text
stringlengths
0
1.43M
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 86/QĐ UBND Bình Phước, ngày 12 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM VÀ XÂY DỰNG PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Quyết định số 282/QĐ TTg ngày 24/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 48 CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Quyết định số 165/2008/QĐ TTg ngày 11/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 21 CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý trong tình hình mới; Quyết định số 1427/QĐ TTg ngày 18/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua, bán người giai đoạn 2011 2015; Căn cứ Chỉ thị số 05/CT BCA V28 ngày 30/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác Công an triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 2020; Căn cứ Thông báo số 902/TB/TT BCĐ ngày 27/6/2005 của Thường trực Ban Chỉ đạo các Nghị quyết liên tịch và kết quả cuộc họp Ban Chỉ đạo Nghị quyết liên tịch số 01/2001/NQLT và kiện toàn Ban Chỉ đạo các Nghị quyết liên tịch giữa Bộ Công an với UBTUMTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên; Xét đề nghị của Công an tỉnh tại Tờ trình số 84/TTr CAT PV11 ngày 02/12/2011, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, gồm các ông (bà): 1. Chủ tịch UBND tỉnh Trưởng Ban 2. PCT UBND tỉnh phụ trách Khối Văn xã Phó trưởng Ban 3. GĐ Công an tỉnh Phó trưởng Ban TT 4. GĐ Sở LĐ TB&XH Phó trưởng Ban 5. PGĐ Công an tỉnh phụ trách phong trào Thành viên 6. Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thành viên 7. CHT BCHQS tỉnh Thành viên 8. CHT BCH BĐBP tỉnh Thành viên 9. GĐ Sở Tài chính Thành viên 10.GĐ Sở Tư pháp Thành viên 11. GĐ Sở NN&PTNT Thành viên 12. GĐ Sở KH&ĐT Thành viên 13. GĐ Sở GD&ĐT Thành viên 14. GĐ Sở Nội vụ Thành viên 15. GĐ Sở VH TT&DL Thành viên 16. GĐ Đài PT TH tỉnh Thành viên Mời Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh tham gia Phó trưởng Ban Chỉ đạo và các ông (bà) sau đây tham gia làm thành viên Ban Chỉ đạo: 1. Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ 2. Chánh án TAND tỉnh 3. Viện trưởng VKSND tỉnh 4. Tổng biên tập Báo Bình Phước 5. Chủ tịch LĐLĐ tỉnh 6. Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh. 7. Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam tỉnh 8. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh 9. Bí thư Tỉnh đoàn Giúp việc cho Ban Chỉ đạo có Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đặt tại Văn phòng Công an tỉnh. Điều 2: Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn như sau: 1. Chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã tiếp tục thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma tuý; phòng, chống tội phạm mua, bán người và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc theo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Đảng và quy định của pháp luật. 2. Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện phòng, chống các loại tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong từng giai đoạn để chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị, địa phương phối hợp thực hiện. 3. Tham mưu, đề xuất HĐND, UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc thực hiện chương trình phòng, chống các loại tội phạm và thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. 4. Định kỳ hoặc đột xuất, tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện chương trình phòng, chống các loại tội phạm và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc để báo cáo Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo. 5. Chủ tịch UBND tỉnh Trưởng Ban Chỉ đạo trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chức năng trong việc xử lý các vụ án nghiêm trọng về an ninh chính trị, kinh tế, tham nhũng, trật tự an toàn xã hội, các vụ án ma tuý, các vụ vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực văn hoá, dịch vụ văn hóa, vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông. 6. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phó trưởng Ban Chỉ đạo thay mặt Trưởng Ban Chỉ đạo chỉ đạo, điều hành các công việc của Ban Chỉ đạo khi được Trưởng Ban Chỉ đạo uỷ quyền hoặc đi vắng. Điều 3: 1. Công an tỉnh Thường trực Ban Chỉ đạo: Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh Trưởng Ban Chỉ đạo Quyết định phân công nhiệm vụ và địa bàn phụ trách cho các thành viên Ban Chỉ đạo; Quyết định sửa đổi, bổ sung Quy chế phối hợp hoạt động của Ban Chỉ đạo; Quyết định thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo cho phù hợp, hoạt động đạt hiệu quả. Trực tiếp tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh Trưởng Ban Chỉ đạo trên lĩnh vực phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma tuý; tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. 2. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội trực tiếp tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh Trưởng Ban Chỉ đạo trên lĩnh vực phòng, chống mại dâm; công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện, tái hoà nhập cộng đồng. Điều 4: Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và các ông (bà) có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định này thay thế Quyết định số 568/QĐ UBND ngày 16/3/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh và có hiệu lực kể từ ngày ký./. CHỦ TỊCH Trương Tấn Thiệu
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 138/QĐ UBND Thanh Hóa, ngày 12 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2011 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Pháp lệnh Quảng cáo số 39/2001/PL UBTVQH10 ngày 16/11/2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Căn cứ Nghị định số 24/2003/NĐ CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo; Căn cứ Quyết định số 2209/QĐ UBND ngày 11/7/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ lập Đề án Quy hoạch Quảng cáo ngoài trời tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 2015, định hướng đến năm 2020; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 1961/SVHTTDL NVVH ngày 08 tháng 12 năm 2011, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch Quảng cáo ngoài trời tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2011 2015, định hướng đến năm 2020, theo các nội dung sau: I. MỤC TIÊU QUY HOẠCH 1. Mục tiêu chung: Quy hoạch hệ thống quảng cáo trực quan ngoài trời, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời theo đúng quy định, góp phần phục vụ đắc lực công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của tỉnh; góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, phục vụ dân sinh; đồng thời tạo cảnh quan đẹp cho các đô thị và quảng bá phát triển du lịch. Xác định cụ thể vị trí đất đai, không gian sử dụng, quy mô, hình thức và nội dung của các cụm bảng quảng cáo trên các tuyến quốc lộ, vị trí treo băng zôn, trạm bảng tin, quảng cáo rao vặt và các hình thức quảng cáo ngoài trời khác; trên cơ sở đó trình cấp có thẩm quyền giao quyền sử dụng đất, hoặc cho thuê đất sử dụng lâu dài, phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch vùng, lĩnh vực và quy mô phát triển đô thị; không phá vỡ kiến trúc cảnh quan và không gian đô thị, đáp ứng nhu cầu giao lưu, hội nhập và phát triển; tiếp cận và áp dụng công nghệ quảng cáo tiên tiến hiện đại, tương xứng và phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, phù hợp với đặc điểm dân cư, phong tục, tập quán của từng địa phương. 2. Mục tiêu cụ thể: 2.1. Xây dựng hệ thống bảng cổ động trực quan: Giai đoạn 2011 2015: Rà soát hệ thống bảng cổ động trực quan, băng zôn, trạm bảng tin, bảng hộp đèn trên cột điện và dải phân cách các hình thức quảng cáo ngoài trời khác, phục vụ công tác tuyên truyền đã có ở các trung tâm (thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ...) để điều chỉnh cho phù hợp với Quy hoạch. Xây dựng mới hệ thống bảng cổ động trực quan ở trung tâm thành phố Thanh Hóa dọc Đại lộ Lê Lợi, đường Quốc lộ 1A phần đi qua thành phố Thanh Hóa, Khu đô thị mới phía Đông, phía Tây và từ cửa ô của thành phố đi trung tâm các huyện, thị xã. Xây dựng hệ thống bảng hộp đèn trên dải phân cách và trên cột điện tại trục đường Đại lộ Lê Lợi và tuyến Quốc lộ 1A đi qua thành phố Thanh Hóa. Xây dựng các bảng cổ động trực quan, trạm bảng tin, theo các đường chính của cấp xã, phường, thôn, khu dân cư. Xây dựng 03 bảng cổ động trực quan tuyên truyền có nội dung tổng hợp về chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch, thương mại tại 03 điểm giáp ranh các tỉnh: Nghệ An, Ninh Bình, Hòa Bình (kinh phí lấy từ nguồn ngân sách). Giai đoạn 2016 2020: Thực hiện hệ thống bảng cổ động trực quan tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị dọc theo các tuyến đường mới, các khu đô thị mới hình thành. Tiếp cận và đưa công nghệ tuyên truyền hiện đại và nâng cấp các bảng cổ động trực quan, phục vụ tuyên truyền nhiệm vụ chính trị. Xây dựng các bảng cổ động trực quan đồng bộ, đúng quy định, kích thước, kiểu dáng, an toàn, mỹ quan trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. 2.2. Xây dựng hệ thống bảng quảng cáo ngoài trời: Giai đoạn 2011 2015: Giữ nguyên hiện trạng các bảng tấm lớn đã cấp giấy phép, hàng năm, trong quá trình gia hạn sẽ thực hiện điều chỉnh về vị trí, diện tích, khoảng cách giữa các bảng theo quy hoạch được duyệt. Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, tiếp tục cấp phép và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư bảng tấm lớn dọc theo tuyến Quốc lộ 1A, Đường Hồ Chí Minh và các trục đường liên tỉnh, liên huyện, liên xã, các giao lộ thu hút các doanh nghiệp quảng cáo. Xây dựng hệ thống quảng cáo bảng hộp đèn tại dải phân cách một số tuyến đường, tuyến phố thuộc thành phố Thanh Hóa và tại trung tâm một số huyện. Xây dựng Bảng quảng cáo bảng điện tử (LED) tại Trung tâm Thành phố, Khu đô thị phía Bắc, Khu đô thị phía Nam, Quảng trường Lê Lợi và một số vị trí thuận lợi khác. Bảng quảng cáo (dưới 40m2) được thực hiện tại siêu thị, giao lộ, trung tâm thương mại, một số tuyến đường nội thị. Thực hiện xây dựng quy hoạch chi tiết theo phương thức xã hội hóa các điểm treo băng zôn trong nội thành thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, Bỉm Sơn và một số trung tâm huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Quảng cáo rao vặt được thực hiện theo phương thức xã hội hóa tại các điểm nhạy cảm thu hút cao độ sự quan tâm của công chúng như: Tại khu vực nhà văn hóa, khu vực các nút, điểm giao thông, khu vực chợ đầu mối... Giai đoạn 2016 2020: Hoàn chỉnh toàn tuyến Quốc lộ 1A toàn bộ hệ thống bảng quảng cáo tấm lớn đúng kích thước theo quy hoạch, bảo đảm mỗi bảng quảng cáo là một công trình đầu tư khai thác trong nhiều năm. Hoàn thiện và thực hiện quy hoạch đường Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và một số tuyến đường thu hút được hiệu quả quảng cáo cao, đưa công nghệ quảng cáo hiện đại, tiên tiến vào lắp đặt và vận hành. Đưa công nghệ quảng cáo mới (hình ảnh cuộn, thay hình, quảng cáo di động) vào các bảng quảng cáo tấm lớn. II. NỘI DUNG QUY HOẠCH 1. Nguyên tắc quy hoạch tuyên truyền cổ động trực quan, quảng cáo ngoài trời. Việc xen lẫn tuyên truyền cổ động trực quan phục vụ nhiệm vụ chính trị với quảng cáo ngoài trời trên cùng một diện tích, phải có nội dung phù hợp và được phép của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Ưu tiên các vị trí tốt nhất (lưu lượng người đi, các đầu mối giao thông, các giao lộ, điểm tiếp giáp với các tỉnh bạn, không được che khuất tầm nhìn, ảnh hưởng đến an toàn giao thông) cho việc tuyên truyền cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị. Thực hiện việc tuyên truyền cổ động trực quan phục vụ nhiệm vụ chính trị quảng cáo ngoài trời ở những vị trí thích hợp đã quy hoạch, không làm ảnh hưởng xấu đến mỹ quan khu dân cư, đô thị; phải đạt được hiệu quả tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị và hiệu quả kinh tế khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện quảng cáo giới thiệu sản phẩm. Đảm bảo tính kế thừa, duy trì hệ thống tuyên truyền cổ động trực quan, quảng cáo ngoài trời hiện tại đã được cấp phép. Việc gia hạn, cấp mới giấy phép thực hiện quảng cáo sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp với nội dung quy hoạch và theo lộ trình thích hợp. 2. Đối tượng: Hệ thống bảng cổ động trực quan, băng zôn, bảng hộp đèn trên dải phân cách và trên cột điện, trạm bảng tin phục vụ nhiệm vụ chính trị. Bảng quảng cáo tấm lớn, bảng quảng cáo tấm nhỏ. Băng zôn. Quảng cáo bảng hộp đèn. Bảng hộp đèn dải phân cách, trên cột điện. Quảng cáo tại các sạp báo, nhà chờ xe buýt, điểm bán vé xe buýt và cabin điện thoại công cộng. Quảng cáo bằng bảng điện tử Led. Các hình thức bảng quảng cáo áp tường nhà. Các loại hình quảng cáo ngoài trời khác. 3. Phạm vi: Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa: Các trung tâm chính trị kinh tế xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, thôn, khu dân cư. Các trục đường chính cấp quốc gia đi qua địa bàn tỉnh cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, thôn, khu dân cư. Các cụm, khu công nghiệp hiện có và dự kiến trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Hệ thống các nhà văn hóa từ tỉnh đến khu dân cư. Các khu đô thị cũ, mới và một số điểm thích hợp tại một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhà dân có nhu cầu. 4. Địa điểm, hình thức, phương tiện không được phép quảng cáo: Ngoài những địa điểm, hình thức, phương tiện đã được quy định tại Pháp lệnh Quảng cáo và Nghị định số 24/2003/NĐ CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ và Thông tư số 43/2003/TT BVHTT ngày 16/7/2003 của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch); các tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo không được: Quảng cáo ngoài trời tại các trường học, bệnh viện; Trên nóc nhà, mái nhà, mặt nước hồ ở khu đô thị; Phát tán các loại tờ rơi, tờ gấp trên đường phố; Dán tờ rơi, áp phích, in số điện thoại trên tường nhà, tường rào, trên cây... 5. Các hoạt động quảng cáo không cần giấy phép: Quảng cáo trên dù che, xe đẩy, thùng hàng, cờ dây, trong siêu thị, trung tâm thương mại, cao ốc, văn phòng. Phải tuân theo quy định của pháp luật và pháp luật về quảng cáo đảm bảo các điều kiện sau: + Quảng cáo trên các loại xe đẩy, thùng hàng trên xe không được dùng âm thanh để quảng cáo (Bằng lời nói trực tiếp hoặc bằng cassette thu âm, phát các bản nhạc). + Các loại dù che, cờ dây, tờ rơi, mẫu giới thiệu sản phẩm chỉ được đặt trong khuôn viên của nơi kinh doanh, địa điểm tổ chức. Quảng cáo rao vặt: + Quảng cáo trong các cuộc liên hoan, hội nghị, hội thảo, biểu diễn nghệ thuật, giao lưu văn hóa hoặc các chương trình vui chơi giải trí thực hiện theo quy định tại: Điều 13 Pháp lệnh quảng cáo, Điều 13 Nghị định số 24/2003/NĐ CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ quy định chi tiết ban hành Pháp lệnh quảng cáo khoản 9 mục II Thông tư số 43/2003/TT BVHTT ngày 16/7/2003 của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐ CP của Chính phủ và khoản 4 Thông tư số 79/2005/TT BVHTT ngày 8/12/2005 của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) sửa đổi bổ sung một số quy định của Thông tư số 43/2003/TT BVHTT ngày 16/7/2003. 6. Quy định đối với biển hiệu: Biển hiệu được đặt tại trụ sở, nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân hình thức nội dung thể hiện và vị trí đặt biển hiệu phải tuân theo đúng quy định tại Điều 22 Chương VI Quy chế hoạt động Văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ và tuân theo các quy định sau: Trên biển hiệu chỉ được thể hiện Logo (Biểu tượng đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, không được quảng cáo bất cứ loại hàng hóa, dịch vụ nào. Biểu tượng không được vượt quá 1/4 diện tích biển hiệu). Kích thước biển hiệu: Chiều cao tối đa 1,5m chiều dài không được vượt quá chiều ngang của mặt tiền công trình. Số lượng biển hiệu: Mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được viết, đặt một biển hiệu tại cổng, trụ sở hoặc nơi kinh doanh độc lập. Với tổ chức, cá nhân khác chỉ được đặt một biển hiệu ngang và không quá hai biển hiệu dọc. Đối với cao ốc văn phòng có nhiều cơ quan, tổ chức đặt văn phòng thì mỗi cơ quan tổ chức chỉ được đặt một biển hiệu. Vị trí đặt biển: Biển hiệu chỉ được viết đặt sát cổng hoặc mặt trước của trụ sở, nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân. Biển hiệu phải được đặt ốp sát vào ban công tầng một hoặc trên mái hiên (đối với tầng trệt, mép dưới của biển hiệu đặt trùng với mép dưới của sân ban công tầng một hoặc mái hiên. Biển hiệu và thiết bị chiếu sáng không được lấn chiếm không gian công cộng và không được đặt trên vỉa hè). Đối với cao ốc có nhiều cơ quan, tổ chức đặt văn phòng thì khu vực đặt biển hiệu của cơ quan tổ chức nằm trong khuôn viên của cao ốc kích thước và vị trí đặt biển hiệu do đơn vị quản lí cao ốc quy định nhưng phải đảm bảo mĩ quan, an toàn. 7. Xây dựng hệ thống quảng cáo cổ động trực quan: Bảng cổ động trực quan: + Địa điểm: Tại các tuyến đường quốc lộ, liên tỉnh, liên huyện, liên xã và một số vị trí thuận lợi phát huy hiệu quả trong nội thành thành phố Thanh Hóa và trung tâm các huyện, thị, xã, phường, thị trấn, thị tứ. Khu vực ngoài hành lang các tuyến đường: Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, tuyến đường liên tỉnh, liên huyện đã được chấm điểm quy hoạch. Trên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ giáp ranh với tỉnh Nghệ An, Hòa Bình, Ninh Bình. Khu vực nhà văn hóa, trung tâm huyện, thị, thành phố, xã, phường, thị trấn, thị tứ. + Nội dung: Tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ lớn của đất nước và tỉnh. Thực hiện quảng cáo ngoài trời được thỏa thuận giữa đơn vị thực hiện quảng cáo với cơ quan quản lý bảng nhưng không quá 50% diện tích trên cùng một mặt bảng. + Kích thước: Diện tích mặt bảng được quy định từ 60m2/mặt đến 200m2/mặt với kích thước: 12m (dài) x 5m (rộng) hoặc 15m (dài) x 8m (rộng) hoặc 20m (dài) x 10m (rộng). + Chất liệu: Khung sắt hoặc inox, hoặc bê tông, mặt bạt. + Thời gian: Theo từng đợt phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền cổ động. + Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước và nguồn xã hội hóa. Chiều cao được thiết kế phù hợp với vị trí dựng bảng sau khảo sát và được cấp phép tối đa không quá 25m (So với mặt đường). + Kiểu dáng của bảng: Bảng có 01 cột trụ tròn bọc thép chống rỉ và có hệ thống chiếu sáng tiêu chuẩn với chế độ bật tự động từ 19h0' đến 23h30' hàng ngày (nếu có nhu cầu). Băng zôn: + Địa điểm: Đường phố, trung tâm huyện, thị, thành phố, xã, phường, thị trấn, thị tứ. (Được phép treo ngang qua đường giao thông). Trụ sở các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp và các doanh nghiệp. + Nội dung: Tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ lớn của đất nước và của tỉnh. + Kích thước: 8,0m (dài) x 1,0m (rộng) hoặc 5,0m (dài) x 1,0m (rộng). + Chất liệu: Vải hoặc bạt in màu đỏ. + Thời gian: Theo từng đợt phục vụ nhiệm vụ chính trị. + Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước. Bảng hộp đèn trên dải phân cách và trên cột điện: + Địa điểm: Khu vực có vị trí thuận lợi nhất trên các trục đường chính liên tỉnh, liên huyện, liên xã. + Nội dung: Tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ lớn của đất nước và tỉnh. Thực hiện quảng cáo ngoài trời theo hình thức xã hội hóa phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhưng không quá 80% thời gian dành cho quảng cáo ngoài trời hoặc không quá 30% diện tích mặt bảng hộp đèn cho cả hai mặt bảng hộp đèn. + Kích thước: Diện tích bảng hộp đèn trên dải phân cách, trên cột điện được thống nhất theo kích thước quy định phù hợp trên một trục đường phải đảm bảo thẩm mĩ, an toàn giao thông. Bảng hộp đèn trên cột điện thống nhất kích thước chuẩn là 1,5m (dài) x 0,7m (cao) x 0,2m (rộng). Chiều cao của bảng hộp đèn tính từ mặt đường đến mép dưới của bảng hộp đèn phải phù hợp với địa hình, đảm bảo thẩm mỹ, an toàn giao thông. + Chất liệu: Khung sắt, inox, bạt... + Thời gian: Theo từng đợt phục vụ nhiệm vụ chính trị và thời gian quảng cáo ngoài trời theo quy định của pháp luật. + Nguồn vốn: Xã hội hóa. Trạm bảng tin: + Địa điểm: Trung tâm các xã, phường, thị trấn, thị tứ. Cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp. Khu vực có vị trí thuận lợi nhất của nhà văn hóa huyện, xã, phường, thôn, khu dân cư. + Nội dung: Tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ lớn của đất nước và của tỉnh. Thực hiện quảng cáo ngoài trời theo thỏa thuận bằng văn bản giữa đơn vị thực hiện quảng cáo với đơn vị quản lý trạm, bảng tin nhưng không quá 20% diện tích 01 mặt. Kích thước: Diện tích mặt bảng tin 15,0m2 tỉ lệ 5,0m (cao) x 3,0m (dài) hoặc 4,5m2 tỉ lệ 3m (cao) x 1,5m (dài) chiều cao của bảng tin thiết kế phù hợp với địa hình. + Chất liệu: Bê tông, xây gạch, mái ngói. Khung sắt, inox, mái tôn. + Thời gian: Theo từng đợt phục vụ nhiệm vụ chính trị và thời gian quảng cáo ngoài trời theo quy định của pháp luật. + Nguồn vốn: Xã hội hóa. 8. Xây dựng hệ thống quảng cáo ngoài trời: 8.1. Quảng cáo bảng tấm lớn: Thống nhất kiểu dáng: Bảng quảng cáo tấm lớn có một trụ. Đảm bảo tiêu chí mỹ thuật, với sự đảm bảo của hệ thống kết cấu có tính toán kỹ lưỡng (bảng tính kết cấu) về sự chịu lực của bảng với các tác động bên ngoài (như tác động gió, tải trọng tự thân). Diện tích chiếm đất nhỏ nhất về thân trụ cũng như giải pháp móng đem lại hiệu quả kinh tế và diện tích chiếm đất. Diện tích bảng quảng cáo: Trong khu vực đường liên tỉnh, cao tốc diện tích mặt bảng tối đa cho phép là 200m2 với tỷ lệ mặt bảng là 20m (dài) x 10m (cao) (chiều dài mặt bảng bằng 2 lần chiều cao mặt bảng). Tại các tuyến đường liên huyện hoặc tuyến đường liên xã diện tích mặt bảng tối đa cho phép 120m2 với tỉ lệ bảng là 15m (dài) x 8m (cao) (chiều dài bảng tỉ lệ với chiều cao mặt bảng). Tại các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp mỗi doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, cụm công nghiệp được đặt một vị trí bảng quảng cáo cho sản phẩm theo đúng đăng ký kinh doanh. Diện tích mặt bảng tối đa cho phép 120m2 với tỉ lệ bảng 15m (dài) x 8m (cao). Diện tích bảng được tính toán và đưa ra tiêu chuẩn dựa trên thực tế các bảng quảng cáo đang có trên trong từng khu vực cũng như đặc điểm vị trí địa lí, mật độ tham gia giao thông của các phương tiện, sự tương tác của các kiến trúc khác với bảng quảng cáo. Việc đưa ra một diện tích mặt bảng đồng nhất trên từ khu vực vừa đảm bảo mỹ quan đô thị, vừa đảm bảo lượng thông tin quảng cáo, đồng thời quản lý dễ dàng trong việc cấp phép... Chiều cao chân cột (tính từ cốt mặt đường đến mép dưới của bảng): Tại các tuyến đường liên tỉnh, cao tốc chiều cao thân cột bảng quảng cáo được phép dựng tối đa là: 15m. Tại các tuyến đường liên huyện hoặc tuyến đường liên xã chiều cao thân cột bảng quảng cáo được phép dựng tối đa là: 10m. Tại các vị trí trong Khu công nghiệp, cụm công nghiệp chiều cao thân cột bảng quảng cáo được phép dựng tối đa là: 10m. Chiều cao đề xuất trên cũng được tính toán và đưa ra tiêu chuẩn dựa vào thực tế các bảng quảng cáo đang có trên trong từng khu vực. Dựa trên cơ sở tính toán về trường nhìn của mắt người, góc nhìn tốt nhất đối với mắt người trong một trường bình thường là 27 độ nhìn thẳng, và 60 độ với khoảng cách lớn, nhìn xiên (từ lề đường bên này qua lề đường bên kia) đề án đã đề xuất chiều cao chân cột như trên. (Vì tại mỗi khu vực và điểm nhìn có trường nhìn khác nhau do bị ảnh hưởng của vật cản, hiện trạng khu vực, các đoạn đường cong nên đề xuất trong đề án là đề xuất chung nhất để đảm bảo các yếu tố nêu trên). Khoảng cách giữa hai bảng: Khoảng cách giữa hai bảng quảng cáo tấm lớn liên tiếp tại các tuyến đường là từ 150m > 300m: Việc đưa ra 1 tiêu chuẩn như trên về khoảng cách giữa các bảng quảng cáo tại các tuyến đường cao tốc là để đảm bảo về tính mỹ quan đô thị, tính hiệu quả thông tin quảng cáo và đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong công tác quản lý cấp phép quảng cáo. Cũng như các tiêu chí khi đề xuất chiều cao cho bảng tại các tuyến đường, khoảng cách đề xuất đảm bảo tầm nhìn tốt nhất cho người tham gia giao thông và các phương tiện tham gia giao thông, các bảng quảng cáo vẫn đạt được hiệu quả nhất định. Tiêu chí về việc đặt bảng: Khoảng cách của bảng phải cách mép chỉ giới đường đỏ là 25m. Khoảng cách được tính toán và đề xuất dựa trên việc đề xuất diện tích mặt bảng, chiều cao bảng, để đảm bảo về thông tin quảng cáo và an toàn giao thông cho người và phương tiện khi tham gia giao thông, và không tách rời việc đảm bảo mỹ quan đô thị. Vị trí đặt bảng quảng cáo: Vị trí đặt bảng quảng cáo tấm lớn được thực hiện theo đúng điểm đã được quy hoạch đã được tỉnh phê duyệt. Đối với các vị trí không nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt nhưng các doanh nghiệp vẫn đảm bảo các tiêu chí về bảng tấm lớn thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền. 8.2. Băng zôn: Địa điểm: Chỉ được treo từ mái hiên trở vào đối với cửa hàng, cửa hiệu hoặc trong khuôn viên diễn ra liên hoan, hội nghị, hội thảo, hội chợ, khai trương, chiêu sinh, khuyến mãi, trưng bày, triển lãm, giới thiệu hàng hóa, biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí. Đối với cửa hàng, cửa hiệu được treo không quá 02 (hai) băng rôn trong một đợt quảng cáo. Trên vỉa hè, dải phân cách phải treo đúng vào các vị trí đã quy hoạch đã được phê duyệt. Nội dung: Giới thiệu sản phẩm hàng hóa, chương trình khuyến mại, tuyển sinh và các nội dung pháp luật không cấm. Chỉ được quảng cáo cho các cuộc liên hoan, hội nghị, hội thảo, hội chợ, khai trương, chiêu sinh khuyến mãi, trưng bày, triển lãm, giới thiệu hàng hóa, biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí... và các nội dung mà pháp luật không cấm. Nội dung băng rôn phải ghi rõ tên đơn vị tổ chức thực hiện, số giấy phép, thời hạn treo. Kích thước: Băng zôn: 8,0m x 1,0m hoặc 5,0 x 1,0m. Chất liệu: Vải màu, bạt phun sơn. Thời gian: Theo quy định của pháp luật. Nguồn vốn: Đơn vị xin phép thực hiện quảng cáo. 8.3. Bảng bạt thả, bảng gắn khung, bảng hộp chuyển hình, bảng đèn Neon Sign, bảng nan chớp lật (Trivision) và các hình thức tương tự bằng hình thức áp tường nhà. Địa điểm: Đối với bảng quảng cáo đặt tại các công trình, nhà ở trong thành phố, trung tâm huyện, thị. Nội dung: Giới thiệu sản phẩm hàng hóa, chương trình khuyến mại và các nội dung pháp luật không cấm. Kích thước: Chiều cao bảng không quá 06m, chiều dài bảng không vượt quá giới hạn mặt tường tại vị trí đặt bảng. Đối với công trình nhà 05 tầng trở xuống (không kể tum) phải ốp mặt tường bên hông nhà chiều cao của bảng không được nhô lên quá sàn mái là 1,5m. Đối với công trình, nhà ở 05 tầng trở lên thì phải ốp toàn bộ vào mặt tường bên hông. Chất liệu: Khung sắt chống rỉ hoặc inox, mặt bạt phun sơn hoặc gỗ, sắt, tôn. Thời gian: Theo quy định của pháp luật. Nguồn vốn: Đơn vị xin phép thực hiện quảng cáo. 8.4. Quảng cáo bằng màn hình điện tử LED, Pano night vision: Địa điểm: Các vị trí đã được quy hoạch tại tuyến đường chính thuộc trung tâm các huyện, thành phố. Nội dung: 30% thời lượng phát hình cho tuyên truyền cổ động trực quan trong các ngày lễ lớn của đất nước và tỉnh. Giới thiệu sản phẩm hàng hóa. Hình thức bảng: Bảng một cột. Chiều cao từ mặt đường đến mép trên của biển tối đa không được vượt quá 20m Diện tích bảng 60m2. Thời gian: Theo quy định của pháp luật. Âm thanh: Chỉ được phát hình không phát tiếng. Nguồn vốn: + Ngân sách nhà nước, xã hội hóa. + Nếu tư nhân tham gia thì số vốn góp 30%, nhà nước 70%; nếu liên doanh 50/50 theo tổng giá trị dựng màn hình điện tử. (Đối với hình thức Quảng cáo bằng màn hình Tivi, LCD. Các vị trí đặt, nội dung phát hình phải được chấp thuận và cho phép của các cấp có thẩm quyền). 8.5. Quảng cáo tại các sạp bán báo, nhà chờ xe buýt, điểm bán vé xe buýt, cabin điện thoại công cộng: Địa điểm. Các vị trí hiện có trong thành phố, thị trấn, thị tứ.... Không được quảng cáo trên nóc sạp bán báo, nhà chờ xe buýt, nóc điểm bán vé xe buýt, nóc cabin điện thoại công cộng. Nội dung: Giới thiệu sản phẩm hàng hóa. Kích thước: Diện tích dành cho quảng cáo không được vượt quá diện tích bề mặt của sạp bán báo, nhà chờ xe buýt, cabin điện thoại công cộng. Chất liệu: Vẽ trên tôn, sơn, bạt phun hoặc chất liệu khác. Thời gian: Theo quy định của pháp luật. Nguồn vốn: Đơn vị xin phép thực hiện quảng cáo. 8.6. Quảng cáo tại dải phân cách trên cột điện: Địa điểm: Tại các điểm theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt. Cách tối thiểu 60m được lắp dựng một bảng hộp đèn. Chiều ngang tối đa của bảng hộp đèn không được vượt quá chiều ngang của dải phân cách. Bảng hộp đèn đặt tại thân cột chiếu sáng phải đảm bảo đúng quy định về hành lang an toàn giao thông. Nội dung: Giới thiệu sản phẩm hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm Kích thước: Diện tích bảng hộp đèn được thống nhất một kích thước trên một trục đường đối với bảng hộp đèn trên dải phân cách đảm bảo thẩm mĩ, an toàn giao thông. Bảng hộp đèn trên cột điện thống nhất kích thước chuẩn là 1,5m (dài) x 0,7m (cao) x 0,2m (dầy). Chiều cao của bảng hộp đèn so với mặt đường phải phù hợp với địa hình đảm bảo thẩm mỹ, an toàn giao thông. Chất liệu: Bảng hộp khung sắt, Inox, bạt... Thời gian: Theo quy định của pháp luật. Nguồn vốn: Đơn vị xin phép thực hiện quảng cáo. 8.7. Quảng cáo trên các vật đặc biệt, vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước: Phải chấp hành các quy định pháp luật về quảng cáo; đảm bảo an toàn và cảnh quan môi trường. 9. Thiết kế mẫu: Mục đích: Tạo bộ mẫu cho tất cả các loại hình quảng cáo đảm bảo tính thống nhất, bản sắc dân tộc, phát huy có hiệu quả. Phương pháp: Kế thừa những mô hình đã và đang được triển khai có kết quả để thiết kế bảng, bảng mẫu cho các khu vực của tỉnh (đặc biệt là khu vực nhạy cảm). Phụ lục kèm theo, gồm 2 loại hình: + Loại hình không cấp giấy phép; + Loại hình cấp giấy phép. 10. Lập sơ đồ quy hoạch tuyên truyền cổ động trực quan và quảng cáo ngoài trời: Lập sơ đồ quy hoạch bảng cổ động trực quan, quảng cáo ngoài trời, băng zôn, bảng hộp đèn trên dải phân cách trên cột đèn, trạm bản tin tuyên truyền cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị của huyện, thành phố, phường, xã, thị trấn, thị tứ, thôn, làng, khu dân cư. Lập sơ đồ quy hoạch bảng, băng zôn quảng cáo ngoài trời của trung tâm thành phố, phường, xã, thị trấn. Các tuyến đường đã hoàn chỉnh, lập sơ đồ xác định vị trí đã có bảng tuyên truyền quảng cáo hiện tại, vị trí quy hoạch cho dựng bảng; sơ đồ các bảng không nằm trong quy hoạch (để có hướng giải quyết hợp lý). Tại các nơi đã được quy hoạch nhưng chưa hoàn thành thi công, cần xác định quy mô, tính nguyên tắc để xây dựng các vị trí dựng bảng quảng cáo ngoài trời. Tại các tuyến đường nội thành, nội thị, trong quá trình xây dựng quy hoạch không chấm điểm cố định mà đề ra nguyên tắc để xác định vị trí, quy mô dựng bảng sao cho phù hợp với cảnh quan đô thị. Tại các khu công nghiệp, quy hoạch tuyên truyền cổ động trực quan và quảng cáo ngoài trời được thực hiện theo hướng xác định vị trí bảng quảng cáo ngoài trời, hệ thống bảng chỉ dẫn nội bộ. III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Về tuyên truyền: Tiếp tục tuyên truyền phổ biến Pháp lệnh Quảng cáo và các văn bản pháp luật có liên quan để cá nhân, tổ chức hiểu được lợi ích đối với đời sống xã hội trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Công khai Quy hoạch tuyên truyền cổ động trực quan và quảng cáo ngoài trời đã được UBND tỉnh phê duyệt; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia tuyên truyền cổ động trực quan, quảng cáo ngoài trời nắm bắt những nội dung chủ yếu của quy hoạch: Khu vực dựng bảng, cơ chế chính sách, kích thước các loại bảng... để thực thi có hiệu quả. 2. Đào tạo nâng cao nguồn nhân lực: Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn chương trình về đường lối, chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, nghiệp vụ tuyên truyền cổ động cho cán bộ quản lý, doanh nghiệp quảng cáo. Cử cán bộ đi tập huấn tập trung ở một số trung tâm đào tạo chuyên ngành về quản lý, tuyên truyền, quảng cáo. 3. Cơ chế huy động vốn: 3.1. Đối với bảng cổ động trực quan phục vụ nhiệm vụ chính trị: Xác định nhu cầu vốn đầu tư cho quảng cáo tuyên truyền cổ động và quảng cáo ngoài trời để phân cấp nguồn vốn, phân kỳ đầu tư chia làm ba giai đoạn (Chủ yếu hai giai đoạn 2011 2013 và 2013 2015, giai đoạn từ 2016 2020 chỉ là định hướng). Giai đoạn I: Từ 2011 2013: Bảng tuyên truyền cổ động trực quan trên địa bàn thành phố: 7 vị trí Bảng tuyên truyền cổ động trực quan trên địa bàn huyện thị: 48 vị trí Giai đoạn II: Từ 2013 2015: Bảng tuyên truyền cổ động trực quan trên địa bàn thành phố: 10 vị trí Bảng tuyên truyền cổ động trực quan trên địa bàn huyện thị: 68 vị trí Giai đoạn III: Từ 2016 2020 Bảng tuyên truyền cổ động trực quan trên địa bàn thành phố: 8 vị trí Bảng tuyên truyền cổ động trực quan trên địa bàn huyện thị: 85 vị trí. 3.2. Đối với bảng tấm lớn: Các bảng tấm lớn thường xuyên tuyên truyền cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị hàng năm Nhà nước bỏ kinh phí xây dựng 100%. Các bảng tấm lớn còn lại cho phép tổ chức, cá nhân đầu tư 100% kinh phí xây dựng, được hưởng quyền lợi ưu đãi và trách nhiệm như sau: + Ưu đãi về giá thuê đất; thời hạn thuê đất từ 05 năm đến 50 năm. + Trách nhiệm: Ngoài thời lượng thực hiện quảng cáo đã được cấp giấy phép. Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phục vụ tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của Nhà nước khi có yêu cầu (gồm các ngày lễ, tết, sự kiện chính trị tối đa không quá 15 ngày cho 1 lần tuyên truyền) và hỗ trợ kinh phí in ấn sản phẩm tuyên truyền. 3.3. Đối với quảng cáo ngoài trời tăng nguồn vốn tài trợ và cho phép các tổ chức, cá nhân góp vốn đầu tư cho mục đích phát triển quảng cáo. 3.4. Nhà nước tạo cơ chế để khuyến khích các tổ chức, cá nhân xây dựng các cột trụ để treo băng rôn, trạm bảng tin để thực hiện quảng cáo rao vặt như tờ rơi, áp phích. 4. Xác định nhu cầu về đất cho tuyên truyền cổ động trực quan và quảng cáo ngoài trời: Trên cơ sở xác định cụ thể các vị trí đất đai, quy mô, kích thước, không gian, chất liệu tạo thành hệ thống bảng cổ động trực quan, quảng cáo ngoài trời, băng rôn, bảng hộp đèn trên dải phân cách và trên cột điện, trạm bảng tin từ tỉnh đến thôn, làng, khu dân cư; để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng bảng cổ động trực quan, quảng cáo tấm lớn tại các tuyến quốc lộ, tuyến đường cao tốc đã được quy hoạch thu hút các nhà đầu tư xây dựng phương tiện quảng cáo hiện đại, lâu dài. Về quyền sử dụng đất: Được cấp quyền sử dụng đất (hợp đồng sử dụng đất lâu dài tối đa là 50 năm) để liên doanh, liên kết với các công ty quảng cáo xây dựng bảng tấm lớn. 5. Xây dựng điểm: Xây dựng thí điểm 02 bảng tuyên truyền cổ động trực quan quảng cáo tấm lớn ở các vị trí thuận lợi tiếp giáp với tỉnh Nghệ An và Ninh Bình trên tuyến Quốc lộ 1A, bằng nguồn xã hội hóa để phục vụ tuyên truyền và cho các doanh nghiệp khai thác quảng cáo vào các thời điểm thích hợp. Đây là hai bảng tấm lớn làm mẫu theo quy hoạch đã được duyệt. Lựa chọn thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn xây dựng các vị trí bảng quảng cáo tấm lớn với kiểu dáng 02 hoặc 03 mặt với kích thước bảng từ 60m2/mặt đến 120m2/mặt. Xây dựng xã hội hóa các điểm treo băng rôn, Bảng hộp đèn trên dải phân cách trên cột điện, trạm bản tin, quảng cáo rao vặt theo đúng những vị trí đã được quy hoạch. Lựa chọn mỗi một huyện, thành phố xây dựng một trạm, một bảng tin bằng nguồn vốn xã hội hóa. 6. Xác định vị trí: + Đối với các vị trí hiện tại trong quy hoạch. Các vị trí đã quy hoạch muốn thực hiện quảng cáo chỉ cần sự đồng ý của UBND xã, phường và các thủ tục liên quan tiến hành xin phép. + Đối với những vị trí không có trong quy hoạch. Trường hợp đối với nhà, đất tư nhân có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà thì hợp đồng thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo phải có chứng thực của UBND xã, phường đối với hình thức bảng áp tường nhà. Trường hợp đối với đất tư nhân có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp đồng thuê địa điểm phải được UBND cấp xã, phường xác nhận và phải có sự đồng ý bằng văn bản của UBND cấp huyện, thị xã, thành phố đối với xây dựng bảng quảng cáo. Trường hợp đối với nhà đất do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp có thu quản lý thì hợp đồng thuê địa điểm quảng cáo chỉ cần sự đồng ý của hai bên. Trường hợp địa điểm quảng cáo do các Sở, ngành quản lý thì hợp đồng thuê địa điểm quảng cáo phải được thỏa thuận bằng văn bản của Sở, ngành đó. Trường hợp địa điểm quảng cáo đặt trên đất nông nghiệp, đất canh tác thì phải có chứng thực của UBND xã, phường và phải được sự đồng ý bằng văn bản của UBND huyện, thị xã, thành phố (được quy định tại khoản 2, Điều 37 Luật Đất đai). 7. Xử lý tồn đọng: Đối với hình thức quảng cáo của các tổ chức, cá nhân không có giấy phép (đã hoặc chưa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền) thì tổ chức cá nhân đó phải tự tổ chức tháo dỡ toàn bộ những hình thức quảng cáo vi phạm. Thời hạn phải tự tháo dỡ căn cứ theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cấp có thẩm quyền chậm nhất 45 ngày. Sau thời hạn trên nếu tổ chức cá nhân không tự tháo dỡ Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc UBND cấp huyện ra Quyết định cưỡng chế tiến hành tháo dỡ. Toàn bộ kinh phí sẽ do các tổ chức thực hiện quảng cáo chịu trách nhiệm. Đồng thời cho phép doanh nghiệp được ưu tiên lựa chọn vị trí thuận lợi, nằm trong quy hoạch để doanh nghiệp tiếp tục thực hiện quảng cáo. Đối với hình thức quảng cáo có giấy phép thực hiện quảng cáo đã hết hạn hoặc đang trong thời hạn trong giấy phép nhưng vi phạm về kiểu dáng kích thước, tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật và bảng dựng không nằm trong quy hoạch (do cấp phép khi chưa có quy hoạch), các doanh nghiệp quảng cáo được tiếp tục duy trì đến hết thời hạn của giấy phép thực hiện quảng cáo. Tổ chức cá nhân nếu có nhu cầu vẫn tiếp tục quảng cáo sẽ phải tự điều chỉnh lại hình thức quảng cáo theo đúng quy định và các tiêu chí của quy hoạch, trên cơ sở đó Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục xem xét cấp giấy phép thực hiện quảng cáo cho tổ chức cá nhân đó. Sau 3 năm thực hiện quy hoạch, không còn bảng quảng cáo nằm ngoài quy hoạch. 8. Quản lý nhà nước về cấp phép: Sau khi Quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch công bố công khai “Quy hoạch quảng cáo ngoài trời tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 2015, định hướng năm 2020” và các chủ trương, cơ chế chính sách trên trang thông tin cơ sở của Sở và các website của tỉnh. Trên cơ sở đó, căn cứ quy định của pháp luật, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép và phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện quản lý theo các nội dung sau: Quảng cáo bảng tấm lớn. Quảng cáo màn hình điện tử LED. Quảng cáo trên băng zôn. Quảng cáo trên các trạm bảng tin, quảng cáo rao vặt. Các bảng quảng cáo áp tường. Các hình thức quảng cáo trên dải phân cách, trên cột điện, nhà chờ, bán vé xe buýt, cabin điện thoại công cộng. Quảng cáo các lôgô trên các biển hiệu, hộp đèn. Một số hình thức quảng cáo khác theo quy định của pháp luật. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch: Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về các hoạt động quảng cáo, là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh trực tiếp quản lý theo dõi thực hiện quy hoạch. Có trách nhiệm phối hợp với các Sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố phổ biến công khai quy hoạch tới các tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, cấp giấy phép thực hiện quảng cáo cho các tổ chức, cá nhân tổ chức thực hiện quảng cáo theo đúng Quy hoạch và đúng theo quy định của pháp luật đồng thời gửi bản sao giấy phép thực hiện quảng cáo cho phòng Văn hóa Thông tin huyện, thị xã, thành phố để biết và quản lý công tác quảng cáo ở địa phương. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý sai phạm về hoạt động quảng cáo theo quy định hiện hành của Nhà nước. Lập biên bản vi phạm hành chính, ra Quyết định xử phạt hành chính, thu hồi giấy phép, quyết định cưỡng chế tháo dỡ các loại hình quảng cáo sai phạm. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động quảng cáo theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Báo cáo định kỳ với UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo. 2. Các Sở: Xây dựng, Y tế, Nông nghiệp & PTNT: Có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và có văn bản thỏa thuận đúng thời hạn quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT/BVHTT/BYT/BNN/BXD ngày 28/2/2007. 3. Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Công thương: Có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai, thực hiện Quy hoạch Quảng cáo được duyệt, đảm bảo chất lượng và tiến độ. 4. UBND huyện, thị xã, thành phố: Có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý, thực hiện các hoạt động quảng cáo trên địa bàn đảm bảo đúng Quy hoạch được duyệt; tổ chức kiểm tra, xử lý sai phạm theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý, cưỡng chế các hoạt động quảng cáo trái phép; phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Sở quản lý chuyên ngành, xây dựng và hướng dẫn thực hiện Quy hoạch quảng cáo được duyệt và các quy định của pháp luật về hoạt động quảng cáo tại địa phương. Điều 2. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; căn cứ các quy định hiện hành của pháp luật và mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung Quy hoạch được duyệt tại Quyết định này; chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai, thực hiện theo đúng Quy hoạch; định kỳ hàng năm, tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện, báo cáo UBND tỉnh theo quy định. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Giám đốc các Sở; Trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Vương Văn Việt
BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số: 71 TB/TW Hà Nội, ngày 12 tháng 1 năm 2012 THÔNG BÁO VỀ THỰC HIỆN QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA UỶ BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG VỚI CÁC TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN TRONG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KIỂM TRA, GIÁM SÁT, THI HÀNH KỶ LUẬT ĐẢNG Tại phiên họp ngày 4 1 2012, sau khi nghe Uỷ ban Kiểm tra Trung ương báo cáo về sơ kết việc thực hiện Quy chế phối hợp giữa Uỷ ban Kiểm tra Trung ương với các tổ chức đảng có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, Ban Bí thư đã kết luận như sau: 1 Thời gian qua, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã nghiêm túc triển khai thực hiện Quy chế phối hợp, bước đầu đã đạt được một số kết quả quan trọng. Từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng; thực hiện tốt hơn chức năng tham mưu, giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, công tác xây dựng đảng, công tác quản lý cán bộ, khen thưởng cán bộ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý và những công việc quan trọng khác được kịp thời, đúng quy định; góp phần vào sự thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, bầu cử Quốc hội khoá XIII và bầu cử hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhiệm kỳ 2011 2016. Các đơn vị đã chủ động xây dựng và tham gia xây dựng các văn bản, đề án về công tác kiểm tra, giám sát để trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định. Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cấp uỷ, tổ chức đảng đã kịp thời thống nhất trong việc thực hiện toàn diện, đúng phạm vi, nguyên tắc, các nội dung, trách nhiệm và phương pháp phối hợp được nêu trong Quy chế. Thường xuyên thông báo, trao đổi thông tin liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng; cử cán bộ tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; chủ động phối hợp chỉ đạo các đơn vị có liên quan thuộc phạm vi quản lý của các tổ chức đảng tạo điều kiện thuận lợi để Uỷ ban Kiểm tra Trung ương thực hiện các cuộc kiểm tra, giám sát; thực hiện hoặc đôn đốc thực hiện có kết quả các kết luận kiểm tra, thông báo kết quả giám sát, quyết định kỷ luật, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Mối quan hệ công tác giữa các cơ quan phối hợp ngày càng chặt chẽ và có những chuyển biến thực sự, giúp mỗi cơ quan nâng cao hiệu quả hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của mình. 2 Tuy nhiên, thời gian triển khai thực hiện Quy chế mới được 3 năm, kết quả đạt được chỉ là bước đầu. Việc thực hiện nội dung, trách nhiệm, phương pháp phối hợp trong Quy chế có lúc, có việc chưa chặt chẽ, đầy đủ và chưa thường xuyên, như trao đổi thông tin, phát hiện dấu hiệu vi phạm để xây dựng kế hoạch phối hợp kiểm tra, giám sát chưa kịp thời; phối hợp xem xét giải quyết tố cáo, khiếu nại, xử lý kỷ luật có trường hợp còn để kéo dài và còn chồng chéo trong thực hiện kế hoạch kiểm tra, thanh tra, kiểm toán; việc phối hợp theo dõi, giám sát trong công tác cán bộ một số trường hợp còn thiếu chặt chẽ, nhất là trong việc thẩm định, đánh giá, đề nghị bổ nhiệm, đề bạt, khen thưởng cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Việc phối hợp chỉ đạo điều tra, giải quyết đối với một số vụ việc vi phạm pháp luật của các cơ quan tố tụng còn chậm, ảnh hưởng đến việc phối hợp trong xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật, hạn chế tác dụng giáo dục, răn đe đối với tổ chức đảng và đảng viên vi phạm. Có những vấn đề nảy sinh trong thực tế do chưa được quy định trong Quy chế phối hợp nên còn lúng túng, chưa chủ động trong việc thông báo, trao đổi thông tin về tổ chức đảng, đảng viên không thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Nguyên nhân của tình trạng trên là do: Nhận thức của một số cấp uỷ viên, thành viên ban cán sự đảng, đảng đoàn và cán bộ chủ chốt ở các tổ chức có Quy chế phối hợp chưa đầy đủ về vị trí, vai trò, tác dụng của Quy chế phối hợp nên chưa chủ động quan tâm thực hiện việc phối hợp theo chức trách, nhiệm vụ được giao. Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chưa chủ động, thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn thực hiện Quy chế. Một số tổ chức đảng và cấp uỷ viên, uỷ viên ban cán sự đảng, đảng đoàn chưa nêu cao vai trò, trách nhiệm trong thực hiện các nội dung của Quy chế, nên việc chỉ đạo chưa sâu sát, kịp thời, chưa chủ động tham gia thực hiện hoặc chỉ đạo việc phối hợp thực hiện theo sự phân công. Có nội dung của Quy chế phối hợp chưa phù hợp với tình hình thực tế, nên có lúc, có việc còn khó khăn trong thực hiện phối hợp với các tổ chức đảng, đơn vị có liên quan. Các đơn vị chức năng của hai cơ quan phối hợp chưa thực hiện tốt tham mưu, giúp lãnh đạo hai cơ quan trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện phối hợp, nên có lúc, có việc còn chậm và chưa cụ thể. 3 Để thực hiện tốt việc phối hợp giữa Uỷ ban Kiểm tra Trung ương với các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương nơi có Quy chế phối hợp và Ban Chỉ đạo Trung ương để phòng, chống tham nhũng trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng đảng trong tình hình hiện nay, Ban Bí thư yêu cầu thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: 3.1. Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chủ trì, phối hợp với các tổ chức đảng có liên quan tiếp tục tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả việc phối hợp giữa hai cơ quan trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Chương trình công tác toàn khoá XI của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của các cơ quan phối hợp. 3.2 Nâng cao chất lượng phối hợp tham mưu, giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong xây dựng, thực hiện các đề án; chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt công tác xây dựng đảng nói chung, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng nói riêng. 3.3 Các đảng đoàn, ban cán sự đảng coi trọng việc lãnh đạo công tác kiểm tra trong việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng theo đúng quy định trong Hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng khoá XI (ban hành kèm theo Quyết định số 46 QĐ/TW, ngày 1 11 2011 của Ban Chấp hành Trung ương) và tổ chức thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa Uỷ ban Kiểm tra Trung ương với cơ quan mình. 4 Giao Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chủ trì phối hợp với các cơ quan có Quy chế phối hợp nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung Quy chế phối hợp giữa hai cơ quan cho phù hợp với Điều lệ Đảng, các quy định của Đảng và tình hình thực tế, trình Ban Bí thư xem xét, quyết định. 5 Định kỳ hằng năm, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chủ trì phối hợp với các cơ quan phối hợp tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm, bàn biện pháp tiếp tục thực hiện có kết quả và báo cáo Ban Bí thư. T/M BAN BÍ THƯ Lê Hồng Anh
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 03/2012/QĐ UBND Thủ Dầu Một, ngày 12 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, SỬ DỤNG VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN TRÊN MẠNG TRUYỀN SỐ LIỆU CHUYÊN DÙNG CỦA CÁC CƠ QUAN ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004; Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước; Căn cứ Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT/BTTTT BCA ngày 28 tháng 11 năm 2008 của liên Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an về bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng và an ninh thông tin trong hoạt động bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin; Căn cứ Thông tư số 23/2011/TT BTTTT ngày 11 tháng 8 năm 2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về việc quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 01/TTr STTTT ngày 03 tháng 11 năm 2012, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; Thủ trưởng các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT.CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Huỳnh Văn Nhị QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, SỬ DỤNG VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN TRÊN MẠNG TRUYỀN SỐ LIỆU CHUYÊN DÙNG CỦA CÁC CƠ QUAN ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2012/QĐ UBND ngày 12 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quy định này quy định về quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Điều 2. Đối tượng áp dụng Quy định này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh là mạng truyền dẫn tốc độ cao, sử dụng phương thức chuyển mạch nhãn đa giao thức trên nền giao thức liên mạng (IP/MPLS) sử dụng riêng trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh do các đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và các doanh nghiệp viễn thông được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cho phép xây dựng, vận hành (sau đây viết tắt là Mạng chuyên dùng). 2. An toàn thông tin bao gồm các hoạt động quản lý, nghiệp vụ và kỹ thuật đối với hệ thống thông tin nhằm bảo vệ, khôi phục các hệ thống, các dịch vụ và nội dung thông tin đối với nguy cơ tự nhiên hoặc do con người gây ra. Việc bảo vệ thông tin, tài sản và con người trong hệ thống thông tin nhằm bảo đảm cho các hệ thống thực hiện đúng chức năng, phục vụ đúng đối tượng một cách sẵn sàng, chính xác và tin cậy. An toàn thông tin bao hàm các nội dung bảo vệ và bảo mật thông tin, an toàn dữ liệu, an toàn máy tính và an toàn mạng. 3. Đơn vị sử dụng Mạng chuyên dùng là các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của tỉnh có điểm kết nối vào Mạng chuyên dùng. Chương II QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH MẠNG CHUYÊN DÙNG Điều 4. Nguyên tắc chung về quản lý, vận hành và sử dụng Mạng chuyên dùng 1. Mạng chuyên dùng phải bảo đảm khai thác hiệu quả tài nguyên mạng máy tính và nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh; bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt, chất lượng, an toàn (24 giờ trong một ngày và 7 ngày trong một tuần); được rà soát kiểm tra, đánh giá định kỳ để bảo đảm an toàn, bảo mật và tính sẵn sàng cao trong quá trình quản lý, vận hành và sử dụng. 2. Chi phí sử dụng Mạng chuyên dùng theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho đơn vị sử dụng mạng thông qua Trung tâm Thông tin điện tử tỉnh, theo nhu cầu và mức độ sử dụng thực tế của từng đơn vị trên cơ sở tiết kiệm và hiệu quả. Điều 5. Quyền và trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông 1. Chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng và dịch vụ cho Mạng chuyên dùng thực hiện các quy định của pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn cơ sở hạ tầng; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn cơ sở hạ tầng trong hoạt động của Mạng chuyên dùng. 2. Phối hợp với Công an tỉnh để bảo đảm an ninh thông tin, thanh tra, kiểm tra và xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về bảo đảm an ninh thông tin trong hoạt động của Mạng chuyên dùng. 3. Thành lập Nhóm ứng cứu sự cố máy tính (CSIRT) tại Sở Thông tin và Truyền thông để làm đầu mối liên hệ với Cơ quan điều phối ứng cứu sự cố máy tính của Bộ Thông tin và Truyền thông và liên kết với các CSIRT của các cơ quan, doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh nhằm ứng cứu kịp thời khi xảy ra các sự cố mất an toàn thông tin trong hệ thống Mạng chuyên dùng. 4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ban hành theo thẩm quyền quy định kết nối và lập dự toán chi phí sử dụng Mạng chuyên dùng. Điều 6. Quyền và trách nhiệm của Công an tỉnh 1. Chỉ đạo, triển khai công tác bảo đảm an ninh thông tin, phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác trong Mạng chuyên dùng; kiểm tra và xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về bảo đảm an ninh thông tin trong hoạt động của Mạng chuyên dùng. 2. Chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức thuộc Sở Thông tin và Truyền thông bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng; kiểm tra và xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng trong Mạng chuyên dùng. 3. Các đơn vị chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia thuộc Công an tỉnh khi phát hiện các thông tin, tài liệu, dữ liệu, đồ vật liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 151/2005/NĐ CP ngày 14 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan và cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia phải thực hiện các quy định sau đây: a) Yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp các thông tin, dữ liệu, số liệu, tài liệu, đồ vật liên quan. b) Thực hiện theo thẩm quyền các biện pháp thu giữ, sao chép thông tin, dữ liệu, số liệu, tài liệu, đồ vật, một phần hoặc toàn bộ hệ thống thiết bị liên quan. c) Ngăn cản việc truy nhập hệ thống thiết bị, mạng lưới và sử dụng dịch vụ. d) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. đ) Hướng dẫn nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ của các tổ chức quản lý, khai thác Mạng chuyên dùng phục vụ công tác ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Điều 7. Quyền và trách nhiệm của các doanh nghiệp viễn thông thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và các doanh nghiệp viễn thông khác khi được phép xây dựng, vận hành Mạng chuyên dùng 1. Các doanh nghiệp viễn thông chịu trách nhiệm quản lý, vận hành, khai thác và bảo vệ đường truyền kết nối của Mạng chuyên dùng phải bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng của tất cả các đơn vị sử dụng mạng, bảo đảm các yêu cầu về dung lượng, tốc độ, chất lượng dịch vụ mạng và an toàn thông tin theo quy định. 2. Xây dựng các quy định về quản lý, điều hành khai thác, khắc phục sự cố, bảo dưỡng đường truyền kết nối của Mạng chuyên dùng do doanh nghiệp vận hành, khai thác và bảo vệ. Triển khai các giải pháp và hệ thống thiết bị dự phòng để bảo đảm cơ sở hạ tầng Mạng chuyên dùng hoạt động liên tục và an toàn. 3. Thiết lập đầu mối, số điện thoại liên lạc để hỗ trợ kỹ thuật, khắc phục sự cố và giải quyết khiếu nại của các đơn vị sử dụng Mạng chuyên dùng trên địa bàn tỉnh tới cấp huyện. 4. Xây dựng và công bố danh mục các dịch vụ được cung cấp trên Mạng chuyên dùng do doanh nghiệp mình cung cấp. 5. Xây dựng quy định chi tiết các nội dung hợp đồng mẫu và tiến hành thương thảo, ký kết hợp đồng với đơn vị được giao quản lý vận hành, sử dụng Mạng chuyên dùng phục vụ công tác ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh do doanh nghiệp mình cung cấp. 6. Định kỳ báo cáo với Sở Thông tin và Truyền thông (06 tháng/lần, trước ngày 10 của tháng báo cáo định kỳ) và đột xuất theo yêu cầu về tình hình hoạt động của Mạng chuyên dùng. 7. Báo cáo ngay cho Sở Thông tin và Truyền thông để nhận chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời trong trường hợp xảy ra sự cố đối với Mạng chuyên dùng hoặc các sự cố cần tổ chức ứng cứu thông tin. Chương III SỬ DỤNG MẠNG CHUYÊN DÙNG Điều 8. Trách nhiệm đơn vị sử dụng Mạng chuyên dùng 1. Quản lý, khai thác và bảo đảm hoạt động liên tục của thiết bị mạng điểm kết nối đặt tại cơ quan mình theo biên bản bàn giao thiết bị. 2. Chịu trách nhiệm về nội dung, thông tin truyền đưa trên Mạng chuyên dùng theo đúng quy định pháp luật. 3. Sử dụng, chia sẻ và lưu trữ thông tin trên Mạng chuyên dùng theo đúng các quy định tại Điều 10 của Thông tư số 23/2011/TT BTTTT ngày 11 tháng 8 năm 2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông. 4. Không thay đổi kết nối, thông số thiết lập mạng của các thiết bị liên quan đến Mạng chuyên dùng không thuộc thẩm quyền, gây xung đột tài nguyên, ảnh hưởng đến việc vận hành hệ thống Mạng chuyên dùng. 5. Chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan như: a) Hệ thống tường lửa của đơn vị đối với Mạng chuyên dùng; b) Quản lý bộ tập trung người dùng mạng riêng ảo của cơ quan được thiết lập (nếu có) trên nền tảng Mạng chuyên dùng; c) Quản lý các tên miền của cơ quan; d) Sở hữu và quản lý các chính sách kết nối Internet của riêng cơ quan thông qua Mạng chuyên dùng; đ) Ghi lại các sự cố, lỗi xảy ra về kết nối Mạng chuyên dùng, về an toàn, bảo mật thông tin; trường hợp có sự cố nghiêm trọng vượt quá khả năng khắc phục của đơn vị phải thông báo cho Sở Thông tin và Truyền thông và doanh nghiệp viễn thông quản lý, vận hành Mạng chuyên dùng để phối hợp khắc phục kịp thời, nhanh chóng. 6. Đăng ký sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số với Ban Cơ yếu Chính phủ để bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin trên Mạng chuyên dùng. 7. Trong trường hợp có kế hoạch nâng cấp, bảo trì hệ thống mạng nội bộ có ảnh hưởng đến Mạng chuyên dùng, cần thông báo cho Sở Thông tin và Truyền thông và doanh nghiệp viễn thông quản lý, vận hành Mạng chuyên dùng trước tối thiểu 05 ngày làm việc để bảo đảm phù hợp với quy hoạch tổng thể Mạng chuyên dùng. 8. Phải tuân thủ các quy định của pháp luật về viễn thông, về quản lý và cấp phép cung cấp thông tin, thiết lập trang thông tin điện tử trên Internet, về chế độ bảo mật, an toàn thông tin. 9. Phải xây dựng quy chế nội bộ về việc bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống thông tin của đơn vị mình quản lý và có cán bộ phụ trách quản lý an toàn thông tin. Hàng năm phải lập kinh phí trong các dự án ứng dụng công nghệ thông tin của đơn vị để đầu tư thiết bị và triển khai các giải pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn thông tin. 10. Trước ngày 01 tháng 12 hàng năm, báo cáo cho Sở Thông tin và Truyền thông về tình hình khai thác, sử dụng và công tác bảo đảm an toàn thông tin Mạng chuyên dùng trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại đơn vị mình. Điều 9. Trách nhiệm của cá nhân sử dụng Mạng chuyên dùng 1. Người sử dụng (thuộc các đơn vị sử dụng Mạng chuyên dùng) khi kết nối vào Mạng chuyên dùng phải tuyệt đối tuân thủ những quy định về quản lý, vận hành và sử dụng Mạng chuyên dùng. 2. Khi sự cố xảy ra, cần thông báo kịp thời cho người có thẩm quyền để giải quyết. Chương IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 10. Trách nhiệm hướng dẫn, thi hành 1. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện Quy định này cho các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn các đơn vị này quản lý, khai thác hiệu quả Mạng chuyên dùng. 2. Thủ trưởng các đơn vị sử dụng Mạng chuyên dùng, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm tổ chức triển khai và kiểm tra việc chấp hành tại đơn vị theo đúng nội dung của Quy định này. Điều 11. Điều khoản thi hành Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có khó khăn, vướng mắc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; các đơn vị, cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh, đề xuất ý kiến về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ DƯỢC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 21/QĐ QLD Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ 463 TÊN THUỐC NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC PHÉP LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM ĐỢT 76 CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ DƯỢC Căn cứ Luật Dược ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế; Căn cứ Quyết định số 53/2008/QĐ BYT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý dược thuộc Bộ Y tế; Căn cứ Thông tư số 22/2009/TT BYT ngày 24/11/2009 của Bộ Y tế quy định việc đăng ký thuốc; Căn cứ ý kiến của Hội đồng Xét duyệt thuốc Bộ Y tế; Xét đề nghị của Trưởng phòng Đăng ký thuốc Cục Quản lý dược, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố 463 tên thuốc nước ngoài được phép lưu hành tại Việt Nam (có danh mục kèm theo) Đợt 76. Điều 2. Công ty sản xuất và công ty đăng ký thuốc có trách nhiệm cung cấp thuốc vào Việt Nam theo đúng các hồ sơ tài liệu đã đăng ký với Bộ Y tế. Số đăng ký được Bộ Y tế Việt Nam cấp phải được in lên nhãn thuốc. Số đăng ký có ký hiệu VN …. 12 có giá trị 05 năm kể từ ngày ký Quyết định. Điều 3. Công ty sản xuất và công ty đăng ký thuốc phải chấp hành đầy đủ pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam và các quy định của Bộ Y tế về nhập khẩu thuốc và lưu hành thuốc ở Việt Nam; nếu có bất cứ thay đổi gì trong quá trình lưu hành thuốc ở nước sở tại và ở Việt Nam thì phải báo cáo ngay cho Cục Quản lý dược Bộ Y tế Việt Nam. Điều 4. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Điều 5. Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, giám đốc công ty sản xuất và công ty đăng ký có thuốc tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến BT (để b/c); TS. Cao Minh Quang TT (để b/c); Vụ Pháp chế, Vụ Y Dược cổ truyền, Cục Quản lý Khám chữa bệnh Bộ Y tế, Thanh tra Bộ Y tế; Viện KN thuốc TW, Viện KN thuốc TP. HCM; Tổng Công ty Dược VN; Các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Cục Quân Y Bộ Quốc Phòng, Cục Y tế Bộ Công An; Cục Y tế Giao thông vận tải; Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Các Bệnh viện và Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Website của Cục QLD, Tạp chí Dược và Mỹ phẩm Cục QLD; Các đơn vị có thuốc lưu hành tại Điều 1; Lưu: VP, KDD, ĐKT. CỤC TRƯỞNG Trương Quốc Cường DANH MỤC 463 THUỐC ĐƯỢC CẤP SỐ ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH HIỆU LỰC 05 NĂM ĐỢT 76 Ban hành kèm theo quyết định số: 21/QLD ĐK, ngày 12/01/2012 STT Tên thuốc Hoạt chất chính Dạng thuốc hàm lượng Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 1. CÔNG TY ĐĂNG KÝ ACI Pharm. Inc. 292 Fifth Avenue, New York, NY 1001. USA 1.1 Nhà sản xuất ACI Pharma PVT., Ltd. Plot #13, ALEAP Industrial Estate, Near Pragathinagar, Kukatpally, Hyderabad 500072 India 1 Acizit Azithromycin dihydrate Bột pha hỗn dịch uống 200mg Azithromycin/5ml 24 tháng USP Hộp 1 lọ 15ml VN 14423 12 2 Aspax Sparfioxacin Viên nén bao phim 200mg 36 tháng NSX Hộp 1 vỉ 6 viên VN 14424 12 1.2 Nhà sản xuất ACI Pharma PVT., Ltd. Sy. No. 296/7/6, IDA Bollaram, Medak District, AP 502323 India 3 Rozone Cefoperazone Sodium, Sulbactam sodium Bột pha tiêm 500mg cefoperazone; 500mg sulbactam 24 tháng NSX Hộp 1 lọ kèm 1 ống nước pha tiêm 10ml VN 14425 12 2. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Ajanta Pharma Ltd. Ajanta House, Charkop, Kandivli(W),Mumbai 400067 India 2.1 Nhà sản xuất Ajanta Pharma Limited B 4/5/6 M.I.D.C area Paithan 431 126 District, Aurangabad, India India 4 Dyldes Desloratadine Viên nén bao phim 5mg 24 tháng NSX Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14426 12 3. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Ajanta Pharma Ltd. Ajanta House 98, Govt. Industrial Area, Charkop, Kandivli(W),Mumbai 400067 India 3.1 Nhà sản xuất Ajanta Pharma Limited B 4/5/6 M.I.D.C area Paithan 431 128 District, Aurangabad, India India 5 Ocugold carotenoids thiên nhiên giàu Lutein/Zeaxanthin, carotenoids giàu beta caroten thiên nhiên, cao carrot viên nén bao phim 3,2mg; 1,2mg; 100mg 36 tháng NSX Hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14427 12 4. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Akums Drugs & Pharmaceuticals Ltd. 304, Mohan Place, L.S.C., Block “C”, Saraswati Vihar, Delhi 34 India 4.1 Nhà sản xuất Akums Drugs and Pharmaceuticals Ltd. 19 21 Sector 6A, I.I.E., Sidcul, Ranipur, Haridwar 249403 India 6 Akudinir 250 Cefdinir Bột pha hỗn dịch uống 250mg/5ml 24 tháng USP Hộp 1 chai VN 14428 12 4.2 Nhà sản xuất Akums Drugs and Pharmaceuticals Ltd. 19,20,21 Sector 6A. I.I.E., Sidcul, Ranipur, Haridwar 249402 India 7 Akudinir 50 Cefdinir Bột pha hỗn dịch uống 50mg 24 tháng USP Hộp 10 gói 4g VN 14429 12 5. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Allergan, Inc. 2525 Dupont Drive, Irvine California 92612 1599 USA 5.1 Nhà sản xuất Allergan Sales, LLC Waco, TX 76712 USA 8 Refresh Liquigel carboxymethylcellulose sodium Dung dịch nhỏ mắt 10mg/ml 24 tháng NSX Hộp 1 lọ 15ml VN 14430 12 6. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Amoli Enterprises Ltd. Room 1101, Paramount Bld., 12 Ka Yip Str., Chaiwan HongKong 6.1 Nhà sản xuất Umedica Laboratories PVT. Ltd. Plot No. 221, G.I.D.C, Vapi 396195 Gujarat India 9 Cimetidine Cimetidine Viên nén 400mg 36 tháng USP 32 Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14431 12 10 Linmycine 500 Lincomycin Viên nang 500mg 36 tháng BP Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14432 12 11 Loperamide Hydrochloride Capsules USP 2mg Loperamide HCl Viên nang 2mg viên 36 tháng CSP Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14433 12 12 Pyrazinamide tablets BP 500mg Pyrazinamide Viên nén 500mg 36 tháng BP Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14434 12 13 Umidox 100 Doxycycline Viên nang 100mg 36 tháng BP Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14435 12 14 Uroxime 750 Cefuroxim Bột pha tiêm 750mg 24 tháng USP Hộp 1 lọ + 1 ống dung môi VN 14436 12 7. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Amtec Healthcare Pvt., Ltd. 204, Dattasai Complex, RTC X Roads, Hyderabad 500020 India 7.1 Nhà sản xuất Atoz Pharmaceuticals Pvt. Ltd. No. 12 Balaji Nagar Ambattur, Chennai 600 053 India 15 Colirova 10 Rosuvastatin calci viên nén bao phim 10mg rosuvastatin 36 tháng NSX Hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14437 12 16 Colirova 5 Rosuvastatin calci viên nén bao phim 5mg rosuvastatin 36 tháng NSX Hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14438 12 17 Migazine 5 Flunarizine Hydrochloride Viên nang 5mg Flunarizine 36 tháng NSX Hộp 5 vỉ x 10 viên VN 14439 12 18 Pentozil 40 Pantoprazole natri sesquihydrate Viên nén bao tan trong ruột 40mg 36 tháng NSX Hộp 1 vỉ x 10 viên VN 14440 12 19 Polymex 20 Omeprazole (dạng hạt bao tan trong ruột) viên nang cứng 20mg 36 tháng NSX Hộp 10 vỉ x 10 viên, hộp 5 vỉ x 10 viên VN 14441 12 20 Texofen 60 Fexofenadine Hydrochloride Viên nén bao phim 60mg Fexofenadin 24 tháng NSX Hộp 1 vỉ x 10 viên VN 14442 12 21 V Sartan 160 Valsartan viên nén bao phim 160mg 24 tháng NSX Hộp 5 vỉ x 10 viên VN 14443 12 22 V Sartan 80 Valsartan viên nén bao phim 80mg 24 tháng NSX Hộp 5 vỉ x 10 viên VN 14444 12 7.2 Nhà sản xuất Medchem International 5 36/37, IDA, Prashanthinagar Kukatpally, Hyderabad 500074 India 23 Hepotil 100 Cefpodoxime proxetil Viên nén bao phim 100mg Cefpodoxime 24 tháng USP26 Hộp đựng 10 hộp nhỏ x 1 vỉ x 10 viên VN 14445 12 8. CÔNG TY ĐĂNG KÝ APC Pharmaceuticals & Chemicals Ltd. Suite 2102, 21/F Wing on centre, 111 Connaught Road, Central Hong Kong 8.1 Nhà sản xuất Ahlcon Parenterals (I) Ltd. SP 918, Phase III, Industrial Area, Bhiwadi, Dist Alwar, Rajasthan India 24 …nod Linezolid dịch truyền 200mg/100 ml 24 tháng NSX Túi chứa 1 lọ 300ml VN 14446 12 8.2 Nhà sản xuất Lupin Ltd. A 28/1 M.I.D.C., Chikalthana, Aurangabad 431 210 India 25 Akurit Z Rifampin; Isoniazide; Pyrazinamide Viên nén bao phim 150mg; 75mg; 400mg 36 tháng USP 27 Hộp 15 vỉ x 6 viên VN 14447 12 8.3 Nhà sản xuất Lyka Labs Ltd. Plot No. 4801/B GIDC, Ankleshwar 393002 Gujarat India 26 Afcort N Skin Cream Fluocinolone acetonide; Neomycin sulphate Kem 0,25mg/g Fluocinolone acetonide; 3,5mg/g Neomycin 36 tháng USP 26 Hộp 1 tuýp 15g VN 14448 12 8.4 Nhà sản xuất Lyka Labs Ltd. Plot No. 4801/B, G.I.D.C Industrial Area, Ankleshwar 393 022 Gujarat India 27 Amphot 50mg Amphotericin B Bột đông khô pha tiêm 50mg 24 tháng USP Hộp 1 lọ VN 14449 12 8.5 Nhà sản xuất MSN Laboratories Limidted Plot No 42, Anrich industrial Estate, Bollaram, Medak District 502325, Andhra Pradesh India 28 Safetelmi 40 Telmisartan Viên nén 40mg 24 tháng NSX Hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14450 12 29 Safetelmi 80 Telmisartan Viên nén 80mg 24 tháng NSX Hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14451 12 8.6 Nhà sản xuất Star Drugs & Research Labs Ltd. Plot No 14, Sipcot II, Krishnagiri Road, Hosur 635 109 India 30 Neufer Sắt Sucrose Dung dịch tiêm 50mg/2,5ml 24 tháng USP Hộp 5 lọ x 2,5ml VN 14452 12 9. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Aristo Pharmaceuticals limited 23 A, Shah Industrial Estate, Off Veera Desai road, Andheri (W) Mumbai 400 053. India 9.1 Nhà sản xuất Aristo Pharmaceuticals limited Survey No. 375/3, Kunbar Falia, Dabhel Village, Nani Daman India 31 Thuốc tiêm Kfepime 1g Cefepime Hydrochloride Bột khô pha tiêm 1g Cefepime 24 tháng NSX Hộp 1 lọ 30ml VN 14453 12 10. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Ascent Pharmahealth Ltd 151 153 Clarendon Street, South Melbourne, Victoria 3205, Australia 10.1 Nhà sản xuất Strides Arcolab Ltd. Opp, ITM, Bilekahalli, Bannerghatta road, Bangalore 560 076. India 32 Clintaxin Clindamycin phosphate Thuốc tiêm 600mg/4ml Clindamycin 24 tháng NSX Hộp 5 ống x 4ml VN 14454 12 11. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Aum Impex (Pvt) Ltd. F 5, Hauz Khas Enclave, New Delhi 110 016 India 11.1 Nhà sản xuất MSN Laboratories Limidted Plot No 42, Anrich industrial Estate, Bollaram, Medak District 502325, Andhra Pradesh India 33 Safeesem 2.5 S Amlodipine Besylate Viên nén S Amlodipine 2,5mg 24 tháng NSX Hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14455 12 34 Safeesem 5 S Amlodipine Besylate Viên nén S Amlodipine 5mg 24 tháng NSX Hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14456 12 11.2 Nhà sản xuất Rhydburg Pharmaceuticals Limited C 2&3, S.I.E.L, Selaqui, Dehradun 248197, Uttarakhand India 35 Rhyof ofloxacin viên nén bao phim 200mg 24 tháng NSX Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14457 12 12. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Aurobindo Pharma Ltd. Plot No. 2, Maitrivihar, Ameerpet, Hyderabad, Andhra Pradesh India 12.1 Nhà sản xuất Aurobindo Pharma Ltd. Unit XII, Survey No. 314 Bachupally village, Quthubullapur Mandal, R.R. Dist., Andhra Pradesh India 36 Koact 375 Amoxicilin trihydrate; Clavulanate potassium viên nén bao phim 250mg amoxicillin; 125mg acid clavulanic 24 tháng BP Hộp 4 vỉ x 5 viên VN 14458 12 13. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Austin Pharma Specialties Company Unit R2U G/F Valiant Ind. Ctr 2 12 Au Pai Wan St. Fo Tan Shatin, Nt. HongKong 13.1 Nhà sản xuất Eurolifc Healthcare Pvt., Ltd. Khasra No 242, Village Bhagwanpur, Roorkee, Dist. Haridwar, Uttarakhand India 37 C Pac eye/ear drop CiprofloxacinHCl, Benzalkonium Chloride Dung dịch vô khuẩn để nhỏ mắt/nhỏ tai Mỗi ml chứa Ciprofloxacin 3.0mg; Benzalkonium Chlo 24 tháng USP Hộp 1 lọ 5ml VN 14459 12 38 Eurocet Cetirizine Dihydrochloride Viên nén bao phim 10mg 36 tháng Nhà sản xuất Hộp lớn 10 hộp nhỏ x 1 vỉ x 10 viên VN 14460 12 13.2 Nhà sản xuất Miracle Labs (P) Ltd. 449, Solanipuram, Roorkee 247667, Uttarakhand India 39 Miracef 50 OS Cefpodoxime proxetil Bột pha thành hỗn dịch để uống Cefpodoxime 50mg/5ml 36 tháng NSX Hộp 1 lọ 30ml VN 14461 12 40 Miratan 25 Losartan potassium Viên nén bao phim 25mg 36 tháng NSX Hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14462 12 41 Miratan 50 Losartan potassium Viên nén bao phim 50mg 36 tháng NSX Hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14463 12 42 Miratan H Losartan potassium, Hydrochlorothiazide Viên nén bao phim 50mg; 12,5mg 36 tháng NSX Hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14464 12 14. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Bayer (South East Asia) Pte., Ltd. 63 Chulia Street # 14 00, Singapore (049514) Singapore 14.1 Nhà sản xuất Bayer Schering Pharma AG D 13342, Berlin Germany 43 Nebido Testosterone Undecanoate Dung dịch tiêm 1000mg/4ml 60 tháng NSX Hộp 1 ống tiêm 4ml VN 14465 12 15. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Berlin Chemie AG (Menarini Group) Glienicker Weg 125 D 12489 Berlin Germany 15.1 Nhà sản xuất Berlin Chemic AG Tempelhofer Weg 83, D 12347, Berlin Germany 44 Siofor 500 (Đóng gói và xuất xưởng: Berlin Chemie AG (Menarini Group), địa chỉ: Glienicker Weg 125 D 12489 Berlin, Germany) Metformin Hydrochloride Viên nén bao phim 500mg 60 tháng NSX Hộp 3, 6, 12 vỉ x 10 viên VN 14466 12 45 Siofor 850 (Đóng gói: Berlin Chemie AG Tempelhofer Weg 83, D 12347, Berlin, xuất xưởng Berlin Chemie AG (Menarini Group) Glienicker Weg 125 D 12489 Berlin, Germany) Metformin Hydrochloride Viên nén bao phim 850mg 60 tháng NSX Hộp 2 vỉ x 15 viên; hộp 4 vỉ x 15 viên; hộp 8 vỉ x 15 viên VN 14467 12 46 Siofor 850 (Đóng gói: Menarini von Heyden GmbH Leipziger St. 7 13, D 01097 Dresden Germany, xuất xưởng Berlin Chemie AG (Menarini Group) Glienicker Weg 125 D 12489 Berlin, Germany) Metformin Hydrochloride Viên nén bao phim 850mg 60 tháng NSX Hộp 2 vỉ x 15 viên; hộp 4 vỉ x 15 viên; hộp 8 vỉ x 15 viên VN 14468 12 47 Siofor 850 (Đóng gói và xuất xưởng: Berlin Chemie AG (Menarini Group), địa chỉ: Glienicker Weg 125 D 12489 Berlin, Germany) Metformin Hydrochloride Viên nén bao phim 850mg 60 tháng NSX Hộp 2 vỉ x 15 viên; hộp 4 vỉ x 15 viên; hộp 8 vỉ x 15 viên VN 14469 12 16. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Berlin Chemie AG (Menarini Group) Glienicker Weg 125 D 12489 Berlin Germany 16.1 Nhà sản xuất Berlin Chemie AG (Menarini Group) Tempelhofer Weg 83, D 12347, Berlin Germany 48 Regadrin B (Đóng gói và xuất xưởng: Berlin Chemie AG (Menarini Group) Glienicker Weg 125 12489 Berlin Bezafibrate Viên nén bao phim 200 mg 36 tháng Nhà sản xuất Hộp 5 vỉ x 10 viên VN 14470 12 17. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Binex Co., Ltd. 480 2, Jangrim dong, Saha gu, Busan. Korea 17.1 Nhà sản xuất Binex Co., Ltd. 480 2, Jangrim dong, Saha gu, Busan Korea 49 Akicin inj. Amikacin sulfate Dung dịch tiêm 500mg Amikacin/2ml 24 tháng USP25 Hộp 10 lọ x 2ml VN 14471 12 50 Binexamorin Glimepiride Viên nén 2mg 36 tháng NSX Hộp 3 vỉ; 5 vỉ; 10 vỉ x 10 viên VN 14472 12 51 Binexceta inj. Ceftazidine Bột pha tiêm 1g 24 tháng USP25 Hộp 1 lọ VN 14473 12 52 Biofora Inj. Natri Cefoperazon Bột pha tiêm 1g Cefoperazon 24 tháng USP32 Hộp 1 lọ; 10 lọ VN 14474 12 53 Hylene Ophthalmic Solution Natri Hyaluronat Dung dịch nhỏ mắt 1mg/ml 36 tháng NSX Hộp 1 lọ 5ml VN 14475 12 54 Newpotacef Natri Cefotaxime Bột pha tiêm 1g Cefotaxime 36 tháng USP 30 Hộp 10 lọ VN 14476 12 17.2 Nhà sản xuất BTO Pharmaceutival Co., Ltd 491 7, Kasan ri, Bubal Eup, Echun City, Kyungki do. Korea 55 Inbionetginkobon Dịch chiết lá bạch quả Dung dịch tiêm 17,5mg/5ml 36 tháng NSX Hộp 10 ống x 5ml VN 14477 12 17.3 Nhà sản xuất Daehan New Pharm Co., Ltd 904 3, Sangshin ri, Hyangnam myun, Hwasung si, Kyunggi do Korea 56 Goldbracin Tobramycin Dung dịch tiêm 80mg/2ml 36 tháng USP 32 Hộp 10 lọ x 2ml VN 14478 12 17.4 Nhà sản xuất Yuyu Pharma INC. 983 Wangam dong, Jecheon si, Chungcheongbuk do Korea 57 Yucarmin soft capsule Cao lá bạch quả Viên nang mềm 40mg 36 tháng Nhà sản xuất Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14479 12 18. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Brithol Michcoma International Ltd. Wilhelminaplein 4, P.O. Box 505, 6040 AM Roermond Holland 18.1 Nhà sản xuất Rafarm S.A. Thesi Pousi Xatzi Agiou Louka Paiania Attiki 19002, P.O. Box 37 Greece 58 Uzix Amikacin Dung dịch tiêm 50mg/2ml 24 tháng USP27 Hộp 1 lọ 2ml VN 14480 12 19. CÔNG TY ĐĂNG KÝ BRN science Co., Ltd. 924 Wangam dong, Jecheon si, Chungcheongbuk do Korea 19.1 Nhà sản xuất BRN science Co., Ltd. 924, Wangam dong, Jecheon si, Chungcheongbuk do Korea 59 Bolorate Loratadine Viên nén 10mg 36 tháng NSX Hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14481 12 60 Boram hemodin Dried ferrous sulfate, Acid folic, Cyanocobalamin, DL serine Viên nang mềm . 36 tháng NSX Hộp 10 vỉ x 6 viên nang VN 14482 12 61 Boram Liverhel soft capsule L ornithin L aspartat; Dịch chiết tỏi; Tocopherol Acetate Viên nang mềm . 36 tháng NSX Hộp 12 vỉ x 5 viên VN 14483 12 62 Chromwel Selenium trong nấm men; Chromium trong nấm men; Vitamin C Viên nang mềm 50mcg selen; 50mcg chromium; 50mg vitamin C 24 tháng NSX Hộp 20 vỉ x 5 viên VN 14484 12 63 Levabite Cao Cardus marianus, Thiamin HCl, Riboflavin, Pyridoxine HCl, Nicotinamid, Calci pantothenate, Vitamin B12, Cyanocobalamine Viên nang mềm . 36 tháng NSX Hộp 12 vỉ x 5 viên VN 14485 12 64 Moviccell Hỗn hợp các vitamin và acid amin Viên nang . 36 tháng NSX Hộp 10 vỉ x 5 viên VN 14486 12 19.2 Nhà sản xuất Chung Gei Pharma. Co., Ltd. 1106 4, Daeyang ri, Yanggam myeon, Hwaseong si, Gyeonggi do, Korea Korea 65 Begenderm Betamethasone valerate, Gentamicin sulphate Kem bôi ngoài da 0,61mg; 1mg 36 tháng NSX Hộp 1 tuýp VN 14487 12 66 Chunggei Activitol Hỗn hợp các acid amin và vitamin Viên nang . 36 tháng NSX Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14488 12 20. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Cadila Healthcare Ltd. Sarkhej Bavla N.H. No 8A, Moraiya, Tal Sanand Ahmedabad 382 210 India 20.1 Nhà sản xuất Cadila Healthcare Ltd. Zydus Tower. Satellite Cross Road, Ahmedabad 380 015 India 67 Ceftazidime Ceftazidime pentahydrate Bột pha tiêm 1 g hoạt lực 24 tháng USP 32 Hộp 1 lọ VN 14489 12 21. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Cadila Healthcare Ltd. Zydus Tower. Satellite Cross Road, Ahmedabad 380 015 India 21.1 Nhà sản xuất Cadila Healthcare Ltd. Sarkhej Bavla N.H. No 8A, Moraiya, Tal Sanand Ahmedabad 382 210 India 68 Lansofast Lansoprazole Viên nang cứng 30mg 24 tháng NSX Hộp 1 vỉ x 10 viên VN 14490 12 69 Linid Linezolid Viên nén bao phim 600mg 24 tháng NSX Hộp 1 vỉ x 4 viên VN 14491 12 70 Zycel 100 Celecoxib Viên nang cứng 100mg 36 tháng Nhà sản xuất Hộp 1 vỉ 10 viên VN 14492 12 71 Zycel 200 Celecoxib Viên nang cứng 200mg 36 tháng Nhà sản xuất Hộp 1 vỉ 10 viên VN 14493 12 72 Zydusatorva 10 Atorvastatin calci Viên nén bao phim 10mg 36 tháng NSX Hộp 1 vỉ x 7 viên VN 14494 12 73 Zydusatorva 20 Atorvastatin calcium Viên nén bao phim 20mg Atorvastatin 36 tháng NSX Hộp 1 vỉ x 7 viên VN 14495 12 22. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Cadila Healthcare Ltd. Sarkhej Bavla N.H. No 8A, Moraiya, Tal Sanand Ahmedabad 382 210 India 22.1 Nhà sản xuất Cadila Healthcare Ltd. Sarkhej Bavla N.H. No 8A, Moraiya, Tal Sanand Ahmedabad 382 210 India 74 Zynootrop Piracetam Viên nén bao phim 800mg 24 tháng NSX Hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14496 12 23. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Cadila Pharmaceuticals Ltd. Sarkhei Dholka road, Bhat, Ahmedabat 382 210, Gujarat state India 23.1 Nhà sản xuất Cadila Pharmaceuticals Ltd. 1389, Dholka 387 810, Dist: Ahmedabat, Gujarat state India 75 Tam Bac 50 Suspension Cefpodoxim proxetil Bột pha hỗn dịch uống 50mg/5ml 24 tháng USP 26 Hộp 1 chai (để pha thành 60ml hỗn dịch) VN 14497 12 24. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Choongwae Pharma Corporation 698, Shindaebang Dong Dongjak Ku, Seoul Korea 24.1 Nhà sản xuất Choongwae Shin Yak Corporation 441 8, mogok dong, Pyeongtaek City, Gyeonggi do Korea 76 Tiricezine Levocetirizine 2HCl Viên nén bao phim 5mg 36 tháng NSX Chai 30 viên VN 14498 12 25. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Cipla Ltd. Mumbai Central Mumbai 400 008 India 25.1 Nhà sản xuất Cipla Ltd. M 61, M 62 & M 63, Verva Industrial Estate, Verna Goa, India India 77 Pantosec I.V Pantoprazole sodium sesquihydrate Bột đông khô pha tiêm 40 mg Pantoprazole 24 tháng NSX Hộp 1 lọ VN 14499 12 78 Rovartal 10 Rosuvastatin Viên nén bao 10mg 24 tháng NSX Hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14500 12 79 Zoldria Zoledronic acid monohydrate Bột đông khô pha tiêm 40 mg Zoledronic acid 36 tháng NSX Hộp 1 lọ bột + 1 ống nước cất 5ml VN 14501 12 25.2 Nhà sản xuất Okasa Pharma Pvt. Ltd. L 2 Additional MIDC Area Satara 415 004, Maharashtra India VN 14502 12 80 Cefadur Rediuse Drops Cefadroxil Hỗn dịch uống Cefadroxil khan 100mg/5ml 24 tháng Nhà sản xuất Hộp 1 lọ 10ml VN 14502 12 26. CÔNG TY ĐĂNG KÝ CJ CheilJedang Corporation Smartplex (CJ Bldg), 292, Ssangrim dong, Jung gu, Seoul, 100 400 Korea 26.1 Nhà sản xuất CJ CheilJeang Ichon Plant 511, Dokpyong Ri, Majang Myon Ichon Si, Kyonggi Do, 467 810 Korea 81 Epokine Prefilled injection 2000 Units/0,5ml Erythropoietin tái tổ hợp Dung dịch thuốc tiêm 2000IU/0,5 ml 18 tháng NSX Hộp 6 syringe VN 14503 12 27. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Claris Lifesciences Limited Corporate Towers, Near Parimal Railway Crossing, Ellisbridge, Ahmedabad 380 006. India 27.1 Nhà sản xuất Claris Lifesciences Limited Chacharwadi Vasana, Sanand, Ahmedabad, Gujarat 382213. India 82 Dopavas Dopamin Hydrochloride Dung dịch đậm đặc pha tiêm 40mg 24 tháng BP Hộp 5 ống x 5 ml VN 14504 12 28. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Claris Lifesciences Limited Chacharwadi Vasana, Sanand, Ahmedabad, Gujarat 382213. India 28.1 Nhà sản xuất Claris Lifesciences Limited Corporate Towers, Near Parimal Railway Crossing, Ellisbridge, Ahmedabad 380 006. India 83 Levoflex Levofloxacin Dung dịch tiêm truyền 500mg/100ml 24 tháng NSX Lọ 100ml VN 14505 12 29. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Claris Lifesciences Limited Corporate Towers, Near Parimal Railway Crossing, Ellisbridge, Ahmedabad 380 006. India 29.1 Nhà sản xuất Claris Lifesciences Limited Chacharwadi Vasana, Sanand, Ahmedabad, Gujarat 382213. India 84 NS Natri chloride Dung dịch truyền tĩnh mạch 4,5g/500ml 36 tháng BP Chai 500ml VN 14506 12 85 RL Sodium Lactate Dung dịch truyền tĩnh mạch 1,6g/500ml 36 tháng BP Chai 500ml VN 14507 12 86 Tetrastar Hydroxyethyl Starch Dung dịch tiêm truyền 6g/100ml 36 tháng NSX Hộp 1 túi 500ml VN 14508 12 30. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Colorama Pharmaceuticals Ltd. Colorama House, 23 Wadsworth Road, Greenford, Middlesex, UB 6,7 JS U.K 30.1 Nhà sản xuất Zim Labratories Ltd. B 21/22, MIDC Area, Kalmeshwar 441 501, Dist. Nagpur, Maharashtra State india 87 Cheklip 10 Atorvastatin calcium viên nén bao phim 10mg atorvastatin 36 tháng NSX Hộp 5 vỉ x 10 viên VN 14509 12 88 Cheklip 20 Atorvastatin calcium viên nén bao phim 20mg atorvastatin 36 tháng NSX Hộp 5 vỉ x 10 viên VN 14510 12 89 Cipmyan 500 Ciprofloxacin HCL viên nén bao phim 500mg ciprofloxacin 36 tháng BP 2007 Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14511 12 90 Loxozole Omeprazole Kit điều trị gồm viên nang và viên nén bao phim 20mg 36 tháng NSX Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14512 12 91 Moov 15 Meloxicam Viên nén không bao 15mg 36 tháng BP 2007 Hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14513 12 92 Moov 7.5 Meloxicam Viên nén không bao 7.5mg 36 tháng BP 2007 Hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14514 12 93 Neozith 250 Azithromycin dihydrate viên nén bao phim 250mg azirhromycin 36 tháng NSX Hộp 5 vỉ x 6 viên VN 14515 12 31. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH Thương mại Quốc tế ấn Việt Tòa nhà Avisco, A9 02, Conic Dinh Khiêm APTT, đường Nguyễn Văn Linh, P. Phong Phú, Q. Bình Chánh Việt Nam 31.1 Nhà sản xuất CSPC Zhongnuo Pharmaceutical (Shijiazhuang) Co., Ltd No 188 Gongnong Road, Shijiazhuang City China 94 Sefdin 1GM Cefoperazone Sodium, Sulbactam sodium Bột pha tiêm 500mg Cefoperazone; 500mg Sulbactam 24 tháng NSX Hộp 1 lọ + 1 ống dung môi VN 14516 12 32. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Ấn Việt Tòa nhà Avitco, A9 02, Conic Dinh Khiêm APTT, đường Nguyễn Văn Linh, H. Bình Chánh. TP. Hồ Chí Minh Việt Nam 32.1 Nhà sản xuất M/S Gland Pharma Ltd. D.P Pally, Dundigal Post, Qutubullapur Mandal, R.R Dist, 500 043 A.P. India 95 Survec Vecuronium bromide Bột pha tiêm 4mg 24 tháng NSX Hộp 1 ống và 1 lộ nước cất pha tiêm VN 14517 12 33. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty cổ phần DP Pha no 396 398 Cách Mạng Tháng 8, P4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh Việt Nam 33.1 Nhà sản xuất Hebei Tiancheng Pharmaceutical Co., Ltd No. 18, Economic & Technological Development Zone, Cangzhou, Hebei China 96 10% Dextrose Injection Glucose Dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch 10% 36 tháng BP2005 Chai thủy tinh 500ml, chai nhựa 500ml VN 14518 12 34. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty Cổ phần Dược Đại Nam T.1 Hồng Lĩnh, Cư xá Bắc Hải, P. 15. Q. 10. TP. Hồ Chí Minh Việt Nam 34.1 Nhà sản xuất M/s. Bharat Parenterals Ltd. Vill. Haripura, Ta. Savli, Dist. Vadodara 391520, Gujarat India 97 Sucartil Meloxicam Dung dịch tiêm 15mg 24 tháng NSX Hộp 5 ống 2ml VN 14519 12 35. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty cổ phần Dược phẩm Duy Tân 72/17 Trần Quốc Toản, quận 3, TP. Hồ Chí Minh Việt Nam 35.1 Nhà sản xuất Teva Pharmaceutical Industries Ltd. 64 Hashikma Street, Kfta Sava 44102 Israel 98 Rabeprazole Teva 20mg Rabeprazole Sodium Viên nén bao tan trong ruột 20mg 24 tháng Nhà sản xuất Hộp 2 vỉ x 10 viên VN 14520 12 36. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty Cổ phần Dược phẩm Khánh Hòa (Khapharco) 82 Thống Nhất, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa Việt Nam 36.1 Nhà sản xuất Hovid Bhd 121, Jalan Tunku Abdul Rahman (Jalan Kuala Kangsar), 30010 Ipoh Perak Malaysia 99 Cefaclor 250 Cefaclor monohydrate Viên nang 250mg Cefaclor 36 tháng USP Hộp 2 vỉ x 10 viên VN 14521 12 100 Cefaclor 500 Cefaclor monohydrate Viên nang 250mg Cefaclor 36 tháng USP Hộp 2 vỉ x 10 viên VN 14522 12 37. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty cổ phần Dược phẩm Minh Kỳ Số 3, Lô C, Cư xá Lạc Long Quân, P.5, Q.11, TP. Hồ Chí Minh Việt Nam 37.1 Nhà sản xuất Farma Glow #672/18, Khandsa Road, Gurgaon, Haryana India 101 Omefar 40 Omeprazole sodium Bột đông khô pha tiêm 40 mg Omeprazole 24 tháng NSX Hộp 1 lọ và 1 ống dung môi VN 14523 12 38. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty cổ phần dược phẩm Osaka Phòng 210, dãy A1, Khu tập thể 5 tầng, phường Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội Việt Nam 38.1 Nhà sản xuất Polipharm Co., Ltd. 109 Mu 12 Bangna Trat Road, Km 13 Bangplee Samutprankarn 10540 Thailand 102 Maxcino Baclofen Viên nén 10mg 36 tháng USP 30 Hộp 2 vỉ x 10 viên VN 14524 12 38.2 Nhà sản xuất Polipharm Co., Ltd. 109 Bangna Trad Road, Bangplee District, Samutprakarn 10540 Thailand 103 Osacadi 100 tablet Atenolol Viên nén bao phim 100mg 24 tháng USP 30 Hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14525 12 104 Osacadi 50 tablet Atenolol Viên nén bao phim 50mg 24 tháng USP 30 Hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14526 12 38.3 Nhà sản xuất Polipharm Co., Ltd. 109 Mu 12 Bangna Trad Road, Km 13 Bangplee Samutprakarn 10540 Thailand 105 Topifix Gemfibrozil Viên nang cứng 300mg 48 tháng USP 30 Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14527 12 38.4 Nhà sản xuất Polipharm Co., Ltd. 109 Bangna Trad Road, Bangplee District, Samutprakarn 10540 Thailand 106 Utoxol 2 Doxazosin mesylate Viên nén 2mg Doxazosin 36 tháng NSX Hộp 5 vỉ x 10 viên VN 14528 12 38.5 Nhà sản xuất Twilight Litaka Pharmaceuticals Ltd. B 22 “H” Block, MIDC, Pimpri Pune 411018. India 107 Fenakid Paracertamol Hỗn dịch uống 120mg/5ml 36 tháng BP 2007 Hộp 1 lọ 60ml VN 14529 12 38.6 Nhà sản xuất Twilight Litaka Pharmaceuticals Ltd. Baghbania Vill, Dhana Tel. Nalagarh, Dist. Solan (HP) 174101 India 108 Fosty 125 Cefuroxime Axetil Bột pha hỗn dịch 125mg Cefuroxime 24 tháng NSX Hộp 10 gói VN 14530 12 109 Fosty 250 Cefuroxime Axetil Viên nén bao phim 125mg Cefuroxime 36 tháng USP 30 Hộp 1 vỉ x 10 viên VN 14531 12 38.7 Nhà sản xuất Twilight Litaka Pharmaceuticals Ltd. 116/2 Vadgaon Maval, Chakan Phata, Pune Mumbai Road, Pune 412 106 India 110 Napanam Dry Powder for oral suspension Amoxicillin Bột pha hỗn dịch uống 250mg/5ml 36 tháng BP 2008 Hộp 1 lọ 60ml VN 14532 12 111 Nolipit 10 Atorvastatin calcium Viên nén bao phim 10mg Atorvastatin 36 tháng NSX Hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14533 12 39. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty Cổ phần Dược phẩm Trang Minh 303/16 Tân Sơn Nhì, P. Tân Sơn Nhì, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh Việt Nam 39.1 Nhà sản xuất Genome Pharmaceutical (Pvt) Ltd Plot No. 16/1, Phase IV, Industrial Estate Hattar Pakistan 112 Asectores 200mg Celecoxib Viên nang cứng 200mg 24 tháng NSX Hộp 1 vỉ x 10 viên VN 14534 12 40. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty cổ phần dược phẩm và dịch vụ thương mại An Phúc A7, Lô 10, Khu đô thị mới Định Công, Q. Hoàng Mai, Hà Nội Việt Nam 40.1 Nhà sản xuất M/s. Medex Laboratories 4, Dewan & Sons Udyog Nagar, Lokmanya Nagar, Palghar (W), Dist Thane 401404 India 113 Medixam DT 100 Cefpodoxime proxetil Viên nén phân tán 100mg Cefpodoxime 24 tháng NSX Hộp 1 vỉ x 10 viên VN 14535 12 114 Medixam DT 50 Cefpodoxime proxetil Viên nén phân tán 50mg Cefpodoxime 24 tháng NSX Hộp 1 vỉ x 10 viên VN 14536 12 41. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty cổ phần Dược phẩm Văn Lam 34, ngách 155/206 Trường Chinh, Q. Thanh Xuân, Hà Nội Việt Nam 41.1 Nhà sản xuất Pulse Pharmaceuticals Pvt. Ltd. KH No. 400, 407 & 409, Kharondi, Roorkee, Dist. Haridwar, Uttarakhand India 115 Gzikut 80 Gliclazide Viên nén 80mg 36 tháng BP 2005 Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14537 12 42. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty cổ phần Thương mại Hạ Lan Số 13 lô 1A Khu đô thị mới Trung Yên, phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội Việt Nam 42.1 Nhà sản xuất M/s. Medex Laboratories 4, Dewan & Sons Udyog Nagar, Lokmanya Nagar, Palghar (W), Disl Thane 401404 India 116 Medixam Cefpodoxime proxetil Bột pha hỗn dịch 50mg/5ml Cefpodoxime 24 tháng USP Chai chứa 60ml hỗn dịch sau khi pha VN 14538 12 43. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty Cổ phần Y Dược Việt Nam P1414, CT5 ĐN 3, Khu đô thị Mỹ Đình 2, Từ Liêm, Hà Nội Việt Nam 43.1 Nhà sản xuất Taizhou Nanfeng Pharmaceutical Co., Ltd No.8, Nangfeng East Road, Xianju Country, Zhejiang China 117 Fu gan ning Phụ can ninh Sài hồ, nhân trần cao, đại thanh diệp, ngũ vị tử, đậu xanh … Viên nén . 24 tháng Ch.P 2005 Hộp 3 vỉ x 18 viên VN 14539 12 118 Thống phong bảo Thương truật, hoàng bá, ngưu tất Viên hoàn cứng 37,5mg; 25mg; 12,5mg 24 tháng Ch.P 2005 Chia 60 viên VN 14540 12 119 Tị bảo Thương nhĩ tử, cao tân di hoa, cao phòng phong, liên kiều, cúc hoa vàng, ngũ vị tử, cát cánh, bạch chỉ... Viên nén . 24 tháng Ch.P 2005 Hộp 3 vỉ x 13 viên VN 14541 12 43.2 Nhà sản xuất Yangtze River Pharmaceutical (Group) Co., Ltd No.1, South Yangtze River Road, Taizhou, Jiangsu, China China 120 Sonertiz Levofloxacin hydrochloride, sodium chloride thuốc tiêm 0.2g Ievofloxacin; 0,9g 24 tháng NSX Hộp 1 chai VN 14543 12 121 Sonertiz Levofloxacin hydrochloride thuốc tiêm 0,1g 18 tháng NSX Hộp 4 lọ VN 14542 12 44. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty Cổ phần Y tế Đức Minh Số 51, ngõ 205, ngách 323/83, Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội Việt Nam 44.1 Nhà sản xuất Kenyaku (Thailand) Co., Ltd. 90 Soi Laphrao 91 (Kesorn), Laphrao Road, Wangthonglang, Bangkok 10310 Thailand 122 Glucosamate Glucosamine sulfate sodium chloride Thuốc bột pha uống 1500mg/gói 36 tháng NSX Hộp 30 gói VN 14544 12 45. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty CP DP và DV thương mại An Phúc A7, Lô 10, Khu đô thị mới định Công, Hoàng Mai, Hà Nội Việt nam 45.1 Nhà sản xuất M/s. Medex Laboratories 4, Dewan & Sons Udyog Nagar, Lokmanya Nagar, Palghar (W), Dist Thane 401404 India 123 Anserol Esomeprazole Sodium Bột đông khô pha tiêm 40mg Esomeprazole 24 tháng NSX Hộp 1 lọ bột + 1 ống dung môi 5ml VN 14545 12 46. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty CP tập đoàn dược phẩm và TM Sohaco 5 Láng Hạ Ba Đình Hà Nội Việt Nam 46.1 Nhà sản xuất Boryung Pharmaceutical Co., Ltd. 1122 3, Singil dong, Danwon ku, Ansan si, Kyungki do 425120 Korea 124 Neotabine Inj Gemcitabine Hydrochloride Bột thuốc pha tiêm 1000mg. Gemcitabine 36 tháng USP Hộp 1 lọ VN 14546 12 47. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty CPTMĐT và PT ACM Việt nam 106 ngõ 459/82 Phố Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà nội Việt nam 47.1 Nhà sản xuất Global Pharma Healthcare Pvt., Ltd. A 9, SIDCO Pharmaceutical Complex, Alathur, Thiruporur 603 110, Kancheepuram District, Tamil Nadu India 125 Viên nén bao phim L Trizyn 10 Levocetirizine 2HCl Viên nén bao phim 10mg 36 tháng NSX Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14547 12 48. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty Dược phẩm Trung ương 2 136 Tô Hiến Thành, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh Việt Nam 48.1 Nhà sản xuất Laboractorios Normon S.A. Ronda de valdecarrizo, 6 28760 Tres cantos (Madrid) Spain 126 Cefotaxima Normon 1g Cefotaxime Sodium Bột pha tiêm Cefotaxime 1g 24 tháng NSX Hộp 1 lọ thuốc và 1 ống nước cất 4ml VN 14548 12 127 Ceftriaxon Normon 1g Ceftriaxone disodium Bột pha tiêm Ceftriaxone 1g 24 tháng NSX Hộp 1 lọ thuốc và 1 ống nước cất VN 14549 12 49. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty Thương mại quốc tế ấn Việt A 9 02, Conic Định Khiêm, Đ. Nguyễn Văn Linh, P. Phong Phú, H. Bình Chánh TP. HCM Việt Nam 49.1 Nhà sản xuất Bravo Healthcare Ltd. 223/2, Umbre, Khopoli Pali Road, Tal. Khalapur, Dist. Raigad 410 203, Maharashtra India 128 Glucosamine sulfate tablets Glucosamine sulfate potassium chloride (tương đương 565,43mg Glucosamine sulfate) Viên nén bao phim 750mg 24 tháng NSX Hộp 10 vỉ x 10 viên, Hộp 6 vỉ x 10 viên, Hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14550 12 50. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty Thương mại và Dược phẩm Phương Linh 58E Khu đô thị Đại Kim, Định Công, Q. Hoàng Mai, Hà Nội Việt Nam 50.1 Nhà sản xuất Kilitch Drug (India) Ltd. Vill. & P.O. Nihalgarh, Paonta Sahib, Distt. Sirmour Himachal, Pradesh 173025 India 129 K Pime 0.5g Cefepime hydrochloride Bột pha tiêm 0,5g Cefepime 24 tháng NSX Hộp 1 lọ + 1 ống nước cất pha tiêm 10ml (BP2007) VN 14551 12 130 K Pime 1g Cefepime hydrochloride Bột pha tiêm 1g Cefepime 24 tháng NSX Hộp 1 lọ + 1 ống nước cất pha tiêm 10ml (BP2007) VN 14552 12 50.2 Nhà sản xuất Kilitch Drug (India) Ltd. Vill. & P.O. Nihalgarh, Paonta Sahib, Distt. Sirmour Himachai, Pradesh 173025 India 131 Vancom 1g Vancomycin hydrochlorid Bột pha tiêm 1g Vancomycin 24 tháng NSX Hộp 10 lọ + 1 ống nước cất pha tiêm (Tiêu chuẩn: BP2007) VN 14553 12 51. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH Đại Bắc 65 Vũ Ngọc Phan, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, Hà Nội Việt Nam 51.1 Nhà sản xuất Kolmar Korea 618 3, Shinjeong Ri, Jeanui Myun, Yeongi Gun, Chung Nam Korea 132 Redmetho L Menthol, Methyl salicylate Lotion 60mg/ml; 200mg/ml 36 tháng NSX Hộp 1 lọ 100ml VN 14554 12 52. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH Đại Bắc 65 Vũ Ngọc Phan, Quận Đống Đa, Hà Nội Việt Nam 52.1 Nhà sản xuất XL. Laboratories Pvt., Ltd. E 1223, Phase I Extn (Ghatal) RIICO Industrial Area Bhiwadi (Raja) India 133 Ramprozole Rabeprazole Viên bao phim tan trong ruột 20mg 24 tháng NSX Hộp 1 vỉ x 10 viên VN 14555 12 53. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Dược phẩm Chánh Đức 41 Lê Trung Nghĩa, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chi Minh Việt Nam 53.1 Nhà sản xuất Grunenthal GmbH Zieglerstr. 6 52073 Aachen Germany 134 Vanco Lyomark (Cơ sở hợp đồng: Lyomark Pharma GmbH Germany) Vancomycin hydrochlorid Bột pha dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch 500mg Vancomycin 36 tháng NSX Hộp 10 lọ VN 14556 12 54. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH DKSH Việt Nam Số 23 Đại lộ Độc Lập, khu công nghiệp Việt Nam Singapore, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương Việt Nam 54.1 Nhà sản xuất Alphapharm Pty., Ltd. 15 25 Garnet Street, Carole Park, QLD 4300 Australia 135 Sorbidin Isosorbide dinitrate Viên nén 10mg 36 tháng NSX Lọ 100 viên VN 14557 12 54.2 Nhà sản xuất Bristol Myers Squibb 979, Avenue des Pyrénées 47520 Le Passage France 136 Efferalgan Paracetamol Viên nén sủi bọt 500mg 36 tháng NSX Hộp 4 vỉ x 4 viên VN 14558 12 137 UPSA C Acid ascorbic Viên nén sủi bọt 1000mg 24 tháng NSX Hộp 1 tuýp 10 viên VN 14559 12 54.3 Nhà sản xuất Eisai Co., Ltd. 4 6 10 Koishikawa Bunkyo Ku, Tokyo Japan 138 Pariet Tablets 20mg (đóng gói bởi Interthai Pharmaceutical manufacturing Ltd. Thailand) Rabcprazole sodium Viên nén bao tan trong ruột 20mg 36 tháng NSX Hộp 1 vỉ x 14 viên VN 14560 12 55. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH DP Châu Á Thái Bình Dương Số 113 đường Y Ngông, Phường Tân Thành, Tp. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk Việt Nam 55.1 Nhà sản xuất Shijiazhuang No. 4 Pharmaceutical Co., Ltd. No.35 Huitong Rd., Shijigzhuang Hebei China 139 Glucose Injection 500ml:25g Glucose Dung dịch truyền tĩnh mạch 25g/500ml 24 tháng BP 2005 Chai 500ml VN 14561 12 140 Sodium Chloride Injection 500ml:4,5g Natri Chloride Dung dịch truyền tĩnh mạch 4,5g 24 tháng BP 2005 Chai 500ml VN 14563 12 141 Sodium Chloride Injection 500ml:4,5g Natri Chloride Dung dịch truyền tĩnh mạch 4,5g 24 tháng BP 2005 Chai nhựa 500ml VN 14562 12 142 Tinidazole Injection 100ml:400mg Tinidazole Dung dịch truyền tĩnh mạch sau khi pha loãng 400mg/100 ml 24 tháng CP 2005 Túi nhựa 100ml VN 14564 12 143 Tinidazole Injection 100ml:400mg Tinidazole Dung dịch truyền tĩnh mạch sau khi pha loãng 400mg/100 ml 24 tháng CP 2005 Hộp 1 chai thủy tinh 100ml VN 14565 12 56. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH DP Duy Tân 72/17 Trần Quốc Toản, quận 3, TP. Hồ Chí Minh Việt Nam 56.1 Nhà sản xuất Dr. Willmar Schwabe GmbH & Co. KG Willmar Schwahe Str.4, D 76227 Karlsruhe Germany 144 Venosan retard Cao khô hạt dẻ ngựa (Aesculus hippocastanum) Viên nén bao phim phóng thích muộn 263,2mg 48 tháng NSX Hộp 10 vỉ, 2 vỉ x 10 viên VN 14566 12 57. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH DP Việt pháp Số 36B, ngõ 111 Nguyễn Phong Sắc, Dịch vọng hậu, Q. Cầu Giấy, HN Việt Nam 57.1 Nhà sản xuất Laboratorio Sanderson S.A. Carlos Fernandez 244 Santiago Chile 145 Ranitidina Ranitidine HCl dung dịch tiêm 50mg ranitidine/2ml 36 tháng NSX hộp 200 ống 2ml VN 14567 12 58. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH DP Vygia 39 Bàu Cát 1 (BC1) P.14, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh Việt Nam 58.1 Nhà sản xuất Fresenius Medical Care Deutschland GmbH Frankfurter St. 6 8. 66606 St. Wendel Germany 146 CAPD/DPCA 2 Glucosemonohydrate và các chất điện giải Dung dịch thẩm phân màng bụng . 24 tháng NSX Túi 2000ml VN 14568 12 147 CAPD/DPCA 3 Glucosemonohydrate và các chất điện giải Dung dịch thẩm phân màng bụng . 24 tháng NSX Túi 2000ml VN 14569 12 148 CAPD/DPCA 4 Glucosemonohydrate và các chất điện giải Dung dịch thẩm phân màng bụng . 24 tháng NSX Túi 2000ml VN 14570 12 59. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH Dược phẩm B.H.C 273 Hồ Văn Huê, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh Việt Nam 59.1 Nhà sản xuất Lipa Pharmaceuticals Pty., Ltd. 21 Reaghs Farm road, Minto NSW 2566 Australia 149 Satilage Shark cartilage powder Viên nang cứng 750mg 36 tháng NSX Hộp 6 vỉ x 10 viên VN 14571 12 60. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH Dược phẩm DO HA Số 30, Tập thể Trần Phú, ngõ 105, Nguyễn Phong Sắc, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, Hà nội Việt Nam 60.1 Nhà sản xuất Beximco Pharmaceuticals Ltd 126, Kathaldia, Auchpara, Tongi, Gazipur Bangladesh 150 Tauxiz Azithromycin dihydrate (dạng compact) Viên nén bao phim 500mg Azithromycin 24 tháng NSX Hộp 3 vỉ x 3 viên VN 14572 12 60.2 Nhà sản xuất M/S Nova Med Pharmaceuticals 28 K.M Ferozepur Road Lahore Pakistan 151 Teefatel Cefdinir Viên nang 100mg 24 tháng NSX Hộp 1 vỉ x 6 viên VN 14573 12 60.3 Nhà sản xuất M/s. Biomed Life Sciences 5 A, Dewan & Sons, Lokmanya Nagar, Palghar (W), Thane 401404 India 152 Rabfess Rabeprazole Sodium Bột đông khô pha tiêm 20mg 30 tháng NSX Hộp 1 lọ bột + 1 ống nước cất pha tiêm 5ml VN 14574 12 60.4 Nhà sản xuất M/s. Biomed Life Sciences 5, Dewan & Sons, Lokmanya Nagar, Palghar (W), Thane 401404 India 153 Tarfemax Sắt Fumarate 200mg và Acid folic 1,5mg Viên nén bao phim 66mg sắt nguyên tố; 1,5mg acid folic 24 tháng NSX Hộp 5 vỉ x 10 viên VN 14575 12 154 Telpower Neomycin sulfate, Nystatin, Metronidazole Viên nén đặt âm đạo 20mg Neomycin; 100.000 IU Nystatin; 500mg Metronidazole 30 tháng NSX Hộp 1 vỉ x 10 viên VN 14576 12 155 Triafax DT Cefpodoxime proxetil Viên nén phân tán 100mg Cefpodoxime 24 tháng NSX Hộp 1 vỉ x 10 viên VN 14577 12 60.5 Nhà sản xuất Macter International (Pvt) Ltd. F 216 S.I.T.E Karachi Pakistan 156 Sepmin Sulphamethoxazole, Trimethoprim Hỗn dịch uống (200mg; 40mg)/5ml 24 tháng NSX Hộp 1 lọ 50ml hỗn dịch VN 14578 12 60.6 Nhà sản xuất S.C. Slavia Pharma S.R.L. Bd. Theodor Pallady nr. 44C, District 3, Bucharest Romania 157 Lopioz Omeprazole Viên nang bao tan trong ruột 20mg 36 tháng NSX Hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14579 12 60.7 Nhà sản xuất S.C.SIavia Pharma S.R.L. Bd. Theodor Pallady nr. 44C, District 3, Bucharest Romania 158 Spobet Itraconazole Viêm nang 100mg 36 tháng NSX Hộp 6 vỉ x 5 viên VN 14580 12 60.8 Nhà sản xuất SPIC Limited, Pharmaceuticals Division Plot No.5, NH 7, Maraimalainagar 603 209 India 159 DL Desloratadine Si rô 0,5mg/ml 24 tháng NSX Hộp 1 lọ 30ml VN 14581 12 60.9 Nhà sản xuất T.Man Pharma Limited Parnership 101/2 Moo 6, Soi Moungsakul, Bangkhuntian Rd., Bangkhuntian, Bangkok 10150 Thailand 160 Tobti lemon Neomycin sulphate, Bacitracin kẽm, Amylocaine HCl Viên ngậm 2,5mg Neomycin; 100IU Bacitracin; 0,5mg Amylocaine HCl 48 tháng NSX Hộp 10 gói x 10 viên, hộp 50 gói x 10 viên VN 14582 12 60.10 Nhà sản xuất The Schazoo Pharmaceutical laboratories (Pvt.) Limited Kalalwala 20km Lahore Jaranwala Road Pakistan 161 Fenfort Phức hợp sắt (III) hydroxide polymaltose, acid folic Viên nén nhai 100mg sắt nguyên tố, 350mcg acid folic 36 tháng NSX Hộp 1 vỉ x 10 viên; 3 vỉ x 10 viên VN 14583 12 61. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH Dược phẩm DOHA Số 30, Tập thể Trần Phú, ngõ 103, Nguyễn Phong Sắc, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, Hà nội Việt Nam 61.1 Nhà sản xuất The Schazoo Pharmaceutical laboratories (Pvt.) Limited Kalalwala 20km Lahore Jaranwala Road Pakistan 162 Hemifere Phức hợp sắt (III) hydroxide polymaltose, acid folic Viên nén nhai 100mg sắt nguyên tố, 350mcg acid folic 36 tháng NSX Hộp 1 vỉ x 10 viên; 3 vỉ x 10 viên VN 14584 12 62. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH Dược phẩm Đông Đô 186 Nguyễn Tuân, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, Hà Nội Việt Nam 62.1 Nhà sản xuất Catalent Australia Pty. Ltd. 217 221 Governor Road Braeside VIC 3195 Australia 163 PM Procare Diamond EPA, DHA, Vitamin B1, Vitamin B2, Nicotinamide, Vitamin B6, Calcium pantothenate, Magnesium, Zinc, Vitamin B12, Vitamin D3, Vitamin C, Folic acid ... Viên nang mềm . 36 tháng NSX Lọ 30 viên VN 14585 12 63. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH Dược phẩm Hồng Long 2H Phạm Phú Thứ, Ph. 11, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh Việt Nam 63.1 Nhà sản xuất Standard Chem. & Pharm. Co., Ltd. 2nd Plant, No. 154, Kai Yuan Rd, Hsin Ying, Tainan Taiwan 164 Ton Dine F.C. Tab. 50mg “Standard” Eperisone HCl Viên nén bao phim 50mg 24 tháng NSX Hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14586 12 64. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH Dược Phẩm Huy Nhật 37/13/27 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh Việt Nam 64.1 Nhà sản xuất Globe Pharmaceuticals Ltd. BSCIC Industrial Estate, Begumgonj, Noakhali Bangladesh 165 Eurorapi Natri Rabeprazol Viên nén bao tan trong ruột 20mg 24 tháng NSX Hộp 1 vỉ alu/alu x 10 viên VN 14587 12 166 Gitazot Omeprazole Viên nang 20mg 24 tháng NSX Hộp 10 vỉ x 4 viên VN 14588 12 64.2 Nhà sản xuất Navana Pharmaceuticals Ltd. Rupshi, Rupgonj, Narayangonj Bangladesh 167 Eurodesa Desloratadine Viên nén bao phim 5mg 36 tháng NSX Hộp 5 vỉ x 8 viên VN 14589 12 168 Eurotracon Itraconazole (dưới dạng pellet) Viên nang cứng 100mg Itraconazole 36 tháng NSX Hộp 3 vỉ x 4 viên VN 14590 12 65. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH Dược phẩm Khanh Minh 92 Đào Duy Anh, P.9, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh Việt Nam 65.1 Nhà sản xuất Hanmi Pharm. Co. Ltd 395, Chupal Ri, Pengsung Eup, Pyungtaek si, Gyeonggi do, 451 805 Korea 169 Hanmicefobactam 1g Inj. Cefoperazone Sodium, Sulbactam sodium Bột pha tiêm Sulbactam 500mg, Cefoperazone 500mg 24 tháng NSX Hộp 10 lọ VN 14591 12 66. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH Dược phẩm Matsushima Lầu 7, số 41 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Bến Nghé, Q.1, TP. Hồ Chí Minh Việt Nam 66.1 Nhà sản xuất Genovate biotechnology Co., Ltd. No. 1, First Industrial Rd., Hsinchu Expanded Industrial Park, 303 Taiwan 170 Gendobu Dobutamine Hydrochloride Dung dịch tiêm 12,5mg Dobutamin/ ml 36 tháng NSX Hộp 1 lọ 20ml VN 14592 12 67. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH Dược phẩm Minh Trí 36 Vũ Huy Tấn, Phường 3, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh Việt Nam 67.1 Nhà sản xuất Dongsung pharm. Co., Ltd 36 35, khwandae Ri, Dunpo Myun, asansi chungcheongnam Do Korea 171 Pitamcap 400mg Piracetam Viên nén bao phim 400mg 36 tháng NSX Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14593 12 172 Pitamcap 800mg Piracetam Viên nén bao phim 800mg 36 tháng NSX Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14594 12 68. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH Dược phẩm Nam Tiến Số 13, Giải Phóng, P. 4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh Việt Nam 68.1 Nhà sản xuất The Acme Laboratories Ltd. Dhulivita Dhamrai, Dhaka. Bangladesh 173 Fulspec 500 Meropenem Bột pha tiêm 500mg 24 tháng USP Hộp 1 lọ + 1 ống dung môi VN 14595 12 69. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH Dược phẩm Ngọc Châu 48/3A Hồ Biểu Chánh, P11, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh Việt Nam 69.1 Nhà sản xuất Chung Gei Pharma. Co., Ltd. 1106 4, Daeyang ri, Yanggam myeon, Hwaseong si, Gyeonggi do, Korea Korea 174 Nicebiotamin Riboflavin tetrabutyrate, Pyridoxine HCl, Nicotinamide, Biotin, L Cysteine Viên nén . 36 tháng NSX Hộp 6 vỉ x 10 viên VN 14596 12 70. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH Dược phẩm Rồng Vàng Phòng 4A, tầng 4, Tòa nhà sông Đà 1, Ngõ 165 Cầu Giấy, Hà Nội. Việt Nam 70.1 Nhà sản xuất Ahlcol Parenterals (I) Ltd. SP 918, Phase III, Industrial Area, Bhivadi, Dist Alwar, Rajasthan India 175 Comedy Fluconazole thuốc nhỏ mắt 0,3%w/v 24 tháng NSX hộp 1 lọ 5ml VN 14597 12 70.2 Nhà sản xuất Akums Drugs and Pharmaceuticals Ltd. 19,20,21 Sector 6A. I.I.E., Sidcul, Ranipur, Haridwar 249403 India 176 Zyresp 1 Risperidon Viên nén 1mg 36 tháng NSX Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14598 12 177 Zyresp 2 Risperidon Viên nén 2mg 36 tháng NSX Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14599 12 71. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH Dược phẩm Thế Cường 135A, Lầu 2, đường Pasteur, F6, Q.3, TP. Hồ Chí Minh Việt Nam 71.1 Nhà sản xuất CSPC Zhongnuo Pharmaceutical (Shijiazhuang) Co., Ltd No 188 Gongnong Road, Shijiazhuang City China 178 Bestacefdine Cefradine Bột pha tiêm 1g/lọ 36 tháng USP Hộp 10 lọ VN 14600 12 72. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH Dược phẩm Tường Nghi 102/C6 Lê Văn Thọ, P. 11. Q. Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh Việt Nam 72.1 Nhà sản xuất Jackson Laboratories Pvt. Ltd. Bye Pass Majitha Road, Amritstar 143004 India 179 Tab. Robijack 20 Rabeprazole Sodium Viên nén bao tan trong ruột 20mg Rabeprazole 24 tháng NSX Hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14601 12 73. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH dược phẩm và dịch vụ y tế Phương Đông Số 29, ngách 61/71 Trần Duy Hưng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội Vietnam 73.1 Nhà sản xuất Pragya Life Science Pvt. Ltd. Poicha, Savli Baroda 391780 India 180 Zorabkit Rabeprazole Sodium 20mg; Omidazole 500mg; Clarithromycin 250mg Viên nén bao tan ở ruột, viên nén bao phim 20mg; 500mg; 250mg 36 tháng NSX Hộp 7 vỉ x 6 viên (mỗi loại 2 viên) VN 14602 12 74. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH Dược phẩm và Hóa chất Nam Linh 22/6 đường số 15, khu phố 3, P. Tân Kiểng, Q. 7, TP. Hồ Chí Minh Việt Nam 74.1 Nhà sản xuất Orchid Healthcare B3 B6, B11 B14, B21 B23 and B31 B33 SIPCOT Industrial Park, Irungattukottai, Sriperumbudur, Kancheepuram Distric 602 105 India 181 Imipenem and Cilastatin for injection USP 500mg Imipenem, Cilastatin sodium Thuốc bột pha tiêm 500mg Imipenem khan; 500mg Cilastatin 24 tháng NSX Hộp 10 lọ VN 14603 12 75. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH Dược phẩm Việt Lâm Tổ 16 Lâm Du, Phường Bồ Đề, Q. Long Biên, Hà Nội Việt Nam 75.1 Nhà sản xuất Popular Pharmaceuticals Ltd. 164,Tongi Industrial Area, Tongi, Gazipur 1711 Bangladesh 182 Zibac Sterile lyophilized Azithromycin Bột pha tiêm 500mg Azithromycin 24 tháng NSX Hộp 1 vỉ gồm 1 lọ thuốc + 1 ống 5m nước cất pha tiêm VN 14604 12 76. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH Dược phẩm Việt Pháp Số 36B, ngõ 111 Nguyễn Phong Sắc, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, Hà Nội Việt Nam 76.1 Nhà sản xuất Gramon Bago de Uruguay S.A. Av. Joaquin Suarez 3359, Montevideo Uruguay 183 Orafix 35 Risedronate sodium Viên nén bao phim 35mg 24 tháng NSX Hộp 1 vỉ x 4 viên VN 14605 12 76.2 Nhà sản xuất JSC Farmak 63 Frunze Str., Kiev, 04080 Ukraine 184 Farmazolin Xylometazoline hydrochloride Dung dịch nhỏ mũi 5mg/10ml 36 tháng NSX Hộp 10 lọ VN 14606 12 77. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH Dược phẩm Việt Pháp 36B/111 Nguyễn Phong Sắc, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, Hà Nội Việt Nam 77.1 Nhà sản xuất Laboratorio Eczance Pharma S.A Laprida 43, Avellaneda Pcia de Buenos Aires Argentina 185 Capebina Capecitabine Viên nén 500mg 24 tháng USP 32 Hộp 1 lọ 120 viên + Hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt VN 14607 12 78. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH Dược phẩm Việt Pháp 11B, phố Hoa Bằng, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội Việt Nam 78.1 Nhà sản xuất Laboratories Celsius S.A. Av. Joaquin Suarez 3593, Montevideo Uruguay 186 Inimod Nimodipine Dung dịch tiêm 10mg/50ml 24 tháng NSX Hộp 1 lọ 50ml VN 14608 12 79. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH Dược phẩm Việt Pháp Số 36B, ngõ 111 Nguyễn Phong Sắc, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, Hà Nội Việt Nam 79.1 Nhà sản xuất Laboratories Celsius S.A. Av. Joaquin Suarez 3593, Montevideo Uruguay 187 Inimod Tables Nimodipine Viên nén bao 30mg 36 tháng NSX Hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14609 12 79.2 Nhà sản xuất P.L. Rivero Y Cia S.A. Av. Boyaca 419, Ciudad de Buenos Aires Argentina 188 Rivepime Cefepime Hydrochloride Bột pha tiêm 1g Cefepime 24 tháng USP Hộp 1 lọ + 1 hướng dẫn sử dụng tiếng Việt VN 14610 12 80. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH DV TM dược phẩm Chánh Đức 41 đường Lê Trung Nghĩa, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh Việt Nam 80.1 Nhà sản xuất Fatol Arzneimittel GmbH Robert Koch StraBe, D 66578 Schiffweiler Germany 189 EMB Fatol Ethambutol Hydrochloride Viên nén bao phim 400mg 60 tháng NSX Hộp 100 vỉ x 10 viên; lọ 1000 viên VN 14611 12 81. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH EVD Dược phẩm Y tế P 201, tòa nhà EVD, 43 Tam Trinh, Q. Hoàng Mai, Hà Nội Việt Nam 81.1 Nhà sản xuất Duo Pharma (M) Sdn. Bhd. Lot 2599, Man Seruling 59, Kawasan J, Taman Klang Jaya, 41200 Klang, Selangor Malaysia 190 Unocef Injection 1000mg Natri ceftriaxone Bột pha tiêm 1000mg Ceftriaxone 36 tháng USP 25 Hộp 10 lọ VN 14612 12 81.2 Nhà sản xuất Youcare Pharmaceuticals Group Co., Ltd. No.6 Hongda Middle Road, Beijing Economic & Technological Development Area, Beijing China 191 Reduced Glutathione Injection 300mg Glutathione Bột pha tiêm 300mg 36 tháng NSX hộp 1 lọ VN 14613 12 192 Reduced Glutathione Injection 600mg Glutathione Bột pha tiêm 600mg 36 tháng NSX hộp 1 lọ VN 14614 12 82. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH Hóa Dược Hợp Tác Lầu 3, 60 Nguyễn Văn Thủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh Vietnam 82.1 Nhà sản xuất CSPC Zhongnuo Pharmaceutical (Shijiazhuang) Co., Ltd No 188 Gongnong Road, Shijiazhuang City China 193 Bactalin Cefoperazone natri, Sulbactam natri Bột vô khuẩn pha tiêm 500mg Cefoperazone; 500mg Sulbactam 24 tháng CP 2005 Hộp 10 lọ x 1g VN 14615 12 194 Bactalin Cefoperazone natri, Sulbactam natri Bột vô khuẩn pha tiêm 1000mg Cefoperazone; 1000mg Sulbactam 24 tháng CP 2005 Hộp 10 lọ x 2g VN 14616 12 195 Cefpotriv Cefpirome sulfate Bột vô khuẩn pha tiêm 1g Cefpirome 24 tháng NSX Hộp 10 lọ x 1g VN 14617 12 196 Emetrime Cefpirome Hydrochloride Bột vô khuẩn pha tiêm 1g Cefepime 24 tháng USP Hộp 10 lọ x 1g VN 14618 12 83. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH Kiến Việt 437/2 Lê Đúc Thọ, Phường 16, Q. Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh Việt Nam 83.1 Nhà sản xuất Gracure Pharmaceuticals Ltd. E 1105 Industrial Area, Phase III, Bhiwadi (Raj) India 197 Graxidcure Acid Nalidixic Viên nén bao phim 500mg 36 tháng BP Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14619 12 83.2 Nhà sản xuất Nestor Pharmaccuticlas Ltd. 11, Western Extension Area, Faridabad 121 001, Haryana India 198 Amgyl Metronidazole Benzoate Hỗn dịch uống 200mg Metronidazole 36 tháng BP Hộp 1 chai 60ml VN 14620 12 199 Cipronex 500 Ciprofloxacin Hydrochloride Viên bao phim 500mg Ciprofloxacin 36 tháng BP Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14621 12 200 Nescine 400 Cimetidine Viên nén không bao 400mg 36 tháng NSX Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14622 12 201 Nesfulvin 500 Griseofulvin Viên nén không bao 500mg 24 tháng BP Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14623 12 83.3 Nhà sản xuất The Madras Pharmaceuticals 137 B, Old mahabalipuram Road, Karapakkam, Chennai 96 India 202 Deloliz Deslotatadine Viên nén bao phim 5,0mg 24 tháng NSX Hộp 1 vỉ x 10 viên VN 14624 12 84. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH MTV Dược phẩm Vimedimex 53 Nguyễn Chí Thanh, P.9, Q.5, Tp. Hồ Chí Minh Việt Nam 84.1 Nhà sản xuất Laboratorios Normon, SA. Ronda de Valdecarrizo, 6 28760 Tres cantos (Madrid) Spain 203 Lidocaine 2% Epinephrine Normon Lidocaine HCl; Epinephrin bitartrate Dung dịch tiêm Mỗi ml chứa Lidocaine HCl 20mg; Epinephrin bitartr 36 tháng NSX Hộp 10 vỉ x 10 ống 1,8ml VN 14625 12 85. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH Otsuka OPV Số 27 đường phố 3A, Khu công nghiệp Biên Hòa II, Đồng Nai. Việt Nam 85.1 Nhà sản xuất Otsuka Pharmaceutical Factory, Inc. 115 Kuguhara, Tateiwa, Muya cho, Naruto, Tokushima Japan 204 Mixid H injection Glucose; nhũ tương béo, acid amin, chất điện giải nhũ dịch tiêm truyền tĩnh mạch . 18 tháng NSX Túi nhựa mềm 2 ngăn (tổng dung tích 900ml) VN 14626 12 205 Mixid L injection Glucose, nhũ tương béo, acid amin, chất điện giải nhũ dịch tiêm truyền tĩnh mạch . 18 tháng NSX Túi nhựa mềm 2 ngăn (tổng dung tích 900ml) VN 14627 12 86. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH SXTMDV và KDDP Vĩnh An An 13 đường 1D, lô F63, khu dân cư Trung Sơn, ấp 4, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh Việt Nam 86.1 Nhà sản xuất BCWorld Pharm.Co.,Ltd. 11, Samgun ri, Ganam myen, Yeoju gun, Kyunggi do Korea 206 Penfocin 1g Inj Cefotiam hydrochloride Thuốc bột pha tiêm 1g Cefotiam 36 tháng USP Hộp 1 lọ; 10 lọ 1g VN 14628 12 87. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH Thương mại CG Việt Nam Số 9 ngách 164/100 Vương Thừa Vũ, Q Thanh Xuân, Hà Nội Việt Nam 87.1 Nhà sản xuất Gramon Bago de Uruguay S.A. Av. Joaquin Suarez 3359, Montevideo Uruguay 207 Sadetabs Neomycin sulfate; Clotrimazole; Metronidazole Viên đặt âm đạo (83mg, 100mg, 500mg) / viên 24 tháng NSX Hộp 2 vỉ x 6 viên VN 14629 12 88. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH Thương mại dược phẩm Bình Nguyên 13C Hồ Biểu Chánh, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh Việt Nam 88.1 Nhà sản xuất R.X. Manufacturing Co., Ltd. 76 Moo 10, Naraphirom, Banglane, Nakornphalhom 73130 Thailand 208 Air X tab, hương vị cam Simethicone Viên nén 80mg 60 tháng USP32 Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14630 12 89. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Nhân Hòa 17K/3 Dương Đình Nghệ, P. 8, Q. 11, TP. Hồ Chí Minh Việt Nam 89.1 Nhà sản xuất Asia Pharm. IND. Co., Ltd. 439, Mogok Dong Pyungtaek City, Kyungki Do. Korea 209 Spimaxol 2g inj. Cefoperazone Sodium, Sulbactam sodium Bột pha tiêm 1g cefoperazone, 1g sulbactam 24 tháng NSX Hộp 10 lọ VN 14631 12 89.2 Nhà sản xuất Harbin Pharmaceutical Group Co.,Ltd. No. 109, Xue Fu Road, Nangang Dist, Harbin P.R of China 210 Cbipred Inj Methylprednisolon sodium succinat Bột pha tiêm Methylprednisolone 40mg/lọ 36 tháng USP Hộp 1 lọ bột pha tiêm và 1 ống dung môi benzyl alcohol 1ml VN 14632 12 90. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH Thương mại dược phẩm Vân Hồ 16/38 Ngõ Lệnh Cư, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội Việt Nam 90.1 Nhà sản xuất Celogen Pharma Pvt., Ltd. B 313, Shree Nand Dham, Sector 11, CBD Belapur, Navi Mumbai 400 614 India 211 Cenoxib 100 Celecoxib Viên nang cứng 100mg 36 tháng NSX Hộp 4 vỉ x 10 viên VN 14633 12 212 Cenoxib 200 Celecoxib Viên nang cứng 200mg 36 tháng NSX Hộp 4 vỉ x 10 viên VN 14634 12 213 Noraquick 300 Gabapentin Viên nang cứng 300mg 36 tháng NSX Hộp 4 vỉ x 10 viên VN 14635 12 91. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm VDC Số nhà 12, ngõ 20, phố Thành Công, Phường Thành Công, Q. Ba Đình, Hà Nội Việt Nam 91.1 Nhà sản xuất Farmak JSC 63 Frunze str., Kiev, 04080 Ukraine 214 Kimalu Clopidogrel Viên nén bao phim 75mg 24 tháng NSX Hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14636 12 92. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm VDC Số nhà 12, ngõ 20, phố Thành Công, P. Thành Công, Q. Ba Đình, Hà Hội Việt Nam 92.1 Nhà sản xuất Farmak JSC 62 Frunze str., Kiev, 04080 Ukraine 215 Phocodex 5 mg Enalaprit malcate Viên nén 5mg 36 tháng NSX Hộp 5 vỉ x 10 viên VN 14637 12 93. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH Thương mại và Dược phẩm Kim Bản 43, đường số 2, P. Tân Thành, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh Việt Nam 93.1 Nhà sản xuất Korea Hutecs Pharm Co., Ltd. 555 2 Youngchun ri, Dongtan myun, Whasung gun, Kyungki do Korea 216 Tialbutinal Tab. Trimebutine maleate Viên nén 100mg 36 tháng NSX Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14638 12 93.2 Nhà sản xuất Young Poong Pharma. Co., Ltd. 621 9, Namchon Dong Namdong Ku, Inchon City Korea 217 Alkoys soft cap. Calcitriol Viên nang mềm 0,25mcg 36 tháng NSX Hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14639 12 218 Urusel soft cap. Acid Ursodesoxycholic 50mg; Thiamin nitrate 10mg; Riboflavin 5mg Viên nang mềm 50mg; 10mg; 5mg 36 tháng NSX Hộp 12 vỉ x 5 viên VN 14640 12 94. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH Thương mại và Dược phẩm Nguyễn Vy 541/24 Sư Vạn Hạnh, P. 13. Q. 10, TP. Hồ Chí Minh Việt Nam 94.1 Nhà sản xuất Dae Hwa Pharm Co., Ltd. 308 Masan Ri, Hoengseong Eup, Hoengseong Gun, Gangwon Do Korea 219 Beautygel Erythromycin, Tretinoin Gel 400mg; 2,5mg/10g 36 tháng NSX Hộp 1 tuýp 10g VN 14641 12 95. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH TM & DP Hùng Lợi Số 10 đường Sầm Sơn, P. 4, Q. Tân Bình, HCM Việt Nam 95.1 Nhà sản xuất Akum Drugs & Pharmaceuticals Ltd 2 5, Sector 6B, I.I.E, Sidcul, Ranipur, Haridwar 249403 India 220 Fazzodime Ceftazidim Bột pha tiêm 1g Anhydrous Ceftazidim 24 tháng USP hộp 1 lọ VN 14642 12 221 Torbixol Cefoperazon natri, Sulbactam natri Bột pha tiêm 0,5g cefoperazon; 0,5g sulbactam 24 tháng NSX hộp 1 lọ VN 14643 12 96. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH TM Thành An Khang 44/4 Phan Xích Long, Phường 16, Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh Việt Nam 96.1 Nhà sản xuất Sance Laboratories private Limited P.B, No.2, Blv.No.VI/51B, Kozhuvanal 686 523, Kerala India 222 Bapexim Cefepime dihydrochloide Thuốc bột pha tiêm 1g Cefepime 24 tháng USP Hộp 1 lọ VN 14644 12 97. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH TM DP Nhân Hòa 17K/3 Dương Đình Nghệ, Ph.8, Q.11 TP. Hồ Chí Minh. Việt Nam 97.1 Nhà sản xuất Asia Pharm. IND. Co., Ltd. 439, Mogok Dong Pyungtaek City, Kyungki Do. Korea 223 Biosmicin 150mg inj. Netilmicin sulfate dung dịch tiêm 150mg/1,5ml 24 tháng USP Hộp 10 ống 1,5ml VN 14645 12 97.2 Nhà sản xuất Asia Pharm. Ind. Co., Ltd. 413 13, Shindorim Dong, Guro ku, Seoul Korea 224 Cbinesfol 1g Inj. Cefotaxime Sodium Bột pha tiêm 1g Cefotaxime 24 tháng USP 24 Hộp 10 lọ VN 14646 12 97.3 Nhà sản xuất C Tri Pharma 778 1, Ilpae dong, Namyangju, Gyeonggi do Korea 225 Eusoftyl cream Urea Kem 200mg/g 36 tháng NSX Hộp 1 tuýp 50g VN 14647 12 98. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH TM DP Quốc tế Thiên Đan 90A/D19, đường Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh Việt Nam 98.1 Nhà sản xuất Troikaa Pharmaceuticals Ltd. Thol, Dist. Mehsana 382728, Gujarat. India 226 Hydrocortisone sodium succinate for Injection BP Hydrocortisone sodium succinate Bột pha tiêm 100mg hydrocortisone 48 tháng BP Hộp 1 lọ VN 14648 12 99. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Công ty TNHH Y tế Cánh Cửa Việt 788/2B Nguyễn Kiệm, P.3, Q. Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh Việt Nam 99.1 Nhà sản xuất Alpa Laboratories Limited 33/2, A.B. Road Pigdamber 453 446, Indore (M.P) India 227 Celonib 1g Cefoperazone Sodium; Sulbactam Sodium Bột pha tiêm 500mg cefoperazone; 500mg sulbactam 24 tháng NSX Hộp 1 lọ VN 14649 12 228 Celonib 2g Cefoperazone Sodium; Sulbactam Sodium Bột pha tiêm 1g cefoperazone; 1g sulbactam 24 tháng NSX Hộp 1 lọ VN 14650 12 100. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Dae Hwa Pharm Co., Ltd. 308 Masan Ri, Hoengseong Eup, Hoengseong Gun, Gangwon Do Korea 100.1 Nhà sản xuất Dae Hwa Pharm Co., Ltd. 308 Masan Ri, Hoengseong Eup, Hoengseong Gun, Gangwon Do Korea 229 Daehwademacot Cream Betamethasone Dipropionate, Clotrimazol Gentamycin sulphate Kem bôi da 0,64mg; 10mg; 1mg (hoạt lực) 36 tháng NSX Hộp 1 tuýp 10g VN 14651 12 101. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Daewoo Pharm. Co., Ltd. 579, Shinpyung Dong, Pusan City Korea 101.1 Nhà sản xuất Daewoo Pharm. Co., Ltd. 579, Shinpyung Dong, Pusan City Korea 230 Trimetinel Trimebutine maleate Viên nén 100mg 36 tháng NSX Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14652 12 102. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Daewoo Pharm. Ind. Co., Ltd. 579, Shin Pyung Dong, Pusan city Korea 102.1 Nhà sản xuất Daewoo Pharm. Co., Ltd. 579, Skinpyung Dong, Pusan City Korea 231 Philrheumaris Crystallin Glucosamine sulfate Viên nang 500mg Glucosamine sulfate 36 tháng NSX Hộp 9 vỉ x 10 viên VN 14653 12 103. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Daewoong Pharm. Co., Ltd. 223 23 Sangdaewong Dong, Choongwong Ku, Sungnam City, Kyunggi Do Korea 103.1 Nhà sản xuất Daewoong Pharm. Co., Ltd. 906 10, Sangsin ri, Hyang nam myeon, Hwaseong Si, Gyeonggi Do. Korea 232 Daewoong Newlanta Aluminium hydroxide gel, Magnesium hydroxide Hỗn dịch uống 200mg Nhôm oxyd, 400mg Magnesi hydroxide 36 tháng NSX Hộp 20 gói x 10ml VN 14654 12 233 Garbapia Gabapentin Viên nang cứng 300mg 36 tháng NSX Hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14655 12 234 Gemron gold Coenzym Q10, các vitamin và khoáng chất Viên nén bao phim . 36 tháng NSX Hộp 9 vỉ x 10 viên VN 14656 12 235 Penostop Flurbiprofen Thuốc dán 20mg 36 tháng NSX Gói 6 miếng VN 14657 12 236 Trimafort Gel Nhôm Hydroxyd; Magnesium hydroxide, Simethicone Hỗn dịch uống 400mg Nhôm oxyd; 800,4mg Magnesium hydroxide; 80mg 36 tháng NSX Hộp 20 gói x 10ml VN 14658 12 237 Uruso Acid Ursodeoxycholic Viên nén 100mg 36 tháng NSX Hộp 3 vỉ, hộp 6 vỉ, hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14659 12 103.2 Nhà sản xuất Daewoong Pharmaceutical Co., Ltd. 223 23 Sangdaewon Dong, Chungwon Ku, Sungnam City, Kyunggi Do Korea 238 Luphere Leuprorelin acetate Bột pha tiêm 3,75mg 36 tháng NSX Hộp 1 lọ + 1 bơm tiêm chứa dung môi VN 14660 12 104. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Denk Pharma GmbH & Co. Kg Prinzregentenstr 79 81675 Muenchen Germany 104.1 Nhà sản xuất Denk Pharma GmbH & Co. Kg Gollstr.1, D84529 Tittmoning Germany 239 Diclo Denk 50 Diclofenac Sodium Viên nén bao tan trong ruột 50mg 36 tháng NSX Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14661 12 105. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Diethelm & Co., Ltd. Wiesenstrasse 8, 8008 Zurich Switzerland 105.1 Nhà sản xuất Nycomed GmbH Robert Bosch Strasse 8, 78224 Singen Germany 240 Venofer (Xuất xưởng bởi: Vifor (International) Inc. Địa chỉ: Rechenstrasse 37, 9014 St. Gallen, Switzerland) Iron Sucrose (Sắt Sucrose) Dung dịch tiêm Sắt 20mg/ml 36 tháng NSX Hộp 5 ống 5ml VN 14662 12 105.2 Nhà sản xuất Upha Pharmaceutical Manufacturing (M) Sdn. Bhd. Lot 2 & 4, Jalan P/7, Section 13, Bangi Industrial Estate, 43650 Bandar Baru Bangi, Selangor Darul Ehsan Malaysia 241 Champs C with Lysine (Fruity) Chewable Tablet Acid ascorbic, Lysine hydrochloride Viên nén nhai 100mg, 50mg 36 tháng NSX Hộp 1 chai 100 viên VN 14663 12 106. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Dr. Reddys Laboratories Ltd. 7 1 27 Ameerpet, Hyderabad 500 016 India 106.1 Nhà sản xuất Dr. Reddys Laboratories Ltd. Plot No. 137, 138 & 146 S.V.CO OP, Indl. Estate, Bollaram, Jinnaram Mandal, Medak District India 242 Mitotax Paclitaxel Dung dịch tiêm 6mg/5ml 24 tháng NSX Lọ 5ml VN 14664 12 107. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Ebewe Pharma Ges.m.b.H.Nfg.KG Mondseestrasse 11, A 4866 Unterach am Attersee Austria 107.1 Nhà sản xuất Ebewe Pharma Ges.m.b.H Nfg.KG Mondseestrasse 11, A 4866 Unterach am Attersee Austria 243 Gemcitabin “Ebewe” Gemcitabine hydrochloride Dung dịch đậm đặc pha dung dịch tiêm truyền 10mg/ml Gemcitabine 36 tháng NSX Hộp 1 lọ 20ml hoặc 100ml VN 14665 12 108. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Egis Pharmaceuticals Public Ltd., Co. 1106, Budapest, Keresztúri út, 30 38 Hungary 108.1 Nhà sản xuất Egis Pharmaceuticals Public Ltd., Co. 1106, Budapest, Keresztúri út, 30 38 Hungary 244 Cordaflex Nifedipine Viên nén bao phim giải phóng chậm 20mg 48 tháng NSX Hộp 6 vỉ x 10 viên VN 14666 12 109. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Euro Med Laboratoires Phil Inc. 1000 United Nation Avenue, Manila Philippines 109.1 Nhà sản xuất Euro Med Laboratoires Phil., Inc Km 36, Gen. Emilio Aguinaldo Highway, Dasmarinas, Cavite Philippines 245 5% Dextrose in water solution for intravenous infusion Dextrose monohydrate Dung dịch truyền tĩnh mạch 5g/100ml 60 tháng USP 30 Chai 500ml; 1000ml VN 14667 12 110. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Euro Med Laboratoires Phil., Inc. 1000 United Nation Avenue, Manila Philippines 110.1 Nhà sản xuất Euro Med Laboratoires Phil., Inc Km 36, Gen. Emilio Aguinaldo Highway, Dasmarinas, Cavite Philippines 246 Lactated Ringers solution for Intravenuous Infusion Natri Clorid, Natri lactat khan, Kali clorid, Calci clorid Dịch truyền tĩnh mạch . 60 tháng USP 30 Chai nhựa 500ml và 1000ml VN 14668 12 111. CÔNG TY ĐĂNG KÝ F.Hoffraann La Roche Ltd. Grenzacherstrasse 124, CH 4070 Basel Switzerland 111.1 Nhà sản xuất Roche S.p.A Via Morelli 2 20090, Segrate, Milan Italy 247 Madopar HBS (Đóng gói bởi: F. Hoffmann La Roche Ltd., địa chỉ: CH 4303 Kaiseraugst, Switzerland) Levodopa, Benserazide Viên nang 100mg; 25mg 36 tháng NSX Chai 100 viên VN 14669 12 112. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Federal State Unitary Enterprise “Moscow Endocrine Plant” Novokhokhlovskaya st. 25, Moscow 109052 Russia 112.1 Nhà sản xuất FPUE “Moscow Endocrine Plant” Novokhokhlovskaya str. 25, Moscow 109052 Russia 248 Taufon Taurine Dung dịch nhỏ mắt 4% 24 tháng NSX Hộp 2 lọ hoặc 5 lọ x 1,5ml hoặc 2ml; hộp 1 lọ x 5ml VN 14670 12 113. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Fresenius Kabi Oncology Ltd. 3, Factory Road, Adj. Safdarjung Hospital, Ring Road, New Delhi 110029 India 113.1 Nhà sản xuất Fresenius Kabi Oncology Ltd 19 HPSIDC, Industrial Area, Baddi, Dist. Solan (H.P.) 173205 India 249 Kemocarb 150mg/5ml Carboplatin Dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch 150mg/15ml 24 tháng BP Hộp 1 lọ 15ml VN 14671 12 114. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Fresenius Kabi Oncology Ltd. 3, Factory Road, Adj. Safdarjung Hospital, New Delhi 110029 India 114.1 Nhà sản xuất Fresenius Kabi Oncology Ltd 19 HPSIDC, Industrial Area Baddi, Dist. Solan (H.P.) 173205 India 250 Thalix 100 Thalidomide Viên nang cứng 100mg 24 tháng USP Hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14672 12 251 Thalix 50 Thalidomide Viên nang cứng 50mg 24 tháng USP Hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14673 12 115. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Galien Pharma ZA Les hauts de Lafourcade 32200 Gimont France 115.1 Nhà sản xuất Laboratoires Macors Rue des Caillottes, Zl la Plaine des Isles 89000 Auxerre France 252 Vibtil (Cơ sở đóng gói, kiểm tra chất lượng & xuất lô sản phẩm: S.E.R.P Monaco) Cao khô dát gỗ cây đoạn (thân) (Cortex Tilia sylvestris Desf) Viên nén bao 250mg 36 tháng NSX Hộp 4 vỉ x 10 viên VN 14674 12 116. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Geofman Pharmaceuticals Plot No. 20/23 Korangi Industrial Area, Karachi Pakistan 116.1 Nhà sản xuất Bosch Pharmaceuticals (PVT) Ltd. Bosch house 221, sector 23, Korangi Industrial Area, Karachi Pakistan 253 Bactamox Plus Injection 1.5g Amoxicillin sodium, sulbactam sodium Thuốc bột pha tiêm 1g amoxicillin; 0,5g sulbactam 24 tháng NSX Hộp 1 lọ bột pha tiêm + 1 ống chứa nước pha tiêm VN 14675 12 117. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Getz Pharma (Pvt) Ltd. Plot No. 29 30/27 Korangi Industrial Area, Karachi 74900 Pakistan 117.1 Nhà sản xuất Getz Pharma (Pvt) Ltd. Plot No. 29 30/27 Korangi Industrial Area, Karachi 74900 Pakistan 254 Getvilol Tablets 2.5mg Nebivolol Viên nén 2,5mg 24 tháng NSX Hộp 2 vỉ x 7 viên VN 14676 12 255 Getvilol Tablets 5mg Nebivolol Viên nén 5mg 24 tháng NSX Hộp 2 vỉ x 7 viên VN 14677 12 256 Mebaloget Injection 500mcg/ml Mecobalamin Dung dịch tiêm 50mcg/ml 24 tháng NSX Hộp 2 vỉ Alu PVC x 5 ống 1ml VN 14678 12 118. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Getz Pharma (Pvt) Ltd. 30 31/27 Korangi Industrial Area Karachi 74900 Pakistan 118.1 Nhà sản xuất Getz Pharma (Pvt) Ltd. 30 31/27 Korangi Industrial Area Karachi 74900 Pakistan 257 Ribazole Ribavirin Viên nang cứng 400mg/viên 48 tháng NSX Hộp 2 vỉ x 5 viên VN 14679 12 119. CÔNG TY ĐĂNG KÝ GlaxoSmithKline Pte., Ltd. 150 Beach Road # 21 00 Gateway West, Singapore 189720 Singapore 119.1 Nhà sản xuất Cellofarm Ltda Estrada Dr. Lourival Martins, No. 926 968 Donana Cep: 28110 000 Campos dos Goytacazes RJ Brasil 258 Meropenem GSK 1 g Meropenem trihydrate Bột pha dung dịch tiêm hoặc truyền 1g 24 tháng NSX Hộp 1 lọ VN 14680 12 259 Meropenem GSK 500mg Meropenem trihydrate Bột pha dung dịch tiêm hoặc truyền 500g 24 tháng NSX Hộp 1 lọ VN 14681 12 120. CÔNG TY ĐĂNG KÝ GlaxoSmithKline Pte., Ltd. 150 Beach Road Gateway West 21 Floor, 189720. Singapore 120.1 Nhà sản xuất Glaxo Wellcome Production 1 rue de l Abbaye 76960 Notre Dame de Bondeville France 260 Fraxiparine 0.4ml Nadroparin Calcium Dung dịch tiêm 3800IU/0,4ml 36 tháng NSX Hộp đựng 10 bơm kim tiêm đóng sẵn x 0,4ml VN 14682 12 120.2 Nhà sản xuất Glaxo Wellcome S.A, Avda de Extremadura no 3 09400 Aranda de Duero Burgos Spain 261 Seretide Evohaler DC 25/250mcg Fluticasone propionate; Salmeterol Xinafoate Thuốc phun mù hệ hỗn dịch để hít qua đường miệng Fluticasone propionate 250mcg; Salmeterol 25mcg/liều 24 tháng NSX Bình xịt 120 liều VN 14683 12 262 Seretide Evohaler DC 25/50mcg Fluticasone propionate; Salmeterol Xinafoate Thuốc phun mù hệ hỗn dịch để hít qua đường miệng Fluticasone propionate 50mcg; Salmeterol 50mcg/liều 24 tháng NSX Bình xịt 120 liều VN 14684 12 121. CÔNG TY ĐĂNG KÝ GlaxoSmithKline Pte., Ltd. 150 Beach Road #21 00 Gateway West, Singapore 189720 Singapore 121.1 Nhà sản xuất Stiefel Laboratories Pte., Ltd. 103 Gul Circle 629589 Singapore 263 Polytar Liquid Polytar Dầu gội 1% 36 tháng NSX Hộp 1 chai 150ml VN 14685 12 121.2 Nhà sản xuất Stiefel Laboratories Pte., Ltd. 103 Gul Circle 629 589 Singapore 264 Stiemycin Erythromycin Dung dịch dùng ngoài 2% w/v 36 tháng NSX Hộp 1 chai 25ml VN 14686 12 122. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Glenmark Pharmaceuticals Ltd. Plot No. E 37, 39 MIDC Area Satpur, Nasik 422 007 Maharashtra. India 122.1 Nhà sản xuất Glenmark Pharmaceuticals Ltd. Plot No. E 37, 39 MIDC Area Satpur, Nasik 422 007 Maharashtra. India 265 Momate S Mometasone Furoate; Acid Salicylic Thuốc mỡ bôi da Mometasone furoate 0,1% (kl/kl); Acid Salicylic 5% 24 tháng NSX Hộp 1 tuýp 10g VN 14687 12 123. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Grifols Asia Pacific Pte Ltd. 501 Orchard Road # 20 01 Wheelock Place Singapore 123.1 Nhà sản xuất Mitsubishi Pharma (Guangzhou) Co., Ltd No 2 Jiaoyuan Road, Guangzhou Economic & Technological Development District (GETDD), Guangzhou China 266 Intralipos Purified soybean oil; Purified yolk lecithin Nhũ tương truyền tĩnh mạch 20% 21 tháng NSX Chai 250ml VN 14688 12 124. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Hana Pharm. Co., Ltd. 301 Bando B/D, 946 18, Doguk Dong, Kangnam Ku, Seoul Korea 124.1 Nhà sản xuất Binex Co., Ltd. 480 2, Jangrim dong, Saha gu, Busan. Korea 267 Binexcefxone Natri Ceftriaxone Bột pha tiêm 1g Ceftriaxone 36 tháng USP30 Hộp 10 lọ VN 14689 12 268 Camrox Meloxicam Viêm nang 7,5mg 24 tháng NSX Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14690 12 125. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Hana Pharm. Co., Ltd. 301, Bando B/D, 946 18, Doguk Dong, Kangnam Ku, Seoul. Korea 125.1 Nhà sản xuất Dae Han New Pharm Co., Ltd. # 904 3, Sangshin Ri, Hyangnam Myun, Hwangsung Si, Kyunggi Do Korea 269 Daehanmodifin inj. Nimodipine Dung dịch tiêm 10mg 36 tháng BP 2007 Hộp 1 lọ 50ml VN 14691 12 125.2 Nhà sản xuất Hana Pharmaceutical Co., Ltd 1402 Hagil ri, Hyangnam myeon, Whasung si, Kyonggi do Korea 270 Hanaatra inj. Atracurium Besylate Dung dịch tiêm 25mg/2,5ml 24 tháng NSX Hộp 10 ống x 2,5ml VN 14692 12 126. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Hana Pharm. Co., Ltd. 301 Bando B/D, 946 18, Doguk Dong, Kangnam Ku, Seoul Korea 126.1 Nhà sản xuất Saehan Pharm Co., Ltd. 162 Shinsohyun dong, Ansung city Guongg do Korea 271 Nicoaway Gum 2mg Nicotine Polacrilex kẹo cao su 2mg nicotine 30 tháng NSX Hộp 2 vỉ x 8 viên VN 14693 12 127. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Hana Pharm. Co., Ltd. 301, Bando B/D, 946 18, Doguk Dong, Kangnam Ku, Seoul Korea 127.1 Nhà sản xuất The Government Pharmaceutical Organization 75/1 Rama VI Road, Ratchalhewi, Bangkok 10400 Thailand 272 Pintomen Flunarizine Dihydrochloride Viên nang cứng 5,0mg Flunarizine 36 tháng NSX Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14694 12 128. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Hanall Pharmaceutical Co, Ltd. 400 1, Sangseo Dong, Daeduck Gu, Daejeon City Korea 128.1 Nhà sản xuất Hanall Pharmaceutical Co, Ltd. 400 1, Sangseo Dong, Daeduck Gu, Daejeon City Korea 273 Glucodown OR Tablet Metformin HCl Viên nén phóng thích chậm 500mg 36 tháng NSX Hộp 4 vỉ x 15 viên VN 14695 12 129. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Hawon Pharmaceutical Corporation 788 1, 3rd Floor Times Building, Yeoksam 2 Dong, Kangnam Gu, Seoul Korea 129.1 Nhà sản xuất Hawon Pharmaceutical Corporation 543 3, Kakok Ri, Jinwee Myun, Pyungtaek City, Kyungki Do Korea 274 Hawontriaxone (Sản xuất gia công bởi: Asia Pharm. Ind. Co., Ltd địa chỉ: 493 Mosok dong, Pyungtaek si, Kyunggi do Korea Ceftriaxone Sodium Bột pha tiêm 1g 36 tháng USP Hộp 10 lọ VN 14696 12 275 Letspo Terbinafine HCl Kem bôi da 10mg/1g 36 tháng NSX Hộp/tuýp 15g VN 14697 12 130. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Hetero Drugs Ltd. 7 2 A2, Hetero Corporate, Industrial Estates, Sanathnagar, Hyderabad, Andhra Pradesh AP India 130.1 Nhà sản xuất M/s. Hetero Drugs Limited Village Kalyanpur, Chakkan Road, Baddi, Nalagarh (Tehsil), Solian (Dist), Himachal Pradesh 173 205 India 276 Cefamet 250 Cefuroxime Axetil Viên nén bao phim Cefuroxime 250mg 24 tháng NSX Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14698 12 131. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Hexal AG. Industriestrasse 25 D 083607 Holzkirchen Germany 131.1 Nhà sản xuất S.C. Sandoz S.R.L Str. Livezeni.nr.7A, 4300 Targu Mures Romania 277 Binozyt 200mg/5ml Azithromycin monohydrate Bột pha hỗn dịch uống 200mg/5ml Azithromycin 36 tháng NSX Hộp 1 lọ 37,5 ml VN 14699 12 132. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Hyphens Marketing & Technical Services Pte. Ltd. 138 Joo Seng Road, 3rd Floor, Singapore 368361 Singapore 132.1 Nhà sản xuất iNova Pharmaceuticals (Australia) Pty Limited 9 15 Chilvers Road Thornleigh, NSW 2120 Australia 278 Dung dịch súc miệng kháng viêm Difflam Benzydamine hydrochloride Dung dịch súc miệng 0,15% kl/tt 24 tháng NSX Hộp 1 chai 200ml; Chai 500ml VN 14700 12 133. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Il Hwa Co., Ltd. 437 Sutaek dong, Guri shi, Kyonggi do Korea 133.1 Nhà sản xuất Chung Gei Pharma. Co., Ltd. 1106 4, Daeyang ri, Yanggam myeon, Hwaseong si, Gyeonggi do, Korea Korea 279 Hucefa Ginkgo biloba leaf extract Viên nén bao phim 80mg 36 tháng NSX Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14701 12 133.2 Nhà sản xuất Hanbul Pharm. Co., Ltd. 40 8, Banje Ri, Wongok Myeon, Anseung Si, Gyeonggi Do Korea 280 Tobaso Tobramycin Dung dịch nhỏ mắt 3,0mg/ml 36 tháng USP 30 Hộp 1 lọ 15ml VN 14702 12 133.3 Nhà sản xuất Huons. Co., Ltd. 907 6, Sangshin ri, Hyangnam myun, Hwaseong kun, Kyunggi do Korea 281 Huparan tab. Biphenyl Dimethyl Dicarboxylate Viên nén 25mg 36 tháng NSX Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14703 12 134. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Intas Pharmaceuticals Ltd. Lầu II, Chinubhai Centre, Off. Nehru Bridge, Ashram road, Ahmedabad 380009 India 134.1 Nhà sản xuất Intas Pharmaceuticals Ltd. Matoda 382 210, Dist. Ahmedabat India 282 Moza 5 Mosapride citrate dihydrate Viên nén bao phim 5mg Mosapride citrate 24 tháng NSX Hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14704 12 134.2 Nhà sản xuất Intas Pharmaceuticals Ltd. 7/3 GIDC Estate, Vatva Ahmedabad 342445 India 283 Seczolin Secnidazole Viên nén bao phim 1g 36 tháng NSX Hộp 1 vỉ x 2 viên VN 14705 12 135. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Invida (Singapore) Private Limited 79 Science Park Drive # 05 01 Cintech IV Singapore (118264) Singapore 135.1 Nhà sản xuất Bayer Schering Pharma AG Mullerstrasse 170 178, D 13353, Berlin Germany 284 Fludara Fludarabin phosphat Viên nén bao phim 10mg 24 tháng NSX Hộp 4 vỉ x 5 viên VN 14706 12 135.2 Nhà sản xuất Leo Laboratories Limited 285 Cashel road, Dublin 12. Ireland 285 Fucidin Sodium fusidale Thuốc mỡ 2% 36 tháng NSX Hộp 1 tuýp 5g, 15g VN 14707 12 136. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Janssen Cilag Ltd. 106 Moo 4 Lad Krabang Industrial Estate Chalongkrung Rd., Kwaenglamplatew, Khet lad, Krabang, Bangkok 10520. Thailand 136.1 Nhà sản xuất Astellas Ireland Co.,Ltd. Killorglin,Co. Kerry Ireland 286 Prograf Tacrolimus Viên nang 0,5mg 36 tháng NSX Hộp 5 vỉ x 10 viên VN 14708 12 287 Prograf Tacrolimus Viên nang 1mg 36 tháng NSX Hộp 5 vỉ x 10 viên VN 14709 12 136.2 Nhà sản xuất Olie (Thailand) Ltd. 166 Moo 16 Bangpa In Industrial Estate, Udomsorayuth Road, Bangpa In District Ayutthaya Province Thailand 288 Infant's Tylenol Acetaminophen Hỗn dịch uống 100mg/ml 24 tháng NSX Hộp 1 chai 15ml VN 14710 12 289 Nizoral shampoo Ketoconazole Dầu gội 20mg/g 24 tháng NSX Hộp 1 chai 100ml, Hộp 1 chai 50ml, Hộp 50 gói x 6ml VN 14711 12 137. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Korea Prime Pharm. Co., Ltd. 865 1, Dunsan ri, Bongdong eup, Wanju Gun, Chonbuk Korea 137.1 Nhà sản xuất Korea Prime Pharm. Co., Ltd. 865 1, Dunsan ri, Bongdong eup, Wanju gun, Chonbuk Korea 290 Loxorox Loxoprofen sodium Viên nén 60mg Loxoprofen 36 tháng NSX Hộp 5 vỉ x 10 viên VN 14712 12 138. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Korea United Pharm. Inc. 154 8 Nonhyun dong, Kangnam gu, Seoul Korea 138.1 Nhà sản xuất Korea United Pharm. Inc. 404 10, Nojang Ri, Jeondong Myeon, Yeongi Gun, Chungnam Korea 291 Augmex Amoxicillin; Kali clavulanat Viên nén 500mg Amoxicillin, 125mg Acid clavulanic 24 tháng USP 31 Hộp 2 túi nhóm x 1 vỉ x 10 viên VN 14713 12 138.2 Nhà sản xuất Korea United Pharm. Inc. 153 Budong Ri, Seo Myeon, Yeongi Gun, Chungnam Korea 292 Cefdim Ceftazidim Bột pha tiêm 1g 24 tháng USP 31 Hộp 10 lọ VN 14714 12 138.3 Nhà sản xuất Korea United Pharm. Inc. 404 10, Nojang Ri, Jeondong Myeon, Yeongi Gun, Chungnam Korea 293 Hytinon Hydroxyurea Viên nang 500mg 36 tháng USP 31 Hộp 1 túi nhôm x 10 vỉ x 10 viên VN 14715 12 138.4 Nhà sản xuất Korea United Pharm. Inc. 404 10, Nojang Ri, Jeondong Myeon, Yeongi kun, Chungnam Korea 294 Talmain Talniflumate Viên bao phim 370mg 36 tháng NSX Hộp 6 vỉ x 10 viên; hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14716 12 138.5 Nhà sản xuất Korea United Pharm. Inc. 404 10, Nojang Ri, Jeondong Myeon, Yeongi Gun, Chungnam Korea 295 Viên nén Teranex Terazosin hydrochlorid Viên nén 2mg Terazosin 36 tháng NSX Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14717 12 139. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Kukje Pharma Ind. Co., Ltd. 513 2, Yalab dong, Bundang gu, Seongnam city, Gyeonggi do Korea 139.1 Nhà sản xuất Kukje Pharma Ind. Co., Ltd. 648, Choji Dong, Danwo Gu, Ansan City, Kyunggi Do Korea 296 Kukjekemocin Cefaclor Viên nang cứng 250mg 36 tháng NSX Hộp 1 vỉ x 10 viên VN 14718 12 139.2 Nhà sản xuất Suheung Capsule Co., Ltd 317 Songnae 1 Dong, Sosa Gu Bucheon City, Kyunggi do, Korea Korea 297 SendipEn Beta (đóng gói: Jin Yang Pharm. Co., Ltd Korea) Selenium in dried yeast; chromium in dried yeast; acid ascorbic Viên nang mềm 50mcg selenium; 50mcg chromium; 50mg 24 tháng NSX Hộp 5 vỉ x 20 viên VN 14719 12 139.3 Nhà sản xuất Yoo Young Pharm. Co., Ltd. 492 17, Chukhyun Ri, Kwanghyewon Myeon, Kincheon Kun, Chungcheongbuk Do Korea 298 Bee Neotil Inj. Citicholin thuốc tiêm 500mg 36 tháng NSX Hộp 10 ống 2ml VN 14720 12 140. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Kyongbo Pharmaceutical Co., Ltd. 345 6 Sirok Dong, Asan si, Chungcheongnam do Korea 140.1 Nhà sản xuất Dae Han New Pharm Co., Ltd. # 904 3, Sangshin Ri, Hyangnam Myun, Hwangsung Si, Kyunggi Do Korea 299 Dakina Clindamycin HCL Viên nang cứng 300mg hoạt lực 24 tháng USP 30 Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14721 12 140.2 Nhà sản xuất Huons Co., Ltd 957 Wangam dong, Jecheon si, Chungcheonbuk do Korean 300 Huhylase Injection Hyaluronidase Thuốc bột đông khô pha tiêm 1500IU 36 tháng USP 30 Hộp 10 lọ VN 14722 12 141. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Kyung Dong Pharm Co., Ltd. 553 3, Daeyang Li, Yanggam Myun, Hwasung Si, Gyeonggi Do Korea 141.1 Nhà sản xuất Kyung Dong Pharm Co., Ltd. 535 3, Daeyang Li, Yanggam Myun, Hwasung Si, Gyeonggi do Korea 301 Ditazidim Ceftazidime Bột pha tiêm 1000mg 24 tháng USP 33 Hộp 10 lọ VN 14723 12 142. CÔNG TY ĐĂNG KÝ L.B.S. Laboratory Ltd. Part 602 Soi Panichanant, Sukhumvit 71 Road, Bangkok 10110 Thailand 142.1 Nhà sản xuất L.B.S. Laboratory Ltd. Part 602 Soi Panichanant, Sukhumvit 71 Road, Bangkok 10110 Thailand 302 Meropenem Meropenem natri carbonate Thuốc bột pha tiêm 1g Meropenem 24 tháng USP 30 Hộp 1 lọ thuốc bột pha tiêm VN 14724 12 143. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Laboratorios Bago S.A Bernardo de Iigoyen No. 248 Buenos Aires. Argenting 143.1 Nhà sản xuất Luboratorios IMA S.A.I.C. Palpa 2878 Ciudad Aulonoma de Buenos Aires Argentina 303 Panataxel 100mg (Đóng gói và xuất xưởng: Bioprofarm S.A, địa chỉ: Terrada 1270, Buenos Aires, Argentina) Paclitaxel Dung dịch đậm đặc pha tiêm 100mg/16,7ml 24 tháng USP Hộp 1 lọ 16,7ml (100mg Paclitaxel) VN 14725 12 304 Panataxel 30mg (Đóng gói và xuất xưởng: Bioprofarm SA, địa chỉ: Terrada 1270, Buenos Aires, Argentina) Paclitaxel Dung dịch đậm đặc pha tiêm 30mg/5ml 24 tháng USP Hộp 1 lọ 5ml VN 14726 12 144. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Les Laboratoires Servier 22 rue Garnier, 92200 Neuilly sur Sein France 144.1 Nhà sản xuất Les Laboratoires Servier Industrie 905, Route de Saran, 45520 Gidy France 305 Stablon Tianeptine sodium Viên nén bao phim 12,5mg 36 tháng Nhà sản xuất Hộp 2 vỉ x 15 viên VN 14727 12 145. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Lifepharma S.p.A. Via dei Lavoratori, 54 20092 Cinisello Balsamo Milan Italy 145.1 Nhà sản xuất Laboratorio Farmaceutico C.T.s.r.l. Strada Solaro, 75/77 18038 Sanremo (IM) Italy 306 Deltazime Ceftazidime pentahydrate Bột và dung môi pha tiêm Ceftazidime 1g 21 tháng NSX Hộp 1 lọ 1g và 1 ống dung môi 3 ml VN 14728 12 146. CÔNG TY ĐĂNG KÝ M/S. Ambalal Sarabhai Enterprises Ltd. Dr. Vikram Sarabhai Road, Wadi, Vadodara 390023 India 146.1 Nhà sản xuất Prayash Heath Care PVT. Ltd Prime Apartments, 4 77/1 Habsiguda, St.No.8. Hyderabad India 307 Foloup Amlodipine besilate Viên nén 5mg Amlodipine 24 tháng NSX Hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14729 12 147. CÔNG TY ĐĂNG KÝ M/s. Pacific Pharmaceuticals Ltd. 30th, K.M., Multan Road, Lahore Pakistan 147.1 Nhà sản xuất M/s. Pacific Pharmaceuticals Ltd. 30th, K.M., Multan Road, Lahore Pakistan 308 Levopraid 50 Tablets Levosulpiride Viên nén không bao 50mg 60 tháng NSX Hộp 2 vỉ x 10 viên VN 14730 12 309 Novahist Tablets Fexofenadine Hydrochloride Viên nén không bao 120mg 36 tháng NSX Hộp 1 vỉ x 10 viên VN 14731 12 148. CÔNG TY ĐĂNG KÝ M/S.yeva Therapeutics Pvt.Ltd. 108, Shiv Chambers, plot.No.21, C.B.D.Sector 11, Belapur, New Bombay 400 703 India 148.1 Nhà sản xuất Acme Formulation Pvt. Ltd. Ropar Road Nalagarh Dist. Solan H.P 174101 India 310 Vespratab Kit Esomeprazole magnesium dihydrate, clarithromycin, tinidazol viên nén bao phim 500mg clarithromycin; 40mg esomeprazole; 500mg tin 24 tháng USP, NSX hộp có 7 vỉ mỗi vỉ chứa 1 kít (2+2+2) VN 14732 12 149. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Macleods Pharmaceuticals Ltd. Atlanta Arcade, 3rd Floor, Marol Church Road, Near Leela Hotel, Andheri (East) Mumbai 400 059 India 149.1 Nhà sản xuất Macleods Pharmaceuticals Ltd. Plot No 25 27, Survey No. 366 Premier Industrial Estate Kachigam Daman 396210 India 311 Alenroste 10 Alendronate Natri Viên nén không bao 10mg Alendronic acid 36 tháng NSX Hộp lớn chứa 5 hộp nhỏ x 1 vỉ x 10 viên VN 14733 12 150. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Macleods Pharmaceuticals Ltd. 304, Atlanta Arcade, Moral Church Road, Andheri (East) Mumbai 400 059 India 150.1 Nhà sản xuất Macleods Pharmaceuticals Ltd. Plot No. 1&2, Mahim road, Near Kuldeep Nagar, Palghar (W) 401 404 Dist. Thane Maharashtra India 312 Cadalol 25 Carvedilol Viên nén bao phim 25mg 24 tháng NSX Hộp 1 vỉ x 10 viên VN 14734 12 150.2 Nhà sản xuất Macleods Pharmaceuticals Ltd. Plot No 25 27, Survey No. 366 Premier Industrial Estate Kachigam Daman 396210 India 313 Resecadot Racecadotril Viên nang cứng 100mg 24 tháng NSX Hộp 1 vỉ x 10 viên VN 14735 12 151. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Marksans Pharma Ltd. 21st floor Lotus Business Park, Off new Link Road, Andheri (W), Mumbai, 400053 India 151.1 Nhà sản xuất Marksans Pharma Ltd. Plot No. 81 B, EPIP, Phase I, Jharmajri, Badhi, Distt, Solan (H.P.) India 314 Cefimark 200 Cefixime trihydrate Viên nang 200mg Cefixime 24 tháng NSX Hộp 2 vỉ x 10 viên VN 14736 12 152. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Matrix Laboratories Limited 1 1 151/1, IV Floor, Sairam Towers, Alexander Road, Secunderabad 500 003 Andhra Pradesh India 152.1 Nhà sản xuất Matrix Laboratories Ltd. F 4 & F 12, M.I.D.C, Malegaon, Sinnar, Nashik 422113, Maharashtra state India 315 Didanosine 250mg Didanosine Viên nang giải phóng thuốc trong ruột 250mg 24 tháng NSX Chai 30 viên VN 14737 12 316 Didanosine 400mg Didanosine Viên nang giải phóng thuốc trong ruột 400mg 24 tháng NSX Chai 30 viên VN 14738 12 153. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Mega Lifesciences Pty., Ltd. 120 Asia Center Building, 9th Floor, Moo 11, Bangna trad Road, Kwaeng bangna, Khet Bangna, Bangkok Thailand 153.1 Nhà sản xuất Embil Ilac San. Ltd. Sti Merkez Mahallesi. Birahane Sok. No: 28 Sisli 34381, Istanbul Turkey 317 Miko Penotran Miconazol nitrate Viên đặt âm đạo 1200mg 24 tháng NSX Hộp 1 vỉ 1 viên + bao ngón tay VN 14739 12 153.2 Nhà sản xuất Mega Lifesciences Ltd. 384 Moo 4, Soi 6, Bangpoo Industrial, Phraeksa, Mueang, Samutprakarn 10280 Thailand 318 Avarino Simethicone, Alverine citrate Viên nang mềm 300mg; 60mg 24 tháng NSX Hộp 3 vỉ x 10 viên; hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14740 12 153.3 Nhà sản xuất MSN Laboratories Limidted Plot No 42, Anrich industrial Estate, Bollaram, Medak District 502325, Andhra Pradesh India 319 Ridlor Clopidogrel bisulfate Viên nén bao phim 75mg Clopidogrel 24 tháng NSX Hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14741 12 153.4 Nhà sản xuất Osoth Inter Laboratories Co., Ltd. 600/9 Moo 11, Sukhaphiban 8 Road, Nongkham Siracha Chonburi 20280 Thailand 320 Medicoff DX Syrup Dextromethorphan HBr; Chlorpheniramine maleate; Guaifenesin (Glycerin guaiacolate) Siro uống 5mg/5ml; 2mg/5ml; 50mg/5ml 36 tháng NSX Hộp 1 chai 60 ml VN 14742 12 154. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Merck KGaA Frankfurter Strasse, 250 64293, Darmstadt Germany 154.1 Nhà sản xuất Merck Serono S.p.A Via delle Magnolie 15 (loc. frazione Zona Industriale), 70026 Modugno (BA) Italy 321 Saizen Somatropin Bột và dung môi pha tiêm 8mg 36 tháng NSX Hộp 1 lọ + 1 ống dung môi pha tiêm VN 14743 12 155. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Merck Sante s.a.s 37, rue Saint Romain 69379 Lyon Cedex 08. France 155.1 Nhà sản xuất Merck Sante s.a.s 2 Rue du Pressoir Vert, 45400 Semoy France 322 Glucophage Metformin Hydrochloride (Tương đương với 662,90mg Metformin base) Viên nén bao phim 850mg 60 tháng Nhà sản xuất Hộp 2 vỉ x 15 viên; hộp 5 vỉ x 20 viên VN 14744 12 156. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Micro Labs Limited No.27, Race Course Road, Bangalore 560 001 India 156.1 Nhà sản xuất Micro Labs Limited 63/3&4 Thiruvandar Koil, Pondicherry 605102 India 323 Allercet L Levocetirizine dihydrochloride Viên nén bao phim 5mg Levofloxacin 24 tháng NSX Hộp chứa 10 hộp nhỏ, mỗi hộp nhỏ chứa 1 vỉ x 10 viên VN 14745 12 156.2 Nhà sản xuất Micro Labs Limited 92, Sipcot, Hosur 635 126, Tamil Nadu India 324 Melosafe 7.5 Meloxicam Viên nén không bao 7,5mg 24 tháng NSX Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14746 12 325 Teravox 250 Levofloxacin hemihydrate Viên nén bao phim 250mg Levofloxacin 36 tháng NSX Hộp 20 hộp nhỏ x 1 vỉ x 5 viên VN 14747 12 326 Teravox 500 Levofloxacin hemihydrate Viên nén bao phim 500mg Levofloxacin 36 tháng NSX Hộp 20 hộp nhỏ x 1 vỉ x 5 viên VN 14748 12 327 Terlev 250 Levofloxacin hemihydrate Viên nén bao phim 250mg Levofloxacin 36 tháng NSX Hộp 20 hộp nhỏ x 1 vỉ x 5 viên VN 14749 12 156.3 Nhà sản xuất Micro Labs Ltd. 121 to 124, 4th Phase, K.I.A.D.B, Bommasandra Industrial Area, bangalore 560099 India 328 Binancef 500 DT Cefadroxil Viên nén phân tán 500mg Cefadroxil khan 24 tháng NSX Hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14750 12 329 Dimpotab 100 DT Cefpodoxime proxetil Viên nén phân tán không bao 100mg Cefpodoxime 24 tháng NSX Hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14751 12 156.4 Nhà sản xuất Micro Labs Ltd. Plot No. 16, Veerasandra Industrial Area, Bangalore 560 100 India 330 Nacova DT 228.5mg Amoxiciline trihydrate; Clavulanate potassium Viên nén phân tán 200mg Amoxicillin; 28,5mg Clavulanic acid 24 tháng NSX Hộp 5 vỉ x 6 viên VN 14752 12 156.5 Nhà sản xuất Micro Labs Ltd. 92, Sipcot Industrial Complex Hosur 635 126 Tamil Nadu. India 331 Pyrazinamide tablets BP 500mg Pyrazinamide Viên nén không bao 500mg 36 tháng BP Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14753 12 332 Quinotab 250 Levofloxacin hemihydrate Viên nén bao phim 250mg Levofloxacin 36 tháng NSX Hộp đựng 20 hộp nhỏ x 1 vỉ x 5 viên VN 14754 12 333 Quinotab 500 Levofloxacin hemihydrate Viên nén bao phim 500mg Levofloxacin 36 tháng NSX Hộp đựng 20 hộp nhỏ x 1 vỉ x 5 viên VN 14755 12 157. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Myung Moon Pharmaceutical., Ltd Myung Moon Bldg 946 18, Dokok dong, Kangnam gu, Seoul Korea 157.1 Nhà sản xuất Aurochem Pharmaceuticals (1)Pvt Ltd. 58 Palghar Taluka Industrial Co Op. Estate Ltd. Palghar 401 404, Maharashtra India 334 Sartinlo 25 Losartan Postassium viên nén bao phim 25mg 36 tháng NSX Hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14756 12 157.2 Nhà sản xuất Young Poong Pharma. Co., Ltd. 621 9, Namchon Dong, Namdong Ku, Inchon City Korea 335 Peridal 100mg Danazol Viên nang 100mg 60 tháng USP Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14757 12 158. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Novartis Pharma Services AG Lichtstrasse 35 4056 Basel Switzerland 158.1 Nhà sản xuất Novartis Pharma S.A.S. Site Industriel de Huningue 26, rue de la Chapelle 68330 Huningue France 336 Voltaren 50 Diclofenac sodium Viên đặt 50mg 36 tháng NSX Hộp 2 vỉ x 5 viên VN 14758 12 158.2 Nhà sản xuất R.P.Scherer GmbH & Co. KG Gammelsbaeher Strasse 2 69412 Eberbach, Baden. Germany 337 Sandimmun Neoral 100mg Ciclosporin Viên nang mềm 100mg 24 tháng Nhà sản xuất Hộp 10 vỉ x 5 viên VN 14759 12 158.3 Nhà sản xuất R.P.Scherer GmbH & Co.KG Gammels bacher Strasse 2 69412 Eberback Baden Germany 338 Sandimmun Neoral 25mg Ciclosporin Viên nang mềm 25mg 24 tháng Nhà sản xuất Hộp 10 vỉ x 5 viên VN 14760 12 159. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Orchid Chemicals & Pharmaceutical Ltd. Orchid Towers 313, Valluvar Kottam High Road, Nungambakkam, Chennai 600 034 India 159.1 Nhà sản xuất Orchid Healthcare (A Division of Orchid Chemicals & Pharmaceuticals Ltd.) Shop No. 22, GF, Aatmiya complex, B/h. Keya Motors, Chhani Jakatnaka, Vadodara, Gujarat India 339 Cebanex 1g Sulbactam natri, Cefoperazone natri Bột vô khuẩn pha tiêm 0,5g Sulbactam; 0,5g Cefoperazone 24 tháng NSX Hộp 1 lọ bột VN 14761 12 160. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Ozia Pharmaceutical Pty. Ltd. Marina Quay, 1/1 3 Manly road, Seaforth, NSW 2092. Australia 160.1 Nhà sản xuất Chung Gel Pharma. Co., Ltd. 1106 4, Daeyang ri, Yanggam myeon, Hwaseoung si, Gyeonggi do, Korea Korea 340 Kimoral S Bromelain; Cystallized Trypsin Viên nén 40mg; 1mg 24 tháng NSX Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14762 12 161. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Ozia Pharmaceutical Pty. Ltd. Seojin Bldg.313 4, Yangjae dong, Seocho gu, Seoul Korea 161.1 Nhà sản xuất Eurolife Healthcare Pvt., Ltd. 69 A, Mittal Chambers, Nariman Point, Mumbai 400 021. India 341 Nadixlife Acid Nalidixic Viên nén bao phim 500mg 36 tháng BP Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14763 12 162. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Ozia Pharmaceutical Pty. Ltd. Marina Quays, 1/1 3 Manly road, Seaforth, NSW 2092. Australia 162.1 Nhà sản xuất Mitim S.R.L Via Cacciamali, 34 36 38 25125, Brescia Italy 342 Difosfocin Citicoline Dung dịch tiêm 500mg/4ml 60 tháng NSX Hộp 5 ống 4ml VN 14764 12 163. CÔNG TY ĐĂNG KÝ P.P.F Hasco Lek Zmigrodzka Street 242E, 51 131 Wroclaw Ba Lan 163.1 Nhà sản xuất Laboratorio Gemepe Gral. Gregorio Arazo de Lamadrid 1383/85 Ciudad Autonoma de Buenos Aires Argentina 343 Simpla Zoledronic acid monohydrate Dung dịch truyền tĩnh mạch Zoledronic acid 5mg/100ml 24 tháng NSX Hộp 1 lọ 5mg/100ml + hướng dẫn sử dụng tiếng Việt VN 14765 12 164. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Pfizer (Thailand) Ltd. United Center Building, Floor 36, 37, 38 and 42, 323 Silom Road, Silom, Bangrak, Bangkok 10500 Thailand 164.1 Nhà sản xuất Pfizer Manufacturing Deutschland GmbH Heinrich Mack Strasse 35, D 89257 Illertissen Germany 344 Champix Varenicline (dạng muối tartrate) Viên nén 0,5mg/viên; 1mg/viên 24 tháng NSX Hộp 1 vỉ x 11 viên 0,5mg và 1 vỉ x 14 viên 1mg VN 14767 12 345 Champix Varenicline (dạng muối tartrate) Viên nén 1mg 24 tháng NSX Hộp 2 vỉ x 14 viên VN 14766 12 164.2 Nhà sản xuất Pfizer PGM Zone Industrielle 29 route des Industries, 37530, Poce sur Cisse. France 346 Diflucan Fluconazole Viên nang 150mg 60 tháng NSX Hộp 1 vỉ 1 viên VN 14768 12 165. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Pharmaceutical Works Polpharma S.A. Pelplinska 19, 83 200 Starogard Gdanski Poland 165.1 Nhà sản xuất Bioton Co., Ltd. 5 Staroscinska St. 02 516 Warszawa. Poland 347 Bio Taksym Cefotaxime Sodium Bột pha tiêm 1g Cefotaxime 24 tháng NSX Hộp 1 lọ VN 14769 12 166. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Pharmaniaga Manufacturing Berhad Lot 11A, Jalan P/1, Kawasan Perusahaan Bangi, 43650 Bandar Baru Bangi Selangor Darul Ehsan Malaysia 166.1 Nhà sản xuất Pharmaniaga Manufacturing Berhad Lot 11A, Jalan P/1, Kawasan Perusahaan Bangi, 43650 Bandar Baru Bangi, Selangor Darul Ehsan Malaysia 348 Rinafed Pseudoephedrine HCl; Triprolidine HCl Viên nén 60mg; 2,5 mg 36 tháng NSX Hộp 100 viên VN 14770 12 167. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Pharmix Corporation 1304, Garak ID Tower, 99 7, Garak dong, Songpa gu, Seoul Korea 167.1 Nhà sản xuất BMI Korea Co., Ltd. #907 1, Sangshin ri, Hyangnam myeon, Hwasung si, Gyeongg do Korea 349 Oxamik Inj (Nhà đóng gói Kyung Dong Pharm Co., Ltd Korea) Octreotide acetate Dung dịch tiêm 0,1mg Octreotide 36 tháng NSX Hộp 10 ống 1ml VN 14771 12 168. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Pharmix Corporation 1304, Garak ID Tower, 99 7, Garak dong, Songpa Ku, Seoul Korea 168.1 Nhà sản xuất Daewon Pharm. Co., Ltd. 903 1, Sangshin ri, Hyangnam myun, Hwaseong kun, Kyunggi do. Korea 350 Pariben 20mg Rabeprazole Sodium Viên nén bao tan trong ruột 20mg 36 tháng NSX Hộp 2 vỉ x 14 viên VN 14772 12 169. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Pharmix Corporation 1304, Garak ID Tower, 99 7, Garak dong, Songpa gu, Seoul Korea 169.1 Nhà sản xuất Green Cross Corporation 156 50, Nae Song li, Keum Wang Eup, Eum Sung Kun, Chung Cheong Bug Do. Korea 351 Doneo Soft Capsule Crataegus Ext.; Melissa folium Ext; Ginkgo biloba Leaf Ext.; Garlic Oil Viên nang mềm Crataegus Ext 50,0 mg; Melissa folium Ext. 10,0 mg; 36 tháng Nhà sản xuất Hộp 12 vỉ x 10 viên VN 14773 12 169.2 Nhà sản xuất Hanlim Pharmaceutical Co., Ltd 1007, Yubang dong, Cheoin gu, Yongin si, Gyeonggi do Korea 352 Hesorin Injection Heparin sodium Thuốc tiêm 25000IU/5ml 36 tháng USP 26 Hộp 10 lọ 5ml VN 14774 12 170. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Pharmix Corporation 1304, Garak ID Tower, 99 7, Garak dong, Songpa Ku, Seoul Korea 170.1 Nhà sản xuất Huons Co. Ltd 957 Wangam dong, Jecheon si, Chungcheongbuk do Korea 353 Thuốc tiêm Huons Dexamethasone Disodium Phosphate Dexamethasone Dung dịch tiêm 5mg/ml 36 tháng USP24 Hộp 5 khay x 10 ống x 1ml VN 14775 12 171. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Pharmix Corporation 1304, Garak ID Tower, 99 7, Garak dong, Songpa gu, Seoul Korea 171.1 Nhà sản xuất Huons. Co., Ltd. 907 6, Sangshin ri, Hyangnam myun, Hwaseong kun, Kyunggi do Korea 354 Gijeton Injection Ginkgo biloba Ext. Thuốc tiêm Ginkgo biloba Ext. 17,5mg (tương đương 4,2mg lượng 36 tháng NSX Hộp 10 lọ 5ml VN 14776 12 172. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Pharmix Corporation 1304, Garak ID Tower, 99 7, Garak dong, Songpa Ku, Seoul Korea 172.1 Nhà sản xuất Huons. Co., Ltd. 907 6, Sangshin ri, Hyangnam mvun, Hwaseong kun, Kyunggi do Korea 355 Thuốc tiêm Hutrapain 100mg Tramadol HCl Dung dịch tiêm 100mg 36 tháng NSX Hộp 10 ống 2ml VN 14777 12 173. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Pharmix Corporation 1304, Garak ID Tower, 99 7, Garak dong, Songpa gu, Seoul Korea 173.1 Nhà sản xuất Hutecs Korea Pharmaceutical Co., Ltd. 555 2 YeoungCheonri, Dongtan Myeon, Hwaseng si, Gyeonggi do Korea 356 Viên nén Gluless Glimepiride Viên nén 2mg 36 tháng NSX Hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14778 12 174. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Pharmix Corporation 1304, Garak ID Tower, 99 7, Garak dong, Songpa Ku, Seoul Korea 174.1 Nhà sản xuất Union Korea Pharm. Co., Ltd. 5 9, Bangye ri, Moonmak eup, Wonju si, Gangwondo. Korea 357 Cefxon Inj Ceftriaxone Sodium Thuốc bột pha tiêm 1g Ceftriaxone 36 tháng USP 24 Hộp 10 lọ VN 14779 12 358 Cinarosip Ciprofloxacin HCL Viên nén bao phim 500mg Ciprofloxacin 36 tháng USP 32 Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14780 12 359 Fonalocin Ofloxacin Viên nén bao phim 200mg 36 tháng USP 32 Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14781 12 360 Unapiran inj. 1g Piracetam Dung dịch tiêm 1g/5ml 36 tháng NSX Hộp 10 ống x 5ml VN 14782 12 361 Unidopa Dopamine Hydrochloride Thuốc tiêm 200mg/5ml 36 tháng USP 32 Hộp 10 ống x 5ml VN 14783 12 174.2 Nhà sản xuất Young II Pharm Co., Ltd. 521 15, Sinjong ri, Jinchon Up, Jinchon kun, Chungchong Bukdo Korea 362 Glipiron 4mg Glimepiride Viên nén 4mg 36 tháng NSX Hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14784 12 363 Zinrytec tablet Cetirizine Hydrochloride Viên nén bao phim 10mg 36 tháng NSX Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14785 12 175. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Phil International Co., Ltd. 629 4 Yeoksam Dong, Kangnam Ku, Seoul Korea 175.1 Nhà sản xuất Asia Pharmaceuticals Co., Ltd. 439, Mogok Dong Pyungtaek City, Kyungki Do. Korea 364 Ajuroxcal Calcitriol Viên nang mềm 0,25 mcg 36 tháng Nhà sản xuất Hộp 6 vỉ x 10 viên VN 14786 12 175.2 Nhà sản xuất Huons Co. Ltd 957 Wangam dong, Jecheon si, Chungcheongbuk do Korea 365 Philmedsin tablet Mephenesin Viên nén bao đường 250mg 36 tháng NSX Hộp 5 vỉ x 10 viên VN 14787 12 176. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Phil International Co., Ltd. Room No 1002 Yousung Bldg, 702 22 Yeoksam Dong, Kangnam Ku, Seoul Korea 176.1 Nhà sản xuất Huons. Co., Ltd. 907 6, Sangshin ri, Hyangnam myun, Hwaseong kun, Kyunggi do Korea 366 Kwangmyungclonestyl Chlorphenesin Carbamate Viên nén 125mg 36 tháng NSX Hộp 5 vỉ x 10 viên VN 14788 12 177. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Phil International Co., Ltd. 629 4 Yeoksam Dong, Kangnam Ku, Seoul Korea 177.1 Nhà sản xuất HVLS Co., Ltd 938, Wangam Dong, Jecheon Si, Chungcheonbuk Do Korea 367 Phenatic tab. Casein hydrolysate Viên nén bao phim 500mg 36 tháng NSX Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14789 12 177.2 Nhà sản xuất Samchundang Pharmaceutical Co., Ltd. 904 1 Sangshin Ri, Hyangnam Myun, Hwaseong City, Gyeonggi Do Korea 368 Tearidone eye drops Povidone Thuốc nhỏ mắt 20mg/ml 36 tháng NSX Hộp 1 lọ 10ml VN 14790 12 178. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Pierre Fabre Medicament 45, Place Abel Gance, 92100 Boulogne France 178.1 Nhà sản xuất Pierre Fabre Medicament production Etablissemenl Progipharm Rue du Lycee 45500 Gien France 369 Mycoster 1% Ciclopiroxolamine Kem 1% (1g trong 100g kem) 36 tháng NSX Hộp 1 tuýp 30g VN 14791 12 370 Permixon 160mg Phần chiết lipid sterol của cây Serenoa repens Viên nang 160mg 36 tháng NSX Hộp 4 vỉ x 15 viên VN 14792 12 371 Septeal Chlorhexidine Digluconate Dung dịch dùng ngoài 0,5g/100ml 36 tháng NSX Chai 250ml VN 14793 12 372 Theostat L.P 300mg Theophyllin monohydrate Viên nén bao phim phóng thích kéo dài 300mg theophyllin khan 48 tháng NSX Hộp 3 vỉ x 30 viên VN 14794 12 179. CÔNG TY ĐĂNG KÝ PT Actavis Indonesia Jalan Raya Bogor Km. 28 Jakarta 13710 Indonesia 179.1 Nhà sản xuất Actavis HF Reykjavi kurgegur 78, 220 Hafnarfjordur Iceland 373 Rasoltan 50mg Losartan Postassium Viên nén bao phim 50mg 36 tháng NSX Hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14795 12 180. CÔNG TY ĐĂNG KÝ PT. Dexa Medica JI. RS. Fatmawati Kav. 33, Jakarta 12430 Indonesia 180.1 Nhà sản xuất PT. Ferron Par Pharmaceuticals Jababeka Industrial Estate I. JI. Jababeka VI, Blok J3 Cikarang, Bekasi Indonesia 374 Ketogesic Ketorolac tromethamine Dung dịch tiêm 3% (30mg/ml) 36 tháng USP 28 Hộp 5 ống x 1ml VN 14796 12 181. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Ranbaxy Laboratories Ltd. 10th floor, Devika Towers, 6 Nehru Place New Delhi 110 019 India 181.1 Nhà sản xuất Ranbaxy Laboratories Ltd. Industrial Area 3, A.B Road, Dewas 455001 (M.P) India 375 Storvas 10mg Atorvastatin calcium Viên nén bao phim 10mg atorvastatin 24 tháng Nhà sản xuất Hộp 1 vỉ x 10 viên VN 14797 12 182. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Rotaline Molekule Pvt.Ltd. 7/1, Coporate Park, Sion Trombay Road, P.O Box No. 27257, Chembur, Mumbai, 400071 India 182.1 Nhà sản xuất Flamingo Pharmaceuticals Ltd. R 662, TTC Industrial Area, Rabale, Navi (New) Mumbai 400 701 India 376 Lipitin R Rosuvastatin calcium Viên nén bao phim 10mg Rosuvastatin 24 tháng NSX Hộp 1 vỉ x 10 viên VN 14798 12 183. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Rotexmedica GmbH Arzneimittelwerk Bunsenstrasse 4 D 22946 Trittau Germany 183.1 Nhà sản xuất Rotexmedica GmbH Arzneimittelwerk Bunsenstrasse 4 D 22946 Trittau Germany 377 Hyoscine Butytbromide Injection BP 20mg Hyoscine Butyl Bromide Dung dịch tiêm 20mg/ml 48 tháng BP Hộp 10 ống 1 ml VN 14799 12 184. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Rottapharm S.p.A Galleria Unione, 5 20122 Milan Italy 184.1 Nhà sản xuất Rottapharm Ltd. Damastown Industrial Park, Mulhuddart, Dublin 15 Ireland 378 Viartril S Glucosamin sulfate Viên nang 250mg 60 tháng NSX Hộp 1 lọ 80 viên VN 14801 12 379 Viartril S Glucosamin sulfate Bột pha dung dịch uống 1500mg 36 tháng NSX Hộp 30 gói VN 14800 12 185. CÔNG TY ĐĂNG KÝ S.I.A. (Tenamyd Canada) Inc. 242 Varry Street St. Laurent, Quebec, H4N1A3 Canada 185.1 Nhà sản xuất KRKA, D.D, Novo Mesto Smarjeska Cesta 6, 8501 Novo Mesto. Slovenia 380 Tramafast Tramadol hydrochloride Dung dịch tiêm truyền 100mg/2ml 60 tháng NSX Hộp 5 ống 2ml VN 14802 12 185.2 Nhà sản xuất Tablets (India) Ltd. 179 T.H Road, Chennai 600 081 India 381 Trichogyl Metronidazole Dung dịch tiêm 500mg/100ml 36 tháng USP Lọ 100ml VN 14803 12 186. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Samsung C&T Corporation Samsung C&T Corporation Building, 1321 20, Seocho 2 dong, Seocho Gu, Seoul, 137 857 Korea 186.1 Nhà sản xuất CMIC CMO Korea 157 3 Doidang Dong, Wonmi Gu, Bucheon Si, Gyeonggi Do Korea 382 Epigen (Công ty sở hữu giấy phép: Il Yang Pharm. Ltd. Korea) Econazole nitrate, Triamcinolone acetonide Thuốc mỡ 10mg, 1mg 36 tháng NSX Hộp 1 tuýp 10g VN 14804 12 187. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Sandoz GmbH Biochemiestrasse 10, A 6250 Kundl Austria 187.1 Nhà sản xuất Sandoz GmbH Biochemiestrasse 10, A 6250 Kundl Austria 383 Ospen 1000 Phenoxymethyl penichillin potassium Viên nén bao phim 600mg (1000000IU) Phenoxyme thylpenichillin 48 tháng NSX Hộp 100 vỉ x 10 viên VN 14805 12 384 Parzidim 1g Ceftazidime pentahydrate Bột pha dung dịch tiêm 1g Ceftazidime 24 tháng NSX Hộp 1 lọ VN 14806 12 188. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Sante (Pvt) Limited 245/2 Z, Block 6, P.E.C.H.S, Karachi 75400 Pakistan 188.1 Nhà sản xuất Elko Organization (Pvt) Limited Plot No. 27&28, Sector 12 B, North Karachi Industrial Area, Karachi Pakistan 385 Optoflox Plus Ofloxacin; HydroxyPropyl MethylCellulose Dung dịch nhỏ mắt Ofloxacin 0.3%; HydroxyPropyl MethylCellulose 0.12% 24 tháng NSX Hộp 1 lọ 5ml VN 14807 12 189. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Schnell Korea Pharma Co., Ltd 4F, Haesung Bldg #747 2 Yeoksam dong, Kangnam ku, Seoul Korea 189.1 Nhà sản xuất Pharvis Biotech Korea Co., Ltd. 456 3, Moknae dong, Danwon gu, Ansan city, Gyeonggi do Korea 386 Habeta/Capsule Lactobacillus acidophillus Tyndallized Lyophilizate (KFDA) Viên nang cứng 170mg 36 tháng NSX Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14808 12 190. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Siu Guan Chem Ind Co., Ltd. No 128 Shin Min Road, Chia Yi Taiwan 190.1 Nhà sản xuất Siu Guan Chem Ind Co., Ltd. No 128 Shin min Road, Chia YI Taiwan 387 Pampara Pralidoxime chloride Thuốc tiêm 500mg/20ml 60 tháng NSX Hộp 5 ống x 20ml VN 14809 12 388 Siuguandexaron injection Dexamethasone Sodium Phosphate Dung dịch tiêm 4mg/2ml 60 tháng NSX Hộp 10 ống 2 ml VN 14810 12 191. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Stadapharm GmbH StadastraBe, 2 18 D 61118 Bad Vilbel Germany 191.1 Nhà sản xuất Stadapharm GmbH StadastraBe, 2 18 D 61118 Bad Vilbel Germany 389 Acyclovir Stada Acyclovir Kem 50mg 36 tháng NSX Hộp 1 tuýp 2g, 5g VN 14811 12 390 Captopril Stada 12.5 Captopril Viên nén 12,5mg 36 tháng BP1998 Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14812 12 192. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Sunward Pharmaceutical Pte., Ltd. No. 11, Wan Lee Road, Singapore 627943 Singapore 192.1 Nhà sản xuất China Chemical & Pharmaceutical Co., Ltd. (CCPC) Hsingfong Plant: 182 1, Keng Tze Kou, Hsingfong, Hsinchu Taiwan 391 Spalung Acetylcystein Cốm 200mg 60 tháng NSX Hộp 30 gói VN 14813 12 192.2 Nhà sản xuất China Chemical & Pharmaceutical Co., Ltd. (Hsinfong Plant) 182 1, Keng Tze Kou, Hsinfong, Hsinchu Taiwan 392 Glicompid tablets 2mg Glimepiride Viên nén 2mg 36 tháng NSX Hộp 4 vỉ x 15 viên VN 14814 12 192.3 Nhà sản xuất China Chemical & Pharmaceutical Co., Ltd. Taichung Plant 10, 15th, Industrial Zone, His tun Dist, Taichung City Taiwan, R.O.C 393 Pisutam Powder for Injection 4.5g Piperacillin sodium, Tazobactam sodium Bột pha dung dịch tiêm Piperacillin 4.0 g (hoạt lực), Tazobactam 0.5g (họ 36 tháng NSX Hộp 1 lọ và 2 ống nước cất pha tiêm hoặc hộp 10 lọ và 20 ống nước cất pha tiêm VN 14815 12 193. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Syncom Formulations (India) Limited 7 Niraj Industrial estate, off. mahakali Caves Road, Andheri (East), Mumbai 400 093 India 193.1 Nhà sản xuất Syncom Formulations (India) Limited 256 257 Sector 1, Pithampur Dist, Dhar (M.P) India 394 Cefixime Tablets USP 100mg Cefixime Viên nén phân tán 100mg 36 tháng USP Hộp 1 vỉ x 10 viên VN 14816 12 395 Cefixime Tablets USP 200mg Cefixime Viên nén phân tán 200mg 36 tháng USP Hộp 1 vỉ x 10 viên VN 14817 12 396 Cefpodoxime Proxetil Tablets USP 100mg Cefpodoxime proxetil Viên nén phân tán 100mg Cefpodoxime 36 tháng USP Hộp 1 vỉ x 10 viên VN 14818 12 397 Cefpodoxime Proxetil Tablets USP 200mg Cefpodoxime proxetil Viên nén phân tán 200mg Cefpodoxime 36 tháng USP Hộp 1 vỉ x 10 viên VN 14819 12 398 Lokcomin 50mg Losartan kali Viên nén bao phim 50mg 36 tháng NSX hộp 3 vỉ bấm x 10 viên VN 14820 12 399 Losartan Potassium Tablets 25mg Losartan kali Viên nén bao phim 25mg 36 tháng NSX hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14821 12 194. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Synmedic Laboratories 202 Sai Plaza, 187 188 Sant Nagar, East of Kailash, New Delhi 110065. India 194.1 Nhà sản xuất Synmedie Laboratories 106 107 HSIDC Industrial Estate, Sec 31, Faridabad 121 003 Haryana India 400 Glycos MR Gliclazide Viên nén giải phóng hoạt chất biến đổi 30mg 24 tháng NSX Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14822 12 195. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Tarchomin Zakalady Farmaceutyczne “Polfa” Spolka Akcyjna 2, A.Fleminga Str., 03 176 Warsaw Poland Poland 195.1 Nhà sản xuất Tarchomin Zakalady Farmaceutyczne “Polfa” Spolka Akcyjna 2, A.Fleminga Str., 03 176 Warsaw Poland Poland 401 Tarsime Cefuroxime Natri Bột pha tiêm 750mg Cefuroxime 24 tháng Nhà sản xuất Hộp 1 lọ VN 14823 12 196. CÔNG TY ĐĂNG KÝ TDS Pharm Corporation 437 6, Pyeonggok Ri, Eumseong Eup, Eumseong Gun, Chungcheongbuk do Korea 196.1 Nhà sản xuất MG Co., Ltd. 160 13 Hoejuk ri, Gwanghyewon Myeon, Jincheon Gun, Chungcheongbuk Do Korea 402 MG Tan Inj. Glucose; Amino acids; Fat Emulsion Dịch tiêm truyền Glucose 11,0%; Amino acids 11,3%; Fat Emulsion 20,0% 24 tháng NSX Túi 960ml, túi 1440ml VN 14825 12 403 MG Tan Inj. Glucose; Amino acids; Fat Emulsion Dịch tiêm truyền Glucose 19,0%; Amino acids 11,3%; Fat Emulsion 20,0% 24 tháng NSX Túi 1026ml VN 14824 12 197. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Tianjin Tasly Group Co., Ltd. Tasly TCM Garden, No. 2 Pujihe East Road, Beichen District, Tianjin China 197.1 Nhà sản xuất Jiangsu Tasly DiYi Pharmaceutical Co., Ltd. 29, West Chengnan Road, Qingpu District, Huai'an, Jiangsu Province China 404 Temobela Temozolomide Viên nang 50mg 24 tháng NSX Hộp 1 lọ 7 viên VN 14827 12 197.2 Nhà sản xuất Jiangsu Tasly DiYi Pharmaceutical Co., Ltd. 29, West Chengnan Road, Qingpu District, Huai'an, Jiangsu Province China 405 Temobela Temozolomide Viên nang 5 mg 24 tháng NSX Hộp 1 lọ 8 viên VN 14826 12 198. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Torrent Pharmaceuticals Ltd. Torrent House Off. Ashram road, Ahmedabad 380 009 India 198.1 Nhà sản xuất Torrent Pharmaceuticals Ltd. Indrad 382721, Dist. Mehsana India 406 Clozapyl 100 Clozapin Viên nén 100mg 24 tháng NSX Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14828 12 407 Fegem 100 Sắt III hydroxyd dạng phức hợp với polymaltose; Acid folic Viên nén nhai . 24 tháng NSX Hộp 10 vỉ xé x 10 viên VN 14829 12 199. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Torrent Pharmaceuticals Ltd. Torrent House Off. Ashram road, Ahmedabad 380 009, Gujarat India 199.1 Nhà sản xuất Torrent Pharmaceuticals Ltd. lndrad 382721, Dist. Mehsana India 408 Lisiril 5 Lisinopril Viên nén 5mg 36 tháng USP Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14830 12 200. CÔNG TY ĐĂNG KÝ USV Ltd. B.S.D. Marg, Giovandi, Mumbai 400 088 India 200.1 Nhà sản xuất USV Limited F 106. M.I.D.C., Waluj, Aurangabad 431 136 India 409 Grovit multivitamin drops Các Vitamin Dung dịch uống theo giọt . 24 tháng Nhà sản xuất Hộp 1 lọ 15ml VN 14831 12 200.2 Nhà sản xuất USV Ltd. B/1 8. M.I.D.C., Lote Parshuram Ind. Area, Tal: Khed, Dist: Ratnagiri India 410 Lipicard Fenofibrate Viên nang 200mg 24 tháng NSX Hộp 4 vỉ x 7 viên VN 14832 12 201. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Vipharco 4, Rue Galvani 91300 Massy France 201.1 Nhà sản xuất Panpharma Z.I. du Clairay Luitre 35133 Fougeres. France 411 Cefotaxime Panpharma Cefotaxime Sodium Bột pha tiêm Cefotaxime 1g 24 tháng Ph.Eur Hộp 25 lọ VN 14833 12 412 Ceftriaxone Panpharma Ceftriaxone natri Bột pha liêm 1g Ceftriaxone 36 tháng EuP Hộp 25 lọ VN 14834 12 202. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Vista Labs 4535 Sahara Ave, Las Vegas, NV USA 202.1 Nhà sản xuất Aegen Bioteck Pharma Private Limited No 108, Chandranagar, Palakkad 678007, Kerala India 413 Aegencepim 1000 Cefepime Hydrochloride Bột pha tiêm 1,0 Cefepime 24 tháng USP hộp 1 lọ VN 14835 12 414 Emiocin 5 Amlodipine besilate viên nang cứng 5mg amlodipine 36 tháng NSX Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14836 12 415 Savitor 20 Atorvastatin calcium viên nén bao phim 20mg atorvastatin 24 tháng NSX Hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14837 12 203. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Wuhan Grand Pharmaceutical Group Co., Ltd No. 5 Gutian Road, Wuhan China 203.1 Nhà sản xuất Shijiazhuang Peace Pharmaceutical Factory No.16 Zhongshan Road, Ciaoshi, shijiazhuang city, Hebei China 416 Panmipe Paracetamol; thiamine nitrate; chlopheniramin maleat Cốm pha hỗn dịch uống 325mg; 10mg; 2mg 36 tháng NSX Hộp 100 gói x 2,5g VN 14838 12 204. CÔNG TY ĐĂNG KÝ XL Laboratories Pvt., Ltd. I 14, Shivlok House I Karampura Comm Complex, New Delhi 110 015 India 204.1 Nhà sản xuất XL Laboratories Pvt., Ltd. E 1223, Phase I Extn (Ghatal) RIICO Industrial Area Bhiwadi (Raja) India 417 Atesol Rabeprazole Sodium; Ornidazole; Clarithromycin Viên nén bao phim 20mg/500mg/ 250mg 24 tháng NSX Hộp 7 vỉ x 6 viên (mỗi loại 2 viên) VN 14839 12 418 Cartifast Glucosamin Kali Sulphate; Vitamin D3; Vitamin E; Mangan Viên nang 500mg, 125IU, 16mg, 20mg 36 tháng NSX Hộp 3 vỉ xé x 10 viên VN 14840 12 419 Prasocid 40 Pantoprazole Sodium Viên nén bao tan ở ruột 40mg Pantoprazole 30 tháng NSX Hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14841 12 205. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Y.S.P. Industries (M) Sdn. Bhd. No, 18 Jalan Wan Kadir, Taman Tun Dr. Ismail, 60000 Kuala Lumpur Malaysia 205.1 Nhà sản xuất Y.S.P. Industries (M) Sdn Lot 3, 5 & 7, Jalan P/7, Section 13, Kawasan Perindustrian Bandar Baru Bangi, 43000 Kajang, Selangor Malaysia 420 Viên đạn Bisacodyl Bisacodyl Viên đạn 10mg 36 tháng NSX Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14842 12 206. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Y.S.P. Industries (M) Sdn. Bhd. No. 18 Jalan Wan Kadir, Taman Tun Dr. Ismail, 60000 Kuala Lumpur Malaysia 206.1 Nhà sản xuất Y.S.P. Industries (M) Sdn. Bhd. Lot 3, 5 & 7, Jalan P/7, Section 13, Kawasan Perindustrian Bandar Baru Bangi, 43000 Kajang, Selangor Darul Ehsan Malaysia 421 Droxiderm Cream Hydrocortisone acetate Cream 10mg/g 36 tháng USP 31 Hộp 1 tuýp 20g VN 14843 12 207. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Yeva Therapeutics Pvt., Ltd. 108, Shiv Chambers, plot.No.21, C.B.D.Sector II, Belapur, New Bombay 400 703 India 207.1 Nhà sản xuất Acme Formulation (P) Ltd Ropar Road Nalagarh Dist. Solan, Himachal Pradesh India 422 Troxipe esomeprazole magnesium dihydrate, Tinidazol, Clarithromycin Viên nén 40mg esomeprazole, 500mg, 500mg 36 tháng NSX Hộp đựng 7 hộp nhỏ x 1 vỉ chứa 2 viên mỗi loại VN 14844 12 207.2 Nhà sản xuất Bharat Parenterals Ltd. Servey No. 144 & 146, Jarod Samlaya Road., Tal Savli, City: Haripura, Dist Vadodara India 423 Flomoxad DX Moxifloxacin hydrochloride, Dexamethasone sodium phosphate Dung dịch nhỏ mắt 25,0mg Moxifloxacin; 5,0mg Dexamethasone phosphat/5 ml 24 tháng NSX Hộp 1 lọ 5ml VN 14845 12 424 Floxadexm Levofloxacin hemihydrate; Dexamethasone sodium phosphate Dung dịch nhỏ mắt 25mg Levofloxacin; 5mg Dexamethasone phosphate/5ml 24 tháng NSX Hộp 1 lọ 5ml VN 14846 12 425 Phonexin Indomethacin Viên nang cứng 25mg 36 tháng USP Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14847 12 426 Sancit Citicoline natri Viên nang cứng 500mg Citicoline 24 tháng NSX Hộp 2 vỉ x 10 viên VN 14848 12 427 Vatiwed Tobramycin sulfat, Dexamethasone natri phosphat Dung dịch nhỏ mắt (15mg Tobramycin; 5mg Dexamethasone)/5ml 24 tháng NSX Hộp 1 lọ 5ml VN 14849 12 428 Veganime Clotrimazole Viên nén đặt âm đạo 100mg 36 tháng USP Hộp 1 vỉ x 6 viên VN 14850 12 207.3 Nhà sản xuất Cure Medicines (I) Pvt. Ltd C 12/13, M.I.D.C, Bhosari, Pune 411026 India 429 Gmvag Neomycin sulfate, Polymyxin B sulfate, Clotrimazole Viên nén không bao đặt âm đạo 35.000IU; 35.000IU; 100mg 36 tháng NSX Hộp 1 vỉ x 6 viên VN 14851 12 430 Hepnol Silymarin, thiamine nitrate, Riboflavin, Pyridoxine HCl, Nicotinamide, Ca Pantothenate Viên nang cứng . 24 tháng NSX Hộp 5 vỉ x 10 viên VN 14852 12 431 Lansovie Lansoprazole Viên nén rã 15mg 24 tháng NSX Hộp 2 vỉ x 10 viên VN 14853 12 432 Olanpin Olanzapine Viên nén bao phim 10mg 24 tháng NSX Hộp 3 vỉ x 10 viên VN 14854 12 207.4 Nhà sản xuất Makcur Laboratories Ltd. 46/5 6 7, Village: Zak, Tal.Dehgam, Dist: Gandhinagar 30, Gujarat State India 433 Arshavin 2g Cefotaxime Sodium Thuốc bột pha tiêm 2g Cefotaxime 24 tháng USP Hộp 1 lọ thuốc + 1 ống 10 ml nước cất pha tiêm VN 14855 12 434 Cefoperazone S 1.5 Cefoperazone Sodium; Sulbactam Sodium Thuốc bột pha tiêm 1,0g Cefoperazone; 500mg Sulbactam 36 tháng NSX Hộp 1 lọ thuốc và 1 ống nước cất pha tiêm 10ml VN 14856 12 435 Cilzobac Natri Piperacillin, Natri Tazobactam Thuốc bột pha tiêm 4,0g Piperacillin; 500mg Tazobactam 24 tháng NSX Hộp chứa 1 lọ thuốc và 2 ống dung môi VN 14858 12 436 Cilzobac Natri Piperacillin, Natri Tazobactam Thuốc bột pha tiêm 2,0g Piperacillin; 250mg Tazobactam 24 tháng NSX Hộp chứa 1 lọ thuốc và 1 ống dung môi VN 14857 12 437 Clesspirom Cefpirome sulfate Thuốc bột pha tiêm 1g Cefpirome 24 tháng NSX Hộp 1 lọ thuốc + 1 ống 10 ml nước cất pha tiêm VN 14859 12 438 Clesspra Tobramycin sulfate Dung dịch nhỏ mắt 15mg/5ml Tobramycin 24 tháng NSX Hộp 1 lọ 5 ml VN 14860 12 439 Clesspra DX Tobramycin sulfate; Dexamethasone sodium phosphate Dung dịch nhỏ mắt (15,0mg Tobramycin; 5,0mg Dexamethasone) /5ml 24 tháng NSX Hộp 1 lọ 5ml VN 14861 12 440 Danolon 125 Citicoline Sodium Dung dịch tiêm 250mg/2ml Citicoline 24 tháng NSX Hộp 5 ống 2ml VN 14862 12 441 Danolon 250 Citicoline Sodium Dung dịch tiêm 1000mg/4ml Citicoline 24 tháng NSX Hộp 5 ống 4ml VN 14863 12 442 Diclofenac Injection Diclofenac Sodium Dung dịch tiêm 75mg/ml 36 tháng NSX Hộp 5 ống 1 ml VN 14864 12 443 Eyedin Tobramycin sulfate Dung dịch nhỏ mắt 15mg Tobramycin/5ml 24 tháng NSX Hộp 1 lọ 5ml VN 14865 12 444 Eyedin DX Tobramycin sulfate; Dexamethasone natri phosphate Dung dịch nhỏ mắt (15,0mg Tobramycin; 5,0mg Dexamethasone)/5ml 24 tháng NSX Hộp 1 lọ 5ml VN 14866 12 445 Mefecid Meropenem Trihydrate Thuốc bột pha tiêm 1,0g Meropenem 24 tháng USP Hộp 1 lọ thuốc và 1 ống 10ml nước cất pha tiêm VN 14867 12 446 Moxikune Moxifloxacin hydrochloride, Dexamethasone phosphate Dung dịch nhỏ mắt Moxifloxacin 25mg/5ml 24 tháng NSX Hộp 1 lọ nhựa 5ml VN 14868 12 447 Romenam Meropenem Trihydrate Thuốc bột pha tiêm 500mg Meropenem 24 tháng USP Hộp 1 lọ thuốc VN 14869 12 448 Romenam Meropenem Trihydrate Thuốc bột pha tiêm 1,0g Meropenem 24 tháng USP Hộp 1 lọ thuốc và 1 ống 10ml nước cất pha tiêm VN 14870 12 449 Sampovit Cefoxitin sodium Bột pha tiêm 1,0g Cefoxitin 24 tháng NSX Hộp 1 lọ thuốc và 1 ống nước cất pha tiêm 10ml VN 14871 12 450 Sulbafoss Sulbactam natri; Ampicillin natri Thuốc bột pha tiêm 500mg Sulbactam; 1,0g Ampicillin natri 24 tháng USP Hộp 1 lọ thuốc và 1 ống dung môi 5ml VN 14872 12 451 Tisunane 125 Citicoline Sodium Dung dịch tiêm 250mg/2ml Citicoline 24 tháng NSX Hộp 5 ống 2ml VN 14873 12 452 Tisunane 250 Citicoline Sodium Dung dịch tiêm 1000mg/4ml Citicoline 24 tháng NSX Hộp 5 ống 4ml VN 14874 12 453 Tobralcin Tobramycin sulfate Dung dịch nhỏ mắt 15mg/5ml Tobramycin 24 tháng NSX Hộp 1 lọ 5ml VN 14875 12 454 Volcalci Calcitonin Dung dịch tiêm Calcitonin 100 IU/2ml (18,3 microgam/2ml) 24 tháng BP Hộp 5 ống 2 ml VN 14876 12 207.5 Nhà sản xuất Maxim Pharmaceuticals Pvt. Ltd. Plot No. 11 & 12 Kumar Ind. Estate, Markal, Pune 412 105 India 455 Cefdoxone Cefpodoxime proxetil Viên nén phân tán 100mg Cefpodoxime khan 24 tháng NSX Hộp 2 vỉ x 10 viên VN 14877 12 456 Newtop 200 Cefixime trihydrate Viên nang cứng 200mg Cefixime 24 tháng NSX Hộp 2 vỉ x 10 viên VN 14878 12 208. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Young II Pharm Co., Ltd. 920 27, Bangbae Dong, Seocho Ku, Seoul Korea 208.1 Nhà sản xuất Huons Co., Ltd 957 Wangam dong, Jecheon si, Chungcheonbuk do Korea 457 Kacina Amikacin sulfate Dung dịch tiêm Mỗi lọ 2nd chứa 500mg (hoạt tính) 24 tháng USP24 Hộp 10 lọ VN 14879 12 208.2 Nhà sản xuất Kyung Dong Pharm Co., Ltd. 535 3, Daeyang li, Yanggam Myun, Hwasung si, Gyeonggi do Korea 458 Kyungdongastren Tab. Pancreatin; Simethicone Viên nén bao phim tan trong ruột 170mg Pancreatin; 80mg Polydimethylsiloxane 36 tháng NSX Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14880 12 208.3 Nhà sản xuất Kyung Dong Pharm Co., Ltd. 535 3, Daeyang Li, Yanggam Myun, Hwasung Si, Gyeonggi do Korea 459 Serofur Inj. Cefuroxime sodium Bột pha tiêm 750mg 36 tháng USP 32 Hộp 10 lọ VN 14881 12 208.4 Nhà sản xuất Kyung Dong Pharm Co., Ltd. 535 3, Daeyang li, Yanggam Myun, Hwasung si, Gyeonggi do Korea 460 Thuốc tiêm Newpascil Difemerine hydrochloride Dung dịch tiêm 1mg/ml 36 tháng NSX Hộp 10 ống x 1ml VN 14882 12 209. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Young II Pharm. Co., Ltd. 920 27, Bangbae dong, Seocho ku, Seoul Korea 209.1 Nhà sản xuất Korean Drug Co., Ltd. 486, Sugwang Ri, Sindun Myeon, Incheon Si, Kyeonggi Do Korea 461 Zilertal Tablet Cetirizine dihydrochloride Viên bao phim 10mg 36 tháng NSX Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14883 12 210. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Zee Laboratories Uchani, G.T. road, Karnal 132 001. India 210.1 Nhà sản xuất Zee Laboratories Uchani, G.T. road, Karnal 132 001. India 462 CSTAT Ciprofloxacin HCL Viên nén bao phim 500mg ciprofloxacin 36 tháng BP Hộp 10 vỉ x 10 viên VN 14884 12 211. CÔNG TY ĐĂNG KÝ Zuellig Pharma Pte., Ltd. 15 Changi North Way #01 01, 498770 Singapore 211.1 Nhà sản xuất Mundipharma Pharmaceuticals Ltd. 13, Othellos Str., Dhali Industrial Zone P.O. Box 23661 1685, Nicosia Cyprus 463 Betadine Vaginal Douche Povidone Iodine Dung dịch sát trùng âm đạo 10% 36 tháng NSX Hộp 1 chai 125ml VN 14885 12
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HOÀ BÌNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 63/QĐ UBND Hoà Bình, ngày 12 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC CHI PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC BẮT GIỮ, QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN TỊCH THU SUNG QUỸ NHÀ NƯỚC DO VI PHẠM HÀNH CHÍNH CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HOÀ BÌNH Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 11 2003; Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ CP ngày 06 6 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Căn cứ Nghị định số 128/2008/NĐ CP ngày 16 12 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008; Căn cứ Thông tư số 59/2008/TT BTC ngày 04 7 2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả; Thông tư số 51/2010/TT BTC ngày 14 4 2010, về việc sửa đổi bổ sung Thông tư số 59/2008/TT BTC; Thông tư số 12/2010/TT BTC ngày 20 01 2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng và quản lý số tiền thu được từ xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính; Thông tư số 13/2009/TT BNN ngày 12 3 2009 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 316/TTr STC QLTSC ngày 09 12 2011, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Quy định mức chi phục vụ cho công tác bắt giữ, quản lý và xử lý tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính, như sau: 1. Chi bồi dưỡng làm thêm giờ, bồi dưỡng công tác kiêm nhiệm của cá nhân tham gia điều tra, bắt giữ, quản lý, xử lý tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính với mức chi, cụ thể: a) Mức chi cho đối tượng trực tiếp tham gia xử lý tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước: 80.000 đồng/người/ngày làm việc bình thường; b) Mức chi cho đối tượng gián tiếp tham gia xử lý tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước: 50.000 đồng/người/ngày làm việc bình thường; c) Trường hợp tham gia vào ngày nghỉ, ngày lễ, ngày tết, mức chi được tính gấp 2 (hai) lần mức chi quy định tại điểm a và b nêu trên; 2. Các mức chi không quy định tại Quyết định này, thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 3521/QĐ UBND ngày 28 12 2006 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Giao Giám đốc Sở Tài chính hướng dẫn các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. CHỦ TỊCH Bùi Văn Tỉnh
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 79/QĐ UBND Hải Phòng, ngày 12 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, BẢO TRÌ HỆ THỐNG ĐƯỜNG HUYỆN, ĐƯỜNG XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008; Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Căn cứ các Thông tư của Bộ Giao thông vận tải số 10/TT BGTVT ngày 19/4/2010 quy định về quản lý và bảo trì đường bộ; số 39/2011/TT BGTVT ngày 18/5/2011 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 33/TTr SGTVT ngày 29/6/2011, Văn bản số 01/SGTVT HTGT ngày 03/01/2012; Báo cáo thẩm định lần 2 số 38/BCTĐ STP ngày 17/10/2011 của Sở Tư pháp, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý, bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành. Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố; Giám đốc Sở Giao thông vận tải; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã; Thủ trưởng các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CHỦ TỊCH Dương Anh Điền QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, BẢO TRÌ HỆ THỐNG ĐƯỜNG HUYỆN, ĐƯỜNG XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 79/QĐ UBND ngày 12 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố) Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quy định này quy định nội dung công tác quản lý, bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã; việc áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức quản lý, bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã; trách nhiệm quản lý, bảo trì đường huyện, đường xã trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Điều 2. Đối tượng áp dụng Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác quản lý, bảo trì đường huyện, đường xã. Chương II QUẢN LÝ VÀ BẢO TRÌ HỆ THỐNG ĐƯỜNG HUYỆN, ĐƯỜNG XÃ Điều 3. Nội dung của công tác quản lý đường huyện, đường xã 1. Quản lý hệ thống hồ sơ và tài liệu có liên quan: a) Hồ sơ quản lý bao gồm: Hồ sơ hoàn công, hồ sơ đăng ký, hồ sơ kiểm tra, hồ sơ kiểm định công trình. b) Tài liệu quản lý bao gồm: Các biên bản kiểm tra, kiểm định định kỳ, đột xuất; Các loại văn bản khác có liên quan đến tình trạng kỹ thuật và khai thác của công trình; Các biên bản nghiệm thu, bàn giao sau khi hoàn thành hoặc sau khi đã tiến hành sửa chữa công trình. c) Phương pháp bảo quản hồ sơ, tài liệu: Hồ sơ, tài liệu phải được lưu giữ bảo quản tại các kho (phòng) riêng và có biện pháp chống mối mọt, chống ẩm, thuận lợi cho việc sử dụng lâu dài. Hồ sơ các công trình cầu cống xếp đặt theo tuyến đường, đánh ký hiệu đối với từng công trình để dễ tìm và sử dụng khi cần thiết; d) Phân cấp quản lý hồ sơ, tài liệu: Hồ sơ, tài liệu đường, các công trình đường huyện do Hạt quản lý đường bộ của huyện quản lý; Hồ sơ, tài liệu đường, các công trình đường xã; đường, các công trình đường trong phạm vi xã do Uỷ ban nhân dân xã quản lý. 2. Kiểm tra, theo dõi tình trạng kỹ thuật của đường huyện, đường xã và thực hiện các biện pháp kỹ thuật bảo dưỡng sửa chữa: Các hạng mục kiểm tra theo dõi gồm: mặt đường, hệ thống thoát nước, mái ta luy, nền đường, hệ thống cột tiêu, biển báo, biển chỉ dẫn các công trình phù trợ trên đường. Kiểm tra, đánh giá hiện trạng kỹ thuật giúp cơ quan quản lý đường huyện, đường xã có những thông tin, số liệu cần thiết về tình trạng công trình. Những số liệu này sẽ được sử dụng để xác định và lập kế hoạch bảo dưỡng. Công tác kiểm tra phải được thực hiện ngay từ khi vừa xây dựng xong và liên tục trong suốt thời gian tuổi thọ của công trình. 3. Phân loại, đánh giá tình trạng kỹ thuật các công trình cầu cống: Việc phân loại, đánh giá tình trạng cầu cống nhằm xác định các hạng mục công việc cần phải bảo dưỡng, sửa chữa ở các cấp khác nhau. Công tác phân loại, đánh giá tình trạng cầu cống được tiến hành ngay sau khi thực hiện xong công tác kiểm tra được nêu trên, bao gồm: Đánh giá tình trạng hư hỏng; Phân loại, đánh giá tình trạng kỹ thuật, chất lượng các công trình. 4. Đếm xe và kiểm soát tải trọng xe: Công tác đếm xe thực hiện định kỳ để biết được lưu lượng xe bình quân một ngày hàng năm và đánh giá sự tăng trưởng của lưu lượng, kiểu loại phương tiện cơ giới đường bộ làm cơ sở cho công tác dự báo, lập kế hoạch bảo dưỡng thường xuyên cho những năm tiếp theo. Đối với những công trình, đặc biệt là cầu được thiết kế với tải trọng và tốc độ hạn chế, để hạn chế tốc độ và kiểm soát tải trọng xe qua cầu, ngoài việc cắm biển hạn chế tốc độ và tải trọng cho phép, áp dụng các biện pháp thích hợp để hạn chế tốc độ xe và tải trọng xe. Xây dựng giải pháp cưỡng chế nhằm hạn chế hoặc cấm các phương tiện vượt quá tải trọng cho phép qua cầu, các giải pháp chủ yếu gồm: Bố trí người gác cầu; Xây dựng hệ thống cột, xà để khống chế kích thước theo chiều rộng, chiều cao. Cắm biển hạn chế tải trọng và tốc độ (nếu có). 5. Đảm bảo an toàn giao thông khi thi công trên đường đang khai thác: Khi làm công tác bảo dưỡng sửa chữa đường huyện, đường xã phải tuyệt đối đảm bảo an toàn giao thông cho người thi công, cho người sử dụng đường và các phương tiện giao thông trên đường. Các nguyên tắc khi thi công trên đường đang khai thác: Người công nhân làm việc trên đường phải mặc quần áo bảo hộ lao động (có phản quang) theo qui định; Bố trí biển báo công trường, biển hạn chế tốc độ (có phản quang) đặt ở phía trước và sau đoạn đường thi công; Bố trí người hướng dẫn, điều hành giao thông; người này khi làm nhiệm vụ phải có đầy đủ cờ, còi, đèn tín hiệu, phù hiệu theo quy định; Bố trí rào chắn khu vực thi công. Người làm nhiệm vụ bảo dưỡng thường xuyên đường và các dụng cụ, thiết bị để sửa chữa đường chỉ được phép đặt và di chuyển trong phạm vi đã rào chắn; Ban đêm phải có đèn đỏ báo hiệu. 6. Thực hiện chế độ báo cáo: a) Cấp lập báo cáo và trình tự lập báo cáo: Việc lập báo cáo và trình tự báo cáo theo các quy định hiện hành của pháp luật theo các bước như sau: Cấp xã thu thập số liệu về đường xã, đường thôn trong phạm vi xã và báo cáo lên cấp huyện; Cấp huyện thu thập số liệu đường huyện được Uỷ ban nhân dân thành phố giao quản lý theo phân cấp, tập hợp số liệu báo cáo do cấp xã gửi lên, rà soát và báo cáo lên Sở Giao thông vận tải. b) Các biểu mẫu báo cáo: Giao Sở Giao thông vận tải hướng dẫn cụ thể về biểu mẫu báo cáo hiện trạng kết cấu hạ tầng đường bộ để Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện. Các biểu mẫu báo cáo đảm bảo đầy đủ thông tin, đơn giản, dễ hiểu và dễ cập nhật. Mỗi loại công việc có một dạng biểu riêng và có biểu thống kê tổng hợp các hạng mục và được thống nhất sử dụng trên toàn thành phố. c) Thời gian báo cáo: Công tác báo cáo tình trạng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn phải thực hiện một cách thường xuyên theo định kỳ (tháng, quý, năm), cụ thể như sau: Hàng tháng, cán bộ quản lý đường tại xã kiểm tra tình trạng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn tại địa bàn xã và tập hợp lại theo các hệ thống bảng biểu quy định; Hàng quý, Uỷ ban nhân dân cấp xã gửi các báo cáo theo mẫu bảng biểu đã tập hợp lên các đơn vị phụ trách giao thông cấp huyện; Hàng quý, các huyện xem xét, kiểm tra và gửi báo cáo theo các biểu mẫu lên Sở Giao thông vận tải. Điều 4. Nội dung bảo trì đường huyện, đường xã: thực hiện theo Điều 6 của Thông tư số 10/TT BGTVT ngày 19/4/2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý và bảo trì đường bộ Điều 5. Áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức trong công tác quản lý, bảo trì đường huyện, đường xã 1. Áp dụng trong quản lý, bảo trì đường huyện, đường xã: a) Đối với đường giao thông huyện, đường xã: thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ Giao thông vận tải và đơn giá xây dựng sửa chữa công trình xây dựng do Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành có hiệu lực thi hành. b) Các hạng mục công trình không có ở các văn bản quy định tại Mục a, Điểm 1 Điều này thì tham khảo áp dụng các tiêu chuẩn, định mức, đơn giá tương ứng của các ngành khác hoặc của địa phương đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc xây dựng đơn giá chi tiết trình cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt. Việc áp dụng các tiêu chuẩn, định mức, đơn giá được điều chỉnh khi được cơ quan có thẩm quyền ban hành các bộ định mức, đơn giá mới tại thời điểm thực hiện công trình. 2. Áp dụng trong sửa chữa định kỳ đường bộ; sửa chữa đột xuất: Áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật và định mức quy định như đối với công trình trong sửa chữa và xây dựng cơ bản. Điều 6. Trách nhiệm quản lý hệ thống đường huyện, đường xã 1.Ủy ban nhân dân cấp huyện: a) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định tại khoản 4, Điều 27, Thông tư số 39/2011/TT BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ Giao thông vận tải. b) Đặt tên đường thuộc hệ thống đường xã. c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục cho nhân dân hiểu, biết, chấp hành thực hiện đúng các quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Quản lý việc sử dụng đất trong hành lang an toàn quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã theo quy định; d) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố nếu trên địa bàn quản lý của mình để xảy ra ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng kịp thời giải toả các điểm ùn tắc giao thông trên địa bàn. e) Việc cải tạo, nâng cấp đường đang khai thác, Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải tham vấn ý kiến của Sở Giao thông vận tải về quy hoạch, quy mô, cấp đường, đấu nối; chỉ đạo đơn vị thi công thực hiện quản lý bảo trì, đảm bảo an toàn giao thông theo quy định. 2. Ủy ban nhân dân cấp xã: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã được quy định tại khoản 5, Điều 27, Thông tư số 39/2011/TT BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ Giao thông vận tải. 3. Trách nhiệm của đơn vị quản lý đường bộ được quy định tại Điều 26, Thông tư số 39/2011/BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ Giao thông vận tải. Điều 7. Nguồn vốn quản lý, bảo trì đường huyện, đường xã 1. Nguồn vốn: Đối với hệ thống đường giao thông do cấp huyện, cấp xã quản lý: Do ngân sách cấp huyện, cấp xã đảm bảo theo phân cấp, nguồn ngân sách thành phố hỗ trợ theo chương trình và các nguồn vốn hợp pháp khác. 2. Quản lý và sử dụng kinh phí quản lý, bảo trì đường huyện, đường xã theo quy định hiện hành. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 8. Tổ chức thực hiện 1. Sở Giao thông vận tải hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã việc thực hiện quy định về công tác quản lý bảo trì đường huyện, đường xã; kiểm tra thực hiện quy định quản lý, bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã trên địa bàn thành phố. 2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Quy định này. 3. Trong quá trình thực hiện, các cơ quan, đơn vị, cá nhân phản ánh các phát sinh, vướng mắc về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, đề xuất với Uỷ ban nhân dân thành phố xem xét, điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp ./.
