cid
int64
0
100k
context
stringlengths
12
46.8k
200
Công dân Triều Tiên gặp người Mỹ trước khi bị sát hại ở Malaysia. Người được cho là Kim Jong-nam, anh trai nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un, đã gặp một người đàn ông Mỹ gốc Hàn Quốc vài ngày trước khi bị sát hại tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur (Malaysia). Trong phiên tòa ngày 29.1 tại Malaysia, một nhân chứng cho biết công dân Triều Tiên có tên trên hộ chiếu là Kim Chol gặp người Mỹ nói trên tại một khách sạn ở đảo du lịch Langkawi (Malaysia) vào ngày 9.2.2017 song không rõ mục đích của cuộc gặp. Kim từ Macau tới Kuala Lumpur ngày 6.2.2017 rồi sang đảo Langkawi, phía bắc Malaysia, sau đó 2 ngày, Reuters dẫn lời Wan Azirul Nizam Che Wan Aziz, cảnh sát điều tra Malaysia, làm chứng trong phiên tòa ngày 29.1. Wan Azirul cho biết thêm công dân Mỹ đến Malaysia từ Bangkok (Thái Lan) nhưng ông không tiết lộ danh tính, đồng thời khẳng định cuộc gặp không liên quan đến số tiền 138.000 USD tìm thấy trong ba lô của Kim khi bị sát hại ngày 13.2.2017. Thông tin này nhằm trả lời câu hỏi từ luật sư của Siti Aisyah, bị cáo người Indonesia trong vụ án, về nghi vấn Kim đã gặp điệp viên Mỹ để chuyển một lượng lớn dữ liệu trước vụ án mạng. Tuy nhiên, luật sư tỏ ra thất vọng khi viên cảnh sát tuyên bố không nhớ nhiều chi tiết như tên khách sạn và số phòng. Theo Reuters dẫn hồ sơ tòa án, kết quả kiểm tra máy tính xách tay của Kim Chol cho thấy nó được dùng lần cuối vào ngày 9.2.2017 và một thiết bị USB đã được kết nối với máy tính. Đoàn Thị Hương, 29 tuổi, quốc tịch Việt Nam và Aisyah, 25 tuổi, đang bị xét xử về cáo buộc sát hại Kim Chol bằng chất độc thần kinh VX. Nếu bị kết tội, cả hai phải đối mặt án tử hình. Đến nay, hai bị cáo luôn bác bỏ cáo buộc giết người, nói rằng họ bị lừa và tưởng đang tham gia một chương trình truyền hình thực tế. Phiên tòa sẽ tiếp tục vào ngày mai (30.1).
201
Xét xử Đoàn Thị Hương: Kim Chol gặp một người Mỹ trước khi bị sát hại. Một sĩ quan cảnh sát cho biết nạn nhân Triều Tiên Kim Chol đã gặp một người Mỹ tại một hòn đảo của Malaysia 4 ngày trước khi bị sát hại tại sân bay Kuala Lumpur. Nghi phạm Đoàn Thị Hương xuất hiện tại tòa sáng nay, 29/1. Ảnh: AP Làm chứng trong phiên xét xử hôm nay, 29/1, tại tòa Tối cao Shah Alam (Kuala Lumpur, Malaysia), điều tra viên Wan Azirul Nizam Che Wan Aziz cho biết nạn nhân Kim Chol đến Malaysia vào ngày 6/2/2017. Hai ngày sau đó, tức 8/2, Kim Chol di chuyển đến đảo Langkawi một địa điểm du lịch ngoài khơi bờ biển phía Tây Malaysia, và gặp một người Mỹ gốc Hàn vào ngày 9/2 ở một khách sạn. Bốn ngày sau đó, 13/2, Kim Chol bị sát hại tại sân bay Kuala Lumpur, được cho là bằng chất độc thần kinh VX. Điều tra viên Wan Azirul cho biết ông không thể xác nhận một số chi tiết cụ thể về cuộc gặp, ví dụ như tên khách sạn nơi Kim Chol nghỉ, hay danh tính của người mang quốc tịch Mỹ nói trên. Cho đến ngày hôm nay, chúng tôi vẫn chưa thể xác định danh tính của người này , Wan Azirul nói. Luật sư của nghi phạm Siti Aisyah, ông Gooi Soon Seng cũng đặt câu hỏi cho Wan Azirul về thông tin đăng tải trên tờ Asahi Shimbun (Nhật Bản) vào tháng 5/2017. Theo đó, tờ Asahi Shimbun cho rằng Kim Chol đã gặp một điệp viên tình báo Mỹ ở Langkawi. Dữ liệu phân tích pháp lý từ máy tính xách tay cất giữ trong balo của ông Kim vào thời điểm bị sát hại cho thấy ông đã đưa một lượng lớn tài liệu cho điệp viên Mỹ. Đáp lại, ông Wan Azirul khẳng định máy tính xách tay của ông Kim đã được gửi đến một phòng thí nghiệm pháp y tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia. Kết quả kiểm tra cho thấy máy tính được sử dụng lần cuối hôm 9/2. Tuy nhiên, Wan Azirul cho biết ông không chắc liệu cuộc gặp của Kim với người Mỹ nói trên có liên quan đến các tài liệu hay vụ sát hại ở sân bay hay không. Trước câu trả lời của Wan Azirul, luật sư Gooi cáo buộc điều tra viên Malaysia có dấu hiệu trốn tránh. Thôi nào, ông quên hết rồi ư? , ông Gooi nói. Ông nói là ông đã điều tra, nhưng ông đã quên tất cả mọi thứ? Khách sạn nào? Cuộc điều tra của ông rốt cục là nhằm mục đích gì, nếu nó không liên quan đến vụ án này? Hai nghi phạm nữ của vụ án, cũng là hai nghi phạm duy nhất bị bắt giữ đến thời điểm hiện tại là Đoàn Thị Hương (người Việt Nam, 28 tuổi) và Siti Aisyah (người Indonesia, 25 tuổi). Phiên xét xử Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah sẽ tiếp tục vào ngày mai, 30/1. Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah cùng bốn nghi phạm khác bị cáo buộc sát hại công dân Triều Tiên Kim Chol (được cho là Kim Jong-nam) tại sân bay Kuala Lumpur hôm 13/2. Siti Aisyah và Đoàn Thị Hương từng một mực khẳng định mình vô tội vì bị bốn người đàn ông lừa tham gia vụ tấn công nạn nhân Kim Chol. Hai cô gái trẻ cho rằng mình chỉ đang tham gia trò đùa vô hại của một chương trình truyền hình thực tế. Nếu bị tuyên có tội, Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah sẽ phải đối mặt với án tử hình. Minh Hạnh Theo ABC News
202
Châu Á: Hơn 20.000 cá thể gấu nuôi nhốt để lấy mật. Việt Nam cam kết sẽ sớm chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật trong một tương lai không xa, trong bối cảnh đã có nhiều vị thuốc thay thế được cho mật gấu. Báo cáo về tình trạng ngành công nghiệp nuôi nhốt gấu lấy mật tại châu Á của Tổ chức Bảo vệ động vật thế giới (World Animal Protection - WAP) cho thấy, đến nay vẫn còn khoảng hơn 20.000 cá thể gấu bị nuôi nhốt để lấy mật; trong đó, nhiều nhất là tại Trung Quốc, cũng gần 20.000 cá thể. Gấu nuôi bị lấy mật. Ảnh: TL Ông Gilbert M.Sape, Quản lý Chiến dịch toàn cầu Gấu và Y học cổ truyền, WAP cho biết, đã có nhiều hoạt động chấm dứt nuôi gấu lấy mật ở Hàn Quốc, Việt Nam và Myanmar trong nhiều năm. Thống kê, tính đến tháng 5.2017, còn 660 cá thể gấu (đã được triệt sản) bị nuôi nhốt tại 36 trang trại ở Hàn Quốc. Đây cũng được hi vọng là những cá thể gấu nuôi nhốt cuối cùng tại quốc gia này , đại biểu từ Nghị viện Hàn Quốc và tổ chức Green Korea United (GKU) nói. Đại biểu từ GKU cũng cho biết, Hàn Quốc khuyến khích chủ gấu triệt sản cho gấu để đảm bảo không có gấu mới phát sinh tại các cơ sở nuôi nhốt gấu. Việc này đã được hoàn thành vào đầu năm 2017 vừa qua. Tại Việt Nam, theo Vu Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ (Tổng cục Lâm nghiệp), hiện Việt Nam còn 842 cá thể gấu bị nuôi nhốt tại 268 cơ sở (gồm 16 tổ chức và 252 hộ gia đình) trên 42 tỉnh. Đây là kết quả đạt được sau hơn 12 năm các cơ quan chức năng Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ, cộng đồng nỗ lực chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu để lấy mật, từ con số ban đầu là hơn 4.300 cá thể gấu đang bị nuôi nhốt tại hàng trăm cơ sở trên toàn quốc. Theo ông Karanvir Kukreja, Quản lý Chiến dịch Động vật hoang dã (Gấu), WAP, đã có nhiều văn bản pháp luật về bảo vệ gấu được sửa đổi, xây dựng đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật có năng lực. Tăng cường thực thi pháp luật, khởi tố các hành vi vi phạm. Các quần thể gấu trong tự nhiên được giám sát và bảo vệ bằng việc duy trì cơ sở dữ liệu cập nhật về gấu tại các trang trại, gắn chíp quản lý, kiểm tra định kỳ để đảm bảo không có gấu bị săn bắt từ tự nhiên tại các trang trại Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng nhằm giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ mật gấu và các sản phẩm từ gấu. Tháng 7.2017, Chính phủ Việt Nam đã một lần nữa cam kết đóng cửa các trại nuôi nhốt gấu lấy mật. Đặc biệt, ngày càng có nhiều chủ nuôi nhốt gấu tự nguyện chuyển giao gấu cho Nhà nước mà không đòi hỏi bất kì một khoản hỗ trợ nào. Việt Nam sẽ sớm chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật, trong một tương lai không xa. , ông Trần Thế Liên, Vụ trưởng Vụ Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ cho biết tại Diễn đàn về gấu lần thứ ba mới được WAP tổ chức hôm nay, ngày 2.2.2018. Đây là lần đầu tiên diễn đàn được tổ chức tại Việt Nam, sau hai lần được tổ chức tại Trung Quốc (năm 2016, 2017). Gấu là loài động vật hoang dã thuộc về tự nhiên, không phải trong các trang trại. Nuôi nhốt gấu không có giá trị bảo tồn bởi những cá thể gấu sinh ra trong môi trường nuôi nhốt sẽ mất đi bản năng sinh tồn trong tự nhiên. , ông Gilbert M.Sape nhấn mạnh. Hơn nữa, mật gấu là không cần thiết vì hiện đã có nhiều loại thuốc hiện đại và thảo dược thay thế hiệu quả hơn. L.Quỳnh
203
Người vái xin HĐXX tiếp tục xét xử để được minh oan. Vụ án oan này Pháp Luật TP.HCM từng nhiều lần phản ánh, sau 4 năm đến nay công an đã ra quyết định đình chỉ bị can. Sáng nay 29-1, hai anh em Hồ Thanh Đồng và Hồ Thanh Trạng đã đến Công an quận 7, TP.HCM nhận quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can đối với mình. Theo quyết định, do hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được Đồng và Trạng đã thực hiện tội phạm nên căn cứ điểm 3 khoản 2 Điều 164 BLTTHS 2003, Công an quận 7 đã đình chỉ điều tra. Quyết định đình chỉ ký ngày 27-12-2017. Trước đó, Đồng và Trạng đã nhận được quyết định hủy bỏ biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú do Viện trưởng VKSND quận 7 Phạm Trung Kiên ký nhày 29-12-2017. Do không nhận được quyết định đình chỉ nên cả hai đã đến Công an quận 7 hỏi. Đến hôm nay thì Công an quận 7 chính thức giao quyết định đình chỉ cho hai anh. Hai anh đã bị tạm giam 28 tháng, tháng 4-2016 thì được tại ngoại. Như vậy, căn cứ khoản 3 Điều 18 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 thì hai anh thuộc trường hợp được bồi thường oan trong tố tụng hình sự. Hồ Thanh Đồng và Hồ Thanh Trạng tại Công an quận 7 sáng nay 29-1 Đình chỉ vì hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được tội phạm Đây là vụ án mà Pháp Luật TP.HCM từng nhiều lần phản ánh. Theo đó, tối 8-1-2014, gần cổng một công ty ở Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7, TP.HCM) xảy ra một vụ cướp xe máy. Nạn nhân bỏ chạy vào trong công ty. Bảo vệ công ty và bảo vệ khu chế xuất bắt được Lăng và Tiến. Từ lời khai của Lăng, Tiến, ngay đêm đó và sáng hôm sau, hai anh em Đồng và Trạng lần lượt bị bắt giữ. Cả hai nhận tội tại CQĐT nhưng tại tòa thì kêu oan và đưa ra bằng chứng ngoại phạm. TAND quận 7 từng nhiều lần đưa vụ án ra xét xử rồi nhiều lần trả hồ sơ yêu cầu làm rõ các chứng cứ ngoại phạm. Tại tòa, Đồng khai rằng mình xem phim và chăm sóc con trong thời gian bị cho là đi cướp. Nhiều hàng xóm đến tòa làm chứng cho Đồng. Trạng thì khai rằng mình bị đánh đập và ép nhận tội. Tối xảy ra vụ cướp, Trạng nhậu ở nhà, có bạn nhậu làm chứng. Hôm sau công an kêu lên, Trạng đi cùng mẹ, sau đó bị dẫn về nhà kêu lấy đại một cây kéo là cây kéo mà mẹ Trạng dùng làm cá đã lâu. Trong khi đó, cáo trạng lại cho rằng cây kéo là do Lăng đem đi từ nhà chị, Trạng giựt từ tay Lăng để đuổi theo nạn nhân rồi sau đó đem về nhà cất. Lăng và Tiến đã trình bày chi tiết tại tòa việc Đồng và Trạng bị oan. Theo đó, tại thời điểm xảy ra vụ án thì chỉ có Lăng và Tiến ở hiện trường, họ khai ban đầu tại công an phường là chỉ có họ tham gia. Sau đó, do bị áp lực, bị đánh đập nên họ mới khai đại ra Đồng, Trạng. Chờ đợi suốt 4 năm Bốn năm nay, gia đình chúng tôi chờ đợi ngày anh Đồng và Trạng được minh oan. Chúng tôi luôn hy vọng được trả lại sự trong sạch vì chúng tôi biết pháp luật luôn bảo vệ cái đúng, sẽ không để chúng tôi vào đường cùng khi người thân của chúng tôi không làm gì sai. Cuối cùng thì niềm vui ấy đã đến sáng hôm nay. Chúng tôi xin cảm ơn báo Pháp Luật TP.HCM và luật sư Trịnh Đức Duy, Đoàn Luật sư TP.HCM, đã đồng hành trong hành trình minh oan cho anh Đồng và Trạng. Chúng tôi cũng xin cảm ơn TAND quận 7 đã xét xử công minh, cẩn trọng, không kết tội người bị truy tố mà chứng cứ buộc tội không thuyết phục. Chúng tôi sẽ làm đơn đề nghị xử lý những người có hành vi gây áp lực và ép buộc anh Đồng và Trạng nhận tội dù cả hai hoàn toàn vô can. Chị VŨ THANH TÂM , vợ của Hồ Thanh Đồng PHƯƠNG LOAN
204
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Ai đã nói thưởng U23 Việt Nam phải làm ngay. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chiều 2-2 nhấn mạnh những đơn vị, cá nhân đã công bố thưởng đội tuyển U23 Việt Nam, trị giá khoảng 40 tỉ đồng, thì phải làm ngay. Chiều tối 2-2, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, bà Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao - Du lịch (VH-TT-DL) đã trả lời một số vấn đề liên quan đến việc nhiều doanh nghiệp hứa thưởng cho đội tuyển U23 Việt Nam sau khi có thành tích xuất sắc tại vòng Chung kết U23 Châu Á nhưng đến nay vẫn chưa chuyển tiền. Theo bà Thủy, việc các doanh nghiệp, cá nhân hứa thưởng tiền cho đội tuyển U23 Việt Nam là hoàn toàn tự nguyện. "Đó là việc chủ động của họ, và việc chi tiền thưởng cũng vậy, hoàn toàn tự nguyện"- bà Thủy nói. Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL cho rằng việc chi tiền thưởng cho đội tuyển U23 Việt Nam phụ thuộc vào khả năng kinh phí của các tổ chức, cá nhân đã hứa trước đó. Bà Thủy rất lạc quan khi cho rằng hiện nay các đơn vị đã hứa trước đó chưa chi thưởng, không phải là tuyên bố "không chi". Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nhắc nhở những đơn vị đã công bố thưởng cho U23 Việt Nam cần phải làm ngay- Ảnh: Minh Chiến "Chúng tôi cho rằng chúng ta không nên vội, đợi kết quả chính thức từ các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức về việc chuyển tiền thưởng cho đội U23 Việt Nam, vì thời gian cũng khá gấp gáp"- bà Thủy nói. Trả lời thêm về nội dung này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng, những phần thưởng đã công bố, những đơn vị nào đã công bố "đã nói thì phải làm". Bộ trưởng Mai Tiến Dũng dẫn báo cáo của Bộ VHTTDL cho biết tính sơ bộ, số tiền thưởng cho đội tuyển U23 Việt Nam khoảng 26 tỉ đồng, vật chất trị giá khoảng 14 tỉ đồng. Ông nhấn mạnh số tiền đã công bố là phải làm. "Chúng tôi yêu cầu Bộ VH-TT-DL nhắc nhở các doanh nghiệp, tổ chức đã công bố thưởng cho đội tuyển U23 Việt Nam thì phải làm ngay"- Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói. Trước đó, Tổng Thư ký Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) Lê Hoài Anh cho biết vẫn còn nhiều cá nhân, đơn vị chưa chuyển tiền thưởng cũng như hiện vật, dịch vụ cho U23 Việt Nam. VFF đang cập nhật tổng số đơn vị, cá nhân tài trợ cho thầy trò HLV Park Hang Seo nên dự kiến, phải đến sau Tết nguyên đán mới có thể tổng kết và tiến hành chia thưởng. "Hiện có 54 công ty, đơn vị và cá nhân treo thưởng với tổng số tiền hơn 26 tỉ đồng, cùng nhiều hiện vật như tivi, ô tô, điện thoại, đồng hồ... Chưa kể những phần thưởng dịch vụ nhà hàng, du lịch Tuy nhiên, thực tế thì VFF vẫn chưa nhận được đầy đủ" - ông Hoài Anh thông tin. Tổng thư ký VFF khẳng định sẽ không để xảy ra bất kỳ điều tiếng nào về vấn đề nhạy cảm này. "Toàn bộ việc chia thưởng sẽ do Trưởng đoàn Dương Vũ Lâm, HLV Park Hang Seo, đội trưởng Lương Xuân Trường cùng ban huấn luyện, ban cán sự tự tính toán với nhau. Lãnh đạo VFF không can thiệp vì đó là công sức của toàn đội bóng" - ông Hoài Anh nêu rõ. Theo Minh Chiến - Phương Nhung (Người lao động)
205
Toàn bộ lãnh đạo Liên đoàn Thể dục dụng cụ Mỹ từ chức vì bê bối lạm dụng tình dục. Liên đoàn Thể dục dụng cụ Mỹ (USAG) xác nhận toàn ban chấp hành sẽ từ chức trước ngày 31.1 để tránh việc bị Ủy ban Olympic Mỹ (USOC) giải tán liên quan đến bê bối lạm dụng tình dục. Toàn bộ ban chấp hành Liên đoàn Thể dục dụng cụ Mỹ phải từ chức trước áp lực chỉ trích từ các nạn nhân và dư luận Sau phiên tòa xử cựu bác sĩ Larry Nassar của đội tuyển Thể dục dụng cụ (TDDC) Mỹ tội lạm dụng tình dục hơn 156 nữ VĐV, Giám đốc điều hành USOC Scott Blackmun đã gửi thư ngỏ đến USAG đe dọa sẽ giải tán tổ chức này nếu 18 thành viên còn lại không từ chức trước ngày 31.1. Trong thông báo trả lời tối hậu thư này, USAG nói họ ủng hộ những điều được nêu trong thư của USOC và chấp thuận yêu cầu của gia đình Olympic để xây dựng một môi trường an toàn cho tất cả VĐV của chúng ta . Thông báo còn nêu: Chúng tôi đồng ý với tuyên bố của USOC rằng lợi ích của các vận động viên và các CLB, và của bộ môn TDDC, sẽ được cải thiện với những thay đổi ý nghĩa trong tổ chức của chúng tôi, hơn là giải tán . Cựu bác sĩ Larry Nassar (đứng, giữa) trước đó bị tuyên án tù lên đến 175 năm VĐV 3 lần vô địch Olympic Aly Raisman - 1 trong số 156 nạn nhân vừa ra tòa làm chứng việc bị Nassar lạm dụng, nói rằng Ban chấp hành USAG đã thối rữa từ bên trong . Trong khi đó, ông Blackmun cho rằng USAG cần một sự khởi đầu hoàn toàn mới trong ban chấp hành và cho biết ban chấp hành lâm thời sẽ được hình thành trước ngày 28.2. Trước đó, 3 thành viên của ban chấp hành gồm Chủ tịch Paul Parilla, Phó chủ tịch Jay Binder và kế toán Bitsy Kelley đã từ chức vào đầu tuần này, trong khi Giám đốc điều hành Steve Penny đang bị USOC ép phải ra đi trong tháng 3. Theo AFP, đã có thêm một ủy viên ban chấp hành USAG tình nguyện từ chức hôm 26.1 là Michael Burn, trưởng ban huấn luyện của đội nam tại Đại học Minnesota. Ban chấp hành của USAG cũng phải hợp tác toàn diện với cuộc điều tra độc lập được tổ chức để điều tra vì sao vụ việc lạm dụng tình dục với quy mô lớn như thế lại không bị phát hiện trong suốt thời gian dài . Tây Nguyên
206
Chẳng ai yêu mãi được một người, quan trọng ai sẽ vì mình mà ở lại. Chẳng ai yêu mãi được một người điều quan trọng là ai sẽ vì mình mà ở lại mà thôi. Trong cuộc đời con người, đến một độ tuổi nào đó, chúng ta sẽ tự hiểu được rằng tình yêu vĩnh cửu là điều không hề tồn tại trên đời này. Bởi lẽ, chẳng ai có thể sống mãi với một tình yêu mà không hề thay đổi, chỉ có ai sẽ mãi mãi ở lại bên cạnh chúng ta mà thôi. Hãy nhớ, tình yêu dù có sâu đậm bao nhiêu, có cùng nhau trải qua khó khăn thế nào thì tất cả cũng sẽ phai nhạt theo thời gian. Vì tình yêu vốn dĩ là bắt nguồn từ cảm xúc mà cảm xúc thì ở mỗi thời điểm đều có sự khác nhau. Có thể khi ở giai đoạn đầu tình yêu của hai người rất thăng hoa, cảm tưởng như không thể rời xa. Mọi thứ khi đó đều mới mẻ, hấp dẫn ai cũng nghĩ mình là của nhau, đây là lựa chọn đúng đắn nhất cuộc đời. Nhưng rồi... theo thời gian, tình yêu càng trở nên mờ nhạt. Cả hai người dường như không còn cảm nhận được sự tồn tại của nửa kia. Tình yêu đi xuống, cả hai thường xuyên cãi vã và muốn đổ lỗi cho nhau về sự vô tâm, lạnh lùng. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng, việc người đó bỗng dưng hờ hững với bạn không hề đáng trách như bạn vẫn tưởng đâu nhé! Hãy nhớ, tình yêu vốn dĩ là sự tự nguyện và thấu hiểu của cả hai. Một khi trái tim họ luôn hướng về bạn, luôn yêu thương bạn thì tình yêu sẽ tồn tại mãi mãi và tiến tới giai đoạn đơm hoa kết trái (kết hôn). Chẳng ai yêu mãi được một người (Ảnh minh họa). Cho nên, chuyện ai đó bỗng nhiên không yêu mình nhiều nữa không đáng trách. Nhưng chuyện họ nhẫn tâm rời bỏ mình thì lại đáng trách vô cùng. Đó là khi họ chẳng màng đến những thứ mình đã dành cho họ, chẳng màng đến những ngày mình bên họ vượt qua mọi gian khó. Tất cả với họ đều chỉ nhẹ như gió, còn đối với mình mà nói thì lại đặt nặng quá ở trong lòng. Tôi có một người bạn, chị hiện đang sống hạnh phúc bên người chồng- anh từng bên chị những năm cả hai còn ngồi trên ghế giảng đường. Khi được hỏi về mối tình duy nhất trong đời mình, chị cười: Chẳng có cái gì là mãi mãi, quan trọng cả hai có muốn được bên nhau đi hết cuộc đời hay không mà thôi . Rồi chị kể cho tôi nghe những giai đoạn thăng trầm trong tình yêu của vợ chồng chị. Chị nói, sau khi cả hai tốt nghiệp đi làm, có những khoảng thời gian họ xảy ra cãi vã, có lúc chẳng thể níu giữ được vì họ cảm nhận đã hết yêu . Nhưng rồi, cứ xa nhau khoảng 1 tháng, cả hai đều nhìn nhận lại. Chị nói: Thực ra, có lúc chúng ta sẽ cảm nhận tình yêu thật vô vị, tình yêu chẳng qua chỉ là một cảm xúc nhất thời và người đó- chẳng phải mẫu hình lý tưởng mà ta theo đuổi. Nhưng nếu ta rời xa họ, đến với một tình yêu mới... Rồi tất cả lại lặp lại giai đoạn: Yêu thương-chán ghét-yêu thương như thế lại chẳng vô vị hay sao? Thà ta cứ bỏ qua cho nhau, thà ta cứ nhìn nhận một sự thật rằng: Yêu thương cần phải có sự chấp nhận, cảm thông... . Và rồi anh chị hiểu ra rằng, họ cần có nhau, họ cần hâm nóng lại tất cả. Hiện tại, anh chị đã trải qua những thăng trầm của tình yêu và họ rất thấu những gì mà các cặp đôi yêu thương sẽ phải đối mặt. Thế mới nói, trong tình yêu không có gì là mãi mãi. Chỉ có kiên tâm và bình dị, yêu thương và ở lại bên ta cho đến cuối cùng. Cho dù có thể họ chẳng yêu ta nhất, cũng có thể không phải người ta thương nhất trên đời này Khải Nguyên
207
TP Điện Biên Phủ: Kế toán Trung tâm bồi dưỡng chính trị bị điều xuống làm... lao công. Đó là sự việc xảy ra ở Trung tâm bồi dưỡng chính trị TP Điện Biên Phủ. Người kế toán nhiều lần từ chối chi tiêu sai nguyên tắc đã bị quy là gây mất đoàn kết và bị điều xuống làm lao công tạp vụ. Những biểu hiện vô nguyên tắc Trong đơn thư trình bày gửi báo chí, ông Trần Văn Dương đảm nhiệm chức kế toán của trung tâm từ năm 2009 kêu cứu trong nước mắt. Ông Dương trình bày: Ông là cán bộ biên chế, được Nhà nước phân công công tác tại đây theo theo Quyết định của Ban tổ chức tỉnh ủy số 524 - QĐ/TC từ ngày 01/9/2009. Ông Đặng Việt Hùng (trái) trong một hoạt động của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị TP Điện Biên Phủ Thế nhưng từ ngày 22/07/2016 ông Đặng Việt Hùng, sinh năm 1981 được điều chuyển về làm giám đốc trung tâm. Theo phản ánh, từ ngày về đảm nhiệm vị trí giám đốc, ông Hùng đã có một số hành vi gây khó cho nhân viên, đuổi việc bảo vệ không lý do, tự ý đổi thay đổi phòng làm việc của cấp dưới...Ông Hùng còn có hành vi sử dụng ngân sách Nhà nước trái pháp luật, yêu cầu kế toán xử lý chứng từ không hợp lý, kê khống hóa đơn, chứng từ sử dụng thu chi có nhiều mập mờ Ông Hùng tự ý quyết định đập bỏ sữa chữa 3 lần nhà vệ sinh đều trong cùng một phạm vi diện tích. Điều đáng nói là ông Hùng đề nghị kế toán quyết toán chứng từ cả 3 lần sửa chữa. Nhận thấy điểm bất hợp lý, ông Dương góp ý thì ông Hùng đe dọa tôi sẽ cho anh ra khỏi trung tâm . Đỉnh điểm là vào ngày 30/03/2017, khi đang ngồi trong phòng làm việc thì ông Hùng bất ngờ đuổi đồng chí Dương ra khỏi phòng làm việc và cho người niêm phong phòng làm việc (có clip làm chứng) lại với lý do: đồng chí kế toán có biểu hiện bất thường? Điều kế toán làm lao công, lãnh đạo vẫn thản nhiên Vài ngày sau đó, ông đã bị sa thải xuống Trường THCS Trần Can làm lao công tạp vụ. Nhận được đơn thư, báo chí vào cuộc phản ánh sự việc thì ông Phạm Khắc Quân chú vợ ông Đặng Việt Hùng- Bí thư thành ủy TP Điện Biên Phủ ra công văn bao biện rằng: Do thiếu biên chế nên điều tạm về và vẫn giữ nguyên chế độ cho kế toán. Nhưng trên thực tế ông Dương chỉ được hưởng bậc lương và cắt mọi chế độ. Điều đáng nói là sự dửng dưng vô cảm của lãnh đạo trong việc điều chuyển công với một cán bộ công chức nhà nước có 15 năm công tác tại cơ quan, khiến họ là kế toán bị điều xuống làm lao công, tạp vụ gây tâm lý nặng nề, thị phi ảnh hưởng tới danh dự nhưng câu trả lời của Bí thư Thành ủy TP Điện Biên Phủ cho rằng mọi lỗi sai chỉ do ông Dương. Cảnh báo quản lý tài chính ở tỉnh nghèo Lẽ ra, sau khi nhận thấy có sự việc với dấu hiệu tiêu cực ở một trường nơi bồi dưỡng chính trị tỉnh thì ông Quân phải tổ chức cho Ủy ban Kiểm tra Thành ủy kiểm tra bất thường để nắm bắt sự việc, nhưng lại chỉ thực hiện kiểm tra qua loa đại khái, không có kết luận đúng sau rồi điều chuyển với lý do cực kỳ vô lý: Để giữ sự đoàn kết ? Việc cử cán bộ xuống kiểm tra hết sức qua loa đại khái, mang tính chất hình thức để che mắt dư luận. Như vậy, rõ ràng rằng vai trò cấp ủy Đảng của thành ủy Điện Biên Phủ phải chăng đã bị vô hiệu hóa? Đáng chú ý là những biểu hiện chi tiêu tài chính tùy tiện từng xảy ra nhiều vụ việc nhức nhối ở tỉnh Điện Biên, mà sự việc ở Trung tâm Bồi dưỡng chính trị TP Điện Biên Phủ không phải là lần đầu. Điển hình phải kể đến vụ năm 2013, chỉ có vẻn vẹn 2 tỷ đồng vốn điều lệ nhưng Công ty TNHH Hoàng Lâm lại được UNBN tỉnh Điện Biên phê duyệt dự án trong chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015 của tỉnh lên đến 290 tỷ đồng. Trong khi đó, theo quy định để thực hiện dự án lớn thì đơn vị được phê duyệt phải có vốn điều lệ là 100 tỷ đồng. Với những giấy tờ giả mà đại diện Công ty này tạo ra cùng sự tiếp tay của cán bộ tỉnh, Công ty đã được ký duyệt giải ngân 26,5 tỷ đồng. Sự việc bị bại lộ và số tiền 26,5 tỷ đồng đã được thu hồi sau đó nhưng chỉ có 4 cán bộ sai phạm với những hình thức xử lý nhẹ nhàng như khiển trách và tự kiểm điểm rút kinh nghiệm . 4 cán bộ bị công bố sai phạm đó là: ông Phạm Đức Hiển Giám đốc sở NN&PTNN; và ông Nguyễn Đình Kỳ - Phó Giám Đốc, Ông Nguyễn Ngọc Phong Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh cùng bà Đặng Thị Liễu Phó Giám Đốc. Trong khi đó, người giữ vai trò quyết định tham mưu việc giải ngân 26,5 tỷ đồng là ông Trần Thanh Hà khi đó Chánh văn phòng UBND tỉnh thì không bị hề hấn gì. Ngoài ra còn nhiều người bình an vô sự như các ông Hoàng Văn Nhân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, ông Nguyễn Đình Kỳ - Phó giám đốc Sở NN&PTNT;, Nguyễn Văn Hoan - Phó giám đốc Sở Tài chính, Phạm Văn Khoa - Phó giám đốc Sở Công thương, Bạc Cầm Khuyên - Trưởng phòng KH-QLKH Sở Khoa học và Công nghệ; Phạm Văn Bách - Phó Chủ tịch UBND huyện Điện Biên, các đại diện công ty ông Đinh Ngọc Quỳnh - Chủ tịch HĐQT; Cấn Thanh Dương - Phó giám đốc; Nguyễn Đức Thắng - Quản lý nhà máy. Trước những bất cập trên, phóng viên Báo Công lý đã liên hệ với ông Trần Văn Sơn, Bí thư tỉnh ủy Điện Biên để phản ánh sự việc thì lạ thay, ông Sơn chẳng những không nghe phóng viên trình bày mà còn tỏ thái độ khó chịu, cáo bận việc rồi lập tức tắt máy điện thoại. Báo Công lý sẽ tiếp tục thông tin về sự việc. Hoàng Mai
208
Sẽ công bố chính thức việc chi thưởng cho Đội tuyển U23 Việt Nam. Trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2018, đại diện các bộ, ngành đã giải đáp nhiều vấn đề báo chí, dư luận quan tâm. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo phiên họp. Ảnh: Thống Nhất-TTXVN Chủ trì phiên họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 2/2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, tại Phiên họp Chính phủ diễn ra cùng ngày, Thủ tướng yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm Nghị quyết 01 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; coi xây dựng thể chế, cải cách thủ tục hành chính là vấn đề ưu tiên hàng đầu, cắt giảm chi phí chính thức, không chính thức, các thủ tục là giấy phép con, phiền hà, rào cản cho doanh nghiệp. Tinh thần là xây dựng văn bản pháp luật theo hình thức rút gọn. Cũng trong họp báo, đại diện các bộ, ngành đã giải đáp nhiều vấn đề báo chí, dư luận quan tâm. Sẽ công bố chính thức việc chi thưởng cho Đội tuyển U23 Việt Nam Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc hứa thưởng cho Đội tuyển U23 Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy cho biết: "Việc hứa thưởng cho Đội tuyển U23 hoàn toàn là việc tự nguyện của các doanh nghiệp và các cá nhân. Việc chi thưởng đều phụ thuộc vào khả năng kinh tế và điều kiện thực tế của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. Tôi cho rằng chúng ta không nên quá sốt ruột. Đây là chưa chi thưởng chứ không phải là không chi thưởng. Khi có thông tin chính thức về số tiền hứa thưởng, số tiền chi thưởng so với thực tế, việc chi trả tiền thưởng, Bộ sẽ công bố chính thức. Trao đổi thêm về vấn đề này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng, theo tính toán sơ bộ, số tiền thưởng Đội tuyển U23 hiện khoảng 26 tỷ đồng và thưởng bằng vật chất trị giá khoảng 14 tỷ đồng. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện sớm. Liên quan đến việc trình diễn phản cảm trên chuyến bay đón tiếp các tuyển thủ U23 về nước, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cho biết, về việc này, Người phát ngôn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã cung cấp thông tin chính thức cho các cơ quan thông tấn, báo chí. Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã có cuộc gặp trực tiếp với Hãng Hàng không VietJetAir liên quan đến sai phạm về việc biểu diễn trên chuyến bay. Bộ đã có đề nghị, phối hợp với Cục Hàng không Việt Nam xử lý đúng quy định của pháp luật. Với khía cạnh biểu diễn không đúng thuần phong, mỹ tục, gây phản cảm, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp xử lý theo đúng quy định pháp luật. Xem xét việc sửa đổi Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu Liên quan đến sửa đổi Nghị định 83/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, hết quý I/2018, Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính có đề xuất về việc sửa đổi hay không sửa đổi Nghị định này. Chia sẻ với băn khoăn của người dân khi sử dụng xăng E5 vì đây là mặt hàng mới được đưa vào sử dụng đại trà từ 1/1/2018, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định, xăng E5 có tác dụng giảm khí thải, giảm ô nhiễm môi trường, giá cả phải chăng. Chúng ta phải làm tốt hơn trước hết là việc tuyên truyền để người dân và các đối tượng khác hiểu được xăng E5 khi dùng không ảnh hưởng đến các phương tiện. Công tác quản lý thị trường đảm bảo rằng xăng E5 đúng là đã nhập về hoặc chúng ta pha trộn ra chứ không phải là có vấn đề về gian lận thương mại hoặc không đảm bảo chất lượng", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết. Cũng theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, sau 1 tháng (từ 1/1/2018 đến nay), số lượng người dùng xăng E5 tăng nhanh, chiếm từ 60 80%. Còn theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đã có báo cáo Chính phủ về việc điều hành giá xăng dầu. Thời gian qua, điều hành giá xăng dầu đã bám sát quy định Nghị định 83. Tăng cường quản lý vốn Nhà nước Liên quan đến câu hỏi về lộ trình thành lập, mô hình hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Thế Phương cho biết, Thủ tướng có Quyết định 66/QĐ-TTg ngày 15/1/2018 về thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và giao cho Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm Tổ trưởng Tổ công tác. Tổ công tác có nhóm giúp việc gồm đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ và đại diện các bộ, ngành khác. Bộ Nội vụ đã báo cáo và trình Chính phủ nghị quyết về thành lập Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các thành viên Chính phủ đã đồng ý thông qua Nghị quyết này. Dự kiến, Chính phủ sẽ thông qua nghị quyết về chức năng nhiệm vụ của Ủy ban này trong quý 2 năm 2018. Về mô hình, Ủy ban là mô hình quản lý vốn nhà nước khác với mô hình của Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). SCIC có chức năng quản lý, đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước. Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp quản lý tổng thể về vốn Nhà nước, với tổng tài sản khoảng 5 triệu tỷ đồng. Rà soát lại việc thu giá dịch vụ sân đường ở các cảng hàng không Vừa qua, Thanh tra Chính phủ ban hành kết luận thanh tra tại Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam, trong đó chỉ ra việc các chi nhánh cảng hàng không thu giá dịch vụ sử dụng sân đường dẫn vào nhà ga hàng không đối với ô tô đưa đón trả khách là không đúng quy định của pháp luật về đất đai do không phải nộp tiền sử dụng đất. Liên quan đến tính hợp pháp của việc thu giá dịch vụ sân đường ở các cảng hàng không, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết, trước hết phải khẳng định đây là quá trình lịch sử, việc thu phí từ khi chưa cổ phần hóa Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam chứ không phải là mới thu. Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam đã hoạt động theo mô hình cổ phần hóa trong 2 năm gần đây, có nhiều chuyển đổi trong thời gian vừa qua về tài sản. Các cảng hàng không của Việt Nam trước đây đều thuộc quản lý nhà nước, thực hiện thu giá dịch vụ sân đường theo danh mục của lệ phí. "Về câu hỏi của phóng viên là thu giá dịch vụ sân đường ở cảng hàng không có hợp pháp hay không, việc này phải căn cứ đây là vấn đề lịch sử để lại, bên cạnh đó là căn cứ theo các quy định pháp luật về Luật Hàng không, Luật Giá... chi phối. Việc thu giá dịch vụ sân đường ở cảng hàng không thuộc loại phí phi hàng không" - Thứ trưởng Đông cho biết. Theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, Bộ Giao thông Vận tải đã có báo cáo ban đầu với Chính phủ về vấn đề này và Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát về việc thu phí, giá dịch vụ, đặc biệt là liên quan việc thu phí dịch vụ sân đường ở các cảng hàng không. Trong đó, Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát lại và có báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước 30/3/2018. Tiếp tục làm rõ những vụ việc dư luận quan tâm Trả lời báo giới về việc xử lý vi phạm đất đai ở Đông Anh, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã giao Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo kiểm tra và xử lý theo quy định pháp luật. Hiện Công an thành phố Hà Nội đã tiến hành điều tra và khởi tố vụ án. Đối với vụ việc tại Trường Đại học Ngoại thương, là vụ việc kéo dài đã 2 năm, Thanh tra Bộ Giáo dục Đào tạo và Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc thanh tra theo đơn tố cáo liên quan đến công tác quản lý tài chính của trường này. Vừa qua, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã chủ trì với các cơ quan liên quan và thành phố Hà Nội, kết luận giao Thanh tra Chính phủ rà soát tổng thể các nội dung tố cáo, trong đó, xác định nội dung nào đã có kết luận đúng theo quy định pháp luật thì thông báo cho người tố cáo biết để thực hiện. Những nội dung nào đã giải quyết nhưng chưa đúng hoặc người tố cáo nêu lên nhưng chưa giải quyết, yêu cầu Thanh tra Chính phủ chủ trì, xác minh, giải quyết, kết luận và báo cáo Thủ tướng trước 1/5/2018./. Thanh Vân - Xuân Tùng/TTXVN
209
Lâm Đồng:Bị thu hồi đất, dân nghèo ngơ ngác vác đơn cầu cứu khắp nơi. Nhiều hộ dân sống tại Xóm 4, Thôn 4, xã Lộc Tân, huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng đã gõ cửa nhiều cơ quan để mong tìm thấy công bằng, nhưng cả năm nay họ vẫn chưa thấy chút hy vọng nào. Ngày 10/1/2018, ông Phạm Văn Hưởng (SN 1959, trú xóm 4, thôn 4, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) cho biết, ông đã thay mặt cho những hộ dân nơi đây viết đơn cầu cứu khẩn cấp tới các cấp, các ngành chức năng trung ương và địa phương vào cuộc xử lý để bà con nông dân nơi đây ổn định, yên tâm làm ăn. Theo đơn phản ánh của các hộ dân, họ đã làm ăn ở đây từ rất lâu, đất dùng để canh tác sản xuất nông nghiệp của các hộ dân cũng đã ngót trên dưới 20 năm, việc sử dụng đất tự khai hoang cũng như chuyển nhượng giữa các hộ dân với nhau đều có giấy viết tay, xác nhận của trưởng thôn và người dân làm chứng thể hiện rõ nguồn gốc đất tự khai hoang không có tranh chấp. Hàng ha cây trồng của ông Khôi bị chặt phá giờ chỉ còn cỏ mọc Thế nhưng, từ đầu năm 2017 đến nay, các hộ dân nghèo ở đây liên tục bị chính quyền UBND xã trong đó có lực lượng Công an xã Lộc Tân cản trở việc canh tác, đòi thu hồi lại toàn bộ diện tích đất để giao cho một doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn. Qua đó, làm đảo lộn cuộc sống của bà con, ảnh hưởng lớn đến công cuộc mưu sinh của người dân nơi đây. "Chính quyền xã cho rằng chúng tôi lấn chiếm đất của doanh nghiệp, thế nên xã và doanh nghiệp nhiều lần phối hợp với nhau cho lực lượng gây sức ép, chặt phá, hủy hoại tài sản trên đất của chúng tôi khiến công việc làm ăn của chúng tôi gặp muôn vàn khó khăn. Cụ thể, trong khoảng thời gian từ cuối tháng 3/2017 đến nay, lực lượng công an xã Lộc Tân cùng người của công ty đã nhiều lần xuống hủy hoại tài sản trên đất, nhiều diện tích cây cà phê, cây ăn trái bị chặt không thương tiếc, họ (lực lượng chức năng - PV) dùng cả máy xúc múc diện tích đất vườn của chúng tôi thành ao, húc đổ lều, lán ở của chúng tôi, đào mương phá đường ngăn không cho chúng tôi về nhà của mình ông Phạm Văn Hưởng bức xúc. Đất của bà Sang bị múc thành ao không biết lý do Ông Nguyễn Ngọc Khôi, SN 1976, trú 402/21 Nguyễn Văn Cừ, Lộc Phát, TP Bảo Lộc chia sẻ, chúng tôi là những nông dân bản địa, làm ăn thuần túy về nông nghiệp luôn chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, diện tích đất rẫy của tôi khai hóa, canh tác yên ổn, không có xảy ra tranh chấp với ai đã gần 20 năm nay bỗng dưng vào ngày 8/3/2017, ông Lê Duy Thắng, Trưởng công an xã Lộc Tân dẫn theo một số người ngang nhiên xông vào rẫy dùng những lời lẽ xúc phạm, nói chúng tôi là chiếm đất của công ty Trường Lộc, khi chúng tôi hỏi nếu đất của công ty Trường Lộc thì cho chúng tôi xem sổ đỏ hay giấy tờ liên quan nhưng không ai thèm để ý đến yêu cầu của chúng tôi, sau đó ông đã cho quân chặt phá cây trồng của chúng tôi, bất chấp sự van xin của chúng tôi. Chặt phá hơn 1 ha cây trồng của gia đình tôi, cái lán ở của tôi các ông đấy cũng phá sập và lấy đi nhiều vật dụng có giá trị, thiệt hại của gia đình tôi lên đến hàng trăm triệu đồng ông Khôi bức xúc. Cũng theo ông Khôi, nếu cưỡng chế thì phải có thông báo cho chúng tôi biết trước cũng như lý do và các thành phần tham gia phải có biên bản rõ ràng chứ, đằng này cứ đùng đùng kéo tới chặt phá, hủy hoại la hét ầm ầm, làm người dân ở đây không biết đường nào mà chống đỡ. Căn lều của gia đình ông Khôi bị kéo sập không thương tiếc Trao đổi vụ việc, ông Bùi Xuân Quang, Bí thư Đảng ủy xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng cho biết, tranh chấp giữa các hộ dân ở Xóm 4 với Công ty TNHH Trường Lộc đã diễn ra khá lâu, chính quyền xã đã mời bà con cùng đại diện công ty lên giải hòa nhưng vẫn không thành. Việc lực lượng công an xã cùng với người của công ty xuống cưỡng chế, giải tỏa diện tích đất tranh chấp, xã chỉ có vai trò phối hợp với các ngành chức năng , ông Quang nói. Nhiều công văn chỉ đạo của tỉnh Lâm Đồng xử lý vụ việc Ông Bùi Xuân Quang khẳng định, vụ việc được chính quyền xã làm theo đúng quy định. Tuy nhiên, khi được hỏi các văn bản ghi chép của những buổi làm việc ông Quang cho biết, toàn bộ giấy tờ do Chủ tịch UBND xã cất giữ hiện vị chủ tịch đang đi công tác. Tạp chí GTVT sẽ tiếp tục ghi nhận vụ việc tới bạn đọc. Phạm Trọng Nghị
210
Các đơn vị đã hứa thưởng U23 Việt Nam thì phải làm. Chính phủ yêu cầu Bộ VHTT&DL; tiếp tục nhắc các đơn vị đã công bố tiền thưởng cho đội tuyển U23 thực hiện lời nói của mình. Trả lời câu hỏi của PV tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2018 diễn ra chiều 2/2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn Chính phủ Mai Tiến Dũng đã đề nghị Bộ VHTT&DL; tiếp tục nhắc các đơn vị đã công bố tiền thưởng cho đội tuyển U23 thực hiện lời nói của mình. Hình ảnh các cầu thủ U23 Việt Nam làm nức lòng người hâm mộ. Ảnh: Tân Hoa Xã Bộ trưởng Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng cho biết, theo báo cáo của Bộ VHT&DL; số tiền thưởng khoảng 26 tỉ, vật chất là khoảng 14 tỉ. Số tiền đã công bố đã nói là phải làm , ông Mai Tiến Dũng nhấn mạnh. Bộ trưởng Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng nêu ví dụ như Trường Hải hứa tặng HLV Park Hang-seo một xe ô tô thì phải thực hiện. Cũng tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL; Trịnh Thị Thủy cho biết sẽ thông tin chính thức số tiền thưởng cho Đội tuyển U23. Chúng tôi thấy rằng việc hứa thưởng hoàn toàn là việc tự nguyện và chủ động của các cá nhân và các doanh nghiệp. Khi chúng tôi có thông tin chính thức về số tiền thưởng so với tuyên bố thực tế và việc chi trả tiền thưởng thì chúng tôi sẽ có thông báo chính thức , Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy nói./. PV/VOV.VN
211
Đội câu Kiều đi suốt Trường Sơn tìm chồng. Nữ sĩ Đặng Nguyệt Anh được công chúng biết đến với những câu thơ mềm mại và xao xuyến. Thế nhưng, trong giới cầm bút, nữ sĩ Đặng Nguyệt Anh thường được truyền tụng bằng giai thoại một cô giáo tuổi đôi mươi từ Nam Định vượt Trường Sơn vào Nam tìm chồng. Và họ không chỉ gặp lại nhau giữa mưa bom lửa đạn và còn hạnh phúc đến hôm nay với một đám cưới vàng đầu năm 2018. Vợ chồng Đặng Nguyệt Anh ở chiến khu R năm 1973 Nữ sĩ Đặng Nguyệt Anh sinh ra và lớn lên ở Ninh Trực - Nam Định. Học xong trường huyện, cô gái mới lớn Đặng Nguyệt Anh mỗi ngày qua đò theo khóa 7+2 của Trường Sư phạm Nam Định. Người thầy chủ nhiệm của chị cũng là một giáo viên Toán cự phách - Phạm Thanh Liêm. Những giờ học giữa phập phồng tiếng kẻng báo động máy bay địch, thầy giáo Phạm Thanh Liêm vẽ hình tròn không cần compa và vẽ đường thẳng không cần thước kẽ, khiến bao nữ sinh muôn phần ngưỡng mộ. Cô học trò Đặng Nguyệt Anh cũng để ý thầy giáo Phạm Thanh Liêm lớn hơn mình 8 tuổi, nhưng chỉ âm thầm gửi gắm vào thơ: Em như trái đậu trên cành/ Ướp hương trời đất... chín... thành tương tư/ Giữa đời thường, thực và mơ/ Anh như ngọn gió... bất ngờ thoảng qua . Hết khóa học, thầy giáo Phạm Thanh Liêm bắt đầu theo đuổi cô học trò Đặng Nguyệt Anh. Quê chàng - Xuân Trường và quê nàng - Trực Ninh ngày càng gần gũi hơn, cho đến ngày nàng viết Câu hát trao duyên vương vào khóm trúc/ Để một đời thương nhớ gỡ không ra . Cưới nhau vừa được mấy tháng, thì thầy giáo Phạm Thanh Liêm được lệnh chi viện cho chiến trường miền Nam. Sau 4 năm chồng vào Căn cứ trung ương Cục miền Nam, người vợ trẻ Đặng Nguyệt Anh được một người quen báo tin: Chồng của chị bị sốt rét, nằm ở Lộc Ninh. Bây giờ tổ chức có cho anh ra Bắc, thì anh cũng không tự đi được . Dẫu biết sự chia ly vì lý tưởng giải phóng dân tộc nhưng trái tim người vợ trẻ Đặng Nguyệt Anh vẫn nghẹn ngào, nửa thương chồng nửa xót mình. Chị tự nhủ: Người đàn bà sinh ra mọi nỗi cô đơn/ Và chính họ đã nhận về tất cả , nhưng chị không thể tiếp tục đứng ngồi không yên, vào ra một bóng với những giấc mộng hoang mang. Nhiều đêm thao thức, chị có một quyết định táo bạo: xung phong vào chiến trường miền Nam: Biết rằng bom đạn gian nan/ Xin cha mẹ, con vào Nam tìm chồng/ Mưa chiều giăng trắng dòng sông/ Trũng sâu mắt mẹ lưng tròng lệ xa . Cả cha mẹ ruột và cha mẹ chồng đều thương cảm ngập tràn, nhưng họ không thể không đồng tình với ý chí của Đặng Nguyệt Anh. Cuối năm 1968, Đặng Nguyệt Anh từ giã con sông Ninh ôm ấp bao nhiêu êm đềm tuổi thơ để lên đường. Không ai tin một cô giáo trẻ nhỏ nhắn và mỏng manh như Đặng Nguyệt Anh lại có thể vượt Trường Sơn bom đạn để tìm chồng. Vậy mà sự thật ấy đã xảy ra, như một câu chuyện cổ tích. Và chính sự hiện diện của người vợ yếu đuối nhưng kiên cường, đã trở thành liều thuốc bổ để nhà giáo Phạm Thanh Liêm nhanh chóng bình phục. Hai vợ chồng cùng được bố trí công tác ở Tiểu ban Giáo dục thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam. Sau chuỗi ngày dằng dặc cách ngăn, họ lại ở bên nhau san sẻ đắng cay ngọt bùi, mà nữ sĩ Đặng Nguyệt Anh ghi lại thành những dòng lục bát rưng rưng: Mẹ ru anh ngủ ngày xưa/ Em ru anh thức nắng mưa trọn đời/ Mẹ ru yên ấm biển trời/ Ru anh em biết chọn lời nào đâu/ Ru cùng biển rộng sông sâu/ Con chim về tổ, con tàu về ga/ Ru cùng trời đất bao la/ Hồn mê lộ biết lối mà tìm không . Sang năm 1974, hạnh phúc của họ được nhân lên khi con gái đầu lòng Ngọc Anh ra đời dưới tán lá trung quân rợp bóng chở che những người kháng chiến. Nữ sĩ Đặng Nguyệt Ánh viết về phút giây diệu kỳ và nhân ái ấy: Chọn một bình minh mùa hạ, con ra đời/ Sáng nay tiếng chim rừng ríu rít/ Nắng chan hòa mặt đất/ Trời xanh hơn mọi ngày/ Bố con mừng cuống quít/ Mọi người trong cứ đều vui/ Từ nay lại được nghe tiếng trẻ khóc cười / Các bác thương con dặm lại mái nhà dột/ Các bác thương con dành dụm từng viên thuốc/ Mấy cô thương con cho nắm rau rừng/ Mấy chú thương con xách từng xô nước/ Mọi người thương con chia nhau bế bồng . Đất nước thống nhất, vợ chồng họ cùng ở lại TPHCM. Nữ sĩ Đặng Nguyệt Anh dạy Văn tại Trường trung học Lê Quý Đôn, còn nhà giáo Phạm Thanh Liêm gắn bó với Trường quản lý cán bộ giáo dục. Thêm hai đứa con nữa sinh ra giữa hòa bình vun đắp ngọn lửa yêu thương cho gia đình họ. Chụp lại ảnh cưới sau 50 năm chồng vợ! Nhà giáo Phạm Thanh Liêm với đặc thù nghề nghiệp, luôn đứng khiêm tốn phía sau một người vợ làm thơ nổi tiếng. Nửa thế kỷ có nhau, nữ sĩ Đặng Nguyệt Anh và nhà giáo Phạm Thanh Liêm có được một đám cưới vàng giữa vòng tay con cháu và bạn bè. Mối tình của họ còn được làm chứng bởi những câu thơ đắm đuối của nữ sĩ Đặng Nguyệt Anh: Anh và em lẫn vào nhau/ Lẫn vào nhau tự lúc nào không hay/ Như trời xanh lẫn trong mây/ Như nước trong đất, như cây trong rừng/ Như sông hòa biển mênh mông/ Như ngàn gió lẫn vào trong đất trời/ Như lời ru quyện vành môi/ Như bao la sóng suốt đời biển xanh/ Lẫn vào nhau nữa đi anh/ Cái tên riêng đã hóa thành tên chung . TUY HÒA (Kiến thức gia đình số 4)
212
'Nóng' vấn đề tiền thưởng và việc Vietjet đón U23 Việt Nam tại họp báo Chính phủ. Vấn đề tiền thưởng cho đội tuyển U23 Việt Nam và việc Vietjet sử dụng dàn người mẫu đi trên máy bay chuyên cơ chở đội tuyển về nước đã được nhiều PV quan tâm đặt câu hỏi tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, diễn ra chiều tối ngày 2/2. Sẽ thông tin chính thức số tiền thưởng cho đội tuyển U23 Về vấn đề tiền thưởng cho đội tuyển U23 Việt Nam, PV quan tâm đặt câu hỏi: Vừa rồi Thủ tướng Chính phủ đã nêu cao tinh thần của đội tuyển U23 trong thi đấu bóng đá. Ngay sau đó, một số doanh nghiệp đã hứa thưởng tiền cho đội tuyển nhưng đến nay đội tuyển U23 Việt Nam nhận được chưa nhiều. Liên quan vấn đề này, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL; Trịnh Thị Thủy đại diện trả lời đã nêu rõ: Chúng tôi thấy rằng việc hứa thưởng hoàn toàn là việc tự nguyện và chủ động của các cá nhân và các doanh nghiệp. Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng tại họp báo Liên quan vấn đề này Bộ trưởng Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng cũng thông tin thêm: Vừa rồi chúng ta có một niềm vui rất lớn, niềm tự hào của bóng đá Việt Nam, khi Thủ tướng dự Hội nghị ở Ấn Độ thì các nguyên thủ các quốc gia đều chúc mừng Việt Nam. Chúng ta đều nhìn thấy đội tuyển U23 Việt Nam khi thi đấu trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như vậy, đội tuyển trẻ đã khiến chúng ta rơi nước mắt. Ngày 28/1 vừa rồi, 1 số tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã đưa nhiều mức tiền thưởng, đây là nguồn động viên rất lớn với các cầu thủ trẻ... Tính sơ bộ lúc đó, theo báo cáo của Bộ VHTTDL số tiền thưởng khoảng 26 tỉ, vật chất là khoảng 14 tỉ. Bởi đây là niềm tự hào của chúng ta thì chúng ta phải làm có trách nhiệm. Sẽ xử lý Vietjet trình diễn phản cảm Liên quan đến việc đón đội tuyển U23 Việt Nam kết thúc thi đấu về nước, một vấn đề khác được PV quan tâm hỏi: Bộ VHTTDL sẽ xem xét trách nhiệm của ban tổ chức và Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và Tổng cục Thể dục Thể thao như thế nào liên quan đến việc cho Vietjet sử dụng một dàn người mẫu đi trên máy bay chuyên cơ chở đội tuyển U23 Việt Nam về. Ngoài ra, Bộ đã giao cho Cục Hàng không xử lý nhưng đó là xử lý về góc độ an toàn bay, còn trách nhiệm về vấn đề văn hóa và nghi thức đón tiếp như thế thì trách nhiệm này thuộc về Bộ VHTTDL, trực tiếp là Tổng Cục TDTT, Ban Tổ chức vì nó liên quan đến vấn đề hợp đồng. Bộ VHTTDL có thể nói rõ hơn về vấn đề này? Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy tại buổi họp báo Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy đã giải đáp như sau: Về việc trình diễn phản cảm đón tiếp cầu thủ U23 Việt Nam về việc này Người Phát ngôn của Bộ VHTTDL đã cung cấp thông tin chính thức tới các cơ quan thông tấn báo chí, đồng thời, Bộ trưởng đã có gặp trực tiếp với đơn vị sai phạm là Vietjet. Liên quan sai phạm về việc trình diễn trên máy bay chúng tôi đã có đề nghị Tổng cục hàng không xử lý theo quy định của pháp luật. Với việc trình diễn phản cảm không đúng thuần phong mỹ tục, phản cảm, Bộ VHTTDL chắc chắn sẽ phối hợp tiếp tục xử lý theo đúng quy định pháp luật. Ngọc Mai
213
Có được từ chối ra tòa làm nhân chứng?. Tôi có chứng kiến một vụ đâm nhau của hai gia đình hàng xóm và công an đã lấy lời khai, tôi có ký tên vào biên bản lời khai này rồi. Mới đây tôi lại nhận được giấy triệu tập của tòa án mời lên dự tòa, tôi không muốn đi vì sau khi cho lời khai, một bên hàng xóm có vẻ rất tức giận, nhiều lần chửi bới bóng gió rằng tôi "không biết gì mà nói tầm bậy". Tôi không muốn dính dáng vụ việc này vì sợ trả thù, tôi không muốn ra tòa. Tôi có thể từ chối đến tòa hay không? Nếu tôi không đến tòa thì liệu có bị xử lý gì hay không? (Nguyễn Mỹ - P.Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TP.HCM) Luật sư Nguyễn Đức Lâm - Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Q.Phú Nhuận, TP.HCM: Theo quy định luật hình sự, người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng. - Người làm chứng có quyền: a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này; b) Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa; c) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng; d) Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật. - Người làm chứng có nghĩa vụ: a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải; b) Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó. - Người làm chứng khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự. Trường hợp của bạn Mỹ: bạn đã được cơ quan tố tụng xác định là người làm chứng thì bạn có các quyền về yêu cầu bảo vệ an toàn và nghĩa vụ phải tham gia làm chứng trong quá trình tố tụng. Khi bạn đã được tòa triệu tập tham dự thì bạn phải chấp hành. Nếu bạn có đã có lời khai của người làm chứng đầy đủ và có đơn đề nghị tòa xét xử vắng mặt người làm chứng thì tòa xem xét. Việc vắng mặt của bạn tại tòa phải đáp ứng 2 điều kiện đó là: có lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của bạn không gây trở ngại cho việc xét xử. Việc vắng mặt của bạn tại tòa sẽ do tòa quyết định. Nếu Tòa đã triệu tập bạn đến tòa vì nếu bạn vắng mặt gây trở ngại cho việc xét xử thì bạn phải đến. Nếu không thì bạn sẽ bị dẫn giải theo quy định pháp luật. Theo Tuổi trẻ
214
Họp báo Chính phủ: Không 'sốt ruột' chuyện hứa thưởng cho U23 Việt Nam. Tại họp báo Chính phủ thường kì tháng 1.2018, nhiều phóng viên các cơ quan báo chí đã đề cập đến vấn đề các đơn vị hứa thưởng tiền, hiện vật cho đội tuyển U23 nhưng chưa thực hiện và việc xử phạt việc biểu diễn phản cảm trên máy bay. Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng phát biểu tại họp báo. Ảnh: VGP.Bà Trịnh Thị Thủy - Thứ trưởng Bộ VHTT&DL; cho biết: Hiện có thông tin về việc nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hứa thưởng cho những thành tích của đội tuyển U23 Việt Nam nhưng chưa chi tiền thưởng. Bộ VHTT&DL; cho rằng, việc hứa thưởng và chi thưởng cho đội tuyển là hoàn toàn tự nguyện và chủ động của các đơn vị, cá nhân. Việc chi thưởng còn phụ thuộc vào khả năng kinh phí và điều kiện thực tế hiện nay của các đơn vị, cá nhân. Sự kiện mới diễn ra. Chúng ta không nên quá sốt ruột. Các đơn vị chưa chi thưởng chứ không tuyên bố là sẽ không chi thưởng , bà Thủy nói. Về vấn đề Hãng hàng không Vietjet tổ chức trình diễn phản cảm trong việc đón tiếp các cầu thủ U23 Việt Nam, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL; cho hay, người phát ngôn của Bộ đã có những phát ngôn chính thức với báo chí. Đồng chí Bộ trưởng Bộ VHTT&DL; đã làm việc trực tiếp với đơn vị này. Liên quan đến sai phạm về biểu diễn trên chuyến bay, Bộ đã có đề nghị phối hợp với Cục Hàng không Việt Nam để xử lí theo quy định của pháp luật. Đối với việc tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật không đúng với thuần phong mĩ tục, gây phản cảm, Bộ chắc chắn sẽ tiếp tục phối hợp để có xử lý theo đúng quy định. Kết luận vấn đề này, Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho hay: Vừa rồi, chúng ta có một niềm vui rất lớn, niềm tự hào của bóng đá Việt Nam, khi Thủ tướng dự Hội nghị ở Ấn Độ thì các nguyên thủ các quốc gia đều chúc mừng Việt Nam. Chúng ta đều nhìn thấy đội tuyển U23 khi thi đấu trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như vậy, đội tuyển trẻ đã khiến chúng ta rơi nước mắt. Ngày 28.1 vừa rồi, một số tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã đưa nhiều mức tiền thưởng, đây là nguồn động viên rất lớn với các cầu thủ trẻ... Theo báo cáo của Bộ VHTT&DL;, tính sơ bộ số tiền thưởng khoảng 26 tỉ đồng, vật chất là khoảng 14 tỉ đồng. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hứa thưởng cho U23 Việt Nam đã nói là phải làm. Đề nghị Bộ VHTT&DL;, nếu đơn vị nào không thực hiện đúng theo thời gian thì sẽ nhắc các đơn vị. Chúng ta tin rằng họ sẽ làm thật chứ không có chuyện đánh võng hình thức được. Cần phải rất đàng hoàng bởi đây là niềm tự hào của chúng ta thì chúng ta phải có trách nhiệm. huyên nguyễn
215
Cựu Tổng thống Brazil bị cáo buộc tham nhũng khi sở hữu căn hộ cao cấp bên bờ biển. Một căn hộ bên bãi biển chính là trung tâm của cáo buộc tham nhũng có thể khiến cựu Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva gặp khó khăn trong 'cuộc đua' hướng tới nhiệm kỳ thứ ba. Căn hộ rộng 297m2 nằm trong khu phức hợp Solaris, mặt hướng ra bãi biển Asturias được cáo buộc là thuộc sở hữu của cựu Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva Ông Lula da Silva là ứng cử viên hàng đầu trong các cuộc thăm dò trước kỳ bầu cử Tổng thống Brazil vào tháng 10-2018, nhưng năm ngoái ông đã bị kết tội tham nhũng và rửa tiền. Trong động thái mới nhất liên quan đến vụ việc này, ngày 24-1, Tòa phúc thẩm giữ nguyên phán quyết nói trên. Thẩm phán Sergio Moro, người đứng đầu chiến dịch chống tham nhũng có tên Rửa xe liên quan đến hàng loạt quan chức ở Brazil đã kết tội cựu Tổng thống Lula da Silva sau khi cơ quan điều tra phát hiện ông này đứng đầu vụ việc giúp Công ty OAS có được hợp đồng với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Petrobras trị giá hơn 25 triệu USD để đổi lấy chi phí cải tạo căn hộ bên bờ biển với số tiền 3,7 triệu Reais (1,2 triệu USD). Làm chứng trước tòa, một cựu Giám đốc Công ty Xây dựng OAS khẳng định căn hộ ở ở Guaruja, Sao Paulo được dành riêng cho ông Lula. Căn hộ rộng 297m2 nằm trong khu phức hợp Solaris, mặt hướng ra bãi biển Asturias, một trong những nơi đông vui bậc nhất ở Guaruja, khu vực được cho là sân chơi dành cho giới thượng lưu ở bang Sao Paulo. Người dân xung quanh gọi khu Solaris cao 18 tầng với tổng cộng 128 căn hộ là tòa nhà của ông Lula . Khai trương năm 2014, các căn hộ ở Solaris có ban công làm bằng thủy tinh, trừ căn hộ trên tầng thượng được cho là dành cho ông Lula. Ở phía trước của tòa nhà là một ki-ốt bán bánh sandwich được gọi là Lula Lanches mặc dù nó không liên quan đến cựu Tổng thống. Hầu hết du khách đến đặt phòng nghỉ tại Solaris vào kỳ nghỉ năm mới hoặc các tháng mùa hè. Mỗi căn hộ có diện tích 80m2 có giá thuê niêm yết trên Airbnb là 40 USD/đêm. Vợ của ông Lula da Silva, bà Marisa Leticia - qua đời vào năm ngoái, từng thừa nhận đến thăm nơi này nhiều lần nhưng các luật sư của vị cựu Tổng thống cho biết điều đó không chứng minh được điều gì. Ông Lula và các luật sư của ông cho rằng vị cựu Tổng thống chưa bao giờ sở hữu hoặc sống trong căn hộ đó, và ông chỉ đến đó thăm 1 lần để xem xét cơ hội kinh doanh nhưng các công tố viên đã buộc tội rằng đây được coi là khoản lót tay của Công ty OAS khi đã hứa với ông Lula da Silva. Ông Lula da Silva, 72 tuổi, là thủ lĩnh của Đảng Lao động cánh tả. Ông giữ chức Tổng thống Brazil từ năm 2003-2010 và từng được cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama ca ngợi là Chính trị gia nổi tiếng nhất Trái đất . Kết thúc nhiệm kỳ thứ hai, ông Lula đạt tỷ lệ ủng hộ 87%, mức độ chưa từng có theo cuộc thăm dò Ibope của Brazil. Ông Lula được yêu mến với cải cách kinh tế và xã hội trong thời kỳ cầm quyền, chủ yếu là thành công đáng chú ý của Bolsa Familia - một chương trình chuyển tiền có điều kiện mà theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới thì đó là một trong những chương trình bảo trợ xã hội có hiệu quả nhất trên thế giới cùng với kỳ tích đưa 20 triệu người Brazil thoát khỏi đói nghèo giai đoạn 2003-2009. Với phán quyết của Tòa phúc thẩm ở Porto Alegre ngày 24-1, ông Lula da Silva vẫn có thể khiếu nại lên Tòa án Tối cao nhưng theo ý kiến các chuyên gia, ông sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong trận chiến bảo vệ danh tiếng của mình. Một trở ngại nữa là theo Luật Hồ sơ sạch của Brazil, các ứng cử viên chính trị có thể bị loại khỏi các cuộc bầu cử nếu Tòa án phúc thẩm giữ nguyên cáo buộc. Bởi vậy, trong bối cảnh các ứng cử viên Tổng thống chưa có gương mặt nổi bật, ngay cả đương kim Tổng thống Brazil Michel Temer cũng lập kỷ lục về tỷ lệ ủng hộ thấp chưa từng có do liên quan đến cáo buộc tham nhũng, người dân Brazil đang lo ngại cho tương lai cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới. Yến Chi (Theo AP/Newsweek)
216
Tổng thống Brazil đối mặt những cáo buộc mới. Ngày 14.9 vừa qua, Tổng thống Brazil Michel Temer lại bị những cáo buộc tham nhũng mới, đánh dấu tình hình khó khăn của ông trong việc hoàn thành nhiệm kỳ của mình và đưa ra một gói cải cách kinh tế đầy tham vọng. Trong những ngày làm việc cuối cùng, Bộ trưởng Tư pháp Rodrigo Janot đã buộc tội ông Temer cản trở công lý và tham gia vào một âm mưu hình sự nhằm ngăn chặn các nhà chức trách điều tra về một bê bối đưa/nhận hối lộ lớn. Tháng trước, ông Temer đã tránh được việc luận tội sau khi chạy đôn chạy đáo để thuyết phục đủ số thành viên Hạ viện ngăn việc đưa các cáo buộc này lên Tòa án Tối cao, tòa án duy nhất có thể truy tố các quan chức cấp cao đương nhiệm. Những cáo buộc mới này khiến ông Janot có vài tuần lễ bận rộn trước khi nghỉ hưu vào ngày 15.9. Ông đã nộp đơn kiện 2 người tiền nhiệm của ông Temer, là Dilma Rousseff và Luiz Inácio Lula da Silva, với cáo buộc họ đã điều hành một kế hoạch móc ruột hàng tỷ đô la từ kho bạc của Brazil. Với đơn kiện mới nhất chống lại ông Temer, Hạ viện phải bỏ phiếu một lần nữa để xem có nên mang vụ việc ra xét xử tại Tòa án Tối cao hay không. Mặc dù các nhà phân tích tin rằng ông Temer một lần nữa sẽ thoát truy tố, nhưng nó sẽ kèm theo một mức giá và có thể cản trở nỗ lực cải cách của ông. Ông cần ít nhất 172 trong số 513 nhà lập pháp để ủng hộ ông. Tháng 6, ông Temer trở thành Tổng thống đầu tiên của Brazil phải đối mặt với những cáo buộc hình sự khi Tổng Chưởng lý buộc tội ông nhận hối lộ trị giá 152.000 USD. Sau đó, Hạ viện đã bỏ phiếu cho ông Temer được miễn phiên tòa trong trường hợp đó. Vài tuần trước khi bỏ phiếu, ông Temer đã bỏ ra hàng triệu đô la ngân sách để hỗ trợ cho các quận then chốt của Quốc hội, một số nhà phê bình gọi là nỗ lực để lật đổ các nhà lập pháp . Ông Temer đã bác bỏ tất cả các cáo buộc về hành vi sai trái và cố gắng để ông Janot loại bỏ khỏi các vụ kiện liên quan đến ông, cho rằng các cáo buộc có động cơ chính trị. Mặc dù bị nhiều phản đối nhưng ông Temer đã lôi kéo được sự ủng hộ của các nhà đầu tư bằng cách hô hào ông là nhà lãnh đạo duy nhất có khả năng kéo Brazil ra khỏi vũng lầy kinh tế. Và mặc dù ông đã sử dụng hết phần vốn chính trị của mình trong Quốc hội, cuộc điều tra dự kiến sẽ không khiến ông phải rớt ghế. Cả hai vụ kiện thứ nhất và thứ hai đều dựa trên lời khai của các nhà điều hành hàng đầu của nhà chế biến thịt khổng lồ JBS, gồm ông Joesley Batista và anh trai Wesley. Với mong muốn nhận được khoan hồng, hai anh em này đã làm chứng rằng ông Temer và một số chính trị gia khác đã nhận hối lộ của công ty. Trong một trường hợp, ông Joesley Batista đã bí mật ghi lại cuộc gặp với ông Temer tại nơi cư trú của ông ở Brasília.
