cid
int64
0
9
context
stringclasses
10 values
0
Chây ì nộp phạt nguội. Hàng chục ngàn phương tiện bị ghi hình vi phạm luật giao thông ở TP.HCM, bị 'bêu tên' nhưng chủ vẫn không chịu nộp phạt. Trên cổng thông tin điện tử của Công an TP.HCM (CATP), mục thông tin về phương tiện vi phạm hành chính qua hình ảnh (từ ngày 4.1.2017 - 4.1.2018), có ghi nhận biển số xe, lỗi vi phạm, ngày vi phạm của 34.118 phương tiện (ô tô) chưa nộp phạt. Đây là các phương tiện vi phạm được camera (di động hoặc cố định) của CATP ghi hình phạt nguội . Điều đáng nói, dù Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67), CATP nhiều lần gửi giấy thông báo vi phạm về công an địa phương nhưng chủ hoặc người điều khiển phương tiện vẫn chưa thực hiện quyết định xử phạt hành chính. Phổ biến nhất là lỗi đỗ không đúng nơi quy định. Chẳng hạn từ tháng 1 - 7.2017, ô tô BS: 14A-130... 23 lần đỗ không đúng nơi quy định trên đường Hàm Nghi, Q.1; từ tháng 3 - 10.2017, ô tô BS: 30S-087... 34 lần đỗ trên đường Nguyễn Cư Trinh, Q.1; từ tháng 4 - 10.2017, ô tô BS: 86B-0066... 34 lần đỗ trên đường Nguyễn Cư Trinh, Q.1; từ tháng 5 - 12.2017, ô tô BS: 86B-0074... 27 lần đỗ trên đường Nguyễn Cư Trinh, Q.1; từ tháng 4 - 10.2017, ô tô BS: 84B-0023... 9 lần đỗ trên đường Trần Phú, Q.5... Từ đầu năm 2017 đến nay, PC67 nhiều lần gửi thông báo vi phạm, thậm chí bêu tên trên Cổng thông tin điện tử của CATP nhưng phương tiện vẫn tái phạm. Cần có biện pháp mạnh Theo trung tá Phạm Công Danh, Đội trưởng Đội chỉ huy giao thông và điều khiển đèn tín hiệu giao thông (PC67), khi hoàn tất thủ tục xe vi phạm, CSGT sẽ in thông báo vi phạm thể hiện đầy đủ nội dung vi phạm gửi về công an phường, xã, thị trấn và chuyển qua đường bưu điện với các xe biển số tỉnh thành khác. Công an địa phương sẽ chuyển thông báo vi phạm đến chủ phương tiện và mời chủ phương tiện đến trụ sở đội (số 52 - 54 Nguyễn Khắc Nhu, P.Cô Giang, Q.1) để giải quyết vụ việc. Ghi hình xe đậu đỗ vi phạm ở trung tâm thành phố Tuy nhiên, việc cưỡng chế người vi phạm nộp phạt vẫn chưa hiệu quả, chưa đủ sức răn đe. Từ năm 2017 đến nay, PC67 trích xuất 49.704 trường hợp vi phạm nhưng mới chỉ xử phạt được 16.106 trường hợp (đạt tỷ lệ 32,4%). Việc cưỡng chế nộp phạt này chưa hiệu quả. Lý giải về việc này, thượng tá Phạm Công Danh nhìn nhận: Người vi phạm không đến đóng phạt là do: chủ xe mua bán không sang tên đổi chủ nên việc chuyển thông báo vi phạm đến tay chủ phương tiện còn chậm hoặc không thể đến được; chủ phương tiện thường xuyên thay đổi chỗ ở, doanh nghiệp (DN) giải thể hoặc chủ phương tiện đã qua đời, xuất cảnh; chủ phương tiện né tránh không chấp hành... . Theo một trưởng công an phường của CATP, khi cảnh sát khu vực gửi thông báo vi phạm, nếu xác định địa chỉ không có tên người vi phạm thì chuyển lại cho PC67. Công an phường không có thời gian xác minh tiếp. Trường hợp có yêu cầu của cơ quan tố tụng thì công an phường mới truy tìm đến cùng. Điều này có thể thấy, nguyên nhân chính vẫn là do công an địa phương chưa quyết tâm làm đến cùng. Bởi với quy định hiện hành, nếu cơ quan công an làm hết trách nhiệm thì cũng dễ dàng tìm ra chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vi phạm. Khi người dân có nhu cầu chuyển hộ khẩu đi nơi khác thì đến phường, quận xin phiếu thay đổi hộ khẩu, có ghi rõ địa chỉ đi - đến; sau đó nộp cho quận xin cắt khẩu (nơi đi), nhập vào nơi đến. Trường hợp nếu bán nhà, mua nhà mới nhưng không cắt khẩu thì khi đến nơi mới phải đăng ký tạm trú tạm vắng, trong vòng 12 tháng, nếu đủ điều kiện nhập khẩu mà không nhập sẽ bị xử phạt , một lãnh đạo Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC64), CATP, cho biết. Để hiệu quả hơn trong cưỡng chế người vi phạm nộp phạt, trung tá Nguyễn Văn Bình, Đội trưởng Đội tham mưu (PC67), CATP, khẳng định: Thời gian tới, phương tiện của DN vận tải, PC67 sẽ mời DN đến nhận thông báo vi phạm, yêu cầu chuyển đến tận tay tài xế vi phạm và có trách nhiệm đôn đốc tài xế vi phạm chấp hành đóng phạt. PC67 tuần tra, kiểm soát phối hợp tra cứu trực tiếp trên máy tính để phát hiện phương tiện vi phạm qua hình ảnh mà đã có thông báo chưa đến nộp phạt thì tổ tra cứu sẽ thông báo cho tổ CSGT tuần tra cho dừng xe kiểm tra, lập biên bản yêu cầu chủ phương tiện đến trụ sở CSGT để giải quyết vụ việc. Thông qua các vụ vi phạm hành chính thông thường, khi người vi phạm đến nộp phạt, cán bộ làm công tác xử lý vi phạm (thuộc tất cả các đơn vị đội, trạm CSGT thuộc PC67) sẽ tra cứu trên máy tính để phát hiện có vi phạm qua hình ảnh trước đó mà chưa nộp phạt hay không, CSGT sẽ yêu cầu người vi phạm hiện hữu thông báo cho chủ phương tiện biết và đến trụ sở CSGT để giải quyết vụ việc . Ngoài ra, một cán bộ của CATP, đề nghị: Nên quy định khi người dân đăng ký xe bắt buộc phải mở tài khoản, ký quỹ nhất định, sau đó trừ vào tài khoản nếu vi phạm. PC67 tìm không ra chủ xe, người điều khiển phương tiện vi phạm thì không thể ra quyết định xử phạt, rồi bỏ qua, cứ lòng vòng hoài là không được . Theo trung tá Nguyễn Văn Bình, hiện trang điện tử của PC67 đang nâng cấp nên mục thông tin về phương tiện vi phạm hành chính qua hình ảnh được đưa lên Cổng thông tin điện tử của CATP (http://catphcm.bocongan.gov.vn). Người dân có thể vào địa chỉ này để xem biển số xe, lỗi vi phạm, địa chỉ đến giải quyết... Theo trung tá Bình, hiện nay hằng ngày, PC67 còn bố trí một tổ công tác trên đường Mai Chí Thọ, Q.2 (bên kia hầm vượt sông Sài Gòn) để phạt nguội các phương tiện vi phạm qua hình ảnh mà chưa nộp phạt bên cạnh việc xử lý các phương tiện tham gia lưu thông qua hầm vi phạm luật giao thông. Với các trường hợp chây ì nộp phạt, trung tá Huỳnh Trung Phong, Trưởng PC67 khẳng định sẽ nghiên cứu để áp dụng: Đối với các tình tiết tăng nặng như tái phạm nhiều lần... thì sẽ tăng khung hình phạt lên mức cao nhất . Chặn xe vi phạm chưa nộp phạt nguội để xử lý Ảnh: Nguyên Bảo Về tình trạng này PC67 (Công an Hà Nội) cũng cho biết các chủ phương tiện cố ý chây ì không chấp hành phạt nguội, PC67 sẽ đưa vào danh sách gửi sang Cục Đăng kiểm để phối hợp xử lý. Chưa làm hết trách nhiệm Theo tiến sĩ Phạm Sanh (chuyên gia lĩnh vực GTVT tại TP.HCM), nhiều nước áp dụng phương tiện kỹ thuật (trong đó có camera - PV) hơn 20 năm nay nhưng đa phần phạt nguội (tức phạt qua camera), ít phạt nóng; phạt nóng đối với những trường hợp nghiêm trọng. Họ sử dụng công nghệ hiện đại từ lâu để giảm lực lượng xử phạt tại chỗ. Việc phạt nguội qua camera là xu hướng cần khuyến khích vì người tham gia giao thông tự ý thức chấp hành, chứ không phải thấy CSGT mới chấp hành. Tuy nhiên, tỷ lệ nộp phạt tại TP.HCM hiện nay mới hơn 30% là quá thấp, không hiệu quả trong đảm bảo trật tự an toàn giao thông. PC67 đưa ra các nguyên nhân dẫn đến người nộp phạt đạt tỷ lệ thấp nói trên - là cách trả lời chưa thuyết phục. Theo tôi, do công an chưa làm hết trách nhiệm, chưa xác định được nguyên nhân chính để đưa ra các giải pháp phù hợp thực tế ở VN. Ngành công an đang loay hoay trong việc xác minh nơi cư trú tìm chủ xe, người điều khiển phương tiện gửi thông báo vi phạm qua camera yêu cầu nộp phạt... trong khi các khâu này đều do ngành quản lý , ông Sanh nói. Ở nhiều nước, các biện pháp cưỡng chế đối với người vi phạm giao thông thực hiện nghĩa vụ nộp phạt rất nghiêm, chỉ cho phép bao nhiêu ngày phải nộp phạt; nếu không nộp, gửi thông báo vi phạm lần 2, 3 thì đưa ra tòa, có trường hợp chây ì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự. Nộp phạt sớm thì mức phạt khác, nếu nộp phạt trễ sẽ bị phạt thêm tiền. Chúng ta chưa chú trọng đến công tác quản lý phương tiện, mua bán xe. Đây là cội nguồn, nguyên nhân dẫn đến việc cưỡng chế người vi phạm nộp phạt không hiệu quả. Nhiều nước việc cưỡng chế người vi phạm nộp phạt đạt tỷ lệ cao vì họ chỉ phạt chủ xe, còn chuyện chủ xe cho mượn xe thì phải chịu. Qua đây, đúng lý ra ngành công an phải đề xuất giải pháp phù hợp với thực tế VN để ngăn chặn người vi phạm xem thường pháp luật. Phạt nặng người bán xe, kể cả người mua xe không chịu sang tên. Nếu người bán không biết bán cho ai thì đưa ra tòa, xử hình sự. Trường hợp khi chủ xe khai bán cho ai thì công an phải truy đến cùng. Chứ không thể để phương tiện tham gia giao thông mà không biết chủ là ai được , theo ông Sanh. Ông Sanh nói: Nói thẳng, công an chưa làm hết trách nhiệm, không nhiệt tình và cho rằng, cần tập trung vào chủ sở hữu xe sẽ giải quyết được. Với chính sách, cơ chế đặc thù của TP.HCM, CATP mạnh dạn đề xuất sửa đổi bổ sung chủ phương tiện có trách nhiệm nộp phạt khi xe vi phạm; nâng mức phạt không chịu sang tên...