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 15/TB VPCP Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2012 THÔNG BÁO KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI LÃNH ĐẠO TỈNH NINH THUẬN Ngày 09 tháng 12 năm 2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận. Cùng dự có đồng chí: Vũ Đức Đam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giáo dục và Đào tạo và Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Sau khi nghe Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và đồng chí Bí thư Tỉnh ủy báo cáo kết quả thực hiện kinh tế xã hội năm 2011; phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2012 và một số kiến nghị của Tỉnh, ý kiến các Bộ, ngành, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận như sau: Thay mặt Chính phủ biểu dương và đánh giá cao nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Ninh Thuận và các kết quả đạt được trong các năm qua; trong điều kiện khó khăn, Tỉnh đã phát huy truyền thống cách mạng, vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực: tốc độ tăng trưởng GDP liên tục tăng cao, năm 2011 ước đạt 10,6%, GDP bình quân đầu người đạt 16,3 triệu đồng, từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch so với cả nước; thu ngân sách trên địa bàn tăng khá nhanh trong các năm gần đây và đã vượt qua ngưỡng 1.000 tỷ đồng. Tỉnh đã lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh đến năm 2020 với tầm nhìn kịch bản phát triển mới, tạo cơ hội thu hút đầu tư. Tỉnh đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 11 của Chính phủ, trong đó tạm dừng khởi công mới 18 dự án; giãn tiến độ 6 công trình và ngừng triển khai 11 dự án về đầu tư, cải tạo nâng cấp trụ sở cơ quan. Các lĩnh vực xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo tiếp tục được quan tâm, chú trọng và có bước phát triển khá; công tác xóa đói giảm nghèo thực hiện tốt, tỷ lệ hộ nghèo giảm hơn 2%/năm và còn 13,4%; công tác quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, năng lực cạnh tranh nền kinh tế và doanh nghiệp còn hạn chế; cơ sở hạ tầng yếu kém và thiếu đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi; các cân đối lớn về thu chi ngân sách, đầu tư phát triển còn khó khăn, nguồn thu ngân sách còn thấp; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao là những khó khăn, thách thức đối với tỉnh. I. Về cơ bản đồng ý với mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế xã hội năm 2012 mà Tỉnh đã đề ra, nhấn mạnh thêm một số việc: 1. Tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 11/NQ CP của Chính phủ và các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách năm 2012. 2. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh để thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tập trung tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư, nhất là khó khăn vướng mắc về giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính trong đầu tư, xây dựng, môi trường để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án được thuận lợi nhất. 3. Phát huy tiềm năng, lợi thế, tìm cách làm hay, vượt qua khó khăn, thách thức để phát triển nhanh và bền vững; tiếp tục triển khai tốt công tác quy hoạch nhằm tạo sức cạnh tranh và lợi thế để thu hút đầu tư trong và ngoài nước trên các lĩnh vực phù hợp quy hoạch. 4. Tập trung đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của Tỉnh, nhất là hạ tầng giao thông, tạo kết nối khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế của vùng cho phát triển của Tỉnh, đẩy nhanh tiến độ các dự án di dân, tái định cư phục vụ xây dựng 02 nhà máy điện hạt nhân. Triển khai đồng bộ các biện pháp bình ổn thị trường góp phần kiềm chế lạm phát; tăng cường các biện pháp quản lý thu ngân sách; đồng thời thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách giảm, giãn thuế cho doanh nghiệp, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, giảm bớt khó khăn. 5. Thực hiện tốt công tác phòng chống thiên tai, hạn hán, lũ lụt; làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; triển khai có hiệu quả các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chính sách bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc; thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, giải quyết khiếu nại cho công dân. II. Về một số đề nghị của Tỉnh: 1. Các Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ khẩn trương có ý kiến về cơ chế, chính sách đặc thù đối với Dự án di dân, tái định cư phục vụ Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong quý I năm 2012. 2. Về việc hỗ trợ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các lĩnh vực mà Tỉnh có lợi thế và phát triển kết cấu hạ tầng: các Bộ, ngành liên quan theo chức năng của mình nghiêm túc thực hiện các công việc cần thiết cho việc chuẩn bị đầu tư xây dựng 2 dự án nhà máy điện hạt nhân đúng tiến độ; đồng thời căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để hỗ trợ Tỉnh xúc tiến đầu tư; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét, bố trí vốn đối ứng cho các dự án sử dụng nguồn vốn ODA của Tỉnh. 3. Về thành lập trường Đại học Điện lực và bổ sung vào quy hoạch phát triển mạng lưới trường đại học của cả nước đến năm 2020: Nguồn nhân lực kỹ thuật cao trực tiếp phục vụ xây dựng, vận hành nhà máy điện hạt nhân đang và sẽ được đào tạo tại các trường Đại học uy tín trong và ngoài nước. Ninh Thuận trong tương lai sẽ là một trong những trung tâm công nghiệp và du lịch lớn để có thể xây dựng cơ sở đào tạo đại học không chỉ liên quan đến điện lực. Tỉnh chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, nhân lực trên cơ sở sắp xếp lại các cơ sở đào tạo hiện có; Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn Tỉnh thực hiện các bước tiếp theo. 4. Về dự án tuyến đường ven biển: Tỉnh tiếp tục chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ thi công để hoàn thành dự án và đưa vào sử dụng trong năm 2013. Về nguồn vốn: Cho phép áp dụng cơ chế đặc thù đối với dự án nêu trên, cụ thể như sau: Đối với phần vốn ngân sách Trung ương, thực hiện theo quy định tại công văn số 670/TTg KTTH ngày 27 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối, bố trí theo quy định tại Chỉ thị số 1792/CT TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ; Đối với phần vốn thu ộc trách nhiệm của địa phương theo công văn số 670/TTg KTTH ngày 27 tháng 4 năm 2011: Đồng ý về nguyên tắc ngân sách Trung ương hỗ trợ cho Tỉnh để thực hiện dự án. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính làm việc với Tỉnh, đề xuất phương án cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. 5. Về hỗ trợ vốn đầu tư dự án hồ Tân Mỹ để cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và phòng, chống lũ của Tỉnh: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy nhanh tiến độ các hạng mục trực tiếp phục vụ phòng, chống lũ lụt, sạt lở; Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, bố trí vốn để sớm hoàn thành dự án. 6. Về dự án hồ Sông Than và hồ Đa Mây nhằm cung cấp nước cho 3.000 ha đất sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; cấp nước cho vùng du lịch ven biển và cắt lũ hạ du: Đồng ý về chủ trương, Tỉnh hoàn tất thủ tục đầu tư theo quy định; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét khả năng cân đối vốn và làm việc cụ thể với Tỉnh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 7. Về dự án tuyến quốc lộ 27: Đây là dự án quan trọng nối liền vùng đồng bằng và Tây Nguyên, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải xem xét khả năng cân đối vốn để sớm khởi động lại. 8. Về dự án nhà máy bia của Tổng công ty Rượu bia và nước giải khát Sài Gòn: Giao Bộ Công Thương báo cáo tình hình, đề xuất giải pháp tháo gỡ với Thủ tướng Chính phủ. Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận và các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./. Nơi nhận: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP; Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Tổng công ty Rượu bia và nước giải khát Sài Gòn Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Ninh Thuận; VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, KTN, KGVX, TKBT; Lưu: Văn thư, ĐP (5b). 37 BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM Vũ Đức Đam
BỘ NGOẠI GIAO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 27/2012/TB LPQT Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2012 THÔNG BÁO VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC Thực hiện quy định của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo: Bản ghi nhớ giữa Chính phủ các quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Chính phủ nước Cộng hòa Ấn Độ về Tăng cường hợp tác du lịch, ký tại Ma na đô, In đô nê xi a ngày 12 tháng 01 năm 2012, có hiệu lực đối với Việt Nam và các Bên ký kết khác kể từ ngày 12 tháng 01 năm 2012. Bộ Ngoại giao trân trọng gửi Bản sao Bản ghi nhớ theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên./. TL. BỘ TRƯỞNG KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ PHÓ VỤ TRƯỞNG Lê Thị Tuyết Mai MEMORANDUM OF UNDERSTANDING BETWEEN THE GOVERNMENTS OF THE MEMBER STATES OF ASSOCIATION OF SOUTHEAST ASIAN NATIONS AND THE GOVERNMENT OF THE REPUBLIC OF INDIA ON STRENGTHENING TOURISM COOPERATION The Governments of Brunei Darussalam, the Kingdom of Cambodia, the Republic of Indonesia, the Lao People's Democratic Republic, Malaysia, the Republic of the Union of Myanmar, the Republic of the Philippines, the Republic of Singapore, the Kingdom of Thailand, and the Socialist Republic of Viet Nam, as Member States of the Association of Southeast Asian Nations (hereinafter referred to as “ASEAN") and the Government of the Republic of India (hereinafter referred to as "India") (hereinafter referred to singularly as "ASEAN" or "lndia” and collectively as "the Parties"); RECOGNISING the progress of the ASEAN lndia Dialogue Relations which has been evolving over the past years and developed into a multi faceted and dynamic partnership contributing to regional peace, mutual understanding and closer economic interaction; EMPHASISING the need to strengthen, deepen and broaden cooperation in tourism between the Parties; TAKING INTO ACCOUNT the importance of the Parties as partners and major source markets for tourism; RECALLING the ASEAN lndia Partnership for Peace, Progress and Shared Prosperity Agreement signed by the Parties' Leaders at the 3rd ASEAN lndia Summit held on 30 November 2004 in Vientiane, Lao People's Democratic Republic, that agreed to facilitate travel and tourism between the Parties by developing links between tourist centres to enhance synergies of tourism destinations, and the ASEAN lndia Plan of Action to implement the ASEAN lndia Partnership for Peace, Progress and Shared Prosperity Agreement for the period of 2010 2015 adopted at the 8th ASEAN lndia Summit on 30 October 2010 in Ha Noi, Viet Nam, that supported continued consultation between ASEAN and India to promote tourism cooperation; and NOTING the ASEAN Tourism Agreement signed by the ASEAN Leaders at the Seventh ASEAN Summit held on 4 November 2002 in Phnom Penh, Cambodia, that agreed to cooperate with other countries, groups of countries and international institutions in developing human resources for tourism, HAVE REACHED THE FOLLOWING UNDERSTANDING: ARTICLE I. OBJECTIVES The Parties will, subject to the provisions of this Memorandum of Understanding and the laws, rules, regulation and national policies from time to time in force in their respective countries, decide to: (1) cooperate in facilitating travel and tourist visits; (2) further strengthen a close tourism partnership; (3) enhance mutual assistance for human resource development for the tourism sector; and (4) take necessary steps for exploring avenues of cooperation and sharing of information. ARTICLE II. AREAS OF COOPERATION In fulfillment of the above objectives, as articulated in Article I, the respective Parties will, subject to the domestic laws, rules, regulations and national policies from time to time in force' and governing the subject matter in their respective countries, endeavour to take necessary steps to encourage and promote cooperation in the following areas: (1) Share: (a) best practices for the development of responsible and/or sustainable tourism as well as the development and structuring of joint tourism packages to increase tourism flow between the Parties; and (b) resources and facilities in order to provide mutual assistance in tourism education and training for quality tourism development. (2) Support and encourage: (a) the participation of tourism stakeholders in travel marts, tourism exhibitions and festivals with emphasis on the Parties' tourism destinations and products; (b) joint tourism marketing and promotional activities, including the activities carried out by the ASEAN Promotional Chapter for Tourism in India and similar initiatives of India in ASEAN countries; and (c) crisis communications to protect the reputation and credibility of the relevant tourism organisations and/or tourist destination, by proactively providing accurate and timely information to key stakeholders. (3) Promote and facilitate: (a) the undertaking of tourism related projects or other related activities on mutually agreed terms; (b) travel and tourism between the Parties through joint promotion and tour packages linking tourist destinations; and (c)cooperation among the National Tourism Organisations (hereinafter referred to as "NTOs") of ASEAN (hereinafter referred to as "ASEAN NTOs") and the NTO of India (hereinafter referred to as "India NTO") (hereinafter referred to collectively as "ASEAN+lndia NTOs") and the tourism industry, particularly travel agencies and tour operators, airlines, hotels and resorts. (4) Exchange information pertaining to statistics and development strategies, investment opportunities and economic data in tourism, travel and hospitality sectors relevant to each other; (5) Jointly organise seminars, workshops and face to face meetings, wherever possible, with a view to exploring and discussing new opportunities and avenues for the development and promotion of tourism; and (6) Any other area or activity aiming at tourism cooperation to be mutually agreed from time to time by the Parties. ARTICLE III. DESIGNATED AUTHORITIES The designated authorities responsible for the implementation of this Memorandum of Understanding on behalf of ASEAN will be the ASEAN NTOs and on behalf of India will be the Ministry of Tourism, Government of the Republic of India. ARTICLE IV. IMPLEMENTATION For the purposes of implementing this Memorandum of Understanding, the Parties agree that: (1) the areas of cooperation as specified in Article II will be conducted through joint projects and/or programmes as approved by the Parties and implemented by their respective agencies; (2) subject to Article VII, participation of the private sector will be encouraged in the development and implementation of the work programmes on the Parties' cooperation in tourism; and (3) they may conclude, as appropriate, implementation agreements or arrangements in the areas of cooperation specified in Article II. ARTICLE V. INSTITUTIONAL ARRANGEMENTS (1) The Meeting of ASEAN and India Tourism Ministers (hereinafter referred to "MATM+lndia") will be held annually or as mutually agreed to discuss the issues and developments of common interest and to set policy directions for cooperation in the tourism sector. The MATM+lndia will also consider, review and approve the policies and work programmes and/or plans as may be suggested by the Parties. (2) The ASEAN+lndia NTOs will be the operating arm of MATM+lndia in the supervision, coordination, and review of programmes and policy directions set by the MATM+lndia. The ASEAN+lndia NTOs will meet at least once a year for this purpose. (3) The ASEAN+lndia NTOs will: (a) develop, coordinate and implement work programmes and/or plans to enhance cooperation in tourism, including the approval of the projects, programmes and activities; (b) provide a mechanism to promote participation from the private or business sector and nongovernmental organisations; and (c) establish necessary working groups with clear terms of reference and specific time frames to assist in the development and implementation of its policies and work programmes and/or plans. Experts from regional and international organisations in the tourism sector may also be invited for the purpose as agreed between the Parties. (4) The ASEAN Secretariat will also assist the ASEAN+lndia NTOs in: (a) carrying out their functions including technical support in the supervision, coordination and review of cooperation projects, programmes and activities; and (b) coordinating and monitoring all approved projects, programmes and activities under the work programmes and/or plans with the relevant coordinating bodies and concerned focal points and/or agencies. ARTICLE VI. FINANCIAL ARRANGEMENTS The areas of cooperation under Article II of this Memorandum of Understanding will be funded by ASEAN India Cooperation Fund and/or other funding sources, which will be mutually agreed upon by the Parties on a case by case basis subject to the availability of funds. ARTICLE VII. PARTICIPATION OF THIRD PARTIES The Parties may agree to invite the participation of a third party or parties in the joint projects, programmes and/or activities being carried out under this Memorandum of Understanding. In carrying out such joint projects, programmes and/or activities, the Parties will ensure that the third party or parties will comply with the provisions of this Memorandum of Understanding. ARTICLE VIII. AMENDMENT (1) ASEAN or India may request in writing an amendment of all or "any part of this Memorandum of Understanding. (2) Any amendment agreed to by the Parties will be reduced into writing and will form part of this Memorandum of Understanding. (3) Such amendment will come into effect on such date as may be determined by the Parties. (4) Any amendment will not prejudice the rights and obligations arising from or based on this Memorandum of Understanding before and up to the date of such amendment. ARTICLE IX. SETTLEMENT OF DISPUTES Any difference or dispute between the Parties concerning the interpretation, implementation and/or application of any of the provisions of this Memorandum of Understanding will be settled amicably through mutual consultations and/or negotiations between the Parties through diplomatic channels, without reference to any third party or international tribunal. ARTICLE X. FINAL PROVISIONS (1) This Memorandum of Understanding neither creates nor is intended to create any enforceable rights or impose any legal obligations on the Parties. (2) This Memorandum of Understanding is without prejudice to any tourism agreement concluded between any ASEAN Member State and India. (3) This Memorandum of Understanding will not affect any rights and obligations under any bilateral agreement concluded between any ASEAN Member State and India. (4) This Memorandum of Understanding will come into effect on the date of signature and will remain in effect for a period of five (5) years. Thereafter, this Memorandum of Understanding will be automatically extended for further periods of five (5) years. (5) Notwithstanding anything in this Article, either Party may terminate this Memorandum of Understanding by notifying the other Party of its intention to terminate this Memorandum of Understanding by giving a notice in writing through diplomatic channels, at least three (3) months prior to its intended date of termination. (6) The termination of this Memorandum of Understanding will not affect the implementation of ongoing projects, programmes and/or activities. (7) The Memorandum of Understanding will be deposited with the ASEAN Secretary General and the Ministry of Tourism, India. Done at Manado, Indonesia, this Twelfth Day of January in the Year Two Thousand and Twelve, in two original copies in the English language. For the Government of Brunei Darussalam: Pehin Dato Yahya Minister of Industry and Primary Resources For the Government of the Republic of India: Subodh Kant Sahai Minister for Tourism Government of India For the Government of the Kingdom of Cambodia: Dr. Thong Khon Minister of Tourism For the Government of the Republic of Indonesia: Dr. Mari Elka Pangestu Minister of Tourism and Creative Economy For the Government of the People's Democratic Republic: Prof. Dr. Bosengkham Vongdara Minister of Information, Culture and Tourism For the Government of Malaysia: Dato’ Sri Dr. Ng Yen Yen Minister of Tourism For the Government of the Republic of the Union of Myanmar: Htay Aung Minister of the Ministry of Hotels and Tourism For the Government of the Republic of the Philippines: Ramon Jimenez, Jr. Secretary, Department of Tourism For the Government of the Republic of Singapore: S. Iswaran Second Minister for Trade and Industry For the Government of the Kingdom of Thailand: Sombat Kuruphan Vice Minister for Tourism and Sports For the Government of the Socialist Republic of Viet Nam: Nguyen Van Tuan Chairman of Viet Nam National Administration of Tourism BIÊN BẢN GHI NHỚ GIỮA CHÍNH PHỦ CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN CỦA HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA ẤN ĐỘ Về VIỆC TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC DU LỊCH Các Chính phủ Brunei Darussalam, Vương quốc Cam pu chia, Cộng hòa In đô nê xi a, Cộng hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào, Ma lay xi a, Cộng hòa Liên bang Myanmar, Cộng hoà Phi líp pin, Cộng hoà Singapore, Vương quốc Thái Lan, và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, là các quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (sau đây gọi tắt là "ASEAN") và Chính phủ nước Cộng hoà Ấn Độ (sau đây gọi tắt là "Ấn Độ") (sau đây gọi riêng là "ASEAN "hoặc" Ấn Độ "và gọi chung là " các Bên "); CÔNG NHẬN sự tiến bộ của quan hệ đối thoại ASEAN Ấn Độ đã mở ra trong những năm qua và phát triển thành một mối quan hệ đối tác nhiều mặt và năng động, đóng góp cho hòa bình khu vực, hiểu biết lẫn nhau và tương tác kinh tế gần gũi hơn; NHẤN MẠNH sự cần thiết phải củng cố, tăng cường và mở rộng hợp tác du lịch giữa các Bên; CÓ TÍNH ĐẾN tầm quan trọng của các Bên như là các đối tác và thị trường nguồn quan trọng cho du lịch; NHẮC LẠI các quan hệ đối tác ASEAN Ấn Độ vì Thỏa thuận Hòa bình, Tiến bộ và chia sẻ Thịnh vượng được ký bởi lãnh đạo của các Bên tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN Ấn Độ lần 3 được tổ chức vào ngày 30 11 2004 tại Vientiane đã đồng ý tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và du lịch giữa các Bên bằng cách phát triển các liên kết giữa các trung tâm du lịch để nâng cao sức mạnh tổng hợp của các điểm đến du lịch, Kế hoạch hành động ASEAN Ấn Độ triển khai quan hệ đối tác ASEAN Ấn Độ đối với Thỏa thuận Hòa bình, Tiến bộ và chia xẻ Thịnh vượng cho giai đoạn 2010 2015 được thông qua tại hội nghị Thượng Đỉnh ASEAN Ấn Độ 8 vào ngày 30 tháng mười năm 2010 tại Hà Nội, Việt Nam, hỗ trợ tư vấn liên tục giữa ASEAN và Ấn Độ nhằm thúc đẩy hợp tác du lịch; và GHI NHẬN Thỏa thuận Du lịch ASEAN có chữ ký của các nhà Lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ VII tổ chức vào ngày 4 tháng 11 năm 2002 tại Phnôm Pênh, Campuchia, đã đồng ý hợp tác với các nước khác, các nhóm nước và các tổ chức quốc tế trong việc phát triển nguồn nhân lực cho du lịch, ĐÃ THÔNG QUA CÁC THỎA THUẬN SAU: ĐIỀU 1. MỤC TIÊU Các bên sẽ tuân theo các quy định của Bản ghi nhớ này và pháp luật, quy tắc, quy định và chính sách quốc gia theo thời gian hiệu lực ở từng nước riêng biệt, đã quyết định: (1) hợp tác trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và thăm viếng du lịch; (2) tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác du lịch chặt chẽ; (3) tăng cường hỗ trợ lẫn nhau để phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch; và (4) thực hiện các bước cần thiết để khám phá các cách hợp tác và chia sẻ thông tin. ĐIỀU 2. LĨNH VỰC HỢP TÁC Để thực hiện những mục tiêu trên, như nêu trong Điều I, các Bên tương ứng sẽ theo pháp luật trong nước, các quy tắc, quy định và chính sách quốc gia có hiệu lực theo thời gian và quản lý các vấn đề ở nước mình, nỗ lực để có các bước cần thiết để khuyến khích và thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực sau đây: (1) Chia sẻ: (a) thực hiện tốt nhất cho sự phát triển du lịch có trách nhiệm và / hoặc bền vững cũng như phát triển và cấu trúc của các gói du lịch chung để tăng lượng khách du lịch giữa các Bên; và (b) các nguồn lực và cơ sở vật chất để cung cấp hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo du lịch để phát triển du lịch chất lượng. (2) Hỗ trợ và khuyến khích: (a) sự tham gia của các bên liên quan tới du lịch tại các siêu thị du lịch, triển lãm du lịch và lễ hội với sự nhấn mạnh về các điểm du lịch và các sản phẩm của các Bên; (b) tiếp thị du lịch chung và các hoạt động quảng bá, bao gồm cả các hoạt động thực hiện bởi Chương Khuyến mại ASEAN cho Du lịch ở Ấn Độ và các sáng kiến ​​tương tự của Ấn Độ trong các nước ASEAN; và (c) Khủng hoảng truyền thông để bảo vệ uy tín và độ tin cậy của các tổ chức du lịch có liên quan và / hoặc địa điểm du lịch, bằng cách chủ động cung cấp thông tin chính xác và kịp thời cho các bên liên quan. (3) Thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi: (a) cam kết của các dự án liên quan đến du lịch hoặc các hoạt động khác có liên quan về các điều khoản hai bên đã đồng ý; (b) đi lại và du lịch giữa các Bên thông qua việc quảng bá chung và các tour du lịch trọn gói liên kết các điểm du lịch; và (c) hợp tác giữa các Tổ chức Du lịch Quốc gia (sau đây gọi là "TCDLQG”) của ASEAN (sau đây gọi tắt là" ASEAN TCDLQG) và TCDLQG của Ấn Độ (sau đây gọi tắt là "Ấn Độ TCDLQG ") (sau đây gọi chung là "ASEAN+ Ấn Độ TCDLQG) và ngành công nghiệp du lịch, đặc biệt là các cơ quan du lịch và công ty lữ hành, các hãng hàng không, khách sạn và khu nghỉ dưỡng. (4) Trao đổi thông tin liên quan đến các số liệu thống kê và chiến lược phát triển, cơ hội đầu tư và dữ liệu kinh tế trong lĩnh vực du lịch, lữ hành và khách sạn có liên quan đến nhau; (5) Phối hợp tổ chức hội thảo và các cuộc họp mặt trực tiếp, bất cứ nơi nào có thể, với mong muốn thăm dò và thảo luận về các cơ hội và cách thức mới cho sự phát triển và quảng bá du lịch; và (6) Bất kỳ lĩnh vực hoặc hoạt động khác nhằm hợp tác du lịch được hai bên thoả thuận theo thời gian của các Bên. ĐIỀU 3. CƠ QUAN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH Cơ quan được chỉ định chịu trách nhiệm về việc thực hiện Bản ghi nhớ này thay mặt cho ASEAN sẽ là TCDLQG của ASEAN và đại diện cho Ấn Độ sẽ là Bộ Du lịch, Chính phủ Cộng hòa Ấn Độ. ĐIỀU 4. THỰC HIỆN Đối với các mục đích thực hiện Bản ghi nhớ này, các Bên đồng ý rằng: (1) các lĩnh vực hợp tác như quy định tại Điều II sẽ được tiến hành thông qua các dự án chung và / hoặc chương trình đã được phê duyệt của các Bên và triển khai thực hiện bởi các cơ quan tương ứng của họ; (2) Theo Điều 7, sự tham gia của khu vực tư nhân sẽ được khuyến khích trong việc phát triển và thực hiện các chương trình làm việc về hợp tác của các Bên trong ngành du lịch; (3) họ có thể ký kết các thoả thuận thực hiện thích hợp, hoặc sắp xếp trong các lĩnh vực hợp tác quy định tại Điều 2. ĐIỀU 5. SẮP XẾP TỔ CHỨC (1) Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và Ấn Độ (sau đây gọi tắt là "HNBTDLA+ Ấn Độ") sẽ được tổ chức định kỳ hàng năm hoặc theo thỏa thuận chung để thảo luận về các vấn đề và phát triển lợi ích chung và thiết lập các định hướng chính sách hợp tác trong lĩnh vực du lịch. HNBTDLA + Ấn Độ cũng sẽ cân nhắc, xem xét và phê duyệt các chính sách và chương trình làm việc và / hoặc các kế hoạch mà các Bên có thể đề nghị. (2) ASEAN + TCDLQG Ấn Độ sẽ là cánh tay điều hành của HNBTDLA+ Ấn Độ trong việc giám sát, phối hợp, và rà soát các chương trình, định hướng chính sách được thiết lập bởi các HNBTDLA+ Ấn Độ +. ASEAN + TCDLQG Ấn Độ sẽ họp ít nhất mỗi năm một lần cho mục đích này. (3) ASEAN + TCDLQG Ấn Độ sẽ: (a) phát triển, điều phối và thực hiện các chương trình làm việc và / hoặc kế hoạch tăng cường hợp tác về du lịch, bao gồm cả việc phê duyệt các dự án, chương trình và các hoạt động; (b) cung cấp một cơ chế để thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân, kinh doanh và các tổ chức phi chính phủ; và (c) thành lập các nhóm làm việc cần thiết với các điều khoản rõ ràng của khung tham chiếu và thời gian cụ thể để hỗ trợ trong việc phát triển và thực hiện các chính sách và chương trình làm việc và / hoặc kế hoạch. Các chuyên gia từ các tổ chức khu vực và quốc tế trong lĩnh vực du lịch cũng có thể được mời cho mục đích này theo thỏa thuận giữa các bên. (4) Ban Thư ký ASEAN cũng sẽ hỗ trợ ASEAN + TCDLQG Ấn Độ trong: (a) thực hiện chức năng bao gồm hỗ trợ kỹ thuật trong việc giám sát, điều phối và xem xét các dự án, chương trình và các hoạt động hợp tác; và (b) điều phối và giám sát tất cả các dự án, chương trình và hoạt động đã được phê duyệt theo chương trình làm việc và / hoặc kế hoạch phối hợp với các cơ quan đầu mối có liên quan. ĐIỀU 6. THU XẾP TÀI CHÍNH Các lĩnh vực hợp tác theo quy định tại Điều 2 của Bản ghi nhớ này sẽ được tài trợ bởi Quỹ Hợp tác ASEAN Ấn Độ và / hoặc nguồn kinh phí khác sẽ do các Bên thoả thuận của các Bên trên cơ sở từng trường hợp cụ thể tùy thuộc vào sự sẵn có của quỹ. ĐIỀU 7. THAM GIA CỦA CÁC BÊN THỨ BA Các bên có thể thoả thuận để mời sự tham gia của một hoặc các bên bên thứ ba trong các dự án, các chương trình và / hoặc các hoạt động chung được thực hiện theo Bản ghi nhớ này. Trong việc thực hiện các dự án, các chương trình và / hoặc các hoạt động chung, các Bên sẽ đảm bảo rằng một hoặc các bên bên thứ ba sẽ tuân thủ các quy định của Bản ghi nhớ này. ĐIỀU 8. SỬA ĐỔI (1) ASEAN hoặc Ấn Độ có thể yêu cầu bằng văn bản sửa đổi tất cả hoặc bất kỳ phần nào của Bản ghi nhớ này. (2) Bất cứ sửa đổi nào được thỏa thuận của các Bên sẽ được rút gọn lại thành văn bản và sẽ là một phần của Bản ghi nhớ này. (3) Việc sửa đổi sẽ có hiệu lực vào ngày có thể được xác định bởi các Bên. (4) Việc sửa đổi sẽ không phương hại đến các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hoặc dựa trên Bản ghi nhớ này trước và đến ngày sửa đổi đó. ĐIỀU 9. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP Bất kỳ sự khác biệt hay tranh chấp giữa các bên liên quan đến việc giải thích, thực hiện và / hoặc áp dụng của bất kỳ quy định của Bản ghi nhớ này sẽ được giải quyết theo thỏa thuận thông qua tham vấn lẫn nhau và / hoặc các cuộc đàm phán giữa các bên thông qua các kênh ngoại giao, mà không có tài liệu tham khảo cho bất kỳ bên thứ ba hoặc tòa án quốc tế. ĐIỀU 10. ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG (1) Bản ghi nhớ này không tạo ra và cũng không nhằm mục đích tạo ra bất kỳ quyền áp đặt bất kỳ nghĩa vụ pháp lý nào đối với các Bên. (2) Bản ghi nhớ này không gây phương hại đến bất kỳ thỏa thuận du lịch được ký kết giữa bất kỳ Nhà nước thành viên ASEAN và Ấn Độ. (3) Bản ghi nhớ này sẽ không ảnh hưởng đến bất kỳ quyền và nghĩa vụ theo bất kỳ thỏa thuận song phương được ký kết giữa bất kỳ Nhà nước thành viên ASEAN và Ấn Độ. (4) Bản ghi nhớ này sẽ có hiệu lực từ ngày ký và sẽ có hiệu lực trong thời gian năm (5) năm. Sau đó, Bản ghi nhớ này sẽ được tự động gia hạn thêm một khoảng thời gian năm (5) năm nữa. (5) Bất kể các qui định tại Điều này, hai Bên có thể chấm dứt Bản ghi nhớ này bằng cách thông báo cho Bên kia về ý định chấm dứt Bản ghi nhớ này bằng văn bản thông qua các kênh ngoại giao, ít nhất là ba (3) tháng trước ngày dự kiến chấm dứt. (6) Việc chấm dứt của Bản ghi nhớ này sẽ không ảnh hưởng đến việc thực hiện các dự án, chương trình và / hoặc các hoạt động đang triển khai. (7) Biên bản ghi nhớ sẽ được nộp lưu chiểu cho Tổng Thư ký ASEAN và Bộ Du lịch, Ấn Độ. Thực hiện tại Manado, In đô nê xi a vào ngày mười hai tháng Giêng năm Hai Ngàn Mười Hai với hai bản gốc bằng tiếng Anh. Thay mặt Chính phủ Brunei Darussalam: Pehin Dato Yahya Bộ trưởng Công nghiệp và Nguồn lực chính Thay mặt Chính phủ Ấn Độ: Subodh Kant Sahai Bộ trưởng Du lịch Chính phủ Ấn Độ Thay mặt Chính phủ Hoàng gia Campuchia: Dr. Thong Khon Bộ trưởng Du lịch Thay mặt Chính phủ Cộng hòa Inđônêxia: Dr. Mari Elka Pangestu Bộ trưởng Du lịch và Kinh tế Sáng tạo Thay mặt Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào: Prof. Dr. Bosengkham Vongdara Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thông tin và Du lịch Thay mặt Chính phủ Malaysia: Dato’ Sri Dr. Ng Yen Yen Bộ trưởng Du lịch Thay mặt Chính phủ Cộng hòa Liên bang Myanmar: Htay Aung Bộ trưởng Khách sạn và Du lịch Thay mặt Chính phủ Cộng hòa Philippines: Ramon Jimenez, Jr. Bộ trưởng Bộ Du lịch Thay mặt Chính phủ Cộng hòa Singapore: S. Iswaran Thứ trưởng Thương Mại và Công nghiệp Thay mặt Chính phủ Vương quốc Thái Lan: Sombat Kuruphan Thứ trưởng Du lịch và Thể thao Thay mặt Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: Nguyen Van Tuan Chủ tịch Tổng cục Du lịch Việt Nam
BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số: 32 HD/BTGTW Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2012 HƯỚNG DẪN “ĐƯA VIỆC TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRỞ THÀNH CÔNG VIỆC THƯỜNG XUYÊN CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐẢNG, ĐỊA PHƯƠNG, CƠ QUAN, ĐƠN VỊ VÀ CỦA MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN” Thực hiện Chỉ thị 03 CT/TW của Bộ Chính trị, nhằm tháo gỡ những lúng túng trong việc đưa học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành việc thường xuyên, quan trọng của các tổ chức đảng, địa phương, cơ quan, đơn vị và của mỗi cán bộ, đảng viên, Ban Tuyên giáo Trung ương, cơ quan thường trực giúp Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đề nghị các tổ chức đảng, các địa phương, cơ quan, đơn vị thực hiện tốt 8 nội dung đã nêu rõ trong Chỉ thị 03 CT/TW của Bộ Chính trị, Kế hoạch 03 KH/TW của Ban Bí thư, Hướng dẫn 12 HD/BTGTW và Hướng dẫn 27 HD/BTGTW của Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng thời đề nghị tập trung chỉ đạo một số nội dung cụ thể trong thời gian tới đây, như sau: 1. Về việc xây dựng chuẩn mực đạo đức, ban thường vụ cấp uỷ, đồng chí bí thư cấp uỷ với sự tham mưu của Bộ phận giúp việc, chủ động và tích cực chỉ đạo việc xây dựng chuẩn mực đạo đức sát hợp với đặc điểm, tình hình cụ thể của từng chi bộ, cơ quan, đơn vị. Coi việc thực hiện chuẩn mực đạo đức là căn cứ để kiểm điểm kết quả phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng của cá nhân và tập thể. Tập trung chỉ đạo điểm một số tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, rút kinh nghiệm, nhân diện rộng. 2. Trong sinh hoạt thường kỳ của chi bộ, đảng bộ, chi uỷ, ban thường vụ đảng uỷ và đồng chí bí thư chỉ đạo và chuẩn bị nội dung về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, xây dựng đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên (bao gồm việc học tập một trong những nội dung cụ thể từ các tài liệu của Trung ương, từ những điều Bác Hồ dạy; phát hiện, thảo luận, trao đổi, học tập gương người tốt, việc tốt ở đơn vị mình, đơn vị bạn; tự phê bình, phê bình những biểu hiện tiêu cực, thói hư tật xấu ở đơn vị, địa phương mình; việc nêu gương của cán bộ chủ chốt; tập hợp những ý kiến, dư luận của nhân dân phê bình cán bộ, đảng viên của đơn vị mình, để cảnh báo, nhắc nhở, tiếp thu, sửa chữa; về kinh nghiệm làm tốt trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…). Mỗi kỳ sinh hoạt có thể bàn về một hoặc vài vấn đề cụ thể, sâu sắc và thiết thực. 3. Ban thường vụ cấp uỷ và đồng chí bí thư chỉ đạo, lựa chọn một số vấn đề bức xúc, nổi cộm trong lĩnh vực tư tưởng, đạo đức để chi bộ, đảng bộ bàn biện pháp phấn đấu, khắc phục, tạo chuyển biến, đẩy lùi, tiến tới giải quyết dứt điểm trong một thời hạn nhất định. Coi đây là công việc trọng tâm của năm 2012. 4. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc trong công tác triển khai thực hiện Chỉ thị 03 CT/TW của Bộ Chính trị; biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhân làm tốt, có sáng tạo, thiết thực và hiệu quả; đồng thời chấn chỉnh những biểu hiện lệch lạc, làm lướt, hoặc thiếu quan tâm, triển khai hình thức. 5. Về công tác tuyên truyền, chú trọng việc phát hiện, phổ biến, nhân rộng những cách làm sáng tạo, chủ động; những điển hình tiên tiến, những gương người tốt, việc tốt trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đồng thời phê phán những biểu hiện lệch lạc, làm qua loa, chiếu lệ; nói không đi đôi với làm. Tổng biên tập, tổng giám đốc, giám đốc các cơ quan thông tin, báo chí từ Trung ương đến địa phương, chịu trách nhiệm về việc xây dựng chuyên trang, chuyên mục, chương trình để thực hiện tuyên truyền việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo định hướng đã nêu, trên tinh thần Chỉ thị 03 CT/TW của Bộ Chính trị. Căn cứ hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương, các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, nghiên cứu kỹ các văn bản của Trung ương, coi việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là giải pháp hàng đầu của nhóm các giải pháp về công tác giáo dục tư tưởng trong việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, khoá XI, về “Một số vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay”, đưa trở thành nề nếp, nhiệm vụ thường xuyên của mỗi tổ chức đảng, mỗi cơ quan, đơn vị, mỗi cán bộ, đảng viên. K/T TRƯỞNG BAN PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC Vũ Ngọc Hoàng
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 01/2012/QĐ UBND Bình Thuận, ngày 12 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG KHOẢN 1, ĐIỀU 3 QUY CHẾ PHỐI HỢP THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG TRONG CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH, GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT PHẢI CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẶC GIẤY PHÉP KINH DOANH BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 41/2007/QĐ UBND NGÀY 06/8/2007 CỦA UBND TỈNH BÌNH THUẬN ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ và Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, Điều 3 Quy chế phối hợp thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoặc giấy phép kinh doanh ban hành kèm theo Quyết định số 41/2007/QĐ UBND ngày 06/8/2007 của UBND Bình Thuận, cụ thể như sau: Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Đối với những ngành, nghề đăng ký kinh doanh có điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp; doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký ngành, nghề kinh doanh có điều kiện tại Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc nộp trực tiếp tại sở quản lý chuyên ngành. Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở quản lý chuyên ngành có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đăng ký ngành, nghề kinh doanh có điều kiện của doanh nghiệp để thực hiện việc cấp Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Trong trường hợp doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thì Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chuyển hồ sơ đó đến sở quản lý chuyên ngành để thực hiện việc cấp Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Lê Tiến Phương
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 62/QĐ UBND Quảng Ngãi, ngày 11 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC QUY ĐỊNH TỶ LỆ CHI PHÍ QUẢN LÝ CHUNG VÀ LỢI NHUẬN ĐỊNH MỨC TRONG DỰ TOÁN DỊCH VỤ CÔNG ÍCH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Nghị định số 31/2005/NĐ CP ngày 11/3/2005 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; Căn cứ Thông tư số 06/2008/TT BXD ngày 20/3/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị; Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 1177/TTr SXD ngày 19/12/2011, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Quy định tỷ lệ chi phí quản lý chung và lợi nhuận định mức trong dự toán chi phí dịch vụ công ích đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, cụ thể: 1. Chi phí quản lý chung trong giá dự toán dịch vụ công ích đô thị được xác định bằng tỷ lệ % so với chi phí nhân công trực tiếp để thực hiện một đơn vị khối lượng công tác dịch vụ công ích đô thị và được quy định theo bảng sau: TT Loại dịch vụ công ích Định mức tỷ lệ (%) 1 Thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp rác thải. Chế biến xử lý chất thải không qua chôn lấp 60 2 Nạo vét duy trì hệ thống thoát nước 60 3 Duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng và đèn tín hiệu giao thông 60 4 Duy trì, phát triển hệ thống cây xanh. Quản lý công viên, quản lý nghĩa trang, quản lý vườn thú 60 Trường hợp khối lượng công tác dịch vụ công ích đô thị có chi phí sử dụng máy và thiết bị lớn hơn 60% chi phí trực tiếp thì chi phí quản lý chung được tính bằng 5% chi phí sử dụng xe máy và thiết bị. 2. Lợi nhuận định mức được tính tỷ lệ bằng tỷ lệ 4% trên chi phí trực tiếp và chi phí quản lý chung trong giá dự toán thực hiện dịch vụ công ích đô thị. Điều 2. Tổ chức thực hiện 1. Các nội dung khác về quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị không nêu trong Quyết định này, thực hiện theo quy định hiện hành. 2. Giao Giám đốc Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức thực hiện, kiểm tra và báo cáo kết quả thực hiện Quyết định này với UBND tỉnh. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012. Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn, Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận: Như Điều 4; CT, PCT UBND tỉnh; VPUB: C, PVP (CN), KTTH, CB; Lưu: VT, XD. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Viết Chữ
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 41/2012/NQ HĐND Kiên Giang, ngày 11 tháng 01 năm 2012 NGHỊ QUYẾT VỀ VIỆC ĐẶT MỚI, BỔ SUNG TÊN ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ TIÊN HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ TƯ Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004; Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng; Căn cứ Thông tư liên tịch số 36/2006/TT BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ; Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 02/TTr UBND ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc đặt mới, bổ sung tên đường trên địa bàn thị xã Hà Tiên; Báo cáo thẩm tra số 01/BC HĐND ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Ban Văn hóa Xã hội Hội đồng nhân dân và ý kiến của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành Tờ trình số 02/TTr UBND ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc đặt mới, bổ sung tên đường trên địa bàn thị xã Hà Tiên (có danh sách tên đường cụ thể kèm theo). Điều 2. Thời gian thực hiện: Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua. Điều 3. Tổ chức thực hiện Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, triển khai các ngành, các cấp, các địa phương thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giám sát chặt chẽ việc thực hiện Nghị quyết này. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang khóa VIII, kỳ họp thứ tư thông qua./. CHỦ TỊCH Nguyễn Thanh Sơn DANH SÁCH TÊN ĐƯỜNG PHỐ THỊ XÃ HÀ TIÊN (Kèm theo Nghị quyết số 41/2012/NQ HĐND ngày 11 tháng 01 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang) STT Tên đường Chiều dài đường (m) Ghi chú A Khu Trung tâm thương mại Trần Hầu 01 Đường Hoàng Văn Thụ 381,3m 02 Đường Lê Quang Định 116,8m 03 Đường Nguyễn Trãi 187m 04 Đường Nguyễn Trung Trực 225,3m 05 Đường Ngô Mây 103,6m 06 Đường Bùi Chấn 133,8m 07 Đường Lý Chính Thắng 115,4m 08 Đường Trường Sa 533,6m 09 Đường Phạm Ngũ Lão 118,6m 10 Đường Ngô Nhân Tịnh 308,2m 11 Đường Đặng Thùy Trâm 167,5m 12 Đường Nguyễn Cửu Đàm 121,9m 13 Đường Mai Xuân Thưởng 68,9m 14 Đường Cầu Câu (nối dài) 64,6m 15 Đường Nhật Tảo (nối dài) 60,7m 16 Đường Nguyễn Thần Hiến (nối dài) 56,6m 17 Đường Phương Thành (nối dài) 52,9m B Khu tái định cư Bình San 01 Đường Chiêu Anh Các 830m 02 Đường Mai Thị Hồng Hạnh 287m 03 Đường Nguyễn Thị Hiếu Túc 287m 04 Đường Lê Lai 726m 05 Đường Thoại Ngọc Hầu 670m 06 Đường Mạc Tử Thảng 183m 07 Đường Xuân Diệu 59m 08 Đường Chế Lan Viên 59m 09 Đường Mạc Tử Dung 245m 10 Đường Mạc Như Đông 183m 11 Đường Phan Văn Trị 117m 12 Đường Võ Thị Sáu 103m 13 Đường Mạc Tử Thiêm 183m 14 Đường Nguyễn Hữu Tiến 183m 15 Đường Lâm Tấn Phác 890m 16 Đường Nguyễn Thái Học 190m 17 Đường Nguyễn Thị Thập 143m 18 Đường Hoàng Diệu 1.034m 19 Đương Lương Thế Vinh 512m 20 Đường Nguyễn Tri Phương 224m 21 Đường Bùi Viện 549m 22 Đường Nguyễn Hiền Điều 561m 23 Đường Lê Thị Hồng Gấm 113m 24 Đường Từ Hữu Dũng 318m 25 Đường Ngô Gia Tự 337m 26 Đường Trương Định 300m 27 Đường Trần Đình Quang 318m 28 Đường Phù Dung 316m C Khu dân cư mới Tô Châu 01 Đường Kim Dự 762m 02 Đường Hồ Thị Kỷ 80m 03 Đường 30/4 278m 04 Đường Cách mạng Tháng Tám 1.024m 05 Đường Đặng Văn Ngữ 114m 06 Đường Cao Văn Lầu 114m 07 Đường Trần Công Án 360m 08 Đường Phan Thị Ràng 195m 09 Đường Cù Chính Lan 195m 10 Đường Bế Văn Đàn 268m 11 Đường Cù Huy Cận 177m 12 Đường Bùi Hữu Nghĩa 352m 13 Đường Nguyễn Văn Trỗi 638m 14 Đường Kim Đồng 135m 15 Đường Nguyễn Chí Thanh 479m 16 Đường 2/9 1.502m 17 Đường Châu Văn Liêm 467m D Quốc lộ 80 đoạn đi qua Trung tâm thị xã 01 Đường Nguyễn Phúc Chu 2.804m
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 187/QĐ UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CẤP BÁCH BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG NĂM 2012 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008; Căn cứ Nghị quyết số 16/2008/NQ CP ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; Căn cứ Nghị quyết số 88/NQ CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Căn cứ Kế hoạch hành động “Năm an toàn giao thông 2012” số 455/KH UBATGTQG ngày 06 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia; Căn cứ Chương trình hành động số 12 CtrHĐ/TU ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ IX về Chương trình giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2011 2015; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa IX; Căn cứ Quyết định số 25/2011/QĐ UBND ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ IX về Chương trình giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2011 2015, tầm nhìn đến năm 2020; Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Công văn số 174/SGTVT KT ngày 05 tháng 01 năm 2012, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện các giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2012. Điều 2. Thủ trưởng các Sở ban ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận huyện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và nội dung Kế hoạch này, xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể, thiết thực để triển khai thực hiện có hiệu quả ở địa bàn, phạm vi phụ trách. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các Sở ban ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Lê Hoàng Quân KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CẤP BÁCH BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG NĂM 2012 (Ban hành kèm theo Quyết định số 187/QĐ UBND ngày 11 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố) Thực hiện Nghị quyết số 88/NQ CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Kế hoạch hành động số 455/KH UBATGTQG ngày 06 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa IX; Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng kế hoạch hành động “Năm an toàn giao thông 2012” gồm các nội dung sau đây: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN 1. Mục đích: 1.1. Làm thay đổi cơ bản nhận thức của hệ thống chính trị đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và phòng chống ùn tắc giao thông; xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng như các nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế xã hội. 1.2. Làm thay đổi nhận thức và nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, phải xem việc giảm thiểu tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông là trách nhiệm của chính mình và của toàn xã hội; xây dựng và hình thành nếp sống văn hóa giao thông trong cộng đồng. 1.3. Từng bước kéo giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, giảm thiểu tối đa các vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút trên địa bàn Thành phố. 1.4. Nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước và công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng nhà nước, các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội để tạo bước đột phá trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông. 2. Yêu cầu: 2.1. Các sở ban ngành Thành phố và Ủy ban nhân dân các cấp phải tập trung huy động cả hệ thống chính trị để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong phạm vi, tại địa phương mình phụ trách và trên toàn Thành phố. 2.2. Các giải pháp, hành động phải thiết thực, cụ thể, hiệu quả, không phô trương, hình thức. 3. Các chỉ tiêu cơ bản: 3.1. Kéo giảm 10% tai nạn giao thông trên cả 3 mặt: số vụ, số người chết và số người bị thương. 3.2. Giảm 10% số vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút so với năm 2011, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng đua xe trái phép. 3.3. 100% xã, phường, thị trấn đồng loạt ra quân và triển khai liên tục, có hiệu quả “Năm an toàn giao thông 2012”. 4. Chủ đề của năm: “Năm an toàn giao thông 2012”: Thiết lập trật tự kỷ cương giao thông và phòng chống ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. II. NHIỆM VỤ 1. Tăng cường công tác tuyên truyền đến tận cơ sở cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, trường học, khu phố, tổ dân phố, tới tất cả mọi tầng lớp nhân dân về pháp luật trật tự an toàn giao thông để nâng cao nhận thức về an toàn khi tham gia giao thông. Xây dựng nếp sống văn hóa giao thông, hướng tới một xã hội trật tự, kỷ cương và an toàn trong giao thông. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng các doanh nghiệp vận tải, các chủ phương tiện trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông. 2. Tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông; đẩy mạnh áp dụng biện pháp xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông được ghi lại bằng hình ảnh. 3. Kiên quyết lập lại trật tự trong quản lý, sử dụng lòng đường, vỉa hè; giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm trái phép lòng đường, vỉa hè và hành lang an toàn giao thông đường bộ. 4. Huy động các nguồn lực, trong đó tập trung nguồn lực chính từ ngân sách để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình giao thông trọng điểm. 5. Tổ chức lại giao thông, tăng cường nghiên cứu phân làn giao thông nhằm khai thác hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông hiện hữu. 6. Tăng cường kiểm tra, siết chặt quản lý đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe và kiểm định kỹ thuật phương tiện, nhất là các loại xe chở khách, xe tải và xe container. 7. Quản lý nghiêm ngặt hoạt động vận tải theo quy định của pháp luật, tổ chức lại vận tải theo hướng lập lại trật tự và từng bước hiện đại hóa; tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của xe buýt. Triển khai một số giải pháp để hạn chế lưu thông đối với phương tiện giao thông cá nhân, trước hết là ô tô cá nhân. 8. Đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông, kiên quyết xử lý nghiêm các cá nhân và tổ chức vi phạm. Ban hành quy chế khen thưởng, kỷ luật, chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, trước hết là trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng các cơ quan nhà nước. III. CÁC GIẢI PHÁP (Xem chi tiết phân công trong Phụ lục 1 của Kế hoạch) A. NGĂN CHẶN, ĐẨY LÙI TAI NẠN GIAO THÔNG: 1. Nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước: 1.1. Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông để nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước của các cấp, các ngành (thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông một cách thường xuyên, liên tục, mạnh mẽ và bảo đảm sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trong lĩnh vực này). 1.2. Ban hành quy chế khen thưởng, kỷ luật, trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu địa phương, đơn vị, cán bộ công chức, viên chức và người thực thi công vụ trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. 1.3. Tiếp tục kiện toàn Ban An toàn giao thông Thành phố theo Quyết định số 57/2011/QĐ TTg ngày 18 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ. 1.4. Triển khai thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa Sở Giao thông vận tải và Công an Thành phố trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, số 14/QCPH SGTVT CATP ngày 21 tháng 11 năm 2011. 1.5. Hoàn thiện hệ thống các văn bản về trật tự an toàn giao thông: 1.5.1. Hoàn chỉnh Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2011 2015 của các đơn vị, triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Quyết định số 25/2011/QĐ UBND ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố, báo cáo kết quả thực hiện thường xuyên về Ban An toàn giao thông Thành phố, Sở Giao thông vận tải để theo dõi, tổng hợp (vào ngày 25 hàng tháng). 1.5.2. Báo cáo tình hình thực hiện, tổng kết, đánh giá và đề xuất điều chỉnh nội dung Quyết định số 74/2008/QĐ UBND ngày 23 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành quy định về quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè trên địa bàn Thành phố. 1.5.3. Nghiên cứu, đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 34/2010/NĐ CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. 1.5.6. Quy hoạch các khu đô thị phải bảo đảm quỹ đất dành cho giao thông theo Luật Giao thông đường bộ; Xây dựng các khu chung cư cao tầng, cao ốc văn phòng, các cơ sở dịch vụ phải bảo đảm diện tích bãi đậu xe tương thích. Tiếp tục thực hiện kế hoạch di dời các cảng biển, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề ra khỏi khu vực trung tâm Thành phố. 2. Tăng cường công tác kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm: 2.1. Tăng cường lực lượng và chỉ đạo các đơn vị chức năng quyết liệt thực hiện công tác tuần tra xử phạt, áp dụng mức xử phạt cao nhất đối với các lỗi trực tiếp gây tai nạn giao thông như: vi phạm quy định và nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông, vi phạm tốc độ, không đi đúng làn đường, tránh vượt sai quy định, vượt đèn đỏ, chở quá tải, quá số người quy định, dừng đỗ sai quy định; không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông theo quy định; học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi hoặc không có giấy phép lái xe điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (đặc biệt kiểm tra xử lý trên 23 tuyến đường thường xảy ra tai nạn giao thông và 24 vị trí “điểm đen” về tai nạn giao thông theo Phụ lục 2 và 3); người điều khiển phương tiện thủy không có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với loại phương tiện điều khiển theo quy định. 2.2. Quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm giải quyết căn cơ tình trạng tụ tập, chạy xe lạng lách, đánh võng trong năm 2012; tịch thu phương tiện tham gia đua xe trái phép, các loại phương tiện không được phép lưu hành theo quy định (các loại xe cơ giới và xe thô sơ 3 4 bánh). 2.3. Tổ chức lực lượng thường xuyên kiểm tra và xử lý kiên quyết tình trạng xe chở hàng vượt quá tải trọng cho phép của xe, xe container không khóa chốt, lái xe điều khiển đầu kéo sơ mi rơ moóc không có Giấy phép lái xe hạng FC; việc chấp hành ưu tiên lưu thông vào đường cấm, giờ cấm; phối hợp với các đơn vị quản lý cảng để tổ chức kiểm tra tải trọng xe tại các cổng cảng và bên trong cảng. Xử phạt nghiêm đối với các trường hợp vi phạm, xem xét lập hồ sơ truy tố trước pháp luật nếu vi phạm gây ra hậu quả nghiêm trọng. 2.4. Quản lý chặt chẽ các loại phương tiện giao thông đường bộ, hạn chế tình trạng mua bán không sang tên, chuyển quyền chủ sở hữu; nâng cao hiệu quả công tác xử phạt qua hình ảnh. Tiếp tục đầu tư lắp đặt hệ thống camera giám sát giao thông tại các trục giao thông chính, các điểm ùn tắc giao thông, chia sẻ thông tin giữa các đơn vị. 2.5. Đề xuất giải pháp xử lý hiện trường xảy ra tai nạn giao thông hoặc có vi phạm theo hướng nhanh nhất để giải phóng, kịp thời trả lại mặt đường cho giao thông. 2.6. Tổ chức thực hiện nghiêm quy định tại Thông tư số 38/2010/TT BCA ngày 12 tháng 10 năm 2010 của Bộ Công an về thông báo đến nơi cư trú hoặc nơi công tác, học tập của người có hành vi vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông. 2.7. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm đối với doanh nghiệp, chủ xe, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt vi phạm các nội quy, quy định của ngành, vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Đối với doanh nghiệp vận tải vi phạm nhiều lần sẽ không được đặt hàng hoặc không được phép tham gia đấu thầu khai thác dịch vụ, không được giao tuyến hoặc sẽ bị thu hồi tuyến đang khai thác. Công khai tên các doanh nghiệp vận tải hành khách bằng xe buýt, xe taxi và xe khách liên tỉnh vi phạm pháp luật giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng. 2.8. Tăng cường kiểm tra thi công các công trình trên đường bộ đang khai thác nhằm đảm bảo an toàn giao thông, mỹ quan đô thị, trong đó tập trung xử phạt đối với từng cá nhân có liên quan (chỉ huy trưởng công trình, tư vấn giám sát trưởng...); bắt buộc các chủ đầu tư phải ký quỹ 10% giá trị phần thi công đào và tái lập trước khi thực hiện công tác cấp phép thi công. 2.9. Xử lý nghiêm các phương tiện thủy chở quá tải, không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật, không đăng ký, đăng kiểm, không trang bị hoặc thiếu dụng cụ cứu hộ cứu sinh theo quy định; thuyền viên và người lái không có bằng lái hoặc chứng chỉ chuyên môn, vi phạm quy tắc giao thông. 2.10. Thường xuyên kiểm tra các vị trí có đường ngang giao cắt đường sắt, kiên quyết không để phát sinh đường ngang trái phép; lập kế hoạch, lộ trình xóa bỏ các đường ngang trái phép (trong thời gian chờ xóa bỏ, phải tổ chức bố trí đầy đủ nhân viên, phương tiện cảnh giới, tuyệt đối không để xảy ra tai nạn giao thông). 2.11. Tăng cường biện pháp ngăn chặn các hành vi sản xuất, tàng trữ, lưu thông, buôn bán mũ bảo hiểm không bảo đảm quy chuẩn, chất lượng; kiên quyết xóa bỏ những tụ điểm sản xuất, buôn bán mũ bảo hiểm không đúng quy định; truy cứu trách nhiệm những đơn vị cụ thể nếu tiếp tục để tình trạng buôn bán mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng. 2.12. Tăng cường trang thiết bị, biên chế nhân lực cho cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông từ ngân sách Thành phố (máy đo tốc độ, máy đo nồng độ cồn, cân di động, xe cứu hộ...). Tăng mức chi phí bồi dưỡng, hỗ trợ cho các lực lượng tham gia công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý xử phạt và điều hòa trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố. 3. Đẩy mạnh phong trào chống tiêu cực trong thi hành công vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông: 3.1. Tổ chức các đoàn kiểm tra việc chấp hành quy trình, quy chế, điều lệnh đối với cán bộ, công chức, chiến sỹ nhất là lực lượng trực tiếp với nhân dân (kiên quyết xử lý kỷ luật những cán bộ, chiến sỹ có hành vi tiêu cực, không hoàn thành nhiệm vụ hoặc xử lý vi phạm không đúng quy định). 3.2. Thường xuyên luân chuyển, thay đổi địa bàn quản lý của lực lượng thanh tra viên giao thông vận tải, lực lượng cảnh sát giao thông nhằm ngăn ngừa tiêu cực. 3.3. Tăng cường giáo dục, quán triệt cho cán bộ, công chức, chiến sỹ và lực lượng thanh tra chuyên ngành nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính chuyên nghiệp trong thực thi nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông; có chính sách khuyến khích, khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích và phê bình các cá nhân, đơn vị chưa hoàn thành nhiệm vụ. 4. Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch cấp giấy phép, cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển phương tiện giao thông: 4.1. Tăng cường chế độ kiểm tra, tổ chức giám sát chặt chẽ việc sát hạch để bảo đảm kết quả chính xác, khách quan, công khai như lắp đặt camera giám sát phòng thi lý thuyết; lưu trữ thông tin tại một số khu vực nhạy cảm trên sân sát hạch để phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra. 4.2. Tổ chức hậu kiểm về chất lượng đào tạo, cấp phép lái xe; cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người điều khiển phương tiện thủy. Xử lý nghiêm các cơ sở đào tạo, hội đồng sát hạch nếu để xảy ra trường hợp có nhiều lái xe gây tai nạn. 4.3. Ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức nối mạng giữa các cơ quan chức năng trong việc quản lý giấy phép lái xe đối với các đối tượng đã vi phạm pháp luật giao thông đường bộ; xây dựng cơ sở dữ liệu và thực hiện quy chế phối hợp cung cấp thông tin trong quản lý người điều khiển phương tiện giao thông. 4.4. Tiếp tục thực hiện thí điểm việc kết hợp xử lý hành chính với giáo dục pháp luật đối với người vi phạm Luật Giao thông đường bộ. 4.5. Tăng cường công tác giám sát các cơ sở y tế trong việc khám sức khỏe cho người đăng ký sát hạch cấp Giấy phép lái xe. 5. Tăng cường hiệu quả và chất lượng kiểm định phương tiện: 5.1. Tổ chức luân chuyển đội ngũ đăng kiểm viên để xây dựng nội bộ, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động đăng kiểm. 5.2. Thường xuyên tổ chức kiểm tra đột xuất và định kỳ các trung tâm đăng kiểm thực hiện đúng quy trình, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Có biện pháp cảnh cáo hoặc đình chỉ hoạt động nếu đơn vị có nhiều sai phạm. 5.3. Tiến hành rà soát thường xuyên danh sách các xe ô tô, phương tiện thủy đã hết niên hạn sử dụng, công bố hàng tháng trên website của các đơn vị. 6. Củng cố, duy trì chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông: 6.1. Tăng cường công tác rà soát, điều chỉnh, lắp đặt bổ sung hoàn thiện hệ thống biển báo giao thông, đèn tín hiệu giao thông (nội dung đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, không gây ngộ nhận và có vị trí, kích thước phù hợp cho mọi người tham gia giao thông được biết từ xa và chấp hành); đặc biệt khảo sát lắp đặt biển báo “hạn chế tốc độ” trên các đoạn đường cần phải kiểm soát để bảo đảm an toàn giao thông. 6.2. Tiến hành lắp đặt ngay dãy phân cách (tại tim đường, phân cách giữa làn xe ô tô và xe 02 bánh gắn máy) trên 12 tuyến đường (Phụ lục 4), hoàn thành toàn bộ từ nay đến hết quý II năm 2012. 7. Xử lý “điểm đen” về tai nạn giao thông: 7.1. Trong tháng 01 năm 2012 hoàn thành việc thống kê và phân tích toàn bộ vị trí các “điểm đen” về an toàn giao thông của năm 2011; tiến tới xóa bỏ, khắc phục trong quý II năm 2012. 7.2. Tiến hành rà soát, xử lý dứt điểm các điểm đấu nối trái phép vào đường bộ đang khai thác và tăng cường quản lý không để phát sinh. B. NGĂN CHẶN, ĐẨY LÙI ÙN TẮC GIAO THÔNG: 1. Lập lại trật tự, kỷ cương đường phố: Thực hiện nghiêm chủ trương vỉa hè dành cho người đi bộ, lòng đường dành cho phương tiện tham gia giao thông, yêu cầu các đơn vị: 1.1. Tập trung kiểm tra, thu hồi giấy phép sử dụng lòng đường, vỉa hè để kinh doanh buôn bán, đậu xe 2 bánh, xe ô tô không còn phù hợp, trả lại vỉa hè thông thoáng cho người đi bộ, xử phạt nghiêm các trường hợp đậu xe dưới lòng đường, vỉa hè không đúng quy định; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về tình hình trật tự lòng đường, vỉa hè trên địa bàn mình quản lý. 1.2. Đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ theo quy định tại Quyết định số 1856/QĐ TTg ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt. 1.3. Tăng cường chỉ đạo hoạt động có hiệu quả của Tổ kiểm tra liên ngành đã được thành lập theo Quyết định số 5912/QĐ UBND ngày 28 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố. 1.4. Kiểm tra xử lý, xóa bỏ tình trạng bến “cóc”, xe “dù” trên địa bàn Thành phố, chấm dứt tình trạng xe khách liên tỉnh lưu thông ra vào khu vực nội đô Thành phố. 1.5. Tập trung kiểm tra, yêu cầu khắc phục đối với các cơ sở giáo dục, trung tâm ngoại ngữ, trung tâm kinh doanh, tụ điểm ăn uống gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, nếu không, phải xem xét xử lý rút giấy phép kinh doanh. 1.6. Tổ chức lại các bãi tập kết, trung chuyển rác và thời gian vận chuyển rác hợp lý trong khu vực nội đô Thành phố (không thực hiện vào giờ cao điểm; không bố trí các điểm tập kết chất thải dưới mặt đường, trên vỉa hè, dãy phân cách). 1.7. Tổ chức duy tu, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị ngoài các giờ cao điểm giao thông trong ngày; bố trí đầy đủ hệ thống biển báo và người hướng dẫn giao thông trong suốt thời gian thi công. 1.8. Xây dựng phương án bảo đảm trật tự an toàn giao thông và bố trí người điều tiết giao thông trước cổng trường, bố trí khu vực cho phụ huynh đưa đón con em trong khuôn viên trường (nếu có điều kiện). 2. Bố trí lệch giờ làm việc, lệch giờ học tập: Thành phố đã thực hiện việc bố trí lệch giờ làm việc, học tập tại một số địa bàn khu chế xuất, khu công nghiệp, trường học thời gian qua; tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm, tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố các biện pháp để mở rộng và nâng cao hiệu quả từ tháng 02 năm 2012. 3. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình giao thông: 3.1. Tập trung vốn để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình hạ tầng giao thông trong năm 2012; tập trung khởi công một số dự án, công trình trọng điểm khác nhằm sớm hoàn thiện các đường vành đai và trục xuyên tâm chính Thành phố (cân nhắc thứ tự ưu tiên triển khai các công trình nêu trong Phụ lục 5). 3.2. Quyết liệt hỗ trợ chủ đầu tư các dự án giao thông trọng điểm thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng để phục vụ thi công công trình và các thủ tục đầu tư. 4. Tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, bảo đảm khai thác hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông hiện hữu: 4.1. Tổ chức lại giao thông tại các vị trí có nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông cao theo hướng tăng cường phân luồng giao thông một chiều (Phụ lục 6); sắp xếp, phân bố lại các làn xe trên một số tuyến đường đủ rộng để tăng năng lực thông xe. 4.2. Cải tạo kích thước hình học, mở rộng lòng đường, các nút thắt cổ chai (Phụ lục 7 và 8); lắp đặt bổ sung các loại biển báo có cần vươn, đèn tín hiệu giao thông, đèn đếm lùi (Phụ lục 9). 4.3. Nghiên cứu xây dựng một số cầu vượt có kết cấu thép lắp ghép (tải trọng dưới 3 tấn) tại một số trục đường, nút giao thông quan trọng để tạo thuận lợi trong công tác tổ chức giao thông; Tăng cường công tác sửa chữa đảm bảo giao thông trên các trục đường quan trọng như Quốc lộ 1, Nguyễn Tất Thành, Quốc lộ 22 (Phụ lục 10). 4.4. Nghiên cứu phương án tổ chức xã hội hóa trong đầu tư xây dựng và quản lý các cầu vượt cho người đi bộ (tại các vị trí trên đường Điện Biên Phủ quận Bình Thạnh, trước bến xe An Sương Quốc lộ 22...). 4.5. Triển khai áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác quản lý và bảo trì hệ thống hạ tầng giao thông đô thị như sử dụng công nghệ tái sinh nguội mặt đường, trang bị phần mềm mô phỏng giao thông; mua sắm thiết bị dò tìm công trình ngầm v.v… 4.6. Quy định thời gian, lộ trình lưu thông cụ thể đối với các loại xe chuyên dùng, hạn chế lưu thông vào các giờ cao điểm, các đoạn đường, nút giao có nguy cơ ùn tắc giao thông cao. 4.7. Nghiên cứu mở rộng các đường hẻm nối thông các đường chính để giảm áp lực giao thông tại các khu vực thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông. 4.8. Khảo sát một số địa điểm phù hợp quy hoạch (bố trí chung quanh đường vành đai 2 Thành phố) để xây dựng, di dời các trạm đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở đăng ký xe ra bên ngoài. 4.9. Tăng cường công tác kiểm tra, yêu cầu nhà thầu thi công thực hiện nghiêm các quy định về bảo đảm an toàn giao thông theo quy định tại Thông tư số 39/2011/TT BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải. 4.10. Bố trí đầy đủ lực lượng điều tiết giao thông trước và trong giờ cao điểm tại 114 vị trí có nguy cơ ùn tắc giao thông (Phụ lục 11). 5. Nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải hành khách công cộng: 5.1. Tổ chức triển khai dự án phát triển 1.680 xe buýt giai đoạn 2011 2013; hoàn thiện và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025. 5.2. Rà soát, điều chỉnh hệ thống luồng tuyến xe buýt theo lịch trình, thời gian cụ thể trên một số tuyến đường theo hướng: tăng lượng xe buýt, hạn chế dần các loại phương tiện giao thông khác (xe taxi, xe cá nhân...). 5.3. Sắp xếp lại mạng lưới tuyến, điều chỉnh một số lộ trình trùng lắp, chưa hợp lý; xác lập biểu đồ hoạt động và điều chỉnh chủng loại phương tiện cho phù hợp với thực tiễn luồng hành khách trên từng tuyến; tiếp tục rà soát để bố trí lại vị trí hệ thống các trạm dừng, nhà chờ trên tuyến. 5.4. Triển khai đầu tư xây dựng các đầu mối trung chuyển xe buýt tại Đầm Sen, Ngã Ba Giồng, Ngã tư Tân Quy trong năm 2012. 5.5. Nghiên cứu thực hiện thí điểm một số làn đường dành riêng hoặc ưu tiên cho xe buýt; đặc biệt thí điểm tuyến xe buýt nhanh trực tiếp (dừng tại một số vị trí trạm dừng, nhà chờ nhất định với giá vé cao hơn). 5.6. Tiếp tục phát triển mạnh loại hình xe buýt đưa rước học sinh, sinh viên và công nhân theo sức chở phương tiện phù hợp với từng lộ trình hoạt động. 5.7. Phát động phong trào kêu gọi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức tham gia đi xe buýt; lồng ghép tiêu chí về việc tham gia đi xe buýt khi xây dựng tiêu chí thi đua khen thưởng hàng năm của từng đơn vị. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động sâu rộng, kêu gọi người dân hưởng ứng đi lại bằng xe buýt. 6. Về hạn chế phương tiện giao thông cá nhân: 6.1. Triển khai nghiên cứu Đề tài quản lý các phương tiện đăng ký mới thông qua Giấy chứng nhận quyền mua xe (COE) để đề xuất Chính phủ cho thực hiện thí điểm ở Thành phố Hồ Chí Minh. 6.2. Xây dựng phương án điều chỉnh tăng mức thu các loại phí liên quan đến đăng ký mới và lệ phí lưu hành các loại phương tiện giao thông cá nhân (lệ phí trước bạ, lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông đường bộ...). 6.3. Nghiên cứu tổ chức thực hiện Đề án thu phí xe ô tô lưu thông vào khu vực trung tâm Thành phố. 6.4. Nghiên cứu xây dựng kế hoạch và triển khai thí điểm thực hiện cấm một số loại xe lưu thông trong khoảng thời gian nhất định trên một số tuyến đường có mật độ giao thông cao (cấm xe taxi, xe cá nhân, xe trên 30 chỗ ngồi, lưu thông ngày chẵn lẻ…). 6.5. Tổng hợp các phương án, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải triển khai thực hiện Đề án hạn chế phương tiện giao thông cá nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. C. ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG: 1. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy chủ trì tham mưu cho Thành ủy chỉ đạo cấp ủy Đảng các cấp thường xuyên lãnh đạo công tác tuyên truyền về pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các tổ chức, đoàn thể, chính trị xã hội thường xuyên tăng cường tuyên truyền về an toàn giao thông, định hướng, hỗ trợ và chỉ đạo các báo, đài Thành phố thực hiện tuyên truyền. 2. Nội dung tuyên truyền: Tập trung tuyên truyền vào các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Trung ương và địa phương về an toàn giao thông. Trọng tâm tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong từng lĩnh vực sau: 2.1. Trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ: Tuyên truyền mạnh mẽ và thường xuyên tác hại của việc lạm dụng rượu, bia đối với sức khỏe và trật tự an toàn xã hội, quy tắc giao thông, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy. 2.2. Trong lĩnh vực giao thông đường thủy: các quy định về điều kiện đảm bảo an toàn trong hoạt động chở khách du lịch, chở khách ngang sông; vận động người đi đò mặc áo phao hoặc sử dụng dụng cụ nổi cá nhân. 2.3. Trong lĩnh vực an toàn giao thông đường sắt: quy tắc an toàn khi vượt qua đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt. 3. Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền: 3.1. Có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông đến từng công chức, viên chức, công nhân, nhân dân lao động, sinh viên, học sinh; đi sâu vào từng khu dân cư, hộ gia đình. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, nghiên cứu sử dụng thí điểm các hình thức tuyên truyền mới. Nội dung tuyên truyền cần ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ để mang lại hiệu quả cao. 3.2. Phối hợp chặt chẽ với tất cả các đơn vị báo, đài địa phương và Trung ương để tiếp tục duy trì, tăng số lượng chuyên trang, chuyên mục về trật tự an toàn giao thông trên tất cả các loại hình báo chí; đa dạng hóa hình thức tuyên truyền để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông, văn hóa giao thông. Khen thưởng kịp thời các đơn vị làm tốt và phê bình kịp thời đối với những đơn vị làm chưa tốt. 3.3. Nghiên cứu và triển khai thực hiện việc xã hội hóa trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông bằng nhiều hình thức cho mọi đối tượng. 4. Khẩu hiệu tuyên truyền: Tích cực hưởng ứng “Năm an toàn giao thông 2012”; “Thiết lập trật tự kỷ cương giao thông”; “An toàn giao thông trách nhiệm của mỗi người”; “Tuân thủ quy định tốc độ khi lái xe”; “Điều khiển xe đi đúng phần đường, làn đường”; “Hãy nói không với rượu, bia khi tham gia giao thông”; “Đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy”; “Quan sát an toàn khi vượt qua đường sắt”; tích cực hưởng ứng “Thập kỷ hành động vì an toàn giao thông đường bộ 2011 2020”. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Thủ trưởng các sở ban ngành, đơn vị, đoàn thể đóng trên địa bàn Thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức quán triệt Kế hoạch này, xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với thực tiễn và nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị (theo bảng phân công tại Phụ lục 1) để triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần tích cực bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong “Năm an toàn giao thông 2012” trên toàn địa bàn Thành phố. Định kỳ hàng tháng tổng hợp báo cáo tình hình và kết quả thực hiện cho Sở Giao thông vận tải và Thường trực Ban An toàn giao thông Thành phố để theo dõi, tổng hợp gửi báo cáo tháng chậm nhất vào ngày 03 của tháng sau). 2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính cân đối trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét bố trí nguồn kinh phí để thực hiện Kế hoạch này. Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn vốn cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. 3. Giao Sở Giao thông vận tải là cơ quan đầu mối phối hợp với Thường trực Ban An toàn giao thông Thành phố thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, các địa phương trong việc thực hiện Kế hoạch, kịp thời tổng hợp tình hình, báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; định kỳ hàng tháng, hàng quý tổng hợp báo cáo, kịp thời khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích tốt và đề xuất xử lý kỷ luật đối với các tập thể, cá nhân vi phạm hoặc thiếu trách nhiệm trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong “Năm an toàn giao thông 2012”. 4. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc điều chỉnh, bổ sung cần thiết, Thủ trưởng các sở ban ngành và địa phương chủ động phối hợp với Sở Giao thông vận tải và Thường trực Ban An toàn giao thông Thành phố để xem xét thống nhất đề xuất trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định./. PHỤ LỤC 1 PHÂN CÔNG THỰC HIỆN (Kèm theo Quyết định số 187/QĐ UBND ngày 11 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố) Số TT Nội dung công việc Đơn vị chủ trì thực hiện Đơn vị phối hợp Sản phẩm Thời gian hoàn thành Ghi chú A. NGĂN CHẶN, ĐẨY LÙI TAI NẠN GIAO THÔNG 1. Nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý nhà nước 1.1. Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông để nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước của các cấp, các ngành trong lĩnh vực này. Các cấp ủy Đảng của các Sở, ban, ngành và UBND các cấp Mặt trận TQ Việt Nam TP; Các tổ chức chính trị xã hội Nghị quyết và kế hoạch hành động. Tháng 01 năm 2012 Các giải pháp bảo đảm trật tự ATGT một cách thường xuyên, liên tục, mạnh mẽ. 1.2. Ban hành quy chế khen thưởng, kỷ luật, trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu địa phương, đơn vị, cán bộ công chức, viên chức và người thực thi nhiệm vụ được giao trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Sở Nội vụ (Ban Thi đua Khen thưởng TP). Ban An toàn giao thông thành phố Dự thảo Quy chế trình UBND thành phố ban hành. Tháng 02 năm 2012 1.3. Kiện toàn lại Ban An toàn giao thông thành phố theo Quyết định số 57/2011/QĐ TTg ngày 18 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ. Sở Nội vụ Ban ATGTTP Công an TP. Sở GTVT. Đề án kiện toàn trình UBND thành phố phê duyệt Tháng 01 năm 2012 1.4. Triển khai thực hiện Quy chế phối hợp giữa Sở Giao thông vận tải và Công an thành phố trong công tác bảo đảm trật tự ATGT đường bộ. Công an TP Sở GTVT Ủy ban nhân dân các quận huyện Xây dựng kế hoạch theo chuyên đề cụ thể để triển khai thực hiện Tháng 1/2012 xong kế hoạch Thực hiện thường xuyên. Tổng kết báo cáo hàng quý cho UBND thành phố. 1.5. Hoàn thiện hệ thống văn bản về trật tự an toàn giao thông: 1.5.1 Hoàn chỉnh Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2011 2015 của các đơn vị, triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Quyết định số 25/2011/QĐ UBND ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố. Các Sở, ban, ngành. Ủy ban nhân dân các cấp. Sở Giao thông vận tải theo dõi, tổng hợp, đôn đốc và báo cáo. Kế hoạch thực hiện của các đơn vị. Báo cáo kết quả thực hiện về Sở GTVT tổng hợp. Báo cáo vào ngày 25 hàng tháng. Vẫn còn một số đơn vị chưa xây dựng kế hoạch, yêu cầu phải xây dựng kế hoạch trong tháng 01/ 2012. 1.5.2 a) Báo cáo quá trình triển khai thực hiện Quyết định số 74/2008/QĐ UBND ngày 23 tháng 10 năm 2008 của UBNDTP quy định về quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè trên địa bàn TP. Ủy ban nhân dân các quận huyện. Công an TP. Sở GTVT. Ban ATGT TP. Báo cáo kết quả thực hiện, các khó khăn vướng mắc và đề xuất. Trong Tháng 02 năm 2012 Gởi về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp. b) Tổng kết, đánh giá và điều chỉnh Quyết định số 74/2008/QĐ UBND ngày 23 tháng 10 năm 2008 của UBNDTP quy định về quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè trên địa bàn TP. Sở Giao thông vận tải. Ủy ban nhân dân các quận huyện. Tổng hợp báo cáo của UBND các quận huyện và dự thảo Quyết định điều chỉnh. Tháng 02 năm 2012 1.5.3 Rà soát, nghiên cứu, đề xuất Chính phủ bổ sung thêm các hình thức xử phạt khác trong Nghị định số 34/2010/NĐ CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Công an thành phố. Sở Tư pháp, Ban ATGT TP Sở GTVT. Đề xuất bổ sung thêm một số hình thức xử phạt để tăng tính răn đe. Tháng 02 năm 2012 Tịch thu phương tiện hoặc tạm giữ biển kiểm soát của phương tiện vi phạm; rút giấy phép kinh doanh đối với đơn vị thường xuyên vi phạm... 1.6. a) Quy hoạch các khu đô thị phải bảo đảm quỹ đất dành cho giao thông theo Luật giao thông đường bộ và quy hoạch chung. Sở Quy hoạch và Kiến trúc. Ủy ban nhân dân các quận huyện. Đảm bảo đất dành cho giao thông trong các đồ án quy hoạch chi tiết. Hoàn tất trong năm2012 b) Xây dựng các khu chung cư cao tầng, cao ốc văn phòng, các cơ sở dịch vụ phải bảo đảm diện tích để xe theo quy định. Sở Xây dựng. UBND các quận huyện. Sở GTVT. TKCS và GPXD phải đảm bảo diện tích đậu xe, phương án kết nối giao thông Thường xuyên, liên tục. Lấy ý kiến Sở GTVT về tổ chức và đấu nối giao thông; diện tích để xe trước khi duyệt. c) Tiếp tục thực hiện việc di dời các cảng biển, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề ra khỏi khu vực trung tâm thành phố theo kế hoạch Sở Quy hoạch và Kiến trúc. UBND các quận huyện; Sở Y tế; Sở GD ĐT; Sở GTVT. Xây dựng kế hoạch di dời cụ thể các lĩnh vực trình UBND thành phố. Quý I năm 2012 Báo cáo hàng quý cho UBND thành phố 2. Tăng cường công tác kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm 2.1. Tăng cường lực lượng và chỉ đạo các đơn vị quyết liệt thực hiện công tác tuần tra xử phạt, áp dụng mức xử phạt cao đối với các lỗi trực tiếp gây tai nạn giao thông. Công an TP; Sở GTVT. UBND các quận huyện; Lực lượng quân sự. Kế hoạch triển khai chi tiết. Thường xuyên, liên tục Đặc biệt trên 23 tuyến đường thường xảy ra TNGT và 24 vị trí, đoạn đường đen về TNGT (Phụ lục 2, 3) 2.2. a) Quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm giải quyết căn cơ tình trạng tụ tập, chạy xe lạng lách, đánh võng trong năm 2012 Công an TP; UBND các quận huyện Ban ATGT TP Xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện trong năm 2012 Tháng 01 năm 2012. b) Kiên quyết tịch thu các lọai phương tiện tham gia đua xe trái phép và phương tiện không được phép lưu hành (các lọai phương tiện xe cơ giới và xe thô sơ 3 4 bánh). Công an TP; UBND các quận huyện Ban ATGT TP; Sở GTVT. Giải quyết cơ bản tình trạng này ở khu vực nội đô Tháng 01 năm 2012 2.3. Tổ chức lực lượng thường xuyên kiểm tra và xử lý kiên quyết tình trạng xe chở hàng vượt quá tải trọng của xe, xe container không khóa chốt, lái xe điều khiển đầu kéo sơ mi rơ moóc không có Giấy phép lái xe hạng FC theo quy định; việc tuân thủ Giấy phép vào đường cấm, giờ cấm; phối hợp với các Cảng tổ chức kiểm tra tải trọng xe trước khi xuất bến. Công an TP; Sở GTVT. UBND các quận huyện; Các cảng biển, cảng sông. Xử phạt thật nghiêm đối với các trường hợp vi phạm. Trường hợp vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, lập hồ sơ để truy tố. Thường xuyên, liên tục. Các cảng biển, cảng sông phải phối hợp với lực lượng CSGT và Thanh tra giao thông tiến hành tổ chức kiểm tra tải trọng xe tại cảng trước khi xuất bến. 2.4. a) Quản lý chặt phương tiện giao thông đường bộ, hạn chế tình trạng mua bán không sang tên, chuyển chủ sở hữu; Công an thành phố. UBND các quận huyện; Ban An toàn giao thông. Sở GTVT. Có kế hoạch cụ thể và xử lý nghiêm các vi phạm Tháng 02 năm 2012 Đề xuất cụ thể hướng giải quyết nếu vượt thẩm quyền, báo cáo UBND TP. b) Nâng cao hiệu quả công tác xử phạt qua hình ảnh. Đề xuất phương án cụ thể để nâng cao hiệu quả xử phạt. Tháng 02 năm 2012 c) Tiếp tục đầu tư lắp đặt hệ thống các camera giám sát giao thông tại các trục giao thông, điểm ùn tắc giao thông, chia sẻ thông tin giữa các đơn vị. Sở Giao thông vận tải. Công an TP; VOV; VOH; Sở Tài chính; Sở KHĐT. Xây dựng kế hoạch lắp đặt; Đề xuất vị trí và kinh phí thực hiện Tháng 02 năm 2012 Xây dựng quy chế chia sẻ thông tin giữa các đơn vị; 2.5. Đề xuất phương án xử lý hiện trường xảy ra tai nạn giao thông theo hướng nhanh nhất để giải phóng, trả lại mặt đường cho giao thông. Công an thành phố. Sở Tư pháp; Viện Kiểm sát; Ban ATGT TP. Xây dựng quy trình, quy chế phối hợp giữa các ngành trong xử lý nhanh các vụ TNGT. Tháng 02 năm 2012 Nghiên cứu sử dụng hình ảnh để xử lý hiện trường. 2.6. Đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện nghiêm quy định tại Thông tư số 22/2007/TT BCA ngày 12 tháng 10 năm 2007 của Bộ Công an hướng dẫn việc thông báo đến nơi cư trú hoặc nơi công tác, học tập của người có hành vi vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông Công an thành phố. Ủy ban nhân dân các cấp; Các Sở, ban, ngành thành phố Thủ trưởng các đơn vị đưa tiêu chí chấp hành luật giao thông vào công tác thi đua, khen thưởng hàng năm của đơn vị Thường xuyên, liên tục Căn cứ thông báo của Công an để kiểm điểm, kỷ luật người vi phạm 2.7. a) Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các vi phạm trong vận tải bằng xe buýt (doanh nghiệp, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt vi phạm các nội quy, quy định của ngành, vi phạm Luật Giao thông đường bộ). Sở Giao thông vận tải. Công an thành phố Có kế hoạch kiểm tra, giám sát. Đưa ra các biện pháp xử phạt cụ thể của ngành đối với các lỗi vi phạm. Thường xuyên, liên tục Doanh nghiệp vi phạm nhiều lần sẽ không được đặt hàng hoặc tham gia đấu thầu khai thác dịch vụ, không được giao tuyến hoặc thu hồi tuyến đang khai thác. b) Công khai tên các doanh nghiệp vận tải (bằng xe buýt, xe taxi và xe khách liên tỉnh) vi phạm luật giao thông đường bộ và quy định của ngành trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sở Giao thông vận tải. Sở Thông tin và Truyền thông Tổng hợp các đơn vị vi phạm và lập danh sách. Thực hiện hàng tháng Sở GTVT tổng hợp chuyển Sở TT TT để cung cấp trong các cuộc họp giao ban báo chí 2.8. a) Tập trung kiểm tra các rào chắn thi công trên đường bộ đang khai thác, trong đó tập trung vào việc xử phạt nghiêm đối với từng cá nhân có liên quan (chỉ huy trưởng công trình, tư vấn giám sát trưởng); Sở Xây dựng. Sở Giao thông vận tải Công an TP. UBND các quận huyện Xử phạt nghiêm các lỗi vi phạm. Đề xuất xử lý đối với trường hợp thường xuyên vi phạm. Thường xuyên, liên tục. Thu hồi chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc cấm thi công các công trình trên địa bàn thành phố. b) Bắt buộc các chủ đầu tư phải ký quỹ 10% (giá trị phần thi công đào và tái lập) trước khi thực hiện công tác đào đường. Sở Giao thông vận tải UBND các quận huyện; Sở Tài chính. Đơn vị quản lý công trình HTKT Được sử dụng kinh phí ký quỹ để tái lập khi đơn vị thi công chậm thực hiện. Từ Tháng 02 năm 2012. Bắt buộc các đơn vị phải nộp tiền ký quỹ trước khi cấp phép thi công. 2.9. Xử lý nghiêm các phương tiện chở quá tải, không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật, không đăng ký, đăng kiểm, không trang bị hoặc thiếu dụng cụ cứu sinh; thuyền viên và người lái không có bằng lái hoặc chứng chỉ chuyên môn, vi phạm qui tắc giao thông. Công an TP. Sở Giao thông vận tải. UBND các quận huyện. Thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm. Thường xuyên, liên tục. Chủ tịch UBND các cấp phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBNDTP nếu để xảy ra tai nạn đò ngang trên địa bàn quản lý. 2.10. Thường xuyên kiểm tra các vị trí đường ngang (băng ngang đường sắt), kiên quyết không để phát sinh thêm đường ngang trái phép; lập kế hoạch và lộ trình cụ thể để xóa bỏ các đường ngang trái phép. UBND các quận huyện Sở GTVT; Ban ATGT TP; Các đơn vị quản lý đường sắt Rà soát lên danh sách các đường ngang hiện có. Lập kế hoạch và lộ trình để xóa bỏ. Tháng 01 năm 2012 Trong thời gian chờ xóa bỏ, phải tổ chức bố trí người cảnh giới tại các vị trí đường ngang có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông 2.11. Có biện pháp ngăn chặn việc sản xuất, lưu thông, buôn bán mũ bảo hiểm không bảo đảm quy chuẩn, chất lượng; kiên quyết dẹp những tụ điểm sản xuất, buôn bán mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng. Sở Công Thương Công an TP; UBND các quận huyện; Sở Khoa học Công nghệ. Xây dựng kế hoạch kiểm tra đơn vị sản xuất và buôn bán Bắt đầu từ Tháng 01 năm 2012 và triển khai thường xuyên. Truy cứu trách nhiệm từng đơn vị cụ thể nếu tiếp tục để tình trạng buôn bán công khai mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng như hiện nay 2.12. a) Tăng cường trang thiết bị, nhân lực cho cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông. Công an TP; Sở GTVT. Sở Nội vụ, Sở Tài chính Xây dựng đề án tăng biên chế; đào tạo xây dựng lực lượng bổ sung; kế hoạch bổ sung trang thiết bị. Tháng 02 năm 2012 Bổ sung trang thiết bị như máy đo tốc độ, máy đo nồng độ cồn, cân di động, phương tiện tuần tra kiểm soát, xe cứu hộ.... b) Tăng mức chi phí bồi dưỡng, hỗ trợ cho các lực lượng tham gia công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý xử phạt và điều hòa trật tự an toàn giao thông thành phố; Sở Tài chính Ban ATGT TP; Công an TP; Sở GTVT; LL TNXP... Đề án tăng chi phí bồi dưỡng cho các lực lượng trình UBNDTP phê duyệt. Tháng 02 năm 2012 3. Đẩy mạnh phong trào chống tiêu cực trong khi thi hành nhiệm vụ tuần tra, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông: 3.1. Tổ chức các đoàn kiểm tra việc chấp hành quy trình, quy chế, điều lệnh đối với cán bộ, chiến sỹ nhất là lực lượng tiếp xúc với nhân dân. Công an TP; Sở GTVT. UBND các quận huyện. Xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể và triển khai thực hiện. Thực hiện theo kế hoạch. Kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ, chiến sỹ có hành vi tiêu cực, không hoàn thành nhiệm vụ hoặc xử lý vi phạm không đúng quy định. 3.2. Luân chuyển địa bàn hoạt động của lực lượng Thanh tra viên giao thông vận tải, lực lượng cảnh sát giao thông nhằm ngăn ngừa tiêu cực Công an TP; Sở GTVT Có kế hoạch luân chuyển cụ thể của từng ngành. Thường xuyên, liên tục 3.3. Tăng cường giáo dục, quán triệt cho cán bộ, công chức, chiến sỹ và thanh tra chuyên ngành nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính chuyên nghiệp trong thực thi nhiệm vụ Công an TP; Sở GTVT. UBND các quận huyện. Sở Nội vụ, Ban ATGT TP. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Thường xuyên, liên tục Có chính sách khuyến khích, khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác này. 4. Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch cấp giấy phép, cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển phương tiện giao thông 4.1. Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác sát hạch như lắp đặt caméra giám sát phòng thi lý thuyết, một số khu vực nhạy cảm trên sân sát hạch phải lưu trữ thông tin để phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra Sở Giao thông vận tải Công an TP. Các cơ sở đào tạo lái xe. Xây dựng kế hoạch kiểm tra và triển khai thực hiện. Thường xuyên, liên tục Kiên quyết xử lý nghiêm các cơ sở đào tạo, sát hạch vi phạm quy định. Công khai các đơn vị vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng. 4.2. Tổ chức hậu kiểm chất lượng đào tạo, cấp phép lái xe; cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy. Sở Giao thông vận tải Công an TP. UBND các quận huyện Xử lý nghiêm các cơ sở đào tạo, Hội đồng sát hạch nếu có nhiều người lái xe gây tai nạn. Thường xuyên, liên tục Công khai các đơn vị vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng. 4.3. Ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức nối mạng giữa các cơ quan chức năng trong việc quản lý giấy phép lái xe và quản lý phương tiện. Sở GTVT; Công an TP. Sở Thông tin và Truyền thông Xây dựng cơ sở dữ liệu về người lái xe và phương tiện; Tháng 4 năm 2012 Quy chế phối hợp cung cấp thông tin các đối tượng vi phạm Luật GTĐB. 4.4. Tiếp tục thực hiện thí điểm việc kết hợp xử lý hành chính với giáo dục pháp luật đối với người vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Công an TP; Sở GTVT. Sở Tư pháp; Ban ATGTTP. Tổng kết quá trình thực hiện trong thời gian qua. Tháng 01 năm 2012 4.5. Tăng cường công tác giám sát các cơ sở y tế trong việc khám sức khỏe cho người lái xe. Sở Y tế Sở GTVT, Công an TP. Kiểm tra việc tuân thủ theo quy định của ngành Công việc thường xuyên Xử lý nghiêm các đơn vị vi phạm. 5. Tăng cường và nâng cao chất lượng kiểm định phương tiện 5.1. Tổ chức luân chuyển đội ngũ đăng kiểm viên để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động đăng kiểm. Sở Giao thông vận tải. Có kế hoạch luân chuyển cụ thể. Bắt đầu từ quý I năm 2012 5.2. Thường xuyên kiểm tra đột xuất và định kỳ các trung tâm đăng kiểm thực hiện đúng quy trình, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Sở Giao thông vận tải. Sở Khoa học Công nghệ. Có kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện. Thường xuyên, bắt đầu từ tháng 01/2012 Có biện pháp cảnh cáo hoặc đình chỉ hoạt động nếu đơn vị có nhiều sai phạm. 5.3. Tiến hành rà soát thường xuyên các xe ô tô, phương tiện thủy hết niên hạn sử dụng. Công an thành phố. Lập danh sách và thu hồi biển kiểm soát Công việc thường xuyên hàng tháng Công bố danh sách trên website của các đơn vị 6. Kết cấu hạ tầng giao thông 6.1. Tăng cường công tác rà soát, điều chỉnh, lắp đặt bổ sung hệ thống biển báo giao thông, đèn tín hiệu giao thông (nội dung đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, không gây ngộ nhận và có vị trí, kích thước phù hợp cho mọi người tham gia giao thông được biết từ xa và chấp hành; đặc biệt khảo sát lắp đặt biển báo “hạn chế tốc độ” trên các đoạn đường cần phải kiểm soát để bảo đảm an toàn giao thông) Sở GTVT; UBND các quận huyện; Các đơn vị quản lý đường theo hình thức BOT Công an TP; Ban ATGTTP. Lập kế hoạch thực hiện thường xuyên. Thường xuyên hàng tháng Thực hiện theo cơ chế duy tu; Được thực hiện ngay, cho phép vừa thiết kế vừa thi công và chỉ đinh thầu. Theo Phụ lục 9. 6.2. Tiến hành lắp đặt ngay dãy phân cách trên các tuyến đường theo Phụ lục 4. Sở Giao thông vận tải Sở Tài chính bổ sung ngay nguồn kinh phí duy tu theo Phụ lục 4 để Sở GTVT thực hiện. Dãy phân cách tại tim đường, phân cách giữa làn xe ô tô và xe 02 bánh. Hoàn thành trong quý I năm 2012 Thực hiện theo cơ chế duy tu; Được thực hiện ngay theo cơ chế vừa thiết kế vừa thi công và chỉ định thầu. 7. Xử lý điểm đen về tai nạn giao thông 7.1. Khắc phục các điểm đen về tai nạn giao thông của năm 2011. Sở Giao thông vận tải Ban ATGTTP Công an TP; UBND các quận huyện Thống kê vị trí, đoạn đường có TNGT. Khắc phục các điểm đen của năm 2011. Tháng 01/2012 thống kê xong; Quý II/2012 cơ bản hoàn tất việc khắc phục Theo Phụ lục 3 7.2. Rà soát và xử lý dứt điểm việc đấu nối trái phép vào đường bộ đang khai thác, đặc biệt là các trục giao thông chính, cương quyết không để phát sinh thêm điểm đấu nối trái phép. Sở GTVT UBND các quận huyện Công an TP; Sở Xây dựng; Sở QHKT. Lập danh sách các điểm đấu nối trái phép và yêu cầu có biện pháp khắc phục. Quý I năm 2012 B. NGĂN CHẶN, ĐẨY LÙI ÙN TẮC GIAO THÔNG: 1 Lập lại trật tự, kỷ cương đường phố: 1.1 Rà soát và thu hồi toàn bộ giấy phép cho phép sử dụng lòng đường, vỉa hè để kinh doanh buôn bán, để xe 2 bánh, xe ô tô không còn phù hợp. Xử phạt nghiêm các trường hợp đậu xe dưới lòng đường, vỉa hè không đúng quy định UBND các quận huyện; Công an TP; Sở GTVT Sở Xây dựng; Ban ATGT TP; Thu hồi giấy phép sử dụng lòng đường, vỉa hè. Xây dựng kế hoạch làm thông thoáng vỉa hè. Tháng 01 năm 2012 và triển khai thường xuyên, liên tục Chủ tịch UBND các cấp phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBNDTP về trật tự lòng đường, vỉa hè trên địa bàn quản lý. 1.2 Thực hiện Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt theo Quyết định số 1856/QĐ TTg ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ. UBND các quận huyện Ban ATGT TP Sở Giao thông vận tải; Sở Xây dựng Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện. Quý I năm 2012 1.3 Đẩy mạnh việc xử lý những vi phạm trong lĩnh vực quản lý công trình hạ tầng đô thị của Tổ kiểm tra liên ngành được thành lập theo Quyết định số 5912/QĐ UBND ngày 28 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố. Sở Xây dựng UBND các quận huyện; Sở GTVT; Công an TP; Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Thường xuyên, liên tục. Xử lý nghiêm những vi phạm trong lĩnh vực quản lý công trình hạ tầng đô thị 1.4 Kiểm tra xử lý, xóa bỏ tình trạng bến cóc xe dù tại một số khu vực trọng điểm, chấm dứt tình trạng xe khách liên tỉnh đi xuyên qua khu vực trung tâm thành phố. Sở GTVT; Công an TP. UBND các quận huyện Ban ATGT TP; Xây dựng kế hoạch và phối hợp thực hiện giữa các ngành. Tháng 01/2012 xong kế hoạch. Giải quyết cơ bản trong quý II năm 2012. Đường Phạm Ngũ Lão, Lê Hồng Phong; khu vực xung quanh bến xe Miền Đông, trước Khu du lịch Suối Tiên... 1.5 Rà soát các trường học, trung tâm ngoại ngữ, trung tâm kinh doanh, tụ điểm ăn uống có ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông. Sở GTVT; Công an TP. Sở KHĐT. UBND các quận huyện; Sở GD và ĐT. Thống kê và yêu cầu có biện pháp khắc phục Tháng 01/2012 xong thống kê. Giải quyết cơ bản trong quý II năm 2012 Trường hợp không cải thiện, tiến hành rút giấy phép kinh doanh 1.6 Tổ chức lại các bãi tập kết, trung chuyển rác và thời gian vận chuyển rác hợp lý trong khu vực nội đô thành phố. Sở Tài nguyên và Môi trường; Công ty TNHH MTV môi trường đô thị UBND các quận huyện Các Công ty công ích của quận huyện. Xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai tổ chức thực hiện Tháng 02 năm 2012 Không thực hiện vào giờ cao điểm; không bố trí các điểm tập kết chất thải dưới mặt đường, trên vỉa hè, giải phân cách. 1.7 Công tác duy tu, bảo trì hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị của các đơn vị như điện lực, cầu đường, thoát nước, chiếu sáng công cộng, viễn thông... Sở GTVT Đơn vị quản lý hạ tầng kỹ thuật. Công an thành phố; UBND các quận huyện. Có kế hoạch triển khai ngoài giờ cao điểm. Xử phạt ngiêm các đơn vị vi phạm. Triển khai thực hiện từ tháng 01 năm 2012. Bố trí đầy đủ hệ thống biển báo và người hướng dẫn giao thông trong quá trình thực hiện 1.8 Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trước cổng các trường học, bố trí khu vực cho phụ huynh đưa đón con em trong khuôn viên trường (nếu đủ điều kiện). Sở GD và ĐT; Hiệu trưởng các trường học. UBND các quận huyện Xây dựng phương án bảo đảm trật tự ATGT trước cổng trường. Bố trí người điều tiết giao thông trước cổng và khu vực đưa đón học sinh. Triển khai thực hiện từ tháng 02 năm 2012. Hiệu trưởng các trường phải chịu trách nhiệm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trước cổng trường. 2 Bố trí lệch giờ làm việc, lệch giờ học tập Triển khai thực hiện công tác bố trí lệch giờ làm việc, lệch giờ học tập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Sở Lao động Thương binh và Xã hội Ban ATGTTP. UBND các quận huyện. Sơ tổng kết về quá trình thí điểm trong thời gian qua, tham mưu đề xuất mở rộng thực hiện. Tháng 01 năm 2012 Tham mưu đề xuất UBND thành phố mở rộng thực hiện từ ngày 01 tháng 02 năm 2012 3 Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình giao thông 3.1 Tập trung các nguồn lực (bố trí đủ vốn) để đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông hoàn thành trong năm 2012; đẩy nhanh tiến độ các công trình đang thi công và hoàn tất các thủ tục để khởi công các công trình giao thông trọng điểm. Sở KHĐT Sở GTVT. Sở KHĐT và Sở Tài chính bố trí đủ vốn để thực hiện. UBND các quận huyện và các đơn vị quản lý công trình HTKT. Xây dựng kế hoạch thực hiện, báo cáo các khó khăn vướng mắc và đề xuất giải quyết. Thường xuyên, có báo cáo hàng tháng cho UBND TP Các công trình cụ thể theo Phụ lục 5. 3.2 Hỗ trợ chủ đầu tư các dự án trên thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng để phục vụ thi công công trình giao thông trọng điểm. UBND các quận huyện. Các đơn vị quản lý hạ tầng. Sở GTVT; Các Sở, ban, ngành của TP. Xây dựng kế hoạch, báo cáo các khó khăn vướng mắc và đề xuất giải quyết Công việc thường xuyên theo tiến độ dự án Có giải pháp tập trung quyết liệt; Báo cáo hàng tháng cho UBND TP. 4 Tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, bảo đảm khai thác hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông hiện hữu 4.1 a) Tổ chức lại giao thông tại các vị trí theo Phụ lục 6. Sở Giao thông vận tải UBND các quận huyện; Công an TP. Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Tháng 01 năm 2012 xong kế hoạch b) Sắp xếp, phân bố lại các làn xe trên một số tuyến đường có đủ điều kiện (điều chỉnh bề rộng làn xe, điều chỉnh các làn xe). Sở Giao thông vận tải UBND các quận huyện; Công an TP. Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Tháng 01 năm 2012 xong kế hoạch. Đề xuất Bộ GTVT nếu vượt thẩm quyền. 4.2 a) Cải tạo kích thước hình học, mở rộng lòng đường, cải tạo các nút thắt cổ chai để tăng khả năng thông hành. Sở Giao thông vận tải UBND các quận huyện Công an TP. Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Tháng 01 năm 2012 xong kế hoạch. Danh sách theo Phụ lục 7 và 8 b) Bổ sung biển báo cần vươn, giá long môn, đèn tín hiệu giao thông, đèn đếm lùi theo Phụ lục 9. Sở Giao thông vận tải. Sở TC bổ sung kinh phí duy tu để Sở GTVT thực hiện Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Hoàn thành trong quý I năm 2012 Thực hiện theo cơ chế duy tu; Cho phép vừa thiết kế vừa thi công. 4.3 a) Nghiên cứu xây dựng một số cầu quay đầu xe, cầu vượt kết cấu thép lắp ráp (tải trọng dưới 3 tấn) tại một số trục đường, nút giao thông quan trọng để tạo thuận lợi trong công tác tổ chức giao thông. Sở Giao thông vận tải Sở KHĐT bố trí vốn để Sở GTVT thực hiện Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Quý II năm 2012 xong kế hoạch. b) Thực hiện công tác sửa chữa đảm giao thông trên một số trục giao thông quan trọng nhằm bảo đảm an toàn giao thông. Sở Giao thông vận tải Sở KHĐT bố trí đủ vốn để Sở GTVT thực hiện Lập dự án và triển khai thực hiện Quý I năm 2012 bố trí vốn Danh sách theo Phụ lục 10. 4.4 Nghiên cứu đề xuất các phương án xã hội hóa trong công tác đầu tư xây dựng và quản lý các cầu vượt cho người đi bộ. Sở Giao thông vận tải Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Rà soát vị trí; Xây dựng đề án xã hội hóa. Quý I năm 2012 Đường Điện Biên Phủ quận Bình Thạnh, trước bến xe An Sương Quốc lộ 22... 4.5 Triển khai áp dụng các công nghệ tiên tiến của thế giới để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác quản lý và bảo trì hệ thống giao thông đô thị. Sở Giao thông vận tải Sở KHĐT; Sở Tài chính; Sở KH CN; Sở TT TT. Lập kế hoạch trang bị và triển khai thực hiện. Quý I năm 2012 Công nghệ tái sinh nguội, trang bị các phần mềm chuyên ngành (mô phỏng giao thông)... 4.6 Quy định cụ thể về thời gian, tuyến đường lưu thông cho các lọai xe chuyên dùng, xe hợp đồng tránh lưu thông vào các giờ cao điểm, các điểm và nút giao có nguy cơ ùn tắc giao thông cao. Sở Giao thông vận tải UBND các quận huyện; Công an TP. Xây dựng thời gian cụ thể các loại phương tiện chuyên dụng được phép lưu thông Tháng 01 năm 2012 Công bố rộng rải trên website Sở GTVT. 4.7 Triển khai mở rộng các hẻm nối thông giữa các đường để giảm áp lực giao thông cho các tuyến chính và các nút giao thông có lưu lượng xe cao. UBND các quận huyện Sở Giao thông vận tải. Rà soát và triển khai thực hiện các vị trí đủ điều kiện Triển khai từ tháng 02 năm 2012 Sở GTVT phối hợp khảo sát và xây dựng kế hoạch thực hiện. 4.8 Khảo sát ngay một số địa điểm phù hợp quy hoạch (bố trí chung quanh đường vành đai 2 thành phố) để xây dựng, di dời các trạm đăng kiểm xe cơ giới, đăng ký xe hiện đang nằm trong nội đô ra bên ngoài Sở Tài nguyên và Môi trường UBND các quận huyện; Công an TP; Sở GTVT. Vị trí địa điểm cụ thế và kế hoạch thu hồi đất. Báo cáo UBND TP trong tháng 02 năm 2012. Sở GTVT báo cáo đề nghị Bộ GTVT thống nhất, phối hợp chỉ đạo di dời đối với các trạm đăng kiểm do Trung ương quản lý. 4.9 Thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo nhà thầu thi công thực hiện nghiêm các quy định về bảo đảm giao thông và an toàn giao thông trên đường bộ đang khai thác theo Thông tư 39/2011/TT BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ GTVT . Các Chủ đầu tư; Ban QLDA; Sở GTVT UBND các quận huyện; Công an TP. Có kế hoạch kiểm tra và xử lý nghiêm các đơn vị vi phạm. Thường xuyên, liên tục. Không để xảy ra ra ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông do việc thi công công trình. 4.10 Bố trí lực lượng điều tiết giao thông thường xuyên trong giờ cao điểm tại 114 vị trí có nguy cơ ùn tắc giao thông. Công an TP; UBND các quận huyện. Xây dựng kế hoạch phối hợp; Bố trí lực lượng điều tiết giao thông. Tháng 01 xong kế hoạch và triển khai. Phải bố trí đầy đủ lực lượng trước và trong giờ cao điểm các vị trí theo Phụ lục 11 5 Nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải hành khách công cộng 5.1 a) Nhanh chóng thẩm định và trình phê duyệt đề án thay thế, phát triển 1.680 xe buýt giai đoạn 2011 2013; Quy hoạch phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng TPHCM đến năm 2025. Văn phòng UBND thành phố Sở GTVT; Sở QHKT; Sở KHĐT. Quyết định phê duyệt đề án và quy hoạch. Tháng 02 năm 2012 b) Triển khai thực hiện đề án thay thế, phát triển 1.680 xe buýt giai đoạn 2011 2013; Quy hoạch phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng TPHCM đến năm 2025 sau khi được phê duyệt. Sở Giao thông vận tải Sở Tài chính, Sở KHĐT bố trí đủ vốn để Sở GTVT thực hiện. Kế hoạch thực hiện cụ thể cho từng năm. Tháng 3 năm 2012 . 5.2 Tổ chức lại việc phân luồng xe buýt theo lịch trình, thời gian cụ thể trên một số tuyến đường theo hướng: tăng lượng xe buýt, hạn chế dần các loại phương tiện giao thông khác. Sở Giao thông vận tải UBND các quận huyện; Công an TP. Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện cụ thể. Bắt đầu từ Tháng 02 năm 2012 5.3 Triển khai đầu tư xây dựng để đưa vào sử dụng các đầu mối trung chuyển xe buýt tại Đầm Sen, ngã 3 Giồng, ngã tư Tân Quy trong năm 2012 Sở Giao thông vận tải Sở KHĐT; UBND quận 11, huyện Hóc Môn, Nhà Bè. Ghi vốn, lập dự án và triển khai thực hiện dự án. Tháng 5 năm 2012 Sở KHĐT ghi vốn để Sở GTVT thực hiện. UBND quận huyện tiến hành GPMB. 5.4 Nâng cao hiệu quả hoạt động xe buýt thông qua sắp xếp lại mạng lưới tuyến; vị trí trạm dừng nhà chờ. Sở Giao thông vận tải UBND các quận huyện; Công an thành phố Xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện. Thường xuyên, liên tục. Điều chỉnh các lộ trình xe buýt trùng lắp, điều chỉnh biểu đồ giờ và thay đổi phương tiện phù hợp với nhu cầu luồng hành khách. 5.5 Nghiên cứu thực hiện một số làn đường dành riêng hoặc ưu tiên cho xe buýt Sở Giao thông vận tải. UBND các quận huyện; Công an TP. Xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện. Tháng 02 năm 2012 Thí điểm tuyến xe buýt nhanh trực tiếp (dừng tại một số vị trí với giá vé cao hơn). 5.6 Tiếp tục phát triển mạnh loại hình xe buýt đưa rước học sinh, sinh viên và công nhân cỡ trung, cỡ nhỏ phù hợp với từng lộ trình hoạt động Sở Giao thông vận tải Sở GDĐT; Ban Quản lý các KCN KCX; Thành đoàn. Xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện. Thường xuyên, liên tục Đẩy mạnh thực hiện trong năm 2012. 5.7 Phát động phong trào kêu gọi toàn thể cán bộ công chức, viên chức trong đơn vị tham gia đi xe buýt. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động sâu rộng, kêu gọi người dân hưởng ứng đi xe buýt Thủ trưởng các sở, ban, ngành. Chủ tịch UBND các cấp, Các tổ chức, đoàn thể. Các cơ quan thông tin đại chúng. Xây dựng kế hoạch cụ thể của đơn vị và triển khai thực hiện. Tháng 01 năm 2012 và báo cáo từng quý về Sở GTVT Lồng ghép tiêu chí về việc tham gia đi lại bằng xe buýt vào các tiêu chí thi đua khen thưởng hàng năm cho tập thể, cá nhân ở từng đơn vị. 6 Về hạn chế phương tiện giao thông cá nhân 6.1 Triển khai nghiên cứu Đề tài quản lý các phương tiện đăng ký mới thông qua Giấy chứng nhận quyền mua xe (COE) để đề xuất Chính phủ cho thực hiện thí điểm ở thành phố Hồ Chí Minh Công an thành phố Sở GTVT; Sở Tư pháp; Ban ATGT TP. Đề án cụ thể và kế hoạch triển khai thực hiện. Quý II năm 2012 Đề xuất Chính phủ cho thực hiện thí điểm ở thành phố Hồ Chí Minh. 6.2 Xây dựng việc điều chỉnh tăng mức thu các loại phí liên quan đến đăng ký mới và lệ phí lưu hành của các phương tiện giao thông cá nhân. Sở Tài chính Sở GTVT; Sở Tư pháp; Công an TP. Đề án cụ thể báo cáo UBND thành phố. Quý II năm 2012 Lệ phí trước bạ, lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông đường bộ... 6.3 Thông qua kết quả Nghiên cứu khả thi dự án Thu phí xe ô tô lưu thông vào trung tâm thành phố, làm cơ sở để triển khai các bước tiếp theo. Văn phòng UBNDTP. Sở KHĐT. Sở GTVT; Công ty Tiên Phong. Báo cáo kết quả thẩm định nghiên cứu khả thi. Tháng 02 năm 2012 Báo cáo HĐND TP thông qua trước khi thực hiện. 6.4 Triển khai thí điểm thực hiện cấm một số loại xe lưu thông trong khoảng thời gian nhất định trên một số tuyến đường có mật độ giao thông cao (cấm xe taxi, xe cá nhân, xe trên 30 chỗ ngồi, lưu thông ngày chẵn lẻ…) Sở Giao thông vận tải. Công an TP; UBND các quận huyện. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, báo cáo UBND TP. Tháng 02 năm 2012 Trong kế hoạch cần xác định rõ lộ trình thực hiện, loại phương tiện giao thông cấm lưu thông, thời gian cấm 6.5 Tổng hợp các phương án và phối hợp với Bộ GTVT triển khai thực hiện đề án hạn chế phương tiện giao thông cá nhân trên địa TPHCM Sở Giao thông vận tải Công an thành phố Kế hoạch triển khai thực hiện. Theo tiến độ của Bộ GTVT. C. ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG Tham mưu cho Thành ủy chỉ đạo cấp ủy các cấp thường xuyên lãnh đạo công tác tuyên truyền thực hiện việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Ban Tuyên giáo Thành ủy Chỉ thị của Thành ủy về công tác bảo đảm trật tự ATGT Tháng 01 năm 2012 Tăng cường tuyên truyền về ATGT trong cả hệ thống chính trị; thường xuyên định hướng, hỗ trợ đôn đốc, chỉ đạo các báo, đài thành phố thực hiện tuyên truyền về bảo đảm trật tự an toàn giao thông Ban Tuyên giáo Thành ủy. MTTQ Việt Nam TP và các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội; Sở TT TT. Đẩy mạnh công tác này từ tháng 01 năm 2012. Thường xuyên, liên tục Xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện công tác tuyên truyền theo các nội dung mục 2, 3 và 4 phần C của Kế hoạch. Ban ATGT TP; Sở TT TT MTTQ Việt Nam TP Các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội. Kế hoạch thực hiện công tác tuyên truyền. Tháng 02 năm 2012 D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với tình hình thực tiễn và nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị. Thủ trưởng các sở, ban, ngành. Chủ tịch UBND các cấp. Các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội. MTTQ Việt Nam TP; Các tổ chức, đoàn thể, chính trị xã hội. Xây dựng kế họach thực hiện “Năm An toàn giao thông 2012” của đơn vị. Tháng 01 năm 2012 Gửi về Ban ATGT thành phố để tổng hợp. 2. Cân đối và bố trí đủ nguồn kinh phí của Kế hoạch để các đơn vị triển khai thực hiện. Sở KHĐT; Sở Tài chính. Sở GTVT; Các đơn vị có liên quan. Trong tháng 01 năm 2012 bố trí nguồn kinh phí để các đơn vị thực hiện. Tháng 01 năm 2012 Chi tiết theo Phụ lục 12. 3. Tổng hợp báo cáo, kịp thời khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích tốt và đề xuất xử lý kỷ luật đối với các tập thể, cá nhân vi phạm hoặc thiếu trách nhiệm trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Ban ATGT TP. Các sở, ban, ngành; UBND các cấp; Các tổ chức, đoàn thể. Danh sách khen thưởng định kỳ và đột xuất.. Báo cáo hàng tháng Gửi về Ban ATGT thành phố để tổng hợp. 4. Tổng hợp các vướng mắc, khó khăn cần thiết bổ sung, điều chỉnh. Ban ATGT TP Sở GTVT; Các đơn vị có liên quan. Báo cáo kết quả thực hiện, các khó khăn vướng mắc. Báo cáo hàng tháng Tổng hợp khó khăn, đề xuất giải quyết và báo cáo UBND TP. PHỤ LỤC 2 DANH MỤC CÁC TUYẾN ĐƯỜNG THƯỜNG XUYÊN XẢY RA TAI NẠN GIAO THÔNG NĂM 2011 (Từ ngày 01 tháng 12 năm 2010 đến ngày 30 tháng 11 năm 2011) (Kèm theo Quyết định số 187/QĐ UBND ngày 11 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố) STT Tuyến đường Chiều dài (m) Số vụ TNGT (số vụ) Số người chết (người) Số người bị thương (người) 1 Quốc lộ 1 29.802 122 116 39 2 Xa lộ Hà Nội 6.177 31 23 15 3 Nguyễn Văn Linh 17.800 23 20 9 4 Quốc lộ 22 29.122 22 24 5 5 Tỉnh lộ 10 14.859 18 18 3 6 Quốc lộ 50 11.691 16 14 13 7 Hồng Bàng 3.314 12 7 8 8 Huỳnh Tấn Phát 11.265 11 6 6 9 Sài Gòn Trung Lương 10.500 11 12 2 10 Điện Biên Phủ 3.556 10 9 3 11 Trường Chinh 7.095 10 11 3 12 Võ Văn Kiệt 13.420 10 11 22 13 Nguyễn Thị Minh Khai 3.757 9 4 6 14 Kinh Dương Vương 4.900 8 8 1 15 Cộng Hòa 3.089 8 8 0 16 Nguyễn Hữu Cảnh 2.588 7 5 2 17 Ba Tháng Hai 5.009 7 6 1 18 Quốc lộ 13 5.591 6 5 3 19 Phạm Hùng 1.796 6 6 2 20 Tôn Đức Thắng 2.039 5 4 3 21 Xô Viết Nghệ Tỉnh 2.689 5 5 2 22 Đường dẫn cầu Phú Mỹ 3.000 5 3 4 23 Nguyễn Văn Cừ 1.005 5 3 4 Tổng Cộng 194.064 367 328 156 GHI CHÚ: 23 trục đường chính của thành phố (bao gồm Quốc lộ, Liên tỉnh lộ, các tuyến đường trọng điểm thành phố) có từ 5 vụ TNGT trở lên: Chiều dài: 194,1km/3700km, chiếm tỷ lệ 5,25%. Tai nạn giao thông: + Số vụ: 367 vụ/1020 vụ, chiếm tỷ lệ 35,98%. + Số người chết: 328 người/868 người, chiếm tỷ lệ 37,79%. + Số người bị thương: 156 người/496 người, chiếm tỷ lệ 31,45%. 12 trục đường chính của thành phố (bao gồm QL1, QL22, QL5O, XLHN, TC, VVK, NVL, SG TL…) có từ 10 vụ TNGT trở lên: Chiều dài: 158,6km/3700km, chiếm tỷ lệ 4,2%. Tai nạn giao thông: + Số vụ: 296 vụ/1020 vụ, chiếm tỷ lệ 29%. + Số người chết: 271 người/868 người, chiếm tỷ lệ 31,2%. + Số người bị thương: 128 người/496 người, chiếm tỷ lệ 25,8%. PHỤ LỤC 3 DANH MỤC CÁC ĐIỂM ĐEN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NĂM 2O11 (Kèm theo Quyết định số 187/QĐ UBND ngày 11 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố) STT Tuyến đường Sô vụ Chết BT I. KHU QUẢN LÝ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ SỐ 1 27 30 25 1 Đường Hương lộ 2 (đoạn từ Mã Lò đến Quốc lộ 1), phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân 2 2 2 2 Đường Quốc lộ 1 (đoạn tại giao lộ Quốc lộ 1 Lê Trọng Tấn), phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân. Hiện do Công ty IDICO IDI quản lý. 2 2 0 3 Đường Tỉnh lộ 10 (đoạn từ An Dương Vương đến Quốc lộ 1), phường Tân Tạo, Tân Tạo A, quận Bình Tân 2 2 2 4 Đường Nguyễn Tất Thành (đoạn từ số nhà 300A đến số nhà 322A), Quận 4 2 2 0 5 Đường Nguyễn Văn Cừ (đoạn từ đường An Dương Vương đến VX Cộng Hòa), Quận 1 2 2 0 6 Đường Tôn Đức Thắng (đoạn từ đường Ngô Văn Năm đến Công trường Mê Linh), Quận 1 2 3 0 7 Đường Cộng Hòa (đoạn từ VX Lăng Cha Cả đến đường Nguyễn Thái Bình), Quận Tân Bình 2 2 0 8 Đường Hồng Bàng (đoạn từ số nhà 739 Hồng Bàng đến số nhà 751 Hồng Bàng), Quận 6 2 2 0 9 Đường Hồng Bàng Quận 5 (đoạn từ giao lộ Lương Nhữ Học đến Đặng Thái Thân) 3 2 1 10 Đường Võ Văn Kiệt Quận 5 (đoạn từ giao lộ Huỳnh Mẫn Đạt An Bình) 2 5 19 11 Đường Quốc Lộ 1 (đoạn từ Lê Trọng Tấn đến Đường số 7), phường Bình Hưng Hòa B, Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân. Hiện do Công ty IDICO IDI quản lý 2 2 0 12 Đường Quốc Lộ 1 (đoạn từ Lê Trọng Tấn đến Tân Kỳ Tân Quý), phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân. Hiện do Công ty IDICO IDI quản lý 2 2 0 13 Cầu vượt nút giao Tân Tạo (đường dẫn cao tốc Sài Gòn Trung Lương). Hiện do Ban QLDA Mỹ Thuận quản lý 2 2 1 II. KHU QUẢN LÝ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ SỐ 2 7 7 0 14 Nút giao Thủ Đức (cầu vượt Trạm 2) 3 3 0 15 Xa lộ Hà Nội khu vực Ngã tư Bình Thái 4 2 4 16 Đường Kha Vạn Cân (Trước số nhà 819 và số nhà 913) 2 2 0 17 Đường Kha Vạn Cân (Trước số nhà 991 và số nhà 1011) 2 2 0 III. KHU QUẢN LÝ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ SỐ 3 10 9 6 18 Đoạn giao Quốc lộ 22 với Quốc lộ 1 2 2 0 19 Lê Thị Riêng (Quận 12) 2 2 0 20 Quốc lộ 1 (quận 12) 4 3 3 21 Ngã tư Quang Trung Phan Huy Ích Phạm Văn Chiêu (quận Gò Vấp) 2 2 3 IV. KHU QUẢN LÝ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ SỐ 4 6 6 0 22 Đường QL1, huyện Bình Chánh 2 2 0 23 Đường Nguyễn Thị Tú, huyện Bình Chánh 2 2 0 24 Đường Nguyễn Văn Linh, Quận 7 2 2 0 TỔNG CỘNG 50 52 31 PHỤ LỤC 4 DANH MỤC CÁC TUYẾN ĐƯỜNG CẦN BỔ SUNG DẢI PHÂN CÁCH, ĐINH PHẢN QUANG (Kèm theo Quyết định số 187/QĐ UBND ngày 11 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố) STT Vị tri thực hiện Địa điểm Đơn vị thực hiện Thời gian thực hiện Dự kiến quy mô Kinh phi (triệu đông) Ghi chú 1 Đường Võ Văn Kiệt (đọan từ cầu Lò Gốm đến hầm Thủ Thiêm Quận 1, 5, 6 Khu QLGTĐT số 1 Quý I năm 2012 Cải tạo mặt đường, lắp dải phân cách BT tách riêng dòng xe 2 bánh với dòng xe ô tô, nâng GPC giữa 1 số đọan. 15.000 Dài 7.300m 2 Lắp dải phân cách tim đường Nguyễn Tất Thành Quận 4 Khu QLGTĐT số 1 Năm 2012 Từ cầu Khánh Hội đến cầu Tân Thuận, 3.200 Dài 2.000m 3 Lắp dải phân cách tim đường Trường Chinh Quận Tân Bình Khu QLGTĐT số 1 Năm 2012 Từ ngã tư Bảy Hiền đến Cộng Hòa. 4.096 Dài 2.560m 4 Đường Cộng Hòa Quận Tân Bình Khu QLGTĐT số 1 Năm 2012 Lắp đặt đinh phản quang và GPC ngăn người đi bộ (từ Hòang Hoa Thám đến Trường Chinh) 1.771 Dài 3.089m 5 Lắp dải phân cách tim đường Xô Viết Nghệ Tĩnh Bình Thạnh Khu QLGTĐT Số 2 Năm 2012 Lắp đặt dải phân cách bằng thép tại tim đường đoạn từ cầu Thị Nghè đến ngã tư Hàng Xanh 1.640 Dài 1.025m 6 Lắp dải phân cách thép tim đường Quốc lộ 13. Q. Thủ Đức Khu QLGTĐT Số 2 Năm 2012 Lắp GPC để ngăn người đi bộ 5.110 GPC dài 4.258m 7 Liên tỉnh lộ 25B Quận 2 Công ty CII Năm 2012 Lắp dải phân cách tách riêng làn xe mô tô 02 bánh với dòng xe ô tô Vốn của CII 8 Lắp đặt hàng rào thép trên QL22 (đoạn từ Lê Thị Hà đến Dương Công Khi) H.Hóc Môn Khu QLGTĐT số 3 Năm 2012 Sản xuất lắp đặt hàng rào kết cầu thép tại dải phân cách giữa 6.373 Chiều dài lắp đặt khoảng 4km 9 QL22 (đoạn từ Giồng Cát đến đường vào ấp Bến Đò và đoạn từ đường vào xã Tân Thông Hội đến đường Nguyễn Giao) H.Củ Chi Khu QLGTĐT số 3 Năm 2012 Sản xuất lắp đặt hàng rào kết cầu thép tại dải phân cách giữa. 8.125 Chiều dài lắp đặt khoảng 5,1km 10 Đường Lê Thị Riêng Q.12 Khu QLGTĐT số 3 Năm 2012 Lắp đặt dải phân cách giữa bằng bê tông 3.500 Dài 3.100m 11 Đường Nguyễn Văn Linh Quận 7 Cty liên doanh Phú Mỹ Hưng Năm 2012 Lắp đặt GPC ngăn xe 2 bánh với xe ô tô, đoạn từ nút giao Khu A đến đường Hùynh Tấn Phát. Vốn của Phú Mỹ Hưng, Sở GTVT khảo sát vị trí 12 Quốc lộ 1 qua địa bàn huyện Bình Chánh Bình Chánh Khu QLGTĐT số 4 Quý I năm 2012 Gắn đinh phản quang, sơn phân làn đoạn từ cầu Bình Điền đến ranh tỉnh Long An 1.722 Dài 8.967m TỔNG CỘNG 50.536 PHỤ LỤC 5 DANH MỤC CÁC DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG VẬN TẢI TRỌNG ĐIỂM NĂM 2012 (Kèm theo Quyết định số 187/QĐ UBND ngày 11 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố) Sô TT Tên dự án Chủ đầu tư Địa điểm Quy mô Ghi chú I LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 1 Nâng cấp cải tạo mặt đường bờ Bắc và bờ nam kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè (đoạn từ cầu Lê Văn Sỹ đến đường Nguyễn Hữu Cảnh) Khu QLGTĐT số 1 Quận 1, 3, Bình Thạnh Tổng chiều dài tuyến 6.800m, MCN 16m 2 Xây dựng Tỉnh lộ 10B Khu QLGTĐT số 1 Quận Bình Tân, huyện Bình Chánh Chiều dài 5.089m, MCN từ 13.25m đến 45.5m Dự kiến hoàn thành năm 2012 3 Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 10 Khu QLGTĐT số 4 Huyện Bình Chánh Dài 8.199,7m , rộng từ 21.4m đến 22.4m Dự kiến hoàn thành năm 2012 4 Xây dựng mới cầu Rạch Chiếc trên Xa lộ Hà Nội Khu QLGTĐT số 2 Quận 2 Dài 295m x Rộng 48m Dự kiến hoàn thành năm 2012 5 Xây dựng cầu Rạch Tra Khu QLGTĐT số 3 Quận Củ Chi Cầu BTCT HL93 Năm 2012 xong nhánh cầu giữa 6 Cải tạo, mở rộng đường bến Vân Đồn Khu QLGTĐT số 1 Quận 4 Dài 2,586m, rộng 25m 7 Xây dựng mới cầu Đỏ Khu QLGTĐT số 1 Quận Bình Thạnh Cầu dài 68,7m; rộng 26,25m (4 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp), Tải trọng HL93 8 Xây dựng đường vành đai Đông (đoạn từ cầu Phú Mỹ tới cầu Rạch Chiếc) Công ty CPĐTXD Phú Mỹ Quận 2, 9 8,752 m x 67m + 7 cầu Dự kiến hoàn thành đoạn từ đường Nguyễn Thị Định đến cầu Rạch Chiếc năm 2012 9 Xây dựng đường Liên tỉnh lộ 25B giai đoạn 2 CII Quận 2 Dài 5.360m; đoạn 1 rộng 60m, đoạn 2 rộng 27m (06 làn xe) Dự kiến hoàn thành năm 2012 10 Xây dựng nút giao thông hoàn chỉnh tại vị trí cổng chính của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Khu QLGTĐT số 2 Quận Thủ Đức Xây dựng nút giao thông hoàn chỉnh Đã khởi công năm 2011 11 Sửa chữa, nâng cấp đường Tỉnh lộ 9 (hạng mục 10 cầu) Khu QLGTĐT số 3 Quận Củ Chi 6,070mx12,5m, 10 cầu H30 Khởi công mới Công trình thuộc các đơn vị ngoai Sở GTVT lam chủ đầu tư 12 Đường nối Tân Sơn Nhất Bình Lợi Vành đai ngoài GS E&C Quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức Chiều dài tuyến 13,657 km. Xây dựng 3 cầu và 6 cầu bộ hành Dự kiến hoàn thành năm 2014; Năm 2012 đưa vào khai thác 1,9km trên Q. Gò Vấp 13 Bổ sung 02 nút giao thông và dải phân cách thuộc dự án BOT An Sương An Lạc IDICO Quận 12, Bình Tân, H.Hóc Môn Xây dựng 02 cầu vượt (dài 393m, rộng 24m; dài 450m, dài 18m) Khởi công mới (đầu tháng 01/2012) 14 Xây dựng cầu Sài Gòn 2 CII Quận 2, Bình Thạnh Dài 1000m , rộng 23,5m; đáp ứng 06 làn xe. Khởi công mới 15 Cầu đường Bình Tiên CC1 Quận 6, 8, H.Bình Chánh Chiều dài toàn tuyến 3300m, rộng 30 40m; cầu dài 926m, đáp ứng 06 làn xe Khởi công mới 16 Xây dựng song hành Hà Huy Giáp Công ty CPĐTPT hạ tầng IDICO Quận 12 4.000m x 40m 17 Xây dựng tuyến metro số 1 Ban Quản lý đường sắt đô thị Quận 1, 2, Bình Thạnh, Thủ Đức Chiều dài tuyến 19,7 km (2,6 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao), 14 nhà ga (3 ga ngầm, 11 ga trên cao) Chi phí giải phóng mặt bằng là 47,325,2 tỷ đồng 18 Xây dựng cầu Rạch Chiếc trên đường vành đai 2 phía Đông. Công ty CPĐTXD Phú Mỹ Quận 9 Chiều dài cầu: 541m, mặt cắt ngang GĐ1 22m; HL93 19 Xây dựng đường nối Vành đai phía Đông Xa lộ Hà Nội (VĐ2) Khu QLGTĐT số 2 Quận 9 Chuyến dài 3,8km; rộng 67m 2O Xây dựng đường nối Bình Thái Ngã ba Linh Đông Khu QLGTĐT số 2 Quận Thủ Đức Tuyến dài 2km; rộng 67m (GPMB 325 tỷ) 21 Xây dựng đường nối Ngã ba Linh Đông Nút giao thông Gò Dưa Khu QLGTĐT số 2 Quận Thủ Đức Tuyến dài 2,75km; rộng 67m Tuyến dài 2,75km; rộng 67m 22 Xây dựng nút giao thông Thủ Đức Khu QLGTĐT số 2 Quận Thủ Đức Xây dựng nút giao khác mức 03 tầng Trường hợp khó khăn, đề nghị làm hầm trước 23 Xây dựng cầu đường Bình Triệu II giai đoạn 2. CII Quận Thủ Đức, Bình Triệu Quốc lộ 13 (Dài 4.984m, rộng 53m), đường Ung Văn Khiêm (dài 1753m, rộng 30m), đường Nguyễn Xí (dài 475m, rộng 30m). Đã hoàn thành cầu Bình Triệu 2 và sửa chữa cầu Bình Triệu cũ. 24 Xây dựng cầu Thủ Thiêm 2 VINACONEX Quận 1, 2 Cầu dài 880m, đáp ứng 04 làn xe 25 Xây dựng cầu Bưng (trên đường Lê Trọng Tấn) Khu QLGTĐT số 1 Quận Tân Phú, Bình Tân Cầu dài 211m; rộng 224m 26 Nút giao thông ngã 6 Gò Vấp Ban Quản lý đường sắt đô thị Quận Gò Vấp 27 Đường vành đai 2 phía Nam thành phố Hồ Chí Minh (đoạn từ ngã ba Tân Lập đến đường Nguyễn Văn Linh) CII Quận 8, Bình Tân, huyện Bình Chánh Dài 5,3 km. Mặt cắt ngang 10 làn xe. 28 Xây dựng đường trục Bắc Nam thành phố (đoạn từ nút giao với đường Hoàng Diệu đến đường Nguyễn Văn Linh) Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam Quận 4, 7 8 10 làn xe; 3 nút giao thông và 3 cầu 29 Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 Ban Quản lý đường sắt đô thị Quận 1, 3, 10, 12, Tân Bình, Tân Phú Chiều dài tuyến 11,322 km (9,315 km đi ngầm; 0,778 km đi trên cao và 0,997 km nối vào depot Tham Lương), 10 nhà ga (9 ga ngầm, 1 ga trên cao) 30 Xây dựng tuyến tầu điện ngầm số 5 (giai đoạn 1 từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Bảy Hiền) Ban Quản lý đường sắt đô thị Quận Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh Tuyến dài 8,9km và 3,2km đến sân bay TSN II LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY 1 Chống sạt lở kênh Thanh Đa đoạn 1.3 (từ thượng lưu cầu Kinh đến cầu Bình Triệu thuộc phường 26, q. Bình Thạnh). Khu QLĐTNĐ Q.Bình Thạnh Kè dài 685m; đường Tầm Vu dài 630m; công viên rộng 18.600m2 Năm 2011 xong kè 2 Chống sạt lở kênh Thanh Đa đoạn 1.2 (từ hạ lưu cầu Kinh đến đến bờ kè khu dầu khí thuộc P.27, q. Bình Thạnh). Khu QLĐTNĐ Q.Bình Thạnh Kè dài 350m Khởi công hoàn thành trong năm 2012 (nếu được bố trí vốn) 3 Chống sạt lở kênh Thanh Đa đoạn 1.4 (từ thượng lưu cầu Kinh đến đến bờ kè công đoàn thuộc P27, q. Bình Thạnh). Khu QLĐTNĐ Q.Bình Thạnh Kè dài 705m Khởi công hoàn thành trong năm 2012 (nếu được bố trí vốn) 4 Khai thông tuyến đường thủy nối ngã 3 Đèn Đỏ Nhà máy xi măng Hà Tiên qua ngã Giồng Ông Tố Khu QLĐTNĐ Q.2 Nạo vét trên chiều dài 5.285md Vướng GPMB 800m, quận 2 đang triển khai cưỡng chế. Hoàn thành năm 2012 PHỤ LỤC 6 DANH MỤC CÁC TUYẾN ĐƯỜNG, KHU VỰC DỰ KIẾN TỔ CHỨC PHÂN LUỒNG NĂM 2012 (Kèm theo Quyết định số 187/QĐ UBND ngày 11 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố) STT Vị tri thực hiện Địa điểm Thời gian thực hiện Dự kiến quy mô Ghi chú 1 Vòng xoay Cây Gõ Quận 6 & Quận 11 2012 Tổ chức lại giao thông 2 Ngã tư Bốn Xã Quận Tân Phú 2012 Tổ chức lại giao thông 3 Giao lộ Nguyễn Văn Cừ Trần Hưng Đạo Quận 1 2012 Tổ chức lại giao thông 4 Khu vực Cao Thắng Nguyễn Thị Minh Khai Nguyễn Thiện Thuật Phạm Viết Chánh Cống Quỳnh Quận 1 & quận 3 2012 Phân luồng giao thông một chiều các tuyến đường. 5 Đường Hai Bà Trưng Lê Văn Sỹ CMT8 Quận 1 & quận 3 2012 Phân luồng giao thông một chiều xe ô tô. Xe buýt được lưu thông hai chiều 6 Khu vực đường Phó Đức Chính Calmette Ký Con Yersin và Nguyễn Công Trứ Nguyễn Thái Bình Lê Thị Hồng Gấm Quận 1 2012 Phân luồng giao thông một chiều các tuyến đường. 7 Đường Trần Hưng Đạo (đoạn từ Nguyễn Tri Phương đến Châu Văn Liêm) Quận 2 2012 Tổ chức lại giao thông sau khi không bố trí làn dành riêng cho xe buýt 8 Khu vực Trần Tuấn Khải Nguyễn Văn Đừng – An Bình Nguyễn Thời Trung Quận 5 2012 Phân luồng giao thông một chiều các tuyến đường. 9 Khu vực Nguyễn Cảnh Chân Trần Đình Xu Hồ Hảo Hớn Đề Thám Quận 1 2012 Phân luồng giao thông một chiều các tuyến đường. 10 Thành Thái Sư Vạn Hạnh (từ 3/2 đến Tô Hiến Thành) Quận 10 2012 Phân luồng giao thông một chiều các tuyến đường. Xe buýt được lưu thông hai chiều 11 Bùi Thị Xuân Sương Nguyệt Anh Quận 1 2012 Phân luồng giao thông một chiều các tuyến đường. 12 Khu vực Tân Thành Âu Cơ Lũy Bán Bích Quận Tân Phú 2012 Phân luồng giao thông một chiều xe ô tô. 13 Khu vực Trường Chinh, Tân Kỳ Tân Quý, Tân Sơn Nhì Quận Bình Tân 2012 Phân luồng giao thông một chiều xe ô tô. 14 Khu vực Lạc Long Quân Ni Sư Huỳnh Liên Quận Bình Tân 2012 Phân luồng giao thông một chiều xe ô tô. 15 Phân luồng giao thông cặp đường song song Tỉnh Lộ 10 và Tỉnh lộ 10B Quận Bình Tân 2012 Nghiên cứu điều chỉnh 01 chiều ô tô 02 tuyến đường song song là Tỉnh lộ 10 và Tỉnh lộ 10B (khi Tỉnh lộ 10B hoàn thành đưa vào sử dụng) 16 Các tuyến đường gần nút giao thông cầu vượt Gò Dưa (tuyến Bình Chiểu, đường số 9, đường số 10, Phường Tam Bình, đường Lê Thị Hoa) Quận Thủ Đức 2012 Tổ chức lưu thông một chiều cho xe ô tô (từ KCN Bình Chiểu đến Tỉnh lộ 43). Tổ chức lại giao thông trên các đường số 9, số 10 17 Khu vực giao lộ đường sắt Bắc Nam Tô Ngọc Vân đường số 3, phường Linh Đông Quận Thủ Đức 2012 Điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường số 14, 16, phường Linh Đông. Lắp đặt kéo dài thêm hàng rào sắt trên đường Tô Ngọc Vân 18 Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (từ đường Bạch Đằng đến đường D5) Quận Bình Thạnh 2012 Điều chỉnh tăng số làn xe từ 2 làn lên 3 làn xe. Lắp bổ sung biển báo giao thông, điều chỉnh vạch sơn. 19 Tổ chức giao thông sau khi công trình cầu Phú Long đưa vào khai thác Quận12 Tháng 01 năm 2012 Chỉ cho phép xe có tổng tải trọng từ 20T trở xuống lưu thông Cấm xe ô tô kéo mooc lưu thông. 20 Khu vực ngã 6 Gò Vấp Quận Gò Vấp Quý II năm 2012 Nghiên cứu điều chỉnh tổ chức giao thông 01 chiều trên đường Nguyễn Văn Nghi, cải tạo kích thước hình học mở rộng diện tích giao lộ, giảm bớt các giao cắt trong phạm vi nút 21 Khu vực các tuyến đường Nguyễn Thái Sơn Nguyễn Văn Nghi Lê Lợi Nguyễn Văn Bảo Quận Gò Vấp Quý II năm 2012 Nghiên cứu điều chỉnh tổ chức giao thông 01 chiều các loại phương tiện trên các tuyến đường Nguyễn Văn Nghi, Lê Lợi, Nguyễn Văn Bảo 22 Khu vực vòng xoay ngã tư An Sương Quận 12 Quý II/2012 Nghiên cứu tạo làn quay đầu dưới dạ cầu phía An Lạc 23 Khu vực giao lộ QL22 TMT 2A Quận 12 Quý II/2012 Nghiên cứu bố trí rẽ trái tại khu vực này Xe buýt được lưu thông hai chiều 24 Tổ chức giao thông sau khi xây dựng hoàn thành công trình Mở rộng nâng cấp đường Đặng Công Bỉnh và đưa vào khai thác Huyện Hóc Môn Quý II/2012 Tháo dỡ cầu 19 tháng 5 cũ Kết nối giao thông khu vực đường Nguyễn Văn Bứa Đặng Công Bỉnh QL22 thông qua cầu Bông đang xây dựng thay thế cầu 19 tháng 5 Xe buýt được lưu thông hai chiều 25 Khu vực các tuyến đường Lê Văn Khương TA16 – Lê Thị Riêng QL1A Quận 12 Quý IV/2012 Nghiên cứu điều chỉnh tổ chức giao thông 01 chiều xe ô tô trên các tuyến đường Lê Văn Khương, TA16 26 Khu vực các tuyến đường Lê Quang Định – Nguyên Hồng Phan Văn Trị Trần Quốc Tuấn Quận Gò Vấp Quý IV/2012 Nghiên cứu điều chỉnh tổ chức giao thông 01 chiều xe ô tô trên các tuyến đường Lê Quang Định, Nguyên Hồng, Phan Văn Trị, Trần Quốc Tuấn 27 Cầu Xáng Tỉnh lộ 10 Huyện Bình Chánh Quý I; II Tổ chức lại giao thông 28 Nguyễn Hữu Thọ Nguyễn Văn Linh Lê Văn Lương Quận 7 Quý I; II Tổ chức lại giao thông 29 Nút giao cầu Bà Chiêm Huyện Nhà Bè Quý IV Tổ chức lại giao thông 30 Khu vực vòng xoay cầu Nhị Thiên Đường Quận 8 2012 Tổ chức lại giao thông PHỤ LỤC 7 DANH MỤC CÁC VỊ TRÍ CẢI TẠO KÍCH THƯỚC HÌNH HỌC NĂM 2012 (Kèm theo Quyết định số 187/QĐ UBND ngày 11 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố) Sô TT Vị tri thực hiện Địa điểm Dự kiến quy mô 1 Giao lộ Nguyễn Thông Võ Thị Sáu Quận 3 Mở làn rẽ phải từ đường Nguyễn Thông sang đường Võ Thị Sáu với bề rộng từ 3 3.5m, với chiều dài 45m 2 Mở làn rẽ phải từ đường Nguyễn Đình Chiểu sang đường Đinh Tiên Hoàng Quận 1 Mở làn rẽ phải từ đường Nguyễn Thông sang đường Võ Thị Sáu với bề rộng từ 3 3.5m, với chiều dài 38m 3 Mở làn quay đầu trên làn hỗn hợp đường Võ Văn Kiệt (tại giao lộ Ký Con Võ Văn Kiệt), theo hướng từ Phó Đức Chính đến giao lộ Ký Con Quận 1 Mở làn quay đầu với quy mô rộng từ 3.0 3.5m, dài 50m 4 Giao lộ Lữ Gia Nguyễn Thị Nhỏ Quận 11 Mở làn rẽ phải từ đường Lữ Gia vào đường Nguyễn Thị Nhỏ 5 Giao lộ Điện Biên Phủ đường D1 Quận Bình Thạnh Thu ngắn các tiểu đảo dải phân cách tim đường Điện Biên Phủ 6 Giao lộ Nơ Trang Long Nguyễn Văn Lượng Quận Bình Thạnh Mở rộng vỉa hè, tạo làn rẽ phải cho xe 2 bánh 7 Đại lộ Đông Tây Lương Định Của Quận 2 Mở rộng góc giao lộ, tăng diện tích mặt đường Lương Định Của tại giao lộ 8 Đại lộ Đông Tây Trần Não Quận 2 Cải tạo hướng tuyến, mở rộng mặt đường Trần Não 9 Đường chui dạ cầu Bình Phước Quận Thủ Đức Tổ chức lại giao thông dưới dạ cầu.Mở rộng mặt đường dưới dạ cầu. Lắp đặt hệ thống biển báo. 1O Cải tạo nút giao thông ngã tư Bình Phước Quận Thủ Đức Cải tạo, mở rộng tạo điều kiện cho các phương tiện lưu thông an toàn 11 Cải tạo nút giao thông ngã tư Thủ Đức (nút Trạm 2 cũ) Quận Thủ Đức Cải tạo tạo điều kiện cho các phương tiện lưu thông an toàn 12 Giao lộ Ung Văn Khiêm đường D2, Quận Bình Thạnh Quận Bình Thạnh Cấm xe ô tô rẽ trái từ Ung Văn Khiêm vào đường D2. Nâng cấp hẻm 143 để xe từ Ung Văn Khiêm qua đường D2. Mở rộng góc giao lộ D2 Ung Văn Khiêm 13 Khu vực ngã 6 Gò Vấp Quận Gò Vấp Cắt xén vỉa hè xây dựng đường dành riêng cho xe 02 bánh rẽ phải hướng từ đường Nguyễn Oanh vào đường Quang Trung GPMB mở rộng làn xe rẽ phải hướng từ đường Quang Trung vào đường Nguyễn Kiệm 14 Cải tạo vòng xoay An Sương Quận 12 Cải tạo, mở rộng tạo điều kiện cho các phương tiện lưu thông an toàn 15 Mở rộng bụng đường cong đường 7A Huyện Bình Chánh Đá dăm + BTN 16 Cải tạo kích thước hình học hai bên đầu cầu Chợ nút giao Bình Thuận Huyện Bình Chánh Cải tạo, mở rộng tạo điều kiện cho các phương tiện lưu thông an toàn 17 Cải tạo kích thước hình học hai bên đầu cầu Chợ Đệm Huyện Bình Chánh Cải tạo, mở rộng tạo điều kiện cho các phương tiện lưu thông an toàn PHỤ LỤC 8 DANH MỤC CÁC VỊ TRÍ CẢI TẠO MỞ RỘNG ĐƯỜNG NĂM 2012 (Kèm theo Quyết định số 187/QĐ UBND ngày 11 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố) STT Vị tri thực hiện Địa điểm Dự kiến quy mô Ghi chú 1 Quốc lộ 1 (Từ chợ đầu mối nông sản Thủ Đức đến cầu Bình Phước) Quận Thủ Đức Mở rộng mặt đường trung bình 2 3m 2 Quốc lộ 13 (Từ Trường ĐH Luật Tp.HCM đến ngã tư Bình Triệu) Quận Thủ Đức Thu hẹp tiểu đảo tim đường, mở rộng mặt đường thêm từ 1,5m 2m 3 Đường Kha Vạn Cân (Từ cầu Gò Dưa đến đường Hiệp Bình) Quận Thủ Đức Mở rộng mặt đường từ 1,5m 2m, tạo điểm dừng cho xe buýt 4 Mở rộng đường Kha Vạn Cân (từ đường số 8 đến đường số 16 và từ dự án TSN Bình Lợi đến đường Đào Trinh Nhất) Quận Thủ Đức Mở rộng mặt đường, giải quyết điểm đen TNGT trên tuyến 5 Mở rộng mặt đường Q1, đoạn từ chợ đầu mối nông sản Thủ Đức đến cầu vượt Bình Phước Quận Thủ Đức Mở rộng mặt đường, giải quyết điểm thắt nút chai tại đường đầu cầu vượt Bình Phước 6 Mở rộng mặt đường làn xe 02 bánh trên QL22 đủ tiêu chuẩn bề rộng làn xe H.Hóc Môn Mở rộng mặt đường làn xe 02 bánh đạt tối thiểu 6m các đoạn có tình hình TNGT phức tạp 7 Đường Lương Định Của (Đoạn trước UBND Phường An Phú) Quận 2 Thảm BTN nóng mở rộng trung bình 2 3m 8 Đường Lê Văn Việt (Từ Trường Đại học GTVT đến KCN cao) Quận 9 Mở rộng mặt đường trung bình 2 3m 9 Đường số 1, phường Trường Thọ (Từ Nguyễn Văn Bá đến cảng Tracomeco) Quận Thủ Đức Mở rộng mặt đường lắp đặt hệ thống cống thoát nước 1O Đường Lê Văn Việt (từ Trường Đại học GTVT đến Khu CNC, Quận 9) Quận 9 Mở rộng mặt đường, giảm tai nạn giao thông trên tuyến 11 Mở rộng mặt đường làn xe 02 bánh trên QL22 đủ tiêu chuẩn bề rộng làn xe Huyện Củ Chi Mở rộng mặt đường đạt tối thiểu 6m các đoạn có tình hình TNGT phức tạp 12 Đường Bùi Công Trừng Huyện Hóc Môn Mở rộng lề đường mỗi bên 2m để đảm bảo ATGT khi thông xe cầu Phú Long 13 Mở rộng mặt đường TL15 (đoạn từ đường Võ Văn Bích đến cầu Tân Thạnh Đông) Huyện Củ Chi Mở rộng mặt đường đủ 02 làn xe 14 Mở rộng mặt đường TL15 (đoạn từ đường Võ Văn Bích đến cầu Tân Thạnh Đông) Huyện Củ Chi Mở rộng mặt đường đủ 02 làn xe (7m) 15 Đường Nguyễn Oanh (đoạn từ Phan Văn Trị đến ngã 6 Gò Vấp) Quận Gò Vấp Cắt xén vỉa hè bên phải mở rộng mặt đường đủ 04 làn xe 16 Mở rộng đường Nguyễn Cửu Phú mỗi bên 01 m (từ cầu Chợ Đệm đến cầu Mỹ Phú) Huyện Bình Chánh Đá dăm + BTN PHỤ LỤC 9 DANH MỤC CÁC VỊ TRÍ CẦN LẮP ĐẶT BIỂN BÁO, ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG TRONG NĂM 2012 (Kèm theo Quyết định số 187/QĐ UBND ngày 11 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố) TT Tên đường Từ … đến I ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG 1 Giao lộ Nguyễn Văn Cự Tỉnh lộ 10, Bình Long Văn Cao Đường số 1 và Hương Lộ 3 Kênh 19/5 Đường 26/3, quận Bình Tân 2 Giao lộ Nguyễn Lý Thoại Ngọc Hầu và giao lộ Thạch Lam Thoại Ngọc Hầu, quận Tân Phú 3 Vòng xoay Hải Thượng Lãn Ông Châu Văn Liêm, quận 5 4 Đường Trường Chinh trước giao lộ Cộng Hòa Trường Chinh (hướng từ quận 12), quận Tân Bình 5 Giao lộ Cách Mạng Tháng 8 Trần Văn Đang, Quận 3 6 Kha Vạn Cân (giao lộ Kha Vạn Cân Linh Trung, Q.Thủ Đức) 7 Võ Văn Ngân (giao lộ Võ Văn Ngân đường số 6, Phường Linh Chiểu, P. Bình Thọ, Q.Thủ Đức) II TRỤ BIỂN BÁO CẦN VƯƠN 1 Giao lộ Hồng Bàng Châu Văn Liêm, quận 5 2 Giao lộ Trần Quốc Hoàn Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình 3 Vòng xoay Hàng Xanh, quận Bình Thạnh 4 Giao lộ Đinh Bộ Lĩnh Bạch Đằng, quận Bình Thạnh 5 Giao lộ Trường Chinh Cộng Hòa, quận Tân Bình 6 Giao lộ Lý Thường Kiệt Cách Mạng Tháng 8 Trường Chinh, quận Tân Bình 7 Vòng xoay An Lạc 8 Giao lộ Nguyễn Thái Học Trần Hưng Đạo 9 Vòng xoay Cây Gõ 10 Giao lộ Nguyễn Hữu Cảnh Tôn Đức Thắng 11 Giao lộ Võ Thị Sáu Nam Kỳ Khởi Nghĩa 12 Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa 13 Đường Nguyễn Văn Trỗi 14 Đường Trần Quốc Hoàn 15 Đường Trần Hưng Đạo 16 Đường Trường Chinh 17 Đường Võ Văn Kiệt 18 Trước giao lộ Quốc lộ 1A đường vào công ty 621 19 Trước giao lộ Quốc lộ 1A đường vào công ty 621 20 Đoạn trước nút giao thông Thủ Đức, trên tiểu đảo dải phân cách tim đường 21 Đoạn vừa qua khỏi nút giao thông Thủ Đức, vị trí trên dải phân cách tim đường 22 Đoạn trước giao lộ Quốc lộ 1A Bồi Hoàn (đường số 14), vị trí trên dải phân cách tim đường 23 Giao lộ Quốc lộ 1A Bồi Hoàn (đường số 14), vị trí trên dải phân cách tim đường 24 Giao lộ Quốc lộ 1A Khu Chế Xuất Linh Trung, vị trí trên dải phân cách tim đường 25 Giao lộ Quốc lộ 1A đường Bình Đường, vị trí trên dải phân cách tim đường 26 Trước cầu vượt Sóng Thần, vị trí tại tiểu đảo giao lộ Quốc lộ 1A đường Lê Văn Tách 27 Đoạn trước giao lộ Quốc lộ Tỉnh lộ 43, vị trí trên dải phân cách tim đường 28 Đoạn trước cầu vượt Bình Phước, vị trí trên dải phân cách tim đường 29 Đoạn trước giao lộ Quốc lộ 1A Tô Ngọc Vân, vị trí trên vỉa hè Quốc lộ 1A 30 Đoạn trước cổng Công ty Mitsubishi, phường An Bình, huyện Dĩ An, vị trí trên vỉa hè Quốc lộ 1A 31 Vị trí trước số nhà 168, phường An Bình, huyện Dĩ An 32 Vị trí trước cửa hàng Lý Bảy, trước cầu vượt Linh Xuân, vị trí lắp đặt trên dải phân cách tim đường Quốc lộ 1A 33 Vị trí trước giao lộ Quốc lộ 1A Khu Chế xuất Linh Trung, vị trí lắp đặt trên lề đường Quốc lộ, đoạn gần hầm vượt Linh Trung 34 Đoạn trước giao lộ Quốc lộ 1A Bồi Hoàn, vị trí lắp đặt trên dải phân cách tim đường Quốc lộ 1A 35 Đoạn trước giao lộ Quốc lộ 1A Trường Đại học Nông Lâm, vị trí lắp đặt trên dải phân cách tim đường Quốc lộ 1A 36 Đoạn trước nút giao thông Thủ Đức, vị trí lắp đặt trên dải phân cách tim đường Quốc lộ 1A 37 Đoạn tại giao lộ Quốc lộ 13 Quốc lộ 13 cũ, hướng từ cầu Vĩnh Bình về cầu Bình Triệu 38 Đoạn trước kho hàng đông lạnh Hoàng Lai 39 Đoạn trước ngã tư Bình Triệu 40 Đoạn trước nút giao thông Thủ Đức, vị trí lắp đặt trên dải phân cách tim đường Quốc lộ 1A 41 Đoạn tại giao lộ Quốc lộ 13 Quốc lộ 13 cũ, hướng từ cầu Vĩnh Bình về cầu Bình Triệu 42 Đoạn trước kho hàng đông lạnh Hoàng Lai 43 Đoạn trước ngã tư Bình Triệu 44 Khu vực ngã tư Bình Triệu 45 Khu vực cầu vượt Bình Phước 46 Trước Đại học Nông Lâm Tp.HCM 47 Khu vực cầu vượt Bình Phước 48 Gần nút giao cầu vượt Linh Xuân 49 Liên Tỉnh lộ 25B (gần giao lộ Đại lộ Đông Tây) 50 Đường nối cầu Thủ Thiêm (giao lộ Đại lộ Đông Tây và đường Lương Định Của) 51 Quốc lộ 50 (từ Nguyễn Văn Linh đến ranh quận 8) 52 Quốc lộ 50 (từ Nguyễn Văn Linh đến ranh Tỉnh Long An) 53 Phạm Hùng (từ Nguyễn Văn Linh đến cầu Tắc Bến Rô) 54 Phạm Hùng (từ Nguyễn Văn Linh đến cầu Thiên Đường) 55 Đường 9A (từ Nguyễn Văn Linh đến Cầu Xáng) 56 Đường Võ Văn Kiệt (giao với Quốc lộ 1A) 57 Đường Võ Văn Kiệt (giao lộ Võ Văn Kiệt An Dương Vương) 58 Đường Võ Văn Kiệt (Cầu Rạch Cây hướng đi Quốc lộ 1A) 59 Đường Huỳnh Tấn Phát (tiểu đảo chân cầu Tân Thuận) 60 Đường Huỳnh Tấn Phát (đảo chân cầu Phú Mỹ) 61 Đường Huỳnh Tấn Phát (giao lộ Hoàng Quốc Việt) 62 Đường Huỳnh Tấn Phát (giao lộ Nguyễn Bình) 63 Đường Nguyễn Hữu Thọ (giao lộ Nguyễn Thị Thập) 64 Đường Nguyễn Hữu Thọ (giao lộ Nguyễn Văn Linh) 65 Đường Nguyễn Hữu Thọ (giao lộ Phạm Hữu Lầu) PHỤ LỤC 10 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH SỬA CHỮA BẢO ĐẢM GIAO THÔNG NĂM 2O12 (Kèm theo Quyết định số 187/QĐ UBND ngày 11 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố) STT Vị tri thực hiện Địa điểm Dự kiến quy mô 1 Nguyễn Tất Thành (từ nhà số 352 đến Hoàng Diệu) Quận 4 Cào bóc 2 lề + Trải BTNN dày 5cm+bù vênh 2 Ba Tháng Hai (Thành Thái đến Lý Thường Kiệt) Quận 10 Cào bóc + trải BTNN dày 5cm. Bù vênh 3 Sửa chữa đường XVNT Bình Thạnh Trải BTNN dày trung bình 5cm 4 Quốc lộ 1A (từ cầu vượt Sóng Thần 1 đến cầu vượt Linh Xuân) Bờ Nam Quận Thủ Đức Sửa chữa theo công nghệ tái sinh nguội (tăng cường làn xe tải) 5 Quốc lộ 1A (từ cầu vượt Linh Xuân đến Lê Văn Chí) Bờ Nam Quận Thủ Đức Sửa chữa theo công nghệ tái sinh nguội (tăng cường làn xe tải) 6 Quốc lộ 1A (từ Lê Văn Chí đến giao lộ Đại học Nông Lâm) Bờ Bắc Quận Thủ Đức Sửa chữa theo công nghệ tái sinh nguội (tăng cường làn xe tải) 7 Quốc lộ 1A (từ giao lộ Đại học Nông Lâm đến đường vào nút giao Thủ Đức) Bờ Bắc Quận Thủ Đức Sửa chữa theo công nghệ tái sinh nguội (tăng cường làn xe tải) 8 Sửa chữa ĐBGT QL22 (đoạn qua quán Hồng Đào…) Huyện Hóc Môn Sửa chữa theo công nghệ tái sinh nguội (tăng cường làn xe tải) 9 Sửa chữa ĐBGT QL 1A Quận 12 Sửa chữa theo công nghệ tái sinh nguội (tăng cường làn xe tải) PHỤ LỤC 11 DANH SÁCH CÁC VỊ TRÍ CÓ NGUY CƠ XẢY RA ÙN TẮC GIAO THÔNG NĂM 2012 (Kèm theo Quyết định số 187/QĐ UBND ngày 11 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố) STT Địa điểm thường xảy ra ùn tắc giao thông Thời gian Địa điểm Nguyên nhân Đơn vị quản lý 1 Vòng xoay Cống Quỳnh Nguyễn Trãi 6g 8g; 16g 18g Quận 1 Đường nhỏ, nhiều phương tiện lưu thông CA Quận 1 2 Cống Quỳnh Bùi Thị Xuân; Cống Quỳnh Phạm Viết Chánh 6g 8g; 16g 18g Quận 1 Đường nhỏ, nhiều phương tiện lưu thông CA Quận 1 3 Bùi Thị Xuân – Tôn Thất Tùng 6g 8g; 16g 18g Quận 1 Đường nhỏ, nhiều phương tiện lưu thông CA Quận 1 4 Nguyễn Thái Học Cô Bắc 6g 8g; 16g 18g Quận 1 Đường nhỏ, nhiều phương tiện lưu thông CA Quận 1 5 Trần Quang Khải Trần Khắc Chân Nguyễn Phi Khanh 6g 8g; 16g 18g Quận 1 Đường nhỏ, nhiều phương tiện lưu thông CA Quận 1 6 Cống Quỳnh – Bùi Viện 6g 8g; 16g 18g Quận 1 Đường nhỏ, nhiều phương tiện lưu thông CA Quận 1 7 Tuyến Nguyễn Công Trứ (P.Nguyễn Thái Bình) 6g 8g; 16g 18g Quận 1 Đường nhỏ, nhiều phương tiện lưu thông CA Quận 1 8 Thái Văn Lung Nguyễn Siêu 6g 8g; 16g 18g Quận 1 Đường nhỏ, nhiều phương tiện lưu thông CA Quận 1 9 Nguyễn Văn Giai Mai Thị Lựu 6g 8g; 16g 18g Quận 1 Đường nhỏ, nhiều phương tiện lưu thông CA Quận 1 10 Đinh Tiên Hoàng Trần Quang Khải 6g 8g; 16g 18g Quận 1 Lượng xe tham gia lưu thông đông, một số đi ngược chiều vào giờ cao điểm vào đường Đinh Tiên Hoàng gây kẹt xe Đội CSGT Tuần tra dẫn đoàn 11 Vòng xoay Nguyễn Bỉnh Khiêm 10g00 14g00; 20g00 02g00 Quận 1 Hết giờ cao điểm xe tải được vào thành phố nên tập trung lượng xe vào cùng một lúc gây kẹt xe Đội CSGT Tuần tra dẫn đoàn 12 Điện Biên Phủ Hai Bà Trưng 17g15 18g15 Quận 1 Mật độ phương tiện lưu thông đông khi xảy ra sự cố đột xuất tại giao lộ sẽ bị ùn tắc Đội CSGT Bàn Cờ 13 Ngã 3 Nguyễn Thị Định Nguyễn Duy Trinh 6g 8g; 16g 19g Quận 2 Giao lộ dưới dốc cầu nhỏ hẹp, lưu lượng phương tiện vào giờ cao điểm tăng cao CA Quận 2 14 Ngã tư Lương Định Của đại lộ Võ Văn Kiệt 6g 8g; 16g 18g Quận 2 Do mặt đường Lương Định Của hẹp, đoạn cua từ Nguyễn Thị Định ra ngã tư hẹp thường xuyên gây ùn ứ giao thông trong giờ cao điểm Đội CSGT Rạch Chiếc 15 Giao lộ Nguyễn Thị Định Tỉnh lộ 25B đường vào cầu Phú Mỹ 6g 8g; 16g 18g Quận 2 Việc phân luồng hiện nay còn tồn tại hai tiểu đảo và chế độ đèn chưa hợp lý nên xảy ra xung đột tại giao lộ Đội CSGT Rạch Chiếc 16 Giao lộ Nguyễn Thị Minh Khai CMT8 17g15 18g15 Quận 3 Mật độ phương tiện lưu thông đông khi xảy ra sự cố đột xuất tại giao lộ sẽ bị ùn tắc Đội CSGT Bàn Cờ 17 Ngã 6 Công trường Dân Chủ, quận 3 07g15 08g15; 17g15 18g15 Quận 3 Mật độ phương tiện lưu thông đông khi xảy ra sự cố đột xuất tại giao lộ sẽ bị ùn tắc Đội CSGT Bàn Cờ 18 Giao lộ Cách Mạng Tháng 8 Hòa Hưng 17g15 18g15 Quận 3 Mật độ phương tiện lưu thông đông khi xảy ra sự cố đột xuất tại giao lộ sẽ bị ùn tắc Đội CSGT Bàn Cờ 19 Cách Mạng Tháng 8 Trần Văn Đang 17g15 18g15 Quận 3 Mật độ phương tiện lưu thông đông khi xảy ra sự cố đột xuất tại giao lộ sẽ bị ùn tắc Đội CSGT Bàn Cờ 20 Điện Biên Phủ Phạm Ngọc Thạch 17g15 18g15 Quận 3 Mật độ phương tiện lưu thông đông khi xảy ra sự cố đột xuất tại giao lộ sẽ bị ùn tắc Đội CSGT Bàn Cờ 21 Điện Biên Phủ Pasteur 17g15 18g15 Quận 3 Mật độ phương tiện lưu thông đông khi xảy ra sự cố đột xuất tại giao lộ sẽ bị ùn tắc Đội CSGT Bàn Cờ 22 Nguyễn Thị Minh Khai Nam Kỳ Khởi Nghĩa 17g15 18g15 Quận 3 Mật độ phương tiện lưu thông đông khi xảy ra sự cố đột xuất tại giao lộ sẽ bị ùn tắc Đội CSGT Bàn Cờ 23 Ngã 6 Nguyễn Tri Phương 6g 7g30; 10g30 11g30; 16g 17g30 Quận 5 Xung quanh khu vực này có nhiều trường học, ký túc xá sinh viên cho nên lưu lượng tan giờ học đông CA Quận 5 24 Ngã 4 Hồng Bàng Nguyễn Kim 10g 11g30 Quận 5 Cổng trường học Hùng Vương CA Quận 5 25 Ngã tư Nguyễn Văn Luông Phạm Văn Chí Giờ cao điểm (17g 18g) Quận 6 Gần Xí nghiệp Bitis công nhân tan ca trùng với giờ học sinh đi về CA Quận 6 26 Ngã tư Nguyễn Văn Luông Hậu Giang Giờ cao điểm (17g 18g) Quận 6 Gần Xí nghiệp may Thuận Phương công nhân tan ca trùng với giờ cao điểm CA Quận 6 27 Ngã tư Đặng Nguyên Cẩn Tân Hòa Đông Giờ học sinh tan trường (17g 18g) Quận 6 Đường hẹp học sinh tan trường đông và xe hai bánh rẽ trái từ Tân Hòa Đông về Đặng Nguyên Cẩn CA Quận 6 28 Ngã tư Tân Hòa Đông Phan Anh Giờ học sinh tan trường (17g 18g) Quận 6 Nhiều trường trong khu vực tan trường cùng một lúc cộng giờ tan ca của công nhân CA Quận 6 29 Hồng Bàng + Phạm Đình Hổ 06g00 08g00 16g00 18g00 Quận 6 Mật độ phương tiện lưu thông đông vào giờ cao điểm Đội CSGT Phú Lâm 30 Vòng xoay Cây Gõ 06g00 08g00 16g00 18g00 Quận 6 Mật độ phương tiện lưu thông đông vào giờ cao điểm Đội CSGT Phú Lâm 31 Bà Hom + Tỉnh lộ 10 06g00 08g00 16g00 18g00 Quận 6 Mật độ phương tiện lưu thông đông vào giờ cao điểm Đội CSGT Phú Lâm 32 Bà Hom + An Dương Vương 06g00 08g00 16g00 18g00 Quận 6 Mật độ phương tiện lưu thông đông vào giờ cao điểm Đội CSGT Phú Lâm 33 Vòng xoay Phú Lâm 06g00 08g00 16g00 18g00 Quận 6 Mật độ phương tiện lưu thông đông vào giờ cao điểm Đội CSGT Phú Lâm 34 Vòng xoay mũi tàu 06g00 08g00 16g00 18g00 Quận 6 Mật độ phương tiện lưu thông đông vào giờ cao điểm Đội CSGT Phú Lâm 35 Khu vực Kinh Dương Vương + Hồ Học Lãm Bất kỳ Quận Bình Tân Mật độ phương tiện lưu thông đông vào giờ cao điểm Đội CSGT Phú Lâm 36 Bùi Văn Ba + Huỳnh Tấn Phát 07g00 07g40; 16g15 17g30 Quận 7 Giờ đi làm và giờ tan ca của công nhân Đội CSGT Nam Sài Gòn 37 Cầu Tân Thuận 2 Không xác định thời gian Quận 7 Lượng xe đông, xe ô tô chết máy hoặc tai nạn trên cầu Đội CSGT Nam Sài Gòn 38 Cầu Chữ Y quận 8 06g00 08g00 16g00 18g00 Quận 8 Lượng xe đông trong giờ cao điểm, khi có sự cố xe chết máy, tai nạn giao thông Đội CSGT Chợ Lớn 39 Khu vực trước chợ Xóm Củi 06g00 08g00 16g00 18g00 Quận 8 Lượng xe đông trong giờ cao điểm, buôn bán lấn chiếm lòng lề đường Đội CSGT Chợ Lớn 40 Giao lộ Phạm Hùng + đường số 12 quận 8 06g00 08g00 16g00 18g00 Quận 8 Lượng xe đông trong giờ cao điểm, giờ vào học và giờ tan trường vì giao lộ gần ngay trường PTTH lượng xe qua lại rất đông Đội CSGT Chợ Lớn 41 Ngã ba Lê Văn Việt Đình Phong Phú 6g 8g; 16g 18g Quận 9 Giờ cao điểm đi làm,tan tầm, lưu lượng người và phương tiện tăng cao CA Quận 9 42 Ngã ba Lê Văn Việt Quang Trung (gần ngã tư Thủ Đức) Xa lộ Hà Nội 6g 8g; 16g 18g Quận 9 Giờ cao điểm đi làm, tan tầm, lưu lượng người và phương tiện tăng cao CA Quận 9 43 Ngã ba Đỗ Xuân Hợp Tây Hòa 6g 8g; 16g 18g Quận 9 Giờ cao điểm đi làm, tan tầm, lưu lượng người và phương tiện tăng cao CA Quận 9 44 Khu vực trước khu du lịch Suối Tiên Vào các dịp lễ, tết, thứ bảy, chủ nhật Quận 9 Do lượng xe khách, xe buýt đón trả khách, lượng người tham quan du lịch đông, đứng chờ xe hoặc khách bộ hành qua lại gây ùn ứ giao thông Đội CSGT Rạch Chiếc 45 Ngã tư Thủ Đức (XLHN + Lê Văn Việt quận 9 và Võ Văn Ngân quận Thủ Đức) 06g00 08g00 16g00 18g00 Quận 9 Lưu lượng phương tiện lưu thông rất lớn vào giờ cao điểm Đội CSGT Rạch Chiếc 46 Ngã tư Bình Thái 06g00 08g00 16g00 18g00 Quận 9 Lưu lượng phương tiện lưu thông rất lớn vào giờ cao điểm. Đường nối XLHN với Nguyễn Văn Bá hẹp, giới hạn bởi hai lan can, ngã ba giữa đường nối và đường Nguyễn Văn Bá rất gần với ngã tư Bình Thái gây ùn ứ giao thông Đội CSGT Rạch Chiếc 47 Ngã tư Tây Hòa Khi có xe ô tô tải lưu thông tăng đột biến hoặc có sự cố xảy ra tai giao lộ Quận 9 Tình hình TTATGT tương đối phức tạp do hàng ngày có 1 lượng lớn xe ô tô tải đầu kéo ra vào cảng ZI và đường Nguyễn Văn Bá, đường Tây Hòa phía quận 9 rất hẹp nên dễ ùn ứ nhất là khi các phương tiện gặp sự cố Đội CSGT Rạch Chiếc 48 Cầu Rạch Chiếc 06g00 08g00 16g00 18g00 Quận 9 Trong giờ cao điểm lượng xe tăng cao nên xảy ra ùn ứ do cầu đang sửa chữa Đội CSGT Rạch Chiếc 49 Sư Vạn Hạnh Tô Hiến Thành 17g 18g Quận 10 Do siêu thị miền Đông nằm ngay giao lộ. Lượng xe ra vào siêu thị vào giờ cao điểm rất đông dễ gây ra ùn tắc giao thông CA Quận 10 50 Sư Vạn Hạnh Bệnh viện 115 17g 18g Quận 10 Do đối diện cổng Bệnh viện 115 có Trường Đại học ngoại ngữ Hufflit, lượng xe sinh viên tan tường, cộng với xe ra vào bệnh viện vào giờ cao điểm dễ gây ra ùn tắc giao thông CA Quận 10 51 Tô Hiến Thành Đồng Nai 17g 18g Quận 10 Do đối diện Trường Tiểu học Thiên Hộ Dương nằm ngay giao lộ nên khi vào giờ cao điểm học sinh tan trường dễ gây ra ùn tắc giao thông CA Quận 10 52 Giao lộ 3/2 + Nguyễn Tri Phương + Thành Thái + Lý Thái Tổ 17g15 18g15 Quận 10 Mật độ phương tiện lưu thông đông khi xảy ra sự cố đột xuất tại giao lộ sẽ bị ùn tắc Đội CSGT Bàn Cờ 53 Đường 3/2 + Lý Thường Kiệt 06g00 08g00 16g00 18g00 Quận 10 Mật độ phương tiện lưu thông đông vào giờ cao điểm Đội CSGT Phú Lâm 54 Đường 3/2 + Lê Đại Hành 06g00 08g00 16g00 18g00 Quận 10 Mật độ phương tiện lưu thông đông vào giờ cao điểm Đội CSGT Phú Lâm 55 Ngã tư Bình Thới Lãnh Binh Thăng Ông Ích Khiêm 6g00 8g00; 10g30 11g30; 16g00 18g00 Quận 11 Do cúp điện; mưa ngập đường CA Quận 11 56 Âu Cơ Lạc Long Quân 6g00 8g00; 10g30 11g30; 16g00 18g00 Quận 11 Do cúp điện; mưa ngập đường dải phân cách cứng gần nơi giao lộ CA Quận 11 57 Vòng xoay Đầm Sen Vào ngày lễ, tết Quận 11 Luợng khách đến tham quan đông CA Quận 11 58 Ngã tư Tân Thới Hiệp 6g 7g30 Quận 12 Lưu lượng người đi học và đi làm nhiều vào giờ cao điểm CA Quận 12 59 Ngã tư chợ Cầu 16g 17g Quận 12 Lưu lượng người đi học và đi làm nhiều vào giờ cao điểm CA Quận 12 60 Đường Tô Ký + TMT13 16g 17g Quận 12 Lưu lượng người đi học và đi làm nhiều vào giờ cao điểm CA Quận 12 61 Ngã tư QL1 + Nguyễn Văn Quá 06g00 08g00 16g00 18g00 Quận 12 Cao điểm sáng, chiều do mật độ phương tiện lưu thông tăng đột biến Đội CSGT An Sương 62 Vòng xoay An Sương 06g00 08g00 08g30 10g00 15g00 18g00 20g30 21g30 Quận 12 Giờ cao điểm do mật độ phương tiện tăng đột biến, do ô tô tải đổ vào thành phố hết giờ cao điểm gây ra tình trạng ùn ứ đột biến vào các giờ trên Đội CSGT An Sương 63 Lê Quang Định Nguyễn Văn Đậu 6g 8g30; 16g30 19g Quận Bình Thạnh Mật độ phương tiện tham gia giao thông rất cao giao lộ hẹp, ý thức chấp hành luật GTĐB của người tham gia giao thông còn hạn chế CA Quận Bình Thạnh 64 Phan Văn Trị Nơ Trang Long 6g 8g30; 16g30 19g Quận Bình Thạnh Mật độ phương tiện tham gia giao thông rất cao giao lộ hẹp,ý thức chấp hành luật GTĐB của người tham gia giao thông còn hạn chế CA Quận Bình Thạnh 65 Phan Văn Trị Trần Quí Cáp 6g 8g30; 16g30 19g Quận Bình Thạnh Mật độ phương tiện tham gia giao thông rất cao giao lộ hẹp, ý thức chấp hành luật GTĐB của người tham gia giao thông còn hạn chế CA Quận Bình Thạnh 66 Ung Văn Khiêm D2 6g 8g30; 16g30 19g Quận Bình Thạnh Mật độ phương tiện tham gia giao thông rất cao giao lộ hẹp, ý thức chấp hành luật GTĐB của người tham gia giao thông còn hạn chế CA Quận Bình Thạnh 67 Nơ Trang Long Lê Quang Định 6g 8g30; 16g30 19g Quận Bình Thạnh Mật độ phương tiện tham gia giao thông rất cao giao lộ hẹp, ý thức chấp hành luật GTĐB của người tham gia giao thông còn hạn chế CA Quận Bình Thạnh 68 Điểm ùn tắc giao thông trên tuyến Lê Quang Định đoạn từ Nguyễn Huy Lượng đến Huỳnh Đình Hai 16g30 19g Quận Bình Thạnh Mật độ phương tiện tham gia giao thông rất cao giao lộ hẹp, ý thức chấp hành luật GTĐB của người tham gia giao thông còn hạn chế CA Quận Bình Thạnh 69 Bùi Hữu Nghĩa gần chợ Bà Chiểu 6g 8g30; 16g30 19g Quận Bình Thạnh Do công trình sửa chữa đường chưa thực hiện xong gây cản trở giao thông CA Quận Bình Thạnh 70 Tuyến Nơ Trang Long đoạn trước Bệnh viện Ung Bướu 6g 8g30; 16g30 19g Quận Bình Thạnh Do tập trung nhiều người và phương tiện ra vào bệnh viện, mật độ phương tiện tham gia giao thông cao, đường nhỏ, ý thức chấp hành Luật GTĐB của người tham gia giao thông còn hạn chế CA Quận Bình Thạnh 71 Cầu Sài Gòn Thường xuyên Quận Bình Thạnh Xe hỏng, tai nạn giao thông, phương tiện giao thông tăng đột biến Đội CSGT Hàng Xanh 72 Vòng xoay Hàng Xanh Giờ cao điểm Quận Bình Thạnh Phương tiện tăng đột biến, trời mưa hoặc triều cường gây ngập nước Đội CSGT Hàng Xanh 73 Bạch Đằng + Đinh Bộ Lĩnh Giờ cao điểm Quận Bình Thạnh Phương tiện tăng đột biến, trời mưa hoặc triều cường gây ngập nước Đội CSGT Hàng Xanh 74 Phan Đăng Lưu + Đinh Tiên Hoàng Giờ cao điểm Quận Bình Thạnh Phương tiện tăng đột biến, trời mưa hoặc triều cường gây ngập nước Đội CSGT Hàng Xanh 75 Xô Viết Nghệ Tĩnh + Nguyễn Xí Giờ cao điểm Quận Bình Thạnh Phương tiện tăng đột biến, trời mưa hoặc triều cường gây ngập nước Đội CSGT Hàng Xanh 76 Cầu Bình Triệu Thường xuyên Quận Bình Thạnh Xe hỏng, tai nạn giao thông, phương tiện giao thông tăng đột biến Đội CSGT Hàng Xanh 77 Đinh Bộ Lĩnh + Nguyễn Xí Giờ cao điểm, lúc trời mưa, triều cường Quận Bình Thạnh Xe hỏng, tai nạn giao thông, phương tiện giao thông tăng đột biến Đội CSGT Hàng Xanh 78 Cầu Đỏ Thường xuyên Quận Bình Thạnh Xe hỏng, tai nạn giao thông, phương tiện giao thông tăng đột biến Đội CSGT Hàng Xanh 79 Ngã 4 Bốn Xã 6g 8g; 11g 12g; 16g 18g Quận Bình Tân Do giao lộ lệch không có đèn tín, lưu lượng phương tiện tập trung đông vào những giờ cao điểm nên dẫn đến ùn tắc cục bộ CA Quận Bình Tân 80 Giao lộ Hồ Văn Long với Nguyễn Thị Tú 6g 8g; 16g 18g Quận Bình Tân Giao lộ nằm ngay khúc quanh đến QL1, giao lộ hẹp, nếu có phương tiện ô tô lưu thông hướng từ Hồ Văn Long ra Nguyễn Thị Tú vào giờ cao điểm sẽ dẫn đến ùn tắc cục bộ CA Quận Bình Tân 81 Giao lộ đường số 7 với đường số 40 6g 8g; 16g 18g Quận Bình Tân Lưu lượng công nhân tan tầm cùng lúc nên gây ùn tắc cục bộ CA Quận Bình Tân 82 QL1 với Hương lộ 2, Tây Lân 6g 8g; 11g 12g; 16g 18g Quận Bình Tân Đây là giao lộ lệch, là trục đường chính của các xe đến trung tâm đăng kiểm định xe, đường Hương lộ 2 có nhiều cơ sở sản xuất nên lượng phương tiện ra vào thường xuyên dẫn đến ùn tắc cục bộ CA Quận Bình Tân 83 Ngã tư QL1 + Hương lộ 2 + Tây Lân Giờ cao điểm Quận Bình Tân Đường Tây Lân bị hẹp đồng thời là giao lộ bị lệch, nơi tập trung nhiều cty nên xe tải ra vào thường xuyên làm cho ngã tư thường xuyên bị ùn tắc Đội CSGT An Lạc 84 Ngã tư QL1+ Tỉnh lộ 10 Giờ cao điểm Quận Bình Tân Là đường liên tỉnh với Long An, khu vực có nhiều công ty, lượng xe qua lại rất đông, gần ngay Khu Công nghiệp Tân Tạo và và đường vào Khu Công nghiệp Lê Minh Xuân Đội CSGT An Lạc 85 An Dương Vương đường số 1 6g 8g; 16g 18g Quận Bình Tân Giao lộ hẹp, có đèn tín hiệu: do một số người tham gia giao thông thiếu ý thức chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu nên dẫn đến ùn tắc CA Quận Bình Tân 86 Ngã 3 Tân Hương Văn Cao cao điểm sáng chiều Quận Tân Phú Mặt đường nhỏ, lưu lượng xe đông CA Quận Tân Phú 87 Ngã 5 Nguyễn Lý Lê Khôi Thạch Lam Trần Quang Cơ cao điểm sáng chiều Quận Tân Phú Mặt đường nhỏ, lưu lượng xe đông CA Quận Tân Phú 88 Ngã tư Lũy Bán Bích Thoại Ngọc Hầu cao điểm sáng chiều Quận Tân Phú Mặt đường nhỏ, lưu lượng xe đông CA Quận Tân Phú 89 Ngã ba Lũy Bán Bích Âu Cơ cao điểm sáng chiều Quận Tân Phú Mặt đường nhỏ, lưu lượng xe đông CA Quận Tân Phú 90 Ngã 3 Tân Thành Âu Cơ cao điểm sáng chiều Quận Tân Phú Mặt đường nhỏ, lưu lượng xe đông CA Quận Tân Phú 91 Ngã 3 Sơn Kỳ Tân Kỳ Tân Quý cao điểm sáng chiều Quận Tân Phú Mặt đường nhỏ, lưu lượng xe đông CA Quận Tân Phú 92 Ngã tư Thạch Lam Lũy Bán Bích Trịnh Đình Thảo cao điểm sáng chiều Quận Tân Phú Mặt đường nhỏ, lưu lượng xe đông CA Quận Tân Phú 93 Ngã 4 Âu Cơ Thoại Ngọc Hầu cao điểm sáng chiều Quận Tân Phú Mặt đường nhỏ, lưu lượng xe đông CA Quận Tân Phú 94 Út Tịch Nguyễn Thái Bình 6g 8g; 16g 18g Quận Tân Bình Tại ngã 4, vào giờ cao điểm lưu lượng xe tham gia giao thông đông, một số người điều khiển phương tiện chưa chấp hành tốt các quy định về trật tự an toàn giao thông CA Quận Tân Bình 95 Lạc Long Quân Đông Hồ 6g 8g; 16g 18g Quận Tân Bình Tại ngã 4, vào giờ cao điểm lưu lượng xe tham gia giao thông đông, một số người điều khiển phương tiện chưa chấp hành tốt các quy định về trật tự an toàn giao thông CA Quận Tân Bình 96 Âu Cơ Hồng Lạc 6g 8g; 16g 18g Quận Tân Bình Tại ngã 4, vào giờ cao điểm lưu lượng xe tham gia giao thông đông, một số người điều khiển phương tiện chưa chấp hành tốt các quy định về trật tự an toàn giao thông CA Quận Tân Bình 97 Xuân Diệu Nguyễn Thái Bình 6g 8g; 16g 18g Quận Tân Bình Tại ngã 3, vào giờ cao điểm lưu lượng xe tham gia giao thông đông, một số người điều khiển phương tiện chưa chấp hành tốt các quy định về trật tự an toàn giao thông CA Quận Tân Bình 98 Trường Chinh Nguyễn Thái Bình 6g 8g; 16g 18g Quận Tân Bình Tại ngã 3, vào giờ cao điểm lưu lượng xe tham gia giao thông đông, một số người điều khiển phương tiện chưa chấp hành tốt các quy định về trật tự an toàn giao thông CA Quận Tân Bình 99 Trần Huy Liệu Huỳnh Văn Bánh Cao điểm Quận Phú Nhuận Ý thức của người tham gia giao thông CA Quận Phú Nhuận 100 Trần Huy Liệu Nguyễn Trọng Tuyển 17g15 18g Quận Phú Nhuận Trường THCS cách giao lộ 20m (giờ tan học) lòng đường hẹp, mật độ lưu thông cao, hai chiều đường trên tuyến Trần Huy Liệu Nguyễn Trọng Tuyển, ý thức của người tham gia giao thông CA Quận Phú Nhuận 101 Cổng xe lửa số 8 (giao cắt với tuyến Nguyễn Trọng Tuyển phường 8) Cao điểm Quận Phú Nhuận Vào giờ cao điểm các phương tiện lưu thông trên đường song hành với đường sắt lưu thông rẽ trái tuyến Nguyễn Trọng Tuyển gây ùn tắc CA Quận Phú Nhuận 102 Lê Quang Định Trần Quốc Tuấn 6g30 7g30; 16g 19g Quận Gò Vấp Lưu lượng phương tiện đông vào giờ cao điểm buổi sáng và chiều CA Quận Gò Vấp 103 Phan Văn Trị Trần Quốc Tuấn Quận Gò Vấp CA Quận Gò Vấp 104 Thống Nhất Quang Trung Quận Gò Vấp CA Quận Gò Vấp 105 Nguyễn Văn Nghi Lê Lợi Quận Gò Vấp CA Quận Gò Vấp 106 Võ Văn Ngân Nguyễn Văn Bá 6g 8g; 16g 18g Quận Thủ Đức Lưu lượng xe lưu thông mật độ đông tại cả 2 chiều, người điều khiển phương tiện luồng lách rẽ, quay đầu chữ U làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông CA Quận Thủ Đức 107 Tô Ngọc Vân đường sắt 6g 8g; 16g 18g Quận Thủ Đức Vào giờ cao điểm, khi tiếp xúc với đường sắt, đường ngang Tô Ngọc Vân đột ngột nhỏ lại, khi tàu qua người điều khiển phương tiện thường dừng xe lấn phần đường làm hai bên đường không lưu thông được CA Quận Thủ Đức 108 Tỉnh lộ 43 Gò Dưa 6g 8g; 16g 18g Quận Thủ Đức Đoạn ngã 4 Tô Ngọc Vân Gò Dưa đến ngã 4 Tô Ngọc Vân Tỉnh lộ 43 Quốc lộ 1 quá ngắn dưới 200m nên các xe ô tô lưu thông trên đường Gò Dưa rẽ trái và rẽ phải ra Quốc lộ 1 tạo thành điểm xung đột cắt dòng tại ngã 4 Tô Ngọc Vân Gò Dưa CA Quận Thủ Đức 109 Đặng Văn Bi Nguyễn Văn Bá 6g 8g; 16g 18g Quận Thủ Đức Vào giờ cao điểm lưu lượng xe lưu thông mật độ đông tại ngã 4 Bình Thái gây ùn tắc giao thông tại giao lộ Đặng Văn Bi Nguyễn Văn Bá CA Quận Thủ Đức 110 Kha Vạn Cân Quốc lộ 13 6g 8g; 16g 18g Quận Thủ Đức Vào giờ cao điểm lưu lượng xe lưu thông mật độ đông tại ngã 4 Bình Triệu gây ùn tắc giao thông tại tuyến Kha Vạn Cân (đoạn từ cầu Gò Dưa đến ngã 4 Bình Triệu) Đội CSGT Hàng Xanh 111 Ngã tư Tam Bình (QL1 + Tỉnh lộ 43) 06g00 08g00 16g00 18g00 Quận Thủ Đức Do lượng các phương tiện tăng vào giờ cao điểm Đội CSGT Bình Triệu 112 Giao lộ Quách Điêu Vĩnh Lộc 6g30 7g30 16g 19g Huyện Bình Chánh Do giao lộ hẹp có chợ tự phát, chưa được trang bị đèn tín hiệu giao thông CA Huyện Bình Chánh 113 Khu vực ấp 5, 6, xã Phú Xuân, Nhà Bè trên tuyến đường Huỳnh Tấn Phát Chỉ xảy ra ùn tắc trong cao điểm lễ tết Huyện Nhà Bè Do lượng người và phương tiện giao thông đi chơi lễ, tết tại huyện Cần Giờ chờ qua phà CA Huyện Nhà Bè 114 Khu vực bến phà Bình Khánh 6g30 7g30 16g 19g Huyện Cần Giờ Vào các ngày lễ, tết, thứ 7, chủ nhật lượng phương tiện tham gia giao thông đông CA Huyện Cần Giờ ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 43/2012/NQ HĐND Kiên Giang, ngày 11 tháng 01 năm 2012 NGHỊ QUYẾT VỀ VIỆC BAN HÀNH PHÍ THẨM ĐỊNH CẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ TƯ Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004; Căn cứ Pháp lệnh Phí và Lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001; Căn cứ Thông tư số 97/2006/TT BTC ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 121/TTr UBND ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 21/2011/NQ HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành danh mục phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; Báo cáo thẩm tra số 01/BC HĐND ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành Tờ trình số 121/TTr UBND ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 21/2011/NQ HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành danh mục phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, cụ thể như sau: 1. Đối tượng nộp phí Là người sử dụng đất quy định tại Điều 9, Luật Đất đai năm 2003, gồm: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; cộng đồng dân cư; cơ sở tôn giáo; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành thẩm định để giao đất, cho thuê đất và đối với trường hợp chuyển quyền sở hữu nhà gắn liền với quyền sử dụng đất. 2. Đối tượng không nộp phí Không áp dụng thu phí trong trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu đối với người đang sử dụng đất ổn định. 3. Các trường hợp nộp phí và mức thu a) Người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trong nước, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài, mức thu như sau: Đất tại đô thị (phường, thị trấn): + Đất ở: Mức thu là 70.000 đồng/hồ sơ; + Các loại đất còn lại: Mức thu là 100.000 đồng/hồ sơ. Đất tại nông thôn (xã): + Đất ở: Mức thu là 50.000 đồng/hồ sơ; + Các loại đất còn lại: Mức thu là 80.000 đồng/hồ sơ. b) Người sử dụng đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, mức thu như sau: Diện tích dưới 5.000m2: Mức thu là 2.000.000 đồng/hồ sơ; Diện tích từ 5.000m2 đến dưới 10.000m2: Mức thu là 3.000.000 đồng/hồ sơ; Diện tích từ 10.000m2 đến dưới 50.000m2: Mức thu là 4.000.000 đồng/hồ sơ; Diện tích từ 50.000m2 trở lên: Mức thu là 4.500.000 đồng/hồ sơ. 4. Quản lý và sử dụng phí a) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ: Số phí thu được, được để lại 90% trên số tiền thu phí để trang trải chi phí hoạt động và thu phí; phần còn lại 10% nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định về phân cấp nguồn thu ngân sách nhà nước. b) Đối với cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ: Số phí thu được, được để lại 70% trên số tiền thu phí để trang trải chi phí hoạt động và thu phí; phần còn lại 30% nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định về phân cấp nguồn thu ngân sách nhà nước. 5. Cơ quan, đơn vị thu phí Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất các huyện, thị xã và thành phố; Chi cục Quản lý đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang. Điều 2. Thời gian thực hiện: Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua. Điều 3. Tổ chức thực hiện Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, triển khai các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng, quyết toán đúng quy định. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giám sát chặt chẽ việc thực hiện Nghị quyết này. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang khóa VIII, kỳ họp thứ tư thông qua và bãi bỏ Nghị quyết số 21/2011/NQ HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc ban hành danh mục phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang./. CHỦ TỊCH Nguyễn Thanh Sơn
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 45/2012/NQ HĐND Kiên Giang, ngày 11 tháng 01 năm 2012 NGHỊ QUYẾT VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TỶ LỆ THU LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ ĐỐI VỚI XE Ô TÔ CHỞ NGƯỜI DƯỚI 10 CHỖ NGỒI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ TƯ Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004; Căn cứ Nghị định số 45/2011/NĐ CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ về lệ phí trước bạ; Căn cứ Thông tư số 124/2011/TT BTC ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về lệ phí trước bạ; Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 118/TTr UBND ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc ban hành Quy định tỷ lệ thu lệ phí trước bạ đối với xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; Báo cáo thẩm tra số 01/BC HĐND ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành Tờ trình số 118/TTr UBND ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định tỷ lệ thu lệ phí trước bạ đối với xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là 10% (mười phần trăm)/giá tính thuế. Điều 2. Thời gian thực hiện: Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua. Điều 3. Tổ chức thực hiện Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, triển khai các cấp, các ngành thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giám sát chặt chẽ việc thực hiện Nghị quyết này. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang khóa VIII, kỳ họp thứ tư thông qua và bãi bỏ Nghị quyết số 38/2008/NQ HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định tỷ lệ thu lệ phí trước bạ đối với xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi./. CHỦ TỊCH Nguyễn Thanh Sơn
BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 06/2012/TT BTC Hà Nội, ngày 11 tháng 1 năm 2012 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG, HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 123/2008/NĐ CP NGÀY 08/12/2008 VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 121/2011/NĐ CP NGÀY 27/12/2011 CỦA CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008; Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006; Căn cứ Nghị định số 123/2008/NĐ CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng; Căn cứ Nghị định số 121/2011/NĐ CP ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2008/NĐ CP ngày 8 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng; Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính, Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành về thuế giá trị gia tăng như sau: Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Điều 2. Đối tượng chịu thuế Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này. Điều 3. Người nộp thuế Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm: 1. Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã; 2. Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác; 3. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam; 4. Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu. 5. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế. Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT 1. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu. Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh và các hình thức bảo quản thông thường khác. Ví dụ 1: phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt các sản phẩm trồng trọt; làm sạch, phơi, sấy khô, ướp muối, ướp đá các sản phẩm thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt khác. 2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, cành giống, củ giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền ở các khâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại. Sản phẩm giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT là sản phẩm do các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thương mại có giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp. Đối với sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc loại Nhà nước ban hành tiêu chuẩn, chất lượng phải đáp ứng các điều kiện do nhà nước quy định. 3. Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp. 4. Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i ốt, mà thành phần chính có công thức hóa học là NaCl. 5. Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê. 6. Chuyển quyền sử dụng đất. 7. Bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm người học và các dịch vụ bảo hiểm liên quan đến con người; bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng và các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; Tái bảo hiểm. 8. Hoạt động tài chính: a) Dịch vụ cấp tín dụng do các tổ chức tín dụng cung ứng gồm các hình thức: Cho vay; Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác; Bảo lãnh ngân hàng; Cho thuê tài chính; Phát hành thẻ tín dụng; Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế; Các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật. Tài sản sử dụng để đảm bảo tiền vay của người nộp thuế GTGT hoặc đã được chuyển quyền sở hữu sang bên cho vay khi bán phải chịu thuế GTGT, trừ trường hợp là hàng hoá không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 4 Thông tư này. Ví dụ 2: Trường hợp Công ty TNHH A thế chấp dây chuyền, máy móc thiết bị để vay vốn tại Ngân hàng B. Hết thời hạn vay theo hợp đồng tín dụng, Công ty A không có khả năng trả nợ, Ngân hàng B bán tài sản đảm bảo tiền vay (kể cả trường hợp đã chuyển quyền hoặc chưa chuyển quyền sở hữu tài sản cho Ngân hàng B) để thu hồi nợ thì tài sản này thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. b) Kinh doanh chứng khoán bao gồm: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý công ty đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, dịch vụ tổ chức thị trường của các sở hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán, dịch vụ liên quan đến chứng khoán đăng ký, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, cho khách hàng vay tiền để thực hiện giao dịch ký quỹ, ứng trước tiền bán chứng khoán và các dịch vụ khác theo quy định của Bộ Tài chính. Hoạt động cung cấp thông tin, tổ chức bán đấu giá cổ phần của các tổ chức phát hành, hỗ trợ kỹ thuật phục vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến của Sở Giao dịch chứng khoán. c) Chuyển nhượng vốn bao gồm việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để sản xuất kinh doanh, chuyển nhượng chứng khoán và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật. d) Bán nợ. đ) Kinh doanh ngoại tệ. e) Dịch vụ tài chính phái sinh bao gồm hoán đổi lãi suất, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn mua, bán ngoại tệ và các dịch vụ tài chính phái sinh khác theo quy định của pháp luật. 9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch vụ điều dưỡng sức khoẻ, phục hồi chức năng cho người bệnh. Dịch vụ y tế bao gồm cả vận chuyển người bệnh, dịch vụ cho thuê phòng bệnh, giường bệnh của các cơ sở y tế; xét nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh. Trường hợp trong gói dịch vụ chữa bệnh (theo quy định của Bộ Y tế) bao gồm cả sử dụng thuốc chữa bệnh thì khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh cũng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. 10. Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và Internet phổ cập theo chương trình của Chính phủ; Dịch vụ bưu chính, viễn thông từ nước ngoài vào Việt Nam (chiều đến). 11. Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư; duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ. Các dịch vụ nêu tại điểm này không phân biệt nguồn kinh phí chi trả. Cụ thể: a) Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư cung cấp cho tổ chức, cá nhân bao gồm các hoạt động thu, dọn, vận chuyển, xử lý rác và chất phế thải; thoát nước, xử lý nước thải; bơm hút, vận chuyển và xử lý phân bùn, bể phốt; thông tắc công trình vệ sinh, hệ thống thoát nước thải; quét dọn nhà vệ sinh công cộng; duy trì vệ sinh tại các nhà vệ sinh lưu động và thu gom, vận chuyển xử lý chất thải khác. Trường hợp cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ như dịch vụ lau dọn văn phòng, lau dọn nhà cửa thì dịch vụ này thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Ví dụ 3: Công ty TNHH B cung cấp dịch vụ lau dọn văn phòng cho đơn vị C, cung cấp dịch vụ lau chùi hành lang, cầu thang cho chung cư H thì các dịch vụ này thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. b) Duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố bao gồm hoạt động quản lý, trồng cây, chăm sóc cây, bảo vệ chim, thú ở các công viên, vườn thú, khu vực công cộng, rừng quốc gia, vườn quốc gia. c) Chiếu sáng công cộng bao gồm chiếu sáng đường phố, ngõ, xóm trong khu dân cư, vườn hoa, công viên. d) Dịch vụ tang lễ của các cơ sở có chức năng kinh doanh dịch vụ tang lễ bao gồm các hoạt động cho thuê nhà tang lễ, xe ô tô phục vụ tang lễ, mai táng, hoả táng, cải táng. 12. Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội. Trường hợp có sử dụng nguồn vốn khác ngoài vốn đóng góp của nhân dân (bao gồm cả vốn đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân), vốn viện trợ nhân đạo mà nguồn vốn khác không vượt quá 50% tổng số nguồn vốn sử dụng cho công trình thì đối tượng không chịu thuế là toàn bộ giá trị công trình. Đối tượng chính sách xã hội bao gồm: người có công theo quy định của pháp luật về người có công; đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước; người thuộc hộ nghèo, cận nghèo và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. 13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp. Trường hợp các cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có thu tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu khác dưới hình thức thu hộ, chi hộ thì tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu hộ, chi hộ này cũng thuộc đối tượng không chịu thuế. Khoản thu về ở nội trú của học sinh, sinh viên, học viên; hoạt động đào tạo (bao gồm cả việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo) do cơ sở đào tạo cung cấp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Trường hợp cung cấp dịch vụ thi và cấp chứng chỉ không gắn với đào tạo thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. 14. Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. 15. Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học kỹ thuật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử; in tiền. Báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, bao gồm cả hoạt động truyền trang báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành. Sách chính trị là sách tuyên truyền đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước phục vụ nhiệm vụ chính trị theo chuyên đề, chủ đề, phục vụ các ngày kỷ niệm, ngày truyền thống của các tổ chức, các cấp, các ngành, địa phương; các loại sách thống kê, tuyên truyền phong trào người tốt việc tốt; sách in các bài phát biểu, nghiên cứu lý luận của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Sách giáo khoa là sách dùng để giảng dạy và học tập trong tất cả các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông (bao gồm cả sách tham khảo dùng cho giáo viên và học sinh phù hợp với nội dung chương trình giáo dục). Giáo trình là sách dùng để giảng dạy và học tập trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Sách văn bản pháp luật là sách in các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Sách khoa học kỹ thuật là sách dùng để giới thiệu, hướng dẫn những kiến thức khoa học, kỹ thuật có quan hệ trực tiếp đến sản xuất và các ngành khoa học, kỹ thuật. Sách in bằng chữ dân tộc thiểu số bao gồm cả sách in song ngữ chữ phổ thông và chữ dân tộc thiểu số. Tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động là tranh, ảnh, áp phích, các loại tờ rơi, tờ gấp phục vụ cho mục đích tuyên truyền, cổ động, khẩu hiệu, ảnh lãnh tụ, Đảng kỳ, Quốc kỳ, Đoàn kỳ, Đội kỳ. 16. Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện là vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện theo các tuyến trong nội tỉnh, trong đô thị và các tuyến lân cận ngoại tỉnh theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. 17. Hàng hoá thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu trong các trường hợp sau: a) Máy móc, thiết bị, vật tư nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; b) Máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt. c) Tàu bay (kể cả động cơ tàu bay), giàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, kể cả trường hợp nhập khẩu và cho thuê lại. Để xác định hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu quy định tại khoản này, người nhập khẩu phải xuất trình cho cơ quan hải quan các hồ sơ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Danh mục máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước đã sản xuất được để làm cơ sở phân biệt với loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước đã sản xuất được làm cơ sở phân biệt với loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; Danh mục tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước đã sản xuất được làm cơ sở phân biệt với loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành. 18. Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh. a) Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh theo Danh mục vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh do Bộ Tài chính thống nhất với Bộ Quốc phòng và Bộ Công an ban hành. Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng phải là các sản phẩm hoàn chỉnh, đồng bộ hoặc các bộ phận, linh kiện, bao bì chuyên dùng để lắp ráp, bảo quản sản phẩm hoàn chỉnh. Trường hợp vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh phải sửa chữa thì dịch vụ sửa chữa vũ khí, khí tài do các doanh nghiệp của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. b) Vũ khí, khí tài (kể cả vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng) chuyên dùng phục vụ cho quốc phòng, an ninh nhập khẩu thuộc diện được miễn thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc nhập khẩu theo hạn ngạch hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hồ sơ, thủ tục đối với vũ khí, khí tài nhập khẩu không phải chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. 19. Hàng nhập khẩu và hàng hoá, dịch vụ bán cho các tổ chức, cá nhân để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại trong các trường hợp sau: a) Hàng hoá nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại và phải được Bộ Tài chính xác nhận; b) Quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật về quà biếu, quà tặng; c) Quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về quà biếu, quà tặng; d) Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về miễn trừ ngoại giao; hàng là đồ dùng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi về nước mang theo; đ) Hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; Mức hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu theo mức miễn thuế nhập khẩu quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thi hành. Hàng hoá nhập khẩu của tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng miễn trừ ngoại giao theo Pháp lệnh miễn trừ ngoại giao thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Trường hợp đối tượng miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam có thuế GTGT thì thuộc trường hợp hoàn thuế theo hướng dẫn tại khoản 7 Điều 18 Thông tư này. Đối tượng, hàng hóa, thủ tục hồ sơ để được hưởng ưu đãi miễn trừ thuế GTGT hướng dẫn tại Điều này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thực hiện hoàn thuế GTGT đối với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam. e) Hàng hoá, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam. Thủ tục để các tổ chức quốc tế, người nước ngoài mua hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam không chịu thuế GTGT: các tổ chức quốc tế, người nước ngoài phải có văn bản gửi cho cơ sở bán hàng, trong đó ghi rõ tên tổ chức quốc tế, người nước ngoài mua hàng hoá, dịch vụ để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam, số lượng hoặc giá trị loại hàng mua; xác nhận của Bộ Tài chính về khoản viện trợ này. Khi bán hàng, cơ sở kinh doanh phải lập hoá đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn, trên hoá đơn ghi rõ là hàng bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo không tính thuế GTGT và lưu giữ văn bản của tổ chức quốc tế hoặc của cơ quan đại diện của Việt Nam để làm căn cứ kê khai thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế mua hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo có thuế GTGT thì thuộc trường hợp hoàn thuế theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 18 Thông tư này. 20. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài; Hàng hoá, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau. Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu. Hồ sơ, thủ tục để xác định và xử lý không thu thuế GTGT trong các trường hợp này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. 21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị. Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật. 22. Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng và các loại vàng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác. Vàng dạng thỏi, miếng và các loại vàng chưa chế tác được xác định theo quy định của pháp luật về quản lý, kinh doanh vàng. 23. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến. Tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến là những tài nguyên, khoáng sản chưa được chế biến thành sản phẩm khác, bao gồm cả khoáng sản đã qua sàng, tuyển, xay, nghiền, xử lý nâng cao hàm lượng, hoặc tài nguyên đã qua công đoạn cắt, xẻ. Ví dụ 4: Cơ sở kinh doanh A xuất khẩu sản phẩm đá tự nhiên dưới dạng đá khối, đá phiến thì sản phẩm đá tự nhiên xuất khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Ví dụ 5: Cơ sở kinh doanh B xuất khẩu đá vôi trắng dạng hạt và dạng bột thì sản phẩm đá vôi trắng dạng hạt và dạng bột xuất khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Trường hợp cơ sở kinh doanh xuất khẩu bột đá siêu mịn (theo tiêu chuẩn của cơ quan có thẩm quyền), bột đá siêu mịn có tráng phủ axít, các sản phẩm này được xác định là sản phẩm đã qua chế biến thành sản phẩm khác thì khi xuất khẩu không thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. 24. Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh, bao gồm cả sản phẩm là bộ phận cấy ghép lâu dài trong cơ thể người; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác dùng cho người tàn tật. 25. Hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước theo quy định của Chính phủ về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động. 26. Các hàng hóa, dịch vụ sau: a) Hàng hoá bán miễn thuế ở các cửa hàng bán hàng miễn thuế theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. b) Hàng dự trữ quốc gia do cơ quan dự trữ quốc gia bán ra. c) Các hoạt động có thu phí, lệ phí của Nhà nước theo pháp luật về phí và lệ phí. d) Rà phá bom mìn, vật nổ do các đơn vị quốc phòng thực hiện đối với các công trình được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Hàng hóa thuộc diện không chịu thuế GTGT khâu nhập khẩu theo quy định tại Điều này nếu thay đổi mục đích sử dụng phải kê khai, nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu theo quy định với cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan. Tổ chức, cá nhân bán hàng hoá ra thị trường nội địa phải kê khai, nộp thuế GTGT với cơ quan thuế trực tiếp quản lý theo quy định. Điều 5. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT 1. Hàng hoá, dịch vụ được người nộp thuế tại Việt Nam cung cấp ở ngoài Việt Nam, trừ hoạt động vận tải quốc tế mà chặng vận chuyển có điểm đi và điểm đến ở nước ngoài; Trường hợp cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ (trừ các dịch vụ xuất khẩu) mà hoạt động cung cấp vừa diễn ra tại Việt Nam, vừa diễn ra ở ngoài Việt Nam thì dịch vụ này phải chịu thuế giá trị gia tăng đối với phần giá trị hợp đồng thực hiện tại Việt Nam, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hoá nhập khẩu. Ví dụ 6: Công ty A và Công ty B (là các doanh nghiệp Việt Nam) ký hợp đồng mua bán dầu nhờn. Công ty A mua dầu nhờn của các công ty ở Sin ga po, sau đó bán cho Công ty B tại cảng biển Sin ga po thì Công ty A không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với doanh thu bán dầu nhờn trên. Ví dụ 7: Công ty D ký hợp đồng tổ chức biểu diễn nghệ thuật tại Hà Lan với đơn vị X là cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam. Công ty D không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với doanh thu nhận được từ hợp đồng tổ chức biểu diễn nghệ thuật nêu trên. Ví dụ 8: Công ty B ký hợp đồng với Công ty C về việc cung cấp dịch vụ tư vấn, khảo sát, thiết kế cho dự án đầu tư ở Cam pu chia của Công ty C (Công ty B và công ty C là các doanh nghiệp Việt Nam). Hợp đồng có phát sinh các dịch vụ thực hiện ở Việt Nam và các dịch vụ thực hiện tại Cam pu chia thì Công ty B không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với phần dịch vụ thực hiện tại Cam pu chia; đối với phần doanh thu dịch vụ thực hiện tại Việt Nam, Công ty B phải kê khai, tính thuế GTGT theo quy định. Ví dụ 9: Công ty bảo hiểm Y (là doanh nghiệp Việt Nam) ký hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hoá nhập khẩu của Công ty TNHH X từ Pháp về đến kho của Công ty TNHH X tại Việt Nam. Công ty bảo hiểm Y không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với doanh thu từ hợp đồng bảo hiểm cho hàng hoá nhập khẩu ký với Công ty TNHH X. 2. Các khoản thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác, trừ khoản lãi cho vay do doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng nhận được. Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền. Trường hợp bồi thường bằng hàng hoá, dịch vụ thì cơ sở bồi thường phải lập hoá đơn như đối với bán hàng hoá, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định. Ví dụ 10: Công ty cổ phần VC ký hợp đồng cho Doanh nghiệp T vay tiền trong thời hạn 6 tháng và được nhận khoản tiền lãi. Công ty cổ phần VC phải kê khai nộp thuế GTGT đối với khoản tiền lãi từ hợp đồng cho vay nêu trên. Ví dụ 11: Công ty TNHH P&C nhận được khoản tiền lãi từ việc mua trái phiếu và tiền cổ tức từ việc mua cổ phiếu của các doanh nghiệp khác. Công ty TNHH P&C không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với khoản tiền lãi từ việc mua trái phiếu và tiền cổ tức nhận được. Ví dụ 12: Doanh nghiệp A nhận được khoản bồi thường thiệt hại do bị huỷ hợp đồng từ doanh nghiệp B là 50 triệu đồng thì doanh nghiệp A lập chứng từ thu và không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với khoản tiền trên. Ví dụ 13: Doanh nghiệp X mua hàng của doanh nghiệp Y, doanh nghiệp X có ứng trước cho doanh nghiệp Y một khoản tiền và được doanh nghiệp Y trả lãi cho khoản tiền ứng trước đó thì doanh nghiệp X không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với khoản lãi nhận được. Ví dụ 14: Doanh nghiệp X bán hàng cho doanh nghiệp Z, tổng giá thanh toán là 440 triệu đồng. Theo hợp đồng, doanh nghiệp Z thanh toán trả chậm trong vòng 3 tháng, lãi suất trả chậm là 1%/tháng/tổng giá thanh toán của hợp đồng. Sau 3 tháng, doanh nghiệp X nhận được từ doanh nghiệp Z tổng giá trị thanh toán của hợp đồng là 440 triệu đồng và số tiền lãi chậm trả là 13,2 triệu đồng (440 triệu đồng x 1% x 3 tháng) thì doanh nghiệp X không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với khoản tiền 13,2 triệu đồng này. 3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam như: sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế); quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương mại; môi giới bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ; đào tạo; chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam. 4. Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế GTGT thì không phải kê khai, tính thuế giá trị gia tăng khi bán tài sản, kể cả trường hợp bán tài sản đang sử dụng để bảo đảm tiền vay tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Ví dụ 15: Ông A là cá nhân không kinh doanh bán 01 ô tô 4 chỗ ngồi cho ông B với giá là 600 triệu đồng thì ông A không phải kê khai, tính thuế GTGT đối với số tiền bán ô tô thu được. Ví dụ 16: Ông E là cá nhân không kinh doanh thế chấp 01 ô tô 4 chỗ ngồi cho ngân hàng VC để vay tiền. Đến thời hạn phải thanh toán theo hợp đồng, Ông E không thanh toán được cho ngân hàng VC nên tài sản là ô tô thế chấp bị bán phát mại để thu hồi nợ thì khoản tiền thu được từ bán phát mại chiếc ôtô thế chấp nêu trên không phải kê khai, tính thuế GTGT. 5. Tài sản cố định đang sử dụng, đã thực hiện trích khấu hao khi điều chuyển theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán giữa cơ sở kinh doanh và các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn hoặc giữa các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì không phải lập hoá đơn và kê khai, nộp thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải có Quyết định hoặc Lệnh điều chuyển tài sản kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản. Trường hợp tài sản khi điều chuyển đã thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản hoặc điều chuyển cho cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì phải lập hoá đơn GTGT, kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định. 6. Các trường hợp khác: Cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế trong các trường hợp sau: a) Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp. Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp phải có: biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết; biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản. b) Điều chuyển tài sản giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp; điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong cơ sở kinh doanh; tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải xuất hoá đơn. Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một cơ sở kinh doanh thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải xuất hoá đơn GTGT và kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định, trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 5 Điều này. c) Thu đòi người thứ 3 của hoạt động bảo hiểm. d) Các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng hoá, dịch vụ của cơ sở kinh doanh. đ) Doanh thu hàng hóa, dịch vụ nhận bán đại lý và doanh thu hoa hồng được hưởng từ hoạt động đại lý bán đúng giá quy định của bên giao đại lý hưởng hoa hồng của dịch vụ: bưu chính, viễn thông, bán vé xổ số, vé máy bay, ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ; đại lý vận tải quốc tế; đại lý của các dịch vụ ngành hàng không, hàng hải mà được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%; đại lý bán bảo hiểm. e) Doanh thu hàng hoá, dịch vụ và doanh thu hoa hồng đại lý được hưởng từ hoạt động đại lý bán hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT. Chương II CĂN CỨ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ Mục 1. CĂN CỨ TÍNH THUẾ Điều 6. Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất. Điều 7. Giá tính thuế 1. Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa vừa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, vừa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng. 2. Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), cộng (+) với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm. 3. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm phát sinh các hoạt động này. Ví dụ 17: Đơn vị A sản xuất quạt điện, dùng 50 sản phẩm quạt để trao đổi với cơ sở B lấy sắt thép, giá bán (chưa có thuế) là 400.000 đồng/chiếc. Giá tính thuế GTGT là 50 x 400.000 đồng = 20.000.000 đồng. Riêng biếu, tặng giấy mời (trên giấy mời ghi rõ không thu tiền) xem các cuộc biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu, thi đấu thể thao do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định thì giá tính thuế được xác định bằng không (0). Cơ sở tổ chức biểu diễn nghệ thuật tự xác định và tự chịu trách nhiệm về số lượng giấy mời, danh sách tổ chức, cá nhân mà cơ sở mang biếu, tặng giấy mời trước khi diễn ra chương trình biểu diễn, thi đấu thể thao. Trường hợp cơ sở có hành vi gian lận vẫn thu tiền đối với giấy mời thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Ví dụ 18: Công ty cổ phần X được cơ quan có thẩm quyền cấp phép tổ chức cuộc thi “Người đẹp Việt Nam năm 20xx”, ngoài số vé in để bán thu tiền cho khán giả, Công ty có in một số giấy mời để biếu, tặng không thu tiền để mời một số đại biểu đến tham dự và cổ vũ cho cuộc thi, số giấy mời này có danh sách tổ chức, cá nhân nhận. Khi khai thuế giá trị gia tăng, giá tính thuế đối với số giấy mời biếu, tặng được xác định bằng không (0). Trường hợp cơ quan thuế phát hiện Công ty cổ phần X vẫn thu tiền khi biếu, tặng giấy mời thì Công ty cổ phần X bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. 4. Giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng cho tiêu dùng phục vụ hoạt động kinh doanh (tiêu dùng nội bộ), là giá tính thuế GTGT của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh việc tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ. Cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ đối với hoá đơn GTGT xuất tiêu dùng nội bộ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Hàng hoá luân chuyển nội bộ như xuất hàng hoá để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh không phải tính, nộp thuế GTGT. Ví dụ 19: Đơn vị A sản xuất quạt điện, dùng 50 sản phẩm quạt lắp vào các phân xưởng sản xuất, giá bán (chưa có thuế GTGT) của loại quạt này là 1.000.000 đồng/chiếc, thuế suất thuế GTGT là 10%. Giá tính thuế GTGT là 1.000.000 x 50 = 50.000.000 đồng. Đơn vị A lập hoá đơn GTGT ghi giá tính thuế GTGT là 50.000.000 đồng, thuế GTGT là 5.000.000 đồng. Đơn vị A được kê khai, khấu trừ thuế đối với hoá đơn xuất tiêu dùng nội bộ. Ví dụ 20: Cơ sở sản xuất hàng may mặc B có phân xưởng sợi và phân xưởng may. Cơ sở B xuất sợi thành phẩm từ phân xưởng sợi cho phân xưởng may để tiếp tục quá trình sản xuất thì cơ sở B không phải tính và nộp thuế GTGT đối với sợi xuất cho phân xưởng may. Riêng đối với cơ sở kinh doanh có sử dụng hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ phục vụ cho sản xuất kinh doanh như vận tải, hàng không, đường sắt, bưu chính viễn thông không phải tính thuế GTGT đầu ra, cơ sở kinh doanh phải có văn bản quy định rõ đối tượng và mức khống chế hàng hoá dịch vụ sử dụng nội bộ theo thẩm quyền quy định. 5. Đối với hoạt động cho thuê tài sản như cho thuê nhà, văn phòng, xưởng, kho tàng, bến, bãi, phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị là số tiền cho thuê chưa có thuế GTGT. Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì giá tính thuế là tiền cho thuê trả từng kỳ hoặc trả trước cho thời hạn thuê chưa có thuế GTGT. Trường hợp thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của nước ngoài thuộc loại trong nước chưa sản xuất được để cho thuê lại, giá tính thuế được trừ giá thuê phải trả cho nước ngoài. Giá cho thuê tài sản do các bên thỏa thuận được xác định theo hợp đồng. Trường hợp pháp luật có quy định về khung giá thuê thì giá thuê được xác định trong phạm vi khung giá quy định. 6. Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hoá đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, trả chậm. Ví dụ 21: Công ty kinh doanh xe máy bán xe X loại 100 cc, giá bán trả góp chưa có thuế GTGT là 25,5 triệu đồng/chiếc (trong đó giá bán xe là 25 triệu đồng, lãi trả góp là 0,5 triệu đồng) thì giá tính thuế GTGT là 25 triệu đồng. 7. Đối với gia công hàng hóa là giá gia công theo hợp đồng gia công chưa có thuế GTGT, bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hoá. 8. Đối với xây dựng, lắp đặt, là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT. a) Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu là giá xây dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu chưa có thuế GTGT. Ví dụ 22: Công ty xây dựng B nhận thầu xây dựng công trình bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu, tổng giá trị thanh toán chưa có thuế GTGT là 1.500 triệu đồng, trong đó giá trị vật tư xây dựng chưa có thuế GTGT là 1.000 triệu đồng thì giá tính thuế GTGT là 1.500 triệu đồng. b) Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị chưa có thuế GTGT. Ví dụ 23: Công ty xây dựng B nhận thầu xây dựng công trình không bao thầu giá trị vật tư xây dựng, tổng giá trị công trình chưa có thuế GTGT là 1.500 triệu đồng, giá trị nguyên liệu, vật tư xây dựng do chủ đầu tư A cung cấp chưa có thuế GTGT là 1.000 triệu đồng thì giá tính thuế GTGT trong trường hợp này là 500 triệu đồng (1500 triệu đồng – 1000 triệu đồng). c) Trường hợp xây dựng, lắp đặt thực hiện thanh toán theo hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành bàn giao là giá tính theo giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công việc hoàn thành bàn giao chưa có thuế GTGT. Ví dụ 24: Công ty dệt X (gọi là bên A) thuê Công ty xây dựng Y (gọi là bên B) thực hiện xây dựng lắp đặt mở rộng xưởng sản xuất. Tổng giá trị công trình chưa có thuế GTGT là 200 tỷ đồng, trong đó: Giá trị xây lắp: 80 tỷ đồng. Giá trị thiết bị bên B cung cấp và lắp đặt: 120 tỷ đồng. Thuế GTGT 10%: (80 tỷ + 120 tỷ) x 10% = 20 tỷ đồng. Tổng số tiền bên A phải thanh toán là: 220 tỷ đồng. Bên A: + Nhận bàn giao nhà xưởng, hạch toán tăng giá trị TSCĐ để tính khấu hao là 200 tỷ đồng (giá trị không có thuế GTGT) + Tiền thuế GTGT 20 tỷ đồng được kê khai, khấu trừ vào thuế đầu ra của hàng hoá bán ra hoặc đề nghị hoàn thuế theo quy định. Trường hợp bên A nghiệm thu, bàn giao và chấp nhận thanh toán cho bên B theo từng hạng mục công trình (giả định phần giá trị xây lắp 80 tỷ đồng nghiệm thu, bàn giao và được chấp nhận thanh toán trước) thì giá tính thuế GTGT là 80 tỷ đồng. 9. Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, giá tính thuế là giá chuyển nhượng bất động sản trừ ( ) giá đất được trừ để tính thuế GTGT. a) Giá đất được trừ để tính thuế GTGT được quy định cụ thể như sau: a.1) Đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để đầu tư cơ sở hạ tầng xây dựng nhà để bán, giá đất được trừ để tính thuế GTGT bao gồm tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước (không kể tiền sử dụng đất được miễn, giảm) và chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định pháp luật; Ví dụ 25: Năm 2011 Công ty kinh doanh bất động sản A được Nhà nước giao đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xây dựng nhà để bán. Tiền sử dụng đất phải nộp (chưa trừ tiền sử dụng đất được miễn giảm, chưa trừ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt) là 30 tỷ đồng. Dự án được giảm 20% số tiền sử dụng đất phải nộp. Số tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án đã được duyệt là 15 tỷ đồng. Tổng giá trị đất được trừ được xác định như sau: Tiền sử dụng đất được miễn giảm là: 30 tỷ x 20% = 6 tỷ (đồng); Tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước (không kể tiền sử dụng đất được miễn, giảm) là: 30 tỷ 6 tỷ 15 tỷ = 9 tỷ (đồng); Tổng giá đất được trừ để tính thuế GTGT bao gồm tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước (không kể tiền sử dụng đất được miễn, giảm) và chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng là: 9 tỷ + 15 tỷ = 24 tỷ (đồng). Tổng giá đất được trừ được phân bổ cho số m2 đất được phép kinh doanh. a.2) Trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất của Nhà nước, giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là giá đất trúng đấu giá; a.3) Trường hợp thuê đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước (không bao gồm tiền thuê đất được miễn, giảm) và chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định pháp luật. a.4) Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân thì giá đất được trừ để tính thuế GTGT là giá đất tại thời điểm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm cả giá trị cơ sở hạ tầng (nếu có); cơ sở kinh doanh không được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào của cơ sở hạ tầng đã tính trong giá trị quyền sử dụng đất được trừ không chịu thuế GTGT. Trường hợp không xác định được giá đất tại thời điểm nhận chuyển nhượng thì giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại thời điểm ký hợp đồng nhận chuyển nhượng. Ví dụ 26: Tháng 7/2011 Công ty A nhận chuyển nhượng quyền sử dụng 200m2 đất từ cá nhân B với giá 6 tỷ đồng, Công ty A có Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có công chứng phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai, chứng từ thanh toán tiền cho cá nhân B số tiền 6 tỷ. Công ty A không đầu tư xây dựng gì trên mảnh đất này, tháng 9/2012 Công ty A chuyển nhượng lại quyền sử dụng đất mua từ cá nhân B nêu trên với giá 9 tỷ đồng thì giá đất được trừ trong giá tính thuế GTGT là giá tại thời điểm nhận chuyển nhượng (6 tỷ đồng). Ví dụ 27: Tháng 11/2011, Công ty TNHH A nhận chuyển nhượng 300m2 đất kèm theo nhà xưởng trên đất của cá nhân B với trị giá là 10 tỷ đồng và không có đủ hồ sơ giấy tờ để xác định giá đất tại thời điểm nhận chuyển nhượng. Đến tháng 4/2012 Công ty TNHH A chuyển nhượng 300m2 này với trị giá là 14 tỷ đồng thì giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại thời điểm nhận chuyển nhượng (tháng 11/2011). Ví dụ 28: Tháng 9 Năm 2011 Công ty B mua 2000 m2 đất đã có một phần cơ sở hạ tầng từ Công ty kinh doanh bất động sản A tổng giá thanh toán là 62 tỷ đồng (trong đó giá đất không chịu thuế GTGT là 40 tỷ đồng, 20 triệu đồng/1m2) Trên hoá đơn Công ty A ghi: Giá chuyển nhượng chưa có thuế GTGT: 60 tỷ Giá đất không chịu thuế GTGT: 40 tỷ Thuế GTGT đối với cơ sở hạ tầng: 2 tỷ Tổng giá thanh toán: 62 tỷ đồng Công ty A phải kê khai thuế GTGT phải nộp như sau: Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Giả sử thuế GTGT đầu vào để xây dựng cơ sở hạ tầng của Công ty A là 1,5 tỷ đồng đủ điều kiện để khấu trừ thì: Thuế GTGT phải nộp = 2 tỷ 1,5 tỷ = 0,5 tỷ đồng Công ty B tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng và xây dựng 10 căn biệt thự (diện tích sàn 200 m2/biệt thự) để bán. Tổng số thuế GTGT đầu vào để xây biệt thự là 3 tỷ đồng. Ngày 01/4/2012, Công ty B ký hợp đồng bán 01 căn biệt thự cho khách hàng C, giá chuyển nhượng 01 căn biệt thự chưa có thuế GTGT là 10 tỷ đồng, giá đất được trừ khi xác định giá tính thuế GTGT đối với 01 căn biệt thự bán ra: Giá trị quyền sử dụng đất (chưa bao gồm giá trị cơ sở hạ tầng) tại thời điểm nhận chuyển nhượng từ Công ty A cho 01 căn biệt thự là: (20 triệu x 200 m2 = 4 tỷ (đồng) Giá trị cơ sở hạ tầng phân bổ cho 01 căn biệt thự là: (20 tỷ : 2000 m2) x 200 m2 = 2 tỷ (đồng) Giá trị quyền sử dụng đất (bao gồm cả giá trị cơ sở hạ tầng) tại thời điểm nhận chuyển nhượng từ Công ty A được trừ khi xác định giá tính thuế của 01 căn biệt thự bán ra là: 6 tỷ đồng. Trên hoá đơn Công ty B ghi: Giá chuyển nhượng 01 căn biệt thự: 10 tỷ đồng Giá đất được trừ không chịu thuế GTGT: 6 tỷ đồng Thuế GTGT là 0,4 tỷ đồng [(10 tỷ 6 tỷ) x 10%] Tổng giá thanh toán: 10,4 tỷ đồng Giả sử trong tháng Công ty B bán hết 10 căn biệt thự. Khi Công ty B kê khai, nộp thuế GTGT, số thuế GTGT phải nộp = số thuế GTGT đầu ra số thuế đầu vào được khấu trừ = 0,4 tỷ x 10 căn – 3 tỷ = 1 tỷ đồng. Tiền thuế GTGT đối với giá trị cơ sở hạ tầng ghi trên hoá đơn nhận chuyển nhượng từ Công ty A đối với 10 biệt thự là 2 tỷ đồng không được kê khai, khấu trừ. a.5) Trường hợp cơ sở kinh doanh bất động sản thực hiện theo hình thức xây dựng chuyển giao (BT) đổi công trình lấy đất thì giá đất được trừ để tính thuế GTGT là giá tại thời điểm ký hợp đồng BT theo quy định của pháp luật. b) Trường hợp xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê, giá tính thuế GTGT là số tiền thu được theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. 10. Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ, ủy thác xuất nhập khẩu hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng, giá tính thuế là tiền công, tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT. 11. Đối với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT như tem, vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết... thì giá chưa có thuế được xác định như sau: Giá chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem...) 1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%) 12. Đối với điện của các nhà máy thuỷ điện hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giá tính thuế GTGT để xác định số thuế GTGT nộp tại địa phương nơi có nhà máy được tính bằng 60% giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp chưa xác định được giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước thì theo giá tạm tính của Tập đoàn thông báo nhưng không thấp hơn giá bán điện thương phẩm bình quân của năm trước liền kề. Khi xác định được giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước thì kê khai điều chỉnh chênh lệch vào kỳ kê khai của tháng đã có giá chính thức. Việc xác định giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước chậm nhất không quá ngày 31/3 của năm sau. 13. Đối với dịch vụ casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh giải trí có đặt cược, là số tiền thu từ hoạt động này đã bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt trừ số tiền đã trả thưởng cho khách. Giá tính thuế được tính theo công thức sau: Giá tính thuế = Số tiền thu được 1+ thuế suất Ví dụ 29: Cơ sở kinh doanh dịch vụ casino trong kỳ tính thuế có số liệu sau: Số tiền thu được do đổi cho khách hàng trước khi chơi tại quầy đổi tiền là: 43 tỷ đồng. Số tiền đổi trả lại cho khách hàng sau khi chơi là: 10 tỷ đồng. Số tiền cơ sở kinh doanh thực thu: 43 tỷ đồng 10 tỷ đồng = 33 tỷ đồng Số tiền 33 tỷ đồng là doanh thu của cơ sở kinh doanh đã bao gồm thuế GTGT và thuế TTĐB. Giá tính thuế GTGT được tính như sau: Giá tính thuế = 33 tỷ đồng = 30 tỷ đồng. 1 + 10% 14. Đối với vận tải, bốc xếp là giá cước vận tải, bốc xếp chưa có thuế GTGT, không phân biệt cơ sở trực tiếp vận tải, bốc xếp hay thuê lại. 15. Đối với dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành, hợp đồng ký với khách hàng theo giá trọn gói (ăn, ở, đi lại) thì giá trọn gói được xác định là giá đã có thuế GTGT. Giá tính thuế được xác định theo công thức sau: Giá tính thuế = Giá trọn gói 1+ thuế suất Trường hợp giá trọn gói bao gồm cả các khoản chi vé máy bay vận chuyển khách du lịch từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam đi nước ngoài, các chi phí ăn, nghỉ, thăm quan và một số khoản chi ở nước ngoài khác (nếu có chứng từ hợp pháp) thì các khoản thu của khách hàng để chi cho các khoản trên được tính giảm trừ trong giá (doanh thu) tính thuế GTGT. Ví dụ 30: Công ty Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện hợp đồng du lịch với Thái Lan theo hình thức trọn gói 50 khách du lịch trong 05 ngày tại Việt Nam với tổng số tiền thanh toán là 32.000 USD. Phía Việt Nam phải lo chi phí toàn bộ vé máy bay, ăn, ở, thăm quan theo chương trình thoả thuận; trong đó riêng tiền vé máy bay đi từ Thái Lan sang Việt Nam và ngược lại hết 10.000 USD. Tỷ giá 1USD = 20.000 đồng Việt Nam. Giá tính thuế GTGT theo hợp đồng này được xác định như sau: + Doanh thu chịu thuế GTGT là: ( 32.000 USD 10.000 USD) x 20.000 đồng = 440.000.000 đồng + Giá tính thuế GTGT là: 440.000.000 đồng = 400.000.000 đồng 1 + 10% Ví dụ 31: Công ty du lịch Hà Nội thực hiện hợp đồng đưa khách du lịch từ Việt Nam đi Trung Quốc thu theo giá trọn gói là 400 USD/người đi trong năm ngày, Công ty du lịch Hà Nội phải chi trả cho Công ty du lịch Trung Quốc 300 USD/người thì giá (doanh thu) tính thuế của Công ty du lịch Hà Nội là 100 USD/người (400 USD 300 USD). 16. Đối với dịch vụ cầm đồ, số tiền phải thu từ dịch vụ này bao gồm tiền lãi phải thu từ cho vay cầm đồ và khoản thu khác phát sinh từ việc bán hàng cầm đồ (nếu có) được xác định là giá đã có thuế GTGT. Giá tính thuế được xác định theo công thức sau: Giá tính thuế = Số tiền phải thu 1+ thuế suất Ví dụ 32: Công ty kinh doanh cầm đồ trong kỳ tính thuế có doanh thu cầm đồ là 110 triệu đồng. Giá tính thuế GTGT được xác định bằng: 110 triệu đồng = 100 triệu đồng 1 + 10% 17. Đối với sách chịu thuế GTGT bán theo đúng giá phát hành (giá bìa) theo quy định của Luật Xuất bản thì giá bán đó được xác định là giá đã có thuế GTGT để tính thuế GTGT và doanh thu của cơ sở. Các trường hợp bán không theo giá bìa thì thuế GTGT tính trên giá bán ra. 18. Đối với hoạt động in, giá tính thuế là tiền công in. Trường hợp cơ sở in thực hiện các hợp đồng in, giá thanh toán bao gồm cả tiền công in và tiền giấy in thì giá tính thuế bao gồm cả tiền giấy. 19. Đối với dịch vụ đại lý giám định, đại lý xét bồi thường, đại lý đòi người thứ ba bồi hoàn, đại lý xử lý hàng bồi thường 100% hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng thì giá tính thuế GTGT là tiền công hoặc tiền hoa hồng được hưởng (chưa trừ một khoản phí tổn nào) mà doanh nghiệp bảo hiểm thu được, chưa có thuế GTGT. 20. Giá tính thuế đối với hoạt động cung ứng dịch vụ vừa thực hiện tại Việt Nam, vừa thực hiện ở nước ngoài là phần giá trị dịch vụ thực hiện tại Việt Nam quy định trong hợp đồng cung cấp dịch vụ. Trường hợp hợp đồng không xác định riêng phần giá trị dịch vụ thực hiện tại Việt Nam thì giá tính thuế được xác định theo tỷ lệ (%) chi phí phát sinh tại Việt Nam trên tổng chi phí. Ví dụ 33: Công ty cổ phần B cung cấp dịch vụ hội thảo và khảo sát cho Trung tâm X, dịch vụ gồm 2 phần: tổ chức hội thảo tại Việt Nam và tổ chức khảo sát học tập tại Thái Lan. Giá trị toàn bộ dịch vụ trọn gói theo Hợp đồng ký kết là 500 triệu đồng; trong đó phần giá trị dịch vụ hội thảo tổ chức ở Việt Nam là 150 triệu đồng; chi phí toàn bộ vé máy bay đi từ Thái Lan và Việt Nam (và ngược lại), chi phí ăn, nghỉ, khảo sát học tập tại Thái Lan theo chương trình hết 350 triệu đồng. Giá tính thuế GTGT được xác định bằng (=) giá trị dịch vụ diễn ra tại Việt Nam được xác định đã có thuế GTGT/(1+ Thuế suất thuế GTGT). Cụ thể : Giá tính thuế GTGT được xác định bằng: 150 triệu đồng = 136.363.640 đồng 1 + 10% Ví dụ 34: Công ty D cung cấp dịch vụ tư vấn, khảo sát, lập báo cáo khả thi đối với dự án đầu tư tại Lào cho Công ty X. Tổng doanh thu chưa có thuế GTGT Công ty D nhận được là 5 tỷ đồng. Hợp đồng giữa 2 doanh nghiệp không xác định được doanh thu thực hiện tại Việt Nam và doanh thu thực hiện tại Lào. Công ty D tính toán được các chi phí thực hiện ở Lào (chi phí khảo sát, thăm dò) là 1,5 tỷ đồng và chi phí thực hiện ở Việt Nam (tổng hợp, lập báo cáo) là 2,5 tỷ đồng. Giá tính thuế GTGT = 5 tỷ x 2,5 tỷ 2,5 tỷ + 1,5 tỷ = 3,125 tỷ 21. Đối với trường hợp mua dịch vụ quy định tại Khoản 5 Điều 3 Thông tư này, giá tính thuế là giá thanh toán ghi trong hợp đồng mua dịch vụ chưa có thuế giá trị gia tăng. 22. Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ quy định từ khoản 1 đến khoản 21 Điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức giảm giá bán, chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã giảm, đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng. Trường hợp việc giảm giá bán, chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thì số tiền giảm giá, chiết khấu của hàng hoá đã bán được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền giảm giá, chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) giảm giá, chiết khấu hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế. Điều 8. Thời điểm xác định thuế GTGT 1. Đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. 2. Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. 3. Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hoá đơn tính tiền. 4. Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Căn cứ số tiền thu được, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ. 5. Đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. 6. Đối với hàng hoá nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. Điều 9. Thuế suất 0% 1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình cho doanh nghiệp chế xuất; vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này. a) Hàng hóa xuất khẩu bao gồm: Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả uỷ thác xuất khẩu; Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; hàng bán cho cửa hàng miễn thuế; Các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quy định của pháp luật: + Hàng hoá gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động mua, bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hoá với nước ngoài. + Hàng hoá xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật. + Hàng hóa xuất khẩu để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài. b) Dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ được cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan. Tổ chức ở nước ngoài là tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam; Cá nhân ở nước ngoài là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và ở ngoài Việt Nam trong thời gian diễn ra việc cung ứng dịch vụ. Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan là tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. c) Vận tải quốc tế quy định tại khoản này bao gồm vận tải hành khách, hành lý, hàng hoá theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam, hoặc cả điểm đi và đến ở nước ngoài, không phân biệt có phương tiện trực tiếp vận tải hay không có phương tiện. Trường hợp, hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng vận tải nội địa thì vận tải quốc tế gồm cả chặng nội địa. Ví dụ 35: Công ty vận tải X tại Việt Nam có tàu vận tải quốc tế, Công ty nhận vận chuyển hàng hóa từ Sin ga po đến Hàn Quốc. Doanh thu thu được từ vận chuyển hàng hóa từ Sin ga po đến Hàn Quốc là doanh thu từ hoạt động vận tải quốc tế. d) Dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải cung cấp trực tiếp cho tổ chức ở nước ngoài hoặc thông qua đại lý, bao gồm: Các dịch vụ của ngành hàng không áp dụng thuế suất 0%: Dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không; dịch vụ cất hạ cánh tàu bay; dịch vụ sân đậu tàu bay; dịch vụ an ninh bảo vệ tàu bay; soi chiếu an ninh hành khách, hàng lý và hàng hoá; dịch vụ băng chuyền hành lý tại nhà ga; dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; dịch vụ bảo vệ tàu bay; dịch vụ kéo đẩy tàu bay; dịch vụ dẫn tàu bay; dịch vụ thuê cầu dẫn khách lên, xuống máy bay; dịch vụ điều hành bay đi, đến; dịch vụ vận chuyển tổ lái, tiếp viên và hành khách trong khu vực sân đậu tàu bay; chất xếp, kiểm đếm hàng hoá; Dịch vụ phục vụ hành khách đi chuyến bay quốc tế từ cảng hàng không Việt Nam (passenger service charges). Các dịch vụ của ngành hàng hải áp dụng thuế suất 0%: Dịch vụ lai dắt tàu biển; hoa tiêu hàng hải; cứu hộ hàng hải; cầu cảng, bến phao; bốc xếp; buộc cởi dây; đóng mở nắp hầm hàng; vệ sinh hầm tàu; kiểm đếm, giao nhận; đăng kiểm. đ) Các hàng hóa, dịch vụ khác: Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình cho doanh nghiệp chế xuất. Hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này; Dịch vụ sửa chữa tàu bay, tàu biển cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. 2. Điều kiện áp dụng thuế suất 0%: a) Đối với hàng hoá xuất khẩu: Có hợp đồng bán, gia công hàng hoá xuất khẩu; hợp đồng uỷ thác xuất khẩu; Có chứng từ thanh toán tiền hàng hoá xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật; Có tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này. b) Đối với dịch vụ xuất khẩu: Có hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan; Có chứng từ thanh toán tiền dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật; Có cam kết của tổ chức ở nước ngoài là tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam; Cam kết của cá nhân ở nước ngoài là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và ở ngoài Việt Nam trong thời gian diễn ra việc cung ứng dịch vụ. Riêng đối với dịch vụ sửa chữa tàu bay, tàu biển cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, để được áp dụng thuế suất 0%, ngoài các điều kiện về hợp đồng và chứng từ thanh toán nêu trên, tàu bay, tàu biển đưa vào Việt Nam phải làm thủ tục nhập khẩu, khi sửa chữa xong thì phải làm thủ tục xuất khẩu. c) Đối với vận tải quốc tế: Có hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam hoặc cả điểm đi và điểm đến ở nước ngoài theo các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật. Đối với vận chuyển hành khách, hợp đồng vận chuyển là vé. Cơ sở kinh doanh vận tải quốc tế thực hiện theo các quy định của pháp luật về vận tải. Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng hoặc các hình thức thanh toán khác được coi là thanh toán qua ngân hàng. Đối với trường hợp vận chuyển hành khách là cá nhân, có chứng từ thanh toán trực tiếp. d) Đối với dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải: d.1) Dịch vụ của ngành hàng không áp dụng thuế suất 0% được thực hiện trong khu vực cảng hàng không quốc tế, sân bay, nhà ga hàng hoá hàng không quốc tế và đáp ứng các điều kiện sau: Có hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức ở nước ngoài, hãng hàng không nước ngoài hoặc yêu cầu cung ứng dịch vụ của tổ chức ở nước ngoài, hãng hàng không nước ngoài; Có chứng từ thanh toán dịch vụ qua ngân hàng hoặc các hình thức thanh toán khác được coi là thanh toán qua ngân hàng. Trường hợp các dịch vụ cung cấp cho tổ chức nước ngoài, hãng hàng không nước ngoài phát sinh không thường xuyên, không theo lịch trình và không có hợp đồng, phải có chứng từ thanh toán trực tiếp của tổ chức nước ngoài, hãng hàng không nước ngoài. Các điều kiện về hợp đồng và chứng từ thanh toán nêu trên không áp dụng đối với dịch vụ phục vụ hành khách đi chuyến bay quốc tế từ cảng hàng không Việt Nam (passenger service charges). d.2) Dịch vụ của ngành hàng hải áp dụng thuế suất 0% thực hiện tại khu vực cảng và đáp ứng các điều kiện sau: Có hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức ở nước ngoài, người đại lý tàu biển hoặc yêu cầu cung ứng dịch vụ của tổ chức ở nước ngoài hoặc người đại lý tàu biển; Có chứng từ thanh toán dịch vụ qua ngân hàng của tổ chức ở nước ngoài hoặc có chứng từ thanh toán dịch vụ qua ngân hàng của người đại lý tàu biển cho cơ sở cung ứng dịch vụ hoặc các hình thức thanh toán khác được coi là thanh toán qua ngân hàng. 3. Các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% gồm: Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài (bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan); sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa; Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan. Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan bao gồm: cho thuê nhà, xưởng, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận chuyển đưa đón người lao động; dịch vụ ăn uống (trừ dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ ăn uống trong khu phi thuế quan). Các dịch vụ sau cung ứng tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài không được áp dụng thuế suất 0% gồm: + Thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, văn hóa, giải trí, hội nghị, khách sạn, đào tạo, quảng cáo, du lịch lữ hành; + Dịch vụ thanh toán qua mạng, dịch vụ số hóa. Các trường hợp không áp dụng thuế suất 0% quy định tại khoản này áp dụng theo thuế suất tương ứng của hàng hoá, dịch vụ khi bán ra, cung ứng trong nước. Điều 10. Thuế suất 5% 1. Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt, không bao gồm các loại nước uống đóng chai, đóng bình và các loại nước giải khát khác thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất 10%. 2. Phân bón; quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng. a) Phân bón là các loại phân hữu cơ và phân vô cơ như: phân lân, phân đạm (urê), phân NPK, phân đạm hỗn hợp, phân phốt phát, bồ tạt; phân vi sinh và các loại phân bón khác. b) Quặng để sản xuất phân bón là các quặng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón như quặng Apatít dùng để sản xuất phân lân, đất bùn làm phân vi sinh. c) Thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng. 3. Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác, bao gồm các loại đã qua chế biến hoặc chưa chế biến như cám, bã, khô dầu các loại, bột cá, bột xương, bột tôm và các loại thức ăn khác dùng cho gia súc, gia cầm và vật nuôi. 4. Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp (trừ nạo, vét kênh mương nội đồng được quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này). Dịch vụ sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp gồm phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt, xay xát, bảo quản lạnh, ướp muối và các hình thức bảo quản thông thường khác. 5. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh và các hình thức bảo quản thông thường khác ở khâu kinh doanh thương mại. Sản phẩm trồng trọt chưa qua chế biến hướng dẫn tại điểm này bao gồm cả thóc, gạo, ngô, khoai, sắn, lúa mỳ. 6. Mủ cao su sơ chế như mủ cờ rếp, mủ tờ, mủ bún, mủ cốm; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá bao gồm các loại lưới đánh cá, các loại sợi, dây giềng loại chuyên dùng để đan lưới đánh cá không phân biệt nguyên liệu sản xuất. 7. Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến ở khâu kinh doanh thương mại, trừ gỗ, măng và các sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này. Thực phẩm tươi sống gồm các loại thực phẩm chưa được làm chín hoặc chế biến thành sản phẩm khác, chỉ sơ chế dưới dạng làm sạch, bóc vỏ, cắt, đông lạnh, phơi khô mà qua sơ chế vẫn còn là thực phẩm tươi sống như thịt gia súc, gia cầm, tôm, cua, cá và các sản phẩm thuỷ sản, hải sản khác. Trường hợp thực phẩm đã qua tẩm ướp gia vị thì áp dụng thuế suất 10%. Lâm sản chưa qua chế biến bao gồm các sản phẩm từ rừng tự nhiên khai thác thuộc nhóm: song, mây, tre, nứa, luồng, nấm, mộc nhĩ; rễ, lá, hoa, cây làm thuốc, nhựa cây và các loại lâm sản khác. Ví dụ 36: Công ty TNHH A sản xuất cá bò tươi tẩm gia vị theo quy trình: cá bò tươi đánh bắt về được cắt phi lê, sau đó tẩm ướp với đường, muối, solpitol, đóng gói, cấp đông thì mặt hàng cá bò tươi tẩm gia vị không thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 5% mà thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT 10%. 8. Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn. 9. Sản phẩm bằng đay, cói, tre, song, mây, trúc, chít, nứa, luồng, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp là các loại sản phẩm được sản xuất, chế biến từ nguyên liệu chính là đay, cói, tre, song, mây, trúc, chít, nứa, luồng, lá như: thảm đay, sợi đay, bao đay, thảm sơ dừa, chiếu sản xuất bằng đay, cói; chổi chít, dây thừng, dây buộc làm bằng tre nứa, xơ dừa; rèm, mành bằng tre, trúc, nứa, chổi tre, nón lá; đũa tre, đũa luồng; bông sơ chế; giấy in báo. 10. Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm máy cày, máy bừa, máy cấy, máy gieo hạt, máy tuốt lúa, máy gặt, máy gặt đập liên hợp, máy thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, máy hoặc bình bơm thuốc trừ sâu. 11. Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế như: các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương; dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu; bơm kim tiêm; dụng cụ phòng tránh thai và các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng cho y tế khác. Bông, băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, trừ thực phẩm chức năng; vắc xin; sinh phẩm y tế, nước cất để pha chế thuốc tiêm, dịch truyền; vật tư hoá chất xét nghiệm, diệt khuẩn dùng trong y tế; mũ, quần áo, khẩu trang, săng mổ, bao tay, bao chi dưới, bao giày, khăn, găng tay chuyên dùng cho y tế. 12. Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, com pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học. 13. Hoạt động văn hoá, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim. a) Hoạt động văn hoá, triển lãm và thể dục, thể thao, trừ các khoản doanh thu như: bán hàng hoá, cho thuê sân bãi, gian hàng tại hội chợ, triển lãm. b) Hoạt động biểu diễn nghệ thuật như: tuồng, chèo, cải lương, ca, múa, nhạc, kịch, xiếc; hoạt động biểu diễn nghệ thuật khác và dịch vụ tổ chức biểu diễn nghệ thuật của các nhà hát hoặc đoàn tuồng, chèo, cải lương, ca, múa, nhạc, kịch, xiếc có giấy phép hoạt động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp. c) Sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim, trừ các sản phẩm nêu tại khoản 15 Điều 4 Thông tư này. 14. Đồ chơi cho trẻ em; Sách các loại, trừ sách không chịu thuế GTGT nêu khoản 15 Điều 4 Thông tư này; 15. Dịch vụ khoa học và công nghệ là các hoạt động phục vụ việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ; các dịch vụ về thông tin, phổ biến, ứng dụng tri thức khoa học và công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn theo hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ quy định tại Luật Khoa học và công nghệ, không bao gồm trò chơi trực tuyến và dịch vụ giải trí trên Internet. Điều 11. Thuế suất 10% Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này. Các mức thuế suất thuế GTGT nêu tại Điều 10, Điều 11 được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại. Ví dụ 37: Hàng may mặc áp dụng thuế suất là 10% thì mặt hàng này ở khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại đều áp dụng thuế suất 10%. Phế liệu, phế phẩm được thu hồi để tái chế, sử dụng lại khi bán ra áp dụng mức thuế suất thuế GTGT theo thuế suất của mặt hàng đó. Ví dụ 38: Xác mắm là phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất nước mắm thì khi bán ra áp dụng theo thuế suất của xác mắm. Trường hợp xác mắm được sử dụng làm thức ăn gia súc hoặc làm phân bón, nguyên liệu sản xuất phân bón thì khi bán ra áp dụng theo thuế suất 5%. Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hoá, dịch vụ có mức thuế suất GTGT khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác định theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở sản xuất, kinh doanh. Trong quá trình thực hiện, nếu có trường hợp mức thuế giá trị gia tăng tại Biểu thuế suất thuế GTGT theo Danh mục Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư này thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này. Trường hợp mức thuế GTGT áp dụng không thống nhất đối với cùng một loại hàng hoá nhập khẩu và sản xuất trong nước thì cơ quan thuế địa phương và cơ quan hải quan địa phương báo cáo về Bộ Tài chính để được kịp thời hướng dẫn thực hiện thống nhất. Mục 2. PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ Điều 12. Phương pháp khấu trừ thuế 1. Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với: cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế; trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này. 2. Xác định số thuế GTGT phải nộp: Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Trong đó: a) Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng. Thuế giá trị gia tăng ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng bằng giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ đó. Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì thuế GTGT đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ ( ) giá tính thuế quy định tại khoản 11 Điều 7 Thông tư này. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và nộp thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Khi lập hoá đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán (trừ trường hợp được phép dùng chứng từ đặc thù), không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn, chứng từ. Ví dụ 39: Doanh nghiệp bán sắt, thép, giá bán chưa có thuế GTGT đối với sắt F6 là: 11.000.000 đồng/tấn; thuế GTGT 10% bằng 1.100.000 đồng/tấn, nhưng khi bán có một số hoá đơn doanh nghiệp chỉ ghi giá bán là 12.100.000 đồng/tấn thì thuế GTGT tính trên doanh số bán được xác định bằng: 12.100.000 đồng/tấn x 10% = 1.210.000 đồng/tấn thay vì tính trên giá chưa có thuế là 11.000.000 đồng/tấn. Cơ sở kinh doanh phải chấp hành chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ. Trường hợp hoá đơn ghi sai mức thuế suất thuế giá trị gia tăng mà cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý như sau: Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ: Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất đã ghi trên hoá đơn; Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn thấp hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất thuế GTGT quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT. b) Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế và phương pháp tính hướng dẫn tại khoản 11 Điều 7 Thông tư này để xác định giá không có thuế và thuế GTGT đầu vào. Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được xác định theo nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT quy định tại Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17 Thông tư này. Ví dụ 40: Trong kỳ, Công ty A thanh toán dịch vụ đầu vào được tính khấu trừ là loại đặc thù: Tổng giá thanh toán 110 triệu đồng (giá có thuế GTGT), dịch vụ này chịu thuế là 10%, số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tính như sau: 110 triệu x 10% = 10 triệu đồng 1 + 10% Giá chưa có thuế là 100 triệu đồng, thuế GTGT là 10 triệu đồng. Trường hợp hoá đơn ghi sai mức thuế suất thuế giá trị gia tăng mà các cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý như sau: Đối với cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ: Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn mua vào cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT; Trường hợp xác định được bên bán đã kê khai, nộp thuế theo đúng thuế suất ghi trên hoá đơn thì được khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hoá đơn nhưng phải có xác nhận của cơ quan thuế trực tiếp quản lý người bán; Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn thấp hơn thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hoá đơn. Điều 13. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng 1. Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT áp dụng đối với các đối tượng sau đây: a) Cá nhân, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác (bao gồm cả các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác) không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hoá, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí. Đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hoá, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển và khai thác mỏ dầu, khí đốt, bên Việt Nam chịu trách nhiệm khấu trừ và nộp thay theo tỷ lệ do Bộ Tài chính quy định. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài đăng ký, khai, nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì số thuế đã nộp theo tỷ lệ do Bộ Tài chính được trừ vào số thuế phải nộp. c) Hoạt động kinh doanh mua bán, vàng, bạc, đá quý. Trường hợp cơ sở kinh doanh vừa có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, vừa có hoạt động chế tác sản phẩm vàng, bạc, đá quý thì áp dụng tính thuế đối với các hoạt động này theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. 2. Xác định thuế GTGT phải nộp Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ đó. a) Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ được xác định bằng giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra trừ ( ) giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng. Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra là giá thực tế bán ghi trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu được tiền. Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào được xác định bằng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra tương ứng. Giá trị gia tăng xác định đối với một số ngành nghề kinh doanh như sau: Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh số bán với doanh số vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất, kinh doanh. Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán được doanh số vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng với doanh số hàng bán ra thì xác định như sau: Giá vốn hàng bán ra bằng (=) Doanh số tồn đầu kỳ, cộng (+) doanh số mua trong kỳ, trừ ( ) doanh số tồn cuối kỳ. Ví dụ 41: Một cơ sở A sản xuất đồ gỗ, trong tháng bán được 150 sản phẩm, tổng doanh số bán là 25 triệu đồng. Giá trị vật tư, nguyên liệu mua ngoài để sản xuất 150 sản phẩm là 19 triệu đồng, trong đó: + Nguyên liệu chính (gỗ): 14 triệu. + Vật liệu và dịch vụ mua ngoài khác: 5 triệu. Thuế suất thuế GTGT là 10%, thuế GTGT cơ sở A phải nộp được tính như sau: + GTGT của sản phẩm bán ra: 25 triệu đồng 19 triệu đồng = 6 triệu đồng. + Thuế GTGT phải nộp: 6 triệu đồng x 10% = 0,6 triệu đồng. Đối với xây dựng, lắp đặt là số chênh lệch giữa tiền thu về xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình trừ ( ) chi phí vật tư nguyên liệu, chi phí động lực, vận tải, dịch vụ và chi phí khác mua ngoài để phục vụ cho hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình. Đối với hoạt động vận tải là số chênh lệch giữa tiền thu cước vận tải, bốc xếp trừ ( ) chi phí xăng dầu, phụ tùng thay thế và chi phí khác mua ngoài dùng cho hoạt động vận tải. Đối với hoạt động kinh doanh ăn uống là số chênh lệch giữa tiền thu về bán hàng ăn uống, tiền phục vụ và các khoản thu khác trừ ( ) giá vốn hàng hóa, dịch vụ mua ngoài dùng cho kinh doanh ăn uống. Đối với hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý, giá trị gia tăng là số chênh lệch giữa doanh số bán ra vàng, bạc, đá quý, trừ ( ) giá vốn của vàng, bạc, đá quý bán ra. Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế có kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên GTGT, cơ sở phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào để kê khai thuế GTGT phải nộp của hàng hoá, dịch vụ theo từng hoạt động kinh doanh và phương pháp tính thuế riêng. Trường hợp không hạch toán được riêng thì được xác định phân bổ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tương ứng với tỷ lệ doanh thu của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế trên tổng doanh thu bán hàng phát sinh trong kỳ, trong đó doanh số hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT là toàn bộ doanh thu của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT nộp theo phương pháp khấu trừ; tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ bao gồm: Doanh số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT; doanh số hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT và chênh lệch giữa giá bán và giá mua của hoạt động mua bán, kinh doanh vàng, bạc, đá quý (không bao gồm chênh lệch âm ( )). Đối với các hoạt động kinh doanh khác là số chênh lệch giữa tiền thu về hoạt động kinh doanh trừ ( ) giá vốn của hàng hóa, dịch vụ mua ngoài để thực hiện hoạt động kinh doanh đó. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT không được tính giá trị tài sản mua ngoài, đầu tư, xây dựng làm tài sản cố định vào doanh số hàng hoá, dịch vụ mua vào để tính giá trị gia tăng. Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia tăng âm ( ) của vàng, bạc, đá quý thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương (+) của vàng, bạc, đá quý. Trường hợp không có phát sinh giá trị gia tăng dương (+) hoặc giá trị gia tăng dương (+) không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm ( ) thì được kết chuyển để trừ vào giá trị gia tăng của kỳ sau trong năm. Kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm ( ) không được kết chuyển tiếp sang năm sau. Cơ sở kinh doanh khai thuế GTGT theo tờ khai 03/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này. b) Đối với cơ sở kinh doanh (trừ các doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, hộ, cá nhân kinh doanh) bán hàng hoá, dịch vụ có đầy đủ hoá đơn của hàng hoá, dịch vụ bán ra theo chế độ quy định hoặc có đủ điều kiện xác định được đúng doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ như hợp đồng và chứng từ thanh toán nhưng không có đủ hoá đơn mua hàng hóa, dịch vụ đầu vào thì GTGT được xác định bằng doanh thu nhân (x) với tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu. Tỷ lệ (%) giá trị gia tăng tính trên doanh thu làm căn cứ xác định giá trị gia tăng được quy định như sau: Thương mại (phân phối, cung cấp hàng hoá): 10%. Dịch vụ, xây dựng (trừ xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu): 50%. Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 30%. c) Hoạt động kinh doanh; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật thì nộp thuế theo tỷ lệ (%) GTGT do Bộ Tài chính quy định. Chương III KHẤU TRỪ, HOÀN THUẾ Mục 1. KHẤU TRỪ THUẾ Điều 14. Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào 1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế giá trị gia tăng đầu vào không được bồi thường của hàng hoá chịu thuế giá trị gia tăng bị tổn thất. Trường hợp hàng hoá có hao hụt tự nhiên do tính chất lý hoá trong quá trình vận chuyển, bơm rót như xăng, dầu… thì được kê khai, khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của số lượng hàng hoá thực tế hao hụt tự nhiên không vượt quá định mức hao hụt theo quy định. Số thuế GTGT đầu vào của số lượng hàng hoá hao hụt vượt định mức không được khấu trừ, hoàn thuế. 2. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh số chịu thuế giá trị gia tăng so với tổng doanh số của hàng hoá, dịch vụ bán ra. Cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT hàng tháng tạm phân bổ số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào được khấu trừ trong tháng, cuối năm cơ sở kinh doanh thực hiện tính phân bổ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của năm để kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ khấu trừ theo tháng. 3. Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ. Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định trong các trường hợp sau đây không được khấu trừ mà tính vào nguyên giá của tài sản cố định: tài sản cố định chuyên dùng phục vụ sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh; tài sản cố định, máy móc, thiết bị của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh chứng khoán, các bệnh viện, trường học; tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp như nhà ăn ca, nhà nghỉ giữa ca, nhà ở miễn phí, phòng thay quần áo, nhà để xe, nhà vệ sinh, bể nước phục vụ cho người lao động làm việc trong khu vực sản xuất, kinh doanh và nhà ở, trạm y tế cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp được khấu trừ toàn bộ. Tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế GTGT) thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ. 4. Cơ sở sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng đánh bắt thuỷ, hải sản có tổ chức sản xuất khép kín, hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh tập trung có sử dụng sản phẩm ở các khâu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; nuôi trồng, đánh bắt thuỷ, hải sản làm nguyên liệu để tiếp tục sản xuất chế biến ra sản phẩm chịu thuế GTGT (bao gồm sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến xuất khẩu hoặc sản phẩm đã qua chế biến thuộc đối tượng chịu thuế GTGT) được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh ở tất cả các khâu đầu tư xây dựng cơ bản, sản xuất, chế biến. Trường hợp cơ sở kinh doanh có dự án đầu tư để tiếp tục sản xuất, chế biến hoặc có văn bản cam kết tiếp tục sản xuất sản phẩm chịu thuế GTGT thì được kê khai, khấu trừ thuế GTGT ngay từ giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản. Đối với thuế GTGT đầu vào phát sinh trong giai đoạn đầu tư XDCB, doanh nghiệp đã kê khai, khấu trừ, hoàn thuế nhưng sau đó xác định không đủ điều kiện, khấu trừ, hoàn thuế thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh nộp lại tiền thuế GTGT đã khấu trừ, hoàn thuế. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện điều chỉnh, qua thanh tra, kiểm tra cơ quan thuế phát hiện ra thì cơ quan thuế sẽ thực hiện truy thu, truy hoàn và xử phạt theo quy định. Doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã báo cáo, cam kết giải trình với cơ quan thuế liên quan đến việc khấu trừ, hoàn thuế. Trường hợp cơ sở có bán hàng hóa là sản phẩm nông, lâm, thuỷ hải sản chưa qua chế biến hoặc mới qua sơ chế thông thường thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT thì số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) doanh số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra Ví dụ 42 : Doanh nghiệp A có dự án đầu tư vườn cây cao su, có phát sinh số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ ở khâu đầu tư XDCB, doanh nghiệp chưa có sản phẩm làm nguyên liệu để tiếp tục sản xuất chế biến ra sản phẩm chịu thuế GTGT (bao gồm cả sản phẩm chưa qua chế biến xuất khẩu hoặc sản phẩm đã qua chế biến thuộc đối tượng chịu thuế GTGT) nhưng có dự án xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT) và cam kết sản phẩm trồng trọt tiếp tục chế biến ra sản phẩm chịu thuế GTGT thì Công ty được khấu trừ toàn bộ thuế GTGT đầu vào. Trường hợp doanh nghiệp bán mủ cao su thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT thì doanh nghiệp không được khấu trừ thuế. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng một phần mủ cao su khai thác vào sản xuất sản phẩm chịu thuế GTGT, một phần bán ra thì thực hiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau: Thuế GTGT đầu vào của TSCĐ (vườn cây cao su, nhà máy chế biến…): doanh nghiệp được khấu trừ toàn bộ (bao gồm cả thuế GTGT phát sinh trong giai đoạn đầu tư XDCB). Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ: thực hiện khấu trừ theo tỷ lệ (%) doanh số hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh số của hàng hoá, dịch vụ bán ra. 5. Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá (kể cả hàng hoá mua ngoài hoặc hàng hoá do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ. 6. Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng nêu tại Điều 4 Thông tư này được tính vào nguyên giá tài sản cố định, giá trị nguyên vật liệu hoặc chi phí kinh doanh. Trừ các trường hợp sau: a) Thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh mua vào để sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại quy định tại khoản 19 Điều 4 Thông tư này được khấu trừ toàn bộ; b) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu khí đến ngày khai thác đầu tiên hoặc ngày sản xuất đầu tiên được khấu trừ toàn bộ. 7. Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho. a) Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ còn sót hoá đơn chưa kê khai, khấu trừ thì được kê khai, khấu trừ bổ sung; thời gian để kê khai, khấu trừ bổ sung tối đa là 6 (sáu) tháng, kể từ tháng phát sinh hoá đơn bỏ sót, trừ trường hợp hướng dẫn tại điểm b khoản này. Ví dụ 43: Cơ sở kinh doanh A có 01 hoá đơn GTGT mua vào lập ngày 10/3/2012. Trong kỳ kê khai thuế tháng 3/2012, kế toán của cơ sở kinh doanh bỏ sót không kê khai hoá đơn này thì cơ sở kinh doanh A được kê khai và khấu trừ bổ sung tối đa là kỳ kê khai tháng 8/2012. b) Trường hợp cơ sở kinh doanh kê khai sót về số thuế GTGT đã nộp ở khâu nhập khẩu (kể cả số thuế GTGT đã nộp ở khâu nhập khẩu có chứng từ nộp thuế trước ngày 01/3/2012), số thuế GTGT đầu vào đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động thì được kê khai, khấu trừ bổ sung theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Ví dụ 44 : Cơ sở kinh doanh B đã nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu theo chứng từ nộp thuế ngày 01/3/2012, do nhầm lẫn, kế toán của doanh nghiệp đã bỏ sót không kê khai chứng từ này tại Tờ khai thuế GTGT của các tháng tiếp theo thì cơ sở kinh doanh B được kê khai khấu trừ bổ sung thuế GTGT đã nộp ở khâu nhập khẩu (theo chứng từ nộp thuế) theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Ví dụ 45 : Cơ sở kinh doanh Y đã nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu theo chứng từ nộp thuế trước ngày 01/3/2012, do nhầm lẫn, kế toán của cơ sở kinh doanh đã bỏ sót không kê khai chứng từ này, ngày 1/3/2012 kế toán của cơ sở kinh doanh mới phát hiện ra việc khai sót chứng từ nêu trên thì cơ sở kinh doanh B được kê khai khấu trừ bổ sung thuế GTGT đã nộp ở khâu nhập khẩu (theo chứng từ nộp thuế) theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. c) Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hoá đơn GTGT bán hàng hoá, dịch vụ nhưng phát hiện sai sót về thuế GTGT, phải lập hoá đơn điều chỉnh, bổ sung thì thời hạn kê khai khấu trừ, bổ sung thuế GTGT của cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ được tính từ thời điểm lập hoá đơn điều chỉnh, bổ sung. 8. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc vào tính vào nguyên giá tài sản cố định theo quy định của pháp luật. 9. Văn phòng Tổng công ty, tập đoàn không trực tiếp hoạt động kinh doanh và các đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc như: Bệnh viện, Trạm xá, Nhà nghỉ điều dưỡng, Viện, Trường đào tạo... không phải là người nộp thuế GTGT thì không được khấu trừ hay hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào phục vụ cho hoạt động của các đơn vị này. Trường hợp các đơn vị này có hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì phải đăng ký, kê khai nộp thuế GTGT riêng cho các hoạt động này. Ví dụ 46: Văn phòng Tổng công ty A không trực tiếp sản xuất, kinh doanh, sử dụng kinh phí do các cơ sở trực thuộc đóng góp để hoạt động nhưng Văn phòng Tổng công ty có cho thuê nhà (văn phòng) phần không sử dụng hết thì Văn phòng Tổng công ty phải hạch toán, kê khai nộp thuế riêng cho hoạt động cho thuê văn phòng. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho hoạt động của Văn phòng Tổng công ty không được khấu trừ hay hoàn thuế. 10. Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho các hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ không kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 Thông tư này được khấu trừ toàn bộ. Ví dụ 47: Công ty cổ phần xây dựng X nhận xây dựng công trình tại Lào. Ngoài số nguyên liệu, vật tư xuất khẩu sang Lào để thực hiện công trình xây dựng, Công ty CP xây dựng X có phát sinh một số chi phí khác tại Việt Nam phục vụ hoạt động thi công công trình tại Lào như chi phí quản lý, các chi phí này có hóa đơn GTGT (đối với những hóa đơn GTGT có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thực hiện thanh toán qua ngân hàng) thì Công ty cổ phần xây dựng X được kê khai, khấu trừ toàn bộ thuế GTGT đầu vào của các chi phí nêu trên. 11. Cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào dưới hình thức uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác mà hoá đơn mang tên tổ chức, cá nhân được uỷ quyền bao gồm các trường hợp sau đây: a) Doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền cho người tham gia bảo hiểm sửa chữa tài sản; chi phí sửa chữa tài sản cùng các vật tư, phụ tùng thay thế có hóa đơn GTGT ghi tên người tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện thanh toán cho người tham gia bảo hiểm phí bảo hiểm tương ứng theo hợp đồng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm được kê khai khấu trừ thuế GTGT tương ứng với phần bồi thường bảo hiểm thanh toán theo hóa đơn GTGT đứng tên người tham gia bảo hiểm; trường hợp phần bồi thường bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán cho người tham gia bảo hiểm có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng. b) Trước khi thành lập doanh nghiệp, các sáng lập viên có văn bản ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện chi hộ một số khoản chi phí liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, mua sắm hàng hóa, vật tư thì doanh nghiệp được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo hóa đơn GTGT đứng tên tổ chức, cá nhân được ủy quyền và phải thực hiện thanh toán cho tổ chức, cá nhân được ủy quyền qua ngân hàng đối với những hóa đơn có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên. 12. Trường hợp cá nhân, tổ chức không kinh doanh có góp vốn bằng tài sản vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thì chứng từ đối với tài sản góp vốn là biên bản chứng nhận góp vốn, biên bản giao nhận tài sản. Trường hợp tài sản góp vốn là tài sản mới mua, chưa sử dụng, có hoá đơn hợp pháp được hội đồng giao nhận vốn góp chấp nhận thì trị giá vốn góp được xác định theo trị giá ghi trên hoá đơn bao gồm cả thuế GTGT; Bên nhận vốn góp được kê khai khấu trừ thuế GTGT ghi trên hoá đơn mua tài sản của bên góp vốn. 13. Đối với hộ kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT được chuyển sang nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, được khấu trừ thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào phát sinh kể từ tháng được áp dụng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế; đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào trước tháng được áp dụng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế thì không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào. 14. Cơ sở kinh doanh không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp: Hoá đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được dùng hoá đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT); Hoá đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán nên không xác định được người bán; Hoá đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua nên không xác định được người mua (trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 11 Điều này); Hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống (không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo); Hóa đơn ghi giá trị không đúng giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ mua, bán hoặc trao đổi. Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào 1. Có hoá đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam. 2. Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hoá nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT. a) Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi, uỷ nhiệm thu, thẻ ngân hàng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán nếu tài khoản này đã được đăng ký giao dịch với cơ quan thuế). Các chứng từ bên mua nộp tiền mặt vào tài khoản của bên bán hoặc chứng từ thanh toán theo các hình thức không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành không đủ điều kiện để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào từ hai mươi triệu đồng trở lên. b) Hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn từ hai mươi triệu đồng trở lên theo giá đã có thuế GTGT nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ. Đối với những hoá đơn này, cơ sở kinh doanh kê khai vào mục hàng hoá, dịch vụ không đủ điều kiện khấu trừ trong bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào. c) Đối với hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hoá, dịch vụ mua từ hai mươi triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ bằng văn bản, hoá đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đồng thời ghi rõ thời hạn thanh toán vào phần ghi chú trên bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng, cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế giá trị gia tăng đầu vào đã khấu trừ của giá trị hàng hoá không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Sau khi cơ sở kinh doanh đã điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ tương ứng với giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng, cơ sở kinh doanh mới có được chứng từ chứng minh việc thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh được khai bổ sung. Trường hợp đã quá hạn thanh toán chậm trả theo quy định trong hợp đồng, cơ sở kinh doanh không thực hiện điều chỉnh giảm theo quy định nhưng trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra tại trụ sở, cơ sở kinh doanh có đầy đủ chứng từ chứng minh đã thanh toán qua ngân hàng thì nếu việc không điều chỉnh giảm không dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn thì cơ sở kinh doanh bị xử phạt vi phạm về thủ tục thuế, nếu việc không điều chỉnh giảm dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn thì cơ sở kinh doanh bị truy thu, truy hoàn và xử phạt theo quy định của Luật Quản lý thuế. Ví dụ 48: Tháng 3/2012, Công ty A mua một lô hàng của Công ty B để phục vụ sản xuất kinh doanh, tổng giá trị hợp đồng là 330 triệu đồng (giá chưa thuế là 300 triệu, thuế GTGT theo thuế suất 10% là 30 triệu), theo thoả thuận trong hợp đồng đến tháng 7/2012 Công ty A mới thanh toán tiền hàng cho Công ty B. Trong trường hợp này Công ty A được kê khai thuế GTGT đầu vào vào kỳ kê khai của tháng 3/2012 là 30 triệu đồng. Đến thời hạn thanh toán là tháng 7/2012 Công ty A phải cung cấp chứng từ thanh toán qua ngân hàng có giá trị là 330 triệu đồng, nếu Công ty A không cung cấp được chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì Công ty A phải kê khai điều chỉnh giảm số thuế GTGT (30 triệu đồng) đã khấu trừ. Trường hợp đến thời điểm thanh toán là tháng 7/2012, Công ty A cung cấp được chứng từ thanh toán qua ngân hàng nhưng số tiền ghi trên chứng từ thanh toán này có giá trị 275 triệu đồng (tương ứng giá chưa có thuế là 250 triệu, thuế GTGT theo thuế suất 10% là 25 triệu) thì Công ty A chỉ được chấp nhận khấu trừ thuế GTGT 25 triệu đồng (tương ứng với số tiền được thanh toán qua ngân hàng là 275 triệu đồng) và Công ty A phải điều chỉnh giảm số thuế GTGT (5 triệu đồng = 30 triệu – 25 triệu) đã kê khai khấu trừ vào kỳ kê khai tháng 3/2012. Đến tháng 11/ 2012 Công ty A cung cấp được chứng từ thanh toán qua ngân hàng cho giá trị thanh toán 55 triệu đồng (tương ứng giá chưa có thuế là 50 triệu, thuế GTGT là 5 triệu) thì Công ty A được khai bổ sung để được khấu trừ đối với số thuế GTGT là 5 triệu tương ứng với giá trị thanh toán qua ngân hàng là 50 triệu. Ví dụ 49: Tháng 11/2012, cơ quan thuế ban hành Quyết định kiểm tra về thuế GTGT tại Công ty TNHH Z, thời kỳ kiểm tra là năm 2011 và 5 tháng của năm 2012. Tại thời điểm kiểm tra, Công ty TNHH Z không xuất trình được chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với một số hợp đồng thanh toán trả chậm đã đến thời hạn trả trong năm 2011 và trong 5 tháng năm 2012, theo đó cơ quan thuế không chấp thuận Công ty TNHH Z được kê khai khấu trừ thuế GTGT đối với các hóa đơn không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Tuy nhiên trong tháng 11/2012 và tháng 12/2012 Công ty TNHH Z mới có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với các hóa đơn đã bị cơ quan thuế kiểm tra không chấp thuận cho khấu trừ thuế thì Công ty TNHH Z vẫn được kê khai bổ sung khấu trừ thuế GTGT của hóa đơn nêu trên có chứng từ thanh toán qua ngân hàng trên Tờ khai thuế GTGT của tháng 11, 12/2012. d) Các trường hợp được coi là thanh toán qua ngân hàng để khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm: d.1) Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có biên bản đối chiếu số liệu và xác nhận giữa hai bên về việc thanh toán bù trừ giữa hàng hoá, dịch vụ mua vào với hàng hoá, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng. Trường hợp bù trừ công nợ qua bên thứ ba phải có biên bản bù trừ công nợ của ba (3) bên làm căn cứ khấu trừ thuế. d.2) Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ công nợ như vay, mượn tiền; cấn trừ công nợ qua người thứ ba mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có hợp đồng vay, mượn tiền dưới hình thức văn bản được lập trước đó và có chứng từ chuyển tiền từ tài khoản của bên cho vay sang tài khoản của bên đi vay đối với khoản vay bằng tiền bao gồm cả trường hợp bù trừ giữa giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào với khoản tiền mà người bán hỗ trợ cho người mua, hoặc nhờ người mua chi hộ. d.3) Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào được thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng (bao gồm cả trường hợp bên bán yêu cầu bên mua thanh toán tiền qua ngân hàng cho bên thứ ba do bên bán chỉ định) thì việc thanh toán theo uỷ quyền hoặc thanh toán cho bên thứ ba theo chỉ định của bên bán phải được quy định cụ thể trong hợp đồng dưới hình thức văn bản và bên thứ ba là một pháp nhân hoặc thể nhân đang hoạt động theo quy định của pháp luật. Trường hợp sau khi thực hiện các hình thức thanh toán nêu trên mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Khi kê khai hoá đơn thuế giá trị gia tăng đầu vào, cơ sở kinh doanh ghi rõ phương thức thanh toán được quy định cụ thể trong hợp đồng vào phần ghi chú trên bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào. đ) Trường hợp mua hàng hoá, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới hai mươi triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Nhà cung cấp là người nộp thuế có mã số thuế, trực tiếp khai và nộp thuế GTGT. Điều 16. Điều kiện khấu trừ, hoàn thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (trừ các trường hợp hướng dẫn Điều 17 Thông tư này) để được khấu trừ thuế, hoàn thuế GTGT đầu vào phải có đủ điều kiện và các thủ tục nêu tại khoản 2 Điều 9 và khoản 1 Điều 15 Thông tư này, cụ thể như sau: 1. Hợp đồng bán hàng hoá, gia công hàng hóa (đối với trường hợp gia công hàng hóa), cung ứng dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. Đối với trường hợp uỷ thác xuất khẩu là hợp đồng uỷ thác xuất khẩu và biên bản thanh lý hợp đồng uỷ thác xuất khẩu (trường hợp đã kết thúc hợp đồng) hoặc biên bản đối chiếu công nợ định kỳ giữa bên uỷ thác xuất khẩu và bên nhận uỷ thác xuất khẩu có ghi rõ: số lượng, chủng loại sản phẩm, giá trị hàng uỷ thác đã xuất khẩu; số, ngày hợp đồng xuất khẩu của bên nhận uỷ thác xuất khẩu ký với nước ngoài; số, ngày, số tiền ghi trên chứng từ thanh toán qua ngân hàng với nước ngoài của bên nhận uỷ thác xuất khẩu; số, ngày, số tiền ghi trên chứng từ thanh toán của bên nhận uỷ thác xuất khẩu thanh toán cho bên uỷ thác xuất khẩu; số, ngày tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu của bên nhận uỷ thác xuất khẩu. 2. Tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu sản phẩm phần mềm dưới các hình thức tài liệu, hồ sơ, cơ sở dữ liệu đóng gói cứng để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào, cơ sở kinh doanh phải đảm bảo thủ tục về tờ khai hải quan như đối với hàng hoá thông thường. Riêng các trường hợp sau không cần tờ khai hải quan: Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu dịch vụ, phần mềm qua phương tiện điện tử thì không cần có tờ khai hải quan. Cơ sở kinh doanh phải thực hiện đầy đủ các quy định về thủ tục xác nhận bên mua đã nhận được dịch vụ, phần mềm xuất khẩu qua phương tiện điện tử theo đúng quy định của pháp luật về thương mại điện tử. Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình cho doanh nghiệp chế xuất. Cơ sở kinh doanh cung cấp điện, nước, văn phòng phẩm và hàng hoá phục vụ sinh hoạt hàng ngày của doanh nghiệp chế xuất gồm: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng (bao gồm cả bảo hộ lao động: quần, áo, mũ, giầy, ủng, găng tay). 3. Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng a) Thanh toán qua ngân hàng là việc chuyển tiền từ tài khoản của bên nhập khẩu sang tài khoản mang tên bên xuất khẩu mở tại ngân hàng theo các hình thức thanh toán phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của ngân hàng. Chứng từ thanh toán tiền là giấy báo Có của ngân hàng bên xuất khẩu về số tiền đã nhận được từ tài khoản của ngân hàng bên nhập khẩu. Trường hợp thanh toán chậm trả, phải có thỏa thuận ghi trong hợp đồng xuất khẩu, đến thời hạn thanh toán cơ sở kinh doanh phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Trường hợp uỷ thác xuất khẩu thì phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng của phía nước ngoài cho bên nhận uỷ thác và bên nhận uỷ thác phải thanh toán tiền hàng xuất khẩu qua ngân hàng cho bên uỷ thác. b) Các trường hợp thanh toán dưới đây cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng: b.1) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được thanh toán cấn trừ vào khoản tiền vay nợ nước ngoài cơ sở kinh doanh phải có đủ điều kiện, thủ tục, hồ sơ như sau: Hợp đồng vay nợ (đối với những khoản vay tài chính có thời hạn dưới 01 năm); hoặc giấy xác nhận đăng ký khoản vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (đối với những khoản vay trên 01 năm). Chứng từ chuyển tiền của phía nước ngoài vào Việt Nam qua ngân hàng. Phương thức thanh toán hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu cấn trừ vào khoản nợ vay nước ngoài phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu. Bản xác nhận của phía nước ngoài về cấn trừ khoản nợ vay. Trường hợp sau khi cấn trừ giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu vào khoản nợ vay của nước ngoài có chênh lệch, thì số tiền chênh lệch phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng theo hướng dẫn tại điểm này. b.2) Trường hợp cơ sở kinh doanh xuất khẩu sử dụng tiền thanh toán hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu để góp vốn với cơ sở nhập khẩu ở nước ngoài, cơ sở kinh doanh phải có đủ điều kiện thủ tục, hồ sơ như sau: Hợp đồng góp vốn. Việc sử dụng tiền thanh toán hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu để góp vốn vào cơ sỏ nhập khẩu ở nước ngoài phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu. Trường hợp số tiền góp vốn nhỏ hơn doanh thu hàng hoá xuất khẩu thì số tiền chênh lệch phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo hướng dẫn tại điểm này. b.3) Trường hợp phía nước ngoài uỷ quyền cho bên thứ ba là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài thực hiện thanh toán thì việc thanh toán theo uỷ quyền phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng nếu có). b.4) Trường hợp phía nước ngoài yêu cầu bên thứ 3 là tổ chức ở Việt Nam thanh toán bù trừ công nợ với phía nước ngoài bằng thực hiện thanh toán qua ngân hàng số tiền phía nước ngoài phải thanh toán cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu và việc yêu cầu thanh toán bù trừ công nợ nêu trên có quy định trong hợp đồng xuất khẩu (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng nếu có) và có chứng từ thanh toán là giấy báo có của ngân hàng bên xuất khẩu về số tiền đã nhận được từ tài khoản của bên thứ 3, đồng thời bên xuất khẩu phải xuất trình bản đối chiếu công nợ có xác nhận của bên nước ngoài và bên thứ 3. b.5) Trường hợp phía nước ngoài (bên nhập khẩu) uỷ quyền cho bên thứ ba là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài thực hiện thanh toán; bên thứ ba yêu cầu tổ chức ở Việt Nam (bên thứ tư) thanh toán bù trừ công nợ với bên thứ ba bằng việc thực hiện thanh toán qua ngân hàng số tiền bên nhập khẩu phải thanh toán cho cơ sở kinh doanh Việt Nam xuất khẩu thì cơ sở kinh doanh xuất khẩu phải có đủ các điều kiện, hồ sơ như sau: Hợp đồng xuất khẩu (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng nếu có) quy định việc uỷ quyền thanh toán, bù trừ công nợ giữa các bên. Chứng từ thanh toán là giấy báo có của ngân hàng về số tiền cơ sở kinh doanh Việt Nam xuất khẩu nhận được từ tài khoản của bên thứ tư. Bản đối chiếu công nợ có xác nhận của các bên liên quan (giữa cơ sở kinh doanh xuất khẩu với bên nhập khẩu, giữa bên thứ ba ở nước ngoài với bên thứ tư là tổ chức ở Việt Nam). b.6) Trường hợp phía nước ngoài uỷ quyền cho Văn phòng đại diện tại Việt Nam thực hiện thanh toán vào tài khoản của bên xuất khẩu và việc uỷ quyền thanh toán nêu trên có quy định trong hợp đồng xuất khẩu (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng nếu có). b.7) Trường hợp phía nước ngoài thanh toán từ tài khoản tiền gửi vãng lai của phía nước ngoài mở tại các tổ chức tín dụng tại Việt Nam thì việc thanh toán này phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng nếu có). Chứng từ thanh toán là giấy báo Có của ngân hàng bên xuất khẩu về số tiền đã nhận được từ tài khoản vãng lai của người mua phía nước ngoài đã ký hợp đồng. Trường hợp xuất khẩu cho người mua phía nước ngoài là doanh nghiệp tư nhân và việc thanh toán thông qua tài khoản vãng lai của chủ doanh nghiệp tư nhân mở tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam và được quy định trong hợp đồng xuất khẩu (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng nếu có) thì được xác định là thanh toán qua ngân hàng. Cơ quan thuế khi kiểm tra việc khấu trừ, hoàn thuế đối với hàng hoá xuất khẩu thanh toán qua tài khoản vãng lai, cần phối hợp với tổ chức tín dụng nơi người mua phía nước ngoài mở tài khoản để đảm bảo việc thanh toán, chuyển tiền thực hiện đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật. b.8) Trường hợp phía nước ngoài thanh toán qua ngân hàng nhưng số tiền thanh toán trên chứng từ không phù hợp với số tiền phải thanh toán như đã thoả thuận trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng thì: Nếu số tiền thanh toán trên chứng từ thanh toán qua ngân hàng có trị giá nhỏ hơn số tiền phải thanh toán như đã thoả thuận trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng thì cơ sở kinh doanh phải giải trình rõ lý do như: phí chuyển tiền của ngân hàng, điều chỉnh giảm giá do hàng kém chất lượng hoặc thiếu hụt (đối với trường hợp này phải có văn bản thoả thuận giảm giá giữa bên mua và bán)…; Nếu số tiền thanh toán trên chứng từ thanh toán qua ngân hàng có trị giá lớn hơn số tiền phải thanh toán như đã thoả thuận trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng thì cơ sở kinh doanh phải giải trình rõ lý do như: thanh toán một lần cho nhiều hợp đồng, ứng trước tiền hàng… Cơ sở kinh doanh phải cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về các lý do giải trình với cơ quan thuế và các văn bản điều chỉnh (nếu có). b.9) Trường hợp phía nước ngoài thanh toán qua ngân hàng nhưng chứng từ thanh toán qua ngân hàng không đúng tên ngân hàng phải thanh toán đã thoả thuận trong hợp đồng, nếu nội dung chứng từ thể hiện rõ tên người thanh toán, tên người thụ hưởng, số hợp đồng xuất khẩu, giá trị thanh toán phù hợp với hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết thì được chấp nhận là chứng từ thanh toán hợp lệ. b.10) Trường hợp cơ sở kinh doanh xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ cho bên nước ngoài (bên thứ hai), đồng thời nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ với bên nước ngoài khác hoặc mua hàng với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam (bên thứ ba); nếu cơ sở kinh doanh có thỏa thuận với bên thứ hai và bên thứ ba về việc bên thứ hai thực hiện thanh toán qua ngân hàng cho bên thứ ba số tiền mà cơ sở kinh doanh còn phải thanh toán cho bên thứ ba thì việc bù trừ thanh toán giữa các bên phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng nhập khẩu hoặc hợp đồng mua hàng (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng nếu có) và cơ sở kinh doanh phải xuất trình bản đối chiếu công nợ có xác nhận của các bên liên quan (giữa cơ sở kinh doanh với bên thứ hai, giữa cơ sở kinh doanh với bên thứ ba). b.11) Trường hợp hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài nhưng vì lý do khách quan phía nước ngoài từ chối không nhận hàng và cơ sở kinh doanh tìm được khách hàng mới cùng quốc gia với khách hàng ký kết hợp đồng mua bán ban đầu để bán lô hàng trên thì hồ sơ hoàn thuế gồm toàn bộ hồ sơ xuất khẩu liên quan đến hợp đồng xuất khẩu ký kết với khách hàng ban đầu (hợp đồng, tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, hoá đơn), công văn giải trình của cơ sở kinh doanh lý do có sự sai khác tên khách hàng mua (trong đó cơ sở kinh doanh cam kết tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, đảm bảo không có gian lận), toàn bộ hồ sơ xuất khẩu liên quan đến hợp đồng xuất khẩu ký kết với khách hàng mới (hợp đồng, hoá đơn bán hàng, chứng từ thanh toán qua ngân hàng theo quy định và các chứng từ khác nếu có). c) Các trường hợp thanh toán khác đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu theo quy định của Chính phủ: c.1) Trường hợp xuất khẩu lao động mà cơ sở kinh doanh xuất khẩu lao động thu tiền trực tiếp của người lao động thì phải có chứng từ thu tiền mặt của người lao động. c.2) Trường hợp cơ sở kinh doanh xuất khẩu hàng hóa để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài, nếu thu và chuyển về nước bằng tiền mặt ngoại tệ tại nước tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại cơ sở kinh doanh phải có chứng từ kê khai với cơ quan Hải quan về tiền ngoại tệ thu được do bán hàng hóa chuyển về nước và chứng từ nộp tiền vào ngân hàng tại Việt Nam. c.3) Trường hợp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ để trả nợ nước ngoài cho Chính phủ thì phải có xác nhận của ngân hàng ngoại thương về lô hàng xuất khẩu đã được phía nước ngoài chấp nhận trừ nợ hoặc xác nhận bộ chứng từ đã được gửi cho phía nước ngoài để trừ nợ; chứng từ thanh toán thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. c.4) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thanh toán bằng hàng là trường hợp xuất khẩu hàng hóa (kể cả gia công hàng hóa xuất khẩu), dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài (gọi tắt là phía nước ngoài) nhưng việc thanh toán giữa doanh nghiệp Việt Nam và phía nước ngoài bằng hình thức bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, tiền công gia công hàng hóa xuất khẩu với giá trị hàng hóa, dịch vụ mua của phía nước ngoài. Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thanh toán bằng hàng phải có thêm thủ tục hồ sơ như sau: Phương thức thanh toán đối với hàng xuất khẩu bằng hàng phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu. Hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ của phía nước ngoài; Tờ khai hải quan về hàng hóa nhập khẩu thanh toán bù trừ với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Văn bản xác nhận với phía nước ngoài về việc số tiền thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ mua của phía nước ngoài. Trường hợp sau khi thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu có chênh lệch, số tiền chênh lệch phải thực hiện thanh toán qua Ngân hàng. Chứng từ thanh toán qua Ngân hàng theo hướng dẫn tại khoản này. c.5) Trường hợp xuất khẩu hàng hoá sang các nước có chung biên giới theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước. c.6) Một số trường hợp hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu có hình thức thanh toán khác theo quy định của pháp luật có liên quan. d) Các trường hợp xuất khẩu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng được khấu trừ, hoàn thuế: d.1) Đối với trường hợp bên nước ngoài mất khả năng thanh toán, cơ sở xuất khẩu hàng hoá phải có văn bản giải trình rõ lý do và được sử dụng một trong số các giấy tờ sau để thay thế cho chứng từ thanh toán qua ngân hàng: Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam đã đăng ký với cơ quan hải quan tại nước nhập khẩu hàng hoá (01 bản sao); hoặc Đơn khởi kiện đến toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền tại nước nơi người mua cư trú kèm giấy thông báo hoặc kèm giấy tờ có tính chất xác nhận của cơ quan này về việc thụ lý đơn khởi kiện (01 bản sao); hoặc Phán quyết thắng kiện của toà án nước ngoài cho cơ sở kinh doanh (01 bản sao); hoặc Giấy tờ của tổ chức có thẩm quyền nước ngoài xác nhận (hoặc thông báo) bên mua nước ngoài phá sản hoặc mất khả năng thanh toán (01 bản sao). d.2) Đối với trường hợp hàng hoá xuất khẩu không đảm bảo chất lượng phải tiêu huỷ, cơ sở xuất khẩu hàng hoá phải có văn bản giải trình rõ lý do và được sử dụng biên bản tiêu huỷ (hoặc giấy tờ xác nhận việc tiêu huỷ) hàng hoá ở nước ngoài của cơ quan thực hiện tiêu huỷ (01 bản sao), kèm chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với chi phí tiêu huỷ thuộc trách nhiệm chi trả của cơ sở xuất khẩu hàng hoá hoặc kèm giấy tờ chứng minh chi phí tiêu huỷ thuộc trách nhiệm của người mua hoặc bên thứ ba (01 bản sao). Trường hợp người nhập khẩu hàng hoá phải đứng ra làm thủ tục tiêu hủy tại nước ngoài thì biên bản tiêu huỷ (hoặc giấy tờ xác nhận việc tiêu huỷ) ghi tên người nhập khẩu hàng hóa. d.3) Đối với trường hợp hàng hoá xuất khẩu bị tổn thất, cơ sở xuất khẩu hàng hoá phải có văn bản giải trình rõ lý do và được sử dụng một trong số các giấy tờ sau để thay thế cho chứng từ thanh toán qua ngân hàng: Giấy xác nhận việc tổn thất ngoài biên giới Việt Nam của cơ quan có thẩm quyền liên quan (01 bản sao); hoặc Biên bản xác định tổn thất hàng hoá trong quá trình vận chuyển ngoài biên giới Việt Nam nêu rõ nguyên nhân tổn thất (01 bản sao); Nếu cơ sở xuất khẩu hàng hoá đã nhận được tiền bồi thường hàng hoá xuất khẩu bị tổn thất ngoài biên giới Việt Nam thì phải gửi kèm chứng từ thanh toán qua ngân hàng về số tiền nhận được (01 bản sao). Bản sao các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm d.1, d.2 và d.3 khoản này bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ sở xuất khẩu hàng hoá. Trường hợp ngôn ngữ sử dụng trong các chứng từ, giấy tờ xác nhận của bên thứ ba thay thế cho chứng từ thanh toán qua ngân hàng không phải là tiếng Anh hoặc không có tiếng Anh thì phải có 01 bản dịch công chứng gửi kèm. Trường hợp các bên liên quan phát hành, sử dụng và lưu trữ chứng từ dưới dạng điện tử thì phải có bản in bằng giấy. Cơ sở xuất khẩu hàng hoá tự chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác của các loại giấy tờ thay thế cho chứng từ thanh toán qua ngân hàng cho các trường hợp nêu trên. 4. Hóa đơn GTGT bán hàng hóa, dịch vụ hoặc hoá đơn xuất khẩu hoặc hoá đơn đối với tiền gia công của hàng hoá gia công. Điều 17. Điều kiện khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào đối với một số trường hợp hàng hoá được coi như xuất khẩu 1. Hàng hoá gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động mua, bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hoá với nước ngoài: a) Hợp đồng gia công xuất khẩu và các phụ kiện hợp đồng (nếu có) ký với nước ngoài, trong đó ghi rõ cơ sở nhận hàng tại Việt Nam. b) Hoá đơn GTGT ghi rõ giá gia công và số lượng hàng gia công trả nước ngoài (theo giá quy định trong hợp đồng ký với nước ngoài) và tên cơ sở nhận hàng theo chỉ định của phía nước ngoài; c) Phiếu chuyển giao sản phẩm gia công chuyển tiếp (gọi tắt là Phiếu chuyển tiếp) có đủ xác nhận của bên giao, bên nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp và xác nhận của Hải quan quản lý hợp đồng gia công của bên giao, bên nhận. d) Hàng hóa gia công cho nước ngoài phải thanh toán qua Ngân hàng theo hướng dẫn tại Điều 16 Thông tư này. Về thủ tục giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp và Phiếu chuyển tiếp thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan. Ví dụ 50: Công ty A ký hợp đồng gia công với nước ngoài 200.000 đôi đế giầy xuất khẩu. Giá gia công là 800 triệu đồng. Hợp đồng ghi rõ giao đế giầy cho Công ty B tại Việt Nam để sản xuất ra giầy hoàn chỉnh. Trường hợp này Công ty A thuộc đối tượng gia công hàng xuất khẩu chuyển tiếp. Khi lập chứng từ chuyển giao sản phẩm đế giầy cho Công ty B, Công ty A ghi rõ số lượng, chủng loại, quy cách sản phẩm đã giao, toàn bộ doanh thu gia công đế giầy 800 triệu đồng nhận được tính thuế GTGT là 0%. 2. Hàng hoá xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật: a) Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng gia công có chỉ định giao hàng tại Việt Nam; b) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ đã làm xong thủ tục hải quan; c) Hoá đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn xuất khẩu ghi rõ tên người mua phía nước ngoài, tên doanh nghiệp nhận hàng và địa điểm giao hàng tại Việt Nam; d) Hàng hóa bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng tại Việt Nam phải thanh toán qua ngân hàng bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 16 Thông tư này. Trường hợp người nhập khẩu tại chỗ được phía nước ngoài uỷ quyền thanh toán cho người xuất khẩu tại chỗ thì đồng tiền thanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối. đ) Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải phù hợp với quy định tại giấy phép đầu tư. 3. Hàng hoá, vật tư do doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu để thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài thì thủ tục hồ sơ để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện công trình xây dựng tại nước ngoài được khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT đầu vào phải đáp ứng các điều kiện sau: a) Tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này. b) Hàng hoá, vật tư xuất khẩu phải phù hợp với Danh mục hàng hoá xuất khẩu để thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài do Giám đốc doanh nghiệp Việt Nam thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài phê duyệt. c) Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu (trường hợp uỷ thác xuất khẩu). 4. Hàng hoá, vật tư do cơ sở kinh doanh trong nước bán cho doanh nghiệp Việt Nam để thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài và thực hiện giao hàng hoá tại nước ngoài theo Hợp đồng ký kết thì thủ tục hồ sơ để cơ sở kinh doanh trong nước bán hàng thực hiện khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá xuất khẩu phải đáp ứng các điều kiện sau: a) Tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này. b) Hàng hoá, vật tư xuất khẩu phải phù hợp với Danh mục hàng hoá xuất khẩu để công trình xây dựng ở nước ngoài do Giám đốc doanh nghiệp Việt Nam thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài phê duyệt. c) Hợp đồng mua bán ký giữa cơ sở kinh doanh trong nước và doanh nghiệp Việt Nam thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài, trong đó có ghi rõ về điều kiện giao hàng, số lượng, chủng loại và trị giá hàng hoá; d) Hợp đồng uỷ thác (trường hợp uỷ thác xuất khẩu); đ) Chứng từ thanh toán qua ngân hàng; e) Hoá đơn GTGT bán hàng hoá. Các trường hợp cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu hoặc hàng hoá được coi như xuất khẩu hướng dẫn tại Điều 16, Điều 17 Thông tư này nếu đã có xác nhận của cơ quan Hải quan (đối với hàng hóa xuất khẩu) nhưng không có đủ các thủ tục, hồ sơ khác đối với từng trường hợp cụ thể thì không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Riêng đối với trường hợp hàng hoá gia công chuyển tiếp và hàng hoá xuất khẩu tại chỗ, nếu không có đủ một trong các thủ tục, hồ sơ theo quy định thì phải tính và nộp thuế GTGT như hàng hóa tiêu thụ nội địa. Đối với cơ sở kinh doanh có dịch vụ xuất khẩu nếu không đáp ứng điều kiện về thanh toán qua ngân hàng hoặc được coi như thanh toán qua ngân hàng thì không được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%, không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế đầu vào. Mục 2. HOÀN THUẾ Điều 18. Đối tượng và trường hợp được hoàn thuế GTGT 1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT nếu trong 3 tháng liên tục trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết. Số thuế được hoàn là số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của thời gian xin hoàn thuế. Ví dụ 51: Doanh nghiệp A kê khai thuế GTGT có số thuế GTGT đầu vào, đầu ra như sau: (Đơn vị tính: triệu đồng) Tháng kê khai thuế (1) Thuế đầu vào còn khấu trừ từ kỳ trước chuyển sang (2) Thuế đầu vào được khấu trừ trong tháng (3) Thuế đầu ra phát sinh trong tháng (4) Thuế GTGT phải nộp (hoặc còn được khấu trừ) trong kỳ Tháng 3/2012 0 200 100 100 Tháng 4/2012 100 300 350 50 Tháng 5/2012 50 300 200 150 Theo ví dụ trên, doanh nghiệp A luỹ kế 3 tháng liên tục có số thuế đầu vào lớn hơn thuế đầu ra. Doanh nghiệp A thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT với số thuế tối đa là 150 triệu đồng. 2. Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm trở lên thì được hoàn thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm. Trường hợp, nếu số thuế GTGT luỹ kế của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT. 3. Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư thì cơ sở kinh doanh phải kê khai bù trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho dự án đầu tư mới cùng với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Sau khi bù trừ nếu có số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ hết từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư. Trường hợp số thuế GTGT đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh và dự án đầu tư dưới 200 triệu đồng và 3 tháng chưa được khấu trừ hết thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này. Trường hợp cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư cơ sở sản xuất mới tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính, đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, nếu có số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư. Cơ sở kinh doanh phải kê khai, lập hồ sơ hoàn thuế riêng đối với trường hợp này. Trường hợp có ban quản lý dự án thì ban quản lý dự án thực hiện đăng ký, kê khai lập hồ sơ hoàn thuế riêng với cơ quan thuế địa phương nơi đăng ký thuế (trừ ban quản lý dự án cùng địa bàn tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính do doanh nghiệp trụ sở chính lập hồ sơ hoàn thuế GTGT). Khi dự án đầu tư thành lập doanh nghiệp mới đã hoàn thành và hoàn tất các thủ tục về đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế, cơ sở kinh doanh là chủ dự án đầu tư phải tổng hợp số thuế GTGT phát sinh, số thuế GTGT đã hoàn, số thuế GTGT chưa được hoàn của dự án để bàn giao cho doanh nghiệp mới thành lập để doanh nghiệp mới thực hiện kê khai, nộp thuế và đề nghị hoàn thuế GTGT theo quy định với cơ quan thuế quản lý trực tiếp. 4. Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGT đầu vào của hàng hóa xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo tháng. Cơ sở kinh doanh trong tháng vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ bán trong nước, có số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên, nhưng sau khi bù trừ với số thuế GTGT đầu ra của hàng hoá, dịch vụ bán trong nước trên tờ khai của tháng phát sinh, nếu số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ nhỏ hơn 200 triệu đồng thì cơ sở kinh doanh không được xét hoàn thuế theo tháng, nếu số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế GTGT theo tháng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu. Trường hợp không hạch toán riêng được số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được phân bổ theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu trong kỳ với tổng doanh thu của cơ sở kinh doanh trong kỳ. Đối tượng được hoàn thuế trong một số trường hợp xuất khẩu như sau: Đối với trường hợp uỷ thác xuất khẩu, là cơ sở có hàng hoá uỷ thác xuất khẩu; đối với gia công chuyển tiếp, là cơ sở ký hợp đồng gia công xuất khẩu với phía nước ngoài; đối với hàng hoá xuất khẩu để thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài, là doanh nghiệp có hàng hoá, vật tư xuất khẩu thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài; đối với hàng hoá xuất khẩu tại chỗ là cơ sở kinh doanh có hàng hoá xuất khẩu tại chỗ. 5. Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước có số thuế GTGT đầu vào chưa đuợc khấu trừ hết hoặc có số thuế GTGT nộp thừa. Trường hợp cơ sở kinh doanh trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh giải thể không phát sinh thuế GTGT đầu ra của hoạt động kinh doanh chính theo dự án đầu tư thì không thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT. Trường hợp cơ sở kinh doanh đã được hoàn thuế cho dự án đầu tư thì phải truy hoàn số thuế đã được hoàn cho ngân sách nhà nước. 6. Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo: a) Đối với dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại: chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý chương trình, dự án được hoàn lại số thuế GTGT đã trả đối với hàng hoá, dịch vụ mua ở Việt Nam để sử dụng cho chương trình, dự án. b) Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn thuế GTGT đã trả của hàng hoá, dịch vụ đó. Ví dụ 52: Hội chữ thập đỏ được Tổ chức quốc tế viện trợ tiền để mua hàng viện trợ nhân đạo cho nhân dân các tỉnh bị thiên tai là 200 triệu đồng. Giá trị hàng mua chưa có thuế là 200 triệu đồng, thuế GTGT là 20 triệu đồng. Hội chữ thập đỏ sẽ được hoàn thuế theo quy định là 20 triệu đồng. Việc hoàn thuế GTGT đã trả đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. 7. Đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về Ưu đãi miền trừ ngoại giao mua hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn thuế GTGT đã trả ghi trên hoá đơn GTGT hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế GTGT. 8. Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Điều 19. Điều kiện và thủ tục hoàn thuế GTGT 1. Các cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT theo hướng dẫn tại điểm 1, 2, 3, 4, 5, 8 Điều 18 Thông tư này phải là cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền, có con dấu theo đúng quy định của pháp luật, lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán; có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh. 2. Các trường hợp cơ sở kinh doanh đã kê khai đề nghị hoàn thuế trên Tờ khai thuế GTGT thì không được kết chuyển số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn thuế vào số thuế được khấu trừ của tháng tiếp sau. 3. Thủ tục hoàn thuế GTGT thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Điều 20. Nơi nộp thuế. 1. Người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT tại địa phương nơi sản xuất, kinh doanh. 2. Người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì phải nộp thuế GTGT tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất và địa phương nơi đóng trụ sở chính. 3. Việc khai thuế, nộp thuế GTGT được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế. Chương IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 21. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày Nghị định số 121/2011/NĐ CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ có hiệu lực (ngày 01 tháng 3 năm 2012), thay thế Thông tư số 129/2008/TT BTC ngày 26/12/2008 và Thông tư số 112/2009/TT BTC ngày 02/6/2009 của Bộ Tài chính. 2. Đối với hợp đồng chuyển nhượng bất động sản ký với khách hàng từ ngày 01/01/2009 đến trước ngày 01/3/2012, thời điểm thu tiền lần đầu từ ngày 01/01/2009 và được thực hiện trước ngày 01/3/2012, nếu số tiền đã thu được không thấp hơn 20% tổng giá thanh toán của hợp đồng chuyển nhượng bất động sản, giá đất được trừ vẫn áp dụng theo Thông tư số 129/2008/TT BTC ngày 26/12/2008 và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính. Đối với hợp đồng chuyển nhượng bất động sản ký với khách hàng trước ngày 01/3/2012 nhưng thời điểm thu tiền lần đầu sau ngày 01/3/2012 hoặc số tiền thu được trước ngày 01/3/2012 nhỏ hơn 20% tổng giá thanh toán của hợp đồng chuyển nhượng bất động sản, giá đất được trừ áp dụng theo quy định tại Nghị định số 121/2011/NĐ CP của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư này. 3. Bãi bỏ nội dung hướng dẫn tạm hoàn 90% thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan kể từ ngày 01/01/2012, đang trong thời gian chưa được phía nước ngoài thanh toán qua ngân hàng theo hợp đồng xuất khẩu tại Thông tư số 94/2010/TT BTC ngày 30/6/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện hoàn thuế GTGT đối với hàng hoá xuất khẩu. Việc giải quyết hoàn tiếp 10% thuế GTGT còn lại (của các hồ sơ đã giải quyết tạm hoàn 90% thuế GTGT nêu trên) và các nộp dung khác vẫn thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 94/2010/TT BTC của Bộ Tài chính. 4. Các Thông tư khác còn hiệu lực của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT vẫn có hiệu lực thi hành. Điều 22. Tổ chức thu thuế GTGT 1. Cơ quan Thuế chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý thu thuế giá trị gia tăng và hoàn thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh. 2. Cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý thu thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị, cơ sở kinh doanh phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để được giải quyết kịp thời./. Nơi nhận: Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; Văn phòng Chủ tịch nước, Quốc hội; Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Toà án nhân dân tối cao; Kiểm toán nhà nước; UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng; Cơ quan Trung ương của các Đoàn thể; HĐND, UBND, Sở TC, Cục thuế, Cục Hải quan các tỉnh, TP trực thuộc TW; Công báo; Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); Website Chính phủ; Các đơn vị thuộc Bộ; Website Bộ Tài chính; Lưu: VT; TCT (VT, CS). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đỗ Hoàng Anh Tuấn Mẫu số: 03/GTGT (Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2012/TT BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ KHAI THUẾ GTGT (Dành cho người nộp thuế tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT và cơ sở mua bán vàng bạc, đá quý) [01] Kỳ tính thuế: Tháng...... năm ….... [02] Lần đầu: [03] Bổ sung lần thứ [04] Tên người nộp thuế:……………………………………...................................... [05] Mã số thuế: [06] Địa chỉ: …………………………………………………………………………… [07] Quận/huyện: ............................... [08] Tỉnh/thành phố: ......................................... [09] Điện thoại:…………..[10] Fax:..........................[11] Email: ................................. [12] Tên đại lý thuế (nếu có):…………………………………….................................. [13] Mã số thuế: [14] Địa chỉ: …………………………………………………………………………… [15] Quận/huyện: ................... [16] Tỉnh/thành phố: ..................................................... [17] Điện thoại: ..................... [18] Fax: .................. [19] Email: ................................. [20] Hợp đồng đại lý thuế: Số.................................................ngày................................ Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam STT Chỉ tiêu Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất 0% và không chịu thuế Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất 5% Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất 10% (1) (2) (3) (4) (5) 1 GTGT âm được kết chuyển kỳ trước [21] [22] [23] 2 Tổng doanh thu hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT [24] [25] [26] 3 Giá vốn của hàng hoá, dịch vụ mua ngoài sử dụng cho SXKD hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra [27] [28] [29] 4 GTGT chịu thuế trong kỳ: [30]=[24] [27] [21]; [31]=[25] [28] [22];; [32]=[26] [29] [23]; [30] [31] [32] 5 Thuế GTGT phải nộp: [33]=[30]x0%; [34]=[31]x5%; [35]=[32]x10% [33] [34] [35] Tổng doanh thu hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT [36]=[24]+[25]+[26]: ...... Tổng thuế giá trị gia tăng phải nộp trong kỳ [37]=[33]+[34]+[35]:.............. Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã khai ./. NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ Họ và tên:……. Chứng chỉ hành nghề số:....... Ngày .......tháng …....năm ….... NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 101/TB BNN ĐMDN Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2012 THÔNG BÁO KẾT LUẬN CỦA THỨ TRƯỞNG DIỆP KỈNH TẦN VỀ KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH KẾ HOẠCH SẢN XUẤT, KINH DOANH 5 NĂM (2011 2015) VÀ NĂM 2012 CỦA TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM Ngày 16/12/2011, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần Chủ tịch Hội đồng thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tập đoàn, các Tổng công ty 91, 90 và các công ty TNHH một thành viên thuộc Bộ (Hội đồng thẩm định), chủ trì Hội đồng thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2011 2015) và năm 2012 của Tổng công ty Lương thực Miền Nam. Tham gia thẩm định có Lãnh đạo Ban Đổi mới và Quản lý doanh nghiệp nông nghiệp, Lãnh đạo Vụ Tài chính, đại diện Công Đoàn ngành; đại diện Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng công ty Lương thực Miền Nam. Sau khi nghe Tổng công ty Lương thực Miền Nam báo cáo tóm tắt Kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2011 2015) và Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 của Tổng công ty và Báo cáo thẩm định của Ban Đổi mới và Quản lý doanh nghiệp nông nghiệp; các ý kiến của thành viên Hội đồng thẩm định, ý kiến tham gia của đại diện Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến của cơ quan liên quan thuộc Bộ, Tổng công ty Lương thực Miền Nam. Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần kết luận như sau: 1. Thống nhất thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2011 2015) và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 của Tổng công ty Lương thực Miền Nam trình Bộ với các nội dung chủ yếu sau: Kế hoạch lập phù hợp với định hướng phát triển của ngành. Về cơ bản biểu mẫu tổng hợp kế hoạch phù hợp với quy định của Bộ. Chỉ tiêu kế hoạch xây dựng có căn cứ thể hiện mục tiêu phấn đấu cao của Tổng công ty. Về cơ bản các giải pháp triển khai thực hiện có căn cứ khoa học, khả thi trên cơ sở đánh giá bài học kinh nghiệm giai đoạn trước tương ứng. 2. Yêu cầu Tổng công ty tiếp thu, chỉnh sửa để hoàn thiện kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. a) Về định hướng chiến lược: Hội đồng thành viên bàn bạc, thống nhất khái quát hóa mục tiêu chiến lược và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, trong đó chú trọng việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, góp phần đảm bảo an sinh xã hội (lương thực); chú trọng phương thức đầu tư, liên kết đầu tư có nguồn nguyên liệu ổn định để chế biến gạo chất lượng cao xuất khẩu. Về đầu tư phát triển phải xác định thứ tự ưu tiên dự án mũi nhọn của Tổng công ty để tập trung đầu tư vào ngành nghề kinh doanh chính (tránh dàn trải), sớm hoàn thành dự án đầu tư đưa vào khai thác, sử dụng (có lộ trình cụ thể từng dự án đầu tư đưa vào khai thác sử dụng). Xác định rõ Tổng công ty tập trung đầu tư có hiệu quả vào ngành sản xuất kinh doanh chính. Việc thoái vốn đầu tư ra ngoài ngành phải quyết liệt hơn (nhưng không bằng mọi giá) và phải tính toán hiệu quả, bảo toàn vốn nhà nước đã đầu tư. Từ nay về sau, Tổng công ty không được đầu tư ra ngoài ngành, nếu không có ý kiến bằng văn bản của Chính phủ. b) Về kết cấu biểu mẫu, chỉ tiêu: Tách bạch rõ chỉ tiêu của tổ hợp mẹ con và chỉ tiêu của mẹ; Tính logic một số chỉ tiêu (tích lũy tăng vốn chủ sở hữu…), thuyết minh tăng, giảm các chỉ tiêu kế hoạch (nhất là chỉ tiêu tăng, giảm đột biến); thuyết minh cân đối các nguồn vốn đầu tư dài hạn của Công ty mẹ để thực hiện các dự án đầu tư phát triển của Công ty mẹ; danh mục các dự án đầu tư 2011 2015 và năm 2012; c) Về giải pháp cụ thể triển khai thực hiện: Giải pháp tăng cường quản lý, giám sát người đại diện vốn ở doanh nghiệp khác. Các giải pháp để cân đối các nguồn vốn dài hạn phục vụ đầu tư phát triển của Tổng công ty giai đoạn 2011 2015, triển khai đầu tư cụ thể năm 2012 và nguồn vốn đầu tư. Các giải pháp về tiếp tục sắp xếp, đổi mới; tái cơ cấu Tổng công ty. Giải pháp về tổ chức thực hiện đến các công ty con của Công ty mẹ. 3. Về tổ chức thực hiện Giao Hội đồng thành viên, Ban điều hành Tổng công ty Lương thực miền Bắc tiếp thu, chỉnh sửa theo các nội dung nêu trên trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2011 2015) và Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 của Tổng công ty (tổ hợp mẹ con), Công ty mẹ Tổng công ty Lương thực Miền Nam. Để có đủ căn cứ trình Thủ tướng Chính phủ, Tờ trình Kế hoạch 5 năm 2011 2015 của Hội đồng thành viên Tổng công ty (gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ) phải khái quát hóa được toàn bộ nội dung của kế hoạch (nhất là mục tiêu chiến lược), riêng số liệu các chỉ tiêu chủ yếu phải có số liệu của Tổ hợp mẹ con, trong đó có số liệu của Công ty mẹ. Ban Đổi mới và Quản lý DNNN theo chức năng, nhiệm vụ Bộ giao (Quyết định số 2949/QĐ BNN ĐMDN ngày 01/12/2011), chủ động hướng dẫn, đôn đốc Tổng công ty khẩn trương hoàn thành việc tiếp thu chỉnh sửa theo nội dung trên. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo để các cơ quan, đơn vị liên quan biết và phối hợp chỉ đạo, triển khai thực hiện./. Nơi nhận: Bộ trưởng Cao Đức Phát (để b/c); Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần (để b/c); Văn phòng Chính phủ; Cục TCDN Bộ Tài chính; Vụ KH, Vụ Tài chính; Công đoàn ngành; Tổng công ty LTMN; Lưu: VP, ĐMDN (3). TL. BỘ TRƯỞNG VỤ TRƯỞNG TRƯỞNG BAN BAN ĐỔI MỚI VÀ QUẢN LÝ DNNN Nguyễn Hữu Điệp
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 102/TB BNN ĐMDN Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2012 THÔNG BÁO KẾT LUẬN CỦA THỨ TRƯỞNG DIỆP KỈNH TẦN VỀ KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH KẾ HOẠCH SẢN XUẤT, KINH DOANH 5 NĂM (2011 2015) VÀ NĂM 2012 CỦA TỔNG CÔNG TY THỦY SẢN VIỆT NAM Ngày 29/12/2011, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần Chủ tịch Hội đồng thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tập đoàn, các Tổng công ty 91, 90 và các công ty TNHH một thành viên thuộc Bộ (Hội đồng thẩm định), chủ trì Hội đồng thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2011 2015) và năm 2012 của Tổng công ty Thủy sản Việt Nam (Tổng công ty). Tham gia thẩm định có Lãnh đạo Ban Đổi mới và Quản lý doanh nghiệp nông nghiệp, Lãnh đạo Vụ Tài chính, đại diện Công đoàn ngành, đại diện Tổng cục Thủy sản và Tổng công ty Thủy sản Việt Nam. Sau khi nghe Tổng công ty báo cáo tóm tắt Kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2011 2015) và Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 của Tổng công ty và Báo cáo thẩm định của Ban Đổi mới và Quản lý doanh nghiệp nông nghiệp; các ý kiến của thành viên Hội đồng thẩm định, ý kiến tham gia của đại diện cơ quan liên quan thuộc Bộ, Tổng công ty Thủy sản Việt Nam. Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần kết luận như sau: 1. Thống nhất thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2011 2015) và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 của Tổng công ty Thủy sản Việt Nam trình Bộ với các nội dung chủ yếu sau: Kế hoạch lập phù hợp với định hướng phát triển của ngành. Về cơ bản biểu mẫu tổng hợp kế hoạch phù hợp với quy định của Bộ. Chỉ tiêu kế hoạch xây dựng có căn cứ và thể hiện được mục tiêu phấn đấu của Tổng công ty. Các giải pháp triển khai thực hiện có căn cứ khoa học, khả thi trên cơ sở đánh giá bài học kinh nghiệm giai đoạn trước tương ứng. 2. Yêu cầu Tổng công ty tiếp thu, chỉnh sửa để hoàn thiện kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. a) Về định hướng chiến lược: Hội đồng thành viên bàn bạc, thống nhất khái quát hóa mục tiêu chiến lược phát triển ngành nghề kinh doanh chính và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, trong đó chú trọng việc thực hiện nhiệm vụ chính trị (hậu cần nghề cá đảo Đá Tây…), góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng tại vùng biển đảo của Tổ quốc, góp phần bình ổn giá thực phẩm (sản phẩm thủy sản chế biến…) phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Về đầu tư phát triển phải xác định thứ tự ưu tiên dự án mũi nhọn của Tổng công ty để tập trung đầu tư vào ngành nghề kinh doanh chính (tránh dàn trải), sớm hoàn thành dự án đầu tư đưa vào khai thác, sử dụng, khai thác tối đa công suất sử dụng tài sản (máy móc thiết bị, cảng cá…) để đạt hiệu quả cao nhất; có lộ trình cụ thể từng dự án đầu tư đưa vào khai thác sử dụng. Tập trung xây dựng các thương hiệu sản phẩm mạnh của Tổng công ty. Xác định rõ Tổng công ty tập trung đầu tư có hiệu quả vào ngành sản xuất kinh doanh chính; Tổng công ty không được đầu tư ra ngoài ngành, nếu không có ý kiến bằng văn bản của Bộ. b) Về kết cấu biểu mẫu, chỉ tiêu: Tách bạch rõ chỉ tiêu của tổ hợp mẹ con và chỉ tiêu của mẹ; Tính logic các chỉ tiêu (chỉ tiêu vốn chủ sở hữu của tổ hợp, vốn chủ sở hữu của Công ty mẹ, trong đó vốn nhà nước; doanh thu của tổ hợp, công ty mẹ…), thuyết minh tăng, giảm các chỉ tiêu kế hoạch (nhất là chỉ tiêu tăng, giảm đột biến); thuyết minh cân đối các nguồn vốn đầu tư dài hạn của Công ty mẹ để thực hiện các dự án đầu tư phát triển của Công ty mẹ; danh mục các dự án đầu tư giai đoạn 2011 2015 và năm 2012; c) Về giải pháp cụ thể triển khai thực hiện: Các giải pháp tăng cường quản lý, giám sát vốn, tài sản, đất đai, vốn đầu tư ở doanh nghiệp khác (quản lý người đại diện phần vốn) theo quy định của pháp luật. Các giải pháp để cân đối các nguồn vốn dài hạn phục vụ đầu tư phát triển của Tổng công ty giai đoạn 2011 2015, triển khai đầu tư năm 2012 và nguồn vốn đầu tư. Các giải pháp về tiếp tục sắp xếp, đổi mới; tái cơ cấu Tổng công ty. Giải pháp về triển khai tổ chức thực hiện đến các công ty con của Công ty mẹ. Có lộ trình thoái vốn đầu tư ở doanh nghiệp không hiệu quả. 3. Về tổ chức thực hiện Giao Hội đồng thành viên, Ban điều hành Tổng công ty Thủy sản Việt Nam tiếp thu, chỉnh sửa theo các nội dung nêu trên trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2011 2015) và Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 của Tổng công ty (tổ hợp mẹ con), Công ty mẹ Tổng công ty Thủy sản Việt Nam. Để có đủ căn cứ trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt, Tờ trình Kế hoạch 5 năm 2011 2015 của Hội đồng thành viên Tổng công ty phải khái quát hóa được toàn bộ nội dung của kế hoạch (nhất là mục tiêu chiến lược), riêng số liệu các chỉ tiêu chủ yếu phải có số liệu của Tổ hợp mẹ con, trong đó có số liệu của Công ty mẹ. Ban Đổi mới và Quản lý DNNN theo chức năng, nhiệm vụ Bộ giao (Quyết định số 2949/QĐ BNN ĐMDN ngày 01/12/2011), chủ động hướng dẫn, đôn đốc Tổng công ty khẩn trương hoàn thành việc tiếp thu chỉnh sửa theo nội dung trên. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo để các cơ quan, đơn vị liên quan biết và phối hợp chỉ đạo, triển khai thực hiện./. Nơi nhận: Bộ trưởng Cao Đức Phát (để b/c); Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần (để b/c); Tổng cục Thủy sản; Vụ KH, Vụ Tài chính; Công đoàn ngành; Tổng công ty Thủy sản VN; Lưu: VP, ĐMDN (3). TL. BỘ TRƯỞNG VỤ TRƯỞNG TRƯỞNG BAN BAN ĐỔI MỚI VÀ QUẢN LÝ DNNN Nguyễn Hữu Điệp
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 103/TB BNN ĐMDN Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2012 THÔNG BÁO KẾT LUẬN CỦA THỨ TRƯỞNG DIỆP KỈNH TẦN VỀ KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH KẾ HOẠCH SẢN XUẤT, KINH DOANH 5 NĂM (2011 2015) VÀ NĂM 2012 CỦA TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM Ngày 27/12/2011, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần Chủ tịch Hội đồng thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tập đoàn, các Tổng công ty 91, 90 và các công ty TNHH một thành viên thuộc Bộ (Hội đồng thẩm định), chủ trì Hội đồng thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2011 2015) và năm 2012 của Tổng công ty Chè Việt Nam (Tổng công ty). Tham gia thẩm định có Lãnh đạo Ban Đổi mới và Quản lý doanh nghiệp nông nghiệp và đại diện: Vụ Tài chính, Công Đoàn ngành, Tổng công ty Chè Việt Nam. Sau khi nghe Tổng công ty báo cáo tóm tắt Kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2011 2015) và Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 của Tổng công ty và Báo cáo thẩm định của Ban Đổi mới và Quản lý doanh nghiệp nông nghiệp; các ý kiến của thành viên Hội đồng thẩm định, ý kiến tham gia của cơ quan có liên quan thuộc Bộ, Tổng công ty Chè Việt Nam, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần kết luận như sau: 1. Thống nhất thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2011 2015) và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 của Tổng công ty trình Bộ với các nội dung chủ yếu sau: Kế hoạch lập phù hợp với định hướng phát triển của ngành. Về cơ bản biểu mẫu tổng hợp kế hoạch phù hợp với quy định của Bộ. Về cơ bản các giải pháp triển khai thực hiện có căn cứ khoa học, khả thi trên cơ sở đánh giá bài học kinh nghiệm giai đoạn trước tương ứng. 2. Yêu cầu Tổng công ty tiếp thu, chỉnh sửa để hoàn thiện kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. a) Về định hướng chiến lược: Hội đồng thành viên bàn bạc, thống nhất khái quát hóa mục tiêu chiến lược phát triển ngành nghề kinh doanh chính và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, trong đó chú trọng việc đưa ra định hướng liên quan đến các vấn đề cốt lõi trong sản xuất, kinh doanh chè của Tổng công ty. Theo đó, tập trung đầu tư thâm canh phát triển vùng nguyên liệu tại chi nhánh Tổng công ty; đầu tư máy móc thiết bị chế biến hiện đại để nâng cao chất lượng; đầu tư thiết bị tiên tiến để chế biến chè nội tiêu (chế biến sâu), đầu tư xây dựng thương hiệu chè nội tiêu đảm bảo giá trị gia tăng cao để chiếm lĩnh, mở rộng thị phần tiêu thụ; đảm bảo chất lượng sản phẩm, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm để giữ và nâng cao uy tín chè Việt Nam trên thị trường thế giới nhất là khu vực châu Âu, khu vực Trung Đông, Trung Á; thực hiện liên kết sản xuất chè để thu mua xuất khẩu thông qua chế độ hợp đồng kinh tế; đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng… Về đầu tư phát triển phải tập trung mọi nguồn lực đầu tư có hiệu quả xây dựng các thương hiệu sản phẩm cụ thể (sản phẩm chè) trên cơ sở xác định thứ tự ưu tiên dự án mũi nhọn của Tổng công ty để tập trung đầu tư vào ngành nghề kinh doanh chính, sớm hoàn thành dự án đầu tư đưa vào khai thác, sử dụng; khai thác tối đa công suất máy móc thiết bị các nhà máy chế biến để đạt hiệu quả cao nhất; có lộ trình cụ thể từng dự án đầu tư đưa vào khai thác sử dụng. Xác định rõ Tổng công ty tập trung đầu tư có hiệu quả vào ngành sản xuất kinh doanh chính. Tổng công ty không được đầu tư ra ngoài ngành, nếu không có ý kiến chỉ đạo bằng văn bản của Bộ. b) Về kết cấu biểu mẫu, chỉ tiêu: Bổ sung biểu mẫu tổng hợp kế hoạch của tổ hợp mẹ con và tách bạch rõ chỉ tiêu của tổ hợp mẹ con và chỉ tiêu của mẹ; Tính logic một số chỉ tiêu (chỉ tiêu vốn chủ sở hữu của tổ hợp, vốn chủ sở hữu của Công ty mẹ, trong đó vốn nhà nước…), thuyết minh tăng, giảm các chỉ tiêu kế hoạch (nhất là chỉ tiêu tăng, giảm đột biến); thuyết minh cân đối các nguồn vốn đầu tư dài hạn của Công ty mẹ để thực hiện các dự án đầu tư phát triển; danh mục các dự án đầu tư 2011 2015 và năm 2012; c) Về giải pháp cụ thể triển khai thực hiện: Tăng cường công ty quản lý, giám sát (tài sản, đất đai, tài chính… và người đại diện phần vốn của Tổng công ty ở doanh nghiệp khác) theo quy định pháp luật. Các giải pháp để cân đối các nguồn vốn dài hạn phục vụ đầu tư phát triển của Tổng công ty giai đoạn 2011 2015, triển khai đầu tư năm 2012 và nguồn vốn đầu tư. Các giải pháp về tiếp tục sắp xếp, đổi mới để đảm bảo mục tiêu cổ phần hóa Tổng công ty vào năm 2013; thực hiện tái cơ cấu Tổng công ty, trước hết triển khai thực hiện quyết liệt việc tái cơ cấu các đơn vị phụ thuộc Công ty mẹ Tổng công ty. Có lộ trình thoái vốn đầu tư ở doanh nghiệp không hiệu quả. Giải pháp kiên quyết về xử lý nợ phải thu của Tổng công ty, xử lý nợ ODA, về hợp đồng thuê đất tại các đơn vị phụ thuộc Chè Mộc Châu, Sông Cầu…; 3. Về tổ chức thực hiện Giao Hội đồng thành viên, Ban điều hành Tổng công ty tiếp thu, chỉnh sửa theo các nội dung nêu trên trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2011 2015) và Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 của Tổng công ty (tổ hợp mẹ con), Công ty mẹ Tổng công ty Chè Việt Nam. Để có đủ căn cứ trình Lãnh đạo Bộ yêu cầu Hội đồng thành viên Tổng công ty phải khái quát hóa được toàn bộ nội dung của kế hoạch, riêng số liệu các chỉ tiêu chủ yếu phải có số liệu của Tổ hợp mẹ con, trong đó có số liệu của Công ty mẹ. Ban Đổi mới và Quản lý DNNN theo chức năng, nhiệm vụ Bộ giao (Quyết định số 2949/QĐ BNN ĐMDN ngày 01/12/2011), chủ động hướng dẫn, đôn đốc Tổng công ty khẩn trương hoàn thành việc tiếp thu chỉnh sửa theo nội dung trên. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo để các cơ quan, đơn vị liên quan biết và phối hợp chỉ đạo, triển khai thực hiện./. Nơi nhận: Bộ trưởng Cao Đức Phát (để b/c); Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần (để b/c); Vụ KH, Vụ Tài chính; Công đoàn ngành; Tổng công ty Chè VN; Lưu: VP, ĐMDN (3). TL. BỘ TRƯỞNG VỤ TRƯỞNG TRƯỞNG BAN BAN ĐỔI MỚI VÀ QUẢN LÝ DNNN Nguyễn Hữu Điệp
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 100/TB BNN ĐMDN Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2012 THÔNG BÁO KẾT LUẬN CỦA THỨ TRƯỞNG DIỆP KỈNH TẦN VỀ KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH KẾ HOẠCH SẢN XUẤT, KINH DOANH 5 NĂM (2011 2015) VÀ NĂM 2012 CỦA TỔNG CÔNG TY CHĂN NUÔI VIỆT NAM Ngày 15/12/2011, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần Chủ tịch Hội đồng thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tập đoàn, các Tổng công ty 91, 90 và các công ty TNHH một thành viên thuộc Bộ (Hội đồng thẩm định), chủ trì Hội đồng thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2011 2015) và năm 2012 của Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam. Tham gia thẩm định có Lãnh đạo Ban Đổi mới và Quản lý doanh nghiệp nông nghiệp, Lãnh đạo Vụ Tài chính, đại diện Công Đoàn ngành và Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam. Sau khi nghe Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam báo cáo tóm tắt Kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2011 2015) và Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 của Tổng công ty và Báo cáo thẩm định của Ban Đổi mới và Quản lý doanh nghiệp nông nghiệp; các ý kiến của thành viên Hội đồng thẩm định, ý kiến tham gia của đại diện cơ quan liên quan thuộc Bộ, Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam. Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần kết luận như sau: 1. Thống nhất thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2011 2015) và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 của Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam trình Bộ với các nội dung chủ yếu sau: Kế hoạch lập phù hợp với định hướng phát triển của ngành. Về cơ bản biểu mẫu tổng hợp kế hoạch phù hợp với quy định của Bộ. Các giải pháp triển khai thực hiện có căn cứ khoa học, khả thi trên cơ sở đánh giá bài học kinh nghiệm giai đoạn trước tương ứng. 2. Yêu cầu Tổng công ty tiếp thu, chỉnh sửa để hoàn thiện kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. a) Về định hướng chiến lược: Hội đồng thành viên bàn bạc, thống nhất khái quát hóa mục tiêu chiến lược phát triển ngành nghề kinh doanh chính và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, trong đó chú trọng việc phát triển gia súc giống, chế biến sản phẩm sữa và sản phẩm thịt, góp phần bình ổn giá thực phẩm phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Về đầu tư phát triển phải xác định thứ tự ưu tiên dự án mũi nhọn của Tổng công ty để tập trung đầu tư vào ngành nghề kinh doanh chính (tránh dàn trải), sớm hoàn thành dự án đầu tư đưa vào khai thác, sử dụng, khai thác tối đa công suất sử dụng tài sản (máy móc, thiết bị…) để đạt hiệu quả cao nhất. Tập trung xây dựng các thương hiệu sản phẩm mạnh của Tổng công ty (nhất là sữa, giống gia súc, thực phẩm chế biến từ thịt…). Xác định rõ Tổng công ty tập trung đầu tư có hiệu quả vào ngành sản xuất kinh doanh chính; Tổng công ty không được đầu tư ra ngoài ngành, nếu không có ý kiến bằng văn bản của Bộ. b) Về kết cấu biểu mẫu, chỉ tiêu: Tách bạch rõ chỉ tiêu của tổ hợp mẹ con và chỉ tiêu của mẹ; Tính logic các chỉ tiêu, thuyết minh tăng, giảm các chỉ tiêu kế hoạch (nhất là chỉ tiêu tăng, giảm đột biến); thuyết minh cân đối các nguồn vốn đầu tư dài hạn của Công ty mẹ để thực hiện các dự án đầu tư phát triển của Công ty mẹ; danh mục các dự án đầu tư giai đoạn 2011 2015 và năm 2012; lộ trình thoái vốn tại doanh nghiệp khác để tập trung vốn đầu tư vào ngành nghề chính. c) Về giải pháp cụ thể triển khai thực hiện: Các giải pháp tăng cường quản lý, giám sát vốn, tài sản, đất đai, vốn đầu tư ở doanh nghiệp khác (quản lý người đại diện phần vốn) theo quy định của pháp luật. Các giải pháp để cân đối các nguồn vốn dài hạn phục vụ đầu tư phát triển của Tổng công ty giai đoạn 2011 2015, triển khai đầu tư năm 2012. Các giải pháp về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nhất là giải pháp đảm bảo việc hoàn thành cổ phần hóa Tổng công ty năm 2012. Giải pháp về triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch đến các công ty con của Công ty mẹ. 3. Về tổ chức thực hiện Giao Hội đồng thành viên, Ban điều hành Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam tiếp thu, chỉnh sửa theo các nội dung nêu trên trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2011 2015) và Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 của Tổng công ty (tổ hợp mẹ con), Công ty mẹ Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam. Để có đủ căn cứ trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt, Tờ trình Kế hoạch 5 năm 2011 2015 của Hội đồng thành viên Tổng công ty phải khái quát hóa được toàn bộ nội dung của kế hoạch (nhất là mục tiêu chiến lược), riêng số liệu các chỉ tiêu chủ yếu phải có số liệu của Tổ hợp mẹ con, trong đó có số liệu của Công ty mẹ. Ban Đổi mới và Quản lý DNNN theo chức năng, nhiệm vụ Bộ giao (Quyết định số 2949/QĐ BNN ĐMDN ngày 01/12/2011), chủ động hướng dẫn, đôn đốc Tổng công ty khẩn trương hoàn thành việc tiếp thu chỉnh sửa theo nội dung trên. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo để các cơ quan, đơn vị liên quan biết và phối hợp chỉ đạo, triển khai thực hiện./. Nơi nhận: Bộ trưởng Cao Đức Phát (để b/c); Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần (để b/c); Cục Chăn nuôi; Vụ KH, Vụ Tài chính; Công đoàn ngành; Tổng công ty CNVN; Lưu: VP, ĐMDN (3). TL. BỘ TRƯỞNG VỤ TRƯỞNG TRƯỞNG BAN BAN ĐỔI MỚI VÀ QUẢN LÝ DNNN Nguyễn Hữu Điệp
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 97/TB BNN ĐMDN Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2012 THÔNG BÁO KẾT LUẬN CỦA THỨ TRƯỞNG DIỆP KỈNH TẦN VỀ KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH KẾ HOẠCH SẢN XUẤT, KINH DOANH 5 NĂM (2011 2015) VÀ NĂM 2012 CỦA TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG NN VÀ PTNT Ngày 22/12/2011, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần Chủ tịch Hội đồng thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tập đoàn, các Tổng công ty 91, 90 và các công ty TNHH một thành viên thuộc Bộ (Hội đồng thẩm định), chủ trì Hội đồng thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2011 2015) và năm 2012 của Tổng công ty Xây dựng nông nghiệp và PTNT(Tổng công ty). Tham gia thẩm định có Lãnh đạo Ban Đổi mới và Quản lý doanh nghiệp nông nghiệp, Lãnh đạo Vụ Tài chính, đại diện Công đoàn ngành và Tổng công ty. Sau khi nghe Tổng công ty báo cáo tóm tắt Kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2011 2015) và Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 và Báo cáo thẩm định của Ban Đổi mới và Quản lý doanh nghiệp nông nghiệp; các ý kiến của thành viên Hội đồng thẩm định, ý kiến tham gia của đại diện cơ quan liên quan thuộc Bộ, Tổng công ty Xây dựng nông nghiệp và PTNT. Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần kết luận như sau: 1. Thống nhất thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2011 2015) và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 của Tổng công ty trình Bộ với các nội dung chủ yếu sau: Kế hoạch lập phù hợp với định hướng phát triển của ngành. Về cơ bản biểu mẫu tổng hợp kế hoạch phù hợp với quy định của Bộ. Các giải pháp triển khai thực hiện có căn cứ, khả thi. 2. Yêu cầu Tổng công ty tiếp thu, chỉnh sửa để hoàn thiện kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. a) Về định hướng chiến lược: Hội đồng thành viên Tổng công ty bàn bạc, thống nhất khái quát hóa mục tiêu chiến lược phát triển ngành nghề kinh doanh chính và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, trong đó chú trọng việc phát triển các sản phẩm xây dựng của Tổng công ty (nhất là trong lĩnh vực xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn). Phải định hướng được nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược (khả thi trong thực hiện), đảm bảo cho Tổng công ty phát triển bền vững, đây là yêu cầu bắt buộc của chủ sở hữu đối với Hội đồng thành viên Tổng công ty. Xác định rõ Tổng công ty tập trung đầu tư có hiệu quả vào ngành sản xuất kinh doanh chính; Tổng công ty không được đầu tư ra ngoài ngành, nếu không có ý kiến bằng văn bản của Bộ. b) Về kết cấu biểu mẫu, chỉ tiêu: Biểu mẫu tổng hợp kế hoạch theo đúng hướng dẫn của Bộ tại Quyết định số 2949/QĐ BNN ĐMDN ngày 01/12/2011. Tách bạch rõ chỉ tiêu của tổ hợp mẹ con và chỉ tiêu của mẹ; Tính logic các chỉ tiêu, thuyết minh tăng, giảm các chỉ tiêu kế hoạch (nhất là chỉ tiêu tăng, giảm đột biến); thuyết minh cân đối các nguồn vốn đầu tư dài hạn của Công ty mẹ để thực hiện các dự án đầu tư phát triển của Công ty mẹ; danh mục các dự án đầu tư giai đoạn 2011 2015 và năm 2012; lộ trình thoái vốn tại doanh nghiệp khác để tập trung vốn đầu tư vào ngành nghề chính. c) Về giải pháp cụ thể triển khai thực hiện: Quan tâm, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Tăng cường quản lý, giám sát (đất đai, tài sản, vốn… người đại diện) theo quy định của pháp luật. Các giải pháp để cân đối các nguồn vốn dài hạn phục vụ đầu tư phát triển của Tổng công ty giai đoạn 2011 2015, triển khai đầu tư năm 2012; hạn chế tối đa việc sử dụng vốn ngắn hạn đầu tư cho dài hạn, nhằm đảm bảo các hệ số an toàn tài chính của Tổng công ty (Công ty mẹ) theo quy định của pháp luật. Các giải pháp về tiếp tục sắp xếp, đổi mới Công ty mẹ, nhất là giải pháp đảm bảo việc hoàn thành cổ phần hóa Tổng công ty theo kế hoạch của Bộ. Giải pháp thực hiện lộ trình thoái vốn đầu tư ở doanh nghiệp không hiệu quả. Giải pháp về triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch đến các công ty con của Công ty mẹ. 3. Về tổ chức thực hiện Giao Hội đồng thành viên, Ban điều hành Tổng công ty tiếp thu, chỉnh sửa theo các nội dung nêu trên trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2011 2015) và Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 của Tổng công ty (tổ hợp mẹ con), Công ty mẹ Tổng công ty. Để có đủ căn cứ trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt, Tờ trình Kế hoạch 5 năm 2011 2015 của Hội đồng thành viên Tổng công ty phải khái quát hóa được toàn bộ nội dung của kế hoạch (nhất là mục tiêu chiến lược), riêng số liệu các chỉ tiêu chủ yếu phải có số liệu của Tổ hợp mẹ con, trong đó có số liệu của Công ty mẹ. Ban Đổi mới và Quản lý DNNN theo chức năng, nhiệm vụ Bộ giao (Quyết định số 2949/QĐ BNN ĐMDN ngày 01/12/2011), chủ động hướng dẫn, đôn đốc Tổng công ty khẩn trương hoàn thành việc tiếp thu chỉnh sửa theo nội dung trên. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo để các cơ quan, đơn vị liên quan biết và phối hợp chỉ đạo, triển khai thực hiện./. Nơi nhận: Bộ trưởng Cao Đức Phát (để b/c); Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần (để b/c); Vụ KH, Vụ Tài chính; Công đoàn ngành; Tổng công ty XDNN và PTNT; Lưu: VP, ĐMDN (3). TL. BỘ TRƯỞNG VỤ TRƯỞNG TRƯỞNG BAN BAN ĐỔI MỚI VÀ QUẢN LÝ DNNN Nguyễn Hữu Điệp
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 98/TB BNN ĐMDN Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2012 THÔNG BÁO KẾT LUẬN CỦA THỨ TRƯỞNG DIỆP KỈNH TẦN VỀ KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH KẾ HOẠCH SẢN XUẤT, KINH DOANH 5 NĂM (2011 2015) VÀ NĂM 2012 CỦA TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC Ngày 15/12/2011, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần Chủ tịch Hội đồng thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tập đoàn, các Tổng công ty 91, 90 và các công ty TNHH một thành viên thuộc Bộ (Hội đồng thẩm định), chủ trì Hội đồng thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2011 2015) và năm 2012 của Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Tổng công ty). Tham gia thẩm định có Lãnh đạo Ban Đổi mới và Quản lý doanh nghiệp nông nghiệp, Lãnh đạo Vụ Tài chính, đại diện Công đoàn ngành, đại diện Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng công ty. Sau khi nghe Tổng công ty báo cáo tóm tắt Kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2011 2015) và Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 của Tổng công ty và Báo cáo thẩm định của Ban Đổi mới và Quản lý doanh nghiệp nông nghiệp; các ý kiến của thành viên Hội đồng thẩm định, ý kiến tham gia của đại diện Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến của cơ quan liên quan thuộc Bộ, Tổng công ty Lương thực miền Bắc. Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần kết luận như sau: 1. Thống nhất thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2011 2015) và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 của Tổng công ty trình Bộ với các nội dung chủ yếu sau: Kế hoạch lập phù hợp với định hướng phát triển của ngành. Kết cấu, biểu mẫu tổng hợp kế hoạch phù hợp với quy định của Bộ. Chỉ tiêu kế hoạch xây dựng có căn cứ thể hiện mục tiêu phấn đấu cao của Tổng công ty. Về cơ bản các giải pháp triển khai thực hiện có căn cứ khoa học, khả thi trên cơ sở đánh giá bài học kinh nghiệm giai đoạn trước tương ứng. 2. Yêu cầu Tổng công ty tiếp thu, chỉnh sửa để hoàn thiện kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. a) Về định hướng chiến lược: Hội đồng thành viên bàn bạc, thống nhất khái quát hóa mục tiêu chiến lược và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, trong đó chú trọng việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, góp phần đảm bảo an sinh xã hội (lương thực, muối); chú trọng phương thức đầu tư, liên kết đầu tư để có gạo chất lượng cao xuất khẩu. Về đầu tư phát triển phải xác định thứ tự ưu tiên dự án mũi nhọn của Tổng công ty để tập trung đầu tư vào ngành nghề kinh doanh chính (tránh dàn trải), sớm hoàn thành dự án đầu tư đưa vào khai thác, sử dụng. Xác định rõ Tổng công ty tập trung đầu tư có hiệu quả vào ngành sản xuất kinh doanh chính. Việc thoái vốn đầu tư ra ngoài ngành phải quyết liệt hơn (nhưng không bằng mọi giá) và phải tính toán hiệu quả, bảo toàn vốn nhà nước đã đầu tư. Từ nay về sau, Tổng công ty không được đầu tư ra ngoài ngành, nếu không có ý kiến bằng văn bản của Chính phủ. b) Về kết cấu biểu mẫu, chỉ tiêu: Tính logic một số chỉ tiêu (lao động gián tiếp, trực tiếp; kim ngạch XNK…), thuyết minh tăng, giảm các chỉ tiêu kế hoạch (nhất là chỉ tiêu tăng, giảm đột biến); khả năng tích lũy vốn Nhà nước từ lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty hàng năm (cơ sở để tăng vốn CSH, vốn Điều lệ…); thuyết minh cân đối các nguồn vốn đầu tư dài hạn của Công ty mẹ để thực hiện các dự án đầu tư phát triển của Công ty mẹ; danh mục các dự án đầu tư 2011 2015 và năm 2012; c) Về giải pháp cụ thể triển khai thực hiện: Các giải pháp để cân đối các nguồn vốn dài hạn phục vụ đầu tư phát triển của Tổng công ty giai đoạn 2011 2015, triển khai đầu tư cụ thể năm 2012 và nguồn vốn đầu tư. Các giải pháp đảm bảo cho việc đầu tư 5.000 ha lúa và 2.000 ha vùng muối (cơ cấu nguồn vốn đầu tư, phương thức thực hiện…). Các giải pháp về tiếp tục sắp xếp, đổi mới; tái cơ cấu Tổng công ty. Khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực của Tổng công ty (đất đai, tài sản…) để nâng cao hiệu quả hoạt động, để hỗ trợ cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính. 3. Về tổ chức thực hiện Giao Hội đồng thành viên, Ban điều hành Tổng công ty tiếp thu, chỉnh sửa theo các nội dung trên để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2011 2015) và Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 của Tổng công ty (tổ hợp mẹ con), Công ty mẹ Tổng công ty Lương thực Miền Bắc. Để có đủ căn cứ trình Thủ tướng Chính phủ, Tờ trình Kế hoạch 5 năm 2011 2015 của Hội đồng thành viên Tổng công ty (gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ) phải khái quát hóa được toàn bộ nội dung của kế hoạch (nhất là mục tiêu chiến lược), riêng số liệu các chỉ tiêu chủ yếu phải có số liệu của Tổ hợp mẹ con, trong đó có số liệu của Công ty mẹ. Ban Đổi mới và Quản lý DNNN theo chức năng, nhiệm vụ Bộ giao (Quyết định số 2949/QĐ BNN ĐMDN ngày 01/12/2011), chủ động hướng dẫn, đôn đốc Tổng công ty khẩn trương hoàn thành việc tiếp thu chỉnh sửa theo nội dung trên. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo để các cơ quan, đơn vị liên quan biết và phối hợp chỉ đạo, triển khai thực hiện./. Nơi nhận: Bộ trưởng Cao Đức Phát (để b/c); Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần (để b/c); Văn phòng Chính phủ; Cục TCDN Bộ Tài chính; Vụ KH, Vụ Tài chính; Công đoàn ngành; Tổng công ty LTMB; Lưu: VP, ĐMDN (3). TL. BỘ TRƯỞNG VỤ TRƯỞNG TRƯỞNG BAN BAN ĐỔI MỚI VÀ QUẢN LÝ DNNN Nguyễn Hữu Điệp
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 99/TB BNN ĐMDN Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2012 THÔNG BÁO KẾT LUẬN CỦA THỨ TRƯỞNG DIỆP KỈNH TẦN VỀ KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH KẾ HOẠCH SẢN XUẤT, KINH DOANH 5 NĂM (2011 2015) VÀ NĂM 2012 CỦA TỔNG CÔNG TY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM Ngày 14/12/2011, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần Chủ tịch Hội đồng thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tập đoàn, các Tổng công ty 91, 90 và các công ty TNHH một thành viên thuộc Bộ (Hội đồng thẩm định), chủ trì Hội đồng thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2011 2015) và năm 2012 của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Tổng công ty). Tham gia thẩm định có Lãnh đạo Ban Đổi mới và Quản lý doanh nghiệp nông nghiệp, Lãnh đạo Vụ Tài chính, đại diện Công đoàn ngành, đại diện Tổng cục Thủy sản và Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam. Sau khi nghe Tổng công ty báo cáo tóm tắt Kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2011 2015) và Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 và Báo cáo thẩm định của Ban Đổi mới và Quản lý doanh nghiệp nông nghiệp; các ý kiến của thành viên Hội đồng thẩm định, ý kiến tham gia của đại diện các cơ quan có liên quan thuộc Bộ, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam. Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần kết luận như sau: 1. Thống nhất thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2011 2015) và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam trình Bộ với các nội dung chủ yếu sau: Kế hoạch lập phù hợp với định hướng phát triển của ngành. Về cơ bản các giải pháp triển khai thực hiện có căn cứ khoa học, khả thi trên cơ sở đánh giá bài học kinh nghiệm giai đoạn trước tương ứng. 2. Yêu cầu Tổng công ty tiếp thu, chỉnh sửa để hoàn thiện kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. a) Về định hướng chiến lược: Hội đồng thành viên bàn bạc, thống nhất khái quát hóa mục tiêu chiến lược phát triển ngành nghề kinh doanh chính và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, trong đó chú trọng việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Về đầu tư phát triển phải xác định thứ tự ưu tiên dự án mũi nhọn của Tổng công ty để tập trung đầu tư vào ngành nghề kinh doanh chính (tránh dàn trải), sớm hoàn thành dự án đầu tư đưa vào khai thác, sử dụng, khai thác tối đa công suất máy móc thiết bị các nhà máy chế biến gỗ để đạt hiệu quả cao nhất; có lộ trình cụ thể từng dự án đầu tư đưa vào khai thác sử dụng. Xác định rõ Tổng công ty tập trung đầu tư có hiệu quả vào ngành sản xuất kinh doanh chính. Tổng công ty không được đầu tư ra ngoài ngành, nếu không có ý kiến bằng văn bản của Bộ. b) Về kết cấu biểu mẫu, chỉ tiêu: Biểu mẫu phải lập, thuyết minh theo đúng Quyết định số 2949/QĐ BNN ĐMDN ngày 01/12/2011 của Bộ. Tách bạch rõ chỉ tiêu của tổ hợp mẹ con và chỉ tiêu của mẹ; Tính logic một các chỉ tiêu, thuyết minh tăng, giảm các chỉ tiêu kế hoạch (nhất là chỉ tiêu tăng, giảm đột biến); thuyết minh cân đối các nguồn vốn đầu tư dài hạn của Công ty mẹ để thực hiện các dự án đầu tư phát triển của Công ty mẹ; danh mục các dự án đầu tư giai đoạn 2011 2015 và năm 2012; c) Về giải pháp cụ thể triển khai thực hiện: Tăng cường quản lý, giám sát người đại diện vốn của Tổng công ty ở doanh nghiệp khác (nhất là công ty con, công ty liên kết). Các giải pháp để cân đối các nguồn vốn dài hạn phục vụ đầu tư phát triển của Tập đoàn giai đoạn 2011 2015, triển khai đầu tư cụ thể năm 2012 và nguồn vốn đầu tư. Các giải pháp về tiếp tục sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng công ty. Giải pháp về triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch đến các công ty con của Công ty mẹ. 3. Về tổ chức thực hiện Giao Hội đồng thành viên, Ban điều hành Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam tiếp thu, chỉnh sửa theo các nội dung nêu trên trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2011 2015) và Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 của Tổng công ty (tổ hợp mẹ con), Công ty mẹ Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam. Để có đủ căn cứ trình Lãnh đạo Bộ, Tờ trình Kế hoạch 5 năm 2011 2015 và Kế hoạch 2012 của Hội đồng thành viên Tổng công ty phải khái quát hóa được toàn bộ nội dung của kế hoạch (nhất là mục tiêu chiến lược), riêng số liệu các chỉ tiêu chủ yếu phải có số liệu của Tổ hợp mẹ con, trong đó có số liệu của Công ty mẹ. Ban Đổi mới và Quản lý DNNN theo chức năng, nhiệm vụ Bộ giao (Quyết định số 2949/QĐ BNN ĐMDN ngày 01/12/2011), chủ động hướng dẫn, đôn đốc Tổng công ty khẩn trương hoàn thành việc tiếp thu chỉnh sửa theo nội dung trên. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo để các cơ quan, đơn vị liên quan biết và phối hợp chỉ đạo, triển khai thực hiện./. Nơi nhận: Bộ trưởng Cao Đức Phát (để b/c); Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần (để b/c); Tổng cục Lâm nghiệp; Vụ KH, Vụ Tài chính; Công đoàn ngành; Tổng công ty LNVN; Lưu: VP, ĐMDN (3). TL. BỘ TRƯỞNG VỤ TRƯỞNG TRƯỞNG BAN BAN ĐỔI MỚI VÀ QUẢN LÝ DNNN Nguyễn Hữu Điệp
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 96/TB BNN ĐMDN Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2012 THÔNG BÁO KẾT LUẬN CỦA THỨ TRƯỞNG DIỆP KỈNH TẦN VỀ KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH KẾ HOẠCH SẢN XUẤT, KINH DOANH 5 NĂM (2011 2015) VÀ NĂM 2012 CỦA TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM Ngày 23/12/2011, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần Chủ tịch Hội đồng thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tập đoàn, các Tổng công ty 91, 90 và các công ty TNHH một thành viên thuộc Bộ (Hội đồng thẩm định), chủ trì Hội đồng thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2011 2015) và năm 2012 của Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Tổng công ty). Tham gia thẩm định có Lãnh đạo Ban Đổi mới và Quản lý doanh nghiệp nông nghiệp, Lãnh đạo Vụ Tài chính, đại diện Công đoàn ngành; đại diện Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng công ty Cà phê Việt Nam. Sau khi nghe Tổng công ty Cà phê Việt Nam báo cáo tóm tắt Kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2011 2015) và Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 của Tổng công ty và Báo cáo thẩm định của Ban Đổi mới và Quản lý doanh nghiệp nông nghiệp; các ý kiến của thành viên Hội đồng thẩm định, ý kiến tham gia của đại diện Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến của cơ quan có liên quan thuộc Bộ, Tổng công ty Cà phê Việt Nam. Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần kết luận như sau: 1. Thống nhất thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2011 2015) và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 của Tổng công ty Cà phê Việt Nam trình Bộ với các nội dung chủ yếu sau: Kế hoạch lập phù hợp với định hướng phát triển của ngành. Về cơ bản biểu mẫu tổng hợp kế hoạch phù hợp với quy định của Bộ. Chỉ tiêu kế hoạch xây dựng có căn cứ thể hiện mục tiêu phấn đấu cao của Tổng công ty. Về cơ bản các giải pháp triển khai thực hiện có căn cứ khoa học, khả thi trên cơ sở đánh giá bài học kinh nghiệm giai đoạn trước tương ứng. 2. Yêu cầu Tổng công ty tiếp thu, chỉnh sửa để hoàn thiện kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. a) Về định hướng chiến lược: Hội đồng thành viên bàn bạc, thống nhất khái quát hóa mục tiêu chiến lược phát triển ngành nghề kinh doanh chính và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, trong đó chú trọng việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Về đầu tư phát triển phải xác định thứ tự ưu tiên dự án mũi nhọn của Tổng công ty để tập trung đầu tư vào ngành nghề kinh doanh chính (tránh dàn trải), sớm hoàn thành dự án đầu tư đưa vào khai thác, sử dụng, khai thác tối đa công suất máy móc thiết bị các nhà máy chế biến để đạt hiệu quả cao nhất; có lộ trình cụ thể từng dự án đầu tư đưa vào khai thác sử dụng (nhất là các dự án về đảm bảo nguồn nước tưới cho cà phê). Xác định rõ Tổng công ty tập trung đầu tư có hiệu quả vào ngành sản xuất kinh doanh chính. Tổng công ty không được đầu tư ra ngoài ngành, nếu không có ý kiến chỉ đạo bằng văn bản của Chính phủ. b) Về kết cấu biểu mẫu, chỉ tiêu: Tách bạch rõ chỉ tiêu của tổ hợp mẹ con và chỉ tiêu của mẹ; Tính logic một số chỉ tiêu (chỉ tiêu vốn chủ sở hữu của tổ hợp, vốn chủ sở hữu của Công ty mẹ, trong đó vốn nhà nước…), thuyết minh tăng, giảm các chỉ tiêu kế hoạch (nhất là chỉ tiêu tăng, giảm đột biến); thuyết minh cân đối các nguồn vốn đầu tư dài hạn của Công ty mẹ để thực hiện các dự án đầu tư phát triển của Công ty mẹ; danh mục các dự án đầu tư giai đoạn 2011 2015 và năm 2012; c) Về giải pháp cụ thể triển khai thực hiện: Tăng cường quản lý, giám sát người đại diện vốn của Tổng công ty ở công ty con, công ty liên kết. Các giải pháp để cân đối các nguồn vốn dài hạn phục vụ đầu tư phát triển của Tập đoàn giai đoạn 2011 2015, triển khai đầu tư cụ thể năm 2012 và nguồn vốn đầu tư. Các giải pháp về tiếp tục sắp xếp, đổi mới; tái cơ cấu Tổng công ty. Có lộ trình thoái vốn đầu tư ở doanh nghiệp không hiệu quả. Giải pháp về triển khai tổ chức thực hiện đến các công ty con của Công ty mẹ. 3. Về tổ chức thực hiện Giao Hội đồng thành viên, Ban điều hành Tổng công ty Cà phê Việt Nam tiếp thu, chỉnh sửa theo các nội dung nêu trên trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2011 2015) và Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 của Tổng công ty (tổ hợp mẹ con), Công ty mẹ Tổng công ty Cà phê Việt Nam. Để có đủ căn cứ trình Thủ tướng Chính phủ, Tờ trình Kế hoạch 5 năm 2011 2015 Hội đồng thành viên Tổng công ty (gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ) phải khái quát hóa được toàn bộ nội dung của kế hoạch, riêng số liệu các chỉ tiêu chủ yếu phải có số liệu của Tổ hợp mẹ con, trong đó có số liệu của Công ty mẹ. Ban Đổi mới và Quản lý DNNN theo chức năng, nhiệm vụ Bộ giao (Quyết định số 2949/QĐ BNN ĐMDN ngày 01/12/2011), chủ động hướng dẫn, đôn đốc Tổng công ty khẩn trương hoàn thành việc tiếp thu chỉnh sửa theo nội dung trên. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo để các cơ quan, đơn vị liên quan biết và phối hợp chỉ đạo, triển khai thực hiện./. Nơi nhận: Bộ trưởng Cao Đức Phát (để b/c); Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần (để b/c); Văn phòng Chính phủ; Cục TCDN Bộ Tài chính; Vụ KH, Vụ Tài chính; Công đoàn ngành; Tổng công ty Cà phê VN; Lưu: VP, ĐMDN (3). TL. BỘ TRƯỞNG VỤ TRƯỞNG TRƯỞNG BAN BAN ĐỔI MỚI VÀ QUẢN LÝ DNNN Nguyễn Hữu Điệp
CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 02/2012/NĐ CP Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2012 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH PHÁP LỆNH THỦ TỤC BẮT GIỮ TÀU BAY; THỦ TỤC XỬ LÝ TÀU BAY BỊ BỎ CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006; Căn cứ Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay ngày 16 tháng 3 năm 2010; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, NGHỊ ĐỊNH: Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Nghị định này quy định về: a) Việc thực hiện bắt giữ tàu bay, thả tàu bay đang bị bắt giữ; b) Thủ tục xử lý tàu bay bị bỏ tại Việt Nam. 2. Nghị định này điều chỉnh đối với tàu bay theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam. Điều 2. Đối tượng áp dụng Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến bắt giữ tàu bay, thả tàu bay đang bị bắt giữ và xử lý tàu bay bị bỏ tại Việt Nam. Điều 3. Trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị liên quan 1. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm cập nhật thông tin về việc xử lý tàu bay bị bắt giữ vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam. 2. Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về hàng không dân dụng, là đầu mối liên lạc với cơ quan đại diện Ngoại giao, cơ quan Lãnh sự hoặc cơ quan đại diện khác của quốc gia nơi tàu bay đăng ký quốc tịch. 3. Doanh nghiệp cảng hàng không có trách nhiệm phối hợp với Cảng vụ hàng không, Đại diện cảng vụ hàng không thực hiện các quyết định của Tòa án đã ra Quyết định bắt giữ tàu bay; chỉ định vị trí đỗ tàu bay tại cảng hàng không, sân bay; thực hiện việc bảo quản tàu bay và được quyền thu các loại giá, phí, lệ phí theo quy định. Chương 2. THỦ TỤC THỰC HIỆN VIỆC BẮT GIỮ TÀU BAY, THẢ TÀU BAY ĐANG BỊ BẮT GIỮ MỤC 1. THỦ TỤC THỰC HIỆN VIỆC BẮT GIỮ TÀU BAY Điều 4. Thủ tục thực hiện Quyết định bắt giữ tàu bay 1. Sau khi nhận được Quyết định bắt giữ tàu bay và ngay khi tàu bay hạ cánh hoặc sau khi nhận được Quyết định hủy Quyết định thả tàu bay của Tòa án theo quy định tại Điều 10 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng Đại diện Cảng vụ hàng không có trách nhiệm: a) Ra ngay Quyết định thực hiện việc bắt giữ tàu bay. Quyết định thực hiện việc bắt giữ tàu bay kèm theo bản chụp Quyết định bắt giữ tàu bay hoặc bản chụp Quyết định hủy Quyết định thả tàu bay của Tòa án phải được gửi ngay cho cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu; người chỉ huy tàu bay; người khai thác cảng hàng không, sân bay; người khai thác tàu bay qua mạng viễn thông hàng không (ATN) để đình chỉ huấn luyện cất cánh hoặc hủy bỏ phép bay đối với tàu bay có quyết định bắt giữ. Mẫu Quyết định thực hiện việc bắt giữ tàu bay và Biên bản giao nhận Quyết định thực hiện việc bắt giữ tàu bay quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II của Nghị định này. b) Chủ trì, phối hợp với người khai thác cảng hàng không, sân bay; hãng hàng không liên quan; người khai thác tàu bay và các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay thực hiện việc không cho phép tàu bay cất cánh. c) Giải quyết các công việc có liên quan đến thủ tục xuất nhập cảnh đối với hành khách, thủ tục hải quan đối với hàng hóa theo chuyến bay (nếu phải xuất nhập cảnh hành khách, hành lý, hàng hóa). 2. Cảng vụ hàng không có trách nhiệm gửi ngay Quyết định thực hiện việc bắt giữ tàu bay cho Tòa án đã ra Quyết định bắt giữ tàu bay. 3. Người đề nghị cấp phép bay, người khai thác tàu bay, người chỉ huy tàu bay có nghĩa vụ thông báo với Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng Đại diện Cảng vụ hàng không về người thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với tàu bay bị bắt giữ trong thời hạn tàu bay bị bắt giữ tại cảng hàng không, sân bay. Điều 5. Thông báo đã thực hiện việc bắt giữ tàu bay Trong thời hạn 05 giờ, kể từ khi doanh nghiệp cảng hàng không chỉ định vị trí đỗ tàu bay tại sân bay, Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không có trách nhiệm thông báo bằng văn bản việc tàu bay đã bị bắt giữ cho Tòa án đã ra Quyết định bắt giữ tàu bay và Cục Hàng không Việt Nam. Điều 6. Trách nhiệm của Hãng hàng không đang thực hiện vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa mà tàu bay bị bắt giữ 1. Khi tàu bay bị bắt giữ, Hãng hàng không đang thực hiện vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa có trách nhiệm bảo đảm thực hiện việc vận chuyển hành khách, hành lý và hàng hóa theo đúng hợp đồng đã giao kết, lo chỗ ăn, ở cho hành khách nếu thời gian tàu bay bị bắt giữ 24 giờ; phối hợp với các cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và các cơ quan có liên quan giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh đối với hành khách, thủ tục hải quan đối với hàng hóa (nếu phải xuất nhập cảnh hành khách, hàng hóa). 2. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm giám sát, yêu cầu Hãng hàng không thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 của Điều này; xử lý hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật trong trường hợp Hãng hàng không không thực hiện nghĩa vụ theo quy định. Điều 7. Thủ tục bắt giữ lại tàu bay Thủ tục bắt giữ lại tàu bay theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay được thực hiện theo thủ tục bắt giữ tàu bay quy định tại Chương II của Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay và quy định tại Mục này. MỤC 2. THỦ TỤC THỰC HIỆN VIỆC THẢ TÀU BAY ĐANG BỊ BẮT GIỮ Điều 8. Thủ tục thực hiện Quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ 1. Ngay sau khi nhận được Quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ, Quyết định hủy Quyết định bắt giữ tàu bay của Tòa án hoặc trong trường hợp hết thời hạn bắt giữ tàu bay theo quy định, Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng Đại diện Cảng vụ hàng không có trách nhiệm: a) Ra ngay Quyết định hủy Quyết định thực hiện việc bắt giữ tàu bay. Quyết định hủy Quyết định thực hiện việc bắt giữ tàu bay kèm theo bản chụp Quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ hoặc bản chụp Quyết định hủy Quyết định bắt giữ tàu bay phải được gửi ngay cho cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu, người khai thác cảng hàng không sân bay, người khai thác tàu bay và người chỉ huy tàu bay qua mạng viễn thông hàng không (ATN). Mẫu Quyết định hủy Quyết định thực hiện việc bắt giữ tàu bay và Biên bản giao nhận Quyết định hủy Quyết định thực hiện việc bắt giữ tàu bay quy định tại Phụ lục III và Phụ lục IV của Nghị định này. b) Chủ trì phối hợp với người khai thác cảng hàng không, sân bay và hãng hàng không, người khai thác tàu bay và các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay triển khai các công việc cần thiết để cho phép tàu bay cất cánh và giải quyết các công việc có liên quan đến thủ tục xuất nhập cảnh đối với hành khách, thủ tục hải quan đối với hàng hóa theo chuyến bay. 2. Cảng vụ hàng không có trách nhiệm gửi ngay Quyết định hủy Quyết định thực hiện việc bắt giữ tàu bay cho Tòa án đã ra Quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ, Quyết định hủy Quyết định bắt giữ tàu bay. 3. Tàu bay có Quyết định được thả chỉ được tiếp tục đưa vào khai thác sau khi người có quyền và nghĩa vụ đối với tàu bay đã thanh toán hoặc thỏa thuận thanh toán các chi phí phát sinh liên quan đến việc bắt giữ tàu bay tại cảng hàng không, sân bay. 4. Sau 30 ngày, kể từ ngày ra Quyết định hủy Quyết định thực hiện việc bắt giữ tàu bay mà không có sự liên lạc của người có quyền và nghĩa vụ đối với tàu bay bị bắt giữ, Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng Đại diện Cảng vụ hàng không có trách nhiệm báo cáo Cục Hàng không Việt Nam. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng Đại diện Cảng vụ hàng không, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thông báo tới Nhà chức trách hàng không của quốc gia nơi tàu bay đăng ký quốc tịch, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao đồng thời thông báo 03 lần liên tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng trung ương và địa phương nơi tàu bay bị bắt giữ về yêu cầu nhận lại tàu bay. Chương 3. THỦ TỤC XỬ LÝ TÀU BAY BỊ BỎ Điều 9. Các trường hợp tàu bay bị bỏ Tàu bay được coi là bị bỏ trong các trường hợp sau đây: 1. Sau khi Quyết định bắt giữ tàu bay của Tòa án hết hiệu lực mà không cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào đứng ra thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến tàu bay đó. 2. Chủ sở hữu tàu bay tuyên bố bằng văn bản việc từ bỏ tàu bay mà không chuyển quyền và nghĩa vụ liên quan đến tàu bay đó cho tổ chức bảo hiểm hợp pháp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác. Văn bản tuyên bố bỏ tàu bay của chủ sở hữu tàu bay phải được gửi cho Tòa án ra Quyết định bắt giữ tàu bay hoặc Cục Hàng không Việt Nam. Trường hợp tàu bay là tài sản của nhiều chủ sở hữu thì việc từ bỏ tàu bay phải được sự đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 3. Sau 60 ngày, kể từ ngày Cục Hàng không Việt Nam đăng thông báo cuối cùng trên các phương tiện thông tin đại chúng trung ương và địa phương mà người có quyền và nghĩa vụ đối với tàu bay không liên lạc với Cục Hàng không Việt Nam để nhận lại tàu bay, trừ trường hợp người có quyền và lợi ích liên quan đến tàu bay khởi kiện vụ án tại Tòa án để giải quyết tranh chấp và Tòa án thụ lý vụ việc. 4. Sau 60 ngày, kể từ ngày hết thời hạn hợp đồng sử dụng bãi đỗ tàu bay tại cảng hàng không, sân bay mà người có quyền và nghĩa vụ đối với tàu bay không liên lạc với người khai thác cảng hàng không, sân bay để giải quyết việc sử dụng bãi đỗ tàu bay, người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm báo cáo Cục Hàng không Việt Nam. Cục Hàng không Việt Nam thông báo tới Nhà chức trách hàng không của quốc gia nơi tàu bay đăng ký quốc tịch. Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao đồng thời thông báo 03 lần liên tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng trung ương và địa phương về yêu cầu nhận lại tàu bay. Sau 60 ngày, kể từ ngày Cục Hàng không Việt Nam đăng thông báo cuối cùng trên các phương tiện thông tin đại chúng trung ương và địa phương mà người có quyền và nghĩa vụ đối với tàu bay không liên lạc với Cục Hàng không Việt Nam để nhận lại tàu bay. Điều 10. Thủ tục xử lý tàu bay bị bỏ trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này 1. Trong trường hợp tàu bay bị bỏ quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này, Tòa án đã ra Quyết định bắt giữ tàu bay có trách nhiệm bán đấu giá tàu bay. 2. Thủ tục bán đấu giá tàu bay và việc thanh toán bán đấu giá tàu bay thực hiện theo quy định của pháp luật. Điều 11. Thủ tục xử lý tàu bay bị bỏ trong các trường hợp quy định tại khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 9 Nghị định này 1. Trong trường hợp tàu bay bị bỏ quy định tại khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 9 Nghị định này, Cục Hàng không Việt Nam là cơ quan thực hiện quyền và nghĩa vụ của người có trách nhiệm chuyển giao tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Tiền bán đấu giá được ký gửi vào “Tài khoản tiền quản lý, giữ hộ” của Cục Hàng không Việt Nam tại Ngân hàng được phép hoạt động ở Việt Nam để xử lý theo quy định của pháp luật sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến việc bán đấu giá. 2. Thủ tục bán đấu giá tàu bay thực hiện theo quy định của pháp luật. 3. Sau 03 năm, kể từ ngày Cục Hàng không Việt Nam gửi tiền vào “Tài khoản tiền quản lý, giữ hộ” mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có yêu cầu nhận lại thì số tiền đó được sung công quỹ. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm cập nhật thông tin về việc tàu bay mang đăng ký quốc tịch Việt Nam bị bán đấu giá vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam. 4. Việc thanh toán tiền bán đấu giá tàu bay được thanh toán theo thứ tự ưu tiên như sau: a) Án phí và các chi phí cho việc thi hành án, xử lý tài sản bảo đảm bằng việc bán đấu giá tàu bay; b) Tiền công gìn giữ, cứu hộ tàu bay và các chi phí có liên quan đến việc gìn giữ, cứu hộ tàu bay; c) Các khoản nợ về thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật; d) Người thứ ba dưới mặt đất bị thiệt hại; đ) Các khoản nợ về các quyền, lợi ích đối với tàu bay được đăng ký hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án; e) Các khoản khác theo thỏa thuận giữa các bên có liên quan hoặc theo quy định của pháp luật. Chương 4. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 12. Hiệu lực thi hành Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24 tháng 02 năm 2012. Điều 13. Tổ chức thực hiện Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Nơi nhận: Ban Bí thư Trung ương Đảng; Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước; Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; Văn phòng Quốc hội; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán Nhà nước; Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; Ngân hàng Chính sách Xã hội; Ngân hàng Phát triển Việt Nam; UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; Lưu: Văn thư, NC (5b) TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng PHỤ LỤC I QUYẾT ĐỊNH THỰC HIỆN VIỆC BẮT GIỮ TÀU BAY (Ban hành kèm theo Nghị định số 02/2012/NĐ CP ngày 11 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ) CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM CẢNG VỤ HÀNG KHÔNG … CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: /QĐ CVHK … ………, ngày … tháng … năm … QUYẾT ĐỊNH Thực hiện việc bắt giữ tàu bay Căn cứ Quyết định số … ngày … / …/… của Tòa án nhân dân ................................................. Về việc bắt giữ tàu bay: ......................................................................................................... Loại tàu bay: ......................................................................................................................... Số hiệu đăng ký: ................................................................................................................... Quốc tịch tàu bay: ................................................................................................................. Chủ sở hữu tàu bay: ............................................................................................................. Quốc tịch của chủ sở hữu tàu bay: ......................................................................................... Địa chỉ: ................................................................................................................................. Giám đốc Cảng vụ hàng không/Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không ……………………………. quyết định bắt giữ tàu bay đối với: Tàu bay: ............................................................................................................................. Quốc tịch tàu bay: ............................................................................................................... Số hiệu đăng ký: ................................................................................................................. Số hiệu chuyến bay: ............................................................................................................ Hãng hàng không liên quan: ................................................................................................. Họ tên, chức vụ của người đại diện Hãng hàng không, người khai thác tàu bay, người chỉ huy tàu bay bị bắt giữ được thông báo về việc bắt giữ tàu bay ..................................................................................................... Vị trí đỗ tàu bay bị bắt giữ: ................................................................................................... Thời điểm bắt giữ tàu bay1: .................................................................................................. Trong thời gian bị bắt giữ, yêu cầu thực hiện các quy định quy định sau: ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. Người chỉ huy tàu bay và các bên liên quan có trách nhiệm thực hiện theo Quyết định trên của Tòa án và Thông báo này. Nơi nhận: Cục Hàng không Việt Nam (để b/c); Tòa án nhân dân ……………… (để th/b); Các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng (để p/h); Cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu (để th/h); Hãng hàng không liên quan (để th/h); Người chỉ huy tàu bay (để th/h); Người khai thác cảng hàng không, sân bay (để th/h); Cơ quan thi hành án (trường hợp tàu bay bị bắt giữ để thi hành án); Lưu: Văn thư. GIÁM ĐỐC (Ký tên, đóng dấu) 1 Là thời điểm ra Quyết định thực hiện việc bắt giữ tàu bay. PHỤ LỤC II BIÊN BẢN GIAO NHẬN QUYẾT ĐỊNH THỰC HIỆN VIỆC BẮT GIỮ TÀU BAY (Ban hành kèm theo Nghị định số 02/2012/NĐ CP ngày 11 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ) CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM CẢNG VỤ HÀNG KHÔNG … CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ………, ngày … tháng … năm … BIÊN BẢN GIAO NHẬN Quyết định thực hiện việc bắt giữ tàu bay Hôm nay, vào hồi ………….. giờ ……… phút, ngày … tháng … năm … 20................................. Tại ....................................................................................................................................... Tôi là: ………………………………… Chức vụ: .......................................................................... Đại diện Cảng vụ hàng không .................................................................................................. Đã thực hiện việc giao: 1. Quyết định số: … ngày …../…../….. của Tòa án nhân dân ……………… về việc ..................... 2. Quyết định thực hiện việc bắt giữ tàu bay số: ………………………. ngày …/…/……… của Cảng vụ hàng không …………….. về việc ……………. cho người nhận là ông (bà): ………. Chức danh: …………….. của tàu: ………………………. Quốc tịch: …………….. Số hiệu đăng ký ………………………….. Biên bản kết thúc vào hồi ……….. giờ …. phút cùng ngày. Ông (bà) …………………… đã đọc lại biên bản, xác nhận là đúng. NGƯỜI NHẬN VĂN BẢN (Ký và ghi rõ họ tên, chức vụ) CÁN BỘ CẢNG VỤ HÀNG KHÔNG (Ký và ghi rõ họ tên, chức vụ) PHỤ LỤC III QUYẾT ĐỊNH HỦY QUYẾT ĐỊNH THỰC HIỆN VIỆC BẮT GIỮ TÀU BAY (Ban hành kèm theo Nghị định số 02/2012/NĐ CP ngày 11 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ) CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM CẢNG VỤ HÀNG KHÔNG … CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: /QĐ CVHK … ………, ngày … tháng … năm … QUYẾT ĐỊNH Hủy quyết định thực hiện việc bắt giữ tàu bay Căn cứ Quyết định số ……….… ngày … / …/… của Tòa án nhân dân …………………… về việc bắt giữ tàu bay: Loại tàu bay: ......................................................................................................................... Số hiệu đăng ký: ................................................................................................................... Quốc tịch tàu bay: ................................................................................................................. Chủ sở hữu tàu bay: ............................................................................................................. Quốc tịch của chủ sở hữu tàu bay: ......................................................................................... Địa chỉ: ................................................................................................................................. Giám đốc Cảng vụ hàng không/Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không ……………………………. hủy quyết định bắt giữ tàu bay đối với: Tàu bay: …………….. Quốc tịch: ……………………….. Số hiệu đăng ký:................................. Số hiệu chuyến bay: …………………. Hãng hàng không liên quan: .......................................... Người chỉ huy tàu bay và các bên liên quan có trách nhiệm thực hiện theo Quyết định trên của Tòa án và Quyết định này. Nơi nhận: Cục Hàng không Việt Nam (để b/c); Tòa án nhân dân ……………… (để th/b); Các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng (để p/h); Cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu (để th/h); Hãng hàng không liên quan (để th/h); Người chỉ huy tàu bay (để th/h); Người khai thác cảng hàng không, sân bay (để th/h); Cơ quan thi hành án (trường hợp tàu bay bị bắt giữ để thi hành án); Lưu: Văn thư. GIÁM ĐỐC (Ký tên, đóng dấu) PHỤ LỤC IV BIÊN BẢN GIAO NHẬN QUYẾT ĐỊNH HỦY QUYẾT ĐỊNH THỰC HIỆN VIỆC BẮT GIỮ TÀU BAY (Ban hành kèm theo Nghị định số 02/2012/NĐ CP ngày 11 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ) CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM CẢNG VỤ HÀNG KHÔNG … CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ………, ngày … tháng … năm … BIÊN BẢN GIAO NHẬN Quyết định hủy quyết định thực hiện việc bắt giữ tàu bay Hôm nay, vào hồi ………….. giờ ……… phút, ngày … tháng … năm … 20................................. Tại ....................................................................................................................................... Tôi là: ………………………………… Chức vụ: .......................................................................... Đại diện Cảng vụ hàng không .................................................................................................. Đã thực hiện việc giao: 1. Quyết định số ....… ngày …../…../….. của Tòa án nhân dân ……………… về việc .................. 2. Quyết định hủy Quyết định thực hiện việc bắt giữ tàu bay số ………. ngày …/…/……… của Cảng vụ hàng không …………….. về việc ……………. cho người nhận là ông (bà): ………. Chức danh: …………………….. của tàu bay: ……………………………. Quốc tịch: ……………….. Số hiệu đăng ký ………………………………….. Biên bản kết thúc vào hồi ……….. giờ …. phút cùng ngày. Ông (bà) …………………… đã đọc lại biên bản, xác nhận là đúng. NGƯỜI NHẬN VĂN BẢN (Ký và ghi rõ họ tên, chức vụ) CÁN BỘ CẢNG VỤ HÀNG KHÔNG (Ký và ghi rõ họ tên, chức vụ)
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 57/CĐ TTg Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2012 CÔNG ĐIỆN VỀ TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN ĐỢT CAO ĐIỂM TRẤN ÁP TỘI PHẠM THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Điện: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Đài Truyền hình Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam; Báo Nhân dân; Thông tấn xã Việt Nam. 1. Thực hiện Chỉ thị số 2501/CT TTg ngày 16 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an đã mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, bước đầu thu được những kết quả tích cực. Đã phát hiện, xử lý nhiều vụ án lớn nghiêm trọng, triệt phá 112 băng nhóm tội phạm nguy hiểm; điều tra khám phá 1068 vụ, bắt, xử lý 1689 đối tượng gây án, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Trong quá trình tấn công, trấn áp tội phạm đã có nhiều tấm gương mưu trí, dũng cảm chiến đấu quên mình vì cuộc sống bình yên của nhân dân; nhiều cán bộ, chiến sỹ đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ, điển hình là Trung sỹ Đỗ Đăng Long, cán bộ Công an thành phố Hải Phòng đã hy sinh trong khi truy bắt tội phạm đặc biệt nguy hiểm; Thượng sỹ Lê Thanh Tâm, Công an tỉnh Đồng Nai, hy sinh khi truy bắt đối tượng cướp tài sản; Trung úy Đỗ Mạnh Linh, Công an tỉnh Hòa Bình, hy sinh khi truy bắt đối tượng buôn bán ma túy. Thủ tướng Chính phủ biểu dương những thành tích đã đạt được của toàn lực lượng Công an, Quân đội, các lực lượng khác và quần chúng nhân dân đã tham gia trong đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đặc biệt là tấm gương anh dũng hy sinh của những cán bộ, chiến sỹ trực tiếp làm nhiệm vụ này. 2. Để tiếp tục đẩy mạnh đợt cao điểm vận động toàn dân tích cực tham gia cùng lực lượng Công an tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ tuyệt đối an toàn Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012 và thời gian tiếp theo, thực hiện tốt Chỉ thị số 48 CT/TW ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chỉ thị số 2501/CT TTg ngày 16 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, phát huy kết quả đạt được, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại xảy ra, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: a) Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo không để sơ hở thiếu sót, bảo vệ an toàn tính mạng của cán bộ, chiến sỹ Công an và các lực lượng tham gia phòng, chống tội phạm. Xử lý nghiêm những trường hợp chống đối người thi hành công vụ. b) Phát động trong lực lượng Công an nhân dân và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh học tập tấm gương anh dũng hy sinh của các đồng chí Trung sỹ Đỗ Đăng Long Công an thành phố Hải Phòng, Thượng sỹ Lê Thanh Tâm Công an tỉnh Đồng Nai, Trung úy Đỗ Mạnh Linh Công an tỉnh Hòa Bình. c) Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các địa phương chỉ đạo thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sỹ Công an, Quân đội và nhân dân bị hy sinh, bị thương trong khi thi hành nhiệm vụ. d) Các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường tuyên truyền kết quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, biểu dương gương người tốt, việc tốt, động viên, cổ vũ lực lượng Công an và nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; phê phán mạnh mẽ các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật và tội phạm. đ) Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc Công điện này. Bộ Công an chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ./. Nơi nhận: Như trên; Thường trực Ban Bí thư (để b/c); Thủ tướng, các PTTg Chính phủ; Cơ quan Trung ương của các đoàn thể (để phối hợp); Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (để phối hợp); Tòa án nhân dân tối cao (để phối hợp); VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ; TH, KTTH, KNTN, KGVX; Lưu: VT, NC (3b). THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 02/2012/QĐ UBND Nghệ An, ngày 11 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH BÃI BỎ QUYẾT ĐỊNH SỐ 63/2010/QĐ UBND NGÀY 23/8/2010 CỦA UBND TỈNH NGHỆ AN BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ CÁC CƠ SỞ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NGHIÊM TRỌNG PHẢI DI DỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Quyết định số 86/2010/QĐ TTg ngày 22/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tài chính phục vụ di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị; Căn cứ Nghị quyết số 32/2011/NQ HĐND ngày 09/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh bãi bỏ Nghị quyết số 310/2010/NQ HĐND ngày 10/7/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An một số chính sách hỗ trợ các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải di dời trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Công văn số 2916/STC QLG&CS ngày 23/12/2011, QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Bãi bỏ Quyết định số 63/2010/QĐ UBND ngày 23/8/2010 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quy định một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải di dời trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Công Thương, Tài nguyên Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng; Cục trưởng Cục Thuế; Giám đốc Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Đinh Viết Hồng
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 38/2012/NQ HĐND Kiên Giang, ngày 11 tháng 01 năm 2012 NGHỊ QUYẾT VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT CHO NHÂN DÂN VAY VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2012 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ TƯ Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004; Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 26 tháng 12 năm 2002; Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 124/TTr UBND ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất cho nhân dân vay vốn đầu tư phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh năm 2012; Báo cáo thẩm tra số 01/BC HĐND ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành Tờ trình số 124/TTr UBND ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất cho nhân dân vay vốn đầu tư phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau: 1. Hỗ trợ lãi suất cho nhân dân vay vốn đầu tư phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh năm 2012. 2. Thời gian hỗ trợ lãi suất là 36 tháng, trong đó: Hỗ trợ 100% lãi suất trên tổng nợ vay trong 12 tháng đầu; Hỗ trợ 50% lãi suất trên 70% vốn vay trong 12 tháng tiếp theo; Hỗ trợ 30% lãi suất trên 30% vốn vay trong 12 tháng cuối. 3. Tùy theo tình hình của các địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh tỷ lệ hỗ trợ cụ thể từng huyện cho phù hợp. 4. Nguồn vốn hỗ trợ lãi suất năm 2012: Sử dụng từ nguồn dự phòng ngân sách năm 2012. Điều 2. Thời gian thực hiện: Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua. Điều 3. Tổ chức thực hiện Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giám sát chặt chẽ việc thực hiện Nghị quyết này. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang khóa VIII, kỳ họp thứ tư thông qua./. CHỦ TỊCH Nguyễn Thanh Sơn
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 03/CTr UBND Cà Mau, ngày 11 tháng 01 năm 2012 CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2012 Năm 2011, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có những khó khăn nhất định nhưng với việc thực hiện tốt các giải pháp chỉ đạo, điều hành theo Nghị quyết số 02/NQ CP ngày 09/01/2011, Nghị quyết số 11/NQ CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ; sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, tình hình kinh tế xã hội tỉnh Cà Mau phát triển khá toàn diện; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10%; thu ngân sách 3.707 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 910 triệu USD; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10,14%. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội như: giao thông, thủy lợi, trường học, bệnh viện... tiếp tục tăng cường đầu tư; môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi; công tác đảm bảo an sinh xã hội được quan tâm; các hoạt động văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm, đào tạo nghề... có nhiều tiến bộ. Công tác cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh phòng, chống tham nhũng được chú trọng. Chính trị, xã hội tiếp tục ổn định; quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Năm 2012 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XIV và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Cà Mau 5 năm 2011 2015. Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới dự báo chưa có tín hiệu khả quan; kinh tế trong nước tăng trưởng khá, nhưng chưa ổn định, lạm phát và lãi suất tuy có giảm dần, nhưng vẫn còn cao. Chính phủ tiếp tục thực hiện chủ trương ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế. Trước tình hình đó, đòi hỏi các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế và nhân dân trong tỉnh phải nỗ lực phấn đấu với tinh thần quyết tâm cao, tạo tiền đề thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XIV đã đề ra. Trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội năm 2012 đã được quán triệt trong Nghị quyết số 06 NQ/TU ngày 29/12/2011 của Tỉnh ủy; Nghị quyết số 02/2011/NQ HĐND ngày 09/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Báo cáo số 185/BC UBND ngày 25/11/2011 của UBND tỉnh. Để cụ thể hóa Nghị quyết số 01/NQ CP ngày 03/01/2012 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012, UBND tỉnh Cà Mau đề ra Chương trình hành động thực hiện như sau: I. TẬP TRUNG KIỀM CHẾ LẠM PHÁT, ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ. 1. Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Cà Mau chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan: Định hướng, khuyến khích các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Thực hiện các biện pháp đồng bộ, hiệu quả để kiểm soát thị trường ngoại tệ và thị trường vàng; ngăn chặn và xử lý nghiêm các hoạt động kinh doanh vàng, thu đồi ngoại tệ trái pháp luật. Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát, công khai, minh bạch thông tin của thị trường ngoại tệ, thị trường vàng trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng. Giám sát thực hiện các chỉ số an toàn của hệ thống như: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn, tỷ lệ nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro… Kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng để đảm bảo tốc độ tăng trong năm 2012 khoảng 15 17%. 2. Tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, hiệu quả a. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan: Tăng cường công tác quản lý điều hành ngân sách, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách theo dự toán năm; điều hành chi theo kế hoạch, bảo đảm chi tiết kiệm, đúng quy định. Hướng dẫn và kiểm soát chủ trương tiếp tục thực hiện tiết kiệm thông qua việc tiết giảm tối đa chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu, chi phí hội nghị, hội thảo, tổng kết, sơ kết, đi công tác trong và ngoài nước... Tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra các khoản chi trong cân đối ngân sách nhà nước, các khoản chi được quản lý qua ngân sách nhà nước. Đảm bảo thực hiện tốt các chế tài xử lý vi phạm pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước. Thực hiện minh bạch hóa chi tiêu của ngân sách nhà nước và đầu tư công. b. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố: Hướng dẫn các đơn vị tổ chức thực hiện nghiêm túc Kế hoạch số 30/KH UBND ngày 24/11/2011 của UBND tỉnh thực hiện Chỉ thị số 1792/CT TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ; chủ động đề xuất UBND tỉnh điều hành, sử dụng tốt kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2012. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát các công trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước và có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, bảo đảm tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật trong sử dụng vốn đầu tư của ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ. c. Cục Thuế chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan: Tăng cường quản lý thu ngân sách, chống thất thu, nợ đọng thuế; tiếp tục đổi mới các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ tư vấn pháp luật về thuế cho cộng đồng xã hội, đặc biệt là dịch vụ hỗ trợ các tổ chức, cá nhân nộp thuế để nâng cao sự hiểu biết và tính tuân thủ, tự giác trong việc thực hiện tốt nghĩa vụ thuế. Tăng cường theo dõi, kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế của các tổ chức, cá nhân; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp. d. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Cà Mau quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính, ngân sách, tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng ngân sách nhà nước; rà soát, ưu tiên tập trung vốn đầu tư cho các công trình, dự án hiệu quả, có khả năng hoàn thành trong năm 2012; hạn chế ban hành hoặc trình cấp thẩm quyền ban hành quá nhiều chương trình, dự án sử dụng kinh phí, vốn ngân sách mà vượt quá khả năng cân đối ngân sách tỉnh. 3. Tăng cường kiểm soát thị trường, giá cả a. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan: Tăng cường công tác quản lý thị trường, chủ động hàng hóa đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, xăng, dầu, gas, vật liệu xây dựng... không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng, sốt giá; kịp thời ngăn chặn các hiện tượng găm hàng, đầu cơ tăng giá bất hợp lý, nhất là các dịp lễ, tết, đầu năm, cuối năm, thời kỳ giáp hạt... xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về thương mại, thị trường. Khẩn trương hoàn thành Quy hoạch mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ và Đề án phát triển thương mại nông thôn làm cơ sở thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển thương mại. Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các ngành có liên quan tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đảm bảo thực chất, hiệu quả, chú trọng thị trường khu vực nông thôn. Đẩy mạnh thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. b. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan: Tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện quy định kiểm soát giá đối với những mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, những mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quản lý giá, nhất là việc đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết bằng đồng Việt Nam. Ngăn chặn kịp thời, hiệu quả các hiện tượng đầu cơ nâng giá. Xử lý kịp thời, nghiêm minh, công khai, minh bạch các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về quản lý giá. c. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan chỉ đạo thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, đảm bảo nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu trong tỉnh và chế biến, xuất khẩu. d. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình thông tin, truyền thông tuyên truyền về cơ chế, chính sách, tình hình thực tế giá cả, thị trường để thực hiện chủ trương minh bạch thị trường, đáp ứng mục tiêu cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác, rõ ràng thông tin về thị trường, giá cả; xử lý kịp thời các tin đồn thất thiệt gây tâm lý hoang mang trong nhân dân để trục lợi. II. ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG. 1. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng, thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt các quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội các huyện, thành phố và tổ chức thực hiện quy hoạch. Bên cạnh công tác xây dựng quy hoạch, các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố phải tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, hạn chế sự phát triển tự phát. 2. Về đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh a. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan: Tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất ngư nông lâm nghiệp, trong đó trọng tâm là phát triển nuôi tôm công nghiệp và quảng canh cải tiến; sản xuất có hiệu quả các trà lúa; đa dạng hóa cây trồng và đối tượng nuôi theo hướng tập trung, quy mô lớn, công nghệ hiện đại. Chủ động thực hiện tốt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và thủy sản. Tăng cường tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng, khai thác, bảo quản sản phẩm, tạo bước đột phá trong việc tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất. b. Sở Công Thương phối hợp với Công ty Điện lực Cà Mau đầu tư phát triển lưới điện nông thôn, lưới điện phục vụ nuôi tôm công nghiệp; có kế hoạch điều độ cung ứng điện đảm bảo đủ phục vụ sản xuất, kinh doanh, trong đó ưu tiên các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp sản xuất hàng thủy sản xuất khẩu. c. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh đôn đốc nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng khu Công nghiệp Khánh An, khu Công nghiệp Hòa Trung nhằm tạo điều kiện thu hút đầu tư và triển khai thực hiện các dự án. Đặc biệt phải đầu tư nhanh hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung ở khu Công nghiệp Hòa Trung nhằm giảm thiểu nhanh tình trạng ô nhiễm môi trường. d. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan: Tham mưu, đề xuất các giải pháp duy trì và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2012. Triển khai thực hiện đăng ký kinh doanh qua mạng. Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. e. Phát triển nhanh các ngành dịch vụ, trong đó tập trung vào các ngành dịch vụ có tiềm năng như: thương mại, du lịch, vận tải, bảo hiểm, viễn thông, ngân hàng... khuyến khích các tổ chức tín dụng, bảo hiểm, viễn thông mở các chi nhánh hoạt động và mở rộng hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh. g. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong, ngoài tỉnh tăng cường công tác quảng bá và phát huy lợi thế các loại hình du lịch sinh thái, du lịch biển đảo, kết nối phát triển du lịch với các địa phương khác. 3. Huy động cao nhất các nguồn lực cho phát triển a. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan: Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách về đầu tư; tăng cường huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, nhất là giao thông, thủy lợi, bệnh viện, trường học... Tham mưu UBND tỉnh công bố danh mục các dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT, PPP... làm cơ sở để mời gọi các nhà đầu tư. Xây dựng danh mục đề cương các dự án vận động thu hút vốn ODA, danh mục các dự án thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Rà soát, theo dõi tiến độ các dự án đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư; phối hợp với các sở, ngành đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư để sớm triển khai dự án, đồng thời thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án không triển khai, chậm triển khai theo quy định. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá đầu tư các dự án, công trình; chống thất thoát trong đầu tư xây dựng. b. Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan: Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ các tuyến đường ô tô đến trung tâm xã. Phối hợp với các đơn vị có liên quan đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông đầu tư trên địa bàn tỉnh như: tuyến đường Hồ Chí Minh (đoạn Năm Căn Đất Mũi), tuyến đường Hành lang ven biển phía Nam và sớm khởi công nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 63, cầu Năm Căn. c. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tiếp tục thực hiện Chương trình phát triển đô thị ở 03 đô thị động lực của tỉnh (thành phố Cà Mau, thị trấn Năm Căn, thị trấn Sông Đốc); rà soát, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu đô thị mới. d. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng các xã nông thôn mới, trong đó tập trung ưu tiên 22 xã theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XIV. Đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình thủy lợi và các dự án sắp xếp, ổn định dân cư theo kế hoạch được giao. e. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan: Tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng đất từng dự án đầu tư của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; kiên quyết thu hồi đất sử dụng không đúng mục đích, không theo quy hoạch và tiến độ dự án được duyệt. Thực hiện tốt các chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, góp phần đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng và đưa công trình vào sử dụng. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên và môi trường. g. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học giai đoạn II và nhà ở công vụ giáo viên; xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch. h. Sở Y tế chủ trì, cùng UBND các huyện đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình bệnh viện đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ như: bệnh viện Sản Nhi và bệnh viện đa khoa các huyện. i. Khuyến khích xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; chuẩn bị quỹ đất sạch phục vụ hoạt động xã hội hóa. k. UBND các huyện, thành phố tập trung thực hiện xây dựng kết cấu kinh tế xã hội gắn với kế hoạch đầu tư xây dựng nông thôn mới. 4. Đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường a. Các doanh nghiệp trong tỉnh chủ động khảo sát các thị trường, mở rộng thị trường trong và ngoài nước; cơ cấu lại các chi phí để giảm chi phí đầu vào, tiết kiệm năng lượng, vật tư để giảm giá thành sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh. b. Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư tỉnh tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại; mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, chú trọng các thị trường mới có tiềm năng. Phối hợp với Hội chế biến thủy sản Cà Mau (CASEP) dự báo nhu cầu thị trường, hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp để đẩy mạnh xuất khẩu. c. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý chất lượng hàng xuất khẩu, kiên quyết xử lý các hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu. III. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC, ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. 1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực a. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 2020. b. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan: Tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, chú trọng xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao. Tăng cường cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng hoạt động của các trường học, cấp học; chỉ đạo thực hiện tốt đề án xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Đẩy nhanh công tác xã hội hóa giáo dục và đào tạo, động viên nhân dân và các tổ chức xã hội tham gia đóng góp kinh phí, đất đai xây dựng trường học, từng bước phát triển hệ thống trường tư thục, dân lập. Hợp tác với các Trường Đại học và Viện Nghiên cứu mở chi nhánh, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh. c. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan: Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng dạy nghề nhằm tăng cường đội ngũ lao động qua đào tạo cả về số lượng và chất lượng; đa dạng hóa các loại hình đào tạo như: đào tạo tại các trường, các trung tâm và truyền nghề trực tiếp nhằm bảo đảm đáp ứng yêu cầu thực tiễn; điều chỉnh cơ cấu đào tạo phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm để đảm bảo tính hiệu quả. Nâng cao năng lực các cơ sở dạy nghề để tăng quy mô và chất lượng dạy nghề cho lao động nông thôn theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1956/QĐ TTg ngày 27/11/2009. d. Các sở, ngành, địa phương phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động Thương binh và Xã hội căn cứ vào Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 2020 để chủ động có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của từng địa phương, đơn vị. 2. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ a. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan: Tập trung thực hiện các chương trình, đề tài, dự án thuộc các lĩnh vực khoa học và công nghệ có tính bức xúc nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống nhân dân; nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả cao; thành lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ để hỗ trợ nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ. Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong các lĩnh vực ngư nông lâm nghiệp, bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Đẩy mạnh các hoạt động giám định công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng hàng hóa; chú trọng công tác xây dựng thương hiệu sản phẩm, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ và xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến vào sản xuất. b. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì cùng các huyện, thành phố: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án “Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất tôm, lúa tỉnh Cà Mau giai đoạn 2009 2012 và định hướng đến năm 2015”. Hình thành Trung tâm Giống cấp I, khuyến khích mở rộng các trại sản xuất giống với quy mô lớn, hiện đại, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất thức ăn nuôi tôm. IV. BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI, GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE, BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG VĂN HÓA, TINH THẦN CỦA NHÂN DÂN. 1. Bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững a. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan: Thực hiện tốt các chính sách đối với người có công, chính sách trợ cấp xã hội; đẩy mạnh xã hội hóa cuộc vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa, thực hiện tốt công tác xây dựng nhà tình nghĩa. Đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các chính sách trợ giúp của nhà nước và xã hội, phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2012 giảm 2% so với năm 2011. Thực hiện chương trình việc làm, tạo nhiều việc làm mới, vừa giải quyết việc làm tại chỗ, vừa tổ chức đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh và ngoài nước. Mở rộng thông tin thị trường lao động, nâng cao chất lượng việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giảm nhanh tỷ lệ lao động không có việc làm, thiếu việc làm. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và tổ chức thực hiện tốt bình đẳng giới; nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc, bảo vệ trẻ em. b. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện tốt các dự án hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo và nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp. c. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tích cực vận động quỹ vì người nghèo, ưu tiên nguồn vốn đối ứng thực hiện chương trình xây dựng nhà ở cho người nghèo. d. Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Cà Mau phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Cà Mau kiến nghị với Trung ương đảm bảo cung ứng đầy đủ nguồn vốn cho vay, ưu tiên nguồn vốn cho vay hộ nghèo, hộ chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh, sinh viên vay học tập. e. Các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố Cà Mau tổ chức thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi có nhu cầu thu hồi đất; hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm, chuyển đổi ngành nghề cho những hộ nông dân có đất bị thu hồi. g. Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện tốt công tác phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai và tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, đảm bảo nhanh chóng phục hồi sản xuất, ổn định đời sống nhân dân. h. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh tiếp tục giúp đỡ các xã, phường, thị trấn có đông đồng bào dân tộc Khmer và các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 15% trở lên, theo Quyết định số 494 QĐ/TU và Quyết định số 551 QĐ TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đồng thời vận động các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế giúp đỡ, hỗ trợ các xã nghèo. i. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển văn hóa gắn với phát triển du lịch và các hoạt động kinh tế. Tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới; tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa, đảm bảo môi trường văn hóa lành mạnh. k. Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc như: chính sách đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo... 2. Nâng cao chất lượng công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan: Chủ động giám sát dịch tễ để phát hiện sớm các nguy cơ ô nhiễm và bệnh dịch, dự phòng thuốc, hóa chất để chủ động phòng, chống dịch bệnh, không để các dịch bệnh lớn xảy ra, giảm tỷ lệ mắc và chết của các bệnh truyền nhiễm gây dịch. Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, tổ chức thực hiện tốt việc khám bệnh, chữa bệnh cho các đối tượng chính sách, bệnh nhân nghèo, bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế. Nâng cao y đức cán bộ y tế. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các dịch vụ y tế và các bệnh viện ngoài công lập. Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục và thực hiện đồng bộ các giải pháp để kiểm soát tốc độ tăng dân số, phấn đấu đạt tỷ lệ giảm sinh hàng năm 0,03%. Nâng cao chất lượng dân số, từng bước giảm mức chênh lệch về tỷ lệ giới tính. Tăng cường công tác bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa trang thiết bị y tế ở các cơ sở y tế công để tăng cường hiệu quả khai thác, sử dụng thiết bị y tế và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Tập trung các nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ các bệnh viện tuyến huyện, hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, sớm khởi công các bệnh viện chuyên khoa khi có đủ điều kiện; tổ chức thực hiện có hiệu quả nguồn vốn của Tổ chức AP tài trợ đầu tư nâng cấp trạm y tế xã; phấn đấu đến cuối năm 2012 đạt tỷ lệ 22 giường bệnh/1 vạn dân. Thực hiện tốt công tác luân phiên cán bộ y tế giúp tuyến dưới nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, góp phần giảm quá tải các bệnh viện tuyến trên. 3. Bảo đảm đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân a. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan: Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới, xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Tăng cường công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của các di tích lịch sử văn hóa gắn với phát triển du lịch. Thực hiện tốt các lễ hội, hoạt động văn hóa, thể thao, bảo đảm tiết kiệm, an ninh trật tự xã hội; huy động các nguồn lực xã hội để tổ chức các lễ hội, không sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước để tổ chức lễ hội. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các Trung tâm văn hóa thể thao cấp huyện, cấp xã. Phấn đấu có 45% huyện, thành phố (4 đơn vị) và 38% xã, phường, thị trấn (39 đơn vị) hình thành được trung tâm văn hóa thể thao. Hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tôn tạo di tích Khu căn cứ Xứ ủy Nam bộ Trung ương Cục miền Nam tại tỉnh Cà Mau (giai đoạn cuối năm 1949 đầu năm 1955) để triển khai thực hiện khi có đủ điều kiện. b. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với ngành, đơn vị có liên quan: Có giải pháp nâng cao chất lượng, tăng cường quản lý các hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản... Tăng cường phát triển các dịch vụ viễn thông và Internet; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Triển khai thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở, vùng sâu, vùng xa... V. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, PHÒNG CHỐNG, THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU. 1. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất: Thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường như: củng cố bộ máy tổ chức, đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động. Xây dựng các đề án, dự án: Đề án bảo vệ môi trường nông thôn; Cải tạo, xử lý một số đoạn sông bị ô nhiễm trong nội ô thành phố Cà Mau; Dự án giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng về biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đẩy mạnh việc thanh, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Tham mưu ban hành các quy định xử lý cụ thể để từng bước giải quyết dứt điểm tình trạng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, kéo dài ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của người dân. Triển khai thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng trên địa bàn tỉnh; tích cực chuẩn bị các dự án tốt để tranh thủ nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế. 2. Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án, công trình thuộc chương trình đê biển, đê sông; có giải pháp khôi phục, bảo vệ rừng phòng hộ ven biển, chống sạt lở đê biển, sông; chủ động chỉ đạo ứng phó có hiệu quả với thiên tai; thực hiện tốt chương trình bố trí dân cư, di dân ra khỏi những vùng có nguy cơ cao về thiên tai. Tăng cường đầu tư hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt cho các khu dân cư, nhất là ở vùng nông thôn. Tiếp tục triển khai vận động, thực hiện tốt công tác vận động, hỗ trợ xây dựng cầu tiêu hợp vệ sinh, kiểm soát hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm ven sông, rạch để bảo vệ môi trường. 3. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan: Đề xuất giải pháp chống ngập úng cho thành phố Cà Mau và các đô thị trong tỉnh. Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch cấp nước, thoát nước và Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn để phù hợp với các quy hoạch của Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 4. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện tốt các quy định của nhà nước về chính sách thuế, phí, lệ phí liên quan đến bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản. 5. Ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường quảng bá, tuyên truyền về bảo vệ và phát triển Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau. Bảo vệ bền vững tài nguyên thiên nhiên trong Khu dự trữ, bảo đảm việc giữ cân bằng sinh thái, bảo tồn thiên nhiên và giữ gìn đa dạng sinh học. VI. ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ, TĂNG CƯỜNG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG. 1. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan: Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước; các đơn vị thực hiện công khai minh bạch các thủ tục, trình tự thời gian giải quyết công việc để các tổ chức và cá nhân biết, giám sát thực hiện. Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ cơ sở và đào tạo sau đại học. Từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ đủ chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, đạo đức, lối sống. 2. Các cơ quan đơn vị trong tỉnh tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định có liên quan gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Xử lý kịp thời và nghiêm minh đối với những cán bộ, công chức có hành vi sách nhiễu, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng. VII. TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG, AN NINH, BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI, NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN. 1. Các lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh: Thường xuyên nâng cao tinh thần cảnh giác, giữ vững ổn định chính trị, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, triển khai Kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ, bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh vùng biển đảo, vùng ven biển. Tập trung công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; tăng cường công tác phòng, chống cháy, nổ. 2. Ban An toàn giao thông tỉnh phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện các biện pháp đồng bộ, tập trung lập lại trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy, phấn đấu giảm nhanh tai nạn giao thông trên cả 03 mặt (số vụ, số người chết, số người bị thương). 3. Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh huy động các nguồn lực làm tốt công tác phòng, chống thiên tai; quản lý chặt chẽ số lượng tàu thuyền và ngư dân hoạt động trên biển, đặc biệt là khi có thiên tai xảy ra để có kế hoạch ứng cứu kịp thời. 4. UBND các huyện ven biển thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động ngư dân không khai thác thủy sản trái phép trên vùng biển các nước trong khu vực. 5. Các ngành, các cấp thực hiện tốt các chính sách về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân. 6. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật gắn với công tác hòa giải cơ sở; thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1. Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Cà Mau có kế hoạch cụ thể, sát thực với tình hình thực tế của từng địa phương, đơn vị để tổ chức thực hiện ngay các nhiệm vụ được giao tại Chương trình này; tổng hợp kết quả đạt được, những vấn đề còn tồn tại và đề xuất kiến nghị biện pháp để thực hiện tốt Chương trình hành động của UBND tỉnh và báo cáo tháng, quý, năm của đơn vị gửi về UBND tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư đúng thời gian quy định. 2. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Cà Mau chủ động phối hợp với Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện các công việc thuộc trách nhiệm của địa phương mình. Những vấn đề vượt thẩm quyền của các sở, ngành, địa phương, đơn vị đề nghị báo cáo nhanh về UBND tỉnh để xem xét, chỉ đạo kịp thời. UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Cà Mau phối hợp thực hiện tốt Chương trình hành động này. Chương trình hành động này thay thế Chương trình hành động số 02/CTr UBND ngày 05/01/2012 của UBND tỉnh./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Phạm Thành Tươi
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 60/QĐ UBND Quảng Bình, ngày 11 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HƯỚNG DẪN HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TỰ CAM KẾT VÀ CHỊU TRÁCH NHIỆM TRƯỚC PHÁP LUẬT VỀ VIỆC KÊ KHAI TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA TỪNG LẦN PHÁT SINH KHI NỘP HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Đất đai năm 2003; Căn cứ Nghị định số 120/2010/NĐ CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 198/2004/NĐ CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất; Căn cứ Thông tư số 93/2011/TT BTC ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 117/2004/TT BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất; Xét đề nghị của Cục Thuế Quảng Bình tại Tờ trình số 1739/TT CT ngày 16 tháng 9 năm 2011 về việc đề nghị ban hành Quy chế hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân tự cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tiền sử dụng đất của từng lần phát sinh khi nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân tự cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tiền sử dụng đất của từng lần phát sinh khi nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Cục trưởng Cục Thuế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Xuân Quang QUY CHẾ HƯỚNG DẪN HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TỰ CAM KẾT VÀ CHỊU TRÁCH NHIỆM TRƯỚC PHÁP LUẬT VỀ VIỆC KÊ KHAI TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA TỪNG LẦN PHÁT SINH KHI NỘP HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT (ban hành kèm theo Quyết định số 60/QĐ UBND ngày 11 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình) Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng 1. Phạm vi: Quy chế này quy định việc hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân (người sử dụng đất) tự cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tiền sử dụng đất của từng lần phát sinh khi nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong các trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất (không áp dụng đối với hình thức đấu giá), cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 2. Đối tượng áp dụng Các cơ quan thực hiện tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cơ quan xác định tiền sử dụng đất phải nộp của hộ gia đình, cá nhân khi được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hộ gia đình, cá nhân kê khai xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều 2. Nguyên tắc thực hiện Quy chế Quy chế này được phổ biến công khai, rộng rãi đối với nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh được biết để thực hiện. Việc hướng dẫn phải bảo đảm tuân thủ trình tự, thủ tục và thời gian giải quyết theo đúng quy định của pháp luật; tạo điều kiện thuận lợi để hộ gia đình, cá nhân thực hiện cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tiền sử dụng đất của từng lần phát sinh khi nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chương II TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN VÀ HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TRONG VIỆC THỰC HIỆN HƯỚNG DẪN CAM KẾT Điều 3. Trách nhiệm của các cơ quan 1. Cơ quan Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất (Bộ phận một cửa) Niêm yết nội dung Quy chế và Bản cam kết tại trụ sở làm việc. Cấp phát (miễn phí) Bản cam kết (theo mẫu) và hướng dẫn các nội dung cần cam kết cho người sử dụng đất. Lưu Bản cam kết vào hồ sơ và thực hiện luân chuyển hồ sơ để thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. 2. Cơ quan Thuế Chi cục Thuế phối hợp với Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất các huyện, thành phố trong việc in Bản cam kết theo mẫu quy định kèm theo Quy chế này. Niêm yết nội dung Quy chế và Bản cam kết tại trụ sở làm việc; hướng dẫn nội dung và cách ghi chép vào bản quy chế khi người sử dụng đất yêu cầu. Tiếp nhận hồ sơ của người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính. 3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các sở, ngành liên quan: Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về việc tham mưu, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc quyền quản lý thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong việc hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân tự cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tiền sử dụng đất của từng lần phát sinh khi nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều 4. Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân Kê khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực các nội dung quy định trong Bản cam kết. Ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai của mình. Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 5. Quy chế này có hiệu lực từ ngày ký. Các quy định khác về trình tự, thủ tục khi thực hiện việc kê khai nộp tiền sử dụng đất thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Điều 6. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc: Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục trưởng Cục Thuế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Thủ trưởng các ban, ngành và các hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này./.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 01/2012/QĐ UBND Điện Biên, ngày 11 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ SỐ LƯỢNG, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TIÊU CHUẨN CỦA NHÂN VIÊN THÚ Y CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004; Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y; Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ CP ngày 22/10/2009 của Chính Phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NĐ CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; Căn cứ Thông tư số 04/2009/TT BNN ngày 21/01/2009 hướng dẫn nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn công tác trên địa bàn cấp xã; Căn cứ Nghị quyết số 259/2011/NQ HĐND ngày 30/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ đối với nhân viên thú y cấp xã trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành quy định về số lượng, chính sách hỗ trợ, chức năng, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của nhân viên thú y cấp xã trên địa bàn tỉnh Điện Biên như sau: 1. Số lượng nhân viên thú y cấp xã Mỗi xã, thị trấn thuộc các huyện: Điện Biên Đông, Mường Ảng, Tủa Chùa và Mường Nhé có 02 nhân viên thú y; Mỗi xã, phường, thị trấn thuộc thị xã, thành phố và các huyện còn lại có 01 nhân viên thú y. 2. Chính sách hỗ trợ đối với nhân viên thú y cấp xã Nhân viên thú y cấp xã có bằng cấp được hưởng mức hỗ trợ bằng hệ số lương bậc 1 trong bảng 2 ban hành kèm theo nghị định số 204/2004/NĐ CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ (Đại học là 2,34; cao đẳng là 2,10; trung cấp là 1,86 và sơ cấp là 1,65); Nhân viên thú y cấp xã chưa có bằng cấp được hưởng mức hỗ trợ bằng 0,7 mức lương tối thiểu theo quy định hiện hành. 3. Chức năng, nhiệm vụ của nhân viên thú y cấp xã a) Chức năng Nhân viên thú y cấp xã có trách nhiệm tham mưu cho UBND xã, phường, thị trấn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chăn nuôi thú y thủy sản trên địa bàn cấp xã; trực thuộc và chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của UBND cấp xã, đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Trạm thú y và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế). b) Nhiệm vụ Tham gia xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển và chuyển đổi cơ cấu vật nuôi (bao gồm cả thuỷ sản) trong sản xuất nông nghiệp; Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách và chuyên môn nghiệp vụ về chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, thú y; Tổng hợp, hướng dẫn kế hoạch phát triển chăn nuôi hàng năm; hướng dẫn nông dân về quy trình sản xuất, thực hiện các biện pháp kỹ thuật về chăn nuôi, thú y và chuyển đổi cơ cấu vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt; Tổng hợp và báo cáo kịp thời tình hình chăn nuôi, dịch bệnh động vật; đề xuất, hướng dẫn kỹ thuật phòng, chống dịch bệnh và chữa bệnh cho động vật theo kế hoạch, hướng dẫn của Trạm Thú y cấp huyện; Xây dựng kế hoạch, biện pháp huy động lực lượng và thực hiện hoặc phối hợp thực hiện nội dung được duyệt và hướng dẫn của Trạm Thú y cấp huyện; Hướng dẫn thực hiện các quy định về phòng bệnh bắt buộc cho động vật, cách ly động vật, mua bán động vật, sản phẩm động vật, vệ sinh, khử trùng tiêu độc và việc sử dụng, thực hiện tiêm phòng vắc xin phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn xã; Phối hợp thực hiện việc khử trùng, tiêu độc cho các cơ sở hoạt động liên quan đến công tác thú y, các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật và phục hồi môi trường sau khi dập tắt dịch bệnh đối với thuỷ sản trên địa bàn xã theo quy định; Giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã hướng dẫn hoạt động đối với hệ thống cung cấp dịch vụ công về chăn nuôi, thú y và cá nhân kinh doanh thuốc thú y. Thực hiện công tác khuyến nông về thú y theo kế hoạch được duyệt và các dịch vụ về thú y trên địa bàn xã theo quy định; Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình dịch bệnh động vật, công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn xã cho Trạm Thú y cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã; Nhân viên thú y thực hiện nhiệm vụ về quản lý chất lượng giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn cấp xã theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên; Thực hiện nhiệm vụ khác do Trạm Thú y cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã giao. 4. Tiêu chuẩn của nhân viên thú y cấp xã: Thực hiện theo hướng dẫn của liên ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nội vụ. 5. Thời điểm áp dụng: Từ ngày 01/01/2012. Điều 2. Tổ chức thực hiện 1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng, ban hành tiêu chuẩn của nhân viên thú y cấp xã; đảm bảo phù hợp với các quy định hiện hành; Hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Quyết định này; tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện và đề xuất phương án khắc phục, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định; Chỉ đạo Chi cục Thú y phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế), Trạm Thú y các huyện, thị xã, thành phố tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên thú y cấp xã để tổ chức thực hiện nhiêm vụ quản lý nhà nước về chăn nuôi thú y thủy sản trên địa bàn. 2. Sở Tài chính Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổng hợp, tham mưu bố trí kinh phí hỗ trợ đối với các nhân viên thú y cấp xã để UBND tỉnh giao dự toán thu, chi ngân sách hàng năm cho UBND các huyện, thị xã, thành phố; Hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố lập dự toán kinh phí hỗ trợ đối với nhân viên thú y cấp xã; Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hỗ trợ đối với các nhân viên thú y cấp xã của UBND các huyện, thị xã, thành phố, đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định hiện hành. 3. Sở Nội vụ Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, ban hành tiêu chuẩn của nhân viên thú y cấp xã; đảm bảo phù hợp với các quy định hiện hành; Hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức lựa chọn, hợp đồng với các nhân viên thú y cấp xã. 4. UBND các huyện, thị xã, thành phố Hàng năm, lập dự toán kinh phí hỗ trợ đối với nhân viên thú y cấp xã của địa phương, gửi Sở Tài chính thẩm định, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh. Tổ chức lựa chọn, hợp đồng với các nhân viên thú y cấp xã đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định hiện hành, phù hợp với tiêu chuẩn do liên ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nội vụ hướng dẫn. Chỉ đạo Phòng Nội vụ phối hợp với Trạm thú y, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế), UBND cấp xã thực hiện việc đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn hàng năm của các nhân viên thú y cấp xã để làm cơ sở cho việc xem xét ký hợp đồng năm tiếp theo. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 23/2008/QĐ UBND ngày 22/12/2008 của UBND tỉnh. Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Nội vụ; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CHỦ TỊCH Mùa A Sơn
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 48/2012/NQ HĐND Kiên Giang, ngày 11 tháng 01 năm 2012 VỀ VIỆC HỦY BỎ NGHỊ QUYẾT SỐ 51/2007/NQ HĐND NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2007 VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 76/2009/NQ HĐND NGÀY 10 THÁNG 7 NĂM 2009 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004; Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 127/TTr UBND ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc hủy bỏ Nghị quyết số 51/2007/NQ HĐND ngày 01 tháng 7 năm 2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành chính sách trợ cấp đối với cán bộ xã, phường, thị trấn nghỉ việc và nghỉ hưu trước tuổi và Nghị quyết số 76/2009/NQ HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh về điều chỉnh Điểm a, b, sửa đổi Điểm c Điều 1 Nghị quyết số 51/2007/NQ HĐND ngày 01 tháng 7 năm 2007 về việc ban hành chính sách trợ cấp đối với cán bộ xã, phường, thị trấn nghỉ việc và nghỉ hưu trước tuổi; Báo cáo Thẩm tra số 03/BC HĐND ngày 06 tháng 01 năm 2012 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành Tờ trình số 127/TTr UBND ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc hủy bỏ Nghị quyết số 51/2007/NQ HĐND ngày 01 tháng 7 năm 2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành chính sách trợ cấp đối với cán bộ xã, phường, thị trấn nghỉ việc và nghỉ hưu trước tuổi và Nghị quyết số 76/2009/NQ HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh về điều chỉnh Điểm a, b, sửa đổi Điểm c Điều 1 Nghị quyết số 51/2007/NQ HĐND ngày 01 tháng 7 năm 2007 về việc ban hành chính sách trợ cấp đối với cán bộ xã, phường, thị trấn nghỉ việc và nghỉ hưu trước tuổi. Điều 2. Thời gian thực hiện: Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua. Điều 3. Tổ chức thực hiện Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát chặt chẽ việc thực hiện Nghị quyết này. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang khóa VIII, kỳ họp thứ tư thông qua./. CHỦ TỊCH Nguyễn Thanh Sơn
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 44/2012/NQ HĐND Kiên Giang, ngày 11 tháng 01 năm 2012 NGHỊ QUYẾT QUY ĐỊNH MỘT SỐ MỨC CHI BẢO ĐẢM CHO CÔNG TÁC KIỂM TRA, XỬ LÝ, RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ TƯ Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004; Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước; Căn cứ Thông tư liên tịch số 122/2011/TTLT BTC BTP ngày 17 tháng 8 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp Quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 126/TTr UBND ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc quy định một số mức chi bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; Báo cáo thẩm tra số 01/BC HĐND ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành Tờ trình số 126/TTr UBND ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc quy định một số mức chi bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, cụ thể như sau: 1. Đối tượng được giao thực hiện chức năng, nhiệm vụ giúp cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật theo quy định, bao gồm: a) Sở Tư pháp, tổ chức pháp chế các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; b) Phòng Tư pháp huyện, thị xã, thành phố. c) Các cơ quan, tổ chức được giao thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu, kế hoạch. 2. Nội dung chi và mức chi (có phụ lục kèm theo). 3. Đối với các nội dung chi khác không quy định tại Nghị quyết này, thì thực hiện theo Thông tư liên tịch số 122/2011/TTLT BTC BTP ngày 17 tháng 8 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp cho phù hợp với quy định pháp luật hiện hành. 4. Kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức thuộc cấp nào do ngân sách nhà nước cấp đó bảo đảm và được tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị. Điều 2. Thời gian thực hiện: Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua. Điều 3. Tổ chức thực hiện Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định tổ chức triển khai đến các sở, ban, ngành, các địa phương thực hiện Nghị quyết này; đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí đúng quy định. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giám sát chặt chẽ việc thực hiện Nghị quyết này. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang khóa VIII, kỳ họp thứ tư thông qua và bãi bỏ Nghị quyết số 67/2005/NQ HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật./. CHỦ TỊCH Nguyễn Thanh Sơn PHỤ LỤC MỘT SỐ MỨC CHI BẢO ĐẢM CHO CÔNG TÁC KIỂM TRA, XỬ LÝ, RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 44/2012/NQ HĐND ngày 11 tháng 01 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang) STT Nội dung chi Đơn vị tính Mức chi Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã 1 Chi cho các thành viên tham gia họp, hội thảo, tọa đàm để trao đổi nghiệp vụ kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản; họp xử lý kết quả kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản theo yêu cầu, kế hoạch (bao gồm cả xử lý văn bản tại cơ quan được kiểm tra); họp bàn về kế hoạch kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật tại cơ quan kiểm tra a Chủ trì cuộc họp Người/buổi 150.000 100.000 70.000 b Các thành viên tham dự Người/buổi 100.000 70.000 50.000 2 Chi lấy ý kiến chuyên gia đối với văn bản thuộc chuyên ngành, lĩnh vực chuyên môn phức tạp 01 báo cáo/01 văn bản 600.000 450.000 300.000 3 Chi hỗ trợ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra văn bản. (Trường hợp nếu có chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với cán bộ, công chức làm nhiệm vụ kiểm tra văn bản thì không thực hiện chế độ chi hỗ trợ kiểm tra văn bản theo Quy định này) 01 văn bản 100.000 70.000 4 Chi thù lao cộng tác viên kiểm tra văn bản a Mức chi chung 01 văn bản 140.000 100.000 b Đối với văn bản thuộc chuyên ngành, lĩnh vực chuyên môn phức tạp 01 văn bản 300.000 200.000 5 Chi soạn thảo, viết báo cáo a Báo cáo đánh giá về văn bản trái pháp luật 01 báo cáo 200.000 150.000 100.000 b Báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản theo chuyên đề, địa bàn, theo ngành, lĩnh vực 01 báo cáo 1.000.000 700.000 500.000 Trường hợp phải thuê các chuyên gia bên ngoài cơ quan 01 báo cáo 1.500.000 1.250.000 1.000.000 6 Chi xây dựng hệ cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản a Chi rà soát, xác định văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn đang có hiệu lực tại thời điểm kiểm tra văn bản để lập hệ cơ sở dữ liệu, làm cơ sở pháp lý phục vụ công tác kiểm tra văn bản; rà soát, hệ thống hóa văn bản theo quy định tại Khoản 5 Điều 12 Nghị định số 91/2006/NĐ CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ 01 văn bản 100.000 70.000 50.000 b Chi thu thập, phân loại, xử lý thông tin, tư liệu, tài liệu, dữ liệu, văn bản, trang bị sách, báo, tạp chí … phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật. Đối với việc phân loại, xử lý thông tin, tư liệu, tài liệu, văn bản mà không có mức giá xác định sẵn. (Khoản chi này không áp dụng đối với việc thu thập các văn bản quy phạm pháp luật đã được cập nhật trong các hệ cơ sở dữ liệu điện tử của cơ quan, đơn vị hoặc đăng trên Công báo) 01 tài liệu (01 văn bản) 70.000 50.000 35.000
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 42/NQ HĐND Kiên Giang, ngày 11 tháng 01 năm 2012 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT BỔ SUNG BIÊN CHẾ HÀNH CHÍNH VÀ GIAO CHỈ TIÊU BIÊN CHẾ SỰ NGHIỆP NĂM 2012 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ TƯ Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Nghị định số 21/2010/NĐ CP ngày 08 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý biên chế công chức; Nghị định số 71/2003/NĐ CP ngày 19 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước; Nghị định số 112/2004/NĐ CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về quy định cơ chế quản lý biên chế đối với đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 129/TTr UBND ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về bổ sung biên chế hành chính năm 2012 và kế hoạch biên chế sự nghiệp năm 2012; Báo cáo thẩm tra số 03/BC HĐND ngày 06 tháng 01 năm 2012 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành Tờ trình số 129/TTr UBND ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về bổ sung biên chế hành chính năm 2012 và kế hoạch biên chế sự nghiệp năm 2012, cụ thể như sau: 1. Biên chế giao năm 2011 là: 33.492 biên chế. Trong đó: a) Biên chế quản lý nhà nước: 2.834 biên chế; b) Hội đồng nhân dân tỉnh giao biên chế sự nghiệp toàn tỉnh là: 30.658 biên chế. Chia ra: Sự nghiệp giáo dục: 22.875 biên chế; Sự nghiệp y tế: 6.080 biên chế; Sự nghiệp văn hóa thể thao: 362 biên chế; Sự nghiệp khác: 1.341 biên chế. 2. Bổ sung 22 biên chế hành chính cho các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện. 3. Sau khi bổ sung, biên chế hành chính năm 2012 là: 2.856 biên chế. 4. Tăng 301 biên chế sự nghiệp cho các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cụ thể: Tăng 28 biên chế sự nghiệp giáo dục; Tăng 269 biên chế sự nghiệp y tế; Tăng 03 biên chế sự nghiệp văn hóa thể thao; Tăng 01 biên chế sự nghiệp khác. 5. Sau khi tăng, biên chế sự nghiệp toàn tỉnh là: 30.959 biên chế. Trong đó: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo: 22.903 biên chế; Sự nghiệp y tế: 6.349 biên chế; Sự nghiệp văn hóa thể thao: 365 biên chế; Sự nghiệp khác: 1.342 biên chế. 6. Tổng biên chế hành chính năm 2012 và kế hoạch biên chế sự nghiệp năm 2012 là: 33.815 biên chế. Trong đó: a) Biên chế hành chính: 2.856 biên chế; b) Biên chế sự nghiệp: 30.959 biên chế. Chia ra: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo: 22.903 biên chế; Sự nghiệp y tế: 6.349 biên chế; Sự nghiệp văn hóa thể thao: 365 biên chế; Sự nghiệp khác: 1.342 biên chế. Điều 2. Thời gian thực hiện: Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua. Điều 3. Tổ chức thực hiện Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn thành thủ tục đề nghị Bộ Nội vụ xem xét, quyết định giao biên chế hành chính năm 2012 cho tỉnh Kiên Giang; giao biên chế sự nghiệp cho các cấp, các ngành theo thẩm quyền. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát chặt chẽ việc thực hiện Nghị quyết này. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang khóa VIII, kỳ họp thứ tư thông qua./. CHỦ TỊCH Nguyễn Thanh Sơn
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 39/2012/NQ HĐND Kiên Giang, ngày 11 tháng 01 năm 2012 VỀ VIỆC BAN HÀNH NỘI QUY KỲ HỌP HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÓA VIII, NHIỆM KỲ 2011 2016 Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004; Căn cứ Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân ngày 02 tháng 4 năm 2005; Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 02/TTr HĐND ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành Nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2011 2016 và ý kiến của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2011 2016 (có Nội quy kèm theo). Điều 2. Thời gian thực hiện: Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua. Điều 3. Tổ chức thực hiện Hội đồng nhân dân giao Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giám sát chặt chẽ việc thực hiện Nghị quyết này. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang khóa VIII, kỳ họp thứ tư thông qua./. CHỦ TỊCH Nguyễn Thanh Sơn Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Kỳ họp Hội đồng nhân dân là một trong các hình thức hoạt động chủ yếu của Hội đồng nhân dân. Tại kỳ họp, Hội đồng nhân dân thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh họp thường lệ mỗi năm hai kỳ, kỳ họp giữa năm và kỳ họp cuối năm. Trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh yêu cầu, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định triệu tập Hội đồng nhân dân họp chuyên đề hoặc bất thường. Chương II CHUẨN BỊ KỲ HỌP HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN Chậm nhất là năm ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân gửi đến các vị đại biểu Hội đồng nhân dân những tài liệu cần thiết và thông báo ngày họp, nơi họp và dự kiến chương trình kỳ họp trên các phương tiện thông tin, báo chí ở địa phương để nhân dân biết. Chương III TẠI KỲ HỌP HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN 2. Tại kỳ họp cuối nhiệm kỳ, ngoài những nội dung của kỳ họp thường lệ, Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, thảo luận báo cáo công tác cả nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh. Báo cáo công tác cả nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh chuẩn bị. 3. Tổ trưởng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tổ chức để các đại biểu trong Tổ thực hiện chương trình kỳ họp, nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân và tổ chức các hoạt động của Tổ tại kỳ họp. 2. Trưởng ban của Hội đồng nhân dân được giao thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trình bày báo cáo thẩm tra. 3. Hội đồng nhân dân thảo luận. Trước khi thảo luận, Hội đồng nhân dân có thể tổ chức thảo luận ở Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. 4. Trong quá trình thảo luận tại phiên họp toàn thể, Chủ tọa nêu những vấn đề còn có ý kiến khác nhau để Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định. Khi cần thiết, Hội đồng nhân dân yêu cầu cơ quan hữu quan báo cáo giải trình về những vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân quan tâm. Cơ quan, tổ chức trình dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án báo cáo về việc tiếp thu, chỉnh lý theo ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân. Chủ tọa hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân có thể đề nghị kết thúc việc thảo luận, khi vấn đề được nêu ra để lấy biểu quyết thì việc thảo luận kết thúc. 7. Hội đồng nhân dân biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án. Việc ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đối với Giám đốc các sở, ngành báo cáo trả lời ý kiến chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân phải được Chủ tọa kỳ họp đồng ý và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm đối với các nội dung mà người được ủy quyền trình bày tại kỳ họp. Điều 26. Trong quá trình thực hiện Nội quy này nếu phát sinh vướng mắc, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh nghiên cứu trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế./.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 37/2012/NQ HĐND Kiên Giang, ngày 11 tháng 01 năm 2012 NGHỊ QUYẾT Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004; Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 01/TTr HĐND ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về chương trình hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2012 và ý kiến của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành Tờ trình số 01/TTr HĐND ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về chương trình hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2012 như sau: 1. Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát theo quy định của pháp luật như xem xét các báo cáo, đề án, tiến hành hoạt động chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân. Đồng thời, tại kỳ họp thường lệ giữa năm 2012, Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát chuyên đề về tình hình triển khai thực hiện việc quy hoạch vùng lúa chất lượng cao 100.000ha theo nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh; tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2012, Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát chuyên đề về việc thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tiến hành giám sát và báo cáo kết quả với Hội đồng nhân dân tỉnh Giám sát tình hình triển khai thực hiện việc quy hoạch vùng lúa chất lượng cao 100.000ha theo nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh; Giám sát việc thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh tiến hành giám sát và báo cáo kết quả với Hội đồng nhân dân tỉnh Ban Kinh tế và Ngân sách: Giám sát việc triển khai thực hiện vốn các dự án, công trình xây dựng cơ bản theo nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh giao năm 2012; Giám sát việc sử dụng chi ngân sách vốn sự nghiệp, mục tiêu được Hội đồng nhân dân tỉnh phân bổ, giao dự toán năm 2012. Ban Văn hóa Xã hội: Giám sát việc triển khai thực hiện Luật Khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh; Giám sát tình hình quản lý sử dụng cơ sở vật chất đối với ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch. Ban Pháp chế: Giám sát tình hình triển khai thực hiện Luật Giao thông đường bộ; Giám sát tình hình tổ chức và công tác xét xử của Tòa án nhân dân hai cấp. Ban Dân tộc: Giám sát việc triển khai thực hiện một số chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 26/2008/QĐ TTg ngày 05 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số cơ chế hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội đối với các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao đời sống nhân dân theo Quyết định số 112/2007/QĐ TTg ngày 20 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc Chương trình 135 giai đoạn II. Điều 2. Thời gian thực hiện: Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua. Điều 3. Tổ chức thực hiện Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện nghị quyết về chương trình hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2012; điều hòa, phối hợp hoạt động giám sát; nghiên cứu đổi mới phương thức hoạt động để nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát; chỉ đạo việc theo dõi, đôn đốc việc giải quyết các kiến nghị giám sát. Ủy ban nhân dân các cấp, các sở, ngành có liên quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân trong hoạt động giám sát; báo cáo và cung cấp kịp thời những thông tin, tài liệu cần thiết theo yêu cầu giám sát; thực hiện các kiến nghị và báo cáo kết quả thực hiện với Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang khóa VIII, kỳ họp thứ tư thông qua./. CHỦ TỊCH Nguyễn Thanh Sơn
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 50/2012/NQ HĐND Kiên Giang, ngày 11 tháng 01 năm 2012 Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004; Trên cơ sở xem xét các báo cáo của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các cơ quan hữu quan, báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2011 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2012 với các chỉ tiêu, giải pháp được nêu trong báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh và báo cáo của các cơ quan hữu quan; đồng thời nhấn mạnh một số vấn đề cần tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện trong năm 2012 như sau: 1. Về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2011 Tình hình kinh tế cả nước năm 2011 đan xen những khó khăn thách thức, lạm phát và mặt bằng lãi suất tăng cao, thiên tai lũ lụt, dịch bệnh xảy ra, điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô, làm ảnh hưởng đến nhiều mặt sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân. Nhưng dưới sự lãnh đạo, điều hành kịp thời của Chính phủ, sự quyết tâm vượt qua khó khăn thách thức của các cấp, các ngành, của các thành phần kinh tế và nhân dân, đã vượt qua khó khăn, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục duy trì tăng trưởng 12,02%, một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của năm 2011 đạt và vượt kế hoạch, trên các lĩnh vực có nhiều chuyển biến tích cực; quốc phòng an ninh được tăng cường, giữ vững ổn định; quan hệ đối ngoại được mở rộng và đạt nhiều kết quả, công tác phân giới cắm mốc được tiến hành theo kế hoạch. Tuy nhiên, nền kinh tế của tỉnh còn nhiều khó khăn, tăng trưởng chưa vững chắc, nguồn lực còn hạn chế, mặt bằng giá cả, mặt bằng lãi suất vẫn còn cao, sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường yếu, uy tín thương hiệu thấp,.. làm ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Các vấn đề về văn hóa, xã hội vẫn còn nhiều bức xúc. Đời sống một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội, người lao động có thu nhập thấp, đồng bào dân tộc thiểu số. An ninh, trật tự từng lúc còn phức tạp; vi phạm trật tự an toàn giao thông còn khá phổ biến, tai nạn giao thông vẫn còn ở mức cao. 2. Mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2012 Năm 2012 kinh tế thế giới và khu vực sẽ tiếp tục có những biến động khó lường, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển đối với đất nước và tỉnh ta. Tuy nhiên, với những thành quả kinh tế, xã hội đạt được của những năm qua cùng với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tạo đà thuận lợi cho tỉnh phát triển. Tình hình trên vừa có thuận lợi và vừa là thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung quyết liệt, phát huy nội lực, đồng thời tranh thủ ngoại lực để phát triển trong thời gian tới. 2.1. Mục tiêu tổng quát Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,2%; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nhất là giao thông nông thôn, xây dựng nông thôn mới, đầu tư phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, dịch vụ y tế, phát triển nguồn nhân lực. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, giải quyết có hiệu quả các vấn đề bức xúc xã hội. Giữ vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng, an ninh, ngăn chặn có hiệu quả các loại tội phạm, kiềm chế tai nạn giao thông. 2.2. Các chỉ tiêu chủ yếu Tốc độ tăng trưởng kinh tế 12,2% trở lên. Thu nhập bình quân đầu người 42 triệu 300 ngàn đồng. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng 3,7%, sản lượng lúa đạt 3,950 triệu tấn. Giá trị sản xuất thủy sản tăng 8,9%, sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 566.500 tấn (sản lượng khai thác 420.000 tấn, nuôi trồng 146.500 tấn, trong đó: Tôm nuôi 44.265 tấn). Giá trị sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp (giá cố định 1994): Đạt 16.200 tỷ đồng, tăng 10,4%. Tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt 16,6%. Kim ngạch xuất khẩu đạt 660 triệu USD, tăng 5,8%; kim ngạch nhập khẩu 45 triệu USD. Tổng mức bán lẻ hàng hóa 42,800 tỷ đồng, tăng 20,3%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn 3.885 tỷ đồng, tăng 16,77% năm 2011 tổng chi ngân sách 6.831,308 tỷ đồng, trong đó: Chi đầu tư phát triển là 2.124,62 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn 24.600 tỷ đồng, tăng 21,2% so với năm 2011, trong đó vốn ngân sách do địa phương quản lý 3.041,62 tỷ đồng. Tỷ lệ xã trong đất liền có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt 92%; tăng thêm 10% đường liên ấp được bê tông hóa. Hoàn thành quy hoạch các xã nông thôn mới đã được phê duyệt đạt 100%, 01 xã đạt tiêu chí xã nông thôn mới. Giảm tỷ lệ sinh 0,3‰, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 10‰, giảm tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi bị suy dinh dưỡng còn dưới 16,7%. Tỷ lệ huy động học sinh từ 6 14 tuổi đến trường đạt 96% trở lên. Số lao động được giải quyết việc làm 32.000 người trở lên. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 39%, trong đó lao động qua đào tạo nghề 30,8%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 5,7% 5,5% (theo tiêu chí mới). Tỷ lệ hộ sử dụng điện 96,5%. Tỷ lệ dân số sử dụng nước hợp vệ sinh 93%. Công tác tuyển quân đạt 100% kế hoạch. Phấn đấu giảm 10% số vụ tai nạn giao thông, số người chết, số người bị thương do tai nạn giao thông so với năm 2011. 3. Một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu 3.1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp kiềm chế lạm phát, tăng cường kiểm tra bình ổn thị trường. Quản lý, kiểm tra chặt chẽ việc đầu tư công đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành trong các hoạt động tín dụng, ưu tiên vốn cho vay sản xuất kinh doanh, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, xuất khẩu nông thủy sản. Tăng cường huy động các nguồn thu vào ngân sách nhà nước. Triển khai thực hiện các chính sách miễn thuế, giãn, giảm, gia hạn nộp thuế đúng đối tượng. Tăng cường kiểm soát việc chấp hành pháp luật về giá và công tác quản lý thị trường ngăn chặn nạn đầu cơ, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Tăng đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi. Triển khai Đề án vùng sản xuất lúa chuyên canh chất lượng cao theo quy hoạch, phát triển cánh đồng mẫu lớn. Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm công nghiệp tập trung. Hoàn thành quy hoạch các xã nông thôn mới (được phê duyệt), hoàn thành đầu tư xây dựng 01 xã nông thôn mới. 3.2. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh để phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu. Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư hoạt động trên địa bàn. Hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn để duy trì, mở rộng phát triển sản xuất, chế biến. 3.3. Tranh thủ các nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư các dự án, công trình trọng điểm, đầu tư khu kinh tế, khu công nghiệp, công trình phúc lợi xã hội. Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương đẩy nhanh tiến độ triển khai và sớm hoàn thành các công trình trọng điểm như sân bay quốc tế Phú Quốc, đường hành lang kinh tế ven biển, đường điện cáp ngầm ra đảo Phú Quốc.v.v… Tiếp tục tổ chức sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo lộ trình của Chính phủ. Phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đầu tư các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh. 3.4. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng sản phẩm để mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là đối với sản phẩm chủ lực như gạo, tôm đông lạnh,... khai thác tốt thị trường nội địa. Tăng cường quảng bá và mở rộng liên doanh, liên kết hoạt động du lịch. 3.5. Thực hiện nhiều biện pháp đảm bảo an sinh xã hội; tăng cường đào tạo nghề, giải quyết việc làm, nhất là dạy nghề cho lao động nông thôn. Triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách. Thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về y tế; khuyến khích phát triển y tế ngoài công lập. Thực hiện tốt các chính sách khám chữa bệnh cho người có bảo hiểm y tế và chương trình mục tiêu về dân số kế hoạch hóa gia đình. Thực hiện các giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng dạy và học. Đầu tư cơ sở vật chất cho công tác phổ cập mầm non cho trẻ em 05 tuổi. Hoàn thành các thủ tục để thành lập Trường Đại học Kiên Giang. Tăng cường đào tạo cán bộ trong và ngoài nước; đào tạo theo nhu cầu xã hội. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa và các hoạt động văn hóa. Nâng cao chất lượng thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Phát triển thể dục thể thao quần chúng cả quy mô và chất lượng góp phần tăng cường thể chất của nhân dân. 3.6. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, xây dựng đăng ký thương hiệu hàng hóa. Kết hợp nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa học, kỹ thuật vào chương trình xây dựng nông thôn mới. Khuyến khích các doanh nghiệp đặt hàng đề tài khoa học. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, gắn với quản lý tốt việc cấp phép và quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản cho doanh nghiệp. Tăng cường kiểm tra xử lý các vi phạm về môi trường. 3.7. Thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh chủ quyền biên giới, biển đảo; ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các tổ chức phản động, thế lực thù địch. Phòng chống tội phạm, đẩy lùi các tệ nạn xã hội và triển khai thực hiện có hiệu quả “Năm an toàn giao thông quốc gia”, phấn đấu giảm tai nạn giao thông trên cả 03 mặt. Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về dân tộc, tôn giáo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao với các nước, các tỉnh có quan hệ hợp tác. 3.8. Triển khai, quán triệt và tổ thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 30c/NQ CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 2020, Kế hoạch thực hiện của Ủy ban nhân dân tỉnh, gắn với thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là khâu đột phá trong công tác cải cách hành chính năm 2012. Đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị 03 CT/TW của Bộ Chính trị; Kế hoạch số 03 KH/TW ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch của Tỉnh ủy về việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức. Tăng cường đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trên các lĩnh vực. 3.9. Hoàn thành đề án trình Chính phủ thành lập huyện Thuận Hưng trên cơ sở chia tách huyện Giồng Riềng, nâng cấp thị xã Hà Tiên lên đô thị loại III, chia tách một số xã, thị trấn. Điều 2. Thời gian thực hiện: Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua. Điều 3. Tổ chức thực hiện Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, triển khai các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giám sát chặt chẽ việc thực hiện Nghị quyết này. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang khóa VIII, kỳ họp thứ tư thông qua./. CHỦ TỊCH Nguyễn Thanh Sơn
