question
stringlengths
26
180
answer
stringlengths
69
2.6k
url
stringclasses
1 value
source
stringclasses
1 value
section
stringclasses
1 value
Chủng vi-rút corona mới là gì?
Vi-rút corona mới là loại vi-rút corona mới chưa từng được phát hiện trước đây. Vi-rút gây ra bệnh vi-rút corona 2019 (COVID-19), không cùng loại vi-rút corona thường lan truyền ở người và gây ra bệnh nhẹ, giống như cảm lạnh thông thường. Chẩn đoán với vi-rút corona 229E, NL63, OC43, hoặc HKU1 không giống với chẩn đoán COVID-19. Bệnh nhân mắc COVID-19 sẽ được đánh giá và chăm sóc khác với các bệnh nhân được chẩn đoán mắc vi-rút corona thông thường.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Tại sao bệnh này lại được gọi là bệnh vi-rút corona 2019, COVID-19?
Vào ngày 11 tháng 2 năm 2020 Tổ chức Y tế Thế giới đã thông báo tên chính thức của căn bệnh gây ra sự bùng phát vi-rút corona mới 2019, được phát hiện lần đầu tại Vũ Hán, Trung Quốc. Tên mới của bệnh này là bệnh vi-rút corona 2019, viết tắt là COVID-19. Trong chữ COVID-19, 'CO' viết tắt của từ 'corona,' 'VI' viết tắt của từ 'vi-rút,' và 'D' là bệnh. Trước đó, căn bệnh này được gọi là "vi-rút corona mới 2019" hoặc "nCoV-2019". Có nhiều loại vi-rút corona ở người bao gồm một số loại thường gây ra các bệnh đường hô hấp trên nhẹ. COVID-19 là căn bệnh mới, do vi-rút corona mới gây ra, loại này trước đây chưa từng thấy ở người. Tên của bệnh này đã được chọn theo phương pháp thực hành tốt nhấtbiểu tượng bên ngoàibiểu tượng bên ngoài của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho việc đặt tên cho các bệnh truyền nhiễm mới ở người.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Tại sao một ai đó có thể đổ lỗi hoặc tránh những cá nhân hoặc nhóm nào đó (gây kỳ thị) vì COVID-19?
Người dân Hoa Kỳ có thể lo lắng hoặc cảm thấy bất an về bạn bè và người thân đang sinh sống hoặc tới thăm khu vực đang lây lan COVID-19. Một số người lo lắng về việc mắc bệnh từ những người này. Sợ hãi và lo lắng có thể dẫn đến sự kỳ thị xã hội, ví dụ, đối với những người sống ở một số vùng nhất định trên thế giới, những người đã đi du lịch quốc tế, những người đã từng bị cách ly hoặc các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Kỳ thị là sự phân biệt đối xử đối với nhóm người, một địa điểm hoặc một quốc gia có thể xác định được. Sự kỳ thị liên quan tới việc thiếu kiến thức về cách lây lan của COVID-19, nhu cầu đổ lỗi cho một ai đó, nỗi sợ hãi về căn bệnh và sự chết chóc cũng như tin đồn lan truyền về những điều vô căn cứ, không có thật. Sự kỳ thị làm tổn thương tất cả mọi người bằng cách tạo thêm sự sợ hãi hoặc tức giận đối với người bình thường thay vì tập trung vào bệnh đang gây ra vấn đề.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Làm cách nào để mọi người có thể chặn đứng kỳ thị liên quan tới COVID-19?
Mọi người có thể chống lại sự kỳ thị bằng cách có sự hỗ trợ xã hội trong các tình huống mà quý vị nhận thấy điều này đang xảy ra. Sự kỳ thị ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần hoặc cảm xúc của các nhóm người bị kỳ thị và cộng đồng mà họ sống ở đó. Ngăn chặn sự kỳ thị là rất quan trọng để giúp cho cộng đồng và các thành viên trong cộng đồng có khả năng vượt qua. Xem thông tin về sức khỏe tâm thần và cách ứng phó trong khi diễn ra COVID-19. Mọi người đều có thể giúp ngăn chặn sự kỳ thị liên quan đến COVID-19 bằng việc biết sự thật và chia sẻ sự thật với những người khác trong cộng đồng.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Vì sao số ca bệnh COVID-19 ở một số tiểu bang đôi khi khác với thông tin được đăng trên trang web của CDC?
Tổng số ca bệnh của CDC được kiểm chứng thông qua quy trình xác nhận với các khu vực phân quyền. Quy trình được sử dụng để tìm và xác nhận các ca bệnh được hiển thị ở những nơi khác nhau có thể khác nhau.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Số ca bệnh COVID-19 của CDC so sánh như thế nào với số ca bệnh do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hoặc Johns Hopkins cung cấp?
Số ca bệnh COVID-19 của CDC bao gồm nhiều số được báo cáo công khai, bao gồm thông tin từ các đối tác tiểu bang, địa phương, vùng lãnh thổ, quốc tế và bên ngoài.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Tại sao số ca bệnh vào những ngày trước tăng?
Sự chậm trễ trong báo cáo có thể khiến số ca bệnh COVID-19 được báo cáo vào những ngày trước tăng lên. (Đôi khi hiệu ứng này được mô tả là "san lấp".) Các sở y tế tiểu bang, địa phương và vùng lãnh thổ báo cáo số ca bệnh đã được xác nhận và chia sẻ dữ liệu này với CDC. Vì phải mất thời gian để thực hiện xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, số ca bệnh từ ngày hôm trước có thể được cộng vào số ca bệnh hàng ngày trễ vài ngày sau đó.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Nguồn của vi-rút này là gì?
COVID-19 là do một loại vi-rút corona có tên SARS-CoV-2 gây ra. Vi-rút corona là một họ vi-rút lớn phổ biến ở người và nhiều loài động vật khác nhau, bao gồm lạc đà, gia súc, mèo và dơi.  Trong trường hợp hiếm gặp, vi-rút corona ở động vật có thể lây nhiễm cho người và sau đó lây lan từ người sang người. Điều này đã xảy ra với MERS-CoV và SARS-CoV, và giờ đây với vi-rút gây ra COVID-19. Thông tin thêm về nguồn và sự lây lan của COVID-19 có trên Tóm tắt tình hình: Nguồn và sự lây lan của vi-rút.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Vi-rút lây lan như thế nào?
Vi-rút gây ra COVID-19 được cho là lây lan chủ yếu từ người sang người, chủ yếu thông qua các giọt bắn từ đường hô hấp được tạo ra khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi. Những giọt bắn này có thể vương vào miệng hoặc mũi của những người ở gần đó hoặc có thể bị hít vào phổi. Sự lây lan có nhiều khả năng khi mọi người tiếp xúc gần với nhau (trong khoảng 6 feet hoặc 2 mét). COVID-19 dường như lây lan dễ dàng và kéo dài trong cộng đồng ("lây lan trong cộng đồng") tại&nbspnhiều khu vực địa lý bị ảnh hưởng. Lây lan trong cộng đồng nghĩa là mọi người bị lây nhiễm vi-rút trong một khu vực, bao gồm cả một số đối tượng không biết rõ họ đã bị lây nhiễm ở đâu và bằng cách nào. Tìm hiểu những gì đã biết về sự lây lan của vi-rút corona mới xuất hiện.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Tại sao số ca bệnh đang tăng lên?
Số ca bệnh COVID-19 được báo cáo tại Hoa Kỳ đang tăng lên do số xét nghiệm trong phòng thí nghiệm tăng lên và báo cáo trên toàn quốc. Số ca bệnh đang tăng lên một phần phản ánh sự lây lan nhanh chóng của COVID-19 khi rất nhiều lãnh thổ và tiểu bang của Hoa Kỳ đang xảy ra tình trạng lây truyền cộng đồng. Dữ liệu chi tiết và chính xác hơn sẽ cho phép chúng ta hiểu rõ hơn và theo dõi quy mô cũng như phạm vi bùng phát dịch bệnh và củng cố các nỗ lực phòng ngừa và phản ứng.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Một người đã nhiễm COVID-19 có thể lây bệnh cho người khác không?
Vi-rút gây ra COVID-19 đang lây lan từ người sang người. Một người được cho là dễ lây nhiễm nhất khi họ có triệu chứng (bệnh nặng nhất). Đó là lý do CDC khuyến cáo những bệnh nhân này nên được cách ly tại bệnh viện hoặc tại nhà (tùy vào mức độ bệnh của họ) cho đến khi họ khỏe hơn hoặc không còn nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Gần đây, vi-rút cũng được phát hiện thấy ở những người không có triệu chứng. Thời gian một người mắc bệnh tích cực có thể thay đổi, do đó quyết định khi nào sẽ ngừng cách ly người này được đưa ra thông qua chiến lược dựa trên xét nghiệm hoặc không dựa trên xét nghiệm (nghĩa là thời gian kể từ khi bệnh bắt đầu và thời gian kể từ khi hồi phục) cùng với tư vấn của nhân viên y tế công cộng của tiểu bang và địa phương. Quyết định liên quan đến việc xem xét các chi tiết cụ thể của từng tình huống, bao gồm mức độ nghiêm trọng của bệnh, các dấu hiệu và triệu chứng bệnh và kết quả xét nghiệm của phòng thí nghiệm cho bệnh nhân đó. Tìm hiểu thêm về Hướng dẫn của CDC về thời điểm ngừng cô lập một người và cho xuất viện bệnh nhân mắc COVID-19. Để biết thông tin về thời điểm người mắc bệnh COVID-19 có thể ngừng cô lập tại nhà, xem Hướng dẫn tạm thời về việc ngừng cô lập tại nhà cho bệnh nhân mắc COVID-19. Người đã hết cách ly không còn được coi là có nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Người đã bị cách ly vì COVID-19 có thể lây nhiễm bệnh cho người khác không?