217
Tặng thưởng U23 Việt Nam, các tổ chức, cá nhân 'đã nói là phải làm'. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có nhiệm vụ nhắc nhở các đơn vị, doanh nghiệp đã hứa thưởng cho đội U23 Việt Nam là phải thực hiện. Chiều 2-2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng đã chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1-2018. Cùng dự buổi họp báo có đại diện lãnh đạo nhiều bộ, ngành để làm rõ những vấn đề được dư luận và báo chí quan tâm trong thời gian qua. Liên quan tới việc nhiều doanh nghiệp đã hứa thưởng đội U23 Việt Nam nhưng tới nay vẫn chưa thực hiện lời hứa. Họp báo thường kỳ tháng 1-2018. Ảnh: H.V Bà Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch cho biết, việc hứa thưởng và chia thưởng là hoàn toàn tự nguyện của doanh nghiệp. Việc này cũng tùy vào khả năng kinh tế của các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, chúng ta không nên quá sốt ruột, họ chưa chi thưởng, không phải là không chi thưởng. Về vấn đề này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, ngay từ đầu năm 2018 chúng ta đã có niềm vui, tự hào của dân tộc. Khi Thủ tướng dự Hội nghị tại Ấn Độ, lãnh đạo các nước đều chúc mừng. Ngày 28-1, Thủ tướng đã đón Đội tuyển U23 Việt Nam. Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp và cá nhân đưa ra mức thưởng lớn cho U23 Việt Nam, được tổng hợp lại là 26 tỷ đồng tiền thưởng, kèm thưởng vật chất 14 tỷ đồng. Tổng giá trị thưởng là 40 tỷ đồng. Ví dụ tôi đã nói với Công ty Trường Hải thực hiện việc thưởng xe Kia. Liên quan tới việc biểu diễn phản cảm trên chuyến bay của Vietjet khi đưa Đội tuyển U23 Việt Nam trở về, bà Trịnh Thị Thủy cho biết, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có cuộc gặp với đại diện lãnh đạo Vietjet, đã cùng với Cục Hàng không Việt Nam xử lý theo quy định pháp luật. Theo H.V/Báo Tin tức
218
4 đối tượng 'cướp' xe khách ở Gia Lai ra trình diện. 4 đối tượng trong vụ 'cướp' xe khách đã đến Công an TP. Pleiku (Gia Lai) trình diện đồng thời giao nộp chiếc xe khách giường nằm. Sáng nay, thượng tá Trần Ngọc Anh Trưởng phòng Tham mưu, người phát ngôn Công an tỉnh Gia Lai cho biết, đã có 4 đối tượng trong vụ cướp xe khách BKS 51B-226.79 xảy ra tại thị trấn Chư Sê (huyện Chư Sê, Gia Lai) đã đến Công an TP. Pleiku trình diện vào giao nộp chiếc xe khách. Chiếc xe khách bị "cướp" tại Gia Lai do tranh chấp làm ăn Theo thượng tá Trần Ngọc Anh, cơ quan điều tra đang tiến hành lấy lời khai các đối tượng. Ngoài ra, 6 hành khách đi trên xe cũng đến công an ghi lời khai làm chứng; công an cũng mời những người liên quan là chủ tài sản chiếc xe đến làm việc để làm rõ nguồn gốc tài sản. Đến thời điểm này có thể khẳng định không có vụ cướp xe nào xảy ra trên địa bàn. Đây là vụ tranh chấp trong làm ăn, chỉ mang tính chất dân sự. Bước đầu, vụ việc có dấu hiệu hành vi cưỡng đoạt tài sản, tuy nhiên các đơn vị nghiệp vụ đang làm việc với những người liên quan, điều tra, làm rõ tính chất vụ việc mới có kết luận cuối cùng Thượng tá Anh thông tin. Hành khách ngơ ngác khi bị đuổi xuống xe Sáng cùng ngày, trao đổi qua điện thoại, ông Dương Quốc Trai khẳng định mình là chủ xe hợp pháp của xe khách BKS 51B-226.79 (nhà xe Quy Đạt). Theo ông Trai, trước đó có hợp đồng làm ăn với một HTX vận tải ở TP.HCM nhờ bảo đảm vay ngân hàng mua 2 xe khách. Theo định kỳ, phía ông Trai chuyển tiền vào tài khoản HTX rồi đơn vị này có trách nhiệm chuyển trả cho ngân hàng. Tuy nhiên, một thời gian sau đó thấy HTX làm ăn nhập nhèm nên ông Trai yêu cầu được trực tiếp thanh toán cho phía ngân hàng. Phía HTX vận tải không đồng tình, đánh tiếng sẽ lấy lại xe. Ngày 25/1, khi chiếc xe BKS 51B-226.79 đang lưu thông trên quốc lộ 14, đoạn qua thị trấn Chư Sê thì bị một nhóm người chặn, khống chế cướp xe. Trên xe lúc này tài có tài xế, phụ xe cùng gần 10 hành khách. Nhóm người trên đã đưa xe về bến xe Đức Long (TP.Pleiku) bốc hàng hóa, hành lý, đuổi hành khách xuống rồi lái xe đem cất giấu. Theo ông Trai, sau khi vụ việc cướp xe xảy ra tại Gia Lai, nhiều người đã liên lạc với ông cho biết cũng là nạn nhân bị cướp xe khi hợp đồng làm ăn với HTX này. Theo ông Trai, những nạn nhân này đồng ý sẽ đứng ra làm chứng, tố cáo hành vi trái pháp luật của HTX trên. Vụ việc đang được cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai tiếp tục điều tra, làm rõ. Trùng Dương
219
Tiền thưởng cho U23 Việt Nam: Đã nói là phải làm!. 'Ngày 28.1 vừa qua khi Thủ tướng đón đội tuyển U23 Việt Nam, một số tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã đưa nhiều mức tài trợ, tiền thưởng, vật chất động viên. Đây là nguồn động viên rất lớn với các cầu thủ trẻ. Tính sơ bộ lúc đó, sau khi được tổng hợp lại theo báo cáo của Bộ VHTTDL số tiền thưởng khoảng 26 tỉ đồng, cộng phần thưởng vật chất là khoảng 14 tỉ. Đây là những phần thưởng đã nói là phải làm', Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói. Dự kiến U23 Việt Nam đã được hứa thưởng khoảng 40 tỷ đồng (Ảnh minh họa) Xung quanh câu chuyện một số doanh nghiệp đã hứa thưởng tiền cho đội tuyển U23Việt Nam sau kỳ tích tại VCK giải U23 châu Á 2018, nhưng đến nay đội tuyển U23 Việt Nam vẫn nhận được chưa nhiều, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Trịnh Thị Thủy đưa ra ý kiến: Chúng tôi thấy rằng việc hứa thưởng hoàn toàn là việc tự nguyện và chủ động của các cá nhân và các doanh nghiệp. Khi chúng tôi có thông tin chính thức về số tiền thưởng so với tuyên bố thực tế và việc chi trả tiền thưởng thì chúng tôi sẽ có thông báo chính thức . Trong khi đó, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết: Vừa rồi, chúng ta có một niềm vui rất lớn, niềm tự hào của bóng đá Việt Nam, khi Thủ tướng dự Hội nghị ở Ấn Độ thì các nguyên thủ các quốc gia đều chúc mừng Việt Nam. Ngày hôm qua khi tôi tiếp một số Đại sứ quán thì việc đầu tiên họ làm khi tới nơi là chúc mừng chúng ta có một đội tuyển U23 lần đầu tiên làm được một kỳ tích như vậy. Chúng ta đều nhìn thấy đội tuyển U23 khi thi đấu trận chung kết trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như vậy, chúng ta ở nhà đã phải rơi nước mắt. Ngày 28.1 khi Thủ tướng đón đội tuyển U23 Việt Nam, một số tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã đưa nhiều mức tài trợ, tiền thưởng, vật chất động viên. Tính sơ bộ lúc đó, sau khi được tổng hợp lại theo báo cáo của Bộ VHTTDL số tiền thưởng lúc đó khoảng 26 tỉ, cộng phần thưởng vật chất là khoảng 14 tỉ. Đây là những phần thưởng đã nói là phải làm . Từ đây, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị Bộ VHTTDL tiếp tục nhắc các đơn vị đã công bố tiền thưởng. Ví dụ như Trường Hải hứa tặng HLV Park Hang Seo một xe ô tô thì phải làm ngay. Ông Dũng cho biết bản thân ông đã nhắc ông Dương (Trần Bá Dương-PV) của Trường Hải. Hoàng Thắng
220
Rúng động nước Mỹ vụ bác sĩ 'yêu râu xanh' hại đời 160 phụ nữ. Cựu bác sĩ đội tuyển thể dục dụng cụ Mỹ Larry Nassar (54 tuổi) vừa bị đưa ra xét xử với tội danh xâm hại tình dục hơn 160 phụ nữ và lưu trữ ảnh khiêu dâm. Đây là vụ bê bối lớn nhất trong lịch sử làng thể thao của Mỹ. Những vụ xâm hại tình dục đen tối nhất lịch sử thể thao Mỹ Phiên xử ngày 24/1 khép lại 7 ngày xử án tại thành phố Lansing, bang Michigan (Mỹ), trong đó 160 cô gái đã dũng cảm đứng ra làm chứng chống tay bác sĩ biến thái Larry Nassar, trong đó có nhiều vận động viên thể dục dụng cụ từng đoạt thành tích cao ở đấu trường quốc tế. Larry Nassar bị đưa ra xét xử Kyle Stephens là người đầu tiên ra tòa làm nhân chứng trong vụ xét xử tội xâm hại tình dục của Nassar. Những người có mặt tại phiên tòa đã khóc khi nghe Stephens kể lại cách mà Nassar đã thuyết phục cha mẹ cô rằng cô nói dối về chuyện bị xâm hại. Kyle Stephens tố cáo tên bác sĩ Larry Nassar tại tòa Trong phiên tòa tại Lansing (Michigan, Mỹ), Stephens đối chất với Nassar và nói: Ông đã thuyết phục cha mẹ tôi rằng tôi là một kẻ nói dối. Ông đã xâm hại cơ thể tôi trong 6 năm để thỏa mãn nhu cầu tình dục của ông. Đó là điều không thể tha thứ. Có thể là bây giờ thì ông đã biết, những bé gái nhỏ sẽ không nhỏ dại mãi. Chúng đã trưởng thành, trở thành những người phụ nữ mạnh mẽ và quay lại hủy diệt thế giới của ông . Stephens trình bày với tòa rằng để lấy lại tinh thần cho chính mình, cô đã buộc bản thân phải vượt qua chuyện bị xâm hại từng bước một để vượt qua tình cảnh là kẻ nói dối, trầm cảm, căm phẫn khi liên tục bị Nassar lạm xâm hại từ năm mới 6 tuổi cho đến 12 tuổi. Các cựu vận động viên thể dục dụng cụ Olympic của Mỹ là Aly Raisman, McKayla Maroney và Gabby Douglas cũng đã tố Nassar lạm dụng tình dục họ khi được ông điều trị các chấn thương. Nữ vận động viên McKayla Maroney được tên bác sĩ Larry Nassar kiểm tra sau một lần bị chấn thương Nữ vận động viên McKayla Maroney đã tiết lộ về những năm tháng ám ảnh bị Nassar xâm hại. Cô đã bị tên bác sĩ Nassar giở trò từ năm 13 tuổi và nó kéo dài trong suốt sự nghiệp. Thậm chí, khi cô đang tham gia các giải lớn như Olympic, giải Vô địch thế giới, tên bác sĩ này cũng không tha: Đó là lúc tại giải vô địch thế giới năm 2011, nơi cô đoạt huy chương vàng và cả khi đang tranh tài tại Olympic 2012 mà cô đoạt huy chương vàng đồng đội và huy chương bạc cá nhân... Vận động viên Simone Biles dũng cảm lên tiếng Vận động viên đoạt 4 huy chương vàng Olympic 2016 Simone Biles cũng tiết lộ việc bị Nassar xâm hại. Một nạn nhân khác là Jessica Thomashow (17 tuổi) tố cáo việc mình đã bị Nassar lạm dụng từ lúc 9 tuổi cho đến 14 tuổi. Thomashow kể lúc cô bị chấn thương mắt cá chân năm 12 tuổi, Nassar đã sờ soạng, giày vò cơ thể cô sau khi yêu cầu cha cô ra ngoài đợi. Thomashow đau đớn nói tại tòa: Mỗi khi tôi nhìn thấy bàn tay nam giới thì hình ảnh ghê tởm của năm đó lại hiện về. Chúng khiến tôi sợ hãi và bị đe dọa. Những gì ông đã làm với tôi thật quá sức tưởng tượng. Ông đã thao túng tôi và cả gia đình tôi . Bà mẹ Donna Markham đau khổ kể về nguyên nhân cái chết của con gái Một bà mẹ có tên là Donna Markham đã nức nở kể lại chuyện con gái mình là Chelsey tự tử năm 2009 sau nhiều năm bị Nassar xâm hại với danh nghĩa kiểm tra sức khỏe. Bà Markham cho biết con gái của mình đã suy sụp sau chuyện đó và rồi sa vào nghiện ngập, tìm đến cái chết để giải thoát khỏi bàn tay nhơ nhớp của Nassar. Vỏ bọc hoàn hảo của tên bác sĩ vô lương tâm Tên bác sĩ bỉ ổi Nassar đã từng làm việc tại Đại học Michigan State. Ông ta làm bác sĩ đội tuyển thể dục dụng cụ quốc gia USA Gymnastics trong gần 20 năm, suốt 4 kỳ thế vận hội trước khi bị sa thải năm 2015. Trong thời gian đó, hắn kiếm đủ mọi cách để thỏa mãn dục vọng thấp hèn của mình bằng cách hại đời bao thế hệ nữ vận động viên Olympic. Tên bác sĩ bỉ ổi Larry Nassar Nassar thừa nhận đã quấy rối tình dục các bé gái, đa phần là dưới hình thức điều trị y tế trong thời gian làm việc cho Đội tuyển thể dục dụng cụ Mỹ. Tên bác sĩ Nassar đã thừa nhận hành vi xâm hại của mình đối với hàng trăm em nhỏ. Hắn đã mua lòng tin các cô gái trẻ bằng bánh kẹo, huy chương Olympic và những lời động viên có cánh giữa lúc họ đang phải chịu áp lực lớn từ huấn luyện viên. Larry Nassar bị cảnh sát giải đi Hồi cuối năm 2017, tên bác sĩ ma ám này đã bị tuyên án 60 năm tù giam vì tội xâm hại nhiều cô gái và lưu nhiều hình ảnh khiêu dâm trẻ em trên máy tính của mình. Các nhà điều tra phát hiện hơn 37.000 hình ảnh khiêu dâm trẻ em trên máy tính của Nassar năm 2016, bao gồm cả trẻ em dưới 6 tuổi. Tại phiên tòa ngày 24/1, nữ thẩm phán Rosemarie Aquilina nhận định cựu bác sĩ Larry Nassar đã thực hiện hành vi xâm hại đáng khinh bỉ khi tìm mọi thủ đoạn để thao túng nạn nhân. Trong số 150 nạn nhân của Nassar có nhiều cô gái chưa đến tuổi trưởng thành vào thời điểm bị xâm hại. Ông không xứng đáng bước chân ra khỏi nhà tù mãi mãi về sau. Ông đã không làm gì để kiềm chế dục vọng của mình. Bất cứ nơi đâu có mặt ông cũng mang lại sự hủy diệt đối với những người dễ bị tổn thương. Các nạn nhân mất cả đời để chữa lành nỗi đau trong khi ông ta sẽ phải dành cả đời mình ở phía sau song sắt để nghĩ về những tội ác là lấy đi tuổi thơ của các em , bà Aquilina nói. Nữ thẩm phán Rosemarie Aquilina kết tội Larry Nassar Theo thẩm phán Rosemarie Aquilina, gã Nassar có thể bị tòa tuyên nhiều mức án từ 40 đến 175 năm tù với 7 tội danh nghiêm trọng. Còn công tố viên Angela Povilaitis mô tả Nassar phát hiện ra môn thể dục dụng cụ là "nơi hoàn hảo" cho hành vi đồi bại của hắn vì các nạn nhân xem hắn là "Chúa trời" trong môn thể thao này. "Chỉ có một cái đầu dâm dục bệnh hoạn mới có thể xâm hại một đứa trẻ với sự có mặt của phụ huynh ngay trong phòng, mới có thể làm như vậy trong khi các cô gái trẻ khác đang chờ tới lượt mình. Khi thực hiện hành vi đồi bại, gã đã dùng tấm trải hoặc thân người để che tầm nhìn của người lớn trong phòng", công tố viên Povilaitis lên án gay gắt. Nhu Thụy USA Today, New York Post, CNN
221
Phiên tòa bê bối lạm dụng tình dục ở thể thao Mỹ tiếp tục gợi lên nhiều nỗi đau. Phiên tòa xét xử cựu bác sĩ của tuyển thể dục dụng cụ (TDDC) Mỹ là Larry Nassar lạm dụng tình dục đối với hơn 100 VĐV tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận khi gợi thêm nhiều nỗi đau. Cựu bác sĩ tuyển TDDC Mỹ Larry Nassar (trái) sắp sửa bị tuyên án về tội lạm dụng tình dục hơn 100 VĐV Xuất hiện trước tòa, Mattie Larson - cựu vô địch TDDC quốc gia, đã gọi tên cựu bác sĩ Nassar là quái vật đáng sợ nhất . VĐV 25 tuổi người Mỹ trình bày trước tòa rằng Nassar đã quấy nhiễu lần đầu tiên khi cô chỉ mới 14 tuổi và lặp đi lặp lại chuyện đó nhiều lần ngay cả khi có mặt những người bạn và HLV của cô ở trong phòng. Larson nhớ lại những suy nghĩ của mình khi bị Nassar lạm dụng tại trung tâm huấn luyện Karolyi ở Texas (Mỹ): Sao ông ta làm điều đó trước mặt những người bạn của tôi, chẳng phải là quá độc ác hay sao? Larry, ông từng là người duy nhất mà tôi tin tưởng. Đến cuối cùng, ông lại biến thành tên quái vật đáng sợ nhất . Mattie Larson rơi nước mắt tại tòa kể lại nỗi ám ảnh bị bác sĩ lạm dụng tình dục Phiên tòa lặng đi khi chứng kiến Larson vừa khóc vừa nói rằng những ký ức kinh hoàng đó đã biến môn thể thao mà tôi yêu thích từ khi còn bé trở thành địa ngục trần gian đến mức cô đã từng có ý định tự tử. Larson cho biết cô đã chấp nhận di chuyển xa hơn để tập luyện nhằm tránh phải đến trung tâm huấn luyện đáng sợ đó. Nassar sẽ bị tuyên án vào giữa tuần này sau một tuần xét xử. Hắn đã bị tuyên có tội đối với 10 cáo buộc lạm dục tình dục và đối mặt với mức án tù chung thân. Trước đây vị bác sĩ trên đã bị kết án 60 năm tù về tội sở hữu ảnh khiêu dâm trẻ em. Trong số những nạn nhân của cựu bác sĩ đội tuyển thể dục dụng cụ (TDDC) Mỹ, có các VĐV từng đoạt HCV Olympic TDDC Aly Raisman, Jordyn Weiber, McKayla Maroney, Gabby Douglas và Simone Biles. Trong một tuần lễ xét xử, hơn 150 phụ nữ đã chia sẻ về chuyện họ từng bị Nassar lạm dụng. Có những người mặt đối mặt với bị cáo trên tòa, có những người ra tòa nhưng xin được không công bố danh tính và cũng có những người chỉ gởi bản trình báo mà không có mặt tại tòa. Trong phiên tòa, thỉnh thoảng lại vang lên những tiếng nấc nghẹn uất ức của các nạn nhân Emily Morales, một trong những nạn nhân của Nassar, đã kìm nén nỗi đau để tha thứ cho vị bác sĩ "quái vật" Theo AFP, trong số những nạn nhân của Nassar ra tòa để làm chứng, có 2 người đã nói lời tha thứ cho tên bác sĩ biến chất 54 tuổi. Emily Morales (18 tuổi) nói với bị cáo: Tôi muốn ông nhìn tôi. Tôi tin vào sự tha thứ, Larry. Tôi và ông đều là con người, chúng ta đều phạm sai lầm. Mặc dù ông đã làm tôi tổn thương, nhưng tôi muốn tha thứ cho ông để khép lại chuyện cũ và chữa lành vết thương trong đời tôi. Tôi muốn ông xin lỗi tôi ngay tại đây. Tôi muốn tha thứ cho ông, nhưng tôi cũng muốn nghe ông nói với tôi rằng ông hối hận về tất cả những tổn thương mà ông đã gây ra . Vị cựu bác sĩ của Đại học Michigan sau đó đã nói lời xin lỗi. Trước đó, Liên đoàn TDDC Mỹ quyết định hủy hợp đồng với trung tâm huấn luyện Karolyi và 3 thành viên của ban lãnh đạo liên đoàn cũng từ chức hôm 21.1 do liên quan đến bê bối lạm dụng tình dục nói trên.. Tây Nguyên
222
Tòa án Malaysia tiếp tục xét xử Đoàn Thị Hương. Ngày 22-1, Tòa thượng thẩm Shah Alam, bang Selangor (Malaysia) tiếp tục phiên xét xử công dân Việt Nam Đoàn Thị Hương, một trong hai nữ nghi phạm bị cáo buộc liên quan đến vụ sát hại công dân Triều Tiên có hộ chiếu mang tên Kim Chol hồi đầu năm 2017 tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur. Đoàn Thị Hương xuất hiện tại tòa Tối cao Shah Alam (Kuala Lumpur, Malaysia) ngay 22-1. Ảnh: AP Tại phiên xét xử này, tòa đã triệu tập 4 nhân chứng là các kỹ thuật viên phụ trách hệ thống camera giám sát, được đặt tại nhiều địa điểm khác nhau ở sân bay Kuala Lumpur. Những người này đến tòa làm chứng về tính xác thực của các đoạn video trích xuất từ các camera an ninh. Bà Maridam, phiên dịch cho bị cáo Đoàn Thị Hương tại tòa, cho biết, các kỹ thuật viên xác nhận với tòa những hình ảnh mà họ cung cấp cho cảnh sát điều tra vụ án, được trích xuất từ máy chủ quản lý hệ thống camera sân bay. Cũng theo bà Maridam, sức khỏe và tinh thần của bị cáo Đoàn Thị Hương ở trạng thái ổn định. Đây là buổi xét xử đầu tiên đối với Đoàn Thị Hương và nữ nghi phạm người Indonesia Siti Aisyah trong năm 2018. Phiên xét xử lần này dự kiến kéo dài đến hết ngày 24-1, phiên xét xử tiếp theo sẽ diễn ra ngày 29 và 30-1. Dự kiến, quá trình xét xử hai bị cáo sẽ kết thúc vào tháng 3-2018. PHƯƠNG AN
223
Những kẻ buôn xác người: Bào thai bí ẩn trong nhà kho. Gã 'doanh nhân' quái đản bị cáo buộc lừa đảo khách hàng vì bán cho họ các bộ phận thi thể nhiễm HIV và viêm gan B Các nhà điều tra Liên bang Mỹ đã phát hiện 4 bào thai bí ẩn, ngoài các bộ phận tử thi, được lưu giữ trong nhà kho của kẻ buôn bán thi thể người ở bang Michigan - Mỹ có tên Arthur Rathburn (63 tuổi). Phải ngăn chặn sớm Phiên tòa xét xử kẻ buôn bán tử thi suốt hơn 2 thập niên bắt đầu hôm 5-1. Nhiều chi tiết rùng rợn dần hé lộ khiến người ta không khỏi rùng mình. Mua bán các bộ phận thi thể cho công việc nghiên cứu và giáo dục hoàn toàn hợp pháp theo luật pháp Mỹ. Tuy nhiên, Rathburn bị cáo buộc lừa đảo khách hàng vì bán cho họ các bộ phận thi thể nhiễm HIV và viêm gan B, cũng như nói dối cảnh sát liên bang về các lô hàng thi thể. Ngoài ra, việc mua bán mô thai nhi cũng phạm pháp. Theo Reuters, cảnh sát đã đột kích vào nhà kho của Rathburn ở TP Detroit, bang Michigan vào tháng 12-2013 và phát hiện các bào thai được bảo quản trong một dung dịch có mô não người. Hiện vẫn chưa rõ nguồn gốc các bào thai cũng như chúng được cất giữ để làm gì. Chi tiết này chỉ được hé lộ khi Reuters nắm trong tay loạt ảnh từ giới chức chính phủ chụp bên trong nhà kho của Rathburn và đăng tải thông tin động trời này hồi tháng trước. Trong phiên xử hôm 5-1, đặc vụ FBI Leslie Larson mô tả cảnh tượng nhà kho của Rathburn rất kinh khủng, bừa bộn xác người, các bộ phận thi thể đông lạnh chồng chất lên nhau, kế đó còn có tô đựng đồ ăn của chó. Luật sư của nghi phạm, ông James Howarth, nói rằng vợ của hắn - bà Elizabeth, là người phải chịu trách nhiệm chính cho các hoạt động sai trái. Người phụ nữ này đã nhận tội lừa đảo và sẽ ra làm chứng vào thời gian tới. Arthur Rathburn từng làm việc tại ĐH Michigan trước khi trở thành một tay môi giới tử thỉAnh: REUTERS Giới chức trách Mỹ bị chỉ trích là đã thất bại trong việc ngăn chặn Rathburn sớm hơn dù những dấu hiệu cảnh báo đã lộ ra nhiều năm qua. Theo Tạp chí Pacific Standard, vào tháng 2-2012, hai chiếc thùng trữ lạnh loại thường dùng trong các cuộc cắm trại quấn chặt băng keo xuất hiện tại Delta Cargo - một nhà kho chuyên chứa hàng vận chuyển bằng đường hàng không, nằm ở mé Đông Bắc sân bay Detroit. Đội dịch vụ mặt đất trong lúc mạnh tay quẳng số thùng này lên một ván gỗ trong phòng lạnh của nhà kho đã làm phần băng keo nứt ra. Chất lỏng đo đỏ trong thùng trào ra ngoài. Bởi trên lô hàng có ghi bên trong chứa "5 phần đầu người kèm cổ, 2 phần thân và một thi thể nguyên" nên sự rò rỉ này sớm được đánh giá là không thể coi nhẹ, thậm chí đòi hỏi phải có giải pháp xử lý nguy cơ gây bệnh nguy hiểm. Đặc vụ FBI Paul Micah Johnson nhanh chóng được cử tới hiện trường để kiểm tra lô hàng, cùng chuyên viên kiểm dịch của Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa bệnh dịch (CDC) Elizabeth Harton. Nhận thấy có điểm bất thường ở phần kê khai lô hàng bởi cả hai chiếc thùng gộp lại cũng không đủ đựng một tử thi nguyên, họ liền mở nắp thùng. Bên trong là 8 cái đầu người, bọc qua loa trong các bịch rác ngập trong chất lỏng giống như máu. Bán xác xuyên biên giới Nơi gửi những chiếc đầu "không tên" nói trên là Công ty International Biological Inc. (IBI) của Rathburn. Gã "doanh nhân" râu ria và vạm vỡ này thành lập IBI năm 1989 để tổ chức các buổi đào tạo chuyên đề y tế và cung cấp mẫu vật đào tạo nghiệp vụ. Rathburn từng có lần nói với giới chức liên bang ở New York rằng hắn có bằng tiến sĩ về khoa học sinh vật và pháp y. Vào thời điểm vụ việc nói trên xảy ra, Rathburn đang sống cùng vợ trên con đường yên tĩnh ở TP Grosse Pointe Park. Lẽ ra lô hàng được gửi tới Tel Aviv - Israel nhưng có vẻ như nó đã bị trả ngược về Detroit. Ba tuần sau khi lô hàng này tới, Rathburn đã xuất hiện tại sân bay Detroit. FBI về sau khẳng định lúc đó hắn có ý định dọn dẹp và thu hồi số thùng lạnh. Tuy nhiên, hắn không được tiếp cận thùng lạnh một phần bởi thiếu đồ bảo hộ cần thiết. Khi bị giới chức liên bang chất vấn, Rathburn khai hắn tự đóng gói những cái đầu, ướp tất cả theo tiêu chuẩn và dung dịch trong thùng lạnh là chất bảo quản Listerine. Tuy nhiên, phía FBI xác định đó là lời khai man, cả ba xét nghiệm đối với mẫu chất lỏng thu được đều cho thấy đó là máu người. Theo Reuters, từ giữa những năm 2000, Rathburn đã 2 lần bị các thanh tra y tế bang New York khiển trách vì không cung cấp được giấy tờ chứng tỏ các thi thể mà hắn có được là do tự nguyện hiến tặng. Gã doanh nhân kiếm tiền bằng dịch vụ quái đản này cũng đã lọt vào "radar" của giới chức liên bang từ năm 2010 khi các đặc nhiệm biên giới lần đầu tiên chất vấn hắn về 10 cái đầu vận chuyển từ Canada. Trong 3 năm sau đó, giới chức trách ghi nhận 5 vụ chuyển hàng xuyên biên giới tương tự, trong đó lô hàng tới Israel nhưng bị trả về nói trên. Trong quá trình điều tra, đặc vụ Johnson của FBI đã phát hiện bằng chứng có thể làm cơ sở để truy tố. Tháng 10-2012, Rathburn gửi một lô hàng bộ phận thi thể trị giá hơn 55.000 USD, trong đó có các bộ phận nhiễm HIV và viêm gan B, cho Hiệp hội Các bác sĩ gây mê Mỹ để sử dụng cho một loạt hội thảo thường kỳ. Công ty của Rathburn bị cáo buộc thu mua các tử thi nhiễm bệnh với giá rẻ, rồi giả làm tử thi chất lượng và bán rộng rãi trên khắp nước Mỹ. Tuy nhiên, FBI không đột kích nhà kho của Rathburn cho tới tháng 12-2013, đủ thời gian để hắn mua bán thêm nhiều thi thể nữa. Như hiện trường khủng bố Trong cuộc đột kích tháng 12-2013 của FBI vào nhà kho của Rathburn, giới chức trách mặc đồ bảo hộ phải dựng một chiếc lều lớn bên ngoài trụ sở Công ty IBI. Số thi thể đưa từ nhà kho vào trong lều nhiều tới mức cảnh tượng hãi hùng trông giống các nạn nhân thương vong trong một vụ thảm sát hay tấn công khủng bố. Các nhà điều tra tìm thấy vô số loại cưa trong nhà kho, hàng loạt đầu người xếp chồng chất lên nhau trong phòng lạnh, máu và dịch cơ thể đóng lại thành lớp đông cứng dưới sàn. Rathburn sau đó bị khởi tố với 9 tội danh. Kỳ tới: Người phụ nữ bí hiểm (*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 21-1 ĐỖ QUYÊN
224
Phiên xử Đoàn Thị Hương tiếp tục, luật sư chỉ trích tòa 'quá đơn giản'. Luật sư của nghi phạm người Indonesia nói rằng cách tiếp cận của tòa và các công tố viên trong việc xác minh hình ảnh từ camera an ninh 'quá đơn giản'. Sáng 22/1, phiên tòa xử 2 nghi phạm trong vụ sát hại công dân Triều Tiên Kim Chol đã được mở lại ở Malaysia sau 7 tuần tạm nghỉ. Các nhân chứng đã xuất hiện trong phiên tòa lần này để làm chứng cho tính chân thật của những hình ảnh do camera an ninh ghi lại. Đoàn Thị Hương trong phiên tòa ngày 22/1. Ảnh: AFP. Hai nghi phạm Đoàn Thị Hương, 29 tuổi, người Việt Nam và Siti Aisyah, 25 tuổi, người Indonesia bị cáo buộc đã đổ dung dịch có chứa chất độc thần kinh VX vào mặt ông Kim và khiến ông thiệt mạng ở sân bay Kuala Lumpur 2 vào ngày 13/2/2017. Hai cô gái là những nghi phạm duy nhất bị bắt giữ dù các công tố viên nói rằng 4 nghi phạm người Triều Tiên đã rời Malaysia. Tòa đã triệu tập 3 nhân viên kỹ thuật tại sân bay và khách sạn ở sân bay xuất hiện trong phiên tòa sáng 22/1 để giải thích họ đã xuất ra các hình ảnh liên quan từ máy tính và sao chép chúng vào đĩa như thế nào. Đây là quy trình cho phép tòa chấp nhận các đoạn video hiện trường như bằng chứng chính thức trong vụ việc. Các nhân chứng khai rằng đoạn video gốc đã bị tự động xóa khỏi máy chủ sau 30 ngày. "Toàn bộ vụ án chỉ dựa trên hình ảnh từ camera an ninh và chất độc VX, vì vậy tính chính xác của các hình ảnh từ camera rất quan trọng. Vậy mà họ dùng cách tiếp cận rất đơn giản và không thể xác định được động cơ của những người phụ nữ", AP dẫn lời luật sư Gooi Soon Seng của nghi phạm người Indonesia. Ông Gooi nói rằng vụ sát hại ông Kim là một vụ ám sát chính trị. Ông Kim Chol được cho là Kim Jong Nam, anh trai cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Dù vậy, Triều Tiên phủ nhận người chết là ông Kim Jong Nam. Một nhân chứng cảnh sát đã khai báo rằng chiếc xe dùng để đưa các nghi phạm Triều Tiên đến sân bay ngày hôm đó thuộc về Đại sứ quán Triều Tiên ở Kuala Lumpur. Tòa cũng được nghe khai rằng một nhân viên đại sứ quán đã gặp các nghi phạm trước khi họ rời Malaysia từ sân bay đó. Mô phỏng vụ tấn công người nghi là Kim Jong Nam ở sân bay Kuala Lumpur: Đường màu xanh là hướng đi của nghi phạm. Đường màu đỏ là hướng di chuyển của nạn nhân sau khi vụ việc xảy ra. Đồ họa: Straits Times. Nếu bị kết tội, 2 cô gái có thể đối mặt với án tử hình. Dù vậy, lập luận ủng hộ họ hiện này là cả 2 đều không có động cơ hay ý định. Các luật sư bào chữa nói rằng 2 cô gái tin rằng họ đang chơi một trò "chơi khăm trên truyền hình" với camera giấu kín. Trong khi đó, các công tố viên cho rằng 2 nghi phạm biết việc họ đang cầm chất độc. Các bác sĩ kết luận rằng ông Kim đã chết vì chất độc VX và loại trừ các nguyên nhân khác. Kết quả khám nghiệm tử thi phát hiện chất VX trên mặt, mắt, máu, chất thải cùng quần áo và túi của ông Kim. Người ta cũng tìm thấy chất này trên quần áo của 2 cô gái và móng tay của Hương. VIDEO: Đoàn Thị Hương tái hiện nghi án Kim Jong Nam Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah được đưa tới sân bay quốc tế Kuala Lumpur tại Malaysia để tái dựng hiện trường vụ tấn công người được cho là ông Kim Jong Nam. Phương Thảo Cảnh sát dẫn giải Đoàn Thị Hương (giữa) sau phiên công bố cáo trạng tại Malaysia. Ảnh:Reuters Theo phóng viên TTXVN tại Malaysia, sáng 22/1, Tòa thượng thẩm Shah Alam, bang Selangor (Malaysia) tiếp tục phiên xét xử công dân Việt Nam Đoàn Thị Hương, một trong hai nữ nghi phạm bị cáo buộc liên quan đến vụ sát hại công dân Triều Tiên có hộ chiếu mang tên Kim Chol hồi đầu năm 2017 tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur. Tại phiên xét xử này, tòa đã triệu tập 4 nhân chứng là các kỹ thuật viên phụ trách hệ thống camera giám sát, được đặt tại nhiều địa điểm khác nhau ở sân bay Kuala Lumpur. Bà Maridam, phiên dịch cho bị cáo Đoàn Thị Hương tại tòa, cho biết các kỹ thuật viên xác nhận với tòa rằng những hình ảnh mà họ cung cấp cho cảnh sát điều tra vụ án, được trích xuất từ máy chủ quản lý hệ thống camera sân bay. Phiên xét xử lần này dự kiến kéo dài đến hết ngày 24/1, trước khi phiên xét xử tiếp theo diễn ra ngày 29-30/1. Dự kiến, quá trình xét xử hai bị cáo sẽ kết thúc vào tháng 3/2018. Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah bị cảnh sát Malaysia bắt giữ một ngày sau khi xảy ra vụ sát hại công dân Triều Tiên có hộ chiếu mang tên Kim Chol tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur hôm 13/2/2017. Cho đến nay, hai bị cáo Siti Aisyah và Đoàn Thị Hương khẳng định họ vô tội vì nhầm tưởng tham gia vào một trò chơi vô hại của một chương trình truyền hình thực tế. Theo luật pháp Malaysia, nếu bị kết tội, hai bị cáo có thể phải lĩnh án tử hình./. TTXVN
225
Vẫn là vấn nạn xe dù. Đang có sự cạnh tranh thiếu lành mạnh trên thị trường vận tải, ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp cũng như các 'thượng đế'. Nan giải xe trá hình Thời gian gần đây, vấn đề xe dù núp bóng xe hợp đồng diễn ra hết sức phức tạp trên tuyến Đà Nẵng - Thừa Thiên - Huế và một số tuyến khác. Vì lợi nhuận, nhiều đối tượng đã bất chấp pháp luật, cạnh tranh thiếu lành mạnh trên thị trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các khách hàng, gây bức xúc dư luận. Các xe vào bến làm ăn chân chính đang gặp khó Không những thế, nhiều nhà xe chạy tuyến cố định Huế - Đà Nẵng đã bị các đối tượng liên quan đến những xe chạy chui, xe trá hình núp bóng hợp đồng đe dọa tính mạng, phá hoại tài sản... Trước tình hình trở nên phức tạp, nhiều nhà xe làm ăn chân chính đã phải lên tiếng nhờ đến sự can thiệp của các cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi của mình cũng như các thượng đế . Theo đó, mới đây hàng chục nhà xe chạy tuyến cố định Huế - Đà Nẵng đã làm đơn cầu cứu lên công an Thừa Thiên - Huế, phản ánh tình trạng này, khiến nhiều người không khỏi hoang mang lo lắng. Theo đơn phản ánh của các nhà xe chạy tuyến cố định Huế - Đà Nẵng và ngược lại, gần đây trên thị trường xuất hiện nhiều xe ô tô từ 7 đến 16 chỗ, núp bóng là xe chạy hợp đồng nhưng lại ngang nhiên đón, trả khách bất chấp các quy định của ngành vận tải cũng như của pháp luật. Điều đáng nói, những xe này còn ngang nhiên tổ chức kinh doanh, đặt vé ở trên mạng thông qua các trang xedana.com, xedikemientrunggroup Thực tế là, trên tuyến Đà Nẵng - Huế và các tuyến lân cận, vấn đề xe dù, núp bóng xe hợp đồng tour, bắt khách dọc đường luôn làm đau đầu các cơ quan chức năng và rất khó để có thể giải quyết một cách rốt ráo. Gần đây, trên thị trường lại xuất hiện thêm một loạt xe ô tô từ 7 đến 16 chỗ ngồi được đầu tư mới, nhưng không được cấp phù hiệu hoạt động xe khách, song lại núp bóng xe chạy hợp đồng để kinh doanh. Theo thống kê hiện có đến hàng chục đầu xe, mang BKS Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị hay Đà Nẵng... đang lén lút kinh doanh theo kiểu xe trá hình với thủ đoạn hết sức tinh vi. Trong khi các nhà xe làm ăn chân chính phải mất các khoản tiền bến bãi, đóng thuế cho nhà nước thì những nhà xe trá hình này không phải đóng các khoản trên. Dẫn đến giá vé rẻ hơn, đơn cử như tuyến Đà Nẵng - Huế thông thường có giá 100 nghìn đồng/người, thì các xe chui này chỉ lấy 60 nghìn đồng/người, bởi vậy đã được nhiều thượng đế lựa chọn. Cần xử lý nghiêm Có thể khẳng định, vấn nạn xe dù, xe trá hình núp bóng hợp đồng bùng phát trong thời gian gần đây ở Đà Nẵng hay những địa phương lân cận đang khiến thị trường vận tải hành khách trở nên phức tạp. Chủ một nhà xe chạy tuyến xe cố định Huế - Đà Nẵng cho biết, sự xuất hiện của nhiều xe dù, xe chạy chui này không những phá vỡ quy hoạch mạng lưới giao thông, gây mất an toàn giao thông, mà còn tạo sự cạnh tranh không công bằng, ảnh hưởng đến quyền lợi, thu nhập của các nhà xe làm ăn nghiêm túc. Trên thực tế, có nhà xe do không cạnh tranh nổi với các xe dù, xe núp bóng trá hình... đã phải dừng hoạt động, gây ra nhiều khó khăn, khi đã bỏ ra tiền tỷ để mua sắm phương tiện. Để bảo đảm sự công bằng trên thị trường, quyền lợi của các nhà xe, cũng như nhu cầu đi lại của hành khách, lực lượng chức năng ở các địa phương đang quyết tâm lập lại trật tự. Tuy nhiên, để xử lý triệt để vấn nạn này không dễ thực hiện trong ngày một ngày hai và rất khó khăn, phức tạp. Các nhà xe thường xuyên đối phó, bất hợp tác và sử dụng các chiêu trò khác nhau. Phổ biến là việc không thu tiền hành khách lúc xe đang di chuyển mà chỉ thu khi đã kết thúc hành trình... Điều đáng nói, một số hành khách thường xuyên đi xe dù, xe trá hình núp bóng hợp đồng khi đứng ra làm chứng về những hoạt động của các nhà xe này, lập tức bị các số điện thoại lạ gọi điện, nhắn tin khủng bố, uy hiếp... Mới đây, Đại tá Lê Văn Vũ, Phó giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có cuộc gặp gỡ báo chí để thông tin thêm tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, đặc biệt những vấn đề liên quan đến xe khách trá hình. Theo Đại tá Lê Văn Vũ, công an tỉnh đã họp bàn, lên kế hoạch tập trung các biện pháp nghiệp vụ quản lý vận tải tốt hơn. Theo đó, những đối tượng kinh doanh trái pháp luật, không có chức năng vận chuyển khách sẽ bị tiến hành điều tra, làm rõ để xử lý. Những đối tượng, nếu có hành vi đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, tính mạng, tài sản của người dân đều bị xử lý nghiêm trước pháp luật dù bất kể đó là ai. Hiện nay, công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đang chỉ đạo các lực lượng xây dựng kế hoạch xử lý dứt điểm những trường hợp xe đón trả khách trái pháp luật. Hiện, dư luận cũng như những hành khách thường xuyên đi lại các tuyến Đà Nẵng - Huế và những tuyến lân cận, đang mong sự vào cuộc quyết liệt hơn của lực lượng chức năng; Tăng cường kiểm tra, xử lý, đặc biệt với các loại xe trá hình, đặc biệt vào dịp gần tết nhu cầu đi lại của người dân tăng cao. Bài và ảnh Nghi Anh
226
Tòa Tối cao Malaysia tiếp tục xét xử Đoàn Thị Hương. Quá trình xét xử nghi phạm Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah trong vụ sát hại công dân Triều Tiên Kim Chol đã tiếp tục vào thứ Hai, 22/1, sau khi tạm nghỉ 7 tuần. Đoàn Thị Hương xuất hiện tại tòa Tối cao Shah Alam (Kuala Lumpur, Malaysia) hôm nay, 22/1. Ảnh: AP Theo ABC News , trong phiên xét xử ngày 22/1, các công tố viên đã mời 3 kỹ thuật viên từ sân bay Kuala Lumpur nơi nạn nhân Kim Chol bị sát hại và khách sạn sân bay đến tòa, để làm chứng về tính xác thực của các đoạn video trích xuất từ camera an ninh. Cụ thể, các nhân chứng khai rằng đã trích xuất các hình ảnh có liên quan đến vụ án từ máy chủ, sau đó sao chép các đoạn phim này vào đĩa. Chỉ khi được xác thực, các cảnh quay từ camera an ninh mới có thể được chính thức công nhận là bằng chứng trong vụ án. Cũng theo lời nhân chứng, các cảnh quay gốc trong máy chủ đã được xóa tự động sau 30 ngày. Ông Gooi Soon Seng luật sư bào chữa cho nghi phạm Siti Aisyah phản bác: Toàn bộ vụ án dựa vào các cảnh quay từ camera an ninh và dấu vết của chất độc thần kinh VX. Vì vậy, tính xác thực của các đoạn phim này là cực kì quan trọng. Tuy nhiên, họ đã tiếp cận các bằng chứng này một cách vô cùng đơn giản mà không tìm hiểu xem các nữ nghi phạm có động cơ gì. Theo ông Gooi, vụ sát hại công dân Kim Chol là một vụ ám sát chính trị. Tuy nhiên, các quan chức Malaysia chưa từng xác nhận chính quyền Triều Tiên có liên quan đến cái chết của Kim. Phía Malaysia khẳng định không muốn phiên xử bị chính trị hóa. Quá trình xét xử Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 3. Thẩm phán có thể sẽ ra phán quyết vào quý hai năm sau. Nếu thẩm phán tòa tối cao xác định Hương và Siti không phạm tội, hai nghi phạm này sẽ được thả tự do. Ngược lại, nếu thẩm phán đưa ra phán quyết khác, các luật sư sẽ tiếp tục được mời đến tòa và quá trình xét xử sẽ kéo dài thêm vài tháng. Đoàn Thị Hương (28 tuổi, người Việt Nam) và Siti Aisyah (25 tuổi, người Indonesia) cùng một số nghi phạm khác bị cáo buộc sát hại công dân Triều Tiên Kim Chol (được cho là Kim Jong-nam) tại sân bay Kuala Lumpur hôm 13/2. Hương và Siti là bị bắt giữ vào thời điểm hiện tại.
