sản ngày 17 tháng 11 năm 2016; Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp; Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Thông tư này hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản theo quy định tại Điều 56 Luật Đấu giá tài sản. 2. Thông tư này áp dụng đối với người có tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc đấu giá tài sản quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Đấu giá tài sản. 3. Thông tư này không áp dụng đối với trường hợp lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản thông qua đấu thầu theo quy định của pháp luật. Trường hợp lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản thông qua đấu thầu thì thực hiện theo quy định tại Điều 56 Luật Đấu giá tài sản và pháp luật về đấu thầu. Điều 2. Nguyên tắc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản 1. Tuân thủ quy định của pháp luật, bảo đảm theo đúng tiêu chí quy định tại Điều 56 Luật Đấu giá tài sản, Điều 3 và Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Bảo đảm tính chính xác, độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan. 3. Tổ chức đấu giá tài sản tự chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác của các thông tin trong hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn và phải chịu hậu quả bất lợi do kê khai không đầy đủ, không chính xác thông tin quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này. Điều 3. Nội dung tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản 1. Nhóm tiêu chí về cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho việc đấu giá đối với loại tài sản đấu giá. 2. Nhóm tiêu chí về phương án đấu giá khả thi, hiệu quả. 3. Nhóm tiêu chí về năng lực, kinh nghiệm và uy tín của tổ chức đấu giá tài sản. 4. Nhóm tiêu chí về thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản phù hợp. 5. Có tên trong danh sách các tổ chức đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp công bố. 6. Nhóm tiêu chí khác phù hợp với tài sản đấu giá do người có tài sản đấu giá quyết định. Điều 4. Thông báo công khai tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản 1. Sau khi có quyết định của người có thẩm quyền về việc đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của mình và Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản với đầy đủ tiêu chí quy định tại Điều 3 và Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Người có tài sản đấu giá thông báo công khai việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản trong thời hạn ít nhất là 03 ngày làm việc trước ngày quyết định lựa chọn, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Điều 5. Đánh giá, chấm điểm theo tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản 1. Người có tài sản đấu giá tự đánh giá hoặc thành lập tổ đánh giá hoặc lựa chọn hình thức khác để đánh giá các tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản và chịu trách nhiệm về việc đánh giá này. 2. Người có tài sản đấu giá căn cứ thông tin trong hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn của tổ chức đấu giá tài sản chấm điểm theo tất cả các tiêu chí quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và xử lý các tình huống theo quy định tại các khoản 4, 5, 6, và 7 Điều này. 3. Tổ chức đấu giá tài sản được lựa chọn là tổ chức có tổng số điểm cao nhất của tất cả các tiêu chí cộng lại. Trường hợp có từ hai tổ chức đấu giá tài sản trở lên có tổng số điểm cao nhất bằng nhau thì người có tài sản đấu giá xem xét, quyết định lựa chọn một trong các tổ chức đó. 4. Trường hợp trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ mà tổ chức đấu giá tài sản có người đại diện theo pháp luật hoặc đấu giá viên của tổ chức bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật về tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản do thực hiện hành vi nhân danh, vì lợi ích hoặc có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của tổ chức đấu giá tài sản đó thì tổ chức đấu giá tài sản đó bị trừ 50% tổng số điểm. 5. Trường hợp trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ mà tổ chức đấu giá tài sản thuộc một trong các trường hợp sau thì thực hiện như sau: a) Có đấu giá viên của tổ chức mình bị xử phạt vi phạm hành chính do vi phạm quy định về hoạt động đấu giá tài sản thì cứ mỗi đấu giá viên bị xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức đấu giá tài sản đó bị trừ 5% tổng số điểm; b) Tổ chức đấu giá tài sản bị xử phạt vi phạm hành chính do vi phạm quy định về hoạt động đấu giá tài sản, trừ hành vi bị xử phạt quy định tại điểm c khoản này thì cứ mỗi hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức đấu giá tài sản đó bị trừ 5% tổng số điểm; c) Tổ chức đấu giá tài sản không thực hiện thông báo công khai việc đấu giá tài sản trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản theo công bố của cơ quan có thẩm quyền thì tổ chức đấu giá tài sản đó bị trừ 20% tổng số điểm; d) Có đấu giá viên của tổ chức mình bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật về tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản mà không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này thì tổ chức đấu giá tài sản đó bị trừ 20% tổng số điểm. 6. Trường hợp trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ mà tổ chức đấu giá tài sản thuộc trường hợp đã bị từ chối xem xét, đánh giá hồ sơ quy định tại khoản 7 Điều này hoặc đã bị hủy bỏ kết quả lựa chọn quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này thì tổ chức đấu giá tài sản đó bị trừ 70% tổng số điểm. 7. Trường hợp có cơ sở xác định tổ chức đấu giá tài sản cố ý cung cấp thông tin không chính xác hoặc giả mạo thông tin về tiêu chí trong hồ sơ thì người có tài sản từ chối xem xét, đánh giá hồ sơ của tổ chức đấu giá tài sản đó. 8. Trường hợp đến hết ngày nộp hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn mà chỉ có một tổ chức đấu giá tài sản đăng ký thì người có tài sản xem xét, quyết định lựa chọn tổ chức đó nếu đáp ứng quy định của Luật Đấu giá tài sản, Thông tư này và pháp luật có liên quan. Điều 6. Thông báo, hủy bỏ kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản 1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, người có tài sản thông báo công khai kết quả lựa chọn trên trang thông tin điện tử của mình (nếu có) và Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản. Thông báo kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Sau khi có kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mà người có tài sản nhận được thông tin của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc có kết quả xác minh khẳng định tổ chức đấu giá tài sản được lựa chọn cố ý cung cấp thông tin không chính xác hoặc giả mạo thông tin về tiêu chí trong hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn thì thực hiện như sau: a) Trường hợp chưa ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản thì người có tài sản đấu giá hủy bỏ kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản đó; b) Trường hợp đã ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản và tổ chức đấu giá tài sản chưa nhận hồ sơ tham gia đấu giá của người tham gia đấu giá thì người có tài sản đấu giá hủy bỏ kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản đồng thời đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản đối với tổ chức đấu giá tài sản đó; c) Trường hợp đã ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản và tổ chức đấu giá tài sản đã nhận hồ sơ tham gia đấu giá của người tham gia đấu giá thì người có tài sản đấu giá xem xét, quyết định hủy bỏ kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản và chấm dứt hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản nếu hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản có thỏa thuận về vấn đề này hoặc đề nghị Tòa án tuyên bố hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản vô hiệu theo quy định của pháp luật. 3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản bị hủy bỏ theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này, người có tài sản đấu giá căn cứ kết quả chấm điểm quy định tại khoản 1 Điều này lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản có tổng số điểm cao nhất liền kề để tổ chức cuộc đấu giá; trường hợp hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản bị chấm dứt hoặc bị Tòa án tuyên vô hiệu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này, người có tài sản đấu giá tổ chức lại việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản. 4. Người có tài sản đấu giá gửi Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người có tài sản đấu giá và nơi tổ chức đấu giá tài sản có trụ sở, đồng thời đăng tải công khai trên Trang thông tin điện tử của mình (nếu có) và Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản thông tin về việc hủy bỏ kết quả lựa chọn quy định tại khoản 2 Điều này và tổ chức đấu giá tài sản cố ý cung cấp thông tin không chính xác hoặc giả mạo thông tin về tiêu chí trong hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn quy định tại khoản 7 Điều 5, khoản 2 Điều này. Điều 7. Các trường hợp người có tài sản đấu giá từ chối đánh giá hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn của tổ chức đấu giá tài sản Căn cứ nguyên tắc đấu giá tài sản quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Đấu giá tài sản; nguyên tắc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này, người có tài sản đấu giá từ chối đánh giá hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn của tổ chức đấu giá tài sản trong các trường hợp sau đây: 1. Người sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền bán đấu giá tài sản, người có quyền đưa tài sản ra bán đấu giá theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, người ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản là vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản, người đại diện theo pháp luật, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh của doanh nghiệp đấu giá tài sản. 2. Người sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền bán đấu giá tài sản, người có quyền đưa tài sản ra bán đấu giá theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, người ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản là cá nhân, tổ chức có khả năng chi phối hoạt động của tổ chức đấu giá tài sản đó thông qua sở hữu, thâu tóm phần vốn góp hoặc thông qua việc ra quyết định của tổ chức đấu giá tài sản đó. 3. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Điều 8. Trách nhiệm của người có tài sản đấu giá, cơ quan chủ quản của người có tài sản đấu giá 1. Trách nhiệm của người có tài sản đấu giá: a) Thông báo công khai việc lựa chọn, đánh giá, chấm điểm các tiêu chí lựa chọn và chịu trách nhiệm về kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản; b) Xem xét, xác minh thông tin phản ánh về việc tổ chức đấu giá tài sản cố ý cung cấp thông tin không chính xác hoặc giả mạo thông tin về tiêu chí trong hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn; c) Báo cáo cơ quan có thẩm quyền về việc lựa chọn và kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản kèm theo kết quả xác minh trong trường hợp tổ chức đấu giá tài sản cố ý cung cấp thông tin không chính xác hoặc giả mạo thông tin về tiêu chí trong hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn; d) Trách nhiệm khác theo quy định của Luật Đấu giá tài sản, Thông tư này và quy định pháp luật có liên quan. 2. Trách nhiệm của cơ quan chủ quản của người có tài sản đấu giá: a) Yêu cầu người có tài sản đấu giá thuộc thẩm quyền quản lý báo cáo kết quả xác minh, hủy kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, đơn phương chấm dứt, chấm dứt hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản hoặc đề nghị Tòa án tuyên bố hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản vô hiệu trong trường hợp tổ chức đấu giá tài sản cố ý cung cấp thông tin không chính xác hoặc giả mạo thông tin về tiêu chí trong hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn; b) Có biện pháp xử lý đối với những cá nhân, tổ chức liên quan có hành vi vi phạm trong việc đánh giá, chấm điểm lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản theo thẩm quyền; c) Trách nhiệm khác theo quy định của Luật Đấu giá tài sản, Thông tư này và pháp luật có liên quan. Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Bổ trợ tư pháp, đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp và sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 1. Cục Bổ trợ tư pháp là đơn vị tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về đấu giá tài sản, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc liên quan đến việc thực hiện Thông tư này; b) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản theo thẩm quyền; c) Công bố trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản thông tin các tổ chức đấu giá tài sản không thực hiện thông báo công khai việc đấu giá tài sản theo quy định tại Điều 57 Luật Đấu giá tài sản; d) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật Đấu giá tài sản, Thông tư này và pháp luật có liên quan. 2. Thanh tra Bộ, các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình liên quan đến việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản; phối hợp với Cục Bổ trợ tư pháp trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Phối hợp cung cấp thông tin về tổ chức, hoạt động của tổ chức đấu giá tài sản khi có yêu cầu của người có tài sản đấu giá trong việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản; b) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản của người có tài sản đấu giá theo thẩm quyền; c) Công bố trên trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp và gửi Bộ Tư pháp thông tin về tổ chức đấu giá tài sản không thực hiện thông báo công khai việc đấu giá tài sản theo quy định tại Điều 57 Luật Đấu giá tài sản; d) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật Đấu giá tài sản, Thông tư này và pháp luật có liên quan. Điều 10. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 3 năm 2022./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ (để b/c); - Phó Thủ tướng TT Chính phủ Phạm Bình Minh (để b/c); - Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; - Ủy ban Tư pháp của Quốc hội; - Tòa án nhân dân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Bộ Tư pháp: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc Bộ; - Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Công báo; Website Chính phủ; - Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp; - Lưu: VT, Cục BTTP. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Phan Chí Hiếu PHỤ LỤC I BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM TỔ CHỨC ĐẤU GIÁ TÀI SẢN (Kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTP ngày 08 tháng 02 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) TT NỘI DUNG MỨC TỐI ĐA I Cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho việc đấu giá đối với loại tài sản đấu giá 23,0 1 Cơ sở vật chất bảo đảm cho việc đấu giá 11,0 1.1 Có trụ sở ổn định, địa chỉ rõ ràng kèm theo thông tin liên hệ (số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử...) 6,0 1.2 Địa điểm bán, tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá được bố trí ở vị trí công khai, thuận tiện 5,0 2 Trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho việc đấu giá 8,0 2.1 Có máy in, máy vi tính, máy chiếu, thùng đựng phiếu trả giá bảo đảm an toàn, bảo mật và các phương tiện khác bảo đảm cho việc đấu giá 4,0 2.2 Có hệ thống camera giám sát hoặc thiết bị ghi hình tại nơi bán, tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá; nơi tổ chức cuộc đấu giá 4,0 3 Có trang thông tin điện tử đang hoạt động 2,0 4 Đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đủ điều kiện thực hiện hình thức đấu giá trực tuyến 1,0 5 Có nơi lưu trữ hồ sơ đấu giá 1,0 II Phương án đấu giá khả thi, hiệu quả (Thuyết minh đầy đủ các nội dung trong phương án) 22,0 1 Phương án đấu giá đề xuất việc tổ chức đấu giá đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tính công khai, minh bạch, khách quan 4,0 2 Phương án đấu giá đề xuất thời gian, địa điểm bán, tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá, địa điểm tổ chức cuộc đấu giá, buổi công bố giá thuận lợi cho người tham gia đấu giá; hình thức đấu giá, bước giá, số vòng đấu giá có tính khả thi và hiệu quả cao 4,0 3 Phương án đấu giá đề xuất cách thức bảo mật thông tin, chống thông đồng, dìm giá 4,0 4 Phương án đấu giá đề xuất thêm các địa điểm, hình thức niêm yết, thông báo công khai khác nhằm tăng mức độ phổ biến thông tin đấu giá 4,0 5 Phương án đấu giá đề xuất giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh trật tự cho việc tổ chức thực hiện đấu giá 3,0 6 Phương án đấu giá đề xuất các giải pháp giải quyết các tình huống phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện việc đấu giá 3,0 III Năng lực, kinh nghiệm và uy tín của tổ chức đấu giá tài sản 45,0 1 Trong năm trước liền kề đã thực hiện hợp đồng dịch vụ đấu giá cùng loại tài sản với tài sản dự kiến đưa ra đấu giá (Tổ chức đấu giá tài sản liệt kê tất cả các cuộc đấu giá tài sản đã thực hiện. Người có tài sản không yêu cầu nộp bản chính hoặc bản sao hợp đồng) Chỉ chọn chấm điểm một trong các tiêu chí 1.1, 1.2, 1.3, 1.4 hoặc 1.5 6,0 1.1 Dưới 03 hợp đồng (bao gồm trường hợp không thực hiện hợp đồng nào) 2,0 1.2 Từ 03 hợp đồng đến dưới 10 hợp đồng 3,0 1.3 Từ 10 hợp đồng đến dưới 20 hợp đồng 4,0 1.4 Từ 20 hợp đồng đến dưới 30 hợp đồng 5,0 1.5 Từ 30 hợp đồng trở lên 6,0 2 Trong năm trước liền kề đã tổ chức đấu giá thành các cuộc đấu giá cùng loại tài sản với tài sản dự kiến đưa ra đấu giá có mức chênh lệch trung bình giữa giá trúng đấu giá so với giá khởi điểm (Tổ chức đấu giá tài sản liệt kê tất cả các cuộc đấu giá tài sản đã thực hiện. Người có tài sản không yêu cầu nộp bản chính hoặc bản sao hợp đồng) Chỉ chọn chấm điểm một trong các tiêu chí 2.1, 2.2, 2.3, 2.4 hoặc 2.5 18,0 2.1 Dưới 20% (bao gồm trường hợp không có chênh lệch) 10,0 2.2 Từ 20%) đến dưới 40% 12,0 2.3 Từ 40% đến dưới 70% 14,0 2.4 Từ 70% đến dưới 100% 16,0 2.5 Từ 100% trở lên 18,0 3 Thời gian hoạt động trong lĩnh vực đấu giá tài sản tính từ thời điểm có Quyết định thành lập hoặc được cấp Giấy đăng ký hoạt động (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp đấu giá tài sản được thành lập trước ngày Luật Đấu giá tài sản có hiệu lực) Chỉ chọn chấm điểm một trong các tiêu chí 3.1, 3.2 hoặc 3.3 5,0 3.1 Dưới 03 năm 3,0 3.2 Từ 03 năm đến dưới 05 năm 4,0 3.3 Từ 05 năm trở lên 5,0 4 So lượng đấu giá viên của tổ chức đấu giá tài sản Chỉ chọn chấm điểm một trong các tiêu chí 4.1, 4.2 hoặc 4.3 3,0 4.1 01 đấu giá viên 1,0 4.2 Từ 02 đến dưới 05 đấu giá viên 2,0 4.3 Từ 05 đấu giá viên trở lên 3,0 5 Kinh nghiệm hành nghề của đấu giá viên của tổ chức đấu giá tài sản (Tính từ thời điểm được cấp Thẻ đấu giá viên theo Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản hoặc đăng ký danh sách đấu giá viên tại Sở Tư pháp theo Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản hoặc Thẻ đấu giá viên theo Luật Đấu giá tài sản) Chỉ chọn chấm điểm một trong các tiêu chí 5.1, 5.2 hoặc 5.3 4,0 5.1 Không có đấu giá viên có thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên 2,0 5.2 Từ 01 đến 02 đấu giá viên có thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên 3,0 5.3 Từ 03 đấu giá viên trở lên có thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên 4,0 6 Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc đóng góp vào ngân sách Nhà nước trong năm trước liền kề, trừ thuế giá trị gia tăng Chỉ chọn chấm điểm một trong các tiêu chí 6.1, 6.2, 6.3 hoặc 6.4 5,0 6.1 Dưới 50 triệu đồng 2,0 6.2 Từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng 3,0 6.3 Từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng 4,0 6.4 Từ 200 triệu đồng trở lên 5,0 7 Đội ngũ nhân viên làm việc theo hợp đồng lao động Chỉ chọn chấm điểm một trong các tiêu chí 7.1 hoặc 7.2 3,0 7.1 Dưới 03 nhân viên (bao gồm trường hợp không có nhân viên nào) 2,0 7.2 Từ 03 nhân viên trở lên 3,0 8 Có người tập sự hành nghề trong tổ chức đấu giá tài sản trong năm trước liền kề hoặc năm nộp hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn 1,0 IV Thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản phù hợp Chỉ chọn chấm điểm một trong các tiêu chí 1, 2 hoặc 3 5,0 1 Bằng mức thù lao dịch vụ đấu giá theo quy định của Bộ Tài chính 3,0 2 Giảm dưới 20% mức tối đa thù lao dịch vụ đấu giá (không áp dụng đối với mức thù lao phần trăm trên phần chênh lệch giá trị tài sản theo giá trúng đấu giá với giá khởi điểm theo quy định của Bộ Tài chính) 4,0 3 Giảm từ 20% trở lên mức tối đa thù lao dịch vụ đấu giá (không áp dụng đối với mức thù lao phần trăm trên phần chênh lệch giá trị tài sản theo giá trúng đấu giá với giá khởi điểm theo quy định của Bộ Tài chính) 5,0 V Tiêu chí khác phù hợp với tài sản đấu giá do người có tài sản đấu giá quyết định 5,0 Tổng số điểm 100 VI Có tên trong danh sách các tổ chức đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp công bố 1 Có tên trong danh sách tổ chức đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp công bố Đủ điều kiện 2 Không có tên trong danh sách tổ chức đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp công bố Không đủ điều kiện Ghi chú: 1. Tài sản đấu giá cùng loại là tài sản đấu giá được quy định trong cùng một điểm của khoản 1 Điều 4 Luật Đấu giá tài sản, ví dụ: quyền sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai thuộc tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Luật Đấu giá tài sản; quyền sử dụng đất bị kê biên theo pháp luật về thi hành án dân sự thuộc tài sản thi hành án quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 4 Luật Đấu giá tài sản; quyền sử dụng đất thế chấp cho tổ chức tín dụng và được tổ chức tín dụng bán đấu giá theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm thuộc tài sản bảo đảm quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 Luật Đấu giá tài sản. 2. Năm trước liền kề tại mục 1, mục 2, mục 6 và mục 8 Phần III Phụ lục I Thông tư này được tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12. 3. Hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn do tổ chức đấu giá tài sản xây dựng, có dấu xác nhận của tổ chức đấu giá tài sản bao gồm thông tin đầy đủ về các nhóm tiêu chí, tiêu chí thành phần quy định tại Phụ lục này. Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật, đấu giá viên của tổ chức bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật về tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản; tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên bị xử lý vi phạm hành chính; tổ chức đấu giá tài sản bị cơ quan có thẩm quyền xác định không thực hiện thông báo công khai việc đấu giá tài sản trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ thì tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm cung cấp các thông tin này. 4. Tổ chức đấu giá tài sản chịu trách nhiệm đối với thông tin, các giấy tờ, tài liệu chứng minh trong hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn của mình. Tổ chức đấu giá tài sản có thể gửi kèm theo bản đánh máy hoặc bản chụp các giấy tờ, tài liệu chứng minh trong hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn của mình. Người có tài sản không được yêu cầu tổ chức đấu giá tài sản nộp bản chính hoặc bản sao có chứng thực các giấy tờ, tài liệu chứng minh trong thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản. PHỤ LỤC II MẪU THÔNG BÁO KẾT QUẢ LỰA CHỌN TỔ CHỨC ĐẤU GIÁ TÀI SẢN (Kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTP ngày 08 tháng 02 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) NGƯỜI CÓ TÀI SẢN -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Tỉnh (thành phố), ngày.... tháng..... năm...... THÔNG BÁO KẾT QUẢ LỰA CHỌN TỔ CHỨC ĐẤU GIÁ TÀI SẢN I. KẾT QUẢ LỰA CHỌN 1. Tên, địa chỉ tổ chức đấu giá tài sản được lựa chọn: ……………………………………… 2. Tổng số điểm của tổ chức đấu giá tài sản được lựa chọn: ………………………………. 3. Tổ chức đấu giá tài sản bị từ chối xem xét, đánh giá hồ sơ kèm theo lý do từ chối (nếu có): ………………………………………….. II. KẾT QUẢ CHẤM ĐIỂM (bao gồm cả tổ chức đấu giá tài sản được lựa chọn) TT NỘI DUNG Tên tổ chức đấu giá tài sản 1 Tên tổ chức đấu giá tài sản 2 Tên tổ chức đấu giá tài sản 3 Tên tổ chức đấu giá tài sản 4 Tên tổ chức đấu giá tài sản 5 Tên tổ chức đấu giá tài sản … I Cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho việc đấu giá đối với loại tài sản đấu giá 1 Cơ sở vật chất bảo đảm cho việc đấu giá 2 Trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho việc đấu giá 3 Có trang thông tin điện tử đang hoạt động 4 Đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đủ điều kiện thực hiện hình thức đấu giá trực tuyến 5 Có nơi lưu trữ hồ sơ đấu giá II Phương án đấu giá khả thi, hiệu quả 1 Phương án đấu giá đề xuất việc tổ chức đấu giá đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tính công khai, minh bạch, khách quan 2 Phương án đấu giá đề xuất thời gian, địa điểm bán, tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá, địa điểm tổ chức cuộc đấu giá, buổi công bố giá thuận lợi cho người tham gia đấu giá; hình thức đấu giá, bước giá, số vòng đấu giá có tính khả thi và hiệu quả cao 3 Phương án đấu giá đề xuất cách thức bảo mật thông tin, chống thông đồng, dìm giá 4 Phương án đấu giá đề xuất thêm các địa điểm, hình thức niêm yết, thông báo công khai khác nhằm tăng mức độ phổ biến thông tin đấu giá 5 Phương án đấu giá đề xuất giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh trật tự cho việc tổ chức thực hiện đấu giá 6 Phương án đấu giá đề xuất các giải pháp giải quyết các tình huống phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện việc đấu giá III Năng lực, kinh nghiệm và uy tín của tổ chức đấu giá tài sản 1 Trong năm trước liền kề đã thực hiện hợp đồng dịch vụ đấu giá cùng loại tài sản với tài sản dự kiến đưa ra đấu giá 2 Trong năm trước liền kề đã tổ chức đấu giá thành các cuộc đấu giá cùng loại tài sản với tài sản dự kiến đưa ra đấu giá có mức chênh lệch trung bình giữa giá trúng đấu giá so với giá khởi điểm 3 Thời gian hoạt động trong lĩnh vực đấu giá tài sản tính từ thời điểm có Quyết định thành lập hoặc được cấp Giấy đăng ký hoạt động (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp đấu giá tài sản được thành lập trước ngày Luật Đấu giá tài sản có hiệu lực) 4 Số lượng đấu giá viên của tổ chức đấu giá tài sản 5 Kinh nghiệm hành nghề của đấu giá viên của tổ chức đấu giá tài sản 6 Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc đóng góp vào ngân sách Nhà nước trong năm trước liền kề, trừ thuế giá trị gia tăng 7 Đội ngũ nhân viên làm việc theo hợp đồng lao động 8 Có người tập sự hành nghề trong tổ chức đấu giá tài sản trong năm trước liền kề hoặc năm nộp hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn IV Thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản phù hợp 1 Bằng mức thù lao dịch vụ đấu giá theo quy định của Bộ Tài chính 2 Giảm dưới 20% mức tối đa thù lao dịch vụ đấu giá (không áp dụng đối với mức thù lao phần trăm trên phần chênh lệch giá trị tài sản theo giá trúng đấu giá với giá khởi điểm theo quy định của Bộ Tài chính) 3 Giảm từ 20% trở lên mức tối đa thù lao dịch vụ đấu giá (không áp dụng đối với mức thù lao phần trăm trên phần chênh lệch giá trị tài sản theo giá trúng đấu giá với giá khởi điểm theo quy định của Bộ Tài chính) V Tiêu chí khác phù hợp với tài sản đấu giá do người có tài sản đấu giá quyết định Tổng số điểm Tỉnh (thành phố), ngày ... tháng ... năm ... Người đại diện theo pháp luật (ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
{ "issuing_agency": "Bộ Tư pháp", "promulgation_date": "08/02/2022", "sign_number": "02/2022/TT-BTP", "signer": "Phan Chí Hiếu", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-40-KH-UBND-2019-cong-tac-doi-ngoai-Quan-11-Ho-Chi-Minh-2018-2021-546210.aspx
Kế hoạch 40/KH-UBND 2019 công tác đối ngoại Quận 11 Hồ Chí Minh 2018 2021
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11 ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 40/KH-UBND Quận 11, ngày 27 tháng 02 năm 2019 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 11 GIAI ĐOẠN 2018 - 2021 Căn cứ Quyết định số 5523/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Kế hoạch hành động công tác đối ngoại giai đoạn 2018 - 2021, Ủy ban nhân dân Quận 11 xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác đối ngoại trên địa bàn Quận 11 giai đoạn 2018 - 2021 như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1. Mục đích: - Tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động đối ngoại theo Kế hoạch hành động công tác đối ngoại giai đoạn 2018 - 2021 ban hành kèm theo Quyết định số 5523/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. - Chủ động đề ra các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị gắn với hoạt động đối ngoại. 2. Yêu cầu: - Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động đối ngoại, phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị nhằm bảo đảm thực hiện công tác quản lý Nhà nước về hoạt động đối ngoại. Tổ chức các hoạt động đối ngoại cần chú trọng công tác tuyên truyền, cung cấp và tiếp nhận thông tin, giao lưu văn hóa, hỗ trợ phát triển, xúc tiến đầu tư. - Thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về các hoạt động thông tin đối ngoại; tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đối ngoại theo đúng đường lối của Đảng và Nhà nước. Kết hợp chặt chẽ giữa thông tin đối ngoại và thông tin đối nội, giữa thông tin đối ngoại với các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa đối ngoại; giữa ngoại giao Nhà nước với đối ngoại của Đảng, đối ngoại Nhân dân nhằm mở rộng hợp tác quốc tế trên tinh thần cùng có lợi, đảm bảo lợi ích quốc gia. - Chấp hành nghiêm túc chế độ bảo mật thông tin, bảo vệ bí mật Nhà nước trong hoạt động thông tin đối ngoại theo các quy định hiện hành. - Mở rộng, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin đối ngoại, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, thành tựu, tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội. II. NỘI DUNG THỰC HIỆN: 1. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế phục vụ phát triển bền vững của địa phương theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương về hội nhập quốc tế và Quyết định số 5523/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Kế hoạch hành động công tác đối ngoại giai đoạn 2018 - 2021: 1.1 Tiếp tục chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện trong đó hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm, hội nhập trên các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế. - Tiếp tục cụ thể hóa và triển khai hiệu quả các nhiệm vụ đề ra tại Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của WTO; Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII số 06-NQ/TW ngày 05 tháng 11 năm 2016 về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; chú trọng lồng ghép việc thực thi các chương trình hành động vào các kế hoạch cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của Quận 11. - Tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính, tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến. - Phối hợp với các sở, ngành Thành phố, các tổ chức chính trị, xã hội tăng cường phổ biến thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế và hướng dẫn việc thực thi các cam kết hội nhập cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn Quận 11; khuyến khích sự tham gia rộng rãi, tích cực và chủ động hơn nữa của khu vực tư nhân, các hiệp hội ngành, nghề, các tổ chức chính trị, xã hội và người dân trong việc tìm hiểu, thực thi các cam kết quốc tế trong hội nhập kinh tế quốc tế. 1.2 Tăng cường, nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại giao kinh tế. - Quán triệt tinh thần Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Ban Bí thư về tăng cường công tác ngoại giao kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Quận 11 tiếp tục chủ động và tích cực đẩy mạnh phát triển kinh tế với nhiều hoạt động quảng bá hàng hóa Việt Nam, xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch; tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp Quận 11 triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại; thu hút nguồn lực quốc tế để nâng cao năng lực quản lý đô thị và đào tạo nguồn nhân lực nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Quận, đặc biệt thu hút nguồn lực phục vụ 7 chương trình đột phá của Thành phố giai đoạn 2015 - 2020; triển khai thực hiện Đề án xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến 2025. - Đẩy mạnh công tác triển khai thực hiện các chính sách về hội nhập quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại của Quận trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, việc triển khai thực hiện các FTA thế hệ mới (CPTPP, EVFTA...). - Đồng hành và hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập và triển khai các cam kết về hội nhập kinh tế quốc tế, kịp thời lắng nghe ý kiến và phản hồi của các doanh nghiệp về các vấn đề chính sách, vướng mắc trong hội nhập kinh tế quốc tế và trong quá trình đàm phán, thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới; duy trì cơ chế gặp gỡ định kỳ giữa Ủy ban nhân dân Quận và doanh nghiệp để lắng nghe vướng mắc, khó khăn của các nhà đầu tư, từ đó đưa ra hướng xử lý kịp thời, phù hợp. 2. Tăng cường nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại Đảng và công tác đối ngoại Nhân dân; đẩy mạnh việc triển khai Chiến lược ngoại giao văn hóa, Chiến lược thông tin tuyên truyền đối ngoại đến năm 2020; làm tốt công tác người Việt Nam ở nước ngoài, công tác quản lý các tổ chức phi chính phủ ở nước ngoài, công tác tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế: 2.1 Thực hiện chủ trương của Thành phố về tiếp tục đưa quan hệ đối ngoại của Đảng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thiết thực, đồng thời mở rộng có trọng tâm, trọng điểm các mối quan hệ. 2.2 Phát huy hơn nữa vai trò của đối ngoại Nhân dân, tăng cường tuyên truyền, vận động Nhân dân Việt Nam ở trong và ngoài nước thực hiện chủ trương, chính sách hòa bình, hữu nghị và hợp tác của nước ta đối với nước ngoài. 2.3 Tích cực triển khai Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2020, ngoại giao văn hóa được triển khai chủ động, góp phần nâng cao vị thế, quảng bá hình ảnh của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Quận 11 nói riêng đến bạn bè quốc tế, qua đó thắt chặt hơn nữa các mối quan hệ hữu nghị, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, du lịch và mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khác. 2.4 Tiếp tục tăng cường định hướng thông tin đối ngoại, quản lý hoạt động thông tin tuyên truyền, cung cấp thông tin khách quan về các chủ trương, chính sách về tình hình phát triển của Quận 11, Thành phố và cả nước. Triển khai các hoạt động thông tin đối ngoại bám sát các sự kiện chính trị văn hóa quan trọng của đất nước, Thành phố và Quận; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành Thành phố để xử lý kịp thời những vấn đề nảy sinh, nhạy cảm liên quan đến Quận 11, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế quảng bá hình ảnh Việt Nam, giới thiệu tiềm năng của Thành phố và Quận làm cầu nối cho đầu tư, hợp tác, phát triển. 2.5 Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004 về công tác người Việt Nam ở nước ngoài; thực hiện kế hoạch số 1730/KH-UB ngày 27 tháng 4 năm 2018 thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ theo Nghị quyết số 27/NQ-CP và Kế hoạch số 119-KH/TU của Thành ủy về triển khai thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới. Đẩy mạnh công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài, thu hút và phát huy nguồn lực, tri thức của kiều bào phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Quận, Thành phố và cả nước. 2.6 Phối hợp các cơ quan liên quan quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động phi chính phủ nước ngoài theo quy định của pháp luật. 2.7 Phối hợp tăng cường quản lý các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế trên địa bàn Quận theo quy định của pháp luật. 3. Thực hiện nghiêm Quyết định số 272-QĐ/TW ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Bộ Chính trị ban hành Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại. - Tiếp tục thực hiện nghiêm Quyết định số 272-QĐ/TW, Hướng dẫn số 01-HD/BĐNTW ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Ban Đối ngoại Trung ương, Kết luận số 33-KL/TW ngày 25 tháng 7 năm 2018 của Bộ Chính trị và Quyết định số 250-QĐ/TU ngày 22 tháng 3 năm 2016 của Ban Thường vụ Thành Ủy ban hành Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Thành phố, bảo đảm tính chủ động, toàn diện, không bị trùng lắp, chồng chéo, tiết kiệm và hiệu quả, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Thành phố và Quận. - Tiếp tục thực hiện công tác đối ngoại nhằm đảm bảo phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, toàn diện các hoạt động đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, ngoại giao Nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trên mặt trận đối ngoại phục vụ tốt nhất cho sự phát triển của Thành phố và Quận. 4. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 21 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị và các tiêu chí chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố về tăng cường quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài. 5. Tăng cường phổ biến thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế và phối hợp hướng dẫn việc thực thi các cam kết hội nhập cho người dân và doanh nghiệp; khuyến khích sự tham gia rộng rãi, tích cực và chủ động hơn nữa của khu vực tư nhân, các hiệp hội ngành, nghề, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân trong việc tìm hiểu, thực thi các cam kết quốc tế trong hội nhập kinh tế quốc tế. III. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN: 1. Phòng Văn hóa và Thông tin: - Tham mưu Ủy ban nhân dân Quận xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện hoạt động thông tin đối ngoại hàng năm theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông. - Phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Quận tham mưu tuyên truyền các nội dung về công tác đối ngoại trên Bản tin Quận, các trạm thông tin triển lãm, trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân Quận, trang thông tin điện tử của Trung tâm Văn hóa. - Tăng cường tham mưu quản lý nhà nước các hoạt động văn hóa, thể thao, biểu diễn nghệ thuật tại các khu vui chơi giải trí, thi đấu thể dục thể thao, hội chợ, triển lãm quốc tế trên địa bàn Quận. - Tổng hợp, theo dõi việc thực hiện công tác đối ngoại của các phòng, ban, đơn vị, Ủy ban nhân dân 16 Phường và tham mưu Ủy ban nhân dân Quận báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố theo yêu cầu. 2. Công an Quận: - Chủ trì phối hợp với Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Quận và các đơn vị có liên quan hướng dẫn và theo dõi việc chấp hành chế độ bảo mật thông tin trong hoạt động đối ngoại; bảo đảm an ninh trong hoạt động đối ngoại; phối hợp quản lý hoạt động của các tổ chức nước ngoài, cư trú của người nước ngoài trên địa bàn Quận. - Theo dõi, tổng hợp diễn biến thông tin đối ngoại để đề xuất chủ trương, biện pháp phản bác các thông tin sai, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước. 3. Phòng Kinh tế: - Kịp thời thông tin các chương trình, hội nghị, hội chợ quảng bá hàng hóa Việt Nam, chương trình xúc tiến thương mại, du lịch; các tiến trình, nội dung hội nhập kinh tế quốc tế, về thực thi cam kết hội nhập kinh tế quốc tế đến Hội doanh nghiệp quận và các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn được biết và tích cực hưởng ứng. - Chủ trì phối hợp Phòng Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân Quận tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế cho các doanh nghiệp và cán bộ công chức Quận. - Tham mưu Ủy ban nhân dân Quận tổ chức các chương trình đối thoại chính quyền - doanh nghiệp nhằm lắng nghe và kịp thời đề ra giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tháo gỡ những khó khăn vướng mắc đối với tiến trình tham gia hội nhập kinh tế quốc tế nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Quận. 4. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân: - Phối hợp với Công an Quận tham mưu Ủy ban nhân dân Quận quản lý việc chấp hành chế độ bảo mật thông tin trong hoạt động thông tin đối ngoại. Tổ chức tuyên truyền các nội dung về công tác đối ngoại trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân Quận. - Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân 16 Phường tham mưu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác cải cách thủ tục hành chính, tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. 5. Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội: - Phối hợp với các cơ quan liên quan quản lý chặt chẽ lao động nước ngoài trên địa bàn; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, ngoại ngữ cho lao động của Quận để tạo nguồn lao động có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. 6. Phòng Nội vụ: - Phối hợp các cơ quan liên quan tham mưu quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn Quận theo quy định của pháp luật. - Phối hợp Phòng Kinh tế tham mưu Ủy ban nhân dân Quận tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế cho các doanh nghiệp và cán bộ công chức Quận. 7. Phòng Tư pháp: - Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn Quận về quyền con người, tuyên truyền về thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Quận 11 nói riêng. 8. Trung tâm Văn hóa: - Thông qua các hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan, biểu diễn các loại hình nghệ thuật, bản tin, trang thông tin điện tử để tăng cường tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo, cắm mốc biên giới, tình hình chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông; quảng bá hình ảnh, tiềm năng phát triển, các giá trị văn hóa, hoạt động văn hóa, di tích lịch sử của Quận. - Tham gia các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, hội chợ triển lãm do Thành phố tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh và Quận 11. 9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam Quận 11 và các đoàn thể: - Phối hợp thực hiện phát huy hơn nữa vai trò của đối ngoại Nhân dân, tăng cường tuyên truyền, vận động Nhân dân Việt Nam ở trong và ngoài nước thực hiện chủ trương, chính sách hòa bình, hữu nghị và hợp tác của nước ta đối với nước ngoài; đồng thời vận động Nhân dân các nước ủng hộ đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng. - Đẩy mạnh công tác vận động, thu hút và phát huy nguồn lực, tri thức của kiều bào phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Quận, Thành phố và cả nước. - Tiếp tục tăng cường tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo, cắm mốc biên giới, tình hình chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông. 10. Ủy ban nhân dân 16 Phường: - Tổ chức quản lý hoạt động đối ngoại trên địa bàn phường theo quy định. Tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chủ trương của Thành phố, Quận và các thông tin quốc tế chính thức theo quy định đến Nhân dân. - Phối hợp với các cơ quan, đơn vị Quận, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam phường và các đoàn thể thực hiện tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo, cắm mốc biên giới, tình hình chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông; quảng bá hình ảnh, tiềm năng phát triển, các giá trị văn hóa, hoạt động văn hóa, di tích lịch sử của Quận. Các phòng, ban, đơn vị, Ủy ban nhân dân 16 Phường chủ động triển khai thực hiện công tác đối ngoại trong chức năng, nhiệm vụ theo quy định. Trong từng thời kỳ, căn cứ chỉ đạo của Thành phố và tình hình thực tiễn tại địa phương, Ủy ban nhân dân Quận triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác đối ngoại cụ thể trên địa bàn cho phù hợp. Ủy ban nhân dân Quận yêu cầu các phòng, ban, đơn vị, Ủy ban nhân dân 16 Phường phối hợp triển khai thực hiện nghiêm túc kế hoạch này./. Nơi nhận: - UBND Thành phố; - UBND Quận (CT, PCT); - UBMTTQ Quận 11 và các đoàn thể; - Công an Quận, P. Kinh tế, P. Tư pháp; - P. VHTT; P. Nội vụ; P. LĐTBXH; - Trung tâm Văn hóa; - UBND 16 Phường; - VP.HĐND - UBND (CPVP/th, NCTH); - Lưu VT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Trần Thị Bích Liên
{ "issuing_agency": "Quận 11", "promulgation_date": "27/02/2019", "sign_number": "40/KH-UBND", "signer": "Trần Thị Bích Liên", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-2492-KH-UBND-2014-tang-cuong-doi-moi-lanh-dao-Dang-cong-tac-dan-van-Da-Nang-237220.aspx
Kế hoạch 2492/KH-UBND 2014 tăng cường đổi mới lãnh đạo Đảng công tác dân vận Đà Nẵng
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 2492/KH-UBND Đà Nẵng, ngày 28 tháng 03 năm 2014 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 7 (KHOÁ XI) “VỀ TĂNG CƯỜNG VÀ ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC DÂN VẬN TRONG TÌNH HÌNH MỚI” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2014 I. MỤC ĐÍCH Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 28-CTr/TU ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Thành ủy Đà Nẵng về thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá XI) “Về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”, cùng với các tổ chức Đảng tạo chuyển biến thực sự về công tác dân vận trong năm 2014. II. ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN 1. Các sở, ban, ngành; 2. Các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn thành phố; 3. UBND các quận, huyện; 4. UBND các phường, xã. III. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thực hiện đầy đủ các quy định về tiếp dân, kịp thời giải quyết những bức xúc, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, không để xảy ra điểm nóng, khiếu kiện đông người, khiếu kiện kéo dài, vượt cấp; giảm thiểu khiếu kiện. Công khai đầy đủ số điện thoại liên lạc, địa chỉ email của người đứng đầu đơn vị tại nơi tiếp dân, tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị. Rà soát, củng cố, xây dựng quy chế và tổ chức quản lý có hiệu quả hòm thư góp ý; chuyên mục tiếp nhận và trả lời ý kiến góp ý trên website của từng cơ quan, đơn vị; số điện thoại “đường dây nóng” để công dân, tổ chức phát hiện, phản ánh các hành vi tiêu cực của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ hoặc đóng góp ý kiến đối với các quy định về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị. 2. Triển khai các nội dung, giải pháp về tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu xây dựng thành phố trong tình hình mới tại Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 06 tháng 10 năm 2013 của Ban Thường vụ Thành ủy và Kế hoạch số 958/KH-UBND ngày 07 tháng 02 năm 2014 của UBND thành phố về triển khai thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TU. Đặc biệt, chú trọng tạo sự chuyển biến rõ nét về cách thức giải quyết thủ tục hành chính, tinh thần, thái độ, lề lối làm việc và hiệu quả giám sát quá trình thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong các lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm, thường xuyên tiếp xúc với nhân dân đã được nêu tại Chỉ thị số 29-CT/TU (gồm: quản lý đất đai, giải tỏa đền bù, bố trí tái định cư; quản lý dự án, quản lý đô thị, quản lý chung cư; quản lý tài chính, cấp phát vốn xây dựng cơ bản; đăng ký hoạt động doanh nghiệp, cấp phép điều kiện kinh doanh; quản lý thị trường, thuế, hải quan, kiểm lâm; trật tự xã hội, trật tự giao thông, thực thi pháp luật, phòng cháy chữa cháy; quản lý hành chính, tiếp nhận và xử lý hồ sơ, đơn thư; giáo dục, y tế, bảo hiểm, lao động xã hội; tuyển dụng điều động, luân chuyển cán bộ, công chức, thi đua khen thưởng...;. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị xử lý nghiêm minh những vụ việc tiêu cực, tham nhũng, lãng phí của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý để giữ vững niềm tin của nhân dân vào hiệu lực, hiệu quả quản lý của cơ quan Nhà nước. 3. Các cơ quan, đơn vị có hình thức thích hợp thường xuyên tìm hiểu tình hình đời sống, tâm tư, nguyện vọng cũng như những vấn đề bất cập, bức xúc của nhân dân để có chủ trương, biện pháp xử lý đúng đắn, kịp thời. Đặc biệt tập trung vào các ngành, lĩnh vực liên quan đến quá trình thành lập và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm triển khai thực hiện "Năm Doanh nghiệp 2014”. Mỗi cơ quan, đơn vị có ít nhất một hoạt động (sinh hoạt chuyên đề hội thảo, tọa đàm, đối thoại với nhân dân để trao đổi, thảo luận, tháo gỡ những vướng mắc của người dân, doanh nghiệp liên quan đến thủ tục hành chính hoặc hoạt động quản lý chuyên ngành). 4. Đẩy mạnh các hình thức khảo sát mức độ hài lòng của công dân, tổ chức đối với chất lượng dịch vụ hành chính công và công chức tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của cơ quan, đơn vị; chú trọng triển khai khảo sát trực tuyến qua website cchc.danang.gov.vn, có giải pháp tuyên truyền, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, tổ chức tham gia khảo sát. Công khai kết quả khảo sát và tổng hợp ý kiến góp ý của công dân, tổ chức đối với dịch vụ hành chính công của đơn vị trên website và tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. 5. Các cơ quan, đơn vị triển khai đầy đủ các nhiệm vụ được giao tại Đề án tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách hành chính (ban hành kèm theo Quyết định số 2168/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2013 của UBND thành phố) và Kế hoạch tuyên truyền Chính quyền điện tử qua truyền hình tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2014 - 2018 (ban hành kèm Quyết định số 7303/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2013 của UBND thành phố). 6. Báo Đà Nẵng, Đài Phát thanh và Truyền hình Đà Nẵng tăng cường các hình thức tuyên truyền vận động nhân dân về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các chính sách, giải pháp mới về cải cách hành chính thể hiện nỗ lực của UBND thành phố trong việc nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, thường xuyên tuyên truyền đường dây nóng của các ngành, các cấp, các kênh khảo sát trực tuyến mức độ hài lòng của công dân, tổ chức đối với dịch vụ công và công chức tại Bộ phận tiếp nhận, trả kết quả của các đơn vị đến đông đảo người dân và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. 7. Định kỳ 06 (sáu) tháng và 01 (một) năm, Sở Nội vụ, Sở Tư pháp và Thanh tra thành phố lần lượt cung cấp các thông tin về kết quả cải cách hành chính, kết quả kiểm soát thủ tục hành chính, kết quả tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo với Ban Dân vận Thành ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Thủ trưởng, các cơ quan, đơn vị chỉ đạo các bộ phận liên quan triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này. Hàng năm, báo cáo tình hình thực hiện về UBND thành phố (nội dung báo cáo có thể lồng ghép trong báo cáo cải cách hành chính, báo cáo kiểm soát thủ tục hành chính, báo cáo tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TU) theo đúng quy định. 2. Giao UBND các quận, huyện phối hợp với Ban Dân vận quận, huyện căn cứ Kế hoạch này theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo việc triển khai thực hiện tại UBND các phường, xã trên địa bàn quận, huyện. 3. Giao Sở Nội vụ chủ trì theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện tại các cơ quan, đơn vị và tổng hợp, đánh giá kết quả, báo cáo với UBND thành phố trước ngày 30 tháng 12 năm 2014./. Nơi nhận: - Thường trực Thành ủy; - CT, PCT UBND TP; - Văn phòng Thành ủy; - Ban Dân vận Thành ủy; - Ủy ban MTTQVN TP; - Sở, ban, ngành; - Cơ quan TW đóng tại TP; - UBND các quận, huyện, phường, xã; - Báo ĐN, Đài DRT; - Lưu: VT, NC-PC. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Văn Hữu Chiến
{ "issuing_agency": "Thành phố Đà Nẵng", "promulgation_date": "28/03/2014", "sign_number": "2492/KH-UBND", "signer": "Văn Hữu Chiến", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Thong-tu-12-2010-TT-BTC-huong-dan-xu-ly-tang-vat-vi-pham-hanh-chinh-la-hang-hoa-vat-pham-de-bi-hu-hong-100931.aspx
Thông tư 12/2010/TT-BTC hướng dẫn xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng
BỘ TÀI CHÍNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- Số: 12/2010/TT-BTC Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2010 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN VIỆC XỬ LÝ TANG VẬT VI PHẠM HÀNH CHÍNH LÀ HÀNG HÓA, VẬT PHẨM DỄ BỊ HƯ HỎNG VÀ QUẢN LÝ SỐ TIỀN THU ĐƯỢC TỪ XỬ LÝ TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN TỊCH THU SUNG QUỸ NHÀ NƯỚC DO VI PHẠM HÀNH CHÍNH Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008; Căn cứ Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008; Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Bộ Tài chính hướng dẫn việc xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng và quản lý số tiền thu được từ xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính như sau: MỤC I. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Thông tư này hướng dẫn các nội dung sau: a) Việc xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng; b) Quản lý số tiền thu được từ xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính (bao gồm cả số tiền thu được từ xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng và các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính khác); trừ tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. 2. Việc quản lý số tiền thu được từ xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính; không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này. MỤC II. XỬ LÝ TANG VẬT VI PHẠM HÀNH CHÍNH LÀ HÀNG HÓA, VẬT PHẨM DỄ BỊ HƯ HỎNG Điều 2. Hàng hóa, vật phẫm dễ bị hư hỏng Hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng bao gồm: 1. Hàng tươi sống, dễ bị ôi thiu, khó bảo quản; 2. Hàng thực phẩm đã qua chế biến, thuốc chữa bệnh mà hạn sử dụng còn dưới 30 ngày; 3. Các loại hàng hóa, vật phẩm khác nếu không xử lý ngay sau khi bắt giữ sẽ bị hư hỏng, hết thời hạn sử dụng. Điều 3. Hình thức xử lý tang vật là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng 1. Hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng được xử lý theo hình thức bán trực tiếp (không thông qua đấu giá), trừ các trường hợp phải tiêu hủy theo quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Tiêu hủy đối với hàng hóa, vật phẩm đã bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng. Điều 4. Tổ chức xử lý tang vật là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng 1. Đối với hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng xử lý theo hình thức bán trực tiếp: a) Người có thẩm quyền quyết định tịch thu tang vật, phương tiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (gọi chung là người có thẩm quyền tịch thu) tổ chức bán hàng hóa, vật phẩm cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua. Giá bán hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng được xác định căn cứ vào chất lượng của hàng hóa, vật phẩm và bảng giá do Sở Tài chính công bố tại thời điểm gần nhất; trường hợp Sở Tài chính không công bố bảng giá hoặc hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng không có trong bảng giá do Sở Tài chính công bố thì người có thẩm quyền tịch thu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính quy định tại điểm b khoản này căn cứ vào chất lượng và giá bán trên thị trường của hàng hóa cùng loại để xác định giá bán cho phù hợp. Người có thẩm quyền tịch thu có trách nhiệm đánh giá chất lượng hàng hóa, vật phẩm bán ra; trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền tịch thu mời cơ quan chuyên môn để phối hợp đánh giá chất lượng hàng hóa, vật phẩm. b) Cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan tài chính nơi xảy ra hành vi vi phạm (trong trường hợp được cơ quan tài chính cấp trên ủy quyền hoặc trường hợp người có thẩm quyền tịch thu thuộc cơ quan không tổ chức theo cấp hành chính) phối hợp với người có thẩm quyền tịch thu trong việc xác định giá bán hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng. c) Việc bán hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng phải được lập biên bản. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm có: căn cứ thực hiện bán; thời gian, địa điểm bán; người bán; tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của hàng hóa, vật phẩm tại thời điểm bán; đơn giá bán, giá trị thanh toán; người mua và các nội dung khác có liên quan. 2. Đối với hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng phải tiêu hủy: a) Người có thẩm quyền tịch thu thành lập Hội đồng xử lý để tiêu hủy các hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này; Hội đồng xử lý do người có thẩm quyền tịch thu hoặc người được ủy quyền làm Chủ tịch, các thành viên khác bao gồm: đại diện cơ quan tài chính quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đại diện các cơ quan chuyên môn liên quan. b) Các hình thức tiêu hủy: Tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của hàng hóa, vật phẩm và yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường, việc tiêu hủy được thực hiện theo các hình thức sau đây: - Sử dụng các loại hóa chất; - Sử dụng biện pháp cơ học; - Hủy đốt; - Hủy chôn; - Hình thức khác theo quy định của pháp luật. c) Việc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm phải được lập biên bản, có đầy đủ chữ ký của các thành viên Hội đồng xử lý. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm có: căn cứ và lý do thực hiện tiêu hủy; thời gian, địa điểm tiêu hủy; thành phần tham gia tiêu hủy; tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của hàng hóa, vật phẩm tại thời điểm tiêu hủy; hình thức tiêu hủy và các nội dung khác có liên quan. Điều 5. Quản lý tiền thu được từ việc xử lý tang vật là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng Số tiền thu được từ việc xử lý tang vật là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng phải gửi vào tài khoản tạm gửi (tiền gửi) của cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu mở tại Kho bạc Nhà nước và được quản lý như sau: 1. Trường hợp tang vật đó bị tịch thu sung quỹ nhà nước theo quyết định của người có thẩm quyền thì việc quản lý, sử dụng số tiền thu được thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư này; 2. Trường hợp tang vật đó không bị tịch thu sung quỹ nhà nước thì số tiền thu được phải trả cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp. MỤC 3. QUẢN LÝ SỐ TIỀN THU ĐƯỢC TỪ VIỆC XỬ LÝ TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN TỊCH THU SUNG QUỸ NHÀ NƯỚC DO VI PHẠM HÀNH CHÍNH Điều 6. Quản lý tiền thu được từ xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính 1. Toàn bộ số tiền thu được từ việc bán tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính, sau khi trừ các khoản chi phí quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này, được nộp vào tài khoản tạm giữ (tạm gửi) hoặc tài khoản phải trả về tiền, tài sản tạm giữ chờ xử lý (sau đây gọi chung là tài khoản tạm giữ) của cơ quan tài chính mở tại Kho bạc Nhà nước như sau: a) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính do người có thẩm quyền ở Trung ương và cấp tỉnh ra quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước thì nộp vào tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính mở tại Kho bạc Nhà nước cùng cấp; b) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính do người có thẩm quyền ở cấp huyện, cấp xã ra quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước thì nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan tài chính cấp huyện mở tại Kho bạc Nhà nước cùng cấp. 2. Số tiền thu được từ việc bán tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính trên tài khoản tạm giữ của cơ quan tài chính mở tại Kho bạc Nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này, sau khi trừ đi các chi phí quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Điều 7. Quản lý, sử dụng các khoản chi liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính 1. Tổ chức, cá nhân được giao bán tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong việc thanh toán các khoản chi phí sau đây từ số tiền thu được do bán tang vật, phương tiện trước khi nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan tài chính mở tại Kho bạc nhà nước: a) Chi phí vận chuyển, giao nhận, bảo quản tài sản từ khi có quyết định bắt giữ tang vật, phương tiện đến khi hoàn thành việc xử lý. Trường hợp cơ quan ra quyết định bắt giữ và tổ chức được giao bán tang vật, phương tiện đã được Nhà nước bố trí kho bãi, biên chế, phương tiện vận tải, kinh phí thường xuyên thì không được thanh toán các khoản chi phí liên quan đến vận chuyển, bảo quản những tài sản đó. b) Chi phí đấu giá (nếu có). 2. Cơ quan tài chính quản lý tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí sau đây: a) Chi phí điều tra, xác minh, bắt giữ gồm: chi thông tin liên lạc cho cán bộ tham gia xử lý; chi xăng dầu cho phương tiện kiểm tra, bắt giữ, dẫn giải, bảo vệ đối tượng và tang vật hoặc chi thuê phương tiện, địa điểm (nếu có); chi sửa chữa phương tiện kiểm tra bị hư hỏng khi tiến hành truy đuổi, bắt giữ; chi đăng tin, thông báo tìm chủ hàng. Mức chi tối đa không quá 5% số tiền thu được từ xử lý tài sản của vụ việc đó. b) Chi phí mua tin (nếu có): mức chi mua tin của mỗi vụ việc tối đa là mười phần trăm (10%) số thu từ bán tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu của vụ việc đó nhưng không được vượt quá năm mươi triệu đồng (50.000.000 đồng). Đối với những vụ việc mà tang vật, phương tiện tịch thu là hàng giả, hàng hóa phải tiêu hủy hoặc có giá trị thấp thì không khống chế chi phí mua tin theo tỷ lệ số thu nhưng tối đa không được quá ba mươi triệu đồng (30.000.000 đồng). Việc thanh toán chi phí mua tin phải có đầy đủ chứng từ theo quy định; trường hợp yêu cầu phải giữ bí mật tên người cung cấp tin, việc thanh toán khoản chi mua tin căn cứ vào phiếu chi với đầy đủ chữ ký của người trực tiếp chi tiền cho người cung cấp tin, của thủ quỹ, kế toán và thủ trưởng đơn vị trực tiếp điều tra, xử lý vi phạm hành chính. Thủ trưởng đơn vị trực tiếp điều tra, xử lý vi phạm hành chính, vi phạm pháp luật hình sự phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực trong việc thanh toán chi mua tin, đảm bảo chi đúng người, đúng việc và hiệu quả. c) Chi phí cho việc chăm sóc, cứu hộ động vật hoang dã từ thời điểm tạm giữ cho đến khi hoàn thành việc thả vào môi trường tự nhiên theo quy định hoặc chuyển giao cho vườn thú, trung tâm thí nghiệm, tổ chức khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền. d) Chi phí kiểm nghiệm, giám định, định giá trị tài sản tạm giữ làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt; chi bồi thường tổn thất do nguyên nhân khách quan (nếu có) từ thời điểm kiểm tra hoặc tạm giữ cho tới khi có quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan có thẩm quyền. đ) Chi phí thuê sửa chữa tài sản để bán nếu tài sản phải sửa chữa mới bán được hoặc giá trị tăng thêm của tài sản lớn hơn so với chi phí sửa chữa (nếu có); chi khắc phục tổn thất về tài sản do nguyên nhân khách quan trong quá trình bán đấu giá (nếu có); chi phí thực tế và hợp lý trong trường hợp bán đấu giá không thành. e) Các chi phí thực tế cho việc tổ chức bán tài sản của Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh hoặc cơ quan của người ra quyết định tịch thu. Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện hoặc Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh được cơ quan tài chính tạm ứng trước tối đa không quá 5% trên giá trị (theo giá khởi điểm) của tài sản bán đấu giá để có nguồn chi cho công tác bán đấu giá tài sản. Kết thúc việc bán đấu giá, Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện hoặc Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh phải thanh quyết toán số tiền tạm ứng theo quy định hiện hành. g) Chi bồi dưỡng làm thêm giờ; bồi dưỡng công tác kiêm nhiệm của cá nhân tham gia điều tra, bắt giữ, quản lý, xử lý tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính. Mức chi cụ thể do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là cấp tỉnh) quyết định theo đề nghị của Sở Tài chính. h) Chi khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý, xử lý tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính. Mức chi cụ thể được thực hiện theo quy định hiện hành của Chính phủ về thi đua khen thưởng. i) Chi cho công tác tuyên truyền; chi hỗ trợ mua sắm bổ sung trang thiết bị, phương tiện làm việc, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác xử lý vi phạm hành chính. Tổng mức chi cho các nội dung này do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định nhưng tối đa không quá 10% số thu từ bán tang vật, phương tiện của vụ việc. k) Chi hỗ trợ ban đầu cho cán bộ, công chức thuộc lực lượng tham gia xử lý vi phạm hành chính bị thương, tai nạn hoặc gia đình của cán bộ, công chức hy sinh khi thi hành công vụ, mức chi tối đa là không quá 20% số thu từ bán tang vật, phương tiện của vụ việc và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. l) Chi hội nghị sơ kết, tổng kết công tác bắt giữ, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nội dung chi và mức chi thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ công tác phí, chế độ hội nghị đối với các cơ quan hành chính là đơn vị sự nghiệp công lập. m) Các khoản chi phí thực tế, hợp lý cho việc tổ chức thanh lý, tiêu hủy tài sản. n) Các khoản chi khác có liên quan trực tiếp đến việc bắt giữ, tịch thu, bảo quản, xử lý tài sản. 3. Việc thanh toán các khoản chi phí quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được căn cứ vào đề nghị của các cơ quan, tổ chức tham gia quản lý, xử lý tài sản; tính hợp lý, hợp lệ của các khoản chi và các quy định của Nhà nước có liên quan. 4. Nguồn kinh phí để chi cho các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này được sử dụng từ số thu do bán tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu trên tài khoản tạm giữ của cơ quan tài chính mở tại Kho bạc Nhà nước. Trường hợp số tiền trên tài khoản tạm giữ không đủ để thanh toán thì đề nghị hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. 5. Đối với các tài sản chuyển giao cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước quản lý, sử dụng, thì các chi phí phát sinh từ khi có quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan có thẩm quyền đến khi hoàn thành việc bàn giao do cơ quan, tổ chức, đơn vị được tiếp nhận tài sản chi trả. MỤC IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 8. Tổ chức thực hiện 1. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký. 2. Bãi bỏ các quy định của Bộ Tài chính sau đây: a) Thông tư số 72/2004/TT-BTC ngày 15 tháng 7 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính; b) Thông tư số 04/2006/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 72/2004/TT-BTC ngày 15 tháng 7 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính; c) Điểm 2.1 khoản 2 Mục III Thông tư số 34/2005/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm và chuyển giao tài sản nhà nước để bán đấu giá. 3. Đối với các trường hợp đã có quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì việc quản lý số tiền thu được từ xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thực hiện theo các quy định tại thời điểm ra quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước; không áp dụng quy định của Thông tư này. 4. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để phối hợp giải quyết. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Website Chính phủ; website Bộ Tài chính; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VT, Cục QLCS. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Hữu Chí
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "20/01/2010", "sign_number": "12/2010/TT-BTC", "signer": "Nguyễn Hữu Chí", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Chi-thi-18-2012-CT-UBND-quan-ly-hoat-dong-san-giao-dich-bat-dong-san-143206.aspx
Chỉ thị 18/2012/CT-UBND quản lý hoạt động sàn giao dịch bất động sản
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 18/2012/CT-UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 6 năm 2012 CHỈ THỊ VỀ VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CÁC SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Để đảm bảo thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, ổn định và bền vững, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thực hiện việc bán, chuyển nhượng, cho thuê, thuê mua bất động sản thông qua sàn giao dịch bất động sản theo Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và nhằm chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện thực hiện nghiêm các nội dung sau: 1. Sở Xây dựng: a) Hướng dẫn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản và kinh doanh dịch vụ bất động sản cho các đối tượng có liên quan, đặc biệt là các hoạt động môi giới, định giá và quản lý sàn giao dịch bất động sản; b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và kinh doanh dịch vụ bất động sản; c) Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng danh sách các sàn giao dịch bất động sản đang hoạt động và tên các sàn giao dịch vi phạm quy định pháp luật; d) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân quận, huyện và Hiệp hội Bất động sản Thành phố nghiên cứu đề xuất những chính sách để chấn chỉnh và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ sàn giao dịch bất động sản; xây dựng tiêu chí đánh giá sàn giao dịch bất động sản và hàng năm có tổng kết, đánh giá, phân loại sàn giao dịch bất động sản báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố. 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: a) Phối hợp với Sở Xây dựng cung cấp thông tin về tình hình hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và kinh doanh dịch vụ bất động sản của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố. Định kỳ 06 tháng cung cấp cho Sở Xây dựng danh sách doanh nghiệp được cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư; doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệp tạm ngưng hoặc bị cấm hoạt động; doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và kinh doanh dịch vụ bất động sản để tổng hợp báo cáo Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân Thành phố; b) Phối hợp cùng Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các cơ quan có liên quan kiểm tra việc chấp hành các quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, sàn giao dịch bất động sản và các dịch vụ bất động sản. 3. Sở Tài nguyên và Môi trường: a) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân quận, huyện, chỉ đạo các bộ phận chuyên trách thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đối với các sản phẩm bất động sản đã được giao dịch qua sàn; b) Phối hợp cùng Sở Xây dựng theo dõi, kiểm tra và giải quyết các vấn đề phát sinh thuộc thẩm quyền. Tổng hợp đề xuất trình Ủy ban nhân dân Thành phố các vướng mắc vượt thẩm quyền. 4. Sở Tài chính: Chủ trì hướng dẫn về phí, lệ phí, các nghĩa vụ tài chính khác có liên quan theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch tại sàn giao dịch bất động sản. 5. Cục Thuế Thành phố: a) Hướng dẫn các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, sàn giao dịch bất động sản về tính thuế thu nhập doanh nghiệp; b) Chủ trì hướng dẫn về các nghĩa vụ thuế có liên quan đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, các tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch tại sàn giao dịch bất động sản theo quy định của pháp luật. 6. Cục Thống kê: a) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng xây dựng về các phương án điều tra thống kê, tổ chức điều tra về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và kinh doanh dịch vụ bất động sản; b) Phối hợp với Sở Xây dựng cung cấp thông tin về doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và kinh doanh dịch vụ bất động sản. 7. Ủy ban nhân dân quận, huyện: a) Phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan có liên quan (Công an quận, huyện) kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh bất động sản và kinh doanh dịch vụ bất động sản của các đơn vị, tổ chức đang hoạt động trên địa bàn định kỳ hàng năm hoặc đột xuất; b) Hướng dẫn, chỉ đạo các bộ phận chuyên trách thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đối với các sản phẩm bất động sản đã được giao dịch qua sàn; c) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn; Công an phường - xã, thị trấn phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra các sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn về các nội dung: - Năng lực, tổ chức hoạt động của sàn giao dịch bất động sản (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư có chức năng kinh doanh dịch vụ bất động sản hoặc sàn giao dịch bất động sản; văn bản thông báo hoạt động sàn giao dịch bất động sản của Sở Xây dựng và nội dung website (sanbatdongsan.net.vn) Mạng các sàn giao dịch bất động sản Việt Nam; quy chế hoạt động, cơ cấu tổ chức, năng lực hành nghề của người quản lý sàn (Giấy chứng nhận quản lý sàn, quyết định bổ nhiệm Giám đốc sàn, Phó Giám đốc sàn); năng lực hành nghề của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tại sàn (chứng chỉ môi giới bất động sản, chứng chỉ định giá bất động sản); diện tích sử dụng; tên, biển hiệu, địa chỉ giao dịch) theo quy định tại khoản 1 Phần IV Thông tư số 13/2008/TT-BXD ngày 21 tháng 5 năm 2008 của Bộ Xây dựng. - Về điều kiện sản phẩm bất động sản đưa ra giới thiệu, giao dịch tại sàn giao dịch bất động sản phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 6, Điều 7 Luật Kinh doanh bất động sản. - Việc thực hiện kê khai đầy đủ nội dung thông tin về bất động sản tại sàn giao dịch bất động sản theo quy định tại Điều 11 Luật Kinh doanh bất động sản, khoản 2 Phần IV và Phụ lục 5 Thông tư số 13/2008/TT-BXD ngày 21 tháng 5 năm 2008 của Bộ Xây dựng. - Về việc thực hiện các giao dịch qua sàn giao dịch bất động sản bao gồm: + Hợp đồng ủy quyền bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở qua sàn giữa chủ đầu tư và sàn giao dịch bất động sản (đối với trường hợp sàn giao dịch bất động sản không phải do chủ đầu tư thành lập) theo quy định tại Phụ lục 11, Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01 tháng 9 năm 2010 của Bộ Xây dựng. + Văn bản ủy quyền của chủ đầu tư cho sàn giao dịch bất động sản thực hiện bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở do đầu tư xây dựng (đối với trường hợp sàn giao dịch bất động sản do chủ đầu tư thành lập) theo quy định tại Phụ lục 11, Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01 tháng 9 năm 2010 của Bộ Xây dựng. - Về việc xác nhận bất động sản đã được giao dịch qua sàn giao dịch bất động sản theo quy định tại Phụ lục 4, Thông tư số 13/2008/TT-BXD ngày 21 tháng 5 năm 2008 của Bộ Xây dựng. - Về chế độ thông tin, báo cáo của các sàn giao dịch bất động sản theo quy định tại khoản 7, Điều 18, Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01 tháng 9 năm 2010 của Bộ Xây dựng. - Về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của các sàn giao dịch bất động sản theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 12/2011/TT-BTC ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Bộ Tài chính và các nghĩa vụ tài chính khác có liên quan. d) Định kỳ ngày 10 tháng 6 và ngày 10 tháng 12 hàng năm hoặc đột xuất báo cáo khi có yêu cầu về Ủy ban nhân dân quận, huyện để tổng hợp gửi về Sở Xây dựng tình hình hoạt động của các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh bất động sản và kinh doanh dịch vụ bất động sản trên địa bàn. 8. Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh: a) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về kinh doanh bất động sản, đặc biệt các quy định về quản lý hoạt động sàn giao dịch bất động sản nhằm giúp các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và kinh doanh dịch vụ bất động sản nắm rõ và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật; b) Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất những chính sách để chấn chỉnh, nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ sàn giao dịch bất động sản và nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ môi giới, định giá bất động sản. 9. Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. 10. Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Lê Hoàng Quân
{ "issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh", "promulgation_date": "29/06/2012", "sign_number": "18/2012/CT-UBND", "signer": "Lê Hoàng Quân", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Chi-thi-01-2006-CT-TU-cong-tac-phuc-vu-nam-APEC-2006-Ha-Noi-9903.aspx
Chỉ thị 01/2006/CT-TU công tác phục vụ năm APEC 2006 Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THÀNH ỦY HÀ NỘI ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 01/2006CT-TU Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2006 CHỈ THỊ VỀ CÔNG TÁC PHỤC VỤ NĂM APEC 2006 CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI APEC là diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, gồm 21 nền kinh tế thành viên với dân số 2,6 tỷ người, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt hơn 23 ngàn tỷ USD, chiếm gần 60% GDP thế giới, 47% thương mại thế giới và là khu vực kinh tế phát triển năng động nhất, chiếm 70% tăng trưởng kinh tế thế giới. Việt Nam đăng cai tổ chức APEC 2006 với nhiều sự kiện, hội nghị lớn diễn ra liên tục, bắt đầu từ tháng 2/2006 đến hết năm, đỉnh cao là Tuần lễ cấp cao và Hội nghị thượng đỉnh của APEC vào tháng 11/2006. APEC 2006 là hoạt động đối ngoại lớn nhất của Việt Nam trong năm 2006 và có ý nghĩa quan trọng tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nền kinh tế thành viên; đánh dấu bước phát triển mới trong tiến trình tích cực, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Hầu hết các hoạt động của APEC 2006 diễn ra tại Hà Nội với khoản 10 ngàn đại biểu quốc tế tham dự. Đây là cơ hội để quảng bá hình ảnh thành phố Hà Nội, nâng cao vị thế của Thủ đô và tranh thủ mời gọi đầu tư, quan hệ thương mại, du lịch và giao lưu văn hóa. Với vinh dự, trách nhiệm là thành phố được thay mặt cả nước phục vụ các hoạt động chính của năm APEC 2006, Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, sở, ngành, đoàn thể Thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: 1. Tuyên truyền sâu rộng để các cấp, ngành, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu rõ ý nghĩa quan trọng và nhận thức sâu sắc vinh dự, trách nhiệm của Thủ đô được trực tiếp phục vụ, góp phần quan trọng vào thành công của Năm APEC 2006; đồng thời, tích cực giới thiệu với bầu bạn quốc tế về tiềm năng và thế mạnh của Hà Nội, Thủ đô Anh hùng, Thành phố vì hòa bình; văn hóa và người Hà Nội… 2. Xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch phục vụ Năm APEC 2006 tuyệt đối an toàn, chu đáo. Đặc biệt có phương án cụ thể bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố. Đẩy mạnh phòng ngừa và đấu tranh chống các loại tội phạm, nhất là các hoạt động phá hoại, khủng bố, gây cháy nổ, rải tờ rơi có nội dung xấu; nghiên cứu triển khai các biện pháp khắc phục ùn tắc giao thông; tập trung giải quyết tốt các vấn đề dân sinh bức xúc, đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân, không để xảy ra tình trạng tụ tập khiếu kiện đông người. 3. Chỉ đạo khẩn trương, quyết liệt hoàn thành xây dựng các công trình trọng điểm, các cơ sở hạ tầng phục vụ tổ chức Năm APEC 2006. Tích cực chỉnh trang, vệ sinh sạch đẹp cảnh quan môi trường đô thị, tu bổ các di tích lịch sử, công trình văn hóa; Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng người Hà Nội thanh lịch - văn minh; Xử lý triệt để tình trạng đeo bám khách, ăn xin, bán hàng rong... 4. Chủ động tổ chức các hoạt động triển lãm, giới thiệu đất nước, con người, các tiềm năng, sản phẩm kinh tế của Thủ đô và cả nước; tăng cường tranh thủ mời gọi đầu tư, quan hệ thương mại, du lịch và giao lưu văn hóa. 5. Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố, các quận, huyện ủy, đảng ủy trực thuộc Thành ủy, Mặt trận Tổ quốc, các ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang Thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện. Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố chủ trì phối hợp với các ban đảng Thành ủy, giúp Ban Thường vụ Thành ủy thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và định kỳ hàng tháng có báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị này. Chỉ thị phổ biến đến chi bộ đảng để quán triệt và chỉ đạo thực hiện./. Nơi nhận: - Thường trực Ban Bí thư TW (để báo cáo) - Ban TTVHTW - Ủy ban quốc gia về Năm APEC 2006 - Như mục 5 (để thực hiện) - Các đồng chí Thành ủy viên - Lưu. T/M BAN THƯỜNG VỤ PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC Phùng Hữu Phú
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "03/03/2006", "sign_number": "01/2006/CT-TU", "signer": "Phùng Hữu Phú", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Chi-thi-27-2002-CT-BGTVT-thuc-hien-Nghi-dinh-92-2001-ND-CP-dieu-kien-kinh-doanh-van-tai-bang-o-to-50805.aspx
Chỉ thị 27/2002/CT-BGTVT thực hiện Nghị định 92/2001/NĐ-CP điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 27/2002/CT-BGTVT Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2002 CHỈ THỊ VỀ VIỆC THỤC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 92/2001/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ Luật Giao thông đường bộ được Quốc hội Khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2002. Thực hiện Luật Giao thông đường bộ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2001/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2001 (sau đây gọi là Nghị định số 92) về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô. Theo quy định tại Nghị định số 92 của Chính phủ, những xe khách quá 20 năm, xe khách được cải tạo từ xe khác quá 17 năm không được kinh doanh vận tải khách. Sau một năm triển khai thực hiện Nghị định số 92, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã chỉ đạo các doanh nghiệp, chủ xe trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc Nghị định của Chính phủ, khắc phục khó khăn, bước đầu đổi mới phương tiện, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và an toàn giao thông vận tải. Tuy nhiên đến nay vẫn còn một số doanh nghiệp, chủ xe, vì lợi riêng không chịu chấp hành Nghị định vẫn tiếp tục sử dụng phương tiện quá niên hạn quy định để kinh doanh vận tải khách, vi phạm Nghị định số 92 và vi phạm Luật Giao thông đường bộ, để xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông, đặc biệt có vụ tai nạn giao thông rất nghiêm trọng, bị dư luận xã hội và công luận lên án. Để thực hiện nghiêm Nghị định số 92 và Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế sự gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, lấy năm 2003 là năm thiết lập trật tự an toàn giao thông trong phạm vi cả nước theo Nghị quyết Quốc hội Khóa XI, kỳ họp thứ hai, Bộ Giao thông vận tải đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan trực thuộc thực hiện kiên quyết và có hiệu quả việc đình chỉ lưu hành đối với các xe khách đã quá niên hạn sử dụng theo quy định của Nghị định số 92. Đồng thời, để khắc phục những tồn tại đang diễn ra gây nguy cơ mất an toàn giao thông, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chỉ thị Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải (Giao thông công chính) thực hiện một số công việc sau đây: 1. Cục Đăng kiểm Việt Nam: - Từ ngày 01 tháng 01 năm 2003 không kiểm định và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (tem kiểm định mầu vàng) cho các xe quá niên hạn quy định tại Nghị định số 92. - Thống kê số lượng, kiểu loại, năm sản xuất các xe khách đã hết niên hạn sử dụng và thông báo cho: Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông để phối hợp xử lý lưu hành và quản lý đăng ký hành chính. 2. Sở Giao thông vận tải (Giao thông công chính): - Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông tăng cường kiểm tra tại các điểm giao thông tĩnh, xử lý nghiêm các xe có dán tem vàng mà chở khách hoặc cho thuê chở người. Nếu phát hiện các vi phạm phải tạm giữ phương tiện và Giấy phép lái xe của người điều khiển và các giấy tờ khác của xe để xử lý theo quy định. - Phổ biến nhắc nhở các doanh nghiệp, các chủ xe và yêu cầu cam kết không dừng các xe đã quá niên hạn, mất an toàn kỹ thuật vào chở khách, chở người. Thường xuyên kiểm tra xử lý các doanh nghiệp, các chủ xe vi phạm quy định. 3. Cục Đường bộ Việt Nam. Chỉ đạo các Sở Giao thông vận tải (Giao thông công chính) tổ chức nhanh các tuyến vận tải khách công cộng liên tỉnh theo đúng quy định 4127/2001/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải để bảo đảm nhu cầu đi lại của nhân dân giữa các vùng, các miền, không để các xe quá niên hạn lén lút lừa khách, ngoài bến hoặc tại những "bến cóc, bến dù" trên địa bàn. 4. Thanh tra giao thông Phối hợp với Cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự trên địa bàn tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại các bến xe, các điểm đón trả khách để đình chỉ việc chở khách của các xe đã quá niên hạn, xử phạt nghiêm các chủ xe cố tình vi phạm; được phép thu hồi Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, tem kiểm định (tem vàng) của xe vi phạm và Giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật. Bộ Giao thông vận tải đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: - Chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông, cảnh sát trật tự trong việc phối hợp thanh tra, kiểm tra, kiên quyết không để các xe khách đã hết niên hạn sử dụng theo quy định, tham gia hoạt động vận chuyển khách. - Tổ chức, chỉ đạo các cơ quan thông tin tuyên truyền vận động các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của Nhà nước không đưa các xe hết hạn vào chở khách, chở người. Đồng thời tuyên truyền để nhân dân không sử dụng các phương tiện không đưa kiểm định hoặc đã kiểm định mà còn mang tem vàng. - Thực hiện biện pháp, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đổi mới phương tiện; đầu tư kinh doanh trên những tuyến vùng sâu, vùng xa và vận tải xe buýt trong các thành phố, thị xã đảm bảo nhu cầu đi lại cho nhân dân. - Yêu cầu các cơ quan, doanh nghiệp, trường học không thuê, mượn, không sử dụng xe của đơn vị đã hết hạn theo Nghị định số 92 vào việc: đưa, đón cán bộ, công nhân, học sinh đi làm, đi học, tham quan nghỉ mát.... Nếu còn sử dụng các phương tiện đã quá niên hạn thì Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp và trường học phải chịu trách nhiệm về mất an toàn giao thông. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về quản lý phương tiện nhằm góp phần giảm tai nạn giao thông. Phạm Thế Minh (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải", "promulgation_date": "27/12/2002", "sign_number": "27/2002/CT-BGTVT", "signer": "Phạm Thế Minh", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Thong-tu-08-2020-TT-BTNMT-phuong-phap-quan-trac-hai-van-452280.aspx
Thông tư 08/2020/TT-BTNMT phương pháp quan trắc hải văn