Cách ly nghĩa là tách người đó hoặc một nhóm người đã tiếp xúc với bệnh truyền nhiễm nhưng chưa phát triển bệnh (triệu chứng) khỏi người khác, những người chưa tiếp xúc để phòng ngừa khả năng lây lan căn bệnh đó. Cách ly thường được thiết lập trong thời gian ủ bệnh là thời kỳ bệnh có thể gây lây nhiễm, là khoảng thời gian mà người đó sẽ phát bệnh sau khi phơi nhiễm. Với COVID-19, thời gian cách ly là 14 ngày kể từ ngày phơi nhiễm cuối cùng vì thời gian ủ bệnh của vi-rút này là từ 2 đến 14 ngày. Người được chấm dứt cách ly COVID-19 không còn được coi là có nguy cơ lây lan vi-rút cho người khác vì họ đã không phát triển bệnh trong thời gian ủ bệnh.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Vi-rút gây ra COVID-19 có thể lây lan qua thực phẩm, bao gồm cả đồ ăn mang đi từ nhà hàng, thực phẩm đóng gói trong tủ lạnh hoặc đông lạnh không?
Vi-rút corona thường được cho là lây từ người sang người qua các giọt bắn từ đường hô hấp. Hiện tại, không có bằng chứng nào hỗ trợ cho việc lây truyền COVID-{[# 0]} liên quan đến thực phẩm. Trước khi chuẩn bị đồ ăn hoặc ăn uống, điều quan trọng là luôn rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây để đảm bảo an toàn thực phẩm nói chung. Trong suốt cả ngày, hãy dùng khăn giấy để che miệng khi ho hoặc hắt hơi, và rửa tay sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi hoặc đi vệ sinh. Một người có thể mắc COVID-19 khi chạm vào bề mặt hoặc đồ vật, như bao bì đóng gói, có vi-rút trên đó và sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc có thể là mắt, nhưng đây không phải là cách lây lan chính của vi-rút. Nói chung, do khả năng sống sót kém của vi-rút corona trên bề mặt, nên rất ít có khả năng lây lan vi-rút từ các sản phẩm thực phẩm hoặc bao bì. Tìm hiểu những gì đã biết về sự lây lan của COVID-19.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Tôi có thể mắc bệnh với COVID-19 nếu vi-rút có trên thực phẩm không?
Dựa trên thông tin về vi-rút corona mới này cho đến nay, có vẻ như COVID-19 không thể lây truyền qua thực phẩm - chúng ta cần phải nghiên cứu thêm.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Liệu thời tiết ấm có thể ngăn chặn việc bùng phát COVID-19?
Chúng ta vẫn chưa biết liệu thời tiết và nhiệt độ có ảnh hưởng đến sự lây lan của COVID-19 hay không. Một số loại vi-rút khác, như vi-rút gây cảm lạnh và cúm thông thường, lây lan nhiều hơn trong những tháng thời tiết lạnh nhưng điều đó không có nghĩa là không thể mắc bệnh với những vi-rút này trong những tháng khác.  Vẫn còn rất nhiều thứ cần được tìm hiểu về khả năng lây truyền, tính chất nghiêm trọng và các đặc tính khác liên quan tới  COVID-19. Hiện tại các cuộc nghiên cứu vẫn đang tiếp diễn.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Lây lan trong cộng đồng là gì?
Lây lan trong cộng đồng nghĩa là mọi người bị lây nhiễm vi-rút trong một khu vực, bao gồm cả một số đối tượng không biết rõ họ đã bị lây nhiễm ở đâu và bằng cách nào.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Nhiệt độ nào giết chết vi-rút gây ra COVID-19?
Nói chung, vi-rút corona tồn tại trong thời gian ngắn hơn ở nhiệt độ cao và độ ẩm cao hơn trong môi trường mát hơn hoặc khô hơn. Tuy nhiên, tại thời điểm này, chúng tôi không có dữ liệu chính xác cho vi-rút này và chúng tôi cũng không có dữ liệu chính xác về giới hạn nhiệt độ mà vi-rút sẽ không còn hoạt động. Nhiệt độ cần thiết cũng sẽ dựa trên các vật liệu của bề mặt, môi trường, v.v. Bất kể nhiệt độ như thế nào, hãy làm theo Hướng dẫn làm sạch và khử trùng của CDC.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Muỗi hay ve có thể truyền vi-rút gây bệnh COVID-19 không?
Tại thời điểm này, CDC không có dữ liệu nào cho thấy muỗi hoặc ve lây lan loại vi-rút corona mới này hoặc các loại vi-rút corona tương tự khác. Cách chính mà COVID-19 lây lan là từ người sang người. Xem Vi-rút corona lây lan như thế nào để biết thêm thông tin.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Tôi có nguy cơ mắc COVID-19 tại Hoa Kỳ không?
Đây là một tình huống phát đang triển nhanh chóng và đánh giá nguy cơ có thể thay đổi hàng ngày. Thông tin cập nhật mới nhất có sẵn trên trang web về Bệnh vi-rút corona 2019 (COVID-19) của CDC.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Có bao nhiêu ca bệnh đã được báo cáo tại Hoa Kỳ?
Số ca bệnh COVID-19 tại Hoa Kỳ được cập nhật trực tuyến thường xuyên. Xem số ca bệnh COVID-19 hiện tại ở Hoa Kỳ.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Tôi có thể bảo vệ bản thân bằng cách nào?
Truy cập trang Phòng ngừa và điều trị COVID-19 để tìm hiểu về cách bảo vệ bản thân khỏi các bệnh về đường hô hấp như COVID-19.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Tôi nên làm gì nếu tôi có sự tiếp xúc gần với người mắc COVID-19?
Thông tin có trên mạng cho những người đã tiếp xúc gần với người được xác nhận đã nhiễm, hoặc đang được khám xem có nhiễm COVID-19.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
CDC có khuyến nghị sử dụng khẩu trang hoặc khẩu trang vải để ngăn ngừa COVID-19 không?
Dựa trên dữ liệu mới về sự lây lan của COVID-19, cùng với bằng chứng về bệnh COVID-19 lan rộng trong cộng đồng trên toàn quốc, CDC khuyến nghị mọi người nên đeo khẩu trang vải để che mũi và miệng trong môi trường cộng đồng. Đây là một biện pháp y tế công cộng bổ sung mà mọi người nên thực hiện để giảm sự lây lan của COVID-19 bên cạnh (chứ không phải thay thế) các biện pháp cách ly giao tiếp xã hội, làm sạch tay thường xuyên và các hành động phòng ngừa hàng ngày khác. Khẩu trang vải không nhằm bảo vệ người đeo, nhưng có thể ngăn chặn sự lây lan vi-rút từ người đeo sang người khác. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp có người bị lây nhiễm nhưng không có các triệu chứng. Nên đeo khâu trang vải bất cứ khi nào mọi người phải vào các nơi công cộng (ví dụ như cửa hàng thực phẩm). Khẩu trang y tế và mặt nạ N-95 dành riêng cho nhân viên y tế và những người ứng phó đầu tiên khác, theo khuyến nghị của hướng dẫn CDC hiện tại.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Tôi có nguy cơ nhiễmr COVID-19 từ bao bì hoặc sản phẩm được vận chuyển Trung Quốc sang không? 
Vẫn còn rất nhiều điều chưa biết về COVID-19 và cách lây lan của vi-rút. Vi-rút corona này được cho là lây lan thường xuyên nhất bởi các giọt bắn từ đường hô hấp. Mặc dù vi-rút có thể tồn tại trong một thời gian ngắn trên một số bề mặt, nhưng vi-rút ít có khả năng lây lan từ các sản phẩm hoặc bao bì được vận chuyển trong một vài ngày hoặc vài tuần ở nhiệt độ môi trường. Hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy việc lây truyền COVID-19 có liên quan tới hàng hóa nhập khẩu và chưa có trường hợp nào mắc COVID-19 tại Hoa Kỳ có liên quan tới hàng hóa nhập khẩu. Thông tin sẽ được cung cấp trên trang web Bệnh vi-rút corona 2019 (COVID-19) khi có sẵn.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Tôi có thể hiến máu không?
Trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe trên khắp Hoa Kỳ, hiến tặng máu là một phần cứu cánh, thiết yếu cho việc chăm sóc bệnh nhân. Nhu cầu hiến máu là không đổi, và các trung tâm máu mở cửa và rất cần sự hiến máu. CDC khuyến khích những người khỏe mạnh tiếp tục hiến máu nếu có thể, ngay cả khi họ đang thực hành cách ly xã hội vì COVID-19. CDC hỗ trợ các trung tâm máu bằng cách đưa ra các khuyến nghị giữ an toàn cho những người hiến máu và nhân viên. Ví dụ về các khuyến nghị này bao gồm đặt ghế của người hiến máu cách nhau 6 feet tương đương khoảng 2 mét, tuân thủ triệt để các biện pháp vệ sinh môi trường và khuyến khích người hiến máu đặt lịch hẹn hiến máu từ trước.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Người đeo kính áp tròng có nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa đặc biệt để ngăn ngừa COVID-19 không?
Hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy người đeo kính áp tròng có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn so với người đeo kính mắt. Người đeo kính áp tròng nên tiếp tục thực hành thói quen vệ sinh về chăm sóc và đeo kính áp tròng an toàn để giúp tránh lây nhiễm bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào liên quan đến kính áp tròng, như luôn rửa tay bằng xà phòng và nước trước khi thao tác với kính áp tròng. Những người khỏe mạnh có thể tiếp tục đeo và chăm sóc kính áp tròng theo quy định của chuyên gia nhãn khoa. Tìm hiểu thêm thông tin về cách lây lan của vi-rút corona và cách bảo vệ bản thân. Truy cập Trang web của CDC về kính áp tròng để biết thêm thông tin về việc đeo và chăm sóc kính áp tròng đúng cách.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Dung dịch khử trùng kính áp tròng có hiệu quả với COVID-19 không?
Các dung dịch dùng hydro peroxide để làm sạch, khử trùng và lưu trữ kính áp tròng cũng có hiệu quả đối với vi-rút gây ra COVID-19. Đối với các phương pháp khử trùng khác, như dung dịch đa năng và chất tẩy rửa siêu âm, hiện tại không có đủ bằng chứng khoa học để xác định hiệu quả chống lại vi-rút. Luôn sử dụng dung dịch để khử trùng kính áp tròng và hộp đựng để tiêu diệt vi trùng có thể có. Xử lý kính áp tròng trên bề mặt đã được làm sạch và khử trùng. Tìm hiểu thêm thông tin về cách lây lan của vi-rút corona và cách bảo vệ bản thân. Truy cập Trang web của CDC về kính áp tròng để biết thêm thông tin về việc đeo và chăm sóc kính áp tròng đúng cách.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Nguy cơ con tôi mắc bệnh COVID-19 là như thế nào?
Dựa trên bằng chứng sẵn có, trẻ em dường như không có nguy cơ mắc bệnh COVID-19 cao hơn so với người lớn. Mặc dù một số trẻ em và trẻ sơ sinh đã mắc bệnh COVID-19, người lớn chiếm hầu hết các ca bệnh đã biết cho đến nay. Bạn có thể tìm hiểu thêm về những người có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng từ COVID-19 tại Những người có nguy cơ cao mắc bệnh nghiệm trọng.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Tôi có thể bảo vệ con tôi tránh bị nhiễm COVID-19 như thế nào?
Quý vị có thể khuyến khích con mình giúp ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 bằng cách dạy chúng làm những điều tương tự mà mọi người nên làm để giữ sức khỏe. Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh. Ở nhà khi quý vị mắc bệnh, trừ khi cần chữa bệnh. Che miệng khi ho và hắt hơi bằng khăn giấy và ném khăn giấy vào thùng rác. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi; sau khi vào phòng vệ sinh; và trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn. Nếu xà phòng và nước không có sẵn, hãy sử dụng dung dịch sát trùng tay chứa cồn có độ cồn ít nhất là 60%. Luôn rửa tay bằng xà phòng và nước nếu tay bẩn rõ ràng. Làm sạch và khử trùng các bề mặt và đồ vật thường xuyên chạm vào (ví dụ: bàn, mặt bếp, công tắc đèn, tay nắm cửa và tay cầm tủ). Giặt đồ, bao gồm đồ chơi bằng vải lông có thể giặt được, một cách phù hợp và theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu có thể, hãy giặt đồ sử dụng cài đặt nhiệt độ cao nhất thích hợp cho món đồ đó và sấy đồ khô hoàn toàn. Có thể giặt đồ bẩn của người bệnh cùng với đồ của người khác. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc phòng ngừa COVID-19 tại Phòng ngừa vi-rút corona mới 2019 và tại Ngăn ngừa sự lây lan COVID-19 trong các cộng đồng. Thông tin bổ sung về việc COVID-19 lây lan như thế nào có tại COVID-19 Lây Lan Như Thế Nào. Thông tin thêm về Trẻ em và bệnh vi-rút corona 2019 (COVID-19) có trên mạng.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Các triệu chứng của COVID-19 ở trẻ em có khác với người lớn không?
Không. Các triệu chứng của COVID-19 tương tự ở trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, trẻ em được xác nhận mắc bệnh COVID-19 thường có các triệu chứng nhẹ. Các triệu chứng được báo cáo ở trẻ em bao gồm các triệu chứng giống như cảm lạnh, chẳng hạn như sốt, sổ mũi và ho. Nôn và tiêu chảy cũng đã được báo cáo. Vẫn chưa biết liệu một số trẻ em có thể có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn hay không, ví dụ, trẻ em có các bệnh tiềm ẩn và các nhu cầu chăm sóc sức khỏe đặc biệt. Có nhiều điều hơn nữa cần tìm hiểu về việc bệnh ảnh hưởng như thế nào đến trẻ em.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Có nên cho trẻ em đeo khẩu trang không?
CDC recommends that everyone 2 years and older wear a cloth face covering that covers their nose and mouth when they are out in the community. Cloth face coverings should NOT be put on babies or children younger than 2 because of the danger of suffocation. Children younger than 2 years of age are listed as an exception as well as anyone who has trouble breathing or is unconscious, incapacitated, or otherwise unable to remove the face covering without assistance. Wearing cloth face coverings is a public health measure people should take to reduce the spread of COVID-19 in addition to (not instead of) social distancing, frequent hand cleaning ,and other everyday preventive actions. A cloth face covering is not intended to protect the wearer but may prevent the spread of virus from the wearer to others. Điều này đặc biệt quan trọng nếu người nào đó nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng. Medical face masks and N95 respirators are still reserved for healthcare personnel and other first responders, as recommended by current CDC guidance.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Tôi chuẩn bị cho con tôi như thế nào trong trường hợp bùng phát COVID-19 trong cộng đồng tôi?
Bùng phát có thể gây căng thẳng cho người lớn và trẻ em. Nói chuyện với con quý vị về sự bùng phát, cố gắng giữ bình tĩnh và trấn an chúng rằng chúng vẫn an toàn. Nếu thích hợp, hãy giải thích cho chúng rằng hầu hết bệnh từ COVID-19 đều có vẻ nhẹ. Trẻ em phản ứng với các tình huống căng thẳng khác với người lớn. CDC cung cấp thông tin để giúp nói chuyện với trẻ em về COVID-19.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Cha mẹ nên thực hiện những bước gì để bảo vệ trẻ em trong khi dịch bùng phát tại cộng đồng?
Đây là một loại vi-rút mới và chúng tôi vẫn đang tìm hiểu về nó, nhưng cho đến nay, dường như không có nhiều trẻ em mắc bệnh. Hầu hết các bệnh, bao gồm cả bệnh nghiêm trọng, đang xảy ra ở người lớn trong độ tuổi lao động và người cao tuổi. Tuy nhiên, trẻ em có thể nhiễm vi-rút và mắc bệnh. Nhiều trường học trên cả nước đã tuyên bố đóng cửa trong thời gian tạm thời. Hãy theo dõi các trường học đóng cửa trong cộng đồng của quý vị. Đọc hoặc xem các nguồn phương tiện truyền thông tại địa phương thông báo về việc đóng cửa trường học. Nếu trường đóng cửa tạm thời, hãy sử dụng các phương thức trông trẻ khác, nếu cần. Nếu con/các con của quý vị mắc bệnh COVID-19, hãy thông báo cho cơ sở trông trẻ hoặc trường học của chúng. Trao đổi với giáo viên về bài tập và hoạt động trong lớp học mà chúng có thể làm ở nhà để theo kịp việc học tập ở trường. Không khuyến khích trẻ em và thanh thiếu niên tụ tập ở những nơi công cộng khác trong khi trường học đóng cửa để giúp làm chậm sự lây lan của COVID-19 trong cộng đồng.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Khi trường học đóng cửa, con tôi có thể đi chơi với bạn bè không?
Điểm mấu chốt để làm chậm sự lây lan của COVID-19 là thực hành cách ly giao tiếp xã hội. Trong khi trường học đóng cửa, trẻ em không nên có những cuộc vui chơi gặp mặt trực tiếp với trẻ em từ các hộ gia đình khác. Nếu trẻ chơi bên ngoài nhà mình, phải bảo đảm duy trì khoảng cách 6 feet tương đương 2 mét giữa chúng với bất kỳ ai không phải là người trong gia đình. Để giúp trẻ duy trì các kết nối xã hội trong khi cách ly giao tiếp xã hội, hãy giúp con quý vị có các cuộc gọi điện thoại hoặc trò chuyện video có sự giám sát với bạn bè. Đảm bảo rằng trẻ em thực hành những hành động phòng ngừa hàng ngày chẳng hạn như rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước. Hãy nhớ rằng, nếu trẻ em gặp nhau ngoài trường theo nhóm, điều đó có thể khiến mọi người gặp nguy cơ. Sửa đổi kế hoạch nghỉ xuân nếu kế hoạch này bao gồm việc du lịch không cần thiết. Thông tin về COVID-19 ở trẻ em có phần hạn chế, nhưng dữ liệu hiện tại cho thấy trẻ em mắc COVID-19 có thể chỉ biểu hiện các triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể truyền vi-rút này sang cho người khác, những người thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao hơn, bao gồm người cao tuổi và những người có bệnh nền nghiêm trọng.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Trong khi trường học đóng cửa, làm thế nào tôi có thể giúp con tôi tiếp tục học?