227
Bỏ quy định bán xe phải thông báo với cơ quan công an. Thông tư mới về đăng ký xe của Bộ Công an đã không còn quy định về việc bán, cho, tặng xe phải thông báo với cơ quan công an. Bỏ quy định bán xe không phải thông báo với công an. Ảnh minh họa: Internet Bộ Công an vừa ban hành Thông tư mới nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều về đăng ký xe; trong đó không còn quy định về việc bán, cho, tặng xe phải thông báo với cơ quan công an. Cụ thể, tại Thông tư 64/2017/TT-BCA về đăng ký xe có hiệu lực từ ngày 12/02/2018, Bộ Công an đã sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến việc bán, cho, tặng xe đã được nêu tại Thông tư số 15/2014/TT-BCA. Theo quy định cũ, ngay khi có quyết định điều chuyển, bán, cho, tặng xe, chủ xe phải thông báo bằng văn bản theo mẫu quy định gửi đến cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký xe đó để theo dõi. Tuy nhiên, ở văn bản vừa mới ban hành, Bộ Công an đã bỏ quy định nêu trên, thay bằng việc chỉ quy định về bán, điều chuyển, tặng, cho xe biển xanh, xe biển số ký hiệu 80 của cơ quan Nhà nước. Theo đó, chủ xe có trách nhiệm phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về đăng ký xe; có hồ sơ xe theo quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của xe và hồ sơ đăng ký xe; đưa xe đến cơ quan đăng ký xe để kiểm tra và nộp lệ phí đăng ký, cấp biển số xe theo quy định. Trường hợp chủ xe được cơ quan đăng ký xe trước đây giao quản lý một phần hồ sơ xe thì khi làm thủ tục cấp, đổi lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe; sang tên, di chuyển xe; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe phải nộp lại phần hồ sơ đó. Đối với tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe, Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, đối tượng này phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe. HN
228
Năng lượng tích cực được lan tỏa từ những hành động đẹp. Thời gian gần đây, nhiều người nói tới 'năng lượng tích cực' và 'năng lượng tiêu cực' để chỉ những ảnh hưởng về mặt tinh thần trong cuộc sống. Cụ thể đó là kiểu năng lượng gì vậy? Dưới đây, tôi kể câu chuyện về 2 thanh niên hàng ngày lan tỏa những năng lượng tích cực cho người khác. Anh Dương Tuấn Anh làm thêm tại một công trình xây dựng Công việc làm báo tạo điều kiện và cơ hội cho tôi gặp nhiều người ở những tình huống đặc biệt. Đó có thể là một phụ nữ vẫn hốt hoảng vì vừa bị dàn cảnh lấy trộm tài sản hay một khách hàng vô cùng bức xúc với một dịch vụ, sản phẩm nào đó không đúng như quảng cáo. Đó cũng có thể là một người đàn ông hối hận vì trót hành xử bạo lực và giờ ngồi trong phòng tạm giữ, chỉ ước giá như bình tĩnh và kiềm chế hơn để không mắc phải sai lầm. Thế nhưng, lại có những nhân vật khiến tôi có cảm tình lạ kỳ, tới mức tâm trạng đang không tốt, bỗng cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàng và nhìn cuộc sống ý nghĩa hơn. Đó chính là những con người bình dị, âm thầm làm việc thiện trong cuộc sống mà cứ nghe họ rủ rỉ trò chuyện, không hiểu sao người đối diện như được truyền một thứ năng lượng tích cực đến lạ kỳ. Chặn xe ô tô gây tai nạn rồi bỏ chạy Tôi biết anh Nguyễn Hoàng Thanh (SN 1987, trú tại quận Hà Đông, TP Hà Nội) qua một video thót tim trên mạng xã hội. Đó là vào một ngày cuối tháng 10-2017, khi một chiếc xe hơi dòng SUV cỡ lớn phóng tốc độ nhanh trên đường Tố Hữu (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm), đâm va vào chiếc xe máy của hai người phụ nữ khiến họ ngã nhào rồi bỏ đi. Đang điều khiển chiếc xe máy phân khối lớn phía sau, Thanh chứng kiến toàn bộ sự việc, và chỉ trong một tích tắc ngắn ngủi, anh đã phóng xe vượt lên trên chiếc SUV và chặn đầu khi chiếc xe hơi dừng lại tại trạm đèn giao thông. Chiếc SUV bất cần thúc lên một chút, đâm đổ xe của Thanh. Nhưng điều đó không ngăn cản được sự kiên quyết của Thanh, khi anh yêu cầu người lái xe xuống để xem xét tình trạng của các nạn nhân. Cảnh cửa chiếc SUV mở ra, tình thế có lẽ không dành cho người yếu bóng vía. Bên trong xe là tiếng nhạc ầm ĩ, mùi rượu cay nồng và 4-5 người đàn ông sẵn sàng thách thức bất kỳ ai dám đối đầu Nạn nhân may mắn không bị thương, những người trên xe sau đó bỏ đi với vẻ bất cần, còn anh Thanh ở lại hỏi han người bị nạn và cho số điện thoại để sẵn sàng ra làm chứng khi cần. Sau đó, anh tự sửa chiếc xe máy của mình vì bị ô tô thúc vào làm cong tay côn, cần số. Mục đích ban đầu của tôi khi gặp Thanh là khai thác thông tin về vụ tai nạn. Nhưng sự tự tin, khảng khái đã hối thúc tôi phải viết gì đó về thứ năng lượng tích cực mà Thanh truyền cho người tiếp xúc với anh. Dáng gầy, cao, ánh mắt rất sáng và nụ cười thân thiện, Thanh nhanh chóng tạo được thiện cảm với người đối diện. Có lẽ cái khí chất thấy việc bất bình chẳng tha thường trực đã góp phần tạo nên phong cách dễ gây thiện cảm đó. Hoàng Thanh chia sẻ, việc anh làm bị nhiều người cho là liều lĩnh, nhưng bản thân anh lúc đó cũng không đủ thời gian để suy nghĩ, cân nhắc nhiều mà chỉ nghĩ rằng cần phải làm gì đó giúp đỡ người bị nạn và yêu cầu người gây ra lỗi có trách nhiệm với hành vi của mình. Sau đó, Thanh khẳng định sẵn sàng đứng ra làm chứng nếu như nạn nhân cần, mà không e ngại bất kỳ sự trả thù nào. Tại sao chúng ta phải run sợ trước cái sai? , câu hỏi mà cũng là câu trả lời cho hành động của Thanh khiến tôi rất ấn tượng. Tôi tin rằng, trong cuộc sống này, nếu ai cũng hành xử như vậy, thì cái sai, cái xấu sẽ bớt đi rất nhiều. Trò chuyện với tôi, Thanh luôn nói việc anh đã làm hoàn toàn không có gì to tát và anh tin rằng, bất kỳ ai sống có trách nhiệm cũng sẽ hành động như vậy. Anh đến gặp tôi cốt để cung cấp thông tin về sự việc, chứ không có ý định sẽ lên báo hay nói gì về bản thân. Nếu lần sau rơi vào hoàn cảnh tương tự, tôi vẫn sẽ làm như thế. Và hy vọng sẽ có thêm người ủng hộ, hỗ trợ mình trên đường , Thanh nói với một niềm lạc quan. Khi chia tay, tôi đã nắm chặt bàn tay Thanh, bàn tay rất rắn chắc như một lời cảm ơn dành cho anh. Tôi cảm ơn anh thay lời của 2 phụ nữ bị ngã do va chạm giao thông và cũng vì anh đã truyền cho tôi năng lượng rất tích cực để thấy cuộc sống tươi đẹp hơn. Anh Nguyễn Hoàng Thanh (trái) bắt tay phóng viên Báo An ninh Thủ đô Chàng sinh viên làm việc thiện ngại gặp vì quần áo bẩn Đầu tháng 1-2018, một vụ tai nạn giao thông khá nghiêm trọng xảy ra khiến nạn nhân là một người đàn ông trung niên nhập viện và cần phải phẫu thuật. Nhóm máu của ông là nhóm O, thời điểm đó ngân hàng máu đang cạn kiệt và không có nguồn nào cung cấp tức thời. Trong cơn tuyệt vọng, người nhà bệnh nhân đã đăng lời kêu cứu lên mạng xã hội để hy vọng có người cùng nhóm máu tới hiến giúp. Khi đó, bạn Dương Tuấn Anh (SN 1994, quê ở Quảng Lạc, Nho Quan, Ninh Bình), sinh viên năm cuối của trường Đại học Xây dựng, đang ở chỗ làm thêm là một công trình xây dựng gần hồ Tây tình cờ đọc được bài đăng. Cũng nhóm máu O và từng đi hiến máu nhiều lần nên trong thời khắc đó, Tuấn Anh chỉ nghĩ đến việc làm sao có thể tới bệnh viện thật nhanh để giúp đỡ người mà Tuấn Anh không hề quen biết. Nhưng đang trong giờ làm, dù là thêm để có chút thu nhập và tích lũy kinh nghiệm, nên Tuấn Anh phải mất gần 1 giờ đồng hồ để báo cáo, xin phép quản lý và bàn giao công việc. Ngay sau đó, Tuấn Anh vào được viện và hiến 250ml máu, vì sức khỏe không đảm bảo để hiến được nhiều hơn. Khi được gia đình người bệnh cảm ơn và gửi một chiếc phong bì, Tuấn Anh đã kiên quyết không nhận. Thậm chí, chàng sinh viên còn lấy phong bì trong phần quà tặng của bệnh viện dành cho người hiến máu để gửi gia đình bệnh nhân như một lời động viên nho nhỏ. Khi tôi hẹn gặp phỏng vấn Tuấn Anh, chàng trai tỏ ra ngần ngừ vì quần áo em bẩn lắm . Hóa ra, ngày nào Tuấn Anh cũng có mặt tại công trình làm thêm, với công việc giám sát thầu nên quần áo luôn bám đầy xi măng, cát và sơn. Cố gắng bỏ qua sự tự ti vì trang phục lấm bụi, Tuấn Anh xuất hiện với dáng người gầy, nhỏ bé, song nụ cười chân thành đã xóa nhòa mọi khoảng cách. Tuấn Anh kể, bạn coi sự việc đã qua rất đơn giản vì nó nằm trong tầm tay và xuất phát từ tấm lòng chân thành của mình. Em luôn hướng tâm tới những người cần giúp đỡ. Nhưng thực sự có nhiều việc quá khả năng của mình, muốn lắm mà không làm gì được. Còn việc vừa qua, thật sự là không có gì cả, mình làm được là làm thôi , Tuấn Anh lý giải như vậy. Thú vị là, những người làm việc thiện mà tôi gặp luôn xem điều ý nghĩa họ đã làm là rất bình thường và tin rằng bất kỳ ai ở trong hoàn cảnh của họ cũng sẽ hành động như vậy. Niềm tin đó cho tôi thấy năng lượng tích cực ở họ nhiều đến thế nào, để sẵn sàng chia sẻ cho những người xung quanh. - Tại sao họ cảm ơn bằng chút phong bì, em lại từ chối? - Có gì đâu anh? Niềm vui trọn vẹn ở trong tâm mình, nên những điều khác không quan trọng. Tối hôm đó, người nhà bệnh nhân nhắn tin báo ca phẫu thuật thành công rồi, em thấy rất vui. Niềm vui của Tuấn Anh, cũng là niềm vui của rất nhiều người khác. Đó chính là điều tích cực được lan tỏa mà tôi muốn nói đến. Khi chia tay, chàng sinh viên xây dựng lại vui vẻ phủi ống quần bám đầy bụi xi măng và sơn khô bết, tiếp tục công việc làm thêm hàng ngày, với nụ cười thường trực. Tôi nghĩ, cuộc sống này khó tránh khỏi những nốt trầm, những màu buồn u tối, những khoảnh khắc giận dữ, bức xúc Nhưng bỏ qua mọi thứ tiêu cực đó, vẫn có những con người tràn đầy sức sống, sẵn sàng lan tỏa năng lượng tích cực thông qua nụ cười, ánh mắt và hành động ý nghĩa của họ. Nguyễn Trung Hiếu
229
57 cán bộ Sở thất lạc bằng cấp 3: 'Không lớn lắm'. Theo ông Ánh, ông học hành bằng cấp đầy đủ, ngoài ra ông còn có cả giấy chứng nhận học sinh giỏi, tham gia đội tuyển của trường cấp 3. Xung quanh thông tin 57 cán bộ Sở NN&PTNT; tỉnh Quảng Trị bị thất lạc bằng cấp 3, ngày 20/1, trao đổi với báo Đất Việt, ông Lê Quang Ánh, Chi cục trưởng Chi cục chăn nuôi thú y cho biết, bằng cấp 3 của ông bị thất lạc có thể do trong quá trình chuyển bằng từ trường đại học ra bên ngoài. "Hiện tại tôi đã làm đơn đăng ký lên Sở giáo dục xin cấp lại bằng và ở nhà tôi vẫn còn lưu giữ học bạ của thời kỳ học cấp 3. Việc thất lạc lâu rồi mà tôi không nhớ ở giai đoạn nào bởi sau khi học xong cấp 3, chúng tôi còn học lên đại học rồi sau khi ra trường, thuyên chuyển công tác vài lần nữa", ông Ánh nói. Theo ông Ánh, ông sẽ phô tô tất cả học bạ từ thời cấp 3 để nộp lên Sở giáo dục đào tạo tỉnh Quảng Trị. Không những vậy, hiện bạn bè cũng như thầy cô ở trường cấp 3 nơi ông học vẫn còn nhớ đến ông nên có thể xác minh, làm chứng cho việc ông học cấp 3 như nào. Sở NN&PTNT; Quảng Trị. Ảnh: TPO "Việc này không có gì lớn lắm, tôi cũng đã báo cáo với giám đốc Sở về quá trình học hành của tôi như nào rồi. Tôi học hành bằng cấp đầy đủ, ngoài ra còn có cả chứng nhận học sinh giỏi, tham gia đội tuyển của trường hồi học cấp 3", vị Chi cục trưởng Chi cục chăn nuôi thú y nói thêm. Về việc này, cùng ngày, ông Võ Văn Hưng, giám đốc Sở NN&PTNT; tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa có báo cáo gửi lãnh đạo tỉnh liên quan đến việc 57 cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở bị thất lạc bằng tốt nghiệp THPT. Cũng theo ông Hưng, trong số 57 cán bộ bị thất lạc bằng cấp thì có một nữ cán bộ hiện làm văn thư của Sở được xác định là không có bằng tốt nghiệp THPT, vấn đề này lãnh đạo Sở đã giao phòng Tổ chức cán bộ kiểm tra, xác minh. Việc kiểm tra, rà soát của Tỉnh ủy là kiểm tra về bằng cấp bản gốc, còn hầu hết hồ sơ của cán bộ lưu giữ tại Sở là bản sao có công chứng. Ngay sau khi xảy ra sự việc, chúng tôi đã yêu cầu các cán bộ bổ sung bằng cấp bản gốc, đến nay đã có 6 người bổ sung , ông Hưng cho biết. Sở đã có thông báo yêu cầu các cán bộ thiếu bằng tốt nghiệp THPT về lại trường cũ, xin cấp lại bản gốc để bổ sung vào hồ sơ trong tuần tới Được biết, trong danh sách 57 cán bộ bị thất lạc hoặc không có bằng tốt nghiệp THPT này có một số trường hợp đang làm lãnh đạo như ông Lê Quang Ánh - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi thú y; ông Trần Văn Tý - Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm... Thu Hoài
230
Những màn cầu hôn nổi tiếng trước đám đông của sao châu Á. Trước sự chứng kiến của hàng nghìn người, nhiều sao nam đã cầu hôn và hứa hẹn đem đến hạnh phúc cho người mình yêu. Chae Rim - Cao Tử Kỳ Năm 2014, cặp đôi Chae Rim - Cao Tử Kỳ có màn cầu hôn khiến công chúng của hai làng giải trí Trung Quốc và Hàn Quốc "phát sốt". Chàng Tiêu Kiếm trong Hoàn Châu Cách Cách đã hẹn mỹ nhân xứ Hàn đến quảng trường nhưng không nói cho cô biết lý do. Khi tới nơi, Chae Rim vô cùng ngạc nhiên khi thấy rất nhiều người xung quanh. Một lúc sau, Cao Tử Kỳ xuất hiện với bó hoa hồng đỏ rực trên tay và quỳ xuống cầu hôn Chae Rim trước hàng nghìn người. Nữ diễn viên xứ Hàn không ngăn được những giọt nước mắt hạnh phúc. Cặp đôi sau đó có màn khóa môi nồng nhiệt. Màn cầu hôn lãng mạn của Cao Tử Kỳ dành cho Chae Rim Baek Ji Young - Jung Suk Won "Nữ hoàng nhạc phim" Baek Ji Young từng được bạn trai Jung Suk Won cầu hôn trước sự cổ vũ của hàng nghìn khán giả. Trong concert của Baek Ji Young tại thành phố Jeonju năm 2013, diễn viên Jung Suk Won cầm trên tay một đóa hoa hồng bước ra sân khấu và quỳ gối hỏi cưới Baek Ji Young khi đêm diễn sắp kết thúc. Quá xúc động trước lời cầu hôn của bạn trai kém 9 tuổi, Baek Ji Young vừa khóc vừa nói trong niềm hạnh phúc trào dâng: "Dĩ nhiên em đồng ý". Lee Byung Hun - Lee Min Jung Năm 2013, nữ diễn viên Lee Min Jung được nam tài tử Lee Byung Hun ngỏ lời cầu hôn. Trong buổi chiếu VIP của bộ phim Hollywood - Red 2 với sự góp mặt của Lee Byung Hun, khi bộ phim sắp khép lại, đoạn clip đặc biệt quay cảnh Lee Byung Hun cầu hôn bạn gái bất ngờ được phát trên màn hình. Sau đó, Lee Byung Hun chính thức bước lên sân khấu và ngỏ lời muốn ước hẹn trọn đời với Lee Min Jung. Nữ diễn viên của Vườn sao băng đã không thể nén nổi nước mắt xúc động. Lý Tiểu Lộ - Giả Nãi Lượng Trước khi scandal ngoại tình với đàn em kém 12 tuổi nổ ra, Lý Tiểu Lộ - Giả Nãi Lượng được biết đến như một trong những cặp đôi hạnh phúc nhất của làng giải trí Hoa ngữ. Năm 2012, trên sân khấu lễ trao giải LeTV lần thứ hai tại Bắc Kinh, trước sự chứng kiến của rất nhiều nghệ sĩ và khán giả, Giả Nãi Lượng có màn cầu hôn ngọt ngào. Khi lên nhận giải, anh chia sẻ rằng mình và Lý Tiểu Lộ đã cùng nắm tay nhau trải qua quãng thời gian 3 năm quen biết và yêu nhau với 1.270 ngày. Sau đó, Giả Nãi Lượng quỳ gối cầu hôn người yêu với lời thề sẽ mang hạnh phúc đến cho cô suốt đời. Nở nụ cười nghẹn ngào trong những giọt nước mắt hạnh phúc, Lý Tiểu Lộ gật đầu đồng ý. Giả Nãi Lượng cầu hôn Lý Tiểu Lộ trên sân khấu Đỗ Nhược Khê - Nghiêm Khoan Năm 2013, cặp đôi Đỗ Nhược Khê - Nghiêm Khoan đã viết nên cái kết đẹp cho chuyện tình của mình bằng một màn cầu hôn bất ngờ trước sự chứng kiến của hàng nghìn khán giả. Trong một đêm diễn vở kịch 21 carat với sự tham gia của Đỗ Nhược Khê, Nghiêm Khoan đã lên sân khấu và nhờ khán giả làm chứng nhân cho khoảnh khắc hạnh phúc nhất của đời mình. Tài tử Khuynh thế hoàng phi thổ lộ tiếng lòng với nữ diễn viên: "Anh biết anh không phải một người hoàn mỹ, luôn làm em mất vui nhưng anh hy vọng có thể che chở cho em mãi mãi". Không chỉ vậy, Nghiêm Khoan còn bày tỏ anh không có tiền mua nhẫn kim dương 21 carat nên đã chọn nhẫn 2,1 carat, nhưng chiếc nhẫn lại chứa đựng cả linh hồn anh. Không chỉ hai nhân vật chính xúc động, khán giả cũng vỗ tay cổ vũ nhiệt tình. Vương Tổ Lam - Lý Á Nam Trong chương trình Minh tinh hội tụ năm 2014, diễn viên Vương Tổ Lam khiến rất nhiều khán giả bất ngờ khi cầm trên tay đóa hồng và cầu hôn bạn gái lâu năm - Hoa hậu Hoa kiều 2005 Lý Á Nam ngay trên sân khấu. Anh thổ lộ: "Anh biết anh thấp, em thì cao; anh phức tạp, còn em thì rất thuần khiết, trong sáng. Chúng ta đã quen nhau nhiều năm, làm bạn cũng nhiều năm. Sau nhiều năm theo đuổi em, được cưới em là niềm hạnh phúc, sự hãnh diện của anh". Lý Á Nam đã bật khóc và gật đầu đồng ý khi Vương Tổ Lam quỳ gối nói lời cầu hôn và lấy ra chiếc nhẫn kim cương có mặt trái tim lóng lánh. Lana
231
Mắc bệnh 'nhà giàu', đại gia gặp khó tại phiên tòa Phạm Công Danh. Cùng nổi tiếng trong ngành tài chính ngân hàng, bất ngờ cùng 'dính chàm' trong đại án Phạm Công Danh và đặc biệt cả 3 đại gia Trần Bắc Hà, Hứa Thị Phấn, Trầm Bê hiện đều mắc bệnh trọng. Là một trong những vụ đại án kinh tế liên quan tới ngành tài chính đình đám nhất cả nước, đại án Phạm Công Danh khiến nhiều đại gia liên lụy, nhẹ thì được triệu tập tới tòa với tư cách làm chứng hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, nặng thì vướng vòng lao lý như đại gia Trầm Bê. Có điều đặc biệt, nhiều người trong số này mắc trọng bệnh như đại gia Trần Bắc Hà hiện đang điều trị bệnh ung thư gan tại Singapore, ngoài ra đại gia này còn mắc bệnh về tuyến giáp. Nữ đại gia Hứa Thị Phấn hiện chỉ còn 7% sức khỏe do bị tăng huyết áp, tiểu đường tuýp 2, rối loạn lo âu và bệnh gút. Bà Sáu Phấn hiện được điều trị tại bệnh viện đa khoa Tân Hưng (đường Trần Xuân Soạn, P. Tân Hưng, quận 7, TPHCM). Đây được coi là một bệnh viện "5 sao" với trang thiết bị hiện đại và dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế . Ông Trần Bắc Hà và bà Hứa Thị Phấn Không tới mức phải nằm viện điều trị như Trần Bắc Hà, Hứa Thị Phấn, nhưng trong suốt gần nửa tháng diễn ra phiên xét xử, HĐXX liên tục phải tạm dừng phiên tòa để đưa Trầm Bê và Phạm Công Danh ra ngoài chăm sóc y tế. Ngay trong ngày xét xử đầu tiên, ngay khi phiên tòa vừa khai mạc được 30 phút, Phạm Công Danh đã tỏ ra mệt mỏi, chủ tọa thẩm phám Phạm Lương Toản phải đề nghị lực lượng cảnh sát tư pháp dẫn giải bị cáo Danh rời phòng xét xử ra ngoài để các nhân viên y tế chăm sóc. 10 phút sau Trầm Bê cũng có dấu hiệu choáng váng và nhanh chóng được đưa đi chăm sóc y tế. Phạm Công Danh và Trầm Bê Đặc biệt, trong hai ngày đầu, do sức khỏe quá kém 2 bị cáo này còn được cho phép ở trong phòng lưu phạm sát phòng xử án và theo dõi phiên xét xử qua hệ thống loa. Theo chủ tọa công bố tình trạng của Phạm Công Danh hiện đang mắc bệnh suy thận giai đoạn 3 nên không thể ngồi lâu được. Không thông báo tình trạng bệnh tật, nhưng phiên xét xử càng về sau sức khỏe của Trầm Bê ngày càng đi xuống. Ngay ngày đầu bị dẫn giải đến tòa, thần sắc Trầm Bê đã nhợt nhạt, cơ thể gầy rộc, trên tay là một bịch thuốc. Theo nguồn tin của VietNamNet, Trầm Bê mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 kèm theo rối loạn đông máu, cơ thể không thể sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể không đáp ứng với insulin như bình thường. Theo khuyến cáo của bác sỹ, những người mắc tiểu đường thường được khuyến cáo nên kiểm soát đường huyết ở dưới ngưỡng 110 mg/dl và HbA1c Đoàn Nga
232
Chiến lược quân sự mới Mỹ đặt Trung Quốc, Nga vào 'vòng ngắm'. Chiến lược quốc phòng mới của Mỹ sẽ tập trung vào triển khai quân sự và hợp tác quân sự với đồng minh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tăng cường sức mạnh quân sự đối phó với Trung Quốc và Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis. Ảnh: Cankao. Theo các nguồn tin, hôm nay (ngày 19/1/2018), Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ công bố chiến lược quốc phòng mới. Trước đây một tuần, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick M. Shanahan cho biết chiến lược quốc phòng mới của Mỹ sẽ coi trọng hòa bình và an ninh của khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như quan hệ đồng minh quân sự Mỹ - Nhật. Chiến lược quốc phòng mới sẽ đưa ra các biện pháp quân sự mạnh hơn để ứng phó mối đe dọa từ Trung Quốc và Nga, xác định những nỗ lực này là trọng điểm. Khi gặp gỡ quan chức Nhật Bản ở Lầu Năm Góc ngày 12/1, ông Patrick M. Shanahan cho biết chiến lược quốc phòng mới của Mỹ sẽ tập trung vào cam kết của Mỹ đối với an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương và các đồng minh khu vực, đồng thời cam kết sẽ tiến hành hợp tác chặt chẽ với Nhật Bản, tăng cường quan hệ đồng minh quân sự Mỹ - Nhật. Trước đó, các sĩ quan chỉ huy Mỹ cho biết năm 2018 quân đội Mỹ sẽ tăng cường khả năng chiến đấu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ưu tiên điều các vũ khí trang bị tiên tiến đến khu vực Tây Thái Bình Dương, đồng thời coi hợp tác quân sự với các đồng minh là nhân tố quan trọng để tăng cường sức mạnh quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Các chuyên gia quốc phòng cho rằng nếu không có ngân sách quốc phòng tương ứng thì chiến lược quốc phòng chỉ là bàn việc quân trên giấy . Nhưng các quan chức Lầu Năm Góc cho biết chiến lược quốc phòng mới là nền tảng để đưa ra ngân sách quốc phòng cho năm tài khóa 2020. Lầu Năm Góc. Ảnh: FTchinese. Bình luận về chiến lược quốc phòng mới do Mỹ sắp công bố, tờ Thời báo Tài chính Anh cho rằng nội dung cốt lõi của chiến lược này là áp dụng lập trường quân sự mang tính tấn công hơn đối với Trung Quốc và Nga. Điều này có nghĩa là phương châm quốc phòng của Washington sẽ quay lại đặt đối đầu giữa Mỹ với các nước lớn chủ yếu khác lên vị trí quan trọng hàng đầu, thống nhất với đường lối chiến lược an ninh quốc gia do Mỹ công bố vào tháng 12/2017. Một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ đã đọc qua văn kiện bí mật này cho biết Mỹ lo ngại các đối thủ chủ yếu đang làm xói mòn ưu thế quân sự truyền thống của mình. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis sẽ công bố một phần nội dung không thuộc bí mật của văn kiện này vào ngày 19/1. Quan chức này nói: Hãy xem Trung Quốc và Nga đều đã phát triển những gì. Mục đích của họ chính là có ý đồ muốn chống lại những ưu thế của chúng tôi . Trung Quốc phát triển những vũ khí siêu thanh là nhằm đối phó tàu sân bay Mỹ . Trung Quốc nghiên cứu chế tạo ra một loại tên lửa đạn đạo có tốc độ bay rất nhanh, về lý thuyết có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ triển khai tên tàu sân bay tiên tiến. Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi tiến hành một trong những công cuộc xây dựng quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử Mỹ để bảo đảm không ai sẽ gây phiền phức cho chúng ta . Binh sĩ quân đội Mỹ. Ảnh: Sohu. Các chính phủ khóa trước của Mỹ tập trung vào tiến hành đối phó với mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố, nhưng quan chức của chính quyền Donald Trump cho biết đối mặt với sự tiến bộ công nghệ không ngừng và tư thế ngày càng táo bạo của Trung Quốc và Nga, Mỹ hiện cần tập trung ứng phó với các cuộc xung đột thông thường có quy mô tương đối lớn, thúc đẩy hiện đại hóa quân đội. Trọng điểm quốc phòng mới của Lầu Năm Góc sẽ tập trung vào tìm cách tăng chi tiêu quốc phòng, tăng cường xây dựng quân đội. Theo một nguồn tin khác, chiến lược quốc phòng mới của Mỹ cho rằng Mỹ đang ở trong một thời đại cạnh tranh nước lớn, hai nước tạo ra thách thức lớn nhất cho Mỹ là Nga và Trung Quốc. Vì vậy, Mỹ phải tìm cách để tăng cường khả năng cạnh tranh trên những lĩnh vực mà Trung Quốc và Nga đã nỗ lực trong thời gian qua như các biện pháp chiến tranh phi đối xứng. Các chuyên gia cảnh cáo, mặc dù Mỹ sở hữu các trang bị quân sự tốt (Mỹ sở hữu 11 tàu sân bay cỡ lớn, Trung Quốc chỉ có 2 chiếc), nhưng Lầu Năm Góc ngày càng dễ bị đối thủ tấn công bằng các khả năng cụ thể. Cựu quan chức Lầu Năm Góc David Ochmanek cho rằng: "Chúng ta có thể thua một cuộc chiến tranh". Năm 2017, ông từng làm chứng trước Quốc hội Mỹ về sự tiến bộ nhanh chóng về quân sự của Bắc Kinh và Moscow. David Ochmanek nói: "Trung Quốc và Nga đã đạt được tiến bộ to lớn trên phương diện thực chiến. Đây là điều quân đội chúng ta chưa từng gặp phải trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh". Mỹ vừa triển khai thêm 3 máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 ở Guam. Ảnh: VOA. Theo David Ochmanek, Trung Quốc và Nga đã chế tạo ra hàng nghìn tên lửa tầm xa có độ chính xác cao có thể tấn công các căn cứ không quân của Mỹ, đồng thời còn có thể đe dọa các máy bay chiến đấu bảo đảm ưu thế trên không của Mỹ. David Ochmanek cho rằng: "Thông qua tác chiến mạng và tác chiến điện tử, họ có khả năng đe dọa hệ thống không gian của Mỹ, gây nhiễu chỉ huy và kiểm soát của chúng ta. Đây là đại não của các hành động quân sự hiện đại phức tạp". Các quan chức Mỹ cũng tính toán giảm tối đa thương vong khi xảy ra các cuộc chiến tranh thông thường quy mô lớn, đồng thời duy trì thế mạnh để răn đe đối thủ. Quốc hội Mỹ đã phê chuẩn ngân sách quốc phòng năm 2018 là 700 tỷ USD, nhưng điều này vẫn bị hạn chế bởi trần chi tiêu 549 tỷ USD. Một số nhà phân tích cho rằng phát triển sức mạnh quân sự để chống lại các nước lớn khác có thể dẫn đến chạy đua vũ trang. Điều này sẽ chỉ làm tăng khả năng nổ ra chiến tranh giữa các nước lớn sở hữu vũ khí hạt nhân. Mặc dù có nhiều lo ngại, nhưng chuyên gia Joe Cirincione của quỹ Ploughshares Fund lại đưa ra một quan điểm khác, cho rằng Mỹ vẫn duy trì ưu thế quân sự tuyệt đối trước Trung Quốc và Nga, thể hiện ngay ở ngân sách quốc phòng. Mỹ còn có một lực lượng quân sự quy mô lớn nhất, năng lực mạnh nhất trên thế giới. Theo Joe Cirincione, cho dù Trung Quốc có chế tạo thêm được tàu sân bay thứ ba thì cũng không thể so sánh với hạm đội tàu sân bay gồm 11 tàu sân bay cỡ lớn và 9 tàu sân bay cỡ nhỏ hơn của Mỹ. Joe Cirincione nói: Người Nga đang nghiên cứu một số vũ khí mới, nhưng bất kể là trình độ tiên tiến hay số lượng vũ khí thì họ đều không thể đuổi kịp Mỹ . Hải quân Mỹ ngày 7/1/2018 cho biết cụm chiến đấu tàu sân bay USS Carl Vinson đang trên đường đến Tây Thái Bình Dương. Phong Vân
233
Phiên tòa xử Đoàn Thị Hương sẽ tiếp tục trong tuần tới. Phiên tòa xét xử hai nữ nghi phạm trong nghi án Kim Jong Nam sẽ tiếp tục diễn ra vào ngày 22/1, trong khi các luật sư cho rằng nỗ lực bào chữa của họ đang gặp nhiều khó khăn. Theo AP, phiên tòa bắt đầu trở lại vào ngày 22/1, sau 7 tuần tạm ngưng. Các công tố viên chỉ tập trung vào việc chứng minh hai nữ nghi phạm Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah có tội và không làm rõ các động cơ chính trị có thể tồn tại trong vụ ám sát này. Ông Gooi Soon Seng, luật sư của Siti Aisyah, cho biết ông sẽ hướng sự tập trung vào các công dân Triều Tiên có mặt tại hiện trường gây án. Tuy nhiên, việc thiếu sót các bằng chứng quan trọng đã ảnh hưởng đến quá trình bào chữa của các luật sư. Siti Aisyah và Đoàn Thị Hương tại tòa. Ảnh: AP. Một trong những bằng chứng quan trọng là nội dung trên điện thoại di động của người được cho là ông Kim Jong Nam , thứ có thể cung cấp lý do dẫn đến vụ ám sát. Công tố viên Malaysia cho rằng chiếc điện thoại đã được đưa về Triều Tiên cùng thi thể nạn nhân. "Nội dung từ điện thoại của ông ấy rất quan trọng vì nó có thể tiết lộ cách ông ấy đến sân bay cũng như những mối liên hệ ở Malaysia. Chưa có bằng chứng về nợ nần hay thù hằn xoay quanh cái chết", ông Gooi nói. Theo kế hoạch, các luật sư bào chữa sẽ thẩm vấn điều tra viên trưởng, đồng thời là nhân chứng quan trọng nhất của vụ án. Các câu hỏi sẽ xoay quanh nhà hóa học Ri Jong Chol. Ông này bị bắt ngay sau vụ ám sát nhưng được thả do cơ quan điều tra không có đủ bằng chứng. Luật sư cho rằng ông Ri từng sử dụng xe của Đại sứ quán Triều Tiên từ năm 2015, cho thấy mối quan hệ gần gũi của ông này với cơ quan đại diện của Triều Tiên ở Kuala Lumpur. Nhà của Ri có thể là nơi điều chế chất độc thần kinh trong vụ ám sát người được cho là ông Kim Jong Nam. Luật sư của nghi phạm Siti tuyên bố ông cần thêm thời gian để nghiên cứu nội dung từ điện thoại và máy tính của ông Ri. Các công tố viên có thể sẽ dành thời gian cho những nhân chứng khác trong phiên tòa tuần tới. Trong khi đó, công tố viên Wan Shaharuddin Wan Ladin nói rằng phiên tòa sẽ không triệu tập thêm bất cứ nhân chứng nào mới cho đến khi các luật sư kết thúc thẩm vấn điều tra viên trưởng. Khoảng 26 người đã được triệu tập để làm chứng trong phiên tòa xử Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah. Hơn 10 nhân chứng khác có thể sẽ được triệu tập trước khi phiên tòa tạm dừng vào tháng 3. Nếu được tuyên bố vô tội, hai nữ nghi phạm sẽ được trả tự do. Nếu không, phiên toàn sẽ kéo dài trong một vài tháng tới trước khi đưa ra phán quyết cuối cùng. Theo Thế Long / Zing Theo AP , phiên tòa bắt đầu trở lại vào ngày 22/1, sau 7 tuần tạm ngưng. Một trong những bằng chứng quan trọng là nội dung trên điện thoại di động của người được cho là ông Kim Jong Nam, thứ có thể cung cấp lý do dẫn đến vụ ám sát. Thế Long
234
Italia phát hiện 8 người di cư thiệt mạng trên biển. Lực lượng bảo vệ bờ biển Italia vừa phát hiện thi thể 8 người di cư đang trôi dạt trên vùng biển ngoài khơi Libya. Lực lượng bảo vệ bờ biển Italia vừa phát hiện thi thể 8 người di cư đang trôi dạt trên biển và cứu sống 84 người di cư khác trên một chiếc xuồng cao su tại vùng biển ngoài khơi Libya vào ngày 6/1. Tàu của Lực lượng bảo vệ bờ biển Lybia chở những ngườ di cư sau khi họ được cứu tại khu vực ngoài khơi bờ biển Libya. (Nguồn: AFP/TTXVN). Theo thông báo của lực lượng bảo vệ bờ biển Italia, bằng máy bay tuần tra trên biển, họ đã phát hiện một chiếc xuồng cao su chở những người di cư đang trôi dạt tại vùng biển ngoài khơi Libya. Lực lượng cứu hộ đã nhanh chóng đưa những người di cư lên thuyền và đưa đến nơi an toàn. Hàng trăm nghìn người di cư châu Phi đã chạy trốn khỏi đói nghèo và bạo lực tại quê nhà và hiện đang mắc kẹt tại Libya, nơi mà họ hy vọng sẽ được đưa tới châu Âu thông qua đường biển vào Italia. Các tổ chức buôn lậu người đã lợi dụng tình trạng này để đưa người nhập cư bất hợp pháp vào châu Âu. Chính phủ Libya đã yêu cầu Liên minh châu Âu cung cấp tàu và radar để giúp các lực lượng chức năng làm nhiệm vụ ngăn chặn việc buôn lậu người di cư qua vùng Địa Trung Hải./. Quỳnh Hoa/VOV - Trung tâm Tin Theo Reuters
235
Di cư và bi kịch nối dài. Bi kịch của dòng người tỵ nạn và người di cư tuyệt vọng kiếm tìm sự an toàn ở những miền đất yên bình hơn suốt mấy năm qua ám ảnh toàn thế giới. Hàng đoàn người di chuyển liên tục qua biên giới các nước châu Âu trong khi các chính khách kêu gào đổ lỗi. Hàng chục thiếu nữ chết thảm do bị xâm hại tình dục. Hàng nghìn xác chết tạo thành những đợt thủy triều thi thể ... đối lập với cảnh phè phỡn của đám tội phạm buôn người. Một bức tranh xám xịt về người di cư. Bán thân... cứu gia đình Theo Tổ chức nhập cư quốc tế, 2.839 người nhập cư đã thiệt mạng trên con đường biển Địa Trung Hải đến châu Âu kể từ đầu năm 2017. Gần đây nhất, ngày 8-11, các nhà điều tra Italia tin rằng, sự xâm hại về thể chất và tình dục là một trong những nguyên nhân có khả năng nhất dẫn đến cái chết của 26 thiếu nữ nhập cư vừa được tìm thấy thi thể ở Địa Trung Hải. Thi thể của những cô gái xấu số được phát hiện hồi cuối tuần vừa rồi ở biển Địa Trung Hải, dọc một tuyến đường biển thường được người nhập cư châu Phi dùng để xâm nhập vào châu Âu nhằm tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Giới chức Italia cho hay, họ đã bắt đầu tiến hành điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết của 26 bé gái vẫn còn ở tuổi vị thành niên này. Các nhà điều tra tin rằng những nạn nhân đó là người nhập cư đến từ Niger và Nigeria. Các cơ quan chức năng của Italia giải cứu người tỵ nạn. Ảnh: Eyevine. Các công tố viên đang tập trung hướng điều tra vào khả năng những cô bé tuổi vị thành niên là nạn nhân của đường dây mua bán dâm. Trong một báo cáo gần đây, tờ Corriere della Sera của Italia cho biết, họ chứng kiến tình trạng gia tăng số thiếu nữ và phụ nữ Nigeria được những kẻ buôn người đưa đến Italia để phục vụ cho ngành công nghiệp mua bán dâm. Các nhân viên điều tra sẽ tiến hành khám nghiệm tử thi để tìm kiếm bằng chứng về khả năng 26 thiếu nữ tuổi vị thành niên nói trên bị xâm hại về thể chất và tình dục. "Riêng trong năm 2016, có đến hơn 11.000 phụ nữ và bé gái Nigeria hoặc băng qua lục địa châu Phi hoặc đi bằng thuyền vào Italia. Đây là nơi những kẻ buôn người đang chờ đợi để lừa và giăng bẫy họ... Các quốc gia châu Âu như Rumani, Italia và Hy Lạp chứng kiến tình trạng buôn bán người gia tăng ở mức cao nhất. Hầu hết các nạn nhân là những thiếu nữ tuổi từ 14 đến 18", tiến sĩ John DeGarmo, chuyên gia về chăm sóc trẻ em và nạn buôn bán người cũng là Viện trưởng Viện Foster Care, cho biết. Theo Cao ủy Liên Hiệp Quốc (LHQ) về người tỵ nạn (UNHCR), họ nhận được nhiều báo cáo cho thấy do hết tiền hoặc bị cướp, nhiều trẻ em phải bán dâm cho những kẻ buôn người để đảm bảo gia đình có thể tiếp tục hành trình tới châu Âu. Nhiều trẻ em tỵ nạn buộc phải quan hệ tình dục với những kẻ buôn người thay cho khoản phí giúp gia đình di cư sang châu Âu. Một số trẻ em không có người lớn đi kèm, phải đối mặt với những mối nguy hiểm lớn hơn. Trường hợp 26 thi thể được phát hiện ở bờ biển Italia là một điển hình. Các chuyên gia cho biết, những phụ nữ đi một mình cũng gặp nhiều nguy cơ khi băng qua châu Âu trong đêm, dọc các tuyến đường thiếu an toàn hoặc trú tại những nơi nguy hiểm. Đề cập tới số phận bị thảm của các cô gái di cư từ châu Phi đến châu Âu, người phát ngôn của Hội Chữ thập đỏ Libya, Al-Khalis al-Bosaifi, nói rằng trong số các nạn nhân có tới ba phần tư là phụ nữ. Những người di cư bị nạn không mang theo bất kỳ giấy tờ tùy thân nào nên việc xác định quốc tịch gặp rất nhiều khó khăn. Những đợt thủy triều... thi thể UNHCR thông báo tuyến đường biển giữa Bắc Phi và Italia đang trở nên "nguy hiểm hơn" so với các tuyến đường giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Theo cơ quan này, vào lúc cao điểm , có tới 880 người đã bị chết đuối trong một tuần khi một số thuyền chở người tỵ nạn bị chìm trên Địa Trung Hải. Trong số những người thiệt mạng, phụ nữ và trẻ em vẫn chiếm phần đông. Chỉ tính riêng tại Italia, trong những năm qua, nước này là điểm đến của dòng người di cư trên biển, với hơn nửa triệu người kể từ năm 2014. Trong năm 2016, số người đến Italia đã lên mức kỷ lục là 181.000 người, trong đó phần lớn xuất phát từ Libya. LHQ cho biết, số lượng người di cư chết đuối tại Địa Trung Hải khi đang cố gắng vượt biển đến châu Âu đã là 5.000 tính tới cuối năm 2016 cao nhất theo số liệu thường niên. Trong khi đó, theo số liệu thống kê của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố, tính tới cuối năm 2016, đã có gần 7.200 người di cư và tỵ nạn chết hoặc mất tích khi cố gắng vượt biển Địa Trung Hải đến Italia, Hy Lạp, Cộng hòa Cyprus và Tây Ban Nha, tăng hơn 20% so với năm 2015. Một phụ nữ di cư may mắn được cứu thoát và đưa vào bờ. Phát ngôn viên LHQ William Spindler cho biết sở dĩ có sự tăng vọt các trường hợp tử vong của người di cư là do thời tiết xấu, rủi ro của từng con thuyền cũ kỹ và những chiến thuật liều mạng để tránh bị phát hiện. Ông Spindler nhận định con số 5.000 người tử vong là "đáng báo động" và các hoạt động của bọn buôn người khi đưa hàng ngàn người di cư đi cùng lúc trên những con thuyền chật hẹp đã gây rất nhiều khó khăn cho lực lượng cứu hộ. Ngoài ra, hầu hết các trường hợp tử nạn là do người di cư phải vượt biển bằng tuyến đường dài nguy hiểm hơn vòng qua Bắc Phi sau khi tuyến đường di cư ngắn hơn từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hi Lạp bị phong tỏa. Theo IMO, với thống kê trên, trung bình mỗi ngày khoảng 20 người di cư thiệt mạng. Người phát ngôn Cơ quan tỵ nạn LHQ Federico Fossi cho biết, số người chết trong quá trình di cư tăng lên hằng năm. Năm 2015, cứ 269 người di cư vượt biển đến châu Âu thì có 1 người thiệt mạng, con số này của năm 2016 là 1 trong số 88 người. Nguyên nhân của những cái chết ngoài việc phải đi trên những con tàu ọp ẹp, nhỏ bé với lượng người quá lớn, khi tàu chìm, những chiếc áo phao kém chất lượng cũng gián tiếp trở thành kẻ "giết người" mà người di cư mặc để vượt biển sang châu Âu được truyền thông quốc tế bóc mẽ, phơi bày chân tướng. Trang báo điện tử DailyMail (Anh) cho biết, những chiếc áo phao giả, không đạt tiêu chuẩn an toàn khiến hàng trăm người dân di cư trong quá trình vượt biển sang châu Âu đã bị chết đuối thương tâm. Rất nhiều người đã bỏ mạng trên biển vì những chiếc áo cứu sinh như thế. Chúng sẽ ngấm nước và có thể kéo bạn xuống thay vì giúp bạn nổi lên theo đúng tác dụng của một chiếc áo phao. Tôi đã chứng kiến hàng trăm người chết vì bị áo phao rởm lôi tuột xuống biển", R.Kempson, một người thoát chết may mắn do lực lượng cứu hộ phát hiện kịp thời tại Hy Lạp kể lại. Theo người phát ngôn Tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ Libya (LRSC) Mohammed Misrati, nước này đang phải vật lộn với những đợt thủy triều thi thể ngày càng tồi tệ. Các tình nguyện viên của LRSC đã thu lượm hàng trăm thi thể những người di cư xấu số trên biển dạt vào bờ khi thủy triều lên trong năm qua, trong số đó nhiều người chỉ còn là khung xương trong bộ quần áo cuối cùng. Lũ buôn người khát máu Melissa Fleming, một phát ngôn viên của UNCHR cho biết, trên đường đi tìm vùng đất mơ ước, phụ nữ và trẻ em gái ngoài muôn vàn khó khăn, nguy hiểm luôn rình rập từ biển cả, khí hậu... khó khăn lớn nhất mà họ phải vượt qua chính là tâm địa tàn ác của lũ buôn người. Theo số liệu thống kê mới nhất của Cơ quan Cảnh sát châu Âu (Europol) và Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol), chỉ tính riêng trong năm 2015, những kẻ buôn người đã kiếm được hơn 5 tỷ USD từ dịch vụ đưa người tỵ nạn tới châu Âu. Năm 2015, 90% những người tỵ nạn đến châu Âu thông qua dịch vụ nói trên, với chi phí mỗi chuyến vượt biên có giá khoảng 3.200-6.500 USD. Hơn 50% trong số 1.500 người vượt biên được hỏi cho biết đã trả khoản chi phí này bằng tiền mặt và khoảng 16% các trường hợp thanh toán khác được chính các thành viên gia đình người tỵ nạn đã tới châu Âu trước đó chi trả. Báo cáo của Europol và Interpol cho biết, các đường dây đưa người tỵ nạn bất hợp pháp vào châu Âu thường do các tổ chức tội phạm từng dính vào các hoạt động buôn bán ma túy cầm đầu và lợi nhuận chúng kiếm được từ dịch vụ này là rất lớn. Để hợp pháp hóa những khoản tiền bẩn khổng lồ thu được, bọn buôn người sử dụng hình thức chuyển tiền qua biên giới bằng cả đường bộ và hàng không, sau đó chúng lại tìm cách "rửa" các khoản tiền trên thông qua các cửa hàng bán thực phẩm khô, các nhà hàng ăn hay các doanh nghiệp vận tải... Điều đáng lo ngại là các nhóm tội phạm buôn người vào châu Âu vẫn đang làm ăn phát đạt. Một bé gái Syria gào khóc khi bị những người di cư và tị nạn khác chèn ép tại biên giới của Hy Lạp và Macedonia. Ảnh Reuters. Việc các quốc gia châu Âu lúng túng trong khi xử lý cuộc khủng hoảng nhập cư đã và đang tạo ra những mảnh đất màu mỡ cho dịch vụ trung chuyển người vượt biên bất hợp pháp. Thống kê của Europol và Interpol cho thấy, trong năm 2015, hơn một triệu người di cư đã tới châu Âu và năm 2016, con số này dự kiến sẽ còn cao hơn. Một trong những thị trường sôi động nhất của các tổ chức vận chuyển người tỵ nạn là Libya. Theo Europol, tại nước này hiện có khoảng 800.000 người tỵ nạn đang chờ cơ hội để vượt biển sang EU, bất chấp nguy hiểm tính mạng. UNHCR kêu gọi tất cả các cơ quan chức năng trong EU phải ngay lập tức thực hiện những giải pháp an ninh khẩn cấp trước mối lo ngại về tình trạng bạo lực và lạm dụng tình dục đối với những phụ nữ tỵ nạn, nhập cư và con cái của họ trên đường đến châu Âu. Dòng người bất tận Trang tin "isn.ethz.ch" (Thụy Sĩ) mới đây có bài phân tích về làn sóng di cư và số phận người di cư của nữ tác giả Catherine W. Wenden, chuyên gia thuộc Tổ chức nhân quyền Conectas, với nhận định rằng hiện có khoảng 1 tỷ người đang di chuyển nơi cư trú và làn sóng di cư đã trở thành một hiện tượng toàn cầu. Vào đầu thế kỷ 21, tình trạng di cư quốc tế đạt mức độ cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, không giống như trước đây khi làn sóng di cư chủ yếu là của người châu Âu, ngày nay với dân số đang suy giảm, châu Âu đã trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của người di cư. Sự đột biến trong làn sóng di cư hiện nay đã diễn ra cách đây khoảng 20 năm, khi bắt đầu xuất hiện các dòng người di cư trên thế giới. Các nguyên nhân như đô thị hóa, áp lực về bùng nổ dân số, kinh tế suy thoái, tỉ lệ thất nghiệp cao, chiến tranh, xung đột... là những nguyên nhân chủ yếu làm bùng nổ làn sóng vượt biên và tạo ra những "hiệu ứng" di cư, gia tăng tính di động của quần thể người vốn đã định canh, định cư trước đây, nhất là đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát của nhiều quốc gia và trở thành vấn đề toàn cầu hiện nay. Một số nơi bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng bởi các dòng người di cư mới, ví dụ như các hòn đảo thuộc biển Địa Trung Hải, vùng Caribe và một số vùng biên giới như khu vực Thrace nằm giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Dòng người đổ vào châu Âu có thể được chia thành ba nhóm: người tỵ nạn, người di cư kinh tế và những người lánh nạn do bạo lực. Trên nhiều phương tiện và ấn phẩm truyền thông, trong đó có cả tờ The Washington Post, những khái niệm này được sử dụng thay thế lẫn nhau. Tuy nhiên sự khác biệt không chỉ là vấn đề ngữ nghĩa, mà nó còn mang tính quyết định đối tượng nào có thể ở lại hợp pháp hoặc bị gửi trả về nước. Theo luật quốc tế - và luật tỵ nạn của Hoa Kỳ và phần lớn các quốc gia phương Tây - khái niệm người tỵ nạn (refugee) chỉ một nhóm người rất nhỏ. Theo luật, người tỵ nạn là người bỏ trốn khỏi đất nước của mình bởi họ có cơ sở để lo sợ sẽ bị ngược đãi vì những lý do chủng tộc, tôn giáo, dân tộc, quan điểm chính trị hay vì là thành viên của một nhóm xã hội cụ thể nào đó. Không quốc gia nào có quyền gửi trả người tỵ nạn về nơi cuộc sống của họ có thể bị đe dọa, bất kể quốc gia đó đã ký Công ước LHQ về người tỵ nạn hay chưa. Ngược lại, người di cư (migrant) là một khái niệm không được quy định trong luật quốc tế. Theo cách nói thông thường, khái niệm này được sử dụng để chỉ những người tìm kiếm cơ hội việc làm. Các quốc gia không có nghĩa vụ pháp lý đối với người di cư - các nước hoàn toàn có thể từ chối nhập cảnh hoặc trục xuất họ. Do đó khi các chính trị gia châu Âu đánh đồng tất cả những người đang chờ đợi ở biên giới là người di cư , họ hàm ý rằng nước mình chẳng phải có nghĩa vụ gì với nhóm người này. Thêm vào đó, có một sự thật là chính những chiến dịch giải cứu quá hào phóng chỉ thu hút thêm nhiều người tỵ nạn và di cư. Tháng 10 năm 2013, Italia tiến hành chiến dịch Mare Nostrum - một chiến dịch tìm kiếm và cứu trợ người di cư băng qua Địa Trung Hải. Chương trình này đã cứu sống hơn 130.000 người khỏi cảnh chết giữa biển khơi. Thế nhưng nó vẫn chịu nhiều chỉ trích gay gắt và chiến dịch Mare Nostrum bị dừng lại vào tháng 10 năm 2014. Ông Fabrice Leggeri - người đứng đầu Cơ quan biên phòng của EU và Frontguard, cho rằng truyền thông là "chìa khóa" để xóa nhòa những viễn cảnh mà những kẻ buôn người vẽ ra cho người di cư về một cuộc sống mới ở châu Âu. Nguyễn Hòa
236
Lật thuyền di cư, 26 phụ nữ Nigeria chết đuối. Đến ngày 5/11, thi thể của 26 người phụ nữ bị chết đuối trên đường di cư từ Lybia sang châu Âu đã được phát hiện và đưa về bờ biển Italia. Các nhà điều tra nước này đang tiến hành điều tra về vụ việc thương tâm trên. Vào ngày 3/11, thi thể của 23 phụ nữ đã được tàu Cantabria của Tây Ban Nha đang hoạt động trong lực lượng chống buôn người Sophia của EU, đưa về đất liền. Sau đó, 3 thi thể khác tiếp tục được tìm thấy và đưa về bờ, theo phát ngôn viên của Sophia. Tất cả được cho là người Nigeria. Chính quyền đang tiến hành điều tra nguyên nhân tại sao tất cả nạn nhân tử vong đều là phụ nữ. Các nhà điều tra cũng đang tìm kiếm dấu hiệu của bạo lực với phụ nữ. Chính quyền địa phương chia sẻ với các phương tiện truyền thông Ý rằng các nạn nhân di chuyển bằng một chiếc thuyền buồm và nó có thể là một chiếc thuyền vận chuyển nô lệ tình dục, chuyên chở các nạn nhân đi làm gái mại dâm. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng việc di chuyển phụ nữ bằng thuyền là quá mạo hiểm vì vậy những kẻ buôn người sẽ không làm điều đó vì chúng có thể mất tất cả hàng hóa vì một tai nạn. Theo chuyên gia, cứ 5 nam giới tử vong trên đường di cư qua Đại Trung Hải thì có 6 nữ giới thiệt mạng. Bên cạnh đó, theo chuyên gia nhập cư Sine Plambech, giáo sư tại Đại học Columbia, số lượng phụ nữ di cư tử vong nhiều là một điều dễ hiểu khi cứ mỗi 5 người đàn ông chết đuối trên những chiếc thuyền cao su cố gắng vượt qua Địa Trung Hải, thì có 6 phụ nữ cũng chết đuối. Nguyên nhân dẫn đến con số trên được giáo sư Sine chia sẻ có thể là do kỹ năng bơi lội của nữ giới kém hơn nam giới, do họ nỗ lực cứu con cái của mình hoặc do họ mặc nhiều quần áo nặng hơn. Theo Bộ Nội vụ Italia, trong 10 tháng đầu năm 2017, hơn 111.700 người di cư đã đến nước này, giảm 30% so với năm trước. Ngày 3/11, Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cho biết, hơn 2.560 người di cư đã được cứu trong 4 ngày tuần qua và tổng cộng đã có 2.839 người thiệt mạng khi cố gắng vượt biển tính từ đầu năm đến nay. Trà Li dailymail.co.uk
237
Kỳ quặc nhà hàng khuyến khích khách cởi bỏ quần áo. Một nhà hàng ở thành phố New York, Mỹ, khuyến khích khách cởi bỏ quần áo để trải nghiệm không khí như trên bãi biển. Để chào đón lễ hội Ferragosto, đánh dấu bắt đầu kỳ nghỉ mùa hè của người Italia, nhà hàng Gardënia ở thành phố New York, Mỹ, đã quyết định tổ chức một sự kiện đặc biệt vào tuần trước để tri ân khách hàng thân quen. Nhà hàng Gardëni đã đề nghị các khách hàng quen mang trang phục bikini, quần soóc và đồ xa-rông, đồng thời bỏ giày khi tới ăn tại đây. Mọi người sẽ được cung cấp dép hở mũi để đi lại. Chúng tôi muốn tất cả mọi người quên các quy tắc ăn mặc chuẩn vào đêm nay và hãy xõa hết mình , Dylan Dinho, nhân viên của nhà hàng Gardënia, cho biết. Các nhà tổ chức đã làm tất cả để tái hiện bầu không khí vùng Địa Trung Hải với một bãi biển tạm thời, được tạo ra bằng cách đổ cát quanh bể bơi. Các thực khách có thể tận hưởng không gian đặc biệt này từ 4 giờ chiều tới khi nhà hàng đóng cửa. Trong thời gian này, khách có cơ hội thưởng thức các món ăn và đồ uống đặc trưng ở vùng bờ biển Italia.