1
Cháu đòi tiền cơm, dì đòi tiền nhà. 33 năm ở nhờ và sản xuất kinh doanh tại nhà dì ruột, đến khi bị yêu cầu ra khỏi nhà, người cháu liệt kê tiền sửa nhà, tiền cơm ba bữa nuôi dì lên đến cả tỉ. TAND TP.HCM vừa xử phúc thẩm, tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm của TAND quận Gò Vấp trong vụ bà NTMP khởi kiện yêu cầu tòa buộc gia đình ông NĐT (anh trai) ra khỏi căn nhà mà mình đã mua. Đòi tiền sửa nhà, tiền nuôi dưỡng Theo hồ sơ, tháng 4-2016, bà NTMP mua của dì ruột - bà BTS một căn nhà tại quận Gò Vấp. Hai bên đã hoàn tất thủ tục đăng bộ sang tên. Trước đó, bà S. cho gia đình ông T. ở nhờ tại căn nhà này. Sau khi mua nhà, bà P. nhiều lần yêu cầu ông T. ra khỏi nhà nhưng ông không chịu nên bà khởi kiện yêu cầu TAND quận Gò Vấp giải quyết. Làm việc với tòa, ông T. cho biết bà S. độc thân, sống một mình. Năm 1971, khi cha ông mất, bà S. phụ giúp mẹ ông nuôi các anh chị em của ông. Năm 1985, ông nghe theo lời mẹ, đưa vợ con sang ở cùng bà S. để chăm sóc, phụng dưỡng bà. Bà S. có hứa khi nào chết sẽ để lại cho ông căn nhà này. Vì vậy, ông đã bỏ tiền ra sửa chữa căn nhà nhiều lần, tổng cộng 175 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn cho bà S. ăn ngày ba bữa, chu cấp tiền bạc cho bà S. tiêu xài cá nhân, tạm tính khoảng 177 triệu đồng. Ông T. đồng ý trả lại nhà nhưng với điều kiện là bà S. phải trả cho ông 50% giá trị căn nhà (tương đương 1 tỉ đồng) xem đây là tiền sửa nhà, công nuôi dưỡng. Tòa xác định bà S. là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Bà trình bày với tòa rằng không hứa hẹn gì với ông T. hết: Tôi thấy vợ chồng nó nghèo khổ kêu về cho ở nhờ, tôi còn cho mượn một chỉ vàng và một ngàn đồng bạc để có vốn làm ăn. Nếu không nhờ tôi thì nó có sống được đến hôm nay không mà giờ còn đòi tiền cơm của tôi, nếu nó đòi tôi tiền cơm thì tôi đòi luôn tiền nhà Tôi cho nó ở, cho nó mượn nhà sản xuất, kinh doanh (ông T. từng làm nghề sản xuất vỏ xe). Đâu phải tôi không có gì mà nó sang nó ở nó nuôi không tôi đâu . Từ đó, bà S. chỉ đồng ý trả cho ông T. số tiền ông đã sửa nhà là 177 triệu đồng. Được 400 triệu vẫn không chịu Xử sơ thẩm hồi tháng 9-2017, TAND quận Gò Vấp chấp nhận toàn bộ yêu cầu của bà P., buộc gia đình ông T. phải trả lại nhà cho bà P. Do ông T. chỉ trình bày ý kiến về việc bà S. phải trả cho ông 1 tỉ đồng chứ không đưa ra yêu cầu độc lập hay phản tố nên tòa không xét nội dung này. Ông T. kháng cáo. Tại phiên xử phúc thẩm mới đây của TAND TP.HCM, ông kể lể rằng ngày xưa chính bà S. kêu vợ chồng ông sang ở chung và nói sống nuôi, chết chôn, cho nhà . Vợ chồng tôi đã phụng dưỡng bà suốt 31 năm nay, bỏ bao công sức, tiền bạc xây dựng, giữ gìn căn nhà. Đến lúc gần đất xa trời, bà ấy nghe lời xúi giục, lấy lại nhà rồi bán cho em gái tôi với giá chỉ 100 triệu đồng, trong khi căn nhà giá thị trường phải hơn 2 tỉ đồng - ông T. tố. HĐXX ngắt lời, khuyên giải: Dù gì cũng là người nhà cả, hai bên hãy gác lại hiềm khích mà bàn xem chọn phương án nào cho êm đẹp nhất. Ngày sau con cháu nó còn nhìn vào Nghe vậy, bà S. đồng ý hỗ trợ ông T. 400 triệu đồng. Phía ông T. thì có đề xuất khác. Theo ông, hai bên thống nhất giá trị căn nhà hiện tại khoảng 2 tỉ đồng, ông đề nghị được nhận nhà và trả cho bà S. 1 tỉ đồng. Bà S. không đồng ý. Hòa giải không thành, HĐXX tiếp tục làm việc và tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm. Như vậy, theo hai bản án thì phía ông T. sẽ phải ra khỏi căn nhà tranh chấp mà không được một đồng nào. Dù sao mình cũng là người ở nhờ Tại phiên tòa phúc thẩm, HĐXX đã cố gắng hòa giải. Một thẩm phán khuyên ông T.: Dù sao mình cũng là người ở nhờ, ông à! Ông làm ăn trên đất của bà ấy mấy chục năm nay là đã mang một ân tình lớn. Dù gì ông cũng là một người cháu, hãy cư xử làm sao cho đúng đạo lý làm cháu trước. Giờ ông liệt kê ra tiền cơm nuôi bà từng bữa và đòi lại, thật lòng chúng tôi nghe nó phản cảm quá! . Một thẩm phán khác cũng khuyên thêm: Một khi tòa phán quyết thì một trong các bên sẽ cảm thấy rất khó chịu. Giờ còn thỏa thuận được thì ông nên cân nhắc mà quyết định . Dù vậy, ông T. vẫn quyết không đổi ý: Xin tòa giúp cho, phải cho tôi 1 tỉ tôi mới đủ tiền mua nhà . Chủ tọa cố khuyên nhủ: Ông đừng xin tòa, tòa không có tiền và không có quyền cho ông. Ông xin bà ấy kìa Thay vì nói một cách khác, suốt bao nhiêu năm sống ở đây, nếu mà cư xử khéo thì không chừng được cả đấy chứ không phải thế này. Nhưng mà phải có vấn đề với nhau mới dẫn đến ngày hôm nay. Để đến hôm nay, thật sự mà nói là tình cảm đã mất rồi đó. Một khi tình cảm đã mất rồi thì về tiền bạc là không thể tính toán được. Cứ cho là bà có hứa sống nuôi, chết chôn, cho nhà đi nhưng bà đã chết đâu mà ông đòi cho nhà? Cuối cùng, ông T. vẫn không đổi ý. THANH VÂN
2