Giữ liên lạc với trường học của con em quý vị. Nhiều trường học đang cung cấp các bài giảng trực tuyến (học trong môi trường ảo). Xem xét bài tập từ trường học và giúp con của quý vị thiết lập nhịp độ hoàn thành bài tập một cách hợp lý. Quý vị có thể cần trợ giúp con của mình bằng cách bật thiết bị, đọc hướng dẫn và gõ nhập các câu trả lời. Trao đổi về các khó khăn với trường học của quý vị. Nếu quý vị gặp phải trục trặc về công nghệ hoặc kết nối, hay nếu con quý vị đang gặp khó khăn trong việc hoàn thành bài tập, hãy thông báo để trường học biết về điều đó. Tạo lịch học và thói quen học tập ở nhà, nhưng vẫn linh hoạt. Đi ngủ cùng một giờ, và thức dậy cùng thời điểm, từ thứ Hai đến thứ Sáu. Phân bổ thời gian trong ngày cho việc học tập, vui chơi, các bữa ăn lành mạnh, đồ ăn vặt và hoạt động thể chất. Thời gian biểu có thể linh hoạt, quý vị có thể điều chỉnh tùy theo tình hình trong ngày. Xem xét các nhu cầu và điều chỉnh cần thiết cho nhóm tuổi của con quý vị. Chuyển tiếp sang ở nhà đối với trẻ mẫu giáo, học sinh tiểu học, K-5, ​​​​​​​trung học sẽ khác nhau. Hãy trò chuyện với con của quý vị về những kỳ vọng và cách chúng điều chỉnh khi ở nhà so với ở trường học. Cân nhắc các cách mà con của quý vị có thể giữ kết nối với bạn bè mà không dành thời gian trực tiếp bên nhau. Tìm cách giúp việc học tập trở nên thú vị hơn. Có các hoạt động thực hành như câu đố, vẽ tranh, vẽ và tạo đồ vật. Vui chơi độc lập cũng có thể được áp dụng thay cho việc học tập theo cấu trúc thông thường. Khuyến khích trẻ con dựng pháo đài từ ga trải giường hay thực hành đếm bằng cách xếp chồng các hình khối. Luyện tập viết tay và ngữ pháp bằng cách viết thư cho các thành viên trong gia đình. Đây là một cách tuyệt vời để kết nối và hạn chế tiếp xúc trực tiếp. Bắt đầu viết nhật ký với con của quý vị để ghi lại thời gian này và thảo luận về trải nghiệm chung. Dùng sách âm thanh hoặc xem liệu thư viện địa phương có tổ chức các sự kiện đọc sách phát trực tiếp hoặc trên môi trường ảo không.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Trong khi trường học đóng cửa, trẻ em có được tiếp cận bữa ăn không?
Kiểm tra với trường con cái quý vị về kế hoạch tiếp tục dịch vụ bữa ăn trong thời gian nghỉ học tại trường. Nhiều trường học vẫn duy trì mở cửa các cơ sở dịch vụ trong trường để các gia đình đến lấy đồ ăn hoặc cung cấp các bữa ăn sẵn để mọi người mang đi từ một địa điểm trung tâm.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Trong khi trường học đóng cửa, làm thế nào tôi có thể giữ cho gia đình tôi khỏe mạnh?
Theo dõi các dấu hiệu bệnh cho con của quý vị Nếu quý vị thấy có bất kỳ dấu hiệu bệnh nào giống như các triệu chứng của COVID-19, đặc biệt là sốt, ho hoặc khó thở, hãy gọi ngay cho nhà cung cấp dịch vụ y tế và giữ con quý vị ở trong nhà, tránh xa người khác càng nhiều càng tốt. Làm theo hướng dẫn của CDC trong mục "Quý vị cần làm gì nếu bị nhiễm bệnh." Theo dõi các dấu hiệu căng thẳng của con quý vị. Một số thay đổi thường gặp cần theo dõi bao gồm lo lắng, buồn quá mức, thói quen ăn uống hoặc ngủ không lành mạnh, khó tập trung và chú ý. Để biết thêm thông tin, hãy xem mục "Dành cho cha mẹ" trên trang web của CDC, Quản lý tình trạng Lo âu và Căng thẳng. Dành thời gian để nói chuyện với con cái về sự bùng phát COVID-19. Trả lời câu hỏi và chia sẻ sự thực về COVID-19 theo cách mà con quý vị hoặc thanh thiếu niên có thể hiểu. Truy cập Giúp trẻ em ứng phó với tình huống khẩn cấp hoặc Nói chuyện với trẻ em về COVID-19 của CDC để biết thêm thông tin. Huấn luyện và củng cố các hành động phòng ngừa hàng ngày. Cha mẹ và người chăm sóc đóng vai trò quan trọng trong việc dạy trẻ rửa tay. Giải thích rằng việc rửa tay có thể giúp chúng khỏe mạnh và ngăn chặn vi-rút lây lan sang người khác. Hãy làm gương - nếu quý vị rửa tay thường xuyên, nhiều khả năng chúng cũng sẽ làm như vậy. Biến rửa tay thành một hoạt động gia đình. Giúp bọn trẻ luôn hoạt động. Khuyến khích con quý vị chơi ngoài trời - điều đó rất tốt cho sức khỏe thể chất và tâm thần. Đi dạo cùng con của quý vị hoặc đi xe đạp. Thực hiện các hoạt động ngắn trong nhà (giãn cơ, nhảy) suốt cả ngày để giúp con bạn khỏe mạnh và tập trung. Giúp bọn trẻ luôn kết nối với xã hội Liên lạc với bạn bè và gia đình qua điện thoại hoặc trò chuyện qua video. Ghi thiệp hoặc viết thư gửi các thành viên trong gia đình mà chúng chưa thể gặp gỡ. Một số trường học và tổ chức phi lợi nhuận, chẳng hạn như Collaborative for Academic, Social và Emotional Learningbiểu tượng bên ngoàibiểu tượng bên ngoài and The Yale Center for Emotional Intelligencebiểu tượng bên ngoàibiểu tượng bên ngoài, có các thông tin dành cho giáo dục về mặt xã hội và cảm xúc. Hãy kiểm tra để xem liệu trường học của con em quý vị có các lời khuyên và hướng dẫn để giúp hỗ trợ các nhu cầu xã hội và cảm xúc của con em quý vị.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Khi trường học đóng cửa, hạn chế thời gian tiếp xúc với người lớn tuổi, bao gồm người thân và những người có bệnh mãn tính.
Người cao tuổi và những người có bệnh nền nghiêm trọng là nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất mắc bệnh do COVID-19. Nếu những người khác trong nhà quý vị có nguy cơ rất cao mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19, hãy xem xét các biện pháp phòng ngừa hơn nữa để tách con cái quý vị khỏi những người đó. Nếu quý vị không thể ở nhà với con của mình trong khi nghỉ học ở trường, hãy cẩn trọng cân nhắc xem ai có thể là đối tượng phù hợp nhất để chăm sóc trẻ. Nếu người nào đó có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn sẽ thực hiện việc chăm sóc (người lớn tuổi, chẳng hạn như ông bà hoặc người có bệnh nền nghiêm trọng), hãy hạn chế để con bạn tiếp xúc với người khác. Xem xét hoãn chuyến thăm hoặc chuyến đi đến gặp các thành viên gia đình lớn tuổi và ông bà. Kết nối qua mạng hoặc bằng cách viết thư và gửi qua bưu điện.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Tôi và gia đình tôi có thể chuẩn bị cho COVID-19 như thế nào?
Lập một kế hoạch hành động cho gia đình để giúp bảo vệ sức khỏe của quý vị và sức khỏe của những người mà quý vị quan tâm trong trường hợp bùng phát COVID-19 trong cộng đồng: Bàn bạc với những người cần được đưa vào kế hoạch của quý vị và thảo luận về những việc cần làm nếu COVID-19 bùng phát trong cộng đồng của quý vị. Lên kế hoạch cách chăm sóc cho những người có nguy cơ cao gặp biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là người cao tuổi và những người có bệnh mãn tính nghiêm trọng như bệnh tim, phổi hoặc thận. Đảm bảo rằng họ có đủ một vài tuần thuốc và nguồn cung cấp trong trường hợp quý vị cần ở nhà trong thời gian dài. Tìm hiểu hàng xóm của quý vị và tìm hiểu xem khu phố của quý vị có trang web hoặc trang phương tiện truyền thông xã hội để duy trì kết nối hay không. Tạo một danh sách các tổ chức địa phương mà quý vị và gia đình quý vị có thể liên hệ trong trường hợp quý vị cần tiếp cận thông tin, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ và nguồn lực. Tạo một danh sách liên lạc khẩn cấp của gia đình, bạn bè, hàng xóm, người lái xe chở khách, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo viên, chủ lao động, sở y tế công cộng địa phương và các nguồn lực cộng đồng khác.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Gia đình tôi có thể thực hiện những bước nào để giảm nguy cơ mắc COVID-19?
Thực hành các hành động phòng ngừa hàng ngày để giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và nhắc nhở mọi người trong nhà quý vị làm điều tương tự. Những hành động này đặc biệt quan trọng đối với người cao tuổi và những người có tình trạng bệnh mãn tính nghiêm trọng: Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh. Ở nhà khi quý vị mắc bệnh, trừ khi cần chữa bệnh. Che miệng khi ho và hắt hơi bằng khăn giấy và ném khăn giấy vào thùng rác. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi; sau khi vào phòng vệ sinh; và trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn. Nếu xà phòng và nước không có sẵn, hãy sử dụng dung dịch sát trùng tay chứa cồn có độ cồn ít nhất là 60%. Luôn rửa tay bằng xà phòng và nước nếu tay bẩn rõ ràng. Làm sạch và khử trùng các bề mặt và đồ vật thường xuyên chạm vào (ví dụ: bàn, mặt bếp, công tắc đèn, tay nắm cửa và tay cầm tủ). Giặt đồ, bao gồm đồ chơi bằng vải lông có thể giặt được, một cách phù hợp và theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu có thể, hãy giặt đồ sử dụng cài đặt nhiệt độ cao nhất thích hợp cho món đồ đó và sấy đồ khô hoàn toàn. Có thể giặt đồ bẩn của người bệnh cùng với đồ của người khác.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Tôi nên làm gì nếu ai đó trong nhà tôi mắc bệnh COVID-19?