238
Thứ trưởng Lê Quang Hùng kiểm tra để nghiệm thu kỹ thuật xây dựng công trình đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn. Ngày 2/2, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng đã đi thực tế hiện trường công trình xây dựng đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, để có kết luận nghiệm thu hợp phần công trình xây dựng này. Thứ Trưởng Lê Quang Hùng kiểm tra vị trí sạt lở đoạn Mông Dương, dự án cải tạo, nâng cấp đường 18 cơ bản xử lý xong. Dự án cao tốc Hạ Long - Vân Đồn do Cty CP BOT Biên Cương làm chủ đầu tư, gồm 2 phần là cao tốc Hạ Long - Cẩm Hải với tổng chiều dài 53,6km, tổng mức đầu tư khái toán gần 14.000 tỷ đồng và cải tạo nâng cấp quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương với tổng chiều dài là 31,25km, khai toán 2.000 tỷ đồng. Dự án được khởi công từ tháng 9/2015 với 15 gói thầu (9 gói thầu đường và 6 gói thầu cầu). Đây là dự án trọng điểm đóng vai trò kết nối tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh cũng như vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hiện dự án cao tốc Hạ Long - Cẩm Hải đã thông tuyến, xe con gầm cao đi được từ nút giao cắt đường quốc lộ 18 (xã Đại Yên, TP Hạ Long) đến (xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn). Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương đã hoàn thành; ngày 29/1/2018 Cty CP BOT Biên Cương đã thử thu phí (phát vé không thu tiền) dự án này tại các trạm Km153+450 và Km156+985. Giám đốc Cty CP BOT Biên Cương báo cáo Thứ trưởng Lê Quang Hùng về dự án đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn. Ông Nguyễn Văn Thành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh báo cáo Thứ trưởng Lê Quang Hùng về dự án sân bay Vân Đồn. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng đi thực tế kiểm tra hiện trường tuyến đường; và chủ trì cuộc họp với Nhà đầu tư, cơ quan Thường trực, tổ chuyên gia báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ công trình, kết quả thẩm định quy trình quy phạm, kỹ thuật xây dựng theo luật định. Vũ Phong Cầm
239
Quảng Ninh: Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương đã 'lột xác' thế nào?. Nhờ được đầu tư theo phương thức BOT, với tổng số vốn 1.400 tỷ đồng, dự án nâng cấp Quốc lộ 18, đoạn Hạ Long - Mông Dương nhanh chóng hoàn thành và mới đây đã chính thức đưa vào sử dụng. Giờ đây, mỗi khi đi qua Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương, tuyến đường kết nối giữa Hạ Long và Cẩm Phả, giữa miền Đông và miền Tây tỉnh Quảng Ninh, người dân đã không còn phải vật vã với cảnh kẹt xe nhiều giờ đồng hồ hay di chuyển trên những đoạn đường chật hẹp, nguy hiểm. Thay vào đó là tuyến đường mới rộng rãi được quy hoạch xây dựng đáp ứng yêu cầu phát triển mới của địa phương. Được khởi công từ ngày 2/9/2015, dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18, đoạn Hạ Long - Mông Dương là thành phần của dự án cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cải tạo nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương. Nhờ được đầu tư theo phương thức BOT, với tổng số vốn 1.400 tỷ đồng, dự án nhanh chóng hoàn thành và mới đây đã chính thức đưa vào sử dụng. Cách đây 2 năm, tuyến Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long- Mông Dương là nỗi ám ảnh của bất cứ ai mỗi khi đi qua cung đường này. Xe cộ nườm nượp suốt ngày đêm, trong khi tuyến đường cũ kỹ, chật hẹp bao năm không được mở rộng, cải tạo. Đường chỉ có 2 làn xe nhưng lại không dải phân cách, trong khi liên tục phải chịu sức ép lớn từ việc gia tăng lưu lượng qua lại của các phượng tiện cơ giới, khiến ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều đoạn đường xập xệ, không những ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị mà còn gây mất an toàn giao thông. Ông Nguyễn Minh Hải, người dân sống bên đường nhớ lại: Đây là tuyến đường có lượng xe qua lại rất lớn, nhiều xe khách, xe tải, nên trước đây người dân chúng tôi mỗi khi ra đường rất lo sợ. Tình trạng kẹt xe hàng giờ vốn là chuyện như cơm bữa trên tuyến đường này. Nhưng đó đã là chuyện trong quá khứ. Giờ đây, tuyến Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long Mông Dương đã được nâng cấp, cải tạo, đem đến diện mạo hoàn toàn mới. Tuyến đường hiện tại có chiều rộng 20,5m với 4 làn xe cơ giới, có dải phân cách cứng. Trên tuyến đường bố trí 6 nút giao bằng và 1 trạm thu phí. Không chỉ giao thông thông thoáng, thuận lợi, mà dọc tuyến đường còn được đầu tự hạ ngầm hệ thống điện, viễn thông, làm vỉa hè, trồng cây xanh tạo mỹ quan cho đô thị. Dự án nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long Mông Dương khi hoàn thành đã mang đến không gian đô thị mới cho thành phố Cẩm Phả, góp phần thúc đẩy hoạt động giao thương, phát triển du lịch, rút ngắn khoảng cách từ Cẩm Phả đến các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh. Tới đây, tuyến cao tốc Hải Phòng - Vân Đồn cũng sẽ hoàn thành, rồi cao tốc Vân Đồn -Móng Cái được khởi công. Cuối quý II/2018, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn sẽ chính thức vận hành Những kết quả này có được đều nhờ vào cách làm năng động của tỉnh Quảng Ninh, đó là huy động nguồn vốn xã hội hóa thông qua BOT, như ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh từng khẳng định, nếu chỉ trông chờ vào ngân sách nhà nước thì Quảng Ninh phải chờ đến 10 năm hoặc lâu hơn nữa mới có thể xây dựng được hạ tầng khang trang như hiện nay. Minh Vũ
240
Cận cảnh 'con đường đau khổ' QL18 hồi sinh. QL18 đoạn Hạ Long - Mông Dương hồi sinh sau khi được nâng cấp, cải tạo. Hai năm trở về trước, QL18 đoạn Hạ Long - Mông Dương là tuyến đường nhỏ hẹp, chỉ hai làn xe chạy và bị xuống cấp nghiêm trọng do sự gia tăng của các phương tiện cơ giới. Nhờ Dự án BOT nâng cấp cải tạo Quốc lộ 18 tuyến Hạ Long Mông Dương (Quảng Ninh), con đường gập ghềnh, bụi bặm, gây bao khó khăn, trở ngại cho hoạt động giao thông ngày nào nay đã khang trang, sạch đẹp, làm nức lòng hàng triệu người qua lại. Chia sẻ của các chủ phương tiện và người dân sinh sống trên địa bàn, việc hồi sinh con đường đau khổ trước kia không chỉ góp phần làm đẹp thêm diện mạo giao thông đô thị cho thành phố Cẩm Phả, mà còn thúc đẩy hoạt động giao thương từ Cẩm Phả đến các địa phương khác của tỉnh Quảng Ninh. Cùng đó, cơ sở hạ tầng sập xệ, không có dải phân cách nên đây là đoạn đường tiềm ẩn nhiều nguy cơ về mất an toàn giao thông, khiến các chủ phương tiện luôn cảm thấy bất an trong quá trình lưu thông. Đồng thời, tuyến đường sắt chạy dọc QL18 cũng ảnh hưởng đến hình ảnh mỹ quan đô thị của thành phố Cẩm Phả. Trước thực trạng bức bối trên, tỉnh Quảng Ninh đã nhanh chóng triển khai Dự án cải tạo, nâng cấp QL18, đoạn Hạ Long - Mông Dương. Đây là dự án thành phần của dự án giao thông trọng điểm cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, được đầu tư theo hình thức BOT, với tổng vốn đầu tư hơn 1.381 tỷ đồng. Dự án khởi công ngày 2/9/2015 và hoàn thành sau hơn hai năm triển khai. Tuyến đường hoàn thiện dài 31,5km, điểm đầu tại Km 132+330 QL 18 thuộc phường Hà Tu, TP Hạ Long, điểm cuối là nút giao giữa QL18 với đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn. Hướng tuyến đi theo QL18 cũ, chiều rộng nền đường 20,5m. Các đoạn qua khu dân cư được cơi thêm hệ thống rãnh dọc. Đoạn dân cư đông đúc bám mặt tiền tuyến dài khoảng 5,76km, gồm 4 làn xe cơ giới, trên tuyến bố trí 6 nút giao bằng và một trạm thu phí. Nhờ tích cực triển khai đúng tiến độ, hiện nay, dự án BOT QL18 đoạn Hạ Long Mông Dương đã hoàn thiện giúp các phương tiện lưu thông thuận lợi, giao thông thông thoáng cùng cảnh quan, cây xanh đẹp mắt. Đình Quang
241
Câu chuyện 60 năm của BIDV Hải Dương (Kỳ 1). BIDV coi việc của doanh nghiệp như việc của mình, cùng chia sẻ, tư vấn, tháo gỡ khó khăn. Kỳ 1: Hải Dương ngày ấy - bây giờ Từ nhiều thập niên trước Hải Dương đã có các công trình, nhà máy là trọng điểm kinh tế, công nghiệp của tỉnh, cũng như của đất nước: đại công trình thủy nông Bắc Hưng Hải, Nhà máy sứ Hải Dương, Xi măng Hoàng Thạch, Nhiệt điện Phả Lại, vật liệu xây dựng, chế tạo và lắp máy, nhiều khu công nghiệp mới đã ra đời Phương hướng phát triển của Hải Dương hiện nay được xác định là tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Ngành công nghiệp không khói, có dự án khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng 300 ha tại khu di tích lịch sử Côn Sơn - Kiếp Bạc, một trong 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của đất nước, gắn với chiến công hiển hách của triều Trần, ba lần đánh tan quân Nguyên Mông, thế kỷ XIII, gắn với các đại danh nhân, anh hùng dân tộc kiệt xuất Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi nói như vậy để thấy, tỉnh trọng điểm kinh tế Hải Dương khá phong phú, hấp dẫn cả kinh tế - văn hóa, làm ăn năng động. Đó là nguồn khách hàng to lớn của BIDV, vấn đề mấu chốt là BIDV cạnh tranh hấp thụ ra sao, là người bạn đồng hành với các doanh nghiệp, tư doanh ra sao trong thời buổi kinh tế thị trường, khi nhìn lại 60 năm thành lập BIDV, bắt đầu từ Ngân hàng Kiến thiết, năm 1957. Anh Đoàn Văn Nghệ, nguyên Phó giám đốc, và Giám đốc chi nhánh từ 1990 đến 2007 và Giám đốc đương nhiệm Nguyễn Văn Tuấn là hai lãnh đạo tôi cần gặp khi về Hải Dương trong lần đi viết này. Nhưng cả hai cùng dự hội nghị của Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, do anh Nghệ làm Chủ tịch Hiệp hội, nên tôi đề nghị đến các khách hàng ruột của Chi nhánh trong lúc chờ. Tôi biết, BIDV Hải Dương cũng được hưởng lợi từ mối quan hệ khách hàng hội viên của Chủ tịch Hiệp hội Nghệ. Phó giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Vũ Mạnh Hùng linh hoạt dẫn tôi đến hai doanh nghiệp gần nhất trong thành phố để mục sở thị từ chính những người vay vốn làm ăn nói về BIDV. BIDV Hải Dương - Nơi đỡ đầu của nhiều DN lớn * * * Chủ tịch HĐQT Lilama (lắp máy) 69 - 5 vừa được bầu năm 2016, Đỗ Trọng Toàn và Kế toán trưởng Đỗ Xuân Trường tiếp chúng tôi. Toàn kể, những ngày đầu lắp máy cho Xi măng Hoàng Thạch, xí nghiệp chỉ có khoảng 200 công nhân. Nay là 1.800 công nhân, vốn chủ sở hữu 105 tỷ đồng, tổng tài sản 800 tỷ. Lilama luôn gắn với các công trình trọng điểm: xi măng Hoàng Thạch, Thăng Long, Hạ Long, Cẩm Phả, Hải Phòng, Phúc Sơn, Bút Sơn, Nghi Sơn, Xuân Thành (công suất Xuân Thành 12.500 tấn/ngày) hay nhiệt điện Uông Bí, Mông Dương; lọc dầu Nghi Sơn, Vũng Áng; các dây chuyền khai thác than, khoáng sản Theo Toàn, Lilama nhiều phen lao đao, không ngon ăn đâu. Không ngon vì sao? Bởi công nghiệp nước mình làm gì đã thành nền , đặc biệt là ngành cơ khí. Những thập niên chuyển đổi cơ chế, bị khủng hoảng do lạc hậu công nghệ, do công nghiệp và công nghệ bãi rác giá rẻ nhảy bổ vào Các nhà máy cơ khí Quang Trung, Trần Hưng Đạo ở Hà Nội giờ đều nhường đất cho những khu đô thị cao cấp, những trung tâm thương mại sầm uất. Vì vậy, thời khó khăn năm 2003 - 2006 công nhân Lilama li tán, bỏ nghề vì thiếu việc làm, nợ đọng mỗi năm hàng chục tỷ. Gần đây thôi, là từ cuối 2011 đến 2015, ngành thép và xi măng ốm nặng , nên Lilama cũng khó khăn theo. Ví như Dự án đầu tư mở rộng Gang thép Thái Nguyên giai đoạn II đang phải thanh tra. Nó khởi công từ 2007, dự kiến hoàn thành 2011 nhưng đến nay sau hơn chục năm, đã giải ngân hơn 4.500 tỷ, tổng mức đầu tư đề xuất điều chỉnh lên kỷ lục 8.100 tỷ đồng mà công trình vẫn dang dở Lilama lại gắn với ngành sắt thép, xi măng... không liêu xiêu sao được! - Nhưng bác ạ - Toàn bảo - từ đời bác Nghệ, đến đời anh Tuấn bây giờ chúng em vẫn gắn bó với BIDV. - Có thể giải thích vì sao các ông chung thủy với nhau không? - Trong con mắt em, BIDV làm ăn chuyên nghiệp, đầu cuối rõ ràng, dứt khoát. Hai bên hiểu nhau, tìm được tiếng nói đồng cảm bác ạ. BIDV coi việc của doanh nghiệp như việc của mình, cùng chia sẻ, tư vấn, tháo gỡ khó khăn. Các anh ấy giải quyết hạn mức tín dụng ổn định, có ưu đãi, cơ cấu khoản vay phù hợp; lúc chúng em khó khăn nhất các anh ấy không buông mà có phương án giãn nợ, hoãn nợ, tư vấn giúp doanh nghiệp hồi phục, cải thiện và đi lên. - Theo Toàn, Lilama qua giai đoạn hà hơi thổi ngạt chưa? Toàn mỉm cười, hào hứng: - Ít nhất, việc làm của Lilama dư dả đến đến hết 2018. Chúng em tập trung thu hồi nợ đọng, tái cơ cấu sản xuất bằng cách thoái vốn ở các công ty liên kết, tập trung vào dịch vụ sửa chữa, bảo trì các nhà máy lớn. Chả giấu gì bác, khi làm ở Nghi Sơn, một giám đốc người Nhật bảo, sao các ông không cho người làm dịch vụ bảo trì, sửa chữa tại chỗ? Ừ nhỉ. Tuyệt quá! Đúng là ngoại quốc có khác. Họ đi trước mình, tư duy kinh tế nhạy, nhìn phát ra ngay vấn đề Bọn em liền cắm 200 quân ở ngay Xi măng Nghi Sơn, giải quyết việc làm cho mấy trăm con người. - Còn những sản xuất khác và vay vốn ra sao? - Dạ, Lilama giờ xuất khẩu thiết bị, kết cấu thép sang Mỹ, Ý, Đan Mạch, Đức, Nhật, Hàn Quốc, đây cũng là chiến lược lâu dài để giảm áp lực cạnh tranh trong nước. Chúng em đã trao đổi với BIDV để có kế hoạch vay và sử dụng vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn hợp lý. Lilama có nhà máy cơ khí ở Tứ Kỳ, đầu tư 200 tỷ, trong đó vay của BIDV hơn 30%. Nhà máy này có thể đảm bảo sản xuất kết cấu thép và thiết bị đến 75% cho một nhà máy xi măng. Liên doanh với Đức chế tạo và lắp đặt thiết bị khai thác than Núi Béo trị giá hơn 1.000 tỷ đồng, trong đó vay của BIDV 25%... Rồi vốn vay cho Dự án băng tải than Cao Sơn, vốn lưu động cho bảo trì hàng trăm tỷ. Người lao động hiện có thu nhập bình quân 8,3 triệu đồng/tháng, có những công nhân kỹ thuật cao, làm khoán, tháng đạt 30 triệu đấy Anh Hùng Phó giám đốc BIDV đây làm chứng nhé, mối tình chung thủy của chúng em hay lắm. Trong khó khăn mới càng hiểu nhau, tin tưởng nhau, anh Hùng nhỉ. Nụ cười Toàn tươi tắn hẳn lên vì Hùng tiết lộ anh mới sinh con đầu lòng sau nhiều năm kết hôn. Sinh con đầu lòng giữa lúc Lilama bắt đầu ăn nên làm ra, nuôi được 1.800 con người, còn gì hạnh phúc hơn?! * * * May II Hải Dương là một doanh nghiệp đặc thù khác. Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty May II Hải Dương Đinh Trịnh Dũng vốn là lính lái xe trong chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn năm 1975 (anh sinh năm 1956). Ra quân thì đi học Tài chính - Kế toán và về làm may mặc. Dũng bảo, Hải Dương có hai công ty may Nhà nước, May I và May II. May II thành lập 1987, đến tháng 7/2013 thì cổ phần hóa và Dũng làm quản lý từ đó. Giờ thì May II đã là của gia đình anh. May II hiện giảm còn 1.100 công nhân, có 3 nhà máy ở thành phố Hải Dương, huyện Nam Sách và Thanh Hà. Công ty May I thành lập trước 30 năm, nhưng cũng như công ty May II của anh là tồn tại nhưng rất khó khăn dẫu chỉ là cố gắng để bảo hành vốn. Khó khăn bởi cạnh tranh cao, bởi may trong nước chủ yếu là may gia công (OEM), giá trị thấp, nếu không tích cực chuyển đổi từ gia công sang các hình thức FOB (tự chủ nguyên liệu) và ODM (tự thiết kế mẫu). Tổng giá trị xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 4% thị phần nhập khẩu toàn cầu do nặng về gia công. Vì vậy, nếu không có vốn vay ưu đãi của ngân hàng thì may không thể đứng được. Và nếu không chuyển hướng được thì vốn vay ngân hàng cũng khó phát huy hiệu quả. - Anh biết đấy - Đinh Trịnh Dũng bảo - Hải Dương như là Thủ đô may mặc nhưng chủ yếu là các công ty nước ngoài. Công ty trong nước khó cạnh tranh với họ bởi họ làm hàng FOB, hàng ODM. Nào may Tinh Lợi (Đài Loan) tới 18.000 công nhân, nào may Makalot (Đài Loan) 7.000 CN, Trấn An 4.000 CN, Global MFG (Hàn Quốc) 6.000 CN, Richway (Đài Loan) 5.000 CN, SHINTS BVT (Hàn Quốc) 6.000 CN... - Sản phẩm của May II xuất ở thị trường nào? - Tôi hỏi Đinh Trịnh Dũng. - Chúng tôi xuất khẩu 95%, chỉ 5% cho nội địa. Xuất khẩu lớn nhất là sang Anh, chiếm 65%. Còn lại là xuất Mỹ, Hàn Quốc, Nhật, Đức. Nhưng chúng tôi cũng chỉ cố giữ như hiện nay, tổng tài sản khoảng 103 tỷ đồng, lương bình quân 6,5 triệu đồng/tháng, cũng là do chúng tôi chưa đủ lực vươn xa, chưa đọ được với mấy doanh nghiệp nước ngoài. - May II vay ngân hàng thế nào? Dũng hóm hỉnh: - Chơi thân với anh Tuấn, giám đốc BIDV nên mới tồn tại được đấy, thực ra, vốn đầu tư thì đã trả hết, vốn lưu động, còn khoảng 50 tỷ. Nếu anh hỏi về chúng tôi và ngân hàng, chỉ tóm một câu thế này, ngân hàng với doanh nghiệp phải là người bạn đồng hành. Mối quan hệ với BIDV 30 năm qua đã nói lên điều đó, anh Hùng nhỉ. * * * Buổi chiều, sau dự hội nghị, Giám đốc Chi nhánh Nguyễn Văn Tuấn, nguyên Giám đốc Đoàn Văn Nghệ đã chờ sẵn. Anh Đoàn Văn Nghệ là giám đốc thứ tư kể từ 1957. Những bậc tiền bối thời Ngân hàng Kiến thiết hầu hết đã đi xa, để lại bâng khuâng mỗi khi nhắc về thời cấp phát, những năm chiến tranh nghèo đói và gian khổ. Anh Nghệ bảo, anh vẫn thường đi qua cái nhà ga tàu hỏa Hải Dương ấy mà bâng khuâng nhớ. Bởi gần ga là ngôi nhà hai tầng cũ kỹ, thân thiết của Ngân hàng Kiến thiết. Chỉ cần nghe nhắc lại những ngày xưa ấy, tôi biết Đoàn Văn Nghệ có tâm hồn văn nghệ (có khi cái tên mà cha mẹ đặt cho anh cũng do trời đất xui khiến, như hàm chứa cái duyên văn nghệ chăng). Nhưng anh lại làm nghề tài chính, ngân hàng. Làm từ cấp phát theo kế hoạch đến thời thương mại. Dẫu thế, chất nghệ của anh vẫn thi thoảng phát tiết. Anh viết báo, viết truyện ngắn, viết cả phim Chọn vợ (năm 2002) về BIDV và được giải Truyền hình Hải Dương. Có lần, tôi nghe một doanh nhân thành đạt nói, làm kinh doanh cũng cần có tố chất thăng hoa như thi sĩ. Chính cái thăng hoa, nhiều khi táo bạo ấy lại giúp anh ta có những quyết sách, hành động thăng hoa và thành công. Nhưng chắc chắn, sự tính toán, cho vay liên quan đến tiền bạc thì không thể lãng đãng được. Kỳ 2: Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công Ghi chép của Trần Quang Quý
242
Dự án nâng cấp QL18 Hạ Long-Mông Dương tạo nên không gian đô thị mới. Dự án nâng cấp, cải tạo QL 18 hoàn thành mang đến không gian đô thị mới cho thành phố Cẩm Phả, góp phần thúc đẩy hoạt động giao thương, rút ngắn khoảng cách từ Cẩm Phả đến các địa phương của tỉnh Quảng Ninh. Cách đây 2 năm QL 18 đoạn Hạ Long- Mông Dương là đường 2 làn xe. Sự gia tăng của các phượng tiện cơ giới tạo sức ép cho tuyến đường. Tuyến đường trở nên xuống cấp và quá tải. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng của tuyến đường sập xệ và không có dải phân cách nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ về mất an toàn giao thông. Bên cạnh đó, tuyến đường sắt chạy dọc theo tuyến quốc lộ 18 cũng gây ảnh hưởng đến hình ảnh mỹ quan đô thị của TP.Cẩm Phả. Hiện trạng dự án QL 18 đoạn Hạ Long- Mông Dương trước khi được nâng cấp, cải tạo. Dự án cải tạo, nâng cấp QL 18, đoạn Hạ Long - Mông Dương là dự án thành phần của dự án cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cải tạo nâng cấp QL 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương. Dự án được đầu tư theo phương thức BOT, với tổng vốn đầu tư trên 1381 tỷ đồng. Dự án nâng cấp cải tạo QL 18 đoạn Hạ Long, Mông Dương bắt đầu khởi công từ ngày 2.9.2015. Dự án có chiều dài 31,5km, điểm đầu tại Km 132+330 QL 18 thuộc phường Hà Tu, TP.Hạ Long; điểm cuối nút giao giữa QL 18 với đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, tại Km170+790 trên QL 18, thuộc địa phận phường Mông Dương, TP.Cẩm Phả. Quy hoạch, kiến trúc, xây dựng cầu đường: Hướng tuyến đi theo QL18 cũ, chiều rộng nền đường 20,5m. Các đoạn qua khu dân cư, cơi thêm hệ thống rãnh dọc. Đoạn dân cư đông đúc bám mặt tiền tuyến (dài khoảng 5,76km), áp dụng mặt cắt ngang 4 làn xe, co mặt đường xuống 16,5m, trên tuyến bố trí 6 nút giao bằng và 1 trạm thu phí. Sự đổi thay về hạ tầng của dự án QL 18 đoạn Hạ Long, Mông Dương sau khi nâng cấp, cải tạo. Sau hơn hai năm triển khai dự án đã hoàn thành. Tuyến đường được nâng lên 4 làn xe cơ giới, có dải phân cách cứng. Giao thông đã thông thoáng và thuận lợi hơn trước rất nhiều. Dọc tuyến đường được đầu tự hạ ngầm hệ thống điện, viễn thông, làm vỉa hè, trồng cây xanh tạo cảnh quan cho mỹ quan đô thị xanh sạch đẹp. Chang Liễu
243
Thử thu phí dự án nâng cấp và cải tạo quốc lộ 8 đoạn Hạ Long Mông Dương. Từ ngày 29/1, Cty CP BOT Biên Cương tổ chức vận hành thử hoạt động thu phí tại trạm thu phí dự án nâng cấp và cải tạo quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương đặt tại Km153+450 và Km156+985QL18 (Cẩm Phả). Qua 3 ngày thực tế thử vận hành thu phí các quy trình diễn ra hài hòa không bị ách tác giao thông. Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 18 đoạn Hạ Long Mông Dương có tổng chiều dài là 31,5km với tổng vốn đầu tư gần 1.400 tỷ đồng do Cty CP BOT Biên Cương làm chủ đầu tư theo phương thức BOT. Với nguồn vốn này, quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương đã được cải tạo từ hai làn đường vốn chật hẹp, hư hỏng, không có dải phân cách sang bốn làn đường thoáng rộng, bao gồm dải phân cách, vỉa hè, đèn đường, cây xanh. Dự án xây dựng trong 2 năm, nay đã hoàn thành đi vào tổ chức thu phí đầu tư tái sản xuất mở rộng. Phân luồng hướng dẫn phương tiện thử nhiệm thu phí đầu tư. Trạm thu phí đường BOT dự án nâng cấp quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Cẩm Phả Chủ đầu tư cho biết: Trong dịp Tết Nguyên Đán Mậu Tuất từ ngày 30/12 năm Đinh Dậu đến hết ngày mùng 5 tết Mậu Tuất (14/2/2018 - 20/2/2018) sẽ miễn phí vé cho tất cả các phương tiện qua trạm thu phí quốc lộ 18 đoạn Hạ Long- Mông Dương. Cty CP BOT Biên Cương áp dụng miễn phí vé cho xe ô tô dưới 12 ghế ngồi cho người dân có hộ khẩu thường trú tại địa bàn 7 phường của TP Cẩm Phả gồm các phường: Cẩm Tây, Cẩm Bình, Cẩm Đông, Cẩm Sơn, Cẩm Phú, Cẩm Thịnh, Cửa Ông và xe buýt chạy tuyến cố định qua trạm, xe ô tô của cơ quan Nhà nước có trụ sở làm việc tại TP Cẩm Phả. Cty CP Biên Cương cũng áp dụng giảm 70% phí qua trạm, tương ứng với mức phí 10.000 đồng/lượt cho xe ô tô dưới 12 ghế ngồi cho người dân có hộ khẩu thường trú tại 9 xã, phường trên địa bàn Cẩm Phả là: Quang Hanh, Cẩm Thạch, Cẩm Thủy, Cẩm Trung, Cẩm Thành, Mông Dương, Cẩm Hải, Dương Huy, Cộng Hòa. Chính sách ưu đãi chỉ áp dụng với các xe chính chủ, người có hộ khẩu thường trú tại TP Cẩm Phả (Quảng Ninh). Các chủ phương tiện có hộ khẩu ở TP Cẩm Phả nhưng có đăng ký xe không chính chủ, chỉ cần có giấy xác nhận của UBND xã, phường về việc sở hữu phương tiện ô tô, được cấp thẻ ưu tiên thời hạn 3 tháng. Trong khoảng thời gian đó, chủ phương tiện đó phải thực hiện thủ tục sang tên, đổi chủ để tiếp tục được cấp thẻ ưu tiên, nếu hết thời hạn 3 tháng, chủ phương tiện không thực hiện việc sang tên, đổi chủ thì không được cấp lại thẻ ưu tiên nói trên.
244
QL 18 tuyến Hạ Long-Mông Dương thay áo mới sau khi đầu tư nghìn tỷ. Được đầu tư nghìn tỷ, dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18 đoạn Hạ Long- Mông Dương đã lột xác, mang diện mạo mới góp phần thúc đẩy hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội của Quảng Ninh. Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long- Mông Dương vốn là tuyến đường có 2 làn xe chật chội. Sự phát triển kinh tế xã hội kéo theo số lượng phương tiện cơ giới gia tăng, tạo sức ép cho cả tuyến đường. Tuyến đường bị xuống cấp trầm trọng và thường xuyên trong tình trạng ùn tắc, quá tải Bên cạnh đó, tuyến đường không có hệ thống dải phân cách nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ về mất an toàn giao thông Anh Quốc Minh lái xe đường dài tuyến Hạ Long- Móng Cái chia sẻ : Tuyến đường Hạ Long- Mông Dương từng là nỗi ám ảnh của rất nhiều tài xế. Đường không có dải phân cách nên các loại phương tiện đi rất bừa bãi, lấn sang làn đường của nhau gây cản trở giao thông, tai nạn thường xuyên xảy ra. Nhằm tháo gỡ những nút thắt hạ tầng giao thông quốc lộ 18 đoạn Hạ Long- Mông Dương, tháng 9 năm 2015, công ty Cổ phần BOT Biên Cương đã chính thức khởi công thực hiện Dự án nâng cấp, cải tạo tuyến đường theo hình thức BOT với tổng vốn đầu tư gần 1400 tỷ đồng Dự án có chiều dài 31,5km, điểm đầu tại Km 132+330 QL 18, thuộc phường Hà Tu, TP.Hạ Long; điểm cuối nút giao giữa QL 18 với đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, tại Km170+790 trên QL 18, thuộc địa phận phường Mông Dương, TP.Cẩm Phả. Sau hơn 2 năm thi công, tuyến đường mang một diện mạo mới với 4 làn đường xe cơ giới thông thoáng, có dải phân cách cứng, với chiều rộng nền 20,5m, khai thông huyết mạch, thúc đẩy hoạt đông giao thương, kết nối hai thành phố lớn của Quảng Ninh là Hạ Long và Cẩm Phả. Tuyến đường cũng được trang bị đầy đủ hệ thống chiếu sáng và cây xanh góp phần hoàn thiện hạ tầng, thay đổi diện mạo giao thông, cảnh quan đô thị của Thành phố Cẩm Phả. P.V
245
Cẩm Phả: Diện mạo mới cho quốc lộ 18. Tạo đà cho kinh tế - xã hội tỉnh phát triển, Quảng Ninh đã tập trung đẩy mạnh khơi thông các tuyến huyết mạch giao thông trong thời gian qua, đem đến diện mạo mới vô cùng thuận lợi, thông thoáng cho các nút thắt quan trọng, điển hình như quốc lộ 18 đoạn Hạ Long Mông Dương. Chỉ 2 năm trước, tuyến QL 18 đoạn Hạ Long- Mông Dương tuy là một nút thắt quan trọng cho việc đi lại và giao thương tại thành phố Cẩm Phả nhưng chỉ dừng lại ở một tuyến đường thô sơ, cũ kỹ với 2 làn xe. Việc phân làn cho lượng lớn phương tiện giao thông qua lại cũng được thực hiện sơ sài, thậm chí không có dải phân cách không chỉ gây ra giao thông lộn xộn mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu về an toàn giao thông. Nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra gây ra nỗi e ngại cho người tham gia giao thông và khiến người dân 2 bên tuyến quốc lộ hoang mang. Trong khi đó, cùng với sự phát triển nhanh, mạnh của thành phố, lượng phương tiện giao thông cũng tăng mạnh khiến tuyến đường trở nên quá tải và xuống cấp ngày càng nghiêm trọng. Giao thông lộn xộn, mất mỹ quan là những gì người dân Cẩm Phả phải chứng kiến mỗi ngày, mong đổi thay mỗi ngày. Những mong mỏi của người dân đã thành hiện thực khi tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh khơi thông các nút thắt, trong đó có cải tạo nâng cấp QL 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương theo hình thức BOT với tổng vốn đầu tư gần 1400 tỷ đồng vào tháng 9/2015. Sau 2 năm triển khai, Cẩm Phả đã thay áo mới cho tuyến quốc lộ trọng yếu này với tuyến đường mới dài 31,5km, điểm đầu tại Km 132+330 QL 18 thuộc phường Hà Tu, TP Hạ Long, điểm cuối nút giao giữa QL 18 với đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, tại Km170+790 trên QL 18, thuộc địa phận phường Mông Dương, TP Cẩm Phả với tuyến đi theo QL18 cũ. Từ 2 làn đường thô sơ, tuyến đường đã được thay da đổi thịt thành 4 làn xe cơ giới, có dải phân cách cứng với 6 nút giao bằng và 1 trạm thu phí, nhờ đó giao thông được cải thiện thông thoáng ngoạn mục, thuận lợi và an toàn hơn nhiều lần so với trước. Các đoạn qua khu dân cư được cơi thêm hệ thống rãnh dọc, hệ thống điện, viễn thông được hạ ngầm, hệ thống vỉa hè, cây xanh cũng được xây dựng, trồng mới dọc tuyến đường. Sự đổi thay lớn này không chỉ đem đến cho QL 18 Hạ Long - Mông Dương cùng người dân cuộc sống tiện lợi, dễ dàng hơn trước mà đã thực sự làm nên cảnh quan đô thị mới xanh sạch đẹp cho thành phố Cẩm Phả, góp phần tích cực cho sự phát triển nhanh, mạnh của thành phố trong giai đoạn mới. Thanh Tú
246
Cận cảnh tuyến đường nghìn tỷ QL 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương. Cho đến nay, QL 18 đoạn Hạ Long Mông Dương vẫn là cầu nối chính giữa hai thành phố lớn của Quảng Ninh: Hạ Long và Cẩm Phả, đồng thời cũng là cầu nối hai khu vực miền Đông và miền Tây của tỉnh. Tuyến đường này trước đây liên tục kẹt xe kéo dài hàng giờ, bởi đường nhỏ - chỉ có hai làn và những bất cập trong thiết kế. Nhưng nay, tuyến đường huyết mạch này đã lột xác hoàn toàn, nhờ Dự án nâng cấp, cải tạo QL 18 đoạn Hạ Long Mông Dương, theo hình thức BOT. Cùng xem một số hình ảnh được phóng viên ghi lại dưới đây, để hình dung rõ hơn sự thay da đổi thịt của QL 18 đoạn Hạ Long Mông Dương. Từ con đường hai làn nhỏ hẹp Cách đây 2 năm, QL 18 đoạn Hạ Long- Mông Dương là đường 2 làn xe nhỏ hẹp Đèo Bụt vừa dốc, vừa hẹp rất nguy hiểm . Cộng thêm sự gia tăng của các phượng tiện cơ giới, khiến tuyến đường xuống cấp và quá tải nghiêm trọng. Tuyến đường không có dải phân cách nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ về mất an toàn giao thông. Song song đó, tuyến đường sắt chạy dọc theo tuyến quốc lộ 18 cũng gây ảnh hưởng đến hình ảnh mỹ quan đô thị của thành phố Cẩm Phả. Đến tuyến quốc lộ thênh thang Ngày 2.9.2015, Công ty Cổ phần BOT Biên Cương chính thức khởi công thực hiện Dự án nâng cấp, cải tạo đoạn đường này, theo hình thức BOT, với tổng vốn đầu tư gần 1.400 tỉ đồng. Đây là dự án thành phần thuộc Dự án cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cải tạo nâng cấp QL 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương. Dự án có chiều dài 31,5km, điểm đầu tại Km 132+330 QL 18, thuộc phường Hà Tu, TP.Hạ Long; điểm cuối nút giao giữa QL 18 với đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, tại Km170+790 trên QL 18, thuộc địa phận phường Mông Dương, TP.Cẩm Phả. Sau hơn hai năm triển khai, dự án đã hoàn thành, tuyến đường được nâng lên 4 làn xe cơ giới, có dải phân cách cứng, với chiều rộng nền 20,5m. Dọc tuyến đường được đầu tự hạ ngầm hệ thống điện, viễn thông, làm vỉa hè, trồng cây xanh tạo nên hình ảnh đô thị mới xanh sạch đẹp. Dự án hoàn thành đem đến không gian đô thị mới cho TP.Cẩm Phả, góp phần thúc đẩy hoạt động giao thương, rút ngắn khoảng cách từ Cẩm Phả đến các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh. Có được sự lột xác thần kỳ này, theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Vũ Văn Diện, là nhờ Quảng Ninh sáng tạo trong hình thức huy động vốn BOT. Các công trình BOT hoàn thành đã phát triển cơ sở hạ tầng cho Quảng Ninh, trong điều kiện ngân sách nhà nước eo hẹp , ông Diện nói. Nhà nước không mất kinh phí nhưng vẫn có các công trình hiện đại, khang trang. Những dự án giao thông mới sẽ góp phần thu hút thêm nhiều nhà đầu tư, tăng thêm khách du lịch, gián tiếp tạo ra công ăn việc làm cho người dân , ông Diện khẳng định. 5 cách giảm đau dạ dày khẩn cấp không cần dùng tới thuốc
247
Quảng Ninh 'gỡ' nút thắt hạ tầng giao thông nhờ dự án BOT. Quốc lộ 18 đoạn đi qua địa phận tỉnh Quảng Ninh được nâng cấp, cải tao, mở rộng. Tuyến cao tốc từ Hải Phòng về đến Vân Đồn sắp hoàn thành. Và tới đây, cao tốc từ Vân Đồn đến Móng Cái cũng sẽ được khởi công. Sân bay Vân Đồn sẽ bay thương mại trong năm 2018, mở cánh cửa kết nối với thế giới của Đặc khu. Những sự hanh thông này mà Quảng Ninh có được đều nhờ vào BOT. Giao thông bứt phá Vốn là tử huyệt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh từ nhiều năm trước đây, thì nay, hạ tầng giao thông của địa phương này đã có sự bứt phá lớn. Nhìn lại, trước năm 2010, điểm nhấn về giao thông duy nhất của Quảng Ninh chỉ có cây cầu Bãi Cháy được thực hiện bằng vốn ODA của Nhật Bản. Các tuyến quốc lộ hầu hết xuống cấp, thiếu tính kết nối vùng, đường tỉnh chỉ đạt cấp IV miền núi, đường liên xã bê tông hóa chỉ đạt trên 30% và xuống cấp. Để đi từ TP Hạ Long đến các địa phương khu vực miền Đông, miền Tây của tỉnh, nếu đi bằng ô tô cũng mất từ 2-5h... Còn từ Hà Nội về đến Quảng Ninh cũng phải 4-5 tiếng đồng hồ. Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn tổng vốn hơn 12.000 tỷ đồng, khởi công 9.2015, sẽ hoàn thành trong quí I.2018. Ảnh: Đỗ Phương Bước sang giai đoạn 2010-2017, Quảng Ninh đã mạnh dạn tự "cởi trói", tháo gỡ "nút thắt" hạ tầng giao thông. Theo đề án "Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030", thì Quảng Ninh đã dành tổng quỹ đất lên đến 12.000 ha cho phát triển hạ tầng giao thông đến năm 2020. Và mới đây, sau kỳ họp thứ 7 của HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIII, con số này đã được nâng lên là trên 13.000 ha, đến năm 2030 là trên 15.700 ha. Cũng theo Đề án, tỉnh Quảng Ninh đã lượng hóa được nguồn vốn cần phải có để hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông. Theo đó, chỉ tính riêng giai đoạn từ 2015-2020 đã là trên 76.600 tỷ đồng, trong đó nhu cầu vốn từ nguồn ngân sách tỉnh là khoảng 10.173 tỷ đồng. Tiếp đó, giai đoạn từ 2020 2030 phải cần đến gần 79.500 tỷ đồng. Chỉ tính từ năm 2010 đến nay, những dự án hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được triển khai với tổng mức đầu tư lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng đang thay đổi bộ mặt hạ tầng giao thông của địa phương này. Có thể kể đến như: dự án nâng cấp QL18 đoạn Hạ Long Uông Bí, Hạ Long - Mông Dương, Mông Dương - Móng Cái; nâng cấp QL18C đoạn Tiên Yên - Hoành Mô, đường tỉnh 340, 329, đường vành đai phía Bắc TP Hạ Long, QL18C, cảng Cái Lân Đặc biệt, năm 2014 - 2015 Quảng Ninh đã tổ chức khởi công nhiều dự án hạ tầng giao thông mang tính chiến lược, như cao tốc Hạ Long Hải Phòng, cao tốc Hạ Long Vân Đồn, Sân bay Vân Đồn, Việc hoàn thiện tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng hơn 13.000 tỷ đồng sẽ rút ngắn khoảng cách giữa Hạ Long và Hải Phòng xuống còn 25 km, thay vì khoảng 70 km như hiện nay. Với vận tốc thiết kế 100 km/h, kết nối vào đường cao tốc Hải Phòng - Hà Nội sẽ rút ngắn được khoảng 60 km từ Hạ Long đi Hà Nội và thời gian di chuyển chỉ còn khoảng 90 phút, thay vì 200 phút. Dự án đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương theo hình thức BOT với tổng kinh phí gần 14.000 tỷ đồng sẽ giúp hệ thống giao thông đường bộ huyết mạch của Quảng Ninh được hoàn chỉnh hơn. Dự án Cảng hàng không Quảng Ninh tại Vân Đồn với tổng vốn đầu tư gần 7.500 tỷ đồng, là điểm nhấn quan trọng và là động lực để phát triển Vân Đồn trở thành khu hành chính - kinh tế đặc biệt. Lời giải BOT Với hàng chục nghìn tỷ đồng đầu tư cho hạ tầng trong những năm qua và cả giai đoạn tới, Quảng Ninh đã xoay sở như thế nào? Câu trở lời chính là hợp tác công tư (PPP) thông qua hình thức hợp đồng BOT với các nhà đầu tư. Theo thống kê của Sở Giao thông và vận tải Quảng Ninh, đến nay, Quảng Ninh đã có 4 dự án giao thông trọng điểm được triển khai bằng hình thức hợp đồng BOT, gồm dự án Cầu Bạch Đằng; Dự án đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương; dự án Cảng hàng không Quảng Ninh; Dự án nâng cấp, cải tạo quốc lộ 18 đoạn Hạ Long Uông Bí. Đây đều là những dự án quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, là tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh. Nhờ những công trình này mà các cửa ngõ giao thông quan trọng để Quảng Ninh kết nối với quốc tế đều đã được mở. Không những thế, việc hoàn thành hai tuyến cao tốc từ Hải Phòng về đến Vân Đồn, khởi công cao tốc từ Vân Đồn- Móng Cái cũng bằng hình thức BOT cùng trong năm 2018 này thì chắc chắn đến năm 2020, tỉnh Quảng Ninh sẽ có gần 200km đường cao tốc. Và các dòng vốn đầu tư vào các lĩnh vực khác tại Quảng Ninh sẽ lên đến con số hàng tỷ USD. Ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh từng khẳng định, nếu chỉ trông chờ vào ngân sách nhà nước thì Quảng Ninh phải chờ đến 10 năm hoặc lâu hơn nữa mới có thể làm được. Cũng chính vì thế, khi mà Trung ương tính toán vay vốn ODA để thực hiện dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái thì Quảng Ninh đã chủ động xin ý kiến để tỉnh tự huy động nguồn vốn và đã được chấp thuận. Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục chuẩn bị các điều kiện cần thiết để kêu gọi các nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu, đầu tư vào các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn theo hình thức hợp đồng BOT, như: Đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, Cảng khách quốc tế Hòn Gai và dự án đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả theo hình thức BT. Với việc triển khai đồng loạt các dự án giao thông lớn, đã không chỉ làm thay đổi hiện trạng giao thông của địa phương này mà còn giúp Quảng Ninh sở hữu thêm nhiều cái đầu tiên . Cảng hàng không Quảng Ninh là sân bay đầu tiên trong cả nước do tư nhân đầu tư. Cầu Bạch Đằng là công trình phức tạp và kỹ thuật khó đầu tiên hoàn toàn do các kỹ sư Việt Nam thực hiện. Và tuyến cao tốc của Quảng Ninh kết nối với tuyến cao tốc kéo dài từ Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai sẽ trở thành tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam hiện nay, là hành lang đường bộ đầu tiên kết nối các tỉnh phía bắc Việt Nam với Trung Quốc.