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 08/2020/TT-BTNMT Hà Nội, ngày 11 tháng 9 năm 2020 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH KỸ THUẬT PHƯƠNG PHÁP QUAN TRẮC HẢI VĂN Căn cứ Luật khí tượng thủy văn ngày 23 tháng 11 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy văn; Căn cứ Nghị định số 48/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy văn; Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định kỹ thuật phương pháp quan trắc hải văn. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định kỹ thuật phương pháp quan trắc hải văn. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quan trắc hải văn. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Nước lớn: mực nước biển cao nhất trong một chu kỳ dao động thủy triều được thể hiện bằng trị số độ cao và thời gian xuất hiện. 2. Nước ròng: mực nước biển thấp nhất trong một chu kỳ dao động thủy triều được thể hiện bằng trị số độ cao và thời gian xuất hiện. 3. Triều dâng: khoảng thời gian từ nước ròng đến nước lớn liền kề. 4. Triều rút: khoảng thời gian từ nước lớn đến nước ròng liền kề. 5. Tầng quan trắc: khoảng cách thẳng đứng tính từ mặt nước biển yên tĩnh đến điểm quan trắc. 6. Chu kỳ sóng: thời gian giữa hai lần xuất hiện liên tiếp đỉnh sóng tại một điểm. 7. Giờ tròn: giờ tại các thời điểm từ 0 giờ; 1 giờ; 2 giờ; cho đến 23 giờ. Chương II QUY ĐỊNH CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP QUAN TRẮC HẢI VĂN Điều 4. Nguyên tắc thực hiện quan trắc tại trạm đối với quan trắc viên 1. Trực tiếp thực hiện quan trắc các yếu tố khí tượng hải văn theo đúng quy định từ Điều 7 đến Điều 30 tại Thông tư này. 2. Quan trắc và ghi số liệu trung thực, khách quan, đánh giá đúng bản chất hiện tượng. Khi có hiện tượng nghi vấn, phải quan trắc lại và ghi chú vào sổ quan trắc. 3. Sử dụng các phương tiện đo có đủ chứng nhận và hạn kiểm định. 4. Phải kiểm tra phương tiện đo trước khi quan trắc. 5. Thực hiện quan trắc đúng giờ và đúng trình tự. 6. Bảo dưỡng, bảo quản phương tiện đo đúng quy định. 7. Cập nhật các thông tin mới vào hồ sơ kỹ thuật trạm; gửi tài liệu quan trắc về đơn vị quản lý cấp trên theo quy định. 8. Khi phát hiện thấy các hiện tượng bất thường về khí tượng hải văn nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm và hiện tượng khí tượng hải văn bất thường phải thông báo kịp thời về chính quyền địa phương và cơ quan quản lý cấp trên theo quy định. 9. Báo cáo kịp thời về các hành vi vi phạm hành lang kỹ thuật công trình, tài liệu và các cơ sở vật chất khác. Điều 5. Ghi và chỉnh lý sơ bộ số liệu quan trắc 1. Kết quả quan trắc được ghi vào sổ quan trắc bằng bút chì đen và nhập số liệu vào phần mềm theo quy định. 2. Trang bìa và thuyết minh của sổ quan trắc phải ghi bằng bút mực đen hoặc mực xanh đen; không để bẩn, nhăn rách. 3. Sau thời điểm quan trắc 19 giờ hàng ngày, quan trắc viên phải ghi, nhập số liệu các kết quả từ sổ quan trắc sang báo cáo. 4. Đối với trạm có phương tiện tự ghi mực nước phải cắt giản đồ, quy toán giản đồ nhập số liệu vào báo cáo. 5. Hiệu chính số đọc trên các phương tiện đo, kiểm tra, tính toán, chỉnh lý sơ bộ kết quả, chọn các giá trị đặc trưng. Điều 6. Cung cấp thông tin dữ liệu 1. Hàng ngày vào các thời điểm quan trắc 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ, 19 giờ quan trắc viên phải thảo mã điện, điện báo về Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn. 2. Thời gian nộp tài liệu giấy: hàng tháng trạm nộp về Đài Khí tượng Thủy văn khu vực trước ngày 05 tháng sau; Đài Khí tượng Thủy văn khu vực nộp tài liệu về Trung tâm Quan trắc khí tượng thủy văn trước ngày cuối cùng của tháng đó. 3. Thời gian nộp tài liệu số: hàng tháng trạm gửi trước ngày 05 tháng sau về Đài Khí tượng Thủy văn khu vực và Trung tâm Quan trắc khí tượng thủy văn. 4. Đối với trạm tự động: số liệu phải truyền liên tục về đúng các địa chỉ quy định. Thực hiện theo đúng mẫu, cấu hình, định dạng file số liệu, thời gian cài đặt. 5. Chủ công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng không thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật khí tượng thủy văn khuyến khích thực hiện theo quy định của Thông tư này. Chương III QUY ĐỊNH KỸ THUẬT PHƯƠNG PHÁP QUAN TRẮC Mục 1. QUAN TRẮC TẦM NHÌN XA Điều 7. Phương pháp quan trắc tầm nhìn xa 1. Quan trắc tầm nhìn xa ban ngày a) Quan trắc tầm nhìn xa về phía lục địa được thực hiện tại vị trí đã được quy định; lần lượt quan trắc tầm nhìn xa cả 9 tiêu điểm, bắt đầu từ tiêu điểm gần nhất tới tiêu điểm xa nhất; xác định xem tiêu điểm nào thấy được và tiêu điểm nào không thấy được; cấp tầm nhìn được xác định ứng với khoảng cách giữa 2 tiêu điểm liên tiếp nhau và xác định theo cấp từ 0 đến 9 được quy định tại bảng 2 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; b) Trường hợp đủ tiêu điểm quan trắc tầm nhìn xa phía biển, tiêu điểm được lựa chọn là mũi đất, hòn đảo, phao, đèn pha và ống khói của tàu biển hoặc vật khác khi đã biết trước khoảng cách; trường hợp không có hoặc thiếu tiêu điểm về phía biển thì xác định cấp tầm nhìn xa dựa vào mức độ nhìn rõ nét đường chân trời được quy định tại bảng 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; c) Trường hợp tầm nhìn xa không nhìn thấy đường chân trời thì phải xác định tầm nhìn xa mặt nước biển ước lượng bằng mắt hoặc ống nhòm; d) Tầm nhìn xa phía biển theo các hướng không giống nhau thì trong sổ quan trắc sẽ ghi tầm nhìn xa xấu nhất và giới hạn tầm nhìn xa; đ) Khi tầm nhìn xa nhỏ hơn 4 km từ cấp 5 trở xuống phải ghi thêm ký hiệu hiện tượng giới hạn tầm nhìn xa (mù, sương mù, mưa). 2. Quan trắc tầm nhìn xa ban đêm a) Quan trắc tầm nhìn xa về phía lục địa, về phía biển khi có tiêu điểm: Quan trắc viên đến vị trí quy định làm quen với bóng tối trước khi quan trắc từ 10 phút đến 15 phút và thực hiện quan trắc; phương pháp quan trắc thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư này; b) Trường hợp thiếu tiêu điểm quan trắc thì xác định tầm nhìn xa trước lúc mặt trời lặn một hoặc hai giờ (tùy theo điều kiện thời tiết); tại thời điểm quan trắc 1 giờ không có hiện tượng nào làm giảm tầm nhìn xa thì lấy tầm nhìn xa tại thời điểm quan trắc 19 giờ; phương pháp quan trắc thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư này. 3. Quan trắc tầm nhìn xa bằng thiết bị tự động: tự động đo và truyền số liệu 24 lần/ngày hoặc theo nhu cầu sử dụng. Điều 8. Vị trí quan trắc 1. Thông thoáng về phía biển. 2. Thuận lợi, an toàn khi quan trắc. 3. Đảm bảo quan trắc lâu dài. Điều 9. Tần suất quan trắc 1. Quan trắc 4 lần/ngày vào các thời điểm 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ và 19 giờ. 2. Trong điều kiện có thời tiết nguy hiểm trên biển thực hiện quan trắc liên tục 1 lần/giờ. 3. Ngoài tần suất quan trắc thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2 của điều này, tùy theo nhu cầu, cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ sung tần suất quan trắc. 4. Đối với quan trắc tự động: tự động đo và truyền số liệu 24 lần/ngày hoặc theo nhu cầu sử dụng. Mục 2. QUAN TRẮC GIÓ Điều 10. Phương pháp quan trắc gió 1. Quan trắc viên đến công trình, đứng đúng vị trí quy định, quan trắc đồng thời hướng và tốc độ gió trong 2 phút. a) Quan trắc gió bằng cấp gió Beaufort: dùng dải phong tiêu bằng vải dài 1 m, rộng 0,15 m để quan trắc hướng và dựa trên những biểu hiện của cây cối, cảnh vật quanh trạm để xác định tốc độ gió; Quan trắc tốc độ gió theo cấp gió Beaufort tiến hành trong 10 phút, xác định hướng gió theo dải phong tiêu, xác định tốc độ gió theo cấp gió được quy định tại bảng 4 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; b) Quan trắc gió bằng máy đo gió cầm tay: dụng cụ đặt thiết bị quan trắc bằng cột gỗ, bê tông, thép không gỉ; lắp máy đo gió cầm tay vào đầu cột dựng thẳng đứng, chắc chắn, cao trên mặt đất 2 m; gạt khóa hãm máy không cho kim chạy, ghi trị số ban đầu, rồi bấm đồng hồ đếm giây, đồng thời mở khóa cho kim máy gió bắt đầu chạy; để máy chạy 100 giây gạt khóa hãm lại và đọc trị số của các kim; hiệu chính tốc độ qua chứng từ kiểm định để được giá trị tốc độ gió thực đo; xác định trị số tốc độ gió trung bình chưa hiệu chính theo công thức: Trong đó: V là tốc độ gió trung bình, đơn vị đo m/s. c) Quan trắc gió bằng máy gió tự báo EL: quan trắc đồng thời hướng và tốc độ trong thời gian 2 phút; đọc hướng và tốc độ gió trên màn hình hiển thị của thiết bị đo; d) Quan trắc gió bằng máy đo gió tự ghi Munro: hằng ngày thay, lắp giản đồ vào 9 giờ 10 phút, dùng bút chì gạch một nét để đánh mốc giản đồ vào lúc 10 giờ, 13 giờ, 19 giờ, 1 giờ, 7 giờ; vào các kỳ quan trắc Synop hay Typh, đọc hướng gió và tốc độ gió trên giản đồ trước khi đọc khí áp kế; tốc độ gió và hướng gió là giá trị trung bình trong thời gian 10 phút trước giờ tròn; Trình tự quy toán giản đồ trong 24 giờ: hiệu chính giờ trên giản đồ máy tự ghi; xác định hướng gió và tốc độ gió theo từng giờ; xác định hướng gió và tốc độ gió trung bình lớn nhất vào từng thời điểm 10 phút; xác định hướng gió và tốc độ gió tức thời lớn nhất; đ) Quan trắc gió bằng máy đo gió tự báo Young: quan trắc đồng thời hướng và tốc độ trong thời gian 2 phút; đọc hướng và tốc độ gió trên màn hình hiển thị của thiết bị đo. 2. Quan trắc gió bằng thiết bị tự động: tự động đo và truyền số liệu 24 lần/ngày hoặc theo nhu cầu sử dụng. Điều 11. Vị trí, công trình quan trắc 1. Vị trí quan trắc phải thông thoáng, đón được các hướng gió chính thịnh hành; đảm bảo hành lang kỹ thuật; đủ diện tích để lắp đặt công trình quan trắc; đảm bảo duy trì thực hiện quan trắc lâu dài. 2. Công trình quan trắc gió được xây dựng và lắp đặt có hình cột trụ tròn hoặc hình tam giác. a) Cột hình trụ tròn: vật liệu bằng thép không gỉ, chống được ăn mòn hóa học và thích hợp với môi trường biển; chiều cao từ 10 m đến 12 m được liên kết với hệ thống cáp néo; độ dày ống lớn hơn hoặc bằng 0,003 m, đường kính ống lớn hơn hoặc bằng 0,049 m; chân cột được lắp đặt cố định, vững chắc; b) Cột hình tam giác: vật liệu bằng thép không gỉ, chống được ăn mòn hóa học và thích hợp với môi trường biển; chiều cao từ 10 m đến 12 m; cột hình tam giác đều, gồm 3 ống chính tại 3 góc, chiều dài mỗi cạnh 0,2 m và các thanh giằng có đường kính lớn hơn hoặc bằng 0,015 m; ống có độ dày lớn hơn hoặc bằng 0,003 m, đường kính lớn hơn hoặc bằng 0,036 m; đế cột được gắn cố định; các thiết bị phụ trợ gồm thiết bị chống sét, cáp néo, tăng đơ, e-cu. Điều 12. Tần suất quan trắc 1. Quan trắc 4 lần/ngày vào các thời điểm 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ và 19 giờ. 2. Trong điều kiện có thời tiết nguy hiểm thực hiện quan trắc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. 3. Đối với quan trắc tự động: tự động đo và truyền số liệu 24 lần/ngày hoặc theo nhu cầu sử dụng. Mục 3. QUAN TRẮC SÓNG Điều 13. Phương pháp quan trắc sóng 1. Quan trắc sóng ước lượng bằng mắt: Quan trắc viên đến công trình, đứng đúng vị trí và thực hiện quan trắc; trong 5 phút quan trắc viên nhìn bề mặt biển xác định kiểu sóng, dạng sóng, trạng thái mặt biển, độ cao, chu kỳ và hướng sóng. a) Quan trắc kiểu sóng: sóng gió vào thời điểm quan trắc, gió vẫn tác động trực tiếp lên sóng; sườn sóng ở phía khuất gió dốc hơn ở phía đón gió; đầu sóng đổ xuống tạo thành bọt trắng; sóng lừng vào thời điểm quan trắc thấy gió nhỏ, lặng; sóng lừng được xác định từ nơi khác truyền đến vị trí quan trắc; sóng lừng có dạng thoải, đều và dài như những luống cày; kiểu sóng được quy định tại bảng 5 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này; b) Quan trắc dạng sóng: sóng đều có các đầu sóng dài, song song với nhau như những luống cày; khoảng cách giữa hai đầu sóng liên tiếp nhỏ hơn độ dài của sóng; sóng không đều có các đầu sóng vỡ ra từng đoạn, đầu và chân sóng xen kẽ nhau; khoảng cách giữa hai đầu sóng liên tiếp lớn hơn độ dài của sóng; c) Quan trắc trạng thái mặt biển: biểu thị theo cấp đo từ 0 đến 9 do tác động của gió làm cho mặt biển thay đổi; cấp trạng thái mặt biển được quy định tại bảng 6 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này; d) Quan trắc độ cao sóng: bằng mắt hoặc dùng ống nhòm trong 5 phút xác định độ cao của những sóng lớn thấy rõ nhất và ghi vào sổ ghi chép từ 10 đến 15 sóng lớn, chọn 5 sóng lớn nhất ghi vào sổ quan trắc; độ cao sóng ước lượng bằng mắt được phân cấp từ 0 đến 9, cách ghi quy định tại bảng 7 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này; đ) Quan trắc chu kỳ sóng: tại một điểm cố định trên mặt biển quan trắc viên dùng đồng hồ bấm giây theo dõi 11 đầu sóng truyền qua điểm cố định, bấm đồng hồ dừng lại; chu kỳ sóng bằng tổng thời gian xác định được chia cho 10; tại mỗi ốp quan trắc xác định 3 lần thời gian truyền của 11 đầu sóng đi qua một điểm cố định liên tiếp. Chu kỳ sóng được tính theo công thức t = (s) Chu kỳ sóng trung bình được tính theo công thức t = (s) Trong đó: t là chu kỳ sóng, đơn vị đo bằng giây (s); t1 là thời gian truyền của 11 đầu sóng lần 1; t2 là thời gian truyền của 11 đầu sóng lần 2; t3 là thời gian truyền của 11 đầu sóng lần 3; e) Quan trắc hướng sóng bằng mắt: xác định theo hướng từ đâu truyền tới và được chia theo 8 hướng chính la bàn, quy định tại bảng 8 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Quan trắc bằng máy phối cảnh a) Thực hiện quan trắc kiểu sóng, dạng sóng và trạng thái mặt biển áp dụng điểm a, b, c khoản 1 Điều 13 Thông tư này; b) Quan trắc độ cao: khi sóng có độ cao từ 0,25 m trở lên; điều chỉnh ống ngắm để phao đo sóng trùng với thang độ cao, xác định số khoảng chia từ vị trí chân sóng đến vị trí cao của đỉnh phao, phần lẻ của khoảng chia được xác định bằng cách ước lượng; trong 5 phút xác định độ cao của những sóng lớn nhất, dựa vào thang độ cao, chọn ra 5 sóng lớn nhất ghi vào sổ quan trắc. Biết số khoảng chia và giá trị mỗi khoảng chia ta sẽ xác định được độ cao sóng theo công thức: h = H × i × k (m) Trong đó: h là độ cao sóng, đơn vị đo mét (m), chính xác đến 1 cm; H là số khoảng chia trên thang độ cao, máy H10 có 48 khoảng, H40 có 60 khoảng; i là giá trị của mỗi khoảng chia, máy H10 một khoảng chia là 0,5 m, H40 một khoảng chia là 1 m; k là hệ số của máy phụ thuộc vào mực nước khi quan trắc; c) Quan trắc chu kỳ sóng: hướng ống ngắm sao cho sóng truyền về phía quan trắc viên, các đầu sóng trùng với hệ những đường thẳng nằm ngang của lưới phối cảnh, xác định đỉnh sóng đầu tiên truyền qua một đường ngang nào đó của thang độ, đồng thời bấm đồng hồ đếm giây; theo dõi 10 đầu sóng liên tiếp đi qua bấm đồng hồ dừng lại, quan trắc liên tiếp 3 lần; chu kỳ sóng được tính bằng giá trị trung bình của 3 lần quan trắc; đơn vị là giây (s); d) Quan trắc độ dài sóng: hướng ống ngắm sao cho sóng truyền thẳng về phía quan trắc viên, dựa vào thang độ dài trên máy để xác định khoảng cách giữa hai đầu sóng liên tiếp chiếm bao nhiêu khoảng chia; độ dài thực của sóng được tính như sau: λ = d × n × k (m) Trong đó: λ là độ dài sóng (mét); d là độ dài của khoảng chia (mét), quy định tại bảng 9 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này; n là số khoảng chia; k là hệ số của máy phụ thuộc vào mực nước thời điểm quan trắc; đ) Quan trắc tốc độ truyền sóng: hướng ống kính sao cho sóng truyền về phía quan trắc viên, dùng đồng hồ đếm giây xác định thời gian mà một đầu sóng truyền qua một hay nhiều khoảng chia của thang đo độ dài; tốc độ truyền sóng được tính như sau: C = k (m/s) Trong đó: C là tốc độ truyền sóng (m/s); l là khoảng cách đỉnh sóng đi được 100 m (mét); t là thời gian sóng đi được khoảng cách (giây); k là hệ số của máy phụ thuộc vào mực nước thời điểm quan trắc; e) Quan trắc hướng truyền sóng: hướng ống ngắm của máy theo hướng song song với phương truyền sóng; hướng truyền sóng xác định theo đĩa định hướng có chia độ và lấy tròn theo 8 hướng chính; trường hợp sóng truyền về phía quan trắc viên thì ghi số đo trực tiếp trên đĩa định hướng, trường hợp ngược lại số đọc cộng thêm 180º. 3. Quan trắc sóng bằng thiết bị tự động: tự động đo và truyền số liệu 24 lần/ngày hoặc theo nhu cầu sử dụng. Điều 14. Vị trí, công trình quan trắc 1. Thuộc khu vực ven bờ, về phía biển phải thoáng đối với các hướng gió chính, thịnh hành và đảm bảo điều kiện tự nhiên vùng biển. 2. Phải đủ độ cao để quan trắc được sóng nhiều hướng nhất. 3. Độ sâu của biển ở khu vực quan trắc sóng phải sâu nhất trong vùng ven bờ, tránh nơi bờ quá dốc và lõm sâu. 4. Đường bờ ở nơi quan trắc không quá khúc khuỷu gây những biến đổi cục bộ về hướng sóng và hình dạng sóng; trường hợp bờ quá thấp và không thể đặt địa điểm quan trắc sóng đúng độ cao cần thiết thì phải dựng chòi quan trắc sóng. 5. Không bị đảo, bãi cát nổi, bãi đá ngầm hay các chướng ngại vật khác làm giới hạn hay làm biến dạng sóng từ ngoài khơi truyền vào; không cách xa trạm, đảm bảo quan trắc trong mọi điều kiện thời tiết. 6. Công trình phụ trợ đo sóng bằng máy phối cảnh a) Nhà đặt máy đo sóng được xây kiên cố, có kích thước tối thiểu 1,5 m x 1,5 m x 2,0 m (chiều dài, chiều rộng và chiều cao), có 3 cửa hướng ra biển. Trong nhà có một trụ vững chắc bằng gỗ, gạch xây hay bê tông để đặt máy, đế máy được gắn chặt vào trụ bằng bu-lông; b) Phao đo sóng cấu tạo hình quả nhót đường kính 1 m, dài 1,8 m, sơn chống gỉ cả bên trong và bên ngoài; phần trên sơn màu đỏ phải đề tên đơn vị quản lý, phần dưới sơn màu đen; các bu-lông bắt vào phao phải chắc chắn, có bịt cao su, chống nước thấm vào trong phao; phần chìm trong nước nặng gấp 2-3 lần phần nổi để phao cân bằng khi thả xuống nước không bị nghiêng; c) Xích sắt có đường kính 0,018 m đến 0,020 m, mắt uốn theo hình bầu dục chắc chắn, kích thước bên trong 0,06 m x 0,03 m; đầu xích có 2 ma-ní đường kính 0,028 m đến 0,030 m; bu-lông có đường kính từ 0,028 m đến 0,030 m và được khoan lỗ chốt đinh; chiều dài xích từ 1,5 - 2,0 lần độ sâu nơi thả phao; d) Rùa cấu tạo bằng bê tông cốt sắt, hình chóp cụt, cao 0,5 m, mặt dưới 0,9 m x 0,9 m, mặt trên 0,7 m x 0,7 m và ở giữa có quai sắt đường kính 0,035 m đến 0,040 m; tùy thuộc vào địa hình, sóng, dòng chảy tại khu vực quan trắc có thể tăng khối lượng. 7. Công trình quan trắc bằng radar được xây dựng kiên cố, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của phương tiện đo. Điều 15. Tần suất quan trắc 1. Quan trắc 3 lần/ngày vào 7 giờ, 13 giờ, 19 giờ; thời điểm 19 giờ có xê dịch theo mùa được thực hiện quan trắc trước nhưng không quá 2 giờ. 2. Trong điều kiện có thời tiết nguy hiểm thực hiện quan trắc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. 3. Đối với quan trắc tự động: tự động đo và truyền số liệu 24 lần/ngày hoặc theo nhu cầu sử dụng. Mục 4. QUAN TRẮC NHIỆT ĐỘ NƯỚC BIỂN Điều 16. Phương pháp quan trắc nhiệt độ nước biển 1. Quan trắc nhiệt độ nước biển bằng nhiệt kế a) Trường hợp có sóng biển nhỏ: Quan trắc viên đến đúng vị trí quy định và thực hiện quan trắc; dùng dây thả nhiệt kế ngập trong nước 0,5 m theo phương thẳng đứng, kéo nhanh nhiệt kế lên, đổ nước ở bầu đi và tiếp tục thả nhiệt kế xuống đúng vị trí có độ sâu thực hiện lần đầu; thời gian để nhiệt kế dưới nước biển tối thiểu 3 phút; kéo nhanh nhiệt kế lên; đọc trị số trên nhiệt kế, phần thập phân trước, phần nguyên sau, chính xác đến 0,1ºC; ghi vào sổ quan trắc (ban ngày, đứng quay lưng về phía mặt trời; ban đêm, chiếu đèn pin từ phía sau nhiệt kế); b) Trường hợp có sóng biển lớn: Quan trắc viên đến đúng vị trí quy định và thực hiện quan trắc; dùng dụng cụ lấy nước tại độ sâu nhỏ hơn 0,5 m, khi quan trắc phải che nắng, mưa cho mẫu để tránh thay đổi giá trị thực của số liệu; nhúng nhiệt kế vào nước và lắc nhẹ từ hai đến ba lần; nhấc nhiệt kế lên, đổ nước trong bầu ra và nhúng nhiệt kế vào nước tối thiểu 3 phút; đọc trị số trên nhiệt kế, phần thập phân trước, phần nguyên sau, chính xác đến 0,1ºC; ghi vào sổ quan trắc. 2. Quan trắc nhiệt độ nước biển bằng máy cầm tay a) Khi sóng biển nhỏ: thả đầu đo trực tiếp ngập trong nước 0,5 m, thời gian tối thiểu 3 phút; nhấn phím bật chế độ đo nhiệt độ, khi giá trị trên máy ổn định ghi vào sổ quan trắc; b) Khi sóng biển lớn: dùng dụng cụ lấy nước tại độ sâu nhỏ hơn 0,5 m; thả đầu đo vào dụng cụ lấy mẫu và lắc nhẹ, thời gian tối thiểu 3 phút; nhấn phím bật chế độ đo nhiệt độ, khi giá trị trên máy ổn định ghi vào sổ quan trắc (phải che nắng, mưa cho mẫu để tránh thay đổi giá trị thực của số liệu). 3. Quan trắc nhiệt độ nước biển bằng thiết bị tự động: tự động đo và truyền số liệu 24 lần/ngày hoặc theo nhu cầu sử dụng. Điều 17. Vị trí, công trình quan trắc 1. Khu vực quan trắc phải lưu thông với bên ngoài. 2. Nơi có độ sâu từ 0,5 m trở lên. 3. Là nơi cố định, đảm bảo quan trắc lâu dài. 4. Không bị ảnh hưởng của các nguồn nước bẩn, nước nóng của cơ sở sản xuất chảy ra. 5. Không được gần công trình bê tông, đá tảng. 6. Không có cây, cỏ, rác, vật nổi làm ảnh hưởng đến thiết bị khi đo nhiệt độ nước. 7. Phải thuận lợi, an toàn cho người và thiết bị khi quan trắc. 8. Đối với các trạm đo tự động: khung lắp phương tiện đo đảm bảo các đặc tính kỹ thuật; vị trí, công trình quan trắc được gắn cố định vào cầu cảng, nhà giàn, giếng, phao và rùa. Điều 18. Tần suất quan trắc 1. Quan trắc 4 lần/ngày vào các thời điểm 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ, 19 giờ; thực hiện quan trắc trước giờ tròn 10 phút. 2. Đối với quan trắc tự động: tự động đo và truyền số liệu 24 lần/ngày hoặc theo nhu cầu sử dụng. Mục 5. QUAN TRẮC ĐỘ MUỐI Điều 19. Phương pháp quan trắc độ muối 1. Khi sóng biển nhỏ: thả đầu đo trực tiếp ngập trong nước 0,5 m, thời gian tối thiểu 3 phút; nhấn phím bật chế độ đo độ muối, khi giá trị trên máy ổn định ghi vào sổ quan trắc. 2. Khi sóng biển lớn: dùng dụng cụ lấy nước tại độ sâu nhỏ hơn 0,5 m; thả đầu đo vào dụng cụ lấy mẫu và lắc nhẹ, thời gian tối thiểu 3 phút; nhấn phím bật chế độ đo độ muối, khi giá trị trên máy ổn định ghi vào sổ quan trắc (phải che nắng, mưa cho mẫu để tránh thay đổi giá trị thực của số liệu). 3. Quan trắc độ muối nước biển bằng thiết bị tự động: tự động đo và truyền số liệu 24 lần/ngày hoặc theo nhu cầu sử dụng. Điều 20. Vị trí, công trình quan trắc 1. Khu vực quan trắc phải lưu thông với bên ngoài. 2. Nơi có độ sâu từ 0,5 m trở lên. 3. Là nơi cố định, đảm bảo quan trắc lâu dài. 4. Không bị ảnh hưởng của các nguồn nước bẩn, nước nóng của cơ sở sản xuất chảy ra. 5. Không được gần công trình bê tông, đá tảng. 6. Không có cây, cỏ, rác, vật nổi làm ảnh hưởng đến thiết bị khi đo nhiệt độ nước. 7. Phải thuận lợi, an toàn cho người và thiết bị khi quan trắc. 8. Đối với các trạm đo tự động: khung lắp phương tiện đo đảm bảo các đặc tính kỹ thuật; vị trí, công trình quan trắc được gắn cố định vào cầu cảng, nhà giàn, giếng, phao và rùa. Điều 21. Tần suất quan trắc 1. Quan trắc 4 lần/ngày vào các thời điểm 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ, 19 giờ; thực hiện quan trắc trước giờ tròn 10 phút. 2. Đối với quan trắc tự động: tự động đo và truyền số liệu 24 lần/ngày hoặc theo nhu cầu sử dụng. Mục 6. QUAN TRẮC SÁNG BIỂN Điều 22. Phương pháp quan trắc sáng biển 1. Quan trắc sáng tia: tại vị trí quan trắc bằng mắt quan sát tác động cơ học của sóng lên các mỏm đá hoặc sử dụng gậy, thước khua xuống nước biển quan sát nhìn thấy những tia sáng hình kim phát ra. 2. Quan trắc sáng sữa: tại vị trí quan trắc bằng mắt quan sát thấy có ánh sáng màu sữa, độ sáng lớn trong thời gian ngắn. 3. Quan trắc sáng đám sinh vật lớn: tại vị trí quan trắc bằng mắt quan sát thấy trên mặt biển có hiện tượng phát sáng dài, rộng và di chuyển được (phát sáng của sinh vật lớn: bạch tuộc, sứa, cá, động vật khác). 4. Khi quan trắc thấy các kiểu sáng biển được quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 22 thì thực hiện tra theo bảng 10 tại Phụ lục V được cấp cường độ sáng biển và ghi vào sổ quan trắc. 5. Cách ghi số liệu quan trắc sáng biển a) Khi quan trắc mà hoàn toàn không thấy sáng biển thì ghi ký hiệu "0"; b) Kiểu sáng tia: ghi ký hiệu chữ T trong sổ quan trắc và ghi kèm cấp sáng biển tương ứng; trường hợp kiểu sáng tia có cường độ cấp 1 ghi T1, cường độ cấp 2 ghi T2, các cấp khác ghi tương tự; c) Kiểu sáng sữa: ghi ký hiệu chữ S trong sổ quan trắc và ghi kèm cấp sáng biển tương ứng. Trường hợp kiểu sáng sữa có cường độ cấp 1 ghi S1, cường độ cấp 2 ghi S2, các cấp khác ghi tương tự. d) Kiểu sáng đám sinh vật lớn: ghi ký hiệu chữ SVL trong sổ quan trắc và ghi kèm cấp tương ứng; Trường hợp kiểu sáng SVL có cường độ cấp 1 ghi SVL1, cường độ cấp 2 ghi SVL2, các cấp khác ghi tương tự; đ) Những ngày có trăng: không quan trắc được sáng biển thì ghi ký hiệu "OST", quan trắc được sáng biển ghi chú thêm ký hiệu (Tr) vào bên phải kiểu sáng biển. Điều 23. Vị trí quan trắc 1. Nằm trong khu vực biển thông thoáng, đảm bảo quan trắc ổn định, lâu dài. 2. Nơi quan trắc không bị ảnh hưởng của ánh sáng từ bờ và tàu chiếu tới. 3. Không quan trắc ở những nơi thường xuyên có độ muối thấp và có pha nước ngọt. Điều 24. Tần suất quan trắc Quan trắc 2 lần/ngày vào thời điểm 1 giờ và 19 giờ; thực hiện quan trắc trước giờ tròn 5 phút. Mục 7. QUAN TRẮC DÒNG CHẢY Điều 25. Phương pháp quan trắc dòng chảy 1. Xác định độ sâu điểm đo, thả máy xuống tầng đo quy định, đo hướng và tốc độ dòng chảy; độ sâu từ 5 m đến dưới 10 m đo theo phương pháp 1 tầng (0,2 hoặc 0,5); độ sâu từ 10 m đến dưới 30 m đo theo phương pháp 2 hoặc 3 tầng (0,2 và 0,8 hoặc 0,2; 0,5; 0,8); độ sâu từ 30 m tối thiểu phải đo 3 tầng; hoặc tùy theo yêu cầu có thể bố trí tầng đo nhiều hơn; tầng mặt thả phương tiện đo ngập dưới nước tối thiểu 0,5 m; tầng đáy phương tiện đo cách đáy biển tối thiểu 1 m; đơn vị đo tốc độ dòng chảy cm/s, m/s; hướng dòng chảy theo độ góc từ 0º đến 359º. 2. Quan trắc dòng chảy bằng thiết bị tự động: tự động đo và truyền số liệu 24 lần/ngày hoặc theo nhu cầu sử dụng. Điều 26. Vị trí, công trình quan trắc 1. Khu vực biển phải thoáng, địa hình đáy bằng phẳng, không có bãi nổi, bãi đá ngầm làm biến dạng hướng dòng chảy. 2. Khu vực quan trắc phải sâu nhất trong vùng quan trắc, độ sâu phải đạt tối thiểu 5 m khi mực nước triều thấp nhất. 3. Công trình lắp phương tiện đo thủ công và tự động đảm bảo các đặc tính kỹ thuật; vị trí, công trình quan trắc được gắn cố định vào cầu cảng, nhà giàn, phao, rùa và tàu. Điều 27. Tần suất quan trắc 1. Quan trắc 4 lần/ngày vào các giờ: 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ, 19 giờ; quan trắc 8 lần/ngày vào các giờ: 1 giờ, 4 giờ, 7 giờ, 10 giờ, 13 giờ, 16 giờ, 19 giờ, 22 giờ; quan trắc 12 lần/ngày vào các giờ lẻ: 1 giờ, 3 giờ, cho đến 23 giờ. 2. Đối với quan trắc tự động: tự động đo và truyền số liệu 24 lần/ngày hoặc theo nhu cầu sử dụng. Mục 8. QUAN TRẮC MỰC NƯỚC BIỂN Điều 28. Phương pháp quan trắc mực nước biển 1. Quan trắc mực nước bằng thủy chí, cọc a) Khi không có sóng: Quan trắc viên phải nhìn thẳng vào thủy chí, thước đo mực nước được đặt thẳng đứng trên đầu cọc, đọc vạch chia ở sát mặt nước, mặt nước nằm tại vạch chia nào thì lấy trị số của vạch chia đó là số đọc; phải đọc 6 lần và ghi vào sổ; trường hợp mặt nước nằm trong khoảng hai vạch của thủy chí hoặc thước đo thì quy tròn đến 1 cm, khi mặt nước nhỏ hơn 0,5 vạch chia lấy trị số dưới, từ 0,5 vạch chia trở lên lấy trị số trên; b) Khi có sóng: nhìn vào thủy chí, thước đọc mực nước vào các thời điểm đỉnh sóng và chân sóng liền kề đi qua; phải quan trắc 3 cặp trị số (đỉnh sóng, chân sóng), giá trị trung bình của 6 lần đọc là số đọc; c) Ghi đầy đủ các hạng mục “Số hiệu cọc”, “Độ cao đầu cọc”, “Số đọc” vào sổ quan trắc; d) Quy số đọc mực nước về "O" trạm của mỗi lần đo bằng “Độ cao đầu cọc” + “Số đọc”. 2. Quan trắc mực nước trên máy tự ghi kiểu phao a) Đọc mực nước trên cọc, thủy chí vào 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ, 19 giờ; đánh mốc trên giản đồ bằng cách gạt nhẹ cần bút hoặc quay bánh xe phao để ngòi bút vạch thành một vạch thẳng đứng 3 mm về hai phía của đường ghi mực nước, tách cần bút để ngắt quãng trên đường tự ghi từ 2 phút đến 3 phút; vào các thời điểm đánh mốc giản đồ thấy chênh lệch thời gian nhanh hay chậm thì phải điều chỉnh kim đồng hồ trên máy tự ghi cho đúng với thời gian Đài tiếng nói Việt Nam; xác định trị số chênh lệch mực nước giữa cọc, thủy chí và giản đồ tự ghi; b) Cắt giản đồ tự ghi mực nước theo định kỳ 3 lần/tháng, lần một đúng 8 giờ ngày 11, lần hai đúng 8 giờ ngày 21 và lần ba 3 đúng 0 giờ ngày 1 tháng tiếp theo; thời gian thay, cắt giản đồ không được quá 5 phút, trường hợp quá thời gian quy định thì đọc lại mực nước trên cọc, thủy chí và đánh mốc thêm; c) Kiểm tra và sửa đường ghi mực nước trên giản đồ: đường ghi trơn tru đều đặn nhưng bị đứt đoạn với thời gian nhỏ hơn hoặc bằng 3 giờ thì căn cứ vào xu thế của đường ghi vẽ phục hồi lại đoạn đã mất; với thời gian lớn hơn 3 giờ và nhỏ hơn 6 giờ thì căn cứ vào xu thế của đường ghi hiện tại, xu thế của đường ghi ngày hôm trước và ngày hôm sau để vẽ phục hồi lại đoạn đã mất; đường ghi có dạng bậc thang hoặc răng cưa thì cần làm trơn bằng cách vẽ một đường trung bình đi qua điểm giữa các đoạn bậc thang hay răng cưa; d) Khai toán giản đồ: lấy bút chì đen kẻ 1 đoạn dài khoảng 3 mm vuông góc với đường tự ghi mực nước, tại điểm cắt giữa đường chia giờ và đường tự ghi, đọc trị số mực nước chính xác đến 1 cm và ghi kết quả vào bên phải đường tự ghi; đ) Xác định nước lớn và nước ròng trên giản đồ: xác định trị số nước lớn, nước ròng và thời gian xảy ra tương ứng thỏa mãn hai điều kiện: chênh lệch mực nước lớn hơn hoặc bằng 10 cm và thời gian lớn hơn hoặc bằng 3 giờ; trường hợp nước lớn, nước ròng dừng trong nhiều giờ thì lấy giá trị tại thời điểm mực nước bắt đầu dừng; ghi trị số nước lớn, nước ròng và thời gian xuất hiện dạng phân số; e) Xác định thời gian triều dâng và triều rút: thời gian triều dâng bằng thời gian xảy ra nước lớn trừ đi thời gian xảy ra nước ròng liền kề trước đó; thời gian triều rút bằng thời gian xảy ra nước ròng trừ đi thời gian xảy ra nước lớn liền kề trước đó; trường hợp thời gian triều dâng, triều rút nằm gối lên hai ngày liền kề nhưng số giờ của mỗi ngày không bằng nhau thì thời gian triều dâng, triều rút được chọn cho ngày có số giờ lớn hơn; trường hợp thời gian triều dâng, triều rút nằm gối lên cả hai ngày liền kề nhưng có số giờ bằng nhau thì thời gian triều dâng, triều rút đó được chọn cho ngày có tổng số giờ triều dâng, triều rút nhỏ hơn; trường hợp tổng số thời gian triều dâng, triều rút của hai ngày bằng nhau thì được chọn cho ngày tiếp theo. 3. Hiệu chính mực nước trên giản đồ a) Chênh lệch mực nước giữa cọc, thủy chí với giản đồ tự ghi từ 2 cm trở lên thì phải hiệu chính mực nước ngay sau khi khai toán giản đồ; b) Xác định chênh lệch mực nước giữa 2 ốp quan trắc liền kề, xác định hiệu số chênh lệch mực nước giữa 2 ốp được tính theo công thức: Trong đó: a là chênh lệch mực nước giữa giản đồ với cọc, thủy chí tại ốp quan trắc trước; b là chênh lệch mực nước giữa giản đồ với cọc, thủy chí tại ốp quan trắc sau; c là hiệu số chênh lệch mực nước giữa 2 ốp; c) Xác định khoảng chênh lệch mực nước từng giờ giữa 2 ốp quan trắc theo công thức: Trong đó: c là hiệu số chênh lệch mực nước giữa 2 ốp; d là khoảng chênh lệch mực nước từng giờ giữa 2 ốp quan trắc; d) Mực nước từng giờ sau khi hiệu chính bằng mực nước từng giờ khai toán trên giản đồ cộng đại số với các hiệu chính tương ứng, quy định tại bảng 11 Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này. 4. Dẫn độ cao cho thủy chí, cọc, máy tự ghi và tự động a) Dẫn độ cao Nhà nước (độ cao tuyệt đối) về mốc chính tại trạm; b) Xác định độ cao số "O" thủy chí, cọc, máy tự ghi và tự động; quy về "O" trạm, cao độ quốc gia ngay khi xây dựng hoặc sửa chữa; c) Kiểm tra độ cao của thủy chí, cọc, máy tự ghi với mốc kiểm tra một năm một lần; kiểm tra độ cao mốc chính, mốc kiểm tra so với cọc, thủy chí, máy tự ghi và tự động, đối với trạm mới thành lập 6 tháng kiểm tra một lần, đối với trạm đã thành lập từ 5 năm trở lên mỗi năm kiểm tra một lần; đối với mốc chính phải kiểm tra 5 năm một lần; kết quả kiểm tra báo cáo về cơ quản quản lý trực tiếp theo quy định. 5. Quan trắc mực nước bằng thiết bị tự động: tự động đo và truyền số liệu 24 lần/ngày hoặc theo nhu cầu sử dụng. Điều 29. Vị trí, công trình quan trắc 1. Vị trí quan trắc nằm trong khu vực lưu thông với biển, thuận lợi khi quan trắc, bảo dưỡng, bảo quản và ổn định lâu dài; hạn chế tối đa ảnh hưởng của sóng, đo được mực nước thấp nhất và cao nhất xảy ra tại nơi quan trắc. 2. Công trình giếng gồm các công trình phụ trợ liên kết với nhau như: giếng, nhà đặt máy tự ghi, đường dẫn nước vào giếng. a) Giếng làm bằng bê tông cốt thép, ống thép không gỉ, ống nhựa cao cấp, kích thước đường kính giếng từ 0,6 m đến 0,8 m; thành giếng bằng ống thép dày 0,005 m; ống nhựa cao cấp dày 0,01 m; bê tông cốt thép dày từ 0,1 m đến 0,15 m; đáy giếng thấp hơn 1 m so với mực nước thấp nhất có thể xảy ra tại nơi đặt công trình, miệng giếng cao hơn mực nước thiết kế từ 1 m đến 1,5 m và cao hơn sàn nhà đặt máy 0,8 m; b) Nhà đặt máy tự ghi mực nước thuộc loại công trình cấp III, xây dựng kiên cố, liên kết chặt chẽ và đồng bộ với giếng, tường xây dựng bằng gạch, mái bằng bê tông cốt thép, diện tích 3,5 m x 3,5 m; c) Đường dẫn nước vào giếng: dạng ống dẫn nằm ngang làm bằng bê tông, kim loại không gỉ, hoặc nhựa cao cấp có độ bền cao, ống tròn, đường kính trong từ 0,065 m đến 0,09 m, chiều dài ống bằng khoảng cách thực tế từ giếng đến dưới mực nước thấp nhất 1 m; dạng xi phông làm bằng kim loại không gỉ hoặc nhựa cao cấp, ống tròn, đường kính trong từ 0,065 m đến 0,09 m, kiểu bình thông nhau, dạng hình chữ U ngược có hai đầu, một đầu đặt trong giếng, một đầu đặt dốc theo đường bờ biển; vị trí hai đầu của ống xi phông phải thấp hơn từ 0,5 m đến 1,0 m so với mực nước thấp nhất từng xảy ra tại nơi đặt công trình, hệ thống điều tiết và ống xi phông phải kín tuyệt đối; đường dẫn nước trực tiếp vào giếng qua đáy hoặc thành giếng, đáy giếng lõm hoặc phẳng. 3. Công trình tuyến cọc làm bằng gỗ, bê tông cốt thép hoặc kim loại không gỉ, đảm bảo chắc chắn và được dẫn độ cao. a) Cọc bằng gỗ nhóm 2: kích thước 0,1 m x 0,1 m, đầu cọc cao hơn mặt bậc từ 0,02 m đến 0,05 m, cọc xây dựng theo độ dốc của bờ, chênh cao giữa hai cọc liền kề từ 0,3 m đến 0,5 m, cọc đóng sâu ít nhất 0,8 m, đất cát phù sa đóng sâu từ 1 m đến 1,5 m; b) Cọc bằng bê tông hoặc kim loại không gỉ: kích thước 0,15 m x 0,15 m, chiều cao được lựa chọn phù hợp với địa chất nơi đặt tuyến quan trắc. 4. Công trình tuyến thủy chí: thủy chí bằng bê tông, gỗ hoặc sắt tráng men, đảm bảo chịu được sóng, gió, chống ăn mòn, ít co giãn khi nhiệt độ thay đổi, hình dạng phải thẳng, trên thủy chí chia vạch đến 1 cm, vạch chia đảm bảo chính xác, rõ ràng. a) Thủy chí bằng gỗ: kích thước rộng từ 0,1 m đến 0,2 m, dày từ 0,03 m đến 0,06 m, độ dài từ 1 m đến 2,5m; b) Thủy chí sắt tráng men: kích thước rộng 0,1 m, chia làm nhiều đoạn, mỗi đoạn dài 0,5 m; c) Thủy chí bằng bê tông: kích thước rộng từ 0,15 m đến 0,2 m, dày 0,1 m độ dài từ 1 m đến 2,5 m; d) Trụ đỡ thủy chí: bằng sắt kích thước 0,18 m x 0,18 m x 1,5 m; bằng bê tông kích thước đáy trên 0,6 m x 0,6 m, đáy dưới 0,8 m x 0,8 m, chiều cao 0,6 m; bằng gỗ kích thước 0,2 m x 0,2 m x 1,5 m. 5. Công trình thiết bị đo tiếp xúc và không tiếp xúc với nước biển a) Làm bằng thép không gỉ, dạng ống tròn, ống vuông hoặc dạng chữ V; b) Khung lắp thiết bị thiết kế dạng hình tam giác vuông cân hoặc cánh tay đòn, phù hợp với đặc tính kỹ thuật của thiết bị, được gắn lên các công trình xây dựng có sẵn (trụ bê tông, trụ thép, cầu cảng hoặc trên các nhà giản), một đầu gắn thiết bị, đầu kia gắn với để khung theo dạng trục quay, đảm bảo vững chắc; c) Chiều dài của cánh tay đòn lắp thiết bị bằng 1/10 độ cao tính từ đầu đo xuống mặt nước biển khi thủy triều thấp nhất. 6. Đối với trạm tự động: dùng các phụ trợ được làm bằng thép không gỉ, đạt yêu cầu kỹ thuật của thiết bị đo, được gắn lên các công trình xây dựng sẵn (trụ bê tông, trụ thép, cầu cảng hoặc trên các nhà giàn). Điều 30. Tần suất quan trắc 1. Quan trắc 4 lần/ngày vào các giờ: 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ, 19 giờ. 2. Trong điều kiện có thời tiết nguy hiểm thực hiện quan trắc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. 3. Đối với quan trắc tự động: tự động đo và truyền số liệu 24 lần/ngày hoặc theo nhu cầu sử dụng. Chương IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 31. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 10 năm 2020. Điều 32. Tổ chức thực hiện 1. Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện Thông tư này. 2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Trung ương Đảng; - Tòa án Nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ TN&MT; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Công báo; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; - Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT; - Cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Lưu: VT, PC, KHCN, TCKTTV. (200). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Lê Công Thành PHỤ LỤC I DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT (Ban hành kèm theo Thông tư số: /2020/TT-BTNMT ngày tháng năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) Bảng 1. Danh mục các từ viết tắt TT Danh mục các từ Chữ viết tắt 1 Cọc C 2 Khi có trăng không quan trắc được sáng biển OST 3 Khi có trăng quan trắc được sáng biển Tr 4 Máy đo gió tự báo EL, YOUNG 5 Máy đo gió tự ghi Munro 6 Nước lớn NL 7 Nước ròng NR 8 Sáng tia T 9 Sáng sữa S 10 Sinh vật lớn SVL 11 Sóng gió G 12 Sóng lừng L 13 Quan trắc gió ước lượng bằng mắt Beaufort 14 Thủy chí P 15 Triều dâng TD 16 Triều rút TR PHỤ LỤC II QUAN TRẮC TẦM NHÌN XA PHÍA BIỂN (Ban hành kèm theo Thông tư số: /2020/TT-BTNMT ngày tháng năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) Bảng 2. Cấp tầm nhìn xa Cấp tầm nhìn Tiêu điểm xa nhất trông thấy được Tiêu điểm gần nhất không trông thấy được 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 < 50 m 50 m 200 m 500 m 1000 m 2000 m 4000 m 10000 m 20000 m 50000 m 200 m 500 m 1000 m 2000 m 4000 m 10000 m 20000 m 50000 m Bảng 3. Bảng phân cấp tầm nhìn xa phía biển Đặc tính tầm nhìn xa Khoảng cách tầm nhìn xa Cấp quy ước Hiện tượng khí quyển Rất xấu 0 m đến < 50 m 50 m đến < 200 m 200 m đến < 500 m 0 1 2 Sương mù rất dày Sương mù dày Sương mù vừa phải Xấu 500 m đến < 1000 m 1000 m đến < 2000 m 3 4 Sương mù nhẹ Mưa rất to hoặc mù hoặc khói vừa phải Trung bình 2000 m đến < 4000 m 4000 m đến < 10000 m 5 6 Mưa to, mù nhẹ (hoặc khói) Mưa vừa phải hoặc mù nhẹ (hoặc khói) Tốt 10000 m đến < 20000 m 7 Mưa nhỏ hoặc không có giáng thuỷ Rất tốt 20000 m đến < 50000 m 8 Không có giáng thủy Đặc biệt Trên 50000 m 9 Trời hoàn toàn quang đãng (trời trong vắt) PHỤ LỤC III QUAN TRẮC GIÓ (Ban hành kèm theo Thông tư số: /2020/TT-BTNMT ngày tháng năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) Bảng 4: Quy cấp gió Beaufort thành m/s Cấp Tốc độ (m/s) Cấp Tốc độ (m/s) 0 0 9 21 - 24 1 1 10 25 - 28 2 2 - 3 11 29 - 32 3 4 - 5 12 33 - 36 4 6 - 7 13 37 - 41 5 8 - 10 14 42 - 46 6 11 - 13 15 47 - 50 7 14 - 17 16 51 - 56 8 18 - 20 17 57 - 61 PHỤ LỤC IV QUAN TRẮC SÓNG (Ban hành kèm theo Thông tư số: /2020/TT-BTNMT ngày tháng năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) Bảng 5. Quy định kiểu sóng TT Kiểu sóng Ký hiệu 1 Sóng gió G 2 Sóng lừng L 3 Sóng gió/sóng lừng G/L 4 Sóng lừng từ hai hướng khác nhau L/L 5 Sóng lừng/sóng gió L/G 6 Lặng sóng - Bảng 6. Dấu hiệu trạng thái mặt biển TT Trạng thái mặt biển Cấp 1 Mặt nước phẳng lặng như gương 0 2 Mặt nước lay động, gợn những sóng lăn tăn rất dày 1 3 Đầu sóng khi đổ xuống chỉ có bọt trong như thuỷ tinh 2 4 Sóng bạc đầu xuất hiện ở một vài nơi trên mặt biển 3 5 Khi đầu sóng đổ xuống có bọt trắng, bọt trắng tràn xuống cả sườn sóng và thấy xuất hiện ở khắp nơi trên mặt biển 4 6 Khi đầu sóng đổ xuống có bọt trắng, bọt tràn cả xuống sườn sóng, chân sóng tạo thành những mảng bọt lớn bắn tung cả lên trên mặt biển và thấy có ở khắp nơi 5 7 Khi bọt trắng phủ kín cả hai sườn sóng, tạo thành mảng trắng lớn bắn tung lên trên mặt biển, lưỡi sóng dài thấy ở khắp nơi 6 8 Khi có bão, sóng bạc đầu phủ gần như kín mặt biển, bọt nước bắn tung lên cao 7 9 Toàn mặt biển đều phủ bọt trắng, gió thổi tung từng phần đỉnh sóng, trong không khí có bụi nước và những giọt nước bay theo gió, tương ứng khi có bão lớn 8 10 Khắp mặt biển đều phủ bọt trắng xoá, trong không khí đầy bụi nước và giọt nước, tầm nhìn xa giảm đi rất nhiều, bão rất lớn 9 Bảng 7. Bảng phân cấp và độ cao sóng quan trắc bằng mắt TT Các loại sóng Độ cao Cách ghi 1 Sóng cấp 0 (lặng) 0,00 m 0,00 m 2 Sóng cấp I (lăn tăn) 0,01 m đến nhỏ hơn 0,25 m 0,02 m 3 Sóng cấp II Từ 0, 25 m đến nhỏ hơn 0,75 m 0,25 m và 0,50 m 4 Sóng cấp III Từ 0,75 m đến nhỏ hơn 1,25 m 0,75 m và 1,00 m 5 Sóng cấp IV Từ 1,25 m đến nhỏ hơn 2,00 m 1,25 m và 1,50 m 6 Sóng cấp V Từ 2,00 m đến nhỏ hơn 3,50 m 2,00 m; 2,50 m và 3,00 m 7 Sóng cấp VI Từ 3,50 m đến nhỏ hơn 6,00 m 3,50 m; 4,00 m và 5,00 m 8 Sóng cấp VII Từ 6,00 m đến nhỏ hơn 8,00 m 6,00 m và 7,00 m 9 Sóng cấp VIII Từ 8,00 m đến nhỏ hơn 11,00 m 8,00 m; 9,00 m và 10,00 m 10 Sóng cấp IX Từ 11,00 m trở lên 11,00 m; 12,00 m; .... Bảng 8. Hướng truyền sóng Sóng truyền từ hướng Ký hiệu Sóng truyền từ hướng Ký hiệu Đông Bắc Đông Đông Nam Nam NE E SE S Tây Nam Tây Tây Bắc Bắc SW W NW N Bảng 9. Bảng độ dài khoảng chia mạng phối cảnh Máy Khoảng chia Độ chia (m) H10 Từ 0,1 đến nhỏ hơn 0,3 10 Từ 0,3 đến nhỏ hơn 0,5 50 Từ 0,5 đến nhỏ hơn 1,0 100 Từ 1,0 đến 2,0 500 H40 Từ 0,4 đến nhỏ hơn 0,7 20 Từ 0,7 đến nhỏ hơn 1,0 50 Từ 1,0 đến nhỏ hơn 2,0 200 Từ 2,0 đến nhỏ hơn 3,0 500 Từ 3,0 đến 5,0 1000 PHỤ LỤC V QUAN TRẮC SÁNG BIỂN (Ban hành kèm theo Thông tư số: /2020/TT-BTNMT ngày tháng năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) Bảng 10. Bảng phân cấp cường độ sáng biển Cấp Kiểu sáng biển (ký hiệu) Sáng tia (T) Sáng sữa (S) Sáng đám sinh vật lớn (SVL) 0 Đã quan trắc nhưng không nhìn thấy, kể cả khi có tác động cơ học 1 Rất khó thấy hoặc chỉ thấy rõ khi có tác động cơ học vào nước biển. Rất khó thấy sáng biển, không sáng rõ hơn dù có tác động cơ học. Trên một mét vuông mặt biển thấy lác đác những sinh vật sáng kích thước nhỏ hơn 10 cm. 2 Thoạt trông đã thấy rõ ngay sáng biển nhưng chỉ thấy sáng ở mép nước và trên đầu sóng gió hoặc sóng lừng. Sáng yếu nhưng cũng thấy ngay, tuy nhiên, không sáng rõ hơn dù có tác động cơ học. Trên một mét vuông mặt biển có hàng trăm sinh vật sáng, kích thước nhỏ hơn 10 cm hoặc có lác đác sinh vật sáng, kích thước lớn hơn 10cm. 3 Thấy rất rõ sáng biển trên các lưỡi sóng gió và sóng lừng, vào những đêm tối trời, nó vẽ thành những viền sáng quanh các vật như mỏm đá, tàu, thuyền ... Sáng vừa khi có tác động cơ học cũng không sáng rõ thêm. Trên một mét vuông mặt biển có hàng trăm sinh vật sáng, kích thước nhỏ hơn 10 cm hoặc hàng chục sinh vật sáng, kích thước lớn hơn 10 cm. 4 Sáng biển rõ đặc biệt (khác thường) không những thấy trong trường hợp sóng lớn mà cả khi sóng rất nhỏ. Sáng rất rõ nhưng không sáng rõ thêm khi có tác động cơ học. Sáng khắp một vùng thường thấy từng đám hay từng dải sáng, có những đám sinh vật kích thước lớn 10-30 cm hay hơn. PHỤ LỤC VI QUAN TRẮC MỰC NƯỚC (Ban hành kèm theo Thông tư số: /2020/TT-BTNMT ngày tháng năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) Bảng 11. Hiệu chính mực nước giữa hai ốp liền kề trên giản đồ Giờ Số giờ để tính Hiệu chính (cm) 1 0 a 2 1 a + (d x 1) 3 2 a + (d x 2) 4 3 a + (d x 3) 5 4 a + (d x 4) 6 5 a + (d x 5) 7 6 a + (d x 6) PHỤ LỤC VII SỔ QUAN TRẮC VÀ CÁC BÁO CÁO (Ban hành kèm theo Thông tư số: /2020/TT-BTNMT ngày tháng năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) Mẫu 1 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SHV-1 SỔ QUAN TRẮC HẢI VĂN VEN BỜ THÁNG NĂM TRẠM ..........................................HẠNG............................................................. Vĩ độ Bắc ...........................................Kinh độ Đông............................................. Tỉnh (thành phố) ..................................................................................................... Họ và tên trưởng trạm ............................................................................................ Họ và tên quan trắc viên ...........................................……….................................. TRƯỞNG TRẠM (Ký tên, đóng dấu) Quan trắc theo giờ ............ Đài tiếng nói Việt Nam........... THUYẾT MINH VỀ ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN QUAN TRẮC 1. Quan trắc nhiệt độ và độ muối nước biển .............................................................................................................................. Nhiệt biểu nước.................................................................................................... Máy đo nhiệt độ, độ muối .................................................................................... 2. Quan trắc mực nước Mốc chính ............................................................................................................ Mốc kiểm tra........................................................................................................ Số ''O'' trạm .......................................................................................................... Độ cao của ''O'' trạm ......trùng với ''O'' hải đồ...................................................... Mốc kiểm tra cao hơn ''O'' thủy chí ...................................................................... Ngày đo dẫn độ cao .............................................................................................. Người đo dẫn độ cao ............................................................................................ Hiệu chính ''O'' thủy chí quy về ''O'' trạm (cộng hay trừ) ....................................... Số hiệu và hiệu chính thủy chí (cọc) quy về “O” trạm .......................................... ................................................................................................................................ ....................................................................................... ....................................... Máy đo mực nước... ................................................................. ............................ 3. Quan trắc sóng ............................................................................................................................... Máy đo sóng ....... ……………………………….................................................... 4. Quan trắc tầm nhìn xa 5. Quan trắc gió 6. Quan trắc sáng biển Tình hình thay đổi địa điểm và phương tiện quan trắc (công trình, thiết bị đo và các số hiệu chính) ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Ngày tháng năm Giờ quan trắc 1 7 13 19 Tầm nhìn xa (m/cấp) Hiện tượng giới hạn tầm nhìn xa Gió Hướng Tốc độ (m/s) Nhiệt độ không khí (ºC) Nhiệt độ nước (ºC) Số đọc Hiệu chính Số đã hiệu chính MỰC NƯỚC BIỂN (cm) Khuynh hướng thủy triều Số hiệu thủy trí (cọc) Giờ làm Đọc lần thứ 1 Theo đỉnh sóng Theo chân sóng Đọc lần thứ 2 Theo đỉnh sóng Theo chân sóng Đọc lần thứ 3 Theo đỉnh sóng Theo chân sóng Tổng cộng Trung bình Hiệu chính quy về “O” trạm Mực nước quy về “O” trạm Giờ đánh mốc trên giản đồ Chênh lệch giữa thủy chí và máy đo mực nước Độ muối S (0/00) Sáng biển Họ và tên quan trắc viên: SÓNG VÙNG BIỂN THOÁNG TRONG VỊNH Giờ quan trắc Kiểu sóng Dạng sóng Trạng thái mặt biển Huớng sóng Sóng lớn nhất (độ cao/cấp) Hệ số (k) của máy ngắm sóng Độ cao của 5 sóng lớn nhìn rõ nhất Thứ 1 Số khoảng chia ở thang độ (trong máy) Độ cao sóng bằng m Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Trung bình Độ dài của 5 sóng lớn nhìn rõ nhất Thứ 1 Độ dài theo khoảng chia Độ dài sóng bằng m Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Trung bình Tốc độ của 5 sóng lớn nhìn rõ nhất Thứ 1 Khoảng cách Thời gian truyền của đầu sóng (s) Tốc độ sóng (m/s) Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Trung bình Chu kỳ sóng (s) Thời gian truyền của 11 đầu sóng của t1; t2, t3 Chu kỳ sóng (t1 + t2 + t3): 30 MÃ ĐIỆN : ................................................................................ ................................................................................ CHÚ THÍCH : …………………………………. ................... ................................................................................ Lượng mưa: mm T max ºC kk: T min ºC kk: Tốc độ gió mạnh nhất: Hướng: Hiện tượng khác thường và quan trọng ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................ Nhận xét của Trung tâm Quan trắc khí tượng thủy văn ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Họ và tên Người kiểm soát Họ và tên Người phúc thẩm Họ và tên Người duyệt Mẫu 2 MẪU BÁO CÁO BHV-1 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- BHV-1 BÁO CÁO QUAN TRẮC HẢI VĂN VEN BỜ THÁNG NĂM Trạm .......................................... Hạng……...................................... Vĩ độ Bắc ..................................... Kinh độ Đông Địa phương.................................... Tỉnh (thành phố): Vịnh: .................................... Biển: ............................................. TÀI LIỆU VỀ ĐỊA ĐIỂM QUAN TRẮC VÀ MÁY 1. Quan trắc nhiệt độ và độ muối nước biển: 2. Quan trắc dao động mực nước biển: Mốc chính: Độ cao mốc chính: Mốc kiểm tra: Độ cao mốc phụ: Số hiệu và hiệu chính thủy chí, cọc quy về "O" trạm: Ngày dẫn độ cao: Người dẫn độ cao: "O" trạm lấy là: Độ cao của "O" trạm: Triều ký: 3. Quan trắc sóng: Máy đo sóng: 4. Quan trắc tầm nhìn xa phía biển: 5. Quan trắc gió: 6. Quan trắc sáng biển: 7. Tình hình thay đổi công trình, di chuyển địa điểm quan trắc, máy hỏng, thay máy, ngày thêm số hiệu chính mới, ngày và kết quả đo dẫn độ cao: 8. Hiện tượng thời tiết nguy hiểm: Họ và tên người lập bảng Họ và tên người đối chiếu Trưởng trạm Nhận xét của Đài Khí tượng thủy văn khu vực NHẬN XÉT CỦA TRUNG TÂM QUAN TRẮC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Họ và tên người phúc thẩm Họ và tên người duyệt lại TRẠM THÁNG NĂM Ngày GIÓ (hướng và tốc độ m/s) Sóng 7h 1 7 13 19 Trung bình ngày Mạnh nhất ngày Kiểu Dạng Trạng thái mặt biển (cấp) Sóng lớn nhất Trung bình các yếu tố Hướng Tốc độ Hướng Tốc độ Hướng Tốc độ Hướng Tốc độ Hướng sóng Độ cao Cấp Độ cao (m) Độ dài (m) Tốc độ (m/s) Ch u kỳ (s) Tốc độ Hướng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 1 2 3 4 5 .... 31 Cộng cả tháng Trung bình tháng TRỊ SỐ ĐẶC BIỆT VỀ GIÓ SỐ NGÀY CÓ CÁC LOẠI CẤP SÓNG Tốc độ gió trung bình tháng Gió mạnh nhất Sóng cấp 0 và cấp I trong tất cả các giờ quan trắc: Tốc độ Hướng Ngày Tối thiểu có một lần sóng cấp IV trong giờ quan trắc: Tối thiểu có một lần sóng ≥ cấp V trong giờ quan trắc: Tối thiểu có một lần sóng lừng trong giờ quan trắc: Ghi chú: Hướng và tốc độ mạnh nhất chọn trong ô nhỏ của số SHV1 TRẠM THÁNG NĂM SÓNG SÓNG Ngày 13 19h00 Kiểu Dạng Trạng thái mặt biển (Cấp) Sóng lớn nhất Trung bình các yếu tố sóng Kiểu Dạng Trạng thái mặt biển (Cấp) Sóng lớn nhất Trung bình các yếu tố sóng Hướng sóng Độ cao (m) Cấp Độ cao (m) Độ dài (m) Tốc độ (m/s) Chu kỳ (s) Hướng Sóng Độ cao (m) Cấp Độ cao (m) Độ dài (m) Tốc độ (m/s) Chu kỳ (s) 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 1 2 3 4 …. 31 Cộng cả tháng Trung bình tháng TRỊ SỐ CỰC ĐẠI CỦA CÁC YẾU TỐ SÓNG BIỂN Trạng thái mặt biển (cấp) Độ cao sóng (m - cấp) Độ dài sóng ( m ) Tốc độ sóng ( m/s ) Chu kỳ sóng ( s ) Độ cao sóng trung bình tháng (m) Trị số cực đại Hướng (1) Ngày (1) Trừ Trạng thái mặt biển chỉ bằng hướng gió, các yếu tố khác chỉ bằng hướng truyền sóng TRẠM THÁNG NĂM Ngày Mực nước biển (cm) Nhiệt độ nước biển (ºC) Độ muối nước biển ‰ Tầm nhìn xa phía biển Cấp và hiện tượng giới hạn Sáng biển 1 7 13 19 Tổng số Trung bình 1 7 13 19 Tổng số Trung bình 1 7 13 19 Tổng số Trung bình 1 7 13 19 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 . … 31 Tổng cộng T.B CÁC TRỊ SỐ ĐẶC TRƯNG TRONG THÁNG TRỊ SỐ ĐẶC BIỆT Mực nước (cm) Nhiệt độ (ºC) Độ muối (‰ ) Trị số Ngày Trị số Ngày Trị số Ngày Trung bình hàng ngày cực đại Trung bình hàng ngày cực tiểu Cực đại theo 4 ốp quan trắc chính Cực tiểu theo 4 ốp quan trắc chính Số ngày có tầm nhìn xa ≥ 5 Sương mù 1 7 13 19 Số ngày Tỷ lệ % Sáng biển Số ngày Cấp thịnh hành Kỳ triều cường Nước lớn có độ cao: lúc giờ phút ngày Nước lớn có độ cao: lúc giờ phút ngày Nước ròng có độ cao: lúc giờ phút ngày Nước ròng có độ cao: lúc giờ phút ngày SỐ NGÀY CÓ ĐỘ MUỐI NƯỚC BIỂN Trung bình Cực trị ≤ 10.0 10.1-15.0 15.1-20.0 20.1-25.0 > 25.0 <5.0 <10.0 >32.0 Mẫu 3 MẪU BÁO CÁO BHV-2 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- BHV-2 BÁO CÁO MỰC NƯỚC BIỂN TỪNG GIỜ VÀ KHI NƯỚC LỚN NƯỚC RÒNG THÁNG NĂM Trạm .......................................... Hạng……...................................... Vĩ độ Bắc ..................................... Kinh độ Đông ……....................... Địa phương.................................... Tỉnh (thành phố): .......................... Vịnh: .................................... Biển: ............................................. Họ và tên Trưởng trạm: Họ và tên Quan trắc viên: Chú thích: Họ và tên người lập bảng Họ và tên người đối chiếu Trưởng trạm Nhận xét của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực NHẬN XÉT CỦA TRUNG TÂM QUAN TRẮC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Họ và tên người phúc thẩm Họ và tên người duyệt lại MỰC NƯỚC TỪNG GIỜ VÀ MỰC NƯỚC TRUNG BÌNH QUI VỀ “O” TRẠM (cm) TRẠM KHÍ TƯỢNG HẢI VĂN: THÁNG NĂM Giờ Ngày 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 2 3 4 …. 31 Cộng cả tháng Trung bình tháng MỰC NƯỚC TỪNG GIỜ VÀ MỰC NƯỚC TRUNG BÌNH QUI VỀ “O” TRẠM (cm) TRẠM KHÍ TƯỢNG HẢI VĂN: THÁNG NĂM Giờ Ngày 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 Tổng cộng Trung bình hàng ngày Trung bình 4 ốp quan trắc Hiệu số 1 2 3 …. 31 Cộng cả tháng Trung bình tháng TRẠM KHÍ TƯỢNG HẢI VĂN: THÁNG NĂM GIỜ VÀ ĐỘ CAO NƯỚC LỚN, NƯỚC RÒNG THỜI GIAN Quy về "O" Trạm TRIỀU DÂNG, TRIỀU RÚT Ngày NƯỚC LỚN NƯỚC RÒNG NHẬT TRIỀU BÁN NHẬT TRIỀU CAO THẤP CAO THẤP TD TR TD TR TD' TR' Thời gian (g.ph) Độ cao (cm) Thời gian (g. ph) Độ cao (cm) Thời gian (g. ph) Độ cao (cm) Thời gian (g. ph) Độ cao (cm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 . . . . 27 28 29 30 31 Tổng cộng Trung bình CÁC TRỊ SỐ ĐẶC BIỆT TRONG THÁNG Mực nước trung bình: cm, Mực nước cao nhất: cm, vào lúc phút, ngày Mực nước thấp nhất: cm, vào lúc phút, ngày Thời gian triều dâng lớn nhất : giờ phút, vào ngày Thời gian triều rút lớn nhất : giờ phút, vào ngày BẢNG THỐNG KÊ ĐẶC TRƯNG CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG HẢI VĂN Trạm : năm - Tỉnh : - Hạng : Yếu tố Đặc trưng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Gió Max Hướng Ngày TB Sóng Max Hướng Ngày Cấp TB Mực nước Max Ngày Min Ngày TB Nhiệt độ nước Max Ngày Min Ngày TB Độ muối Max Ngày Min Ngày TB Tầm nhìn xa Số ngày TNX ≥ 5 Số ngày có sương mù Sáng biển Số ngày Cấp
{ "issuing_agency": "Bộ Tài nguyên và Môi trường", "promulgation_date": "11/09/2020", "sign_number": "08/2020/TT-BTNMT", "signer": "Lê Công Thành", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Nghi-dinh-122-2016-ND-CP-bieu-thue-xuat-nhap-khau-uu-dai-danh-muc-hang-hoa-muc-thue-ngoai-han-ngach-321066.aspx
Nghị định 122/2016/NĐ-CP biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi danh mục hàng hóa mức thuế ngoài hạn ngạch
CHÍNH PHỦ -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 122/2016/NĐ-CP Hà Nội, ngày 01 tháng 09 năm 2016 NGHỊ ĐỊNH BIỂU THUẾ XUẤT KHẨU, BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI, DANH MỤC HÀNG HÓA VÀ MỨC THUẾ TUYỆT ĐỐI, THUẾ HỖN HỢP, THUẾ NHẬP KHẨU NGOÀI HẠN NGẠCH THUẾ QUAN Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 06 tháng 4 năm 2016; Căn cứ Nghị quyết số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Chính phủ ban hành Nghị định Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp và thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Người nộp thuế theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 2. Cơ quan hải quan, công chức hải quan. 3. Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Điều 3. Ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu theo danh mục chịu thuế, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan Ban hành kèm theo Nghị định này: 1. Phụ lục I - Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế. 2. Phụ lục II - Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế. 3. Phụ lục III - Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp đối với mặt hàng xe ôtô chở người từ 15 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe), đã qua sử dụng. 4. Phụ lục IV - Danh mục hàng hóa và mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan đối với các mặt hàng thuộc diện áp dụng hạn ngạch thuế quan. Điều 4. Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế 1. Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này gồm mã hàng, mô tả hàng hóa, mức thuế suất thuế xuất khẩu quy định cho từng nhóm mặt hàng, mặt hàng chịu thuế xuất khẩu. 2. Mặt hàng than gỗ rừng trồng thuộc mã hàng 4402.90.90 áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu 5% quy định tại Biểu thuế xuất khẩu ban hành kèm theo Nghị định này phải đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật như sau: Tiêu chí Yêu cầu Hàm lượng tro ≤ 3% Hàm lượng carbon cố định (C)-là carbon nguyên tố, không mùi, không khói khi tiếp lửa. ≥ 70% Nhiệt lượng ≥ 7000Kcal/kg Hàm lượng lưu huỳnh ≤ 0,2% 3. Mặt hàng đồ trang sức và các bộ phận rời của đồ trang sức bằng vàng (thuộc nhóm hàng 71.13), đồ kỹ nghệ và các bộ phận rời của đồ kỹ nghệ bằng vàng (thuộc nhóm hàng 71.14) và các sản phẩm khác bằng vàng (thuộc nhóm hàng 71.15) được áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu 0% nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: a) Ngoài hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu theo quy định chung, phải có Phiếu kết quả thử nghiệm xác định hàm lượng vàng dưới 95% do tổ chức thử nghiệm được cấp phép xác định hàm lượng vàng trang sức, mỹ nghệ cấp (xuất trình 01 bản chính để đối chiếu, nộp 01 bản chụp cho cơ quan hải quan). b) Trường hợp các mặt hàng là đồ trang sức và các bộ phận rời của đồ trang sức bằng vàng (nhóm hàng 71.13), đồ kỹ nghệ và các bộ phận rời của đồ kỹ nghệ bằng vàng (nhóm hàng 71.14) và các sản phẩm khác bằng vàng (nhóm hàng 71.15) xuất khẩu theo hình thức gia công xuất khẩu hoặc có đủ điều kiện xác định là được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu, xuất khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu thì khi làm thủ tục hải quan thực hiện theo quy định hiện hành, không phải xuất trình Phiếu kết quả thử nghiệm xác định hàm lượng vàng. Đối với trường hợp xuất khẩu theo hình thức sản xuất xuất khẩu thì khi làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp phải xuất trình giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu của ngân hàng nhà nước theo quy định. 4. Các mặt hàng phân bón thuộc các nhóm hàng 31.01, 31.02, 31.03, 31.04, 31.05 áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu như sau: a) Các mặt hàng phân bón thuộc các nhóm 31.01, 31.02, 31.03, 31.04, 31.05 mà có giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu là 5%. b) Các mặt hàng phân bón không thuộc trường hợp nêu tại điểm a khoản này áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu quy định cho các nhóm 31.01, 31.02, 31.03, 31.04, 31.05 tại Biểu thuế xuất khẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Điều 5. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế quy định tại Phụ lục II bao gồm: 1. Mục I: Quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi áp dụng đối với 97 chương theo danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam. Nội dung gồm tên các Phần, Chương, Chú giải phần, chú giải chương; Danh mục biểu thuế nhập khẩu gồm mô tả hàng hóa (tên nhóm mặt hàng và tên mặt hàng), mã hàng (08 chữ số), mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định cho mặt hàng chịu thuế. 2. Mục II: Chương 98 - Quy định mã hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng đối với một số nhóm mặt hàng, mặt hàng. a) Chú giải và điều kiện, thủ tục áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng tại Chương 98. - Chú giải chương: Các mặt hàng có tên nêu tại khoản 1 phần I mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng tại Chương 98. - Chú giải nhóm: + Việc phân loại mã hàng hóa và áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng đối với mặt hàng CKD của ô tô, mặt hàng khung gầm đã gắn động cơ, có buồng lái (ôtô satxi, có buồng lái) được thực hiện theo quy định tại khoản 2.1 phần I mục II phụ lục II; + Các mặt hàng: Giấy kraft dùng làm bao xi măng đã tẩy trắng thuộc nhóm 98.07; Thép hợp kim có chứa nguyên tố Bo và/hoặc Crôm và/hoặc Titan thuộc nhóm 98.11; Chất làm đầy da, Kem hỗ trợ chức năng bảo vệ da, gel làm giảm sẹo thuộc nhóm 98.25; Vải mành nylong 1680/D/2 và 1890 D/2 thuộc nhóm 98.26; Dây đồng có kích thước mặt cắt ngang tối đa trên 6 mm nhưng không quá 8 mm thuộc nhóm 98.30; Hạt nhựa PolyPropylene dạng nguyên sinh thuộc nhóm 98.37; Thép không hợp kim, dạng thanh và dạng cuộn cuốn không đều, được cán nóng thuộc nhóm 98.39 được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng tại Chương 98 nếu đáp ứng các tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật quy định cụ thể tại khoản 2.2, 2.3, 2.4, 2.5, 2.6, 2.7, 2.8 phần I mục II Phụ lục II. - Cách thức phân loại, điều kiện, thủ tục để được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng ghi tại Chương 98, báo cáo kiểm tra việc sử dụng hàng hóa được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng tại Chương 98: Thực hiện theo quy định tại khoản 3 phần I mục II Phụ lục II. b) Danh mục nhóm mặt hàng, mặt hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng gồm: Mã hàng của nhóm mặt hàng, mặt hàng thuộc Chương 98; mô tả hàng hóa (tên nhóm mặt hàng, mặt hàng); mã hàng tương ứng của nhóm hàng, mặt hàng đó tại mục I phụ lục II (97 chương theo danh mục Biểu thuế nhập khẩu Việt Nam) và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi áp dụng riêng tại Chương 98 thực hiện theo quy định cụ thể tại phần II mục II Phụ lục II. c) Các nhóm mặt hàng, mặt hàng có tên và được thực hiện mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng quy định tại Chương 98 nếu đủ điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định hiện hành thì được lựa chọn áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại các Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt hoặc thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng quy định tại Chương 98 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. d) Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan phải kê khai mã hàng theo cột “Mã hàng tương ứng tại Mục I Phụ lục II” nêu tại Chương 98 và ghi chú mã hàng Chương 98 vào bên cạnh. Ví dụ: Mặt hàng giấy kraft dùng làm bao xi măng, đã tẩy trắng khi nhập khẩu, người khai hải quan kê khai mã hàng là 4804.29.00 (9807.00.00), thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng là 3%. 3. Mục III: Quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thực hiện cam kết WTO cho các năm 2017, 2018 và từ 2019 trở đi. Điều 6. Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với các mặt hàng máy gia công cơ khí và hóa dầu 1. Các mặt hàng máy gia công cơ khí thuộc các nhóm hàng từ 84.54 đến 84.63 áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi như sau: a) Các mặt hàng máy gia công cơ khí trong nước chưa sản xuất được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi bằng 0%. Máy gia công cơ khí nêu tại điểm này là loại không thuộc Danh mục máy móc, thiết bị trong nước đã sản xuất được do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. b) Các mặt hàng máy gia công cơ khí không thuộc trường hợp nêu tại điểm a khoản này áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định cho các nhóm từ 84.54 đến 84.63 tại Biểu thuế nhập khẩu quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. 2. Các mặt hàng hóa dầu gồm Benzen thuộc mã hàng 2707.10.00 và mã hàng 2902.20.00; Xylen thuộc mã hàng 2707.30.00, P-xylen thuộc mã hàng 2902.43.00 và Polypropylen thuộc mã hàng 3902.10.30 và mã hàng 3902.10.90 (không bao gồm mặt hàng Polypropylen dạng nguyên sinh thuộc nhóm 98.37) áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo lộ trình như sau: a) Từ ngày 01 tháng 9 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2016: Áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 1%. b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 trở đi: Áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 3% theo quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. Điều 7. Thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xe ôtô đã qua sử dụng 1. Xe ôtô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe) có dung tích xi lanh dưới 1.500cc thuộc nhóm hàng 87.03 và xe ô tô chở người từ 10 đến 15 chỗ ngồi (kể cả lái xe) thuộc nhóm hàng 87.02 áp dụng mức thuế tuyệt đối quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. 2. Xe ôtô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe) có dung tích xi lanh từ 1.500 cc trở lên thuộc nhóm hàng 87.03 áp dụng mức thuế hỗn hợp quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. 3. Xe ô tô chở người từ 16 chỗ ngồi trở lên (kể cả lái xe) thuộc nhóm hàng 87.02 và xe vận tải hàng hóa có tổng trọng lượng có tải không quá 05 tấn, thuộc nhóm hàng 87.04 (trừ xe đông lạnh, xe thu gom phế thải có bộ phận nén phế thải, xe xi téc, xe bọc thép để chở hàng hóa có giá trị; xe chở xi măng kiểu bồn và xe chở bùn có thùng rời nâng hạ được) áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 150%. 4. Các loại xe ô tô khác thuộc các nhóm hàng 87.02, 87.03, 87.04 áp dụng mức thuế suất bằng 1,5 lần so với mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của xe ô tô mới cùng chủng loại thuộc cùng nhóm hàng quy định tại mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. Điều 8. Danh mục hàng hóa và mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan đối với các mặt hàng thuộc diện áp dụng hạn ngạch thuế quan 1. Danh mục hàng hóa thuộc diện áp dụng hạn ngạch thuế quan gồm một số mặt hàng thuộc các nhóm 04.07; 17.01; 24.01; 25.01 được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này. 2. Mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này. 3. Lượng hạn ngạch nhập khẩu hàng năm của các hàng hóa nêu tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương. 4. Hàng hóa nêu tại khoản 1 Điều này có số lượng nhập khẩu nằm ngoài số lượng hạn ngạch nhập khẩu hàng năm theo quy định của Bộ Công Thương áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch quy định tại khoản 2 Điều này. 5. Trường hợp theo các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam ký kết có cam kết thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch (mức thuế suất cam kết) đối với các mặt hàng quy định tại khoản 1 Điều này và mức thuế suất cam kết thấp hơn mức thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị đinh này thì áp dụng theo mức thuế suất cam kết (nếu đáp ứng các điều kiện để được hưởng mức thuế suất cam kết) theo Hiệp định. Trường hợp mức thuế suất cam kết theo Hiệp định cao hơn mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch quy định tại Phụ lục IV thì áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch quy định tại Phụ lục IV. 6. Hàng hóa nêu tại khoản 1 Điều này có số lượng nhập khẩu nằm trong số lượng hạn ngạch nhập khẩu hàng năm theo quy định của Bộ Công Thương áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này hoặc áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (nếu đáp ứng các điều kiện để được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt) ban hành kèm theo các Nghị định của Chính phủ để thực hiện các Hiệp định thương mại tự do. Điều 9. Tổ chức thực hiện 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2016. 2. Nghị định này bãi bỏ: a) Quyết định số 36/2011/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành mức thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xe ô tô chở người từ 15 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe) đã qua sử dụng; b) Quyết định số 24/2013/QĐ-TTg ngày 03 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 1 Quyết định số 36/2011/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2011 về việc ban hành mức thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xe ô tô chở người từ 15 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe) đã qua sử dụng; c) Thông tư số 111/2012/TT-BTC ngày 04 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa và thuế suất thuế nhập khẩu để áp dụng hạn ngạch thuế quan; d) Thông tư số 80/2014/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 111/2012/TT-BTC ngày 04 tháng 7 năm 2012 của Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa và thuế suất thuế nhập khẩu để áp dụng hạn ngạch thuế quan; đ) Thông tư số 182/2015/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế; e) Thông tư số 05/2016/TT-BTC ngày 13 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số hàng hóa môi trường trong APEC thuộc nhóm 84.19 và 84.21 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; g) Thông tư số 16/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 27.07, 29.02, 39.02 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; h) Thông tư số 25/2016/TT-BTC ngày 16 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng Diamoni hydro orthophosphat (diamoni phosphat) thuộc mã hàng 3105.30.00 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; i) Thông tư số 31/2016/TT-BTC ngày 23 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ sung mặt hàng Dung môi N-Hexan dùng trong sản xuất khô dầu đậu tương và dầu thực vật, cám gạo trích ly và dầu cám vào Chương 98 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; k) Thông tư số 48/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng xăng, dầu thuộc nhóm 27.10 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; l) Thông tư số 51/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung danh mục nhóm mặt hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng đối với mặt hàng sắt hoặc thép để sản xuất tanh lốp xe thuộc chương 98 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 182/2015/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; m) Thông tư số 73/2016/TT-BTC ngày 20 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng than làm từ mùn cưa thuộc nhóm 44.02 tại Biểu thuế xuất khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 182/2015/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; n) Thông tư số 98/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ sung danh mục nhóm mặt hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng đối với mặt hàng trứng Artemia vào Chương 98 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 182/2015/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 3. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan để công bố cụ thể và quy định phương thức điều hành nhập khẩu đối với từng mặt hàng thuộc diện áp dụng hạn ngạch thuế quan. 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, KTTH (3b).KN TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "01/09/2016", "sign_number": "122/2016/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Xuân Phúc", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Nghi-dinh-19-2015-ND-CP-huong-dan-Luat-Bao-ve-moi-truong-266743.aspx
Nghị định 19/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 19/2015/NĐ-CP Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2015 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định chi tiết: Điểm đ Khoản 1 Điều 38; Khoản 5 Điều 61; Khoản 3 Điều 68; Khoản 7 Điều 70; Khoản 3 Điều 75; Khoản 5 Điều 104; Khoản 3 Điều 146; Khoản 2 Điều 151; Khoản 3 Điều 167 của Luật Bảo vệ môi trường, bao gồm: 1. Cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản. 2. Kiểm soát ô nhiễm môi trường đất. 3. Bảo vệ môi trường làng nghề. 4. Bảo vệ môi trường đối với hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng. 5. Xác nhận hệ thống quản lý môi trường; bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường; xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 6. Ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường. 7. Cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ môi trường. Điều 2. Đối tượng áp dụng Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Cải tạo, phục hồi môi trường là hoạt động đưa môi trường, hệ sinh thái tại khu vực môi trường bị tác động về gần với trạng thái môi trường ban đầu hoặc đạt được các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn, môi trường, phục vụ các mục đích có lợi cho con người. 2. Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường là việc tổ chức, cá nhân gửi một khoản tiền vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường địa phương (gọi tắt là quỹ bảo vệ môi trường) để bảo đảm trách nhiệm cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động khai thác khoáng sản. 3. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường là các giải pháp nhằm cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 4. Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải. 5. Cơ sở xử lý chất thải bao gồm: Cơ sở xử lý chất thải nguy hại, cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt và cơ sở xử lý chất thải thông thường. 6. Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường làng nghề được khuyến khích phát triển bao gồm hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải tập trung; hệ thống các điểm và phương tiện thu gom, tập kết, vận chuyển chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại; cây xanh tại các khu vực công cộng. 7. Công nghệ thân thiện với môi trường là công nghệ mà trong quá trình hoạt động, sử dụng gây hại ít hơn cho môi trường so với công nghệ tương tự. 8. Cơ sở thân thiện với môi trường là cơ sở đáp ứng các tiêu chí về sử dụng hiệu quả năng lượng, tiết kiệm nước, giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải. 9. Sản phẩm thân thiện với môi trường là sản phẩm đáp ứng các tiêu chí nhãn sinh thái và được chứng nhận nhãn sinh thái. 10. Cộng đồng dân cư là cộng đồng người sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư. Chương II CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG VÀ KÝ QUỸ CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN Điều 4. Quy định chung về cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản 1. Mọi tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải có phương án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 2. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch khai thác khoáng sản, quy hoạch sử dụng đất và bảo vệ môi trường của địa phương. 3. Việc cải tạo, phục hồi môi trường phải được thực hiện ngay trong quá trình khai thác khoáng sản. 4. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản tiếp tục thuê đất, hưởng các chính sách ưu đãi trong trường hợp cải tạo, phục hồi môi trường thành khu du lịch, khu sinh thái, khu vui chơi giải trí, phục vụ mục đích có lợi cho con người. Điều 5. Đối tượng lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung 1. Các đối tượng phải lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường (gọi tắt là phương án) bao gồm: a) Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản; b) Tổ chức, cá nhân đang khai thác khoáng sản nhưng chưa có phương án được phê duyệt hoặc chưa ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường; c) Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã có phương án được phê duyệt nhưng không triển khai thực hiện dự án trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm được phê duyệt thì phải lập lại phương án. 2. Các đối tượng phải lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung (gọi tắt là phương án bổ sung) bao gồm: a) Tổ chức, cá nhân đã có giấy phép khai thác khoáng sản và phương án được phê duyệt nhưng thay đổi diện tích, độ sâu, công suất khai thác khoáng sản; b) Tổ chức, cá nhân đề nghị thay đổi nội dung cải tạo, phục hồi môi trường so với phương án đã được duyệt. 3. Các trường hợp sau không phải lập phương án: a) Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích ranh giới của dự án đầu tư xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác chỉ sử dụng cho xây dựng công trình đó; b) Hộ gia đình, cá nhân khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng các công trình trong diện tích đó. Điều 6. Thời điểm lập, trình thẩm định, nội dung phương án và phương án bổ sung 1. Thời điểm lập, trình thẩm định phương án và phương án bổ sung được quy định như sau: a) Tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư khai thác khoáng sản quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 phải lập, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt phương án trước khi xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản; b) Tổ chức, cá nhân quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 5 ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính phải lập, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt phương án trước ngày 31 tháng 12 năm 2016; c) Tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 2 Điều 5 phải lập, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt phương án bổ sung trước khi xin cấp phép khai thác khoáng sản mới hoặc thay đổi giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường. 2. Phương án bao gồm các nội dung chính sau đây: a) Đặc điểm khai thác khoáng sản, hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội và hệ sinh thái bị tác động trong quá trình khai thác khoáng sản; b) Các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường; phân tích, đánh giá, lựa chọn giải pháp tốt nhất để cải tạo, phục hồi môi trường; c) Danh mục, khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường đối với giải pháp lựa chọn; d) Kế hoạch thực hiện; phân chia kế hoạch thực hiện theo từng năm, từng giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường; chương trình quản lý, giám sát trong thời gian cải tạo, phục hồi môi trường; kế hoạch kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án; đ) Bảng dự toán kinh phí để tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường cho từng hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường của phương án đã lựa chọn; các khoản tiền ký quỹ theo lộ trình. 3. Phương án bổ sung bao gồm các nội dung chính sau đây: a) Đặc điểm khai thác khoáng sản, hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực thực hiện dự án tại thời điểm lập phương án bổ sung; b) Những thay đổi về nội dung cải tạo, phục hồi môi trường so với phương án đã được phê duyệt; phân tích, đánh giá, lựa chọn giải pháp tốt nhất để cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung; c) Danh mục, khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung; d) Kế hoạch thực hiện; phân chia kế hoạch thực hiện theo từng năm, từng giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường; chương trình quản lý, giám sát trong thời gian cải tạo, phục hồi môi trường; kế hoạch kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án bổ sung; đ) Dự toán kinh phí để tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường theo từng hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung, không bao gồm các hạng mục đã thực hiện. Điều 7. Tổ chức thẩm định, phê duyệt phương án, phương án bổ sung 1. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt phương án, phương án bổ sung quy định như sau: a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, phê duyệt phương án, phương án bổ sung đối với các dự án khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khai thác khoáng sản; b) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức thẩm định, phê duyệt phương án, phương án bổ sung đối với các dự án khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép khai thác khoáng sản. 2. Việc thẩm định phương án hoặc phương án bổ sung được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định. Thành phần hội đồng thẩm định gồm đại diện của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, địa chất và khoáng sản, các chuyên gia liên quan đến lĩnh vực của phương án, trong đó có: Chủ tịch hội đồng, trường hợp cần thiết có thêm một phó chủ tịch hội đồng; một ủy viên thư ký; hai ủy viên phản biện và các ủy viên. Đối với phương án thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thành phần hội đồng phải có đại diện của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi triển khai thực hiện phương án. 3. Kinh phí thẩm định phương án hoặc phương án bổ sung do tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản chịu trách nhiệm chi trả theo quy định của pháp luật. Điều 8. Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản 1. Số tiền ký quỹ bằng tổng kinh phí thực hiện các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường. Kinh phí thực hiện từng hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường phải áp dụng định mức, đơn giá của địa phương tại thời điểm lập phương án hoặc phương án bổ sung. Trường hợp địa phương không có định mức, đơn giá thì áp dụng theo định mức, đơn giá của Bộ, ngành tương ứng. Trong trường hợp Bộ, ngành không có đơn giá thì áp dụng theo giá thị trường. 2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện ký quỹ hằng năm hoặc theo giai đoạn có tính tới yếu tố trượt giá. 3. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện ký quỹ tại quỹ bảo vệ môi trường địa phương hoặc Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam. Tiền ký quỹ được nộp, hoàn trả bằng tiền đồng Việt Nam. 4. Tiền ký quỹ được hưởng lãi suất bằng lãi suất cho vay của quỹ bảo vệ môi trường nơi ký quỹ và được tính từ thời điểm ký quỹ. Tổ chức, cá nhân chỉ được rút tiền lãi một lần sau khi có giấy xác nhận hoàn thành toàn bộ nội dung phương án hoặc phương án bổ sung. 5. Việc hoàn trả khoản tiền ký quỹ trên cơ sở tổ chức, cá nhân đã hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ nội dung cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án hoặc phương án bổ sung được phê duyệt. 6. Trường hợp, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã ký quỹ nhưng giải thể hoặc phá sản và chưa thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường theo đúng phương án hoặc phương án bổ sung được phê duyệt thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án hoặc phương án bổ sung có trách nhiệm sử dụng số tiền đã ký quỹ bao gồm cả tiền lãi để thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường. Điều 9. Xác nhận hoàn thành phương án, phương án bổ sung 1. Tổ chức, cá nhân sau khi đã hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ nội dung cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án hoặc phương án bổ sung được phê duyệt thì lập hồ sơ hoàn thành phương án hoặc phương án bổ sung đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận hoàn thành. 2. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án hoặc phương án bổ sung là cơ quan phê duyệt phương án hoặc phương án bổ sung. 3. Việc kiểm tra, xác nhận hoàn thành toàn bộ nội dung phương án hoặc phương án bổ sung được thực hiện trong quá trình nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ. Nội dung quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản bao gồm nội dung xác nhận hoàn thành toàn bộ phương án hoặc phương án bổ sung. Quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản thay thế giấy xác nhận hoàn thành toàn bộ phương án hoặc phương án bổ sung. Điều 10. Trách nhiệm các cơ quan quản lý và các đơn vị 1. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường: a) Xây dựng và ban hành các hướng dẫn về trình tự, thủ tục, nội dung thẩm định, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án, phương án bổ sung và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản; b) Thống nhất quản lý nhà nước về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản; c) Thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án, phương án bổ sung thuộc thẩm quyền; d) Xây dựng và ban hành hướng dẫn kỹ thuật về bảo vệ môi trường, cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản; đ) Định kỳ kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường, cải tạo, phục hồi môi trường của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện. 2. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (gọi tắt là Bộ, ngành): a) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản có liên quan tới cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản; b) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức triển khai các quy định về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định tại Nghị định này; c) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường tại các quỹ bảo vệ môi trường. 3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: a) Thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án, phương án bổ sung thuộc thẩm quyền; b) Kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn việc cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trên địa bàn quản lý; c) Báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường; tình hình quản lý, sử dụng tiền ký quỹ trước ngày 31 tháng 12 hằng năm. 4. Trách nhiệm của quỹ bảo vệ môi trường: a) Tiếp nhận và xác nhận bằng văn bản về việc ký quỹ của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản; b) Hoàn trả tiền ký quỹ và lãi suất tiền ký quỹ cho các tổ chức, cá nhân theo quy định; c) Quản lý, sử dụng tiền ký quỹ theo đúng quy định của pháp luật. Hằng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính về tình hình quản lý, sử dụng tiền ký quỹ; d) Đôn đốc các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đúng hạn; kiến nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt về việc chậm ký quỹ. 5. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản a) Lập, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt phương án hoặc phương án bổ sung; thông báo nội dung phương án hoặc phương án bổ sung đã được phê duyệt cho Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi có hoạt động khai thác khoáng sản để kiểm tra, giám sát; b) Thực hiện việc cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo đúng quy định; c) Lập, trình cấp có thẩm quyền đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ phương án hoặc phương án bổ sung; d) Nộp phí thẩm định, kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án hoặc phương án bổ sung theo quy định của pháp luật; đ) Báo cáo công tác thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường về cơ quan phê duyệt phương án hoặc phương án bổ sung và cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường tại địa phương trước ngày 15 tháng 12 hằng năm. Chương III KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT Điều 11. Xác định, thống kê, đánh giá và kiểm soát các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất 1. Các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất phải được xác định, thống kê, đánh giá và kiểm soát là các chất gây ô nhiễm phát sinh từ: a) Quá trình tự nhiên: Biến đổi khí hậu, lũ lụt, xâm nhập mặn, hoang mạc hóa, sự lắng đọng các chất ô nhiễm từ hoàn lưu khí quyển, thiên tai, phong hóa tự nhiên; b) Hoạt động của con người: Hoạt động làm phát sinh hóa chất chủ định hoặc không chủ định; chất thải từ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ, dân sinh; khai thác, chế biến khoáng sản; tái chế, xử lý chất thải; lưu giữ, tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, chất độc chiến tranh. 2. Việc kiểm soát các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất phải được thực hiện như sau: a) Áp dụng các biện pháp phòng ngừa, hạn chế các tác động tới môi trường từ nguồn phát sinh; b) Thường xuyên theo dõi, giám sát; c) Kịp thời cô lập và xử lý khi có dấu hiệu ô nhiễm môi trường. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương rà soát, tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các nguồn, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh yếu tố gây ô nhiễm môi trường đất cần phải kiểm soát nghiêm ngặt; hướng dẫn việc thống kê, đánh giá, xác định và các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát đối với các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất. Điều 12. Kiểm soát ô nhiễm môi trường đất tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ 1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ phải thực hiện các biện pháp theo dõi, giám sát chặt chẽ các công đoạn, khu vực phát sinh yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất; phát hiện kịp thời, cô lập và xử lý các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất khi có dấu hiệu ô nhiễm; xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật. 2. Các cơ sở sau đây phải thực hiện quan trắc chất lượng môi trường đất định kỳ, báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường: a) Cơ sở xử lý chất thải; b) Cơ sở khai thác khoáng sản; c) Cơ sở sản xuất hóa chất và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng hóa chất độc hại thuộc Danh mục thực hiện quan trắc chất phát thải do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo quy định tại Khoản 2 Điều 121 Luật Bảo vệ môi trường. 3. Khi chuyển quyền sử dụng đất, người nhận quyền sử dụng đất có quyền yêu cầu người chuyển quyền sử dụng đất cung cấp thông tin về chất lượng môi trường đất tại khu vực thực hiện chuyển quyền sử dụng đất. 4. Các cơ sở được quy định tại Khoản 2 Điều này, khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở, đất thương mại phải thực hiện việc đánh giá chất lượng môi trường đất; công bố thông tin giữa các đối tượng sử dụng đất. Chất lượng môi trường đất phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường xác nhận phù hợp với mục đích sử dụng là đất ở, đất thương mại. Trong trường hợp chất lượng đất tại khu vực được chuyển đổi mục đích sử dụng không phù hợp với mục đích sử dụng là đất ở, đất thương mại, người đang sử dụng đất và người sẽ sử dụng đất cho mục đích đất ở, đất thương mại phải có phương án xử lý môi trường đất phù hợp với mục đích sử dụng. Điều 13. Kiểm soát ô nhiễm môi trường đất đối với khu vực bị ô nhiễm hóa chất độc hại sử dụng trong chiến tranh, hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu và các chất độc hại khác 1. Các khu vực đất bị ô nhiễm thuộc trách nhiệm xử lý của Nhà nước bao gồm: a) Khu vực ô nhiễm môi trường đất do hóa chất độc hại sử dụng trong chiến tranh; b) Khu vực ô nhiễm môi trường đất do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu; c) Khu vực ô nhiễm môi trường đất nhưng không xác định được đối tượng gây ô nhiễm. 2. Việc kiểm soát ô nhiễm môi trường đất thuộc trách nhiệm xử lý của Nhà nước phải thực hiện như sau: a) Thống kê, điều tra sơ bộ các khu vực bị ô nhiễm; đánh giá rủi ro sơ bộ; b) Điều tra chi tiết, xác định phạm vi, mức độ ô nhiễm và đánh giá rủi ro ô nhiễm; c) Xây dựng mô hình và các giải pháp xử lý ô nhiễm, cải tạo và phục hồi môi trường; d) Khoanh vùng, cô lập, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường theo các giải pháp được phê duyệt; đ) Quan trắc, theo dõi sau xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường. 3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đối với đối tượng được quy định tại Khoản 1 Điều này, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt. Trường hợp tổ chức, cá nhân có nhu cầu xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất để sử dụng cho mục đích khác thì phải lập phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường trước khi sử dụng đất. 4. Các cơ sở thuộc Danh mục quy định tại Khoản 3 Điều 11 Nghị định này mà không thuộc đối tượng được quy định tại Khoản 1 Điều này phải chịu trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá, khoanh vùng và xử lý, phục hồi khi xảy ra ô nhiễm môi trường đất. 5. Chất lượng môi trường đất tại các khu vực bị ô nhiễm hóa chất độc hại sử dụng trong chiến tranh, hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu và các chất độc hại khác phải được công khai cho các tổ chức, cá nhân có liên quan. Điều 14. Trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm môi trường đất của các cơ quan 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường: a) Xây dựng quy định, hướng dẫn đánh giá khả năng tiếp nhận của môi trường đất theo mục đích sử dụng; b) Ban hành hướng dẫn xác định, thống kê, đánh giá, khoanh vùng và kiểm soát các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất; cung cấp thông tin về chất lượng môi trường đất; xác nhận chất lượng đất các khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở, đất thương mại quy định tại Khoản 4 Điều 12 Nghị định này; c) Xây dựng, cập nhật hệ thống thông tin quốc gia về các khu vực ô nhiễm đất và kiểm soát ô nhiễm môi trường đất; d) Tổng hợp và công bố chất lượng môi trường đất và các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất trên phạm vi toàn quốc; đ) Hướng dẫn phương thức công bố thông tin về chất lượng môi trường đất. 2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, thống kê thông tin về chất lượng môi trường đất đối với đất quốc phòng, an ninh và gửi báo cáo kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp; tổ chức thực hiện xử lý các khu vực đất ô nhiễm được giao quản lý. 3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: a) Tổ chức điều tra, đánh giá và công khai thông tin về các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn; quan trắc chất lượng môi trường đất các khu vực công cộng; b) Công bố thông tin về chất lượng môi trường đất (bản đồ, báo cáo đánh giá chất lượng đất, thoái hóa đất, ô nhiễm đất) theo quy định của pháp luật về đất đai; cập nhật thông tin về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn vào hệ thống thông tin quốc gia về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất; c) Ban hành cảnh báo đối với các khu vực có chất lượng đất không phù hợp với mục đích sử dụng; theo dõi, giám sát việc lập, tổ chức thực hiện kế hoạch xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường đất để phù hợp với mục đích sử dụng của chủ sử dụng đất hoặc người gây ô nhiễm thuộc Danh mục quy định tại Khoản 3 Điều 11 Nghị định này; d) Tổ chức thực hiện xử lý các khu vực đất ô nhiễm trên địa bàn. Chương IV BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ Điều 15. Quy định chung về bảo vệ môi trường làng nghề 1. Phương án bảo vệ môi trường làng nghề bao gồm nội dung, cách thức, trình tự tiến hành hoạt động bảo vệ môi trường của làng nghề; hiện trạng hoạt động sản xuất, sinh hoạt của làng nghề; các loại và lượng chất thải phát sinh; việc tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường nói chung, các biện pháp giảm thiểu, thu gom, xử lý chất thải phát sinh từ làng nghề; bố trí nguồn lực thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan. 2. Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường của các làng nghề có không ít hơn 20% số cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển (gọi tắt là làng nghề được khuyến khích phát triển) được đầu tư từ ngân sách nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí ngân sách địa phương để đầu tư hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường cho làng nghề được khuyến khích phát triển, huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường các làng nghề trên địa bàn. 3. Cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển tại làng nghề là các cơ sở thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục I Nghị định này. Theo từng thời kỳ, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Phụ lục I Nghị định này phù hợp với thực tiễn. 4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với cơ sở thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển, làng nghề được khuyến khích phát triển; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chí về bảo vệ môi trường trong việc công nhận làng nghề. Điều 16. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất tại làng nghề 1. Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc báo cáo về các biện pháp bảo vệ môi trường. Trường hợp các cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển tại làng nghề chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản phải lập báo cáo về các biện pháp bảo vệ môi trường, mô tả hoạt động của cơ sở, các loại chất thải phát sinh, các biện pháp giảm thiểu, kiểm soát bụi, nhiệt, tiếng ồn, độ rung, thu gom và xử lý nước thải, khí thải tại chỗ; phân loại, lưu giữ, tự xử lý hoặc chuyển giao đối với chất thải rắn, gửi cơ quan quản lý môi trường tại địa phương để thực hiện kiểm tra, theo dõi. 2. Đóng góp đầy đủ các loại phí bảo vệ môi trường và nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật cho hoạt động bảo vệ môi trường của làng nghề. 3. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong làng nghề không thuộc đối tượng quy định Khoản 3 Điều 15 Nghị định này phải tuân thủ quy định tại Khoản 3 Điều 70 Luật Bảo vệ môi trường và các quy định về bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Điều 17. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã 1. Lập, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn để tổ chức thực hiện. 2. Đôn đốc việc xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước, quy ước của làng nghề. 3. Bố trí cán bộ có kiến thức về pháp luật, quản lý môi trường theo dõi việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường làng nghề; hướng dẫn hoạt động của tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề. 4. Ưu tiên bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường và các nguồn kinh phí khác cho công tác quản lý môi trường, đầu tư, sửa chữa, cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường tại các làng nghề được khuyến khích phát triển trên địa bàn. 5. Quản lý, vận hành và duy tu, bảo dưỡng theo đúng quy định khi được bàn giao, tiếp nhận các dự án, công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường làng nghề. 6. Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở trên địa bàn. 7. Tuyên truyền, phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức cho người dân về trách nhiệm bảo vệ môi trường; hướng dẫn các cơ sở tận thu, tái chế, tái sử dụng và xử lý tại chỗ các loại chất thải. 8. Công bố thông tin về hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên các phương tiện thông tin của địa phương, thông qua các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương và trong các cuộc họp Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp xã. 9. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác bảo vệ môi trường, tình hình phát sinh và xử lý chất thải của làng nghề trên địa bàn định kỳ một năm một lần trước ngày 30 tháng 10 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu. Điều 18. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện 1. Thực hiện điều tra, thống kê, lập danh sách làng nghề, làng nghề được khuyến khích phát triển, cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển tại làng nghề trên địa bàn; chỉ đạo cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện xem xét thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với các cơ sở sản xuất trong làng nghề không thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, không bảo đảm khoảng cách đối với khu dân cư. 2. Đôn đốc, phê duyệt, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện và kiểm tra việc thực hiện phương án bảo vệ môi trường làng nghề. 3. Chỉ đạo xây dựng và kiểm tra, theo dõi việc thực hiện nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước, quy ước của làng nghề. 4. Rà soát, đề xuất quy hoạch các cụm công nghiệp tập trung hoặc bố trí khu chăn nuôi, khu sản xuất tập trung bên ngoài khu dân cư đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường để lập kế hoạch, tổ chức thực hiện việc di dời cơ sở sản xuất không thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư. 5. Ưu tiên phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường cho công tác quản lý môi trường, kinh phí từ các nguồn khác để đầu tư, xây dựng, nâng cấp, cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường cho các làng nghề được khuyến khích phát triển. 6. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất trên địa bàn. 7. Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; tổ chức các hoạt động khuyến khích cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, công nghệ thân thiện môi trường, thu gom và tái chế chất thải. 8. Công bố thông tin về hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên các phương tiện thông tin của địa phương và trong các cuộc họp Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp huyện. 9. Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác bảo vệ môi trường, tình hình phát sinh và xử lý chất thải của làng nghề trên địa bàn định kỳ một năm một lần trước ngày 30 tháng 11 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu. Điều 19. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 1. Tổng hợp, công bố danh sách làng nghề, làng nghề được khuyến khích phát triển, các cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển; kế hoạch phát triển làng nghề, kế hoạch chuyển đổi ngành nghề hoặc di dời ra khỏi khu dân cư đối với cơ sở sản xuất không thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn. 2. Phân bổ kinh phí từ ngân sách địa phương cho hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề. Ưu tiên phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường và các nguồn kinh phí khác cho công tác quản lý môi trường và đầu tư xây dựng công trình bảo vệ môi trường, cải tạo, nâng cấp công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường cho các làng nghề được khuyến khích phát triển. 3. Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với các cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển; cơ chế, chính sách hỗ trợ cơ sở gây ô nhiễm môi trường phải di dời ra khỏi khu dân cư hoặc chuyển đổi ngành nghề sản xuất. 4. Bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường trong việc công nhận làng nghề. 5. Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề, xây dựng kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, bao gồm: a) Thống kê lượng nước thải, khí thải, chất thải rắn thông thường, chất thải rắn nguy hại phát sinh từ các cơ sở trong làng nghề; b) Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, đất và không khí xung quanh; c) Lập và triển khai biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề. 6. Chỉ đạo quy hoạch, phê duyệt và đầu tư kinh phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường cho các làng nghề được khuyến khích phát triển; quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung hoặc khu vực chăn nuôi, khu sản xuất tập trung bên ngoài khu dân cư đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường để di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư. 7. Quản lý việc thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý chất thải nông thôn, chất thải phát sinh từ hoạt động của các cơ sở trong làng nghề. 8. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất trên địa bàn. 9. Công bố thông tin về hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên các phương tiện thông tin của địa phương và trong các cuộc họp Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. 10. Báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về công tác bảo vệ môi trường, tình hình phát sinh và xử lý chất thải của làng nghề trên địa bàn một năm một lần trước ngày 30 tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu. Điều 20. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường 1. Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định điều kiện về bảo vệ môi trường đối với làng nghề; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với các cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển; phối hợp với Bộ Tài chính ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển, làng nghề được khuyến khích phát triển. 2. Quản lý, cập nhật thông tin, dữ liệu về bảo vệ môi trường làng nghề trên phạm vi toàn quốc; công bố danh mục làng nghề ô nhiễm môi trường và làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường làng nghề. 3. Hướng dẫn xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động của các cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển tại làng nghề. 4. Hướng dẫn nội dung, trình tự xây dựng và phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề; lập báo cáo về các biện pháp bảo vệ môi trường của các cơ sở thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển tại làng nghề. 5. Hướng dẫn và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, phổ biến kinh nghiệm, cung cấp thông tin về pháp luật môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường, sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, tổ chức triển lãm, hội chợ, quảng bá sản phẩm thân thiện với môi trường, công nghệ môi trường cho các cơ sở được khuyến khích phát triển tại làng nghề. Điều 21. Chính sách khuyến khích phát triển làng nghề, cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển 1. Được ưu tiên phân bổ ngân sách, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật có liên quan; giới thiệu, quảng bá sản phẩm trong các hoạt động thương mại, du lịch; đào tạo, phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư, tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường và cán bộ quản lý môi trường cấp xã. 2. Được ưu tiên trong quá trình xét duyệt và cho vay vốn ưu đãi của các tổ chức tín dụng về môi trường, Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam, quỹ bảo vệ môi trường ngành và quỹ bảo vệ môi trường của địa phương đối với các đối tượng có dự án bảo vệ môi trường theo quy định về tổ chức hoạt động của quỹ bảo vệ môi trường. 3. Được ưu tiên trong quá trình xem xét, lựa chọn thực hiện chương trình khuyến công, khuyến nông, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; được ưu tiên trong việc tiếp nhận, triển khai các mô hình xử lý chất thải từ các dự án quốc tế, các nhiệm vụ, đề tài, dự án từ ngân sách nhà nước. Chương V BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU, PHÁ DỠ TÀU BIỂN ĐÃ QUA SỬ DỤNG Điều 22. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng 1. Dự án xây dựng cơ sở phá dỡ tàu biển phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt. 2. Cơ sở hoạt động phá dỡ tàu biển phải áp dụng tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001. 3. Khi phá dỡ từng con tàu, cơ sở phá dỡ tàu biển phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt. Kế hoạch bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển bao gồm các nội dung chính sau: a) Phương án phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường trong quá trình phá dỡ tàu biển; b) Kế hoạch thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải thông thường, chất thải nguy hại trong quá trình phá dỡ tàu biển; c) Biện pháp xử lý nước thải và khí thải phát sinh từ quá trình phá dỡ tàu biển bảo đảm tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường có liên quan. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn cụ thể thủ tục, hồ sơ và tổ chức đánh giá, phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng. 4. Quy trình đánh giá, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng: a) Cơ sở phá dỡ tàu biển gửi kế hoạch bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng tới Tổng cục Môi trường trước khi tiến hành phá dỡ 60 ngày theo mẫu văn bản quy định tại Phụ lục IV Nghị định này; b) Trong thời hạn 20 ngày, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm tổ chức đánh giá, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; c) Trường hợp kế hoạch bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, trong thời hạn 10 ngày, Tổng cục Môi trường ra quyết định phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng. Mẫu quyết định phê duyệt được quy định tại Phụ lục V Nghị định này; d) Trường hợp kế hoạch bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, trong thời hạn 05 ngày, Tổng cục Môi trường thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do để cơ sở biết. 5. Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ và con người về bảo vệ môi trường đối với cơ sở phá dỡ tàu biển: a) Có ụ khô hoặc có bãi chuyên dụng trên bờ và thiết bị kéo tàu lên bờ phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo vệ môi trường để làm địa điểm trực tiếp thực hiện phá dỡ tàu biển; b) Có công nghệ, thiết bị phá dỡ, xử lý tạp chất đi kèm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường và theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải; c) Có trang thiết bị, biện pháp kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường tại địa điểm phá dỡ tàu biển; d) Có cán bộ được cấp chứng chỉ tập huấn nghiệp vụ về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Điều 23. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với tàu biển nhập khẩu để phá dỡ 1. Việc nhập khẩu tàu biển để phá dỡ ngoài việc thực hiện các thủ tục nhập khẩu theo quy định hiện hành còn phải xuất trình chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường với tàu biển nhập khẩu để phá dỡ do tổ chức chứng nhận phù hợp cấp. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ định tổ chức chứng nhận phù hợp theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; hướng dẫn về trình tự, thủ tục đánh giá điều kiện về bảo vệ môi trường đối với tàu biển nhập khẩu để phá dỡ. Điều 24. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì tổ chức triển khai thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng. 2. Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc tổ chức, triển khai các quy định bảo vệ môi trường đối với hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng. 3. Các Bộ, ngành có liên quan trong phạm vi thẩm quyền phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai các quy định về bảo vệ môi trường đối với hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng. 4. Trong phạm vi quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động của các cơ sở phá dỡ tàu biển theo quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan. Chương VI XÁC NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG; BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ MÔI TRƯỜNG; XỬ LÝ CƠ SỞ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NGHIÊM TRỌNG Mục 1: XÁC NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Điều 25. Đối tượng phải thực hiện xác nhận hệ thống quản lý môi trường 1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào hoạt động có phát sinh lượng chất thải lớn, nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục II Nghị định này phải thực hiện xác nhận hệ thống quản lý môi trường. 2. Cơ sở có giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 còn hiệu lực do tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật cấp không phải thực hiện xác nhận hệ thống quản lý môi trường. Người đứng đầu cơ sở phải có văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền xác nhận cam kết tuân thủ đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 27 Nghị định này. 3. Theo từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh Danh mục cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thực hiện xác nhận hệ thống quản lý môi trường trên cơ sở đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Điều 26. Thời điểm thực hiện việc xác nhận hệ thống quản lý môi trường 1. Các cơ sở đang tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thực hiện việc xác nhận hệ thống quản lý môi trường lần đầu chậm nhất là 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. 