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 25/QĐ UBND Lạng Sơn, ngày 11 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH, HỖ TRỢ ÁP DỤNG CÁC THÀNH TỰU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT, ĐỜI SỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN, GIAI ĐOẠN 2011 2015. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09/6/2000; Căn cứ Nghị định số 81/NĐ CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ; Theo đề nghị của Giám đốc sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 76/TTr SKHCN ngày 17/10/2011 và Công văn số 01/HĐND KTNS ngày 03/01/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thống nhất ý kiến với Tờ trình của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, đời sống trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2011 2015. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành trực thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Lạng Sơn và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Vy Văn Thành QUY ĐỊNH TẠM THỜI MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH, HỖ TRỢ ÁP DỤNG CÁC THÀNH TỰU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT, ĐỜI SỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN, GIAI ĐOẠN 2011 2015. (Ban hành kèm theo Quyết định số 25 /QĐ UBND ngày 11 tháng 01 năm 2012 của UBND tỉnh Lạng Sơn) Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quy định này quy định về đối tượng, nội dung, phương thức hỗ trợ đối với các hoạt động áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, đời sống. Điều 2. Đối tượng áp dụng Quy định này áp dụng cho các tổ chức, các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có các hoạt động áp dụng, chuyển giao các thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất nông, lâm nghiệp; Tham gia thị trường khoa học công nghệ. Không áp dụng đối với các tổ chức, hộ gia đình có vốn đầu tư nước ngoài, các trang trại chăn nuôi, vỗ béo, trung chuyển. Chương II NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 3. Các hoạt động được hỗ trợ 1. Áp dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu từ các đề tài, dự án khoa học và công nghệ được thực hiện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (đã được Hội đồng Khoa học công nghệ tỉnh Lạng Sơn, Hội đồng Khoa học công nghệ cấp Nhà nước nghiệm thu) vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất nông, lâm nghiệp. 2. Tham gia Chợ công nghệ và thiết bị, Hội chợ thương hiệu trong và ngoài nước. Điều 4. Phạm vi hỗ trợ. 1. Hỗ trợ kinh phí cho 20 mô hình đầu tiên thực hiện theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều 3 của Quy định này. Mức hỗ trợ cụ thể như sau: Lĩnh vực trồng trọt: Hỗ trợ không quá 30% tổng kinh phí đầu tư về giống, vật tư kỹ thuật (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các chế phẩm sinh học) cho các mô hình trồng trọt có quy mô: + Đối với mô hình cây trồng nông nghiệp: Quy mô tối thiểu đạt 02 sào bắc bộ/mô hình và hỗ trợ không quá 05 sào bắc bộ/mô hình. + Đối với mô hình cây trồng lâm nghiệp, cây ăn quả dài ngày: Quy mô tối thiểu đạt 0,5ha/mô hình và hỗ trợ không quá 03 ha/mô hình. Lĩnh vực chăn nuôi: Hỗ trợ không quá 30% tổng kinh phí đầu tư về giống, vật tư kỹ thuật (thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng, chữa bệnh) cho các mô hình chăn nuôi có quy mô: + Đối với mô hình chăn nuôi gia cầm: Quy mô tối thiểu đạt 50 con/mô hình và hỗ trợ không quá 100 con/mô hình. + Đối với mô hình chăn nuôi lợn: Quy mô tối thiểu đạt 10 con/mô hình và hỗ trợ không quá 30 con/mô hình. + Đối với mô hình chăn nuôi trâu, bò: Quy mô tối thiểu đạt 02 con/mô hình và hỗ trợ không quá 05 con/mô hình. Hỗ trợ 100% kinh phí chỉ đạo kỹ thuật, chuyển giao công nghệ (bao gồm công kỹ thuật, công tác phí) cho tất cả các mô hình. 2. Hỗ trợ các tổ chức tham gia Chợ công nghệ và thiết bị, Hội chợ thương hiệu. Hỗ trợ tối đa 30 triệu đồng/doanh nghiệp/lần tham gia Chợ công nghệ và thiết bị, Hội chợ thương hiệu được tổ chức trong và ngoài nước, do UBND tỉnh Lạng Sơn cử tham gia. Điều 5. Điều kiện xét hỗ trợ kinh phí 1. Đối với hộ gia đình thực hiện mô hình: Có đủ nguồn lực để thực hiện mô hình áp dụng kết quả nghiên cứu từ các đề tài, dự án khoa học và công nghệ. Có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Lạng Sơn. 2. Đối với tổ chức chỉ đạo kỹ thuật, chuyển giao công nghệ: Có đội ngũ cán bộ đủ năng lực chỉ đạo kỹ thuật xây dựng mô hình. 3. Đối với tổ chức tham gia Chợ công nghệ và thiết bị, Hội chợ thương hiệu: Có trụ sở tại tỉnh Lạng Sơn. Có đủ tư cách pháp nhân, có gian trưng bày sản phẩm tại Chợ, Hội chợ. Có đầy đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ theo quy định tại Điều 6 của Quy định này. Điều 6. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ và tổ chức thực hiện 1. Đối với hồ sơ thực hiện nội dung quy định tại Khoản 1, Điều 3 của Quy định này: Đơn đề nghị hỗ trợ (do Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn) có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú về nguồn lực thực hiện mô hình (nhân lực, đất đai, chuồng trại... ) Bản thuyết minh nội dung mô hình (do Sở Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn). Bản cam kết của tổ chức chỉ đạo kỹ thuật, chuyển giao công nghệ về việc tham gia xây dựng mô hình. 2. Đối với hồ sơ thực hiện nội dung quy định tại Khoản 2, Điều 3 của Quy định này. Đơn đề nghị hỗ trợ; Bản sao có chứng thực tài liệu chứng nhận tham gia Chợ công nghệ và thiết bị, Hội chợ thương hiệu; Văn bản của UBND tỉnh cử tham gia Chợ công nghệ và thiết bị, Hội chợ thương hiệu. Điều 7. Phê duyệt hồ sơ đề nghị hỗ trợ và tổ chức thực hiện. 1. Đối với hồ sơ thực hiện nội dung quy định tại Khoản 1, Điều 3 của Quy định này. Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Tài chính và các ngành liên quan thẩm định nội dung, kinh phí hỗ trợ và trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt. Căn cứ Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ ký hợp đồng với tổ chức chỉ đạo kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, hộ gia đình về nội dung, kinh phí và phương thức hỗ trợ thực hiện mô hình. 2. Đối với hồ sơ thực hiện nội dung quy định tại Khoản 2, Điều 3 của Quy định này. Sau khi nhận được hồ sơ hợp, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Tài chính và các ngành có liên quan thẩm định kinh phí hỗ trợ và trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt. Căn cứ Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ thông báo và chuyển kinh phí cho tổ chức được hỗ trợ. Điều 8. Nghiệm thu đánh giá kết quả thực hiện và quyết toán kinh phí hỗ trợ. Đối với hoạt động nêu tại Khoản 1, Điều 3 của Quy định này. Sau khi nhận được Báo cáo kết quả thực hiện mô hình có xác nhận của chính quyền địa phương nơi thực hiện mô hình, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức nghiệm thu đánh giá kết quả thực hiện mô hình và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ. Điều 9. Kinh phí thực hiện Kinh phí hỗ trợ các tổ chức, hộ gia đình và kinh phí thẩm định hồ sơ từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học hàng năm của tỉnh. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 10. Trách nhiệm của các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thành phố: 1. Sở Khoa học và Công nghệ: Lập kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ hàng năm, trong đó có nội dung hỗ trợ áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống, trình UBND tỉnh phê duyệt. Tuyên truyền rộng rãi các kết quả nghiên cứu trên địa bàn tỉnh và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân lập hồ sơ, thực hiện các thủ tục đề nghị hỗ trợ theo kế hoạch hàng năm. 2. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và giám đốc các Sở, Ban, ngành, phổ biến, triển khai thực hiện Quy định này trong phạm vi và lĩnh vực quản lý. Điều 11. Trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình được hỗ trợ Các tổ chức, hộ gia đình được hỗ trợ có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng mục đích kinh phí được hỗ trợ. Trong trường hợp sử dụng kinh phí không đúng mục đích phải hoàn trả kinh phí được hỗ trợ tuỳ theo mức độ sai phạm. Điều 12. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan liên quan và các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm báo cáo, phản ánh kịp thời bằng văn bản về Sở Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung./.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 75/QĐ UBND Bà Rịa Vũng Tàu, ngày 11 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ CÔNG KHAI SỐ LIỆU QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2010 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Quyết định số 192/2004/QĐ TTg ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân; Căn cứ Thông tư số 03/2005/TT BTC ngày 06 tháng 01 năm 2005 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với cấp ngân sách nhà nước và chế độ báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính; Căn cứ Nghị quyết số 39/2011/NQ HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2011 kỳ họp thứ 3 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa V về việc phê quyết toán ngân sách nhà nước năm 2010; Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Công văn số 57/STC ngày 09 tháng 01 năm 2012 về việc công khai tài chính quyết toán ngân sách năm 2010 và dự toán ngân sách năm 2012, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công khai số liệu quyết toán ngân sách năm 2010 (theo các biểu số liệu chi tiết đính kèm). Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng sở, ngành, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện Quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Trần Minh Sanh FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 74/QĐ UBND Bà Rịa Vũng Tàu, ngày 11 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ CÔNG KHAI SỐ LIỆU DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2012 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Quyết định số 192/QĐ TTg ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân; Căn cứ Thông tư số 03/2005/TT BTC ngày 06 tháng 01 năm 2005 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với cấp ngân sách nhà nước và chế độ báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính; Căn cứ Nghị quyết số 38/2011/NQ HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2011 kỳ họp thứ 3 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa V về việc phê chuẩn phương án phân bổ dự toán ngân sách năm 2012; Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Công văn số 57/STC ngày 09 tháng 01 năm 2012 về việc công khai tài chính quyết toán ngân sách năm 2010 và dự toán ngân sách năm 2012, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công khai số liệu dự toán ngân sách năm 2012 (theo các biểu số liệu chi tiết đính kèm). Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính; Thủ trưởng sở, ngành, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện Quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Trần Minh Sanh FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 02/2012/QĐ UBND Thủ Dầu Một, ngày 11 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG KHÓA VIII (NHIỆM KỲ 2011 2016) ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Quyết định số 53/2006/QĐ TTg ngày 08/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế làm việc mẫu của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, khóa VIII (nhiệm kỳ 2011 2016). Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 06/2007/QĐ UB ngày 15/1/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh, khóa VII (nhiệm kỳ 2004 2009). Điều 3. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan căn cứ vào Quy chế này để sửa đổi bổ sung Quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị mình cho phù hợp với Quy chế này. Điều 4. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Lê Thanh Cung QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG KHÓA VIII (NHIỆM KỲ 2011 2016) (Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2012/QĐ UBND ngày 11 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương) Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh 1. Quy chế này quy định về nguyên tắc, chế độ trách nhiệm, lề lối làm việc, trình tự giải quyết công việc và quan hệ công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh khóa VIII (nhiệm kỳ 2011 2016). 2. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có quan hệ làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh chịu sự điều chỉnh của Quy chế này. Điều 2. Nguyên tắc làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức và chỉ đạo giải quyết công việc theo quy định của pháp luật và chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương; bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 2. Ủy ban nhân dân tỉnh làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, vừa bảo đảm phát huy vai trò lãnh đạo của tập thể Ủy ban nhân dân tỉnh, vừa đề cao trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh. 3. Trong phân công giải quyết công việc, mỗi việc chỉ được giao cho một cơ quan, đơn vị, một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Cấp trên không làm thay công việc của cấp dưới, tập thể không làm thay công việc của cá nhân và ngược lại. Thủ trưởng cơ quan được giao công việc phải chịu trách nhiệm về tiến độ và kết quả công việc được phân công. 4. Bảo đảm tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch và theo quy định tại Quy chế này. 5. Bảo đảm phát huy năng lực và sở trường của cán bộ, công chức; đề cao sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định. 6. Bảo đảm dân chủ, rõ ràng, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Chương II TRÁCH NHIỆM, PHẠM VI GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC VÀ QUAN HỆ CÔNG TÁC Điều 3. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Ủy ban nhân dân tỉnh thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề sau đây: a) Chương trình làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh; b) Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách hàng năm và quỹ dự trữ của tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định; c) Các quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh, huyện, thị xã, quy hoạch dài hạn các ngành, lĩnh vực; d) Kế hoạch đầu tư, xây dựng các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định; đ) Kế hoạch huy động nhân lực, tài chính để giải quyết các vấn đề cấp bách của tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định; e) Các biện pháp thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về kinh tế xã hội, thông qua Báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh trước khi trình Hội đồng nhân dân tỉnh; g) Đề án thành lập mới, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở tỉnh. 2. Cách thức giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân tỉnh: a) Thảo luận và quyết nghị từng vấn đề tại phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh thường kỳ hoặc bất thường. Đối với vấn đề cấp bách nhưng không có điều kiện tổ chức họp, vấn đề không nhất thiết phải tổ chức họp tập thể Ủy ban nhân dân tỉnh, theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh gửi toàn bộ hồ sơ và Phiếu xin ý kiến đến từng thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh để xin ý kiến. b) Các quyết định tập thể của Ủy ban nhân dân tỉnh được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh đồng ý. Căn cứ vào nội dung vấn đề, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định hình thức bỏ phiếu (phiếu kín hoặc giơ tay). Trường hợp lấy ý kiến các thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua phiếu xin ý kiến thì: + Nếu vấn đề được đa số thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh đồng ý, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trong phiên họp gần nhất. + Nếu vấn đề chưa được đa số thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh đồng ý, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc đưa vấn đề ra phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh gần nhất thảo luận, quyết định. Điều 4. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh là người lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân tỉnh, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định tại Điều 127 của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, cùng với tập thể Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm về hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh trước Hội đồng nhân dân tỉnh và trước cấp trên. 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: a) Lãnh đạo công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, các thành viên của Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh: Đôn đốc, kiểm tra công tác của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã trong việc thực hiện Hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và Quyết định, Chỉ thị của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, trừ các vấn đề quy định tại Khoản 1, Điều 3 của Quy chế này. Áp dụng các biện pháp nhằm cải tiến lề lối làm việc; quản lý và điều hành bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả; ngăn ngừa và đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu, vô trách nhiệm, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa phương. Tổ chức việc tiếp dân, xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân theo quy định của pháp luật. b) Triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban nhân dân tỉnh. c) Phê chuẩn kết quả bầu các thành viên của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; điều động, đình chỉ công tác, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức nhà nước theo phân cấp quản lý. d) Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã. đ) Đình chỉ việc thi hành Nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân các huyện, thị xã và đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh bãi bỏ. e) Chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, cháy, nổ, dịch bệnh, an ninh, trật tự và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trong phiên họp gần nhất. g) Ra quyết định, chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. h) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giữ mối liên hệ giữa Ủy ban nhân dân tỉnh với Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân ở tỉnh. Theo định kỳ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm việc với Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và lãnh đạo của các Đoàn thể nhân dân cấp tỉnh để kiểm điểm sự phối hợp công tác, trao đổi về các đề xuất của Mặt trận tổ quốc và các Đoàn thể nhân dân đối với hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp chỉ đạo giải quyết hoặc giao Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì, phối hợp giải quyết những vấn đề liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, địa phương trong tỉnh. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập các tổ chức tư vấn để giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết công việc. 4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho một trong các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo công việc của Ủy ban nhân dân tỉnh khi Chủ tịch đi vắng. Khi một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đi vắng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp giải quyết hoặc phân công Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khác giải quyết công việc thay Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đi vắng. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo kịp thời các nội dung ủy quyền và kết quả giải quyết công việc cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đi vắng biết. 5. Khi thấy cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thể điều chỉnh việc phân công giữa các thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh. Điều 5. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Mỗi Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác; chỉ đạo và theo dõi hoạt động của các huyện, thị xã. Các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh được sử dụng quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, nhân danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khi giải quyết công việc thuộc lĩnh vực phân công và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm cá nhân về công tác của mình trước Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời, cùng các thành viên khác của Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh trước Hội đồng nhân dân tỉnh và trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 2. Trong phạm vi quyền hạn được giao, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ động xử lý công việc. Nếu vấn đề có liên quan đến các lĩnh vực công tác của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khác phụ trách thì chủ động phối hợp để giải quyết. Trường hợp có ý kiến khác nhau thì Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đang chủ trì xử lý công việc đó báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. 3. Hàng tuần, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp tình hình công việc do mình phụ trách báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại cuộc họp giao ban của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Các vấn đề liên quan hoặc thuộc lĩnh vực Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp phụ trách, những vấn đề phát sinh ngoài kế hoạch, những vấn đề chưa được quy định, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ động đề xuất, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Vấn đề thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh thì báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để đưa ra phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh thảo luận, quyết định. Điều 6. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân công phụ trách một số lĩnh vực cụ thể; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về công việc thuộc lĩnh vực được phân công. 2. Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết các đề nghị của tổ chức, cá nhân thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh phải dành thời gian thỏa đáng giải quyết công việc của tập thể Ủy ban nhân dân tỉnh, quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền và báo cáo kết quả công việc với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. 3. Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp thường kỳ hoặc bất thường của Ủy ban nhân dân tỉnh; thảo luận và biểu quyết những vấn đề được đưa ra phiên họp tập thể Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Phiếu xin ý kiến. 4. Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh được Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Điều 7. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn là người tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực được giao và chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về công tác chuyên môn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương quản lý chuyên ngành. 2. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn có trách nhiệm chấp hành nghiêm các quyết định, chỉ đạo của cấp trên. Trong trường hợp chậm hoặc không thực hiện được thì phải kịp thời báo cáo rõ lý do; nếu phát hiện quyết định đó trái pháp luật, thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định. 3. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn khi giải quyết vấn đề thuộc thẩm quyền nhưng có liên quan đến cơ quan chuyên môn khác, thì phải chủ động bàn bạc với Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn đó. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn được hỏi ý kiến, có trách nhiệm trả lời theo đúng thẩm quyền, tạo điều kiện cho cơ quan chủ trì thực hiện tốt nhiệm vụ. 4. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn giải quyết các công việc sau: a) Công việc thuộc thẩm quyền, chức năng được Pháp luật quy định. b) Giải quyết những kiến nghị của các tổ chức, cá nhân thuộc chức năng, thẩm quyền; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh những vấn đề vượt thẩm quyền hoặc những vấn đề đã phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết nhưng ý kiến chưa thống nhất. c) Tham gia đề xuất ý kiến về những công việc chung của Ủy ban nhân dân tỉnh và thực hiện một số công việc cụ thể theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và phân cấp của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương quản lý chuyên ngành. d) Tham gia ý kiến với các cơ quan chuyên môn khác cùng cấp và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã để xử lý các vấn đề thuộc chức năng, thẩm quyền. đ) Tiếp nhận, giải quyết đúng thẩm quyền quy định về những vấn đề do tổ chức, doanh nghiệp và công dân đề xuất, kiến nghị có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, ngành mình phụ trách; đồng thời, phải báo cáo kết quả tiếp nhận, giải quyết lên Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định. e) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu, tổ chức của cơ quan do mình phụ trách. g) Thực hiện công tác cải cách hành chính trong nội bộ cơ quan và tham gia công tác cải cách hành chính của địa phương. Điều 8. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Công tác tham mưu tổng hợp, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh: a) Xây dựng, quản lý chương trình công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh. b) Theo dõi, đôn đốc các sở, cơ quan ngang sở, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã (cấp huyện), các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện chương trình công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh và Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh. c) Phối hợp thường xuyên với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình chuẩn bị và hoàn chỉnh các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. d) Thẩm tra về trình tự, thủ tục chuẩn bị và có ý kiến đánh giá độc lập đối với các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các báo cáo quan trọng theo chương trình công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh và các công việc khác do các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh. đ) Xây dựng các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các báo cáo theo sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh. e) Kiểm soát thủ tục hành chính và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. g) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan chuẩn bị nội dung, phục vụ phiên họp thường kỳ, bất thường, các cuộc họp và hội nghị chuyên đề khác của Ủy ban nhân dân tỉnh, các cuộc họp của Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. h) Chủ trì, điều hoà, phối hợp việc tiếp công dân giữa các cơ quan tham gia tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân của tỉnh; quản lý, bảo đảm điều kiện vật chất cho hoạt động của Trụ sở tiếp công dân của tỉnh. 2. Tham mưu tổng hợp, giúp Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh a) Xây dựng, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và đôn đốc thực hiện chương trình công tác năm, 6 tháng, quý, tháng, tuần của Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; kiến nghị với Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm cần tập trung chỉ đạo, điều hành các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan trong từng thời gian nhất định. b) Kiến nghị với Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng cơ chế, chính sách, các đề án, dự án, dự thảo văn bản pháp luật để trình cấp có thẩm quyền quyết định. c) Thẩm tra về trình tự, thủ tục chuẩn bị và có ý kiến đánh giá độc lập đối với các đề án, dự án, dự thảo văn bản, báo cáo theo chương trình công tác của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và các công việc khác do các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. d) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan hoàn chỉnh nội dung, thủ tục, hồ sơ và dự thảo văn bản để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định đối với những công việc thường xuyên khác. đ) Chủ trì làm việc với lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh mà các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện còn có ý kiến khác nhau theo ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. e) Chủ trì soạn thảo, biên tập hoặc chỉnh sửa lần cuối các dự thảo báo cáo, các bài phát biểu quan trọng của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. g) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện các Quy chế phối hợp công tác giữa Ủy ban nhân dân tỉnh với Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Đảng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể cấp tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, các cơ quan, tổ chức của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh. h) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra việc thực hiện những công việc thuộc thẩm quyền kiểm tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đối với các sở, ngành, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan để báo cáo và kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh các biện pháp cần thiết nhằm đôn đốc thực hiện và bảo đảm chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính. i) Đề nghị các sở, ngành, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan báo cáo tình hình, kết quả thực hiện các văn bản chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. k) Được yêu cầu các sở, ngành, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan cung cấp tài liệu, số liệu và văn bản liên quan hoặc tham dự các cuộc họp, làm việc để nắm tình hình, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. 3. Đảm bảo thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. a) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất với Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; thông tin để các thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương, các cơ quan, tổ chức liên quan về tình hình kinh tế xã hội của địa phương, hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. b) Cung cấp thông tin cho công chúng về các hoạt động chủ yếu, những quyết định quan trọng của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội nổi bật mà dư luận quan tâm theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. c) Quản lý, xuất bản và phát hành Công báo cấp tỉnh. d) Quản lý và duy trì hoạt động mạng tin học của UBND tỉnh. đ) Quản lý tổ chức và hoạt động Trang Thông tin điện tử của Văn phòng. 4. Đảm bảo các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. 5. Xây dựng và ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật. 6. Kiểm tra, ký tắt và trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Tổ chức việc phát hành và quản lý các văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. 7. Tổng kết, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác văn phòng đối với Văn phòng các sở, ban, ngành, Văn phòng Hội đồng nhân dân và UBND cấp huyện. 8. Tổ chức nghiên cứu, thực hiện và ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học vào hoạt động của Văn phòng. 9. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức và viên chức thuộc Văn phòng. 10. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh. 11. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh giao. Điều 9. Quan hệ phối hợp công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Ủy ban nhân dân tỉnh giữ mối liên hệ thường xuyên với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy và các cơ quan của Đảng, Hội đồng nhân dân, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Đoàn thể nhân dân cấp tỉnh. 2. Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp chặt chẽ với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc chuẩn bị chương trình, nội dung làm việc của kỳ họp Hội đồng nhân dân, các báo cáo, đề án trình kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh; giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ kinh tế xã hội quốc phòng và an ninh trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu giải quyết theo thẩm quyền các kiến nghị của Hội đồng nhân dân tỉnh và của các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh; trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các kiến nghị của cử tri tại các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và của Đại biểu Quốc hội. Ủy ban nhân dân tỉnh cung cấp kịp thời cho Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh những văn bản, tài liệu của Ủy ban nhân dân tỉnh để Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có cơ sở kiểm tra giám sát và phục vụ yêu cầu hoạt động. Ủy ban nhân dân tỉnh mời Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh dự các cuộc họp của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với những cuộc họp quan trọng. 3. Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các Đoàn thể nhân dân cấp tỉnh chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, vận động nhân dân tham gia xây dựng, củng cố chính quyền vững mạnh, thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ủy ban nhân dân tỉnh và các thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm giải quyết và trả lời các kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các Đoàn thể nhân dân cấp tỉnh. 4. Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh và Tòa án nhân dân tỉnh trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, các hành vi vi phạm hiến pháp và pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương hành chính, tuyên truyền giáo dục pháp luật nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Chương III CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Điều 10. Các loại Chương trình công tác 1. Nội dung chương trình công tác năm bao gồm: a) Chương trình tổng quát đề ra các định hướng, nhiệm vụ và giải pháp lớn của Ủy ban nhân dân tỉnh trên tất cả các lĩnh vực công tác; b) Nội dung các phiên họp thường kỳ của Ủy ban nhân dân tỉnh và danh mục các báo cáo, đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và những vấn đề cần trình Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong năm. 2. Nội dung chương trình công tác quý bao gồm: a) Các phiên họp thường kỳ của Ủy ban nhân dân tỉnh; b) Danh mục báo cáo, đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và những vấn đề cần trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong quý. 3. Nội dung chương trình công tác tháng bao gồm: a) Nội dung phiên họp thường kỳ của Ủy ban nhân dân tỉnh; b) Danh mục các báo cáo, đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các vấn đề trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong tháng. 4. Chương trình công tác tuần của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bao gồm: Các hoạt động của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch theo từng ngày trong tuần. 5. Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh tập trung chỉ đạo giải quyết những nội dung công việc trong Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh đã được Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua; các nhiệm vụ công tác đột xuất, cấp bách do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Điều 11. Trình tự xây dựng Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Chương trình công tác năm a) Chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hàng năm, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức khác gửi Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh danh mục những đề án, dự thảo văn bản cần trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong năm tới. Danh mục phải thể hiện rõ: Tên đề án, cơ sở pháp lý, cơ quan chủ trì soạn thảo, cấp quyết định (Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh), cơ quan phối hợp soạn thảo, thời hạn trình. b) Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp, xây dựng dự thảo Chương trình công tác năm tới của Ủy ban nhân dân tỉnh; chậm nhất vào ngày 25 tháng 11, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh gửi lại cho các cơ quan có liên quan để tham gia ý kiến. c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo Chương trình công tác năm tới của Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan phải có ý kiến chính thức bằng văn bản gửi Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để hoàn chỉnh báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc trình Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua tại phiên họp thường kỳ cuối năm. d) Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Chương trình công tác năm tới, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc ban hành Chương trình công tác năm của Ủy ban nhân dân tỉnh và gửi đến các thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan biết, thực hiện. 2. Chương trình công tác quý a) Trong tháng cuối của mỗi quý, các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã phải đánh giá tình hình thực hiện Chương trình công tác quý đó. Đồng thời, rà soát lại các vấn đề cần trình Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh vào quý tiếp theo đã ghi trong Chương trình công tác năm và bổ sung các vấn đề mới phát sinh để xây dựng Chương trình công tác quý sau. Chậm nhất vào ngày 20 của tháng cuối quý, các cơ quan gửi dự kiến chương trình quý sau cho Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. b) Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp, xây dựng dự thảo chương trình công tác quý sau của Ủy ban nhân dân tỉnh (các vấn đề được chia theo các lĩnh vực của Chủ tịch và từng Phó Chủ tịch xử lý), trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Chậm nhất vào ngày 25 của tháng cuối quý, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh phải gửi Chương trình công tác quý sau cho các cơ quan liên quan biết, thực hiện. 3. Chương trình công tác tháng a) Hàng tháng, các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã căn cứ vào tiến độ chuẩn bị các đề án, văn bản dự thảo đã ghi trong Chương trình quý, những vấn đề tồn đọng, vấn đề phát sinh mới để xây dựng Chương trình tháng sau. Văn bản đề nghị về Chương trình công tác tháng sau phải gửi Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chậm nhất vào ngày 20 tháng trước. b) Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp, xây dựng dự thảo Chương trình công tác tháng sau của Ủy ban nhân dân tỉnh, có phân theo các lĩnh vực Chủ tịch và từng Phó Chủ tịch xử lý, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Chậm nhất là ngày 25 hàng tháng, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh phải gửi Chương trình công tác tháng sau cho các cơ quan liên quan biết, thực hiện. 4. Chương trình công tác tuần Căn cứ Chương trình công tác tháng và chỉ đạo của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo Chương trình công tác tuần của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định và thông báo cho các cơ quan liên quan biết chậm nhất vào chiều thứ sáu tuần trước. Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và các cơ quan, đơn vị, khi có yêu cầu làm việc với Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để giải quyết công việc trong tuần thì phải có văn bản đăng ký với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, chậm nhất vào thứ tư tuần trước. 5. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh phải thường xuyên phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội Hội đồng nhân dân tỉnh để xây dựng Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho phù hợp từng thời gian. 6. Việc điều chỉnh Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, tổ chức và yêu cầu chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh. 7. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan quản lý Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng, điều chỉnh và tổ chức, đôn đốc thực hiện Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh. Khi có sự điều chỉnh Chương trình công tác, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh phải thông báo kịp thời cho các Thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan biết để thực hiện. Điều 12. Theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện chương trình công tác 1. Hàng tháng, quý, sáu tháng và năm, các cơ quan chuyên môn rà soát, kiểm điểm việc thực hiện các đề án, công việc, văn bản đã ghi trong Chương trình công tác; thông báo với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tiến độ, kết quả xử lý các đề án, công việc, văn bản do cơ quan mình chủ trì, các đề án, công việc còn tồn đọng, hướng xử lý tiếp theo; đồng thời điều chỉnh, bổ sung các đề án, công việc trong Chương trình công tác thời gian tới. 2. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc chuẩn bị các đề án của các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và các cơ quan, tổ chức khác; định kỳ sáu tháng và năm, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả việc thực hiện Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh. Chương IV PHIÊN HỌP ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Điều 13. Phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức họp thường kỳ mỗi tháng một lần vào ngày làm việc cuối tháng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh triệu tập các phiên họp thường kỳ của Ủy ban nhân dân tỉnh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ tọa phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh. Khi Chủ tịch vắng mặt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền một Phó Chủ tịch thay Chủ tịch chủ tọa phiên họp. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì việc thảo luận từng đề án trình Ủy ban nhân dân tỉnh, theo lĩnh vực được phân công. 2. Trường hợp xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của ít nhất một phần ba (1/3) tổng số thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh triệu tập phiên họp bất thường. Việc triệu tập, chuẩn bị các nội dung liên quan và tổ chức phiên họp bất thường được thực hiện như đối với phiên họp thường kỳ. Trường hợp đặc biệt, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Điều 14. Công tác chuẩn bị phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cụ thể ngày họp, thành phần họp và chương trình, nội dung phiên họp. 2. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có nhiệm vụ: a) Kiểm tra, tổng hợp các hồ sơ, đề án trình phiên họp; chuẩn bị các điều kiện phục vụ phiên họp; chuẩn bị chương trình nghị sự phiên họp, dự kiến thành phần họp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định. Chậm nhất 07 ngày làm việc, trước ngày phiên họp bắt đầu, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chính thức về nội dung, chương trình, thời gian họp, thành phần tham dự phiên họp và thông báo cho các thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh các vấn đề trên. b) Đôn đốc Thủ trưởng cơ quan có đề án trình trong phiên họp gửi hồ sơ đề án và các văn bản liên quan. Chậm nhất 05 ngày làm việc, trước ngày phiên họp bắt đầu, chủ đề án phải gửi đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tài liệu đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và đồng ý trình ra phiên họp. Số lượng tài liệu trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét tại phiên họp do Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh quy định. c) Trước ngày họp ít nhất là 3 ngày làm việc, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm gửi giấy mời và tài liệu họp đến các thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh và đại biểu được mời họp (trừ trường hợp họp bất thường). d) Trường hợp thay đổi ngày họp, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo cho thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh và các đại biểu được mời họp biết ít nhất 01 ngày, trước ngày phiên họp đã được triệu tập. Điều 15. Thành phần dự phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh, nếu vắng mặt phải báo cáo bằng văn bản và phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh được ủy quyền chủ trì phiên họp) đồng ý. Thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh đồng thời là Thủ trưởng cơ quan chuyên môn có thể ủy nhiệm cấp phó của mình dự họp thay nếu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đồng ý và phải chịu trách nhiệm về ý kiến của người mình ủy nhiệm phát biểu trong phiên họp. 2. Phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh hợp lệ khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh tham dự. 3. Ủy ban nhân dân tỉnh mời Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh dự tất cả các phiên họp của Ủy ban nhân dân tỉnh. 4. Ủy ban nhân dân tỉnh mời Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, đại diện các Ban Đảng của Tỉnh ủy, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh, Bí thư Huyện ủy, Thị ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và các đại biểu khác dự họp khi thảo luận về những vấn đề có liên quan. 5. Lãnh đạo Văn phòng và Chuyên viên Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có liên quan được dự các phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh (trừ các buổi họp bàn về nhân sự, tổ chức bộ máy, kiểm điểm nội bộ của Ủy ban nhân dân tỉnh). 6. Đại biểu không phải là thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh được phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết. Điều 16. Trình tự phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo số thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh có mặt, vắng mặt; những người dự họp thay và đại biểu tham dự; thông báo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về chương trình phiên họp. 2. Chủ tọa điều khiển phiên họp. 3. Ủy ban nhân dân tỉnh thảo luận từng vấn đề theo trình tự sau: Thủ trưởng cơ quan chủ trì đề án trình bày tóm tắt (không đọc toàn văn) đề án, nêu rõ những vấn đề cần xin ý kiến Ủy ban nhân dân tỉnh. Nếu vấn đề cần xin ý kiến đã được thuyết minh rõ trong tờ trình thì không phải trình bày thêm. Các thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh phát biểu ý kiến, nói rõ tán thành hay không tán thành nội dung nào trong đề án. Các đại biểu được mời dự họp phát biểu đánh giá, nhận xét và góp ý đề án. Thủ trưởng cơ quan chủ trì đề án phát biểu ý kiến tiếp thu và giải trình những điểm chưa nhất trí, những câu hỏi của các thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh và các đại biểu dự họp. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì thảo luận đề án kết luận và lấy biểu quyết. Việc biểu quyết thực hiện theo Khoản 2, Điều 3 của Quy chế này. Nếu thấy vấn đề thảo luận chưa rõ, chủ tọa đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chưa thông qua đề án và yêu cầu chuẩn bị thêm. 4. Chủ tọa phiên họp kết luận phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh. Điều 17. Biên bản phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức việc ghi biên bản phiên họp của Ủy ban nhân dân tỉnh, ký biên bản và lưu vào hồ sơ theo quy định. Biên bản phải ghi đầy đủ nội dung các ý kiến phát biểu và diễn biến của phiên họp, kết quả biểu quyết và ý kiến kết luận của chủ tọa phiên họp. 2. Chậm nhất 4 ngày làm việc sau phiên họp, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm thông báo kịp thời những quyết định, kết luận của chủ tọa phiên họp đến các thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời, báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh. Khi cần thiết, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo cho các ngành, các cấp, các tổ chức, đoàn thể trong tỉnh về những vấn đề có liên quan. Chương V GIẢI QUYẾT CÁC CÔNG VIỆC THƯỜNG XUYÊN CỦA CHỦ TỊCH, PHÓ CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Điều 18. Cách thức giải quyết công việc của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Xử lý công việc trên cơ sở hồ sơ, tài liệu trình của cơ quan chủ đề án và Phiếu trình giải quyết công việc do Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân trình; theo chương trình, kế hoạch công tác và tình hình thực tế tại địa phương. 2. Họp làm việc với lãnh đạo các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và cơ quan liên quan để giải quyết công việc thường xuyên. 3. Trực tiếp giải quyết công việc tại địa phương, cơ sở. 4. Thành lập các tổ chức tư vấn giúp chỉ đạo một số nhiệm vụ quan trọng hoặc vấn đề liên quan đến nhiều ngành, huyện, thị xã. 5. Trong quá trình xử lý công việc, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm thông báo cho nhau những vấn đề quan trọng được mình chỉ đạo giải quyết, vấn đề liên quan đến ngành, lĩnh vực do Phó Chủ tịch khác phụ trách. Điều 19. Trách nhiệm của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc chuẩn bị Phiếu trình 1. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ trình Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh những vấn đề thuộc phạm vi giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nêu tại các Điều 3, 4, 5 và có đủ thủ tục theo quy định tại Điều 24 Quy chế này. 2. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh không được trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: Những vấn đề không do Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã trình. Những vấn đề do Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã trình có liên quan đến ngành, lĩnh vực khác, nhưng chưa có ý kiến của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn phụ trách ngành, lĩnh vực có liên quan. Những vấn đề mà nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã đã được phân công, phân cấp quản lý. Những văn bản chưa đăng ký vào sổ công văn đến theo quy định của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. 3. Khi nhận được hồ sơ của các cơ quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ về thủ tục, thể thức, hình thức văn bản và lập Phiếu trình giải quyết công việc, trình Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. a) Thẩm tra về mặt thủ tục: Nếu hồ sơ trình không đúng quy định thì chậm nhất là 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trả lại hồ sơ và yêu cầu Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trình bổ sung đủ hồ sơ theo quy định. b) Thẩm tra về thể thức, hình thức văn bản dự thảo: Nếu thể thức, hình thức văn bản không phù hợp, chưa đúng quy định, Văn phòng Ủy ban nhân dân phối hợp với cơ quan chủ trì dự thảo hoàn chỉnh lại văn bản dự thảo. c) Thẩm tra về nội dung và tính thống nhất, hợp pháp của văn bản: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có ý kiến thẩm tra độc lập về nội dung, tính thống nhất, hợp pháp của văn bản; đồng thời phối hợp với cơ quan soạn thảo chỉnh sửa những nội dung không đúng, không phù hợp trong văn bản dự thảo trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Đối với những vấn đề chưa thống nhất được với cơ quan soạn thảo, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì tổ chức họp với cơ quan soạn thảo và các cơ quan có liên quan để thảo luận đi đến thống nhất. Trường hợp vẫn chưa thống nhất, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh được bảo lưu ý kiến và trình bày rõ trong Phiếu trình, trình Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. 4. Chậm nhất là 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh phải hoàn thành công việc thẩm tra và lập Phiếu trình, kèm theo đầy đủ hồ sơ, tài liệu, trình Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký, ban hành. Điều 20. Xử lý hồ sơ trình và thông báo kết quả 1. Hàng ngày (trừ các ngày đi công tác xa) Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có mặt tại phòng làm việc của mình lúc 7 giờ và lúc 13 giờ 20 phút để Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thỉnh thị ý kiến và trình ký các văn bản. 2. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết công việc thường xuyên chủ yếu trên cơ sở Phiếu trình của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và các hồ sơ, tài liệu của cơ quan trình. 3. Chậm nhất sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trình, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có ý kiến vào Phiếu trình và chuyển lại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để xử lý theo chỉ đạo. 4. Đối với các nội dung trình là các đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và những vấn đề quan trọng, phức tạp, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thể yêu cầu Thủ trưởng cơ quan trình và cơ quan liên quan trình bày rõ thêm trước khi quyết định. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo cho Thủ trưởng cơ quan trình chuẩn bị nội dung và tổ chức buổi làm việc. 5. Đối với các đề án, văn bản thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, sau khi xem xét, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định: a) Cho trình đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ra phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh. b) Yêu cầu chuẩn bị thêm, nếu xét thấy đề án, dự thảo văn bản chưa đạt yêu cầu trình ra phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh. c) Cho phép áp dụng hình thức lấy ý kiến các thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Phiếu xin ý kiến được quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 3 của Quy chế này. 6. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi có ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về đề án, văn bản dự thảo, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh phải thông báo cho Thủ trưởng cơ quan trình biết và thực hiện. Trường hợp phải hoàn chỉnh văn bản, Thủ trưởng cơ quan trình phải hoàn chỉnh lại văn bản dự thảo để trình Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong thời gian sớm nhất. Trường hợp dự thảo văn bản được Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua thì trong vòng 05 ngày làm việc, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với cơ quan trình hoàn chỉnh các nội dung cần thiết để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký ban hành. 7. Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ của cơ quan trình, nếu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chưa có ý kiến thì Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh phải xin ý kiến của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và thông báo cho cơ quan trình biết rõ lý do. Điều 21. Tổ chức các buổi họp, làm việc của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để xử lý công việc thường xuyên 1. Họp xử lý công việc thường xuyên Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh dự kiến nội dung, thành phần, thời gian và địa điểm tổ chức họp, phân công các cơ quan liên quan chuẩn bị các tài liệu, báo cáo trình bày tại cuộc họp trình Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Khi được sự đồng ý của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh gửi giấy mời cùng tài liệu họp đến các thành phần được mời; chuẩn bị địa điểm và các điều kiện phục vụ cuộc họp; ghi biên bản cuộc họp (khi cần thiết có thể ghi âm); sau cuộc họp ra thông báo kết luận của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Cơ quan được phân công chuẩn bị báo cáo có trách nhiệm: + Chuẩn bị kịp thời, đầy đủ tài liệu họp theo thông báo của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; chuẩn bị ý kiến giải trình về các vấn đề liên quan đến nội dung báo cáo. + Sau cuộc họp, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn chỉnh đề án và dự thảo thông báo kết luận của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời họp, có trách nhiệm đến dự đúng thành phần và phát biểu ý kiến về những vấn đề liên quan. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh điều hành cuộc họp thảo luận xử lý, giải quyết dứt điểm từng vấn đề, công việc. 2. Họp giao ban hàng tuần giữa Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. Nội dung cuộc họp giao ban gồm những vấn đề mà Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chưa xử lý được qua hồ sơ và Phiếu trình của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và các vấn đề khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thời gian họp, nội dung họp. Trường hợp cần thiết có thể mời Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn có liên quan dự họp. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì họp giao ban. Khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh vắng, thì một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh được ủy quyền thay mặt Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì họp giao ban. Việc tổ chức cuộc họp giao ban, thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này. 3. Họp, làm việc với Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã. a) Mỗi năm ít nhất một lần, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh họp, làm việc với Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã về tình hình thực hiện nhiệm vụ của ngành, chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách của tỉnh, về việc chấp hành chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và thực hiện các quy định tại Quy chế này. b) Mỗi quý ít nhất một lần, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh họp, làm việc với các cơ quan chuyên môn thuộc lĩnh vực mình phụ trách để kiểm tra, nắm tình hình, đôn đốc thực hiện chương trình công tác và chỉ đạo những vấn đề phát sinh đột xuất. c) Khi cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh triệu tập Thủ trưởng một số cơ quan chuyên môn và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã họp bàn giải quyết các vấn đề liên quan đến các cơ quan, ban, ngành và địa phương đó. 4. Định kỳ 6 tháng 1 lần, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm việc với doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Đồng thời, bố trí thời gian hợp lý để làm việc với các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. 5. Ngoài ra, tùy theo yêu cầu chỉ đạo điều hành, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có các cuộc họp chuyên đề khác. Điều 22. Tổ chức họp của các cơ quan chuyên môn và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã; mời Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh dự họp và làm việc 1. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã có quyền quyết định tổ chức các cuộc họp, hội nghị trong phạm vi quản lý của cấp mình để thảo luận về chức năng, nhiệm vụ, công tác chuyên môn hoặc tập huấn nghiệp vụ. 2. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã khi tổ chức hội nghị có nhu cầu mời lãnh đạo của nhiều cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã thì phải báo cáo xin ý kiến và khi được sự đồng ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về nội dung, thành phần, thời gian và địa điểm thì mới tiến hành tổ chức hội nghị. 3. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã khi có nhu cầu mời Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh dự họp hoặc làm việc thì phải có văn bản đăng ký trước với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để phối hợp chuẩn bị nội dung, bố trí lịch làm việc. Đối với những vấn đề cấp bách, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp báo cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xin ý kiến chỉ đạo. 4. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã không cử hoặc ủy quyền cho cấp dưới báo cáo, làm việc với Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, trừ trường hợp được Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đồng ý hoặc triệu tập đích danh. Chương VI THỦ TỤC TRÌNH, BAN HÀNH VĂN BẢN Điều 23. Thủ tục gửi văn bản, trình giải quyết công việc 1. Tất cả các công văn, tờ trình gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phải được đăng ký vào sổ văn thư của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. Trường hợp cán bộ, chuyên viên Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh nhận trực tiếp, phải chuyển lại cho văn thư của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để làm thủ tục đăng ký vào sổ theo quy định. Việc phát, chuyển công văn, tờ trình phải có ý kiến của lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trước khi chuyển đến địa chỉ xử lý theo thẩm quyền. 2. Các tờ trình, công văn của các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và của các tổ chức, đoàn thể trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phải do cấp trưởng (hoặc ủy quyền cho cấp phó) ký và đóng dấu đúng thẩm quyền. Các công văn, tờ trình, trình giải quyết công việc phải là bản chính. Nếu cần gửi đến các cơ quan có liên quan để báo cáo hoặc phối hợp thì chỉ ghi tên cơ quan đó ở phần nơi nhận văn bản. 3. Theo sự phân công chuẩn bị các đề án đã được ghi trong Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, cơ quan chủ trì lập đề án, lập kế hoạch chuẩn bị từng đề án theo đúng yêu cầu, phạm vi giải quyết vấn đề trong đề án và bảo đảm thời hạn trình đề án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ấn định. Nếu cơ quan chủ trì đề án muốn thay đổi yêu cầu, phạm vi giải quyết vấn đề hoặc thời hạn trình đề án thì phải được sự đồng ý của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách ngành, lĩnh vực được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy nhiệm. 4. Đề án hoặc dự thảo văn bản (sau đây gọi chung là đề án) trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thuộc ngành, lĩnh vực nào thì Thủ trưởng phụ trách ngành và lĩnh vực đó làm chủ đề án (sau đây gọi là cơ quan chủ trì đề án) và phải chịu trách nhiệm bảo đảm nội dung, thể thức hành chính và thời hạn trình. 5. Đối với những đề án có liên quan đến nhiều sở ngành, lĩnh vực hoặc có nội dung phức tạp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ định một cơ quan đầu mối đại diện liên ngành để chủ trì thực hiện phối hợp, chuẩn bị. 6. Trong quá trình chuẩn bị đề án, Thủ trưởng cơ quan chủ trì đề án có quyền: a) Mời các Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã có liên quan đến để bàn việc chuẩn bị đề án hoặc cử cán bộ tham gia xây dựng đề án. Các cơ quan được mời có trách nhiệm cử người tham gia theo yêu cầu của cơ quan chủ trì đề án. Đối với những đề án có liên quan đến các Đoàn thể nhân dân nào thì phải mời đại diện tham gia hoặc hỏi ý kiến (bằng văn bản) lãnh đạo của Đoàn thể đó. b) Gửi dự thảo đề án đến Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã có liên quan để lấy ý kiến. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã khi được hỏi ý kiến, có trách nhiệm trình bày ý kiến chính thức của mình bằng văn bản trong thời hạn hợp lý do Thủ trưởng các cơ quan chủ trì đề án đề nghị. Sau thời hạn quy định nếu cơ quan được hỏi ý kiến không trả lời, thì coi như đồng ý và phải chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến chức năng nhiệm vụ của sở, ngành, cơ quan mình trong việc tham gia đề án đó. Nếu hồ sơ đề án chưa đủ rõ hoặc do vấn đề phức tạp cần có thêm thời gian nghiên cứu thì cơ quan được hỏi ý kiến có quyền yêu cầu chủ đề án làm rõ hoặc cung cấp thêm hồ sơ tài liệu cần thiết và thỏa thuận thời gian trả lời, nhưng tối đa không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày thỏa thuận. Cơ quan chủ trì đề án phải báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp của các cơ quan liên quan cho đề án do mình chủ trì. c) Tổ chức họp để thảo luận và lấy ý kiến về dự thảo đề án: Thủ trưởng cơ quan chủ trì đề án phải gửi tài liệu cho cơ quan được mời ít nhất 5 ngày làm việc trước ngày họp. Nếu là đề án có nhiều nội dung quan trọng, thì thời hạn ít nhất là 7 ngày làm việc trước ngày họp. Cơ quan được mời họp phải cử thành phần có đủ thẩm quyền đến dự họp. 7. Các cơ quan, tổ chức khác không thuộc phạm vi quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ tục gửi văn bản đến Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về công tác văn thư và các quy định pháp luật khác có liên quan. Thủ tục gửi công văn của cơ quan, tổ chức nước ngoài đến Ủy ban nhân dân tỉnh có thể thực hiện theo thông lệ quốc tế. Điều 24. Hồ sơ trình Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết công việc gồm có 1. Phiếu trình giải quyết công việc (theo mẫu thống nhất) của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, trình đích danh Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền giải quyết công việc. Mỗi công việc chỉ lập Phiếu trình và trình một đồng chí lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét từ khi mở hồ sơ đến kết thúc hồ sơ công việc, trừ trường hợp có ý kiến chỉ đạo của đồng chí lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh đang giải quyết công việc đó mới trình đồng chí lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh khác xem xét. Trong Phiếu trình phải ghi rõ nội dung trình, tên cơ quan trình; tóm tắt nội dung trình; ý kiến của các cơ quan liên quan (gồm cả những ý kiến khác nhau) về vấn đề trình; ý kiến đề xuất của chuyên viên theo dõi; ý kiến và chữ ký của lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. 2. Tờ trình của cơ quan trình. 3. Dự thảo văn bản trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký và các dự thảo văn bản hướng dẫn thi hành (nếu có). 4. Báo cáo thẩm định của cơ quan chức năng (nếu có). 5. Ý kiến của các cơ quan liên quan đến vấn đề trình. 6. Bản tổng hợp ý kiến và giải trình về nội dung dự thảo văn bản. 7. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có). Điều 25. Quy định về việc ký văn bản 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký: a) Các văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh. b) Các quyết định, chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; các văn bản chỉ đạo điều hành thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. c) Quyết định đình chỉ thi hành hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của các cơ quan chuyên môn và của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; quyết định đình chỉ thi hành văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân các huyện, thị xã và đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh bãi bỏ. d) Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật. đ) Tờ trình, báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh gửi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, Hội đồng nhân dân tỉnh. e) Các văn bản khác theo thẩm quyền. 2. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký thay Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh một số Quyết định, Chỉ thị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về chỉ đạo các công tác cụ thể, đôn đốc, hướng dẫn thi hành các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; các văn bản gửi Bộ, ngành Trung ương thuộc lĩnh vực được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân công phụ trách và các văn bản khác theo quy định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. 3. Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn ngoài việc ký các văn bản thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật còn được thừa ủy quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký một số văn bản hành chính khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền. Việc ủy quyền phải bằng văn bản và có thời hạn nhất định. Người được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký. 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh ngoài việc ký các văn bản thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật, được ký thừa lệnh Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh các văn bản sau: a) Văn bản thông báo ý kiến kết luận của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại các cuộc họp do Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì. b) Văn bản thông báo kết quả xử lý các công việc cụ thể của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để các cơ quan liên quan biết và thực hiện. c) Các văn bản khác theo quy định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Điều 26. Phát hành, công bố các văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm phát hành các văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong thời gian không quá 03 ngày làm việc đối với văn bản quy phạm pháp luật, kể từ ngày văn bản được ký và không quá 02 ngày làm việc đối với văn bản hành chính khác, kể từ ngày văn bản được ký; bảo đảm đúng địa chỉ, đúng thủ tục. 2. Các văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành có liên quan trực tiếp đến giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ của công dân phải được thông báo hoặc niêm yết công khai tại trụ sở các cơ quan có liên quan giải quyết. 3. Các văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh, văn bản hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh phải đăng Công báo tỉnh (trừ văn bản có nội dung thuộc danh mục bí mật Nhà nước). 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý thống nhất và tổ chức việc đăng Công báo tỉnh và gửi đăng văn bản trên mạng tin học diện rộng của Chính phủ, cập nhật vào mạng tin học của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định. Điều 27. Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật Sở Tư pháp là đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh: 1. Thực hiện công tác tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành; phát hiện những quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với tình hình thực tế để kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ văn bản đó. 2. Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã ban hành và đề xuất xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định. Chương VII KIỂM TRA VIỆC THI HÀNH VĂN BẢN Điều 28. Nguyên tắc kiểm tra việc thi hành văn bản 1. Kiểm tra việc thi hành văn bản phải được tiến hành thường xuyên và có kế hoạch. Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền kiểm tra quyết định kế hoạch và hình thức kiểm tra. 2. Kiểm tra phải bảo đảm dân chủ, công khai, đúng pháp luật, không gây phiền hà và không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm tra. 3. Quá trình kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra; khi kết thúc kiểm tra phải có kết luận rõ ràng, nếu phát hiện có sai phạm phải xử lý hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý thỏa đáng. Điều 29. Phạm vi kiểm tra 1. Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra việc thi hành các văn bản của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương; Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. 2. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra việc thi hành các văn bản trong phạm vi quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý của cơ quan mình. Điều 30. Phương thức kiểm tra việc thi hành văn bản 1. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập Đoàn kiểm tra trong trường hợp đặc biệt. 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập Đoàn kiểm tra hoặc phân công thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì kiểm tra việc thi hành các văn bản chỉ đạo đối với những lĩnh vực, chương trình, dự án cụ thể có nhiều nổi cộm; chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính và thực thi các quy định của pháp luật. 3. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra thông qua làm việc trực tiếp với các cơ quan chuyên môn, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã. 4. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh giúp Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra việc thi hành các văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đối với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và tổ chức, cá nhân tại địa phương. 5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất việc thi hành các văn bản trong phạm vi quản lý của cơ quan mình. Điều 31. Báo cáo kết quả kiểm tra 1. Khi kết thúc kiểm tra, người chủ trì việc kiểm tra phải báo cáo kết quả với cấp trên có thẩm quyền; nếu phát hiện có sai phạm thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. 2. Định kỳ hàng quý, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình kiểm tra việc thi hành các văn bản thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý. 3. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp chung, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình kiểm tra việc thi hành văn bản tại phiên họp thường kỳ của Ủy ban nhân dân tỉnh vào cuối quý. Chương VIII TIẾP KHÁCH, ĐI CÔNG TÁC Điều 32. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp khách trong nước 1. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp xã giao, gặp mặt các đoàn đại biểu, khách đến thăm, làm việc tại địa phương khi: a) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp mời hoặc theo chỉ đạo của cấp trên. b) Tiếp khách theo đề nghị của Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã người đứng đầu các cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh. c) Tiếp theo đề nghị của khách. 2. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; người đứng đầu các cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh khi có nhu cầu đề nghị Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp khách phải có công văn đề nghị gửi Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ít nhất 02 ngày làm việc trước ngày dự kiến tiếp; công văn nêu rõ nội dung, hình thức cuộc tiếp, số lượng khách, thời gian và địa điểm tiếp; kèm theo các hồ sơ cần thiết về: Nội dung, thời gian, thành phần, hoạt động của khách tại địa bàn tỉnh và các đề xuất, kiến nghị. Cơ quan chủ trì mời phải phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chuẩn bị nội dung buổi tiếp và tổ chức buổi tiếp đạt kết quả tốt. 3. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có nhiệm vụ: a) Báo cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về đề nghị tiếp khách của các cơ quan, đơn vị. Khi được Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đồng ý tiếp thì phải thông báo kịp thời ý kiến của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho các cơ quan liên quan biết, đồng thời đưa vào chương trình công tác tuần của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. b) Phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị nội dung tiếp khách. Trường hợp cần thiết, theo chỉ đạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các cơ quan liên quan chuẩn bị một số nội dung cụ thể của cuộc tiếp. c) Mời các cơ quan truyền hình, báo chí dự để đưa tin. d) Phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức phục vụ và bảo đảm an toàn cho cuộc tiếp; tổ chức triển khai thực hiện các công việc cần thiết theo chỉ đạo sau cuộc tiếp. Điều 33. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp khách nước ngoài 1. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp khách nước ngoài, gồm các hình thức: Tiếp xã giao, tiếp làm việc (chính thức hoặc không chính thức) theo giới thiệu của các cơ quan Trung ương, đề nghị của các cơ quan, tổ chức trong tỉnh và các đề nghị trực tiếp của khách với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. 2. Các cơ quan, tổ chức trong tỉnh khi có nhu cầu đề nghị Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp các đối tác nước ngoài của cơ quan, tổ chức mình, phải có văn bản đề nghị nêu rõ nội dung và hình thức cuộc tiếp, thành phần và tiểu sử tóm tắt thành viên trong đoàn khách nước ngoài, chương trình hoạt động của khách tại địa phương và các vấn đề liên quan khác, các đề xuất và kiến nghị, gửi Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày dự kiến tiếp. 3. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ quy định tại Khoản 3, Điều 32 của Quy chế này. 4. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức trong tỉnh có kế hoạch tiếp khách nước ngoài; tuy không có nhu cầu đề nghị Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp, nhưng phải báo cáo bằng văn bản về thành phần khách, nội dung và thời gian dự kiến tiếp, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời gửi Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Ngoại vụ ít nhất 05 (năm) ngày làm việc, trước ngày dự kiến tiếp. Các cơ quan, đơn vị chỉ được tiếp và làm việc với khách nước ngoài khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh. 5. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan, tổ chức trong tỉnh thực hiện đúng đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, đảm bảo yêu cầu về chính trị, đối ngoại, nghi thức và tập quán, phong tục của Việt Nam; chuẩn bị các nội dung liên quan; bố trí phương tiện đi lại, nơi ăn, nghỉ, tặng phẩm theo quy định hiện hành của Chính phủ. Điều 34. Chế độ đi công tác 1. Hàng tháng, Thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh phải dành thời gian đi công tác cơ sở để kiểm tra, nắm tình hình triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quyết định, chỉ thị, các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; gặp gỡ tiếp xúc, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân; nắm tình hình ở cơ sở để kịp thời chỉ đạo và đề xuất những giải pháp giúp địa phương, cơ sở khắc phục khó khăn. 2. Thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh đi công tác cơ sở phải có kế hoạch trước. Trường hợp đi công tác, làm việc với các địa phương khác và các Bộ, ngành Trung ương trên 07 ngày phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. 3. Trong thời gian Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh họp, các thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh không bố trí đi công tác, trừ trường hợp đặc biệt được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đồng ý. 4. Thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này, khi có nhu cầu đi nước ngoài về việc công cũng như việc riêng phải báo cáo bằng văn bản và chỉ đi khi được sự đồng ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép đi nước ngoài phải gửi đến Ủy ban nhân dân tỉnh ít nhất 05 (năm) ngày làm việc, trước ngày dự định xuất cảnh. 5. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã khi đi công tác hoặc việc riêng ngoài tỉnh với thời gian trên 02 ngày (kể cả các ngày nghỉ), phải báo cáo xin ý kiến và chỉ đi khi được sự đồng ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép đi công tác hoặc việc riêng ngoài tỉnh phải gửi đến Ủy ban nhân dân tỉnh ít nhất 05 (năm) ngày làm việc, trước ngày dự định đi. 6. Các thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã đi công tác theo sự chỉ đạo hoặc ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, khi về phải kịp thời báo cáo kết quả làm việc với Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách lĩnh vực. 7. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có nhiệm vụ: a) Xây dựng chương trình, kế hoạch đi thăm và làm việc của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại các đơn vị, cơ sở; đồng thời, thông báo cho các đơn vị, cơ sở và cơ quan chuyên môn liên quan biết kết quả các cuộc thăm và làm việc chính thức của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. b) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp, cân đối chương trình đi công tác của các Thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh để bảo đảm hiệu quả. c) Theo dõi tình hình đi công tác của các Thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trong phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh vào tháng 6 và cuối năm. Chương IX THANH TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TỔ CHỨC TIẾP DÂN Điều 35. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân 1. Chỉ đạo Thanh tra tỉnh, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã phối hợp thực hiện nghiêm túc công tác thanh tra, tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Định kỳ 3 tháng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh họp với các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan liên quan để giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng. 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khi để xảy ra tình trạng tham nhũng, lãng phí, gây thiệt hại lớn, những vụ việc khiếu kiện tồn đọng kéo dài, gay gắt, đông người, vượt cấp thuộc phạm vi quản lý của địa phương mình. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phải có lịch tiếp công dân; phối hợp chặt chẽ với Thường trực Tỉnh ủy, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức tiếp công dân. Tùy theo yêu cầu của công việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí số lần tiếp dân trong tháng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thể ủy nhiệm cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh tiếp công dân nhưng ít nhất mỗi quý Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phải bố trí thời gian để trực tiếp tiếp công dân 01 lần. Điều 36. Trách nhiệm của thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình, các thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức công tác thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch của các cấp, các ngành, các đơn vị; kết luận và có quyết định giải quyết triệt để các vụ việc khiếu nại, tố cáo ngay tại cơ sở. 2. Giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật những khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; lắng nghe ý kiến của công dân để cải tiến, nâng cao hiệu quả công tác. 3. Tổ chức tiếp công dân theo đúng quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và các quy định của pháp luật hiện hành. Điều 37. Trách nhiệm của Chánh Thanh tra tỉnh trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân 1. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra, kiểm tra, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. 2. Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật những khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; khiếu nại, tố cáo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao. 3. Khi phát hiện quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì phải yêu cầu Thủ trưởng cơ quan đã ban hành quyết định đó giải quyết lại hoặc báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. 4. Trực tiếp thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tiến hành công tác thanh tra, tiếp công dân theo quy định của pháp luật. 5. Hàng quý báo cáo tại phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong địa phương; ưu điểm, nhược điểm trong công tác thanh tra, tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, các giải pháp khắc phục, kiến nghị biện pháp xử lý. Điều 38. Trách nhiệm của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân 1. Sắp xếp, bố trí lịch tiếp dân của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. 2. Phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu để Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, giải quyết những khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền. 3. Kiểm tra đôn đốc các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã trong việc thực hiện quyết định, chỉ thị, ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. 4. Tiếp nhận, phân loại đơn thư kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. 5. Trả lời cho các đương sự có đơn, thư khiếu nại, tố cáo khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền. Điều 39. Tổ chức tiếp dân 1. Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp dân tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan chức năng phải bố trí cán bộ có đủ trình độ, năng lực và sự hiểu biết về pháp luật để làm nhiệm vụ tiếp dân. 2. Chánh Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan có liên quan xây dựng các quy định, thủ tục về tiếp công dân bảo đảm đúng pháp luật và phù hợp với tình hình của địa phương; tổ chức thực hiện tốt việc tiếp công dân. Chương X CÔNG TÁC THÔNG TIN, BÁO CÁO Điều 40. Trách nhiệm thông tin, báo cáo 1. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: a) Định kỳ có báo cáo về tình hình kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh và các báo cáo chuyên đề, đột xuất theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; đồng thời, gửi các Thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã. b) Ủy quyền cho Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo hàng tháng về sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, tình hình nổi bật trong tháng gửi Văn phòng Chính phủ, Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đoàn thể tỉnh; Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã. 2. Trách nhiệm của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: a) Tổ chức việc cung cấp thông tin hàng ngày và hàng tuần phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành và giải quyết công việc thường xuyên của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bao gồm: Các vấn đề quan trọng do các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và các thông tin nổi bật trong tuần về kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh. b) Phối hợp trao đổi thông tin với Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội Hội đồng nhân dân tỉnh; tham dự các cuộc giao ban hàng tuần giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh với Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và họp giao ban Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh. c) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và tổ chức khai thác thông tin khác phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. d) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh biên soạn, tổng hợp các báo cáo định kỳ (tháng, quý, 6 tháng, năm, tổng kết nhiệm kỳ); báo cáo chuyên đề; báo cáo đột xuất được quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều này. đ) Phối hợp các cơ quan có liên quan cập nhật vào mạng tin học của Ủy ban nhân dân tỉnh các báo cáo, thông tin về tình hình kinh tế xã hội, thông tin chỉ đạo, điều hành, chương trình công tác, các hoạt động thường ngày của Ủy ban nhân dân tỉnh theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. e) Tổ chức theo dõi thông tin báo chí hàng ngày, báo cáo Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh những vấn đề quan trọng có liên quan đến tỉnh; thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý các vấn đề báo chí nêu để các cơ quan, địa phương liên quan, theo dõi kiểm tra và báo cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. 3. Trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã: a) Củng cố, tăng cường hệ thống thông tin nội bộ, để giúp lãnh đạo cơ quan nắm được tình hình, công việc chủ yếu diễn ra hàng ngày trong toàn ngành, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách. b) Gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh các báo cáo định kỳ (tháng, quý, 06 tháng, năm), báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất và báo cáo hàng tuần. c) Chuẩn bị các báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh trình cơ quan cấp trên theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. d) Thường xuyên trao đổi thông tin với các cơ quan chuyên môn khác và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã về các thông tin có liên quan. Thực hiện việc cung cấp thông tin theo chế độ và khi có yêu cầu phối hợp của cơ quan khác. 4. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, ngoài các nhiệm vụ quy định tại Khoản 3 Điều này, có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm cho Ủy ban nhân dân tỉnh. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành có liên quan xây dựng và trình tại phiên họp thường kỳ của Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo về tình hình kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, cả năm và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới. Điều 41. Thông tin về hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương cho nhân dân 1. Trách nhiệm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: a) Thực hiện chế độ thông tin cho nhân dân thông qua các báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh trước Hội đồng nhân dân tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; trả lời các chất vấn, kiến nghị của cử tri, của đại biểu Quốc hội tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; trả lời phỏng vấn của cơ quan thông tin đại chúng. b) Tổ chức họp báo, thường xuyên thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng và nhân dân về tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và các chế độ, chính sách mới ban hành, các văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước. c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức họp báo, cung cấp thông tin đối với những vấn đề liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và lĩnh vực được Ủy ban nhân dân tỉnh phân công theo dõi, chỉ đạo. Các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức họp báo, cung cấp thông tin đối với ngành và lĩnh vực được Ủy ban nhân dân tỉnh phân công theo dõi, chỉ đạo trực tiếp. 2. Trách nhiệm của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: a) Chuẩn bị nội dung và tài liệu cần thiết cho các cuộc họp báo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. b) Cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng về hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, về tình hình kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh theo quy định của pháp luật. c) Tổ chức công bố, phát hành rộng rãi các văn bản, các quy định, chính sách do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của công dân ở tỉnh. d) Chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã đẩy mạnh ứng dụng tin học trong công tác thông tin để đưa tin, tuyên truyền, phổ biến tình hình mọi mặt của tỉnh ra cả nước và quốc tế. 3. Trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã: a) Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan thông tin đại chúng tiếp cận kịp thời nguồn thông tin chính xác về các sự kiện xảy ra trong ngành, lĩnh vực mình quản lý tại địa phương. b) Trả lời phỏng vấn của cơ quan thông tin đại chúng hoặc theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đưa tin để cơ quan thông tin đại chúng đăng bài, phát tin tuyên truyền cho công tác của cơ quan, đơn vị; đề nghị cải chính những nội dung đăng, phát tin sai sự thật. c) Tăng cường quản lý công tác thông tin, báo chí chuyên ngành; không để lộ các thông tin có nội dung thuộc danh mục bí mật của Nhà nước. d) Thông báo công khai về tình hình thu và sử dụng các quỹ có huy động đóng góp của nhân dân. Điều 42. Truyền thông tin trên mạng tin học 1. Các văn bản sau đây phải được đăng trên Công báo điện tử, Cổng thông tin điện tử tỉnh: a) Văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh. b) Các văn bản của Nhà nước về chính sách, pháp luật mới, các dự thảo văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh soạn thảo gửi để lấy ý kiến, góp ý hoàn chỉnh nội dung văn bản. c) Các văn bản hành chính, các báo cáo, biểu mẫu và văn bản khác được Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ định. 2. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm khai thác và phổ biến những thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, các văn bản quy phạm pháp luật, các báo cáo và các thông tin liên quan khác để phục vụ có hiệu quả công tác điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh. 3. Các đơn vị trong mạng tin học của Ủy ban nhân dân tỉnh phải thực hiện chế độ trao đổi thông tin qua mạng tin học theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh; thường xuyên theo dõi thông tin trên mạng tin học để kịp thời nhận văn bản chỉ đạo điều hành và các thông tin do Ủy ban nhân dân tỉnh gửi để quán triệt và thực hiện. Chương XI ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 43. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm triển khai theo dõi và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh việc thực hiện Quy chế này ở tất cả các cấp, các ngành trong tỉnh. Điều 44. Việc sửa đổi, bổ sung quy chế này phải được Ủy ban nhân dân tỉnh thảo luận và quyết định./.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 70/QĐ CTUBND Bình Định, ngày 11 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT BTNMT BNV BTC ngày 15/3/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế và cơ chế tài chính của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất; Căn cứ Quyết định số 06/2009/QĐ UBND ngày 17/3/2009 của UBND tỉnh ban hành Quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp tỉnh Bình Định; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 2430/TTr STNMT ngày 16/11/2011 và đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 142/QĐ CTUBND ngày 22/01/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh căn cứ Quyết định thi hành./. CHỦ TỊCH Lê Hữu Lộc QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH (Ban hành kèm theo Quyết định số: 70/QĐ CTUBND ngày 11 tháng 01 năm 2012 của Chủ tịch UBND tỉnh) Chương I VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN Điều 1. Vị trí, chức năng Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh (sau đây gọi tắt là Văn phòng) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và tài chính theo Quyết định số 187/QĐ CTUBND ngày 26/01/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh. Văn phòng có chức năng tổ chức thực hiện đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính theo quy định của pháp luật; thực hiện một số dịch vụ có thu theo quy định của pháp luật. Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn 1. Thực hiện các thủ tục về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là giấy chứng nhận) trên địa bàn tỉnh đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (trừ trường hợp được sở hữu nhà ở tại Việt Nam), tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật; 2. Đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và chỉnh lý biến động về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (trừ trường hợp được sở hữu nhà tại Việt Nam), tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài; 3. Lập và quản lý toàn bộ hồ sơ địa chính đối với tất cả các thửa đất trên địa bàn cấp tỉnh; cấp hồ sơ địa chính cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu địa chính, xây dựng nền thông tin địa lý và phát triển hệ thống thông tin đất đai; rà soát việc nhập dữ liệu thuộc tính địa chính trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký biến động về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; 4. Chỉnh lý hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính khi có biến động về sử dụng đất và về sở hữu tài sản gắn liền với đất; gửi thông báo chỉnh lý biến động đối với những trường hợp biến động thuộc thẩm quyền cấp tỉnh cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã để chỉnh lý hồ sơ địa chính; 5. Cung cấp số liệu địa chính cho cơ quan có chức năng xác định mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai và tài sản gắn liền với đất đối với người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (trừ trường hợp được sở hữu nhà tại Việt Nam), tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài; 6. Lưu trữ, quản lý bản lưu, bản sao giấy chứng nhận và các giấy tờ khác hình thành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ theo quy định; 7. Chủ trì, phối hợp với Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc đăng ký biến động, chỉnh lý đồng bộ hồ sơ địa chính ở các cấp đối với các trường hợp biến động đất đai nhưng chưa đăng ký biến động; 8. Thực hiện trích đo địa chính thửa đất, khu đất nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; kiểm tra chất lượng tài liệu trích đo địa chính thửa đất, khu đất và tài sản gắn liền với đất do người sử dụng đất cung cấp trước khi sử dụng, quản lý; 9. Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh; 10. Cung cấp bản đồ địa chính, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và các thông tin khác về đất đai và tài sản gắn liền với đất phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu của cộng đồng; 11. Thực hiện việc thu phí, lệ phí và các dịch vụ về cung cấp thông tin đất đai; trích đo địa chính thửa đất, khu đất và tài sản gắn liền với đất, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật; 12. Kiểm tra việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính đang quản lý, hồ sơ địa chính do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện; 13. Thực hiện các dịch vụ cung cấp thông tin đất đai, lập quy hoạch sử dụng đất, các dịch vụ đo đạc và bản đồ trong phạm vi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. 14. Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Văn phòng theo quy định của pháp luật; 15. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành. 16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giao. Chương II CƠ CẤU TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH Điều 3. Cơ cấu tổ chức 1. Lãnh đạo Văn phòng, gồm: Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc. a. Giám đốc là người đứng đầu Văn phòng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Văn phòng và việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao; Giám đốc Văn phòng do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Giám đốc Sở Nội vụ. b. Phó Giám đốc Văn phòng là người giúp Giám đốc phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác do Giám đốc phân công; chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Phó Giám đốc Văn phòng do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Văn phòng. 2. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ: Phòng Hành chính Tổng hợp; Phòng Đăng ký đất đai; Phòng Thông tin Lưu trữ; Phòng Quản trị dữ liệu địa chính; Phòng Kỹ thuật Tư vấn. Giám đốc Văn phòng quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ trên cơ sở đề án được Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt; Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, khối lượng công việc ở mỗi thời kỳ, Giám đốc Văn phòng đề xuất phương án kiện toàn, tổ chức lại các phòng chuyên môn cho phù hợp, sau khi báo cáo và được sự đồng ý của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường. Điều 4. Biên chế 1. Biên chế của Văn phòng thuộc biên chế sự nghiệp nằm trong tổng biên chế hành chính sự nghiệp của Sở Tài nguyên và Môi trường được UBND tỉnh giao hàng năm theo yêu cầu nhiệm vụ và khối lượng công việc. Ngoài số biên chế được phân bổ, căn cứ yêu cầu và khối lượng công việc của Văn phòng, Giám đốc Văn phòng được quyền ký kết hợp đồng lao động trên cơ sở cân đối nguồn thu chi của Văn phòng. 2. Việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, người lao động của Văn phòng thực hiện theo quy định của Nhà nước. Điều 5. Cơ chế tài chính 1. Văn phòng thực hiện cơ chế tài chính được quy định tại Điều 5, Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT BTNMT BNV BTC ngày 15/3/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính. 2. Văn phòng có trách nhiệm quản lý, sử dụng các nguồn tài chính hiệu quả, bảo đảm tiết kiệm, chống tham nhũng, chống lãng phí và thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo kế toán theo quy định. Chương III MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC Điều 6. Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan 1. Văn phòng chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Văn phòng có trách nhiệm báo cáo với Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường về chương trình, kế hoạch công tác hàng năm, quý, tháng và kết quả thực hiện để theo dõi và chỉ đạo kịp thời. 2. Mối quan hệ giữa Văn phòng với Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Cục thuế tỉnh và các đơn vị có liên quan là quan hệ phối hợp để thực hiện các nhiệm vụ có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao và theo quy định của pháp luật. 3. Mối quan hệ giữa Văn phòng với Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất các huyện, thành phố và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn là mối quan hệ hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn và chủ trì, phối hợp trong công tác chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính. 4. Văn phòng chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan chức năng trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực hoạt động theo quy định của Nhà nước. Văn phòng có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan chức năng thực hiện việc thanh tra, kiểm tra theo quy định của Nhà nước. Điều 7. Đối với các phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi tắt là phòng chuyên môn nghiệp vụ) Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất phối hợp với các phòng chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất theo Quy chế làm việc của Sở Tài nguyên và Môi trường, cụ thể: 1. Về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và gia hạn thời gian sử dụng đất: Phòng chuyên môn nghiệp vụ tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ, chuyển Văn phòng thực hiện việc trích lục bản đồ hoặc trích đo địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và chuyển hồ sơ lại cho phòng chuyên môn nghiệp vụ báo cáo Lãnh đạo Sở trình UBND tỉnh ra quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, gia hạn thời gian sử dụng đất và chuyển hồ sơ có liên quan đến Văn phòng để thực hiện các thủ tục theo quy định. Văn phòng thực hiện chuyển thông tin địa chính đến các cơ quan có liên quan để xác định nghĩa vụ tài chính theo quy định; thực hiện ký chỉnh lý giấy chứng nhận theo thẩm quyền hoặc lập thủ tục trình Giám đốc Sở ký hợp đồng thuê đất (nếu có), cấp giấy chứng nhận. 2. Về cấp giấy chứng nhận cho tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài. a. Trường hợp có giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định. Văn phòng tiếp nhận, thẩm tra hồ sơ, trích lục bản đồ hoặc trích đo địa chính, trích sao hồ sơ địa chính; đo đạc xác định tài sản gắn liền với đất, chuyển thông tin địa chính đến các cơ quan có liên quan để xác định nghĩa vụ tài chính và chuyển hồ sơ đến phòng nghiệp vụ chuyên môn kiểm tra giấy chứng nhận; trình Giám đốc Sở ký. b. Trường hợp chưa có giấy tờ về quyền sử dụng đất, về sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định, không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. Văn phòng tiếp nhận hồ sơ, thực hiện trích lục bản đồ hoặc trích đo địa chính, trích sao hồ sơ địa chính; đo đạc xác định tài sản gắn liền với đất; chuyển toàn bộ hồ sơ đến phòng chuyên môn nghiệp vụ. Phòng chuyên môn nghiệp vụ thực hiện việc thẩm tra hồ sơ, báo cáo lãnh đạo Sở để trình UBND tỉnh xử lý theo quy định. Khi có kết quả xử lý của cơ quan có thẩm quyền, phòng chuyên môn nghiệp vụ chuyển toàn bộ hồ sơ đến Văn phòng để thực hiện các công việc chuyên môn theo quy định. 3. Về cấp giấy chứng nhận cho người trúng đấu giá quyền sử dụng đất; cho người sử dụng đất, cho người nhận quyền sử dụng đất thuộc trường hợp quy định tại điểm k và điểm i khoản 1 Điều 99 Nghị định số 181/2004/NĐ CP; đăng ký cho thuê, cho thuê lại đất, tài sản gắn liền với đất trong khu công nghiệp; đăng ký giao lại đất, cho thuê, cho thuê lại đất trong khu kinh tế. Văn phòng tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ, trích lục bản đồ hoặc trích đo địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và chuyển thông tin địa chính đến các cơ quan liên quan (nếu có); lập thủ tục trình Giám đốc Sở ký giấy chứng nhận. 4. Về cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận do bị mất. Văn phòng thực hiện việc tiếp nhận, thẩm tra hồ sơ, trích lục bản đồ hoặc trích đo địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và chuyển thông tin địa chính đến cơ quan thuế; lập thủ tục trình Giám đốc Sở ký giấy chứng nhận. Đối với trường hợp cấp lại giấy chứng nhận do bị mất, Văn phòng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký quyết định hủy giấy chứng nhận, đồng thời lập thủ tục trình Giám đốc Sở ký giấy chứng nhận. 5. Về chuyển mục đích sử dụng đất: Đối với trường hợp phải xin phép: Phòng chuyên môn nghiệp vụ tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ; Văn phòng thực hiện trích lục bản đồ hoặc trích đo địa chính, trích sao hồ sơ địa chính; phòng chuyên môn nghiệp vụ báo cáo Lãnh đạo Sở trình UBND tỉnh quyết định. Văn phòng chuyển thông tin địa chính đến các cơ quan có liên quan để xác định nghĩa vụ tài chính; Văn phòng ký chỉnh lý hoặc lập thủ tục trình Giám đốc Sở ký cấp mới giấy chứng nhận theo quy định. Đối với trường hợp không phải xin phép: Văn phòng tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ; trường hợp đủ điều kiện, Văn phòng ký chỉnh lý giấy chứng nhận theo quy định. 6. Về chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất: Phòng chuyên môn nghiệp vụ tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ, báo cáo Lãnh đạo Sở trình UBND tỉnh quyết định. Sau khi được UBND tỉnh đồng ý, Phòng chuyên môn nghiệp vụ chuyển hồ sơ đến Văn phòng để chuyển thông tin địa chính đến các cơ quan có liên quan để xác định nghĩa vụ tài chính; Văn phòng ký chỉnh lý hoặc trình Giám đốc Sở ký cấp mới giấy chứng nhận. 7. Về chuyển nhượng, thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (trừ trường hợp đất thuê của Nhà nước); cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc góp vốn mà hình thành pháp nhân mới. Văn phòng thực hiện việc tiếp nhận, thẩm tra hồ sơ, trích lục bản đồ hoặc trích đo địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, chuyển thông tin địa chính cho cơ quan thuế và lập thủ tục trình Giám đốc Sở ký cấp mới giấy chứng nhận hoặc Văn phòng ký chỉnh lý theo quy định. 8. Về đăng ký biến động sau khi được cấp giấy chứng nhận, như: do đổi tên; giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về quyền, nghĩa vụ tài chính; thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu chính, cấp (hạng) nhà, công trình; thay đổi thông tin về quyền sở hữu rừng cây; thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà không hình thành pháp nhân mới. Văn phòng tiếp nhận hồ sơ và thực hiện đăng ký, chỉnh lý giấy chứng nhận. Trường hợp phát sinh việc cấp mới giấy chứng nhận thì lập thủ tục trình Giám đốc Sở ký cấp mới giấy chứng nhận. 9. Về mua bán, cho thuê, thừa kế, tặng, cho, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê. Văn phòng tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ, thực hiện trích lục bản đồ hoặc trích đo địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, gửi số liệu địa chính đến các cơ quan liên quan để xác định nghĩa vụ tài chính. Sau khi các đơn vị hoàn thành nghĩa vụ tài chính, Văn phòng chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn nghiệp vụ báo cáo Lãnh đạo Sở trình UBND tỉnh quyết định. Sau khi có Quyết định của UBND tỉnh, Phòng chuyên môn nghiệp vụ chuyển hồ sơ đến Văn phòng để thực hiện các thủ tục tiếp theo và trình Giám đốc Sở ký hợp đồng thuê đất, cấp giấy chứng nhận. Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 8. Trách nhiệm thi hành 1. Mọi hoạt động của Văn phòng phải thực hiện theo Quy định này và các quy định hiện hành của Nhà nước có liên quan. 2. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này. Điều 9. Sửa đổi, bổ sung Quy chế Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc những vấn đề phát sinh mới, Giám đốc Văn phòng có trách nhiệm tổng hợp, đề xuất Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) xem xét, điều chỉnh, bổ sung Quy chế này cho phù hợp./.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 01/2012/QĐ UBND Bắc Ninh, ngày 11 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC ÁP DỤNG THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI SỞ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH BẮC NINH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26.11.2003; Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ TTg ngày 22.6.2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; Xét Tờ trình số 208/TTr SNV ngày 27.9.2011 của Giám đốc Sở Nội vụ, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Quy định về lĩnh vực, thời gian giải quyết các công việc áp dụng thực hiện theo cơ chế một cửa tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, cụ thể như sau: Cấp giấy phép lưu hành băng đĩa ca nhạc, sân khấu: 05 ngày làm việc; Cấp giấy phép nhập khẩu văn hoá phẩm (không bao gồm xuất bản phẩm): 02 ngày làm việc; Cấp giấy phép công diễn chương trình nghệ thuật, trình diễn thời trang: 05 ngày làm việc; Cấp giấy phép triển lãm văn hoá nghệ thuật: 07 ngày làm việc; Cấp giấy phép thực hiện quảng cáo: + Cấp giấy phép thực hiện quảng cáo hàng hoá trên bảng, biển, panô đối với hàng hoá, dịch vụ thông thường: 15 ngày làm việc; + Cấp giấy phép thực hiện quảng cáo hàng hoá trên băng zôn, vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước đối với hàng hoá, dịch vụ thông thường: 05 ngày làm việc; + Cấp giấy phép thực hiện quảng cáo hàng hoá trên bảng, biển, panô đối với hàng hoá, dịch vụ trong lĩnh vực y tế bao gồm: vắc xin, sinh phẩm y tế, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; thực phẩm, phụ gia thực phẩm (có các cơ quan của Bộ Y tế cấp giấy tiếp nhận hồ sơ quảng cáo): 15 ngày làm việc; + Cấp giấy phép thực hiện quảng cáo trên băng zôn, phương tiện giao thông, vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước, vật thể di động khác đối với hàng hoá, dịch vụ trong lĩnh vực y tế bao gồm: vắc xin, sinh phẩm y tế, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; thực phẩm, phụ gia thực phẩm (có các cơ quan của Bộ Y tế cấp giấy tiếp nhận hồ sơ quảng cáo): 05 ngày làm việc; + Cấp giấy phép thực hiện quảng cáo trên bảng biển, panô đối với hàng hoá, dịch vụ trong lĩnh vực Y tế bao gồm: dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; trang thiết bị y tế, mỹ phẩm, phụ gia thực phẩm (do các cơ quan của Bộ Y tế cấp giấy tiếp nhận hồ sơ quảng cáo): 15 ngày làm việc; + Cấp giấy phép thực hiện quảng cáo trên băng zôn, phương tiện giao thông, vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước, vật thể di động khác đối với hàng hoá, dịch vụ trong lĩnh vực Y tế bao gồm: Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; trang thiết bị y tế, mỹ phẩm, phụ gia thực phẩm (do các cơ quan của Bộ Y tế cấp giấy tiếp nhận hồ sơ quảng cáo): 05 ngày làm việc. Trường hợp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; trang thiết bị y tế, mỹ phẩm, phụ gia thực phẩm chưa có giấy tiếp nhận hồ sơ quảng cáo của các cơ quan thuộc Bộ Y tế thì thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông: 15 ngày làm việc; + Cấp giấy phép thực hiện quảng cáo hàng hoá trên băng zôn, phương tiện giao thông, vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước đối với hàng hoá, dịch vụ trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (do các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp giấy tiếp nhận hồ sơ quảng cáo): 05 ngày làm việc; Trường hợp dịch vụ trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chưa có giấy tiếp nhận hồ sơ quảng cáo của các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông: 15 ngày làm việc; + Cấp giấy phép thực hiện quảng cáo hàng hoá trên bảng biển panô đối với hàng hoá, dịch vụ trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (do các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp giấy tiếp nhận hồ sơ quảng cáo): 15 ngày làm việc; Đối với các trường hợp gia hạn giấy phép thực hiện quảng cáo: 05 ngày làm việc; Cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của công ty quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam: 15 ngày làm việc; Cấp giấy tiếp nhận biểu diễn nghệ thuật: 05 ngày làm việc; Cấp giấy phép hoạt động kinh doanh karaoke: 10 ngày làm việc; đối với gia hạn giấy phép: 05 ngày làm việc; Cấp giấy phép hoạt động kinh doanh vũ trường: 10 ngày; đối với gia hạn giấy phép: 05 ngày làm việc; Cấp giấy phép tổ chức lễ hội: 30 ngày làm việc; Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Thư viện tư nhân có vốn sách ban đầu từ 20.000 bản sách trở lên: 30 ngày làm việc; Cấp quyết định thành lập bảo tàng tư nhân: 30 ngày làm việc; Cấp bằng xếp hạng bảo tàng hạng II đối với bảo tàng cấp tỉnh, bảo tàng tư nhân: 75 ngày làm việc; Cấp bằng xếp hạng bảo tàng hạng III đối với bảo tàng cấp tỉnh, bảo tàng tư nhân: 75 ngày làm việc; Cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc bảo tàng cấp tỉnh và sở hữu tư nhân: 15 ngày làm việc; Cấp giấy phép khai quật khẩn cấp: 3 ngày làm việc; Cấp giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia: 30 ngày làm việc; Cấp giấy phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn tỉnh cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài: 30 ngày làm việc; Cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia: 30 ngày làm việc; Cấp giấy phép thể hiện tượng đài, tranh hoành tráng phần mỹ thuật: 10 ngày làm việc; Cấp giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc trong nước do tổ chức, cá nhân thuộc địa phương tổ chức tại địa phương: 05 ngày làm việc; Cấp giấy phép cho đơn vị nghệ thuật, diễn viên thuộc địa phương ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp: 05 ngày làm việc; Cấp giấy phép tổ chức thi người đẹp cấp tỉnh: 10 ngày làm việc; Cấp mới, cấp đổi, cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch: 15 ngày làm việc; Cấp quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn nhà nghỉ đến 2 sao: 30 ngày làm việc; Cấp mới, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức du lịch nước ngoài tại Việt Nam: + 15 ngày làm việc đối với cấp mới; cấp lại, gia hạn. + 10 ngày làm việc đối với sửa đổi, bổ sung; Cấp giấy chứng nhận thuyết minh viên: 15 ngày làm việc; Cấp mới, cấp lại biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống du lịch và cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm du lịch: 15 ngày làm việc; Cấp giấy xác nhận xe ô tô đạt tiêu chuẩn chuyên vận chuyển khách du lịch: 03 ngày làm việc; Cấp giấy phép đăng cai tổ chức giải thi đấu thể thao cấp tỉnh, liên tỉnh (thành phố) trực thuộc trung ương: 10 ngày làm việc; Cấp quyết định thành lập cơ sở dịch vụ hoạt động thể thao trên địa bàn tỉnh: 05 ngày làm việc; Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao: 05 ngày làm việc. 1. Tổ chức, công dân có yêu cầu được giải quyết những công việc thuộc các lĩnh vực quy định tại Điều 1 của văn bản này, nộp hồ sơ trực tiếp cho “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh để được giải quyết theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật. 2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm hướng dẫn, nhận hồ sơ, trả kết quả theo quy định của pháp luật. 3. Những hồ sơ của tổ chức, công dân không thuộc lĩnh vực công việc thực hiện theo cơ chế một cửa quy định tại Điều 1 của văn bản này, nhưng thuộc chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thì tổ chức, công dân nộp hồ sơ trực tiếp cho cán bộ, công chức hoặc phòng chuyên môn có liên quan của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch để giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành. Điều 2. Phí và lệ phí: Việc thu phí và lệ phí được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật. Điều 3. Mọi tổ chức, công dân khi đến liên hệ giải quyết những công việc thực hiện theo cơ chế “một cửa” tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh những quy định tại văn bản này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Điều 4. Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm: 1. Bố trí cán bộ, công chức đúng chuyên môn, nghiệp vụ làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. 2. Ban hành quy chế quy định quy trình tiếp nhận, chuyển hồ sơ, xử lý, trình ký, trả lại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; trách nhiệm của các bộ phận, cơ quan liên quan trong thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông; trách nhiệm của cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. 3. Niêm yết công khai các quy định, thủ tục hành chính, giấy tờ, hồ sơ, mức thu phí, lệ phí và thời gian giải quyết các loại công việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. 4. Tập huấn về nghiệp vụ và cách giao tiếp với tổ chức, cá nhân trong quá trình giải quyết công việc đối với đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm việc ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. 5. Thông tin, tuyên truyền để tổ chức, cá nhân biết về hoạt động của cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Điều 5. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai, tổ chức thực hiện cơ chế một cửa tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch theo quy định tại quyết định này và quy định của pháp luật; tổng hợp tình hình, định kỳ báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm kịp thời báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) xem xét, quyết định. Điều 6. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 11/2007/QĐ UBND ngày 30.1.2007 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc áp dụng cơ chế một cửa tại Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Bắc Ninh. Điều 7. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. UBND TỈNH CHỦ TỊCH Nguyễn Nhân Chiến
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 49/QĐ BNN KH Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT BỔ SUNG DANH MỤC DỰ ÁN ĐIỀU TRA CƠ BẢN MỞ MỚI NĂM 2012 VÀ PHÂN GIAO NHIỆM VỤ QUẢN LÝ BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ CP sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Căn cứ Nghị định số 99/2010/NĐ CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ và môi trường rừng; Căn cứ Quyết định số 2284/QĐ TTg ngày 13/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Triển khai Nghị định số 99/2010/NĐ CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng”; Căn cứ Quyết định số 2239/QĐ BNN KH ngày 20/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành quy định về quản lý điều tra cơ bản ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Căn cứ Quyết định số 1922/QĐ BNN KH ngày 22/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt danh mục dự án Quy hoạch và điều tra cơ bản mở mới kế hoạch năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Xét đề xuất của Tổng cục Lâm nghiệp tại công văn số 1798/TCLN KHTC ngày 27/12/2011 về việc xin phê duyệt chủ trương thực hiện nhiệm vụ xác định diện tích rừng thuộc lưu vực 2 tỉnh trở lên làm cơ sở cho việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng vào danh mục các dự án điều tra cơ bản mở mới năm 2012; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt bổ sung dự án: “Xác định diện tích rừng thuộc lưu vực trong phạm vi từ 2 tỉnh trở lên làm cơ sở cho việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng” vào danh mục các dự án điều tra cơ bản mở mới năm 2012. Thời gian thực hiện và hoàn thành trong năm 2012. Điều 2. Giao Tổng cục Lâm nghiệp là đơn vị quản lý dự án và có trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt đề cương dự toán, tự cân đối nguồn kinh phí thực hiện trong năm 2012 đã được Bộ phân giao cho Tổng cục Lâm nghiệp và quản lý quá trình thực hiện dự án theo đúng quy định về quản lý điều tra cơ bản ngành Nông nghiệp và PTNT; Giao Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính tổng hợp, cân đối bố trí vốn kế hoạch năm 2012 cho dự án theo đề cương dự toán được duyệt. Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Vụ trưởng Vụ Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: Như điều 3; Lưu: VT, KH. BỘ TRƯỞNG Cao Đức Phát
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 88/QĐ UBND Bắc Kạn, ngày 11 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC QUY ĐỊNH TẠM THỜI MỨC THÙ LAO ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐÃ NGHỈ HƯU GIỮ CHỨC DANH LÃNH ĐẠO CHUYÊN TRÁCH TẠI CÁC HỘI ĐẶC THÙ CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2010; Căn cứ Nghị định số: 45/2010/NĐ CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Căn cứ Quyết định số: 68/2010/QĐ TTg ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định hội có tính chất đặc thù; Căn cứ Quyết định số: 30/2011/QĐ TTg ngày 01 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội; Căn cứ Thông báo số: 317 TB/TU ngày 18 tháng 11 năm 2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn về nội dung cuộc họp Ban Thường vụ Tỉnh ủy ngày 17 tháng 11 năm 2011; Theo đề nghị của Sở Nội vụ tại Tờ trình số: 2218/TTr SNV ngày 30/12/2011, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Quy định tạm thời mức thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội đặc thù của tỉnh với nội dung sau: 1. Cấp xã: Chủ tịch hội hưởng hệ số 0,7 mức lương tối thiểu chung. 2. Cấp huyện: Chủ tịch hội hưởng hệ số 1,6 mức lương tối thiểu chung; Phó Chủ tịch hội hưởng hệ số 1,3 mức lương tối thiểu chung. 3. Cấp tỉnh: Chủ tịch hội hưởng hệ số 2,5 mức lương tối thiểu chung; Phó Chủ tịch hội hưởng hệ số 2,0 mức lương tối thiểu chung. Người nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại nhiều hội đặc thù chỉ được hưởng thù lao tại một hội duy nhất. Điều 2. Chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội đặc thù của tỉnh được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn, Thủ trưởng các đơn vị liên quan và Chủ tịch các hội đặc thù của tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. CHỦ TỊCH Hoàng Ngọc Đường
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 46/2012/NQ HĐND Kiên Giang, ngày 11 tháng 01 năm 2012 NGHỊ QUYẾT VỀ VIỆC BAN HÀNH MỨC THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ TƯ Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004; Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005; Căn cứ Pháp lệnh Phí và Lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001; Căn cứ Nghị định số 74/2011/NĐ CP ngày 25 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; Căn cứ Thông tư số 158/2011/TT BTC ngày 16 tháng 11 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 74/2011/NĐ CP ngày 25 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 119/TTr UBND ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc ban hành phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; Báo cáo thẩm tra số 01/BC HĐND ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành Tờ trình số 119/TTr UBND ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc ban hành mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, cụ thể như sau: 1. Đối tượng nộp phí Các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 2. Đối tượng chịu phí và mức thu a) Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản không kim loại: Đá làm vật liệu xây dựng thông thường: Mức thu là 3.000 đồng/tấn; Đá làm vật liệu xây dựng thông thường và các loại đá khác (đá làm xi măng, khoáng chất công nghiệp…): Mức thu là 3.000 đồng/tấn; Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình; đất sét, đất làm gạch, ngói; các loại đất khác (trừ đất làm thạch cao và cao lanh): Mức thu là 2.000 đồng/m3; Than bùn: Mức thu là 10.000 đồng/tấn. b) Giao Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc quy đổi đơn vị tính cho phù hợp với từng loại khoáng sản. c) Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản không kim loại tận thu bằng 60% mức thu phí của loại khoáng sản không kim loại tương ứng quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều này. 3. Đối tượng không thu phí Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó; trường hợp đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự thì không phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản đó. 4. Cơ quan thu phí Giao cơ quan thuế (nơi quản lý thu thuế tài nguyên) trực tiếp quản lý thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản không kim loại. 5. Chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí a) Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản nói trên là khoản thu ngân sách tỉnh hưởng 100%. b) Nguồn thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản được cân đối nhiệm vụ chi trong dự toán hàng năm, quản lý, sử dụng và quyết toán thực hiện đúng quy định hiện hành. Điều 2. Thời gian thực hiện: Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua. Điều 3. Tổ chức thực hiện Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể và chỉ đạo triển khai các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giám sát chặt chẽ việc thực hiện Nghị quyết này. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang khóa VIII, kỳ họp thứ tư thông qua và bãi bỏ Nghị quyết số 55/2008/NQ HĐND ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc ban hành mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang./. CHỦ TỊCH Nguyễn Thanh Sơn
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 47/2012/NQ HĐND Kiên Giang, ngày 11 tháng 01 năm 2012 NGHỊ QUYẾT QUY ĐỊNH MỨC THU HỌC PHÍ CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP VÀ CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP NGHỀ CÔNG LẬP TỈNH KIÊN GIANG, TỪ NĂM HỌC 2011 2012 ĐẾN NĂM HỌC 2014 2015 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ TƯ Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004; Căn cứ Nghị định số 49/2010/NĐ CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ; Căn cứ Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT BGDĐT BTC BLĐTBXH ngày 15 tháng 11 năm 2010 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ Tài chính Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 2011 đến năm học 2014 2015; Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 120/TTr UBND ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc quy định mức thu học phí của các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng, trung cấp nghề công lập tỉnh Kiên Giang, từ năm học 2011 2012 đến năm học 2014 2015; Báo cáo thẩm tra số 01/BC HĐND ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Ban Văn hóa Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành Tờ trình số 120/TTr UBND ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc quy định mức thu học phí của các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng, trung cấp nghề công lập tỉnh Kiên Giang, từ năm học 2011 2012 đến năm học 2014 2015, cụ thể như sau: 1. Học phí đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học a) Mức trần học phí đối với các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng, trung cấp nghề theo nhóm ngành đào tạo từ năm học 2011 – 2012 đến năm học 2014 2015 (có phụ lục kèm theo). b) Căn cứ vào mức trần học phí quy định tại Điểm a, các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng, trung cấp nghề quy định mức thu học phí cụ thể cho từng năm học phù hợp với đặc điểm và yêu cầu phát triển của ngành đào tạo, hình thức đào tạo. c) Học phí đào tạo theo phương thức giáo dục thường xuyên không vượt quá 150% mức học phí chính quy cùng cấp học và cùng nhóm ngành nghề đào tạo. 2. Các quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, tổ chức thu và sử dụng học phí Thực hiện theo Nghị định số 49/2010/NĐ CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ và Thông tư số 29/2010/TTLT BGDĐT BTC BLĐTBXH ngày 15 tháng 11 năm 2010 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ Tài chính Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. 3. Cơ chế quản lý và sử dụng học phí a) Đơn vị thu học phí được để lại đơn vị 100% học phí để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. b) Các trường có trách nhiệm đăng ký với cơ quan thuế về mức thu học phí để nhận biên lai thu học phí và quyết toán số thu, chi học phí theo quy định hiện hành. Điều 2. Thời gian thực hiện: Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua. Điều 3. Tổ chức thực hiện Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể và chỉ đạo triển khai các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giám sát chặt chẽ việc thực hiện Nghị quyết này. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang khóa VIII, kỳ họp thứ tư thông qua./. CHỦ TỊCH Nguyễn Thanh Sơn PHỤ LỤC (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 47/2012/NQ HĐND ngày 11 tháng 01 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang) Đơn vị tính: Đồng/học sinh, sinh viên/tháng Trình độ đào tạo và tên mã ngành Mức trần học phí Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1. Hệ trung cấp nghề Kinh doanh và quản lý 160.000 170.000 180.000 200.000 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 190.000 200.000 210.000 220.000 Khách sạn, du lịch 210.000 220.000 230.000 240.000 Thú y 250.000 270.000 290.000 300.000 Sản xuất và chế biến 260.000 270.000 290.000 310.000 Máy tính và công nghệ thông tin; công nghệ kỹ thuật 300.000 310.000 340.000 360.000 Các ngành khác 320.000 340.000 360.000 380.000 2. Hệ cao đẳng nghề Kinh doanh và quản lý 170.000 190.000 200.000 210.000 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 220.000 230.000 240.000 250.000 Khách sạn, du lịch 220.000 240.000 250.000 270.000 Thú y 280.000 290.000 310.000 330.000 Sản xuất và chế biến 290.000 300.000 320.000 340.000 Máy tính và công nghệ thông tin; công nghệ kỹ thuật 330.000 350.000 370.000 390.000 Các ngành khác 350.000 380.000 400.000 420.000 1. Hệ trung học chuyên nghiệp Khoa học xã hội, kinh tế, luật, nông lâm, thủy sản 240.000 290.000 330.000 380.000 Khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật, khách sạn, du lịch 270.000 330.000 390.000 450.000 Y dược 310.000 390.000 470.000 560.000 2. Hệ cao đẳng Khoa học xã hội, kinh tế, luật, nông lâm, thủy sản 280.000 330.000 380.000 440.000 Khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật, khách sạn, du lịch 310.000 380.000 450.000 520.000 Y dược 360.000 450.000 540.000 640.000
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 49/2012/NQ HĐND Kiên Giang, ngày 11 tháng 01 năm 2012 NGHỊ QUYẾT VỀ VIỆC SỬA ĐỔI ĐIỂM B, KHOẢN 4, PHẦN II, ĐIỀU 1 NGHỊ QUYẾT SỐ 111/2010/NQ HĐND NGÀY 10 THÁNG 6 NĂM 2010 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ TƯ Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004; Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Căn cứ Nghị định số 58/2010/NĐ CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ; Căn cứ Thông tư số 85/2010/TT BQP ngày 01 tháng 7 năm 2010 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn một số điều của Luật Dân quân tự vệ và Nghị định số 58/2010/NĐ CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ; Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 128/TTr UBND ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi Điểm b, Khoản 4, Phần II, Điều 1 Nghị quyết số 111/2010/NQ HĐND ngày 10 tháng 6 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ấp, khu phố thuộc tỉnh Kiên Giang; Báo cáo Thẩm tra số 03/BC HĐND ngày 06 tháng 01 năm 2012 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành Tờ trình số 128/TTr UBND ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi Điểm b, Khoản 4, Phần II, Điều 1 Nghị quyết số 111/2010/NQ HĐND ngày 10 tháng 6 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ấp, khu phố thuộc tỉnh Kiên Giang, nội dung cụ thể như sau: Các xã, phường, thị trấn biên giới loại 1, loại 2 bố trí 02 Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự; các xã còn lại bố trí 01 Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự xã; Các xã, phường, thị trấn loại 1, loại 2 bố trí 03 dân quân thường trực; xã loại 3 bố trí 04 dân quân thường trực; xã biên giới bố trí 09 dân quân thường trực; Giải thể 01 chốt dân quân tuyến biên giới phường Đông Hồ, thị xã Hà Tiên; Nguồn kinh phí thực hiện: Từ nguồn phân bổ giao dự toán hàng năm của từng cấp ngân sách. Điều 2. Thời gian thực hiện: Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua. Điều 3. Tổ chức thực hiện Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện Nghị quyết này. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát chặt chẽ việc thực hiện Nghị quyết này. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang khóa VIII, kỳ họp thứ tư thông qua./. CHỦ TỊCH Nguyễn Thanh Sơn
VĂN PHÒNG CHỦ TỊCH NƯỚC TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 21 QC/LT VPCTN TANDTC Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2012 QUY CHẾ PHỐI HỢP CÔNG TÁC GIỮA VĂN PHÒNG CHỦ TỊCH NƯỚC VÀ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10; Căn cứ Luật tổ chức Quốc hội ngày 25/12/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Quốc hội ngày 02/4/2007; Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 02/4/2002; Căn cứ Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân ngày 02/4/2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân ngày 19/02/2011; Căn cứ Quyết định số 86 QĐ/CTN ngày 26/5/1998 của Chủ tịch nước về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Văn phòng Chủ tịch nước; Để phục vụ có hiệu quả các hoạt động của Chủ tịch nước đối với công tác tư pháp nói chung và công tác của ngành Tòa án nói riêng theo thẩm quyền của Chủ tịch nước đã được quy định trong Hiến pháp và pháp luật; được sự nhất trí của Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thống nhất ban hành Quy chế phối hợp công tác giữa Văn phòng Chủ tịch nước và Tòa án nhân dân tối cao như sau: Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quy chế này quy định về phối hợp công tác giữa Văn phòng Chủ tịch nước và Tòa án nhân dân tối cao trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan theo quy định của pháp luật để phục vụ hoạt động của Chủ tịch nước trong các lĩnh vực sau: Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Xét báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trong thời gian Quốc hội không họp; Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương; Xét đơn xin ân giảm án tử hình; Quyết định đặc xá tha tù trước thời hạn; Đến thăm và làm việc tại Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp. Điều 2. Đối tượng áp dụng Văn phòng Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện Quy chế này. Điều 3. Nguyên tắc phối hợp công tác Việc phối hợp công tác giữa Văn phòng Chủ tịch nước và Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện theo các nguyên tắc sau: Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan theo quy định của pháp luật; Chủ động, thường xuyên, chặt chẽ, kịp thời, tạo điều kiện hỗ trợ nhau thực hiện tốt nhiệm vụ; Bảo đảm chế độ bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật. Chương 2. NỘI DUNG PHỐI HỢP Điều 4. Phối hợp phục vụ Chủ tịch nước trong việc đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Văn phòng Chủ tịch nước và Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm phối hợp thực hiện các thủ tục cần thiết để trình Chủ tịch nước ra quyết định đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Điều 5. Phối hợp phục vụ Chủ tịch nước trong việc xét báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao 1. Trong thời gian Quốc hội không họp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Chủ tịch nước. Báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được gửi qua Văn phòng Chủ tịch nước theo định kỳ (hàng quý, 6 tháng, 1 năm) hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch nước. 2. Ngoài việc báo cáo công tác theo định kỳ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch nước trong các trường hợp sau: Về công tác tổ chức cán bộ: khi có thay đổi về tổ chức bộ máy (tách, nhập, thành lập mới) các đơn vị của cơ quan Tòa án nhân dân tối cao; công tác bổ nhiệm, bãi miễn, kỷ luật các cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý (trước khi trình Ban Bí thư và Bộ Chính trị cho ý kiến quyết định). Về công tác chuyên môn: trước khi xét xử những vụ án lớn, nghiêm trọng, dư luận xã hội quan tâm. Về công tác đối ngoại: trước khi ký kết, tham gia các thỏa thuận quốc tế với các cơ quan tư pháp quốc gia khác, tổ chức quốc tế khác. Thực hiện yêu cầu của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước thông báo các ý kiến của Chủ tịch nước cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao biết để tổ chức thực hiện. 3. Khi cần thiết, Chủ tịch nước yêu cầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trực tiếp báo cáo về những vấn đề mà Chủ tịch nước quan tâm hoặc theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chủ tịch nước nghe Chánh án Tòa án nhân dân tối cao báo cáo trực tiếp. Đối với trường hợp Chủ tịch nước yêu cầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao báo cáo, Văn phòng Chủ tịch nước có trách nhiệm thông báo cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao biết trước 7 ngày để chuẩn bị nội dung báo cáo. Đối với trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị xin được trực tiếp làm việc với Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm thông báo cho Văn phòng Chủ tịch nước biết trước 7 ngày để trình xin ý kiến Chủ tịch nước và sắp xếp lịch làm việc khi Chủ tịch nước đồng ý. 4. Tùy theo tính chất, nội dung của cuộc làm việc; căn cứ vào ý kiến của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước thông báo nội dung và ý kiến của Chủ tịch nước cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để tổ chức thực hiện. Điều 6. Phối hợp phục vụ Chủ tịch nước trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án quân sự Trung ương Để phục vụ Chủ tịch nước trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án quân sự Trung ương, với cương vị là Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm lãnh đạo, phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chủ tịch nước thực hiện các công việc sau: 1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoàn thành đầy đủ các quy trình, thủ tục, tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật về việc đề nghị Chủ tịch nước xem xét, quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự Trung ương gửi Văn phòng Chủ tịch nước để Văn phòng Chủ tịch nước trình Chủ tịch nước quyết định. 2. Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm thông báo Chương trình hoạt động của Hội đồng trong từng năm cho Văn phòng Chủ tịch nước biết và mời đại diện Văn phòng Chủ tịch nước tham dự các phiên họp của Hội đồng. 3. Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hoàn thành đầy đủ thủ tục theo quy định của pháp luật về việc đề nghị xem xét bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án quân sự Trung ương gửi cho Văn phòng Chủ tịch nước để Văn phòng Chủ tịch nước trình Chủ tịch nước quyết định. 4. Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch nước về việc thực hiện nhiệm vụ của mình theo Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán. Trường hợp sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán phải tham khảo ý kiến của Văn phòng Chủ tịch nước trước khi ban hành. Thừa lệnh Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước thông báo ý kiến của Chủ tịch nước về các báo cáo để Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thực hiện. 5. Trong trường hợp có đơn thư khiếu nại, tố cáo đối với Thẩm phán và đối với công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án quân sự Trung ương thì Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm xử lý, giải trình báo cáo Chủ tịch nước. Khi cần thiết hoặc khi Chủ tịch nước yêu cầu, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán tổ chức đoàn kiểm tra có sự tham gia của Văn phòng Chủ tịch nước để kiểm tra, xác minh xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo đối với Thẩm phán hoặc người được đề nghị bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án quân sự Trung ương. Điều 7. Phối hợp phục vụ Chủ tịch nước trong việc xét đơn xin ân giảm án tử hình 1. Để phục vụ Chủ tịch nước trong việc xét đơn xin ân giảm án tử hình, Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm gửi đến Văn phòng Chủ tịch nước hồ sơ vụ án của người bị kết án tử hình và ý kiến bằng văn bản của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về trường hợp người bị kết án tử hình sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị theo luật định và người đó có đơn gửi Chủ tịch nước xin ân giảm án tử hình. Các văn bản của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước phải là văn bản gốc, trường hợp là văn bản sao thì phải được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận theo quy định của pháp luật. 2. Văn phòng Chủ tịch nước có trách nhiệm kiểm tra xem xét hồ sơ người bị kết án tử hình có đơn gửi Chủ tịch nước xin ân giảm. Đối với trường hợp đơn xin ân giảm án tử hình của người bị kết án có nội dung kêu oan thì Văn phòng Chủ tịch nước trả hồ sơ về cho Tòa án nhân dân tối cao để Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết theo thẩm quyền. 3. Trường hợp đơn xin ân giảm của người bị kết án tử hình quá hạn luật định vì những lý do khách quan thì khi gửi hồ sơ đến Văn phòng Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải có văn bản nêu rõ lý do quá hạn và đề nghị của mình về việc xử lý đơn quá hạn đó để Văn phòng Chủ tịch nước trình Chủ tịch nước xem xét quyết định. 4. Đối với những hồ sơ chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc những hồ sơ Chủ tịch nước có yêu cầu báo cáo cụ thể thêm, Văn phòng Chủ tịch nước thông báo hoặc gửi công văn đề nghị Tòa án bổ sung làm rõ hoặc xác minh lại, Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm thực hiện. Thời hạn để bổ sung, xác minh không kéo dài quá 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp phức tạp hoặc vì lý do khách quan chưa thể thực hiện được thì Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm thông báo cho Văn phòng Chủ tịch nước biết để trình Chủ tịch nước. 5. Khi cần thiết, theo yêu cầu của Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trực tiếp báo cáo với Chủ tịch nước về những trường hợp người bị kết án có đơn xin ân giảm án tử hình. Văn phòng Chủ tịch nước có trách nhiệm thông báo cụ thể cho Tòa án nhân dân tối cao nội dung và thời gian Chủ tịch nước làm việc với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để Tòa án nhân dân tối cao chuẩn bị. Điều 8. Phối hợp phục vụ Chủ tịch nước trong việc đặc xá tha tù trước thời hạn Văn phòng Chủ tịch nước và Tòa án nhân dân tối cao phối hợp chặt chẽ trong việc phục vụ Chủ tịch nước về công tác đặc xá, cùng tham gia với các cơ quan hữu quan đề xuất chủ trương về đặc xá, thống nhất về điều kiện, tiêu chuẩn, đối tượng, quy trình, hồ sơ đề nghị đặc xá; thực hiện công tác đặc xá theo thẩm quyền được giao, phối hợp trong công tác nắm thông tin, kiểm tra đối với công tác đặc xá và báo cáo Chủ tịch nước. Điều 9. Phối hợp phục vụ Chủ tịch nước thăm và làm việc tại Tòa án 1. Văn phòng Chủ tịch nước và Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm chủ động phối hợp chuẩn bị các điều kiện cần thiết khi Chủ tịch nước đến thăm và làm việc với Tòa án nhân dân tối cao hoặc với Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự các cấp. Khi Chủ tịch nước đến thăm và làm việc với các đơn vị của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án các cấp theo kế hoạch đã được Chủ tịch nước duyệt, Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo các đơn vị hữu quan chuẩn bị nội dung báo cáo và làm việc với Chủ tịch nước. Tòa án nhân dân tối cao cử đại diện lãnh đạo cùng tham dự chuyến thăm và làm việc của Chủ tịch nước. Trường hợp Chủ tịch nước thấy không nhất thiết phải có lãnh đạo của Tòa án nhân dân tối cao đi cùng, Văn phòng Chủ tịch nước thông báo ý kiến của Chủ tịch nước cho Tòa án nhân dân tối cao biết. 2. Kết thúc chuyến thăm và làm việc của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước thông báo bằng văn bản ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao biết để tổ chức thực hiện. Chương 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 10. Trách nhiệm thực hiện Văn phòng Chủ tịch nước và Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Quy chế này. Hàng năm Văn phòng Chủ tịch nước và Tòa án nhân dân tối cao tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm tình hình thực hiện Quy chế. Điều 11. Hiệu lực thi hành Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quy chế số 72 QC/LT VPCTN TANDTC ngày 30 tháng 10 năm 2003 về phối hợp công tác giữa Văn phòng Chủ tịch nước và Tòa án nhân dân tối cao. Điều 12. Sửa đổi, bổ sung Quy chế Văn phòng Chủ tịch nước và Tòa án nhân dân tối cao chủ động đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Quy chế khi cần thiết và thống nhất báo cáo Chủ tịch nước cho ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế. CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG CHỦ TỊCH NƯỚC Đào Việt Trung CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Trương Hòa Bình Nơi nhận: Chủ tịch nước (để báo cáo); Chủ tịch Quốc hội (để báo cáo), Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo), Phó Chủ tịch nước (để báo cáo), Văn phòng Trung ương đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước (2), Tòa án nhân dân tối cao (2), Lưu VP CTN, Vụ PL.
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 01/2012/CT CA Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2012 CHỈ THỊ VỀ VIỆC TRIỂN KHAI, TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÔNG TÁC NĂM 2012 CỦA NGÀNH TÒA ÁN NHÂN DÂN Năm 2011, mặc dù nhiệm vụ đặt ra đối với ngành Tòa án nhân dân là rất nặng nề và trong điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung các Tòa án đã có nhiều cố gắng, nên các nhiệm vụ trọng tâm công tác của ngành Tòa án nhân dân đã được triển khai thực hiện có hiệu quả. Tỷ lệ giải quyết các loại vụ án cao hơn năm 2010; chất lượng công tác xét xử tiếp tục được đảm bảo và có những tiến bộ nhất định, trong năm qua chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan người không có tội và phải bồi thường theo Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Những hạn chế, thiếu sót trong công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án, như việc để các vụ án quá thời hạn xét xử; bản án tuyên không rõ ràng, gây khó khăn cho công tác thi hành án dân sự; cho hưởng án treo không đúng pháp luật…đã được Tòa án các cấp tập trung khắc phục có hiệu quả. Công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm có những chuyển biến tích cực theo hướng nâng cao chất lượng, đồng thời không để các vụ việc quá thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật. Đội ngũ cán bộ, Thẩm phán Tòa án các cấp tiếp tục được bổ sung, kiện toàn cả về số lượng và chất lượng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của các Tòa án không ngừng được tăng cường. Các mặt công tác như: công tác thi hành án hình sự, công tác xây dựng pháp luật và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, công tác thi đua khen thưởng…cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Quan hệ giữa ngành Tòa án nhân dân Việt Nam với Tòa án các nước trong khu vực và trên thế giới tiếp tục được tăng cường, mở rộng. Ngành Tòa án nhân dân đã nghiêm túc triển khai, tổng kết việc thi hành các quy định của Hiến pháp có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Tòa án và triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều nhiệm vụ liên quan tới cải cách tư pháp. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác của các Tòa án vẫn còn một số thiếu sót, khuyết điểm cần nghiêm túc rút kinh nghiệm và kiên quyết khắc phục trong thời gian tới. Việc quản lý cán bộ của một số Tòa án địa phương chưa chặt chẽ, còn để xảy ra trường hợp cán bộ, công chức Tòa án vi phạm phẩm chất đạo đức, kỷ luật công vụ, thậm chí vi phạm pháp luật. Tỷ lệ bản án, quyết định của Tòa án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán chưa giảm mạnh, trong đó tỷ lệ bản án, quyết định giải quyết các vụ án hành chính bị hủy, sửa còn cao. Một số Tòa án địa phương chưa khắc phục triệt để việc để vụ án dân sự quá thời hạn xét xử theo quy định của pháp luật; số lượng đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm chưa được giải quyết còn khá lớn. Trong bối cảnh số lượng các loại vụ án mà ngành Tòa án nhân dân phải thụ lý, giải quyết có xu hướng gia tăng; thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính của Tòa án nhân dân được mở rộng; việc tăng cường đội ngũ cán bộ, Thẩm phán Tòa án các cấp về số lượng và không ngừng nâng cao chất lượng cả về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống đang là yêu cầu quan trọng đối với ngành Tòa án nhân dân; với số lượng lớn các luật, pháp lệnh liên quan tới tổ chức, hoạt động của Tòa án mới được ban hành, đòi hỏi Tòa án nhân dân tối cao cần quan tâm làm tốt công tác hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong toàn ngành. Bên cạnh đó, năm 2012 ngành Tòa án nhân dân còn phải tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, mà trọng tâm là việc triển khai thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực. Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong công tác năm 2012 của ngành Tòa án nhân dân đã được Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao đề ra tại Nghị quyết số 01 NQ/BCS ngày 01/01/2012 về lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2012 của ngành Tòa án nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu: 1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao; lãnh đạo Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp tổ chức quán triệt và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của Đảng, Quốc Hội; gắn việc thực hiện các nhiệm vụ công tác của ngành với việc thực hiện các yêu cầu cải cách tư pháp, trong đó đặc biệt chú trọng triển khai thực hiện nghiêm túc các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết số 49 NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Nghị quyết số 11/2011/QH13 ngày 09/11/2011 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2012. 2. Quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương IV khóa 11 ngày 31/12/2011 về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Lãnh đạo Tòa án nhân dân các cấp, thủ trưởng các đơn vị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng đội ngũ Thẩm phán, cán bộ công chức ngành Tòa án nhân dân trong sạch vững mạnh, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao trong năm 2012 và những năm tiếp theo. Tiếp tục thực hiện rà soát bổ sung quy hoạch, luân chuyển đội ngũ cán bộ; tập trung làm tốt công tác đánh giá cán bộ và lựa chọn cán bộ có đủ trình độ và năng lực, bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức phẩm chất tốt, có quan điểm đổi mới và quan điểm quần chúng, hết lòng, hết sức phụng sự công lý, phục vụ nhân dân để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo của Tòa án các cấp. 3. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các đề án phục vụ yêu cầu cải cách tư pháp, trong đó tập trung vào việc xây dựng, hoàn thiện các đề án theo sự phân công của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp, đặc biệt là Đề án thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực theo Kết luận số 79 KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị và Đề án tăng cường cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ cho ngành Tòa án nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới. Tổ chức thực hiện tốt các đề án khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt một cách quyết liệt, nghiêm túc nhưng thận trọng, trong đó phải có những bước đi phù hợp mang tính đột phá, quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp, đảm bảo vị trí trung tâm của Tòa án trong hệ thống các cơ quan tư pháp, đồng thời phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và sự giám sát của các cơ quan dân cử đối với hoạt động của Tòa án. 4. Các Tòa chuyên trách, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân địa phương và Tòa án quân sự các cấp trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình phải đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án, hạn chế đến mức thấp nhất các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán. Theo đó, cần triển khai đồng bộ các giải pháp như: xác định việc đổi mới thủ tục tranh tụng tại phiên tòa là khâu đột phá, tập trung làm tốt công tác hòa giải trong công tác giải quyết các vụ việc dân sự và tăng cường đối thoại trong công các giải quyết các vụ án hành chính, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, công chức trong toàn ngành; tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật; đổi mới thủ tục hành chính tư pháp tại Tòa án để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xét xử. Tập trung giải quyết nhanh và dứt điểm các vụ án hình sự và các tranh chấp, yêu cầu về dân sự nổi cộm, gây bức xúc trong giai đoạn hiện nay; tăng cường công tác xét xử lưu động; thường xuyên phối hợp với Viện kiểm sát và cơ quan Thi hành án dân sự rà soát các bản án, quyết định về dân sự đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa được thi hành để xử lý những vấn đề thuộc thẩm quyền của Tòa án; làm tốt công tác Thi hành án hình sự thuộc trách nhiệm của ngành Tòa án nhân dân. Xây dựng cơ chế và thực hiện tốt các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết các đơn khiếu nại về tố tụng, đơn tố cáo cán bộ và đặc biệt là các đề nghị xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; bảo đảm nguyên tắc 2 cấp xét xử, giảm tối đa những vụ việc, xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; tránh tình trạng kháng nghị tràn lan, đồng thời đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân theo qui định của pháp luật. Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về trách nhiệm của các Tòa án trong việc phát hiện, kiến nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án có sai lầm nghiêm trọng theo thủ tục giám đốc thẩm. Tăng cường làm tốt công tác giám đốc kiểm tra việc xét xử của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới. 5. Giao Ban thư ký trên cơ sở tổng kết các văn bản chỉ đạo của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao về công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, nghiên cứu đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới; khẩn trương hoàn thiện “Đề án cơ chế giải quyết đơn đề nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm ở Tòa án nhân dân tối cao”. 6. Giao Viện khoa học xét xử tiếp tục hoàn thiện các dự án Luật, Pháp lệnh mà Tòa án nhân dân tối cao được giao chủ trì soạn thảo theo đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua, đặc biệt là dự án Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi, bổ sung). Chủ động, tích cực tham gia nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị những vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung và Tòa án các cấp nói riêng trong quá trình thực hiện chủ trương sửa đổi Hiến pháp. Thực hiện tốt công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn xét xử, xây dựng văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật để kịp thời tham mưu cho Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, tập trung vào những vấn đề có nhiều vướng mắc trong công tác xét xử của các Tòa án và các luật, pháp lệnh mới được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua như: Luật Tố tụng hành chính, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật tố tụng dân sự, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật Phòng chống mua bán người… 7. Giao Trường cán bộ Tòa án phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện kế hoạch tập huấn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự cũng như các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật mới được ban hành có liên quan tới công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án cho cán bộ, Thẩm phán trong toàn ngành. Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng xét xử và tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án. Đảm bảo cán bộ khi được qui hoạch, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo hoặc ngạch Thẩm phán cao hơn phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức bổ sung nhằm nâng cao trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ở cương vị mới. 8. Trên cơ sở biên chế được Ủy ban thường vụ Quốc hội phân bổ, giao vụ Tổ chức Cán bộ và các Tòa án nhân dân cấp tỉnh tiếp tục cũng cố, kiện toàn bộ máy và tổ chức cán bộ Tòa án các cấp; nghiên cứu việc thành lập bộ phận theo dõi công tác thi hành án hình sự trong bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và bố trí cán bộ theo dõi công tác thi hành án hình sự ở Tòa án cấp huyện; thực hiện rà soát bổ sung quy hoạch, luân chuyển đội ngũ cán bộ lãnh đạo Tòa án các cấp. Xây dựng các qui định, quy chế tăng cường kỷ luật công vụ và công tác kiểm tra, thanh tra để phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh đối với tập thể và cá nhân cán bộ công chức Tòa án có vi phạm. Chú trọng việc xây dựng các tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh, có tính chiến đấu cao. Tăng cường chế độ trách nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các đơn vị theo hướng nếu để xảy ra tiêu cực tham nhũng mà đơn vị, tổ chức cơ sở Đảng không tự pháp hiện đấu tranh xử lý thì người lãnh đạo trực tiếp và người đứng đầu đơn vị phải liên đới chịu trách nhiệm; ngược lại nếu đơn vị tổ chức cơ sở Đảng tự phát hiện, đấu tranh và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm của cán bộ công chức thì được xem xét biểu dương khen thưởng. Triển khai ngay việc xây dựng và thực hiện đề án về tăng cường đội ngũ cán bộ, thẩm phán; đề án mở rộng nguồn, cải cách quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và tăng thời hạn bổ nhiệm thẩm phán; đề án cải cách chế độ tiền lương của cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân; đề án về đổi mới về trang phục ngành Tòa án nhân dân và mô hình hội trường xét xử thống nhất với từng cấp Tòa án, bảo đảm tính thống nhất, trang trọng và uy nghiêm cần thiết của các phiên tòa xét xử. 9. Giao vụ kế hoạch tài chính tăng cường tập trung kinh phí và xác định trọng điểm đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng trụ sở làm việc cho Tòa án nhân dân các cấp, đảm bảo đáp ứng yêu cầu hoạt động theo tinh thần Nghị quyết số 49–NQ/TW của Bộ Chính trị; tăng cường hơn nữa việc bổ sung trang thiết bị làm việc cho Tòa án các cấp, nhưng đồng thời cần đảm bảo thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 11/NQ CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. 10. Giao Hội đồng thi đua Khen thưởng ngành Tòa án nhân dân tiếp tục tổ chức việc quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chỉ thị của Đảng và hướng dẫn của Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương về đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước; tiếp tục triển khai thực hiện phong trào thi đua “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư” với phương châm “gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân” gắn với giai đoạn 2 cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn ngành Tòa án nhân dân; tiêu chí hóa lời huấn dạy của Bác đối với công tác Tòa án; xây dựng nội dung, kế hoạch chương trình hành động để thực hiện cuộc vận động “Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ Thẩm phán, cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân”; tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành làm tốt công tác thi đua khen thưởng; kịp thời biểu dương, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước của ngành. 11. Giao Vụ hợp tác quốc tế tiếp tục tham mưu cho lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao trong việc xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược công tác đối ngoại của ngành, trong đó cần xác định hoạt động đối ngoại của ngành Tòa án nhân dân là một trong những trọng tâm của hoạt động đối ngoại Nhà nước, đồng thời là hình thức tham gia vào hoạt động đối ngoại nhân dân. 12. Giao Vụ Thống kê Tổng hợp tham mưu cho lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục triển khai Đề án tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Tòa án giai đoạn 2011 – 2015, nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của Tòa án; chỉ đạo các Tòa án địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn ngành. 13. Giao Ban thanh tra, Vụ tổ chức Cán bộ và các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch thanh tra, kiểm tra hoạt động của Tòa án các cấp, chú trọng việc kiểm tra những hạn chế, thiếu sót đã được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kết luận tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác năm 2012 của ngành Tòa án nhân dân. 14. Tòa án các cấp tiếp tục triển khai thực hiện công khai, minh bạch các hoạt động của Tòa án theo quy định của pháp luật; thực hiện nghiêm “Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân” theo đúng quy định của Luật phòng, chống tham nhũng; triển khai và thực hiện nghiêm túc Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật phòng, chống tham nhũng và Quy chế dân chủ ở cơ sở. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm quán triệt, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc các nội dung của Chỉ thị này. Nơi nhận Đ/c Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước; (Để Ủy ban thường vụ Quốc hội ; báo Văn phòng Chủ tịch nước; cáo) Văn phòng Chính phủ; Ủy ban tư pháp của Quốc hội Các đ/c PCA TANDTC (để chỉ đạo thực hiện); Thủ trưởng các đơn vị thuộc TANDTC, Chánh án TAND và TAQS các cấp (để thực hiện); Lưu: VP, vụ TKTH. CHÁNH ÁN Trương Hòa Bình
BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số: 55 QĐ/TW Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2012 QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA TỔ CHỨC ĐẢNG ĐỐI VỚI VIỆC TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN Căn cứ Điều lệ Đảng khoá XI Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khoá XI; Căn cứ Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng khoá XI (Ban hành kèm theo Quyết định số 46 QĐ/TW ngày 1 11 2011 của Ban Chấp hành Trung ương); Căn cứ Chỉ thị số 03 CT/TW, ngày 14 5 2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Ban Bí thư quy định công tác kiểm tra của tổ chức đảng đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của cán bộ, đảng viên như sau: Chương 1 QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1 Quy định này áp dụng đối với tất cả cán bộ, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (gọi tắt là tu dưỡng, rèn luyện đạo đức) theo Chỉ thị số 03 CT/TW, ngày 14 5 2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 2 Các cấp uỷ, tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên thuộc phạm vi quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Điều 2. Mục đích kiểm tra 1 Phát huy ưu điểm, phát hiện gương cán bộ, đảng viên tiêu biểu, điển hình tiên tiến trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức để nhân rộng, biểu dương, khen thưởng kịp thời. 2 Kịp thời nắm bắt và giúp cán bộ, đảng viên nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. 3 Giáo dục và ngăn ngừa vi phạm đạo đức của cán bộ, đảng viên; xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm đạo đức theo quy định. Điều 3. Nguyên tắc kiểm tra 1 Tuân thủ Điều lệ Đảng, các quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng; bảo đảm nguyên tắc, phương pháp công tác đảng, trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình trong Đảng. 2 Tổ chức đảng được quyền kiểm tra cán bộ, đảng viên thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý; cán bộ, đảng viên phải tự kiểm tra và báo cáo tổ chức đảng có thẩm quyền khi được yêu cầu. 3 Kiểm tra của tổ chức đảng phải gắn với việc tự kiểm tra, tự phê bình của cán bộ, đảng viên được kiểm tra. 4 Kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên phải gắn với công tác chính trị tư tưởng, công tác cán bộ và việc nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, sinh hoạt chi bộ. Điều 4. Chế độ kiểm tra 1 Đối với tổ chức đảng a) Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện, kiểm tra 6 tháng và hằng năm đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý, lĩnh vực được phân công phụ trách hoặc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. b) Phân công các thành viên cấp uỷ, tổ chức đảng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra. c) Hướng dẫn tổ chức đảng cấp dưới thực hiện kiểm tra cán bộ, đảng viên thực hiện việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức theo thẩm quyền. d) Thực hiện kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất đối với cán bộ, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. đ) Tiến hành kiểm tra cán bộ, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức thông qua sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình gắn với kiểm điểm, phân tích, đánh giá, phân loại chất lượng đảng viên và đảng viên là cán bộ, công chức. e) Tổ chức lấy ý kiến đóng góp của tổ chức đảng nơi cư trú đối với từng cán bộ, đảng viên về việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức theo quy định. 2 Đối với cán bộ, đảng viên a) Thường xuyên tự kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức gắn với việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên và chức trách, nhiệm vụ được giao. b) Định kỳ hằng năm, cán bộ, đảng viên thực hiện tự phê bình và phê bình về việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức trước chi bộ, cấp uỷ, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị xã hội mà mình là thành viên. Tham gia ý kiến phê bình đối với đồng chí mình trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức c) Chịu sự kiểm tra của chi bộ và tổ chức đảng cấp trên; có trách nhiệm báo cáo đầy đủ, trung thực kết quả tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của mình. Chương 2 PHẠM VI, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA Điều 5. Phạm vi kiểm tra 1 Cấp uỷ các cấp: Đảng uỷ bộ phận, đảng uỷ cơ sở, cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ từ cấp trên cơ sở trở lên kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý của cấp mình. 2 Uỷ ban kiểm tra: Kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý của cấp uỷ cùng cấp. 3 Các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp uỷ: Kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên thuộc phạm vi quản lý, lĩnh vực được phân công phụ trách. 4 Chi bộ: Kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên trong chi bộ, kể cả cấp uỷ viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý. Điều 6. Nội dung kiểm tra 1 Việc nghiên cứu, quán triệt các nội dung cơ bản của tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của bản thân cán bộ, đảng viên. 2 Về tinh thần yêu nước, kiên định thực hiện lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; về chống suy thoái, dao động về tư tưởng chính trị, phai nhạt lý tưởng; nói và làm trái với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 3 Về ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân bằng những việc làm thiết thực, cụ thể; việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo chính đáng của nhân dân; chống biểu hiện về sự vô cảm, quan liêu, mệnh lệnh, hách dịch, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân. Về tình thương yêu, đoàn kết, hợp tác với đồng chí, đồng đội, đồng nghiệp, đoàn kết, hợp tác quốc tế; chống chia rẽ, bè phái, cục bộ địa phương, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. 4 Về thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về đức tính khiêm tốn, trung thực, dũng cảm. Về chống phô trương hình thức; chống tham nhũng, lãng phí, dối trá, hối lộ, bê tha, truỵ lạc, nói không đi đôi với làm, chạy theo danh vọng, địa vị, lợi ích cá nhân thuần tuý, lạm dụng quyền lực. 5 Về trách nhiệm tự giác đi đầu, gương mẫu của cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị, cán bộ, đảng viên trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 6 Về thực hiện các chuẩn mực đạo đức và đạo đức nghề nghiệp do cơ quan, đơn vị, tổ chức ban hành theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 7 Việc động viên cha, mẹ, vợ, chồng và giáo dục con giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không vi phạm pháp luật và lợi dụng quyền hạn của mình để trục lợi. Điều 7. Đối tượng kiểm tra Cán bộ, đảng viên. Tập trung kiểm tra trước hết là cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị, nhất là đối với các lĩnh vực dễ xảy ra vi phạm, tiêu cực, tham nhũng (quản lý và sử dụng đất đai; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản, rừng; đầu tư xây dựng cơ bản, tài chính, ngân hàng; điều tra, truy tố, xét xử; y tế, giáo dục…). Điều 8. Hình thức kiểm tra 1 Kiểm tra thường xuyên: Người đứng đầu cấp uỷ, cấp uỷ viên, người đứng đầu tổ chức đảng được phân công kiểm tra trực tiếp hoặc gián tiếp cán bộ, đảng viên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức thông qua trực tiếp trao đổi, đối thoại với đối tượng kiểm tra hoặc trao đổi, tìm hiểu thông qua cấp uỷ nơi cư trú hay người thân của đối tượng kiểm tra. Bản thân cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, tổ chức kinh tế của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị xã hội phải coi trọng thường xuyên tự kiểm tra. 2 Kiểm tra đột xuất: Kiểm tra và kết luận kịp thời khi có sự việc đột xuất xảy ra hoặc khi có yêu cầu của tổ chức đảng cấp trên đối với cán bộ, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức chủ yếu thông qua kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, giải quyết tố cáo hoặc kiểm tra việc vi phạm Quy định này. Tập trung kiểm tra những vấn đề liên quan đến đạo đức, trách nhiệm của đảng viên là cán bộ, công chức để giải quyết dứt điểm những vấn đề bức xúc, nổi cộm nảy sinh ở địa phương, đơn vị. 3 Kiểm tra định kỳ: Căn cứ yêu cầu của việc thực hiện đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, công tác xây dựng đảng và tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức để xây dựng chương trình, kế hoạch, xác định nội dung, đối tượng, thời gian và tiến hành kiểm tra cho phù hợp. Điều 9. Phương pháp kiểm tra 1 Xây dựng kế hoạch từng cuộc kiểm tra; quyết định lập đoàn (tổ) kiểm tra và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong đoàn (tổ) kiểm tra, xây dựng đề cương kiểm tra. 2 Thông báo cho tổ chức đảng quản lý cán bộ, đảng viên được kiểm tra biết để phối hợp và cán bộ, đảng viên được kiểm tra biết để chuẩn bị báo cáo tự kiểm tra theo đề cương kiểm tra, cung cấp tài liệu phục vụ cho việc kiểm tra và gửi cho đoàn (tổ) kiểm tra. 3 Đoàn (tổ) kiểm tra tiến hành kiểm tra; thẩm tra, xác minh theo các nội dung kiểm tra. 4 Tổ chức đảng quản lý cán bộ, đảng viên được kiểm tra tổ chức họp để đoàn (tổ) kiểm tra thông báo kết quả thẩm tra, xác minh; hội nghị thảo luận và đề nghị; đoàn (tổ) kiểm tra hoàn chỉnh báo cáo kết quả kiểm tra. 5 Tổ chức đảng tiến hành kiểm tra (cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, các ban của cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra, chi bộ) họp thảo luận, kết luận; thông báo kết luận kiểm tra đến cán bộ, đảng viên được kiểm tra, tổ chức đảng quản lý cán bộ, đảng viên được kiểm tra để chấp hành. 6 Lập và lưu trữ hồ sơ cuộc kiểm tra; phân công cán bộ giám sát cán bộ, đảng viên được kiểm tra chấp hành kết luận kiểm tra, quyết định kỷ luật (nếu có) sau kiểm tra. Điều 10. Xử lý kết quả kiểm tra Căn cứ kết quả kiểm tra, tổ chức đảng có thẩm quyền có trách nhiệm: 1 Biểu dương, khen thưởng cán bộ, đảng viên tiêu biểu thực hiện tốt việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. Phổ biến, nhân rộng những gương điển hình trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức để cán bộ, đảng viên, quần chúng học tập và làm theo. 2 Chấn chỉnh, nhắc nhở, uốn nắn cán bộ, đảng viên có nhận thức lệch lạc, có khuyết điểm hoặc biểu hiện vi phạm. Xem xét, xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với cán bộ, đảng viên có khuyết điểm hoặc vi phạm (nếu có). Qua giám sát, kiểm tra chấp hành nếu phát hiện cán bộ, đảng viên có dấu hiệu vi phạm thì chuyển uỷ ban kiểm tra tiến hành kiểm tra. 3 Yêu cầu cán bộ, đảng viên được kiểm tra chấp hành kết luận kiểm tra, quyết định kỷ luật (nếu có); tổ chức đảng quản lý cán bộ, đảng viên được kiểm tra tạo điều kiện cho cán bộ, đảng viên được kiểm tra sửa chữa khuyết điểm, vi phạm (nếu có), khắc phục hậu quả gây ra. Chương 3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 11. Trách nhiệm thực hiện 1 Cấp uỷ, tổ chức đảng, uỷ ban kiểm tra các cấp và chi bộ, trước hết là người đứng đầu trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra việc thực hiện tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên trong tổ chức mình. Định kỳ báo cáo kết quả kiểm tra với cấp uỷ, tổ chức đảng cấp trên theo quy định. 2 Cán bộ, đảng viên tự giác, nghiêm túc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tự phê bình và phê bình, chấp hành nghiêm chỉnh sự kiểm tra của tổ chức đảng có thẩm quyền. 3 Giao Uỷ ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn thực hiện và phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng theo dõi việc thực hiện Quy định này. Hằng năm báo cáo kết quả thực hiện Quy định với Ban Bí thư. Điều 12. Khen thưởng và xử lý vi phạm 1 Tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên có thành tích trong việc thực hiện Quy định này được biểu dương, khen thưởng theo quy định của Đảng và Nhà nước. 2 Cán bộ, đảng viên vi phạm về đạo đức và vi phạm Quy định này thì tuỳ theo nội dung, tính chất, mức độ để xử lý theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Điều 13. Hiệu lực thi hành 1 Quy định này có hiệu lực từ ngày ký và được phổ biến đến chi bộ. 2 Các cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Quy định này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì báo cáo Ban Bí thư (qua Uỷ ban Kiểm tra Trung ương) để bổ sung, sửa đổi kịp thời. T/M BAN BÍ THƯ
CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 28/QĐ CTN Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CHO NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Căn cứ Điều 103 và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10; Căn cứ Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008; Xét đề nghị của Chính phủ tại các Tờ trình số 275/TTr CP ngày 13/12/2011, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với: Ông Asah Issifu, sinh ngày 13/6/1983 tại Ghana. Có tên gọi Việt Nam là: Lê Văn Phú Hiện cư trú tại: Câu lạc bộ bóng đá Khatoco Khánh Hòa, sân vận động Vĩnh Hòa, đường Điện Biên Phủ, phường Vĩnh Hòa, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước và cá nhân có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trương Tấn Sang
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 01/2012/QĐ UBND Hà Nam, ngày 10 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ GIÁ, KÊ KHAI GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Pháp lệnh giá số 40/2002/PL UBTVQH10 ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Căn cứ Nghị định số 170/2003/NĐ CP ngày 25 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Giá; Nghị định số 75/2008/NĐ CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ CP ngày 25 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ; Căn cứ Thông tư số 104/2008/TT BTC ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ CP ngày 25 tháng 10 năm 2003 và Nghị định số 75/2008/NĐ CP ngày 09 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ; Thông tư số 122/2010/TT BTC ngày 12 tháng 8 năm 2010 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung Thông tư số 104/2008/TT BTC; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số:875 /TTr STC ngày 10 tháng 11 năm 2011, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về thực hiện đăng ký giá, kê khai giá trên địa bàn tỉnh Hà Nam”. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CHỦ TỊCH Mai Tiến Dũng QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ GIÁ, KÊ KHAI GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này cụ thể hoá một số nội dung về thực hiện đăng ký giá, kê khai giá trên địa bàn tỉnh. Các nội dung khác không quy định trong Quy định này thì thực hiện theo Pháp lệnh giá số 40/2002/PL UBTVQH10 ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Nghị định số 170/2003/NĐ CP ngày 25/10/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Giá; Nghị định số 75/2008/NĐ CP ngày 09/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ CP ngày 25/10/2003 của Chính phủ; Thông tư số 104/2008/TT BTC ngày 13/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ CP ngày 25/10/2003 và Nghị định số 75/2008/NĐ CP ngày 09/6/2003 của Chính phủ; Thông tư số 122/2010/TT BTC ngày 12/8/2010 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung Thông tư số 104/2008/TT BTC và quy định của pháp luật có liên quan. 2. Đối tượng áp dụng: a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hà Nam căn cứ Quy định này để thực hiện đăng ký giá, kê khai giá hàng hóa, dịch vụ và các biện pháp quản lý giá theo quy định của pháp luật. b) Cơ quan quản lý nhà nước theo thẩm quyền, căn cứ quy định tại Quy định này để tiếp nhận, giám sát, kiểm tra việc thực hiện đăng ký giá, kê khai giá, chấp hành pháp luật nhà nước về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh. c) Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định về giá đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam khác với quy định tại Quy định này thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó. Chương II QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 2. Danh mục hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký giá, kê khai giá 1. Hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký giá quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Quy định này. 2. Hàng hóa, dịch vụ phải kê khai giá quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Quy định này. Điều 3. Thời điểm, hình thức, nội dung và biểu mẫu thực hiện đăng ký giá, kê khai giá Thời điểm, hình thức, nội dung và biểu mẫu thực hiện đăng ký giá, kê khai giá thực hiện theo nội dung Thông tư số 122/2010/TT BTC ngày 12/8/2010 của Bộ Tài chính. Điều 4. Quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân 1. Đối với cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá: Thực hiện theo quy định tại khoản 5.1 mục 5 Điều 7 Thông tư 122/2010/TT BTC ngày 12/8/2010 của Bộ Tài chính. 2. Đối với cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu kê khai giá: Thực hiện theo quy định tại khoản 5.1 mục 5 Điều 8 Thông tư 122/2010/TT BTC ngày 12/8/2010 của Bộ Tài chính. 3. Sở Tài chính chủ trì tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá, kê khai giá của các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chuyển đổi từ Tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập trực thuộc các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế khác có trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải đăng ký giá, kê khai giá theo quy định này (trừ những hàng hoá, dịch vụ thực hiện đăng ký giá, kê khai giá theo hướng dẫn riêng của liên Bộ Tài chính và Bộ quản lý chuyên ngành, hoặc hướng dẫn của Bộ quản lý chuyên ngành theo thẩm quyền). Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan đóng trên địa bàn tỉnh báo cáo Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định và thông báo cụ thể danh sách các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn tỉnh thực hiện đăng ký giá, kê khai giá cho phù hợp trong từng thời kỳ. 4. Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đăng ký giá, kê khai giá: Thực hiện theo quy định tại khoản 5.2 mục 5 Điều 7 và khoản 5.2 mục 5 Điều 8 Thông tư 122/2010/TT BTC ngày 12/8/2010 của Bộ Tài chính. Biểu mẫu kê khai giá, đăng ký giá được lập 2 bộ: 1 bộ gửi cơ quan tiếp nhận kê khai giá, đăng ký giá; 1 bộ lưu tại đơn vị (trừ những loại hàng hoá, dịch vụ phải kê khai giá, đăng ký giá mà Liên Bộ hoặc Bộ quản lý chuyên ngành đã có quy định khác). Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 5. Tổ chức thực hiện 1. Sở Y tế trình UBND tỉnh quyết định và thông báo danh sách các doanh nghiệp thuộc đối tượng kê khai giá cho phù hợp trong từng thời kỳ: Thuốc phòng, chữa bệnh cho người. Đồng thời có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng kê khai giá thực hiện đúng quy định tại Quy định này và theo quy định tại Thông tư liên tịch số: 11/2007/TTLT BYT BTC BCT ngày 31 tháng 3 năm 2007 của Liên Bộ Y tế Bộ Tài chính Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc phòng, chữa bệnh cho người và các văn bản hướng dẫn có liên quan. 2. Sở Giao thông & Vận tải trình UBND tỉnh quyết định và thông báo danh sách các doanh nghiệp thuộc đối tượng kê khai giá cho phù hợp trong từng thời kỳ: Giá cước vận tải bằng ôtô. Đồng thời có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng kê khai giá thực hiện đúng quy định tại Quy định này và theo quy định tại Thông tư liên tịch của Liên Bộ Tài chính – Bộ Giao thông & Vận tải hướng dẫn thực hiện giá cước vận tải đường bộ và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. 3. Sở quản lý chuyên ngành phối hợp với Sở Tài chính báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định và thông báo cụ thể danh sách các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn tỉnh thực hiện đăng ký giá, kê khai giá cho phù hợp trong từng thời kỳ. 4. Sở Công thương phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng đăng ký giá, kê khai giá thực hiện đúng quy định tại Quy định này. 5. Sở Tài chính hướng dẫn quy trình đăng ký giá, kê khai giá cho các đối tượng đăng ký giá, kê khai giá. Phối hợp với các cơ quan kiểm tra việc thực hiện quy định này. 6. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký giá, kê khai giá có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký giá, kê khai giá. Công bố công khai thông tin về giá và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn đối với các mức giá đã đăng ký, kê khai. 7. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc; các ngành, các cấp, các doanh nghiệp, cá nhân phản ánh về Sở Tài chính để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./. PHỤ LỤC 1 DANH MỤC HÀNG HÓA, DỊCH VỤ THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ GIÁ Đăng ký giá là việc các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải đăng ký mức giá bán hàng hoá, dịch vụ do mình quyết định theo quy định bắt buộc và thường xuyên cả khi các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định giá hoặc điều chỉnh giá trong điều kiện giá thị trường có biến động bất thường và khi giá cả vận động bình thường đối với các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký giá. Việc đăng ký giá được thực hiện trước khi các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bán sản phẩm lần đầu sản xuất, kinh doanh ra thị trường; trước khi điều chỉnh giá các sản phẩm đã sản xuất, kinh doanh và đang bán bình thường thuộc danh mục phải đăng ký giá hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. I. DANH MỤC DO CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH: (Theo quy định tại Nghị định số 75/2008/NĐ CP ngày 09/6/2008 của Chính phủ và Thông tư số 122/2010/TT BTC ngày 12/8/2010 của Bộ Tài chính). 1. Xăng, dầu; 2. Xi măng; 3. Thép xây dựng; 4. Khí dầu mỏ hóa lỏng LPG; 5. Phân bón hóa học; 6. Thuốc bảo vệ thực vật:; 7. Thuốc thú y: Thuốc thú y: vac xin lở mồm long móng; vac xin cúm gia cầm; các loại kháng sinh: Oxytetracycline, Ampicilline, Tylosin, Enrofloxacin; 8. Muối ăn do các doanh nghiệp kinh doanh đăng ký; 9. Sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi; sữa pha chế theo công thức dạng bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. 10. Đường ăn: đường trắng và đường tinh luyện; 11. Thóc, gạo do các doanh nghiệp kinh doanh đăng ký; 12. Cước vận chuyển hành khách bằng đường sắt loại ghế ngồi cứng; 13. Thức ăn chăn nuôi gia súc: Ngô, đậu tương, khô dầu đậu tương do các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi đăng ký. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc dùng cho chăn nuôi lợn thịt và gà thịt. Thức ăn hỗn hợp dạng viên dùng để nuôi cá tra, cá ba sa (số 5) có khối lượng từ 200g/con đến 500g/con. Thức ăn hỗn hợp dạng viên dùng để nuôi tôm sú (số 5) có khối lượng từ 10g/con đến 20g/con. 14. Than. 15. Sách giáo khoa. 16. Giấy: giấy in, giấy in báo, giấy viết. 17. Dịch vụ bưu chính viễn thông theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Thông tư số 02/2007/TT BTTTT ngày 13/12/2007. II. DANH MỤC DO UBND TỈNH QUY ĐỊNH: (Đối tượng đăng ký là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh) 1. Dầu ăn. 2. Mỳ ăn liền và các sản phẩm tương đương. 3. Tấm lợp các loại. 4. Gạch đất nung, đá xây dựng. 5. Dịch vụ lưu trú. PHỤ LỤC 2 DANH MỤC HÀNG HÓA, DỊCH VỤ THỰC HIỆN KÊ KHAI GIÁ Kê khai giá là việc các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải kê khai mức giá bán hàng hoá, dịch vụ do mình quyết định theo quy định bắt buộc và thường xuyên đối với các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải kê khai giá khi giá thị trường có biến động bất thường và khi giá thị trường vận động bình thường. Việc kê khai giá được thực hiện trước khi các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bán sản phẩm lần đầu sản xuất, kinh doanh ra thị trường; trước khi điều chỉnh giá các sản phẩm đã sản xuất, kinh doanh và đang bán bình thường thuộc danh mục phải kê khai giá hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. I. DANH MỤC DO CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH: (theo quy định tại Nghị định số 75/2008/NĐ CP ngày 09/6/2008 của Chính phủ và Thông tư số 122/2010/TT BTC ngày 12/8/2010 của Bộ Tài chính). 1. Vật liệu nổ công nghiệp; 2. Dịch vụ cảng biển theo danh mục trong Biểu giá dịch vụ cảng biển do tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ cảng biển ban hành; 3. Dịch vụ tại cảng hàng không sân bay theo danh mục trong Biểu giá dịch vụ cảng hàng không do Giám đốc cảng hàng không, sân bay ban hành; 4. Giá vé máy bay trên các đường bay nội địa thuộc danh mục Nhà nước quy định khung giá; 5. Cước vận tải bằng ôtô; 6. Thuốc phòng, chữa bệnh cho người theo quy định tại Thông tư liên tịch của Liên Bộ Y tế Bộ Tài chính Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc phòng, chữa bệnh cho người. II. DANH MỤC DO UBND TỈNH QUY ĐỊNH: (Đối tượng kê khai là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh) 1. Xe máy nhập khẩu, sản xuất trong nước. 2. Ô tô nhập khẩu, sản xuất trong nước. PHỤ LỤC 3 BIỂU MẪU ĐĂNG KÝ GIÁ Tên đơn vị thực hiện đăng ký giá CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ........., ngày ......tháng ....... năm....... Kính gửi: ......(Tên cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá) Thực hiện quy định tại Thông tư số 122/2010/TT BTC ngày 12 tháng 8 năm 2010 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 104/2008/TT BTC ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá, Nghị định số 75/2008/NĐ CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ CP ...., ... (tên đơn vị đăng ký) gửi Biểu mẫu đăng ký giá ..... gồm các văn bản và nội dung sau: 1. Bảng đăng ký mức giá bán cụ thể. 2. Giải trình lý do điều chỉnh giá (trong đó có việc tính mức giá cụ thể áp dụng theo các hướng dẫn, quy định về Quy chế tính giá do cơ quan có thẩm quyền ban hành). Mức giá bán đăng ký này thực hiện từ ngày ... / ... /..... ... (tên đơn vị đăng ký) xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn của mức giá mà chúng tôi đã đăng ký./. Nơi nhận: Như trên; Lưu: THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) Ghi nhận ngày nộp Biểu mẫu đăng ký giá của cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá (Cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá ghi ngày, tháng, năm nhận được Biểu mẫu đăng ký giá và đóng dấu công văn đến) Tên đơn vị thực hiện đăng ký giá CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ........., ngày ......tháng ....... năm....... BẢNG ĐĂNG KÝ MỨC GIÁ BÁN CỤ THỂ (Kèm theo công văn số.........ngày.......tháng.......năm........của Công ty........) Doanh nghiệp là đơn vị (sản xuất hay dịch vụ)..................... Đăng ký giá (nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ):.............cụ thể như sau: STT Tên hàng hóa, dịch vụ Quy cách, chất lượng Đơn vị tính Mức giá đăng ký hiện hành Mức giá đăng ký mới Tên đơn vị thực hiện đăng ký giá CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ........., ngày ......tháng ....... năm....... GIẢI TRÌNH LÝ DO ĐIỀU CHỈNH GIÁ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ GIÁ (Kèm theo công văn số.........ngày.......tháng.......năm........của.........) Tên hàng hóa, dịch vụ: ............................................................................. Đơn vị sản xuất, kinh doanh: ................................................................... Quy cách phẩm chất: ................................................................................ BẢNG GIẢI TRÌNH LÝ DO ĐIỀU CHỈNH GIÁ BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ STT Khoản mục chi phí Số tiền (đ) Tỷ lệ (%) tăng, giảm so với lần đăng ký trước liền kề 1 Chi phí sản xuất ( ) Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung 2 Chi phí bán hàng 3 Chi phí quản lý doanh nghiệp Tổng giá thành toàn bộ 4 Lợi nhuận dự kiến Giá bán chưa thuế 5 Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) 6 Thuế giá trị gia tăng (nếu có) Giá bán (đã có thuế) ( ) Ghi chú: Đối với trường hợp hàng hoá nhập khẩu thì mục này là Giá vốn nhập đã bao gồm thuế nhập khẩu. PHỤ LỤC 4 BIỂU MẪU KÊ KHAI GIÁ Tên đơn vị thực hiện kê khai giá CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số ........./..... V/v kê khai giá ........., ngày ......tháng ....... năm....... Kính gửi: ....(tên cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu kê khai giá....) Thực hiện quy định tại Thông tư số 122/2010/TT BTC ngày 12 tháng 8 năm 2010 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 104/2008/TT BTC ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá, Nghị định số 75/2008/NĐ CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ CP ..., ... (tên đơn vị kê khai giá) gửi Bảng kê khai mức giá hàng hoá, dịch vụ (đính kèm). Mức giá kê khai này thực hiện từ ngày ..../.... / ...... ... (tên đơn vị kê khai giá) xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn của mức giá mà chúng tôi đã kê khai./. Nơi nhận: Như trên; Lưu: THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) Ghi nhận ngày nộp Biểu mẫu kê khai giá của cơ quan tiếp nhận (Cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu kê khai giá ghi ngày, tháng, năm nhận được Biểu mẫu kê khai giá và đóng dấu công văn đến) Tên đơn vị thực hiện kê khai giá CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ........., ngày ......tháng ....... năm....... BẢNG KÊ KHAI MỨC GIÁ CỤ THỂ (Kèm theo công văn số.........ngày.......tháng.......năm........của.........) 1. Mức giá kê khai: STT Tên hàng hóa, dịch vụ Quy cách, chất lượng Đơn vị tính Mức giá kê khai hiện hành Mức giá kê khai mới Ghi chú 2. Phân tích nguyên nhân điều chỉnh tăng/giảm giá kê khai của từng mặt hàng. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. .............................................................................................................................
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 04/2012/QĐ UBND Đồng Tháp, ngày 10 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG (SỬA CHỮA) CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN DƯỚI 200 TRIỆU ĐỒNG VÀ TRANG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN DƯỚI 100 TRIỆU ĐỒNG BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình; Căn cứ Nghị định số 83/2009/NĐ CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 12/2009/NĐ CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Căn cứ Nghị định số 48/2010/NĐ CP ngày 07 tháng 05 năm 2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng; Căn cứ Nghị định số 85/2009/NĐ CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng; Căn cứ Thông tư số 63/2007/TT BTC ngày 15/06/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước và Thông tư số 131/2007/TT BTC ngày 05/11/2007 của Bộ Tài chính, sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2007/TT BTC ngày 15/06/2007 của Bộ Tài chính; Căn cứ Thông tư số 86/2011/TT BTC ngày 17/06/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn Nhà nước; Căn cứ Thông tư số 19/2011/TT BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng (sửa chữa) các công trình xây dựng cơ bản dưới 200 triệu đồng và trang thiết bị, phương tiện dưới 100 triệu đồng bằng nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 66/2006/QĐ UBND ngày 01 tháng 11 năm 2006 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc qui định trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng (sửa chữa) các công trình mang tính chất xây dựng cơ bản và sửa chữa tài sản dưới 100 triệu đồng bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước. Giao Giám đốc Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai và theo dõi, kiểm tra thực hiện Quyết định này. Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành Tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: Như Điều 3; VPCP (I, II); Bộ Tài chính; Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); TT/TU, TT/HĐND Tỉnh; Đoàn Đại biểu Quốc hội Tỉnh; CT & các PCT/UBND Tỉnh; Các Ban đảng và Đoàn thể Tỉnh; LĐVP/UBND Tỉnh; Lưu VT, KTTH Song. TM. UỶ BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Tôn Hoàng QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG (SỬA CHỮA) CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN DƯỚI 200 TRIỆU ĐỒNG VÀ TRANG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN DƯỚI 100 TRIỆU ĐỒNG BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (Ban hành kèm theo Quyết định số: 04/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng Các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang (gọi chung là đơn vị) có sử dụng vốn Ngân sách nhà nước, vốn sự nghiệp, vốn khác có nguồn gốc từ Ngân sách nhà nước có giá trị dưới 200 triệu đồng cho một lần xây dựng (sửa chữa) của một hạng mục công trình (kể cả xây dựng các hạng mục phụ cho công trình hiện hữu) và sửa chữa trang thiết bị, phương tiện đi lại có giá trị dưới 100 triệu đồng cho một lần sửa chữa thì áp dụng theo qui định này. Điều 2. Điều kiện áp dụng 1. Xây dựng (sửa chữa) các công trình mang tính chất xây dựng cơ bản: a) Công trình có sử dụng vốn Ngân sách nhà nước, vốn sự nghiệp và nguồn vốn khác có nguồn gốc từ Ngân sách nhà nước mang tính chất xây dựng cơ bản (trừ vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã được Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư và phân bổ vốn theo danh mục công trình cụ thể, do Kho bạc Nhà nước quản lý, thanh toán, vốn chương trình mục tiêu của Tỉnh); b) Có chỉ tiêu kế hoạch được duyệt hoặc đã bố trí trong dự toán ngân sách giao cho đơn vị hoặc kế hoạch tài chính của đơn vị theo qui định hiện hành. 2. Sửa chữa trang thiết bị và phương tiện đi lại: a) Việc sửa chữa tài sản của đơn vị phải có trong dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc kế hoạch tài chính của đơn vị theo qui định hiện hành; b) Ý kiến kết luận của cơ quan đăng kiểm về yêu cầu phải sửa chữa (nếu sửa xe ô tô, ghe, tàu, ca nô). 3. Các hạng mục xây lắp, mua sắm, sửa chữa thuộc phạm vi và đủ điều kiện áp dụng qui định này thì không phải lập kế hoạch đấu thầu. Chương II TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÂY DỰNG (SỬA CHỮA) CÁC CÔNG TRÌNH MANG TÍNH CHẤT XÂY DỰNG CƠ BẢN CÓ QUY MÔ DƯỚI 200 TRIỆU ĐỒNG Điều 3. Trình tự, thủ tục xây dựng (sửa chữa) Việc xây dựng (sửa chữa) các công trình mang tính chất xây dựng cơ bản có quy mô dưới 200 triệu đồng được thực hiện theo các trình tự thủ tục sau: 1. Có giá trị dưới 100 triệu đồng, thủ trưởng đơn vị tổ chức thực hiện việc xây dựng (sửa chữa) và chịu trách nhiệm về mức giá do mình chuẩn chi. Việc xây dựng (sửa chữa) phải tuân thủ theo các đơn giá, định mức hiện hành về đầu tư xây dựng và có hóa đơn chứng từ hợp lệ theo qui định của Bộ Tài chính. 2. Có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng: phải có hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán do đơn vị tư vấn có pháp nhân lập và được thủ trưởng đơn vị tổ chức thẩm định và phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán (nếu không đủ năng lực thì thuê đơn vị tư vấn thẩm tra hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán). 3. Nghiêm cấm việc chia nhỏ chi phí xây dựng (sửa chữa) các công trình để đơn giản hóa thủ tục trái với qui định hiện hành. Điều 4. Thủ tục và mức tạm ứng vốn 1. Điều kiện để được tạm ứng, thủ tục gồm: a) Kế hoạch vốn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và phân bổ; b) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công dự toán được phê duyệt; c) Hợp đồng xây dựng (sửa chữa) giữa chủ đầu tư và nhà thầu. 2. Mức tạm ứng tối đa bằng 50% giá trị hợp đồng (ứng một lần) nhưng không vượt kế hoạch vốn hàng năm được duyệt. Điều 5. Thời gian quyết toán 1. Khi công việc xây dựng (sửa chữa) công trình hoàn thành, trong thời gian 15 ngày kể từ ngày ký biên bản nghiệm thu, Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán và chịu trách nhiệm về việc nghiệm thu và báo cáo quyết toán của mình. 2. Thời gian thẩm tra và phê duyệt quyết toán không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo qui định tại Điều 7 Quy định này. Trường hợp có yêu cầu bổ sung tài liệu thì được gia hạn thêm 7 ngày làm việc kể từ ngày đơn vị cung cấp tài liệu đúng yêu cầu. Điều 6. Phân cấp thẩm tra và phê duyệt quyết toán 1. Công trình sử dụng nguồn vốn của ngân sách Tỉnh. a) Có giá trị dưới 100 triệu đồng do thủ trưởng đơn vị duyệt chi theo hóa đơn tài chính và các chứng từ hợp lệ; b) Có giá trị từ 100 đến dưới 200 triệu đồng do Sở Tài chính thẩm tra và phê duyệt quyết toán. 2. Công trình sử dụng nguồn vốn của ngân sách huyện, thị xã, thành phố. a) Có giá trị dưới 100 triệu đồng do thủ trưởng đơn vị duyệt chi theo hóa đơn tài chính và các chứng từ hợp lệ; b) Có giá trị từ 100 đến dưới 200 triệu đồng do Phòng Tài chính Kế hoạch thẩm tra và phê duyệt quyết toán. 3. Công trình sử dụng vốn của ngân sách xã, phường, thị trấn do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức thẩm tra và phê duyệt quyết toán. Điều 7. Hồ sơ quyết toán 1. Công trình có giá trị dưới 100 triệu đồng: Thủ trưởng đơn vị tổ chức thực hiện việc xây dựng (sửa chữa) và chịu trách nhiệm về mức giá do mình chuẩn chi. Việc xây dựng (sửa chữa) phải tuân theo các đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và có hóa đơn chứng từ hợp lệ theo qui định của Bộ Tài chính. 2. Công trình có giá trị từ 100 đến dưới 200 triệu đồng, bao gồm: a) Công văn đề nghị phê duyệt quyết toán do thủ trưởng đơn vị ký (bản chính); b) Hợp đồng tư vấn xây dựng (sửa chữa) giữa chủ đầu tư và đơn vị tư vấn thiết kế (mẫu theo Thông tư số 08/2011/TT BXD ngày 28/06/2011 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn mẫu Hợp đồng một số công việc tư vấn xây dựng); c) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán được duyệt; d) Hợp đồng thi công công trình (mẫu theo Thông tư số 09/2011/TT BXD ngày 28/06/2011 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn mẫu Hợp đồng thi công xây dựng công trình); đ) Biên bản nghiệm thu khối lượng tư vấn xây dựng; e) Biên bản nghiệm thu khối lượng xây dựng (sửa chữa) hoàn thành kèm theo bảng tính giá trị khối lượng thanh toán (mẫu kèm theo Nghị định số 209/NĐ CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng); g) Hoá đơn VAT của đơn vị tư vấn, đơn vị thi công; h) Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công; i) Báo cáo quyết toán công trình xây dựng (sửa chữa) hoàn thành (mẫu theo Thông tư số 19/2011/TT BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính Qui định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước); Trong quá trình thẩm tra báo cáo quyết toán, thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm cung cấp các tài liệu cần thiết có liên quan đến quyết toán công trình xây dựng (sửa chữa) hoàn thành khi được cơ quan thẩm tra quyết toán yêu cầu. Điều 8. Thanh toán vốn xây dựng (sửa chữa) Đơn vị tiến hành thanh toán dứt điểm một lần cho nhà thầu theo giá trị quyết toán được duyệt (sau khi trừ các khoản tạm ứng nếu có). Chương III SỬA CHỮA TRANG THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI Điều 9. Chi phí sửa chữa tài sản dưới 50 triệu đồng Căn cứ vào kế hoạch sửa chữa được cấp có thẩm quyền phân bổ trong dự toán ngân sách, thủ trưởng đơn vị quyết định sửa chữa và chịu trách nhiệm về mức giá do mình chuẩn chi. Việc sửa chữa phải có hóa đơn chứng từ hợp lệ theo qui định của Bộ Tài chính. Điều 10. Chi phí sửa chữa tài sản từ 50 đến dưới 100 triệu đồng 1. Hồ sơ đơn vị gởi cơ quan Tài chính gồm: Công văn đề nghị sửa chữa tài sản, kết luận của cơ quan đăng kiểm (nếu sửa xe ôtô, ghe, tàu, canô), bảng khảo sát giá sửa chữa do đơn vị tự khảo sát. Cơ quan Tài chính ra văn bản phúc đáp tối đa không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ của đơn vị; 2. Để tiến hành sửa chữa, đơn vị lập Hội đồng tư vấn: thành phần Hội đồng tư vấn sửa chữa tài sản gồm: lãnh đạo đơn vị làm Chủ tịch Hội đồng, trưởng phòng hành chính, lãnh đạo bộ phận quản lý (hoặc sử dụng) tài sản, kế toán, tài xế, hoặc tài công (nếu sửa xe ôtô, ghe, tàu, canô). Nếu thấy cần thiết, thủ trưởng đơn vị có thể mời chuyên môn làm tư vấn cho Hội đồng. Hội đồng tư vấn sửa chữa tài sản làm việc mang tính chất kiêm nhiệm, sau khi thực xong việc chào giá cạnh tranh sửa chữa tài sản, Hội đồng tư vấn tự giải thể. Chủ tịch Hội đồng tư vấn sửa chữa tài sản chịu trách nhiệm trước quyết định của mình trong quá trình thực hiện chào giá cạnh tranh. 3. Hội đồng tư vấn giúp thủ trưởng đơn vị tổ chức chào giá cạnh tranh sửa chữa theo trình tự và thủ tục, như sau: a) Thủ trưởng đơn vị gởi thông báo chào giá đến các nhà cung cấp dịch vụ sửa chữa (tối thiểu là 3 nhà cung cấp), yêu cầu nhà cung cấp gởi hồ sơ chào giá đến Hội đồng với các nội dung: danh sách các bộ phận sửa chữa, giá cả, qui cách, chủng loại, chất lượng, nước sản xuất các phụ tùng thay thế, bảo hành, thời gian nhận và xét hồ sơ; b) Đối tượng tham gia chào giá: là các tổ chức, cá nhân có giấy chứng nhận đăng ký dịch vụ sửa chữa tương ứng; có khả năng cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo hành; sử dụng hóa đơn hợp lệ; gởi hồ sơ chào giá đúng thời gian qui định; c) Xét mở túi hồ sơ chào giá: đến ngày mở hồ sơ chào giá, đơn vị mời Hội đồng để tổ chức mở các túi hồ sơ (túi hồ sơ phải còn niêm phong trong phong bì chào giá). Kết quả được chọn là hồ sơ có mức giá thấp nhất và đảm bảo các tính năng kỹ thuật, chất lượng phụ tùng, bảo hành; tiến hành lập biên bản mở hồ sơ chào giá, Chủ tịch Hội đồng công bố bằng văn bản kết quả chọn nhà cung cấp và gởi cho các nhà cung cấp đã tham gia chào giá; d) Ký hợp đồng sửa chữa: đơn vị tổ chức ký hợp đồng sửa chữa theo đúng như hồ sơ đã chào giá và biên bản mở hồ sơ chào giá; khi nghiệm thu đơn vị lập biên bản nghiệm thu; đ) Hồ sơ quyết toán gồm: biên bản mở hồ sơ chào giá; hợp đồng sửa chữa; biên bản nghiệm thu; chứng từ hợp lệ đơn vị gởi đến cơ quan Tài chính; Kho bạc làm cơ sở cấp phát kinh phí và thanh quyết toán. Điều 12. Các chi phí liên quan đến xây dựng (sửa chữa) công trình hạch toán vào giá trị công trình. Các chi phí liên quan đến việc tổ chức chào giá mua sắm, thuê chuyên gia (nếu có) đơn vị sử dụng trong kinh phí được giao hàng năm để chi. Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 13. Cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nước căn cứ vào Qui định này để tổ chức cấp phát và quyết toán theo đúng qui định. Điều 14. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc, các đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Tài chính để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét, giải quyết./.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 06/QĐ UBND Tuyên Quang, ngày 10 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐẦU TƯ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN GIAI ĐOẠN 2011 2020 CỦA TỈNH TUYÊN QUANG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003; Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; Căn cứ Quyết định số 798/QĐ TTg ngày 25/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011 2020; Căn cứ Quyết định số 986/QĐ BXD ngày 17/11/2011 của Bộ trưởng Xây dựng về việc ban hành kế hoạch thực hiện chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011 2020; Căn cứ văn bản số 1177/BXD HTKT ngày 15/7/2011 của Bộ Xây dựng về việc triển khai thực hiện Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011 2020. Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại tờ trình số 18/TTr SXD ngày 09/01/2012 về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011 2020 của tỉnh Tuyên Quang, QUYẾT ĐỊNH Điều 1: Phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011 2020 của tỉnh Tuyên Quang, với nội dung chủ yếu như sau: I. Mục tiêu Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011 2020 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, làm cơ sở huy động và tập trung các nguồn lực tham gia đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải rắn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn, cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Đến năm 2020 cơ bản đạt tiêu chí theo mục tiêu cụ thể tại Quyết định số 798/QĐ TTg ngày 25/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ. II. Nội dung kế hoạch 1. Đánh giá công tác quy hoạch quản lý chất thải rắn, đầu tư xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Tính đến thời điểm hiện nay, trên phạm vi toàn tỉnh chưa lập công tác quy hoạch quản lý chất thải rắn. Việc đầu tư xử lý chất thải rắn đến nay mới có 01 dự án đang được triển khai (Nhà máy xử lý rác thải tỉnh, xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn). Có 01 bãi chôn lấp đến nay đã hết hạn sử dụng (bãi rác Nông Tiến), hiện nay UBND tỉnh đang đầu tư dự án thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường bãi rác. Rác thải y tế đã được đầu tư lò đốt tại bệnh viện Đa khoa Tuyên Quang, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi và một số bệnh viện đa khoa tuyến từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Hình thức xử lý chất thải rắn được áp dụng chủ yếu là chôn lấp tập trung; Việc sử dụng phương pháp chôn lấp có ưu điểm là giá thành xử lý rác rẻ, nhưng đòi hỏi phải tốn nhiều diện tích đất; khả năng thu hồi, tái chế, sử dụng lại nguồn nguyên liệu từ rác thải thấp; tuy nhiên nhược điểm của bãi chôn lấp là không hợp vệ sinh, việc xử lý nước rỉ ra từ rác còn nhiều hạn chế nên tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. 2. Kế hoạch triển khai công tác quy hoạch quản lý chất thải rắn, đầu tư xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Để khắc phục những nhược điểm của phương pháp chôn lấp rác, cần đầu tư xử lý rác thải rắn theo chiều sâu, vừa tăng khả năng tái chế, sử dụng nguồn nguyên liệu từ rác, vừa giảm lượng rác chôn lấp, từ đó tiết kiệm được quỹ đất và hạn chế tác hại đến môi trường. 2.1. Giai đoạn năm 2011 2012 Phê duyệt chủ trương lập quy hoạch quản lý xử lý chất thải rắn trên địa bàn toàn tỉnh; hoàn thành việc lập quy hoạch quản lý xử lý chất thải rắn. Ban hành quy định về quản lý xử lý chất thải rắn và thực hiện quản lý chất thải rắn theo quy định. 2.2. Giai đoạn năm 2012 2015 Tập trung xây dựng Nhà máy xử lý rác của tỉnh tại xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn (phục vụ cho thành phố Tuyên Quang và phía nam huyện Yên Sơn) theo quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. Bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng bãi chôn lấp rác; xác định nhà đầu tư để xây dựng nhà máy xử lý rác với công suất 150 tấn/ngày. Các ngành phối hợp với UBND huyện Sơn Dương hướng dẫn Chủ đầu tư dự án Nhà máy xử lý rác thải rắn phục vụ cho nhà máy giấy An Hòa và rác thải công nghiệp huyện Sơn Dương hoàn thành các thủ tục đầu tư, đủ điều kiện khởi công xây dựng và đưa Nhà máy vào hoạt động trong giai đoạn này. Đầu tư xây dựng 01 nhà máy xử lý rác thải tại huyện Na Hang, góp phần đưa thị trấn Na Hang thành đô thị loại IV trước năm 2015 theo kế hoạch của tỉnh (vốn đầu tư khoảng 50 tỷ đồng). 2.3. Giai đoạn 2016 2019 Đầu tư xây dựng 03 nhà máy xử lý rác thải rắn tại các huyện còn lại: Hàm Yên (phục vụ khu vực phía bắc huyện Yên Sơn và huyện Hàm Yên), Chiêm Hóa, Lâm Bình (tổng vốn đầu tư khoảng 150 tỷ đồng). Điều 2: Tổ chức thực hiện 1. Sở Xây dựng Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố Tuyên Quang trong việc tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm hiệu quả, mục tiêu, tiến độ kế hoạch này. Xây dựng và hướng dẫn ban hành chi phí đầu tư, chi phí xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh. Rà soát, lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền. Xác định nhu cầu và danh mục các dự án đầu tư xây dựng các khu liên hợp, cơ sở xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh gửi UBND tỉnh và Bộ Xây dựng để triển khai thực hiện. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện ở cơ sở. Hàng năm tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Xây dựng tình hình triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn theo quy định. 2. Các sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính Tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh về nguồn vốn kinh phí triển khai thực hiện Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn trên địa bàn giai đoạn 2011 2020. Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi về đầu tư xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Huy động vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác để thực hiện các dự án thuộc Chương trình trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các ngành, các cấp lựa chọn chủ đầu tư; cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án xử lý chất thải rắn thuộc Chương trình. Thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư theo quy định hiện hành. 3. Các sở Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Khoa học và công nghệ Phối hợp với các ngành và chính quyền các cấp trong việc thực hiện kế hoạch này. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện ở cơ sở theo chuyên ngành được phân công phụ trách. Phối hợp các ngành thẩm định dự án đầu tư theo quy định. Phối hợp với UBND các huyện, thành phố Tuyên Quang tổ chức hội thảo, tuyên truyền, thông tin nâng cao ý thức người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường đô thị, toàn dân tham gia công tác quản lý chất thải rắn. 4. Chi nhánh Ngân hàng phát triển Tuyên Quang Có kế hoạch bố trí vốn hàng năm cho các dự án đầu tư xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh vay vốn tín dụng nhà nước theo quy định. 5. UBND các huyện, thành phố Tuyên Quang Phối hợp với các ngành liên quan trong việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch. Chủ động đề xuất địa điểm quy hoạch bãi xử lý và nhà máy xử lý rác, nghiên cứu đề xuất công nghệ xử lý chất thải rắn phù hợp với quy mô và điều kiện thực tế của từng địa phương. Chủ động tìm các nhà đầu tư và các nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này; chịu trách nhiệm về tiến độ thực hiện của các dự án thuộc Chương trình. Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện dự án đầu tư theo quy định hiện hành. Tổ chức tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường đô thị, toàn dân tham gia công tác quản lý chất thải rắn. Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011 2020 của tỉnh Tuyên Quang, yêu cầu các ngành, UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm tham gia phối hợp với Sở Xây dựng thực hiện quản lý, kiểm tra, đánh giá tiến độ, kết quả thực hiện phối hợp giải quyết những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền; báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền trong quá trình thực hiện để UBND tỉnh xem xét và giải quyết. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Khoa học và công nghệ; Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng phát triển Tuyên Quang; Giám đốc Kho bạc nhà nước Tuyên Quang; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành ./. Nơi nhận: Bộ Xây dựng; TT Tỉnh uỷ; TT HĐND tỉnh; (Báo cáo) Bí thư Tỉnh ủy; Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Như Điều 3; (thi hành) CVP, các Phó CVP UBND tỉnh; CV: XD, TNMT, TH, TC, TT, VX; Lưu: VT (Th 40). TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CHỦ TỊCH Chẩu Văn Lâm
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 84/TB BNN VP Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2012 THÔNG BÁO Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA THỨ TRƯỞNG NGUYỄN THỊ XUÂN THU TẠI HỘI NGHỊ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÔM GIỐNG Ngày 09 tháng 12 năm 2011, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận tổ chức hội nghị về công tác quản lý và giải pháp nâng cao chất lượng tôm giống. Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, Chủ tịch Hiệp hội các hội KHKT Bình Thuận đồng chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT; đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục thủy sản/Nuôi trồng thủy sản các tỉnh phát triển sản xuất giống tôm nước lợ; Trung tâm Khuyến nông; Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, III; Trường Đại học Nha Trang, Cần Thơ; các hội và hiệp hội; đại diện các doanh nghiệp sản xuất giống thủy sản. Hội nghị đã nghe báo cáo của Tổng cục Thủy sản và các đơn vị tham dự về hiện trạng công tác quản lý, tình hình sản xuất tôm giống và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tôm giống trong thời gian tới. Kết thúc hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu kết luận như sau: Trong năm 2011, dịch bệnh tôm có nhiều diễn biến phức tạp, xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Một trong những nguyên nhân được xác định là do chất lượng tôm giống không tốt, thả tôm kích cỡ nhỏ và không được kiểm dịch. Để khắc phục những tồn tại trên, cần phải có kế hoạch chủ động về sản xuất và quản lý công tác sản xuất, cung ứng và kinh doanh giống thủy sản để đảm bảo cung cấp đủ về số lượng và đạt chất lượng giống tôm cho các vùng nuôi tôm trong cả nước kịp mùa vụ. Các đơn vị chức năng thực hiện công tác quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương cần nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ sau đây: 1. Tổng cục Thủy sản Khẩn trương trình Bộ phê duyệt Dự án quy hoạch hệ thống nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống đến năm 2020; Thông tư sửa đổi Quyết định số 85/2008/QĐ BNN ngày 06/08/2008 v/v Ban hành quy chế quản lý sản xuất, kinh doanh giống thủy sản; các Tiêu chuẩn Quốc gia về giống tôm sú vào Quý I/2012; xây dựng Tiêu chuẩn Quốc gia về giống tôm chân trắng; Chủ trì, phối hợp với Cục Thú y, các Sở Nông nghiệp & PTNT tăng cường công tác kiểm tra chất lượng giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng tại các địa phương; kiểm soát nguồn gốc tôm bố mẹ, đặc biệt là tôm bố mẹ được nhập khẩu từ Thái Lan; thực hiện truy xuất nguồn gốc tôm; Xây dựng tiêu chuẩn phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh giống theo cấp độ A, B, C. Tổ chức kiểm tra đánh giá phân loại các cơ sơ sản xuất và thông báo kết quả kiểm tra để người dân biết và lựa chọn. Ban hành khung lịch thời vụ thả giống để các cơ sở sản xuất giống có kế hoạch sản xuất cung ứng giống đúng mùa vụ; 2. Cục Thú y Phối hợp với Tổng cục Thủy sản thành lập đoàn kiểm tra truy xuất nguồn gốc tôm chân trắng, tôm sú bố mẹ ở các nước xuất khẩu, thông báo chỉ cho phép các cơ sở có chứng nhận đạt tiêu chuẩn của OIE mới được xuất khẩu vào Việt Nam; Phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu điều chỉnh Thông tư số 06/2010/TT BNNPTNT ngày 02/02/2010 cho phù hợp với thực tế sản xuất và quản lý có hiệu quả con giống thủy sản; Kiểm tra, rà soát lại công tác kiểm dịch, xét nghiệm bệnh tôm, cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y thủy sản ở các địa phương, chấn chỉnh những cơ sở làm chưa tốt, báo cáo Lãnh đạo Bộ trong tháng 1/2012. Tăng cường giám sát chặt chẽ công tác kiểm dịch tại nơi xuất và tái kiểm tra tại nơi thả giống, đảm bảo 100% tôm giống được xét nghiệm trước khi thả nuôi để hạn chế rủi ro do dịch bệnh. Khẩn trương kiểm tra và công nhận các phòng thí nghiệm đạt chuẩn và thông báo rộng rãi để người dân biết mang mẫu đến kiểm nghiệm. Kiểm tra và lựa chọn một số phòng thí nghiệm tham chiếu để thực hiện việc kiểm chứng chất lượng kiểm nghiệm, xét nghiệm của các phòng thí nghiệm. Không cho phép các phòng thí nghiệm chưa đủ chuẩn tham gia xét nghiệm để tránh việc người dân mất tiền mà không kiểm tra đúng chất lượng tôm giống. 3. Các Sở Nông nghiệp và PTNT Rà soát lại tất cả các cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn, kiểm tra điều kiện sản xuất, đặc biệt việc kiểm soát môi trường và xử lý chất thải, đảm bảo an toàn vệ sinh dịch bệnh ở các khu sản xuất giống tập trung; Theo dõi tình hình thời tiết, ban hành lịch mùa vụ thả giống ở địa phương phù hợp với điều kiện cụ thể trên cơ sở khung lịch mùa vụ theo hướng dẫn của Tổng cục Thủy sản; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ lịch thời vụ, lịch ngắt vụ, kích cỡ giống thả theo tiêu chuẩn quy định; Thực hiện kiểm tra điều kiện sản xuất của tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống trên địa bàn; kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm những trường hợp sử dụng thuốc, kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản hoặc thức ăn không đảm bảo chất lượng; chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Sở tiến hành kiểm dịch, xét nghiệm bệnh đối với tôm xuất tại cơ sở sản xuất và tái kiểm tra khi nhập vào tỉnh, đảm bảo 100% tôm giống được kiểm dịch trước khi thả nuôi. Khuyến khích các hội, hiệp hội, hợp tác xã nuôi tôm thương phẩm ký hợp đồng cung ứng giống trực tiếp với các hội, hiệp hội sản xuất tôm giống để tăng trách nhiệm của người sản xuất giống với người nuôi trong việc đảm bảo chất lượng con giống; 4. Các Viện nghiên cứu, Trường Đại học Tiếp tục nghiên cứu và thực hiện hợp tác quốc tế để Việt Nam sớm chủ động được nguồn tôm bố mẹ đạt chất lượng cao, sạch bệnh, kháng bệnh cung cấp cho người nuôi; phối hợp với các cơ quan quản lý mở các lớp tập huấn về công tác xét nghiệm, kiểm nghiệm, quản lý môi trường trong ao nuôi, cảnh báo các nguy cơ rủi ro để góp phần phát triển bền vững nghề nuôi tôm xuất khẩu. Văn phòng Bộ thông báo để các đơn vị triển khai thực hiện./. Nơi nhận: Bộ trưởng (để b/c); TTr. Vũ Văn Tám (để b/c); TTr. Nguyễn Thị Xuân Thu (để b/c); TTr. Diệp Kỉnh Tần (để b/c); Tổng cục Thủy sản; Cục Thú y; Vụ Pháp chế; Hội nghề cá; Sở NN&PTNT các tỉnh ven biển; Viện NCNTTS II, III; Các doanh nghiệp sản xuất tôm giống; Lưu VT, TH. TL. BỘ TRƯỞNG CHÁNH VĂN PHÒNG Nguyễn Minh Nhạn
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 10/TB VPCP Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2012 THÔNG BÁO Ý KIẾN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG HOÀNG TRUNG HẢI TẠI CUỘC HỌP CỦA BAN CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG NHÀ QUỐC HỘI Ngày 03 tháng 01 năm 2012 tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo xây dựng Nhà Quốc hội. Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo các Bộ: Xây dựng, Tài chính, Công an, Kế hoạch và Đầu tư, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Văn phòng Quốc hội, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Văn phòng Chính phủ, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình (mới). Sau khi nghe báo cáo của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình (mới) và ý kiến của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã kết luận như sau: Trong thời gian qua, các cơ quan đã có nhiều cố gắng triển khai nhiệm vụ được phân công, đặc biệt Bộ Xây dựng, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình (mới) đã tích cực phối hợp với các đơn vị chủ động giải quyết được nhiều việc phục vụ thi công các hạng mục của công trình Nhà Quốc hội trong điều kiện thời gian gấp rút, mặt bằng thi công chật hẹp, tuy nhiên tiến độ thực hiện vẫn chậm so với kế hoạch đề ra. Ban Chỉ đạo xây dựng Nhà Quốc hội thống nhất kế hoạch thực hiện Dự án Nhà Quốc hội năm 2012 như đề nghị của Bộ Xây dựng; yêu cầu Bộ Xây dựng tập trung nhân lực, thiết bị, máy móc phục vụ thi công bảo đảm tiến độ của Dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà Quốc hội. 1. Về tổng tiến độ thực hiện: Bộ Xây dựng rà soát, phân tích lại toàn bộ công việc triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà Quốc hội (từ công tác chuẩn bị đầu tư, thi tuyển phương án kiến trúc, công tác khảo cổ học, lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thi công Nhà Quốc hội và các cơ chế đặc thù), trên cơ sở đó lập tổng tiến độ chi tiết thực hiện Dự án Nhà Quốc hội, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 01 năm 2012, làm cơ sở báo cáo Quốc hội tại các kỳ họp trong năm 2012. 2. Về tổng mức đầu tư, kế hoạch đấu thầu: a) Bộ Xây dựng rà soát lại tổng mức đầu tư, tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 6 năm 2012; b) Trong thời gian xem xét tổng mức đầu tư điều chỉnh của Dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà Quốc hội, giao Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt điều chỉnh giá gói thầu theo quy định; c) Văn phòng Quốc hội hoàn thành kế hoạch đấu thầu các phần công việc “Trưng bày cho phòng truyền thống Quốc hội” và “Lưu trữ phim tư liệu” để Bộ Xây dựng tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong tháng 01 năm 2012; d) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoàn thành thiết kế, kế hoạch đấu thầu các hạng mục tranh, tượng trang trí công trình Nhà Quốc hội để Bộ Xây dựng tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong tháng 01 năm 2012; đ) Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định Dự án Khai quật khảo cổ học và xử lý di dời di tích, di vật khu vực xây dựng đường hầm và bãi xe ngầm của công trình Nhà Quốc hội và thẩm định Kế hoạch đấu thầu Dự án Khai quật khảo cổ học và xử lý di dời di tích, di vật khu vực xây dựng đường hầm và bãi xe ngầm của công trình Nhà Quốc hội của Viện Khoa học xã hội Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 01 năm 2012. 3. Về kiến trúc, quy hoạch: a) Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng mặt bằng Khu di tích 18 Hoàng Diệu trong tháng 01 năm 2012; b) Bộ Xây dựng chỉ đạo Tư vấn thiết kế hoàn thiện thiết kế mặt đứng công trình Nhà Quốc hội (cột cờ trên nóc Nhà Quốc hội, sảnh tiếp đón phía Nam, cột cờ tại đường Bắc Sơn). Đối với những nội dung quan trọng như thiết kế nội thất công trình Nhà Quốc hội, Bộ Xây dựng xin ý kiến lãnh đạo Quốc hội trước khi thực hiện; c) Viện Khoa học xã hội Việt Nam hoàn thiện phương án thiết trưng bày di tích, di vật khảo cổ học trong khu vực tầng hầm của Nhà Quốc hội, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 01 năm 2012. 4. Về mặt bằng phục vụ thi công: a) Bộ Ngoại giao hoàn thành việc lập, phê duyệt phương án di dời các hạng mục công trình, nơi đỗ xe làm cơ sở để di dời, bàn giao mặt bằng cho Viện Khảo cổ học để triển khai công tác khai quật khảo cổ khu vực xây dựng đường hầm theo tiến độ thực hiện Dự án Nhà Quốc hội; b) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp Bộ Xây dựng để bố trí mặt bằng (sân cột cờ, đường Hoàng Văn Thụ…) tập kết vật tư, vật liệu, thiết bị thi công công trình Nhà Quốc hội. 5. Một số đề nghị khác: a) Đồng ý Bộ Xây dựng phê duyệt điều chỉnh thời gian lựa chọn nhà thầu, thời gian thực hiện hợp đồng các gói thầu còn lại theo tiến độ dự kiến thực hiện Dự án Nhà Quốc hội; b) Đối với các gói thầu chỉ định thầu, đồng ý Bộ Xây dựng ký trước hợp đồng với nhà thầu để triển khai ngay trong quá trình thực hiện các thủ tục chỉ định thầu khi có quyết định chỉ định thầu, giá trị hợp đồng tạm tính theo dự toán được phê duyệt và cho phép Bộ Xây dựng được quyết định tạm ứng trước một phần vốn cho nhà thầu thi công thuộc các gói thầu thuộc Dự án đầu tư xây dựng Nhà Quốc hội; c) Đồng ý Bộ Xây dựng quyết định việc nhà thầu trong nước được thuê nhà thầu phụ nước ngoài tham gia thi công một phần hoàn thiện nội thất công trình Nhà Quốc hội; d) Đồng ý Bộ Xây dựng bổ sung chi phí ăn giữa ca cho cán bộ, công nhân thi công các gói thầu chỉ định thầu Dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà Quốc hội; chi phí ăn giữa ca được tính vào chi phí nhân công; đ) Đồng ý Bộ Xây dựng thực hiện làm mẫu một số phần việc gồm: kính, đá, rèm, bàn ghế các phòng, một số phòng mẫu quan trọng để xem xét, phê duyệt làm cơ sở lựa chọn nhà thầu và thực hiện. Kinh phí làm mẫu được tính trong kinh phí thực hiện Dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà Quốc hội. Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, ngành, địa phương liên quan biết, thực hiện./. Nơi nhận: Thủ tướng Chính phủ, PTT Hoàng Trung Hải; Các Bộ: Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công an, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Văn phòng Quốc hội; Bộ Ngoại giao; UBND thành phố Hà Nội; Viện Khoa học Xã hội Việt Nam; BQL Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; BQL DA ĐTXD Nhà QH và HT Ba Đình (mới); VPCP: BTCN, các PCN; các Vụ: KGVX, KTTH, TH, Cổng TTĐT; Lưu: VT, KTN (3). KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM Văn Trọng Lý
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 51/QĐ BHXH Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH “KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2011 2015” TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM Căn cứ Nghị định số 94/2008/NĐ CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Căn cứ Quyết định số 1374/QĐ TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 2015; Xét đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức cán bộ, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của ngành Bảo hiểm xã hội giai đoạn 2011 2015”. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Trưởng Ban Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc, Hiệu trưởng Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội và Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: Như Điều 2; Các PTGĐ; Bộ Nội vụ (để b/c); Lưu: VT, TCCB. TỔNG GIÁM ĐỐC Lê Bạch Hồng KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2011 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 51/QĐ BHXH ngày 10 tháng 01 năm 2012) I. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO Công chức, viên chức đang công tác tại các đơn vị thuộc cơ quan BHXH Việt Nam và Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. II. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 1. Mục tiêu chung Nâng cao năng lực và chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngành trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT của Đảng và Nhà nước. 2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015 a) Đạt 100% công chức được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng các tiêu chuẩn chức danh theo quy định. b) Đạt 95% công chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định. c) Đạt 70% đến 80% công chức được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ theo chương trình đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm. d) Hàng năm đưa khoảng 100 lượt công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng ở các nước phát triển và đang phát triển theo chương trình đào tạo của Ngành và từ ngân sách Nhà nước. e) Tỷ lệ viên chức đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kỹ năng nghề nghiệp được thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. III. NỘI DUNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG 1. Đào tạo bồi dưỡng trong nước a) Lý luận chính trị: Trang bị trình độ lý luận chính trị theo tiêu chuẩn quy định cho các chức danh lãnh đạo, quản lý và các ngạch công chức, viên chức; Tổ chức phổ biến các văn kiện, nghị quyết của Đảng; thường xuyên bồi dưỡng cập nhật, nâng cao trình độ lý luận cho đảng viên, công chức, viên chức theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền. b) Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ: Trang bị kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo chương trình quy định cho công chức, viên chức các ngạch và theo chức vụ lãnh đạo, quản lý; Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý chuyên môn nghiệp vụ và vị trí việc làm theo chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm; Bồi dưỡng văn hóa công sở. c) Kiến thức hội nhập. d) Tin học, ngoại ngữ chuyên ngành. e) Đào tạo trình độ sau đại học đối với công chức, viên chức trên cơ sở quy hoạch cán bộ. 2. Bồi dưỡng ở nước ngoài a) Quản lý nhà nước về BHXH, BHYT; mô hình và kinh nghiệm quản lý, tổ chức thực hiện các chính sách BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp; đầu tư tài chính. b) Xây dựng hệ thống tổ chức và phát triển nguồn nhân lực. c) Hành chính công, dịch vụ công. IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Nâng cao nhận thức của lãnh đạo các đơn vị về chức năng, vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của đơn vị mình a) Thông qua các hội nghị sơ kết, tổng kết, các hội thảo chuyên đề để nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo các cấp về nhiệm vụ của công tác đào tạo, bồi dưỡng là trang bị kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, phương pháp làm việc, kinh nghiệm điều hành, xử lý công việc. Nâng cao nhận thức cho công chức, viên chức về trách nhiệm học và tự học để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và khả năng hội nhập quốc tế của Ngành. b) Chú trọng quan tâm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể hàng năm của Ngành, của đơn vị để đạt được mục tiêu chung đề ra. 2. Hoàn thiện các quy định về công tác đào tạo, bồi dưỡng của Ngành a) Xây dựng và hoàn thiện quy chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng của Ngành. b) Gắn chế độ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch với bồi dưỡng theo vị trí việc làm phù hợp với tình hình thực tiễn của Ngành và yêu cầu phát triển công tác đào tạo, bồi dưỡng của Ngành trong 5 năm tới. c) Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định các vấn đề liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng của đơn vị, đa dạng hóa mô hình đào tạo, bồi dưỡng nhưng phải đảm bảo mục tiêu chung của Ngành. d) Xây dựng và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ và đảm bảo tất cả công chức, viên chức được tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu. 3. Đổi mới căn bản nội dung, chương trình, tài liệu, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức a) Biên soạn mới các chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn các ngạch công chức, viên chức bảo đảm không trùng lặp, có kết cấu hợp lý giữa lý thuyết và thực tiễn; kiến thức tiêu chuẩn ngạch với kỹ năng theo vị trí việc làm. b) Tổ chức biên soạn các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh lãnh đạo, quản lý phù hợp với từng vị trí chức danh và các yêu cầu đặc thù của ngành BHXH; bảo đảm sự gắn kết giữa lý luận và thực tiễn. 4. Củng cố và tăng cường chất lượng hoạt động của Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH a) Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập của Trường nhằm đáp ứng quy mô và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Ngành. b) Xây dựng đội ngũ giảng viên với cơ cấu hợp lý, có trình độ lý luận và kiến thức thực tiễn. Tranh thủ huy động đội ngũ chuyên gia, giảng viên kiêm chức. 5. Bố trí các nguồn tài chính cho công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Căn cứ đối tượng và nội dung chương trình đào tạo công chức, viên chức hàng năm cân đối đủ kinh phí để thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch; tăng cường kinh phí cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ở nước ngoài. 6. Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng a) Tăng cường hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. b) Thu hút các nguồn tài trợ cho đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Ngành. c) Chủ động đề xuất tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách Nhà nước. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1. Ban Tổ chức cán bộ a) Tham mưu xây dựng kế hoạch hàng năm về đào tạo, bồi dưỡng của Ngành trình Tổng Giám đốc phê duyệt. b) Thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch hàng năm của các đơn vị; tổng hợp, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện. c) Tổ chức biên soạn tài liệu theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý. d) Xây dựng các cơ chế khuyến khích công chức, viên chức học tập, nâng cao trình độ và các chính sách để hỗ trợ công chức, viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng trình Tổng Giám đốc phê duyệt. 2. Ban Kế hoạch Tài chính a) Phân bổ kế hoạch kinh phí, xây dựng định mức chỉ tiêu hàng năm dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Ngành trên cơ sở kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được phê duyệt; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chỉ tiêu, kinh phí. b) Bố trí kinh phí đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học cho Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH theo từng giai đoạn, nhằm đáp ứng quy mô và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức. 3. Trường Đào tạo nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội a) Thường xuyên bám sát nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các đơn vị để cập nhật các kiến thức mới, cải tiến nội dung chương trình, phương pháp đào tạo và biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp với thực tiễn; phối hợp với Ban Tổ chức cán bộ biên soạn chương trình quản lý nhà nước dành cho các ngạch công chức, viên chức của Ngành. b) Rà soát, tăng cường chất lượng đội ngũ giảng viên, thường xuyên quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ và nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên. Tranh thủ huy động đội ngũ chuyên gia, giảng viên kiêm chức có trình độ học vấn cao và nhiều kinh nghiệm thực tế. c) Phối hợp với Ban Tổ chức cán bộ để xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của Ngành. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định. d) Mở rộng hợp tác quốc tế trong đào tạo cán bộ, công chức, đặc biệt là ngoại ngữ. 4. Các đơn vị trực thuộc Phối hợp tham gia xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, giảng dạy và biên soạn chương trình, giáo trình bồi dưỡng nghiệp vụ. 5. Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương a) Căn cứ các chỉ tiêu của Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức Ngành Bảo hiểm xã hội giai đoạn 2011 2015 và thực trạng chất lượng, trình độ đội ngũ công chức, viên chức của đơn vị để xây dựng Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng giai đoạn 2011 2015 của đơn vị mình gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Ban Tổ chức cán bộ) trước ngày 20/01/2012 để tổng hợp theo dõi việc triển khai. Kế hoạch phải nêu rõ các chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng cần đạt đến năm 2015. b) Trên cơ sở Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức giai đoạn 2011 2015 của đơn vị, hàng năm Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể của năm gửi Ban Tổ chức cán bộ để tổng hợp theo dõi và gửi Ban Kế hoạch tài chính để làm cơ sở giao kế hoạch cấp kinh phí./.
BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 62/QĐ BTC Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CẤU TRÚC CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Đề án tái cấu trúc các công ty chứng khoán (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây: 1. Mục đích tái cấu trúc các công ty chứng khoán 1.1 Nâng cao chất lượng hoạt động, năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp và khả năng kiểm soát rủi ro của các công ty chứng khoán. Trên cơ sở đó, từng bước thu hẹp số lượng các công ty chứng khoán. 1.2 Tăng cường khả năng, hiệu quả quản lý, giám sát đối với hoạt động công ty chứng khoán. 1.3 Mở cửa thị trường dịch vụ tài chính theo lộ trình hội nhập đã cam kết. 2. Nguyên tắc, quan điểm cấu trúc lại các công ty chứng khoán 2.1 Việc tái cấu trúc các công ty chứng khoán được thực hiện theo lộ trình, có bước đi thận trọng, chắc chắn, không làm xáo trộn hoạt động của thị trường chứng khoán cũng như các hoạt động kinh tế xã hội của đất nước, đảm bảo lợi ích hợp pháp khách hàng. 2.2 Công ty chứng khoán thực hiện tái cơ cấu trên cơ sở quy định của pháp luật, lộ trình của Đề án tái cấu trúc và theo sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý Nhà Nước. 2.3 Xử lý tốt mối quan hệ giữa các công ty chứng khoán, ngân hàng và tổ chức bảo hiểm đảm bảo quản trị rủi ro, đồng thời sử dụng các nghiệp vụ thị trường để tái cơ cấu thông qua cơ chế góp vốn minh bạch. 3. Nội dung Phương án tái cấu trúc 3.1 Tiêu chí và phân loại các công ty chứng khoán Trên cơ sở Thông tư 226/2010/TT BTC ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng các chỉ tiêu an toàn tài chính (sau đây gọi tắt là Thông tư 226/2010/TT BTC) và các văn bản hướng dẫn về chứng khoán và thị trường chứng khoán cũng như kết quả kinh doanh đã kiểm toán của các công ty chứng khoán, tiến hành rà soát phân nhóm các công ty chứng khoán theo mức độ rủi ro giảm dần dựa trên 02 chỉ tiêu sau: Vốn khả dụng/tổng rủi ro (bao gồm rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán, và rủi ro hoạt động) và tỷ lệ lỗ lũy kế/vốn điều lệ. Cụ thể: Nhóm 1 nhóm bình thường: Nhóm này bao gồm các công ty chứng khoán có tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro trên 150% và có lãi hoặc lỗ lũy kế dưới 30% vốn điều lệ. Nhóm 2 nhóm kiểm soát: Nhóm này bao gồm các công ty chứng khoán có tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro dưới 150% tới trên 120% và có lỗ lũy kế từ 30% đến 50% vốn điều lệ. Nhóm 3 nhóm kiểm soát đặc biệt: Nhóm này bao gồm các công ty chứng khoán có tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro dưới 120% và có lỗ lũy kế từ trên 50% vốn điều lệ. 3.2 Biện pháp tái cấu trúc a. Các biện pháp xử lý trước mắt (từ nay đến 1/4/2012) Đối với những công ty chứng khoán có tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro không đảm bảo quy định của Thông tư 226/2010/TT BTC , Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp sau: Yêu cầu các công ty chứng khoán này thực hiện chế độ báo cáo hàng tuần (đối với những công ty chứng khoán có tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro dưới 150%), hàng ngày (đối với những công ty chứng khoán có tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro dưới 120%); Cử đoàn kiểm tra đến nắm tình hình hoạt động của công ty, nếu phát hiện công ty chứng khoán chưa thực hiện tách biệt tài sản của nhà đầu tư thì yêu cầu công ty chứng khoán thực hiện trong thời hạn tối đa 02 tháng; đề nghị Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên) xem xét, trình Đại hội đồng cổ đông (Chủ sở hữu) xem xét phương án tăng vốn điều lệ; Chỉ đạo 02 Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam kiểm soát chặt chẽ vấn đề thanh toán giao dịch của công ty; Trường hợp liên tục vi phạm thiếu tiền thanh toán, lạm dụng tiền gửi của khách hàng, xem xét rút phép nghiệp vụ môi giới chứng khoán theo quy định pháp luật. b. Các biện pháp áp dụng theo nhóm từ sau ngày 01/4/2012 Đối với nhóm 1 nhóm bình thường: Tiếp tục rà soát và giám sát tình hình tài chính của nhóm này để có giải pháp kịp thời nếu thị trường tiếp tục khó khăn. Đối với nhóm 2 nhóm kiểm soát: áp dụng các nhóm giải pháp hành chính và kinh tế theo quy định của Thông tư 226/2010/TT BTC . Đối với nhóm 3 nhóm kiểm soát đặc biệt: áp dụng các nhóm giải pháp hành chính và kinh tế theo quy định của Thông tư 226/2010/TT BTC . c. Biện pháp triển khai từ sau năm 2012 Tăng cường năng lực quản trị và hoạt động của các công ty chứng khoán dựa trên ba trụ cột chính: Quy định về mức độ đủ vốn; Quy định về hướng dẫn thông lệ khuôn khổ quản lý rủi ro cho các công ty chứng khoán; Đánh giá, xếp hạng các tổ chức kinh doanh chứng khoán theo thông lệ quốc tế từ đó phân loại và giám sát các tổ chức này. 4. Tổ chức thực hiện a. Hoàn thiện các văn bản pháp lý Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trình Bộ ban hành Thông tư hướng dẫn về tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán (thay thế Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/QĐ BTC ngày 24/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). Trong đó, điều chỉnh và bổ sung một số nội dung mới về công tác quản trị công ty, quản lý an toàn tài chính, hướng dẫn về sáp nhập, hợp nhất công ty chứng khoán. Vụ Tài chính Ngân hàng nghiên cứu trình Bộ ban hành Thông tư hướng dẫn về quản lý tài chính công ty chứng khoán (thay thế Thông tư 11/2000/TT BTC ngày 01/02/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với công ty chứng khoán cổ phần và trách nhiệm hữu hạn). Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trình Bộ phê duyệt để ban hành quy định về hệ thống quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro đối với hoạt động của công ty chứng khoán, trong đó tập trung vào rủi ro thị trường và rủi ro thanh toán. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trình Bộ phê duyệt để ban hành trong năm 2012 quy định đánh giá, xếp hạng các tổ chức kinh doanh chứng khoán theo thông lệ quốc tế từ đó phân loại và giám sát các tổ chức này. b. Lộ trình thực hiện và chế độ báo cáo STT Nội dung 1 Báo cáo Bộ về Đề án và phê duyệt Đề án Quý I/2012 2 Triển khai thực hiện giai đoạn 1 áp dụng theo Thông tư 226/2010/TT BTC. Tập trung chủ yếu vào việc xử lý các công ty chứng khoán yếu kém thuộc nhóm 3 Năm 2012 3 Báo cáo Bộ kết quả thực hiện giai đoạn 1 Quý I/ 2013 4 Triển khai thực hiện giai đoạn 2 áp dụng theo Thông tư 226/2010/TT BTC và đánh giá, xếp hạng công ty chứng khoán theo thông lệ quốc tế; củng cố và tăng cường năng lực cho các công ty đã đáp ứng được tiêu chí đề ra. Quý II/2013 2015 Định kỳ hàng quý, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện việc báo cáo Bộ Tài chính về tình hình tái cấu trúc các công ty chứng khoán. Điều 2: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện Đề án. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: Như Điều 2; Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); Vụ Pháp chế; Vụ Tài chính Ngân hàng; Lưu: VT, UBCK. BỘ TRƯỞNG Vương Đình Huệ
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 01/2012/CT UBND Quảng Nam, ngày 10 tháng 01 năm 2012 CHỈ THỊ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc ngăn ngừa bảo vệ nguồn nước và giảm thiểu ô nhiễm chất lượng nguồn nước bằng nhiều giải pháp khác nhau vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài. Tuy nhiên, việc xả các chất thải, nước thải chưa qua xử lý, hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vào nguồn nước còn nhiều; hoạt động, khai thác khoáng sản trái phép diễn ra phổ biến ở nhiều nơi nhất là ở thượng nguồn các lưu vực sông gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước; việc khai thác và phá rừng bừa bãi làm hạn chế, mất khả năng giữ nước; bên cạnh đó, thời tiết diễn biến hết sức bất thường do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, tình hình thiên tai diễn ra với cường độ và tần suất ngày càng cao, bất thường và khó kiểm soát đã và đang tác động mạnh mẽ đến sự ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân trên lưu vực; nhiều lúc, nhiều nơi không đáp ứng được nhu cầu nước phục vụ đời sống, sản xuất của nhân dân. Từ những nguyên nhân trên, nhằm cải thiện chất lượng nguồn nước lưu vực các sông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, đáp ứng nguồn cấp nước sạch cho hoạt động kinh tế xã hội của tỉnh, UBND tỉnh giao nhiệm vụ: 1. Sở Tài nguyên và Môi trường Xây dựng đề án điều tra cơ bản môi trường, tài nguyên nước lưu vực các sông trên địa bàn tỉnh; xây dựng và duy trì hệ thống giám sát tài nguyên nước, giám sát việc khai thác, sử dụng và xả nước thải vào lưu vực sông; Điều tra, thống kê và phân loại các nguồn thải, xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường trên lưu vực sông; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân xả chất thải, nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý không đạt quy chuẩn về môi trường vào lưu vực sông. Không giải quyết thủ tục cấp giấy phép xả nước thải đối với các tổ chức, cá nhân chưa có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hoạt động khai thác khoáng sản của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ở các lưu vực sông; Tập trung thực hiện các chương trình, dự án thu hút đầu tư vào lưu vực sông, chú trọng hợp tác và phát triển, thu hút đầu tư, hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế; Tuyên truyền phổ biến những quy định của pháp luật về tài nguyên nước và xả nước thải vào tài nguyên nước lưu vực sông cho các tổ chức kinh tế và cộng đồng dân cư; tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ cấp huyện, xã nhằm thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên nước lưu vực sông. 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước sông cho việc nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, cấp nước sinh hoạt cho nông thôn; Chỉ đạo các đơn vị quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, công trình cấp nước sạch nông thôn lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt đúng theo quy định của pháp luật; Tổng hợp kết quả tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phục vụ nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, sinh hoạt nông thôn và nhu cầu sử dụng nước trong kỳ tiếp theo gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường định kỳ vào tháng 12 hàng năm để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh; Đề xuất và thực hiện các biện pháp công trình, phi công trình để giảm thiểu tác hại, khắc phục hậu quả do nước gây ra, bảo vệ các khu vực có nguy cơ bị lũ, lụt, hạn hán, bảo đảm các tiêu chuẩn phòng, chống lũ, lụt, hạn hán đối với từng lưu vực sông; Kiểm soát chặt chẽ việc khai thác rừng đầu nguồn, phối hợp với các ngành, các địa phương trong việc quản lý, bảo vệ phát triển rừng; khôi phục rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn đã bị suy thoái. 3. Sở Xây dựng Khi lập và thẩm định các quy hoạch ngành phải có quy hoạch vùng đệm bảo hộ các hồ thủy lợi, thủy điện và nguồn nước sinh hoạt, phải tuân thủ phân định vùng xả thải vào tài nguyên nước lưu vực sông; Khi thẩm định hồ sơ cấp giấy phép xây dựng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động xả nước thải lưu lượng vượt 10 m3/ngày.đêm vào lưu vực sông thì hồ sơ phải có hạng mục công trình xử lý nước thải; Đối với các công trình có sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông phải có giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt theo quy định của Luật Tài nguyên nước mới thẩm định cấp phép. 4. Các Sở, ban, ngành liên quan: Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch phân bổ kinh phí cho công tác điều tra, công tác quy hoạch, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông từ nguồn ngân sách và các nguồn vốn pháp khác; tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí theo đề xuất của các huyện, thành phố để thực hiện các dự án xử lý cải tạo những đoạn sông bị ô nhiễm nặng, nạo vét, khơi dòng những đoạn sông bị bồi lấp; Sở Kế hoạch và Đầu tư: trong quá trình thẩm định các dự án, đề án cần chú ý đến nội dung về khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào lưu vực sông; Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và UBND huyện, thành phố xây dựng kế hoạch khoa học và công nghệ trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện chuyển giao ứng dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài, dự án liên quan đến lưu vực sông vào sản xuất và đời sống; Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, quy hoạch mạng lưới giao thông đường thủy nội địa và xây dựng các công trình giao thông đường thủy nội địa theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường thủy nội địa; việc neo đậu buôn bán trái phép của các phương tiện vận tải trên sông; Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước phục vụ thủy điện, sản xuất công nghiệp; tổng hợp kết quả tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước nêu trên gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường định kỳ vào tháng 12 hằng năm để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh; Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Quảng Nam phối hợp với các Sở, ban, ngành chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở hoạt động trong khu công nghiệp do mình quản lý có hoạt động sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào các lưu vực sông, thường xuyên kiểm tra việc vận hành và chất lượng nước thải đầu ra của nhà máy xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp. 5. Công an tỉnh: Chỉ đạo Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường tăng cường phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Quảng Nam và UBND các huyện, thành phố kiểm tra, giám sát, tình hình chấp hành Luật Tài nguyên nước của các tổ chức, cá nhân; kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác, sử dụng và xả nước thải gây ảnh hưởng xấu đến tài nguyên nước lưu vực sông. 6. UBND huyện, thành phố Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước của tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch điều tra, đánh giá, khai thác, sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông do địa phương quản lý; Xử lý cải tạo những đoạn sông bị ô nhiễm nặng, nạo vét, khơi dòng những đoạn sông quan trọng, kè bờ những đoạn sông xung yếu cần thiết; xây dựng các công trình, trạm xử lý nước thải tập trung tại các đô thị, khu dân cư trên địa bàn quản lý; Tổ chức tuyên truyền phổ biến những quy định của pháp luật về bảo vệ, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước lưu vực sông cho cán bộ và cộng đồng.; Tổ chức kiểm tra, rà soát các tổ chức cá nhân có hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào lưu vực sông, đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tại các cụm công nghiệp. Phân loại các đơn vị hoạt động có giấy phép, không giấy phép, sai giấy phép và xử lý theo thẩm quyền và tổng hợp báo cáo, đề xuất biện pháp quản lý hiệu quả lưu vực sông gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường vào tháng 12 hàng năm để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. 7. Các tổ chức và cá nhân tham gia khai thác, sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông Khai thác, sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông thuộc trường hợp phải có giấy phép thì phải lập hồ sơ để được thẩm định cấp giấy phép trước khi khai thác, sử dụng; đồng thời phải chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về tài nguyên nước, sử dụng nước đúng mục đích, tiết kiệm, an toàn và có hiệu quả; Đối với hoạt động xả nước thải vào lưu vực sông thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nghiêm cấm xả thải vào lưu vực sông các chất thải độc hại, nước thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn cho phép theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố; các tổ chức và cá nhân tham gia khai thác, sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thực hiện nghiêm túc chỉ thị này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Ngọc Quang
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 108/QĐ UBND Thanh Hóa, ngày 10 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2015 ĐẠT MỤC TIÊU ĐÔ THỊ HÓA 25% CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND các cấp ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị 2009; Căn cứ Quyết định số 445/QĐ TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050; Căn cứ Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh hóa, các huyện thị, Thành phố, các khu công nghiệp đến năm 2010 và 2020 đã được phê duyệt; Căn cứ Quyết định số 3023/2006/QĐ UBND ngày 24/10/2006 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa; Căn cứ Quyết định số 3643/QĐ UBND ngày 15/10/2009, của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt chương trình nâng cấp, phát triển đô thị; Căn cứ Quyết định số 1815/QĐ UBND ngày 09/5/2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc Phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán lập Đề án xây dựng phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 đạt mục tiêu đô thị hóa 25%; Xét Tờ trình số 2730/SXD PTĐT ngày 20/10/2011 và Văn bản số 3307/SXD PTĐT ngày 14/12/2011 của Sở Xây dựng về việc báo cáo cáo xin phê duyệt đề án xây dựng phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 đạt mục tiêu đô thị hóa 25%, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Đề án xây dựng phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 đạt mục tiêu đô thị hóa 25%, với các nội dung chủ yếu như sau: 1. Định hướng phát triển hệ thống đô thị của tỉnh Thanh Hóa đến 2015 1.1. Phương án phát triển hệ thống đô thị của tỉnh Thanh Hóa đến 2015: Kết hợp giữa việc đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng đô thị, với việc tập trung mở rộng địa giới một số đô thị trọng yếu như Thanh Hóa, Sầm Sơn, Bỉm Sơn và nhanh chóng thành lập các đô thị mới. Tổng dân số đô thị gia tăng theo hướng này có thể đạt tới 300 350 nghìn dân. Dự báo quy mô và số lượng các loại đô thị như sau: Đô thị loại I: Thành phố Thanh Hóa và khu vực mở rộng: Hiện tại: 208.055 người, dự báo 2015: 330.000 người Đô thị loại II, III: Đô thị Nghi Sơn Tĩnh Gia: Quy mô dân số hiện tại: thị trấn Tĩnh Gia: 4.725 người, dự kiến mở rộng KKT Nghi Sơn đến thị trấn Tĩnh Gia để thành lập thị xã, dự báo 2015: 120.000 người; Thị xã Bỉm Sơn: Quy mô dân số hiện tại: 53.459 người, dự báo 2015: 100.000 người; Thị xã Sầm Sơn hiện tại: 53.652 người, dự báo 2015: 100.000 người Đô thị loại IV: Đô thị Ngọc Lặc: Quy mô dân số: Hiện tại: 6.571 người, dự báo 2015: 30.000 người; Đô thị Lam Sơn Sao Vàng: Quy mô dân số: Hiện tại: 15.443 người, dự báo 2015: 22.000 người. Trong đó: Lam Sơn: 12.000 người; Sao Vàng: 10.000 người. Nhóm đô thị loại V: Quy mô dân số tính toán 2015: 3.000 5.000 người/đô thị. + Các đô thị loại V thị trấn huyện lỵ, công nghiệp, dịch vụ: 104.100 người. + 17 đô thị thành lập mới, loại V thị trấn công nghiệp, dịch vụ: 85.500 người. Tổng cộng dân số đô thị đến năm 2015: 908.100 người/3.696.000 dân số toàn tỉnh. Tỷ lệ đô thị hóa đến 2015 đạt: 25%. 1.2. Mở rộng địa giới hành chính, nâng cấp các đô thị hiện có: 1.2.1. Thành phố Thanh Hóa: Mở rộng địa giới hành chính sang 19 xã, thị trấn (bao gồm: Hoằng Lý, Hoằng Long, Hoằng Quang, Hoằng Anh, Hoằng Đại và thị trấn Tào Xuyên thuộc huyện Hoằng Hóa; Đông Lĩnh, Đông Tân, Đông Hưng, Đông Vinh và thị trấn Nhồi thuộc huyện Đông Sơn; Thiệu Dương, Thiệu Khánh, Thiệu Vân thuộc huyện Thiệu Hóa; Quảng Thịnh, Quảng Đông, Quảng Phú, Quảng Tâm, Quảng Cát thuộc huyện Quảng Xương). Đưa khoảng 119.800 người (kể cả thị trấn Nhồi và Tào Xuyên) vào dân số đô thị của thành phố; Đến năm 2015 dân số thành phố đạt khoảng 330.000 dân. Tổ chức thực hiện tốt đề án nâng cấp thành phố Thanh Hóa thành đô thị loại I; 1.2.2. Thị xã Sầm Sơn: Mở rộng địa giới hành chính sang 6 xã (gồm: Quảng Thọ, Quảng Châu, Quảng Vinh, Quảng Minh, Quảng Hùng và Quảng Đại thuộc huyện Quảng Xương. Đưa khoảng 40.450 người vào dân số Đô thị của thị xã. Đến năm 2015 dân số thị xã đạt khoảng 100.000 dân. Tổ chức thực hiện tốt đề án nâng cấp thị xã sầm Sơn thành đô thị loại III. 1.2.3. Thị xã Bỉm Sơn: Đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, thu hút khoảng 12 15 000 lao động vào đô thị. Đạt đô thị loại III trước năm 2015, quy mô dân số khoảng 100 000 dân vào năm 2015; 1.2.4. Khu kinh tế Nghi Sơn thị trấn Còng, huyện Tĩnh Gia: Giai đoạn đầu, lập quy hoạch và lập đề án hình thành mới các thị trấn: Hải Bình, Nghi Sơn, Hải Thanh, Hải Ninh thành đô thị loại V; nâng cấp và mở rộng thị trấn Còng sang xã Nguyên Bình, Bình Minh, Hải Hòa, Hải Nhân. Trên cơ sở hình thành và phát triển các thị trấn trên (theo Quy hoạch xây dựng vùng Nam Thanh Bắc Nghệ và Quy hoạch xây dựng vùng huyện Tĩnh Gia) đến hoặc sau 2015, lập đề án thành lập thị xã hoặc thành phố đô thị loại III trực thuộc tỉnh, quy mô dân số khoảng 120.000 người. 1.2.5. Đô thị trung tâm miền Tây Thanh Hóa thị trấn Ngọc Lặc: Giai đoạn đầu, điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính thị trấn Ngọc Lặc sang các xã: Quang Trung, Ngọc Liên, Ngọc Sơn và một phần xã Ngọc Khê và Thúy Sơn hình thành đô thị mới trung tâm vùng miền núi Tây Thanh Hóa. Đưa khoảng 20.000 dân vào dân số đô thị. Dân số đô thị là khoảng 30.000 người. Nâng cấp thị trấn huyện lỵ Ngọc Lặc từ đô thị loại V lên đô thị loại IV. 1.2.6. Đô thị công nghiệp Lam Sơn Sao Vàng: điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng sang các xã: Xuân Thắng, Thọ Xương, Xuân Bái, Thọ Lâm để kết nối Lam Sơn với Sao Vàng. Dân số hiện tại 39.000.000 người. Đến 2015, lập đề án nâng cấp thành thị xã công nghiệp đô thị loại III, quy mô dân số khoảng 50.000.000 người. 1.2.7. Điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính 11 thị trấn huyện lỵ: Lang Chánh, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Nga Sơn, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Yên Định, Hậu Lộc, Thạch Thành, Nông Cống, Thiệu Hóa. Trong đó, các huyện lỵ: Lang Chánh, Thọ Xuân, Thạch Thành, Hà Trung đã được phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đến 2025; các thị trấn: Thiệu Hóa, Yên Định, Hậu Lộc, Vĩnh Lộc đang triển khai quy hoạch chung xây dựng theo nhiệm vụ quy hoạch đã được phê duyệt; riêng thị trấn Nông Cống đang lập nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng. Các thị trấn đã có quy hoạch được phê duyệt phải triển khai ngay đề án nâng cấp và mở rộng địa giới trình Chính phủ phê duyệt. 1.3. Cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp các đô thị hiện có Bao gồm 17 thị trấn huyện lỵ và thị trấn công nghiệp còn lại (cụ thể xem bảng tổng hợp dự báo phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến 2015 đạt mục tiêu đô thị hóa 25% kèm theo). Các thị trấn trên cần tập trung phát triển các ngành kinh tế tạo thị, đặc biệt là thương mại, dịch vụ, công nghiệp và du lịch để nâng cao chức năng kinh tế của thị trấn và gia tăng dân số đô thị; từng bước đầu tư cải tạo chỉnh trang, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan tự nhiên để phát triển bền vững. 1.4. Thành lập đô thị mới Trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến 2020 theo Quyết định số 3023/2006/QĐ UBND ngày 24/10/2006 và ý kiến tham gia bằng văn bản của các huyện, thị xã, thành phố, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tiến hành lập quy hoạch chung xây dựng và đề án thành lập thị trấn cho 30 đô thị mới, gồm: Bãi Trành (Như Xuân); Nưa, Thiều Dân Lý, Đà Thọ Dân, Thọ Sơn, Sim Hợp Thành, Vân Sơn, Đồng Tiến (Triệu Sơn); Bà Triệu, Diêm Phố, Hòa Lộc (Hậu Lộc); Đồng Tâm, Điền Lư (Bá Thước); Tiên Trang (Quảng Xương); Nghĩa Trang, Hải Tiến (Hoằng Hóa); Kiểu, Định Tân (Yên Định); Yên Mỹ, Trường Sơn (Nông Cống); Cửa Đặt (Thường Xuân); Na Mèo (Quan Sơn); Tén Tằn (Mường Lát); Thạch Quảng (Thạch Thành); Xuân Lai (Thọ Xuân); Hà Lĩnh, Hà Long (Hà Trung); Hải Thanh, Hải Ninh, Hải Bình (Tĩnh Gia), Quy mô dân số mỗi đô thị từ 4.000 15.000 người (cụ thể xem bảng tổng hợp dự báo phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến 2015 đạt mục tiêu đô thị hóa 25% kèm theo). Đến nay chỉ có 9 đô thị: Bãi Trành, Hải Bình, Hải Tiến, Nưa, Bà Triệu, Tiên Trang, Cửa Đạt, Thạch Quảng, Na Mèo là đã có quy hoạch được duyệt, vì vậy phải tiến hành ngay việc lập quy hoạch chung xây dựng cho các đô thị còn lại, làm cơ sở lập đề án thành lập thị trấn trình Chính phủ phê duyệt Mục tiêu đến năm 2014 hoàn thành việc thành lập tối thiểu 17 đô thị mới 1.5. Nhận xét tổng quát Với định hướng phát triển trên, tổng dân số đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 sẽ đạt khoảng 908.100 người/3.696.000 dân số toàn tỉnh, đạt tỷ lệ đô thị hóa 25%. Trong đó, dân số đô thị hiện tại khoảng 448.560 người, dân số đô thị tăng thêm do mở rộng địa giới khoảng 330.000 người; dân số đô thị tăng tự nhiên khoảng 20.000 người (448.560 người x 0.9% x 5 năm= 20.185 người); dân số tăng cơ học khoảng 89.540 người. Tỷ lệ tăng cơ học trung bình hàng năm khoảng 4%/năm (89.540/448.560/5 năm= 3.99%/năm). 2. Các chương trình phát triển hệ thống đô thị Thanh Hóa đến 2015 2.1. Chương trình phát triển kinh tế đô thị Các ngành trong tỉnh và chính quyền đô thị phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm để tìm biện pháp xây dựng và phát triển kinh tế của từng đô thị. Hướng phát triển chính của kinh tế thuộc 5 cụm đô thị động lực là đầu tư xây dựng công nghiệp tập trung có qui mô lớn, kĩ nghệ cao, có tác động mạnh đến phát triển kinh tế của tỉnh và cả nước. Chú trọng sản xuất hàng xuất khẩu, phát triển mạnh dịch vụ du lịch và thương mại. Đối với các đô thị khác chủ yếu phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, vật liệu xây dựng, phát triển công nghiệp nhẹ, Tiểu công nghiệp từ nguồn vật liệu của địa phương để sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Phát triển dịch vụ thương mại du lịch, chú trọng đến nông thôn và tạo điều kiện cho nông nghiệp nông thôn phát triển 2.2. Chương trình phát triển hệ thống hạ tầng kĩ thuật đô thị một cách đồng bộ Khẩn trương cải tạo nâng cấp các hệ thống giao thông trong tỉnh để tạo ra mối quan hệ giao lưu giữa các đô thị thuận lợi, rút ngắn khoảng cách giữa các đô thị bao gồm cả đường bộ, đường thủy và đường biển. Cải tạo nâng cấp các tuyến đường nội thị, xây dựng các tuyến đường mới theo qui hoạch để tạo sự phát triển cho đô thị động lực. Tất cả các đô thị trong tỉnh đều có điện lưới quốc gia. Hiện đại hóa nhanh chóng mạng thông tin liên lạc từ các đô thị đến các nơi trong nước và quốc tế, tăng bình quân máy điện thoại theo đầu người. Đến năm 2015 tất cả các đô thị đều có nước sạch, 100% dân số đô thị được dùng nước sạch. Đảm bảo môi trường đô thị trong lành, không bị ô nhiễm. 2.3. Xây dựng chương trình Phát triển nhà ở và công trình hạ tầng xã hội Cho từng đô thị trong tỉnh và xác lập cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phù hợp, chủ yếu tại các đô thị lớn: thành phố Thanh hóa, thị xã Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Khu kinh tế Nghi Sơn, Đô thị Ngọc Lặc và một số khu công nghiệp sẽ xây dựng với quy mô lớn. 2.4. Cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp, mở rộng các đô thị hiện có: Các đô thị hiện có cần triển khai những mặt công tác sau: Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng, xác định tiềm năng, lợi thế, động lực phát triển. Lập QHXD cho đô thị 15 20 năm tới, xác định các dự án ưu tiên đầu tư. Xác lập cơ chế chính sách, giải pháp tổ chức triển khai thực hiện, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm. Phân công trách nhiệm, phân cấp quản lí, qui chế quản lí giám sát. 2.5. Xây dựng chương trình quản lý đô thị bao gồm: Nghiên cứu lập quy hoạch chung, qui hoạch chi tiết tất cả các đô thị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ quản lý và chỉ đạo xây dựng. Xử lý các tồn đọng và vi phạm, lập lại trật tự kỷ cương trong xây dựng và quản lý đô thị. Xác định rõ chức năng nhiệm vụ của chính quyền đô thị và các ngành trong việc xây dựng, quản lý đô thị, xây dựng cơ chế chính sách phát triển đô thị. Đẩy mạnh công tác quản lí đô thị, tích cực chuẩn bị điều kiện về qui hoạch phát triển đô thị mới như lập qui hoạch xây dựng, lập hồ sơ thủ tục nâng cấp và chuyển loại đô thị để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phấn đấu trong giai đoạn 2011 2015 toàn tỉnh công nhận thêm 15 đô thị mới (loại V) và giai đoạn 2010 2020 có thể thêm 15 20 đô thị mới đồng thời chuyển lên loại I được 01 đô thị, lên loại II đợc 02 đô thị, lên loại III được 03 đô thị. Đến 2020 số đô thị loại IV, V toàn tỉnh có từ 60 65 đô thị. Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý đô thị có trình độ chuyên môn phù hợp để thực thi nhiệm vụ. 3. Các giải pháp phát triển đô thị 3.1. Các nhóm giải pháp chính Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Nhóm giải pháp về đầu tư phát triển đô thị chú trọng về các giải pháp thu hút, hấp dẫn và xúc tiến đầu tư cho các đô thị Nhóm giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch và quản lý đô thị đặc biệt là về các thiết chế quản lý, bộ máy nhân sự, nguồn nhân lực, cơ chế vận hành cho các cơ quan quản lý quy hoạch, tăng cường năng lực quản lý của chính quyền đô thị. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách phát triển đô thị cho toàn hệ thống, cho riêng các nhóm đô thị và cụ thể cho các đô thị trọng điểm 3.2. Giải pháp về nguồn vốn Để phát triển đô thị cần huy động cả 3 nguồn vốn sau: nguồn vốn ngân sách tỉnh và Trung ương, nguồn vốn thu hút đầu tư nước ngoài và nguồn vốn của dân. Để huy động, tạo nguồn và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn này, đề xuất một số giải pháp: Tập trung đầu tư vào các dự án trọng điểm có sức lan tỏa lớn. Về nguồn vốn từ kêu gọi đầu tư: việc gia tăng nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước phụ thuộc 3 yếu tố: Quy trình tốt, cơ chế tốt, hạ tầng tốt, môi trường sạch, nguồn nhân lực tốt. Về nguồn vốn huy động từ dân: Huy động tối đa nguồn vốn phát triển đô thị từ người dân đô thị bằng cơ chế chính sách xã hội hóa và xem trọng vai trò của cộng đồng trong phát triển đô thị. Đây là quy luật tất yếu trong diễn trình đô thị hóa không chỉ ở Việt Nam. Việc huy động nguồn vốn của dân phải thuộc về chính quyền đô thị, các chủ trương chính sách, sáng kiến của chính quyền đô thị sẽ tác động rất lớn tới nguồn vốn huy động từ dân. Để thu hút nguồn vốn này cần thành lập các trung tâm thu hút, xúc tiến đầu tư của các đô thị (chủ yếu là nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp và người dân đô thị). 3.3. Chính sách tài chính ưu đãi gồm: Chính sách ưu đãi đầu tư (với dự án xã hội hóa) + Ưu đãi trong việc cho thuê, xây dựng cơ sở vật chất với mức giá ưu đãi tối đa. + Giao đất hoặc cho thuê đất là đất sạch để xây dựng công trình xã hội hóa; Chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng công trình hạ tầng như: + Quy định cụ thể danh mục ngành khuyến khích đầu tư đối với ngành hưởng ngân sách đảm nhận nay khuyến khích các nhà đầu tư quan tâm tham gia đầu tư. + Chính sách ưu đãi về tài chính tập trung vào ưu đãi về nghĩa vụ thuế đối với nhà đầu tư như thuế thu nhập doanh nghiệp (miễn giảm trong thời gian nhất định, mức thuế thấp). Thuế xuất nhập khẩu (miễn hoặc giảm). Chính sách hỗ trợ liên quan đến đất đai (miễn giảm tiền thuế đất, tiền sử dụng đất). + Chính sách cho vay tín dụng đối với một số dự án cụ thể + Hỗ trợ giúp mang tính chất gián tiếp khác như hỗ trợ về nghiên cứu, áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ mới. 4. Kế hoạch hành động và tổ chức thực hiện. 4.1. Kế hoạch hành động: UBND thành phố Thanh Hóa: Trên cơ sở Quy hoạch chung điều chỉnh thành phố Thanh hóa đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 84/QĐ TTg ngày 16/01/2009, UBND thành phố Thanh Hóa chủ động phối hợp với các Sở: Nội vụ, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường và các UBND huyện: Hoằng Hóa, Quảng Xương, Đông Sơn và Thiệu hóa lập hồ sơ điều chỉnh địa giới hành chính trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Mục tiêu: năm 2012 hoàn thành việc điều chỉnh địa giới thành phố. Hoàn thành đề án nâng cấp Thành phố Thanh Hóa thành đô thị loại I trước 2015. UBND thị xã Sầm Sơn: Trên cơ sở Quy hoạch chung điều chỉnh được duyệt UBND thị xã Sầm Sơn chủ động phối hợp với các Sở: Nội vụ, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường và UBND huyện Quảng Xương lập đề án điều chỉnh địa giới hành chính trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước năm 2013. UBND thị xã Bỉm Sơn: Lập, trình duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị xã đến năm 2025, sau khi QHC được duyệt chủ động phối hợp với các Sở: Nội vụ, Xây dựng và các đơn vị liên quan hoàn thành đề án nâng cấp thị xã Bỉm Sơn thành đô thị loại III trước 2015. UBND huyện Thọ Xuân: Hoàn chỉnh Quy hoạch chung đô thị Lam Sơn Sao Vàng để trình UBND tỉnh phê duyệt trong năm 2012. Trên cơ sở Quy hoạch chung điều chỉnh được duyệt, UBND huyện chủ động phối hợp với các Sở: Nội vụ, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường và các ngành liên quan lập hồ sơ điều chỉnh địa giới hành chính thị trấn Lam Sơn Sao Vàng và thị trấn huyện lỵ Thọ Xuân trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Mục tiêu: năm 2013 hoàn thành việc điều chỉnh địa giới đô thị. UBND huyện Ngọc Lặc: Trên cơ sở Quy hoạch chung đô thị trung tâm vùng miền núi phía Tây được UBND tỉnh phê duyệt tại QĐ số 2309/QĐ UBND ngày 24/8/2005, UBND huyện chủ động phối hợp với các Sở: Nội vụ, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường và các ngành liên quan lập hồ sơ điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính thị trấn Ngọc Lặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Triển khai đề án nâng cấp thị trấn Ngọc Lặc thành thị xã Ngọc Lặc. Mục tiêu: năm 2012 hoàn thành việc điều chỉnh địa giới đô thị. UBND huyện Tĩnh Gia và Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn: Sau khi QHC xây dựng đô thị trung tâm vùng huyện Tĩnh Gia và quy hoạch chung xây dựng đô thị Hải Ninh được duyệt. UBND huyện Tĩnh Gia chủ trì phối hợp với các Sở: Nội vụ, Xây dựng, Tài nguyên & Môi trường lập hồ sơ thành lập đô thị Hải Bình, Hải Thanh, Hải Ninh; Ban quản lý KKT Nghi Sơn chủ trì phối hợp với các Sở: Nội vụ, Xây dựng, Tài nguyên & Môi trường lập hồ sơ điều chỉnh địa giới hành chính đô thị Còng Nghi Sơn trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Mục tiêu: năm 2012 2013 hoàn thành việc điều chỉnh địa giới và thành lập các đô thị để đến hoặc sau 2015, Ban quản lý KKT Nghi Sơn chủ trì tiến hành lập đề án thành lập thành phố đô thị loại III Nghi Sơn Tĩnh Gia. UBND các huyện: Lang Chánh, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Nga Sơn, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Hậu Lộc, Thạch Thành, Nông Cống, Thiệu Hóa, Yên Định: Chủ động phối hợp với các ngành liên quan lập đề án điều chỉnh địa giới hành chính thị trấn huyện lỵ để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Mục tiêu: năm 2012 hoàn thành việc điều chỉnh địa giới đô thị. UBND của các huyện thị: Trên cơ sở Quy hoạch chung xây dựng đô thị được duyệt, chủ động tạo nguồn vốn để cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp các đô thị; phối hợp với các ngành liên quan lập Quy hoạch chung xây dựng và đề án thành lập 30 đô thị mới trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (cụ thể xem bảng tổng hợp dự báo phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến 2015 đạt mục tiêu đô thị hóa 25% kèm theo). Mục tiêu: năm 2014 hoàn thành việc thành lập 17 đô thị mới. 4.2. Kế hoạch và phân bổ kinh phí cho công tác lập quy hoạch chung xây dựng và các đề án mở rộng địa giới hành chính và thành lập các đô thị mới Tổng kinh phí trong kế hoạch 2011 2015 khoảng 38 tỷ đồng Trong đó: + Kinh phí cho công tác lập Quy hoạch chung xây dựng khoảng: 25 tỷ đồng; + Kinh phí cho công tác lập Đề án mở rộng địa giới hành chính và lập Đề án thành lập đô thị mới khoảng: 13 tỷ đồng. Nguồn vốn từ Ngân sách và được phân bổ cho từng đô thị theo kế hoạch từng năm cho chủ đầu tư của các quy hoạch và các đề án trên, đồng thời các chủ đầu tư chủ động tìm nguồn vốn để phối hợp thực hiện. Điều 2. Tổ chức thực hiện: 1. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án của Tỉnh: Thành phần: Chủ tịch UBND Tỉnh Trưởng ban; Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Phó ban; Giám đốc Sở Xây dựng Thường trực Ban chỉ đạo; Các ủy viên và Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Tài Chính, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Giao thông vận tải, Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa, Chủ tịch UBND thị xã Sầm Sơn, Chủ tịch UBND thị xã Bỉm Sơn, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và Chủ tịch UBND các huyện có đô thị được thành lập mới hoặc mở rộng. 2. Trách nhiệm của các ngành liên quan: Sở Xây dựng: là cơ quan đầu mối, thường trực Ban chỉ đạo thực hiện đề án; Chủ đầu tư lập quy hoạch các khu đô thị mới, có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi, tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh tiến độ thực hiện lập quy hoạch xây dựng, đề án điều chỉnh, mở rộng địa giới và thành lập đô thị mới; tiến độ thực hiện và giám sát việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và kế hoạch hành động phát triển đô thị của đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt, đảm bảo thực hiện đúng các mục tiêu đã được xác định; Sở Kế hoạch và Đầu tư: Xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các đô thị và kêu gọi các nhà đầu tư vào các dự án có quy mô lớn của các đô thị mới, các dự án đầu tư có sử dụng đất. Sở Tài chính: tham mưu bố trí vốn cho công tác khảo sát, lập điều chỉnh Quy hoạch chung và Quy hoạch chi tiết xây dựng các đô thị mới, cơ chế chính sách miễn giảm tiền thuê đất, khai thác quỹ đất. Sở Nội vụ: chủ trì phối hợp với UBND cấp huyện nghiên cứu, sắp xếp lại bộ máy tổ chức cấp phòng, ban của huyện đảm bảo phù hợp với phân cấp trong quản lý hiện nay, theo hướng tăng cường vai trò của UBND cấp huyện trong lĩnh vực quản lý quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, đồng thời phải gắn với kế hoạch đào tạo, bổ sung biên chế, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ công chức trực tiếp làm công tác quản lý quy hoạch, xây dựng tại địa phương, đáp ứng yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện nay. Hướng dẫn UBND cấp huyện lập và thẩm định trình duyệt các đề án mở rộng địa giới hành chính và thành lập các đô thị mới. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì công tác kiểm tra, xử lý vi phạm quản lý sử dụng đất đai, phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác quản lý đất trong đô thị, phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất cơ chế chính sách ưu đãi về đất cho các dự án. Sở Giao thông Vận tải: Chủ trì đề xuất và triển khai đầu tư xây dựng các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ qua đô thị hoặc kết nối với đô thị. Sở Công thương: Chủ trì công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư vào các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong đô thị. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chủ trì xúc tiến kêu gọi các dự án đầu tư về du lịch vào các khu đô thị. Sở Tư pháp: Thẩm định nội dung và thể thức văn bản theo đúng quy định của pháp luật; Sở Thông tin Truyền thông: Chủ trì phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng và UBND các huyện thị thông tin, tuyên truyền đến mọi cán bộ và nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là trong các khu đô thị. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tư pháp, Thông tin Truyền thông; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các ngành, các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành./. Nơi nhận: Như Điều 3; T.Trực Tỉnh ủy, HĐND (để báo cáo); Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố liên quan; Lưu: VT, CN (40b). T12 Đề án đô thị hóa 25% KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Ngọc Hồi
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 12 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 02/QĐ UBND Quận 12, ngày 10 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP GIẢI QUYẾT HỒ SƠ HÀNH CHÍNH THUỘC LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 12 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 12 Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Nhà ở ngày 29 tháng 11 năm 2005; Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai ngày 18 tháng 6 năm 2009; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009; Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Căn cứ Nghị định số 84/2007/NĐ CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; Căn cứ Nghị định số 14/2008/NĐ CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Căn cứ Nghị định số 21/2008/NĐ CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ CP ngày 13 tháng 08 năm 2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Căn cứ Nghị định số 88/2009/NĐ CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Căn cứ Nghị định số 29/2011/NĐ CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ về quy định đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; Căn cứ Nghị định số 83/2010/NĐ CP ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm; Căn cứ Nghị định số 71/2010/NĐ CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở; Căn cứ Thông tư số 17/2009/TT BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Căn cứ Thông tư số 04/2008/TT BTNMT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường; Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; Căn cứ Thông tư số 20/2010/TT BTNMT ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định bổ sung về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Căn cứ Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT BTC BTP ngày 18 tháng 5 năm 2011 hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên; Căn cứ Thông tư số 16/2011/TT BTNMT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai; Căn cứ Thông tư số 26/2011/TT BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 quy định chi tiết một số điều của Nghị định 29/2011/NĐ CP ngày 18 tháng 4 năm 2011; Căn cứ Quyết định số 19/2008/QĐ UBND ngày 21 tháng 03 năm 2008 của UBND Thành phố về việc ban hành quy định về thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Căn cứ Quyết định số 3492/QĐ UBND ngày 21 tháng 07 năm 2009 của UBND Thành phố về việc công bố bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại Ủy ban nhân dân quận, huyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; Căn cứ Quyết định số 4949/QĐ UBND ngày 05 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc công bố cập nhật, sửa đổi, bổ sung và thay thế thủ tục hành chính trong Bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại Ủy ban nhân dân quận, huyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các quy định hiện hành, thực hiện cải cách hành chính bảo đảm đơn giản, nhanh, thuận tiện, công khai, minh bạch; Căn cứ Quyết định số 4948/QĐ UBND ngày 05 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc công bố bổ sung và thay thế các thủ tục hành chính áp dụng tại phường xã, thị trấn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; Xét đề nghị của Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường tại Tờ Trình số 02/TTr TNMT ngày 04 tháng 01 năm 2012, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Nay ban hành Quy chế phối hợp giải quyết hồ sơ hành chính thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân quận 12. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 06/QĐ UBND ngày 27/6/2011 về ban hành Quy chế phối hợp giải quyết hồ sơ hành chính thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân quận 12. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân quận, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân 11 phường chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. Nơi nhận: Như điều 3; TT.UBND quận; TT. Quận ủy; Lưu: VT. (TNMT/TH) TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Trần Ngọc Hổ QUY CHẾ PHỐI HỢP GIẢI QUYẾT HỒ SƠ HÀNH CHÍNH THUỘC LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 12 (Ban hành kèm theo Quyết định số: 02/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quy chế này quy định cụ thể về thời gian và trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong việc phối hợp giải quyết hồ sơ hành chính đối với lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo cơ chế “một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân (sau đây viết tắt là UBND) quận theo yêu cầu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Điều 2. Nguyên tắc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ 1. Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (vị trí tiếp nhận hồ sơ được bố trí tại Tổ tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND quận) (sau đây viết tắt là VPĐKQSDĐ). 2. VPĐKQSDĐ giải thích, hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy định về thành phần hồ sơ khi tiếp nhận hồ sơ; cấp biên nhận hồ sơ. Trường hợp những thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng chưa được công bố thì được áp dụng theo đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3. Đối với trường hợp cần xác minh thêm thông tin về điều kiện chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý về nhà ở, công trình xây dựng, đồng thời, có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân biết về thời gian giải quyết hồ sơ tăng thêm 05 ngày làm việc. 3. Đối với các hồ sơ cần xác nhận của UBND phường: VPĐKQSDĐ chuyển UBND phường kiểm tra xác nhận các nội dung cần thiết, thời gian thực hiện theo quy chế này. UBND phường chuyển hồ sơ đến VPĐKQSDĐ sau khi xác nhận xong; trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện, cần bổ sung UBND phường ban hành văn bản chuyển trả hồ sơ đến VPĐKQSDĐ (phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý). 4. VPĐKQSDĐ phân công cán bộ thụ lý kiểm tra hồ sơ, đề xuất nội dung giải quyết đến Phòng Tài nguyên và Môi trường quận (sau đây viết tắt là TNMT). 5. VPĐKQSDĐ chuyển hồ sơ đến Văn phòng UBND quận. 6. Văn phòng UBND quận trình UBND quận ký theo thẩm quyền; đóng dấu các hồ sơ và văn bản kèm theo hồ sơ sau khi được ký duyệt. Văn phòng UBND quận chuyển hồ sơ lại cho VPĐKQSDĐ. 7. Tổ chức, cá nhân nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại VPĐKQSDĐ. 8. Trường hợp người nộp và nhận hồ sơ không phải là chủ sử dụng chủ sở hữu, phải có văn bản ủy quyền của chủ sử dụng chủ sở hữu theo quy định. Người nộp và nhận hồ sơ cho tổ chức phải có giấy giới thiệu của tổ chức. 9. Khi nhận hồ sơ phải xuất trình biên nhận bản chính, chứng minh nhân dân (hoặc giấy tờ thay thế). Trường hợp mất biên nhận phải có đơn cớ mất hoặc cam kết chịu trách nhiệm về việc mất biên nhận. 10. Thời gian giải quyết hồ sơ theo quy định này là thời gian làm việc (không kể ngày nghỉ, ngày thứ bảy theo quy định), được tính kể từ ngày VPĐKQSDĐ nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 11. Các loại Giấy chứng nhận: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được gọi tắt là Giấy chứng nhận. Chương II TRÁCH NHIỆM, THỜI GIAN GIẢI QUYẾT HỒ SƠ MỤC 1. LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI NHÀ Ở Điều 3. Cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp thửa đất không có tài sản gắn liền với đất hoặc có tài sản nhưng không có nhu cầu chứng nhận quyền sở hữu hoặc có tài sản nhưng thuộc quyền sở hữu của chủ khác cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất tại phường (Điều 14 Nghị định số 88/2009/NĐ CP). 1. Thời gian giải quyết hồ sơ: 43 ngày. UBND phường: 25 ngày (thời gian công khai kết quả kiểm tra là 15 ngày). Phòng TNMT và VPĐKQSDĐ: 15 ngày. Văn phòng UBND quận: 03 ngày. 2. Trách nhiệm phối hợp giải quyết hồ sơ. 2.1. UBND phường: Xác nhận nội dung kê khai về đất so với hiện trạng sử dụng; nguồn gốc sử dụng đất; thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích hiện nay; tình trạng tranh chấp về đất đai; sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng; khu đất đã được cấp Giấy chứng nhận chưa; lập biên bản xác định ranh giới trong trường hợp ranh giới không rõ ràng, không trọn thửa theo bản đồ địa chính. Công bố công khai kết quả kiểm tra tại trụ sở UBND phường trong thời hạn 15 ngày. 2.2. VPĐKQSDĐ: Trên cơ sở các chứng từ do chủ sử dụng cung cấp và xác nhận của UBND phường, VPĐKQSDĐ tiến hành kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; đối chiếu pháp lý; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận. Thực hiện các thủ tục liên quan sau: Ghi biến động giảm hoặc thu hồi Giấy chứng nhận (nếu có); chuẩn bị hồ sơ để Phòng TNMT trình UBND quận. Trả kết quả hồ sơ. 2.3. Phòng TNMT: Chịu trách nhiệm kiểm tra kết quả thực hiện của VPĐKQSDĐ, ký trình UBND quận theo thẩm quyền. 2.4. Văn phòng UBND quận: Đảm bảo thời gian trình ký, đóng dấu hồ sơ. Điều 4. Cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu không đồng thời là người sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đang sử dụng đất tại phường (Điều 15 Nghị định số 88/2009/NĐ CP). 1. Thời gian giải quyết hồ sơ: 43 ngày. UBND phường: 25 ngày (thời gian công khai kết quả kiểm tra là 15 ngày). Phòng TNMT và VPĐKQSDĐ: 15 ngày. Văn phòng UBND quận: 03 ngày. Trong trường hợp cần xác minh thêm thông tin về điều kiện chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý về nhà ở, công trình xây dựng, thời gian được tính thêm không quá 05 ngày làm việc. 2. Trách nhiệm phối hợp giải quyết hồ sơ: 2.1. UBND phường: Xác nhận nội dung kê khai về nhà so với hiện trạng sử dụng; tình trạng tranh chấp về tài sản gắn liền với đất; nguồn gốc tạo lập tài sản; thời điểm hình thành tài sản; việc xử lý vi phạm tài sản gắn liền với đất; sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng; khu đất đã được cấp Giấy chứng nhận chưa. Công bố công khai kết quả kiểm tra tại trụ sở UBND phường trong thời hạn 15 ngày. Trường hợp tài sản tạo lập trước 15/10/1993 mà không có giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 84/2007/NĐ CP thì thực hiện theo Thông tư 06/2007/TT BTNMT . 2.2. VPĐKQSDĐ: Trên cơ sở các chứng từ do chủ sử dụng cung cấp và xác nhận của UBND phường, VPĐKQSDĐ tiến hành kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; đối chiếu pháp lý; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận. Thực hiện các thủ tục liên quan sau: Ghi biến động giảm hoặc thu hồi Giấy chứng nhận (nếu có); chuẩn bị hồ sơ để Phòng TNMT trình UBND quận. Trả kết quả hồ sơ. 2.3. Phòng TNMT: Chịu trách nhiệm kiểm tra kết quả thực hiện của VPĐKQSDĐ, ký trình UBND quận theo thẩm quyền. 2.4. Văn phòng UBND quận: Đảm bảo thời gian trình ký, đóng dấu hồ sơ. Điều 5. Cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu nhà ở, công trình xây dựng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đang sử dụng đất tại phường (Điều 16 Nghị định số 88/2009/NĐ CP). 1. Thời gian giải quyết hồ sơ: 43 ngày. UBND phường: 25 ngày (thời gian công khai kết quả kiểm tra là 15 ngày). Phòng TNMT và VPĐKQSDĐ: 15 ngày. Văn phòng UBND quận: 03 ngày. Trong trường hợp cần xác minh thêm thông tin về điều kiện chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý về nhà ở, công trình xây dựng, thời gian được tính thêm không quá 05 ngày làm việc. 2. Trách nhiệm phối hợp giải quyết hồ sơ: 2.1. UBND phường: Xác nhận nội dung kê khai về đất, tài sản so với hiện trạng sử dụng; nguồn gốc sử dụng đất; thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích hiện nay; nguồn gốc tạo lập tài sản; xác định thời điểm xây dựng công trình, hình thành tài sản và việc xử lý vi phạm tài sản gắn liền với đất; tình trạng tranh chấp về đất và tài sản gắn liền với đất; lập biên bản xác định ranh giới trong trường hợp ranh giới không rõ ràng, không trọn thửa theo bản đồ địa chính; sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng; khu đất đã được cấp Giấy chứng nhận chưa. Công bố công khai kết quả kiểm tra tại trụ sở UBND phường trong thời hạn 15 ngày. Trường hợp tài sản tạo lập trước 15/10/1993 mà không có giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 84/2007/NĐ CP thì thực hiện theo Thông tư 06/2007/TT BTNMT . 2.2. VPĐKQSDĐ: Trên cơ sở các chứng từ do chủ sử dụng cung cấp và xác nhận của UBND phường, VPĐKQSDĐ tiến hành kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; đối chiếu pháp lý; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận. Thực hiện các thủ tục liên quan sau: Ghi biến động giảm hoặc thu hồi Giấy chứng nhận (nếu có); chuẩn bị hồ sơ để Phòng TNMT trình UBND quận. Trả kết quả hồ sơ. 2.3. Phòng TNMT: Chịu trách nhiệm kiểm tra kết quả thực hiện của VPĐKQSDĐ, ký trình UBND quận theo thẩm quyền. 2.4. Văn phòng UBND quận: Đảm bảo thời gian trình ký, đóng dấu hồ sơ. Điều 6. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác cho hộ gia đình, cá nhân hoặc nhóm người có quyền sử dụng đất chung nhận quyền sử dụng đất do chia tách quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật (Điều 140 Nghị định số 181/2004/NĐ CP). 1. Thời gian giải quyết hồ sơ: 13 ngày. Phòng TNMT và VPĐKQSDĐ: 10 ngày. Trường hợp hồ sơ chỉ có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì thời gian được tính thêm không quá 15 ngày làm việc. Văn phòng UBND quận: 03 ngày. 2. Trách nhiệm phối hợp giải quyết hồ sơ: 2.1. VPĐKQSDĐ: Thẩm tra hồ sơ; có ý kiến đủ hay không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận, lý do và căn cứ pháp lý áp dụng; chuẩn bị hồ sơ để Phòng TNMT trình UBND quận. Trả kết quả hồ sơ. 2.2. Phòng TNMT: Chịu trách nhiệm kiểm tra kết quả thực hiện của VPĐKQSDĐ, ký trình UBND quận theo thẩm quyền. 2.3. Văn phòng UBND quận: Đảm bảo thời gian trình ký, đóng dấu hồ sơ. Điều 7. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong trường hợp tách thửa hoặc hợp thửa cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam (Điều 19 Nghị định số 84/2007/NĐ CP). 1. Thời gian giải quyết hồ sơ: 10 ngày. Phòng TNMT và VPĐKQSDĐ: 07 ngày. Trường hợp hồ sơ chỉ có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì thời gian được tính thêm không quá 15 ngày làm việc. Văn phòng UBND quận: 03 ngày. 2. Trách nhiệm phối hợp giải quyết hồ sơ. 2.1. VPĐKQSDĐ: Thẩm tra hồ sơ; có ý kiến đủ hay không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận, lý do và căn cứ pháp lý áp dụng; chuẩn bị hồ sơ để Phòng TNMT trình UBND quận. Trả kết quả hồ sơ. 2.2. Phòng TNMT: Chịu trách nhiệm kiểm tra kết quả thực hiện của VPĐKQSDĐ, ký trình UBND quận theo thẩm quyền. 2.3. Văn phòng UBND quận: Đảm bảo thời gian trình ký, đóng dấu hồ sơ. Điều 8. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân trúng đấu giá quyền sử dụng đất, trúng đấu thầu dự án có sử dụng đất (Điều 139 Nghị định số 181/2004/NĐ CP). 1. Thời gian giải quyết hồ sơ: 15 ngày. Phòng TNMT và VPĐKQSDĐ: 12 ngày. Văn phòng UBND quận: 03 ngày. 2. Trách nhiệm phối hợp giải quyết hồ sơ. 2.1. VPĐKQSDĐ: Thẩm tra hồ sơ; có ý kiến đủ hay không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận, lý do và căn cứ pháp lý áp dụng; chuẩn bị hồ sơ để Phòng TNMT trình UBND quận. Trả kết quả hồ sơ. 2.2. Phòng TNMT: Chịu trách nhiệm kiểm tra kết quả thực hiện của VPĐKQSDĐ, ký trình UBND quận theo thẩm quyền. 2.3. Văn phòng UBND quận: Đảm bảo thời gian trình ký, đóng dấu hồ sơ. Điều 9. Cấp lại giấy chứng nhận do bị mất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam (Điều 24 Nghị định số 88/2009/NĐ CP). 1. Thời gian giải quyết hồ sơ: 50 ngày. UBND phường: 20 ngày. Phòng TNMT và VPĐKQSDĐ: 27 ngày. Văn phòng UBND quận: 03 ngày. Trường hợp mất GCN do thiên tai, hỏa hoạn thì thời gian giải quyết là 30 ngày (UBND phường 05 ngày, phòng TNMT và VPĐKQSDĐ 22 ngày, Văn phòng UBND quận 03 ngày) nhưng phải có xác nhận của UBND phường về việc thiên tai hỏa hoạn đó. 2. Trách nhiệm phối hợp giải quyết hồ sơ. 2.1. UBND phường: Tổ chức niêm yết thông báo mất GCN, xác nhận việc kết thúc niêm yết, đồng thời xác nhận vào đơn cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định. 2.2. VPĐKQSDĐ: Ban hành thông báo mất giấy chứng nhận Thẩm tra hồ sơ; có ý kiến đủ hay không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận, lý do và căn cứ pháp lý áp dụng; chuẩn bị hồ sơ để Phòng TNMT trình UBND quận. Trả kết quả hồ sơ. 2.3. Phòng TNMT: Chịu trách nhiệm kiểm tra kết quả thực hiện của VPĐKQSDĐ, ký trình UBND quận theo thẩm quyền. 2.4. Văn phòng UBND quận: Đảm bảo thời gian trình ký, đóng dấu hồ sơ. Điều 10. Cấp đổi giấy chứng nhận cho đối tượng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam (khoản 1 Điều 23 Nghị định số 88/2009/NĐ CP). 1. Thời gian giải quyết hồ sơ: 20 ngày. Phòng TNMT và VPĐKQSDĐ: 17 ngày. Văn phòng UBND quận: 03 ngày. 2. Trách nhiệm phối hợp giải quyết hồ sơ. 2.1. VPĐKQSDĐ: Thẩm tra hồ sơ; có ý kiến đủ hay không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận, lý do và căn cứ pháp lý áp dụng; chuẩn bị hồ sơ để Phòng TNMT trình UBND quận. Trả kết quả hồ sơ. 2.2. Phòng TNMT: Chịu trách nhiệm kiểm tra kết quả thực hiện của VPĐKQSDĐ, ký trình UBND quận theo thẩm quyền. 2.3. Văn phòng UBND quận: Đảm bảo thời gian trình ký, đóng dấu hồ sơ. Điều 11. Cấp đổi và xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận cho đối tượng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam (khoản 2 Điều 23 Nghị định số 88/2009/NĐ CP). 1. Thời gian giải quyết hồ sơ: 43 ngày. UBND phường: 25 ngày (thời gian công khai kết quả kiểm tra là 15 ngày). Phòng TNMT và VPĐKQSDĐ: 15 ngày. Trường hợp hồ sơ chỉ có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì thời gian được tính thêm không quá 05 ngày làm việc. Văn phòng UBND quận: 03 ngày. 2. Trách nhiệm phối hợp giải quyết hồ sơ: 2.1. UBND phường: Xác nhận tài sản so với hiện trạng sử dụng (xây dựng đúng hay không đúng với giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp); tình trạng tranh chấp về tài sản gắn liền với đất; nguồn gốc tạo lập tài sản; thời điểm hình thành tài sản; việc xử lý vi phạm tài sản gắn liền với đất; sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng; khu đất đã được cấp Giấy chứng nhận chưa. Công bố công khai kết quả kiểm tra tại trụ sở UBND phường trong thời hạn 15 ngày. 2.2. VPĐKQSDĐ: Trên cơ sở các chứng từ do chủ sử dụng đất cung cấp và xác nhận của UBND phường, VPĐKQSDĐ tiến hành kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; đối chiếu pháp lý, xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận. Thực hiện các thủ tục liên quan sau: Ghi biến động giảm hoặc thu hồi Giấy chứng nhận (nếu có); chuẩn bị hồ sơ để Phòng TNMT trình UBND quận. Trả kết quả hồ sơ. 2.3. Phòng TNMT: Chịu trách nhiệm kiểm tra kết quả thực hiện của VPĐKQSDĐ, ký trình UBND quận theo thẩm quyền. 2.4. Văn phòng UBND quận: Đảm bảo thời gian trình ký, đóng dấu hồ sơ. Điều 12. Đăng ký chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam (Điều 23 Thông tư số 17/2009/TT BTNMT và Điều 4 Thông tư 20/2010/TT BTNMT). 1. Trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận: 1.1. Thời gian giải quyết hồ sơ: 20 ngày. Phòng TNMT và VPĐKQSDĐ: 17 ngày. Văn phòng UBND quận: 03 ngày. 1.2 Trách nhiệm phối hợp giải quyết hồ sơ. 1.2.1. VPĐKQSDĐ: Thẩm tra hồ sơ, chuẩn bị hồ sơ để Phòng TNMT trình UBND quận. Trả kết quả hồ sơ. 1.2.2. Phòng TNMT: Chịu trách nhiệm thẩm tra kết quả thực hiện của VPĐKQSDĐ, ký trình UBND quận theo thẩm quyền. 1.2.3. Văn phòng UBND quận: Đảm bảo thời gian trình ký, đóng dấu hồ sơ. 2. Trường hợp đăng ký biến động: VPĐKQSDĐ tiếp nhận, thụ lý và trả kết quả hồ sơ: 10 ngày. 3. Trường hợp hồ sơ đăng ký biến động chưa có Giấy chứng nhận: Thực hiện theo Điều 4, 5, 6 của Quy chế này. Điều 13. Đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản khác gắn liền với đất do đổi tên; giảm diện tích do thửa đất bị sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền; thay đổi về nghĩa vụ tài chính, thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu chính, cấp (hạng) nhà, công trình; thay đổi thông tin về quyền sở hữu rừng cây là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam (Điều 29 của Thông tư số 17/2009/TT BTNMT). 1. Trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận: 1.1. Thời gian giải quyết hồ sơ: 20 ngày. Phòng TNMT và VPĐKQSDĐ: 17 ngày. Văn phòng UBND quận: 03 ngày. 1.2 Trách nhiệm phối hợp giải quyết hồ sơ. 1.2.1. VPĐKQSDĐ: Thẩm tra hồ sơ, chuẩn bị hồ sơ để Phòng TNMT trình UBND quận. Trả kết quả hồ sơ. 1.2.2. Phòng TNMT: Chịu trách nhiệm kiểm tra kết quả thực hiện của VPĐKQSDĐ, ký trình UBND quận theo thẩm quyền. 1.2.3. Văn phòng UBND quận: Đảm bảo thời gian trình ký, đóng dấu hồ sơ. 2. Trường hợp đăng ký biến động: VPĐKQSDĐ tiếp nhận, thụ lý và trả kết quả hồ sơ: 15 ngày. 3. Trường hợp hồ sơ đăng ký biến động chưa có Giấy chứng nhận: Thực hiện theo Điều 4, 5, 6 của Quy chế này. Điều 14. Đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp phải xin phép cho đối tượng là hộ gia đình, cá nhân (Điều 134 của Nghị định 181/2004/NĐ CP). 1. Thời gian giải quyết hồ sơ: 30 ngày. Phòng TNMT và VPĐKQSDĐ: 27 ngày. Văn phòng UBND quận: 03 ngày. 2. Trách nhiệm phối hợp giải quyết hồ sơ. 2.1. VPĐKQSDĐ: Kiểm tra hồ sơ, có biên bản xác minh thực địa (ranh giới, hiện trạng); xem xét tính phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch hẻm giới. Chuẩn bị hồ sơ để Phòng TNMT trình UBND quận. Trường hợp có vướng mắc về quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2000, quy hoạch lộ giới hẻm và điều kiện hạ tầng thì VPĐKQSDĐ gửi phiếu lấy ý kiến đến phòng QLĐT. Thời gian tính thêm không quá 5 ngày làm việc. Trả kết quả hồ sơ. 2.2. UBND phường: Cùng với VPĐKQSDĐ trong việc xác minh thực địa; đồng thời, có ý kiến xác nhận trên biên bản xác minh về nhu cầu sử dụng đất (theo điểm b khoản 2 Điều 27 của Nghị định số 69/2009/NĐ CP ngày 13/8/2009). 2.3. Phòng TNMT: Chịu trách nhiệm kiểm tra kết quả thực hiện của VPĐKQSDĐ, trình UBND quận theo thẩm quyền. 2.4. Văn phòng UBND quận: Đảm bảo thời gian trình ký, đóng dấu hồ sơ. Điều 15. Đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp không phải xin phép cho đối tượng là hộ gia đình, cá nhân (khoản 2 Điều 36 Luật Đất đai, Điều 133 Nghị định 181/2004/NĐ CP ngày). 1. Thời gian giải quyết hồ sơ: 20 ngày. Phòng TNMT và VPĐKQSDĐ: 20 ngày. 2. Trách nhiệm của VPĐKQSDĐ: Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào tờ khai đăng ký, chuyển hồ sơ đến Phòng TNMT. Trả kết quả hồ sơ. 3. Trách nhiệm của Phòng TNMT: Chỉnh lý Giấy chứng nhận. Điều 16. Đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản khác gắn liền với đất là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam (Điều 24 của Thông tư số 17/2009/TT BTNMT). Thời gian giải quyết hồ sơ: 10 ngày. VPĐKQSDĐ tiếp nhận, thụ lý và trả kết quả hồ sơ: 10 ngày. Điều 17. Đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam (Điều 26 của Thông tư số 17/2009/TT BTNMT). 1. Trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận: 1.1. Thời gian giải quyết hồ sơ: 20 ngày. Phòng TNMT và VPĐKQSDĐ: 17 ngày. Văn phòng UBND quận: 03 ngày. 1.2 Trách nhiệm phối hợp giải quyết hồ sơ. 1.2.1. VPĐKQSDĐ: Thẩm tra hồ sơ, chuẩn bị hồ sơ để Phòng TNMT trình UBND quận. Trả kết quả hồ sơ. 1.2.2. Phòng TNMT: Chịu trách nhiệm thẩm tra kết quả thực hiện của VPĐKQSDĐ, ký trình UBND quận theo thẩm quyền. 1.2.3. Văn phòng UBND quận: Đảm bảo thời gian trình ký, đóng dấu hồ sơ. 2. Trường hợp đăng ký biến động: VPĐKQSDĐ tiếp nhận, thụ lý và trả kết quả hồ sơ: 15 ngày. 3. Trường hợp hồ sơ đăng ký biến động chưa có Giấy chứng nhận: Thực hiện theo Điều 4, 5, 6 của Quy chế này. Điều 18. Xóa đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam (Điều 27 của Thông tư số 17/2009/TT BTNMT). 1. Trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận: 1.1. Thời gian giải quyết hồ sơ: 20 ngày. Phòng TNMT và VPĐKQSDĐ: 17 ngày. Văn phòng UBND quận: 03 ngày. 1.2 Trách nhiệm phối hợp giải quyết hồ sơ. 1.2.1. VPĐKQSDĐ: Thẩm tra hồ sơ, chuẩn bị hồ sơ để Phòng TNMT trình UBND quận. Trả kết quả hồ sơ. 1.2.2. Phòng TNMT: Chịu trách nhiệm thẩm tra kết quả thực hiện của VPĐKQSDĐ, ký trình UBND quận theo thẩm quyền. 1.2.3. Văn phòng UBND quận: Đảm bảo thời gian trình ký, đóng dấu hồ sơ. 2. Trường hợp đăng ký biến động: VPĐKQSDĐ tiếp nhận, thụ lý và trả kết quả hồ sơ: 15 ngày. 3. Trường hợp hồ sơ đăng ký biến động chưa có Giấy chứng nhận: Thực hiện theo Điều 4, 5, 6 của Quy chế này. Điều 19. Xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam (Điều 25 của Thông tư số 17/2009/TT BTNMT). 1. Trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận: 1.1. Thời gian giải quyết hồ sơ: 20 ngày. Phòng TNMT và VPĐKQSDĐ: 17 ngày. Văn phòng UBND quận: 03 ngày. 1.2. Trách nhiệm phối hợp giải quyết hồ sơ. 1.2.1. VPĐKQSDĐ: Thẩm tra hồ sơ, chuẩn bị hồ sơ để Phòng TNMT trình UBND quận. Trả kết quả hồ sơ. 1.2.2. Phòng TNMT: Chịu trách nhiệm thẩm tra kết quả thực hiện của VPĐKQSDĐ, ký trình UBND quận theo thẩm quyền. 1.2.3. Văn phòng UBND quận: Đảm bảo thời gian trình ký, đóng dấu hồ sơ. 2. Trường hợp đăng ký biến động: VPĐKQSDĐ tiếp nhận, thụ lý và trả kết quả hồ sơ: 15 ngày. 3. Trường hợp hồ sơ đăng ký biến động chưa có Giấy chứng nhận: Thực hiện theo Điều 4, 5, 6 của Quy chế này. Điều 20. Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp giữa các hộ gia đình cá nhân. 1. Trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận: Thời gian giải quyết hồ sơ: 20 ngày. Phòng TNMT và VPĐKQSDĐ: 17 ngày. Văn phòng UBND quận: 03 ngày. 1.2. Trách nhiệm phối hợp giải quyết hồ sơ. 1.2.1. VPĐKQSDĐ: Thẩm tra hồ sơ, chuẩn bị hồ sơ để Phòng TNMT trình UBND quận. Trả kết quả hồ sơ. 1.2.2. Phòng TNMT: Chịu trách nhiệm kiểm tra kết quả thực hiện của VPĐKQSDĐ, ký trình UBND quận theo thẩm quyền. 1.2.3. Văn phòng UBND quận: Đảm bảo thời gian trình ký, đóng dấu hồ sơ. 2. Trường hợp đăng ký biến động: 2.1. Trường hợp chỉ có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1, 2 và 5, Điều 50 Luật Đất đai thì thời gian được tính thêm không quá 15 ngày làm việc để VPĐKQSDĐ thực hiện việc thẩm tra, xác nhận điều kiện cấp GCN. 2.2. Trường hợp có Giấy chứng nhận: VPĐKQSDĐ tiếp nhận, thụ lý và trả kết quả hồ sơ: 10 ngày. Điều 21. Thu hồi giấy chứng nhận do quận đã cấp trái pháp luật. Thực hiện theo Khoản 2 Điều 25 của Nghị định số 88/2009/NĐ CP . Điều 22. Gia hạn sử dụng đất đối với hộ gia đình cá nhân sử dụng đất phi nông nghiệp; hộ gia đình cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được nhà nước cho thuê đất nông nghiệp. 1. Thời gian giải quyết hồ sơ: 20 ngày. Phòng TNMT và VPĐKQSDĐ: 20 ngày. 2. Trách nhiệm phối hợp giải quyết hồ sơ. 2.1. VPĐKQSDĐ: Chuẩn bị hồ sơ chuyển Phòng TNMT thực hiện và trả kết quả hồ sơ. 2.2. Phòng TNMT: Chịu trách nhiệm kiểm tra kết quả thực hiện của VPĐKQSDĐ, ký trình UBND quận theo thẩm quyền. Điều 23. Giao đất, cho thuê đất đã được giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đấu giá chuyển quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân. Thời gian giải quyết hồ sơ: Không quy định. VPĐKQSDĐ tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ và chuyển hồ sơ đến Phòng TNMT: 01 ngày. Phòng TNMT tiếp nhận thụ lý hồ sơ và trình UBND quận quyết định. Điều 24. Giao đất, cho thuê đất đã được giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án đầu tư không theo hình thức đấu giá chuyển quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân. Thời gian giải quyết hồ sơ: Không quy định. VPĐKQSDĐ tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ và chuyển hồ sơ đến Phòng TNMT: 01 ngày. Phòng TNMT tiếp nhận thụ lý hồ sơ và trình UBND quận quyết định. Điều 25. Thu hồi đất ở đối với trường hợp người sử dụng đất chết không người thừa kế (khoản 7 Điều 38 Luật đất đai, khoản 2 Điều 132 Nghị định 181/2004/NĐ CP). Thời gian giải quyết hồ sơ: 30 ngày Phòng TNMT có trách nhiệm thẩm tra, xác minh thực tế và thụ lý: 20 ngày. Văn phòng UBND quận trình UBND quận quyết định theo thẩm quyền: 10 ngày. Điều 26. Thu hồi đất đối với trường hợp quy định tại khoản 12 Điều 38 Luật đất đai (đối tượng là hộ gia đình, cá nhân). Thời gian giải quyết hồ sơ: 30 ngày. Căn cứ kết luận của Thanh tra về việc sử dụng đất, Phòng TNMT thẩm tra, xác minh thực địa khi cần thiết: 27 ngày. Văn phòng UBND quận trình UBND quận quyết định thu hồi đất: 03 ngày. Điều 27. Thu hồi đất đối với trường hợp quy định tại khoản 2, 8 Điều 38 Luật đất đai (đối tượng là hộ gia đình, cá nhân). 1. Thời gian giải quyết hồ sơ: 35 ngày. Phòng TNMT: 32 ngày. Văn phòng UBND quận: 03 ngày. 2. Trách nhiệm phối hợp giải quyết hồ sơ. 2.1. Phòng TNMT: Thẩm tra, xác minh thực địa khi cần thiết, trình UBND quận ban hành quyết định thu hồi đất. 2.2. Văn phòng UBND quận: Đảm bảo thời gian trình ký, đóng dấu hồ sơ. Điều 28: Thu hồi đất đối với trường hợp quy định tại khoản 3,4,5,6,9 và 11 Điều 38 Luật đất đai (đối tượng là hộ gia đình, cá nhân). Thời gian giải quyết hồ sơ: 30 ngày. Căn cứ kết luận của Thanh tra về việc sử dụng đất, Phòng TNMT thẩm tra, xác minh thực địa khi cần thiết, thụ lý: 27 ngày. Văn phòng UBND quận trình UBND quận quyết định thu hồi đất: 03 ngày. Điều 29. Thu hồi đất đối với trường hợp quy định tại khoản 10 Điều 38 Luật đất đai (đối tượng là hộ gia đình, cá nhân). Thời gian giải quyết hồ sơ: 30 ngày. Phòng TNMT thụ lý hồ sơ: 27 ngày. Văn phòng UBND quận trình UBND quận quyết định thu hồi đất: 03 ngày. Điều 30. Thu hồi đất đối với trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 38 Luật đất đai (đối tượng là hộ gia đình, cá nhân). Thời gian giải quyết hồ sơ: 35 ngày. Phòng TNMT thụ lý hồ sơ: 32 ngày. Văn phòng UBND quận trình UBND quận quyết định thu hồi đất: 03 ngày. Điều 31. Chuyển từ hình thức thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất (đối tượng là hộ gia đình, cá nhân) [Điều 129 Nghị định 181/2004/NĐ CP]. 1. Thời gian giải quyết hồ sơ: 30 ngày. Phòng TNMT: 27 ngày. Văn phòng UBND quận: 03 ngày. 2. Trách nhiệm của UBND phường: Phối hợp khi có yêu cầu. 3. Trách nhiệm của Văn phòng UBND quận: Đảm bảo thời gian trình ký, đóng dấu hồ sơ. Điều 32. Đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Thời gian giải quyết: 01 ngày. VPĐKQSDĐ tiếp nhận, kiểm tra thành phần, thụ lý và trả kết quả hồ sơ. Điều 33. Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân chưa có Giấy chứng nhận nhưng có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai. Thực hiện theo Điều 53 Nghị định số 83/2010/NĐ CP . Điều 34. Đăng ký thế chấp bảo lãnh quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai. Thời gian giải quyết: 01 ngày. VPĐKQSDĐ tiếp nhận, kiểm tra thành phần, thụ lý và trả kết quả hồ sơ. Điều 35. Đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký. Thời gian giải quyết: 01 ngày. VPĐKQSDĐ tiếp nhận, kiểm tra thành phần, thụ lý và trả kết quả hồ sơ. Điều 36. Đăng ký xác nhận thông tin thế chấp. Thời gian giải quyết: 05 ngày. VPĐKQSDĐ tiếp nhận, kiểm tra thành phần, thụ lý và trả kết quả hồ sơ. Điều 37. Thủ tục Đăng ký yêu cầu sửa chữa sai sót trong nội dung đăng ký thế chấp. Thời gian giải quyết: 05 ngày. VPĐKQSDĐ tiếp nhận, kiểm tra thành phần, thụ lý và trả kết quả hồ sơ. Điều 38. Thủ tục đăng ký xóa đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Thời gian giải quyết: 01 ngày. VPĐKQSDĐ tiếp nhận, kiểm tra thành phần, thụ lý và trả kết quả hồ sơ. Điều 39. Thủ tục đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Thời gian giải quyết: 01 ngày. VPĐKQSDĐ tiếp nhận, kiểm tra thành phần, thụ lý và trả kết quả hồ sơ. Điều 40. Thủ tục ghi nợ tiền sử dụng đất. Thời gian giải quyết: 03 ngày. VPĐKQSDĐ tiếp nhận, kiểm tra thành phần, thụ lý và trả kết quả hồ sơ. Điều 41. Thủ tục xóa ghi nợ tiền sử dụng đất. Thời gian giải quyết: 03 ngày. VPĐKQSDĐ tiếp nhận, kiểm tra thành phần, thụ lý và trả kết quả hồ sơ. Điều 42. Cung cấp thông tin về địa chính. Thời gian giải quyết: 10 ngày. VPĐKQSDĐ chịu trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra, cung cấp thông tin: 10 ngày. Điều 43. Điều chỉnh thông tin trên Giấy chứng nhận (Đính chính các loại Giấy chứng nhận đã cấp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Nghị định số 88/2009/NĐ CP , Điều 12 Thông tư số 20/2010/TT BTNMT ngày 22/10/2010). Thời gian giải quyết: 07 ngày. VPĐKQSDĐ chịu trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra, thực hiện: 05 ngày. Phòng TNMT thẩm tra, ký duyệt: 02 ngày MỤC 2. LĨNH VỰC QUẢN LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC Điều 44. Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phân cấp. Thời gian giải quyết: 07 ngày. Phòng TNMT thụ lý hồ sơ: 05 ngày. Văn phòng UBND quận trình UBND quận trình ký theo thẩm quyền: 02 ngày. Điều 45. Thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phân cấp. Thời gian giải quyết: 10 ngày. Phòng TNMT thụ lý hồ sơ: 08 ngày. Văn phòng UBND quận trình UBND quận trình ký theo thẩm quyền: 02 ngày. MỤC 3. LĨNH VỰC ĐO ĐẠC, BẢN ĐỒ Điều 46. Kiểm tra nội nghiệp bản vẽ sơ đồ nhà đất. Thời gian giải quyết: 06 ngày. VPĐKQSDĐ tiếp nhận hồ sơ, thụ lý hồ sơ và trả kết quả. MỤC 4. LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG Điều 47: Đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường. 1. Thời gian giải quyết: 05 ngày. Phòng TNMT tiếp nhận và thụ lý hồ sơ: 03 ngày. Văn phòng UBND quận trình ký hồ sơ theo thẩm quyền: 02 ngày 2. Trách nhiệm của Phòng TNMT: Chịu trách nhiệm thẩm tra, thực hiện, ký trình UBND quận theo thẩm quyền. Trả kết quả hồ sơ. 3. Trách nhiệm của Văn phòng UBND quận: Đảm bảo thời gian trình ký, đóng dấu hồ sơ. Điều 48. Xác nhận việc hoàn thành các biện pháp bảo vệ môi trường theo đề án bảo vệ môi trường đã được xác nhận. 1. Thời gian giải quyết: 15 ngày (không kể thời gian lấy mẫu phân tích). Phòng TNMT tiếp nhận và thụ lý hồ sơ: 12 ngày. Văn phòng UBND quận trình ký hồ sơ theo thẩm quyền: 03 ngày 2. Trách nhiệm phối hợp giải quyết hồ sơ: 2.1. Phòng TNMT: Chịu trách nhiệm thẩm tra, thực hiện, ký trình UBND quận theo thẩm quyền. Trả kết quả hồ sơ. 2.2. Văn phòng UBND quận: Đảm bảo thời gian trình ký, đóng dấu hồ sơ. Chương III KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM Điều 49. Cơ quan, đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tác phối hợp, hoàn thành nhiệm vụ được giao được xem xét khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. Điều 50. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị không chấp hành nghiêm túc chế độ trách nhiệm trong công tác phối hợp của Quy chế này sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật tùy theo mức độ, tính chất vi phạm. Cán bộ, công chức được cử tham gia phối hợp không thực hiện đầy đủ các trách nhiệm theo Quy chế này sẽ bị cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, công chức đó xem xét xử lý theo pháp luật về cán bộ, công chức và quy định của Bộ Luật Lao động. Chương IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 51. Thủ trưởng các đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND 11 phường căn cứ nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan mình chịu trách nhiệm xây dựng quy trình giải quyết hồ sơ nội bộ (xác định trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân) để tổ chức thực hiện theo đúng Quy chế này. Điều 52. Phòng TNMT cùng VPĐKQSDĐ chịu trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này. Định kỳ hàng tháng tổ chức họp giao ban hoặc đột xuất; qua đó, các đơn vị liên quan có báo cáo các khó khăn, vướng mắc và đề xuất UBND quận xem xét quyết định./.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 94/2012/QĐ UBND Thanh Hóa, ngày 10 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC QUY ĐỊNH GIÁ NƯỚC SẠCH KHU VỰC NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Căn cứ Thông tư số 01/2008/TT BXD ngày 02 tháng 01 năm 2008 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 117/2007/NĐ CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ; Thông tư liên tịch số 95/2009/TTLB BTC BXD BNN ngày 19/5/2009 của liên Bộ: Tài chính Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quy định giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt; Thông tư số 100/2009/TT BTC ngày 20/5/2009 của Bộ Tài chính về việc ban hành khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt; Xét đề nghị tại Tờ trình số 1566/TTr STC QLCS GC ngày 13/7/2011 của Sở Tài chính về việc “Đề nghị quy định giá nước sạch khu vực nông thôn do các công trình cấp nước sạch thuộc dự án JICA”, Tờ trình số 2473/TTr STC ngày 03/9/2011 của Sở Tài chính về việc “Đề nghị quy định giá nước sạch nông thôn trôn địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Quy định giá nước sạch khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, cụ thể như sau: I. Đối với nước sạch của các công trình do tổ chức JICA tài trợ (đã bao gồm thuế VAT): 1. Nước sinh hoạt của các hộ dân: 3.800 đồng/ 01m3; 2. Nước dùng cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang: 7.000 đồng/ 01m3; 3. Nước phục vụ mục đích công cộng: 7.000 đồng/01m3 4. Nước phục vụ sản xuất vật chất: 7.500 đồng/01m3 5. Nước phục vụ kinh doanh dịch vụ: 8.000 đồng/01m3 II. Đối với các công trình cấp nước khác (đã bao gồm thuế VAT): 1. Công trình cấp nước chưa lắp đồng hồ đo nước: 1.1. Các hộ gia đình: 15.000 đồng/hộ/tháng; 1.2. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức: 40.000 đồng/đơn vị/tháng. 2. Công trình cấp nước đã lắp đồng hồ đo nước: TT Mục đích sử dụng Miền xuôi Miền núi Phục vụ các hộ gia đình 3.800 đồng/m3 3.500 đồng/m3 Phục vụ các cơ quan, đơn vị sự nghiệp 7.000 đồng/m3 6.000 đồng/m3 Phục vụ dịch vụ công cộng 7.000 đồng/m3 6.000 đồng/m3 Phục vụ sản xuất vật chất 7.500 đồng/m3 6.500 đồng/m3 Phục vụ kinh doanh dịch vụ 8.000 đồng/m3 7.500 đồng/m3 Điều 2. Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn; các tổ chức, cá nhân (Chủ công trình cấp nước) có trách nhiệm tuyên truyền, thông báo và ký hợp đồng với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình để triển khai thực hiện theo giá quy định tại Điều 1 kể từ ngày 01/02/2012. Sở Tài chính, Sở Y tế, Sở Xây dựng, Cục Thuế Thanh Hóa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; các tổ chức, cá nhân (chủ công trình cấp nước) đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng nước và sức khỏe cho nhân dân. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành: Tài chính, Xây dựng, Cục Thuế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND các huyện; Giám đốc Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Thủ trưởng các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Đình Thọ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 80/QĐ UBND Bắc Kạn, ngày 10 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BAN HÀNH HẾT HIỆU LỰC THI HÀNH CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004; Căn cứ Nghị định số: 91/2006/NĐ CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số: 307/TTr STP ngày 28 tháng 12 năm 2011, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hết hiệu lực thi hành. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. CHỦ TỊCH Hoàng Ngọc Đường DANH MỤC CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐÃ BAN HÀNH HẾT HIỆU LỰC (Kèm theo Quyết định số:80/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Chủ tịch UBND tỉnh) STT Tên văn bản Ngày, tháng, năm ban hành văn bản Lý do hết hiệu lực Ngày, tháng, năm hết hiệu lực Ghi chú 1 Quyết định số: 1325/2008/QĐ UBND ngày 22 tháng 7 năm 2008 của UBND tỉnh về việc ban hành đơn giá bồi thường nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. 22/7/2008 Hết hiệu lực theo Quyết định số: 1336/2011/QĐ UBND ngày 21/7/2011 của UBND tỉnh Về việc ban hành đơn giá bồi thường nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 01/8/2011 2 Quyết định số: 1240/QĐ UBND ngày 09/6/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc Phê duyệt giá cước vận tải hàng hoá bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 09/6/2005 Hết hiệu lực theo Quyết định số: 1682/2011/QĐ UBND ngày 20/9/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định giá cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 30/9/2011 3 Quyết định số: 2854/QĐ UBND ngày 15/11/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt giá cước vận chuyển hàng hoá bằng ô tô trên các tuyến đường chưa được phân cấp và bằng các phương tiện vận chuyển khác trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. 15/11/2005 Hết hiệu lực theo Quyết định số: 1682/2011/QĐ UBND ngày 20/9/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định giá cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 30/9/2011 4 Quyết định số: 1021/2008/QĐ UBND ngày 06 tháng 6 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 06/6/2006 Hết hiệu lực theo Quyết định số: 1750/2011/QĐ UBND ngày 28/9/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 08/10/2011 5 Quyết định số: 931/QĐ UBND ngày 04/5/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc quy định mức chi trả nhuận bút đối với các loại báo chí, bản tin do các cơ quan thuộc tỉnh Bắc Kạn quản lý. 04/5/2005 Hết hiệu lực theo Quyết định số: 1983/QĐ UBND ngày 24/10/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định mức chi trả chế độ nhuận bút, trích lập và sử dụng Quỹ nhuận bút đối với tác phẩm báo chí, phát thanh, truyền hình, Trang Thông tin điện tử và bản tin do các cơ quan thuộc tỉnh Bắc Kạn quản lý 04/11/2011 6 Quyết định: 1369/QĐ UBND ngày 24/6/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc điều chỉnh chế độ chi trả nhuận bút, trích lập và sử dụng quỹ nhuận bút cho tác phẩm báo chí trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ban hành kèm theo Quyết định số: 931/QĐ UBND ngày 04/5/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn. 24/6/2009 Hết hiệu lực theo Quyết định số: 1983/QĐ UBND ngày 24/10/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định mức chi trả chế độ nhuận bút, trích lập và sử dụng Quỹ nhuận bút đối với tác phẩm báo chí, phát thanh, truyền hình, Trang Thông tin điện tử và bản tin do các cơ quan thuộc tỉnh Bắc Kạn quản lý 04/11/2011
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 64/QĐ UBND Quảng Trị, ngày 10 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC CHI TRẢ CHẾ ĐỘ NHUẬN BÚT, THÙ LAO ĐỐI VỚI CƠ QUAN BÁO CHÍ, ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH TỈNH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002; Căn cứ Nghị định số 61/2002/NĐ CP ngày 11 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về chế độ nhuận bút; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 2627/TTr HCSN ngày 20 tháng 12 năm 2011, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định mức chi trả chế độ nhuận bút, thù lao đối với các cơ quan báo chí, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh. Điều 2. Giám đốc Sở Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định này. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Trị, Tổng biên tập: Báo Quảng Trị, Tạp chí Cửa Việt và Thủ trưởng các Sở, Ban ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Nguyễn Đức Cường QUY ĐỊNH MỨC CHI TRẢ CHẾ ĐỘ NHUẬN BÚT, THÙ LAO ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ, ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH TỈNH (Ban hành kèm theo Quyết định số 64/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng Trị) Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Quy định này quy định mức chi trả chế độ nhuận bút, thù lao xuất bản đối với tác phẩm báo chí (báo in, báo điện tử, trang thông tin điện tử của báo in); tác phẩm phát thanh, truyền hình (báo nói, báo hình) của các cơ quan báo chí, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh; quy định mức chi trả khoản tiền thù lao cho những người thực hiện các công việc có liên quan đến tác phẩm, công tác xuất bản. 2. Các nội dung khác liên quan đến chế độ nhuận bút, thù lao không quy định trong văn bản này thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Điều 2. Đối tượng hưởng nhuận bút và thù lao 1. Đối tượng hưởng nhuận bút a) Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có tác phẩm được cơ quan báo chí, Đài Phát thanh Truyền hình sử dụng. b) Biên kịch, đạo diễn, nhạc sỹ (không kể phần nhạc qua băng tư liệu) đối với phát thanh. c) Biên kịch, đạo diễn, quay phim, người dựng phim, nhạc sỹ (không kể phần nhạc qua băng tư liệu), họa sỹ đối với truyền hình. d) Những người thuộc đơn vị sử dụng tác phẩm (trong biên chế hoặc hợp đồng dài hạn) sáng tạo tác phẩm ngoài nhiệm vụ được giao thì được hưởng 100% nhuận bút. 2. Đối tượng hưởng thù lao a) Người sưu tầm, người cung cấp tác phẩm, văn bản, tài liệu, Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập, biên tập viên, cán bộ, công chức, viên chức hoặc người lao động hợp đồng dài hạn của cơ quan báo chí. b) Giám đốc, Phó Giám đốc Đài, phát thanh viên, diễn viên, đạo diễn chương trình, chỉ huy dàn dựng âm nhạc, thiết kế ánh sáng, trợ lý nghệ thuật, đạo diễn âm thanh, quay phim kỹ xảo và những người thực hiện các công việc có liên quan đến tác phẩm phát thanh, truyền hình. Điều 3. Định mức hưởng nhuận bút Những người trong biên chế hoặc hợp đồng dài hạn của cơ quan báo chí, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh chỉ được hưởng chế độ nhuận bút phần vượt định mức khoán được giao. Tổng biên tập cơ quan báo chí, Giám đốc Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh quy định mức khoán hệ số nhuận bút cho phù hợp, nhưng không dưới mức khoán 12 tin/tháng/người được khoán hoặc tương đương giá trị 12 hệ số/tháng/người được khoán. Chương II NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 4. Nhuận bút cho tác phẩm báo chí (báo in, báo điện tử, trang tin điện tử của báo in) 1. Khung hệ số nhuận bút Nhóm Thể loại Hệ số 1 Tin Trả lời bạn đọc 1 5 2 Tranh 1 5 3 Ảnh 1 5 4 Chính luận 10 20 5 Phóng sự, ký Bài phỏng vấn 10 20 6 Văn học 8 15 7 Nghiên cứu 10 20 2. Cách tính nhuận bút a) Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút được quy định bằng 10% mức tiền lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ. b) Quỹ nhuận bút trang tin điện tử của báo in bằng 20% Quỹ nhuận bút báo in. c) Tổng biên tập sử dụng tác phẩm căn cứ vào chất lượng, thể loại tác phẩm quyết định mức hệ số nhuận bút của từng tác phẩm theo khung quy định tại Khoản 1. d) Đối với tác phẩm, thông tin không quy định trong khung nhuận bút thì Tổng biên tập sử dụng tác phẩm căn cứ vào khung nhuận bút quy định và tùy theo tính chất, đặc trưng của tác phẩm, thông tin để vận dụng mức hệ số nhuận bút cho phù hợp. 3. Nhuận bút tác phẩm Nhuận bút tác phẩm = Hệ số nhuận bút tác phẩm x Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút. Điều 5. Nhuận bút cho tác phẩm Phát thanh Truyền hình 1. Khung hệ số nhuận bút Nhóm Thể loại Hệ số I TÁC PHẨM TRUYỀN HÌNH Tối thiểu 1 Tin 1,5 6,0 2 Phóng sự 15,0 30,0 3 Các chương trình khác: Phim tài liệu, văn nghệ, phỏng vấn,… 47,8 90,0 4 Truyền hình trực tiếp 47,8 120,0 II TÁC PHẨM PHÁT THANH 1 Tin 1,20 4,0 2 Phóng sự 12,0 20,0 3 Các chương trình khác: tọa đàm, văn nghệ, phỏng vấn 12,0 20,0 4 Phát thanh trực tiếp 42,8 50,0 2. Cách tính nhuận bút a) Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút được quy định bằng 10% mức tiền lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ. c) Giám đốc Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh căn cứ vào chất lượng, thể loại tác phẩm quyết định mức hệ số nhuận bút của từng tác phẩm theo khung quy định tại Khoản 1. d) Đối với tác phẩm, thông tin không quy định trong khung nhuận bút thì Thủ trưởng cơ quan sử dụng tác phẩm căn cứ vào khung nhuận bút quy định và tùy theo tính chất, đặc trưng của tác phẩm, thông tin để vận dụng mức hệ số nhuận bút cho phù hợp. 3. Nhuận bút tác phẩm Nhuận bút tác phẩm = Hệ số nhuận bút tác phẩm x Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút. Điều 6. Chi trả thù lao 1. Người sưu tầm, tuyển chọn, cung cấp tác phẩm, văn bản, tài liệu, những người thực hiện các công việc liên quan đến tác phẩm, công tác xuất bản được các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình sử dụng thì được Thủ trưởng đơn vị sử dụng tác phẩm quy định mức trả thù lao phù hợp với mức độ đóng góp. 2. Đối tượng hưởng thù lao của các chương trình phát thanh, truyền hình được tính tối đa bằng 30% trong tổng số nhuận bút của các chương trình phát thanh, truyền hình trong ngày. 3. Mức chi trả thù lao (báo in, báo điện tử, trang tin điện tử của báo in) cho các đối tượng được hưởng của cơ quan Báo Quảng Trị do Tổng biên tập quyết định; mức chi trả thù lao bằng 40% Quỹ nhuận bút (Hướng dẫn số 389 HD/TCQT ngày 21 tháng 6 năm 2004 của Ban Tài chính Quản trị Trung ương). Điều 7. Một số quy định khác 1. Tùy theo khả năng ngân sách và nguồn thu hợp pháp của đơn vị, hàng năm ngân sách tỉnh cân đối, bố trí một phần kinh phí phù hợp để chi trả nhuận bút và thù lao cho cơ quan báo chí và Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh. 2. Tác phẩm báo chí đăng lại của báo chí khác hoặc đã được công bố ở các cuộc hội thảo, hội nghị được trả nhuận bút thấp hơn tác phẩm sử dụng lần đầu. Mức nhuận bút do Thủ trưởng đơn vị sử dụng tác phẩm quyết định nhưng không dưới 50% nhuận bút của thể loại tương ứng mà cơ quan báo chí đang áp dụng. 3. Mức chi trả cho người được phỏng vấn thực hiện theo thỏa thuận giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn. Trường hợp người trả lời phỏng vấn không đưa ra yêu cầu về tỷ lệ nhuận bút giữa người trả lời phỏng vấn và người phỏng vấn thì Thủ trưởng cơ quan của người phỏng vấn quyết định tỷ lệ nhuận bút cho người trả lời phỏng vấn. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 8. Các cơ quan báo chí, Đài phát thanh Truyền hình tỉnh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, hàng năm lập dự toán chi nhuận bút, thù lao cùng dự toán chi thường xuyên gửi cơ quan Tài chính cùng cấp để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Điều 9. Giao Sở Tài chính theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy định này. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, phát sinh, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung quy định cho phù hợp.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 01/2012/QĐ UBND Hà Tĩnh, ngày 10 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC QUY ĐỊNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ CHÚC THỌ, MỪNG THỌ VÀ BIỂU DƯƠNG, KHEN THƯỞNG NGƯỜI CAO TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12 ngày 23/11/2009; Căn cứ Nghị định số 06/2011/NĐ CP ngày 14/01/2011 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi; Căn cứ Thông tư số 21/2011/TT BTC ngày 18/02/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi tại nơi cư trú; chúc thọ, mừng thọ và biểu dương, khen thưởng người cao tuổi; Xét đề nghị của Liên ngành Sở Tài chính và Sở Lao động Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 07/LN TC LĐ ngày 03/01/2012, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý và sử dụng kinh phí chúc thọ, mừng thọ và biểu dương, khen thưởng người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ năm 2012. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao động Thương binh và Xã hội, Tài chính; Giám đốc KBNN tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: Như Điều 3; TTr.Tỉnh ủy, TTr.HĐND tỉnh; Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; UBMT Tổ quốc, các đoàn thể cấp tỉnh; Sở Tài chính, LĐTBXH, Tư pháp; Trung tâm Công báo Tin học tỉnh; Các Phó Văn phòng UBND tỉnh; Lưu VT, VX. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Thiện QUY ĐỊNH VỀ VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ CHÚC THỌ, MỪNG THỌ VÀ BIỂU DƯƠNG, KHEN THƯỞNG NGƯỜI CAO TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh) Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng 1. Phạm vi: Quy định nguồn kinh phí thực hiện; nội dung, mức chi; lập, chấp hành và quyết toán kinh phí chúc thọ, mừng thọ và biểu dương, khen thưởng người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. 2. Đối tượng áp dụng: a) Cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện chúc thọ, mừng thọ và biểu dương, khen thưởng người cao tuổi tại nơi cư trú; b) Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên theo quy định tại Điều 2 Luật Người cao tuổi. Điều 2. Nguồn kinh phí tổ chức thực hiện chúc thọ, mừng thọ và biểu dương, khen thưởng người cao tuổi được bố trí từ nguồn ngân sách hàng năm, cụ thể: 1. Ngân sách tỉnh đảm bảo: a) 100% kinh phí tặng quà đối với các đối tượng ở tuổi 90 và 100 tuổi; b) 50% kinh phí tặng quà đối với các đối tượng ở tuổi 70, 75, 80, 85, 95 và trên 100 tuổi. 2. Ngân sách huyện, thành phố, thị xã (gọi chung là ngân sách cấp huyện) đảm bảo 30% kinh phí tặng quà đối với các đối tượng ở tuổi 70, 75, 80, 85, 95 và trên 100 tuổi. 3. Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã) đảm bảo 20% kinh phí tặng quà đối với các đối tượng ở tuổi 70, 75, 80, 85, 95, trên 100 tuổi; 100% kinh phí tổ chức chúc thọ, mừng thọ và biểu dương, khen thưởng người cao tuổi tại địa phương. Ngoài ra, UBND các xã, phường, thị trấn được phép kêu gọi tài trợ, đóng góp và huy động các nguồn hợp pháp khác để thực hiện. Chương 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 3. Mức tặng quà chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi 1. Người cao tuổi tròn 100 tuổi được chúc thọ và tặng quà gồm 5m vải lụa trị giá 200.000 đồng và 500.000 đồng tiền mặt. 2. Người cao tuổi tròn 90 tuổi được chúc thọ và tặng quà gồm hiện vật giá trị 100.000 đồng và 300.000 đồng tiền mặt. 3. Người cao tuổi ở tuổi 95 tuổi và trên 100 tuổi được chúc thọ và tặng quà 200.000 đồng tiền mặt. 4. Người cao tuổi ở tuổi 70, 75, 80, 85 tuổi được chúc thọ và tặng quà 100.000 đồng tiền mặt. Điều 4. Chi biểu dương, khen thưởng người cao tuổi có thành tích xuất sắc Hình thức khen thưởng và mức khen thưởng thực hiện theo quy định của Luật Thi đua khen thưởng và các văn bản hướng dẫn Luật. Điều 5. Nội dung và mức chi cho công tác tổ chức chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi Chi in ấn hoặc mua “Giấy mừng thọ”; Chi nước uống, hoa quả, bánh kẹo. Mức chi bình quân 10.000 đồng/người tham dự; Chi thuê hội trường, phông, bạt, bàn ghế, thiết bị loa đài... (nếu có). Mức chi thực hiện theo hợp đồng, giấy biên nhận hoặc hóa đơn (trong trường hợp thuê dịch vụ); Điều 6. Lập dự toán, chấp hành và thanh quyết toán nguồn kinh phí chúc thọ, mừng thọ và biểu dương, khen thưởng người cao tuổi 1. Ngân sách các cấp căn cứ vào số lượng đối tượng người cao tuổi trên địa bàn và phân cấp về trách nhiệm đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện quy định tại Điều 2 Quy định này; chủ động bố trí nguồn kinh phí trong dự toán đầu năm của ngân sách cấp mình để thực hiện. 2. Sử dụng nguồn kinh phí phải đảm bảo tiết kiệm, đúng nội dung và mức chi quy định tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Quy định này; thực hiện thanh quyết toán, tổng hợp báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm theo đúng chế độ quy định. Điều 7. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong tổ chức triển khai thực hiện 1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội: a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách để thực hiện Quyết định này; b) Chủ trì, phối hợp với Hội Người cao tuổi của tỉnh và các ngành, các cấp có liên quan khảo sát, thống kê, quản lý các đối tượng người cao tuổi; đồng thời chịu trách nhiệm thẩm định và tổng hợp số lượng đối tượng người cao tuổi hàng năm trên địa bàn; c) Phối hợp với Hội Người cao tuổi của tỉnh, tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, UBMTTQ tỉnh thăm, tặng quà chúc thọ, mừng thọ các đối tượng người cao tuổi trên địa bàn. 2. Sở Tài chính: a) Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, các đơn vị có liên quan hướng dẫn thực hiện Quyết định này; b) Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tham mưu bố trí nguồn kinh phí thực hiện tặng quà chúc thọ, mừng thọ theo Quyết định này; c) Chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, thanh quyết toán và tổng hợp báo cáo quyết toán nguồn kinh phí chúc thọ, mừng thọ và biểu dương khen thưởng người cao tuổi vào tổng quyết toán chi ngân sách địa phương hàng năm. 3. Hội Người cao tuổi tỉnh: a) Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội khảo sát, thống kê, quản lý, tổng hợp người cao tuổi trên địa bàn đảm bảo chính xác, đúng đối tượng; b) Hướng dẫn, chỉ đạo Hội Người cao tuổi các cấp tổ chức tuyên truyền chế độ, chính sách đối với người cao tuổi; thường xuyên cập nhật, nắm bắt và tổng hợp kịp thời số lượng các đối tượng người cao tuổi; đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương các cấp tổ chức các hoạt động chúc thọ, mừng thọ và biểu dương, khen thưởng người cao tuổi trên địa bàn. 4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã: Chủ động bố trí ngân sách cấp mình trong dự toán ngân sách hàng năm để thực hiện thăm, tặng quà, chúc thọ, mừng thọ và biểu dương, khen thưởng người cao tuổi trên địa bàn theo Quyết định này; Hàng năm hướng dẫn, chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với Hội Người cao tuổi tổ chức quản lý, rà soát, thống kê, lập danh sách đề nghị tặng quà chúc thọ, mừng thọ và biểu dương, khen thưởng trên địa bàn kịp thời, đúng đối tượng; tổng hợp báo cáo gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh. 5. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn: Chủ động bố trí ngân sách cấp mình trong dự toán ngân sách hàng năm và kêu gọi tài trợ, đóng góp các nguồn hợp pháp khác để thực hiện thăm, tặng quà, chúc thọ, mừng thọ và biểu dương, khen thưởng người cao tuổi trên địa bàn; Chỉ đạo Hội Người cao tuổi tổ chức quản lý, rà soát, thống kê, tổng hợp đối tượng người cao tuổi; phối hợp với gia đình người cao tuổi tổ chức chúc thọ, mừng thọ và biểu dương, khen thưởng người cao tuổi có thành tích xuất sắc, đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn hóa, phong tục, tập quán của địa phương. 6. Các tổ chức khác: Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp các cấp tích cực tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân, hội viên, đoàn viên thực hiện các chế độ, chính sách đối với người cao tuổi, vận động quyên góp giúp đỡ người cao tuổi gặp khó khăn trong cuộc sống./.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 01/2012/QĐ UBND Vĩnh Yên, ngày 10 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI VÀ KHÍ THẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998; Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005; Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006; Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 396/TTr STNMT ngày 02/12/2011, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc để áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Điều 2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy định này. Điều 3. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. UỶ BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Phùng Quang Hùng QUY ĐỊNH PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI VÀ KHÍ THẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2011/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quy định này quy định về phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc để áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường. Điều 2. Đối tượng áp dụng Quy định này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động phát thải nước thải, khí thải vào môi trường. Điều 3. Giải thích thuật ngữ 1. Khí thải công nghiệp là hỗn hợp các thành phần vật chất phát thải ra môi trường không khí từ ống khói, ống thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp. 2. Nước thải công nghiệp là dung dịch thải ra từ các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp vào nguồn tiếp nhận nước thải. 3. Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân. 4. Nguồn tiếp nhận nước thải là nguồn nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ, có mục đích sử dụng xác định, nơi mà nước thải được xả vào. 5. Hệ số lưu lượng nguồn thải (Kf), hệ số lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận (Kq) và giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải (Cmax) được quy định tại các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường do cơ quan có thẩm quyền ban hành. 6. Hệ số lưu lượng nguồn thải (Kp), hệ số vùng (Kv) và phương pháp tính nồng độ tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong khí thải được quy định tại các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường do cơ quan có thẩm quyền ban hành. 7. Ký hiệu A, B trong bảng phân vùng môi tr­ường tương ứng với cột A, cột B trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về n­ước thải, là giá trị của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nư­ớc thải khi xả vào các nguồn tiếp nhận quy định cho các mục đích sử dụng khác nhau. 8. Khoảng cách trong Quy định này được tính từ nguồn phát thải đến ranh giới khu vực phân vùng môi trường. Chương II PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI Điều 4. Phân vùng môi trường các sông, suối, kênh, mương, khe, rạch Phân vùng môi trường các sông, suối, kênh, mương, khe, rạch để tiếp nhận nước thải được thể hiện tại Bảng 1 dưới đây: Bảng 1. Phân vùng môi trường các sông, suối, kênh, mương, khe, rạch TT Tên sông, suối, kênh, rạch Lưu lượng dòng chảy Q (m3/s) Thời điểm áp dụng Từ năm 2012 Từ năm 2015 Từ năm 2020 1 Sông Hồng 200 < Q < 1000 A A A 2 Sông Lô 50 < Q ≤ 200 A A A 3 Sông Phó Đáy Q ≤ 50 B A A 4 Sông Cà Lồ Q ≤ 50 B A A 5 Sông Phan Q ≤ 50 B A A 6 Các sông, suối, kênh, mương, khe, rạch còn lại Q ≤ 50 B B A Điều 5. Phân vùng môi trường các hồ, ao, đầm Phân vùng môi trường các hồ, ao, đầm để tiếp nhận nước thải được thể hiện tại Bảng 2 dưới đây: Bảng 2. Phân vùng môi trường các các hồ, ao, đầm TT Tên hồ, đầm Địa điểm Dung tích V (triệu m3) Từ năm 2012 Từ năm 2015 Từ năm 2020 1 Đầm Vạc TP. Vĩnh Yên V≤10 A A A Hồ Thanh Lanh H. Bình Xuyên V ≤10 A A A Hồ Gia Khau H. Bình Xuyên V ≤10 A A A Hồ Xạ Hương H. Tam Đảo V ≤10 A A A Hồ Bản Long H. Tam Đảo V ≤10 A A A Hồ Vân Trục H. Lập Thạch 10 < V ≤ 100 A A A Hồ Đại Lải TX. Phúc Yên 10 < V ≤ 100 A A A 2 Đầm Rư­ng H. Vĩnh Tường V ≤10 B A A Hồ Vĩnh Thành H. Tam Đảo V ≤10 B A A Hồ Làng Hà H. Tam Dương V ≤10 B A A Hồ Bò Lạc H. Lập Thạch V ≤10 B A A 3 Hồ Liễn Sơn H. Lập Thạch V ≤10 B B A Hồ Khuôn H. Lập Thạch V ≤10 B B A Hồ Suối Sải H. Lập Thạch V ≤10 B B A Hồ Đồng Mồ H. Sông Lô V ≤10 B B A Đầm Sổ H. Vĩnh Tường V ≤10 B B A Đầm Tam Hồng H. Yên Lạc V ≤10 B B A Đầm Cốc Lâm H. Yên Lạc V ≤10 B B A 4 Các hồ, ao, đầm còn lại V ≤10 B B B Điều 6. Điều khoản chuyển tiếp 1. Đối với các cơ sở sản xuất, chế biên, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày Quy định này có hiệu lực, đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (hoặc phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường, bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường) trong đó đã cam kết nước thải sau xử lý đạt loại B của các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường mà nước thải này có chảy vào nguồn tiếp nhận quy định áp dụng cột A từ năm 2012 thì cơ sở đó phải có biện pháp xử lý nước thải đạt loại A xong trước ngày 01/01/2015. 2. Đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày Quy định này có hiệu lực, đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (hoặc phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường, bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường) trong đó đã cam kết nước thải sau xử lý đạt loại A của các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường mà nước thải này chảy vào nguồn tiếp nhận quy định áp dụng cột B thì các cơ sở này vẫn phải áp dụng cột A. Trường hợp muốn điều chỉnh phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Chương III PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG TIẾP NHẬN KHÍ THẢI Điều 7. Vùng 1, áp dụng hệ số vùng Kv = 0,6 1. Khu vực Vườn Quốc gia Tam Đảo (huyện Tam Đảo và Bình Xuyên), Khu rừng nghiên cứu của Trung tâm Khoa học sản xuất Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ (xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên), Trạm đa dạng sinh học Mê Linh (xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên), các khu rừng đặc dụng khác; các di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng. Cụ thể: a) Rừng đặc dụng xác định theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 gồm: Vườn Quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học. b) Di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng bao gồm các di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được UNESCO, Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ chủ quản ra quyết định thành lập và xếp hạng. 2. Cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ có khoảng cách ranh giới đến khu vực quy định tại khoản 1, Điều 7 của Quy định này dưới 05 (năm) km. Điều 8. Vùng 2, áp dụng hệ số vùng Kv = 0,8 1. Khu vực nội thành, nội thị các đô thị sau: a) Nội thành thành phố Vĩnh Yên gồm các phường: Đống Đa, Đồng Tâm, Tích Sơn, Liên Bảo, Hội Hợp, Ngô Quyền, Khai Quang; b) Nội thị thị xã Phúc Yên gồm các phường: Trưng Trắc, Hùng Vương, Trưng Nhị, Phúc Thắng, Xuân Hòa, Đồng Xuân; c) Thị trấn Hương Canh thuộc huyện Bình Xuyên. 2. Cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ có khoảng cách ranh giới đến khu vực quy định tại khoản 1, Điều 8 của Quy định này dưới 05 (năm) km. Điều 9. Vùng 3, áp dụng hệ số vùng Kv = 1, 0 1. Các đô thị sau: Thị trấn Gia Khánh và thị trấn Thanh Lãng thuộc huyện Bình Xuyên; thị trấn Hợp Hòa thuộc huyện Tam Dương; thị trấn Yên Lạc thuộc huyện Yên Lạc; thị trấn Lập Thạch và thị trấn Hoa Sơn thuộc huyện Lập Thạch; thị trấn Thổ Tang, thị trấn Vĩnh Tường và thị trấn Tứ Trưng thuộc huyện Vĩnh Tường; thị trấn Tam Sơn thuộc huyện Sông Lô; xã Hợp Châu thuộc huyện Tam Đảo. 2. Vùng ngoại thành, ngoại thị của các đô thị quy định tại khoản 1, Điều 8 của Quy định này (trừ Thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên). 3. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cụm kinh tế xã hội đã được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc phê duyệt quy hoạch. 4. Cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ có khoảng cách đến ranh giới khu vực quy định tại các khoản 1, 2 và 3, Điều 9 của Quy định này dưới 05 (năm) km. Điều 10. Vùng 4, áp dụng hệ số vùng Kv = 1,2 Bao gồm các xã khu vực nông thôn. Cụ thể: 1. Các xã khu vực nông thôn thuộc huyện Bình Xuyên bao gồm: Bá Hiến, Thiện Kế, Sơn Lôi, Tam Hợp, Quất Lưu, Hương Sơn, Đạo Đức, Tân Phong và Phú Xuân. 2. Các xã khu vực nông thôn thuộc huyện Yên Lạc bao gồm: Đồng Văn, Trung Nguyên, Tề Lỗ, Bình Định, Đồng Cương, Văn Tiến, Nguyệt Đức, Trung Kiên, Trung Hà, Hồng Phương, Yên Phương, Hồng Châu, Liên Châu, Đại Tự, Tam Hồng, Yên Đồng. 3. Các xã khu vực nông thôn thuộc huyện Vĩnh Tường bao gồm: Bình Dương, Vân Xuân, Vĩnh Sơn, Vũ Di, Ngũ Kiên, Phú Đa, Vĩnh Ninh, Vĩnh Thịnh, An Tường, Phú Thịnh, Lý Nhân, Cao Đại, Thượng Trưng, Tân Cương, Tuân Chính, Tam Phúc, Lũng Hoà, Bồ Sao, Việt Xuân, Yên Lập, Tân Tiến, Chấn Hưng, Đại Đồng, Nghĩa Hưng, Yên Bình, Kim Xá. 4. Các xã khu vực nông thôn thuộc huyện Tam Dương bao gồm: Hợp Thịnh, Kim Long, An Hoà, Duy Phiên, Thanh Vân, Hoàng Đan, Hoàng Lâu, Vân Hội, Đạo Tú. 5. Các xã khu vực nông thôn thuộc huyện Lập Thạch bao gồm: Sơn Đông, Đồng Ích, Đình Chu, Văn Quán, Tiên Lữ, Triệu Đề. 6. Các xã khu vực nông thôn thuộc huyện Sông Lô bao gồm: Cao Phong, Đức Bác, Như Thuỵ, Tứ Yên. Điều 11. Vùng 5, áp dụng hệ số vùng Kv =1,4 Bao gồm các xã khu vực nông thôn miền núi. Cụ thể: 1. Các xã nông thôn miền núi thuộc huyện Sông Lô bao gồm: Bạch Lựu, Đôn Nhân, Đồng Quế, Đồng Thịnh, Hải Lựu, Lãng Công, Nhạo Sơn, Nhân Đạo, Phương Khoan, Quang Yên, Tân Lập, Yên Thạch. 2. Các xã nông thôn miền núi thuộc huyện Lập Thạch bao gồm: Vân Trục, Tử Du, Bắc Bình, Quang Sơn, Hợp Lý, Liễn Sơn, Liên Hoà, Bàn Giản, Ngọc Mỹ, Thái Hoà, Xuân Lôi, Xuân Hoà. 3. Các xã nông thôn miền núi thuộc huyện Tam Dương bao gồm: Hoàng Hoa, Đồng Tĩnh, Hướng Đạo. 4. Các xã khu vực nông thôn miền núi thuộc huyện Tam Đảo bao gồm: Yên Dương, Bồ Lý, Đạo Trù, Đại Đình, Tam Quan, Hồ Sơn, Minh Quang. Xã nông thôn miền núi thuộc huyện Bình Xuyên bao gồm: Trung Mỹ. Điều 12. Áp dụng hệ số vùng cho một số trường hợp đặc thù 1. Cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ có khoảng cách đến 02 vùng trở lên nhỏ hơn 05 km thì áp dụng hệ số vùng đối với vùng có hệ số nhỏ nhất (chỉ áp dụng đối với vùng 1, vùng 2 và vùng 3) . 2. Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ trong tỉnh nằm cách địa giới của tỉnh dưới 05 km thì việc xác định hệ số vùng áp dụng phải căn cứ vào phân vùng môi trường của các địa phương giáp ranh, đảm bảo theo nguyên tắc như quy định tại khoản 1 Điều này. Việc xác định hệ số vùng của địa phương giáp ranh căn cứ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm xác định hệ số vùng cho từng trường hợp cụ thể. Điều 13. Thay đổi, điều chỉnh hệ số vùng 1. Khi có sự điều chỉnh về ranh giới hành chính, thành lập mới, thay đổi về loại đô thị hoặc các thay đổi khác có liên quan đến việc áp dụng hệ số vùng thì sẽ được áp dụng hệ số vùng mới tương ứng với sự thay đổi đó. 2. Đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày áp dụng hệ số vùng mới ở trên mà đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép áp dụng hệ số vùng có hệ số lớn hơn thì tiếp tục được áp dụng hệ số vùng cũ (hệ số lớn hơn) trong thời gian 12 tháng kể từ ngày hệ số vùng mới được áp dụng. Chương IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 14. Tổ chức thực hiện 1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định này. 2. Các tổ chức, cá nhân là chủ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm quan trắc, thống kê, kiểm toán chất thải để áp dụng hệ số lưu lượng nguồn thải; cung cấp đúng, đủ, kịp thời các thông tin, số liệu về lưu lượng nước thải, khí thải cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. 3. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát hiện thấy vướng mắc, bất cập, các Sở, Ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, nghiên cứu đề xuất UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 01/2012/CT UBND Long An, ngày 10 tháng 01 năm 2012 CHỈ THỊ VỀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2012 Năm 2012 là năm thứ hai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 2015, bên cạnh những thành tựu, kinh nghiệm lãnh đạo, điều hành và những thuận lợi cơ bản thì khó khăn, thách thức dự báo sẽ rất lớn; Vì vậy, thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2012 sẽ có ý nghĩa rất quan trọng, tạo tiền đề để xác định khả năng hoàn thành các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX đã đề ra. Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ CP ngày 03/01/2012 của Chính phủ; Căn cứ Nghị quyết số 03 NQ/TU ngày 09/12/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ năm 2012; Nghị quyết số 28/2011/NQ HĐND và Nghị quyết số 30/2011/NQ HĐND ngày 09/12/2011 của HĐND tỉnh về phương hướng nhiệm vụ và dự toán thu, chi NSNN năm 2012, UBND tỉnh ban hành các Quyết định về giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế xã hội, dự toán thu, chi ngân sách nhà nước, dự toán thu, chi nguồn xổ số kiến thiết năm 2012 đến các Sở ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Tân An. Để triển khai thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2012, UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các Sở ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Tân An tập trung chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau đây: I. TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỂ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ, PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, KINH DOANH, THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG, CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 1. Nâng cao chất lượng phát triển các ngành và vùng kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế a) Do khu vực công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ còn tiếp tục khó khăn, thách thức; vì vậy Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau đây nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần to lớn vào tăng trưởng chung nền kinh tế của tỉnh năm 2012. Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, khí hậu, thủy văn, kịp thời thông tin cho người dân chủ động trong sản xuất và phòng tránh kịp thời. Chuẩn bị ngay kế hoạch phòng tránh lũ lụt, thiên tai năm 2012 để chủ động phòng, chống, đối phó. Đối với các huyện vùng lũ, ngoài việc phối hợp các ngành tỉnh tập trung khắc phục hậu quả lũ lụt vừa qua, phải tập trung rà soát, hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật trong các cụm, tuyến dân cư; thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, thuyết phục dân vào ở ổn định trong cụm, tuyến dân cư; có kế hoạch trả nợ vay đến hạn. Tiếp tục khuyến cáo lịch thời vụ xuống giống tập trung, đồng loạt, né rầy. Tăng cường công tác dự tính, dự báo, phòng trừ sâu bệnh và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, đẩy mạnh công tác giống cây trồng nhất là giống lúa đảm bảo đủ nguồn giống tốt, chất lượng phục vụ cho sản xuất. Nhân rộng mô hình sản xuất: cùng nông dân ra đồng, vùng lúa chất lượng cao, 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm. Xây dựng quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh, triển khai thực hiện mô hình những cánh đồng mẫu lớn để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cho nông dân. Xây dựng các dự án kêu gọi đầu tư trong và nước ngoài nhằm nâng cao năng suất chất lượng, nâng cao tính cạnh tranh trên trường quốc tế. Tập trung các giải pháp khôi phục đàn heo sau dịch bệnh, tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh đàn gia súc, gia cầm; tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực giống vật nuôi; tiếp tục thực hiện quy hoạch chăn nuôi theo hướng tập trung, xa khu dân cư, bảo vệ môi trường.... Rà soát quy hoạch vùng đay nguyên liệu, chuyển giao kỹ thuật canh tác nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi giống có năng suất cao để vừa nâng cao thu nhập cho nhân dân, vừa đảm bảo nguyên liệu cho nhà máy bột giấy Phương Nam. Khẩn trương hoàn chỉnh quy hoạch thủy sản đến năm 2020 để có hướng đầu tư, phát triển hiệu quả. Đồng thời tăng cường công tác chuyển giao khoa học công nghệ thủy sản; triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình khuyến ngư, hướng dẫn nông dân áp dụng công nghệ nuôi an toàn sinh học, hạn chế sử dụng kháng sinh và không sử dụng các hóa chất cấm, dùng các chế phẩm sinh học nhằm giảm chi phí, nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và hiệu quả trong sản xuất. Triển khai thực hiện chương trình giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản đến năm 2020; đề án trạm bơm điện và triển khai đầu tư hệ thống đê bao lửng vùng Đồng Tháp Mười, các chính sách hỗ trợ cơ giới hóa trong nông nghiệp; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý theo quy định của pháp luật đối với sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; vệ sinh an toàn thực phẩm.... Triển khai có hiệu quả các các chương trình, dự án, đề án của Chương trình hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, gắn với kế hoạch thực hiện Chương trình của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển nông thôn mới, phấn đấu đến cuối năm 2013 có 6 xã đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Hoàn thành quy hoạch chi tiết về bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 2020. Tiếp tục chăm sóc và bảo vệ diện tích rừng hiện có của tỉnh kết hợp đẩy mạnh trồng các loại rừng nhất là trồng cây phân tán, trồng lại rừng sau khai thác, để đến cuối năm 2012 diện tích rừng của tỉnh đạt 38.000 ha. Hoàn thiện nội dung các tờ trình, thông qua UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh trong năm 2012, gồm: tờ trình về tổ chức và cơ chế, chính sách đối với khuyến nông viên; tờ trình về cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản các huyện vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh và tờ trình về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Long An. b) Sở Công Thương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển thương mại, dịch vụ: Tiếp tục tổ chức các phiên chợ hàng Việt về nông thôn, đến các khu, cụm công nghiệp nhằm giúp người dân nông thôn tiếp cận hàng hóa có chất lượng và tạo thói quen dùng hàng Việt Nam trong nhân dân. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi gây mất ổn định thị trường; kiểm tra việc niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết; tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm, chống hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng; chống buôn lậu và gian lận thương mại nhằm góp phần đảm bảo lưu thông hàng hóa ổn định, thông suốt, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng. Phát triển các ngành dịch vụ của tỉnh theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển đa dạng hóa các ngành và sản phẩm dịch vụ. Mở rộng mạng lưới dịch vụ nông thôn, thương mại biên giới nhằm tạo điều kiện cho người sản xuất giao lưu hàng hóa. Củng cố tổ chức và hoạt động các cửa khẩu, triển khai kêu gọi đầu tư và khai thác có hiệu quả kinh tế biên mậu. Triển khai thực hiện Chương trình hành động về Chiến lược xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng hệ thống kho dự trữ lúa gạo theo chủ trương chung; khuyến khích ứng dụng công nghệ sau thu hoạch nhằm nâng cao sức cạnh tranh, nhất là đối với các mặt hàng nông sản. Tiếp tục phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh. c) Sở Xây dựng chủ trì xây dựng mới hoặc bổ sung, sửa đổi các quy hoạch vùng, ngành, lĩnh vực; kiểm tra, quản lý thực hiện sau khi các quy hoạch được phê duyệt. Hoàn thành phương án thiết kế và lộ trình thực hiện quy hoạch khu hành chính tỉnh. Triển khai thực hiện Quyết định số 3935/QĐ UBND ngày 2/12/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Long An đến năm 2020. Đôn đốc UBND các huyện, thành phố Tân An hoàn thành quy hoạch xây dựng nông thôn mới, trong đó chú trọng công tác hướng dẫn các huyện lập và triển khai quy hoạch xây dựng nông thôn mới theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch của Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường. d) Sở Giao thông Vận tải hoàn thành xây dựng và triển khai thực hiện Qui hoạch phát triển giao thông thủy, bộ tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển hệ thống giao thông thủy, bộ tỉnh Long An đến năm 2020. Tăng cường quản lý và phát triển hệ thống vận tải nhằm phục vụ nhu cầu vận chuyển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. đ) Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trên lĩnh vực khoa học công nghệ: Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống, góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. Trọng tâm là ứng dụng các thành tựu công nghệ sinh học, công nghệ mới... phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nông dân, cụ thể là các dự án: + Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tổng hợp trong sản xuất lúa tại vùng lúa chất lượng cao ở 04 huyện vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh. + Xây dựng mô hình trồng trọt, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, tiến tới đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa sản phẩm. Tiếp tục hoàn thiện và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao góp phần thực hiện tốt chương trình xây dựng xã nông thôn mới. Hỗ trợ việc áp dụng khoa học và công nghệ cho khôi phục và phát triển các sản phẩm, ngành nghề truyền thống của các tổ chức hợp tác xã, tổ kinh tế hợp tác... Tiếp tục thực hiện Phương án hỗ trợ đăng ký quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể cho các đặc sản của tỉnh ; phối hợp các ngành, địa phương hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh sản xuất sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường. Phối hợp với các Sở ngành có liên quan tổ chức các cuộc thi sáng tạo kỹ thuật để phát huy tài sản trí tuệ. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, về tiêu chuẩn đo lường chất lượng và sở hữu công nghiệp. Hợp tác với các viện, trường đại học về chuyển giao công nghệ, đào tạo... trong thực hiện các nhiệm vụ về khoa học và công nghệ; hợp tác với các tổ chức quốc tế trong dự án "Xây dựng chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu cho hạ lưu sông Vàm Cỏ Long An" theo đúng nội dung cam kết. Triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp ở tỉnh. 2. Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế a) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì: Xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Quyết định của UBND tỉnh về Kế hoạch thực hiện Chương trình của Tỉnh ủy về huy động mọi nguồn lực xây dựng hạ tầng giao thông, điện, nước phục vụ phát triển công nghiệp giai đoạn 2011 2015 và Quyết định của UBND tỉnh về kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển thành phố Tân An giai đoạn 2011 2020. Hoàn chỉnh, thông qua UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hướng dẫn các Sở ngành, UBND các huyện, thành phố rà soát, điều chỉnh quy hoạch ngành, sản phẩm chủ yếu, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cấp huyện phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và quy hoạch ngành, lĩnh vực của các Bộ ngành trung ương. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kịp thời đề xuất UBND tỉnh những bất cập, tồn tại trong công tác xây dựng, quản lý, thực hiện quy hoạch ở các ngành, địa phương. Xây dựng và tích cực triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh năm 2012, nhằm từng bước tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, cải thiện mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh. Tiếp tục rà soát các dự án trên địa bàn tỉnh, có giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ đầu tư. Đồng thời, đề xuất để kiên quyết thu hồi các dự án không có khả năng triển khai, xóa quy hoạch đối với các dự án không còn phù hợp. Trước mắt, trong quý I năm 2012 xử lý dứt điểm những dự án mà Hội đồng đầu tư tỉnh đã có chủ trương thu hồi hoặc giảm quy mô. Tổng hợp hoàn chỉnh báo cáo chuyên đề về đánh giá hiệu quả công tác thu hút đầu tư, công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn tỉnh để thông qua Tỉnh ủy trong tháng 8 năm 2012. Thực hiện đổi mới thu hút và quản lý vốn đầu tư nước ngoài theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, trong đó ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai, tạo điều kiện và tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong nước; tập trung thu hút vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; đồng thời phải hạn chế các dự án đầu tư vào khu vực phi sản xuất, tiêu tốn năng lượng, khai thác không gắn với chế biến. Đề xuất UBND tỉnh không cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án sử dụng lãng phí năng lượng, tài nguyên, sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Chủ động tổ chức và đổi mới cơ bản phương thức xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước để nâng cao hiệu quả trong thu hút đầu tư, tăng nhanh tỷ lệ lấp đầy các khu, cụm công nghiệp, đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lựa chọn đối tác có trọng tâm, trọng điểm. Hạn chế tiếp nhận dự án đầu tư ngoài các khu, cụm công nghiệp, trừ các dự án thương mại, dịch vụ, ngành nghề đặc thù. Định kỳ làm việc với các doanh nghiệp để động viên, hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy sản xuất phát triển. Đề xuất UBND tỉnh các biện pháp phù hợp để tăng cường thu hút, đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Hoàn thành cổ phần hóa 4 doanh nghiệp nhà nước còn lại trên địa bàn tỉnh. Xử lý dứt điểm các tồn tại để giải thể các Ban thanh lý công nợ và Hội đồng giải thể của các doanh nghiệp đã giải thể. Tái cơ cấu lại hai nông trường, lâm trường quốc doanh (Công ty TNHH một thành viên Đồng Tháp 1 và 4) hướng đến hiệu quả kinh tế, thực hiện đúng quy định hiện hành của Nhà nước về đất đai do các công ty đang quản lý. b) Sở Công Thương: Tiếp tục củng cố tổ chức và hoạt động của các cụm công nghiệp hiện có theo đúng qui định của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn thực hiện của Bộ Công Thương; đề xuất với Bộ Công Thương về một số bất cập khi thực hiện các quy định trên của trung ương. Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc chủ trương tiết kiệm điện; Phối hợp với Tổng Công ty Điện lực miền Nam xây dựng và thực hiện giải pháp hoàn thiện hạ tầng ngành điện nhằm đảm bảo phục vụ hoạt động sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn, phấn đấu đạt chỉ tiêu số hộ sử dụng điện năm 2012 trên 98,7%. Hoàn thành, triển khai: Quy hoạch phát triển ngành thương mại, quy hoạch phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Triển khai thực hiện có hiệu quả các quy hoạch, chương trình, đề án đã được phê duyệt: Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Long An giai đoạn 2011 2015, có xét đến năm 2020, trong đó đề xuất UBND tỉnh, để trình Thường trực HĐND tỉnh cho ứng vốn ngân sách địa phương hàng năm đầu tư hạ thế điện phục vụ các trạm bơm điện, đầu tư đường điện thắp sáng vùng sâu, xa, vùng khó khăn...; xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả giai đoạn 2011 2015; Quy hoạch phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2020; Đề án Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng giải pháp cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển ngành công nghiệp dựa trên công nghệ cao đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020; Đề án Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, nhất là những mặt hàng thiết yếu và hàng xuất khẩu, khuyến khích áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, quản lý môi trường.... Tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các thành phần kinh tế nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư phát triển công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Thực hiện các giải pháp thúc đẩy sản xuất phát triển; thực hiện tốt kế hoạch xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và tăng xuất khẩu hàng hóa. Tích cực mời gọi đầu tư siêu thị, trung tâm thương mại theo quy hoạch và nâng cấp các chợ đảm bảo đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới. Tập trung đôn đốc tháo gỡ các khó khăn để thực hiện nhanh các chợ đã có chủ trương và đang tiến hành xây dựng. c) Sở Xây dựng: Chủ trì tiếp tục rà soát các khu tái định cư, tập trung kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng, sớm giao đất ở tái định cư cho các hộ đăng ký nhận đất ở; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp lâu dài để lắp đầy các khu tái định cư, hạn chế thấp nhất tình trạng đăng ký ảo, mua bán giấy tay...; kiên quyết thực hiện nghiêm chủ trương chưa giao đất ở tái định cư thì không giải quyết cho đầu tư hạ tầng, đầu tư xây dựng. Triển khai xây dựng quy định về tỷ suất đầu tư trên đơn vị diện tích làm căn cứ cho việc giao đất, cho thuê đất làm cơ sở để Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành rà soát, điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất cho phù hợp với các dự án đầu tư hạ tầng. d) Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì thực hiện có hiệu quả công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường. Xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Quyết định của UBND tỉnh về kế hoạch thực hiện Chương trình của Tỉnh ủy về khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường bền vững. Tập trung hoàn thành việc lập Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Long An đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015 để thông qua Tỉnh ủy trong tháng 9/2012 và trình HĐND tỉnh trong kỳ họp cuối năm 2012; đôn đốc hoàn thành lập Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2011 2020 và kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2011 2015; hoàn thành Dự án đo nâng tỷ lệ bản đồ, hoàn thiện hồ sơ địa chính, đăng ký cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất một số xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Triển khai thực hiện quy hoạch địa điểm xử lý rác thải giai đoạn 2011 2020 và tầm nhìn đến năm 2025; quy hoạch địa điểm xây dựng nghĩa trang tỉnh giai đoạn 2011 2020 và tầm nhìn đến năm 2025; quy hoạch tài nguyên khoáng sản giai đoạn 2011 đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất đến năm 2015, tầm nhìn năm 2020. Hoàn thành lập quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước mặt của tỉnh đến năm 2015, tầm nhìn năm 2020; hoàn thành dự án Xây dựng và triển khai kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng của tỉnh giai đoạn 2010 2030; hoàn thành Quy hoạch đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Hoàn thành Dự án Hoàn thiện hệ thống phần mềm phục vụ quản lý Nhà nước về đất đai và quản lý bản đồ giá đất thành phố Tân An; hoàn thành Dự án điều tra, thống kê, đánh giá hiện trạng và công bố vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh. Tổ chức thực hiện công tác thống kê đất đai định kỳ năm 2012. Triển khai thực hiện bảng giá các loại đất năm 2012 trên địa bàn tỉnh; giải quyết dứt điểm hồ sơ thực hiện chính sách ưu đãi theo Quyết định số 2613/2004/QĐ UB ngày 04/8/2004 của UBND tỉnh; hồ sơ hết hạn ổn định về đơn giá thuê đất theo quy định Chính phủ. Tập trung triển khai thực hiện tốt chỉ đạo của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các tổ chức. Rà soát, đánh giá dự báo các khu vực trên địa bàn tỉnh có nguy cơ bị ảnh hưởng của thiên tai; lập quy hoạch phòng ngừa, ứng phó, khắc phục ô nhiễm môi trường trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra. Hỗ trợ xe thu gom rác thải sinh hoạt cho các huyện bức xúc về rác thải. Đánh giá khả năng chịu tải của các sông chính trên địa bàn tỉnh Long An làm cơ sở cấp phép xả thải. Xây dựng Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm năm 2012. Phối hợp triển khai đạt yêu cầu hoạt động của dự án VPEG. Tập trung thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra chế độ quản lý, sử dụng tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các hành vi vi phạm; thực hiện nghiêm chủ trương: chưa hoàn thành, đưa vào hoạt động các công trình kỹ thuật xử lý môi trường thì kiên quyết không giải quyết cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tập trung các tổ chức, cá nhân thuê, giao đất phải thực hiện đúng quy định về quản lý sử dụng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định; xử lý theo đúng quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm. Chuẩn bị nội dung trình UBND tỉnh để sơ kết quy chế phối hợp quản lý môi trường ở các khu, cụm công nghiệp, dọc theo 2 sông Vàm cỏ, xử lý kiên quyết các điểm đen, điểm nóng, bức xúc về môi trường. đ) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Long An: tiếp tục điều hành, triển khai thực hiện chính sách tín dụng, tiền tệ theo quy định của trung ương. Báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để có giải pháp bình ổn lãi suất; có chủ trương giãn nợ, cho vay mới giúp nhân dân sớm khắc phục hậu quả do thiên tai, dịch bệnh; có giải pháp ngăn chặn tình trạng cho vay nặng lãi, "cò tín dụng". 3. Huy động vốn đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước đầu tư XDCB năm 2012 a) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì: Kiểm tra, hướng dẫn các ngành, UBND các huyện, thành phố Tân An triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ và UBND tỉnh về tăng cường quản lý vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ. Xây dựng và đề xuất UBND tỉnh Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản trung hạn 2013 2015 và triển khai thực hiện sau khi được UBND tỉnh phê duyệt. Chủ trì, đề xuất UBND tỉnh triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu đầu tư công và phân cấp đầu tư trên phạm vi tỉnh Long An; Chuẩn bị nội dung báo cáo chuyên đề về giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư để thông qua Tỉnh ủy trong tháng 7 năm 2012. Trong điều kiện ngân sách còn nhiều khó khăn, đồng thời trung ương chưa thể hỗ trợ vốn đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Sở, ngành liên quan xem xét lại quy mô các dự án, đề xuất giải pháp hợp lý để chủ động triển khai thực hiện các công trình: đường N1 QL 62 kênh 79 biên giới Campuchia, đường Tân Tập Long Hậu, Đường Bến Lức (QL 1) Tân Tập, Đường Thủ Thừa Bình Thành Hòa Khánh, Đường tỉnh 831 (đoạn Vĩnh Bình cửa khẩu Long Khốt và đoạn Vĩnh Hưng Tân Hưng Tân Phước đi Đồng Tháp)... Đề xuất UBND tỉnh ban hành cơ chế cụ thể để khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó chú trọng khuyến khích đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BT, PPP,.... Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình giải ngân và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn XDCB đã giao; thực hiện điều chuyển vốn nội ngành để đẩy nhanh tiến độ giải ngân hoàn thành các công trình; các chủ đầu tư kịp thời báo cáo cấp quyết định đầu tư để giải quyết các khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án, đồng thời khắc phục các tồn tại về XDCB năm 2011 để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án và thực hiện tốt nhiệm vụ XDCB năm 2012, đặc biệt là các công trình trọng điểm của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX. Đề xuất UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo các Sở ngành và UBND các huyện, thành phố thực hiện nghiêm công tác giám sát đầu tư cộng đồng. b) Các Sở ngành, UBND các huyện, thành phố: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chủ đầu tư trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản theo đúng quy định hiện hành. Bố trí đầu tư bảo đảm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, có thứ tự ưu tiên, trọng tâm, trọng điểm. Tổ chức thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính, ngân sách, tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng ngân sách nhà nước; rà soát, ưu tiên tập trung vốn đầu tư cho các công trình, dự án hiệu quả, có khả năng hoàn thành trong năm 2012. Hạn chế ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quá nhiều chương trình, đề án sử dụng kinh phí, vốn ngân sách mà vượt quá khả năng cân đối của ngân sách nhà nước. Tập trung triển khai thực hiện các dự án đầu tư XDCB ngay từ đầu năm kế hoạch (từ khâu chuẩn bị đầu tư, lựa chọn nhà thầu để tổ chức thi công). Đối với các công trình thanh toán khối lượng năm trước các chủ đầu tư phải đảm bảo giải ngân dứt điểm trong năm (sẽ không bố trí vốn kế hoạch năm 2013 nếu chủ đầu tư để kéo dài sang năm sau). Đối với công tác chuẩn bị đầu tư, các chủ đầu tư phải nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh như: yêu cầu các chủ đầu tư, UBND các huyện, thành phố khi xin chủ trương đầu tư, xin lập dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật phải đề xuất cụ thể về quy mô đầu tư, nêu rõ căn cứ pháp lý và nhu cầu thực tế cần sử dụng để Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất UBND tỉnh quyết định trước khi lập dự án đầu tư. Đẩy mạnh công tác kiểm tra tiến độ thực hiện các công trình XDCB. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện dự án: yêu cầu chủ đầu tư phải thực hiện tốt, làm hết trách nhiệm, quyền hạn của mình theo chỉ đạo của UBND tỉnh, tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các Sở, ngành và địa phương, chủ động tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thi công để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Chấn chỉnh công tác lựa chọn nhà thầu, bảo đảm tuyển chọn nhà thầu có đủ năng lực tài chính, thiết bị kỹ thuật, nhân công…để hoàn thành công trình theo thời gian qui định của hồ sơ mời thầu. Đưa vào hồ sơ mời thầu về tiêu chuẩn năng lực thi công để không xét chọn các nhà thầu đã từng bị xử lý vi phạm tiến độ. Xử lý kiên quyết, kịp thời đối với các nhà thầu thi công chậm tiến độ, tăng cường công tác giám sát để phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng tiêu cực trong quản lý đầu tư xây dựng, chống thất thoát vốn đầu tư xây dựng. Đẩy mạnh việc kêu gọi và thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa trên các lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh. Hoàn thành quy hoạch xây dựng nông thôn mới. II. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM VỀ AN SINH XÃ HỘI VÀ LĨNH VỰC GIÁO DỤC, Y TẾ, VĂN HÓA 1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì Tiếp tục thực hiện đề án tuyên truyền giáo dục pháp luật lao động ở các loại hình doanh nghiệp. Tăng cường, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhằm ngăn ngừa đình công, lãn công trên địa bàn. Xây dựng kế hoạch cụ thể từng năm để thực hiện chương trình đột phá của Tỉnh ủy về phát triển đồng bộ nguồn nhân lực giải quyết việc làm giảm nghèo. Lồng ghép các chương trình, dự án, nhất là đào tạo nghề, nâng cao kiến thức, trình độ tay nghề gắn với các dự án vay vốn ưu đãi cho người nghèo để tạo việc làm tại chỗ, tham gia lao động trong tỉnh, ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động. Thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động trong các doanh nghiệp. Tiếp tục thực hiện Chương trình Quốc gia về bảo hộ lao động giai đoạn 2011 2015, cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 và Chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011 2020 trên địa bàn tỉnh. Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai có hiệu quả Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Tiếp tục triển khai thực hiện đề án quy hoạch mạng lưới các Trường cao đẳng nghề, Trường trung cấp nghề và Trung tâm dạy nghề tỉnh Long An giai đoạn 2011 2020, đề án xã hội hoá dạy nghề tỉnh Long An giai đoạn 2008 2010 và những năm tiếp theo, đề án đào tạo giáo viên dạy nghề tỉnh Long An giai đoạn 2009 2015; xây dựng nghề đào tạo mũi nhọn gắn với công tác kiểm định chất lượng nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề. Tiếp tục điều tra đánh giá về tình hình đời sống dân cư tại các vùng giải tỏa, thu hồi đất cho xây dựng khu, cụm công nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất chấn chỉnh, đảm bảo ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. Tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới, phấn đấu hạ tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí của tỉnh) xuống còn 5,44% vào năm 2012. Triển khai chương trình Bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 2015; tổ chức các hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện trẻ em hòa nhập cộng đồng. 2. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì Tích cực triển khai Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo giai đoạn 2011 2020 trên địa bàn tỉnh. Triển khai phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; củng cố, nâng cao kết quả phổ cập giáo dục TH đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS một cách bền vững; thực hiện có hiệu quả Chương trình phổ cập giáo dục bậc trung học trong giai đoạn 2011 2015, tăng cường nhiều biện pháp để giảm thiểu tối đa tỷ lệ học sinh bỏ học các cấp học. Tăng cường biện pháp giáo dục học sinh, sinh viên lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Kết hợp chặt chẽ giữa dạy chữ, dạy người và dạy nghề; đặc biệt chú ý giáo dục đạo đức, lối sống, lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc và địa phương, giáo dục về Đoàn, về Đảng cho học sinh, sinh viên. Ngăn chặn xu hướng xem nhẹ giáo dục chính trị, tư tưởng. Tiếp tục tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục cho các trường học, cơ sở giáo dục theo hướng đạt chuẩn quốc gia; phấn đấu có ít nhất 35% số trường đạt chuẩn quốc gia trong năm 2012; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý giáo dục dạy học và đẩy mạnh việc dạy và học ngoại ngữ trong trường phổ thông. Thực hiện phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập nhằm tạo động lực và tính chủ động của các cơ sở giáo dục; thực hiện tốt việc đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục đào tạo. 3. Sở Y tế chủ trì Triển khai Đề án đào tạo nhân lực ngành Y tế giai đoạn 2011 2015. Tăng cường năng lực công tác dự phòng, phòng chống dịch từ tỉnh đến huyện, không để dịch lớn xảy ra. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Luật Bảo hiểm y tế. Tăng cường giám sát thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các cơ sở điều trị, đảm bảo cho mọi người dân, đặc biệt là người nghèo ở vùng xa, vùng khó khăn dễ dàng tiếp cận các dịch vụ y tế, tạo sự công bằng trong khám chữa bệnh. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Luật Khám chữa bệnh, tăng cường xã hội hóa dịch vụ chăm sóc sức khỏe và và nâng cao chất lượng trong công tác khám chữa bệnh. Tăng cường công tác đào tạo cán bộ, có chế độ, chính sách thu hút để bổ sung và hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế toàn ngành nói chung và các chuyên ngành tâm thần, sản nhi, chuẩn bị dự nguồn cho 02 bệnh viện chuyên khoa tâm thần và sản nhi có đầy đủ nhân lực khi đưa vào hoạt động. Phấn đấu đạt chỉ tiêu công tác dân số kế hoạch hóa gia đình và hạn chế tình trạng mất cân bằng giới tính ở mức thấp nhất. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Luật An toàn thực phẩm. Tăng cường kiểm tra chất lượng thực phẩm. Hạn chế tối đa các nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, góp phần làm giảm số vụ ngộ độc thực phẩm. Chủ trì tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh tờ trình về mức hỗ trợ đối với bác sĩ về công tác tại tỉnh Long An để trình HĐND tỉnh kỳ họp giữa năm 2012. 4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì Triển khai quy hoạch cổ động chính trị và quảng cáo trên địa bàn tỉnh. Tập trung thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước. Đồng thời tham mưu Ban tổ chức các ngày lễ lớn tỉnh tổ chức tốt các ngày kỷ niệm trong năm 2012. Đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thu hút đông đảo mọi người tham gia tập luyện TDTT; duy trì và phát triển thành tích các đội thể thao thành tích cao của tỉnh. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến du lịch, tuyên truyền quảng bá rộng rãi các dự án du lịch; xây dựng phương án khai thác bước đầu các khu du lịch, khu di tích lịch sử, văn hóa. Cùng với các ngành chức năng tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đề án xây dựng Huyện điểm điển hình về văn hoá huyện Cần Đước. Chỉ đạo đôn đốc việc xây dựng các Trung tâm Văn hóa Thể thao cấp xã theo kế hoạch được duyệt năm 2012. Tổ chức phúc tra công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn văn hóa theo kế hoạch đã đề ra. III. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH; THANH TRA, PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ 1. Về cải cách hành chính a) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Cục Thống kê xây dựng và thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dự báo, phân tích tình hình, công tác quy hoạch, kế hoạch. b) Sở Nội vụ chủ trì thực hiện: Xây dựng lộ trình thực hiện chương trình cải cách hành chính của tỉnh giai đoạn 2011 2020; phân công nhiệm vụ cụ thể từng sở, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã. Xây dựng và triển khai các chuyên đề về cải cách hành chính như: thực hiện thí điểm mô hình một cửa liên thông hiện đại, liên thông tiếp nhận và trả kết quả một đầu mối; tiếp tục thí điểm đề án nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã. Triển khai Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, giai đoạn 2011 2015 và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức năm 2012 gắn với Đề án công tác cán bộ của tỉnh giai đoạn 2011 2020 và những năm tiếp theo. Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức giai đoạn 2011 2015. Triển khai thực hiện Đề án của UBND tỉnh về tổ chức và hoạt động của Phòng pháp chế tại các Sở ngành tỉnh. Triển khai thực hiện Chương trình ECV1000 (chương trình đào tạo sau đại học ở nước ngoài) tỉnh Long An. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. c) Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì: Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 2015 và Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Hoàn thành quy hoạch bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trình UBND tỉnh phê duyệt và triển khai thực hiện. Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện quy định về sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật và chỉnh trang đường cáp viễn thông trên địa bàn tỉnh. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện ngầm hóa hoàn toàn một số tuyến đường chính gồm Hùng Vương, Nguyễn Trung Trực, Trương Định ở thành phố Tân An và đường Nguyễn Hữu Thọ ở thị trấn Bến Lức và một số tuyến đường lớn khác. Triển khai thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở vùng sâu, vùng xa, biên giới trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2012 2015. d) Sở Tư pháp chủ trì triển khai thực hiện Quyết định của UBND tỉnh về chương trình xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2012; đôn đốc các ngành theo phân công chuẩn bị nội dung, đúng thời gian quy định các tờ trình theo Nghị quyết của HĐND tỉnh về chương trình xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh trong năm 2012; đề xuất UBND tỉnh về tổ chức thực hiện quy định về công tác giám định tư pháp; đề xuất xây dựng chương trình, kế hoạch theo dõi việc thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh. 2. Triển khai thực hiện công tác thanh tra, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2012 Thanh tra tỉnh chủ trì thực hiện tốt kế hoạch thanh tra năm 2012; kế hoạch thực hiện phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2012; triển khai thực hiện Đề án đổi mới công tác tiếp công dân và tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân không để xảy ra điểm nóng. Thường trực Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng tỉnh tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện các giải pháp phòng, chống tham nhũng bảo đảm đạt hiệu quả cao. Thủ trưởng các sở ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Tân An nâng cao vai trò của lãnh đạo trong nội bộ để thực hiện tốt công tác thực hiện hiện tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí gắn với việc tiếp tục Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. IV. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VỀ QUỐC PHÒNG, AN NINH, BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI 1. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh chủ trì Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của mỗi người dân về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và nền biên phòng toàn dân. Tiếp tục xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và biên phòng toàn dân; xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện; hoàn thành công tác tuyển quân và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng năm 2012. Tiếp tục củng cố và tăng cường khả năng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của bộ đội, đẩy mạnh xây dựng đơn vị chính quy; tăng cường khả năng đối phó với những nhiệm vụ đột xuất phát sinh. Tích cực, chủ động phòng chống thiên tai, bão lũ, cứu hộ cứu nạn,... Bám sát quy hoạch tổ chức lực lượng theo yêu cầu nhiệm vụ mới; đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại tổ chức, biên chế của các cơ quan, đơn vị; giữ vững ổn định và từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng, doanh trại cho các đơn vị; chú trọng ưu tiên đơn vị mới thành lập, di chuyển, xây dựng cơ sở hạ tầng để tiếp nhận vũ khí trang bị mới, các đơn vị đóng quân ở biên giới, vùng sâu, vùng xa. Bảo đảm cho quân đội tham gia tích cực hiệu quả vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước thông qua việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án kinh tế, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phát triển và bảo vệ rừng vành đai biên giới. 2. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng chủ trì Tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế với chính quyền và nhân dân hai tỉnh SvâyRiêng và PrâyVeng (CPC); nâng cao hiệu quả trong quan hệ phối hợp giữa Công an Quân sự Bộ đội biên phòng về “nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới” theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Xây dựng, triển khai các biện pháp kết hợp củng cố quốc phòng an ninh với phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo, quan tâm chăm lo sản xuất, đời sống nhân dân vùng biên giới, phát triển kinh tế xã hội khu vực biên giới. Triển khai kế hoạch bảo đảm an ninh quốc phòng khu kinh tế cửa khẩu. Triển khai công tác phân giới cắm mốc theo kế hoạch năm 2012. 3. Công an tỉnh chủ trì thực hiện các nhiệm vụ Xây dựng kế hoạch thực hiện có hiệu quả Chỉ thị của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới. Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và nhân dân về thế trận an ninh nhân dân kết hợp với nền quốc phòng toàn dân, đấu tranh, phòng ngừa, phòng chống tội phạm. Tăng cường các biện pháp bảo vệ an ninh kinh tế, ngăn chặn hoạt động của các thế lực thù địch phá hoại kinh tế. Triển khai hiệu quả các phương án, kế hoạch đấu tranh phòng, chống tội phạm hình sự, kinh tế, môi trường, công nghệ cao và tội phạm ma túy; phòng, chống cháy nổ; tiếp tục thực hiện tốt kế hoạch ngăn chặn, đầy lùi tệ nạn người Việt Nam sang Campuchia đánh bạc…. Tăng cường công tác phát hiện, đấu tranh với tội phạm kinh tế trong các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm. Chỉ đạo tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ; ổn định an ninh nông thôn, an ninh công nhân; đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động lợi dụng tôn giáo, lợi dụng tình hình khiếu kiện, vi phạm quyền tự do dân chủ, hoạt động chống Đảng, chống Nhà nước gây mất ổn định an ninh xã hội. 4. Các ngành, UBND các huyện, thành phố Tân An tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ và chỉ đạo của UBND tỉnh về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm đảm bảo trật tư, an toàn giao thông năm 2012; trong đó, tập trung thực hiện các yêu cầu sau: Thủ trưởng các ngành, UBND các huyện, thành phố Tân An, xã, phường, thị trấn quán triệt đến công chức, viên chức, người lao động và nhân dân gương mẫu, có ý thức chấp hành nghiêm Luật Giao thông; đồng thời xây dựng kế hoạch hành động của ngành, địa phương thực hiện Năm An toàn giao thông năm 2012. Công an tỉnh chỉ đạo, phân công lực lượng cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; xử lý đúng người, đúng pháp luật; cán bộ, công chức không tham gia, can thiệp vào các trường hợp vi phạm giao thông. Sở Nội vụ chủ trì xây dựng kế hoạch phát động thi đua, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong chấp hành Luật an toàn giao thông; đề xuất xử lý các cơ quan, đơn vị chưa thực hiện tốt nhiệm vụ, phấn đấu giảm 5% 10% số vụ tai nạn, số người chết, số người bị thương. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Căn cứ kế hoạch năm 2012 đã giao, căn cứ vào chỉ thị này và danh mục các vấn đề trọng tâm (kèm theo), yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố khẩn trương xây dựng và ban hành thực hiện ngay trong tháng 01/2012 nhiệm vụ, giải pháp của sở, ngành, các huyện, thành phố, trong đó quy định rõ từng mục tiêu, nhiệm vụ, thời gian và phân công đơn vị, phòng ban chịu trách nhiệm từng phần việc; hàng tháng, hàng quý có kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện, báo cáo theo quy định; đối với các công việc cụ thể được giao, thủ trưởng các ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Tân An phấn đấu hoàn thành đạt chất lượng, sớm hơn thời gian quy định. 2. Thủ trưởng các cơ quan hành chính tỉnh, Chủ tịch UBND các cấp chú trọng tuân thủ sự lãnh đạo của cấp ủy, Thường trực HĐND cùng cấp; đồng thời phối hợp chặt chẽ với UBMTTQ và các đoàn thể theo dõi sát tình hình, kịp thới cập nhật thông tin, ứng phó thích hợp, phát huy lợi thế, nội lực, ra sức khắc phục tối đa khó khăn, thách thức, phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2012. Tiếp tục đổi mới phương thức, lề lối làm việc; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ; khắc phục ngay tình trạng thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đùn đẩy trách nhiệm giữa các ngành, giữa ngành và địa phương trong giải quyết các vướng mắc, kiến nghị chính đáng của doanh nghiệp và nhân dân; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, đề cao vai trò giám sát của nhân dân, thực hiện có hiệu quả kết luận giám sát của các Ban HĐND tỉnh và các kiến nghị của đại biểu, cử tri,….; chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao cho từng ngành, địa phương, đảm bảo chất lượng về nội dung và đúng thời gian quy định. 3. Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện chương trình công tác đã đề ra. UBND tỉnh tăng cường đi cơ sở để kiểm tra, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch năm 2012; đồng thời, duy trì họp lệ UBND tỉnh và Hội đồng đầu tư tỉnh để kiểm điểm tình hình thực hiện, đề ra các biện pháp đẩy mạnh thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012. 4. Các cơ quan chức năng phối hợp với các cơ quan báo, Đài phát thanh và truyền hình tập trung thực hiện tốt công tác quán triệt, phổ biến sâu rộng thông tin tuyên truyền kế hoạch năm 2012 và nội dung chỉ thị này, tạo sự đồng thuận cao trong nội bộ, nhân dân và tạo sức mạnh tổng hợp để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2012, trong đó thông tin thường xuyên, hàng ngày trên Đài phát thanh và truyền hình về an toàn giao thông; giá cả, thị trường.... 5. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Văn phòng UBND tỉnh theo chức năng giúp UBND tỉnh thực hiện công tác kiểm tra, đôn đốc các ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện nhiệm vụ, đồng thời tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự toán ngân sách nhà nước hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm 2012./. Nơi nhận: Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Cục KTVB (Bộ Tư pháp); TT.TU, TT.HĐND tỉnh; Đại biểu QH tỉnh LA; Đại biểu HĐND tỉnh khóa VIII; CT, các PCT và các UV.UBND tỉnh; UBMTTQ VN tỉnh và các Đoàn thể; Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thành phố; Trung tâm Tin học; Phòng Nghiên cứu: TH+KT+VX+DT+NC TCD; Lưu VT, tuan CT NHIEM VU KT XH 2012 TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CHỦ TỊCH Đỗ Hữu Lâm
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 02/2012/CT UBND Long An, ngày 10 tháng 01 năm 2012 CHỈ THỊ VỀ VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2012 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN Thực hiện quyết định số 2113/QĐ TTg ngày 28/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 2880/QĐ BTC ngày 28/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2012; Thông tư số 177/2011/TT BTC ngày 06/12/2011 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2012; Nghị quyết số 29/2011/NQ HĐND ngày 09/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phân bổ chi ngân sách địa phương và số bổ sung từ ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện, thành phố Tân An năm 2012; Nghị quyết số 30/2011/NQ HĐND ngày 09/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về dự toán thu, chi ngân sách nhà nước của tỉnh Long An năm 2012 và Quyết định số 49/2011/QĐ UBND ngày 09/12/2011 của UBND tỉnh về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2012; Để việc triển khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 có hiệu quả và đúng quy định; UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện như sau: I. Giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 1. Về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi Năm 2012 là năm thứ hai của thời kỳ ổn định ngân sách 2011 2015, các huyện, thành phố được giao ổn định tỷ lệ phân chia nguồn thu đối với ngân sách tỉnh; ổn định số bổ sung cân đối từ ngân sách tỉnh cho ngân sách từng huyện, thành phố theo mức Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành tại Nghị quyết số 148/2010/NQ HĐND ngày 09/12/2010 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách địa phương năm 2011 và giai đoạn 2011 2015 trên địa bàn tỉnh Long An (đối với huyện Đức Huệ có giảm số bổ sung cân đối do tỉnh đảm nhận một số nhiệm vụ chi của huyện). Các huyện, thành phố căn cứ nhiệm vụ thu được giao; tỷ lệ phân chia nguồn thu, nội dung phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và số bổ sung cân đối ngân sách, số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách cấp huyện, thành phố để phân bổ dự toán chi và số bổ sung cân đối ngân sách cho cấp huyện, thành phố và cấp xã, phường, thị trấn; Nguồn thu tiền sử dụng đất trong cân đối ngân sách địa phương được tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội; các huyện, thành phố được sử dụng một phần nguồn thu này chuyển sang chi sự nghiệp kinh tế để thực hiện công tác đo đạc, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2012 và chi thực hiện các nhiệm vụ dự án quy hoạch theo Thông tư số 24/2008/TT BTC ngày 14/3/2008 của Bộ Tài chính. Đối với nguồn thu tiền sử dụng đất của các cụm, tuyến dân cư thì yêu cầu phải nộp vào ngân sách nhà nước và chỉ được dùng để trả nợ vay và chi đầu tư cho hạ tầng các cụm, tuyến dân cư. Sở Tài chính trình UBND tỉnh để trích 30% nguồn thu tiền sử dụng đất để bổ sung nguồn thu quỹ phát triển đất theo quy định tại Nghị đinh số 69/2009/NĐ CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ; đối với cấp huyện, thành phố không được trích nguồn thu tiền sử dụng đất đề thành lập quỹ phát triển đất; Tiếp tục thực hiện cơ chế đối với trường hợp UBND tỉnh quyết định cho chuyển mục đích sử dụng đất hoặc giao đất cho các tổ chức và trường hợp chuyển từ thuê sang giao đất có thu tiền sử dụng đất thì nộp vào sách tỉnh 100%; nếu số nộp này có bao gồm phần đất công do cấp huyện, thành phố và cấp xã, phường, thị trấn đang quản lý, thì ngân sách tỉnh sẽ chuyển trả 100% đối với tiền sử dụng đất công về cho ngân sách huyện, xã để đầu tư kết cấu hạ tầng theo dự toán được giao; Tiếp tục thực hiện cơ chế nguồn thu xổ số kiến thiết không đưa vào cân đối thu chi ngân sách địa phương mà được quản lý qua ngân sách nhà nước và dùng để chi đầu tư các công trình phúc lợi xã hội quan trọng của địa phương theo quy định tại Nghị quyết số 68/2006/QH11 ngày 31/10/2006 của Quốc hội. Giao Sở Tài chính, chậm nhất đến ngày 31/3/2012, trình UBND tỉnh hai cơ chế: cơ chế đầu tư lại trên địa bàn đối với các huyện thu vượt tiền sử dụng đất và cơ chế tài chính hợp lý để xây dựng và phát triển thành phố Tân An giai đoạn 2011 2020 theo nghị quyết của Tỉnh ủy và nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, chậm nhất đến ngày 31/3/2012, trình UBND tỉnh cơ chế sử dụng từ nguồn thu tiền sử dụng đất của các dự án công nghiệp để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, điện, nước, khu vực có dự án. 2. Phân bổ dự toán ngân sách nhà nước Căn cứ dự toán thu, chi ngân sách được giao tại Quyết định số 49/2011/QĐ UBND ngày 09/12/2011 của UBND tỉnh; UBND các huyện, thành phố đã trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán chi ngân sách địa phương, quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp mình và giao dự toán thu, chi ngân sách năm 2012 đến từng đơn vị sử dụng ngân sách, từng đơn vị sự nghiệp. Trên cơ sở dự toán thu, chi ngân sách năm 2012 đã giao, UBND tỉnh yêu cầu Sở Tài chính phối hợp với UBND các huyện và thành phố Tân An kiểm tra, hướng dẫn, bảo đảm đúng quy định của pháp luật trong việc phân bổ, giao dự toán thu chi ngân sách, cụ thể như sau: a) Phân bổ, giao dự toán thu ngân sách Việc phân bổ và giao dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2012 phải trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện thu ngân sách năm 2011; căn cứ Luật Thuế, các chính sách chế độ hiện hành và những chế độ, chính sách mới có hiệu lực thi hành trong năm 2012 như: Luật Thuế bảo vệ môi trường thay cho phí xăng dầu, Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thay cho Pháp lệnh Thuế nhà đất...; khả năng phát triển sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân kinh doanh; tăng cường quản lý, kiểm tra, đôn đốc thu nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế, thu hồi kịp thời số tiền thuế, tiền phạt phát hiện, ghi thu sau thanh tra, kiểm tra; thu kịp thời số thuế thu nhập doanh nghiệp được gia hạn nộp của năm 2011 đến thời hạn nộp vào ngân sách nhà nước; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố phân bổ và giao dự toán cho các đơn vi trực thuộc và cấp xã, phường, thị trấn, phấn đấu tăng ít nhất 5% các khoản thu cân đối so mức thu UBND tỉnh giao. Số tăng thu so với dự toán (trừ tăng thu tiền sứ dụng đất) sau khi dành 50% thực hiện cải cách tiền lương, phần còn lại cần ưu tiên để thực hiện những nhiệm vụ, chế độ, chính sách quan trọng được cấp có thẩm quyền quyết định, xử lý thanh toán nợ khối lượng xây dựng cơ bản theo chế độ quy định, tăng chi đầu tư phát triển, bổ sung dự phòng ngân sách địa phương để chủ động trong quá trình điều hành ngân sách theo quy định tại Điều 59 Luật Ngân sách nhà nước; Giám đốc Sở Tài chính rà soát, tổng hợp số phấn đấu tăng thu của cấp tỉnh, cấp huyện, phấn đấu toàn tỉnh tăng ít nhất 5% so với mức thu theo Nghị quyết số 20/2011/NQ HĐND ngày 09/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh, chậm nhất ngày 29/02/2012, Sở Tài chính trình UBND tỉnh quyết định. Ngay sau khi triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước cho các đơn vị trực thuộc, yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố xây dựng ngay các biện pháp cụ thể, chỉ đạo sâu sát trong quá trình thực hiện để phấn đấu thu ngân sách; đồng thời, có trách nhiệm hỗ trợ và tạo điều kiện về mọi mặt cho các cơ quan thuộc ngành tài chính, nhất là cơ quan thuế để hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách theo quy định. b) Phân bổ, giao dự toán chi ngân sách địa phương Việc phân bổ chi ngân sách địa phương theo hướng tiếp tục tập trung thực hiện kiềm chế lạm phát, bảo đảm ổn định nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và duy trì phát triển bền vững. Phân bổ giao dự toán chi đầu tư phát triển + Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 1792/CT TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý đầu tư vốn ngân sách nhà nước theo nguyên tắc ưu tiên bố trí vốn cho các công trình, dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng trước ngày 31/12/2011 nhưng chưa bố trí đủ vốn; bố trí đủ vốn đối ứng cho các dự án ODA theo tiến độ thực hiện dự án; các công trình, dự án chuyển tiếp dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2012; các dự án quan trọng nhằm phát huy hiệu quả đầu tư; các chương trình đột phá và các công trình trọng điểm theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ IX; + Bố trí trả nợ gốc và lãi các khoản huy động đầu tư theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Luật Ngân sách nhà nước như: khoản huy động đầu tư từ nguồn tạm ứng vốn nhàn rỗi của kho bạc nhà nước, từ các khoản vay tín dựng ưu đãi thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn, kết cấu hạ tầng...; trong dự toán chi XDCB, các huyện phải bố trí vốn để trả các khoản nợ vay tôn nền của cụm, tuyến dân cư vượt lũ đến hạn trả Trung ương từ các nguồn thu của cụm, tuyến dân cư vượt lũ; tiền sử dụng đất của cụm, tuyến dân cư vượt lũ chỉ được dùng để trả nợ vay và chi đầu tư cho hạ tầng các cụm, tuyến dân cư, không được sử dụng vào mục đích khác; + Phân bổ và giao dự toán chi đầu tư phát triển đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề, lĩnh vực khoa học và công nghệ không được thấp hơn mức Thủ tướng Chính phủ giao năm 2012; + Phải đảm bảo thực hiện các chính sách, chế độ và các chương trình mục tiêu nhiệm vụ quan trọng đã được bố trí từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh theo đúng mục tiêu, không bố trí cho mục đích khác; các huyện biên giới cần chú ý thực hiện bố trí kinh phí để xây dựng kết cấu hạ tầng thực hiện đề án phát triển kinh tế xã hội các xã tuyến biên giới Việt Nam Campuchia theo Quyết định số 160/2007/QĐ TTg ngày 17/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ từ nguồn bổ sung có mục tiêu về XDCB cho các huyện với kinh phí 500 triệu đồng cho mỗi xã biên giới. Phân bổ, giao dự toán chi thường tuyên Các loại chi sự nghiệp, đảm bảo xã hội, quản lý hành chính nhà nước, Đảng đoàn thể, quốc phòng, an ninh năm 2012 : + Giao dự toán chi ngân sách sự nghiệp kinh tế, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc và chính quyền cấp dưới trên cơ sở lương tối thiểu 830.000 đồng/tháng (lưu ý tăng 1% bảo hiểm xã hội theo lộ trình). Chủ tịch UBND huyện, thành phố khi xây dựng và trình HĐND huyện, thành phố phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc và cho cấp xã, phường, thị trấn phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức và phải thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, đảm bảo yêu cầu chi tiêu ngân sách chặt chẽ tiết kiệm, hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo đủ nguồn để thực hiện các chính sách an sinh xã hội; đồng thời chỉ đạo, kiểm tra hướng dẫn UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác quản lý ngân sách theo đúng quy định và thực hiện chi trả sinh hoạt phí cho cán bộ xã, phường, thị trấn và cán bộ ấp được kịp thời; + Đơn vị dự toán cấp trên phân bổ, giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị cấp dưới phải khớp đúng dự toán chi được UBND cùng cấp giao cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi; + Khi phân bổ giao dự toán chi lĩnh vực giáo dục đào tạo phải bảo đảm kinh phí thực hiện nhiệm vụ của các cấp học, trong đó chú ý bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, kinh phí hỗ trợ chi phí học tập và miễn giảm học phí theo Nghị định 49/2010/NĐ CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ. Thực hiện đầy đủ chính sách phát triển giáo dục mầm non theo Quyết định số 60/2011/QĐ TTG ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 2015 và Quyết định số 149/2006/QĐ TTg ngày 23/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 2015; + Đối với lĩnh vực chi sự nghiệp bảo vệ môi trường: căn cứ dự toán được giao, chế độ chính sách, khối lượng nhiệm vụ phải thực hiện, căn cứ vào thực tế của địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, trong đó cần tập trung bố trí kinh phí để xử lý rác thải y tế, vệ sinh môi trường trong các trường học, bãi xử lý rác thải, mua sắm phương tiện phục vụ cho thu gom rác thải, xử lý các điểm nóng về môi trường; + Chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo, các chương trình mục tiêu, dự phòng ngân sách, nguồn làm lương năm 2012 không được bố trí thấp hơn mức tỉnh giao. Các khoản chi còn lại có thể sắp xếp cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; + Đối với kinh phí Trung ương bố trí do Long An có diện tích đất lúa chiếm từ 20% diện tích đất tự nhiên trở lên, UBND tỉnh đã phân bổ trong dự toán chi sự nghiệp kinh tế của các huyện năm 2012; + Căn cứ vào dự toán chi ngân sách được giao, các sở ngành, các đơn vị, các địa phương chủ động sắp xếp, bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, địa phương mình trên tinh thần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đối với các đơn vị có nguồn thu, phải phấn đấu nâng mức tự trang trải nhu cầu chi từ nguồn thu của đơn vị mình; các huyện, thành phố phải điều hành ngân sách theo hướng chủ động sắp xếp nội dung chi theo thứ tự ưu tiên, hạn chế chi bổ sung ngoài dự toán; việc tăng chi ngân sách phải trên cơ sở tăng thu ngân sách, phải có nguồn đảm bảo, điều hành chi trên cơ sở thu. + Các huyện, thành phố phải bố trí dự phòng ngân sách để chủ động thực hiện nhiệm vụ phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; Giao cho Sở Tài chính hướng dẫn cụ thể các nhiệm vụ chi để các địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ. Ngoài dự toán ngân sách đã giao năm 2012 và phần do tỉnh đảm nhận như: kinh phí đóng bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; kinh phí khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, kinh phí thực hiện miễn thu thủy lợi phí…; ngân sách tỉnh sẽ bổ sung có mục tiêu cho ngân sách các huyện, thành phố để thực hiện các chính sách, chế độ ban hành đến thời điểm giao dự toán ngân sách năm 2012, như: + Kinh phí hỗ trợ chi phí học tập và miễn giảm học phí theo Nghị định 49/2010/NĐ CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ; + Kinh phí cấp quân trang cho lực lượng dân quân tự vệ theo quy định của Luật Dân quân tự vệ. Phân bổ giao dự toán chi thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ năm 2012 Căn cứ dự toán chi thực hiện các chương trình, dự án quan trọng và một số nhiệm vụ khác mà UBND tỉnh đã phân bổ, giao dự toán cho các huyện, thành phố; các huyện, thành phố phải phân bổ và chỉ đạo thực hiện đảm bảo đúng mục tiêu, nội dung của từng chương trình, dự án và phải đảm bảo chi hết số kinh phí đã được cấp có thẩm quyền giao, không được sử dụng cho mục đích khác; ngoài nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, các huyện, thành phố chủ động bố trí ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp để thực hiện lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn theo chế độ quy định để thực hiện có hiệu quả. Triển khai dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia năm 2012 Sau khi nhận được thông báo kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trên cơ sở danh mục các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ quyết định thực hiện trong năm 2012; Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ xây dựng phương án phân bổ dự toán chi các chương trình, báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh có ý kiến trước khi giao cho các đơn vị tổ chức thực hiện. + Đối với bổ sung cân đối từ ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện, thành phố Giao Sở Tài chính hướng dẫn thực hiện mức rút dự toán hàng tháng theo nguyên tắc không vượt quá 1/12 tổng mức bổ sung cân đối cả năm; riêng năm 2012 do Tết Nguyên đán rơi vào tháng 01 năm 2012, căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ mức rút dự toán các tháng trong quý I có thể cao hơn mức bình quân trên, nhưng tổng mức rút dự toán cả quý I không được vượt quá 30% dự toán năm. Thực hiện tốt và đầy đủ cơ chế tạo nguồn làm lương theo quy định, trong đó: + Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên năm 2012 (không kể các khoản chi tiền lương, có tính chất lương theo mức lương tối thiểu 830.000 đồng/tháng) và không thấp hơn số liệu do Sở Tài chính hướng dẫn; + Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp theo chế độ (riêng ngành y tế sử dụng 35% sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất); + 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể tăng thu tiền sử dụng đất) thực hiện năm 2011 so dự toán năm 2011 được UBND tỉnh giao; + 50 % số tăng thu dự toán 2012 so dự toán 2011 được UBND tỉnh giao; + Các nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm ngân sách 2011 ở các sở ngành và các địa phương chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2012 để thực hiện chế độ tiền lương mới. Nguồn làm lương không được sử dụng cho các mục tiêu khác. II. Tổ chức quản lý và điều hành dự toán NSNN năm 2012 Năm 2012, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn diễn biến phức tạp, lạm phát trong nước vẫn còn, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn hạn chế, thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường; bên cạnh việc duy trì tốc độ tăng trưởng với mức hợp lý, còn phải thực hiện nghiêm túc các chủ trương cửa Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Vì vậy, trong quá trình thực hiện tổ chức quản lý và điều hành dự toán ngân sách nhà nước năm 2012, thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn tập trung thực hiện tốt các giải pháp sau đây: 1. Chỉ đạo, phối hợp điều hành tốt công tác tổ chức thực hiện Thủ trưởng các ngành, các cấp thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 trên cơ sở tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, trước hết là thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ chặt chẽ, hiệu quả, bảo đảm an sinh xã hội; Phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong thu ngân sách; các cấp các ngành, các địa phương phải nỗ lực phấn đấu khắc phục khó khăn, tập trung đẩy mạnh khai thác nguồn thu, điều hành ngân sách trong dự toán chi được giao; việc tăng chi ngân sách phải trên cơ sở tăng thu ngân sách. 2. Huy động tốt các nguồn lực đảm bảo phát triển kinh tế xã hội Tập trung chỉ đạo triển khai công tác thu ngay từ đầu năm, bảo đảm thu đúng, đủ kịp thời và khai thác hiệu quả mọi nguồn thu phát sinh trên địa bàn, nhất là các khoản thu về đất; phải thường xuyên rà soát để điều chỉnh mức thu kịp thời, tránh thất thu ngân sách; Tổ chức triển khai thực hiện tốt có hiệu quả Luật thuế Bảo vệ môi trường, Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và các cơ chế, chính sách tài chính, thuế có hiệu lực thi hành từ năm 2012; Tăng cường công tác quản lý, đẩy mạnh hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh; chống buôn lậu, gian lận thương mại, ẩn lậu thuế, tích cực thu các khoản nợ đọng; Công tác thẩm định, ban hành giá thuê đất đối với từng đơn vị thuê đất; thẩm định giá đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất phải được thực hiện kịp thời, đúng trình tự và các bước tiến hành theo chế độ quy định. 3. Sử dụng ngân sách nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả Ưu tiên bố trí vốn cho đầu tư xây dựng theo đúng quy định của Chính phủ; quyết toán vốn đầu tư kịp thời và đầy đủ theo quy định hiện hành; tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, kiểm soát chặt chẽ và minh bạch hóa chi ngân sách nhà nước; thực hiện phân cấp chi phải đi đôi với giao nhiệm vụ và phải tăng cường kiểm tra, giám sát; quản lý chi đúng chế độ, đứng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả; tiếp tục thực hiện cuộc vận động “nguời Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; Việc mua sắm tài sản (trang thiết bị văn phòng, phương tiện làm việc, tài sản khác) theo đúng quy định tại công văn số 4381/UBND KT ngày 20/12/2011 của UBND tỉnh về mua sắm tài sản theo Nghị quyết số 11/NQ CP của Chính phủ cho đến khi có quy định mới. 4. Đẩy mạnh cải cách tài chính công, chống lãng phí, tiêu cực và tham nhũng Bảo đảm đồng bộ các yếu tố thực hiện cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ CP của Chính phủ; Tổ chức kiểm tra, kiểm soát để thực hiện các giải pháp bình ổn giá theo quy định của Trung ương và đề xuất biện pháp bình ổn giá các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu tại địa phương; Chấn chỉnh vả xử lý kịp thời các nội dung theo kết luận của Đoàn thanh tra, Kiểm toán; kiến nghị xử lý về trách nhiệm đối với người đứng đầu đơn vị có vi phạm pháp luật về tài chính, ngân sách. Nhận được chỉ thị này, yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn triển khai, tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, kịp thời phản ảnh về Sở Tài chính để được hướng dẫn, hoặc tổng hợp đề xuất xử lý, kịp thời báo cáo UBND tỉnh để giải quyết./. Nơi nhận: Bộ Tài chính; Cục KTVB (Bộ Tư pháp); TT. TU, TT.HĐND tỉnh; Đại biểu QH tỉnh Long An; ĐB HĐND tỉnh khóa VIII; CT, các PCT UBND tỉnh; Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, TP. Tân An; Phòng NC (TH+KT+VX+DT+NC TCD) TT. Tin học tỉnh; Lưu: VT, SXD. H. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CHỦ TỊCH Đỗ Hữu Lâm
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 40/HD TLĐ Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2012 HƯỚNG DẪN TUYÊN TRUYỀN NHỮNG NGÀY LỄ LỚN TRONG NĂM 2012 Năm 2012 giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam sẽ tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn: 82 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 3/2/2012) và đón Tết Nguyên đán Nhâm Thìn; Giỗ Tổ Hùng Vương (mồng 10 tháng 3 âm lịch); 37 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 30/4/2012); 126 năm Quốc tế Lao động 1/5 (1/5/1886 – 1/5/2012); 58 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 7/5/2012); 122 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 19/5/2012); 83 năm ngày thành lập tổ chức Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 28/7/2012); 67 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 19/8/2012) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 2/9/2012) và một số ngày kỷ niệm khác. Thực hiện hướng dẫn số 12 HD/BTGTW, ngày 7 tháng 12 năm 2011 của Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam định hướng công tác tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2012 như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục sâu rộng cán bộ, đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ nhằm giáo dục lòng yêu nước, truyền thống lịch sử của dân tộc; bồi dưỡng và phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng; góp phần củng cố và tăng cường niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. 2. Gắn tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước với tuyên truyền thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ X của tổ chức Công đoàn Việt Nam nhằm tạo ra các phong trào thi đua sôi nổi, cổ vũ tinh thần quyết tâm khắc phục khó khăn, tranh thủ thời cơ, thuận lợi đưa nghị quyết vào cuộc sống. 3. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cần được tổ chức với nhiều hình thức đa dạng, có trọng tâm, trọng điểm gắn với tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, với phong trào công nhân và hoạt động công đoàn. Kết hợp tuyên truyền, giáo dục với những việc làm thiết thực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho CNVCLĐ, nhất là CNLĐ khu công nghiệp, khu chế xuất. Trước mắt, tập trung vào các hoạt động chăm lo Tết cho CNLĐ. II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC 1. Kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 3/2/2012) và đón Tết Nguyên đán Nhâm Thìn Nêu bật những kết quả đạt được của địa phương, ngành thực hiện Nghị quyết số 11/NQ CP của Chính phủ “về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội”; những thành tựu trong lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại năm 2011; chú ý phát hiện, giới thiệu những điển hình nhân tố mới. Kết hợp tuyên truyền những hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân ở các cấp, các ngành với việc tuyên truyền, giải thích rõ những quan điểm phát triển, tư tưởng chỉ đạo và định hướng mục tiêu, chỉ tiêu, các giải pháp chủ yếu nêu trong Kết luận số 10 KL/TW Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “về tình hình kinh tế xã hội, tài chính ngân sách nhà nước 5 năm 2006 2010 và năm 2011; kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, tài chính ngân sách nhà nước 5 năm 2011 2015 và năm 2012”.. Phản ảnh không khí đón Xuân của CNVCLĐ cả nước, nhất là CNLĐ ở các khu công nghiệp, khu chế xuất không có điều kiện về quê ăn tết. Biểu dương tinh thần chăm lo Tết cho CNLĐ của các địa phương, ngành, đơn vị. Tôn vinh những giá trị văn hoá truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Ôn lại lịch sử, truyền thống vẻ vang và khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong 82 năm qua. Nêu bật những thắng lợi vĩ đại và bài học kinh nghiệm của Đảng trong lịch sử xây dựng và phát triển, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế. Tiếp tục khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam theo chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Biểu dương những tổ chức đảng tiêu biểu và đảng viên gương mẫu trong tổ chức, thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng, trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Phổ biến, giới thiệu những kinh nghiệm, điển hình tiên tiến trong công tác xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh. Phê phán những hiện tượng tiêu cực, cờ bạc, mê tín dị đoan, lãng phí trong việc hiếu, hỷ, lễ hội... Đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái, phản động của các thế lực thù địch về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (mồng 10 tháng 3 âm lịch) Nêu bật lịch sử, văn hóa và truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Giới thiệu những phong tục, tập quán tốt đẹp của cộng đồng dân tộc Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước. Ca ngợi ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động, dũng cảm trong đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Giới thiệu những quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đại đoàn kết toàn dân tộc và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cổ vũ các tầng lớp nhân dân, người Việt Nam ở nước ngoài hướng về cội nguồn dân tộc, chung sức, đồng lòng xây dựng đất nước hội nhập và phát triển. 3. Kỷ niệm 37 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 30/4/2012) Khẳng định vị trí, tầm vóc vĩ đại, giá trị lịch sử to lớn của sự kiện chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc và lịch sử phong trào cách mạng vô sản thế giới. Ca ngợi truyền thống đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam; ý chí kiên cường, mưu trí, sáng tạo, quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam. Trân trọng và biết ơn những đóng góp và hy sinh to lớn của nhân dân ta, của bạn bè quốc tế trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Biểu dương những thành tựu và kinh nghiệm của công cuộc tái thiết đất nước sau chiến tranh, của sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế. Khẳng định đường lối đổi mới đúng đắn và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta. Phổ biến những quan điểm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, về bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trong tình hình mới. 4. Kỷ niệm 126 năm ngày Quốc tế Lao động 1/5 (1/5/1886 1/5/2011) Ôn lại lịch sử vẻ vang ngày Quốc tế Lao động (1/5/2886 1/5/2012) và ghi nhận những cống hiến to lớn của giai cấp công nhân Quốc tế trong phong trào đấu tranh của giai cấp vụ sản thế giới vì hòa bình, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội. Khẳng định ngày 1 5 là ngày hội lớn của nhân dân Việt Nam, ngày biểu dương sức mạnh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, quyết tâm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Nhấn mạnh vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam đối với giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam. Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, các hoạt động chăm lo đời sống vật chất cho CNVCLĐ. Tôn vinh những CNVCLĐ tiêu biểu, có nhiều sáng kiến cải tiến khoa học, kỹ thuật, có nhiều thành tích trong lao động giỏi, lao động xuất sắc góp phần không nhỏ vào sự phát triển của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nói riêng, của đất nước nói chung. 5. Kỷ niệm 122 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 19/5/2012) Giới thiệu thân thế, sự nghiệp cách mạng và tôn vinh những cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam, với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Khẳng định ý nghĩa, giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhấn mạnh mục đích, yêu cầu, nội dung của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 03 CT/TW của Bộ Chính trị. Các địa phương, đơn vị, tuỳ điều kiện thực tế, tổ chức hội nghị tuyên dương tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở cấp huyện, cấp tỉnh. Nêu bật tình cảm yêu mến, kính trọng của nhân dân Việt Nam và thế giới đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đấu tranh bác bỏ các luận điệu phản động, xuyên tạc của các thế lực thù địch về thân thế, sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh. 6. Kỷ niệm 58 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 7/5/2012) Nêu bật thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Điện Biên Phủ và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ đối với đất nước ta và nhân dân thế giới; nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm. Thể hiện sự biết ơn những đóng góp to lớn của bạn bè quốc tế trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Biểu dương những thành tựu to lớn của nhân dân Tây Bắc và cả nước sau 58 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; nêu rõ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử Chiến thắng Điện Biên Phủ, về xây dựng và phát triển Điện Biên nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung. 7. Kỷ niệm 83 năm ngày thành lập tổ chức Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2012) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức trong Đảng, hệ thống chính trị và trong toàn xã hội về truyền thống lịch sử vẻ vang của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam, những quan điểm, chủ trương của Đảng về vị trí, vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của CNVCLĐ, giải quyết kịp thời những bức xúc của công nhân về thời giờ làm việc, chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, nhà ở, sinh hoạt văn hoá… nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân, viên chức, lao động. 8. Kỷ niệm 67 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 19/8/2012) và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 2/9/2012) Bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Những bài học kinh nghiệm về giành và giữ chính quyền cách mạng; những thành quả vĩ đại của Đảng và nhân dân ta trong 67 năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Những nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Kết hợp với tuyên truyền về việc triển khai thực hiện chủ trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 (Ban Tuyên giáo Trung ương sẽ có hướng dẫn riêng). Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam yêu cầu các LĐLĐ tỉnh, thành phố, các Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn: Căn cứ Hướng dẫn các ngày lễ lớn của Tổng Liên đoàn năm 2012 để cụ thể hoá nội dung thực hiện cho phù hợp với thực tiễn của địa phương, ngành, cơ sở và định kỳ báo cáo kết quả về Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn (qua Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn). Các cơ quan báo chí trong hệ thống Công đoàn có kế hoạch tuyên truyền đậm nét các hoạt động của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn trước, trong và sau dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn. III. MỘT SỐ KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN 1. Mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Nhâm Thìn! 2. Nhiệt liệt chào mừng 82 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 3/2/2012) ! 3. Nhiệt liệt chào mừng 37 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 30/4/2012) ! 4. Kỷ niệm 122 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới ! 5. Tinh thần Quốc tế Lao động 1/5 bất diệt 6. Nhiệt liệt chào mừng 58 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 7/5/2012! 7. Nhiệt liệt chào mừng 83 năm ngày thành lập tổ chức Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 28/7/2012)! 8. Nhiệt liệt chào mừng 67 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 19/8/2012) và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 2/9/2012) ! 9. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta Nơi nhận: Các LĐLĐ tỉnh, thành phố; Các CĐ ngành Trung ương; CĐ Tổng công ty trực thuộc; Các cơ quan báo chí Công đoàn; Thường trực ĐCT báo cáo Ban Tuyên giáo TƯ Ban Dân vận TƯ Lưu VT, TG TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Hoàng Ngọc Thanh
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 30/QĐ UBND Trà Vinh, ngày 10 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ BÃI BỎ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công thương và đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố bãi bỏ kèm theo Quyết định này 04 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương đã được công bố theo Quyết định số 1614/QĐ UBND ngày 24/8/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh. 1. Lĩnh vực công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác, gồm: thủ tục “Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá” và thủ tục “Cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá”. 2. Lĩnh vực lưu thông hàng hóa trong nước, gồm: thủ tục “Cấp giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm thuốc lá” và thủ tục “Cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm thuốc lá”. Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công thương, Thủ trưởng các Sở, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Tống Minh Viễn
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 36/QĐ UBND Trà Vinh, ngày 10 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ MỚI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ XÂY DỰNG CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng và đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố mới thủ tục hành chính “thẩm định công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa hình phục vụ quy hoạch và thiết kế xây dựng” lĩnh vực quy hoạch xây dựng (phụ lục kèm theo) thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng tỉnh Trà Vinh. Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng, Thủ trưởng các Sở, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Tống Minh Viễn PHỤ LỤC (Ban hành kèm theo Quyết định số 36/QĐ UBND ngày 10/01/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh) CÔNG BỐ MỚI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH “THẨM ĐỊNH CÔNG TÁC KHẢO SÁT, ĐO ĐẠC, LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH PHỤC VỤ QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG” LĨNH VỤC QUY HOẠCH XÂY DỰNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ XÂY DỰNG A. Nội dung của thủ tục hành chính: a) Trình tự thực hiện thủ tục hành chính: Bước 1: Cá nhân hoặc Tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Xây dựng tỉnh Trà Vinh. Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Xây dựng tỉnh Trà Vinh, tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra thành phần, tính pháp lý, nội dung hồ sơ: + Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì ra phiếu nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả và giao cho người nộp. + Nếu hồ sơ không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời. Bước 3: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Xây dựng tỉnh Trà Vinh chuyển hồ sơ đến phòng nghiệp vụ thẩm định. Bước 4: Cá nhân hoặc Tổ chức nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Xây dựng tỉnh Trà Vinh, như sau: + Khi đến nhận kết quả thì người nhận phải trả lại phiếu nhận hồ sơ và ký vào sổ trả kết quả. + Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7 giờ đến 11 giờ, buổi chiều từ 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định) b) Cách thức thực hiện thủ tục hành chính: Trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Xây dựng tỉnh Trà vinh. c) Hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính: Thành phần hồ sơ bao gồm: Tờ trình thẩm định (theo mẫu Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 05/2011/TT BXD ngày 19/6/2011 của Bộ Xây dựng) (bản chính). Hồ sơ năng lực tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện công việc khảo sát; hợp đồng; phương án kỹ thuật đã được chủ đầu tư phê duyệt (bản sao có chứng thực) Báo cáo tổng kết kỹ thuật công trình khảo sát (bao gồm bản vẽ và thuyết minh) (bản chính). Các văn bản pháp lý có liên quan, như: chủ trương chấp thuận của cấp có thẩm quyền, … (bản sao không cần chứng thực). Số lượng hồ sơ: 03 ( ba ) bộ. d) Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính: Trong 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức hoặc Cá nhân. f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Xây dựng tỉnh Trà Vinh. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng tỉnh Trà Vinh. g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Báo cáo kết quả thẩm định. h) Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Lệ phí thẩm định theo tỷ lệ % (phần trăm) chi phí thực hiện công việc theo Thông tư 04/2007/TTLT BTNMT BTC ngày 27/02/2007 giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính: Tờ trình thẩm định (theo mẫu Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 05/2011/TT BXD ngày 19/6/2011 của Bộ Xây dựng) k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không. l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư 05/2011/TT BXD ngày 19/6/2011 của Bộ Xây dựng quy định việc kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công tác khảo sát lập bản đồ địa phục vụ quy hoạch và thiết kế xây dựng. Thông tư 04/2007/TTLT BTNMT BTC ngày 27/02/2007 giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn lập dự toán kinh phí đo đạc bản đồ và quản lý đất đai. B. Mẫu đơn, mẫu tờ khai kèm theo thực hiện thủ tục hành chính: PHỤ LỤC 2 (Ban hành kèm theo Thông tư 05 /2011/TT BXD, ngày 09/6/2011 của Bộ Xây dựng) CHỦ ĐẦU TƯ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc .........., ngày......... tháng......... năm.......... TỜ TRÌNH THẨM ĐỊNH CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐO ĐẠC LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH Kính gửi: (tên cơ quan, tổ chức thực hiện thẩm định) Căn cứ Thông tư số …/2011/TT BXD ngày … của Bộ Xây dựng về việc Quy định việc kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công tác khảo sát lập bản đồ địa hình phục vụ quy hoạch và thiết kế xây dựng; Các căn cứ pháp lý khác có liên quan. Chủ đầu tư trình thẩm định công tác khảo sát đo đạc lập bản đồ địa hình với các nội dung chính sau: 1. Tên dự án:…………………………………………………………………………... 2. Chủ đầu tư:…………………………………………………………………………. 3. Nhà thầu khảo sát:…………………………………………………………………. 4. Chủ nhiệm khảo sát:………………………………………………………………. 5. Mục tiêu (phục vụ lập quy hoạch, thiết kế xây dựng):……………………… 6. Nội dung và quy mô (nêu tỷ lệ bản đồ, diện tích đo vẽ):…………………… 7. Địa điểm khảo sát:………………………………………………………………… 8. Nguồn vốn đầu tư:………………………………………………………………… 9. Thời gian thực hiện:………………………………………………………………. 10. Các nội dung khác:………………………………………………………………. 11. Kết luận:…………………………………………………………………………… Chủ đầu tư trình... (tên cơ quan, tổ chức thực hiện thẩm định) thẩm định công tác khảo sát đo đạc lập bản đồ địa hình./. Nơi nhận: Như trên; Lưu: CHỦ ĐẦU TƯ (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 31/QĐ UBND Trà Vinh, ngày 10 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ MỚI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công thương và đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố mới kèm theo Quyết định này 04 thủ tục hành chính (kèm theo phụ lục) thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương tỉnh Trà Vinh. Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công thương, Thủ trưởng các Sở, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Tống Minh Viễn PHỤ LỤC CÔNG BỐ MỚI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH TRÀ VINH (kèm theo Quyết định số 31/QĐ UBND ngày 10/01/2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh) Phần 1. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG BỐ MỚI STT Tên thủ tục hành chính Lĩnh vực Công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác 1 Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá cho doanh nghiệp có trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh 2 Cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá trên địa bàn tỉnh Trà Vinh 3 Cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá trên địa bàn tỉnh Trà Vinh 4 Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá trên địa bàn tỉnh Trà Vinh hết thời hạn hiệu lực hoặc bị mất, bị tiêu hủy toàn bộ hoặc một phần, bị rách, nát hoặc bị cháy. Phần 2. NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG BỐ MỚI I. Lĩnh vực Lưu thông hàng hóa trong nước. 1. Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá cho doanh nghiệp có trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh. A. Nội dung thủ tục hành chính: a) Trình tự thực hiện thủ tục hành chính: Bước 1: Cá nhân hoặc Tổ chức chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định Bước 2: Cá nhân hoặc Tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công thương; Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả sẽ kiểm tra tính hợp lệ và nội dung của hồ sơ: Nếu hồ sơ hợp lệ thì nhận hồ sơ và ra phiếu hẹn ngày trả kết quả. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hướng dẫn cá nhân hoặc tổ chức bổ sung đầy đủ theo quy định. Bước 3: Cá nhân hoặc Tổ chức đến nhận kết quả tại tại Văn phòng Sở Công thương. Lưu ý: Tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả nhớ mang theo phiếu hẹn trả kết quả. b) Cách thức thực hiện thủ tục hành chính: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công thương tỉnh Trà Vinh. c) Hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính: Thành phần hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá (theo mẫu của Phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 02/2011/TT BCT ngày 28/01/2011 của Bộ Công thương). Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu). Bảng kê diện tích, sơ đồ kho tàng, nhà xưởng, văn phòng làm việc và các khu phụ trợ khác. Bảng kê trang thiết bị: hệ thống thông gió, phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, ẩm kế, nhiệt kế, các phương tiện phòng chống sâu, mối mọt; các giá hoặc bục, kệ đỡ kiện thuốc lá. Bản kê danh sách lao động, bản sao hợp đồng lao động, chứng chỉ được đào tạo về kỹ thuật trồng thuốc lá đối với cán bộ quản lý đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật và thu mua nguyên liệu. Hợp đồng đầu tư trồng nguyên liệu thuốc lá với người trồng thuốc lá (Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu). Số lượng hồ sơ: 01 ( một ) bộ. d) Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân hoặc Tổ chức. f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Công thương tỉnh Trà Vinh. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công thương tỉnh Trà Vinh. g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận. h) Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá: + Lệ phí: 25.000 đ ở các huyện và 50.000 các doanh nghiệp tại thị xã; + Phí thẩm định: 150.000 đ DN ở các huyện và 300.000 đ DN ở thị xã.. i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính: Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá (theo mẫu của Phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 02/2011/TT BCT ngày 28/01/2011 của Bộ Công thương).. j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá “1. Điều kiện về chủ thể kinh doanh: Là thương nhân có đăng ký kinh doanh mặt hàng nguyên liệu thuốc lá. 2. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và con người: a) Diện tích của cơ sở kinh doanh nguyên liệu bao gồm khu phân loại, đóng kiện và kho nguyên liệu phải phù hợp với quy mô kinh doanh, có tổng diện tích không dưới 500m2; b) Có kho riêng cho nguyên liệu thuốc lá. Kho phải có hệ thống thông gió và các trang thiết bị phù hợp yêu cầu bảo quản nguyên liệu thuốc lá bao gồm: các nhiệt kế, ẩm kế kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí trong kho, các phương tiện phòng chống sâu, mối mọt; phải có đủ các giá hoặc bục, kệ đỡ kiện thuốc lá được sắp xếp cách mặt nền tối thiểu 20cm và cách tường, cột tối thiểu 50cm; c) Có hợp đồng với người lao động có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp để quản lý đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật và thu mua nguyên liệu. 3. Điều kiện về quy trình kinh doanh phù hợp với ngành, nghề mua, bán nguyên liệu thuốc lá: a) Điểm thu mua phải gắn biển hiệu ghi tên thương mại của thương nhân kinh doanh nguyên liệu thuốc lá; b) Phải công khai tiêu chuẩn phân cấp nguyên liệu thuốc lá theo quy định hiện hành tại điểm thu mua nguyên liệu thuốc lá kèm theo mẫu lá thuốc lá nguyên liệu; c) Phải có hợp đồng đầu tư trồng nguyên liệu thuốc lá với người trồng thuốc lá phù hợp với quy mô kinh doanh. 4. Điều kiện về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ: Phải có đầy đủ các phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.” k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 119/2007/NĐ CP ngày 18/7/2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá. Thông tư số 02/2011/TT BCT ngày 28/01/2011 của Bộ Công thương Hướng dẫn thực hiện một số quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá. Thông tư liên bộ số 72/ TT LB ngày 08/11/1996 của liên Bộ Tài chính Thương mại hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định và lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thương mại. B. Mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính: Phụ lục 2 (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2011/TT BCT ngày 28/01/2011 của Bộ Công Thương) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ..........., ngày...... tháng....... năm............ ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ Kính gửi: Sở Công Thương tỉnh (thành phố)....... Tên thương nhân:............................................................................................................ Trụ sở giao dịch:.............................................................................................................. Điện thoại:......................... Fax:....................................................................................... Địa điểm kinh doanh........................................................................................................ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số......do....... cấp ngày..... tháng...... năm ......... Đề nghị Sở Công Thương xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá. Xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá, Thông tư số 02/2011/TT BCT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hướng dẫn Nghị định số 119/2007/NĐ CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá. Nếu sai xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./. Thương nhân (ký tên, đóng dấu) 2. Thủ tục Cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. A. Nội dung thủ tục hành chính: a) Trình tự thực hiện thủ tục hành chính: Bước 1: Cá nhân hoặc Tổ chức chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định Bước 2: Cá nhân hoặc Tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công thương; Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả sẽ kiểm tra tính hợp lệ và nội dung của hồ sơ: Nếu hồ sơ hợp lệ thì nhận hồ sơ và ra phiếu hẹn ngày trả kết quả. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hướng dẫn cá nhân hoặc tổ chức bổ sung đầy đủ theo quy định. Bước 3: Cá nhân hoặc Tổ chức đến nhận kết quả tại tại Văn phòng Sở Công thương. Lưu ý: Tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả nhớ mang theo phiếu hẹn trả kết quả. b) Cách thức thực hiện thủ tục hành chính: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công thương tỉnh Trà Vinh. c) Hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính: Thành phần hồ sơ bao gồm: 1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá (theo mẫu của Phụ lục 8 kèm theo Thông tư số 02/2011/TT BCT ngày 28/01/2011 của Bộ Công thương). 2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận mã số thuế (nếu có) (Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu). 3. Văn bản giới thiệu của doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá, hoặc của thương nhân bán buôn khác, (nếu được sự chấp thuận của doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá cho thương nhân này), trong đó ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh. 4. Phương án kinh doanh, gồm: Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh 03 năm trước đó, kèm theo bản sao các hợp đồng mua bán (hoặc đại lý mua bán) với các doanh nghiệp bán hàng (nếu đã kinh doanh), trong đó nêu rõ: các số liệu tổng hợp về loại sản phẩm thuốc lá, giá mua, giá bán, số lượng và trị giá mua, bán (tổng số và phân chia theo doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá và theo địa bàn kinh doanh), các khoản thuế đã nộp, lợi nhuận...; Dự kiến kết quả kinh doanh cho năm tiếp theo kể từ năm thương nhân xin cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá; trong đó nêu rõ: tên, địa chỉ của doanh nghiệp sẽ bán hàng cho mình, loại sản phẩm thuốc lá, giá mua, giá bán, số lượng và trị giá mua, bán (tổng số và phân chia theo doanh nghiệp bán hàng và theo địa bàn kinh doanh), các khoản thuế sẽ nộp, lợi nhuận...; Hình thức tổ chức bán hàng, phương thức quản lý hệ thống phân phối; Bảng kê cơ sở vật chất kỹ thuật (kho hàng, phương tiện vận chuyển...), nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình kinh doanh sản phẩm thuốc lá của doanh nghiệp...; Bảng kê Danh sách thương nhân đã hoặc sẽ thuộc hệ thống phân phối của mình, và các địa điểm bán lẻ (nếu có) của mình. Trong đó, bao gồm: tên thương nhân, địa chỉ trụ sở của thương nhân, địa chỉ cửa hàng bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá (nếu có), mã số thuế, bản sao giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá (nếu đã kinh doanh), địa bàn kinh doanh; 5. Tài liệu chứng minh năng lực của doanh nghiệp, gồm: Hồ sơ về kho hàng (hoặc khu vực chứa hàng) bao gồm: quyền sử dụng kho (là sở hữu, đồng sở hữu của thương nhân hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm), địa điểm và dung tích kho, các trang thiết bị và kỹ thuật áp dụng để bảo đảm bảo quản được chất lượng của sản phẩm thuốc lá trong thời gian lưu kho; Hồ sơ về phương tiện vận chuyển bao gồm: quyền sử dụng phương tiện vận chuyển (là sở hữu, đồng sở hữu của thương nhân hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm), năng lực vận chuyển, các yếu tố trang thiết bị và kỹ thuật áp dụng để bảo đảm bảo quản được chất lượng của sản phẩm thuốc lá trong thời gian vận chuyển; Hồ sơ về năng lực tài chính: xác nhận vốn tự có hoặc bảo lãnh của doanh nghiệp bán hàng hoặc của ngân hàng nơi thương nhân mở tài khoản... về việc bảo đảm tài chính cho toàn bộ hệ thống phân phối của mình hoạt động bình thường. Số lượng hồ sơ: 01 ( một ) bộ. d) Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính: Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân hoặc Tổ chức. f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Công thương tỉnh Trà Vinh. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công thương tỉnh Trà Vinh. g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận. h) Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá: + Lệ phí: 25.000 đ ở các huyện và 50.000 các doanh nghiệp tại thị xã; + Phí thẩm định: 150.000 đ DN ở các huyện và 300.000 đ DN ở thị xã. i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính: Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá (theo mẫu của Phụ lục 8 kèm theo Thông tư số 02/2011/TT BCT ngày 28/01/2011 của Bộ Công thương). j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân được cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Điều kiện về chủ thể: Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và có đăng ký kinh doanh hoạt động mua, bán sản phẩm thuốc lá. 2. Điều kiện về địa điểm kinh doanh: Có địa điểm kinh doanh (bao gồm cả địa điểm bán lẻ nếu có) cố định, địa chỉ rõ ràng, phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới kinh doanh sản phẩm thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính: a) Có kho hàng (hoặc khu vực chứa hàng) phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp; đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm thuốc lá trong thời gian lưu kho; b) Có phương tiện vận tải phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp; đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm thuốc lá trong thời gian vận chuyển; c) Có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống phân phối của mình hoạt động bình thường. 4. Điều kiện về tổ chức hệ thống phân phối: Được doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá hoặc thương nhân bán buôn khác chọn làm thương nhân bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) và có hệ thống phân phối sản phẩm thuốc lá được tổ chức ổn định trên địa bàn. k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 119/2007/NĐ CP ngày 18/7/2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá. Thông tư số 02/2011/TT BCT ngày 28/01/2011 của Bộ Công thương Hướng dẫn thực hiện một số quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá. Thông tư liên bộ số 72/TT LB ngày 08/11/1996 của liên Bộ Tài chính Thương mại hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định và lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thương mại. B. Mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính: Phụ lục 8 (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2011/TT BCT ngày 28/01/ 2011 của Bộ Công Thương) TÊN DOANH NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: / ............., ngày...... tháng....... năm........... ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH BÁN BUÔN (HOẶC ĐẠI LÝ BÁN BUÔN) SẢN PHẨM THUỐC LÁ Kính gửi: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . (1) Tên doanh nghiệp:...................................................................................... Trụ sở giao dịch:......................; Điện thoại:......................... Fax:...............; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số............do...................... cấp ngày....tháng....... năm..........; Đề nghị .…(1) xem xét cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá, cụ thể: 1. Được phép tổ chức bán buôn sản phẩm thuốc lá, như sau: a) Được phép mua sản phẩm thuốc lá của các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá và của các thương nhân bán buôn có tên sau: .......................................................................(2) Được phép tổ chức hệ thống phân phối để kinh doanh bán buôn sản phẩm thuốc lá tại các tỉnh, thành phố có tên sau:...........................................................................(3) b) Được phép mua sản phẩm thuốc lá của các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá và của các thương nhân bán buôn có tên sau: .......................................................................(2) Được phép tổ chức hệ thống phân phối để kinh doanh bán buôn sản phẩm thuốc lá tại các tỉnh, thành phố có tên sau:...........................................................................(3) 2. Được phép tổ chức bán lẻ sản phẩm thuốc lá tại các địa điểm sau đây: ......................................................................................................(4) Doanh nghiệp xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá, Thông tư số 02/2011/TT BCT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hướng dẫn Nghị định số 119/2007/NĐ CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá và những quy định của pháp luật liên quan. Nếu sai xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (Họ và Tên, ký tên, đóng dấu) Chú thích: (1): Tên Cơ quan cấp Giấy phép (là Bộ Công Thương nếu kinh doanh từ 02 tỉnh trở lên; là Sở Công Thương nếu kinh doanh trong 01 tỉnh). (2): Ghi rõ tên, địa chỉ các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá; các thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá khác (nếu có). (3): Ghi rõ các tỉnh, thành phố thương nhân xin phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá. (4): Ghi rõ địa chỉ, điện thoại các địa điểm thương nhân dự kiến xin phép để bán lẻ sản phẩm thuốc lá. 3. Thủ tục Cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. a) Trình tự thực hiện thủ tục hành chính: Bước 1: Cá nhân hoặc Tổ chức chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định Bước 2: Cá nhân hoặc Tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công thương; Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả sẽ kiểm tra tính hợp lệ và nội dung của hồ sơ: Nếu hồ sơ hợp lệ thì nhận hồ sơ và ra phiếu hẹn ngày trả kết quả. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hướng dẫn cá nhân hoặc tổ chức bổ sung đầy đủ theo quy định. Bước 3: Cá nhân hoặc Tổ chức đến nhận kết quả tại tại Văn phòng Sở Công thương. Lưu ý: Tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả nhớ mang theo phiếu hẹn trả kết quả. b) Cách thức thực hiện thủ tục hành chính: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công thương tỉnh Trà Vinh. c) Hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính: Thành phần hồ sơ bao gồm: 1. Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung. 2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá đã được cấp (Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu). 3. Các tài liệu chứng minh nhu cầu sửa đổi, bổ sung. Số lượng hồ sơ: 01 ( một ) bộ. d) Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính: Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân hoặc Tổ chức. f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Công thương tỉnh Trà Vinh. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công thương tỉnh Trà Vinh. g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận. h) Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá: + Lệ phí: 25.000 đ ở các huyện và 50.000 các doanh nghiệp tại thị xã; + Phí thẩm định: 150.000 đ DN ở các huyện và 300.000 đ DN ở thị xã.. i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính: Không. j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không. k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 119/2007/NĐ CP ngày 18/7/2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá. Thông tư số 02/2011/TT BCT ngày 28/01/2011 của Bộ Công thương Hướng dẫn thực hiện một số quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá. Thông tư liên bộ số 72/ TT LB ngày 08/11/1996 của liên Bộ Tài chính Thương mại hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định và lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thương mại. 4. Thủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá trên địa bàn tỉnh Trà Vinh hết thời hạn hiệu lực hoặc bị mất, bị tiêu hủy toàn bộ hoặc một phần, bị rách, nát hoặc bị cháy. a) Trình tự thực hiện thủ tục hành chính: Bước 1: Cá nhân hoặc Tổ chức chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định Bước 2: Cá nhân hoặc Tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công thương; Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả sẽ kiểm tra tính hợp lệ và nội dung của hồ sơ: Nếu hồ sơ hợp lệ thì nhận hồ sơ và ra phiếu hẹn ngày trả kết quả. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hướng dẫn cá nhân hoặc tổ chức bổ sung đầy đủ theo quy định. Bước 3: Cá nhân hoặc Tổ chức đến nhận kết quả tại tại Văn phòng Sở Công thương. Lưu ý: Tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả nhớ mang theo phiếu hẹn trả kết quả. b) Cách thức thực hiện thủ tục hành chính: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công thương tỉnh Trà Vinh. c) Hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính: Thành phần hồ sơ bao gồm: Văn bản đề nghị cấp lại. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá đã cấp (nếu có) (Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu). Số lượng hồ sơ: 01 ( một ) bộ. d) Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính: Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân hoặc Tổ chức. f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Công thương tỉnh Trà Vinh. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công thương tỉnh Trà Vinh. g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận. h) Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá: + Lệ phí: 25.000 đ ở các huyện và 50.000 các doanh nghiệp tại thị xã; + Phí thẩm định: 150.000 đ DN ở các huyện và 300.000 đ DN ở thị xã.. i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính: Không. j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không. k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 119/2007/NĐ CP ngày 18/7/2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá. Thông tư số 02/2011/TT BCT ngày 28/01/2011 của Bộ Công thương Hướng dẫn thực hiện một số quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá. Thông tư liên bộ số 72/TT LB ngày 08/11/1996 của liên Bộ Tài chính Thương mại hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định và lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thương mại.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 01/2012/QĐ UBND Khánh Hòa, ngày 10 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TIẾP CÔNG DÂN, XỬ LÝ ĐƠN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA VÀ HỆ THỐNG BIỂU MẪU ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004; Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02 tháng 12 năm 1998, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 15 tháng 6 năm 2004, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Nghị định 136/2006/NĐ CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010; Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai và Nghị định 84/2007/NĐ CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; Căn cứ Nghị định 86/2011/NĐ CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra; Căn cứ Thông tư 01/2009/TT TTCP ngày 15 tháng 12 năm 2009 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết tố cáo; Căn cứ Thông tư 04/2010/TT TTCP ngày 26 tháng 8 năm 2010 của Thanh tra Chính phủ quy định Quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn phản ảnh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo; Căn cứ Thông tư 07/2011/TT TTCP ngày 28 tháng 7 năm 2011 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn quy trình tiếp công dân; Căn cứ Thông tư số 01/2011/TT BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính; Theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh tại Tờ trình số 517/TT TTr ngày 22 tháng 11 năm 2011, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định trình tự, thủ tục tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo và hệ thống biểu mẫu áp dụng trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế Quyết định số 35/2008/QĐ UBND ngày 30 tháng 6 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc ban hành Quy định trình tự, thủ tục tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; Quyết định số 10/2009/QĐ UBND ngày 02 tháng 3 năm 2009 và Quyết định số 35/2010/QĐ UBND ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết định số 35/2008/QĐ UBND. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Chánh Thanh tra tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Nguyễn Chiến Thắng QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TIẾP CÔNG DÂN, XỬ LÝ ĐƠN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) Chương I Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Quy định chi tiết về trình tự, thủ tục, thời hạn và phân định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo, bao gồm: a) Tiếp công dân; b) Xử lý đơn khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo; c) Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước; quyết định kỷ luật cán bộ, công chức; d) Giải quyết tố cáo của công dân về hành vi trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân; đ) Tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, văn bản xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật; e) Giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; f) Xem xét, giải quyết lại đối với các khiếu nại đã được giải quyết bằng quyết định đã có hiệu lực pháp luật. 2. Những trường hợp khiếu nại, tố cáo không thuộc phạm vi điều chỉnh tại khoản 1 Điều này thì xử lý, giải quyết theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. 3. Quy định này áp dụng đối với việc tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng cơ quan hành chính thuộc Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ quan hành chính thuộc Sở, ban, ngành; các cơ quan, tổ chức, công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Vụ việc phức tạp là vụ việc có nhiều tình tiết chưa rõ; có các chứng cứ mâu thuẫn nhau cần phải có thời gian xác minh hoặc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn hoặc cần phải giám định kỹ thuật; vụ việc liên quan đến nhiều quan hệ pháp luật khác nhau hoặc có tính lịch sử cần phải nghiên cứu vận dụng văn bản quy phạm pháp luật ở nhiều thời kỳ khác nhau hoặc của nhiều ngành luật khác nhau để giải quyết. 2. Vụ việc kéo dài là vụ việc đã được cơ quan có thẩm quyền thụ lý nhưng kéo dài quá 03 tháng so với thời hạn quy định mà chưa ban hành quyết định giải quyết hoặc chưa được xử lý, thụ lý giải quyết kể từ ngày phát sinh vụ việc. 3. Tài liệu chứng minh là tài liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp, có căn cứ để xác định tính đúng, sai đối với các vấn đề liên quan đến nội dung vụ việc và phù hợp với quy định của pháp luật. 4. Ngày theo quy định về thời hạn xử lý, thụ lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo được hiểu là số ngày làm việc, không tính các ngày nghỉ theo quy định của pháp luật. 5. Quyết định hành chính bị khiếu nại là quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành lần đầu trong khi xử lý, giải quyết những việc cụ thể thuộc thẩm quyền của mình. Quyết định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế quyết định hành chính lần đầu của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước trước hoặc sau khi giải quyết khiếu nại (lần đầu, lần hai) đối với quyết định hành chính lần đầu bị khiếu nại cũng được coi là quyết định hành chính lần đầu. 6. Hành vi hành chính bị khiếu nại là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ khi xử lý, giải quyết những việc cụ thể thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của mình. 7. Quyết định hành chính bị khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất là quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân tỉnh áp dụng cho từng cá nhân, cơ quan, tổ chức có đất bị thu hồi. 8. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu là người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Đã ra quyết định hành chính, quyết định kỷ luật hoặc có hành vi hành chính bị khiếu nại; b) Quản lý trực tiếp cán bộ, công chức đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính bị khiếu nại. 9. Người bị khiếu nại là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật bị khiếu nại, kể cả trong giải quyết khiếu nại lần đầu và lần hai. Trong trường hợp công dân khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án, người bị khiếu nại trên đây được hiểu là người bị khởi kiện theo quy định của Luật Tố tụng hành chính. Điều 3. Quy định đối với người khiếu nại 1. Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp, chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại. 2. Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc người giám hộ hợp pháp theo quy định pháp luật. 3. Trường hợp người khiếu nại thông qua người đại diện theo quy định của pháp luật để thực hiện việc khiếu nại thì người đại diện phải xuất trình giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người khiếu nại cư trú để chứng minh với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc đại diện hợp pháp của mình; trường hợp ủy quyền khiếu nại thì người được ủy quyền phải có giấy ủy quyền ghi rõ nội dung, phạm vi ủy quyền được công chứng hoặc được chính quyền địa phương nơi người ủy quyền cư trú chứng thực. 4. Luật sư tham gia vào quá trình khiếu nại được thực hiện theo Luật Khiếu nại, tố cáo, Nghị định 136/2006/NĐ CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ và theo pháp luật về luật sư. 5. Cơ quan thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đại diện là Thủ trưởng cơ quan đó. Thủ trưởng cơ quan được ủy quyền cho cấp phó hoặc người có trách nhiệm trong cơ quan đó để thực hiện việc khiếu nại; trường hợp ủy quyền khiếu nại thì người được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện việc khiếu nại theo đúng nội dung được ủy quyền. 6. Tổ chức thực hiện quyền khiếu nại thông qua đại diện là người đứng đầu tổ chức được quy định trong quyết định thành lập tổ chức hoặc trong điều lệ của tổ chức đó. Người đứng đầu tổ chức được ủy quyền cho cấp phó hoặc người có trách nhiệm trong cơ quan đó để thực hiện việc khiếu nại; trường hợp ủy quyền khiếu nại thì người được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện việc khiếu nại theo đúng nội dung được ủy quyền. 7. Người khiếu nại phải làm đơn gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hiệu, thời hạn theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo, các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và văn bản pháp luật khác có liên quan. Điều 4. Quy định đối với người tố cáo 1. Công dân có quyền tố cáo đến cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. 2. Người tố cáo có quyền gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo; được quyền yêu cầu giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của mình; yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết; yêu cầu được bảo vệ khi bị đe dọa, trù dập hoặc trả thù. 3. Người tố cáo có nghĩa vụ trình bày trung thực về nội dung tố cáo; nêu rõ họ tên, địa chỉ của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật. Điều 5. Đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo 1. Đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn; họ tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác của người khiếu nại, tố cáo, người kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại, tố cáo; nội dung, lý do và yêu cầu của người khiếu nại, tố cáo, người kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo. 2. Đơn phải được viết bằng tiếng Việt và do người khiếu nại, tố cáo, người kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ trực tiếp trên đơn. Điều 6. Trách nhiệm tiếp công dân 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ quan hành chính Nhà nước có trách nhiệm bố trí nơi tiếp công dân thuận tiện và có quyết định phân công cán bộ tiếp công dân thường xuyên để tiếp công dân theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan và theo Quy định này. 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ quan hành chính Nhà nước phải công bố và niêm yết công khai lịch tiếp công dân định kỳ và bảo đảm thực hiện nghiêm túc việc tiếp công dân định kỳ theo quy định. 3. Phòng Tiếp công dân tỉnh, cán bộ, công chức tiếp công dân các cấp là đầu mối tiếp nhận đơn, phân loại, ghi vào sổ theo dõi (Sổ Tiếp công dân, Sổ Đăng ký khiếu nại, tố cáo) và sao lưu dữ liệu trên máy tính, đồng thời xử lý hoặc tham mưu xử lý đơn khiếu nại, tố cáo; định kỳ báo cáo trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị theo dõi, chỉ đạo. 4. Phòng Tiếp công dân tỉnh, ngoài nhiệm vụ quy định tại khoản 3 Điều này, có trách nhiệm tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và chuyển cho cơ quan có trách nhiệm tham mưu theo ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và theo Quy định này để thẩm tra, xác minh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết, đồng thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để theo dõi, giải quyết theo quy định của pháp luật. Điều 7. Tổ chức tiếp công dân đột xuất 1. Trưởng Phòng Tiếp công dân tỉnh hoặc cán bộ, công chức tiếp công dân có trách nhiệm đăng ký lịch và tổ chức để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức tiếp công dân nhằm chỉ đạo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đề nghị đột xuất của công dân. 2. Phòng Tiếp công dân tỉnh hoặc cán bộ tiếp công dân có trách nhiệm ghi biên bản tiếp công dân. 3. Phòng Tiếp công dân tỉnh hoặc cán bộ tiếp công dân dự thảo thông báo kết luận tiếp công dân trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc Thủ Trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức tiếp công dân ký ban hành và gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết để thực hiện. Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi đến nơi tiếp công dân 1. Khi đến nơi tiếp công dân của các cấp, các ngành, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền: a) Được hướng dẫn, giải thích, trả lời về những nội dung mình trình bày; b) Được quyền khiếu nại, tố cáo với Thủ trưởng trực tiếp của người tiếp công dân nếu họ có những việc làm sai trái, gây cản trở, phiền hà, sách nhiễu trong khi làm nhiệm vụ. 2. Cá nhân, đại diện cơ quan, tổ chức khi đến nơi tiếp công dân có nghĩa vụ: a) Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác và giấy mời làm việc (nếu có); b) Tuân thủ nội qui nơi tiếp công dân và sự hướng dẫn của cán bộ tiếp công dân; c) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo của mình; d) Ký xác nhận những nội dung đã trình bày; Điều 9. Xác định nhân thân và tiếp người đến nơi tiếp công dân 1. Cán bộ tiếp công dân kiểm tra chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác của người đến nơi tiếp công dân. Trường hợp cơ quan, tổ chức thực hiện khiếu nại thông qua người đại diện là người đứng đầu cơ quan, tổ chức như quy định tại Khoản 2, 3 Điều 1 của Nghị định số 136/2006/NĐ CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người đại diện theo quy định của pháp luật để thực hiện việc khiếu nại thì người tiếp công dân đề nghị xuất trình giấy giới thiệu, giấy ủy quyền, giấy tờ tùy thân của người đó. Trường hợp người đến trình bày là người đại diện của người khiếu nại hoặc người được ủy quyền khiếu nại được quy định tại điểm b, c Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 136/2006/NĐ CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 thì người tiếp công dân đề nghị người đến trình bày xuất trình các giấy tờ chứng minh việc đại diện hợp pháp của người khiếu nại, giấy ủy quyền của người được ủy quyền khiếu nại hoặc giấy tờ khác có liên quan. Trường hợp người khiếu nại nhờ luật sư giúp đỡ về pháp luật thì người tiếp công dân đề nghị xuất trình thẻ luật sư, giấy yêu cầu giúp đỡ về pháp luật của người khiếu nại, giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề luật sư hoặc giấy giới thiệu của đoàn luật sư. 2. Sau khi xác định nhân thân của người đến nơi tiếp công dân, cán bộ tiếp công dân có trách nhiệm đọc, nghiên cứu đơn và các tài liệu liên quan (nếu có); rà soát quá trình giải quyết; ghi vào sổ tiếp công dân: họ, tên, giới tính, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác, ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; nơi thường trú, địa chỉ liên lạc của người đến tiếp dân; tóm tắt nội dung vụ việc, nơi phát sinh vụ việc và quá trình giải quyết. 3. Trường hợp người đến nơi tiếp công dân để khiếu nại, tố cáo và trình bày trực tiếp thì cán bộ tiếp công dân có trách nhiệm hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn hoặc ghi lại ý kiến trình bày của người khiếu nại, tố cáo và có chữ ký hoặc điểm chỉ của họ. 4. Trường hợp có nhiều người đến nơi tiếp công dân để khiếu nại, tố cáo cùng một nội dung phải cử đại diện để trình bày với cán bộ tiếp công dân. Việc cử người đại diện được thực hiện như sau: Trong trường hợp từ 5 đến 10 người đến thì cử 1 hoặc 2 người đại diện; Trong trường hợp từ 10 người trở lên thì số người đại diện nhiều hơn, nhưng tối đa không quá 5 người. Điều 10. Xử lý đơn hoặc thông tin của người đến nơi tiếp công dân Cán bộ tiếp công dân căn cứ nội dung trình bày hoặc nội dung đơn của cá nhân, cơ quan, tổ chức đến nơi tiếp công dân để phân loại nội dung, xác định thẩm quyền giải quyết và hướng dẫn, trả lời cho công dân ngay tại buổi tiếp công dân, cụ thể như sau: 1. Trường hợp đơn hoặc nội dung trình bày thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan mình hoặc Thủ trưởng cơ quan hành chính cùng cấp thì cán bộ tiếp công dân kiểm tra đơn và các tài liệu liên quan kèm theo để xem xét tiếp nhận. Nếu người khiếu nại cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan mà họ có thì cán bộ tiếp công dân viết biên nhận tiếp nhận đơn và trình lãnh đạo để giao cán bộ, công chức xử lý; Nếu người khiếu nại chưa cung cấp đầy đủ tài liệu thì cán bộ tiếp công dân yêu cầu người khiếu nại bổ sung, sau đó mới tiếp nhận đơn; Trường hợp đơn khiếu nại có chữ ký của nhiều người thì cán bộ tiếp công dân hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn riêng để thực hiện quyền khiếu nại; Đối với trường hợp tố cáo, người tố cáo phải cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo; khi tiếp nhận thông tin, tài liệu do người tố cáo cung cấp, cán bộ tiếp công dân phải làm biên nhận, có chữ ký của người tiếp nhận và người cung cấp. 2. Trường hợp người khiếu nại trực tiếp gửi đơn nhưng không đúng thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan mình hoặc Thủ trưởng cơ quan hành chính cùng cấp hoặc không đủ điều kiện thụ lý thì cán bộ tiếp công dân có trách nhiệm trả lại đơn và hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc trả lời rõ lý do đơn không được thụ lý giải quyết. Nội dung khiếu nại của công dân và nội dung hướng dẫn hoặc trả lời của cán bộ tiếp công dân phải được ghi chép chi tiết, rõ ràng vào Sổ tiếp công dân, có chữ ký của công dân được tiếp. Trường hợp đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền thì phải tham mưu chuyển đơn hoặc bản ghi lời tố cáo và các tài liệu, chứng cứ liên quan (nếu có) cho người có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Điều 59, 60 Luật Khiếu nại, tố cáo; không xem xét, giải quyết những tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, không có chữ ký hoặc sao chụp chữ ký; những tố cáo đã được cấp có thẩm quyền giải quyết nay tố cáo lại nhưng không có bằng chứng mới. 3. Nếu vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan cấp dưới của Thủ trưởng cơ quan mình hoặc Thủ trưởng cơ quan hành chính cùng cấp nhưng quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết thì tiếp nhận thông tin, ghi vào sổ tiếp công dân để theo dõi và kiến nghị Thủ trưởng cơ quan mình hoặc Thủ trưởng cơ quan hành chính cùng cấp yêu cầu cấp dưới giải quyết hoặc kiến nghị chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết của cấp dưới và áp dụng biện pháp theo thẩm quyền để xử lý đối với người thiếu trách nhiệm hoặc cố ý trì hoãn việc giải quyết khiếu nại đó. 4. Trường hợp người khiếu nại đề nghị gặp Thủ trưởng cơ quan mình hoặc Thủ trưởng cơ quan hành chính cùng cấp để khiếu nại những nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan, thì người tiếp công dân ghi lại nội dung khiếu nại; đồng thời, báo cáo với Thủ trưởng cơ quan mình hoặc Thủ trưởng cơ quan hành chính cùng cấp xem xét, quyết định. Nếu Thủ trưởng cơ quan đồng ý và thống nhất được thời gian tiếp thì người tiếp công dân ghi phiếu hẹn ngày, giờ, địa điểm tiếp cho người khiếu nại đồng thời có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan đến vụ việc để phục vụ việc tiếp công dân của Thủ trưởng theo quy định tại Chương V của Thông tư 07/2011/TT TTCP ngày 28 tháng 7 năm 2011 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn quy trình tiếp công dân. Chương III TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TIẾP NHẬN, XỬ LÝ ĐƠN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, ĐƠN PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN ĐẾN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO Điều 11. Tiếp nhận, phân loại đơn 1. Việc tiếp nhận, phân loại đơn thực hiện theo quy định tại Điều 4, 5 Chương II Thông tư 04/2010/TT TTCP ngày 26 tháng 8 năm 2010 của Thanh tra Chính phủ quy định Quy trình xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo (sau đây gọi tắt là Thông tư 04/2010/TT TTCP). 2. Đối với đơn tiếp nhận trực tiếp từ người khiếu nại, tố cáo, người kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo, cán bộ tiếp nhận đơn phải lập biên nhận, kèm theo bảng kê chi tiết danh mục hồ sơ cung cấp (nếu có). Điều 12. Xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo 1. Việc xử lý đơn khiếu nại thực hiện theo quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11 Thông tư 04/2010/TT TTCP; 2. Việc xử lý đơn tố cáo thực hiện theo quy định tại các Điều 12, 13, 14, 15 Thông tư 04/2010/TT TTCP; 3. Việc xử lý đơn kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo; đơn có nhiều nội dung khác nhau; đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án; đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước; đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo thực hiện theo quy định tại các Điều 16, 17, 19, 20, 21 Thông tư 04/2010/TT TTCP; 4. Trong trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức không được giải quyết hoặc đã được giải quyết lần đầu, nhưng người khiếu nại không đồng ý mà khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai và khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền thì xử lý như sau: Nếu quyết định hành chính, hành vi hành chính đó vừa bị khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án, vừa bị khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai mà người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai chưa ra quyết định giải quyết khiếu nại, thì Thủ trưởng cơ quan tham mưu mời người khiếu nại đến giải thích và hướng dẫn cho người khiếu nại được quyền lựa chọn: a) Nếu khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án thì làm đơn xin rút đơn khiếu nại; b) Nếu khiếu nại hành chính thì làm đơn xin rút đơn khởi kiện vụ án hành chính. 5. Trong thời hạn tối đa là 10 ngày, cơ quan tiếp nhận đơn phải có văn bản hướng dẫn hoặc trả lời cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nếu đơn không thuộc trách nhiệm tham mưu; không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc không đủ điều kiện thụ lý; trường hợp đơn thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc trách nhiệm tham mưu của mình, phải có thông báo thụ lý đơn gửi cho người khiếu nại, tố cáo, người kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo. Chương IV TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI Mục 1. Khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) và Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện). Điều 13. Trình tự, thủ tục, thời hạn thụ lý đơn ở cấp xã, ở các cơ quan thuộc Sở, các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện 1. Sau khi tiếp nhận đơn thuộc thẩm quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện phải ban hành thông báo thụ lý đơn khiếu nại và quyết định thẩm tra, xác minh đơn. a) Quyết định thẩm tra, xác minh đơn phải bảo đảm về thể thức văn bản theo quy định tại Thông tư 01/2011/TT BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính (sau đây gọi tắt là Thông tư 01/2011/TT BNV); b) Nội dung quyết định thẩm tra, xác minh phải ghi rõ: tên người khiếu nại, người bị khiếu nại, ngày, tháng, năm và nội dung đơn khiếu nại; tên cán bộ được giao nhiệm vụ thẩm tra, xác minh, thời hạn thẩm tra, xác minh và nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ thẩm tra, xác minh; c) Thông báo thụ lý phải gửi cho người khiếu nại; quyết định thẩm tra, xác minh phải gửi cho người bị khiếu nại, cơ quan, cá nhân có liên quan, Ủy ban nhân dân huyện và Thanh tra huyện hoặc Giám đốc Sở và Thanh tra Sở biết, theo dõi; d) Trường hợp thành lập Đoàn Thanh tra để giải quyết khiếu nại thì trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra và các nghị định về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra hiện hành. 2. Người được giao nhiệm vụ thẩm tra, xác minh đơn khiếu nại có trách nhiệm: a) Lập kế hoạch thẩm tra, xác minh và lịch làm việc cụ thể kèm theo trình người ra quyết định thẩm tra, xác minh phê duyệt. Lịch làm việc phải gửi cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện; b) Nghiên cứu hồ sơ, tiếp xúc làm việc, thu thập hồ sơ, chứng cứ, kiểm tra thực địa (nếu xét thấy cần thiết). Quá trình làm việc, thu thập hồ sơ, chứng cứ đều phải lập thành biên bản, có chữ ký của đối tượng làm việc và xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đến làm việc hoặc xác minh. Hồ sơ, chứng cứ thu thập nếu là bản sao thì phải được cơ quan cung cấp hồ sơ sao y, trích sao theo quy định hoặc đóng dấu treo để xác thực về giá trị pháp lý và nguồn cung cấp hồ sơ; c) Lập báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh và kết luận, kiến nghị giải quyết khiếu nại, đồng thời dự thảo quyết định giải quyết khiếu nại trình người có thẩm quyền giải quyết để xem xét ban hành; d) Tham mưu cho người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại và các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan. Trình tự, thủ tục tổ chức đối thoại thực hiện theo quy định tại Chương VII Quy định này; đ) Hồ sơ khiếu nại phải được được sắp xếp, đánh số thứ tự, lập bảng liệt kê danh mục tài liệu, bao gồm: Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại; Thông báo thụ lý đơn khiếu nại; Quyết định thẩm tra, xác minh đơn khiếu nại; Kế hoạch thẩm tra, xác minh được duyệt; Biên bản làm việc, biên bản xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có), biên bản đối thoại; Báo cáo kết quả thẩm tra xác minh và kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại của người được giao thẩm tra xác minh; Biên bản đối thoại; Văn bản kết luận của Thủ trưởng cơ quan tham mưu giải quyết khiếu nại; Dự thảo quyết định giải quyết khiếu nại; Quyết định giải quyết khiếu nại; Các tài liệu khác có liên quan. 3) Thời hạn thẩm tra, xác minh của người thụ lý đơn thực hiện theo quyết định thẩm tra, xác minh nhưng tối đa không quá 20 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 30 ngày. Riêng ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày. Thời gian đo, vẽ, trưng cầu giám định (nếu có) không tính vào thời gian thẩm tra, xác minh giải quyết khiếu nại. Điều 14. Trình tự, thủ tục, thời hạn ban hành quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại và các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan trước khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại. 2. Căn cứ quy định của pháp luật, kết quả đối thoại, báo cáo kết quả thẩm tra xác minh, kết luận và kiến nghị của người thụ lý, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét ban hành quyết định giải quyết theo thẩm quyền. Nếu xét thấy báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh rõ ràng, hồ sơ, chứng cứ đầy đủ, kết luận, kiến nghị phù hợp với quy định của pháp luật thì ký ban hành quyết định giải quyết; Trường hợp vụ việc phức tạp thì tổ chức cuộc họp để xem xét trước khi ban hành quyết định giải quyết; Trường hợp báo cáo chưa rõ, hồ sơ không đầy đủ hoặc kết luận, kiến nghị chưa bảo đảm theo quy định của pháp luật thì nghiên cứu lại hồ sơ hoặc yêu cầu người thụ lý thẩm tra, xác minh bổ sung. 3. Quyết định giải quyết khiếu nại phải bảo đảm các nội dung theo quy định tại Điều 38 Luật Khiếu nại, tố cáo (được sửa đổi, bổ sung năm 2005); phải gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, Thanh tra cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Thanh tra Sở và Giám đốc Sở. Quyết định giải quyết khiếu nại phải được công bố công khai theo quy định tại Điều 18 của Nghị định số 136/2006/NĐ CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ. 4. Thời hạn tổ chức đối thoại, tổ chức họp để xem xét hoặc thẩm tra, xác minh bổ sung và ban hành quyết định giải quyết không quá 10 ngày; đối với vụ việc phức tạp hoặc nếu ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì không quá 15 ngày kể từ ngày nhận báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh và kết luận, kiến nghị của người thụ lý. 5. Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được sắp xếp và lưu giữ theo Điều 47 Luật Khiếu nại, tố cáo (được sửa đổi, bổ sung năm 2005). Trường hợp nếu người khiếu nại tiếp khiếu đến cơ quan cấp trên hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án, thì toàn bộ hồ sơ phải được chuyển cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết tiếp theo khi có yêu cầu; cơ quan đã giải quyết phải sao lại một bộ để lưu giữ; trường hợp chuyển bản sao thì tài liệu phải được sao y, trích sao theo quy định hoặc đóng dấu treo để xác thực về giá trị pháp lý và nguồn cung cấp hồ sơ. Điều 15. Tạm đình chỉ thụ lý giải quyết khiếu nại 1. Tạm đình chỉ thụ lý giải quyết khiếu nại trong các trường hợp sau đây: a) Người khiếu nại là cá nhân đã chết; cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó; b) Người khiếu nại là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật; c) Chấm dứt đại diện hợp pháp của người khiếu nại mà chưa có người thay thế; d) Cần đợi cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu cơ quan thụ lý hoặc cán bộ thụ lý mới giải quyết được vụ việc mà thời hạn giải quyết đã hết; đ) Cần đợi kết quả giải quyết vụ việc khác có liên quan hoặc một trong các nội dung vụ việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ việc; e) Theo yêu cầu của người khiếu nại vì lý do đi công tác xa, khám chữa bệnh hoặc vì lý do khách quan khác, có xác nhận của cơ quan quản lý hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú của người khiếu nại. 2. Cơ quan đã thụ lý giải quyết khiếu nại phải ban hành thông báo tạm đình chỉ thụ lý giải quyết khiếu nại và phải gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan để thực hiện. 3. Khi lý do tạm đình chỉ không còn, cơ quan, đơn vị đã thụ lý vụ việc phải tiếp tục thụ lý giải quyết khiếu nại và thông báo cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan biết. Điều 16. Đình chỉ thụ lý giải quyết khiếu nại 1. Sau khi thụ lý khiếu nại, cơ quan đã thụ lý giải quyết ra quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại trong các trường hợp sau đây: a) Người khiếu nại là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; b) Người khiếu nại là cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó; c) Người khiếu nại rút đơn khiếu nại; d) Người khiếu nại không có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến nội dung mà mình khiếu nại; đ) Người khiếu nại đã được mời làm việc đến lần thứ hai nhưng không có mặt, trừ trường hợp vì các nguyên nhân khách quan được người khiếu nại trình bày có cơ sở và được chứng thực hoặc xác nhận bằng văn bản; e) Đơn khiếu nại không đủ điều kiện thụ lý theo quy định; 2. Cơ quan đã thụ lý giải quyết khiếu nại phải ban hành quyết định đình chỉ thụ lý giải quyết khiếu nại theo đúng thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Thông tư 01/2011/TT BNV và phải gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan để thực hiện. Mục 2. Khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Giám đốc Sở, ngành (gọi chung là cấp Sở) Điều 17. Trách nhiệm tham mưu giải quyết khiếu nại ở cấp huyện và cấp Sở 1. Cơ quan tham mưu giải quyết khiếu nại ở cấp huyện: a) Đối với các khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; khiếu nại mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã giải quyết, nếu thuộc lĩnh vực nào thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc lĩnh vực đó thụ lý, xem xét kết luận và kiến nghị việc giải quyết; b) Đối với khiếu nại mà Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại liên quan đến nhiều phòng, ban, xã, phường thì giao cho Chánh Thanh tra cấp huyện thụ lý, xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết. 2. Cơ quan, đơn vị tham mưu giải quyết khiếu nại ở cấp Sở: a) Đối với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của Giám đốc Sở, của cán bộ công chức do mình quản lý trực tiếp thì Giám đốc Sở giao cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Sở thụ lý, xem xét, kết luận và kiến nghị việc giải quyết; b) Đối với khiếu nại mà Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Sở đã giải quyết nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại liên quan đến nhiều đơn vị trực thuộc thì giao cho Chánh Thanh tra Sở thụ lý, xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết. Điều 18. Trình tự, thủ tục, thời hạn thụ lý đơn ở cấp huyện, cấp Sở 1. Sau khi tiếp nhận đơn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Giám đốc Sở chuyển, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao tham mưu giải quyết khiếu nại phải ban hành thông báo thụ lý và quyết định thẩm tra, xác minh đơn. Việc ban hành thông báo thụ lý và quyết định thẩm tra, xác minh đơn thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Quy định này. Trong trường hợp Giám đốc Sở giao cho các phòng chuyên môn tham mưu giải quyết đơn, thì Giám đốc Sở ký thông báo thụ lý và quyết định thẩm tra, xác minh. 2. Người được giao thẩm tra, xác minh có trách nhiệm: a) Thực hiện các nội dung công việc theo quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 13 Quy định này; b) Yêu cầu người bị khiếu nại hoặc cơ quan ban hành quyết định hành chính bị khiếu nại báo cáo về những nội dung bị khiếu nại; c) Trường hợp nếu là giải quyết khiếu nại lần hai, phải yêu cầu cơ quan giải quyết khiếu nại lần đầu cung cấp hồ sơ và xem xét, đánh giá, kết luận cụ thể đối với việc giải quyết khiếu nại lần đầu về trình tự, thủ tục, nội dung giải quyết; thẩm tra, xác minh để bổ sung hồ sơ, chứng cứ hoặc làm rõ tình tiết mới (nếu có); d) Tham mưu cho người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại và các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan nếu trường hợp giải quyết khiếu nại lần đầu; trường hợp giải quyết khiếu nại lần hai nhưng là vụ việc phức tạp, kéo dài hoặc xét thấy cần thiết cũng phải tổ chức đối thoại; đ) Dự thảo văn bản kết luận và kiến nghị giải quyết trình Thủ trưởng cơ quan tham mưu ký ban hành gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở để xem xét, giải quyết; e) Hồ sơ khiếu nại phải được được sắp xếp, đánh số thứ tự, lập bảng liệt kê danh mục tài liệu, bao gồm: Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại; Thông báo thụ lý đơn khiếu nại; Quyết định thẩm tra, xác minh đơn khiếu nại; Kế hoạch thẩm tra, xác minh được duyệt; Văn bản giải trình của người bị khiếu nại (nếu có); Biên bản làm việc, biên bản xác minh, kết luận, kết quả giám định, biên bản đối thoại; Báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh và kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại của người thụ lý; Biên bản đối thoại (nếu có); Dự thảo văn bản kết luận và kiến nghị giải quyết; Dự thảo quyết định giải quyết khiếu nại; Văn bản kết luận và kiến nghị giải quyết; Quyết định giải quyết khiếu nại; Các tài liệu khác có liên quan. 3. Thời hạn thẩm tra, xác minh thực hiện theo quyết định thẩm tra, xác minh nhưng phải bảo đảm theo quy định sau: Nếu thẩm tra, xác minh để giải quyết khiếu nại lần đầu, thời gian thẩm tra, xác minh không quá 20 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 30 ngày. Riêng ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài hơn nhưng không quá 40 ngày. Nếu thẩm tra, xác minh để giải quyết khiếu nại lần hai, thời gian thẩm tra, xác minh không quá 25 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 40 ngày. Riêng ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì không quá 40 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài hơn nhưng không quá 50 ngày. Thời gian đo, vẽ, trưng cầu giám định (nếu có) không tính vào thời gian thẩm tra, xác minh giải quyết khiếu nại. 4. Sau khi nhận được báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh của cán bộ thẩm tra, xác minh và dự thảo văn bản kết luận, kiến nghị việc giải quyết, thủ trưởng cơ quan tham mưu giải quyết khiếu nại phải xem xét, ký văn bản kết luận và kiến nghị gửi người có thẩm quyền để xem xét, giải quyết trong thời hạn 05 ngày. 5. Việc tạm đình chỉ hoặc đình chỉ thụ lý giải quyết khiếu nại (nếu có) thực hiện theo quy định tại Điều 15 và 16 Quy định này. Điều 19. Trình tự, thủ tục, thời hạn ban hành quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở có trách nhiệm đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại và các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan trước khi ban hành quyết định giải quyết nếu là trường hợp giải quyết khiếu nại lần đầu; đối với trường hợp giải quyết khiếu nại lần hai nhưng là vụ việc phức tạp, kéo dài hoặc xét thấy cần thiết cũng phải tổ chức đối thoại. 2. Đối với khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện: a) Sau khi nhận được văn bản kết luận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan được giao tham mưu, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện (gọi tắt là Chánh Văn phòng) có trách nhiệm xem xét, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký ban hành quyết định giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền: Nếu kết quả thẩm tra, xác minh rõ ràng, chứng cứ đầy đủ, kết luận, kiến nghị phù hợp với quy định của pháp luật thì trình Chủ tịch cấp Ủy ban nhân dân huyện ký ban hành quyết định giải quyết khiếu nại trong thời hạn 05 ngày; Trường hợp vụ việc phức tạp thì trong thời hạn 05 ngày, phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và bố trí lịch để tổ chức cuộc họp trước khi ban hành quyết định giải quyết; Trường hợp báo cáo chưa rõ, hồ sơ, chứng cứ không đầy đủ hoặc kết luận, kiến nghị chưa bảo đảm theo quy định của pháp luật thì trong thời hạn 05 ngày, phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để chỉ đạo nghiên cứu lại hồ sơ hoặc yêu cầu cơ quan tham mưu thẩm tra, xác minh bổ sung. Thời hạn thẩm tra, xác minh bổ sung do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định nhưng phải đảm bảo thời hạn giải quyết theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo. b) Căn cứ kết quả thẩm tra, xác minh và kết quả đối thoại (nếu có), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, ký ban hành quyết định giải quyết khiếu nại và giao cho Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện phát hành trong thời hạn 05 ngày. 3. Đối với khiếu nại thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở: a) Giám đốc Sở căn cứ quy định của pháp luật, kết quả đối thoại (nếu có), kết quả thẩm tra xác minh, kết luận và kiến nghị của cơ quan, đơn vị tham mưu, xem xét ban hành quyết định giải quyết theo thẩm quyền: Nếu xét thấy kết quả thẩm tra, xác minh rõ ràng, hồ sơ, chứng cứ đầy đủ, kết luận, kiến nghị phù hợp với quy định của pháp luật thì ký ban hành quyết định giải quyết; Trường hợp vụ việc phức tạp thì tổ chức cuộc họp để xem xét trước khi ban hành quyết định giải quyết; Trường hợp báo cáo chưa rõ, hồ sơ, chứng cứ không đầy đủ hoặc kết luận, kiến nghị chưa bảo đảm theo quy định của pháp luật thì chỉ đạo nghiên cứu lại hồ sơ hoặc yêu cầu cơ quan, đơn vị tham mưu thẩm tra, xác minh bổ sung. b) Thời hạn tổ chức đối thoại, tổ chức họp để xem xét ban hành quyết định giải quyết không quá 10 ngày kể từ ngày nhận văn bản kết luận và kiến nghị giải quyết của cơ quan, đơn vị tham mưu. Trường hợp nếu vụ việc phức tạp; ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn hoặc giải quyết khiếu nại lần hai thì có thể kéo dài hơn nhưng không quá 15 ngày. Trường hợp phải thẩm tra, xác minh bổ sung thì thời hạn do Giám đốc Sở quyết định nhưng phải đảm bảo thời hạn giải quyết theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo. 4. Quyết định giải quyết khiếu nại phải bảo đảm các nội dung theo quy định tại Điều 38, khoản 2 Điều 45 Luật Khiếu nại, tố cáo (được sửa đổi, bổ sung năm 2005); phải gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và lợi ích liên quan và gửi cho cơ quan đơn vị tham mưu để lưu hồ sơ giải quyết khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại phải được công bố công khai theo quy định tại Điều 18 của Nghị định số 136/2006/NĐ CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ. Mục 3. Khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điều 20. Trách nhiệm tham mưu giải quyết khiếu nại ở cấp tỉnh 1. Giám đốc sở hoặc Thủ trưởng cơ quan ban, ngành thuộc tỉnh có chức năng quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực, ngành nào thì có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết đối với khiếu nại trong lĩnh vực, ngành đó. 2. Đối với các vụ việc khiếu nại có tính chất phức tạp, có liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều ngành khác nhau hoặc nhiều địa phương khác nhau thì giao Chánh Thanh tra tỉnh tiến hành xác minh, kết luận, kiến nghị để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết khiếu nại. Việc phối hợp với các ngành, các địa phương để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết do Chánh Thanh tra tỉnh quyết định. 3. Đối với các vụ việc do Giám đốc sở và Thủ trưởng cơ quan ban, ngành thuộc tỉnh ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu nhưng còn khiếu nại mà nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh, giao Chánh Thanh tra tỉnh xác minh, kết luận, kiến nghị để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết khiếu nại lần hai. Điều 21. Trình tự, thủ tục, thời hạn thụ lý đơn ở cấp tỉnh 1. Trình tự, thủ tục, thời hạn thụ lý, thẩm tra, xác minh và kết luận, kiến nghị giải quyết khiếu nại của cơ quan tham mưu ở cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 18 Quy định này. 2. Hồ sơ thụ lý phải được sắp xếp, đánh số thứ tự, lập bảng liệt kê danh mục tài liệu, bao gồm: Đơn khiếu nại hoặc văn bản ghi lời khiếu nại; Thông báo thụ lý đơn khiếu nại; Quyết định thẩm tra, xác minh đơn khiếu nại; Kế hoạch thẩm tra, xác minh được duyệt, lịch làm việc; Quyết định hành chính hoặc bằng chứng về hành vi hành chính bị khiếu nại, quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (nếu có); Văn bản giải trình của người bị khiếu nại (nếu có); Các tài liệu do người khiếu nại có trách nhiệm cung cấp; Biên bản làm việc với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có liên quan; biên bản xác minh; Bản vẽ hiện trạng do cơ quan, tổ chức hoạt động dịch vụ đo vẽ có tư cách pháp nhân thực hiện (đối với hồ sơ khiếu nại liên quan đến nhà, đất); Các tài liệu chứng minh khác; Biên bản cuộc họp để giải quyết khiếu nại; biên bản đối thoại (nếu có); Báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh và kết luận, kiến nghị của cán bộ thụ lý đơn. Văn bản kết luận và kiến nghị giải quyết của Thủ trưởng cơ quan tham mưu. Quyết định giải quyết khiếu nại; Các tài liệu khác có liên quan. 3. Thủ trưởng cơ quan tham mưu (Giám đốc Sở, ngành hoặc Chánh Thanh tra tỉnh) có trách nhiệm xem xét, ký văn bản kết luận và kiến nghị giải quyết trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, ban hành quyết định giải quyết trong thời hạn 05 ngày. 4. Việc tạm đình chỉ hoặc đình chỉ thụ lý giải quyết khiếu nại (nếu có) thực hiện theo quy định tại Điều 15 và 16 Quy định này. Điều 22. Trình tự, thủ tục, thời hạn ban hành quyết định giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Sau khi nhận được văn bản kết luận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan tham mưu, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm xem xét, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký ban hành quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định tại khoản 1, 2, 4 Điều 19 Quy định này. 2. Thời hạn ký ban hành quyết định giải quyết và giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh phát hành là 05 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 10 ngày. Trường hợp văn bản báo cáo của cơ quan tham mưu chưa rõ, chứng cứ không đầy đủ hoặc kết luận, kiến nghị chưa bảo đảm theo quy định của pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo nghiên cứu lại hồ sơ hoặc yêu cầu cơ quan tham mưu thẩm tra, xác minh bổ sung. Thời hạn thẩm tra, xác minh bổ sung do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo. 3. Phòng Tiếp công dân tỉnh có trách nhiệm niêm yết công khai quyết định giải quyết khiếu nại tại trụ sở tiếp công dân của tỉnh. Trường hợp cần công bố công khai quyết định giải quyết khiếu nại bằng hình thức khác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định cụ thể đối với từng trường hợp. Chương V TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT Điều 23. Quyền khiếu nại của người bị thu hồi đất 1. Người bị thu hồi đất được quyền khiếu nại đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính sau đây: a) Quyết định thu hồi đất; quyết định giao đất. b) Quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. c) Hành vi hành chính của cán bộ, công chức khi giải quyết công việc thuộc phạm vi quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này. d) Hành vi hành chính của người được giao thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác bồi thường, giải tỏa và tái định cư. 2. Việc khiếu nại phải thực hiện theo đúng thời hiệu, thời hạn quy định tại Điều 63, 64 Nghị định 84/2007/NĐ CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. Điều 24. Giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết lần đầu đối với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. 2. Tùy theo nội dung vụ việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao Thủ trưởng cơ quan chuyên môn có liên quan hoặc giao Chánh Thanh tra cấp huyện phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thẩm tra, xác minh, kết luận và kiến nghị trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết. Trình tự, thủ tục tiếp nhận, xử lý, thụ lý, thẩm tra, xác minh thực hiện theo quy định tại Điều 17,18 Quy định này. 3. Trình tự ban hành quyết định giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện như sau: Sau khi nhận được văn bản kết luận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan tham mưu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét và xử lý như sau: Trường hợp nội dung kết luận và kiến nghị thống nhất với kết quả giải quyết của Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì ban hành quyết định giải quyết theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 1, 2, 4 Điều 19 Quy định này; Trường hợp nội dung kết luận và kiến nghị không thống nhất với kết quả giải quyết mà Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền quyết định thay đổi khác và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. 4. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý khi phát hiện chế độ, chính sách của tỉnh về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có mâu thuẫn, bất hợp lý, không phù hợp với thực tế; giá bồi thường về đất, nhà ở, vật kiến trúc, cây trồng do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chưa sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường ở địa phương. Thời gian xử lý những vấn đề trên (nếu có) không tính vào thời gian giải quyết khiếu nại. 5. Việc tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật thực hiện theo Chương X Quy định này. Trường hợp kết quả giải quyết có điều chỉnh hoặc bổ sung kinh phí bồi thường thuộc các dự án do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kinh phí, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt điều chỉnh hoặc bổ sung để tổ chức thực hiện theo đúng quy định. Điều 25. Giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; giải quyết khiếu nại lần hai đối với các khiếu nại đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết lần đầu theo thẩm quyền tại khoản 1 Điều 24 Quy định này nhưng người khiếu nại không đồng ý và có đơn khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. 2. Trách nhiệm tham mưu giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện theo Điều 20 Quy định này. Hội đồng thẩm định, cơ quan thẩm định cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với cơ quan được giao tham mưu giải quyết khiếu nại để thống nhất quan điểm kết luận và kiến nghị xử lý, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp kết luận và kiến nghị xử lý không thống nhất, cơ quan tham mưu báo cáo cụ thể các điểm khác nhau, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. 3. Trình tự, thủ tục thụ lý, thẩm tra, xác minh và ban hành quyết định giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 17, 18 Quy định này. Điều 26. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 23 Quy định này Khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 23 Quy định này được xem xét, giải quyết theo trình tự, thủ tục tại Chương IV Quy định này. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XỬ LÝ, XEM XÉT, GIẢI QUYẾT LẠI ĐỐI VỚI CÁC KHIẾU NẠI ĐÃ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT BẰNG QUYẾT ĐỊNH ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT Điều 27. Điều kiện xem xét, giải quyết lại đối với các khiếu nại đã được giải quyết bằng quyết định có hiệu lực pháp luật 1. Vụ việc có vi phạm về trình tự, thủ tục, nội dung giải quyết trong quá trình giải quyết trước đó; 2. Vụ việc có tình tiết mới đủ cơ sở làm thay đổi nội dung giải quyết; 3. Các vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp giao trong trường hợp xét thấy cần xem xét lại. Điều 28. Trách nhiệm tham mưu xử lý hoặc thẩm tra, xác minh lại 1. Đối với các vụ việc quy định tại khoản 1 Điều 27, cơ quan Thanh tra cùng cấp có trách nhiệm thẩm tra, xác minh lại và tham mưu giải quyết theo trình tự, thủ tục, thời hạn quy định tại Chương IV Quy định này; 2. Đối với các vụ việc quy định tại khoản 2 Điều 27, cơ quan đã tham mưu giải quyết khiếu nại trước đó có trách nhiệm thẩm tra, xác minh bổ sung đối với tình tiết mới và tham mưu giải quyết trình tự, thủ tục tại Chương IV Quy định này. Thời hạn thẩm tra, xác minh bổ sung không quá 15 ngày; 3. Đối với các trường hợp khác theo quy định tại khoản 3 Điều 27, tùy từng trường hợp cụ thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định việc giao cho cơ quan Thanh tra hoặc cơ quan đã tham mưu giải quyết khiếu nại trước đó xem xét, xử lý và tham mưu giải quyết lại. Cơ quan được giao có trách nhiệm xử lý và báo cáo lại Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trong thời hạn 10 ngày. Trường hợp cần phải thẩm tra xác minh lại hoặc thẩm tra, xác minh bổ sung thì thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này. Điều 29. Trình tự xử lý 1. Khi tiếp nhận đơn khiếu nại hoặc văn bản chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp, cơ quan tham mưu có trách nhiệm xem xét, xử lý và báo cáo lại Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trong thời hạn 10 ngày, nếu vụ việc trước đó do cơ quan mình tham mưu giải quyết. 2. Đối với các vụ việc theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 27, cơ quan tham mưu ra quyết định thẩm tra, xác minh lại hoặc thẩm tra, xác minh bổ sung. 3. Trình tự, thủ tục thẩm tra, xác minh lại hoặc bổ sung và tham mưu giải quyết thực hiện theo quy định tại Chương IV Quy định này. Chương VII TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH KỶ LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Điều 30. Khiếu nại quyết định kỷ luật của cán bộ, công chức 1. Khiếu nại của cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước đối với quyết định kỷ luật được giải quyết theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo, các Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo, Chương II Nghị định số 136/2006/NĐ CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ, Thông tư 01/2006/TT BNV ngày 13 tháng 01 năm 2006 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chi tiết việc giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước và Quy định này. 2. Khiếu nại của cán bộ, công chức là thành viên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội đối với quyết định kỷ luật áp dụng theo Điều lệ thì việc giải quyết thực hiện theo Điều lệ của tổ chức đó. 3. Thời hiệu khiếu nại: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định kỷ luật, nếu không đồng ý, thì cán bộ, công chức phải có đơn khiếu nại gửi đến người đã ra quyết định kỷ luật. 4. Thời hạn tiếp khiếu: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết lần hai. Trường hợp khiếu nại đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì trong thời hạn là 30 ngày, kể từ ngày công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến cấp có thẩm quyền giải quyết lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án. Điều 31. Thẩm quyền và trách nhiệm tham mưu giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức 1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 24 Nghị định 136/2006/NĐ CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo. 2. Cơ quan tham mưu giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật công chức: a) Trưởng Phòng Nội vụ cấp huyện có trách nhiệm thụ lý, thẩm tra, xác minh và kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại về quyết định kỷ luật cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; b) Chánh Văn phòng hoặc Trưởng Phòng Tổ chức cấp Sở có trách nhiệm thụ lý, thẩm tra, xác minh và kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại về quyết định kỷ luật cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở; c) Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm thụ lý, thẩm tra, xác minh và kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại về quyết định kỷ luật cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Điều 32. Trình tự, thủ tục và thời hạn thụ lý, giải quyết đơn khiếu nại về quyết định kỷ luật cán bộ, công chức 1. Trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết đơn khiếu nại về quyết định kỷ luật cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, của Giám đốc Sở thực hiện theo quy định tại Điều 18, 19 Mục 2 Chương IV Quy định này; thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 21, 22 Mục 3 Chương IV Quy định này. 2. Thời hạn thụ lý, giải quyết đơn: a) Thời hạn thụ lý, thẩm tra, xác minh và kết luận, kiến nghị việc giải quyết của cơ quan tham mưu theo quyết định thụ lý nhưng tối đa không quá 20 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 30 ngày. b) Thời hạn tổ chức đối thoại (nếu có) và xem xét, ban hành quyết định giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức là 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thẩm tra và kết luận, kiến nghị giải quyết của cơ quan tham mưu; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 15 ngày. 3. Quyết định giải quyết khiếu nại phải bảo đảm các nội dung theo Điều 53 của Luật Khiếu nại, tố cáo và hướng dẫn tại điểm 7 mục 2 Phần IV Thông tư 01/2006/TT BNV ngày 13 tháng 01 năm 2006 của Bộ Nội vụ; phải công bố công khai và gửi cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và cơ quan Thanh tra cùng cấp để theo dõi, tổng hợp. 4. Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải sắp xếp, đánh số thứ tự, lập bảng liệt kê danh mục tài liệu và được lưu giữ theo quy định tại Mục 1 và điểm 8 Mục 2 Thông tư 01/2006/TT BNV và Quy định này. Điều 33. Trách nhiệm đối thoại 1. Người có thẩm quyền khi giải quyết khiếu nại lần đầu phải tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trước khi ban hành quyết định giải quyết. 2. Người giải quyết khiếu nại lần hai phải tổ chức đối thoại nếu là vụ việc khiếu nại phức tạp, đông người, gay gắt, kéo dài và các trường hợp khác, nếu xét thấy cần thiết. Điều 34. Tổ chức đối thoại 1. Người chủ trì đối thoại: a) Đối với vụ việc thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân phải chủ trì đối thoại; trong trường hợp không thể trực tiếp đối thoại thì phân công Phó Chủ tịch phụ trách thay mặt để chủ trì đối thoại; b) Đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức thuộc Sở, Thủ trưởng các phòng, ban chuyên môn thuộc cấp huyện hoặc cấp tương đương thì Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức thuộc Sở, Thủ trưởng các phòng, ban chuyên môn thuộc cấp huyện hoặc cấp tương đương phải chủ trì đối thoại; trong trường hợp không thể trực tiếp đối thoại thì phân công cho cấp phó phụ trách thay mặt chủ trì đối thoại. 2. Thông báo tổ chức đối thoại: Người giải quyết khiếu nại thông báo bằng văn bản về thời gian, địa điểm, nội dung đối thoại và mời người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để đối thoại; người được mời có trách nhiệm đến đúng thời gian, địa điểm và đúng thành phần theo thông báo. 3. Thành phần đối thoại: a) Người giải quyết khiếu nại hoặc người được phân công thay mặt chủ trì đối thoại; b) Người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan; c) Cơ quan tham mưu và người thụ lý đơn khiếu nại (nếu là giải quyết khiếu nại lần hai, thì phải mời cả cơ quan tham mưu và người thụ lý giải quyết đơn khiếu nại lần đầu), các tổ chức, cơ quan khác có liên quan; d) Người đại diện, người được ủy quyền khiếu nại hoặc luật sư (nếu có); đ) Đại diện Ủy ban nhân dân địa phương hoặc cơ quan, tổ chức nơi phát sinh khiếu nại; 4. Địa điểm đối thoại: Việc đối thoại có thể tổ chức tại cơ quan hoặc nơi tiếp công dân của người chủ trì đối thoại; tại trụ sở Ủy ban nhân dân địa phương hoặc tại cơ quan, đơn vị nơi xảy ra khiếu nại. Điều 35. Trình tự, thủ tục đối thoại 1. Chuẩn bị đối thoại: a) Chuẩn bị dự thảo báo cáo nội dung sự việc, kết quả thẩm tra, xác minh và hướng giải quyết; b) Chuẩn bị hồ sơ thẩm tra, xác minh, chứng cứ có liên quan; c) Chuẩn bị các câu hỏi đối với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, Ủy ban nhân dân địa phương hoặc cơ quan, đơn vị nơi phát sinh khiếu nại; d) Tùy theo tính chất vụ việc, người chủ trì đối thoại có thể họp trước với các cơ quan liên quan để thống nhất các câu hỏi, dự kiến hướng giải quyết. 2. Tiến hành đối thoại: a) Kiểm tra thành phần tham dự đối thoại, tư cách tham dự của người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, luật sư (nếu có). Trong trường hợp thành phần đối thoại không đến dự đầy đủ theo giấy mời thì việc có tiến hành đối thoại hay không do người chủ trì quyết định; b) Người chủ trì đối thoại nêu lý do đối thoại, hướng dẫn các bên tham dự đối thoại cách thức đối thoại để bảo đảm cuộc đối thoại có trật tự và hiệu quả; công bố tóm tắt nội dung sự việc, kết quả xác minh và hướng xử lý, giải quyết cho những người tham dự đối thoại biết; c) Người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, luật sư (nếu có) lần lượt có ý kiến về nội dung sự việc, kết quả xác minh do người chủ trì đối thoại công bố; trình bày tóm tắt nội dung sự việc, nguyện vọng và cung cấp bổ sung hồ sơ, chứng cứ (nếu có); trả lời các câu hỏi do người chủ trì đối thoại, cán bộ thụ lý hồ sơ, các cơ quan Nhà nước có liên quan đặt ra trong quá trình đối thoại; d) Ủy ban nhân dân địa phương hoặc đại diện cơ quan, đơn vị nơi phát sinh khiếu nại; cơ quan giải quyết khiếu nại lần đầu có ý kiến về nội dung sự việc, kết quả xác minh. 3. Kết thúc đối thoại: Sau khi nghe những người tham dự đối thoại trình bày ý kiến, người chủ trì đối thoại đánh giá các chứng cứ do các bên cung cấp; đối chiếu với hồ sơ thẩm tra, xác minh; phân tích đúng, sai đối với nội dung khiếu nại; căn cứ các qui định của pháp luật để kết luận hướng giải quyết (nếu đã có đầy đủ cơ sở pháp lý) hoặc yêu cầu tiếp tục thẩm tra, xác minh bổ sung 4. Lập biên bản đối thoại: Việc đối thoại phải lập biên bản. Biên bản đối thoại phải thể hiện đầy đủ ý kiến của các bên liên quan, luật sư (nếu có) và đại diện các cơ quan tham dự buổi đối thoại, ghi nhận các chứng cứ do các bên cung cấp, ý kiến kết luận của người chủ trì đối thoại. Biên bản đối thoại phải có chữ ký của những người tham dự đối thoại, có đóng dấu xác nhận của cơ quan nơi tổ chức đối thoại. Biên bản đối thoại là căn cứ để giải quyết khiếu nại, phải được lưu trong hồ sơ vụ việc. Điều 36. Thẩm quyền giải quyết tố cáo của các cơ quan hành chính Nhà nước 1. Thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan hành chính Nhà nước thuộc tỉnh thực hiện theo quy định tại các Điều 59, 60, 61, 62 Luật Khiếu nại, tố cáo và các Điều 32, 33, 34 Nghị định 136/2006/NĐ CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo. 2. Chánh Thanh tra các cấp có thẩm quyền: a) Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp khi được giao; b) Xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại. 3. Đối với những trường hợp phức tạp, cần thiết phải thành lập Đoàn thanh tra để giải quyết đơn tố cáo, thì trình tự, thủ tục, thời hạn thực hiện theo quy định của pháp luật về hoạt động thanh tra. Điều 37. Trình tự, thủ tục, thời hạn thụ lý đơn tố cáo 1. Sau khi tiếp nhận đơn tố cáo thuộc thẩm quyền, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo hoặc thủ trưởng cơ quan tham mưu phải ban hành thông báo thụ lý tố cáo và quyết định xác minh tố cáo. a) Thông báo thụ lý tố cáo và quyết định xác minh tố cáo thực hiện theo Điều 4, 5 Thông tư 01/2009/TT TTCP ngày 15 tháng 12 năm 2009 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết tố cáo (sau đây gọi tắt là Thông tư 01/2009/TT TTCP) và phải bảo đảm về thể thức văn bản theo quy định tại Thông tư 01/2011/TT BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính; b) Thông báo thụ lý tố cáo phải được gửi cho người tố cáo; Quyết định xác minh tố cáo phải được giao hoặc công bố cho người bị tố cáo theo Điều 8 Thông tư 01/2009/TT TTCP, đồng thời gửi cho cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có liên quan để thực hiện và người có thẩm quyền giải quyết (nếu cơ quan tham mưu ban hành quyết định thụ lý) để theo dõi giải quyết. 2. Trưởng đoàn xác minh hoặc Tổ trưởng Tổ xác minh đơn tố cáo phải tiến hành các công việc sau: a) Lập kế hoạch xác minh theo quy định tại Điều 7 Thông tư 01/2009/TT TTCP và lịch làm việc cụ thể trình người ra quyết định thụ lý phê duyệt. Lịch làm việc phải gửi cho người bị tố cáo và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện. b) Tổ chức làm việc, yêu cầu và tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các bằng chứng để chứng minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo; nội dung yêu cầu và giải trình có thể lập thành văn bản hoặc thông qua làm việc trực tiếp theo quy định tại Điều 9 Thông tư 01/2009/TT TTCP; c) Nghiên cứu hồ sơ, tiếp xúc làm việc với người tố cáo theo quy định tại Điều 10 Thông tư 01/2009/TT TTCP; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo theo quy định tại Điều 11 Thông tư 01/2009/TT TTCP; thu thập, xử lý thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến vụ việc tố cáo theo quy định tại Điều 12 Thông tư 01/2009/TT TTCP; xác minh thực tế theo quy định tại Điều 13 Thông tư 01/2009/TT TTCP; trường hợp cần thiết thì tổ chức trưng cầu giám định theo quy định tại Điều 14 Thông tư 01/2009/TT TTCP. Quá trình tiếp xúc làm việc, thu thập hồ sơ và kiểm tra xác minh đều phải lập biên bản, có chữ ký của đối tượng làm việc; trong trường hợp cần thiết thì có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan, đơn vị nơi đến làm việc hoặc xác minh. Hồ sơ, chứng cứ thu thập nếu là bản sao thì phải được cơ quan cung cấp hồ sơ sao y, trích sao theo quy định hoặc đóng dấu treo để xác thực về giá trị pháp lý và nguồn cung cấp hồ sơ. d) Lập báo cáo kết quả xác minh tố cáo và kết luận, kiến nghị xử lý các nội dung tố cáo theo quy định tại Điều 16 Thông tư 01/2009/TT TTCP; đ) Dự thảo văn bản kết luận và kiến nghị xử lý các nội dung tố cáo để Thủ trưởng cơ quan tham mưu ký gửi người có thẩm quyền giải quyết tố cáo xem xét, xử lý và tham mưu cho người ra quyết định xác minh tổ chức thông báo dự thảo kết luận nội dung tố cáo theo quy định tại Điều 18 Thông tư 01/2009/TT TTCP trước khi ban hành kết luận đơn tố cáo; e) Dự thảo văn bản kết luận và xử lý tố cáo theo thẩm quyền người giải quyết tố cáo. 3. Thời hạn thụ lý kiểm tra, xác minh đơn tố cáo thực hiện theo quyết định thụ lý, nhưng tối đa không quá 45 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 70 ngày. Trường hợp cần phải đo vẽ, trưng cầu giám định thì thời gian thực hiện các công việc này không tính vào thời gian thụ lý tố cáo. Trường hợp cần gia hạn thời gian xác minh tố cáo thì thực hiện theo quy định tại Điều 15 Thông tư 01/2009/TT TTCP. Điều 38. Trình tự, thủ tục, thời hạn kết luận xử lý tố cáo 1. Đối với vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân: a) Sau khi nhận được báo cáo kết quả xác minh của Đoàn xác minh hoặc Tổ xác minh, thủ trưởng cơ quan dược giao thụ lý đơn có trách nhiệm xem xét, ký văn bản kết luận và kiến nghị trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét trong thời hạn 05 ngày; b) Cán bộ Văn phòng cấp xã, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm rà soát, xem xét trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp kết luận và xử lý tố cáo theo quy định của pháp luật. Nếu xét thấy kết quả kiểm tra, xác minh rõ ràng, hồ sơ, chứng cứ đầy đủ, kết luận, kiến nghị phù hợp với quy định của pháp luật thì trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký ban hành văn bản kết luận và xử lý trong thời hạn 05 ngày; Trường hợp vụ việc phức tạp thì trong thời hạn 05 ngày, phải báo cáo trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét tổ chức cuộc họp tư vấn hoặc tổ chức tham khảo ý kiến tư vấn của các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý cấp trên hoặc các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trước khi ban hành văn bản kết luận và xử lý; Trường hợp báo cáo chưa rõ, hồ sơ, chứng cứ không đầy đủ hoặc kết luận, kiến nghị chưa bảo đảm theo quy định của pháp luật thì trong thời hạn 05 ngày, phải trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân chỉ đạo nghiên cứu lại hồ sơ hoặc yêu cầu cơ quan, đơn vị, cá nhân tham mưu kiểm tra, xác minh bổ sung. Thời hạn kiểm tra, xác minh bổ sung do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định theo thời hạn Luật Khiếu nại, tố cáo quy định. Nội dung xử lý tố cáo thực hiện theo quy định tại Điều 20 Thông tư 01/2009/TT TTCP. c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xem xét và ký ban hành văn bản kết luận, xử lý tố cáo và giao Văn phòng Ủy ban nhân dân cùng cấp phát hành trong thời hạn 05 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 10 ngày. 2. Đối với vụ việc thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở hoặc Thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước khác: a) Sau khi nhận được báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh của Đoàn xác minh hoặc Tổ xác minh hoặc văn bản kết luận, kiến nghị của cơ quan, đơn vị tham mưu, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải xem xét theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và ban hành văn bản kết luận, xử lý tố cáo theo quy định của pháp luật; b) Thời hạn xem xét, ra văn bản kết luận, xử lý không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản, hồ sơ do cán bộ thụ lý hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tham mưu trình; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn không quá 20 ngày. 3. Việc xử lý tố cáo thực hiện theo quy định tại Điều 44 Nghị định 136/2006/NĐ CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và Điều 20 Thông tư 01/2009/TT TTCP ngày 15 tháng 12 năm 2009 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết tố cáo. 4. Người giải quyết tố cáo phải gửi văn bản kết luận vụ việc và xử lý tố cáo cho cơ quan Thanh tra cùng cấp, cơ quan quản lý nhà nước cấp trên trực tiếp và thông báo về kết luận và kết quả xử lý tố cáo theo quy định tại Điều 21 Thông tư 01/2009/TT TTCP, trừ những nội dung thuộc danh mục bí mật Nhà nước. Điều 39. Hồ sơ giải quyết tố cáo 1. Trưởng đoàn xác minh hoặc Tổ trưởng Tổ xác minh có trách nhiệm lập thành hồ sơ giải quyết tố cáo. Hồ sơ giải quyết tố cáo bao gồm: a) Đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo; b) Thông báo thụ lý tố cáo; c) Quyết định xác minh tố cáo; d) Kế hoạch xác minh tố cáo được duyệt; lịch làm việc; đ) Biên bản làm việc, biên bản xác minh, kết quả giám định, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình giải quyết; e) Văn bản giải trình của người bị tố cáo; g) Báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh và kết luận, kiến nghị của cán bộ thụ lý đơn tố cáo; h) Kết luận về nội dung tố cáo; văn bản kiến nghị biện pháp xử lý của cơ quan tham mưu; i) Văn bản kết luận xử lý, các quyết định xử lý của người có thẩm quyền; k) Các tài liệu khác có liên quan. 2. Hồ sơ giải quyết tố cáo phải được sắp xếp, đánh số thứ tự, lập bảng kê danh mục tài liệu và được lưu giữ tại cơ quan thụ lý, giải quyết tố cáo. Chương X TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TỔ CHỨC THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, VĂN BẢN KẾT LUẬN VÀ XỬ LÝ TỐ CÁO ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT Điều 40. Bảo đảm hiệu lực quyết định giải quyết khiếu nại, văn bản xử lý tố cáo có hiệu lực pháp luật. 1. Quyết định giải quyết khiếu nại, văn bản kết luận và xử lý tố cáo của cơ quan thẩm quyền khi có hiệu lực pháp luật phải được tổ chức, cá nhân có trách nhiệm chấp hành nghiêm túc. Người có trách nhiệm thi hành quyết định mà không thi hành thì bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. 2. Việc tạm đình chỉ thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, văn bản xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật chỉ được thực hiện khi có quyết định tạm đình chỉ của Thủ trưởng cơ quan đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, văn bản xử lý tố cáo hoặc quyết định của Thủ trưởng cơ quan cấp trên của người đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, văn bản xử lý tố cáo có hiệu lực pháp luật. 3. Biên nhận về việc tiếp nhận đơn hoặc hồ sơ khiếu nại của các cơ quan khác; bút phê trực tiếp trên đơn hoặc những tài liệu khác của người khiếu nại không có giá trị làm tạm đình chỉ việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Điều 41. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại Căn cứ vào nội dung quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền, Thủ trưởng cơ quan nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại có trách nhiệm: 1. Trong trường hợp nội dung khiếu nại là đúng thì phải ban hành quyết định hành chính để thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung quyết định hành chính bị khiếu nại và tổ chức thực hiện quyết định đó; chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại và bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật. 2. Trong trường hợp nội dung khiếu nại không đúng thì giải thích, yêu cầu người khiếu nại chấp hành nghiêm túc quyết định giải quyết khiếu nại và tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 42 Quy định này. Điều 42. Trình tự, thủ tục tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, văn bản kết luận và xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật 1. Cơ quan ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, văn bản kết luận và xử lý tố cáo chịu trách nhiệm công bố hoặc ủy quyền cho cơ quan tham mưu công bố việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, văn bản kết luận và xử lý tố cáo có hiệu lực pháp luật. Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại, văn bản kết luận và xử lý tố cáo của các cơ quan Trung ương thì việc công bố và tổ chức thi hành do Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện. 2. Cơ quan, tổ chức được giao thi hành phải ra thông báo bằng văn bản cho người phải thi hành và những người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hoặc văn bản. Thông báo phải kèm theo bản kế hoạch chi tiết việc thi hành, trong đó phải nêu rõ các giải pháp như: vận động, thuyết phục để người phải thi hành tự nguyện thực hiện; nếu người phải thi hành không tự nguyện thì sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế. 3. Thời hạn thi hành được thực hiện theo thời hạn ghi trong quyết định giải quyết khiếu nại hoặc văn bản xử lý tố cáo có hiệu lực pháp luật. Nếu trong quyết định, văn bản không nêu thời hạn thi hành thì thời hạn thi hành quyết định không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo thi hành. 4. Hết thời hạn thi hành mà người phải thi hành không thực hiện thì cơ quan được giao trách nhiệm phải ban hành quyết định hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật. Quyết định cưỡng chế phải được gửi cho tổ chức, cá nhân phải thi hành, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức việc cưỡng chế và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan. 5. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tổ chức thi hành xong quyết định giải quyết khiếu nại, văn bản xử lý tố cáo có hiệu lực pháp luật, cơ quan, đơn vị được giao thi hành phải gửi báo cáo đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp, cơ quan thanh tra và người đã ban hành quyết định, văn bản được thi hành để theo dõi. 6. Chánh Thanh tra tỉnh chịu trách nhiệm: a) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan về việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ, ngành Trung ương và của Ủy ban nhân dân tỉnh đã có hiệu lực pháp luật; thực hiện báo cáo đột xuất và báo cáo định kỳ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định; b) Đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với những người có trách nhiệm nhưng cố ý trì hoãn hoặc không tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, văn bản xử lý tố cáo có hiệu lực pháp luật. Chương XI TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 43. Trách nhiệm trong việc thụ lý giải quyết khiếu nại, tố cáo 1. Cán bộ thụ lý chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, đúng pháp luật đối với các tài liệu, chứng cứ đã xác minh thu thập và nội dung báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh. 2. Thủ trưởng cơ quan tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo chịu trách nhiệm về nội dung kết luận, kiến nghị, đề xuất giải quyết vụ việc. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ quan hành chính Nhà nước có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáo và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, bảo đảm đúng thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật và theo Quy định này. Điều 44. Trách nhiệm phối hợp trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo Thủ trưởng cơ quan chuyên môn có trách nhiệm cung cấp tài liệu, hồ sơ, cử cán bộ, bố trí phương tiện kỹ thuật và phối hợp thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến ngành, lĩnh vực mình quản lý để tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp giải quyết theo thẩm quyền khi được cơ quan Thanh tra hoặc cơ quan được giao tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo khác yêu cầu. Điều 45. Khen thưởng và xử lý trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo 1. Cán bộ, công chức có một trong các hành vi vi phạm sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý bằng một trong các hình thức kỷ luật theo quy định của pháp luật về quản lý cán bộ, công chức; nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường: a) Vi phạm quy định tại các Điều 96, 97, 98 của Luật Khiếu nại, tố cáo; b) Thiếu trách nhiệm trong việc không xử lý, báo cáo để giải quyết kịp thời các thắc mắc, kiến nghị, phản ánh ở địa phương, đơn vị mình, dẫn đến gây mất đoàn kết, khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp; c) Thực hiện sai trình tự, thủ tục trong quá trình tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý và giải quyết khiếu nại, tố cáo; ban hành văn bản, quyết định giải quyết sai thể thức quy định, không dựa trên cơ sở báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh của cơ quan tham mưu. 2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bị xử lý trách nhiệm trong các trường hợp sau: a) Vi phạm quy định tại Điều 99 của Luật Khiếu nại, tố cáo và Điều 63 Nghị định 136/2006/NĐ CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ; b) Vi phạm các quy định tại khoản 1 Điều này hoặc không kiểm tra, xử lý, để cán bộ, công chức thuộc cơ quan, đơn vị mình vi phạm nhiều lần các quy định tại khoản 1 Điều này; c) Không tiếp nhận, xử lý và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo theo quy định, để đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc trách nhiệm tham mưu của cơ quan, đơn vị tồn đọng quá hạn; cố tình kéo dài thời gian giải quyết, gây bức xúc cho công dân. 3. Cán bộ, công chức vi phạm các quy định tại khoản 1, 2 Điều này mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp nếu vi phạm lần đầu thì bị xem xét xử lý kỷ luật với một trong hai hình thức khiển trách, cảnh cáo; trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm, nếu là cán bộ thì xử lý một trong các hình thức cách chức hoặc bãi nhiệm; nếu là công chức thì xử lý hạ bậc lương, cách chức, giáng chức hoặc buộc thôi việc. 4. Về khen thưởng thực hiện theo quy định tại Chương VIII Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo. Điều 46. Xử lý đối với các hành vi vi phạm quy định về tiếp công dân, thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo 1. Người nào có một trong các hành vi vi phạm sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật: a) Vi phạm các quy định tại Điều 100 của Luật Khiếu nại, tố cáo; b) Không chấp hành nội quy tiếp công dân của cơ quan, đơn vị, gây rối trật tự nơi tiếp công dân, có cử chỉ, lời nói thô bạo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cán bộ tiếp công dân; c) Tập trung đông người tại các công sở, nơi công cộng trái quy định của pháp luật; d) Gây ồn ào, lớn tiếng, làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức nơi tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đ) Có cử chỉ, lời nói, hành vi, ăn mặc thô tục, thiếu văn hóa tại nơi tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; e) Đưa hối lộ cho người thi hành công vụ; g) Vi phạm các quy định khác có liên quan. 2. Người tiếp công dân, người giải quyết khiếu nại, tố cáo có quyền: a) Lập biên bản đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính hoặc xử lý theo quy định của pháp luật. Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan Công an địa phương có trách nhiệm căn cứ vào biên bản và yêu cầu của người tiếp công dân, người giải quyết khiếu nại, tố cáo xử lý theo thẩm quyền; thông báo kết quả xử lý cho người có yêu cầu trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. b) Yêu cầu cơ quan Công an lập biên bản đối với người có hành vi vi phạm các quy định tại điểm b, c, d, e, g khoản 1 Điều này để xử lý. Cơ quan Công an địa phương có trách nhiệm phối hợp kịp thời để lập hồ sơ xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật và thông báo cho người có yêu cầu biết kết quả xử lý. Điều 47. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc tổ chức thực hiện 1. Thủ trưởng sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền và triển khai thực hiện Quy định này. Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo, kết quả tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, văn bản xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định tại Điều 82 Luật Khiếu nại, tố cáo; Điều 55 Nghị định 136/2006/NĐ CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ và theo hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ, đồng thời gửi đến Thanh tra tỉnh để tổng hợp, báo cáo. 2. Chánh Thanh tra các cấp, các ngành giúp Thủ trưởng cùng cấp quản lý nhà nước và hướng dẫn về công tác tiếp công dân, xử lý, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, văn bản xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật trong phạm vi đơn vị, địa phương mình; tổng hợp tình hình và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định tại Điều 82 Luật Khiếu nại, tố cáo; Điều 55 Nghị định 136/2006/NĐ CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ và theo hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ. 3. Giám đốc Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các cấp, các ngành có kế hoạch phối hợp triển khai các biện pháp chủ động phòng ngừa, đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn tại nơi tiếp công dân của các cấp, các ngành; phát hiện, chỉ đạo xử lý kịp thời và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm của từng cá nhân, tiến hành xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. 4. Chánh Thanh tra tỉnh lập kế hoạch trình Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tổ chức tập huấn, tuyên truyền cho cán bộ, công chức và công dân để triển khai thực hiện nghiêm túc nội dung Quy định này./. MẪU TC 01 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số:......../…(2a) V/v giải quyết tố cáo của công dân …….., ngày…..tháng…..năm ……. Kính gửi:....................……………………………(3) ……. (2)…….nhận được tố cáo của công dân đối với …. (4)….. có đơn tố cáo bản gốc gửi kèm (hoặc bản ghi lời người tố cáo bản gốc gửi kèm). Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo, Nghị định số 136/2006/NĐ CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ và Thông tư số 01/2009/TT TTCP ngày 15/12/2009 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình nghiệp vụ giải quyết tố cáo, …. (2) …. giao cho …… (3) ….. ra quyết định xác minh tố cáo; kết luận, kiến nghị biện pháp giải quyết nội dung tố cáo đối với ….. (4)….. theo quy định của pháp luật, báo cáo kết quả với ……(2) ….. trước ngày …..tháng ….năm ……(5)…… Nơi nhận: Như trên; …… (7) Lưu:…. ……………………………(6) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (1) Tên cơ quan cấp trên (nếu có). (2) Tên cơ quan hoặc chức vụ của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo. (2a) Ký hiệu hoặc chữ viết tắt tên cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết tố cáo. (3) Tên cơ quan chức năng được giao ra quyết định xác minh, kết luận tố cáo. (4) Họ tên, địa chỉ của người bị tố cáo. (5) Quy định ngày hoàn thành kết luận nội dung tố cáo; trong đó phải dự trù thời gian để người giải quyết tố cáo xem xét, xử lý kết luận nội dung tố cáo nhằm đảm bảo tổng thời gian từ khi thụ lý tố cáo đến khi hoàn tất việc xử lý tố cáo không vượt quá thời hạn giải quyết tố cáo theo quy định của Luật KNTC. (6) Chức danh Thủ trưởng cơ quan gửi thông báo. (7) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân khác được gửi văn bản. MẪU TC 02 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số:......../… (2a) V/v giải quyết tố cáo của công dân …….., ngày…..tháng…..năm …… Kính gửi:....................……………………………(3) ……. (4)……. nhận được tố cáo của công dân đối với …. (5)….. có đơn tố cáo bản gốc gửi kèm (hoặc bản ghi lời tố cáo bản gốc gửi kèm). Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo, Nghị định số 136/2006/NĐ CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ và Thông tư số 01/2009/TT TTCP ngày 15/12/2009 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình nghiệp vụ giải quyết tố cáo, …. (4) …. có ý kiến chỉ đạo giao cho …… (3) ….. ra quyết định xác minh tố cáo; kết luận, kiến nghị biện pháp giải quyết nội dung tố cáo đối với ….. (5)….. theo quy định của pháp luật, báo cáo kết quả với ……(4) ….. trước ngày ….. tháng …. năm ……(6)…… ….. (2) … thông báo chỉ đạo của …… (4) ….. để ….. (3) …… thực hiện./. Nơi nhận: Như trên; …… (8) Lưu:…. ……………………………(7) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (1) Tên cơ quan cấp trên (nếu có). (2) Tên cơ quan thông báo ý kiến chỉ đạo của người giải quyết tố cáo. (3) Tên cơ quan chức năng được giao ra quyết định xác minh và kết luận tố cáo. (4) Chức danh của người giải quyết tố cáo. (5) Tên chức danh của người bị tố cáo. (6) Quy định ngày hoàn thành kết luận nội dung tố cáo; trong đó phải dự trù thời gian để người giải quyết tố cáo xem xét, xử lý kết luận nội dung tố cáo nhằm đảm bảo tổng thời gian từ khi thụ lý tố cáo đến khi hoàn tất việc xử lý tố cáo không vượt quá thời hạn giải quyết tố cáo theo quy định của Luật KNTC. (7) Chức danh Thủ trưởng cơ quan gửi thông báo. (8) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân khác được gửi văn bản. Nếu gửi cho người tố cáo thì chỉ ghi chung là “người tố cáo”, không được ghi tên người tố cáo. MẪU TC 03 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số:......../… (2a) ………, ngày……tháng……năm …… QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC XÁC MINH NỘI DUNG TỐ CÁO ……………… (3) ………………. Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004, 2005; Nghị định số 136/2006/NĐ CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004, 2005; Căn cứ Thông tư số 01/2009/TT TTCP ngày 15/12/2009 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình nghiệp vụ giải quyết tố cáo; Căn cứ ………….... (4)…….….; Căn cứ ………...…. (5) ……….; Xét nội dung tố cáo của công dân, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Tiến hành xác minh tố cáo của công dân đối với …….. (6) ……… Nội dung xác minh: ………. (7)………… Thời hạn xác minh: ……… ngày, kể từ ngày ban hành quyết định này. Điều 2. Thành lập Đoàn xác minh tố cáo gồm: 1. Ông (bà) …………….. chức vụ…………… làm Trưởng đoàn xác minh; 2. Ông (bà) …………….. chức vụ………… làm thành viên đoàn xác minh; Điều 3. Các ông (bà) ……… (8) ……, các ông (bà) có tên tại Điều 2, (6) và (9) chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. Nơi nhận: Như điều 3; Lưu:…. ……………………………(3) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (1) Tên cơ quan cấp trên (nếu có). (2) Tên cơ quan ra quyết định. (2a) Ký hiệu hoặc chữ viết tắt tên cơ quan ra quyết định xác minh tố cáo. (3) Chức danh của người ra quyết định. (4) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan ra quyết định. (5) Văn bản giao nhiệm vụ ra quyết định xác minh nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo (nếu có). (6) Họ tên, chức vụ của người bị tố cáo. (7) Các nội dung tố cáo. (8) Thủ trưởng các đơn vị chức năng có trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện quyết định xác minh (Ví dụ: Chánh văn phòng, Trưởng các phòng nghiệp vụ….). (9) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm thực hiện quyết định xác minh. MẪU TC 04 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… ……………………… (2) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc GIẤY BIÊN NHẬN TÀI LIỆU, BẰNG CHỨNG Vào hồi ……… giờ…… ngày … tháng … năm …tại …………………. (3) ………………………. Tôi là ……………………………chức vụ...................................................... Đã nhận của ông (bà):....................................................................................... Địa chỉ: ………………………………………................................................ các tài liệu, bằng chứng để phục vụ cho việc xác minh nội dung tố cáo theo Quyết định số ……./QĐ ……. ngày …../…../……. của ……. (1) ………… Các tài liệu, bằng chứng gồm có: ........................................................... (4)......................................................... Giấy biên nhận này lập thành 02 bản, có giá trị pháp lý như nhau và đã giao cho người cung cấp tài liệu, bằng chứng 01 bản./. Người cung cấp tài liệu, bằng chứng (Ký, ghi rõ họ tên) Người nhận tài liệu, bằng chứng (Ký, ghi rõ họ tên) (1) Tên cơ quan ra quyết định xác minh tố cáo. (2) Tên Đoàn, Tổ xác minh tố cáo. (3) Địa điểm tiếp nhận các tài liệu, bằng chứng. (4) Ghi rõ tên tài liệu, số trang, tình trạng của các tài liệu, bằng chứng. Lưu ý: người cung cấp thông tin phải ký xác nhận vào tài liệu do mình đã cung cấp. MẪU TC 05 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số:......../QĐ … (2a) ………, ngày……tháng……năm …… QUYẾT ĐỊNH GIA HẠN THỜI GIAN XÁC MINH NỘI DUNG TỐ CÁO ……………… (3) ………………. Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004, 2005; Nghị định số 136/2006/NĐ CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004, 2005; Căn cứ Thông tư số 01/2009/TT TTCP ngày 15/12/2009 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình nghiệp vụ giải quyết tố cáo; Căn cứ ……………. (4)……..….; Căn cứ Quyết định số …… ngày……. tháng……. năm ……của ……(3) ……… về việc xác minh nội dung tố cáo đối với ……(5) …….; Xét đề nghị của Trưởng đoàn xác minh tố cáo, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Gia hạn xác minh nội dung tố cáo đối với Đoàn xác minh tố cáo theo Quyết định số…..ngày ……tháng…….năm……của…... (3) ……… Thời gian gia hạn là ……ngày, kể từ ngày……/…../…..đến ngày …../…/…. Điều 2. Trưởng đoàn xác minh tố cáo, ……(5) ……, các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: Như điều 3; Người tố cáo; Lưu:…. ……………………………(3) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (1) Tên cơ quan cấp trên (nếu có). (2) Tên cơ quan ra quyết định. (2a) Ký hiệu hoặc chữ viết tắt tên cơ quan ra quyết định gia hạn xác minh tố cáo. (3) Chức danh của người ra quyết định. (4) Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị ra quyết định. (5) Tên, chức vụ của người bị tố cáo. MẪU TC 06 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số:......../… (2a) V/v trưng cầu giám định ………, ngày……tháng……năm …… Kính gửi: …….…. (3)…………… Ngày … tháng … năm …. (2)... đã ban hành Quyết định số: ….. /QĐ … về việc xác minh nội dung tố cáo của công dân. Căn cứ quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo, Nghị định số 136/2006/NĐ CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ, Thông tư số 01/2009/TT TTCP ngày 15/12/2009 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình nghiệp vụ giải quyết tố cáo; để có cơ sở kết luận nội dung tố cáo, …(2)... trưng cầu … (3)… giám định những nội dung sau đây: 1) ………………………................................................................................... 2) ………………………................................................................................... …(2)…..cử đại diện Đoàn xác minh tố cáo liên hệ, bàn giao cho… (3)… các hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc giám định. Thời gian: … h…. ngày….. tháng ….. năm …. Địa điểm: ……………………………………... Kinh phí giám định do …(2)…. trả theo quy định của pháp luật. Kính đề nghị …(3)… bố trí tiếp nhận hồ sơ, tài liệu, tiến hành giám định và cung cấp kết quả giám định cho…(2)….trước ngày …. tháng …. năm …. Nơi nhận: Như trên; Lưu:…. ……………………………(4) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (1) Tên cơ quan cấp trên (nếu có). (2) Tên cơ quan ban hành văn bản đề nghị giám định (2a) Ký hiệu hoặc chữ viết tắt tên cơ quan ban hành văn bản giám định. (3) Tên cơ quan, đơn vị, cá nhân được trưng cầu giám định. (4) Chức danh của người ký văn bản. MẪU TC 07 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ………, ngày……tháng……năm …… BÁO CÁO KẾT QUẢ XÁC MINH NỘI DUNG TỐ CÁO Thực hiện Quyết định số …….ngày.…./.…./……. của............................. (1) về việc xác minh nội dung tố cáo; Từ ngày…./.…./…… đến ngày …./.…./……, Đoàn xác minh tố cáo đã tiến hành xác minh nội dung tố cáo của …… (3) ….. đối với ….. (4)……. Sau đây là kết quả xác minh: 1) Tóm tắt về người tố cáo (tên, tuổi, nghề nghiệp, chức vụ, địa chỉ); 2) Nội dung tố cáo và người bị tố cáo. 3) Lý do người tố cáo biết về hành vi bị tố cáo. 4) Nội dung những tài liệu, bằng chứng người tố cáo cung cấp để chứng minh hành vi vi phạm; 5) Nội dung giải trình của người bị tố cáo; 6) Nội dung những tài liệu, bằng chứng người tố cáo cung cấp để chứng minh tính đúng, sai của hành vi bị tố cáo. 7) Nội dung những tài liệu, bằng chứng khác do người xác minh tố cáo thu thập được có ý nghĩa trong việc chứng minh tính đúng, sai của hành vi bị tố cáo; 8) Nhận xét, đánh giá về các nội dung tố cáo; 9) Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau (nếu có), trong đó: Ý kiến khác nhau trong đoàn xác minh. Ý kiến khác nhau giữa Trưởng đoàn xác minh và Thủ trưởng đơn vị chủ trì xác minh (trường hợp người ra quyết định xác minh giao cho đơn vị trực thuộc chủ trì việc xác minh và Trưởng đoàn xác minh thuộc sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng đơn vị đó). 10) Kết luận: Kết luận những hành vi bị tố cáo nhưng qua xác minh cho thấy nội dung tố cáo là không đúng sự thật, đồng thời kết luận về việc người tố cáo cố ý hay không cố ý tố cáo sai sự thật về những nội dung này (nếu có); Kết luận về những hành vi phạm pháp luật của người bị tố cáo (nếu có), nguyên nhân, vai trò, trách nhiệm của người bị tố cáo trong việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; những thiệt hại về vật chất, tinh thần và đối tượng bị thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra. 11) Kiến nghị: Những nội dung người giải quyết tố cáo cần thực hiện trong phạm vi thẩm quyền của mình hoặc cần có kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để xử lý vi phạm và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra. Những kiến nghị khác (nếu có). Trên đây là báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo của ….. (2) … đối với …… (3)….., Đoàn xác minh tố cáo trân trọng báo cáo, đề nghị ……(1) …. xem xét, ban hành kết luận về nội dung tố cáo theo quy định./. Nơi nhận: ……. (1); Lưu:…… TRƯỞNG ĐOÀN XÁC MINH TỐ CÁO (Ký, ghi rõ họ tên) (1) Chức danh của người ra quyết định xác minh tố cáo. (2) Tên Đoàn, Tổ xác minh tố cáo (3) Tên người tố cáo. (4) Tên người bị tố cáo. MẪU TC 08 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số:……/KL 2a… ………, ngày……tháng……năm …… KẾT LUẬN NỘI DUNG TỐ CÁO Đối với ………………………(3) ………………………… Ngày …../…../……., ……(2)…. đã có Quyết định số …./QĐ …về việc tiến hành xác minh nội dung tố cáo của công dân đối với (3)………. Xét nội dung tố cáo, văn bản giải trình của người bị tố cáo, báo cáo kết quả xác minh tố cáo, biên bản công bố dự thảo kết luận nội dung tố cáo, các tài liệu, bằng chứng có liên quan, đối chiếu với các quy định của pháp luật, ……(2) ….. kết luận như sau: I. KẾT QUẢ XÁC MINH CÁC NỘI DUNG TỐ CÁO: 1. Nội dung tố cáo …….. (4)………. a) Nội dung giải trình của người bị tố cáo và những thông tin, tài liệu, bằng chứng do người bị tố cáo cung cấp để chứng minh tính đúng, sai của hành vi bị tố cáo; b) Nội dung những tài liệu, bằng chứng mà Đoàn xác minh tố cáo đã thu thập được để chứng minh tính đúng, sai của hành vi bị tố cáo; c) Nhận xét, đánh giá về nội dung tố cáo: (Trường hợp tố cáo sai thì phân tích, đánh giá về việc người tố cáo cố ý hay không cố ý tố cáo sai. Trường hợp phát hiện vi phạm thì xác định cụ thể hành vi vi phạm, phân tích nguyên nhân, mức độ gây thiệt hại của hành vi, trách nhiệm của người bị tố cáo, những đối tượng khác có liên quan). 2. Nội dung tố cáo ……. (5)……..……. (6)…….. II. KẾT LUẬN: Kết luận về những hành vi bị tố cáo nhưng qua xác minh cho thấy nội dung tố cáo là không đúng sự thật, đồng thời kết luận về việc người tố cáo cố ý hay không cố ý tố cáo sai sự thật; Kết luận về những hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo (nếu có), những thiệt hại và đối tượng bị thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra; nguyên nhân, vai trò, trách nhiệm của người bị tố cáo và các đối tượng khác có liên quan trong việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. III. KIẾN NGHỊ 1. Kiến nghị đối với người giải quyết tố cáo (trường hợp người kết luận tố cáo không phải là người giải quyết tố cáo): Kiến nghị những nội dung người giải quyết tố cáo cần thực hiện trong phạm vi thẩm quyền của mình để xử lý vi phạm và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra. 2. Kiến nghị đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác (nếu có)./. Nơi nhận: …… (8)…. ; Cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên; Cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp; Người bị tố cáo; Đơn vị/cơ quan quản lý người bị tố cáo; …… (9)….. Lưu:……. ……………………………(7) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (1) Tên cơ quan cấp trên (nếu có). (2) Tên cơ quan ban hành kết luận. 2a) Ký hiệu hoặc chữ viết tắt tên cơ quan ban hành kết luận. (3) Tên người bị tố cáo. (4) Nội dung tố cáo thứ nhất. (5) Nội dung tố cáo thứ hai. (6) Tương tự như đối với nội dung tố cáo ở phần 1, mục I. (7) Chức danh của người ký kết luận. (8) Người giải quyết tố cáo (trường hợp người kết luận tố cáo không phải là người giải quyết tố cáo). (9) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân khác được gửi văn bản kết luận. Nếu gửi cho người tố cáo thì chỉ ghi chung là “người tố cáo”, không được ghi tên người tố cáo. MẪU TC 09 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số:……/…(2a)… V/v thông báo kết quả giải quyết tố cáo ………, ngày……tháng……năm …… Kính gửi:......................…………………………… (3) ……. (4)…… đã giải quyết tố cáo của công dân đối với …….. (5) ………. về ……………… (6) Kết quả như sau: 1....................................................................................................................(7) 2....................................................................................................................(8) Vậy …… (2)……. thông báo để ……..(3) được biết./. Nơi nhận: Như trên; Lưu:…. ……………………………(9) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (1) Tên cơ quan cấp trên (nếu có). (2) Tên cơ quan ban hành thông báo. (2a) Ký hiệu hoặc chữ viết tắt tên cơ quan ban hành thông báo. (3) Họ tên, địa chỉ của người tố cáo. (4) Người giải quyết tố cáo. (5) Họ tên, chức vụ người bị tố cáo. (6) Hành vi của người bị tố cáo. (7) Tóm tắt kết luận về nội dung tố cáo. (8) Nêu kết quả xử lý tố cáo. (9) Chức danh của người ký thông báo. MẪU TC 10 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số:……/…(2a)… V/v thông báo kết quả giải quyết tố cáo ………, ngày……tháng……năm …… Kính gửi:......................…………………………… (3) ……. (4)…… đã giải quyết tố cáo của công dân đối với …….. (5) ………. về ……………… (6) Kết quả như sau: 1....................................................................................................................(7) 2....................................................................................................................(8) Vậy …… (2)……. thông báo để ……..(9) được biết./. Nơi nhận: Như trên; Lưu:…. ……………………………(10) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (1) Tên cơ quan cấp trên (nếu có). (2) Tên cơ quan ban hành thông báo. (2a) Ký hiệu hoặc chữ viết tắt tên cơ quan ban hành thông báo. (3) Tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức có liên quan đến nội dung tố cáo. (4) Người giải quyết tố cáo. (5) Họ tên, chức vụ người bị tố cáo. (6) Hành vi của người bị tố cáo. (7) Tóm tắt kết luận về nội dung tố cáo. (8) Nêu kết quả xử lý tố cáo. (9) Cơ quan, tổ chức có liên quan đến nội dung tố cáo. (10) Chức danh của người ký thông báo. MẪU TC 11 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số:……/…(2a)… V/v chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra ………, ngày……tháng……năm …… Kính gửi:......................…………………………… (3) Căn cứ Quyết định số …./QĐ TTr ngày … tháng … năm … của………(4) về việc xác minh nội dung tố cáo. Nhận thấy.....……………………………… (5) Căn cứ Điều 71 Luật Khiếu nại, tố cáo và Mục 2.1 khoản 2 Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT KSNDTC TTrCP BCA BQP ngày 23/5/2006 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Thanh Tra Chính phủ Bộ Công An Bộ Quốc Phòng về quan hệ phối hợp trong việc phát hiện điều tra , xử lý các vụ có dấu hiệu tội phạm do cơ quan Thanh Tra kiến nghị khởi tố chuyển hồ sơ về …………….… (6) sang…………..……(3) để giải quyết theo quy định của pháp luật./. Nơi nhận: Như trên; Lưu:…. ……………………………(7) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (1) Tên cơ quan cấp trên (nếu có). (2) Tên cơ quan, đơn vị ban hành công văn. (2a) Chữ viết tắt tên cơ quan ban hành công văn. (3) Tên cơ quan điều tra có thẩm quyền. (4) Chức danh của người ra quyết định thành lập Đoàn, Tổ xác minh tố cáo (5) Tóm tắt hành vi vi phạm. (6) Hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm. (7) Chức danh người ký công văn MẪU TC 12 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc BIÊN BẢN BÀN GIAO HỒ SƠ VỤ VIỆC CÓ DẤU HIỆU TỘI PHẠM Hôm nay, hồi ……. giờ …. ngày …..tháng …. năm……; tại …………. Chúng tôi gồm: 1. Đại diện ……………………………………………………… (2): + Ông (bà) ………………………….. ……. chức vụ + Ông (bà) ………………………….. ……. chức vụ 2. Đại diện cơ quan điều tra (hoặc Viện Kiểm sát) …………….. (3): + Ông (bà) ………………………………….. chức vụ + Ông (bà) ………………………………….. chức vụ …(2)… tiến hành bàn giao cho...(3)... hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm được …(2)… phát hiện qua giải quyết tố cáo của công dân. Hồ sơ gồm: + …. trang tài liệu và … bằng chứng khác (chi tiết tên tài liệu, bằng chứng và tình trạng của tài liệu bằng chứng có mục lục kèm theo). Việc giao nhận hoàn thành hồi …… giờ ………. ngày ……/…./…… Biên bản giao, nhận hồ sơ, tài liệu đã được đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe và ký xác nhận; biên bản được thành lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản. ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN (Ký, ghi rõ họ tên) ĐẠI DIỆN BÊN GIAO (Ký, ghi rõ họ tên) (1) Tên cơ quan cấp trên (nếu có). (2) Tên cơ quan giao hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra. (3) Tên cơ quan điều tra (hoặc Viện Kiểm sát). MỤC LỤC HỒ SƠ (Kèm theo biên bản giao, nhận hồ sơ ngày …/…/….) STT Tên tài liệu, bằng chứng Số trang tài liệu, số lượng vật chứng Tình trạng tài liệu, bằng chứng ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN (Ký, ghi rõ họ tên) ĐẠI DIỆN BÊN GIAO (Ký, ghi rõ họ tên) MẪU KN 01 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: …./QĐ …. (2a) …………, ngày … tháng … năm … QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC XÁC MINH NỘI DUNG KHIẾU NẠI ………………………………………………(3) Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 và năm 2005; Căn cứ Nghị định 136/2006/NĐ CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ về việc Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 và năm 2005; Căn cứ……………………………………………………(4) Để có cơ sở giải quyết đơn khiếu nại của ……………….(5) ngày…./…../….. Xét đề nghị…………………………………………………………………(6) QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Tiến hành xác minh nội dung khiếu nại của ………….(5) khiếu nại đối với ………………….…………(7) về……………………………………….(8) Thời gian xác minh là…..ngày làm việc, kể từ ngày…/…/…/ đến ngày…./…./…. Nội dung xác minh:…………………………………………………………… Điều 2. 1Thành lập Đoàn (hoặc Tổ) công tác xác minh nội dung khiếu nại gồm: Ông (bà)………… …chức vụ…………Trưởng đoàn (hoặc Tổ trưởng); Ông (bà)………… …chức vụ………….Phó Đoàn (hoặc Tổ phó (nếu có); Ông (bà)………… …chức vụ………… Thành viên; Ông (bà)………… …chức vụ………… Thành viên; Điều 3. Ông (bà)……………………..(9), các ông (bà,) có tên tại Điều 2 và……………(10) chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. Nơi nhận: Như điều 3; Lưu:…. ……………………………(3) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (1) Tên cơ quan cấp trên (nếu có). (2) Tên cơ quan ra quyết định. (2a) Ký hiệu hoặc chữ viết tắt tên cơ quan ra quyết định. (3) Chức danh của người ra quyết định. (4) Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị ra quyết định. (5) Họ tên của cá nhân, cơ quan, tổ chức khiếu nại. (6) Tên cơ quan, đơn vị, cá nhân có chức năng tham mưu đề xuất tiến hành xác minh. (7) Quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính. (8) Nội dung sự việc bị khiếu nại (9) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị liên quan trong việc thực hiện quyết định xác minh. (10) Cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến nội dung khiếu nại (nếu có). (1) Trường hợp không thành lập Đoàn hoặc tổ công tác xác minh thì giao cho cá nhân xác minh nội dung khiếu nại. MẪU KN 02 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: …./QĐ …. (2a) …………, ngày … tháng … năm … QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC GIA HẠN THỜI GIAN THỤ LÝ ĐƠN KHIẾU NẠI CỦA.......... (3) …………………………………………………(4) Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 và năm 2005; Căn cứ Nghị định 136/2006/NĐ CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ về việc Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 và năm 2005; Căn cứ………………………………………………………………….(5) Xét đề nghị…………………………………………………………………(6) QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Gia hạn thời gian thụ lý đơn khiếu nại ghi ngày …/…/…. của…… ……………….(3), trú tại ………………….(7) theo Quyết định thụ lý đơn khiếu nại số ……. ngày…/…/… của ……………… (4). Thời gian gia hạn: …… ngày, kể từ ngày…/…/… (không tính những ngày nghỉ theo quy định). Điều 2. Ông (bà)…………………………... (8) và…………… (9) chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. Nơi nhận: Như điều 2; Lưu:…. ……………………………(4) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (1) Tên đơn vị chủ quản. (2) Tên cơ quan ra quyết định (2a) Ký hiệu hoặc chữ viết tắt tên cơ quan ra quyết định. (3) Họ tên của cá nhân, cơ quan, tổ chức khiếu nại (4) Chức danh của người ra quyết định. (5) Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị ra quyết định (6) Tên cơ quan, đơn vị, cá nhân có chức năng tham mưu đề xuất (7) Địa chỉ cư trú của cá nhân, cơ quan, tổ chức khiếu nại (8) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị liên quan trong việc thực hiện quyết định gia hạn. (9) Cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến nội dung khiếu nại (nếu có). MẪU KN 03 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc BIÊN BẢN LÀM VIỆC Hôm nay lúc ……. giờ … phút, ngày…./…/……, tại: ……………………… …………………………….(1): Nội dung làm việc: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Buổi làm việc kết thúc lúc …… giờ …… phút cùng ngày. Các bên cùng đọc lại, thống nhất nội dung tại biên bản này và đồng ý ký tên./. Người trình bày (Ký, ghi rõ họ tên) Người ghi biên bản (Ký, ghi rõ họ tên) (1) Tên Cơ quan, đơn vị giải quyết đơn KN. (2) Tên Phòng, bộ phận được giao làm việc. MẪU KN 04 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc BIÊN BẢN XÁC MINH (Dùng để làm việc với tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung đơn KNTC) Hôm nay lúc ……. giờ … phút, ngày…./…/……, tại: ……………………… Chúng tôi gồm có: 1/ Ông/Bà: ...................................................... Chức vụ:................................................. 2/ Ông/Bà: ...................................................... Chức vụ:................................................. 3/ Ông/Bà: ...................................................... Chức vụ: ................................................ Cùng tiến hành lập biên bản xác minh với: 1/ Ông/Bà: ...................................................... Chức vụ:................................................. 2/ Ông/Bà: ...................................................... Chức vụ:................................................ 3/ Ông/Bà: ...................................................... Chức vụ:................................................ Là người có liên quan (hoặc biết rõ nội dung vụ việc): Ông/Bà: .......................................................... Chức vụ:................................................ Là người có liên quan (hoặc biết rõ nội dung vụ việc): Ông/Bà: ............................................................................... Chức vụ:........................... CMND số: ……………………, cấp ngày …. tháng …. năm … Nơi cấp: ................................................................................................. Nghề nghiệp: .......................................................................................... Địa chỉ nơi cư trú: .................................................................................... Là người có liên quan (hoặc biết rõ nội dung vụ việc):....................................................... Nội dung xác minh: ......................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... KẾT QUẢ XÁC MINH: ...................................................................................................................................... ........ ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Qua xác minh, chúng tôi tiến hành lập biên bản và đọc lại cho ông/bà:..................................................... nghe, công nhận và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã trình bày tại biên bản này. Biên bản kết thúc lúc..... giờ..... cùng ngày, ký và ghi rõ họ tên. Người trình bày (Ký, ghi rõ họ tên) Người ghi biên bản (Ký, ghi rõ họ tên) (1) Tên cơ quan, đơn vị giải quyết KNTC. (2) Tên Phòng, bộ phận được giao thụ lý KNTC. MẪU KN 05 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: ……./……(2a) ………., ngày … tháng … năm … BÁO CÁO KẾT QUẢ XÁC MINH NỘI DUNG KHIẾU NẠI Thực hiện Quyết định số ………ngày……/………/…………của………(3). về việc xác minh nội dung khiếu nại. Từ ngày…../……./…… đến ngày……/……../………, ……… …(2) đã tiến hành xác minh nội dung khiếu nại của………………………………………… (4), ngày……/………/……Địa chỉ………………………………………………….. (5) Tóm tắt nội dung khiếu nại……………………………………………; Kết quả xác minh: ...................................................................................................................................... ................................................................................................................................... (6) Kết luận: ...................................................................................................................................... ................................................................................................................................... (7) Kiến nghị: ...................................................................................................................................... ................................................................................................................................... (8) Nơi nhận: …..(3)……; Lưu:…. ……………………………(9) Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có) (1) Tên đơn vị chủ quản. (2) Tên Đoàn hoặc Tổ hoặc người được giao nhiệm vụ xác minh. (2a) Ký hiệu hoặc chữ viết tắt tên cơ quan làm báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại. Nếu người báo cáo không có chức danh Nhà nước, không được đóng dấu chữ ký thì không phải lấy số, ký hiệu của báo cáo. (3) Chức danh người có thẩm quyền ra quyết định xác minh. (4) Họ và tên của người khiếu nại. (5) Địa chỉ của người khiếu nại. (6),(7) Nêu cụ thể nội dung khiếu nại và kết quả xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ; kết luận từng nội dung khiếu nại đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ; xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan đến từng nội dung khiếu nại nêu trên. Nếu là việc giải quyết khiếu nại lần hai: Nêu nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và lý do bị khiếu nại tiếp. Kết quả xác minh, kết luận từng nội dung khiếu nại lần hai, kết luận rõ đúng, sai từng vấn đề; xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan đến nội dung khiếu nại lần hai. (8) Kiến nghị cụ thể hình thức xử lý hành chính, trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân liên quan đến những nội dung khiếu nại đúng, đúng một phần hoặc chuyển cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự; việc khắc phục hậu quả, bồi thường, bồi hoàn thiệt hại cho người bị thiệt hại (nếu có) (9) Chức danh của người báo cáo (nếu người báo cáo có chức danh Nhà nước và được đóng dấu chữ ký thì đóng dấu theo qui định). MẪU KN 06 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: ……./……(2a) ………., ngày … tháng … năm … KẾT LUẬN Đối với nội dung khiếu nại của…………(3)………………(4) Thực hiện Quyết định số.... ngày…tháng … năm …. của …………. (5) về việc xác minh nội dung khiếu nại của………………….(3)..………….... (4) khiếu nại ………………………………………………(6)…………………………(7) Xét báo cáo của…………………(8) về kết quả xác minh nội dung khiếu nại của……………..(3), ………………………(2) kết luận và kiến nghị như sau: 1/ Kết luận: …………………………………………………………………………..(9) 2/ Kiến nghị: Từ kết luận nêu trên,.......................(2) kiến nghị..............................(10) ra quyết định giải quyết.........(11) đối với đơn khiếu nại ghi ngày …/…/…. của...........(3) theo hướng: ............................................................................................................(12) Kính trình…………… (10) xem xét ban hành quyết định theo thẩm quyền./. Nơi nhận: …..(10)……; Lưu:…. ……………………………(13) Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có) (1)Tên đơn vị chủ quản. (2) Tên cơ quan, đơn vị tham mưu giải quyết đơn. (2a) Ký hiệu hoặc chữ viết tắt tên cơ quan, đơn vị tham mưu giải quyết đơn. (3) Họ và tên của người khiếu nại. (4) Địa chỉ của người khiếu nại. (5) Người có thẩm quyền ra Quyết định xác minh khiếu nại. (6) Nội dung khiếu nại. (7) Nếu là việc giải quyết khiếu nại lần hai thì nêu nội dung khiếu nại đã được giải quyết lần đầu tại quyết định số…ngày…tháng…năm do ai giải quyết. (8) Người được phân công xác minh nội dung khiếu nại. (9) Kết luận từng nội dung khiếu nại đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ; xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan đến từng nội dung khiếu nại nêu trên. Nếu là việc giải quyết khiếu nại lần hai: thì kết luận về trình tự, thủ tục và nội dung giải quyết của cơ quan có thẩm quyền giải quyết lần đầu (đánh giá). (10) Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. (11) Nếu là giải quyết lần đầu thì ghi lần đầu; Nếu là giải quyết lần hai thì ghi lần hai. (12) Nội dung điểm này áp dụng tùy theo các trường hợp sau đây: a) Nếu khiếu nại là đúng: + Công nhận nội dung khiếu nại và yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan giải quyết nội dung khiếu nại của công dân (lần đầu). + Yêu cầu người đã ra quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính bị khiếu nại sửa đổi, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định số…ngày…/…./… bị khiếu nại (hoặc ghi cụ thể những nội dung yêu cầu sửa đổi)(lần 2). b) Nếu khiếu nại là đúng một phần: + Công nhận một phần nội dung khiếu nại, bác một phần nội dung khiếu nại và yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan giải quyết nội dung khiếu nại của công dân hoặc yêu cầu các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan thực hiện quyết định hành chính và hành vi hành chính bị khiếu nại (lần 1); + Công nhận một phần nội dung khiếu nại, không công nhận Quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan giải quyết lần đầu và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan giải quyết nội dung khiếu nại của công dân (lần hai). + Hoặc yêu cầu người thực hiện hành vi hành chính chấm dứt hành vi hành chính trường hợp khiếu nại đối với hành vi hành chính. c) Nếu khiếu nại là sai toàn bộ và nếu giải quyết lần đầu thì ghi: +Bác nội dung đơn khiếu nại của người khiếu nại và yêu cầu các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan thực hiện quyết định hành chính và hành vi hành chính bị khiếu nại. d) Nếu khiếu nại là sai toàn bộ và nếu giải quyết lần hai thì ghi: + Bác nội dung đơn khiếu nại của người khiếu nại; công nhận và giữ nguyên nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu là đúng và yêu cầu các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan thực hiện quyết định hành chính và hành vi hành chính bị khiếu nại. MẪU KN 07 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: ……./GM ……(2a) ………., ngày … tháng … năm … GIẤY MỜI Kính gửi:…………………………………………………(3) Để tổ chức đối thoại giữa người giải quyết khiếu nại với người khiếu nại: là:……………………………(4), kính mời: Ông (bà) hoặc đại diện cơ quan, tổ chức………………………………….(3) Đúng…….giờ …… ngày … tháng … năm… có mặt tại………… (5) để tiến hành gặp gỡ, đối thoại về những nội dung sau: 1. ................................................................................................................................... 2. .................................................................................................................................. . 3. ................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Đề nghị ……………………. (3) đến đúng thời gian, địa điểm nêu trên và mang theo giấy mời, giấy CMND hoặc giấy tờ tùy thân khác để kiểm tra, đối chiếu. Trường hợp ủy quyền cho người khác tham dự phải có giấy ủy quyền hợp pháp, CMND hoặc giấy tờ tùy thân khác của người được ủy quyền. Nơi nhận: Như trên; Lưu:…. ……………………………(6) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (1) Tên đơn vị chủ quản. (2) Tên cơ quan, đơn vị tổ chức đối thoại ban hành giấy mời. (2a) Ký hiệu hoặc chữ viết tắt tên cơ quan ban hành giấy mời. (3) Họ và tên người khiếu nại hoặc người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan; đại diện tổ chức chính trị xã hội ( nếu có). (4) Họ tên cá nhân, cơ quan, tổ chức khiếu nại. (5) Địa điểm tổ chức đối thoại. (6) Chức danh thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức đối thoại. MẪU KN 08 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc BIÊN BẢN VỀ VIỆC GẶP GỠ, ĐỐI THOẠI Hôm nay, hồi….giờ….ngày…..tháng……năm….tại…………………….. I. Thành phần tham gia đối thoại: 1. Người giải quyết khiếu nại: Ông (bà)………………………chức vụ………………đơn vị……..……… 2. Người khiếu nại (hoặc người đại diện, người được ủy quyền): Ông (bà)……………………………………..Năm sinh…………………... CMND số:………………………….. cấp ngày….tháng….năm…. Nơi cấp:.......................................................................................................................... Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:...................................................................................... Địa chỉ nơi ở hiện tại........................................................................................................ Nghề nghiệp (hoặc chức vụ, đơn vị công tác):.................................................................. Văn bản xác nhận việc đại diện hợp pháp hoặc văn bản ủy quyền của người khiếu nại....... 3. Người bị khiếu nại: Ông (bà)…………………chức vụ…………………đơn vị...................................................... 4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có): Ông (bà)……………………………………Năm sinh.............................................................. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:...................................................................................... Địa chỉ nơi ở hiện tại........................................................................................................ Nghề nghiệp (hoặc chức vụ, đơn vị công tác):.................................................................. CMND số:………………………….. cấp ngày … tháng … năm…… Nơi cấp:.......................................................................................................................... 5. Đại diện các Sở, ban, ngành, UBND các cấp và tổ chức chính trị xã hội (nếu có): Ông/bà……………………………………….chức vụ.............................................................. Ông/bà……………………………………….chức vụ.............................................................. II. Nội dung tiến hành: ................................................................................................................................... (3) Ý kiến của những người tham gia đối thoại................................................................... (4) Tóm tắt kết quả nội dung đã đối thoại........................................................................... (5) Việc đối thoại kết thúc hồi…..giờ……ngày……/……/…… Biên bản về việc gặp gỡ đối thoại đã được đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe, đồng ý và ký tên dưới đây. Biên bản được lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại. NGƯỜI KHIẾU NẠI (HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN, NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN) (ký, ghi rõ họ tên) CÁN BỘ GHI BIÊN BẢN (ký, ghi rõ họ tên) NGƯỜI BỊ KHIẾU NẠI (ký, ghi rõ họ tên) NGƯỜI GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI (ký, ghi rõ họ tên) NGƯỜI CÓ QUYỀN LỢI, NGHĨA VỤ LIÊN QUAN (ký, ghi rõ họ tên) ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI (ký, ghi rõ họ tên) (1) Tên đơn vị chủ quản. (2) Tên cơ quan tiến hành đối thoại. (3) Người giải quyết khiếu nại nêu mục đích, yêu cầu và những nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh nội dung vụ việc khiếu nại. (4) Ghi đầy đủ ý kiến của những người tham gia đối thoại phát biểu về từng nội dung đưa ra đối thoại, những bằng chứng có liên quan được cung cấp và các yêu cầu của những người đó về việc giải quyết vụ việc khiếu nại. (5) Ghi tóm tắt từng nội dung liên quan đến vụ việc khiếu nại đưa ra đối thoại đã được các bên nhất trí cách giải quyết và những nội dung chưa được nhất trí (ghi rõ họ tên người không nhất trí, lý do?) Ghi chú: Nếu người tham gia đối thoại không ký xác nhận phải ghi rõ lý do. Nếu biên bản được thể hiện trên nhiều trang giấy thì người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan phải ký tên vào cuối mỗi trang biên bản. MẪU KN 09 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: ……/QĐ …(2a)… …………., ngày … tháng … năm … QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ……..………. (3) Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 và năm 2005; Căn cứ Nghị định 136/2006/NĐ CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ về việc Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 và năm 2005; Căn cứ........................................................................................................................... , Xét đơn khiếu nại ngày……/……/……của ..................................................................... (5) Địa chỉ............................................................................................................................ Khiếu nại đối với……………………(6) của …………………………… (7) Nội dung khiếu nại........................................................................................................... Kết quả xác minh nội dung khiếu nại:................................................................................ Căn cứ ....................................................................................................................... (8) Kết luận ...................................................................................................................... (9) QUYẾT ĐỊNH: Điều1..………………………………(10) hoặc ................................................................ (11) Điều 2. ..................................................................................................................... (12) Điều 3. Trong thời hạn………ngày, kể từ ngày nhận được quyết định này nếu không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại, ……………………..(5) có quyền khiếu nại đến…….……………(13) hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án. Điều 4. Các ông (bà) (7), (13) và(5) chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. Nơi nhận: Như điều 4; Cơ quan QL cấp trên của cấp ban hành QĐ GQKN Lưu….. ……………………………(4) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (1) Tên cơ quan cấp trên của cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại. (2) Tên cơ quan, đơn vị ra quyết định giải quyết khiếu nại. (2a) Ký hiệu hoặc chữ viết tắt tên cơ quan, đơn vị ra quyết định giải quyết khiếu nại. (3) Tên vụ việc khiếu nại được giải quyết (cụ thể là giải quyết khiếu nại về vụ việc gì, đối với ai….). (4) Chức danh Thủ trưởng cấp có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. (5) Họ tên người khiếu nại (6) Tên quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu nại (số quyết định, ngày, tháng, năm của quyết định và trích yếu nội dung quyết định hành chính và hành vi hành chính); (7) Chức danh, đơn vị của người có quyết định hành chính bị khiếu nại, trường hợp khiếu nại đối với hành vi hành chính thì ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị của người đã có hành vi hành chính bị khiếu nại. (8) Các căn cứ pháp luật để giải quyết các nội dung khiếu nại (viện dẫn cụ thể điều, khoản pháp luật về lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến nội dung khiếu nại) (9) Kết luận rõ nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hay sai toàn bộ (nếu đúng một phần thì ghi cụ thể những phần nội dung đúng trong quyết định giải quyết khiếu nại). (10) Giữ nguyên, sửa đổi hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính bị khiếu nại. (11) Giữ nguyên hành vi hành chính nếu đúng hoặc chấm dứt hành vi hành chính nếu sai. (12) Giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung khiếu nại (13) Tên cơ quan hoặc thủ trưởng cấp trên có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. MẪU KN 10 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: ……/QĐ …(2a)… …………., ngày … tháng … năm … QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ……..………. (3) Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 và năm 2005; Căn cứ Nghị định 136/2006/NĐ CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ về việc Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 và năm 2005; Căn cứ .......................................................................................................................... , Xét đơn khiếu nại ngày……/……/……của ..................................................................... (5) Địa chỉ............................................................................................................................ Khiếu nại đối với……………………(6) của ..................................................................... (7) Nội dung khiếu nại........................................................................................................... Kết quả thẩm tra, xác minh nội dung khiếu nại:.................................................................. Kết luận của người giải quyết khiếu nại lần đầu............................................................. (8) Căn cứ........................................................................................................................ (9) Kết luận..................................................................................................................... (10) QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. ..................................................................................................................... (11) Điều 2. ..................................................................................................................... (12) Điều 3. Trong thời hạn……… ngày kể từ ngày nhận được quyết định này nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại, ……………………..(5) có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án. Điều 4. Các ông (bà) (7), (13) , (14) và (5) chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. Nơi nhận: Như điều 4; Cơ quan QL cấp trên của cấp ban hành QĐ GQKN Lưu….. ……………………………(4) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (1) Tên cơ quan cấp trên của cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại. (2) Tên cơ quan, đơn vị ra quyết định giải quyết khiếu nại. (2a) Ký hiệu hoặc chữ viết tắt tên cơ quan ra quyết định và đơn vị hoặc bộ phận soạn thảo quyết định – (nếu có). (3) Tên vụ việc khiếu nại được giải quyết (cụ thể là giải quyết khiếu nại về vụ việc gì, đối với ai….). (4) Chức danh Thủ trưởng cấp có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại lần hai. (5) Họ tên người khiếu nại (6) Tên quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu nại (số quyết định, ngày, tháng, năm của quyết định và trích yếu nội dung quyết định hành chính và hành vi hành chính); (7) Chức danh, đơn vị của người có quyết định hành chính bị khiếu nại, trường hợp khiếu nại đối với hành vi hành chính thì ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị của người đã có hành vi hành chính bị khiếu nại. (8) Tóm tắt kết luận của người giải quyết lần đầu. (9) Các căn cứ pháp luật để giải quyết các nội dung khiếu nại ( viện dẫn cụ thể điều, khoản pháp luật về lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến nội dung khiếu nại) (10) Kết luận rõ nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hay sai toàn bộ ( nếu đúng một phần thì ghi cụ thể những phần nội dung đúng trong quyết định giải quyết khiếu nại). (11) Nội dung điểm này áp dụng tùy theo các trường hợp sau đây: a) Nếu khiếu nại là đúng hoặc đúng một phần thì ghi: + Yêu cầu người đã ra quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính bị khiếu nại sửa đổi, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định số…ngày…/…./… bị khiếu nại (hoặc ghi cụ thể những nội dung yêu cầu sửa đổi); + Hoặc yêu cầu người thực hiện hành vi hành chính chấm dứt hành vi hành chính trường hợp khiếu nại đối với hành vi hành chính. b) Nếu khiếu nại là sai toàn bộ và quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu là đúng thi ghi: + Công nhận và giữ nguyên nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu là đúng và yêu cầu các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan thực hiện quyết định hành chính và hành vi hành chính bị khiếu nại. (12) Giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung khiếu nại đúng hoặc đúng một phần (nếu có). (13) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị giải quyết khiếu nại lần đầu. (14) Người có quyền và lợi ích liên quan đến vụ khiếu nại (nếu có). MẪU KN 11 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: ……/QĐ …(2a)… …………., ngày … tháng … năm … THÔNG BÁO VỀ VIỆC TẠM ĐÌNH CHỈ THỤ LÝ ĐƠN KHIẾU NẠI Ngày…tháng…năm ……, …….(2) nhận được đơn khiếu nại của……….(4) Địa chỉ ........................................................................................................................... Do:................................................................................................................ chuyển đến khiếu nại về việc:............................................................................................................. Ngày….tháng….năm……, ………………..(2) đã có Quyết định số…/TTr về việc xác minh nội dung khiếu nại của……………………………. (4); tuy nhiên, do……………………(5) nên ………………………. (2) tạm đình chỉ thụ lý khiếu nại của………………….(4) Vậy……………………… (2) thông báo để …………….. (3) và các đơn vị, cá nhân có liên quan biết. Nơi nhận: Như trên; ……. (3); ……. (4) (nếu có); Các đơn vị, cá nhân có liên quan (nếu có); Lưu…..(2). ……………………………(6) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (1) Tên đơn vị chủ quản. (2) Tên cơ quan ra Thông báo (2a) Ký hiệu hoặc chữ viết tắt tên đơn vị ra Thông báo (3) Tên đơn vị hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. (4) Họ tên người khiếu nại. (5) Ghi rõ lý do tạm đình chỉ thụ lý khiếu nại. (6) Chức danh thủ trưởng cơ quan, đơn vị ra thông báo MẪU KN 12 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: ……/QĐ …(2a)… …………., ngày … tháng … năm … THÔNG BÁO VỀ VIỆC ĐÌNH CHỈ THỤ LÝ KHIẾU NẠI ………… Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 và năm 2005; Căn cứ Nghị định 136/2006/NĐ CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ về việc Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 và năm 2005; Căn cứ....................................................................................................................... (4); Căn cứ Quyết định số …../2011/QĐ UBND ngày …/…/2011 của UBND tỉnh Khánh Hòa về ban hành Quy định trình tự, thủ tục tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; Xét đề nghị của......., QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Đình chỉ thụ lý giải quyết khiếu nại của ông (bà) ................................................ (5) Lý do: ........................................................................................................................ (6) Điều 2. Các ông (bà) có tên tại Điều 1 và ..................................................................... (7) chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. Nơi nhận: Như điều 2; Lưu…..(2). ……………………………(8) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (1) Tên đơn vị chủ quản (nếu có). (2) Tên cơ quan ra quyết định. (2a) Ký hiệu hoặc chữ viết tắt tên cơ quan ra quyết định. (3) Chức danh của người có thẩm quyền ra quyết định. (4) Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của người ra quyết định. (5) Họ tên người khiếu nại và tóm tắt nội dung khiếu nại (6) Ghi rõ lý do đình chỉ giải quyết khiếu nại (7) Người khiếu nại, người bị khiếu nại, có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; (8) Chức danh của người ký quyết định. MẪU XL 01 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN KHIẾU NẠI Kính gửi: …………………………………… (1) Họ và tên:................................................................................................................... (2) Địa chỉ:........................................................................................................................ (3) Chứng minh nhân dân số…………….cấp ngày…/……/…… tại........................................... Nội dung khiếu nại....................................................................................................... (4) ...................................................................................................................................... Quá trình giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND các cấp (nếu có): (Tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu có) …………,ngày … tháng … năm … Người khiếu nại (Ký, ghi rõ họ tên) (1) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. (2) Họ và tên của người khiếu nại, Nếu là đại diện khiếu nại cho cơ quan, tổ chức thì ghi rõ chức danh, tên cơ quan, tổ chức mà mình đại diện. Nếu là người được ủy quyền khiếu nại thì ghi rõ theo ủy quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân nào. (3) Địa chỉ của người khiếu nại (4) Nội dung khiếu nại Ghi tóm tắt sự việc dẫn đến khiếu nại; Yêu cầu (đề nghị) của người khiếu nại (nếu có). MẪU XL 02 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN TỐ CÁO Kính gửi: …………………………………… (1) Tên tôi là: ....................................................................................................................... CMND số:........................... do CA......... cấp ngày ......................................................... Địa chỉ: .......................................................................................................................... Tôi làm đơn này tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của: ..................................................... .............................................................................................................................. …….. ................................................................................................................................... (2) Nay tôi đề nghị: .......................................................................................................... (3) ...................................................................................................................................... Tôi xin cam đoan những nội dung tố cáo trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu cố tình tố cáo sai. (Kèm theo hồ sơ, tài liệu liên quan nếu có) …………,ngày … tháng … năm … Người tố cáo (Ký, ghi rõ họ tên) (1) Tên cơ quan tiếp nhận tố cáo. (2) Họ tên, chức vụ, địa chỉ và hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo. (3) Người, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo xác minh, kết luận và xử lý người có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. MẪU XL 03 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc PHIẾU ĐỀ XUẤT XỬ LÝ ĐƠN Kính gửi: …………………………………… (3) Ngày … tháng …. năm..….,…………… (2) nhận được đơn ……….(4) của ông (bà)…………………(5) đề ngày …. tháng …. năm ……. Địa chỉ ........................................................................................................................... Tóm tắt nội dung đơn: .................................................................................................... Đơn đã được ……………………(6) giải quyết (nếu có) ngày……/…./…… Căn cứ nội dung đơn và thẩm quyền giải quyết, đề xuất................................................ (7) PHÊ DUYỆT CỦA THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ………………………………………. ………………………………………. Ngày … tháng … năm… (Ký, ghi rõ họ tên) …………,ngày … tháng … năm … Cán bộ đề xuất (Ký, ghi rõ họ tên) (1) Tên đơn vị chủ quản. (2) Tên cơ quan, đơn vị đề xuất xử lý đơn. (3) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xử lý đơn. (4) Loại đơn: Khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị (5) Họ tên người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (6) Họ tên chức vụ của người có thẩm quyền giải quyết (7) Nội dung đề xuất. MẪU XL 04 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc …………, ngày … tháng … năm … GIẤY ỦY QUYỀN KHIẾU NẠI Họ và tên người ủy quyền: (1) Địa chỉ ............................................................................................................................................ (2) Số CMND:................................................................................................ cấp ngày … tháng … năm … Nơi cấp........................................................................................................................... Họ và tên người được ủy quyền:.................................................................................. (3) Địa chỉ ........................................................................................................................... Số CMND:........................................................................... cấp ngày … tháng … năm … Nơi cấp........................................................................................................................... Nội dung ủy quyền:...................................................................................................... (4) Thời hạn ủy quyền:.......................................................................................................... Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người được ủy quyền có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung ủy quyền. Người được ủy quyền có các quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại. Người ủy quyền (Ký, ghi rõ họ tên) Người được ủy quyền (Ký, ghi rõ họ tên) Xác nhận của cơ quan công chứng hoặc UBND xã, phường, thị trấn nơi người ủy quyền cư trú (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (1) Nếu người ủy quyền là người đại diện cho cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác để khiếu nại thì phải ghi rõ chức vụ của người ủy quyền. (2) Nơi người ủy quyền cư trú, trường hợp là cơ quan, tổ chức ủy quyền thì phải ghi rõ địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó. (3) Họ tên người được ủy quyền khiếu nại. (4) Ủy quyền toàn bộ để khiếu nại hay ủy quyền một số nội dung (trường hợp ủy quyền một số nội dung thì phải ghi rõ nội dung ủy quyền). MẪU XL 05 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc BIÊN NHẬN (Tài liệu do người khiếu nại cung cấp) Hôm nay, ngày … tháng … năm…, tại.......................................................................... (3) Tôi là: …………………………….. chức vụ ......................................................................... có nhận của ông (bà): ..................................................................................................... Địa chỉ:........................................................................................................................... các tài liệu sau: 1/................................................................................................................................ (4) 2/................................................................................................................................ (4) 3/................................................................................................................................ (4) Giấy biên nhận này được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản. Người giao (Ký, ghi rõ họ tên) …………,ngày … tháng … năm … Người nhận (Ký, ghi rõ họ tên) (1) Tên cơ quan, đơn vị chủ quản. (2) Tên cơ quan, đơn vị nhận tài liệu. (3) Địa điểm nhận tài liệu, chứng cứ do người khiếu nại cung cấp.. (4) Ghi rõ tên tài liệu, số trang, bản chính hay photocopy, tình trạng của tài liệu, chứng cứ. MẪU XL 06 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc GIẤY BIÊN NHẬN Tài liệu, chứng cứ do ………… (3) cung cấp Vào hồi …. giờ …… ngày … tháng … năm …, tại ........................................................ (4) Tôi là: ………………………. chức vụ ................................................................................ Đã nhận của ông (bà): ……………………… là ............................................................... (5) Địa chỉ: .......................................................................................................................... các tài liệu, chứng cứ sau: .......................................................................................... (6) 1. ................................................................................................................................... 2. ................................................................................................................................... 3. ................................................................................................................................... Giấy biên nhận được lập thành 02 bản và giao cho người cung cấp tài liệu, chứng cứ 01 bản. Người cung cấp tài liệu, chứng cứ (Ký, ghi rõ họ tên) Người nhận (Ký, ghi rõ họ tên) (1) Tên cơ quan cấp trên (nếu có). (2) Tên cơ quan tiếp nhận tài liệu, chứng cứ. (3) Người tố cáo, người bị tố cáo, người liên quan đến vụ việc tố cáo. (4) Địa điểm tiếp nhận các tài liệu, chứng cứ. (5) Là người tố cáo, người bị tố cáo; người có liên quan đến vụ việc tố cáo. (6) Ghi rõ tên tài liệu, số trang, tình trạng của các tài liệu, chứng cứ. MẪU XL 07 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số:…../PC …(2a) …………., ngày … tháng … năm … PHIẾU CHUYỂN ĐƠN ………(3) Kính gửi: ………………………………………. (4) Ngày … tháng … năm ………,………….(2) nhận được đơn ……. (3) của ông (bà)………... (5) Địa chỉ ........................................................................................................................... Do……..…………………………(6) chuyển đến với nội dung: “............................................ ..................................................................................................................................... ” Sau khi xem xét, căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004, 2005 và Nghị định số 136/2006/NĐ CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004, 2005 và Thông tư 04/2010/TT TTCP ngày 26/8/2010 của Thanh tra Chính phủ quy định về quy trình xử lý đơn khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo; ………………… (2) xin chuyển đơn ……………… (3) của ông (bà)………….(5) đến …………………………(4) để xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật. Nơi nhận: Như trên; Lưu…... ……………………………(7) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (1) Tên đơn vị chủ quản. (2) Tên cơ quan chuyển đơn khiếu nại. (2a) Ký hiệu hoặc chữ viết tắt tên cơ quan đơn vị chuyển đơn. (3) Đơn phản ánh hoặc đơn kiến nghị; (4 )Cơ quan, đơn vị, tổ chức, người có thẩm quyền giải quyết. (5) Họ tên người kiến nghị hoặc người phản ánh. (6) Tên cá nhân, cơ quan, đơn vị chuyển đơn đến. (7) Chức danh Thủ trưởng cơ quan chuyển đơn. MẪU XL 08 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số:…../…..(2a) …………., ngày … tháng … năm … PHIẾU TRẢ ĐƠN KHIẾU NẠI VÀ HƯỚNG DẪN Ngày … tháng … năm …,……………. (2) nhận được đơn khiếu nại của ông (bà)…… (3) và…………………………(4) công dân. Địa chỉ ..................................................................................................................... (3a) Do……..………………………(5) chuyển đến với nội dung: “................................................ ..................................................................................................................................... ” Sau khi xem xét, căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004, 2005 và Nghị định số 136/2006/NĐ CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004, 2005 và Thông tư 04/2010/TT TTCP ngày 26/8/2010 của Thanh tra Chính phủ quy định về quy trình xử lý đơn khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo; ………………… (2) trả lại đơn khiếu nại của ông (bà) và ………… (4) công dân. Đề nghị ông (bà) và ……….(4) công dân viết đơn khiếu nại riêng của từng người, gửi đến……….(6) để được giải quyết theo quy định của pháp luật. (Tài liệu gửi trả lại kèm theo nếu có). Nơi nhận: Như trên; Lưu…... ……………………………(7) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (1 ) Tên đơn vị chủ quản. (2) Tên cơ quan trả đơn khiếu nại. (2a) Ký hiệu hoặc chữ viết tắt tên cơ quan đơn vị gửi phiếu trả đơn (3) Họ và tên của một trong những người khiếu nại. (3a) Địa chỉ của một trong những người khiếu nại. (4) Số lượng người khiếu nại có tên trong đơn. (5) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đơn khiếu nại (6) Chức danh thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết; (7) Chức danh Thủ trưởng cơ quan, đơn vị gửi phiếu trả đơn và hướng dẫn. MẪU XL 09 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số:…../PC ….(2a) …………., ngày … tháng … năm … PHIẾU CHUYỂN ĐƠN (Theo ý kiến chỉ đạo của …………………… (1) Kính gửi: ……………………………… (3) Ngày …. tháng … năm …,…………(2) nhận được đơn khiếu nại của ………………………(4). Địa chỉ……………………………………………………………………. Do……..………………………………….. (5) chuyển đến với nội dung đơn: ………….…………………………………………………………………………… Sau khi xem xét, căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004, 2005 và Nghị định số 136/2006/NĐ CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004, 2005 và Thông tư 04/2010/TT TTCP ngày 26/8/2010 của Thanh tra Chính phủ quy định về quy trình xử lý đơn khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo; căn cứ…………………………..(6) ……………………(2) chuyển đơn khiếu nại của ……………….(4) đến …………………………(3) để xem xét giải quyết theo thẩm quyền và báo cáo kết quả giải quyết cho ……………….. (1) và …… (2). Nơi nhận: Như trên; …… (1); Lưu…... ……………………………(7) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (1) Tên đơn vị chủ quản. (2) Tên cơ quan chuyển đơn khiếu nại. (2a) Ký hiệu hoặc chữ viết tắt tên cơ quan đơn vị chuyển đơn. (3) Cơ quan, đơn vị được giao giải quyết đơn khiếu nại. (4) Họ và tên người khiếu nại. (5) Tên cá nhân, cơ quan, đơn vị chuyển đơn đến. (6) Căn cứ Quyết định ủy quyền chuyển đơn. MẪU XL 10 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số:…../….(2a) …………., ngày … tháng … năm … PHIẾU TRẢ ĐƠN KHIẾU NẠI Ngày …. tháng … năm …,……………….(2) nhận được đơn khiếu nại của ông (bà) ........ (3) Địa chỉ ...................................................................................................................... (3a) Do .............................................................................. (4) chuyển đến với nội dung đơn: ...................................................................................................................................... Sau khi xem xét, căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004, 2005 và Nghị định số 136/2006/NĐ CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004, 2005 và Thông tư 04/2010/TT TTCP ngày 26/8/2010 của Thanh tra Chính phủ quy định về quy trình xử lý đơn khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo; ………………(2) thấy đơn khiếu nại của ông (bà) không đủ điều kiện thụ lý giải quyết vì…………………………………… (5). Vậy…………………… (2) trả lại đơn để ................................................................. (3) biết. Nơi nhận: …… (3); Lưu…... ……………………………(6) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (1) Tên đơn vị chủ quản. (2) Tên cơ quan trả đơn khiếu nại. (2a) Ký hiệu hoặc chữ viết tắt tên cơ quan đơn vị gửi phiếu trả đơn (3) Họ và tên người khiếu nại. (3a) Địa chỉ người khiếu nại. (4) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đơn khiếu nại (5) Nêu lý do trả đơn khiếu nại. (6) Chức danh thủ trưởng cơ quan, đơn vị gửi phiếu trả đơn. MẪU XL 11 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số:…../….(2a) …………., ngày … tháng … năm … PHIẾU HƯỚNG DẪN Ngày …. tháng … năm …,…………………………(2) nhận được đơn khiếu nại của ông (bà)………………………(3) đề ngày … tháng … năm … Địa chỉ ........................................................................................................................... Do .............................................................................. (4) chuyển đến với nội dung đơn: ...................................................................................................................................... Sau khi xem xét, căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004, 2005 và Nghị định số 136/2006/NĐ CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004, 2005 và Thông tư 04/2010/TT TTCP ngày 26/8/2010 của Thanh tra Chính phủ quy định về quy trình xử lý đơn khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo; đơn khiếu nại của ông (bà)……………………(3) không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan …………………….(2). Đề nghị ông (bà) gửi đơn khiếu nại đến………………………(5) để được giải quyết theo qui định của pháp luật. (Tài liệu gửi trả lại kèm theo nếu có) Nơi nhận: …… (3); Lưu…... ……………………………(6) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (1)Tên đơn vị chủ quản. (2) Tên cơ quan, đơn vị ra văn bản hướng dẫn. (2a) Ký hiệu hoặc chữ viết tắt tên cơ quan, đơn vị hướng dẫn (3) Họ và tên người khiếu nại. (4) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi đơn khiếu nại. (5) Tên cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. (6) Chức danh thủ trưởng cơ quan, đơn vị gửi phiếu hướng dẫn MẪU XL 12 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số:…../….(2a) …………., ngày … tháng … năm … PHIẾU CHUYỂN ĐƠN TỐ CÁO Kính gửi:……………………………………………(3) Ngày … tháng … năm..., ……… (2) đã nhận được đơn tố cáo của ông (bà) ........................ ..................................................................... Địa chỉ .............................................................................................................................. Do ............................................................................................................. (4) chuyển đến, nội dung: “....................................................................................................................... ”. Sau khi xem xét đơn, căn cứ các Điều 59, Điều 60 và Điều 66 Luật Khiếu nại, tố cáo……………………………………(2) xin chuyển đơn tố cáo của ông (bà) đến………………………………………(3) giải quyết theo thẩm quyền./. Nơi nhận: Như trên; Lưu…... ……………………………(5) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (1) Tên đơn vị chủ quản (nếu có). (2) Tên đơn vị chuyển đơn tố cáo. (2a) Ký hiệu hoặc chữ viết tắt tên cơ quan chuyển đơn tố cáo. (3) Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo. (4) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi đơn tố cáo (5) Chức danh Thủ trưởng cơ quan chuyển đơn tố cáo. MẪU XL 13 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số:…../….(2a) …………., ngày … tháng … năm … THÔNG BÁO VỀ VIỆC CHUYỂN ĐƠN TỐ CÁO Kính gửi:……………………………………………(3) Ngày … tháng … năm …,……………………………………. (2) nhận được đơn tố cáo của ông (bà) ………………… (3) đối với………………………… (4) về ………………………………… (5) Địa chỉ: ............................................................................................................................. Do…………………………………………….. (6) chuyển đến, với nội dung: “……………………………………………………………….” Sau khi xem xét đơn, căn cứ vào các Điều 59, Điều 60 và Điều 66 Luật Khiếu nại, tố cáo, thì nội dung tố cáo của ông (bà) thuộc thẩm quyền giải quyết của …………………………………………………………………………. (7). ……………………………………….(2) đã chuyển đơn tố cáo nêu trên đến ……………………………………… (7) để giải quyết theo qui định của pháp luật. Vậy, ……………………………(2) thông báo để ông (bà) biết. Nơi nhận: Như trên; Lưu…...(2) ……………………………(8) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (1)Tên đơn vị chủ quản. (2) Tên cơ quan chuyển đơn tố cáo. (2a) Ký hiệu hoặc chữ viết tắt tên cơ quan chuyển đơn tố cáo. (3) Họ và tên người tố cáo. (4) Họ và tên người bị tố cáo. (5) Hành vi của người bị tố cáo (6) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi đơn tố cáo (7) Tên cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo. (8) Chức danh Thủ trưởng cơ quan gửi Thông báo. MẪU XL 14 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số:…../….(2a) …………., ngày … tháng … năm … PHIẾU YÊU CẦU CUNG CẤP THÔNG TIN, TÀI LIỆU, BÁO CÁO GIẢI TRÌNH Kính gửi: …………………………………………. (3) Địa chỉ : …………………………………………… Căn cứ Luật Thanh tra năm 2010; Căn cứ Quyết định thanh tra (hoặc Quyết định xác minh, kết luận Khiếu nại, tố cáo) số… ngày…/…/… của …………………… (4) về việc....................................................................................................................... Để làm rõ nội dung thanh tra (hoặc Quyết định xác minh, kết luận Khiếu nại, tố cáo) yêu cầu…………………………(3) cung cấp cho……………… (5) những thông tin, tài liệu (hoặc báo cáo giải trình bằng văn bản) về những nội dung sau: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Đề nghị …………………………… (3) cung cấp thông tin, tài liệu (hoặc báo cáo giải trình) trên gửi đến…………………….(5) trước ngày … tháng … năm… và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của những thông tin, tài liệu (báo cáo giải trình) đã cung cấp (giải trình). Nơi nhận: Như trên (để thực hiện); Lưu…...(2) hoặc hồ sơ Thanh tra. ……………………………(6) (Ký, ghi rõ họ tên) (1) Tên đơn vị chủ quản. (2) Tên cơ quan yêu cầu báo cáo giải trình, cung cấp thông tin. (2a) Ký hiệu hoặc chữ viết tắt tên đơn vị yêu cầu. (3) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu… báo cáo giải trình. (4) Chức danh người ra Quyết định thanh tra hoặc Quyết định xác minh, kết luận khiếu nại, tố cáo. (5) Tên cơ quan (hoặc Đoàn thanh tra) được nhận thông tin, tài liệu, báo cáo. (6) Chức danh của người yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu….gồm: Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo; người ra quyết định thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra; Thanh tra viên. MẪU XL 15 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số:…../….(2a) …………., ngày … tháng … năm … THÔNG BÁO VỀ VIỆC THỤ LÝ ĐƠN KHIẾU NẠI Kính gửi: …………………………………………. (3) Ngày … tháng … năm …,…………….(2) đã nhận được đơn của…………... ................................................................................................................................... (3) Địa chỉ ........................................................................................................................... Do: .......................................................................................................... (4) chuyển đến khiếu nại về việc:............................................................................................................. Sau khi xem xét nội dung đơn khiếu nại, căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 và năm 2005; Nghị định 136/2006/NĐ CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; đơn của …………………………………(3) đủ điều kiện thụ lý để giải quyết theo qui định của pháp luật. Vậy………………………(2) thông báo để ................................................................ (3) biết. Nơi nhận: Như trên; ……… (6); ……… (4); Lưu…...(2). ……………………………(5) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (1 )Tên đơn vị chủ quản. (2) Tên cơ quan thụ lý đơn khiếu nại.. (2a) Ký hiệu hoặc chữ viết tắt tên đơn vị thụ lý đơn khiếu nại. (3) Họ tên người khiếu nại. (4) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận đơn khiếu nại (5) Chức danh thủ trưởng cơ quan, đơn vị thông báo thụ lý đơn (6) Tên đơn vị hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại MẪU XL 16 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số:…../….(2a) …………., ngày … tháng … năm … THÔNG BÁO THỤ LÝ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO Kính gửi: …………………………………………. (3) Ngày … tháng … năm …,………………………….. (2) đã nhận được đơn tố cáo của ông (bà) đối với ……………………………………. (5) Sau khi xem xét nội dung đơn tố cáo, căn cứ Điều 66 Luật khiếu nại, tố cáo và điểm a, khoản 1 Điều 38 Nghị định số 136/2006/NĐ CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ và Thông tư số 01/2009/TT TTCP ngày 15/12/2009 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình nghiệp vụ giải quyết tố cáo,…………………. (2) nhận thấy đơn của ……………………….. (3) đủ điều kiện thụ lý để giải quyết. Ngày … tháng … năm…, …………………… (2) đã thụ lý nội dung tố cáo của ông (bà) đối với ………………… (4) …………………… Những vấn đề ông (bà) đề nghị giải quyết gồm:……….(5) Vậy ………………………….. (2) thông báo để ông (bà) biết. Nơi nhận: Như trên; ……… (7); Lưu….... ……………………………(6) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (1) Tên cơ quan cấp trên (nếu có). (2) Tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo. (2a) Chữ viết tắt tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo. (3) Họ tên người tố cáo. (4) Họ tên, chức vụ của người bị tố cáo. (5) Nội dung tố cáo được thụ lý. (6) Chức danh Thủ trưởng cơ quan gửi thông báo. (7) Tên đơn vị hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại MẪU XL 17 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số:…../TB ….(2a) …………., ngày … tháng … năm … THÔNG BÁO KHÔNG THỤ LÝ ĐƠN KHIẾU NẠI Kính gửi: …………………………………………. (3) Ngày …tháng…năm……, ………………….(2) nhận được đơn khiếu nại của…………………….(4) Địa chỉ với nội dung:................................................................................................................... Do .......................................................................................................... (3) chuyển đến. Sau khi xem xét nội dung đơn khiếu nại, căn cứ Điều 7 Nghị định 136/2006/NĐ CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; ……………………..(2) nhận thấy đơn khiếu nại của …………………..(4) không thuộc thẩm quyền giải quyết của ……………(2) vì ……………………………. (5) Vậy, …………………… (2) thông báo để .............................................................. (3) biết. Nơi nhận: Như trên; Lưu….... ……………………………(6) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (1) Tên đơn vị chủ quản. (2) Tên cơ quan ban hành thông báo. (2a) Ký hiệu hoặc chữ viết tắt tên đơn vị chuyển trả đơn. (3) Tên cơ quan chuyển đơn đến (4) Họ tên Người khiếu nại (5) Nêu lý do không thụ lý giải quyết. (6) Chức danh thủ trưởng cơ quan, đơn vị gửi thông báo. MẪU TD 01 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số:…../GM ….(2a) …………., ngày … tháng … năm … GIẤY MỜI Kính gửi: …………………………………………. (3) ………………………………………(2) kính mời: ………………………(3) dự buổi tiếp công dân do………………………………………….. (4) chủ trì. Thời gian: vào hồi … giờ …, ngày … tháng … năm … Địa điểm: ....................................................................................................................... Nội dung: ..................................................... (4) tiếp công dân, gồm các trường hợp sau: 1/ Trường hợp ông (bà)................................................................................................... Địa chỉ:........................................................................................................................... Nội dung:........................................................................................................................ 2/ Trường hợp ông (bà) .................................................................................................. Địa chỉ: .......................................................................................................................... Nội dung: ....................................................................................................................... Đề nghị ........................................ (3) chuẩn bị hồ sơ, tài liệu báo cáo về trường hợp……. Nơi nhận: Như trên; Lưu VT, PH ……………………………(5) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (1) Tên đơn vị chủ quản. (2) Tên cơ quan, đơn vị ban hành giấy mời. (2a) Ký hiệu hoặc chữ viết tắt tên cơ quan, đơn vị ban hành giấy mời. (3) Họ và tên cá nhân, cơ quan, đơn vị được mời. (4) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì tiếp công dân. (5) Chức danh người có thẩm quyền ký giấy mời; MẪU TD 02 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số:…../GM ….(2a) …………., ngày … tháng … năm … GIẤY MỜI Kính gửi: …………………………………………. (3) ………………………………………(2) kính mời: ………………………(3) Thời gian: vào hồi … giờ …, ngày … tháng … năm … Địa điểm: ....................................................................................................................... Nội dung: Để trình bày với ............................................. (4) về nội dung ông (bà) đăng ký. ................................................................................................................................... (5) Nơi nhận: Như trên; Lưu VT, PH ……………………………(6) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (1) Tên đơn vị chủ quản. (2) Tên cơ quan, đơn vị ban hành giấy mời. (2a) Ký hiệu hoặc chữ viết tắt tên cơ quan, đơn vị ban hành giấy mời. (3) Họ và tên cá nhân, tổ chức được mời. (4) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì tiếp công dân. (5) Đề nghị tham dự đúng thời gian, địa điểm nêu trên và mang theo giấy mời, giấy CMND hoặc giấy tờ tùy thân khác để kiểm tra, đối chiếu. Trường hợp ủy quyền cho người khác tham dự phải có giấy ủy quyền hợp pháp (có xác nhận của UBND cấp xã) và CMND hoặc giấy tờ tùy thân khác của người được ủy quyền. (6) Chức danh người có thẩm quyền ký giấy mời. MẪU TD 03 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc …………., ngày … tháng … năm … PHIẾU TRÌNH V/v đăng ký gặp ……………………… (3) của ông (bà)...……………………………………………… (4) Kính gửi: …………………………………………. (3) Ngày…/…/… ông, (bà)…………………(4) thường trú tại .................................................... đến ………………………(2) đăng ký gặp ...................................................................... (3) Nội dung trình bày như sau: 1/ ................................................................................................................................... 2/ ................................................................................................................................... 3/ ................................................................................................................................... Sau khi tiếp công dân, nghiên cứu hồ sơ, vụ việc đã được giải quyết như sau: ...................................................................................................................................... ................................................................................................................................... (5) Từ những vấn đề nêu trên, .................................... (6) kiến nghị, đề xuất hướng giải quyết: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Ý kiến của ……………………………. (3) ……………………………………………. ……………………………………………. (Ký tên, đóng dấu) ……………………………(6) Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có) (1)Tên đơn vị chủ quản (2)Tên cơ quan, đơn vị trình. (3)Tên, chức danh Thủ trưởng cơ quan, đơn vị công dân đăng ký gặp. (4) Người xin đăng ký gặp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; (5) Nêu rõ kết quả giải quyết của UBND các cấp hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị (nếu có) (6) Tên cá nhân, cơ quan, đơn vị đề xuất tiếp công dân. MẪU TD 04 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc PHIẾU ĐĂNG KÝ GẶP ……………………… (3) Kính gửi: ………………………………………………(3) Chức vụ: ……………………………………………….. Họ và tên người đăng ký:…………………………………Năm sinh ....................................... Số CMND: …………………. cấp ngày… tháng… năm… tại................................................ Địa chỉ thường trú (chỗ ở hiện nay):.................................................................................. Nghề nghiệp:................................................................................................................... Nội dung đăng ký gặp ..................................................... (3) để trình bày các vấn đề sau: 1/ ................................................................................................................................... 2/ ................................................................................................................................... Kèm theo các giấy tờ có liên quan: 1/……………………………… số tờ ............................................................................... (4) 2/……………………………… số tờ ............................................................................... (4) 3/……………………………… số tờ ............................................................................... (4) ..........., ngày … tháng … năm … Người đăng ký (Ký, ghi rõ họ tên) (1) Tên cơ quan chủ quản. (2) Tên cơ quan, đơn vị cấp phiếu đăng ký. (3) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị công dân xin đăng ký gặp. (4) Ghi rõ giấy tờ bản chính hay bản photocopy. MẪU TD 05 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc …………., ngày … tháng … năm … BIÊN BẢN Hôm nay, vào lúc......... giờ......., ngày... tháng... năm... tại…………… (3) ................................................................................................. (4) chủ trì Tiếp công dân. 1. Thành phần tham dự: Ông/bà…………… chức vụ:……………… cơ quan/đơn vị:............................................... Ông/bà…………… chức vụ:……………… cơ quan/đơn vị:............................................... 2. Người được tiếp xúc: Họ và tên..................................................................., năm sinh ..................................... Số CMND:.................................................. cấp ngày... tháng... năm... Cấp tại ........................................................................................................................... Địa chỉ thường trú (nơi ở hiện tại): ................................................................................... 3. Nội dung: a/....................................(5) tổ chức buổi tiếp công dân nêu rõ mục đích, yêu cầu và nội quy của buổi tiếp công dân. ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... b/ Người được tiếp xúc trình bày: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... c/ Ý kiến phát biểu của các thành viên được mời dự họp: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... d/ Kết luận của người chủ trì: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Buổi tiếp công dân kết thúc vào lúc............. giờ............... phút cùng ngày, biên bản được đọc lại cho các thành viên tham dự nghe và đồng ý ký tên. (1)Tên cơ quan chủ quản. (2) Tên cơ quan lập biên bản tiếp dân. (3) Địa điểm Tiếp công dân. (4) Họ và tên, chức danh người chủ trì TCD. (5) Cơ quan, đơn vị tổ chức TCD. MẪU TD 06 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa) (1)……………………… (2)……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số:…../TB …(2a) …………., ngày … tháng … năm … THÔNG BÁO V/V KẾT LUẬN TIẾP CÔNG DÂN CỦA …………………………(3) Ngày… tháng… năm… ,tại …………………………………………(4), ………………(5) đã chủ trì tiếp ……………………………………….. (6) thường trú tại………………………………………………………………………………… Nội dung: ....................................................................................................................... Cùng dự buổi tiếp công dân gồm có: 1. ............................................................................................................................... (7) 2. ............................................................................................................................... (7) 3. ............................................................................................................................... (7) Sau khi xem xét hồ sơ, nghe………………………(6) trình bày và ý kiến phát biểu của các thành viên tham dự , ………………………… (5) kết luận giải quyết như sau:....................................................... ....................................................... (2), thông báo nội dung kết luận của ………………(5) để …………………………(6) và các cơ quan liên quan thực hiện và báo cáo kết quả ………………(2). Nơi nhận: ………… (1); Các cơ quan, đơn vị dự họp; Các cơ quan, đơn vị liên quan; ………… (5); Lưu ……….. ……………………………(8) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) 1) Tên đơn vị cấp trên. (2) Tên cơ quan ban hành thông báo. (2a) Ký hiệu hoặc chữ viết tắt tên cơ quan, đơn vị ban hành thông báo. (3) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức tiếp công dân. (4) Địa điểm Tiếp công dân (5) Tên, chức danh người chủ trì tiếp công dân. (6) Người được tiếp xúc. (7) Họ và tên, chức vụ của người đại diện, cơ quan, đơn vị tham dự buổi tiếp công dân. (8) Tên, chức vụ của người ký thông báo.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 01/2012/QĐ UBND Sóc Trăng, ngày 10 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐƠN GIÁ HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH, TIẾNG ỒN VÀ NƯỚC MẶT LỤC ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005; Căn cứ Quyết định số 10/2007/QĐ BTNMT ngày 05/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Định mức kinh tế kỹ thuật hoạt động quan trắc môi trường không khí xung quanh và nước mặt lục địa; Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT BTNMT BTC ngày 29/4/2008 của Bộ Tài nguyên Môi trường và Bộ Tài chính về hướng dẫn lập dự toán công tác bảo vệ môi trường thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường; Căn cứ Thông tư số 20/2011/TT BTNMT ngày 20/6/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi Định mức kinh tế kỹ thuật hoạt động quan trắc môi trường không khí xung quanh và nước mặt lục địa; Định mức kinh tế kỹ thuật hoạt động quan trắc môi trường nước biển, khí thải công nghiệp và phóng xạ; Định mức kinh tế kỹ thuật hoạt động quan trắc môi trường đất, nước dưới đất và nước mưa axit; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh Quyết định này quy định đơn giá hoạt động quan trắc môi trường không khí xung quanh, tiếng ồn và nước mặt lục địa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng với các nội dung kèm theo trong Phụ lục. 2. Đối tượng áp dụng Các cơ quan, tổ chức sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường để thực hiện các Chương trình quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký. Căn cứ Quyết định này và các văn bản pháp luật có liên quan, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm hướng dẫn và theo dõi việc thực hiện đơn giá hoạt động quan trắc môi trường không khí xung quanh, tiếng ồn và nước mặt lục địa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng; báo cáo UBND tỉnh điều chỉnh bổ sung đơn giá khi cần thiết. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài Chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Sóc Trăng và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận: Văn phòng Chính phủ; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Tài chính; Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh; CT, các PCT.UBND tỉnh; Như Điều 3; Các Sở: TP, TN&MT, TC; Công báo; Lưu: HC, KT, TH. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Thành Trí PHỤ LỤC ĐƠN GIÁ HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH, TIẾNG ỒN VÀ NƯỚC MẶT LỤC ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG (Kèm theo Quyết định số 01 /2012/QĐ UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của UBND tỉnh Sóc Trăng) Số TT Mã hiệu Thông số phân tích Phương pháp thử nghiệm Đơn giá (Đồng) I. ĐƠN GIÁ QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH 1 KK1 Nhiệt độ, độ ẩm TCN của TCKTTV 94 TCN 2001 28.473 2 KK2 Vận tốc, hướng gió TCN của TCKTTV 94 TCN 2001 27.161 3 KK3 Áp suất khí quyển TCN của TCKTTV 94 TCN 2001 28.161 4 KK4 TSP (bụi lơ lửng) TCVN 5067 1995 và TCVN 6152 1996 113.162 KK4 Pb TCVN 5067 1995 và TCVN 6152 1996 210.462 5 KK5 CO TCN của Bộ Y tế 52TCN 352 89 285.278 6 KK6 NO2 Thường quy kỹ thuật YHLĐ & VSMT Bộ Y tế 1993 313.064 7 KK7 SO2 TCVN 5971 1995 336.559 8 KK8 O3 Phương pháp Kali Iodua NBIK của WHO 391.705 9 KK9 HC (trừ Metan) Thường quy kỹ thuật YHLĐ & VSMT Bộ Y tế 1993 695.705 II. ĐƠN GIÁ QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH TIẾNG ỒN (TO) Tiếng ồn giao thông 1 TO1 Mức ồn trung bình LAeq Mức ồn cực đại LAmax TCVN 5964 1995, TCVN 5965 1995, ISO 1996/1 1982 95.084 2 TO2 Cường độ dòng xe TCVN 5964 1995, ISO 1996/1 1982 238.881 Tiếng ồn khu công nghiệp và đô thị 3 TO3 Mức ồn trung bình LAeq Mức ồn cực đại LAmax Mức ồn phân vị LA50 TCVN 5964 1995, TCVN 5965 1995, ISO 1996/1 1982 102.125 4 TO4 Mức ồn theo tần số (dải Octa) TCVN 5964 1995, ISO 1996/1 1982 193.718 III. ĐƠN GIÁ QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH NƯỚC MẶT LỤC ĐỊA 1 NM1 Nhiệt độ, pH TCVN 4559 1988 28.768 2 NM2 Oxi hòa tan (DO) TCVN5499 1995 59.147 3 NM3 Tổng chất rắn hòa tan (TDS), Độ dẫn (EC) Đo bằng máy 68.747 4 NM4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS, SS) TCVN4559 1998 120.069 5 NM5a Như cầu Oxy sinh học (BOD5, 200C) TCVN 6001 1995 167.411 6 NM5b Nhu cầu Oxy hóa học (COD) APHA 5220 147.919 7 NM6a Nitơ amon (NH4+) TCVN 6179 1996 111.721 8 NM6b Nitrit (NO2 ) TCVN 6178 1996 132.255 9 NM6c Nitrat (NO3 ) TCVN 6180 1996 135.710 10 NM6d Tổng P ALPHA 4500 P 208.151 11 NM6đ Tổng N ALPHA 4500 N 247.758 12 NM6e Kim loại nặng (Pd, Cd) TCVN 5989 1995 256.675 13 NM6g Kim loại nặng (Hg, As) TCVN 5991 1995 309.510 14 NM6h Kim loại (Fe, Fe, Zn, Mn) TCVN 6193 – 1996, TCVN 6222 1996 228.295 15 NM6i Sunphat (SO42 ) TCVN 6200 1996 173.816 16 NM6k Phosphat (PO43 ) TCVN 6202 1996 149.589 17 NM6l Clorua (Cl ) TCVN 6194 1 1996 149.016 18 NM7 Tổng dầu mỡ ASTM D3650 1993 452.040 19 NM8 Coliform TCVN 6167 1 1996, TCVN 6167 2 1996 507.204 Ghi chú: Đơn giá trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT), chi phí điều tra và mẫu phân tích, chi phí phối hợp công tác với địa phương, chi phí bảo quản mẫu (nước đá,...).