Đà Nẵng nghiên cứu tiện ích nhắn tin khi vi phạm đến chủ phương tiện. Theo thống kê của Phòng CSGT (PC67, Công an TP.Đà Nẵng), từ ngày 1.1.2016 đến hết tháng 1.2018, PC67 gửi 13.479 lượt thông báo đến chủ phương tiện vi phạm luật Giao thông đường bộ. Đến nay còn 5.199 trường hợp chưa đến giải quyết, chiếm 38,5%. Đối với 8.280 trường hợp đến làm việc, qua phân tích lỗi, cơ quan chức năng đã lập biên bản 7.184 trường hợp, chuyển kho bạc hơn 9 tỉ đồng, tước giấy phép lái xe (có thời hạn) 2.107 trường hợp. Hiện PC67 Đà Nẵng có nhiều kênh để thông báo đến chủ xe như gửi thông báo đến địa chỉ đăng ký qua đường bưu điện, cập nhật danh sách lên trang Facebook Cảnh sát giao thông Công an TP.Đà Nẵng . Từ ngày 22.9.2017, trang thông tin điện tử Công an TP.Đà Nẵng cũng có chuyên mục tra cứu vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát tại địa chỉ www.catp.danang.gov.vn:8001/thongtinvipham... Tuy nhiên, số trường hợp chưa giải quyết được cũng tương tự TP.HCM là do thay đổi địa chỉ, chưa sang tên đổi chủ sau mua bán, xe thuê, sai thông tin... Trung tá Phan Văn Thương, Phó trưởng phòng PC67 Công an TP.Đà Nẵng, cho hay hiện trang Facebook và cổng thông tin có nhiệm vụ 1 - 2 ngày phải cập nhật danh sách vi phạm mới nhất để người dân tra cứu. Nếu chủ phương tiện không đến giải quyết thì danh sách được chuyển sang Trung tâm đăng kiểm để từ chối đăng kiểm các phương tiện này. Thời gian đầu áp dụng hình thức phạt nguội, có chủ phương tiện bị phạt đến 15 lần, khi xe hết hạn, đi đăng kiểm mới nhận được thông báo nộp phạt với số tiền rất lớn. Nay thì khác, với tổ chức, công dân vi phạm 2 lần trở lên sẽ bị lực lượng chức năng gọi điện trực tiếp để xác minh, nhắc nhở chủ xe kịp thời chấn chỉnh, vì các xe vi phạm nhiều lần chủ yếu là xe làm dịch vụ cho thuê, giao người khác sử dụng, khai thác... , trung tá Phan Văn Thương cho hay. Công an TP.Đà Nẵng đang nghiên cứu cho ra đời ứng dụng trên thiết bị di động, thông báo vi phạm đến số máy chủ phương tiện, vừa sử dụng cho công tác phạt nguội, kết hợp các tiện ích phục vụ phòng chống tội phạm khác bằng biện pháp tăng mức tương tác với chủ phương tiện.
3
Khó xử vụ mẹ 70 tuổi trộm xe hơi của con gái. Tòa nghi lọt người phạm tội là người đã trực tiếp lái chiếc xe ra khỏi nhà nhưng cơ quan điều tra nói không thể xử lý hình sự người này. Mới đây, TAND TP.HCM mở lại phiên xử sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Thị Hoa, bị truy tố về tội trộm cắp tài sản mà người bị hại chính là con gái của bà. Tuy nhiên, tòa đã phải hoãn xử do bà Hoa (được tại ngoại) không đến tòa để tham gia tố tụng theo giấy triệu tập. Đây là vụ trộm khá hy hữu và có nhiều mắc mứu về pháp lý cần làm sáng tỏ. Đưa người vào nhà lấy xe của con Đầu năm 2014, bị cáo Hoa đến sống chung với cháu ngoại ở phường An Lạc, quận Bình Tân vì con gái đang ở nước ngoài. Tháng 8-2014, bị cáo đem xe máy Honda LEAD của cháu ngoại cầm được 10 triệu đồng lấy tiền xài. Khi về lại Việt Nam, biết chuyện nên con gái bà đã chuộc lại xe và không cho ở chung nhà nữa. Nhưng khi bàn giao chìa khóa nhà, bị cáo Hoa vẫn lén giữ lại một bộ. Tháng 9-2014, con gái bà quay về Singapore sinh sống. Bị cáo Hoa tìm người cầm cố chiếc ô tô Toyota Fortuner (theo định giá là 750 triệu đồng) để lấy 200 triệu đồng. Bà cho người môi giới 40 triệu đồng. Bị cáo mở cửa cho người nhận cầm xe vào nhà lái xe đi. Người này đưa trước 170 triệu đồng, 30 triệu đồng còn lại bà đến chung cư Thái Sơn ở phường Tân Tạo A, quận Bình Tân lấy và làm hợp đồng thế chấp. Tuy nhiên, khi bà đến điểm hẹn thì không có ai. Khi cháu ngoại bà về nhà phát hiện mất ô tô nên đã báo cho mẹ. Ngay sau đó con gái bà Hoa về nước và báo công an. Mấy ngày sau, bị cáo gọi điện thoại cho cháu ngoại thông báo đã thế chấp xe để vay 170 triệu đồng. Tháng 3-2015, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM khởi tố vụ án trộm cắp tài sản. Năm tháng sau, bà Hoa đến đầu thú và khai nhận hành vi. Đến nay, chiếc ô tô bị mất trộm chưa thu hồi được và cũng chưa sang tên đổi chủ. Con gái bị cáo cũng có đơn bãi nại và không yêu cầu bà Hoa bồi thường. Bị cáo Hoa tại phiên xử tháng 3-2017. Ảnh: Hoàng Yến Tháng 6-2016, CQĐT kết luận điều tra vụ án nhưng VKSND TP yêu cầu điều tra bổ sung làm rõ hành vi của hai người môi giới thế chấp xe là Huỳnh Thị Thu Thủy và Huỳnh Khắc Đáng, nếu đủ căn cứ thì khởi tố hình sự. Hai tháng sau hai người này bị khởi tố về tội trộm cắp tài sản nhưng VKS không đồng ý vì chưa đủ căn cứ xác định hai người này phạm tội với vai trò đồng phạm. Tháng 10-2016, VKSND TP ban hành cáo trạng truy tố bà Hoa tội trộm cắp tài sản theo khoản 4 Điều 138 BLHS 1999 (hình phạt từ 12 năm đến tù chung thân). Về vai trò của những người liên quan, VKS cho rằng người nhận thế chấp và trực tiếp lái xe ra khỏi nhà con gái bà Hoa là Võ Văn Tư. Trước đó tháng 1-2015, Công an TP Cần Thơ đã bắt Tư theo lệnh truy nã để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức trong một vụ án khác. Tư không thừa nhận có quen biết bà Hoa và có nhận thế chấp. Cơ quan tố tụng đã cho đối chất giữa các bên nhưng không giải quyết được các mâu thuẫn. Từ đó kết luận Tư chỉ là người đi cùng bà Hoa vào nhà lấy xe nhưng đến nay chưa