Hầu hết mọi người mắc bệnh COVID-19 có thể phục hồi tại nhà. CDC có chỉ đạo cho những người đang hồi phục tại nhà và những người chăm sóc họ, bao gồm: Ở nhà khi quý vị mắc bệnh, trừ khi cần chữa bệnh. Thời Điểm Nên Đi Khám BệnhNếu quý vị có các dấu hiệu cảnh báo cấp cứu do mắc COVID-19, hãy yêu cầu dịch vụ chăm sóc y tế ngay lập tức. Các dấu hiệu cảnh báo cấp cứu bao gồm*: Khó thở Đau hoặc tức ngực thường xuyên Trở nên lẫn lộn và không thể thức dậy Môi hoặc mặt xanh tái *Danh sách này không bao gồm mọi dấu hiệu. Vui lòng tham khảo ý kiến nhà cung cấp dịch vụ y tế về mọi triệu chứng nghiêm trọng hoặc đáng lo. Sử dụng phòng riêng và phòng vệ sinh riêng cho các thành viên gia đình mắc bệnh (nếu có thể). Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi; sau khi vào phòng vệ sinh; và trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn. Nếu xà phòng và nước không có sẵn, hãy sử dụng dung dịch sát trùng tay chứa cồn có độ cồn ít nhất là 60%. Luôn rửa tay bằng xà phòng và nước nếu tay bẩn rõ ràng. Cung cấp cho thành viên gia đình mắc bệnh của quý vị khẩu trang sạch dùng một lần để đeo ở nhà, nếu có, để giúp ngăn ngừa lây lan COVID-19 sang người khác. Vệ sinh phòng có người bệnh và phòng vệ sinh, khi cần thiết, để tránh tiếp xúc không cần thiết với người bệnh. Tránh dùng chung các vật dụng cá nhân như đồ dùng nhà bếp, thực phẩm và đồ uống.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Tôi có thể chuẩn bị như thế nào trong trường hợp trường học, cơ sở trông trẻ hoặc trường đại học của con tôi đóng cửa?
Bàn bạc với nhà trường hoặc cơ sở về kế hoạch hoạt động khẩn cấp của họ. Hiểu kế hoạch tiếp tục giáo dục và các dịch vụ xã hội (như chương trình bữa ăn của học sinh) trong thời gian đóng cửa trường học. Nếu con em quý vị hiện đang theo học tại trường cao đẳng hoặc đại học, hãy khuyến khích chúng tìm hiểu về kế hoạch của trường khi bùng phát dịch bệnh COVID-19.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Tôi có thể chuẩn bị cho COVID-19 tại nơi làm việc như thế nào?
Lập kế hoạch cho những thay đổi có thể xảy ra tại nơi làm việc. Nói chuyện với chủ lao động của quý vị về kế hoạch làm việc khẩn cấp của họ, bao gồm các chính sách nghỉ ốm và các lựa chọn làm việc từ xa. Tìm hiểu các doanh nghiệp và chủ lao động có thể lập kế hoạch và ứng phó với COVID-19 như thế nào.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Tôi nên sử dụng xà phòng và nước hay dung dịch sát trùng tay để bảo vệ chống lại COVID-19?
Rửa tay là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và gia đình tránh mắc bệnh. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi; sau khi vào phòng vệ sinh; và trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn. Nếu xà phòng và nước không có sẵn, hãy sử dụng dung dịch sát trùng tay chứa cồn có độ cồn ít nhất là 60%.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Tôi nên sử dụng sản phẩm tẩy rửa nào để bảo vệ chống lại COVID-19?
Làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào như bàn, tay nắm cửa, công tắc đèn, các bề mặt, tay cầm, bàn làm việc, điện thoại, bàn phím, nhà vệ sinh, vòi và bồn rửa.  Nếu bề mặt bị bẩn, hãy làm sạch bằng chất tẩy rửa hoặc xà phòng và nước trước khi khử trùng. Để khử trùng, hầu hết các chất khử trùng dùng cho gia đình đã có đăng ký EPA đều có tác dụng. Xem khuyến nghị của CDC về việc làm sạch và khử trùng trong gia đình.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Tôi có nên tự làm dung dịch sát trùng tay không nếu tôi không thể tìm thấy trong cửa hàng?
CDC khuyến nghị rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây hoặc sử dụng dung dịch sát trùng tay chứa cồn có ít nhất 60% cồn khi không có xà phòng và nước. Những hành động này là một phần của các biện pháp phòng ngừa hàng ngày mà mọi người có thể thực hiện để làm chậm sự lây lan của các bệnh về đường hô hấp như COVID-19. Khi rửa tay, quý vị có thể sử dụng xà phòng trơn hoặc xà phòng kháng khuẩn. Xà phòng trơn có hiệu quả như xà phòng kháng khuẩn trong việc loại bỏ mầm bệnh. Nếu không có xà phòng và nước, quý vị có thể sử dụng dung dịch sát trùng tay chứa cồn do FDA phê duyệt có ít nhất 60% cồn. Quý vị có thể biết liệu chất khử trùng có chứa ít nhất 60% cồn hay không bằng cách xem nhãn sản phẩm. CDC không khuyến khích sản xuất và sử dụng dung dịch sát trùng tay tự chế vì lo ngại về việc sử dụng đúng cách các thành phầnbiểu tượng bên ngoàibiểu tượng bên ngoài và sự cần thiết phải làm việc trong điều kiện vô trùng để sản xuất sản phẩm. Các ngành công nghiệp địa phương đang tìm cách sản xuất dung dịch sát trùng tay để lấp đầy sự thiếu hụt thương mại có thể tham khảo Hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giớibiểu tượng pdfbiểu tượng bên ngoàibiểu tượng pdfbiểu tượng bên ngoài. Các tổ chức nên quay lại sử dụng sản phẩm sản xuất thương mại, được FDA phê chuẩn khi các nguồn cung đó có sẵn trở lại. Để đạt hiệu quả diệt một số loại mầm bệnh, dung dịch sát trùng tay phải có nồng độ cồn tối thiểu 60% và được sử dụng khi tay không thấy rõ bị bẩn hoặc dính dầu mỡ. Không dựa vào công thức "Tự làm" hoặc "DIY" chỉ dựa trên các loại tinh dầu hoặc công thức mà không có thực hành pha chế chính xác. Không sử dụng dung dịch sát trùng tay để khử trùng các bề mặt và đồ vật thường xuyên chạm vào. Xem thông tin của CDC để làm sạch và vệ sinh nhà quý vị. Xem Câu hỏi thường gặp về vệ sinh tay cho nhân viên y tế ứng phó với COVID-2019.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Tôi nên làm gì nếu có sự bùng phát trong cộng đồng của tôi?
Trong khi bùng phát, hãy bình tĩnh và đưa kế hoạch chuẩn bị của quý vị vào hoạt động. Làm theo các bước dưới đây: Bảo vệ bản thân và người khác. Ở nhà nếu quý vị mắc bệnh. Tránh xa những người mắc bệnh. Hạn chế tiếp xúc gần với người khác càng nhiều càng tốt (khoảng 6 feet tương đương khoảng 2 mét). Đưa kế hoạch cho gia đình của quý vị vào hành động. Duy trì cập nhật thông tin về tình hình COVID-19. Lưu ý đến việc đóng cửa trường học tạm thời trong khu vực của quý vị, vì điều này có thể ảnh hưởng đến thói quen hàng ngày của gia đình quý vị. Tiếp tục thực hành các hành động phòng ngừa hàng ngày. Che khi ho và hắt hơi bằng khăn giấy và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng dung dịch sát trùng tay có chứa 60% cồn. Làm sạch các bề mặt và đồ vật thường xuyên chạm vào hàng ngày bằng chất tẩy gia dụng thông thường và nước. Thông báo cho nơi làm việc của quý vị ngay khi lịch làm việc thường lệ của quý vị thay đổi. Yêu cầu làm việc tại nhà hoặc nghỉ phép nếu quý vị hoặc ai đó trong gia đình bị bệnh với các triệu chứng COVID-19, hoặc trường học của con quý vị đóng cửa tạm thời. Tìm hiểu các doanh nghiệp và chủ lao động có thể lập kế hoạch và ứng phó với COVID-19 như thế nào. Giữ liên lạc với người khác qua điện thoại hoặc email. Nếu quý vị có bệnh mãn tính và sống một mình, hãy nhờ gia đình, bạn bè và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hỏi thăm quý vị trong khi dịch bệnh bùng phát. Giữ liên lạc với gia đình và bạn bè, đặc biệt là những người có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như người lớn tuổi và những người có bệnh mãn tính nghiêm trọng.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Liệu trường học có đóng cửa nếu có sự bùng phát trong cộng đồng của tôi?
Tùy thuộc vào tình huống, các nhân viên y tế công cộng có thể khuyến nghị các hành động của cộng đồng nhằm làm giảm mức phơi nhiễm với COVID-19, chẳng hạn như đóng cửa trường học. Đọc hoặc xem các nguồn phương tiện truyền thông tại địa phương thông báo về việc đóng cửa trường học và xem thông tin liên lạc từ trường học của con quý vị. Nếu trường học đóng cửa tạm thời, không khuyến khích học sinh và nhân viên tụ tập hoặc giao lưu ở bất cứ đâu, như ở nhà của một người bạn, một nhà hàng yêu thích hoặc trung tâm mua sắm tại địa phương.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Tôi có nên đi làm nếu có sự bùng phát trong cộng đồng?