2. Các cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này phải thực hiện việc xác nhận hệ thống quản lý môi trường lần đầu sau khi tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được 12 tháng nhưng không quá 24 tháng kể từ thời điểm cơ sở tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Điều 27. Nội dung hệ thống quản lý môi trường 1. Nội dung hệ thống quản lý môi trường: a) Kế hoạch hoặc quy trình vận hành các cơ sở sản xuất phù hợp với các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; b) Cam kết sử dụng các quy trình, thiết bị sản xuất hiệu quả để tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu thô, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; c) Thiết lập và duy trì quy trình theo dõi liên tục các tác động môi trường của hoạt động sản xuất; mục tiêu và chỉ tiêu về môi trường đối với hoạt động bảo vệ môi trường và đánh giá hiệu quả của chúng; d) Xác định, thực hiện và duy trì vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của lãnh đạo và nhân viên cơ sở về bảo vệ môi trường; bố trí cán bộ phụ trách quản lý môi trường; cung cấp nguồn lực cần thiết để thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở; đ) Chương trình nâng cao nhận thức cho người lao động, công nhân viên về tác động của hoạt động sản xuất tại cơ sở đối với môi trường và các biện pháp để giảm thiểu các tác động đó (ít nhất một năm một lần); e) Chính sách ưu tiên cho các nhà cung cấp và các nhà thầu được công nhận là cơ sở thân thiện với môi trường hoặc có sản phẩm được dán nhãn sinh thái; g) Kế hoạch công bố báo cáo môi trường hằng năm; kế hoạch thông tin cho khách hàng và cộng đồng xung quanh các biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường. 2. Hệ thống quản lý môi trường phải được điều chỉnh kịp thời với những thay đổi trong quá trình hoạt động của cơ sở. Điều 28. Xác nhận hệ thống quản lý môi trường 1. Hồ sơ đề nghị xác nhận hệ thống quản lý môi trường bao gồm: a) Đơn đề nghị xác nhận hệ thống quản lý môi trường; b) Báo cáo về hệ thống quản lý môi trường của cơ sở. 2. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gửi hồ sơ đề nghị xác nhận hệ thống quản lý môi trường đến cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Chủ cơ sở có quyền gửi hồ sơ đề nghị xác nhận thông qua thư điện tử. 3. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị xác nhận hệ thống quản lý môi trường, cơ quan có thẩm quyền xác nhận tiến hành rà soát hồ sơ, trường hợp hồ sơ không đủ hoặc không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày phải thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở để hoàn thiện hồ sơ. 4. Sau khi nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xác nhận có trách nhiệm tổ chức việc xác nhận và cấp giấy xác nhận hệ thống quản lý môi trường trong thời hạn 30 ngày. Trường hợp không cấp giấy xác nhận hệ thống quản lý môi trường, cơ quan có thẩm quyền xác nhận có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới chủ cơ sở và nêu rõ lý do. 5. Giấy xác nhận hệ thống quản lý môi trường có thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp. 6. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mẫu báo cáo và trình tự, thủ tục xác nhận hệ thống quản lý môi trường của cơ sở. Điều 29. Thẩm quyền xác nhận hệ thống quản lý môi trường 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận hệ thống quản lý môi trường đối với các cơ sở không thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh. 2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xác nhận hệ thống quản lý môi trường đối với các cơ sở thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Điều 30. Thay đổi, xác nhận lại hệ thống quản lý môi trường 1. Trường hợp cơ sở có những thay đổi theo hướng giảm nhẹ yêu cầu và trách nhiệm về bảo vệ môi trường đã được xác nhận trong hệ thống quản lý môi trường hoặc thay đổi quy mô, công suất, công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan xác nhận. Cơ quan xác nhận có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. 2. Cơ sở phải nộp hồ sơ xác nhận lại hệ thống quản lý môi trường trước thời điểm giấy xác nhận hệ thống quản lý môi trường hết hiệu lực ít nhất là 90 ngày. Hồ sơ xác nhận lại bao gồm: a) Đơn đề nghị xác nhận lại; b) Giấy xác nhận hệ thống quản lý môi trường; c) Báo cáo tuân thủ nội dung hệ thống quản lý môi trường đã được xác nhận. Trường hợp có thay đổi trong nội dung hệ thống quản lý môi trường đã được xác nhận thì cơ sở phải nêu rõ việc thay đổi này. 3. Quy trình xác nhận lại hệ thống quản lý môi trường thực hiện theo quy định tại Điều 28 Nghị định này. Thời hạn xử lý hồ sơ, cấp lại giấy xác nhận hệ thống quản lý môi trường không quá 20 ngày. Mục 2: BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ MÔI TRƯỜNG Điều 31. Tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường 1. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau đây phải có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật: a) Hoạt động dầu khí bao gồm hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí, kể cả các hoạt động phục vụ trực tiếp cho các hoạt động này; b) Sản xuất, kinh doanh hóa chất, xăng dầu; c) Sử dụng tàu biển chuyên dùng để vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam; d) Lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại; vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. 2. Căn cứ vào loại hình, quy mô, tính chất, địa điểm hoạt động, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan lập danh mục đối tượng phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường; quy định mức trách nhiệm tối thiểu đối với từng đối tượng. 3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro. Điều 32. Đối tượng bảo hiểm 1. Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm đối với các chi phí phát sinh để thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường trong các trường hợp sau: a) Môi trường nước phục vụ mục đích bảo tồn, sinh hoạt, giải trí, sản xuất và mục đích khác bị ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng; b) Môi trường đất phục vụ cho các mục đích bảo tồn, sản xuất và mục đích khác bị ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng; c) Hệ sinh thái tự nhiên thuộc và không thuộc khu bảo tồn thiên nhiên bị suy thoái; d) Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật bị chết, bị thương. 2. Phạm vi môi trường bị tác động được xác định tùy theo loại hình, quy mô, tính chất, địa điểm hoạt động của tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm trách nhiệm. Mục 3: XỬ LÝ CƠ SỞ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NGHIÊM TRỌNG Điều 33. Nguyên tắc và căn cứ xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng 1. Việc xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải được tiến hành khách quan, công bằng, đúng pháp luật; căn cứ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và mức độ vi phạm của các hành vi gây ô nhiễm môi trường, bao gồm: a) Hành vi xả nước thải, khí thải, bụi vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; b) Hành vi gây tiếng ồn, độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; c) Hành vi chôn lấp, thải vào đất, môi trường nước các chất gây ô nhiễm ở thể lỏng, rắn, bùn không đúng quy định làm môi trường đất, nước, không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh. 2. Các yếu tố xác định mức độ vi phạm của hành vi gây ô nhiễm môi trường a) Đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này bao gồm: Lượng nước thải, lưu lượng khí thải, bụi của cơ sở; số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường của các thông số môi trường đặc trưng và số các thông số môi trường đặc trưng vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải có trong nước thải, khí thải, bụi của cơ sở; b) Đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này bao gồm: Số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, độ rung; đối tượng chịu tác động; thời điểm và địa điểm diễn ra hành vi; c) Đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này bao gồm: Số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, nước ngầm, nước biển, không khí xung quanh và môi trường đất của các thông số môi trường do các hành vi này gây ra. 3. Thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được xác định trên cơ sở kết quả quan trắc thông số môi trường đó đối chiếu với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường tương ứng được thực hiện bởi đơn vị có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Điều 34. Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường 1. Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng sau khi bị xử phạt vi phạm hành chính phải được đưa vào danh mục kèm theo biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường và thời hạn thực hiện, trừ các trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động hoặc cấm hoạt động. 2. Biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khi đưa vào danh mục bao gồm: a) Di dời địa điểm đến vị trí phù hợp với quy hoạch và sức chịu tải của môi trường; b) Cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới hệ thống xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; c) Cải tạo, phục hồi môi trường tại khu vực đã gây ô nhiễm. 3. Trong thời gian thực hiện biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm phù hợp. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của cơ sở phải được xác định trong danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc kiểm tra, đánh giá kết quả và xác nhận hoàn thành các biện pháp xử lý triệt để ô nhiễm môi trường tại các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; chủ trì thanh tra, kiểm tra công tác xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên phạm vi cả nước. Điều 35. Trình tự, thủ tục quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng 1. Các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường có trách nhiệm gửi Sở Tài nguyên và Môi trường kết quả thanh tra, kiểm tra và hồ sơ có liên quan sau 05 ngày kể từ ngày ban hành thông báo kết luận thanh tra, kiểm tra (trừ các cơ sở do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện thanh tra, kiểm tra). 2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kết quả kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường, kết quả trưng cầu giám định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và căn cứ tiêu chí phân loại cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Sở Tài nguyên và Môi trường lập danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường, đồng thời gửi danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho Bộ, ngành có liên quan. 3. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; đồng thời báo cáo danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn và các hồ sơ có liên quan để Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đối với cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành thì phải tham khảo ý kiến của Bộ, ngành liên quan trước khi đưa vào danh mục. 4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành kết luận kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường, kết quả trưng cầu giám định và căn cứ tiêu chí phân loại cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an lập danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, đồng thời gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để theo dõi. 5. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an gửi danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc phạm vi quản lý và các hồ sơ có liên quan để Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 6. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, báo cáo của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và dựa trên kết quả thanh tra, trưng cầu giám định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ hoặc phê duyệt danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ. 7. Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải kèm theo biện pháp xử lý được quy định tại Khoản 2 Điều 34 Nghị định này. Điều 36. Công khai danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường 1. Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và biện pháp xử lý sau khi phê duyệt được gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở có hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng sau 05 ngày kể từ ngày phê duyệt. 2. Sau khi nhận được quyết định phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đăng tải thông tin về cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường cho đến khi cơ sở được chứng nhận đã hoàn thành biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường. 3. Sau khi nhận được quyết định phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm đăng tải thông tin về cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại địa bàn trên trang thông tin điện tử của tỉnh, trên các phương tiện thông tin đại chúng cho đến khi cơ sở được chứng nhận đã hoàn thành biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường; đồng thời phổ biến quyết định phê duyệt danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cơ sở có hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng biết. 4. Sau khi nhận được quyết định phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm: a) Đăng tải thông tin về các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đang hoạt động trên địa bàn phải thực hiện biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên trang thông tin điện tử của địa phương cho đến khi cơ sở được chứng nhận đã hoàn thành biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường; đồng thời phổ biến quyết định phê duyệt danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở có hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng biết; b) Thông tin thường xuyên về việc cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn phải thực hiện biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên hệ thống truyền thanh của địa phương. 5. Sau khi nhận được quyết định phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm: a) Niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã thông tin về các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đang hoạt động trên địa bàn phải thực hiện biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; b) Thông báo thông tin về các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đang hoạt động trên địa bàn phải thực hiện biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tới các thôn, làng, bản, ấp, tổ dân phố và tương đương, các tổ chức chính trị - xã hội của xã để biết và phối hợp giám sát việc thực hiện. Chương VII ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Điều 37. Nguyên tắc ưu đãi, hỗ trợ 1. Nhà nước thực hiện ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, vốn; miễn, giảm thuế đối với hoạt động bảo vệ môi trường; trợ giá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường và các ưu đãi, hỗ trợ khác đối với hoạt động bảo vệ môi trường. 2. Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ thì được hưởng ưu đãi, hỗ trợ tương ứng cho các hoạt động đó theo quy định tại Nghị định này. 3. Trường hợp hoạt động bảo vệ môi trường cùng được ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác thì được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo văn bản có quy định mức ưu đãi, hỗ trợ cao hơn. 4. Trường hợp pháp luật, chính sách mới được ban hành quy định ưu đãi, hỗ trợ cao hơn so với ưu đãi, hỗ trợ mà nhà đầu tư đã được hưởng theo quy định tại Nghị định này thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo quy định mới. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt nội dung ưu đãi, hỗ trợ đối với dự án đầu tư theo quy định tại Nghị định này. 5. Mức độ và phạm vi ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được điều chỉnh bảo đảm phù hợp với chính sách về bảo vệ môi trường từng thời kỳ. Điều 38. Đối tượng được ưu đãi, hỗ trợ 1. Đối tượng được ưu đãi, hỗ trợ bao gồm các tổ chức, cá nhân có hoạt động đầu tư công trình bảo vệ môi trường; hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về bảo vệ môi trường được quy định tại Phụ lục III Nghị định này. 2. Hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ về bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ. 3. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định các dạng năng lượng tái tạo khác theo quy định tại Khoản 13 Phụ lục III Nghị định này. Mục 1: ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ ĐẤT ĐAI Điều 39. Hỗ trợ về đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng Chủ đầu tư dự án xây dựng công trình bảo vệ môi trường quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 6 Phụ lục III Nghị định này được hưởng hỗ trợ về đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng như sau: 1. Nhà nước ưu tiên bố trí quỹ đất gắn với các công trình, hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, năng lượng) sẵn có ngoài phạm vi dự án nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực. 2. Trong trường hợp Nhà nước không bố trí được quỹ đất gắn với các công trình, hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật sẵn có ngoài phạm vi dự án nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực, chủ đầu tư dự án được hưởng chính sách như hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật về đầu tư. Điều 40. Ưu đãi về tiền thuê đất, hỗ trợ về giải phóng mặt bằng và bồi thường 1. Chủ dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung quy định tại Khoản 1 Phụ lục III Nghị định này và xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn thông thường tập trung quy định tại Khoản 2 Phụ lục III Nghị định này được hưởng ưu đãi về tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai như các đối tượng thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và được Nhà nước hỗ trợ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng. Trong trường hợp chủ đầu tư dự án đã ứng trước kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ được khấu trừ theo quy định của pháp luật về đất đai. 2. Chủ dự án xây dựng công trình quy định tại các Khoản 4, 5, 9, 10 Phụ lục III Nghị định này được hưởng ưu đãi về tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai như các đối tượng thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư. 3. Chủ dự án thực hiện các hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất được quy định tại các Khoản 11, 12, 13, 14 Phụ lục III Nghị định này được hưởng ưu đãi về tiền thuê đất theo quy định của pháp luật đất đai như các đối tượng thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư. Điều 41. Ưu đãi tài chính về đất đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải di dời 1. Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải di dời (sau đây gọi là cơ sở) nếu được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 (trước thời điểm Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực) hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp mà tiền sử dụng đất đã nộp cho Nhà nước hoặc tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì được sử dụng toàn bộ tiền bán đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (sau khi đã trừ các khoản chi phí tổ chức bán đấu giá) và được ghi vào vốn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật để trả tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, chi phí di dời, chi phí đổi mới, nâng cấp công nghệ và thực hiện dự án đầu tư tại cơ sở sản xuất mới. Trường hợp đất tại cơ sở sản xuất cũ được thu hồi và sử dụng vào mục đích công cộng thì cơ sở được Nhà nước cấp vốn để trả tiền sử dụng đất, chi phí di dời, cải tiến, đổi mới, nâng cấp công nghệ và thực hiện dự án đầu tư tại cơ sở sản xuất mới tương ứng với giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của khu đất đó tính theo giá đất thị trường tại thời điểm thu hồi. 2. Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải di dời nếu được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 hoặc cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp mà tiền sử dụng đất hoặc tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì được chuyển mục đích sử dụng đối với diện tích đất tại cơ sở cũ nhưng phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai. Trường hợp cơ sở không có nhu cầu sử dụng đất thì được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác để sử dụng theo quy hoạch trong thời gian còn lại theo quy định của pháp luật về đất đai. Mục 2: ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ VỀ VỐN, THUẾ Điều 42. Ưu đãi về huy động vốn đầu tư 1. Ưu đãi từ Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam, quỹ bảo vệ môi trường địa phương và các tổ chức tín dụng khác: a) Chủ đầu tư dự án thực hiện hoạt động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Phụ lục III Nghị định này nếu áp dụng công nghệ xử lý có tỷ lệ chất thải phải chôn lấp sau xử lý dưới 30% trên tổng lượng chất thải rắn thu gom thì được vay vốn với lãi suất ưu đãi tối đa không quá 50% mức lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước do cơ quan có thẩm quyền công bố tại thời điểm cho vay, tổng mức vay vốn không quá 80% tổng mức đầu tư xây dựng công trình; được ưu tiên hỗ trợ sau đầu tư hoặc bảo lãnh vay vốn; b) Chủ đầu tư dự án thực hiện các hoạt động quy định tại Phụ lục III Nghị định này mà không thuộc Điểm a Khoản 1 Điều này được vay vốn với lãi suất ưu đãi tối đa không quá 50% mức lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước do cơ quan có thẩm quyền công bố tại thời điểm cho vay, tổng mức vay vốn không quá 70% tổng mức đầu tư xây dựng công trình; được ưu tiên hỗ trợ sau đầu tư hoặc bảo lãnh vay vốn. 2. Ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam: Chủ đầu tư dự án thực hiện các hoạt động quy định tại Phụ lục III Nghị định này được hưởng ưu đãi về tín dụng đầu tư như các dự án thuộc danh mục vay vốn tín dụng đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành. 3. Chủ đầu tư dự án thực hiện hoạt động quy định tại Khoản 11 Phụ lục III Nghị định này, ngoài việc được hưởng các ưu đãi như quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này còn được Nhà nước hỗ trợ 10% tổng vốn đầu tư thiết bị triển khai ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường. 4. Chủ đầu tư dự án thực hiện hoạt động được quy định tại Phụ lục III Nghị định này, trừ hoạt động quy định tại Khoản 3 và Khoản 8 Phụ lục III Nghị định này, nếu là dự án được quy định trong các kế hoạch, chiến lược được Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội ban hành và thuộc các lĩnh vực quy định tại Luật Quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn thi hành thì được ưu tiên xem xét, sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). 5. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn trình tự, thủ tục để hỗ trợ vốn đầu tư quy định tại Khoản 3 Điều này. 6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết thực hiện quy định tại Khoản 4 Điều này. 7. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc cho vay vốn và thực hiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư đối với các dự án vay vốn từ Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn việc cho vay vốn và thực hiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư đối với các dự án vay vốn từ quỹ bảo vệ môi trường địa phương. Điều 43. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện các dự án đầu tư mới quy định tại các Khoản 1, 2, 4, 5, 6, 9, 10 Phụ lục III Nghị định này và thực hiện các dự án sản xuất mới quy định tại các Khoản 11, 12, 13, 14 Phụ lục III Nghị định này được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp như các đối tượng thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều 44. Ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 1. Máy móc, phương tiện, dụng cụ, vật liệu dùng cho các hoạt động quy định tại Khoản 10 và Khoản 14 Phụ lục III Nghị định này khi nhập khẩu được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu như các đối tượng thuộc lĩnh vực được đặc biệt khuyến khích đầu tư theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 2. Bộ Tài chính quy định việc miễn, giảm thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm quy định tại Khoản 12 Phụ lục III Nghị định này khi xuất khẩu. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết danh mục sản phẩm quy định tại Khoản 12 Phụ lục III Nghị định này. Điều 45. Ưu đãi thuế giá trị gia tăng 1. Hàng hóa, dịch vụ được sản xuất, kinh doanh từ hoạt động bảo vệ môi trường áp dụng chính sách thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng. 2. Thủ tướng Chính phủ quy định ưu đãi thuế giá trị gia tăng đối với một số sản phẩm, dịch vụ bảo vệ môi trường đặc thù. Mục 3: HỖ TRỢ VỀ GIÁ VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM Điều 46. Trợ giá sản phẩm, dịch vụ về bảo vệ môi trường Chủ dự án thực hiện các hoạt động, cung ứng các sản phẩm sau đây nếu đáp ứng các tiêu chí về sản phẩm, dịch vụ công ích thì được trợ giá theo quy định của pháp luật về sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích: 1. Hoạt động quy định tại Khoản 2 và Khoản 9 Phụ lục III Nghị định này, hoạt động quan trắc môi trường nền quy định tại Khoản 8 Phụ lục III Nghị định này. 2. Sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường quy định tại Khoản 12 và Khoản 13 Phụ lục III Nghị định này. Điều 47. Hỗ trợ tiêu thụ đối với sản phẩm 1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm ưu tiên mua sắm công sản phẩm quy định tại Khoản 12 và Khoản 13 Phụ lục III Nghị định này khi mua sắm loại sản phẩm đó. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng quy chế về mua sắm công đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường theo quy định tại Khoản này. 2. Tổ chức, cá nhân ưu tiên mua sắm các sản phẩm thân thiện với môi trường theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Mục 4: CÁC ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ KHÁC Điều 48. Hỗ trợ quảng bá sản phẩm, phân loại rác tại nguồn 1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các hoạt động sau: a) Quảng bá sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường, hoạt động thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ; b) Sản xuất và phổ biến các thể loại phim, chương trình truyền hình về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường; c) Cung cấp miễn phí các dụng cụ cho người dân thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt, sản phẩm thải bỏ tại nguồn. 2. Chi phí thực hiện các hoạt động quy định tại Khoản 1 Điều này được hạch toán vào chi phí sản xuất của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã. 3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện chính sách khuyến khích quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này. Điều 49. Giải thưởng về bảo vệ môi trường 1. Định kỳ hai năm một lần, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức bình chọn, trao giải thưởng và tôn vinh tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động bảo vệ môi trường, hoạt động thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể cơ cấu giải thưởng, tiêu chuẩn và thủ tục xét tặng các giải thưởng; phối hợp với Bộ Tài chính quy định cụ thể mức chi cho giải thưởng về bảo vệ môi trường. 3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể đối với các giải thưởng về bảo vệ môi trường của địa phương. 4. Kinh phí cho việc tổ chức và trao giải thưởng được chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, tài trợ của các tổ chức, cá nhân và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác. Chương VIII CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ THAM GIA BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Điều 50. Đại diện cộng đồng dân cư 1. Cộng đồng dân cư có thể lựa chọn tổ chức hoặc cá nhân làm người đại diện cộng đồng dân cư thông qua cuộc họp toàn thể hoặc đại diện hộ gia đình trong cộng đồng dân cư. 2. Tổ chức, cá nhân chấp thuận làm người đại diện của cộng đồng dân cư có trách nhiệm thực hiện những hoạt động trong phạm vi được cộng đồng ủy quyền và chịu trách nhiệm trước cộng đồng dân cư và pháp luật về những hoạt động của mình. Điều 51. Cung cấp thông tin môi trường cho cộng đồng dân cư 1. Thông tin môi trường được cung cấp định kỳ ít nhất một năm một lần bao gồm: a) Các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường; b) Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, địa phương; các báo cáo chuyên đề về môi trường do cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường xây dựng và công bố; c) Danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, các khu vực môi trường bị ô nhiễm, bị suy thoái nghiêm trọng; khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường do cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường lập và công bố; d) Danh sách, thông tin về các nguồn thải, các loại chất thải có nguy cơ gây hại đến sức khỏe con người và môi trường do cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường lập và công bố; đ) Các xuất bản phẩm, ấn phẩm theo chuyên đề về môi trường, tài liệu truyền thông về môi trường và các vấn đề liên quan; e) Kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn dân cư; g) Hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn dân cư; h) Giấy phép liên quan đến khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn dân cư. 2. Thông tin môi trường được cung cấp bằng một trong các hình thức sau: a) Tài liệu, ấn phẩm, xuất bản phẩm được thông báo rộng rãi địa chỉ phát hành trên các phương tiện thông tin đại chúng; b) Đăng tải trên trang thông tin điện tử chính thức của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường; chủ đầu tư dự án; chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; c) Niêm yết công khai tại cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ; trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã; d) Tổ chức họp báo công bố công khai; đ) Họp phổ biến thông tin cho cộng đồng dân cư; e) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật. 3. Thời gian công khai thông tin theo hình thức quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này tối thiểu là 30 ngày. 4. Trách nhiệm cung cấp thông tin môi trường cho cộng đồng dân cư: a) Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm cung cấp các thông tin quy định từ Điểm a đến Điểm e Khoản 1 Điều này; b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm cung cấp thông tin quy định tại Điểm g và Điểm h Khoản 1 Điều này. Điều 52. Tham vấn và giám sát của cộng đồng dân cư về môi trường 1. Các chủ trương, chính sách của Nhà nước sau đây cần có sự tham vấn của cộng đồng dân cư về môi trường trước khi quyết định: a) Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án bảo vệ môi trường cấp quốc gia, vùng, liên vùng và cấp tỉnh; b) Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; c) Xác lập các chỉ tiêu về môi trường trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia, liên vùng, vùng và cấp tỉnh. 2. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trước khi quyết định các chủ trương, chính sách quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm tổ chức tham vấn cộng đồng dân cư về môi trường thông qua việc công bố công khai dự thảo văn bản trên các trang thông tin điện tử hoặc phương tiện thông tin đại chúng. 3. Cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và xử lý các ý kiến tham vấn về môi trường của cộng đồng dân cư; phản hồi với cộng đồng dân cư việc tiếp thu hay không tiếp thu các ý kiến tham vấn về môi trường của cộng đồng dân cư thông qua các hình thức quy định tại Khoản 2 Điều 51 Nghị định này. 4. Hoạt động tham vấn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường thực hiện theo quy định của pháp luật về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường. 5. Hoạt động giám sát đầu tư công về bảo vệ môi trường của cộng đồng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công. Điều 53. Đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ 1. Đại diện cộng đồng dân cư được quyền tham gia đánh giá kết quả bảo vệ môi trường đối với các đối tượng sau đây: a) Chủ dự án trong việc thực hiện các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và thực hiện nội dung các giấy phép liên quan đến khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trường; b) Tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường; thực hiện nội dung các giấy phép liên quan đến khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trường; c) Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong thực hiện cam kết bảo vệ môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường; thực hiện nội dung các giấy phép liên quan đến khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trường. 2. Nội dung đánh giá: a) Việc thực hiện nội dung các giấy phép liên quan đến khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trường; b) Thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường; cam kết bảo vệ môi trường; kế hoạch bảo vệ môi trường; c) Thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường. 3. Căn cứ vào thông tin môi trường của cơ sở được cung cấp định kỳ, cộng đồng dân cư hoặc đại diện cộng đồng dân cư đánh giá việc thực hiện các hoạt động liên quan đến nội dung đánh giá được nêu tại Khoản 2 Điều này theo tiêu chí thực hiện đúng, đủ nội dung. Đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư là một trong những căn cứ cho việc khen tặng thành tích trong công tác bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Điều 54. Xây dựng, thực hiện mô hình bảo vệ môi trường dựa vào cộng đồng dân cư 1. Nhà nước khuyến khích và có cơ chế chính sách hỗ trợ cộng đồng dân cư xây dựng và tổ chức thực hiện các mô hình cộng đồng bảo vệ tài nguyên và môi trường, phát triển bền vững, bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu. 2. Cộng đồng dân cư có trách nhiệm tham gia vào việc xây dựng mục tiêu, chương trình hoạt động, giám sát, đánh giá hiệu quả của chương trình bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia; tham gia quản lý, bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia. 3. Cộng đồng dân cư có quyền chủ động xây dựng, tổ chức thực hiện các mô hình bảo vệ tài nguyên và môi trường dựa vào cộng đồng, cùng với các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường tham gia giám sát, kiểm tra việc quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia. 4. Cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp và hướng dẫn cộng đồng dân cư xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng, mô hình sản xuất và tiêu thụ bền vững; ban hành cơ chế khuyến khích cộng đồng bảo vệ môi trường, bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, các mô hình sản xuất và tiêu thụ bền vững. Chương IX ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 55. Điều khoản chuyển tiếp 1. Hồ sơ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận để giải quyết theo thủ tục hành chính về môi trường trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì được xử lý theo quy định của pháp luật tại thời điểm tiếp nhận. 2. Hoạt động bảo vệ môi trường, sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường đã được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ theo Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường thì tiếp tục được hưởng ưu đãi, hỗ trợ trong thời gian còn lại; trường hợp thuộc đối tượng được ưu đãi, hỗ trợ cao hơn theo quy định tại Nghị định này thì được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này. 3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung của dự án cải tạo, phục hồi môi trường hoặc đề án cải tạo, phục hồi môi trường đã được Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện đã phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực. 4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận hoàn thành phương án cải tạo, phục hồi môi trường hoặc phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung của dự án cải tạo, phục hồi môi trường hoặc đề án cải tạo, phục hồi môi trường hoặc dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung hoặc đề án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đã được Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực. 5. Đối với các dự án cải tạo, phục hồi môi trường hoặc dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung, đề án cải tạo, phục hồi môi trường hoặc đề án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đã được phê duyệt trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thì không phải lập phương án hoặc phương án bổ sung theo hướng dẫn tại Nghị định này. 6. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã thực hiện ký quỹ trước ngày Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản có hiệu lực nhưng có nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường không phù hợp với nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và Nghị định này thì phải xây dựng lại phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định tại Nghị định này, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 31 tháng 12 năm 2016. Điều 56. Hiệu lực thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2015. 2. Các văn bản sau hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực: a) Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường; b) Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường; c) Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; d) Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản. Điều 57. Trách nhiệm thi hành 1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này; rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành trái với quy định của Luật Bảo vệ môi trường, của Nghị định này để sửa đổi, bổ sung. 2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn việc thực hiện và kiểm tra tình hình thực hiện Nghị định này; hướng dẫn đào tạo, tập huấn, truyền thông, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, KGVX (3b). XH 240 TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng PHỤ LỤC I DANH MỤC NGÀNH NGHỀ ĐƯỢC KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN TẠI LÀNG NGHỀ (Ban hành kèm theo Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ) TT Loại hình sản xuất Quy mô I SẢN XUẤT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ HOẶC ĐỒ GIA DỤNG Không quá 10 lao động/cơ sở 1 Đan mây, tre, trúc, giang, ... đan lờ lợp, cần xé, đan bội, lục bình, se trân, đan mê bồ 2 Thêu, ren, đan, móc 3 Thảm sợi xơ dừa, chỉ xơ dừa 4 Gạch ngói truyền thống, gốm sứ, lợn đất, lò đất, đúc lu 5 Đồ mỹ nghệ từ dừa, vỏ hải sản khô 6 Làm nón, chiếu, chổi 7 Cơm dẹp, chằm lá dừa nước 8 Guốc gỗ, cối, chày, thớt, đũa 9 Sản xuất hương 10 Đồ gỗ, sơn mài, sừng mỹ nghệ 11 Kim loại và đá quý 12 Ươm tơ, dệt vải, dệt lụa, dệt nhiễu, dệt lanh, dệt thổ cẩm 13 Tranh dân gian, lưới vó, giấy dó, giấy bản 14 Nhạc cụ dân tộc 15 Thuốc nam 16 Cào bông, đan tơ lưới, lược bí 17 Hầm than củi 18 Đúc, rèn truyền thống để sản xuất nông cụ và đồ gia dụng Quy mô dưới 0,2 tấn/ngày/cơ sở 19 Chế tác đá Không quá 10 lao động/cơ sở; không có công đoạn cưa, xẻ nguyên liệu II NUÔI, TRỒNG SINH VẬT CẢNH Không quá 10 lao động/cơ sở III CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN THỦ CÔNG NÔNG SẢN, LÂM SẢN, THỦY SẢN, HẢI SẢN LÀM THỰC PHẨM 1 Chè Dưới 0,1 tấn sản phẩm/ngày/cơ sở 2 Các loại thịt sấy khô, lạp xưởng Dưới 0,1 tấn sản phẩm/ngày/cơ sở 3 Sản xuất mía đường, làm cốm Dưới 0,1 tấn sản phẩm/ngày/cơ sở 4 Mứt, bánh kẹo thủ công - Hà Nội Dưới 0,1 tấn sản phẩm/ngày/cơ sở 5 Sản xuất các loại nước mắm, nước tương thủ công Dưới 500 lít sản phẩm/ngày/cơ sở 6 Sản xuất đậu, các loại bún, bánh, miến Dưới 0,1 tấn sản phẩm/ngày/cơ sở 7 Nấu rượu Dưới 100 lít sản phẩm/ngày/cơ sở 8 Chế biến thủy sản, hải sản Dưới 0,1 tấn sản phẩm/ngày/cơ sở 9 Chế biến tinh bột Dưới 0,1 tấn/ngày/cơ sở PHỤ LỤC II DANH MỤC CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ PHẢI THỰC HIỆN XÁC NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG (Ban hành kèm theo Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ) TT Loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Quy mô/công suất 1. Cơ sở sản xuất có chứa chất phóng xạ hoặc phát sinh chất thải phóng xạ Vượt quá mức miễn trừ theo quy định của pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ 2. Nhà máy lọc, hóa dầu; cơ sở khai thác dầu khí Tất cả 3. Cơ sở sản xuất hóa chất cơ bản, sơn và mực in, cao su, thuốc bảo vệ thực vật, chất tẩy rửa, phụ gia, phân hóa học Công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên 4. Cơ sở khai thác đất hiếm, khoáng sản có tính phóng xạ; tuyển, làm giàu đất hiếm, khoáng sản có tính phóng xạ Công suất từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên; 5. Cơ sở phá dỡ tàu biển Tất cả 6. Cảng biển Tiếp nhận tàu có trọng tải từ 50.000 DWT trở lên 7. Cơ sở sản xuất ắc quy Công suất từ 300.000 KWh/năm trở lên hoặc 600 tấn sản phẩm/năm trở lên 8. Cơ sở khai thác khoáng sản rắn (bao gồm đất đá thải, khoáng sản) Công suất từ 500.000 m3 nguyên khai/năm trở lên 9. Cơ sở chế biến, tinh chế đất hiếm, kim loại màu, khoáng sản có tính phóng xạ Công suất từ 200.000 tấn sản phẩm/năm trở lên 10. Cơ sở luyện gang thép Công suất từ 200.000 tấn sản phẩm/năm trở lên 11. Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, khu đô thị Diện tích từ 200 ha trở lên 12. Khu tái chế, xử lý, chôn lấp, tiêu hủy chất thải nguy hại thu gom từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Tất cả 13. Khu tái chế, xử lý, chôn lấp, tiêu hủy chất thải rắn thông thường Công suất từ 250 tấn/ngày đêm trở lên 14. Cơ sở vận hành hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tập trung Công suất từ 5.000 m3 nước thải/ngày đêm trở lên. 15. Cơ sở chế biến thủy sản Công suất từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên 16. Nhà máy sản xuất xi măng Công suất từ 1.200.000 tấn/năm trở lên 17. Nhà máy sản xuất bột giấy Công suất từ 25.000 tấn sản phẩm/năm trở lên 18. Nhà máy sản xuất cồn, rượu Công suất từ 1.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên 19. Nhà máy sản xuất bia, nước giải khát Công suất từ 50.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên PHỤ LỤC III DANH MỤC HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƯỢC ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ (Ban hành kèm theo Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ) 1. Xử lý nước thải sinh hoạt tập trung có công suất thiết kế từ 2.500m3 nước thải trở lên trong một ngày đêm đối với khu vực đô thị từ loại IV trở lên. 2. Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn thông thường tập trung. 3. Xử lý chất thải nguy hại, đồng xử lý chất thải nguy hại. 4. Xử lý, cải tạo các khu vực môi trường bị ô nhiễm tại các khu vực công cộng. 5. Ứng cứu, xử lý sự cố tràn dầu, sự cố hóa chất và sự cố môi trường khác. 6. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường các khu, cụm công nghiệp làng nghề. 7. Di dời, chuyển đổi hoạt động của cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 8. Quan trắc môi trường. 9. Dịch vụ hỏa táng, điện táng. 10. Giám định thiệt hại về môi trường; giám định sức khỏe môi trường; giám định về môi trường đối với hàng hóa, máy móc, thiết bị, công nghệ. 11. Sản xuất ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường được nhà nước bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. 12. Sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường gắn Nhãn xanh Việt Nam; sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận. 13. Sản xuất xăng, nhiên liệu diezen và nhiên liệu sinh học được chứng nhận hợp quy; than sinh học; năng lượng từ sử dụng sức gió, ánh sáng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt và các dạng năng lượng tái tạo khác. 14. Sản xuất, nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện chuyên dùng sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải; quan trắc và phân tích môi trường; sản xuất năng lượng tái tạo; xử lý ô nhiễm môi trường; ứng phó, xử lý sự cố môi trường. 15. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở thân thiện với môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường chứng nhận nhãn sinh thái. PHỤ LỤC IV MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH, XÁC NHẬN KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG PHÁ DỠ TÀU BIỂN ĐÃ QUA SỬ DỤNG (Ban hành kèm theo Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ) TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- V/v đề nghị đánh giá, phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng ….., ngày … tháng … năm … Kính gửi: Tổng cục Môi trường. 1. Tên doanh nghiệp .................................................................................................. Tên giao dịch: ............................................................................................................ 2. Địa chỉ trụ sở: ........................................................................................................ Điện thoại: ……………………………………..; Fax: ................................................... ; E-mail: ....................................................................................................................... 3. Họ và tên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:.................................. .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... 4. Quyết định thành lập/Giấy đăng ký kinh doanh số ……………………….., cơ quan cấp:……….., ngày cấp ………………….. tại …………………………… Chúng tôi gửi kèm theo văn bản này Kế hoạch bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ con tàu có số đăng ký là ………., quốc tịch ……………………………….. Chúng tôi cam kết thực hiện Kế hoạch bảo vệ môi trường gửi kèm theo văn bản này trong quá trình phá dỡ con tàu. Đề nghị Tổng cục Môi trường xem xét, thẩm định và xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường chúng tôi đã xây dựng. Ngoài ra, chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ. Nơi nhận: - … - … ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC (Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC V MẪU QUYẾT ĐỊNH XÁC NHẬN KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG PHÁ DỠ TÀU BIỂN ĐÃ QUA SỬ DỤNG (Ban hành kèm theo Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ) BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: /QĐ-TCMT Hà Nội, ngày tháng năm QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG PHÁ DỠ TÀU BIỂN ĐÃ QUA SỬ DỤNG TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Nghị định số 114/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định đối tượng, điều kiện được phép nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; Căn cứ Nghị định số ngày tháng năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2014; Căn cứ Quyết định số 25/2014/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; Căn cứ Thông tư số /2015/TT-BTNMT ngày tháng năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với tàu biển đã qua sử dụng nhập khẩu để phá dỡ; Xét Kế hoạch bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng của (tên tổ chức)....kèm theo văn bản số …..; Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm và Vụ trưởng Vụ Chính sách và Pháp chế, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ con tàu có số đăng ký…. quốc tịch…. của (tên doanh nghiệp, địa chỉ) đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường trong quá trình phá dỡ. Điều 2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động phá dỡ tàu biển. Điều 3. Điều này sẽ ghi trách nhiệm của tổ chức được chỉ định và các cơ quan liên quan. (Tên tổ chức được chỉ định) và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 1, 3 (để thực hiện); - Bộ trưởng Bộ TNMT (để báo cáo); - Bộ Giao thông vận tải; - Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính; - Lưu: VT, CSPC, KSON. TỔNG CỤC TRƯỞNG (Ký tên và đóng dấu)
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "14/02/2015", "sign_number": "19/2015/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Chi-thi-08-CT-UBND-2021-tang-cuong-cong-tac-lap-quy-hoach-thanh-pho-Can-Tho-482233.aspx
Chỉ thị 08/CT-UBND 2021 tăng cường công tác lập quy hoạch thành phố Cần Thơ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 08/CT-UBND Cần Thơ, ngày 07 tháng 7 năm 2021 CHỈ THỊ VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC LẬP, ĐIỀU CHỈNH CÁC QUY HOẠCH THÀNH PHỐ Thời gian qua, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo các ngành, các cấp tập trung triển khai thực hiện nhiều giải pháp hoàn thành các Quy hoạch phân khu, nhiệm vụ lập Quy hoạch thành phố thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, lập điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch khác trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, tiến độ lập một số quy hoạch còn rất chậm; sự chủ động, tích cực phối hợp của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện chưa quan tâm đúng mức,... những tồn tại nêu trên kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến công tác chỉ đạo điều hành xây dựng và phát triển thành phố, nhất là hoạt động xúc tiến đầu tư trong thời gian tới. Nhằm đẩy nhanh tiến độ lập và điều chỉnh các Quy hoạch thành phố, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020 - 2025, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 và Kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu: 1. Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan ban, ngành thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện thực hiện: a) Tăng cường phổ biến, quán triệt Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020 - 2025, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 và Kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021 - 2025. b) Nghiên cứu Luật Quy hoạch năm 2017, các Luật có liên quan đến hoạt động quy hoạch, Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch. Chủ động rà soát, kiểm tra các nội dung đã triển khai thực hiện, kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố điều chỉnh, bổ sung đối với các trường hợp không còn phù hợp. Quan tâm rà soát, cập nhật hoặc điều chỉnh, bãi bỏ đối với những quy hoạch gây hạn chế các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân. c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và vận động Nhân dân bằng những hình thức thích hợp về những nội dung mới, các quy định hiện hành trong công tác quy hoạch, nhằm tạo sự đồng thuận cao nhất trong nhân dân khi triển khai lập và tổ chức thực hiện các quy hoạch trên địa bàn thành phố. d) Tăng cường đào tạo, tập huấn các nội dung quy định về văn hóa công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức nhằm nâng cao nhận thức về tinh thần, thái độ làm việc, các chuẩn mực giao tiếp, ứng xử, đạo đức lối sống, góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức triển khai thực hiện. Các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức để phù hợp với quy định hiện hành. đ) Từng cơ quan, địa phương trên tinh thần “Chủ động, khẩn trương và chặt chẽ” tích cực tham gia, phối hợp chặt chẽ và có đề xuất những nội dung quy hoạch thuộc lĩnh vực quản lý, góp phần hỗ trợ các đơn vị được giao nhiệm vụ lập quy hoạch hoàn thành sớm và chất lượng đối với sản phẩm quy hoạch trình cấp thẩm quyền phê duyệt. 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng khẩn trương tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ trong quá trình lập Quy hoạch thành phố, điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố, xây dựng kế hoạch làm việc cụ thể với đơn vị tư vấn, tham mưu Ban Chỉ đạo, Hội đồng Quy hoạch thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức phản biện, tham vấn ý kiến chuyên gia, hoàn thiện từng bước theo lộ trình, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong từng nội dung thực hiện, rút ngắn thời gian hoàn thành, cố gắng đến cuối năm 2021 hoàn thành Báo cáo Quy hoạch tổng hợp của Quy hoạch thành phố, xin ý kiến Ban Thường vụ Thành ủy và Hội đồng nhân dân thành phố làm cơ sở hoàn thiện trình phê duyệt. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện chủ động phối hợp với các Sở, ngành có liên quan thực hiện rà soát, đánh giá và có những đề xuất phù hợp với định hướng phát triển của địa phương để kiến nghị, cung cấp thông tin cho đơn vị tư vấn lập quy hoạch. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến những nội dung được quy định tại Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch. 4. Tổ chức thực hiện a) Yêu cầu các Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, ban, ngành thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phản ánh về Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp chung. b) Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chỉ thị này; định kỳ hàng quý báo cáo kết quả và tham mưu xử lý các kiến nghị, đề xuất và giải quyết khó khăn vướng mắc, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định./. Nơi nhận: - TT. Thành ủy (để báo cáo); - TT. HĐND TP (để báo cáo); - Vụ Quy hoạch - Bộ KH&ĐT (để báo cáo); - CT và các PCT UBND TP; - Các Sở, ban, ngành TP; - UBND quận, huyện; - VP UBND TP (2,3); - Cổng TTĐTTP; - Lưu: VT.P.Cao CHỦ TỊCH Trần Việt Trường
{ "issuing_agency": "Thành phố Cần Thơ", "promulgation_date": "07/07/2021", "sign_number": "08/CT-UBND", "signer": "Trần Việt Trường", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Thong-tu-05-2017-TT-BTC-quan-ly-tam-ung-hoan-tra-chi-phi-cuong-che-thi-hanh-quyet-dinh-xu-phat-hanh-chinh-330328.aspx
Thông tư 05/2017/TT-BTC quản lý tạm ứng hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính mới nhất
BỘ TÀI CHÍNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 05/2017/TT-BTC Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2017 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN VIỆC QUẢN LÝ, TẠM ỨNG VÀ HOÀN TRẢ CHI PHÍ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 06 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn việc quản lý, tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Thông tư này hướng dẫn việc quản lý, tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong trường hợp không áp dụng xử phạt (sau đây gọi là cưỡng chế) theo quy định tại Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (sau đây gọi là Nghị định số 166/2013/NĐ-CP). 2. Thông tư này không áp dụng đối với chi phí cưỡng chế trong lĩnh vực thuế, hải quan. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Người ra quyết định cưỡng chế. 2. Cơ quan của người ra quyết định cưỡng chế, cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế. 3. Tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế (sau đây gọi là đối tượng bị cưỡng chế). 4. Cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước các cấp. 5. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thi hành cưỡng chế. Điều 3. Nguyên tắc quản lý chi phí cưỡng chế 1. Đối tượng bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí cho hoạt động cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP. 2. Đối tượng bị cưỡng chế có trách nhiệm nộp toàn bộ chi phí cưỡng chế cho cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế theo quy định của Thông tư này. 3. Đối tượng bị cưỡng chế không tự nguyện nộp hoặc nộp chưa đủ chi phí hoặc nộp chậm thời hạn theo thông báo của cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế có quyền ban hành tiếp quyết định cưỡng chế để thu hồi chi phí cưỡng chế bằng các biện pháp quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính. Điều 4. Nội dung và mức chi chi phí cưỡng chế 1. Việc xác định chi phí cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP, bao gồm các chi phí sau: a) Chi phí huy động người thực hiện quyết định cưỡng chế: chi phí bồi dưỡng cho những người trực tiếp thực hiện cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế; b) Chi phí thuê phương tiện tháo dỡ, chuyên chở đồ vật, tài sản; c) Chi phí thuê giữ hoặc bảo quản tài sản kê biên; d) Chi phí thù lao cho các chuyên gia tham gia định giá để tổ chức đấu giá theo quy định của pháp luật; đ) Chi phí tổ chức bán đấu giá tài sản: - Chi phí bán đấu giá theo quy định của pháp luật trong trường hợp người ra quyết định cưỡng chế ký hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản bị kê biên để bán đấu giá; - Tiền thuê địa điểm, phương tiện phục vụ tổ chức bán đấu giá, niêm yết, công khai việc bán đấu giá trường hợp thành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản. e) Chi phí thực tế khác liên quan đến thực hiện cưỡng chế (nếu có). 2. Mức chi: a) Chi bồi dưỡng cho những người được huy động trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế: - Cán bộ, công chức của cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế được huy động thực hiện cưỡng chế, lực lượng công an, dân quân tự vệ, đại diện chính quyền địa phương trực tiếp tham gia cưỡng chế: người chủ trì mức 150.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế, đối tượng khác mức 100.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế. - Đại diện tổ dân phố, trưởng thôn và các đối tượng khác được người ra quyết định cưỡng chế huy động tham gia cưỡng chế: 100.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế. b) Các chi phí quy định tại điểm b, c, d, đ, e khoản 1 Điều này được thực hiện căn cứ vào hợp đồng, thanh lý hợp đồng, biên bản bàn giao tài sản kê biên (đối với chi phí bảo quản tài sản kê biên quy định tại điểm c khoản 1 Điều này), hóa đơn, chứng từ chi tiêu thực tế, hợp pháp, hợp lệ theo quy định hiện hành, phù hợp với giá cả trên địa bàn trong cùng thời kỳ và được người ra quyết định cưỡng chế phê duyệt. Điều 5. Tạm ứng chi phí cưỡng chế 1. Trước khi tổ chức việc cưỡng chế, cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế phải trình người ra quyết định cưỡng chế phê duyệt dự trù chi phí cưỡng chế. Dự trù kinh phí cưỡng chế được lập căn cứ vào biện pháp cưỡng chế cần áp dụng, thời gian, địa điểm cưỡng chế, phương án tiến hành cưỡng chế, lực lượng tham gia (số lượng, thành phần tham gia) phục vụ cho cưỡng chế. Dự trù chi phí cưỡng chế sau khi được phê duyệt phải được gửi cho đối tượng bị cưỡng chế 01 bản cùng với quyết định cưỡng chế để nộp chi phí cưỡng chế (văn bản ghi rõ ngày, tháng, năm xử phạt, số tiền phải thanh toán, địa chỉ thanh toán bằng tiền mặt hoặc số tài khoản nếu thanh toán bằng chuyển khoản và các thông tin cần thiết khác). 2. Trường hợp chưa thu được chi phí cưỡng chế từ đối tượng bị cưỡng chế do đối tượng bị cưỡng chế không tự nguyện nộp, căn cứ dự trù chi phí cưỡng chế được phê duyệt, cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế tạm ứng chi phí cưỡng chế từ dự toán kinh phí cưỡng chế của cơ quan của người ra quyết định cưỡng chế. Mức tạm ứng tối đa bằng mức dự trù chi phí được duyệt của cuộc cưỡng chế trong phạm vi dự toán kinh phí cưỡng chế được giao của cơ quan của người ra quyết định cưỡng chế. Hồ sơ tạm ứng bao gồm dự toán năm được cấp có thẩm quyền giao và giấy rút dự toán ngân sách (tạm ứng) theo quy định. Điều 6. Hoàn trả tạm ứng chi phí cưỡng chế 1. Khi kết thúc việc thi hành quyết định cưỡng chế, cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế trình người ra quyết định cưỡng chế phê duyệt quyết toán chi phí cưỡng chế. Cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế có trách nhiệm gửi quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt cho đối tượng bị cưỡng chế (trường hợp đối tượng bị cưỡng chế đã nộp chi phí cưỡng chế). 2. Trường hợp đã thực hiện tạm ứng chi phí cưỡng chế theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này, căn cứ quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt, cơ quan thi hành cưỡng chế có thông báo bằng văn bản về quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt gửi cho đối tượng bị cưỡng chế để nộp chi phí cưỡng chế (văn bản ghi rõ ngày, tháng, năm xử phạt, số tiền phải thanh toán, địa chỉ thanh toán bằng tiền mặt hoặc số tài khoản nếu thanh toán bằng chuyển khoản và các thông tin cần thiết khác). Chậm nhất 10 ngày từ khi nhận được thông báo quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt, đối tượng bị cưỡng chế có trách nhiệm nộp chi phí cưỡng chế cho cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế. Khi thu được tiền từ đối tượng bị cưỡng chế, cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế phải làm thủ tục hoàn trả ngay khoản tiền đã tạm ứng chi cưỡng chế cho cơ quan của người ra quyết định cưỡng chế để hoàn ứng cho ngân sách nhà nước. 3. Trường hợp thu được tiền chi phí cưỡng chế từ tiền bán đấu giá tài sản (theo quy định tại Điều 18, Điều 26 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP), sau khi đã đảm bảo thực hiện đầy đủ các khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính thì cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế thực hiện hoàn trả chi phí cưỡng chế cho cơ quan của người ra quyết định cưỡng chế theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế đã thực hiện nộp chi phí cưỡng chế thì cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế trả lại số tiền chi phí cưỡng chế từ bán đấu giá tài sản cho đối tượng bị cưỡng chế. 4. Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế không tự nguyện hoàn trả hoặc hoàn trả chưa đủ chi phí cưỡng chế thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế ra quyết định cưỡng chế bằng các biện pháp quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính. 5. Trường hợp không có khả năng thu hồi chi phí cưỡng chế do đối tượng bị cưỡng chế bị chết, mất tích (đối với cá nhân) hoặc bị phá sản, giải thể (đối với tổ chức) mà không còn tiền, tài sản để nộp chi phí cưỡng chế và không có tổ chức nào tiếp nhận chuyển giao quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính thì cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế báo cáo người ra quyết định cưỡng chế theo quy định tại khoản 6 Điều này. 6. Định kỳ hàng năm, vào thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước, người ra quyết định cưỡng chế báo cáo việc sử dụng kinh phí tạm ứng để thực hiện việc cưỡng chế bao gồm: số kinh phí đã tạm ứng, số kinh phí đã thu hồi được; số kinh phí chưa thu hồi được; số kinh phí không có khả năng thu hồi (nếu có); nguyên nhân chưa thu hồi và kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp. Hồ sơ, biểu mẫu về hoàn tạm ứng chi phí cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này và quy định của pháp luật hiện hành về hoàn tạm ứng dự toán. Điều 7. Lập dự toán, chấp hành và quyết toán Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan của người ra quyết định cưỡng chế thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Kinh phí cưỡng chế được giao vào phần kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ trong dự toán hàng năm của cơ quan của người ra quyết định cưỡng chế. Cuối năm, đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn, số dư dự toán chưa sử dụng sẽ bị hủy bỏ theo quy định, số dư tạm ứng chi phí cưỡng chế còn lại sẽ thu hồi bằng cách chuyển vào số tạm ứng năm sau trong phạm vi dự toán hàng năm của cơ quan của người ra quyết định cưỡng chế. Điều 8. Tổ chức thực hiện 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 03 năm 2017. 2. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ảnh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, phối hợp giải quyết./. Nơi nhận: - Văn phòng TW Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội; - Sở Tài chính, KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Ủy ban giám sát Tài chính; - Công báo; - Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Cổng thông tin điện tử Chính phủ (để đăng website); - Website Bộ Tài chính; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VT, PC. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đỗ Hoàng Anh Tuấn
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "16/01/2017", "sign_number": "05/2017/TT-BTC", "signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Ke-hoach-4036-KH-UBND-2021-tam-soat-SARS-CoV-2-lan-3-cho-nguoi-dan-Can-Gio-Ho-Chi-Minh-533424.aspx
Kế hoạch 4036/KH-UBND 2021 tầm soát SARS CoV 2 lần 3 cho người dân Cần Giờ Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CẦN GIỜ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 4036/KH-UBND Cần Giờ, ngày 03 tháng 8 năm 2021 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC XÉT NGHIỆM TẦM SOÁT SARS-COV-2 (LẦN 3) CHO NGƯỜI DÂN, NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẦN GIỜ (Từ ngày 05 tháng 8 đến ngày 21 tháng 8 năm 2021) Căn cứ Công văn số 2556/UBND-VX ngày 01 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố về tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn thành phố để phòng, chống dịch Covid-19; Căn cứ Kế hoạch số 4336/KH-SYT ngày 08 tháng 7 năm 2021 của Sở Y tế thành phố về tổ chức điều phối thực hiện xét nghiệm Covid-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Căn cứ Kế hoạch số 73-KH/HU ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Huyện ủy về triển khai thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TU của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường một số biện pháp thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Nhằm tiếp tục tăng cường hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian tới; Ủy ban nhân dân huyện xây dựng và triển khai kế hoạch xét nghiệm tầm soát SARS-CoV-2 (lần 3) cho người dân, người lao động trên địa bàn huyện với các nội dung như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1. Mục đích: - Tăng cường công tác lấy mẫu xét nghiệm tầm soát SARS-CoV-2 trên địa bàn huyện, phát hiện kịp thời trường hợp nhiễm COVID-19 để chủ động phòng, chống dịch Covid-19; đồng thời giúp đánh giá mức độ nguy cơ dịch bệnh tiềm ẩn trong cộng đồng, từ đó triển khai các biện pháp hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, không để dịch lan rộng. - Đảm bảo giám sát từng đối tượng được xét nghiệm cụ thể, rõ ràng. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Đối tượng: - Người dân thuộc các khu vực nguy cơ cao trên địa bàn 03 xã Bình Khánh, An Thới Đông, Long Hòa. - Thành viên trong gia đình của các nhóm đối tượng sau: + Nhóm 1: Công nhân các khu chế xuất, khu công nghiệp, nhân viên văn phòng làm việc ngoài huyện có lưu trú trên địa bàn theo khu phố/ấp; + Nhóm 2: Tiểu thương buôn bán tại các chợ; + Nhóm 3: Tài xế xe tải, giao hàng; + Nhóm 4: Người địa phương khác đến lưu trú - làm việc; + Nhóm 5: Người tham gia phòng, chống dịch; + Nhóm 6: Hộ buôn bán tạp hóa, kinh doanh nhỏ lẻ...; + Nhóm 7: Nhân viên siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cơ sở dịch vụ; nhân viên thu gom, vận chuyển rác các khu cách ly, bệnh viện điều trị; nhân viên phục vụ bến phà;.... 2. Thời gian thực hiện: Từ ngày 05/8/2021 đến ngày 21/8/2021. STT Xã, thị trấn Nhóm đối tượng lấy mẫu Thời gian lấy mẫu Lần 1 Lần 2 1 Xã Bình Khánh Khu vực nguy cơ cao 05/8/2021 2 Xã An Thới Đông Khu vực nguy cơ cao 06/8/2021 3 Xã Long Hòa Khu vực nguy cơ cao 06/8/2021 4 Xã Bình Khánh Từ nhóm 01-07 theo danh sách quản lý 07-08/8/2021 14-15/8/2021 5 Xã An Thới Đông Từ nhóm 01 - 07 theo danh sách quản lý 09-10/8/2021 16-17/8/2021 6 Xã Tam Thôn Hiệp Từ nhóm 01 - 07 theo danh sách quản lý 12/8/2021 19/8/2021 7 Xã Lý Nhơn Từ nhóm 01 - 07 theo danh sách quản lý 10/8/2021 17/8/2021 8 Xã Long Hòa Từ nhóm 01 - 07 theo danh sách quản lý 11-12/8/2021 18-19/8/2021 9 Thị trấn Cần Thạnh Từ nhóm 01-07 theo danh sách quản lý 13/8/2021 20/8/2021 10 Xã Thạnh An Từ nhóm 01-07 theo danh sách quản lý 14/8/2021 21/8/2021 3. Sau khi kết thúc thực hiện việc lấy mẫu tầm soát xét nghiệm SARS-COV-2 từ ngày 05/8/2021 đến ngày 21/8/2021 cho thành viên trong gia đình các nhóm đối tượng sẽ thực hiện việc tầm soát xét nghiệm theo định kì cho các nhóm đối tượng, cụ thể như sau: STT Nhóm đối tượng Đơn vị quản lý Thời gian xét nghiệm Lịch dự kiến 1 Công nhân các khu chế xuất, khu công nghiệp, nhân viên văn phòng làm việc ngoài huyện có lưu trú trên địa bàn theo ấp, khu phố Ủy ban nhân dân xã/thị trấn 3-5 ngày/lần Thứ bảy, chủ nhật hàng tuần 2 Tiểu thương chợ Ủy ban nhân dân xã/thị trấn 3-5 ngày/lần Chiều thứ 2 hàng tuần 3 Tài xế xe tải, giao hàng Ủy ban nhân dân xã/thị trấn 3-5 ngày/lần Lịch đăng ký 4 Người địa phương khác đến lưu trú - làm việc Ủy ban nhân dân xã/thị trấn Tầm soát 2 lần cách nhau 5 ngày Lịch đăng ký 5 Người tham gia phòng chống dịch Ủy ban nhân dân xã/thị trấn Tuần/lần Sáng thứ sáu hàng tuần 6 Hộ buôn bán tạp hóa, kinh doanh nhỏ lẻ... Ủy ban nhân dân xã/thị trấn Tuần/lần Chiều thứ hai hàng tuần 7 Nhân viên siêu thị, cửa hàng tiện lợi; cơ sở dịch vụ ... Nhân viên thu gom - vận chuyển rác các khu cách ly, bệnh viện điều trị; Nhân viên phục vụ bến phà; … Đơn vị chủ quản Tuần/lần Lịch đăng ký 4. Hình thức tổ chức xét nghiệm: - Thực hiện lấy mẫu test nhanh kháng nguyên định kỳ theo nhóm đối tượng và PCR gộp ít nhất 01 tháng/lần. - Cập nhật chi tiết xét nghiệm trên phiếu “Theo dõi xét nghiệm tầm soát SARS-COV-2” cho từng người, đảm bảo quản lý các đối tượng. III. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN: 1. Giao Phòng Y tế: - Phối hợp với các đơn vị triển khai kế hoạch xét nghiệm tầm soát SARS-CoV-2 (lần 3) cho người dân, người lao động trên địa bàn huyện; tổng hợp báo cáo kết quả tiến độ thực hiện kế hoạch hàng ngày về Ủy ban nhân dân huyện theo quy định. - Tổng hợp kinh phí thực hiện của các đơn vị trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt. 2. Đề nghị Trung tâm Y tế huyện: - Phối hợp Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn triển khai kế hoạch xét nghiệm tầm soát SARS-CoV-2 (lần 3) cho người dân, người lao động trên địa bàn huyện; trong đó có phân công trách nhiệm cụ thể cho từng đồng chí trong Trung tâm Y tế huyện phụ trách từng địa bàn lấy mẫu cụ thể. - Phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố chịu trách nhiệm chính trong điều phối thực hiện xét nghiệm trên địa bàn huyện; chuẩn bị nhân sự thành lập dự kiến có 15 đội lấy mẫu theo kế hoạch, trong đó: có 12 đội thực hiện lấy mẫu xét nghiệm cho cộng đồng và 03 đội tham gia truy vết, khoanh vùng, điều tra dịch tễ, lấy mẫu khu nguy cơ cao và khu phong tỏa. - Chủ trì tổ chức việc lấy mẫu bệnh phẩm đảm bảo yêu cầu chống dịch và phù hợp công suất thực hiện xét nghiệm của hệ thống; vận chuyển đến cơ sở xét nghiệm kịp thời, nhịp nhàng trong ngày, không để dồn ứ mẫu vào cuối ngày. - Phân công lực lượng tham gia lấy mẫu, chuẩn bị trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác lấy mẫu, xét nghiệm. Chỉ đạo Trạm Y tế các, xã thị trấn cử nhân sự hỗ trợ lấy mẫu khi thực hiện lấy mẫu trên địa bàn xã, thị trấn. - Tổng hợp báo cáo kết quả tiến độ thực hiện hàng ngày về Phòng Y tế huyện để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện. 3. Giao Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn: - Thực hiện lập danh sách chi tiết các nhóm đối tượng (từ 01 đến 07) trên địa bàn quản lý; trong đó tập trung ưu tiên vào các thành viên trong gia đình của từng nhóm đối tượng. Phân công cụ thể cho từng đồng chí trong Ban Chỉ đạo xã, thị trấn phụ trách danh sách từng ấp, khu phố (tránh bỏ sót đối tượng); hoàn thành trước ngày 04 tháng 8 năm 2021. - Thực hiện phát phiếu “Theo dõi xét nghiệm tầm soát SARS-COV-2” cho từng người dân, người lao động (theo mẫu đính kèm); đảm bảo việc giám sát đối tượng được xét nghiệm cụ thể, rõ ràng. - Chịu trách nhiệm bố trí địa điểm lấy mẫu trên địa bàn; cử nhân sự tham gia, hỗ trợ công tác lấy mẫu; thông báo thời gian, địa điểm và vận động nhân dân tham gia lấy mẫu xét nghiệm theo kế hoạch đề ra; huy động lực lượng điều phối vị trí, sắp xếp linh động và phân chia thời gian cụ thể theo từng tổ ấp, khu phố để đảm bảo giãn cách trong quá trình lấy mẫu, tránh việc lây nhiễm chéo, yêu cầu người dân thực hiện đúng nguyên tắc 5K trong quá trình chờ lấy mẫu.., đảm bảo an ninh trật tự và đúng tiến độ. - Trên cơ sở quản lý từng nhóm đối tượng, tiếp tục phối hợp Trung tâm Y tế huyện triển khai xét nghiệm tầm soát SARS-COV-2 theo định kì tại mục 3 phần II. 4. Đề nghị Huyện đoàn: Hỗ trợ đoàn viên thanh niên, tình nguyện viên thực hiện phân luồng, điều phối,... và giám sát đảm bảo tuân thủ 5K theo quy định Bộ Y tế tại các địa điểm xét nghiệm tầm soát SARS-CoV-2; đồng thời hỗ trợ nhập liệu thông tin người được lấy mẫu. 5. Giao Phòng Tài chính - Kế hoạch: Phối hợp, hướng dẫn các đơn vị liên quan thực hiện quyết toán kinh phí đúng quy định. 6. Giao Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông huyện: Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện tích cực tham gia xét nghiệm tầm soát SARS-COV-2 vì mục tiêu sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng, góp phần chung tay phòng, chống dịch Covid-19. 7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể huyện: Chỉ đạo các cấp trực thuộc phối hợp với ngành chuyên môn, tuyên truyền vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên... tích cực tham gia xét nghiệm tầm soát SARS-COV-2 vì mục tiêu sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng, góp phần chung tay phòng, chống dịch Covid-19. Trên đây là kế hoạch xét nghiệm tầm soát SARS-CoV-2 (lần 3) cho người dân, người lao động trên địa bàn huyện; đề nghị thủ trưởng các đơn vị liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị báo cáo kịp thời về Phòng Y tế tổng hợp, trình Ban Chỉ đạo huyện để xem xét, chỉ đạo. Nơi nhận: - Ủy ban nhân dân thành phố; - Sở Y tế thành phố; - Đ/c Huỳnh Thanh Nhân - Giám đốc Sở Nội vụ; - Thường trực Huyện ủy; - Thường trực HĐND huyện; - TTUB: CT, các PCT; - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể huyện; - Thành viên BCĐ phòng, chống Covid-19 huyện: - Tổ Công tác đặc biệt (đ/c Hải -Tổ trưởng); - Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn; - VP: CVP, PVP/TH; - Lưu: VT, P. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Ngọc Xuân PHỤ LỤC VỀ DỰ KIẾN THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC XÉT NGHIỆM TẦM SOÁT SARS-COV-2 (LẦN 3) (Đính kèm Kế hoạch số 4036/KH-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân huyện) STT Xã/thị trấn Thời gian Địa điểm Đối tượng Người phụ trách 1 Bình Khánh 05/8/2021 UBND đề xuất Khu vực nguy cơ cao Ông Võ Hoàng Tâm - Chủ tịch UBND xã ĐT: 0986858168 2 An Thới Đông 06/8/2021 UBND đề xuất Khu vực nguy cơ cao Ông Nguyễn Văn Nam - Chủ tịch UBND xã ĐT: 0935417179 3 Long Hòa 06/8/2021 UBND đề xuất Khu vực nguy cơ cao Ông Nguyễn Bá Trường - Chủ tịch UBND xã ĐT: 0969899778 4 Bình Khánh 07-08/8/2021 14-15/8/2021 Trung tâm VHTT xã Nhóm 01 và 02 Ông Võ Hoàng Tâm - Chủ tịch UBND xã ĐT: 0986858168 5 Trung tâm VHTT xã Nhóm 03 và 04 Bà Cao Thị Hạnh Nhung - Phó CT UBND xã ĐT: 0938858582 6 UBND xã Nhóm 05 Ông Võ Thanh Thảo - Phó CT UBND ĐT: 0989986800 7 Trung tâm VHTT xã Nhóm 06 và 07 Bà Nguyễn Thị Thu Linh - Phó Chủ tịch HĐND ĐT: 0914100170 8 An Thới Đông 9-10/8/2021 16-17/8/2021 Trung tâm VHTT xã Nhóm 01 và 02 Bà Võ Thị Hoàng Yến - Phó Chủ tịch UBND ĐT: 0931329932 9 Trung tâm VHTT xã Nhóm 03 và 04 Ông Nguyễn Văn Nam - Chủ tịch UBND ĐT: 0935417179 10 UBND xã Nhóm 05 Ông Nguyễn Tấn Kiệt - Phó Chủ tịch UBND ĐT: 0907799602 11 Trung tâm VHTT xã Nhóm 06 và 07 Ông Nguyễn Văn Nam - Chủ tịch UBND ĐT: 0935417179 12 Tam Thôn Hiệp 12/8/2021 19/8/2021 Trung tâm VHTT xã Nhóm 01 và 02 Bà Nguyễn Thị Đẹp - Chủ tịch UBND ĐT: 0909141409 13 Trung tâm VHTT xã Nhóm 03 và 04 Bà Lê Thị Hồng Hương - Phó Chủ tịch UBND ĐT: 0969021555 14 UBND xã Nhóm 05 Ông Huỳnh Văn Tím - Phó Chủ tịch UBND ĐT: 0989913221 15 Trung tâm VHTT xã Nhóm 06 và 07 Bà Nguyễn Thị Đẹp - Chủ tịch UBND ĐT: 0909141409 16 Lý Nhơn 10/8/2021 17/8/2021 Trung tâm VHTT xã Nhóm 01 và 02 Ông Trần Văn Cành - Phó Bí thư TT Đảng ủy ĐT: 0913669079 17 Trung tâm VHTT xã Nhóm 03 và 04 Ông Ngô Hoàng Quý - Phó Chủ tịch UBND ĐT: 0909554988 18 UBND xã Nhóm 05 Ông Trần Văn Cành - Phó Bí thư TT Đảng ủy ĐT: 0913669079 19 Trung tâm VHTT xã Nhóm 06 và 07 Ông Ngô Hoàng Quý - Phó Chủ tịch UBND ĐT: 0909554988 20 Long Hòa 11, 12/8/2021 18, 19/8/2021 Trung tâm VHTT xã Nhóm 01 và 02 Ông Nguyễn Bá Trường - Chủ tịch UBND ĐT: 0969899778 21 Trung tâm VHTT xã Nhóm 03 và 04 Bà Nguyễn Thị Kim Hương - Phó Chủ tịch UBND ĐT: 0356155279 22 UBND xã Nhóm 05 Ông Lê Thế Phi - Phó Bí thư TT Đảng ủy ĐT: 0966060966 23 Trung tâm VHTT xã Nhóm 06 và 07 Ông Thái Tân Sĩ - Phó Chủ tịch UBND ĐT: 0913890677 24 Thị trấn Cần Thạnh 13/8/2021; 20/8/2021 Trường TH Cần Thạnh Nhóm 01 và 02 Bà Trần Thị Ngọc Bích - Chủ tịch Hội LHPN ĐT: 0777997228 25 Trường TH Cần Thạnh Nhóm 03 và 04 Ông Đặng Ngọc Phú - Cán bộ VHXH ĐT: 0388842942 26 UBND xã Nhóm 05 Ông Trần Tiến Đạt - Bí thư Đoàn Thanh niên ĐT: 0918451650 27 Trường TH Cần Thạnh Nhóm 06 và 07 Bà Võ Thị Kim Thắm - Chủ tịch UBMTTQVN ĐT: 0986423558 28 Thạnh An 14/8/2021 21/8/2021 Trường THCS- THPT Thạnh An Nhóm 01 và 02 Ông Đặng Hoàng Sơn - Phó Chủ tịch UBND ĐT: 0978472756 29 Trường THCS- THPT Thạnh An Nhóm 03 và 04 Ông Trần Văn Thanh - Phó Bí thư TT Đảng ủy ĐT: 0976586642 30 UBND xã Nhóm 05 Ông Lê Vũ Sơn - Phó Bí thư Đảng ủy ĐT: 0906869606 31 Trường THCS- THPT Thạnh An Nhóm 06 và 07 Ông Đặng Hoàng Sơn - Phó Chủ tịch UBND ĐT: 0978472756 * Phân công trách nhiệm: - Người phụ trách có trách nhiệm đề xuất thời gian, địa điểm lấy mẫu cụ thể; chuẩn bị công tác hậu cần phục vụ cho việc lấy mẫu; chỉ đạo Tổ Covid cộng đồng mời đối tượng ra lấy mẫu (phát phiếu) và xếp hàng trật tự khi lấy mẫu, tránh tình trạng tập trung đông người. - Ông Trần Đình Thu - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện: có trách nhiệm điều phối lực lượng, trang thiết bị phục vụ công tác lấy mẫu theo thời gian và địa điểm do người phụ trách đề xuất. ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ/THỊ TRẤN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- (đóng dấu treo của UBND xã, thị trấn) PHIẾU THEO DÕI XÉT NGHIỆM TẦM SOÁT SARS-COV-2 Họ và tên: …………………………………………………………………………………………… Ngày tháng năm sinh: ……………………………………….. Giới tính: ……………………….. Số CMND/CCCD: ………………………………………………………………………………….. Số điện thoại: ……………………………………………………………………………………….. Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………………………………. Nghề nghiệp: ……………………………………………………………………………………….. STT NGÀY LẤY MẪU XÉT NGHIỆM NGƯỜI LẤY MẪU XÉT NGHIỆM KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM ĐƠN VỊ THỰC HIỆN
{ "issuing_agency": "Huyện Cần Giờ", "promulgation_date": "03/08/2021", "sign_number": "4036/KH-UBND", "signer": "Nguyễn Ngọc Xuân", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Chi-thi-3798-CT-BGDDT-2018-su-dung-sach-giao-khoa-sach-tham-khao-trong-giao-duc-pho-thong-395250.aspx
Chỉ thị 3798/CT-BGDĐT 2018 sử dụng sách giáo khoa sách tham khảo trong giáo dục phổ thông
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 3798/CT-BGDĐT Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 2018 CHỈ THỊ VỀ VIỆC SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA VÀ SÁCH THAM KHẢO TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Chính phủ đã giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng chương trình, tổ chức biên soạn sách giáo khoa để thực hiện trên phạm vi cả nước từ năm học 2002-2003. Khi biên soạn sách giáo khoa, các tác giả đã thiết kế một số bảng số liệu để trống nhằm hướng dẫn học sinh tiến hành các thí nghiệm; xây dựng hệ thống bài tập đa dạng về hình thức (tự luận, trắc nghiệm, điền khuyết, nối đôi) nhằm rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy phù hợp với từng nội dung kiến thức, hướng dẫn học sinh tự học, đồng thời giúp học sinh làm quen với các dạng bài tập khác nhau trong kiểm tra đánh giá theo xu thế chung của các nước trên thế giới. Để học sinh không viết vào sách giáo khoa trong quá trình thực hiện các hoạt động học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa, nhắc nhở học sinh có ý thức giữ gìn, không được viết, vẽ vào sách để sử dụng sách giáo khoa được lâu bền. Tuy nhiên, việc sử dụng lại sách giáo khoa hiện mới đạt khoảng 35%. Để nâng cao hiệu quả sử dụng sách giáo khoa, tăng tỷ lệ sách giáo khoa được sử dụng lại nhiều lần, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu: 1. Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo: a) Chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục phổ thông ở địa phương: - Chỉ đạo giáo viên tiếp tục thực hiện nghiêm hướng dẫn tại Công văn số 6176/TH ngày 19 tháng 7 năm 2002, Công văn số 7590/GDTH ngày 27 tháng 8 năm 2004, Công văn số 2372/BGDĐT-GDTrH ngày 11 tháng 4 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tổ chức quán triệt đến từng cán bộ quản lý giáo viên học sinh về việc giữ gìn, bảo quản sách giáo khoa để sử dụng và sử dụng lại lâu bền; hướng dẫn học sinh nghiên cứu sách giáo khoa để thực hiện các hoạt động học và ghi kết quả học tập vào vở; không viết, vẽ vào sách giáo khoa; - Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ quản lý, giáo viên vi phạm quy định tại Thông tư số 21/2014/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục mầm non giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, khiến cho học sinh phải mua quá nhiều xuất bản phẩm tham khảo nhưng sử dụng không hiệu quả, gây lãng phí. b) Phối hợp với các ban, ngành liên quan tổ chức việc thanh tra, kiểm tra việc sử dụng sách giáo khoa và xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông; xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm. 2. Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: - Tổ chức rà soát, đánh giá cụ thể việc in ấn, phát hành sách giáo khoa hiện hành để có phương án chỉnh sửa bản thảo sách giáo khoa nhằm hạn chế tối đa việc học sinh ghi vào sách giáo khoa trong quá trình học tập; - Báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về kết quả rà soát, đánh giá và phương án chỉnh sửa bản thảo sách giáo khoa trước khi tái bản. 3. Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học và thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ động nắm tình hình và xây dựng kế hoạch chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chỉ thị này ở các địa phương. Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, chỉ đạo thanh tra giáo dục các cấp tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Chỉ thị này. Chỉ thị này được phổ biến đến tất cả cán bộ, công chức, viên chức ở các cấp quản lý giáo dục, nhà giáo ở các cơ sở giáo dục phổ thông và các tổ chức, cá nhân có liên quan để quán triệt và thực hiện./. Nơi nhận: - Ban Tuyên giáo Trung ương; Để báo cáo - Văn phòng Chính phủ; Để báo cáo - Văn phòng Quốc hội; Để báo cáo - Ủy ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội; Để báo cáo - Các Tỉnh ủy, Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; Để phối hợp - Công đoàn Giáo dục Việt Nam; Để phối hợp - Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam; Để phối hợp - Hội Khuyến học Việt Nam; Để phối hợp - Hội Cựu Giáo chức Việt Nam; Để phối hợp - Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực; Để phối hợp - Các Sở giáo dục và đào tạo; Để thực hiện - Các đơn vị thuộc cơ quan Bộ GDĐT; Để thực hiện - Các đơn vị trực thuộc Bộ GDĐT; Để thực hiện - Các cơ sở giáo dục đại học; Để thực hiện - Các trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm; Để thực hiện - Cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT; - Lưu: VT, VP. BỘ TRƯỞNG Phùng Xuân Nhạ
{ "issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "promulgation_date": "24/09/2018", "sign_number": "3798/CT-BGDĐT", "signer": "Phùng Xuân Nhạ", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-lien-tich-03-2011-TTLT-BCA-BTC-huong-dan-dieu-chinh-muc-tro-cap-126710.aspx
Thông tư liên tịch 03/2011/TTLT-BCA-BTC hướng dẫn điều chỉnh mức trợ cấp
BỘ CÔNG AN - BỘ TÀI CHÍNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 03/2011/TTLT-BCA-BTC Hà Nội, ngày 12 tháng 07 năm 2011 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH MỨC TRỢ CẤP HÀNG THÁNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CHIẾN SĨ CÔNG AN NHÂN DÂN HƯỞNG TRỢ CẤP HÀNG THÁNG THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 53/2010/QĐ-TTG NGÀY 20 THÁNG 8 NĂM 2010 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an; Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Căn cứ Nghị định số 23/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc; Sau khi trao đổi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an và Bộ Tài chính hướng dẫn điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ như sau: Điều 1. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân thuộc đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Điều 4 Thông tư Liên tịch số 05/2010/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2010 của Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương. Điều 2. Điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng Đối tượng quy định tại Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh mức hưởng trợ cấp hàng tháng kể từ ngày 01/5/2011, cách tính như sau: Mức hưởng trợ cấp hàng tháng kể từ ngày 01/5/2011 = Mức hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg x 1,137 Ví dụ: Đồng chí Nguyễn Văn A có thời gian công tác thực tế trong Công an nhân dân là 15 năm 4 tháng thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ với mức hưởng trợ cấp hàng tháng là 813.614 đồng/tháng. Kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2011, đồng chí Nguyễn Văn A được hưởng trợ cấp hàng tháng là: 813.614 đồng x 1,137 = 925.079 đồng/tháng. Điều 3. Tổ chức thực hiện 1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện điều chỉnh và chi trả trợ cấp hàng tháng cho đối tượng được quy định tại Điều 1 Thông tư này đang hưởng trợ cấp hàng tháng tại các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 2. Bộ Tài chính đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ và lệ phí chi trả theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. 3. Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Thông tư này. Thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Điều 2 Thông tư này đối với các trường hợp có Quyết định hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành trở về sau. 4. Ban hành kèm theo Thông tư này mẫu số 01/QĐ-X33 và mẫu số 02/GT-X33. Điều 4. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 8 năm 2011. Mức điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với đối tượng quy định tại Điều 1 Thông tư này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2011. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Công an (qua Cục Chính sách, Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân) để phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính giải quyết. KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH THỨ TRƯỞNG Nguyễn Công Nghiệp KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN THỨ TRƯỞNG Trung tướng Đặng Văn Hiếu Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; -Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng; - Kiểm toán Nhà nước; - Công báo, Website Chính phủ; - Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Bộ Công an: Bộ trưởng, các Thứ trưởng; Các Tổng cục, Vụ, Cục … trực thuộc Bộ; Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Sở Tài chính, Sở LĐTB&XH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Lưu: VT: Bộ Công an (V11, V19, X33), Bộ LĐTB&XH, Bộ Tài chính. Mẫu số 01/QĐ-X33 TỔNG CỤC XDLL CAND CỤC CHÍNH SÁCH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: /QĐ-X33 Hà Nội, ngày tháng năm QUYẾT ĐỊNH Về việc hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ CỤC TRƯỞNG CỤC CHÍNH SÁCH Căn cứ Quyết định số 4734/QĐ-BCA ngày 24/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Chính sách; Căn cứ Thông tư Liên tịch số 05/2010/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2010 của Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương; Căn cứ Thông tư liên tịch số 03/2011/TTLT-BCA-BTC, ngày 12 tháng 7 năm 2011 của Bộ Công an và Bộ Tài chính hướng dẫn điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ; Xét đề nghị của Công an tỉnh …………….. tại công văn số ………….. ngày tháng năm và hồ sơ của ông (bà) …………..; QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ông (bà) …………………………………. Sinh ngày: ………………………………… Nơi cư trú: ……………………………………………………………... Ngày vào Công an nhân dân: ……………………………………….. Xuất ngũ, thôi việc ngày: …………….. Cấp bậc, chức vụ khi xuất ngũ, thôi việc: …………………… Đơn vị khi xuất ngũ, thôi việc: ……………………………….. Tổng thời gian công tác được tính hưởng chế độ: năm tháng Được hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ kể từ ngày 01/5/2010 là: ……………….. (Bằng chữ: ) Trợ cấp hàng tháng được điều chỉnh theo Nghị định số 23/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ kể từ ngày 01/5/2011 là: …………………. x 1,137 = ………………………………. (Bằng chữ: ) Nơi nhận trợ cấp: Điều 2. Đồng chí Giám đốc Công an tỉnh …………….. và ông (bà) ………………….. chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. Nơi nhận: - Như Điều 2; - Sở LĐ-TBXH tỉnh …….; - Lưu: X33(P3). CỤC TRƯỞNG Mẫu số 02/GT-X33 TỔNG CỤC XDLL CAND CỤC CHÍNH SÁCH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: /GT-X33 Hà Nội, ngày tháng năm GIẤY GIỚI THIỆU Chi trả chế độ trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố. Cục Chính sách, Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân giới thiệu: Ông (bà) ……………………………………. Sinh ngày ……………………………….. Quê quán: ……………………………………. Nơi cư trú: …………………………………… Là đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương, có tổng thời gian công tác được tính hưởng chế độ: …………. Được hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ kể từ ngày 01/5/2010 là: …………………………….. (Bằng chữ: ) Trợ cấp hàng tháng được điều chỉnh theo Nghị định số 23/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ kể từ ngày 01/5/2011 là: ………………………x 1,137 = ………………………….. (Bằng chữ: ) Nơi nhận trợ cấp: ……………………………………………………………………………………….. Đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh (thành phố) tiếp nhận hồ sơ và chi trả chế độ trợ cấp hàng tháng đối với ông (bà) …………….. theo quy định. Kèm theo gồm: - Bản khai cá nhân của ông (bà) ………………… - Quyết định số ………./QĐ-X33 ngày … tháng … năm … của Cục trưởng Cục Chính sách, Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân, Bộ Công an. Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: X33(P3). CỤC TRƯỞNG
{ "issuing_agency": "Bộ Công An, Bộ Tài chính", "promulgation_date": "12/07/2011", "sign_number": "03/2011/TTLT-BCA-BTC", "signer": "Nguyễn Công Nghiệp, Đặng Văn Hiếu", "type": "Thông tư liên tịch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Ke-hoach-6144-KH-STP-2020-thuc-hien-Chuong-trinh-thuc-hanh-tiet-kiem-So-Tu-phap-Ho-Chi-Minh-545931.aspx