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 36/QĐ VPCP Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÁC VỤ, CỤC, ĐƠN VỊ THUỘC VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Nghị định số 33/2008/NĐ CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ; Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Xét đề nghị của Vụ trưởng, Cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị, QUYẾT ĐỊNH Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Quyết định này quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ (sau đây gọi chung là đơn vị). 2. Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định hiện hành, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Trung tâm Tin học còn thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Quyết định này. Điều 2. Nguyên tắc phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị 1. Bảo đảm thực hiện tốt chức năng của Văn phòng Chính phủ là bộ máy giúp việc, cơ quan tham mưu tổng hợp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 2. Kế thừa sự phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị đã thực hiện có hiệu quả và hợp lý. 3. Một lĩnh vực công việc chỉ giao một đơn vị làm đầu mối chủ trì theo dõi, xử lý; trường hợp một lĩnh vực công việc liên quan đến nhiệm vụ của nhiều đơn vị thì quy định đơn vị làm đầu mối chủ trì và các đơn vị phối hợp theo dõi, xử lý. Đơn vị được giao làm đầu mối chủ trì có trách nhiệm tổng hợp trung thực, đầy đủ ý kiến tham gia của các đơn vị liên quan. Ý kiến của đơn vị phối hợp phải tham gia cụ thể, tập trung về lĩnh vực chuyên môn của mình. Trong trường hợp có ý kiến khác nhau về phân văn bản đến giữa các đơn vị thì giải quyết theo Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản tại Văn phòng Chính phủ. 4. Một lĩnh vực công việc có thể giao cho nhóm công chức chịu trách nhiệm xử lý, trong đó phải xác định công chức chịu trách nhiệm chính. 5. Giải quyết công việc theo đúng Quy chế làm việc của Chính phủ, các quy định có liên quan của Văn phòng Chính phủ và tinh thần cải cách hành chính. Điều 3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chung của các đơn vị Ngoài chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể quy định tại Chương II Quyết định này, các đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chung giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng, Chủ nhiệm) thực hiện các nhiệm vụ sau đây: 1. Nghiên cứu, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành theo thẩm quyền hoặc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các đề án, dự án thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi. 2. Phối hợp với Vụ Tổng hợp, Vụ Pháp luật và các đơn vị liên quan tổng hợp, rà soát xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi tắt là Bộ, ngành), Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là địa phương), các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Quy chế làm việc của Chính phủ; xử lý các đề án, công việc thuộc nội dung phối hợp công tác giữa Chính phủ với Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan Trung ương của các đoàn thể nhân dân; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của pháp luật; chuẩn bị nội dung, tổ chức phục vụ các cuộc họp, các buổi làm việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức liên quan đến lĩnh vực công việc được phân công; dự thảo thông báo kết luận của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận đó; theo dõi thông tin báo chí và tình hình kinh tế xã hội trong lĩnh vực được phân công và kịp thời báo cáo, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm xử lý đối với các vấn đề mà báo chí nêu theo quy định của pháp luật. 3. Nghiên cứu, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng soạn thảo, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý những vấn đề về cơ chế, chính sách thuộc lĩnh vực được phân công theo dõi. Phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan xác định cụ thể quan điểm, mục tiêu, định hướng xây dựng các Đề án, dự án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật. 4. Phối hợp với Vụ Pháp luật và Ban soạn thảo dự án luật, pháp lệnh của các Bộ, ngành, địa phương và cơ quan, tổ chức liên quan tham gia soạn thảo, hoàn thiện tờ trình, dự thảo luật, pháp lệnh về lĩnh vực được phân công theo Quy chế làm việc của Chính phủ. 5. Có trách nhiệm cung cấp thông tin, chuẩn bị nội dung và các tài liệu, số liệu liên quan đến lĩnh vực được giao để phối hợp với Vụ Tổng hợp, Vụ Thư ký – Biên tập hoặc đơn vị được phân công chuẩn bị dự thảo các báo cáo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng, Chủ nhiệm. 6. Đôn đốc, kiểm tra các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện các văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ theo ngành, lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi. 7. Phối hợp công tác với các cơ quan của Đảng, các cơ quan của Quốc hội, các đoàn thể, hội nghề nghiệp ở Trung ương liên quan theo phạm vi lĩnh vực mà đơn vị được phân công theo dõi. 8. Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ trình Thủ tướng Chính phủ về thành lập, sắp xếp các tổ chức tư vấn, phối hợp liên ngành về lĩnh vực được phân công theo dõi; với Cục Kiểm soát thủ tục hành chính xử lý các kiến nghị, phản ánh về thủ tục hành chính có nội dung về cơ chế, chính sách thuộc lĩnh vực được phân công theo dõi. 9. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ quản lý công chức, người lao động; tổ chức cho công chức, người lao động học tập, nghiên cứu, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài; cử công chức tham gia các Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Tổ công tác liên ngành theo đề nghị của các Bộ, ngành, địa phương và cơ quan, tổ chức liên quan; triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ cho Văn phòng Chính phủ nếu đơn vị được phân công chủ trì. 10. Phối hợp với Vụ Hành chính, Trung tâm Tin học và các đơn vị liên quan tiếp nhận, xử lý, phát hành, cập nhật, khai thác và quản lý văn bản trên mạng tin học của Văn phòng Chính phủ. 11. Quản lý hồ sơ, tài liệu, nộp lưu trữ theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm. 12. Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác do Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng, Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm phân công. Chương 2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÁC ĐƠN VỊ Điều 4. Vụ Tổng hợp Vụ Tổng hợp giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực: Xây dựng, quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đôn đốc, kiểm tra thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ; làm đầu mối tổ chức và phục vụ các cuộc họp, làm việc trong nước của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; làm đầu mối phối hợp công tác giữa Chính phủ với Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan Trung ương của các đoàn thể nhân dân; làm đầu mối cung cấp thông tin cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, làm đầu mối giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện Quy chế phát ngôn báo chí và cung cấp thông tin cho báo chí về hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Vụ Tổng hợp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 1. Chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan và các Bộ, ngành, địa phương tổng hợp chung, đề xuất, quản lý chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; b) Phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các Bộ, ngành, địa phương thực hiện chương trình, kế hoạch công tác quy định tại Điểm a Khoản này; đề xuất việc điều chỉnh chương trình, kế hoạch công tác khi cần thiết; c) Làm đầu mối, phối hợp lập danh mục các đề án của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư; phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc cơ quan chủ trì soạn thảo các đề án đó. 2. Tổ chức phục vụ phiên họp, làm việc, hội nghị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức và phục vụ các phiên họp Chính phủ, ghi biên bản, dự thảo và trình ký Nghị quyết phiên họp Chính phủ, phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc thực hiện Nghị quyết phiên họp và các vấn đề khác đã được Thủ tướng Chính phủ kết luận tại phiên họp Chính phủ; b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị và các Bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức phục vụ các cuộc họp, làm việc, hội nghị và các chuyến đi công tác trong nước của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (trừ trường hợp khi Bộ trưởng, Chủ nhiệm có quyết định khác); c) Phối hợp với các đơn vị liên quan soạn thảo và theo dõi thực hiện ý kiến kết luận của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ tại các cuộc họp, buổi làm việc (trừ trường hợp khi Bộ trưởng, Chủ nhiệm có quyết định khác); d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất nội dung và tổ chức giao ban hàng tuần của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ; chuẩn bị nội dung giao ban hàng tuần của Văn phòng Chính phủ. 3. Chủ trì, phối hợp của các đơn vị liên quan, các Bộ, ngành, địa phương biên tập các báo cáo về chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bao gồm: a) Báo cáo định kỳ và đột xuất về hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; b) Báo cáo định kỳ về kiểm điểm sự chỉ đạo, điều hành và tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; về thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ; c) Các báo cáo khác có nội dung liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành theo yêu cầu của Bộ trưởng, Chủ nhiệm (bao gồm Báo cáo của lãnh đạo Văn phòng Chính phủ phục vụ họp giao ban định kỳ của Thường trực Ban Bí thư; tổng hợp tình hình chung trong nước để Bộ trưởng, Chủ nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ); d) Tổng hợp tình hình chính trị, kinh tế, xã hội nổi bật trong nước hàng ngày báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm. 4. Phối hợp công tác giữa Chính phủ với Quốc hội, các đoàn thể nhân dân: a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành, địa phương chuẩn bị đề án, dự án, báo cáo, trả lời chất vấn và yêu cầu giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội; b) Phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị nội dung, chương trình và phục vụ các cuộc họp liên tịch giữa Ban Cán sự đảng Chính phủ và Đảng đoàn Quốc hội; các buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với cơ quan Trung ương của các đoàn thể nhân dân; dự thảo thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận đó; d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị và các Bộ, ngành, địa phương liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình về nội dung kỳ họp Quốc hội, phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đ) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai kế hoạch bầu cử đại biểu Quốc hội và các vấn đề khác có liên quan. 5. Chủ trì, làm đầu mối phối hợp công tác giữa Văn phòng Chính phủ với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước và Văn phòng Quốc hội về chương trình, kế hoạch công tác. 6. Công tác thông tin báo chí: a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức họp báo, tiếp báo chí, trả lời phỏng vấn của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ với báo chí trong nước và nước ngoài; b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức họp báo định kỳ hoặc đột xuất của Bộ trưởng, Chủ nhiệm; giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm cung cấp thông tin theo quy định cho báo chí và nhân dân về hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thu thập thông tin từ báo chí và các nguồn thông tin khác về hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cũng như các sự kiện nổi bật về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để báo cáo Thủ tướng Chính phủ; d) Chủ trì, làm đầu mối phối hợp với Vụ Quan hệ quốc tế, các đơn vị liên quan quản lý và phục vụ hoạt động nghiệp vụ của phóng viên báo chí tham dự và đưa tin về các hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Chính phủ; đ) Phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý các vấn đề báo chí nêu theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ. 7. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp tình hình thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ. Điều 5. Vụ Nội chính Vụ Nội chính giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực nội chính, bao gồm: Công tác quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm (trừ tội phạm về kinh tế, chức vụ, ma túy), biên giới, công tác Biển Đông – Hải đảo (bảo đảm cho lĩnh vực quốc phòng, an ninh); tìm kiếm cứu nạn, cơ yếu, địa giới hành chính, tôn giáo, dân tộc, nhân quyền, đặc xá; công nghiệp quốc phòng; công tác phối hợp hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Vụ Nội chính thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: 1. Chủ trì rà soát, đôn đốc việc xây dựng, đăng ký và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực được phân công theo dõi. 2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm tra các báo cáo, đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành do các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực nội chính, bao gồm: Công tác quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng cháy, chữa cháy; đặc xá, thi hành án, tôn giáo, nhân quyền, dân tộc (về an ninh dân tộc), cơ yếu, địa giới hành chính, biên giới, phân giới, cắm mốc trên đất liền (bao gồm kè sông suối biên giới quốc gia); phân định vùng biển, đảo; tìm kiếm cứu nạn; công tác bảo đảm cho quốc phòng, an ninh theo các dự án, chương trình, mục tiêu; công tác bảo vệ bí mật nhà nước; mua sắm, sản xuất vũ khí, trang bị; giáo dục quốc phòng; công nghiệp quốc phòng; chương trình Biển Đông – Hải đảo (bảo đảm cho lĩnh vực quốc phòng, an ninh); chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm; đấu tranh với các thế lực phản động; phòng, chống khủng bố; công tác phối hợp hoạt động giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và xử lý các trường hợp khác do Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao. 3. Chủ trì, phối hợp với Vụ Kinh tế tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định, điều chỉnh nội dung kinh phí cho các dự án, đề án, chương trình liên quan đến lĩnh vực quốc phòng, an ninh đã được phê duyệt. 4. Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình chung của Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Nội vụ (đối với lĩnh vực tôn giáo), Bộ Ngoại giao (đối với lĩnh vực biên giới); công tác phối hợp hoạt động giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao; theo dõi công tác của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ. Điều 6. Vụ Quan hệ quốc tế Vụ Quan hệ quốc tế giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành lĩnh vực quan hệ quốc tế. Vụ Quan hệ quốc tế thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: 1. Chủ trì rà soát, đôn đốc việc xây dựng, đăng ký và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực được phân công theo dõi. 2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm tra các báo cáo, đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành do các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực quan hệ quốc tế, bao gồm: Chính trị đối ngoại, kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, hợp tác song phương và đa phương (với các tổ chức quốc tế và khu vực, các tổ chức liên chính phủ); các tổ chức phi chính phủ (NGOs); công tác lãnh sự; công tác người Việt Nam ở nước ngoài; xuất nhập cảnh; các cơ quan đại diện nước ngoài và người nước ngoài sinh sống, làm việc tại Việt Nam; các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (phối hợp với Vụ Nội chính xử lý các vấn đề về an ninh, bảo vệ, chống khủng bố); hoạt động thông tin đối ngoại ở ngoài nước; các vấn đề về hoạt động đối ngoại của các Bộ, ngành, địa phương cần báo cáo hoặc trình Thủ tướng Chính phủ. 3. Đối với hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), viện trợ phi Chính phủ nước ngoài (NGOs), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): a) Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị chuyên ngành tổng hợp, báo cáo tình hình chung đối với các đề án, dự án có nguồn vốn ODA, NGOs, FDI; b) Chủ trì, phối hợp với đơn vị chuyên ngành trình cấp có thẩm quyền quyết định về chủ trương đầu tư, vận động, thu hút ODA, NGOs, FDI; về đàm phán, ký kết, điều chỉnh, bổ sung các hiệp định, các văn bản về ODA, NGOs, FDI; c) Phối hợp với đơn vị chuyên ngành theo dõi, đánh giá việc thực hiện và xử lý phát sinh đối với các dự án có nguồn vốn liên quan đến nước ngoài sau khi đàm phán, ký kết, điều chỉnh các hiệp định, các văn bản về ODA, FDI. 4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan, đơn vị liên quan tham gia chuẩn bị nội dung, tổ chức các chuyến thăm, làm việc nước ngoài của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và của Bộ trưởng, Chủ nhiệm. 5. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định các đoàn Việt Nam đi công tác nước ngoài và các đoàn nước ngoài vào Việt Nam thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ theo đề nghị của các Bộ, ngành, địa phương. 6. Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước và Văn phòng Quốc hội về lĩnh vực quan hệ quốc tế. 7. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp nhận và trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm giải quyết các vấn đề về quan hệ quốc tế giữa nước ta với Chính phủ các nước, với các đại sứ quán, cơ quan đại diện, tổ chức quốc tế. 8. Chủ trì, phối hợp với Cục Quản trị, Vụ Tổng hợp, các đơn vị liên quan và các Bộ, ngành chuẩn bị nội dung, nghi lễ và phục vụ các buổi tiếp khách, làm việc với đại diện các tổ chức, cá nhân nước ngoài của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và của Bộ trưởng, Chủ nhiệm. 9. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị và các Bộ, ngành liên quan trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về ký kết, gia nhập, thực hiện điều ước quốc tế (phối hợp với Vụ Nội chính xử lý các cam kết quốc tế liên quan đến vũ khí); nội dung đàm phán cấp Chính phủ; thành lập và hoạt động của các cơ chế hợp tác liên Chính phủ hoặc Tổ công tác hỗn hợp với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực; theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các điều ước quốc tế đã ký kết; xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện các thỏa thuận đã cam kết trong khuôn khổ các cơ chế hợp tác liên Chính phủ hoặc Tổ công tác hỗn hợp với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực. 10. Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị liên quan thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế và quản lý các dự án của Văn phòng Chính phủ. 11. Phối hợp với đơn vị có liên quan tổng hợp tình hình nổi bật hàng ngày về lĩnh vực quan hệ quốc tế báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm và Thủ tướng Chính phủ. 12. Chủ trì, phối hợp với Cục Quản trị và các đơn vị liên quan chuẩn bị nội dung, trình xin ý kiến trả lời điện, thư, thiếp chúc mừng, chia buồn của các tổ chức và cá nhân ngoài nước gửi đến Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ; đề xuất quà tặng của Chính phủ, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ cho các đối tượng ngoài nước đến Việt Nam theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền. 13. Làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị liên quan, theo dõi, tổng hợp tình hình công tác chung của Bộ Ngoại giao (trừ lĩnh vực biên giới), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với lĩnh vực ODA và FDI). Điều 7. Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực cải cách hành chính; tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cán bộ, công chức, công vụ; công tác thi đua, khen thưởng nhà nước. Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: 1. Chủ trì rà soát, đôn đốc việc xây dựng, đăng ký và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực được phân công theo dõi. 2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm tra các báo cáo, đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành do các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực cải cách hành chính, tổ chức bộ máy hành chính nhà nước và công vụ, thi đua, khen thưởng nhà nước, bao gồm: a) Các đề án, dự án về cải cách hành chính; đổi mới sự phân công, phân cấp quản lý hành chính giữa trung ương và địa phương; phân loại, phân công, phân cấp quản lý các tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp nhà nước được quy định tại các Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; phân loại đơn vị hành chính; hiện đại hóa nền hành chính nhà nước; thi đua, khen thưởng; chương trình cải cách hành chính của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; nghiên cứu, đề xuất sắp xếp lại tổng thể các tổ chức tư vấn, phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu theo hướng cải cách hành chính; b) Các văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các Khu Kinh tế, Khu kinh tế cửa khẩu, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế, Khu công nghiệp, Khu chế xuất và các Ban Quản lý có tên gọi khác; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức hành chính thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (trừ thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị sự nghiệp được quy định trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ, ngành do các đơn vị chuyên ngành chủ trì, xử lý); trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; về hội và tổ chức phi Chính phủ; về thi đua, khen thưởng nhà nước; c) Tuyển dụng, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; phê duyệt tổng biên chế hành chính nhà nước và lực lượng vũ trang; d) Trình phê duyệt đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; bổ nhiệm, điều động, kỷ luật chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 3. Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình công tác chung của Bộ Nội vụ (trừ lĩnh vực tôn giáo). 4. Bộ phận giúp việc Văn phòng Ban Cán sự đảng Chính phủ sinh hoạt về hành chính và đoàn thể tại Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ. Chế độ làm việc của bộ phận giúp việc Văn phòng Ban Cán sự đảng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm, Chánh Văn phòng Ban Cán sự đảng Chính phủ quyết định. Điều 8. Vụ Pháp luật Vụ Pháp luật giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch xây dựng luật, pháp lệnh trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tổ chức thẩm tra về quy trình, thủ tục và có ý kiến đánh giá độc lập đối với dự án luật, pháp lệnh; thực hiện công tác pháp chế của cơ quan Văn phòng Chính phủ. Vụ Pháp luật thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: 1. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát, đôn đốc việc xây dựng, đăng ký và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực được phân công theo dõi. 2. Đôn đốc các Bộ, ngành thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; việc soạn thảo các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh (bao gồm Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ). 3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm tra về quy trình, thủ tục soạn thảo; tổng hợp ý kiến tham gia của các Bộ, ngành và có ý kiến đánh giá độc lập đối với các dự án luật, pháp lệnh để Bộ trưởng, Chủ nhiệm trình Chính phủ xem xét, quyết định; thẩm tra các báo cáo, đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư pháp trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bao gồm: Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự, hành chính tư pháp và bổ trợ tư pháp. 4. Chuẩn bị, giúp Thủ tướng đưa ra quan điểm và những nội dung cơ bản để định hướng cho Ban soạn thảo trong việc nghiên cứu, soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh. 5. Theo dõi, tổng hợp ý kiến của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong quá trình thảo luận, cho ý kiến đối với các dự án luật, pháp lệnh do Chính phủ trình. Phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo Thủ tướng Chính phủ khi có ý kiến khác đối với dự án luật, pháp lệnh mà Chính phủ đã trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 6. Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc chuẩn bị ý kiến tham gia của Chính phủ đối với dự án luật, pháp lệnh do các cơ quan, tổ chức hoặc đại biểu Quốc hội gửi lấy ý kiến của Chính phủ. 7. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu, kiến nghị xử lý các vấn đề pháp luật về thương mại quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế. 8. Thẩm tra các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành theo quy định của pháp luật. 9. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm tra các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng, Chủ nhiệm và thực hiện nhiệm vụ pháp chế cơ quan theo quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế. 10. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu về công tác cải cách pháp luật, công tác cải cách tư pháp liên quan đến nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 11. Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình công tác chung của Bộ Tư pháp. Điều 9. Vụ Theo dõi khiếu nại, tố cáo và Phòng, chống tham nhũng Vụ Theo dõi khiếu nại, tố cáo và Phòng, chống tham nhũng giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực: Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác thanh tra, kiểm tra; công tác phòng, chống tham nhũng, tội phạm kinh tế và chức vụ; theo dõi xử lý các vụ việc về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Vụ Theo dõi khiếu nại, tố cáo và Phòng, chống tham nhũng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: 1. Chủ trì rà soát, đôn đốc việc xây dựng, đăng ký và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực được phân công theo dõi. 2. Thẩm tra, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ xử lý kết luận thanh tra; chỉ đạo giải quyết những vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân mà các Bộ, ngành, địa phương xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ; các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật. 3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phối hợp công tác với các cơ quan Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan Trung ương của các đoàn thể về lĩnh vực tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng; phòng, chống tội phạm kinh tế và chức vụ; công tác thanh tra; theo dõi việc xử lý các vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. 4. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp dân, tiếp nhận, phân loại để chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với các đơn, thư kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo gửi đến Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Chính phủ. 5. Đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương chuẩn bị các báo cáo định kỳ, đột xuất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; về phòng, chống tham nhũng; phòng, chống tội phạm kinh tế và chức vụ; về xử lý các vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. 6. Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu chỉ đạo, xử lý các vụ việc cá nhân, tổ chức nước ngoài kiện về kinh tế đối với cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp nhà nước Việt Nam ra Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan trọng tài quốc tế. 7. Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình công tác chung của Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; Bộ Công an (đối với lĩnh vực phòng, chống tội phạm tham nhũng, kinh tế và chức vụ). Điều 10. Vụ Kinh tế ngành Vụ Kinh tế ngành giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực: Công nghiệp, dầu khí, giao thông vận tải, xây dựng, khu công nghiệp, truyền thông, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, đất đai, thủy lợi, phòng chống bão lụt, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn, diêm nghiệp, phát triển nông thôn và các thành phần kinh tế. Vụ Kinh tế ngành thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: 1. Chủ trì rà soát, đôn đốc việc xây dựng, đăng ký và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực được phân công theo dõi. 2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm tra các báo cáo, đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành do các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực kinh tế ngành, bao gồm: a) Cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng tái tạo, hóa chất, vật liệu nổ, điều tra, thăm dò, chế biến khoáng sản (gồm cả xuất khẩu, nhập khẩu khoáng sản), công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy, hải sản và diêm nghiệp; b) Tìm kiếm thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí ở trong nước và ngoài nước, vận chuyển, phân phối, xuất khẩu dầu thô và sản phẩm dầu, dự trữ dầu thô và sản phẩm dầu (gồm cả các hoạt động dịch vụ trực tiếp cho các hoạt động này); c) Vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, an toàn giao thông; d) Cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông quốc gia, truyền dẫn phát sóng, bưu chính và chuyển phát, viễn thông, tần số vô tuyến điện; đ) Quản lý đầu tư xây dựng, đấu thầu, kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật đô thị, phát triển đô thị, công sở, nhà ở, kinh doanh bất động sản, vật liệu xây dựng; e) Khu công nghiệp; g) Trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi, bảo vệ thực vật, thú y, phân bón (gồm cả xuất khẩu, nhập khẩu phân bón); h) Bảo vệ và phát triển rừng, khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ (gồm cả xuất khẩu, nhập khẩu gỗ, nguyên liệu hàng gỗ gia dụng và lâm sản ngoài gỗ); i) Khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ và hậu cần nghề cá, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, quản lý các khu bảo tồn biển và kinh tế biển; k) Sản xuất, tiêu thụ muối và muối công nghiệp; l) Đê điều, công trình thủy lợi, phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, khí tượng và các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu, nước biển dâng; tài nguyên nước, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; chương trình bố trí dân cư; m) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai; bồi thường tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; đo đạc bản đồ; n) Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh tế hộ, kinh tế trang trại, ngành nghề nông thôn, kinh tế tập thể, nông trường, lâm trường quốc doanh và xây dựng nông thôn mới. 3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trình Thủ tướng Chính phủ thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực được phân công. 4. Chủ trì, phối hợp với Vụ Kinh tế tổng hợp điều chỉnh nội dung dự án, đề án, chương trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước và theo dõi, đánh giá việc tổ chức thực hiện các dự án, đề án, chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 5. Đối với hỗ trợ phát triển chính thức, đầu tư trực tiếp nước ngoài (ODA, FDI): a) Phối hợp với Vụ Quan hệ quốc tế trình cấp có thẩm quyền quyết định về chủ trương vận động, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc lĩnh vực được phân công theo dõi; về đàm phán, ký kết, điều chỉnh các hiệp định, các văn bản về ODA, FDI; b) Chủ trì, phối hợp với Vụ Quan hệ quốc tế theo dõi, đánh giá việc thực hiện và xử lý phát sinh đối với các dự án có nguồn vốn liên quan đến nước ngoài sau khi đàm phán, ký kết, điều chỉnh các hiệp định, các văn bản về ODA, FDI thuộc lĩnh vực kinh tế ngành. 6. Làm đầu mối phối hợp của các đơn vị liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình công tác chung của Bộ Công Thương (trừ lĩnh vực thương mại), Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường (trừ lĩnh vực môi trường phát triển bền vững, đa dạng sinh học; nghiên cứu, điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường gắn với công tác nghiên cứu khoa học), Bộ Thông tin và Truyền thông (trừ lĩnh vực thông tin báo chí). Điều 11. Vụ Kinh tế tổng hợp Vụ Kinh tế tổng hợp giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành lĩnh vực kinh tế tổng hợp, bao gồm: Kế hoạch, tài chính, giá, ngân hàng, thương mại, thống kê, kiểm toán, chứng khoán, bảo hiểm xã hội, kinh doanh bảo hiểm, hải quan, dự trữ quốc gia, hỗ trợ đầu tư và phát triển, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, khu chế xuất. Vụ Kinh tế tổng hợp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: 1. Chủ trì rà soát, đôn đốc việc xây dựng, đăng ký và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực được phân công theo dõi. 2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm tra các báo cáo, đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành do các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực kinh tế tổng hợp, bao gồm: a) Tổng hợp về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước; cân đối vĩ mô của nền kinh tế; kế hoạch huy động, phân bổ vốn đầu tư phát triển, vốn hỗ trợ có mục tiêu thuộc ngân sách nhà nước, kể cả việc bổ sung vốn đối với các dự án, đề án, chương trình đã được phê duyệt (trừ chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh được sử dụng nguồn kinh phí đặc biệt do Vụ Nội chính làm đầu mối xử lý; kinh phí khắc phục thiên tai bão lụt, đột xuất do Vụ Kinh tế ngành xử lý khi cùng tham gia các Đoàn công tác Thủ tướng Chính phủ); danh mục đầu tư nhóm A có sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước; khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, khu chế xuất; b) Chính sách khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư; quy định về thủ tục đầu tư, về tiêu chí, định mức phân bổ chi đầu tư; quản lý nhà nước về thống kê; c) Ngân sách nhà nước (lập, chấp hành, phân bổ và thanh quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước; bổ sung, điều chỉnh dự toán, sử dụng nguồn dự phòng và các nguồn khác theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước); tiền lương, phụ cấp chức vụ, tiền công, bảo hiểm xã hội; tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ngân sách nhà nước; thuế (bao gồm chính sách thuế đối với phương tiện của dự án ODA), phí, lệ phí (trừ học phí, viện phí do Vụ Khoa giáo – Văn xã chủ trì theo dõi); các nguồn thu khác của ngân sách nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp và hoạt động dịch vụ tài chính; hải quan; kế toán; kiểm soát; giá cả (trừ giá thuốc phòng, chữa bệnh do Vụ Khoa giáo – Văn xã chủ trì theo dõi); quản lý tài sản công; dự trữ quốc gia; huy động, sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, kinh doanh bảo hiểm, hoạt động xổ số, chứng khoán và hoạt động đầu tư gián tiếp trong nước; d) Tín dụng nhà nước; chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá; vay, trả nợ nước ngoài; bảo lãnh vay nước ngoài (trừ vay và bảo lãnh vay ODA nước ngoài do Vụ Quan hệ quốc tế chủ trì); ngoại hối; dự trữ ngoại hối nhà nước; thành lập, hoạt động của các tổ chức tín dụng; đ) Lưu thông hàng hóa trong nước; cơ chế, chính sách và tổng hợp các cân đối chung, danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu (trừ các mặt hàng phân bón, gỗ, khoáng sản, khí tài quân sự do các đơn vị chuyên ngành theo dõi), xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, quản lý thị trường, cơ chế, chính sách về phòng, chống gian lận thương mại, hàng giả; tranh chấp về thương mại, chống trợ cấp, chống bán phá giá; e) Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, casino, đặt cược. 3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trình Thủ tướng Chính phủ thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực được phân công theo dõi. 4. Đối với hỗ trợ phát triển chính thức, đầu tư trực tiếp nước ngoài (ODA, FDI): a) Phối hợp với Vụ Quan hệ quốc tế trình cấp có thẩm quyền quyết định về chủ trương vận động, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc lĩnh vực được phân công theo dõi; về đàm phán, ký kết, điều chỉnh các hiệp định, các văn bản về ODA, FDI; b) Chủ trì, phối hợp với Vụ Quan hệ quốc tế theo dõi việc phân bổ, đánh giá thực hiện và xử lý phát sinh đối với các dự án có nguồn vốn liên quan đến nước ngoài sau khi đàm phán, ký kết, điều chỉnh các hiệp định, các văn bản về ODA, FDI thuộc lĩnh vực kinh tế tổng hợp. 5. Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình công tác chung của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương (lĩnh vực thương mại), Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội. Điều 12. Vụ Khoa giáo – Văn xã Vụ Khoa giáo – Văn xã giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực: Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo; môi trường và phát triển bền vững; văn hóa, thể thao, du lịch; thông tin báo chí; y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình; lao động, thương binh và xã hội; khu công nghệ cao. Vụ Khoa giáo – Văn xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: 1. Chủ trì rà soát, đôn đốc việc xây dựng, đăng ký và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực được phân công theo dõi. 2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm tra các báo cáo, đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành do các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực khoa giáo, văn xã, bao gồm: a) Khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ; b) Sở hữu trí tuệ; chuyển giao công nghệ; c) Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ; d) Ứng dụng và phát triển năng lượng hạt nhân, an toàn và kiểm soát bức xạ hạt nhân; đ) Công nghệ thông tin (bao gồm nghiên cứu, ứng dụng và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin), các cơ sở dữ liệu quốc gia và Internet (bao gồm nội dung thông tin trên Internet và bảo đảm an toàn, công nghệ bảo mật thông tin trên Internet). Phối hợp với Vụ Kinh tế ngành xử lý các vấn đề về cơ sở hạ tầng truyền dẫn phát sóng của phát thanh và truyền hình; e) Xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ, phát triển các khu công nghệ cao, hệ thống các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia; g) Thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực khoa giáo – văn xã (không thuộc Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ); h) Môi trường, phát triển bền vững, đa dạng sinh học; nghiên cứu, điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường (gắn với công tác nghiên cứu khoa học); i) Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, dạy nghề và giáo dục thường xuyên (bao gồm theo dõi về học phí); hệ thống các trường chính trị hành chính và các trường thuộc các tổ chức chính trị xã hội; k) Văn hóa (gồm cả vấn đề gia đình); thể dục, thể thao; l) Phê duyệt khu, tuyến, điểm du lịch quốc gia, đô thị du lịch; xúc tiến, quảng bá du lịch, các loại hình du lịch; m) Thông tin, báo chí, xuất bản, quảng cáo; n) Chủ trì, phối hợp với Vụ Hành chính xử lý các vấn đề liên quan đến công tác lưu trữ nhà nước; o) Việc làm, lao động, bảo hộ lao động, xuất khẩu lao động, quan hệ lao động (gồm cả đình công), giải quyết tranh chấp lao động, bảo trợ xã hội, chính sách đối với người có công; bình đẳng giới; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; thương binh và xã hội; xóa đói, giảm nghèo và các vấn đề xã hội liên quan; p) Y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình (gồm cả theo dõi công tác về viện phí và giá thuốc phòng, chữa bệnh); q) Phòng, chống tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm (gồm cả theo dõi phòng, chống tội phạm về ma túy). 3. Đầu mối quản lý thư viện, tư liệu, công tác nghiên cứu khoa học của cơ quan Văn phòng Chính phủ. 4. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình về quản lý nhà nước liên quan đến thông tin báo chí. 5. Chủ trì, phối hợp với Vụ Kinh tế tổng hợp điều chỉnh nội dung dự án, đề án, chương trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước và theo dõi, đánh giá việc tổ chức thực hiện các dự án, đề án, chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 6. Đối với hỗ trợ phát triển chính thức, đầu tư trực tiếp nước ngoài (ODA, FDI): a) Phối hợp với Vụ Quan hệ quốc tế trình cấp có thẩm quyền quyết định về chủ trương vận động, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; về đàm phán, ký kết, điều chỉnh các hiệp định, các văn bản về ODA, FDI liên quan đến lĩnh vực được phân công theo dõi; b) Chủ trì, phối hợp với Vụ Quan hệ quốc tế về theo dõi, đánh giá việc thực hiện và xử lý phát sinh đối với các dự án có nguồn vốn liên quan đến nước ngoài sau khi đàm phán, ký kết liên quan thuộc lĩnh vực khoa giáo, văn xã. 7. Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình công tác chung của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông (trừ lĩnh vực bưu chính, viễn thông), Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam. Điều 13. Vụ Đổi mới doanh nghiệp Vụ Đổi mới doanh nghiệp giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực: Sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; phát triển doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; giúp Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ của Ban. Vụ Đổi mới doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: 1. Chủ trì rà soát, đôn đốc việc xây dựng, đăng ký và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực được phân công theo dõi. 2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm tra các báo cáo, đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành do các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức, tập đoàn, Tổng công ty 91 trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực đổi mới và phát triển doanh nghiệp, bao gồm: a) Thành lập, tổ chức lại, cổ phần hóa, đa dạng hóa sở hữu, sáp nhập, hợp nhất, mua bán, giải thể, phá sản doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, kể cả các nông trường, lâm trường quốc doanh; b) Chuyển các đơn vị sự nghiệp thành doanh nghiệp khoa học – công nghệ, doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; c) Đổi mới tổ chức, quản lý doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; d) Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước, cơ chế quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; đ) Tổng hợp về tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, tình hình thực hiện Luật Doanh nghiệp. 3. Giúp Trưởng ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ban. Điều 14. Vụ Địa phương Vụ Địa phương giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành lĩnh vực công tác địa phương (bao gồm hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh). Vụ Địa phương thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: 1. Chủ trì rà soát, đôn đốc việc xây dựng, đăng ký và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực được phân công theo dõi. 2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình kinh tế xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 3. Phản ánh tình hình hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tham dự các cuộc họp định kỳ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan liên quan khi được Bộ trưởng, Chủ nhiệm phân công. 4. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan và các Bộ, ngành, địa phương chuẩn bị nội dung, phục vụ các hội nghị của Chính phủ với các địa phương, các vùng và các buổi làm việc của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trừ trường hợp khi có quyết định khác của Bộ trưởng, Chủ nhiệm). 5. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xử lý những kiến nghị của các địa phương về chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, vùng kinh tế trọng điểm; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 6. Chủ trì, chịu trách nhiệm chính trong việc phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị nội dung, phục vụ các buổi gặp mặt của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ với Đoàn đại biểu của các địa phương theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 7. Phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý những công việc đột xuất về khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tai nạn xảy ra tại các địa phương. 8. Tham gia các buổi giao ban của Văn phòng Trung ương Đảng với các Ban của Đảng và đại diện các Bộ, ngành tại các tỉnh, thành phố phía Nam. 9. Cử cán bộ tham gia tiếp dân theo quy định của pháp luật; tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, cơ quan, tổ chức xã hội gửi Thủ tướng Chính phủ thông qua địa chỉ của Vụ Địa phương tại thành phố Hồ Chí Minh và chuyển những đơn thư khiếu nại, tố cáo đó đến Vụ Theo dõi khiếu nại, tố cáo và Phòng, chống tham nhũng theo dõi xử lý theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp khi có quyết định khác của Bộ trưởng, Chủ nhiệm). 10. Làm đầu mối chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình công tác chung của Ủy ban Dân tộc; theo dõi công tác của Ban Chỉ đạo Tây Bắc. 11. Vụ Địa phương có đại diện thường trực của Vụ tại thành phố Hồ Chí Minh. Điều 15. Vụ Thư ký – Biên tập Vụ Thư ký – Biên tập giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho Thủ tướng Chính phủ về biên tập hoặc soạn thảo các văn kiện, báo cáo, các bài phát biểu, trả lời phỏng vấn của Thủ tướng Chính phủ và các nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng, Chủ nhiệm và Thủ tướng Chính phủ. Vụ Thư ký – Biên tập thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: 1. Phối hợp với Vụ Tổng hợp xây dựng chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với các đơn vị và các cơ quan liên quan đôn đốc thực hiện chương trình công tác và lịch làm việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 2. Biên tập, hoàn thiện các báo cáo của Thủ tướng Chính phủ trình bày trước Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội,… 3. Hoàn thiện hoặc trực tiếp chuẩn bị các bài viết, bài nói, bài trả lời phỏng vấn của Thủ tướng Chính phủ. 4. Hoàn thiện hoặc chủ trì chuẩn bị nội dung trả lời chất vấn, thư, điện của Thủ tướng Chính phủ khi được Thủ tướng Chính phủ giao. 5. Chủ động nghiên cứu, phát hiện, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ những vấn đề cần chỉ đạo, điều hành (báo cáo xin ý kiến của Bộ trưởng, Chủ nhiệm và được gửi trực tiếp đến Thủ tướng Chính phủ). 6. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị của Văn phòng Chính phủ chuẩn bị các ý kiến kết luận chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp Chính phủ; các cuộc làm việc của Thủ tướng Chính phủ với các Bộ, ngành, địa phương. 7. Tham gia các cuộc họp do Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì; được tiếp cận các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 8. Giúp Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm làm đầu mối tổ chức các hoạt động của chuyên gia tư vấn; giữ mối liên hệ với các đồng chí nguyên là lãnh đạo Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, các đồng chí có kinh nghiệm trong công tác của Chính phủ để tranh thủ ý kiến tham vấn giúp Thủ tướng Chính phủ trong công tác chỉ đạo, điều hành. Điều 16. Vụ Hành chính Vụ Hành chính giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng về nghiệp vụ văn thư, lưu trữ và công tác hành chính văn phòng tại Văn phòng Chính phủ; tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác văn thư, công báo. Vụ Hành chính thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: 1. Tổ chức tiếp nhận, phân, chuyển giao văn bản, tài liệu gửi đến Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ theo Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản tại Văn phòng Chính phủ; theo dõi, đôn đốc quá trình xử lý văn bản tại các đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ. Làm đầu mối quản lý, hướng dẫn và thực hiện công tác văn thư tại các đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ. 2. Quản lý và tổ chức việc phát hành các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm theo quy định, bảo đảm các văn bản ban hành đúng về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản. 3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp nhận, quản lý, phát hành và lưu trữ các văn bản, tài liệu mật của các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan tại phía Bắc theo Quy chế bảo mật tài liệu. 4. Chủ trì cập nhật văn bản ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ vào mạng tin học diện rộng của Chính phủ, mạng tin học của Văn phòng Chính phủ; quản lý, cung cấp văn bản điện tử theo quy định của pháp luật và Quy chế làm việc của Văn phòng Chính phủ. 5. Quản lý và tổ chức đánh máy, in, chụp văn bản, đọc soát văn bản, tài liệu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Chính phủ trước khi phát hành. 6. Quản lý và tổ chức thu thập, chỉnh lý, sử dụng, cấp chứng thực tài liệu lưu trữ và bảo quản tài liệu lưu trữ của Văn phòng Chính phủ (trừ hồ sơ cán bộ, công chức và hồ sơ đảng viên) theo quy định của pháp luật. Phối hợp với Trung tâm Tin học và các đơn vị liên quan quản lý cơ sở dữ liệu xử lý công việc trên môi trường mạng. 7. Quản lý, sử dụng con dấu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ theo quy định của pháp luật và Quy chế làm việc của Văn phòng Chính phủ. 8. Xây dựng, bổ sung và sửa đổi các quy chế về công tác văn thư, đánh máy, lưu trữ và phát hành công báo, trực hành chính ngoài giờ làm việc. Phối hợp với Trung tâm Tin học và các đơn vị liên quan ứng dụng tin học trong công tác văn thư, lưu trữ, đánh máy và các nghiệp vụ hành chính khác tại Văn phòng Chính phủ. 9. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, điều chỉnh chương trình công tác của lãnh đạo Văn phòng Chính phủ; tổ chức giao ban hàng tuần của Văn phòng Chính phủ, thông báo kết luận giao ban, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị thực hiện nội dung kết luận giao ban của Bộ trưởng, Chủ nhiệm; tổng hợp tình hình hoạt động chung của cơ quan khi được Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao. 10. Quản lý, tổ chức việc cung cấp báo, tạp chí, bản tin phục vụ công tác của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ và các đơn vị, cá nhân thuộc Văn phòng Chính phủ theo quy định. 11. Biên tập, phát hành danh bạ điện thoại của Văn phòng Chính phủ, của các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức để phục vụ quan hệ công tác của Văn phòng Chính phủ. 12. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước liên quan chịu trách nhiệm về nội dung xuất bản, phát hành ấn phẩm Công báo in và Công báo điện tử nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phối hợp với Cục Quản trị và Vụ Tài vụ trong việc in ấn, phát hành Công báo in; phối hợp với Trung tâm Tin học, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan bảo đảm nội dung, duy trì hoạt động của Công báo điện tử trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và mạng nội bộ. 13. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm ban hành theo thẩm quyền hoặc Bộ trưởng, Chủ nhiệm trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các quy định về thủ tục hành chính trong công tác văn thư tại các cơ quan hành chính nhà nước; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định đó. 14. Phối hợp với Vụ Khoa giáo – Văn xã xử lý các vấn đề liên quan đến công tác lưu trữ nhà nước. 15. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn Văn phòng các Bộ, ngành, địa phương về nghiệp vụ hành chính và công tác văn phòng. 16. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị nội dung và tổ chức các buổi làm việc của Bộ trưởng, Chủ nhiệm với Văn phòng các Bộ, ngành, địa phương về công tác văn phòng. 17. Chủ trì, làm đầu mối phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, các đơn vị liên quan xem xét trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm xét tặng bằng khen, kỷ niệm chương vì sự nghiệp văn phòng cơ quan hành chính nhà nước cho đơn vị, cá nhân thuộc Văn phòng các Bộ, ngành, địa phương đã có thành tích về công tác văn phòng; hiệp y trình cấp có thẩm quyền các hình thức khen thưởng bậc cao về công tác văn phòng đối với đơn vị, cá nhân thuộc Văn phòng các Bộ, ngành, địa phương. 18. Vụ Hành chính có Phòng Văn thư, Phòng Đánh máy, Phòng Lưu trữ, Phòng Nghiệp vụ hành chính và Phòng Công báo. Điều 17. Vụ Tổ chức cán bộ Vụ Tổ chức cán bộ có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện công tác cải cách hành chính; tổ chức bộ máy; cán bộ, công chức; công vụ; chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; thi đua, khen thưởng; thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng trong nội bộ Văn phòng Chính phủ. Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: 1. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan và các Bộ, ngành trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các văn bản về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức và công tác cải cách hành chính của Văn phòng Chính phủ. 2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ; các Quy chế hoạt động của Văn phòng Chính phủ theo sự phân công của Bộ trưởng, Chủ nhiệm. 3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị và các Bộ, ngành liên quan soạn thảo, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện công tác cán bộ thuộc nội bộ Văn phòng Chính phủ, bao gồm: Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; tiếp nhận, tuyển dụng, tuyển chọn, hợp đồng lao động; bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, điều động, luân chuyển, cán bộ, công chức; thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, người lao động (xếp lương, nâng lương, nâng ngạch, chế độ phụ cấp, chế độ hưu trí, bảo hiểm, các chính sách xã hội khác); công tác thi đua, khen thưởng nội bộ, cán bộ cấp cao, Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Văn phòng Chính phủ. 4. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Văn phòng Chính phủ; nghiên cứu, đề xuất việc cử cán bộ, công chức đi công tác, học tập, biệt phái, đào tạo trong nước, ngoài nước; cử cán bộ, công chức tham gia Ban Soạn thảo, Tổ biên tập, Tổ công tác liên ngành theo đề nghị của các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức liên quan. 5. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác thanh tra nội bộ, bao gồm: Thanh tra định kỳ, đột xuất, thanh tra việc chấp hành các quy định về công vụ, các Quy chế nội bộ của Văn phòng Chính phủ; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong nội bộ Văn phòng Chính phủ theo quy định của pháp luật. 6. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Báo cáo và chuẩn bị tổng kết công tác hàng năm của Văn phòng Chính phủ. 7. Phối hợp với Vụ Quan hệ quốc tế và các đơn vị liên quan thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế và quản lý các dự án của Văn phòng Chính phủ. 8. Làm thường trực các Hội đồng tư vấn cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện các lĩnh vực công tác tổ chức cán bộ, bao gồm: Hội đồng tuyển dụng cán bộ, công chức, Hội đồng lương, Hội đồng Thi đua, Khen thưởng, Hội đồng kỷ luật và các Hội đồng khác theo quy định của pháp luật. 9. Giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm và Đảng ủy cơ quan Văn phòng Chính phủ quản lý, đánh giá sử dụng cán bộ, công chức; xem xét bổ nhiệm cán bộ, công chức của Văn phòng Chính phủ thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng, Chủ nhiệm. 10. Làm đầu mối phối hợp về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giữa Văn phòng Chính phủ với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước và Văn phòng Quốc hội. 11. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tang lễ đối với cán bộ, công chức, người lao động thuộc Văn phòng Chính phủ từ trần; phối hợp với Cục Quản trị, Cục Hành chính – Quản trị II, Vụ Tài vụ, Vụ Hành chính tổ chức lễ tang đối với cán bộ cấp cao của Nhà nước khi được phân công. 12. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước và bảo vệ nội bộ cơ quan; theo dõi, kiểm tra và tổ chức thực hiện công tác quân sự địa phương của cơ quan Văn phòng Chính phủ. 13. Vụ Tổ chức cán bộ có Phòng Thi đua – Khen thưởng, Phòng Thanh tra, Phòng Đào tạo. 14. Văn phòng Đảng ủy – Công đoàn – Đoàn Thanh niên sinh hoạt hành chính và đoàn thể tại Vụ Tổ chức cán bộ. Chế độ làm việc, biên chế của Văn phòng Đảng ủy – Công đoàn – Đoàn Thanh niên cơ quan do cấp có thẩm quyền quyết định. Điều 18. Vụ Tài vụ Vụ Tài vụ giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng quản lý tài chính đơn vị cấp Bộ theo quy định của pháp luật; quản lý tài chính đối với các đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Văn phòng Chính phủ và đơn vị khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của kế toán trưởng đơn vị kế toán nhà nước theo quy định của pháp luật. Vụ Tài vụ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: 1. Quản lý toàn diện các loại kinh phí được ngân sách nhà nước cấp, các nguồn vốn hợp pháp khác thuộc quyền quản lý của Văn phòng Chính phủ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng, Chủ nhiệm. 2. Quản lý về mặt giá trị toàn bộ tài sản có nguồn gốc hình thành từ ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác thuộc quyền quản lý của Văn phòng Chính phủ, bao gồm: Trụ sở làm việc, quỹ nhà công vụ, phương tiện đi lại và các tài sản khác từ khi hình thành, đưa vào sử dụng, biến động tăng, giảm, sửa chữa, thanh lý tài sản. 3. Hướng dẫn các đơn vị dự toán cấp dưới lập dự toán thu, chi ngân sách hàng năm theo quy định của pháp luật; tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách của Văn phòng Chính phủ trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm. 4. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp, xây dựng dự toán ngân sách hàng năm của Văn phòng Chính phủ; trình phương án phân bổ, dự toán ngân sách, bao gồm: Điều chỉnh, bổ sung dự toán cho các đơn vị trực thuộc Văn phòng Chính phủ và các đơn vị khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ sau khi được cấp có thẩm quyền giao. 5. Tổ chức giao dự toán thu, chi ngân sách hàng năm và cấp phát ngân sách cho đơn vị dự toán cấp dưới; nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản phải nộp ngân sách; theo dõi, quản lý tài sản nhà nước đối với các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật. 6. Thực hiện đúng các quy định về kế toán, thống kê và chức năng, nhiệm vụ của Kế toán trưởng; chịu trách nhiệm báo cáo, quyết toán ngân sách và công khai ngân sách theo quy định của pháp luật. 7. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và tổng hợp tình hình thực hiện thu, chi ngân sách của Văn phòng Chính phủ, công tác quản lý tài chính và duyệt quyết toán của các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn các đơn vị phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng kinh phí được cấp và các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. 8. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đơn vị sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp có thu về sử dụng nguồn thu sự nghiệp để phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động theo quy định của pháp luật. 9. Chịu trách nhiệm đầy đủ trong việc hướng dẫn ngân sách, kiểm tra các đơn vị trực thuộc nghiệm các quy định của pháp luật về quản lý tài chính, kế toán, thống kê trên tinh thần các đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ là đơn vị mẫu mực về thực hiện quy định thu, chi, sử dụng ngân sách nhà nước đúng quy định, hiệu quả. 10. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách của Văn phòng Chính phủ và các đơn vị dự toán trực thuộc Văn phòng Chính phủ trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm quyết định. 11. Phối hợp với Cục Quản trị và các đơn vị liên quan bảo đảm kinh phí cho các chuyến đi công tác nước ngoài của Thủ tướng, các Phó Thủ tưởng Chính phủ theo phân cấp quản lý tài chính của Bộ trưởng, Chủ nhiệm. 12. Thực hiện chức năng thẩm định, tham mưu cho lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, trực tiếp là Phó Chủ nhiệm được phân công phụ trách quản trị, tài vụ trong việc quản lý tài chính, tổ chức thực hiện việc đầu tư, xây dựng, sửa chữa các hạng mục công trình và mua sắm hàng hóa dịch vụ theo phân cấp của Bộ trưởng, Chủ nhiệm. 13. Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn về nghiệp vụ tài chính, kế toán theo quy định. 14. Chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm quản lý tài chính các dự án viện trợ cho Văn phòng Chính phủ và các đơn vị khác theo quy định của pháp luật về quản lý tài chính. 15. Lưu giữ, bảo quản hồ sơ, sổ sách, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật. 16. Có trách nhiệm báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với Bộ trưởng, Chủ nhiệm về tình hình quản lý tài chính của cơ quan Văn phòng Chính phủ. 17. Vụ Tài vụ có Phòng Tổng hợp, Phòng Theo dõi các đơn vị dự toán thuộc Văn phòng Chính phủ. Điều 19. Cục Quản trị Cục Quản trị giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng bảo đảm hậu cần, phục vụ hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Chính phủ; quản lý toàn bộ tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật, công tác lễ tân, hậu cần, bảo vệ an ninh, an toàn trụ sở cơ quan, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, công chức và người lao động; có con dấu và tài khoản, đơn vị dự toán cấp III theo quy định của pháp luật. Cục Quản trị thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: 1. Bảo đảm phương tiện, điều kiện vật chất; bố trí vị trí, hình thức, nghi lễ theo quy định trong các phiên họp Chính phủ, các buổi họp, làm việc, tiếp khách của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ với các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức trong nước và ngoài nước tại trụ sở Chính phủ, Văn phòng Chính phủ hoặc các địa điểm khác khi Văn phòng Chính phủ được phân công chủ trì. 2. Bảo đảm điều kiện và phương tiện đi lại, phục vụ làm việc của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, các chức danh khác khi được Thủ tướng giao và cán bộ, công chức của Văn phòng Chính phủ theo quy định của Nhà nước và các Quy chế quản lý của Văn phòng Chính phủ. 3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan bảo vệ an toàn trụ sở làm việc của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ, bao gồm cả xác định khu vực, địa điểm cấm; xây dựng phương án, kế hoạch và biện pháp bảo vệ cơ quan; tổ chức quản lý và hướng dẫn nâng cao nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ cơ quan; bảo vệ an ninh, trật tự, trị an khu vực cơ quan; xây dựng phương án và biện pháp phòng cháy, chữa cháy, thường trực phòng cháy, chữa cháy khu vực cơ quan. 4. Phối hợp với các cơ quan liên quan phục vụ đón, tiếp, bảo đảm ăn, nghỉ của khách nước ngoài đến Việt Nam làm việc với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Chính phủ. Tổ chức tiếp nhận quản lý theo đúng quy định của pháp luật đối với bưu phẩm, hàng hóa, quà tặng do các tổ chức, cá nhân nước ngoài và trong nước gửi đến Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ. 5. Phối hợp với Vụ Quan hệ quốc tế chuẩn bị nội dung, trình xin ý kiến trả lời điện, thư, thiếp chúc mừng, chia buồn của các tổ chức và cá nhân ngoài nước gửi đến Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ; đề xuất và chuẩn bị quà tặng của Chính phủ, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ cho các đối tượng ngoài nước đến Việt Nam theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền. 6. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị nội dung, trình xin ý kiến trả lời điện, thư, thiếp chúc mừng, chia buồn của các tổ chức và cá nhân trong nước gửi đến Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ; đề xuất và chuẩn bị quà tặng của Chính phủ, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ cho các đối tượng trong nước theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền. 7. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan bảo đảm các điều kiện vật chất phục vụ các hoạt động nghi lễ nhà nước (lễ kỷ niệm các ngày lễ lớn, lễ quốc tang, lễ viếng các anh hùng liệt sỹ, lễ viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh) theo nhiệm vụ được phân công; phục vụ đón nhận danh hiệu khen thưởng của Đảng và Nhà nước, các ngày kỷ niệm sinh nhật, ngày mất của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước; phúng, viếng, điện chia buồn các đồng chí lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương từ trần và các đối tượng khác theo yêu cầu của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm. 8. Quản lý về mặt hiện vật toàn bộ các tài sản có nguồn gốc hình thành từ ngân sách nhà nước, viện trợ, quà tặng và các nguồn hợp pháp khác thuộc quyền quản lý của Văn phòng Chính phủ. Theo dõi tình hình biến động tăng, giảm tài sản về mặt hiện vật; thực hiện các quyết định của cấp có thẩm quyền về điều chuyển, thanh lý tài sản theo quy định; thực hiện quy định về bảo hiểm phương tiện, tài sản; mua sắm, sử dụng tài sản hàng hóa, vật tư, xăng, dầu cơ quan; lưu giữ, bảo quản tư liệu, hiện vật về hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Chính phủ tại trụ sở Chính phủ, Văn phòng Chính phủ. 9. Được ủy quyền chi Quỹ hỗ trợ người lao động của Văn phòng Chính phủ theo quy định; chủ đầu tư các công trình xây dựng cơ bản thuộc nguồn ngân sách nhà nước; cải tạo, sửa chữa, duy tu, nâng cấp cơ sở vật chất; trang bị các phương tiện, điều kiện làm việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Chính phủ tại phía Bắc. Được phân cấp quyết định mức chi dưới 500.000.000 đồng đối với đầu tư sửa chữa, xây dựng cơ bản; dưới 100.000.000 đồng đối với mua sắm, hàng hóa, dịch vụ và chi thường xuyên khác (trừ tiền lương và các khoản chi có tính chất lương). Quản lý các công trình xây dựng cơ bản, các hạng mục cải tạo sửa chữa, duy tu, nâng cấp tài sản cố định của Văn phòng Chính phủ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng, Chủ nhiệm tại phía Bắc. 10. Chủ trì, phối hợp với cơ quan y tế thực hiện bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, công chức, người lao động thuộc Văn phòng Chính phủ; bảo đảm môi trường, cảnh quan, vệ sinh nơi làm việc và khu vực trụ sở của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ. 11. Phối hợp với các đơn vị sự nghiệp có thu phía Bắc bảo đảm điều kiện ăn, nghỉ cho đại biểu trong nước về họp, làm việc với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ tại thành phố Hà Nội. 12. Bảo đảm công tác lễ tân, hậu cần phục vụ các chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ với các Bộ, ngành, địa phương ở phía Bắc; các cuộc họp, hội nghị của Chính phủ, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ ở phía Bắc. 13. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan phục vụ các chuyến đi công tác nước ngoài của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (trừ quà tặng do Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm); báo cáo lãnh đạo Văn phòng Chính phủ giải quyết các trường hợp phát sinh cho các chuyến đi công tác của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ. 14. Bảo đảm công tác lễ tân, hậu cần cho các chuyến thăm và làm việc nước ngoài của Bộ trưởng, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. 15. Thực hiện các chính sách, chế độ theo quy định của Nhà nước đối với cán bộ, công chức, người lao động của Văn phòng Chính phủ; quản lý nhà ăn cơ quan Văn phòng Chính phủ. 16. Quản lý ngân sách của đơn vị dự toán cấp III và chịu sự giám sát, hướng dẫn của đơn vị dự toán tài chính cấp trên theo đúng quy định của pháp luật về quản lý tài chính để phục vụ cho hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ. 17. Quản lý, duy trì, nâng cấp vườn hoa, cây xanh trong khu vực trụ sở làm việc của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ. 18. Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức việc mua sắm vật tư, thiết bị, văn phòng phẩm của các đơn vị và các nhu cầu khác theo quy định của Nhà nước; lập kế hoạch sửa chữa, xây dựng trụ sở Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, nhà ở công vụ của Chính phủ; phối hợp với Vụ Tài vụ tổng hợp vào dự toán chi ngân sách hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch và tổ chức thực hiện. 19. Thẩm định về sự cần thiết, yêu cầu kỹ thuật phải đầu tư, mua sắm đối với tài sản, hàng hóa, vật tư của các dự án và các đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ (trừ phần phân cấp cho các đơn vị tự quyết định). 20. Cục Quản trị có Phòng Quản trị, Phòng Tài vụ, Phòng Lễ tân, Phòng Quản lý nhà làm việc Chính phủ, Phòng Tổng hợp, Phòng Xây dựng, quản lý nhà và Công trình, Phòng Bảo vệ, Phòng Y tế và Đoàn xe. Điều 20. Cục Hành chính – Quản trị II Cục Hành chính – Quản trị II giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng bảo đảm công tác hậu cần, phục vụ hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Chính phủ tại phía Nam; quản lý toàn bộ tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật, công tác lễ tân, hậu cần, bảo vệ an ninh, an toàn trụ sở cơ quan, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, công chức, người lao động; thực hiện công tác tổ chức, hành chính, tài vụ của Văn phòng Chính phủ tại phía Nam theo quyết định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm; có con dấu và tài khoản cấp III theo quy định của pháp luật. Cục Hành chính – Quản trị II thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: 1. Bảo đảm công tác lễ tân, hậu cần phục vụ các chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ với các Bộ, ngành, địa phương ở phía Nam; các cuộc họp, hội nghị của Chính phủ, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ ở phía Nam. 2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước tổ chức bảo vệ an toàn các hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ; với các cơ quan liên quan bảo vệ an toàn trụ sở làm việc của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ, bao gồm: Xác định khu vực, địa điểm cấm; xây dựng phương án, kế hoạch và biện pháp cụ thể bảo vệ cơ quan; tổ chức quản lý và hướng dẫn nâng cao nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ cơ quan; bảo vệ, giữ gìn an ninh, trật tự, trị an khu vực cơ quan; xây dựng phương án và biện pháp phòng cháy, chữa cháy, thường trực phòng cháy, chữa cháy khu vực cơ quan tại phía Nam. 3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan bảo đảm các điều kiện vật chất phục vụ các hoạt động nghi lễ nhà nước (lễ kỷ niệm các ngày lễ lớn, lễ quốc tang, lễ viếng các anh hùng liệt sỹ) theo phân công; phục vụ các đồng chí nguyên là lãnh đạo Chính phủ tại phía Nam theo quy định; phục vụ đón nhận danh hiệu khen thưởng của Đảng và Nhà nước, các ngày kỷ niệm sinh nhật, ngày mất của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước và nguyên là lãnh đạo Đảng và Nhà nước; phúng, viếng, điện chia buồn các đồng chí lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương từ trần ở phía Nam và các đối tượng khác theo yêu cầu của Thủ tướng và Bộ trưởng, Chủ nhiệm. 4. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp nhận, quản lý, phát hành và lưu trữ các văn bản, tài liệu mật của các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan tại phía Nam theo Quy chế bảo mật tài liệu theo phân cấp. 5. Tiếp nhận, quản lý công văn, tài liệu đi và đến của các bộ phận thuộc Văn phòng Chính phủ tại phía Nam theo phân cấp của Bộ trưởng, Chủ nhiệm. 6. Quản lý đánh máy, in, chụp, fax tài liệu phục vụ cho hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ thuộc Văn phòng Chính phủ tại phía Nam. 7. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu thuộc Văn phòng Chính phủ tại phía Nam theo quy định và hướng dẫn về công tác lưu trữ của Văn phòng Chính phủ theo phân cấp của Bộ trưởng, Chủ nhiệm. 8. Quản lý con dấu của Cục Hành chính – Quản trị II theo quy định; quản lý thống nhất hoạt động hành chính của các bộ phận thuộc Văn phòng Chính phủ tại phía Nam theo phân cấp. 9. Tổ chức quản lý, vận hành mạng tin học của Văn phòng Chính phủ tại phía Nam; bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị tin học và phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện đào tạo, bồi dưỡng về tin học cho cán bộ, công chức các đơn vị tại phía Nam. 10. Đề xuất, tổ chức thực hiện việc sửa chữa, cải tạo, xây dựng mới cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ tại phía Nam theo quy định của Nhà nước. 11. Được ủy quyền chủ đầu tư các công trình xây dựng cơ bản, cải tạo, xây dựng mới cơ sở vật chất từ nguồn ngân sách nhà nước. Được phân cấp quyết định mức chi dưới 100.000.000 đồng đối với đầu tư sửa chữa, xây dựng cơ bản; dưới 50.000.000 đồng đối với mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ và chi thường xuyên khác. Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất, kỹ thuật của Văn phòng Chính phủ tại phía Nam. Quản lý các công trình xây dựng cơ bản, các hạng mục cải tạo sửa chữa, duy tu, nâng cấp tài sản cố định của Văn phòng Chính phủ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng, Chủ nhiệm tại phía Nam. 12. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan y tế chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho cán bộ, công chức, người lao động thuộc Văn phòng Chính phủ tại phía Nam theo quy định; các đại biểu về dự hội nghị do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ chủ trì tại phía Nam. 13. Quản lý tổ chức, biên chế và hồ sơ cán bộ, công chức, người lao động theo phân cấp quản lý của Bộ trưởng, Chủ nhiệm. 14. Giải quyết các chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, người lao động của các đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ tại phía Nam theo quy định của Nhà nước và phân cấp quản lý của Bộ trưởng, Chủ nhiệm. 15. Chăm lo đời sống cho cán bộ, công chức, người lao động của các đơn vị phía Nam thuộc Văn phòng Chính phủ theo phân cấp của Bộ trưởng, Chủ nhiệm. 16. Quản lý ngân sách của đơn vị dự toán cấp III theo đúng quy định của pháp luật về quản lý tài chính để phục vụ cho hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ. 17. Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị sự nghiệp có thu phía Nam bảo đảm điều kiện ăn, nghỉ cho đại biểu trong nước về họp, làm việc với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ tại thành phố Hồ Chí Minh. 18. Làm đầu mối chủ trì tổ chức các hoạt động chung của các đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ ở phía Nam, như các hoạt động học tập, bồi dưỡng, nghe thời sự, nghị quyết và văn hóa, thể thao. 19. Cục Hành chính – Quản trị II có Phòng Hành chính – Tổ chức, Phòng Quản trị, Phòng Tài vụ, Phòng Bảo vệ, Đoàn xe. Điều 21. Cục Kiểm soát thủ tục hành chính Cục Kiểm soát thủ tục hành chính ngoài thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 Quyết định số 74/2010/QĐ TTg ngày 22 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính trực thuộc Văn phòng Chính phủ, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính còn thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1. Phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm tra các báo cáo, đề án, văn bản chỉ đạo, điều hành do các Bộ, ngành, địa phương trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phần nội dung liên quan đến cải cách thủ tục hành chính. 2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm tra các báo cáo, đề án về cải cách thủ tục hành chính; thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và hành chính điện tử do các Bộ, ngành, địa phương trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 3. Đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các Bộ, ngành, địa phương thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính theo quy định tại Quyết định số 945/QĐ TTg ngày 20 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ; định kỳ hàng quý chuẩn bị báo cáo của Văn phòng Chính phủ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tình hình, kết quả thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính tại các Bộ, ngành, địa phương; định kỳ hàng năm phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị phần nội dung Báo cáo về công tác cải cách thủ tục hành chính trong Báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước hàng năm của Chính phủ. 4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao. Điều 22. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ Cổng Thông tin điện tử Chính phủ ngoài thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 Quyết định số 83/2008/QĐ TTg ngày 25 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ còn thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 1. Phối hợp với Vụ Tổng hợp, các đơn vị liên quan tổ chức tiếp báo chí, trả lời phỏng vấn của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ với báo chí trong nước. 2. Phối hợp với Vụ Tổng hợp, các đơn vị liên quan tổ chức họp báo định kỳ hoặc đột xuất của Bộ trưởng, Chủ nhiệm và nắm tình hình sau khi tổ chức họp báo; giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm cung cấp thông tin theo quy định cho báo chí và nhân dân về hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 3. Phối hợp với Vụ Tổng hợp, các đơn vị liên quan thu thập thông tin từ báo chí và các nguồn thông tin khác về hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cũng như các sự kiện nổi bật về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 4. Phối hợp với Vụ Tổng hợp, các đơn vị liên quan quản lý và phục vụ hoạt động nghiệp vụ của phóng viên báo chí tham dự và đưa tin về các hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Chính phủ. 5. Phối hợp với Vụ Tổng hợp, các đơn vị liên quan xử lý các vấn đề báo chí nêu theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ. 6. Phối hợp với Vụ Hành chính và các đơn vị liên quan bảo đảm nội dung, duy trì hoạt động của Công báo điện tử trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; tiếp nhận kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (trừ văn bản thuộc phạm vi bí mật nhà nước). 7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao. Điều 23. Trung tâm Tin học Trung tâm Tin học ngoài thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 Quyết định số 803/QĐ VPCP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Trung tâm Tin học, Trung tâm Tin học còn thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 1. Phối hợp với Vụ Hành chính và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản tại Văn phòng Chính phủ. 2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan bảo đảm an toàn, an ninh mạng của Văn phòng Chính phủ. 3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan quản lý Trung tâm tích hợp dữ liệu điện tử tại Văn phòng Chính phủ. 4. Giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan quản lý thiết bị tin học được trang bị tại Văn phòng Chính phủ. 5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao. Chương 3. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 24. Hiệu lực thi hành 1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 993/QĐ VPCP ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ. 2. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Quyết định này. Điều 25. Trách nhiệm thi hành 1. Các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, các Trợ lý, Thư ký của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Vụ trưởng, Cục trưởng, Trưởng các đơn vị trực thuộc và công chức, viên chức của Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. 2. Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên rà soát việc phân công trong Quyết định này, phát hiện những việc chồng chéo, chưa phù hợp để trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm sửa đổi, bổ sung kịp thời nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác./. Nơi nhận: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP; Văn phòng Trung ương (để phối hợp); Văn phòng Quốc hội (để phối hợp); Văn phòng Chủ tịch nước (để phối hợp); Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW; VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Trợ lý Thủ tướng Chính phủ, Thư ký các Phó Thủ tướng Chính phủ; VP: Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn Thanh niên; Lưu: Văn thư, TCCB (40b) BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM Vũ Đức Đam
BỘ NỘI VỤ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 23/QĐ BNV Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO BỘ NỘI VỤ BAN HÀNH HẾT HIỆU LỰC PHÁP LUẬT BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03/6/2008; Căn cứ Nghị định số 24/2009/NĐ CP ngày 05/3/2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ CP ngày 17/4/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Nội vụ ban hành theo thẩm quyền hết hiệu lực pháp luật (Danh mục kèm theo). Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Nội vụ có trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận: VPCP: VP Quốc hội; VP Chủ tịch nước; VPTW và các Ban của Đảng; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Kiểm toán Nhà nước; HĐND, UBND, Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tòa án NDTC, Viện Kiểm sát NDTC; Cơ quan TW của các đoàn thể; Các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ; Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ TP); Công báo; Website Chính phủ; Website BNV; Bộ trưởng (để báo cáo); Lưu VT; PC. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Văn Tất Thu DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO BỘ NỘI VỤ BAN HÀNH THEO THẨM QUYỀN HẾT HIỆU LỰC PHÁP LUẬT (Ban hành kèm theo Quyết định số 23/QĐ BNV ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ) STT Tên loại văn bản Số, ký hiệu văn bản Ngày, tháng, năm ban hành Cơ quan ban hành Nội dung văn bản Văn bản thay thế 01 Thông tư 10/2011/TT BNV 04/08/2011 Bộ Nội vụ Ban hành chức danh, mã số các ngạch viên chức dân số Thông tư số 12/2011/TT BNV ngày 01/10/2011 ban hành chức danh, mã số các ngạch viên chức dân số
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 10/QĐ UBND Điện Biên, ngày 09 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ ÁP DỤNG CHUNG TẠI CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Nghị định số: 63/2010/NĐ CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội và Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính bị bãi bỏ do áp dụng văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực áp dụng chung tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên (có danh mục cụ thể kèm theo). Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội; Thủ trưởng các ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; UBND các xã, phường, thị trấn; các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. CHỦ TỊCH Mùa A Sơn DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ ÁP DỤNG CHUNG TẠI CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN (Ban hành kèm theo Quyết định số: 10/QĐ UBND ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên) STT SỐ HỒ SƠ TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ LÝ DO BÃI BỎ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH GHI CHÚ T DBI 090482 TT Chi hỗ trợ cho trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm Văn bản quy định TTHC đã hết hiệu lực pháp luật T DBI 090497 TT Chi hỗ trợ cho trẻ em bị xâm hại tình dục Văn bản quy định TTHC đã hết hiệu lực pháp luật T DBI 090489 TT Chi hỗ trợ cho trẻ em lang thang Văn bản quy định TTHC đã hết hiệu lực pháp luật
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 09/QĐ UBND Điện Biên, ngày 09 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH ĐIỆN BIÊN CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Nghị định số: 63/2010/NĐ CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Điện Biên, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này, 01 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương . (có danh mục và nội dung cụ thể kèm theo). Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Công Thương; Thủ trưởng các ngành liên quan; các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. CHỦ TỊCH Mùa A Sơn DANH MỤC VÀ NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 09/QĐ UBND ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên) Phần I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG STT Tên thủ tục hành chính Lĩnh vực Hóa chất 1 Cấp giấy xác nhận khai báo hóa chất sản xuất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo Phần II. NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG 1. Cấp giấy xác nhận khai báo hóa chất sản xuất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo Trình tự thực hiện: Bước 1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xác nhận khai báo hóa chất sản xuất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo đến nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Văn Phòng Sở Công thương tỉnh Điện Biên trước ngày 31 tháng 1 hàng năm. Công chức tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, nếu: + Hồ sơ chưa đầy đủ: hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ theo quy định. + Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: viết phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả cho tổ chức, cá nhân. Bước 2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ cho phòng Kỹ thuật An toàn Môi trường thẩm định hồ sơ; nếu đủ điều kiện giải quyết thì trình lãnh đạo Sở ký Giấy xác nhận. Nếu từ chối cấp Giấy xác nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do Bước 3. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trao giấy xác nhận cho tổ chức, cá nhân. Cách thức thực hiện: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Văn Phòng Sở Công Thương Điện Biên. Thành phần hồ sơ: Bản khai báo hóa chất (Phụ lục 1 ban hành theo Thông tư 40/2011/TT BCT) Phiếu an toàn hóa chất (Phụ lục 17 ban hành theo Thông tư số 28/2010/TT BCT) (Trường hợp hóa chất đã được khai báo trước đó tại Sở Công thương thì tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất nguy hiểm không phải nộp lại Phiếu an toàn hóa chất khi thành phần hóa chất không thay đổi). Số lượng hồ sơ: 01 bộ Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân Tổ chức Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công thương tỉnh Điện Biên Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận Lệ phí (nếu có): Không Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai : Bản khai báo hóa chất (Phụ lục 1) Phiếu an toàn hóa chất (Phụ lục 17) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện TTHC: Không Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Điều 43 Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007; Nghị định số 108/2008/NĐ CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất; Khoản 11, Điều 1 của Nghị định 26/2011/NĐ CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa Chất; Thông tư số 28/2010/TT BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công thương quy định cụ thể một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất; Thông tư số 40/2011/TT BCT ngày 14/11/2011 của Bộ Công thương quy định về khai báo hoá chất; Quyết định số 93/2007/QĐ TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. PHỤ LỤC 1 MẪU BẢN KHAI BÁO HÓA CHẤT (Ban hành kèm theo Thông tư số 40/2011/TT BCT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ Công thương) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc BẢN KHAI BÁO HÓA CHẤT Căn cứ Luật Hóa chất; Căn cứ Nghị định số 26/2011/NĐ CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất; Thông tư số: /2011/TT BCT ngày tháng năm 2011 của Bộ Công thương quy định khai báo hóa chất. Phần I THÔNG TIN CHUNG 1. Tên tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu hóa chất: 2. Mã số thuế: 3. Địa chỉ của trụ sở chính: 4. Điện thoại: Fax: Email: 5. Họ và tên người đại diện pháp luật: Chức vụ: 6. Loại hình hoạt động: Sản xuất □ Nhập khẩu □ Sử dụng □ 7. Nơi đặt cơ sở sản xuất, sử dụng, bảo quản: 8. Cửa khẩu nhập hóa chất: 9. Các thông tin khác: Họ tên người phụ trách khai báo: Số điện thoại di động: Email: Phần II THÔNG TIN VỀ HÓA CHẤT 1. Thông tin hóa chất STT Mã HS Mã CAS Tên thương mại Tên IUPAC Công thức hóa học Khối lượng Mục đích sản xuất Xuất xứ 1 2 3 4 5 2. Thông tin khác: 2.1. Đối với loại hình nhập khẩu Số Hóa đơn (Invoice): Ngày ký hóa đơn (Invoice): Công ty xuất khẩu: Quốc gia: Cửa khẩu nhập hóa chất: 2.2. Đối với loại hình sản xuất Địa chỉ nơi sản xuất: Tôi cam đoan tất cả các thông tin khai báo trên đây đúng và đầy đủ theo quy định của Nghị định số 26/2011/NĐ CP và Thông tư số 39/2011/TT BCT./. …....................., ngày … tháng … năm 20… THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ KHAI BÁO (Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu) Ghi chú: Khối lượng được khai theo tổng số lượng nhập khẩu của hợp đồng, những lần nhập khẩu tiếp theo khai theo chi tiết của hóa đơn (invoice). Phụ lục 17: (Thông tư số 28/2010/TT BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010) PHIẾU AN TOÀN HÓA CHẤT Phiếu an toàn hóa chất Tên phân loại, tên sản phẩm Logo của doanh nghiệp (không bắt buộc) Số CAS: Số UN: Số đăng ký EC: Số chỉ thị nguy hiểm của các tổ chức xếp loại (nếu có): Số đăng ký danh mục Quốc gia khác (nếu có): I. NHẬN DẠNG HÓA CHẤT Tên thường gọi của chất: Mã sản phẩm (nếu có) Tên thương mại: Tên khác (không là tên khoa học): Tên nhà cung cấp hoặc nhập khẩu, địa chỉ: Địa chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp: Tên nhà sản xuất và địa chỉ: Mục đích sử dụng: ghi ngắn gọn mục đích sử dụng, ví dụ: làm dung môi hòa tan nhựa PVC II. THÔNG TIN VỀ THÀNH PHẦN CÁC CHẤT Tên thành phần nguy hiểm Số CAS Công thức hóa học Hàm lượng (% theo trọng lượng) Thành phần 1 Không bắt buộc ghi chính xác, xem ghi chú Thành phần 2 (nếu có) Thành phần 3 (nếu có) Thành phần 4 (nếu có) Thành phần 5 (nếu có) III. NHẬN DẠNG ĐẶC TÍNH NGUY HIỂM CỦA HÓA CHẤT 1. Mức xếp loại nguy hiểm (theo số liệu hợp lệ có sẵn của các quốc gia, tổ chức thử nghiệm. Ví dụ: EU, Mỹ, OSHA…) 2. Cảnh báo nguy hiểm Cháy, nổ hoặc độc khi tiếp xúc; Ô xy hóa mạnh, ăn mòn mạnh, biến đổi tế bào gốc, độc cấp tính mãn tính đối với môi trường thủy sinh; Lưu ý khi tiếp xúc, bảo quản, sử dụng. 3. Các đường tiếp xúc và triệu chứng Đường mắt; Đường thở; Đường da; Đường tiêu hóa; Đường tiết sữa. IV. BIỆN PHÁP SƠ CỨU VỀ Y TẾ 1. Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường mắt (bị văng, dây vào mắt) 2. Trường hợp tai nạn tiếp xúc trên da (bị dây vào da) 3. Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường hô hấp (hít thở phải hóa chất nguy hiểm dạng hơi, khí) 4. Trường hợp tai nạn theo đường tiêu hóa (ăn, uống nuốt nhầm hóa chất) 5. Lưu ý đối với bác sĩ điều trị (nếu có) V. BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHI CÓ HỎA HOẠN 1. Xếp loại về tính cháy (dễ cháy, rất dễ cháy hoặc cực kỳ dễ cháy, không cháy, khó cháy…) 2. Sản phẩm tạo ra khi bị cháy 3. Các tác nhân gây cháy, nổ (tia lửa, tĩnh điện, nhiệt độ cao, va đập, ma sát …) 4. Các chất dập cháy thích hợp và hướng dẫn biện pháp chữa cháy, biện pháp kết hợp khác 5. Phương tiện, trang phục bảo hộ cần thiết khi chữa cháy 6. Các lưu ý đặc biệt về cháy, nổ (nếu có) VI. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ KHI CÓ SỰ CỐ 1. Khi tràn đổ, dò rỉ ở mức nhỏ 2. Khi tràn đổ, dò rỉ lớn ở diện rộng VII. YÊU CẦU VỀ CẤT GIỮ 1. Biện pháp, điều kiện cần áp dụng khi sử dụng, thao tác với hóa chất nguy hiểm (thông gió, chỉ dùng trong hệ thống kín, sử dụng thiết bị điện phòng nổ, vận chuyển nội bộ…) 2. Biện pháp, điều kiện cần áp dụng khi bảo quản (nhiệt độ, cách sắp xếp, các hạn chế về nguồn gây cháy, nổ, các chất cần tránh bảo quản chung…) VIII. TÁC ĐỘNG LÊN NGƯỜI VÀ YÊU CẦU VỀ THIẾT BỊ BẢO VỆ CÁ NHÂN 1. Các biện pháp hạn chế tiếp xúc cần thiết (thông gió hoặc biện pháp giảm nồng độ hơi, khí trong khu vực làm việc, các biện pháp cách ly, hạn chế thời giờ làm việc …) 2. Các phương tiện bảo hộ cá nhân khi làm việc Bảo vệ mắt; Bảo vệ thân thể; Bảo vệ tay; Bảo vệ chân. 3. Phương tiện bảo hộ trong trường hợp xử lý sự cố 4. Các biện pháp vệ sinh (tắm, khử độc…) IX. ĐẶC TÍNH LÝ, HÓA CỦA HÓA CHẤT Trạng thái vật lý Điểm sôi (0C) Màu sắc Điểm nóng chảy (0C) Mùi đặc trưng Điểm bùng cháy (0C) (Flash point) theo phương pháp xác định Áp suất hóa hơi (mm Hg) ở nhiệt độ, áp suất tiêu chuẩn Nhiệt độ tự cháy (0C) Tỷ trọng hơi (Không khí = 1) ở nhiệt độ, áp suất tiêu chuẩn Giới hạn nồng độ cháy, nổ trên (% hỗn hợp với không khí) Độ hòa tan trong nước Giới hạn nồng độ cháy, nổ dưới (% hỗn hợp với không khí) Độ PH Tỷ lệ hóa hơi Khối lượng riêng (kg/m3) Các tính chất khác nếu có X. MỨC ỔN ĐỊNH VÀ KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA HÓA CHẤT 1. Tính ổn định (độ bền nhiệt, độ nhạy với tác nhân ma sát, va đập…) 2. Khả năng phản ứng: Phản ứng phân hủy và sản phẩm của phản ứng phân hủy; Các phản ứng nguy hiểm (ăn mòn, cháy, nổ, phản ứng với môi trường xung quanh); Các chất có phản ứng sinh nhiệt, khí độc hại, các chất không bảo quản chung …); Phản ứng trùng hợp. XI. THÔNG TIN VỀ ĐỘC TÍNH Tên thành phần Loại ngưỡng Kết quả Đường tiếp xúc Sinh vật thử Thành phần 1 LC, LD, PEL, Nồng độ tối đa cho phép… mg/m3 Da, hô hấp… Chuột, thỏ… Thành phần 2 (nếu có) Thành phần 3 (nếu có) 1. Các ảnh hưởng mãn tính với người (Ung thư, độc sinh sản, biến đổi gen …) 2. Các ảnh hưởng độc khác XII. THÔNG TIN VỀ SINH THÁI 1. Độc tính với sinh vật Tên thành phần Loại sinh vật Chu kỳ ảnh hưởng Kết quả Thành phần 1 Thành phần 2 (nếu có) … 2. Tác động trong môi trường Mức độ phân hủy sinh học Chỉ số BOD và COD Sản phẩm của quá trình phân hủy sinh học Mức độc tính của sản phẩm phân hủy sinh học XIII. YÊU CẦU TRONG VIỆC THẢI BỎ 1. Thông tin quy định tiêu hủy (thông tin về luật pháp) 2. Xếp loại nguy hiểm của chất thải 3. Biện pháp tiêu hủy 4. Sản phẩm của quá trình tiêu hủy, biện pháp xử lý XIV. YÊU CẦU TRONG VẬN CHUYỂN Tên quy định Số UN Tên vận chuyển đường biển Loại, nhóm hàng nguy hiểm Quy cách đóng gói Nhãn vận chuyển Thông tin bổ sung Quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm của Việt Nam: Nghị định số 104/2009/NĐ CP ngày 09/11/2009 của CP quy định Danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; Nghị định số 29/2005/NĐ CP ngày 10/3/2005 của CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm và việc vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa. Quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm quốc tế của EU, USA… XV. QUY CHUẨN KỸ THUẬT VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT PHẢI TUÂN THỦ 1. Tình trạng khai báo, đăng ký ở các quốc gia khu vực trên thế giới (liệt kê các danh mục quốc gia đã tiến hành khai báo, tình trạng khai báo) 2. Phân loại nguy hiểm theo quốc gia khai báo, đăng ký 3. Quy chuẩn kỹ thuật tuân thủ XVI. THÔNG TIN CẦN THIẾT KHÁC Ngày tháng biên soạn Phiếu: Ngày tháng sửa đổi, bổ sung gần nhất: Tên tổ chức, cá nhân soạn thảo: Lưu ý người đọc: Những thông tin trong Phiếu an toàn hóa chất này được biên soạn dựa trên các kiến thức hợp lệ và mới nhất về hóa chất nguy hiểm và phải được sử dụng để thực hiện các biện pháp ngăn ngừa rủi ro, tai nạn. Hóa chất nguy hiểm trong Phiếu này có thể có những tính chất nguy hiểm khác tùy theo hoàn cảnh sử dụng và tiếp xúc Hướng dẫn bổ sung: 1. Những thông tin có kèm theo từ “nếu có” được biên soạn tùy theo điều kiện cụ thể, không hàm ý bắt buộc. 2. Phải ghi đầy đủ thông tin cần thiết vào các mục trong phiếu. 3. Trường hợp không có thông tin, ghi cụm từ “chưa có thông tin”. 4. Trường hợp thông tin không phù hợp, ví dụ: một chất rắn không bay hơi nên không có thông số áp suất hóa hơi, ghi cụm từ “không phù hợp” 5. Trường hợp các thông tin có sẵn chỉ ra mức độ không nguy hiểm tương ứng với mục từ cần ghi, ghi cụ thể, rõ ràng thông tin chỉ ra tính chất không nguy hiểm theo phân loại của tổ chức nhất định; ví dụ: thông tin về ảnh hưởng mãn tính, ghi “không được phân loại là chất gây ung thư theo OSHA, ACGIH…”. 6. Đơn vị đo lường sử dụng trong phiếu áp dụng theo quy định của pháp luật. 7. Cách ghi làm lượng thành phần Không bắt buộc ghi chính xác hàm lượng thành phần, chỉ cần ghi khoảng nồng độ của thành phần theo quy tắc sau: a) Từ 0.1 đến 1 phần trăm; b) Từ 0.5 đến 1,5 phần trăm; c) Từ 1 đến 5 phần trăm; d) Từ 3 đến 7 phần trăm; đ) Từ 5 đến 10 phần trăm; e) Từ 7 đến 13 phần trăm; g) Từ 10 đến 30 phần trăm; h) Từ 15 đến 40 phần trăm; i) Từ 30 đến 60 phần trăm; k) Từ 40 đến 70 phần trăm; l) Từ 60 đến 100 phần trăm;
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 01/2012/QĐ UBND Phú Thọ, ngày 09 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG CỦA TỈNH PHÚ THỌ UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ, Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Căn cứ Thông tư số 02/2011/TT BNV ngày 24/01/2011 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 42/2010/NĐ CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Căn cứ Thông tư số 71/2011/TT BTC ngày 24/5/2011 của bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập, quản lý và sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng; Xét đề nghị của Giám đốc sở Nội vụ tại Tờ trình số 1296/TTr SNV ngày 16 tháng 12 năm 2011, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về công tác thi đua, khen thưởng của tỉnh Phú Thọ. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1111/2007/QĐ UBND ngày 16/5/2007 của UBND tỉnh Phú Thọ. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc sở Nội vụ, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị; thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể; các doanh nghiệp; các trường đại học, cao đẳng và các đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Hoàng Dân Mạc QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG CỦA TỈNH PHÚ THỌ ( Ban hành kèm theo Quyết định số: 01/2012/QĐ UBND ngày 09/01/2012 của UBND tỉnh Phú Thọ Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Qui định này cụ thể các hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn thi đua, khen thưởng và chế độ thưởng vật chất; việc xét tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo thẩm quyền và qui trình xét chọn, thủ tục hồ sơ đề nghị khen thưởng; sử dụng, quản lý kinh phí thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh.Việc xét tặng các danh hiệu, các hình thức vinh danh khác của tỉnh có sau Quy định này sẽ có hướng dẫn riêng. Các nội dung không quy định tại văn bản này được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng hiện hành. Điều 2. Đối tượng áp dụng Các tập thể, cá nhân trong các cơ quan Nhà nước; đơn vị sự nghiệp; nhân dân lao động; các tổ chức chính trị; tổ chức chính trị – xã hội; tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp; tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế; đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân trên địa bàn tỉnh; các cá nhân, tổ chức người nước ngoài, tỉnh ngoài; người Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài, tự nguyện đăng ký thi đua và có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Phú Thọ đều được xem xét khen thưởng theo qui định. Điều 3. Nguyên tắc thi đua và căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua Thi đua được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, tự giác, công khai, trên cơ sở đảm bảo tinh thần đoàn kết và phát triển. Phát động phong trào thi đua phải gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị và phải xác định mục tiêu, chỉ tiêu thi đua cụ thể. Các tập thể, cá nhân tham gia phong trào thi đua phải có đăng ký thi đua. Việc xét tặng các danh hiệu thi đua sẽ căn cứ vào nội dung đăng ký thi đua, kết quả thực hiện các chỉ tiêu thi đua hàng năm. Điều 4. Nguyên tắc và căn cứ xét khen thưởng 1. Khen thưởng thường xuyên: Được thực hiện vào dịp tổng kết năm công tác, trên nguyên tắc chính xác, công khai, công bằng, kịp thời, phạm vi ảnh hưởng của thành tích đến đâu khen thưởng đến đó; không trình khen nhiều lần cho một đối tượng, trong năm thi đua, ở cùng một cấp, trừ thành tích xuất sắc đột xuất. Thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn có ảnh hưởng lớn được xem xét, đề nghị khen thưởng với mức cao hơn. Ưu tiên khen thưởng tập thể cơ sở, cá nhân trực tiếp lao động. 2. Khen thưởng theo chuyên đề: a. Các chuyên đề do Chủ tịch UBND tỉnh phát động: Khi tổng kết các phong trào thi đua chuyên đề do Chủ tịch UBND tỉnh phát động, việc khen thưởng được thực hiện trên nguyên tắc lấy kết quả thực hiện so với chỉ tiêu kế hoạch được giao và căn cứ vào điều kiện, khả năng thực tế khi thực hiện nhiệm vụ để xét khen thưởng, đảm bảo tính chính xác, công bằng. Số lượng trình khen thưởng cấp tỉnh không quá 30 tập thể, cá nhân thực sự tiêu biểu xuất sắc được lựa chọn từ các cấp, các ngành. b. Các chuyên đề do ngành phát động: Khi tổng kết các phong trào thi đua chuyên đề do ngành phát động, việc khen thưởng chỉ thực hiện khi: Kế hoạch tổ chức phong trào thi đua có đăng ký các chỉ tiêu thi đua, hình thức khen thưởng cụ thể; hàng năm báo cáo đánh giá kết quả thực hiện, được Thường trực Hội đồng TĐKT tỉnh theo dõi, tổng hợp; Tổng kết giai đoạn 03 05 năm; Kế hoạch tổng kết được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh phê duyệt; Đối tượng khen thưởng ưu tiên ở cơ sở và cá nhân trực tiếp lao động, sản xuất, công tác; Số lượng trình khen thưởng cấp tỉnh không quá 15 tập thể, cá nhân thực sự tiêu biểu xuất sắc. 3. Khen thưởng thành tích xuất sắc đột xuất, phải là những thành tích lập được trong hoàn cảnh không được dự báo trước, diễn ra ngoài dự kiến kế hoạch công việc bình thường; có phạm vi ảnh hưởng lớn, có tác dụng nêu gương học tập trong toàn ngành, toàn tỉnh được cơ quan có thẩm quyền công nhận và đề nghị. Điều 5. Giải thích từ ngữ Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Tập thể nhỏ trong đơn vị cơ sở (tập thể nhỏ): Là các đơn vị thành viên của đơn vị cơ sở như: khoa, phòng, tổ, đội và tương đương. 2. Đơn vị cơ sở: Là đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản độc lập. Đối với đơn vị hành chính: Là các xã, phường, thị trấn; đối với đơn vị sản xuất kinh doanh: Là các đơn vị hạch toán độc lập; đối với đơn vị sự nghiệp: Là các trường học, bệnh viện, trung tâm và tương đương. 3. Đơn vị trực thuộc tập thể có quy mô lớn (đơn vị trực thuộc): Là các đơn vị cấu thành tổ chức bộ máy của tập thể lớn, như: Các phòng, ban, văn phòng thuộc các huyện, thành, thị; các phòng, ban, văn phòng thuộc các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh. 4. Tập thể có quy mô lớn: Là các cơ quan, đơn vị có phạm vi hoạt động rộng, có qui mô tổ chức gồm nhiều đơn vị thành viên như: Các huyện, thành, thị; các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và tương đương (đơn vị thành viên các khối thi đua do UBND tỉnh thành lập). Điều 6. Tỷ lệ công nhận danh hiệu thi đua và trình khen thưởng 1. Đối với danh hiệu thi đua: a. Tỷ lệ công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua sở” không quá 40% trên tổng số cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, người lao động trong cơ quan, đơn vị. b. Tỷ lệ đề nghị công nhận danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, không quá 10% trên số cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”, những đơn vị có dưới 25 biên chế tỷ lệ trình không quá 20% trên số cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”. c. Tỷ lệ đề nghị công nhận danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” không quá 40% tập thể đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” trong cơ quan, đơn vị. 2. Đối với hình thức khen thưởng: a. Tập thể nhỏ, đơn vị cơ sở và đơn vị trực thuộc: Hàng năm trình khen từ cấp tỉnh trở lên không quá 30% cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”. b. Tập thể có quy mô lớn: Hàng năm trình khen từ cấp tỉnh không quá 20% tập thể đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”; không quá 20% cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”. Đối với những đơn vị được UBND tỉnh tặng cờ thi đua và bằng khen toàn diện (Khen thường xuyên) sẽ được xem xét khen thưởng ở tỷ lệ cao hơn nhưng không quá 20% mức quy định chung. c. Đối với lãnh đạo các tập thể: (Cấp trưởng, cấp phó) Trình khen thưởng cấp tỉnh không quá 50% ; khen cao không quá 30% trong số cá nhân là lãnh đạo có đủ tiêu chuẩn khen thưởng. Tỷ lệ trình khen cá nhân là lãnh đạo nằm trong tỷ lệ cá nhân trình khen trong đơn vị. d. Không xem xét khen thưởng, đối với cá nhân là lãnh đạo mà trong năm đó đơn vị có từ 02 lần trở lên Cơ quan cấp trên trực tiếp phê bình bằng văn bản. Đối với cá nhân là cấp phó được phân công theo dõi các lĩnh vực, trên cơ sở kết quả cụ thể của lĩnh vực đó, thủ trưởng đơn vị xem xét trình khen. Chương II TỔ CHỨC PHÁT ĐỘNG THI ĐUA ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA Mục 1. TỔ CHỨC PHÁT ĐỘNG THI ĐUA Điều 7. Hình thức, nội dung tổ chức thi đua 1. Hình thức thi đua, nội dung tổ chức phong trào thi đua được thực hiện theo quy định tại Điều 15, 16 Luật Thi đua, khen thưởng; Điều 6 Nghị định số 42/2010/NĐ CP và Điểm 1, Mục I, Thông tư số 02/2011/TT BNV. 2. Tổ chức phát động thi đua: a. Trên cơ sở mục tiêu phấn đấu nhằm thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, hàng năm Chủ tịch UBND tỉnh phát động phong trào thi đua thường xuyên, thi đua theo đợt hoặc theo chuyên đề trong phạm vi toàn tỉnh. b. Căn cứ nội dung phong trào thi đua do Chủ tịch UBND tỉnh phát động, căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị xây dựng kế hoạch thực hiện và tổ chức phát động phong trào thi đua thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị, địa phương. 3. Sơ kết, tổng kết phong trào thi đua a. Đối với phong trào thi đua thường xuyên do Chủ tịch UBND tỉnh phát động hàng năm nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trong năm kế hoạch, việc sơ kết phong trào thi đua đồng thời với việc sơ kết 6 tháng đầu năm và tổng kết phong trào thi đua đồng thời với việc tổng kết, đánh giá kết quả công tác năm kế hoạch của cơ quan, đơn vị. b. Đối với phong trào thi đua chuyên đề hoặc thi đua theo đợt, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong nhiệm kỳ kế hoạch, việc sơ kết, tổng kết được thể hiện trong kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện, do Chủ tịch UBND tỉnh quy định cụ thể. Điều 8. Đăng ký thi đua 1. Các đơn vị cơ sở, các đơn vị trực thuộc tổ chức cho các cá nhân, tập thể trong đơn vị đăng ký phấn đấu các nội dung, chỉ tiêu thi đua, danh hiệu thi đua hàng năm và gửi bản tổng hợp đăng ký thi đua tới Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng cơ quan quản lý trước ngày 15/2 hàng năm. 2. Các huyện, thành, thị, các sở, ban ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp tỉnh, các doanh nghiệp, các trường đại học, cao đẳng tổ chức cho các đơn vị trực thuộc ký kết giao ước thi đua; đăng ký các chỉ tiêu, tiêu chí thi đua; các danh hiệu thi đua; hình thức khen thưởng của cơ quan, đơn vị và gửi bản tổng hợp đăng ký thi đua tới Thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng tỉnh trước ngày 28/2 hàng năm. 3. Trưởng các khối thi đua do UBND tỉnh thành lập: Tổ chức ký kết giao ước thi đua, đăng ký phấn đấu hoàn thành các nội dung, chỉ tiêu thi đua; các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng hàng năm cho các đơn vị thành viên trong khối và gửi bản tổng hợp đăng ký thi đua tới Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng tỉnh trước ngày 10/3 hàng năm. 4. Đối với phong trào thi đua theo đợt do Chủ tịch UBND tỉnh phát động trong một thời gian ngắn, nhằm hoàn thành kế hoạch những nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất theo từng giai đoạn và thời gian xác định, thì việc đăng ký thi đua, đánh giá, tổng kết phong trào thi đua gắn với việc tổng kết nhiệm vụ công tác năm thi đua. 5. Đối với phong trào thi đua theo chuyên đề do Chủ tịch UBND tỉnh phát động: Trên cơ sở kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua các huyện, thành, thị, các sở, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể cấp tỉnh xây dựng, đăng ký các mục tiêu, chỉ tiêu thi đua, giải pháp thực hiện và kết quả phấn đấu đạt được các hình thức khen thưởng cụ thể, gửi tới Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng tỉnh để theo dõi, tổng hợp. 6. Đối với các phong trào thi đua chuyên đề do các ngành phát động: Trên cơ sở kế hoạch của ngành có đầy đủ các nội dung (theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 4 Quy định này) gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng tỉnh sau 05 ngày kể từ ngày triển khai kế hoạch. Mục 2. ĐỐI TƯỢNG TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA ĐỐI VỚI CÁ NHÂN Điều 9. Danh hiệu “Lao động tiên tiến” 1. Danh hiệu “Lao động tiên tiến” xét tặng hàng năm cho cán bộ công chức, công nhân, viên chức vào dịp tổng kết năm công tác của cơ quan, đơn vị, trong năm có đăng ký thi đua và đạt các tiêu chuẩn sau: a. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất và chất lượng cao. b. Chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của cơ quan, có tinh thần tự lực, tự cường, tương trợ, giúp đỡ mọi người cùng hoàn thành nhiệm vụ, tích cực tham gia các phong trào thi đua. c. Tích cực học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ. d. Có đạo đức, lối sống lành mạnh, không mắc các tệ nạn xã hội, không vi phạm Luật Giao thông. 2. Người lao động làm việc ở các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh, xã viên hợp tác xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và trong các lĩnh vực khác gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, hoạt động xã hội đạt năng suất cao thì đơn vị trực tiếp quản lý xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”. 3. Trường hợp phụ nữ nghỉ thai sản theo chế độ quy định của pháp luật và những người có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản, những người trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu do bị thương tích cần điều trị, điều dưỡng theo kết luận của cơ quan y tế, thì thời gian nghỉ vẫn được tính để xem xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”. 4. Cá nhân được cử đi học, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm, nếu đạt kết quả từ loại khá trở lên, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì kết hợp với thời gian công tác tại cơ quan, đơn vị để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Cá nhân được cử đi đào tạo từ 01 năm trở lên, có kết quả học tập từ loại khá trở lên thì năm đó được xếp tương đương danh hiệu “Lao động tiên tiến” để làm căn cứ xét tặng các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng khác. 5. Đối với cá nhân thuyên chuyển công tác thì đơn vị mới có trách nhiệm xem xét, bình bầu danh hiệu “Lao động tiên tiến”, trên cơ sở ý kiến nhận xét của đơn vị cũ (Đối với trường hợp có thời gian công tác ở đơn vị cũ từ 6 tháng trở lên). 6. Cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây không xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”: Không đăng ký thi đua; mới tuyển dụng dưới 10 tháng; nghỉ việc từ 40 ngày làm việc trở lên; bị xử phạt hành chính; bị kỷ luật từ khiển trách trở lên. Điều 10. Danh hiệu “ Chiến sỹ thi đua cơ sở” 1. Danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở xét tặng hàng năm cho cá nhân tiêu biểu được lựa chọn trong số những cá nhân đạt danh hiệu “ Lao động tiên tiến”; có sáng kiến cải tiến kỹ thuật; hoặc có giải pháp cải tiến phương pháp làm việc hoặc có đề tài nghiên cứu; hoặc áp dụng công nghệ mới để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Kết quả sáng kiến, giải pháp, đề tài, hoặc áp dụng công nghệ mới phải được Hội đồng xét duyệt sáng kiến của cấp có thẩm quyền tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” công nhận. 2. Đối với cá nhân là thủ trưởng đơn vị: Ngoài các tiêu chuẩn tại Khoản 1 Điều này còn phải đạt các điều kiện sau: Cơ quan, đơn vị phải hoàn thành tốt toàn diện các chỉ tiêu thi đua và các chỉ tiêu kế hoạch trong năm; tổ chức đảng xếp loại “Trong sạch vững mạnh”. Trong cơ quan, đơn vị không có cá nhân vi phạm bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên. Điều 11. Danh hiệu “ Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh” 1. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh” xét tặng cho cá nhân tiêu biểu xuất sắc được lựa chọn trong số những cá nhân đã 3 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”; thành tích, sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu của cá nhân đó có tác dụng ảnh hưởng tích cực trong phạm vi toàn ngành, toàn tỉnh và do Hội đồng Khoa học cấp tỉnh hoặc hội đồng sáng kiến cấp ngành xem xét, công nhận. 2. Đối với cá nhân là thủ trưởng đơn vị: Ngoài các tiêu chuẩn tại Khoản 1 Điều này còn phải đạt các điều kiện sau: 02 năm liền kề trước và năm trình khen, tập thể phải đạt danh hiệu “ Tập thể lao động tiên tiến”, đối với thủ trưởng đơn vị cơ sở và đơn vị trực thuộc: Trong đó có 01 năm đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”; đối với thủ trưởng các tập thể có quy mô lớn: Cơ quan, đơn vị liên tục hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu thi đua và các chỉ tiêu kế hoạch, trong đó ít nhất có 01 lần được tặng bằng khen hoặc cờ thi đua cấp tỉnh (Tỉnh, bộ, ngành, đoàn thể TW). Điều 12. Danh hiệu “ Chiến sỹ thi đua toàn quốc” 1. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” xét tặng cho cá nhân tiêu biểu, được lựa chọn trong số những cá nhân đã 02 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh”; thành tích, sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu của cá nhân có phạm vi ảnh hưởng rộng rãi, có tác dụng nêu gương trong phạm vi toàn tỉnh và toàn quốc. Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng đó do Hội đồng khoa học, sáng kiến cấp tỉnh xem xét, công nhận. 2. Đối với cá nhân là thủ trưởng đơn vị: Ngoài các tiêu chuẩn tại Khoản 1 Điều này còn phải đạt được các điều kiện sau: 06 năm liên tục đến thời điểm trình khen tập thể phải đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, đối với đơn vị cơ sở và đơn vị trực thuộc: Trong đó ít nhất có 02 lần đạt danh hiệu tập thể “Lao động xuất sắc”, năm trình khen đủ tiêu chuẩn, được cơ quan, đơn vị trình khen cấp tỉnh; đối với thủ trưởng các tập thể có quy mô lớn: Cơ quan, đơn vị phải liên tục hoàn thành tốt toàn diện các chỉ tiêu thi đua và các chỉ tiêu kế hoạch, trong đó ít nhất có 02 lần được tặng bằng khen hoặc cờ thi đua cấp tỉnh (Tỉnh, bộ, ngành, đoàn thể TW). Mục 3. ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA ĐỐI VỚI TẬP THỂ Điều 13. Danh hiệu “ Tập thể lao động tiên tiến” Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” xét tặng hàng năm vào dịp tổng kết năm công tác của cơ quan, đơn vị, cho tập thể tiêu biểu được lựa chọn trong số những tập thể hoàn thành nhiệm vụ, có thời gian hoạt động từ 12 tháng trở lên; tổ chức đảng xếp loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” và đạt các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật Thi đua, khen thưởng. Điều 14. Danh hiệu “ Tập thể lao động xuất sắc” 1. Đối tượng: Danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” xét tặng cho những đối tượng sau: a. Đối với cấp tỉnh: Xét tặng cho các phòng, ban, và tương đương thuộc sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh và tương đương. b. Đối với cấp huyện: Xét tặng cho các phòng, ban và tương đương; các đơn vị trực thuộc cấp huyện, UBND cấp xã. c. Đối với đơn vị sự nghiệp: Xét tặng cho trường học; bệnh viện và tương đương; các đơn vị trực thuộc như khoa, phòng (Đối với các trường đại học, cao đẳng, bệnh viện tuyến tỉnh). d. Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh: Xét tặng cho các công ty (TNHH; Cổ phần; liên doanh); các đơn vị trực thuộc như xí nghiệp, phòng, phân xưởng và các hợp tác xã. 2. Tiêu chuẩn: Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” tặng cho các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này có thành tích tiêu biểu được lựa chọn trong số các tập thể đạt danh hiệu “ Tập thể Lao động tiên tiến” và đạt các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều 27 Luật Thi đua, khen thưởng; trong tập thể không có cá nhân bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên hoặc bị chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn từ 6 tháng trở lên; tổ chức đảng xếp loại “Trong sạch vững mạnh”. Điều 15. Cờ thi đua của UBND tỉnh 1. Đối tượng: Cờ thi đua của UBND tỉnh xét tặng hàng năm cho các tập thể hoàn thành xuất sắc toàn diện các chỉ tiêu thi đua và chỉ tiêu kế hoạch trong năm, tiêu biểu dẫn đầu phong trào thi đua trong các khối thi đua của tỉnh; các ngành cấp tỉnh; các huyện, thành, thị. Cụ thể: các đơn vị thành viên trong các khối thi đua do UBND tỉnh quyết định thành lập; các đơn vị cơ sở trực thuộc các sở, ngành có từ 8 đơn vị cơ sở trở lên; các xã, phường, thị trấn. 2. Tiêu chuẩn: Cờ thi đua của UBND tỉnh xét tặng cho các các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này đạt các tiêu chuẩn sau: a. Hoàn thành vượt mức 100% chỉ tiêu thi đua và chỉ tiêu kế hoạch, trong đó có trên 1/5 chỉ tiêu hoàn thành vượt mức từ 5% kế hoạch trở lên. b. Có nhân tố mới, mô hình mới được tổng kết để các tập thể khác trong khối, trong ngành và trong toàn huyện công nhận và học tập. c. Nội bộ đoàn kết, tích cực thực hành tiết kiệm, trong tập thể không có cá nhân vi phạm pháp luật và mắc các tệ nạn xã hội. d. Tổ chức đảng được xếp loại “Trong sạch vững mạnh”. Điều 16. Cờ thi đua của Chính phủ 1. Đối tượng: Cờ thi đua của Chính phủ tặng cho những tập thể tiêu biểu xuất sắc được lựa chọn trong số các tập thể đã được xét tặng cờ thi đua của UBND tỉnh. 2. Tiêu chuẩn: Các đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều này đạt các tiêu chuẩn sau: a. Hoàn thành vượt mức 100% chỉ tiêu thi đua và chỉ tiêu kế hoạch, trong đó có trên 1/3 chỉ tiêu hoàn thành vượt mức từ 5% kế hoạch trở lên. b. Có nhân tố mới, mô hình mới tiêu biểu trong từng lĩnh vực của tỉnh và toàn quốc. c. Nội bộ đoàn kết, đi đầu trong việc thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, chống lãng phí và các tệ nạn xã hội khác. Chương III TIÊU CHUẨN CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG Mục 1. CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG THEO LUẬT Điều 17. Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh 1. Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh để tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc được lựa chọn trong số các cá nhân đạt một trong các tiêu chuẩn sau: a. Đã 02 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”. Đối với cá nhân là thủ trưởng đơn vị: Ngoài các tiêu chuẩn tại Khoản 1 Điều này còn phải đạt các điều kiện sau: 02 năm liên tục đến thời điểm trình khen tập thể phụ trách phải đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”; đối với đơn vị cơ sở và đơn vị trực thuộc: Trong đó ít nhất có 01 lần đạt danh hiệu tập thể “Lao động xuất sắc” hoặc bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh; đối với thủ trưởng các tập thể có quy mô lớn: Cơ quan, đơn vị phải liên tục hoàn thành tốt toàn diện các chỉ tiêu thi đua và các chỉ tiêu kế hoạch, trong đó ít nhất có 01 lần được tặng bằng khen hoặc cờ thi đua cấp tỉnh (Tỉnh, bộ, ngành, đoàn thể TW). b. Đạt thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua chuyên đề, lĩnh vực theo quy định tại Khoản 2, Điều 4 Quy định này. c. Đạt các giải (Đặc biệt, nhất, nhì, ba ) hoặc huy chương các loại trong các kỳ thi, giải thi đấu cấp quốc gia, khu vực Đông Nam Á, Châu Á, quốc tế. d. Đạt thành tích xuất sắc đột xuất, có tác dụng nêu gương học tập. 2. Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh để tặng cho các tập thể tiêu biểu trong số những tập thể đạt một trong các tiêu chuẩn sau: a. Đã 02 lần liên tục đạt danh hiệu “ Tập thể lao động xuất sắc”. Đối với những tập thể thuộc các khối thi đua của tỉnh: Năm trình khen thưởng phải hoàn thành xuất sắc toàn diện các chỉ tiêu thi đua và các chỉ tiêu kế hoạch; được các đơn vị thành viên trong khối đánh giá xếp loại xuất sắc và suy tôn; số lượng trình khen không quá 40% trên tổng số đơn vị trong khối thi đua. b. Đạt thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua chuyên đề, lĩnh vực theo quy định tại Khoản 2, Điều 4 Quy định này. c. Đạt thành tích xuất sắc đột xuất có tác dụng nêu gương, học tập. Điều 18. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ 1. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng cho các cá nhân tiêu biểu trong số cá nhân đạt một trong các tiêu chuẩn sau: a. Có từ 5 năm liên tục đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, trong đó đã được tặng bằng khen cấp tỉnh, bộ, ngành, đoàn thể trung ương và 01 lần được công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh”. Đối với cá nhân là thủ trưởng đơn vị: Ngoài các tiêu chuẩn tại Khoản 1 Điều này còn phải đạt các điều kiện sau: 05 năm liên tục đến thời điểm trình khen, tập thể phụ trách phải đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”; đối với đơn vị cơ sở và đơn vị trực thuộc: Trong đó ít nhất có 02 lần đạt danh hiệu tập thể “Lao động xuất sắc” hoặc bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh; đối với thủ trưởng các tập thể có quy mô lớn: Cơ quan, đơn vị phải liên tục hoàn thành tốt toàn diện các chỉ tiêu thi đua và các chỉ tiêu kế hoạch, trong đó ít nhất có 01 lần được tặng bằng khen hoặc cờ thi đua cấp tỉnh (Tỉnh, bộ, ngành, đoàn thể TW). b. Lập được thành tích xuất sắc đột xuất, có tác dụng nêu gương, học tập. 2. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng cho tập thể tiêu biểu trong số những tập thể: a. Đã 03 lần liên tục đạt danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” trong đó đã được bằng khen của tỉnh, bộ, ngành, đoàn thể TW; có mô hình, điển hình mới được tổng kết, nhân rộng trong phạm vi ngành, tỉnh. Đối với các tập thể có quy mô lớn: 03 lần liên tục tính từ thời điểm trình khen được Chủ tịch UBND tỉnh, bộ, ngành, đoàn thể TW tặng Bằng khen, trong đó ít nhất 01 lần được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen về hoàn thành xuất sắc toàn diện nhiệm vụ công tác trong năm kế hoạch hoặc cờ thi đua. Tổ chức đảng liên tục xếp loại “ Trong sạch vững mạnh”. b. Lập được thành tích xuất sắc đột xuất có tác dụng nêu gương, học tập. Điều 19. Huân chương Lao động hạng Ba 1. Huân chương Lao động hạng Ba để tặng hoặc truy tặng cho các cá nhân tiêu biểu, xuất sắc đạt một trong các tiêu chuẩn sau: a. Có 7 năm liên tục đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”, trong đó có từ 02 lần trở lên được tặng bằng khen cấp tỉnh và 01 lần được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen trước thời điểm trình ít nhất 02 năm. a1. Đối với cá nhân là thủ trưởng đơn vị: Ngoài các tiêu chuẩn tại Khoản 1 Điều này còn phải đạt các điều kiện sau: 07 năm liên tục đến thời điểm trình khen tập thể phụ trách phải đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”; đối với đơn vị cơ sở và đơn vị trực thuộc: Trong đó ít nhất có 02 lần đạt danh hiệu tập thể “Lao động xuất sắc” hoặc bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh; đối với thủ trưởng các tập thể có quy mô lớn: Cơ quan, đơn vị phải liên tục hoàn thành tốt toàn diện các chỉ tiêu thi đua và các chỉ tiêu kế hoạch, trong đó ít nhất có 01 lần được tặng bằng khen hoặc cờ thi đua cấp tỉnh (Tỉnh, bộ, ngành, đoàn thể TW). b. Đạt tiêu chuẩn qui định tại Điểm b, Khoản 1 Điều 44 Luật Thi đua, Khen thưởng. c. Lập được thành tích xuất sắc, đột xuất có tác dụng nêu gương, học tập. d. Có quá trình cống hiến lâu dài trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, đạt các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 3 Điều 30 Nghị định số 42/2010/NĐ CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. 2. Huân chương Lao động hạng Ba tặng cho các tập thể: a. Có 5 năm liên tục đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, trong đó có ít nhất 02 lần được cấp tỉnh tặng bằng khen hoặc cờ thi đua và 01 lần được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, trước thời điểm trình ít nhất 2 năm. Đối với các tập thể có quy mô lớn: 05 năm liên tục tính từ thời điểm trình khen được cấp tỉnh, bộ, ngành, đoàn thể TW tặng Bằng khen hoặc cờ thi đua và 01 lần được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, trước thời điểm trình ít nhất 2 năm. Tổ chức đảng liên tục xếp loại “Trong sạch vững mạnh”. b. Trường hợp lập được thành tích xuất sắc đột xuất phải là những thành tích có phạm vi tác động tích cực được nêu gương, học tập trong phạm vi sở, ban, ngành, huyện, thành, thị và được UBND tỉnh công nhận. Điều 20. Huân chương Lao động hạng Nhì 1. Huân chương Lao động hạng Nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân tiêu biểu đạt một trong các tiêu chuẩn sau; a. Đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; sau đó có 02 lần đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh”. Đối với cá nhân là thủ trưởng các tập thể: Ngoài các tiêu chuẩn qui định tại Điểm a, Khoản 1, Điều này, còn phải đạt được các quy định tại Điểm a1, Khoản 1 Điều 19 Quy định này. b. Đạt tiêu chuẩn qui định tại Điểm b, Khoản 1 Điều 43 Luật Thi đua, Khen thưởng. c. Lập được thành tích xuất sắc, đột xuất có tác dụng học tập nêu gương. d. Có quá trình cống hiến lâu dài trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, đạt các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 3 Điều 29 Nghị định số 42/1010/NĐ CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. 2. Huân chương Lao động hạng Nhì tặng cho các tập thể: a. Đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; 05 năm tiếp theo liên tục đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, trong đó có 02 lần được tặng Cờ thi đua của tỉnh, bộ, ngành, đoàn thể TW hoặc 01 lần được tặng Cờ thi đua của Chính phủ. Đối với các tập thể có quy mô lớn: Đã được tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba; 05 năm tiếp theo tính từ thời điểm trình khen phải hoàn thành vượt mức toàn diện các chỉ tiêu thi đua và các chỉ tiêu kế hoạch; trong đó có ít nhất 03 lần được tỉnh, bộ, ngành, đoàn thể TW tặng bằng khen và 02 lần cờ thi đua cấp tỉnh hoặc 01 lần cờ Chính phủ.Tổ chức đảng liên tục xếp loại “Trong sạch vững mạnh”, trong đó có 01 năm đạt “trong sạch vững mạnh tiêu biểu”. b. Trường hợp lập được thành tích xuất sắc đột xuất phải là những thành tích có phạm vi ảnh hưởng được nêu gương học tập trong từng lĩnh vực của tỉnh. Điều 21. Huân chương Lao động hạng Nhất 1. Huân chương Lao động hạng Nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân tiêu biểu xuất sắc đạt một trong các tiêu chuẩn sau: a. Đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì và sau đó được tặng thưởng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”. Đối với cá nhân là thủ trưởng các tập thể: Ngoài các tiêu chuẩn qui định tại Điểm a, Khoản 1, Điều này, còn phải đạt được các quy định tại Điểm a1 Khoản 1 Điều 19 Quy định này. b. Đạt tiêu chuẩn qui định tại Điểm b, Khoản 1 Điều 42 Luật Thi đua, Khen thưởng. c. Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc, đột xuất. d. Có quá trình cống hiến lâu dài trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, đạt các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 3 Điều 28 Nghị định số 42/1010/NĐ CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. 2. Huân chương Lao động hạng Nhất để tặng cho các tập thể a. Đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì; 05 năm tiếp theo liên tục đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc và có 03 lần được tặng Cờ thi đua của tỉnh, bộ, ngành, đoàn thể TW hoặc 02 lần được tặng Cờ thi đua của Chính phủ. Đối với các tập thể có quy mô lớn: Đã được tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhì; 05 năm tiếp theo liên tục tính từ thời điểm trình khen phải hoàn thành vượt mức toàn diện các chỉ tiêu thi đua và các chỉ tiêu kế hoạch, trong đó có ít nhất 02 lần được tặng bằng khen và 03 lần được tặng cờ thi đua cấp tỉnh ( tỉnh, bộ, ngành, đoàn thể TƯ) hoặc 03 lần được tặng bằng khen và 02 lần được tặng cờ Chính phủ. Tổ chức đảng liên tục được xếp loại “Trong sạch vững mạnh”, trong đó có một năm đạt “Trong sạch vững mạnh tiêu biểu”. b. Trường hợp lập được thành tích xuất sắc đột xuất phải là những thành tích có phạm vi ảnh hưởng lớn, sâu rộng, được nêu gương học tập trong toàn quốc hoặc toàn tỉnh. Điều 22. Huân chương Độc lập hạng Ba 1. Huân chương Độc lập hạng Ba tặng hoặc truy tặng cho các cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 24 Nghị định số 42/2010/NĐ CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. 2. Huân chương Độc lập hạng Ba tặng cho các tập thể đạt được các tiêu chuẩn sau: a. Đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất từ 5 năm trở lên. b. Có quá trình xây dựng và phát triển từ 15 năm trở lên. c. Từ 5 năm trở lên đến thời điểm trình khen phải hoàn thành xuất sắc toàn diện các chỉ tiêu thi đua và chỉ tiêu kế hoạch, trong đó có 04 lần được tặng bằng khen của cấp tỉnh, bộ, ngành, đoàn thể TW và 01 lần được tặng cờ thi đua của Chính phủ; hoặc 04 lần được tặng Bằng khen cấp tỉnh, bộ, ngành, đoàn thể TW và 01 lần được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; hoặc 03 lần được tặng cờ thi đua và 02 lần được tặng bằng khen cấp tỉnh; tổ chức đảng liên tục được xếp loại “Trong sạch vững mạnh”, trong đó có một năm đạt “Trong sạch vững mạnh tiêu biểu”. Điều 23. Huân chương Độc lập hạng Nhì 1. Huân chương Độc lập hạng Nhì để tặng hoặc truy tặng cho các cá nhân có nhiều thành tích tiêu biểu xuất sắc đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 23 Nghị định số 42/2010/NĐ CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. 2. Huân chương Độc lập hạng Nhì để tặng cho các tập thể đạt được các tiêu chuẩn sau: a. Đã được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba từ 5 năm trở lên. b. Có quá trình xây dựng và phát triển từ 20 năm trở lên. c. Từ 5 năm liên tục trở lên đến thời điểm trình khen phải hoàn thành xuất sắc toàn diện các chỉ tiêu thi đua và chỉ tiêu kế hoạch, trong đó ít nhất có 03 lần được tặng bằng khen Chủ tịch UBND tỉnh và 02 lần được tặng cờ thi đua của Chính phủ; hoặc 01 lần được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và 01 lần được tặng Cờ thi đua của Chính phủ; hoặc 01 lần được tặng cờ thi đua của Chính phủ và 02 lần được tặng cờ thi đua cấp tỉnh, bộ, ngành, đoàn thể TW và 02 lần được tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh; tổ chức đảng liên tục được xếp loại “Trong sạch vững mạnh”; trong đó có một năm đạt “Trong sạch vững mạnh tiêu biểu”. Điều 24. Huân chương Độc lập hạng Nhất 1. Huân chương Độc lập hạng Nhất để tặng cho các cá nhân đạt các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật Thi đua, khen thưởng và Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 42/2010/NĐ CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. 2. Huân chương độc lập hạng Nhất để tặng cho các tập thể đạt các tiêu chuẩn sau: a. Được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì từ 5 năm trở lên. b. Có quá trình xây dựng và phát triển từ 25 năm trở lên. c. Từ 5 năm liên tục trở lên đến thời điểm trình khen phải hoàn thành xuất sắc toàn diện các chỉ tiêu thi đua và chỉ tiêu kế hoạch, trong đó ít nhất có 03 lần được tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh và 02 lần được tặng cờ thi đua của Chính phủ; hoặc 01 lần được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và 01 lần được tặng Cờ thi đua của Chính phủ; hoặc 01 lần được tặng cờ thi đua của chính phủ và 03 lần được tặng cờ thi đua cấp tỉnh và ít nhất 01 lần được tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh về hoàn thành xuất sắc toàn diện nhiệm vụ công tác trong năm kế hoạch; tổ chức đảng liên tục được xếp loại “Trong sạch vững mạnh”; trong đó có một năm đạt “Trong sạch vững mạnh tiêu biểu”. Mục 2. HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG CỦA TỈNH Điều 25. Kỷ niệm chương Hùng Vương Kỷ niệm chương Hùng Vương là phần thưởng cao quí của tỉnh, chỉ được xét tặng một lần cho các tập thể, cá nhân có nhiều công lao, thành tích đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Phú Thọ và đạt một trong các tiêu chuẩn sau: 1. Đối với các tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý của tỉnh: a.Tập thể: Được Nhà nước tặng thưởng một trong các hình thức: Huân chương các loại (Trừ Huân chương niên hạn và Huân chương kháng chiến) và danh hiệu vinh dự Nhà nước. b. Cá nhân: b1. Được tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc; Huân chương các loại (Trừ Huân chương niên hạn và Huân chương kháng chiến), danh hiệu vinh dự Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước. b2. Có công trình đề tài nghiên cứu khoa học có giá trị cao, 03 lần được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng lao động sáng tạo hoặc được giải thưởng Hùng Vương về các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật; văn học nghệ thuật. b3. Học sinh đạt giải Huy chương Vàng trong các kỳ thi học sinh giỏi, quốc tế, khu vực Châu á; vận động viên đạt giải Huy chương Vàng trong các cuộc thi đấu giải vô địch thế giới, Châu á, Đại hội thể thao Đông Nam á (Seagames) b4. Là Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ từ 05 năm trở lên; Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, hoặc Bí thư huyện, thành, thị uỷ từ 08 năm trở lên; giữ một trong các chức vụ: Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND, UBND cấp huyện, Giám đốc các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh từ 10 năm; Phó Chủ tịch HĐND, UBND, Ủy viên Ban Thường vụ cấp huyện, Phó Giám đốc các sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh từ 12 năm trở lên; liên tục giữ các chức vụ: Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND UBND cấp xã từ 15 năm trở lên. 2. Đối với các tập thể, cá nhân thuộc các cơ quan Trung ương làm việc tại tỉnh. a. Đối với tập thể: Được Nhà nước tặng thưởng Huân chương các loại từ hạng Nhì trở lên (Trừ Huân chương niên hạn và Huân chương kháng chiến) hoặc được phong tặng các danh hiệu vinh dự nhà nước; b. Cá nhân: Được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động từ hạng Ba trở lên; hoặc có nhiều công lao đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng tỉnh Phú Thọ. 3. Các đối tượng quy định tại Điểm b4, Khoản 1, Điều này, khi xét tặng Kỷ niệm chương Hùng Vương cho cá nhân, 05 năm liên tục đến thời điểm đề nghị tập thể phụ trách phải hoàn thành toàn diện nhiệm vụ công tác, thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cá nhân không bị hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên. Trường hợp thời gian giữ chức vụ cao không đủ để được tặng Kỷ niệm chương theo tiêu chuẩn qui định thì thời gian giữ chức vụ cao hơn được tính cho tiêu chuẩn xét tặng ở chức vụ thấp hơn liền kề được qui định. Chương IV THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH, TRAO TẶNG, QUY TRÌNH ,THỦ TỤC HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG Mục 1. THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH TRAO TẶNG DANH HIỆU THI ĐUA HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG Điều 26. Thẩm quyền quyết định. 1. Thẩm quyền quyết định tặng cờ thi đua của Chính phủ, danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc, Huân chương, Huy chương các loại, danh hiệu vinh dự Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước (Cấp nhà nước) được thực hiện theo quy định tại các Điều 77,78,79,80 Luật TĐKT và Điểm 3, Mục I Thông tư số 02/2011/TT BNV ngày 15/4/2011 của Bộ Nội vụ. 2. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định tặng Cờ thi đua của UBND tỉnh; danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”; danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh”; Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh; “Kỷ niệm chương Hùng Vương”; và các hình thức, danh hiệu vinh danh của tỉnh. 3. Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị, thủ trưởng các sở, ban, ngành, cấp tỉnh quyết định tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”; danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sỹ thi đua cơ sở”; giấy khen cho các tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý. 4. Giám đốc các doanh nghiệp hạch toán độc lập (Công ty TNHH; Công ty cổ phần, công ty liên doanh) quyết định tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”; danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sỹ thi đua cơ sở”; giấy khen cho các tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý. Điều 27. Thẩm quyền trao tặng 1. Nghi thức tổ chức trao tặng danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng cấp nhà nước được thực hiện theo quy định của Chính phủ; Quyết định số 2227/2005/QĐ UBND ngày 17/8/2005 của UBND tỉnh về quy định nghi lễ tổ chức trao tặng và đón nhận các danh hiệu thi đua, danh hiệu vinh dự nhà nước và các hình thức khen thưởng của Chính phủ và Chỉ thị số 45 CT/TW ngày 22/7/2010 của Bộ Chính trị về đổi mới nâng cao hiệu quả tổ chức các ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức khen thưởng. 2. Việc tổ chức và trao tặng các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng là dịp để biểu dương, tôn vinh những điển hình tiên tiến, do vậy phải tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả, có sức lan tỏa, nêu gương. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tổ chức trao tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của mình và được Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền trao tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng của tỉnh cho các tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý vào hội nghị sơ kết, tổng kết năm công tác của cơ quan, đơn vị hoặc lồng ghép vào các hội nghị có nội dung liên quan, để tiết kiệm thời gian và chi phí. Mục 2. QUY TRÌNH XÉT CHỌN Điều 28. Khen thưởng cấp tỉnh 1. Đối với tập thể nhỏ và đơn vị cơ sở a. Tổ chức cuộc họp toàn thể cán bộ, công nhân, viên chức xét chọn, bình bầu những cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác (Đối chiếu với các tiêu chuẩn của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng và Qui định này). Đối tượng đủ tiêu chuẩn trình khen phải được 2/3 tổng số cán bộ, công nhân viên biểu quyết hoặc bỏ phiếu tán thành. Số người tham gia cuộc họp bình xét phải đạt từ 80% tổng số cán bộ, công chức, công nhân, viên chức trong tập thể. b. Lập biên bản kết quả bình xét; đề nghị Hội đồng Thi đua, khen thưởng đơn vị xét trình Thủ trưởng đơn vị quyết định khen thưởng, công nhận danh hiệu thi đua hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng. 2. Đối với tập thể có quy mô lớn a. Trên cơ sở kết quả bình xét của các tập thể nhỏ và các đơn vị cơ sở, Hội đồng Thi đua, khen thưởng đơn vị, huyện, ngành sẽ tiến hành họp xem xét, bình chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc đề nghị Thủ trưởng đơn vị ra các quyết định khen thưởng và công nhận danh hiệu thi đua, hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng. b. Đối tượng đủ tiêu chuẩn được khen thưởng và trình cấp trên khen thưởng phải được 2/3 thành viên Hội đồng Thi đua, khen thưởng có mặt biểu quyết hoặc bỏ phiếu tán thành; riêng đối với danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”; Anh hùng Lao động; Thầy thuốc, Nhà giáo, Nghệ nhân, Nghệ sỹ nhân dân và ưu tú phải được từ 90% ý kiến tán thành. Cuộc họp bình xét của Hội đồng TĐKT đơn vị phải có mặt ít nhất 80% tổng số thành viên Hội đồng. c. Lập biên bản kết quả bình xét và đề nghị Thủ trưởng đơn vị ra quyết định khen thưởng, công nhận các danh hiệu thi đua và trình cấp có thẩm quyền khen thưởng. (Theo thẩm quyền qui định tại Điều 79, 80, Luật TĐKT). d. Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng tỉnh tiếp nhận, tổng hợp, thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng của các cấp, các ngành trình Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định khen thưởng theo quy định. Điều 29. Khen thưởng của Chính phủ và Nhà nước (khen cao) 1. Các danh hiệu thi đua; danh hiệu vinh dự nhà nước; các hình thức khen thưởng của Nhà nước và Chính phủ do Hội đồng thi đua, khen thưởng tỉnh xét, trình UBND tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ theo quy định. 2. Các hình thức, danh hiệu: Chiến sỹ thi đua toàn quốc; Huân chương các loại; danh hiệu vinh dự Nhà nước cho các đối tượng và khen thưởng từ Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trở lên cho các cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy quản lý, do Hội đồng TĐKT tỉnh xét trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy trước khi trình Thủ tướng Chính phủ. Điều 30. Tuyến trình khen thưởng 1. Cấp nào quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và quỹ tiền lương thì Thủ trưởng cấp đó có trách nhiệm khen thưởng và xét trình cấp trên khen thưởng cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý. 2. Cấp nào, ngành nào chủ trì phát động các đợt thi đua chuyên đề, khi tổng kết lựa chọn các điển hình tiên tiến, thì cấp, ngành đó khen thưởng tại cơ sở; những đối tượng thật sự tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua mới trình cấp trên khen thưởng theo số lượng quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 4 Quy định này. 3. Đối với các công ty Nhà nước; công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế tập thể hoạt động theo luật HTX, khi trình khen thưởng cho các tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban Chủ nhiệm các tổ chức, trực tiếp khen thưởng, xét và đề nghị cấp trên khen thưởng. Mục 3. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG Điều 31. Hồ sơ đề nghị, thời gian thẩm định khen thưởng cấp tỉnh 1. Khen thưởng thường xuyên: Nộp 2 bộ bản chính, hồ sơ gồm: a. Tờ trình đề nghị khen thưởng (kèm theo danh sách) của cấp trình UBND tỉnh. b. Báo cáo tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và bảng chấm điểm theo các chỉ tiêu thi đua trong năm kế hoạch của cơ quan, đơn vị. c. Biên bản bình xét kết quả biểu quyết, hoặc bỏ phiếu kín của Hội đồng Thi đua, khen thưởng cùng cấp. d. Bản báo cáo thành tích có xác nhận của thủ trưởng đơn vị và thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp, xác nhận của cấp trình khen. đ. Giấy chứng nhận đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ của cơ quan có thẩm quyền (Đối với danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh và Chiến sỹ thi đua toàn quốc). 2. Đối với Khối thi đua: Nộp 02 bộ bản chính, hồ sơ gồm: a. Tờ trình ( kèm theo danh sách) đề nghị khen thưởng của trưởng khối. b. Báo cáo tổng kết công tác TĐKT và bảng tổng hợp điểm của trưởng khối. c. Biên bản bình xét, kết quả suy tôn của khối thi đua. 3. Khen thưởng theo chuyên đề: Hồ sơ nộp 02 bộ bản chính, mỗi bộ gồm: a. Tờ trình và biên bản của ban tổ chức hoặc ban chỉ đạo. b. Kế hoạch tổ chức, phát động phong trào thi đua và kế hoạch tổng kết phong trào thi đua được TU UBND tỉnh phê duyệt (theo QĐ tại Điểm b Khoản 2 Điều 4 Quy định này). c. Báo cáo đánh giá tổng kết phong trào thi đua. 4. Khen thưởng thành tích đột xuất: Nộp 02 bộ bản chính, hồ sơ gồm: a. Tờ trình (kèm theo danh sách) đề nghị khen thưởng của cấp trình UBND tỉnh. b. Danh sách trích ngang có đánh giá tóm tắt thành tích của cơ quan, đơn vị trình khen đối với tập thể, cá nhân có thành tích đột xuất đạt được tại thời điểm đó, ảnh hưởng của thành tích đối với cơ quan, đơn vị, địa phương. Khen thưởng Kỷ niệm chương Hùng Vương: a. Các đối tượng quy định tại Điểm a, b1 Khoản 1, Điều 25 Quy định này: Trên cơ sở Quyết định khen thưởng của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Hội đồng TĐKT tỉnh trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định khen thưởng. b. Các đối tượng quy định tại Điểm b2,b3, Khoản 1, Điều 25 quy định này, nộp 02 bộ bản chính, hồ sơ gồm: Tờ trình (kèm theo danh sách) đề nghị khen thưởng của cấp trình UBND tỉnh. Quyết định tặng bằng lao động sáng tạo hoặc giải thưởng Hùng Vương hoặc giấy chứng nhận đạt giải HCV tại các kỳ thi, hội thi theo quy định. c. Các đối tượng quy định tại Điểm b4, Khoản 1, Điều 25 Quy định này, nộp 02 bộ bản chính, hồ sơ gồm: Tờ trình ( kèm theo danh sách) đề nghị khen thưởng của cấp trình UBND tỉnh. Biên bản của Hội đồng TĐKT cùng cấp. Bản thành tích và biểu kê khai quá trình công tác và thời gian giữ chức vụ được khen thưởng. d. Các đối tượng quy định tại Khoản 2, Điều 25 Quy định này, nộp 02 bộ bản chính, hồ sơ gồm: Tờ trình ( kèm theo danh sách) đề nghị khen thưởng của cấp trình UBND tỉnh. Quyết định của Chủ tịch nước về việc tặng thưởng Huân chương. Điều 32. Trình tự, thời gian thẩm định và thông báo kết quả trình khen. 1. Đối với khen cấp tỉnh: a. Trình tự: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Ban Thi đua, Khen thưởng cơ quan Thường trực của Hội đồng TĐKT tỉnh. Ban TĐKT thẩm định và trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định (qua Văn phòng UBND tỉnh). Tổ chức, cá nhân trình khen thưởng, nhận kết quả tại Ban Thi đua, khen thưởng. b. Thời gian thẩm định tại Ban thi đua, khen thưởng tỉnh không quá 07 ngày; đối với ngành Giáo dục & đào tạo không quá 20 ngày; tại Văn phòng UBND tỉnh không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký nhận hồ sơ đầy đủ. c. Thông báo kết quả: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định khen thưởng, cơ quan thẩm định phải thông báo kết quả khen thưởng cho đơn vị trình khen.Thời hạn này không áp dụng trong các trường hợp đột xuất, những trường hợp đặc biệt do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định. 2. Đối với khen thưởng cấp nhà nước: a. Trình tự: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Ban Thi đua, Khen thưởng cơ quan thường trực của Hội đồng TĐKT tỉnh. Thường trực Hội đồng thẩm định hồ sơ, lập tờ trình và danh sách các tập thể, cá nhân đủ tiêu chuẩn trình Hội đồng TĐKT tỉnh và xin ý kiến Thường trực Tỉnh uỷ về khen thưởng Huân chương Lao động hạng Ba trở lên đối với tất cả các đối tượng và xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy về khen thưởng danh hiệu chiến sỹ thi đua toàn quốc; danh hiệu vinh dự Nhà nước và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trở lên đối với cá nhân thuộc diện Tỉnh uỷ quản lý. Sau khi có ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, UBND tỉnh có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức, cá nhân trình khen nhận kết quả khen thưởng tại Lễ trao thưởng của tỉnh. b. Thời gian thẩm định: Theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 42/2010/NĐ CP ngày 15/4/2010. c. Thông báo kết quả khen thưởng: Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định khen thưởng, cơ quan thẩm định phải thông báo kết quả khen thưởng cho các đơn vị trình khen. Điều 33. Hồ sơ đề nghị Chính phủ và Nhà nước khen thưởng 1. Danh hiệu thi đua: Nộp 03 bộ bản chính, hồ sơ gồm: a. Tờ trình (kèm theo danh sách) của cấp trình UBND tỉnh. b. Biên bản bình xét của Hội đồng TĐKT cùng cấp hoặc của Khối thi đua. c. Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp, xác nhận của cấp trình UBND tỉnh; các căn cứ đã được khen thưởng của 05 06 năm liền kề. d. Tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp, xác nhận của cấp trình UBND tỉnh. đ. Báo cáo tóm tắt về nội dung các đề tài khoa học; sáng kiến, kinh nghiệm; giải pháp công tác và quản lý đem lại hiệu quả được Hội đồng khoa học, sáng kiến cấp tỉnh xác nhận (đối với danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc). 2. Hình thức khen thưởng: Nộp 03 bộ bản chính, hồ sơ gồm: a. Tờ trình kèm theo danh sách đề nghị của cấp trình UBND tỉnh. b. Biên bản và kết quả bình xét của Hội đồng TĐKT cùng cấp. c. Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp, xác nhận của cấp trình UBND tỉnh; các văn bản hiệp y theo quy định; các căn cứ đã được khen thưởng của 05 07 năm liền kề. d. Tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp, xác nhận của cấp trình UBND tỉnh. Điều 34. Thời gian nộp hồ sơ 1. Khen tổng kết kế hoạch hàng năm khen thưởng thường xuyên và khen thưởng của Nhà nước: Chậm nhất đến ngày 28/2 năm sau. Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo, chậm nhất 15/7 hàng năm. Đối với khen tổng kết các khối thi đua chậm nhất 30/1 năm sau; ` Đối với khối các trường đại học, cao đẳng chậm nhất 20/8 hàng năm. 2. Khen thưởng thành tích xuất sắc đột xuất: Hồ sơ đề nghị khen thưởng nộp chậm nhất sau 10 ngày lập được thành tích, được cơ quan có thẩm quyền công nhận. 3. Khen thưởng theo chuyên đề: Hồ sơ đề nghị khen thưởng nộp trước ngày tổ chức hội nghị ít nhất là 07 ngày. Chương V QUỸ THI ĐUA KHEN THƯỞNG Điều 35. Nguồn và mức trích quỹ Nguồn và mức trích quỹ thi đua, khen thưởng thực hiện theo các quy định tại điều 67 Nghị định số 42/2010/NĐ CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Điều 3 Thông tư số 71/2011/TT BTC ngày 24/5/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng. Điều 36. Sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng 1. Chi cho in ấn giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, làm kỷ niệm chương, huy hiệu, cờ thi đua, khung bằng khen. 2. Chi tiền thưởng hoặc tặng phẩm lưu niệm cho các cá nhân, tập thể. 3. Trích 20% trong tổng quỹ thi đua, khen thưởng của từng cấp để chi cho công tác tổ chức, chỉ đạo các phong trào thi đua. Cụ thể: Chi cho công tác tổ chức các cuộc họp của Hội đồng TĐKT. Chi cho công tác xây dựng, tổ chức và triển khai các phong trào thi đua (theo đợt, chuyên đề, thường xuyên), tập huấn nghiệp vụ; tổ chức các hội nghị ký kết giao ước thi đua; sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm; tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến; các hoạt động của khối thi đua; kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và một số khoản chi khác phục vụ trực tiếp cho công tác tổ chức chỉ đạo các phong trào thi đua; Điều 37.Quản lý quỹ thi đua, khen thưởng 1. Quỹ thi đua, khen thưởng của cấp nào do cơ quan thi đua, khen thưởng cấp đó quản lý; nguồn trích, tỷ lệ và mức trích trên cơ sở dự toán kế hoạch; việc quyết toán căn cứ số chi thực tế theo đúng chế độ, chính sách quy định. a. Đối với cấp huyện: Căn cứ vào tình hình triển khai nhiệm vụ thi đua, khen thưởng hàng năm, Phòng Nội vụ và Phòng Tài chính Kế hoạch tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định phân bổ và giao kế hoạch kinh phí thi đua khen thưởng của địa phương cùng với việc giao kế hoạch ngân sách nhà nước hàng năm và phải được hạch toán thành mục riêng ngay từ đầu năm kế hoạch. b. Đối với cấp tỉnh: Trên cơ sở các quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn của tỉnh trong năm kế hoạch, Ban Thi đua, khen thưởng trủ trì phối hợp với Sở Tài chính xây dựng dự trù kinh phí thi đua, khen thưởng trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định phê duyệt trong kế hoạch dự toán giao ngân sách hàng năm. 2. Thủ trưởng cơ quan cấp nào ra quyết định khen thưởng thì cấp đó chịu trách nhiệm chi tiền thưởng từ nguồn tiền thưởng do cấp mình quản lý. 3. Các tập thể, cá nhân được Hội đồng TĐKT tỉnh trình UBND tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch nước khen thưởng, tiền thưởng được trích từ quỹ thi đua, khen thưởng của tỉnh. Ban Thi đua, khen thưởng có trách nhiệm thực hiện việc chi thưởng theo quy định và hạch toán chi thành mục riêng. Điều 38. Mức tiền thưởng và chế độ ưu đãi. 1. Mức tiền thưởng: a. Mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu, hình thức khen thưởng của Luật TĐKT được thực hiện theo các qui định từ Điều 70 đến Điểu 76 Nghị định số 42/2010/NĐ CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. b. Mức tiền thưởng kèm theo Kỷ niệm chương Hùng Vương đối với cá nhân bằng 1,5 lần mức lương tối thiểu hiện hành, đối với tập thể gấp 2 lần mức thưởng cho cá nhân; hoặc hiện vật kỷ niệm có giá trị tương đương. 2. Chế độ thưởng vật chất: Những tập thể, cá nhân đoạt các giải trên các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, thể dục, thể thao được Chủ tịch UBND tỉnh thưởng vật chất kèm theo các loại giải thưởng (bằng tiền hoặc kỷ vật có giá trị tương đương); nguồn chi thưởng được trích từ ngân sách tỉnh chi cho sự nghiệp ngành hoặc từ nguồn dự toán chi thi đua, khen thưởng (Đối với hệ thống giáo dục & đào tạo) theo kế hoạch dự toán ngân sách tỉnh hàng năm, cụ thể như sau: a. Đoạt giải quốc tế mang tính toàn cầu: Giải Nhất ( HCV) được thưởng 32 lần mức lương tối thiểu hiện hành, Giải Nhì (HCB) được thưởng 26 lần mức lương tối thiểu hiện hành, Giải Ba (HCĐ) được thưởng 16 lần mức lương tối thiểu hiện hành, Giải KK được thưởng 10 lần mức lương tối thiểu hiện hành, b. Đoạt giải quốc tế Khu vực Châu Á Châu Á Thái Bình dương: Giải Nhất ( HCV)được thưởng 26 lần mức lương tối thiểu hiện hành, Giải Nhì ( HCB)được thưởng 16 lần mức lương tối thiểu hiện hành, Giải Ba (HCĐ)được thưởng 10 lần mức lương tối thiểu hiện hành, Giải KK được thưởng 5 lần mức lương tối thiểu hiện hành, c. Đoạt giải quốc tế Khu vực các nước Đông nam Á: Giải Nhất (HCV) được thưởng16 lần mức lương tối thiểu hiện hành, Giải Nhì ( HCB) được thưởng 10 lần mức lương tối thiểu hiện hành, Giải Ba (HCĐ) được thưởng 7 lần mức lương tối thiểu hiện hành, Giải Khuyến khích được thưởng 5 lần mức lương tối thiểu hiện hành, d. Đoạt giải quốc gia Vô địch toàn quốc: Phá kỷ lục, được thưởng 7 lần mức lương tối thiểu hiện hành, Giải Nhất(HCV) được thưởng 5 lần mức lương tối thiểu hiện hành, Giải Nhì(HCB) được thưởng 4 lần mức lương tối thiểu hiện hành, Giải Ba (HCĐ) được thưởng 3 lần mức lương tối thiểu hiện hành, Giải KK được thưởng 2 lần mức lương tối thiểu hiện hành, đ. Mức thưởng hoặc giá trị thưởng giải đồng đội: (Bao gồm các môn thể thao đồng đội và giải đồng đội theo quy định của điều lệ giải) được Chủ tịch UBND tỉnh thưởng như sau: + Môn thể thao đồng đội được thưởng bằng 03 lần giải cá nhân tương ứng. + Giải đồng đội được thưởng bằng 02 lần giải cá nhân tương ứng. e. Mức thưởng đối với giáo viên; huấn luyện viên trực tiếp huấn luyện, giảng dạy học sinh, vận động viên đạt các giải: Được Chủ tịch UBND tỉnh thưởng bằng 50% giá trị thưởng của học sinh, vận động viên đạt giải tương ứng. g. Đối với các giải cấp tỉnh, cấp huyện hằng năm, 5 năm: Chỉ được thưởng theo các quy định của điều lệ giải, tiền thưởng được trích từ nguồn dự toán kinh phí chi thi đua, khen thưởng đã dược UBND tỉnh giao (Đối với hệ thống giáo dục & đào tạo) và từ nguồn kinh phí tổ chức hội thi, đại hội đã được UBND huyện, UBND tỉnh phê duyệt nhưng cao nhất không quá 3,0 lần mức lương tối thiểu hiện hành. Chương VI TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 39. Trách nhiệm tổ chức, triển khai phong trào thi đua Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Giám đốc các doanh nghiệp, hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng thuộc các khối thi đua của tỉnh, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn chủ trì, phối hợp với UBMTTQ và các tổ chức thành viên cùng cấp để triển khai các phong trào thi đua do cấp trên phát động và tổ chức các phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phạm vi quản lý, chủ động phát hiện, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xứng đáng để khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng. Điều 40. Trách nhiệm của Hội đồng Thi đua, khen thưởng tỉnh Hội đồng TĐKT tỉnh có trách nhiệm tham mưu, tư vấn cho Tỉnh uỷ UBND tỉnh chỉ đạo, kiểm tra, giám sát Hội đồng TĐKT các cấp, các ngành, tổng hợp kết quả các phong trào thi đua ở các cấp, các ngành, các khối thi đua, đề xuất các hình thức khen thưởng kịp thời, đúng Luật. Điều 41. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Nội vụ Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Quy định này. Ban Thi đua khen thưởng có trách nhiệm tham mưu, giúp Giám đốc sở triển khai thực hiện Quy định đến các chủ thể thi đua trong toàn tỉnh. Chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, đôn đốc nhằm thực hiện có hiệu quả các nội dung tại Quy định này. Điều 42. Trách nhiệm của các cơ quan thông tin đại chúng Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm thường xuyên phối hợp với cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng để đưa tin tuyên truyền rộng rãi về công tác thi đua, khen thưởng, phổ biến, nêu gương các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, cổ động phong trào thi đua. Phát hiện các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua, đấu tranh, phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng. Điều 43. Điều khoản thực hiện Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện thành, thị, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy định này. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có những vấn đề phát sinh, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ảnh về UBND tỉnh (Qua Thường trực Hội đồng Thi đua, Khen thưởng tỉnh) để nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 07/TB VPCP Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2012 THÔNG BÁO KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN THIỆN NHÂN TẠI CUỘC HỌP VỀ DỰ ÁN TRUYỀN HÌNH TIẾNG DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2011 2015 Ngày 14 tháng 12 năm 2011, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì cuộc họp về Dự án Truyền hình tiếng dân tộc giai đoạn 2011 2015 của Đài Truyền hình Việt Nam. Tham dự cuộc họp có đại đại diện các Bộ, cơ quan: Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ủy ban Dân tộc, Đài Truyền hình Việt Nam và Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe đại diện lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam báo cáo tóm tắt về Dự án; ý kiến phát biểu của đại diện các Bộ, cơ quan dự họp, Phó Thủ tướng đã kết luận như sau: 1. Dự án Truyền hình tiếng dân tộc giai đoạn 2006 2010 do Đài Truyền hình Việt Nam chủ trì thực hiện đã cơ bản đạt được những mục tiêu đề ra. Kênh truyền hình tiếng dân tộc quốc gia (VTV5) đã phát huy tác dụng tích cực, đồng thời, tạo điều kiện cho việc phát triển các chương trình truyền hình tiếng dân tộc, hình thành hệ thống mạng lưới truyền hình tiếng dân tộc từ đài quốc gia tới 41 đài địa phương và các đơn vị liên quan thông qua một cơ chế phối hợp hiệu quả trong nội dung thông tin, tuyên truyền đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi. 2. Việc hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách trung ương để Đài Truyền hình Việt Nam tiếp tục thực hiện Dự án Truyền hình tiếng dân tộc giai đoạn 2011 2015 là cần thiết, hướng vào mục tiêu: nâng cao chất lượng, tăng thời lượng và mở rộng thêm tiếng dân tộc; đồng thời nâng cao hiệu quả, tránh đầu tư trùng lắp, lãnh phí; trong đó, cần tập trung vào nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hỗ trợ sản xuất chương trình. Đài Truyền hình Việt Nam tiếp thu ý kiến của các Bộ, cơ quan để hoàn thiện Dự án theo hướng sau: a) Về đào tạo nghiệp vụ, chuyên môn: Đài Truyền hình Việt Nam thống nhất với các địa phương lập kế hoạch đào tạo, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổng hợp, đưa vào Chương trình mục tiêu quốc gia "Đưa thông tin về cơ sở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo" giai đoạn 2011 2015. b) Về việc hỗ trợ sản xuất chương trình: Kinh phí hỗ trợ sản xuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc được đảm bảo bằng nguồn chi thường xuyên hàng năm từ ngân sách nhà nước và giao cho Đài Truyền hình Việt Nam quản lý, thực hiện theo cơ chế đặt hàng với các đài phát thanh, truyền hình địa phương và các đơn vị liên quan đến Dự án. c) Về việc đầu tư trang thiết bị: Tiếp tục giao cho Đài Truyền hình Việt Nam chủ trì, thực hiện. Tuy nhiên, cần rà soát, tính toán lại tổng mức đầu tư và một số hạng mục đầu tư, không đầu tư dàn trải, mà cần lựa chọn các địa bàn trọng điểm, có đông đồng bào dân tộc thiểu số, các tỉnh vùng núi, vùng biên giới còn nhiều khó khăn về ngân sách, thiếu thống trang thiết bị...để đầu tư cho phù hợp, hiệu quả. Việc đầu tư trang thiết bị cho các đài địa phương và các đơn vị liên quan sẽ được triển khai thực hiện sau khi Quy hoạch hệ thống báo chí đến 2020 được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp thực sự cần thiết phải đầu tư trước, Đài Truyền hình Việt Nam báo cáo cụ thể, trình Thủ tướng xem xét, quyết định. Việc đầu tư trang thiết bị cho các đơn vị thuộc Đài Truyền hình Việt Nam cần được rà soát kỹ lưỡng, tránh đầu tư trùng lắp, lãng phí. Sau khi hoàn chỉnh nội dung Dự án theo hướng nêu trên, Đài Truyền hình Việt Nam cần thống nhất lại với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. 3. Giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan đề xuất chính sách, chế độ cho đội ngũ cán bộ hoạt động thông tin, tuyên truyền tiếng dân tộc. Văn phòng Chính phủ thông báo để Đài Truyền hình Việt Nam và các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./. Nơi nhận: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng; Ban Tuyên giáo Trung ương; Các Bộ: Thông tin & Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Ủy ban Dân tộc; Đài Truyền hình Việt Nam; VPCP: BTCN, các PCN, Các Vụ: TH, KTTH, KTN, TKBT, ĐP, Cổng TTĐT; Lưu: Văn thư, KGVX, HVB.27 KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM Nguyễn Hữu Vũ
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 08/TB VPCP Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2012 THÔNG BÁO KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN THIỆN NHÂN TẠI CUỘC HỌP LẦN THỨ NHẤT CÁC BAN CHỈ ĐẠO CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2020, CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO ĐẾN NĂM 2020 VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2020 Ngày 24 tháng 11 năm 2011, tại Bộ Khoa học và Công nghệ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì cuộc họp lần thứ nhất các Ban Chỉ đạo Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020, Ban Chỉ đạo Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 và Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 (sau đây viết tắt là 03 Chương trình). Tham dự cuộc họp có đại diện các Bộ, cơ quan: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Công Thương, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Xây dựng, Y tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ về tình hình triển khai các Chương trình và ý kiến tham luận của các đại biểu tham dự cuộc họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban Chỉ đạo kết luận như sau: I. ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHUNG CHO CÁC CHƯƠNG TRÌNH 1. Hoan nghênh Bộ Khoa học và Công nghệ, cơ quan thường trực của 03 Chương trình đã có cố gắng, chủ động phối hợp với các Bộ, ngành triển khai một số công tác chuẩn bị để đưa các Chương trình vào hoạt động. Tuy nhiên, so với yêu cầu về tiến độ thực hiện vẫn còn chậm. Vì vậy, trong thời gian tới cần khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình. Trước mắt đối với một số nhiệm vụ đã xác định, Bộ Khoa học và Công nghệ cần khẩn trương ban hành Thông tư quy định tổ chức quản lý hoạt động của 03 Chương trình, hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2011; Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn quản lý tài chính của 03 Chương trình, hoàn thành trước 31 tháng 01 năm 2012. 2. Cả 03 Chương trình đều liên quan chặt chẽ với Đề án đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học và công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì biên soạn. Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương hoàn thiện Đề án này, trình thủ tướng Chính phủ trong tháng 01 năm 2012. Các nội dung có liên quan của 03 Chương trình, nhất là về cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ cần bám sát, phù hợp với dự thảo Đề án và ý kiến góp ý của các Bộ, ngành. Trong quá trình triển khai thực hiện 03 Chương trình cần làm rõ các nội dung, tiêu chí đặc thù của mỗi Chương trình như sản phẩm chủ lực, sản phẩm quốc gia, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm công nghệ cao, cũng như làm rõ các chỉ tiêu và phương thức đánh giá kết quả thực hiện 03 Chương trình. 3. Bộ Khoa học và Công nghệ cần quán triệt phương pháp luận tư duy hệ thống trong việc xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ của các Chương trình, với ba thành tố tương hỗ là: cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức khoa học và công nghệ và các doanh nghiệp. Trên cơ sở nhu cầu thực tế của xã hội và doanh nghiệp, nguồn lực của các tổ chức khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành có liên quan cần cụ thể hóa yêu cầu đặt hàng, đồng thời xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị tham gia 03 Chương trình để xây dựng sơ đồ phân công và tiến độ thực hiện từng nhiệm vụ. 4. Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia trước ngày 15 tháng 01 năm 2012 để hỗ trợ hoạt động cho 03 Chương trình. 5. Bộ Khoa học và Công nghệ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bổ sung thành viên của 03 Ban Chỉ đạo để bảo đảm thống nhất một thành phần. Các Bộ, ngành có liên quan cử 01 đại diện tham gia thành viên của đồng thời cả 03 Ban Chỉ đạo. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập, ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Văn phòng Ban Chỉ đạo chung cho cả 03 Chương trình trên cơ sở bộ máy hiện có của mình. 6. Trong năm 2012, Ban Chỉ đạo sẽ họp định kỳ hàng quý vào cuối tháng 2, tháng 5, tháng 8 và tháng 11. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình theo đúng tiến độ, báo Trưởng Ban Chỉ đạo các khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. II. ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ RIÊNG CỦA TỪNG CHƯƠNG TRÌNH 1. Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương hoàn thành việc xây dựng khung tiêu chí đổi mới công nghệ. Trên cơ sở đó các Bộ, ngành cụ thể hóa các tiêu chí cho ngành, lĩnh vực, xác định mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của mình, gửi Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo trước tháng 02 năm 2012. 2. Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao Các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Y tế phối hợp, thống nhất việc xây dựng, khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các chương trình thành phần trong Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao. Trong quá trình xây dựng cần lưu ý hiện có khoảng 29 chương trình liên quan đến công nghệ cao đang được triển khai, do vậy các Bộ cần nắm chắc thông tin về nội dung, tiến độ các chương trình này để xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình thành phần của mình không bị trùng lặp, chồng chéo. Văn phòng Ban Chỉ đạo có trách nhiệm tổng hợp thông tin, đánh giá, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo tại phiên họp tháng 02 năm 2012. 3. Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập Hội đồng khoa học và công nghệ đánh giá, thẩm định, lựa chọn một số sản phẩm quốc gia cần sớm triển khai thực hiện, trình Trưởng Ban Chỉ đạo trước 31 tháng 01 năm 2012. Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan biết, thực hiện./. Nơi nhận: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; Các Bộ: KH&CN, CT, NN&PTNT, TT&TT, GD&ĐT, XD, GTVT, YT, NV, TC, KH&ĐT; Ngân hàng NN Việt Nam; Viện KH&CN Việt Nam; Phòng TM&CN Việt Nam; Các thành viên BCĐ: Chương trình ĐMCNQG, Chương trình QGPTCNC, Chương trình PTSPQG; VPCP: TH, KTN, KTTH, Cổng TTĐT; Lưu: Văn thư, KGVX (5b).VH 71 KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM Nguyễn Hữu Vũ
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CỦ CHI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 01/2012/QĐ UBND Củ Chi, ngày 09 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ BAN HÀNH KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ NGÂN SÁCH HUYỆN NĂM 2012 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CỦ CHI Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế xã hội và ngân sách Thành phố; Chương trình công tác của UBND Thành phố năm 2012; Căn cứ Chỉ thị số 01/2012/CT UBND ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tập trung thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách thành phố năm 2012; Xét đề nghị của Chánh Văn phòng UBND huyện, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế xã hội, ngân sách huyện năm 2012. Điều 2. Thủ trưởng các đơn vị, phòng, ban của huyện, căn cứ thẩm quyền chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và nội dung Kế hoạch này để xây dựng chương trình hành động cụ thể của đơn vị. Điều 3. UBND các xã, thị trấn căn cứ nội dung kế hoạch của huyện xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách của xã, thị trấn thông qua HĐND xã, thị trấn, để trình duyệt theo quy định. Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 07 ngày, kể từ ngày ký. Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện, Thủ trưởng các đơn vị, phòng ban và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Lê Minh Tấn KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH, THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ NGÂN SÁCH HUYỆN NĂM 2012 (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi) Năm 2012, là năm thứ hai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X giai đoạn 2010 2015; huyện Củ Chi tiếp tục phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, phát huy tiềm năng, thế mạnh, tích cực triển khai thực hiện các chủ trương chỉ đạo của Trung ương và thành phố, phấn đấu hoàn thành thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện năm 2012. Nhằm tiếp tục duy trì, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển bền vững, tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, kết hợp giữa quốc phòng an ninh với phát triển kinh tế xã hội. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ huyện lần 8, Chỉ thị của UBND thành phố về tập trung thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách thành phố năm 2012, và kế hoạch của UBND thành phố về điều hành, chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội và ngân sách thành phố năm 2012. Nay UBND huyện xây dựng kế hoạch chỉ đạo, điều hành, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và ngân sách huyện năm 2012, với nội dung như sau: A. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH: I. Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tạo sự chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả và hướng phát triển bền vững. Giữ tốc độ tăng trưởng toàn ngành đạt trên 12,36%, công nghiệp tăng 11,33%, thương mại dịch vụ 16,76%, nông nghiệp 7% so năm 2011. Giao thủ trưởng các phòng, ban, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã thị trấn tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau đây: 1. Phòng Kinh tế huyện: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số 13/2011/QĐ UBND ngày 09 tháng 3 năm 2011 của UBND Thành phố về phê duyệt Chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị giai đoạn 2011 2015, và Quyết định 5930/QĐ UBND của UBND Thành phố về phê duyệt quy hoạch sản xuất nông nghiệp TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn 2025. Tiếp tục thực hiện kế hoạch của UBND Thành phố thực hiện Chương trình hành động số 43 CTr/TU ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Thành ủy về nông nghiệp nông dân nông thôn theo Nghị quyết số 26 NQ TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X. Tập trung xây dựng 19 xã nông thôn mới giai đoạn 2011 2015. Tiếp tục vận động các chủ nhà trọ không tăng giá. Tăng cường quản lý nhà nước về công tác kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và dịch hại trên cây trồng. Có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa không để xảy ra bùng phát dịch cúm gia cầm, gia súc trên địa bàn huyện, xử lý kiên quyết khi có hiện tượng bệnh phát sinh. Tổ chức tiêm phòng gia súc đạt trên 80% tổng đàn. Đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng 1,15%. Phối hợp Đội Quản lý thị trường theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường, các yếu tố ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa, đặc biệt trong các dịp lễ, Tết, không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá. Có biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thường xuyên triển khai các đợt khuyến mãi, kích cầu tiêu dùng, nhất là trong dịp Tết, lễ hội lớn trong năm 2012. Phối hợp các ngành liên quan thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, và kiểm tra xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về giá, đầu cơ, buôn lậu, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng. Tham mưu cho UBND huyện tổ chức gặp gỡ, đối thoại các doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, giới thiệu và kêu gọi đầu tư theo quy hoạch và định hướng phát triển của huyện. 2. Phòng Quản lý đô thị huyện: Phối hợp các đơn vị liên quan lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng 19 xã nông thôn mới theo Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT BXD BNNPTNT BTNMT, (trong đó có 72 điểm dân cư nông thôn, với tổng diện tích 4.842ha). Thực hiện Đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu dân cư thị trấn khu 5 quy mô 120 ha. Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, tham mưu cho UBND huyện các dự án, các khu vực quy hoạch kêu gọi đầu tư, tiêu chí, chỉ tiêu đầu tư và tham mưu UBND huyện thành lập Tổ thông tin dự án để cung cấp thông tin và hỗ trợ nhà đầu tư triển khai nhanh việc đầu tư trên địa bàn. Tập trung chỉ đạo các chủ đầu tư hoàn thành các thủ tục đầu tư, nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các công trình, dự án đầu tư. Tăng cường kiểm tra, giám sát, chống thất thoát, lãng phí, đảm bảo chất lượng công trình. Quản lý duy tu và chăm sóc hoa viên, cây kiểng. Phối hợp các ban, ngành liên quan tham mưu thực hiện tốt công tác phòng chống thiên tai, lụt bão, cứu hộ, cứu nạn, phòng cháy, chữa cháy. Xử lý có hiệu quả các điểm, khu vực ngập úng cục bộ, thực hiện các giải pháp kỹ thuật thoát nước cấp bách, nạo vét thông thoáng dòng chảy của kênh, rạch. 3. Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện: Thực hiện tốt công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, đảm bảo hoàn thành công tác cấp Giấy CNQSDĐ lần đầu cho người dân (đủ điều kiện và không đủ điều kiện) đạt 100%. Thu phí vệ sinh môi trường đạt 70% tổng số hộ dân toàn huyện (kể cả hộ XĐGN). Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 26/2011/QĐ UBND ngày 14 tháng 5 năm 2011 về chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011 2015. Hạn chế tối đa mức độ ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn do sản xuất và giao thông. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của quần chúng, nhân dân về bảo vệ môi trường. Tập trung quản lý việc thu gom rác dân lập, nâng cao năng lực và hiệu quả của lực lượng thu gom rác dân lập, công lập. Ngăn chặn tình trạng đổ rác thải sinh hoạt ra đường phố, xuống kênh, rạch. Xử lý doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. 4. Phòng Tài chính Kế hoạch huyện: Tham mưu cho UBND huyện điều hành ngân sách theo đúng dự toán được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức. Cân đối các nguồn thu, đảm bảo các khoản chi thường xuyên; chi cải cách tiền lương; chi đầu tư phát triển và các khoản chi theo chương trình mục tiêu của huyện. Tiếp tục thực hiện chủ trương tiết kiệm chi tiêu ngân sách; kiểm soát chặt chẽ, công khai minh bạch chi ngân sách nhà nước, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm, tiêu cực trong quản lý tài chính, ngân sách nhà nước. Phối hợp các ngành thực hiện tốt công tác kiểm tra tình hình quản lý tài chính tại các đơn vị, các xã, thị trấn không để vi phạm xảy ra. Phối hợp Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế tập trung rà soát, phân loại, sắp xếp các dự án đầu tư để tham mưu UBND huyện bố trí kế hoạch vốn đầu tư năm 2012 có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên đầu tư đối với các công trình, các dự án cấp bách. Tập trung thực hiện việc thanh lý các cơ sở nhà đất thuộc sở hữu nhà nước qua xử lý, sắp xếp theo Quyết định 09/2007/QĐ TTg của Thủ tướng Chính phủ. Giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách Thành phố phân cấp và ngân sách huyện đạt trên 95% vốn giao năm 2012. 5. Chi Cục Thuế huyện: Phấn đấu thực hiện vượt 10% dự toán thu năm 2012 theo chỉ tiêu được giao. Tập trung thu hết thuế đọng năm 2011. Đẩy mạnh ngăn chặn gian lận và thất thu thuế, tăng cường công tác kiểm tra các doanh nghiệp khai lỗ trong nhiều năm liền. Phối hợp với Đài truyền thanh huyện, UBND các xã, thị trấn nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, tạo ý thức ngày càng cao về thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Triển khai phân loại nợ thuế, thực hiện các thủ tục xử lý nợ theo quy định của Luật Quản lý thuế, thu ngay các khoản nợ có khả năng thu, giải quyết các khoản nợ chờ xử lý, tăng cường các biện pháp chống thất thu ngân sách, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế. 6. Thanh tra Xây dựng huyện: Tăng cường kiểm tra xử lý nghiêm các hành vi xây dựng không phép, sai phép, lấn chiếm đất công, sông rạch, phân lô nền trái phép và vi phạm các quy định trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng, chất lượng công trình. Tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết tranh chấp khiếu nại của công dân có hiệu lực pháp luật đạt trên 90%. 7. Ban quản lý ĐTXDCT huyện chủ trì: Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn huyện do Ban Quản lý ĐTXDCT huyện làm chủ đầu tư, thường xuyên rà soát tiến độ thực hiện các dự án, công trình trọng điểm, xác định nhiệm vụ và yêu cầu cấp thiết của từng dự án để triển khai lập thủ tục đầu tư và khởi công xây dựng theo đúng tiến độ. Rà soát lại tiến độ thực hiện các dự án, công trình trọng điểm của huyện, khẩn trương khởi công các dự án đã được phê duyệt dự án đầu tư. Tăng cường vai trò giám sát đầu tư, giám sát tư vấn, giám sát thi công, thực hiện tiết kiệm có hiệu quả trong đầu tư xây dựng cơ bản, đảm bảo chất lượng công trình và tiến độ thi công. Hoàn chỉnh hồ sơ và giải ngân vốn đầu tư xây dựng đạt trên 95% vốn tập trung Thành phố, hạn chế điều chỉnh vốn công trình. 8. Ban Bồi thường Giải phóng mặt bằng: Đẩy nhanh tiến độ hiệp thương đền bù, đảm bảo giải quyết công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đúng trình tự thủ tục và các chế độ chính sách quy định. Tiếp tục chủ động phối hợp với các sở, ngành thành phố tham mưu thành phố phê duyệt đơn giá bồi thường đất để phục vụ đền bù, giải phóng mặt bằng phù hợp với điều kiện thực tế của huyện và thành phố. Thực hiện kiểm kê tài sản người dân chính xác. II. Tiếp tục chăm lo đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi xã hội: 1. Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện: Thường xuyên chăm lo tốt các diện chính sách và dân nghèo trên địa bàn huyện, đảm bảo giải quyết đầy đủ các chế độ lương và trợ cấp đến các đối tượng theo quy định. Triển khai thực hiện có hiệu quả đề án “giảm nghèo tăng hộ khá” giai đoạn 2011 2015. Phấn đấu hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 10% theo tiêu chí 12 triệu/người/năm và giảm tỷ lệ thất nghiệp 2,4%, tạo thêm việc làm mới và ổn định cho người dân. Phối hợp các ngành tiếp tục triển khai thực hiện tốt kế hoạch tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng, chống tái nghiện. Tập trung thực hiện các giải pháp xây dựng xã, thị trấn không còn tệ nạn ma túy, mại dâm. Giải quyết kịp thời các vụ đình lãng công trái phép. 2. Ngành Y tế huyện: Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 06/2007/CT BYT ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Bộ Y tế về việc nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân. Thực hiện tốt việc khám chữa bệnh cho người nghèo, bảo hiểm y tế, diện chính sách có công và trẻ em dưới 6 tuổi. Thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ chất lượng hoạt động khám chữa bệnh, nhất là khu vực tư nhân theo đúng quy định pháp luật. Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao hoạt động công tác dân số kế hoạch hóa gia đình để đạt mục tiêu hạ tỷ lệ sinh 0,05‰ và giữ mức giảm sinh con thứ ba 3,54%. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, y tế cộng đồng, đảm bảo 100% Trạm Y tế xã, thị trấn có Bác sĩ; phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống dưới 2,79%. Kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm; tiếp tục thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở đủ điều kiện. Duy trì các hoạt động phòng, chống dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm, quai bị… Tập trung thực hiện tốt công tác phòng chống HIV/AIDS. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm; kiểm tra, thanh tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, hạn chế thấp nhất tình trạng xảy ra ngộ độc thực phẩm trên địa bàn huyện. 3. Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tiếp tục thực hiện tốt chủ đề năm học 2011 2012 : “Năm học tiếp tục thực hiện đổi mới toàn diện nhà trường, hoàn thành phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi”; đẩy mạnh giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh; Đảm bảo chỉ tiêu huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp; tiếp tục duy trì huyện đạt chuẩn quốc gia về chống mù chữ và phổ cập giáo dục các bậc học. Tổ chức hướng dẫn các Trung tâm học tập cộng đồng hoạt động ngày càng có hiệu quả; Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các loại hình trường, lớp, cơ sở giáo dục ngoài công lập, thực hiện tốt Chỉ thị 10 CT/TW về xây dựng xã hội học tập. 4. Phòng Văn hóa Thông tin chủ trì: Tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ và sự kiện trọng đại của đất nước trong năm. Tăng cường hoạt động của Đoàn kiểm tra liên ngành văn hóa xã hội huyện, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm và xử lý nghiêm các cơ sở hoạt động văn hóa biến tướng, dễ phát sinh TNXH, các quảng cáo sai quy định. Tiếp tục xây dựng 140 ấp, khu phố đạt chuẩn ấp, khu phố văn hóa. Tiếp tục thực hiện xây dựng nếp sống “Văn minh mỹ quan đô thị”. Tiếp tục hướng dẫn xây dựng góc truyền thống tại các ấp, khu phố. Phát triển thể dục thể thao quần chúng; trong đó chú trọng bồi dưỡng năng khiếu ở các bộ môn văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao. Phối hợp Văn phòng UBND huyện, Phòng Nội vụ đẩy mạnh thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông và hoàn thiện nâng cấp ứng dụng các phần mềm quản lý hành chính nhà nước cho các phòng, ban chuyên môn và UBND các xã, thị trấn, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước và cung cấp các dịch vụ công cho công dân, doanh nghiệp. III. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và tăng cường công tác phòng chống tham nhũng: 1. Phòng Nội vụ chủ trì: Triển khai thực hiện Quyết định số 23/2011/QĐ UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình Cải cách hành chính gắn với mục tiêu xây dựng mô hình chính quyền đô thị giai đoạn 2011 2015. Xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tăng cường kiểm soát thủ tục hành chính, tiếp tục hoàn thiện Bộ thủ tục hành chính chung của huyện theo hướng đơn giản hóa thủ tục, kiểm soát chặt chẽ những thủ tục mới phát sinh. Rà soát, cải tiến quy trình, thủ tục trong nội bộ cơ quan nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí liên quan đến thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức. Triển khai nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa để giải quyết thủ tục hành chính; chuẩn hóa việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo mô hình thống nhất đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại một cơ quan nhà nước, nhằm tăng cường trách nhiệm nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân. Phối hợp với Thanh tra huyện, các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, thanh tra công vụ, kiểm soát các đầu mối công việc trong nội bộ cơ quan hành chính để phát hiện kịp thời các nguy cơ dẫn đến tiêu cực, quan liêu và tham nhũng. 2. Phòng Tư pháp chủ trì: Phối hợp với các phòng, ban, đơn vị huyện, UBND các xã, thị trấn tham mưu UBND huyện tổng kết chương trình ban hành văn bản năm 2011 và dự kiến chương trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2012; Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở và trợ giúp pháp lý năm 2012 trên địa bàn huyện. Thẩm định văn bản quy phạm pháp luật đúng quy định. Phối hợp với UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác quản lý nhà nước về hộ tịch; tiếp tục triển khai thực hiện tổng rà soát, thống kê, lập danh sách và lập hồ sơ đối với các cá nhân có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam. 3. Thanh tra huyện chủ trì: Tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, đặc biệt tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các lĩnh vực: quản lý sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, tài chính ngân sách. Tăng cường thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân nghiêm túc thực hiện các kết luận thanh, kiểm tra đã có chỉ đạo xử lý, kịp thời thu hồi tiền, tài sản vi phạm về cho ngân sách nhà nước; kiến nghị xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân cố tình dây dưa, không chấp hành nhằm tăng cường hiệu lực thi hành các kết luận, kiến nghị sau thanh, kiểm tra. Tập trung thực hiện tốt công tác xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo, nắm chắc tình hình khiếu kiện đông người và phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý kịp thời các tình huống phức tạp. 4. Văn phòng UBND huyện: Tập trung thực hiện tốt công tác tiếp dân, xử lý đơn thư tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công dân. Đảm bảo công tác tiếp dân thường xuyên theo quy định, phản ảnh kịp thời các trường hợp khiếu kiện đông người và các tình huống phức tạp. VI. Bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, giữ vững ổn định chính trị: 1. Ban Chỉ huy Quân sự huyện: Chủ trì có kế hoạch phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu giao quân nghĩa vụ quân sự năm 2012 ở 2 cấp, trong đó có 5% là Đảng viên được kết nạp từ 6 tháng trở lên; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đảm bảo chất lượng và chỉ tiêu theo quy định (1,60%); Bảo vệ an toàn các mục tiêu trọng điểm và thực hiện tốt các nhiệm vụ quốc phòng an ninh ở địa phương. Phối hợp với Công an huyện tham mưu cho Huyện ủy UBND huyện tổ chức triển khai thực hành diễn tập phòng thủ DT 2012 đạt kết quả cao. 2. Công an huyện chủ trì: Phối hợp các phòng, ban chức năng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh công tác phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, phấn đấu kéo giảm 7% số vụ phạm pháp hình sự, tỷ lệ phá án 72%, trong đó trọng án đạt 90%, phát động sâu rộng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” đấu tranh phòng, chống các loại tệ nạn xã hội ngay từ địa bàn tổ nhân dân, tổ dân phố, ấp, khu phố; phấn đấu xây dựng 140 ấp, khu phố không có tội phạm ẩn náu, hoạt động và được phát hiện xử lý kịp thời; tiếp tục tập trung các biện pháp chuyển hóa khu vực, địa bàn trọng điểm phức tạp, giữ vững và ổn định tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện. Phối hợp với UBND các xã, thị trấn duy trì và thực hiện có hiệu quả hoạt động của lực lượng tổ an ninh nhân dân, Bảo vệ Dân phố. Phối hợp với các đoàn thể, các ban, ngành huyện, UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt chủ đề “Năm 2012, năm an toàn giao thông” theo chủ trương của Thành phố, kéo giảm 10% tai nạn giao thông trên cả 3 mặt. Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành, đoàn thể thực hiện công tác xây dựng xã, thị trấn lành mạnh, không có tệ nạn xã hội gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Phối hợp BCH Quân sự huyện tham mưu tổ chức diễn tập phòng thủ DT 2012 đạt kết quả tốt. 3. Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy huyện: Phối hợp các phòng, ban chức năng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng cháy và chữa cháy và phòng, chống cháy rừng trên địa bàn huyện. B. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ NGÂN SÁCH NĂM 2012: Để huyện tiếp tục phát huy kết quả đạt được năm 2011, thực hiện hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2012, UBND huyện yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn tập trung thực hiện một số nội dung sau đây: 1. Tổ chức quán triệt trong đội ngũ cán bộ, công chức đang công tác tại cơ quan, đơn vị về mục tiêu, nhiệm vụ, những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và dự toán ngân sách nhà nước của huyện năm 2012, theo Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện lần thứ 8, khóa X đã thông qua. Phấn đấu hoàn thành đạt và vượt 30 chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế, xã hội, môi trường và đô thị của huyện. Các xã, thị trấn hoàn thành 43 chỉ tiêu ký kết giao ước thi đua giữa Chủ tịch UBND huyện với Chủ tịch UBND các xã thị trấn. Khối chính quyền hoàn thành 6 chỉ tiêu ký kết giao ước thi đua giữa Chủ tịch UBND huyện với thủ trưởng các phòng, ban. 2. Căn cứ kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế, xã hội và ngân sách huyện năm 2012, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị huyện, UBND các xã, thị trấn chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện ngay. Hàng tháng, hàng quí phải sơ kết rút kinh nghiệm để kịp thời chỉ đạo khắc phục các mặt trì trệ, thiếu sót; đề xuất, kiến nghị tháo gỡ các vướng mắc trong thực tiển. 3. Chủ động phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 11/NQ CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. 4. Tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư công, ưu tiên nguồn vốn ngân sách đầu tư cho các công trình, dự án lớn quan trọng; cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các doanh nghiệp do huyện quản lý. 5. Tiếp tục đầu tư phát triển y tế, giáo dục đào tạo, văn hóa, khoa học và công nghệ; thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy ở các cấp học, ngành học. Củng cố và mở rộng mạng lưới trường lớp, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh nhằm chăm sóc tốt sức khỏe cho nhân dân; chủ động phòng, chống có hiệu quả các dịch bệnh nguy hiểm. 6. Phát động mạnh mẽ phong trào thi đua yêu nước, gắn với cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; thực hiện tốt công tác vận động quần chúng tham gia các chính sách an sinh xã hội, quan tâm các biện pháp chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là diện chính sách, dân nghèo. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu công tác được phân công phụ trách. Tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, đặc biệt tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các lĩnh vực: quản lý đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý vốn, tài sản Nhà nước, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư, cấp phép đầu tư… Xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm. 7. Tập trung lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng và an ninh; tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện. Kiên quyết đấu tranh phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, giải quyết đúng pháp luật về khiếu nại, tố cáo của công dân. 8. Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị huyện, UBND các xã, thị trấn chấp hành nghiêm chế độ thông tin, báo cáo theo định kỳ; định kỳ hàng tháng, hàng quý, Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện bố trí lịch giao ban hàng tháng về tình hình kinh tế xã hội để Ủy ban nhân dân huyện tổ chức hội nghị, làm việc với các đơn vị để nghe báo cáo tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch chỉ đạo, điều hành kinh tế xã hội và ngân sách huyện năm 2012, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội huyện bền vững. Trên đây là kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế xã hội và ngân sách của UBND huyện năm 2012, đề nghị Thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn theo chức năng, nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện ngay Kế hoạch này./. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CỦ CHI