Hãy thực hiện theo lời khuyên của nhân viên y tế địa phương của quý vị. Ở nhà nếu có thể. Bàn bạc với hãng sở của quý vị để thảo luận về việc làm ở nhà, nghỉ phép nếu quý vị hoặc ai đó trong gia đình mắc bệnh với các triệu chứng COVID-19, hoặc nếu trường học của con quý vị đóng cửa tạm thời. Chủ lao động nên lưu ý rằng nhiều nhân viên có thể cần phải ở nhà để chăm sóc trẻ em mắc bệnh hoặc các thành viên khác trong gia đình mắc bệnh cao hơn mức bình thường trong trường hợp bùng phát tại cộng đồng.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Các doanh nghiệp và trường học sẽ đóng cửa hay tiếp tục đóng cửa trong cộng đồng của tôi và trong bao lâu? Liệu sẽ có lệnh "ở nhà" hay "trú ẩn tại chỗ" trong cộng đồng của tôi chứ?
CDC đưa ra khuyến nghị, chia sẻ thông tin và cung cấp hướng dẫn để giúp làm chậm sự lây lan của COVID-19 ở Hoa Kỳ, bao gồm hướng dẫn cho các trường học và doanh nghiệp. CDC thường xuyên chia sẻ thông tin và cung cấp hỗ trợ cho các cơ quan y tế của tiểu bang, địa phương, lãnh thổ và bộ lạc. Các chính quyền địa phương có trách nhiệm đưa ra các quyết định bao gồm việc "ở nhà" hoặc "trú ẩn tại chỗ". Những gì có trong các lệnh này và cách thực hiện cũng do chính quyền địa phương quyết định. Những quyết định này cũng có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cách thức lây lan của vi-rút trong một cộng đồng nhất định. Vui lòng liên hệ với sở y tế địa phương để tìm hiểu thêm.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Những triệu chứng và các biến chứng mà COVID-19 có thể gây ra là gì?
Các triệu chứng hiện tại được báo cáo từ các bệnh nhân mắc COVID-19 bao gồm bệnh về đường hô hấp từ mức nhẹ tới mức nghiêm trọng kèm sốt1, ho và khó thở. Đọc thêm về Các triệu chứng COVID-19.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Tôi có nên được xét nghiệm về COVID-19 không?
Không phải ai cũng cần được xét nghiệm COVID-19. Để biết thông tin về xét nghiệm, xem Xét nghiệm COVID-19.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Tôi có thể được xét nghiệm COVID-19 ở đâu?
Quá trình và địa điểm xét nghiệm thay đổi theo từng nơi. Hãy liên hệ với sở y tế của tiểu bang, địa phương, bộ lạc hoặc vùng lãnh thổ của quý vị để biết thêm thông tin hoặc liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ y tế. Các sở y tế của tiểu bang và địa phương đã nhận được các xét nghiệm từ CDC trong khi các nhà cung cấp dịch vụ y tế đang nhận các xét nghiệm do các nhà sản xuất thương mại sản xuất. Mặc dù nguồn cung của các xét nghiệm này đang tăng lên, nhưng vẫn có thể khó tìm được nơi để được xét nghiệm. Xem Xét nghiệm COVID-19 để biết thêm thông tin.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Một người có thể có kết quả xét nghiệm âm tính và sau đó lại xét nghiệm có kết quả dương tính với COVID-19 không?
Việc dùng xét nghiệm chẩn đoán do CDC phát triển, kết quả âm tính nghĩa là không tìm thấy vi-rút gây ra COVID-19 trong mẫu xét nghiệm của người đó. Trong các giai đoạn lây nhiễm sớm, có thể sẽ không phát hiện thấy vi-rút. Đối với COVID-19, kết quả xét nghiệm âm tính cho mẫu bệnh phẩm thu thập khi người đó có các triệu chứng có thể đồng nghĩa với việc vi-rút COVID-19 không gây ra bệnh hiện tại của họ.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Ai có rủi ro bị bệnh nặng cao hơn do COVID-19?
COVID-19 là một bệnh mới và không có nhiều thông tin về các yếu tố nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng. Dựa trên thông tin hiện có và chuyên môn lâm sàng, người cao tuổi và người ở mọi lứa tuổi mắc các bệnh nền nghiêm trọng có thể có nguy cơ cao hơn mắc bệnh nghiêm trọng từ COVID-19. Dựa trên những gì chúng tôi đã biết đến giờ, những người có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng từ COVID-19 bao gồm: Những người từ 65 tuổi trở lên Những người sống trong viện dưỡng lão hoặc cơ sở chăm sóc dài hạn Người ở mọi lứa tuổi có bệnh nền, đặc biệt nếu không được kiểm soát tốt, bao gồm: Những người mắc bệnh phổi mãn tính hoặc mắc bệnh hen từ mức độ trung bình đến nghiêm trọng Những người có bệnh tim nghiêm trọng Những người bị suy giảm miễn dịch Nhiều bệnh có thể gây ra tình trạng suy giảm miễn dịch cho người bệnh, bao gồm điều trị ung thư, hút thuốc, ghép tủy xương hoặc ghép tạng, suy giảm miễn dịch, HIV hoặc AIDS kiểm soát kém và sử dụng corticosteroid kéo dài và các thuốc làm suy yếu miễn dịch khác Người béo phì nghiêm trọng (chỉ số khối cơ thể [BMI] ≥40) Người mắc bệnh tiểu đường Người mắc bệnh thận mãn tính đang được lọc thận Người mắc bệnh gan
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Những người có rủi ro bị bệnh nặng cao hơn do COVID-19 nên làm gì?
Nếu quý vị có nguy cơ cao mắc bệnh nặng từ COVID-19, quý vị nên: Dự trữ các nhu yếu phẩm Thực hiện các biện pháp phòng ngừa hàng ngày để giữ khoảng cách giữa quý vị và người khác Khi quý vị ra ngoài nơi công cộng, hãy tránh xa những người mắc bệnh Hạn chế tiếp xúc gần và rửa tay thường xuyên Tránh đám đông, du lịch trên du thuyền và những chuyến đi không cần thiết Nếu có dịch bùng phát tại cộng đồng của quý vị, hãy ở trong nhà càng nhiều càng tốt. Theo dõi các triệu chứng và các dấu hiệu khẩn cấp. Nếu quý vị bị bệnh, hãy ở trong nhà và gọi cho bác sĩ của mình. Thông tin thêm về cách chuẩn bị, những điều cần làm nếu quý vị bị bệnh và cách mà cộng đồng và những người chăm sóc có thể hỗ trợ những người có nguy cơ cao hơn có sẵn ở mục Người có nguy cơ cao bệnh nặng do COVID-19.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Bệnh nền cho những người được coi là có nguy cơ cao hơn mắc bệnh nghiêm trọng với COVID-19 được lựa chọn như thế nào?
Danh sách này dựa trên: Những gì chúng ta đang tìm hiểu được từ sự bùng phát ở các quốc gia khác và ở Hoa Kỳ. Những gì chúng ta biết về nguy cơ từ các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác, như cúm. Khi CDC có thêm thông tin về các ca bệnh COVID-19 tại Hoa Kỳ, chúng tôi sẽ cập nhật danh sách này khi cần.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Are there any medications I should avoid taking if I have COVID-19?
Currently, there is no evidence to show that taking ibuprofen or naproxen can lead to a more severe infection of COVID-19. People with high blood pressure should take their blood pressure medications, as directed, and work with their healthcare provider to make sure that their blood pressure is as well controlled as possible. Any changes to your medications should only be made by your healthcare provider.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Có thông tin gì về các bệnh nền không có trong danh sách này không?
Dựa trên thông tin có sẵn, người lớn từ 65 tuổi trở lên và những người ở mọi lứa tuổi có các bệnh nền trong danh sách này có rủi ro cao hơn mắc bệnh nghiêm trọng và hậu quả xấu hơn hơn từ COVID-19. CDC đang thu thập và phân tích dữ liệu thường xuyên và sẽ cập nhật danh sách khi chúng tôi tìm hiểu thêm. Những người có các bệnh nền không có trong danh sách cũng có thể có rủi ro cao hơn và nên tham khảo ý kiến ​​với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu thấy lo ngại. Chúng tôi khuyến khích tất cả mọi người, bất kể rủi ro như thế nào: Thực hiện các bước để bảo vệ bản thân và những người khác. Gọi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu quý vị mắc bệnh kèm sốt, ho hoặc hụt hơi. Thực hiện theo các hướng dẫn của CDC về du lịch và các khuyến cáo của viên chức y tế của tiểu bang và địa phương.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Tình trạng sức khỏe được kiểm soát tốt có nghĩa là gì?
Nói chung, kiểm soát tốt có nghĩa là tình trạng của quý vị ổn định, không đe dọa tính mạng và các đánh giá trong phòng xét nghiệm và các phát hiện khác tương tự như với những người không có bệnh. Quý vị nên nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu có câu hỏi về sức khỏe của mình hoặc tình trạng sức khỏe của mình đang được quản lý như thế nào.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Bệnh nghiêm trọng hơn có nghĩa là gì?
Nghiêm trọng thường có nghĩa là bệnh hoặc tình trạng ảnh hưởng đến chức năng cơ thể của quý vị nhiều đến mức nào.  Quý vị nên nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu có câu hỏi về sức khỏe của mình hoặc tình trạng sức khỏe của mình đang được quản lý như thế nào.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Những người khuyết tật có nguy cơ cao hơn không?