Kế hoạch 6144/KH-STP 2020 thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm Sở Tư pháp Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SỞ TƯ PHÁP ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 6144/KH-STP Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 12 năm 2020 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ NĂM 2021 Căn cứ Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 26 tháng 11 năm 2013; Căn cứ Nghị định số 84/2014/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Căn cứ Thông tư số 188/2014/TT-BTC ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 84/2014/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Căn cứ Thông tư số 129/2017/TT-BTC ngày 04 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính về quy định tiêu chí đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên; Căn cứ Quyết định số 2276/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021; Nhằm hoàn thành các chương trình, mục tiêu trọng tâm năm của Ngành Tư pháp, thực hiện nhiệm vụ của Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân Thành phố giao gắn kết với chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để đạt kết quả cao nhất; Sở Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 như sau: I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU 1. Mục tiêu Nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm phát huy cao nhất mọi nguồn lực hoàn thành các mục tiêu trọng tâm năm của Ngành Tư pháp, của Thành phố gắn với tăng trưởng, phát triển kinh tế, ổn định đời sống của công chức, viên chức, người lao động tại Sở Tư pháp nói riêng (và đời sống của người dân tại Thành phố nói chung), bảo đảm an sinh xã hội; quyết liệt thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, góp phần tạo nguồn lực để phòng, chống và khắc phục hậu quả của dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế, ổn định đời sống của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội. 2. Yêu cầu - Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải đảm bảo thực chất, sát với điều kiện thực tiễn, có kết quả cụ thể, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực hơn; đồng thời phải đề ra các nhiệm vụ, biện pháp cụ thể, rõ ràng nhằm tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực thuộc phạm vi hoạt động của Sở Tư pháp và được điều chỉnh của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hiện theo dõi, tổng hợp và báo cáo theo yêu cầu. - Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải bám sát chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước; xác định thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các Sở ban ngành, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở Tư pháp, các địa phương gắn với trách nhiệm của người đứng đầu và phải được thực hiện đồng bộ, toàn diện, gắn kết giữa các ngành, lĩnh vực, các hoạt động phòng chống tham nhũng, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. - Tổ chức tốt việc học tập quán triệt đầy đủ, kịp thời và thực hiện nghiêm Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được xác định là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, các Sở ban ngành, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở Tư pháp, các doanh nghiệp và nhân dân với sự tham gia của tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. II. CHỈ TIÊU TIẾT KIỆM TRONG CÁC LĨNH VỰC 1. Trong quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước a) Tiếp tục thực hiện nghiêm quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và các văn bản hướng dẫn Luật trong tất cả các khâu: lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng, kiểm soát chi và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước. - Việc lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán kinh phí ngân sách nhà nước phải đúng thẩm quyền, trình tự, nội dung, đối tượng và thời gian theo quy định; đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ, đảm bảo công bằng công khai, minh bạch. Việc lập, thẩm định, xét duyệt quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. - Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực về tình hình sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước tại đơn vị theo đúng quy định của pháp luật. - Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị hạn chế tối đa trong việc tổ chức Hội thảo, hội nghị, các đoàn tham quan, khảo sát, học tập kinh nghiệm trong và nước ngoài chưa thực sự cần thiết. - Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện nghiêm chủ trương tiết kiệm điện để đảm bảo an toàn năng lượng điện của Quốc gia. b) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức điều hành chi ngân sách nhà nước theo dự toán được giao; đảm bảo chi ngân sách nhà nước tiết kiệm, hiệu quả; trong đó cần lưu ý một số vấn đề sau: - Triệt để tiết kiệm các khoản chi ngân sách; rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết; hạn chế tối đa tổ chức hội nghị, lễ hội, hội thảo, khánh tiết, đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài đảm bảo phục vụ yêu cầu công tác và phù hợp với diễn biến của dịch bệnh Covid-19, dành nguồn lực phòng, chống, khắc phục hậu quả của dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu và thực hiện cải cách chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW và Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. - Thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định; đẩy mạnh khoán chi hành chính. - Hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài, quản lý chặt chẽ đoàn ra, đoàn vào đúng người, đúng mục đích và căn cứ trên dự toán và danh mục đoàn ra, đoàn vào được phê duyệt từ đầu năm của mỗi cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước. - Tiếp tục thực hiện cắt giảm 100% việc tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, khánh thành các công trình xây dựng cơ bản, trừ các công trình quan trọng quốc gia; công trình dự án nhóm A; công trình có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của địa phương. - Rà soát các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; tiết kiệm trong quản lý, sử dụng kinh phí đề tài nghiên cứu khoa học. Quản lý, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ của thành phố đúng mục đích, có hiệu quả và tuân thủ theo các quy định hiện hành. Tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ theo phương thức Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ nghiên cứu. Thực hiện công khai về nội dung thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật. - Quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ về tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của Thành phố. c) Tiếp tục thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính trong các cơ quan hành chính Nhà nước theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 và Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, quyết liệt đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Ngân sách nhà nước chuyển từ hỗ trợ cho các đơn vị sự nghiệp công lập sang sử dụng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu; chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát bình quân sang cơ chế Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công căn cứ vào chất lượng đầu ra hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công. 2. Trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công - Triển khai các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công; tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định của Luật đầu tư công đi đôi với rà soát, đánh giá toàn diện các quy định về quản lý đầu tư công, xây dựng cơ bản. Tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư để bảo đảm đầu tư tập trung, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán. - Thực hiện tiết kiệm từ chủ trương đầu tư, chỉ quyết định chủ trương đầu tư các dự án có hiệu quả và phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công; đảm bảo 100% các dự án đầu tư công có đầy đủ thủ tục theo quy định của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 và các Nghị định, văn bản hướng dẫn. - Tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư theo đúng quy định của Nhà nước, đảm bảo tiến độ thực hiện dự án và thời hạn giải ngân, sử dụng vốn hiệu quả. Rà soát các dự án kéo dài nhiều năm, hiệu quả đầu tư thấp để có hướng xử lý; có biện pháp hoàn tạm ứng đối với các khoản tạm ứng quá hạn, có phương án xử lý dứt điểm các khoản tạm ứng của các dự án kéo dài nhiều năm, đơn vị quản lý đã giải thể. 3. Trong quản lý chương trình mục tiêu Quản lý và sử dụng vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu theo đúng mục tiêu, nội dung của Chương trình, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả. 4. Trong quản lý, sử dụng tài sản công - Tiếp tục triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật; bảo đảm sử dụng tài sản công đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức theo chế độ quy định và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ góp phần quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, phòng, chống thất thoát, lãng phí và khai thác hợp lý, có hiệu quả tài sản công. - Trụ sở làm việc được giao phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng; nâng cao hiệu suất sử dụng trụ sở làm việc; thu hồi 100% trụ sở làm việc sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng theo quy định. Phải có kế hoạch sửa chữa, tu bổ trụ sở làm việc theo định kỳ để đảm bảo sử dụng có hiệu quả đối với tài sản công được giao. - Đẩy mạnh việc rà soát, sắp xếp lại, xử lý nhà đất của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc Sở để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý theo quy định; tổ chức kiểm tra, rà soát việc thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi quản lý đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; xử lý dứt điểm tình trạng sử dụng chưa đúng quy định (cho thuê, cho mượn, bố trí nhà ở, đất ở sử dụng sai mục đích....) theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công. - Các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính trực thuộc Sở chủ động liên hệ với các Cơ quan chức năng để hoàn tất thủ tục chuyển từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang thuê đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định. - Thực hiện nghiêm quy định pháp luật về đấu giá khi bán, chuyển nhượng tài sản công; kiên quyết thu hồi các tài sản sử dụng sai đối tượng, sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức; tổ chức xử lý tài sản đúng pháp luật, công khai, minh bạch, không để lãng phí, thất thoát tài sản công. - Thực hiện mua sắm tài sản theo đúng tiêu chuẩn, định mức và các chế độ quy định, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch. - Tiếp tục thực hiện mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức mua sắm tập trung nhằm đảm bảo tính đồng bộ, hiện đại, phù hợp với yêu cầu, nội dung hoạt động và quá trình cải cách nền tài chính nhà nước, cải cách tài chính công. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện sửa chữa, mua sắm, thuê, thanh lý, bán, điều chuyển, tiêu hủy tài sản công tại cơ quan, đơn vị, tổ chức theo đúng quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố. Xác định cụ thể từng đối tượng được trang bị tài sản; đồng thời xác định công năng sử dụng của tài sản để trang bị cho nhiều đối tượng dùng chung phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thực tế ở từng cơ quan, tổ chức, đơn vị, tránh lãng phí trong việc trang bị, mua sắm tài sản. - Hạn chế mua sắm những tài sản công và trang thiết bị đắt tiền; thực hiện nghiêm quy định của Chính phủ về sử dụng xe ô tô, tổ chức sắp xếp, xử lý xe ô tô đảm bảo tiêu chuẩn, định mức theo Nghị định số 04/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ. - Quản lý chặt chẽ việc sử dụng tài sản công đảm bảo sử dụng theo đúng mục đích. Chỉ sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê, kinh doanh, liên doanh, liên kết trong các trường hợp được Pháp luật quy định, có Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải đảm bảo theo các yêu cầu quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và văn bản hướng dẫn nhằm phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản; kiên quyết chấm dứt, thu hồi tài sản công sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định. - Thực hiện xử lý kịp thời tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước sau khi dự án kết thúc theo đúng quy định của pháp luật, tránh làm thất thoát, lãng phí tài sản. 5. Trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và dịch vụ công cộng - Tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật đất đai, quy hoạch sử dụng đất và các văn bản quy phạm pháp luật về sử dụng đất. Thực hiện nghiêm việc xử lý, thu hồi các diện tích đất đai, mặt nước sử dụng không đúng quy định của pháp luật, sử dụng đất sai mục đích, sai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, sử dụng lãng phí, kém hiệu quả, bỏ hoang hóa và lấn chiếm đất trái quy định. - Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở thường xuyên tuyên truyền, phổ biến chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và có giải pháp triển khai công tác thực hành tiết kiệm điện tại cơ quan, đơn vị, cán bộ công chức, viên chức, người lao động để phấn đấu giảm mức tiêu thụ điện cả năm (kwh) của năm sau thấp hơn năm trước. - Tiếp tục triển khai đấu thầu, đặt hàng (ưu tiên thực hiện theo hình thức đấu thầu) theo quy định đối với các hoạt động cung ứng dịch vụ công, nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn ngân sách và huy động nguồn vốn xã hội. 6. Trong thành lập các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách - Tiếp tục thực hiện nghiêm việc quản lý các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách theo đúng Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý đối với các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và Nghị quyết số 792/NQ-UBTVQH14 ngày 22/10/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số nhiệm vụ và giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng các Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước. - Tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động và việc chấp hành pháp luật của các quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước, bảo đảm nguồn lực tài chính nhà nước được quản lý, sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch. 7. Trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước tại công ty TNHH có 100% vốn nhà nước: không có. 8. Trong quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong khu vực nhà nước - Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị nâng cao trách nhiệm trong việc sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thông qua việc sử dụng đúng chuyên môn, ngành nghề đào tạo. Tuyển dụng phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động. - Thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Phấn đấu tinh giản biên chế, bảo đảm đến năm 2021 giảm 10% biên chế công chức và 10% biên chế viên chức đơn vị sự nghiệp so với số giao năm 2015 theo Nghị quyết số 39/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương về tinh giản biên chế. - Thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo hướng giảm đầu mối, giảm tối đa các Phòng ban không thật sự cần thiết; kiên quyết giảm và không thành lập mới các tổ chức trung gian. - Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở có trách nhiệm công khai quy trình, thủ tục hành chính; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính. Nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ; tăng cường kỷ luật công vụ, kỷ cương đối với cán bộ công chức, viên chức, người lao động tại đơn vị, tổ chức; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật. 9. Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân - Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, cán bộ công chức, viên chức, người lao động về ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. - Triển khai cuộc vận động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các đoàn thể, tổ chức; tập trung vào xây dựng nếp sống mới, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, gây lãng phí. Phê phán các biểu hiện xa hoa lãng phí trong xã hội; đưa các kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thành tiêu chí xem xét đánh giá cán bộ công chức, viên chức, người lao động của mỗi tổ chức. - Tuyên truyền, biểu dương kịp thời các gương tốt và tạo dư luận xã hội; lên án, phê phán các hành vi vi phạm quy chế của Nhà nước về việc cưới, việc tang và lễ hội. Gắn cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư” trong giai đoạn mới với việc thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sinh hoạt tại Cơ quan và địa phương. III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt và tuyên truyền các văn bản triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Các cơ quan, đơn vị phối hợp với tổ chức Đảng, Đoàn thể, Công đoàn có trách nhiệm thường xuyên tổ chức học tập, quán triệt các văn bản liên quan đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tuyên truyền sâu rộng đến từng cán bộ công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý, nhằm tăng cường hiểu biết pháp luật, nâng cao nhận thức, từ đó có những hành động, việc làm cụ thể tạo chuyển biến thực sự trong lề lối làm việc, cải cách hành chính và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Kịp thời đề xuất biểu dương, khen thưởng những gương điển hình trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bảo vệ người cung cấp thông tin về hành vi gây lãng phí. Tăng cường giáo dục phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm công vụ, viên chức; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 2. Rà soát, bổ sung, sửa đổi hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ làm cơ sở thực hành tiết kiệm chống lãng phí - Thực hiện rà soát các định mức, tiêu chuẩn, chế độ; định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu; định mức khai thác và sử dụng máy móc, thiết bị; đơn giá tiền lương trong các lĩnh vực quản lý để đề xuất sửa đổi, bổ sung ban hành theo đúng thẩm quyền; thực hiện nghiêm các định mức, tiêu chuẩn, chế độ đã ban hành; công khai định mức, tiêu chuẩn, chế độ, định mức kinh tế - kỹ thuật nhằm tạo điều kiện cho việc giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; trong đó tập trung vào các lĩnh vực, như: quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước; đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý, sử dụng trụ sở làm việc và tài sản công khác; hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. - Các cơ quan, đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính cần rà soát, xây dựng lại Phương án tự chủ tài chính theo quy định hiện hành; đồng thời, rà soát lại Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế Quản lý sử dụng tài sản công tại đơn vị để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp quy định hiện hành trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí. 3. Tập trung tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện trên một số lĩnh vực - Các cơ quan đơn vị tăng cường giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước, đề cao trách nhiệm giải trình về ngân sách nhà nước. - Các cơ quan đơn vị tổ chức triển khai thực hiện đúng các quy định của Luật đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành tạo cơ sở pháp lý đồng bộ và rõ ràng cho hoạt động đầu tư công. Tăng cường đấu thầu rộng rãi, công khai theo quy định của Luật Đấu thầu; nâng cao chất lượng công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, bảo đảm lựa chọn nhà thầu có đầy đủ năng lực thực hiện dự án theo đúng tiến độ quy định; nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác giám sát các dự án đầu tư của nhà nước. - Tích cực tuyên truyền, phổ biến các quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các văn bản hướng dẫn. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật liên quan đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý có hành vi vi phạm. - Tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất công đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả; xử lý thu hồi các khu đất sử dụng sai mục đích, không đúng công năng, lãng phí, kém hiệu quả. - Tăng cường giám sát trong việc quản lý, sử dụng các nguồn lực nhà nước giao; kiên quyết xử lý vi phạm pháp luật, làm thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước. - Tăng cường công tác kiểm tra và thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động công vụ; thường xuyên đăng ký cử đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đi đào tạo nâng cao năng lực, trình độ góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động tại đơn vị. 4. Thực hiện công khai, nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí - Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện công tác điều hành dự toán ngân sách Nhà nước chặt chẽ, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật tài chính, ngân sách. Đảm bảo công tác giám sát, công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính được giao theo quy định nhằm góp phần đảm bảo thực thi quyền giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của công chức, viên chức, người lao động; công khai mua sắm, sử dụng trang thiết bị làm việc, phương tiện đi lại; công khai quản lý, sử dụng trụ sở làm việc và các tài sản khác trong cơ quan, đơn vị, tổ chức. Thực hiện hình thức công khai trên trang thông tin điện tử nhằm nâng cao hiệu quả và tiết kiệm ngân sách. - Các tổ chức Đoàn thể, Ban Thanh tra nhân dân thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, qua đó phát huy sức mạnh tập thể trong công tác giám sát việc thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Qua quá trình giám sát nhằm phát hiện, kiến nghị về các việc làm vi phạm các quy định về quản lý đầu tư để kịp thời ngăn chặn và xử lý các việc làm sai quy định, gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản nhà nước. 5. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí a) Thanh tra Sở tổ chức kiểm tra, thanh tra một số nội dung, lĩnh vực công trình trọng điểm theo chủ trương của Bộ, Thành phố và của Sở nhằm đảm bảo thực hiện đúng các chế độ quy định và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, báo cáo kết quả kiểm tra cho Giám đốc Sở; theo đó tập trung thanh tra lĩnh vực về trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện quy định pháp luật về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm chống lãng phí tại đơn vị. b) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, tự kiểm tra tại đơn vị mình và chỉ đạo công tác kiểm tra, tự kiểm tra tại đơn vị. Đối với những vi phạm được phát hiện trong công tác kiểm tra, thủ trưởng đơn vị phải có biện pháp khắc phục, xử lý hoặc đề xuất kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định. 6. Đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa quản lý; gắn kết thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí - Tăng cường công tác chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính của các cấp, các ngành gắn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực; thực hiện có hiệu quả hiện đại hóa quản lý hành chính nhà nước thông qua việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả của mạng thông tin điện tử hành chính trên Internet; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đặc biệt là đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến để vừa rút ngắn thời gian thực hiện, giảm chi phí hành chính của người dân và doanh nghiệp, qua đó kéo giảm nguy cơ lây lan, bùng phát dịch Covid-19. - Triển khai có hiệu quả pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gắn với công tác phòng chống tham nhũng; chú trọng đề ra các biện pháp cụ thể để siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính, tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm trong hoạt động công vụ; tăng cường các hình thức tiếp nhận thông tin khi phát hiện lãng phí và nghiêm túc xử lý các thông tin phát hiện lãng phí theo quy định. - Tiếp tục đổi mới phương thức làm việc thông qua việc xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử, thực hiện gửi nhận văn bản điện tử liên thông 4 cấp chính quyền; chuyển đổi từng bước việc điều hành dựa trên giấy tờ sang điều hành bằng dữ liệu theo quy định tại Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ; đẩy mạnh thực hiện hình thức họp trực tuyến; đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. - Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực; tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính, trong đó chú trọng việc thẩm định, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước, bãi bỏ các thủ tục hành chính còn chồng chéo, vướng mắc, không cần thiết. - Tăng cường phối hợp triển khai việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, Ban Thanh tra nhân dân để thực hiện có hiệu quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Ngoài ra, cần tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với các cơ quan truyền thông, báo đài để đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong đó tập trung vào giới thiệu những gương điển hình trong tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phản ánh tình trạng lãng phí nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN - Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc Sở căn cứ theo Kế hoạch thực hành tiết kiệm chống lãng phí này để xây dựng Kế hoạch chương trình hành động cụ thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại đơn vị mình. - Các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể trực thuộc Sở căn cứ Thông tư số 129/2017/TT-BTC ngày 04 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định về tiêu chí đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên để triển khai đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 theo quy định. - Các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể trực thuộc Sở định kỳ tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm tại đơn vị mình theo hướng dẫn tại Thông tư số 188/2014/TT-BTC ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính; đồng thời, tổng hợp kết quả đánh giá thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên theo quy định tại Thông tư số 129/2017/TT-BTC ngày 04 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính vào báo cáo thực hành tiết kiệm chống lãng phí hàng năm, gửi về Sở Tư pháp trước ngày 20 tháng 01 năm 2022 để tổng hợp báo cáo Sở Tài chính Thành phố theo Đề cương và mẫu biểu quy định tại các văn bản pháp lý sau: + Tại Thông tư số 188/2014/TT-BTC ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 84/2014/NĐ-CP ngày 8 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: Thực hiện báo cáo nội dung và mẫu biểu có liên quan theo Phụ lục số 01, Phụ lục số 02, Phụ lục số 03, Phụ lục số 04. + Tại Thông tư số 129/2017/TT-BTC ngày 04 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định tiêu chí đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên: Thực hiện báo cáo mẫu biểu có liên quan theo Phụ lục số 01-A, Phụ lục số 01-B, Phụ lục số 02, Phụ lục số 04. Sở Tư pháp đề nghị Thủ trưởng các Đơn vị trực thuộc Sở, Lãnh đạo các Phòng chuyên môn và các Tổ chức Đoàn thể có liên quan nghiêm túc thực hiện các nội dung chỉ đạo tại Kế hoạch này./. Nơi nhận: - Ban Giám đốc Sở; - Các đơn vị trực thuộc Sở; - Các Phòng chuyên môn trực thuộc Sở; - Các Tổ chức Đoàn thể; - Lưu: VT, VP(TH). GIÁM ĐỐC Huỳnh Văn Hạnh
{ "issuing_agency": "Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh", "promulgation_date": "31/12/2020", "sign_number": "6144/KH-STP", "signer": "Huỳnh Văn Hạnh", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Chi-thi-20-CT-TW-2018-nang-cao-chat-luong-nghien-cuu-bien-soan-tuyen-truyen-giao-duc-lich-su-Dang-374536.aspx
Chỉ thị 20-CT/TW 2018 nâng cao chất lượng nghiên cứu biên soạn tuyên truyền giáo dục lịch sử Đảng
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM --------------- Số: 20-CT/TW Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2018 CHỈ THỊ CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TIẾP TỤC TĂNG CƯỜNG, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN, TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC LỊCH SỬ ĐẢNG Sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW của Ban Bí thư khoá IX, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng đã đạt được kết quả quan trọng, góp phần tổng kết thực tiễn lịch sử cách mạng qua các thời kỳ, rút ra kinh nghiệm, bài học, quy luật của cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo; giáo dục truyền thống cách mạng, bồi đắp tinh thần yêu nước và nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng còn có những hạn chế. Chất lượng nghiên cứu, biên soạn một số công trình lịch sử Đảng chưa cao; công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là cho thế hệ trẻ chưa được chú trọng đúng tầm mức. Để tiếp tục nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng trong thời gian tới, Ban Bí thư yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: 1- Đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức trong toàn Đảng và toàn xã hội, trước hết là của người đứng đầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng đối với công tác xây dựng Đảng trong tình hình mới. Làm tốt công tác này nhằm phát huy truyền thống, lịch sử vẻ vang của Đảng, là cội nguồn sức mạnh, là động lực tinh thần to lớn cổ vũ toàn Đảng, toàn quân và toàn dân nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. 2- Các cấp uỷ, trực tiếp và thường xuyên là thường trực cấp uỷ tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác lịch sử Đảng. Quan tâm việc sưu tầm, khai thác tư liệu, nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng. Chăm lo xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác lịch sử Đảng có kiến thức chuyên ngành sâu rộng, có bản lĩnh chính trị và tinh thần trách nhiệm cao; bảo đảm điều kiện, cơ sở vật chất, kinh phí cần thiết cho công tác quan trọng này. 3- Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện, nâng cao chất lượng, tính khách quan, khoa học của các công trình lịch sử Đảng ở các cấp; chú trọng nghiên cứu, biên soạn biên niên sự kiện lịch sử Đảng, văn kiện Đảng và về quan hệ quốc tế của Đảng. Quan tâm sưu tầm, khai thác bổ sung tư liệu lịch sử Đảng, nhất là tư liệu lịch sử Đảng ở nước ngoài và tư liệu qua phỏng vấn các nhân chứng lịch sử. Làm tốt công tác bảo quản, lưu trữ tư liệu lịch sử Đảng, đồng thời đẩy mạnh, tiến tới số hoá toàn bộ tư liệu lịch sử Đảng. Đổi mới phương pháp nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng theo hướng gắn liền với nghiên cứu, phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và nghiên cứu lịch sử dân tộc. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, sưu tầm tư liệu lịch sử Đảng ở nước ngoài và nghiên cứu lịch sử một số đảng cầm quyền trên thế giới. 4- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng trong Đảng và toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ với phương pháp, cách thức đa dạng, phù hợp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; làm tốt công tác thông tin, giới thiệu lịch sử Đảng ta với bạn bè quốc tế. Chủ động đấu tranh phê phán, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc lịch sử Đảng ta. 5- Về tổ chức thực hiện - Ban Tuyên giáo Trung ương định hướng tư tưởng, chủ trì phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan trong công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng. - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp với các cấp uỷ, tổ chức đảng và cơ quan liên quan trong quá trình tổ chức nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng; đôn đốc, kiểm tra, tổng kết công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng. Viện Lịch sử Đảng thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là cơ quan chuyên môn đầu ngành có nhiệm vụ sưu tầm, quản lý tư liệu, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng; chỉ đạo chuyên môn, hướng dẫn nghiệp vụ nghiên cứu, biên soạn, thẩm định lịch sử đảng bộ, lịch sử cách mạng các địa phương. - Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo đưa nội dung lịch sử Đảng lồng ghép vào nội dung giáo dục lịch sử dân tộc, giáo dục công dân trong hệ thống giáo dục quốc dân. - Các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương quán triệt và tổ chức thực hiện Chỉ thị phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. - Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan giúp Ban Bí thư nắm tình hình và định kỳ hằng năm báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị. Chỉ thị này phổ biến đến chi bộ. Nơi nhận: - Các tỉnh uỷ, thành uỷ, - Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, - Các đảng uỷ đơn vị sự nghiệp Trung ương, - Các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, - Lưu Văn phòng Trung ương Đảng. T/M BAN BÍ THƯ Trần Quốc Vượng
{ "issuing_agency": "Ban Chấp hành Trung ương", "promulgation_date": "18/01/2018", "sign_number": "20-CT/TW", "signer": "Trần Quốc Vượng", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-20-2013-TT-BTP-huong-dan-thong-ke-nganh-tu-phap-215936.aspx
Thông tư 20/2013/TT-BTP hướng dẫn thống kê ngành tư pháp
BỘ TƯ PHÁP ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 20/2013/TT-BTP Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2013 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THỐNG KÊ CỦA NGÀNH TƯ PHÁP Căn cứ Luật Thống kê năm 2003; Căn cứ Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê; Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp; Căn cứ Nghị định số 03/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Căn cứ Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; Căn cứ Quyết định số 34/2013/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chính sách phổ biến thông tin thống kê Nhà nước; Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư hướng dẫn một số nội dung về hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp. Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Thông tư này hướng dẫn về chế độ báo cáo thống kê; điều tra thống kê; công bố, phổ biến và sử dụng thông tin thống kê; kiểm tra việc thực hiện công tác thống kê của Ngành Tư pháp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật. 2. Hoạt động thống kê thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này được tiến hành trong các lĩnh vực sau: a) Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; b) Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; c) Rà soát văn bản quy phạm pháp luật; d) Kiểm soát thủ tục hành chính; đ) Phổ biến, giáo dục pháp luật; e) Hòa giải ở cơ sở; g) Hộ tịch; h) Quốc tịch; i) Chứng thực; k) Lý lịch tư pháp; l) Nuôi con nuôi; m) Trợ giúp pháp lý; n) Bồi thường nhà nước; o) Đăng ký giao dịch bảo đảm; p) Luật sư; q) Công chứng; r) Giám định tư pháp; s) Bán đấu giá tài sản; t) Trọng tài thương mại; u) Pháp chế; v) Tương trợ tư pháp. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Các tổ chức thuộc và trực thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi chung là các đơn vị thuộc Bộ). 2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. 3. Ủy ban nhân dân các cấp. 4. Sở Tư pháp và các cơ quan chuyên môn khác có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 5. Phòng Tư pháp và các cơ quan chuyên môn khác có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. 6. Các tổ chức hành nghề luật sư, công chứng. 7. Các tổ chức bán đấu giá tài sản, giám định tư pháp. 8. Các tổ chức đăng ký giao dịch bảo đảm. 9. Các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý. 10. Các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài). 11. Các cơ quan, tổ chức khác có liên quan theo quy định của pháp luật. Điều 3. Thông tin thống kê 1. Thông tin thống kê Ngành Tư pháp bao gồm số liệu thống kê và bản phân tích các số liệu đó, được thu thập để phục vụ hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạch định chính sách của Bộ Tư pháp; phục vụ việc thu thập, tổng hợp số liệu trên cơ sở Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia thuộc trách nhiệm thực hiện của Bộ Tư pháp và góp phần phục vụ các nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật. 2. Thông tin thống kê Ngành Tư pháp được thu thập bằng các hình thức sau: a) Báo cáo thống kê; b) Điều tra thống kê; c) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật. 3. Báo cáo thống kê gồm: báo cáo thống kê cơ sở và báo cáo thống kê tổng hợp. Mỗi loại báo cáo bao gồm báo cáo thống kê định kỳ và báo cáo thống kê đột xuất. 4. Điều tra thống kê, gồm điều tra theo kế hoạch và điều tra đột xuất. Chương 2. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ MỤC I. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ Điều 4. Về thể thức báo cáo thống kê 1. Báo cáo thống kê của Ngành Tư pháp thực hiện chủ yếu dưới dạng biểu mẫu báo cáo thống kê, gồm các thông tin cụ thể về tên biểu báo cáo thống kê; tên cơ quan, tổ chức thực hiện báo cáo và nhận báo cáo (sau đây gọi là đơn vị báo cáo và đơn vị nhận báo cáo); kỳ báo cáo; nội dung báo cáo; đơn vị tính; ngày tháng năm thực hiện báo cáo; họ tên, chữ ký của người lập biểu báo cáo, người kiểm tra biểu; họ tên, chữ ký của thủ trưởng cơ quan, tổ chức báo cáo, đóng dấu theo quy định và các nội dung khác có liên quan. 2. Trường hợp cần làm rõ hơn các thông tin có liên quan đến số liệu nêu trong các báo cáo thống kê và các thông tin khác có liên quan đến việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê quy định tại Thông tư này, đơn vị báo cáo có thể bổ sung thêm phần thuyết minh (chú thích) theo một hoặc kết hợp các hình thức sau: a) Ghi trực tiếp tại vị trí cuối cùng bên ngoài khung biểu mẫu báo cáo thống kê, phía trên của phần chữ ký nêu tại khoản 1 Điều này (trong trường hợp nội dung chú thích không nhiều); b) Thể hiện dưới hình thức Công văn (theo mẫu chi tiết quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này). Điều 5. Hình thức báo cáo Báo cáo thống kê được thực hiện bằng hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. 1. Báo cáo bằng văn bản giấy phải có chữ ký, đóng dấu xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo; được gửi theo đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp. 2. Báo cáo bằng văn bản điện tử phải được xác thực bằng chữ ký số theo quy định của pháp luật. 3. Ngoài các hình thức báo cáo quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này, các hình thức báo cáo khác chỉ có giá trị tham khảo đối với đơn vị nhận báo cáo. Điều 6. Báo cáo thống kê định kỳ 1. Báo cáo thống kê định kỳ được lập hàng năm theo định kỳ 6 tháng và 01 năm theo Hệ thống biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư này. a) Kỳ báo cáo thống kê 6 tháng được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 30 tháng 6 hàng năm, gồm số liệu thống kê thực tế và số liệu thống kê ước tính; Số liệu thống kê thực tế được lấy từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 30 tháng 4 hàng năm (ngày chốt số liệu thực tế); số liệu thống kê ước tính được lấy từ ngày 01 tháng 5 đến hết ngày 30 tháng 6 hàng năm. b) Kỳ báo cáo thống kê 01 năm Kỳ báo cáo thống kê 01 năm được thực hiện hai lần trong năm, bao gồm: - Báo cáo năm lần một: Thời điểm lấy số liệu thống kê được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm, gồm số liệu thống kê thực tế và số liệu thống kê ước tính; Số liệu thống kê thực tế được lấy từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 10 hàng năm (ngày chốt số liệu thực tế); số liệu thống kê ước tính được lấy từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm; - Báo cáo năm chính thức: Thời điểm lấy số liệu thống kê được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm (ngày chốt số liệu thực tế). 2. Thời hạn báo cáo a) Thời hạn báo cáo thống kê định kỳ của mỗi cấp báo cáo được quy định cụ thể tại góc trên cùng, bên trái của từng biểu mẫu báo cáo thống kê theo nguyên tắc như sau: - Đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần một: Thời hạn thực hiện báo cáo thống kê cơ sở không quá 08 ngày kể từ ngày chốt số liệu thực tế trong kỳ báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này. Thời hạn nhận báo cáo thống kê tổng hợp cách nhau không quá 12 ngày đối với mỗi cấp báo cáo. - Đối với báo cáo năm chính thức: Thời hạn thực hiện báo cáo thống kê cơ sở không quá 20 ngày kể từ ngày chốt số liệu thực tế trong kỳ báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này. Thời hạn nhận báo cáo thống kê tổng hợp cách nhau không quá 30 ngày đối với mỗi cấp báo cáo b) Thời hạn nhận báo cáo thống kê tổng hợp của Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) là không quá 32 ngày kể từ ngày chốt số liệu thực tế trong kỳ báo cáo, cụ thể: Báo cáo thống kê 6 tháng: chậm nhất là ngày 02 tháng 6 hàng năm; Báo cáo thống kê năm lần một: chậm nhất là ngày 02 tháng 12 hàng năm; Riêng với báo cáo thống kê năm chính thức: chậm nhất là ngày 15 tháng 3 của năm sau năm báo cáo. c) Đối với lĩnh vực kiểm soát thủ tục hành chính, thời hạn nhận báo cáo của Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) là không quá 44 ngày kể từ ngày chốt số liệu thực tế trong kỳ báo cáo, cụ thể: Báo cáo thống kê 6 tháng: chậm nhất là ngày 14 tháng 6 hàng năm; Báo cáo thống kê năm lần một: chậm nhất là ngày 14 tháng 12 hàng năm; Báo cáo thống kê năm chính thức: chậm nhất là ngày 25 tháng 3 hàng năm. d) Trường hợp thời hạn báo cáo thống kê nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày nghỉ lễ theo quy định của pháp luật thì thời hạn nhận báo cáo thống kê định kỳ được tính vào ngày làm việc tiếp theo sau ngày nghỉ đó. 3. Ước tính số liệu thống kê a) Việc ước tính số liệu thống kê được thực hiện trong kỳ báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần một; b) Phương pháp ước tính số liệu thống kê được thực hiện theo hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này. 4. Phạm vi nội dung báo cáo a) Hàng năm, trên cơ sở quy định về chế độ báo cáo thống kê định kỳ và hệ thống biểu mẫu kèm theo Thông tư này, căn cứ vào nhu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành, Bộ Tư pháp sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể về phạm vi nội dung báo cáo thống kê định kỳ 6 tháng, báo cáo năm đợt một để phục vụ hoạt động sơ kết, tổng kết công tác Tư pháp; b) Phạm vi báo cáo năm chính thức được thực hiện đầy đủ theo biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 7. Báo cáo thống kê đột xuất 1. Báo cáo thống kê đột xuất được thực hiện để giúp Bộ Tư pháp thu thập, tổng hợp các thông tin ngoài các thông tin thống kê được thu thập, tổng hợp theo chế độ báo cáo thống kê định kỳ được quy định tại Thông tư này. 2. Báo cáo thống kê đột xuất được thực hiện theo yêu cầu bằng văn bản có chữ ký của Lãnh đạo Bộ Tư pháp. Kết cấu, nội dung, phương thức, kỳ hạn báo cáo, thời điểm lấy số liệu, thời hạn báo cáo thống kê đột xuất, nơi nhận báo cáo và các nội dung khác có liên quan được quy định tại văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu báo cáo. Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thực hiện báo cáo và nhận báo cáo 1. Trách nhiệm của đơn vị báo cáo a) Ghi chép, tổng hợp số liệu, lập và nộp báo cáo trung thực, chính xác, đầy đủ, đúng hạn, đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Thông tư này; chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung báo cáo; b) Tự kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thống kê đối với các thông tin thống kê thuộc thẩm quyền để kịp thời đính chính, bổ sung, điều chỉnh những thông tin còn sai sót, còn thiếu và chưa chính xác trong báo cáo thống kê. Chỉnh lý hoặc bổ sung các thông tin cần thiết có liên quan đến báo cáo thống kê khi có yêu cầu của đơn vị nhận báo cáo; Thủ trưởng của đơn vị báo cáo có trách nhiệm phân công người kiểm tra biểu mẫu thống kê để thực hiện việc tự kiểm tra về thể thức và nội dung báo cáo thống kê trước khi ký báo cáo gửi cấp có thẩm quyền. c) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật thống kê và quy định tại Thông tư này. 2. Trách nhiệm của đơn vị nhận báo cáo a) Kiểm tra, đối chiếu, xử lý và tổng hợp thông tin thống kê từ các báo cáo thống kê nhận được theo thẩm quyền để xây dựng báo cáo thống kê tổng hợp; b) Kịp thời yêu cầu cơ quan thực hiện báo cáo thống kê đính chính, bổ sung, điều chỉnh những thông tin còn sai sót, còn thiếu hoặc cần xác định lại tính chính xác trong nội dung báo cáo thống kê; c) Trong trường hợp cần thiết, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tiến hành đối chiếu thông tin thống kê nhận được hoặc căn cứ vào các nguồn thông tin chính thức khác có được theo thẩm quyền quản lý nhà nước để bổ sung, chỉnh lý số liệu thống kê thu thập được nhằm bảo đảm tính chính xác, toàn diện, trung thực, khách quan của thông tin thống kê thuộc trách nhiệm tổng hợp của cơ quan, tổ chức mình; d) Nộp báo cáo thống kê tổng hợp đúng hạn cho các cấp sử dụng thông tin thống kê theo quy định của pháp luật; đ) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về thống kê và quy định tại Thông tư này. Điều 9. Chỉnh lý, bổ sung thông tin thống kê 1. Việc chỉnh lý, bổ sung thông tin thống kê được áp dụng trong trường hợp số liệu thống kê trong báo cáo thống kê bằng văn bản còn thiếu hoặc chưa đảm bảo tính chính xác, hợp lý. 2. Việc chỉnh lý, bổ sung báo cáo thống kê được thực hiện bằng hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử quy định tại khoản 1 và 2 Điều 5 của Thông tư này, trong đó ghi rõ thời gian lập báo cáo và có chữ ký, đóng dấu của Thủ trưởng đơn vị nơi lập báo cáo thống kê. 3. Trường hợp đơn vị báo cáo không tiến hành hoặc không kịp điều chỉnh, bổ sung thông tin thống kê theo yêu cầu của đơn vị nhận báo cáo thì phần thông tin đó trên báo cáo thống kê tổng hợp chung được để trống và phải được ghi chú rõ trong báo cáo của đơn vị nhận báo cáo. Điều 10. Kiểm tra việc thực hiện công tác thống kê 1. Phạm vi nội dung kiểm tra a) Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thống kê; b) Kiểm tra việc thực hiện các chế độ báo cáo thống kê; c) Kiểm tra các nội dung khác liên quan đến quản lý công tác thống kê thuộc phạm vi được giao. 2. Hình thức kiểm tra: a) Kiểm tra định kỳ; b) Kiểm tra đột xuất. 3. Việc kiểm tra định kỳ công tác thống kê được thực hiện trên cơ sở kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dưới hình thức một kế hoạch độc lập hoặc được lồng ghép trong kế hoạch kiểm tra công tác tư pháp của cơ quan, tổ chức và kế hoạch này phải được thông báo trước cho cơ quan, tổ chức được kiểm tra ít nhất 15 ngày trước khi tiến hành kiểm tra. 4. Kiểm tra đột xuất công tác thống kê được thực hiện trên cơ sở quyết định của cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào nhu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành của cơ quan, tổ chức đó. MỤC II. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ CƠ SỞ Điều 11. Phạm vi thống kê Cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê cơ sở, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tiến hành thu thập thông tin thống kê từ chứng từ và sổ ghi chép dữ liệu ban đầu để thu thập thông tin thống kê phục vụ quản lý Ngành và phục vụ việc thu thập, tổng hợp số liệu thống kê thuộc chỉ tiêu thống kê quốc gia được giao theo quy định của pháp luật. Điều 12. Cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê cơ sở 1. Ủy ban nhân dân cấp xã. 2. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh. 3. Các tổ chức hành nghề công chứng, luật sư; các tổ chức bán đấu giá tài sản, giám định tư pháp; 4. Các tổ chức đăng ký giao dịch bảo đảm. 5. Trung tâm trợ giúp pháp lý; Văn phòng luật sư, Công ty luật và Trung tâm tư vấn pháp luật đã đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. 6. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. 7. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. 8. Các cơ quan, tổ chức khác có trách nhiệm báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật. Điều 13. Cơ quan, tổ chức nhận báo cáo thống kê cơ sở 1. Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Tư pháp). 2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Tư pháp). 3. Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính). 4. Các cơ quan, tổ chức khác có trách nhiệm tổng hợp thông tin thống kê cơ sở để báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật. Điều 14. Biểu mẫu báo cáo thống kê cơ sở Biểu mẫu báo cáo thống kê cơ sở của Ngành Tư pháp để thu thập thông tin thống kê trong các lĩnh vực được quy định tại khoản 2, Điều 1 Thông tư này. Danh mục biểu mẫu báo cáo thống kê cơ sở của Ngành Tư pháp được liệt kê tại phần A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. MỤC III. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ TỔNG HỢP Điều 15. Phạm vi thống kê Cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê tổng hợp, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tiến hành thu thập, tổng hợp các thông tin thống kê từ các báo cáo thống kê cơ sở, kết quả của các cuộc điều tra thống kê và nguồn thông tin của các cơ quan, tổ chức khác có liên quan theo quy định của pháp luật và Thông tư này nhằm thu thập thông tin thống kê phục vụ quản lý Ngành và phục vụ việc thu thập, tổng hợp số liệu thống kê thuộc chỉ tiêu thống kê quốc gia được giao theo quy định của pháp luật. Điều 16. Cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê tổng hợp 1. Ủy ban nhân dân cấp huyện. 2. Sở Tư pháp. 3. Các cơ quan, tổ chức khác có trách nhiệm báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật. Điều 17. Cơ quan, tổ chức nhận báo cáo thống kê tổng hợp 1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Tư pháp). 2. Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính). 3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. 4. Các cơ quan, tổ chức khác có trách nhiệm tổng hợp thông tin thống kê để báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật. Điều 18. Biểu mẫu báo cáo thống kê tổng hợp Biểu mẫu báo cáo thống kê tổng hợp của Ngành Tư pháp để thu thập thông tin thống kê trong các lĩnh vực được quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này, trừ lĩnh vực lý lịch tư pháp. Danh mục biểu mẫu báo cáo thống kê tổng hợp (bao gồm cả báo cáo thống kê cơ sở - tổng hợp) được liệt kê tại phần B Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 19. Trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, tổng hợp, phân tích báo cáo thống kê của Bộ Tư pháp 1. Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Tư pháp là đầu mối trong việc tiếp nhận báo cáo thống kê gửi về Bộ Tư pháp theo quy định tại Thông tư này, có trách nhiệm: a) Đôn đốc các đơn vị gửi báo cáo thống kê về Bộ Tư pháp theo thời hạn báo cáo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư này; b) Phân loại đầy đủ và kịp thời chuyển báo cáo thống kê đến các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp; c) Đôn đốc, kiểm tra kết quả xử lý báo cáo thống kê do các đơn vị thuộc Bộ gửi đến; d) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ hướng dẫn thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định tại khoản 3, khoản 4, Điều 6 của Thông tư này; phân tích, tổng hợp các thông tin thống kê chủ yếu để phục vụ kịp thời cho hoạt động sơ kết, tổng kết công tác hàng năm của Ngành; đ) Tổ chức xây dựng báo cáo thống kê tổng hợp của Bộ Tư pháp và gửi đến Tổng cục Thống kê theo quy định của pháp luật. 2. Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm: a) Tổng hợp, phân tích báo cáo thống kê để phục vụ hoạt động quản lý thường xuyên của Ngành theo phạm vi lĩnh vực quy định và gửi kết quả xử lý, tổng hợp thông tin thống kê đầy đủ, chính xác và kịp thời đến Vụ Kế hoạch - Tài chính; b) Phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Bộ trong việc tổng hợp thông tin thống kê phục vụ cho hoạt động chỉ đạo, điều hành, sơ kết, tổng kết công tác tư pháp, xây dựng các báo cáo thống kê chung của Bộ. Chương 3. ĐIỀU TRA THỐNG KÊ Điều 20. Phạm vi điều tra thống kê và thẩm quyền quyết định điều tra thống kê 1. Điều tra thống kê của Ngành Tư pháp được thực hiện để thu thập thông tin thống kê trong các trường hợp sau: a) Bộ Tư pháp được phân công tiến hành các cuộc điều tra thuộc chương trình điều tra thống kê quốc gia; b) Điều tra thống kê để thu thập thông tin về các chỉ tiêu phục vụ yêu cầu quản lý của Bộ, Ngành Tư pháp nhưng chưa có trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; c) Điều tra thống kê để bổ sung thông tin từ các tổ chức có thực hiện chế độ báo cáo thống kê; d) Điều tra thống kê để thu thập các thông tin thống kê khi có nhu cầu đột xuất. 2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định các cuộc điều tra thống kê quy định tại khoản 1 Điều này. Điều 21. Điều tra thống kê theo kế hoạch 1. Điều tra thống kê theo kế hoạch là hình thức thu thập thông tin thống kê theo phương án điều tra đã được lập kế hoạch từ trước, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt. 2. Trên cơ sở yêu cầu công tác hàng năm, các đơn vị thuộc Bộ đề xuất kế hoạch điều tra thống kê trong năm và hàng năm gửi về Vụ Kế hoạch - Tài chính để tổng hợp, lập kế hoạch điều tra thống kê chung của Bộ, báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định. 3. Kế hoạch điều tra thống kê của các đơn vị được lập gồm các nội dung cơ bản sau: Tên các cuộc điều tra, nội dung điều tra, phương pháp điều tra, thời kỳ, thời điểm tiến hành điều tra, cơ quan tiến hành điều tra (cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp) và dự toán kinh phí đảm bảo thực hiện. Hàng năm, Vụ Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng kế hoạch điều tra thống kê. Điều 22. Điều tra thống kê đột xuất 1. Điều tra thống kê đột xuất là hoạt động thu thập thông tin thống kê bằng hình thức điều tra không nằm trong kế hoạch điều tra thống kê hàng năm của Bộ Tư pháp. 2. Theo chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền hoặc căn cứ vào nhu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành của Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định việc tiến hành điều tra thống kê đột xuất và phân công đơn vị thuộc Bộ chủ trì thực hiện điều tra thống kê. 3. Đơn vị được phân công thực hiện điều tra thống kê đột xuất xây dựng kế hoạch và phương án điều tra thống kê theo quy định tại khoản 3 Điều 21 và Điều 23 của Thông tư này, đồng thời triển khai điều tra thống kê sau khi kế hoạch và phương án điều tra thống kê được phê duyệt. Điều 23. Lập phương án điều tra thống kê 1. Mỗi cuộc điều tra thống kê trong Ngành Tư pháp phải có phương án điều tra thống kê do Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt. 2. Phương án điều tra thống kê do các đơn vị thuộc Bộ chủ trì xây dựng phải đảm bảo đầy đủ các nội dung của phương án điều tra thống kê quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Thống kê và gửi tới Vụ Kế hoạch - Tài chính lấy ý kiến góp ý về chuyên môn thống kê. Trong thời gian 05 ngày sau khi nhận được văn bản góp ý của Vụ Kế hoạch - Tài chính, đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm hoàn thiện phương án điều tra thống kê và gửi về Vụ Kế hoạch - Tài chính để tổng hợp, gửi Tổng cục Thống kê để có ý kiến thẩm định về chuyên môn trước khi trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt. Điều 24. Tổ chức hoạt động điều tra thống kê Các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức, địa phương có liên quan tổ chức triển khai hoạt động điều tra thống kê sau khi phương án điều tra thống kê nêu tại Điều 23 của Thông tư này được phê duyệt; kết quả điều tra thống kê phải được gửi về Vụ Kế hoạch - Tài chính để theo dõi chung và tổng hợp vào sản phẩm thông tin thống kê của Ngành Tư pháp. Việc tổ chức hoạt động điều tra thống kê, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành điều tra, người thực hiện điều tra thống kê và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê được thực hiện theo quy định của Luật thống kê và các văn bản khác quy định về thống kê. Chương 4. CÔNG BỐ, PHỔ BIẾN VÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN THỐNG KÊ Điều 25. Công bố thông tin thống kê 1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định việc công bố thông tin thống kê thuộc phạm vi quản lý nhà nước đối với công tác Tư pháp theo quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này. Thông tin thống kê được công bố là thông tin có giá trị pháp lý, không được sửa chữa, thay đổi. 2. Thông tin thống kê của Ngành Tư pháp được công bố thông qua các hình thức: Niên giám thống kê; họp báo; các sản phẩm thống kê bằng văn bản điện tử đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp và các văn bản chính thức khác của Bộ trên cơ sở phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. 3. Vụ Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ và các đơn vị khác thuộc Bộ xây dựng, hoàn thiện các sản phẩm thống kê để trình Bộ trưởng công bố các thông tin thống kê chung của Ngành Tư pháp theo các hình thức quy định tại khoản 2 Điều này. Điều 26. Phổ biến thông tin thống kê 1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định việc phổ biến các thông tin thống kê đã được công bố theo quy định tại Điều 25 của Thông tư này trên cơ sở lịch phổ biến thông tin thống kê đã được phê duyệt. 2. Vụ Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ và các đơn vị khác thuộc Bộ xây dựng lịch phổ biến thông tin thống kê, trình Bộ trưởng ký ban hành trước khi tiến hành phổ biến thông tin thống kê. Điều 27. Quản lý, sử dụng thông tin thống kê 1. Thông tin thống kê của Ngành đã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp công bố theo quy định tại Điều 25 Thông tư này là tài sản công. Mọi tổ chức, cá nhân được bình đẳng trong việc tiếp cận, khai thác, sử dụng thông tin thống kê đã được công bố. 2. Việc trích dẫn, sử dụng thông tin thống kê của Ngành đã được công bố phải trung thực và ghi rõ nguồn gốc của thông tin. 3. Vụ Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ và các đơn vị khác thuộc Bộ thực hiện hoạt động xây dựng, phân tích, lưu giữ, khai thác các thông tin thống kê chung của Ngành Tư pháp và những hoạt động khác được giao nhằm giúp Bộ trưởng thống nhất quản lý thông tin thống kê của Ngành theo quy định của pháp luật và theo quy định tại Thông tư này. 4. Cục Công nghệ thông tin có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính và các đơn vị có liên quan triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thông tin thống kê của Ngành, xây dựng và triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê điện tử của Bộ Tư pháp. Chương 5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 28. Trách nhiệm tổ chức thực hiện 1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức việc hướng dẫn nghiệp vụ, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết thực hiện Thông tư này trên phạm vi toàn quốc. Vụ Kế hoạch - Tài chính thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện trách nhiệm nói trên. 2. Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ và thẩm quyền được giao có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các quy định tại Thông tư này và bố trí các điều kiện đảm bảo thực hiện Thông tư. 3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan, trong phạm vi thẩm quyền của mình có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê của Ngành Tư pháp và các hoạt động thống kê khác quy định tại Thông tư này, bảo đảm cung cấp thông tin thống kê đầy đủ, chính xác, trung thực, khách quan, đúng thời hạn quy định. Điều 29. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 01 năm 2014. Thông tư này thay thế Thông tư số 08/2011/TT-BTP ngày 05/4/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về công tác thống kê của Ngành Tư pháp và Thông tư số 02/2011/TT-BTP ngày 13/01/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung thống kê trợ giúp pháp lý. Các biểu mẫu số TP/HT-2010-TK.1 và số TP/HT-2010-TK.2 quy định tại Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch; một phần các biểu mẫu số 20/TP-TTTM và 21/TP-TTTM quy định tại Thông tư số 12/2012/TT-BTP ngày 07/11/2012 của Bộ Tư pháp ban hành một số biểu mẫu về tổ chức và hoạt động trọng tài thương mại (chi tiết được liệt kê tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này) hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. 2. Các biểu mẫu báo cáo có chứa các quy định về việc thu thập, tổng hợp số liệu thống kê thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp mà không quy định trong Thông tư này thì áp dụng theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan khác. 3. Trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị kịp thời phản ánh về Bộ Tư pháp để nghiên cứu, giải quyết./. BỘ TRƯỞNG Hà Hùng Cường PHỤ LỤC I DANH MỤC BIỂU MẪU BÁO CÁO THỐNG KÊ NGÀNH TƯ PHÁP (Ban hành kèm theo Thông tư sổ 20/2013/TT-BTP ngày 03 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp) STT Ký hiệu biểu Tên biểu Kỳ báo cáo Đơn vị thực hiện Đơn vị nhận báo cáo Loại biểu mẫu báo cáo thống kê 1 01a/BTP/VĐC/XDPL Số văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã soạn thảo, ban hành 6 tháng/ 1 năm UBND xã/phường/ thị trấn UBND huyện/ quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) Cơ sở 2 01b/BTP/VĐC/XDPL Số văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn huyện soạn thảo, ban hành 6 tháng/ 1 năm UBND huyện/quận/ thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) Sở Tư pháp Cơ sở - Tổng hợp 3 01c/BTP/VĐC/XDPL Số văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh soạn thảo, ban hành 6 tháng/ 1 năm Sở Tư pháp Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Cơ sở - Tổng hợp 4 01d/BTP/VĐC/XDPL Số văn bản quy phạm pháp luật do bộ, ngành chủ trì soạn thảo, đã được ban hành 6 tháng/ 1 năm Bộ, Cơ quan ngang Bộ (Tổ chức Pháp chế Bộ/Ngành)... Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Cơ sở 5 01c/BTP/VĐC/XDPL Số văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo, đã được ban hành 6 tháng/ 1 năm Đơn vị thuộc Bộ Tư pháp (Vụ, Cục, Viện....) Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Cơ sở 6 02a/BTP/VĐC/TĐVB Số văn bản quy phạm pháp luật do phòng tư pháp cấp huyện thẩm định 6 tháng/ 1 năm UBND huyện/quận/ thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) Sở Tư pháp Cơ sở 7 02b/BTP/VĐC/TĐVB Số văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan tư pháp trên địa bàn tỉnh thấm định 6 tháng/ 1 năm Sở Tư pháp Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Cơ sở - Tổng hợp 8 02c/BTP/VĐC/TĐVB Số văn bản quy phạm pháp luật do tổ chức pháp chế bộ, ngành thẩm định 6 tháng/ 1 năm Bộ, Cơ quan ngang Bộ (Tổ chức Pháp chế Bộ/Ngành).... Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Cơ sở 9 02d/BTP/VĐC/TĐVB Số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư pháp thẩm định 6 tháng/ 1 năm Đơn vị thuộc Bộ Tư pháp (Vụ, Cục, Viện....) Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Cơ sở 10 03a/BTP/KTrVB/TKT Số văn bản đã tự kiểm tra, xử lý trên địa bàn xã 6 tháng/ 1 năm UBND xã/phường/ thị trấn UBND huyện/ quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh Cơ sở 11 03b/BTP/KTrVB/TKT Số văn bản đã tự kiểm tra, xử lý trên địa bàn huyện 6 tháng/ 1 năm UBND huyện/quận/ thị xã/thành phố thuộc tỉnh UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương Cơ sở - Tổng hợp 12 03c/BTP/KTrVBTKT Số văn bản đã tự kiểm tra, xử lý trên địa bàn tỉnh 6 tháng/ 1 năm UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Tư pháp) Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Cơ sở - Tổng hợp 13 03 d/BTP/KTrVB/TKT Số văn bản đã tự kiểm tra, xử lý tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ 6 tháng/ 1 năm Bộ/Cơ quan ngang Bộ Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Cơ sở 14 04a/BTP/KTrVB/KTTTQ Số văn bản đã được kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền trên địa bàn huyện 6 tháng/ 1 năm UBND huyện/ quận/thị xã/ thành phố thuộc tỉnh UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Tư pháp) Cơ sở 15 04b/BTP/KTrVB/KTTTQ Số văn bản đã được kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền trên địa bàn tỉnh 6 tháng/ 1 năm UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Tư pháp) Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Cơ sở - Tổng hợp 16 04c/BTP/KTrVB/KTTTQ Số văn bản đã được kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ 6 tháng/ 1 năm Bộ/Cơ quan ngang Bộ Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Cơ sở 17 04d/BTP/KTrVB/KQXL Kết quả xử lý các văn bản phát hiện trái pháp luật tại Bộ, cơ quan ngang BỘ/UBND cấp tỉnh 6 tháng/ 1 năm Bộ/Cơ quan ngang BỘ/UBND tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Tư pháp) Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Cơ sở - Tổng hợp 18 05a/BTP/KTrVB/RSVB Số văn bản quy phạm pháp luật đã được rà soát trên địa bàn xã 1 năm UBND xã/phường/ thị trấn UBND huyện/ quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh Cơ sở 19 05b/BTP/KTrVB/RSVB Số văn bản quy phạm pháp luật đã được rà soát trên địa bàn huyện 1 năm UBND huyện/ quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Tư pháp) Cơ sở - Tổng hợp 20 05c/BTP/KTrVB/RSVB Số văn bản quy phạm pháp luật đã được rà soát trên địa bàn tỉnh 1 năm UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Tư pháp) Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Cơ sở - Tổng hợp 21 05d/BTP/KTrVB/RSVB Số văn bản quy phạm pháp luật đã được rà soát tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ 1 năm Bộ/Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Cơ sở 22 06a/BTP/KSTT/KTTH Kết quả đánh giá tác động quy định thủ tục hành chính 6 tháng/ 1 năm Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp) Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Cơ sở 23 06b/BTP/KSTT/KTTH Kết quả tham gia ý kiến về thủ tục hành chính quy định trong các dự án/dự thảo văn bản quy phạm pháp luật 6 tháng/ 1 năm Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp) Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Cơ sở 24 06c/BTP/KSTT/KTTH Kết quả thẩm định về thủ tục hành chính quy định trong các dự án/dự thảo văn bản quy phạm pháp luật 6 tháng/ 1 năm Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp) Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Cơ sở 25 07a/BTP/KSTT/KTTH Số thủ tục hành chính (TTHC), văn bản quy phạm pháp luật có chứa TTHC được công bố, công khai 6 tháng/ 1 năm Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp) Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Cơ sở 26 07b/BTP/KSTT/KTTH Kết quả rà soát, đơn giản hóa TTHC 6 tháng/ 1 năm Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp) Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Cơ sở 27 08/BTP/KSTT/KTTH Kết quả tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính 6 tháng/ 1 năm Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp) Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Cơ sở 28 09a/BTP/PBGDPL Số tuyên truyền viên pháp luật cấp xã 1 năm UBND xã/phường/ thị trấn UBND huyện/ quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) Cơ sở 29 09b/BTP/PBGDPL Số tuyên truyền viên pháp luật và báo cáo viên pháp luật tại địa bàn huyện 1 năm UBND huyện/ quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) Sở Tư pháp Cơ sở - Tổng hợp 30 09c/BTP/PBGDPL Số báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh 1 năm Sở, Ban, Ngành, đoàn thể cấp tỉnh (Tổ chức pháp chế) Sở Tư pháp Cơ sở 31 09d/BTP/PBGDPL Số tuyên truyền viên pháp luật và báo cáo viên pháp luật trên địa bàn tỉnh 1 năm Sở Tư pháp Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Cơ sở - Tổng hợp 32 09e/BTP/PBGDPL Số báo cáo viên pháp luật cấp Trung ương 1 năm Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể... (Tổ chức pháp chế) Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Cơ sở 33 10a/BTP/PBGDPL Kết quả thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn xã 6 tháng/ 1 năm UBND xã/phường/ thị trấn UBND huyện/ quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) Cơ sở 34 10b/BTP/PBGDPL Kết quả thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn huyện 6 tháng/ 1 năm UBND huyện/ quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) Sở Tư pháp Cơ sở - Tổng hợp 35 10c/BTP/PBGDPL Kết quả thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại các cơ quan, tổ chức thuộc tỉnh 6 tháng/ 1 năm Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh... (Tổ chức pháp chế) Sở Tư pháp Cơ sở 36 10d/BTP/PBGDPL Kết quả thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh 6 tháng/ 1 năm Sở Tư pháp Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Cơ sở - Tổng hợp 37 10e/BTP/PBGDPL Kết quả thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại các Bộ, ngành và cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị xã hội 6 tháng/ 1 năm Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các đoàn thể.... (Tổ chức pháp chế) Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Cơ sở 38 11a/BTP/PBGDPL/HGCS Tình hình tổ chức, cán bộ của tổ hòa giải ở cơ sở 1 năm Tổ hòa giải UBND xã/phường/ thị trấn Cơ sở 39 11b/BTP/PBGDPL/HGCS Tình hình tổ chức, cán bộ của tổ hòa giải ở cơ sở tại địa bàn xã 1 năm UBND xã/phường/ thị trấn UBND huyện/ quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) Cơ sở 40 11c/BTP/PBGDPL/HGCS Tình hình tổ chức, cán bộ của tổ hòa giải ở cơ sở tại địa bàn huyện 1 năm UBND huyện/quận/ thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) Sở Tư pháp Tổng hợp 41 11d/BTP/PBGDPL/HGCS Tình hình tổ chức, cán bộ của tổ hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh 1 năm Sở Tư pháp Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Tổng hợp 42 12a/BTP/PBGDPL/HGCS Kết quả hoạt động của tổ hòa giải ở cơ sở 6 tháng/ 1 năm Tổ hòa giải UBND xã/phường/ thị trấn Cơ sở 43 12b/BTP/PBGDPL/HGCS Kết quả hoạt động của tổ hòa giải ở cơ sở tại địa bàn xã 6 tháng/ 1 năm UBND xã/phường/ thị trấn UBND huyện/ quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) Cơ sở 44 12c/BTP/PBGDPL/HGCS Kết quả hoạt động của tổ hòa giải ở cơ sở tại địa bàn huyện 6 tháng/ 1 năm UBND huyện/quận/ thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) Sở Tư pháp Tổng hợp 45 12d/BTP/PBGDPL/HGCS Kết quả hoạt động của tổ hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh 6 tháng/ 1 năm Sở Tư pháp Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Tổng hợp 46 13a/BTP/HCTP/HT/KSKT Kết quả đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã 6 tháng/ 1 năm UBND xã/phường/ thị trấn UBND huyện/ quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) Cơ sở 47 13b/BTP/HCTP/HT/KSKT Kết quả đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện 6 tháng/ 1 năm UBND huyện/quận/ thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) Sở Tư pháp Tổng hợp 48 13c/BTP/HCTP/HT/KS KT Kết quả đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh 6 tháng/ 1 năm Sở Tư pháp Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Tổng hợp 49 13d/BTP/HCTP/HT/KSKT Kết quả đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn tại cơ quan đại diện 6 tháng/ 1 năm Cơ quan đại diện tại... Bộ Ngoại giao Cơ sở 50 13e/BTP/HCTP/HT/KSKT Kết quả đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn tại các cơ quan đại diện 6 tháng/ 1 năm Bộ Ngoại giao Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Tổng hợp 51 13g/BTP/HCTP/HT/KSKT Kết quả đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Sở Tư pháp 6 tháng/ 1 năm Sở Tư pháp Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Cơ sở 52 14a/BTP/HCTP/HT/HTK Kết quả đăng ký các việc hộ tịch khác tại Ủy ban nhân dân cấp xã 1 năm UBND xã/phường/ thị trấn UBND huyện/ quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) Cơ sở 53 14b/BTP/HCTP/HT/HTK Kết quả đăng ký các việc hộ tịch khác trên địa bàn huyện 1 năm UBND huyện/quận/ thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) Sở Tư pháp Cơ sở - Tổng hộ 54 14c/BTP/HCTP/HT/HTK Kết quả đăng ký các việc hộ tịch khác trên địa bàn tỉnh 1 năm Sở Tư pháp Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Cơ sở - Tổng hộ 55 15/BTP/HCTP/HT/KH Kết quả ghi vào sổ việc kết hôn, ly hôn tại Sở Tư pháp 1 năm Sở Tư pháp Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Cơ sở 56 16a/BTP/HCTP/QT Kết quả thông báo có quốc tịch nước ngoài tại Sở Tư pháp 1 năm Sở Tư pháp Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Cơ sở 57 16b/BTP/HCTP/QT Kết quả thông báo có quốc tịch nước ngoài tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 1 năm Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài Bộ Ngoại giao Cơ sở 58 16c/BTP/HCTP/QT Kết quả thông báo có quốc tịch nước ngoài tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 1 năm Bộ Ngoại giao Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Tổng hợp 59 17a/BTP/HCTP/CT Kết quả chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã 6 tháng/ 1 năm UBND xã/phường/ thị trấn UBND huyện/ quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) Cơ sở 60 17b/BTP/HCTP/CT Kết quả chứng thực trên địa bàn huyện 6 tháng/ 1 năm UBND huyện/quận/ thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) Sở Tư pháp Cơ sở - Tổng hợp 61 17c/BTP/HCTP/CT Kết quả chứng thực trên địa bàn tỉnh 6 tháng/ 1 năm Sở Tư pháp Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Tổng hợp 62 17d/BTP/HCTP/CT Kết quả chứng thực của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 6 tháng/ 1 năm Bộ Ngoại giao Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Cơ sở 63 18/BTP/PLQT/TTTP Tình hình thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự của Bộ Tư pháp 6 tháng/ 1 năm Vụ Pháp luật quốc tế (Bộ Tư pháp) Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Cơ sở 64 19/BTP/LLTP Số phiếu lý lịch tư pháp đã cấp 6 tháng/ 1 năm Sở Tư pháp Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Cơ sở 65 20/BTP/LLTP Số thông tin lý lịch tư pháp nhận được 6 tháng/ 1 năm Sở Tư pháp Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Cơ sở 66 21/BTP/LLTP Số người có lý lịch tư pháp 6 tháng/ 1 năm Sở Tư pháp Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Cơ sở 67 22a/BTP/CN/TN Kết quả đăng ký nuôi con nuôi trong nước tại UBND cấp xã 6 tháng/ 1 năm UBND xã/phường/thị trấn UBND huyện/ quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) Cơ sở 68 22b/BTP/CN/TN Kết quả đăng ký nuôi con nuôi trong nước tại UBND cấp xã trên địa bàn huyện 6 tháng/ 1 năm UBND huyện/ quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) Sở Tư pháp Tổng hợp 69 22c/BTP/CN/TN Kết quả đăng ký nuôi con nuôi trong nước tại UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh 6 tháng/ 1 năm Sở Tư pháp Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Tổng hợp 70 22d/BTP/CN/TN Kết quả đăng ký nuôi con nuôi tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài Năm Bộ Ngoại giao Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Tổng hợp 71 23/BTP/CN-NN Kết quả đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh 6 tháng/ 1 năm Sở Tư pháp Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Cơ sở 72 24a/BTP/TGPL Số lượt người được trợ giúp pháp lý 6 tháng/ 1 năm Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh/thành Sở Tư pháp:... Cơ sở 73 24b/BTP/TGPL Số lượt người được trợ giúp pháp lý 6 tháng/ 1 năm Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý:... Sở Tư pháp:... Cơ sở 74 24c/BTP/TGPL Số lượt người được trợ giúp pháp lý 6 tháng/ 1 năm Sở Tư pháp:... Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Tổng hợp 75 25a/BTP/TGPL Số vụ việc trợ giúp pháp lý 6 tháng/ 1 năm Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh/thành Sở Tư pháp:... Cơ sở 76 25b/BTP/TGPL Số vụ việc trợ giúp pháp lý 6 tháng/ 1 năm Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý:... Sở Tư pháp:... Cơ sở 77 25c/BTP/TGPL Số vụ việc trợ giúp pháp lý 6 tháng/ 1 năm Sở Tư pháp:... Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Tổng hợp 78 26a/BTP/TGPL Số kiến nghị trong hoạt động trợ giúp pháp lý 6 tháng/ 1 năm Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh/thành phố... Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý:... Sở Tư pháp:... Cơ sở 79 26b/BTP/TGPL Số kiến nghị trong hoạt động trợ giúp pháp lý 6 tháng/ 1 năm Sở Tư pháp:... Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Tổng hợp 80 27a/BTP/BTNN Tình hình yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính tại địa phương 6 tháng/ 1 năm UBND xã/phường/ thị trấn UBND huyện/ quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) Cơ sở 81 27b/BTP/BTNN Tình hình yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính trong phạm vi Bộ, ngành 6 tháng/ 1 năm UBND huyện/quận/ thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương Cơ sở - Tổng hợp 82 27c/BTP/BTNN Tình hình yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính tại địa phương 6 tháng/ 1 năm Sở, Ban, Ngành thuộc tỉnh UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương Cơ sở 83 27d/BTP/BTNN Tình hình yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính tại địa phương 6 tháng/ 1 năm UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Tư pháp) Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Cơ sở - Tổng hợp 84 27e/BTP/BTNN Tình hình yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính trong phạm vi Bộ, ngành 6 tháng/ 1 năm Bộ/Cơ quan ngang Bộ (tổ chức pháp chế) Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Cơ sở - Tổng hợp 85 28a/BTP/ĐKQGGDBĐ Kết quả đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm (GDBĐ), hợp đồng, thông báo kê biên tài sản là động sản (trừ tàu bay, tàu biển) 6 tháng/ 1 năm Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia GDBĐ thuộc Bộ Tư pháp Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính; Cục Đăng ký quốc gia GDBĐ) Cơ sở 86 28b/BTP/ĐKQGGDBĐ Kết quả đăng ký, cung cấp thông tin về GDBĐ bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất 6 tháng/ 1 năm Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện, cấp tỉnh Sở Tư pháp... Cơ sở 87 28c/BTP/ĐKQGGDBĐ Kết quả đăng ký, cung cấp thông tin về GDBĐ bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất 6 tháng/ 1 năm Sở Tư pháp... Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính; Cục Đăng ký quốc gia GDBĐ) Tổng hợp 88 28d/BTP/ĐKQGGDBĐ Kết quả đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm đối với tàu bay hoặc tàu biển 6 tháng/ 1 năm Bộ Giao thông vận tải Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính; Cục Đăng ký quốc gia GDBĐ) Cơ sở 89 29/BTP/ĐKQGGDBĐ Kết quả tiếp nhận văn bản yêu cầu thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông 6 tháng/ 1 năm Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia GDBĐ thuộc Bộ Tư pháp Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính; Cục Đăng ký quốc gia GDBĐ) Cơ sở 90 30a/BTP/BTTP/LSTN Tình hình tổ chức và hoạt động của luật sư tại tổ chức hành nghề luật sư 6 tháng/ 1 năm Tổ chức hành nghề luật sư (Văn phòng Luật sư, Công ty Luật) Sở Tư pháp; Đoàn luật sư Cơ sở 91 30b/BTP/BTTP/LSTN Tình hình tổ chức và hoạt động của luật sư trên địa bàn tỉnh 6 tháng/ 1 năm Sở Tư pháp Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Tổng hợp 92 31a/BTP/BTTP/LSNN Tình hình tổ chức và hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam 6 tháng/ 1 năm Chi nhánh, Công ty luật nước ngoài, Chi nhánh của Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam Sở Tư pháp Cơ sở 93 31b/BTP/BTTP/LSNN Tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại địa phương 6 tháng/ 1 năm Sở Tư pháp Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Tổng hợp 94 32a/BTP/BTTP/CC Số công chứng viên và tình hình hoạt động công chứng 6 tháng/ 1 năm Phòng công chứng/Văn phòng công chứng Sở Tư pháp Cơ sở 95 32b/BTP/BTTP/CC Tình hình tổ chức và hoạt động công chứng 6 tháng/ 1 năm Sở Tư pháp Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính); UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương Tổng hợp 96 33a/BTP/BTTP/GĐTP Số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp tại các tổ chức giám định tư pháp công lập ở địa phương 1 năm Tổ chức giám định tư pháp công lập ở địa phương theo quy định tại Điều 12 Luật giám định tư pháp Sở Tư pháp; Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp Cơ sở 97 33b/BTP/BTTP/GĐTP Số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp tại văn phòng giám định tư pháp ở địa phương 1 năm Văn phòng giám định tư pháp ở địa phương Sở Tư pháp; Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp Cơ sở 98 33c/BTP/BTTP/GĐTP Số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp tại các tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc 1 năm Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp Sở Tư pháp Cơ sở - Tổng hợp 99 33d/BTP/BTTP/GĐTP Số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh 1 năm Sở Tư pháp Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Tổng hợp 100 33e/BTP/BTTP/GĐTP Số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp tại các tổ chức giám định tư pháp công lập ở Trung ương 1 năm Tổ chức giám định tư pháp công lập ở trung ương theo quy định tại Điều 12 Luật giám định tư pháp Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính); Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ quản của tổ chức giám định tư pháp Cơ sở 101 33g/BTP/BTTP/GĐTP Số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp tại các tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc thuộc bộ, cơ quan ngang bộ 1 năm Các Bộ, cơ quan ngang Bộ Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Cơ sở - Tổng hợp 102 34a/BTP/BTTP/ĐGTS Tình hình tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản (BĐGTS) của Hội đồng BĐGTS trong trường hợp đặc biệt do cấp huyện thành lập 6 tháng/ 1 năm Hội đồng BĐGTS trong trường hợp đặc biệt do cấp huyện thành lập Sở Tư pháp Cơ sở 103 34b/BTP/BTTP/ĐGTS Tình hình tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản (BĐGTS) của hội đồng BĐGTS trong trường hợp đặc biệt do cấp tỉnh thành lập 6 tháng/ 1 năm Hội đồng BĐGTS trong trường hợp đặc biệt do cấp tỉnh thành lập Sở Tư pháp Cơ sở 104 34c/BTP/BTTP/ĐGTS Tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức bán đấu giá tài sản chuyên nghiệp 6 tháng/ 1 năm Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản/ Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản Sở Tư pháp Cơ sở 105 34d/BTP/BTTP/ĐGTS Tình hình tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh 6 tháng/ 1 năm Sở Tư pháp Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Tổng hợp 106 35a/BTP/BTTP-TTTM Tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức trọng tài 1 năm Trung tâm trọng tài/ Chi nhánh, Văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam... Sở Tư pháp Cơ sở 107 35b/BTP/BTTP-TTTM Tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức trọng tài trên địa bàn tỉnh 1 năm Sở Tư pháp Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Tổng hợp 108 36a/BTP/VĐC/PC Số tổ chức pháp chế và cán bộ pháp chế 1 năm Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh/ thành phố theo khoản 1 Điều 9 của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Tư pháp) Cơ sở 109 36b/BTP/VĐC/PC Số tổ chức pháp chế và cán bộ pháp chế tại cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 1 năm Sở Tư pháp Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Tổng hợp 110 36c/BTP/VĐC/PC Số tổ chức pháp chế và cán bộ pháp chế tại bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ 1 năm Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Cơ sở Ghi chú: Phụ lục I gồm 66 biểu mẫu báo cáo thống kê cơ sở; 44 biểu mẫu báo cáo thống kê cơ sở - tổng hợp và biểu mẫu báo cáo thống kê tổng hợp. Loại biểu mẫu báo cáo thống kê cơ sở áp dụng Chế độ báo cáo thống kê cơ sở. Loại biểu mẫu báo cáo thống kê cơ sở - tổng hợp và biểu mẫu báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp. PHỤ LỤC II DANH MỤC BIỂU MẪU BÁO CAO THỐNG KÊ BỊ THAY THẾ (Ban hành kèm theo Thông tư sổ 20/2013/TT-BTP ngày 03 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp) 1. Thay thế toàn bộ các biểu mẫu thống kê ban hành kèm theo Thông tư số 08/2011/TT-BTP ngày 05/4/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về công tác thống kê của Ngành Tư pháp và Thông tư số 02/2011/TT-BTP ngày 13/01/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung thống kê trợ giúp pháp lý. 2. Các biểu mẫu bị thay thế khác gồm: STT Biểu mẫu (BM) thống kê ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn một số nội dung về công tác thống kê của ngành Tư pháp BM báo cáo thống kê bị thay thế Tên Ký hiệu Tên BM Ký hiệu BM Tên văn bản 1. Lĩnh vực Hộ tịch - Kết quả đăng ký các việc hộ tịch khác tại UBND cấp xã - Kết quả đăng ký các việc hộ tịch khác trên địa bàn huyện - Kết quả đăng ký các việc hộ tịch khác trên địa bàn tỉnh 14a/BTP/HCTP/HT/HTK 14b/BTP/HCTP/HT/HTK 1 4c/BTP/HCTP/HT/HTK - Tổng hợp số liệu đăng ký hộ tịch UBND cấp huyện và UBND cấp xã - Thống kê số liệu đăng ký hộ tịch tại Sở Tư pháp TP/HT-2010-TK. 1 TP/HT-2010-TK.2 Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch 2. Lĩnh vực trọng tài thương mại - Tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức trọng tài 35a/BTP/BTTP-TTTM - Báo cáo hàng năm của trung tâm trọng tài về tổ chức và hoạt động của trung tâm trọng tài thương mại Điểm 1 và điểm 2.1, 2.2, 2.5, 2.5.1, 2.5.2, 2.5.3 của biểu mẫu số 20/TP-TTTM và 21/TP-TTTM Thông tư số 12/TT-BTP ngày 07/11/2012 của Bộ Tư pháp về ban hành một số biểu mẫu về tổ chức và hoạt động trọng tài thương mại - Tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức trọng tài trên địa bàn tỉnh 35b/BTP/BTTP-TTTM - Báo cáo hàng năm của chi nhánh/văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam về tổ chức và hoạt động trọng tài thương mại PHỤ LỤC III MẪU CÔNG VĂN GỬI BÁO CÁO THỐNG KÊ (Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp) Tên đơn vị báo cáo ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số:....... V/v báo cáo thống kê năm... ……….., ngày... tháng... năm... Kính gửi:………………..(Nêu rõ tên đơn vị nhận báo cáo) Thực hiện Thông tư số……. ngày……. của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về công tác thống kê của Ngành Tư pháp, đơn vị……. thuyết minh về báo cáo thống kê theo kỳ báo cáo.... năm..... như sau: 1. Tình hình lập báo cáo thống kê - Nêu rõ tổng số các báo cáo thống kê kèm theo Công văn này:.... - Liệt kê cụ thể số ký hiệu và tên biểu báo cáo thống kê gửi kèm Công văn + Báo cáo theo Biểu mẫu số... về...; (Ví dụ: Báo cáo theo Biểu mẫu số 01c/BTP/VĐC/XDPL về số văn bản QPPL do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh soạn thảo, ban hành) + Báo cáo theo Biểu mẫu số... về... (Từng biểu báo cáo gửi kèm có đủ chữ ký của các đối tượng báo cáo theo mẫu ghi trên biểu và có đóng dấu theo đúng quy định). 2. Liệt kê rõ số ký hiệu tên báo cáo thống kê mà đơn vị có trách nhiệm phải báo cáo trong kỳ nhưng không gửi báo cáo. Cụ thể như sau: - Liệt kê rõ số ký hiệu, tên biểu của các báo cáo thống kê không gửi vì không có số liệu phát sinh trong kỳ báo cáo. - Liệt kê rõ số ký hiệu, tên biểu của các báo cáo thống kê không gửi do đơn vị báo cáo không thể tổng hợp được số liệu trong kỳ báo cáo, nêu rõ nguyên nhân 4. Những vấn đề cần thuyết minh để làm rõ hơn về nội dung số liệu thống kê trong một số biểu mẫu báo cáo (nếu có) Ví dụ: Nêu rõ lý do một số biểu báo cáo có số liệu thống kê trong kỳ tăng hoặc giảm đột biến; lý do một số báo cáo điền không đầy đủ nội dung tiêu thức thống kê theo yêu cầu trên biểu; các nội dung khác cần thuyết minh (nêu rõ số ký hiệu biểu, tên biểu có nội dung cần thuyết minh). 5. Những nội dung khác mà đơn vị báo cáo thấy cần thuyết minh thêm để phản ánh rõ hơn thực trạng quản lý nhà nước ở địa bàn trong một số lĩnh vực (nếu có). 6. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện biểu mẫu từ chính các quy định của biểu mẫu thống kê (nếu có); đề xuất kiến nghị chỉnh sửa, bổ sung biểu mẫu thống kê (nếu có). Nơi nhận: - Như trên; - Lưu VT. Thủ trưởng đơn vị báo cáo (Ký, đóng dấu) PHỤ LỤC IV HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TÍNH TRONG KỲ BÁO CÁO THỐNG KÊ 6 THÁNG VÀ BÁO CÁO NĂM LẦN MỘT (Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp) Việc ước tính số liệu thống kê trong kỳ báo cáo thống kê quy định tại Thông tư này được thực hiện theo phương pháp bình quân số học giản đơn, có kết hợp đặc thù quản lý nhà nước trong lĩnh vực thống kê được ước tính. 1. Phương pháp bình quân số học giản đơn 1.1. Công thức chung Phương pháp ước tính số liệu thống kê trong hai tháng cuối của kỳ báo cáo thống kê sáu tháng và báo cáo năm lần một được xác định theo công thức như sau: Số liệu ước tính trong kỳ báo cáo = Tổng số của số liệu thống kê thực tế trong kỳ x Số tháng ước tính Số tháng lấy số liệu của thống kê thực tế 1.2. Công thức cụ thể 2.1. Với báo cáo thống kê 6 tháng, số liệu ước tính từ ngày 01/5 đến ngày 30/6 được xác định bằng trung bình cộng 4 tháng của số liệu thống kê thực tế từ ngày 01/01 đến hết ngày 30/4 nhân với 2 (thể hiện 2 tháng tính từ ngày 01/5 đến ngày 30/6). Công thức cụ thể như sau: Số liệu ước tính trong kỳ báo cáo = Tổng số của số liệu thống kê thực tế từ ngày 01/01 đến hết ngày 30/4 x 2 (tháng) 4 (tháng) Ví dụ 1: Tổng số số lượng đăng ký khai sinh tại tỉnh A từ ngày 01/01 đến hết ngày 30/4 năm x là 10.000 trường hợp. Vậy số lượng đăng ký khai sinh ước tính từ ngày 01/5 đến hết ngày 30/6 năm x là: 10000 x 2 = 5000 trường hợp 4 2.2. Với báo cáo thống kê năm lần một, số liệu ước tính từ ngày 01/10 đến 31/12 được xác định bằng trung bình cộng 10 tháng của số liệu thống kê thực tế từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/10 nhân với 2 (thể hiện 2 tháng tính từ ngày 01/11 đến hết ngày 31/12). Công thức cụ thể như sau: Số liệu ước tính trong kỳ báo cáo = Tổng số của số liệu thống kê thực tế từ ngày 01/01 đến hết ngày 30/10 x 2 (tháng) 10 (tháng) Ví dụ 2: Tổng số phí công chứng thu được tại tỉnh B từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/10 năm y là 1.200.000 nghìn đồng. Vậy số phí công chứng ước tính từ ngày 01/11 đến hết ngày 31/12 năm y là: 1200000 x 2 = 240.000 nghìn đồng. 10 2. Kết hợp đặc thù quản lý nhà nước trong lĩnh vực thống kê được ước tính Số liệu thống kê là yếu tố động, gắn với thực tiễn nên không thể đơn thuần xác định bằng các công thức toán học mà còn phải dựa vào yếu tố thực tiễn đặc thù quản lý nhà nước trong lĩnh vực thống kê được ước tính. Do đó, đơn vị báo cáo có thể vận dụng phương pháp bình quân số học giản đơn để tính toán số liệu thống kê ước tính để đảm bảo sát với thực tiễn. Ví dụ 3: Số đơn thụ lý đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại tỉnh C từ ngày 01/01 đến ngày 30/4 là trong năm z là 13.712 đơn. Theo đó, trung bình một tháng từ ngày 01/01 đến ngày 30/4 là: 13712 = 3428 (đơn) 4 Nếu chỉ căn cứ theo phương pháp bình quân số học giản đơn nêu tại Mục 1, số đơn thụ lý đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất ước tính trong 02 tháng cuối của kỳ báo cáo thống kê 6 tháng (từ ngày 01/5 đến hết ngày 30/6) là: 3.428 x 2 = 6.856 (đơn). Như vậy số lượng đơn thụ lý đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại tỉnh C trong 6 tháng đầu năm (từ 01/1 đến 30/6) sẽ là: 13.712 + 6.856= 20.568 (đơn) Tuy nhiên, căn cứ vào thực tế quản lý công tác đăng ký giao dịch bảo đảm trong những năm trước cho thấy số lượng đăng ký giao dịch bảo đảm trung bình trong mỗi tháng cuối của kỳ báo cáo thống kê 6 tháng (từ ngày 01/5 đến hết ngày 30/6), tại Sở Tư pháp tỉnh C thường tăng 1,5 lần so với trung bình của mỗi tháng đầu năm, vì vậy ước tính trung bình mỗi tháng cuối kỳ báo cáo thống kê 6 tháng số lượng đơn đăng ký sẽ là: 3.428 x 1,5 = 5.142 (đơn) và số liệu ước tính trong 02 tháng từ ngày 01/5 đến hết ngày 30/6 sẽ là: 5.142 x 2 = 10.284 (đơn) Như vậy số lượng đơn thụ lý đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại tỉnh C trong 06 tháng đầu năm (từ 01/1 đến 30/6) sẽ ước tính được là: 13.712 + 10.284 = 23.996 (đơn) Ví dụ 4: Số liệu thống kê thực tế về số cặp đăng ký kết hôn trong nước tại tỉnh D từ ngày 01/10 đến hết ngày 31/10 trong năm là 7340 cặp, theo đó, trung bình mỗi tháng có: (cặp) Theo phương pháp bình quân số học giản đơn nêu tại Mục 1, số cặp đăng ký kết hôn ước tính trong 2 tháng từ ngày 01/11 đến hết ngày 31/12 là: 734 x 2 = 1.468 (cặp). Vậy, số liệu thống kê ước tính trong kỳ báo cáo năm nếu đơn thuần áp dụng phương pháp bình quân số học giản đơn sẽ là: 7.340 + 1.468 = 8.808 (cặp) Tuy nhiên, căn cứ và thực tiễn quản lý công tác đăng ký hộ tịch của địa phương qua một vài năm trước cho thấy trong 02 tháng cuối năm, số lượng đăng ký kết hôn của mỗi tháng thường tăng khoảng gấp 2,5 lần số trung bình của mỗi tháng trong giai đoạn trước đó (từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/10). Như vậy, trong 02 tháng cuối năm, ước tính số lượng đăng ký kết hôn trung bình mỗi tháng là: 734 x 2,5 = 1.835 (cặp); tính ra số lượng đăng ký kết hôn ước tính trong 02 tháng cuối năm (từ ngày 01/11 đến hết ngày 31/12) là: 1.835 x 2 = 3.670 (cặp). Vì vậy, số cặp đăng ký kết hôn của tỉnh D ước tính trong báo cáo năm sẽ là: 7.340+ 3.670 = 11.010 (cặp) 3. Lưu ý khác Trường hợp các số liệu tính toán có phần số thập phân từ 0,5 trở lên thì làm tròn nguyên số lên; nếu phần số phân nhỏ hơn 0,5 thì làm tròn nguyên số. Ví dụ: Nếu là 3217,56 thì làm tròn lên là 3218. Nếu là 3217,35 thì làm tròn xuống là 3217. Riêng đối với số liệu về tuổi kết hôn trung bình lần đầu, chỉ thực hiện làm tròn phần số thập phân. Ví dụ: Nếu tuổi kết hôn trung bình lần đầu tại tỉnh E là 21,57 tuổi thì làm tròn lên là 21,6 tuổi. Nếu là 21,53 thì làm tròn là 21,5 tuổi. Biểu số 01a/BTP/VĐC/XDPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (VBQPPL) DO HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN (HĐND), ỦY BAN NHÂN DÂN (UBND) CẤP XÃ SOẠN THẢO, BAN HÀNH (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn... Đơn vị nhận báo cáo: UBND huyện/quận/thị xã/ thành phố thuộc tỉnh........ (Phòng Tư pháp) Đơn vị tính: Văn bản VBQPPL chủ trì soạn thảo VBQPPL chủ trì soạn thảo đã được ban hành Tổng số Chia theo tên VBQPPL Tổng số Chia theo tên VBQPPL Nghị quyết của HĐND Quyết định của UBND Chỉ thị của UBND Nghị quyết của HĐND Quyết định của UBND Chỉ thị của UBND (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) * Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1): Cột 1...................................................... Cột 5...................................................... Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Ngày.... tháng.... năm.... TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 01A/BTP/VĐC/XDPL SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (VBQPPL) DO HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN (HĐND), ỦY BAN NHÂN DÂN (UBND) CẤP XÃ SOẠN THẢO, BAN HÀNH 1. Nội dung *. Phản ánh tình hình soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (HĐND, UBND) cấp xã *. Giải thích thuật ngữ: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND là văn bản do HĐND, UBND ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục do Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND quy định, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực trong phạm vi địa phương, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội ở địa phương theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân được ban hành dưới hình thức Nghị quyết. Văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân được ban hành dưới hình thức Quyết định, Chỉ thị (Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND). 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu - Cột 1 = Cột (2+3+4). - Cột 5 = Cột (6+7+8). 3. Nguồn số liệu Từ sổ sách ghi chép ban đầu tại Ủy ban nhân dân cấp xã theo dõi về việc chủ trì soạn thảo và ban hành VBQPPL của HĐND, UBND cấp xã. Biểu số 01b/BTP/VĐC/XDPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 20 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 20 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 02 năm sau SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (VBQPPL) DO HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN (HĐND), ỦY BAN NHÂN DÂN (UBND) CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SOẠN THẢO, BAN HÀNH (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:.............. (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: UBND huyện/quận/thị xã/ thành phố (thuộc tỉnh).......... (Phòng Tư pháp) Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp..... Đơn vị tính: Văn bản VBQPPL chủ trì soạn thảo VBQPPL chủ trì soạn thảo đã được ban hành Tổng số Chia theo tên VBQPPL Tổng số Chia theo tên VBQPPL Nghị quyết của HĐND Quyết định của UBND Chỉ thị của UBND Nghị quyết của HĐND Quyết định của UBND Chỉ thị của UBND A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) Tổng số trên địa bàn huyện I. Tại cấp huyện II. Tại cấp xã 1. Tên xã.... 2. Tên xã.... ... * Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1): Cột 1............................; Cột 5............................; Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày.... tháng.... năm.... TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 01B/BTP/VĐC/XDPL SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (VBQPPL) DO HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN (HĐND), ỦY BAN NHÂN DÂN (UBND) CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SOẠN THẢO, BAN HÀNH 1. Nội dung *. Phản ánh tình hình chủ trì soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (HĐND, UBND) cấp huyện và cấp xã trên địa bàn huyện. *. Giải thích thuật ngữ: - Địa bàn huyện được hiểu là địa bàn huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh. - Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND là văn bản do HĐND, UBND ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục do Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND quy định, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực trong phạm vi địa phương, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội ở địa phương theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân được ban hành dưới hình thức Nghị quyết. Văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân được ban hành dưới hình thức Quyết định, Chỉ thị (Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND). 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu - Cột A: Dòng “Tổng số trên địa bàn huyện” = Dòng I “Tại cấp huyện” + Dòng II “Tại cấp xã”. + Dòng “Tại cấp huyện” ghi số văn bản do HĐND và UBND cấp huyện soạn thảo và ban hành. + Dòng “Tại cấp xã” ghi tổng số văn bản QPPL do HĐND và UBND cấp xã trên địa bàn huyện soạn thảo, ban hành. + Dòng “Tên xã…”: Lần lượt ghi tên của UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (liệt kê đầy đủ các xã, phường, thị trấn trên địa bàn). - Cột 1 = Cột (2+3+4). - Cột 5 = Cột (6+7+8). 3. Nguồn số liệu Từ sổ sách ghi chép ban đầu tại UBND cấp huyện (Phòng Tư pháp) theo dõi về việc chủ trì soạn thảo và ban hành VBQPPL của HĐND, UBND cấp huyện và tổng hợp từ biểu mẫu 01a/BTP/VĐC/XDPL của UBND cấp xã. Biểu số 01c/BTP/VĐC/XDPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 02 tháng 6 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (VBQPPL) DO HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN (HĐND), ỦY BAN NHÂN DÂN (UBND) CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SOẠN THẢO, BAN HÀNH (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp............ Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Đơn vị tính: Văn bản VBQPPL chủ trì soạn thảo VBQPPL chủ trì soạn thảo đã được ban hành Tổng số Chia theo tên VBQPPL Tổng số Chia theo tên VBQPPL Nghị quyết của HĐND Quyết định của UBND Chỉ thị của UBND Nghị quyết của HĐND Quyết định của UBND Chỉ thị của UBND A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) Tổng số trên địa bàn tỉnh I. Tại cấp tỉnh II. Tại cấp huyện 1. Tên huyện.... 1. Tên huyện.... ... III. Tại cấp xã 1. Tên huyện…. 1. Tên huyện…. * Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1): Cột 1............................; Cột 5............................; Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày.... tháng.... năm.... GIÁM ĐỐC (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 01C/BTP/VĐC/XDPL SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (VBQPPL) DO HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN (HĐND), ỦY BAN NHÂN DÂN (UBND) CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SOẠN THẢO, BAN HÀNH 1. Nội dung *. Phản ánh tình hình soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (HĐND, UBND) các cấp trên địa bàn tỉnh. *. Giải thích thuật ngữ: - Địa bàn huyện được hiểu là địa bàn huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh. - Địa bàn tỉnh được hiểu là địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. - Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND là văn bản do HĐND, UBND ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục do Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND quy định, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực trong phạm vi địa phương, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội ở địa phương theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân được ban hành dưới hình thức Nghị quyết. Văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân được ban hành dưới hình thức Quyết định, Chỉ thị (Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND). 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu - Cột A: Dòng “Tổng số trên địa bàn tỉnh” = Dòng I “Tại cấp tỉnh” + Dòng II “Tại cấp huyện” + Dòng III “Tại cấp xã”. + Dòng I “Tại cấp tỉnh” ghi số văn bản do HĐND và UBND cấp tỉnh soạn thảo và ban hành. + Dòng II “Tại cấp huyện” ghi tổng số văn bản QPPL do HĐND và UBND cấp huyện soạn thảo, ban hành + Dòng III “Tại cấp xã” ghi tổng số văn bản QPPL do HĐND và UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh soạn thảo, ban hành. Trong đó, dòng “Tên huyện...”: Lần lượt ghi tên UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn tỉnh, thành phố (liệt kê đầy đủ các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn). Ví dụ: Tỉnh A có 7 đơn vị hành chính cấp huyện thì dòng III tại cấp xã được thống kê như sau: Tổng số (văn bản) Hướng dẫn ghi biểu Cột A Cột 1 ... III. Tại cấp xã 100 Ghi tổng số văn bản QPPL do HĐND và UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh A chủ trì soạn thảo trong kỳ báo cáo (bằng tổng số văn bản QPPL do HĐND và UBND cấp xã trên địa bàn các huyện A, B, C, D, E, G, H chủ trì soạn thảo trong kỳ báo cáo) 1. Tên huyện A 16 Ghi tổng số văn bản QPPL do HĐND và UBND cấp xã trên địa bàn huyện A chủ trì soạn thảo trong kỳ báo cáo 2. Tên huyện B 10 Ghi tổng số văn bản QPPL do HĐND và UBND cấp xã trên địa bàn huyện B chủ trì soạn thảo trong kỳ báo cáo 3. Tên huyện C 20 Ghi tổng số văn bản QPPL do HĐND và UBND cấp xã trên địa bàn huyện C chủ trì soạn thảo trong kỳ báo cáo 4. Tên huyện D 10 Ghi tổng số văn bản QPPL do HĐND và UBND cấp xã trên địa bàn huyện D chủ trì soạn thảo trong kỳ báo cáo 5. Tên huyện E 13 Ghi tổng số văn bản QPPL do HĐND và UBND cấp xã trên địa bàn huyện E chủ trì soạn thảo trong kỳ báo cáo 6. Tên huyện G 16 Ghi tổng số văn bản QPPL do HĐND và UBND cấp xã trên địa bàn huyện G chủ trì soạn thảo trong kỳ báo cáo 7. Tên huyện H 15 Ghi tổng số văn bản QPPL do HĐND và UBND cấp xã trên địa bàn huyện H chủ trì soạn thảo trong kỳ báo cáo - Cột 1 = Cột (2+3+4). - Cột 5 = Cột (6+7+8). 3. Nguồn số liệu Từ sổ sách ghi chép ban đầu tại Sở Tư pháp theo dõi về việc chủ trì soạn thảo và ban hành VBQPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh và tổng hợp từ biểu mẫu 01b/BTP/VĐC/XDPL của UBND cấp huyện. Biểu số 01d/BTP/VĐC/XDPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (VBQPPL) DO BỘ, NGÀNH CHỦ TRÌ SOẠN THẢO, ĐÃ ĐƯỢC BAN HÀNH (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (Tổ chức Pháp chế Bộ/Ngành)... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Đơn vị tính: Văn bản Tổng số Chia theo tên VBQPPL Luật, Nghị quyết của Quốc hội Pháp lệnh, Nghị quyết của UBTVQH Lệnh, quyết định của CTN Nghị định của Chính phủ Quyết định của TTg CP Thông tư của Bộ, ngành Thông tư liên tịch A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) Tổng số văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) do Bộ, ngành chủ trì soạn thảo Tổng số VBQPPL do Bộ, ngành chủ trì soạn thảo đã được ban hành * Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1): của dòng tổng số VBQPPL do Bộ, ngành chủ trì soạn thảo đã được ban hành tại: Cột 1.............................................................. Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày.... tháng.... năm.... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 01D/BTP/VĐC/XDPL SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (VBQPPL) DO BỘ, NGÀNH CHỦ TRÌ SOẠN THẢO, ĐÃ ĐƯỢC BAN HÀNH 1. Nội dung *. Phản ánh số văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) do bộ, ngành (Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ) chủ trì soạn thảo và số VBQPPL do bộ, ngành chủ trì soạn thảo đã được ban hành. Trong đó chia theo đơn vị được giao tham mưu, giúp bộ, ngành chủ trì soạn thảo VBQPPL (Vụ/Tổ chức pháp chế và các đơn vị khác thuộc bộ, ngành). *. Giải thích thuật ngữ: VBQPPL nêu tại biểu mẫu này là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật Ban hành VBQPPL 2008, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội (Khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành VBQPPL 2008). 2. Phương pháp tính và ghi biểu - Cột 1 = Cột (2+3+4+5+6+7+8). - Cột 8 “Thông tư liên tịch”: thống kê theo trách nhiệm chủ trì soạn thảo theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 24/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/3/2009 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 3. Nguồn số liệu Từ sổ sách ghi chép ban đầu tại Vụ/Tổ chức pháp chế bộ, ngành theo dõi về việc chủ trì soạn thảo VBQPPL của bộ, ngành và số VBQPPL do bộ, ngành chủ trì soạn thảo đã được ban hành. Biểu số 01e/BTP/VĐC/XDPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (VBQPPL) DO CÁC ĐƠN VỊ THUỘC BỘ TƯ PHÁP CHỦ TRÌ SOẠN THẢO, ĐÃ ĐƯỢC BAN HÀNH (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Đơn vị thuộc Bộ Tư pháp (Vụ, Cục, Viện....) Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Đơn vị tính: Văn bản Tổng số Chia theo tên VBQPPL Luật, Nghị quyết của Quốc hội Pháp lệnh, Nghị quyết của UBTVQH Lệnh, quyết định của CTN Nghị định của Chính phủ Quyết định của TTg CP Thông tư của Bộ, ngành Thông tư liên tịch A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) Tổng số văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) do đơn vị thuộc Bộ chủ trì soạn thảo Tổng số VBQPPL do đơn vị thuộc Bộ chủ trì soạn thảo đã được ban hành * Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1): của dòng tổng số VBQPPL do đơn vị thuộc Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo đã được ban hành tại: Cột 1.............................................................. Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Ngày.... tháng.... năm.... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 01E/BTP/VĐC/XDPL SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (VBQPPL) DO CÁC ĐƠN VỊ THUỘC BỘ TƯ PHÁP CHỦ TRÌ SOẠN THẢO, ĐÃ ĐƯỢC BAN HÀNH 1. Nội dung *. Phản ánh số văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) do đơn vị thuộc Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo và số VBQPPL do đơn vị thuộc Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo đã được ban hành. *. Giải thích thuật ngữ: - Văn bản quy phạm pháp luật nêu tại biểu mẫu này là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội (Khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008). - Đơn vị thuộc Bộ gồm đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ. 2. Phương pháp tính - Cột 1 = Cột (2+3+4+5+6+7+8). - Cột 8 “Thông tư liên tịch”: thống kê theo trách nhiệm chủ trì soạn thảo theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 24/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/3/2009 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 3. Nguồn số liệu Từ sổ sách ghi chép ban đầu tại đơn vị thuộc Bộ Tư pháp theo dõi về việc chủ trì soạn thảo VBQPPL và số VBQPPL chủ trì soạn thảo đã được ban hành. Biểu số 02a/BTP/VĐC/TĐVB Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO PHÒNG TƯ PHÁP CẤP HUYỆN THẨM ĐỊNH (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng....... năm....... đến ngày....... tháng....... năm.........) Đơn vị báo cáo: Ủy ban nhân dân huyện/ quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh...................... (Phòng Tư pháp) Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp.... Đơn vị tính: Văn bản Tổng số Chia ra Chủ trì thẩm định có sự tham gia của các luật gia, chuyên gia Tự thẩm định A (1) (2) (3) Tổng số - Quyết định của UBND - Chỉ thị của UBND * Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1): Cột 1........ Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày.... tháng.... năm.... TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 02A/BTP/VĐC/TĐVB SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO PHÒNG TƯ PHÁP CẤP HUYỆN THẨM ĐỊNH 1. Nội dung: *. Phản ánh tình hình thẩm định văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (HĐND, UBND) cấp huyện. *. Giải thích thuật ngữ: - VBQPPL của UBND là văn bản do UBND ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục do Luật Ban hành VBQPPL của HĐND, UBND quy định, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực trong phạm vi địa phương, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội ở địa phương theo định hướng xã hội chủ nghĩa. VBQPPL của Ủy ban nhân dân được ban hành dưới hình thức Quyết định, Chỉ thị (Điều 1 Luật Ban hành VBQPPL của HĐND, UBND). - VBQPPL do Phòng Tư pháp cấp huyện thẩm định là những VBQPPL do UBND cấp huyện ban hành theo thẩm quyền (Quyết định, Chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp huyện) và được Phòng Tư pháp tiến hành thẩm định theo phạm vi, trình tự, thủ tục luật định. Phạm vi thẩm định tập trung vào những nội dung như: Sự cần thiết ban hành. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh. Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo với hệ thống pháp luật. Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản (khoản 3 Điều 38 và Điều 42 Luật Ban hành VBQPPL của HĐND, UBND). 2. Phương pháp tính và ghi biểu: - Dòng 1 cột A (Tổng số) = Dòng 2 Cột A (Quyết định của UBND) + Dòng 3 Cột A (Chỉ thị của UBND). - Cột 1 “Tổng số”: thể hiện tình hình thẩm định VBQPPL của UBND cấp huyện trên địa bàn. Cột 1 = Cột (2 + 3). - Cột 2 “Chủ trì thẩm định có sự tham gia của luật gia, chuyên gia”): thể hiện tình hình Phòng Tư pháp được giao chủ trì thẩm định VBQPPL của UBND cấp huyện trên địa bàn và có sự tham gia của luật gia, chuyên gia vào quá trình thẩm định (theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành VBQPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân). Trường hợp, khi thực hiện thẩm định văn bản QPPL, tuy không có sự tham gia của luật gia, chuyên gia nhưng có sự tham gia của các cơ quan tổ chức khác vào quá trình thẩm định thì vẫn thống kê vào cột 2. - Cột 3 “Tự thẩm định”: thể hiện việc chủ trì thẩm định VBQPPL của UBND cấp huyện trên địa bàn chỉ do Phòng Tư pháp thực hiện mà không có sự tham gia phối hợp của các tổ chức hay cá nhân khác. 3. Nguồn số liệu: Từ sổ sách ghi chép ban đầu tại UBND cấp huyện (Phòng Tư pháp) theo dõi về việc thẩm định VBQPPL của HĐND, UBND cấp huyện. Biểu số 02b/BTP/VĐC/TĐVB Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: ngày 02 tháng 6 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO CƠ QUAN TƯ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THẨM ĐỊNH (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng....... năm....... đến ngày....... tháng....... năm..........) Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp........ Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Đơn vị tính: Văn bản Tổng số Chia ra Chủ trì thẩm định có sự tham gia của các luật gia, chuyên gia Tự thẩm định A (1) (2) (3) Tổng số I. Số văn bản do Sở Tư pháp thẩm định - Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh do UBND cấp tỉnh trình - Quyết định của UBND cấp tỉnh - Chỉ thị của UBND cấp tỉnh II. Số văn bản do Phòng Tư pháp cấp huyện thẩm định - Quyết định của UBND cấp huyện - Chỉ thị của UBND cấp huyện * Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1): Cột 1........ Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày.... tháng.... năm.... GIÁM ĐỐC (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 02B/BTP/VĐC/TĐVB SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO CƠ QUAN TƯ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THẨM ĐỊNH 1. Nội dung: *. Phản ánh tình hình thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (HĐND, UBND) cấp tỉnh, cấp huyện trên địa bàn tỉnh. *. Giải thích thuật ngữ: - Địa bàn tỉnh được hiểu là địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. - Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND là văn bản do HĐND, UBND ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục do Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND quy định, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực trong phạm vi địa phương, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội ở địa phương theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân được ban hành dưới hình thức nghị quyết. Văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân được ban hành dưới hình thức Quyết định, Chỉ thị (Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND). - Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan tư pháp thẩm định trên địa bàn tỉnh là những văn bản quy phạm pháp luật do HĐND - UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện ban hành theo thẩm quyền (Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cùng cấp trình; Quyết định, Chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Quyết định, Chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp huyện) và được cơ quan tư pháp cùng cấp (Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp) tiến hành thẩm định theo phạm vi, trình tự, thủ tục luật định. Phạm vi thẩm định tập trung vào những nội dung như: Sự cần thiết ban hành. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh. Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo với hệ thống pháp luật. Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản (khoản 1, khoản 3 Điều 24, khoản 3 Điều 38 và Điều 42 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND). 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu: - Dòng 1 cột A (Tổng số) = Dòng 2 Cột A (Số văn bản do Sở Tư pháp thẩm định) + Dòng 6 Cột A (Số văn bản do Phòng Tư pháp cấp huyện thẩm định). - Dòng 2 cột A (Số văn bản do Sở Tư pháp thẩm định) = Dòng 3 Cột A (Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh do UBND cấp tỉnh trình) + Dòng 4 Cột A (Quyết định của UBND cấp tỉnh) + Dòng 5 Cột A (Chỉ thị của UBND cấp tỉnh). - Dòng 6 cột A (Số văn bản do Phòng Tư pháp cấp huyện thẩm định) = Dòng 7 Cột A (Quyết định của UBND cấp huyện) + Dòng 8 Cột A (Chỉ thị của UBND cấp huyện). - Cột 1 “Tổng số”: thể hiện tình hình thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND trên địa bàn tỉnh. Cột 1 = Cột (2 + 3). - Cột 2 “Chủ trì thẩm định có sự tham gia của các luật gia, chuyên gia”: thể hiện việc chủ trì thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND trên địa bàn và có sự tham gia của luật gia, chuyên gia vào quá trình thẩm định (theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân). Trường hợp, khi thực hiện thẩm định văn bản QPPL, tuy không có sự tham gia của luật gia, chuyên gia nhưng có sự tham gia của các cơ quan tổ chức khác vào quá trình thẩm định thì vẫn thống kê vào cột 2. - Cột 3 “Tự thẩm định”: thể hiện việc chủ trì thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND trên địa bàn chỉ do Sở Tư pháp cấp tỉnh hoặc Phòng Tư pháp cấp huyện thực hiện mà không có sự tham gia phối hợp của các tổ chức hay cá nhân khác. 3. Nguồn số liệu: Từ sổ sách ghi chép ban đầu tại Sở Tư pháp theo dõi về việc thẩm định VBQPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh và tổng hợp từ biểu mẫu 02a/BTP/VĐC/TĐVB của UBND cấp huyện. Biểu số 02c/BTP/VĐC/TĐVB Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO TỔ CHỨC PHÁP CHẾ BỘ, NGÀNH THẨM ĐỊNH (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng....... năm....... đến ngày....... tháng....... năm..........) Đơn vị báo cáo: Bộ, Cơ quan ngang Bộ (Tổ chức Pháp chế Bộ/Ngành)... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Đơn vị tính: Văn bản Chia theo hình thức tổ chức thẩm định Tổng số Chia ra Thông tư của Bộ, ngành Thông tư liên tịch do các đơn vị thuộc Bộ, ngành chủ trì soạn thảo A (1) (2) (3) Tổng số - Tổ chức họp tư vấn thẩm định `- Phối hợp với các đơn vị khác tổ chức thẩm định - Tự thẩm định * Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1): Cột 1........ Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày.... tháng.... năm.... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 02C/BTP/VĐC/TĐVB SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO TỔ CHỨC PHÁP CHẾ BỘ, NGÀNH THẨM ĐỊNH 1. Nội dung: *. Phản ánh tình hình thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của tổ chức pháp chế bộ, ngành. *. Giải thích thuật ngữ: - Văn bản quy phạm pháp luật nêu tại biểu mẫu này là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội (Khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008). - Văn bản quy phạm pháp luật do tổ chức pháp chế bộ, ngành thẩm định: là những văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của bộ, ngành (Thông tư), hoặc do bộ, ngành liên tịch ban hành (Thông tư liên tịch) được tổ chức pháp chế bộ, ngành thẩm định theo trình tự quy định của pháp luật (Khoản 6 Điều 36 và Điều 49 Nghị định số 24/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/3/2009 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật). 2. Phương pháp tính và ghi biểu: - Cột A, dòng “Tổng số”: thể hiện tình hình thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của pháp chế bộ, ngành. - Cột A, dòng “Tổ chức họp tư vấn thẩm định”: thể hiện tình hình pháp chế bộ, ngành chủ trì thẩm định văn bản quy phạm pháp luật và có tổ chức họp tư vấn thẩm định. - Cột A, dòng “Phối hợp với các đơn vị khác tổ chức thẩm định”: thể hiện tình hình pháp chế bộ, ngành chủ trì thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, không tổ chức họp tư vấn thẩm định nhưng có sự phối hợp, tham gia ý kiến trực tiếp hoặc bằng văn bản của các chuyên gia, các cơ quan, tổ chức có liên quan về việc thẩm định. - Cột A, dòng “Tự thẩm định”: thể hiện tình hình pháp chế bộ, ngành chủ trì thẩm định văn bản quy phạm pháp luật chỉ do Vụ/Tổ chức pháp chế bộ, ngành thực hiện mà không có sự tham gia phối hợp của các tổ chức hay cá nhân khác. - Dòng 1 cột A (Tổng số) = Dòng 2 Cột A (Tổ chức họp tư vấn thẩm định) + Dòng 3 Cột A (Phối hợp với các đơn vị khác tổ chức thẩm định) + Dòng 4 Cột A (Tự thẩm định). - Cột 1 = Cột (2 + 3). 3. Nguồn số liệu: Từ sổ sách ghi chép ban đầu tại Vụ/Tổ chức pháp chế bộ, ngành theo dõi về việc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật. Biểu số 02d/BTP/VPB/TĐVB Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO BỘ TƯ PHÁP THẨM ĐỊNH (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng....... năm....... đến ngày....... tháng....... năm..........) Đơn vị báo cáo: Đơn vị thuộc Bộ Tư pháp (Vụ, Cục, Viện.....) Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Đơn vị tính: Văn bản Chia theo hình thức tổ chức thẩm định Tổng số Luật, Nghị quyết của Quốc hội Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban TVQH Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước Nghị định của Chính phủ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Thông tư/ Thông tư liên tịch A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Tổng số 1. Tổ chức Hội đồng thẩm định 2. Tổ chức thẩm định tại đơn vị - Tổ chức họp tư vấn thẩm định - Phối hợp với các đơn vị khác tổ chức thẩm định - Tự thẩm định * Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1): Cột 1....................... Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Ngày... tháng... năm... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 02D/BTP/VĐC/TĐVB SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO BỘ TƯ PHÁP THẨM ĐỊNH 1. Nội dung: *. Phản ánh tình hình thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp. *. Giải thích thuật ngữ: - Văn bản quy phạm pháp luật nêu tại biểu mẫu này là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội (Khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008). - Văn bản quy phạm pháp luật được tổ chức thẩm định tại Bộ Tư pháp là những văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ trình (Dự án Luật, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội; dự án Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội) và những văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ (Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) được Bộ Tư pháp tiến hành thẩm định theo phạm vi, trình tự, thủ tục luật định (Khoản 1, 3 Điều 36, Khoản 1 Điều 63, Khoản 3 Điều 67 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008). - Đơn vị thuộc Bộ gồm đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ. 2. Phương pháp tính và ghi biểu: - Cột A, dòng “Tổng số”: thể hiện tình hình thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của đơn vị chức năng thuộc Bộ Tư pháp. - Cột A, dòng “Tổ chức Hội đồng thẩm định”: thể hiện tình hình đơn vị chức năng thuộc Bộ Tư pháp được giao chủ trì giúp Hội đồng thẩm định tiến hành thẩm định văn bản quy phạm pháp luật. - Cột A, dòng “Tổ chức thẩm định tại đơn vị”: thể hiện tình hình thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của đơn vị chức năng thuộc Bộ Tư pháp. - Cột A, dòng “Tổ chức họp tư vấn thẩm định”: thể hiện tình hình đơn vị chức năng thuộc Bộ Tư pháp chủ trì thẩm định văn bản quy phạm pháp luật và có tổ chức họp tư vấn thẩm định. - Cột A, dòng “Phối hợp với các đơn vị khác tổ chức thẩm định”: thể hiện tình hình đơn vị chức năng thuộc Bộ Tư pháp chủ trì thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, không tổ chức họp tư vấn thẩm định nhưng có sự phối hợp, tham gia ý kiến trực tiếp hoặc bằng văn bản của các chuyên gia, các cơ quan, tổ chức có liên quan về việc thẩm định. - Cột A, dòng “Tự thẩm định”: thể hiện tình hình đơn vị chức năng thuộc Bộ Tư pháp chủ trì thẩm định văn bản quy phạm pháp luật chỉ do đơn vị chức năng thuộc Bộ Tư pháp được giao chủ trì thẩm định thực hiện mà không có sự tham gia phối hợp của các tổ chức hay cá nhân khác. - Dòng 1 cột A (Tổng số) = Dòng 2 Cột A (Tổ chức Hội đồng thẩm định) + Dòng 3 Cột A (Tổ chức thẩm định tại đơn vị). - Dòng 3 cột A (Tổ chức thẩm định tại đơn vị) = Dòng 4 Cột A (Tổ chức họp tư vấn thẩm định) + Dòng 5 Cột A (Phối hợp với các đơn vị khác tổ chức thẩm định) + Dòng 6 Cột A (Tự thẩm định). - Cột (1) = Cột (2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7) 3. Nguồn số liệu: Từ sổ sách ghi chép ban đầu tại đơn vị thuộc Bộ Tư pháp theo dõi về việc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật. Biểu số: 03a/BTP/KTrVB/TKT Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (B/C): Báo cáo 06 tháng: Ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau SỐ VĂN BẢN ĐÃ TỰ KIỂM TRA, XỬ LÝ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:........ (Từ ngày...... tháng.......năm....... đến ngày...... tháng...... năm..........) Đơn vị báo cáo: UBND xã/phường/thị trấn... Đơn vị nhận báo cáo: UBND huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh... Đơn vị tính: Văn bản Số văn bản (VB) đã tự kiểm tra Số VB phát hiện trái pháp luật Tình hình xử lý các VB phát hiện trái pháp luật Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Văn bản quy phạm pháp luật VB không phải là VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) VB không phải là VBQPPL nhưng có chứa quy phạm pháp luật Đã xử lý Đang xử lý Tổng số Sai về thẩm quyền ban hành và nội dung Sai về thẩm quyền ban hành Sai về nội dung Các sai khác (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) cột 11:......................................... (Chỉ ước tính phần kết quả xử lý các văn bản phát hiện trái pháp luật) Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Ngày... tháng... năm... TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Biểu số: 03b/BTP/KTrVB/TKT Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (B/C): Báo cáo 06 tháng: Ngày 20 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 20 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 02 năm sau SỐ VĂN BẢN ĐÃ TỰ KIỂM TRA, XỬ LÝ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:........ (Từ ngày...... tháng....... năm....... đến ngày...... tháng...... năm..........) Đơn vị báo cáo: UBND huyện/quận/thị xã/ thành phố thuộc tỉnh... Đơn vị nhận báo cáo: UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Tư pháp) Đơn vị tính: Văn bản Số văn bản (VB) đã tự kiểm tra Số VB phát hiện trái pháp luật Tình hình xử lý các VB phát hiện trái pháp luật Tổng số Chia ra Tổng số Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) VB không phải là VBQPPL nhưng có chứa quy phạm pháp luật Tổng số Chia ra Văn bản quy phạm pháp luật VB không phải là VBQPPL Tổng số Sai về thẩm quyền ban hành và nội dung Sai về thẩm quyền ban hành Sai về nội dung Các sai khác Đã xử lý Đang xử lý A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) TỔNG SỐ 1. Tại địa bàn cấp huyện 2. Tại địa bàn cấp xã Tên xã..... Tên xã..... ..... * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) cột 11:......................................... (Chỉ ước tính phần kết quả xử lý các văn bản phát hiện trái pháp luật) Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày...... tháng... năm....... TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Biểu số: 03c/BTP/KTrVB/TKT Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (B/C): Báo cáo 06 tháng: Ngày 02 tháng 6 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau SỐ VĂN BẢN ĐÃ TỰ KIỂM TRA, XỬ LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:........ (Từ ngày...... tháng....... năm....... đến ngày...... tháng...... năm.........) Đơn vị báo cáo: UBND tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Tư pháp).... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Đơn vị tính: Văn bản Số văn bản (VB) đã tự kiểm tra Số VB phát hiện trái pháp luật Tình hình xử lý các VB phát hiện trái pháp luật Tổng số Chia ra Tổng số Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) VB không phải là VBQPPL nhưng có chứa quy phạm pháp luật Tổng số Chia ra Văn bản quy phạm pháp luật VB không phải là VBQPPL Tổng số Sai về thẩm quyền ban hành và nội dung Sai về thẩm quyền ban hành Sai về nội dung Các sai khác Đã xử lý Đang xử lý A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) TỔNG SỐ 1. Tại địa bàn cấp tỉnh 2. Tại địa bàn cấp huyện Tên huyện..... Tên huyện..... ..... * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) cột 11:.................................. (Chỉ ước tính phần kết quả xử lý các văn bản phát hiện trái pháp luật) Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên, đơn vị công tác) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày...... tháng... năm....... GIÁM ĐỐC (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Biểu số: 03d/BTP/KTrVB/TKT Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (B/C): Báo cáo 06 tháng: Ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau SỐ VĂN BẢN ĐÃ TỰ KIỂM TRA, XỬ LÝ TẠI CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ (6 tháng, năm) Kỳ báo cáo:........ (Từ ngày......tháng.......năm....... đến ngày...... tháng...... năm..........) Đơn vị báo cáo: Bộ/Cơ quan ngang Bộ Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp Đơn vị tính: Văn bản Số văn bản (VB) đã tự kiểm tra Số VB phát hiện trái pháp luật Tình hình xử lý các VB phát hiện trái pháp luật Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Văn bản quy phạm pháp luật VB không phải là VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) VB không phải là VBQPPL nhưng có chứa quy phạm pháp luật Đã xử lý Đang xử lý Tổng số Sai về thẩm quyền ban hành và nội dung Sai về thẩm quyền ban hành Sai về nội dung Các sai khác (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) cột 11:....................... (Chỉ ước tính phần kết quả xử lý các văn bản phát hiện trái pháp luật) Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên, đơn vị công tác) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày...... tháng... năm....... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 03A/BTP/KTRVB/TKT, 03B/BTP/KTRVB/TKT, 03C/BTP/KTRVB/TKT, 03D/BTP/KTRVB/TKT (Số văn bản tự kiểm tra, xử lý) 1. Nội dung * Biểu mẫu 03a/BTP/KTrVB/TKT, 03b/BTP/KTrVB/TKT, 03c/BTP/KTrVB/TKT và 03d/BTP/KTrVB/TKT để thu thập thông tin thống kê về số văn bản QPPL đã ban hành và số văn bản tự kiểm tra, xử lý lần lượt tại địa bàn xã, huyện, tỉnh và các Bộ, cơ quan ngang Bộ. * Giải thích khái niệm: - Địa bàn xã được hiểu là địa bàn xã/phường/thị trấn. - Địa bàn huyện được hiểu là địa bàn huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh. - Địa bàn tỉnh được hiểu là địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. - Văn bản quy phạm pháp luật (viết tắt là “VBQPPL”): là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 hoặc trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân (viết tắt là “HĐND”), Ủy ban nhân dân (viết tắt là “UBND”), trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội (Khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008). Văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, cơ quan ngang Bộ là Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và Thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (khoản 2 Điều 1 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 4 năm 2010 về kiểm tra và xử lý văn bản QPPL). Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND được ban hành dưới hình thức Nghị quyết; văn bản quy phạm pháp luật của UBND được ban hành dưới hình thức Quyết định, Chỉ thị (Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND năm 2004). - Văn bản không phải là văn bản quy phạm pháp luật: là các văn bản thuộc đối tượng của hoạt động kiểm tra văn bản theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 4 năm 2010 về kiểm tra và xử lý văn bản QPPL (viết tắt là “Nghị định số 40/2010/NĐ-CP”). 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu 2.1. Áp dụng chung đối với Biểu mẫu 03a/BTP/KTrVB/TKT, 03b/BTP/KTrVB/TKT, 03c/BTP/KTrVB/TKT, và 03d/BTP/KTrVB/TKT Cột 1 = Cột (2 + 3). Cột 2: Ghi số văn bản QPPL đã được tự kiểm tra. Cột 3: Ghi số văn bản không phải là văn bản QPPL đã tự kiểm tra sau khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân và của các cơ quan thông tin đại chúng. Cột 4 = cột (5 + 10). Cột 5 = cột (6+7+8+9): Ghi số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật sau khi thực hiện tự kiểm tra số văn bản QPPL ở cột 2. Cột 6: Ghi số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật cả về thẩm quyền ban hành và nội dung văn bản (bao gồm cả số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật về các nội dung trái pháp luật khác theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP). Cột 7: Ghi số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật về thẩm quyền ban hành (bao gồm số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật cả về thẩm quyền ban hành và các nội dung trái pháp luật khác theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP, không bao gồm số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật về nội dung). Cột 8: Ghi số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật về nội dung (bao gồm số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật cả về nội dung và các nội dung trái pháp luật khác theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP, không bao gồm số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật về thẩm quyền ban hành đã thống kê tại Cột 7). Cột 9: Ghi số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật về các nội dung khác theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP , bao gồm: Căn cứ pháp lý ban hành văn bản, trình tự thủ tục ban hành văn bản, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản (không bao gồm số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật đã thống kê tại Cột 6, 7, 8). Lưu ý: - Việc thống kê số văn bản trái pháp luật đã được phát hiện được thực hiện theo nguyên tắc: Để tránh chồng chéo về số liệu báo cáo thống kê, một văn bản có nội dung trái pháp luật chỉ được thống kê một lần (dù văn bản đó trái pháp luật về nhiều nội dung); - Cách thống kê văn bản trái pháp luật quy định tại các cột (6) đến (9) của các biểu mẫu này như sau: + Trong trường hợp một văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật ở tất cả các nội dung theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP hoặc nhiều nội dung trong đó có trái pháp luật cả về thẩm quyền ban hành và nội dung văn bản thì chỉ thống kê vào cột 6, không thống kê vào các cột khác còn lại. + Trường hợp một văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật về thẩm quyền ban hành và các nội dung khác theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP (nhưng không sai về nội dung văn bản) thì chỉ thống kê vào trường hợp sai về thẩm quyền (Cột 7), không thống kê vào các cột khác còn lại. + Trường hợp văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật cả về nội dung và các nội dung trái pháp luật khác theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP, nhưng không sai về thẩm quyền ban hành thì chỉ thống kê vào trường hợp sai về nội dung (Cột 8), không thống kê vào các cột khác. + Trường hợp văn bản QPPL chỉ phát hiện trái pháp luật về một hoặc các nội dung như: căn cứ pháp lý, trình tự thủ tục ban hành, thể thức và kỹ thuật trình bày (không sai về thẩm quyền ban hành và nội dung văn bản) thì thống kê vào Cột 9. Cột 10: Sau khi tự kiểm tra các văn bản không phải là văn bản QPPL (số liệu tại cột 3), nếu phát hiện có dấu hiệu trái pháp luật thì ghi tại cột này. Cột 11 = cột (12 + 13). Cột 12: Ghi số văn bản phát hiện trái pháp luật trong kỳ báo cáo (bao gồm văn bản QPPL và văn bản không phải là văn bản QPPL) đã tự xử lý và có quyết định xử lý sau khi tự kiểm tra phát hiện trái pháp luật (theo Điều 8, Điều 12 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP) và do cấp trên xử lý theo quy định tại Mục 2, Mục 3 và Mục 4 Chương III Nghị định số 40/2010/NĐ-CP. Cột 13: Ghi số văn bản phát hiện trái pháp luật trong kỳ báo cáo (bao gồm văn bản QPPL và văn bản không phải là văn bản QPPL) tính đến thời điểm báo cáo chưa có kết quả tự xử lý sau khi tự kiểm tra phát hiện trái pháp luật (theo Điều 8, Điều 12 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP) và chưa có quyết định xử lý của cấp trên theo quy định tại Mục 2, Mục 3 và Mục 4 Chương III Nghị định số 40/2010/NĐ-CP. 2.2. Áp dụng riêng đối với Biểu mẫu 03b/BTP/KTrVB/TKT Cột A, hàng “Tại địa bàn cấp huyện” ghi số văn bản tự kiểm tra, kết quả tự kiểm tra văn bản của HĐND, UBND cấp huyện; hàng “Tại địa bàn cấp xã” ghi số văn bản tự kiểm tra, kết quả tự kiểm tra văn bản của HĐND, UBND cấp xã; Lần lượt ghi tên của xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (liệt kê đầy đủ các xã, phường, thị trấn trên địa bàn). 2.3. Áp dụng riêng đối với Biểu mẫu 03c/BTP/KTrVB/TKT Cột A, hàng “Tại địa bàn cấp tỉnh” ghi số văn bản tự kiểm tra, kết quả tự kiểm tra văn bản của HĐND, UBND cấp tỉnh; hàng “Tại địa bàn cấp huyện” ghi số văn bản tự kiểm tra, kết quả tự kiểm tra văn bản của HĐND, UBND cấp huyện; hàng dòng “Tên huyện...”: Lần lượt ghi tên của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn tỉnh, thành phố (liệt kê đầy đủ các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn). 3. Nguồn số liệu Biểu mẫu 03a/BTP/KTrVB/TKT: nguồn số liệu từ hồ sơ, tài liệu của HĐND, UBND cấp xã. Biểu mẫu 03b/BTP/KTrVB/TKT: nguồn số liệu từ hồ sơ, tài liệu của HĐND, UBND cấp huyện và được tổng hợp từ biểu mẫu 03a/BTP/KTrVB/TKT của UBND cấp xã. Biểu mẫu 03c/BTP/KTrVB/TKT: nguồn số liệu từ hồ sơ, tài liệu của HĐND, UBND cấp tỉnh và được tổng hợp từ biểu mẫu 03b/BTP/KTrVB/TKT của UBND cấp huyện. Biểu mẫu 03d/BTP/KTrVB/TKT: nguồn số liệu từ hồ sơ, tài liệu của các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Biểu số: 04a/BTP/KTrVB/KTTTQ Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (B/C): Báo cáo 06 tháng: Ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 1 năm sau SỐ VĂN BẢN ĐÃ ĐƯỢC KIỂM TRA, XỬ LÝ THEO THẨM QUYỀN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN (6 tháng, năm) Kỳ báo cáo:........ (Từ ngày......tháng.......năm....... đến ngày...... tháng...... năm..........) Đơn vị báo cáo: UBND huyện /quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh... Đơn vị nhận báo cáo: UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Tư pháp)... Đơn vị tính: Văn bản Số văn bản (VB) tiếp nhận để kiểm tra theo thẩm quyền Số VB đã kiểm tra Số VB phát hiện trái pháp luật Tình hình xử lý các VB phát hiện trái pháp luật Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Văn bản quy phạm pháp luật VB không phải là VBQPPL VBQPPL VB không phải là VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) VB không phải là VBQPPL nhưng có chứa quy phạm pháp luật Đã xử lý Đang xử lý Tổng số Sai về thẩm quyền ban hành và nội dung Sai về thẩm quyền ban hành Sai về nội dung Các sai khác VB phát hiện trái pháp luật trong kỳ báo cáo VB phát hiện trái pháp luật của kỳ trước chuyển sang VB phát hiện trái pháp luật trong kỳ báo cáo VB phát hiện trái pháp luật của kỳ trước chuyển sang (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) cột 14:....................... (Chỉ ước tính phần kết quả xử lý các văn bản phát hiện trái pháp luật) Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Ngày...... tháng...... năm....... TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Biểu số: 04b/BTP/KTrVB/KTTTQ Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (B/C): Báo cáo 06 tháng: Ngày 02 tháng 6 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau SỐ VĂN BẢN ĐÃ ĐƯỢC KIỂM TRA, XỬ LÝ THEO THẨM QUYỀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (6 tháng, năm) Kỳ báo cáo:........ (Từ ngày...... tháng....... năm....... đến ngày...... tháng...... năm..........) Đơn vị báo cáo: UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Tư pháp)... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Đơn vị tính: Văn bản Số văn bản (VB) tiếp nhận để kiểm tra theo thẩm quyền Số VB đã kiểm tra Số VB phát hiện trái pháp luật Tình hình xử lý các VB phát hiện trái pháp luật Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Văn bản quy phạm pháp luật VB không phải là VBQPPL VBQPPL VB không phải là VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) VB không phải là VBQPPL nhưng có chứa quy phạm pháp luật Đã xử lý Đang xử lý Tổng số Sai về thẩm quyền ban hành và nội dung Sai về thẩm quyền ban hành Sai về nội dung Các sai khác VB phát hiện trái pháp luật trong kỳ báo cáo VB phát hiện trái pháp luật của kỳ trước chuyển sang VB phát hiện trái pháp luật trong kỳ báo cáo VB phát hiện trái pháp luật của kỳ trước chuyển sang A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) TỔNG SỐ 1. Tại UBND cấp tỉnh 2. Tại UBND cấp huyện Tên huyện.... Tên huyện.... ..... * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) cột 14:........................................ (Chỉ ước tính phần kết quả xử lý các văn bản phát hiện trái pháp luật) Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên, đơn vị công tác) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày...... tháng... năm....... GIÁM ĐỐC (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Biểu số: 04c/BTP/KTrVB/KTTTQ Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (B/C): Báo cáo 06 tháng: Ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau SỐ VĂN BẢN ĐÃ ĐƯỢC KIỂM TRA, XỬ LÝ THEO THẨM QUYỀN TẠI CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ (6 tháng, năm) Kỳ báo cáo:........ (Từ ngày...... tháng....... năm....... đến ngày...... tháng...... năm..........) Đơn vị báo cáo: Bộ/Cơ quan ngang Bộ Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Đơn vị tính: Văn bản Số văn bản (VB) tiếp nhận để kiểm tra theo thẩm quyền Số VB đã kiểm tra Số VB phát hiện trái pháp luật Tình hình xử lý các VB phát hiện trái pháp luật Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Văn bản quy phạm pháp luật VB không phải là VBQPPL VBQPPL VB không phải là VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) VB không phải là VBQPPL nhưng có chứa quy phạm pháp luật Đã xử lý Đang xử lý Tổng số Sai về thẩm quyền ban hành và nội dung Sai về thẩm quyền ban hành Sai về nội dung Các sai khác VB phát hiện trái pháp luật trong kỳ báo cáo VB phát hiện trái pháp luật của kỳ trước chuyển sang VB phát hiện trái pháp luật trong kỳ báo cáo VB phát hiện trái pháp luật của kỳ trước chuyển sang A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) TỔNG SỐ I. Văn bản của các Bộ, cơ quan ngang Bộ khác 1 Tên Bộ, cơ quan ngang Bộ 2 Tên Bộ, cơ quan ngang Bộ 3 Tên Bộ, cơ quan ngang Bộ II. Văn bản của HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW 1 Tên tỉnh/thành phố trực thuộc TW 2 Tên tỉnh/thành phố trực thuộc TW 3 ..... * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) cột 14:....................... (Chỉ ước tính phần kết quả xử lý các văn bản phát hiện trái pháp luật) Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên, đơn vị công tác) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày...... tháng... năm....... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Biểu số: 04d/BTP/KTrVB/KQXL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (B/C): Báo cáo 06 tháng: Ngày 02 tháng 6 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau KẾT QUẢ XỬ LÝ CÁC VĂN BẢN PHÁT HIỆN TRÁI PHÁP LUẬT TẠI BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ/ỦY BAN NHÂN DÂN (UBND) CẤP TỈNH (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:........ (Từ ngày...... tháng....... năm....... đến ngày...... tháng...... năm..........) Đơn vị báo cáo: Bộ, cơ quan ngang Bộ/UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Tư pháp).... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Đơn vị tính: Văn bản Tổng số văn bản đã có kết quả xử lý Số văn bản trái pháp luật đã tự xử lý sau khi tự kiểm tra Số văn bản trái pháp luật đã xử lý theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Đình chỉ Hủy bỏ Bãi bỏ Đính chính Hình thức khác Đình chỉ Hủy bỏ Bãi bỏ Đính chính Hình thức khác (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) Cột 2:.................................. Cột 8:.................................. Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên, đơn vị công tác) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày...... tháng... năm....... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 04A/BTP/KTRVB/KTTTQ, 04B/BTP/KTRVB/KTTTQ VÀ 04C/BTP/KTRVB/KTTTQ (Số văn bản đã được kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền) 1. Nội dung * Biểu mẫu 04a/BTP/KTrVB/KTTTQ, 04b/BTP/KTrVB/KTTTQ và 04c/BTP/KTrVB/KTTTQ để thu thập thông tin thống kê về số văn bản đã được kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền lần lượt tại cấp huyện, tỉnh và các Bộ, cơ quan ngang Bộ. * Giải thích khái niệm: Các khái niệm về Đơn vị báo cáo; Văn bản quy phạm pháp luật; Văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND; Văn bản quy phạm pháp luật của UBND; Văn bản không phải là văn bản quy phạm pháp luật: Đề nghị xem phần giải thích khái niệm tại mục 1 phần giải thích các biểu mẫu 03a/BTP/KTrVB/TKT, 03b/BTP/KTrVB/TKT, 03c/BTP/KTrVB/TKT và 03d/BTP/KTrVB/TKT về số văn bản tự kiểm tra, xử lý. 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu 2.1. Áp dụng chung đối với Biểu mẫu 04a/BTP/KTrVB/KTTTQ, 04b/BTP/KTrVB/KTTTQ và 04c/BTP/KTrVB/KTTTQ Cột 1 = Cột (2+3). Cột 2: Ghi tổng số văn bản QPPL đã tiếp nhận để kiểm tra theo thẩm quyền (đối với những văn bản QPPL đã tiếp nhận nhưng không thuộc thẩm quyền kiểm tra thì không thống kê vào cột này). Cột 3: Ghi số văn bản không phải là văn bản QPPL đã tiếp nhận để kiểm tra theo thẩm quyền sau khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân và của các cơ quan thông tin đại chúng (đối với những văn bản đã tiếp nhận nhưng không thuộc thẩm quyền kiểm tra thì không thống kê vào cột này). Cột 4 = Cột (5+6). Cột 5: Ghi số văn bản QPPL đã kiểm tra theo thẩm quyền. Cột 6: Ghi số văn bản không phải là văn bản QPPL đã kiểm tra theo thẩm quyền sau khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân và của các cơ quan thông tin đại chúng. Cột 7 = Cột (8+13). Cột 8 = cột (9+10+11+12): Ghi số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật sau khi thực hiện kiểm tra theo thẩm quyền số văn bản QPPL ở Cột 2. Cột 9: Ghi số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật cả về thẩm quyền ban hành và nội dung văn bản (bao gồm cả số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật về các nội dung trái pháp luật khác theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP). Cột 10: Ghi số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật về thẩm quyền ban hành (bao gồm số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật cả về thẩm quyền ban hành và các nội dung trái pháp luật khác theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP, không bao gồm số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật về nội dung). Cột 11: Ghi số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật về nội dung (bao gồm số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật cả về nội dung và các nội dung trái pháp luật khác theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP, không bao gồm số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật về thẩm quyền ban hành đã thống kê tại Cột 10). Cột 12: Ghi số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật về các nội dung khác theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP , bao gồm: Căn cứ pháp lý ban hành văn bản, trình tự thủ tục ban hành văn bản, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản (không bao gồm số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật đã thống kê tại Cột 9, 10, 11). Lưu ý: - Việc thống kê số văn bản trái pháp luật đã được phát hiện được thực hiện theo nguyên tắc: Để tránh chồng chéo về số liệu báo cáo thống kê, một văn bản có nội dung trái pháp luật chỉ được thống kê một lần (dù văn bản đó trái pháp luật về nhiều nội dung); - Cách thống kê văn bản trái pháp luật quy định tại các cột (9) đến (12) của các biểu mẫu này như sau: + Trong trường hợp một văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật ở tất cả các nội dung theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP hoặc nhiều nội dung trong đó có trái pháp luật cả về thẩm quyền ban hành và nội dung văn bản thì chỉ thống kê vào Cột 9, không thống kê vào các cột khác còn lại. + Trường hợp một văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật về thẩm quyền ban hành và các nội dung khác theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP (nhưng không sai về nội dung văn bản) thì chỉ thống kê vào trường hợp sai về thẩm quyền (Cột 10), không thống kê vào các cột khác còn lại. + Trường hợp văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật cả về nội dung và các nội dung trái pháp luật khác theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP, nhưng không sai về thẩm quyền ban hành thì chỉ thống kê vào trường hợp sai về nội dung (Cột 11), không thống kê vào các cột khác. + Trường hợp văn bản QPPL chỉ phát hiện trái pháp luật về một hoặc các nội dung như: căn cứ pháp lý, trình tự thủ tục ban hành, thể thức và kỹ thuật trình bày (không sai về thẩm quyền ban hành và nội dung văn bản) thì thống kê vào Cột 12. Cột 13: Sau khi tự kiểm tra các văn bản không phải là văn bản QPPL (số liệu tại cột 3), nếu phát hiện có dấu hiệu trái pháp luật thì ghi tại cột này. Cột 14 = cột (15+16+17+18). Cột 15: Ghi số văn bản phát hiện trái pháp luật trong kỳ báo cáo (bao gồm văn bản QPPL và văn bản không phải là văn bản QPPL) đã được xử lý theo thẩm quyền hoặc có quyết định xử lý của cấp trên theo quy định tại Mục 2, Mục 3 và Mục 4 Chương III Nghị định số 40/2010/NĐ-CP. Cột 16: Ghi số văn bản phát hiện trái pháp luật của kỳ trước (bao gồm văn bản QPPL và văn bản không phải là văn bản QPPL) chưa có kết quả xử lý nay đã được xử lý theo thẩm quyền hoặc đã có quyết định xử lý của cấp trên theo quy định tại Mục 2, Mục 3 và Mục 4 Chương III Nghị định số 40/2010/NĐ-CP. Cột 17: Ghi số văn bản phát hiện trái pháp luật trong kỳ báo cáo (bao gồm văn bản QPPL và văn bản không phải là văn bản QPPL) tính đến thời điểm báo cáo chưa có kết quả xử lý theo thẩm quyền hoặc chưa có quyết định xử lý của cấp trên theo quy định tại Mục 2, Mục 3 và Mục 4 Chương III Nghị định số 40/2010/NĐ-CP. Cột 18: Ghi số văn bản phát hiện trái pháp luật của kỳ trước (bao gồm văn bản QPPL và văn bản không phải là văn bản QPPL) tính đến thời điểm báo cáo chưa có kết quả xử lý theo thẩm quyền hoặc chưa có quyết định xử lý của cấp trên theo quy định tại Mục 2, Mục 3 và Mục 4 Chương III Nghị định số 40/2010/NĐ-CP. 2.2. Áp dụng riêng đối với Biểu mẫu 04b/BTP/KTrVB/KTTTQ Cột A, hàng “Tại UBND cấp tỉnh” ghi số văn bản đã được UBND cấp tỉnh thực hiện kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền; hàng “Tại UBND cấp huyện” ghi tổng số văn bản đã được các UBND cấp huyện thực hiện kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền. 2.3. Áp dụng riêng đối với Biểu mẫu 04c/BTP/KTrVB/KTTTQ Cột A ghi tên các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các địa phương được đơn vị báo cáo tiếp nhận văn bản để kiểm tra theo thẩm quyền. Ví dụ: Trong kỳ báo cáo, Bộ Nội vụ đã tiếp nhận và kiểm tra theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ: Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch & Đầu tư... và của HĐND, UBND các tỉnh: Hải Phòng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh... thì ghi tên các Bộ và các địa phương nói trên vào phần I (VB của các Bộ, cơ quan ngang Bộ khác) và phần II (VB của HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW) của Cột A trong Biểu mẫu. 3. Nguồn số liệu Biểu mẫu 04a/BTP/KTrVB/KTTTQ: nguồn số liệu từ hồ sơ, tài liệu của UBND cấp huyện. Biểu mẫu 04b/BTP/KTrVB/KTTTQ: nguồn số liệu từ hồ sơ, tài liệu của UBND cấp tỉnh và được tổng hợp từ biểu mẫu 04a/BTP/KTrVB/KTTTQ của UBND cấp huyện. Biểu mẫu 04c/BTP/KTrVB/KTTTQ: nguồn số liệu từ hồ sơ, tài liệu của các Bộ, cơ quan ngang Bộ. GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 04D/BTP/KTRVB/KQXL (Kết quả xử lý văn bản phát hiện trái pháp luật của Bộ, cơ quan ngang Bộ/UBND cấp tỉnh) 1. Nội dung * Biểu mẫu 04d/BTP/KTrVB/KQXL áp dụng chung cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND cấp tỉnh để thu thập thông tin thống kê số văn bản đã có kết quả tự xử lý sau khi tự kiểm tra và xử lý theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND cấp tỉnh. * Giải thích khái niệm: Khái niệm về Đơn vị báo cáo: đề nghị xem phần giải thích khái niệm tại mục 1 phần giải thích các biểu mẫu 03a/BTP/KTrVB/TKT, 03b/BTP/KTrVB/TKT, 03c/BTP/KTrVB/TKT và 03d/BTP/KTrVB/TKT về số văn bản tự kiểm tra, xử lý. - Thông báo của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật (viết tắt là “thông báo của cơ quan có thẩm quyền”) trong biểu mẫu này là thông báo kiểm tra văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đối với các văn bản phát hiện có dấu hiệu trái pháp luật theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 4 năm 2010 về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật. 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu Cột 1 = cột (2+8) Cột 2 = cột (3+4+5+6+7): Ghi tổng số văn bản phát hiện trái pháp luật (bao gồm văn bản QPPL và văn bản không phải là văn bản QPPL) đã được cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản tự xử lý sau khi tự kiểm tra, phát hiện trái pháp luật. Số văn bản thống kê tại Cột này phải bằng số văn bản đã thống kê tại Cột 12 trong biểu mẫu 03c/BTP/KTrVB/TKT (trường hợp đơn vị báo cáo là UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW) hoặc số văn bản đã thống kê tại Cột 12 trong biểu mẫu 03d/BTP/KTrVB/TKT (trường hợp đơn vị báo cáo là Bộ, cơ quan ngang Bộ). Cột 3: Ghi số văn bản phát hiện trái pháp luật sau khi tự kiểm tra (bao gồm văn bản QPPL và văn bản không phải là văn bản QPPL) đã tự xử lý bằng hình thức đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản. Cột 4: Ghi số văn bản phát hiện trái pháp luật sau khi tự kiểm tra (bao gồm văn bản QPPL và văn bản không phải là văn bản QPPL) đã tự xử lý bằng hình thức hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản. Cột 5: Ghi số văn bản phát hiện trái pháp luật sau khi tự kiểm tra (bao gồm văn bản QPPL và văn bản không phải là văn bản QPPL) đã tự xử lý bằng hình thức bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản. Cột 6; Ghi số văn bản phát hiện trái pháp luật sau khi tự kiểm tra (bao gồm văn bản QPPL và văn bản không phải là văn bản QPPL) đã đính chính. Cột 7: Ghi số văn bản phát hiện trái pháp luật sau khi tự kiểm tra (bao gồm văn bản QPPL và văn bản không phải là văn bản QPPL) đã tự xử lý bằng các hình thức khác được quy định tại Điều 9 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2008, bao gồm: sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản phát hiện trái pháp luật. Cột 8 = cột (9+10+11+12+13): Ghi tổng số văn bản phát hiện trái pháp luật (bao gồm văn bản QPPL và văn bản không phải là văn bản QPPL) đã được cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản xử lý theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền. Cột 9: Ghi số văn bản phát hiện trái pháp luật trong kỳ báo cáo (bao gồm văn bản QPPL và văn bản không phải là văn bản QPPL) đã xử lý theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền bằng hình thức đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản. Cột 10: Ghi số văn bản phát hiện trái pháp luật trong kỳ báo cáo (bao gồm văn bản QPPL và văn bản không phải là văn bản QPPL) đã xử lý theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền bằng hình thức hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản. Cột 11: Ghi số văn bản phát hiện trái pháp luật trong kỳ báo cáo (bao gồm văn bản QPPL và văn bản không phải là văn bản QPPL) đã xử lý theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền bằng hình thức bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản. Cột 12; Ghi số văn bản phát hiện trái pháp luật trong kỳ báo cáo (bao gồm văn bản QPPL và văn bản không phải là văn bản QPPL) đã được đính chính theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền. Cột 13: Ghi số văn bản phát hiện trái pháp luật trong kỳ báo cáo (bao gồm văn bản QPPL và văn bản không phải là văn bản QPPL) đã xử lý theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền bằng các hình thức khác được quy định tại Điều 9 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2008, bao gồm: sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản phát hiện trái pháp luật. 3. Nguồn số liệu: từ hồ sơ, tài liệu của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND cấp tỉnh. Biểu số: 05a/BTP/KTrVB/RSVB Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (B/C): Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐÃ ĐƯỢC RÀ SOÁT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ (NĂM) (Từ ngày...... tháng....... năm....... đến ngày...... tháng...... năm..........) Đơn vị báo cáo: UBND xã/phường/thị trấn... Đơn vị nhận báo cáo: UBND huyện/quận/thị xã/ thành phố thuộc tỉnh....... Đơn vị tính: Văn bản Số văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) phải được rà soát Kết quả rà soát VBQPPL Kết quả xử lý VBQPPL sau rà soát trong kỳ báo cáo Kết quả xử lý VBQPPL chưa xử lý xong của các kỳ trước Tổng số Chia ra Còn hiệu lực Hết hiệu lực một phần Hết hiệu lực toàn bộ Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Đã được rà soát Chưa được rà soát Đã xử lý Chưa xử lý Đã xử lý Chưa xử lý (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo năm lần 1: Cột 1:............................... Cột 8:............................ Cột 11............................ Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên, đơn vị công tác) ..., ngày... tháng... năm... TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Biểu số: 05b/BTP/KTrVB/RSVB Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (B/C): Báo cáo năm lần 1: Ngày 20 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 02 năm sau SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐÃ ĐƯỢC RÀ SOÁT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN (NĂM) (Từ ngày...... tháng....... năm....... đến ngày...... tháng...... năm..........) Đơn vị báo cáo: UBND huyện/quận/thị xã/ thành phố thuộc tỉnh... Đơn vị nhận báo cáo: UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Tư pháp)... Đơn vị tính: Văn bản Số văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) phải được rà soát Kết quả rà soát VBQPPL Kết quả xử lý VBQPPL sau rà soát trong kỳ báo cáo Kết quả xử lý VBQPPL chưa xử lý xong của các kỳ trước Tổng số Chia ra Còn hiệu lực Hết hiệu lực một phần Hết hiệu lực toàn bộ Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Đã được rà soát Chưa được rà soát Đã xử lý Chưa xử lý Đã xử lý Chưa xử lý A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) TỔNG SỐ 1. Tại UBND cấp huyện 2. Tại UBND cấp xã Tên xã..... Tên xã..... ..... * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo năm lần 1 Cột 1:............................... Cột 8:............................ Cột 11............................ Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên, đơn vị công tác) ..., ngày... tháng... năm... TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Biểu số: 05c/BTP/KTrVB/RSVB Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (B/C): Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐÃ ĐƯỢC RÀ SOÁT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (NĂM) (Từ ngày...... tháng....... năm....... đến ngày....... tháng....... năm..........) Đơn vị báo cáo: UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Tư pháp).... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Đơn vị tính: Văn bản Số văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) phải được rà soát Kết quả rà soát VBQPPL Kết quả xử lý VBQPPL sau rà soát trong kỳ báo cáo Kết quả xử lý VBQPPL chưa xử lý xong của các kỳ trước Tổng số Chia ra Còn hiệu lực Hết hiệu lực một phần Hết hiệu lực toàn bộ Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Đã được rà soát Chưa được rà soát Đã xử lý Chưa xử lý Đã xử lý Chưa xử lý A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) TỔNG SỐ 1. Tại UBND cấp tỉnh 2. Tại UBND cấp huyện Tên huyện.... Tên huyện.... ..... * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo năm lần 1 Cột 1:............................... Cột 8:............................ Cột 11............................ Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên, đơn vị công tác) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày...... tháng... năm....... GIÁM ĐỐC (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Biểu số: 05d/BTP/KTrVB/RSVB Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (B/C): Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐÃ ĐƯỢC RÀ SOÁT TẠI CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ (NĂM) (Từ ngày...... tháng....... năm....... đến ngày....... tháng....... năm..........) Đơn vị báo cáo: Bộ/Cơquan ngang Bộ/Cơquan thuộc Chính phủ.... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Đơn vị tính: Văn bản Số văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) phải được rà soát Kết quả rà soát VBQPPL Kết quả xử lý VBQPPL sau rà soát trong kỳ báo cáo Kết quả xử lý VBQPPL chưa xử lý xong của các kỳ trước Tổng số Chia ra Còn hiệu lực Hết hiệu lực một phần Hết hiệu lực toàn bộ Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Đã được rà soát Chưa được rà soát Đã xử lý Chưa xử lý Đã xử lý Chưa xử lý (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo năm lần 1 Cột 1:............................... Cột 8:............................ Cột 11............................ Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên, đơn vị công tác) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày...... tháng... năm....... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 05A/BTP/KTRVB/RSVB, 05B/BTP/KTRVB/RSVB, 05C/BTP/KTRVB/RSVB VÀ 05D/BTP/KTRVB/RSVB (SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐÃ ĐƯỢC RÀ SOÁT) 1. Nội dung * Biểu mẫu 05a/BTP/KTrVB/RSVB, 05b/BTP/KTrVB/RSVB, 05c/BTP/KTrVB/RSVB và 05d/BTP/KTrVB/RSVB để thu thập thông tin thống kê về kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật lần lượt tại cấp xã, huyện, tỉnh và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. * Giải thích khái niệm: Các khái niệm về Đơn vị báo cáo; Văn bản quy phạm pháp luật; Văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND; Văn bản quy phạm pháp luật của UBND; Văn bản không phải là văn bản quy phạm pháp luật: Đề nghị xem phần giải thích khái niệm tại mục 1 phần giải thích các biểu mẫu 03a/BTP/KTrVB/TKT, 03b/BTP/KTrVB/TKT, 03c/BTP/KTrVB/TKT và 03d/BTP/KTrVB/TKT về số văn bản tự kiểm tra, xử lý. - Địa bàn xã được hiểu là địa bàn xã/phường/thị trấn. - Địa bàn huyện được hiểu là địa bàn huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh. - Địa bàn tỉnh được hiểu là địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương. 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu 2.1. Áp dụng chung đối với biểu mẫu 05a/BTP/KTrVB/RSVB, 05b/BTP/KTrVB/RSVB, 05c/BTP/KTrVB/RSVB và 05d/BTP/KTrVB/RSVB Cột 1 = Cột (2+3) Cột 2 = Cột (4+5+6): Ghi số VBQPPL đã thực hiện rà soát trong kỳ báo cáo. Cột 3: Ghi số VBQPPL chưa thực hiện rà soát trong kỳ báo cáo. Cột 4: Ghi số VBQPPL còn hiệu lực sau khi được rà soát (không bao gồm số VBQPPL hết hiệu lực một phần đã thống kê tại Cột 5). Cột 5: Ghi số VBQPPL hết hiệu lực một phần sau khi được rà soát. Cột 6: Ghi số VBQPPL hết hiệu lực toàn bộ sau khi được rà soát. (Lưu ý: Văn bản hết hiệu lực một phần hoặc toàn bộ được thống kê tại cột 5, 6 phải là văn bản thuộc trường hợp hết hiệu lực quy định tại Điểm a, b, c, đ Khoản 1 Điều 12 và Điểm c Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 16/2013/NĐ-CP. Văn bản được xác định hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau: a) Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản được rà soát; b) Văn bản được rà soát đã được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó; c) Văn bản được rà soát bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền; đ) Văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân hết hiệu lực thi hành thì văn bản được rà soát là văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành văn bản đó cũng hết hiệu lực. Văn bản được xác định hết hiệu lực quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 16/2013/NĐ-CP (Văn bản được rà soát không còn đối tượng điều chỉnh) mà đến thời điểm thống kê số liệu chưa được cơ quan có thẩm quyền xử lý bãi bỏ thì chưa đưa vào để thống kê số liệu). Cột 7 = Cột (8+9): Ghi tổng số VBQPPL kiến nghị xử lý trong kỳ báo cáo. Tổng số VBQPPL cần xử lý sau khi rà soát bao gồm số văn bản được đề nghị bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần, thay thế, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới trong một năm. Trường hợp một văn bản được rà soát và được đề nghị xử lý nhiều lần với các hình thức xử lý, nội dung cần xử lý khác nhau thì cũng chỉ thống kê là 01 văn bản. Cột 8: Tổng số VBQPPL đã xử lý xong trong kỳ báo cáo, cụ thể là cơ quan có thẩm quyền xử lý văn bản đã ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế văn bản được rà soát hoặc đã ban hành văn bản mới. Cột 9: Tổng số VBQPPL chưa xử lý xong trong kỳ báo cáo, bao gồm cả trường hợp văn bản đang được xử lý. Cột 10 = Cột (11+12): Ghi tổng số VBQPPL chưa xử lý xong của các kỳ trước chuyển sang (Ví dụ: năm thống kê hiện tại là năm 2013 thì cột số 10 sẽ thể hiện số liệu thống kê các văn bản chưa xử lý xong của các năm trước năm 2013). Cột 11: Tổng số VBQPPL chưa xử lý xong (bao gồm bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần, thay thế, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới) của các kỳ trước nhưng đến thời điểm thống kê đã xử lý xong. Lưu ý: Trường hợp văn bản chưa xử lý xong của các kỳ trước nhưng đến năm thống kê lại tiếp tục được rà soát và tiếp tục cần được xử lý đối với các nội dung khác thì chỉ được tính là 01 văn bản và được thống kê số liệu vào cột 7 và cột 8 hoặc cột 9. Cột 12: Tổng số VBQPPL chưa xử lý xong của các kỳ trước nhưng đến thời điểm thống kê cũng vẫn chưa xử lý xong, bao gồm cả trường hợp văn bản đang được xử lý. 2.2. Áp dụng riêng đối với biểu mẫu 05b/BTP/KTrVB/RSVB Cột A ghi tổng số văn bản trên địa bàn huyện, trong đó dòng 1. “Tại UBND cấp huyện” ghi số văn bản QPPL đã được rà soát của UBND cấp huyện và dòng 2. “Tại UBND cấp xã” ghi tổng số văn bản QPPL đã được rà soát của UBND cấp xã trên địa bàn huyện; các dòng “Tên xã...”: Lần lượt ghi tên của xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện (liệt kê đầy đủ các xã, phường, thị trấn trên địa bàn). 2.3. Áp dụng riêng đối với biểu mẫu 05c/BTP/KTrVB/RSVB Cột A ghi tổng số văn bản trên địa bàn tỉnh, trong đó dòng 1. “Tại UBND cấp tỉnh” ghi số văn bản QPPL đã được rà soát của UBND cấp tỉnh; dòng 2. “Tại UBND cấp huyện” ghi tổng số văn bản QPPL đã được rà soát của UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh; các dòng “Tên huyện...”: Lần lượt ghi tên của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn tỉnh (liệt kê đầy đủ các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn). 3. Nguồn số liệu Biểu mẫu 05a/BTP/KTrVB/RSVB: nguồn số liệu từ hồ sơ, tài liệu của UBND cấp xã. Biểu mẫu 05b/BTP/KTrVB/RSVB: nguồn số liệu từ hồ sơ, tài liệu của UBND cấp huyện và được tổng hợp từ biểu mẫu 05a/BTP/KTrVB/RSVB của UBND cấp xã. Biểu mẫu 05c/BTP/KTrVB/RSVB: nguồn số liệu từ hồ sơ, tài liệu của UBND cấp tỉnh và được tổng hợp từ biểu mẫu 05b/BTP/KTrVB/RSVB của UBND cấp huyện. Biểu mẫu 05d/BTP/KTrVB/RSVB: nguồn số liệu từ hồ sơ, tài liệu của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Biểu số 06a/BTP/KSTT/KTTH Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 14 tháng 6 hằng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 14 tháng 12 hằng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 25 tháng 3 năm sau KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG QUY ĐỊNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày....... tháng...... năm....... đến ngày....... tháng...... năm.......) Đơn vị báo cáo: Cục Kiểm soát TTHC (Bộ Tư pháp) Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Đơn vị tính: Thủ tục hành chính (TTHC), Văn bản Phần I. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG QUY ĐỊNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (TTHC) TẠI CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ Đơn vị thực hiện Tổng số Phân loại theo tên văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) Phân loại về nội dung Luật Pháp lệnh Nghị định QĐTTg Thông tư, Thông tư liên tịch Số TTHC dự kiến/ được quy định mới Số TTHC dự kiến/ được sửa đổi, bổ sung Số TTHC dự kiến/ được bãi bỏ, hủy bỏ Số TTHC Số VB QPPL Số TTHC Số VB QPPL Số TTHC Số VB QPPL Số TTHC Số VB QPPL Số lượng TTHC Số VB QPPL Số TTHC Số VB QPPL A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) I Kết quả đánh giá tác động TTHC trong Dự thảo VBQPPL Tổng số 1 Bộ.... 2 Bộ.... 3 Bô II Số VBQPPL có quy định về TTHC đã được ban hành Tổng số 1 Bộ... 2 Bộ... 3 Bộ... * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) của Phần I: - Mục I: Cột 1.........................; Cột 2......................... - Mục II: Cột 1.........................; Cột 2......................... Phần II. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG QUY ĐỊNH TTHC TẠI ĐỊA PHƯƠNG Đơn vị thực hiện Tổng số Phân loại theo tên văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) Phân loại về nội dung Quyết định của UBND Chỉ thị của UBND Số TTHC dự kiến/ được quy định mới Số TTHC dự kiến/ được sửa đổi, bổ sung Số TTHC dự kiến/ được bãi bỏ, hủy bỏ Số TTHC Số VBQPPL Số TTHC Số VBQPPL Số TTHC Số VBQPPL A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) I Kết quả đánh giá tác động TTHC trong Dự thảo VBQPPL Tổng số 1 UBND tỉnh 2 UBND tỉnh 3 UBND tỉnh … II Số VBQPPL có quy định về TTHC được ban hành Tổng số 1 UBND tỉnh... 2 UBND tỉnh... 3 UBND tỉnh... … * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) của Phần II: - Mục I: Cột 1.........................; Cột 2......................... - Mục II: Cột 1........................; Cột 2......................... Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày...... tháng... năm....... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 06A/BTP/KSTT/KTTH KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG QUY ĐỊNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1. Nội dung Tổng hợp kết quả đánh giá tác động quy định TTHC và ban hành văn bản QPPL có quy định về TTHC của Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương. 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu: - Cột A: Liệt kê tên Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện đánh giá tác động về TTHC và ban hành văn bản QPPL có quy định về TTHC. - Cột 1 phần I = Cột (3+5+7+9+11) = Cột (13+14+15). - Cột 2 phần I = Cột (4+6+8+10+12). - Cột 1 phần II = Cột (3+5) = Cột (7+8+9). - Cột 2 phần II = Cột (4+6). 3. Nguồn số liệu: Từ số liệu báo cáo của các Bộ, cơ quan ngang và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Biểu số 06b/BTP/KSTT/KTTH Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 14 tháng 6 hằng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 14 tháng 12 hằng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 25 tháng 3 năm sau KẾT QUẢ THAM GIA Ý KIẾN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH QUY ĐỊNH TRONG CÁC DỰ ÁN/DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày....... tháng...... năm....... đến ngày....... tháng...... năm.......) Đơn vị báo cáo: Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp) Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Đơn vị tính: Thủ tục hành chính (TTHC), văn bản I. KẾT QUẢ THAM GIA Ý KIẾN VỀ QUY ĐỊNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (TTHC) TẠI BỘ TƯ PHÁP Tổng số Phân loại theo tên văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) Luật Pháp lệnh Nghị định QĐTTg Thông tư, TTLT Số lượng TTHC Số lượng VBQPPL Số lượng TTHC Số lượng VBQPPL Số lượng TTHC Số lượng VBQPPL Số lượng TTHC Số lượng VBQPPL Số lượng TTHC Số lượng VBQPPL Số lượng TTHC Số lượng VBQPPL (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) của mục II: Cột 1......................... Cột 2......................... II. KẾT QUẢ THAM GIA Ý KIẾN VỀ QUY ĐỊNH TTHC TẠI BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ Đơn vị thực hiện Tổng số Phân loại theo tên VBQPPL Dự thảo Thông tư Dự thảo TT liên tịch Số TTHC Số VBQPPL Số TTHC Số VB QPPL Số TTHC Số VB QPPL A (1) (2) (3) (4) (5) (6) Tổng số 1 Bộ... 2 Bộ... … * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) của mục II: Cột 1.........................; Cột 2......................... III. KẾT QUẢ THAM GIA Ý KIẾN VỀ QUY ĐỊNH TTHC TẠI ĐỊA PHƯƠNG Đơn vị thực hiện Tổng số Phân loại theo tên VBQPPL Quyết định của UBND Chỉ chị của UBND Số TTHC Số VB QPPL Số TTHC Số VB QPPL Số TTHC Số VB QPPL A (1) (2) (3) (4) (5) (6) Tổng số 1 UBND tỉnh... 2 UBND tỉnh... 3 UBND tỉnh… … * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) của mục III: Cột 1.........................; Cột 2......................... Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày...... tháng... năm....... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 06B/BTP/KSTT/KTTH KẾT QUẢ THAM GIA Ý KIẾN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH QUY ĐỊNH TRONG CÁC DỰ ÁN/DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 1. Nội dung Tổng hợp kết quả tham gia ý kiến của Bộ Tư pháp, Tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ và Sở Tư pháp đối với quy định thủ tục hành chính (TTHC) tại dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu - Cột 1 mục I = Cột (3+5+7+9+11). - Cột 2 mục I = Cột (4+6+8+10+12). - Cột 1 mục II và III = Cột (3 + 5). - Cột 2 mục II và III = Cột (4+6). 3. Nguồn số liệu Từ số liệu báo cáo của các Phòng chuyên môn thuộc Cục Kiểm soát TTHC, các Tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ và các Sở Tư pháp. Biểu số 06c/BTP/KSTT/KTTH Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 14 tháng 6 hằng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 14 tháng 12 hằng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 25 tháng 3 năm sau KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH QUY ĐỊNH TRONG CÁC DỰ ÁN/DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày....... tháng...... năm....... đến ngày....... tháng...... năm.......) Đơn vị báo cáo: Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp) Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Đơn vị tính: Thủ tục hành chính (TTHC), văn bản I. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH VỀ QUY ĐỊNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (TTHC) TẠI BỘ TƯ PHÁP Tổng số Phân loại theo tên văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) Luật Pháp lệnh Nghị định QĐTTg Thông tư, TTLT Số lượng TTHC Số lượng VBQPPL Số lượng TTHC Số lượng VBQPPL Số lượng TTHC Số lượng VBQPPL Số lượng TTHC Số lượng VBQPPL Số lượng TTHC Số lượng VBQPPL Số lượng TTHC Số lượng VBQPPL (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) của mục I: Cột 1.........................; Cột 2......................... II. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH VỀ QUY ĐỊNH TTHC TẠI BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ Đơn vị thực hiện Tổng số Phân loại theo tên VBQPPL Dự thảo Thông tư Dự thảo TT liên tịch Số TTHC Số VBQPPL Số TTHC Số VBQPPL Số TTHC Số VBQPPL A (1) (2) (3) (4) (5) (6) Tổng số 1 Bộ... 2 Bộ... 3 Bộ... … * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) của mục II: Cột 1........................; Cột 2......................... III. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH VỀ QUY ĐỊNH TTHC TẠI ĐỊA PHƯƠNG Đơn vị thực hiện Tổng số Phân loại theo tên VBQPPL Quyết định của UBND Chỉ chị của UBND Số TTHC Số VB QPPL Số TTHC Số VB QPPL Số TTHC Số VB QPPL A (1) (2) (3) (4) (5) (6) Tổng số 1 UBND tỉnh... 2 UBND tỉnh... 3 UBND tỉnh... … * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) của mục III: Cột 1.........................; Cột 2......................... Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày...... tháng... năm....... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 06C/BTP/KSTT/KTTH KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH QUY ĐỊNH TRONG CÁC DỰ ÁN/DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 1. Nội dung Tổng hợp kết quả thẩm định của Bộ Tư pháp, Tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ và Sở Tư pháp đối với quy định thủ tục hành chính (TTHC) tại dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu - Cột 1 mục I = Cột (3+5+7+9+11); - Cột 2 mục I = Cột (4+6+8+10+12); - Cột 1 mục II và III = Cột (3 + 5); - Cột 2 mục II và III = Cột (4+6). 3. Nguồn số liệu Từ số liệu báo cáo của các Phòng chuyên môn thuộc Cục Kiểm soát TTHC, các Tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ và các Sở Tư pháp. Biểu số 07a/BTP/KSTT/KTTH Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 14 tháng 6 hằng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 14 tháng 12 hằng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 25 tháng 3 năm sau SỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (TTHC), VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CÓ CHỨA TTHC ĐƯỢC CÔNG BỐ, CÔNG KHAI (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày....... tháng...... năm....... đến ngày....... tháng...... năm.......) Đơn vị báo cáo: Cục Kiểm soát TTHC (Bộ Tư pháp) Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Đơn vị tính: Thủ tục hành chính (TTHC), văn bản Số lương quyết định công bố đã ban hành Số văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), TTHC đã được công bố Số lượng văn bản đề nghị mở công khai/ không công khai Số VBQPPL, TTHC đề nghị công khai/ không công khai Số VB QPPL Số TTHC VBQPPL TTHC Tổng sổ Chia ra Ban hành mới hoặc sửa đổi bổ sung (Công khai) Hủy bỏ hoặc bãi bỏ (Không công khai) Ban hành mới hoặc sửa đổi bổ sung (Công khai) Hủy bỏ hoặc bãi bỏ (Không công khai) Số TTHC quy định mới Số TTHC được sửa đổi, bổ sung Số TTHC hủy bỏ, bãi bỏ A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) Tổng số 1 Bộ.. 2 Bộ... 3 UBND tỉnh... … * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1): Cột 2......................... Cột 3......................... Cột 8......................... Cột 10......................... Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày...... tháng... năm....... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 07A/BTP/KSTT/KTTH SỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (TTHC), VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CÓ CHỨA TTHC ĐƯỢC CÔNG BỐ, CÔNG KHAI 1. Nội dung Tổng hợp số liệu TTHC, VBQPPL được công bố, công khai trong kỳ báo cáo. 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu - Cột A: Ghi tổng số và lần lượt tên Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Cột 1: Ghi số lượng quyết định công bố đã được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng các cơ quan: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Chủ tịch UBND cấp tỉnh ký ban hành. Ví dụ: Trong kỳ báo cáo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành 02 quyết định công bố thì ở cột 1 điền số 2. - Cột 2 = Cột (8+9); - Cột 3 = Cột (4+5+6); - Cột 7: Ghi số lượng văn bản đề nghị mở công khai/không công khai sau khi đã hoàn thành việc nhập dữ liệu thông tin về TTHC, VBQPPL có quy định về TTHC đã được công bố tại Quyết định công bố của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Ví dụ: trong kỳ báo cáo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 01 văn bản đề nghị mở công khai/không công khai thì ở cột 7 điền số 01. 3. Nguồn số liệu: Từ số liệu báo cáo của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Biểu số 07b/BTP/KSTT/KTTH Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 14 tháng 12 hằng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 25 tháng 3 năm sau KẾT QUẢ RÀ SOÁT, ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (Năm) (Từ ngày....... tháng...... năm....... đến ngày....... tháng...... năm.......) Đơn vị báo cáo: Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp) Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Đơn vị tính: Thủ tục hành chính (TTHC)/nhóm TTHC, văn bản Số TTHC/ nhóm TTHC trong Kế hoạch rà soát Phương án rà soát thuộc thẩm quyền Phương án rà soát đề xuất, kiến nghị Tỷ lệ chi phí tiết kiệm được Số VBQPPL được rà soát Số TTHC Số VBQPPL được rà soát Số TTHC Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Số TTHC sửa đổi Số TTHC quy định mới Số TTHC cắt giảm Số TTHC sửa đổi Số TTHC quy định mới Số TTHC cắt giảm A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) Tổng số I Số thực hiện theo Kế hoạch rà soát của Bộ, cơ quan 1 Bộ… 2 Bộ…. 3 … 4 UBND tỉnh... … II Số thực hiện theo Kế hoạch rà soát của TTgCP 1 Bộ... 2 Bộ... 3 … 4 UBND tỉnh... … * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo năm lần 1): - Mục I: Cột 2.........................; Cột 3.........................; Cột 7.........................; Cột 8.........................; Cột 12.........................; - Mục II: Cột 2........................; Cột 3.........................; Cột 7.........................; Cột 8.........................; Cột 12.......................... Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày...... tháng... năm....... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 07B/BTP/KSTT/KTTH KẾT QUẢ RÀ SOÁT, ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1. Nội dung: Tổng hợp số liệu TTHC và số VBQPPL được rà soát, đánh giá hằng năm theo Kế hoạch định kỳ của Bộ, cơ quan ngang Bộ hoặc Kế hoạch trọng tâm của Thủ tướng Chính phủ. 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu: - Mục I cột A: Ghi tên Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ban hành Kế hoạch rà soát định kỳ hàng năm. - Mục II cột A: Ghi tên Bộ, cơ quan được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ rà soát, đánh giá TTHC trong Kế hoạch trọng tâm của Thủ tướng. - Cột 1: Ghi số lượng TTHC hoặc nhóm TTHC được giao rà soát, đơn giản hóa đã được phê duyệt trong Kế hoạch rà soát. - Cột 3 = Cột (4+5+6); - Cột 8 = Cột (9+10+11); - Cột 12: Là phần kết xuất sau khi tính toán chi phí tuân thủ TTHC theo tỷ lệ %. Phần kết xuất này được cài đặt tự động trên bảng excel. File excel này đã có các công thức cần thiết. Người sử dụng chỉ cần nhập các dữ liệu vào các ô có liên quan mà không cần phải lập công thức. Sau khi điền đủ và đúng số liệu đã thu thập được theo hướng dẫn, bảng excel sẽ tự động tính toán các chi phí tuân thủ thủ tục hành chính và cho biết số liệu theo từng hoạt động của thủ tục hành chính và tổng cộng đối với tất cả thủ tục hành chính. Công thức tính tỷ lệ chi phí tiết kiệm được tại cột 12 như sau: - Cột 12 = 100% 3. Nguồn số liệu: Từ số liệu báo cáo của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Biểu số 08/BTP/KSTT/KTTH Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 14 tháng 6 hằng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 14 tháng 12 hằng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 25 tháng 3 năm sau KẾT QUẢ TIẾP NHẬN, XỬ LÝ PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ (PAKN) VỀ QUY ĐỊNH HÀNH CHÍNH (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày....... tháng...... năm....... đến ngày....... tháng...... năm.......) Đơn vị báo cáo: Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp) Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Đơn vị tính: Số phản ánh, kiến nghị (PAKN) I. KẾT QUẢ TIẾP NHẬN PAKN Đơn vị tiếp nhận PAKN Phân loại PAKN PAKN mới tiếp nhận trong kỳ báo cáo Thông tin nhận được về kết quả xử lý PAKN Đăng tải công khai kết quả xử lý Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Số PAKN về hành vi hành chính Số PAKN về nội dung quy định hành chính Số PAKN cả về hành vi hành chính và quy định hành chính Đang kiểm tra, phân loại Đã chuyển xử lý Đã có thông tin báo cáo về kết quả xử lý Chưa có thông tin báo cáo về kết quả xử lý A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) Tổng số 1 Tên Bộ... 2 Tên Bộ... 3 ... 4 Tên UBND tỉnh... ... * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) mục I: Cột 1.........................; Cột 5.........................; Cột 8.........................; Cột 11......................... II. KẾT QUẢ XỬ LÝ PAKN Đơn vị xử lý PAKN Phân loại PAKN PAKN kỳ trước chuyển qua PAKN mới tiếp nhận trong kỳ báo cáo Tổng số Chia ra Thuộc thẩm quyền Thuộc thẩm quyền Không thuộc thẩm quyền Số PAKN về hành vi hành chính Số PAKN về nội dung quy định hành chính Số PAKN cả về hành vi hành chính và quy định hành chính Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Đang xử lý Đã xử lý xong Đang xử lý Đã xử lý xong A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) Tổng số 1 Bộ… 2 Bộ... 3 ... 4 UBND tỉnh... * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) mục II: Cột 1.........................; Cột 5.........................; Cột 8.........................; Cột 11......................... Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày...... tháng... năm....... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 08/BTP/KSTT/KTTH KẾT QUẢ TIẾP NHẬN, XỬ LÝ PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ VỀ QUY ĐỊNH HÀNH CHÍNH 1. Nội dung: Tổng hợp số liệu PAKN đã tiếp nhận, xử lý tại Bộ, ngành, địa phương theo thẩm quyền tiếp nhận và thẩm quyền xử lý, cụ thể: - Mục I. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận PAKN, gồm: + Bộ Tư pháp giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước; + Tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ; + Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. - Mục II. Cơ quan có thẩm quyền xử lý PAKN, bao gồm tất cả các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử lý PAKN liên quan đến phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước. 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu: Cột A mục I, II: ghi tên các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, cơ quan có thẩm quyền xử lý PAKN Cột 1 = Cột (2+3+4) Cột 5 = Cột (6+7). Cột 8 mục I = Cột (9+10) Cột 8 mục II = Cột (9+10+11). 3. Nguồn số liệu: Từ số liệu báo cáo gửi về của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Biểu số: 09a/BTP/PBGDPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau SỐ TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT CẤP XÃ (Năm) (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng...... năm.......) - Đơn vị báo cáo: UBND xã/phường/thị trấn... - Đơn vị nhận báo cáo: Ủy ban nhân dân huyện/quận/ thị xã/thành phố (thuộc tỉnh).... (Phòng Tư pháp) Đơn vị tính: Người Tổng số Số tuyên truyền viên pháp luật cấp xã Trong đó số người được bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức pháp luật Dân tộc Trình độ chuyên môn Kinh Khác Luật Khác Chưa qua đào tạo (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo năm lần 1: Cột 1:............................; Cột 7.................................... Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Ngày........ tháng........ năm....... TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Biểu số: 09b/BTP/PBGDPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 20 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 02 năm sau SỐ TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT VÀ BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN (Năm) (Từ ngày...... tháng...... năm...... Đến ngày....... tháng...... năm.......) - Đơn vị báo cáo: UBND huyện/quận/thị xã/ thành phố (thuộc tỉnh)....... (Phòng Tư pháp) - Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp....... Đơn vị tính: Người Số tuyên truyền viên pháp luật cấp xã Số báo cáo viên pháp luật cấp huyện Tổng số Dân tộc Trình độ chuyên môn Trong đó số người được bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức PL Tổng số Dân tộc Trình độ chuyên môn Trong đó số người được bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức PL Kinh Khác Luật Khác Chưa qua đào tạo Kinh Khác Luật Khác A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) Tổng số trên địa bàn huyện I. Phòng Tư pháp - - - - - - - II. Các xã - - - - - - 1. Tên xã... - - - - - - 2. Tên xã... - - - - - - * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo năm lần 1: Cột 1:.......................................; Cột 7:....................................; Cột 8:....................................; Cột 13:.................................... Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày...... tháng... năm....... TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Biểu số: 09c/BTP/PBGDPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau SỐ BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT CẤP TỈNH (Năm) (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng...... năm.......) - Đơn vị báo cáo: Sở, Ban, Ngành, đoàn thể cấp tỉnh (Tổ chức pháp chế)................ - Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp....... Đơn vị tính: Người Số báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh Tổng số Dân tộc Trình độ chuyên môn Trong đó số người được bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức PL Kinh Khác Luật Khác (1) (2) (3) (4) (5) (6) * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo năm lần 1: Cột 1:.........................................; Cột 6..................................... Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Ngày........ tháng........ năm....... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Biểu số: 09d/BTP/PBGDPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTPngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau SỐ TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT VÀ BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (Năm) (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng...... năm.......) - Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp................ - Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Đơn vị tính: Người Tuyên truyền viên pháp luật cấp xã Báo cáo viên pháp luật cấp huyện Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh Tổng số Dân tộc Trình độ chuyên môn Trong đó số người được bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức PL Tổng số Dân tộc Trình độ chuyên môn Trong đó số người được bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức: PL Tổng số Dân tộc Trình độ chuyên môn Trong đó số người được bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức PL Kinh Khác Luật Khác Chưa qua đào tạo Kinh Khác Luật Khác Kinh Khác Luật Khác A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19) Tổng số trên địa bàn tỉnh I. Sở Tư pháp - - - - - - - II. Huyện/quận/ thị xã/thành phố thuộc tỉnh - - - - - - 1. Tên huyện... - - - - - - …… - - - - - - III. Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể cấp tỉnh - - - - - - - - - - - - - 1. Tên Sở... - - - - - - - - - - - - - …… - - - - - - - - - - - - - * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo năm lần 1: Cột 1:....................................; Cột 7:..................................; Cột 8:...................................; Cột 13:...................................; Cột 14:.......................................; Cột 19:............................................... Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày...... tháng... năm....... GIÁM ĐỐC (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Biểu số: 09e/BTP/PBGDPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau SỐ BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT CẤP TRUNG ƯƠNG (Năm) (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng...... năm.......) - Đơn vị báo cáo: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể... (Tổ chức pháp chế) - Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Đơn vị tính: Người Số báo cáo viên pháp luật cấp Trung ương Tổng số Dân tộc Trình độ chuyên môn Trong đó số người được bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức PL Kinh Khác Luật Khác (1) (2) (3) (4) (5) (6) * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo năm lần 1: Cột 1:.............................................; Cột 6............................................. Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày...... tháng... năm....... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 09A/BTP/PBGDPL, 09B/BTP/PBGDPL, 09C/BTP/PBGDPL, 09D/BTP/PBGDPLVÀ 09E/BTP/PBGDPL 1. Giải thích thuật ngữ - Tuyên truyền viên pháp luật cấp xã là những người được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận để thực hiện nhiệm vụ phổ biến pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn. - Báo cáo viên pháp luật là cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận để kiêm nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. + Báo cáo viên pháp luật cấp huyện là báo cáo viên pháp luật của cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức thành viên của Mặt trận cấp huyện được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận. + Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh là báo cáo viên của cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức thành viên của Mặt trận cấp tỉnh được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận. + Báo cáo viên pháp luật cấp Trung ương là báo cáo viên pháp luật của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận được Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định công nhận. - Địa bàn xã được hiểu là địa bàn xã/phường/thị trấn. - Địa bàn huyện được hiểu là địa bàn huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh. - Địa bàn tỉnh được hiểu là địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu - Về bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức pháp luật: thống kê số người được bồi dưỡng trong kỳ báo cáo. - Áp dụng đối với Biểu số 09a/BTP/PBGDPL: + Cột 1 = Cột (2+3) = Cột (4+5+6) + Cột 4: Ghi số tuyên truyền viên cấp xã có trình độ chuyên môn Luật. Trường hợp tuyên truyền viên cấp xã vừa có trình độ chuyên môn Luật vừa có trình độ chuyên môn khác thì chỉ thống kê vào cột có trình độ chuyên môn Luật. + Cột 5: Ghi số tuyên truyền viên cấp xã có trình độ chuyên môn nhưng không phải là chuyên môn Luật. + Cột 6: Ghi số tuyên truyền viên cấp xã chưa qua đào tạo, chưa có trình độ chuyên môn. - Áp dụng đối với Biểu số 09b/BTP/PBGDPL + Cột A mục II: Dòng “Tên xã...”: Lần lượt ghi tên của xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (liệt kê đầy đủ các xã, phường, thị trấn trên địa bàn). + Cột 1 = Cột (2+3) = Cột (4+5+6) + Cột 4: Ghi số tuyên truyền viên cấp xã có trình độ chuyên môn Luật. Trường hợp tuyên truyền viên cấp xã vừa có trình độ chuyên môn Luật vừa có trình độ chuyên môn khác thì chỉ thống kê vào cột có trình độ chuyên môn Luật. + Cột 5: Ghi số tuyên truyền viên pháp luật cấp xã có trình độ chuyên môn nhưng không phải là chuyên môn Luật. + Cột 6: Ghi số tuyên truyền viên pháp luật cấp xã chưa qua đào tạo, chưa có trình độ chuyên môn. + Cột 8 = Cột (9+10) = Cột (11+12) + Cột 11: Ghi số báo cáo viên pháp luật cấp huyện có trình độ chuyên môn Luật. Trường hợp báo cáo viên pháp luật cấp huyện vừa có trình độ chuyên môn Luật vừa có trình độ chuyên môn khác thì chỉ thống kê vào cột có trình độ chuyên môn Luật. + Cột 12: Ghi số báo cáo viên pháp luật cấp huyện có trình độ chuyên môn nhưng không phải là chuyên môn Luật. + Cột 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13: Những ô đánh dấu “-” là không có hiện tượng (số liệu) phát sinh. - Áp dụng đối với Biểu số 09c/BTP/PBGDPL + Cột 1 = Cột (2+3) = Cột (4+5+6) + Cột 4: Ghi số báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh có trình độ chuyên môn Luật. Trường hợp báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh vừa có trình độ chuyên môn Luật vừa có trình độ chuyên môn khác thì chỉ thống kê vào cột có trình độ chuyên môn Luật. + Cột 5: Ghi số báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh có trình độ chuyên môn nhưng không phải là chuyên môn Luật. - Áp dụng đối với Biểu số 09d/BTP/PBGDPL + Cột A ghi tổng số trên địa bàn tỉnh; Dòng “Tên huyện...” tại mục II cột A: Ghi tên của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn tỉnh, thành phố (liệt kê đầy đủ các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn); Dòng “Tên Sở...” tại mục III cột A: Ghi tên của các Sở, Ngành trên địa bàn tỉnh. + Cột 1 = Cột (2+3) = Cột (4+5+6) + Cột 4: Ghi số tuyên truyền viên cấp xã có trình độ chuyên môn Luật. Trường hợp tuyên truyền viên cấp xã vừa có trình độ chuyên môn Luật vừa có trình độ chuyên môn khác thì chỉ thống kê vào cột có trình độ chuyên môn Luật. + Cột 5: Ghi số tuyên truyền viên pháp luật cấp xã có trình độ chuyên môn nhưng không phải là chuyên môn Luật. + Cột 6: Ghi số tuyên truyền viên pháp luật cấp xã chưa qua đào tạo, chưa có trình độ chuyên môn. + Cột 8 = Cột (9+10) = Cột (11+12) + Cột 11: Ghi số báo cáo viên pháp luật cấp huyện có trình độ chuyên môn Luật. Trường hợp báo cáo viên pháp luật cấp huyện vừa có trình độ chuyên môn Luật vừa có trình độ chuyên môn khác thì chỉ thống kê vào cột có trình độ chuyên môn Luật. + Cột 12: Ghi số báo cáo viên pháp luật cấp huyện có trình độ chuyên môn nhưng không phải là chuyên môn Luật. + Cột 14= Cột (15+16) = Cột (17+18) + Cột 17: Ghi số báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh có trình độ chuyên môn Luật. Trường hợp báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh vừa có trình độ chuyên môn Luật vừa có trình độ chuyên môn khác thì chỉ thống kê vào cột có trình độ chuyên môn Luật. + Cột 18: Ghi số báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh có trình độ chuyên môn nhưng không phải là chuyên môn Luật. + Cột 7, 13, 19: Ghi số tuyên truyền viên pháp luật cấp xã, báo cáo viên pháp luật cấp huyện, báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh đã được bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức pháp luật + Cột 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19: Những ô đánh dấu “-” là không có hiện tượng (số liệu) phát sinh. - Áp dụng đối với Biểu số 09e/BTP/PBGDPL + Cột 1 = Cột (2+3) = Cột (4+5) + Cột 4: Ghi số báo cáo viên pháp luật cấp trung ương có trình độ chuyên môn Luật. Trường hợp báo cáo viên pháp luật cấp Trung ương vừa có trình độ chuyên môn Luật vừa có trình độ chuyên môn khác thì chỉ thống kê vào cột có trình độ chuyên môn Luật. + Cột 5: Ghi số báo cáo viên pháp luật cấp Trung ương có trình độ chuyên môn nhưng không phải là chuyên môn Luật. 3. Nguồn số liệu - Biểu số 09a/BTP/PBGDPL: nguồn số liệu từ Ủy ban nhân dân cấp xã. - Biểu số 09b/BTP/PBGDPL: nguồn số liệu từ Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Tư pháp) và được tổng hợp từ Biểu số 09a/BTP/PBGDPL của UBND cấp xã. - Biểu số 09c/BTP/PBGDPL: nguồn số liệu từ các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể cấp tỉnh (Tổ chức pháp chế). - Biểu số 09d/BTP/PBGDPL: nguồn số liệu từ Sở Tư pháp và được tổng hợp từ Biểu số 09b/BTP/PBGDPL của Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Tư pháp) và Biểu số 09c/BTP/PBGDPL của các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể cấp tỉnh (Tổ chức pháp chế). - Biểu số 09e/BTP/PBGDPL: nguồn số liệu từ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể... (Tổ chức pháp chế). Biểu số: 10a/BTP/PBGDPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT (PBGDPL) TẠI ĐỊA BÀN XÃ (6 tháng, năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm..... đến ngày....... tháng...... năm.......) - Đơn vị báo cáo: Ủy ban nhân dân xã/phường/ thị trấn...... - Đơn vị nhận báo cáo: Ủy ban nhân dân huyện/quận/ thị xã/thành phố (thuộc tỉnh)..... (Phòng Tư pháp) Phổ biến pháp luật trực tiếp Thi tìm hiểu PL Số tài liệu PBGDPL được phát hành miễn phí (Bản) Số lần phát sóng chương trình PBGDPL trên đài truyền thanh xã (lần) Số cuộc (Cuộc) Số lượt người tham dự (Lượt người) Số cuộc thi (Cuộc) Số lượt người dự thi (Lượt người) Tổng số Chia theo ngôn ngữ thể hiện Tiếng Việt Tiếng dân tộc thiểu số Khác (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đơn vị báo cáo 06 tháng và báo cáo năm lần 1): Cột 1:........................; Cột 3......................................; Cột 5:..............................; Cột 9...................................... Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Ngày...... tháng... năm....... TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Biểu số: 10b/BTP/PBGDPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 20 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 20 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 02 năm sau KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT (PBGDPL) TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN (6 tháng, năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm..... đến ngày....... tháng...... năm.......) - Đơn vị báo cáo: UBND huyện/quận/thị xã/ thành phố (thuộc tỉnh)......... (Phòng Tư pháp) - Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp....... Phổ biến pháp luật trực tiếp Thi tìm hiểu PL Số tài liệu PBGDPL được phát hành miễn phí (Bản) Số lần phát sóng chương trình PBGDPL trên đài truyền thanh xã (lần) Số lượng tín bài về pháp luật được đăng tải, phát trên phương tiện thông tin đại chúng (Tin, bài) Số cuộc (Cuộc) Số lượt người tham dự (Lượt người) Số cuộc thi (Cuộc) Số lượt người dự thi (Lượt người) Tổng số Chia theo ngôn ngữ thể hiện Tiếng Việt Tiếng dân tộc thiểu số Khác A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) Tổng số trên địa bàn huyện 1. Kết quả PBGDPL tại UBND cấp huyện 2. Kết quả PBGDPL tại UBND cấp xã - Tên xã… - Tên xã… - * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đơn vị báo cáo 06 tháng và báo cáo năm lần 1): Cột 1:.........................; Cột 3......................................; Cột 5:..............................; Cột 9......................................; Cột 10...................................... Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày...... tháng... năm....... TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Biểu số: 10c/BTP/PBGDPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT (PBGDPL) TẠI CÁC CƠ QUAN TỔ CHỨC THUỘC TỈNH (6 tháng, năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm..... đến ngày....... tháng...... năm.......) - Đơn vị báo cáo: Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh... (Tổ chức pháp chế) - Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp................ Phổ biến pháp luật trực tiếp Thi tìm hiểu PL Số tài liệu PBGDPL được phát hành miễn phí (Bản) Số lượng tin bài về pháp luật được đăng tải, phát trên phương tiện thông tin đại chúng (Tin, bài) Số cuộc (Cuộc) Số lượt người tham dự (Lượt người) Số cuộc thi (Cuộc) Số lượt người dự thi (Lượt người) Tổng số Chia theo ngôn ngữ thể hiện Tiếng Việt Tiếng dân tộc thiểu số Khác (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đơn vị báo cáo 06 tháng và báo cáo năm lần 1): Cột 1:........................; Cột 3......................................; Cột 5:..............................; Cột 9...................................... Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Ngày...... tháng... năm....... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, ghi rõ họ, tên) Biểu số: 10d/BTP/PBGDPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 02 tháng 6 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT (PBGDPL) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (6 tháng, năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm..... đến ngày....... tháng...... năm.......) - Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp................ - Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Phổ biến pháp luật trực tiếp Thi tìm hiểu PL Số tài liệu PBGDPL được phát hành miễn phí (Bản) Số lần phát sóng chương trình PBGDPL trên đài truyền thanh xã (lần) Số lương tín bài vê pháp luật được đăng tải, phát trên phương tiện thông tin đại chúng (Tin, bài) Số cuộc (Cuộc) Số lượt người tham dự (Lượt người) Số cuộc thi (Cuộc) Số lượt người dự thi (Lượt người) Tổng số Chia theo ngôn ngữ thể hiện Tiếng Việt Tiếng dân tộc thiểu số Khác A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) Tổng số trên địa bàn tỉnh 1. Kết quả PBGDPL tại Sở Tư pháp - 2. Kết quả PBGDPL tại địa bàn huyện Tên huyện…. 3. Kết quả PBGDPL tại Sở, ban, Ngành, đoàn thể cấp tỉnh - Tên Sở….. - *Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đơn vị báo cáo 06 tháng và báo cáo năm lần 1): Cột 1:........................; Cột 3......................................; Cột 5:..............................; Cột 9......................................; Cột 10...................................... Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày...... tháng... năm....... GIÁM ĐỐC (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Biểu số: 10e/BTP/PBGDPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT (PBGDPL) TẠI CÁC BỘ, NGÀNH VÀ CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI (6 tháng, năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm..... đến ngày....... tháng...... năm.......) - Đơn vị báo cáo: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các đoàn thể.... (Tổ chức pháp chế) - Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Phổ biến pháp luật trực tiếp Thi tìm hiểu PL Số tài liệu PBGDPL được phát hành miễn phí (Bản) Số lượng tin bài về pháp luật được đăng tải, phát trên phương tiện thông tin đại chúng (Tin, bài) Số cuộc (Cuộc) Số lượt người tham dự (Lượt người) Số cuộc thi (Cuộc) Số lượt người dự thi (Lượt người) Tổng số Chia theo ngôn ngữ thể hiện Tiếng Việt Tiếng dân tộc thiểu số Khác (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đơn vị báo cáo 06 tháng và báo cáo năm lần 1): Cột 1:........................; Cột 3......................................; Cột 5:..............................; Cột 9...................................... Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày...... tháng... năm....... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 10A BTP/PBGDPL, 10B BTP/PBGDPL, 10C BTP/PBGDPL, 10D BTP/PBGDPL, 10E/BTP/PBGDPL (KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT) 1. Nội dung *. Các Biểu số 10a BTP/PBGDPL, 10b BTP/PBGDPL, 10c BTP/PBGDPL, 10d BTP/PBGDPL, 10e/BTP/PBGDPL để thu thập thông tin về kết quả thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn xã, huyện, tỉnh và tại các Bộ, Ngành, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị xã hội). *. Giải thích thuật ngữ: - Địa bàn xã được hiểu là địa bàn xã/phường/thị trấn. - Địa bàn huyện được hiểu là địa bàn huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh. - Địa bàn tỉnh được hiểu là địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. - Phổ biến pháp luật trực tiếp là một hình thức tuyên truyền mà người nói trực tiếp nói với người nghe về nội dung pháp luật nhằm nâng cao nhận thức pháp luật, niềm tin vào pháp luật và ý thức pháp luật cho người nghe, hướng người nghe hành động theo các chuẩn mực pháp luật. - Các cuộc phổ biến pháp luật trực tiếp về pháp luật là sự việc tuyên truyền miệng về pháp luật có nhiều người tham gia như các hội nghị, lớp tập huấn, bồi dưỡng, cuộc họp có nội dung tuyên truyền pháp luật. - Thi tìm hiểu pháp luật là hình thức thi nhằm động viên, khuyến khích các đối tượng tìm hiểu, nâng cao hiểu biết pháp luật. 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu - Cuộc phổ biến pháp luật trực tiếp: thống kê các cuộc phổ biến pháp luật trực tiếp được tổ chức thực hiện trong kỳ báo cáo. - Đơn vị tính “lượt người”: số lần tham gia của mỗi người vào hoạt động tuyên truyền pháp luật hoặc tham gia vào cuộc thi tìm hiểu pháp luật. (ví dụ: một người tham gia 2 cuộc tuyên truyền pháp luật thì tính là 2 lượt người; có hai cuộc tuyên truyền pháp luật tại địa bàn cấp xã, mỗi cuộc có 100 người tham dự, như vậy, hai cuộc được tính là có 200 lượt người tham dự). - Đơn vị tính “bản”: chỉ từng đơn vị tài liệu tuyên truyền được thể hiện dưới dạng tờ rơi, tờ gấp, sách, băng đĩa hình, băng đĩa tiếng... Ví dụ: một tờ rơi tính là một bản, một bộ băng đĩa gồm 3 tập thì tính là 3 bản. - Việc thống kê số lượng tài liệu phổ biến giáo dục pháp luật được phát hành miễn phí: Chỉ thống kê tài liệu tuyên truyền pháp luật phát hành miễn phí do cơ quan, địa phương trực tiếp xây dựng và phát hành. - Số lượng tin, bài về pháp luật được đăng tải phát trên phương tiện thông tin đại chúng là các tin, bài về pháp luật được đăng tải, phát trên phương tiện thông tin đại chúng là các tin tức; bài phản ánh, nghiên cứu, trao đổi; phóng sự; điều tra; bút ký; ghi chép; chính luận (Bình luận, Xã luận, Chuyên luận); Phỏng vấn; câu chuyện, tiểu phẩm; chương trình, tọa đàm, ký sự... có nội dung tuyên truyền, phổ biến về pháp luật được đăng tải trên báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn), báo nói (chương trình phát thanh), báo hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau), báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài. - Phương pháp tính: + Đối với Biểu số 10a/ BTP/PBGDPL, 10b/BTP/PBGDPL, 10c/BTP/PBGDPL, 10d/BTP/PBGDPL, 10e/BTP/PBGDPL: Cột 5 = Cột (6+7+8) + Đối với Biểu số 10b BTP/PBGDPL: Cột A: Dòng “Tên xã...”: Lần lượt ghi tên của xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (liệt kê đầy đủ các xã, phường, thị trấn trên địa bàn). Cột 12: Những ô đánh dấu “-” là không có hiện tượng (số liệu) phát sinh. + Đối với Biểu số 10d/BTP/PBGDPL: Cột A: Dòng “Tên huyện...”: Ghi tên của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn tỉnh, thành phố (liệt kê đầy đủ các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn); Dòng “Tên Sở...”: Ghi tên của các Sở, ngành trên địa bàn tỉnh. Cột 9: Những ô đánh dấu “-” là không có hiện tượng (số liệu) phát sinh. 3. Nguồn số liệu - Biểu số 10a/BTP/PBGDPL: nguồn số liệu từ Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã. - Biểu số 10b/BTP/PBGDPL: nguồn số liệu từ sổ sách ghi chép ban đầu về công tác phổ biến giáo dục pháp luật do UBND cấp huyện trực tiếp thực hiện và được tổng hợp từ Biểu số 10a/BTP/PBGDPL của UBND cấp xã. - Biểu số 10c/BTP/PBGDPL: nguồn số liệu từ các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh... (Tổ chức pháp chế). - Biểu số 10d/BTP/PBGDPL: nguồn số liệu từ sổ sách ghi chép ban đầu về công tác phổ biến giáo dục pháp luật do Sở Tư pháp trực tiếp thực hiện và được tổng hợp từ Biểu số 10b/BTP/PBGDPL của UBND cấp huyện (Phòng tư pháp) và Biểu số 10c/BTP/PBGDPL của các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh... (Tổ chức pháp chế). - Biểu số 10e/BTP/PBGDPL: nguồn số liệu từ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các đoàn thể...... (Tổ chức pháp chế). Biểu số: 11a/BTP/PBGDPL/HGCS Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 05 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 01 năm sau TÌNH HÌNH TỔ CHỨC, CÁN BỘ CỦA TỔ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ (Năm) (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) - Đơn vị báo cáo: Tổ hòa giải - Đơn vị nhận báo cáo: UBND xã/phường/thị trấn... Đơn vị tính: Người Hòa giải viên (người) Tổng số Chia theo giới tính Chia theo dân tộc Chia theo trình độ chuyên môn Số hòa giải viên được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ Nam Nữ Kinh Khác Chuyên môn Luật Khác Chưa qua đào tạo (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo năm lần 1: Cột 1:................................; Cột 9:............................ Ngày........ tháng........ năm....... TỔ TRƯỞNG TỔ HÒA GIẢI (Ký, ghi rõ họ, tên) Biểu số: 11b/BTP/PBGDPL/HGCS Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau TÌNH HÌNH TỔ CHỨC, CÁN BỘ CỦA TỔ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TẠI ĐỊA BÀN XÃ (Năm) (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) - Đơn vị báo cáo: UBND xã/phường/thị trấn... - Đơn vị nhận báo cáo: UBND huyện/quận/thị xã/ thành phố (thuộc tỉnh)........ (Phòng Tư pháp) Tên Tổ hòa giải Số thôn, tổ dân phố và tương đương (Thôn, tổ) Số tổ hòa giải (Tổ) Hòa giải viên (người) Tổng số Chia theo giới tính Chia theo dân tộc Chia theo trình độ chuyên môn Số hòa giải viên được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ Nam Nữ Kinh Khác Chuyên môn Luật Khác Chưa qua đào tạo A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) Tổng số trên địa bàn xã Tổ hòa giải... - - Tổ hòa giải.... - - ... - - * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo năm lần 1: Cột 2:.............................; Cột 3:...............................; Cột 11:.................................. Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Ngày...... tháng... năm....... TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Biểu số: 11c/BTP/PBGDPL/HGCS Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 20 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 02 năm sau TÌNH HÌNH TỔ CHỨC, CÁN BỘ CỦA TỔ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN (Năm) (Từ ngày...... tháng..... năm...... đến ngày..... tháng...... năm........ ) - Đơn vị báo cáo: UBND huyện/ quận/thị xã/ thành phố (thuộc tỉnh)......... (Phòng Tư pháp) - Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp................. Số thôn, tổ dân phố và tương đương (Thôn, tổ) Số tổ hòa giải (tổ) Hòa giải viên (người) Tổng số Chia theo giới tính Chia theo dân tộc Chia theo trình độ chuyên môn Số hòa giải viên được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ Nam Nữ Kinh Khác Chuyên môn Luật Khác Chưa qua đào tạo A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) Tổng số trên địa bàn huyện Tên xã… Tên xã… ... * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo năm lần 1: Cột 2:.............................; Cột 3:...............................; Cột 11:.................................. Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày...... tháng... năm....... TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Biểu số: 11d/BTP/PBGDPL/HGCS Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau TÌNH HÌNH TỔ CHỨC, CÁN BỘ CỦA TỔ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (Năm) (Từ ngày...... tháng..... năm...... đến ngày..... tháng...... năm........) - Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp - Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Số thôn, tổ dân phố và tương đương (Thôn, tổ) Số tổ hòa giải (tổ) Hòa giải viên (người) Tổng số Chia theo giới tính Chia theo dân tộc Chia theo trình độ chuyên môn Số hòa giải viên được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ Nam Nữ Kinh Khác Chuyên môn Luật Khác Chưa qua đào tạo A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) Tổng số trên địa bàn huyện Tên huyện… Tên huyện… …. * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo năm lần 1: Cột 2:.............................; Cột 3:...............................; Cột 11:.................................. Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày...... tháng... năm....... GIÁM ĐỐC (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 11A/BTP/PBGDPL/HGCS, 11B/BTP/PBGDPL/HGCS, 11C/BTP/PBGDPL/HGCS, 11D/BTP/PBGDPL/HGCS (TÌNH HÌNH TỔ CHỨC, CÁN BỘ CỦA TỔ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ) 1. Giải thích thuật ngữ - Tổ hòa giải ở cơ sở là tổ chức tự quản của nhân dân được thành lập ở cơ sở để hoạt động hòa giải theo quy định của Luật hòa giải ở cơ sở. - Địa bàn xã được hiểu là địa bàn xã/phường/thị trấn. - Địa bàn huyện được hiểu là địa bàn huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh. - Địa bàn tỉnh được hiểu là địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương. 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu 2.1. Phương pháp tính và cách ghi biểu đối với Biểu số 11a/BTP/PBGDPL/HGCS - Cột 1 = Cột (2+3) = Cột (4 + 5) = Cột (6+7+8) - Cột 6: Ghi số Hòa giải viên có trình độ chuyên môn Luật. Trường hợp Hòa giải viên vừa có trình độ chuyên môn Luật vừa có trình độ chuyên môn khác thì chỉ thống kê vào cột có trình độ chuyên môn Luật - Cột 7: Ghi số hòa giải viên có trình độ chuyên môn nhưng không phải là chuyên môn Luật. - Cột 8: Ghi số hòa giải viên chưa qua đào tạo, chưa có trình độ chuyên môn. - Cột 9: Ghi số hòa giải viên được bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, kiến thức pháp luật trong kỳ báo cáo. 2.2. Phương pháp tính và cách ghi biểu đối với Biểu số 11b/BTP/PBGDPL/HGCS, 11c/BTP/PBGDPL/HGCS và 11d/BTP/PBGDPL/HGCS - Cột A Biểu số 11b/BTP/PBGDPL/HGCS ghi tổng số trên địa bàn xã và lần lượt tên từng tổ hòa giải trên địa bàn xã. - Cột 1, 2 Biểu số 11b/BTP/PBGDPL/HGCS : Các ô được đánh dấu “-” là không có hiện tượng (số liệu) phát sinh. - Cột A Biểu số 11c/BTP/PBGDPL/HGCS: Dòng “Tên xã...”: Lần lượt ghi tên của xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (liệt kê đầy đủ các xã, phường, thị trấn trên địa bàn). - Cột A Biểu số 11d/BTP/PBGDPL/HGCS: Dòng “Tên huyện...”: Lần lượt ghi tên của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn tỉnh, thành phố (liệt kê đầy đủ các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn). - Cột 3 = Cột (4 +5) = Cột (6 + 7) = Cột (8 + 9+10) - Cột 8: Ghi số Hòa giải viên có trình độ chuyên môn Luật. Trường hợp Hòa giải viên vừa có trình độ chuyên môn Luật vừa có trình độ chuyên môn khác thì chỉ thống kê vào cột có trình độ chuyên môn Luật - Cột 9: Ghi số hòa giải viên có trình độ chuyên môn nhưng không phải là chuyên môn Luật. - Cột 10: Ghi số hòa giải viên chưa qua đào tạo, chưa có trình độ chuyên môn. - Cột 11: Ghi số hòa giải viên được bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, kiến thức pháp luật trong kỳ báo cáo. 3. Nguồn số liệu - Biểu số 11a/BTP/PBGDPL/HGCS: nguồn số liệu từ các Tổ hòa giải trên địa bàn xã. - Biểu số 11b/BTP/PBGDPL/HGCS: nguồn số liệu được tổng hợp từ Biểu số 11a/BTP/PBGDPL/HGCS của các Tổ hòa giải. - Biểu số 11c/BTP/PBGDPL/HGCS: nguồn số liệu được tổng hợp từ Biểu số 11b/BTP/PBGDPL/HGCS của UBND cấp xã. - Biểu số 11d/BTP/PBGDPL/HGCS: nguồn số liệu được tổng hợp từ Biểu số 11c/BTP/PBGDPL/HGCS của UBND cấp huyện. Biểu số: 12a/BTP/PBGDPL/HGCS Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 05 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 05 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 01 năm sau KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ (6 tháng, năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng..... năm...... đến ngày..... tháng...... năm........) - Đơn vị báo cáo: Tổ hòa giải - Đơn vị nhận báo cáo: Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn... Đơn vị tính: vụ việc Tổng số vụ việc tiếp nhận hòa giải Chia theo phạm vi hòa giải Chia theo kết quả hòa giải Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình Mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp khác Số vụ việc hòa giải thành Số vụ việc hòa giải không thành Số vụ việc chưa giải quyết Số vụ việc đang giải quyết Tổng số Chia ra Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình Mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp khác (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đơn vị báo cáo 06 tháng và báo cáo năm lần 1: Cột 5:........................ Ngày........ tháng........ năm....... TỔ TRƯỞNG TỔ HÒA GIẢI (Ký, ghi rõ họ, tên) Biểu số: 12b/BTP/PBGDPL/HGCS Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TẠI ĐỊA BÀN XÃ (6 tháng, năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng..... năm...... đến ngày..... tháng...... năm........ ) - Đơn vị báo cáo: UBND xã/phường/thị trấn... - Đơn vị nhận báo cáo: UBND huyện/quận/thị xã/ thành phố (thuộc tỉnh)........... (Phòng Tư pháp) Đơn vị tính: vụ việc Tên Tổ hòa giải Tổng số vụ việc tiếp nhận hòa giải Chia theo phạm vi hòa giải Chia theo kết quả hòa giải Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình Mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp khác Số vụ việc hòa giải thành Số vụ việc hòa giải không thành Số vụ việc chưa giải quyết Số vụ việc đang giải quyết Tổng số Chia ra Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình Mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp khác A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) Tổng số trên địa bàn xã Tổ hòa giải... Tổ hòa giải... * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đơn vị báo cáo 06 tháng và báo cáo năm lần 1): Cột 5:............. Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Ngày........ tháng........ năm....... TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Biểu số: 12c/BTP/PBGDPL/HGCS Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 20 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 20 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 02 năm sau KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN (6 tháng, năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng..... năm...... đến ngày..... tháng...... năm........ ) - Đơn vị báo cáo: UBND huyện/quận/thị xã/ thành phố (thuộc tỉnh).......... (Phòng Tư pháp) - Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp....... Đơn vị tính: vụ việc Tổng số vụ việc tiếp nhận hòa giải Chia theo phạm vi hòa giải Chia theo kết quả hòa giải Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình Mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp khác Số vụ việc hòa giải thành Số vụ việc hòa giải không thành Số vụ việc chưa giải quyết Số vụ việc đang giải quyết Tổng số Chia ra Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình Mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp khác A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) Tổng số trên địa bàn huyện Tên xã..... Tên xã..... * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đơn vị báo cáo 06 tháng và báo cáo năm lần 1): Cột 5:............. Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày...... tháng... năm....... TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Biểu số: 12d/BTP/PBGDPL/HGCS Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 02 tháng 6 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (6 tháng, năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng..... năm...... đến ngày..... tháng...... năm........ ) - Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp. - Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Đơn vị tính: vụ việc Tổng số vụ việc tiếp nhận hòa giải Chia theo phạm vi hòa giải Chia theo kết quả hòa giải Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình Mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp khác Số vụ việc hòa giải thành Số vụ việc hòa giải không thành Số vụ việc chưa giải quyết Số vụ việc đang giải quyết Tổng số Chia ra Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình Mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp khác A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) Tổng số trên địa bàn tỉnh Tên huyện.... Tên huyện.... .... * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đơn vị báo cáo 06 tháng và báo cáo năm lần 1): Cột 5:............. Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày...... tháng... năm....... GIÁM ĐỐC (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 12A/BTP/PBGDPL/HGCS, 12B/BTP/PBGDPL/HGCS, 12C/BTP/PBGDPL/HGCS, 12D/BTP/PBGDPL/HGCS (KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ) 1. Giải thích thuật ngữ - Địa bàn xã được hiểu là địa bàn xã/phường/thị trấn. - Địa bàn huyện được hiểu là địa bàn huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh. - Địa bàn tỉnh được hiểu là địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương. - Hòa giải thành là trường hợp các bên đạt được thỏa thuận. - Hòa giải không thành là trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận. - Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp phát sinh từ các quan hệ về tài sản, quan hệ hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất và các tranh chấp dân sự khác mà pháp luật cho phép hòa giải. - Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân - gia đình như tranh chấp phát sinh từ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng; quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ và con; nhận nuôi con nuôi; ly hôn; yêu cầu cấp dưỡng theo quy định của luật hôn nhân gia đình. - Mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp khác: ví dụ như mâu thuẫn, xích mích giữa các thành viên trong gia đình do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tình hình không hợp hoặc mâu thuẫn, xích mích giữa các cá nhân trong quan hệ xóm giềng như sử dụng lối đi qua nhà, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung; tranh chấp phát sinh từ những việc vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật, những việc vi phạm đó chưa đến mức bị xử lý bằng hình sự hoặc hành chính như trộm cắp vặt, đánh chửi nhau gây mất trật tự công cộng, đánh nhau gây thương tích nhẹ, va quệt xe cộ gây thương tích nhẹ... và các tranh chấp khác mà pháp luật cho phép hòa giải. 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu - Số vụ việc tiếp nhận hòa giải là số vụ việc mới tiếp nhận trong kỳ báo cáo và số vụ việc chưa giải quyết, đang giải quyết từ kỳ báo cáo trước chuyển sang. - Cột A Biểu số 12b/BTP/PBGDPL/HGCS ghi tổng số trên địa bàn xã và lần lượt tên từng Tổ hòa giải trên địa bàn xã. - Cột A Biểu số 12c/BTP/PBGDPL/HGCS: Dòng “Tên xã...”: Lần lượt ghi tên của xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (liệt kê đầy đủ các xã, phường, thị trấn trên địa bàn) - Cột A Biểu số 12d/BTP/PBGDPL/HGCS: Dòng “Tên huyện...”: Lần lượt ghi tên của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn tỉnh, thành phố (liệt kê đầy đủ các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn). - Cột 1 = Cột (2+3+4) = Cột (5+6+10+11). - Cột 6 = Cột (7+8+9). 3. Nguồn số liệu - Biểu số 12a/BTP/PBGDPL/HGCS: nguồn số liệu từ sổ theo dõi kết quả hoạt động hòa giải của các tổ hòa giải trên địa bàn xã. - Biểu số 12b/BTP/PBGDPL/HGCS: nguồn số liệu được tổng hợp từ Biểu số 12a/BTP/PBGDPL/HGCS của Tổ hòa giải. - Biểu số 12c/BTP/PBGDPL/HGCS: nguồn số liệu được tổng hợp từ Biểu số 12b/BTP/PBGDPL/HGCS của UBND cấp xã. - Biểu số 12d/BTP/PBGDPL/HGCS: nguồn số liệu được tổng hợp từ Biểu số 12c/BTP/PBGDPL/HGCS của UBND cấp huyện. Biểu số: 13a/BTP/HCTP/HT/KSKTKH Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC 6 tháng: ngày 08 tháng 5 hàng năm. BC năm lần 1: ngày 08 tháng 11 hàng năm. BC năm chính thức: ngày 20 tháng 01 năm sau. KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ KHAI SINH, KHAI TỬ, KẾT HÔN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:............. (Từ ngày ... tháng... năm... đến ngày ... tháng... năm ...) Đơn vị báo cáo: Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn... Đơn vị nhận báo cáo: Ủy ban nhân dân huyện/ quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh.... (Phòng Tư pháp) Đơn vị tính: Trường hợp SỰ KIỆN HỘ TỊCH Tổng số Theo giới tính Theo thời điểm đăng ký Đăng ký lại Nam Nữ Đúng hạn Quá hạn A (1) (2) (3) (4) (5) (6) I. KHAI SINH II. KHAI TỬ (Chia theo độ tuổi) - Dưới 1 tuổi - Từ 1 tuổi đến dưới 5 tuổi - Từ 5 tuổi trở lên III. KẾT HÔN Số cuộc kết hôn (Cặp) Tuổi kết hôn trung bình lần đầu (Tuổi) Đăng ký lại Tổng số Chia ra Nam Nữ Kết hôn lần đầu Kết hôn lần thứ hai trở lên (1) (2) (3) (4) (5) (6) * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) Cột 1 Cột 6 I. Khai sinh II. Khai tử III. Kết hôn Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ, tên) Ngày... tháng... năm... TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU SỐ 13A/BTP/HCTP/HT/KSKTKH KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ KHAI SINH, KHAI TỬ, KẾT HÔN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ 1. Nội dung *. Phản ánh tình hình đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn tại Ủy ban nhân dân (UBND) xã/phường/thị trấn. *. Giải thích thuật ngữ: - Khai sinh: là số trường hợp sinh được đăng ký khai sinh tại UBND xã, phường, thị trấn. - Khai tử: là số trường hợp tử được đăng ký khai tử tại UBND xã, phường, thị trấn. - Kết hôn lần đầu: Là việc cặp nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn mà cả bên nam và bên nữ đều chưa thực hiện việc đăng ký kết hôn lần nào. - Kết hôn lần thứ hai trở lên: Là việc cặp nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn mà một trong hai bên nam, nữ hoặc cả hai bên trước đây đã đăng ký kết hôn. - Tuổi kết hôn trung bình lần đầu: Là độ tuổi trung bình được tính trên số tuổi của các cặp kết hôn lần đầu. - Đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn: Là việc sinh, tử, kết hôn đã được đăng ký, nhưng sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đã bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, nay được đăng ký lại. - Các tiêu thức thống kê quy định tại mục II biểu mẫu này được xây dựng trên cơ sở phù hợp với quy định của các Chỉ tiêu thống kê quốc gia cùng lĩnh vực (chỉ tiêu có số thứ tự 0210, 0211 trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia được ban hành kèm theo Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ). - Các tiêu thức thống kê quy định tại mục III biểu mẫu này phục vụ thu thập thông tin thống kê đối với Chỉ tiêu thống kê quốc gia “Số cuộc kết hôn và tuổi kết hôn trung bình lần đầu” thuộc trách nhiệm của Bộ Tư pháp (chỉ tiêu có số thứ tự 0217 trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia được ban hành kèm theo Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ). 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu * Mục I. Khai sinh: - Cột 1 = Cột (2+3) = Cột (4+5) * Mục II. Khai tử: - Dòng 2 cột A (Chia theo độ tuổi) = Dòng 3 cột A (Dưới 1 tuổi) + Dòng 4 cột A (Từ 1 tuổi đến dưới 5 tuổi) + Dòng 5 cột A (Từ 5 tuổi trở lên) - Cột 1 = Cột (2 + 3) = Cột (4 + 5). * Mục III. Kết hôn: Cột 1 = Cột (2 + 3) - Cột 2: Số cuộc kết hôn lần đầu: Đếm trực tiếp số lượng cặp kết hôn lần đầu trong Sổ đăng ký kết hôn và điền số liệu vào ô tương ứng trong biểu báo cáo thống kê. - Cột 3: Số cuộc kết hôn lần thứ 2 trở lên: Đếm trực tiếp số lượng cặp kết hôn lần thứ 2 trở lên trong Sổ đăng ký kết hôn và điền số liệu vào ô tương ứng trong biểu báo cáo thống kê. - Cột 4, 5: Tuổi kết hôn trung bình lần đầu được tính theo công thức sau: + Cột 4: công thức tính tuổi kết hôn trung bình lần đầu theo giới tính nam Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của năm = Ví dụ: Trong 6 tháng đầu năm, số cặp đăng ký kết hôn lần đầu của xã A là 10 cặp, trong đó 10 người nam được xác định lần lượt ở các tuổi: 20, 21, 25, 26, 27, 30, 32, 33, 35, 40; thì cách tính tuổi kết hôn trung bình lần đầu theo giới tính nam tại UBND xã A trong 6 tháng đầu năm như sau: Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam = = = 28,9 tuổi + Cột 5: công thức tính tuổi kết hôn trung bình lần đầu theo giới tính nữ cũng tương tự công thức tính của cột 4 (chỉ thay từ “nam” bằng từ “nữ”). Không tính tuổi kết hôn trung bình theo cặp. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu được lấy đến 01 số thập phân, từ số thập phân thứ hai được làm tròn vào số thập phân thứ nhất theo nguyên tắc phần số thập phân từ 0,05 trở lên thì số thập phân thứ nhất được làm tròn lên; nếu phần số thập phân nhỏ hơn 0,05 thì giữ nguyên như số thập phân thứ nhất. Ví dụ: Nếu là 26,56 tuổi thì làm tròn lên là 26,6 tuổi. Nếu là 26,34 thì làm tròn là 26,3 tuổi. * Chú ý: - Cột 1 (Tổng số) là số trường hợp đăng ký sự kiện hộ tịch (sinh, tử, kết hôn) mới phát sinh trong kỳ báo cáo. - Cột 6 (Đăng ký lại) là số liệu độc lập, nằm ngoài số liệu của Cột 1. Số liệu của Cột 1 + Cột 6 = tổng số sự kiện hộ tịch (sinh, tử, kết hôn) đã đăng ký trong kỳ báo cáo. 3. Nguồn số liệu Từ sổ sách ghi chép ban đầu về việc đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn tại UBND cấp xã. Biểu số: 13b/BTP/HCTP/HT/KSKTKH Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC 6 tháng: ngày 20 tháng 5 hàng năm. BC năm lần 1: ngày 20 tháng 11 hàng năm. BC năm chính thức: ngày 15 tháng 02 năm sau. KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ KHAI SINH, KHAI TỬ, KẾT HÔN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:............. (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Ủy ban nhân dân huyện/quận/ thị xã/thành phố thuộc tỉnh.... (Phòng Tư pháp) Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp I. KHAI SINH Đơn vị tính: Trường hợp Tổng số Nam Nữ Đúng hạn Quá hạn Đăng ký lại A (1) (2) (3) (4) (5) (6) Tổng số trên địa bàn huyện 1. Tên xã… 1. Tên xã… … II. KHAI TỬ Số cuộc kết hôn (Cặp) Tuổi kết hôn trung bình lần đầu (Tuổi) Đăng ký lại Tổng số Chia ra Nam Nữ Kết hôn lần đầu Kết hôn lần thứ hai trở lên A (1) (2) (3) (4) (5) (6) Tổng số trên địa bàn huyện - Nam - - - - Nữ - - - 1. Tên xã… - Nam - - - - Nữ - - - 2. Tên xã… - Nam - - - - Nữ - - - …. III. KẾT HÔN Số cuộc kết hôn (Cặp) Tuổi kết hôn trung bình lần đầu (Tuổi) Đăng ký lại Tổng số Chia ra Nam Nữ Kết hôn lần đầu Kết hôn lần thứ hai trở lên A (1) (2) (3) (4) (5) (6) Tổng số trên địa bàn huyện 1. Tên xã ...... 2. Tên xã .... 3. Tên xã ... ..... * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) Cột 1 Cột 6 Cột 7 I. Khai sinh - II. Khai tử - III. Kết hôn - Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký và ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày... tháng… năm… TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU SỐ 13B/BTP/HCTP/HT/KSKTKH KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ KHAI SINH, KHAI TỬ, KẾT HÔN TẠI UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN 1. Nội dung *. Phản ánh số liệu đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn tại tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện. *. Giải thích thuật ngữ: - Địa bàn huyện được hiểu là địa bàn huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh. - Khai sinh: là số trường hợp sinh được đăng ký khai sinh tại UBND xã, phường, thị trấn. - Khai tử: là số trường hợp tử được đăng ký khai tử tại UBND xã, phường, thị trấn. - Kết hôn lần đầu: Là việc cặp nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn mà cả hai bên nam và bên nữ đều chưa thực hiện việc đăng ký kết hôn lần nào. - Kết hôn lần thứ hai trở lên: Là việc cặp nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn mà một trong hai bên hoặc cả hai bên nam, nữ trước đây đã đăng ký kết hôn. - Tuổi kết hôn trung bình lần đầu: Là độ tuổi trung bình được tính trên số tuổi của các cặp kết hôn lần đầu. - Đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn: Là việc sinh, tử, kết hôn đã được đăng ký, nhưng sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đã bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, nay được đăng ký lại. - Các tiêu thức thống kê quy định tại mục II biểu mẫu này được xây dựng trên cơ sở phù hợp với quy định của các Chỉ tiêu thống kê quốc gia cùng lĩnh vực (chỉ tiêu có số thứ tự 0210, 0211 trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia được ban hành kèm theo Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ). - Các tiêu thức thống kê quy định tại mục III biểu mẫu này phục vụ thu thập thông tin thống kê đối với Chỉ tiêu thống kê quốc gia “Số cuộc kết hôn và tuổi kết hôn trung bình lần đầu” thuộc trách nhiệm của Bộ Tư pháp (chỉ tiêu có số thứ tự 0217 trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia được ban hành kèm theo Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ). 2. Phương pháp tính và ghi biểu - Tổng số trường hợp khai sinh, khai tử, kết hôn (Cột 1) là các trường hợp đã đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử, đăng ký kết hôn tại UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn cấp huyện (đăng ký sự kiện hộ tịch mới phát sinh trong kỳ báo cáo, không bao gồm số đăng ký lại tại cột 6). - Dòng “Tên xã…” trong cột A: Lần lượt ghi tên của UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện (liệt kê đầy đủ các xã, phường, thị trấn trên địa bàn). * Mục I. Khai sinh: - Cột 1 = Cột (2+3) = Cột (4+5) * Mục II. Khai tử: - Cột 1 = Cột (2 + 3+4) = Cột (5+6). - Các ô được đánh dấu “-” là không có hiện tượng (số liệu) phát sinh. * Mục III. Kết hôn: Cột 1 = Cột (2 + 3) - Cột 2: Ghi số cuộc kết hôn lần đầu theo báo cáo của từng UBND cấp xã trên địa bàn huyện. - Cột 3: Ghi số cuộc kết hôn lần thứ 2 trở lên theo báo cáo của từng UBND cấp xã trên địa bàn huyện. - Cột 4,5: Tuổi kết hôn trung bình lần đầu được tính theo công thức sau: + Cột 4: công thức tính tuổi kết hôn trung bình lần đầu theo giới tính nam Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam = Ví dụ: Huyện A có 10 UBND cấp xã, trong đó số tuổi kết hôn trung bình lần đầu theo giới tính nam trong 6 tháng đầu năm tại 10 UBND cấp xã được xác định lần lượt là: 28,9; 25,3; 27,5; 26,2; 29,1; 30,5; 25,6; 28,8; 29,4; 35,2; thì cách tính tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam giới tại huyện A trong 6 tháng đầu năm như sau: Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam = tuổi (làm tròn là 28,7 tuổi + Cột 5: công thức tính tuổi kết hôn trung bình lần đầu theo giới tính nữ cũng tương tự công thức tính của cột 4 (chỉ thay từ “nam” bằng từ “nữ”). Không tính tuổi kết hôn trung bình theo cặp. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu được lấy đến 01 số thập phân, từ số thập phân thứ hai được làm tròn vào số thập phân thứ nhất theo nguyên tắc phần số thập phân từ 0,05 trở lên thì số thập phân thứ nhất được làm tròn lên; nếu phần số thập phân nhỏ hơn 0,05 thì giữ nguyên như số thập phân thứ nhất. Ví dụ: Nếu là 26,56 tuổi thì làm tròn lên là 26,6 tuổi. Nếu là 26,34 thì làm tròn là 26,3 tuổi. Chú ý: Cột 1 “Tổng số” là số trường hợp đăng ký sự kiện hộ tịch (sinh, tử, kết hôn) mới phát sinh trong kỳ báo cáo. Cột “Đăng ký lại” (tại cột 6 mục I, mục III và cột 7 mục II) là số liệu độc lập, nằm ngoài số liệu của cột 1. Số liệu của cột 1 + số liệu cột đăng ký lại = tổng số sự kiện hộ tịch (sinh, tử, kết hôn) đã đăng ký trong kỳ báo cáo. 3. Nguồn số liệu Được tổng hợp từ biểu 13a/BTP/HCTP/HT/KSKTKH. Biểu số: 13c/BTP/HCTP/HT/KSKTKH Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC 6 tháng: ngày 02 tháng 6 hàng năm. BC năm lần 1: ngày 02 tháng 12 hàng năm. BC năm chính thức: ngày 15 tháng 3 năm sau. KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ KHAI SINH, KHAI TỬ, KẾT HÔN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:............. (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp.... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) I. KHAI SINH Đơn vị tính: Trường hợp Tổng số Theo giới tính Theo thời điểm đăng ký Đăng ký lại Nam Nữ Đúng hạn Quá hạn A (1) (2) (3) (4) (5) (6) Tổng số trên địa bàn tỉnh 1. Tên huyện... 2. Tên huyện... …. II. KHAI TỬ Đơn vị tính: Trường hợp Tổng số Theo độ tuổi Theo thời điểm đăng ký Đăng ký lại Dưới 1 tuổi Từ 1 tuổi đến dưới 5 tuổi Từ 5 tuổi trở lên Đúng hạn Quá hạn A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Tổng số trên địa bàn tỉnh - Nam - - - -Nữ - - - 1. Tên huyện... - Nam - - - - Nữ - - - 2. Tên huyện... - Nam - - - - Nữ - - - … III. KẾT HÔN Số cuộc kết hôn (Cặp) Tuổi kết hôn trung bình lần đầu (Tuổi) Đăng ký lại Tổng số Chia ra Nam Nữ Kết hôn lần đầu Kết hôn lần thứ hai trở lên A (1) (2) (3) (4) (5) (6) Tổng số trên địa bàn tỉnh 1. Tên huyện….. 2. Tên huyện…. 3. Tên huyện…. ……. * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) Cột 1 Cột 6 Cột 7 I. Khai sinh - II. Khai tử - III. Kết hôn - Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký và ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày... tháng… năm… GIÁM ĐỐC (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU SỐ 13C/BTP/HCTP/HT/KSKTKH KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ KHAI SINH, KHAI TỬ, KẾT HÔN TẠI UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 1. Nội dung *. Phản ánh số liệu đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn tại tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. *. Giải thích thuật ngữ: - Địa bàn huyện được hiểu là địa bàn huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh. - Địa bàn tỉnh được hiểu là địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. - Khai sinh: là số trường hợp sinh được đăng ký khai sinh tại UBND xã, phường, thị trấn. - Khai tử: là số trường hợp tử được đăng ký khai tử tại UBND xã, phường, thị trấn. - Kết hôn lần đầu: Là việc cặp nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn mà cả hai bên nam và bên nữ đều chưa thực hiện việc đăng ký kết hôn lần nào. - Kết hôn lần thứ hai trở lên: Là việc cặp nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn mà một trong hai bên hoặc cả hai bên nam, nữ trước đây đã đăng ký kết hôn. - Tuổi kết hôn trung bình lần đầu: Là độ tuổi trung bình được tính trên số tuổi của các cặp kết hôn lần đầu. - Đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn: Là việc sinh, tử, kết hôn đã được đăng ký, nhưng sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đã bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, nay được đăng ký lại. - Các tiêu thức thống kê quy định tại mục II biểu mẫu này được xây dựng trên cơ sở phù hợp với quy định của các Chỉ tiêu thống kê quốc gia cùng lĩnh vực (chỉ tiêu có số thứ tự 0210, 0211 trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia được ban hành kèm theo Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ). - Các tiêu thức thống kê quy định tại mục III biểu mẫu này phục vụ thu thập thông tin thống kê đối với Chỉ tiêu thống kê quốc gia “Số cuộc kết hôn và tuổi kết hôn trung bình lần đầu” thuộc trách nhiệm của Bộ Tư pháp (chỉ tiêu có số thứ tự 0217 trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia được ban hành kèm theo Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ). 2. Phương pháp tính và ghi biểu - Tổng số trường hợp khai sinh, khai tử, kết hôn (Cột 1) là các trường hợp đã đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử, đăng ký kết hôn tại UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn cấp huyện (đăng ký sự kiện hộ tịch mới phát sinh trong kỳ báo cáo, không bao gồm số đăng ký lại tại cột 6). - Cột A ghi lần lượt số trường hợp đăng ký tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện trong năm.. + Dòng “Tên huyện…” tại cột A: Ghi tên của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn tỉnh (liệt kê đầy đủ các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn); * Mục I. Khai sinh: - Cột 1 = Cột (2+3) = Cột (4+5) * Mục II. Khai tử: - Cột 1 = Cột (2+3+4) = Cột (5+6). - Các ô được đánh dấu “-” là không có hiện tượng (số liệu) phát sinh * Mục III. Kết hôn: Cột 1 = Cột (2 + 3) - Cột 2: Ghi số cuộc kết hôn lần đầu theo báo cáo của từng UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh. - Cột 3: Ghi số cuộc kết hôn lần thứ 2 trở lên theo báo cáo của từng UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh. - Cột 4, 5: Tuổi kết hôn trung bình lần đầu được tính theo công thức sau: + Cột 4: Công thức tính tuổi kết hôn trung bình lần đầu theo giới tính nam Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam = Ví dụ: Tỉnh A có 10 UBND cấp huyện, trong đó số tuổi kết hôn trung bình lần đầu theo giới tính nam trong 6 tháng đầu năm tại 10 UBND cấp huyện được xác định lần lượt là: 28,7; 29,3; 26,5; 29,2; 29,1; 30,6; 31,6; 38,8; 26,4; 25,2; thì cách tính tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam giới tại tỉnh A trong 6 tháng đầu năm như sau: Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam = tuổi (làm tròn là 29,5 tuổi) + Cột 5: công thức tính tuổi kết hôn trung bình lần đầu theo giới tính nữ cũng tương tự công thức tính của cột 4 (chỉ thay từ “nam” bằng từ “nữ”) Không tính tuổi kết hôn trung bình theo cặp. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu được lấy đến 01 số thập phân, từ số thập phân thứ hai được làm tròn vào số thập phân thứ nhất theo nguyên tắc phần số thập phân từ 0,05 trở lên thì số thập phân thứ nhất được làm tròn lên; nếu phần số thập phân nhỏ hơn 0,05 thì giữ nguyên như số thập phân thứ nhất. Ví dụ: Nếu là 26,56 tuổi thì làm tròn lên là 26,6 tuổi. Nếu là 26,34 thì làm tròn là 26,3 tuổi. Chú ý: Cột 1 “Tổng số” là số trường hợp đăng ký sự kiện hộ tịch (sinh, tử, kết hôn) mới phát sinh trong kỳ báo cáo. Cột “Đăng ký lại” (tại cột 6 mục I, mục III và cột 7 mục II) là số liệu độc lập, nằm ngoài số liệu của cột 1. Số liệu của cột 1 + số liệu cột đăng ký lại = tổng số sự kiện hộ tịch (sinh, tử, kết hôn) đã đăng ký trong kỳ báo cáo. 3. Nguồn số liệu Được tổng hợp từ biểu 13b/BTP/HCTP/HT/KSKTKH. Biểu số: 13d/BTP/HCTP/HT/KSKTKH Ban hành theo Thông tư số.../TT-BTP ngày..... Ngày nhận báo cáo (BC): BC năm chính thức: ngày 20 tháng 01 năm sau. KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ KHAI SINH, KHAI TỬ, KẾT HÔN TẠI CƠ QUAN ĐẠI DIỆN (Năm) (Từ ngày 01 tháng 01 năm...... đến ngày 31 tháng 12 năm.....) Đơn vị báo cáo: Cơ quan đại diện tại.... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Ngoại giao Đơn vị tính: Trường hợp SỰ KIỆN HỘ TỊCH Tổng số Chia theo giới tính Chia theo thời điểm đăng ký Đăng ký lại Nam Nữ Đúng hạn Quá hạn A (1) (2) (3) (4) (5) (6) I. KHAI SINH II. KHAI TỬ III. KẾT HÔN Đăng ký mới Đăng ký lại (1) (2) Số cuộc kết hôn Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ, tên) Ngày... tháng... năm... NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN ĐẠI DIỆN (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU SỐ 13D/BTP/HCTP/HT/KSKTKH KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ KHAI SINH, KHAI TỬ, KẾT HÔN TẠI CƠ QUAN ĐẠI DIỆN 1. Nội dung *. Phản ánh tình hình đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (Cơ quan đại diện thực hiện biểu mẫu này báo cáo Bộ Ngoại giao để Bộ Ngoại giao tổng hợp gửi Bộ Tư pháp tổng hợp chung báo cáo Chính phủ theo quy định của pháp luật). *. Giải thích thuật ngữ: - Khai sinh: là số trường hợp được đăng ký khai sinh tại Cơ quan đại diện. - Khai tử: là số trường hợp được đăng ký khai tử tại Cơ quan đại diện - Kết hôn: là số trường hợp được đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện - Đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn: Là việc sinh, tử, kết hôn đã được đăng ký, nhưng sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đã bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, nay được đăng ký lại 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu - Tổng số trường hợp khai sinh, khai tử, kết hôn (Cột 1) là các trường hợp đã đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử, đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện (đăng ký sự kiện hộ tịch mới phát sinh trong kỳ báo cáo, không bao gồm số đăng ký lại tại cột 6) * Mục I, II. Khai sinh, khai tử: - Cột 1 = Cột (2+3) = Cột (4+5) * Mục III. Kết hôn: Cột thứ nhất ghi tổng số việc đăng ký kết hôn mới phát sinh, Cột thứ hai ghi số việc đăng ký lại kết hôn trong kỳ báo cáo. Chú ý: * Cột 1 (Tổng số) là số trường hợp đăng ký sự kiện hộ tịch (sinh, tử, kết hôn) mới phát sinh trong kỳ báo cáo. Cột “đăng ký lại” (tại cột 6 mục I, II và cột 2 mục III) là số liệu độc lập, nằm ngoài số liệu của cột 1. Số liệu của cột 1 + số liệu cột đăng ký lại = tổng số sự kiện hộ tịch (sinh, tử, kết hôn) đã đăng ký trong kỳ báo cáo. 3. Nguồn số liệu Từ sổ sách ghi chép ban đầu về việc đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn tại Cơ quan đại diện. Biểu số: 13e/BTP/HCTP/HT/KSKTKH Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC năm chính thức: ngày 15 tháng 3 năm sau. KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ KHAI SINH, KHAI TỬ, KẾT HÔN TẠI CÁC CƠ QUAN ĐẠI DIỆN (Năm) (Từ ngày 01 tháng 01 năm….... đến ngày 31 tháng 12 năm.......) Đơn vị báo cáo: Bộ Ngoại giao Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Đơn vị tính: Trường hợp KHAI SINH KHAI TỬ KẾT HÔN Tổng số Theo giới tính Theo thời điểm đăng ký Đăng ký lại Tổng số Theo giới tính Theo thời điểm đăng ký Đăng ký lại Đăng ký mới Đăng ký lại Nam Nữ Đúng hạn Quá hạn Nam Nữ Đúng hạn Quá hạn A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Tổng số tại các cơ quan đại diện 1. Cơ quan đại diện tại... 2. Cơ quan đại diện tại... 3. Cơ quan đại diện tại... … ' Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký và ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày... tháng… năm… BỘ TRƯỞNG (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU SỐ 13E/BTP/HCTP/HT/KSKTKH KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ KHAI SINH, KHAI TỬ, KẾT HÔN TẠI CÁC CƠ QUAN ĐẠI DIỆN 1. Nội dung *. Phản ánh số liệu đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn tại tất cả các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong kỳ báo cáo (Bộ Ngoại giao tổng hợp số liệu từ báo cáo của các Cơ quan đại diện và gửi Bộ Tư pháp tổng hợp chung báo cáo Chính phủ theo quy định của pháp luật) *. Giải thích thuật ngữ: - Khai sinh: là số trường hợp được đăng ký khai sinh tại Cơ quan đại diện. - Khai tử: là số trường hợp được đăng ký khai tử tại Cơ quan đại diện - Kết hôn: là số trường hợp được đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện - Kỳ kết hôn lần đầu là các trường hợp đăng ký kết hôn mới phát sinh - Đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn: Là việc sinh, tử, kết hôn đã được đăng ký, nhưng sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đã bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, nay được đăng ký lại. 2. Phương pháp tính và ghi biểu - Tổng số trường hợp khai sinh (Cột 1), khai tử (Cột 7) là các trường hợp đã đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử tại Cơ quan đại diện (đăng ký sự kiện hộ tịch mới phát sinh trong kỳ báo cáo, không bao gồm số đăng ký lại tại cột 6, cột 12) - Cột A ghi tổng số và lần lượt tên các cơ quan đại diện có số liệu đăng ký. - Cột 1 = Cột (2 + 3) = Cột (4 + 5). - Cột 7 = Cột (8 + 9) = Cột (10 + 11) Chú ý: Cột 1, 7, 13 là số trường hợp đăng ký sự kiện hộ tịch (sinh, tử, kết hôn) mới phát sinh trong kỳ báo cáo. Cột “Đăng ký lại” (tại cột 6, 12, 14 là số liệu độc lập, nằm ngoài số liệu của Cột 1, 7, 13. Số liệu của cột 1, 7, 13 + cột “Đăng ký lại” = tổng số sự kiện hộ tịch (sinh, tử, kết hôn) đã đăng ký trong kỳ báo cáo. 3. Nguồn số liệu Được tổng hợp từ biểu 13d/BTP/HCTP/HT/KSKTK Biểu số: 13g/BTP/HCTP/HT/KSKTKH Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC 6 tháng: ngày 02 tháng 6 hàng năm. BC năm đợt 1: ngày 02 tháng 12 hàng năm. BC năm chính thức: ngày 15 tháng 3 năm sau. KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ KHAI SINH, KHAI TỬ, KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI SỞ TƯ PHÁP (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:............. (Từ ngày......tháng......năm...... đến ngày.......tháng.......năm......) Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp.... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Đơn vị tính: Trường hợp Tổng số Chia theo giới tính Nam Nữ A 1 2 3 I. KHAI SINH (Chia theo quốc tịch của cha, mẹ) 1. Con có cha và mẹ là người nước ngoài 2. Con có cha hoặc mẹ là người nước ngoài còn người kia là công dân Việt Nam II. KHAI TỬ 1. Người nước ngoài 2. Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài III. KẾT HÔN Số cuộc kết hôn chia theo đối tượng kết hôn (Cặp) Số người kết hôn chia theo quốc gia/vùng lãnh thổ của công dân nước ngoài mang quốc tịch/cư trú (Người) Số người kết hôn chia theo giới tính công dân VN cư trú trong nước (Người) Tổng số Công dân VN cư trú ở trong nước với người nước ngoài Công dân VN cư trú ở trong nước với công dân VN định cư ở nước ngoài Công dân VN định cư ở nước ngoài với nhau Người nước ngoài với người nước ngoài Tổng số Hoa kỳ Canađa Trung Quốc (Đại lục) Trung Quốc (Đài Loan) Hàn Quốc Quốc gia/ vùng lãnh thổ khác Tổng số Nam Nữ (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm đợt 1): - Mục I: Cột 1................... - Mục II: Cột 1.................. - Mục III: Cột 1................. Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký và ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày… tháng… năm… GIÁM ĐỐC (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU SỐ 13G/BTP/HCTP/HT/KSKT KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ KHAI SINH, KHAI TỬ, KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI SỞ TƯ PHÁP 1. Nội dung *. Phản ánh tình hình đăng ký khai sinh, khai tử có yếu tố nước ngoài tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. *. Giải thích thuật ngữ: - Khai sinh: là số trường hợp được đăng ký khai sinh tại Sở Tư pháp. - Khai tử: là số trường hợp được đăng ký khai tử tại Sở Tư pháp - Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm công dân nước ngoài và người không quốc tịch. 2. Phương pháp tính số liệu * Mục I, II. Khai sinh, khai tử: - Dòng 1 Cột A (Khai sinh: Chia theo quốc tịch của cha, mẹ) = Dòng 2 Cột A (Con có cha và mẹ là người nước ngoài) + Dòng 3 Cột A (Con có cha hoặc mẹ là người nước ngoài còn người kia là công dân Việt Nam). - Dòng 4 Cột A (Khai tử) = Dòng 5 Cột A (Người nước ngoài) + Dòng 6 Cột A (Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài). - Cột 1 = Cột (2 + 3). * Mục III. Kết hôn: - Cột 1: Ghi tổng số cuộc đăng ký kết hôn trong kỳ báo cáo. Cột 1 = Cột (2+3+4+5) - Cột 6 = Cột (7+8+9+10+11+12) - Cột 7, 8, 9, 10, 11, 12: Trong cặp đăng ký kết hôn, nếu công dân nước ngoài mang quốc tịch/cư trú tại quốc gia/vùng lãnh thổ nào thì ghi vào cột tương ứng. Ví dụ: trong cặp đăng ký kết hôn, công dân nước ngoài mang quốc tịch Hoa kỳ (Hợp chủng quốc Hoa kỳ) thì ghi vào cột 7. (Trường hợp trong cặp đăng ký kết hôn cả 2 bên là công dân nước ngoài thì cần ghi chú rõ). - Cột 12: quốc gia/vùng lãnh thổ khác: không thuộc vào các quốc gia/vùng lãnh thổ đã liệt kê ở cột 7,8,9,10,11. - Cột 13 = 14+15 Lưu ý từ cột 13 đến cột 15 như sau: Trong cặp đăng ký kết hôn có công dân Việt Nam cư trú trong nước, nếu công dân Việt Nam là nam giới thì ghi vào cột 14, nếu công dân Việt Nam là nữ giới thì ghi vào cột 15. 3. Nguồn số liệu Từ sổ sách ghi chép ban đầu về việc đăng ký khai sinh, khai tử có yếu tố nước ngoài tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Biểu số: 14a/BTP/HCTP/HT/HTK Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC năm chính thức: ngày 20 tháng 01 năm sau. KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ CÁC VIỆC HỘ TỊCH KHÁC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ (Năm) (Từ ngày 01 tháng 01 năm..... đến ngày 31 tháng 12 năm....) Đơn vị báo cáo: Ủy ban nhân dân xã/ phường//thị trấn..... Đơn vị nhận báo cáo: Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Tư pháp)… Đơn vị tính: Trường hợp SỰ KIỆN HỘ TỊCH Tổng số A (1) I. Thay đổi, cải chính, điều chỉnh, bổ sung hộ tịch 1. Thay đổi hộ tịch 2. Cải chính hộ tịch 3. Điều chỉnh hộ tịch 4. Bổ sung hộ tịch II. Nhận cha, me, con 1. Cha, mẹ nhận con 2. Con chưa thành niên nhận cha, mẹ 3. Con đã thành niên nhận cha, mẹ III. Giám hộ 1. Đăng ký giám hộ 2. Chấm dứt, thay đổi việc giám hộ IV. Ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch khác 1. Xác định cha, mẹ, con 2. Ly hôn 3. Thay đổi quốc tịch 4. Hủy việc kết hôn trái pháp luật 5. Chấm dứt việc nuôi con nuôi V. Cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân Nam Nữ 1. Để kết hôn với công dân Việt Nam trong nước 2. Để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền Việt Nam 3. Để kết hôn với người nước ngoài ở cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài 4. Sử dụng vào mục đích khác Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ, tên) Ngày........ tháng........ năm....... TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU SỐ 14A/BTP/HCTP/HT/HTK KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ CÁC VIỆC HỘ TỊCH KHÁC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ 1. Nội dung *. Phản ánh tình hình giải quyết các việc hộ tịch khác bao gồm: thay đổi, cải chính hộ tịch; điều chỉnh, bổ sung hộ tịch; nhận cha, mẹ, con; giám hộ; cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch khác tại UBND một xã/phường/thị trấn. *. Giải thích thuật ngữ: - Thay đổi, cải chính hộ tịch; điều chỉnh, bổ sung hộ tịch: là số các trường hợp đã được thay đổi hộ tịch, cải chính hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, bổ sung hộ tịch tại UBND xã, phường, thị trấn. - Nhận cha, mẹ, con: là số các trường hợp đã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con tại UBND xã, phường, thị trấn. - Giám hộ: là số các trường hợp đăng ký việc giám hộ, đăng ký việc chấm dứt, thay đổi việc giám hộ tại UBND xã, phường, thị trấn. - Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác: là số các trường hợp được cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không thuộc vào các trường hợp đã thống kê ở tiểu mục 1, 2, 3 trong mục V cột A biểu mẫu số 14a/BTP/HCTP/HT/HTK. 2. Nguồn số liệu Từ sổ sách ghi chép ban đầu về việc thay đổi, cải chính hộ tịch; điều chỉnh, bổ sung hộ tịch; nhận cha, mẹ, con; giám hộ, cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch khác tại UBND cấp xã. Biểu số: 14b/BTP/HCTP/HT/HTK Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC năm chính thức: ngày 15 tháng 02 năm sau KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ CÁC VIỆC HỘ TỊCH KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN (Năm) (Từ ngày 01 tháng 01 năm....... đến ngày 31 tháng 12 năm ......) Đơn vị báo cáo: Ủy ban nhân dân huyện/quận/ thị xã/thành phố thuộc tỉnh.... (Phòng Tư pháp) Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp..... I. CÁC VIỆC HỘ TỊCH THỰC HIỆN TẠI UBND CẤP HUYỆN Đơn vị tính: Trường hợp SỰ KIỆN HỘ TỊCH Tổng số A (1) 1. Thay đổi hộ tịch 2. Cải chính hộ tịch 3. Điều chỉnh hộ tịch 4. Bổ sung hộ tịch 5. Xác định lại dân tộc 6. Xác định lại giới tính 7. Cấp lại bản chính Giấy khai sinh II. CÁC VIỆC HỘ TỊCH KHÁC THỰC HIỆN TẠI UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN Đơn vị tính: Trường hợp Thay đổi hộ tịch Cải chính hộ tịch Điều chỉnh hộ tịch Bổ sung hộ tịch Nhận cha, mẹ, con Giám hộ Ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch khác Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân Cha, mẹ nhận con Con chưa thành niên nhận cha, mẹ Con đã thành niên nhận cha, mẹ Đăng ký việc giám hộ Chấm dứt, thay đổi việc giám hộ Xác định cha, mẹ, con Thay đổi quốc tịch Ly hôn Hủy hôn nhân trái pháp luật Chấm dứt việc nuôi con Để kết hôn với người VN ở trong nước Để KH với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của VN Để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài Sử dụng vào mục đích khác Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19) (20) (21) Tổng số trên địa bàn huyện 1. Tên xã …. 2. Tên xã …. 3. Tên xã …. …. Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký và ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày... tháng… năm… TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU SỐ 14B/BTP/HCTP/HT/HTK KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ CÁC VIỆC HỘ TỊCH KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN 1. Nội dung *. Phản ánh tình hình đăng ký các việc hộ tịch khác bao gồm: các việc thay đổi, cải chính hộ tịch, điều chỉnh, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, cấp lại bản chính Giấy khai sinh tại UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; thay đổi, cải chính hộ tịch; điều chỉnh, bổ sung hộ tịch; nhận cha, mẹ, con; giám hộ; cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch khác tại tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện. *. Giải thích thuật ngữ: - Thay đổi, cải chính hộ tịch; điều chỉnh, bổ sung hộ tịch: là số các trường hợp đã được thay đổi hộ tịch, cải chính hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, bổ sung hộ tịch tại UBND xã, phường, thị trấn và UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh - Xác định lại dân tộc: là các trường hợp đăng ký xác định lại dân tộc tại UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. - Xác định lại giới tính: là các trường hợp đăng ký xác định lại giới tính tại UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. - Nhận cha, mẹ, con: là số các trường hợp đăng ký việc nhận cha, mẹ, con tại UBND xã, phường, thị trấn. - Giám hộ: là số các trường hợp đăng ký việc giám hộ, đăng ký việc chấm dứt, thay đổi việc giám hộ tại UBND xã, phường, thị trấn. - Ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch khác: là số các trường hợp ghi vào sổ hộ tịch việc xác định cha, mẹ, con; ly hôn; thay đổi quốc tịch; hủy hôn nhân trái pháp luật, chấm dứt việc nuôi con nuôi tại UBND xã, phường, thị trấn - Cấp lại bản chính Giấy khai sinh: là các trường hợp được cấp lại bản chính Giấy khai sinh tại UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Cột 21: Mục đích xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không thuộc các trường hợp đã liệt kê ở cột 15, 16, 17, 18, 19, 20 thì ghi vào cột 21 - Địa bàn huyện được hiểu là địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu - Mục II: Dòng “Tên xã…” trong cột A: Lần lượt ghi tên của UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện (liệt kê đầy đủ các xã, phường, thị trấn trên địa bàn). 3. Nguồn số liệu Từ sổ sách ghi chép ban đầu về việc thay đổi, cải chính hộ tịch, điều chỉnh, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, cấp lại bản chính Giấy khai sinh của Phòng Tư pháp huyện và tổng hợp từ biểu mẫu số 14a/BTP/HCTP/HT/HTK. Biểu số: 14c/BTP/HCTP/HT/HTK Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC năm chính thức: ngày 15 tháng 3 năm sau. KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ CÁC VIỆC HỘ TỊCH KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (Năm) (Từ ngày 01 tháng 01 năm....... đến ngày 31 tháng 12 năm......) Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp..... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) I. CÁC VIỆC HỘ TỊCH KHÁC THỰC HIỆN TẠI SỞ TƯ PHÁP Đơn vị tính: Trường hợp SỰ KIỆN HỘ TỊCH Tổng số I. Thay đổi, cải chính, điều chỉnh, bổ sung hộ tịch; xác định lại dân tộc; xác định lại giới tính 1. Thay đổi hộ tịch 2. Cải chính hộ tịch 3. Điều chỉnh hộ tịch 4. Bổ sung hộ tịch 5. Xác định lại dân tộc 6. Xác định lại giới tính II. Nhận cha, mẹ, con 1. Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài 2. Giữa công dân Việt Nam ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài 3. Giữa người nước ngoài thường trú ở Việt Nam với nhau III. Giám hộ 1. Người nước ngoài giám hộ trẻ em Việt Nam 2. Công dân Việt Nam giám hộ trẻ em nước ngoài IV. Ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch khác 1. Đăng ký khai sinh 2. Nhận cha, mẹ, con V. Cấp lại bản chính Giấy khai sinh II. CÁC VIỆC HỘ TỊCH KHÁC THỰC HIỆN TẠI UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH Đơn vị tính: Trường hợp Thay đổi hộ tịch Cải chính hộ tịch Điều chỉnh hộ tịch Bổ sung hộ tịch Xác định lại dân tộc Xác định lại giới tính Cấp lại bản chính Giấy khai sinh A (1) (2) (3) (4) (5) (6) ơ) Tổng số trên địa bàn tỉnh 1. Tên huyện... 2. Tên huyện... 3. Tên huyện... ….. III. CÁC VIỆC HỘ TỊCH KHÁC THỰC HIỆN TẠI UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH Thay đổi hộ tịch Cải chính hộ tịch Điều chỉnh hộ tịch Bổ sung hộ tịch Nhận cha, mẹ, con Giám hộ Ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch khác Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân Cha, mẹ nhận con Con chưa thành niên nhận cha, mẹ Con đã thành niên nhận cha, mẹ Việc giám hộ Chấm dứt, thay đổi việc giám hộ Xác định cha, mẹ, con Thay đổi quốc tịch Ly hôn Hủy hôn nhân trái pháp luật Chấm dứt việc nuôi con nuôi Để kết hôn với người VN ở trong nước Để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền (CQCTQ) Việt Nam Để kết hôn với người nước ngoài tại CQCTQ của nước ngoài Sử dụng vào mục đích khác Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19) (20) (21) Tổng số trên địa bàn tỉnh 1. Tên huyện …. 2. Tên huyện …. 3. Tên huyện …. …. Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký và ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày... tháng… năm… GIÁM ĐỐC (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU SỐ 14C/BTP/HCTP/HT/HTK KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ CÁC VIỆC HỘ TỊCH KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 1. Nội dung *. Phản ánh tình hình đăng ký các việc hộ tịch khác bao gồm: thay đổi, cải chính hộ tịch; điều chỉnh, bổ sung hộ tịch; xác định lại dân tộc; xác định lại giới tính; nhận cha, mẹ, con; giám hộ; ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài; cấp lại bản chính Giấy khai sinh tại Sở Tư pháp; các việc thay đổi, cải chính hộ tịch, điều chỉnh, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, cấp lại bản chính Giấy khai sinh tại các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; thay đổi, cải chính hộ tịch; điều chỉnh, bổ sung hộ tịch; nhận cha, mẹ, con; giám hộ; cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch khác tại tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn cấp tỉnh. *. Giải thích thuật ngữ: - Thay đổi, cải chính hộ tịch; điều chỉnh, bổ sung hộ tịch: là số các trường hợp đã được thay đổi hộ tịch, cải chính hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, bổ sung hộ tịch tại UBND xã, phường, thị trấn; UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Sở Tư pháp. - Xác định lại dân tộc: là các trường hợp đăng ký xác định lại dân tộc tại UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Sở Tư pháp. - Xác định lại giới tính: là các trường hợp đăng ký xác định lại giới tính tại UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Sở Tư pháp. - Nhận cha, mẹ, con: là số các trường hợp đăng ký việc nhận cha, mẹ, con tại UBND xã, phường, thị trấn/Sở Tư pháp. - Giám hộ: là số các trường hợp đăng ký việc giám hộ, đăng ký việc chấm dứt, thay đổi việc giám hộ tại UBND xã, phường, thị trấn/Sở Tư pháp. - Ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch khác: là số các trường hợp ghi vào sổ hộ tịch việc xác định cha, mẹ, con; ly hôn; thay đổi quốc tịch; hủy hôn nhân trái pháp luật, chấm dứt việc nuôi con nuôi tại UBND xã, phường, thị trấn; và số các trường hợp ghi vào sổ hộ tịch việc đăng ký khai sinh, nhận cha, mẹ, con đã tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài tại Sở Tư pháp. - Cấp lại bản chính Giấy khai sinh: là các trường hợp được cấp lại bản chính Giấy khai sinh tại UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Sở Tư pháp. Cột 21: Mục đích xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không thuộc các trường hợp đã liệt kê ở cột 15, 16, 17, 18, 19, 20 thì ghi vào cột 21. - Mục I. Số liệu giải quyết các việc hộ tịch khác thực hiện tại Sở Tư pháp trong kỳ báo cáo. - Mục II. Tổng hợp số liệu giải quyết các việc hộ tịch khác thực hiện tại các UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn tỉnh trong kỳ báo cáo. - Mục III. Tổng hợp số liệu giải quyết các việc hộ tịch khác thực hiện tại các UBND xã, phường, thị trấn của các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn tỉnh trong kỳ báo cáo. 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu - Mục II, III: Dòng “Tên huyện…” tại cột A: Ghi tên của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn tỉnh (liệt kê đầy đủ các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn). 3. Nguồn số liệu Từ sổ sách ghi chép ban đầu về việc thay đổi, cải chính hộ tịch; điều chỉnh, bổ sung hộ tịch; xác định lại dân tộc; xác định lại giới tính; nhận cha, mẹ, con; giám hộ; ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài; cấp lại bản chính Giấy khai sinh của Sở Tư pháp và tổng hợp từ biểu mẫu số 14b/BTP/HCTP/HT/HTK. Biểu số: 15/BTP/HCTP/HT/GC Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC năm chính thức: ngày 15 tháng 3 năm sau. KẾT QUẢ GHI VÀO SỔ VIỆC KẾT HÔN, LY HÔN TẠI SỞ TƯ PHÁP (Năm) (Từ ngày 01 tháng 01 năm...... đến ngày 31 tháng 12 năm .......) Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp ..... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) I. GHI VÀO SỔ VIỆC KẾT HÔN Đơn vị tính: Trường hợp Số trường hợp ghi vào sổ việc kết hôn Chia theo giới tính công dân Việt Nam cư trú ở trong nước Tổng số Chia theo quốc gia/vùng lãnh thổ cấp giấy chứng nhận kết hôn Chia theo sự có mặt của công dân Việt Nam Hoa Kỳ Canada Trung Quốc (Đại lục) Trung Quốc (Đài loan) Hàn Quốc Quốc gia/ vùng lãnh thổ khác Một bên vắng mặt khi đăng ký kết hôn Hai bên có mặt khi đăng ký kết hôn Nam Nữ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 II. GHI VÀO SỔ VIỆC LY HÔN Đơn vị tính: trường hợp Tổng số Theo người có yêu cầu ghi chú Theo nơi kết hôn trước đây Người nước ngoài Công dân VN định cư ở nước ngoài Công dân VN cư trú ở trong nước Kết hôn tại nước ngoài Kết hôn tại VN Ghi chú kết hôn tại VN A 1 2 3 4 5 6 7 Tổng số 1. Việc ly hôn tiến hành ở nước… 2. Việc ly hôn tiến hành ở nước… 3. Việc ly hôn tiến hành ở nước… … Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký và ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày... tháng… năm… GIÁM ĐỐC (Ký, ghi rõ họ, tên, đóng dấu) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU SỐ 15/BTP/HCTP/HT/GC KẾT QUẢ GHI VÀO SỔ VIỆC KẾT HÔN, LY HÔN TẠI SỞ TƯ PHÁP 1. Nội dung *. Phản ánh tình hình thực hiện ghi vào sổ việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài và ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam tại Sở Tư pháp. *. Giải thích thuật ngữ: - Ghi vào sổ việc kết hôn là số các trường hợp ghi vào sổ đăng ký kết hôn việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài. - Ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn: là số các trường hợp ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam. - Người nước ngoài: là công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch. - Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài: là người có quốc tịch Việt Nam làm ăn, sinh sống, cư trú hợp pháp lâu dài tại nước ngoài. 2. Phương pháp tính và ghi biểu * Mục I. Ghi vào sổ việc kết hôn - Cột 1 = Cột (2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7) = Cột (8 + 9) - Cột 10, 11: Trong cặp đăng ký kết hôn, nếu công dân Việt Nam cư trú ở trong nước là nam giới thì ghi vào cột 10, nếu công dân Việt Nam cư trú ở trong nước là nữ giới thì ghi vào cột 11, nếu không có công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thì không ghi (Số liệu tại cột (10+ 11) có thể không trùng với tổng số tại cột 1). - Cột 2, 3, 4, 5, 6, 7: Cơ quan có thẩm quyền thuộc quốc gia/vùng lãnh thổ nào cấp giấy chứng nhận kết hôn thì ghi vào cột tương ứng. Ví dụ: Giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền Canada cấp thì ghi vào cột 3, Giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền Hàn Quốc cấp thì ghi vào cột 6. - Cột 7: Quốc gia/vùng lãnh thổ cấp Giấy chứng nhận kết hôn không thuộc vào các quốc gia/vùng lãnh thổ đã liệt kê ở cột 2, 3, 4, 5, 6 thì ghi vào cột 7. * Mục II. Ghi vào sổ việc ly hôn - Cột A ghi lần lượt việc ly hôn theo nước mà cơ quan có thẩm quyền nước đó đã giải quyết việc ly hôn. - Cột 1 = Cột (2 + 3 + 4) = Cột (5 + 6 + 7) - Cột 5, 6, 7: Nếu việc kết hôn đã được giải quyết cho ly hôn trước đây tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì ghi vào cột 5; tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền Việt Nam thì ghi vào cột 6; nếu việc kết hôn trước đây tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài nhưng đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện ghi vào sổ hộ tịch việc kết hôn thì ghi vào cột 7. 3. Nguồn số liệu Từ sổ sách ghi chép ban đầu về việc ghi vào sổ việc kết hôn, sổ cấp Giấy xác nhận về việc ghi vào sổ việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài của Sở Tư pháp. Biểu số: 16a/BTP/HCTP/QT Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau KẾT QUẢ THÔNG BÁO CÓ QUỐC TỊCH NƯỚC NGOÀI TẠI SỞ TƯ PHÁP (Năm) (Từ ngày 01 tháng 01 năm........ đến ngày 31 tháng 12 năm........) Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp.... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) I. GHI VÀO SỔ VIỆC KẾT HÔN Đơn vị tính: người Số liệu thông báo có quốc tịch nước ngoài Tổng số Chia theo hình thức có quốc tịch nước ngoài Chia theo quốc tịch nước ngoài của người thông báo Do nhập quốc tịch Có quốc tịch theo huyết thống Có quốc tịch do sinh ra Hình thức khác Hoa Kỳ Anh Pháp Đức Séc Đan Mạch Ba Lan Trung Quốc Lào Nước khác (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày... tháng… năm… GIÁM ĐỐC (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Biểu số: 16b/BTP/HCTP/QT Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau KẾT QUẢ THÔNG BÁO CÓ QUỐC TỊCH NƯỚC NGOÀI TẠI CƠ QUAN ĐẠI DIỆN VIỆT NAM Ở NUỚC NGOÀI (Năm) (Từ ngày 01 tháng 01 năm........ đến ngày 31 tháng 12 năm........) Đơn vị báo cáo: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài..... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Ngoại giao Đơn vị tính: người Số liệu thông báo có quốc tịch nước ngoài Tổng số Chia theo hình thức có quốc tịch nước ngoài Chia theo quốc tịch nước ngoài của người thông báo Do nhập quốc tịch Có quốc tịch theo huyết thống Có quốc tịch do sinh ra Hình thức khác Hoa Kỳ Anh Pháp Đức Séc Đan Mạch Ba Lan Trung Quốc Lào Nước khác (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ tên) Ngày..... tháng...... năm....... NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN ĐẠI DIỆN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI (Ký tên, đóng dấu) Biểu số: 16c/BTP/HCTP/QT Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau KẾT QUẢ THÔNG BÁO CÓ QUỐC TỊCH NƯỚC NGOÀI TẠI CƠ QUAN ĐẠI DIỆN VIỆT NAM Ở NUỚC NGOÀI (Năm) (Từ ngày 01 tháng 01 năm...... đến ngày 31 tháng 12 năm........) Đơn vị báo cáo: Bộ Ngoại giao Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Đơn vị tính: Người Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài Số liệu thông báo có quốc tịch nước ngoài Tổng số Chia theo hình thức có quốc tịch nước ngoài Chia theo quốc tịch nước ngoài của người thông báo Do nhập quốc tịch Có quốc tịch theo huyết thống Có quốc tịch do sinh ra Hình thức khác Hoa Kỳ Anh Pháp Đức Séc Đan Mạch Ba Lan Trung Quốc Lào Nước khác A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) Tổng số Tại cơ quan đại diện... Tại cơ quan đại diện... ... Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày... tháng… năm… BỘ TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 16A/BTP/HCTP/QT, 16B/BTP/HCTP/QT, 16C/BTP/HCTP/QT KẾT QUẢ THÔNG BÁO CÓ QUỐC TỊCH NƯỚC NGOÀI 1. Giải thích thuật ngữ - Hình thức có quốc tịch nước ngoài: là cách thức để một người có thêm quốc tịch của một nước khác. - Do nhập quốc tịch: là việc một người sau khi đáp ứng đủ những điều kiện mà pháp luật quy định được trở thành công dân của một Nhà nước thông qua quyết định của cơ quan có thẩm quyền. - Có quốc tịch theo huyết thống: là việc đứa trẻ mới sinh ra có quốc tịch theo quốc tịch của cha mẹ. - Có quốc tịch do sinh ra: là việc đứa trẻ có quốc tịch của nước nơi đứa trẻ đó được sinh ra. - Quốc tịch nước ngoài: là quốc tịch của một nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam (khoản 2 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam). 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu 2.1. Áp dụng chung đối với Biểu mẫu 16a/BTP/HCTP/QT, 16b/BTP/HCTP/QT và 16c/BTP/HCTP/QT - Cột 1 = Cột (2+3+4+5) = Cột (6+7+8+9+10+11+12+13+14+15). - Cột 6: Ghi số người thông báo có quốc tịch nước ngoài là quốc tịch Hoa Kỳ (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ). - Cột 13: Ghi số người thông báo có quốc tịch nước ngoài là quốc tịch Trung Quốc (bao gồm cả những người có quốc tịch Đài Loan). 2.2. Áp dụng đối với Biểu mẫu 16c/BTP/HCTP/QT Cột A: dòng “Tại cơ quan đại diện…”: Ghi tên của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã báo cáo (liệt kê đầy đủ các Cơ quan đại diện đã báo cáo); 3. Nguồn số liệu - Biểu mẫu 16a/BTP/HCTP/QT: nguồn số liệu từ sổ sách ghi chép ban đầu tại Sở Tư pháp. - Biểu mẫu 16b/BTP/HCTP/QT: nguồn số liệu từ sổ sách ghi chép ban đầu tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện biểu mẫu này báo cáo Bộ Ngoại giao để Bộ Ngoại giao tổng hợp gửi Bộ Tư pháp tổng hợp chung báo cáo Chính phủ theo quy định của pháp luật). - Biểu mẫu 16c/BTP/HCTP/QT: nguồn số liệu được tổng hợp từ biểu mẫu 16b/BTP/HCTP/QT của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Biểu số: 17a/BTP/HTQTCT/CT Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau KẾT QUẢ CHỨNG THỰC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo: .................... (Từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...) Đơn vị báo cáo: Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn... Đơn vị nhận báo cáo: Ủy ban nhân dân huyện/quận/thị xã/thành phố (thuộc tỉnh)............ (Phòng Tư pháp) Đơn vị tính: Số việc: Việc Lệ phí: Nghìn đồng Tổng số Bản sao Chữ ký trong giấy tờ, văn bản Hợp đồng, giao dịch liên quan quyền sử dụng đất, sở hữu nhà Di chúc Văn bản từ chối nhận di sản Số việc Lệ phí Số bản Lệ phí Số việc Lệ phí Số việc Lệ phí Số việc Lệ phí Số việc Lệ phí A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) Thực hiện Ước tính Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ, tên) Ngày… tháng… năm… TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 17A/BTP/HTQTCT/CT KẾT QUẢ CHỨNG THỰC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ 1. Nội dung *. Phản ánh kết quả chứng thực của Ủy ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn trong kỳ báo cáo. *. Giải thích thuật ngữ: - “Bản sao”: Là số bản sao bằng tiếng Việt do UBND cấp xã thực hiện chứng thực trong kỳ báo cáo. - “Chữ ký trong giấy tờ, văn bản”: Là chữ ký (hoặc điểm chỉ) trong giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt do UBND cấp xã thực hiện chứng thực trong kỳ báo cáo, bao gồm cả chữ ký (hoặc điểm chỉ) trong giấy ủy quyền, chữ ký (hoặc điểm chỉ) trong giấy bán, tặng, cho xe của cá nhân. - “Hợp đồng, giao dịch liên quan quyền sử dụng đất, sở hữu nhà”: Là số hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà do UBND cấp xã thực hiện chứng thực theo quy định của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, bao gồm cả văn bản phân chia thừa kế quyền sử dụng đất, văn bản nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định tại hướng dẫn của TTLT số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất, trong kỳ báo cáo. - “Di chúc”: Là số bản di chúc do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chứng thực theo quy định của Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 về công chứng, chứng thực, (bao gồm cả di chúc liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà) trong kỳ báo cáo. - “Văn bản từ chối nhận di sản”: Là số văn bản từ chối nhận di sản do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chứng thực theo quy định của Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 về công chứng, chứng thực (bao gồm cả văn bản từ chối nhận di sản liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà) trong kỳ báo cáo. 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu - Dòng 1 “Thực hiện” tại cột A ghi tổng số các việc và lệ phí chứng thực về bản sao, chữ ký, hợp đồng, giao dịch, di chúc, văn bản từ chối nhận di sản đã được UBND xã, phường, thị trấn chứng thực trong kỳ báo cáo. Báo cáo 6 tháng thì số liệu thống kê lại dòng 1 “Thực hiện” tại cột A được lấy từ ngày 01/01 đến ngày 30/4 hàng năm. Báo cáo năm lần 1 thì số liệu thống kê lại dòng 1 “Thực hiện” tại cột A được lấy từ ngày 01/01 đến ngày 31/10 hàng năm. Báo cáo năm chính thức thì số liệu thống kê lại dòng 1 “Thực hiện” tại cột A được lấy từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 hàng năm. - Dòng 2 “Ước tính” tại cột A ghi số việc và lệ phí chứng thực về bản sao, chữ ký, hợp đồng, giao dịch, di chúc, văn bản từ chối nhận di sản ước tính dự kiến sẽ được UBND xã, phường, thị trấn chứng thực trong 02 tháng cuối của kỳ báo cáo. Báo cáo 6 tháng thì số liệu thống kê lại dòng 2 “Ước tính” tại cột A là số liệu ước tính sẽ được thực hiện trong thời gian từ ngày 01/05 đến ngày 30/6 hàng năm. Báo cáo năm lần 1 thì số liệu thống kê lại dòng 2 “Ước tính” tại cột A là số liệu ước tính sẽ được thực hiện trong thời gian từ ngày 01/11 đến ngày 31/12 hàng năm. Báo cáo năm chính thức thì số liệu thống kê lại dòng 2 “Ước tính” tại cột A điền dấu không phát sinh số liệu ước tính ‘-’. - Cột 1 = Cột (5+7+9+11); - Cột 2 = Cột (4+6+8+10+12) - Cột 3: Ghi số bản sao bằng tiếng Việt đã được UBND xã, phường, thị trấn chứng thực trong kỳ báo cáo. - Cột 5, 7, 9, 11: Ghi số việc chứng thực về chữ ký/hợp đồng, giao dịch/di chúc/văn bản từ chối nhận di sản đã được UBND xã, phường, thị trấn chứng thực trong kỳ báo cáo. Mỗi chữ ký/hợp đồng, giao dịch/di chúc/văn bản từ chối nhận di sản được tính là một việc. Riêng số việc về chữ ký trong văn bản, giấy tờ được chứng thực tại cột 5 có hai trường hợp: thứ nhất, mỗi văn bản có chữ ký được chứng thực được tính là một việc. VD: một người yêu cầu chứng thực 5 chữ ký trên 5 văn bản (kể cả trong trường hợp 5 văn bản đó có nội dung giống nhau) thì được tính là 5 việc; thứ hai, trường hợp chứng thực chữ ký của nhiều người trong một văn bản thì được tính là một việc. - Cột 4, 6, 8, 10, 12: Ghi số lệ phí thu được tương ứng với từng loại việc đã được UBND xã, phường, thị trấn chứng thực trong kỳ báo cáo. 3. Nguồn số liệu Từ sổ sách ghi chép và hồ sơ đăng ký hành chính về việc chứng thực tại UBND cấp xã. Biểu số: 17b/BTP/HTQTCT/CT Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 20 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 20 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 02 năm sau KẾT QUẢ CHỨNG THỰC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo: .................... (Từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...) Đơn vị báo cáo: Ủy ban nhân dân huyện/quận/thị xã/ thành phố (thuộc tỉnh)............ (Phòng Tư pháp) Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp.............................. Đơn vị tính: Số việc: Việc Lệ phí: Nghìn đồng I. KẾT QUẢ CHỨNG THỰC TẠI UBND CẤP HUYỆN Tổng số Bản sao Chữ ký trong giấy tờ, văn bản Chữ ký người dịch Hợp đồng, giao dịch liên quan quyền sở hữu nhà ở Hợp đồng, giao dịch liên quan động sản dưới 50 triệu Văn bản thỏa thuận phân chia di sản Văn bản khai nhận di sản Số việc Lệ phí Số bản Lệ phí Số việc Lệ phí Số việc Lệ phí Số việc Lệ phí Số việc Lệ phí Số việc Lệ phí Số việc Lệ phí A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) Thực hiện Ước tính II. KẾT QUẢ CHỨNG THỰC TẠI UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN Tổng số Bản sao Chữ ký trong giấy tờ, văn bản HĐ, giao dịch liên quan quyền sử dụng đất, sở hữu nhà Di chúc Văn bản từ chối nhận di sản Số việc Lệ phí Số việc Lệ phí Số việc Lệ phí Số việc Lệ phí Số việc Lệ phí Số việc Lệ phí A B (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) Tổng số Thực hiện Ước tính Tên xã... Thực hiện Ước tính Tên xã... Thực hiện Ước tính Tên xã... Thực hiện Ước tính … Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký và ghi rõ họ, tên) Ngày... tháng… năm… TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 17B/BTP/HTQTCT/CT KẾT QUẢ CHỨNG THỰC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN 1. Nội dung *. Phản ánh kết quả chứng thực của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tổng hợp kết quả chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện trong kỳ báo cáo. Mục I. Báo cáo số liệu chứng thực của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn. Mục II. Tổng hợp số liệu chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. *. Giải thích thuật ngữ: - Địa bàn huyện được hiểu là địa bàn huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh. * Mục I - “Bản sao”: là số bản sao bằng tiếng Việt, bản sao bằng tiếng nước ngoài, bản sao giấy tờ, văn bản song ngữ do Phòng tư pháp thực hiện chứng thực trong kỳ báo cáo. - “Chữ ký người dịch” : là số chữ ký người dịch do Phòng Tư pháp cấp huyện thực hiện chứng thực trong kỳ báo cáo. - “Chữ ký trong giấy tờ, văn bản”: là số chữ ký (hoặc điểm chỉ) trong giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài, song ngữ do Phòng Tư pháp thực hiện chứng thực trong kỳ báo cáo. - “Hợp đồng, giao dịch liên quan quyền sở hữu nhà ở”: là hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền sở hữu nhà ở do UBND cấp huyện tại đô thị thực hiện chứng thực theo quy định của Luật Nhà ở năm 2005 trong kỳ báo cáo. - “Hợp đồng, giao dịch liên quan động sản có giá trị dưới 50 triệu đồng”: là hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản có giá trị dưới 50 triệu đồng do UBND cấp huyện thực hiện chứng thực trong kỳ báo cáo. - “Văn bản thỏa thuận phân chia di sản”: là văn bản thỏa thuận phân chia di sản do Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chứng thực trong kỳ báo cáo; - “Văn bản khai nhận di sản”: là văn bản khai nhận di sản do Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chứng thực trong kỳ báo cáo. 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu - Mục I (Số lượng việc chứng thực tại UBND huyện): - Dòng 1 “Thực hiện” tại cột A ghi tổng số các việc và lệ phí chứng thực về bản sao, chữ ký, hợp đồng, giao dịch, di chúc, văn bản từ chối nhận di sản đã được UBND huyện, quận, thị xã chứng thực trong kỳ báo cáo. Báo cáo 6 tháng thì số liệu thống kê lại dòng 1 “Thực hiện” tại cột A được lấy từ ngày 01/01 đến ngày 30/4 hàng năm. Báo cáo năm lần 1 thì số liệu thống kê lại dòng 1 “Thực hiện” tại cột A được lấy từ ngày 01/01 đến ngày 31/10 hàng năm. Báo cáo năm chính thức thì số liệu thống kê lại dòng 1 “Thực hiện” tại cột A được lấy từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 hàng năm. - Dòng 2 “Ước tính” tại cột A ghi số việc và lệ phí chứng thực về bản sao, chữ ký, hợp đồng, giao dịch, di chúc, văn bản từ chối nhận di sản ước tính dự kiến sẽ được UBND huyện, quận, thị xã chứng thực trong 02 tháng cuối của kỳ báo cáo. Báo cáo 6 tháng thì số liệu thống kê lại dòng 2 “Ước tính” tại cột A là số liệu ước tính sẽ được thực hiện trong thời gian từ ngày 01/05 đến ngày 30/6 hàng năm. Báo cáo năm lần 1 thì số liệu thống kê lại dòng 2 “Ước tính” tại cột A là số liệu ước tính sẽ được thực hiện trong thời gian từ ngày 01/11 đến ngày 31/12 hàng năm. Báo cáo năm chính thức thì số liệu thống kê lại dòng 2 “Ước tính” tại cột A điền dấu không phát sinh số liệu ước tính ‘-’. + Cột 1 = Cột (5+7+9+11+13+15); + Cột 2 = Cột (4+6+8+10+12+14+16); + Cột 3: Ghi số bản sao đã được UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chứng thực trong kỳ báo cáo; + Cột 5, 7, 9, 11, 13, 15: Ghi số việc về chữ ký/chữ ký người dịch/hợp đồng, giao dịch/văn bản thỏa thuận phân chia di sản/văn bản khai nhận di sản đã được UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chứng thực trong kỳ báo cáo; Lưu ý: Khi thống kê “Số việc” về chữ ký trong giấy tờ, văn bản được chứng thực tại cột 5 và chữ ký người dịch được chứng thực tại cột 7: có hai trường hợp: thứ nhất, mỗi văn bản có chữ ký được chứng thực được tính là một việc. VD: một người yêu cầu chứng thực 5 chữ ký trên 5 văn bản (kể cả trong trường hợp 5 văn bản đó có nội dung giống nhau) thì được tính là 5 việc; thứ hai, trường hợp chứng thực chữ ký của nhiều người trong một văn bản thì được tính là một việc. + Cột 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16: Ghi số lệ phí thu được tương ứng với từng loại việc đã được UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chứng thực trong kỳ báo cáo. - Mục II: - Cột A: + Dòng “Tổng số”: Các ô hàng ngang tương ứng ghi tổng số bản sao, số việc đã chứng thực, số lệ phí thu được trong kỳ báo cáo trên địa bàn huyện. + Dòng “Tên xã…”: Lần lượt ghi tên của UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (liệt kê đầy đủ các xã, phường, thị trấn trên địa bàn); - Dòng “Thực hiện” tại cột B ghi tổng số các việc và lệ phí chứng thực về bản sao, chữ ký, hợp đồng, giao dịch, di chúc, văn bản từ chối nhận di sản đã được UBND xã, phường, thị trấn chứng thực trong kỳ báo cáo. Báo cáo 6 tháng thì số liệu thống kê lại dòng “Thực hiện” tại cột B được lấy từ ngày 01/01 đến ngày 30/4 hàng năm. Báo cáo năm lần 1 thì số liệu thống kê lại dòng “Thực hiện” tại cột B được lấy từ ngày 01/01 đến ngày 31/10 hàng năm. Báo cáo năm chính thức thì số liệu thống kê lại dòng “Thực hiện” tại cột B được lấy từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 hàng năm. - Dòng “Ước tính” tại cột B ghi số việc và lệ phí chứng thực về bản sao, chữ ký, hợp đồng, giao dịch, di chúc, văn bản từ chối nhận di sản ước tính dự kiến sẽ được UBND xã, phường, thị trấn chứng thực trong 02 tháng cuối của kỳ báo cáo. Báo cáo 6 tháng thì số liệu thống kê lại dòng “Ước tính” tại cột B là số liệu ước tính sẽ được thực hiện trong thời gian từ ngày 01/05 đến ngày 30/6 hàng năm. Báo cáo năm lần 1 thì số liệu thống kê lại dòng “Ước tính” tại cột B là số liệu ước tính sẽ được thực hiện trong thời gian từ ngày 01/11 đến ngày 31/12 hàng năm. Báo cáo năm chính thức thì số liệu thống kê lại dòng “Ước tính” tại cột B điền dấu không phát sinh số liệu ước tính ‘-’. + Cột 1 = Cột (5+7+9+11); + Cột 2 = Cột (4+6+8+10+12); + Cột 3: Ghi số lượng bản sao đã được từng UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chứng thực trong kỳ báo cáo. + Cột 5, 7, 9, 11: Ghi số lượng việc về chữ ký/hợp đồng, giao dịch/di chúc/văn bản từ chối nhận di sản đã được từng UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chứng thực trong kỳ báo cáo. + Cột 4,6,8,10,12: Ghi số lệ phí thu được tại mỗi UBND xã, phường, thị trấn tương ứng với từng loại việc đã được chứng thực trong kỳ báo cáo. 3. Nguồn số liệu Từ sổ sách ghi chép về việc chứng thực tại UBND cấp huyện và được tổng hợp từ biểu mẫu 17a/BTP/HTQTCT/CT của UBND cấp xã. Biểu số: 17c/BTP/HTQTCT/CT Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 02 tháng 6 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau KẾT QUẢ CHỨNG THỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:.................... (Từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...) Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp........ Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực) Đơn vị tính: Số việc: Việc Lệ phí: Nghìn đồng I. KẾT QUẢ CHỨNG THỰC TẠI UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH Tổng số Bản sao Chữ ký trong giấy tờ, văn bản Chữ ký người dịch HĐ, giao dịch liên quan quyền sở hữu nhà ở Hợp đồng giao dịch liên quan động sản dưới 50 triệu Văn bản thỏa thuận phân chia di sản Văn bản khai nhận di sản Số việc Lệ phí Số việc Lệ phí Số việc Lệ phí Số việc Lệ phí Số việc Lệ phí Số việc Lệ phí Số việc Lệ phí Số việc Lệ phí A B (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) Tổng số Thực hiện Ước tính Tổng số Thực hiện Ước tính Tổng số Thực hiện Ước tính …… II. KẾT QUẢ CHỨNG THỰC TẠI UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH Tổng số Bản sao Chữ ký trong giấy tờ, văn bản HĐ, giao dịch liên quan quyền sử dụng đất, sở hữu nhà Di chúc Văn bản từ chối nhận di sản Số việc Lệ phí Số việc Lệ phí Số việc Lệ phí Số việc Lệ phí Số việc Lệ phí Số việc Lệ phí A B (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) Tổng số Thực hiện Ước tính Tên huyện... Thực hiện Ước tính Tên huyện... Thực hiện Ước tính … Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký và ghi rõ họ, tên) Ngày... tháng… năm… GIÁM ĐỐC (Ký tên, đóng dấu) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 17C/BTP/HTQTCT/CT KẾT QUẢ CHỨNG THỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 1. Nội dung *. Phản ánh kết quả chứng thực trên địa bàn tỉnh trong kỳ báo cáo trên cơ sở tổng hợp số liệu báo cáo của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn. Mục I. Báo cáo số liệu chứng thực của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn. Mục II. Tổng hợp số liệu chứng thực của UBND cấp xã trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. *. Giải thích thuật ngữ: - Địa bàn tỉnh được hiểu là địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. - Địa bàn huyện được hiểu là địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu - Cột A: + Dòng “Tổng số”: Các ô hàng ngang tương ứng ghi tổng số bản sao, số việc đã chứng thực, số lệ phí thu được trong kỳ báo cáo trên địa bàn tỉnh. + Dòng “Tên huyện…”: Ghi tên của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn tỉnh, thành phố (liệt kê đầy đủ các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn); - Dòng “Thực hiện” tại cột B ghi tổng số các việc và lệ phí chứng thực về bản sao, chữ ký, hợp đồng, giao dịch, di chúc, văn bản từ chối nhận di sản đã được UBND huyện, quận, thị xã; UBND cấp xã trên địa bàn huyện thực hiện chứng thực trong kỳ báo cáo. Báo cáo 6 tháng thì số liệu thống kê lại dòng “Thực hiện” tại cột B được lấy từ ngày 01/01 đến ngày 30/4 hàng năm. Báo cáo năm lần 1 thì số liệu thống kê lại dòng “Thực hiện” tại cột B được lấy từ ngày 01/01 đến ngày 31/10 hàng năm. Báo cáo năm chính thức thì số liệu thống kê lại dòng “Thực hiện” tại cột B được lấy từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 hàng năm. - Dòng “Ước tính” tại cột B ghi số việc và lệ phí chứng thực về bản sao, chữ ký, hợp đồng, giao dịch, di chúc, văn bản từ chối nhận di sản ước tính dự kiến sẽ được UBND huyện, quận, thị xã, UBND cấp xã trên địa bàn huyện thực hiện chứng thực trong 02 tháng cuối của kỳ báo cáo. Báo cáo 6 tháng thì số liệu thống kê lại dòng “Ước tính” tại cột B là số liệu ước tính sẽ được thực hiện trong thời gian từ ngày 01/05 đến ngày 30/6 hàng năm. Báo cáo năm lần 1 thì số liệu thống kê lại dòng “Ước tính” tại cột B là số liệu ước tính sẽ được thực hiện trong thời gian từ ngày 01/11 đến ngày 31/12 hàng năm. Báo cáo năm chính thức thì số liệu thống kê lại dòng “Ước tính” tại cột B điền dấu không phát sinh số liệu ước tính ‘-’. 2.1. Mục I - Cột 1 = Cột (5+7+9+11+13+15). - Cột 2= Cột (6+8+10+12+14+16). - Cột 3: Ghi số lượng bản sao đã được từng UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn tỉnh thực hiện chứng thực trong kỳ báo cáo. - Cột 5, 7, 9, 11, 13, 15: Ghi số lượng việc về chữ ký/chữ ký người dịch/hợp đồng, giao dịch/văn bản thỏa thuận phân chia di sản/văn bản khai nhận di sản đã được từng UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn tỉnh thực hiện chứng thực trong kỳ báo cáo. - Cột 4,6,8,10,12,14,16: Ghi số lệ phí thu được tương ứng với từng loại việc đã được từng UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn tỉnh thực hiện chứng thực trong kỳ báo cáo. 2.2. Mục II: - Cột 1 = Cột (5+7+9+11). - Cột 2 = Cột (4+6+8+10+12). - Cột 3: Ghi số lượng bản sao đã được tất cả UBND cấp xã thuộc từng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn tỉnh thực hiện chứng thực trong kỳ báo cáo. - Cột 5, 7, 9, 11: Ghi số lượng việc về chữ ký/hợp đồng, giao dịch/di chúc/văn bản từ chối nhận di sản đã được tất cả UBND cấp xã thuộc từng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn tỉnh thực hiện chứng thực trong kỳ báo cáo. - Cột 4, 6, 8, 10, 12: Ghi số lệ phí thu được tương ứng với từng loại việc đã được tất cả UBND cấp xã (thuộc từng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) trên địa bàn tỉnh thực hiện chứng thực trong kỳ báo cáo. 3. Nguồn số liệu Được tổng hợp từ biểu mẫu 17b/BTP/HTQTCT/CT của UBND cấp huyện (Phòng Tư pháp). Biểu số: 17d/BTP/HTQTCT/CT Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC năm chính thức: ngày 15 tháng 3 năm sau. KẾT QUẢ CHỨNG THỰC CỦA CÁC CƠ QUAN ĐẠI DIỆN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI (Năm) (Từ ngày 01 tháng 01 năm... đến ngày 31 tháng 12 năm ...) Đơn vị báo cáo: Bộ Ngoại giao Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Đơn vị tính: Số việc: Việc Lệ phí: USD Tổng số Bản sao Chữ ký Các việc khác Số việc Lệ phí Số bản Lệ phí Số việc Lệ phí Số việc Lệ phí A 1 2 3 4 5 6 7 8 Tổng số Tại cơ quan đại diện… Tại cơ quan đại diện… … Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký và ghi rõ họ, tên) Ngày... tháng… năm… BỘ TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 17D/BTP/HTQTCT/CT KẾT QUẢ CHỨNG THỰC CỦA CÁC CƠ QUAN ĐẠI DIỆN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI 1. Nội dung *. Phản ánh kết quả chứng thực của tất cả các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong kỳ báo cáo. 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu - Cột A: + Dòng “Tổng số”: Các ô hàng ngang tương ứng ghi tổng số loại việc, bản sao đã chứng thực, tổng lệ phí thu được. + Dòng “Tại cơ quan đại diện…”: Ghi tên của Cơ quan đại diện đã báo cáo (liệt kê đầy đủ các Cơ quan đại diện đã báo cáo); - Cột 1 = Cột (5+7). - Cột 2 = Cột (4+6+8). - Cột 3: ghi số lượng bản sao đã được từng Cơ quan đại diện chứng thực trong kỳ báo cáo. - Cột 5: ghi số lượng việc về chữ ký đã được từng Cơ quan đại diện chứng thực trong kỳ báo cáo. - Cột 7: Các việc khác (VD: việc chứng thực hợp đồng, giao dịch...) - Cột 4, 6, 8: Ghi số lệ phí thu được tương ứng với từng loại việc đã được từng Cơ quan đại diện chứng thực trong kỳ báo cáo. 3. Nguồn số liệu Từ báo cáo của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Biểu số: 18/BTP/PLQT/TTTP Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ỦY THÁC TƯ PHÁP VỀ DÂN SỰ CỦA BỘ TƯ PHÁP (6 tháng, năm) Kỳ báo cáo:.................... (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Vụ Pháp luật quốc tế (Bộ Tư pháp) Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Đơn vị tính: Lượt yêu cầu Hoạt động thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự của Bộ Tư pháp Tổng số Chia theo cơ sở ký kết hiệp định Tương trợ tư pháp với Việt Nam Trên cơ sở Hiệp định Tương trợ tư pháp với Việt Nam Không trên cơ sở Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Có kết quả Chưa có kết quả Có kết quả Chưa có kết quả A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Tổng số 1 Ủy thác tư pháp Việt Nam gửi ra nước ngoài 2 Ủy thác tư pháp nước ngoài đến Việt Nam * Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1): Cột 1:...................... Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký và ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày.... tháng.... năm...... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 18/BTP/PLQT/TTTP (TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ỦY THÁC TƯ PHÁP VỀ DÂN SỰ CỦA BỘ TƯ PHÁP) 1. Nội dung Biểu mẫu 18/BTP/PLQT/TTTP để thu thập thông tin thống kê về kết quả tình hình thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự của Bộ tư pháp. *. Giải thích thuật ngữ: + Lượt yêu cầu: là mỗi lần đề nghị ủy thác tư pháp gửi đến Bộ Tư pháp được thể hiện dưới dạng hồ sơ yêu cầu ủy thác tư pháp. + Ủy thác tư pháp là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. + Ủy thác tư pháp Việt Nam gửi ra nước ngoài: là yêu cầu ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam lập để gửi ra nước ngoài. + Ủy thác tư pháp nước ngoài vào Việt Nam: là yêu cầu ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập đề nghị Việt Nam thực hiện. + Có kết quả: là yêu cầu ủy thác tư pháp đã có văn bản trả lời về tình hình thực hiện yêu cầu ủy thác tư pháp. + Chưa có kết quả: là yêu cầu ủy thác chưa có văn bản trả lời về tình hình thực hiện yêu cầu ủy thác tư pháp. 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu + Dòng 1 cột A (Tổng số) = Dòng 2 cột A (Ủy thác tư pháp Việt Nam gửi ra nước ngoài) + Dòng 3 cột A (Ủy thác tư pháp nước ngoài đến Việt Nam). + Cột 1 = Cột (2 + 5) + Cột 2 = Cột (3 + 4) + Cột 5 = Cột (6 + 7) - Cách ghi biểu: + Cột 3: ghi số trường hợp thực hiện ủy thác tư pháp dân sự có kết quả đối với các nước có Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam. + Cột 4: ghi số trường hợp thực hiện ủy thác tư pháp dân sự chưa có kết quả đối với các nước có Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam. + Cột 6: ghi số trường hợp thực hiện ủy thác tư pháp dân sự có kết quả đối với các nước không có Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam. + Cột 7: ghi số trường hợp thực hiện ủy thác tư pháp dân sự chưa có kết quả đối với các nước không có Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam. 3. Nguồn số liệu Từ sổ sách ghi chép ban đầu và báo cáo thống kê của Bộ Tư pháp về tình hình thực hiện tương trợ tư pháp dân sự quy định tại Điều 62 của Luật Tương trợ tư pháp. Biểu số: 19/BTP/LLTP Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC 6 tháng: ngày 02 tháng 6 hàng năm; BC năm lần 1: ngày 02 tháng 12 hàng năm. BC năm chính thức: ngày 15 tháng 3 năm sau. SỐ PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP ĐÃ CẤP (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:.......... (Từ ngày… tháng… năm… đến ngày… tháng… năm…) Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp.... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Đơn vị tính: Phiếu SỐ PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP SỐ 1 ĐÃ CẤP SỐ PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP SỐ 2 ĐÃ CẤP Tổng số Chia theo đối tượng yêu cầu cấp Chia theo nội dung xác nhận Tổng số Chia theo đối tượng yêu cầu cấp Chia theo nội dung xác nhận Công dân Việt Nam Người nước ngoài Cơ quan Nhà nước, Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội Tổng số có án tích Chia ra Tổng số không có án tích Chia ra Công dân Việt Nam Người nước ngoài Cơ quan tiến hành tố tụng Tổng số đã bị kết án Chia ra Tổng số không bị kết án Chia ra Không có yêu cầu xác nhận về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý DN, HTX Có yêu cầu xác nhận về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý DN, HTX Không có yêu cầu xác nhận về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý DN, HTX Có yêu cầu xác nhận về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý DN, HTX Không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý DN, HTX Bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý DN, HTX Không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý DN, HTX Bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý DN, HTX Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý DN, HTX Bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý DN, HTX Không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập quản lý DN, HTX Bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý DN, HTX (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19) (20) (21) (22) (23) (24) * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) Cột 1:......................................... Cột 15:......................................... Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký và ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày.... tháng.... năm...... GIÁM ĐỐC (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) GIẢI THÍCH BIỂU SỐ 19/BTP/TTLLTPQG/LLTP SỐ PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP ĐÃ CẤP 1. Nội dung - Biểu số: 19/BTP/TTLLTPQG/LLTP để thu thập thông tin thống kê về số Phiếu lý lịch tư pháp đã cấp cho cá nhân, tổ chức có yêu cầu - Phiếu lý lịch tư pháp: Là phiếu do Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản (khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009). - Phiếu lý lịch tư pháp số 1: Là Phiếu lý lịch tư pháp cấp cho cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội (điểm a khoản 1 Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp 2009). - Viết tắt: DN: Doanh nghiệp, HTX: Hợp tác xã - Cá nhân: Là công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình (khoản 1, Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009). - Công dân Việt Nam: Là người có quốc tịch Việt Nam (khoản 1, Điều 5 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008) - Người nước ngoài: Là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người không có quốc tịch. - Tổ chức chính trị: Bao gồm các Ban của Đảng Cộng sản Việt Nam như: Văn phòng Trung ương Đảng; Ban Tổ chức Trung ương; Ban Tuyên giáo Trung ương; Ban Dân vận Trung ương; Ban Đối ngoại Trung ương; Ban Kinh tế Trung ương; Ban Nội chính Trung ương; Ban Cán sự Đảng Ngoài nước; Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các Ban khác theo quy định về tổ chức bộ máy của cơ quan Trung Ương Đảng cộng sản Việt Nam. - Tổ chức chính trị xã hội: Bao gồm Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên khác như: Hội cựu chiến binh; Hội nông dân Việt Nam; Tổng liên đoàn lao động Việt Nam; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. - Phiếu lý lịch tư pháp số 2: Là Phiếu lý lịch tư pháp cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình (điểm b khoản 1 Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp 2009). - Cơ quan tiến hành tố tụng: gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án (khoản 1, Điều 33 Bộ luật Tố tụng hình sự) - Có án tích: Là người đã bị kết án và chưa được xóa án tích. - Không có án tích: Là người chưa từng bị kết án hoặc đã bị kết án nhưng đã được xóa án tích. 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu - Cột 1 = Cột (2+3+4) = Cột (5+10). - Cột 5 = Cột (6+7). - Cột 7 = Cột (8+9). - Cột 10 = Cột (11+12). - Cột 12 = Cột (13+14). - Cột 15 = Cột (16+17+18) = Cột (19+22). - Cột 19 = Cột (20+21). - Cột 22 = Cột (23+24). 3. Nguồn số liệu - Từ Sổ cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp. Biểu số: 20/BTP/LLTP Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC 6 tháng: ngày 02 tháng 6 hàng năm... BC năm lần 1: ngày 02 tháng 12 hàng năm. BC năm chính thức: ngày 15 tháng 3 năm sau. SỐ LƯỢNG THÔNG TIN LÝ LỊCH TƯ PHÁP NHẬN ĐƯỢC (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:.................... (Từ ngày… tháng… năm… đến ngày… tháng… năm…) Đơn vị thống kê: Sở Tư pháp.... Đơn vị nhận thống kê: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Đơn vị tính: Thông tin Tổng số Chia theo loại thông tin Thông tin lý lịch tư pháp về án tích chia theo cơ quan cung cấp Thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý DN, HTX - do Tòa án các cấp cung cấp Tổng số Tòa án các cấp Cơ quan Thi hành án dân sự Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh Cơ quan Công an cấp huyện Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia Cơ quan khác (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) cột 1:…...................... Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký và ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày.... tháng.... năm...... GIÁM ĐỐC (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) GIẢI THÍCH BIỂU SỐ 20/BTP/TTLLTPQG/LLTP SỐ LƯỢNG THÔNG TIN LÝ LỊCH TƯ PHÁP ĐÃ NHẬN ĐƯỢC 1. Nội dung - Biểu số 20/BTP/TTLLTPQG/LLTP để thu thập thông tin thống kê về số lượng thông tin lý lịch tư pháp đã nhận được từ các cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin. - Số lượng thông tin lý lịch tư pháp nhận được: Là số lượng thông tin lý lịch tư pháp do các cơ quan Tòa án, Viện Kiểm sát, Thi hành án dân sự, Công an, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, cơ quan tổ chức cung cấp cho Sở Tư pháp theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật. Thông tin lý lịch tư pháp bao gồm thông tin lý lịch tư pháp về án tích và thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. - Thông tin lý lịch tư pháp về án tích là thông tin về cá nhân người bị kết án; tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí; ngày, tháng, năm tuyên án, tòa án đã tuyên bản án, số của bản án đã tuyên, tình trạng thi hành án. - Thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã là thông tin về cá nhân người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã; chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án. - Viết tắt: DN: Doanh nghiệp; HTX: Hợp tác xã; LLTP: Lý lịch tư pháp. - Tòa án các cấp: Tòa án nhân dân tối cao (Tòa phúc thẩm, Ban thư ký Tòa án nhân dân tối cao), Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Tòa án quân sự Trung ương. - Cơ quan Thi hành án dân sự: bao gồm các Cục Thi hành án, các Chi cục Thi hành án dân sự. - Cơ quan khác: Bao gồm Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức đã cấp giấy chứng nhận chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo và các hình phạt bổ sung. 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu - Cột 1= Cột (2 + 9). - Cột 2 = Cột (3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8). 3. Nguồn số liệu Từ ghi chép ban đầu tại Sổ tiếp nhận thông tin của Sở Tư pháp. Biểu số: 21/BTP/LLTP Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC 6 tháng: ngày 02 tháng 6 hàng năm... BC năm lần 1: ngày 02 tháng 12 hàng năm. BC năm chính thức: ngày 15 tháng 3 năm sau. SỐ NGƯỜI CÓ LÝ LỊCH TƯ PHÁP (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:.............. (Từ ngày… tháng… năm… đến ngày… tháng… năm…) Đơn vị thống kê: Sở Tư pháp.... Đơn vị nhận thống kê: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Đơn vị tính: Người Số công dân Việt Nam có Lý lịch tư pháp (LLTP) Số người nước ngoài có LLTP Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Nam Nữ Không có thông tin về giới tính Nam Nữ Không có thông tin về giới tính (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) Cột 1:............................................ Cột 5:............................................ Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký và ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày.... tháng.... năm...... GIÁM ĐỐC (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 21/BTP/HCTP/LLTP SỐ NGƯỜI CÓ LÝ LỊCH TƯ PHÁP 1. Nội dung - Biểu số: 21/BTP/TTLLTPQG/LLTP để thu thập thông tin thống kê về số người có lý lịch tư pháp (chú ý: số liệu thống kê ở biểu này khác với số liệu thống kê về số phiếu lý lịch tư pháp đã cấp cho cá nhân, tổ chức tại Biểu mẫu báo cáo số 19/BTP/TTLLTPQG/LLTP). - Lý lịch tư pháp: là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản (khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009). - Công dân Việt Nam: Là người có quốc tịch Việt Nam (khoản 1, Điều 5 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008). - Người nước ngoài: Là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người không có quốc tịch. 