248
Thử nghiệm thu phí tại QL18 đoạn Hạ Long Mông Dương. Công ty Cổ phần BOT Biên Cương chính thức thử nghiệm thu phí tại dự án nâng cấp và cải tạo QL18 đoạn Hạ Long- Mông Dương. Riêng người dân thành phố Cẩm Phả sẽ được miễn phí, giảm giá vé trên quốc lộ 18 Thử nghiệm thu phí tại QL18 đoạn Hạ Long Mông Dương Trước đó, dự án cải tạo nâng cấp QL 18 đoạn Hạ Long Mông Dương có tổng chiều dài là 31,5km với tổng vốn đầu tư gần 1.400 tỷ đồng do Công ty CP BOT Biên Cương làm chủ đầu tư, được đầu tư theo phương thức BOT. Theo đó, QL 18 đoạn Hạ Long Mông Dương đã được nâng cấp từ hai làn đường thành tuyến đường bốn làn hiện đại nhằm giải tỏa nút thắt giao thông trước đây, góp phần hoàn thiện hạ tầng, thay đổi diện mạo giao thông, cảnh quan đô thị của Thành phố Cẩm Phả. Được biết, bắt đầu từ 11h ngày 29/1/2018, Công ty Cổ phần BOT Biên Cương chính thức thử nghiệm thu phí (phát vé không thu tiền) tại các trạm giá Km153+450 và Km156+985QL18, đồng thời tiến hành phát thẻ ưu tiên, miễn giảm giá cho người dân tại thành phố Cẩm Phả trong quá trình thu phí. Riêng dịp Tết Nguyên Đán Mậu Tuất từ ngày 14/2/2018-20/2/2018 (tức là từ 30/12/2017 âm lịch đến hết ngày 5/01/2018 âm lịch), các phương tiện qua trạm thu phí QL 18 đoạn Hạ Long- Mông Dương sẽ được miễn phí. Theo thông báo của công ty CP BOT Biên Cương, xe ô tô dưới 12 ghế ngồi của người dân (có hộ khẩu thường trú tại địa bàn 07 phường của thành phố Cẩm Phả) sẽ được miễn phí vé cùng các loại xe buýt tuyến cố định qua trạm, xe ô tô của cơ quan nhà nước có trụ sở làm việc tại thành phố Cẩm Phả. Còn người dân có hộ khẩu thường trú tại 9 xã, phường khác trên địa bàn Cẩm Phả sẽ được giảm 70% phí qua trạm (10.000 đồng/ lượt) cho xe ô tô dưới 12 ghế ngồi. Phương Linh Phương Linh
249
BOT Hạ Long - Mông Dương giảm giá vé cho người dân Cẩm Phả. Công ty CP BOT Biên Cương sẽ giảm 70% phí qua trạm, tương ứng với mức phí 10.000 đồng/lượt cho ô tô dưới 12 ghế ngồi của người dân có hộ khẩu thường trú tại 9 xã, phường còn lại trên địa bàn TP. Cẩm Phả. Từ 11h trưa 29/1, Công ty CP BOT Biên Cương chính thức thu phí thử nghiệm (phát vé không thu tiền) tại dự án nâng cấp và cải tạo QL18 đoạn Hạ Long- Mông Dương. Dự kiến từ ngày 5/2, sẽ chính thức thu phí nhưng sẽ không thực hiện trong thời gian Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 (từ 30 Tết đến hết mùng 5 Tết). Công ty CP BOT Biên Cương cho biết, sẽ áp dụng miễn phí vé ô tô dưới 12 ghế ngồi cho người dân có hộ khẩu thường trú tại địa bàn 7 phường của TP Cẩm Phả gồm: Cẩm Tây, Cẩm Bình, Cẩm Đông, Cẩm Sơn, Cẩm Phú, Cẩm Thịnh và Cửa Ông, xe buýt chạy tuyến cố định qua trạm, xe ô tô của cơ quan Nhà nước có trụ sở làm việc tại TP Cẩm Phả. Ngày 29/1, hai trạm thu phí tại Km 153+450 và Km 156+985 trên quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương đã được vận hành thử nghiệm. Ảnh: Lao động Đồng thời, giảm 70% phí qua trạm, tương ứng với mức phí 10.000 đồng/lượt cho ô tô dưới 12 ghế ngồi của người dân có hộ khẩu thường trú tại 9 xã, phường còn lại trên địa bàn TP Cẩm Phả là: Quang Hanh, Cẩm Thạch, Cẩm Thủy, Cẩm Trung, Cẩm Thành, Mông Dương, Cẩm Hải, Dương Huy, Cộng Hòa. Hai chính sách trên sẽ được áp dụng với các xe chính chủ có hộ khẩu tại Cẩm Phả. Việc cấp phát thẻ ưu tiên diễn ra từ chiều 29/1 đến hết 7/2 tại Cung Văn hóa TP. Cẩm Phả. Được biết, Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương được khởi công xây dựng theo hình thức BOT từ tháng 9/2015, do Công ty cổ phần BOT Biên Cương làm chủ đầu tư. Dự án có chiều dài đường 38km, nền đường rộng 20,5m, thiết kế 4 làn xe. Các đoạn qua khu dân cư bổ sung hệ thống rãnh dọc. Riêng các đoạn có địa hình khó khăn, dân cư dày đặc bám sát tuyến áp dụng mặt cắt ngang 4 làn xe hạn chế nền đường 16,5m. Trên tuyến bố trí 6 nút giao bằng và trạm thu phí lệch. Tổng mức đầu tư bao gồm cả giải phóng mặt bằng khoảng 2.000 tỷ đồng. Vũ Đậu (T/h) 5 cách giảm đau dạ dày khẩn cấp không cần dùng tới thuốc Trạm thu phí BOT Hạ Long - Mông Dương nằm trên địa bàn TP Cẩm Phả Dự kiến từ ngày 5/2, sẽ chính thức thu phí nhưng sẽ không thực hiện trong thời gian Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 (từ 30 Tết đến hết mùng 5 Tết). Đồng thời, giảm 70% phí qua trạm, tương ứng với mức phí 10.000 đồng/lượt cho ô tô dưới 12 ghế ngồi của người dân có hộ khẩu thường trú tại 9 xã, phường còn lại trên địa bàn TP Cẩm Phả là: Quang Hanh, Cẩm Thạch, Cẩm Thủy, Cẩm Trung, Cẩm Thành, Mông Dương, Cẩm Hải, Dương Huy, Cộng Hòa. Dự án cải tạo, nâng cấp QL18 (đoạn Hạ Long - Mông Dương) có chiều dài 38km, nền đường rộng 20,5m, thiết kế 4 làn xe. Theo Sở GTVT Quảng Ninh, dự kiến thời gian thu phí của dự án cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cải tạo, nâng cấp QL18 (đoạn Hạ Long - Mông Dương) theo hình thức BOT nói chung kéo dài khoảng 26,3 năm. Tuy nhiên, thời gian thực tế sẽ được điều chỉnh phụ thuộc vào giá trị quyết toán công trình, lưu lượng thực tế, các yếu tố ảnh hưởng đến phương án tài chính của dự án. Trần Huyền
250
Vận hành thử nghiệm trạm thu phí BOT trên QL18, đoạn Hạ Long - Mông Dương. (Ảnh minh họa: Dân trí) Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương được khởi công xây dựng theo hình thức BOT từ tháng 9/2015, do Công ty cổ phần BOT Biên Cương làm chủ đầu tư. Dự kiến từ ngày 5/2, UBND tỉnh Quảng Ninh sẽ đồng ý cho chủ đầu tư chính thức thu phí để hoàn vốn dự án đầu tư cải tạo nâng cấp tuyến đường này. Tuy nhiên tỉnh Quảng Ninh cũng yêu cầu trạm không thu phí trong 6 ngày (từ 30 đến hết mùng 5 Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018). Ban Thời sự - TTXVN
251
BOT Hạ Long - Mông Dương: Thu phí thử nghiệm. Chủ đầu tư Dự án cải tạo, nâng cấp QL18 (đoạn Hạ Long - Mông Dương) là Công ty CP BOT Biên Cương đã tổ chức thu phí thử nghiệm (phát vé miễn phí) vào đúng 11h trưa 29.1, tại các trạm thu giá Km153+450 và Km156+985 QL18. Dự kiến sau 1 tuần thử nghiệm, các trạm thu phí này chính thức đi vào hoạt động. Sau công tác nghiệm thu, thực hiện các thủ tục pháp lý của dự án hoàn thành theo quy định, UBND tỉnh Quảng Ninh đã đồng ý để Công ty CP BOT Biên Cương triển khai thu phí chính thức (dự kiến từ ngày 5.2.2018), trong đó, không thu phí trong thời gian Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 (từ 30 Tết đến hết mồng 5 Tết). Ngày đầu thu phí thử nghiệm các phương tiện qua trạm được hướng dẫn phân luồng. Trước đó, tại công văn số 7596/UBND-TM3 ngày 11.10.2017, UBND tỉnh Quảng Ninh đã đồng ý với đề nghị của Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh thu giá vé 0 đồng/vé/lượt (tương đương mức giảm 100%) đối với các đối tượng gồm xe ô tô dưới 12 ghế ngồi của người dân có hộ khẩu thường trú tại địa bàn 7 phường của TP.Cẩm Phả gồm: Cẩm Tây, Cẩm Bình, Cẩm Đông, Cẩm Sơn, Cẩm Phú, Cẩm Thịnh và Cửa Ông; xe buýt chạy tuyến cố định qua trạm; xe ô tô của cơ quan Nhà nước có trụ sở làm việc tại TP.Cẩm Phả; thu 10.000 đồng/vé/lượt (tương ứng giảm khoảng 70% so với mức giá xe cùng loại là 35.000 đồng/vé/lượt) đối với xe ô tô dưới 12 ghế ngồi của người dân có hộ khẩu thường trú thuộc 9 phường còn lại trên địa bàn TP.Cẩm Phả gồm: phường Quang Hanh, Cẩm Thạch, Cẩm Thủy, Cẩm Trung, Cẩm Thành, Mông Dương, Cẩm Hải, Dương Huy. Lối đi dành cho xe máy. Về việc cấp thẻ ưu tiên đối với các đối tượng được miễn, giảm giá sử dụng dịch vụ đường bộ khi qua các trạm, Công ty CP BOT Biên Cương sẽ cấp thẻ ưu tiên (tạm thời 3 tháng) giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ đối với các chủ phương tiện có hộ khẩu ở TP.Cẩm Phả và có đăng ký xe không chính chủ nhưng các chủ phương tiện đó có giấy xác nhận của UBND xã, phường về việc sở hữu phương tiện ô tô đó. Trong vòng 3 tháng, chủ phương tiện đó phải thực hiện thủ tục sang tên, đổi chủ. Trường hợp sau 3 tháng, chủ phương tiện không thực hiện việc sang tên, đổi chủ, Công ty CP BOT Biên Cương sẽ không cấp thẻ ưu tiên đối với phương tiện đó. Bảng giá vé thu phí khi trạm đi vào hoạt động chính thức. Dự kiến thời gian thu phí của dự án đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và Cải tạo, nâng cấp QL18 (đoạn Hạ Long - Mông Dương) theo hình thức BOT nói chung kéo dài khoảng 26,3 năm. Nhân viên soát vé tại trạm hướng dẫn và giải thích cho lái xe về việc thu phí tại trạm. Dự án cải tạo, nâng cấp QL18 (đoạn Hạ Long - Mông Dương) có chiều dài đường 38km, nền đường rộng 20,5m, thiết kế 4 làn xe. Tổng mức đầu tư bao gồm cả GPMB gần 2.000 tỷ đồng. Trạm thu phí BOT Hạ Long - Mông Dương nằm trên địa bàn TP.Cẩm Phả. Vé thử nghiệm không thu phí phát trong ngày đầu thử nghiệm. Hoàng Trình
252
Vận hành thử nghiệm trạm thu giá BOT trên quốc lộ 18, đoạn Hạ Long Mông Dương. Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương được khởi công xây dựng theo hình thức BOT từ tháng 9/2015, do Công ty cổ phần BOT Biên Cương làm chủ đầu tư. Từ 11 giờ ngày 29/1, Công ty cổ phần BOT Biên Cương đã thực hiện vận hành thử nghiệm (phát vé không thu phí) tại các trạm thu giá (thường gọi là trạm thu phí) Km153+450 và K156+985 đối với dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18, đoạn Hạ Long - Mông Dương (thuộc địa phận thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh). Trước đó, tại cuộc họp giải quyết các tồn tại, vướng mắc trong công tác triển khai thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ và giải phóng mặt bằng Dự án đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cải tạo nâng cấp quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương theo hình thức hợp đồng BOT ngày 27/1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã đồng ý cho phép chủ đầu tư vận hành thử nghiệm hệ thống thu giá, thời gian vận hành thử nghiệm từ 0 giờ ngày 29/1/2018. Sau khi công tác nghiệm thu, thực hiện các thủ tục pháp lý của dự án hoàn thành theo quy định, UBND tỉnh đồng ý để Công ty cổ phần BOT Biên Cương triển khai thu tiền chính thức (dự kiến từ ngày 5/2/2018); trong đó, không thu tiền trong thời gian Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 (từ 30 Tết đến hết Mồng 5 Tết). Về việc cấp thẻ ưu tiên đối với các đối tượng được miễn, giảm giá sử dụng dịch vụ đường bộ khi qua các trạm. Công ty cổ phần BOT Biên Cương sẽ cấp thẻ ưu tiên (tạm thời 3 tháng) giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ đối với các chủ phương tiện có hộ khẩu ở thành phố Cẩm Phả và có đăng ký xe không chính chủ nhưng các chủ phương tiện đó có giấy xác nhận của UBND xã, phường về việc sở hữu phương tiện ô tô đó. Trường hợp sau 3 tháng, chủ phương tiện không thực hiện việc sang tên, đổi chủ, Công ty cổ phần BOT Biên Cương sẽ không cấp thẻ ưu tiên đối với phương tiện đó. Trước đó, tại công văn số 7596/UBND-TM3 ngày 11/10/2017, UBND tỉnh Quảng Ninh đã đồng ý với đề nghị của Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh thu giá vé 0 đồng/vé/lượt (tương đương mức giảm 100%) đối với các đối tượng gồm: xe ô tô dưới 12 ghế ngồi của người dân có hộ khẩu thường trú tại địa bàn 7 phường của thành phố Cẩm Phả gồm: Cẩm Tây, Cẩm Bình, Cẩm Đông, Cẩm Sơn, Cẩm Phú, Cẩm Thịnh và Cửa Ông; xe buýt chạy tuyến cố định qua trạm; xe ô tô của cơ quan nhà nước có trụ sở làm việc tại thành phố Cẩm Phả. Thu 10.000 đồng/vé/lượt (tương ứng giảm khoảng 70% so với mức giá xe cùng loại là 35 ngàn đồng/vé/lượt) đối với xe ô tô dưới 12 ghế ngồi của người dân có hộ khẩu thường trú thuộc 9 phường còn lại trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, gồm: phường Quang Hanh, Cẩm Thạch, Cẩm Thủy, Cẩm Trung, Cẩm Thành, Mông Dương, Cẩm Hải, Dương Huy. Theo Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh, dự kiến thời gian thu phí của dự án đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương theo hình thức BOT nói chung khoảng 26,3 năm. Tuy nhiên, thời gian thực tế sẽ được điều chỉnh phụ thuộc vào giá trị quyết toán công trình, lưu lượng thực tế, các yếu tố ảnh hưởng đến phương án tài chính của dự án.../. Văn Đức/TTXVN
253
Ứng xử để không xảy ra 'điểm nóng' BOT. Có tới 4 dự án BOT đường bộ, nhưng với cách 'ứng xử' hợp lý, tỉnh Quảng Ninh đã không xảy ra 'điểm nóng' BOT như một số địa phương khác. Vậy Quảng Ninh đã tháo 'ngòi nổ' BOT như thế nào? Tỉnh Quảng Ninh có 4 dự án BOT giao thông đường bộ đang được triển khai thực hiện, gồm: Dự án cao tốc Hạ Long Hải Phòng; dự án nâng cấp cải tạo quốc lộ 18 đoạn Uông Bí Hạ Long; dự án cao tốc Hạ Long - Vân Đồn; dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 18 đoạn Hạ Long Mông Dương. Hiện nay, có Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18 đoạn Uông Bí Hạ Long, do chủ đầu tư là Công ty cổ phần BOT Đại Dương đang thu phí và Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 18 đoạn Hạ Long Mông Dương do chủ đầu tư là BOT Biên Cương chuẩn bị thu phí. Đối với Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Uông Bí Hạ Long theo hình thức BOT , có chiều dài 30,1 km, vị trí đặt Trạm thu phí Đại Yên (TP. Hạ Long) tại Km97+050/QL18 với tổng mức đầu tư hơn 2.800 tỷ đồng. Dự án trên đã được nghiệm thu hoàn thành và chuyển sang giai đoạn quản lý khai thác từ tháng 10/2014. Tuy nhiên, tháng 9/2017, Công ty cổ phần BOT Đại Dương nhận được kiến nghị của một số người dân tại phường Đại Yên và phường Minh Thành (thị xã Quảng Yên) về việc miễn giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ. Trạm thu phí BOT Biên Cương đoạn Hạ Long - Mông Dương. Kiến nghị này nhanh chóng được nhà đầu tư và chính quyền địa phương tiếp thu và trình lên Bộ Giao thông Vận tải và được Bộ này chấp thuận. Theo đó, ngày 1/11/2017, Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận giảm 100% giá sử dụng dịch vụ đường bộ cho một số phương tiện của người dân có hộ khẩu thường trú tại hai phường Minh Thành (thị xã Quảng Yên) và phường Đại Yên (TP. Hạ Long); giảm giá 100% cho phương tiện xe bus qua dự án và cho các xe công vụ của cơ quan nhà nước có trụ sở đóng trên địa bàn hai phường nêu trên. Ông Nguyễn Văn Duật - Phó Giám đốc Công ty cổ phần BOT Đại Dương cho biết: Người dân địa phương còn kiến nghị về việc điều chỉnh mở thêm dải phân cách giữa qua những khu vực đông dân cư, qua các khu chợ, trường học hoặc vào các khu nghĩa trang; kiến nghị bổ sung cầu vượt dân sinh, cầu đi bộ qua Quốc lộ 18 trên địa phận TP. Uông Bí; kiến nghị về việc bổ sung hệ thống thoát nước hai bên Quốc lộ 18... Nhờ việc lắng nghe và có sự điều chỉnh hợp lý, đáp ứng các nguyện vọng chính đáng của người dân mà tình hình an ninh trật tự tại Trạm thu phí BOT Đại Yên được giữ vững, ổn định. Tại trạm thu phí BOT Biên Cương, đoạn Hạ Long - Mông Dương tuy chưa tiến hành thu phí, tuy nhiên, người dân địa phương đã có kiến nghị. Ngay sau đó, Chủ đầu tư dự án BOT Biên Cương và các đơn vị liên quan đã thống nhất đề xuất phương án không thu phí đối với xe ô tô dưới 12 chỗ ngồi của người dân có hộ khẩu thường trú tại 7 phường của TP. Cẩm Phả, gồm: Cẩm Tây, Cẩm Bình, Cẩm Đông, Cẩm Sơn, Cẩm Phú, Cẩm Thịnh và Cửa Ông. Với người dân các phường còn lại của thành phố Cẩm Phả, xe ô tô dưới 12 chỗ chỉ phải nộp phí 10.000 đồng/lượt khi qua trạm. Cùng với đó, xe buýt công cộng và xe ô tô của cơ quan nhà nước có trụ sở làm việc tại TP. Cẩm Phả sẽ được miễn 100%. Thời gian miễn phí được áp dụng từ khi khai thác đến hết thời gian hoàn vốn đầu tư dự án. UBND tỉnh Quảng Ninh cũng chỉ đạo các Sở, ngành phối hợp với nhà đầu tư để làm việc với địa phương khu vực đặt trạm thu phí để giải quyết trước các kiến nghị của nhân dân trên cơ sở hài hòa lợi ích giữa Nhà nước - nhân dân - nhà đầu tư nhằm không phát sinh phức tạp, kiến nghị khi đưa công trình vào khai thác và thu phí hoàn vốn cho dự án. Chính việc lắng nghe và giải quyết trước các kiến nghị của nhân dân trên cơ sở hài hòa lợi ích giữa các bên thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã không để xảy ra điểm nóng ở các trạm thu giá BOT. Với sự nỗ lực, quyết tâm và sáng tạo, tỉnh Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên trên cả nước được Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao nhiệm vụ xây dựng đường cao tốc và cảng hàng không. Đến nay, tổng số vốn xã hội hóa đầu tư công trình giao thông trên địa bàn đạt trên 30.000 tỷ đồng. Quảng Ninh đang kêu gọi các nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu đầu tư các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn theo hình thức BOT như: dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, dự án Cảng khách quốc tế Hòn Gai nhằm nâng tổng số vốn xã hội hóa công trình giao thông trên địa bàn lên khoảng 60.000 tỷ đồng. Hoàng Hưng
254
Công ty CP đường sắt Hà Thái: 20 năm xây dựng và phát triển. Sáng 26/1, tại Hà Nội, Công ty cổ phần đường sắt Hà Thái đã long trọng tổ chức Kỷ niệm 20 năm thành lập Công ty, đánh dấu một mốc son trong lịch sử phát triển ngành đường sắt Việt Nam (1/7/1997 - 1/7/2017). Trong suốt 20 năm xây dựng và phát triển, Công ty CP Đường sắt Hà Thái đã đạt được những thành tựu lớn lao trong ngành đường sắt nói riêng và giao thông nói chung Phát biểu tại Lễ kỷ niệm ông Nguyễn Bá Thực - Chủ tịch HĐQT cho biết, ngày đầu thành lập với 647 cán bộ, công nhân viên - (CBCNV) với nhiệm vụ chủ yếu là quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng hệ thống cầu, cống, đường, hầm đường sắt đi qua 3 tỉnh, thành phố Hà Nội, Thái Nguyên và Bắc Giang. Qua những năm tháng chiến tranh, kết cấu hạ tầng đường sắt của 3 tỉnh mà công ty phụ trách xuống cấp trầm trọng khiến sản lượng vận tải thấp, nguồn thu của ngành không đủ bù đắp chi phí vận tải. Trong khi đó, vốn cho cơ sở hạ tầng thấp, kinh phí hàng năm khi đó chỉ đảm bảo được khoảng 30% kinh phí duy tu, bảo dưỡng thường xuyên. Tình hình tư tưởng CBCNV khi sáp nhập có nhiều xáo trộn. Tài chính thì tồn đọng, cơ sở vật chất của công ty cũng thiếu thốn vô cùng. Các thiết bị thi công chủ yếu là thủ công, hoạt động sản xuất, kinh doanh ngoài sản xuất chính nhỏ lẻ, sản lượng thấp. Ngoài ra, quá trình đô thị hóa của thành phố Hà Nội với tốc độ nhanh cộng với tình hình an ninh trật tự trên các tuyến đường sắt có nhiều diễn biến phức tạp, gây rất nhiều khó khăn cho công tác bảo vệ đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt. Ông Nguyễn Bá Thực - Chủ tịch HĐQT Cty CP Đường sắt Hà Thái báo cáo kết quả hoạt động trong 20 năm qua. Thế nhưng, nhờ sự quan tâm lãnh, chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Bộ GTVT, Đảng ủy TCT Đường sắt Việt Nam, Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Công ty CP Đường sắt Hà Thái từng bước vượt qua khó khăn, thách thức. Tập trung ổn định công tác tổ chức, sắp xếp lại bộ máy doanh nghiệp, từng bước đổi mới cơ chế quản lý cho phù hợp với yêu cầu mới. Trong suốt 20 năm hoạt động, Công ty CP Đường sắt Hà Thái đã đạt được những thành tựu lớn lao trong ngành đường sắt nói riêng và giao thông nói chung. Trong 20 năm qua, giá trị sản lượng của công ty đã tăng 16,55%, doanh thu tăng 15,6%, nộp ngân sách cũng tăng 22%. Trong đó, gia đoạn (2013-2017) được xem là giai đoạn có nhiều đột phá nhất trong 20 năm qua. Chỉ tính riêng năm 2017 tổng sản lượng gấp 9,3 lần năm 1998; doanh thu gấp 7,63 lần; nộp ngân sách gấp 370 lần; sản lượng ngoài sản xuất chính năm 1999 là 100 triệu thì năm 2017 là 28,8 tỷ; đó là những con số đầy ấn tượng thể hiện sự cố gắng của các CBCNVC của Công ty CP đường sắt Hà Thái. Cùng với đó, Công ty đã hoàn thành nhiều dự án và công trình điển hình như dự án nâng cấp đường sắt Đông Anh Quán Triều; Hoàn thành dự án nâng cấp 15 Km đường sắt Hà Nội - Lào Cai; Hoàn thành các công trình điện, nước, kiến trúc phục vụ thi công và điều hành đảm bảo an toàn giao thông 20 năm qua, CTy CP Đường sắt Hà Thái luôn cố gắng đảm bảo cho những chuyển tàu an toàn, thông suốt Bên cạnh đó, Công ty đã tham gia đấu thầu, thi công nhiều công trình khẩn cấp của Ngành và Chính phủ như: Công trình nâng cấp tuyến đường sắt Lào Cao Km 247+425 đến km 253+394; nâng cấp đường sắt tuyến Hà Nội - Hải Phòng Km87-89; Sửa chữa gia cố cầu Tam Bạc - Hải Phòng; Xây dựng 30 đường ngang theo QĐ1856/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Xây dựng đường ngang nút giao quốc lộ 32; công trình nâng cấp đường sắt Cao Sơn - Mông Dương (Quảng Ninh) sản lượng trên 98 tỷ đồng... Hiện Công ty đang thi công gói thầu 36 đường ngang trên các tuyến phía Bắc; giói thầu nâng cấp đường sắt km 51+800 đến km 53+00 tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai, sản lượng trên 16 tỷ đồng Với quyết tâm cao, bằng công sức, trí tuệ sáng tạo sự đồng tâm hiệp lực của tập thể CBVNV qua 20 năm Công ty đã giải quyết được cơ bản những vấn đề kỹ thuật và cải thiện trạng thái công trình. Khắc phục tình trạng tà vẹt mục, thiếu đá, ray mòn, ghi yếu, nền đường túi đá, phụt bùn... nâng cao tốc độ chạy tầu, đảm bảo tải trọng đoàn tầu và giảm tai nạn giao thông đườn sắt do chủ quan. Ngoài ra, Công ty còn đạt được nhiều thành tự về khoa học công nghệ; quản lý tài chính và hạch toán; thực hiện chế độ chính sách; Công tác an ninh trật tự; Công tác xây dựng Đảng Chủ tịch HĐTV Tổng Cty ĐSVN đã ghi nhận những đóng góp vượt bậc của Cty CP Đường Sắt Hà Thái trong quá trình xây dựng và phát triển Với những thành tích đạt được trong những năm qua Công ty đã vinh dự được Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành, và địa phương ghi nhận thành tích và khen tặng nhiều danh hiệu cho các tập thể, cá nhân trong Công ty. Trong đó, Công ty 2 lần được Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tặng cờ Cơ dẫn đầu thi đua; 7 lần được TCT Đường sắt Việt Nam tặng Bằng khen về thành tích các loại; 11 lần được các bộ, ngành, địa phương tặng Bằng khen; 4 Lần được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng Bằng khen; 3 lần Tổng Liên đoàn LĐVN tặng Bằng khen. Đặc biệt là năm 2007 Công ty QLĐS Hà Thái đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc Hạng III và tặng Huân chương Lao động Hạng III năm 2009. Phát biểu tại buổi lễ, ông Vũ Anh Minh Chủ tịch hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã ghi nhận những đóng góp của tập thể lãnh đạo và người lao động Công ty CP Đường sắt Hà Thái trong quá trình xây dựng và phát triển. CBCNV tràn đây nhiệt huyết bước vào chặng đường hội nhập và phát triển mới Chủ tịch HĐTV Tổng công ty ĐSVN cũng mong muốn và tin tưởng rằng với truyền thống đoàn kết của tập thể lãnh đạo, người lao động, Công ty CP Đường sắt Hà Thái sẽ có thêm nhiều động lực mới, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, người lao động có đủ trình độ đáp ứng yêu cầu hội nhập và cạnh tranh quốc tế, lấy phương châm: An toàn Chất lượng Hiệu quả làm mục tiêu chính sách chất lượng và Nâng cao hiệu quả - Mở rộng hợp tác Tăng cường đồng thuận Phát triển bền vững làm giá trị cốt lõi, từng bước hiện đại hóa công nghệ, chú trọng phát triển nguồn nhân lực; tích cực tham gia công tác từ thiện xã hội, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn; giữ vững và duy trì thương hiệu Công ty CP đường sắt Hà Thái, góp phần tích cực vào sự lớn mạnh của Ngành, đóng góp một cách tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. Vi Hoa - Lê Minh
255
Genco3 hưởng lợi lớn khi CGM và WCM đi vào vận hành. Không chỉ thực hiện IPO, Genco3 còn có nhiệm vụ giảm nợ công Chính phủ trong quá trình cổ phần hóa. Chiều 26/1, Công ty mẹ -Tổng công ty Phát điện 3 (Genco 3) đã tổ chức buổi giới thiệu cơ hội đầu tư (roadshow) vào Genco3 tại Rex Hotel, TPHCM để chia sẻ về lộ trình cổ phần hóa cũng như giải đáp thắc mắc cho các nhà đầu tư. NĐT chiến lược có thể nắm quyền chi phối công ty Phó tổng giám đốc EVN, ông Đinh Quang Tri cho biết, với công suất phát điện 6.543MW chiếm 16% toàn hệ thống điện quốc gia, Genco3 đã thu hút khá nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu và đặt vấn đề hợp tác. Đến nay, công ty đã nhận được đơn đăng ký làm nhà đầu tư chiến lược của 4 tổ chức đều là các đơn vị có kinh nghiệm trong ngành điện trên thế giới. Theo lãnh đạo Genco3, các NĐT chiến lược đang hoàn thiện bản chào và sẽ gửi đến công ty sớm để thực hiện việc đấu thầu do các NĐT đều muốn mua hết 36%. Thời điểm đấu thầu dự kiến vào 15/3 và sẽ phát hành cổ phiếu cho NĐT chiến lược vào cuối năm 2018. Genco3 cũng cho biết NĐT chiến lược không bị hạn chế tham gia đợt IPO lần này, do vậy, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư này tối đa có thể lên hơn 48%. Genco3 cũng sẽ tạo điều kiện để đối tác chiến lược tham gia sâu vào hệ thống quản trị của doanh nghiệp và thể hiện trách nhiệm với công ty. Theo như lộ trình cổ phần hóa, EVN sẽ nắm giữ 51% vốn điều lệ Genco3 đến hết 2019; đây là mức mà các tổ chức tín dụng yêu cầu để đảm bảo cho các khoản vay nơ. Do vậy, nếu đối tác chiến lược và công ty có thể thương lượng với các bên cho vay thì EVN sẽ giảm sở hữu xuống dưới mức chi phối. Thậm chí EVN cũng sẵn sàng bán tiếp phần vốn cho NĐT chiến lược nếu đối tác thể hiện trách nhiệm và không gây ảnh hưởng đến anh ninh năng lượng quốc gia. Theo đó, đối tác có thể sở hữu trên 51% và EVN sẵn sàng thoái hết khoản đầu tư tại Genco3. Góp phần giảm nợ công Chính phủ Đối với công tác IPO, Nhà nước sẽ bán hơn 267 triệu cp ra công chúng với giá khởi điểm 24.600 đồng/cp vào ngày 9/2, dự kiến giá trị thu về theo giá khỏi điểm là 25.100 tỷ đồng. Công ty có kế hoạch niêm yết UPCoM dự kiến vào 21/3/2018. Hình thức IPO là phát hành cổ phiếu và theo đó, Chính phủ chỉ thu hồi 14.900 tỷ đồng; phần còn lại 10.200 tỷ đồng (449 triệu USD) sẽ được Genco 3 giữ lại để phát triển doanh nghiệp. Trường hợp giá bán cao hơn, phần tăng thêm sẽ được phân phối cho Chính phủ và Genco3 theo tỷ lệ 51:49. Số tiền mà Genco3 thu về từ IPO sẽ trích khoảng 300 triệu USD để trả nợ các khoản vay. Liên quan đến các khoản vay, đại diện Genco 3 cho biết các khoản vay 2.200 tỷ đồng và hơn 27 tỷ yên vẫn còn thời hạn đến 10 năm. Do vậy, việc trả nợ sẽ giúp giảm mạnh chi phí nợ vay; bên cạnh đó công ty cũng sẽ phát hành Trái phiếu quốc tế để tận dụng các khoản vay đang có lãi suất thấp hơn nhằm trả các khoản vay có lãi suất cao. EVN đang phối hợp với các tổ chức xếp hạng như Fitch để tiến hành xếp hạng tín nhiệm thuận lợi cho việc đi vay. Đây cũng là lộ trình giảm nợ công cho Chính Phủ. Có chi phí thấp, Genco3 hưởng lợi lớn khi CGM và WCM đi vào vận hành Genco3 cho biết thêm, các nhà máy điện khí và thủy điện của công ty có lợi thế cạnh tranh lớn trong thị trường phát điện cạnh tranh (CGM) do chi phí sản xuất trung bình của các nhà máy công ty thấp hơn so với các công ty cùng ngành. Do vậy, giá bán hiện tại của Genco3 cũng thấp hơn thị trường do bị phụ thuộc lớn vào giá cố định của Hợp đồng mua bán điện (PPA). Do vậy, độ mở thị trường điện thời gian tới sẽ đem lại nguồn lợi lớn cho Genco3. Theo lộ trình, độ mở thị trường hiện tại chỉ đạt 10%, năm 2018 sẽ tăng lên 15% và những năm tới có thể lên tối đa 40%, tạo ra mức giá và doanh thu cao hơn nhiều so với hiện tại. Bên cạnh đó, thị trường bán buôn cạnh tranh (WCM) có lợi nhiều nhất cho các công ty phát điện có vị trí gần khách hàng. Hiện Genco3 có mối quan hệ tốt với TCT điện lực TP HCM và TCT Điện lực miền Nam sẽ giúp công ty hưởng lợi lớn khi WCM đi vào vận hành. Ngoài ra, Genco3 cũng chủ trương đầu tư tăng công suất các nhà máy từ đó giảm rủi ro trong triển khai các dự án trong tương lai. Công ty cũng phát triển mô hình bảo dưỡng tập trung thông qua công ty EPS; đồng thời đẩy mạnh các dự án sử dụng nhiên liệu tái tạo như điện mặt trời, điện gió Genco3 là đơn vị vận hành các nhà máy phát điện lớn nhất Việt Nam (trừ EVN) với tổng công suất 6,3GW, chiếm 16% công suất điện Việt Nam với các nhà máy tiêu biểu như Phú Mỹ, Mông Dương, Vĩnh Tân, Trong năm 2017, Genco 3 ước tính đạt 34.632 tỷ đồng doanh thu tăng 3,6% so với 2016 và lợi nhuận trước thuế công ty mẹ ước tăng 99,8% lên 756 tỷ đồng. Dự phóng lợi nhuận sau thuế hợp nhất cho năm 2017, 2018 và 2019 lần lượt là 1.336 tỷ, 2.024 tỷ và 2.630 tỷ đồng (không tính lỗ từ chênh lệch tỷ giá). Ngân Trần
256
Tại sao Quảng Ninh vẫn quyết lựa chọn BOT trong thời điểm 'nóng'?. Trong thời điểm mà nhiều địa phương còn dè dặt khi nhắc tới từ 'BOT', Quảng Ninh vẫn lựa chọn hình thức đầu tư xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) và xây dựng chuyển giao (BT) để thực hiện hàng loạt dự án giao thông đường bộ, đường không và đường biển... Đâu là lý do để Quảng Ninh quyết tâm đi theo con đường 'nóng bỏng' này? Lựa chọn về đích sớm Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, nhiều nhà đầu tư đã mạnh dạn đến với Quảng Ninh và thực hiện hàng loạt dự án giao thông trọng điểm. Điển hình như dự án Cảng hàng không Quảng Ninh với tổng vốn đầu tư gần 7.500 tỷ đồng, là điểm nhấn quan trọng trong kết cấu hạ tầng giao thông của Quảng Ninh, động lực để phát triển Vân Đồn trở thành khu hành chính - kinh tế đặc biệt. Ngoài ra, còn có các dự án nghìn tỷ đồng khác gồm tuyến cao tốc Hạ Long Hải Phòng và cầu Bạch Đằng với tổng vốn đầu tư trên 13.000 tỷ đồng; dự án đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương theo hình thức BOT với tổng kinh phí gần 14.000 tỷ đồng. Thi công nền đường cao tốc Hải Phòng - Hạ Long. Ảnh: Đỗ Phương. Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục chuẩn bị các điều kiện cần thiết để kêu gọi các nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu đầu tư các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn, như: Đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái theo hình thức BOT, Cảng khách quốc tế Hòn Gai theo hình thức BOT và dự án đường bao biển Hạ Long Cẩm Phả theo hình thức BT, dự kiến sẽ nâng tổng số vốn xã hội hóa công trình giao thông trên địa bàn nên khoảng 60.000 tỷ đồng. Từ các dự án này, Quảng Ninh đang sở hữu khá nhiều cái nhất, như: Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn là sân bay đầu tiên trong cả nước do tư nhân đầu tư, mở đầu cho giai đoạn phát triển sân bay mới của Việt Nam; Cầu Bạch Đằng, công trình điển hình của ngành giao thông vận tải, dù là công trình thi công phức tạp, song lại do chính các nhà đầu tư trong nước triển khai từ khâu thiết kế, thi công, giám sát; Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái nối với cao tốc Hải Phòng - Móng Cái (có chiều dài gần 200km), khi hoàn thiện sẽ là tỉnh tiên phong, đóng góp gần 200km đường cao tốc trong kế hoạch phát triển 2.000km đường cao tốc đến năm 2020 được Chính phủ xây dựng; Tuyến cao tốc của Quảng Ninh kết nối với tuyến cao tốc kéo dài từ Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai sẽ trở thành tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam hiện nay, là hành lang đường bộ đầu tiên kết nối các tỉnh phía bắc Việt Nam với Trung Quốc. Đến nay, dù các dự án chưa hoàn thành, song có thể thấy rõ những tác động to lớn. Đó là sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư chiến lược, sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền để đồng hành cùng Quảng Ninh triển khai các dự án giao thông và các dự án phát triển khác. Điều này sẽ làm thay đổi một cách toàn diện về hạ tầng giao thông kết nối tại Quảng Ninh. Và quan trọng hơn, đó là đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội không những của riêng Quảng Ninh mà là của cả khu vực. Đặc biệt, đó là tam giác kinh tế trọng điểm phía bắc: Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội. Gạn lọc BOT Để có được mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại, theo ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, nếu chỉ trông chờ vào ngân sách nhà nước thì Quảng Ninh phải chờ đến 10 năm hoặc lâu hơn nữa. Trong bối cảnh nguồn vốn bố trí cho các công trình giao thông của Nhà nước còn hạn hẹp, nhiều công trình mục tiêu quốc gia cần được ưu tiên vốn, Quảng Ninh đã rất mạnh dạn, chủ động đề xuất Chính phủ cho phép tỉnh tự huy động các nguồn vốn để triển khai đường cao tốc. Cầu Bạch Đằng nối Quảng Ninh và Hải Phòng đang gấp rút được xây dựng. Theo ông Nguyễn Văn Công, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, cách làm của Quảng Ninh là khá táo bạo, bởi đây là việc làm chưa có tiền lệ, địa phương cấp tỉnh có thể tự triển khai dự án lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Cách làm của Quảng Ninh và những công trình giao thông đang được Quảng Ninh triển khai là những điển hình cần nhân rộng trong cả nước về đổi mới tư duy phát triển hạ tầng giao thông, giảm bớt áp lực cho Chính phủ ông Công nói Ông Bùi Hồng Minh - Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh phân tích: Kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT và BT, Quảng Ninh sẽ không phải sử dụng ngân sách vào đầu tư hạ tầng giao thông, cũng như thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng cho các dự án giao thông theo hợp đồng. Ước tính chỉ với 3 dự án đang triển khai thì số tiền duy tu, bảo dưỡng cũng lên khoảng 12 nghìn tỷ đồng. Như vậy, Quảng Ninh có thể dùng nguồn lực ngân sách này cho đầu tư các công trình hạ tầng có tính chất thiết yếu và phúc lợi xã hội để phục vụ dân sinh tốt hơn. Một vấn đề đang được tỉnh Quảng Ninh nhìn nhận nghiêm túc, đó là bất cập trong quản lý các trạm BOT, như đã xảy ra tại một số tỉnh, thành khác. Theo lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh, tất cả các trạm thu phí BOT phải có phương án cụ thể để kiểm tra, rà soát. Lợi ích của nhà đầu tư cũng như của người tham gia giao thông, người dân trong vùng đều phải được tính đến trên cơ sở công khai, công bằng. Khi các hạt sạn của BOT được gạn lọc, cùng với giao thông hoàn thiện, Quảng Ninh sẽ phát huy thế mạnh của các Khu kinh tế trọng điểm trên địa bàn như: Khu kinh tế Vân Đồn (Khu hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn trong thời gian tới); Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái; Khu kinh tế Đầm Nhà Mạc - Quảng Yên. Hải Long
257
Đột phá hạ tầng giao thông ở Quảng Ninh:Hình mẫu hợp tác công - tư. Hầu hết các dự án hạ tầng giao thông chiến lược, mang tính đột phá cao tại Quảng Ninh đều có dấu ấn của những nhà đầu tư tư nhân, bởi ngân sách Nhà nước khó một mình gánh nổi. Thi công cầu Bạch Đằng, thuộc tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng. Ảnh: Đỗ Phương Quảng Ninh hiện là tỉnh duy nhất được Chính phủ giao là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về đầu tư, quản lý đường cao tốc và hàng không theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Bỏ 1 đồng, thu hút 8,3 đồng Theo ông Trương Mạnh Hùng - Phó Trưởng ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư (IPA) Quảng Ninh, 5 năm qua, Quảng Ninh bỏ 1 đồng ngân sách làm vốn mồi thì thu hút được 8,3 đồng ngoài ngân sách cho phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội, du lịch. Ước tính số tiền thu hút ngoài ngân sách lên tới 190.000 tỉ đồng. Nhờ đó, tỉ lệ đầu tư công ngày một giảm, từ 60% năm 2010 xuống còn 37% năm 2015. Trong đó, đầu tư từ khu vực tư nhân tăng lên rõ rệt - chiếm khoảng 33% tổng vốn đầu tư. Ông Vũ Văn Khánh - Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Quảng Ninh - cho biết, với cách làm như vậy, không chỉ tất cả những công trình giao thông trọng điểm đều được làm nhanh, gọn và phát huy hiệu quả ngay sau đầu tư, mà còn nhờ đó, Quảng Ninh dành thêm được nhiều nguồn vốn ngân sách cho các công trình văn hóa, an sinh xã hội khác. Cũng theo ông Khánh, chỉ tính riêng nguồn vốn các nhà đầu tư tư nhân bỏ ra làm các dự án giao thông trọng điểm tại Quảng Ninh từ năm 2013 - 2017 đã lên tới trên 35.000 tỉ đồng. Năm 2018, sẽ có thêm dự án giao thông lớn - cao tốc Vân Đồn - Hạ Long, với tổng vốn đầu tư 16.000 tỉ đồng; chưa kể một loạt các cảng biển đang trong kế hoạch xây dựng. Vì thế, thu hút nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước, theo mô hình PPP (hợp tác công - tư) là hướng đi tất yếu - ông Khánh chia sẻ. Liên quan đến những ý kiến về một số dự án BOT trên Quốc lộ 18, gồm: Hạ Long - Mông Dương, Hạ Long - Uông Bí, ông Khánh cho rằng, nếu cứ đợi nguồn vốn ngân sách thì có lẽ đến giờ vẫn chưa làm được, trong khi tuyến đường quá nhỏ, lưu lượng xe quá lớn, khiến luôn xảy ra tình trạng tắc nghẽn. Vấn đề là tính toán hợp lý để đảm bảo quyền lợi của cả Nhà nước, người dân và nhà đầu tư. Hợp tác hai nhà Cho đến nay, Quảng Ninh là địa phương duy nhất được Chính phủ giao là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về đầu tư, quản lý đường cao tốc và hàng không theo hình thức PPP. Do hầu hết các dự án hạ tầng giao thông chiến lược đều cần vốn đầu tư rất lớn, nên Quảng Ninh phối hợp với các nhà đầu tư cùng làm, nhằm san sẻ gánh nặng tài chính cho cả hai bên. Theo kế hoạch ban đầu, cao tốc Hạ Long - Hải Phòng (dài 25km) là một dự án, giao cho một liên danh các nhà đầu tư. Tuy nhiên, do số vốn quá lớn - trên 13.000 tỉ đồng, nên sau đó được tách ra làm 2. Trong đó, Quảng Ninh đầu tư 6.400 tỉ đồng để làm đoạn đường 19.8km; cầu Bạch Đằng và đường dẫn từ cầu này tới cao tốc Hải Phòng - Hà Nội do liên danh các nhà đầu tư thực hiện, với số vốn 7.500 tỉ đồng, theo hình thức BOT. Dự án cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, cũng được triển khai theo hình thức BOT tương tự. Tổng vốn đầu tư cho dự án này là khoảng 14.000 tỉ đồng, một mình nhà đầu tư khó gánh nổi bởi không có khả năng hoàn vốn. Vì thế, Quảng Ninh xin Chính phủ, các bộ, ngành cho phép ứng 4.000 tỉ để giải phóng mặt bằng. Với Dự án Cảng hàng không Vân Đồn, vốn đầu tư 7.500 tỉ đồng, tỉnh Quảng Ninh cũng bỏ ra 700 tỉ đồng để làm công tác giải phóng mặt bằng. Theo Giám đốc Sở GTVT Quảng Ninh Vũ Văn Khánh, trong các dự án PPP về hạ tầng giao thông, Quảng Ninh đảm nhận phần giải phóng mặt bằng bởi đây là khâu khó khăn nhất của bất kỳ dự án nào. Ông Nguyễn Văn Đọc - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh - cho biết, với những dự án lớn, Quảng Ninh luôn ưu tiên dành nguồn vốn để giải phóng mặt bằng, giúp các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công. Nếu tiến hành giải phóng mặt bằng chậm trong khi vốn đã cho vay thì rủi ro rất cao. Vì thế, công tác giải phóng mặt bằng ở các dự án lớn của Quảng Ninh được giải quyết rất nhanh - ông Đọc chia sẻ. Linh Anh
258
IPO 267 triệu cổ phần EVNGENCO 3. Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO 3) đang lên kế hoạch phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) hơn 267 triệu cổ phần (tương đương 12,8% vốn điều lệ) với giá khởi điểm là 24.600 đồng/CP. Đồng thời, EVNGENCO 3 sẽ bán 3,42 triệu cổ phần ưu đãi (tương đương 0,16%) cho người lao động và hơn 749 triệu cổ phần (chiếm 36% vốn điều lệ) cho nhà đầu tư chiến lược. EVNGENCO3 hiện có 9 nhà máy điện, trong đó 4 nhà máy nhiệt điện khí, 3 nhà máy thủy điện và 2 nhà máy nhiệt điện than Cơ hội cho nhà đầu tư Đợt IPO sẽ được thực hiện thông qua phương pháp chào bán cạnh tranh với giá khởi điểm 24.600 đồng/CP. Giá trị ước tính thu được theo giá khởi điểm IPO là 6,5 nghìn tỷ đồng (290 triệu USD). EVNGENCO 3 cũng có kế hoạch niêm yết trên sàn UPCoM trong quý 2/2018, sau IPO. Ông Đinh Quang Tri - Phó Tổng giám đốc EVN cho biết, theo phương án cổ phần hóa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2100/QĐ-TTg ngày 27/12/2017, EVNGENCO 3 cổ phần hóa theo hình thức giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Được thành lập năm 2013 trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lai Công ty TNHH MTV Nhiệt điện Phú Mỹ, các công ty phát điện độc lập và một vài ban quản lý dự án trực thuộc EVN. Hiện tại EVNGENCO 3 sở hữu quy mô công suất lớn thứ 2 trên thị trường phát điện Việt Nam - chỉ sau Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Tổng công suất lắp đặt các nhà máy điện do EVNGENCO 3 quản lý lên tới 6.304 MW, tương đương 16% tổng công suất lắp đặt của hệ thống điện Quốc gia. Năm 2017, Tổng công ty cung cấp gần 33 tỷ kWh, chiếm khoảng 17% sản lượng điện toàn quốc. Bên cạnh đó, EVNGENCO 3 có cơ cấu công nghệ phát điện đa dạng (tua-bin khí, nhiệt điện than, thủy điện), có khả năng tham gia thị trường điện rất linh hoạt. Nhu cầu điện tại Việt Nam đã ở mức cao trong nhiều năm qua và dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng cao trong những năm tới. Đây chính là cơ hội để các nhà đầu tư tham gia vào ngành Điện, vào EVNGENCO 3. Đồng thời, thị trường chứng khoán cũng đang phục hồi mạnh mẽ, phát triển tốt nhất trong khoảng 10 năm gần đây - ông Đinh Quang Tri cho hay. Lợi nhuận sẽ tăng trưởng mạnh Ông Barry Weisblatt, Giám đốc bộ phận phân tích đầu tư Công ty CP Chứng khoán Bản Việt (Viet Capital) - đơn vị trong liên doanh tư vấn cổ phần hóa cho EVNGENCO 3 nhận định: EVNGENCO 3 có các nhà máy điện chủ lực như Phú Mỹ, Vĩnh Tân 2, Mông Dương 1, Buôn Kuốp có công suất lớn, nằm gần các trung tâm phụ tải của miền Nam và miền Bắc, có giá cạnh tranh, khi tham gia thị trường điện sẽ có lợi thế lớn. Bên cạnh đó, EVNGENCO 3 còn có đội ngũ nhân lực chất lượng cao, năng lực quản trị tiên tiến, có nhiều kinh nghiệm làm việc với các tập đoàn lớn trên thế giới như GE, Alstom, MHI, Siemens... Đây là lợi thế giúp EVNGENCO 3 kịp thích ứng với những thay đổi trên thị trường điện, tạo nền tảng phát triển vững chắc trong tương lai. Trong năm 2017, EVNGENCO 3 ước tính doanh thu tăng 3,6%, đạt khoảng 34.632 tỷ đồng, các nhà máy điện đều đạt kết quả cao. lợi nhuận sản xuất điện 1.276 tỷ đồng, bằng 218,7% kế hoạch. Lợi nhuận từ thủy điện Buôn Kuốp tăng gấp 4 lần, nhiệt điện Mông Dương cũng bắt đầu mang lại lợi nhuận đáng kể. Năm 2018, lợi nhuận sau thuế ước tính tăng 51%, đạt hơn 2.000 tỷ đồng và dự kiến trong năm 2019 sẽ tăng 29,9%, lên 2.600 tỷ đồng. Năm 2018, ngoài nhiệm vụ sản xuất điện năng, EVNGENCO 3 dự kiến khởi công 2 dự án điện mặt trời, đồng thời triển khai các thủ tục đầu tư dự án Trung tâm Điện lực Long Sơn sử dụng khí đốt hóa lỏng tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Dự báo, năm 2020, lợi nhuận của EVNGENCO 3 có thể tăng trưởng mạnh mẽ hơn nhờ thị trường bán buôn cạnh tranh sẽ bắt đầu có những thay đổi lớn, sản lượng hợp đồng sẽ giảm mạnh, đem lại lợi thế cạnh tranh của EVNGENCO 3 về vị trí và chi phí sản xuất. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ về ký thuật của đối tác chiến lược, qua đó tăng hiệu suất, giảm thiêu thụ nhiên liệu, giảm chi phí bảo dưỡng và cơ cấu vốn lành mạnh hơn sau khi tái cơ cấu. Ngoài ra, hiện tượng El Nino có thể quay lại trong năm 2020 và đẩy giá thị trường điện cạnh tranh tăng cao. Khung thời gian IPO: Ngày 1/2/2018: Nhà đầu tư đăng ký và đặt cọc để tham gia đấu giá; Ngày 7/2/2018: Nhà đầu tư đăng ký giá đấu giá; Ngày 9/2/2018: Phiên đấu giá diễn ra tại sàn HOSE. Hoàng Oanh
259
Cơ hội đầu tư vào cổ phần Tổng công ty Phát điện 3. Chiều 25/1, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3) đã giới thiệu cơ hội đầu tư vào cổ phần Tổng công ty Phát điện 3. Tổng Giám đốc EVNGENCO3, ông Đinh Quốc Lâm cho biết, theo kế hoạch của Chính phủ, sẽ chỉ còn ít nhất 51% cổ phần tại GENCO3, trong khi phần còn lại sẽ được cổ phần hóa, nhưng cổ phần hóa nhà nước sẽ tiếp tục giảm sâu sau năm 2020. Hiện GENCO3 đang trong quá trình cổ phần hóa và IPO, với 12,8% cổ phần được chào bán cho nhà đầu tư đại chúng và 36% sẽ được chào bán cho nhà đầu tư chiến lược, còn lại khoảng 0,2% bán cho người lao động. Đơn vị thực hiện tư vấn cổ phần hóa cho EVNGENCO3 là Liên danh Công ty CP Chứng khoán Bản Việt (VIET Capital) và Công ty tài chính CP Điện lực (EVN Finance). Việc bán cổ phần lần đầu ra công chúng sẽ được diễn ra tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE) theo phương thức bán đấu giá công khai với giá khởi điểm là 24.600 đồng/cổ phần. Việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược sẽ được thực hiện sau khi IPO. Vốn điều lệ sau khi cổ phần hóa sẽ khoảng 20.809 tỷ đồng. Thông tin về lộ trình phát hành cổ phần, ông Đinh Quốc Lâm cũng cho biết, trong tháng 1/2018 sẽ đăng kí đấu giá, ngày 1/2/2018 sẽ hết hạn đăng ký đấu giá; đến ngày 9/2 sẽ đấu giá tại sàn HOSE và 21/2 đến hạn thanh toán tiền trúng đấu giá. Sau đó, ngày 21/3 cổ phiếu của Tổng công ty sẽ chính thức giao dịch trên sàn Upcom, bán cho người lao động Thông tin từ EVNGENCO3 cho biết, các tài sản chính của GENCO3 là 9 nhà máy điện với tổng công suất 5,5GW. Hiện có 4 nhà máy nhiệt điện khí, 3 nhà máy thủy điện và 2 nhà máy nhiệt điện than. Trong số này, nhà máy nhiệt điện khí (Phú Mỹ 2.1, Phú Mỹ 2.1 mở rộng, Phú Mỹ 1 và Phú Mỹ 4) chiếm 46% tổng công suất; nhà máy thủy điện (Buôn Kuốp, Buôn Tua Srah, Srepok 3) chiếm 11% và nhà máy nhiệt điện than (Vĩnh Tân 2 & Mông Dương 1) chiếm 43% công suất. Tổng công ty cũng có 2 công ty con là Nhiệt điện Bà Rịa và Nhiệt điện Ninh Bình, với lần lượt là 79,5% và 54,7% cổ phần sở hữu. Ngoài ra GENCO3 cũng sở hữu 30% cổ phần tại Công ty Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh, Thủy điện THác Bà và Nhà máy Thủy điện Sê san 3A. EVNGENCO3 là 1 trong 3 Tổng công ty phát điện của EVN, đã kế thừa kinh nghiệm quản lý vận hành các nhà máy điện có công nghệ tiên tiến hiện đại do EVN chuyển giao và từng bước tiếp tục kiện toàn công tác quản trị doanh nghiệp hiện đại. Sang năm 2018, ngoài nhiệm vụ sản xuất điện năng, EVNGENCO3 dự kiến sẽ khởi công 2 dự án điện mặt trời, đồng thời triển khai các thủ tục đầu tư dự án Trung tâm Điện lực Long Sơn sử dụng khí đốt hóa lỏng (LNG) tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Phát biểu tại hội thảo, ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, EVNGENCO3 có cơ cấu công nghệ phát điện đa dạng, do đó, có khả năng tham gia thị trường phát điện cạnh tranh hiệu quả, đồng thời có cơ cấu nguồn lực hợp lý... EVN cũng cam kết sẽ chuyển đầy đủ các quyền lợi hợp pháp của EVNGENCO3 để chuyển sang cổ phần, lựa chọn ra bộ máy quản lý chuyên nghiệp, củng cố thương hiệu của đơn vị, mang lại lợi ích của cổ đông. EVN sẽ cùng đồng hành để nâng cao giá trị cổ phiếu của các cổ đông. Hi vọng sẽ có nhiều nhà đầu tư tham gia mua cổ phần để góp phần phát triển EVNGENCO 3 nói riêng và EVN nói chung, ông Đinh Quang Tri cho biết. Ông Barry Weisblatt, GIám đốc bộ phận phân tích đầu tư Công ty CP Chứng khoán Bản Việt cho biết, EVNGENCO3 với các nguồn điện chủ lực như Phú Mỹ, Vĩnh Tân 2, Mông Dương 1, Buôn Kuốp có công suất lớn, nằm gần các trung tâm phụ tải của miền Nam và miền Bắc, có giá cạnh tranh, khi tham gia thị trường điện sẽ mang lại lợi thế lớn. Bên cạnh đó, EVNGENCO3 còn sở hữu đội ngũ nhân lực chất lượng cao, có năng lực quản trị tiên tiến, nhiều kinh nghiệm làm việc với các tập đoàn lớn trên thế giới như GE, Alstom, MHI, Siemens sẽ là một lợi thế, giúp EVNGENCO3 kịp thời thích ứng với những thay đổi trên thị trường, tạo nền tảng phát triển vững chắc hơn trong tương lai.../. Đức Dũng/BNEWS/TTXVN
260
Đôt phá thu hút vốn tư nhân vào hạ tầng. Gần 60.000 tỉ đồng đã và đang được rót vào các đại dự án giao thông đường bộ, hàng không, đường biển của Quảng Ninh nhờ sự quyết liệt đổi mới và cởi mở về chính sách thu hút các nguồn lực tư nhân. Năm 2012, tại hội nghị xúc tiến đầu tư lần đầu tiên được Quảng Ninh tổ chức, một doanh nhân Hàn Quốc đã so sánh, đi từ thủ đô Seoul (Hàn Quốc) đến Hà Nội (VN) dài gần 3.000 km chỉ mất 4 giờ 30 phút, nhưng di chuyển từ thủ đô Hà Nội đến TP.Hạ Long, Quảng Ninh (200 km) cũng mất tầm đó thời gian. Điểm nghẽn hạ tầng giao thông khi đó đã trở thành rào cản lớn nhất, hạn chế khả năng thu hút đầu tư của Quảng Ninh. Đây cũng là lý do dù được đánh giá có rất nhiều tiềm năng, tạo thành thế kiềng 3 chân cùng với Hà Nội và Hải Phòng là tam giác kinh tế trọng điểm Bắc bộ, nhưng 5 - 6 năm trước Quảng Ninh vẫn chưa phải cái tên sáng giá với nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bước đột phá cao tốc Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long từng nói, nếu chỉ trông chờ vào ngân sách nhà nước thì Quảng Ninh phải chờ đến 10 năm, thậm chí lâu hơn nữa để thay đổi. Mạnh dạn lựa chọn các hình thức PPP, BOT, BT, từ năm 2013, Quảng Ninh chủ động ứng vốn từ ngân sách tỉnh cùng với Bộ GTVT hoàn thành dự án đường 18C - cửa khẩu Hoàng Mô, ứng trước 1.200 tỉ đồng để nhà đầu tư BOT Đại Dương giải phóng mặt bằng cho dự án mở rộng QL18 đoạn Uông Bí - Hạ Long... Đặc biệt, Quảng Ninh đã đề xuất Chính phủ cho phép tự huy động các nguồn vốn hợp pháp như tiết kiệm chi mỗi năm 1.000 tỉ đồng, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương... để triển khai cao tốc Hạ Long - Hải Phòng. Gặp khó về nguồn vốn để thực hiện cầu Bạch Đằng dài hơn 5 km nối Quảng Ninh - Hải Phòng khi thực hiện dự án cao tốc Hạ Long - Hải Phòng (khởi công tháng 10.2014), mà theo tính toán cần tới 10 năm tiết kiệm chi của tỉnh nếu dùng ngân sách đầu tư, Quảng Ninh đã mạnh dạn xin cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, kết quả chỉ trong một thời gian ngắn, 8 nhà đầu tư trong nước đã đề xuất tham gia dự án cầu Bạch Đằng và nút giao cuối tuyến với tổng mức đầu tư hơn 7.000 tỉ đồng. Đây không chỉ là dự án góp phần hoàn thiện tuyến cao tốc huyết mạch Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long, mà còn mở ra hướng đi mới để Quảng Ninh thu hút đầu tư, xây dựng cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cảng hàng không quốc tế Vân Đồn theo hình thức BOT. Tháng 5.2017, Quảng Ninh đã trao Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cải tạo, nâng cấp QL18 đoạn Hạ Long - Mông Dương theo hình thức hợp đồng BOT cho liên danh nhà đầu tư Công ty CP đầu tư và xây dựng Công Thành - Công ty CP đầu tư và xây dựng giao thông Phương Thành. Dự án có tổng mức đầu tư lên tới gần 14.000 tỉ đồng, trong đó phần vốn BOT trên 10.062 tỉ đồng, phần vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ và nguồn vốn huy động hợp pháp khác hơn 3.900 tỉ đồng cho chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư và một phần chi phí xây dựng cầu đường... Dự án cải tạo, nâng cấp QL18 đoạn Hạ Long - Mông Dương, dài trên 33 km, khởi công quý 4/2015, nay đã hoàn thành và dự kiến thu phí hoàn vốn trong quý 1/2018. Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn dài 59,5 km, tốc độ thiết kế 100 km/giờ với 4 làn xe, khởi công trong quý 1/2016 và dự kiến hoàn thành cơ bản vào quý 2/2018. Chỉ trong 3 - 4 năm ngắn ngủi, mạch máu giao thông của Quảng Ninh đã thông suốt, không chỉ nội vùng mà còn kết nối Quảng Ninh với vùng kinh tế trọng điểm phía bắc là Hà Nội - Hải Phòng. Đi đúng hướng Là nhà đầu tư từng tham gia liên danh xây dựng dự án BOT cầu Bạch Đằng và cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, ông Phạm Văn Khôi, Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư và xây dựng giao thông Phương Thành (Phương Thành Tranconsin), cho rằng mấu chốt thành công của Quảng Ninh bắt nguồn từ tư duy của lãnh đạo tỉnh thực sự muốn đổi mới. Khi làm BOT cầu Bạch Đằng, Quảng Ninh sẵn sàng hỗ trợ làm đường nối lên cầu dài 19,5 km, nhà đầu tư an tâm phần kết nối, chỉ phải lo phần cầu, giảm được một phần vốn đầu tư. Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, tỉnh cũng sẵn sàng bỏ một phần chi phí tham gia, không chỉ giải phóng mặt bằng mà còn xây dựng một phần hạ tầng dự án , ông Khôi chia sẻ. Nhà đầu tư này cho rằng Quảng Ninh đã có được sự đột phá tư duy thực sự, khi lựa chọn cách làm hợp tác công tư (PPP) rất linh hoạt. Nhà đầu tư cảm nhận được sự khao khát, nhiệt tình, thân thiện từ những lãnh đạo cao nhất của tỉnh trong việc hỗ trợ nhà đầu tư từ giải phóng mặt bằng đến các thủ tục hành chính vốn rất phức tạp và mất nhiều thời gian. Nói dễ hiểu nhất, khi tư vấn lập dự án, tỉnh hỏi nhà đầu tư đang vướng chỗ nào, cần tỉnh tham gia hỗ trợ ở đâu và bắt tay chung sức cùng nhà đầu tư. Đó là lý do các dự án BOT hạ tầng tại Quảng Ninh đều thuận lợi và nhanh chóng về đích , ông Khôi nói. Theo PGS-TS Nguyễn Quang Toản, nguyên Chủ nhiệm bộ môn đường bộ, ĐH Giao thông vận tải Hà Nội, Quảng Ninh đang đi đúng hướng với phương thức PPP, BOT linh hoạt trong thu hút các dự án hạ tầng giao thông. Đây là hướng đi phù hợp khi sử dụng một phần ngân sách, trái phiếu... tham gia dự án BOT theo hình thức đối tác công tư, thành công trong lập dự án và kêu gọi đầu tư , ông Toản nhìn nhận. TS Nguyễn Quang Toản nhấn mạnh: Việc đảm bảo thực hiện đúng các cam kết với nhà đầu tư, cũng như tính toán cân đối mức phí hợp lý cho người dân là cơ sở nền tảng tạo sự bền vững cho các dự án BOT, cũng như tạo niềm tin lâu dài cho các nhà đầu tư .