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 01/2012/TT BGTVT Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2012 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ VIỆC BẢO ĐẢM KỸ THUẬT NHIÊN LIỆU HÀNG KHÔNG TẠI VIỆT NAM Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006; Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001; Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007; Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Căn cứ Nghị định số 13/2011/NĐ CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền; Căn cứ Nghị định số 84/2009/NĐ CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu; Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Căn cứ Nghị định số 83/2007/NĐ CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay; Căn cứ Nghị định số 03/2009/NĐ CP ngày 09 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ về công tác đảm bảo chuyến bay chuyên cơ; Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ CP ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc bảo đảm kỹ thuật nhiên liệu hàng không tại Việt Nam như sau: Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Thông tư này quy định chất lượng nhiên liệu và hạ tầng cơ sở kho bể, phương tiện kỹ thuật, công tác đảm bảo kỹ thuật nhiên liệu hàng không trong dịch vụ kinh doanh nhiên liệu hàng không tại các sân bay dân dụng Việt Nam; 2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan quản lý, các tổ chức, các thương nhân và cơ sở kinh doanh, cung ứng nhiên liệu hàng không, các tổ chức bảo dưỡng và các hãng hàng không có kinh doanh nhiên liệu hàng không tại các sân bay dân dụng Việt Nam. 3. Các nhà cung ứng nhiên liệu hàng không, các nhà cung ứng dịch vụ tra nạp nhiên liệu hàng không, các hãng hàng không có tra nạp nhiên liệu hàng không tại các sân bay dân dụng Việt Nam có thể áp dụng các quy định, tiêu chuẩn về đảm bảo chất lượng nhiên liệu và dịch vụ tra nạp nhiên liệu hàng không khác nhưng không được trái với các quy định trong Thông tư này. Điều 2. Giải thích từ ngữ, chữ viết tắt 1. Giải thích từ ngữ: a) Nhiên liệu hàng không (nhiên liệu phản lực tuốc bin, xăng tàu bay): là chất đốt cháy trong buồng đốt động cơ tàu bay, sinh ra năng lượng cho tàu bay hoạt động ở các chế độ khác nhau. b) Kho nhiên liệu hàng không: là nơi tiếp nhận, bảo quản, cấp phát nhiên liệu hàng không. Theo chức năng, kho nhiên liệu hàng không được phân làm ba loại: Kho đầu nguồn, kho trung chuyển và kho sân bay. Kho đầu nguồn Kho đầu nguồn là nơi tiếp nhận, bảo quản, cấp phát nhiên liệu hàng không để cung cấp nguồn hàng cho các kho trung chuyển, kho sân bay. Phụ thuộc vào vị trí địa lý, kho đầu nguồn được thiết kế để tiếp nhận nhiên liệu bằng đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ hoặc đường ống. Nếu kho đầu nguồn được thiết kế để tiếp nhận nhiều chủng loại sản phẩm dầu mỏ thì đối với nhiên liệu hàng không phải được tiếp nhận, bảo quản và cấp phát độc lập với các loại sản phẩm khác. Kho trung chuyển Kho trung chuyển là nơi tiếp nhận, bảo quản và cấp phát nhiên liệu hàng không để vận chuyển về các kho sân bay. Tùy theo vị trí địa lý, kho trung chuyển có thể được thiết kế để tiếp nhận nhiên liệu từ kho cảng đầu nguồn hoặc kho nhà máy lọc dầu bằng đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ hoặc đường ống. Nếu kho trung chuyển được thiết kế để tiếp nhận, bảo quản và cấp phát nhiều chủng loại sản phẩm dầu mỏ thì nhiên liệu hàng không phải được tiếp nhận, bảo quản, cấp phát độc lập với các loại sản phẩm khác. Kho sân bay Kho sân bay là nơi tiếp nhận, bảo quản nhiên liệu hàng không để trực tiếp tra nạp cho tàu bay của các hãng hàng không hoạt động tại sân bay. Kho sân bay được thiết kế và xây dựng phù hợp với quy hoạch của từng sân bay, thuận tiện cho công tác tra nạp nhiên liệu hàng không, bảo đảm an toàn cho hoạt động của các hãng hàng không và sân bay. Kho sân bay có thể được thiết kế để tiếp nhận nhiên liệu hàng không bằng đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt hoặc đường ống. c) Thiết kế kỹ thuật xăng dầu hàng không: bao gồm các thiết bị kỹ thuật sử dụng để tiếp nhận, bảo quản, cấp phát nhiên liệu hàng không. d) Phương tiện tra nạp nhiên liệu hàng không: Xe tra nạp: là xe ô tô chuyên dụng, lắp xi téc chở nhiên liệu và được lắp đặt hệ thống công nghệ để tra nạp nhiên liệu cho tàu bay. Xe truyền tiếp nhiên liệu: là xe ôtô chuyên dụng lắp hệ thống công nghệ để tra nạp nhiên liệu cho tàu bay từ hệ thống tra nạp ngầm, xe truyền tiếp nhiên liệu không lắp xi téc và bơm nhiên liệu. Các phương tiện tra nạp khác. e) Phương tiện vận chuyển nhiên liệu hàng không: bao gồm các loại phương tiện như tàu, xà lan (vận chuyển bằng đường biển hoặc bằng đường thủy nội địa), ôtô xi téc (bằng đường bộ), xi téc đường sắt, hệ thống đường ống đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đối với phương tiện vận chuyển nhiên liệu hàng không. f) Nhà cung ứng dịch vụ tra nạp nhiên liệu hàng không: Là doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, được phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu và được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay (cung ứng dịch vụ tra nạp nhiên liệu hàng không). g) Các loại chứng nhận chất lượng: Chứng nhận chất lượng của nhà máy lọc dầu: là chứng nhận chất lượng của phòng thử nghiệm nhà máy lọc dầu cấp cho lô nhiên liệu hàng không khi xuất khỏi nhà máy, bao gồm kết quả kiểm tra toàn bộ các chỉ tiêu chất lượng theo TCVN, phát hành mới nhất hoặc được JIG quy định trong AFQRJOS – Danh mục kiểm tra hoặc tiêu chuẩn tương đương khác (phát hành mới nhất), loại và hàm lượng các chất phụ gia đã cho vào nhiên liệu, những chi tiết liên quan đến việc nhận dạng nhà máy lọc dầu và khả năng truy tìm nguồn gốc của sản phẩm. Phải ghi rõ ngày tháng cấp chứng nhận và chữ ký của người có thẩm quyền. Chứng nhận phân tích (kiểm tra toàn bộ): là chứng nhận chất lượng của lô hàng do tổ chức giám định hoặc phòng thử nghiệm độc lập phát hành, bao gồm kết quả kiểm tra toàn bộ các chỉ tiêu chất lượng theo TCVN, phát hành mới nhất hoặc được JIG quy định trong AFQRJOS – Danh mục kiểm tra hoặc tiêu chuẩn tương đương khác (phát hành mới nhất), không có thông tin chi tiết về các chất phụ gia đã cho vào nhiên liệu. Chứng nhận này bao gồm những thông tin liên quan đến việc nhận dạng nhà máy lọc dầu và khả năng truy tìm nguồn gốc của sản phẩm. Phải ghi rõ ngày tháng cấp chứng nhận và chữ ký của người chịu trách nhiệm. Không được coi Chứng nhận phân tích như Chứng nhận chất lượng của nhà máy lọc dầu. Chứng nhận kiểm tra lại: là kết quả kiểm tra những chỉ tiêu chất lượng dễ biến đổi trong quá trình vận chuyển, giao nhận, bảo quản. Nhiên liệu được phép nhập hoặc xuất khi: Kết quả của các chỉ tiêu chất lượng kiểm tra lại nằm trong mức/giới hạn quy định của tiêu chuẩn và thay đổi của một số chỉ tiêu trong giới hạn cho phép. Nếu có bổ sung phụ gia trong quá trình vận chuyển, giao nhận, bảo quản thì phải ghi rõ ngày pha bổ sung, thành phần và hàm lượng phụ gia bổ sung trong Chứng nhận kiểm tra lại trước khi xuất hàng. Chứng nhận kiểm tra định kỳ: là kết quả kiểm tra những chỉ tiêu chất lượng dễ biến đổi trong quá trình bảo quản nhiên liệu với thời gian từ 06 tháng trở lên, nhiên liệu đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn khi các chỉ tiêu được kiểm tra nằm trong mức/giới hạn quy định, thay đổi một số chỉ tiêu trong giới hạn cho phép. h) Chứng nhận xuất hàng: Sử dụng trong vận chuyển nhiên liệu hàng không, xác nhận sự phù hợp của nhiên liệu hàng không với TCVN hoặc theo AFQRJOS của JIG, hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương, và nội dung bao gồm tối thiểu các thông tin sau: Ngày tháng và thời điểm xếp hàng hoặc vận chuyển; Loại nhiên liệu; Số lô và khối lượng riêng (tại 150C) của nhiên liệu chứa trong bể nơi xuất hàng; Xác nhận không có “Nước tự do”; Nếu có yêu cầu, khối lượng riêng và nhiệt độ nhiên liệu sau khi xếp hàng (tiếp nhận) phải được ghi lại. Chứng nhận xuất hàng phải luôn ghi rõ ngày lập và có chữ ký của người có trách nhiệm. i) Phương tiện vận chuyển, tra nạp chuyên dụng: là phương tiện được thiết kế đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật đối với nhiên liệu hàng không và sử dụng chỉ để vận chuyển, tra nạp một loại nhiên liệu. j) Chuyến bay chuyên cơ: là chuyến bay sử dụng hoàn toàn riêng biệt hoặc kết hợp vận chuyển thương mại và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc thông báo theo quy định phục vụ chuyến bay chuyên cơ. k) Mẫu nhiên liệu: phần nhiên liệu lấy được từ một vị trí hoặc các vị trí trong vật chứa là đại diện cho nhiên liệu tại vị trí đó hoặc cho toàn bộ nhiên liệu trong vật chứa. l) Mẫu thuyền trưởng: là mẫu đại diện cho lô hàng vận chuyển do nơi sản xuất lấy, gửi theo phương tiện vận chuyển nhiên liệu chuyển đến nơi nhận để kiểm tra, đối chứng chất lượng khi cần thiết; mẫu thuyền trưởng có dung tích tối thiểu 5 lít. m) Bộ điều khiển cầm tay (Deadman control): là thiết bị kiểu tay cầm cho phép nhân viên tra nạp có thể nhanh chóng và dễ dàng bắt đầu và dừng quá trình tra nạp. n) Chu vi phòng hỏa: khi tàu bay và phương tiện tra nạp đỗ tại vị trí nạp nhiên liệu, khu vực nguy hiểm trực tiếp xung quanh tàu bay và phương tiện tra nạp được xác định là chu vi phòng hỏa. Khu vực này nằm trong phạm vi của đường cong, cách 3m, bao quanh phía ngoài của thùng dầu, ống dẫn dầu và các bể chứa dầu dưới mặt đất. Ngoại trừ trường hợp được quy định khác, chu vi này phải nằm cách các tòa nhà trên 10m. o) Kiểm tra trực quan: là kiểm tra tại hiện trường bằng cách quan sát bằng mắt thường: màu sắc, độ trong sáng của nhiên liệu; tạp chất và nước không hòa tan trong nhiên liệu. p) Kiểm tra đối chứng: là kiểm tra trực quan và có thêm phép thử xác định khối lượng riêng của nhiên liệu. q) Thiết bị lọc kết tụ/ tách nước (Filter/ Separator): là thiết bị được sử dụng để loại bỏ tạp chất dạng hạt và nước tự do trong nhiên liệu. Thiết bị này có 2 lõi lọc gồm các lõi lọc kết tụ và các lõi lọc tách. Các lõi lọc kết tụ được thiết kế để loại bỏ các tạp chất thể rắn, phá vỡ thể nhũ tương của nước trong nhiên liệu để tạo thành các giọt nhỏ, các giọt nhỏ gộp lại và sẽ rơi ra khỏi nhiên liệu. Các lõi lọc tách đẩy nước được kết tụ và ngăn ngừa nước đi vào nhiên liệu. r) Thiết bị lọc hấp thụ (Filter monitor): là thiết bị lọc tạp chất và nước hấp thụ của nhiên liệu. Nó có khả năng báo hiệu cho người vận hành biết khi nhiên liệu bị nhiễm bẩn bởi chỉ số chênh lệch áp suất tăng hoặc ngắt dòng nhiên liệu trong trường hợp mức độ nhiễm bẩn tới mức không chấp nhận được. s) Thiết bị lọc tinh (Microfilter): Thiết bị lọc, được thiết kế để loại bỏ các tạp chất thể rắn ra khỏi nhiên liệu. Cỡ Micron tối đa cho phép để lọc là 5 micron. t) Tổ chức kiểm tra chung (JIG): là tổ chức của các nhà cung ứng xăng dầu quốc tế bao gồm ENI, Kuwait Petroleum, BP, Shell, ChevronTexaco, Statoil, Exxon Mobil, Total). Tổ chức này đã biên soạn bộ tài liệu JIG 1,2,3,4 nhằm mục đích cung cấp một tiêu chuẩn hướng dẫn chung về tiêu chuẩn thiết bị, kiểm soát chất lượng và quy trình tra nạp nhiên liệu được IATA chấp nhận và cho phép sử dụng. u) Yêu cầu chất lượng nhiên liệu hàng không dùng cho hệ thống hoạt động chung (AFQRJOS): là các yêu cầu chất lượng nhiên liệu hàng không dùng cho hệ thống hoạt động chung do tổ chức kiểm tra chung (JIG) xây dựng dựa trên các yêu cầu nghiêm ngặt của hai tiêu chuẩn gồm British Ministry of Defence Standard DEF STAN 91/91, phát hành mới nhất và ASTM Standard Specification D1655, phát hành mới nhất. v) Hệ thống đo báo mức cao: là thiết bị được ứng dụng những công nghệ mới nhất trong lĩnh vực đo lường, thiết bị được sử dụng để kiểm tra mức nhiên liệu trong bể chứa. w) Kiểm tra lọc màng: Là phương pháp thử nghiệm theo ASTM D2276/IP 216 ghi lại màu ở mức khô và ướt khi nhiên liệu chảy qua màng lọc (có thể đơn hoặc kép) với lượng nhiên liệu chảy qua những màng này trong cả quá trình xác định màu là 05 lít. 2. Chữ viết tắt: AFQRJOS (Aviation Fuel Quality Requirements for Jointly Operated Systems) Yêu cầu chất lượng nhiên liệu hàng không dùng cho hệ thống hoạt động chung API (American Petroleum Institute) Viện dầu mỏ Hoa Kỳ APU (Auxiliary Power Units) Động cơ phụ của tàu bay ASTM (American Society for Testing and Materials) Hiệp hội thử nghiệm và vật liệu Hoa Kỳ EI (Energy Institute) Viện năng lượng GPU (Ground Power Units) Xe cấp điện HK Hàng không IATA (International Air Transport Association) Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế ICAO (International Civil Aviation Organization) Tổ chức hàng không dân dụng Quốc tế IP (Institute Petroleum) Tiêu chuẩn viện dầu mỏ Anh ISO (International Organization for Standardization) Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế. IEC (International Electrotechnical Commission) Ủy ban điện quốc tế JIG (Joint Inspection Group) Tổ chức kiểm tra chung PCCC Phòng cháy chữa cháy TCVN Tiêu chuẩn Quốc gia Điều 3. Điều kiện hoạt động dịch vụ kinh doanh xăng dầu hàng không 1. Là doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh xăng dầu hàng không được phép kinh doanh tại các cảng hàng không, sân bay của Việt Nam. 2. Được Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không với nội dung hoạt động cung cấp dịch vụ xăng dầu hàng không tại các cảng hàng không, sân bay của Việt Nam. 3. Kho nhiên liệu hàng không phải đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật/tiêu chuẩn Việt Nam, phiên bản mới nhất và các yêu cầu kỹ thuật chuyên ngành của Thông tư này. 4. Có phương tiện tra nạp để tra nạp chính xác, kịp thời, an toàn đáp ứng nhu cầu về nhiên liệu hàng không tra nạp cho tàu bay. 5. Có hệ thống đảm bảo chất lượng nhiên liệu và hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ tra nạp nhiên liệu. 6. Có đủ lực lượng lao động đã được đào tạo theo quy định của pháp luật đối với các đơn vị kinh doanh xăng dầu, các phương tiện kỹ thuật và nhân viên tra nạp làm việc trên sân đỗ tàu bay phải được cấp phép hoạt động và chứng chỉ nghiệp vụ theo quy định của Cục Hàng không Việt Nam. Chương 2. CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT MỤC 1. YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI NHIÊN LIỆU HÀNG KHÔNG Điều 4. Tiêu chuẩn kỹ thuật của nhiên liệu hàng không 1. Nhiên liệu phản lực tuốc bin hàng không Jet A 1 phải đáp ứng các phiên bản hiện hành của TCVN và tiêu chuẩn quốc tế đối với nhiên liệu hàng không (các Phụ lục 2 và 3 ban hành kèm theo Thông tư này). Khi các yêu cầu chất lượng của tài liệu JIG (AFQRJOS) có thay đổi mà TCVN chưa cập nhật kịp thì phải áp dụng các thay đổi của JIG (AFQRJOS) để kiểm soát chất lượng nhiên liệu Jet A 1. 2. Xăng tàu bay (Avgas 100 và 100LL) phải đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Các nhiên liệu tương đương khác phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu chất lượng của tiêu chuẩn tương ứng. Điều 5. Thử nghiệm mẫu nhiên liệu hàng không 1. Phương pháp thử nghiệm phải được tiến hành phù hợp với những phiên bản gần đây nhất của các tiêu chuẩn được công nhận. 2. Phương pháp thử nghiệm phải tương ứng quy định trong tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm (các phương pháp thử ASTM, IP, TCVN hoặc phương pháp khác quy định trong tiêu chuẩn chất lượng của từng loại nhiên liệu) theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 6. Lấy mẫu kiểm tra chất lượng nhiên liệu hàng không 1. Lấy mẫu để kiểm tra chất lượng phải được các nhân viên có chuyên môn, đã qua đào tạo, đáp ứng tiêu chuẩn ISO/IEC 17025, áp dụng các quy trình và thiết bị lấy mẫu phù hợp để bảo đảm mẫu lấy được là phần đại diện cho sản phẩm trong vật chứa. 2. Tiến hành lấy mẫu phải phù hợp với những yêu cầu trong các phiên bản mới nhất của các tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 7. Yêu cầu khi thử nghiệm mẫu 1. Kiểm tra chất lượng nhiên liệu hàng không thực hiện trên mẫu được lấy theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này, theo từng chỉ tiêu và phương pháp thử tương ứng. 2. Kiểm tra chất lượng nhiên liệu hàng không do phòng thử nghiệm của nhà cung ứng nhiên liệu/nhà cung ứng dịch vụ tra nạp thực hiện. Các phòng thử nghiệm này phải được Văn phòng công nhận chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025, phòng thử nghiệm này đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo quy định pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa hoặc tại phòng thử nghiệm của bên thứ ba theo chỉ định của các bên liên quan. 3. Nhân viên kỹ thuật kiểm tra chất lượng nhiên liệu hàng không phải được đào tạo về chuyên môn, có chứng chỉ nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác thực tế và sử dụng thành thạo các thiết bị thử nghiệm. 4. Thiết bị kiểm tra chất lượng nhiên liệu phải đáp ứng các yêu cầu sau: a) Đúng quy định của phương pháp thử đối với từng chỉ tiêu, làm việc ổn định, được kiểm định hoặc hiệu chuẩn theo quy định của nhà nước và khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc quy trình sử dụng của phòng thử nghiệm; b) Có lý lịch theo dõi quá trình sử dụng gồm các nội dung chính sau: Tên thiết bị, nước/hãng sản xuất, ngày đưa vào sử dụng, kiểm định/hiệu chuẩn định kỳ, hỏng hóc/sửa chữa (nếu có); 5. Hồ sơ phòng thử nghiệm: Căn cứ kết quả thử nghiệm của từng phép thử, phòng thử nghiệm cấp chứng nhận chất lượng cho mẫu thử. Phòng thử nghiệm phải có sổ ghi chép kết quả thử nghiệm đối với từng phép thử của một mẫu thử với các nội dung chính sau: Ngày, giờ thử nghiệm, mẫu số, đơn vị gửi mẫu (hoặc vị trí lấy mẫu) chỉ tiêu kiểm tra, mức quy định của tiêu chuẩn, kết quả thử nghiệm, đánh giá (đạt, không đạt), chữ ký của người thực hiện và giám định viên. Hồ sơ phòng thử nghiệm không được tẩy xóa, sửa kết quả thử nghiệm để kiểm tra đối chiếu khi cần thiết. 6. Các thử nghiệm kiểm tra chất lượng nhiên liệu hàng không. a) Thử nghiệm để cấp Chứng nhận phân tích bao gồm tất cả các thử nghiệm theo yêu cầu trong TCVN hoặc phiên bản mới nhất của (JIG) về Danh mục “Các yêu cầu chất lượng nhiên liệu hàng không dùng cho hệ thống hoạt động chung”, hoặc chỉ tiêu kỹ thuật tương đương. Lượng mẫu cần thiết tối thiểu đối với Jet A 1 là 2 lít và xăng tàu bay là 25 lít; b) Thử nghiệm để cấp Chứng nhận kiểm tra lại: Lượng mẫu tối thiểu cần thiết đối với Jet A 1 là 2 lít và Xăng tàu bay là 4 lít; Bảng 1. Các phép thử phải thực hiện để lập Chứng nhận kiểm tra lại: (Ký hiệu “X”: Thực hiện thử nghiệm; Ký hiệu “ ”: Không thực hiện thử nghiệm) Các chỉ tiêu chất lượng Jet A 1 Xăng tàu bay Ngoại quan / Màu sắc X X Độ màu Saybolt X Thành phần cất X X Điểm chớp cháy X Khối lượng riêng X X Áp suất hơi bão hòa Reid X Điểm băng X Ăn mòn đồng X X Hàm lượng nhựa X X Hàm lượng chì Nếu có nhiễm nhiên liệu có pha chì X Trị số ốctan (phương pháp Motor) X Độ dẫn điện Được thực hiện ngay sau khi lấy mẫu MSEP (Trị số tách nước) X Ổn định nhiệt (JFTOT) Được tiếp nhận từ các tàu có trang bị hệ thống dẫn bằng đồng trong các hầm hàng c) Thử nghiệm để cấp Chứng nhận kiểm tra định kỳ Mẫu để kiểm tra định kỳ phải được lấy từ mỗi bể chứa không tiếp nhận thêm nhiên liệu trong 06 tháng. Đối với những bể chứa mà trong đó có dưới một nửa lượng nhiên liệu đã được thay thế trong 06 tháng cũng phải lấy mẫu để kiểm tra định kỳ. Lượng mẫu tối thiểu cần thiết đối với Jet A 1 là 2 lít và Xăng tàu bay là 4 lít; Bảng 2. Các phép thử phải thực hiện trong kiểm tra định kỳ: (Ký hiệu “X”: Thực hiện thử nghiệm; Ký hiệu “ ”: Không thực hiện thử nghiệm) Các chỉ tiêu chất lượng Jet A 1 Xăng tàu bay Ngoại quan / Màu sắc X X Độ màu Saybolt X Thành phần cất X X Điểm chớp cháy X Khối lượng riêng X X Áp suất hơi bão hòa Reid X Điểm băng X Ăn mòn đồng X X Hàm lượng nhựa X X Hàm lượng chì X Trị số ốctan (phương pháp Motor) X Độ dẫn điện Được thực hiện ngay sau khi lấy mẫu MSEP (Trị số tách nước) X Ổn định nhiệt (JFTOT) X d) Kiểm tra trực quan Lượng mẫu tối thiểu cần thiết là 1 lít mẫu từ đường ống xả. Bảng 3. Các phép thử phải thực hiện trong kiểm tra trực quan (Ký hiệu “X”: Thực hiện thử nghiệm; Ký hiệu “ ”: Không thực hiện thử nghiệm) Các chỉ tiêu chất lượng Jet A 1 Xăng tàu bay Ngoại quan / Màu sắc X X Tạp chất (trực quan) X X Nước (trực quan) X X Hóa chất thử kiểm tra nước X e) Kiểm tra đối chứng Phép thử này được tiến hành sau khi “Kiểm tra trực quan” đạt tiêu chuẩn được thực hiện thêm phép thử xác định khối lượng riêng của nhiên liệu. Kiểm tra này thường xuyên được thực hiện để khẳng định nhiên liệu đúng chủng loại và không thay đổi chất lượng trong thiết bị chứa bằng cách so sánh kết quả kiểm tra với các kết quả được ghi trong tài liệu liên quan (các Chứng nhận chất lượng). Nếu thấy hai giá trị này (được hiệu chỉnh về nhiệt độ chuẩn) sai khác nhau quá 3 Kg/m3, phải xác định được nguyên nhân trước khi nhiên liệu được chấp nhận sử dụng. f) Kiểm tra lọc màng Thử nghiệm này phải được thực hiện và đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn thử nghiệm được quy định trong Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này. Lượng nhiên liệu chảy qua những màng này để xác định màu và khối lượng phải là 5 lít. g) Kiểm tra độ dẫn điện Thử nghiệm này phải được thực hiện theo tiêu chuẩn được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. h) Kiểm tra sự phát triển của vi sinh vật trong nhiên liệu hàng không Phép thử vi sinh vật trong nhiên liệu: Phải tiến hành phép thử nhanh với các mẫu nhiên liệu phản lực được lấy từ các đường ống xả đáy của bể chứa, phương tiện tra nạp và thiết bị lọc để đánh giá sự hoạt động của vi sinh vật bằng các bộ thử nhanh như Micromonitor 2, Merck ATP hoặc các bộ thử khác đã được công nhận; Kiểm tra lại các kết quả kiểm tra lọc màng màu trước đó; Tiến hành kiểm tra bên trong của bầu lọc; Biện pháp xử lý khi phát hiện có vi sinh vật trong nhiên liệu. Phải tiến hành các biện pháp khắc phục khi phát hiện thấy sự phát triển của vi sinh vật và phải tiến hành điều tra nguồn gốc phát sinh các vi sinh vật đối với các bể chứa, phương tiện tra nạp nhiên liệu, bao gồm cả các phép thử kiểm tra tại vị trí cấp hàng, kho sân bay. Điều 8. Phụ gia 1. Quy định chung a) Phụ gia phải là loại được chấp nhận trong các tiêu chuẩn kỹ thuật của nhiên liệu. Khi tiếp nhận nhiên liệu phải có tài liệu chứng minh chủng loại phụ gia sử dụng; b) Phụ gia phải được bảo quản và kiểm soát theo khuyến cáo của nhà sản xuất. c) Trường hợp bắt buộc phải pha bổ sung phụ gia vào nhiên liệu Jet A 1 Tổng hàm lượng phụ gia pha vào nhiên liệu (pha lần đầu và pha bổ sung) phải đúng quy định của tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; Xác định hàm lượng phụ gia chống tĩnh điện đã pha vào nhiên liệu qua hồ sơ chất lượng của lô hàng (pha lần đầu, pha bổ sung đã thực hiện), hàm lượng phụ gia còn có thể được pha bổ sung; Phải có quy trình, biện pháp đảm bảo chất lượng nhiên liệu và an toàn trong quá trình pha phụ gia; Xác định hàm lượng, lượng phụ gia cần bổ sung cho lô hàng, các dụng cụ, thiết bị sử dụng pha phụ gia, các yêu cầu liên quan …. Quy trình pha phụ gia phải được người có trách nhiệm phê duyệt. 2. Tiêu chuẩn và hàm lượng pha phụ gia chống tĩnh điện a) Độ dẫn điện của nhiên liệu phải phù hợp để nạp vào tàu bay, phải đảm bảo giá trị độ dẫn điện của sản phẩm khi giao nhận là trên mức tối thiểu và phải tính đến sự giảm đáng kể độ dẫn điện tại sân bay; b) Không pha thêm các phụ gia chống tĩnh điện vào nhiên liệu Jet A 1 tại sân bay. Không được pha trực tiếp phụ gia chống tĩnh điện vào nhiên liệu trong xi téc xe tra nạp để tra nạp cho tàu bay; c) Tại kho sân bay phải chọn các giải pháp như trộn các lô nhiên liệu có độ dẫn điện thấp với các lô nhiên liệu dẫn điện cao đủ để sau khi pha trộn, hỗn hợp nhiên liệu trong bể có độ dẫn điện phù hợp quy định của tiêu chuẩn trước khi tra nạp cho tàu bay; d) Phải ghi rõ trên Chứng nhận kiểm tra lại chất lượng lô hàng hoặc trên phiếu xuất hàng hàm lượng phụ gia đã pha bổ sung. MỤC 2. YÊU CẦU KỸ THUẬT KHO NHIÊN LIỆU HÀNG KHÔNG Điều 9. Thiết kế, xây dựng, cải tạo kho nhiên liệu hàng không 1. Kho nhiên liệu hàng không, bể chứa, trạm tiếp nạp, hệ thống đường ống khi thiết kế, xây dựng mới hoặc cải tạo phải được áp dụng theo quy phạm xây dựng và tiêu chuẩn kỹ thuật mới nhất của quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế tương đương hoặc cao hơn được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, phải có sự chấp thuận của cơ quan quản lý chuyên ngành hàng không đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình trạm (kho) tiếp nạp nhiên liệu trong khu vực Cảng hàng không, phải phù hợp với quy hoạch chung của khu vực và quy hoạch phát triển hệ thống kho xăng dầu được duyệt, có khoảng cách an toàn theo quy định của pháp luật về bảo vệ an toàn các công trình xăng dầu, an toàn phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường. 2. Kho nhiên liệu hàng không phải đảm bảo tiếp nhận hết lượng hàng theo kế hoạch đã định và cấp phát liên tục, phục vụ kịp thời nhu cầu kinh doanh, đảm bảo an toàn chất lượng nhiên liệu theo nguyên tắc: Bể đang cấp phát phải độc lập hoàn toàn với các bể đang ổn định, chờ cấp phát và bể đang tiếp nhận hoặc chờ tiếp nhận. 3. Kho nhiên liệu hàng không phải có trạm xử lý các chất thải, phải có hệ thống thu gom, xử lý dầu thải, dầu tràn, nước có khả năng nhiễm dầu và phải được xử lý theo quy định về bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ. Điều 10. Bể chứa và các thiết bị an toàn 1. Bể chứa nhiên liệu hàng không a) Bể phải được thiết kế theo tiêu chuẩn của quốc gia và quốc tế về thiết kế bể chứa nhiên liệu hàng không trong Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Bể phải đảm bảo ngăn chặn được sự xâm nhập của nước và tạp chất; phải có điểm thấp nhất để thu hồi và loại bỏ nước và cặn bẩn. Đường ống nhập và xuất nhiên liệu của bể phải được tách riêng; c) Lớp phủ/lót bên trong bể: Đối với bể kho đầu nguồn và kho trung chuyển: Bên trong bể, tối thiểu phần đáy và 1m chiều cao thành bể tính từ đáy bể phải được phủ bằng lớp phủ (Coating) màu sáng được chứng nhận phù hợp với nhiên liệu hàng không. Đối với bể kho sân bay: Toàn bộ mặt bên trong bể chứa phải được phủ bằng lớp phủ (Coating) màu sáng được chứng nhận phù hợp với nhiên liệu hàng không, bao gồm cả mặt dưới của mái bể. d) Bể chứa nằm ngang phải được lắp đặt với độ nghiêng liên tục thấp nhất 1:50, đường ống nhập phải đặt ngay trên đáy bể và hướng dòng chảy về rốn xả cặn; e) Bể chứa trụ đứng có mái cố định (hoặc có lắp mái phao bên trong) phải có đáy hình nón ngược với độ nghiêng liên tục thấp nhất 1:30 tới rốn lắng cặn, nước tự do ở giữa bể, nước, cặn lắng này được loại bỏ (đưa ra ngoài) nhờ đường ống và van xả đáy. Đường ống nhập phải đặt gần đáy bể chứa để giảm tối đa sự dao động; Trong trường hợp đặc biệt: Nếu bể chứa trụ đứng, đáy bằng phải có quy trình tăng cường xả cặn nước và kiểm tra độ sạch của bể; đồng thời tăng thời gian ổn định trước khi theo quy định sau: Với Jet A 1: 03 h/1m chiều cao nhiên liệu hoặc 24h, chọn yếu tố nào đến trước. Với Avgas: 45 phút/1m chiều cao nhiên liệu. f) Không được phép dùng các chi tiết làm từ hợp kim đồng hoặc cadimi, hoặc mạ cadimi, thép mạ kẽm, hoặc vật liệu plastic làm đường ống dẫn, đồng thời không được mạ kẽm ở bề mặt bên trong hệ thống đường ống và bể chứa; g) Trên thành bể phải có đủ thông tin: Ký hiệu nhận biết (hoặc số thứ tự) của bể, tên nhiên liệu chứa trong bể và các thông tin về ngày tháng kiểm tra, làm sạch bể gần nhất. 2. Thiết bị và phụ kiện của bể a) Danh mục các thiết bị và phụ kiện cơ bản được lắp trên bể chứa nhiên liệu hàng không phải bao gồm (nhưng không hạn chế): cửa vào bể; lan can; van thở; cầu thang; cửa đo mức nhiên liệu và lấy mẫu; lỗ ánh sáng; ống thông hơi; ống xuất và ống nhập; ống xả nước đáy; ống hút đáy; hệ thống chống sét, chống tích tĩnh điện; tấm đo mức; hệ thống tưới mát; thiết bị cứu hỏa; b) Ngoài ra trên bể chứa phải được lắp các thiết bị bảo đảm an toàn, kiểm tra khác như: van khẩn cấp, hệ thống đo báo mức cao, thiết bị lấy mẫu tự động; c) Bể chứa kho sân bay phải có thiết bị hút nhiên liệu bề mặt, phao và ống hút đi kèm làm bằng thép không gỉ hoặc hợp kim nhôm; Điều 11. Hệ thống công nghệ kho 1. Kho nhiên liệu hàng không phải có sơ đồ bố trí vị trí bể chứa, trạm tiếp nhận, trạm cấp phát, hệ thống đường ống cung cấp nhiên liệu, ký hiệu nhận biết các van …. Sơ đồ này phải được đặt tại những nơi dễ quan sát. 2. Đường ống công nghệ kho a) Đường ống công nghệ trong kho phải được thiết kế theo quy chuẩn kỹ thuật/ tiêu chuẩn Quốc gia về thiết kế kho xăng dầu theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Mỗi chủng loại nhiên liệu hàng không phải được bơm chuyển trong một hệ thống đường ống riêng biệt, độc lập nhau và độc lập với các loại nhiên liệu khác (nếu có) được bảo quản trong kho; Trong trường hợp dùng chung đường ống xuất nhập với sản phẩm Kerosin phải tiến hành bơm xả hết Kerosin trước khi xuất nhập nhiên liệu hàng không; c) Đối với một chủng loại nhiên liệu, hệ thống đường ống công nghệ nhập, xuất phải độc lập nhau, trên đường ống phải ghi tên nhiên liệu và mũi tên chỉ hướng dòng chảy nhiên liệu trong đường ống theo mã màu API và phải có cầu nối truyền tĩnh điện tại các vị trí nối ống bằng mặt bích. 3. Khu vực tiếp nhận cấp phát a) Khu vực tiếp nhận nhiên liệu từ xe ôtô xi téc, khu cấp phát nhiên liệu cho xe xi téc vận chuyển, xe tra nạp phải được thiết kế phù hợp với thiết kế kho xăng dầu; b) Tại mỗi giàn tiếp nhận, cấp phát phải có hệ thống chống sét và cầu nối truyền tĩnh điện. Khớp nối giữa ống tại giàn tiếp nhận và ống xả đáy của xi téc phải kín, không được rò chảy; c) Khi cấp phát nhiên liệu cho xe tra nạp bằng phương pháp nạp kín (nạp đáy), hệ thống an toàn của xe và máy bơm cấp phát phải hoạt động tốt, không được để rò chảy hoặc tràn nhiên liệu; d) Ở những kho không có hệ thống nạp kín cho phép nạp nhiên liệu vào xe tra nạp qua cổ xi téc (nạp hở) phải đảm bảo không để tạp chất và nước có thể xâm nhập vào xi téc; e) Mặt bằng khu vực tiếp nhận, cấp phát phải có độ dốc dương, nước lẫn nhiên liệu được chảy xuống đường ống gom nước thải. 4. Trạm bơm nhiên liệu a) Trạm bơm nhiên liệu phải được thiết kế phù hợp với thiết kế kho xăng dầu. Mỗi chủng loại nhiên liệu hàng không phải có một hoặc một nhóm máy bơm nhập, máy bơm xuất độc lập nhau và độc lập với các máy bơm nhiên liệu khác; b) Hệ thống công nghệ nhập, xuất phải độc lập nhau. Số lượng máy bơm nhập và xuất phải được tính toán theo nhu cầu nhập, xuất cụ thể của từng kho và phải có máy bơm dự phòng; c) Động cơ điện của máy bơm, hệ thống điện trong nhà bơm, trong kho phải đáp ứng theo quy định đối với kho xăng dầu. 5. Kho nhiên liệu hàng không phải có bể thu hồi nhiên liệu xả ra trong quá trình kiểm tra chất lượng khi tiếp nhận, cấp phát, hiệu chỉnh, sửa chữa các trang thiết bị, hút nhiên liệu từ tàu bay … Nhiên liệu thu hồi chỉ được sử dụng làm nhiên liệu hàng không sau khi đã tiến hành phép thử kiểm tra lại, kết quả phải đáp ứng theo tiêu chuẩn nhiên liệu hàng không và không bị nhiễm bẩn. Điều 12. Thiết bị lọc nhiên liệu 1. Các kho nhiên liệu đầu nguồn, kho trung chuyển, kho sân bay và trên hệ thống công nghệ xuất nhập của kho phải có thiết bị lọc nhiên liệu theo tiêu chuẩn đang được áp dụng. 2. Đối với nhiên liệu Jet A 1 a) Tại các kho đầu nguồn, kho trung chuyển: Tại các nơi cấp nhiên liệu cho xe ô tô và tại đầu vào của đường ống cấp phát phải lắp lưới lọc với ít nhất 200 mắt/inch2 (60micron). Khi vận chuyển nhiên liệu thẳng từ kho đầu nguồn tới kho sân bay thì tiêu chuẩn lọc tối thiểu phải là thiết bị lọc tinh (Microfilter) hoặc thiết bị lọc kết tụ/ tách nước (Filter/ Separator) theo tiêu chuẩn được nêu trong Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. b) Tại kho sân bay: Trên hệ thống công nghệ nhập nhiên liệu phải lắp thiết bị lọc kết tụ/ tách nước (Filter/ Separator) tại vị trí gần bể tiếp nhận. Trên hệ thống công nghệ xuất nhiên liệu (xuất cho xe vận chuyển, xe tra nạp, xuất vào hệ thống tra nạp cố định) phải lắp thiết bị lọc kết tụ/ tách nước (Filter/ Separator) tại vị trí gần điểm cấp phát. Có thể lắp đặt trước thiết bị lọc kết tụ/ tách nước một thiết bị lọc tinh (Microfilter) để loại bỏ tạp chất rắn và kéo dài tuổi thọ của các lõi cọc kết tụ lắp trong thiết bị lọc kết tụ/ tách nước. Tiêu chuẩn của thiết bị lọc tinh và thiết bị lọc kết tụ/ tách nước được nêu trong Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Khi cần phải cung cấp nhiên liệu phản lực có pha phụ gia ức chế đóng băng (FSII), được phép sử dụng thiết bị lọc kết tụ/ tách nước loại M hoặc M100 theo API 1581, phiên bản 5. Việc cho phụ gia (DIEGME) sau lọc là phương pháp được lựa chọn cho việc nạp nhiên liệu phản lực có FSII lên tàu bay. Thiết bị lọc hấp thụ không được sử dụng với nhiên liệu chứa FSII. 3. Đối với xăng tàu bay (Avgas) phải lắp thiết bị lọc kết tụ/ tách nước (Filter/ Separator) trên hệ thống công nghệ nhập, xuất xăng tàu bay. Tiêu chuẩn của thiết bị lọc kết tụ/ tách nước được nêu trong Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. 4. Các thiết bị lọc nhiên liệu hàng không phải được kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế lõi lọc theo khuyến cáo của nhà sản xuất và theo quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này. 5. Trong trường hợp bắt buộc phải nhập, xuất nhiên liệu Jet A 1 không có phụ gia chống tĩnh điện, phải điều chỉnh lưu lượng bơm tiếp nhận, cấp phát sao cho thời gian di chuyển nhiên liệu từ bộ lọc đến điểm tiếp nhận, cấp phát tối thiểu phải đạt 30 giây, nếu không phải giảm 50% lưu lượng bơm. MỤC 3. YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN NHIÊN LIỆU HÀNG KHÔNG Điều 13. Xe ô tô xi téc vận chuyển nhiên liệu hàng không bằng đường bộ 1. Phải đáp ứng theo quy chuẩn kỹ thuật/ tiêu chuẩn mới nhất của Quốc gia về xi téc vận chuyển xăng dầu đồng thời phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đối với phương tiện vận chuyển nhiên liệu hàng không (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này). 2. Xi téc chứa nhiên liệu hàng không phải được làm bằng hợp kim nhôm, thép không gỉ, nếu làm bằng thép thường phía trong phải phủ bằng lớp phủ (Coating) màu sáng được chứng nhận phù hợp với nhiên liệu hàng không. Mỗi khoang phải có một đường ống xả đáy có lắp van để dễ dàng lấy mẫu và xả nước. Không được hợp nhất các đường ống xả đáy. 3. Các cửa nạp và cấp nhiên liệu phải có các đầu khớp nối (coupling) có kích thước và thiết kế thích hợp để đảm bảo giao nhận với mức độ an toàn nhất. 4. Hai bên thành xe vận chuyển phải ghi rõ tên loại nhiên liệu vận chuyển, có biểu tượng chất lỏng dễ cháy, cấm lửa, tên công ty chủ quản và số điện thoại đường dây nóng. 5. Xi téc ô tô vận chuyển phải được kiểm tra và làm sạch bên trong theo Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này trong các trường hợp: khi chuyển đổi chủng loại vận chuyển, theo thời gian định kỳ, phát hiện nhiễm bẩn trong quá trình vận chuyển và sau khi xe được sửa chữa. Điều 14. Tàu, xà lan vận chuyển nhiên liệu hàng không bằng đường biển, đường thủy nội địa 1. Tàu, xà lan vận chuyển nhiên liệu hàng không phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật/ tiêu chuẩn của Quốc gia về phương tiện vận tải chất lỏng đường biển, đường thủy nội địa, đồng thời phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đối với phương tiện vận chuyển nhiên liệu hàng không. a) Nhiên liệu hàng không, bất cứ khi nào có thể, phải được vận chuyển tới kho chứa bằng các tàu chuyên dụng và tiếp nhận bằng hệ thống riêng biệt hoàn toàn. b) Tàu, xà lan vận chuyển nhiên liệu không được lắp các ống gia nhiệt bằng đồng hoặc hợp kim đồng. c) Các hầm hàng phải độc lập nhau, không để thẩm thấu nhiên liệu giữa các hầm chứa nhiên liệu hàng không với nhau và giữa các hầm chứa nhiên liệu hàng không với hầm giữ thăng bằng của tàu. Nắp của các hầm chứa phải kín, không để lọt nước vào trong quá trình vận chuyển; các nắp đậy, van nhập, van xuất hoặc đường vào, đường ra phải được đóng kín, phải được niêm phong khi vận chuyển nhiên liệu hàng không để quản lý chặt chẽ số lượng và chất lượng nhiên liệu hàng không trong khâu vận chuyển. d) Nếu sử dụng tàu, xà lan chuyên chở nhiều loại nhiên liệu, thì hầm chứa nhiên liệu hàng không phải có đường ống nhập, xuất riêng biệt, các hầm chứa phải tách rời nhau bằng một khoang trống, hầm chứa nhiên liệu hàng không phải được phủ bằng lớp phủ (Coating) màu sáng được chứng nhận phù hợp với nhiên liệu hàng không. 2. Người vận chuyển phải làm sạch các hầm hàng theo quy định tại Phụ lục 13 và phải kiểm tra các hầm hàng theo quy định đối với từng loại nhiên liệu hàng không trước khi vận chuyển nhiên liệu hàng không. Hầm hàng phải đảm bảo sạch và khô không làm ảnh hưởng đến chất lượng nhiên liệu hàng không. Điều 15. Đường ống vận chuyển nhiên liệu hàng không 1. Đường ống vận chuyển nhiên liệu hàng không tới kho đầu nguồn, kho trung chuyển: Cho phép tiếp nhận từ đường ống vận chuyển đa sản phẩm. Để giới hạn việc giảm chất lượng nhiên liệu hàng không do sự trộn lẫn bề mặt hoặc chảy rối trong đường ống, nhiên liệu hàng không phải được bơm chuyển giữa một trong những sản phẩm theo thứ tự ưu tiên: a) Sản phẩm chưng cất trung bình; b) Nguyên liệu chưng cất nhẹ; c) Xăng động cơ (không có phụ gia tẩy rửa khi vận chuyển trong đường ống vận chuyển nhiên liệu hàng không). Phải thực hiện phép thử kiểm tra lại trước khi xuất nhiên liệu hàng không. 2. Đường ống vận chuyển nhiên liệu hàng không tới kho sân bay: Đường ống vận chuyển nhiên liệu hàng không phải là đường ống độc lập, riêng biệt và chỉ dành riêng cho nhiên liệu hàng không. Trên tuyến ống phải lắp hệ thống van, đồng hồ áp suất thủy lực và các thiết bị phụ trợ … thích hợp để đáp ứng trong quá trình vận hành và xử lý sự cố xảy ra khi đang bơm chuyển nhiên liệu. 3. Phải có điểm thấp nhất để xả nước trên tuyến ống vận chuyển. 4. Khi sử dụng hình thức bơm ép nước tuyến ống trước và sau khi bơm nhiên liệu, kho tiếp nhận phải có đủ hệ thống bể lắng, bể phân ly để tách nước và phải đáp ứng về bể chứa và sức chứa để tách, lọc nhiên liệu sau khi tiếp nhận, không làm ảnh hưởng đến chất lượng nhiên liệu hàng không. 5. Không sử dụng nước biển để bơm ép tuyến ống. Điều 16. Phương tiện vận chuyển nhiên liệu hàng không bằng đường sắt 1. Xi téc đường sắt vận chuyển nhiên liệu hàng không phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật/ tiêu chuẩn của Quốc gia về phương tiện vận chuyển nhiên liệu bằng đường sắt đồng thời phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đối với phương tiện vận chuyển nhiên liệu hàng không. a) Xi téc đường sắt vận chuyển nhiên liệu hàng không phải được chế tạo từ hợp kim nhôm, thép không gỉ hoặc thép đã được phủ bên trong bằng lớp phủ (coating) màu sáng được chứng nhận phù hợp với nhiên liệu hàng không. Xi téc phải có đáy dốc để xả tạp chất, nước và để lấy mẫu; b) Xi téc đường sắt phải chuyên dùng để vận chuyển nhiên liệu hàng không và phải được lắp các đầu khớp nối (coupling) tương ứng để đảm bảo khi giao nhận với mức độ an toàn cao nhất; các nắp đậy, van nhập, van xuất hoặc đường vào hoặc đường ra phải được đóng kín, phải được niêm phong khi vận chuyển nhiên liệu hàng không để quản lý chặt chẽ số lượng và chất lượng nhiên liệu hàng không trong khâu vận chuyển. 2. Trước khi sử dụng phương tiện để vận chuyển nhiên liệu hàng không, chủ sở hữu phương tiện phải đảm bảo phương tiện đã được làm sạch theo các quy trình thay đổi chủng loại tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này (làm khô, rửa sạch và kiểm tra) đồng thời phải thay đổi các khớp nối (coupling) xuất và nhãn ghi chủng loại sản phẩm. MỤC 4. YÊU CẦU KỸ THUẬT PHƯƠNG TIỆN TRA NẠP NHIÊN LIỆU HÀNG KHÔNG Điều 17. Yêu cầu chung đối với phương tiện tra nạp nhiên liệu hàng không 1. Các tiêu chuẩn thiết kế và lắp đặt Phương tiện tra nạp nhiên liệu được thiết kế với mục đích sử dụng cho các sản phẩm dầu mỏ và có cấu tạo phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn; có bố trí lắp van thông khí cho xi téc, có các van điều áp thích hợp, hệ thống bơm thủy tĩnh khép kín, hệ thống điện phù hợp với yêu cầu của từng vị trí, có hệ thống phanh khí an toàn, có các công tắc ngắt khẩn cấp ở bên ngoài xe … Tất cả các xe tra nạp nhiên liệu thế hệ mới phải lắp động cơ Điêzen. 2. Phân biệt chủng loại Mỗi phương tiện tra nạp nhiên liệu hàng không chỉ được sử dụng để tra nạp một loại nhiên liệu và ký hiệu phân biệt chủng loại (theo mã màu API) phải được ghi rõ ở mỗi bên thành xe, trên bảng điều khiển và tại các họng nhập nhiên liệu vào xe. 3. Vật liệu Toàn bộ đường ống và các phụ kiện phải được làm bằng hợp kim nhôm, thép không gỉ hoặc thép thường được bảo vệ bằng lớp phủ màu sáng phù hợp với nhiên liệu hàng không. Không dùng hợp kim đồng, thép mạ kẽm hoặc cadimi hoặc vật liệu bằng nhựa trong toàn bộ đường ống. Phải giảm thiểu việc sử dụng vật liệu có chứa đồng ở những bộ phận có tiếp xúc với nhiên liệu và đặc biệt không được dùng kẽm hoặc hợp kim chứa nhiều hơn 5% kẽm hoặc cadimi. 4. Thiết bị lọc Tất cả các phương tiện tra nạp phải được lắp đặt tối thiểu các thiết bị lọc theo tiêu chuẩn được áp dụng theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. a) Đối với nhiên liệu phản lực: Sử dụng thiết bị lọc hấp thụ (filter monitor) hoặc thiết bị lọc kết tụ/ tách nước (filter/ separator). b) Đối với xăng tàu bay (Avgas): Sử dụng thiết bị lọc tinh (microfilter), thiết bị lọc hấp thụ (filter monitor) hoặc thiết bị lọc kết tụ/ tách nước (filter/separator). c) Việc kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị lọc, thay lõi lọc được quy định theo Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này. 5. Đường ống và khớp nối tra nạp Tất cả các ống tra nạp phải có chiều dài liên tục (không nối), nhẵn và được sản xuất bằng cao su tổng hợp phù hợp theo tiêu chuẩn được áp dụng, phiên bản mới nhất. Các đầu nối ống nhập và ống xuất phải được gắn vào ống tại nhà máy. Tuy nhiên, các đầu nối ống này cũng chấp nhận là loại “có thể gắn nối được” tại đơn vị cơ sở. Việc gắn nối này phải do những người đã được huấn luyện và được cấp giấy chứng nhận. Trong những trường hợp này phải thực hiện kiểm tra thử áp lực ống theo quy định Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này trước khi đưa vào sử dụng. 6. Lưới lọc đầu ống tra nạp Lọc đầu ống tra nạp có không ít hơn 60 mắt/inch2 (60 mắt/6,4516cm2) phù hợp với áp lực nhiên liệu khi nạp ở đầu ống nạp và cò nạp nhiên liệu trên cánh. 7. Hệ thống phanh liên động (Interlock) Tất cả các xe tra nạp phải được trang bị hệ thống phanh liên động để ngăn không cho xe dịch chuyển khi các đầu tra nạp và các bộ phận quan trọng khác không được đặt tại vị trí cất giữ một cách chắc chắn; a) Hệ thống giải thoát khóa liên động (interlock override) Hệ thống giải thoát khóa liên động được thiết kế cho phép xe có thể di chuyển ra khỏi tàu bay khi hệ thống phanh liên động bị hỏng hoặc chưa kịp về đúng vị trí khi tình huống khẩn cấp xảy ra. b) Đèn cảnh báo Khi các hệ thống phanh liên động và hệ thống giải thoát khóa liên động hoạt động, các đèn cảnh báo tương ứng phải được bật sáng. c) Chuông cảnh báo Phải lắp hệ thống chuông cảnh báo cùng với các đèn cảnh báo nói trên. 8. Họng nạp nhiên liệu trên cánh tàu bay a) Họng nạp nhiên liệu trên cánh bay phải là dạng không có chốt cài. Họng tra nạp nhiên liệu trên cánh phải ghi rõ chủng loại và mã màu (Màu đen với Jet A 1 và màu đỏ với Avgas). Cò tra (nozzle spout) không được sơn hay phủ bằng các vật liệu khác. Cò nạp (nozzle spout) Jet A 1 trện cánh tàu bay có đường kính ít nhất 67 mm. b) Không phải là tất cả tàu bay phản lực đều có các miệng nạp nhiên liệu đủ lớn để lắp cò nạp (nozzle spout) Jet A 1. Khi đó phải sử dụng những ống nhỏ hơn để nạp Jet A 1 cho tàu bay, việc này phải được tiến hành trong điều kiện kiểm soát chặt chẽ và đảm bảo ống nhỏ này phải được thay thế bằng ống Jet A 1 lớn hơn ngay sau khi sử dụng. c) Tại một số vị trí cần lắp cò nạp (nozzle spout) trên cánh loại nhỏ, phải sắp xếp các vòi sao cho hệ thống khóa liên động sẽ không cho xe di chuyển trừ khi tất cả các vòi đều đã được đặt đúng vị trí, đầu tra loại lớn hơn được sử dụng để nạp nhiên liệu và vòi nhỏ hơn được đặt cố định tại một vị trí nào đó trên phương tiện. 9. Hệ thống kiểm soát áp suất a) Tất cả các phương tiện tra nạp nhiên liệu hàng không (xe truyền tiếp nhiên liệu hay xe tra nạp) phải có hệ thống kiểm soát áp suất để đảm bảo hệ thống tiếp nhận nhiên liệu trên tàu bay không bị áp lực quá lớn so với quy định. b) Thiết bị kiểm soát áp suất phải có kiểu và thiết kế đáp ứng được quy trình thử nghiệm được công nhận chính thức. c) Hệ thống kiểm soát áp suất của thiết bị tra nạp nhiên liệu phải được kiểm tra định kỳ và quy trình kiểm tra các van kiểm soát áp suất phải được thực hiện theo đúng quy định của Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này. 10. Bình chữa cháy Phương tiện tra nạp nhiên liệu phải có ít nhất hai bình 9 kg hóa chất khô chữa cháy được đặt ở vị trí dễ lấy. Mỗi bên của xe phải luôn có một bình chữa cháy. 11. Ru lô và cáp truyền tĩnh điện Phải có ru lô và cáp truyền tĩnh điện với kẹp thích hợp, đảm bảo thông điện với khung xe. 12. Ngắt bơm khẩn cấp. a) Tất cả các xe tra nạp phải có các công tắc ngắt bơm khẩn cấp (màu đỏ) ở bên ngoài của xe và phải ở vị trí dễ tiếp cận từ cả hai phía của xe, phải được phân biệt rõ ràng với biển báo giải thích mục đích sử dụng. Phải lắp thêm một công tắc ngắt bơm khẩn cấp trên sàn công tác của xe. b) Công tắc ngắt động cơ khẩn cấp trên các phương tiện tra nạp nhiên liệu di động cũng phải đồng thời ngắt dòng nhiên liệu đang được bơm chuyển. Nếu bơm nhiên liệu hoạt động bằng một nguồn dẫn động độc lập như mô tơ điện hay động cơ điêzen khác, phải có công tắc ngắt động cơ khẩn cấp riêng. 13. Hệ thống điều khiển bằng bộ điều khiển cầm tay (Deadman) a) Tất cả các xe tra nạp nhiên liệu phải có hệ thống điều khiển bằng bộ điều khiển cầm tay cho phép nhân viên tra nạp có thể nhanh chóng và dễ dàng ngắt dòng nhiên liệu trong trường hợp khẩn cấp. b) Trên các xe tra nạp, hệ thống điều khiển bằng bộ điều khiển cầm tay phải tác động vào phía sau bơm nhiên liệu. c) Khi tra nạp bằng hệ thống tra nạp ngầm, hệ thống điều khiển bằng bộ điều khiển cầm tay, nếu có, phải tác động vào dòng nhiên liệu tại đường ống nhập của xe truyền tiếp liệu. 14. Hệ thống đường ống tra nạp Hệ thống nạp nhiên liệu phải được bảo đảm để cho tất cả nhiên liệu khi đi qua đồng hồ lưu lượng sẽ đi vào tàu bay mà không đi theo các hướng khác. 15. Lưu lượng kế Tất cả các phương tiện tra nạp nhiên liệu phải lắp lưu lượng kế để đo với cấp chính xác theo yêu cầu và phù hợp với lưu lượng được nêu và phải được kiểm tra độ chính xác hoặc hiệu chuẩn, kiểm định theo quy định. 16. Sàn công tác a) Thiết kế sàn công tác phải tính đến các thông số sau: Tải trọng của sàn công tác; Độ ổn định của các thiết bị lắp trên sàn công tác và tác động của gió lớn; Độ an toàn của cầu thang lên và xuống; Độ cao của bảng điều khiển và cửa nạp nhiên liệu trên tàu bay; Lưu ý đến các thiết bị cầm tay (ống tra nạp, giá đỡ ống/ các đối trọng). b) Sàn công tác phải được trang bị tối thiểu các thiết bị sau: Công tắc ngắt động cơ/ dòng nhiên liệu; Thiết bị có thể kích hoạt từ dưới đất khi sàn công tác đã được nâng hết cỡ hoặc khả năng hạ thấp trong trường hợp khẩn cấp. Trong trường hợp sàn công tác có sử dụng hệ thống thủy lực, phải có đường giảm áp dành riêng và nối trực tiếp tới thùng chứa dầu thủy lực, không qua thiết bị lọc; Bộ phận chống hạ sàn công tác một cách đột ngột trong trường hợp hệ thống dầu thủy lực bị rò, ví dụ như nổ đường ống dẫn dầu thủy lực; Hệ thống cảm biến chống va chạm với tàu bay khi nâng sàn công tác lên. Phải lắp hai cảm biến kiểu “bút điện” ở vị trí cao nhất của sàn công tác để phát hiện và dừng chuyển động của sàn công tác nếu có bất kỳ bộ phận nào trên sàn công tác quá gần với tàu bay và sàn công tác phải hạ xuống. Chức năng này phải được trang bị trên tất cả các xe tra nạp mới và cần lắp cho các xe tra nạp hiện có. Có thể lắp thay thế bằng các thiết bị cảm biến tương đương như “mắt thần” có mức độ bảo vệ tương tự; Có chốt gài cửa sàn công tác khi sàn công tác được nâng lên. 17. Hệ thống Logic được lập trình (PLS) Một số xe tra nạp được trang bị hệ thống Logic được lập trình để kiểm soát áp suất và dòng nhiên liệu ở các trạng thái đặt trước. Khi có các hệ thống này, phải ghi rõ bên ngoài xe các thông tin về áp suất và tốc độ dòng nhiên liệu khi tra nạp. Phải ghi cố định các thông tin này tuy nhiên vẫn có thể sử dụng màn hình hiển thị điện tử. Tất cả các xe tra nạp, kể cả được lắp hệ thống kiểm soát áp suất thông dụng hay hệ thống PLS, phải có hiển thị tối thiểu các thông tin sau: a) Chênh lệch áp suất qua thiết bị lọc; b) Tốc độ dòng chảy; c) Áp suất tra nạp (áp suất bơm hoặc Venturi). 18. Bộ dụng cụ xử lý nhiên liệu tràn Tất cả các phương tiện tra nạp phải được trang bị bộ dụng cụ xử lý nhiên liệu tràn để thực hiện các xử lý ban đầu khi nhiên liệu tràn ra sân đỗ. Các dụng cụ cần thiết tùy thuộc vào quy định của nhà chức trách sân bay và phải có các miếng đệm để hút nhiên liệu. Các tấm đệm đó sử dụng phải được loại bỏ theo quy định về việc loại bỏ các chất thải hiện hành. Điều 18. Xe tra nạp nhiên liệu 1. Xi téc làm bằng thép không gỉ hoặc hợp kim nhôm được phủ bên trong bằng vật liệu phủ sáng màu được chứng nhận là phù hợp với nhiên liệu hàng không. 2. Xi téc phải có rốn xả đáy tại vị trí thấp nhất, được trang bị kèm với đường ống và van xả. Thông thường, xi téc có một ngăn, nhưng nếu xi téc gồm nhiều ngăn thì mỗi ngăn sẽ có một ống xả đáy riêng không nối với nhau. Tất cả các đường xả đáy phải có một góc dốc cố định. 3. Xi téc được thông hơi bằng một hệ thống thích hợp 4. Tất cả các xe tra nạp nhiên liệu hàng không đều nạp nhiên liệu vào xi téc từ đáy bằng họng nạp kín. Tất cả các xe tra nạp sử dụng hệ thống nạp đáy phải có hệ thống tự động dừng nhập nhiên liệu theo mức đặt trước, kết hợp với bộ phận kiểm tra trước (pre check). Tại những nơi sử dụng phương pháp nhập đáy có nhiều chủng loại nhiên liệu, phải lựa chọn kích thước các đầu nối ống phù hợp với từng loại nhiên liệu. 5. Tất cả các đường ống chính dẫn nhiên liệu phải được lắp van xả ở vị trí thấp để có thể xả toàn bộ sản phẩm. 6. Phải lắp van xi téc, có khả năng đóng nhanh trong trường hợp khẩn cấp tại đường ống chính dẫn nhiên liệu từ xi téc. Van xi téc phải được thiết kế để có thể tự động đóng trong trường hợp khẩn cấp. 7. Tên nhiên liệu phải được hiển thị mỗi bên thành xe, tại bảng điều khiển và ở tất cả các điểm nạp nhiên liệu. Các biển báo khác, chẳng hạn như “Không hút thuốc”, “Không sử dụng điện thoại di động” và “Ngắt khẩn cấp” cũng phải được gắn trên xe. 8. Kiểm tra định kỳ và vệ sinh xi téc phải được thực hiện theo đúng quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 19. Xe truyền tiếp nhiên liệu 1. Ở nơi nhiều chủng loại nhiên liệu được cấp phát qua hệ thống tra nạp bằng đường ống, tất cả các ống nhập và hố van phải có đầu nối ống tương ứng. 2. Các dây giật của van tại hố van cấp phát phải được sản xuất từ vật liệu chịu lửa có đủ độ bền (ví dụ có lưới thép bên trong). Các dây này phải có màu dễ nhìn như màu đỏ. Phải chú ý về màu sắc của thiết bị khẩn cấp và khác với màu của dây tĩnh điện trên xe. 3. Xe truyền tiếp nhiên liệu và hố van cấp phát không được có sự liên kết điện. Nếu có các dây giật được gắn vào tang cuộn dây đặt trên xe, các tang cuộn này phải được cách điện với xe. Phải kiểm tra hàng tuần cách điện của tang cuộn bằng đồng hồ đo điện trở. Chương 3. CÁC YÊU CẦU KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG NHIÊN LIỆU TRONG VẬN HÀNH MỤC 1. YÊU CẦU KHI TIẾP NHẬN NHIÊN LIỆU HÀNG KHÔNG Điều 20. Quy định chung khi tiếp nhận nhiên liệu hàng không 1. Kho đầu nguồn, kho trung chuyển, kho sân bay khi tiếp nhận nhiên liệu hàng không (sau đây gọi là kho tiếp nhận) phải chuẩn bị đủ sức chứa, hệ thống công nghệ, các trang thiết bị phục vụ tiếp nhận (dụng cụ lấy mẫu, kiểm tra chất lượng, số lượng, thông tin….) đúng yêu cầu kỹ thuật và nhân lực để tiếp nhận nhiên liệu vận chuyển đến đủ số lượng, bảo đảm chất lượng, kịp thời và liên tục trong giới hạn thời gian cho phép với từng chuyến hàng. 2. Kho tiếp nhận, nhất là kho sân bay phải có đủ nhiên liệu dự trữ đảm bảo chất lượng để cung ứng khi có nhu cầu tra nạp cho đến khi nhiên liệu mới tiếp nhận đủ điều kiện cấp phát. 3. Nhiên liệu hàng không phải được tiếp nhận bằng hệ thống công nghệ và bảo quản trong các bể chứa độc lập với hệ thống công nghệ, bể chứa nhiên liệu khác chủng loại; với nhiên liệu cùng chủng loại, hệ thống công nghệ tiếp nhận và cấp phát phải ngăn cách độc lập nhau và độc lập với các bể chứa khi không tiếp nhận hoặc cấp phát; Các bể chứa, hệ thống công nghệ, máy bơm sử dụng để tiếp nhận nhiên liệu hàng không phải sạch, không đọng nước, tạp chất và nhiên liệu khác chủng loại. 4. Phải kiểm tra xác định số lượng, chất lượng nhiên liệu tồn trong từng bể chứa trước khi tiếp nhận bổ sung nhiên liệu mới. Chất lượng nhiên liệu tồn trong bể phải đảm bảo yêu cầu chất lượng nhiên liệu hàng không. Số lượng nhiên liệu tồn quy đổi về đơn vị thể tích tại 150C hoặc tính theo khối lượng (kg). 5. Tiếp nhận nhiên liệu vào từng bể đến mức chứa tối đa cho phép, không để rò, tràn nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường và uy hiếp an toàn cháy nổ; Không được để lẫn nước, tạp chất hay nhiên liệu khác chủng loại vào nhiên liệu trong quá trình tiếp nhận. 6. Phải kiểm tra số lượng, chất lượng nhiên liệu trên phương tiện vận chuyển trước khi tiếp nhận, chỉ tiếp nhận khi nhiên liệu bảo đảm chất lượng và không bị nhiễm bẩn. Kiểm tra phương tiện vận chuyển trước và sau khi tiếp nhận hết nhiên liệu, không để thất thoát nhiên liệu. 7. Đối với các kho sân bay chỉ tiếp nhận, bảo quản, cấp phát và tra nạp nhiên liệu hàng không Jet A 1, các bể chứa thường xuyên tiếp nhận nhiên liệu đảm bảo chất lượng và được vận chuyển bằng các phương tiện chuyên dụng, sau mỗi lần tiếp nhận phải thực hiện kiểm tra chất lượng theo quy định kiểm tra lại. 8. Người quản lý đơn vị tiếp nhận phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về số lượng và chất lượng nhiên liệu nhập kho, hoàn tất các thủ tục để bảo quản và sẵn sàng cấp phát nhiên liệu từ các bể mới tiếp nhận. 9. Hồ sơ chất lượng nhiên liệu: a) Nhiên liệu xuất trực tiếp từ kho nhà máy lọc dầu về kho tiếp nhận: Phải có Chứng nhận chất lượng của nhà máy lọc dầu của lô hàng (bản chính hoặc bản copy). Nếu hàng xuất từ 2 lô khác nhau, phải ghi rõ số lượng xuất của từng lô và Chứng nhận chất lượng kèm theo. Nếu hàng xuất từ 3 lô trở lên, ngoài Chứng nhận chất lượng của nhà máy đối với từng lô, phải lập mẫu hỗn hợp theo tỷ lệ nhiên liệu của từng lô để kiểm tra phân tích và gửi Giấy chứng nhận kiểm tra phân tích theo phương tiện vận chuyển. b) Nhiên liệu xuất không trực tiếp từ nhà máy lọc dầu: Phải có Chứng nhận chất lượng gốc của nhà máy lọc dầu và Chứng nhận kiểm tra phân tích của kho (nếu là hàng nhập khẩu)/ Chứng nhận kiểm tra lại (nếu là hàng nội địa) đối với lô hàng xuất. Nhà cung ứng (chủ lô hàng) hoặc kho xuất phải lưu giữ đủ hồ sơ chất lượng của từng lô hàng (hàng nhập khẩu hoặc hàng sản xuất trong nước). Trước khi xuất phải gửi cho kho nhận hàng hồ sơ chất lượng còn giá trị sử dụng bằng Fax/ E mail. Điều 21. Tiếp nhận nhiên liệu hàng không nhập khẩu vào kho cảng đầu nguồn 1. Kho cảng đầu nguồn: Phải hoàn tất việc chuẩn bị tiếp nhận trước khi tàu vận chuyển nhiên liệu cập cảng trả hàng theo thời gian thông báo của chủ hàng/ chủ phương tiện vận chuyển hoặc đại lý hàng hải. 2. Chủ lô hàng nhập khẩu hoặc người được ủy quyền: Phải hoàn tất thủ tục hải quan, thông báo cho tổ chức giám định để giám định số lượng, chất lượng nhiên liệu theo quy định của hợp đồng. 3. Người bán phải lập và gửi theo tàu mẫu thuyền trưởng và các loại chứng từ, hồ sơ xác nhận số lượng, chất lượng nhiên liệu vận chuyển như sau: a) Hóa đơn xuất hàng: Xác nhận chủng loại, số lượng nhiên liệu xuất xuống tàu bao gồm cả số lượng trong từng hầm hàng; Nếu nhiên liệu xuất là của từ 2 lô khác nhau trở lên, phải ghi rõ số lượng xuất xuống tàu của từng lô/ bể chứa và xuất gọn theo từng lô/ bể chứa, hạn chế đến mức thấp nhất lượng nhiên liệu bị lẫn của các lô/ bể chứa; b) Chứng nhận giám định số lượng nhiên liệu trên tàu của tổ chức giám định độc lập tại cảng xuống hàng; c) Các chứng nhận chất lượng nhiên liệu như theo quy định tại khoản 9, Điều 20 của Thông tư này; d) Xác nhận của chủ phương tiện về chủng loại nhiên liệu đã vận chuyển/ biên bản làm sạch phương tiện (nếu có). Biên bản làm sạch phương tiện phải ghi rõ: Chủng loại nhiên liệu đã vận chuyển, quy trình làm sạch, kết quả kiểm tra độ sạch, thời gian và xác nhận của người thực hiện, người kiểm tra và đại diện chủ phương tiện; e) Mẫu thuyền trưởng: Lập mẫu thuyền trưởng, niêm phong có xác nhận của đại diện người bán, chủ phương tiện và tổ chức giám định độc lập; giao mẫu cho đơn vị giám định độc lập lưu mẫu và thời gian lưu tối thiểu 1 tháng (nếu có tranh chấp về chất lượng trong quá trình nhập tàu thì phải lưu cho tới khi giải quyết xong về tranh chấp); chỉ xem xét mẫu thuyền trưởng khi có nghi vấn về chất lượng nhiên liệu tại cảng giao hàng. 4. Kiểm tra tàu, số lượng, chất lượng nhiên liệu trước khi tiếp nhận a) Kiểm tra hồ sơ phương tiện (đăng kiểm, dung tích các hầm hàng, xác nhận chủng loại nhiên liệu đã vận chuyển hoặc biên bản làm sạch phương tiện …) và các chứng từ chất lượng, chất lượng hàng hóa và mẫu thuyền trưởng. Các loại hồ sơ, chứng từ phải đầy đủ và hợp lệ. b) Kiểm tra hệ thống công nghệ tàu dầu Kiểm tra hệ thống công nghệ, các hầm phụ, hầm dầu chạy máy tàu; cô lập hệ thống công nghệ và các hầm phụ để nhiên liệu không bị rò rỉ, thất thoát trong quá trình tiếp nhận; Kiểm tra niêm phong các hầm hàng, niêm phong phải nguyên vẹn, đúng vị trí, không bị tháo gỡ trong quá trình vận chuyển; c) Kiểm tra số lượng nhiên liệu, lượng nước tự do trong từng hầm hàng: Khi xác định số lượng nhiên liệu trong từng hầm hàng, dùng thuốc thử nước hoặc thiết bị cảm biến xác định nước để kiểm tra lượng nước tự do; d) Kiểm tra chất lượng nhiên liệu trên tàu dầu trước khi tiếp nhận Kiểm tra sơ bộ: Lấy từ mỗi hầm hàng 01 lít mẫu chạy đều, kiểm tra đối chứng và độ dẫn điện; Nhiên liệu trong hầm hàng được xem xét có nghi vấn về chất lượng khi có một trong các kết quả kiểm tra sau: Hao hụt số lượng vượt quá định mức quy định của hợp đồng; Lượng nước tự do nhiều, nhiễm bẩn tạp chất hoặc biến màu; Sai lệch khối lượng riêng của nhiên liệu ở 150C giữa đo thực tế và trên Chứng nhận chất lượng của nhà máy lớn hơn 3 kg/m3; Người mua phải thông báo cho người bán và chủ phương tiện vận chuyển về số lượng và chất lượng nhiên liệu của các hầm có nghi vấn về chất lượng để làm rõ nguyên nhân và biện pháp xử lý. Kiểm tra chất lượng nhiên liệu trên tàu dầu trước khi tiếp nhận theo quy định kiểm tra lại thực hiện như sau: Các hầm hàng không có nghi vấn về chất lượng: Lập mẫu hỗn hợp theo tỷ lệ nhiên liệu trong các hầm, kiểm tra lại chất lượng tại các phòng thử nghiệm nhiên liệu hàng không đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025; Các hầm hàng có nghi vấn về chất lượng: Kiểm tra lại thực hiện với từng hầm. Không được tiếp nhận làm nhiên liệu hàng không khi kết quả kiểm tra lại không đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm (ngoại trừ độ dẫn điện). Tiếp nhận nhiên liệu vào kho cảng đầu nguồn khi kết quả kiểm tra lại phù hợp yêu cầu chất lượng sản phẩm; Để giảm thời gian chờ trả hàng, cho phép kiểm tra nhanh các chỉ tiêu: Ngoại quan, màu Saybolt, độ dẫn điện, trị số tách nước, thành phần cất, chớp lửa cốc kín, khối lượng riêng, nếu các kết quả đạt yêu cầu tiêu chuẩn và sai lệch khối lượng riêng dưới 3 kg/m3 so với kết quả trong Chứng nhận chất lượng của lô hàng, có thể bắt đầu tiếp nhận nhiên liệu từ tàu vào kho, không phải chờ đủ kết quả kiểm tra lại; Trước khi tiếp nhận phải lấy 5 lít mẫu hỗn hợp từ các hầm hàng để lập mẫu lưu, niêm phong mẫu phải có xác nhận của thuyền trưởng hoặc đại diện chủ tàu, tổ chức giám định độc lập, kho nhận hàng; mẫu được lưu tại tổ chức giám định độc lập, thời gian lưu tối thiểu 1 tháng sau khi kết thúc nhập hàng xong vào kho, mẫu lưu được xem xét khi có nghi vấn về chất lượng nhiên liệu. Trường hợp độ dẫn điện của nhiên liệu trong hầm hàng nào đó thấp hơn giới hạn tối thiểu của tiêu chuẩn sản phẩm, cho phép tiếp nhận làm nhiên liệu hàng không nhưng nếu cần thiết có thể tổ chức pha bổ sung phụ gia chống tĩnh điện vào nhiên liệu trong quá trình tiếp nhận theo phương pháp thích hợp đảm bảo phụ gia được trộn đều với sản phẩm. 5. Tiếp nhận nhiên liệu a) Chỉ tiếp nhận nhiên liệu hàng không, nhất là nhiên liệu Jet A 1 từ tàu vận chuyển vào kho đầu nguồn qua hệ thống công nghệ chuyên dụng cho Jet A 1, nhiên liệu hàng không được tiếp nhận vào kho phải là nhiên liệu sạch và đảm bảo chất lượng, nếu nhiên liệu có nhiễm bẩn (nước, tạp chất, biến màu) phải tiếp nhận vào bể phân ly. b) Nếu tàu vận chuyển đồng thời hai loại nhiên liệu khác nhau, phải tiếp nhận nhiên liệu hàng không trước và tìm mọi biện pháp để hạn chế khả năng lẫn các loại nhiên liệu vào nhau. c) Phải lấy mẫu kiểm tra đối chứng trong quá trình tiếp nhận. Vị trí lấy mẫu trên hệ thống công nghiệp càng gần tàu càng tốt. Đối với tàu chuyên dụng: Lấy mẫu sau khi bơm hàng khoảng 5 phút và trước khi kết thúc bơm hàng từ từng hầm hàng; Đối với tàu không chuyên dụng: Ngoài việc lấy mẫu, kiểm tra như tàu chuyên dụng, phải lấy mẫu kiểm tra đối chứng ít nhất 2 giờ một lần trong suốt quá trình tiếp nhận; Nếu phát hiện nhiên liệu bị nhiễm bẩn (có nước, tạp chất, thay đổi màu sắc, …) phải thông báo ngay cho thuyền trưởng để làm rõ nguyên nhân; nếu bị nhiễm bẩn nhiều (màu sắc thay đổi đột biến, nước, tạp chất nhiều, sai lệch khối lượng riêng ở 150C vượt quá 3 kg/m3) phải dừng tiếp nhận để tìm nguyên nhân xử lý; d) Khi thu hồi hết nhiên liệu trong hệ thống công nghệ bằng phương pháp bơm nước sạch đẩy nhiên liệu (với các hệ thống công nghệ không tiếp nhận thường xuyên) phải kiểm soát chính xác thời điểm xuất hiện hỗn hợp nhiên liệu – nước tại khu bể chứa để chuyển tiếp nhận vào bể phân ly. 6. Kết thúc tiếp nhận. a) Tiếp nhận nhiên liệu vào từng bể chứa đến mức chứa tối đa cho phép, không để tràn nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường, uy hiếp an toàn cháy nổ. Để nhiên liệu tự ổn định theo quy định, tiến hành lấy mẫu kiểm tra chất lượng theo quy định kiểm tra lại; b) Xác định số lượng nhiên liệu nhập kho và tỷ lệ hao hụt trong tiếp nhận; c) Trước khi cho tàu ra khỏi vị trí trả hàng phải kiểm tra các hầm hàng, hầm phụ để đảm bảo nhiên liệu Jet A 1 không còn trên tàu; d) Nhiên liệu trong các bể phân ly (nếu có) phải được để ổn định, xả tạp chất, nước, mẫu lấy được phải trong và sạch, xác định số lượng, kiểm tra chất lượng theo quy định kiểm tra lại. Nếu chất lượng phù hợp yêu cầu chất lượng nhiên liệu hàng không, bơm chuyển vào bể chứa nhiên liệu cùng chủng loại, trước khi cấp phát phải lấy mẫu để kiểm tra chất lượng theo quy định kiểm tra lại. Điều 22. Tiếp nhận nhiên liệu hàng không vận chuyển nội địa bằng đường biển, đường thủy nội địa 1. Kho cảng đầu nguồn, kho trung chuyển và kho sân bay có thể tiếp nhận nhiên liệu hàng không từ nhà máy lọc dầu trong nước hoặc từ các kho cảng khác bằng tàu, xà lan đường biển, đường thủy nội địa. 2. Công tác chuẩn bị, kiểm tra, tiếp nhận nhiên liệu hàng không từ các tàu, xà lan vận chuyển đường biển, đường thủy nội địa thực hiện như quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Thông tư này. 3. Hồ sơ chất lượng nhiên liệu trên tàu, xà lan vận chuyển bằng đường biển, đường thủy nội địa quy định tại khoản 9 Điều 20 của Thông tư này. Điều 23. Tiếp nhận nhiên liệu hàng không vận chuyển bằng đường ống 1. Chuẩn bị tiếp nhận a) Hệ thống công nghệ tiếp nhận Nhiên liệu hàng không phải được tiếp nhận qua đường ống độc lập, riêng biệt. Kiểm tra hệ thống công nghệ để đảm bảo: Không bị rò rỉ nhiên liệu, không đọng nước và tạp chất hoặc nhiên liệu khác chủng loại, đã được cô lập với các hệ thống khác và các bể chứa kể cả bể chứa chuẩn bị tiếp nhận nhiên liệu. b) Kiểm tra chất lượng nhiên liệu vận chuyển đến qua hồ sơ. 2. Hồ sơ chất lượng nhiên liệu Nhà cung ứng/ kho xuất nhiên liệu hàng không phải gửi trước cho kho tiếp nhận hồ sơ chất lượng lô hàng như quy định tại khoản 9 Điều 20 của Thông tư này. 3. Tiếp nhận nhiên liệu a) Kiểm tra chất lượng nhiên liệu Jet A 1 vận chuyển bằng đường ống chuyên dụng. Bắt đầu tiếp nhận: Lấy mẫu nhiên liệu trong đường ống, kiểm tra đối chứng (không dùng viên thử nước). Nếu kết quả đối chứng phù hợp, sai lệch khối lượng riêng ở 150C giữa thực tế và hồ sơ chất lượng nhỏ hơn hoặc bằng 3kg/m3, tiếp nhận nhiên liệu vào bể chứa nhiên liệu hàng không; Nếu sai lệch khối lượng riêng ở 150C giữa thực tế và hồ sơ chất lượng lớn hơn 3kg/m3, phải thông báo ngay cho kho xuất hàng/ nhà vận chuyển để tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý; Nhiên liệu bị nhiễm bẩn có thể tạm tiếp nhận vào bể phân ly, để lắng ổn định và lấy mẫu kiểm tra chất lượng theo quy định kiểm tra lại; chỉ tiếp nhận làm nhiên liệu hàng không khi kết quả kiểm tra lại phù hợp yêu cầu chất lượng. Khi nhiên liệu có biểu hiện bị nhiễm bẩn phải lấy mẫu kiểm tra đối chứng ít nhất 2 giờ/ 1 lần. Kiểm tra đối chứng chất lượng nhiên liệu Jet A 1 trong quá trình tiếp nhận. Khi đã tiếp nhận được khoảng 50% số lượng nhiên liệu của một lô/ bể chứa xuất hàng; Khi chuyển và kết thúc xuất hàng của từng lô/ bể chứa; Trước khi kết thúc tiếp nhận. b) Kiểm tra chất lượng nhiên liệu hàng không từ đường ống đa sản phẩm (tại kho đầu nguồn và kho trung chuyển) Bắt đầu tiếp nhận: Khi xuất hiện hỗn hợp nhiên liệu hàng không nhiên liệu khác hoặc nước (nếu dùng nước sạch ngăn cách 2 loại nhiên liệu), lấy mẫu kiểm tra đối chứng, khi lấy được mẫu nhiên liệu hàng không trong và sạch, tiếp nhận nhiên liệu vào bể chứa nhiên liệu hàng không; Trong quá trình tiếp nhận: Lấy mẫu 2 giờ/ 1 lần để kiểm tra đối chứng. Nếu nhiên liệu bị nhiễm bẩn hoặc lẫn nhiên liệu khác chủng loại, phải dừng tiếp nhận vào bể chứa nhiên liệu hàng không, thông báo ngay cho kho xuất/ nhà vận chuyển để tìm nguyên nhân xử lý; Kết thúc tiếp nhận: Xác định thời điểm xuất hiện hỗn hợp nhiên liệu hàng không nhiên liệu khác (hoặc nước) để dừng tiếp nhận vào bể chứa nhiên liệu hàng không, chuyển hướng dòng chảy tới bể phân ly. 4. Kết thúc tiếp nhận a) Để nhiên liệu tự ổn định theo quy định, kiểm tra chất lượng theo quy định kiểm tra lại; b) Kết thúc tiếp nhận, nếu dùng nước sạch để đẩy nhiên liệu khỏi đường ống phải kiểm soát thời điểm xuất hiện hỗn hợp nước trong nhiên liệu để dừng tiếp nhận vào bể chứa nhiên liệu hàng không, chuyển tiếp nhận vào bể phân ly. Điều 24. Tiếp nhận nhiên liệu hàng không vận chuyển bằng xe ôtô xi téc vào kho sân bay 1. Chuẩn bị tiếp nhận nhiên liệu: a) Khu vực tiếp nhận: Phải sạch, không để bụi, nước xâm nhập vào nhiên liệu; an toàn cho phương tiện trả hàng và có thể thoát nhanh trong trường hợp khẩn cấp; có nội quy, hướng dẫn giao nhận hàng và trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy ban đầu. b) Hệ thống công nghệ: Phải là hệ thống chuyên dụng cho một loại sản phẩm, không đọng nước và tạp chất, không rò rỉ nhiên liệu, không thẩm thấu nhiên liệu giữa hệ thống công nghệ tiếp nhận, cấp phát và với các bể chứa kể cả khi có áp lực trong đường ống. c) Chuẩn bị dụng cụ đo xác định số lượng, chất lượng nhiên liệu, dụng cụ thu gom nhiên liệu xả cặn nước kiểm tra chất lượng … d) Kiểm tra số lượng, chất lượng nhiên liệu tồn trong bể trước khi tiếp nhận nhiên liệu mới. 2. Hồ sơ chất lượng nhiên liệu thực hiện như quy định tại khoản 9 Điều 20: a) Chứng nhận kiểm tra lại và Chứng nhận xuất hàng của từng lô/ bể chứa phải được lập cho cả đợt tiếp nhận, không phải lập chứng nhận chất lượng cho từng xe khi xuất số lượng nhiên liệu lớn (một lô/ bể chứa), vận chuyển nhiều chuyến và liên tục cho kho sân bay; b) Đối với trường hợp xuất hàng cho ôtô xi téc vận chuyển chuyên dụng đến các kho sân bay địa phương, không phải thực hiện kiểm tra chất lượng theo quy định Kiểm tra lại sau khi nhập nhiên liệu vào bồn, thì kho xuất hàng phải gửi theo từng xe Chứng nhận chất lượng gần nhất của lô hàng còn hiệu lực (Chứng nhận kiểm tra lại hoặc Chứng nhận chất lượng của nhà máy lọc dầu…). 3. Tiếp nhận nhiên liệu: a) Kiểm tra hồ sơ, chứng từ Hóa đơn hàng hóa: Phải có các thông tin: Kho xuất, kho nhận hàng, tên nhiên liệu, số lượng thực tế và quy đổi về thể tích tại 150C, khối lượng riêng nhiên liệu ở 150C, nhiệt độ nhiên liệu khi cấp phát, số đăng ký của phương tiện, ký hiệu bể xuất, xác nhận của người giao, người nhận và đại diện kho cấp phát; Chứng nhận chất lượng bao gồm (nhưng không hạn chế): Chứng nhận của nhà máy lọc dầu, chứng nhận kiểm tra lại/ định kỳ, chứng nhận xuất hàng; Chứng nhận kiểm định dung tích xi téc còn giá trị sử dụng; Biên bản làm sạch xi téc (nếu có); Giấy đăng ký, giấy phép lưu hành phương tiện, giấy phép lái xe của người vận chuyển (nếu cần); Hồ sơ, chứng từ phải hợp lệ, không được tẩy xóa, còn hiệu lực pháp lý đối với từng loại. Kho sân bay có quyền từ chối nhận hàng khi hồ sơ, chứng từ không hợp lệ. b) Kiểm tra số lượng nhiên liệu trong xi téc Xe vận chuyển đỗ ổn định, kiểm tra niêm phong; đo nhiệt độ nhiên liệu, số lượng nhiên liệu được xác định bằng dung tích xi téc, tính theo lít thực tế và quy đổi về thể tích ở 150C, xác định hao hụt vận chuyển. Nếu hao hụt vận chuyển vượt định mức, phải lập biên bản và thông báo cho chủ phương tiện để xử lý. c) Kiểm tra chất lượng nhiên liệu trước khi tiếp nhận Kiểm tra trực quan (không dùng viên thử nước): Phải thực hiện với tất cả các xe vận chuyển nhiên liệu hàng không, tiến hành lấy mẫu sau khi xe đã đỗ ổn định 10 phút. Mẫu phải trong và sạch (không lẫn nước và tạp chất) mới được phép tiếp nhận; Phải lấy mẫu để kiểm tra đối chứng nếu nhiên liệu lẫn nhiều nước, tạp chất (từ 2 lít trở lên) thì dừng tiếp nhận để xử lý. Kiểm tra đối chứng (không dùng viên thử nước): Xi téc có từ 2 khoang độc lập trở lên phải lập mẫu gộp theo tỷ lệ nhiên liệu trong các khoang chứa. Phải thực hiện kiểm tra đối chứng chất lượng nhiên liệu trong những trường hợp sau: Xe đầu tiên vận chuyển nhiên liệu của một lô hàng/ bể chứa; Xe tiếp nhận đầu tiên trong ngày, xe xuất đầu tiên trong ngày của kho xuất; Xe nhận hàng hôm trước, trả hàng hôm sau; Các xe có hao hụt quá mức quy định hoặc nhiên liệu nhiễm bẩn bất thường (nước, tạp chất nhiều, biến mầu khác thường), các niêm phong bị đứt gãy hoặc bị tháo gỡ; Tất cả các xe khi trả hàng tại các kho sân bay không phải kiểm tra chất lượng theo quy định kiểm tra lại sau mỗi lần tiếp nhận; Kiểm tra đột xuất các xe vận chuyển khác nếu cần; Được phép tiếp nhận khi các niêm phong còn nguyên vẹn và sai lệch khối lượng riêng ở 150C giữa đo thực tế và Chứng nhận chất lượng bằng hoặc nhỏ hơn 3kg/m3, không có nhiễm bẩn. d) Tiếp nhận nhiên liệu vào kho Trừ những trường hợp đặc biệt, tiếp nhận nhiên liệu hàng không từ các xe ôtô xi téc phải thực hiện qua hệ thống công nghệ xuất từ đáy xi téc hoặc hệ thống tiếp nhận kín (nếu có); Đầu nối ống tiếp nhận và ống xuất xi téc phải sạch, kín không để rò chảy nhiên liệu trong quá trình tiếp nhận; Phải đấu nối hệ thống truyền tĩnh điện giàn tiếp nhận với xe ôtô xi téc trong suốt quá trình tiếp nhận; Tiếp nhận hết nhiên liệu trong xi téc, kiểm tra các khoang hàng, phương tiện vận chuyển trước khi rời vị trí, kho trả hàng; Tiếp nhận vào từng bể chứa đến mức chứa tối đa cho phép, không được để tràn nhiên liệu. Nếu tiếp nhận vào một bể chứa thực hiện trong nhiều ngày, hàng ngày trước khi tiếp nhận phải xả cặn, nước đáy bể; kết thúc ngày tiếp nhận phải đóng các van trên hệ thống công nghệ và bể chứa, không để thẩm thấu nhiên liệu ra hệ thống công nghệ hoặc bể chứa khác; Cô lập bể chứa đã tiếp nhận đủ nhiên liệu với hệ thống công nghệ, để ổn định và kiểm tra chất lượng theo quy định kiểm tra lại. Xác định số lượng nhiên liệu nhập vào bể, tỷ lệ hao hụt, treo biển báo “Đang ổn định” tại van xuất bể chứa; Nhiên liệu xả cặn, nước từ các xi téc ôtô được thu hồi vào vật chứa chuyên dụng, có nắp đậy ngăn nước mưa và bụi; khi đầy hoặc cuối mỗi ngày tiếp nhận để lắng khoảng 30 phút, xả hết cặn nước, nhập nhiên liệu sạch vào bể đang tiếp nhận; Nhiên liệu xả cặn nước của bể được chuyển vào bể thu hồi nhiên liệu hàng không, để lắng ổn định, lấy mẫu kiểm tra lại, nếu kết quả đạt theo tiêu chuẩn, cho phép tiếp nhận vào một bể chứa nhiên liệu cùng chủng loại đang tiếp nhận. Điều 25. Tiếp nhận nhiên liệu hàng không từ xi téc đường sắt 1. Xi téc đường sắt vận chuyển nhiên liệu hàng không cho các kho ở sân bay phải là chuyên dùng và phải có các khớp nối (coupling) thích hợp để đảm bảo mức độ an toàn tốt nhất trong mọi hoạt động giao nhận. 2. Khi tới kho, các xi téc đường sắt phải được kiểm tra để đảm bảo các niêm phong (trên các nắp xi téc và các điểm xuất nhập của phương tiện) còn nguyên vẹn, không bị hư hại và các nhãn ghi chủng loại sản phẩm ở cạnh xe và đầu họng xuất là chính xác. 3. Hồ sơ kèm theo phương tiện phải nêu đúng tên phương tiện và số lượng, chủng loại của nhiên liệu, hồ sơ chất lượng phải bao gồm (nhưng không hạn chế): Chứng nhận kiểm tra lại và chứng nhận xuất hàng. Khi phương tiện vận chuyển không chuyên dụng thì phải có một bản sao của báo cáo chi tiết về việc làm sạch xi téc, về hàng hóa đã vận chuyển trước đây và sự thay đổi hàng hóa vận chuyển gần đây nhất và đã được kiểm tra trước khi tiếp nhận nhiên liệu. 4. Phải xả sạch nước tự do ở đáy xi téc. Nếu có nước hoặc tạp chất với số lượng đáng kể, thì phải để phương tiện ổn định trong 10 phút và lấy mẫu mới. Nếu vẫn còn nước (hơn 2 lít), thì phải thực hiện việc đo đạc để kiểm tra với sự có mặt của Quản lý kho và nhà cung ứng liên quan phải được khuyến cáo. Lý do từ chối nhận hàng phải được ghi vào trong Chứng nhận xuất hàng của phương tiện. 5. Lấy các mẫu xả đáy từ mỗi khoang hàng và Kiểm tra đối chứng. Có thể lấy mẫu gộp của từ ba khoang trở lên của xi téc đường sắt để xác định khối lượng riêng. Sai lệch khối lượng riêng nhiên liệu ở 150C giữa đo thực tế và hồ sơ phải nhỏ hơn 3 kg/m3. Nếu sự sai lệch vượt quá 3 kg/m3 nhiên liệu sẽ không được tiếp nhận trừ khi có giải thích thỏa đáng của công ty cung ứng và phải được xác nhận bằng văn bản càng sớm càng tốt. 6. Khi các xi téc đường sắt không có các van xả đáy, phải có các quy trình và các thiết bị để chắc chắn loại bỏ nước tự do và cặn một cách hiệu quả, và để lấy mẫu Kiểm tra đối chứng. 7. Sau khi tiếp nhận, kiểm tra các xi téc đã hết nhiên liệu trước khi rời vị trí trả hàng. Điều 26. Kiểm soát chất lượng nhiên liệu sau khi tiếp nhận 1. Khi tiếp nhận nhiên liệu qua hệ thống đường ống hoàn toàn riêng biệt và phương tiện vận tải chuyên dụng (như xà lan, xe xi téc đường bộ hoặc đường sắt) sau khi để ổn định phải thực hiện Kiểm tra đối chứng. Khối lượng riêng đo thực tế được quy về nhiệt độ tiêu chuẩn và phải được so sánh với khối lượng riêng theo hồ sơ của lô được tiếp nhận vào bể chứa. Nếu sự sai khác của khối lượng riêng không quá 3 kg/m3 bể chứa có thể xuất nhiên liệu. 2. Khi nhiên liệu tiếp nhận qua các hệ thống không chuyên dụng hay qua các đường ống dẫn đa sản phẩm, sau khi ổn định phải tiến hành phép thử Kiểm tra lại. 3. Đối với các bể chứa có các yêu cầu thiết kế phù hợp tại Điều 10 của Thông tư này, thì thời gian ổn định tối thiểu trước khi xuất nhiên liệu ra là: Với các bể nằm ngang: 1 giờ; Với các bể thẳng đứng: 2 giờ. 4. Trong những trường hợp khác, thời gian ổn định tối thiểu trước khi xuất nhiên liệu ra là: Nhiên liệu phản lực: 3 giờ/1 mét chiều cao của nhiên liệu hoặc 24 giờ tùy theo yếu tố nào đến trước; Xăng tàu bay: 45 phút/1 mét chiều cao của nhiên liệu. MỤC 2. YÊU CẦU BẢO QUẢN NHIÊN LIỆU HÀNG KHÔNG Điều 27. Kiểm tra định kỳ trong bảo quản nhiên liệu hàng không 1. Kiểm tra định kỳ hàng tuần, phải kiểm tra xả đáy bể chứa để loại bỏ nước và tạp chất. Phải tăng cường kiểm tra sau khi có mưa lớn hoặc mưa thường xuyên. Xả với một lượng nhiều hơn thể tích của đường ống tính từ rốn bể chứa vào bể xả đáy, sau đó tiến hành lấy mẫu đường ống để kiểm tra trực quan. Phải dùng hóa chất thử nước trong các Kiểm tra trực quan nhiên liệu phản lực để kiểm tra các mẫu lấy ra từ các bể chứa. 2. Kiểm tra định kỳ hàng tháng: Độ dẫn điện của nhiên liệu phản lực có chứa phụ gia chống tĩnh điện và báo cáo kèm theo nhiệt độ nhiên liệu tại thời điểm đo. 3. Kiểm tra định kỳ sáu tháng: Phải lấy Mẫu tổng hợp để kiểm tra định kỳ đối với bể chứa nhiên liệu không tiến hành giao nhận (bể tĩnh) hoặc có ít hơn một nửa lượng nhiên liệu đã được thay thế. Nếu các kết quả kiểm tra không phù hợp, thì các bể phải được cách ly và lấy một Mẫu tổng hợp từ mỗi bể chứa để thực hiện các phép thử Kiểm tra phân tích, và không được xuất nhiên liệu ra trừ khi kết quả kiểm tra chứng minh là phù hợp. Điều 28. Kiểm tra, vệ sinh bể chứa 1. Hàng năm, các bể chứa nhiên liệu phản lực phải được kiểm tra bằng cách quan sát từ bên ngoài qua cửa vào bể. Bể chứa nhiên liệu phản lực phải được kiểm tra bên trong và vệ sinh sau một năm kể khi bắt đầu hoạt động và sau đó là định kỳ 3 năm một lần. Tuy nhiên thời gian vệ sinh bể có thể thay đổi nếu kiểm tra đột xuất thấy bể bẩn hoặc kết quả kiểm tra milipore và vi sinh cao bất thường. 2. Thời gian kéo dài vệ sinh bể chứa phải tuân theo điều kiện dưới đây: a) Các bể chứa phải được thiết kế theo các yêu cầu tại Điều 10 của Thông tư này; b) Các báo cáo vệ sinh và kiểm tra bể chứa trước đó cho thấy chỉ có lượng nhiễm bẩn rất nhỏ; c) Khi kiểm tra trực quan phía trong bể mà không chui vào bên trong: Bề mặt bên trong bể như đáy bể và rốn bể vẫn có thể được kiểm tra đầy đủ mà không bị cản trở các vách ngăn bên trong, phao nổi. 3. Thời gian kiểm tra và vệ sinh bể được phép kéo dài nếu phù hợp các điều kiện trên: a) Đối với bể được phủ một lớp phủ màu sáng toàn bộ bên trong: 3 năm (kiểm tra) và 5 năm (vệ sinh); b) Đối với bể được phủ một lớp phủ màu sáng đáy bể và toàn bộ chiều cao thành bể (không kể phần dưới bên trong mái bể): 2 năm (kiểm tra) và 4 năm (vệ sinh). MỤC 3. YÊU CẦU TRONG QUÁ TRÌNH CẤP PHÁT VÀ VẬN CHUYỂN NHIÊN LIỆU HÀNG KHÔNG Điều 29. Quy định chung đối với nhiên liệu hàng không trong cấp phát và vận chuyển 1. Nhiên liệu hàng không chỉ được cấp phát cho phương tiện vận chuyển, tra nạp khí nhiên liệu hàng không đáp ứng đủ các yêu cầu sau: a) Đúng chủng loại, chất lượng phù hợp tiêu chuẩn nhiên liệu hàng không, không bị nhiễm bẩn; b) Phải kiểm tra và xả sạch nước và tạp chất ở đáy bể chứa; d) Mọi quá trình vận chuyển nhiên liệu hàng không phải kèm theo Chứng nhận xuất hàng; e) Bản sao Chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất của lô hàng phải kèm theo quá trình giao nhận ban đầu từ kho đầu nguồn hoặc nhà máy, đồng thời phải có bản copy của Chứng nhận kiểm tra lại gần nhất còn hiệu lực sử dụng; f) Nếu độ dẫn điện của Jet A 1 thấp hơn mức cho phép, phải pha thêm phụ gia chống tĩnh điện trong quá trình bơm chuyển sản phẩm. 2. Phương tiện vận chuyển và tra nạp a) Phương tiện vận chuyển nhiên liệu hàng không phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật được nêu tại Điều 13, 14, 15, 16 và phương tiện tra nạp phải đáp ứng Điều 17, 18 của Thông tư này; b) Trước khi bơm hay vận chuyển bằng đường ống, phải kiểm tra và xả sạch nước tự do trong bể cấp phát; c) Kiểm tra và xả sạch nước tự do ở tất cả các van xả ở các vị trí thấp nhất của hệ thống đường ống. 3. Nguyên tắc cấp phát a) Nhiên liệu nhập kho trước cấp trước, nhập kho sau cấp sau; b) Cấp phát trước những lô hàng/ bể chứa có dự trữ chất lượng ít hơn; những lô/ bể chứa có dự trữ chất lượng cao hơn, cấp sau; c) Cấp theo quy định của hợp đồng ký kết giữa các bên liên quan; d) Cấp hết nhiên liệu của từng lô/ bể chứa; phải hạn chế đến mức thấp nhất số lượng nhiên liệu lẫn giữa hai lô/ bể chứa. Điều 30. Cấp phát nhiên liệu hàng không vào tàu dầu/ xà lan 1. Kiểm tra phương tiện: a) Phải sử dụng các tàu vận chuyển chuyên dụng. Nếu phải vận chuyển bằng tàu không chuyên dụng, phải kiểm tra phương tiện để đảm bảo là trước đây nó chỉ vận chuyển các sản phẩm phù hợp (các loại sản phẩm sáng màu). Chủ phương tiện vận chuyển phải thực hiện việc làm sạch phương tiện theo Quy trình đã quy định theo Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này và phải chịu trách nhiệm về độ sạch phương tiện. b) Trước khi nạp nhiên liệu, các khoang chứa, đường ống và bơm phải được kiểm tra kỹ và đảm bảo là sạch, khô, không có dấu vết của bất kỳ sản phẩm nào khác. c) Kiểm tra giấy phép đăng kiểm, bảng dung tích các hầm hàng, bản xác nhận chủng loại nhiên liệu đã vận chuyển trước đó hoặc biên bản làm sạch phương tiện (nếu có). 2. Cấp phát phương tiện hàng không Jet A 1: a) Kiểm tra chất lượng nhiên liệu trong quá trình cấp phát Cấp phát qua hệ thống công nghệ chuyên dụng xuống phương tiện vận chuyển chuyên dụng: Phải lấy mẫu nhiên liệu trong đường ống cấp phát tại vị trí càng gần phương tiện tiếp nhận càng tốt, kiểm tra độ sạch (màu, tạp chất) và khối lượng riêng nhiên liệu tối thiểu tại những thời điểm sau: Nhiên liệu bắt đầu xuống hầm hàng từ một lô/ bể chứa; Khi chuyển hầm hàng tiếp nhận; Ngay trước khi dừng bơm cấp hàng xuống tàu, xà lan; Nếu màu sắc thay đổi, nhiên liệu có nước, tạp chất hoặc sai lệch khối lượng riêng giữa thực tế và hồ sơ chất lượng bằng hoặc lớn hơn 3 kg/m3 phải dừng cấp phát để làm rõ nguyên nhân; Cấp phát qua hệ thống công nghệ hoặc tàu, xà lan vận chuyển không chuyên dụng: Cấp vào từng hầm hàng khoảng 500mm chiều cao nhiên liệu, dừng cấp phát, lấy mẫu từ các hầm hàng, lập mẫu hỗn hợp để kiểm tra, đối chiếu kết quả với hồ sơ chất lượng theo các chỉ tiêu sau: Màu sắc, độ sạch (bằng trực quan); khối lượng riêng; điểm chớp cháy; điểm băng; Cho phép cấp phát nếu màu sắc, độ sạch và khối lượng riêng của mẫu hỗn hợp và nhiên liệu đang cấp phát phù hợp nhau, tiếp tục cấp đủ số lượng nhiên liệu xuống phương tiện. Kiểm tra điểm chớp cháy và điểm băng trong phòng thử nghiệm. Kết quả của thử nghiệm về điểm chớp cháy và điểm băng phải được so sánh với Chứng nhận phân tích của bể chứa, nếu điểm chớp cháy hoặc điểm băng thay đổi lớn hơn 30C, nhiên liệu có thể bị nhiễm bẩn; phải lập mẫu hỗn hợp từ các hầm hàng để kiểm tra chất lượng nhiên liệu trên phương tiện theo quy định kiểm tra lại. Nhiên liệu đạt yêu cầu chất lượng nhiên liệu hàng không khi các chỉ tiêu kỹ thuật kiểm tra lại phù hợp quy định của tiêu chuẩn; Sau khi cấp đủ số lượng nhiên liệu xuống phương tiện, lập mẫu hỗn hợp từ các hầm hàng để thử nghiệm theo quy định kiểm tra lại. Kết quả kiểm tra lại phải gửi đến kho tiếp nhận trước khi phương tiện vận chuyển đến trả hàng, có thể gửi kết quả kiểm tra lại bằng Fax, E mail; Kiểm tra lại chất lượng nhiên liệu trong trường hợp này có thể không phải thực hiện khi được sự chấp thuận của chủ lô hàng (nếu hàng vận chuyển nội bộ của một chủ hàng) hoặc chấp thuận của kho tiếp nhận và sai lệch khối lượng riêng giữa kiểm tra và hồ sơ chất lượng nhiên liệu nhỏ hơn 3kg/m3; b) Lập mẫu thuyền trưởng Khi đã cấp đủ nhiên liệu vào các hầm hàng, lập 2 mẫu thuyền trưởng và niêm phong có xác nhận của đại diện phương tiện vận chuyển, đại diện tổ chức giám định (nếu có) và đại diện kho giao hàng; một mẫu gửi theo phương tiện đến kho trả hàng, một mẫu lưu tại tổ chức giám định (nếu có) hoặc tại kho giao hàng. Chỉ kiểm tra các mẫu này khi có nghi ngờ về chất lượng nhiên liệu trong vận chuyển, thời gian lưu mẫu tối thiểu 1 tháng từ khi phương tiện vận chuyển trả hàng xong tại kho trả hàng; c) Kết thúc cấp phát Đo kiểm tra: Xác định số lượng nhiên liệu trong từng hầm và trên phương tiện; Lập hóa đơn xuất hàng: Phải ghi rõ: kho xuất, kho nhận, tên nhiên liệu, số lượng, nhiệt độ, khối lượng riêng nhiên liệu trong từng hầm và tổng số lượng nhiên liệu; Kiểm tra các hầm phụ (nếu có) của phương tiện, niêm phong các hầm hàng; Lập hồ sơ chất lượng gửi theo phương tiện: Kho cấp phát phải gửi theo phương tiện vận chuyển Chứng nhận kiểm tra lại (hoặc kiểm tra định kỳ) còn hiệu lực sử dụng, Chứng nhận xuất hàng; Kiểm tra số lượng hàng xuất của kho, số hàng tiếp nhận của phương tiện, xác định tỷ lệ hao hụt cấp phát. Điều 31. Cấp phát nhiên liệu hàng không cho xi téc ôtô, xi téc đường sắt 1. Kiểm tra phương tiện tiếp nhận: a) Xi téc ôtô và xi téc đường sắt phải được kiểm tra để đảm bảo rằng phương tiện đã sạch và không còn nước trước khi nạp nhiên liệu; chủ phương tiện phải chịu trách nhiệm về độ sạch của phương tiện; b) Kiểm tra Chứng nhận kiểm định dung tích xi téc, đăng ký và giấy phép lưu hành của phương tiện (nếu cần), các giấy tờ phải hợp lệ và còn hiệu lực; c) Kiểm tra tình trạng kỹ thuật, bảo đảm an toàn của phương tiện: Xi téc không bị cải tạo làm thay đổi dung tích, không có các hầm phụ, vách ngăn gây nút khí, đường ống phụ … có thể gây thất thoát nhiên liệu trong giao nhận; có đầy đủ phương tiện chữa cháy ban đầu và các thiết bị đảm bảo an toàn khác. 2. Cấp nhiên liệu vào xi téc ôtô, xi téc đường sắt: a) Phải đấu nối và duy trì dây truyền tĩnh điện giữa giàn cấp phát với phương tiện tiếp nhận trước và trong suốt quá trình nạp nhiên liệu vào phương tiện; b) Nạp nhiên liệu vào xi téc qua hệ thống nạp kín phải đảm bảo hệ thống tự động dừng cấp phát và bảo vệ đường ống công nghệ, bảo vệ xi téc hoạt động ổn định, chính xác, không gây tràn nhiên liệu và đảm bảo an toàn cho đường ống và xi téc; c) Nạp nhiên liệu qua cửa nhập trên cổ xi téc Cần xuất nhiên liệu phải sạch, tránh làm nhiễm bẩn nhiên liệu; Đưa đầu ống xuất càng gần đáy xi téc càng tốt để hạn chế phát sinh tĩnh điện và bay hơi nhiên liệu. Không xả nhiên liệu từ giữa hoặc đỉnh xi téc xuống đáy; Ngăn bụi và nước xâm nhập vào nhiên liệu; phải giảm tác động của hơi nhiên liệu đối với công nhân cấp phát; Cấp đủ số lượng nhiên liệu theo tấm mức trên cổ xi téc hoặc số đo đồng hồ lưu lượng, đóng van xuất từ từ (3 5 giây), đo nhiệt độ nhiên liệu. 3. Kết thúc cấp phát: a) Sau khi hoàn thành việc nạp nhiên liệu vào xi téc, kiểm tra nước tự do trong tất cả các khoang của xi téc và phải tiến hành xả để loại bỏ nước; b) Kiểm tra, xác nhận số lượng nhiên liệu trên phương tiện giữa người giao, người nhận, niêm phong hàng hóa; c) Lập hóa đơn xuất hàng, thông tin gồm: kho xuất, kho nhận, tên nhiên liệu, số lượng thực tế (hoặc số lượng trong từng khoang) và quy đổi vể thể tích tại 150C, khối lượng riêng nhiên liệu ở 150C, nhiệt độ nhiên liệu khi cấp phát, số đăng ký của phương tiện, ký hiệu bể xuất, xác nhận của người giao, người nhận và đại diện kho cấp phát; d) Hồ sơ chất lượng nhiên liệu Kho xuất phải chuẩn bị và gửi theo phương tiện hoặc gửi kho tiếp nhận Chứng nhận chất lượng gần nhất của lô hàng còn hiệu lực (Chứng nhận kiểm tra lại hoặc Chứng nhận chất lượng) của nhà máy lọc dầu và Chứng nhận xuất hàng; e) Phải giải quyết xong mọi khiếu nại của người nhận hàng về số lượng, chất lượng nhiên liệu cấp phát trước khi cho phương tiện rời kho; f) Xác định số lượng nhiên liệu cấp phát của từng bể chứa, tỷ lệ hao hụt; g) Trước khi vận chuyển, đóng kín và niêm phong tất cả các cửa của khoang chứa, kiểm tra để đảm bảo xi téc đã được đánh dấu đúng chủng loại nhiên liệu. Điều 32. Cấp phát nhiên liệu hàng không cho xe tra nạp 1. Đảm bảo chất lượng nhiên liệu hàng không cấp phát cho xe tra nạp: a) Nhiên liệu cấp phát để tra nạp cho tàu bay phải đạt tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế tại Phụ lục 2, 3 và 4 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Nhiên liệu cấp phát để tra nạp cho tàu bay phải được kiểm tra chất lượng theo quy định kiểm tra lại hoặc kiểm tra định kỳ (nhiên liệu bảo quản dài ngày) còn hiệu lực sử dụng; c) Xe tra nạp dừng hoạt động từ 4 giờ trở lên, phải xả tạp chất, nước đáy xi téc trước khi nạp bổ sung nhiên liệu vào xi téc; d) Cấp phát nhiên liệu cho xe tra nạp phải qua bầu lọc theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này. 2. Cấp nhiên liệu vào xi téc, xe tra nạp: a) Đảm bảo an toàn: Phải duy trì nối dây truyền tĩnh điện giữa giàn cấp phát và xe tra nạp trước và trong suốt quá trình nạp nhiên liệu vào xe; Chỉ được nạp nhiên liệu đến mức chứa tối đa cho phép của xi téc, không được để tràn nhiên liệu; b) Cấp nhiên liệu vào xi téc qua hệ thống nạp kín: Hệ thống tự động dừng cấp phát, thiết bị bảo vệ đường ống công nghệ phải hoạt động ổn định, chính xác, không để tràn nhiên liệu hoặc hư hỏng đường ống do tăng áp suất dòng nhiên liệu khi ngừng nạp đột ngột; Van thở bảo vệ xi téc xe tra nạp làm việc ổn định; Kiểm tra độ sạch đầu ống cấp phát và cửa nạp đáy xe tra nạp, làm sạch (nếu cần) trước khi đấu nối; Nhân viên vận hành thiết bị nạp nhiên liệu cho xe tra nạp phải có mặt trong suốt thời gian và có thể tiếp cận các thiết bị ngắt dòng chảy khẩn cấp, sẵn sàng xử lý các sự cố có thể xảy ra. c) Cấp nhiên liệu qua cửa nhập cổ xi téc xe tra nạp (nạp hở): Kiểm tra độ sạch cần xuất trước khi đưa vào xi téc xe tra nạp; Giữ đầu ống xuất cách đáy xi téc ở khoảng cách ngắn nhất có thể để hạn chế phát sinh tĩnh điện và bay hơi nhiên liệu, không xả nhiên liệu từ trên cao xuống đáy xi téc hoặc bề mặt nhiên liệu trong xi téc; Khi đã cấp đủ nhiên liệu, đóng van xuất từ từ (3 5 giây) để hạn chế tăng áp suất trong đường ống; Không để nước, tạp chất xâm nhập vào xi téc trong quá trình cấp nhiên liệu, hạn chế đến mức thấp nhất tác động hơi nhiên liệu đến người cấp phát; Bịt đầu ống xuất bằng bao bịt sạch trước khi đưa vào vị trí cất giữ. d) Cấp nhiên liệu vào xe tra tại sân bay qua hệ thống tra nạp đường ống ngầm: Phải có các phương án đề phòng rò tràn nhiên liệu. Xe tra nạp nên được lắp thiết bị ngắt chống tràn hai cấp; Nếu các xe tra nạp hiện có chỉ được trang bị hệ thống chống tràn một cấp thì có thể cho phép nạp nhiên liệu vào xe qua hệ thống đường ống tra nạp ngầm khi có lượng kế loại có thể đặt trước lượng nhiên liệu xuất ra qua lưu lượng kế, đồng thời phải tính toán lại số lượng nhiên liệu cần nạp để cài đặt cho lượng kế. e) Xả tạp chất, nước đáy xi téc: Để nhiên liệu ổn định trong xi téc tối thiểu 5 phút, xả nhiên liệu đáy xi téc qua van xả đáy, kiểm tra tạp chất, nước và màu sắc nhiên liệu; Nếu tạp chất và nước ít, nhiên liệu không thay đổi màu sắc, tiếp tục xả để lấy được mẫu trong và sạch, nhiên liệu trong xi téc cho phép tra nạp cho tàu bay; Nếu tạp chất và nước nhiều, nhiên liệu biến màu, phải cách ly xe tra nạp để tìm nguyên nhân và xử lý, chỉ được tra nạp cho tàu bay khi nhiên liệu đã được xử lý và đảm bảo yêu cầu chất lượng theo quy định của tiêu chuẩn sản phẩm. f) Thực hiện xả nước, tạp chất tại kho nhiên liệu hàng không trước khi ra sân đỗ Xe tra nạp: Xả nước và tạp chất phải thực hiện ở tốc độ dòng cực đại tại rốn xả đáy của xi téc, dưới áp lực từ rốn của thiết bị lọc kết tụ/ tách, thiết bị lọc tinh, và cửa vào của thiết bị lọc hấp thụ; Thời điểm xả kiểm tra được thực hiện như sau: Hàng ngày vào đầu mỗi ca làm việc buổi sáng; Sau khi đổ đầy nhiên liệu vào xi téc; Sau khi xe tra được dùng để hút nhiên liệu; Sau khi có các đợt mưa lớn; Sau khi rửa xe, bảo dưỡng xi téc, hệ thống tra nạp hoặc thiết bị lọc; Xe truyền tiếp nhiên liệu: Xả nước và tạp chất phải được thực hiện từ rốn của bầu lọc tách, bầu lọc tinh và cửa vào bầu lọc hấp thụ. Thời điểm xả kiểm tra được thực hiện như sau: Hàng ngày vào đầu mỗi ca buổi sáng; Sau khi bảo dưỡng bầu lọc hoặc hệ thống tra nạp nhiên liệu; Nếu nước, tạp chất nhiều bất thường hoặc kiểm tra trực quan mẫu nhiên liệu không đủ độ trong và sáng theo yêu cầu kỹ thuật, thì không được sử dụng các phương tiện này để tra nạp cho tàu bay và phải điều tra tìm nguyên nhân; MỤC 4. YÊU CẦU KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NẠP QUA ĐƯỜNG ỐNG NGẦM Điều 33. Xả hệ thống đường ống nạp ngầm 1. Hàng tuần, tất cả các điểm xả tại các vị trí thấp của hệ thống tra nạp qua đường ống ngầm phải được xả sạch hoàn toàn với dòng chảy ở áp suất cao để đảm bảo loại bỏ nước và tạp chất cho đến khi thu được mẫu sạch. 2. Tổng lượng xả tùy theo thiết kế của hệ thống và lượng tạp chất quan sát được. Sau khi xả một lượng lớn hơn tổng sức chứa của toàn bộ đường ống lấy mẫu, lấy một mẫu dòng chảy để Kiểm tra trực quan. 3. Sau sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống phải tăng tần suất xả ở vị trí thấp để tiến hành kiểm tra bổ sung đảm bảo độ sạch của nhiên liệu trong hệ thống tra nạp qua đường ống ngầm. 4. Phải tiến hành các kiểm tra bổ sung khi có các thay đổi khác, như tăng tốc độ bơm, dẫn đến thay đổi chế độ chảy trong ống và có thể gây nhiễm bẩn cho nhiên liệu. 5. Được đảm bảo độ dẫn điện qua các ống mềm, mỗi bích ngăn cách giữa đầu nối ống của hệ thống đường ống và xi téc chứa nhiên liệu xả phải được lắp các đai truyền tĩnh điện. Không được sử dụng cáp nối (khi kẹp có thể phát sinh tia lửa trong các hố van, gây cháy nổ). Điều 34. Vệ sinh và bảo dưỡng hệ thống các hố van 1. Hàng tuần, phải tiến hành vệ sinh và kiểm tra các hố van và ghi thành báo cáo. Các hố van phải được duy trì ở tình trạng sạch sẽ, khô ráo. 2. Kiểm tra thường xuyên hoạt động của van mở nhanh điều khiển bằng dây giật, thời gian đóng phải trong khoảng từ 2 đến 5 giây. Quá trình kiểm tra các van phải được thực hiện dưới áp suất của tốc độ dòng cao nhất có thể và có thể thực hiện trong suốt quá trình tra nạp nhiên liệu. Ghi lại các kết quả kiểm tra. Điều 35. Hệ thống ngắt khẩn cấp 1. Các nút ngắt khẩn cấp (ESB) hệ thống tra nạp qua đường ống phải được đặt gần vị trí tra nạp (trong vòng 80 mét) và cũng phải được đặt gần các van phun rửa rốn xả. Các nút ngắt khẩn cấp (ESB) phải được đặt ở vị trí rõ ràng, dễ quan sát và thuận tiện khi thao tác và phải được bảo trì liên tục. 2. Hàng tháng: Phải thực hiện kiểm tra hệ thống ngắt khẩn cấp hệ thống tra nạp qua đường ống. Ghi lại các kết quả kiểm tra hàng tháng, gồm vị trí của các nút ngắt khẩn cấp. 3. Sáu tháng: Mỗi nút ngắt khẩn cấp (ESB) phải được kiểm tra ít nhất 2 lần trong một năm. Ghi lại các kết quả kiểm tra. Điều 36. Cảnh báo an toàn ở nắp các hố van 1. Các nắp hố van tra nạp ngầm phải được buộc chặt vào các hố van bằng những cách thức thích hợp. Điều này đặc biệt quan trọng ở nơi mà nắp hố van có thể hướng trực tiếp về phía luồng khí xả của động cơ. 2. Các hố van được nhận biết rõ ràng ở nơi có nhiều chủng loại nhiên liệu và phải được đánh dấu tên loại nhiên liệu. Điều 37. Bảo vệ Ca tôt Các đường ống dẫn liên kết phải có lớp phủ và bảo vệ chống ăn mòn bằng một hệ thống bảo vệ ca tốt, và để thực hiện điều này phải có một chương trình bảo dưỡng. Ghi chép chủng loại hoặc đặc điểm kỹ thuật sản xuất. Điều 38. Độ kín và thử áp suất hệ thống tra nạp qua đường ống ngầm 1. Kiểm tra độ kín: a) Phải kiểm tra độ kín của hệ thống tra nạp qua đường ống ngầm theo đúng tiêu chuẩn dựa trên khuyến cáo của các nhà sản xuất và các quy định của pháp luật Việt Nam; b) Các hệ thống đường ống tra nạp không có các hệ thống phát hiện rò rỉ Sáu tháng một lần, phải tiến hành kiểm tra độ kín ít nhất bằng một trong các hệ thống kiểm soát rò rỉ thích hợp; Hàng tháng, phải kiểm tra hệ thống ở áp suất vận hành khi không có bất kỳ hoạt động tra nạp nào và ghi lại áp suất sụt giảm (sau 2 giờ). Áp suất sụt giảm (phải dưới 10 psi) phải được so sánh với các kết quả kiểm tra trước đó. Bất kể sự tăng nào trong khi tụt áp suất mà nguyên nhân không phải là do thay đổi áp suất kiểm tra hay nhiệt độ nhiên liệu trong đường ống đều có nghĩa là hệ thống đã bị rò hoặc có van chặn bị lỗi. Tất cả các kết quả kiểm tra phải được ghi lại. 2. Thử áp suất hệ thống tra nạp qua đường ống ngầm: a) Tất cả các đoạn ống ngầm và hệ thống tra nạp bằng đường ống không được trang bị hệ thống phát hiện rò rỉ phải được thử áp định kỳ hàng năm ở áp suất vận hành lớn nhất để đảm bảo độ kín của hệ thống; b) Áp suất vận hành lớn nhất là áp suất đẩy lớn nhất ở chiều cao lớn nhất của bể chứa; c) Thử áp phải được thực hiện trong 8 giờ (xem API 570), nếu kết quả kiểm tra cho thấy không có sự sụt giảm áp suất đáng kể thì có thể giảm thời gian thử nghiệm xuống thấp nhất là 1 giờ; d) Nếu kết quả kiểm tra cho thấy có sự rò rỉ, phải thực hiện thử áp ở áp suất bằng 110% áp suất vận hành lớn nhất cho phép; e) Nếu không thể xác định được giá trị áp suất vận hành lớn nhất cho phép thì phải thực hiện thử áp ở áp suất bằng 125% áp suất làm việc của hệ thống. Thử áp phải được thực hiện theo quy trình đã được chuẩn bị trước và đặc biệt chú ý là phải cô lập các van an toàn đường ống; f) Tất cả các báo cáo kiểm tra phải ghi rõ cả nhiệt độ và áp suất theo thời gian trong suốt quá trình thử; g) Đường ống trong lòng đất/ trên mặt đất ở các điểm mà ống bắt đầu đi xuống đất cũng phải được kiểm tra với tần suất tương đương với việc thử áp đường ống; Tất cả các kết quả kiểm tra phải được ghi lại. Điều 39. Thiết bị giảm chấn/ van điều áp Phải kiểm tra áp suất trong đường ống khi lắp đặt các thiết bị giảm chấn đảm bảo áp suất phù hợp theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Điều 40. Van xả khí ở các vị trí cao của đường ống Các van xả khí ở các vị trí cao của đường ống phải được xả hết không khí khỏi hệ thống ngay sau khi đường ống tra nạp ngầm đã được nạp đầy nhiên liệu để đi vào hoạt động hoặc sau khi đường ống được sửa chữa, cải tạo. Khí còn sót lại trong tuyến ống có thể gây rung và ảnh hưởng đến độ chính xác khi kiểm soát rò rỉ của hệ thống. Phải có quy trình kiểm tra đặc biệt các van xả khí ở các vị trí cao của hệ thống và phải đề phòng sự hình thành sương mù nhiên liệu/ khí (có nguy cơ gây cháy nổ cao). Điều 41. Các buồng van của đường ống Một năm một lần, các buồng van phải được kiểm tra định kỳ bằng mắt về tình trạng cấu tạo, tình trạng hoạt động của đường ống và các thiết bị phụ trợ. Chương 4. CÁC YÊU CẦU AN TOÀN VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KHI TRA NẠP HOẶC HÚT NHIÊN LIỆU CHO TÀU BAY MỤC 1. TRA NẠP CÁC CHUYẾN BAY CHỞ KHÁCH VÀ CÁC CHUYẾN BAY CHUYÊN CƠ Điều 42. Trách nhiệm của các bên liên quan đến tra nạp nhiên liệu cho tàu bay 1. Trách nhiệm của người khai thác cảng hàng không, sân bay: a) Phải quy định luồng, tuyến và thứ tự tiếp cận phục vụ tàu bay của trang thiết bị mặt đất; b) Phải xây dựng phương án đảm bảo an toàn tra nạp trong trường hợp tràn dầu, cháy, nổ khi tra nạp; đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện và nhân sự phục vụ cứu hỏa và xử lý, khắc phục sự cố liên quan đến công tác tra nạp; c) Phối hợp với người khai thác tàu bay, đơn vị tra nạp nhiên liệu để xây dựng vị trí, phương án tra nạp nhiên liệu lên tàu bay, thứ tự hoạt động, hướng tiếp cận và các quy định khác nhằm đảm bảo công tác an toàn tra nạp nhiên liệu tại Cảng hàng không, sân bay. d) Phải thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. 2. Trách nhiệm đối với nhân viên tra nạp a) Phải nắm vững quy trình tra nạp, sử dụng các trang thiết bị tra nạp và các yêu cầu về an toàn khi tra nạp nhiên liệu lên tàu bay; b) Phải nắm vững các quy định về hướng tiếp cận, tốc độ tiếp cận tàu bay; phải đảm bảo sự phối hợp với nhân viên điều khiển phương tiện tra nạp trong quá trình tiếp cận tra nạp và thoát ly khỏi tàu bay; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ với nhân viên kỹ thuật trong quá trình tra nạp lên tàu bay, hút nhiên liệu ra khỏi tàu bay, và các công tác khác; c) Phải có kiến thức về an toàn cháy nổ, được đào tạo về phương án phòng, chống cháy nổ trong quá trình tra nạp nhiên liệu; d) Phải có Giấy phép nhân viên điều khiển vận hành trang thiết bị hàng không tại khu vực hạn chế do Cục Hàng không Việt Nam cấp. 3. Trách nhiệm của người điều khiển phương tiện tra nạp a) Tốc độ di chuyển trên sân đỗ: Không quá 5 kilômét/giờ (km/h) trong khu vực an toàn cho tàu bay ở mặt đất; không quá 25 kilômét/giờ (km/h) ngoài khu vực an toàn cho tàu bay ở mặt đất; b) Hướng di chuyển khi tiếp cận tàu bay: Phải tiếp cận theo hướng tiến với góc tiếp cận bảo đảm không va chạm với tàu bay khi bị hỏng phanh. Trường hợp phải lùi xe để tiếp cận tàu bay, phải có người hướng dẫn lùi xe cho đến khi dừng hẳn; xe tra nạp kiểu sơ mi rơ moóc, xe tra nạp kéo theo rơ moóc xi téc không được lùi để tiếp cận tàu bay. 4. Vị trí của phương tiện tra nạp trên sân đỗ: a) Vị trí nạp nhiên liệu cánh trái tàu bay được ưu tiên sử dụng; b) Chỉ được tiếp cận tàu bay khi tàu bay: đã dừng hẳn; đã đóng chèn; động cơ chính đã tắt; đèn nháy cảnh báo đã tắt, trừ trường hợp tàu bay phải có phương tiện hỗ trợ mới tắt được động cơ; c) Vị trí của phương tiện tra nạp không được cản trở lối vào cửa ca bin và cửa hầm hàng. Phương tiện tra nạp không hướng thẳng vào động cơ tàu bay và không được ảnh hưởng đến các hoạt động của phương tiện khác hoạt động trên sân đỗ; d) Phương tiện tra nạp phải: Đỗ đúng vị trí của sơ đồ phục vụ chuẩn của trang thiết bị mặt đất; có khoảng cách nhất định với tàu bay và các phương tiện phục vụ mặt đất khác để tránh va chạm có thể xảy ra; không bị các thiết bị khác cản trở để trong trường hợp khẩn cấp nhanh chóng di chuyển ra xa tàu bay; e) Phương tiện tra nạp phải đỗ ngoài luồng khí xả của động cơ tàu bay với bán kính tối thiểu 3m và luồng khí xả APU hay các khu vực nguy hiểm khác; f) Nghiêm cấm Người điều khiển phương tiện rời khỏi vị trí điều khiển khi động cơ đang hoạt động. 5. Liên kết truyền tĩnh điện và nối đất giữa phương tiện tra nạp và tàu bay: a) Tàu bay, các phương tiện tra nạp và ống mềm nạp trên cánh phải thông điện với nhau trong quá trình nạp nhiên liệu để đảm bảo không có sự chênh lệch điện thế giữa các phương tiện; b) Việc truyền tĩnh điện giữa phương tiện tra nạp và tàu bay phải được thực hiện trước khi lắp ống tra nạp hay mở nắp cửa nhập nhiên liệu của tàu bay. Duy trì kết nối cho đến khi tất cả các ống tra nạp đã được tháo ra hoặc nắp cửa nạp nhiên liệu tàu bay đã được đậy lại; c) Việc nối tiếp đất tàu bay: Theo yêu cầu của hãng hàng không; d) Trường hợp hãng hàng không yêu cầu phải tiếp đất khi tra nạp nhiên liệu, phải nối tiếp đất tàu bay và phương tiện tra nạp qua kẹp chữ “Y”, không được nối đất tàu bay qua phương tiện tra nạp; e) Không được dùng các hố van, các điểm bên trong hố van của hệ thống tra nạp cố định làm điểm tiếp đất. 6. Quy định đối với các trường hợp không được tra nạp nhiên liệu cho tàu bay: a) Đang có giông bão, sấm chớp uy hiếp an toàn tra nạp; b) Có nhiên liệu rò tràn ra khu vực tra nạp; trên tàu bay; trên xe tra nạp; hệ thống đường ống dẫn nhiên liệu hoặc các đầu nối bị rò chảy nhiên liệu; c) Không có lối thoát nhanh cho phương tiện tra nạp khi có sự cố khẩn cấp; d) Đầu nối với cực ắc quy hoặc dây tiếp mát, ắc quy của xe tra nạp vặn không chặt; xe tra nạp và tàu bay không tiếp mát. 7. Quy định kiểm tra chất lượng nhiên liệu trước khi tra nạp: a) Nhiên liệu tra nạp lên tàu bay phải đảm bảo đúng chủng loại, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn nhiên liệu hàng không, không có nước, tạp chất và phải có các Chứng nhận xác định chất lượng nhiên liệu còn hiệu lực; b) Thực hiện lấy mẫu kiểm tra chất lượng trên sân đỗ Xe tra nạp nhiên liệu Sau khi lượng nhiên liệu tồn trong đường ống xuất của xe và bầu lọc đã được thay thế hết, lấy một ít mẫu đã qua lọc để Kiểm tra trực quan bằng viên thử nước (đối với nhiên liệu phản lực); Mẫu đạt yêu cầu chất lượng sau khi kiểm tra trực quan phải tiến hành xác định khối lượng riêng của mẫu. Nếu thấy trong mẫu có nước hoặc thấy sự thay đổi màu của viên thử nước, thì lấy ngay lập tức một mẫu thứ hai; Nếu mẫu vẫn còn nước phải dừng ngay việc nạp nhiên liệu và thông báo ngay với đại diện hãng hàng không. Không được phép tra nạp đến khi xác định được nguyên nhân có nước và đã xử lý; Mẫu sẽ được lấy tại các thời điểm sau: Chuyến nạp nhiên liệu đầu tiên trong ngày; Chuyến nạp nhiên liệu đầu tiên sau khi xe nạp nhiên liệu ra khỏi kho; Chuyến nạp nhiên liệu đầu tiên sau khi bơm hoặc nạp đầy nhiên liệu vào xe tra; Chuyến nạp nhiên liệu đầu tiên sau khi mưa lớn; Nếu khách hàng yêu cầu lấy mẫu. Xe truyền tiếp nhiên liệu: Lấy mẫu ở mỗi lần tra nạp nhiên liệu để kiểm tra trực quan bằng viên thử nước; Mẫu đạt yêu cầu chất lượng sau khi kiểm tra trực quan phải tiến hành xác định khối lượng riêng của mẫu. Xe truyền tiếp nhiên liệu có lọc hấp thụ phải lấy mẫu như sau: Trong quá trình nạp nhiên liệu: Phải lấy 1 lít đã qua lọc sau khi bơm 1000 lít để Kiểm tra trực quan; Sau khi nạp nhiên liệu: Phải lấy 1 lít từ cửa vào của bầu lọc hấp thụ; Xe truyền tiếp nhiên liệu có lọc ngưng tách phải lấy mẫu như sau: Trong quá trình nạp nhiên liệu: Lấy mẫu đã qua lọc sau khi bơm 1000 lít (không bắt buộc); Sau khi nạp nhiên liệu: Dưới tác động của áp suất, lấy 1 lít mẫu từ rốn bầu lọc tách hoặc trước lọc hấp phụ để kiểm tra trực quan; Nếu xe truyền tiếp nhiên liệu ngừng sử dụng hoặc được chuyển sang tra nạp cho một tàu bay khác trước khi kết thúc nạp nhiên liệu thì việc lấy mẫu phải được thực hiện sau khi tháo vòi ra khỏi tàu bay; Nếu trong mẫu có nước, dừng ngay việc nạp nhiên liệu và phải thông báo ngay cho đại diện hãng hàng không. Không được phép tra nạp đến khi xác định được các nguyên nhân và đã xử lý. 8. Các quy định để đảm bảo an toàn trong và sau khi tra nạp: a) Khi tra nạp nhiên liệu cho tàu bay, nhân viên tra nạp phải ở vị trí có thể quan sát rõ bảng điều khiển xe tra nạp và cửa nạp nhiên liệu tàu bay, điều khiển bằng bộ điều khiển cầm tay (deadman) (không được dùng vật để chèn mở bộ điều khiển cầm tay), quan sát, kiểm tra rò rỉ nhiên liệu, chênh lệch áp suất trên bầu lọc và các thông số kỹ thuật khác; b) Phải dừng ngay tra nạp khi có rò rỉ nhiên liệu hoặc chênh lệch áp suất trên bầu lọc giảm đột ngột; c) Trong quá trình tra nạp nhiên liệu, không được làm các công việc bảo dưỡng tàu bay có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn tra nạp nhiên liệu tàu bay; d) Cấm sử dụng điện thoại cá nhân trong khu vực tra nạp nhiên liệu; e) Không được tra nạp quá đầy làm tràn nhiên liệu; nếu tràn nhiên liệu nhân viên tra nạp phải lau sạch ngay; nếu nhiên liệu bị tràn với diện tích hơn 4 m2 phải yêu cầu nhân viên cứu hỏa đến làm sạch; f) Khi đang tra nạp nhiên liệu cho tàu bay, không được thực hiện các hành vi: Bật, tắt nguồn điện tàu bay hoặc sử dụng các thiết bị sinh ra tia lửa điện; thông điện để kiểm tra thiết bị và hệ thống tàu bay; sưởi ấm động cơ; dùng nguồn sáng hở để kiểm tra quá trình tra nạp nhiên liệu; g) Khi đang tra nạp nhiên liệu cho tàu bay, các phương tiện hoạt động trên sân đỗ cách tàu bay trong phạm vi 15m không được khởi động động cơ; h) Cấm hút thuốc trong khu vực tra nạp; i) Sau khi hoàn thành việc tra nạp: Trước khi rời khỏi tàu bay đã kết thúc việc tra nạp, nhân viên tra nạp phải kiểm tra lần cuối xung quanh phương tiện tra nạp để đảm bảo các nắp cửa nạp nhiên liệu của tàu bay đã được đóng chắc chắn, phương tiện tra nạp nhiên liệu đã được ngắt hoàn toàn với tàu bay và tất cả các chi tiết của phương tiện đã được xếp gọn gàng; j) Người điều khiển phương tiện tra nạp và nhân viên tra nạp phối hợp chặt chẽ khi điều khiển phương tiện rời khỏi tàu bay theo quy trình, quy định. Điều 43. Tra nạp nhiên liệu cho tàu bay 1. Tra nạp nhiên liệu cho tàu bay bằng xe tra nạp a) Tra nạp nhiên liệu dưới cánh tàu bay: Ngoài các quy định nêu tại Điều 42 của Thông tư này, vị trí đỗ của phương tiện tra nạp nhiên liệu dưới cánh phải thực hiện đúng các yêu cầu sau đây: Chiều dài triển khai ống mềm là ngắn nhất, ống được lắp theo phương thẳng đứng, không được tạo lực kéo nghiêng đối với cửa nạp nhiên liệu của tàu bay, không được cản trở hoạt động của các phương tiện phục vụ mặt đất khác và có tín hiệu nhận biết để phòng ngừa va quệt; Phải xác định khoảng cách an toàn về chiều cao để tránh va chạm giữa phương tiện tra nạp và tàu bay khi tiếp cận và khi tàu bay đủ tải trọng; b) Tra nạp nhiên liệu trên cánh tàu bay: Khi tra nạp nhiên liệu trên cánh tàu bay, ngoài các quy định nêu tại Điều 42 của Thông tư này, phải sử dụng các khớp nối (coupling) phù hợp và phải thực hiện theo đúng quy trình nối và lắp các họng tra nạp vào cửa nhập thùng nhiên liệu tàu bay để đảm bảo an toàn; Nếu các nắp thùng nhiên liệu của tàu bay đã bị tháo ra khi tiến hành các bước tra nạp nhiên liệu, cần phải lắp lại để hơi nhiên liệu phân tán hết trong khu vực cho phép trước khi bắt đầu quá trình nạp nhiên liệu. Quá trình này có thể thay đổi tùy theo loại tàu bay nhưng cần chú ý các điểm sau: Cho miệng ống tiếp xúc với bề mặt kim loại của cánh tàu bay để cân bằng hiệu điện thế. Mở nắp cửa nạp nhiên liệu trên cánh; Gắn kẹp của họng nạp với điểm nối hoặc nắp cửa nhập nhiên liệu (nếu điểm nối thích hợp hoặc cửa nạp có sẵn trên tàu bay), trong khi nắp thùng nhiên liệu của tàu bay vẫn đóng; Mở nắp thùng nhiên liệu của tàu bay; Đưa ống nạp nhiên liệu vào, gắn chặt vào cửa nạp và tiến hành nạp nhiên liệu; Các cảnh báo bổ sung đối với quá trình nạp nhiên liệu trên cánh tàu bay: Không được đựng các đồ vật trong mũ, túi quần hay túi áo, những thứ này có thể rơi vào trong thùng nhiên liệu tàu bay; Các ống tra nạp phải được đặt qua phía trước cánh tàu bay đến cửa nạp nhiên liệu (không được qua phía sau cánh của tàu bay) để tránh những hư hại có thể xảy ra với tàu bay. Phải dùng thang và đệm lót để tránh hư hại đối với tàu bay do cọ xát trong khi đang tra nạp nhiên liệu; Các vòi tra nạp trên cánh phải được đóng mở bằng tay và không bao giờ được chèn để mở cò tra nạp. 2. Tra nạp nhiên liệu cho tàu bay bằng xe truyền tiếp nhiên liệu: a) Tra nạp dưới cánh tàu bay: Ngoài các quy định nêu tại Điều 42 của Thông tư này, phải thực hiện theo các bước sau: Phải kiểm tra chủng loại nhiên liệu ở hố van và xe truyền tiếp nhiên liệu trước khi nối ống; Hố van và ống hút kết nối giữa van ngầm với xe truyền tiếp nhiên liệu phải có các biển báo; hoặc cắm các lá cờ có màu sắc dễ nhận biết về ban ngày, còn về ban đêm có thể sử dụng nguồn sáng màu an toàn chiếu dọc ống hút đến hố van để cảnh báo, phòng tránh các phương tiện khác phục vụ tàu bay chèn, cán lên; Nối dây truyền tĩnh điện với tàu bay; Gắn dây buộc vào van ngầm; Đảm bảo van ngầm vẫn đóng bằng cách giật dây buộc để đóng van; Đặt dây buộc trên sân đỗ sao cho dễ quan sát và sẵn sàng để nạp nhiên liệu, đồng thời để các nhân viên khác trên sân bay có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp; Lau sạch cặn bẩn hay hơi nước trên khớp nối giữa van ngầm và đầu coupling; Lắp khớp nối (couping) của ống xe truyền tiếp nhiên liệu vào hố van ngầm và họng tra nạp vào tàu bay (phải kiểm tra các cửa nạp nhiên liệu của tàu bay); Mở khớp nối (coupling) của họng nạp và khớp nối cửa nạp tàu bay nếu có được điều khiển bằng tay; Kích hoạt hệ thống điều khiển cầm tay (deadman) để bắt đầu tra nạp; Khi kết thúc quá trình nạp nhiên liệu, thực hiện các bước ngược lại theo thứ tự đã được thực hiện (lắp trước tháo sau); Bất cứ khi nào nhân viên tra nạp rời khỏi vị trí phải đóng hố van/ họng tiếp nhiên liệu; Phải đậy nắp che bụi của van và các đầu coupling mỗi khi không sử dụng; Xả lấy mẫu phải được thực hiện và kiểm tra như trong khoản 7 Điều 42 của Thông tư này. b) Tra nạp trên cánh tàu bay Không được nạp nhiên liệu trên cánh tàu bay từ hệ thống tra nạp bằng đường ống qua các xe truyền tiếp nhiên liệu do có thể gây rò tràn do áp suất cao; Chỉ áp dụng trường hợp này khi xe tiếp nhiên liệu đã được thiết kế để có thể nạp nhiên liệu từ trên cánh tàu bay và xe không lắp bộ phận giải phóng xe khẩn cấp; Mọi quá trình nạp nhiên liệu trên cánh tàu bay từ xe truyền tiếp nhiên liệu phải được hai nhân viên thực hiện theo quy trình đã được thông qua trong đó một người phải giữ bằng bộ điều khiển cầm tay (deadman) và dây giật của hố van trong suốt quá trình nạp. Điều 44. Tra nạp nhiên liệu hàng không cho các chuyến bay chuyên cơ 1. Tra nạp nhiên liệu cho tàu bay chuyên cơ của Việt Nam: Được thực hiện theo “Thông tư quy định chi tiết về công tác đảm bảo chuyến bay chuyên cơ” số 28/2010/TT BGTVT ngày 13/9/2010 do Bộ Giao thông vận tải ban hành. 2. Tra nạp nhiên liệu cho tàu bay chuyên cơ nước ngoài tại các sân bay Việt Nam: Được thực hiện theo yêu cầu của đại diện nước có chuyên cơ. MỤC 2. TRA NẠP HOẶC HÚT NHIÊN LIỆU TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT Điều 45. Tra nạp hoặc hút nhiên liệu khi hành khách đang lên, xuống hoặc ở trên tàu bay 1. Việc tra nạp hoặc hút nhiên liệu khi hành khách đang lên, xuống hoặc ở trên tàu bay chỉ có thể thực hiện được với các điều kiện sau: a) Người khai thác tàu bay thông báo, phối hợp chặt chẽ với người khai thác cảng hàng không, sân bay đảm bảo sân bay đã chuẩn bị các phương án đảm bảo an toàn, triển khai xe cứu hỏa sẵn sàng ở vị trí theo quy định; b) Người khai thác tàu bay phải có phương án sơ tán hành khách kịp thời khi có tình huống khẩn cấp: chuẩn bị xe thang, ống trượt, các cửa và đường thoát hiểm …; c) Người khai thác tàu bay phải thông báo cho hành khách và nhân viên đang ở trên tàu bay việc nạp nhiên liệu. Phổ biến các chỉ dẫn cho nhân viên về việc đảm bảo an toàn cho toàn bộ hành khách trong quá trình tra nạp nhiên liệu và phải tuân thủ nghiêm ngặt theo những chỉ dẫn đó; d) Hành khách và nhân viên trên tàu không được thắt dây an toàn. Phải thực hiện nghiêm ngặt quy định “Không hút thuốc”, không được sử dụng bất cứ thiết bị có thể bắt lửa, không đi lại trong khoang; 2. Phải ngừng tra nạp khi xảy ra các sự cố như tràn nhiên liệu, các sự cố phát sinh khác, hay có bất kỳ sự vi phạm những quy định nêu trên mà có thể dẫn tới các tai nạn nguy hiểm. 3. Các trường hợp không được phép tra nạp khi có hành khách đang lên xuống tàu bay: a) Tàu bay trực thăng; tàu bay dưới 20 ghế hành khách; tàu bay dùng nhiên liệu JP4 (nhiên liệu thành phần cất rộng (wide cut), dùng cho tàu bay quân sự) hoặc trộn lẫn JP4; xăng Avgas; và b) Một trong các yêu cầu tại khoản 1 Điều này không thực hiện được trừ khi có sự cho phép đặc biệt của người khai thác cảng hàng không, sân bay và nhà chức trách sân bay. Điều 46. Tra nạp khi động cơ phụ của tàu bay (APU) đang hoạt động 1. Khi luồng khí xả của APU ngoài chu vi phòng hỏa a) Phải bố trí phương tiện tra nạp cách APU càng xa càng tốt; b) Trong khi tra nạp có thể dừng hoặc khởi động APU không cần thông báo trước; c) Khi nhiên liệu bị tràn, phải dừng ngay hoạt động của APU cho đến khi nhiên liệu tràn đã được cách ly và không còn sự nguy hiểm của hơi nhiên liệu dễ cháy. 2. Khi luồng khí xả của APU trong chu vi phòng hỏa a) Phải khởi động APU cho hoạt động ổn định trước khi tháo các nắp đậy và lắp ghép các đầu nối để tra nạp; Nếu dừng hoạt động của APU khi đang tra nạp nhiên liệu, không được khởi động lại APU cho đến khi dừng tra nạp; Khi luồng khí xả của APU ở một phía của tàu bay, nếu có thể phương tiện tra nạp sẽ đỗ ở phía đối diện của tàu bay. Nếu không thể, phương tiện tra nạp phải đỗ ở vị trí có khoảng cách lớn nhất có thể đối với luồng khí xả; Khi nhiên liệu bị tràn, phải dừng ngay hoạt động của APU cho đến khi nhiên liệu tràn đã được cách ly và không còn sự nguy hiểm của hơi nhiên liệu dễ cháy; Nếu luồng khí xả của APU xả trực tiếp qua mặt trên của cánh tàu bay, không được tiến hành nạp nhiên liệu trên cánh khi APU đang hoạt động. 3. APU trong buồng động cơ cùng phía với vị trí nạp nhiên liệu của tàu bay. Không được tra nạp khi APU đặt trong buồng động cơ cùng phía với cửa nạp nhiên liệu đang hoạt động nếu không có quy trình riêng được phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Điều 47. Tra nạp khi xe cung cấp điện (GPU) cho tàu bay đang hoạt động 1. Xe cấp điện (GPU) phải cách phương tiện tra nạp ít nhất 6 mét và không gần các điểm thông hơi của thùng chứa nhiên liệu cánh tàu bay. 2. Động cơ xe cấp điện (GPU) phải được khởi động và đóng điện trước khi bắt đầu quá trình nạp nhiên liệu. Không được đóng, ngắt dòng trong khi đang tra nạp; 3. Khi nhiên liệu bị tràn, phải dừng ngay lập tức hoạt động của xe cấp điện (GPU) cho đến khi nhiên liệu tràn đã được cách ly và không còn sự nguy hiểm của hơi nhiên liệu dễ cháy. Điều 48. Tra nạp khi một động cơ tàu bay đang hoạt động 1. Tra nạp nhiên liệu dưới cánh tàu bay: a) Nạp nhiên liệu dưới cánh tàu bay chỉ được thực hiện khi một động cơ tàu bay không thể khởi động lại do thiết bị khởi động động cơ tàu bay dưới mặt đất không thể hoạt động và việc cho phép tra nạp trong trường hợp này phải nằm trong quy định cho phép của sân bay; b) Không được nạp nhiên liệu ở phía có động cơ đang hoạt động dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào; c) Phải đỗ tàu bay ở khoảng cách ít nhất 50 mét so với khu vực hành khách lên tàu bay của sân bay và bất kỳ tòa nhà hay các tàu bay nào khác; d) Tàu bay phải quay đầu vào hướng gió; e) Không được bắt đầu tra nạp nhiên liệu trừ khi tất cả hành khách đã rời khỏi tàu bay ở khoảng cách ít nhất 50 mét; f) Phải chuẩn bị đầy đủ bên cạnh tàu bay các thiết bị chữa cháy di động như xe cứu hỏa và các thiết bị cứu hỏa cầm tay; g) Nhiên liệu phải được nạp ở phía đối diện của động cơ đang hoạt động. Phương tiện tra nạp phải đỗ ở khoảng cách lớn nhất so với động cơ đang hoạt động; h) Khi có yêu cầu nạp nhiên liệu bổ sung ở phía động cơ đang hoạt động, cần phải thực hiện theo trình tự sau: Dời phương tiện tra nạp khỏi vị trí vừa kết thúc việc tra nạp nhiên liệu. Phương tiện tra nạp đỗ cách động cơ phải được khởi động ít nhất 50 mét; Nhân viên của hãng hàng không khởi động động cơ vừa mới được nạp nhiên liệu; Nhân viên của hãng hàng không tắt động cơ phía phải được nạp nhiên liệu; Đưa phương tiện tra nạp nhiên liệu tới gần cánh tàu bay phải được nạp với khoảng cách lớn nhất so với động cơ đang hoạt động; Tra nạp nhiên liệu. 2. Tra nạp nhiên liệu trên cánh tàu bay Không được phép tra nạp nhiên liệu bên trên cánh tàu bay trong khi một động cơ đang hoạt động trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Điều 49. Tra nạp khi hệ thống điều hòa không khí trên tàu bay đang hoạt động Việc tra nạp nhiên liệu phải được thực hiện theo các điều kiện tương tự các hoạt động phục vụ tàu bay khác, nhưng trừ trường hợp tràn nhiên liệu, phải tắt hệ thống điều hòa không khí trên tàu bay. Điều này nhằm ngăn chặn hơi dễ bắt lửa bay qua khu vực hành khách của tàu bay. Điều 50. Tra nạp nhiên liệu trong nhà để tàu bay (hangar) 1. Không được phép tra nạp nhiên liệu trong nhà để tàu bay hay các vị trí tương tự, trừ trường hợp được có thỏa thuận đặc biệt giữa Hãng hàng không và đơn vị quản lý hangar đó. 2. Trách nhiệm bảo vệ, bồi thường thuộc về Hãng hàng không. Điều 51. Tra nạp khi tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp 1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay phải xây dựng kế hoạch tổ chức phục vụ tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp, trong đó có phục vụ tra nạp nhiên liệu theo yêu cầu của can thiệp bất hợp pháp; kế hoạch này được điều chỉnh, bổ sung hàng năm và thông báo bằng văn bản đến các nhà cung ứng nhiên liệu, cung ứng dịch vụ tra nạp nhiên liệu tại sân bay. 2. Nếu phải tra nạp trong trường hợp này thì việc bảo vệ tính mạng của các nhân viên, hành khách trên tàu bay và phi hành đoàn cần phải được quan tâm hàng đầu. 3. Trường hợp phải thực hiện tra nạp nhiên liệu cho tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp Phải thực hiện theo đúng Quyết định số 44/2009/QĐ TTg ngày 26/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành phương án khẩn nguy tổng thể đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng. Cụ thể như sau: Người khai thác cảng hàng không, sân bay phải tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục hàng không về áp dụng bổ sung các biện pháp phòng ngừa thích hợp với hành vi can thiệp bất hợp pháp (chương I, mục III.5.a, Quyết định số 44/2009/QĐ TTg) và chỉ đạo điều hành phối hợp với các đơn vị hàng không hoạt động tại cảng hàng không, sân bay thực hiện phương án khẩn nguy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp; chịu sự chỉ huy của chỉ huy trưởng điều hành phối hợp các lực lượng trực tiếp thực hiện phương án đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp tại hiện trường (chương I, mục III.5.c, Quyết định số 44/2009/QĐ TTg); 4. Trách nhiệm của người đứng đầu ủy ban, tổ giải quyết vụ việc tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp trong trường hợp phải tra nạp nhiên liệu cho tàu bay: a) Thống nhất với hãng hàng không để chỉ định đơn vị tra nạp nhiên liệu cho tàu bay, có thể huy động lực lượng quân đội làm nhiệm vụ tra nạp; b) Xác định tổ chức chịu trách nhiệm chi phí (chính quyền địa phương, hãng hàng không hoặc chi phí của chính phủ, nếu là chi phí của nhà cung ứng nhiên liệu phải được sự đồng ý của các cổ đông hoặc tính vào chi phí công ty đối với doanh nghiệp nhà nước) cho việc tra nạp nhiên liệu: Chi phí nhiên liệu, chi phí phục vụ tra nạp, đền bù thiệt hại nếu xảy ra; c) Thông báo bằng văn bản cho công ty được chỉ định tra nạp nhiên liệu về kế hoạch thực hiện: Vị trí, thời gian, số lượng nhiên liệu, nhân sự và phương tiện phục vụ tra nạp, tổ chức chịu chi phí; d) Xây dựng phương án bảo đảm an toàn tính mạng cho những người phục vụ tra nạp, hành khách và tổ lái tàu bay. Thông báo cho can thiệp bất hợp pháp về số lượng nhiên liệu, phương tiện, nhân viên và trang phục để nhận biết, thời gian thực hiện tra nạp; e) Cử người có kinh nghiệm xử lý tình huống điều hành hoạt động tra nạp; các nhân viên phục vụ, giám sát quá trình tra nạp phải chấp hành chỉ đạo của người điều hành hoạt động tra nạp. 5. Trách nhiệm của Nhà cung ứng dịch vụ tra nạp nhiên liệu: a) Căn cứ vào kế hoạch phục vụ khi có tình huống bất thường của sân bay, Nhà cung ứng dịch vụ tra nạp phải xây dựng “Quy trình tra nạp nhiên liệu cho tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp” và hàng năm phải tiến hành huấn luyện quy trình này cho nhân viên tra nạp nhiên liệu; b) Khi nhận được thông báo về tra nạp nhiên liệu cho tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp, Nhà cung ứng dịch vụ tra nạp phải tiến hành các bước sau: Triển khai thực hiện phương án khẩn nguy đối phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp, chịu sự chỉ huy của chỉ huy trưởng điều hành phối hợp các lực lượng trực tiếp thực hiện phương án đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp tại hiện trường; Cử người có kinh nghiệm phụ trách giám sát việc tra nạp và lựa chọn những người có kinh nghiệm, tình nguyện hoặc tự nguyện làm nhiệm vụ tra nạp cho tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp; Chuẩn bị đủ số lượng nhiên liệu, phương tiện làm nhiệm vụ tra nạp cho tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp; Báo cáo bằng văn bản cho người đứng đầu ủy ban, tổ giải quyết vụ việc tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp về số lượng nhiên liệu, phương tiện và nhân sự tham gia tra nạp; Trường hợp người giám sát và nhân viên tra nạp không sử dụng thành thạo hệ thống nhiên liệu của tàu bay, phải đề nghị cử nhân viên kỹ thuật tàu bay thành thạo công việc tham gia phục vụ tra nạp nhiên liệu; Báo cáo cấp trên quản lý trực tiếp về quyết định phục vụ tra nạp nhiên liệu cho tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp của ủy ban, tổ giải quyết vụ việc và kế hoạch thực hiện tra nạp của đơn vị. 6. Thông tin về tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp Tất cả mọi nhân viên phục vụ tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp không được cung cấp thông tin cho các phương tiện truyền thông trong và sau khi giải quyết xong vụ việc trước khi có thông báo của người có thẩm quyền. Điều 52. Cảnh báo bom trên tàu bay đã được nạp nhiên liệu Trường hợp tàu bay được cảnh báo bị cài bom, người đứng đầu tổ chức giải quyết vụ việc (theo Quyết định số 44/2009/QĐ TTg, chương III, I.2) sẽ quyết định sơ tán hành khách và hút nhiên liệu khỏi tàu bay để bảo đảm an toàn. Điều 53. Hút nhiên liệu từ thùng chứa nhiên liệu tàu bay 1. Nhà cung ứng dịch vụ tra nạp nhiên liệu hàng không phải có các trang thiết bị cần thiết để sử dụng kịp thời trong trường hợp các hãng hàng không yêu cầu hút nhiên liệu từ tàu bay để điều chỉnh trọng tải hoặc bảo dưỡng tàu bay hoặc các nguyên nhân khác. 2. Nhà cung ứng dịch vụ tra nạp nhiên liệu hàng không phải có trách nhiệm hút nhiên liệu từ tàu bay trong thời gian ngắn nhất khi được hãng hàng không yêu cầu. Nhiên liệu hút từ tàu bay được loại bỏ hoặc bảo quản phải được sự thống nhất của cả hai bên. 3. Tiến hành hút nhiên liệu từ tàu bay phải đảm bảo an toàn; chất lượng nhiên liệu phải được kiểm soát theo hướng dẫn của tài liệu JIG. Chương 5. CÁC YÊU CẦU VỀ HUẤN LUYỆN, ĐÀO TẠO, AN TOÀN, AN NINH, XỬ LÝ SỰ CỐ TRONG KHO NHIÊN LIỆU HÀNG KHÔNG MỤC 1. HUẤN LUYỆN, ĐÀO TẠO, AN TOÀN, AN NINH KHO NHIÊN LIỆU HÀNG KHÔNG Điều 54. Huấn luyện 1. Nhà cung ứng dịch vụ tra nạp nhiên liệu hàng không phải xây dựng phương án và tổ chức huấn luyện hàng năm hoặc định kỳ cho toàn thể cán bộ, nhân viên xử lý các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra: a) Xử lý sự cố rò rỉ, tràn nhiên liệu; b) Xử lý sự cố hỏng các phương tiện kỹ thuật trong quá trình làm việc; c) Chữa các đám cháy xảy ra trong kho và khu vực lân cận kho; d) Xử lý sự cố tai nạn lao động. 2. Phương án huấn luyện phải cụ thể, sát với thực tế công việc hàng ngày; phân công rõ ràng nhiệm vụ và hành động của từng bộ phận, cá nhân trong dây chuyền sản xuất. Sau mỗi đợt huấn luyện tổ chức rút kinh nghiệm và bổ sung, điều chỉnh phương án để sẵn sàng xử lý có hiệu quả các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra. a) Huấn luyện chữa cháy Hàng năm phải tổ chức huấn luyện cho người lao động về sử dụng các phương tiện chữa cháy ban đầu, hệ thống chữa cháy cố định của kho (nếu có) để chữa cháy; tổ chức diễn tập chữa cháy theo từng tình huống giả định với sự tham gia của các bộ phận, cá nhân trong dây chuyền sản xuất (lực lượng chữa cháy tại chỗ) và lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp trên địa bàn, lực lượng chữa cháy sân bay và các đơn vị lân cận khác. b) Huấn luyện xử lý các sự cố khác Sự cố tràn nhiên liệu: Huấn luyện người lao động sử dụng các phương tiện tại chỗ để ngăn chặn, cô lập, thu gọm kịp thời nhiên liệu bị tràn, phòng ngừa cháy nổ và sơ tán cấp cứu người lao động bị tai nạn khi có xảy ra tràn nhiên liệu. Nếu nhiên liệu bị tràn với số lượng lớn phải thông báo kịp thời cho Người khai thác cảng hàng không, sân bay và chính quyền địa phương để phối hợp xử lý nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản, tác động tới môi trường; Huấn luyện người lao động xử lý các tình huống uy hiếp an toàn có thể xảy ra khi có sự cố rò rỉ nhiên liệu trên hệ thống công nghệ, bể chứa, từ các phương tiện vận chuyển và tra nạp nhiên liệu. Huấn luyện về vệ sinh, an toàn lao động. Phải lập báo cáo và lưu hồ sơ huấn luyện tại đơn vị thời gian tối thiểu là 3 năm. Điều 55. Các yêu cầu về an toàn 1. An toàn về điện, hệ thống chống sét a) Phải kiểm tra định kỳ tình trạng kỹ thuật các trang thiết bị công nghệ, thiết bị điện theo khuyến cáo của nhà sản xuất; kiểm tra định kỳ điện trở tiếp đất các hệ thống tiếp mát truyền tĩnh điện, hệ thống chống sét. Điện trở tiếp đất của hệ thống tiếp mát truyền tĩnh điện và điện trở tiếp đất hệ thống chống sét phải tuân theo quy định hiện hành. Nếu phát hiện có biểu hiện không bình thường phải khắc phục ngay. b) Kho nhiên liệu hàng không phải được trang bị hệ thống ngắt khẩn cấp; các cảnh báo an toàn khi làm việc phải được vẽ và bố trí ở vị trí nổi bật. 2. An toàn lao động a) Người lao động phải được trang bị đầy đủ kiến thức để đảm nhiệm công việc; trang bị đầy đủ dụng cụ và bảo hộ lao động thích hợp. b) Phải có kế hoạch khám sức khỏe theo định kỳ và chữa bệnh cho người lao động. 3. An toàn phòng chống cháy, nổ a) Kho nhiên liệu hàng không phải được trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy ban đầu, hệ thống chữa cháy cố định/ bán cố định, nước chữa cháy và làm mát theo quy định hiện hành của nhà nước về chữa cháy kho xăng dầu. b) Kho nhiên liệu hàng không phải có sơ đồ tại nơi dễ quan sát vị trí bố trí các phương tiện chữa cháy ban đầu, hệ thống và tín hiệu báo cháy, các số điện thoại trực tuyến gọi chữa cháy và thông báo các tình huống khẩn cấp khác để mọi người có thể sử dụng khi sự cố xảy ra. c) Kho nhiên liệu hàng không phải có nội quy phòng cháy, chữa cháy; nội quy phòng cháy, chữa cháy phải được để ở vị trí dễ quan sát tại từng khu vực làm việc, d) Kho nhiên liệu hàng không phải xây dựng phương án chữa cháy và phải được cơ quan quản lý nhà nước về PCCC phê duyệt theo phân cấp và thực tập huấn luyện nghiệp vụ định kỳ một năm một lần theo phương án đã được phê duyệt. e) Trong kho nhiên liệu hàng không, tuyệt đối nghiêm cấm sử dụng các vật có thể tạo nguồn lửa như diêm, bật lửa …, không đi giày có đóng cá sắt, không sử dụng điện thoại di động không được chứng nhận an toàn cho kho xăng dầu. Các loại điện thoại di động thông thường chỉ được sử dụng ở khu vực văn phòng, trong các nhà và khu vực an toàn về cháy nổ. f) Không sử dụng lửa trần hoặc làm các công việc có phát sinh tia lửa trong kho nhiên liệu hàng không. Trong trường hợp cần sửa chữa phải có phương án đảm bảo an toàn PCCC được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phải có người và phương tiện chữa cháy trực thường xuyên để sẵn sàng xử lý khi có sự cố xảy ra. g) Thực hiện kiểm tra hàng ngày vệ sinh PCCC kho; Kiểm tra, bảo dưỡng các phương tiện, trang thiết bị chữa cháy theo khuyến cáo của nhà sản xuất và theo quy định của nhà nước. Kết quả kiểm tra phải được ghi vào biên bản. h) Kho nhiên liệu hàng không phải có báo cáo đánh giá rủi ro và lập kế hoạch Ứng cứu khẩn cấp có các kịch bản sự cố cụ thể và tổ chức huấn luyện diễn tập định kỳ theo các tình huống đó. 4. Kho nhiên liệu hàng không phải được cơ quan quản lý nhà nước về PCCC cấp giấy chứng nhận theo phân cấp, chứng nhận đủ điều kiện an toàn về PCCC. Điều 56. An ninh 1. Người quản lý kho nhiên liệu hàng không có trách nhiệm bảo đảm việc bố trí phù hợp các trang thiết bị để bảo vệ nhân sự, tài sản và hoạt động của thiết bị. 2. Kho nhiên liệu hàng không phải được bảo vệ để tránh sự xâm nhập của người lạ. Hệ thống hàng rào phải theo tiêu chuẩn hàng rào an ninh hàng không để đề phòng mất trộm nhiên liệu, trang thiết bị, pha trộn tạp chất vào nhiên liệu và sử dụng các thiết bị để làm các việc bất hợp pháp. 3. Các xe không có người lái phải rút chìa khóa. Phải tiến hành đánh giá công tác bảo đảm an ninh bao gồm việc sử dụng các thiết bị bảo vệ, kiểm tra hàng rào bảo vệ, hệ thống cảnh báo và tình trạng khóa của các van. MỤC 2. XỬ LÝ SỰ CỐ CÁC TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP TRONG KHO NHIÊN LIỆU HÀNG KHÔNG Điều 57. Các trường hợp khẩn cấp 1. Trách nhiệm của người quản lý kho nhiên liệu hàng không: Phải tính toán tất cả các trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra và lập kế hoạch đối phó. 2. Các trường hợp khẩn cấp cần phải được xem xét a) Thiết bị bị hỏng ảnh hưởng đến hoạt động; b) Mất điện; c) Tràn nhiên liệu; d) Tai nạn gây chấn thương nghiêm trọng cho nhân viên, người điều hành hoặc người thứ 3; e) Những hoạt động khủng bố, ném bom, bạo loạn …; f) Các vấn đề liên quan đến chất lượng nhiên liệu; g) Các sự cố/ tai nạn tàu bay mà nguyên nhân có thể là do nhiên liệu; h) Hỏa hoạn. Điều 58. Báo cáo và điều tra về tai nạn/ sự cố, sự cố tránh được, rủi ro và chậm trễ 1. Xác định mức độ của tai nạn/ sự cố, sự cố tránh được, rủi ro và chậm trễ: a) Tai nạn/ sự cố được xác định là nghiêm trọng khi nó gây nên các hậu quả sau: Gây ra các vết thương nghiêm trọng hay ảnh hưởng đến tính mạng của người lao động; Gây thiệt hại về tài sản, máy móc, thiết bị với giá trị lớn hơn 1.050.000.000 VNĐ (tương đương với khoảng 50.000 USD); Làm tràn nhiên liệu hoặc hóa chất với số lượng trên 10.000 lít; Ảnh hưởng đến sự an toàn, bao gồm những hoạt động tội phạm hoặc hành động phá hoại gây thiệt hại lớn hơn 1.050.000.000 VNĐ (tương đương với khoảng 50.000 USD); Sự cố tránh được, nếu không tránh được có thể gây thiệt hại như trên; Bất kỳ biến cố nào gây ra thiệt hại cho cộng đồng với bất kỳ lý do nào; b) Sự cố được xác định là kéo dài khi nó ngăn cản các nhân viên tham gia vào buổi thay ca tiếp theo. Các tai nạn có liên quan đến chấn thương của các nhân viên, ốm đau của người lao động có liên quan đến công việc, hư hại thiết bị … phải được điều tra tức thời; c) Các sự cố tránh được, sự cố nhỏ và các rủi ro là những tình huống mà trong những hoàn cảnh khác nhau, có thể gây ra chấn thương hoặc tổn thất; d) Sự cố uy hiếp an toàn, chậm hoặc hủy chuyến bay và tai nạn tàu bay. Sự cố uy hiếp an toàn: Phải báo ngay cho đại diện Hãng hàng không bằng văn bản, trong đó trình bày chi tiết số hiệu tàu bay và số chuyến bay mọi hỏng hóc với tàu bay xảy ra không quá trình tra nạp nhiên liệu; Trường hợp chậm hoặc hủy chuyến bay: Phải thông báo ngay cho người quản lý cấp trên và khách hàng về việc chậm hoặc hủy chuyến bay với đầy đủ các thông tin về số hiệu chuyến bay, số hiệu tàu bay, thời gian xảy ra và nguyên nhân chậm hoặc hủy chuyến bay; Trường hợp tàu bay gặp sự cố, tai nạn mà nhiên liệu có thể là một trong các nguyên nhân phải thực hiện các quy trình sau: + Trách nhiệm của Nhà cung ứng dịch vụ tra nạp nhiên liệu hàng không: Niêm phong bể chứa loại nhiên liệu vừa tra nạp, xe tra nạp hoặc hệ thống công nghệ cấp phát cho tàu bay gặp sự cố/ tai nạn đến khi nguyên nhân tai nạn được làm rõ; Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ lấy mẫu, bình đựng mẫu nhiên liệu. Niêm phong và giao nộp tất cả các mẫu nhiên liệu trên xe vừa tra nạp cho nhà khai thác cảng hàng không, sân bay; Thành lập nhóm hoặc tổ điều tra nguyên nhân tai nạn do người đứng đầu công ty tra nạp nhiên liệu phụ trách, sẵn sàng hoạt động theo quyết định của cấp có thẩm quyền; Phối hợp với Ủy ban hoặc tổ điều tra để làm rõ nguyên nhân tai nạn; Người quản lý công ty tra nạp nhiên liệu phải thông báo ngay lập tức về sự cố/ tai nạn tàu bay cho người quản lý cấp trên, khách hàng có liên quan (hãng hàng không, đơn vị cung ứng nhiên liệu hàng không), người khai thác cảng hàng không, sân bay và nhà chức trách sân bay, theo các thông tin sau: Tên và địa danh sân bay; Ngày tháng và thời gian xảy ra tai nạn/ sự cố; Hãng hàng không có tàu bay bị tai nạn/ sự cố; Loại tàu bay, số đăng ký tàu bay; Số hiệu chuyến bay; Chi tiết về tai nạn/ sự cố: Mô tả tóm tắt, rõ ràng; Số người bị tai nạn/ chấn thương; Chi tiết về nhiên liệu trên tàu bay trước và sau khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn; + Trách nhiệm của Người khai thác cảng hàng không, sân bay Cùng hãng hàng không có tàu bay bị tai nạn thành lập đoàn điều tra tai nạn, lấy mẫu, niêm phong và ghi nhãn tại bể, xe tra có liên quan. 2. Báo cáo a) Báo cáo các sự cố và tai nạn nghiêm trọng: Nhà cung ứng dịch vụ tra nạp phải báo cáo ngay tới lãnh đạo cấp trên; Người khai thác cảng hàng không, sân bay; Nhà chức trách sân bay bằng văn bản về tai nạn hoặc sự cố và các báo cáo đó phải được gửi đi trong vòng 24 giờ bằng fax hay e mail; Phải điều tra tổng thể tìm hiểu các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây ra tai nạn. Phải đưa ra kết luận sơ bộ trong vòng 48 giờ sau khi xảy ra tai nạn. Báo cáo chi tiết cũng phải được hoàn thành càng sớm càng tốt nhưng không muộn hơn 30 ngày. b) Báo cáo các sự cố kéo dài, các sự cố quan trọng khác, các sự cố tránh được, các sự cố nhỏ và rủi ro: Báo cáo các sự cố kéo dài: Phải được điều tra tức thời và Nhà cung ứng dịch vụ tra nạp phải báo cáo tới lãnh đạo cấp trên; Người khai thác cảng hàng không, sân bay; Nhà chức trách hàng không sau 24 giờ, bằng Fax hay E mail. Báo cáo phải được hoàn thành trong vòng 48 giờ sau khi xảy ra sự cố; Báo cáo các sự cố tránh được, sự cố nhỏ và các rủi ro: Nhà cung ứng dịch vụ tra nạp phải thiết lập một hệ thống bảo đảm cho người lao động có thể báo bay những sự cố tránh được và những rủi ro, và mỗi báo cáo cần phải nêu rõ ràng những hành động điều chỉnh lại đã được thực hiện. Điều 59. Bảo vệ môi trường 1. Phải tránh tối đa việc tràn và rò rỉ nhiên liệu. 2. Doanh nghiệp cung ứng và tra nạp nhiên liệu hàng không phải có trách nhiệm tìm hiểu đầy đủ những quy định của quốc gia và địa phương liên quan đến ô nhiễm môi trường. Điều này đảm bảo các phương án xử lý khi tràn dầu phải luôn được cập nhật và phổ biến cho tất cả các nhân viên và phải được áp dụng khi xảy ra sự cố. 3. Doanh nghiệp cung ứng và tra nạp nhiên liệu hàng không phải xây dựng: a) Phương án ứng phó sự cố môi trường; b) Quy chế an ninh; c) Hệ thống quản lý an toàn (SMS); b) Báo cáo đánh giá tác động môi trường. 4. Doanh nghiệp cung ứng và tra nạp nhiên liệu hàng không phải tuân thủ các biện pháp về bảo vệ môi trường, quan trắc môi trường theo yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định của pháp luật. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cung ứng và tra nạp nhiên liệu hàng không gây phát sinh chất thải nguy hại nằm trong danh mục chất thải nguy hại (ban hành kèm theo Quyết định số 23/2006/QĐ BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường) phải lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải nguy hại gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để được cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải theo hướng dẫn tại Thông tư số 12/2006/TT BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chương 6. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 60. Tổ chức thực hiện Cục Hàng không Việt Nam: 1. Chịu trách nhiệm triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này, cập nhật các tiêu chuẩn, tài liệu kỹ thuật được sửa đổi nêu trong Thông tư này. 2. Tổng hợp và báo cáo Bộ Giao thông vận tải những vấn đề phát sinh, vướng mắc trong quá trình thực hiện để nghiên cứu, giải quyết kịp thời. Điều 61. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký và bãi bỏ Quyết định số 14/1999/QĐ CHK ngày 18 tháng 5 năm 1999 của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam về việc ban hành “Điều lệ kỹ thuật xăng dầu hàng không”. 2. Ban hành kèm theo Thông tư này 13 Phụ lục sau: a) Phụ lục 1: Các tiêu chuẩn, tài liệu sử dụng hiện hành. b) Phụ lục 2: Các chỉ tiêu chất lượng nhiên liệu phản lực tuốc bin hàng không Jet A 1. c) Phụ lục 3: Các chỉ tiêu chất lượng nhiên liệu phản lực tuốc bin hàng không Jet A 1. d) Phụ lục 4: Các chỉ tiêu chất lượng nhiên liệu xăng tàu bay. đ) Phụ lục 5: Chứng nhận kiểm tra lại chất lượng nhiên liệu Jet A 1. e) Phụ lục 6: Chứng nhận kiểm tra định kỳ chất lượng nhiên liệu Jet A 1. g) Phụ lục 7: Chứng nhận kiểm tra lại/ kiểm tra định kỳ nhiên liệu xăng tàu bay. h) Phụ lục 8: Quy trình kiểm tra, thử nghiệm ống mềm. i) Phụ lục 9: Kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị lọc, thay thế lõi lọc nhiên liệu hàng không. k) Phụ lục 10: Hệ thống kiểm soát áp suất và các van điều khiển Deadman. l) Phụ lục 11: Quy trình rửa bể chứa nhiên liệu hàng không. m) Phụ lục 12: Quy trình làm sạch Xi téc ô tô, Xi téc đường sắt. n) Phụ lục 13: Quy trình làm sạch tàu, xà lan vận chuyển nhiên liệu hàng không bằng đường biển, đường thủy nội địa. 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Nơi nhận: Như Khoản 3 Điều 61; Văn phòng Chính phủ; Cục KSTTHC (VPCP); Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Các Thứ trưởng Bộ GTVT; Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); Công báo; Trang thông tin điện tử Chính phủ; Trang thông tin điện tử Bộ GTVT; Lưu: VT, KHCN (03). BỘ TRƯỞNG Đinh La Thăng PHỤ LỤC 1 CÁC TIÊU CHUẨN, TÀI LIỆU SỬ DỤNG HIỆN HÀNH (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2012/TT BGTVT ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải) Nội dung Tiêu chuẩn áp dụng Tài liệu áp dụng Kho nhiên liệu TCVN 5307:2009 JIG 2, 3, phát hành 10 Kiểm tra lọc màng ASTM D2276/ IP216 JIG, phát hành 10 Phương pháp lấy mẫu TCVN 6777:2007 ASTM D 4057 06 Kiểm tra độ dẫn điện ASTM D2624 hoặc IP274 Lớp phủ gốc epoxy MIL PRF 4566, EI Standard 1541 JIG 2, 3 phát hành 10 Mã màu API 1542 JIG 2, 3 phát hành 10 Ống cao su (ống mềm) API /EI 1529, EN 1361 JIG phát hành 10 Các loại phương tiện vận chuyển JIG 2, 3 phát hành 10 Các loại phương tiện tra nạp JIG 1 phát hành 10 Lọc kết tụ/tách nước API/EI 1581 JIG 1, 2, 3, phát hành 10 Lọc hấp thụ API/EI 1583 Lọc tinh API/EI 1590 Quy trình pha phụ gia JIG 2 phát hành 10 Kiểm tra, hiệu chuẩn, kiểm định lưu lượng kế JIG 1, 2, 3, phát hành 10 Kiểm tra vi sinh JIG 1, phát hành 10 Kiểm tra định kỳ và vệ sinh Xi tec xe tra nạp JIG 1, phát hành 10 Quy trình làm sạch hệ thống công nghệ JIG 3 phát hành 10 Thử áp hệ thống tra nạp ngầm API570 JIG 2, phát hành 10 Thông tư quy định chi tiết về công tác đảm bảo chuyến bay chuyên cơ Số 28/2010/TT BGTVT do Bộ GTVT ban hành ngày 13/09/2010 Hút nhiên liệu từ thùng chứa nhiên liệu của tàu bay JIG 1, phát hành 10 Điện trở tiếp đất của hệ thống tiếp mát truyền tĩnh điện TCVN 4530:2011 JIG 2, 3, phát hành 10 Điện trở tiếp đất của hệ thống chống sét Kho DM & SPDM Chống sét và chống tĩnh điện TCN 86:2004 Thiết bị điện kho DM & SPDM Yêu cầu an toàn trong thiết kế, lắp đặt và sử dụng TCVN 5334:2007 Xi téc ô tô Quy trình kiểm định ĐLVN 05:2011 An toàn cháy của các công trình DM & SPDM Yêu cầu chung TCVN 5684:2003 Huấn luyện PCCC TT số 04/2004/TT BCA ngày 31/03/2004 Huấn luyện vệ sinh về an toàn lao động TT số 37/2005/TT BLĐTBXH ngày 29/12/2005 PHỤ LỤC 2 CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG NHIÊN LIỆU PHẢN LỰC TUỐC BIN HÀNG KHÔNG JET A 1 (THEO TCVN 6426:2009 – AFQRJOS PHÁT HÀNH 24) (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2012TT BGTVT ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải) Tên chỉ tiêu Mức/yêu cầu Phương pháp thử Chú thích IP TCVN/ASTM 1. Ngoại quan Quan sát Trong, sáng, không có hạt rắn và nước không hòa tan ở nhiệt độ môi trường Màu Ghi kết quả TCVN4354 D 156 hoặc 6045 1 Tạp chất dạng hạt, mg/l Ghi kết quả D 5452 2 Hạt tạp chất, nơi sản xuất, 2 Số hạt tích lũy trong đường ống ≥ 4 mm (c) ≥ 6 mm (c) ≥ 14 mm (c) ≥ 21 mm (c) ≥ 25 mm (c) ≥ 30 mm (c) 423 564 hoặc 565 2. Thành phần 3 và 4 Axit tổng, mg KOH/g Max 0,015 354 TCVN 7419 (D 3242) Hydrocacbon thơm, % thể tích Max 25,0 156 TCVN 7330 (D 1319) Hoặc tổng hydrocacbon thơm, % thể tích Max 26,5 436 D 6379 5 Lưu huỳnh tổng, % khối lượng Max 0,30 336 TCVN 2708 (D1266), hoặc TCVN 6701 (D 2262) Hoặc ASTM D4294 hoặc TCVN 7760 (D5453) Lưu huỳnh Mercaptan, % khối lượng Max 0,0030 342 TCVN 2685 (D 3227) Hoặc Doctor Test Âm tính 30 TCVN 7486 (D 4952) 6 Thành phần nhiên liệu qua quá trình hydro hóa, % thể tích Ghi kết quả (“không” hoặc 100%) 7 Thành phần nhiên liệu qua quá trình hydro hóa khắc nghiệt, % thể tích Ghi kết quả (“không” hoặc 100%) 7 3. Tính bay hơi Thành phần cất 123 TCVN 2698 (D 86) 8 Hoặc IP406 Hoặc ASTM D2887 9 Điểm sôi dầu, oC Nhiên liệu thu hồi 10% thể tích, oC Max 50% thể tích, oC 90% thể tích, oC Điểm sôi cuối, oC Max Cặn, % thể tích Max Hao hụt, % thể tích Max Ghi kết quả 205 Ghi kết quả Ghi kết quả 300 1,5 1,5 Điểm chớp nháy, oC Min 38,0 170 / 523 TCVN 7485 (D56)/TCVN 6608 (D 3828) 10 Khối lượng riêng ở 15oC, kg/m3 Min 775,0 Max 840,0 160 / 365 TCVN 6594 (D 1298) hoặc D 4052 4. Tính chảy Điểm băng Max 47 16 hoặc 435/528/529 TCVN 7170 (D2386) hoặc D5972/D7153 hoặc D7154 11 Độ nhớt ở 20oC, mm2/s (cSt) Max 8,000 71 TCVN 3171 (D 445) 5. Tính cháy Nhiệt lượng riêng thực, MJ/kg Min 42,80 D338/ D 4809 12 Chiều cao ngọn lửa không khói, mm Min 25,0 57 TCVN 7418 (D 1322) Hoặc Chiều cao ngọn lửa không khói, mm Min 19,0 57 TCVN 7418 (D 1322) Và hàm lượng Naphtalen, % thể tích Max 3,00 TCVN 7989 (D1840) 6. Tính ăn mòn Ăn mòn mảnh đồng, phân loại (2h± 5 phút, ở 100oC±1oC) Max 1 154 TCVN 2694 (D130) 7. Tính ổn định Độ ổn định ôxy hóa nhiệt (JFTOT), nhiệt độ thử, oC Min 260 323 TCVN 7487 (D3241) 13 Chênh lệch áp suất qua màng lọc, Pa (mmHg) Max 25,0:7,50063x 10 3 (25) Mức cặn ống (nhìn bằng mắt thường) Max Nhỏ hơn 3, cặn không có màu con công hoặc màu bất thường 8. Tạp chất Hàm lượng nhựa thực tế, mg/100ml Max 7 540 TCVN 6593 (D381) 14 Trị số tách nước (MSEP) TCVN 7272 (D3948) Nhiên liệu có phụ gia chống tĩnh điện Min 70 Hoặc nhiên liệu không có phụ gia chống tĩnh điện Min 85 9. Độ dẫn điện Độ dẫn điện, pS/m Min 50 đến max 60 274 TCVN 6609 (D 2624) 15 10. Tính bôi trơn Đường kính vết mài mòn BOCLE, mm Max 0,85 D 5001 16 11. Phụ gia (tên và ký hiệu theo tiêu chuẩn Quốc phòng Anh DEF STAN 91 91/5 nêu trong chứng chỉ chất lượng). Phụ gia chống ôxy hóa, mg/l Trong nhiên liệu qua quá trình hydro hóa và nhiên liệu tổng hợp (bắt buộc) Min 17 đến Max 24,0 17 Trong nhiên liệu không qua quá trình hydro hóa (không bắt buộc) Max 24 Phụ gia chống hoạt tính kim loại, mg/l (không bắt buộc) Max 5,7 18 Phụ gia chống tĩnh điện, mg/l Pha lần đầu StadisÒ450 Max Pha lần sau 3,0 19 Phụ gia chống ôxy hóa trong nhiên liệu đã qua quá trình Hydro hóa và nhiên liệu tổng hợp là bắt buộc và phụ gia này phải cho vào ngay sau quá trình Hydro hóa hoặc quá trình tổng hợp và trước khi sản phẩm hoặc thành phần được chuyển sang bảo quản, để ngăn ngừa peroxy hóa và tạo nhựa sau chế biến. Loại và hàm lượng các phụ gia đã sử dụng phải nêu trong Chứng chỉ chất lượng hoặc các tài liệu khác liên quan chất lượng. Khi các phụ gia này được pha loãng với dung môi Hydrocacbon để cải thiện tính bảo quản thì trước khi pha phải ghi nồng độ gốc của phụ gia trong báo cáo Không cho phép dùng phụ gia chống đóng băng nếu không có sự nhất trí của tất cả các thành viên trong hệ thống chung (cem chú thích 20) Xem chú thích 21 về các yêu cầu quản lý đối với sự thay đổi trong Nhà máy lọc dầu. Phụ gia ức chế ăn mòn/phụ gia cải thiện tính bôi trơn được cho vào nhiên liệu mà không cần sự chấp thuận trước của các thành viên trong hệ thống chung (xem chú thích 16). TCVN 6426 2009: 1Pa= 7,50063 x 10 3 mmHg; 1mm2/s= 1cSt. Chú thích trong bảng: Chú thích 1: Phải ghi kết quả màu Saybolt tại nơi chế biến, từ đó xác định được sự thay đổi màu trong quá trình phân phối. Trong trường hợp màu của nhiên liệu được xác định bằng phương pháp Saybolt, thì ghi lại màu đã quan sát được. Những màu bất thường hoặc không điển hình cần được chú ý và kiểm tra tìm nguyên nhân. Xem thêm các thông tin về tầm quan trọng của màu trong Phụ lục C, TCVN 6426:2009. Chú thích 2: Chỉ tiêu này chỉ áp dụng nơi chế biến. Các thông tin cụ thể về tạp chất dạng hạt được nêu trong phụ lục D, TCVN 6426:2009. Hướng dẫn về các giới hạn nhiễm bẩn khi cấp nhiên liệu vào tàu bay tham khảo Hướng dẫn về vật liệu tại Phần 3, phát hành 6 của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA). Bắt đầu áp dụng chỉ tiêu tạp chất dạng hạt từ ngày 30 tháng 6 năm 2009, nhưng để giúp cho quá trình thu thập số liệu, cần báo cáo kết quả liên quan trước ngày 30 tháng 6 năm 2009 (để giúp việc phân tích thống kê, báo cáo gồm cả số đo tích lũy cũng như ISO Code). Mục đích của điều này là thay phương pháp thử bằng cách lọc qua màng lọc trọng lực bằng phương pháp đếm hạt tạp chất ngay từ giai đoạn đầu. Chú thích 3: Tiêu chuẩn DEF STAN 91 91 và ASTM D 1655 đã chấp nhận nhiên liệu phản lực bán tổng hợp (SSJF) do Oil SASOL sản xuất. Các yêu cầu thử nghiệm bổ sung cho SSJF, áp dụng và viện dẫn theo DEF STAN 91 91/6, sửa đổi 1. Nhiên liệu phản lực bán tổng hợp có thể được chứng nhận phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Chú thích 4: Không chấp nhận nồng độ Este mety axit béo (FAME) lớn hơn hoặc bằng 5,0 mg/kg. Điều này không bắt buộc phải thử nghiệm cho từng lô, nếu tại nơi chế biến có áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng phù hợp. Chú thích 5: Chương trình thử nghiệm liên phòng để xác nhận sự tương quan tổng hàm lượng chất thơm xác định theo TCVN 7330 (ASTM D 1319)/IP156 và ASTM D 6379/IP 436. Độ chệch của hai phương pháp phải là các giới hạn chênh lệch tương đương đã quy định. Các phòng thử nghiệm được khuyến khích thực hiện và báo cáo tổng hàm lượng chất thơm theo hai phương pháp để kiểm tra xác nhận sự tương quan. Trong trường hợp có tranh chấp, phương pháp TCVN 7330 (ASTM D 1319)/IP 156 là phương pháp trọng tài. Chú thích 6: Phương pháp Doctor test cũng là phương pháp để xác định hàm lượng lưu huỳnh Mercaptan. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa các kết quả lưu huỳnh Mercaptan và Doctor test thì công nhận kết quả lưu huỳnh Mercaptan. Chú thích 7: Đối với nhiên liệu Jet A 1, trên Chứng chỉ chất lượng của nhà máy lọc dầu phải ghi rõ phần trăm thể tích thành phần nhiên liệu đã qua quá trình Hydro hóa và quá trình Hydro hóa khắc nghiệt (bao gồm cả “không” hoặc 100%) vào bảng 1, điều này liên quan đến: a. Phụ gia chống ôxy hóa không thể xác định được hàm lượng phụ gia chống ôxy hóa nếu không biết tỷ lệ nhiên liệu đã qua quá trình hydro hóa, vì vậy các nhà cung ứng Jet A 1 không thể kiểm tra hoặc xác nhận được sự phù hợp của nhiên liệu với tiêu chuẩn, nếu không có thông tin này trên Chứng chỉ chất lượng của nhà máy lọc dầu. b. Yêu cầu báo cáo phần trăm thể tích các thành phần đã qua quá trình hydro hóa khắc nghiệt như là một phần của yêu cầu về tính bôi trơn trong tiêu chuẩn DEF STAN 91 91. Chú ý là “quá trình hydro hóa” bao gồm quy trình xử lý bằng hydro, làm sạch bằng hydro và hydrocracking. Các thành phần đã qua quá trình hydro hóa khắc nghiệt được xác định là hydrocacbon dầu mỏ được chế biến chịu áp suất riêng của hydro lớn hơn 7000kPa (70 bar hoặc 1015 psi). Chú thích 8: Trong tiêu chuẩn IP 123 và TCVN 2698 (ASTM D 86) tất cả các nhiên liệu được đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn này được phân loại là nhóm 4, với nhiệt độ ngưng từ 0oC đến 4oC. Chú thích 9: Có những yêu cầu khác nhau khi sử dụng IP 406 hoặc ASTM D2887 vì có phương pháp thử khác nhau giữa ASTM D 1665 và DEF STAN 91 91/6. Tiêu chuẩn ASTM cho phép sử dụng trực tiếp các kết quả chưng cất mô phỏng theo các giới hạn khác nhau, trong khi tiêu chuẩn DEF STAN yêu cầu chuyển đổi các kết quả chưng cất đã mô phỏng sang các kết quả theo IP 123, sử dụng IP 406. Các tiếp cận khác nhau này nghiêng về thao tác hơn kỹ thuật, do vậy không đánh giá sự tiếp cận nào là khắt khe hơn. Có thể áp dụng IP 123 để tính năng lượng riêng. Chú thích 10: Có thể chấp nhận kết quả khi xác định theo TCVN 7485 (ASTM D56) (Tag) ở nhiệt độ tối thiểu bằng 40oC. Chú thích 11: Cho phép áp dụng các phương pháp tự động. Phương pháp thử theo TCVN 7170 (ASTM D 2386)/IP 16 là phương pháp trọng tài. Chú thích 12: Có thể áp dụng tiêu chuẩn ASTM D4529 hoặc IP 381. Chú thích 13: Kiểm tra ống gia nhiệt để xác định mức cặn ống bằng thiết bị Tuberator trong vòng 120 phút. Ghi mức cặn ống. Chú ý: DEF STAN 91 91 quy định chỉ dùng ống gia nhiệt đã được phê chuẩn. Chú thích 14: DEF STAN 91 91 đã nêu: “không có sẵn các số liệu về độ chụm cho nhiên liệu có chứa SDA; nếu thử nghiệm MSEP trong quá trình phân phối không phù hợp tiêu chuẩn, thì kết quả đó không được coi là lý do duy nhất để loại bỏ sản phẩm”. Chú thích 15: Theo tiêu chuẩn DEF STAN 91 91/6, sửa đổi 1, giới hạn độ dẫn điện của sản phẩm bắt buộc phải phù hợp với tiêu chuẩn này. Tuy nhiên cũng phải chấp nhận rằng trong sản xuất cũng như trong hệ thống phân phối, thực tế người ta chỉ pha phụ gia chống tĩnh điện (SDA) ở giai đoạn cuối. Trong các trường hợp này, trên Chứng chỉ chất lượng lô hàng có thể nêu: “Sản phẩm phù hợp với TCVN 6426 (AFQRJOS 24), trừ chỉ tiêu độ dẫn điện”. Trong một số trường hợp, độ dẫn điện có thể giảm nhanh và việc pha phụ gia Stadis 450 sẽ không còn tác dụng. Trong trường hợp này, nhiên liệu có thể được cung cấp với độ dẫn điện giảm tối thiểu đến 25 pS/m với điều kiện nhiên liệu đã được kiểm tra toàn bộ theo tiêu chuẩn này và được ghi trên phiếu là “Sản phẩm cung ứng có độ dẫn điện thấp hơn 50 pS/m”. Chú thích 16: Yêu cầu này xuất phát từ tiêu chuẩn DEF STAN 91 91/6. Yêu cầu về xác định tính bôi trơn chỉ áp dụng cho nhiên liệu chứa hơn 95% nhiên liệu qua quá trình hydro hóa, trong đó ít nhất 20% là qua quá trình hydro hóa khắc nghiệt (xem chú thích 6) và cho tất cả các nhiên liệu có chứa các thành phần tổng hợp. Giới hạn này chỉ áp dụng nơi chế biến. Thông tin chỉ dẫn quan trọng về tính bôi trơn của nhiên liệu tuốc bin hàng không được quy định trong phụ lục B, TCVN 6426:2009. Chú thích 17: Phụ gia chống ô xy hóa được quy định trong phụ lục A (A.2.4), TCVN 6426:2009. Khi giao hàng, trên Chứng chỉ chất lượng của nhà máy lọc dầu phải ghi rõ chủng loại phụ gia chống ôxy hóa đã cho vào nhiên liệu theo đúng ký hiệu quy định RDE/A/XXX. Chú thích 18: Phụ lục A (A.3), TCVN 6426:2009 liệt kê danh mục các phụ gia chống hoạt tính kim loại đã được chấp nhận (MDA), RDE/A/650. Xem thêm A.3.1 về sự cần thiết phải báo cáo độ ổn định ôxy hóa nhiệt trước và sau khi Jet A 1 bị nhiễm bẩn do bất kỳ vết kim loại nào đã nêu trong phụ lục này mà chưa được chứng minh. Chú ý trong phụ lục A.3.3 quy định tại nơi chế biến, hàm lượng pha tối đa lần đầu là 2 mg/l. Chú thích 19: Mức pha thêm của phụ gia chống tĩnh điện, tính bằng mg/l, max: Tổng hàm lượng StadisR 450 (RDE/A/621) 5,0 Không rõ lượng pha đầu: Hàm lượng pha thêm vào StadisR 450 (RDE/A/621) 2,0 Chú thích 20: Nếu hàm lượng phụ gia ức chế đóng băng của nhiên liệu (FSII) nhỏ hơn 0,02% theo thể tích thì có thể bỏ qua, không cần phải thỏa thuận/ thông báo. Sự tán thành cho phép hàm lượng nhỏ FSII (không cần thỏa thuận/thông báo) tạo điều kiện dễ dàng cho việc thay đổi từ nhiên liệu có chứa FSII sang nhiên liệu không chứa FSII, khi phụ gia này còn lưu lại trong hệ thống nhiên liệu trong một thời hạn nhất định. Điều này không cho phép pha thêm liên tục FSII ở hàm lượng thấp. Chú thích 21: Tiêu chuẩn DEF STAN 91 91 và ASTM 1655 lưu ý về việc cần theo dõi, quản lý các thay đổi trong nhà máy chế biến nhiên liệu phản lực. Xem xét các thay đổi trong bảo quản, điều kiện chế biến hoặc phụ gia đối với chất lượng sản phẩm cuối cùng và yêu cầu về tính năng (ví dụ, kinh nghiệm cho thấy một số công nghệ pha phụ gia có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng của nhiên liệu hàng không). Chú thích 22: Thông thường trên Chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp nêu: Chứng nhận các mẫu đã được tiến hành thử nghiệm theo các phương pháp thử quy định và chứng nhận các lô hàng của các mẫu đại diện phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 6426 (AFQRJOS phiên bản 24). Các chứng chỉ của các lô hàng cũng có thể khẳng định sự phù hợp với DEF STAN 91 91 (phiên bản mới nhất) và ASTM D 1655 (phiên bản mới nhất). Trên chứng chỉ chất lượng lô hàng của nhà máy lọc dầu phải bao gồm tối thiểu các thông tin sau: Số hiệu tiêu chuẩn, tên tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật và số hiệu bản sửa đổi (nếu có); Tên, địa chỉ của phòng thử nghiệm; Số lô và số nhận dạng; Số lượng nhiên liệu của lô; Các chỉ tiêu tiến hành thử nghiệm, bao gồm cả mức quy định trong yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử và kết quả thử; Các phụ gia, bao gồm viện dẫn chứng chỉ chất lượng và lượng pha vào; Họ tên và chức danh của người có thẩm quyền ký chứng chỉ thử nghiệm hoặc chữ ký điện tử; Ngày cấp chứng chỉ. PHỤ LỤC 3 CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG NHIÊN LIỆU PHẢN LỰC TUỐC BIN HÀNG KHÔNG JET A 1 AFQRJOS, PHÁT HÀNH 25 (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2012/TT BGTVT ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải) Tên chỉ tiêu Mức/yêu cầu Phương pháp thử Chú thích IP ASTM 1. Ngoại quan Quan sát Trong, sáng, không có hạt rắn và nước không hòa tan ở nhiệt độ môi trường Màu Ghi kết quả D 156 hoặc 6045 1 Nhiễm bẩn dạng hạt, mg/l, max 1,0 423 D 5452 2 Tạp chất dạng hạt, mg/l Hạt tạp chất, nơi sản xuất, Số hạt tích lũy trong đường ống Ghi kết quả D 5452 3 ≥ 4 mm (c) ≥ 6 mm (c) ≥ 14 mm (c) ≥ 21 mm (c) ≥ 25 mm (c) ≥ 30 mm (c) 564 hoặc 565 hoặc 577 2. Thành phần 4 và 5 Axit tổng, mg KOH/g Max 0,015 354 D 3242 Hydrocacbon thơm, % thể tích Max 25,0 156 D 1319 Hoặc tổng hydrocacbon thơm, % thể tích Max 26,5 436 D 6379 6 Lưu huỳnh tổng, % khối lượng Max 0,30 336 D 1266 hoặc D 2262 Hoặc ASTM D4294 hoặc D5453 Lưu huỳnh Mercaptan, % khối lượng Max 0,0030 342 D 3227 Hoặc Doctor Test Âm tính 30 (D 4952) 7 Các thành phần chế biến tại nhà máy sản xuất Thành phần nhiên liệu không qua quá trình hydro hóa, % thể tích Ghi kết quả (“không” hoặc 100%) 8 Thành phần nhiên liệu qua quá trình hydro hóa, % thể tích Ghi kết quả (“không” hoặc 100%) Thành phần nhiên liệu qua quá trình hydro hóa khắc nghiệt, % thể tích Ghi kết quả (“không” hoặc 100%) Các thành phần tổng hợp Ghi kết quả (“không” hoặc 100%) 3. Tính bay hơi Thành phần cất 123 D 86 9 Hoặc IP406 Hoặc ASTM D2887 10 11 Điểm sôi dầu, oC Nhiên liệu thu hồi 10% thể tích, oC Max 50% thể tích, oC 90% thể tích, oC Điểm sôi cuối, oC Max Cặn, % thể tích Max Hao hụt, % thể tích Max Điểm chớp nháy, oC Min Ghi kết quả 205 Ghi kết quả Ghi kết quả 300 1,5 1,5 38,0 170 / 523 D56/D3828 Khối lượng riêng ở 15oC, kg/m3 Min 775,0 Max 840,0 160 / 365 D 1298/D 4052 4. Tính chảy Điểm băng Max 47 16 hoặc 435/528/529 D2386 hoặc D5972/ D7153 hoặc D7154 12 Độ nhớt ở 20oC, mm2/s (cSt) Max 8,000 71 D 445 5. Tính cháy Nhiệt lượng riêng thực, MJ/kg Min 42,80 12/355 D338/ D 4809 13 Chiều cao ngọn lửa không khói, mm Min 25,0 57 D 1322 Hoặc Chiều cao ngọn lửa không khói, mm Min 19,0 57 D 1322 Và hàm lượng Naphtalen, % thể tích Max 3,00 D 1840 6. Tính ăn mòn Ăn mòn mảnh đồng, phân loại (2h± 5 phút, ở 100oC±1oC) Max 1 154 D 130 7. Tính ổn định Độ ổn định ô xy hóa nhiệt (JFTOT), nhiệt độ thử, oC Min 260 323 D3241 14 Chênh lệch áp suất qua màng lọc, Pa (mmHg) Max 25,0:7,50063x10 3 (25) Mức cặn ống (nhìn bằng mắt thường) Max Nhỏ hơn 3, cặn không có màu con công hoặc màu bất thường 8. Tạp chất Hàm lượng nhựa thực tế, mg/100ml Max 7 540 D381 Trị số tách nước (MSEP) D3948 15 Nhiên liệu có phụ gia chống tĩnh điện Min 70 Hoặc nhiên liệu không có phụ gia chống tĩnh điện Min 85 9. Độ dẫn điện Độ dẫn điện, pS/m Min 50 đến max 600 274 D 2624 16 10. Tính bôi trơn Đường kính vết mài mòn BOCLE, mm Max 0,85 D 5001 17 11. Phụ gia (tên và ký hiệu theo tiêu chuẩn Quốc phòng Anh DEF STAN 91 91/7 nêu trong chứng chỉ chất lượng). Phụ gia chống ô xy hóa, mg/l Trong nhiên liệu qua quá trình hydro hóa và nhiên liệu tổng hợp (bắt buộc) Min 17 đến Max 24,0 18 Trong nhiên liệu không qua quá trình hydro hóa (không bắt buộc) Max 24 Phụ gia chống hoạt tính kim loại, mg/l (không bắt buộc) Max 18 Pha lần đầu Pha thêm 2.0 5.7 19 Phụ gia chống tĩnh điện, mg/l Pha lần đầu StadisÒ450 Max Pha thêm 3.0 5.0 Phụ gia chống ôxy hóa trong nhiên liệu đã qua quá trình Hydro hóa và nhiên liệu tổng hợp là bắt buộc và phụ gia này phải cho vào ngay sau quá trình Hydro hóa hoặc quá trình tổng hợp và trước khi sản phẩm hoặc thành phần được chuyển sang bảo quản, để ngăn ngừa peroxy hóa và tạo nhựa sau chế biến. Loại và hàm lượng các phụ gia đã sử dụng phải nêu trong Chứng nhận chất lượng hoặc các tài liệu khác liên quan chất lượng. Khi các phụ gia này được pha loãng với dung môi Hydrocacbon để cải thiện tính bảo quản thì trước khi pha phải ghi nồng độ gốc của phụ gia trong báo cáo Không cho phép dùng phụ gia chống đóng băng nếu không có sự nhất trí của tất cả các thành viên trong hệ thống chung (Xem chú thích 20) Xem chú thích 21 về các yêu cầu quản lý đối với sự thay đổi trong Nhà máy lọc dầu. Khi không biết lượng pha phụ gia lần đầu, phải giả định lượng phụ gia ban đầu là Maximum Phụ gia ức chế ăn mòn/phụ gia cải thiện tính bôi trơn được cho vào nhiên liệu mà không cần sự chấp thuận trước của các thành viên trong hệ thống chung (xem chú thích 17). Chú thích trong bảng: Chú thích 1: Phải ghi kết quả màu Saybolt tại nơi chế biến, từ đó xác định được sự thay đổi màu trong quá trình phân phối. Trong trường hợp màu của nhiên liệu được xác định bằng phương pháp Saybolt, thì ghi lại màu đã quan sát được. Những màu bất thường hoặc không điển hình cần được chú ý và kiểm tra tìm nguyên nhân. Xem thêm các thông tin về tầm quan trọng của màu trong Phụ lục E của DEF STAN 91 71/7. Chú thích 2: Chỉ tiêu này chỉ áp dụng nơi chế biến. Các thông tin cụ thể về tạp chất dạng hạt được nêu trong phụ lục F của DEF STAN 91 71/7. Hướng dẫn về các giới hạn nhiễm bẩn khi tra nạp nhiên liệu vào tàu bay tham khảo Hướng dẫn về vật liệu tại Phần 3, phát hành 5 của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA). Chú thích 3: Chỉ tiêu này chỉ áp dụng nơi chế biến. Chỉ số các hạt và chỉ số kích cỡ hạt được định nghĩa bảng 1 của ISO 4406:1999 phải được ghi lại. Đó là dự định của các nhà chức trách kỹ thuật để thay thế thử nghiệm Milipor trọng lượng trong thời gian tới. Chú thích 4: Tiêu chuẩn DEF STAN 91 91, issue 7 đã chấp nhận nhiên liệu phản lực bán tổng hợp (SSJF) và tổng hợp do Oil SASOL sản xuất đạt tới 50% kerosin paraffinic tổng hợp phù hợp theo các yêu cầu của ASTM D 7566 phụ lục A1. Đối với các loại nhiên liệu này, các yêu cầu thử nghiệm bổ sung, áp dụng và viện dẫn theo DEF STAN 91 91/7 phụ lục D. Tạp chất dạng hạt của các loại nhiên liệu phản lực bán tổng hợp và tổng hợp có thể được chứng nhận phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Phần trăm thể tích của các thành phần pha trộn tổng hợp phải được ghi lại với tiêu chuẩn kỹ thuật xuất hàng và số phụ lục tương ứng, sản phẩm gốc, số chứng chỉ chất lượng gốc. Từ nơi sản xuất đến nơi pha trộn phù hợp tiêu chuẩn này, thành phần tổng hợp phải được bảo quản, vận chuyển và lập hồ sơ trong một vài phương pháp như nhiên liệu phản lực được hoàn thành theo đặt hàng đến duy trì sản phẩm toàn vẹn. Bảo quản đặc biệt phải được thực hiện đảm bảo tính đồng nhất khi trộn lẫn nhiên liệu phản lực bán tổng hợp, đặc biệt khi thành phần tỷ trọng khác nhau đáng kể. Chú thích 5: Không chấp nhận nồng độ Este metyl axit béo (FAME) lớn hơn hoặc bằng 5,0 mg/kg. Xem chi tiết mục 5.6 và phụ lục G của DEF STAN 91 91/7. Chú thích 6: Thử nghiệm Roud robin đã chứng minh sự tương quan tổng hàm lượng chất thơm xác định theo IP156/ASTM D 1319 và IP 436/ ASTM D 6379. Độ chệch của hai phương pháp phải là các giới hạn chênh lệch tương đương đã quy định. Các phòng thử nghiệm được khuyến khích thực hiện và báo cáo tổng hàm lượng chất thơm theo hai phương pháp để kiểm tra xác nhận sự tương quan. Trong trường hợp có tranh chấp, phương pháp IP156/ ASTM D 139 là phương pháp trọng tài. Đó là dự định của Nhà chức trách kỹ thuật để thay thế phương pháp trọng tài IP 436 trong thời gian tới. Chú thích 7: Phương pháp Doctor test cũng là phương pháp để xác định hàm lượng lưu huỳnh Mercaptan. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa các kết quả lưu huỳnh Mercaptan và Doctor test thì công nhận kết quả lưu huỳnh Mercaptan. Chú thích 8: Đối với nhiên liệu Jet A.1, trên Chứng nhận chất lượng của nhà máy lọc dầu phải ghi rõ phần trăm thể tích thành phần nhiên liệu không qua quá trình hydro hóa, đã qua quá trình Hydro hóa, đã qua quá trình Hydro hóa khắc nghiệt và các thành phần tổng hợp (bao gồm cả “không” hoặc 100%) vào bảng 1 của DEF STAN 91 91/7. Mỗi thành phần chế biến được sử dụng để tạo thành lô hàng phải được ghi lại trên Chứng nhận chất lượng như phần trăm thể tích của tổng nhiên liệu trong lô hàng. Các thành phần đã qua quá trình hydro hóa khắc nghiệt được xác định là hydrocacbon dầu mỏ được chế biến chịu áp suất riêng của hydro lớn hơn 7000kPa (70 bar hoặc 1015 psi). Chú thích 9: Trong phương pháp IP 123 và ASTM D 86 tất cả các nhiên liệu được đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn này được phân loại là nhóm 4, với nhiệt độ ngưng từ 0oC đến 4oC. Chú thích 10: Nếu IP 406 hoặc ASTM D2887 được sử dụng để tạo ra IP 123 tương đương hoặc ASTM D 86 có dữ liệu tương quan, không cần phải ghi lại cặn hoặc hao hụt. Chú thích 11: Có thể chấp nhận kết quả khi xác định theo ASTM D56 (Tag) ở nhiệt độ tối thiểu bằng 40oC. Phương pháp thử trọng tài là IP170. Chú thích 12: Cho phép áp dụng các phương pháp tự động. Phương pháp thử theo IP16/ ASTM D 2386 là phương pháp trọng tài. Chú thích 13: Có thể áp dụng tiêu chuẩn ASTM D4529 hoặc IP 381. Chú thích 14: Kiểm tra ống gia nhiệt để xác định mức cặn ống bằng thiết bị Tuberator trong vòng 120 phút. Ghi mức cặn ống. Chú ý 14: DEF STAN 91 91/7 quy định chỉ dùng ống gia nhiệt đã được phê chuẩn. Chú thích 15: Chú ý 16 DEF STAN 91 91/7 đã nêu: “Khi SDA được pha tại nơi sản xuất thì MSEP sẽ áp dụng giới hạn là 70. Không có sẵn các số liệu về độ chụm cho nhiên liệu có chứa SDA; nếu thử nghiệm MSEP trong quá trình phân phối không phù hợp tiêu chuẩn, thì kết quả đó không được coi là lý do duy nhất để loại bỏ sản phẩm”. Một quy ước hướng dẫn đưa ra các hành động có thể được thực hiện khi kiểm tra MSEP có kết quả thấp có thể được tìm thấy trong Thông báo số 14 (bulletin 14) của Tổ chức kiểm tra chung (JIG), Quy ước về MSEP tại www.jointinspectiongroup.org dưới ‘chất lượng nhiên liệu’. Trường hợp SDA được bổ sung vào nhiên liệu tại nơi cung ứng giai đoạn cuối, cho phép kết quả MSEP có thể nhỏ hơn 70. Chú thích 16: Theo tiêu chuẩn DEF STAN 91 91/7, giới hạn độ dẫn điện của sản phẩm bắt buộc phải phù hợp với tiêu chuẩn này. Tuy nhiên cũng phải chấp nhận rằng trong sản xuất cũng như trong hệ thống phân phối, thực tế người ta chỉ pha phụ gia chống tĩnh điện (SDA) ở giai đoạn cuối. Trong các trường hợp này, trên Chứng chỉ chất lượng lô hàng có thể nêu: “Sản phẩm phù hợp với AFQRJOS 25, trừ chỉ tiêu độ dẫn điện”. Trong một số trường hợp, độ dẫn điện có thể giảm nhanh và việc pha phụ gia Stadis 450 sẽ không còn tác dụng. Trong trường hợp này, nhiên liệu có thể được cung cấp với độ dẫn điện giảm tối thiểu đến 25 pS/m với điều kiện nhiên liệu đã được kiểm tra toàn bộ theo tiêu chuẩn này và được ghi trên phiếu xuất của bể là “Sản phẩm cung ứng có độ dẫn điện thấp hơn 50 pS/m theo phụ lục H của DEF STAN 91 91/7”. Chú thích 17: Yêu cầu này xuất phát từ tiêu chuẩn DEF STAN 91 91/7. Yêu cầu về xác định tính bôi trơn chỉ áp dụng cho các nhiên liệu có thành phần được tạo thành từ a) ít nhất 20% là qua quá trình Hydro hóa khắc nghiệt (severely hydroprocessed) và ở đó chứa hơn 95% nhiên liệu qua quá trình hydro hóa hoặc b) bao gồm các thành phần nhiên liệu tổng hợp. Giới hạn chỉ áp dụng tại nơi sản xuất. Những thông tin quan trọng về tính bôi trơn của nhiên liệu tuabin xem phụ lục B của DEF STAN 91 91/7. Phụ gia CI/LI (LIA) có thể được sử dụng để cải thiện tính bôi trơn. Chỉ các phụ gia được liệt kê trong bảng 2 của ASTM D 1655 10, phụ lục A của DEF STAN 91 91/7 mới được phép sử dụng. Tham chiếu đến phụ lục A.5 của DEF STAN 91 91/7 để được tư vấn khi pha. Khi bơm CI/LI trước khi xuất tại nơi sản xuất phải cẩn thận để đảm bảo lượng hàm lượng pha không quá giới hạn cho phép. Chú thích 18: Phụ gia chống ô xy hóa được quy định trong phụ lục A (A.2.4) của DEF STAN 91 91/7. Khi giao hàng, trên Chứng nhận chất lượng của nhà máy lọc dầu phải ghi rõ chủng loại phụ gia chống ô xy hóa đã cho vào nhiên liệu theo đúng ký hiệu quy định RDE/A/XXX. Chú thích 19: Phụ lục A (A.3) của DEF STAN 91 91/7 liệt kê danh mục các phụ gia chống hoạt tính kim loại đã được chấp nhận (MDA), RDE/A/650. Xem thêm A.3.1 về sự cần thiết phải báo cáo độ ổn định ô xy hóa nhiệt trước và sau khi Jet A 1 bị nhiễm bẩn do bất kỳ vết kim loại nào đã nêu trong phụ lục này mà chưa được chứng minh. Chú ý trong phụ lục A.3.3 quy định tại nơi chế biến, hàm lượng pha tối đa lần đầu là 2.0 mg/l. Chú thích 20: Nếu hàm lượng phụ gia ức chế đóng băng của nhiên liệu (FSII) nhỏ hơn 0,02% theo thể tích thì có thể bỏ qua, không cần phải thỏa thuận/thông báo. Sự tán thành cho phép hàm lượng nhỏ FSII (không cần thỏa thuận/ thông báo) tạo điều kiện dễ dàng cho việc thay đổi từ nhiên liệu có chứa FSII sang nhiên liệu không chứa FSII, khi phụ gia này còn lưu lại trong hệ thống nhiên liệu trong một thời hạn nhất định. Điều này không cho phép pha thêm liên tục FSII ở hàm lượng thấp. Chú thích 21: Tiêu chuẩn DEF STAN 91 91/7 và ASTM D 1655 10 lưu ý về việc cần theo dõi, quản lý các thay đổi trong nhà máy chế biến nhiên liệu phản lực. Xem xét các thay đổi trong bảo quản, điều kiện chế biến hoặc phụ gia đối với chất lượng sản phẩm cuối cùng và yêu cầu về tính năng (ví dụ, kinh nghiệm cho thấy một số công nghệ pha phụ gia có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng của nhiên liệu hàng không). Chú thích 22: Thông thường trên Chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp nêu: “Chứng nhận các mẫu đã được tiến hành thử nghiệm theo các phương pháp thử quy định và chứng nhận các lô hàng của các mẫu đại diện phù hợp với DEF STAN 91 91 (phiên bản mới nhất) và AFQRJOS phiên bản 25”. Hoặc “Chứng nhận các mẫu đã được tiến hành thử nghiệm theo các phương pháp thử quy định và chứng nhận các lô hàng của các mẫu đại diện phù hợp với ASTM D 1655 (phiên bản mới nhất) và AFQRJOS phiên bản 25”. Trên chứng chỉ chất lượng lô hàng của nhà máy lọc dầu phải bao gồm tối thiểu các thông tin sau: Số hiệu tiêu chuẩn, tên tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật và số hiệu bản sửa đổi (nếu có); Tên, địa chỉ của phòng thử nghiệm; Số lô và số nhận dạng; Số lượng nhiên liệu của lô; Các chỉ tiêu tiến hành thử nghiệm, bao gồm cả mức quy định trong yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử và kết quả thử; Các phụ gia, bao gồm viện dẫn chứng chỉ chất lượng và lượng pha vào; Họ tên và chức danh của người có thẩm quyền ký chứng chỉ thử nghiệm hoặc chữ ký điện tử; Ngày cấp chứng chỉ. PHỤ LỤC 4 CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG XĂNG TÀU BAY (Theo AFQRJOF Phát hành 14 tháng 12 năm 1990) (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2012/TT BGTVT ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải) Bao gồm những yêu cầu ngặt nghèo nhất của các tiêu chuẩn sau: a. DERD 2485 phát hành 9 tháng 6 năm 1983. b. ASTM D910 89 Xăng tàu bay. Chỉ tiêu kỹ thuật Giới hạn Phương pháp kiểm tra Ghi chú Mã hiệu 100 LL Mã hiệu 100 IP ASTM Màu sắc Sạch, sáng và nhìn rõ hạt rắn và nước không hòa tan ở nhiệt độ thường Tính kích nổ, hỗn hợp nghèo, 236 D2700 Trị số nhận được bằng phương pháp IP 236 hoặc D2700 là trị số ốc tan theo phương pháp mô tơ. Để chuyển đổi trị số ốc tan mô tơ thành đặc tính hàng không sử dụng bảng 2 của ASTM D 910 87 + Trị số ốc tan Min 100,0 100,0 Tính kích nổ, hỗn hợp giàu, 119 D909 + Trị số ốc tan Min + Trị số phẩm độ Min 130,0 130,0 Têtraetyl chì g pb/l Max 0,56 0,85 270,288 hoặc 248 D3341, D2547 hoặc D25998 Xem DERD 2485 về màu chuẩn Min và Max. Màu Xanh Xanh lá cây 17 D 2392 Thuốc nhuộm màu mg/lít DERD 2485 + Xanh + Vàng + Đỏ 0,80 1,51 không không 0,71 1,24 0,90 1,56 không Về thuốc nhuộm Màu cho phép Nhiệt lượng riêng MJ/kg, Min 43,5 12 hoặc 193 D1405 hoặc D2382 Xem chú ý 4 của DERD 2485 (Btu/Ib) Min (18700) hoặc sản phẩm trọng lực aniline Min 7500 2 và 160 D611 và D1298 Khối lượng riêng ở 15oC, kg/m3 Ghi kết quả 160 D1298 Chưng cất oC Sôi đầu 10% thể tích, oC Max 40% thể tích, oC Min 50% thể tích, oC Max 90% thể tích, oC Max Sôi cuối, oC Max Tổng của 10% + 50% nhiệt độ bay hơi, oC Min Ghi kết quả 75 75 105 135 170 135 123 D86 Phần ngưng % thể tích Min 97 Cặn, % thể tích Max Hao hụt, % thể tích Max 1,5 1,5 Áp suất hơi bão hòa Reid, KPa (psi) Min Max 38,0 (5,5) 48,5 (7,0) 69 hoặc 171 D323 hoặc D2551 Điểm kết tinh, oC Max 60 16 D2386 Hàm lượng lưu huỳnh, % khối lượng Max 0,05 107 D1266 hoặc D2622 Ăn mòn miếng đồng (2h ở 100oC) Max 1 154 D130 Hàm lượng nhựa mg/100ml Max 3 131 D 381 Ổn định ô xy hóa (16h) 138 D 873 Nhựa tiềm năng, mg/100ml Max 6 Chì lắng, mg/100ml Max 2 Phản ứng nước 289 D1094 Vết phân tách bề mặt pha Max 2 Vết tách Max 2 Thay đổi thể tích, ml Max 2 Phụ gia (ngoài têtraêtyl chì và thuốc nhuộm màu ở trên) 24.0 Loại và nồng độ của tất cả các phụ gia cho vào được ghi trên chứng chỉ chất lượng. Chỉ những phụ gia đã được quy định trong tiêu chuẩn DERD và được xác nhận của nhà bảo hiểm chất lượng mới được phép cho vào Chống ô xy hóa, mg/l Max PHỤ LỤC 5 CHỨNG NHẬN KIỂM TRA LẠI CHẤT LƯỢNG NHIÊN LIỆU JET A 1 RECERTIFICATE OF QUALITY JET A 1 (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2012/TT BGTVT ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải) Mẫu số (Sample No): Tiêu chuẩn (Specification): TCVN 6426 (AFQRJOS) Nơi chứa (Location): Ngày lấy mẫu (date and time): Yêu cầu (Test Required): Loại mẫu (Type of sample): Phương pháp lấy mẫu (Taken by): TCVN 6777 Ngày thử nghiệm (date of test): CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG PROPERTY PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA TEST METHOD YÊU CẦU CHECKLIST LIMITS KẾT QUẢ RESULT THAY ĐỔI CHO PHÉP ACCEPT. DIFF. Nhìn bề ngoài (Appearance) Trong và sáng Màu Saybolt (Saybolt Colour) TCVN 4354:2007 (ASTM D156 02) Ghi kết quả Thành phần cất (Distillation) Điểm sôi đầu, oC (IBP) Điểm sôi 10%, oC Điểm sôi 50%, oC Điểm sôi 90%, oC Điểm sôi cuối, oC (End point) Cặn, % thể tích (Residue) Hao hụt, % thể tích (Loss) TCVN 2698:2007 (ASTM D86 05) Ghi kết quả Max 205 Ghi kết quả Ghi kết quả Max 300 Max 1.5 Max 1.5 8 8 8 8 Điểm chớp cháy cốc kín, oC (Flash point) TCVN 6608:2006 (ASTM D3828 05) Min 38 3 Điểm băng, oC (Freezing point) TCVN 7170:2006 (ASTM D2386 06) Max 47 3 Khối lượng riêng ở 15oC, kg/m3 (Density). TCVN 6594:2007 (ASTM D1298 05) 775 840 3 Ăn mòn đồng ở 100oC/2h (Corrosion, copper strip) TCVN 2694:2007 (ASTM D130 94) Max 1 Hàm lượng nhựa thực tế, mg/100ml (Existent Gum) TCVN 6593:2006 (ASTM D381 04) Max 7 3 Trị số tách nước bằng máy đo độ tách nước xách tay (MSEP). TCVN 7272:2006 (ASTM D3948 05) Min 70 Độ dẫn điện, pS/m ở nhiệt độ oC (Elec, conductivity pS/m atoC) TCVN 6609:2006 (ASTM D2624 06) 50 600 Kết luận (REMARKS): Các chỉ tiêu đã kiểm tra phù hợp TCVN 6426:2009 (AFQRJOS) nhiên liệu phản lực Tuốc bin. Hàng không Jet A 1 Yêu cầu kỹ thuật. Properties tested meets specifications of TCVN 6426:2009 (AFQRJOS) Aviation turbine fuels Jet A 1 Specifications Kết quả có giá trị với cả lô hàng/ The test results are valid for fuel at location. Có giá trị đến (Valid to): / /201… Ghi chú (NOTES): Khi có các chỉ tiêu quy định giới hạn cực tiểu/cực đại, có giá trị nhỏ hơn cực tiểu hoặc lớn hơn cực đại Properties, where minimum/maximum limits are given, the acceptable difference value do not apply to results below min or above max NGƯỜI THỬ NGHIỆM/TESTED BY Ngày tháng năm 201… NGƯỜI PHỤ TRÁCH/ APROVED BY PHỤ LỤC 6 CHỨNG NHẬN KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CHẤT LƯỢNG NHIÊN LIỆU JET A 1 PERIODIC TEST CERIFICATE OF QUALITY JET A 1 (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2012/TT BGTVT ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải) Mẫu số (Sample No): Tiêu chuẩn (Specification): TCVN 6426:2009 (AFQRJOS) Nơi chứa (Location): Ngày lấy mẫu (date and time): Yêu cầu (Test Required): Loại mẫu (Type of sample): Phương pháp lấy mẫu (Taken by): TCVN 6777 Ngày thử nghiệm (date of test): CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG PROPERTY PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA TEST METHOD YÊU CẦU CHECKLIST LIMITS KẾT QUẢ RESULT Nhìn bề ngoài (Appearance) Trong và sáng Màu Saybolt (Saybolt Colour) TCVN 4354 (ASTM D156 hoặc 6045 Ghi kết quả Thành phần cất (Distillation) TCVN 2698 (ASTM D86) Điểm sôi đầu, oC (IBP) Ghi kết quả Điểm sôi 10%, oC Max 205 Điểm sôi 50%, oC Ghi kết quả Điểm sôi 90%, oC Ghi kết quả Điểm sôi cuối, oC (End point) Max 300 Cặn, % thể tích (Residue) Max 1.5 Hao hụt, % thể tích (Loss) Max 1.5 Điểm chớp cháy cốc kín, oC (Flash point) TCVN 67485 (ASTM D56) TCVN 6608 (ASTM D3828) Min 38 Khối lượng riêng ở 15oC, kg/m3 (Density). TCVN 6594 (ASTM D1298 hoặc D4052) 775 840 Ăn mòn đồng ở 100oC/2h (Corrosion, copper strip) TCVN 2694 (ASTM D130) Max 1 Hàm lượng nhựa thực tế, mg/100ml (Existent Gum) TCVN 6593 (ASTM D381) Max 7 Độ dẫn điện, pS/m ở nhiệt độ oC (Elec, conductivity pS/m atoC) TCVN 6609 (ASTM D2624) 50 600 Trị số tách nước bằng máy đo độ tách nước xách tay (MSEP). TCVN 7272 (ASTM D3948) Min 70 Độ ổn định ô xy hóa nhiệt (JFTOT), nhiệt độ thử, oC Thermal Stability (JFTOT), at oC TCVN 7487 (ASTM D 324) Min 260 Kết luận (REMARKS): Các chỉ tiêu đã kiểm tra phù hợp TCVN 6426:2009 (AFQRJOS) nhiên liệu phản lực Tuốc bin. Hàng không Jet A 1 Yêu cầu kỹ thuật. Properties tested meets specifications of TCVN 6426:2009 (AFQRJOS) Aviation turbine fuels Jet A 1 Specifications Kết quả có giá trị với cả lô hàng/ The test results are valid for fuel at location. Có giá trị đến (Valid to): / /20… Ghi chú (NOTES): NGƯỜI THỬ NGHIỆM/TESTED BY Ngày tháng năm 201… NGƯỜI PHỤ TRÁCH/ APROVED BY PHỤ LỤC 7 CHỨNG NHẬN KIỂM TRA LẠI/KIỂM TRA ĐỊNH KỲ XĂNG TÀU BAY RECERTIFICATE/PERIODIC CERTIFICATE OD QUALITY AVGAS (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2012/TT BGTVT ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải) Mẫu số (Sample No): Chủng loại (Grade): Bể chứa (Tank No): Tiêu chuẩn (Specification): ASTM D910/DEF STAN 91/90 Ngày lấy mẫu (Date and time): Ngày thử nghiệm (Date of test): Chỉ tiêu chất lượng Property Phương pháp kiểm tra Test method Yêu cầu Limits Kết quả Results Thay đổi cho phép Change limit Quan sát (Apperance) Trong và sáng Trị số ốc tan (Octan Number) D2700 Min 100,0 3 Hàm lượng Têtraetyl chì g pb/l (Tetraetyl leade) D25998 Max 0,85 0,05 Khối lượng riêng ở 15oC, kg/m3 (Density) D1298 Ghi lại 3 Chưng cất oC (Distilation) D86 Sôi đầu Ghi kết quả 8 10% thể tích, oC Max 75 8 40% thể tích, oC Min 75 8 50% thể tích, oC Max 105 8 90% thể tích, oC Max 135 8 Sôi cuối, oC Max 170 8 Tổng của 10% + 50% nhiệt độ bay hơi, oC Min 135 8 Phần ngưng (Recovery) % thể tích Min 97 Cặn (Residue), % thể tích Max 1,5 Hao hụt (Loss), % thể tích Max 1,5 Áp suất hơi bão hòa KPa (psi) (Reid Vapour pressure) D323 Min 38,0 (5,5) Max 48,5 (7,0) 4,5 Ăn mòn miếng đồng (Corosion copper), (2h ở 100oC) D130 Max 1 Hàm lượng nhựa, mg/100ml (Existent gum) D 381 Max 3 Kết luận (Remarks): Các chỉ tiêu đã kiểm tra phù hợp “Danh mục kiểm tra chung xăng máy bay” phát hành 14/12/1990/Properties tested meets specification AFQRJOS AVGAS, issue 14/12/1990. Kết quả có giá trị với cả lô hàng/ The test are valid for avgas at location. Có giá trị đến (Valid to): Ghi chú/Note: Khi có các quy định cực tiểu/cực đại, giá trị thay đổi cho phép không áp dụng cho những kết quả có giá trị nhỏ hơn cực tiểu hoặc lớn hơn cực đại. Kết quả thu được phải nằm trong giới hạn quy định. Properties/ where minimum/maximum limits are given, the acceptable difference value do not apply to results below min or above max. Người thử nghiệm (Tested by) Người phụ trách (Recertification Aproved by) PHỤ LỤC 8 QUY TRÌNH KIỂM TRA, THỬ NGHIỆM ỐNG MỀM (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2012/TT BGTVT ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải) I. Kiểm tra, thử nghiệm ống mềm kho nhiên liệu hàng không Hàng ngày, trong quá trình tiếp nhận, cấp phát phải theo dõi, phát hiện kịp thời rò rỉ nhiên liệu qua ống và tại vị trí nối ống với các thiết bị khác (đầu ngàm, coupling …), khi có rò rỉ nhiên liệu qua ống hoặc các khớp nối phải dừng ngay hoạt động để khắc phục. Để đảm bảo an toàn cho các quá trình hoạt động, phải kiểm tra hàng tháng và thử độ bền các ống mềm sử dụng tại kho theo quy định sau: 1. Kiểm tra hàng tháng a. Nội dung kiểm tra: Hàng tháng, kiểm tra tất cả các ống mềm đang sử dụng để phát hiện: Rò rỉ nhiên liệu qua ống; Các biểu hiện hư hỏng của ống: Phồng rộp, ống bị mềm …; Rò rỉ nhiên liệu và biến dạng tại vị trí nối đầu ống với thiết bị chuyển tiếp (ngàm, đầu coupling …) như độ lệch, dịch chuyển khoảng cách … b. Quy trình kiểm tra: Kéo thẳng ống hết cỡ, bơm nhiên liệu qua ống hoặc nén nhiên liệu trong ống với áp suất bằng áp suất làm việc lớn nhất của ống; Giữ nguyên áp suất trong ống (các ống hút kiểm tra trong quá trình bơm chuyển nhiên liệu), kiểm tra các biểu hiện hư hỏng bên ngoài (phồng rộp, nứt và các biểu hiện suy giảm độ bền khác), rò rỉ nhiên liệu và vị trí nối ống với các thiết bị chuyển tiếp (đầu ngàm, coupling …). Xả hết áp suất trong ống, kiểm tra các chỗ ống bị phồng, mềm, đặc biệt chú ý kiểm tra kỹ đoạn cách đầu nối khoảng 45 cm (18 inchs) bằng cách bóp mạnh theo chu vi ống. 2. Thử áp lực a. Thử áp lực thực hiện với các ống khi làm việc chịu áp suất dương trong các trường hợp sau: Định kỳ 6 tháng 1 lần các ống đang sử dụng; Ống mới sau khi lắp đầu nối để đưa vào sử dụng; Khi cắt ngắn ống và sau mỗi lần đấu nối lại đầu nối chuyển tiếp (ngàm, coupling …); Kiểm tra đột xuất khi có nghi ngờ về khả năng chịu lực của ống. b. Áp suất thử. 20 bar với các ống chịu áp suất dương của hệ thống tra nạp cố định sau khi lắp hoặc lắp lại đầu nối chuyển tiếp; 15 bar khi thử áp lực định kỳ 6 tháng các ống chịu áp suất dương của hệ thống tra nạp cố định; 10 bar cho tất cả các ống chịu áp lực khác của kho. c. Quy trình thử nghiệm Kéo ống thẳng hết cỡ, nối ống với bơm thủy lực, đổ đầy nhiên liệu vào ống. Không cần phải tháo ống khỏi hệ thống công nghệ nếu tại vị trí đấu nối giữa ống mềm và ống cứng (ống thép) của hệ thống công nghệ có lắp van chặn, van chặn phải có áp suất làm việc lớn hơn áp suất thử nghiệm, trong trường hợp này trước khi thử nghiệm phải đóng chặt van chặn để duy trì áp suất thử trong ống mềm trong thời gian kiểm tra; Dùng bơm thủy lực bơm nhiên liệu cùng chủng loại với nhiên liệu trong ống thử để tăng từ từ áp suất đến áp suất kiểm tra, chú ý xả khí trong ống mềm; Người kiểm tra phải mặc đồ bảo hộ lao động và đeo kính bảo hộ bảo vệ mắt; Khi áp suất trong ống mềm đạt giới hạn kiểm tra, dừng bơm, để ổn định áp suất khoảng 1 phút sau đó bắt đầu kiểm tra các biểu hiện hư hỏng của ống (phồng, rộp, nứt …), rò rỉ nhiên liệu qua ống và qua điểm nối với thiết bị chuyển tiếp (đầu ngàm, coupling …), thời gian kiểm tra tối thiểu 3 phút với áp suất trong ống như quy định tại mục b trên đây. Chú ý: Không tiến hành kiểm tra khi đang tăng áp suất trong ống; Sau khi kiểm tra xong, xả hết áp suất trong ống, dùng bơm thủy lực nâng áp suất trong ống lên 3,5 bar (50 psi) và kiểm tra ống như nội dung kiểm tra hàng tháng nêu tại mục 1 trên đây; Kết thúc kiểm tra, xả hết nhiên liệu trong bơm thủy lực và trong ống (nếu ống phải tháo ra để thử nghiệm) hoàn trả nguyên trạng để chuẩn bị sử dụng. Nhiên liệu xả ra thu hồi về bể thu hồi nhiên liệu để kiểm tra chất lượng trước khi sử dụng tiếp theo; Lập biên bản thử nghiệm nêu rõ quy trình thử nghiệm (kiểm tra hàng tháng và 6 tháng), các hư hỏng phát hiện được và biện pháp xử lý khắc phục, xác nhận của người kiểm tra, người phụ trách, lưu biên bản tối thiểu 3 năm. II. Kiểm tra, thử nghiệm ống mềm trên các phương tiện tra nạp Hàng ngày, trong quá trình tra nạp nhiên liệu cho tàu bay, phải kiểm tra phát hiện rò rỉ nhiên liệu qua ống và các mối nối ống với hệ thống công nghệ và đầu coupling hoặc cò tra nạp, các biểu hiện hư hỏng ống khác, nếu phát hiện có khuyết tật phải dừng hoạt động của phương tiện để khắc phục kịp thời. Để đảm bảo tra nạp nhiên liệu cho tàu bay an toàn, phải kiểm tra hàng tháng và thử áp lực 6 tháng một lần các ống mềm của phương tiện tra nạp như sau: 1. Kiểm tra hàng tháng a. Nội dung kiểm tra Phải kiểm tra hàng tháng tất cả các ống mềm của phương tiện tra nạp để phát hiện: Rò rỉ nhiên liệu qua ống và qua các mối nối ống với hệ thống công nghệ và đầu tra nạp (coupling, cò tra …); Phát hiện các biểu hiện hư hỏng, suy giảm độ bền của ống như: Phồng, rộp, rạn nứt, rách ống, mềm ống …; Kiểm tra mối nối ống với đầu tra nạp để phát hiện dịch chuyển vị trí đấu nối hoặc lệch hướng giữa ống và đầu tra nạp. b. Quy trình kiểm tra Kéo thẳng ống hết cỡ, đóng cò tra hoặc đầu coupling, bơm hết công suất hoặc đến áp suất làm việc lớn nhất của phương tiện; Duy trì áp suất trong ống, kiểm tra các biểu hiện hư hỏng của ống và các mối nối, rò rỉ nhiên liệu như quy định tại phần a trên đây; Kiểm tra phồng, rộp ống thực hiện như sau: Duỗi thẳng ống, duy trì áp suất trong ống bằng áp suất làm việc lớn nhất của phương tiện; dùng một dưỡng hình tròn có đường kính trong bằng đường kính ngoài của ống, kéo dưỡng dọc theo ống để kiểm tra vị trí ống bị phồng, rộp; Để ống duỗi thẳng hết cỡ, xả hết áp suất trong ống, dùng tay ấn quanh chu vi ống để kiểm tra những chỗ ống bị mềm, đặc biệt chú ý kiểm tra mềm ống ở vị trí cách đầu tra nạp khoảng 45 cm (18 inchs); Kiểm tra phát hiện dịch chuyển hoặc lệch hướng (xô nghiêng) giữa đầu tra nạp với đầu ống mềm. 2. Thử áp lực a. Các ống mềm phải thử áp lực Các ống mềm làm việc chịu áp suất dương phải kiểm tra độ bền bằng thử áp lực theo quy định sau: Kiểm tra định kỳ 6 tháng 1 lần với các ống đang sử dụng; Ống mới sau khi lắp đầu tra nạp để đưa vào sử dụng; Khi cắt ống và sau mỗi lần lắp lại đầu tra nạp đối với các ống đang sử dụng; Các ống chịu áp suất dương của phương tiện tra nạp mới chuẩn bị đưa vào sử dụng; Kiểm tra khi có nghi ngờ về khả năng chịu áp lực của ống đang sử dụng. Không yêu cầu thử áp lực các ống mềm làm việc chịu áp suất dương của các phương tiện tra nạp khi áp suất bơm nhỏ hơn 5,5 bar (80 psi). b. Áp suất thử. 20 bar khi lắp đầu tra nạp vào ống nối, ống của xe tra nạp mới chuẩn bị đưa vào sử dụng và sau mỗi lần nối lại đầu tra nạp; 15 bar khi kiểm tra định kỳ các ống tra nạp của xe tra nạp di động, xe truyền tiếp liệu làm việc chịu áp suất của hệ thống tra nạp cố định; 10 bar khi kiểm tra, thử áp lực các ống có đường kính nhỏ hơn 50mm (2”). c. Quy trình thử nghiệm. Kéo ống thẳng hết cỡ, nối ống với bơm thủy lực, đổ đầy nhiên liệu cùng chủng loại với nhiên liệu đang tra nạp của phương tiện vào ống. Không cần tháo ống khỏi hệ thống công nghệ nếu giữa ống mềm và hệ thống công nghệ có van chặn ngăn cách, không cho áp suất thử tác động lên đường ống và các thiết bị công nghệ, van chặn phải có áp suất làm việc lớn hơn áp suất thử và bảo đảm kín, trước khi thử nghiệm phải đóng van chặn; Chú ý: Khi thử áp lực ống xuất có gắn đầu tra nạp, thiết bị và quá trình kiểm tra phải đảm bảo áp suất kiểm tra lớn nhất không làm hỏng các chi tiết của đầu tra nạp; Dùng bơm thủy lực bơm nhiên liệu cùng chủng loại với nhiên liệu trong ống thử để tăng từ từ áp suất trong ống đến giới hạn kiểm tra, chú ý xả khí trong ống mềm; Người kiểm tra phải mặc đồ bảo hộ lao động và đeo kính bảo hộ bảo vệ mắt. Không được kiểm tra ống trong quá trình nén nhiên liệu tăng áp suất trong ống thử; Khi áp suất trong ống mềm đạt giới hạn kiểm tra, dừng bơm để ổn định áp suất trong ống khoảng 1 phút trước khi kiểm tra: Rò rỉ nhiên liệu qua ống và qua các khớp nối, các biểu hiện hư hỏng hoặc suy giảm độ bền (phồng, rộp, rạn nứt …). Thời gian kiểm tra tối thiểu 3 phút, chỉ duy trì áp suất kiểm tra trong ống trong thời gian đủ để kiểm tra các biểu hiện hư hỏng, suy giảm độ bền và rò rỉ nhiên liệu; Sau khi kiểm tra xong, xả hết áp suất và nhiên liệu trong ống, nhiên liệu xả thu hồi để kiểm tra lại chất lượng trước khi sử dụng tiếp theo. Nếu nhiên liệu sử dụng để kiểm tra ống chưa qua lọc, sau khi kiểm tra phải tráng rửa ống trước khi đưa vào sử dụng; Lập biên bản thử nghiệm nêu rõ quy trình thử: Kiểm tra hàng tháng và 6 tháng, các hư hỏng phát hiện được và biện pháp xử lý, xác nhận của người kiểm tra, người phụ trách, lưu biên bản tối thiểu 3 năm. PHỤ LỤC 9 KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ LỌC, THAY THẾ LÕI LỌC NHIÊN LIỆU HÀNG KHÔNG (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2012/TT BGTVT ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải) I. Nguyên tắc chung Thiết bị lọc phải có ống xả đáy nối với rốn lắng cặn ở vị trí thấp nhất của thiết bị lọc, ống xả đáy phải lắp van lấy mẫu để kiểm tra nhiên liệu đáy thiết bị lọc; khi không sử dụng phải dùng chụp để bịt đầu ống xả đáy không để bụi bẩn xâm nhập vào; Thiết bị lọc phải lắp đồng hồ đo chênh lệch áp suất dòng nhiên liệu trước và sau lọc (hao tổn áp suất trên bầu lọc); có thể dùng áp kế vi sai, đồng hồ kiểu ống Bourdon hoặc kiểu piston (loại Haar hoặc Gammon) để đo tổn thất áp suất trên bầu lọc; Thiết bị lọc phải lắp van xả khí, van điều áp để khống chế áp suất dòng nhiên liệu qua thiết bị lọc; các van này phải được bảo dưỡng theo khuyến cáo của nhà sản xuất; Trên thân thiết bị lọc phải gắn biển báo bằng kim loại ghi rõ: Kiểu loại, tiêu chuẩn kỹ thuật thiết bị lọc, các thông số kỹ thuật …, trên vỏ thiết bị lọc phải ghi rõ ngày tháng kiểm tra và thay lõi lọc. 2. Kiểm tra thiết bị lọc a. Kiểm tra thường xuyên Hàng ngày, khi bắt đầu ca làm việc buổi sáng, xả nhiên liệu đáy thiết bị lọc dưới tác dụng của áp suất, lấy mẫu để kiểm tra cặn, nước tự do bằng trực quan, ghi lại lượng nước tự do và cặn cơ học phát hiện được; Trong khi bơm chuyển/ tra nạp nhiên liệu phải thường xuyên theo dõi chênh lệch áp suất trên thiết bị lọc, không được sử dụng thiết bị lọc khi chênh lệch áp suất vượt quá giới hạn cho phép theo quy định sau: + Thiết bị lọc hấp thụ: 22 psi. + Thiết bị lọc kết tụ/tách: 15 psi. Chú ý: Kiểm tra chênh lệch áp suất trên thiết bị lọc thực hiện ở lưu lượng bơm cực đại của hệ thống công nghệ/phương tiện tra nạp; Khi có thay đổi bất thường về chênh lệch áp suất trên thiết bị lọc (tăng hoặc giảm đột ngột), phải báo cáo ngay và dừng hoạt động để làm rõ nguyên nhân. b. Kiểm tra hàng tuần Hàng tuần, khi bơm nhiên liệu với lưu lượng cao nhất qua thiết bị lọc, ghi lại kết quả chênh lệch áp suất và lưu lượng; lập đồ thị thay đổi chênh lệch áp suất hàng tuần ở hoặc gần đúng với lưu lượng lọc cao nhất; c. Kiểm tra hàng tháng Hàng tháng, thực hiện kiểm tra so màu lọc màng nhiên liệu phản lực lọc qua thiết bị lọc như sau: + Các thiết bị lọc tiếp nhận, cấp phát kho nhiên liệu hàng không; + Các thiết bị lọc lắp trên phương tiện tra nạp (xe tra di động, xe truyền tiếp liệu); + Các thiết bị lọc nhiên liệu đầu vào hệ thống tra nạp cố định, kiểm tra luân phiên nhưng phải đảm bảo một tháng/ một lần; + Khi thay lõi lọc mới cho các thiết bị lọc. Các thiết bị lọc có kết quả kiểm tra lọc màng, báo cáo kiểm tra thiết bị lọc và thay thế lõi lọc cho thấy nhiên liệu qua thiết bị lọc “luôn luôn sạch”, nếu được sự đồng ý của cơ quan quản lý chất lượng cấp trên hoặc các công ty thành viên, chu kỳ kiểm tra màu màng lọc có thể kéo dài một quý một lần. Chú ý: Cụm từ “luôn luôn sạch” có nghĩa là trong các báo cáo kiểm tra hàng tháng của ít nhất 2 năm gần đây cho thấy thời gian sử dụng lõi lọc là hơn 12 tháng và các kết quả kiểm tra màu lọc màng hàng tháng đối với nhiên liệu qua bầu lọc là 3 (khô) hoặc thấp hơn. Khi kết quả kiểm tra màu lọc màng nhiên liệu đã qua thiết bị lọc là lớn hơn 3 (khô) phải thực hiện kiểm tra màu lọc màng hàng tháng đối với tất cả các thiết bị lọc lắp trên một hệ thống công nghệ cho đến khi chứng minh được nhiên liệu qua các thiết bị lọc là sạch. Khi có kết quả kiểm tra màu lọc màng không thỏa mãn, phải thực hiện kiểm tra lần 2, nếu kết quả là 4 (khô) hoặc tăng hơn 2 đơn vị so với kết quả lần kiểm tra định kỳ trước đó, phải tìm nguyên nhân nhiễm bẩn nhiên liệu và nếu cần thiết phải thông báo cho nhà cung cấp nhiên liệu để xử lý. Kiểm tra màu lọc màng thực hiện ở lưu lượng tối thiểu bằng 50% lưu lượng danh định của thiết bị lọc hoặc lưu lượng làm việc của phương tiện theo tiêu chuẩn ASTM D2276/IP216. Ghi và lưu kết quả kiểm tra, màng lọc tối thiểu 3 năm. d. Kiểm tra 6 tháng. 6 tháng một lần thực hiện kiểm tra lọc màng kép nhiên liệu phản lực lọc qua thiết bị lọc lắp trên các phương tiện tra nạp, có thể thực hiện kiểm tra luân phiên trong năm. Có thể thay kiểm tra trọng lượng lọc màng bằng so màu lọc màng kép với các điều kiện sau: Thiết bị lọc lắp trên phương tiện tra nạp phải thỏa mãn yêu cầu quy định tại Điều 17, Khoản 4 của Thông tư này, hệ thống lọc nhiên liệu kho sân bay phù hợp yêu cầu của tiêu chuẩn API 1581 và kho sân bay thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật kho xăng dầu hàng không quy định tại Chương II Thông tư này; trừ khi có yêu cầu kiểm tra trọng lượng lọc màng từ cơ quan quản lý chất lượng cấp trên hoặc từ các công ty thành viên; Kiểm tra lọc màng có thể thực hiện tại vị trí lấy mẫu đầu vòi tra nạp qua dụng cụ lấy mẫu hoặc ngay sau khi nhiên liệu ra khỏi đầu vòi tra. Thử nghiệm cũng có thể được thực hiện khi đang tra nạp nhiên liệu cho tàu bay bằng cách lấy mẫu nhiên liệu đã qua bầu lọc tại điểm lấy mẫu trên hệ thống công nghệ của phương tiện tra nạp; Kiểm tra lọc màng thực hiện ở lưu lượng tối thiểu bằng 50% lưu lượng danh định của bầu lọc hoặc phương tiện tra nạp theo tiêu chuẩn ASTM D2276/IP126; Nếu kết quả kiểm tra không thỏa mãn, phải kiểm tra lại lần 2. Nếu kết quả kiểm tra lần 2 vẫn không đạt, phải dừng hoạt động của phương tiện và mở bầu lọc để kiểm tra; Ghi và lưu kết quả kiểm tra, màng lọc tối thiểu 3 năm. e. Kiểm tra hàng năm Mỗi năm một lần phải mở tất cả các thiết bị lọc đang sử dụng để kiểm tra độ sạch bề mặt bên trong thiết bị lọc, tình trạng lõi lọc, độ khít các mối tiếp giáp giữa các lõi lọc và lớp vải lót, lớp đệm. Kiểm tra độ khít giữa các lõi lọc hấp thụ, lõi lọc kết tụ/ tách (và các lõi lọc khác) bằng cần xiết ngẫu lực, đặt momen xoắn theo khuyến cáo của nhà sản xuất đối với từng loại thiết bị lọc; Nếu phát hiện bề mặt lõi lọc bị hư hại, bị nhiễm bẩn hoặc biểu hiện phát triển vi sinh vật (như “đốm báo”) phải làm rõ nguyên nhân và thay lõi lọc. Kiểm tra các lõi lọc bằng Teflon và sợi tổng hợp theo khuyến cáo của nhà sản xuất; Ghi lại kết quả kiểm tra và lưu giữ tối thiểu 3 năm. f. Kiểm tra đột xuất Khi phát hiện cặn bẩn hoặc nước tự do trong nhiên liệu lọc qua thiết bị lọc tăng bất thường hoặc hao tổn áp suất trên thiết bị lọc giảm đột ngột, phải dừng sử dụng thiết bị lọc; mở và kiểm tra: Rách lõi lọc hay hở mối tiếp giáp giữa các loại lọc, khắc phục hoặc thay thế lõi lọc nếu cần. 3. Kiểm tra lưới lọc Hàng tháng kiểm tra tất cả các lưới lọc trên hệ thống công nghệ kho và phương tiện tra nạp; Tháo lưới lọc khỏi vị trí lắp đặt, kiểm tra cặn bẩn bám trên bề mặt lưới lọc và làm sạch (nếu có); khi tháo chú ý không để các chất bẩn bám trên lưới lọc rơi ra trước khi kiểm tra. 4. Kiểm tra đồng hồ đo chênh lệch áp suất trên bầu lọc Đồng hồ đo chênh lệch áp suất kiểu ống Bourdon phải được kiểm tra 6 tháng 1 lần, kiểm tra so sánh với đồng hồ chuẩn sai số không quá ± 2 psi. Đối với đồng hồ đo chênh lệch áp suất kiểu Piston (như loại Haar hoặc Garmmon) chỉ cần kiểm tra chuyển động tự do trên toàn bộ hành trình của Piston và điều chỉnh về “0” bằng mắt thường. 5. Thay thế lõi lọc a. Thiết bị lọc tinh (Micro Filters) MF Các lõi lọc tinh (MF) phải thay thế khi: Chênh lệch áp suất trên bầu lọc đạt đến (hoặc quy chuẩn đến) giới hạn cực đại cho phép ở lưu lượng lọc cực đại, thông thường lưu lượng lọc cực đại thấp hơn lưu lượng lọc danh định hoặc lưu lượng thiết kế của bầu lọc; Lưu lượng lọc bị giảm xuống mức quá thấp; Trên lõi lọc xuất hiện dấu hiệu bất thường; Lượng cặn và nước tự do trong nhiên liệu sau bầu lọc tăng bất thường; Hao tổn áp suất trên thiết bị lọc thay đổi đột ngột mà trước đó không xảy ra hoặc không rõ nguyên nhân; Sau 3 năm sử dụng. b. Thiết bị lọc kết tụ/ tách nước (Filter/ Separator) FS. Lõi lọc kết tụ (Coalescer Elements) hay còn gọi là lõi lọc giai đoạn 1 (First Stage) phải thay khi: + Hao tổn áp suất trên thiết bị lọc bằng (hoặc quy chuẩn bằng): 1 bar (15 psi) ở lưu lượng lọc cực đại, lưu lượng lọc cực đại thực tế thường thấp hơn lưu lượng lọc cực đại thiết kế hoặc lưu lượng lọc danh định của thiết bị lọc; + Các kết quả kiểm tra màu lọc màng cho thấy các lõi lọc kết tụ không còn tác dụng lọc; + Lõi lọc bị hư hại, nhiễm bẩn bất thường hoặc phát triển của vi sinh vật; + Hao tổn áp lực trên thiết bị lọc thay đổi đột ngột mà trước đó không xảy ra hoặc không rõ nguyên nhân; + Nhiên liệu sau khi lọc có nước hoặc lượng cặn tăng bất thường; + Trên phương tiện tra nạp: Sau 2 năm sử dụng hoặc tối đa 3 năm khi được sự chấp thuận của cơ quan đảm bảo chất lượng cấp trên và lõi lọc vẫn hoạt động bình thường. + Trong kho nhiên liệu hàng không: Sau 3 năm sử dụng khi được sự chấp thuận của cơ quan đảm bảo chất lượng cấp trên và lõi lọc vẫn hoạt động bình thường Không bắt buộc phải kiểm tra định kỳ riêng lẻ từng lõi lọc, nhưng nếu kiểm tra có một lõi lọc bị lỗi, phải thay tất cả các lõi lọc kết tụ của bầu lọc. Lõi lọc tách (Separator Elements) hay còn gọi là lõi lọc giai đoạn 2, phải thay khi: + Các lõi lọc tách bằng giấy sẽ được thay khi thay các lõi lọc kết tụ; + Các lõi lọc tách tổng hợp và lõi phủ teflon sẽ phải thay khi: Căn cứ kết quả kiểm tra và thử nghiệm theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc khi thay các lõi lọc kết tụ; Đã rửa lõi lọc theo chỉ dẫn của nhà sản xuất nhưng vẫn không phục hồi được hiệu quả lọc. c. Thiết bị lọc hấp thụ (Filter Monitor). Các lõi lọc hấp thụ (Monitor type Elements) của thiết bị lọc hấp thụ phải thay khi: Hao tổn áp suất trên thiết bị lọc bằng 1,5 bar (22 psi) khi lọc ở lưu lượng làm việc cực đại, lưu lượng làm việc cực đại thường thấp hơn lưu lượng thiết kế hoặc lưu lượng danh định của thiết bị lọc; Lưu lượng lọc bị giảm xuống mức quá thấp so với bình thường; Kiểm tra lọc màng cho kết quả bất thường; Có cặn bất thường hoặc nước tự do trong nhiên liệu đã lọc qua thiết bị lọc; Hao tổn áp lực trên thiết bị lọc thay đổi đột ngột mà không rõ nguyên nhân; Khi hết thời hạn sử dụng theo quy định của nhà sản xuất. Lưu ý chung: Khi thay lõi lọc mới cho thiết bị lọc trên phương tiện tra nạp hay thiết bị lọc đầu vào của hệ thống tra nạp cố định, khi đưa phương tiện tra nạp mới vào hoạt động, phải bơm với lưu lượng cực đại qua toàn bộ hệ thống công nghệ (bao gồm cả thiết bị lọc) một lượng nhiên liệu khoảng 4.500 lít để làm sạch trước khi đưa vào hoạt động, nhiên liệu bơm qua thiết bị lọc thu hồi vào bể thu hồi để xử lý tiếp theo. 6. Kiểm tra lọc màng (monitoring) nhiên liệu phản lực Kiểm tra lọc màng nhiên liệu phản lực để xác định độ sạch và đánh giá mức độ nhiễm bẩn của nhiên liệu sau khi lọc qua thiết bị lọc. Chuẩn bị lọc màng, thực hành kiểm tra và đánh giá kết quả kiểm tra lọc màng hiện theo tiêu chuẩn ASTM D 2276/IP216: Chất gây ô nhiễm dạng hạt trong nhiên liệu tuốc bin hàng không. Lọc màng đơn, lọc màng kép dùng để kiểm tra phải do phòng thử nghiệm hoặc nhà chức trách sân bay cung cấp, thử nghiệm do các nhân viên thành thạo công việc thực hiện và trong điều kiện phù hợp quy định của ASTM D2276/IP216, xác định màu lọc màng theo chuẩn màu ASTM. Lượng mẫu chảy qua màng lọc cho một lần thử là 5 lít. Lọc màng đơn: Sử dụng để kiểm tra so mầu. Lọc màng kép: (0,8 micron): Sử dụng kiểm tra so màu để phân biệt giữa nhiễm cặn bẩn hay màu vô hại và kiểm tra trọng lượng cặn. Phải ghi chi tiết kết quả kiểm tra hàng tháng đối với từng thiết bị lọc, lưu hồ sơ và lọc màng đã sử dụng. So sánh kết quả kiểm tra thu được với các kết quả kiểm tra trước đó để đánh giá mức độ nhiễm bẩn của nhiên liệu và có hành động xử lý kịp thời. a. Kiểm tra so màu Lọc màng sử dụng để kiểm tra là lọc màng đơn, chưa xác định khối lượng; Cho 5 lít mẫu nhiên liệu cần kiểm tra chất lượng lọc qua lọc màng; Lấy lọc màng ướt ra, xác định độ màu theo chuẩn màu ASTM (độ màu ướt). Chỉ số màu lọc màng ướt xác định được ngay sau khi lấy mẫu thử nghiệm phản ánh độ sạch nhiên liệu tại thời điểm lấy mẫu; Sau khi xác định độ màu ướt, làm khô lọc màng và xác định độ màu (độ màu khô) theo chuẩn màu ASTM. Thông thường độ màu của lọc màng ướt thấp hơn từ 1 đến 2 đơn vị so với độ màu của lọc màng khô, trường hợp cá biệt chênh lệch giữa độ màu ướt và độ màu khô có thể lớn hơn 2 đơn vị; So sánh độ màu lọc màng ướt và khô thu được với kết quả tương ứng của các lần kiểm tra trước để đánh giá xu thế và mức độ nhiễm bẩn của nhiên liệu. Nếu lọc màng khô có độ màu là 4 (khô) hoặc cao hơn, hoặc tăng hơn 2 đơn vị so với kết quả thu được của những tháng trước đó, nhiên liệu có khả năng bị nhiễm bẩn, trong trường hợp này phải thực hiện ngay kiểm tra màu bằng lọc màng kép; Lưu kết quả kiểm tra và lọc màng đã sử dụng tối thiểu 3 năm, đối chiếu với các kết quả kiểm tra sau đó để đánh giá thực trạng và quá trình thay đổi chất lượng nhiên liệu. b. Kiểm tra so màu lọc màng kép. Lọc màng sử dụng để kiểm tra là lọc màng kép, chưa xác định khối lượng, kiểm tra để xác định nhiên liệu bị nhiễm cặn bẩn hay nhiễm màu vô hại; Lọc qua lọc màng kép 5 lít mẫu nhiên liệu cần kiểm tra chất lượng; Lấy lọc màng ra, xác định độ màu của lọc màng trên, màng lọc dưới (theo hướng chảy của mẫu) cả ướt và khô theo chuẩn màu ASTM; Đánh giá kết quả: + Nếu màu lọc màng trên ướt tối hơn đang kể so với màu lọc màng dưới ướt, nhiên liệu có thể bị nhiễm bẩn; trường hợp trong nhiên liệu có chất màu hòa tan (màu vô hại), lọc màng trên và dưới sẽ có màu tương đương nhau; + Nếu chênh lệch độ màu khô của lọc màng trên và dưới là 3 đơn vị hoặc cao hơn, nhiên liệu có thể bị nhiễm bẩn và không đạt tiêu chuẩn. Phải thực hiện ngay kiểm tra so màu lọc màng kép lần 2 hoặc kiểm tra khối lượng lọc màng. Nếu kết quả kiểm tra so màu lọc màng kép lần 2 hoặc kiểm tra khối lượng lọc màng không phù hợp, phải kiểm tra bầu lọc để làm rõ nguyên nhân và xử lý. Lưu kết quả kiểm tra và lọc màng đã sử dụng tối thiểu 3 năm, đối chiếu với kết quả các lần kiểm tra sau đó để đánh giá thực trạng và quá trình thay đổi chất lượng nhiên liệu. c. Kiểm tra khối lượng lọc màng Kiểm tra khối lượng lọc màng là phép thử để xác định hàm lượng tạp chất có trong nhiên liệu, màu lọc màng sử dụng để kiểm tra là một lọc màng kép đã được xác định khối lượng (hoặc 2 lọc màng kép có trọng lượng như nhau); Thử nghiệm thực hiện theo phương pháp IP/ASTM bằng cách: Xả nhiên liệu từ phương tiện cần kiểm tra vào dụng cụ kiểm tra để lọc qua lọc màng; lưu lượng xả ổn định, ít nhất bằng 50% lưu lượng danh định của hệ thống với áp suất dòng nhiên liệu khoảng 2,5 at. Thu hồi nhiên liệu thử nghiệm vào bể thu hồi, khi kiểm tra xe tra nạp không được bơm nhiên liệu thử nghiệm trở lại xi téc xe đang kiểm tra; Lượng nhiên liệu lọc qua lọc màng là 5 lít; Khi đã thử nghiệm xong ở hiện trường, không được mở lọc màng ra khỏi dụng cụ thử nghiệm, chuyển về phòng thử nghiệm để xác định khối lượng lọc màng theo tiêu chuẩn IP/ASTM; Đánh giá kết quả: Nếu hàm lượng tạp chất trong nhiên liệu bằng hoặc lớn hơn 0,2mg/lít, hoặc kết quả nằm ngoài dải cho phép (kết quả bất thường) phải lặp lại kiểm tra khối lượng lọc màng lần 2 và kiểm tra so màu lọc màng kép. Phải kiểm tra hoạt động của bầu lọc nếu kết quả kiểm tra khối lượng lọc màng lần 2 và kiểm tra so màu lọc màng kép cho kết quả không phù hợp. 7. Báo cáo kiểm tra, bảo dưỡng, thay lõi lọc Báo cáo quá trình sử dụng, kiểm tra, bảo dưỡng, thay lõi lọc của từng thiết bị lọc bao gồm các nội dung sau: Toàn bộ kết quả kiểm tra cặn, nước đáy thiết bị lọc hàng ngày; Kết quả theo dõi chênh lệch (hao tổn) áp suất trên thiết bị lọc hàng tuần (đồ thị); Kết quả và chi tiết các lần bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị lọc. Báo cáo thay lõi lọc với những nội dung tối thiểu sau: + Số lượng và chủng loại lõi lọc mới thay; + Hao tổn áp suất trên bầu lọc trước và sau khi thay lõi lọc; + Lượng nhiên liệu đã lọc qua bầu lọc từ lần thay trước; + Lý do thay lõi lọc và các thông tin liên quan; + Những người thực hiện. PHỤ LỤC 10 HỆ THỐNG KIỂM SOÁT ÁP SUẤT VÀ CÁC VAN ĐIỀU KHIỂN DEADMAN (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2012/TT BGTVT ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải) 1. Nguyên lý chung: Các phương tiện tra nạp nhiên liệu cho tàu bay bằng áp suất phải trang bị hệ thống kiểm soát áp suất dòng nhiên liệu và van điều khiển Deadman để bảo vệ hệ thống nhiên liệu của tàu bay, duy trì áp suất đầu ra của ống tra nạp tối đa là 3,5 bar (50 lbf/in2) và áp suất tăng tức thời đến 8,3 bar (120 lbf/in2); Hệ thống kiểm soát áp suất dòng nhiên liệu của các phương tiện tra nạp bao gồm các van điều tiết áp suất và các van đóng nhanh điều khiển bằng Deadman (van điều khiển deadman) lắp tại các vị trí khác nhau trên hệ thống công nghệ để khống chế áp suất dòng nhiên liệu không vượt quá giới hạn trên. 2. Các van loại điều tiết, van điều khiển deadman: Chức năng và giới hạn kiểm soát áp suất a. Van kiểm soát áp suất đầu vòi (HEPCV) Van kiểm soát áp suất đầu vòi (HEPCV) được lắp ở đầu vòi tra nạp với 2 chức năng kiểm soát sau: Kiểm soát chống tràn nhiên liệu Trong quá trình tra nạp, áp suất dòng nhiên liệu có thể tăng đột ngột vượt giới hạn 8,3 bar: Van của thùng chứa nhiên liệu tự đóng đột ngột do đã đầy nhiên liệu, do đóng van bằng tay hoặc hỏng bảng điều khiển điện tử; Khi áp suất dòng nhiên liệu tăng đột ngột vượt quá giới hạn (>8,3 bar), HEPCV lập tức làm việc, điều tiết giảm tốc độ dòng và khống chế áp suất không cho vượt quá 8,3 bar; van thùng chứa nhiên liệu của tàu bay tự động đóng, áp suất dư xả qua van thở của thùng chứa nhiên liệu; Kiểm soát áp suất ban đầu Van kiểm soát áp suất đầu vòi được cài đặt để khống chế lưu lượng và áp suất dòng nhiên liệu tại cửa nạp nhiên liệu của tàu bay, áp suất tra nạp không vượt quá 3,5 bar để bảo vệ hệ thống nhiên liệu và thùng chứa nhiên liệu tàu bay khi van của thùng chứa nhiên liệu không tự động đóng, nhiên liệu có thể vào hệ thống thông hơi/ hệ thống tràn nhiên liệu quá giới hạn cho phép hoặc hỏng thùng nhiên liệu do tác động của áp suất tra nạp. b. Van kiểm soát áp suất dòng (ILPCV) Van kiểm soát áp suất dòng nhiên liệu trong hệ thống công nghệ có chức năng khống chế áp suất tra nạp khi HEPCV hoạt động không đúng chức năng. ILPVC lắp đặt trên hệ thống công nghệ xe tra nạp, trong cabin xe truyền tiếp liệu hoạt động như một bơm hồi lưu (hoặc hồi lưu tại cửa ra của bơm) hoặc được lắp đặt bên trong đường ống công nghệ của phương tiện; với hệ thống tra nạp cố định, ILPVC có thể được lắp đặt ở họng xuất hoặc van ngầm. ILPVC có thể được lắp đặt và hoạt động theo 2 nguyên lý sau: Không bù tổn thất áp suất (theo hướng trực tiếp) Áp suất đầu ra của bơm hoặc tại cửa ra của họng xuất được cài đặt ở giới hạn tối đa là 5,5 bar (80 lbf/in2). Nếu HEPVC đóng không kín, ILPVC sẽ khống chế áp suất dòng ở giới hạn cài đặt, hệ thống này rất đơn giản, thuận tiện cho việc kiểm tra và điều chỉnh nhưng không nhạy cảm với tốc độ dòng nhiên liệu. Lưu lượng tra nạp cực đại có thể bị giới hạn do hao tổn áp suất dòng trên ILPVC. Trong nhiều trường hợp, ILPVC đặt xa van HEPVC, tác động giữa ILPVC và HEPVC thường bị trễ do cả hai đều làm việc trên nguyên lý cảm biến áp suất; Có bổ sung tổn thất áp suất (bằng đường venturi) Trong trường hợp này, ILPVC được cài đặt để khống chế áp suất tới 3,8 bar (55 lbf/in2) tại cuối đường ống. Hao tổn áp suất dòng nhiên liệu được bổ sung bằng cách dùng ống venturi nối với hệ thống (lưu lượng dòng nhiên liệu qua ống venturi nhỏ hơn nhiều so với ống chính). Sử dụng vống Venturi cho phép hệ thống công nghệ làm việc với áp suất thấp hơn, tương tự như áp suất đầu ra; ưu điểm của hệ thống này là nâng cao tốc độ dòng nhiên liệu. c. Van điều khiển Deadman Van điều khiển bằng deadman sử dụng trên hệ thống công nghệ phương tiện tra nạp để người vận hành có thể đóng nhanh dòng nhiên liệu trong trường hợp khẩn cấp hoặc van tự động đóng khi có tác động lên deadman. Các phương tiện tra nạp nhiên liệu cho tàu bay bằng áp suất phải trang bị hệ thống điều khiển deadman quy định tại khoản 13 Điều 17 của Thông tư này; Van điều khiển deadman phải hoạt động bình thường, lưu lượng và áp suất nạp ban đầu không tăng đột ngột, thời gian đóng/mở van như sau: + Mở van cho đến khi đạt lưu lượng tối đa: Tối thiểu 5 giây + Thời gian đóng van: Tối thiểu 2 giây, tối đa 5 giây + Giới hạn nhiên liệu có thể qua van khi đóng deadman: 200 lít Thông thường thời gian đóng van lớn nhất giới hạn là 5 giây ở lưu lượng tra nạp lớn nhất. 3. Kiểm tra hoạt động hệ thống kiểm soát áp suất và Bộ điều khiển cầm tay (Deadman control) a. Các yêu cầu kiểm tra Phải thực hiện kiểm tra định kỳ và đột xuất các van kiểm soát áp suất và van điều khiển deadman của phương tiện tra nạp nhiên liệu cho tàu bay; Kiểm tra giới hạn kiểm soát áp suất của các van điều tiết khi lưu lượng tra nạp tăng đến cực đại; kiểm tra thời gian đóng, mở và lượng nhiên liệu qua van điều khiển deadman khi đóng deadman; Kiểm tra phải do những người có trình độ và kinh nghiệm, hiểu rõ nguyên lý làm việc, yêu cầu kiểm tra và các sai sót có thể xảy ra. Báo cáo kết quả kiểm tra phải nêu rõ: Van được kiểm tra; lưu lượng và áp suất dòng tương ứng, ngày tháng thực hiện và xác nhận của những người tham gia kiểm tra, lưu báo cáo tối thiểu 3 năm; Tại mỗi đơn vị cung ứng dịch vụ tra nạp phải có quy trình kiểm tra cụ thể phù hợp với hệ thống kiểm soát áp suất của phương tiện tra nạp và thiết bị thử. Quy trình kiểm tra phải căn cứ vào các yêu cầu nêu trong trong phụ lục này và tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng của từng thiết bị. Ngoài ra, một quy trình phù hợp đã có được trích từ tài liệu của nhà cung ứng dịch vụ tra nạp cũng có thể được chấp nhận. b. Thiết bị thử Hệ thống thiết bị thử các van điều tiết áp suất và van điều khiển deadman phải đảm bảo kiểm tra được hoạt động của các van khi áp suất dòng nhiên liệu thay đổi từ từ cũng như khi tăng áp suất đột ngột, có khả năng tiếp nhận hết nhiên liệu thử từ các phương tiện tra nạp hoặc từ hệ thống đường ống cần kiểm tra; Có thể tham khảo sơ đồ hệ thống thử theo hình 1 JIG2 và quy trình thử tại phụ lục A2 JIG 1. PHỤ LỤC 11 QUY TRÌNH RỬA BỂ CHỨA NHIÊN LIỆU HÀNG KHÔNG (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2012/TT BGTVT ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải) 1. Giải phóng hết nhiên liệu tồn trong bể Nhiên liệu tồn đảm bảo chất lượng nhiên liệu hàng không: Cấp phát để sử dụng đúng mục đích hoặc bơm chuyển sang bể khác chứa nhiên liệu cùng chủng loại. Để bảo vệ tuổi thọ các lõi lọc, không nên cấp phát phần nhiên liệu tồn đáy qua bộ lọc, lượng nhiên liệu này nên chuyển vào bể thu hồi để xử lý tiếp theo; Nhiên liệu tồn không đảm bảo chất lượng nhiên liệu hàng không: Chuyển sang bể thu hồi nhiên liệu phi hàng không hoặc cấp phát để sử dụng trong các lĩnh vực khác. 2. Tháo các ống nhập, ống xuất, hệ thống xả đáy khỏi bể chứa; mở các lỗ ánh sáng, cửa vào bể, cửa đo … để thông gió, bay hơi nhiên liệu tự nhiên hoặc dùng quạt phòng nổ để thông gió cưỡng bức. 3. Bảo đảm an toàn trong quá trình rửa bể Đặt biển cảnh báo nguy hiểm, hạn chế người qua lại khu vực rửa bể; những người không có nhiệm vụ không đến gần khu vực rửa bể; Đo nồng độ hơi nhiên liệu trong bể bằng thiết bị chuyên dùng, chỉ được cho người vào làm việc trong bể khi nồng độ hơi nhiên liệu đạt mức an toàn cho người; Những người vào làm việc trong bể phải được huấn luyện về an toàn PCCC, an toàn lao động, được trang bị mặt nạ phòng độc/ bình dưỡng khí hoặc đồ bảo hộ chuyên dùng; Bình dưỡng khí phải để bên ngoài bể, chỉ mang theo mặt nạ thở nối với ống dẫn khí; Phải có ít nhất 2 người làm nhiệm vụ rửa bể; một người làm việc trong bể, một người trực thường xuyên ngoài bể để liên lạc và ứng cứu người trong bể khi cần thiết; thời gian làm việc tối đa trong bể không quá 15 phút/1 lần; Phải xây dựng phương án an toàn khi tiến hành rửa bể. 4. Rửa bể. Bơm nước sạch với áp suất đủ để tách cặn bẩn, không làm hỏng lớp sơn phủ để rửa bề mặt thành, đáy bể và các thiết bị lắp trong bể; Không rửa bể bằng hóa chất hoặc các chất tẩy rửa có thể làm nhiễm bẩn nhiên liệu hàng không. Trường hợp cần thiết có thể dùng xà phòng pha loãng và giẻ mềm để tẩy cặn bẩn bám cục bộ trên bề mặt bể chứa và thiết bị, sau đó phải rửa thật sạch để không còn chất hoạt động bề mặt trong bể; Dùng giẻ trắng, sạch, không tạo xơ lau, kiểm tra; nếu bề mặt thành, đáy bể và các thiết bị đã sạch, dừng rửa để làm khô các bề mặt; Kiểm tra bề mặt thành, đáy bể, các thiết bị (phao nổi, ống nhập, ống xuất, thiết bị đo mức …), nếu có hư hỏng phải khắc phục trước khi lắp các thiết bị để đưa bể vào sử dụng; Nhập đủ số lượng nhiên liệu mới vào bể, lấy mẫu nhiên liệu để kiểm tra chất lượng theo quy định kiểm tra lại; nhiên liệu đảm bảo chất lượng nhiên liệu hàng không chuyển sang bảo quản chờ cấp phát; Lập báo cáo kết quả làm sạch bể, nêu chi tiết về chủng loại và số lượng cặn bẩn, rỉ sét, vi sinh, bùn nhầy phát hiện được; Ghi rõ ở vị trí dễ quan sát phía ngoài thành bể (phía trên đường ống nhập, xuất), ngày, tháng, năm rửa bể và các đợt kiểm tra gần nhất; Nước rửa bể phải thải qua hệ thống nước nhiễm dầu; thu và xử lý váng, cặn dầu tại hố lắng để xử lý theo quy định, không để váng, cặn dầu thoát ra môi trường xung quanh; Sau khi rửa xong nên tiếp nhận ngay nhiên liệu vào bể vừa được rửa bể để hạn chế bụi và hơi nước bám vào bề mặt trong bể. 5. Rửa bể khi thay đổi chủng loại nhiên liệu bảo quản Rửa bể để thay đổi chủng loại nhiên liệu bảo quản thực hiện như rửa bể định kỳ, ngoài ra cần chú ý đến các điểm sau: Phải tráng rửa hệ thống công nghệ nhập, xuất bằng nhiên liệu sẽ bảo quản với số lượng tối thiểu bằng 3 lần thể tích tuyến ống và các thiết bị công nghệ kèm theo; thay thế các thiết bị công nghệ nếu thấy cần thiết; Lấy mẫu nhiên liệu để kiểm tra chất lượng theo quy định kiểm tra lại tại điểm cuối của hệ thống cấp phát sau khi đã nhập đủ nhiên liệu mới vào bể. PHỤ LỤC 12 QUY TRÌNH LÀM SẠCH XI TÉC Ô TÔ, XI TÉC ĐƯỜNG SẮT (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2012/TT BGTVT ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải) Khi phải thay đổi chủng loại nhiên liệu vận chuyển, phải làm sạch phương tiện theo quy trình A hoặc B quy định dưới đây với sự giám sát của cán bộ kỹ thuật. Nhiên liệu đang vận chuyển Nhiên liệu sẽ vận chuyển Jet A 1 Avgas Avgas B Jet A 1 B Xăng ô tô B A Dầu hỏa đốt đèn A B Điêzen B B Các loại dung môi B B 1. Quy trình A. Xả sạch nhiên liệu cũ khỏi các hầm chứa, đường ống công nghệ, máy bơm, dùng vòi xịt nước sạch để rửa cặn bẩn; Qua cửa vào (cổ xi téc) kiểm tra độ sạch và khô, xi téc không được có cặn tạp chất và nước lắng đọng, nếu xịt rửa bằng nước sạch phải xả hết nước và lau khô xi téc bằng vải sạch, chú ý không dùng vải bị mủn hoặc tạo các xơ bám vào thành xi téc; Nhập sản phẩm mới, để lắng khoảng 30 phút sau đó lấy mẫu từ các hầm hàng qua cửa nhập, ống xả cặn nước, ống xuất, kiểm tra chất lượng mẫu bằng mắt thường (trực quan), nếu nhiên liệu đạt chất lượng, cho phương tiện đi vận chuyển; Thay biển ghi chủng loại nhiên liệu vận chuyển của phương tiện. 2. Quy trình B. Xả hết nhiên liệu cũ khỏi hầm chứa, đường ống nhập xuất, máy bơm … rửa bằng vòi xịt nước sạch; Phun rửa các van bằng nhiên liệu sẽ vận chuyển trong khoảng 10 phút, phun rửa toàn bộ hầm chứa Diesen hoặc dung môi các loại trong khoảng 10 phút; Xả hết nhiên liệu rửa ra khỏi các hầm đường ống công nghệ, máy bơm; thu hồi nhiên liệu rửa vào bể thu hồi để chuyển mục đích sử dụng; Qua cửa vào (cổ xi téc) kiểm tra từng hầm hàng, hầm phải khô và không có cặn bẩn; Thay biển ghi chủng loại nhiên liệu vận chuyển của phương tiện và đầu nối xuất hàng phù hợp (nếu cần); Nhập nhiên liệu mới, để lắng khoảng 30 phút, lấy mẫu từ các hầm hàng qua lỗ nhập và ống xuất, ống xả cặn nước, kiểm tra chất lượng các mẫu bằng mắt thường (trực quan), nếu đạt cho sử dụng phương tiện để vận chuyển. PHỤ LỤC 13 QUY TRÌNH LÀM SẠCH TÀU, XÀ LAN VẬN CHUYỂN NHIÊN LIỆU HÀNG KHÔNG BẰNG ĐƯỜNG BIỂN, ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2012/TT BGTVT ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải) 1. Nếu chuyển trước liền kề chở nhiên liệu hàng không thì chủ phương tiện vẫn phải kiểm tra và làm sạch theo quy trình A Phụ lục 11. 2. Nếu chuyến trước liền kề phương tiện vận chuyển điêzen, nhiên liệu sinh học hoặc nhiên liệu đốt lò (Mazut, FO), phải chở hai lần xăng hoặc dầu hỏa trước khi làm sạch để vận chuyển nhiên liệu hàng không. 3. Trường hợp không thể thực hiện vận chuyển ít nhất 1 chuyến xăng ô tô hoặc dầu hỏa dân dụng như yêu cầu trên đây, phải dùng xăng ô tô, dầu hỏa dân dụng hoặc nhiên liệu sẽ vận chuyển để làm sạch sơ bộ hầm hàng, hệ thống công nghệ bơm chuyển trước khi làm sạch phương tiện theo quy trình dưới đây. a. Dùng nước sạch bơm rửa dưới áp lực đủ để tách hết cặn bẩn, nhiên liệu bám trên bề mặt các hầm hàng, thu gom nước nhiễm bẩn để xử lý, không gây ô nhiễm môi trường. Dùng giẻ trắng sạch lau kiểm tra độ sạch bề mặt hầm hàng, nếu còn bẩn tiếp tục bơm rửa cho đến khi đảm bảo độ sạch; b. Khi bề mặt hầm hàng đã đảm bảo độ sach, dùng một lượng nhất định nhiên liệu sẽ vận chuyển để tráng toàn bộ bề mặt hầm hàng, thu gom nhiên liệu tráng rửa vào vật chứa để xử lý tiếp theo, không để rò chảy, rơi vãi gây ô nhiễm môi trường; c. Xả hết nhiên liệu và cặn bẩn trong hệ thống công nghệ, buồng bơm. Nếu phát hiện cặn bẩn bất thường phải tráng rửa sạch hệ thống công nghệ, buồng bơm bằng nhiên liệu sẽ vận chuyển. Lưu ý: Không được dùng các chất tẩy rửa hoặc chất hoạt động bề mặt tích cực cũng như nước nhiễm mặn, nhiễm bẩn để làm sạch hầm hàng và hệ thống công nghệ tàu, xà lan vận chuyển nhiên liệu hàng không; Phải có phương án và triển khai các trang thiết bị bảo đảm an toàn PCCC, bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe người lao động trong quá trình làm sạch tàu, xà lan vận chuyển nhiên liệu hàng không./.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 43/QĐ TTg Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP ỦY BAN QUỐC GIA VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Quyết định số 34/2007/QĐ TTg ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Thành lập Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu có chức năng tư vấn, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc nghiên cứu, đề xuất, chỉ đạo, điều hòa, phối hợp, đôn đốc giải quyết những công tác quan trọng, mang tính liên ngành, lĩnh vực, các chương trình, chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu; chỉ đạo, điều phối thực hiện các chiến lược, chương trình quốc gia về biến đổi khí hậu; chỉ đạo, tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu. Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu có con dấu hình quốc huy. Ủy ban hoạt động theo Quy chế làm việc do Chủ tịch Ủy ban ban hành. Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban 1. Nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để giải quyết những hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu quan trọng, mang tính liên ngành, lĩnh vực. 2. Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành, các chiến lược, chương trình quốc gia về biến đổi khí hậu, chương trình tăng trưởng xanh, chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, chương trình giảm phát thải khí nhà kính thông qua chống mất rừng và suy thoái rừng và các chương trình khác có liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu. 3. Chỉ đạo, điều phối, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các chiến lược, chương trình về biến đổi khí hậu bảo đảm hiệu quả, đồng bộ và thống nhất. 4. Giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc thực hiện những vấn đề quan trọng, liên ngành, lĩnh vực trong ứng phó với biến đổi khí hậu. 5. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế, vận động tài trợ, đàm phán gia nhập điều ước, tổ chức quốc tế về biến đổi khí hậu; đàm phán và tổ chức thực hiện các dự án, đề án hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu. 6. Ủy ban có nhiệm vụ tư vấn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước khi quyết định các vấn đề về: a) Các chủ trương, phương hướng, biện pháp lớn ứng phó với biến đổi khí hậu; chiến lược, chương trình, quy hoạch trung và dài hạn về ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam; b) Phương hướng, quan điểm tiếp cận của Việt Nam với vấn đề biến đổi khí hậu trong các lĩnh vực, vấn đề trọng điểm; c) Các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu trong các cơ chế, thể chế, chính sách, chương trình, dự án đầu tư cấp quốc gia hoặc công trình quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội; d) Các hoạt động hợp tác quốc tế quan trọng, tham gia các điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu của Việt Nam; đ) Các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu. 7. Các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền. Điều 3. Thành viên của Ủy ban 1. Chủ tịch: Thủ tướng Chính phủ. 2. Các Phó Chủ tịch: a) Phó Chủ tịch thường trực: Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải; b) Phó Chủ tịch: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. 3. Các Ủy viên: a) Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Khoa học và Công nghệ; Ngoại giao; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Quốc phòng; Công an; Xây dựng; Giao thông vận tải; Y tế; Công thương; b) Đại diện lãnh đạo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; c) Đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; d) Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ; đ) Chủ tịch các Viện: Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Khoa học Xã hội Việt Nam; e) Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; g) Một Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; h) Một số chuyên gia quản lý, nhà nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực biến đổi khí hậu. Giao Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban phê duyệt danh sách thành viên Ủy ban theo văn bản cử người của các Bộ, ngành. 4. Các thành viên Ủy ban làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành. Điều 4. Cơ quan giúp việc của Ủy ban 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thường trực của Ủy ban, giúp Chủ tịch Ủy ban trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban; điều hòa, phối hợp kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ của các Bộ, ngành, địa phương; tổng hợp, báo cáo các hoạt động chung về hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; thực hiện một số nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban giao. 2. Văn phòng Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu là cơ quan giúp việc cho Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu đặt tại Bộ Tài nguyên và Môi trường do Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu làm Chánh Văn phòng. Văn phòng có biên chế riêng, có con dấu và tài khoản theo quy định của pháp luật. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phó Chủ tịch Ủy ban quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu. 3. Giao Phó Chủ tịch Ủy ban, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập Hội đồng tư vấn các vấn đề chuyên môn cho Ủy ban sau khi được sự chấp thuận của Chủ tịch Ủy ban, Thủ tướng Chính phủ. Điều 5. Kinh phí hoạt động của Ủy ban Kinh phí hoạt động của Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu, Hội đồng tư vấn của Ủy ban và Văn phòng Ủy ban được giao về Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất cơ chế tài chính chi cho hoạt động của Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu, Hội đồng tư vấn của Ủy ban và Văn phòng Ủy ban. Điều 6. Quyết định này thay thế Khoản 1 Điều 2 Quyết định số 158/2008/QĐ TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các thành viên Ủy ban chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 05/2012/QĐ UBND Hậu Giang, ngày 9 tháng 1 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC DANH, SỐ LƯỢNG VÀ MỨC PHỤ CẤP CHO NHỮNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ Ở ẤP, KHU VỰC Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004; Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã; Căn cứ Nghị quyết số 25/2011/NQ HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc quy định số lượng và mức phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở ấp, khu vực; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Quy định chức danh, số lượng và mức phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở ấp, khu vực, cụ thể như sau: 1. Chức danh và mức phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn: a) Phụ cấp hàng tháng theo hệ số 1,00 nhân với mức lương tối thiểu đối với các chức danh: Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng; Cán bộ phụ trách Tổ chức Đảng và Nhà nước; Cán bộ phụ trách Tuyên giáo; Cán bộ phụ trách Dân vận; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ; Chủ tịch Hội Người cao tuổi; Phó Trưởng Công an (nơi chưa bố trí lực lượng Công an chính quy); Phó Chỉ huy trưởng Quân sự. b) Phụ cấp hàng tháng theo hệ số 0,95 nhân với mức lương tối thiểu đối với các chức danh: Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiêm Trưởng Ban Thanh tra nhân dân; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; Phó Chủ tịch Hội Nông dân; Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh; Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. c) Phụ cấp hàng tháng theo hệ số 0,90 nhân với mức lương tối thiểu đối với các chức danh: Cán bộ Văn phòng Đảng ủy; Cán bộ Kế hoạch Kinh tế hợp tác Nông thôn mới; Cán bộ Xóa đói giảm nghèo và Bảo trợ xã hội; Cán bộ Thủ quỹ Văn thư Lưu trữ; Cán bộ Quản lý Nhà văn hóa và Đài Truyền thanh. d) Phụ cấp hàng tháng theo hệ số 0,70 nhân với mức lương tối thiểu đối với chức danh Công an viên (được bố trí số lượng 03 người). 2. Số lượng những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn: a) Số lượng những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn được bố trí theo loại đơn vị hành chính: Xã, phường, thị trấn loại 1 được bố trí tối đa không quá 22 người; Xã, phường, thị trấn loại 2 được bố trí tối đa không quá 20 người; Xã, phường, thị trấn loại 3 được bố trí tối đa không quá 19 người. b) Tùy tình hình thực tế của địa phương có thể bố trí cán bộ, công chức cấp xã hoặc những người hoạt động không chuyên trách cấp xã kiêm nhiệm chức danh hoạt động không chuyên trách cấp xã, trong đó: Đối với xã, phường, thị trấn loại 2 bắt buộc phải bố trí 02 chức danh được kiêm nhiệm hoạt động không chuyên trách cấp xã. Đối với xã, phường, thị trấn loại 3 bắt buộc phải bố trí 03 chức danh được kiêm nhiệm hoạt động không chuyên trách cấp xã. 3. Chức danh, số lượng và mức phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách ở ấp, khu vực: a) Chức danh: Trưởng ấp, khu vực; Công an viên Phó Trưởng ấp; Ấp đội trưởng Phó Trưởng ấp. b) Số lượng: Mỗi ấp, khu vực được bố trí không quá 03 người theo đúng chức danh quy định nêu trên. c) Mức phụ cấp: Phụ cấp hàng tháng theo hệ số 1,00 nhân với mức lương tối thiểu đối với Trưởng ấp, khu vực; Phụ cấp hàng tháng theo hệ số 0,50 nhân với mức lương tối thiểu đối với Công an viên Phó Trưởng ấp và Ấp đội trưởng Phó Trưởng ấp. Điều 2. Mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh và chế độ bảo hiểm y tế đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở ấp, khu vực: 1. Cán bộ, công chức cấp xã được phân công kiêm nhiệm chức danh hoạt động không chuyên trách cấp xã thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có). 2. Những người hoạt động không chuyên trách cấp xã được phân công kiêm nhiệm chức danh hoạt động không chuyên trách cấp xã thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20% mức phụ cấp hiện hưởng, kể cả trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh. 3. Những người hoạt động không chuyên trách ở ấp, khu vực kiêm nhiệm chức danh hoạt động không chuyên trách ở ấp, khu vực thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20% mức phụ cấp hiện hưởng, kể cả trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh. 4. Những người hoạt động không chuyên trách cấp xã là đối tượng được tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 62/2009/NĐ CP ngày 27 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. 5. Những người hoạt động không chuyên trách ở ấp, khu vực là đối tượng được tham gia bảo hiểm y tế. Mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 62/2009/NĐ CP ngày 27 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Điều 3. Quy định về chức danh, số lượng, mức phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở ấp, khu vực được thực hiện kể từ ngày 01/01/2012. Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 02/2010/QĐ UBND ngày 05 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc quy định chức danh, số lượng, mức phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở ấp, khu vực. Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: VP. Chính phủ (HN HCM): Bộ: Nội vụ; Tài chính; Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản); TT: TU; HĐND tỉnh; Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh VP. Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh; Như Điều 5; UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh; Sở, ban, ngành tỉnh; Cơ quan Báo, Đài tỉnh; Công báo tỉnh; Cổng thông tin điện tử tỉnh; Sở Tư pháp (Phòng KT&TDTHPL) Lưu: VT. KSTTHC.HK (D\hồng kính 2012\quyết định pháp quy) TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Trần Công Chánh