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu - Cột 1 = Cột (2+3+4). - Cột 5 = Cột (6+7+8). 3. Nguồn số liệu Từ Sổ lưu trữ hồ sơ lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp. Biểu số: 22a/BTP/CN-TN Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ NUÔI CON NUÔI TRONG NƯỚC TẠI UBND CẤP XÃ (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:........... (Từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...) Đơn vị báo cáo: UBND xã/phường/thị trấn... Đơn vị nhận báo cáo: UBND huyện/quận/thị xã/ thành phố thuộc tỉnh... Đơn vị tính: Người Tổng số Chia theo độ tuổi của trẻ em được nhận làm con nuôi Chia theo tình trạng sức khỏe của trẻ em được nhận làm con nuôi Chia theo nơi cư trú của trẻ em trước khi được nhận làm con nuôi Dưới 01 tuổi Từ 01 đến dưới 5 tuổi Từ 05 tuổi đến dưới 10 tuổi Từ 10 tuổi trở lên Bình thường Trẻ em có nhu cầu đặc biệt Cơ sở nuôi dưỡng Gia đình Nơi khác Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1):................................... Cột 1:.................................. Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ, tên) ........, ngày... tháng... năm.... TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Biểu số: 22b/BTP/CN-NN Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 20 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 20 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 02 năm sau KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ NUÔI CON NUÔI TRONG NƯỚC TẠI UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:........... (Từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...) Đơn vị báo cáo: UBND huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh... Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp Đơn vị tính: Người Tổng số Chia theo độ tuổi của trẻ em được nhận làm con nuôi Chia theo tình trạng sức khỏe của trẻ em được nhận làm con nuôi Chia theo nơi cư trú của trẻ em trước khi được nhận làm con nuôi Dưới 01 tuổi Từ 01 đến dưới 05 tuổi Từ 05 đến dưới 10 tuổi Trên 10 tuổi Bình thường Trẻ em có nhu cầu đặc biệt Cơ sở nuôi dưỡng Gia đình Nơi khác Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) Tổng số trên địa bàn huyện Tên xã... Tên xã... …. * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1):.................................. Cột 1:..................................... Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký và ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày.... tháng.... năm...... TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Biểu số: 22c/BTP/CN-TN Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 02 tháng 6 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ NUÔI CON NUÔI TRONG NƯỚC TẠI UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:........... (Từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...) Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Đơn vị tính: Người Tổng số Chia theo độ tuổi của trẻ em được nhận làm con nuôi Chia theo tình trạng sức khỏe của trẻ em được nhận làm con nuôi Chia theo nơi cư trú của trẻ em trước khi được nhận làm con nuôi Dưới 01 tuổi Từ 01 đến dưới 05 tuổi Từ 05 đến dưới 10 tuổi Trên 10 tuổi Bình thường Trẻ em có nhu cầu đặc biệt Cơ sở nuôi dưỡng Gia đình Nơi khác Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) Tổng số trên địa bàn tỉnh Tên huyện... Tên huyện... … * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1):................................. Cột 1:........................................... Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký và ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày.... tháng.... năm...... GIÁM ĐỐC (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Biểu số: 22d/BTP/CN-NN Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC năm chính thức: ngày 15 tháng 3 năm sau KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ NUÔI CON NUÔI TẠI CƠ QUAN ĐẠI DIỆN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI (Năm) (Từ ngày 01 tháng 01 năm...đến ngày 31 tháng 12 năm...) Đơn vị báo cáo: Bộ Ngoại giao Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Đơn vị tính: Người Tổng số Chia theo độ tuổi của trẻ em được nhận làm con nuôi Chia theo tình trạng sức khỏe của trẻ em được nhận làm con nuôi Chia theo nơi cư trú của trẻ em trước khi được nhận làm con nuôi Dưới 01 tuổi Từ 01 tuổi đến dưới 05 tuổi Từ 05 tuổi đến dưới 10 tuổi Trên 10 tuổi Bình thường Trẻ em có nhu cầu đặc biệt Cơ sở nuôi dưỡng Gia đình Nơi khác Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) Tổng số tại các cơ quan đại diện 1. Cơ quan đại diện VN tại... ... Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký và ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày.... tháng.... năm...... BỘ TRƯỞNG (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 22A/BTP/CN-TN, 22B/BTP/CN-NN, 22C/BTP/CN-TN, 22D/BTP/CN-NN KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ NUÔI CON NUÔI TRONG NƯỚC TẠI UBND CẤP XÃ VÀ KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ NUÔI CON NUÔI TẠI CƠ QUAN ĐẠI DIỆN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI 1. Nội dung: *. Biểu mẫu phản ánh Số lượng đăng ký nuôi con nuôi trong nước trên địa bàn xã, huyện, tỉnh và tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong kỳ báo cáo (6 tháng, năm). *. Đơn vị báo cáo bao gồm cấp xã (báo cáo cơ sở), cấp huyện (báo cáo tổng hợp trong phạm vi huyện), cấp tỉnh (báo cáo tổng hợp trong phạm vi tỉnh), Bộ Ngoại giao (báo cáo tổng hợp). *. Đơn vị nhận báo cáo: Nếu đơn vị báo cáo là cấp xã thì đơn vị nhận báo cáo là cấp huyện; nếu đơn vị báo cáo là cấp huyện thì đơn vị nhận báo cáo là cấp tỉnh; nếu đơn vị báo cáo là cấp tỉnh (Sở Tư pháp) thì đơn vị nhận báo cáo là Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính; nếu đơn vị báo cáo là Bộ Ngoại giao thì đơn vị nhận báo cáo là Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) *. Giải thích thuật ngữ: - Địa bàn huyện được hiểu là các huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh. - Địa bàn tỉnh được hiểu là các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. - Cột 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9: thu thập thông tin thống kê về độ tuổi của trẻ em được nhận làm con nuôi theo yêu cầu của Công ước (La Hay) về Bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế mà Việt Nam ký gia nhập Công ước vào ngày 07/12/2010. - Cột 11: Trẻ em có nhu cầu đặc biệt là trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo bao gồm trẻ em bị sứt môi, hở hàm ếch, trẻ em bị mù một hoặc cả hai mắt; trẻ em bị câm, điếc; trẻ em bị khoèo chân, tay; trẻ em không có ngón hoặc bàn chân, tay; trẻ em nhiễm HIV; trẻ em mắc các bệnh về tim; trẻ em bị thoát vị rốn, bẹn, bụng; trẻ em không có hậu môn hoặc bộ phận sinh dục; trẻ em bị các bệnh về máu; trẻ em mắc bệnh cần điều trị cả đời; trẻ em bị khuyết tật khác hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác mà cơ hội được nhận làm con nuôi bị hạn chế (theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi). - Cột 12: Cơ sở nuôi dưỡng là cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở khác được thành lập theo pháp luật Việt Nam để nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em. - Cột 14: Nơi khác là nơi trẻ em đang được nuôi dưỡng tạm thời, không phải gia đình hoặc cơ sở nuôi dưỡng. 2. Cách ghi biểu mẫu và phương pháp tính - Cột A: nếu đơn vị báo cáo là cấp huyện thì ghi tổng số và lần lượt các xã/phường trên địa bàn huyện; nếu đơn vị báo cáo là cấp tỉnh thì ghi tổng số và lần lượt các huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn tỉnh; nếu đơn vị báo cáo là Bộ Ngoại giao thì ghi tổng số và lần lượt tên các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có báo cáo trong kỳ. - Cột 1= Cột (2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9) = Cột (10 + 11) = Cột (12 + 13 + 14) 3. Nguồn số liệu Biểu số: 22a/BTP/CN-TN: Nguồn số liệu từ Sổ đăng ký nuôi con nuôi tại UBND cấp xã. Biểu số: 22b/BTP/CN-TN: Nguồn số liệu được tổng hợp từ Biểu số: 22a/BTP/CN-TN. Biểu số: 22c/BTP/CN-TN: Nguồn số liệu được tổng hợp từ Biểu số: 22b/BTP/CN-TN. Biểu số: 22d/BTP/CN-TN: Nguồn số liệu được tổng hợp từ báo cáo của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Biểu số: 23/BTP/CN-NN Ban hành theo Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 02 tháng 6 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:.......... (Từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...) Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp.... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Đơn vị tính: Người Nước, vùng lãnh thổ nhận con nuôi Số đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Tổng số Chia theo độ tuổi của trẻ em được nhận làm con nuôi Chia theo tình trạng sức khỏe của trẻ em được nhận làm con nuôi Chia theo nơi cư trú của trẻ em trước khi được nhận làm con nuôi Dưới 01 tuổi Từ 01 đến dưới 05 tuổi Từ 05 đến dưới 10 tuổi Trên 10 tuổi Bình thường Trẻ em có nhu cầu đặc biệt Cơ sở nuôi dưỡng Gia đình Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Tổng số Nước:... Nước:... … * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1):................................... Cột 1:........................................ Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký và ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày... tháng... năm... GIÁM ĐỐC (Ký tên, đóng dấu) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 23/BTP/CN/NN (SỐ LƯỢNG ĐĂNG KÝ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH) 1. Nội dung *. Phản ánh Số lượng đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh và phân theo nước, vùng lãnh thổ nhận con nuôi trong kỳ báo cáo (6 tháng, năm). *. Giải thích thuật ngữ: - Nước/vùng lãnh thổ nhận con nuôi: là những nước/vùng lãnh thổ có công dân (hoặc người thường trú tại nước đó) nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. - Địa bàn tỉnh được hiểu là địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. - Cột 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9: thu thập thông tin thống kê về độ tuổi của trẻ em được nhận làm con nuôi theo yêu cầu của Công ước (La Hay) về Bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế mà Việt Nam ký gia nhập Công ước vào ngày 07/12/2010. - Cột 11: Trẻ em có nhu cầu đặc biệt là trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo bao gồm trẻ em bị sứt môi, hở hàm ếch, trẻ em bị mù một hoặc cả hai mắt; trẻ em bị câm, điếc; trẻ em bị khoèo chân, tay; trẻ em không có ngón hoặc bàn chân, tay; trẻ em nhiễm HIV; trẻ em mắc các bệnh về tim; trẻ em bị thoát vị rốn, bẹn, bụng; trẻ em không có hậu môn hoặc bộ phận sinh dục; trẻ em bị các bệnh về máu; trẻ em mắc bệnh cần điều trị cả đời; trẻ em bị khuyết tật khác hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác mà cơ hội được nhận làm con nuôi bị hạn chế (theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi). - Cột 12: Cơ sở nuôi dưỡng là cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở khác được thành lập theo pháp luật Việt Nam để nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em. - Cột 13: Gia đình là gia đình của những người có quan hệ huyết thống. 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu - Cột A ghi tổng số và lần lượt các nước/vùng lãnh thổ nhận con nuôi. Tùy theo tại địa bàn tỉnh, phát sinh nước nhận con nuôi nào thì sẽ thống kê số liệu theo những nước đó. - Cột 1 = Cột (2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9) = Cột (10 + 11) = Cột (12 + 13) 3. Nguồn số liệu Từ Sổ đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Sở Tư pháp. Biểu số: 24a/BTP/TGPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC 6 tháng: ngày 08 tháng 5 hằng năm BC năm lần 1: ngày 08 tháng 11 hằng năm. BC năm chính thức: ngày 20 tháng 01 năm sau. SỐ LƯỢT NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:.......... (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh/thành phố… Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp... Đơn vị tính: Lượt người Phân theo lĩnh vực pháp luật, hình thức trợ giúp pháp lý Tổng số Chia theo giới tính Chia theo đối tượng được trợ giúp pháp lý Nữ Nam Người nghèo Người có công với cách mạng Người già cô đơn không noi nương tựa Người khuyết tật Trẻ em không nơi nương tựa Người dân tộc thiểu số Nạn nhân theo quy định của PL phòng, chống mua bán người Người bị nhiễm HIV Khác A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) Tổng số I Phân theo lĩnh vực pháp luật 1 PL hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự 2 PL dân sự, tố tụng dân sự và thi hành án dân sự 3 PL hôn nhân gia đình và pháp luật về trẻ em 4 PL hành chính, khiếu nại, tố cáo và tố tụng hành chính 5 PL đất đai, nhà ở, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng 6 PL lao động, việc làm, bảo hiểm 7 PL ưu đãi người có công với CM và PL về chính sách ưu đãi 8 Các lĩnh vực pháp luật khác II Phân theo hình thức trợ giúp pháp lý 1 Tư vấn 2 Tham gia tố tụng 2.1 - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp 2.2 - Bào chữa 3 Đại diện ngoài tố tụng 4 Hòa giải trong trợ giúp pháp lý 5 Hình thức trợ giúp pháp lý khác * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) Cột 1.......................... Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Ngày….. tháng…. năm….. GIÁM ĐỐC (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Biểu số: 24b/BTP/TGPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC 6 tháng: ngày 08 tháng 5 hằng năm. BC năm lần 1: ngày 08 tháng 11 hằng năm. BC năm chính thức: ngày 20 tháng 01 năm sau. SỐ LƯỢT NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:................ (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Tổ chức đăng ký tham gia TGPL:... Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp... Đơn vị tính: Lượt người Phân theo lĩnh vực pháp luật, hình thức trợ giúp pháp lý Tổng số Chia theo giới tính Chia theo đối tượng được trợ giúp pháp lý Nữ Nam Người nghèo Người có công với cách mạng Người già cô đơn không nơi nương tựa Người khuyết tật Trẻ em không nơi nương tựa Người dân tộc thiểu số Nạn nhân theo quy định của PL phòng, chống mua bán người Người bị nhiễm HIV Khác A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) Tổng số I Phân theo lĩnh vực pháp luật 1 PL hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự 2 PL dân sự, tố tụng dân sự và thi hành án dân sự 3 PL hôn nhân gia đình và pháp luật về trẻ em 4 PL hành chính, khiếu nại, tố cáo và tố tụng hành chính 5 PL đất đai, nhà ở, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng 6 PL lao động, việc làm, bảo hiểm 7 PL ưu đãi người có công với CM và PL về chính sách ưu đãi 8 Các lĩnh vực pháp luật khác II Phân theo hình thức trợ giúp pháp lý 1 Tư vấn 2 Tham gia tố tụng 2.1 - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp 2.2 - Bào chữa 3 Đại diện ngoài tố tụng 4 Hòa giải trong trợ giúp pháp lý 5 Hình thức trợ giúp pháp lý khác * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) Cột 1.......................... Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Ngày….. tháng…. năm….. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Biểu số: 24c/BTP/TGPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC 6 tháng: ngày 02 tháng 6 hàng năm. BC năm lần 1: ngày 02 tháng 12 hàng năm. BC năm chính thức: ngày 15 tháng 3 năm sau SỐ LƯỢT NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:..................... (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp:... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính)... Đơn vị tính: Lượt người Phân theo lĩnh vực pháp luật, hình thức trợ giúp pháp lý Tổng số Chia theo giới tính Chia theo đối tượng được trợ giúp pháp lý Nữ Nam Người nghèo Người có công với cách mạng Người già cô đơn không nơi nương tựa Người khuyết tật Trẻ em không nơi nương tựa Người dân tộc thiểu số Nạn nhân theo quy định của PL phòng, chống mua bán người Người bị nhiễm HIV Khác A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) Tổng số I Phân theo lĩnh vực pháp luật 1 PL hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự 2 PL dân sự, tố tụng dân sự và thi hành án dân sự 3 PL hôn nhân gia đình và pháp luật về trẻ em 4 PL hành chính, khiếu nại, tố cáo và tố tụng hành chính 5 PL đất đai, nhà ở, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng 6 PL lao động, việc làm, bảo hiểm 7 PL ưu đãi người có công với CM và PL về chính sách ưu đãi 8 Các lĩnh vực pháp luật khác II Phân theo hình thức trợ giúp pháp lý 1 Tư vấn 2 Tham gia tố tụng 2.1 - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp 2.2 - Bào chữa 3 Đại diện ngoài tố tụng 4 Hòa giải trong trợ giúp pháp lý 5 Hình thức trợ giúp pháp lý khác * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) cột 1............................ Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký và ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày….. tháng…. năm….. GIÁM ĐỐC (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU SỐ 24A/BTP/TGPL, 24B/BTP/TGPL, 24C/BTP/TGPL SỐ LƯỢT NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ 1. Nội dung * Biểu số 24a/BTP/TGPL, 24b/BTP/TGPL, 24c/BTP/TGPL để thu thập thông tin về số lượt người được trợ giúp pháp lý. Người được trợ giúp pháp lý được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật trợ giúp pháp lý. * Người được trợ giúp pháp lý là người thuộc một trong các đối tượng sau: - Người nghèo là người thuộc chuẩn nghèo theo quy định của Chính phủ; - Người có công với cách mạng là người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động thời kỳ kháng chiến; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; Bệnh binh; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Người có công giúp đỡ cách mạng; Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng của liệt sĩ; con của liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ. - Người già cô đơn, người khuyết tật và trẻ em không nơi nương tựa: + Người già được trợ giúp pháp lý là người từ đủ 60 tuổi trở lên, sống cô đơn, không có nơi nương tựa; + Người khuyết tật được trợ giúp pháp lý là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn; người bị nhiễm chất độc hóa học, bị nhiễm HIV mà không có nơi nương tựa. + Trẻ em được trợ giúp pháp lý là người dưới 16 tuổi không nơi nương tựa. - Người dân tộc thiểu số thường xuyên sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. - Nạn nhân theo quy định của pháp luật phòng, chống mua bán người theo Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011. - Các đối tượng khác được trợ giúp pháp lý theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. * Dòng số 8 mục I cột A: Các lĩnh vực pháp luật khác là các lĩnh vực pháp luật liên quan đến chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo hoặc liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định tại khoản 8 Điều 34 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý. 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu - Trong một kỳ báo cáo, một người được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí trong 01 vụ việc thì tính là 01 lượt người, cùng một người được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí trong 02 vụ việc khác nhau thì tính là 02 lượt người được trợ giúp pháp lý. - Trong một kỳ báo cáo, nếu một người được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí 02 lần trong 01 vụ việc thì chỉ tính là 01 lượt người được trợ giúp pháp lý. - Nếu một người thuộc nhiều đối tượng trợ giúp pháp lý khác nhau thì chỉ thống kê theo đối tượng mà người được trợ giúp pháp lý có giấy tờ chứng minh và cung cấp đầu tiên để lưu trong hồ sơ. Ví dụ: một người được trợ giúp pháp lý vừa là người nghèo, vừa là người có công với cách mạng, khi làm đơn đề nghị trợ giúp pháp lý nếu họ xuất trình giấy tờ đầu tiên là Sổ hộ nghèo thì chỉ thống kê họ vào cột người nghèo, nếu họ xuất trình giấy tờ đầu tiên là giấy tờ về người có công với cách mạng thì thống kê họ vào cột người có công với cách mạng. - Cột 1 = Cột (2 + 3) = Cột (4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 + 10 + 11 + 12) * Tổng số người trong các mục I, II của cột A phải luôn luôn bằng nhau 3. Nguồn số liệu Biểu số 24a/BTP/TGPL: Từ sổ sách ghi chép ban đầu của Chi nhánh trợ giúp pháp lý và Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh; Biểu số 24b/BTP/TGPL: Từ sổ sách ghi chép ban đầu của các tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. Biểu số 24c/BTP/TGPL: Tổng hợp từ Biểu số 24a/BTP/TGPL và Biểu số 24b/BTP/TGPL. Biểu số: 25a/BTP/TGPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC 6 tháng: ngày 08 tháng 5 hàng năm. BC năm lần 1: ngày 08 tháng 11 hàng năm. BC năm chính thức: ngày 20 tháng 01 năm sau. SỐ VỤ VIỆC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:.......... (Từ ngày..... tháng...... năm......đến ngày...... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh/thành phố... Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp... Đơn vị tính: Vụ việc Phân theo lĩnh vực trợ giúp pháp lý, hình thức trợ giúp pháp lý, địa điểm trợ giúp pháp lý Tổng số vụ việc tiếp nhận Số vụ việc trợ giúp pháp lý Kết quả TGPL Phân theo hình thức thụ lý vụ việc TGPL Phân theo người thực hiện Kỳ trước chuyển qua Phát sinh trong kỳ Trợ giúp viên pháp lý Cộng tác viên là luật sư Người của tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý Cộng tác viên khác Đã hoàn thành Chuyển đi nơi khác Chuyển sang kỳ sau Luật sư Tư vấn viên pháp luật A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) Tổng số - - I Phân theo lĩnh vực trợ giúp pháp lý - - 1 PL hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự - - 2 PL dân sự, tố tụng dân sự và thi hành án dân sự - - 3 PL hôn nhân gia đình và PL trẻ em - - 4 PL hành chính, khiếu nại và tố tụng hành chính - - 5 PL đất đai, nhà ở, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng - - 6 PL lao động, việc làm, bảo hiểm - - 7 PL ưu đãi người có công với CM và PL về chính sách ưu đãi - - 8 Các lĩnh vực pháp luật khác - - II Phân theo hình thức trợ giúp pháp lý - - 1 Tư vấn - - 2 Tham gia tố tụng - - 2.1 Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp - - 2.2 Bào chữa - - 3 Đại diện ngoài tố tụng - - 4 Hòa giải trong trợ giúp pháp lý - - 5 Hình thức trợ giúp pháp lý khác - - III Phân theo địa điểm trợ giúp pháp lý - - 1 Tại trụ sở của tổ chức trợ giúp pháp lý - - 1.1 Trụ sở của Trung tâm - - 1.2 Trụ sở của Chi nhánh - - 1.3 Trụ sở của tổ chức đăng ký tham gia - - - - - - - - - - 2 Trợ giúp pháp lý lưu động/khác - - * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1): Cột 1:................................ Cột 9:............................ Người lập biểu (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Ngày.... tháng... năm... GIÁM ĐỐC (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Biểu số: 25b/BTP/TGPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC 6 tháng: ngày 08 tháng 5 hàng năm. BC năm lần 1: ngày 08 tháng 11 hàng năm. BC năm chính thức: ngày 20 tháng 01 năm sau. SỐ VỤ VIỆC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:................. (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Tổ chức đăng ký tham gia TGPL... Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp..................................... Đơn vị tính: Vụ việc Phân theo lĩnh vực trợ giúp pháp lý, hình thức trợ giúp pháp lý, địa điểm trợ giúp pháp lý Tổng số vụ việc tiếp nhận Số vụ việc trợ giúp pháp lý Kết quả TGPL Phân theo hình thức thụ lý vụ việc TGPL Phân theo người thực hiện Kỳ trước chuyển qua Phát sinh trong kỳ Trợ giúp viên pháp lý Cộng tác viên là luật sư Người của tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý Cộng tác viên khác Đã hoàn thành Chuyển đi nơi khác Chuyển sang kỳ sau Luật sư Tư vấn viên pháp luật A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) Tổng số - - - - I Phân theo lĩnh vực trợ giúp pháp lý - - - - 1 PL hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự - - - - 2 PL dân sự, tố tụng dân sự và thi hành án dân sự - - - - 3 PL hôn nhân gia đình và PL trẻ em - - - - 4 PL hành chính, khiếu nại và tố tụng hành chính - - - - 5 PL đất đai, nhà ở, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng - - - - 6 PL lao động, việc làm, bảo hiểm - - - - 7 PL ưu đãi người có công với CM và PL về chính sách ưu đãi - - - - 8 Các lĩnh vực pháp luật khác - - - - II Phân theo hình thức trợ giúp pháp lý - - - - 1 Tư vấn - - - - 2 Tham gia tố tụng - - - - 2.1 Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp - - - 2.2 Bào chữa - - - - 3 Đại diện ngoài tố tụng - - - - 4 Hòa giải trong trợ giúp pháp lý - - - - 5 Hình thức trợ giúp pháp lý khác - - - - III Phân theo địa điểm trợ giúp pháp lý 1 Tại trụ sở của tổ chức trợ giúp pháp lý - - - - - - - - - - - 1.1 Trụ sở của Trung tâm - - - - - - - - - - - 1.2 Trụ sở của Chi nhánh - - - - - - - - - - - 1.3 Trụ sở của tổ chức đăng ký tham gia 2 Trợ giúp pháp lý lưu động/khác - - * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1)..................................................... Cột 1:……………………….. Cột 9:………………………… Người lập biểu (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Ngày….. tháng…. năm….. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Biểu số: 25c/BTP/TGPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC 6 tháng: ngày 02 tháng 6 hàng năm. BC năm lần 1: ngày 02 tháng 12 hàng năm. BC năm chính thức: ngày 15 tháng 3 năm sau. SỐ VỤ VIỆC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:......................... (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Đơn vị tính: Vụ việc Phân theo lĩnh vực trợ giúp pháp lý, hình thức trợ giúp pháp lý, địa điểm trợ giúp pháp lý Tổng số vụ việc tiếp nhận Số vụ việc trợ giúp pháp lý Kết quả TGPL Phân theo hình thức thụ lý vụ việc TGPL Phân theo người thực hiện Kỳ trước chuyển qua Phát sinh trong kỳ Trợ giúp viên pháp lý Cộng tác viên là luật sư Người của tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý Cộng tác viên khác Đã hoàn thành Chuyển đi nơi khác Chuyển sang kỳ sau Luật sư Tư vấn viên pháp luật A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) Tổng số I Phân theo lĩnh vực trợ giúp pháp lý 1 PL hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự 2 PL dân sự, tố tụng dân sự và thi hành án dân sự 3 PL hôn nhân gia đình và PL trẻ em 4 PL hành chính, khiếu nại và tố tụng hành chính 5 PL đất đai, nhà ở, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng 6 PL lao động, việc làm, bảo hiểm 7 PL ưu đãi người có công với CM và PL về chính sách ưu đãi 8 Các lĩnh vực pháp luật khác II Phân theo hình thức trợ giúp pháp lý 1 Tư vấn 2 Tham gia tố tụng 2.1 Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp 2.2 Bào chữa 3 Đại diện ngoài tố tụng 4 Hòa giải trong trợ giúp pháp lý 5 Hình thức trợ giúp pháp lý khác III Phân theo địa điểm trợ giúp pháp lý 1 Tại trụ sở của tổ chức trợ giúp pháp lý 1.1 Trụ sở của Trung tâm 1.2 Trụ sở của Chi nhánh 1.3 Trụ sở của tổ chức đăng ký tham gia 2 Trợ giúp pháp lý lưu động/khác * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1)..................................................... Cột 1:........................................ Cột 9:................................................... Người lập biểu (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký và ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày….. tháng…. năm….. GIÁM ĐỐC (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU SỐ 25A/BTP/TGPL, 25B/BTP/TGPL, 25C/BTP/TGPL SỐ VỤ VIỆC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ 1. Nội dung * Số vụ việc trợ giúp pháp lý là số vụ việc mà Trợ giúp viên pháp lý và cộng tác viên trợ giúp pháp lý thực hiện cho người được trợ giúp pháp lý khi họ gặp vướng mắc liên quan đến pháp luật và không thuộc lĩnh vực kinh doanh, thương mại (Trợ giúp viên pháp lý và cộng tác viên trợ giúp pháp lý chỉ thực hiện khi người được trợ giúp pháp lý có Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý và giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý). * Giải thích thuật ngữ: Dòng 8 mục I cột A: Các lĩnh vực pháp luật khác là các lĩnh vực pháp luật liên quan đến chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo hoặc liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định tại khoản 8 Điều 34 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý. 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu *. Khi tính là một vụ việc trợ giúp pháp lý, cần chú ý: + Mỗi vụ việc phân theo từng lĩnh vực trợ giúp pháp lý, hình thức trợ giúp pháp lý, địa điểm trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý đều được tính là một vụ việc. + Trong một vụ việc nếu có bao nhiêu người được trợ giúp pháp lý có đơn yêu cầu được trợ giúp pháp lý thì sẽ tính là bấy nhiêu vụ việc trợ giúp pháp lý. Ví dụ: Trong vụ án cố ý gây thương tích có 4 bị cáo, trong đó có 3 bị cáo là người được trợ giúp pháp lý và họ đều có đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý thì sẽ được tính là 3 vụ việc trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực hình sự. * Tổng số vụ việc trong các mục I, II, III của cột A phải luôn luôn bằng nhau. - Cột 1 = Cột (2+3) = Cột (4+5+6+7+8) = Cột (9+10+11) - Cột 2 - Kỳ trước chuyển qua: Ghi số vụ việc thụ lý trong kỳ trước, nhưng chưa trợ giúp pháp lý hoặc trợ giúp chưa xong, chuyển sang kỳ này thực hiện trợ giúp tiếp. - Cột 3 - Phát sinh trong kỳ: Ghi số vụ việc mới được thụ lý trong kỳ và số vụ việc do Trung tâm trợ giúp pháp lý ở tỉnh khác chuyển đến theo quy định khoản 1 Điều 26 và Điều 37 Luật Trợ giúp pháp lý. - Cột 9 - Đã hoàn thành: Ghi số vụ việc đã được trợ giúp pháp lý xong trong kỳ này (bao gồm cả số vụ việc thụ lý trong kỳ trước chuyển qua, nơi khác chuyển đến và số vụ việc mới được thụ lý trong kỳ này nhưng đã được trợ giúp pháp lý xong). - Cột 10 - Chuyển đi nơi khác: Ghi số vụ việc tại Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh chuyển đi Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh khác theo quy định khoản 1 Điều 26 và Điều 37 Luật Trợ giúp pháp lý. - Cột 11 - Chuyển sang kỳ sau: Ghi số vụ việc được thụ lý trong kỳ này nhưng chưa trợ giúp hoặc trợ giúp chưa xong phải chuyển sang kỳ sau để trợ giúp tiếp. - Những ô đánh dấu “-” là không có hiện tượng (số liệu) phát sinh. 3. Nguồn số liệu Biểu số 25a/BTP/TGPL: Từ sổ sách ghi chép ban đầu của Chi nhánh trợ giúp pháp lý và Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh; Biểu số 25b/BTP/TGPL: Từ sổ sách ghi chép ban đầu của các tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. Biểu số 25c/BTP/TGPL: Tổng hợp từ Biểu số 25a/BTP/TGPL và Biểu số 25b/BTP/TGPL. Biểu số: 26a/BTP/TGPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC 6 tháng: ngày 08 tháng 5 hàng năm. BC năm lần 1: ngày 08 tháng 11 hàng năm. BC năm chính thức: ngày 20 tháng 01 năm sau. SỐ KIẾN NGHỊ TRONG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ (6 tháng/1 năm) Kỳ báo cáo:............................. (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh/thành phố.... Tổ chức đăng ký tham gia TGPL... Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp.... Đơn vị tính: Kiến nghị Chia theo lĩnh vực trợ giúp pháp lý Tổng số Kiến nghị về thi hành PL Kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật Tổng số Chia ra Giải quyết vụ việc Thực thi công vụ Tổng số Trong đó đã được trả lời Tổng số Trong đó đã được trả lời A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Tổng số 1 PL hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự Trung tâm trợ giúp pháp lý thực hiện Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện 2 PL dân sự, tố tụng dân sự và thi hành án dân sự Trung tâm trợ giúp pháp lý thực hiện Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện 3 PL hôn nhân gia đình và pháp luật về trẻ em Trung tâm trợ giúp pháp lý thực hiện Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện 4 PL hành chính, khiếu nại, tố cáo và tố tụng hành chính Trung tâm trợ giúp pháp lý thực hiện Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện 5 PL đất đai, nhà ở, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng Trung tâm trợ giúp pháp lý thực hiện Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện 6 PL lao động, việc làm, bảo hiểm Trung tâm trợ giúp pháp lý thực hiện Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện 7 PL ưu đãi người có công với CM và PL về chính sách ưu đãi Trung tâm trợ giúp pháp lý thực hiện Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện 8 Các lĩnh vực pháp luật khác Trung tâm trợ giúp pháp lý thực hiện Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) cột 1........................... Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Ngày….. tháng…. năm….. GIÁM ĐỐC (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Biểu số: 26b/BTP/TGPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC 6 tháng: ngày 02 tháng 6 hàng năm. BC năm lần 1: ngày 02 tháng 12 hàng năm. BC năm chính thức: ngày 15 tháng 3 năm sau. SỐ KIẾN NGHỊ TRONG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ (6 tháng/1 năm) Kỳ báo cáo:....................... (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Đơn vị tính: Kiến nghị Chia theo lĩnh vực trợ giúp pháp lý Tổng số Kiến nghị về thi hành PL Kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật Tổng số Chia ra Giải quyết vụ việc Thực thi công vụ Tổng số Trong đó đã được trả lời Tổng số Trong đó đã được trả lời A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Tổng số 1 PL hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự Trung tâm trợ giúp pháp lý thực hiện Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện 2 PL dân sự, tố tụng dân sự và thi hành án dân sự Trung tâm trợ giúp pháp lý thực hiện Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện 3 PL hôn nhân gia đình và pháp luật về trẻ em Trung tâm trợ giúp pháp lý thực hiện Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện 4 PL hành chính, khiếu nại, tố cáo và tố tụng hành chính Trung tâm trợ giúp pháp lý thực hiện Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện 5 PL đất đai, nhà ở, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng Trung tâm trợ giúp pháp lý thực hiện Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện 6 PL lao động, việc làm, bảo hiểm Trung tâm trợ giúp pháp lý thực hiện Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện 7 PL ưu đãi người có công với CM và PL về chính sách ưu đãi Trung tâm trợ giúp pháp lý thực hiện Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện 8 Các lĩnh vực pháp luật khác Trung tâm trợ giúp pháp lý thực hiện Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) cột 1........................... Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký và ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày….. tháng…. năm….. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU SỐ 26A/BTP/TGPL, 26B/BTP/TGPL SỐ KIẾN NGHỊ TRONG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ 1. Nội dung * Số kiến nghị là số lần mà tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý kiến nghị bằng văn bản đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến thi hành pháp luật theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý, số kiến nghị được tính theo số lượng nội dung kiến nghị trong văn bản và 01 vụ việc có thể có nhiều kiến nghị (ví dụ: Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý A có văn bản kiến nghị đến cơ quan B đề nghị xem xét, giải quyết 01 vụ việc thì sẽ coi là 01 vụ việc kiến nghị nếu việc kiến nghị đó chỉ có 01 nội dung; trường hợp trong 01 văn bản kiến nghị có 02 nội dung là kiến nghị xem xét, giải quyết vụ việc và kiến nghị trong thực thi công vụ thì sẽ tính là 02 vụ việc kiến nghị). Cơ quan nhận được kiến nghị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật. * Kiến nghị trong giải quyết vụ việc là số kiến nghị mà tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã thực hiện kiến nghị bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có đủ căn cứ cho rằng kết quả giải quyết vụ việc của cơ quan nhà nước đó chưa phù hợp với quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho người được trợ giúp pháp lý và đã được cơ quan bị kiến nghị trả lời bằng văn bản. * Kiến nghị trong thực thi công vụ là số kiến nghị mà trong quá trình giải quyết vụ việc, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phát hiện cán bộ, công chức nhà nước vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho người được trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã thực hiện kiến nghị bằng văn bản đến cơ quan quản lý trực tiếp xem xét, giải quyết việc thi hành pháp luật của cán bộ, công chức đó. * Kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật là số kiến nghị mà trong quá trình giải quyết vụ việc tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tiễn thì kiến nghị bằng văn bản với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật đó. 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu - Cột 1: Ghi tất cả số lượng kiến nghị trong kỳ báo cáo. Cụ thể cách tính: Cột 1 = Cột (2+7) - Cột 2 = Cột (3+5) 3. Nguồn số liệu Biểu số 26a/BTP/TGPL: Từ sổ sách ghi chép ban đầu của Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh; các tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. Biểu số 26b/BTP/TGPL: Tổng hợp từ Biểu số 26a/BTP/TGPL. Biểu số: 27a/BTP/BTNN Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo: Báo cáo 6 tháng: Ngày 08 tháng 5 hằng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hằng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau TÌNH HÌNH YÊU CẦU BỒI THƯỜNG VÀ GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ (6 tháng, năm) Kỳ báo cáo:........... (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn......... Đơn vị nhận báo cáo: UBND huyện/quận/thị xã/ thành phố (thuộc tỉnh)........ I. TÌNH HÌNH YÊU CẦU BỒI THƯỜNG VÀ GIẢI QUYẾT YÊU CẦU BỒI THƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH Số lượng đơn yêu cầu bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường (Đơn) Số vụ việc đã thụ lý (Vụ việc) Kết quả giải quyết Tổng số Chia ra Số vụ có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực (Vụ việc) Số vụ đang giải quyết dở dang (Vụ việc) Số tiền bồi thường trong văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật (Nghìn đồng) Số tiền đã chi trả cho người bị thiệt hại (Nghìn đồng) Thực hiện trách nhiệm hoàn trả theo Quyết định hoàn trả có hiệu lực Trong kỳ báo cáo Kỳ trước chuyển sang Tổng số Quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan có trách nhiệm bồi thường Bản án, quyết định dân sự về bồi thường nhà nước Số người thi hành công vụ có trách nhiệm hoàn trả (Người) Số tiền đã hoàn trả (Nghìn đồng) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm đợt 1) của mục I: Cột 5..............................; Cột 10.................................. II. TÌNH HÌNH CHI TRẢ TIỀN BỒI THƯỜNG THEO BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN CÓ TUYÊN BỒI THƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH Số thụ lý Kết quả giải quyết Số vụ việc có yêu cầu chi trả tiền bồi thường theo bản án, quyết định của Tòa án có tuyên bồi thường (Vụ việc) Số tiền bồi thường trong bản án, quyết định của Tòa án (Nghìn đồng) Số vụ việc đã giải quyết xong (Vụ việc) Số vụ đang giải quyết dở dang (Vụ việc) Số tiền đã chi trả cho người bị thiệt hại (Nghìn đồng) Thực hiện trách nhiệm hoàn trả theo Quyết định hoàn trả đã có hiệu lực Tổng số Trong kỳ báo cáo Kỳ trước chuyển sang Tổng số Trong kỳ báo cáo Kỳ trước chuyển sang Số người thi hành công vụ có trách nhiệm hoàn trả (Người) Số tiền đã hoàn trả (Nghìn đồng) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm đợt 1) của mục II: Cột 7..................................; Cột 9.............................. Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Ngày........ tháng........ năm....... TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Biểu số: 27b/BTP/BTNN Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo: Báo cáo 6 tháng: Ngày 20 tháng 5 hằng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 20 tháng 11 hằng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 02 năm sau TÌNH HÌNH YÊU CẦU BỒI THƯỜNG VÀ GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN (6 tháng, năm) Kỳ báo cáo:........... (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: UBND huyện/quận/thị xã/thành phố (thuộc tỉnh)........ Đơn vị nhận báo cáo: UBND tỉnh/thành phố (trực thuộc Trung ương)... I. TÌNH HÌNH YÊU CẦU BỒI THƯỜNG VÀ GIẢI QUYẾT YÊU CẦU BỒI THƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH Số lượng đơn yêu cầu bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường (Đơn) Số vụ việc đã thụ lý (Vụ việc) Kết quả giải quyết Tổng số Chia ra Số vụ có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực (Vụ việc) Số vụ đang giải quyết dở dang (Vụ việc) Số tiền bồi thường trong văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật (Nghìn đồng) Số tiền đã chi trả cho người bị thiệt hại (Nghìn đồng) Thực hiện trách nhiệm hoàn trả theo Quyết định hoàn trả có hiệu lực Trong kỳ báo cáo Kỳ trước chuyển sang Tổng số Quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan có trách nhiệm bồi thường Bản án, quyết định dân sự về bồi thường nhà nước Số người thi hành công vụ có trách nhiệm hoàn trả (Người) Số tiền đã hoàn trả (Nghìn đồng) A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) Tổng số trên địa bàn huyện I. Tại UBND cấp huyện II. Tại UBND cấp xã 1. Tên xã... 2. Tên xã... * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm đợt 1) của mục I: Cột 5.........................................; Cột 10......................................... II. TÌNH HÌNH CHI TRẢ TIỀN BỒI THƯỜNG THEO BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN CÓ TUYÊN BỒI THƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH Số thụ lý Kết quả giải quyết Số vụ việc có yêu cầu chi trả tiền bồi thường theo bản án, quyết định của Tòa án có tuyên bồi thường (Vụ việc) Số tiền bồi thường trong bản án, quyết định của Tòa án (Nghìn đồng) Số vụ việc đã giải quyết xong (Vụ việc) Số vụ đang giải quyết dở dang (Vụ việc) Số tiền đã chi trả cho người bị thiệt hại (Nghìn đồng) Thực hiện trách nhiệm hoàn trả theo Quyết định hoàn trả đã có hiệu lực Tổng số Trong kỳ báo cáo Kỳ trước chuyển sang Tổng số Trong kỳ báo cáo Kỳ trước chuyển sang Số người thi hành công vụ có trách nhiệm hoàn trả (Người) Số tiền đã hoàn trả (Nghìn đồng) A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) Tổng số trên địa bàn huyện . Tại UBND cấp huyện II. Tại UBND cấp xã 1. Tên xã... 2. Tên xã... * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm đợt 1) của mục II: Cột 7.........................................; Cột 9......................................... Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày........ tháng........ năm....... TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Biểu số: 27c/BTP/BTNN Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo: Báo cáo 6 tháng: Ngày 08 tháng 5 hằng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hằng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau TÌNH HÌNH YÊU CẦU BỒI THƯỜNG VÀ GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH TẠI CÁC CÁC SỞ, BAN, NGÀNH THUỘC TỈNH (6 tháng, năm) Kỳ báo cáo:........... (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Sở, Ban, Ngành thuộc tỉnh.................. Đơn vị nhận báo cáo: UBND tỉnh/thành phố (trực thuộc Trung ương (Sở Tư pháp) I. TÌNH HÌNH YÊU CẦU BỒI THƯỜNG VÀ GIẢI QUYẾT YÊU CẦU BỒI THƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH Số lượng đơn yêu cầu bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường (Đơn) Số vụ việc đã thụ lý (Vụ việc) Kết quả giải quyết Tổng số Chia ra Số vụ có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực (Vụ việc) Số vụ đang giải quyết dở dang (Vụ việc) Số tiền bồi thường trong văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật (Nghìn đồng) Số tiền đã chi trả cho người bị thiệt hại (Nghìn đồng) Thực hiện trách nhiệm hoàn trả theo Quyết định hoàn trả có hiệu lực Trong kỳ báo cáo Kỳ trước chuyển sang Tổng số Quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan có trách nhiệm bồi thường Bản án, quyết định dân sự về bồi thường nhà nước Số người thi hành công vụ có trách nhiệm hoàn trả (Người) Số tiền đã hoàn trả (Nghìn đồng) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm đợt 1) của mục I: Cột 5............................….; Cột 10....................................... II. TÌNH HÌNH CHI TRẢ TIỀN BỒI THƯỜNG THEO BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN CÓ TUYÊN BỒI THƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH Số thụ lý Kết quả giải quyết Số vụ việc có yêu cầu chi trả tiền bồi thường theo bản án, quyết định của Tòa án có tuyên bồi thường (Vụ việc) Số tiền bồi thường trong bản án, quyết định của Tòa án (Nghìn đồng) Số vụ việc đã giải quyết xong (Vụ việc) Số vụ đang giải quyết dở dang (Vụ việc) Số tiền đã chi trả cho người bị thiệt hại (Nghìn đồng) Thực hiện trách nhiệm hoàn trả theo Quyết định hoàn trả đã có hiệu lực Tổng số Trong kỳ báo cáo Kỳ trước chuyển sang Tổng số Trong kỳ báo cáo Kỳ trước chuyển sang Số người thi hành công vụ có trách nhiệm hoàn trả (Người) Số tiền đã hoàn trả (Nghìn đồng) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm đợt 1) của mục II: Cột 7..................................; Cột 9......................................... Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày........ tháng........ năm....... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Biểu số: 27d/BTP/BTNN Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo: Báo cáo 6 tháng: Ngày 02 tháng 6 hằng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hằng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau TÌNH HÌNH YÊU CẦU BỒI THƯỜNG VÀ GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (6 tháng, năm) Kỳ báo cáo:........... (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Tư pháp) Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) I. TÌNH HÌNH YÊU CẦU BỒI THƯỜNG VÀ GIẢI QUYẾT YÊU CẦU BỒI THƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH Số lượng đơn yêu cầu bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường (Đơn) Số vụ việc đã thụ lý (Vụ việc) Kết quả giải quyết Tổng số Chia ra Số vụ có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực (Vụ việc) Số vụ đang giải quyết dở dang (Vụ việc) Số tiền bồi thường trong văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật (Nghìn đồng) Số tiền đã chi trả cho người bị thiệt hại (Nghìn đồng) Thục hiện trách nhiệm hoàn trả theo Quyết định hoàn trả có hiệu lực Trong kỳ báo cáo Kỳ trước chuyển sang Tổng số Quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan có trách nhiệm bồi thường Bản án, quyết định dân sự về bồi thường nhà nước Số người thi hành công vụ có trách nhiệm hoàn trả (Người) Số tiền đã hoàn trả (Nghìn đồng) A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) Tổng số trên địa bàn tỉnh I. Tại UBND cấp tỉnh II. Tại UBND cấp huyện 1. Tên huyện... 2. Tên huyện... III. Tại các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh 1. Tên Sở... 2. Tên Sở... * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm đợt 1) của mục I: Cột 5..................................; Cột 10.................................. II. TÌNH HÌNH CHI TRẢ TIỀN BỒI THƯỜNG THEO BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN CÓ TUYÊN BỒI THƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH Số thụ lý Kết quả giải quyết Số vụ việc có yêu cầu chi trả tiền bồi thường theo bản án, quyết định của Tòa án có tuyên bồi thường (Vụ việc) Số tiền bồi thường trong bản án, quyết định của Tòa án (Nghìn đồng) Số vụ việc đã giải quyết xong (Vụ việc) Số vụ đang giải quyết dở dang (Vụ việc) Số tiền đã chi trả cho người bị thiệt hại (Nghìn đồng) Thực hiện trách nhiệm hoàn trả theo Quyết định hoàn trả đã có hiệu lực Tổng số Trong kỳ báo cáo Kỳ trước chuyển sang Tổng số Trong kỳ báo cáo Kỳ trước chuyển sang Số người thi hành công vụ có trách nhiệm hoàn trả (Người) Số tiền đã hoàn trả (Nghìn đồng) A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) Tổng số trên địa bàn tỉnh I. Tại UBND cấp tỉnh II. Tại UBND cấp huyện 1. Tên huyện... 2. Tên huyện... III. Tại các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh 1. Tên Sở... 2. Tên Sở... * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm đợt 1) của mục II: Cột 7...................................; Cột 9..................................... Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày........ tháng........ năm....... GIÁM ĐỐC (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Biểu số: 27e/BTP/BTNN Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo: Báo cáo 6 tháng: Ngày 02 tháng 6 hằng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hằng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau TÌNH HÌNH YÊU CẦU BỒI THƯỜNG VÀ GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH TRONG PHẠM VI BỘ, NGÀNH (6 tháng, năm) Kỳ báo cáo:........... (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Bộ, cơ quan ngang Bộ (Tổ chức pháp chế) Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) I. TÌNH HÌNH YÊU CẦU BỒI THƯỜNG VÀ GIẢI QUYẾT YÊU CẦU BỒI THƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH Số lượng đơn yêu cầu bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường (Đơn) Số vụ việc đã thụ lý (Vụ việc) Kết quả giải quyết Tổng số Chia ra Số vụ có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực (Vụ việc) Số vụ đang giải quyết dở dang (Vụ việc) Số tiền bồi thường trong văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật (Nghìn đồng) Số tiền đã chi trả cho người bị thiệt hại (Nghìn đồng) Thực hiện trách nhiệm hoàn trả theo Quyết định hoàn trả có hiệu lực Trong kỳ báo cáo Kỳ trước chuyển sang Tổng số Quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan có trách nhiệm bồi thường Bản án, quyết định dân sự về bồi thường nhà nước Số người thi hành công vụ có trách nhiệm hoàn trả (Người) Số tiền đã hoàn trả (Nghìn đồng) A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) Bộ, cơ quan ngang Bộ Các đơn vị thuộc Bộ Các đơn vị ngành dọc thuộc Bộ ở địa phương * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm đợt 1) của mục I: Cột 5..............................; Cột 10.................................... II. TÌNH HÌNH CHI TRẢ TIỀN BỒI THƯỜNG THEO BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN CÓ TUYÊN BỒI THƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH Số thụ lý Kết quả giải quyết Số vụ việc có yêu cầu chi trả tiền bồi thường theo bản án, quyết định của Tòa án có tuyên bồi thường (Vụ việc) Số tiền bồi thường trong bản án, quyết định của Tòa án (Nghìn đồng) Số vụ việc đã giải quyết xong (Vụ việc) Số vụ đang giải quyết dở dang (Vụ việc) Số tiền đã chi trả cho người bị thiệt hại (Nghìn đồng) Thực hiện trách nhiệm hoàn trả theo Quyết định hoàn trả đã có hiệu lực Tổng số Trong kỳ báo cáo Kỳ trước chuyển sang Tổng số Trong kỳ báo cáo Kỳ trước chuyển sang Số người thi hành công vụ có trách nhiệm hoàn trả (Người) Số tiền đã hoàn trả (Nghìn đồng) A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) Bộ, cơ quan ngang Bộ Các đơn vị thuộc Bộ Các đơn vị ngành dọc thuộc Bộ ở địa phương * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm đợt 1) của mục II: Cột 7.......................................; Cột 9................................... Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày........ tháng........ năm....... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 27A/BTP/BTNN, 27B/BTP/BTNN, 27C/BTP/BTNN, 27D/BTP/BTNN, 27E/BTP/BTNN (TÌNH HÌNH YÊU CẦU BỒI THƯỜNG VÀ GIẢI QUYẾT YÊU CẦU BỒI THƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH) I. Nội dung - Biểu số 27a/BTP/BTNN, 27b/BTP/BTNN, 27c/BTP/BTNN, 27d/BTP/BTNN để thu thập thông tin thống kê về tình hình yêu cầu bồi thường, giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và tình hình chi trả tiền bồi thường theo bản án, quyết định của Tòa án có tuyên bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hành chính tại UBND các cấp và các Sở, ban, ngành tại địa phương. - Biểu số 27e/BTP/BTNN để thu thập thông tin thống kê về tình hình yêu cầu bồi thường, giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và tình hình chi trả tiền bồi thường theo bản án, quyết định của Tòa án có tuyên bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hành chính tại bộ, ngành (gồm số liệu tại các đơn vị thuộc bộ, ngành và các đơn vị ngành dọc thuộc bộ, ngành ở địa phương). *. Giải thích thuật ngữ: - Địa bàn huyện được hiểu là địa bàn huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh. - Địa bàn tỉnh được hiểu là địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương. - Các đơn vị ngành dọc thuộc Bộ ở địa phương. Ví dụ cơ quan thuế tại địa phương (cơ quan thuế cấp tỉnh là Cục thuế và cấp huyện là Chi cục thuế) là các đơn vị ngành dọc thuộc Bộ ở địa phương II. Phương pháp tính và cách ghi biểu - Cột A biểu số 27b/BTP/BTNN: Dòng “Tên xã…”: Lần lượt ghi tên của xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (liệt kê đầy đủ các xã, phường, thị trấn trên địa bàn). - Cột A biểu mẫu 27d/BTP/BTNN: Dòng “Tên huyện…”: Lần lượt ghi tên của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn tỉnh, thành phố (liệt kê đầy đủ các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn); Dòng “Tên Sở…”: Ghi tên của các Sở, Ngành trên địa bàn tỉnh. - Cột A biểu mẫu 27e/BTP/BTNN ghi tổng số tình hình yêu cầu bồi thường, giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và tình hình chi trả tiền bồi thường theo bản án, quyết định của Tòa án có tuyên bồi thường trong giải quyết vụ án hành chính trong phạm vi Bộ, ngành và lần lượt ghi số liệu phát sinh tại các đơn vị thuộc Bộ, các đơn vị ngành dọc thuộc Bộ ở địa phương. 1. Đối với mục I về tình hình yêu cầu bồi thường và giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính - Cột 1: Ghi tổng số lượng đơn yêu cầu bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường. - Cột 2: Ghi tổng số vụ việc đã thụ lý (Cột 2 = Cột 3 + Cột 4). - Cột 3: Ghi số lượng vụ việc thụ lý mới trong kỳ báo cáo. - Cột 4: Ghi số lượng vụ việc đang giải quyết (vụ việc chưa có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực) từ kỳ báo cáo trước chuyển sang. - Cột 5: Ghi tổng số vụ việc đã có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật của cơ quan giải quyết bồi thường (Cột 5 = Cột 6 + Cột 7). - Cột 6: Ghi số vụ có Quyết định giải quyết bồi thường đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có trách nhiệm bồi thường. - Cột 7: Ghi số lượng vụ việc đã có Quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan có trách nhiệm bồi thường nhưng người bị thiệt hại không đồng ý và yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự và Tòa án đã ra bản án, quyết định giải quyết có hiệu lực pháp luật. - Cột 8: Ghi số vụ việc đang giải quyết dở dang (vụ việc chưa có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực) chuyển sang kỳ báo cáo sau (Cột 8 = Cột 2 - Cột 5). - Cột 9: Ghi tổng số tiền mà cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải bồi thường cho người bị thiệt hại (theo văn bản giải quyết bồi thường đã có hiệu lực pháp luật). - Cột 10: Ghi tổng số tiền mà cơ quan có trách nhiệm bồi thường đã chi trả cho người bị thiệt hại. - Cột 11: Ghi số người thi hành công vụ có trách nhiệm hoàn trả theo Quyết định hoàn trả có hiệu lực. - Cột 12: Ghi số tiền mà người thi hành công vụ đã thực hiện hoàn trả theo Quyết định hoàn trả có hiệu lực. 2. Đối với mục II về tình hình chi trả tiền bồi thường theo bản án, quyết định của Tòa án có tuyên bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hành chính (là vụ việc được giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước) - Cột 1: Ghi tổng số vụ việc có yêu cầu chi trả tiền bồi thường theo bản án, quyết định của Tòa án có tuyên bồi thường (Cột 1 = Cột 2 + Cột 3). - Cột 2: Ghi số vụ việc có yêu cầu chi trả tiền bồi thường theo bản án, quyết định của Tòa án có tuyên bồi thường trong kỳ báo cáo. - Cột 3: Ghi số vụ việc có yêu cầu chi trả tiền bồi thường theo bản án, quyết định của Tòa án có tuyên bồi thường từ kỳ báo cáo trước chuyển sang. - Cột 4: Ghi tổng số tiền bồi thường trong bản án, quyết định của Tòa án có tuyên bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hành chính (Cột 4 = Cột 5 + Cột 6). - Cột 5: Ghi số tiền bồi thường trong bản án, quyết định của Tòa án trong kỳ báo cáo. - Cột 6: Ghi số tiền bồi thường trong bản án, quyết định của Tòa án từ kỳ báo cáo trước chuyển sang. - Cột 7: Ghi số vụ việc (có yêu cầu chi trả tiền bồi thường theo bản án, quyết định của Tòa án có tuyên bồi thường) đã chi trả xong. - Cột 8: Ghi số vụ việc đang giải quyết chi trả tiền bồi thường. - Cột 9: Ghi tổng số tiền đã chi trả cho người bị thiệt hại. - Cột 10: Ghi số người thi hành công vụ có trách nhiệm hoàn trả theo Quyết định hoàn trả có hiệu lực. - Cột 11: Ghi số tiền mà người thi hành công vụ đã thực hiện hoàn trả theo Quyết định hoàn trả có hiệu lực. III. Nguồn số liệu - Biểu mẫu 27a/BTP/BTNN: nguồn số liệu từ Ủy ban nhân dân cấp xã. - Biểu số 27b/BTP/BTNN: nguồn số liệu từ Ủy ban nhân dân cấp huyện và tổng hợp từ biểu mẫu 27a/BTP/BTNN của UBND cấp xã. - Biểu số 27c/BTP/BTNN: nguồn số liệu từ các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh. - Biểu số 27d/BTP/BTNN: nguồn số liệu từ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Tư pháp) và tổng hợp từ biểu 27b/BTP/BTNN của UBND cấp huyện và 27c/BTP/BTNN của Sở, ban, ngành thuộc tỉnh. - Biểu số 27e/BTP/BTNN: nguồn số liệu từ các đơn vị thuộc Bộ, ngành và các đơn vị ngành dọc thuộc Bộ ở địa phương. Biểu số: 28a/BTP/ĐKQGGDBĐ Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ, CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM, HỢP ĐỒNG, THÔNG BÁO KÊ BIÊN TÀI SẢN LÀ ĐỘNG SẢN (TRỪ TÀU BAY, TÀU BIỂN) (6 tháng, năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm......đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp............. Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp) Đơn vị tính: Đơn Đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo kê biên Cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, tài sản kê biên Tổng số Chia ra Đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo kê biên Đăng ký thay đổi Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm (nếu có) Xóa đăng ký A (1) (2) (3) (4) (5) (6) Số đơn thụ lý Số đơn được giải quyết * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đơn vị báo cáo 06 tháng và báo cáo năm lần 1) đối với “Số đơn được giải quyết”: Cột 1:.....................................; Cột 6:..................................... Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Ngày........ tháng........ năm....... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 28A/BTP/ĐKQGGDBĐ KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ, CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM, HỢP ĐỒNG, THÔNG BÁO KÊ BIÊN TÀI SẢN LÀ ĐỘNG SẢN (TRỪ TÀU BAY, TÀU BIỂN) 1. Nội dung *. Phản ánh kết quả đăng ký và cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo kê biên trong kỳ báo cáo tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp. *. Giải thích thuật ngữ: - Đăng ký giao dịch bảo đảm là việc Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản nhập vào cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm. - Đăng ký hợp đồng được hiểu là việc Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thực hiện đăng ký đối với hợp đồng mua trả chậm, trả dần có bảo lưu quyền sở hữu của bên bán; hợp đồng thuê tài sản; hợp đồng cho thuê tài chính và hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ. - Thông báo về việc kê biên tài sản thi hành án được hiểu là việc Chấp hành viên gửi văn bản thông báo về việc kê biên tài sản cho Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản khi ra quyết định kê biên đối với một số loại tài sản theo quy định của pháp luật. 2. Phương pháp tính - Đơn vị tính: Đơn (bao gồm Đơn đăng ký và văn bản thông báo kê biên). - Cột 1 = Cột (2+3+4+5). 3. Nguồn số liệu Từ sổ sách ghi chép ban đầu hoặc từ cơ sở dữ liệu điện tử về giao dịch bảo đảm bằng động sản, trừ tàu bay, tàu biển; hợp đồng, thông báo kê biên tài sản thi hành án được đăng ký tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp. Biểu số: 28b/BTP/ĐKQGGDBĐ Ban hành theo Thông tư số 20/2013/ TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ, CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT (6 tháng, năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện, cấp tỉnh Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp............ Đơn vị tính: Đơn Đăng ký giao dịch bảo đảm Cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm Tổng số Chia ra Đăng ký giao dịch bảo đảm Đăng ký thay đổi Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm (nếu có) Xóa đăng ký A (1) (2) (3) (4) (5) (6) Số đơn thụ lý Số đơn được giải quyết * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đơn vị báo cáo 06 tháng và báo cáo năm lần 1) đối với “Số đơn được giải quyết”: Cột 1:.....................................; Cột 6:.................................... Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Ngày........ tháng........ năm....... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Biểu số: 28c/BTP/ĐKQGGDBĐ Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 02 tháng 6 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ, CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT (6 tháng, năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp............. Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp) Đơn vị tính: Đơn Đăng ký giao dịch bảo đảm Cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm Tổng số Chia ra Đăng ký giao dịch bảo đảm Đăng ký thay đổi Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm (nếu có) Xóa đăng ký A (1) (2) (3) (4) (5) (6) Số đơn thụ lý Số đơn được giải quyết * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đơn vị báo cáo 06 tháng và báo cáo năm lần 1) đối với “Số đơn được giải quyết”: Cột 1:.......................................; Cột 6:............................................. Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày........ tháng........ năm....... GIÁM ĐỐC (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 28B/BTP/ĐKQGGDBĐ VÀ 28C/BTP/ĐKQGGDBĐ KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ, CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT 1. Nội dung *. Phản ánh kết quả đăng ký và cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm thuộc thẩm quyền đăng ký của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo quy định tại khoản 3 Điều 47 Nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2010 Về đăng ký giao dịch bảo đảm và điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18 tháng 11 năm 2011 của liên bộ Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. 2. Phương pháp tính Cột 1 = Cột (2+3+4+5). 3. Nguồn số liệu Biểu 28b/BTP/ĐKQGGDBĐ: Từ sổ sách ghi chép ban đầu trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Biểu 28c/BTP/ĐKQGGDBĐ: Tổng hợp từ báo cáo của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Biểu số: 28d/BTP/ĐKQGGDBĐ Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 02 tháng 6 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ, CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM ĐỐI VỚI TÀU BAY HOẶC TÀU BIỂN (6 tháng, năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Bộ Giao thông Vận tải Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp) Đơn vị tính: Đơn Đăng ký giao dịch bảo đảm Cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm Tổng số Chia ra Đăng ký giao dịch bảo đảm Đăng ký thay đổi Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm (nếu có) Xóa đăng ký A (1) (2) (3) (4) (5) (6) Số đơn thụ lý Số đơn được giải quyết * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đơn vị báo cáo 06 tháng và báo cáo năm lần 1) đối với “Số đơn được giải quyết”: Cột 1:.....................................; Cột 6:.................................................... Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày........ tháng........ năm....... BỘ TRƯỞNG (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 28D/BTP/ĐKQGGDBĐ KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ, CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM ĐỐI VỚI TÀU BAY HOẶC TÀU BIỂN 1. Nội dung Biểu mẫu 28d/BTP/ĐKQGGDBĐ phản ánh kết quả đăng ký và cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm thuộc thẩm quyền đăng ký của các cơ quan thuộc Bộ Giao thông vận tải, gồm: Cục Hàng không Việt Nam và Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực (Cục Hàng hải Việt Nam). Mỗi kỳ báo cáo, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam báo cáo kết quả đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm đối với tàu bay hoặc tàu biển về Bộ Giao thông vận tải để Bộ Giao thông vận tải tổng hợp gửi Bộ Tư pháp tổng hợp chung báo cáo Chính phủ theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 46 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2010 Về đăng ký giao dịch bảo đảm. *. Giải thích thuật ngữ: Đăng ký giao dịch bảo đảm là việc cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm ghi vào Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm, bao gồm việc thế chấp tàu bay, cầm cố tàu bay, thế chấp tàu biển. 2. Phương pháp tính Cột 1 = Cột (2+3+4+5). 3. Nguồn số liệu Từ sổ sách ghi chép ban đầu trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay hoặc tàu biển tại các cơ quan thuộc Bộ Giao thông Vận tải, gồm: Cục Hàng không Việt Nam và Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam. Biểu số: 29/BTP/ĐKQGGDBĐ Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau KẾT QUẢ TIẾP NHẬN VĂN BẢN YÊU CẦU THÔNG BÁO VỀ VIỆC THẾ CHẤP PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG (6 tháng, năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm......đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp........................... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp) Đơn vị tính: Văn bản Thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông Tổng số Chia ra Đăng ký thế chấp Đăng ký thay đổi Xóa đăng ký A (1) (2) (3) (4) Số văn bản yêu cầu thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông được tiếp nhận Số văn bản yêu cầu thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông được giải quyết * Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đơn vị báo cáo 06 tháng và báo cáo năm lần 1): đối với “Số văn bản yêu cầu thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông được giải quyết”: Cột 1................................... Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày........ tháng........ năm....... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 29/BTP/ĐKQGGDBĐ KẾT QUẢ TIẾP NHẬN VĂN BẢN YÊU CẦU THÔNG BÁO VỀ VIỆC THẾ CHẤP PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG 1. Nội dung Phản ánh kết quả tiếp nhận văn bản yêu cầu thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông trong kỳ báo cáo tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp. 2. Phương pháp tính Cột 1 = Cột (2+3+4). 3. Nguồn số liệu Từ sổ sách ghi chép ban đầu về kết quả tiếp nhận văn bản yêu cầu thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông trong kỳ báo cáo tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp. Biểu số: 30a/BTP/BTTP/LSTN Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ TẠI TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ (6 tháng, năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Tổ chức hành nghề luật sư (Văn phòng Luật sư, Công ty Luật)...................................... Đơn vị nhận báo cáo: - Sở Tư pháp......... - Đoàn Luật sư...... Số luật sư (LS) làm việc tại Tổ chức hành nghề luật sư (TCHNLS) (Người) Số Chi nhánh của TCHNLS (Chi nhánh) Số Văn phòng giao dịch của TCHNLS (Văn phòng) Số việc thực hiện (Vụ, việc) Doanh thu (Nghìn đồng) Tổng số Số việc tham gia tố tụng Số việc tư vấn pháp luật (TVPL) Dịch vụ pháp lý khác Trợ giúp pháp lý (miễn phí) Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Tổng số Nộp thuế Số LS trong nước làm việc tại TCHNLS Số LS nước ngoài làm việc tại TCHNLS Hình sự Dân sự Hành chính Được khách hàng mời Theo chỉ định (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) * Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1): Cột 6:................................; Cột 15:...............................; Cột 16:...................................... Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Ngày...... tháng......... năm....... TRƯỞNG VĂN PHÒNG LUẬT SƯ/ GIÁM ĐỐC CÔNG TY LUẬT (Ký tên, đóng dấu) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 30A/BTP/BTTP/LSTN TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ TẠI TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ 1. Nội dung *. Phản ánh tình hình tổ chức và hoạt động của luật sư tại tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh trong kỳ báo cáo. *. Giải thích thuật ngữ: - Tổ chức hành nghề luật sư bao gồm: Văn phòng luật sư và Công ty luật. - Chi nhánh của TCHNLS là Chi nhánh của Văn phòng luật sư hoặc Chi nhánh của Công ty luật. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của TCHNLS (Điều 41 Luật Luật sư). - Văn phòng giao dịch của TCHNLS là điểm giao dịch của TCHNLS. Điểm giao dịch là địa điểm phụ thuộc của TCHNLS (Điều 42 Luật Luật sư). - Luật sư trong nước làm việc tại tổ chức hành nghề luật sư là luật sư làm việc tại TCHNLS mà tổ chức hành nghề này có trụ sở đặt tại địa phương. - Luật sư nước ngoài làm việc tại TCHNLS là những luật sư được TCHNLS của Việt Nam đồng ý tuyển dụng vào làm việc theo hợp đồng lao động tại tổ chức đó. (Điều 74 Luật Luật sư). - Số việc tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ (Điều 28 Luật Luật sư). - Số việc thực hiện về dịch vụ pháp lý khác là số việc giúp đỡ khách hàng thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục hành chính, giúp đỡ pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại, dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch và giúp đỡ khách hàng thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật (Điều 30 Luật Luật sư). - Số việc trợ giúp pháp lý là số việc mà luật sư tham gia trợ giúp pháp lý cho các đối tượng chính sách xã hội và không nhận thù lao (Điều 31 Luật Luật sư). - Doanh thu của TCHNLS là tổng số tiền thu được của TCHNLS (theo Luật Doanh nghiệp). - Số tiền nộp thuế của TCHNLS là số tiền thuế mà TCHNLS phải nộp theo quy định của Luật Doanh nghiệp. 2. Phương pháp tính - Cột 1 = Cột (2 + 3). - Cột 6 = Cột (7 + 12 + 13 + 14). - Cột 7 = Cột (8 + 9 + 10 + 11). - Cột 10: Số vụ, việc tham gia tố tụng trong dân sự bao gồm các vụ, việc tham gia tố tụng trong dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư năm 2012 không quy định tách riêng hôn nhân, gia đình, lao động… mà chỉ quy định chung về vụ việc dân sự; Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011 xác định các vụ việc về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được gọi chung là vụ việc dân sự). 3. Nguồn số liệu Từ sổ sách ghi chép ban đầu và hồ sơ vụ việc thực hiện của các Tổ chức hành nghề luật sư. Biểu số: 30b/BTP/BTTP/LSTN Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 02 tháng 6 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (6 tháng, năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm......đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp................ Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) I. SỐ LUẬT SƯ, TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH Số luật sư (LS) hành nghề tại địa phương (Người) Số tổ chức hành nghề luật sư (TCHNLS) Số Chi nhánh của TCHNLS tại địa phương Số Văn phòng giao dịch của TCHNLS tại địa phương Chia ra Văn phòng luật sư Công ty luật Tổng số Số LS trong nước Số luật sư nước ngoài làm việc tại TCHNLS Tổng số Làm việc tại TCHNLS Hành nghề với tư cách cá nhân (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) II. HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH Tổ chức hành nghề luật sư Số việc thực hiện (Việc) Doanh thu (Nghìn đồng) Tổng số Số việc tham gia tố tụng Số việc tư vấn pháp luật Dịch vụ pháp lý khác Trợ giúp pháp lý (miễn phí) Tổng số Chia ra Tổng số Trong đó: Nộp thuế Hình sự Dân sự Hành chính Được khách hàng mời Theo chỉ định A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) Văn phòng Luật sư Công ty luật * Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) của mục II Cột 1: ............................; Cột 11: ............................; Cột 12:............................ Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày........ tháng........ năm....... GIÁM ĐỐC (Ký tên, đóng dấu) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 30B/BTP/BTTP/LSTN TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 1. Nội dung *. Phản ánh tình hình luật sư và tổ chức hành nghề luật sư tại tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh trong kỳ báo cáo. *. Giải thích thuật ngữ: - Tổ chức hành nghề luật sư bao gồm: Văn phòng luật sư và Công ty luật. - Văn phòng luật sư là Văn phòng do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân (Điều 33 Luật Luật sư). - Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật TNHH (Điều 34 Luật Luật sư); Công ty luật hợp danh do ít nhất 02 luật sư thành lập; Công ty luật TNHH bao gồm: công ty luật TNHH 02 thành viên trở lên; và công ty luật TNHH một thành viên. - Chi nhánh của TCHNLS là Chi nhánh của Văn phòng luật sư hoặc Chi nhánh của Công ty luật. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của TCHNLS (Điều 41 Luật Luật sư). - Văn phòng giao dịch của TCHNLS là điểm giao dịch của TCHNLS. Điểm giao dịch là địa điểm phụ thuộc của TCHNLS (Điều 42 Luật Luật sư). - Luật sư trong nước làm việc tại tổ chức hành nghề luật sư là luật sư làm việc tại TCHNLS mà tổ chức hành nghề này có trụ sở đặt tại địa phương. - Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là thành viên Đoàn luật sư địa phương, là luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư (Điều 49, 50 Luật Luật sư). - Luật sư nước ngoài làm việc tại TCHNLS là những luật sư được TCHNLS của Việt Nam đồng ý tuyển dụng vào làm việc theo hợp đồng lao động tại tổ chức đó. (Điều 74 Luật Luật sư). - Số việc luật sư tham gia tố tụng là những việc mà luật sư làm theo yêu cầu của khách hàng và theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng trong các vụ án chỉ định (Điều 27 Luật Luật sư). - Số việc luật sư tham gia tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ (Điều 28 Luật Luật sư). - Số việc luật sư tham gia dịch vụ pháp lý khác là số việc giúp đỡ khách hàng thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục hành chính, giúp đỡ pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại, dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch và giúp đỡ khách hàng thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật (Điều 30 Luật Luật sư). - Số việc luật sư tham gia trợ giúp pháp lý là số việc mà luật sư tham gia trợ giúp pháp lý cho các đối tượng chính sách xã hội và không nhận thù lao (Điều 31 Luật Luật sư). - Doanh thu của TCHNLS là tổng số tiền thu được của TCHNLS (theo Luật Doanh nghiệp). - Số tiền nộp thuế của TCHNLS là số tiền thuế mà TCHNLS phải nộp theo quy định của Luật Doanh nghiệp. 2. Phương pháp tính - Mục I: Số luật sư, tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh + Cột (1) = Cột (2 + 5). + Cột (2) = Cột (3 + 4). - Mục II: Hoạt động của luật sư trên địa bàn tỉnh + Cột (1) = Cột (2 + 7 + 8 + 9). + Cột (2) = Cột (3 + 4 + 5 + 6). + Cột 5: Số vụ, việc tham gia tố tụng trong dân sự bao gồm các vụ, việc tham gia tố tụng trong dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư năm 2012 không quy định về vụ việc hôn nhân, gia đình, lao động…; chỉ quy định chung về vụ việc dân sự; Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011 xác định các vụ việc về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được gọi chung là vụ việc dân sự). 3. Nguồn số liệu Từ sổ sách, tài liệu theo dõi về tình hình tổ chức và hoạt động luật sư tại Sở Tư pháp và tổng hợp từ biểu mẫu 30a/BTP/BTTP/LSTN của Tổ chức hành nghề luật sư (Văn phòng Luật sư, Công ty Luật). Biểu số: 31a/BTP/BTTP/LSNN Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH, CÔNG TY LUẬT NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM (6 tháng, năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm......đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Chi nhánh, Công ty luật nước ngoài, Chi nhánh của Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam........ Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp........ Số LSNN làm việc tại CN, CTL (Người) Số LSVN làm việc tại CN, CTL (Người) Số nhân viên làm việc tại CN, CTL (Người) Số người tập sự tại CN, CTL (Người) Số việc tư vấn pháp luật (TVPL) (Việc) Doanh thu (Nghìn đồng) Tổng số Trong đó: Nộp thuế (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) * Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1): Cột 5 ………………………; Cột 6:………………………; Cột 7:……………………… Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Ngày...... tháng......... năm....... TRƯỞNG CHI NHÁNH/ GIÁM ĐỐC CÔNG TY LUẬT (Ký tên, đóng dấu) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 31A/BTP/BTTP/LSNN TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH, CÔNG TY LUẬT NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 1. Nội dung *. Phản ánh tình hình tổ chức và hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam trong kỳ báo cáo. *. Giải thích thuật ngữ: - Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài là đơn vị phụ thuộc vào tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, được thành lập tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư. - Công ty luật nước ngoài là công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh, công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam. - Chi nhánh của công ty luật nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của công ty luật nước ngoài, được thành lập tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư. - Luật sư nước ngoài làm việc tại chi nhánh, công ty luật nước ngoài là những luật sư nước ngoài làm việc cho một chi nhánh hoặc công ty luật nước ngoài tại Việt Nam. - Luật sư Việt Nam làm việc tại chi nhánh, công ty luật nước ngoài là luật sư đã được Đoàn luật sư địa phương ra Quyết định ra nhập Đoàn luật sư, được Liên đoàn luật sư Việt Nam cấp thẻ luật sư (Điều 20 Luật Luật sư) thực tế làm việc chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam. - Doanh thu của TCHNLS là tổng số tiền thu được của TCHNLS (theo Luật Doanh nghiệp). - Số tiền nộp thuế của TCHNLS là số tiền thuế mà TCHNLS phải nộp theo quy định của Luật Doanh nghiệp. 2. Nguồn số liệu Từ sổ sách ghi chép ban đầu và hồ sơ vụ việc thực hiện của chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam. Biểu số: 31b/BTP/BTTP/LSNN Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 02 tháng 6 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI TẠI ĐỊA PHƯƠNG (6 tháng, năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm......đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp...................... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài (TCHNLSNN) Số LSNN làm việc tại TCHNLS (Người) Số LS VN làm việc tại TCHNLS (Người) Số nhân viên làm việc tại TCHNLS (Người) Số người tập sự tại TCHNLS (Người) Số việc tư vấn pháp luật (Việc) Doanh thu (Nghìn đồng) Tổng số Trong đó: Nộp thuế A 1 2 3 4 5 6 7 Tổng số Chi nhánh của TCHNLSNN (CN) Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam (CTL) Chi nhánh của CTL * Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1): Cột 5: ………………………; Cột 6: ………………………; Cột 7: ……………………… Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày........ tháng........ năm....... GIÁM ĐỐC (Ký tên, đóng dấu) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 31B/BTP/BTTP/LSNN TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI TẠI ĐỊA PHƯƠNG 1. Nội dung *. Phản ánh tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài trên địa bàn tỉnh trong kỳ báo cáo *. Giải thích thuật ngữ: - Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài là đơn vị phụ thuộc vào tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, được thành lập tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư. - Công ty luật nước ngoài là công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hành thức liên doanh, công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam. - Chi nhánh của công ty luật nước ngoài là đơn vị phụ thuộc vào của công ty luật nước ngoài, được thành lập tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sư. - Luật sư nước ngoài làm việc tại chi nhánh, công ty luật nước ngoài là những luật sư nước ngoài làm việc cho một chi nhánh hoặc công ty luật nước ngoài tại Việt Nam. - Luật sư Việt Nam làm việc tại chi nhánh, công ty luật nước ngoài là luật sư đã được Đoàn luật sư địa phương ra Quyết định ra nhập Đoàn luật sư, được Liên đoàn luật sư Việt Nam cấp thẻ luật sư (Điều 20 Luật Luật sư) thực tế làm việc chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam. - Doanh thu của TCHNLS là tổng số tiền thu được của TCHNLS (theo Luật Doanh nghiệp). - Số tiền nộp thuế của TCHNLS là số tiền thuế mà TCHNLS phải nộp theo quy định của Luật Doanh nghiệp. 2. Nguồn số liệu Từ sổ sách, tài liệu theo dõi về tình hình tổ chức và hoạt động luật sư nước ngoài tại Sở Tư pháp và tổng hợp từ biểu mẫu 31a/BTP/BTTP/LSTN của Chi nhánh, Công ty luật nước ngoài, Chi nhánh của Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam. Biểu số: 32a/BTP/BTTP/CC Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau SỐ CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG (6 tháng, năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm......đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Phòng công chứng/Văn phòng công chứng.............................. Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp................... Số công chứng viên (Người) Tổng số việc đã công chứng (Việc) Tổng số phí công chứng (Nghìn đồng) Tổng số tiền nộp vào ngân sách Nhà nước hoặc nộp thuế (Nghìn đồng) Tổng số Chia ra Công chứng hợp đồng chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản Công chứng hợp đồng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Công chứng các giao dịch về thừa kế Các loại việc khác Bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất Bằng tài sản khác (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) * Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1): Cột 2:………………………; Cột 8:………………………; Cột 9:……………………… Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Ngày...... tháng......... năm....... TRƯỞNG PHÒNG CÔNG CHỨNG/ TRƯỞNG VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG (Ký tên, đóng dấu) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 32A/BTP/BTTP/CC 1. Nội dung Số công chứng viên và tình hình hoạt động công chứng *. Phản ánh số liệu về số công chứng viên và tình hình hoạt động công chứng của Phòng công chứng/Văn phòng công chứng trong kỳ báo cáo (6 tháng, năm). *. Giải thích thuật ngữ: - Công chứng viên (theo Điều 7 Luật Công chứng): Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Công chứng, được bổ nhiệm để hành nghề công chứng. - Công chứng hợp đồng chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản: + Công chứng hợp đồng chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là tổng số việc công chứng các hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, góp vốn, trao đổi... bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. + Công chứng hợp đồng chuyển quyền sở hữu bằng tài sản khác là tổng số việc mua bán, tặng cho, góp vốn… bằng các tài sản khác (không phải quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất). - Công chứng hợp đồng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là tổng số việc công chứng hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, đặt cọc, ký cược, ký quỹ tài sản. - Công chứng các giao dịch về thừa kế là tổng số việc liên quan đến thừa kế (di chúc, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ di chúc, văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, văn bản từ chối nhận di sản, nhận lưu giữ di chúc, công bố di chúc...) - Các loại việc khác là tổng số việc ngoài 04 nhóm việc nêu trên (công chứng việc ủy quyền, hợp đồng thuê, thuê lại, thuê khoán, gửi giữ, mượn tài sản, cấp bản sao văn bản công chứng…). - Phí công chứng (theo Điều 56 Luật Công chứng): Phí công chứng bao gồm phí công chứng hợp đồng, giao dịch, phí lưu giữ di chúc, phí cấp bản sao văn bản công chứng. Người yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng. Mức thu, chế độ thu, nộp, sử dụng và quản lý phí công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật. - Thù lao công chứng, chi phí khác thu được (theo Điều 57 Luật Công chứng): Người yêu cầu công chứng phải trả thù lao khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp và các việc khác liên quan đến việc công chứng. Mức thù lao đối với từng loại việc theo quy định nêu trên do tổ chức hành nghề công chứng xác định. Trường hợp người yêu cầu công chứng đề nghị xác minh, giám định hoặc thực hiện công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng thì người yêu cầu công chứng phải trả chi phí để thực hiện việc đó. Mức chi phí theo quy định này do người yêu cầu công chứng và tổ chức hành nghề công chứng thoả thuận. 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu - Cột 2 = Cột (3+4+5+6+7). - Cột 9: Ghi số tiền nộp vào ngân sách Nhà nước (nếu đơn vị báo cáo là Phòng công chứng); ghi số tiền nộp thuế (nếu đơn vị báo cáo là Văn phòng công chứng). 3. Nguồn số liệu Từ sổ sách ghi chép ban đầu và hồ sơ công chứng của Phòng công chứng và Văn phòng công chứng. Biểu số: 32b/BTP/BTTP/CC Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 02 tháng 6 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG (6 tháng, năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm......đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp............................ Đơn vị nhận báo cáo: - Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính); - UBND tỉnh, TP trực thuộc TW Số tổ chức hành nghề công chứng (Tổ chức) Số công chứng viên (Người) Tổng số việc đã công chứng (Việc) Tổng số phí công chứng (Nghìn đồng) Tổng số tiền nộp vào ngân sách Nhà nước hoặc nộp thuế (Nghìn đồng) Tổng số Chia ra Công chứng hợp đồng chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản Công chứng hợp đồng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Công chứng các giao dịch về thừa kế Các loại việc khác Bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất Bằng tài sản khác A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) Tổng số Phòng công chứng Văn phòng công chứng * Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1): Cột 3:………………………; Cột 9:………………………; Cột 10:……………………… Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày…… tháng….. năm….... GIÁM ĐỐC (Ký tên, đóng dấu) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 32B/BTP/BTTP/CC TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG 1. Nội dung *. Phản ánh số liệu về tình hình tổ chức và hoạt động công chứng trong kỳ báo cáo (6 tháng, năm). *. Giải thích thuật ngữ: - Công chứng viên (theo Điều 7 Luật Công chứng): Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Công chứng, được bổ nhiệm để hành nghề công chứng. - Công chứng hợp đồng chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản: + Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, góp vốn, trao đổi… bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất là tổng số việc công chứng các hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, góp vốn, trao đổi… bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. + Công chứng hợp đồng chuyển quyền sở hữu bằng tài sản khác là tổng số việc mua bán, tặng cho, góp vốn… bằng các tài sản khác (không phải quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất). - Công chứng hợp đồng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là tổng số việc công chứng hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, đặt cọc, ký cược, ký quỹ tài sản. - Công chứng các giao dịch về thừa kế là tổng số việc liên quan đến thừa kế (di chúc, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ di chúc, văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, văn bản từ chối nhận di sản, nhận lưu giữ di chúc, công bố di chúc...) - Các loại việc khác là tổng số việc ngoài 04 nhóm việc nêu trên (công chứng việc ủy quyền, hợp đồng thuê, thuê lại, thuê khoán, gửi giữ, mượn tài sản, cấp bản sao văn bản công chứng…). - Phí công chứng (theo Điều 56 Luật Công chứng): Phí công chứng bao gồm phí công chứng hợp đồng, giao dịch, phí lưu giữ di chúc, phí cấp bản sao văn bản công chứng. Người yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng. Mức thu, chế độ thu, nộp, sử dụng và quản lý phí công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật. - Thù lao công chứng, chi phí khác thu được (theo Điều 57 Luật Công chứng): Người yêu cầu công chứng phải trả thù lao khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp và các việc khác liên quan đến việc công chứng. Mức thù lao đối với từng loại việc theo quy định nêu trên do tổ chức hành nghề công chứng xác định. Trường hợp người yêu cầu công chứng đề nghị xác minh, giám định hoặc thực hiện công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng thì người yêu cầu công chứng phải trả chi phí để thực hiện việc đó. Mức chi phí theo quy định này do người yêu cầu công chứng và tổ chức hành nghề công chứng thỏa thuận. 2. Phương pháp tính - Dòng 1 Cột A (Tổng số) = Dòng 2 Cột A (Phòng công chứng) + Dòng 3 Cột A (Văn phòng công chứng). - Cột 3 = Cột (4+5+6+7+8). 3. Nguồn số liệu Tổng hợp từ biểu mẫu 32a/BTP/BTTP/CC của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng và từ hồ sơ, tài liệu theo dõi về tình hình tổ chức và hoạt động công chứng của Sở Tư pháp. Biểu số: 33a/BTP/BTTP/GĐTP Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau SỐ VỤ VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TẠI CÁC TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP CÔNG LẬP Ở ĐỊA PHƯƠNG (Năm) (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Tổ chức giám định tư pháp công lập ở địa phương theo quy định tại Điều 12 Luật giám định tư pháp Đơn vị nhận báo cáo: - Sở Tư pháp; - Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp. Số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp (Vụ việc) Tổng số Chia ra Theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng Theo yêu cầu của người yêu cầu giám định Theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức khác Tổng số Chia theo lĩnh vực Tổng số Chia theo lĩnh vực Tổng số Chia theo lĩnh vực Pháp y Pháp y tâm thần Kỹ thuật hình sự Khác Pháp y Pháp y tâm thần Kỹ thuật hình sự Khác Pháp y Pháp y tâm thần Kỹ thuật hình sự Khác (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) * Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo năm lần 1): Cột 1............................................................................................................... Cột 2.................................; Cột 7..............................; Cột 12........................ Người lập biểu (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Ngày…… tháng…… năm........... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU SỐ 33A/BTP/BTTP/GĐTP SỐ VỤ VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TẠI CÁC TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP CÔNG LẬP Ở ĐỊA PHƯƠNG 1. Đơn vị báo cáo Đơn vị báo cáo (đơn vị thực hiện báo cáo Biểu số 33a/BTP/BTTP/GĐTP) bao gồm: - Tổ chức giám định tư pháp công lập theo quy định tại đoạn 2 khoản 1, điểm b khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều 12 của Luật giám định tư pháp: + Trung tâm pháp y tỉnh cấp tỉnh; + Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh; + Các tổ chức giám định tư pháp công lập cấp tỉnh thuộc các lĩnh vực khác theo quy định tại đoạn 2 Khoản 1 Điều 12 Luật giám định tư pháp (nếu có). - Và Tổ chức giám định pháp y tâm thần ở địa phương (nếu có). 2. Đơn vị nhận báo cáo Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp gồm: Sở Y tế, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Thông tin truyền thông, Sở Tài nguyên môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành ở địa phương có hoạt động giám định tư pháp. 3. Nội dung, phương pháp tính * Nội dung: - Phản ánh số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp tại các tổ chức giám định tư pháp công lập ở địa phương. - Giải thích thuật ngữ: + Số “vụ việc đã thực hiện giám định” là số vụ việc thực hiện giám định đã có bản kết luận giám định trong kỳ báo cáo. + “Người yêu cầu giám định” là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật giám định tư pháp. + Các cột “Khác” tại các cột (6, 11, 16): Số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp trong các lĩnh vực tài chính, văn hóa, xây dựng và các lĩnh vực khác (do tổ chức giám định tư pháp công lập thực hiện). * Phương pháp tính: - Cột 1 = Cột (2+7+12). - Cột 2 = Cột (3+4+5+6). - Cột 7 = Cột (8+9+10+11). - Cột 12 = Cột (13+14+15+16). 4. Nguồn số liệu Từ sổ sách ghi chép ban đầu và hồ sơ giám định tại các tổ chức giám định tư pháp công lập ở địa phương. Biểu số: 33b/BTP/BTTP/GĐTP Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau SỐ VỤ VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TẠI VĂN PHÒNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP Ở ĐỊA PHƯƠNG (Năm) (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Văn phòng giám định tư pháp ở địa phương Đơn vị nhận báo cáo: - Sở Tư pháp; - Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp Số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp (Vụ việc) Tổng số Chia ra Theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng Theo yêu cầu của người yêu cầu giám định Theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức khác Tổng số Chia theo lĩnh vực Tổng số Chia theo lĩnh vực Tổng số Chia theo lĩnh vực Tài chính Ngân hàng Xây dựng Di vật, cổ vật, bản quyền tác giả Tài chính Ngân hàng Xây dựng Di vật, cổ vật, bản quyền tác giả Tài chính Ngân hàng Xây dựng Di vật, cổ vật, bản quyền tác giả (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) * Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo năm lần 1): Cột 1………………………………… Cột 2……………………; Cột 7………………….; Cột 12……………….. Người lập biểu (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Ngày…… tháng…… năm........ TRƯỞNG VĂN PHÒNG (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU SỐ 33B/BTP/BTTP/GĐTP SỐ VỤ VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TẠI VĂN PHÒNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP Ở ĐỊA PHƯƠNG 1. Đơn vị báo cáo Đơn vị báo cáo (đơn vị thực hiện báo cáo Biểu số 33b/BTP/BTTP/GĐTP) là các Văn phòng giám định tư pháp ở địa phương theo quy định tại Điều 14 của Luật giám định tư pháp. 2. Đơn vị nhận báo cáo Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp gồm: Sở Y tế, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Thông tin truyền thông, Sở Tài nguyên môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành ở địa phương có hoạt động giám định tư pháp. 3. Nội dung, phương pháp tính *. Nội dung: - Phản ánh Số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp tại Văn phòng giám định tư pháp ở địa phương. - Giải thích thuật ngữ: + Số “vụ việc đã thực hiện giám định” là số vụ việc thực hiện giám định đã có bản kết luận giám định trong kỳ báo cáo. + “Người yêu cầu giám định” là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật giám định tư pháp. * Phương pháp tính: - Cột 1 = Cột (2+7+12). - Cột 2 = Cột (3+4+5+6). - Cột 7 = Cột (8+9+10+11). - Cột 12 = Cột (13+14+15+16). 4. Nguồn số liệu Từ sổ sách ghi chép ban đầu và hồ sơ giám định tại Văn phòng giám định tư pháp ở địa phương. Biểu số: 33c/BTP/BTTP/GĐTP Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau SỐ VỤ VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TẠI CÁC TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP THEO VỤ VIỆC (Năm) (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp...... Tổng số Số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp (Vụ việc) Chia ra Theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng Theo yêu cầu của người yêu cầu giám định Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân khác Tổng số Chia theo lĩnh vực Tổng số Chia theo lĩnh vực Tổng số Chia theo lĩnh vực Pháp y Pháp y tâm thần Kỹ thuật hình sự Văn hóa Tài chính Ngân hàng Xây dựng Thông tin truyền thông Khác Pháp y Pháp y tâm thần Kỹ thuật hình sự Văn hóa Tài chính Ngân hàng Xây dựng Thông tin truyền thông Khác Pháp y Pháp y tâm thần Kỹ thuật hình sự Văn hóa Tài chính Ngân hàng Xây dựng Thông tin truyền thông Khác (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19) (20) (21) (22) (23) (24) (25) (26) (27) (28) (29) (30) (31) * Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo năm lần 1): Cột 1.................................... Cột 2....................................; cột 12................................; cột 22......................................... Người lập biểu (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Ngày…… tháng…… năm........ GIÁM ĐỐC (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU SỐ 33C/BTP/BTTP/GĐTP SỐ VỤ VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TẠI CÁC TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP THEO VỤ VIỆC 1. Đơn vị báo cáo Đơn vị báo cáo (đơn vị thực hiện báo cáo Biểu số 33c2/BTP/BTTP/GĐTP) là các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp gồm: Sở Y tế, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Thông tin truyền thông, Sở Tài nguyên môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở ngành ở địa phương có hoạt động giám định tư pháp. 2. Nội dung - Phản ánh số vụ việc giám định tư pháp ở các tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc thuộc lĩnh vực chuyên môn thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh. - Giải thích thuật ngữ: + Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc là tổ chức có đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 của Luật giám định tư pháp. + Số “vụ việc đã thực hiện giám định” là số vụ việc thực hiện giám định đã có bản kết luận giám định trong kỳ báo cáo. + “Người yêu cầu giám định” là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật giám định tư pháp. 3. Phương pháp tính và cách ghi biểu - Cột 1 = Cột (2+12+22). - Cột 2 = Cột (3+4+5+6+7+8+9+10+11). - Cột 12 = Cột (13+14+15+16+17+18+19+20+21). - Cột 22 = Cột (23+24 +25+26+27+28+29+30+31). 4. Nguồn số liệu Tổng hợp số liệu từ tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc và sổ sách ghi chép tại các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp. Biểu số: 33d/BTP/BTTP/GĐTP Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau SỐ VỤ VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (Năm) (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp............. Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Tổng số Số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp (Vụ việc) Chia ra Theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng Theo yêu cầu của người yêu cầu giám định Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân khác Tổng số Chia theo lĩnh vực Tổng số Chia theo lĩnh vực Tổng số Chia theo lĩnh vực Pháp y Pháp y tâm thần Kỹ thuật hình sự Văn hóa Tài chính Ngân hàng Xây dựng Thông tin truyền thông Khác Pháp y Pháp y tâm thần Kỹ thuật hình sự Văn hóa Tài chính Ngân hàng Xây dựng Thông tin truyền thông Khác Pháp y Pháp y tâm thần Kỹ thuật hình sự Văn hóa Tài chính Ngân hàng Xây dựng Thông tin truyền thông Khác A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19) (20) (21) (22) (23) (24) (25) (26) (27) (28) (29) (30) (31) Tổng số - Trung tâm pháp y - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - Phòng kỹ thuật hình sự - - - - - - - - - - - - - - - - - - Tổ chức khác II. Văn phòng giám định tư pháp - - - - - - - - - - - - - - - III. Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc * Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo năm lần 1): Cột 1…………………………………; Cột 2……………………; Cột 12………………….; Cột 22……………….. Người lập biểu (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký và ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày…… tháng…… năm..... GIÁM ĐỐC (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU SỐ 33D/BTP/BTTP/GĐTP SỐ VỤ VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 1. Nội dung * Phản ánh Số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp ở các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. * Giải thích thuật ngữ: + “Số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp” là số vụ việc thực hiện giám định đã có bản kết luận giám định trong kỳ báo cáo. + “Người yêu cầu giám định” là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật giám định tư pháp. 2. Phương pháp tính - Dòng 1 Cột A (Tổng số) = Dòng 2 Cột A (Tổ chức giám định tư pháp công lập) + Dòng 6 Cột A (Văn phòng giám định tư pháp) + Dòng 7 Cột A (Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc). - Dòng 2 Cột A (Tổ chức giám định tư pháp công lập = Dòng 3 Cột A (Trung tâm pháp y) + Dòng 4 Cột A (Phòng Kỹ thuật hình sự) + Dòng 5 Cột A (Tổ chức khác). - Cột 1 = Cột (2+12+22). - Cột 2 = Cột (3+4+5+6+7+8+9+10+11). - Cột 12 = Cột (13+14+15+16+17+18+19+20+21). - Cột 22 = Cột (23+24+25+26+27+28+29+30+31). - Các cột 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31: Những ô đánh dấu “-” là không có hiện tượng (số liệu) phát sinh. 3. Nguồn số liệu Tổng hợp từ Biểu số 33a/BTP/BTTP/GĐTP, 33b/BTP/BTTP/GĐTP, 33c/BTP/BTTP/GĐTP và từ hồ sơ, tài liệu khác theo dõi về công tác giám định tư pháp của Sở Tư pháp. Biểu số: 33e/BTP/BTTP/GĐTP Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau SỐ VỤ VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TẠI CÁC TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP CÔNG LẬP Ở TRUNG ƯƠNG (Năm) (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Tổ chức giám định tư pháp công lập ở Trung ương theo quy định tại Điều 12 Luật giám định tư pháp Đơn vị nhận báo cáo: - Bộ Tư pháp - Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ quản của chức giám định tư pháp Số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp (Vụ việc) Tổng số Chia ra Theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng Theo yêu cầu của người yêu cầu giám định Theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức khác Tổng số Chia theo lĩnh vực Tổng số Chia theo lĩnh vực Tổng số Chia theo lĩnh vực Pháp y Pháp y tâm thần Kỹ thuật hình sự Khác Pháp y Pháp y tâm thần Kỹ thuật hình sự Khác Pháp y Pháp y tâm thần Kỹ thuật hình sự Khác (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) * Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo năm lần 1): Cột 1………………………………… Cột 2……………………; Cột 7………………….; Cột 12……………….. Người lập biểu (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Ngày…… tháng…… năm........ THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU SỐ 33E/BTP/BTTP/GĐTP SỐ VỤ VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TẠI CÁC TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP CÔNG LẬP Ở TRUNG ƯƠNG 1. Đơn vị báo cáo * Đơn vị báo cáo (đơn vị thực hiện báo cáo Biểu số 33e/BTP/BTTP/GĐTP) là các tổ chức giám định tư pháp công lập ở Trung ương (theo quy định tại Điều 12 Luật giám định tư pháp) bao gồm: - Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế; - Viện pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y tế; - Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng; - Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an; - Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y tế (nếu có); - Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng; - Các tổ chức giám định tư pháp công lập ở các lĩnh vực khác (nếu có) theo quy định tại Điều 12 Luật giám định tư pháp. * Nội dung: Phản ánh Số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp ở các tổ chức giám định tư pháp công lập ở Trung ương. * Giải thích thuật ngữ: + Số “vụ việc đã thực hiện giám định” là số vụ việc thực hiện giám định đã có bản kết luận giám định trong kỳ báo cáo. 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu + Cột 1 = Cột (2+7+12). + Cột 2 = Cột (3+ 4+5+6). + Cột 7 = Cột (8+9+10+11). + Cột 12 = Cột (13+14+15+16). 3. Nguồn số liệu Từ sổ sách ghi chép ban đầu và hồ sơ giám định của các tổ chức giám định tư pháp công lập ở Trung ương. Biểu số: 33g/BTP/BTTP/GĐTP Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau SỐ VỤ VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TẠI CÁC TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP THEO VỤ VIỆC THUỘC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ (Năm) (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Tổng số Số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp (Vụ việc) Chia ra Theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng Theo yêu cầu của người yêu cầu giám định Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân khác Tổng số Chia theo lĩnh vực Tổng số Chia theo lĩnh vực Tổng số Chia theo lĩnh vực Pháp y Pháp y tâm thần Kỹ thuật hình sự Văn hóa Tài chính Ngân hàng Xây dựng Thông tin truyền thông Khác Pháp y Pháp y tâm thần Kỹ thuật hình sự Văn hóa Tài chính Ngân hàng Xây dựng Thông tin truyền thông Khác Pháp y Pháp y tâm thần Kỹ thuật hình sự Văn hóa Tài chính Ngân hàng Xây dựng Thông tin truyền thông Khác (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19) (20) (21) (22) (23) (24) (25) (26) (27) (28) (29) (30) (31) * Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo năm lần 1): Cột 1………………………………… Cột 2……………………; cột 12………………….; cột 22……………….. Người lập biểu (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký và ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày…… tháng…… năm..... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU SỐ 33G/BTP/BTTP/GĐTP SỐ VỤ VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TẠI CÁC TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP THEO VỤ VIỆC THUỘC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ 1. Nội dung - Phản ánh số vụ việc giám định tư pháp đã thực hiện tại các tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ. - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ báo cáo theo lĩnh vực giám định tư pháp có ở Bộ, ngành mình . - Giải thích thuật ngữ: + Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc là tổ chức có đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 của Luật giám định tư pháp. + Số “vụ việc đã thực hiện giám định” là số vụ việc thực hiện giám định đã có bản kết luận giám định trong kỳ báo cáo. + “Người yêu cầu giám định”: là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật giám định tư pháp. 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu - Cột 1 = Cột (2+12+22). - Cột 2 = Cột (3+4+5+6+7+8+9+10+11). - Cột 12 = Cột (13+14+15+16+17+18+19+20+21). - Cột 22 = Cột (23 +24 +25+26+27+28+29+30+31). 3. Nguồn số liệu Từ sổ sách ghi chép ban đầu về công tác giám định tại Bộ, cơ quan ngang Bộ. Biểu số: 34a/BTP/BTTP/ĐGTS Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN CỦA HỘI ĐỒNG BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT DO CẤP HUYỆN THÀNH LẬP (6 tháng, năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Hội đồng bán đấu giá tài sản (BĐGTS) trong trường hợp đặc biệt do cấp huyện thành lập Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp... Số lượng Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt do cấp huyện thành lập (Hội đồng) Số cuộc bán đấu giá đã thực hiện (Cuộc) Giá của tài sản bán đấu giá (Nghìn đồng) Tổng số phí tham gia đấu giá thu được (Nghìn đồng) Tiền đặt trước của người tham gia đấu giá trong trường hợp không được trả lại theo quy định pháp luật (nếu có) (Nghìn đồng) Tổng số tiền đã nộp ngân sách nhà nước theo quy định (Nghìn đồng) Tổng số Trong đó: Số cuộc bán đấu giá thành Giá khởi điểm Giá bán Chênh lệch (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Ngày........ tháng........ năm....... CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 34A/BTP/BTTP/ĐGTS TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN CỦA HỘI ĐỒNG BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT DO CẤP HUYỆN THÀNH LẬP 1. Nội dung: *. Phản ánh số liệu về tình hình tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản của Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt do cấp huyện thành lập trong kỳ báo cáo (6 tháng, năm). *. Giải thích thuật ngữ: - Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt do cấp huyện thành lập bao gồm: + Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 20 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản; + Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt để bán đấu giá tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thành lập trong trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. - Số cuộc bán đấu giá đã thực hiện: là số cuộc đã thực hiện đầy đủ quy trình bán đấu giá (bắt đầu từ thời điểm thông báo bán đấu giá đến khi tổ chức cuộc bán đấu giá trên thực tế). - Số cuộc bán đấu giá thành: Là số cuộc bán đấu giá có người mua được tài sản bán đấu giá. - Tổng số tiền nộp ngân sách bao gồm: tiền bán tài sản, tổng số phí tham gia đấu giá thu được và tiền đặt trước của người tham gia đấu giá trong trường hợp không được trả lại theo quy định pháp luật (nếu có) sau khi trừ các chi phí cho Hội đồng đấu giá tài sản theo quy định pháp luật. 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu Cột 6 = Cột (5 - 4). 3. Nguồn số liệu Từ sổ sách ghi chép ban đầu và hồ sơ bán đấu giá của các Hội đồng bán đấu giá tài sản được các cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện quản lý. Biểu số: 34b/BTP/BTTP/ĐGTS Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN CỦA HỘI ĐỒNG TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT DO CẤP TỈNH THÀNH LẬP (6 tháng, năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Hội đồng BĐGTS trong trường hợp đặc biệt do cấp tỉnh thành lập Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp.... Số lượng Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt do cấp tỉnh thành lập (Hội đồng) Số cuộc bán đấu giá đã thực hiện (Cuộc) Giá của tài sản bán đấu giá (Nghìn đồng) Tổng số phí tham gia đấu giá thu được (Nghìn đồng) Tiền đặt trước của người tham gia đấu giá trong trường hợp không được trả lại theo quy định pháp luật (nếu có) (Nghìn đồng) Tổng số tiền đã nộp ngân sách nhà nước theo quy định (Nghìn đồng) Tổng số Trong đó: Số cuộc bán đấu giá thành Giá khởi điểm Giá bán Chênh lệch (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Ngày........ tháng........ năm....... CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 34B/BTP/BTTP/ĐGTS TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN CỦA HỘI ĐỒNG TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT DO CẤP TỈNH THÀNH LẬP 1. Nội dung: *. Phản ánh số liệu về tình hình tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản của Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt do cấp tỉnh thành lập trong kỳ báo cáo (6 tháng, năm). *. Giải thích thuật ngữ: - Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt do cấp tỉnh thành lập bao gồm: + Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 20 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản; + Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt để bán đấu giá tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được cơ quan, đơn vị cấp tỉnh thành lập trong trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. - Số cuộc bán đấu giá đã thực hiện: là số cuộc đã thực hiện đầy đủ quy trình bán đấu giá (bắt đầu từ thời điểm thông báo bán đấu giá đến khi tổ chức cuộc bán đấu giá trên thực tế). - Số cuộc bán đấu giá thành: Là số cuộc bán đấu giá có người mua được tài sản bán đấu giá. - Tổng số tiền nộp ngân sách bao gồm: tiền bán tài sản, tổng số phí tham gia đấu giá thu được và tiền đặt trước của người tham gia đấu giá trong trường hợp không được trả lại theo quy định pháp luật (nếu có) sau khi trừ các chi phí cho hoạt động của Hội đồng bán đấu giá tài sản theo quy định pháp luật. 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu - Cột 6 = Cột (5 - 4). 3. Nguồn số liệu Từ sổ sách ghi chép ban đầu và hồ sơ bán đấu giá của Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt do các cơ quan, ngành, đơn vị cấp tỉnh quản lý. Biểu số: 34c/BTP/BTTP/ĐGTS Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN CHUYÊN NGHIỆP (6 tháng, năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm......đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản/Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản... Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp...... Tổng số đấu giá viên (Người) Số hợp đồng đã ký (Hợp đồng) Số cuộc bán đấu giá đã thực hiện (Cuộc) Giá của tài sản bán đấu giá (Nghìn đồng) Tổng số phí tham gia đấu giá (Nghìn đồng) Tổng số phí đấu giá thu được (Nghìn đồng) Tiền đặt trước của người tham gia đấu giá trong trường hợp không được trả lại theo quy định pháp luật (nếu có) (Nghìn đồng) Tổng số tiền nộp ngân sách theo quy định (Nghìn đồng) Tổng số Trong đó số cuộc bán đấu giá thành Giá khởi điểm Giá bán Chênh lệch (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) * Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1): Cột 3:………………………; Cột 4:………………………; Cột 8:………………………; Cột 11:……………………… Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Ngày........ tháng........ năm....... GIÁM ĐỐC (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 34C/BTP/BTTP/ĐGTS TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN 1. Nội dung: *. Phản ánh số liệu về tình hình tổ chức và hoạt động của Tổ chức bán đấu giá tài sản trong kỳ báo cáo (6 tháng, năm). *. Giải thích thuật ngữ: - Đấu giá viên là người được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá theo quy định tại Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản. - Số hợp đồng đã ký: Là số hợp đồng mà Trung tâm/Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản đã ký kết với người có tài sản bán đấu giá. - Số cuộc bán đấu giá đã thực hiện: Là số cuộc đã thực hiện đầy đủ quy trình bán đấu giá (bắt đầu từ thời điểm thông báo bán đấu giá đến khi tổ chức cuộc bán đấu giá trên thực tế). Một hợp đồng có thể phải tổ chức nhiều cuộc bán đấu giá. - Số cuộc bán đấu giá thành: Là số cuộc bán đấu giá có người mua được tài sản bán đấu giá. - Tổng số tiền nộp ngân sách bao gồm: phí đấu giá, phí tham gia đấu giá và khoản tiền đặt trước của người tham gia đấu giá trong trường hợp không được trả lại theo quy định pháp luật (nếu có) sau khi trừ các chi phí theo quy định pháp luật. 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu - Cột 7 = Cột (6 - 5). - Cột 9: Tổng số phí đấu giá không bao gồm chi phí dịch vụ đấu giá quyền sử dụng đất khi nhà nước giao đất, cho thuê đất. 3. Nguồn số liệu Từ hồ sơ, sổ sách ghi chép ban đầu của Trung tâm/Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản. Biểu số: 34d/BTP/BTTP/ĐGTS Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: ngày 02 tháng 6 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (6 tháng, năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm......đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp...... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Số tổ chức bán đấu giá tài sản (Tổ chức) Tổng số đấu giá viên (Người) Tổng số hợp đồng đã ký (Hợp đồng) Số cuộc bán đấu giá đã thực hiện (Cuộc) Giá của tài sản bán đấu giá (Nghìn đồng) Tổng số phí tham gia đấu giá (nghìn đồng) Tổng số phí đấu giá thu được (nghìn đồng) Tiền đặt trước trong trường hợp không được trả lại theo quy định pháp luật (nếu có) (nghìn đồng) Tổng số tiền nộp ngân sách theo quy định (nghìn đồng) Tổng số Chia ra Tổng số Số cuộc bán đấu giá thành Giá khởi điểm Giá bán Chênh lệch Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp Hội đồng bán đấu giá A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) Tổng số 1. Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản (BĐGTS) - 2. Doanh nghiệp BĐGTS - 3. Hội đồng BĐGTS trong trường hợp đặc biệt do cấp huyện thành lập - - - 4. Hội đồng BĐGTS trong trường hợp đặc biệt do cấp tỉnh thành lập - - - Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1): Cột 6:………………………; Cột 7:………………………; Cột 11:………………………; Cột 14:……………………… Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày…… tháng…… năm..... GIÁM ĐỐC (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 34D/BTP/BTTP/ĐGTS TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 1. Nội dung *. Phản ánh số liệu về tình hình tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh, thành phố trong kỳ báo cáo (6 tháng, năm). *. Giải thích thuật ngữ: - Địa bàn tỉnh được hiểu là địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. - Số hợp đồng đã ký: Là số hợp đồng mà Trung tâm/Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản đã ký kết với người có tài sản bán đấu giá. - Số cuộc bán đấu giá đã thực hiện: Là số cuộc đã thực hiện đầy đủ quy trình bán đấu giá (bắt đầu từ thời điểm thông báo bán đấu giá đến khi tổ chức cuộc bán đấu giá trên thực tế). Một hợp đồng có thể phải tổ chức nhiều cuộc bán đấu giá. - Số cuộc bán đấu giá thành: Là cuộc bán đấu giá có người mua được tài sản bán đấu giá. - Tổng số tiền nộp ngân sách: bao gồm phí tham gia đấu giá; phí bán đấu giá và tiền đặt trước của người tham gia đấu giá trong trường hợp không được trả lại theo quy định pháp luật sau khi trừ các chi phí theo quy định pháp luật (riêng Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt do cấp huyện hoặc cấp tỉnh thành lập chỉ gồm phí tham gia đấu giá, tiền bán tài sản và tiền đặt trước của người tham gia đấu giá trong trường hợp không được trả lại theo quy định pháp luật sau khi trừ các chi phí cho Hội đồng bán đấu giá tài sản theo quy định pháp luật). 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu - Dòng “Tổng số” Cột A = Dòng số 1 Cột A “Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản (BĐGTS)” + Dòng số 2 Cột A “Doanh nghiệp BĐGTS” + Dòng số 3 Cột A “Hội đồng BĐGTS trong trường hợp đặc biệt do cấp huyện thành lập” + Dòng số 4 Cột A “Hội đồng BĐGTS trong trường hợp đặc biệt do cấp tỉnh thành lập”. - Cột 10 = Cột (9 - 8). - Cột 12: Đối với Trung tâm/Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản thì tổng số phí đấu giá không bao gồm chi phí dịch vụ đấu giá quyền sử dụng đất khi nhà nước giao đất, cho thuê đất. - Các ô được đánh dấu “-” là không có hiện tượng (số liệu) phát sinh. 3. Nguồn số liệu Được tổng hợp từ các biểu mẫu 34a/BTP/BTTP/ĐGTS, 34b/BTP/BTTP-ĐGTS, 34c/BTP/BTTP-ĐGTS và từ các hồ sơ, tài liệu khác theo dõi công tác bán đấu giá tài sản của Sở Tư pháp. Biểu số: 35a/BTP/BTTP-TTTM Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TRỌNG TÀI (Năm) (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Trung tâm trọng tài/Chi nhánh, Văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam... Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp... Tổng số Chi nhánh của Trung tâm trọng tài (Chi nhánh) Tổng số Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài (Văn phòng) Số lượng nhân sự (Người) Số vụ việc đã tiếp nhận (Vụ việc) Hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài (Vụ việc) Tổng giá trị các vụ tranh chấp đã giải quyết (Nghìn đồng) Tổng số tiền thu được (Nghìn đồng) Tổng số tiền đã nộp thuế và nghĩa vụ tài chính (Nghìn đồng) Tổng số Chia ra Số vụ việc đã hòa giải thành Số vụ việc đã có phán quyết trọng tài Số vụ việc đang giải quyết Trọng tài viên Nhân viên khác Số phán quyết trọng tài được thi hành Số phán quyết trọng tài bị tòa án hủy (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) * Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo năm đợt 1): Cột 7…………………………………..; Cột 12…………………………………..; Cột 13…………………………………. Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ, tên) Ngày........ tháng........ năm....... NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT (Ký tên, đóng dấu) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 35A/BTP/BTTP-TTTM TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TRỌNG TÀI 1. Nội dung: *. Phản ánh tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức trọng tài (Trung tâm trọng tài/Chi nhánh, Văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam). Giải thích thuật ngữ: - Cột 4: Trọng tài viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Luật Trọng tài thương mại năm 2010. - Cột 5: nhân viên khác: Là các nhân viên làm việc tại tổ chức trọng tài nhưng không phải là trọng tài viên. - Cột 6: Số vụ việc đã tiếp nhận: Là số vụ việc mà Trung tâm trọng tài/Chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam đã được các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp. - Cột 7: Số vụ việc đã hòa giải thành: là số vụ việc đã có quyết định hòa giải thành trong quá trình tố tụng trọng tài theo quy định tại Điều 58 Luật Trọng tài thương mại. - Cột 8: Số phán quyết trọng tài được thi hành: gồm số phán quyết trọng tài do các bên tự nguyện thi hành hoặc bắt buộc thi hành (do cơ quan thi hành án dân sự thực hiện) - Cột 10: Số vụ việc đang giải quyết: Là số vụ việc mà Trung tâm trọng tài/Chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam đang trong quá trình xử lý chưa có kết quả. - Cột 11: Tổng giá trị các vụ việc đã được giải quyết: là tổng giá trị các vụ việc được thống kê từ Sổ theo dõi giải quyết tranh chấp của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài (mẫu 26/TP-TTTM) của Thông tư số 12/2013/TT-BTP ngày 07/11/2012 của Bộ Tư pháp. - Cột 12: Tổng số tiền thu được: Là tổng số phí trọng tài và các khoản thu hợp pháp khác của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh Trung tâm trọng tài/Chi nhánh tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam thu được từ hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, hòa giải và các hoạt động khác. - Cột 13: Tổng số tiền đã nộp thuế và nghĩa vụ tài chính: Là số tiền tổ chức trọng tài phải nộp theo quy định pháp luật (bao gồm số tiền nộp thuế của tổ chức trọng tài và của các trọng tài viên). - Người đại diện theo pháp luật: Là Chủ tịch Trung tâm trọng tài hoặc Trưởng Chi nhánh/Văn phòng đại diện tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu - Cột 6 = Cột (7 + 8 + 9+10) - Chú ý: Đối với báo cáo của Chi nhánh/Văn phòng đại diện tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam: Các cột 1, 2 không có số liệu phát sinh. 3. Nguồn số liệu: Từ hồ sơ, sổ sách ghi chép của tổ chức trọng tài theo quy định pháp luật về trọng tài thương mại. Biểu số: 35b/BTP/BTTP-TTTM Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TRỌNG TÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (Năm) (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp........ Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Tổng số tổ chức trọng tài Số lượng Chi nhánh/ Văn phòng đại diện (Tổ chức) Số lượng nhân sự (người) Số vụ việc đã tiếp nhận (Vụ việc) Hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài (Vụ việc) Tổng giá trị các vụ tranh chấp đã giải quyết (Nghìn đồng) Tổng số tiền thu được (Nghìn đồng) Tổng số tiền đã nộp thuế và nghĩa vụ tài chính (Nghìn đồng) Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Số vụ việc đã hòa giải thành Số vụ việc đã có phán quyết trọng tài Số vụ việc đang giải quyết Chi nhánh Văn phòng đại diện Trọng tài viên Nhân viên khác Số phán quyết trọng tài được thi hành Số phán quyết trọng tài bị tòa án hủy A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) 1. Trung tâm trọng tài 2. Chi nhánh/Văn phòng đại diện tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam - - - * Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo năm đợt 1): Cột 9…………………………………..; Cột 14…………………………………..; Cột 15………………………………… Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký và ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày…… tháng…… năm..... GIÁM ĐỐC (Ký tên, đóng dấu) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 35B/BTP/BTTP-TTTM TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TRỌNG TÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 1. Nội dung *. Phản ánh tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức trọng tài trên địa bàn tỉnh. *. Giải thích thuật ngữ: - Trọng tài viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Luật Trọng tài thương mại năm 2010. - Cột 7: nhân viên khác: Là các nhân viên làm việc tại tổ chức trọng tài nhưng không phải là trọng tài viên. - Cột 8: Số vụ việc đã tiếp nhận: Là số vụ việc mà Trung tâm trọng tài/Chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam đã được các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp. - Cột 9: Số vụ việc đã hòa giải thành: là số vụ việc đã có thỏa thuận hòa giải thành trong tố tụng trọng tài theo Điều 58 Luật Trọng tài thương mại; - Cột 10: Số phán quyết trọng tài được thi hành: gồm số phán quyết trọng tài do các bên tự nguyện thi hành và bắt buộc thi hành (do cơ quan thi hành án dân sự thực hiện). - Cột 12: Số vụ việc đang giải quyết: Là số vụ việc mà Trung tâm trọng tài/Chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam đang trong quá trình xử lý chưa có kết quả. - Cột 13: Tổng giá trị các vụ việc đã được giải quyết: là tổng giá trị các vụ việc được thống kê từ Sổ theo dõi giải quyết tranh chấp của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài (mẫu 26/TP-TTTM) của Thông tư số 12/2013/TT-BTP ngày 07/11/2012 của Bộ Tư pháp. - Cột 14: Tổng số tiền thu được: Là tổng số phí trọng tài và các khoản thu hợp pháp khác của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh Trung tâm trọng tài/Chi nhánh tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam thu được từ hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, hòa giải và các hoạt động khác. - Cột 15: Tổng số tiền đã nộp thuế và nghĩa vụ tài chính: Là số tiền tổ chức trọng tài phải nộp theo quy định pháp luật (bao gồm số tiền nộp thuế của tổ chức trọng tài và của các trọng tài viên). 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu - Cột 2 = Cột (3 + 4). - Cột 5 = Cột (6 + 7). - Cột 8 = Cột (9 + 10 + 11 + 12). - Các ô được đánh dấu “-” là không có hiện tượng (số liệu) phát sinh. 3. Nguồn số liệu Tổng hợp từ biểu mẫu 35a/BTP/VĐC/PC và từ sổ ghi chép theo dõi về trọng tài thương mại tại Sở Tư pháp. Biểu số: 36a/BTP/VĐC/PC Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau SỐ TỔ CHỨC PHÁP CHẾ VÀ CÁN BỘ PHÁP CHẾ TẠI CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND CẤP TỈNH (Năm) (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo khoản 1 Điều 9 của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP Đơn vị nhận báo cáo: Ủy ban nhân dân Tỉnh/thành phố (Sở Tư pháp) Tổ chức pháp chế Công chức, viên chức làm công tác pháp chế (Người) Tổng số cán bộ, công chức đã được tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ (Người) Có tổ chức bộ máy (Phòng/ Ban thuộc cơ cấu) Chưa thành lập tổ chức, cử công chức, viên chức chuyên trách Chưa thành lập tổ chức, cử công chức, viên chức kiêm nhiệm Tổng số Chia theo tính chất Chia theo trình độ chuyên môn Chuyên trách Kiêm nhiệm Chuyên môn Luật Chuyên môn khác Trung cấp Đại học Sau Đại học (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) * Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1): Cột 4…………………………………..; Cột 11………………………………….. Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Ngày....... tháng....... năm....... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 36A/BTP/VĐC/PC SỐ TỔ CHỨC PHÁP CHẾ VÀ CÁN BỘ PHÁP CHẾ TẠI CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND CẤP TỈNH 1. Nội dung: *. Phản ánh tình hình tổ chức và cán bộ, công chức làm công tác pháp chế tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh theo quy định của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo khoản 1 Điều 9 của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế gồm các Sở: a) Sở Nội vụ; b) Sở Kế hoạch và Đầu tư; c) Sở Tài chính; d) Sở Công Thương; đ) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; e) Sở Giao thông vận tải; g) Sở Xây dựng; h) Sở Tài nguyên và Môi trường; i) Sở Thông tin và Truyền thông; k) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; l) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; m) Sở Khoa học và Công nghệ; n) Sở Giáo dục và Đào tạo; 0) Sở Y tế. 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu: Cột 4 = Cột (5 + 6) = Cột (7 + 8 + 9 +10). Cột 7, 8, 9, 10: trong trường hợp cán bộ pháp chế vừa có chuyên môn luật vừa có chuyên môn khác thì chỉ thống kê theo chuyên môn Luật. Ví dụ: một cán bộ pháp chế vừa có bằng luật vừa có bằng kinh tế thì chỉ tính là 1 người và thống kê vào một trong các cột từ cột (7) đến cột (9). 3. Nguồn số liệu Từ sổ ghi chép và hồ sơ quản lý cán bộ, công chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Biểu số: 36b/BTP/VĐCXDPL/PC Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau SỐ TỔ CHỨC PHÁP CHẾ VÀ CÁN BỘ PHÁP CHẾ TẠI CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH (Năm) (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Tên cơ quan/ tên tỉnh, thành phố Trung ương Tổ chức pháp chế Công chức, viên chức làm công tác pháp chế (Người) Tổng số cán bộ, công chức đã được tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ (Người) Có tổ chức bộ máy (Phòng/Ban thuộc cơ cấu) Chưa thành lập tổ chức, cử công chức, viên chức chuyên trách Chưa thành lập tổ chức, cử công chức, viên chức kiêm nhiệm Tổng số Chia theo tính chất Chia theo trình độ chuyên môn Chuyên trách Kiêm nhiệm Chuyên môn Luật Chuyên môn khác Trung cấp Đại học Sau Đại học A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) Tổng sổ Sở Tài chính Sở NNPTNT ... Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1): Cột 4…………………………………..; Cột 11………………………………….. Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày…… tháng…… năm..... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 36B/BTP/VĐC/XDPL SỐ TỔ CHỨC PHÁP CHẾ VÀ CÁN BỘ PHÁP CHẾ TẠI CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH 1. Nội dung: *. Phản ánh tình hình tổ chức và cán bộ, công chức làm công tác pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh theo quy định của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế. 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu: Cột 4 = Cột (5 + 6) = Cột (7 + 8 + 9 +10). 3. Nguồn số liệu Tổng hợp từ biểu mẫu 36a/BTP/VĐC/PC do các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Biểu số: 36c/BTP/VĐC/PC Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau SỐ TỔ CHỨC PHÁP CHẾ VÀ CÁN BỘ PHÁP CHẾ TẠI BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ (Năm) (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) - Đơn vị báo cáo: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ - Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) Tên đơn vị/Bộ Tổ chức pháp chế Công chức, viên chức làm công tác pháp chế (Người) Tổng số cán bộ, công chức đã được tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ (Người) Có tổ chức bộ máy (Phòng/ Ban thuộc cơ cấu) Chưa thành lập tổ chức, cử công chức, viên chức chuyên trách Chưa thành lập tổ chức, cử công chức, viên chức kiêm nhiệm Tổng số Chia theo tính chất Chia theo trình độ chuyên môn Chuyên trách Kiêm nhiệm Chuyên môn Luật Chuyên môn khác Trung cấp Đại học Sau Đại học A (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) Tổng sổ Tổng cục và tương đương Cục và tương đương ... * Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1): Cột 4…………………………………..; Cột 11………………………………….. Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ) Ngày…… tháng…… năm..... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 36C/BTP/VĐC/PC SỐ TỔ CHỨC PHÁP CHẾ VÀ CÁN BỘ PHÁP CHẾ TẠI CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ 1. Nội dung: *. Phản ánh tình tổ chức và cán bộ, công chức làm công tác pháp chế tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế. 2. Phương pháp tính và cách ghi biểu: Cột 4 = Cột (5 + 6) = Cột (7 + 8 + 9 +10). Cột 7, 8, 9, 10: trong trường hợp cán bộ pháp chế vừa có chuyên môn luật vừa có chuyên môn khác thì chỉ thống kê theo chuyên môn Luật. Ví dụ: một cán bộ pháp chế vừa có bằng luật vừa có bằng kinh tế thì chỉ tính là 1 người và thống kê vào một trong các cột từ cột (7) đến cột (9). 3. Nguồn số liệu Từ sổ ghi chép và hồ sơ quản lý cán bộ, công chức làm công tác pháp chế của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
{ "issuing_agency": "Bộ Tư pháp", "promulgation_date": "03/12/2013", "sign_number": "20/2013/TT-BTP", "signer": "Hà Hùng Cường", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-70-2019-ND-CP-quy-dinh-thuc-hien-nghia-vu-tham-gia-Cong-an-nhan-dan-422275.aspx
Nghị định 70/2019/NĐ-CP quy định thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân mới nhất
CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 70/2019/NĐ-CP Hà Nội, ngày 23 tháng 8 năm 2019 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THAM GIA CÔNG AN NHÂN DÂN Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2018; Căn cứ Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 19 tháng 6 năm 2015; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an; Chính phủ ban hành Nghị định quy định về thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định về đối tượng, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục tuyển chọn và chế độ, chính sách đối với công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Điều 2. Đối tượng áp dụng Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 3. Nguyên tắc tuyển chọn 1. Thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và quy trình, quy định trong công tác tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. 2. Tuyển đủ số lượng, bảo đảm chất lượng, lấy tiêu chuẩn từ cao xuống thấp; thực hiện dân chủ, công bằng, công khai, an toàn, tiết kiệm; đúng đối tượng, tiêu chuẩn, thời gian theo quy định của pháp luật. 3. Đề cao trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn. 4. Ưu tiên tuyển chọn và gọi thực hiện nghĩa vụ những công dân đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên, có năng khiếu hoặc chuyên môn cần thiết cho công tác, chiến đấu của Công an nhân dân. Chương II TUYỂN CHỌN VÀ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÔNG DÂN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THAM GIA CÔNG AN NHÂN DÂN Điều 4. Đối tượng tuyển chọn và thời gian phục vụ 1. Công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015. Công dân nữ trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Công an nhân dân, nếu tự nguyện và Công an nhân dân có nhu cầu thì được xem xét, tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. 2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể độ tuổi tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng đơn vị sử dụng và quy định ngành nghề cần thiết để tuyển chọn công dân nữ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân phù hợp với nhu cầu sử dụng trong từng thời kỳ. 3. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân là 24 tháng. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ nhưng không quá 06 tháng trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Công an nhân dân năm 2018. Thời gian thực hiện nghĩa vụ được tính từ ngày giao nhận công dân; trong trường hợp không giao nhận tập trung thì tính từ ngày đơn vị Công an nhân dân tiếp nhận đến khi được cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ. Thời gian đào ngũ, thời gian chấp hành hình phạt tù không được tính vào thời gian thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Điều 5. Tiêu chuẩn tuyển chọn Công dân được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây: 1. Có lý lịch rõ ràng. 2. Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không có tiền án, tiền sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quản chế, không trong thời gian bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; có phẩm chất, đạo đức tư cách tốt, được quần chúng nhân dân nơi cư trú hoặc nơi học tập, công tác tín nhiệm. 3. Bảo đảm tiêu chuẩn chính trị của hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ theo chế độ nghĩa vụ trong Công an nhân dân. 4. Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. Các xã miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tuyển công dân có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. 5. Thể hình cân đối, không dị hình, dị dạng và đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Điều 6. Hồ sơ tuyển chọn Công dân tham dự tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân nộp cho Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Công an cấp xã) nơi công dân có hộ khẩu thường trú các giấy tờ sau: 1. Tờ khai đăng ký thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo mẫu Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang công tác, học tập. 2. Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự. Điều 7. Trình tự tuyển chọn Việc tuyển chọn và gọi công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân thực hiện theo các bước như sau: 1. Công an cấp xã căn cứ số lượng gọi công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được giao trên địa bàn xã, tiến hành: a) Tham mưu với Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức thông báo, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở Công an, Ủy ban nhân dân cấp xã về đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện, thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển ít nhất là 30 ngày, kể từ ngày thông báo; b) Tiếp nhận hồ sơ của công dân đăng ký dự tuyển và tổ chức sơ tuyển (chiều cao, cân nặng, hình thể); báo cáo kết quả (kèm theo hồ sơ) của những trường hợp đạt yêu cầu qua sơ tuyển về Công an cấp huyện; 2. Công an cấp huyện tiến hành tuyển chọn và gọi công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, như sau: a) Trưởng Công an cấp huyện ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015. Lệnh gọi khám sức khỏe phải được giao cho công dân trước thời điểm khám sức khỏe mười lăm ngày; b) Tổ chức thẩm tra lý lịch, kết luận tiêu chuẩn chính trị đối với những trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe cấp huyện; c) Báo cáo Hội đồng nghĩa vụ quân sự trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định danh sách công dân được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; d) Căn cứ danh sách công dân được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện duyệt, Trưởng Công an cấp huyện ra lệnh gọi từng công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Điều 8. Chế độ, chính sách 1. Trong thời gian thực hiện khám sức khỏe theo lệnh gọi của Trưởng Công an cấp huyện, công dân tham dự tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được hưởng các chế độ, chính sách quy định đối với công dân trong thời gian thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự. 2. Trong thời gian phục vụ tại ngũ và khi xuất ngũ hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ được hưởng các chế độ, chính sách quy định đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân quy định tại Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và các văn bản quy định chi tiết thi hành. Điều 9. Chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp 1. Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ có thời gian phục vụ tại ngũ từ 15 tháng đến dưới 24 tháng (tính đến thời điểm dự thi), kết quả phân loại hằng năm đạt hoàn thành nhiệm vụ trở lên, bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp trong Công an nhân dân thì được xét, dự tuyển vào các học viện, trường Công an nhân dân theo quy định về tuyển sinh Công an nhân dân, tốt nghiệp ra trường được phong cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp. 2. Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, hết thời hạn phục vụ tại ngũ có đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu sử dụng của Công an nhân dân, nếu tự nguyện và Công an nhân dân có nhu cầu thì được xét chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp. Tiêu chuẩn và tỷ lệ chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp đối với hạ sĩ quan nghĩa vụ hết hạn phục vụ tại ngũ thực hiện theo quy định của Bộ Công an. Việc xét tuyển phải đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch và công bằng với mọi đối tượng. Điều 10. Xuất ngũ 1. Hạ sĩ quan, chiến sĩ hết thời hạn phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này thì được xuất ngũ. 2. Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ có thể được xuất ngũ trước thời hạn khi được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc Hội đồng y khoa Bộ Công an kết luận không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ hoặc các trường hợp quy định tại điểm b và c Khoản 1; các điểm a, b và c Khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015. 3. Cục trưởng và chức vụ tương đương, Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định xuất ngũ đối với từng hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc quyền; tổ chức lễ tiễn hạ sĩ quan, chiến sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ và bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giao quân. 4. Thời hạn xuất ngũ phải được thông báo trước 30 ngày cho hạ sĩ quan, chiến sĩ và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi giao quân hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập trước khi nhập ngũ. 5. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và cơ quan, tổ chức phải tổ chức tiếp nhận hạ sĩ quan, chiến sĩ xuất ngũ. 6. Hạ sĩ quan, chiến sĩ hoàn thành nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân về nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập trong thời hạn 15 ngày làm việc phải đến cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự để đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị. Chương III TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG TUYỂN CHỌN, GỌI CÔNG DÂN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THAM GIA CÔNG AN NHÂN DÂN Điều 11. Trách nhiệm của Bộ Công an 1. Phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. 2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Công an các cấp phối hợp chặt chẽ với cơ quan quân sự địa phương tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trong công tác tuyển chọn, gọi công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật liên quan. 3. Căn cứ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và nhu cầu sử dụng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định số lượng gọi công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân hằng năm. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ phân bổ số lượng gọi công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cho đơn vị thuộc quyền ở từng địa phương cấp tỉnh. Điều 12. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ 1. Bộ Quốc phòng chỉ đạo cơ quan quân sự địa phương phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an cùng cấp trong công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, đảm bảo đủ nguồn tuyển công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. 2. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công an xây dựng và thực hiện dự toán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước để bảo đảm thực hiện chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này. 3. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí tổ chức thông tin, tuyên truyền về nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo quy định của pháp luật. 4. Bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan, tổ chức khác, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an thực hiện quy định của pháp luật về nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Điều 13. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp 1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp: a) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm thực hiện quy định về nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân trong nhân dân; chỉ đạo và thực hiện tuyển chọn, gọi công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo quy định tại Điều 35 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015; b) Phát huy vai trò, trách nhiệm của hệ thống chính trị ở địa phương; vai trò tham mưu của cơ quan công an các cấp và trách nhiệm của trưởng thôn, xóm, tổ dân phố, khu dân cư, ấp, bản, làng, phum, sóc trong tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; c) Giao chỉ tiêu phù hợp với nguồn tuyển của từng địa phương. Phối hợp với đơn vị tiếp nhận công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân bù đổi những công dân đã gọi thực hiện nghĩa vụ vào đơn vị công an nhưng không đủ điều kiện, tiêu chuẩn (nếu có); d) Chỉ đạo các ban, ngành liên quan phối hợp với cơ quan công an cùng cấp tổ chức tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. 2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Thực hiện trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này và chỉ đạo Hội đồng nghĩa vụ quân sự, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân đúng quy định, bảo đảm đủ chỉ tiêu, chất lượng tuyển chọn. 3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện: Thực hiện trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này và chỉ đạo Hội đồng nghĩa vụ quân sự, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân đúng quy định, bảo đảm đủ chỉ tiêu, chất lượng tuyển chọn. 4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã: Thực hiện trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này và chỉ đạo Hội đồng nghĩa vụ quân sự, Ban Chỉ huy quân sự phối hợp với Công an cấp xã tổ chức tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân đúng quy định, đủ số lượng, bảo đảm dân chủ, công bằng, công khai, chất lượng, hiệu quả. Điều 14. Trách nhiệm của đơn vị tiếp nhận công dân thực hiện nghĩa vụ Đơn vị tiếp nhận công dân thực hiện nghĩa vụ có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc tuyển chọn, gọi công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Điều 15. Trách nhiệm của công dân được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ 1. Có mặt đúng thời gian và địa điểm ghi trong lệnh gọi. Nếu có lý do chính đáng mà không thể đến đúng thời gian, địa điểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc và báo cáo Trưởng Công an cấp huyện. 2. Trong thời gian phục vụ tại ngũ thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm và những việc sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân không được làm quy định tại Điều 31, Điều 32 Luật Công an nhân dân năm 2018. Điều 16. Xử lý vi phạm 1. Công dân không có mặt đúng thời gian, địa điểm ghi trong lệnh gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân mà không có lý do chính đáng, đào ngũ khi đang thực hiện nghĩa vụ thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật theo Điều lệnh Công an nhân dân; xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. 2. Tổ chức, cá nhân có hành vi trốn tránh, chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Điều 17. Khiếu nại, tố cáo Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại đối với hành vi xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình do cán bộ, cơ quan công an thực hiện trong quá trình tuyển chọn và thực hiện chế độ, chính sách với công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Cá nhân có quyền tố cáo các hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật. Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 18. Hiệu lực thi hành Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 10 năm 2019 và thay thế Nghị định số 129/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định về thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Điều 19. Trách nhiệm thi hành. 1. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị định này. 2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./ Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, NC (2). TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc PHỤ LỤC MẪU TỜ KHAI ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THAM GIA CÔNG AN NHÂN DÂN (Kèm theo Nghị định số 70/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Dán ảnh 4 x 6cm (1) TỜ KHAI ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THAM GIA CÔNG AN NHÂN DÂN I. THÔNG TIN CÁ NHÂN Họ và tên khai sinh (2): ……………………………………………………………………………………. Sinh ngày (3): …………….. tháng ……………. năm …………. Nam □ Nữ □ Nơi sinh (4): ………………………………………………………………………………………………… Quê quán (5): ………………………………………………………………………………………………. Dân tộc (6): …………………………Quốc tịch:………………… Tôn giáo (7): ……………… Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (8): ……………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………………………………….. Nơi ở hiện nay (9): …………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………… Nghề nghiệp (10): ………………………………………………………………………………………….. Trình độ giáo dục phổ thông (11): ……………………………………………………………………….. Trình độ chuyên môn cao nhất (12): …………………………………………………………………….. Ngoại ngữ (13):…………………………………………………… Tin học (14):………………… Ngày vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: ……………………………………………………………….. Nơi kết nạp: ……………………………………………………………………………………………. Ngày vào Đảng cộng sản Việt Nam:…………………………………………………………………. Ngày chính thức: …………………………………………………………………………………………. Nơi kết nạp: ………………………………………………………………………………………………. Số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân: ……………………………………………. Ngày cấp:………………………………………….Nơi cấp:...................................................... Số điện thoại báo tin: ……………………………………………………………………………… Tình trạng sức khỏe (15):……………………………………….. Chiều cao:……………………… Cân nặng:……………………… Nhóm máu:…………………………………………….. Các bệnh kinh niên, truyền nhiễm: ……………………………………………………….. Gia đình chính sách (16): …………………………………………………………………….. II. LỊCH SỬ BẢN THÂN 1. Quá trình học tập, công tác Từ tháng, năm đến tháng, năm Học tập, tốt nghiệp tại cơ sở đào tạo nào ở đâu hoặc làm công việc gì tại cơ quan, đơn vị, tổ chức công tác nào, ở đâu Chuyên ngành đào tạo Hình thức đào tạo 2. Những đặc điểm về lịch sử bản thân Tháng, năm Hành vi vi phạm pháp luật, hình thức xử lý, cơ quan xử lý 3. Khen thưởng Tháng, năm Nội dung và hình thức khen thưởng Cấp quyết định 4. Kỷ luật Tháng, năm Lý do và hình thức kỷ luật Cấp quyết định III. QUAN HỆ GIA ĐÌNH Ghi rõ họ tên, từng người, năm sinh, quê quán, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện nay, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, chức vụ, đơn vị công tác hay học tập, quá trình học tập theo từng thời gian, thái độ chính trị; đặc điểm lịch sử (có ai vi phạm pháp luật không, nếu có thì ghi rõ tội danh, bị cơ quan nào xử lý, mức độ và thời gian chấp hành hình phạt, thái độ chính trị hiện nay?) 1. Cha, mẹ, anh chị em ruột 1.1. Cha, mẹ (kể cả cha mẹ nuôi, người nuôi dưỡng hợp pháp): ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. 1.2. Anh, chị, em một: ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. 2. Vợ (chồng), con 2.1. Vợ (chồng): ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. 2.2. Con (kể cả con nuôi): ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. 3. Ông, bà nội ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. 4. Ông, bà ngoại ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. 5. Bên gia đình vợ (chồng) 5.1. Cha, mẹ, anh, chị, em ruột của vợ (chồng) a) Cha, mẹ (kể cả cha mẹ nuôi, người nuôi dưỡng): ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. b) Anh, chị, em ruột: ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. 5.2. Ông, bà nội ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. 5.3. Ông, bà ngoại ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. IV. QUAN HỆ XÃ HỘI Ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi làm việc, chỗ ở hiện nay của những người có quan hệ thân thiết đối với bản thân (kể cả người nước ngoài). ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. V. TỰ NHẬN XÉT VỀ BẢN THÂN Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức kỷ luật, năng lực và sở trường công tác... ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. VI. CAM ĐOAN VỀ LÝ LỊCH CỦA BẢN THÂN _________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________ ………., ngày…..tháng…..năm…… (Ký và ghi rõ họ tên) VII. XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN NƠI ĐĂNG KÝ HỘ KHẨU THƯỜNG TRÚ HOẶC CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC NƠI CÔNG DÂN LÀM VIỆC _________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________ ………., ngày…..tháng…..năm…… ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG, XÃ, THỊ TRẤN, ĐƠN VỊ (Ghi rõ họ tên, chức vụ, ký tên, đóng dấu) Ghi chú: (1) Ảnh màu (4x6 cm) được chụp trong thời gian 06 tháng tính đến ngày ghi tờ khai, dán và đóng dấu giáp lai. (2) Họ và tên khai sinh: Viết chữ in hoa đúng với họ và tên trong Giấy khai sinh. (3) Sinh ngày: Ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh đúng như trong Giấy khai sinh. (4) Nơi sinh: Ghi tên xã (hoặc phường, thị trấn), huyện (hoặc quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc trung ương) nơi được sinh ra (ghi đúng như trong Giấy khai sinh). Nếu có thay đổi địa danh đơn vị hành chính thì ghi (tên cũ), nay là (tên mới). (5) Quê quán: Ghi theo Giấy khai sinh hoặc Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân (việc xác định quê quán theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp). Ghi rõ tên xã (hoặc phường, thị trấn), huyện (hoặc quận, thành phố thuộc tỉnh), tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc trung ương). (6) Dân tộc: Ghi rõ tên dân tộc theo quy định của Nhà nước như: Kinh, Tày, Nùng, Thái, Mường, Mông, Ê Đê... (7) Tôn giáo: Đang theo tôn giáo nào thì ghi tên tôn giáo đó như: Công giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Cao đài, Hòa hảo... Nếu không theo tôn giáo nào thì không được bỏ trống mà ghi là “không”. (8) Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Ghi đầy đủ số nhà, đường phố, thành phố hoặc xóm, thôn, xã, huyện, tỉnh nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. (9) Nơi ở hiện nay: Ghi đầy đủ số nhà, đường phố, thành phố hoặc xóm, thôn, xã, huyện tỉnh nơi mình đang ở hiện tại. (10) Nghề nghiệp: Ghi rõ nghề nghiệp đã, đang làm. Nếu chưa có nghề, sống phụ thuộc vào gia đình thì ghi cụ thể là “không nghề nghiệp”. (11) Trình độ giáo dục phổ thông: Đã tốt nghiệp lớp mấy/thuộc hệ nào. (12) Trình độ chuyên môn cao nhất: Tiến sỹ khoa học, Tiến sỹ, Thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp... thuộc chuyên ngành đào tạo nào. (13) Ngoại ngữ: tên ngoại ngữ + trình độ đào tạo A, B, C, D... (14) Tin học: Trình độ A, B, C, kỹ sư, cử nhân, Thạc sỹ, Tiến sĩ. (15) Tình trạng sức khỏe: Ghi tình hình sức khỏe bản thân hiện nay: Tốt, trung bình, kém tại thời điểm kê khai. (16) Gia đình chính sách: Ghi rõ con thương binh loại gì, hưởng chế độ như thương binh, con liệt sĩ, người nhiễm chất độc da cam...
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "23/08/2019", "sign_number": "70/2019/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Xuân Phúc", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Chi-thi-2178-CT-TTg-tang-cuong-cong-tac-quy-hoach-115270.aspx
Chỉ thị 2178/CT-TTg tăng cường công tác quy hoạch
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- Số: 2178/CT-TTg Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2010 CHỈ THỊ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUY HOẠCH Trong thời gian qua, công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã từng bước đi vào nề nếp và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc định hướng phát triển tổng thể và dài hạn của các cấp, các ngành và các địa phương, làm căn cứ cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm và cung cấp thông tin cần thiết để xây dựng các chương trình phát triển, các dự án thu hút đầu tư. Tuy nhiên, công tác quy hoạch cũng còn bộc lộc những hạn chế, yếu kém đó là công tác quy hoạch chưa được coi trọng đúng mức dẫn đến tình trạng quy hoạch thiếu tập trung, dàn trải; chưa thống nhất giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất; chưa có sự liên kết giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương; chất lượng quy hoạch còn thấp, thiếu đồng bộ, tính dự báo chưa cao nên một số quy hoạch bị phá vỡ, nhiều quy hoạch phải điều chỉnh sau một thời gian ngắn được phê duyệt; công tác quản lý nhà nước về quy hoạch còn nhiều bất cập. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém nêu trên là do các cấp, các ngành, các địa phương chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của công tác quy hoạch; việc triển khai xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch chưa triệt để; công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp, các địa phương trong việc xây dựng và quản lý quy hoạch còn hạn chế; công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch của các cơ quan chức năng chưa thực sự phát huy được hiệu quả,… Để đưa công tác quy hoạch trên phạm vi cả nước đi vào nề nếp, làm căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm và tạo điều kiện thu hút đầu tư giai đoạn 2011 – 2020, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau đây: 1. Các Bộ, ngành: a) Khẩn trương xây dựng, rà soát, điều chỉnh các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực đến năm 2020 thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2011; phê duyệt các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu thuộc thẩm quyền quy định tại Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ; b) Xây dựng kế hoạch lập quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành kế hoạch lập quy hoạch đối với các quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ, ngành mình; c) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định danh mục các quy hoạch ngành, sản phẩm chủ yếu cần lập cho ngành mình; d) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính rà soát, sửa đổi các quy định về trình tự lập quy hoạch, thẩm định nhiệm vụ quy hoạch, các định mức, đơn giá lập quy hoạch, đảm bảo đồng bộ, thống nhất và phù hợp với thực tế; đ) Tăng cường năng lực của các tổ chức liên quan đến lập, thẩm định, công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch; bố trí cán bộ có năng lực và trình độ để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về quy hoạch; e) Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ tình hình thực hiện quy hoạch gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp trình Chính phủ. 2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: a) Khẩn trương xây dựng, rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh đến năm 2020 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2011; phê duyệt các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm đến năm 2020 thuộc thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ; b) Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc triển khai lập, thẩm định quy hoạch của địa phương mình, bảo đảm sự phù hợp và tính liên kết với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; c) Hàng năm xây dựng kế hoạch lập quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của mình theo quy định tại Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ. Bố trí đủ kinh phí để triển khai những quy hoạch đã có trong danh mục đã ban hành; d) Củng cố và tăng cường năng lực quản lý nhà nước về quy hoạch của các cơ quan có liên quan đến thẩm định và tổ chức thực hiện quy hoạch; bố trí hợp lý và đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ chuyên môn về quản lý quy hoạch; đ) Thực hiện nghiêm túc việc công bố công khai những quy hoạch đã được phê duyệt theo thẩm quyền. Định kỳ hàng năm gửi báo cáo về tình hình thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ nghiên cứu, xây dựng Luật Quy hoạch; đồng thời, phối hợp với Bộ Tư pháp báo cáo Chính phủ để đưa dự án Luật Quy hoạch vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2011; b) Chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành nghiên cứu bổ sung, hoàn chỉnh các văn bản hướng dẫn về trình tự quy hoạch, thẩm định nhiệm vụ quy hoạch, lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan sửa đổi, bổ sung định mức, đơn giá cho công tác thẩm định nhiệm vụ quy hoạch lập, thẩm định, đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch và công bố quy hoạch. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc phân bổ ngân sách hàng năm để thực hiện công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; không bố trí kinh phí để thực hiện những quy hoạch không có trong danh mục; c) Hướng dẫn và đôn đốc các Bộ, ngành và địa phương việc triển khai xây dựng kế hoạch lập quy hoạch hàng năm theo đúng quy định tại Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ. Tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; d) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện quy hoạch ở các Bộ, ngành và địa phương. Định kỳ tổng hợp tình hình công tác quy hoạch và thực hiện các quy hoạch báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Kịp thời đề xuất với cấp có thẩm quyền xử lý những bất cập, tồn tại trong công tác quản lý quy hoạch; đ) Nghiên cứu, kiến nghị các giải pháp nhằm tăng cường năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch ở các cấp, các ngành; e) Nghiên cứu ban hành tiêu chuẩn đối với tổ chức tư vấn lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương trong việc lựa chọn tư vấn lập quy hoạch. 4. Bộ Tài chính: a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân bổ ngân sách hàng năm cho công tác quy hoạch theo danh mục và định mức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; b) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan sửa đổi, bổ sung các quy định về đơn giá, định mức lập quy hoạch. Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách Xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, KTTH (5) THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
{ "issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ", "promulgation_date": "02/12/2010", "sign_number": "2178/CT-TTg", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-138-2018-TT-BQP-huong-dan-dieu-chinh-tro-cap-hang-thang-doi-voi-quan-nhan-392702.aspx
Thông tư 138/2018/TT-BQP hướng dẫn điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với quân nhân
BỘ QUỐC PHÒNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 138/2018/TT-BQP Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2018 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH TRỢ CẤP HÀNG THÁNG ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN, NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC CƠ YẾU HƯỞNG LƯƠNG NHƯ ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN ĐÃ PHỤC VIÊN, XUẤT NGŨ, THÔI VIỆC Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng; Căn cứ Nghị định số 88/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng; Theo đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư hướng dẫn điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc, Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này hướng dẫn điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Quân nhân đã phục viên, xuất ngũ đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong Quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương (sau đây viết tắt là Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg); Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg . 2. Quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc. 3. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan. Điều 3. Cách tính và mức điều chỉnh 1. Điều chỉnh tăng thêm 6,92% trên mức trợ cấp hàng tháng của tháng 6 năm 2018 đối với đối tượng hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Thông tư này. Mức trợ cấp được tính theo công thức sau: Mức trợ cấp hàng tháng được hưởng từ ngày 01/7/2018 = Mức trợ cấp hàng tháng được hưởng tại thời điểm tháng 6/2018 x 1,0692 2. Mức trợ cấp hàng tháng đối với các đối tượng tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Thông tư này sau khi đã được điều chỉnh tăng thêm, cụ thể như sau: a) Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm, mức trợ cấp bằng 1.764.000 đồng/tháng; b) Từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm, mức trợ cấp bằng 1.844.000 đồng/tháng; c) Từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm, mức trợ cấp bằng 1.925.000 đồng/tháng; d) Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm, mức trợ cấp bằng 2.005.000 đồng/tháng; đ) Từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm, mức trợ cấp bằng 2.085.000 đồng/tháng. Điều 4. Kinh phí thực hiện Kinh phí chi trả trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng do ngân sách Nhà nước bảo đảm. Bộ Tài chính bảo đảm kinh phí theo đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để ủy quyền cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chi trả. Điều 5. Tổ chức thực hiện 1. Tổng cục Chính trị chỉ đạo Cục Chính sách a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng trong và ngoài Quân đội triển khai thực hiện, hướng, dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện Thông tư này; b) Thực hiện điều chỉnh mức hưởng trợ cấp theo hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư này đối với các đối tượng có quyết định hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành trở về sau. 2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện điều chỉnh và chi trả trợ cấp hàng tháng theo hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư này đối với các đối tượng đã có quyết định hưởng trợ cấp hàng tháng trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. Điều 6. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2018. 2. Mức trợ cấp hàng tháng hướng dẫn tại Thông tư này được thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2018. Điều 7. Trách nhiệm thi hành 1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. 2. Quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị và địa phương phản ánh về Bộ Quốc phòng (qua Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị) để xem xét, giải Quyết./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ (để b/c); - Bộ trưởng, Chủ nhiệm TCCT; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ: Tài chính, LĐ-TBXH; - Các cơ quan, đơn vị trực thuộc BQP; - Các Cục: Chính sách (03), Quân lực, Cán bộ, Tài chính; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản/Bộ Tư pháp; - Vụ Pháp chế/BQP; - Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ; - Cổng: TTĐT BQP, TTĐT ngành CSQĐ; - Lưu: VT, NCTH. Tam165. BỘ TRƯỞNG Đại tướng Ngô Xuân Lịch
{ "issuing_agency": "Bộ Quốc phòng", "promulgation_date": "28/08/2018", "sign_number": "138/2018/TT-BQP", "signer": "Ngô Xuân Lịch", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-40-2013-TT-BGDDT-2013-tiep-cong-dan-giai-quyet-khieu-nai-to-cao-216949.aspx
Thông tư 40/2013/TT-BGDĐT 2013 tiếp công dân giải quyết khiếu nại tố cáo mới nhất
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 40/2013/TT-BGDĐT Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2013 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ TIẾP CÔNG DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT TỐ CÁO CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Căn cứ Luật khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011; Căn cứ Luật tố cáo ngày 11 tháng 11 năm 2011; Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại; Căn cứ Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo; Căn cứ Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục; Xét đề nghị của Chánh Thanh tra; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Thông tư này quy định về việc tiếp công dân, xử lý đơn; thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo; chế độ thông tin, báo cáo về việc giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT). 2. Thông tư này áp dụng đối với các đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục gồm: các Vụ, Cục, Thanh tra, Văn phòng và Cơ quan đại diện của Bộ tại Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là đơn vị chức năng thuộc Bộ); các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp trực thuộc Bộ (gọi tắt là đơn vị trực thuộc Bộ); các tổ chức và cá nhân có liên quan. Điều 2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và tiếp công dân 1. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy định từ Điều 27 đến Điều 43 của Luật khiếu nại và các quy định của pháp luật liên quan; khiếu nại Quyết định kỷ luật công chức, viên chức thực hiện theo quy định tại Điều 50 và từ Điều 52 đến Điều 56 của Luật khiếu nại và các quy định của pháp luật liên quan. 2. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo thực hiện theo quy định từ Điều 18 đến Điều 33 của Luật tố cáo và các quy định của pháp luật liên quan. 3. Việc tiếp công dân thực hiện theo quy định từ Điều 59 đến Điều 62 của Luật khiếu nại; Điều 22, Điều 27, Điều 30 Nghị định số 75/2012/NĐ-CP và các quy định của pháp luật liên quan. Điều 3. Trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị chức năng thuộc Bộ và đơn vị trực thuộc Bộ 1. Phổ biến các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo đối với tổ chức, cá nhân trực thuộc. 2. Thực hiện việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo theo thẩm quyền; tổ chức xác minh, báo cáo kết quả xác minh và kiến nghị hình thức xử lý vụ việc khiếu nại, tố cáo khi được giao. 3. Phối hợp với Thanh tra Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo; xử lý các vấn đề liên quan đến quyết định giải quyết khiếu nại hoặc kết luận nội dung tố cáo. 4. Bố trí nhân sự và bảo đảm các điều kiện cần thiết cho việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo theo thẩm quyền và trách nhiệm của mình; quản lý, lưu trữ hồ sơ theo quy định. 5. Tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật liên quan đến trách nhiệm của mình. 6. Báo cáo Bộ trưởng tình hình và kết quả tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo; gửi kết quả và cung cấp thông tin cho Thanh tra Bộ để xây dựng cơ sở dữ liệu theo quy định tại Điều 9, Điều 14, Điều 15 Thông tư này. Điều 4. Trách nhiệm của Thanh tra Bộ 1. Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan soạn thảo văn bản trong lĩnh vực tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo trình Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền. 2. Chủ trì tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tập huấn về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo đối với các đơn vị chức năng thuộc Bộ, đơn vị trực thuộc Bộ và các đối tượng có liên quan. 3. Theo dõi, đôn đốc các đơn vị chức năng thuộc Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ trong việc tiếp công dân, xử lý đơn; giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo; thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo theo quy định của pháp luật. 4. Kiểm tra, thanh tra trách nhiệm tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo của người đứng đầu các đơn vị chức năng thuộc Bộ và đơn vị trực thuộc Bộ. 5. Giúp Bộ trưởng xác minh, kết luận nội dung và kiến nghị biện pháp xử lý đối với các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước của nhiều đơn vị chức năng thuộc Bộ hoặc khiếu nại, tố cáo phức tạp khi được giao. 6. Giúp Bộ trưởng xác minh, kết luận giải quyết lần 2 các khiếu nại đã được người đứng đầu các đơn vị chức năng thuộc Bộ, đơn vị trực thuộc Bộ, Chủ tịch UBND tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết đối với khiếu nại mà nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ GDĐT. 7. Tổng hợp tình hình tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ trưởng, thực hiện chế độ báo cáo, lưu trữ theo quy định tại Điều 14, Điều 15 Thông tư này và các quy định có liên quan. Chương II TIẾP CÔNG DÂN VÀ XỬ LÝ ĐƠN THƯ Điều 5. Tiếp công dân của Bộ 1. Địa điểm tiếp công dân của Bộ GDĐT đặt tại trụ sở cơ quan Bộ (số 49, đường Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội) và tại Cơ quan đại diện của Bộ tại Thành phố Hồ Chí Minh (số 3, Công trường Quốc Tế, Quận 3). 2. Bộ trưởng (hoặc Thứ trưởng được uỷ quyền) tiếp công dân vào ngày 25 hàng tháng, nếu trùng ngày nghỉ thì bố trí tiếp công dân vào ngày làm việc ngay sau đó. 3. Thanh tra Bộ tổ chức tiếp công dân vào các ngày làm việc trong tuần tại địa điểm tiếp công dân của Bộ. 4. Trách nhiệm của các đơn vị chức năng thuộc Bộ: a) Văn phòng Bộ, Cơ quan đại diện của Bộ tại Thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm bố trí Phòng tiếp công dân và bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết để công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; phối hợp với Thanh tra Bộ hướng dẫn công dân đến khiếu nại, tố cáo trật tự, đúng pháp luật; phối hợp với cơ quan công an phụ trách địa bàn có biện pháp xử lý đối với những người vi phạm nội quy tiếp công dân, gây mất trật tự công cộng ở nơi tiếp công dân; vu cáo, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan nhà nước, người thi hành nhiệm vụ, công vụ; b) Người đứng đầu các đơn vị chức năng thuộc Bộ có trách nhiệm cử đại diện phối hợp với Thanh tra Bộ trong việc chuẩn bị nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của mình tại buổi tiếp công dân của Lãnh đạo Bộ và khi được Thanh tra Bộ yêu cầu. Điều 6. Tiếp công dân của các đơn vị trực thuộc Bộ 1. Người đứng đầu đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm tiếp công dân ít nhất mỗi tháng một ngày và phải niêm yết công khai ngày, giờ tiếp công dân; tiếp đột xuất khi có vụ việc phức tạp. 2. Các đơn vị trực thuộc Bộ bố trí Phòng tiếp công dân tại trụ sở chính của đơn vị. Người đứng đầu đơn vị có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân, đảm bảo các điều kiện cần thiết để tiếp công dân, bố trí cán bộ làm công tác tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Điều 7. Xử lý đơn Khi nhận được đơn của công dân gửi đến thì người đứng đầu đơn vị chức năng thuộc Bộ, người đứng đầu đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm xem xét và xử lý như sau: 1. Đơn khiếu nại, đơn tố cáo; đơn có nội dung khiếu nại, nội dung tố cáo thuộc thẩm quyền thì thực hiện theo quy định tại Chương III, Thông tư này. 2. Đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm thì trực tiếp chuyển toàn bộ hồ sơ hoặc gửi đến cơ quan Thanh tra cùng cấp để thực hiện thủ tục chuyển vụ việc tố cáo cho cơ quan có thẩm quyền. 3. Đơn không có nội dung khiếu nại, tố cáo nhưng có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình thì xem xét, giải quyết và trả lời công dân. 4. Đơn có nội dung khiếu nại, tố cáo, không thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn công dân gửi đơn khiếu nại đến nơi có thẩm quyền giải quyết hoặc chuyển đơn tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định. 5. Không xem xét, giải quyết những đơn sau đây: a) Đơn không ghi rõ ngày tháng năm viết đơn; không ghi rõ họ tên địa chỉ của người viết đơn; không có chữ ký hoặc điểm chỉ trực tiếp của người viết đơn; b) Đơn khiếu nại không liên quan trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; hết thời hạn, thời hiệu khiếu nại; khiếu nại đã có quyết định giải quyết lần hai; khiếu nại đã được toà án thụ lý; c) Đơn tố cáo không ghi rõ tên, địa chỉ của người tố cáo; đơn tố cáo đã được cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết mà không có nội dung mới hoặc nội dung tố cáo không có điều kiện để xác minh; d) Đơn được gửi cho nhiều cơ quan, nhiều người, trong đó đã gửi đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết. Chương III THẨM QUYỀN, TRÁCH NHIỆM GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT TỐ CÁO Mục 1. THẨM QUYỀN, TRÁCH NHIỆM GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI Điều 8. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại 1. Thẩm quyền của Bộ trưởng a) Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với: - Quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; của công chức, viên chức và người lao động do mình quản lý trực tiếp trừ những trường hợp đã phân cấp hoặc pháp luật có quy định khác; - Quyết định kỷ luật công chức, viên chức do mình ban hành. b) Giải quyết khiếu nại lần hai đối với: - Quyết định hành chính, hành vi hành chính đã được Chánh Thanh tra, Cục trưởng giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết; - Quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung về giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ, đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết; - Quyết định kỷ luật cán bộ, viên chức đã được đơn vị trực thuộc Bộ giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết; - Quyết định hành chính, hành vi hành chính của người đứng đầu đơn vị trực thuộc Bộ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết. 2. Thẩm quyền của Chánh Thanh tra Bộ a) Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với Quyết định hành chính do mình ban hành và Thanh tra viên thuộc cơ quan Thanh tra Bộ ban hành theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và Luật thanh tra; giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của Trưởng đoàn và thành viên đoàn thanh tra do mình quyết định thành lập; b) Giúp Bộ trưởng xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết đối với khiếu nại thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng khi được giao. 3. Thẩm quyền của Cục trưởng a) Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; b) Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với hành vi hành chính trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức, viên chức do Cục quản lý trực tiếp. 4. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Bộ a) Thẩm quyền của Giám đốc Đại học: - Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; của công chức, viên chức, người lao động do mình quản lý trực tiếp và quyết định kỷ luật công chức, viên chức do mình ban hành; - Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính; hành vi hành chính; quyết định kỷ luật công chức, viên chức, người lao động mà người đứng đầu các đơn vị thành viên được phân cấp về quản lý cán bộ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết. b) Thẩm quyền của Viện trưởng trực thuộc Bộ: - Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; của viên chức do mình quản lý trực tiếp và quyết định kỷ luật viên chức, người lao động do mình ban hành; - Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của người đứng đầu các đơn vị thành viên được phân cấp về quản lý cán bộ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết. c) Thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ: - Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; của công chức, viên chức, người lao động do mình quản lý trực tiếp; Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật công chức, viên chức, người lao động do mình ban hành; - Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của người đứng đầu các đơn vị trực thuộc và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhà nước cấp dưới đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết. d) Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp khác, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; của công chức, viên chức, người lao động do mình quản lý trực tiếp. Điều 9. Trách nhiệm tham mưu và giải quyết khiếu nại của người đứng đầu các đơn vị chức năng thuộc Bộ 1. Người đứng đầu đơn vị chức năng thuộc Bộ có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật và tham mưu giúp Bộ trưởng giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, cụ thể như sau: a) Đơn khiếu nại có nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của đơn vị nào thì đơn vị đó có trách nhiệm chủ trì tham mưu cho Bộ trưởng thụ lý và giải quyết khiếu nại theo trình tự, thủ tục quy định và gửi kết quả giải quyết khiếu nại về Thanh tra Bộ theo quy định tại Điều 14, Điều 15 Thông tư này; b) Đơn khiếu nại có nội dung phức tạp hoặc liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của nhiều đơn vị thì báo cáo Lãnh đạo Bộ để chuyển đến Thanh tra Bộ chủ trì giúp Bộ trưởng thụ lý giải quyết; c) Đơn khiếu nại có nội dung không thuộc chức năng quản lý nhà nước của đơn vị mình thì chuyển đơn đến đơn vị chức năng giải quyết để tham mưu thụ lý, xem xét giải quyết; d) Đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng thì hướng dẫn người viết đơn gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để được xem xét giải quyết theo quy định. 2. Trách nhiệm giải quyết khiếu nại của Chánh Thanh tra và các Cục trưởng a) Thụ lý, giải quyết đơn khiếu nại theo quy định tại Thông tư này và theo quy định về phân cấp quản lý hiện hành; b) Chuyển đơn có nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của các đơn vị chức năng thuộc Bộ hoặc các đơn vị khác theo quy định tại điểm c, điểm d, khoản 1 Điều này để được thụ lý, giải quyết. Điều 10. Trách nhiệm giải quyết khiếu nại của người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Bộ 1. Đối với Đại học và các đơn vị thành viên a) Giám đốc Đại học có trách nhiệm thụ lý, giải quyết khiếu nại theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan. Tổ chức thanh tra của Đại học chủ trì giúp Giám đốc Đại học thụ lý, giải quyết khiếu nại theo trình tự, thủ tục quy định; làm đầu mối tổng hợp, báo cáo công tác giải quyết đơn khiếu nại của Đại học và các trường thành viên với Bộ GDĐT; b) Người đứng đầu đơn vị thành viên thuộc Đại học có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của công chức, viên chức, người lao động do mình quản lý trực tiếp. Tổ chức thanh tra nội bộ, cán bộ được phân công làm công tác thanh tra của các đơn vị thành viên chủ trì giúp người đứng đầu đơn vị thụ lý, giải quyết; làm đầu mối tổng hợp, báo cáo Giám đốc Đại học. 2. Đối với Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và Viện Nghiên cứu Thiết kế Trường học Người đại diện theo pháp luật của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thiết kế Trường học có trách nhiệm thụ lý, giải quyết khiếu nại, thực hiện việc báo cáo kết quả giải quyết khiếu nại theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan; tự mình hoặc phân công người thực hiện xác minh, báo cáo để quyết định giải quyết khiếu nại. 3. Đối với trường đại học, cao đẳng và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc khác a) Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng; người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc khác chịu trách nhiệm thụ lý, giải quyết khiếu nại, thông tin, báo cáo theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan; b) Tổ chức thanh tra nội bộ, cán bộ được phân công làm công tác thanh tra trong các trường đại học, cao đẳng giúp Hiệu trưởng, người đứng đầu đơn vị thụ lý, giải quyết khiếu nại; làm đầu mối mối giúp Hiệu trưởng, người đứng đầu đơn vị theo dõi, tổng hợp, báo cáo theo quy định tại Thông tư này. Mục 2. THẨM QUYỀN, TRÁCH NHIỆM GIẢI QUYẾT TỐ CÁO Điều 11. Thẩm quyền giải quyết tố cáo 1. Thẩm quyền của Bộ trưởng: a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội dung liên quan đến thẩm quyền quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ GDĐT trừ trường hợp đã được phân cấp hoặc pháp luật có quy định khác; b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị chức năng thuộc Bộ, đơn vị trực thuộc Bộ, công chức, viên chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp trừ trường hợp đã phân cấp hoặc pháp luật có quy định khác. 2. Thẩm quyền của Chánh thanh tra Bộ: giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của thanh tra viên, công chức thanh tra và thành viên Đoàn thanh tra do mình quyết định thành lập trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm hành chính. 3. Thẩm quyền của Cục trưởng: giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao. 4. Thẩm quyền của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ: giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của công chức, viên chức, người lao động do mình tuyển dụng, bổ nhiệm, quản lý trực tiếp hoặc hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao. Điều 12. Trách nhiệm tham mưu, giải quyết tố cáo của các đơn vị chức năng thuộc Bộ 1. Thanh tra Bộ a) Xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung tố cáo, xử lý theo thẩm quyền, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo nội dung quy định tại khoản 2, Điều 11 Thông tư này; b) Xác minh nội dung tố cáo, báo cáo Bộ trưởng, kiến nghị biện pháp xử lý các vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng khi được giao; c) Xem xét, kết luận việc giải quyết tố cáo mà người đứng đầu các đơn vị chức năng thuộc Bộ và đơn vị trực thuộc Bộ đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Bộ trưởng xem xét, giải quyết lại; d) Chủ trì phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng thụ lý, giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng đối với những tố cáo liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước của nhiều đơn vị chức năng thuộc Bộ hoặc tố cáo có nội dung phức tạp khi được giao. 2. Các Cục, Vụ, Văn phòng a) Chủ trì tham mưu cho Bộ trưởng thụ lý, giải quyết tố cáo đối với những tố cáo mà người bị tố cáo hoặc nội dung tố cáo liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước của đơn vị mình và gửi kết quả giải quyết về Thanh tra Bộ để tổng hợp, theo dõi theo quy định; b) Đối với đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà nội dung liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước của nhiều đơn vị thuộc Bộ thì chuyển đến Thanh tra Bộ để chủ trì, đề xuất phương án giải quyết và cử người tham gia theo đề nghị của Thanh tra Bộ để giúp Bộ trưởng xác minh, kết luận và kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo theo quy định; c) Đối với tố cáo vụ việc phức tạp thì trình Lãnh đạo Bộ giao Thanh tra Bộ chủ trì giúp Bộ trưởng xác minh, kết luận và kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo theo quy định. Điều 13. Trách nhiệm giải quyết tố cáo của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ 1. Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ có trách nhiệm giải quyết đối với tố cáo có nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình và tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của công chức, viên chức và người lao động do mình trực tiếp quản lý. 2. Giám đốc Đại học có trách nhiệm giải quyết đối với tố cáo có nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình; công chức, viên chức, người lao động do mình quản lý trực tiếp có hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; người đứng đầu, cấp phó đơn vị thành viên trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Người đứng đầu đơn vị thành viên có trách nhiệm giải quyết đối với tố cáo có nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình; tố cáo hành vi vi phạm của viên chức, người lao động do mình quản lý trực tiếp trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ. 3. Tổ chức thanh tra, cán bộ được phân công làm công tác thanh tra của đại học hoặc đơn vị sự nghiệp khác chủ trì giúp Giám đốc Đại học, người đứng đầu đơn vị thụ lý, giải quyết tố cáo; làm đầu mối tổng hợp, báo cáo theo quy định. Chương IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 14. Chế độ báo cáo, lưu trữ 1. Chế độ báo cáo a) Các loại báo cáo: báo cáo định kỳ về công tác giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và tiếp công dân hàng quý, 6 tháng, 9 tháng và hàng năm; Báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Lãnh đạo Bộ, của các cơ quan Trung ương; b) Nội dung, thời kỳ lấy số liệu, thời hạn gửi báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo thực hiện theo quy định tại Thông tư số 03/2013/TT-TTCP ngày 10/6/2013 của Thanh tra Chính Phủ quy định về chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. 2. Chế độ lưu trữ a) Đơn vị thực hiện việc giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo lập hồ sơ, tổ chức lưu trữ theo quy định tại Điều 34 Luật Khiếu nại và Điều 29 Luật Tố cáo; b) Thanh tra Bộ tiếp nhận và lưu trữ hồ sơ do các đơn vị gửi đến gồm: đơn khiếu nại, đơn tố cáo; văn bản thụ lý; quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo; quyết định xử lý khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo (nếu có). Điều 15. Cơ sở dữ liệu về giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và tiếp công dân 1. Thanh tra Bộ chủ trì phối hợp với Cục Công nghệ thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu về giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo của Bộ. 2. Cơ sở dữ liệu gồm có các nội dung cơ bản sau: a) Các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân; b) Hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân; c) Địa chỉ tiếp nhận đơn thư của Bộ và của các đơn vị trực thuộc Bộ; d) Nội dung các Quyết định giải quyết khiếu nại, Kết luận nội dung tố cáo theo quy định về công khai kết quả giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo; đ) Các thông tin liên quan khác. Điều 16. Khen thưởng Tổ chức, đơn vị, cá nhân thực hiện tốt quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc có thành tích trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật. Điều 17. Xử lý vi phạm Người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết hoặc cố tình giải quyết trái pháp luật phải bị xử lý nghiêm minh, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Điều 18. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2014 và thay thế Quyết định số 47/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân. Điều 19. Trách nhiệm thi hành Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Thủ trưởng các đơn vị chức năng thuộc Bộ; Người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Bộ, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Uỷ ban VHGD TNTNNĐ của QH; - Hội đồng Quốc gia Giáo dục; - Ban Tuyên giáo Trung ương; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trường ĐH, CĐ, TCCN; - Các UBND tỉnh, TP trực thuộc TW; - Như Điều 19; - Công báo; - Website Chính phủ; - Website Bộ GD&ĐT; - Lưu: VT, TTr, PC. BỘ TRƯỞNG Phạm Vũ Luận
{ "issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "promulgation_date": "18/12/2013", "sign_number": "40/2013/TT-BGDĐT", "signer": "Phạm Vũ Luận", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Thong-tu-lien-tich-03-2006-TTLT-BTNMT-BVHTT-huong-dan-quan-ly-hoat-dong-xuat-ban-ban-do-10738.aspx
Thông tư liên tịch 03/2006/TTLT-BTNMT-BVHTT hướng dẫn quản lý hoạt động xuất bản bản đồ
BỘ VĂN HOÁ-THÔNG TIN BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 03/2006/TTLT-BTNMT-BVHTT Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2006 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN BẢN ĐỒ Căn cứ Luật Xuất bản số 30/2004/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004; Căn cứ Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản; Căn cứ Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về hoạt động đo đạc bản đồ; Liên Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn quản lý hoạt động xuất bản bản đồ như sau: I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1.1. Thông tư này có hướng dẫn hoạt động xuất bản, in hoặc nhân bản và phát hành xuất bản phẩm bản đồ. 1.2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, cá nhân); tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam tham gia hoạt động xuất bản bản đồ trên lãnh thổ Việt Nam. 2. Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này các từ ngữ sau đây được hiểu như sau: 2.1. Xuất bản phẩm bản đồ là sản phẩm bản đồ được xuất bản dưới dạng tờ rời, tập bản đồ, bản đồ trong sách, được in hoặc nhân bản trên giấy, nhựa, vải, băng từ, đĩa từ, đĩa quang học, hoặc đưa lên mạng thông tin máy tính bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau; 2.2. Bản đồ hành chính là loại bản đồ có nội dung chính thể hiện biên giới quốc gia, địa giới hành chính, tên các đơn vị hành chính và vị trí trung tâm của các đơn vị hành chính; 2.3. Bản đồ có nội dung liên quan đến biên giới và địa giới hành chính là loại bản đồ có nội dung khác với bản đồ hành chính nhưng có thể hiện yếu tố biên giới quốc gia, địa giới hành chính hoặc thể hiện một trong hai yếu tố này để phục vụ cho việc biểu thị các nội dung khác trên bản đồ; 2.4. Nền cơ sở địa lý của bản đồ là tập hợp những yếu tố thủy văn, giao thông, dân cư, biên giới quốc gia, địa giới hành chính, địa danh và địa hình làm cơ sở để thể hiện việc biểu thị các nội dung khác trên bản đồ; 2.5. Bản đồ nền là bản đồ chỉ bao gồm yếu tố nền cơ sở địa lý. 3. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản bản đồ. 3.. Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi chung là Cục Đo đạc và bản đồ) có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản bản đồ trong phạm vi cả nước. 3.2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện việc phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý nhà nước hoạt động xuất bản bản đồ tại địa phương. 3.3. Cục Xuất bản thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin (sau đây gọi chung là Cục Xuất bản) và Sở Văn hóa - Thông tin có trách nhiệm tổ chức đọc xuất bản phẩm bản đồ lưu chiểu và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về xuất bản; Cục Đo đạc và Bản đồ có trách nhiệm phối hợp vơi Cúc Xuất bản, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin đọc xuất bản phẩm bản đồ lưu chiểu và xử lý theo quy định của pháp luật về xuất bản. 4. Xuất bản các thể loại bản đồ 4.1. Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập và xuất bản các loại bản đồ để sử dụng thống nhất trong cả nước bao gồm: a) Hệ thống bản đồ địa hình quốc gia cho phần đất liền và vùng biển Việt Nam; b) Hệ thống bản đồ nền; c) Bản đồ hành chính Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bản đồ hành chính cấp tỉnh; d) Bản đồ hành chính thế giới, châu lục, khu vực và từng nước trên thế giới; đ) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất toàn quốc, vùng; c) Atlat Quốc gia, atlat địa lý tổng hợp toàn quốc, vùng; g) Nền cơ sở địa lý của hệ thống thông tin địa lý quốc gia. 4.2. Tổ chức, cá nhân và cơ quan khác được liên kết với nhà xuất bản để xuất bản các thể loại sản phẩm bản đồ không thuộc trường hợp quy định tại điểm 4.b khoản này. II. LĨNH VỰC XUẤT BẢN VÀ PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM BẢN ĐỒ 1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất bản bản đồ cần liên hệ với nhà xuất bản có tôn chỉ mục đích, chức năng, nhiệm vụ xuất bản thể loại sản phẩm bản đồ phù hợp để thực hiện xuất bản. 2. Khi đăng ký kế hoạch xuất bản với Cục Xuất bản theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ, nhà xuất bản phải ghi rõ tên và tỉ lệ bản đồ vào cột tên thành phố (cột 02) và phải ghi lưới chiếu bản đồ, hệ tọa độ, hệ độ cao, thời gian thành lập bản đồ, tài liệu chính dùng để thành lập bản đồ, chất liệu dùng để thể hiện và tóm tắt nội dung chính của bản đồ vào cột tóm tắt nội dung (cột 12). 3. Việc xuất bản sản phẩm bản đồ là tài liệu không kinh doanh mà không thực hiện nhà xuất bản phải xin cấp giấy phép xuất bản. Hồ sơ cấp giấy phép xuất bản bao gồm: 3.1. Đơn xin phép xuất bản; 3.2. Hai bộ bản thảo hoàn chỉnh của sản phẩm bản đồ xin xuất bản trừ bản đồ địa hình, được vẽ trực tiếp bằng tay hoặc in, có kích thước, bố cục, nội dung, ký hiệu, màu sắc và hình thức trình bày đúng như xuất bản phẩm bản đồ sẽ xuất bản. 4. Sản phẩm bản đồ xin xuất bản phải đạt các yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật thể hiện nội dung và bản đảm điều kiện sau: 4.1. Trường hợp sản phẩm bản đồ là bản đồ chuyên đề, bản đồ chuyên ngành phải được xây dựng trên nền cơ sở địa lý lấy từ hệ thống bản đồ địa hình quốc gia, bản đồ nền, bản đồ hành chính hoặc nền cơ sở địa lý của hệ thống thông tin địa lý quốc gia do Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập và xuất bản; 4.2. Trường hợp sản phẩm bản đồ có nội dung liên quan đến toàn bộ lãnh thổ Việt Nam phải thể hiện theo bố cục của bản đồ hành chính Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập và xuất bản mới nhất tính đến thời điểm xin xuất bản; 4.3. Trường hợp sản phẩm bản đồ là bản đồ hành chính hoặc có nội dung liên quan đến biên giới, địa giới hành chính các cấp hoặc vùng lãnh thổ phải thể hiện đầy đủ, chính xác các yếu tố liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc phạm vi quản lý hành chính của các khu vực lãnh thổ đó. 4.4. Trường hợp sản phẩm bản đồ là bản đồ hành chính hoặc có nội dung liên quan đến biên giới, địa giới hành chính các nước trên thế giới thì phải thể hiện chính xác biên giới quốc gia, tên thủ đô và các địa danh lớn khác theo bản đồ hành chính thế giới, bản đồ các châu lục, các khu vực trên thế giới do Bộ Tài nguyên Môi trường thành lập và xuất bản mới nhất tính đến thời điểm xin xuất bản. 5. Thông tin ghi trên xuất bản phẩm bản đồ Trên các xuất bản phẩm bản đồ phải ghi những thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Xuất bản và ghi tỷ lệ, lưới chiếu bản đồ, hệ tọa độ, hệ độ cao, thời gian thành lập bản đồ, thông tin về những tài liệu chính đã sử dụng để thành lập bản đồ. 6. Xuất phẩm bản đồ được phát hành hợp pháp và không thuộc phạm vi bí mật nhà nước khi trao đổi hoặc xuất khẩu ra nước ngoài không phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản. Xuất bản và phát hành bản đồ thuộc phạm vi bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. 2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến xuất bản bản đồ chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. KT. BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA - THÔNG TIN THỨ TRƯỞNG Đỗ Quí Doãn KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THỨ TRƯỞNG Đặng Hùng Võ Nơi nhận: - Thủ tướng và các Phó Thủ tướng (để b/c); - Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án Nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát Nhân dân tối cao; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Văn phòng Chính phủ; - Cục Xuất bản Bộ VHTT, Cục Đo đạc và Bản đồ Bộ TNMT; - Các Sở Văn hóa - Thông tin, Sở Tài nguyên và môi trường; - Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp; - Công báo; - Lưu Văn thư bộ TNMT, Văn thư Bộ VHTT
{ "issuing_agency": "Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Văn hoá-Thông tin", "promulgation_date": "15/03/2006", "sign_number": "03/2006/TTLT-BTNMT-BVHTT", "signer": "Đặng Hùng Võ, Đỗ Quý Doãn", "type": "Thông tư liên tịch" }