261
Tiết xuân nhớ về tiên công dựng làng thợ mỏ. Sắc xuân đã đến với đất trời vùng Đông Bắc. Những đụn mây mù õng nước tưới mát màu xanh, đường mỏ vắng những cơn gió nặng bụi. Người thợ tan ca, sớm mai lại đón ngày mới. Năm Đinh Dậu sắp qua, xuân Mậu Tuất đến gần, trong niền vui đón xuân mới, người thợ vùng than thường mộc mạc nghiệm tích xưa ngẫm chuyện nay. Sát sườn nhất là chuyện cơm ăn áo mặc, chuyện nhà chuyện cửa. Đất nước trong chặng đường 30 năm đổi mới, kinh tế tăng trưởng, đời sống xã hội được nâng lên, nhưng mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng còn nhiều tồn tại, nhất là từ khi xóa bao cấp về nhà ở, nhiều người lao động rơi vào cảnh vô gia cư . Nạn thiếu nhà ở, điển hình là trong các khu chế xuất, khu công nghiệp. Ở Quảng Ninh, nhiều đơn vị cũng rơi vào tình trạng chung đó, như các khu công nghiệp: Cái Lân, Việt Hưng, Đông Mai Nhưng ngành than thì khác, thợ mỏ có nơi cư trú đề huề hơn. Tòa chung cư mỏ Mông Dương kheo sắc trong nắng xuân Xuân mới ôn cổ mới hay, người lao động có nơi ở ổn định sau giờ tan ca là nhờ có người tiên công mở đất. Trong số những vị tiên công lớp trước có ông Đoàn Văn Kiển, nguyên Giám đốc Xí nghiệp xây lắp mỏ Mông Dương, sau này lên chức TGĐ TKV, là người đầu tiên đặt nền móng xây dựng làng mỏ Mông Dương. Ông Nguyễn Duyệt, nguyên Giám đốc mỏ Cao Sơn, người đầu tiên kéo bãi thải mỏ lấn biển xây dựng làng mỏ. Ông Nguyễn Duyệt tuy không còn nữa, nhưng tiếng thơm còn để lại. Mỗi khi Tết đến xuân về nhiều người lại nhắc đến tên ông như thành hoàng của làng mỏ. Còn bao người tâm huyết trong công cuộc xóa nhà cu ly ổ chuột thời tiếp quản, đến sự nghiệp CNH ngày nay. TKV nhiều vị tiên công còn ẩn tích, điền bạ chưa hé lộ tên người. Ông Đoàn Văn Khiển - Tiên công làng mỏ Mông Dương thời kỳ làm TGĐ TKV ăn cơm giữa ca với thợ mỏ than Khe Chàm Đền địa, đô thị thì thay đổi như triều dâng, chồi xanh trong tiết xuân. Khi dọn đến căn nhà mới, trẻ già không giấu được niềm vui. Bàn tay gieo niềm vui an cư cho thợ mỏ, ai ai cũng tỏ là Đề án xây dựng nhà ở công nhân đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của tập thể lãnh đạo TKV. Giải pháp thực hiện đề án thì nhiều người còn chưa rõ, với biết bao nỗi gian truân. Đất dưới chân thì nhiều, khai trường vượt thổ cũng lắm, nhưng dựng được căn nhà trên đất không chỉ bằng lưng vốn căn cơ, mà bằng cả sự nhọc nhằn để thuyết phục mọi người cùng chung chí hướng. Mỏ than Khe Chàm khánh thành tòa chung cư TKV dày công lập quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất công, tìm tòi những thửa đất dôi dư tại các nhà máy, khai trường, bãi thải (cũ), đất sản xuất chuyển sang đất ở, xây nhà tập thể cho công nhân. TKV đề nghị với Chính phủ với chính quyền địa phương hàng loạt giải pháp phù hợp với thực tế như: cho lập quỹ đầu tư xây dựng chung cư thợ mỏ; miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; điều chỉnh lại quy hoạch chi tiết các dự án phát triển bất động sản của mình; xen kẽ với các dự án xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp của địa phương lồng vào làm nhà ở cho thợ mỏ Tòa chung cư của mỏ than thống nhất cao 6 tầng, 80 căn hộ khép kin cho 320 công nhân ở. Tiền khởi là Cty xây dựng mỏ Hầm lò 1, tiền thân là Xí nghiệp xây lắp mỏ Mông Dương, do ông Đoàn Văn Kiển làm Giám đốc. Ngay từ đầu thập kỷ 80, đơn vị đã vận dụng phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm xây nhà cho công nhân ở. Cụ thể, Mỏ đứng ra làm cầu đường, kéo điện nước, vượt thổ san nền, hỗ trợ một phần vật liệu xây dựng đầu vị; công nhân bỏ công của tự xây căn nhà mình. Ngôi làng thợ mỏ đầu tiên ở vùng than được truyền tụng với 50 căn nhà cấp 4, xây dựng ở khu 12, phường Mông Dương (Cẩm Phả) gọi là làng mỏ Mông Dương, nay tích cũ vẫn còn. Gần đây là mỏ Mông Dương xây dựng tòa chung cư cao 9 tầng, diện tích xây dựng 777m2 với 96 căn hộ, diện tích mỗi căn 48m2, đáp ứng chỗ ở cho 384 công nhân. Mỏ Thống Nhất xây tòa chung cư diện tích mặt sàn là 4.823 m², 6 tầng với 80 căn hộ, mức đầu tư 31,9 tỷ đồng, đáp ứng chỗ ở cho 320 công nhân ở. Ông Nguyễn Duyệt - vị Giám đốc khởi xướng xây dựng làng mỏ Cao Sơn, người đi rồi tiếng thơm còn để lại. Tiếp đó là làng mỏ Cao Sơn xây dựng năm 1989 ở khu 2, phường Cẩm Sơn, cùng thuộc TP. Cẩm Phả. Mỏ Cao Sơn do ông Nguyễn Duyệt làm Giám đốc, biến bãi thải thành chân đất vượt thổ đầm lầy, chia lô tạo nền xây 100 ngôi nhà liền kề cho công nhân ở. Người thuộc diện được mua nhà, được trả dần như hình thức trả góp ngày nay. Sau đó là phong trào mái ấm Công đoàn giúp đỡ những gia đình khó khăn xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà ở để thợ mỏ an cư, lập nghiệp, gắn bó cuộc đời với hòn than. Những người độc thân, xa quê hương ra mỏ làm than, nơi tá túc được ổn định như chính mái ấm gia đình mình phải kể đến mỏ than Hà Lầm, đơn vị đầu tiên xây dựng chung cư cho thợ mỏ độc thân ở. Ngay đầu thập kỷ 90, mỏ đã quy hoạch thổ đất máng than B, cơ sở sản xuất (cũ) thời thuộc Pháp thành khu đất cao ráo dựng tòa nhà cao 11 tầng, diện tích sàn là 6.775m2 phục vụ cho 340 công nhân. Tiếp đến mỏ Dương Huy, xây 2 lô với 156 phòng cho trên 400 công nhân ở. Mỏ Quang Hanh xây 6 lô với 276 phòng cho 708 công nhân. Mỏ Nam Mẫu xây 4 lô với 224 phòng cho 685 công nhân ở. Mỏ Vàng Danh xây 9 lô với 266 phòng, cho 546 công nhân. Mỏ Mạo Khê xây dựng 3 lô nhà 5 tầng, trên thửa đất rộng 45.666 m2, diện tích xây dựng 7.984 m2, vốn đầu tư 187 tỷ đồng, gồm 245 phòng cho 400 công nhân định cư lâu dài. Chung cư thợ mỏ Dương Huy gồm 2 tòa 9 tầng 164 phòng đáp ứng 100% thợ mỏ độc thân cư trú. Giờ tan ca công nhân sáng thể dục, chiều thể thao. Các mỏ Nam Mẫu, Quang Hanh còn lo xa, tạo quỹ nhà ở cho tương lai phát triển sản xuất đến năm 2030. Các tòa chung cư kiến trúc hiện đại ngoại thất cảnh quan, nội thất thoáng rộng, tiện nghi đáp ứng được các tiêu chuẩn xây dựng khu dân cư văn hóa sau này. Mỗi tòa nhà được lắp đặt hai thang máy, hai thang đi bộ, phòng ở diện tích từ 35-50 m2, có đủ hệ thống thông tin, internet. Khu chung cư đường sá giao thông nội bộ thông thoáng, có bãi đỗ xe, sân thể thao, sân khấu văn nghệ, thư viện; nhà ăn tập thể phục vụ toàn bộ nhu cầu cư dân sinh sống ở đó. Công tác quản lý chung cư quy củ, vệ sinh, an toàn; cơ chế thu minh bạch. Người ở chung cư được hưởng nhiều chế độ ưu đãi; tuy mức thu ở mỗi đơn vị có khách nhau, nhưng phí nhà ở nơi cao nhất là 200 ngàn đồng/tháng, nơi thấp là 60 ngàn đồng/tháng; tiền điện, nước theo thực tế sử dụng của từng phòng. Chung cư của mỏ than Nam Mẫu Cặp tòa chung cư 5 tầng của mỏ than Vàng Danh Phong trào xây dựng nhà ở cho công nhân an cư lập nghiệp trong TKV ngày một phát triện rộng rãi, còn nhiều đơn vị có thành tích đáng biểu dương, còn nhiều vị tiên công đáng tôn vinh, ngày xuân không thể liệt kê hết được. Tổng cộng TKV có 22 đơn vị thành viên đầu tư xây dựng được 135 tòa chung cư cao tầng, gồm trên 5.000 phòng cho trên 17.500 công nhân ở. Tuy nay chưa có số liệu thống kê hơn kém, nhưng với chuỗi công trình khủng như vậy, có thể nói đây là một Tập đoàn kinh tế có quỹ nhà ở cho người lao động lớn nhất Việt Nam. Chung cư của mỏ than Uông Bí Năm Đinh Dậu, TKV chưa thoát cơn bĩ cực , hòn than làm ra khó bán, kho than tồn trên 10 triệu tấn còn chất cao như núi, chưa thể đáp ứng được hết mong mỏi của mọi nhà. Còn nhiều cặp vợ chồng thợ mỏ, hoặc một trong hai người làm nghề mỏ nhà cửa còn xuềnh xoàng, chưa được như mong muốn; còn trường hợp chồng ra mỏ làm than, vợ ở quê phải chân đi chân về. Nhưng lán thợ, nhà ổ chuột ở vùng than chỉ còn trong trang sách ôn nghèo, khu mỏ vắng hẳn nhà hiên tây máng thượng (mốt nhà thập kỷ 70), những tòa biệt thự liền kề thế chân dần kiểu nhà ống lươn ống trạch. Những tòa chung cư chọc trời đẩy những lô nhà cấp 4 thời bao cấp ăn ở tập thể, nhà vệ sinh dùng chung đi vào quá khứ. Những tòa nhà đồ sộ dành cho thợ mỏ ở, không chỉ níu chân người lao động an cư, ấm niềm vui đón thần lộc khi Tết đến xuân về, còn tô thêm sắc xuân đô thị ở vùng than Quảng Ninh trong ngày cận kề năm mới, xuân Mậu Tuất. Bút ký Vũ Phong Cầm
262
Miễn, giảm phí cho người dân sống gần trạm BOT QL18. Người dân TP. Cẩm Phả sẽ được miễn, giảm phí khi qua trạm BOT QL18, đoạn Hạ Long - Mông Dương. Trạm thu phí dự án BOT Hạ Long - Mông Dương nằm trên địa bàn TP. Cẩm Phả (Ảnh: Thanh niên) Thông tin từ Công ty CP BOT Biên Cương, chủ đầu tư Dự án cải tạo nâng cấp QL18 đoạn Hạ Long - Mông Dương (Quảng Ninh) cho biết: Công ty đã có công văn gửi UBND TP. Cẩm Phả đề nghị phối hợp lập danh sách các phương tiện của người dân nằm trong khu vực miễn phí sử dụng đường bộ khi qua các trạm thu giá thuộc tuyến đường này. Theo công văn của Công ty CP BOT Biên Cương, người dân thuộc 7 phường của TP. Cẩm Phả sẽ được miễn vé khi đi qua trạm thu phí QL18 đoạn Hạ Long Mông Dương gồm: Cẩm Tây, Cẩm Bình, Cẩm Đông, Cẩm Sơn, Cẩm Phú, Cẩm Thịnh và Cửa Ông. Các phương tiện trong diện miễn giảm sẽ được cấp Thẻ ưu tiên mua vé 0 đồng trước ngày 30/1/2018. Công ty CP Biên Cương cũng sẽ giảm 70% phí qua trạm, tương ứng với 10.000 đồng/lượt cho người dân của 9 xã, phường còn lại trên địa bàn Cẩm Phả là: Quang Hanh, Cẩm Thạch, Cẩm Thủy, Cẩm Trung, Cẩm Thành, Mông Dương, Cẩm Hải, Cộng Hòa và Dương Huy. Ông Vũ Quyết Tiến, Chủ tịch UBND TP. Cẩm Phả cho biết: Trong tháng 1/2018, UBND TP. Cẩm Phả sẽ phối hợp với chủ đầu tư thống kê các phương tiện thuộc diện ưu tiên kể trên. Được biết, dự án đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cải tạo nâng cấp QL18 đoạn Hạ Long - Mông Dương được đầu tư theo hình thức BOT có tổng mức gần 2.000 tỷ đồng. Dự án do Công ty cổ phần BOT Biên Cương làm chủ đầu tư. Sau hơn 2 năm thi công, đến nay, dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đây là tuyến đường BOT thứ 2 tại Quảng Ninh đi vào hoạt động. Trước đó từ ngày 1/11/2017, trạm thu phí QL18 đoạn Hạ Long Uông Bí cũng đã miễn giảm 100% phí qua trạm cho người dân thuộc một số phường lân cận.
263
Thêm một trạm BOT tại Quảng Ninh miễn phí cho người dân lân cận. Người dân sống ở gần trạm thu phí Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long Mông Dương sẽ được miễn vé khi đi qua trạm. Theo tin từ báo Dân Việt , mới đây, chủ đầu tư dự án Cải tạo và nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long Mông Dương vừa có công văn gửi UBND TP.Cẩm Phả đề nghị phối hợp lập danh sách các phương tiện của người dân nằm trong khu vực miễn phí sử dụng đường bộ khi qua các trạm thu giá thuộc tuyến đường này. Cụ thể, theo công văn của công ty Cổ phần BOT Biên Cương, người dân thuộc 7 phường của TP.Cẩm Phả sẽ được miễn vé khi đi qua trạm thu phí Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long Mông Dương gồm: Cẩm Tây, Cẩm Bình, Cẩm Đông, Cẩm Sơn, Cẩm Phú, Cẩm Thịnh và Cửa Ông. Trạm thu phí dự án BOT Hạ Long - Mông Dương nằm trên địa bàn TP.Cẩm Phả. (Ảnh: Thanh niên) Các phương tiện được giảm giá gồm: Xe buýt chạy tuyến cố định, xe cơ quan Nhà nước có trụ sở làm việc tại Cẩm Phả và xe ô tô dưới 12 chỗ ngồi thuộc 7 phường trên. Các loại xe tải chở hàng của người dân và doanh nghiệp thuộc 7 phường trên không được miễn giảm. Báo Thanh niên dẫn lời ông Vũ Quyết Tiến, Chủ tịch UBND TP.Cẩm Phả, cho biết trong tháng 1/2018, UBND thành phố Cẩm Phả sẽ phối hợp với chủ đầu tư thống kê các phương tiện thuộc diện ưu tiên kể trên. Các phương tiện trong diện miễn giảm sẽ được cấp Thẻ ưu tiên mua vé 0 đồng" trước ngày 30/1/2018 để sử dụng khi đi qua trạm. Như vậy, trong năm 2018, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh sẽ có 5 tuyến đường có trạm thu phí BOT hoạt động, khiến mật độ các trạm thu phí BOT tại địa phương này trở nên dày đặc. Trước đó từ ngày 1/11/2017, trạm thu phí Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long Uông Bí cũng đã miễn giảm 100% phí qua trạm cho người dân thuộc một số phường lân cận. Ngoài ra, theo VTC News, từ 1/10/2017, người dân phường Đại Yên (TP.Hạ Long) và phường Minh Thành (thị xã Quảng Yên) cũng được miễn phí 100% giá dịch vụ cho các phương tiện ô tô dưới 12 chỗ ngồi qua trạm thu phí BOT Đại Yên. Mai Anh (tổng hợp)
264
Quảng Ninh: Thêm một trạm BOT miễn phí cho người dân sống gần trạm. Chủ đầu tư Dự án cải tạo và nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn: Hạ Long Mông Dương vừa có công văn gửi UBND TP.Cẩm Phả đề nghị phối hợp lập danh sách các phương tiện của người dân nằm trong khu vực miễn phí sử dụng đường bộ khi qua các trạm thu giá thuộc tuyến đường này. Theo công văn của Công ty CP BOT Biên Cương, người dân thuộc 7 phường của TP,Cẩm Phả sẽ được miễn vé khi đi qua trạm thu phí Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long Mông Dương gồm: Cẩm Tây, Cẩm Bình, Cẩm Đông, Cẩm Sơn, Cẩm Phú, Cẩm Thịnh và Cửa Ông. Các phương tiện trong diện miễn giảm sẽ được cấp Thẻ ưu tiên mua vé 0 đồng trước ngày 30.1.2018. Việc miễn giảm phí cho người dân các phường nói trên sẽ được thực hiện dưới hình thức sử dụng thẻ ưu tiên mua vé 0 đồng. Các loại phương tiện được giảm giá gồm: Xe buýt chạy tuyến cố định, xe cơ quan nhà nước có trụ sở làm việc tại Cẩm Phả, xe ô tô dưới 12 chỗ ngồi thuộc 7 phường trên. Tuyến đường Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương được nâng cấp theo hình thức BOT. Ngay sau khi có công văn của BOT Biên Cương, UBND TP.Cẩm Phả đã chỉ đạo các phường và các cơ quan chức năng liên quan thông tin đến người dân thuộc diện được miễn phí để thực hiện mua vé giá 0 đồng. Dự án đường cao tốc Hạ Long Vân Đồn và cải tạo nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long Mông Dương được đầu tư theo hình thức BOT có tổng mức gần 2.000 tỷ đồng. Công văn của Công ty CP BOT Biên Cương. Trước đó từ ngày 1.11.2017, trạm thu phí Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long Uông Bí cũng đã miễn giảm 100% phí qua trạm cho người dân thuộc một số phường lân cận.
265
Trạm BOT quốc lộ 18 miễn, giảm phí cho người dân. Người dân thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh sẽ được chủ đầu tư miễn giảm phí khi qua trạm BOT quốc lộ 18, đoạn Hạ Long - Mông Dương. Dự án BOT Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương đã cơ bản hoàn thành. Ảnh Lã Nghĩa Hiếu Ngày 17.1, thông tin từ Công ty CP BOT Biên Cương, chủ đầu tư Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương (Quảng Ninh), cho biết đã thống nhất phương án miễn giảm phí qua trạm cho người dân trên địa bàn. Theo đó, người dân có hộ khẩu tại 7 phường: Cẩm Tây, Cẩm Bình, Cẩm Đông, Cẩm Sơn, Cẩm Phú, Cẩm Thịnh và Cửa Ông (thành phố Cẩm Phả); xe buýt chạy tuyến cố định qua trạm; xe ô tô của cơ quan nhà nước có trụ sở làm việc tại thành phố Cẩm Phả, sẽ được miễn phí 100%. Công ty CP Biên Cương cũng sẽ giảm 70% phí qua trạm, tương ứng với 10.000 đồng/lượt cho người dân của 9 xã, phường còn lại trên địa bàn Cẩm Phả là Quang Hanh, Cẩm Thạch, Cẩm Thủy, Cẩm Trung, Cẩm Thành, Mông Dương, Cẩm Hải, Cộng Hòa và Dương Huy. Theo ghi nhận của PV, nhiều chủ phương tiện trên địa bàn thành phố Cẩm Phả tỏ ra đồng tình về mức miễn giảm trên. Anh Nguyễn Văn Duy, ở P.Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả, cho biết: "Quốc lộ 18A đoạn Hạ Long - Mông Dương được đầu tư hàng nghìn tỉ đồng, tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận tiện hơn trước rất nhiều. Mức thu như vậy theo tôi là hợp lý". Ông Vũ Quyết Tiến, Chủ tịch UBND thành phố Cẩm Phả, cho biết trong tháng 1.2018, UBND thành phố Cẩm Phả sẽ phối hợp với chủ đầu tư thống kê các phương tiện thuộc diện ưu tiên kể trên. Lã Nghĩa Hiếu
266
Điểm tin kế hoạch lựa chọn nhà thầu một số gói thầu lớn ngày 03/01. Trong ngày 03/01/2018, trên phạm vi cả nước có 220 kế hoạch lựa chọn nhà thầu được công khai theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Trong đó có nhiều gói thầu dự kiến triển khai lựa chọn nhà thầu trong quý I, II/2018. Ảnh Internet UBND TP. Cẩm Phả (tỉnh Quảng Ninh) sẽ tiến hành lựa chọn nhà thầu cho Gói thầu số 01 Xây lắp và thiết bị công trình di chuyển đường dây 110Kv vị trí cột điện số 02, 03 E5.5 nhánh rẽ Cẩm Phả; vị trí cột 55, 56 E5.1 T500 Quảng Ninh - Mông Dương để giải phóng mặt bằng thi công công trình đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn thuộc Dự án Đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cải tạo, nâng cấp QL18 đoạn Hạ Long - Mông Dương theo hình thức BOT trên địa bàn TP. Cẩm Phả, với giá gói thầu là 12.775.369.000 đồng. Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam sẽ tiến hành lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu thuộc Dự án Trạm radar sơ cấp, thứ cấp Nội Bài. Cụ thể: Gói thầu số 15 Xây dựng tháp radar và các hạng mục phụ trợ, với giá gói thầu là 30.425.841.345 đồng; Gói thầu số 10 Cung cấp và lắp đặt hệ thống radar, với giá gói thầu là 137.108.398.500 đồng; Gói thầu số 17 Cung cấp thiết bị trung thế, thiết bị điện, giám sát điều khiển, với giá gói thầu là 7.826.442.470 đồng; Gói thầu số 18 Cung cấp, lắp đặt hệ thống đường truyền, với giá gói thầu là 6.139.407.685 đồng; Gói thầu số 19 Cung cấp, lắp đặt hệ thống PCCC, với giá gói thầu là 3.101.870.407 đồng. Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) sẽ tiến hành lựa chọn nhà thầu cho Gói thầu Tư vấn lập thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình thuộc Dự án Xây dựng Trụ sở làm việc NHCSXH tỉnh Phú Yên và cơ sở đào tạo kết hợp khu nhà nghỉ cán bộ NHCSXH khu vực miền Trung - Tây Nguyên, với giá gói thầu là 1.173.118.000 đồng. Tổng mức đầu tư của Dự án là 60.000.000.000 đồng. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng sẽ tiến hành lựa chọn nhà thầu cho Gói thầu Xây dựng cầu tàu, tháo dỡ trụ neo, củng cố kè bờ kết hợp cầu tàu hiện có, cải tạo hệ thống neo đậu tránh trú bão; nạo vét luồng tàu, khu quay tàu, khu neo đậu tàu tránh trú bão; lắp đặt hệ thống phao tín hiệu; xây dựng đê chắn sóng; xây dựng nhà tiếp nhận thủy sản và mua sắm thiết bị phục vụ cảng cá, với giá gói thầu là 277.414.497.000 đồng. Gói thầu này thuộc Dự án Đầu tư xây dựng Cảng cá Trân Châu tại đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng. Tổng mức đầu tư của Dự án là 297.324.000.000 đồng. Tổng công ty Điện lực miền Trung sẽ tiến hành lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu thuộc Dự án Đấu nối 110kV sau TBA 220kV Phong Điền. Cụ thể: Gói thầu CPC-ĐN110-220P.Điền-G01 Cung cấp dây dẫn, cáp quang, cách điện và phụ kiện, với giá gói thầu là 4.233.063.211 đồng; Gói thầu CPC-ĐN110-220P.Điền-G02 Cung cấp cột thép, với giá gói thầu là 7.394.262.388 đồng; Gói thầu CPC-ĐN110-220P.Điền-W01 Thi công xây dựng và thí nghiệm hiệu chỉnh công trình đấu nối 110kV sau TBA 220kV Phong Điền, với giá gói thầu là 10.585.603.309 đồng. Tổng mức đầu tư của Dự án là 40.432.000.000 đồng.
267
Quảng Ninh: Phát hiện 1 tấn cá đông lạnh nhập lậu đang phân hủy. Theo tin từ lãnh đạo Chi cục QLTT tỉnh Quảng Ninh ngày 3.1, cách đây vài giờ, lực lượng chức năng của Chi cục đã phát hiện, ngăn chặn một vụ vận chuyển cá đông lạnh nghi nhập lậu từ Trung Quốc. Gần 800 kg cá chim bôc mùi nhập lậu bị các lực lượng chức năng bắt giữ vào chiều ngày 30.12. Ảnh: T.N.D Trên Quốc lộ 18, Đội QLTT số 8 Tiên Yên đã thu giữ và tiêu hủy 975kg cá đông lạnh từ chiếc xe tô tô 29B-093.81 do Nguyễn Văn Thạo điều khiển. Lái xe khai nhận đã thu mua gần biên giới và vận chuyển số cá ướp lạnh nêu trên về tiêu thụ tại các chợ thuộc khu vực Hạ Long. Cũng liên quan đến vận chuyển cá đông lạnh nhập lậu, chiều ngày 23.12.2017, trên quốc lộ 18A, thuộc địa phận phường Mông Dương, Công an thành phố Cẩm Phả đã kiểm tra, phát hiện xe ôtô biển kiểm soát 16M-3454 do Nguyễn Văn Toán điều khiển vận chuyển 750kg cá chim đông lạnh đang trong quá trình phân hủy. Cơ quan chức năng xử phạt hành chính 2 vụ và tiến hành tiêu hủy số cá bị phân hủy, đã bốc mùi hôi thối. T.N.D
268
Quảng Ninh đã làm được những gì để các địa phương học hỏi ?. Tại hội nghị trực tuyến với các địa phương trong ngày 29.12.2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã biểu dương, đánh giá cao tỉnh Quảng Ninh thời gian qua có nhiều sáng tạo trong huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển. Thủ tướng đề nghị các địa phương trong cả nước cần phải học tập cách làm của tỉnh Quảng Ninh Nơi không chỉ có than Năm 2017, mặc dù công nghiệp khai khoáng gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ, lượng than tồn kho lớn, sản lượng khai thác than giảm nên chỉ số phát triển của ngành khai khoáng tăng trưởng âm, ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp - xây dựng, song lĩnh vực xây dựng và đặc biệt khu vực dịch vụ của Quảng Ninh phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng cao đã góp phần bù đắp sự giảm sút của công nghiệp khai khoáng, bảo đảm duy trì tăng trưởng kinh tế (GRDP) cao và ổn định. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long (đứng giữa) chào đón các vị khách quốc tế đến "xông đất" Hạ Long trong ngày 1.1.2018. (Ảnh: Nguyễn Quý) Theo ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, sản xuất than đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh (đóng góp 46,9% tổng thu ngân sách nội địa, chiếm 18,5% GRDP). Tuy nhiên, năm 2017 ngành than gặp nhiều khó khăn: Sản lượng than sạch giảm 0,9% cùng kỳ; lượng than cung cấp cho nhà máy nhiệt điện chạy than giảm mạnh (4 triệu tấn) do ngành điện ưu tiên huy động các nhà máy thủy điện để khai thác tối đa nguồn nước; than cung cấp cho xi măng giảm 18,2%; giá thành than tăng cao (do thuế, phí, khai thác xuống sâu, tăng hệ số bóc đất, tăng cung độ vận chuyển...). Không những vậy, xuất khẩu than cám vào thị trường Trung Quốc gặp rào cản về mặt kỹ thuật; chủ trương của Chính phủ cho phép các đơn vị ngoài TKV, Tổng công ty Đông Bắc được phép cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện; lượng than sạch tồn kho lớn (trên 10 triệu tấn)... Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực (GRDP) của Quảng Ninh đạt 10,2%, cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước và các tỉnh thành lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Quy mô nền kinh tế (giá hiện hành) ước đạt 122.576 tỷ đồng, tăng 10,8%. GRDP bình quân đầu người ước đạt 4.528USD/người/năm, tăng 11,8% (năm 2016: 4.050USD). Các kỹ sư đang thực hiện giám sát kỹ thuật tại gói thầu xây dựng nhà ga, Dự án Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn. (Ảnh: Nguyễn Quý) Tổng số khách du lịch ước đạt 9 triệu 872 nghìn lượt, tăng 18% cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt trên 4,28 triệu lượt, tăng 23%. Tổng doanh thu ngành du lịch đạt 17.885 tỷ đồng, tăng 30% cùng kỳ. Để có được những con số ấn tượng này, theo ông Nguyễn Văn Thành, là nhờ sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành, khu vực, trong đó nổi bật nhất là khu vực dịch vụ. Năm 2017 là năm Quảng Ninh đã thực sự phát huy được lợi thế từ du lịch. Hoạt động du lịch có bước tiến quan trọng, đạt hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Công tác quản lý nhà nước về du lịch được tăng cường, môi trường kinh doanh du lịch được cải thiện; mở rộng thị trường, quảng bá xúc tiến, truyền thông du lịch hướng đến tính chuyên nghiệp. Nhiều dự án đầu tư về du lịch đã đưa vào khai thác, tạo dấu ấn đặc sắc, tăng sức hấp dẫn, lưu giữ du khách dài ngày hơn. Xây dựng "Nơi cần đến và đáng sống" Nếu đến Quảng Ninh vào thời điểm hiện tại, dễ nhận thấy nơi đây đang ngổn ngang với những đại công trường. Hàng loạt dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng khu kinh tế, chỉnh trang đô thị đã và đang được đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng như: Đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, Hạ Long - Vân Đồn, Cẩm Hải - Vân Đồn, Cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến, cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18A đoạn Hạ Long - Mông Dương, Cảng hàng không Vân Đồn, Dự án đường nối cao tốc Hạ Long - Hải Phòng với Khu công nghiệp - Nam Tiền Phong; Nút giao thông Loong Toòng Chưa dừng lại, một số công trình, dự án trọng điểm như: Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả, đường trục chính từ Cảng hàng không đến khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp Vân Đồn, Cảng khách Hòn Gai... đang chuẩn bị thủ tục đầu tư. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát việc xây dựng các công trình quan trọng tại Vân Đồn. (Ảnh: Minh Cương) Hàng loạt công trình nghìn tỷ đã và đang được xây dựng ở Quảng Ninh, góp phần đưa đất mỏ thành "Nơi cần đến và đáng sống" - thương hiệu mà địa phương này đang phấn đấu xây dựng. Cũng trong năm 2017, Quảng Ninh đã dồn sức tập trung chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện Đề án thành lập Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn. Mọi chu trình đã được tiến hành khẩn trương và thận trọng, từ lấy ý kiến của cử tri, ý kiến của HĐND cấp xã, cấp huyện Vân Đồn, đến trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết tán thành chủ trương thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn và báo cáo Hội đồng thẩm định Trung ương. Đồng thời, Quảng Ninh đã tích cực, chủ động tham gia cùng Bộ, ngành T.Ư xây dựng dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Ngày 10.10.2017 Chính phủ đã có Tờ trình 411/TTr-CP trình Quốc hội xem xét dự án Luật. Phối cảnh dự án cao tốc Vân Đồn Móng Cái. Khi Đề án thành lập Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn được Quốc hội thông qua, sẽ góp phần tạo động lực, mô hình mới, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh trong những năm tiếp theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Thành khẳng định. Tỉnh Quảng Ninh đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, đặt ra những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng trong năm mới 2018. Đó là tiếp tục kế thừa những thành tựu kinh tế - xã hội đạt được; hiệu ứng tích cực của Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn sau khi được Quốc hội thông qua; cùng với các quy hoạch chiến lược, các dự án động lực sẽ phát huy mạnh mẽ; môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, thu hút các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước; cùng với sự tích cực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân sẽ tạo ra thế và lực mới, những nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Nguyễn Quý
269
Quảng Ninh ngăn chặn xe tải chở gần 800 kg cá bị phân hủy. Ngày 30.12, Công an thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh cho biết, cơ quan này đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 8 triệu đồng đối với Nguyễn Văn Toán (xã Thủy Đường, Thủy Nguyên, Hải Phòng) và tiến hành tiêu hủy gần 800kg cá chim đông lạnh đang bốc mùi hôi thối. Lái xe Toán và số cá nhập lậu bốc mùi bị công an Cẩm Phả phát hiện, ngăn chặn. Ảnh : CAQN Trước đó, vào hồi 2h30 ngày 23.12, trên quốc lộ 18A, thuộc địa phận phường Mông Dương, Công an thành phố Cẩm Phả đã kiểm tra, phát hiện xe ôtô biển kiểm soát 16M-3454 do Nguyễn Văn Toán điều khiển vận chuyển 750kg cá chim đông lạnh đang trong quá trình phân hủy. Số cá chim bốc mùi hôi thối được đối tượng tuồn vào các tỉnh tiêu thụ. Ảnh: CAQN Nguyễn Văn Toán không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của số hàng hóa trên. Toán cho biết, số cá trên được nhập lậu từ Trung Quốc, trị giá trên 18 triệu đồng. Ngay sau khi hoàn tất thủ tục, Công an thành phố Cẩm Phả đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa vi phạm trong vụ việc theo quy định của pháp luật.
270
BOT: Sở hữu chéo, tham nhũng 'lấy mỡ nó rán nó'. BOT làm tăng mối quan ngại sở hữu chéo, hình thành quan hệ 'cánh hẩu', tạo tham nhũng nghiêm trọng. BOT Cai Lậy GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho biết, thu hút đầu tư BOT đầu tiên được thực hiện với các dự án trong ngành điện. Nhiều dự án đã thành công như: BOT nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ, tiếp đến là các dự án BOT nhà máy điện Hải Dương, nhà máy điện BOT Mông Dương (Quảng Ninh)... Tuy nhiên, cũng có những dự án đã bị thất bại do quá trình thực hiện nhà đầu tư phải đối chọi với lợi ích nhóm, làm cho chi phí đầu vào cao, trong khi giá thành bán ra lại thấp, không đủ bù đắp chi phí, không đảm bảo lợi nhuận, nhà đầu tư bỏ cuộc. Đây là nguyên nhân khiến nhiều nhà đầu tư ngoại e ngại, không muốn đầu tư vào Việt Nam. Tại thời điểm hiện tại, BOT từ phương thức thu hút FDI đã được vận dụng vào đầu tư trong nước với các biến tướng rất da dạng. Trong đó, giao cả những dự án BOT cho doanh nghiệp quốc doanh, giao BOT cho cả những doanh nghiệp mới, không có vốn, không công nghệ, không kinh nghiệm tham gia đầu tư BOT, thậm chí còn đảm nhận những dự án với nguồn vốn rất lớn hàng trăm, hàng tỷ USD. Theo vị chuyên gia, việc áp dụng tùy tiện trong thu hút BOT xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có 4 nhóm nguyên nhân chính. Thứ nhất là nhóm nguyên nhân về chính sách và pháp luật. Ông cho rằng, cần phải sửa đổi lại Nghị định số 77 của Chính phủ trong đó quy định về đầu tư BOT trong nước. Cụ thể, việc quy định cho doanh nghiệp nhà nước tham gia BOT là chủ trương không đúng, tạo sơ sở trong sử dụng vốn nhà nước. Hơn nữa, BOT là hình thức huy động vốn tư nhân, trong khi doanh nghiệp nhà nước là đầu đầu tư theo luật đầu tư công, do đó, hai loại hình đầu tư này cần phải có hai thiết chế luật pháp và cơ chế quản lý khác nhau. Tiếp đến, việc vận dụng BOT để thu hút vốn nước ngoài vào BOT trong nước khi chưa có kinh nghiệm về hình thành, phê duyệt dự án, lựa chọn nhà đầu tư, triển khai dự án tạo ra lỗ hổng lớn về quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư, tạo điều kiện để hình thành "quan hệ cánh hẩu", lợi dụng sơ hở, yếu kém của bộ máy nhà nước để trục lợi, gây thất thoát vốn đầu tư. Vấn đề nữa, việc giao thẩm quyền cho các bộ và chính quyền địa phương cấp phép dự án chưa đủ minh bạch, công khai, chưa rõ trách nhiệm kể cả của nhà đầu tư và cơ quan quản lý dẫn tới tình trạng chậm trễ, vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật thường xuyên xảy ra nhưng không xử lý được. Ngoài ra, bộ tiêu chuẩn quốc gia về định mức kinh tế, kỹ thuật cho từng ngành cũng chưa được xây dựng kỹ lưỡng để làm căn cứ khi ban hành giá thầu và xét tuyển nhà thầu. "Phần lớn dự án BOT do doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo hình thức "lấy mỡ nó rõ nó"; một số ít dự án BOT tư nhân thực hiện hoặc liên doanh với doanh nghiệp nhà nước hoặc chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay ngân hàng. Tình trạng trên theo đánh giá là khá phổ biến, tạo nên khoảng trống về pháp luật đối với việc quản lý vốn đầu tư công, xuất hiện và gia tăng đến mức đáng lo ngại về "sở hữu chéo", hình thành "quan hệ cánh hẩu" từ người và cơ quan quyết định đầu tư - người và cơ quan chủ trì đấu thầu - chủ đầu tư - chủ ngân hàng, gây lãng phí, tham nhũng nghiêm trọng", vị GS thẳng thắn. Thứ hai là về chủ trương đầu tư. Có rất nhiều dự án được đầu tư do chủ trương không đúng, lựa chọn địa điểm, quy mô, phương thức không thích hợp nên đã gây lãng phí lớn. Những dự án này chủ yếu do các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế nhà nước đề xuất với Bộ chủ quản trình lên Chính phủ. Ông nói thẳng, trước khi thực hiện trình lên Chính phủ các cơ quan này đã trải qua cả một giai đoạn "chạy dự án", tìm mọi cách để lọt được vào danh mục dự án đầu tư. Trong khi người phê duyệt lại chủ quan, chủ yếu dựa vào đề xuất của bộ phận tham mưu. "Cần xây dựng cơ chế mới trong việc đề ra chủ trương đầu tư dựa trên cơ sở đề xuất danh mục dự án của các bộ, tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước... Đối với những dự án này phải thành lập Hội đồng tư vấn phản biện độc lập, lập danh mục dự án phải dựa trên cơ sở khoa học và khách quan", GS Nguyễn Mại kiến nghị. BOT: Tạo những kẽ hở để lách luật dựng trạm thu phí? Đối với nhóm thứ ba , nhóm lựa chọn nhà đầu tư, vị chuyên gia cho rằng đây là yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của dự án. Thời gian qua tại nhiều dự án khâu này được thể hiện quá dễ dãi, cơ quan nhà nước thì thiếu trách nhiệm, thiếu năng lực, một phần bị yếu tố lợi ích chi phối dẫn tới tình trạng chọn người nhà, họ hàng, hoặc móc ngoặc, hối lộ nhau để được chỉ định thầu. "Tới đây, cần phải đưa ra quy định rất cụ thể về tiêu chuẩn, tiêu chí nhà đầu tư tham gia; áp dụng cơ chế đấu thầu công khai; hội đồng đấu thầu phải có sự tham gia của các chuyên gia độc lập...", ông Mại chỉ rõ. Đề cập tiếp tới nhóm nguyên nhân thứ tư , đó là khâu giám sát, thanh tra, GS Nguyễn Mại cho rằng đây là khâu rất yếu. "Hầu hết việc giám sát, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước chủ yếu vẫn chỉ thực hiện khi đã xảy ra sự cố. Do đó, cần phải có giải pháp, kế hoạch thanh tra, kiểm tra phát hiện sự cố kịp thời; Hình thành cơ chế giám sát độc lập; quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan nhà nước khi xử lý các vấn đề đã được phát hiện. Đặc biệt là đối với việc xử lý sai phạm trong các hợp đồng đầu tư, những nhà đầu tư vi phạm hợp đồng nghiêm trọng", ông Mại chỉ rõ. Lam An
271
Hàng nghìn tỉ đồng đầu tư đang 'ùn ùn' đổ về đặc khu kinh tế Vân Đồn. Với những lợi thế vốn có của mình, Khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh) đang là mảnh đất giàu tiềm năng, thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế với cam kết hàng tỷ USD trực tiếp đầu tư vào đây. Diện mạo cảng hàng không quốc tế Quảng Ninh đang dần hình thành và đi vào khai thác trong tháng 4.2018 Hiện tại, Quảng Ninh đang tiến hành các bước thẩm định để một số nhà đầu tư gấp rút chuẩn bị các điều kiện khởi công chuỗi tổ hợp dịch vụ du lịch quy mô lớn, đẳng cấp với tổng vốn đầu tư trên 61.000 tỷ đồng (tương đương 2,7 tỷ USD) tại đăc khu hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn ngay trong năm 2018... Từ năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Khu kinh tế Vân Đồn với mục tiêu đưa khu vực này trở thành trung tâm du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao và dịch vụ cao cấp, đầu mối giao thương quốc tế. Chính vì thế, trong những năm qua, Vân Đồn đã và đang nhận được sự ủng hộ của T.Ư, các bộ, ngành và nhiều nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước. Có thể nhận thấy, Vân Đồn hội tụ nhiều tiềm năng và thuận lợi để xây dựng và phát triển mô hình khu hành chính kinh tế đặc biệt. Tuy nhiên, tỉnh Quảng Ninh cũng xác định, để xây dựng thành công khu kinh tế - hành chính đặc biệt, Vân Đồn cần có các điều kiện về thể chế và cơ chế, chính sách vượt trội. Tính đến nay, để phục vụ cho sự phát triển của đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đã huy động mọi nguồn lực, thu hút trên 55.300 tỷ đồng (tương đương 2,5 tỷ USD). Hiện tại, các dự án cơ sở hạ tầng trọng yếu cũng đang trên đường về đích, tạo đà cất cánh cho Đặc khu kinh tế Vân Đồn bứt phá: Tuyến đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng (tổng mức đầu tư trên 13.600 tỷ đồng), Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cải tạo, nâng cấp QL 18A đoạn Hạ Long - Mông Dương (tổng mức đầu tư 13.988 tỷ đồng), Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái (16.000 tỷ đồng), Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (tổng vốn đầu tư gần 7.500 tỷ đồng) và Dự án Khu dịch vụ du lịch phức hợp cao cấp có casino (tổng vốn đầu tư trên 46.500 tỷ đồng) Việc tỉnh Quảng Ninh xác định mục tiêu đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Ninh là một trong những dự án "hạt nhân" thúc đẩy Khu kinh tế Vân Đồn. Theo lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh: Vân Đồn sẽ là tiền đề, đóng góp lớn lao vào tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững của Quảng Ninh. Theo Ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư tỉnh Quảng Ninh, địa phương này đã ban hành danh mục dự án mời gọi, thu hút đầu tư giai đoạn 2017 - 2020 với nhiều dự án có tổng vốn đầu tư hàng tỷ USD. Cùng với các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng trọng điểm, hiện tại, có rất nhiều dự án du lịch được đầu tư vào Vân Đồn, sẵn sàng biến mảnh đất hoang sơ này trở thành thiên đường du lịch.
272
Loạt siêu dự án triệu đô tại khu kinh tế Vân Đồn. Trở thành một trong ba đặc khu hành chính - kinh tế đầu tiên của cả nước, các dự án triệu USD đang đổ dồn về khu kinh tế Vân Đồn. Một trong những dự án đáng chú ý nhất tại khu kinh tế Vân Đồn là Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn. Ảnh: Baoquangninh. Sân bay quốc tế Vân Đồn có tổng mức đầu tư gần 7.500 tỷ đồng, rộng 290 ha. Đây cũng là sân bay đầu tiên do một tỉnh tự đứng ra huy động vốn xây dựng. Ảnh : Zing. Khu dịch vụ du lịch phức hợp cao cấp tại Vân Đồn có quy mô hơn 2.500 nghìn ha bao gồm cả casino, sân golf, khách sạn 5 sao...với tổng số vốn 2,1 tỷ USD. Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương, dài 53,6km có tổng mức đầu tư 13.988 tỷ đồng. Dự kiến tuyến đường sẽ hoàn thành vào cuối năm 2017. Ảnh : BlueVN. Dự án Khu phi thuế quan - khu công nghiệp sạch tại Khu kinh tế Vân Đồn tại xã Bình Dân (đảo Cái Bầu, Vân Đồn) có tổng vốn đầu tư dự kiến 27.300 - 31.500 tỷ đồng. Ảnh: Baohaiquan. Mục tiêu của dự án là xây dựng khu công nghiệp sạch với chính sách đặc biệt tự do về thuế nhằm phát huy lợi thế cảng hàng không, phát huy hiệu quả đầu tư vào Khu kinh tế Vân Đồn. Ảnh: TheLEADER. Dự án Cảng và khu đô thị Bắc Cái Bầu, phía Bắc đảo Cái Bầu, Vân Đồn với tổng vốn đầu tư dự kiến 25.200 tỷ đồng. Ảnh minh họa: QTV. Dự án Hồ chứa nước Đồng Dọng tại xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn có dung tích 9,52 triệu m3 với tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng. Ảnh minh họa: Edu. Dự án Tổ hợp du lịch SonaSea Dragon Bay (giai đoạn 1), tổng vốn đầu tư dự kiến trên 4.950 tỷ đồng sẽ được khởi công vào đầu năm 2018. Ảnh: Vietnamcondotel. Ngoài ra còn có Furama Hạ Long Việt Nam Resort & Vilas quy mô khách sạn đẳng cấp 5 sao trên 1.120 tỷ đồng. Ảnh minh họa : Vccinews. Video: Đặc khu kinh tế Vân Đồn. Nguồn: VTV. Hoàng Minh (tổng hợp)
273
Vận chuyển hơn 10kg pháo nổ trên xe khách. Đối tượng Trịnh Văn Lưu là hành khách đi xe ô tô khai nhận đang vận chuyển số pháo trên về Nam Định bán kiếm lời. Vào lúc 14h30 ngày 23/12, tại km 170+300 quốc lộ 18 thuộc phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, Tổ công tác thuộc Đội tuần tra kiểm soát số 2 (Phòng PC67, Công an tỉnh Quảng Ninh) kiểm tra xe khách đã phát hiện trong cốp xe một ba lô có chứa pháo. Đối tượng vận chuyển pháo lậu Phát hiện xe khách biển kiểm soát 14B-008.93 do lái xe Trang Văn Thắng (SN 1984, trú tại Hoàn Lão - Bố Trạch, Quảng Bình) điều khiển đi hướng Móng Cái - Hạ Long có dấu hiệu vi phạm giao thông, Tổ công tác đã ra hiệu lệnh dừng xe. Trong quá trình kiểm tra phát hiện tại cốp xe bên phải có ba lô bên trong có 10 hộp pháo giàn loại 36 lỗ có trọng lượng 10,3 kg. Qua đấu tranh, một đối tượng tên Trịnh Văn Lưu (SN 1995, hộ khẩu tại Nhân Trạch, Yên Thắng, Ý Yên, Nam Định) là hành khách đi xe ô tô khai nhận đang vận chuyển số pháo trên về Nam Định bán kiếm lời. Cơ quan chức năng đã bàn giao đối tượng và tang vật cho công an thành phố Cẩm Phả xử lý theo luật định./. Thanh Hưng/VOV-Đông Bắc
274
Bắt giữ nam thanh niên giấu 10 hộp pháo giàn trong cốp xe. Tin từ Đội tuần tra kiểm soát số 2, thuộc Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết vừa bắt giữ một đối tượng đi xe khách cất giấu 10 hộp pháo giàn loại 36 lỗ trong cốp xe. Nam thanh niên giấu 10 hộp pháo giàn trong cốp xe. Theo đó, vào hồi 14h30, ngày 23/12, tại km 170+300 quốc lộ 18 thuộc phường Mông Dương thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh), tổ công tác thuộc đội Tuần tra kiểm soát số 2, công an tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện xe khách 14B-00893 do lái xe Trang Văn Thắng, (SN 1984, trú tại Hoàn Lão - Bố Trạch Quảng Bình) điều khiển đi hướng Móng Cái - Hạ Long chở theo 1 balo bên trong có chứa 10 hộp pháo giàn. Số pháo này được cất giấu bên trong cốp xe bên phải gồm 10 hộp pháo giàn loại 36 lỗ. Qua điều tra, số pháo trên là của đối tượng tên Trịnh Văn Lưu (SN 1995, trú tại Ý Yên - Nam Định) là hành khách đi trên xe ô tô. Ngay sau đó, tổ công tác đã bàn giao đối tượng cùng toàn bộ số pháo trên cho Công an TP. Cẩm Phả xử lý theo quy định. Được biết, những người có hành vi mua bán hoặc tàng trữ, vận chuyển pháo nổ có số lượng từ 10 kg đến dưới 50 kg thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Buôn bán hàng cấm quy định tại Điều 155 BLHS. Bị phạt tiền từ 5-50 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng-5 năm. Hoàng Dương
275
Phổi đen xì do làm việc trong hầm mỏ khai thác than đá. Theo thống kê của Viện sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, Bộ Y tế số công nhân mắc các bệnh về đường hô hấp ngày một nhiều lên. Trong đó, thứ bệnh tật ám ảnh người thợ lò nhất là bụi phổi. Phổi đen vì bụi than Ám ảnh phổi đen vì bụi Anh Nguyễn Ngọc Đ. 34 tuổi, quê Đông Hưng, Thái Bình là công nhân mỏ từ năm 19 tuổi, anh tham gia khai thác mỏ tại mỏ than Mông Dương, Cẩm Phả, Quảng Ninh. Làm thợ mỏ tai nạn rình rập, vất vả ai cũng biết điều đó nhưng mọi người đều chấp nhận bởi một phần đó là công việc kiếm ra thu nhập có thể nuôi cả gia đình. Năm 2014, sau hơn 10 năm gắn bỏ với vùng mỏ, anh Đ đành giã từ bởi vì căn bệnh bụi phổi nhiễm phải trong quá trình làm việc. Anh Đ kể anh thường xuyên ho, cảm giác khó thở và giống biết bao đồng nghiệp của anh việc rửa phổi phải thực hiện thường xuyên, mỗi lần rửa anh phải cùng vợ khăn gói lên bệnh viện ở Hà Nội. Trên phim X-quang cho thấy rõ hình ảnh bụi phổi và rải rác tổn thương xơ hóa ở hai thùy phổi. Sau khi rửa phổi, bác sĩ cho biết anh bị nặng quá, bụi lấy ra từ phổi được bác sĩ giữ lại anh Đ cũng không dám nhìn, sợ hãi. Điều anh sợ nhất đó là những biến chứng do bụi phổi gây ra có thể gây ra ung thư phổi. Sau đó, anh Đ đã quyết định xin nghỉ công việc khai thác mỏ và chuyển qua nghề khác. Tại trung tâm y tế của Công ty Than và Khoáng sản Việt Nam, đã tiếp nhận và rửa phổi cho hàng nghìn công nhân. Mỗi lần lọc, các bác sĩ phải dùng tới 12 lít nước mới rửa được một lá phổi, nước chảy ra đen ngòm như nước than. Trung bình, một ca phẫu thuật sẽ kéo dài từ 4-6 tiếng với kíp phục vụ gồm 6 người. Điều trị cho một trường hợp súc rửa phổi thường phải mất từ 15-25 ngày. Công nhân khai thác than đá hầu như mắc bệnh về phổi Ths.BS. Nguyễn Đình Trung - Trưởng khoa Bệnh nghề nghiệp Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, Bộ Y tế cho biết đối với công nhân làm việc tại các hầm mỏ đã được chứng minh có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi than từ những năm 1831 với tên gọi bệnh phổi đen ở công nhân than . Kể từ đó đến nay ở các nước trên thế giới đã ghi nhận bệnh bụi phổi than làm một bệnh mắc phải ở những công nhân khai thác than và một số nghiên cứu được công bố tại Anh, Mỹ ... đã chứng minh rõ ràng mối liên quan giữa sự tiếp xúc của công nhân khai thác than với bụi than và gây nên bệnh bụi phổi-than. Bệnh bụi phổi - than là bệnh nghề nghiệp của các nước trên thế giới như Anh, Pháp, Nhật, Trung Quốc và tại Mỹ qua thời gian lâu dài từ 1865 đến năm 1977 bệnh bụi phổi - than đã chính thức được công nhận là bệnh nghề nghiệp được bồi thường và năm 1981 luật thuế thu nhập đã chấp nhận đánh thuế sức khỏe vào than để lấy kinh phí bồi thường cho những người mắc bệnh bụi phổi - than trong quá trình làm việc. BS Trung cho biết ở Việt Nam, những năm 60 bệnh Bụi phổi - Silic đã được xác định ở thợ mỏ và một số ngành nghề tiếp xúc với bụi silic như thợ đúc, gạch chịu lửa, xay khoáng sản Năm 1976, bệnh này mới được công nhận là bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm. Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, ước tính trong cả nước có trên nửa triệu công nhân tiếp xúc với bụi và đã có hơn 20.000 người mắc bệnh, trong số những bệnh nhân này có nhiều người mắc bệnh bụi phổi - than nhưng chưa được công nhận mà chủ yếu các công nhân được giám định bệnh bụi phổi-silíc. Hiện nay, bác sĩ Trung cho biết một số lượng khá lớn công nhân làm việc tại ngành than được phát hiện mắc bệnh bụi phổi, những công nhân được giám định này rất khó khăn khi tiến hành giám định vì đa số các kết quả đo môi trường tại các mỏ than có tỷ lệ silíc tự do trong bụi rất thấp và cơ quan Bảo hiểm xã hội không chấp nhận để tiến hành cấp sổ bảo hiểm cho những công nhân này. Trong năm 1998 Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi trường đã có các buổi làm việc với cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh để làm sao đảm bảo được quyền lợi cho người công nhân ngành than và một thời gian dài chúng ta đã chấp nhận bệnh bụi phổi - than là bệnh bụi phổi - silíc. Việc xác định công nhân tiếp xúc với môi trường lao động bị ô nhiễm bụi than và mắc bệnh bụi phổi - than đã được chứng minh ở các nước khác từ rất sớm, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho công nhân tiếp xúc với bụi than tại Việt Nam bệnh bụi phổi than đã được công nhận từ năm 2014. Đến nay, BHYT đã chi trả cho 34 nhóm bệnh nghề nghiệp điều này giúp người lao động trong ngành mỏ được chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Khánh Ngọc
276
Tháo điểm nghẽn về BOT giao thông - Bài 4: Kinh nghiệm từ Quảng Ninh. Tỉnh Quảng Ninh được đánh giá là một trong những địa phương thành công trong thu hút đầu tư các dự án công trình giao thông theo hình thức BOT. Với sự nỗ lực, quyết tâm và sáng tạo, tỉnh Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên trên cả nước được Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao nhiệm vụ xây dựng đường cao tốc và Cảng hàng không. Đến nay, tổng số vốn xã hội hóa đầu tư công trình giao thông trên địa bàn đạt trên 30.000 tỷ đồng; trong đó có 4 dự án BOT giao thông đường bộ. Hoàn thiện hạ tầng giao thông đồng bộ Quảng Ninh đang kêu gọi các nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu đầu tư các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn theo hình thức BOT như dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, dự án Cảng khách quốc tế Hòn Gai nhằm nâng tổng số vốn xã hội hóa công trình giao thông trên địa bàn lên khoảng 60.000 tỷ đồng. Ông Bùi Hồng Minh, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh nhận xét: Phương thức đầu tư dự án BOT giao thông là một chủ trương đúng, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kết cấu hạ tầng. Đây cũng là giải pháp hữu hiệu để huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài. Sau hơn 5 năm triển khai, đầu tư dự án BOT giao thông ở tỉnh Quảng Ninh đã bước đầu thu được những kết quả khả quan, đáp ứng quy hoạch giao thông đường bộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, hệ thống cầu, đường được nâng cấp, lưu thông nhanh hơn, an toàn hơn. Điển hình, dự án cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến được đầu tư xây dựng theo hình thức BOT (thuộc tuyến cao tốc Hải Phòng - Hạ Long), khi hoàn thành sẽ tạo thành tuyến đường cao tốc Hải Phòng - Hạ Long kết nối với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Trạm thu phí Đại Yên tại km97+050 trên Quốc lộ 18. Cụ thể, dự án góp phần giảm thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Quảng Ninh còn khoảng 1 giờ 45 phút (hiện tại đi qua Quốc lộ 18 - Quốc lộ 10 - Quốc lộ 5 sẽ mất khoảng 3 giờ 45 phút), giảm chi phí vận chuyển hàng hóa và thời gian đi lại của nhân dân, doanh nghiệp. Đồng thời góp phần thúc đẩy kết nối giao thương trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cũng như kết nối giao thương với quốc tế thông qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái. Đầu tư giao thông theo hình thức BOT đã góp phần giảm áp lực về nhu cầu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông cho ngân sách Nhà nước do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng, nhu cầu đi lại vận chuyển hàng hóa của nhân dân và doanh nghiệp. Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh cho hay: Đối với các công trình giao thông đang đầu tư theo hình thức BOT ở Quảng Ninh với tổng nguồn vốn thu hút trên 30.000 tỷ đồng, nếu sử dụng vốn đầu tư ngân sách của địa phương và Trung ương thì phải mất ít nhất 10 năm mới có thể đầu tư hoàn thành đồng bộ các công trình này. Đồng thời, nguồn ngân sách Nhà nước cũng không phải thực hiện duy tu, bảo dưỡng cho các công trình trong suốt thời gian thực khai thác của dự án theo hợp đồng. Ước tính, chỉ với 3 dự án đang triển khai thì tổng số tiền duy tu, bảo dưỡng trong quá trình khai thác khoảng 12.000 tỷ đồng. Theo ông Bùi Hồng Minh, việc triển khai đầu tư các dự án giao thông trọng điểm theo hình thức BOT và các dự án sẽ tiếp tục được triển khai trong thời gian tới. Khi các dự án giao thông hoàn thành Quảng Ninh sẽ cơ bản đồng bộ về kết cấu hạ tầng; trong đó có tuyến đường cao tốc, Cảng hàng không, Quốc lộ 18..., giải quyết được điểm nghẽn lớn nhất trong phát triển kinh tế -xã hội tỉnh Quảng Ninh. Việc đầu tư hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm sẽ góp phần tạo ra nhiều phương thức giao thông trên địa bàn, giảm thời gian di chuyển để phát huy các thế mạnh tiềm năng của tỉnh Quảng Ninh như: phát huy thế mạnh về du lịch với vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, du lịch tâm linh Yên Tử, Cái Bầu, Cửa Ông, hay phát huy thế mạnh của các cửa khẩu quốc tế Móng Cái, Hoành Mô, Động Trung trong phát triển kinh tế - xã hội. Nắm tâm tư, gỡ vướng mắc Công ty cổ phần BOT Đại Dương là doanh nghiệp thực hiện Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Uông Bí Hạ Long theo hình thức BOT , có chiều dài 30,1 km, vị trí đặt Trạm thu phí Đại Yên (thành phố Hạ Long) tại Km97+050/QL18 với tổng mức đầu tư hơn 2.800 tỷ đồng. Phó Giám đốc Công ty cổ phần BOT Đại Dương, Nguyễn Văn Duật cho biết, mức giá sử dụng dịch vụ đường bộ tại dự án này được áp dụng theo quy định tại Thông tư 44/TT-BTC ngày 15/4/2014 của Bộ Tài chính và chưa điều chỉnh tăng lần nào. Theo ông Duật, giá vé sử dụng dịch vụ đường bộ qua Trạm thu phí Đại Yên hiện nay đang ở nhóm giá vé thấp nhất so với các dự án có tuyến đường đầu tư tương đồng. Tuy nhiên, tháng 9/2017, Công ty cổ phần BOT Đại Dương nhận được một số kiến nghị của một số người dân tại phường Đại Yên về việc miễn giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ. Kiến nghị này nhanh chóng được nhà đầu tư và chính quyền địa phương tiếp thu và trình với Bộ Giao thông Vận tải và được Bộ này chấp thuận. Theo đó, từ 0 giờ, ngày 1/11/2017, Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận giảm 100% giá sử dụng dịch vụ đường bộ cho một số phương tiện của người dân có hộ khẩu thường trú tại hai phường Minh Thành (thị xã Quảng Yên) và phường Đại Yên (thành phố Hạ Long); giảm giá 100% cho phương tiện xe bus qua dự án và cho các xe công vụ của cơ quan nhà nước có trụ sở đóng trên địa bàn hai phường nêu trên. Ngoài ra, ở các thời điểm khác nhau, người dân địa phương đều có ý kiến với nhà đầu tư dự án BOT Đại Dương, như kiến nghị về việc điều chỉnh mở thêm dải phân cách giữa qua những khu vực đông dân cư, qua các khu chợ, trường học hoặc vào các khu nghĩa trang; kiến nghị bổ sung cầu vượt dân sinh, cầu đi bộ qua Quốc lộ 18 trên địa phận thành phố Uông Bí; kiến nghị về việc bổ sung hệ thống thoát nước hai bên Quốc lộ 18.... Nhờ việc lắng nghe và có sự điều chỉnh hợp lý, đáp ứng các nguyện vọng chính đáng của người dân mà tình hình an ninh trật tự tại Trạm thu phí BOT Đại Yên được giữ vững, ổn định. Theo Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bùi Hồng Minh, tới đây Quảng Ninh sẽ đưa Trạm thu phí tại Km153 (phường Cẩm Phú, thành phố Cẩm Phả) thuộc dự án nâng cấp cải tạo tuyến Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương vào hoạt động. Bài 5: Đưa khu vực Tây Bắc gần hơn với Thủ đô Bài và ảnh: Văn Đức (TTXVN)
277
Metro số 1 TP.HCM và nhiều dự án BT, BOT vào tầm ngắm kiểm toán 2018. Các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM cùng nhiều dự án giao thông thực hiện theo hình thức hợp đồng BT, BOT sẽ lọt vào tầm ngắm của Kiểm toán Nhà nước trong năm 2018. Kiểm toán Nhà nước vừa ban hành quyết định Kế hoạch kiểm toán năm 2018. Dự kiến năm 2018, Kiểm toán Nhà nước sẽ thực hiện hơn 200 cuộc kiểm toán ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Kiểm toán tại nhiều địa phương Cụ thể năm 2018, Kiểm toán Nhà nước sẽ tiến hành các cuộc kiểm toán ngân sách Nhà nước (NSNN), bao gồm kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN năm 2017 tại Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Kiểm toán Nhà nước sẽ kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công tại 16 bộ, cơ quan Trung ương. Một số bộ ngành lọt vào tầm ngắm như Bộ NN&PTNT;, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Tổng cục Hải quan, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam Đơn vị này cũng thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công năm 2017 tại Tổng cục Thuế và Chuyên đề công tác quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT). Nơi thực hiện là Tổng cục Thuế và 19 Cục thuế địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế 49 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng sẽ được thực hiện kiểm toán ngân sách địa phương năm 2017. Bên cạnh đó, sẽ có 9 cuộc kiểm toán hoạt động. Trong đó có kiểm toán việc quản lý, sử dụng phí hàng hải, hàng không năm 2017 của Bộ Giao thông vận tải; chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020; việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại BHXH các tỉnh, thành phố (Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Bắc Ninh, Đồng Nai, Bình Dương) Đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ được kiểm toán trong năm 2018. Ngoài ra còn kiểm toán trung tâm phát triển quỹ đất quận Tây Hồ, Trung tâm phát triển quỹ đất quận Bắc Từ Liêm và Trung tâm phát triển quỹ đất TP. Hà Nội giai đoạn 2013-2017; Hoạt động đầu tư xây dựng và thực hiện các mục tiêu xây dựng và phát triển Khu công nghệ cao TP.HCM; Chương trình nhà ở xã hội giai đoạn 2015-2017 tại Đồng Nai, Hà Nội (các quận Hà Đông, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm); Công tác quản lý môi trường tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh và Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 Sẽ có 23 cuộc kiểm toán chuyên đề. Trong đó có một số chuyên đề phạm vi rộng như đánh giá hiệu quả của các chính sách ưu đãi đầu tư tại một số khu kinh tế như Vân Đồn, Đình Vũ - Cát Hải, Phú Quốc, Chu Lai, Vân Phong, Dung Quất, Nghi Sơn Ngoài ra còn có việc quản lý nợ công năm 2017 tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Phát triển Việt Nam; việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA giai đoạn 2015-2017 Nhiều dự án BT, BOT lọt vào tầm ngắm kiểm toán Nhà nước năm 2018 Năm 2018, Kiểm toán Nhà nước sẽ thực hiện việc kiểm toán nhiều dự án đầu tư theo hình thức BT và BOT trên cả nước. Tại Hà Nội, sẽ thực hiện kiểm toán việc thực hiện hợp đồng BT thanh toán bằng quyền sử dụng đất trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2013-2017. Trong đó có kiểm toán một số dự án xây dựng như: Xây dựng nút giao thông trung tâm quận Long Biên, đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên (đoạn địa phận Hà Nội), dự án đầu tư xây dựng tuyến đường từ Lê Đức Thọ đến đường 70 Dự án BT đường nối Lê Đức Thọ với đường 70 sẽ được kiểm toán trong năm 2018. Ảnh: Lê Hiếu. Nhiều dự án BOT trên cả nước cũng sẽ được kiểm toán vào năm 2018 như: cầu Việt Trì - Ba Vì, đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận; quốc lộ 18 đoạn Bắc Ninh - Uông Bí; hầm đường bộ đèo Cả - Quốc lộ 1 (qua Phú Yên và Khánh Hòa), dự án nâng cấp quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương Một số dự án giao thông lớn khác cũng sẽ lọt vào tầm ngắm kiểm toán 2018 của Kiểm toán Nhà nước. Điển hình như dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 TP.HCM tuyến Bến Thành - Suối Tiên; dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông; dự án cầu Cửa Đại, tuyến tránh và một số phân đoạn dự án cải tạo và nâng cấp quốc lộ 1A Tổng cộng sẽ có 50 cuộc kiểm toán hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng. Tuyến metro số 1 TP.HCM đoạn Bến Thành - Suối Tiên cũng sẽ được kiểm toán. Ảnh: Lê Quân. Ngoài ra, còn có 33 tổng công ty Nhà nước và các tổ chức tài chính ngân hàng cũng nằm trong kế hoạch kiểm toán năm 2018. Nội dung gồm kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2017. Trong đó, đáng chú ý là các tập đoàn lớn như Điện lực Việt Nam, Dầu khí Việt Nam, Bưu chính Viễn thông Việt Nam; các tổng công ty như Sông Đà, Thép Việt Nam, Viễn thông MobiFone, Dược Việt Nam, Bảo Việt Nhân thọ, Đầu tư phát triển nhà Hà Nội.... Ngoài ra còn có các ngân hàng như Chính sách xã hội; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) Thế nào là dự án đầu tư theo hình thức BOT? Hiếu Công
278