thu hồi được xe nên chưa đủ cơ sở khởi tố. VKS cũng lý giải việc không khởi tố đối với hai người môi giới là vì họ chỉ có hành vi môi giới cầm cố xe chứ không giúp sức cho bị cáo Hoa lén lút đưa xe ra khỏi nhà... Tòa nghi lọt người phạm tội Tại phiên xử vào tháng 3-2017, bà Hoa khai vào ngày lấy xe, Tư liên tục gọi điện thoại cho bà và bà cũng gọi lại cho Tư. Sau đó, bà và Tư cùng vào một khách sạn ở tỉnh Long An để giao nhận tiền. Luật sư bào chữa cho bị cáo Hoa đã kiến nghị khởi tố Tư với vai trò đồng phạm giúp sức tội trộm cắp tài sản vì trong ngày trộm xe hai người liên tục gọi điện thoại cho nhau. Khi cho nhận dạng, bà Hoa và những người liên quan trong việc chỉ điểm được đúng Tư là người đã xem xe, ngã giá và bàn bạc chuyện cầm xe. Hơn nữa bà Hoa đã gần 70 tuổi, không biết lái xe, không thể một mình di chuyển chiếc xe ra khỏi nhà con gái được. Từ đó TAND TP đã trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, nếu xác định được những vấn đề theo lời khai của bị cáo là thật, kết hợp với lời khai của những người liên quan có trong hồ sơ thì Tư có dấu hiệu phạm tội, cần phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, con gái bà Hoa đề nghị định giá lại chiếc xe và đề nghị điều tra làm rõ do có dấu hiệu lọt người, lọt tội. Kết quả điều tra bổ sung Cơ quan CSĐT xác định số điện thoại trên đúng là của Tư vào thời điểm lấy xe và có gọi cho bà Hoa. Trong khi Tư khai không dùng số điện thoại này. Thuê bao đứng tên Tư là do năm 2014 Tư làm giám đốc một công ty kinh doanh du lịch, nhà hàng, khách sạn và không nhớ số điện thoại này đã giao ai sử dụng. Khách sạn ở Long An thì không lưu tên bà Hoa và Tư lưu trú. Do đó, theo CQĐT, không thể truy cứu Tư tội trộm cắp tài sản hay tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Bởi lẽ Tư khai không quen bà Hoa nên không làm rõ được có việc Tư vào nhà lấy xe và lái đi không, chiếc xe thì chưa thu hồi được... Có thể áp giải bị cáo tới tòa Theo khoản 3 Điều 61 và Điều 290 BLTTHS 2015, bị cáo có nghĩa vụ chấp hành quyết định, yêu cầu của tòa, có mặt theo giấy triệu tập của tòa trong suốt thời gian xét xử vụ án. Nếu bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa. Các trường hợp vắng mặt khác có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã. Nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì HĐXX tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh. Nếu bị cáo trốn thì HĐXX tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu CQĐT truy nã bị cáo. Theo Điều 156 BLDS 2015 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2015, sự kiện bất khả kháng thường được hiểu là sự kiện xảy ra một cách khách quan mà sức người không thể kháng cự được như những hiện tượng do thiên nhiên gây ra (thiên tai) như lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thần ; hoặc là những hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của Chính phủ Còn trở ngại khách quan là những tình huống, hoàn cảnh khách quan, không do con người mong muốn. Luật sư VŨ PHI LONG , nguyên Phó Chánh Tòa Hình sự TAND TP.HCM PHƯƠNG LOAN
4
Thay đổi về đăng ký, chuyển nhượng xe từ 12/2 bạn cần biết. Thông tư 64/2017 đã có một số thay đổi về việc đăng ký xe trong đó bỏ quy định trước khi bán, tặng chủ xe phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan đã cấp giấy chứng nhận xe. Thông tư 64/2017 với nhiều thay đổi trong đăng ký, chuyển nhượng xe. Mới đây, Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 64/2017/TT-BCA sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 15/2014/TT-BCA cũ về đăng ký xe. Những thay đổi sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 12.2.2018. Đáng chú ý, Thông tư 64/2017 đã bỏ quy định trước khi bán hay tặng xe chủ xe phải có thông báo bằng văn bản đến cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký xe đó để tiện theo dõi. Đồng thời Thông tư 64/2017 cũng bỏ luôn nội dung: chủ xe không thông báo thì tiếp tục phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chiếc xe đó đến khi tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe." Tuy nhiên, Thông tư mới vẫn giữ nguyên quy định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức hay cá nhân mua, được tặng xe phải đến cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục đăng ký, sang tên, di chuyển xe. Bên cạnh đó, Thông tư 64/2017 cũng sửa đổi, bổ sung nội dung liên quan đến giấy đăng ký xe, biển số xe. Cụ thể, đối với ô tô, xe máy biển xanh chữ và số màu trắng, xe biển ký hiệu 80 nền trắng chữ và số màu đen khi có quyết định điều chuyển, bán, tặng, cho thì phải thu hồi, nộp lại giấy đăng ký, biển số cho cơ quan đăng ký xe trước khi bàn giao tới chủ mới. Cũng theo Thông tư 64/2017 quy định về các đơn vị, cơ quan chức năng được cấp biển xanh chữ trắng cũng có thay đổi, rút gọn dãy ký tự chữ cái trong seri biển số còn từ A đến M thay vì từ A đến Z như trước đây. Với xe biển xanh... khi chuyển nhượng phải nộp lại giấy đăng ký và biển số. Những biển này sẽ được cấp cho các cơ quan của Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội; Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; các Ban chỉ đạo Trung ương; Công an nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; tổ chức chính trị - xã hội (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam); đơn vị sự nghiệp công lập, trừ Trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe công lập; Ban quản lý dự án có chức năng quản lý nhà nước. Theo Phong Trần thanhnien.vn