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 04/2012/QĐ UBND Hậu Giang, ngày 9 tháng 1 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC QUY ĐỊNH SỐ LƯỢNG VÀ MỨC TRỢ CẤP CHO LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ, CÔNG AN VIÊN, PHÓ CHỦ TỊCH HỘI CHỮ THẬP ĐỎ Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ CÁC CHỨC DANH ĐOÀN THỂ Ở ẤP, KHU VỰC Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004; Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 23 tháng 11 năm 2009; Căn cứ Pháp lệnh Công an xã ngày 21 tháng 11 năm 2008; Căn cứ Nghị định số 58/2010/NĐ CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ; Căn cứ Nghị định số 73/2009/NĐ CP ngày 07 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã; Căn cứ Nghị quyết số 26/2011/NQ HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc quy định số lượng và mức trợ cấp cho lực lượng Dân quân tự vệ, Công an viên, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ ở xã, phường, thị trấn và các chức danh đoàn thể ở ấp, khu vực; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Quy định số lượng và mức trợ cấp cho lực lượng Dân quân tự vệ, Công an viên, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ ở xã, phường, thị trấn và các chức danh đoàn thể ở ấp, khu vực, cụ thể như sau: 1. Số lượng và mức trợ cấp cho lực lượng Dân quân tự vệ, Công an viên và Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ ở xã, phường, thị trấn: a) Số lượng: Mỗi xã, phường, thị trấn được bố trí với số lượng như sau: Dân quân tự vệ: 05 chiến sĩ; Công an viên: 04 chiến sĩ. b) Lực lượng Dân quân tự vệ và Công an viên được hưởng mức trợ cấp hàng tháng theo hệ số 0,70 nhân với mức lương tối thiểu. c) Chức danh Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ được hưởng mức trợ cấp hàng tháng theo hệ số 0,95 nhân với mức lương tối thiểu. 2. Số lượng và mức trợ cấp cho các chức danh đoàn thể ở ấp, khu vực: a) Chức danh và mức trợ cấp đối với các đoàn thể ở ấp, khu vực gồm: Bí thư Chi bộ được hưởng mức trợ cấp hàng tháng theo hệ số 1,00 nhân với mức lương tối thiểu; Trưởng ban Công tác Mặt trận được hưởng mức trợ cấp hàng tháng theo hệ số 0,90 nhân với mức lương tối thiểu; Các chức danh đoàn thể còn lại gồm: Chi hội trưởng Cựu chiến binh, Chi hội trưởng Nông dân, Chi hội trưởng Phụ nữ, Chi hội trưởng Chữ thập đỏ, Bí thư Chi đoàn Thanh niên, Văn hóa Lao động Bảo trợ xã hội Giảm nghèo và Trẻ em được hưởng mức trợ cấp hàng tháng theo hệ số 0,30 nhân với mức lương tối thiểu. b) Nguồn kinh phí để thực hiện trợ cấp hàng tháng cho lực lượng Dân quân tự vệ, Công an viên, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ ở xã, phường, thị trấn và các chức danh đoàn thể ở ấp, khu vực do ngân sách của địa phương đảm bảo. Điều 2. Mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh và chế độ bảo hiểm y tế đối với lực lượng Dân quân tự vệ, Công an viên, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ ở xã, phường, thị trấn và các chức danh đoàn thể ở ấp, khu vực: 1. Lực lượng Dân quân tự vệ, Công an viên, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ ở xã, phường, thị trấn và các chức danh đoàn thể ở ấp, khu vực được phân công kiêm nhiệm các chức danh đoàn thể ở ấp, khu vực thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20% mức trợ cấp hiện hưởng, kể cả trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh; 2. Lực lượng Dân quân tự vệ, Công an viên, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ ở xã, phường, thị trấn và các chức danh đoàn thể ở ấp, khu vực là đối tượng được tham gia bảo hiểm y tế. Mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 62/2009/NĐ CP ngày 27 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Điều 3. Quy định về số lượng và mức trợ cấp cho lực lượng Dân quân tự vệ, Công an viên, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ ở xã, phường, thị trấn và các chức danh đoàn thể ở ấp, khu vực được thực hiện kể từ ngày 01/01/2012. Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 02/2010/QĐ UBND ngày 05 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc quy định chức danh, số lượng, mức phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở ấp, khu vực. Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: VP. Chính phủ (HN HCM): Bộ: Nội vụ; Tài chính; Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản); TT: TU; HĐND tỉnh; Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; VP. Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh; Như Điều 5; UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh; Sở, ban, ngành tỉnh; Cơ quan Báo, Đài tỉnh; Công báo tỉnh; Cổng thông tin điện tử tỉnh; Sở Tư pháp (Phòng KT&TDTHPL) Lưu: VT. KSTTHC.HK (D\hồng kính 2012\quyết định pháp quy) TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Trần Công Chánh
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 29/QĐ BNN HTQT Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT THỰC HIỆN DỰ ÁN NGHIÊN CỨU VỀ “HỢP ĐỒNG ĐỂ GIẢM NGHÈO MỘT THỬ NGHIỆM ĐỔI MỚI TRONG THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN VỚI NÔNG DÂN SẢN XUẤT NHỎ” DO VIỆN NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH LƯƠNG THỰC QUỐC TẾ IFPRI TÀI TRỢ BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ CP ; Căn cứ Nghị định số 93/2009/NĐ CP ngày 22/10/2009 về ban hành Quy chế về quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài; Căn cứ Thông tư số 07/2010/TT BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 93/2009/NĐ CP ngày 22/10/2009 về ban hành Quy chế về quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài; Căn cứ Thông tư số 49/2009/TT BNNPTNT ngày 04/8/2009 Hướng dẫn Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ của nước ngoài thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Căn cứ thư cam kết tài trợ thực hiện dự án hợp tác nghiên cứu về “Hợp đồng để giảm nghèo một thử nghiệm đổi mới trong thị trường nông sản với nông dân sản xuất nhỏ” của Viện Nghiên cứu Chính sách lương thực quốc tế IFPRI năm 2009, 2010 và 2011; Căn cứ tờ trình của Vụ Hợp tác quốc tế ngày 29/12/2011 về việc đề nghị Bộ cho phép thực hiện dự án hợp tác nghiên cứu sử dụng nguồn viện trợ Phi chính phủ nước ngoài; Xét công văn số 425/CSCL KH ngày 28/12/2011 của Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn về việc trình Bộ ra quyết định Phê duyệt thực hiện dự án hợp tác nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Chính sách lương thực quốc tế IFPRI tài trợ; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt thực hiện dự án hợp tác nghiên cứu về “Hợp đồng để giảm nghèo một thử nghiệm đổi mới trong thị trường nông sản với nông dân sản xuất nhỏ” với các thông tin cơ bản như sau: 1. Tên dự án: “Hợp đồng để giảm nghèo một thử nghiệm đổi mới trong thị trường nông sản với nông dân sản xuất nhỏ”. 2. Nhà tài trợ: Viện Nghiên cứu Chính sách lương thực quốc tế IFPRI 3. Cơ quan chủ quản dự án: Bộ Nông nghiệp và PTNT. 4. Chủ khoản viện trợ: Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn. 5. Địa điểm thực hiện dự án: Long An và Tiền Giang. 6. Thời gian thực hiện dự án: 2009 2011 7. Mục tiêu và kết quả chủ yếu của dự án: a) Mục tiêu chung: Thúc đẩy mối liên kết giữa doanh nghiệp, nhà nước, nhà nghiên cứu và nông dân sản xuất nhỏ; Nâng cao năng lực cho cán bộ của bộ môn. b) Các kết quả của dự án: Tổng quan chính sách về khuyến khích liên kết bốn nhà; Kết quả điều tra tình hình sản xuất sữa: sản lượng, chất lượng và giá trị; Đề xuất chính sách nhằm thúc đẩy mối liên kết giữa doanh nghiệp chế biến sữa và nông dân chăn nuôi bò sữa quy mô nhỏ; Một nhóm nghiên cứu được đào tạo về phương pháp điều tra, phân tích và đánh giá mối quan hệ hợp đồng giữa doanh nghiệp và nông dân. 8. Tổng vốn dự án: 67,524 USD Trong đó: a) Vốn viện trợ PCPNN không hoàn lại: 67,524 USD b) Vốn đối ứng: Không Điều 2. Giao cho Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn chủ trì phối hợp với các Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh (nơi dự án được thực hiện; Các cơ quan liên quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT; Nhà tài trợ tổ chức thực hiện dự án có hiệu quả theo quy định tại Điều 1 của Quyết định này, nội dung của văn kiện dự án, Thỏa thuận đã được ký kết, tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước và của Bộ về việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài, đồng thời quản lý thông tin theo đúng pháp luật. Chủ khoản viện trợ có trách nhiệm quản lý tài chính, lập báo cáo quyết toán năm và quyết toán dự án hoàn thành gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thẩm tra theo quy định hiện hành. Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Hợp tác quốc tế, Tài chính, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn và thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận: Như Điều 3; Văn phòng Chính phủ; Các Bộ: KH&ĐT, TC; PACCOM (105A Quan Thánh); Lưu VT HTQT (TH NTNM 15). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Bùi Bá Bổng
BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 19/QĐ LĐTBXH Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG VÀ KIỂM SOÁT MA TÚY Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRONG LĨNH VỰC CAI NGHIỆN MA TÚY VÀ QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN GIAI ĐOẠN 2012 2015 BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Căn cứ Quyết định số 1001/2011/QĐ TTg ngày 27/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Xét đề nghị của Cục trưởng Cục phòng, chống tệ nạn xã hội, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt “Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trong lĩnh vực cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện giai đoạn 2012 2015” kèm theo Quyết định này Điều 2. Giao Cục phòng, chống tệ nạn xã hội là cơ quan giúp Bộ trưởng xây dựng và triển khai kế hoạch chi tiết; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tình hình, tiến độ thực hiện kế hoạch và chịu trách nhiệm đánh giá, tổng kết báo cáo Bộ trưởng. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục phòng, chống tệ nạn xã hội, Thủ trưởng các đơn vị liên quan, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận: Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Văn phòng Chính phủ; Các Bộ: Công an, Y tế, Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tư pháp; UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TW; Website của Bộ; Như Điều 4; Lưu: VP, CPCTNXH (5b). BỘ TRƯỞNG Phạm Thị Hải Chuyền KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG VÀ KIỂM SOÁT MA TÚY Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRONG LĨNH VỰC CAI NGHIỆN MA TÚY VÀ QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN GIAI ĐOẠN 2012 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 19/QĐ LĐTBXH ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) Phần thứ nhất. CÔNG TÁC CAI NGHIỆN MA TÚY VÀ QUẢN LÝ SAU CAI GIAI ĐOẠN 2006 2010 VÀ DỰ BÁO TÌNH HÌNH NGHIỆN MA TÚY GIAI ĐOẠN 2011 2015 I. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÔNG TÁC CAI NGHIỆN MA TÚY VÀ QUẢN LÝ SAU CAI GIAI ĐOẠN 2006 2010 Thực hiện Quyết định số 49/2005/QĐ TTg ngày 10/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch tổng thể phòng, chống và kiểm soát ma túy đến năm 2010”, trong giai đoạn 2006 2010, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương trong cả nước xây dựng và triển khai các kế hoạch hoạt động nhằm hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra, sau 5 năm triển khai đã đạt được một số kết quả sau: 1. Công tác xây dựng văn bản: Tham mưu đề xuất với Quốc hội, Chính phủ ban hành Luật sửa đổi, bổ sung Luật phòng, chống ma túy Chương cai nghiện ma túy và 6 Nghị định của Chính phủ, 2 quyết định của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến công tác cai nghiện phục hồi; đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành theo thẩm quyền 17 văn bản hướng dẫn thi hành các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 2. Số người được cai nghiện ma túy và quản lý sau cai: Trong giai đoạn 2006 2010, cả nước đã tiếp nhận cai nghiện cho 250.000 lượt người, bằng 170,4% so với người nghiện có hồ sơ quản lý (trung bình mỗi đối tượng được cai nghiện 1,7 lần), tăng 43.090 người so với giai đoạn 2001 2005, trong đó: Các Trung tâm cai nghiện trong cả nước đã tiếp nhận cai nghiện cho 169.007 lượt người, vượt 70,4% so với chỉ tiêu đề ra theo Quyết định số 49/2005/QĐ TTg, chiếm 67,6% tổng số người nghiện được cai, tăng 28.142 người so với giai đoạn 2001 2005. Các địa phương trong cả nước đã tổ chức cai nghiện tại gia đình, cộng đồng cho 80.994 lượt người chiếm 32,4% tổng số người được cai nghiện. Công tác dạy văn hóa, dạy nghề và quản lý sau cai: các Trung tâm đã tổ chức dạy văn hóa cho 16.261 học viên, dạy nghề cho 30.697 học viên; tổ chức quản lý sau cai bằng hình thức hỗ trợ vay vốn, tạo việc làm cho 15.382 người. 3. Công tác đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động xã hội: Thực hiện mục tiêu đến năm 2010, trên 80% người nghiện ma túy được cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động xã hội, trong giai đoạn 2006 2010, toàn quốc đã đầu tư xây dựng mới 40 trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động xã hội, nâng cấp 46 trung tâm, nâng tổng số 83 trung tâm từ năm 2005, đến năm 2010 là 123 trung tâm, tăng khả năng tiếp nhận từ 30.000 40.000 người lên 55.000 60.000 người, bằng 39,6% so với số người nghiện có hồ sơ quản lý, tăng 57,1% khách hàng tiếp nhận so với năm 2005; Trong đó, 115 trung tâm trực thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội, 8 trung tâm do lực lượng Thanh niên xung phong quản lý. 4. Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự: Hệ thống tổ chức, cán bộ được củng cố, kiện toàn, đến năm 2010, cả nước có 37 Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội, tăng 16 Chi cục so với năm 2005; 13 Phòng phòng chống tệ nạn xã hội và 13 đơn vị lồng ghép vào Phòng bảo trợ xã hội; tại mỗi quận, huyện công tác phòng, chống tệ nạn xã hội đều do phòng Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn và quản lý, 100% xã phường, thị trấn có cán bộ làm công tác Lao động Thương binh và Xã hội. Tại các trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động xã hội có 5.794 cán bộ. 5. Thực hiện xã hội hóa công tác cai nghiện: Đến năm 2010, có 19 Trung tâm cai nghiện do tư nhân thành lập còn hoạt động và các trung tâm đã tổ chức cai nghiện cho 6.320 đối tượng. Việc thực hiện xã hội hóa chủ yếu huy động được sự tham gia đóng góp công sức của cán bộ các ban, ngành, đoàn thể, khu dân cư, già làng, trưởng bản trong vận động tham gia cai nghiện, giáo dục, quản lý sau cai; các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp hỗ trợ học nghề, tạo việc làm hoặc sự tham gia đóng góp tiền ăn của người cai nghiện. 6. Xây dựng và duy trì các mô hình cai nghiện có hiệu quả: Nhiều mô hình cai nghiện có hiệu quả đã được xây dựng và duy trì, như: Mô hình quản lý sau cai tại trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh; mô hình cai nghiện 3 giai đoạn của tỉnh Tuyên Quang; mô hình cai nghiện tại cộng đồng và quản lý sau cai của tỉnh Sơn La; mô hình cai nghiện tại xã, cụm xã và quản lý sau cai tại câu lạc bộ sau cai, kết hợp với hỗ trợ vốn giải quyết việc làm cho người sau cai gắn với hộ gia đình, cho đồng bào dân tộc vùng cao ở huyện Mường Khương (Lào Cai); mô hình Trung tâm cai nghiện cấp huyện; mô hình do ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội giúp người nghiện cai nghiện và tái hòa nhập cộng đồng, thực hiện tại các thành phố, tỉnh đồng bằng; mô hình cai nghiện tự nguyện tại các trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động xã hội, mô hình thí điểm điều trị chống tái nghiện bằng Natroxone; mô hình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone. II. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN Qua 5 năm thực hiện Quyết định số 49/2005/QĐ TTg của Thủ tướng Chính phủ, mặc dù các mục tiêu, chỉ tiêu về cơ bản đã đạt và vượt kế hoạch đề ra, tuy nhiên, cũng còn một số nguyên nhân dẫn đến chất lượng, hiệu quả cai nghiện và quản lý sau cai nghiện chưa cao, cụ thể: 1. Về nhận thức: Nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về nghiện ma túy và cai nghiện ma túy của không ít cán bộ, đặc biệt là một số cán bộ có trách nhiệm tham mưu về công tác cai nghiện dẫn đến sự quan tâm, đầu tư chưa đủ mạnh, thiếu đồng bộ hoặc chỉ chú trọng một số mặt của công tác cai nghiện, thậm chí giao khoán cho cơ sở mà thiếu kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ kịp thời. 2. Về hệ thống văn bản pháp luật, chế độ chính sách: Hệ thống văn bản về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện chưa thực sự thống nhất giữa các văn bản như: Luật Phòng, chống ma túy, Luật Phòng, chống HIV/AIDS, Pháp lệnh xử lý hành chính … Một số quy định nhưng khó thực hiện như thiếu chế tài quy định về khai báo tình trạng nghiện, xác định người nghiện, đăng ký hình thức cai nghiện, trường hợp không nơi cư trú nhất định, cơ quan có trách nhiệm xác định người nghiện, tiêu chuẩn đánh giá tái nghiện … Chế độ, chính sách cho người cai nghiện và sau cai chủ yếu ở mức thấp, đặc biệt là chế độ tiền ăn, tiền thuốc cho điều trị ở Trung tâm chưa khuyến khích hình thức cai nghiện tự nguyện; cơ chế khuyến khích xã hội hóa còn thiếu cụ thể. Chế độ chính sách cho cán bộ còn hạn chế, tính chất công việc phức tạp, áp lực công việc khi làm việc với người nghiện ma túy, người nhiễm HIV … do đó lượng cán bộ làm việc trong lĩnh vực cai nghiện ma túy và quản lý sau cai thiếu ổn định. 3. Chất lượng cai nghiện và quản lý sau cai: Nhiều tỉnh, thành phố tăng thời gian chữa trị cho người cai nghiện tại trung tâm nhưng nội dung, chất lượng chưa cao. Các hoạt động y tế trong trung tâm chưa đầy đủ, chủ yếu là cắt cơn giải độc, điều trị ARV, việc phòng ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội như bệnh lao, điều trị ARV, việc phòng ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội như bệnh lao, viêm gan … còn hạn chế. Tư vấn là biện pháp chủ yếu trong chữa trị, cai nghiện nhưng chưa được đầu tư phù hợp về cán bộ, thời gian, cơ sở vật chất, chế độ chính sách. Hoạt động dạy nghề chủ yếu kết hợp phục vụ lao động trị liệu, để bù đắp tiền ăn, nghề được dạy trong trung tâm không phù hợp với nhu cầu tìm việc làm tại cộng đồng. Lao động trị liệu chiếm nhiều thời gian và hoạt động ở trung tâm, từ đó dẫn đến việc học viên sau khi hoàn thành cai nghiện tại Trung tâm trở về cộng đồng tái nghiện từ 70 80%. Đối với cai nghiện tại gia đình và cộng đồng, nhiều địa phương chưa thực hiện, hoặc nếu có thì chỉ thực hiện giai đoạn cắt cơn; rất ít địa phương thực hiện các biện pháp hỗ trợ đồng bộ về y tế, tâm lý, xã hội, tỷ lệ tái nghiện 85 95% đối với các địa phương chỉ thực hiện giai đoạn cắt cơn. Công tác quản lý, tạo việc làm cho người nghiện sau cai chưa được thực hiện đúng mức, ít thực hiện các kỹ năng chuyên môn cụ thể, phù hợp, chủ yếu là quản lý hành chính và nhắc nhở; hoặc quá chú trọng việc cho đối tượng chuyển sang quản lý sau cai tại trung tâm, hoặc chưa tổ chức quản lý cau cai tại trung tâm. Quản lý sau cai tại cộng đồng ít gắn với hỗ trợ tư vấn dự phòng tái nghiện, tổ chức các hoạt động nhóm và hướng dẫn, cung cấp các dịch vụ tạo việc làm. Tỷ lệ người nghiện sau cai được hỗ trợ vốn, tạo việc làm rất thấp chỉ chiếm 6,13% tổng số người được cai nghiện. 4. Công tác đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị: Cơ sở vật chất tại các Trung tâm nói chung, đặc biệt là trang thiết bị y tế, trang thiết bị dạy nghề còn thiếu và lạc hậu, nhiều trung tâm chưa có phòng sinh hoạt văn hóa, phòng tư vấn, hầu hết Trung tâm chưa có hệ thống xử lý chất thải, đặc biệt chất thải y tế theo quy định của Bộ Y tế; thiếu khu cách ly dành cho những người mắc bệnh truyền nhiễm hoặc khu cách ly không đảm bảo tiêu chuẩn quy định. Chưa có quy hoạch tổng thể về hệ thống trung tâm trong toàn quốc, hệ thống trung tâm trong toàn quốc thiếu sự thống nhất, mỗi trung tâm xây dựng theo tiêu chuẩn định mức kinh tế, kỹ thuật khác nhau. Cai nghiện cộng đồng chưa được đầu tư phù hợp về cơ sở vật chất và các chi phí cần thiết, do vậy nhiều địa phương khó khăn trong tổ chức các hoạt động cai nghiện tại cộng đồng. Kinh phí đầu tư cho hoạt động cai nghiện tại trung tâm và cộng đồng còn rất hạn hẹp, kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống ma túy hầu như không xuống tới xã phường[1], kinh phí hỗ trợ cai nghiện và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai còn rất hạn chế; chỉ một số ít tỉnh, thành phố bố trí từ ngân sách địa phương. 5. Về cán bộ: Hệ thống cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý còn hạn chế: cả nước hiện có 1.471 cán bộ, trong đó biên chế 35,9%, kiêm nhiệm 55,1% và hợp đồng, cộng tác viên là 9%; ngoài ra còn có 9.673 cộng tác viên kiêm nhiệm làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội tại các xã, phường, thị trấn trong toàn quốc. Chất lượng cán bộ tại các trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động xã hội chưa cao: Các Trung tâm có 5.794 cán bộ, trong đó 1.334 biên chế; 4.062 hợp đồng dài hạn và ngắn hạn; trình độ đại học, cao đẳng chiếm 24%; trung cấp chiếm 25%; sơ cấp và không qua đào tạo chiếm 41%; cán bộ chưa được đào tạo chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ của Trung tâm chiếm 50%. Phần lớn cán bộ làm công tác cai nghiện và quản lý sau cai ít được đào tạo một cách bài bản, chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ nên chất lượng công việc còn chưa cao. 6. Việc lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế xã hội với cai nghiện và quản lý sau cai, kết nối nguồn lực, phối hợp, điều phối liên ngành còn hạn chế: Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, của các bộ, ngành có liên quan chưa chú trọng lồng ghép các chương trình an sinh xã hội, nông thôn mới, y tế cộng đồng phòng chống HIV/AIDS với chương trình cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện, đặc biệt là phối hợp giữa cơ quan y tế, lao động thương binh xã hội trong tổ chức các hoạt động cai nghiện tại trung tâm, gia đình, cộng đồng; chưa kết nối các dịch vụ hỗ trợ người cai nghiện và sau cai nhằm tạo thêm nhiều nguồn lực hỗ trợ người cai nghiện, đa dạng hóa các dịch vụ và tăng khả năng tiếp cận của người cai nghiện đến các nguồn lực xã hội. 7. Tính chất nghiện ma túy, tình hình nghiện ma túy vẫn phức tạp và hạn chế trong dự báo: Theo Tổ chức y tế thế giới và các chương trình can thiệp giảm tác hại của các tổ chức quốc tế, nghiện ma túy là một bệnh não bộ, tái diễn. Việc chữa trị cho mục tiêu cai bỏ hoàn toàn đang là một thách thức. Bên cạnh tính chất là bệnh nghiện, người nghiện ma túy còn vi phạm trật tự xã hội nên rất khó khăn cho công tác cai nghiện. Đồng thời sự phân liệt đối xử với người nghiện vẫn phổ biến trong cộng đồng, bản thân người nghiện còn thiếu quyết tâm, gia đình người nghiện chịu gánh nặng về kinh tế xã hội về người thân sử dụng ma túy. Bên cạnh đó, những hiểu biết và quan điểm mới về nghiện ma túy và điều trị cai nghiện ma túy, các bằng chứng về điều trị, cai nghiện ma túy hiệu quả của Quốc tế vẫn còn rất hạn chế trong hệ thống thông tin, trao đổi về cai nghiện ở Việt Nam. Đến hết 30/6/2011 cả nước có 149.900 người nghiện có hồ sơ quản lý. Người nghiện ma túy đã xuất hiện 63/63 tỉnh, thành phố; khoảng 90% quận, huyện, thị xã và gần 60% xã, phường, thị trấn trên cả nước. Gần 50% người nghiện ma túy ở độ tuổi dưới 30, trong khi năm 1995 tỷ lệ này chỉ khoảng 42%. Tỷ lệ nam giới nghiện ma túy là 95,93%. Khoảng 87% người nghiện ma túy tổng hợp và các loại tân dược chiếm 5,5% (trong đó tiêm chích gần 50%). Theo khảo sát của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có gần 38% người nghiện ma túy đã từng có tiền án, tiền sự. 53% có trình độ giáo dục từ trung học cơ sở trở xuống, 62% không có nghề nghiệp ổn định, bên cạnh tình hình sử dụng ma túy phức tạp nêu trên thì việc dự báo tình hình nghiện ma túy và xu hướng nghiện ma túy còn hạn chế, làm cho công tác hoạch định chính sách về cai nghiện và quản lý sau cai nghiện còn gặp nhiều khó khăn, mang tính chất xử lý tình huống. III. DỰ BÁO TÌNH HÌNH NGHIỆN MA TÚY 1. Dự báo người nghiện Theo dự báo của Bộ Công an, trong các năm qua, bình quân số người nghiện ma túy tăng đều theo từng năm từ 3 5%. Do đó, dự báo số người nghiện ma túy ở nước ta từ nay đến năm 2015 có xu hướng tăng vì tình trạng tái nghiện và phát sinh người nghiện mới, cụ thể như sau: Năm 2012: Khoảng 165.000 người nghiện. Năm 2013: Khoảng 173.000 người nghiện. Năm 2014: Khoảng 181.000 người nghiện. Năm 2015: Khoảng 190.000 người nghiện. Đặc biệt, trong xu hướng tăng đó, tình trạng nghiện ma túy tổng hợp sẽ tăng lên đáng kể và dự kiến đến năm 2015 trong số 190.000 người nghiện có khoảng 30.000 người nghiện ma túy tổng hợp, vì: Một bộ phận người nghiện ma túy nhóm thuốc phiện (chủ yếu là hêrôin) đã nhận biết rõ tác hại của việc sử dụng loại ma túy này, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm khác nên đã chuyển sang sử dụng ma túy tổng hợp, đồng thời người sử dụng ma túy tổng hợp ít thấy tác hại trực tiếp của sử dụng ma túy nhóm gốc thuốc phiện nhưng lại chưa thấy tác hại của ma túy tổng hợp và đặc biệt là ma túy tổng hợp dễ sử dụng, cất giấu, vận chuyển … Ma túy tổng hợp được cung cấp từ nguồn vận chuyển từ nước ngoài vào và sản xuất trong nước, trong khi hêrôin phải vận chuyển từ nước ngoài vào. Do ảnh hưởng của tình hình sử dụng ma túy tổng hợp ở các nước trong khu vực tăng rất nhanh trong những năm gần đây, như: Thái Lan, Lào, Trung Quốc … nên đã có tác động tiêu cực đến giới trẻ của nước ta hiện nay. 2. Người nghiện ma túy tham gia chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế methadone: Hiện tại, đã có 9 tỉnh, thành phố triển khai 30 điểm với gần 5.000 bệnh nhân đang được điều trị, dự kiến đến năm 2015 chương trình sẽ điều trị cho khoảng 80.000 người nghiện ma túy trong cả nước (còn khoảng 110.000 người nghiện ma túy sẽ tham gia các chương trình cai nghiện và quản lý sau cai). Phần thứ hai. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG VÀ KIỂM SOÁT MA TÚY Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRONG LĨNH VỰC CAI NGHIỆN MA TÚY VÀ QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN GIAI ĐOẠN 2012 2015 I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU 1. Mục tiêu: a) Nâng cao trách nhiệm cá nhân, gia đình và toàn xã hội để chủ động phòng ngừa và giải quyết tình trạng nghiện ma túy. Tăng cường nhận thức về nghiện ma túy, cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy cho cán bộ các cấp, các ngành có liên quan để có sự quan tâm, đầu tư thỏa đáng về công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhằm góp phần ngăn chặn, giảm cơ bản tệ nạn nghiện ma túy và giảm đến mức thấp nhất các tác hại của nghiện ma túy đến sức khỏe, gia đình, xã hội. b) Tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, xã hội, việc làm, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người cai nghiện. c) Tăng cường hiệu quả kinh tế xã hội của chương trình cai nghiện. 2. Chỉ tiêu cụ thể: a) Tổ chức cai nghiện cho 90% người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý (khoảng 180.000 lượt người) mà không thuộc diện đối tượng tham gia chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone; đảm bảo ít nhất 50% người nghiện được cai nghiện tại cộng đồng; hàng năm tăng 10% số người nghiện tự nguyện tại các trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động xã hội. b) 100% số người tham gia cai nghiện ma túy có nhu cầu được tư vấn học nghề và 70% có nhu cầu được đào tạo nghề về 30% có nhu cầu được tạo việc làm. c) 100% người đã hoàn thành cai nghiện tại Trung tâm được quản lý sau cai với các hình thức quản lý, tư vấn, giám sát phù hợp. e) Giảm tỷ lệ tái nghiện từ 10 15% so với hiện nay. f) 100% cán bộ làm công tác quản lý, trực tiếp làm công tác cai nghiện, quản lý sau cai tại trung ương và địa phương được tập huấn, đào tạo, nâng cao năng lực. g) 100% các tỉnh, thành phố sắp xếp, quy hoạch lại hệ thống trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động xã hội theo hướng quy mô vừa và nhỏ, đúng tiêu chuẩn về định mức kinh tế kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ cai nghiện; kết nối với việc cung cấp dịch vụ ngoài cộng đồng; củng cố khu vực cai nghiện tự nguyện. II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG, PHÂN CÔNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN TT Nội dung hoạt động Phân công thực hiện Thời gian Chủ trì Phối hợp 1. Hoàn thiện hệ thống, chính sách, pháp luật 1.1 Xây dựng Luật cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy và các văn bản hướng dẫn Luật. Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH; Vụ Pháp chế) Bộ Tư pháp; UB Các vấn đề xã hội; Bộ Công an; Bộ Y tế … 2012 2015 1.2. Rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật khác liên quan đến công tác cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai nghiện 1.2.1 Về chế độ chính sách: a. Nghiên cứu, ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn chế độ, chính sách cho hoạt động cai nghiện và quản lý sau cai tại cộng đồng. Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH) Bộ Tài chính 2011 2012 b. Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện. Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH) Bộ Tài chính 2012 2013 c. Nghiên cứu, xây dựng chế độ bảo hiểm xã hội cho người sau cai nghiện ma túy làm việc tại Trung tâm quản lý sau cai nghiện. Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH) Vụ Bảo hiểm xã hội Bộ LĐTBXH 2012 2013 d. Nghiên cứu, ban hành Thông tư hướng dẫn về chế độ tiền lương, tiền công, hình thức ký hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội cho người sau cai nghiện theo quy định của Nghị định 94/2009/NĐ CP ngày 29/10/2009 về quản lý sau cai nghiện ma túy và Luật lao động. Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH) Vụ Tiền lương Bộ LĐTBXH; Bộ Tài chính 2012 2013 e. Nghiên cứu, xây dựng chính sách hỗ trợ dạy nghề cho học viên cai nghiện ma túy, người sau cai nghiện tại Trung tâm và cộng đồng Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH, Tổng cục Dạy nghề) Bộ Tài chính 2012 2013 1.2.2 Về hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ a. Nghiên cứu, ban hành Thông tư hướng dẫn quy trình cai nghiện tại cộng đồng. Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH) Bộ Y tế 2012 2013 b. Nghiên cứu, ban hành Thông tư hướng dẫn quy chế, quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện tại nơi cư trú. Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH) Tổng cục Dạy nghề Bộ LĐTBXH 2012 c. Xây dựng tiêu chuẩn cung cấp các dịch vụ điều trị, cai nghiện ma túy tại cộng đồng, trung tâm. Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH) 2013 2014 d. Nghiên cứu ban hành Thông tư quy định tiêu chuẩn, định mức kinh tế, kỹ thuật của Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động xã hội, cơ sở quản lý sau cai nghiện Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH; Vụ Kế hoạch tài chính) Bộ Xây dựng; Bộ Y tế 2013 2014 1.2.3 Về cơ chế quản lý: a. Nghiên cứu ban hành Thông tư hướng dẫn tiêu chuẩn hành nghề tư vấn điều trị nghiện ma túy (trong nhóm nghề công tác xã hội đã được Chính phủ phê duyệt). Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH) 2012 2013 b. Nghiên cứu ban hành Thông tư hướng dẫn phương pháp, tiêu chí giám sát đánh giá công tác cai nghiện, quản lý người sau cai. Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH) 2013 2014 1.2.4 Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản hiện hành hướng dẫn các Nghị định của Luật phòng, chống ma túy cho phù hợp với tình hình mới. Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH) Các cơ quan liên quan 2011 2015 1.3. Xây dựng Đề án đổi mới hoạt động cai nghiện ở Việt Nam trình Chính phủ phê duyệt Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH; Vụ Kế hoạch Tài chính; Vụ pháp chế) Bộ Công an; Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan 2012 2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện phục hồi, quản lý sau cai nghiện 2.1 2.1. Tại Cộng đồng 2.1.1 Về đầu tư cơ sở vật chất: a. Chỉ đạo, hướng dẫn, các tỉnh, thành phố về xây dựng các điểm cắt cơn tại cộng đồng theo xã, cụm xã theo đúng quy định. Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH; Vụ Kế hoạch Tài chính) Bộ Y tế; Bộ Công an 2012 2015 b. Đầu tư, nâng cấp các điểm hỗ trợ cai nghiện làm dịch vụ cắt cơn, tư vấn, quản lý sau cai tại cộng đồng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định đối với các địa phương trọng điểm, có khó khăn trong cân đối ngân sách cho đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới các cơ sở hỗ trợ cai nghiện tại cộng đồng, đặc biệt đối với các xã, phường, thị trấn có nhiều người nghiện ma túy, hoặc theo cụm xã, phường, thị trấn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ LĐTBXH. Các bộ, ngành liên quan. 2012 2015 2.1.2 Về xây dựng nội dung, chương trình: a. Xây dựng tài liệu hướng dẫn thực hiện quy trình cai nghiện tại cộng đồng từ giai đoạn tiếp cận cộng đồng, điều trị cắt cơn, tư vấn, hỗ trợ học nghề, tạo việc làm và quản lý sau cai và kết nối dịch vụ hỗ trợ người cai nghiện Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH) Các đơn vị, cơ quan liên quan 2012 2014 b. Biên soạn các tài liệu phổ biến, hướng dẫn điều trị cai nghiện, quản lý sau cai, dự phòng tái nghiện và cung cấp cho người tham gia cai nghiện. Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH) Các đơn vị, cơ quan liên quan 2012 2015 c. Xây dựng nội dung, hướng dẫn công tác tư vấn, hỗ trợ tâm lý xã hội, dạy nghề, tạo việc làm cho người nghiện ma túy tham gia chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone. Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH) Các đơn vị, cơ quan liên quan 2012 2015 2.1.3 Về xây dựng và triển khai các chương trình thí điểm nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác cai nghiện và quản lý sau cai tại cộng đồng: a. Xây dựng thí điểm mô hình Trung tâm cai nghiện và hỗ trợ sau cai tại cộng đồng theo mô hình Trung tâm mở ở cấp huyện, cai nghiện tự nguyện nội trú và bán trú, tiếp nhận các dịch vụ cai cắt cơn, chăm sóc sức khỏe, tư vấn dự phòng tái nghiện học văn hóa, học nghề trong và ngoài Trung tâm theo cơ chế chuyển gửi và giới thiệu dịch vụ điều trị cho người nghiện ma túy gốc thuốc phiện và ma túy tổng hợp. Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH; Vụ Kế hoạch Tài chính) UBND các tỉnh, thành phố thí điểm (Sở LĐTBXH). 2011 2014 c. Tiếp tục thí điểm mô hình “Quân dân y cai nghiện ma túy tại khu vực biên giới” tại Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An … tổng kết và đánh giá. Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH; Vụ Kế hoạch Tài chính) Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Bộ Quốc phòng 2011 2013 e. Thí điểm mô hình cai nghiện và quản lý sau cai tại cộng đồng thông qua tiếp cận cộng đồng, cắt cơn giải độc, giới thiệu điều trị các bệnh cơ hội, cung cấp các dịch vụ tư vấn dự phòng tái nghiện, tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội và quản lý trường hợp, kết nối dịch vụ, huy động sự tham gia của đội xã hội tình nguyện và các đoàn thể liên quan; tổng kết, nhân rộng mô hình. Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH) UBND các tỉnh, thành phố thí điểm (Sở LĐTBXH). 2012 2014 f. Tổ chức đánh giá, đề xuất giải pháp nhân rộng các mô hình cai nghiện ma túy và quản lý sau cai tại gia đình, tại cộng đồng có hiệu quả. Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH) Các Bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố thí điểm (Sở LĐTBXH) 2012 2015 2.2 Tại Trung tâm 2.2.1 Về cơ sở vật chất: Rà soát, quy hoạch, cải tạo, nâng cấp các Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động xã hội, Trung tâm quản lý sau cai nghiện phù hợp với quy mô, chức năng nhiệm vụ, định mức tiêu chuẩn kỹ thuật về cơ sở vật chất và tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ điều trị, chăm sóc và nhu cầu của công tác cai nghiện, quản lý sau cai tại địa phương. UBND các tỉnh, thành phố. Bộ LĐTBXH; Bộ Kế hoạch Đầu tư. 2012 2014 2.2.2 Xây dựng nội dung, chương trình: a. Xây dựng tài liệu hướng dẫn chi tiết, cụ thể quy trình cai nghiện: tiếp nhận, sàng lọc, phân loại; điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị các bệnh lao, gan và các bệnh cơ hội; giáo dục, tư vấn, phục hồi hành vi, nhân cách; lao động trị liệu, học nghề; phòng, chống tái nghiện, chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng; tài liệu hướng dẫn cung cấp dịch vụ điều trị, cai nghiện và chăm sóc người cai nghiện tự nguyện tại trung tâm. Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH) Bộ Y tế; Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan khác. 2012 2014 b. Nghiên cứu, xây dựng, hướng dẫn công tác an toàn lao động; vệ sinh lao động trong Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động xã hội, Trung tâm quản lý sau cai. Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH; Cục An toàn LĐ) Các đơn vị liên quan. 2012 2013 c. Nghiên cứu về bệnh nghề nghiệp trong Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động xã hội, Trung tâm quản lý sau cai. Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH; Cục An toàn LĐ) Các đơn vị liên quan. 2012 2014 2.2.3 Xây dựng dự án thí điểm: Thí điểm chuyển đổi một số Trung tâm cai nghiện bắt buộc sang trung tâm cai nghiện tự nguyện dựa trên điều kiện sẵn có về cơ sở vật chất, cán bộ của Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động xã hội với các hình thức nội trú, bán trú; đối tượng tự nguyện tham gia theo nhu cầu, toàn bộ hay một phần quy trình cai nghiện tại 05 tỉnh, thành phố. Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH) UBND các tỉnh, thành phố (Sở LĐTBXH). 2012 2014 2.3 Xây dựng Dự án dạy nghề cho người nghiện ma túy và người sau cai nghiện a. Đánh giá tình hình đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các Trung tâm; tình hình dạy nghề, học nghề cho học viên cai nghiện tại Trung tâm và cộng đồng. Bộ LĐTBXH (Tổng cục Dạy nghề; Cục PCTNXH) UBND các tỉnh, thành phố (Sở LĐTBXH). 2011 2012 b. Xây dựng dự án dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại Trung tâm, cộng đồng ở tỉnh, thành phố, thông qua cơ chế, chính sách, đầu tư nguồn lực, hỗ trợ địa phương, lồng ghép trong chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm. Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH; Tổng cục Dạy nghề) UBND các tỉnh, thành phố (Sở LĐTBXH). 2012 2014 3. Nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn 3.1 Nâng cao năng lực quản lý a. Rà soát, củng cố, hệ thống tổ chức, bộ máy của ngành Lao động Thương binh và Xã hội về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai bao gồm củng cố các chi cục, phòng phòng chống tệ nạn xã hội, các trung tâm, cán bộ ở cấp huyện, cấp xã, tăng cường củng cố đội công tác xã hội, tạo điều kiện cơ chế, chính sách cho cán bộ tham gia hoạt động tư vấn Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH; Vụ Tổ chức Cán bộ) UBND các tỉnh, thành phố (Sở LĐTBXH). 2012 2015 b. Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ công tác phòng chống tệ nạn xã hội ở cấp xã. Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH; Vụ Tổ chức cán bộ) Các đơn vị liên quan 2013 2014 3.2 Xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ a. Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực làm về công tác điều trị, cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai nghiện là một nghề trong lĩnh vực nghề công tác xã hội; Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH; Vụ Tổ chức cán bộ; Cục bảo trợ xã hội) UBND các tỉnh, thành phố (Sở LĐTBXH). 2013 2014 b. Nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện các chương trình khung, giáo trình đào tạo về công tác cai nghiện phục hồi, quản lý sau cai nghiện; Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH; Trường Đại học Lao động xã hội) Bộ Giáo dục và Đào tạo 2013 2014 3.3 Đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn Tổ chức các lớp tập huấn cho gần 7.300 cán bộ (1.500 cán bộ chuyên trách và 5.800 cán bộ ở Trung tâm) ở Trung ương và địa phương về cai nghiện và quản lý sau cai nghiện cho cán bộ cơ quan chuyên trách, Trung tâm và cộng đồng với các nội dung về ma túy và xã hội, tiếp cận cộng đồng, tư vấn điều trị và phòng chống tái nghiện, chăm sóc y tế, quản lý trường hợp, giám sát, đánh giá. Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH; Vụ Tổ chức cán bộ) UBND các tỉnh, thành phố (Sở LĐTBXH). 2011 2015 3.4. Tổ chức các hoạt động hợp tác, phối hợp với các cơ quan nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước về nghiện ma túy và cai nghiện để áp dụng các tiến bộ về khoa học và kỹ thuật trong công tác cai nghiện. Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH; Vụ Tổ chức cán bộ) Các đơn vị liên quan. 2011 2015 4 Tăng cường phối hợp, điều phối giữa các Bộ, ban ngành liên quan ở các cấp a. Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị ở các cấp, khu vực, địa phương nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động y tế ở các cơ sở cai nghiện tại Trung tâm, cộng đồng. Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH) Bộ Y tế; UBND các tỉnh, thành phố (Sở LĐTBXH) 2012 2015 b. Tổ chức các cuộc hội thảo ở các cấp, các khu vực, địa phương về cơ chế phối hợp, cung cấp các dịch vụ cai nghiện tại Trung tâm, cộng đồng. Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH) Bộ Y tế; Bộ Công an; UBND các tỉnh, thành phố (Sở LĐTBXH) 2012 2015 c. Tổ chức các cuộc hội thảo về quản lý sau cai ở các cấp, khu vực và địa phương. Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH) Bộ Y tế; Bộ Công an; UBND các tỉnh, thành phố (Sở LĐTBXH) 2012 2015 5. Nâng cao chất lượng hệ thống giám sát, đánh giá chương trình cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện. a. Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu cơ bản về người cai nghiện nghiện ma túy ở Việt Nam để xây dựng các chương trình điều trị, can thiệp phù hợp với người nghiện ma túy; xây dựng hệ thống cập nhật và chia sẻ nội bộ dữ liệu thông tin về người cai nghiện ma túy qua mạng internet. Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH) Trung tâm Thông tin Bộ LĐTBXH; UBND các tỉnh, thành phố (Sở LĐTBXH). 2012 2015 b. Xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả, hiệu quả công tác cai nghiện và quản lý sau cai tại Trung tâm, cộng đồng, cai tự nguyện, cai bắt buộc. Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH) UBND các tỉnh, thành phố (Sở LĐTBXH) 2012 2013 c. Tiến hành giám sát, đánh giá các chương trình cai nghiện, quản lý sau cai phù hợp từng năm, từng giai đoạn theo đúng quy định. Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH) UBND các tỉnh, thành phố (Sở LĐTBXH) 2012 2015 d. Tổ chức đào tạo và huấn luyện nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin thu thập, xử lý, nâng cao chất lượng thông tin báo cáo. Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH) UBND các tỉnh, thành phố (Sở LĐTBXH) 2013 2015 6. Tăng cường hợp tác quốc tế về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện a. Trong giai đoạn 2011 2015, tiếp tục duy trì các hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cho các Dự án đang triển khai (FHI, CDC, J71, Quỹ toàn cầu …), đồng thời đẩy mạnh việc huy động các nguồn tài trợ quốc tế thông qua các hoạt động: Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH) Các đơn vị liên quan. 2011 2015 b. Xây dựng các dự án, đề xuất về chuyển giao công nghệ đào tạo, sử dụng các mô hình cai nghiện dựa vào bằng chứng hiệu quả đã được chứng minh để áp dụng vào Việt Nam. Xây dựng danh mục nhu cầu tài trợ và huy động đối tác hỗ trợ nâng cao năng lực cai nghiện tại gia đình, tại cộng đồng và quản lý sau cai nghiện. Xây dựng các dự án hỗ trợ nâng cao năng lực về cai nghiện và hỗ trợ can thiệp dự phòng, lây nhiễm HIV và điều trị HIV/AIDS trong Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động xã hội và Trung tâm quản lý sau cai và tìm đối tác tài trợ. Xây dựng các dự án và kêu gọi tài trợ trong công tác hoàn thiện hệ thống thu thập thông tin và đánh giá hiệu quả công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện. Huy động sự hỗ trợ quốc tế trong việc nghiên cứu, học tập và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách cho phù hợp với quốc tế và thực trạng Việt Nam theo từng giai đoạn. Bộ LĐTBXH (Cục PCTNXH) Các đơn vị liên quan 2012 2015 III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của chính quyền các cấp và sự tham gia tích cực của các đoàn thể, tổ chức xã hội và cộng đồng trong việc thực hiện các chính sách, pháp luật về phòng, chống ma túy nói chung, công tác cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai nghiện nói riêng. 2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, xác nhận rõ trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền đoàn thể, gia đình và bản thân người nghiện trong việc chấp hành pháp luật, chủ trương, chính sách của nhà nước về cai nghiện phục hồi. 3. Hoàn thiện chính sách, pháp luật: tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hệ thống chính sách pháp luật về cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai nghiện, xây dựng các cơ chế, chính sách đa dạng hóa hình thức, biện pháp tổ chức cai nghiện, phù hợp với các đặc điểm, nhu cầu của người nghiện như cai bắt buộc, cai tự nguyện, tham gia cai nghiện bán trú, cai tại gia đình, tại cộng đồng, điều trị giảm hại; tính hiệu quả toàn diện của công tác cai nghiện; có chính sách xử lý phù hợp với người sử dụng ma túy có hành vi vi phạm an ninh trật tự xã hội; xây dựng các chính sách, chế độ đặc thù cho công tác cai nghiện khu vực biên giới. 4. Chú trọng thực hiện các biện pháp xã hội hóa công tác cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai nghiện dựa vào cộng đồng: phát động toàn dân phòng ngừa tệ nạn xã hội và vận động người nghiện ma túy tham gia các chương trình cai nghiện phù hợp; huy động nguồn lực tại chỗ để hỗ trợ người cai nghiện, giúp đỡ người sau cai có việc làm ổn định cuộc sống; hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện, các cơ sở hoạt động theo hình thức mở; xây dựng chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp tại cơ sở sản xuất sau cai tại cộng đồng; thực hiện đa dạng, hình thức huy động sự tham gia, đóng góp của người dân, gia đình, cộng đồng cho công tác cai nghiện và quản lý sau cai. 5. Tăng cường phối hợp, lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế xã hội với công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai: Lồng ghép công tác cai nghiện, phục hồi, dạy nghề, tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy với các cuộc vận động lớn và các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, trên cơ sở đưa các chỉ tiêu, nhiệm vụ về dạy nghề, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo; an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người cai nghiện ma túy và người sau cai nghiện ma túy vào hoạt động của các chương trình, dự án về dạy nghề, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trên từng địa bàn. 6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết: xây dựng các cơ sở dữ liệu về người nghiện ma túy, các chỉ số giám sát, đánh giá, các chỉ tiêu báo cáo về công tác cai nghiện phục hồi, quản lý sau cai, định kỳ đánh giá hiệu quả công tác cai nghiện, điều chỉnh nội dung, biện pháp phù hợp nhằm không ngừng nâng cao kết quả, hiệu quả công tác cai nghiện phục hồi. 7. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cai nghiện phục hồi, tranh thủ sự giúp đỡ về chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm và sự hỗ trợ về tài chính, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài trợ quốc tế; chủ động xây dựng và thực hiện các dự án hỗ trợ kỹ thuật về cai nghiện phục hồi và hỗ trợ can thiệp phòng ngừa, điều trị giảm hại cho người nghiện ma túy lây nhiễm HIV. IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2011 2015 Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trong lĩnh vực cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện giai đoạn 2011 2015 nằm trong tổng thể ngân sách nhà nước và nguồn lực xã hội có thể huy động được, phân theo các nguồn chủ yếu sau: 1. Ngân sách Trung ương Ngân sách chi thường xuyên để đảm bảo nguồn lực thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai nghiện. Hàng năm Chính phủ bố trí kinh phí để thực hiện Chiến lược này từ Chương trình quốc phòng phòng, chống ma túy. Nguồn được bố trí lồng ghép từ các chương trình xóa đói giảm nghèo; chương trình việc làm; dạy nghề; chương trình HIV/AIDS … và các dự án phát triển kinh tế xã hội khác có liên quan. 2. Ngân sách địa phương: Ngoài nguồn kinh phí thường xuyên và kinh phí phòng, chống ma túy do Trung ương phân bổ, địa phương chủ động lồng ghép các nguồn với chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội khác. 3. Nguồn huy động: Huy động các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài./. [1] Báo cáo của Bộ KHĐT năm 2007
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 28/QĐ BNN HTQT Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC GIA HẠN THỜI GIAN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “LỒNG GHÉP NGHIÊN CỨU RỪNG VÀ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC VÀO CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ” BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ và Nghị định số 75/2009/NĐ CP ngày 10/9/2009 sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Căn cứ Nghị định số 93/2009/NĐ CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 về ban hành Quy chế về quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài; Căn cứ Thông tư số 07/2010/TT BKH ngày 30 tháng 3 năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 93/2009/NĐ CP ngày 22/10/2009 về ban hành Quy chế về quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài; Căn cứ Thông tư số 49/2009/TT BNNPTNT ngày 04 tháng 8 năm 2009 Hướng dẫn Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ của nước ngoài thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Căn cứ thư đề nghị của Nhà tài trợ Tropenbos International Vietnam Programme (TBI) TBI V/MARD/RB/Jm ngày 22/12/2012 về việc điều chỉnh thời gian thực hiện Chương trình; Căn cứ Quyết định 2687/QĐ/BNN HTQT ngày 01/9/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Chương trình “Lồng ghép nghiên cứu rừng và tăng cường năng lực vào Chương trình phát triển của Quốc gia và Quốc tế”; Xét đề nghị của Viện Điều tra Quy hoạch rừng Tổng cục Lâm nghiệp tại công văn số 287/ĐTQHR CV ngày 26/12/2011 về việc xin gia hạn thời gian thực hiện Chương trình do tổ chức TBI Hà Lan tài trợ; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Gia hạn thời gian thực hiện dự Chương trình “Lồng ghép nghiên cứu rừng và tăng cường năng lực vào Chương trình phát triển của Quốc gia và Quốc tế” quy định tại Quyết định 2687/QĐ/BNN HTQT ngày 01/9/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau: Thời gian thực hiện đến 31/3/2012. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Viện trưởng Viện Điều tra Quy hoạch rừng và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận: Như Điều 3; Văn phòng Chính phủ; Các Bộ: KH&ĐT, TC; PACCOM (105A Quan Thánh); Lưu VT HTQT (TH NM). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Bùi Bá Bổng
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 01/CT TTg Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2012 CHỈ THỊ VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRIỂN KHAI CHỦ TRƯƠNG CHỦ ĐỘNG VÀ TÍCH CỰC HỘI NHẬP QUỐC TẾ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định chủ trương “phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”. Tiếp đó, Đại hội X của Đảng nêu rõ chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác”. Cụ thể hóa các chủ trương này, ngày 27 tháng 11 năm 2001, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 07 NQ/TW về hội nhập kinh tế quốc tế, và ngày 05 tháng 02 năm 2007 Ban Chấp hành Trung ương khóa X ban hành Nghị quyết số 08 NQ/TW về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Thực hiện đường lối và chủ trương trên của Đảng, Chính phủ đã ban hành các chương trình hành động, chỉ đạo các bộ, cơ quan, địa phương chủ động, tích cực triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế và hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực trong giai đoạn 2001 2010 và đã đạt những kết quả quan trọng. Đại hội XI của Đảng đã đề ra chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” nhằm khai thác tối đa các nguồn lực bên ngoài để phục vụ phát triển nhanh, bền vững và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 2020, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác đối ngoại trong thời gian tới. Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế là chủ trương chiến lược của Đảng ta, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, phù hợp với thế và lực của đất nước sau 25 năm đổi mới và thực tiễn quá trình hội nhập của đất nước, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của công cuộc phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Triển khai chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Đại hội XI của Đảng, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị: 1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo: Tiếp tục tổ chức quán triệt sâu rộng, thống nhất nhận thức trong cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, về đường lối đối ngoại, về các cơ hội cũng như thách thức đặt ra đối với tiến trình hội nhập trong giai đoạn mới của đất nước nói chung và đối với từng ngành, địa phương và doanh nghiệp nói riêng. Tổng kết, đánh giá quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực trong 10 năm qua, tập trung làm rõ những mặt được, mặt chưa được, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm. Trên cơ sở đó, đề ra định hướng, bước đi trong hội nhập quốc tế giai đoạn 2011 2015 trên các lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ của từng bộ, cơ quan, địa phương; gửi báo cáo tổng kết, đánh giá và định hướng hội nhập quốc tế đến Bộ Ngoại giao trước ngày 31 tháng 3 năm 2012 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 4 năm 2012. Rà soát, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách, cơ chế, thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật; bảo đảm các khâu hoạch định chính sách, hoàn thiện luật pháp và xây dựng chiến lược phát triển trong nước phù hợp với các lộ trình và cam kết hội nhập quốc tế của Việt Nam; thực hiện đầy đủ các thỏa thuận và điều ước quốc tế đã ký kết, kiến nghị đàm phán, ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế phục vụ hội nhập quốc tế, xây dựng báo cáo hàng năm về hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế gửi Bộ Ngoại giao để tổng hợp trình Chính phủ; củng cố, hoàn thiện cơ chế chỉ đạo, điều phối, thực thi, giám sát thực hiện các hoạt động hội nhập quốc tế. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bố trí và sử dụng nguồn nhân lực vững vàng về chính trị, năng lực chuyên môn và ngoại ngữ trong các lĩnh vực hội nhập mà Việt Nam tham gia. 2. Bộ Ngoại giao: Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan đề xuất, kiến nghị Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về hội nhập quốc tế trong quý II năm 2012. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan cụ thể hóa các nhiệm vụ về đối ngoại và hội nhập quốc tế trong Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011 2015, đề xuất cơ chế chỉ đạo, phối hợp các lĩnh vực hội nhập quốc tế. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nâng cao hiệu quả tham gia của Việt Nam tại các cơ chế, diễn đàn quốc tế, khu vực; xây dựng kế hoạch tham gia các hoạt động về an ninh chính trị phù hợp tại các khuôn khổ đa phương, kế hoạch thực hiện trách nhiệm quốc tế của Việt Nam, kế hoạch đào tạo, giới thiệu người tham gia các tổ chức quốc tế, cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế quan trọng. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng Báo cáo đánh giá tác động kinh tế xã hội sau 5 năm gia nhập WTO và đề xuất các biện pháp liên quan để hội nhập quốc tế sâu rộng, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 02 năm 2012. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương khẩn trương bổ sung, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 02 năm 2012. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương hoàn tất Chiến lược phát triển xanh với lộ trình và các biện pháp cụ thể nhằm bảo đảm phát triển nhanh và bền vững, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2012. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương cập nhật, bổ sung, sửa đổi các quy định, thủ tục về đấu thầu của Việt Nam, đề xuất chủ trương và lộ trình thực hiện các cam kết, đàm phán quốc tế trong lĩnh vực này, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2012. 4. Bộ Công Thương: Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan và các địa phương xây dựng báo cáo đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết 08/NQ TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X và Nghị quyết 16/2007/NQ CP của Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2012. Tổng kết, đánh giá việc triển khai các cam kết gia nhập WTO và các hiệp định mậu dịch tự do (FTA) mà Việt Nam là thành viên, đặc biệt là các FTA của ASEAN với các nước đối tác, trên cơ sở đó khẩn trương hoàn tất Chiến lược tham gia các khu vực mậu dịch tự do (FTA) trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động xây dựng kế hoạch triển khai, hoàn thiện Đề án tham gia Vòng đàm phán Đô ha, trình Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ trên trong quý I năm 2012. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2020 để trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2012. Tham vấn các bên liên quan, đặc biệt là các địa phương và doanh nghiệp, về đàm phán kinh tế, thương mại quốc tế. Nâng cao hiệu quả phối hợp với các bộ, cơ quan, các địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp và các bên liên quan nhằm chủ động tháo gỡ kịp thời các vướng mắc về kinh tế, thương mại và giải quyết hiệu quả các tranh chấp thương mại quốc tế. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, kiến nghị về bộ máy tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo công tác hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng hiệu lực và hiệu quả hơn. 5. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan rà soát, kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi, bãi bỏ các quy định không phù hợp với các cam kết quốc tế của ta trong các văn bản quy phạm pháp luật và ban hành các quy định mới đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả cơ chế pháp luật thực thi các cam kết quốc tế, đẩy nhanh việc nội luật hóa các cam kết quốc tế. 6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Đánh giá hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế trong 15 năm qua đối với các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và rút ra những bài học kinh nghiệm cho giai đoạn sắp tới. Trên cơ sở đó, xây dựng chiến lược, hội nhập quốc tế của các ngành trên đến 2020, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2012, theo hướng: Đẩy nhanh xây dựng và thực hiện các chương trình mục tiêu, khai thác tốt điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất nông nghiệp, nông thôn; đổi mới hình thức, biện pháp thu hút các nguồn lực bên ngoài, đối tác công tư, tạo đột phá nhằm đẩy mạnh thực hiện chương trình nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Tập trung phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chiến lược và có lợi thế so sánh, đẩy mạnh công tác phát triển thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản và gia tăng giá trị sản phẩm Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu; phòng tránh và xử lý hiệu quả các vụ tranh chấp thương mại. Tăng cường thu hút đầu tư trong và ngoài nước cho các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp; đẩy mạnh hợp tác chuyển giao khoa học công nghệ, trao đổi chuyên gia trong nông, lâm, ngư nghiệp và thủy lợi với nước ngoài. Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật phù hợp với các quy định quốc tế; đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản và xúc tiến đẩy mạnh việc đàm phán ký kết các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật. 7. Bộ Quốc phòng: Phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục mở rộng, tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc, Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế nhằm góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa khác về an ninh. Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động đối ngoại, hợp tác đa phương, nhất là các cơ chế khu vực; chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tích cực nghiên cứu, chuẩn bị cho khả năng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc khi được giao nhiệm vụ. 8. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục tăng cường mở rộng hợp tác về cảnh sát, an ninh, tình báo với các nước; chủ động nắm tình hình, đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và phản động; tăng cường công tác bảo vệ an ninh nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh thông tin, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh tài chính tiền tệ; tích cực phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm kinh tế, tham nhũng, bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội; sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa khác về an ninh. 9. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tiếp tục chủ động đẩy mạnh hợp tác quốc tế; khẩn trương nghiên cứu, đề xuất biện pháp, lộ trình tham gia các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và các cam kết, đàm phán quốc tế liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2012. 10. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nâng cao hiệu quả tham gia hợp tác quốc tế và tranh thủ hỗ trợ của các đối tác nhằm phục vụ triển khai Chiến lược quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu, cũng như các nỗ lực bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm an ninh nguồn nước …; đề xuất lộ trình, biện pháp thực hiện các cam kết, đàm phán quốc tế về môi trường, tài nguyên thiên nhiên, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2012. 11. Bộ Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chỉ đạo các cơ quan báo chí đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương của Đại hội XI của Đảng về chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, nhằm nâng cao thống nhất nhận thức và đồng thuận xã hội. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục tham gia tích cực hợp tác quốc tế; nghiên cứu, đề xuất biện pháp cần thiết để bảo đảm lợi ích nước ta trong đàm phán và thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực thông tin, truyền thông. 12. Bộ Giáo dục và Đào tạo nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư giáo dục; nâng cao hiệu quả các chương trình, dự án có hỗ trợ của nước ngoài; đẩy mạnh triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 2020; thực hiện tốt các đề án đào tạo cán bộ ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước, các chương trình học bổng của các nước, tổ chức quốc tế dành cho Việt Nam; hoàn thiện Nghị định của Chính phủ về hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2012. 13. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có trách nhiệm tổng hợp tình hình, định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Chỉ thị này. 14. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Nơi nhận: Ban Bí thư Trung ương Đảng; Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; Văn phòng TW và các Ban của Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước; Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; Văn phòng Quốc hội; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế; VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; Lưu: Văn thư, QHQT (3b) THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 02/CT TTg Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2012 CHỈ THỊ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN, SỬ DỤNG VÀ XUẤT KHẨU KHOÁNG SẢN Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, là một trong những nguồn lực quan trọng để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Trong những năm qua, ngành công nghiệp khai khoáng đã có bước phát triển cung cấp nguyên liệu cho nhiều lĩnh vực sản xuất, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước và góp phần tích cực trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, thời gian gần đây hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản đã có một số diễn biến phức tạp. Tình trạng khai thác một số loại khoáng sản như: Vàng sa khoáng, quặng sắt, titan, đá hoa trắng, cát xây dựng chưa phù hợp nhu cầu thực tế. Số lượng giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản được cấp gia tăng lớn, trong khi việc đầu tư các dự án chế biến sâu ít được quan tâm. Trừ một số loại khoáng sản như: Dầu khí, than đá, đồng, đá vôi xi măng có công nghệ khai thác ở trình độ tương đối hiện đại, còn lại các khoáng sản khác được khai thác và chế biến bằng công nghệ cũ, lạc hậu. Tình trạng vi phạm quy định về an toàn lao động và bảo vệ môi trường còn khá phổ biến. Hoạt động khai thác khoáng sản trái phép vẫn còn tồn tại ở nhiều địa phương, tập trung chủ yếu vào một số loại khoáng sản như: Than đá, vàng, titan, thiếc, chì, kẽm, sắt, mangan, cát xây dựng. Việc xuất khẩu lậu khoáng sản và gian lận thương mại có biểu hiện gia tăng, chưa kiểm soát được đã gây mất trật tự an ninh xã hội và gây bức xúc trong nhân dân. Hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khoáng sản còn hạn chế; công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản chưa được quan tâm đúng mức. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên một phần là do yếu kém trong quản lý nhà nước về khoáng sản, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng ở trung ương và địa phương còn thiếu chặt chẽ. Việc xử lý những vi phạm trong thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản còn thiếu nghiêm minh. Nhằm chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản, thực hiện Nghị quyết số 02 NQ/TW ngày 25 tháng 4 năm 2011 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và triển khai Luật Khoáng sản 2010, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị: 1. Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả. Công tác điều tra cơ bản, đánh giá khoáng sản phải đi trước một bước để làm rõ tiềm năng, giá trị phục vụ cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng trong từng thời kỳ. 2. Thăm dò, khai thác khoáng sản phải tính đến nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài của đất nước nhằm đạt hiệu quả kinh tế xã hội gắn với bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường, cảnh quan, di tích lịch sử, văn hóa; khai thác khoáng sản nhất thiết phải gắn với chế biến sâu, sử dụng phù hợp với tiềm năng, giá trị của từng loại khoáng sản. 3. Chế biến khoáng sản phải sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Các dự án khai thác, chế biến khoáng sản chỉ được xem xét cấp phép khi đã có dự án đầu tư và được Hội đồng thẩm định của các Bộ Công Thương, Xây dựng và Ủy ban nhân dân các địa phương thẩm định theo thẩm quyền, dự án phải áp dụng công nghệ chế biến tiên tiến và tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên. Đối với những khoáng sản chưa có công nghệ chế biến hiện đại, bảo đảm hiệu quả thì kiên quyết dừng lại chưa khai thác. 4. Việc xuất khẩu khoáng sản phải tuân thủ theo quy định của Chính phủ, không xuất khẩu khoáng sản thô. 5. Quy hoạch khoáng sản của cả nước phải phù hợp với Chiến lược khoáng sản trong từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản của các địa phương phải phù hợp với Quy hoạch khoáng sản chung của cả nước và Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương. 6. Chủ trương thăm dò, khai thác, xuất khẩu một số khoáng sản quan trọng: a) Than: Tiếp tục cấp phép thăm dò, khai thác theo quy hoạch. Đầu tư cải tạo, mở rộng một số mỏ than vùng Quảng Ninh, đồng thời đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ và cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác. Xem xét lựa chọn công nghệ hợp lý để khai thác thử nghiệm tại một số khu vực thuộc bể than đồng bằng Sông Hồng, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp khai thác tổng thể bể than giai đoạn sau năm 2020. Thực hiện nghiêm việc xuất khẩu than theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trên cơ sở đáp ứng nhu cầu sử dụng lâu dài trong nước. b) Quặng bauxit: Tổ chức triển khai dự án khai thác mỏ Tân Rai, mỏ Nhân Cơ phục vụ nguyên liệu cho 02 dự án sản xuất alumina tại Lâm Đồng và Đắk Nông. Việc triển khai các dự án khai thác bauxit và sản xuất alumina khác thỉ thực hiện sau khi 02 dự án nêu trên đi vào hoạt động và được đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội. Không cấp phép thăm dò mới đối với quặng bauxit ở các tỉnh phía Bắc. c) Quặng sắt: Dừng hoàn toàn việc xuất khẩu quặng sắt. Tổ chức khai thác có hiệu quả dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê và các dự án khai thác quặng sắt khác để phục vụ cho các cơ sở sản xuất gang, thép trong nước. Đối với các mỏ đang khai thác, nếu không bảo đảm hiệu quả và yêu cầu về môi trường thì cần có phương án đóng cửa mỏ và hoàn thổ theo quy định. d) Quặng titan: Không cấp phép thăm dò, khai thác mới đối với quặng titan sa khoáng. Đối với những mỏ đang khai thác, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các địa phương tổ chức kiểm tra, nếu không bảo đảm môi trường thì thu hồi giấy phép, yêu cầu phục hồi môi trường và đưa vào quy hoạch dự trữ quốc gia. Xây dựng đề án tổ chức thăm dò, khai thác quy mô lớn, chế biến tập trung, bảo đảm hiệu quả kinh tế xã hội để phát triển ngành công nghiệp titan. Cho phép xuất khẩu khối lượng tinh quặng ilmenit hiện đang tồn kho đến hết tháng 6 năm 2012. Từ 01 tháng 7 năm 2012, không xuất khẩu quặng titan chưa qua chế biến sâu và việc xuất khẩu phải được chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. đ) Quặng chì kẽm: không xuất khẩu quặng và tinh quặng chì kẽm. Tiếp tục thăm dò phần sâu và mở rộng các khu vực mỏ đang khai thác để bổ sung trữ lượng quặng cho các dự án chế biến đang hoạt động. Việc thăm dò, khai thác quặng ở các khu vực mới phải gắn với dự án chế biến sâu thành kim loại chì, kẽm. e) Quặng cromit: Không xuất khẩu quặng và tinh quặng. Căn cứ nhu cầu sử dụng sản phẩm chế biến từ quặng cromit trong các ngành công nghiệp đến năm 2030 để cấp phép khai thác phù hợp với nhu cầu sử dụng và dự trữ quốc gia. g) Quặng mangan: Không xuất khẩu quặng mangan và tinh quặng mangan. Thăm dò khu vực có tiềm năng tại các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng để khai thác làm nguyên liệu cho dự án chế biến fero mangan, dioxit mangan phục vụ nhu cầu trong nước. h) Quặng vàng, đồng: Không xuất khẩu quặng đồng, không cấp phép mới khai thác vàng sa khoáng. Thăm dò, khai thác đối với mỏ vàng gốc theo hướng gắn với chế biến sâu, sử dụng công nghệ hiện đại, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Địa phương có trách nhiệm bảo vệ các mỏ vàng, đồng chưa khai thác. Đối với các mỏ đang khai thác, nếu không bảo đảm hiệu quả và yêu cầu về môi trường thì phải có phương án kiên quyết đóng cửa mỏ. Hoàn thành thăm dò quặng đồng tại tỉnh Lào Cai để đầu tư thêm và mở rộng cơ sở chế biến đồng kim loại. Việc thăm dò, khai thác đồng ở các khu vực khác phải gắn với dự án chế biến sâu trong nước. i) Quặng apatit: Không xuất khẩu quặng apatit. Thăm dò bổ sung các khu vực mỏ theo quy hoạch. Nghiên cứu công nghệ chế biến, sử dụng quặng loại 2 để đầu tư sản xuất phân lân, phân lân nung chảy, DAP, photpho, thức ăn gia súc. k) Quặng đất hiếm: Hoàn thành thăm dò các mỏ đất hiếm đã cấp phép; khẩn trương triển khai dự án hợp tác khai thác, chế biến quặng đất hiếm với công nghệ hiện đại, bảo đảm hiệu quả kinh tế xã hội và các yêu cầu về môi trường. Việc khai thác, chế biến, xuất khẩu đất hiếm phải được chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. l) Đá hoa trắng, đá granit: Không xuất khẩu đá khối, tạm dừng việc cấp phép thăm dò, khai thác mới. m) Công tác cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản làm xi măng, vật liệu xây dựng thông thường: Khoáng sản làm xi măng: Tiếp tục cấp phép thăm dò, khai thác các mỏ đá vôi, đất sét và phụ gia làm xi măng phục vụ các dự án xi măng theo các quy hoạch được duyệt. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường: Ủy ban nhân dân các tỉnh tiếp tục xem xét gia hạn, cấp phép khai thác các mỏ đá xây dựng, cát xây dựng đối với các mỏ nằm trong quy hoạch, tuân thủ đầy đủ các điều kiện về an toàn lao động và bảo vệ môi trường. 7. Cho phép tiếp tục thẩm định, cấp phép đối với các hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản đã tiếp nhận trước ngày 01 tháng 7 năm 2011, phù hợp với Quy hoạch đã phê duyệt hoặc được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương; có cam kết về địa chỉ sử dụng hoặc gắn với dự án đầu tư chế biến sâu, đủ điều kiện pháp lý, không trái với các quy định đã nêu trên. 8. Tổ chức thực hiện a) Bộ Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản. Rà soát để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các thông tư liên quan hướng dẫn thực hiện các quy định của Luật Khoáng sản, đảm bảo tính đồng bộ trong triển khai thực hiện. Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về quản lý khoáng sản cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản và người dân địa phương nơi có khoáng sản. Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản trên đất liền và biển, hải đảo. Khoanh định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản; khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ; khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản, xử lý nghiêm và đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với các trường hợp hoạt động khoáng sản vi phạm pháp luật. Thực hiện việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản; khẩn trương triển khai việc thu hồi kinh phí nhà nước đã đầu tư cho công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản; triển khai việc thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định. Tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật về khoáng sản và bảo vệ môi trường. b) Bộ Công Thương: Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành, địa phương liên quan rà soát để điều chỉnh, bổ sung, xây dựng mới các quy hoạch khoáng sản có các quy định cụ thể về sản phẩm sau chế biến, áp dụng công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế biến; tập trung khai thác, chế biến sâu theo quy mô công nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội việc sử dụng tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường. Khẩn trương điều chỉnh, bổ sung chính sách, tiêu chuẩn xuất khẩu khoáng sản theo hướng quản lý chặt việc xuất khẩu khoáng sản, không xuất khẩu quặng thô, tinh quặng; thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra thực hiện việc xuất khẩu khoáng sản. c) Bộ Xây dựng: Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành và địa phương liên quan rà soát, điều chỉnh, bổ sung, xây dựng mới quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng từng loại, nhóm khoáng sản làm vật liệu xây dựng trong cả nước. Tăng cường công tác quản lý việc khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng. Việc khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng và xi măng phải gắn liền với bảo vệ môi trường, cảnh quan và an toàn lao động. d) Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan tổ chức kiểm tra và có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn việc gian lận thương mại trong xuất khẩu khoáng sản; đảm bảo thủ tục chặt chẽ; rà soát và ban hành hướng dẫn việc xử lý khoáng sản bị thu giữ. đ) Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ đội biên phòng phối hợp với lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn kịp thời hiện tượng xuất khẩu lậu khoáng sản, đặc biệt là thông qua đường biển. e) Bộ Công an chỉ đạo lực lượng công an (đặc biệt là Công an các tỉnh biên giới), phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng liên quan, nhất là đối với lực lượng Quản lý thị trường, Bộ đội Biên phòng tăng cường đấu tranh và ngăn chặn các loại tội phạm buôn lậu và gian lận thương mại trong xuất khẩu khoáng sản. g) Ban Chỉ đạo 127 chỉ đạo các lực lượng chức năng phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra và ngăn chặn có hiệu quả việc xuất khẩu lậu khoáng sản và gian lận thương mại trên địa bàn. h) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và lập các quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản của địa phương; hoàn thành việc khoanh định khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn trong năm 2012; tổ chức kiểm tra các dự án khai thác trên địa bàn, nếu không bảo đảm môi trường thì thu hồi hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền thu hồi giấy phép, yêu cầu phục hồi môi trường; Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân tuân thủ các quy định của pháp luật về khoáng sản; chỉ đạo quyết liệt các cơ quan chức năng trên địa bàn (cơ quan Thuế, Quản lý thị trường, Tài nguyên và Môi trường, Công an, Bộ đội Biên phòng, Hải quan) đẩy mạnh việc kiểm tra và ngăn chặn, xử lý kịp thời việc khai thác, vận chuyển và xuất khẩu khoáng sản trái phép trên địa bàn. Chú trọng việc kiểm tra, kiểm soát các tuyến đường vận chuyển, bến bãi, cảng biển tập kết khoáng sản; chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh việc đầu tư các dự án chế biến sâu khoáng sản theo Quy hoạch được duyệt; tạo điều kiện cho các cơ sở chế biến thu mua, vận chuyển khoáng sản phục vụ cho chế biến sâu trong nước. Tăng cường quản lý việc cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn theo quy định của Luật Khoáng sản năm 2010. i) Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiến hành kiểm tra, thanh tra đối với các dự án khai thác khoáng sản đang hoạt động, đình chỉ hoạt động, thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản đối với các trường hợp không triển khai dự án chế biến sâu theo cam kết, khai thác gây ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường, trực tiếp gây hư hỏng hạ tầng kỹ thuật, mất an ninh trật tự gây bức xúc cho nhân dân nơi có khoáng sản. k) Yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương có biện pháp đôn đốc, tháo gỡ khó khăn để đẩy mạnh đầu tư các dự án chế biến sâu khoáng sản, phối hợp chặt chẽ trong công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản trên địa bàn, đảm bảo việc tuân thủ nghiêm túc các quy định của Luật Khoáng sản năm 2010. Chỉ thị này thay thế Chỉ thị số 26/2008/CT TTg ngày 01 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường trong công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản. Bộ trưởng các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Quốc phòng, Công an; Ban chỉ đạo 127; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai, thực hiện nghiêm Chỉ thị này. Nơi nhận: Ban Bí thư Trung ương Đảng; Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Ủy ban Dân tộc; Văn phòng TW và các Ban của Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước; Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; Văn phòng Quốc hội; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán Nhà nước; VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo; Lưu: Văn thư, KTN (5b) THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 55/QĐ TTg Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC HỖ TRỢ CỨU ĐÓI CHO CÁC ĐỊA PHƯƠNG THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Xét đề nghị của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tại văn bản số 4528/LĐTBXH&XH BTXH ngày 20 tháng 12 năm 2011, ý kiến của Bộ Tài chính tại văn bản số 66/BTC NSNN ngày 04 tháng 01 năm 2012, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. 1. Bộ Tài chính xuất cấp (không thu tiền) 12.550 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ các địa phương để cứu đói nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt năm 2012, cụ thể: Tỉnh Cao Bằng: 500 tấn gạo. Tỉnh Nghệ An: 9.000 tấn gạo. Tỉnh Quảng Ngãi: 800 tấn gạo. Tỉnh Lào Cai: 250 tấn gạo. Tỉnh Hà Tĩnh: 2.000 tấn gạo. 2. Ủy ban nhân dân các tỉnh sử dụng số gạo được cấp nêu trên hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng cho nhân dân cứu đói. Trường hợp sử dụng sai quy định, không đúng đối tượng, không sử dụng hết số gạo được cấp phải có trách nhiệm hoàn trả để đưa vào dự trữ quốc gia. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra tình hình thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Các Bộ trưởng: Tài chính, Lao động Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận: Như Điều 3; Thủ tướng CP, các PTTg: Vũ Văn Ninh, Hoàng Trung Hải; VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: KTN, ĐP, KGVX; Lưu: VT, KTTH (3). KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Vũ Văn Ninh
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 01/2012/QĐ TTg Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VIỆC ÁP DỤNG QUY TRÌNH THỰC HÀNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỐT TRONG NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quyết định này quy định một số chính sách hỗ trợ đối với sản xuất, sơ chế các sản phẩm nông lâm thủy sản áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Điều 2. Đối tượng áp dụng Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sản xuất, sơ chế các loại sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn thuộc Danh mục sản phẩm được hỗ trợ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Quyết định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt bao gồm VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và các tiêu chuẩn GAP khác, tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận cho áp dụng (gọi chung là VietGAP). 2. Áp dụng VietGAP là quá trình áp dụng VietGAP ở một trong hai cấp độ sau: a) Áp dụng các tiêu chí chủ yếu của VietGAP liên quan đến an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc được cụ thể hóa trong Quy chuẩn kỹ thuật, Quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) đối với cơ sở sản xuất, sơ chế và Quy chuẩn kỹ thuật, Quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm (sau đây gọi chung là Quy chuẩn kỹ thuật); b) Áp dụng toàn bộ các tiêu chí của VietGAP liên quan đến an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, bảo vệ môi trường và sức khỏe cho người lao động trong sản xuất, sơ chế sản phẩm. 3. Sản phẩm an toàn là sản phẩm nông lâm thủy sản được đánh giá, chứng nhận, công bố là sản phẩm được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật hoặc với VietGAP. Điều 4. Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sản xuất, sơ chế sản phẩm nông lâm thủy sản phải có đủ các điều kiện sau: 1. Áp dụng VietGAP trong sản xuất, sơ chế sản phẩm; 2. Có hợp đồng tiêu thụ hoặc phương án tiêu thụ sản phẩm. Điều 5. Một số chính sách 1. Ngân sách nhà nước đầu tư 100% kinh phí về điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí để xác định các vùng sản xuất tập trung thực hiện các dự án sản xuất nông lâm thủy sản áp dụng VietGAP do cấp có thẩm quyền phê duyệt. 2. Ngân sách nhà nước hỗ trợ a) Không quá 50% tổng vốn đầu tư xây dựng, cải tạo: đường giao thông, hệ thống thủy lợi, trạm bơm, điện hạ thế, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống cấp thoát nước của vùng sản xuất tập trung để phù hợp với yêu cầu kỹ thuật VietGAP. Kinh phí hỗ trợ thực hiện theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng; b) Đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông các cấp; dạy nghề cho lao động nông thôn áp dụng VietGAP trong sản xuất, sơ chế sản phẩm an toàn; biên soạn, in ấn tài liệu, biểu mẫu phục vụ các lớp đào tạo, tập huấn; c) Hỗ trợ một lần kinh phí thuê tổ chức chứng nhận đánh giá để được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm an toàn; d) Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sử dụng giống kháng sâu bệnh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM); đ) Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định tại Quyết định số 72/2010/QĐ TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. 3. Các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư sản xuất, sơ chế sản phẩm áp dụng VietGAP ngoài được hưởng các chính sách quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn được hưởng các chính sách hỗ trợ và ưu đãi khác theo các quy định hiện hành. 4. Cơ chế tài chính: a) Ngân sách trung ương đầu tư, hỗ trợ thông qua các Dự án, Chương trình mục tiêu về áp dụng VietGAP và các Dự án, Chương trình mục tiêu khác có liên quan; kinh phí khuyến nông, kinh phí sự nghiệp khoa học. b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, các cơ chế, chính sách hiện hành, sử dụng ngân sách địa phương, nguồn hỗ trợ từ các chương trình, dự án của Trung ương và các nguồn vốn hợp pháp khác, quyết định mức hỗ trợ cụ thể cho các nội dung quy định tại Quyết định này. Điều 6. Tổ chức thực hiện 1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm: a) Ban hành cụ thể nội dung, mức hỗ trợ đầu tư; Danh mục sản phẩm đặc thù của địa phương được hỗ trợ ngoài Danh mục sản phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành; b) Chỉ đạo phê duyệt quy hoạch vùng sản xuất tập trung; c) Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quyết định này và chế độ báo cáo định kỳ theo quy định về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm: a) Ban hành VietGAP, các Quy chuẩn kỹ thuật, Danh mục sản phẩm được hỗ trợ; công nhận cho áp dụng các tiêu chuẩn GAP khác, tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ; b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn triển khai thực hiện các nội dung của Quyết định này; c) Bố trí kinh phí khuyến nông, kinh phí sự nghiệp khoa học được phân bổ hàng năm; lồng ghép các Dự án, Chương trình mục tiêu khác có liên quan để hỗ trợ áp dụng VietGAP trên cả nước; d) Hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 3. Các Bộ, ngành có liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Quyết định này. 4. Các Hiệp hội ngành hàng phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức vận động, tuyên truyền người sản xuất, sơ chế áp dụng VietGAP, người kinh doanh tiêu thụ sản phẩm an toàn. Điều 7. Điều khoản thi hành 1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 02 năm 2012 và thay thế Quyết định số 107/2008/QĐ TTg ngày 30 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến năm 2015. 2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận: Ban Bí thư Trung ương Đảng; Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; Văn phòng TW và các Ban của Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước; Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội; Văn phòng Quốc hội; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; UB Giám sát tài chính QG; Kiểm toán Nhà nước; Ngân hàng Chính sách Xã hội; Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; Lưu: Văn thư, KTN (5b) KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Hoàng Trung Hải
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 60/QĐ TTg Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH THAN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, CÓ XÉT TRIỂN VỌNG ĐẾN NĂM 2030 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Quyết định số 89/2008/QĐ TTg ngày 07 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 với những nội dung chính sau: I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN 1. Phát triển ngành than trên cơ sở khai thác, chế biến, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên than của đất nước, nhằm phục vụ nhu cầu trong nước là chủ yếu; đóng góp tích cực, hiệu quả vào việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và đáp ứng tối đa nhu cầu than phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước; bảo đảm việc xuất, nhập khẩu hợp lý theo hướng giảm dần xuất khẩu và chỉ xuất khẩu các chủng loại than trong nước chưa có nhu cầu sử dụng thông qua biện pháp quản lý bằng kế hoạch và các biện pháp điều tiết khác phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và các cam kết quốc tế của Việt Nam. 2. Phát triển ngành than bền vững, hiệu quả theo hướng đồng bộ, phù hợp với sự phát triển chung của các ngành kinh tế khác. Phát huy tối đa nội lực (vốn, khả năng thiết kế, chế tạo thiết bị trong nước v.v…) kết hợp mở rộng hợp tác quốc tế, trước hết trong lĩnh vực nghiên cứu, triển khai, ứng dụng công nghệ tiến bộ trong thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than; đầu tư thỏa đáng cho công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động, quản trị tài nguyên, quản trị rủi ro trong khai thác than. 3. Đẩy mạnh các hoạt động điều tra cơ bản, thăm dò, đánh giá tài nguyên và trữ lượng than nhằm chuẩn bị cơ sở tài nguyên tin cậy cho sự phát triển ổn định, lâu dài của ngành; kết hợp đẩy mạnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò, khai thác để bổ sung nguồn than cho nhu cầu lâu dài trong nước; 4. Đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh trong ngành than trên cơ sở doanh nghiệp do Nhà nước chi phối đóng vai trò chủ đạo; thực hiện kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước để phục vụ mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. 5. Phát triển ngành than gắn liền với bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái vùng than; đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng trên địa bàn, đặc biệt là vùng than Quảng Ninh; đảm bảo an toàn trong sản xuất. II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 1. Về thăm dò than a) Bể than Đông Bắc Đến hết năm 2015 hoàn thành việc thăm dò phần tài nguyên và trữ lượng than thuộc tầng trên mức 300 m và một số khu vực dưới mức 300 m đảm bảo đủ tài nguyên và trữ lượng than huy động vào khai thác trong giai đoạn đến năm 2020. Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành cơ bản công tác thăm dò đến đáy tầng than đảm bảo đủ tài nguyên và trữ lượng than huy động vào khai thác trong giai đoạn 2021 2030. b) Bể than đồng bằng sông Hồng Lựa chọn một số diện tích chứa than có triển vọng, có điều kiện địa chất mỏ thích hợp để tiến hành thăm dò trong kỳ kế hoạch 2012 2015, phục vụ việc đầu tư khai thác thử nghiệm và cuối kỳ kế hoạch. Trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá tổng thể tài nguyên than phần đất liền bể than đồng bằng sông Hồng và kết quả triển khai một số dự án thử nghiệm, tiến hành thăm dò mở rộng để làm cơ sở phát triển các mỏ than ở quy mô công nghiệp với công nghệ phù hợp. Phấn đấu đến năm 2030 cơ bản hoàn thành công tác thăm dò phần diện tích chứa than có điều kiện khai thác thuận lợi thuộc khối nâng Khoái Châu Tiền Hải. 2. Về khai thác than Sản lượng than thương phẩm sản xuất toàn ngành trong các giai đoạn của Quy hoạch: Năm 2012: 45 47 triệu tấn. Năm 2015: 55 58 triệu tấn. Năm 2020: 60 65 triệu tấn. Năm 2025: 66 70 triệu tấn. Năm 2030: trên 75 triệu tấn. Trong đó: Bể than Đông Bắc và các mỏ than khác (ngoài bể than đồng bằng sông Hồng): Sản lượng than thương phẩm khoảng 55 58 triệu tấn vào năm 2015; 59 64 triệu tấn vào năm 2020; 64 68 triệu tấn vào năm 2025 và duy trì khoảng 65 triệu tấn từ sau năm 2025. Bể than đồng bằng sông Hồng: Trong giai đoạn đến năm 2015 đầu tư khai thác thử nghiệm một số dự án để làm cơ sở cho việc đầu tư phát triển sau năm 2015. Phấn đấu đạt sản lượng than thương phẩm (quy đổi) khoảng 0,5 1 triệu tấn vào năm 2020; 2 triệu tấn vào năm 2025 và trên 10 triệu tấn vào năm 2030. Sản lượng than thương phẩm toàn ngành có thể được điều chỉnh để phù hợp nhu cầu thị trường trong từng giai đoạn, kể cả việc xuất, nhập khẩu than, nhằm mục tiêu đảm bảo hiệu quả chung của nền kinh tế. 3. Về sàng tuyển, chế biến than Trước năm 2015 hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch bố trí các cơ sở sàng tuyển vùng Quảng Ninh nhằm mục tiêu tối ưu hóa công tác vận chuyển than, đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng về các chủng loại than qua sàng tuyển và đảm bảo phù hợp quy hoạch phát triển đô thị vùng than, quy hoạch giao thông, cảng biển, yêu cầu bảo vệ môi trường. Phấn đấu đến năm 2020 phát triển chế biến than theo hướng đa dạng hóa sản phẩm (nhiên liệu đốt trực tiếp, than dùng cho luyện kim, khí hóa than, nhiên liệu lỏng từ than, nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất v.v…). 4. Về bảo vệ môi trường Đến năm 2015 cơ bản đạt các chỉ tiêu chính về môi trường tại các khu vực nhạy cảm (đô thị, khu dân cư, điểm du lịch v.v…); đến năm 2020, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn môi trường trên toàn địa bàn các vùng mỏ. 5. Về thị trường than Chuyển nhanh hoạt động ngành than theo cơ chế thị trường, hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế, có sự điều tiết của Nhà nước. III. NỘI DUNG QUY HOẠCH 1. Dự báo nhu cầu than Dự báo nhu cầu than sử dụng trong nước theo các giai đoạn như sau: Đơn vị: triệu tấn Nhu cầu than 2012 2015 2020 2025 2030 P/A cơ sở P/A cao P/A cơ sở P/A cao P/A cơ sở P/A cao P/A cơ sở P/A cao P/A cơ sở P/A cao Tổng số 32,9 33,7 56,2 60,7 112,4 120,3 145,5 177,5 220,3 270,1 Trong đó, than cho điện 14,4 15,2 33,6 38,0 82,8 90,8 112,7 144,7 181,3 231,1 2. Phân vùng quy hoạch a) Vùng thăm dò, khai thác, chế biến quy mô công nghiệp Bể than Đông Bắc: Diện tích chứa than phân bố chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh, một phần ở các tỉnh Bắc Giang và Hải Dương. Đây là vùng có tài nguyên và trữ lượng than antraxit lớn nhất nước được huy động chủ yếu vào quy hoạch trong giai đoạn đến năm 2030. Bể than đồng bằng sông Hồng: Diện tích chứa than phân bổ chủ yếu ở các tỉnh: Thái Bình, Hưng Yên, Nam Định. Đây là vùng than có nhiều tiềm năng, than loại á bitum (sub bituminous), mức độ thăm dò còn thấp, điều kiện khai thác khó khăn và phức tạp, nhạy cảm về môi trường, môi sinh. Các mỏ than nội địa: Gồm có 6 mỏ than (Núi Hồng, Khánh Hòa, Làng Cẩm, Na Dương, Khe Bố, Nông Sơn) hiện do các đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Thép Việt Nam quản lý, bảo vệ, khai thác; các mỏ than trên có tài nguyên và trữ lượng, công suất vừa và nhỏ, khai thác chủ yếu bằng phương pháp khai thác lộ thiên, tài nguyên và trữ lượng than tập trung chủ yếu ở vùng Quán Triều Núi Hồng và Lạng Sơn. b) Vùng thăm dò, khai thác, chế biến quy mô vừa và nhỏ Các mỏ than thuộc địa phương: Có trên 100 mỏ và điểm mỏ than có tài nguyên và trữ lượng nhỏ và phân tán, phân bố trên nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước; giá trị công nghiệp và mức độ thăm dò thấp. Các mỏ than bùn: Các mỏ than bùn phân bố khá rộng và đều khắp trong cả nước với trên 216 mỏ và điểm mỏ với tổng tài nguyên dự báo khá lớn được phân bố chủ yếu ở đồng bằng Nam Bộ, mức độ thăm dò thấp. c) Vùng cấm hoạt động khoáng sản, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khoanh định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vùng cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản. 3. Tổng tài nguyên và trữ lượng than Tổng tài nguyên và trữ lượng than tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2011 được xác định bằng 48,7 tỷ tấn, trong đó: + Than đá: 48,4 tỷ tấn. + Than bùn: 0,3 tỷ tấn. Tài nguyên và trữ lượng than huy động vào quy hoạch là 7,2 tỷ tấn, trong đó: + Than đá: 7,0 tỷ tấn. + Than bùn: 0,2 tỷ tấn. Chi tiết theo Phụ lục I kèm theo Quyết định này. 4. Quy hoạch thăm dò a) Giai đoạn đến năm 2015 Bể than Đông Bắc: Đến cuối năm 2015 thực hiện xong các đề án thăm dò phần tài nguyên và trữ lượng than thuộc tầng trên mức 300 m, trong đó có các khu mỏ mới như nếp lõm Bảo Đài, Đông Triều Phả Lại, Đông Tràng Bạch, vịnh Cuốc Bê, Đông Quảng Lợi và một số khu vực dưới mức 300 m phục vụ triển khai các dự án khai thác trong giai đoạn đến năm 2020. Bể than đồng bằng sông Hồng: Thăm dò xong một phần tài nguyên và trữ lượng than ở các khu vực có triển vọng nhất và điều kiện địa chất mỏ tương đối thuận lợi để triển khai một số dự án khai thác thử nghiệm. Các mỏ than nội địa: Thực hiện các đề án thăm dò tài nguyên và trữ lượng của 6 mỏ than (Na Dương, Núi Hồng, Khánh Hòa, Làng Cẩm, Khe Bố, Nông Sơn). Các mỏ than địa phương: Thực hiện các đề án thăm dò tài nguyên và trữ lượng các mỏ và điểm mỏ thuộc các địa phương quản lý. Các mỏ than bùn: Thực hiện các đề án thăm dò tài nguyên và trữ lượng các vùng chứa than bùn. Thăm dò nâng cấp tài nguyên và trữ lượng để đảm bảo đủ trữ lượng than tin cậy huy động vào khai thác trong giai đoạn đến năm 2015. b) Giai đoạn 2016 2020 Bể than Đông Bắc: Phấn đấu đến năm 2020 thực hiện xong công tác thăm dò đến đáy tầng than để đảm bảo đủ tài nguyên và trữ lượng than huy động vào khai thác trong giai đoạn đến năm 2030. Bể than đồng bằng sông Hồng: Trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá tổng thể tài nguyên than phần đất liền bể than đồng bằng sông Hồng và kết quả triển khai các dự án thử nghiệm sẽ tổ chức thăm dò mở rộng để đầu tư phát triển các mỏ than quy mô công nghiệp và/hoặc thực hiện các dự án khai thác thử nghiệm tiếp theo (nếu cần thiết). Các mỏ than nội địa: Tiếp tục thực hiện các đề án thăm dò tài nguyên và trữ lượng 6 mỏ than (Na Dương, Núi Hồng, Khánh Hòa, Làng Cẩm, Khe Bố, Nông Sơn). Các mỏ than địa phương: Tiếp tục thực hiện các đề án thăm dò tài nguyên và trữ lượng các mỏ và điểm mỏ thuộc các địa phương quản lý. Các mỏ than bùn: Tiếp tục thực hiện các đề án thăm dò tài nguyên và trữ lượng các vùng chứa than bùn. Thăm dò nâng cấp tài nguyên và trữ lượng để đảm bảo đủ trữ lượng than tin cậy huy động vào khai thác trong giai đoạn đến năm 2020. c) Giai đoạn 2021 2030 Bể than đồng bằng sông Hồng: Trên cơ sở kết quả thực tế thực hiện các dự án thăm dò và khai thác thử nghiệm, tiếp tục đầu tư thăm dò mở rộng để tạo cơ sở tài nguyên cho việc tăng sản lượng khai thác quy mô công nghiệp. Thăm dò nâng cấp tài nguyên và trữ lượng để đảm bảo đủ trữ lượng than tin cậy huy động vào khai thác trong giai đoạn đến năm 2030. Danh mục đề án, khối lượng thăm dò theo Phụ lục II kèm theo Quyết định này. 5. Quy hoạch khai thác a) Giai đoạn đến năm 2015 Bể than Đông Bắc + Đầu tư cải tạo và cải tạo mở rộng nâng công suất 61 dự án mỏ hiện có. + Kết thúc các dự án khai thác lộ thiên mỏ Suối Lại vào năm 2015. + Đầu tư xây dựng mới 25 dự án mỏ có công suất đến 2,0 triệu tấn/năm dự án mỏ (Cẩm Phả: 10 dự án; Uông Bí: 15 dự án). Các mỏ than nội địa: Đầu tư cải tạo và mở rộng các dự án mỏ lộ thiên hiện có theo hướng đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến, đồng bộ để tăng sản lượng khai thác; đầu tư xây dựng mới dự án mỏ hầm lò để khai thác phần than phía dưới mỏ lộ thiên Khánh Hòa. Các mỏ than bùn: Đầu tư cải tạo và mở rộng, xây dựng mới phục vụ cho sản xuất phân bón, hóa chất, chất đốt sinh hoạt và nhiệt điện. Các mỏ than địa phương: Đầu tư cải tạo và mở rộng, xây dựng mới trên cơ sở lựa chọn các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực và điều kiện để thực hiện thăm dò, khai thác than phục vụ nhu cầu tại chỗ. Đầu tư duy trì công suất các dự án mỏ đã xây dựng. b) Giai đoạn 2016 2020 Bể than Đông Bắc + Kết thúc dự án khai thác lộ thiên mỏ Núi Béo vào năm 2017, dự án khai thác lộ thiên mỏ Hà Tu vào năm 2018. + Đầu tư cải tạo và cải tạo mở rộng nâng công suất 02 dự án mỏ. + Đầu tư xây dựng mới 14 dự án mỏ có công suất đến 2,0 triệu tấn/năm dự án mỏ (Cẩm Phả: 03 dự án; Hòn Gai: 03 dự án; Uông Bí: 08 dự án). Bể than đồng bằng sông Hồng: Đầu tư một số dự án khai thác thử nghiệm theo công nghệ khai thác hầm lò và công nghệ khí hóa than ngầm (UCG) làm căn cứ cho việc đầu tư phát triển sau năm 2020. Các mỏ than nội địa: Tiếp tục đầu tư cải tạo và mở rộng các dự án mỏ lộ thiên hiện có theo hướng đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến, đồng bộ để ổn định và tăng công suất nếu điều kiện cho phép. Các mỏ than bùn: Tiếp tục đầu tư cải tạo và mở rộng, xây dựng mới phục vụ cho sản xuất phân bón, hóa chất, chất đốt sinh hoạt và nhiệt điện. Các mỏ than địa phương: Tiếp tục đầu tư cải tạo và mở rộng, xây dựng mới trên cơ sở lựa chọn các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực và điều kiện để thực hiện thăm dò, khai thác than phục vụ nhu cầu tại chỗ. Đầu tư duy trì công suất các dự án mỏ đã xây dựng. c) Giai đoạn 2021 2030 Bể than Đông Bắc + Đầu tư cải tạo và cải tạo mở rộng nâng công suất 02 dự án mỏ. + Đầu tư xây dựng mới 08 dự án mỏ có công suất đến 1,5 triệu tấn/năm dự án mỏ (Hòn Gai: 03 dự án; Uông Bí: 05 dự án). Bể than đồng bằng sông Hồng: Trên cơ sở kết quả thăm dò và khai thác thử nghiệm, tiến hành đầu tư xây dựng mới các mỏ có công suất khoảng 3,0 triệu tấn/năm mỏ. Triển khai thêm (nếu cần thiết) một số dự án khai thác thử nghiệm ở các khu vực đã được thăm dò để lựa chọn công nghệ khai thác thích hợp phục vụ tăng tổng công suất khai thác tại bể than. Đầu tư duy trì công suất các dự án mỏ đã xây dựng. Danh mục đầu tư cải tạo và mở rộng, xây dựng mới các dự án mỏ than theo Phụ lục III kèm theo Quyết định này. 6. Quy hoạch sàng tuyển, chế biến than. a) Giai đoạn đến năm 2015 Đầu tư cải tạo và mở rộng, hiện đại hóa nhà máy sàng tuyển than Cửa Ông và các cụm sàng hiện có tại các mỏ, đảm bảo môi trường; đầu tư duy trì nhà máy tuyển Hòn Gai (Nam Cầu Trắng) đến hết năm 2015. Đầu tư xây dựng mới các nhà máy sàng tuyển tập trung với công nghệ hiện đại: Khe Chàm (giai đoạn I) công suất khoảng 6,0 triệu tấn/năm; Hòn Gai (giai đoạn I) công suất khoảng 4,0 triệu tấn/năm; Vàng Danh II công suất khoảng 2,0 triệu tấn/năm và hệ thống sàng tuyển khu Bắc Khe Chàm công suất khoảng 1,6 triệu tấn/năm. Đầu tư chiều sâu duy trì, nâng cấp các nhà máy sàng tuyển đã xây dựng. b) Giai đoạn 2016 2020 Đối với bể than Đông Bắc + Đầu tư cải tạo và mở rộng nâng công suất nhà máy sàng tuyển Vàng Danh I lên khoảng 3,0 triệu tấn/năm; nhà máy sàng tuyển Khe Chàm (giai đoạn II) lên khoảng 12 triệu tấn/năm; nhà máy sàng tuyển Vàng Danh II lên khoảng 3,5 triệu tấn/năm. + Đầu tư xây dựng mới các nhà máy sàng tuyển tập trung với công nghệ hiện đại: Lép Mỹ công suất khoảng 5,0 triệu tấn/năm; Khe Thần (giai đoạn I) công suất khoảng 2,5 triệu tấn/năm, Khe Thần (giai đoạn II) công suất khoảng 5,5 triệu tấn/năm; Mạo Khê công suất khoảng 5,0 triệu tấn/năm. + Bố trí, sắp xếp lại các cơ sở/cụm sàng tuyển hiện có phù hợp với quy hoạch sau rà soát, điều chỉnh. Đối với bể than đồng bằng sông Hồng: Đầu tư xây dựng mới một số công trình phụ trợ cần thiết, phù hợp phục vụ các dự án khai thác thử nghiệm. Đầu tư chiều sâu duy trì, nâng cấp, hiện đại hóa các nhà máy sàng tuyển đã xây dựng. c) Giai đoạn 2021 2030 Đối với bể than Đông Bắc: Đầu tư xây dựng mới các nhà máy sàng tuyển vùng Đông Triều Phả Lại với tổng công suất khoảng 4,5 triệu tấn/năm phục vụ tuyển than cho các mỏ khu vực Đông Triều Phả Lại (mỏ Đông Triều Phả Lại I, II, III, IV); Hòn Gai (giai đoạn II) công suất khoảng 8,0 triệu tấn/năm. Đối với bể than đồng bằng sông Hồng: Tùy thuộc vào tiến độ đầu tư, công suất và công nghệ khai thác, nhu cầu sử dụng về chủng loại than, xem xét đầu tư các cơ sở sàng tuyển, chế biến, sử dụng than (Tổ hợp năng lượng điện khí; than khí nhiên liệu lỏng, nhà máy sàng tuyển chế biến than) với công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường tại tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên, phù hợp với sản lượng khai thác. Đầu tư duy trì các nhà máy sàng tuyển đã xây dựng. Danh mục đầu tư cải tạo và mở rộng, xây dựng mới các nhà máy sàng tuyển, chế biến than theo Phụ lục IV kèm theo Quyết định này. 7. Định hướng xuất, nhập khẩu than Đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu thụ than trong nước về chủng loại và khối lượng; xuất khẩu một phần hợp lý theo kế hoạch, chỉ xuất khẩu các chủng loại than trong nước chưa hoặc không có nhu cầu sử dụng; tích cực, chủ động tìm nguồn than nhập khẩu để góp phần bảo đảm an ninh năng lượng lâu dài cho đất nước. 8. Quy hoạch cung cấp điện Đối với bể than Đông Bắc: Đầu tư cải tạo và nâng cấp hệ thống cung cấp điện hiện có theo tiến độ đầu tư cải tạo và mở rộng các mỏ đảm bảo cung cấp ổn định và an toàn cho sản xuất; đầu tư xây dựng mới các tuyến đường dây 35 kV ÷ 220 kV và các trạm biến áp 35 kV ÷ 220 kV cho các khu vực có mỏ mới. Các mỏ hầm lò phải được cấp điện bằng mạch kép/mạch vòng. Đối với bể than đồng bằng sông Hồng: Trong giai đoạn 2016 2020, đầu tư hệ thống điện cần thiết phục vụ cho việc khai thác thử nghiệm; trong giai đoạn 2021 2030, tùy thuộc vào quy mô, tiến độ khai thác, xem xét đầu tư cải tạo, xây dựng mới các tuyến đường dây và trạm biến áp đảm bảo phù hợp với nhu cầu tiêu thụ điện của các dự án mỏ. Nghiên cứu xây dựng hệ thống cấp điện độc lập (có kết nối với lưới điện quốc gia) cho các mỏ hầm lò (nói chung) từ các nhà máy điện trong khu vực, đảm bảo nguồn cung cấp điện an toàn, ổn định. Đầu tư duy trì hệ thống cung cấp điện đã xây dựng. 9. Quy hoạch vận tải ngoài. a) Giai đoạn đến năm 2015 Hệ thống đường ô tô nội bộ: Đầu tư cải tạo và mở rộng, xây dựng mới một số tuyến đường ô tô nội bộ khu vực Uông Bí, Hòn Gai và Cẩm Phả; duy trì bảo dưỡng, nâng cấp các tuyến đường nội bộ chuyên dụng hiện có. Hệ thống đường sắt. + Đầu tư cải tạo và mở rộng, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có, sử dụng đầu máy có sức kéo lớn trên 1.000 CV để tăng năng lực vận tải đường sắt. + Đầu tư xây dựng mới tuyến đường đôi từ ga Lán Tháp đến ga Uông Bí A và tuyến đường sắt Lán Tháp Khe Thần khổ đường 1.000 mm. Hệ thống băng tải: Đầu tư xây dựng mới 17 tuyến băng tải với tổng chiều dài khoảng 89,28 km. Đầu tư duy trì hệ thống vận tải ngoài đã xây dựng. b) Giai đoạn 2016 2020 Đối với bể than Đông Bắc: Đầu tư duy trì hệ thống vận tải ngoài đã xây dựng. Đối với bể than đồng bằng sông Hồng: Duy trì, nâng cấp cơ sở hạ tầng đã đầu tư phục vụ công tác khai thác thử nghiệm. c) Giai đoạn 2021 2030 Tùy thuộc vào công nghệ và sản lượng khai thác dự kiến của bể than đồng bằng sông Hồng đầu tư xây dựng mới một số hệ thống vận tải ngoài thích hợp phục vụ cho việc khai thác các mỏ theo quy mô công nghiệp. Đầu tư duy trì hệ thống vận tải ngoài đã xây dựng. Danh mục đầu tư cải tạo và mở rộng, xây dựng mới hệ thống vận tải ngoài theo Phụ lục IV kèm theo Quyết định này. 10. Quy hoạch cảng xuất than a) Giai đoạn đến năm 2015 Vùng Uông Bí Đông Triều Phả Lại + Cảng Điền Công: Đầu tư cải tạo và mở rộng nâng công suất cảng lên khoảng 15,0 triệu tấn/năm, đảm bảo cho xà lan có tải trọng đến 500 DWT và tàu có tải trọng đến 2.000 DWT vào nhận hàng. + Cảng Bến Cân: Đầu tư cải tạo và mở rộng nâng công suất cảng lên khoảng 3,0 triệu tấn/năm, đảm bảo cho xà lan có tải trọng đến 500 DWT và tàu có tải trọng đến 1.000 DWT vào nhận hàng. + Đầu tư chiều sâu duy trì và đảm bảo công suất các cảng đã xây dựng. Vùng Hòn Gai + Cảng Nam Cầu Trắng: Đầu tư cải tạo, nạo vét luồng lạch phục vụ sản xuất than đến hết năm 2015 với công suất khoảng 5,0 triệu tấn/năm, đảm bảo cho tàu có tải trọng đến 2.000 DWT vào nhận hàng. Sau năm 2015 sẽ cải tạo cảng Nam Cầu Trắng thành cảng hàng hóa. + Cảng Việt Hưng Hoành Bồ: Đầu tư cải tạo để duy trì công suất cảng khoảng 2,0 triệu tấn/năm phục vụ sản xuất than cho các mỏ khu vực Hoành Bồ giai đoạn đến hết năm 2014, đảm bảo cho tàu có tải trọng đến 500 DWT vào nhận hàng. Sau năm 2014 chuyển cảng Việt Hưng Hoành Bồ thành cảng nhập vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất than cho cụm mỏ Đông Bắc vùng Uông Bí. + Cảng Làng Khánh: Đầu tư xây dựng mới với công suất khoảng 7,0 triệu tấn/năm để thay thế cho các bến rót than nằm dọc theo sông Diễn Vọng, đảm bảo cho xà lan có tải trọng đến 500 DWT vào nhận hàng. + Cảng Hà Ráng Cái Món: Đầu tư cải tạo, nạo vét luồng lạch phục vụ sản xuất than đến hết năm 2012 với công suất lên khoảng 1,5 triệu tấn/năm, đảm bảo cho xà lan có tải trọng đến 500 DWT vào nhận hàng. + Đầu tư chiều sâu duy trì và đảm bảo công suất các cảng đã xây dựng. Vùng Cẩm Phả + Cụm cảng Cẩm Phả: Đầu tư cải tạo và mở rộng thành cảng chuyên dùng có bến tổng hợp, thiết bị đồng bộ với công suất khoảng 12,0 triệu tấn/năm, đảm bảo cho tàu có tải trọng đến 2.000 DWT vào nhận hàng. + Cảng Km6: Đầu tư cải tạo và mở rộng thành một cụm cảng lớn (tập trung các cảng nhỏ trong khu vực) có công suất khoảng 5,0 triệu tấn/năm, đảm bảo cho tàu có tải trọng đến 2.000 DWT vào nhận hàng. + Cảng Mông Dương Khe Dây: Đầu tư cải tạo và mở rộng thành một cụm cảng lớn (tập trung các cảng nhỏ trong khu vực) có công suất khoảng 7,0 triệu tấn/năm, đảm bảo cho tàu có tải trọng đến 2.000 DWT vào nhận hàng. + Cảng Cẩm Thịnh (Cầu 20): Đầu tư cải tạo mở rộng để nâng công suất lên khoảng 3,0 triệu tấn/năm phục vụ sản xuất than đến hết năm 2013, đảm bảo cho tàu có tải trọng đến 2.000 DWT vào nhận hàng. Sau năm 2013 chuyển đổi thành cảng hàng hóa. + Đầu tư chiều sâu duy trì và đảm bảo công suất các cảng đã xây dựng. b) Giai đoạn 2016 2020 Vùng Cẩm Phả: Căn cứ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của khu vực, xem xét đầu tư xây dựng mới tại khu vực Cửa Ông một cảng hàng hóa (cảng tổng hợp Cẩm Phả) có công suất khoảng từ 8,0 13,0 triệu tấn/năm, đảm bảo cho tàu có tải trọng đến 2.000 DWT vào nhận hàng. Đối với bể than đồng bằng sông Hồng: Đầu tư cải tạo, nâng cấp các cảng hiện có tại tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên phục vụ các dự án khai thác thử nghiệm. Đầu tư chiều sâu duy trì và đảm bảo công suất các cảng đã xây dựng. c) Giai đoạn 2021 2030 Vùng Uông Bí Đông Triều Phả Lại: Đầu tư xây dựng mới các cảng than vùng Uông Bí Đông Triều Phả Lại với tổng công suất đạt khoảng 5,0 triệu tấn/năm phục vụ sản xuất than các mỏ ở khu vực Đông Triều Phả Lại, đảm bảo cho tàu có tải trọng đến 1.000 DWT vào nhận hàng. Đối với bể than đồng bằng sông Hồng: Tùy thuộc vào sản lượng khai thác, xem xét đầu tư xây dựng mới một số cảng xuất than tại tỉnh Thái Bình, Hưng Yên trên các sông: sông Hồng, sông Luộc và sông Trà Lý phục vụ cho việc khai thác các mỏ theo quy mô công nghiệp và đảm bảo cho tàu có tải trọng đến 1.000 DWT vào nhận hàng. Đầu tư chiều sâu duy trì và đảm bảo công suất các cảng đã xây dựng. Danh mục đầu tư cải tạo và mở rộng, xây dựng mới cảng xuất than theo Phụ lục IV kèm theo Quyết định này. 11. Quy hoạch cảng nhập than Tùy thuộc tiến độ đầu tư các trung tâm nhiệt điện theo quy hoạch, triển khai đầu tư xây dựng mới một số cảng nhập than (hoặc cầu cảng chuyên dụng tại các cảng tổng hợp) tại miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long phục vụ cung cấp than cho các trung tâm nhiệt điện than ở khu vực miền Trung và miền Nam. 12. Vốn đầu tư a) Nhu cầu vốn đầu tư Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho ngành than đến năm 2030 khoảng 690.973 tỷ đồng (bình quân 34.549 tỷ đồng/năm). Giai đoạn đến năm 2015 Nhu cầu vốn đầu tư khoảng 208.580 tỷ đồng (bình quân 41.716 tỷ đồng/năm), trong đó: + Đầu tư mới và cải tạo mở rộng là 191.810 tỷ đồng (bình quân 38.362 tỷ đồng/năm); + Đầu tư duy trì sản xuất là 16.770 tỷ đồng (bình quân 3.354 tỷ đồng/năm). Giai đoạn 2016 2020 Nhu cầu vốn đầu tư khoảng 109.156 tỷ đồng (bình quân 21.831 tỷ đồng/năm), trong đó: + Đầu tư mới và cải tạo mở rộng là 87.173 tỷ đồng (bình quân 17.435 tỷ đồng/năm); + Đầu tư duy trì sản xuất là 21.983 tỷ đồng (bình quân 4.397 tỷ đồng/năm). Giai đoạn 2021 2030 Nhu cầu vốn đầu tư khoảng 373.237 tỷ đồng (bình quân 37.324 tỷ đồng/năm), trong đó: + Đầu tư mới và cải tạo mở rộng là 287.255 tỷ đồng (bình quân 28.726 tỷ đồng/năm); + Đầu tư duy trì sản xuất là 85.982 tỷ đồng (bình quân 8.598 tỷ đồng/năm). b) Nguồn vốn Vốn đầu tư phát triển ngành than theo Quy hoạch được thu xếp từ các nguồn: Vốn tự có, vay thương mại, vay ưu đãi, huy động qua thị trường chứng khoán và các nguồn vốn hợp pháp khác. IV. GIẢI PHÁP VÀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH 1. Giải pháp Đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá, thăm dò để chuẩn bị đủ cơ sở tài nguyên và trữ lượng than tin cậy phục vụ huy động vào khai thác theo Quy hoạch. Trên cơ sở các tài liệu địa chất hiện có xây dựng chương trình, kế hoạch nghiên cứu khai thác, sử dụng than thềm lục địa. Áp dụng các phương pháp tiên tiến trong lĩnh vực quản trị tài nguyên; thực hiện tốt công tác bảo vệ tài nguyên than; kiểm soát có hiệu quả, chặt chẽ nguồn than từ khâu khai thác, vận chuyển, chế biến đến tiêu thụ. Đẩy mạnh việc nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao, nhanh chóng làm chủ công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực thăm dò, khai thác, chế biến than; chủ động nghiên cứu, đầu tư chế tạo thiết bị, máy móc, phụ tùng cho ngành than, trước hết trong lĩnh vực khai thác hầm lò, sàng tuyển, vận tải. Áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm sử dụng tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm chi phí trong mọi khâu từ thăm dò, khai thác, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ than. Nghiên cứu, triển khai các công nghệ chế biến nhằm đa dạng hóa sản phẩm than chế biến phục vụ các mục đích sử dụng khác nhau trong nước. Phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan nghiên cứu sử dụng nguồn than nhiệt lượng thấp trong sản xuất điện, xi măng và phát triển các lĩnh vực sử dụng than bùn. Tăng cường đầu tư công nghệ, trang thiết bị cho công tác đảm bảo an toàn lao động, đặc biệt là cảnh báo khí, phòng chống cháy nổ, cảnh báo và ngăn ngừa bục nước, sập hầm v.v…; hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa lực lượng cấp cứu mỏ. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình mỏ thông qua việc đa dạng hóa các hình thức đầu tư để phát huy tối đa mọi nguồn lực, nâng cao hiệu quả đầu tư và đáp ứng nhu cầu sản lượng theo quy hoạch. Đa dạng hóa huy động vốn đầu tư theo nhiều hình thức; Thuê mua tài chính, thuê khoán, đấu thầu một số hoạt động mỏ, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, vay thương mại v.v… để đầu tư phát triển các dự án ngành than. Đẩy mạnh hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài ngành, hợp tác quốc tế, trọng tâm là trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển giao, tiếp nhận công nghệ mới, chế tạo thiết bị, xây dựng mỏ, xử lý môi trường v.v… Chủ động tìm kiếm các cơ hội và thu xếp nguồn vốn để đẩy mạnh việc đầu tư thăm dò, khai thác than ở nước ngoài dưới nhiều hình thức (liên doanh, mua lại cổ phần, mua mỏ v.v…). Đầu tư hợp lý cho công tác bảo vệ, giữ gìn, cải thiện môi trường, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững ngành than. Đẩy mạnh đầu tư, tăng cường hợp tác liên kết, đa dạng hóa phương thức đào tạo để chủ động chuẩn bị và đảm bảo nguồn nhân lực cho việc thực hiện Quy hoạch. 2. Cơ chế, chính sách Về quản lý tài nguyên + Bể than Đông Bắc: Giao Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam quản lý, tổ chức thăm dò, khai thác theo Quy hoạch. + Bể than đồng bằng sông Hồng: Giao Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý, tổ chức thăm dò, thử nghiệm công nghệ và khai thác theo Quy hoạch. Về thị trường: Ngành than tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh giá bán than cho các hộ sử dụng trong nước theo cơ chế thị trường nhằm khuyến khích sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên than, giúp ngành than ổn định sản xuất, cân đối tài chính, tạo vốn đầu tư để phát triển ngành theo Quy hoạch. Về tài chính + Ngành than được xem xét cho vay vốn từ nguồn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, một phần vốn ODA, vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư phát triển ngành theo Quy hoạch. + Nhà nước bố trí vốn ngân sách cho công tác điều tra cơ bản về tài nguyên than, lập quy hoạch phát triển ngành than theo quy định. Điều 2. Tổ chức thực hiện 1. Bộ Công thương có trách nhiệm: a) Công bố Quy hoạch được phê duyệt; chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy hoạch, đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, tiến độ và có hiệu quả Quy hoạch. b) Cập nhật, đánh giá tình hình cung cầu về than, tình hình thực hiện các dự án thăm dò, khai thác để kịp thời điều chỉnh, bổ sung danh mục đầu tư và tiến độ các dự án cho phù hợp với thực tế. c) Chỉ đạo việc lập và phê duyệt Quy hoạch các vùng than và Quy hoạch khai thác và sử dụng than bùn trên phạm vi cả nước. d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh than để đảm bảo việc thực hiện Quy hoạch. đ) Phê duyệt kế hoạch xuất khẩu than; chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện xuất, nhập khẩu than theo quy định; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan kiểm tra việc xuất, nhập khẩu than. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: a) Đẩy mạnh tiến độ công tác điều tra cơ bản tài nguyên than trên phạm vi cả nước; quản lý và lưu trữ số liệu địa chất tài nguyên than theo quy định. b) Việc cấp giấy phép hoạt động khoáng sản than phù hợp Quy hoạch và quy định hiện hành. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan vận động, kêu gọi vốn ODA để phát triển ngành than theo nội dung của Quy hoạch. 4. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương và các Bộ, ngành, địa phương liên quan cập nhật, bổ sung vào Quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải các cảng trung chuyển than, tuyến đường vận chuyển than để phục vụ nhập khẩu than cho các trung tâm nhiệt điện than ở khu vực miền Trung và miền Nam. 5. Bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu, xây dựng các cơ chế chính sách về tài chính liên quan (trong đó có cơ chế, chính sách điều hòa lợi ích giữa Trung ương và địa phương nơi có hoạt động khai thác than) để phát triển bền vững ngành than. 6. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, thúc đẩy việc nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại phục vụ khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên phần sâu của bể than Đông Bắc, bể than đồng bằng sông Hồng; sử dụng nhiều loại sản phẩm chế biến khác nhau từ than; sử dụng có hiệu quả than nhiệt lượng thấp, than bùn v.v… 7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: a) Phối hợp với các Bộ, ngành, Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch. b) Chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản than chưa khai thác ngoài ranh giới quản lý của các doanh nghiệp theo quy định. Phối hợp với các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên than tại các khu vực mỏ đang khai thác. c) Chủ trì, phối hợp với các chủ đầu tư thực hiện việc giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư cho các dự án đầu tư ngành than theo quy định. d) Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về khoáng sản của các tổ chức, cá nhân có hoạt động khoáng sản than tại địa phương. đ) Chủ trì việc khoanh định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vùng cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; thực hiện quản lý hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản. 8. Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam: a) Chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai thực hiện Quy hoạch; thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong phát triển bền vững ngành than. b) Chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch đầu tư, kế hoạch thăm dò, khai thác than phù hợp với Quy hoạch và nhu cầu sử dụng của nền kinh tế trong từng giai đoạn; chịu trách nhiệm chính về cung cấp than khai thác trong nước và làm đầu mối, phối hợp với các doanh nghiệp ngoài Tập đoàn nhập khẩu than để đáp ứng nhu cầu trong nước. c) Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng phương án, biện pháp quản lý chặt chẽ việc khai thác, vận chuyển, tiêu thụ than, ngăn chặn tình trạng khai thác, vận chuyển, tiêu thụ, xuất khẩu than trái phép. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: Ban Bí thư Trung ương Đảng; Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng; HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; Văn phòng TW và các Ban của Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước; Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; Văn phòng Quốc hội; Tòa án nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán Nhà nước; Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Các Tập đoàn: CN Than Khoáng sản Việt Nam, Dầu khí Việt Nam, Điện lực Việt Nam, CN Tàu thủy Việt Nam; VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo; Lưu: Văn thư, KTN (5b). KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Hoàng Trung Hải PHỤ LỤC I TÀI NGUYÊN VÀ TRỮ LƯỢNG THAN (Ban hành kèm theo Quyết định số 60/QĐ TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ) Đơn vị: 1.000 tấn STT Khu vực Tổng số A+B C1 C2 P I Tổng tài nguyên và trữ lượng 1 Bể than Đông Bắc 8.826.923 338.952 1.643.965 1.957.288 4.886.718 2 Bể than đồng bằng sông Hồng 39.351.616 0 524.871 563.610 38.263.135 3 Các mỏ than nội địa 181.189 77.044 79.605 18.201 6.339 4 Các mỏ than địa phương 37.434 0 10.238 8.240 18.956 5 Các mỏ than bùn 331.790 0 128.827 106.611 96.352 Tổng cộng 48.728.952 415.996 2.387.506 2.653.950 43.271.500 II Tổng tài nguyên và trữ lượng huy động trong Quy hoạch 1 Bể than Đông Bắc 3.279.994 214.748 889.243 1.151.161 1.024.842 2 Bể than đồng bằng sông Hồng 3.617.955 0 286.507 126.960 3.204.488 3 Các mỏ than nội địa 84.281 32.841 35.556 15.884 0 4 Các mỏ than địa phương 18.078 0 7.679 4.944 5.455 5 Các mỏ than bùn 200.122 0 96.620 63.967 39.535 Tổng cộng 7.200.430 247.589 1.315.605 1.362.916 4.274.320 PHỤ LỤC II DANH MỤC CÁC ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ THĂM DÒ TÀI NGUYÊN THAN (Ban hành kèm theo Quyết định số 60/QĐ TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ) STT Tên đề án Khối lượng thăm dò (1.000m) Giai đoạn đến năm 2015 A BỂ THAN ĐÔNG BẮC I Vùng Uông Bí Đông Triều Phả Lại 1 Đề án thăm dò mỏ Khe Chuối Hồ Thiên 33,17 2 Đề án thăm dò mỏ Nam Mẫu 96,09 3 Đề án thăm dò mỏ Vàng Danh 62,00 4 Đề án thăm dò mỏ Đồng Vông Uông Thượng 43,00 5 Đề án thăm dò mỏ Đồng Rì 70,00 6 Đề án thăm dò mỏ Mạo Khê 200,00 7 Đề án thăm dò mỏ Tràng Bạch và Nam Tràng Bạch 154,28 8 Đề án thăm dò mỏ Đông Tràng Bạch 100,00 9 Đề án thăm dò mỏ Quảng La 27,36 10 Đề án thăm dò mỏ Đồng Đăng Đại Đán 25,38 11 Đề án thăm dò mỏ Bảo Đài I, II (nếp lõm Bảo Đài) 232,50 12 Đề án thăm dò mỏ Bảo Đài III (nếp lõm Bảo Đài) 136,95 13 Đề án thăm dò mỏ Đông Triều Phả Lại I, II, III, IV 30,57 14 Đề án thăm dò mỏ Cổ Kênh 15,00 II Vùng Hòn Gai 1 Đề án thăm dò mỏ Bình Minh 70,00 2 Đề án thăm dò mỏ Suối Lại 118,76 3 Đề án thăm dò mỏ Hà Lầm 16,20 4 Đề án thăm dò mỏ Núi Béo (phần hầm lò) 22,33 5 Đề án thăm dò mỏ Hà Ráng Tây Ngã Hai 170,10 III Vùng Cẩm Phả 1 Đề án thăm dò mỏ Đông Ngã Hai 70,00 2 Đề án thăm dò mỏ Khe Tam 40,00 3 Đề án thăm dò mỏ Nam Khe Tam 40,00 4 Đề án thăm dò mỏ Khe Chàm I, II, III, IV 150,48 5 Đề án thăm dò mỏ Lộ Trí 10,00 6 Đề án thăm dò mỏ Đèo Nai Cọc Sáu 20,00 7 Đề án thăm dò mỏ Bắc Cọc Sáu 20,00 8 Đề án thăm dò mỏ Mông Dương Đông Bắc Mông Dương 61,93 9 Đề án thăm dò mỏ Bắc Quảng Lợi 27,85 10 Đề án thăm dò mỏ Đông Quảng Lợi 9,36 B CÁC MỎ THAN NỘI ĐỊA 1 Đề án thăm dò mỏ Khánh Hòa 50,00 2 Đề án thăm dò mỏ Nông Sơn 10,00 3 Đề án thăm dò mỏ Na Dương 20,00 C CÁC MỎ THAN ĐỊA PHƯƠNG 4,20 D CÁC MỎ THAN BÙN 33,05 Đ MỘT SỐ ĐỀ ÁN THĂM DÒ BỂ THAN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 58,80 Giai đoạn 2016 2020 A BỂ THAN ĐÔNG BẮC I Vùng Uông Bí Đông Triều Phả Lại 1 Đề án thăm dò mỏ Bảo Đài I, II (nếp lõm Bảo Đài) 133,65 2 Đề án thăm dò mỏ Bảo Đài III (nếp lõm Bảo Đài) 73,75 3 Đề án thăm dò mỏ Đông Triều Phả Lại I, II, III, IV 233,61 II Vùng Hòn Gai 1 Đề án thăm dò mỏ Cuốc Bê 276,60 III Vùng Cẩm Phả 1 Đề án thăm dò mỏ Đông Quảng Lợi 35,16 Giai đoạn 2021 2030 I Một số đề án thăm dò bể than đồng bằng sông Hồng 248,20 PHỤ LỤC III DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ MỎ THAN (Ban hành kèm theo Quyết định số 60/QĐ TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ) STT Tên dự án Quy mô công suất (1.000 tấn/năm) Hình thức đầu tư Giai đoạn đến năm 2015 A BỂ THAN ĐÔNG BẮC I Vùng Uông Bí Đông Triều Phả Lại 1 Mỏ Vàng Danh Dự án khai thác lộ thiên mỏ Vàng Danh 300 Cải tạo mở rộng Dự án khai thác hầm lò tầng lò bằng từ LV ÷ +122 khu Trung tâm Vàng Danh 700 Cải tạo mở rộng Dự án khai thác hầm lò tầng lò giếng từ +105 ÷ ±0 khu Trung tâm Vàng Danh 1.500 Cải tạo mở rộng Dự án khai thác hầm lò tầng lò giếng khu Trung tâm Vàng Danh mức ±0 ÷ 175 3.000 Xây dựng mới Dự án khai thác hầm lò tầng lò bằng từ LV ÷ +115 khu Cánh Gà Vàng Danh 480 Cải tạo mở rộng Dự án khai thác hầm lò tầng lò giếng từ +115 ÷ 220 khu Cánh Gà Vàng Danh 2.000 Xây dựng mới 2 Mỏ Mạo Khê Dự án khai thác lộ thiên mỏ Mạo Khê 500 Cải tạo mở rộng Dự án khai thác hầm lò cánh Bắc mỏ Mạo Khê từ LV ÷ 150 1.800 Cải tạo mở rộng Dự án khai thác hầm lò các trụ bảo vệ 500 Xây dựng mới 3 Mỏ Hồng Thái Dự án khai thác lộ thiên Mỏ Hồng Thái 50 Xây dựng mới Dự án khai thác hầm lò khu Tràng Khê II, III 600 Cải tạo mở rộng Dự án khai thác hầm lò khu Hồng Thái 500 Cải tạo mở rộng 4 Mỏ Tràng Bạch Dự án khai thác hầm lò mở rộng nâng công suất khu Tràng Khê, Hồng Thái từ LV ÷ 150 1.200 Xây dựng mới 5 Mỏ Đông Tràng Bạch Dự án khai thác lộ thiên mỏ Đông Tràng Bạch 50 Cải tạo mở rộng Dự án khai thác hầm lò khu Tân Yên và khu Đông Tràng Bạch 300 Cải tạo mở rộng Dự án khai thác khối Nam mỏ than Đông Tràng Bạch 70 Xây dựng mới 6 Mỏ Nam Tràng Bạch Dự án khai thác hầm lò mỏ Nam Tràng Bạch 1.000 Xây dựng mới 7 Mỏ Nam Mẫu Dự án khai thác hầm lò tầng lò bằng từ LV ÷ +125 1.800 Cải tạo mở rộng Dự án khai thác hầm lò phần lò giếng mỏ than Nam Mẫu từ +125 ÷ 200 2.500 Xây dựng mới 8 Mỏ Đồng Vông Dự án khai thác lộ thiên mỏ Đồng Vông 80 Cải tạo mở rộng Dự án khai thác hầm lò tầng lò bằng từ LV ÷ +131 500 Cải tạo mở rộng Dự án khai thác hầm lò khai trường Bắc Đồng Vông 500 Cải tạo mở rộng Dự án khai thác hầm lò vùng đệm Đồng Vông Uông Thượng 250 Xây dựng mới 9 Mỏ Khe Chuối Hồ Thiên Dự án khai thác hầm lò khu Khe Chuối 500 Cải tạo mở rộng Dự án khai thác hầm lò khu Hồ Thiên 300 Xây dựng mới 10 Mỏ Đồng Rì Dự án khai thác lộ thiên mỏ Đồng Rì 200 Xây dựng mới Dự án khai thác hầm lò tầng lò bằng từ LV ÷ +150 800 Cải tạo mở rộng Dự án mở rộng nâng công suất mỏ than Đồng Rì từ +150 ÷ ±0 800 Xây dựng mới Dự án khai thác hầm lò tầng lò giếng từ ±0 ÷ 300 1.200 Xây dựng mới 11 Mỏ Quảng La Dự án khai thác hầm lò mở rộng nâng công suất mỏ Quảng La 700 Xây dựng mới 12 Mỏ Đồng Vông Uông Thượng Dự án khai thác lộ thiên khu Uông Thượng 650 Cải tạo mở rộng Dự án khai thác lộ thiên mở rộng khu Uông Thượng và Đồng Vông 650 Cải tạo mở rộng 13 Mỏ Cổ Kênh Dự án khai thác hầm lò phần lò giếng mỏ Cổ Kênh 300 Xây dựng mới II Vùng Hòn Gai 1 Mỏ Hà Tu Dự án đầu tư phát triển mỏ Hà Tu 1.400 Cải tạo mở rộng 2 Mỏ Núi Béo Dự án khai thác lộ thiên mở rộng nâng công suất mỏ Núi Béo 4.600 Cải tạo mở rộng 3 Mỏ Hà Lầm Dự án khai thác lộ thiên mỏ Hà Lầm 600 Cải tạo mở rộng Dự án khai thác hầm lò dưới mức 50 mỏ Hà Lầm 2.400 Cải tạo mở rộng 4 Mỏ Suối Lại Dự án khai thác lộ thiên mỏ Suối Lại 1.500 Cải tạo mở rộng Dự án khai thác hầm lò khu Bắc Bàng Danh 700 Cải tạo mở rộng Dự án khai thác hầm lò mỏ Giáp Khẩu 500 Cải tạo mở rộng 5 Mỏ Hà Ráng Dự án khai thác lộ thiên mỏ Hà Ráng 450 Cải tạo mở rộng Dự án khai thác hầm lò khu Hà Ráng 700 Cải tạo mở rộng Dự án khai thác hầm lò khu Tây Ngã Hai và khu Đá Bạc 300 Cải tạo mở rộng 6 Mỏ Bình Minh Dự án khai thác xuống sâu dưới mức 75 mỏ Bình Minh 1.000 Cải tạo mở rộng 7 Mỏ Tân Lập Dự án khai thác lộ thiên khu Khe Hùm 250 Cải tạo mở rộng Dự án khai thác lộ thiên khu Bù Lù 250 Cải tạo mở rộng III Vùng Cẩm Phả 1 Mỏ Cao Sơn Dự án khai thác lộ thiên cải tạo mở rộng mỏ than Cao Sơn 5.000 Cải tạo mở rộng 2 Mỏ Khe Chàm II Dự án khai thác lộ thiên mỏ Khe Chàm II 3.000 Xây dựng mới 3 Mỏ Cọc Sáu Dự án khai thác lộ thiên mỏ Cọc Sáu 3.600 Cải tạo mở rộng 4 Mỏ Đèo Nai Dự án khai thác lộ thiên cải tạo mở rộng mỏ Đèo Nai 2.500 Cải tạo mở rộng 5 Mỏ Lộ Trí Dự án khai thác hầm lò khu Yên Ngựa 100 Cải tạo mở rộng Dự án khai thác hầm lò nâng công suất xuống sâu khu Lộ Trí từ LV ÷ 35 1.600 Cải tạo mở rộng Dự án khai thác hầm lò xuống sâu dưới 35 mỏ Lộ Trí 2.000 Xây dựng mới 6 Mỏ Mông Dương Dự án khai thác lộ thiên mỏ Mông Dương 250 Cải tạo mở rộng Dự án xây dựng công trình khai thác giai đoạn II mỏ than Mông Dương 1.500 Xây dựng mới 7 Mỏ Bắc Quảng Lợi Dự án khai thác lộ thiên mỏ Bắc Quảng Lợi 100 Cải tạo mở rộng Dự án khai thác hầm lò kho thuốc nổ 150 Xây dựng mới Dự án khai thác hầm lò vỉa 9 khu Bắc Quảng Lợi 70 Cải tạo mở rộng 8 Mỏ Bắc Cọc Sáu Dự án khai thác hầm lò mỏ Bắc Cọc Sáu 1.000 Cải tạo mở rộng 9 Mỏ Tây Bắc Khe Chàm Dự án khai thác hầm lò mỏ Tây Bắc Khe Chàm 50 Cải tạo mở rộng 10 Mỏ Khe Chàm I Dự án khai thác lộ thiên mỏ Khe Chàm I 100 Cải tạo mở rộng Dự án khai thác hầm lò mỏ Khe Chàm I 1.200 Cải tạo mở rộng 11 Mỏ Khe Chàm II IV Dự án khai thác hầm lò khu Tây Đá Mài và Tây Bắc Đá Mài 550 Cải tạo mở rộng Dự án khai thác hầm lò mỏ Khe Chàm II IV 3.500 Xây dựng mới 12 Mỏ Khe Chàm III Dự án khai thác lộ thiên mỏ Khe Chàm III 150 Cải tạo mở rộng Dự án khai thác hầm lò mỏ Khe Chàm III 2.500 Xây dựng mới 13 Mỏ Tây Nam Đá Mài Dự án khai thác lộ thiên mỏ Tây Nam Đá Mài 800 Cải tạo mở rộng 14 Mỏ Đông Đá Mài Dự án khai thác lộ thiên mỏ Đông Đá Mài 450 Cải tạo mở rộng 15 Mỏ Nam Khe Tam Dự án khai thác lộ thiên khu Tây Nam Khe Tam 100 Cải tạo mở rộng Dự án khai thác lộ thiên khu Nam Khe Tam 160 Cải tạo mở rộng Dự án khai thác hầm lò mỏ Nam Khe Tam 1.000 Cải tạo mở rộng 16 Mỏ Khe Tam Dự án khai thác lộ thiên mỏ Khe Tam 500 Cải tạo mở rộng Dự án khai thác hầm lò phần lò bằng từ LV ÷ +38 mỏ Khe Tam 580 Cải tạo mở rộng Dự án khai thác hầm lò phần duy trì sản xuất giai đoạn 2009 ÷ 2013 mỏ Khe Tam 300 Cải tạo mở rộng Dự án khai thác hầm lò phần lò giếng mỏ Nam Khe Tam 3.000 Xây dựng mới 17 Mỏ Tây Bắc Khe Tam Dự án khai thác lộ thiên mỏ Tây Bắc Khe Tam 100 Cải tạo mở rộng 18 Mỏ Khe Sim Dự án khai thác lộ thiên khu Đông Khe Sim 700 Cải tạo mở rộng Dự án khai thác lộ thiên khu Tây Khe Sim 500 Cải tạo mở rộng Dự án khai thác lộ thiên khu Lộ Trí (Dự án môi trường) 400 Xây dựng mới 19 Mỏ Tây Khe Sim Dự án khai thác lộ thiên mỏ Tây Khe Sim 100 Cải tạo mở rộng 20 Mỏ Tây Bắc Ngã Hai Dự án khai thác lộ thiên mỏ Tây Bắc Ngã Hai 200 Xây dựng mới Dự án khai thác hầm lò mỏ Tây Bắc Ngã Hai 400 Cải tạo mở rộng 21 Mỏ Đông Bắc Ngã Hai Dự án khai thác hầm lò mỏ Đông Bắc Ngã Hai 150 Cải tạo mở rộng 22 Mỏ Ngã Hai Dự án khai thác lộ thiên mỏ Ngã Hai 250 Cải tạo mở rộng Dự án khai thác hầm lò tầng lò bằng từ LV ÷ 50 mỏ Ngã Hai 1.000 Cải tạo mở rộng Dự án khai thác hầm lò tầng dưới mức 50 mỏ Ngã Hai 2.000 Xây dựng mới B CÁC MỎ VÙNG NỘI ĐỊA 1 Mỏ Núi Hồng Dự án khai thác lộ thiên mỏ Núi Hồng 400 Cải tạo mở rộng 2 Mỏ Khánh Hòa Dự án khai thác lộ thiên mỏ Khánh Hòa 800 Cải tạo mở rộng Dự án khai thác hầm lò mỏ Khánh Hòa 600 Xây dựng mới 3 Mỏ Na Dương Dự án khai thác lộ thiên mỏ Na Dương 1.200 Cải tạo mở rộng 4 Mỏ Nông Sơn Dự án khai thác lộ thiên mỏ Nông Sơn 250 Cải tạo mở rộng 5 Mỏ Khe Bố Dự án khai thác hầm lò mỏ Khe Bố 20 Cải tạo mở rộng 6 Mỏ Làng Cẩm Phấn Mễ Dự án khai thác hầm lò mỏ Làng Cẩm Phấn Mễ 130 Cải tạo mở rộng C CÁC MỎ ĐỊA PHƯƠNG 600 Cải tạo mở rộng, xây dựng mới D CÁC MỎ THAN BÙN 10.000 Cải tạo mở rộng, xây dựng mới Giai đoạn 2016 2020 A BỂ THAN ĐÔNG BẮC I Vùng Uông Bí Đông Triều Phả Lại 1 Mỏ Mạo Khê Dự án khai thác hầm lò dưới mức 150 2.000 Xây dựng mới 2 Mỏ Đông Tràng Bạch Dự án khai thác hầm lò mỏ Đông Tràng Bạch 1.000 Xây dựng mới 3 Mỏ Đồng Vông Dự án khai thác hầm lò tầng lò giếng dưới mức +131 (gồm cả đáy moong lộ thiên của Vietmindo) 1.000 Xây dựng mới 4 Mỏ Khe Chuối Hồ Thiên Dự án khai thác hầm lò từ +160 ÷ +50 khu Hồ Thiên 300 Xây dựng mới 5 Mỏ Quảng La Dự án khai thác hầm lò mở rộng nâng công suất mỏ Quảng La 1.000 Xây dựng mới 6 Mỏ Đồng Đăng Đại Đán Dự án khai thác hầm lò mỏ Đồng Đăng Đại Đán 500 Xây dựng mới 7 Mỏ Bảo Đài I Dự án khai thác hầm lò mỏ Bảo Đài I 2.000 Xây dựng mới 8 Mỏ Bảo Đài II Dự án khai thác hầm lò mỏ Bảo Đài II 2.000 Xây dựng mới II Vùng Hòn Gai 1 Mỏ Núi Béo Dự án khai thác hầm lò mỏ Núi Béo 2.000 Xây dựng mới 2 Mỏ Hà Ráng Dự án khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Hà Ráng 1.000 Xây dựng mới 3 Mỏ Suối Lại Dự án khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Suối Lại 1.300 Xây dựng mới III Vùng Cẩm Phả 1 Mỏ Mông Dương Dự án khai thác hầm lò mở rộng nâng công suất mỏ Mông Dương 2.000 Cải tạo mở rộng 2 Mỏ Bắc Quảng Lợi Dự án khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Bắc Quảng Lợi 1.000 Xây dựng mới 3 Mỏ Tây Bắc Khe Chàm Dự án khai thác hầm lò mỏ Tây Bắc Khe Chàm 100 Cải tạo mở rộng 4 Mỏ Khe Chàm I Dự án khai thác hầm lò các trụ bảo vệ 300 Xây dựng mới 5 Mỏ Đông Quảng Lợi Mông Dương Dự án khai thác hầm lò mỏ Đông Quảng Lợi Mông Dương 1.500 Xây dựng mới B MỘT SỐ DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHAI THÁC BỂ THAN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 4.000 Xây dựng mới Giai đoạn 2021 2030 A BỂ THAN ĐÔNG BẮC I Vùng Uông Bí Đông Triều Phả Lại 1 Mỏ Bảo Đài III (nếp lõm Bảo Đài) Dự án khai thác hầm lò mỏ Bảo Đài III 1.500 Xây dựng mới 2 Mỏ Đông Triều Phả Lại I Dự án khai thác hầm lò mỏ Đông Triều Phả Lại I 1.500 Xây dựng mới 3 Mỏ Đông Triều Phả Lại II Dự án khai thác hầm lò mỏ Đông Triều Phả Lại II 1.000 Xây dựng mới 4 Mỏ Đông Triều Phả Lại III Dự án khai thác hầm lò mỏ Đông Triều Phả Lại III 700 Xây dựng mới 5 Mỏ Đông Triều Phả Lại IV Dự án khai thác hầm lò mỏ Đông Triều Phả Lại IV 1.000 Xây dựng mới II Vùng Hòn Gai 1 Mỏ Hà Lầm Dự án khai thác hầm lò mở rộng nâng công suất mỏ Hà Lầm 3.000 Cải tạo mở rộng Dự án khai thác hầm lò khu vực trụ bảo vệ 500 Xây dựng mới 2 Mỏ Suối Lại Dự án khai thác hầm lò mở rộng nâng công suất mỏ Suối Lại 2.000 Cải tạo mở rộng 3 Mỏ Bình Minh Dự án khai thác hầm lò khu vực trụ bảo vệ và các khu khác 1.000 Xây dựng mới 4 Mỏ Cuốc Bê Dự án khai thác hầm lò mỏ Cuốc Bê 1.500 Xây dựng mới B MỘT SỐ DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHAI THÁC BỂ THAN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 32.000 Xây dựng mới PHỤ LỤC IV DANH MỤC DỰ ÁN HẠ TẦNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NGÀNH THAN (Ban hành kèm theo Quyết định số 60/QĐ TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ) STT Tên dự án Quy mô công suất (1.000 tấn/năm) Hình thức đầu tư A. NHÀ MÁY TUYỂN Giai đoạn đến năm 2015 1 Nhà máy sàng tuyển Cửa Ông Dự án nhà máy sàng tuyển than Cửa Ông I 3.500 Cải tạo mở rộng Dự án nhà máy sàng tuyển than Cửa Ông II 6.500 Cải tạo mở rộng Dự án nhà máy sàng tuyển than Cửa Ông III 2.000 Cải tạo mở rộng 2 Nhà máy sàng tuyển Khe Chàm Dự án nhà máy sàng tuyển than Khe Chàm (giai đoạn I) 6.000 Xây dựng mới 3 Hệ thống sàng tuyển khu Bắc Khe Chàm Dự án đầu tư xây dựng kho bãi chứa, hệ thống sàng tuyển để chế biến kinh doanh than tại khu Bắc Khe Chàm 1.600 Xây dựng mới 4 Nhà máy sàng tuyển Hòn Gai Dự án nhà máy sàng tuyển than Hòn Gai (giai đoạn I) 4.000 Xây dựng mới 5 Nhà máy sàng tuyển Vàng Danh II Dự án nhà máy sàng tuyển Vàng Danh II 2.000 Xây dựng mới Giai đoạn 2016 2020 1 Nhà máy sàng tuyển Khe Chàm Dự án nhà máy sàng tuyển than Khe Chàm (giai đoạn II) 12.000 Cải tạo mở rộng 2 Nhà máy sàng tuyển Lép Mỹ Dự án nhà máy sàng tuyển than Lép Mỹ 5.000 Xây dựng mới 3 Nhà máy sàng tuyển Vàng Danh I Dự án nhà máy sàng tuyển than Vàng Danh I 3.000 Cải tạo mở rộng 4 Nhà máy sàng tuyển Vàng Danh II Dự án cải tạo mở rộng nhà máy sàng tuyển than Vàng Danh II 3.500 Cải tạo mở rộng 5 Nhà máy sàng tuyển Khe Thần Dự án nhà máy sàng tuyển Khe Thần (giai đoạn I) 2.500 Xây dựng mới Dự án nhà máy sàng tuyển Khe Thần (giai đoạn II) 5.500 Xây dựng mới 6 Nhà máy sàng tuyển Mạo Khê Dự án nhà máy sàng tuyển than Mạo Khê 5.000 Xây dựng mới Giai đoạn 2021 2030 1 Nhà máy sàng tuyển Hòn Gai Dự án nhà máy sàng tuyển than Hòn Gai (giai đoạn II) 8.000 Xây dựng mới 2 Nhà máy sàng tuyển Đông Triều Phả Lại Dự án nhà máy sàng tuyển Đông Triều Phả Lại I 1.500 Xây dựng mới Dự án nhà máy sàng tuyển Đông Triều Phả Lại II 1.000 Xây dựng mới Dự án nhà máy sàng tuyển Đông Triều Phả Lại III 1.000 Xây dựng mới Dự án nhà máy sàng tuyển Đông Triều Phả Lại IV 1.000 Xây dựng mới 3 Một số nhà máy sàng tuyển than và tổ hợp năng lượng than điện, than khí nhiên liệu lỏng khu vực đồng bằng sông Hồng 35.000 Xây dựng mới B. CẢNG XUẤT THAN Giai đoạn đến năm 2015 1 Bến Cân 3.000 Cải tạo mở rộng 2 Điền Công 15.000 Cải tạo mở rộng 3 Nam Cầu Trắng 5.000 Cải tạo mở rộng 4 Làng Khánh 7.000 Xây dựng mới 5 Cẩm Phả 12.000 Cải tạo mở rộng 6 Cảng Km 6 5.000 Cải tạo mở rộng 7 Cẩm Thịnh (cầu 20) 3.000 Cải tạo mở rộng 8 Mông Dương Khe Dây 7.000 Cải tạo mở rộng 9 Việt Hưng Hoành Bồ 2.000 Cải tạo mở rộng 10 Hà Ráng Cái Món 1.500 Cải tạo mở rộng Giai đoạn 2016 2020 1 Cảng tổng hợp Cẩm Phả 13.000 Xây dựng mới Giai đoạn 2021 2030 1 Các cảng than khu vực đồng bằng sông Hồng 15.000 Xây dựng mới 2 Các cảng vùng Đông Triều Phả Lại 5.000 Xây dựng mới C. HỆ THỐNG VẬN TẢI NGOÀI Giai đoạn đến 2015 I Hệ thống băng tải 1 Tuyến băng tải từ mặt bằng +56 mỏ Mạo Khê đến nhà máy nhiệt điện Mạo Khê 3,44 Xây dựng mới 2 Tuyến băng tải từ sân công nghiệp mỏ Tràng Bạch đến mặt bằng +56 mỏ Mạo Khê 4,34 Xây dựng mới 3 Tuyến băng tải từ mặt bằng +56 mỏ Mạo Khê đến cảng Bến Cân 3,67 Xây dựng mới 4 Tuyến băng tải từ mặt bằng +125 mỏ Nam Mẫu đến nhà máy tuyển Khe Thần 4,32 Xây dựng mới 5 Hệ thống băng tải vận chuyển than từ Bảo Đài sang Vàng Danh Nhà máy tuyển Khe Thần 19,40 Xây dựng mới 6 Tuyến băng tải từ Khe Thần Lán Tháp đến Uông Bí 7,14 Xây dựng mới 7 Tuyến băng tải từ Uông Bí đến cảng Điền Công 7,90 Xây dựng mới 8 Hệ thống băng tải cấp than cho nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh 1,51 Xây dựng mới 9 Tuyến băng tải từ nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh đến cảng Làng Khánh 4,86 Xây dựng mới 10 Hệ thống băng tải cấp than cho nhà máy tuyển Hòn Gai 5,00 Xây dựng mới 11 Hệ thống băng tải Lép Mỹ Tuy nen Tây Khe Sim Cảng Km6 4,00 Xây dựng mới 12 Hệ thống băng tải mỏ Khe Chàm II lộ thiên Nhà máy tuyển Khe Chàm 2,40 Xây dựng mới 13 Hệ thống băng tải mỏ Khe Chàm II hầm lò Nhà máy tuyển Khe Chàm 1,50 Xây dựng mới 14 Hệ thống băng tải mỏ Cao Sơn Nhà máy tuyển Khe Chàm 1,20 Xây dựng mới 15 Hệ thống băng tải từ nhà máy tuyển Khe Chàm ra cụm cảng Mông Dương Khe Dây 8,50 Xây dựng mới 16 Hệ thống băng tải từ nhà máy tuyển Khe Chàm đi nhà máy nhiệt điện Mông Dương 8,50 Xây dựng mới II Hệ thống đường sắt 1 Tuyến Vàng Danh Uông Bí Điền Công 20,00 Cải tạo mở rộng 2 Tuyến Ga Lán Tháp Ga Uông Bí A 17,50 Xây dựng mới 3 Tuyến Lán Tháp Khe Thần 2,00 Xây dựng mới 4 Tuyến Cao Sơn Mông Dương Cửa Ông 12,50 Cải tạo mở rộng 5 Tuyến Ga Cọc 4 Ga Cửa Ông 8,00 Cải tạo mở rộng III Hệ thống đường ô tô 1 Tuyến đường ôtô nội bộ khu vực Uông Bí 20,00 Cải tạo mở rộng 2 Tuyến đường ôtô nội bộ khu vực Hòn Gai, Cẩm Phả 30,00 Cải tạo mở rộng, xây dựng mới Giai đoạn 2016 2020 I Hệ thống băng tải 1 Tuyến băng tải từ cảng Điền Công đến nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1,60 Xây dựng mới
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 57/QĐ TTg Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG GIAI ĐOẠN 2011 2020 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004; Căn cứ Nghị quyết số 18/2011/QH13 Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 2 về kết thúc việc thực hiện Nghị quyết số 08/1997/QH10 và Nghị quyết số 73/2006/QH11 về Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 2020, bao gồm các nội dung chủ yếu sau: I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ 1. Mục tiêu a) Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có; sử dụng tài nguyên rừng và quỹ đất được quy hoạch cho lâm nghiệp có hiệu quả và bền vững. b) Nâng độ che phủ rừng lên 42 43% vào năm 2015 và 44 45% vào năm 2020; tăng năng suất, chất lượng và giá trị của rừng; cơ cấu lại ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng; đáp ứng cơ bản nhu cầu gỗ, lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. c) Tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân có cuộc sống gắn với nghề rừng, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh, quốc phòng. 2. Nhiệm vụ a) Bảo vệ rừng Bảo vệ và phát triển bền vững đối với 13.388.000 ha rừng hiện có (tính đến 31 tháng 12 năm 2010) và 750.000 ha rừng khoanh nuôi tái sinh, 1.250.000 ha rừng trồng mới trong giai đoạn 2011 2014: đến năm 2015 diện tích rừng đạt khoảng 14.270.000 ha rừng, năm 2020 đạt 15.100.000 ha; Giảm căn bản tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; phát huy có hiệu quả các chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, tính đa dạng sinh học của rừng, góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững của đất nước. b) Phát triển rừng Cả giai đoạn 2011 2020: + Trồng rừng: 2.600.000 ha, trong đó trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng 250.000 ha (bình quân 25.000 ha/năm), trồng mới rừng sản xuất 1.000.000 ha (bình quân 100.000 ha/năm) và trồng lại rừng sau khai thác 1.350.000 ha (bình quân 135.000 ha/năm); + Khoanh nuôi tái sinh: 750.000 ha (chủ yếu là rừng phòng hộ, đặc dụng), trong đó khoanh nuôi tái sinh chuyển tiếp 350.000 ha, khoanh nuôi tái sinh mới 400.000 ha; + Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt: 350.000 ha (bình quân 35.000 ha/năm); + Trồng cây phân tán: 500 triệu cây (bình quân 50 triệu cây/năm); + Nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, năng suất rừng trồng sản xuất tăng 25% vào năm 2020 so với năm 2011. Giai đoạn 2011 2015: + Trồng rừng: 1.250.000 ha, trong đó trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng 150.000 ha (bình quân 30.000 ha/năm), trồng mới rừng sản xuất 500.000 ha (bình quân 100.000 ha/năm) và trồng lại rừng sau khai thác 600.000 ha (bình quân 120.000 ha/năm); + Khoanh nuôi tái sinh: 550.000 ha, trong đó khoanh nuôi tái sinh rừng chuyển tiếp 350.000 ha, khoanh nuôi tái sinh mới 200.000 ha; + Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt: 150.000 ha (bình quân 30.000 ha/năm); + Trồng cây phân tán: 250 triệu cây (bình quân 50 triệu cây/năm); + Nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, năng suất rừng trồng sản xuất tăng 10% vào năm 2015 so với năm 2011. II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức a) Thường xuyên tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về giá trị kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng của rừng. b) Tăng cường giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trong nhân dân, nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân; vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng; xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng; thay đổi nhận thức, tập quán kinh doanh sản xuất lâm nghiệp quảng canh sang thâm canh, kết hợp sản xuất gỗ nhỏ và gỗ lớn. 2. Về quản lý quy hoạch và đất lâm nghiệp a) Tổ chức rà soát quy hoạch ổn định đối với 16.245.000 ha rừng và đất lâm nghiệp (trong đó: Đất rừng đặc dụng 2.271.000 ha, đất rừng phòng hộ 5.842.000 ha và đất rừng sản xuất 8.132.000 ha), quản lý quy hoạch thống nhất trên cơ sở thiết lập lâm phận quốc gia ổn định theo hệ thống tiểu khu, khoảnh, lô trên bản đồ và cắm mốc ranh giới ba loại rừng trên thực địa. b) Quản lý chặt chẽ, điều chỉnh kịp thời những bất hợp lý quy hoạch 3 loại rừng; đẩy mạnh việc giao rừng ổn định lâu dài cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình; các tổ chức của Nhà nước trực tiếp quản lý khoảng 50% tổng diện tích rừng, bao gồm toàn bộ diện tích rừng đặc dụng, 65% diện tích rừng phòng hộ và 30% diện tích rừng sản xuất. c) Quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản gắn với xây dựng các vùng trồng rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung. Chú trọng quy hoạch phát triển các làng nghề sản xuất, chế biến lâm sản, phát triển các trang trại lâm nghiệp. Không quy hoạch các cơ sở chế biến, xưởng xẻ ở trong và gần rừng đặc dụng, phòng hộ. d) Ngân sách nhà nước đảm bảo cho tổng điều tra, kiểm kê rừng. 3. Về bảo vệ rừng a) Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa lâm nghiệp theo phương châm bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. b) Củng cố và xây dựng lực lượng bảo vệ rừng từ trung ương đến cơ sở và của chủ rừng; tăng quyền hạn và trách nhiệm pháp lý của lực lượng kiểm lâm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và thừa hành pháp luật. c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. d) Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, triển khai cơ chế bồi hoàn giá trị đa dạng sinh học và các quy định về trồng rừng thay thế đối với diện tích rừng chuyển sang sử dụng cho mục đích khác. 4. Về giao, cho thuê rừng a) Tổng thể, hoàn thiện chính sách khoán bảo vệ rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn; ở những khu vực phù hợp với quy hoạch, người nhận khoán rừng ổn định lâu dài được giao rừng để có điều kiện hưởng lợi trực tiếp từ rừng. Nhà nước hỗ trợ quản lý bảo vệ rừng đối với diện tích rừng nghèo kiệt chưa có thu theo quy định tại Quyết định số 60/2010/QĐ TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 2015. b) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức rà soát, đẩy mạnh giao, cho thuê rừng cho tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân, đảm bảo tất cả diện tích rừng có chủ quản lý cụ thể. Cơ bản hoàn thành công tác giao rừng, cho thuê rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn với rừng vào năm 2015. Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện việc lập và hoàn thiện hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng với mức bình quân là 200.000 đồng/ha rừng. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức chi cụ thể cho phù hợp với điều kiện của từng khu rừng trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. c) Những diện tích rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý (trên 2.700.000 ha), tổ chức giao hoặc cho các cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thuê. Đối với những khu vực không thể giao, cho thuê thì giao cho kiểm lâm tổ chức lực lượng bảo vệ và tham mưu cho chính quyền cấp xã thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, công ty lâm nghiệp nhà nước triển khai thực hiện cơ chế đồng quản lý với cộng đồng dân cư địa phương trên cơ sở cùng chia sẻ trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và cùng hưởng lợi ích từ rừng trên cơ sở đóng góp của các bên. 5. Về Khoa học, công nghệ và khuyến lâm a) Xây dựng và hoàn thiện các quy trình, quy phạm kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy rừng, khai thác sử dụng rừng, trồng rừng thâm canh trên các lập địa và vùng sinh thái. b) Đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật, đặc biệt chú trọng nghiên cứu chọn tạo giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, đồng thời nghiên cứu áp dụng công nghệ tiên tiến phù hợp và kế thừa phát huy kinh nghiệm truyền thống để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, giá trị sản phẩm đầu ra và chất lượng dịch vụ môi trường rừng. c) Ứng dụng trang thiết bị khai thác, chế biến, công nghệ tiên tiến phù hợp, gắn nghiên cứu với sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để nâng cao giá trị gia tăng, giảm ô nhiễm môi trường. d) Củng cố hệ thống khuyến lâm ở cơ sở, đặc biệt những xã có nhiều rừng và đất rừng, các địa bàn vùng sâu, vùng xa. 6. Về hợp tác quốc tế a) Chủ động hợp tác song phương và đa phương với các tổ chức lâm nghiệp trong khu vực và quốc tế. Tiếp tục thực hiện các cam kết quốc tế về lâm nghiệp mà Việt Nam tham gia như: Công ước quốc tế về buôn bán động vật hoang dã (CITES), Công ước về đa dạng sinh học (UNCBD), Công ước về chống sa mạc hóa (UNCCD), Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), Công ước quốc tế về vùng đất ngập nước (RAMSAR), REDD+, Tổ chức quốc tế về gỗ nhiệt đới (ITTO). b) Tiếp tục triển khai các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong khuôn khổ hợp tác ASEAN và vấn đề quản trị rừng, thực thi luật lâm nghiệp và thương mại lâm sản. Xây dựng và triển khai các hiệp định hợp tác với các nước trong tiểu vùng sông Mê Công, đặc biệt là với Lào và Căm pu chi a. 7. Về thị trường a) Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường sản phẩm lâm nghiệp. b) Thực hiện đổi mới trong quản lý lưu thông hàng hóa lâm sản đảm bảo nguồn gốc hợp pháp, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia thị trường, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và đảm bảo hài hòa lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng; tạo động lực thị trường, thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp trong nước phát triển. 8. Xây dựng, triển khai các dự án, đề án trọng điểm a) Dự án trồng rừng chắn sóng, bảo vệ đê biển, chống xâm thực ven biển. b) Dự án trồng, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn các lưu vực sông. c) Đề án nâng cao năng suất rừng trồng và làm giàu rừng tự nhiên. d) Đề án trồng rừng khu vực biên giới gắn với tái định cư. đ) Đề án cấp giấy chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế. e) Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về lâm nghiệp. g) Đề án xây dựng, phát triển mạng lưới chế biến, thương mại lâm sản. h) Đề án nâng cao năng lực lực lượng kiểm lâm. i) Xây dựng công viên động vật hoang dã quốc gia tại tỉnh Ninh Bình. 9. Về nhu cầu vốn và cơ chế huy động các nguồn vốn. a) Tổng nhu cầu vốn cả giai đoạn 2011 2020 là 49.317 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách: 14.067 tỷ đồng, chiếm 29% tổng nhu cầu vốn, bình quân mỗi năm 1.407 tỷ đồng; vốn ngoài ngân sách: 35.250 tỷ đồng, chiếm 71% tổng nhu cầu vốn, bình quân mỗi năm 3.500 tỷ đồng, chủ yếu chi cho trồng rừng sản xuất và bảo vệ rừng. Giai đoạn 2011 2015: Tổng nhu cầu vốn là 24.562 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách: 8.062 tỷ đồng (chiếm 33%), bình quân mỗi năm 1.612 tỷ đồng; vốn vay và các nguồn vốn khác đầu tư trồng rừng sản xuất: 16.500 tỷ đồng (chiếm 67%). Vốn ngân sách chi đầu tư phát triển (trồng, chăm sóc, hạ tầng lâm sinh, …) chiếm 5.512 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 1.102 tỷ đồng; vốn sự nghiệp kinh tế (khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh): 2.550 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 510 tỷ đồng. Trong 2 năm 2011 2012, ngân sách nhà nước đã bố trí 1.925 tỷ đồng (715 tỷ đồng năm 2011 và 1.210 tỷ đồng năm 2012). Nhu cầu vốn ngân sách 3 năm (2013 2015) là 6.137 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 2.045 tỷ đồng. b) Cơ chế huy động các nguồn vốn Lồng ghép kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, chương trình, dự án khác trên cùng địa bàn để nâng cao hiệu quả tổng hợp về kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng; Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương tập trung cho các dự án trồng rừng phòng hộ quy mô lớn, các vườn quốc gia, các dự án ở địa bàn các huyện theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo, vùng Tây Bắc, Tây Nguyên; hỗ trợ phát triển rừng sản xuất; hỗ trợ xây dựng đường lâm nghiệp ở những vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung nhưng điều kiện giao thông còn khó khăn; các dự án nghiên cứu thử nghiệm; các dự án đầu tư trang thiết bị công nghệ tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quy hoạch, quản lý, bảo vệ rừng; đầu tư nghiên cứu, áp dụng công nghệ cao trong chọn giống, sản xuất giống gốc, công nghệ trồng rừng thâm canh. Vốn ngân sách địa phương bố trí cho các dự án còn lại theo chính sách chung; Vốn sự nghiệp kinh tế của Nhà nước bảo đảm cho việc khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp, các chi phí sự nghiệp khác theo quy định hiện hành; Huy động tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế trong nước; vận động sự hỗ trợ vốn cho kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng (vốn ODA) từ các tổ chức quốc tế; Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác, bao gồm nguồn thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuế tài nguyên rừng … III. VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT 1. Một số chính sách hiện hành tiếp tục được áp dụng a) Tiếp tục áp dụng cơ chế, chính sách phát triển rừng theo dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Trong giai đoạn 2011 2015, các nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng thực hiện theo quy định tại Quyết định số 60/2010/QĐ TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 2015; các Quyết định: số 147/2007/QĐ TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 2015 và số 66/2011/QĐ TTg ngày 09 tháng 12 năm 2011 về sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 147/2007/QĐ TTg của Thủ tướng Chính phủ. b) Tiếp tục áp dụng chính sách hiện hành về hỗ trợ lương thực cho đồng bào miền núi để khắc phục nạn đốt phá rừng làm nương rẫy, chuyển đổi sang trồng rừng trên đất nương rẫy là đất lâm nghiệp; Nghị quyết số 30a/2008/NQ CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo; Quyết định số 73/2010/QĐ TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế đầu tư xây dựng lâm sinh; Nghị định số 117/2010/NĐ CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức, quản lý hệ thống rừng đặc dụng. c) Áp dụng chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn quy định tại Nghị định số 61/2010/NĐ CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ; chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 41/2010/NĐ CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ để thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác cho mục tiêu phát triển và bảo vệ rừng. 2. Những chính sách cần sửa đổi, bổ sung a) Về bảo vệ rừng: Sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Nghị định số 99/2009/NĐ CP ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Nghị định số 23/2006/NĐ CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng nhằm quản lý chặt chẽ hơn việc chuyển đổi mục đích sử dụng các loại rừng tại các địa phương. b) Về quản lý rừng: Rà soát lại cơ chế chính sách về quản lý rừng theo Quyết định số 186/2006/QĐ TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng, đảm bảo tính thống nhất và phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai, tránh chồng chéo, trùng lắp. c) Về giao khoán, cho thuê đất lâm nghiệp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổng kết thực tiễn, trình Chính phủ ban hành chính sách thay thế Nghị định số 01/CP ngày 04 tháng 01 năm 1995 về ban hành bản quy định về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà nước và Nghị định số 135/2005/NĐ CP ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về việc giao khoán rừng và đất lâm nghiệp. d) Chính sách tín dụng: Ngân hàng Phát triển Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng chính sách về cho vay đối với dự án trồng rừng; cho phép sử dụng quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng để góp vốn liên doanh trong các dự án về lâm nghiệp và dịch vụ rừng, thế chấp vay vốn. Giao Bộ Tài chính chủ trì, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 151/2006/NĐ CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và Nghị định số 106/2008/NĐ CP ngày 19 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trồng rừng được vay vốn và trả nợ theo chu kỳ cây trồng; bổ sung đối tượng được vay, bao gồm cả hộ gia đình, doanh nghiệp trồng rừng quy mô nhỏ; mở rộng ngành nghề, lĩnh vực được vay, bao gồm cả các dự án trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn và dự án chế biến MDF, ván dăm, ván ghép thanh. Nghiên cứu sửa đổi chính sách thuế tài nguyên rừng theo hướng nguồn thu từ thuế tài nguyên rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ, tái tạo lại rừng. 3. Xây dựng cơ chế, chính sách mới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng các chính sách chủ yếu sau: a) Chính sách đối với rừng phòng hộ, theo hướng cho phép tất cả các chủ rừng thuộc các thành phần kinh tế trong nước bảo vệ, phát triển và sử dụng hợp lý rừng phòng hộ có nguồn thu ổn định từ rừng. b) Chính sách khai thác gỗ và lâm sản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chuẩn, chỉ số cụ thể về khai thác lâm sản, đảm bảo quyền tự chủ của chủ rừng trong sản xuất kinh doanh theo phương án quản lý rừng bền vững được duyệt. c) Triển khai cơ chế đồng quản lý rừng: Từ nay đến năm 2014 thí điểm cơ chế chia sẻ lợi ích tại một số khu rừng đặc dụng theo hướng chuyển căn bản từ hình thức nhà nước kiểm soát hoàn toàn công tác bảo vệ rừng sang nhiều hình thức cùng quản lý, trong đó các cộng đồng địa phương chia sẻ trách nhiệm quản lý và lợi ích thu được với các cơ quan nhà nước. d) Chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; đào tạo nghề lâm nghiệp, nhất là đối với đồng bào dân tộc. đ) Chính sách khuyến khích đầu tư chế biến, tiêu thụ gỗ rừng trồng. e) Cơ chế, chính sách tái cấu trúc đối với công ty lâm nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 2020 được thực hiện theo Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. 1. Về quản lý kế hoạch a) Ở Trung ương Thành lập Ban Chỉ đạo nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 2020 trên cơ sở sáp nhập Ban Chỉ đạo những vấn đề cấp bách về phòng chống cháy rừng và Ban Chỉ đạo thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng do Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Trưởng ban thường trực, các ủy viên là lãnh đạo các Bộ, ngành có liên quan; Thành lập Văn phòng giúp việc Ban Chỉ đạo nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 2020 đặt tại Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. b) Ở địa phương Thành lập Ban Chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 2020 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở sáp nhập Ban Chỉ đạo những vấn đề cấp bách về phòng chống cháy rừng và Ban Chỉ đạo thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Trưởng Ban. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện kế hoạch và quản lý các dự án thuộc Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 2020 ở địa phương quản lý. c) Về cơ chế giao kế hoạch Đầu tư phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng, rừng sản xuất có hỗ trợ từ ngân sách nhà nước được giao kế hoạch ổn định 3 năm về khối lượng và danh mục dự án để Ban Quản lý dự án cơ sở chủ động thực hiện. 2. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chủ trì việc điều hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch; Xây dựng Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng hàng năm, 3 năm và 5 năm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt; Chủ trì kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Kế hoạch; Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng phương án kiện toàn tổ chức bộ máy bảo vệ rừng, trình Chính phủ phê duyệt; Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan sửa đổi bổ sung, xây dựng mới các chính sách theo định hướng đã nêu ở Mục III khoản 2 và khoản 3 của Quyết định này để trình Chính phủ phê duyệt, bảo đảm cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 2020. Hàng năm báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư Tổng hợp kế hoạch hàng năm, 3 năm và 5 năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bố trí vốn ngân sách trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện. c) Bộ Tài chính Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định phân bổ kế hoạch vốn ngân sách hàng năm, bố trí vốn sự nghiệp lâm nghiệp; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy định về tài chính hiện hành. d) Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn địa phương xác lập ranh giới diện tích đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp để quản lý, làm cơ sở triển khai thực hiện Kế hoạch; Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các địa phương tiến hành giao đất gắn với giao rừng cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình theo quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt. đ) Các Bộ, ngành khác có liên quan Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện Kế hoạch; Tham gia kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện Kế hoạch. e) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Chủ trì tổ chức thực hiện kế hoạch ở địa phương; Rà soát, đề xuất danh mục, xây dựng, thẩm định; quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án trên địa bàn theo quy định của Nhà nước; Xây dựng kế hoạch, nhu cầu vốn hàng năm gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Chính phủ; Định kỳ báo cáo Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan về tiến độ thực hiện kế hoạch tại địa phương; tổ chức sơ kết và tổng kết kế hoạch ở địa phương theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 3. Huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tích cực tham gia vào thực hiện kế hoạch với phương châm bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân, hộ gia đình. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận: Ban Bí thư Trung ương Đảng; Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước; Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; Văn phòng Quốc hội; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán Nhà nước; Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; Ngân hàng Chính sách Xã hội; Ngân hàng Phát triển Việt Nam; UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; Lưu: Văn thư, KTN (5b). THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 58/QĐ TTg Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO NHÀ NƯỚC VỀ KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG GIAI ĐOẠN 2011 2020 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004; Căn cứ Nghị quyết số 18/2011/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 2 về kết thúc việc thực hiện Nghị quyết số 08/1997/QH10 và Nghị quyết số 73/2006/QH11 về Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; Căn cứ Quyết định số 57/2012/QĐ TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 2020; Căn cứ Quyết định số 34/2007/QĐ TTg ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Thành lập Ban Chỉ đạo nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 2020 (sau đây viết tắt là Ban Chỉ đạo), gồm các thành viên: 1. Trưởng ban: Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải. 2. Phó Trưởng ban: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát. 3. Ủy viên: Thứ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng, Công an, Lao động Thương binh và Xã hội, Công thương; Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Phó Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam; Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp. 4. Mời đại diện lãnh đạo: Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa XIII; Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh làm ủy viên Ban Chỉ đạo. Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo Ban Chỉ đạo giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hành sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 18/2011/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội và Quyết định số 57/2011/QĐ TTg ngày 09 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 2020. Trong đó, tập trung chỉ đạo, giải quyết một số vấn đề sau: 1. Chỉ đạo, kiểm tra các Bộ, ngành, địa phương lập và thực hiện kế hoạch, dự án bảo vệ và phát triển rừng trung hạn và hàng năm; phương án bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. 2. Thông qua kế hoạch và phân bổ nguồn lực bảo vệ và phát triển rừng hàng năm của các Bộ, ngành và địa phương trong toàn quốc. 3. Điều phối hoạt động giữa các Bộ, ngành, địa phương; chỉ đạo việc huy động lực lượng, phương tiện trong việc tổ chức ứng cứu chữa cháy rừng, đấu tranh chống phá rừng, buôn bán lâm sản trái pháp luật vượt quá khả năng xử lý của địa phương theo quy định của pháp luật. 4. Chỉ đạo thực hiện các chỉ thị; quyết định của Thủ tướng Chính phủ; nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo vệ, phát triển rừng, quản lý lâm sản; phòng cháy, chữa cháy rừng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo do Trưởng Ban Chỉ đạo ban hành. Nhiệm vụ cụ thể của các Ủy viên Ban Chỉ đạo do Trưởng Ban Chỉ đạo phân công. Điều 3. Văn phòng Ban Chỉ đạo Giúp việc cho Ban Chỉ đạo có Văn phòng Ban Chỉ đạo đặt tại Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập, ban hành quy chế làm việc, bổ nhiệm Chánh văn phòng, chỉ đạo giải quyết kinh phí hoạt động của Văn phòng Ban Chỉ đạo. Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế các Quyết định số 1832/QĐ TTg ngày 17 tháng 12 năm 2008 về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo nhà nước Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2008 2010 và số 1245/QĐ TTg ngày 21 tháng 7 năm 2010 về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung ương các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng của Thủ tướng Chính phủ. Điều 5. Ban Chỉ đạo; Bộ trưởng các Bộ, ngành; Thủ trưởng các cơ quan liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: Ban Bí thư Trung ương Đảng; Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng; HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước; Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; Văn phòng Quốc hội; Tòa án nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán Nhà nước; Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; Ngân hàng Chính sách Xã hội; Ngân hàng Phát triển Việt Nam; UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; Lưu: Văn thư, KTN (5b). THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 09/TB VPCP Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2012 THÔNG BÁO KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN THIỆN NHÂN, TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA VỀ ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2008 2015 TẠI PHIÊN HỌP CỦA BAN CHỈ ĐẠO Ngày 12 tháng 12 năm 2011, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về đào tạo theo nhu cầu xã hội giai đoạn 2008 2015 đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo. Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan là thành viên Ban Chỉ đạo gồm: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Văn phòng Chính phủ, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam và Tổ Thư ký giúp việc của Ban Chỉ đạo. Sau khi nghe đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo; ý kiến của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân kết luận: Sau hơn 3 năm thành lập từ năm 2008, Ban Chỉ đạo Quốc gia về đào tạo theo nhu cầu xã hội giai đoạn 2008 2015 đã tập trung chỉ đạo nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo theo nhu cầu xã hội trên nhiều lĩnh vực, làm thay đổi một bước nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác này, góp phần thúc đẩy các cơ sở đào tạo, dạy nghề xây dựng và công khai các chuẩn đầu ra, chuẩn kỹ năng nghề của các ngành nghề đào tạo; tạo sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; đã chỉ đạo hoàn thành việc xây dựng Chiến lược và Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, làm căn cứ quan trọng để chỉ đạo và xây dựng các kế hoạch đào tạo, sử dụng và phát triển nhân lực của các Bộ, ngành, địa phương và cả nước trong những năm tới. Các Bộ, ngành đã tập trung chỉ đạo triển khai nhiều hoạt động đem lại hiệu quả tích cực, có tác dụng thiết thực đẩy mạnh công tác phát triển nhân lực và đào tạo theo nhu cầu xã hội. Để đẩy mạnh triển khai có hiệu quả cao hơn nữa về công tác phát triển nhân lực, đào tạo gắn với nhu cầu xã hội, đưa công tác phát triển nhân lực trở thành một trong những khâu đột phá trong giai đoạn tới như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã đề ra, thời gian tới cần tập trung làm tốt một số việc trọng tâm sau đây: 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo: a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội xem xét, đề xuất việc kiện toàn Ban Chỉ đạo quốc gia về đào tạo theo nhu cầu xã hội giai đoạn 2008 2015 theo hướng: thành lập Ban Chỉ đạo triển khai quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia và đào tạo theo nhu cầu xã hội giai đoạn 2011 2020, trong đó lưu ý lựa chọn được các thành phần hợp lý, có đại diện của 1 đến 2 tập đoàn, doanh nghiệp lớn đang tham gia tích cực vào công tác đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội, sớm trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12 năm 2011. b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội giai đoạn 2011 2015, trong đó bổ sung yêu cầu chỉ đạo về công tác triển khai quy hoạch phát triển nhân lực trong thời gian tới, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành trong tháng 12 năm 2011. c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị và tổ chức một số hội nghị chuyên đề trong năm 2012, bao gồm: Hội nghị chuyên đề bàn về đổi mới công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng tổ chức vào tháng 01 năm 2012, trong đó lưu ý làm rõ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh của các trường. Hội nghị triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai quy hoạch phát triển nhân lực và đào tạo theo nhu cầu xã hội giai đoạn 2011 2020 tổ chức vào tháng 02 năm 2012. Hội nghị sơ kết công tác đào tạo lao động cho khu kinh tế Vũng Áng, nhằm rút kinh nghiệm, chuẩn bị phương án, kế hoạch tiếp tục triển khai công tác đào tạo nhân lực theo nhu cầu của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế trọng điểm khác, tổ chức trong quý I năm 2012. Hội nghị chuyên đề đánh giá lại những cơ chế, chính sách đào tạo áp dụng đối với một số đối tượng đặc biệt, đào tạo nhân lực phục vụ cho các tỉnh miền núi, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc và thu hút đào tạo ở một số ngành nghề khó tuyển sinh, đặc thù như: Thủy sản, Khoa học cơ bản, Nghệ thuật, Thể thao, tổ chức vào quý II năm 2012. Hội nghị chuyên đề khối các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề thuộc các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp trực tiếp quản lý, nhằm đánh giá, đề ra các giải pháp tổ chức, quản lý hiệu quả, tổ chức vào quý II năm 2012, trong đó lưu ý Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan lập tiến hành khảo sát, đánh giá tình hình thực tế tại một số trường đại diện cho khối trường này. Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện đào tạo nghề liên thông từ trung cấp lên cao đẳng và từ cao đẳng nghề lên đại học tổ chức vào quý IV năm 2012. d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện đề án Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010 2020 để làm cơ sở xây dựng đề án mới về đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật bằng ngân sách nhà nước trong giai đoạn tiếp ngay sau khi Đề án 322 kết thúc, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2012. đ) Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội tập trung chỉ đạo khẩn trương rà soát, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Quyết định 157/2007/QĐ TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên để trên cơ sở đó kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, thiếu sót và có hướng dẫn việc thực hiện trong học kỳ II năm học 2011 2012. e) Chủ trì hướng dẫn và lập kế hoạch xây dựng khung trình độ đào tạo quốc gia đối với công tác đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào cuối quý II năm 2012 để triển khai thực hiện và hoàn thành việc này trong năm 2013. g) Chủ trì lập kế hoạch hỗ trợ các địa phương triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch đào tạo nhân lực ở nước ngoài theo nhu cầu của địa phương và trong quý II năm 2012 có văn bản thông báo, hướng dẫn cho các địa phương về việc này. h) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Nghị định quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học, lưu ý làm rõ về các nội dung tự chủ, gắn liền với nghĩa vụ, trách nhiệm của các trường; có cơ chế giám sát hiệu quả, bảo đảm thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với các trường, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2012 sau khi Luật giáo dục đại học được thông qua. 2. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tổ chức sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 trước ngày 15 tháng 01 năm 2012. Chủ trì việc hướng dẫn và lập kế hoạch xây dựng khung trình độ đào tạo quốc gia đối với công tác đào tạo trình độ cao đẳng nghề, báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào cuối quý II năm 2012 để triển khai thực hiện và hoàn thành việc này trong năm 2013. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và ban hành Thông tư liên Bộ hướng dẫn cơ chế tài chính trong việc triển khai quy hoạch phát triển nhân lực của Bộ, ngành, địa phương; hoàn thành trong tháng 01 năm 2012. Hoàn thiện hệ thống đánh giá trình độ phát triển nhân lực để hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương thực hiện trong tháng 2 năm 2012. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng và hướng dẫn việc khai thác, sử dụng trang thông tin điện tử về phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 2020; hoàn thành trong quý I năm 2012. 4. Giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan xây dựng đề án phát triển đội ngũ trí thức và nhân lực trình độ cao, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2012. Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan biết, thực hiện./. Nơi nhận: Thủ tướng, các PTT Chính phủ (để b/c); Các Bộ, cơ quan: GD&ĐT, LĐ TB&XH, TC, KH&ĐT, CT, XD, TT&TT, YT, VH, TT&DL, NN&PTNT, NHNNVN; TN&MT, GTVT, NV, KH&CN; Văn phòng Trung ương Đảng; Văn phòng Quốc hội; Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Ủy ban Dân tộc của Quốc hội; Ban Tuyên giáo Trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Tổ Thư ký BCĐ Quốc gia về đào tạo theo nhu cầu xã hội giai đoạn 2008 2015 (thuộc Bộ GD&ĐT) VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, Các Cục, Vụ, đơn vị trực thuộc; Lưu: Văn thư, KGVX (4). KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM Nguyễn Hữu Vũ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 02/2012/QĐ UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ BÃI BỎ VĂN BẢN ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Công văn số 5591/STP KTrVB ngày 10 tháng 11 năm 2011, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Nay bãi bỏ 16 văn bản do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành do không còn phù hợp với quy định pháp luật hiện hành (theo Danh mục đính kèm). Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng các Sở ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường xã, thị trấn và các cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. (Kèm theo danh mục văn bản bị bãi bỏ). TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Minh Trí DANH MỤC VĂN BẢN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BỊ BÃI BỎ (Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2012/QĐ UBND ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố) 1. Quyết định số 5488/QĐ UB KT ngày 09 tháng 10 năm 1997 ban hành Quy chế quản lý Nhà nước về điện trên địa bàn thành phố. 2. Quyết định số 40/1999/CT UB TM ngày 28 tháng 12 năm 1999 về việc chỉ đạo thực hiện hướng dẫn kinh doanh thuốc lá điếu sản xuất trong nước. 3. Chỉ thị số 22/2000/CT UB CNN ngày 14 tháng 9 năm 2000 về việc triển khai công tác quản lý Nhà nước sau đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể hoạt động theo Luật Doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. 4. Chỉ thị số 24/2000/CT UB KT ngày 05 tháng 10 năm 2000 về đối phó với lũ lụt và triều cường trên địa bàn thành phố. 5. Quyết định số 08/2002/QĐ UB ngày 21 tháng 01 năm 2002 về ủy quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận huyện ký các văn bản thanh lý tháo dỡ nhà thuộc trụ sở làm việc, các công trình xây dựng gắn liền với đất để xây dựng mới trụ sở làm việc của các cơ quan hành chánh sự nghiệp hưởng kinh phí hoạt động từ ngân sách quận huyện. 6. Chỉ thị số 23/2002/CT UB ngày 29 tháng 11 năm 2002 về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý thuế giá trị gia tăng và triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 7. Chỉ thị số 16/2003/CT UB ngày 18 tháng 7 năm 2003 về tăng cường công tác xử lý, sắp xếp nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 8. Chỉ thị số 22/2003/CT UB ngày 03 tháng 9 năm 2003 về tăng cường xây dựng, phát triển lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên trong tình hình mới. 9. Chỉ thị số 28/2004/CT UB ngày 01 tháng 11 năm 2004 về việc tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 80/2001/QĐ TTg ngày 24 tháng 5 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về xử lý, sắp xếp lại nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 10. Quyết định số 213/2005/QĐ UBND ngày 15 tháng 12 năm 2005 phê duyệt phương án phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn thành phố. 11. Chỉ thị số 31/2005/CT UBND ngày 26 tháng 10 năm 2005 về tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả kế hoạch hành động khẩn cấp phòng ngừa và đối phó với dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người. 12. Chỉ thị số 19/2006/CT UBND ngày 30 tháng 5 năm 2006 về tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Lở mồm long móng ở gia súc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 13. Chỉ thị số 42/2006/CT UBND ngày 22 tháng 12 năm 2006 về tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 14. Chỉ thị số 26/2007/CT UBND ngày 10 tháng 11 năm 2007 về việc tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ cấp bách phòng chống dịch tiêu chảy cấp trên địa bàn thành phố. 15. Chỉ thị số 17/2008/CT UBND ngày 09 tháng 8 năm 2008 về quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 16. Chỉ thị số 01/2010/CT UBND ngày 09 tháng 01 năm 2010 về tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2010./. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