Hầu hết những người khuyết tật vốn không có rủi cao hơn bị nhiễm hoặc mắc bệnh nghiêm trọng từ COVID-19.  Một số người có giới hạn về thể chất hoặc khuyết tật khác có thể có rủi ro lây nhiễm cao hơn vì bệnh nền của họ. Những người bị khuyết tật nhất định có thể có tỷ lệ có bệnh mãn tính cao hơn khiến họ có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn và hậu quả xấu hơn hơn từ COVID-19. Người lớn bị khuyết tật có nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường hoặc ung thư cao gấp ba lần so với người lớn không bị khuyết tật. Quý vị nên nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu có câu hỏi về sức khỏe của mình hoặc tình trạng sức khỏe của mình đang được quản lý như thế nào.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Các sở y tế và chuyên viên chăm sóc y tế nên làm gì?
Để biết các khuyến cáo và hướng dẫn đối với người đang được theo dõi; kiểm soát lây nhiễm, bao gồm hướng dẫn về trang bị bảo hộ cá nhân, chăm sóc và cách ly tại nhà; và nghiên cứu ca bệnh, hãy xem mục Thông tin dành cho các Chuyên Viên Y Tế. Để biết thông tin về việc thu thập và vận chuyển mẫu bệnh phẩm, hãy xem mục Thông tin dành cho các Phòng thí nghiệm. Để biết thông tin cho chuyên gia y tế công cộng về COVID-19, xem Thông tin cho chuyên gia y tế công cộng.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Tôi có bị rủi ro nếu tới dự tang lễ hoặc đám viếng ai đó bị chết do COVID-19 không?
Hiện thời người ta vẫn chưa rõ về nguy cơ liên quan tới việc ở cùng phòng tại tang lễ hoặc đám viếng với thi thể người đã chết vì COVID-19.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Tôi có bị rủi ro nếu chạm vào người đã chết vì COVID-19 sau khi họ qua đời không?
COVID-19 là một bệnh mới chúng tôi vẫn đang tìm hiểu cách lây lan của bệnh. Người ta cho rằng vi-rút gây ra COVID-19 chủ yêu lây lan qua tiếp xúc gần (nghĩa là trong khoảng cách 6 thước Anh tương đương khoảng 2 mét) với người hiện đang bị bệnh vì COVID-19. Vi-rút có thể lây lan chủ yếu qua các giọt bắn từ đường hô hấp của người bị nhiễm khi họ ho hoặc hắt hơi, giống như cách lây lan bệnh cúm và các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp khác. Những giọt bắn này có thể vương vào miệng hoặc mũi của những người ở gần đó hoặc có thể bị hít vào phổi. Loại lây lan này không phải là mối lo ngại sau khi chết. Một người có thể nhiễm COVID-19 khi chạm tay vào bề mặt hoặc đồ vật có dính vi-rút trên đó, sau đó lại chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của họ. Tuy nhiên người ta không cho rằng đây là con đường chính lây lan vi-rút. Mọi người nên cân nhắc không chạm vào thi thể người chết vì COVID-19. Người cao niên và những người thuộc mọi độ tuổi đang có bệnh nghiêm trọng tiềm ẩn là đối tượng có nguy cơ phát triển COVID-19 nghiêm trọng cao hơn. Có thể ít có khả năng lây lan vi-rút qua một số hình thức tiếp xúc như nắm tay hoặc ôm sau khi thi thể đã được chuẩn bị để mọi người thăm viếng. Nếu có thể, những hoạt động khác như hôn, tắm rửa và khâm liệm nên tránh trước, trong và sau khi thi thể đã được chuẩn bị. Nếu việc tắm rửa thân thể hoặc khâm liệm là những nghi thức tôn giáo hoặc văn hóa quan trọng, các gia đình được khuyến khích thảo luận với người phụ trách văn hóa và tôn giáo trong cộng đồng và nhân viên nhà tang lễ về cách giảm phơi nhiễm càng nhiều càng tốt. Ít nhất thì những người thực hiện các hoạt động này cần đeo găng tay dùng một lần. Nếu có khả năng dịch bắn ra, có thể cần thêm trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) (như áo choàng dùng một lần, tấm che mặt hoặc kính bảo hộ mắt và mặt nạ N-95). Phải tiến hành việc làm sạch theo hướng dẫn của nhà sản xuất tất cả các sản phẩm làm sạch và khử trùng (ví dụ: nồng độ, phương pháp dùng và thời gian tiếp xúc). Sản phẩm tuyên bố chống được mầm bệnh vi-rút mới nổi được EPA phê chuẩnbiểu tượng pdfbiểu tượng bên ngoàipdf iconbiểu tượng bên ngoài được kỳ vọng có hiệu quả chống lại COVID-19 dựa trên dữ liệu về những sản phẩm khác khó diệt vi-rút hơn. Sau khi tháo trang bị bảo hộ cá nhân, thực hiện vệ sinh tay bằng cách rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây hoặc sử dụng dung dịch sát trùng tay chứa cồn có chứa ít nhất 60% cồn nếu không có xà phòng và nước. Nên dùng xà phòng và nước nếu thấy tay bị bẩn.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Nhân viên nhà tang lễ cần biết gì về cách xử lý người quá cố nhiễm COVID-19?
Tang lễ hoặc đám viếng có thể được tổ chức cho người đã mất vì nhiễm COVID-19. Nhân viên nhà tang lễ nên tuân thủ các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm khi xử lý người quá cố vì nhiễm COVID-19. Nếu cần thiết phải chuyển thi thể vào trong túi đựng, hãy làm theo Các Biện Pháp Phòng Ngừa Tiêu Chuẩn, bao gồm sử dụng thêm trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) nếu thấy có thể có dịch bắn ra. Để vận chuyển cơ thể sau khi đã đưa cơ thể vào túi, hãy khử trùng bên ngoài túi bằng sản phẩm có tuyên bố chống lại mầm bệnh vi-rút mới xuất hiện được EPA phê chuẩnbiểu tượng pdfbiểu tượng bên ngoàibiểu tượng pdfbiểu tượng bên ngoài dự kiến có hiệu quả chống lại COVID-19 dựa trên dữ liệu về các sản phẩm khác khó diệt virus hơn. Tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất đối với tất cả các sản phẩm vệ sinh và khử trùng (vd. nồng độ, phương pháp sử dụng và thời gian tiếp xúc, v.v.). Đeo găng tay nitril dùng một lần khi xử lý túi đựng thi thể. Có thể tiến hành ướp xác. Trong quá trình ướp xác, hãy tuân thủ các biện pháp Phòng ngừa Tiêu chuẩn bao gồm sử dụng thêm trang bị bảo hệ cá nhân (PPE) nếu có thể có dịch bắn ra (ví dụ: áo choàng dùng một lần, tấm che mặt hoặc kính bảo hộ mắt và mặt nạ N95). Đeo các dụng cụ bảo vệ hô hấp thích hợp nếu có bất kỳ quy trình nào tạo ra hóa chất hoặc nếu cần đối với các hóa chất sử dụng theo nhãn chỉ dẫn của nhà sản xuất. Đeo găng tay bảo hộ lao động bên ngoài găng tay nitril dùng một lần nếu có nguy cơ xảy ra các vết cắt, vết thương hở hay các thương tổn khác làm rách da. Thông tin bổ sung về cách xử lý an toàn trong các quy trình tạo giọt lơ lửng trong không khí có trong Hướng dẫn xử lý sau khi chết của CDC. Nên tiến hành việc lau dọn vệ sinh theo hướng dẫn của nhà sản xuất Sản phẩm tuyên bố chống được mầm bệnh vi-rút mới nổi được EPA phê chuẩnbiểu tượng pdfbiểu tượng bên ngoàipdf iconbiểu tượng bên ngoài được kỳ vọng có hiệu quả chống lại COVID-19 dựa trên dữ liệu về những sản phẩm khác khó diệt vi-rút hơn. Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất cho tất cả các sản phẩm làm sạch và khử trùng (ví dụ: nồng độ, phương pháp dùng và thời gian tiếp xúc). Sau khi làm sạch và tháo trang bị bảo hộ cá nhân, thực hiện vệ sinh tay bằng cách rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây hoặc sử dụng dung dịch sát trùng tay chứa cồn có chứa ít nhất 60% cồn nếu không có xà phòng và nước. Nên dùng xà phòng và nước nếu thấy tay bị bẩn. Người quá cố vì nhiễm COVID-19 có thể được chôn hoặc hỏa táng, nhưng cần kiểm tra các yêu cầu bổ sung của địa phương và tiểu bang có thể quy định việc xử lý và hủy bỏ hài cốt của người đã mất vì một số bệnh truyền nhiễm nhất định.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Tôi nên làm gì nếu gia đình mình có thành viên chết vì nhiễm COVID-19 khi ở nước ngoài?
Khi công dân Hoa Kỳ chết ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ, người thân hoặc đại diện pháp lý của người quá cố cần thông báo với nhân viên lãnh sự Hoa Kỳ tại Bộ Ngoại Giao. Nhân viên lãnh sự sẽ có mặt 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần để cung cấp trợ giúp cho công dân Hoa Kỳ đang gặp sự cố khẩn cấp ở nước ngoài. Nếu thành viên gia đình, bạn đời hoặc đại diện pháp lý ở quốc gia khác với người quá cố, họ cần gọi cho Văn phòng Dịch vụ hỗ trợ công dân ở hải ngoại của Bộ Ngoại Giao tại Thủ đô Washington, từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều giờ miền Đông, từ thứ 2 đến hết thứ 6, theo số máy 888-407-4747 (số miễn phí) hoặc 202-501-4444. Trong trường hợp cần được hỗ trợ khẩn cấp ngoài giờ làm việc hoặc vào dịp cuối tuần và kỳ nghỉ lễ, hãy gọi cho tổng đài của Bộ Ngoại Giao theo số máy 202-647-4000 và đề nghị được nói chuyện với nhân viên trực của Văn phòng Dịch vụ Hỗ trợ Công dân ở Hải ngoại. Ngoài ra, Sứ quán Hoa Kỳbiểu tượng bên ngoàibiểu tượng bên ngoàibiểu tượng bên ngoài gần nhất hoặc tại quốc gia nơi công dân Hoa Kỳ qua đời có thể có sự trợ giúp.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Gia đình tôi có thành viên chết vì nhiễm COVID-19 khi ở nước ngoài. Các yêu cầu để đưa thi thể về Hoa Kỳ là gì?