5
Những trường hợp cần trưng cầu giám định trong vụ án kinh tế. Bãi bỏ quy định công dân bán xe phải thông báo với cơ quan công an, 6 trường hợp cần trưng cầu giám định trong vụ án kinh tế, quản lý và giám sát thu thuế casino, quy định mới về bảo hiểm xã hội Đó là những chính sách nổi bật có hiệu lực thi hành trong tháng 2/2018. Bỏ quy định công dân bán xe phải thông báo với cơ quan công an Theo Thông tư 64/2017 của Bộ Công an về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 15/2014 quy định về đăng ký xe có hiệu lực từ ngày 12/2, ô tô, xe máy biển xanh; xe biển số ký hiệu 80 nền màu trắng, chữ và số màu đen, khi có quyết định điều chuyển, bán, tặng, cho thì trước khi bàn giao xe phải thu hồi, nộp lại đăng ký, biển số cho cơ quan đăng ký xe. Thông tư 64 bỏ quy định công dân bán xe phải thông báo với cơ quan công an. Ảnh: dantri.com.vn Nội dung trong Thông tư 64/2017 đã bỏ quy định tại điều 5 Thông tư 15/2014 về việc người bán, tặng xe phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký xe đó để theo dõi . Thông tư 64 cũng bỏ quy định chủ xe không thông báo thì tiếp tục phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chiếc xe đó đến khi tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe . Những trường hợp cần trưng cầu giám định trong vụ án kinh tế Thông tư liên tịch 01/2017 của Liên Bộ Tư Pháp, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao có hiệu lực từ 1/2/2018 quy định cơ quan tiến hành tố tụng có thể trưng cầu giám định trong vụ án kinh tế với 6 trường hợp cần thiết. Cụ thể, xác định chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ của tài sản, hàng hóa, hàng giả, hàng thật, hàng cấm; Truy nguyên về tài liệu, đồ vật, chữ ký, chữ viết, con dấu, dấu vết, dữ liệu điện tử; Xác định tính chính xác của các dụng cụ cân, đo, đong, đếm và các máy móc, thiết bị khác; Xác định hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư; Gặp khó khăn khi xác định mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư gây ra; Xác định hành vi vi phạm về thuế, tài chính và các lĩnh vực khác xét thấy cần thiết phải thực hiện giám định. Việc trưng cầu giám định trong những trường hợp trên chỉ thực hiện khi chưa có đủ chứng cứ để chứng minh hành vi, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Quản lý, giám sát thu thuế casino Tại Thông tư số 146/2017/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/02/2018, Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, giám sát việc thu thuế đối với hoạt động kinh doanh casino quy định tại Nghị định số 03/2017/NĐ-CP ngày 16/01/2017 của Chính phủ. Thông tư này áp dụng với doanh nghiệp kinh doanh casino theo quy định tại Nghị định 03/2017/NĐ-CP; cơ quan quản lý nhà nước có chức năng liên quan đến việc cấp phép, quản lý, giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh casino; tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh casino. Theo quy định tại Thông tư, doanh nghiệp kinh doanh casino phải bố trí một địa điểm trong Điểm kinh doanh casino với các phương tiện, trang thiết bị cần thiết theo quy định tại Khoản 1 Điều 40 Nghị định số 03/2017/NĐ-CPngày 16/01/2017 của Chính phủ để cơ quan thuế quản lý thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát trực tiếp hoặc qua các thiết bị điện tử và qua hệ thống camera. Việc lắp đặt các thiết bị điện tử và hệ thống camera trong Điểm kinh doanh casino và việc lưu trữ hình ảnh theo dõi qua các thiết bị điện tử và hệ thống camera thực hiện theo quy định tại Nghị định số 03/2017/NĐ-CP. Cơ quan thuế quản lý thực hiện truy cập vào hệ thống thiết bị điện tử, hệ thống camera để phục vụ công tác quản lý doanh thu, quản lý thuế. Cơ quan thuế quản lý có thể giám sát trực tiếp tại Điểm kinh doanh casino hoặc giám sát qua các thiết bị điện tử và qua hệ thống camera. Quy định mới về bảo hiểm xã hội Nghị định 161/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi Điều 12 Nghị định 21/2016/NĐ-CP định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm của cơ quan bảo hiểm xã hội, có hiệu thi hành từ ngày 15/2 nêu rõ: Từ 15/2, bỏ quy định về việc cho phép cơ quan bảo hiểm xã hội được trích một phần khoản phạt lãi chậm nộp phát hiện qua thanh tra để hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, tăng cường cơ sở vật chất và khen thưởng, động viên tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động thanh tra chuyên ngành về đóng 3 loại bảo hiểm là bảo hiểm y tế, xã hội và tự