Quảng Ninh: Người dân sống chung với ô nhiễm từ nhà máy chế biến quặng antimon?. Nhà máy chế biến quặng antimon của Công ty TNHH Antimon Dương Huy ở phường Mông Dương, TP Cẩm Phả trong quá trình hoạt động đã gây ảnh hưởng lớn tới đời sống người dân. Nghẹt thở vì khói, mùi Nhà máy chế biến quặng antimon của Công ty TNHH Antimon Dương Huy đi vào hoạt động từ năm 2008. Kể từ ngày đi vào hoạt động nhà máy đã làm đảo lộn cuộc sống của người dân sinh sống xung quanh, nhất là khói, mùi từ quá trình luyện quặng của các lò thải ra. Bà Nguyễn Thị Mơ, nhà liền kề ngay lò luyện quặng của Công ty TNHH Antimon Dương Huy bức xúc: Dân chúng tôi vô cùng cực khổ vì ô nhiễm. Nhà máy nằm ngay trên đầu người dân. Không khí lúc nào cũng nồng nặc mùi hắc như mùi thuốc súng từ các lò bốc lên. Nhiều hôm tưởng chừng như chết ngạt vì mùi . Lò luyện quặng atimon liên tục hoạt động khói, mùi tỏa ra khắp nơi Nhà máy chế biến quặng antimon của Công ty TNHH Antimon Dương Huy gồm có ba lò hoạt động chính. Lò cổ phong là lò có công suất hoạt động lớn nhất và chứa lượng lớn bột kim loại antimon. Đặc biệt, lò dưới là lò nằm ngay sát khu vực dân cư sinh sống. Bà Mơ cho biết: Ba lò hoạt động 24/24 không kể ngày đêm. Nhà cửa người dân bên dưới lúc nào cửa cũng đóng kín mít. Khổ nhất là tiết trời mùa đông, những ngày âm u. Đặc biệt là những tháng giêng, hai khi trời mưa phùn khói từ các lò không thoát đi được cứ thế cuộn xuống khu dân cư, cả vùng nằm trong khói và mùi hắc . Chị Nguyễn Thị Miền, nhà ngay cổng ra vào nhà máy chế biến quặng atimon cho hay: Quá trình luyện quặng phải ít nhất nhiều ngày mới ra thành phẩm cuối cùng. Khi nào đốt đến ngày ra thành phẩm cuối cùng thì khói và mùi bốc lên rất nhiều. Người dân xung quanh liên tục phản ánh về vấn đề môi trường, các ban ngành, báo chí vào rất nhiều nhưng cũng không có tiến triển. Trong khi đó nhà máy đang xây dựng thêm một lò luyện mới . Mối lo về nguồn nước Theo người dân, trong quá trình hoạt động những lò chế biến quặng atimon của Công ty TNHH Antimon Dương Huy không chỉ ảnh hưởng tới không khí mà còn gây ra những tiếng ồn lớn. Bà Mơ lên án mạnh mẽ: Khu vực lò dưới khi mà hoạt động máy móc cứ rầm rầm nhất là vào ban đêm làm ảnh hưởng tới dân cư. Công nhân đổ than vào lò rồi lại gõ ình ình chúng tôi ngay sát bên cạnh không tài nào chịu được . Nhà máy nằm trên khu vực đầu nguồn Không những thế nguồn nước ở con suối chạy qua nhà máy cũng bị ảnh hưởng bởi nước thải của nhà máy. Hệ thống hồ chứa chất thải này đều không được xây dựng bảo đảm quy trình để chống ngấm, chống thấm. Bà Nguyễn Thị Hoa, sinh sống ở đây cũng cho biết: Mới đầu đi vào hoạt động nước thải của nhà máy thải thẳng ra con suối. Người dân phát hiện thấy tôm, cá chết trắng ở suối thì mới biết là ô nhiễm do nước thải nhà máy luyện quặng gây ra. Trước kia con suối rất nhiều tôm, cá nhưng từ khi nhà máy đi vào hoạt động thì không một con gì có thể sống được . Cũng theo bà Hoa, nhiều hộ dân sinh sống trong vùng đều lấy nước từ con suối để sinh hoạt, nhưng từ khi xảy ra vụ việc tôm, cá chết vì nước thải nhà máy thì người dân không dám dùng nước suối. Bà Hoa cũng khẳng định chắc chắn: Khi nào trời mưa to Công ty kiểu gì cũng xả trộm nước thải ra con suối, mà chỉ xả vào ban đêm. Dân chúng tôi đều biết hết chỉ cần nhìn xuống suối là biết ngay vì lòng suối vẫn đọng lại các chất lạ. Người dân chúng tôi không một ai dám nói sai sự thật hay vu khống. Mọi hoạt động của nhà máy dân đều biết hết . Nói đến vấn đề nguồn nước sử dụng hằng ngày, bà Hoa cho hay: Dân kêu ca mãi thì công ty nó mới kéo cho dân được đường ống nước sử dụng. Nói là nước sạch nhưng thực ra chỉ là nước suối mà công ty bơm ở đầu nguồn về cho dân dùng. Nhưng cũng chỉ có vài hộ dùng, ngoài ra nhà nào có giếng thì vẫn dùng nước đó mặc dù biết là nước giếng không an toàn vì trên là nhà máy chế biến quặng . Khu vực đổ thải vôi bột của nhà máy nằm lơ lửng trên khu vực dân cư Cũng theo người dân cho biết, con suối chảy qua nhà máy chế biến quặng là khu vực cung cấp nguồn nước chủ yếu cho toàn bộ hồ nước ở cuối nguồn. Toàn bộ nguồn nước trong hồ sẽ được cung cấp cho các công nhân ở mỏ Khe Chàm III, mỏ Cao Sơn sử dụng. Trong khi đó hệ thống sử lý, lắng đọng nước thải của nhà máy còn chưa đảm bảo nguy cơ gây ô nhiễm là rất cao. Người dân ở đây cũng chỉ biết mong mỏi nếu nhà máy hoạt động lâu dài thì cần có kế hoạch di dời những hộ dân sinh sống liền kề ra khỏi phạm vi ảnh hưởng. Liên quan đến về vấn đề môi trường quanh khu vực sản xuất của Công ty TNHH Antimon Dương Huy, ông Đinh Ngọc Chiến, Chánh Văn phòng HĐND và UBND Thành phố Cẩm Phả cho biết: UBND thành phố cũng đã có thông báo kiểm điểm đến tập thể, cá nhân có liên quan. Có quyết định kỷ luật hay không thì phòng nội vụ sẽ theo dõi cụ thể . Báo Gia đình Việt Nam tiếp tục thông tin về vụ việc! Bạn đọc có thông tin, đơn thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo xin vui lòng gọi qua số ĐT: 0916 950 168. Email: [email protected]
279
Tăng hạn mức đất ở cho gia đình bà Uông. Đến nay, nội dung ông, bà Nguyễn Văn Lập - Lê Thị Uông đề nghị được hỗ trợ tiền tái định cư tự tìm 150.000.000 đồng/hộ chính chủ không còn cơ sở để xem xét, giải quyết. Ông, bà Nguyễn Văn Lập - Lê Thị Uông (ủy quyền cho bà Ngô Thị Toán khiếu nại) trú tại tổ 3, khu cầu Trắng, phường Đại Yên, TP Hạ Long, khiếu nại Quyết định số 5320/QĐ-UBND ngày 13/4/2017 của Chủ tịch UBND TP Hạ Long về việc giải quyết khiếu nại của ông, bà liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư thực hiện dự án đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương theo hình thức hợp đồng BOT với 3 nội dung: Không đồng ý với đơn giá bồi thường 1.170.000 đồng/m2 đất ở, đề nghị bồi thường phần diện tích 400m2 đất ở thuộc thửa 01/159/ĐC theo đơn giá 3.070.000 đồng/m2; đề nghị được nhận hỗ trợ tiền tái định cư tự tìm 150.000.000 đồng/hộ chính chủ hoặc các hộ chung quyền; đề nghị được tăng hạn mức đất ở vì gia đình có đơn xin cấp đất ở ngày 1/9/1979 được UBND xã Đại Yên xác nhận. Ngày 13/4/2017, Chủ tịch UBND TP Hạ Long ban hành Quyết định số 5320/QĐ-UBND về việc giải quyết khiếu nại của bà Ngô Thị Toán (nhận ủy quyền của ông, bà Nguyễn Văn Lập - Lê Thị Uông) với nội dung giữ nguyên Quyết định số 964/QĐ-UBND ngày 15/4/2016 về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương ; không chấp nhận khiếu nại của bà Ngô Thị Toán. Ngày 26/7/2017, đoàn xác minh của Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức đối thoại với bà Ngô Thị Toán và đại diện của UBND TP Hạ Long. Bà Ngô Thị Toán đồng ý với nội dung báo cáo xác minh của Sở Tài nguyên và Môi trường. Đại diện UBND TP Hạ Long giữ nguyên quan điểm đã giải quyết tại Quyết định số 5320/QĐ-UBND ngày 13/4/2017 của Chủ tịch UBND TP Hạ Long. Đại diện UBND phường Đại Yên giữ nguyên quan điểm tại bản chứng nhận nguồn gốc nhà đất tại Văn bản số 337/UBND của UBND phường Đại Yên và không có quan điểm gì đối với nội dung thứ 3 trong báo cáo kết quả xác minh của Sở Tài nguyên và Môi trường. Theo nhận định và kết luận của lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh, thửa đất của hộ gia đình ông, bà Nguyễn Văn Lập - Lê Thị Uông có 1 cạnh duy nhất bám đường nhánh dưới 3m. Quyết định số 2547/QĐ-UBND ngày 11/8/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt điều chỉnh bổ sung giá đất cụ thể làm căn cứ bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn đoạn đi qua địa bàn TP Hạ Long quy định: Giá đất bồi thường của các vị trí bám đường nhánh từ 2m đến dưới 3m - đường vào Cái Mắm đoạn từ đường 18A đến giáp Việt Hưng là 1.170.000 đồng/m2 . Theo quy định trên, việc UBND TP Hạ Long phê duyệt phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với thửa đất của gia đình ông, bà Nguyễn Văn Lập - Lê Thị Uông theo đơn giá bồi thường là 1.170.000 đồng/m2 đất ở là đúng quy định. Việc ông, bà Nguyễn Văn Lập - Lê Thị Uông đề nghị được bồi thường đất ở theo giá 3.070.000 đồng/m2 không có cơ sở để xem xét, giải quyết. Ngày 12/10/2017, UBND TP Hạ Long đã ban hành Quyết định số 8526/QĐ-UBND giao ô đất tái định cư số 15, lô L2L1 thuộc khu tái định cư khu 7, khu 8, phường Hà Khẩu cho hộ ông Lập, bà Uông. Vì vậy, đến thời điểm hiện nay, nội dung ông, bà Nguyễn Văn Lập - Lê Thị Uông đề nghị được hỗ trợ tiền tái định cư tự tìm 150.000.000 đồng/hộ chính chủ không còn cơ sở để xem xét, giải quyết. Ông, bà Nguyễn Văn Lập - Lê Thị Uông đề nghị được tăng hạn mức đất ở vì gia đình có đơn xin cấp đất ở ngày 1/9/1979 và trong đơn đã được UBND xã Đại Yên trước đây xác nhận. Theo quy định tại Khoản 6, Điều 18, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định: Đơn đề nghị được sử dụng đất được UBND cấp xã, hợp tác xã nông nghiệp phê duyệt, chấp thuận trước ngày 1/7/1980 là một trong những loại giấy tờ khác về quyền sử dụng đất quy định tại Điểm g, Khoản 1, Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013. Do vậy, theo quy định tại Khoản 2, Điều 103, Luật Đất đai năm 2013 thì hộ ông, bà Nguyễn Văn Lập - Lê Thị Uông được xác định lại diện tích đất ở đối với thửa đất số 01, tờ bản đồ địa chính số 159 phường Đại Yên. Từ những nhận định và căn cứ trên, mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Vũ Văn Diện đã chấp nhận nội dung khiếu nại của ông, bà Nguyễn Văn Lập - Lê Thị Uông đề nghị được tăng hạn mức đất ở vì gia đình có đơn xin cấp đất ở ngày 1/9/1979, trong đơn đã được UBND xã Đại Yên huyện Hoành Bồ (nay là UBND phường Đại Yên, TP Hạ Long) xác nhận. Không chấp nhận nội đung khiếu nại của ông, bà Nguyễn Văn Lập - Lê Thị Uông về đề nghị bồi thường phần diện tích 400m2 đất ở thuộc thửa 01/159/ĐC theo đơn giá 3.070.000 đồng/m2. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh giao UBND TP Hạ Long căn cứ Khoản 2, Điều 103, Luật Đất đai năm 2013 và Điểm b, Khoản 5, Điều 24 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ, xác định lại diện tích đất ở đối với thửa đất số 01, tờ bản đồ dịa chính số 159 phường Đại Yên cho gia đình ông, bà Nguyễn Văn Lập - Lê Thị Uông theo đúng quy định. Linh Linh
280
Quảng Ninh: Nổ mìn làm đường, hơn 100 hộ dân bị ảnh hưởng. Hơn 100 hộ dân tại P.Việt Hưng, TP. Hạ Long, Quảng Ninh đang phải sống trong cảnh nhà cửa bị rạn nứt nghiêm trọng do hoạt động thi công nổ mìn thực hiện dự án đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn. Đại công trường nổ mìn khiến hơn 100 hộ dân bị ảnh hưởng Từ đầu năm 2017, việc nổ mìn để phục vụ làm đường cao tốc Hạ Long Vân Đồn được triển khai thì đời sống hằng ngày của người dân tại phường Việt Hưng, TP. Hạ Long (Quảng Ninh) bị ảnh hưởng rất nhiều, từ vấn đề đời sống sinh hoạt bị đảo lộn đến ô nhiễm môi trường, Thông tin từ UBND phường Việt Hưng, sáng 8/12, số hộ dân bị ảnh hưởng là 150 hộ thuộc khu Vạn Yên, khu 6, khu 12 và khu 13. Theo phản ánh của người dân, khu vực này đang cho thi công nổ mìn để thực hiện dự án đường cao tốc. Mỗi lần mìn nổ, một lượng lớn khói bụi, đá dăm bay về phía các hộ dân sống liền kề. Rung chấn từ những quả mìn khiến nhiều người hoảng hốt, nhà của họ bị nứt vỡ cửa kính, tụt mái ngói, những vết nứt kéo dài hàng mét trên tường nhà, nền gạch bị bong tróc, phồng rộp, có những khe nứt to bằng ngón tay út. Người dân nơi đây phải che bạt tạm bợ trong nhà "Họ nổ mìn gần nhà dân quá, có nhà chưa đến 200m, rồi khi họ nổ mìn không hề quây bạt khiến khói bụi bay mù mịt, đất đá bay vào nhà dân, bục cả mái tôn, vỡ cả nền gạch, vết nứt trên tường cứ chằng chịt. Không biết là chúng tôi bị đá bay vào nhà bao nhiêu lần rồi - Chị N.T.T.T sống tại khu 12, phường Việt Hưng bức xúc. Trước tình trạng nhà cửa bị rạn nứt nghiêm trọng gần một năm nay nhưng chưa được giải quyết, nhiều hộ dân đã tập trung tại khu vực trước khai trường nổ mìn làm đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn để phản đối việc thi công. Cụ N.T.B xuống chơi với con gái ở tổ 1, khu 12, phường Việt Hưng kể, có một buổi chiều, cụ đang ôm cháu nằm trên giường thì bất ngờ có tiếng nổ lớn, khiến chiếc giường cụ nằm bị rung lên, kéo theo đó là đất đá từ đâu rơi xuống khiến khuôn mặt cụ bị chảy nhiều máu. Lo lắng cho con cháu sống trong tình cảnh cứ nổ mìn là đất đá văng vào nhà nên cụ N.T.B đã kê giường, mang chăn chiếu xuống ngủ tại trước cổng khai trường nhằm phản đối việc nổ mìn. Tôi xuống đó nằm để không cho họ nổ mìn, cứ nổ mìn là đất đá lại văng lên rất nguy hiểm, bởi chính tôi đã từng bị đất đá văng vào mặt rồi. - Cụ N.T.B nói. Cả đời ky cóp xây dựng được cái nhà, không khang trang những cũng là chỗ che nắng, che mưa của cả gia đình, nên tôi đành phải nghỉ để đòi hỏi quyền lợi. Nhỡ may sau này công trình hoàn thành mà nhà sập thì chúng tôi biết kêu ai. - Chị N.T.N, trú tại tổ 1 khu 12 phường Việt Hưng ngậm ngùi chia sẻ. Đá bay vào nhà dân, bục cả mái tôn... Theo quy định, hoạt động nổ mìn với khoảng cách tối thiểu cách nhà dân 200m, và phải báo trước cho người dân được biết, phải đo độ rung chấn để điều chỉnh lượng thuốc nổ (Quyết định số 2134 / QĐ - KTAT năm 2005 của Bộ Công thương). Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân thì phía thi công đã không thực hiện nghiêm mà cho nổ mìn với khoảng cách rất gần và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của các hộ dân. Anh N.V.L tổ 1 khu Vạn Yên chia sẻ: Đất đá nhà tôi còn đầy trên mái nhà, giờ chỉ che tạm bợ những chỗ bị đá văng thủng, chứ làm lại thì phải dỡ cả mái ra mất. Mà cái chúng tôi lo là khói bụi với sự độc hại của việc đánh mìn gây ra. Thử hỏi cả năm nay rồi, cứ ở đây như thế này có bị ảnh hưởng hay không? Đã vậy họ nổ mìn còn không thèm báo trước thì chúng tôi biết đường nào mà tránh . Liên quan tới vấn đề trên, trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Ngô Văn Ích Chủ tịch phường Việt Hưng đã cung cấp các tài liệu, văn bản, quyết định liên quan đến vấn đề trên. Cụ thể, sau khi sự việc nổ mìn làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân xảy ra, chính quyền địa phương đã báo cáo thành phố Hạ Long để có phương hướng giải quyết. Ngày 1/12/2017 vừa qua UBND TP. Hạ Long đã có Quyết định số 343/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác giải quyết kiến nghị của các hộ dân liên quan đến việc thi công nổ mìn tại phường Việt Hưng dự án Đường cao tốc Hạ Long Vân Đồn và cải tạo, nâng cấp QL18 đoạn Hạ Long Mông Dương theo hình thức hợp đồng BOT. "Đến thời điểm hiện tại, UBND phường Việt Hưng đang tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra đi kiểm đếm, đánh giá thiệt hại của người dân." Ông Ngô Văn Ích chia sẻ thêm. Báo Giao thông sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này.
281
Nhiều dự án trọng điểm nằm trong kế hoạch kiểm toán năm 2018. Tổng Kiểm toán Nhà nước vừa ký và ban hành Quyết định số 1785/QĐ-KTNN, ngày 4/12/2017 về 'Kế hoạch kiểm toán năm 2018' của Kiểm toán Nhà nước. Nhiều dự án trọng điểm ngành giao thông nằm trong kế hoạch kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước. Nguồn: Internet Theo kế hoạch kiểm toán năm 2018 vừa được công bố, hàng loạt dự án BOT giao thông được Kiểm toán Nhà nước lựa chọn. Cụ thể là: Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Việt Trì - Ba Vì nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 32C; Dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An; Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1; Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Bắc Ninh - Uông Bí; Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cả - Quốc lộ 1, tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa; Dự án cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến; Dự án đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương; Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Ninh. Bên cạnh đó, Kiểm toán Nhà nước cũng lên kế hoạch kiểm toán các dự án giao thông theo hình thức BT, như: Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến tránh TP. Bảo Lộc; Xây dựng nút giao Dầu Giây và mở rộng đoạn tuyến Quốc lộ 20; Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cả - Quốc lộ 1; Dự án phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 - xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh La Sơn - Túy Loan; Dự án đầu tư xây dựng công trình nút giao khác mức tại điểm giao cắt Quốc lộ 48 với Quốc lộ 1 và đường sắt Bắc Nam; Dự án xây dựng nút giao thông trung tâm quận Long Biên; Dự án xây dựng tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên... Ngoài ra, còn kiểm toán các dự án đường sắt, như: Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 TP. Hồ Chí Minh (Bến Thành - Suối Tiên); Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai; Dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt trên tuyến Hà Nội TP. Hồ Chí Minh; Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông. Trong lĩnh vực kinh tế, năm 2018, Kiểm toán Nhà nước cũng tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng ngân sách, tiền, vốn, tài sản nhà nước năm 2017 tại hàng loạt tập đoàn, tổng công ty lớn, trong đó có Tổng Công ty Sông Đà; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); Liên doanh Việt - Nga (Vietsovpetro); Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSteel); Tổng Công ty Viễn thông MobiFone; Bưu điện Việt Nam; Dược Việt Nam; Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott); Bảo hiểm Bảo Minh; Bảo Việt Nhân thọ Bên cạnh đó, kiểm toán việc quản lý và sử dụng tài sản công của các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa của tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu; Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp, thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND TP. Hà Nội giai đoạn 2013-2017. Trong lĩnh vực tài chính, tín dụng, ngân hàng, Kiểm toán Nhà nước sẽ kiểm toán công tác quản lý nợ công năm 2017 tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Kiểm toán việc quản lý và sử dụng nguồn vốn của Quỹ Đầu tư phát triển TP. Hà Nội và các dự án được ứng, thanh toán từ nguồn vốn của Quỹ Đầu tư phát triển giai đoạn 2013-2017; Hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang. Trong khi đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PGBank) cũng nằm trong kế hoạch kiểm toán năm 2018 về báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng ngân sách, tiền, vốn, tài sản nhà nước năm 2017. Theo Anh Quyền/kinhtevadubao.vn
282
Sẽ kiểm toán hàng loạt dự án BOT trong năm 2018. Kiểm toán nhà nước sẽ tiến hành kiểm toán các dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải, bao gồm các dự án BOT giao thông trong năm 2018. Ngày 4/12/2017, Tổng Kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc đã ký và ban hành Quyết định số 1785/QĐ-KTNN về Kế hoạch kiểm toán năm 2018 của Kiểm toán nhà nước (KTNN). Theo đó, trọng tâm của kế hoạch kiểm toán năm 2018 là kiểm toán việc thực hiện tái cơ cấu đầu tư, đầu tư công gắn với cơ cấu lại tài chính công, cơ cấu lại ngân sách Nhà nước và nợ công. Sẽ tổng kiểm toán hàng loạt dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải trong năm 2018. Các dự án trọng điểm ngành Giao thông Vận tải sẽ bị kiểm toán bao gồm: Dự án nâng cấp cải tạo quốc lộ 1; dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị TP.HCM - tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên; dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông và tuyến Nhổn - Ga Hà Nội; dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Ninh; các dự án giao thông đầu tư theo hình thức đối tác công tư... Các dự án BOT giao thông nằm trong danh sách các kiểm toán năm 2018 bao gồm Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Việt Trì - Ba Vì nối quốc lộ 32 với quốc lộ 32C; Dự án mở rộng QL1A đoạn km368+400 (Nghi Sơn) - km402+330 (Cầu Giát), tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An; Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1; Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18 đoạn Bắc Ninh - Uông Bí; Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cả - quốc lộ 1, tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa; Dự án cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến; Dự án đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương; Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Ninh. Ngoài ra, một số dự án giao thông theo hình thức BT cũng nằm trong tầm ngắm của Kiểm toán Nhà nước năm sau. Cùng với đó là kiểm toán hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Kiểm toán việc huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. KTNN cũng tập trung kiểm toán hoạt động tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm là ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng. KTNN cũng tiếp tục triển khai thực hiện kiểm toán chuyên đề liên quan đến công tác quản lý thuế, kê khai nộp thuế, chống thất thu thuế, KTNN sẽ đưa nội dung kiểm toán công tác quản lý thuế, kê khai, nộp thuế, chống khai man, trốn thuế thành nội dung kiểm toán trọng yếu trong các cuộc kiểm toán liên quan đến thu ngân sách nhà nước thuộc Kế hoạch kiểm toán năm 2018.
283
Đà Nẵng: Điều chỉnh đất dự trữ ven sông Cẩm Lệ. UBND TP Đà Nẵng vừa phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu vực đất dự trữ ven sông phía Bắc khu E - KDC Nam cầu Cẩm Lệ thuộc quận Cẩm Lệ. Vệt đất dự trữ ven sông Cẩm Lệ được điều chỉnh lại. Vị trí điều chỉnh thuộc phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ. Ranh giới lập điều chỉnh quy hoạch phía Bắc giáp sông Cẩm Lệ, phía Nam giáp đường hiện trạng rộng 20,5m, phía Tây giáp cầu Cẩm Lệ, phía Đông giáp khu đô thị sinh thái Hòa Xuân. Tổng diện tích nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch là 219.747m2. Các yêu cầu nghiên cứu lập điều chỉnh quy hoạch gồm: Xác định phạm vi ranh giới, diện tích khu đất lập quy hoạch. Phân tích đánh giá hiện trạng sử dụng đât, dân cư, xã hội, kiên trúc cảnh quan, hạ tâng kỹ thuật, các quy định quy hoạch xây dựng liên quan đến khu vực. Đối với quy hoạch sử dụng đất phải xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao công trình, khoảng lùi công trình. Quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật. Hải Nam
284
7 tỉnh, thành sai phạm đất đai hơn 8.300 tỉ đồng. Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính hơn 8.300 tỉ đồng, trong đó tăng thu ngân sách nhà nước của các dự án gần 4.000 tỉ đồng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa có báo cáo về việc hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng đất đai sau khi đã kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất dự án khu đô thị giai đoạn 2013-2016 tại Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Lào Cai, TP HCM, thị xã Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa), TP Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa). Kết quả kiểm toán cho thấy nhiều sai sót, hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng đất. Theo báo cáo, việc phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của các địa phương chưa sát với nhu cầu, tình hình sử dụng đất thực tế; chất lượng lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết còn yếu kém. Điều này dẫn đến quá trình triển khai thực hiện dự án phải điều chỉnh nhiều lần do trùng lắp quy hoạch với các dự án khác hoặc không phù hợp với quy hoạch chung. Nhiều sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất tại Hà Nội KTNN cho rằng điều chỉnh quy hoạch của một số dự án tại các thành phố lớn không căn cứ vào định hướng quy hoạch chung. Đa số theo xu hướng tăng số tầng, vượt quá số tầng và chiều cao tầng theo quy định; tăng diện tích sàn, chia nhỏ diện tích căn hộ hoặc bổ sung chức năng nhà ở vào các lô đất thương mại, văn phòng, giảm diện tích công cộng, cây xanh. Việc điều chỉnh quy hoạch không căn cứ vào quy hoạch chung đã làm mật độ và số lượng dân số tăng, gây áp lực lớn tới hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đặc biệt là giao thông đô thị, y tế, giáo dục. Ngoài ra, các địa phương nêu trên không lựa chọn chủ đầu tư theo hình thức đấu thầu dự án hoặc đấu giá quyền sử dụng đất mà ban hành văn bản công nhận chủ đầu tư theo hình thức chỉ định. Một số địa phương còn cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với một số dự án không đúng đối tượng theo quy định của Chính phủ; cho chuyển mục đích sử dụng đất từ đất thương mại dịch vụ sang đất ở đô thị nhưng không bảo đảm thủ tục và cơ sở pháp lý; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thương mại dịch vụ có thời hạn sử dụng đất lâu dài Đặc biệt, KTNN đã phát hiện nhiều sai sót, hạn chế trong việc xác định giá đất. Cụ thể, các địa phương giao đất theo hình thức chỉ định nhà đầu tư, không thông qua đấu giá tiền sử dụng đất. KTNN chỉ rõ một số chủ đầu tư dự án chưa tuân thủ các quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng, chưa tuân thủ quy hoạch xây dựng. Đặc biệt, một số dự án triển khai trước khi được cấp giấy phép hoặc vi phạm về giấy phép xây dựng. Một số dự án chưa được xác định, thực hiện nghĩa vụ tài chính nhưng đã đầu tư hoàn thiện và chuyển nhượng, bàn giao căn hộ cho người mua đưa vào sử dụng. Ngoài ra, các địa phương còn xảy ra tình trạng mới tạm nộp tiền sử dụng đất, chưa phê duyệt giá đất để hoàn thành nghĩa vụ tài chính nhưng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Qua kiểm toán, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính hơn 8.300 tỉ đồng, trong đó tăng thu ngân sách nhà nước của các dự án được kiểm toán là gần 4.000 tỉ đồng. Đồng thời, KTNN kiến nghị các địa phương xem xét xử lý hoặc xác định lại tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tăng thêm mà cơ quan này tạm xác định là hơn 4.300 tỉ đồng. Bài và ảnh: MINH CHIẾN
285
Bán 'rẻ' đất cho NĐT, 7 địa phương gây thất thoát gần 4.000 tỷ đồng. Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã kiến nghị xử lý tài chính 8.323 tỷ đồng. Trong đó, tăng thu NSNN của các dự án được kiểm toán là 3.978 tỷ đồng, kiến nghị các địa phương như Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Lào Cai, TP.HCM xem xét xử lý hoặc xác định lại tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tăng thêm được tạm xác định là 4.337 tỷ đồng. Hà Nội, TP.HCM và 5 địa phương khác gây thất thoát NSNN gần 4.000 tỷ đồng vì bán đất giá rẻ hơn giá thị trường cho nhà đầu tư (Ảnh minh họa) Bán đất giá rẻ gây thất thoát NSNN Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa có báo cáo về việc hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng đất đai sau khi đã kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất dự án khu đô thị giai đoạn 2013-2016 tại Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Lào Cai, TP HCM, thị xã Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa), TP Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa). Theo đó, tại 7 địa phương mà KTNN tiến hành kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất dự án khu đô thị gồm Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Lào Cai, TP.HCM, thị xã Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa, TP. Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa đều cho thấy, việc phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của các địa phương này chưa sát với nhu cầu, tình hình sử dụng đất thực tế; chất lượng lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết còn yếu kém. Đáng lưu ý là về việc xác định giá đất. Cụ thể theo cơ quan kiểm toán, việc giao đất thực hiện các dự án chủ yếu theo hình thức chỉ định nhà đầu tư, không thông qua đấu giá tiền sử dụng đất nên không xác định được giá thị trường. Đặc biệt, giá đất xác định theo các phương pháp do các địa phương lựa chọn thường thấp hơn giá thị trường dẫn đến thất thoát ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, theo quy định tại Thông tư số 36 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn xác định giá đất thì có 5 phương pháp xác định giá đất. Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi địa phương áp dụng một phương pháp xác định giá đất khác nhau, hoặc áp dụng cùng một phương pháp nhưng cách hiểu khác nhau dẫn đến xác định số tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách khác nhau. Thậm chí, tại cùng một địa phương còn có chênh lệch lớn về giá trị khu đất khi áp dụng các phương pháp khác nhau dẫn đến thất thoát ngân sách. Ngoài ra, việc xác định giá đất của các địa phương còn nhiều sai sót, hạn chế gây thất thoát ngân sách nhà nước, như áp dụng phương pháp xác định giá đất không phù hợp, áp dụng sai thời điểm, không kịp thời xác định nghĩa vụ tài chính hoặc điều chỉnh lại đơn giá tính tiền sử dụng thuê đất, thay đổi mục đích sử dụng đất làm tăng giá trị tiền sử dụng đất nhưng chưa kiểm tra, rà soát để xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung của chủ đầu tư Qua kiểm toán, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính hơn 8.300 tỉ đồng, trong đó tăng thu ngân sách nhà nước của các dự án được kiểm toán là gần 4.000 tỉ đồng. Quy hoạch thiếu đồng bộ Về công tác quy hoạch giao thông và quy hoạch xây dựng đô thị, KTNN chỉ rõ, quy hoạch chi tiết dự án phát triển nhà ở còn thiếu đồng bộ. Một số chỉ tiêu quy hoạch xây dựng chưa đảm bảo theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các quy định hiện hành như diện tích đất bố trí xây dựng trường học, trường mầm non, y tế không đủ nhu cầu tại chỗ; bố trí đất làm bãi đỗ xe, cây xanh thiếu so với quy định; khoảng cách giữa các dãy nhà cao tầng chưa đảm bảo mức tối thiểu theo quy chuẩn... Nhiều dự án quy hoạch xây dựng khu đô thị còn thiếu đồng bộ (Ảnh minh họa) Một số dự án phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch nhưng không tiếp thu đầy đủ ý kiến các bộ, ngành chức năng dẫn đến một số chỉ tiêu không phù hợp quy định; quy hoạch 1/500 không tuân thủ quy hoạch 1/2000 được duyệt dẫn đến phá vỡ quy hoạch chung. Điều chỉnh quy hoạch của một số dự án tại các thành phố lớn không căn cứ vào định hướng quy hoạch chung, còn bất cập. Đa số theo xu hướng tăng số tầng, vượt quá số tầng và chiều cao tầng theo quy định, tăng diện tích sàn, chia nhỏ diện tích căn hộ hoặc bổ sung chức năng nhà ở vào các lô đất thương mại, văn phòng, giảm diện tích công cộng, cây xanh. Điều này đã làm cho mật độ và số lượng dân số tăng. Đây là yếu tố cơ bản gây áp lực lớn tới hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đặc biệt là giao thông đô thị, y tế, giáo dục làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của cộng đồng dân cư , báo cáo của KTNN nêu. Hoàng Nhật
286
Lộ sai phạm đất đai hơn 8.300 tỷ đồng. Kiểm toán Nhà nước vừa có báo cáo về việc hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý sử dụng đất đai sau khi đã kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất dự án khu đô thị giai đoạn 2013-2016 tại 7 tỉnh, thành. Kết quả kiểm toán cho thấy công tác quản lý, sử dụng đất còn nhiều sai sót, hạn chế và bất cập. Kết luận của Kiểm toán Nhà nước khi kiểm toán việc quản lý đất tại Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM, Khánh Hòa, Thanh Hóa cho thấy, việc phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của các địa phương này chưa sát với nhu cầu, tình hình sử dụng đất thực tế; chất lượng lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết còn yếu kém. Quy hoạch giao thông và quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch chi tiết dự án phát triển nhà ở còn thiếu đồng bộ. Một số chỉ tiêu quy hoạch xây dựng chưa đảm bảo theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các quy định hiện hành như diện tích đất bố trí xây dựng trường học, trường mầm non, y tế không đủ nhu cầu tại chỗ; bố trí đất làm bãi đỗ xe, cây xanh thiếu so với quy định; khoảng cách giữa các dãy nhà cao tầng chưa đảm bảo mức tối thiểu theo quy chuẩn,... Công tác quản lý đất đai còn nhiều bất cập. Ảnh minh họa Một số dự án phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch nhưng không tiếp thu đầy đủ ý kiến các bộ, ngành chức năng dẫn đến một số chỉ tiêu không phù hợp quy định; quy hoạch 1/500 không tuân thủ quy hoạch 1/2000 được duyệt dẫn đến phá vỡ quy hoạch chung. Đây là yếu tố cơ bản gây áp lực lớn tới hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đặc biệt là giao thông đô thị, y tế, giáo dục làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của cộng đồng dân cư. Liên quan công tác giao đất, Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ một số địa phương không thực hiện lựa chọn chủ đầu tư theo hình thức đấu thầu dự án hoặc đấu giá quyền sử dụng đất mà ban hành văn bản công nhận chủ đầu tư theo hình thức chỉ đinh, vi phạm Luật Đấu thầu và các quy định hiện hành,... Theo Kiểm toán Nhà nước, do giao đất theo hình thức chỉ định nhà đầu tư, không thông qua đấu giá tiền sử dụng đất nên không xác định được giá thị trường. Giá đất xác định theo các phương pháp do địa phương lựa chọn thường thấp hơn giá thị trường dẫn đến thất thoát ngân sách nhà nước. Qua kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính hơn 8.300 tỷ đồng, trong đó tăng thu ngân sách nhà nước của các dự án được kiểm toán là gần 4.000 tỷ đồng; kiến nghị các địa phương xem xét xử lý hoặc xác định lại tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tăng thêm mà Kiểm toán Nhà nước tạm xác định là hơn 4.300 tỷ đồng. Từ kết quả kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị Chính phủ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất; giải quyết các vướng mắc trong lĩnh vực đất đai, thuế Giá trị gia tăng chuyển nhượng bất động sản, quy hoạch, đất ở không hình thành đơn vị ở qua kết quả kiểm toán. Kiểm toán Nhà nước cũng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu để hướng dẫn áp dụng một phương pháp xác định giá đất tối ưu nhằm tránh mỗi địa phương, đơn vị áp dụng tùy tiện các phương pháp khác nhau gây thất thu ngân sách. L.Bằng
287
Singapore - những bài học quý về quản lý đô thị. Singapore là một quốc đảo nổi tiếng bấy lâu và nổi tiếng nhất là những bài học về quy hoạch, quản lý đất đai và bài học về quản lý đô thị. Những bài học đó đã được rất nhiều quốc gia tham khảo và học tập, trong đó có Việt Nam. Quy hoạch sử dụng đất hiệu quả. Bài học về quy hoạch và quản lý đất đai Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. Để quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, mỗi quốc gia đều có những quy định quản lý cụ thể đối với loại tài nguyên này. Singapore đất chật hẹp nhưng bất cứ ai qua đây đều công nhận rằng quốc gia này cực kỳ thoáng mát và đẹp đẽ. Lý do vì sao? Có nhiều nguyên nhân để làm nên một Singapore xanh sạch đẹp ngày hôm nay và một phần quan trọng trong đó là nhờ vào chiến lược và kế hoạch hóa sử dụng đất đai hiệu quả. Một đô thị có mật độ dân số cao thường không có nhiều sự lựa chọn cho một quy hoạch hoàn hảo vì thế mà các nhà quy hoạch cần phải tính toán kỹ lưỡng sao cho sử dụng hiệu quả nhất. Đó chính là sự kết hợp của quy hoạch dài hạn, chính sách đất đai phù hợp, kiểm soát phát triển và thiết kế thông minh đã giúp Singapore phát huy tối ưu tính năng sử dụng đất. Cục Tái phát triển đô thị thuộc Bộ Phát triển Quốc gia là một cơ quan lập kế hoạch và kiểm soát phát triển ở Singapore. Cơ quan này chịu trách nhiệm lập quy hoạch tổng thể để chuẩn bị cho quy hoạch dài hạn và phát triển. Đất đai sử dụng vào các mục đích khác nhau phải được bảo vệ nhằm thực hiện phát triển xã hội và kinh tế, đồng thời, duy trì một môi trường có chất lượng cao. Singapore có diện tích 700km2 nhưng thật ra không phải tất cả đều sử dụng được, vì khu vực chứa nước đã chiếm hết 40%. Singapore phải dùng một phần không nhỏ quỹ đất của mình làm căn cứ quân sự. Tại các khu vực phía Đông hay Changi, các công trình xây dựng bị hạn chế tầm cao và không được quá 12 tầng. Singapore tốn rất nhiều công sức để lấy thêm đất bằng cách lấn biển, đưa các nhà máy ra các đảo phía xa, tận dụng không gian dưới mặt đất, xây dựng các tuyến đường cao tốc trên cao... Năm 1971, Singapore bắt đầu tiến hành chương trình quy hoạch đầu tiên - Quy hoạch Vành đai. Dự kiến phát triển một vành đai các đô thị vệ tinh mới có mật độ dân cư cao xung quanh các khu vực trữ nước. Xung quanh các đô thị này là khu vực nhà ở tư nhân với mật độ dân cư thấp hơn và cho đất sử dụng cho công nghiệp. Các đô thị này được nối liền với nhau bằng hệ thống đường cao tốc trên toàn lãnh thổ. Tại Singapore, đất đai được phân ra 2 sở hữu (nhà nước và tư nhân), trong đó đất sở hữu Nhà nước chiếm 98%. Tùy theo từng dự án, từng loại đất và quy hoạch thì nhà đầu tư được thuê thời hạn 20, 30, 50 và 99 năm. Hết thời hạn, người thuê đất phải tháo dỡ công trình, trả lại đất cho nhà nước vô điều kiện. Trong trường hợp còn thời hạn thuê mà nhà nước thu hồi thì hai bên thương lượng giá bồi thường, nếu vẫn không thương lượng được thì đưa ra tòa án hoặc khiếu nại đến Chính phủ. Nếu phán quyết cuối cùng cũng không thành thì Nhà nước cưỡng chế thu hồi đất. Singapore sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp tính giá trị thặng dư của nhà đầu tư trong xác định giá đất. Trường hợp đất và tài sản thuộc sở hữu Nhà nước đưa ra đấu giá thì Singapore thực hiện theo quy trình: Nhà nước định giá và người tham gia đấu giá (hoặc nhà đầu tư) cũng đưa ra giá của mình (thông tin giá được bảo mật). Đồng thời có sự kết hợp chặt chẽ giữa các đối tác - do khan hiếm đất đai, cộng đồng phải sống gần nhau, sự phát triển của một khu vực có thể sẽ ảnh hưởng đến khu vực bên cạnh. Vì thế, tất cả các bên liên quan cần phải hợp lực cùng nhau để tìm ra giải pháp sao cho không có những hậu quả đáng tiếc làm giảm chất lượng cuộc sống của các bên liên quan. Nhờ vậy, cho đến nay, từ một vùng đất của những khu nhà ổ chuột, khu vực trung tâm thành phố Singapore đã biến thành một trung tâm tài chính thương mại hiện đại. Trong các cuộc điều tra khác nhau từ nhỏ đến lớn, Singapore đã liên tục được các chuyên gia hàng đầu thế giới xếp hạng là đô thị năng sống, phát triển bền vững và sống tốt trên toàn cầu. Bài học về quản lý đô thị hiệu quả Trong các cuộc điều tra khác nhau từ nhỏ đến lớn, Singapore đã liên tục được các chuyên gia hàng đầu thế giới xếp hạng là đô thị năng sống, phát triển bền vững và sống tốt trên toàn cầu. Ông Khaw Boon Wan - Bộ trưởng Bộ Phát triển Quốc gia Singapore đã từng khẳng định: Xây dựng đô thị bền vững phải tập trung vào yếu tố con người - người dân phải xem Singapore là một môi trường tốt mà họ không tìm thấy ở bất cứ nơi nào. Đó là bài học về một quốc gia có tốc độ đô thị hóa đến chóng mặt nhưng lại mang lại cho người dân một cuộc sống chất lượng cao trong khi vẫn bảo toàn việc phát triển bền vững. Để có được kết quả tốt đẹp như vậy, các chuyên gia, các nhà quản lý đô thị đã đúc kết ra nguyên lý cơ bản nhất mà Singapore đã ứng dụng như sau: Đô thị hóa là quá trình tất yếu. Các nhà quản lý đô thị Singapore quan niệm "đô thị hóa là quá trình tất yếu, chúng ta không nên lảng tránh mà phải xem đó là những thách thức cho các doanh nghiệp tạo dựng nên hình ảnh đô thị thịnh vượng, sống tốt nhưng vẫn phải đảm bảo yếu tố bền vững với thời gian". Quy hoạch sáng tạo, thiết kế thông minh và phát triển bền vững là bài học thực tiễn quý giá của Singapore muốn gửi thông điệp đến các nhà quản lý đô thị trên toàn thế giới. Singapore có được cảnh quan đô thị văn minh, hiện đại và thân thiện môi trường như ngày nay, trước hết là nhờ vào quy hoạch tổng thể 1/5.000 có từ rất sớm - năm 1971 - và được thực hiện cho đến nay. Quy hoạch tổng thể Singapore có phân ra từng khu nhà cao tầng (trên 10 tầng), cao trung bình (3 - 10 tầng) và thấp tầng (1 - 2 tầng) và có tính đến bảo tồn kiến trúc cổ cũng như bản sắc văn hóa của 4 tộc người (bản địa, Hoa, Malaysia và Ấn Độ). Bản quy hoạch tổng thể cũng thể hiện việc kết nối hạ tầng (nước sạch, thoát nước, xử lý nước thải, điện, điện thoại ) do Nhà nước đầu tư. Do tập trung phát triển ngành công nghiệp sạch, nên Singapore xây dựng các khu đô thị vệ tinh để giảm chi phí đi lại, tiết kiệm trong sinh hoạt và giải quyết lao động tại chỗ. Tôn trọng thiên nhiên. Đưa thiên nhiên gần gũi với con người là chủ trương của quản lý đô thị. Tôn trọng thiên nhiên, hòa quyện thiên nhiên vào đô thị để giúp đô thị được mềm hóa các khía cạnh thô cứng của một khung cảnh đô thị đầy dẫy hàng loạt các cao ốc. Bằng cách áp dụng một loạt các chiến lược vườn trong phố , vườn tường , vườn mái , vườn ở bất cứ đâu Singapore hiện đang được che phủ mật độ cây xanh thuộc hạng cao nhất thế giới. Tối ưu hóa không gian công cộng và văn minh nơi công cộng. Singapore đã tìm cách phát huy triệt để tiềm năng của không gian công cộng bằng cách kết hợp hiệu quả giữa các hoạt động thương mại và giải trí để mang lại sự hài lòng cho người dân của mình. Ngay từ khi triển khai thực hiện quy hoạch chung phát triển Singapore (1960 - 1970), Nhà nước đã có hàng loạt chương trình tuyên truyền cho người dân thực hiện nếp sống văn minh tại các khu công cộng, chung cư cao tầng, có phân tích những mặt thuận lợi khi ở nhà cao tầng, từ đó tạo dần thói quen cho người dân sống trong chung cư cao tầng cho tới ngày nay. Tất cả nhà cửa, đường phố, cây cối, xe cộ đều sạch bong, không có ai vứt rác thải ra đường nhờ có các quy định nghiêm minh của pháp luật trong tiết chế các hành vi nhân sự, và cũng do người dân nơi đây ý thức đến mức có thể gọi là văn minh tự giác trong mọi sinh hoạt đời sống. Chính từ ý thức tự giác này mà Chính phủ tiết kiệm được rất nhiều chi phí để ngăn chặn ô nhiễm môi trường, xử lý rác thải, xử lý vi phạm. Ứng dụng giao thông thông minh và kiến trúc xanh. Singapore đã ứng dụng chiến lược năng lượng thấp trong các tòa nhà, đồng thời phát triển hệ thống giao thông công cộng hiệu quả. Đây chính là chiến lược tổng thể nhằm giảm tiêu thụ năng lượng và đảm bảo phát triển bền vững. Singapore có sự kết hợp rải rác giữa các tòa nhà cao tầng với các tòa nhà thấp tầng, tạo ra một dải chân trời nhấp nhô nhưng không lộn xộn để tạo cảm giác bớt đông đúc trong một không gian chật hẹp. Singapore luôn ứng dụng thiết kế đô thị tiện lợi, dễ dàng tiếp cận và an ninh đô thị để người dân có cảm giác bình an và không phải lo lắng ngay cả khi đi sớm về hôm . Ứng dụng giải pháp/công nghệ sáng tạo. Là một đô thị đông dân và mật độ xây dựng dày đặc, Singapore luôn phải đối mặt với khó khăn về tài nguyên, vì thế buộc các nhà quản lý phải ứng dụng các giải pháp và công nghệ sáng tạo để đảm bảo cuộc sống tốt cho người dân (ví dụ ứng dụng giải pháp cấp nước sạch mang tên NEWater). Xây dựng chính phủ quản lý điện tử. Muốn đất nước phát triển phải dựa trên nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của người dân và thi hành pháp luật nghiêm minh. Để làm được điều đó, cần phải có một Chính phủ hiện đại, một Chính phủ quản lý chính xác. Singapore đã duy trì được hệ thống Chính phủ điện tử ở mức độ cao. Mọi hoạt động của người dân liên quan đến bộ máy công quyền, mọi vấn đề đều có thể giải quyết thông qua hệ thống điện tử tự động từ trên xuống dưới. Trên đây là bài học quý giá từ mô hình phát triển đô thị của Singapore mà các nhà quản lý đô thị Việt Nam có thể tham khảo để có cái nhìn thiện cảm hơn về quá trình đô thị hóa - một quá trình tất yếu trước khi tiến tới là một quốc gia phát triển. Khánh Phương
288
Hà Nội hủy dự án giữ đất 3 năm không triển khai: Điểm mặt dự án diện 'báo tử'. Lãnh đạo Hà Nội vừa yêu cầu các quận, huyện và các đối tượng sử dụng đất rà soát, đề xuất điều chỉnh hoặc hủy bỏ các dự án, công trình có trong kế hoạch sử dụng đất nhưng đã quá 3 năm chưa thực hiện. Vậy, Hà Nội có bao nhiêu dự án nằm trong diện này? Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, vừa ký ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 3/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai. Trong đó, yêu cầu kiểm tra, rà soát, hủy bỏ dự án ôm đất quá 3 năm chưa triển khai. Theo đó, Chủ tịch TP Hà Nội yêu cầu Sở Tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, quận, huyện, thị xã khẩn trương triển khai, hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 trên địa bàn thành phố và các quận, huyện, thị xã; bảo đảm chất lượng, đồng bộ, thống nhất và khả thi. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các quận, huyện và các đối tượng sử dụng đất; rà soát, đề xuất điều chỉnh hoặc hủy bỏ các dự án, công trình có trong kế hoạch sử dụng đất nhưng đã quá 3 năm chưa thực hiện theo quy định của pháp luật; báo cáo UBND TP trước ngày 30/4/2018. Trước yêu cầu đó, nhìn vào thực tại trên địa bàn Hà Nội đã và đang tồn tại nhiều dự án đã được quay tôn nhiều năm nhưng vẫn chưa thực hiện. Một trong những diện tích khu đất của dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội) đắp chiếu hơn chục năm qua được làm bãi đỗ xe.... Đơn cử, ở địa bàn quận Hoàng Mai hiện nhiều dự án ôm đất cả chục năm trời không triển khai gây lãng phí như dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt với khoảng 35 ha được thành phố giao cho Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng (Licogi) làm chủ đầu tư. Cụ thể, ngày 10/8/2004 UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 4930/QĐ -UBND thu hồi 351.618m2 đất thuộc các phường Thịnh Liệt, Hoàng Văn Thụ, Tương Mai, quận Hoàng Mai giao cho Tổng công ty Licogi tổ chức điều tra lập phương án đến bù giải phóng mặt bằng chuẩn bị triển khai Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thịnh Liệt. Dự án được UBND thành phố chấp thuận giao Licogi làm chủ đầu tư thực hiện tại Quyết định số 3649/QĐ-UBND ngày 17/9/2007. Tuy nhiên, đến nay, sau hơn chục năm dự án vẫn dậm chân tại chỗ. Đáng nói, khu đất chưa được thực hiện dự án đã bị xẻ thịt cho thuê làm bãi đỗ xe, nhà xưởng khiến người dân bức xúc. Vài năm nay, dự án D . San Raffles - Hai Bà Trưng của Tập đoàn Tân Hoàng Minh vẫn được quây rào kín và tiến độ xây dựng cũng như thời điểm hoàn thành dự án vẫn là một dấu hỏi lớn. Hay như dự án D . San Raffles - Hai Bà Trưng là dự án có vị trí đắc địa nhất của Tập đoàn Tân Hoàng Minh tại trung tâm Hà Nội, chỉ cách hồ Hoàn Kiếm chưa đầy 100m. Dự án này có 2 mặt tiền tại Hàng Bài và Hai Bà Trưng, đối diện trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza nổi tiếng từng được chủ đầu tư giới thiệu sẽ xây trung tâm thương mại và căn hộ đẳng cấp nhất từ trước tới nay. Dự án này từng làm nóng dư luận khi chủ đầu tư chấp nhận đền bù giải phóng mặt bằng cho một số trường hợp với mức giá cao nhất, 1 tỷ đồng/m2. Đa số hộ gia đình thuộc diện giải phóng mặt bằng của dự án được đền bù với mức từ 500 triệu đồng/m2. Vào tháng 8/2013, chủ đầu tư đã tiến hành động thổ với cam kết sẽ hoàn thành công trình trong năm 2014. Tuy nhiên cho đến nay đã sang năm 2018, dự án vẫn được quây rào kín và tiến độ xây dựng cũng như thời điểm hoàn thành dự án vẫn là một dấu hỏi lớn. Ngoài ra, Hà Nội còn khá nhiều khu đất dự án cũng trong tình trạng nhiều năm không triển khai như khu đất rộng 28ha đối diện Trung tâm Hội nghị Quốc gia thuộc phường Yên Hòa (Cầu Giấy) và Mễ Trì (Nam Từ Liêm), sau 10 năm vẫn đắp chiếu ; Dự án Bệnh viên Đa khoa Quang Trung (phường Yên Sở, quận Hoàng Mai), quy mô 700 giường bệnh chất lượng cao, giờ vẫn là bãi đất hoang dù đã chậm gần 8 năm so với tiến độ Chính vì thế, khi trao đổi với PV Infonet , ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam rất hoan nghênh khi lãnh đạo Hà Nội có quyết tâm yêu cầu rà soát, xử lý hàng loạt dự án ôm đất suốt nhiều năm nhưng chủ đầu tư vẫn không triển khai. Tuy nhiên, ông Liêm cũng lưu ý thành phố cần tìm hiểu rõ nguyên nhân của việc ôm đất nhiều năm mà không thực hiện là gì để có phương án giải quyết hợp lý nhất. Đặc biệt, theo ông Liêm, thành phố cần có sẵn đáp án cho bài toán sau thu hồi hoặc quyết định hủy bỏ các dự án ôm đất đó thì sẽ làm gì, tránh lặp lại vết xe đổ , gây lãng phí, mất mỹ quan đô thị. Minh Thư
289
Thủ tướng trả lời chất vấn về việc thanh tra Dự án bán đảo Sơn Trà. Gửi chất vấn đến Thủ tướng, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa nêu rõ, bán đảo Sơn Trà là khu bảo tồn thiên nhiên, sinh cảnh, đa dạng sinh học quý hiếm. Chính phủ đã quyết định là khu rừng cấm từ năm 1977 với diện tích 4.000 ha; là khu bảo tồn thiên nhiên từ năm 1992 (4.439 ha); là khu bảo tồn đa dạng sinh học (3.871 ha). Vậy vì sao năm 2014 Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải ký quyết định Sơn Trà là rừng đặc dụng diện tích còn 2.591 ha? Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM về việc thanh tra Dự án bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng). Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, bán đảo Sơn Trà là khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn sinh cảnh, đa dạng sinh học quý hiếm. Vậy vì sao sau đó (năm 2014), Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải ký quyết định Sơn Trà là rừng đặc dụng diện tích còn 2.591 ha? Dù tất cả các quyết định trên của Chính phủ từ năm 1977 đến nay vẫn còn hiệu lực, xin cho biết việc chuyển Sơn Trà thành khu du lịch quốc gia, diện tích 4.439 ha có phù hợp với pháp luật bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học hay không? , đại biểu Nghĩa nêu câu hỏi. Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cũng cho biết nhiều cử tri Đà Nẵng, nhà khoa học, chuyên gia đang kiến nghị hủy bỏ quyết định này, xin Chính phủ cho biết quan điểm? Đồng thời xin Chính phủ cho biết việc cấp phép phát triển du lịch, bất động sản ở Sơn Trà (6.000 phòng lưu trú, gần 2.000 biệt thự) đã được thanh tra đến đâu, đã có kết luận chưa? Trả lời chất vấn, Thủ tướng Chính phủ cho biết, việc lập Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà đến năm 2030 căn cứ vào nhiều văn bản pháp lý chính như: Quyết định số 41 của Thủ tướng thành lập Khu rừng cấm bán đảo Sơn Trà với diện tích 4.000 ha; Quyết định số 6758/QĐ-UBND của UBND thành phố Đà Nẵng về phê duyệt quy hoạch 3 loại rừng, trong đó xác định diện tích rừng đặc dụng Sơn Trà là 2.591 ha; Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Nghị quyết số 105/NQ-CP của Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu kỳ (2011 - 2015) của thành phố Đà Nẵng, trong đó đã quy định đất rừng đặc dụng tại quận Sơn Trà là 2.591 ha. Đặc biệt, tai Quyết định số 2163/QĐ-TTg ngày 9.1.2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 xác định: Khu vực quy hoạch phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà nằm trên bán đảo Sơn Trà thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố khoảng 10 km về phía Đông Bắc với tổng diện tích khoảng 4.439 ha. Diện tích khu vực tập trung phát triển trở thành Khu du lịch quốc gia là 1.056 ha . Bên cạnh đó, Điều 53 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 cho phép kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường trong rừng đặc dụng và tuân theo các quy định tại Nghị định số 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển và Điều 23 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng. Như vậy, theo các văn bản pháp luật trên, diện tích toàn bộ bán đảo Sơn Trà (4.439 ha) là khu vực nghiên cứu quy hoạch, nhưng diện tích khu vực tập trung phát triển trở thành khu du lịch quốc gia chỉ là 1.056 ha. Trong quy hoạch du lịch có nêu cụ thể là tổng diện tích các khu chức năng chỉ chiếm 553,6 ha, còn lại là diện tích dự trữ phát triển. Tuy nhiên ngay cả trên 553,6 ha này thì tổng số phòng lưu trú được xác định chỉ là khoảng 1.600. Do quy hoạch du lịch không đề cập đến vấn đề mật độ xây dựng, tầng cao trung bình, hệ số sử dụng đất (thuộc thẩm quyền của quy hoạch xây dựng) nên các chỉ tiêu này không được xác định, tuy nhiên với việc xác định ngưỡng phát triển hệ thống cơ sở lưu trú của du lịch Sơn Trà là 1.600 phòng thì ước tính tổng diện tích sàn xây dựng của các công trình dịch vụ du lịch chỉ là khoảng 150.000 m2 (bằng 15 ha). Theo đó, diện tích chiếm đất của các công trình dịch vụ du lịch tối đa là 15 ha, trong trường hợp các công trình xây dựng 2, 3 tầng thì diện tích chiếm đất còn giảm hơn nữa. Với quy mô này thì hệ số sử dụng đất được kiểm soát gián tiếp thông qua chỉ tiêu phòng lưu trú là rất nhỏ (dưới 3%). Ngoài phần diện tích xây dựng và khuôn viên vườn hoa, cảnh quan thì phần còn lại được khuyến cáo giữ nguyên trạng. Trong quy hoạch du lịch cũng có tính toán sức chứa (đối với các hoạt động du lịch: nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, đi xe đạp...) nhằm kiểm soát lượng khách tới tham quan và du lịch Sơn Trà để đảm bảo các hoạt động du lịch ở mức chấp nhận được với môi trường tự nhiên (khách du lịch được tự do vào Sơn Trà và lượng khách hoàn toàn có thể tăng đột biến vượt quá sức chịu tải môi trường của Sơn Trà trong tương lai gần). Quy hoạch cũng đề xuất có biện pháp giám sát, quan trắc các tác động của môi trường để có thể kịp thời điều chỉnh các quy định về kiểm soát sức chứa, về hoạt động của khách du lịch khi cần. Hiện nay, các phương tiện cơ giới cũng được phép đi lại tự do trên hầu hết các tuyến đường trên Sơn Trà (ngoại trừ các khu vực quốc phòng). Tuy nhiên, trong quy hoạch đề xuất hạn chế tối đa giao thông cơ giới, chỉ trên 3 tuyến đường (không khép kín), các tuyến còn lại chỉ cho phép đi bộ dã ngoại và đi xe đạp và chỉ với số lượng hạn chế tối đa trong ngày. Về thanh tra việc chấp hành pháp luật đối với các dự án đầu tư xây dựng trên bán đảo Sơn Trà, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo tại Công văn số 9973/VPCP-V.I ngày 19.9.2017, giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan (các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng) thanh tra toàn diện việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường, xây dựng, xây dựng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31.3.2018. Lam Thanh
290
8 nhiệm vụ phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long. Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội Trần Thị Hoa Ry, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu về vấn đề phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Ảnh minh họa Để có các giải pháp toàn diện, căn cơ, đồng bộ, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu ngày 26/9/2017 tại thành phố Cần Thơ do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì và sau đó đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó, Chính phủ xác định tổ chức triển khai 8 nội dung, nhiệm vụ lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn: 1 . Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu gắn liền với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới để phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL theo hướng bền vững, hiện đại, hiệu quả cao, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, thích ứng với biến đổi khí hậu. Rà soát điều chỉnh chiến lược, định hướng quy hoạch phát triển nông nghiệp toàn vùng ĐBSCL, phù hợp với các tiểu vùng sinh thái gắn với ba nhóm sản phẩm chủ lực là thủy sản - cây ăn quả - lúa gạo; giảm diện tích trồng lúa và các cây trồng sử dụng nhiều nước ngọt nhưng giá trị thương mại thấp. Khuyến khích phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp với du lịch sinh thái. Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ sinh học trong nông nghiệp gắn liền với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và thực hiện xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên đẩy mạnh nghiên cứu, chọn tạo, phát triển các giống cây trồng, vật nuôi và giống thủy sản có tiềm năng, lợi thế của vùng ĐBSCL, đáp ứng yêu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; phấn đấu đến năm 2025, tập trung giải quyết nâng cao chất lượng giống, thích ứng với biến đổi khí hậu, ngang tầm với các nước có nền nông nghiệp hiện đại cho ba nhóm sản phẩm chủ lực: thủy sản - cây ăn quả - lúa gạo. Rà soát, xây dựng các cơ chế, chính sách mới, mang tính đột phá nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, hiện đại, sức cạnh tranh cao và bền vững; khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL; phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, chuỗi giá trị nông nghiệp, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, phát triển công nghệ sau thu hoạch để giảm tỷ lệ tổn thất, nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Xây dựng ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của vùng, có quy mô lớn, hiện đại, sức cạnh tranh cao và bền vững. Quản lý chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên hiện có, không chuyển sang các mục đích sử dụng khác, trừ nhiệm vụ an ninh, quốc phòng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt do cấp có thẩm quyền quyết định; ưu tiên đầu tư phục hồi, trồng mới rừng ngập mặn và rừng phòng hộ ven sông, ven biển. Rà soát quy hoạch thủy lợi phòng chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với bối cảnh mới, đảm bảo giảm nhẹ thiệt hại khi có thiên tai, chủ động ứng phó với kịch bản bất lợi nhất; xây dựng đề án hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại các tiểu vùng sinh thái theo hướng đa dạng hóa nguồn lực và phương thức thực hiện, trong đó chú ý đẩy mạnh hình thức đối tác công - tư. Xây dựng Đề án bảo vệ bờ biển, củng cố nâng cấp hệ thống đê biển, phòng chống xói lở bờ biển; tập trung đầu tư xử lý ngay những đoạn xói lở, sạt lở bờ sông, bờ biển nghiêm trọng. Xây dựng quy hoạch chỉnh trị sông gắn với quy hoạch sử dụng đất ven sông theo hướng dành không gian thoát lũ, xây dựng công trình giao thông kết hợp với đê điều. Bố trí, sắp xếp lại dân cư ven sông, kênh, rạch kết hợp xây dựng nông thôn mới. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng đề án chuyển đổi ngành nghề và tạo việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, giúp nông dân thực sự trở thành công nhân nông nghiệp, rút dần lao động nông nghiệp, chuyển sang các ngành công nghiệp, dịch vụ. Trên cơ sở kết quả của Hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu ngày 26-27 tháng 9 năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghị quyết đã đề cập cơ bản các vấn đề mang tính chiến lược, căn bản, lâu dài đối với phát triển ĐBSCL, đưa ra các giải pháp tổng thể về quy hoạch, tổ chức không gian, cơ cấu kinh tế, liên kết vùng và huy động nguồn lực cho phát triển, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương. Nghị quyết này là cơ sở để triển khai nhiều chương trình, hoạt động của Chính phủ nhằm thúc đẩy phát triển bền vững vùng ĐBSCL. Trong thời gian tới, Chính phủ sớm hoàn thành Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu theo yêu cầu của Luật quy hoạch. Quy hoạch vùng được phê duyệt sẽ là cơ sở cho các địa phương lập quy hoạch tỉnh, các Bộ, ngành triển khai các quy hoạch, kế hoạch thực hiện về nông nghiệp, thủy lợi, giao thông, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn vùng. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển vùng ĐBSCL, tăng cường và nâng cao hiệu quả liên kết vùng; đầu tư, hoàn chỉnh một số công trình quy mô lớn, tác động toàn vùng, như sớm đầu tư tuyến cao tốc Trung Lương - Cần Thơ, hoàn thành luồng tàu vận tải lớn vào sông Hậu (kênh Quan Chánh Bố). Hoàn chỉnh đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Phú Quốc và Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt để thông qua tại Kỳ họp thứ 5 - Quốc hội khóa XIV, tạo cơ sở pháp lý phát triển đảo Phú Quốc và trở thành động lực phát triển mới của ĐBSCL./.