CDC không yêu cầu khám nghiệm tử thi trước khi thi hài người chết ở nước ngoài được đưa hồi hương về Hoa Kỳ. Tùy vào tình hình liên quan tới cái chết đó, một số quốc gia có thể yêu cầu khám nghiệm tử thi. Một số nguồn hỗ trợ cho gia đình bao gồm đại sứ quán hoặc lãnh sự quán tại địa phương, nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm du lịch, công ty tổ chức tour, tổ chức cứu trợ và tín ngưỡng cũng như chủ lao động của người quá cố. Có thể sẽ cần có các văn bản chính thức cũng như nhận dạng chính thức về thi thể do văn phòng lãnh sự cấp. Các yêu cầu của CDC đối với việc đưa hồi hương thi hài tùy thuộc vào việc liệu thi thể đó đã được ướp, hỏa táng hay chưa và liệu người đó có tử vong vì một căn bệnh truyền nhiễm phải kiểm dịch. Vào thời điểm hiện tại, COVID-19 là một căn bệnh truyền nhiễm phải kiểm dịch tại Hoa Kỳ và thi hài phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhập cảnh có trong 42 Bộ Luật Quy Định của Liên Bang Phần 71.55 và có thể được thông quan, giải phóng và được phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ chỉ theo một số các điều kiện sau: Thi hài được hỏa táng; HOẶC Thi hài được ướp xác đúng cách và đặt trong quan tài được hàn kín; HOẶC Thi hài có giấy phép do Giám đốc CDC cấp. Giấy phép CDC (nếu có) phải đi kèm với thi hài trong suốt thời gian vận chuyển. Quý vị có thể xin giấy phép nhập cảnh cho thi hài người đã biết rõ hoặc nghi ngờ bị chết do một căn bệnh truyền nhiễm phải kiểm dịch tại Bộ phận Kiểm dịch và Di cư toàn cầu của CDC bằng cách gọi điện tới Trung Tâm Hoạt Động Khẩn Cấp của CDC theo số máy 770-488-7100 hoặc gửi email tới địa chỉ dgmqpolicyoffice@ cdc.gov. Vui lòng xem Hướng dẫn của CDC để biết thêm thông tin.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
CDC đang làm gì đối với COVID-19?
CDC đang làm việc với các đối tác liên bang khác trong một nỗ lực ứng phó của toàn chính phủ. Đây là tình huống diễn tiến nhanh và mới phát sinh, CDC sẽ tiếp tục thông tin cập nhật khi có sẵn. CDC làm việc 24/7 để bảo vệ sức khỏe của người dân. Thông tin thêm về Ứng phó của CDC với COVID-19 có trên mạng.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Tôi có thể nhiễm COVID-19 từ thú cưng hoặc động vật khác hay không?
Hiện tại, không có bằng chứng về việc động vật đồng hành, bao gồm thú cưng, có thể lây COVID-19 cho người hay không hay chúng có phải là nguồn lây nhiễm ở Mỹ hay không. Đến nay, CDC chưa nhận được bất kỳ báo cáo nào về việc thú cưng bị nhiễm COVID-19 tại Hoa Kỳ. Thú cưng có các loại vi-rút corona khác có thể làm cho chúng mắc bệnh, như vi-rút corona trong chó và mèo. Những loại vi-rút corona khác này không thể lây nhiễm cho người và không liên quan đến đợt bùng phát COVID-19 hiện tại. Tuy nhiên, vì động vật có thể truyền các bệnh khác cho người, nên quý vị luôn nên thực hành các thói quen lành mạnh với thú cưng và các động vật khác, chẳng hạn như rửa tay và giữ vệ sinh tốt. Để biết thêm thông tin về các lợi ích từ việc sở hữu thú cưng, như sống an toàn và khỏe mạnh cùng động vật kể cả thú cưng, gia súc và động vật hoang dã, hãy truy cập trang web Thú Nuôi Khỏe Mạnh, Con Người Mạnh Khỏe của CDC.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Tôi có cần đưa thú cưng của mình đi xét nghiệm COVID-19 không?
Không. Tại thời điểm này, không nên xét nghiệm COVID-19 cho động vật.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Động vật có thể mang vi-rút gây COVID-19 trên da hoặc lông của chúng không?
Tại thời điểm này, không có bằng chứng nào cho thấy vi-rút gây ra COVID-19 có thể lây sang người từ da hoặc lông của thú cưng. Nói chuyện với bác sĩ thú y về những cách tốt nhất để chăm sóc thú cưng của quý vị.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Tôi có nên tránh tiếp xúc với vật nuôi hoặc động vật khác nếu tôi bị nhiễm bệnh COVID-19?
Quý vị nên hạn chế tiếp xúc với vật nuôi và các động vật khác khi đang bị nhiễm bệnh COVID-19, giống như quý vị cần phải làm với những người khác xung quanh. Mặc dù chưa có báo cáo về việc thú cưng bị bệnh do mắc COVID-19 tại Hoa Kỳ, chúng tôi vẫn khuyến cáo rằng những người bị bệnh do mắc COVID-19 cần hạn chế tiếp xúc với động vật cho đến khi có nhiều thông tin hơn về loại vi-rút corona mới này. Khi có thể, hãy để một thành viên khác trong gia đình chăm sóc động vật của quý vị trong khi quý vị bị bệnh. Nếu quý vị bị nhiễm bệnh COVID-19, hãy tránh tiếp xúc với vật nuôi, kể cả việc vuốt ve, vỗ về, chia sẻ đồ ăn và để vật nuôi hôn hoặc liếm. Nếu quý vị phải chăm sóc thú cưng của mình hoặc ở gần động vật trong khi bị bệnh, hãy rửa tay trước và sau khi quý vị tương tác với thú cưng.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Thú cưng từ nơi trú ẩn có an toàn để nhận nuôi không?
Không có lý do để nghĩ rằng bất kỳ động vật nào, kể cả thú cưng ở nơi trú ẩn, ở Hoa Kỳ có thể là nguồn COVID-19.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Đối với động vật hoặc sản phẩm động vật nhập khẩu thì sao?
CDC không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy động vật hoặc sản phẩm động vật nhập khẩu có nguy cơ lây lan COVID-19 tại Hoa Kỳ. Đây là tình huống diễn tiến nhanh và thông tin sẽ được cập nhập ngay khi có sẵn. Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC) Hoa Kỳ, Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA) và Cơ quan Dịch vụ Động Vật Hoang Dã và Hải sản (FWS) Hoa Kỳ đóng vai trò riêng biệt nhưng bổ sung cho nhau trong việc điều phối hoạt động nhập khẩu động vật sống và các sản phẩm từ động vật vào Hoa Kỳ. CDC đưa ra quy định về động vật và các sản phẩm động vật gây ra mối đe dọa cho sức khỏe con người, USDA đưa ra quy địnhbiểu tượng bên ngoàibiểu tượng bên ngoài về động vật và các sản phẩm động vật gây ra mối đe dọa cho nông nghiệp; và FWS đưa ra quy địnhbiểu tượng bên ngoàibiểu tượng bên ngoài về nhập khẩu các loài có nguy cơ tuyệt chủng và động vật hoang dã có thể gây hại cho sức khỏe và hạnh phúc của con người, lợi ích của nông nghiệp, làm vườn hoặc lâm nghiệp, và sức khỏe và sự sống còn của tài nguyên thiên nhiên hoang dã.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Tôi có thể du lịch tới Hoa Kỳ cùng với chó hoặc nhập khẩu chó vào Hoa Kỳ trong thời gian bùng phát COVID-19 không?
Vui lòng tham khảo Yêu cầu của CDC về việc đưa chó đến Hoa Kỳ. Các yêu cầu hiện tại về việc tiêm vắc-xin bệnh dại áp dụng đối với chó nhập khẩu từ Trung Quốc, quốc gia có nguy cơ cao về bệnh dại.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions
Những biện pháp phòng ngừa nào cần được thực hiện đối với động vật gần đây đã được nhập khẩu từ bên ngoài Hoa Kỳ (ví dụ: nơi trú ẩn, giải cứu hoặc làm thú cưng cá nhân)?
Động vật nhập khẩu cần đáp ứng yêu cầu của CDC và USDAbiểu tượng bên ngoàibiểu tượng bên ngoài về việc nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Tại thời điểm này, không có bằng chứng cho thấy động vật đồng hành, bao gồm cả thú cưng và động vật phục vụ, có thể lây lan COVID-19. Như bất kỳ động vật nào được đưa vào môi trường mới, động vật đã được nhập khẩu gần đây nên được quan sát hàng ngày để phát hiện các dấu hiệu bệnh. Nếu động vật bị ốm thì chúng cần được bác sĩ thú y thăm khám. Hãy gọi cho phòng khám thú y tại địa phương trước khi đưa động vật đến phòng khám và cho họ biết rằng động vật gần đây đã được nhập khẩu từ một quốc gia khác. Đây là tình huống diễn tiến nhanh và thông tin sẽ được cập nhập ngay khi có sẵn.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html
CDC
Frequently Asked Questions

Dataset Card for "vi-publichealth-qa"

More Information needed

Downloads last month
3