nguyện. Hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em Có hiệu lực từ ngày 20/2, Nghị định 06/2018 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non. Theo đó, trẻ em đang học tại lớp mẫu giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non có cha mẹ hoặc người chăm sóc thường trú ở xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo; không có nguồn nuôi dưỡng; là nhân khẩu trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sẽ được hỗ trợ tiền ăn trưa bằng 10% mức lương cơ sở/trẻ/tháng. Thời gian hỗ trợ tính theo số tháng học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học. Việc chi trả kinh phí hỗ trợ ăn trưa được thực hiện 2 lần trong năm học: Lần một chi trả đủ 4 tháng vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm; lần 2 chi trả đủ 5 tháng vào tháng 2 hoặc tháng 3 hàng năm. Nguồn kinh phí thực hiện chi trả hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo, thực hiện chính sách đối với giáo viên mầm non được cân đối trong dự toán chi ngân sách sự nghiệp giáo dục, đào tạo hàng năm của các địa phương. Ngân sách trung ương thực hiện hỗ trợ cho các địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Nhã Phương (Tổng hợp)
6
Thị trấn Ollolai ở Italia bán nhà với giá hơn 1 USD để thu hút cư dân. Ollolai là thị trấn nằm ở vùng núi Barbagia, thuộc hòn đảo Sardinia trên biển Địa Trung Hải, Italia, đang bán hàng trăm căn nhà bỏ hoang với giá chỉ 1 Euro (khoảng 1,2 USD). Thị trấn Ollolai, nằm ở vùng núi Barbagia trên đảo Sardinia, Italia, đang chào bán 200 ngôi nhà bỏ hoang với mức giá 1,2 USD cho mỗi căn. Người dân ở thị trấn Ollolai vẫn duy trì lối sống truyền thống. Ảnh: CNN Để ngăn những ngôi nhà này biến thành thị trấn "ma", chính quyền thị trấn Ollolai, nằm ở vùng núi Barbagia trên đảo Sardinia, Italia, đang chào bán 200 ngôi nhà bỏ hoang với mức giá hơn 1 USD cho mỗi căn. Trong 5 thập kỷ qua, dân số thị trấn này đã giảm gần một nửa, từ 2,250 người xuống chỉ còn 1.300 người do số lượng trẻ sơ sinh quá thấp. Đa phần cư dân tại thị trấn Ollolai là các cặp vợ chồng già không có con. Từ năm 2015, thị trưởng Ollolai quyết định cứu vãn dân số bằng cách bán nhà với giá hơn 1 USD. Tuy nhiên, điều kiện được đưa ra ở đây là người mua buộc phải cải tạo lại toàn bộ ngôi nhà trong vòng 3 năm với chi phí khoảng 25.000 USD vì các công trình đều trong tình trạng xuống cấp trầm trọng. Sau 5 năm họ vẫn có thể bán nhà nếu muốn. Thị trưởng Ollolai - Efisio Arbau, đã liên hệ với chủ nhân của những căn nhà bỏ hoang và yêu cầu họ bàn giao lại căn nhà cho chính quyền. Ảnh: CNN Chúng ta cần làm mọi biện pháp để khôi phục lại, chứ không thể để thị trấn rơi vào quên lãng , Thị trưởng thị trấn Ollolai Efisio Arbau nói với CNN. Từ một địa danh khá nổi tiếng, giờ đây thị trấn Ollolai trở nên im ắng sau khi người dân rời bỏ quê hương để đến TP lớn khác lập nghiệp. Trong nhiều thập kỷ, các ngôi nhà xuống cấp trầm trọng và bị bỏ hoang. Ông Arbau đã liên lạc với các chủ nhà cũ và yêu cầu họ sang tên tài sản cho thị trấn. Thị trưởng Arbau cho biết ông nhận được hơn 100 yêu cầu mua từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có cả Australia và Nga. Ảnh: CNN Dù trong tình trạng xuống cấp, đến nay đã có 3 căn nhà được bán. Ông Arbau hi vọng việc tân trang lại các căn nhà sẽ giúp tạo việc làm và khôi phục kinh tế địa phương. Khu vực quảng trường của thị trấn Ollolai. Ảnh: CNN Ông Arbau hi vọng việc tân trang lại các căn nhà sẽ giúp tạo việc làm và khôi phục kinh tế địa phương. Du khách tới đây cũng được tham gia các khóa học làm pho mát, mỳ, đan rổ. Ảnh: CNN Thị trấn Ollolai đang có khoảng 200 căn nhà như thế này được rao bán. Ảnh: CNN Nguyễn Phương (Theo CNN)
7
Bỏ quy định bán, tặng xe ô tô phải thông báo với công an. Bãi bỏ quy định công dân bán xe phải thông báo với cơ quan công an, quản lý và giám sát thu thuế casino, quy định mới về bảo hiểm xã hội là một số chính sách nổi bật liên quan đến kinh tế có hiệu lực thi hành trong tháng 2.2018. Bỏ quy định công dân bán xe ô tô phải thông báo với cơ quan công an Quy định người bán, tặng xe sẽ không phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký xe để theo dõi nội dung đáng chú ý quy định tại Thông tư 64/2017/TT-BCA sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 15/2014/TT-BCA về đăng ký xe, có hiệu lực từ ngày 12.2.2018. Theo đó, Thông tư 64/2017 đã bỏ quy định: Trước khi bán, cho, tặng xe, chủ xe phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký xe đó. Thay vào đó là quy định: Xe đăng ký biển số nền màu xanh, chữ và số màu trắng; xe biển số ký hiệu 80 nền màu trắng, chữ và số màu đen, nay có quyết định điều chuyển, bán, tặng, cho thì trước khi bàn giao xe cho người mua hoặc người được điều chuyển, tặng, cho, chủ xe phải thu hồi, nộp lại đăng ký, biển số cho cơ quan đăng ký xe. Thông tư này giữ nguyên nội dung trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe. Đồng thời, trường hợp thu hồi Giấy đăng ký xe, biển số xe