291
Thủ tướng trả lời chất vấn về xử lý vi phạm TCTD và dự án bán đảo Sơn Trà. Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh về việc kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm của các tổ chức tín dụng và việc thanh tra Dự án bán đảo Sơn Trà. Các tồn tại, yếu kém của hệ thống ngân hàng đã được phát hiện và xử lý Về việc kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm của các tổ chức tín dụng, Thủ tướng Chính phủ cho biết: Giai đoạn 2011-2015, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh tái cơ cấu, tăng cường thanh tra, giám sát nhằm bảo đảm an toàn, lành mạnh trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng theo đúng mục tiêu của Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 ban hành tại Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, các tồn tại, yếu kém của hệ thống được tích tụ từ trước đã được phát hiện và xử lý. Căn cứ kết quả thanh tra, giám sát và quá trình thực hiện tái cơ cấu, căn cứ quy định pháp luật, một số tổ chức tín dụng (TCTD) đã được đặt vào diện kiểm soát đặc biệt, yêu cầu các TCTD này phải xây dựng phương án để tự chấn chỉnh, củng cố và khôi phục hoạt động. Tuy nhiên, có một số TCTD do vi phạm quy định pháp luật, thực trạng tài chính quá yếu kém không thể tự khôi phục mà cần phải có các biện pháp can thiệp của Nhà nước nhằm xử lý dứt điểm các yếu kém, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền, giảm thiểu nguy cơ lây lan, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống ngân hàng. Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước báo cáo về thực trạng, nguyên nhân dẫn đến các sai phạm, yếu kém của các TCTD này, trên cơ sở đó, xin ý kiến Bộ Chính trị về phương án xử lý. Để xảy ra các sai phạm, vụ việc nổi cộm trong ngành ngân hàng trước hết thuộc về các cá nhân, tập thể sai phạm, người đứng đầu tổ chức, đơn vị nơi xảy ra vụ việc sai phạm; đặc biệt là các cổ đông, nhóm cổ đông cố tình lách quy định về giới hạn sở hữu cổ phần để thao túng, chi phối ngân hàng, những cá nhân này đã bị Tòa án đưa ra xét xử và tuyên án với các mức án nghiêm khắc theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước nghiêm túc kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm trong công tác quản lý, thanh tra, giám sát. Tại các báo cáo Bộ Chính trị, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cũng đã thẳng thắn thừa nhận công tác quản lý, thanh tra, giám sát còn những tồn tại, hạn chế do khuôn khổ pháp lý, cơ chế về thanh tra, giám sát và chính sách an toàn hoạt động ngân hàng chậm được đổi mới để phù hợp thực tiễn; năng lực, chất lượng, hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, giám sát chưa cao, một số trường hợp chưa kịp thời phát hiện các rủi ro trọng yếu, vi phạm hoạt động của một số ngân hàng; đồng thời, trong quá trình thực thi nhiệm vụ, còn có một số cán bộ đã không hoàn thành đầy đủ trách nhiệm, để xảy ra một số vi phạm. Liên quan đến Kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong công tác thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Kết luận thanh tra số 1411/KL-TTCP ngày 5/6/2017), ngày 4/8/2017, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã chủ trì họp nghe báo cáo về kết luận thanh tra nêu trên và đã có ý kiến chỉ đạo. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước phải làm rõ trách nhiệm của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước được giao phụ trách các đơn vị để xảy ra nhiều sai phạm, vi phạm qua kết quả kiểm toán, kiểm tra, kết luận thanh tra và các vụ án đã xét xử; tổ chức thực hiện và chỉ đạo thực hiện các nội dung kiến nghị của Thanh tra Chính phủ tại Kết luận số 1411/KL-TTCP. Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước khẩn trương và nghiêm túc chỉ đạo tập thể, cá nhân có liên quan đến các tồn tại, sai phạm nêu tại Kết luận của Thanh tra Chính phủ, tiến hành kiểm điểm, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm, đề ra giải pháp khắc phục, trên cơ sở đó có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm đối với các cá nhân có sai phạm, khuyết điểm; đồng thời, Chính phủ thường xuyên chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả và hiệu lực công tác thanh tra, giám sát cả về mô hình tổ chức và hoạt động, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - tiền tệ, góp phần bảo đảm an ninh kinh tế, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đã thanh tra dự án bán đảo Sơn Trà Liên quan đến Dự án bán đảo Sơn Trà, Thủ tướng Chính phủ cho biết, lập Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà đến năm 2030 căn cứ vào các văn bản pháp lý chính sau: - Quyết định số 41-TTg ngày 24/1/1977 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Khu rừng cấm bán đảo Sơn Trà với diện tích 4.000ha. - Thực hiện Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 15/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát quy hoạch 3 loại rừng, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã tiến hành rà soát 3 loại rừng và gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trước khi Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt. Từ đó có Quyết định số 6758/QĐ-UBND ngày 20/9/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về phê duyệt quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2008-2020, trong đó xác định rõ diện tích rừng đặc dụng bán đảo Sơn Trà là 2.591ha. Theo Điều 53 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 thì được phép kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường trong rừng đặc dụng. Các hoạt động kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường trong rừng đặc dụng thực hiện theo quy định tại Điều 55, Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển và Điều 23 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng. - Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định, bán đảo Sơn Trà là một trong 47 địa điểm tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia (Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 và Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ), có diện tích là 1.500ha. - Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 12/9/2013 của Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu kỳ (2011-2015) của thành phố Đà Nẵng, trong đó đã quy định đất rừng đặc dụng tại quận Sơn Trà là 2.591ha. - Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2357/QĐ-TTg ngày 4/12/2013, quy định khu vực bán đảo Sơn Trà là khu bảo tồn thiên nhiên, phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn tự nhiên. - Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 8/1/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong Quyết định này, Phụ lục I: danh mục các khu bảo tồn quy hoạch đến năm 2020 và năm 2030 xác định Bán đảo Sơn Trà (phân hạng dự trữ thiên nhiên) có diện tích quy hoạch là 3.871ha. - Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Phụ lục II của Quyết định này xác định diện tích sẽ được quy hoạch cho rừng đặc dụng Sơn Trà (phân hạng bảo tồn tự nhiên), là 2.591,1ha. - Quyết định số 2163/QĐ-TTg ngày 9/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 xác định: Khu vực quy hoạch phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà nằm trên bán đảo Sơn Trà thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố khoảng 10km về phía Đông Bắc với tổng diện tích khoảng 4.439ha. Diện tích khu vực tập trung phát triển trở thành Khu du lịch quốc gia là 1.056ha . Như vậy, diện tích toàn bộ bán đảo Sơn Trà (4.439ha) là khu vực nghiên cứu quy hoạch, nhưng diện tích khu vực tập trung phát triển trở thành khu du lịch quốc gia chỉ là 1.056ha. Trong quy hoạch du lịch có nêu cụ thể là tổng diện tích các khu chức năng chỉ chiếm 553,6ha, còn lại là diện tích dự trữ phát triển. Tuy nhiên ngay cả trên 553,6ha này thì tổng số phòng lưu trú được xác định chỉ là khoảng 1.600. Do quy hoạch du lịch không đề cập đến vấn đề mật độ xây dựng, tầng cao trung bình, hệ số sử dụng đất (thuộc thẩm quyền của quy hoạch xây dựng) nên các chỉ tiêu này không được xác định, tuy nhiên với việc xác định ngưỡng phát triển hệ thống cơ sở lưu trú của du lịch Sơn Trà là 1.600 phòng thì ước tính tổng diện tích sàn xây dựng của các công trình dịch vụ du lịch chỉ là khoảng 150.000m2 (bằng 15ha). Như vậy, diện tích chiếm đất của các công trình dịch vụ du lịch tối đa là 15ha, trong trường hợp các công trình xây dựng 2, 3 tầng thì diện tích chiếm đất còn giảm hơn nữa. Về thanh tra việc chấp hành pháp luật đối với các dự án đầu tư xây dựng trên bán đảo Sơn Trà, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo tại Công văn số 9973/VPCP-V.I ngày 19/9/2017, giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan (các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng) thanh tra toàn diện việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường, xây dựng, xây dựng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31/3/2018. Phương Nhi
292
Sơn La dự kiến thu hơn 1.325 tỷ đồng từ đấu giá đất. UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành quyết định 145/QĐ-UBND về kế hoạch khai thác quỹ đất để tạo nguồn thu từ đất năm 2018 trên địa bàn tỉnh. Sơn La dự kiến thu hơn 1.325 tỷ đồng từ đấu giá đất Theo đó, tổng số khu đất dự kiến đấu giá trong năm 2018 là 105 khu đất, số tiền thu khoảng hơn 1.325 tỷ đồng. Để triển khai tiến hành tạo quỹ đất sạch, tại các huyện, thành phố sẽ thành lập tổ công tác để rà soát, xác định quỹ đất sạch. Trên cơ sở các khu đất dự kiến tạo quỹ đất sạch và quy hoạch chi tiết được duyệt, tổ công tác rà soát, trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch chi tiết, quy hoạch sử dụng đất từng khu đất cho phù hợp với mục đích sau đó thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất. UBND các huyện, thành phố giao Phòng TN&MT; chủ trì rà soát, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất để làm căn cứ thu hồi, chuyển mục đích sử dụng theo quy định. Trung tâm Phát triển quỹ đất hoặc Ban quản lý dự án huyện sẽ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. UBND các huyện triển khai các dự án để bố trí tái định cư cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức phải di chuyển địa điểm; tiến hành thu hồi đất; xây dựng cơ sở hạ tầng khu đất đấu giá; xác định giá đất cụ thể, giá đất khởi điểm để đấu giá đất; tổ chức đấu giá đất và cấp GCNQSDĐ theo kết quả trúng đấu giá. Hàng năm, UBND các huyện, thành phố đăng ký kế hoạch vay vốn; lập hồ sơ vay vốn gửi Quỹ phát triển đất tổng hợp, trình UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch. Nguồn tạo quỹ đất sạch từ các loại đất, gồm: Quỹ đất đã thu hồi của các tổ chức, cá nhân; đất sản xuất nông nghiệp của các xã, bản, hợp tác xã đang quản lý, sử dụng; đất do các cơ quan, đơn vị giải thể, sáp nhập, chuyển địa điểm ; đất của các tổ chức kinh tế sử dụng hiệu quả thấp, các tổ chức có vi phạm pháp luật đất đai, đất hết thời hạn sử dụng đất nhưng không được gia hạn sử dụng, các tổ chức không còn nhu cầu sử dụng đất; các dự án khai thác quỹ đất để xây dựng kết cấu hạ tầng đường bộ. Việc khai thác quỹ đất nhằm tạo ra quỹ đất sạch để giao đất có thu tiền sử dụng đất, đấu giá đất tăng nguồn thu cho ngân sách; góp phần chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; khai thác hiệu quả tài nguyên đất đai trên địa bàn tỉnh Sơn La.
293
Bảo vệ nước dưới đất tại các đô thị lớn: Lần đầu tiên đô thị được điều tra cơ bản về nước dưới đất. Đề án 'Bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị lớn' do Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia chủ trì thực hiện nhằm đánh giá nguồn nước dưới đất ở các đô thị lớn, đề xuất các giải pháp kỹ thuật để bảo vệ, phòng ngừa, hạn chế, giảm thiểu tình trạng cạn kiệt, ô nhiễm và nhiễm mặn nước dưới đất cho các đô thị lớn. Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Quốc gia phát biểu chỉ đạo Hội thảo chuyên môn đề án nước dưới đất tại các đô thị lớn tại Buôn Mê Thuột Các cơ quan phối hợp thực hiện đề án bao gồm: Trường Đại Học Mỏ - Địa chất; Hội Địa chất thủy văn Việt Nam; Các Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Dương, Quy Nhơn, Vũng Tàu, Ban Mê Thuật, Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Mỹ Tho. Bảo vệ nước dưới đất ở đô thị - vấn đề cấp thiết Theo các chuyên gia, quá trình đô thị hóa ở nước ta đã và đang làm biến đổi mạnh mẽ các điều kiện môi trường và tài nguyên ở cả thành thị lẫn nông thôn. Tại một số đô thị, tình trạng ô nhiễm môi trường đang trở nên trầm trọng bởi các hoạt động công nghiệp, sản xuất năng lượng và giao thông. Ô nhiễm bởi khí thải, bụi đã đến mức báo động; ô nhiễm do chất thải rắn đang trở thành mối lo ngại của cả cộng đồng. Bên cạnh đó, tình trạng suy giảm nguồn tài nguyên nước (ô nhiễm và cạn kiệt) đang làm ảnh hưởng không nhỏ tới tính phát triển bền vững của các đô thị. Việc khai thác nước dưới đất để cung cấp cho các đô thị đã góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng đời sống của người dân đô thị. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác nước, đô thị hóa, phát triển đô thị đã nảy sinh và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động xấu tới nguồn tài nguyên nước dưới đất. Đó là: Khai thác vượt quá trữ lượng có thể khai thác của nguồn nước, hoặc khai thác thiếu quy hoạch, không theo quy hoạch, thiếu đánh giá nguồn nước song vẫn khai thác làm suy giảm mực nước. Chưa xem xét đầy đủ vấn đề bảo vệ nước dưới đất khi xây dựng quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và phát triển thành phố. Kiểm tra công tác khoan lấy mẫu của Dự án tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội Nhiều cơ sở sản xuất có phát sinh nguồn ô nhiễm được xây dựng không theo quy hoạch được bố trí ngay trong đới cung cấp cho nước dưới đất và trong phạm vi ảnh hưởng của công trình khai thác là nguy cơ lớn gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất. Lượng nước thải, rác thải ngày càng tăng song ở phần lớn các đô thị chưa có các hệ thống xử lý rác thải, nước thải. Rác thải, nước thải chưa được thu gom tốt là nguy cơ ô nhiễm môi trường và nước dưới đất. Hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải thiếu hoàn chỉnh, xuống cấp, dễ gây ô nhiễm nước dưới đất. Tốc độ đô thị hóa tăng, diện tích cung cấp từ nước mưa cho nước dưới đất bị thu hẹp do tốc độ đô thị hóa tăng, các vỉa hè được bê tông hóa, các hồ bị san lấp. Đặc biệt, gần đây hệ thống các lỗ khoan khảo sát địa chất công trình, xử lý nền móng công trình phát triển mạnh là con đường dễ gây ô nhiễm nước dưới đất song chưa được quản lý. Bảo vệ nước dưới đất là công việc hết sức phức tạp, đòi hỏi sự tham gia của các cấp và nhiều Bộ, ngành, và toàn dân. Nước dưới đất khi đã bị ô nhiễm, cạn kiệt, bị nhiễm mặn thì khôi phục nó là điều hết sức khó khăn và tốn kém về kinh phí. Vì vậy cần đặt vấn đề phòng ngừa, bảo vệ là chính. Để bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị cần phải có chương trình và giải pháp toàn diện về mọi mặt, trước hết cần hiểu biết về sự phân bố không gian của các tầng chứa nước, sự phân bố của các loại nước, trữ lượng và chất lượng của chúng để có các quy hoạch khai thác sử dụng nước một cách hợp lý; các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch mở rộng phát triển đô thị, phát triển các khu công nghiệp, quy hoạch các công trình vệ sinh môi trường, như bố trí bãi thải, nghĩa trang,..., phát triển giao thông cần phải được tính toán, xem xét để không gây ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước. Đó chính là lý do mà đề án Bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị lớn được sớm triển khai tại một số đô thị lớn trong cả nước. Lần đầu tiên các đô thị được điều tra cơ bản về nước dưới đất Ông Tống Ngọc Thanh Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia cho biết: Để triển khai giai đoạn 1 Dự án, ngay từ đầu năm 2017, Trung tâm đã tổ chức nhiều buổi hội nghị, hội thảo để rà soát tổng thể, điều chỉnh nội dung, khối lượng, dự toán của toàn đề án, trình Bộ và đã được Bộ TNMT phê duyệt tại Quyết định số 1247/QĐ-BTNMT. Trên cơ sở đó, Trung tâm đã lập dự toán chi tiết năm 2017 theo dự toán được giao. Trong đó xác định nhiệm vụ trọng tâm trong năm là tập trung thi công hoàn thành toàn bộ khối lượng các công việc còn lại của các đô thị Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Buôn Mê Thuột và tiến hành lập báo cáo tổng kết mẫu 3 đô thị này làm cơ sở để tổng kết các đô thị còn lại và tổng kết toàn Đề án trong năm 2018. Tổ chức thi công có hiệu quả, đạt chất lượng cao tại các đô thị Thái Nguyên, Hải Dương, Cần Thơ, Vũng Tàu, Quy Nhơn và Mỹ Tho. Khảo sát thực địa Công trình khoan nghiên cứu cấu trúc địa chất thủy văn Nhờ vậy, dự án đã đạt được một số kết quả được đánh giá cao. Đối với đô thị Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Buôn Mê Thuột: Hoàn thành toàn bộ nội dung, khối lượng công việc của Đề án đã được phê duyệt. Hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ Chính phủ đặt ra và đã được Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở thông qua ngày 28/11/2017. Đây là bộ sản phẩm phục vụ hữu ích cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở các đô thị này trong thời gian tới. Kết quả nổi bật, đó là, đã tổng hợp rà soát, cập nhật được toàn bộ các tài liệu điều tra cơ bản về tài nguyên nước dưới đất trên phạm vi thực hiện từ trước đến nay, tiến hành điều tra, đánh giá chi tiết về tài nguyên nước dưới đất và các vấn đề cần bảo vệ nguồn tài nguyên nước dưới đất. Có thể nói đây là lần đầu tiên các đô thị này đầu tư một cách toàn diện, chi tiết và bài bản về điều tra cơ bản tài nguyên nước dưới đất phục vụ hữu ích cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy các số liệu đánh giá về tài nguyên và trữ lượng, chất lượng nguồn nước dưới đất của đề án có độ tin cậy cao. Bên cạnh đó, đã tính toán được các phương án và xây dựng quy hoạch khai thác, sử dụng nước dưới đất tối ưu nhất cũng như xác lập kế hoạch, lộ trình khai thác bền vững nguồn tài nguyên quý giá này. Theo ông Tống Ngọc Thanh, một kết quả hết sức quan trọng là đã tính toán và xây dựng quy hoạch vùng cấm, vùng hạn chế và vùng được phép khai thác nước dưới đất ở các đô thị. Trong đó, đã khoanh định các khu vực cần bảo vệ miền cấp, miền vận động và khu vực khai thác. Giám sát cả về số lượng và chất lượng đồng thời đưa ra các giải pháp, lộ trình cần phải thực hiện ngay trong thời gian tới. Xây dựng được bộ dữ liệu thông tin về tài nguyên nước dưới đất cho từng đô thị đồng bộ, có hệ thống, dễ tra cứu, phục vụ tốt cho công tác quản lý, giám sát các hoạt động khai thác và sử dụng nguồn nước. Ngoài ra, các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước dưới đất đưa ra cho các đô thị này đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và tiết kiệm nguồn lực khi triển khai. Có thể nói, Đề án bảo vệ nước dưới đất ở đô thị với quy mô lớn và quan trọng, từ năm 2014- 2017 đã thực hiện một số nội dung theo đề án được phê duyệt tại 09 đô thị Hà Nội, Buôn Mê thuột, TP Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Hải Dương, Mỹ Tho, Quy Nhơn, Cần Thơ và Vũng Tàu. Năm 2018, sẽ tập trung thi công hoàn thành các đô thị còn lại và lập báo cáo tổng kết toàn đề án - ông Tống Ngọc Thanh cho biết.
294
Đắk Lắk: Ngành TN&MT; góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH địa phương. Với chức năng, nhiệm vụ được giao Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ động phối hợp với các Sở, ban ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh triển khai thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch đã đề ra và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của tỉnh. Cải cách hành chính để quản lý tốt hơn Ngành Tài nguyên và Môi trường Đắk Lắk xác định: Mặc dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn, song công tác quản lý nhà nước của ngành cần có những cải cách để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao. Trong đó, hệ thống tổ chức bộ máy của ngành tiếp tục được củng cố, kiện toàn tinh gọn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cả về trình độ chuyên môn và đạo đức công vụ để từng bước đáp ứng được yêu cầu triển khai nhiệm vụ và phục vụ người dân tổ chức và doanh nghiệp được tốt hơn. Về cải cách hành chính đã có nhiều chuyển biến, giảm được nhiều thủ tục trung gian và thời gian giải quyết hồ sơ được rút ngắn, đáp ứng được các yêu cầu của tổ chức và công dân trong việc giải quyết thủ tục về lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Có được kết quả này, Sở TN&MT; Đắk Lắk đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính như: Ban hành Nghị Quyết chuyên đề của Đảng ủy về tăng cường sự lãnh đạo trong công tác CCHC và nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc thực hiện đạt hiệu quả. Các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp được tăng cường nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong việc tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính như: áp dụng công nghệ thông tin, rà soát đơn giản hóa, rút ngắn thời gian giải quyết; chấn chỉnh lề lối tác phong làm việc, nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ và tinh thần trách nhiệm phục vụ người dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của ngành. Trong năm 2017 số lượng hồ sơ được giải quyết thuộc thẩm quyền của Sở tăng hơn hai lần so với năm 2016 (năm 2016: 111.844 hồ sơ, năm 2017: 242.062 hồ sơ); 100% hồ sơ được tiếp nhận tại bộ phận một cửa thuộc Sở được giải quyết đúng và trước thời hạn; giảm số lượng và tỷ lệ hồ sơ giải quyết quá hạn trong Cấp giấy CNQSD đất cho hộ gia đình cá nhân (năm 2016: số hồ sơ trễ hạn là 1.150 hồ sơ, chiếm 1,02%; năm 2017: số hồ sơ trễ hạn là 1.060 hồ sơ, chiếm 0,43%). Các hồ sơ bị trễ hẹn được đơn vị xin lỗi bằng văn bản gửi đến người dân với tinh thần cầu thị và sớm khắc phục. Ông Bùi Thanh Lam Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Lắk nhấn mạnh: Toàn ngành sẽ phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2018 và những năm tiếp theo Đẩy mạnh quản lý, hạn chế sai sót Đển công tác quản lý của ngành Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn ngày càng đi vào nề nếp, hạn chế những sai sót Sở đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, qua đó đã kịp thời phát hiện những yếu kém, hạn chế, sai phạm, để xử lý, chấn chỉnh đối với những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Trong năm 2017, đã thành lập 19 Đoàn thanh tra, kiểm tra đối với 77 tổ chức (tăng 46,15% so với năm 2016, đạt 90% kế hoạch). Trong đó tập trung vào các đơn vị sử dụng đất chậm tiến độ và có hành vi vi phạm; thanh tra các Dự án đầu tư phát triển nông, lâm nghiệp trên địa bàn. Kết luận thanh tra đã đề xuất UBND tỉnh thu hồi 7 dự án, với diện tích 4.225,42 ha đất và 431,92 ha rừng. Bên cạnh đó, các đoàn cũng đã thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý đất đai tại các khu, cụm công nghiệp trong tỉnh; thanh tra việc quản lý, sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đối của 4 tổ chức, doanh nghiệp tại thành phố Buôn Ma Thuột; 4 đơn vị tại 4 dự án đầu tư phát triển nông, lâm nghiệp; thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đối với UBND huyện Krông Ana và Buôn Đôn. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với 4 dự án thủy điện, 6 cơ sở sản xuất, kinh doanh và 7 bệnh viện; kiểm tra 08 đơn vị tại Tp.Buôn Ma Thuột về việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên nước. Qua đó xử phạt vi phạm hành chính 758 triệu đồng đối với 7 tổ chức. Đồng thời ngành cũng đã tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo không để tồn đọng, kéo dài. Trong tổng 233 đơn/119 vụ khiếu nại, kiến nghị, phản ánh được tiếp nhận, Sở đã tham mưu UBND tỉnh giải quyết theo thẩm quyền 39 vụ/46 vụ, đạt 84,78%, (07 vụ đang trong thời hạn xem xét, xác minh, giải quyết). Số còn lại 73đơn/73 vụ Sở đã xử lý gửi đến UBND cấp huyện và các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Về công tác quản lý đất đai, Đắk Lắk đã hoàn thành công tác thống kê đất đai năm 2016. Ngành Tài nguyên và Môi trường Đắk Lắk đã Thực hiện hoàn thành lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 2020, tham mưu cho UBND tỉnh thông qua HĐND tỉnh và trình Chính phủ phê duyệt. Tổ chức thẩm định, trình phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2018 cấp huyện, Phương án sử dụng đất của 12 Công ty nông nghiệp thực hiện cổ phần hóa, theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP Chính phủ. Như cty TNHH MTV cà phê Phước An; cty TNHH MTV cà phê Thắng Lợi, cty TNHH MTV cà phê Ea Pốc.... Sở cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định thu hồi đất của 88 tổ chức, diện tích 9.463,97ha; giao đất không thu tiền sử dụng đất cho 37 tổ chức, diện tích 3.439,1ha; 49 tổ chức thuê đất với diện tích 135,93ha... Đối với việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã thực hiện được 16.704 Giấy chứng nhận lần đầu với diện tích 10.796 ha (vượt kế hoạch 10.796 ha/9000 ha), trong đó: cấp cho tổ chức 2.135 ha/120 giấy chứng nhận; hộ gia đình, cá nhân 8.661 ha/16584 Giấy chứng nhận, nâng tổng diện tích đất được cấp GCNQSD đất lần đầu là 988.209,8ha/1.042.793ha, đạt tỷ lệ 94,77% diện tích cần cấp. Tập trung hoàn thành tốt nhiệm vụ 2018 Phát biểu tại hội nghị tổng kết năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018, ông Bùi Thanh Lam Giám đốc Sở TN&MT; Đắk Lắk nêu rõ: Để thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời gian qua, Ngành Tài nguyên và môi trường tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường quán triệt các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Lắk tăng công tác quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý Đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Kịp thời tham mưu cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh thể chế hóa cơ chế chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường sát với thực tế đời sống xã hội, phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước và chỉ đạo, điều hành; đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, hoàn thiện, đồng bộ cơ chế chính sách, pháp luật tài nguyên và môi trường với các pháp luật khác có liên quan, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý nhà nước của ngành, cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phát biểu đánh giá về những đóng góp của Ngành Tài nguyên và Môi trường, đồng chí Y Giang Gry Niê Knơng Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk nêu rõ: Toàn ngành đã có sự phát triển khá toàn diện, cơ bản hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao, qua đó góp phần tích cực vào kết quả và thành công chung trong công tác chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Y Giang nhấn mạnh: Ngành Tài nguyên và Môi trường cần thực hiện thanh tra, kiểm tra theo chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh và theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra của Sở. Đồng thời triển khai thực hiện tốt các cuộc thanh tra đột xuất khi được cấp có thẩm quyền giao. Trong đó, tập trung thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý đất đai của UBND các cấp và thanh tra việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai; Đẩy nhanh tiến độ Thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại các dự án nông, lâm nghiệp; những dự án có dấu hiệu vi phạm cần xử lý nghiêm. Đồng thời, tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh, không để tồn đọng kéo dài . Để thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời gian đến, ông Bùi Thanh Lam Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Lắk cho biết: Sỡ sẽ tập trung mọi nguồn lực của địa phương, tranh thủ nguồn hỗ trợ của Trung ương, nhất là Bộ Tài nguyên và Môi trường, phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, đơn vị, tổ chức có liên quan để triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án trọng điểm của ngành đã được phê duyệt, để phục vụ cho nhu cầu công tác quản lý được tốt hơn./.
295
Trữ nước cho ĐBSCL qua mô hình sinh kế dựa vào nước lũ. Ngày 26.1.2018, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) và ban ngành ba tỉnh Đồng Tháp, Long An và An Giang vừa khởi động dự án thí điểm mô hình sinh kế dựa vào lũ, nhằm hỗ trợ chiến lược trữ nước tại ĐBSCL. Dự án có tổng kinh phí 550.000 USD, và được thực hiện trong 3 năm. Dự án sẽ tập huấn và hỗ trợ các hộ nông dân tại Đồng Tháp, Long An và An Giang để triển khai mô hình sinh kế dựa vào mùa lũ với chi phí thấp và hiệu quả về kinh tế, nhằm thay thế cho canh tác lúa vụ ba. Dự kiến, dự án sẽ đầu tư vào khoảng 450 ha diện tích đất để làm mô hình sinh kế, từ đó giúp bảo tồn và phục hồi khả năng hấp thu nước, khoảng 6,7 triệu m3 mỗi năm. Theo đó, kết quả dự án sẽ được mở rộng ra toàn vùng đồng bằng thông qua phương pháp tích hợp vào quy hoạch sử dụng đất, nguồn nước và chiến lược trữ lũ cho ĐBSCL của Bộ Tài nguyên môi trường. Việc mở rộng thí điểm này có tham vọng sẽ phục hồi khả năng hấp thu 4 tỉ m3 nước lũ đã bị thất thoát trong thập kỷ từ năm 2000 2011, do nhiều khu vực đê bao tại đây đã được xây dựng để ngăn chặn nước lũ (nhằm tăng cường lúa vụ hai và vụ ba trong năm). Tin ảnh: L.Quỳnh
296
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu rà soát các dự án ôm đất chậm triển khai. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 3/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai. Dự án ôm đất quá 3 năm vào tầm ngắm Theo đó, ông Chung yêu cầu Sở TN&MT; chủ trì, phối hợp với các sở, quận, huyện, thị xã khẩn trương triển khai, hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 trên địa bàn thành phố và các quận, huyện, thị xã; bảo đảm chất lượng, đồng bộ, thống nhất và khả thi. Khu đất dự án BV Đa khoa Quang Trung ôm đất vàng chậm triển khai gần 8 năm bị kiến nghị thu hồi. Bên cạnh đó, lãnh đạo thành phố yêu cầu soát các công trình, dự án đã có quyết định thu hồi đất, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng còn tồn đọng chưa triển khai thực hiện được (nhất là các dự án, công trình trọng điểm) và các trường hợp có quyết định thu hồi đất từ trước ngày 10/7/2014; làm rõ nguyên nhân và kế hoạch, biện pháp khắc phục để đẩy nhanh tiến độ dự án, sớm đưa đất vào sử dụng hiệu quả; báo cáo UBND TP trước ngày 30/4/2018. Thành phố cũng yêu cầu các sở ngành phải rà soát các thủ tục hành chính liên quan đến quản lý về đất đai để bảo đảm tính công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục; bãi bỏ, điều chỉnh các thủ tục, nội dung công việc và các loại giấy tờ không đúng quy định, không đúng thẩm quyền, kéo dài thời gian gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch về đất đai. Đặc biệt, ông Chung yêu cầu Sở Tài chính chủ trì cùng với Sở TN&MT;, Sở Xây dựng tăng cường sự phối hợp và làm rõ trách nhiệm giữa các cơ quan định giá đất, hội đồng thẩm định giá đất để thực hiện tốt việc quản lý, xác định giá đất cụ thể, bảo đảm chính xác, chất lượng, kịp thời; thực hiện đúng quy định các trường hợp phải đấu giá đất, nhà là các khu "đất vàng sau khi rà soát, sắp xếp lại cơ sở nhà đất của Nhà nước để chống thất thu ngân sách và phòng chống tiêu cực, tham nhũng. Ôm đất vàng cả thập kỷ Thực tế hiện nay trên địa bàn Hà Nội hàng loạt dự án ôm đất cả thập kỷ nhưng chủ đầu tư vẫn chưa triển khai. Thậm chí nhiều dự án chủ đầu tư không thực hiện mà cho thuê sử dụng đất trái mục đích gây bức xúc cho người dân. Như dự án Bệnh viên Đa khoa Quang Trung đã chậm gần 8 năm so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư được phê duyệt. Theo tìm hiểu, dự án Bệnh viên Đa khoa Quang Trung được TP cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Cty CP Bệnh viện đa khoa Quang Trung ngày 4/10/2007. Dự án được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 có quy mô 500 giường, giai đoạn 2 là 700 giường nhằm xây dựng bệnh viện để cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao (mang tính kinh doanh). Tuy nhiên, theo Kết luận thanh tra việc chấp hành luật đất đai đối với Cty CP Bệnh viện đa khoa Quang Trung được giao đất tại phường Yên Sở, quận Hoàng Mai để thực hiện dự án xây dựng Bệnh viện đa khoan Quang Trung, dù đã được UBND TP cấp giấy chứng nhận, có quyết định cho thuê đất thực hiện dự án nhưng Cty CP Bệnh viên đa khoa Quang Trung chủ đầu tư dự án, chưa thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư. Theo Sở TN&MT; , việc dự án chậm thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư có nguyên nhân chính do Công ty CP Bệnh viện Đa khoa Quang Trung không chứng minh được năng lực và không bố trí được nguồn kinh phí để triển khai. Về dự án này, Sở TN&MT; đã có đề xuất UBND TP giao Sở Kế hoạch và Đầu tư lập hồ sơ thu hồi dự án. TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Đô thị Việt Nam cho rằng, nhìn vào thực trạng nội đô Hà Nội hiện nay, nhiều khu đất khi chuyển mục đích sử dụng để phát huy giá trị đất vàng do thiếu quản lý tiến độ xây dựng, chưa có sự hài hòa về lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và cộng đồng dân cư, nên đất vàng đã trở thành đất hoang hoặc sử dụng kém hiệu quả, thậm chí bị biến tướng. Nằm trên địa bàn quận Hoàng Mai, dự Khu đô thị mới Thịnh Liệt với trên 35 ha có quyết định của UBND TP. Hà Nội thu hồi đất từ năm 2004 giao cho Tổng Công ty Licogi làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, đến nay, sau 14 năm, dự án vẫn dậm chân tại chỗ, khiến hàng trăm hộ dân trong diện bị thu hồi đất phải sống trong điều kiện không điện, không nước sạch, không hộ khẩu. Điều đáng nói, gần đây người dân ở đây càng bức xúc khi phản ánh tình trạng những phần diện tích đất đã giải phóng mặt bằng lại được cho thuê làm bãi đỗ xe, nhà xưởng, trạm trộn bê tông để kiếm lời. Nêu lên thực trạng về việc đất vàng bị sử dụng kém hiệu quả, biến tướng, TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm nhấn mạnh, đây là vấn đề nên quan tâm, giám sát chặt chẽ và có giải pháp xử lý quyết liệt. Hồng Khanh
297
Biệt thự 5 tầng 1 tum không phép ở Phú Xuyên, Hà Nội: Sẽ xử lý, kiểm điểm cán bộ xã do thiếu trách nhiệm. UBND huyện Phú Xuyên giao UBND xã Phú Yên và cấp Ủy chính quyền thôn Giẽ Hạ giám sát, quản lý chặt chẽ không để hộ ông Túc phát sinh vi phạm... Báo PLVN đã có bài phản ánh về việc hộ ông Đỗ Quang Túc (thôn Giẽ Hạ, xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội) xây dựng ngôi biệt thự đồ sộ 5 tầng, 1 tum không có giấy phép và lấn chiếm hành lang giao thông đường bộ, hành lang đê sông Giẽ Hạ (nhánh sông Nhuệ). Biệt thự đồ sộ không phép xây dựng cạnh sông Giẽ Hạ (nhánh sông Nhuệ). Được biết, ngày 11/4/2017, ông Trần Công Thành Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên cùng với các phòng chuyên môn: TN&MT; Thanh tra xây dựng; Phòng Kinh tế; Xí nghiệp thủy lợi đã về UBND xã Phú Yên để làm việc với lãnh đạo xã Phú Yên và thôn Giẽ Hạ về việc xử lý công trình vi phạm của hộ ông Túc. Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Đức Tài - Phó Chủ tịch xã Phú Yên cho biết, hộ ông Túc đang xây dựng phần móng công trình nằm hoàn toàn trên nền công trình cũ đã xây dựng năm 2003 (diện tích xây dựng mới giảm so với công trình cũ); Vị trí thửa đất của hộ ông Túc phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới đã được UBND huyện phê duyệt không vi phạm hành lang đường 428a, không vi phạm hành lang sông Giẽ, không gây cản trở dòng chảy... Tuy nhiên tại buổi làm việc, Phòng TN&MT; huyện Phú Xuyên lại có ý kiến hoàn toàn trái ngược, cho rằng: Đối với phần diện tích móng xây dựng vi phạm vào hành lang đường Tỉnh lộ 428 thì UBND xã phải lập hồ sơ xử lý vi phạm và tổ chức cưỡng chế, giải tỏa theo quy định. Đối với phần diện tích móng đã xây dựng nằm trong khuôn viên diện tích đất cũ đã sử dụng từ năm 2003 (theo thông tin của thôn) thì UBND xã đình chỉ xây dựng và quản lý chặt chẽ. UBND xã lập hồ sơ, rà soát quy hoạch xin ý kiến của cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định... Ông Trần Công Thành - Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên kết luận: Gia đình ông Túc xây dựng đã được UBND xã chấp thuận. Tuy nhiên gia đình ông Túc xây dựng móng nhà vượt diện tích là vi phạm quy định của pháp luật; yêu cầu hộ ông Túc dừng thi công; phê bình UBND xã; cán bộ địa chính xây dựng xã; cán bộ Thanh tra xây dựng phụ trách xã thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý, trật tự xây dựng để vi phạm, không xử lý kịp thời ; Giao Đội Thanh tra xây dựng huyện, UBND xã Phú Yên và cấp Ủy chính quyền thôn Giẽ Hạ giám sát, quản lý chặt chẽ không để hộ ông Túc phát sinh vi phạm... Như vậy, ngay từ khi hộ gia đình ông Túc chuẩn bị đổ trần tầng 1, các ngành chức năng của huyện Phú Xuyên đã về kiểm tra, làm việc với lãnh đạo xã Phú Yên để đưa ra hướng xử lý. Tuy nhiên, khi làm việc với phóng viên, ông Dương Minh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Phú Yên lại cho rằng, UBND huyện Phú Xuyên cho phép hợp thức công trình sai phạm của hộ ông Túc, vì vậy UBND xã không xử lý được sai phạm? Trao đổi với phóng viên, ông Trần Công Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên cho biết: Khi phát hiện công trình xây dựng sai phạm của hộ gia đình ông Túc, tôi đã chỉ đạo UBND xã đình chỉ thi công cho đến khi hoàn thiện các thủ tục pháp lý và yêu cầu xã lập hồ sơ xử lý sai phạm, đồng thời yêu cầu xử lý trách nhiệm đối với UBND xã và các cán bộ có liên quan. Còn xã bảo huyện cho hợp thức là không đúng... . Đến ngày 5/12/2017, ông Trần Công Thành đã dẫn đầu đoàn công tác của UBND huyện Phú Xuyên đã tiếp tục về làm việc với UBND xã Phú Yên cùng lãnh đạo thôn Giẽ Hạ về việc để công trình nhà ở của hộ ông Túc xây dựng sai phạm lên tới 5 tầng, 1 tum. Tại buổi làm việc, ông Dương Minh Tuấn Chủ tịch UBND xã Phú Yên báo cáo UBND xã đã hoàn thiện hồ sơ phần diện tích đất lấn chiếm 29,7m2 để trình UBND huyện công nhận quyền sử dụng đất cho gia đình ông Túc. Tuy nhiên, ông Trần Công Thành kết luận: Hộ ông Túc đã chấp hành một phần tại kết luận ngày 11/4/2017 nhưng sau 4 tháng ông Túc lại tiếp tục xây dựng vi phạm 29,7m2 đất, mặc dù đã được UBND xã và thôn thông qua nhất trí xử lý theo Quyết định số 12 của thành phố nhưng chưa được UBND huyện phê duyệt. Giao cho UBND xã phối hợp với các ngành chức năng của huyện hoàn thiện hồ sơ cưỡng chế trên phần đất vi phạm 29,7m2 ; đồng thời phê bình UBND xã, cán bộ Địa chính, cán bộ Thanh tra xây dựng xã thiếu trách nhiệm trong công tác kiểm tra, giám sát công trình xây dựng sai phạm của hộ ông Túc... Để công trình hộ ông Túc xây dựng sai phạm đến 5 tầng, 1 tum như hiện nay là trách nhiệm của UBND xã Phú Yên là chính, còn UBND huyện chỉ là phối hợp xử lý. Sắp tới chúng tôi sẽ yêu cầu xử lý trách nhiệm rõ từng người, đồng thời sẽ tổ chức cưỡng chế phần công trình sai phạm này , ông Thành quả quyết. Báo PLVN sẽ tiếp tục thông tin vụ việc này. Trần Sơn
298
Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ đánh giá tổng thể dự án mỏ sắt Thạch Khê. Trong chuyến công tác tại một số tỉnh miền Trung, sáng 26/1, Thứ trưởng Bộ TN&MT; Trần Quý Kiên cùng đoàn công tác của Bộ đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh về công tác quản lý Nhà nước lĩnh vực tài nguyên, môi trường. Tiếp và làm việc với đoàn có ông Dương Tất Thắng, Phó chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các Sở, ngành liên quan. Thứ trưởng Trần Quý Kiên đề nghị Hà Tĩnh hợp tác chặt chẽ để kết quả đánh giá đảm bảo chất lượng, trung thực nhất dự án mỏ sắt Thạch Khê Theo báo cáo, công tác quản lý đất đai, đến nay, Hà Tĩnh đã thực hiện cấp 5.570 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, với diện tích 248.789 ha (98%). Đã hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu kỳ. Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối đã được hoàn chỉnh, đã trình Bộ TN&MT; và Chính phủ. Trong lĩnh vực khoáng sản, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phê duyệt nhiều quy hoạch quan trọng, tổ chức thực hiện tốt công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Hiện, tỉnh cũng đang thực hiện dự án điều chỉnh tài nguyên nước. Về lĩnh vực môi trường, Hà Tĩnh đã phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường đến 2020, quy hoạch mạng lưới quan trắc; ban hành mức giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải và giao các địa phương xây dựng đề án này; Hà Tĩnh thành lập 2 tổ công tác kiểm soát môi trường tại formosa, chủ động kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường; tích cực phối hợp với các đoàn kiểm tra của Tổng cục Môi trường trong quá trình giám sát khắc phục vi phạm môi trường của Formosa. Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đã báo cáo với Thứ trưởng Trần Quý Kiên những khó khăn trong vấn đề bảo vệ môi trường, khai thác khoáng sản, bảo vệ tài nguyên. Hà Tĩnh kiến nghị Bộ TN&MT; quan tâm hỗ trợ tỉnh thực hiện quy hoạch vùng nhấn chìm khi các văn bản luật còn nhiều vướng mắc; Những quan ngại về dự án mỏ sắt Thạch Khê cần được xem xét; Quan tâm, có các ý kiến chỉ đạo về những vấn đề liên quan đến Dự án Formosa để tỉnh chủ động trong thực hiện. Toàn cảnh buổi làm việc Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ TN&MT; Trần Quý Kiên đánh giá cao công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường, biển đảo của Hà Tĩnh. Thứ trưởng nhấn mạnh, Hà Tĩnh cần có những giải pháp hài hòa thực hiện các mục tiêu, đặc biệt trong lĩnh vực môi trường; quan tâm, góp ý hoàn thiện các thiết chế, văn bản tổng kết, dự thảo nghị định, luật, đề án của ngành TN&MT; từ thực tiễn của địa phương; tiếp tục quan tâm, đầu tư kinh phí tương xứng cho ngành. Thứ trưởng Trần Quý Kiên cũng đề cập đến hệ thống quan trắc môi trường. Theo đó, Tổng cục Môi trường sẽ tiếp tục theo dõi, vận hành, đề nghị địa phương phối hợp tốt để thực hiện. Đối với đề xuất của UBND tỉnh Hà Tĩnh về Dự án mỏ sắt Thạch Khê, Thứ trưởng Trần Quý Kiên khẳng định: Bộ sẽ thực hiện nghiêm túc đánh giá tổng thể ảnh hưởng của dự án về vấn đề môi trường để báo cáo Chính phủ, Bộ Chính trị; đề nghị địa phương hợp tác chặt chẽ để kết quả đánh giá đảm bảo chất lượng, trung thực nhất. Theo Monre
299
Đề xuất bổ sung quy hoạch sử dụng đất cấp vùng vào Luật Đất đai sửa đổi. Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa đề xuất bổ sung quy hoạch sử dụng đất cấp vùng vào đề án sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2013. HoREA cho biết đã nghiên cứu Luật Quy hoạch đã được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2017 và sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/01/2019. Trong đó, khái niệm "Vùng" đã được xác định tại khoản 6 Điều 3: "Vùng là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia bao gồm một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lân cận gắn với một số lưu vực sông hoặc có sự tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử, dân cư, kết cấu hạ tầng và có mối quan hệ tương tác tạo nên sự liên kết bền vững với nhau". Khái niệm "Quy hoạch vùng" cũng đã được xác định tại khoản 7 Điều 3: "Quy hoạch vùng là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia ở cấp vùng về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, xây dựng vùng liên tỉnh, kết cấu hạ tầng, nguồn nước lưu vực sông, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối các tỉnh". "Quy hoạch vùng" là một bộ phận không tách rời nằm trong "Hệ thống quy hoạch quốc gia" đã được quy định tại điều 5 của Luật Quy hoạch 2017. Do vậy, Hiệp hội nhất trí với Tổng cục Đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) chọn "Giải pháp 1: Bổ sung quy định về quy hoạch sử dụng đất cấp vùng" trong đề án sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2013, để bảo đảm sự thống nhất và đồng bộ giữa quy định của Luật Đất đai và Luật Quy hoạch 2017 và các luật khác có liên quan. Đồng thời, giúp định hướng được quy hoạch của từng vùng đảm bảo được tính liên kết thống nhất, đồng bộ trong việc quản lý, sử dụng đất cấp quốc gia đến quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Tuy nhiên, Hiệp hội cũng nhận thấy khi thực hiện chế định "Quy hoạch vùng", "Quy hoạch sử dụng đất cấp vùng" thì có một số vấn đề cần được giải quyết. Cụ thể là hiện nay, không có cơ quan hành chính cấp vùng nên sẽ khó khăn trong công tác lập "Quy hoạch vùng", "Quy hoạch sử dụng đất cấp vùng" và công tác tổ chức thực hiện "Quy hoạch vùng", "Quy hoạch sử dụng đất cấp vùng" cũng như các quy hoạch chuyên ngành cấp vùng khác. Nếu không có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng hoặc Phó thủ tướng thì có thể sẽ không hiệu quả, gây lãng phí và tốn kém ngân sách nhà nước. Việc lập "Quy hoạch sử dụng đất cấp vùng" chỉ có thể đạt được hiệu quả khi được thực hiện đồng bộ và phù hợp với "Quy hoạch vùng", để tránh trường hợp như hiện nay, chỉ có "Quy hoạch cấp vùng" của một Bộ chuyên ngành nhưng lại bao trùm lên "Quy hoạch cấp vùng" của các Bộ chuyên ngành khác. Như vậy, trong "Quy hoạch vùng" sẽ bao hàm nhiều lớp "Quy hoạch cấp vùng chuyên ngành" như: "Quy hoạch xây dựng vùng", "Quy hoạch giao thông vùng", "Quy hoạch công nghiệp vùng"... Duy Khánh