cũng có quy định mới: Xe đã đăng ký, cấp biển số nền màu xanh, chữ và số màu trắng; xe biển số ký hiệu 80 nền màu trắng, chữ và số màu đen khi có quyết định điều chuyển, bán, tặng, cho xe. Quản lý, giám sát thu thuế casino Tại Thông tư số 146/2017/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12.2.2018, Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, giám sát việc thu thuế đối với hoạt động kinh doanh casino quy định tại Nghị định số 03/2017/NĐ-CP ngày 16.1.2017 của Chính phủ. Theo quy định tại Thông tư, doanh nghiệp kinh doanh casino phải bố trí một địa điểm trong Điểm kinh doanh casino với các phương tiện, trang thiết bị cần thiết theo quy định tại Khoản 1 Điều 40 Nghị định số 03/2017/NĐ-CPngày 16.1.2017 của Chính phủ để cơ quan thuế quản lý thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát trực tiếp hoặc qua các thiết bị điện tử và qua hệ thống camera. Quy định mới về bảo hiểm xã hội Nghị định 161/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi Điều 12 Nghị định 21/2016/NĐ-CP định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm của cơ quan bảo hiểm xã hội, có hiệu thi hành từ ngày 15/2 nêu rõ Từ 15.2, bỏ quy định về việc cho phép cơ quan bảo hiểm xã hội được trích một phần khoản phạt lãi chậm nộp phát hiện qua thanh tra để hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, tăng cường cơ sở vật chất và khen thưởng, động viên tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động thanh tra chuyên ngành về đóng 3 loại bảo hiểm là bảo hiểm y tế, xã hội và tự nguyện. A.Thư tổng hợp từ Dân Trí, VNN
8
Từ 12/2/2018: Người bán, tặng xe ô tô không phải thông báo với công an. Theo Thông tư 64/2017 của Bộ Công an, người bán, tặng xe sẽ không phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký xe để theo dõi. Đây là nội dung mới được quy định tại Thông tư số 64/2017/TT-BCA của Bộ Công an có hiệu lực từ ngày 12/2/2018. Theo đó, thông tư này đã sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến việc bán, cho, tặng xe đã được nêu tại Thông tư số 15/2014/TT-BCA. Cụ thể, Thông tư 64/2017 đã bỏ quy định: Trước khi bán, cho, tặng xe, chủ xe phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký xe đó. Thông tư 64/2017 giữ nguyên nội dung trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe. Thông tư cũng nghiêm cấm mọi hành vi giả mạo hồ sơ, đục xóa số máy, số khung để đăng ký xe. Bên cạnh đó, xe đăng ký biển số nền màu xanh, chữ và số màu trắng; xe biển số ký hiệu 80 nền màu trắng, chữ và số màu đen, nay có quyết định điều chuyển, bán, tặng, cho thì trước khi bàn giao xe cho người mua hoặc người được điều chuyển, tặng, cho, chủ xe phải thu hồi, nộp lại đăng ký, biển số cho cơ quan đăng ký xe. Ngoài ra, các quy định khác liên quan đến trách nhiệm của chủ xe vẫn được giữ nguyên. Chủ xe có trách nhiệm phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về đăng ký xe; có hồ sơ xe theo quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của xe và hồ sơ đăng ký xe; đưa xe đến cơ quan đăng ký xe để kiểm tra và nộp lệ phí đăng ký, cấp biển số xe theo quy định... Đồng thời, trường hợp thu hồi Giấy đăng ký xe, biển số xe cũng có quy định mới: Xe đã đăng ký, cấp biển số nền màu xanh, chữ và số màu trắng; xe biển số ký hiệu 80 nền màu trắng, chữ và số màu đen khi có quyết định điều chuyển, bán, tặng, cho xe. Thông tư này cũng sửa đổi, bổ sung phần nội dung liên quan đến quy định về các đơn vị, cơ quan chức năng được cấp biển số màu xanh chữ màu trắng. Cụ thể, thông tư này đã rút gọn dãy ký tự chữ cái trên biển chỉ còn từ A tới M (trước đây là từ A tới Z). Quang Vũ
9
Cái kết đắng chát sau 20 năm đám cưới là lời tuyên bố của chồng tệ bạc: 'Giải tán đi, tôi lấy vợ khác'. Anh ta cười phá lên như gã khùng rồi nói lại: 'Con cô, cô nuôi tất, còn tài sản thì làm gì có gì của cô mà chia. Cô quên à, mọi thứ đứng tên tôi là tài sản của riêng tôi. Ngay ngày mai, mẹ con cô có thể bước ra khỏi nhà tôi! '. Tôi lấy chồng từ năm 20 tuổi, 24 tuổi đã có 2 con mà công việc của 2 vợ chồng bấp bênh, kinh tế thì khó khăn. Chồng bán cửa hàng điện nước nhỏ ở chợ, còn tôi đi bán hàng quần áo trẻ em thuê trên phố. Mỗi tháng thu nhập của 2 vợ chồng chỉ khoảng 5 triệu mà trăm nghìn thứ phải chi. Dần dà, quen bạn quen bè, mọi người giúp đỡ, tôi liều đứng lên làm bà chủ. Tôi tìm tòi mối lấy quần áo buôn về mở cửa hàng. Rồi ít lâu, thành đại lý giao buôn. Sau một thời gian, chồng tôi cũng rút về cùng làm với vợ. Trời thương, chúng tôi làm ăn gặp may mắn, kinh tế từ đó phất lên và xây được nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi. Rồi sau 3 năm xây nhà, chúng tôi lại tích cóp mua được 1 mảnh đất dự trữ. Nói chung, cuộc sống của vợ chồng tôi khiến cho nhiều người phải ghen tị vì kinh tế vững vàng, có của ăn của để, 2 con ngoan ngoãn, học giỏi, gia đình hạnh phúc. Chồng tôi càng đổ đốn, hết cờ bạc lại thêm cả trò gái gú trơ trẽn, về chê vợ không ra gì.

No dataset card yet

Downloads last month
9